Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2020, 04:41:48 pm



Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2020, 04:41:48 pm
30 năm phục vụ và xây dựng của ngành quân y Quân đội nhân dân Việt Nam
(1945-1975)


CỤC QUÂN Y — TỔNG CỤC HẬU CẦN — 1976

Chủ biên : PHẠM VĂN HỰU
Biên tập : VŨ VĂN NGẠN - TRẦN TRỌNG VỰC
Tư liệu : PHÒNG TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU — CỤC QUÂN Y
Trình bày: NGUYỄN VIẾT MY


Số hóa: Giangtvx, hoi_ls








… Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền…

HỒ CHÍ MINH







QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM        
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
                                     
TỔNG CỤC HẬU CẦN                                
Độc lập — Tự do — Hạnh phúc
           
CỤC QUÂN Y                                            
Hà Nội ngày 16 tháng 4 năm 1976




KÍNH GỬI: Các đồng chí

Chấp hành chỉ thị của Tổng cục Hậu cần về việc biên soạn lịch sử của các ngành phục vụ trong quân đội để có tài liệu học tập, vận dụng kinh nghiệm phục vụ quân đội, góp phần vào việc giáo dục bản chất cách mạng, truyền thống anh hùng của quân đội ta, góp phần vào công cuộc chiến đấu và xây dựng của các lực lượng vũ trang cách mạng.

Năm 1961, Cục quân y đã biên soạn Dự thảo lược thuật công tác quân y Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Năm 1971, nhân kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập ngành quân y, chúng tôi đã biên soạn và in rônéô cuốn “Dự thảo sơ lược lịch sử ngành quân y Việt Nam” với tính chất một đề cương để xin ý kiến các đồng chí.

Năm 1973, nhân kỷ niệm lần thứ 28 ngày thành lập ngành quân y, chúng tôi đã biên soạn và in rônéô cuốn “Ngành quân y Việt Nam phục vụ và xây dựng thời kỳ chống Mỹ cứu nước”, nhằm tập hợp một số tư liệu cần thiết của thời kỳ này giúp cho việc nghiên cứu của các đồng chí.

Năm 1974, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 7 ngày ngành quân y đón thư khen của Hồ Chủ tịch (31-7-1967), chúng tôi đã tổ chức cuộc họp mặt một số các cán bộ lãnh đạo trong ngành của nhiều thời kỳ đến xin ý kiến trực tiếp về việc biên soạn lịch sử ngành quân y và về những đề cương, dự thảo trước đây đã gửi đến các đồng chí.

Cũng trong thời gian qua, tổ biên soạn lịch sử ngành quân y đã được sự hướng dẫn của Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Chính trị (Ban nghiên cứu lịch sử quân đội) và được sự giúp đỡ của nhiều đồng chí trong và ngoài quân đội, đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu và viết từng phần lịch sử ngành quân y.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập ngành quân y Quân đội nhân dân Việt Nam (16-4-1976), chúng tôi cho in tập tài liệu này lấy tên là : 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành quân y Quân đội nhân dân Việt Nam (dự thảo tóm tắt) để xin ý kiến các đồng chí.

Việc nghiên cứu biên soạn lịch sử ngành quân y quân đội ta là một công tác rộng lớn, phức tạp và kho khăn, trình độ và khả năng mọi mặt của tổ biên soạn lịch sử quân y lại rất hạn chế, nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí và đề nghị các đồng chí tiếp tục góp ý kiến giúp cho việc sửa chữa, bổ sung được đầy đủ và chính xác để Cục tiến tới xây dựng một tài liệu chính thức.

Chào thân ái và quyết thắng.


CỤC QUÂN Y

 


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2020, 04:45:40 pm
Việt Nam là một nước có đồng bằng phì nhiêu, có nhiều đồi núi, có hình thể dài hơn rộng, được biển cả bao quanh, vừa nối liền với đại lục châu Á, vừa tiếp giáp với Thái bình dương, có vị trí địa lý quan trọng. So với các nước châu Á, Việt Nam là một nước đất không rộng lắm, người không đông lắm.

Khí hậu nước ta vừa mang tính chất nhiệt đới ẩm vừa mang tính chất á nhiệt đới, lượng nước ở nước ta có dư, lượng nhiệt lại đầy đủ, cân bằng bức xạ nhiệt quanh năm tạo nên một nhiệt độ cao, thuận lợi cho sinh giới phát triển : Động vật và thực vật ở Việt Nam rất phong phú, cây thuốc, con thuốc cũng rất nhiều. Nguồn nước dồi dào đã tạo ra một mạng lưới sông ngòi dầy đặc, dọc theo bờ biển khoảng 20km lại gặp một cửa sông.

Nước ta lại dài nên khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc cũng khác nhau. Gió mùa đông bắc từ miền ôn đới tràn về đã mang theo cái rét lạnh đột ngột, với nhiệt độ tối thiểu dưới 10°C ở đồng bằng, ở vùng rừng núi xuất hiện sương muối, sương giá, đôi khi có cả tuyết rơi. Gió mùa đông nam từ Ấn độ dương và biển Đông lại đã đem đến một lượng ẩm cao khiến cho thiên nhiên nước ta có cả tính chất cận xích đạo. Gió mùa đã in dấu vết sâu sắc trên nhịp độ mùa. Ở nước ta mùa lạnh, mùa nóng, mùa khô, mùa mưa thể hiện rõ nét và ảnh hưởng lớn đến chế độ sông ngòi và chu kỳ sinh vật, tình hình bệnh phát theo mùa.

Trải qua hàng vạn năm, tổ tiên ta đã sớm được rèn luyện về tinh thần đoàn kết, cần cù nhẫn nại, sớm biểu lộ trí thông minh sáng tạo trong đấu tranh cải tạo thiên nhiên, từng bước phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của mình. Từ vua Hùng dựng nước, ý thức “Là dân một nước là con một nhà” của nhân dân ta ngày càng củng cố, dân tộc ta đã xây dựng được một nước nhà thống nhất. Với bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, với hơn hai mươi cuộc chiến tranh lớn chống xâm lược, nhân dân ta đã hun đúc được một ý chí chiến đấu kiên cường, một tinh thần đoàn kết nhất trí, anh dũng hy sinh hết sức vẻ vang, có một di sản quân sự hết sức quý báu về tiến hành khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

Việt Nam được coi là một trong những cái nôi phát tích của loài người. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa lâu đời có trình độ khá cao, niềm tự hào của dân tộc ta và là một đóng góp vào nền văn minh cổ xưa của nhân loại.

Nền y học dân tộc cũng xuất hiện từ rất sớm, đã giúp cho con người Việt Nam chẳng những tồn tại mà còn phát triển trong những điều kiện khác nhau của cuộc đấu tranh cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội, trước những điều kiện bất lợi của thời tiết, trước những đe dọa của bệnh tật hiểm nghèo, nền y học dân tộc cổ truyền đã phát triển trên kinh nghiệm dân gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thầy thuốc lỗi lạc.

Ngay từ thế kỷ thứ II sau công nguyên, do điều kiện địa dư và quan hệ chính trị, nền y học dân tộc của ta đã có sự trao đổi với Trung Quốc.
Qua các triều đại của các nhà nước phong kiến tự chủ Việt Nam, từ thế kỷ thứ X luôn luôn xuất hiện các thầy thuốc ưu tú. Về tổ chức y tế, đời nhà Lý triều đình đã đặt ra Ty thái y. Y học dân tộc thời này đã phát triển lên một bước, ngoài việc mở rộng nền y học dân tộc, còn đề xuất được những quy tắc về phép biện luận hạp lý trong chẩn bệnh và chữa bệnh, dùng châm cứu theo huyệt vị kinh lạc. Nhà Trần đã mở rộng Ty thái y thành Viện thái y. Do yêu cầu chống xâm lược phong kiến phương Bắc, đời Trần đã có kế hoạch chuẩn bị thuốc để phục vụ kháng chiến. Thái y viện đã tổ chức hái thuốc ở núi Yên Tử (Đông Triều), trồng thuốc ở Phả Lại và Dược Sơn (xã Hưng Dạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng). Kế hoạch tự túc thuốc nam đã góp phần tích cực trong kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1288); năm 1362, vua Trần đã cho tổ chức việc trồng một số cây có giá trị chống bệnh thời khí (bệnh dịch) như hành, tỏi, tía tô, mùi, sả... ở một số địa phương bên sông Tô Lịch. Ý thức trồng thuốc bắt đầu từ đấy và đã trở thành truyền thống trồng cây thuốc trong nhiều địa phương.

Nguyễn Bá Tĩnh (thế kỷ thứ XIV) là một thầy thuốc có nhiều cống hiến tích cực cho nền y học dân tộc. Ông đã sử dụng một số chùa làm nơi chữa bệnh cho nhân dân. Qua những cơ sở chữa bệnh này, ông đã thu thập những kinh nghiệm quý trong dân gian, sưu tầm những bài thuốc hay, áp dụng, nghiên cứu và viết thành sách. Ông đã tổ chức trồng thuốc, kiếm thuốc, chế thuốc đề phát cho người bệnh, huấn luyện y hoc cho các tăng đồ, phổ biến phép phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Ông đề ra phương châm tiến bộ “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”, nhằm sử dụng chữa bệnh cho đông đảo nhân dân, nêu cao tinh thần tự lực dân tộc.

Triều Lê (1428-1788) có nhiều chủ trương tiến bộ đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Luật Hồng Đức đặt ra quy chế nghề y, quy chế vệ sinh xã hội, quy chế pháp y, đồng thời ban hành luật cấm tảo hôn. Lê Huy Tông ra lệnh biên soạn và phát hành sách “Những điêu chủ yếu bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ” (Bảo sinh diên thọ toàn yếu) để truyền bá phương pháp vệ sinh, hô hấp vận động cho nhân dân.

Về tổ chức y tế, ở triều đình có Thái y viện, có Sở lương y trong các vệ quân chữa bệnh cho quân đội. Ở các tỉnh có Tế sinh đường chữa bệnh cho quan quân, trông nom việc cứu tế, y tế nhân dân, nhất là chống dịch ở các địa phương. Ở trung ương và các tỉnh đều có kho thuốc dự trữ và cấp phát, ở các huyện có các Y ty có trách nhiệm trông coi người tàn tật, già yếu.

Về phát triển dược liệu, thời kỳ này ta đã khai thác một số mỏ quặng để chế biến diêm tiêu, hồng đơn..., quản lý việc bóc quế để giữ giống và bảo đảm phẩm chất, thu thuế bằng hiện vật ở các nơi sản xuất thuốc (diêm tiêu, hồng đơn, tê giác, ngà voi, xạ hương, sâm, quế, trầm hương, kỳ nam, sáp ong...). Nghề trồng cây thuốc được tiếp tục khuyến khích và mở rộng trên nhiều địa phương.

Về phát triển y học ở Thái y viện có khoa huấn luyện y học (Y học huấn khoa) và đặt chức học lại ở các phủ huyện trông coi việc học thuốc ở các địa phương. Triều Lê Hiến Tông (thế kỷ thứ XVIII), Thái y viện lại có chủ trương đẩy mạnh việc trước tác sách y học và mở thêm trường dạy thuốc ở một số phủ, mở khoa thi Y khoa đồng tiến sỹ năm 1747 và xây dựng Y miếu Thăng Long 1774 nhằm khuyến khích và phát triển y học.

Lê Hữu Trác (1720-1791) là người thầy thuốc vĩ đại nhất đã có nhiều cống hiến xuất sắc phát triển nền y học nước nhà. Lê Hữu Trác không những là một nhà y học nổi tiếng mà còn là một nhà tư tưởng tiến bộ thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo. Là nhà y học có học vấn sâu rộng, có tinh thần độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, ông đã vận dụng quan niệm về sự nhất trí giữa con người và môi trường, ông chủ trương phải nghiên cứu thời tiết khí hậu nước ta và đặc điểm của cơ thể để tìm ra những phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Ông coi trọng kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân và ra sức tìm tòi các cây thuốc trong nước để chữa bệnh. Ông đã sưu tầm, phát hiện và bổ sung thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập 2.854 phương thuốc của các bậc tiền bối và của nhân dân. Cuộc đời hoạt động khoa học của Lê Hữu Trác là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và sứ mệnh của người thầy thuốc.

“Đạo làm thuốc là nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mệnh cho con người, phải lo cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự của mình mà không cầu lợi, kể công”, đó là nội dung tư tưởng cơ bản đạo đức y học rất tiến bộ của Lê Hữu Trác. Ông đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản quý giá, đặc biệt là bộ Hải thượng lãn ông y tông tâm lĩnh (66 quyển). Trong tác phẩm này, ông đã phát huy những thành tựu của nền y học dân tộc cổ truyền kết hợp với việc vận dụng sáng tạo lý luận cơ bản của đông y và những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của bản thân, xây dựng thành hệ thống toàn bộ lý, pháp, phương, dược của nền y học Việt Nam.
Lê Hữu Trác được coi là một trong những nhà bác học uyên thâm với những hiểu biết có tính chất bách khoa và những công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực của nhân dân ta trong thế kỷ 18.

Trong triều đại Tây Sơn, do tình hình chiến tranh liên tiếp, đói kém và dịch tễ nhiều, nên Thái y viện đã tăng cường việc đi chống dịch cho nhân dân, đồng thời đã tổ chức ra Cục thuốc nam (Nam dược cục) nhằm nghiên cứu sử dụng thuốc nam.

Y học dân tộc dưới triều Nguyễn, thời kỳ tự chủ 1862-1883, cũng có những tổ chức y tế giống như triều Hậu Lê, Thái y viện có mở trường dạy thuốc ở Huế năm 1853.

Dưới các triều đại phong kiến, y học dân tộc đã có những thành tựu và phát triển nhất định, với những tác phẩm y học của Nguyễn Bá Tĩnh và Lê Hữu Trác, nền y học dân tộc đã có những thu hoạch quan trọng trên nhiều mặt cả về đạo đức y học và phép chữa bệnh, cả về kinh nghiệm và lý luận, cả về phòng bệnh và chữa bệnh. Đáng chú ý là các trước tác y học có một số không ít được viết bằng văn nôm dưới thể diễn ca nhằm phổ cập rộng rãi những kiến thức vệ sinh, y, dược trong quần chúng. Điều đó, một phần đã nói lên tính quần chúng và tính tự lập của nền y học dân tộc.

Song song với nền y học dân tộc của người Kinh, y học của các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam cũng có những phát triển, đã truyền lại nhiều kinh nhiệm phòng bệnh, chữa bệnh tốt.

Nền y học dân tộc đã có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của đông đảo quần chúng nhân dân mặc dù khả năng hạn chế của y tế nhà nước phong kiến.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2020, 04:49:56 pm
PHẦN MỘT
Y HỌC YÀ Y TẾ VIỆT NAM THỜI THUỘC PHÁP.
HÌNH THÀNH CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG
(1939 - 1945)



1. Y HỌC VÀ Y TẾ VIỆT NAM THỜI THUỘC PHÁP



Cuối thế kỷ 19, đế quốc Pháp vũ trang xâm lược nước ta, bọn phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng giặc, dân tộc Việt Nam mất nước, nhân dân ta trở thành nô lệ.

Nước ta trước đây vốn là một xứ nông nghiệp, dưới chế độ thống trị của đế quốc phong kiến, nhân dân ta không những bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, mà về văn hóa, khoa học, kỹ thuật cũng đã bị chúng kìm hãm hết sức nặng nề, làm cho trình độ của ta về mặt này lạc hậu rất xa so với trình độ phát triển chung của thế giới. Cuộc cách mạng kỹ thuật (hay cuộc cách mạng công nghiệp) ở nhiều nước trên thế giới đã diễn ra từ thế kỷ 18, thế mà hàng trăm năm sau, đất nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trong một thời gian dài cho đến trước Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta vẫn ở trong tình trạng một xứ nông nghiệp, là thuộc địa khai thác nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của chủ nghĩa đế quốc, sản xuất nhỏ, phân tán và thủ công, văn hóa khoa học kỹ thuật lạc hậu và thấp kém.

Cán bộ khoa học kỹ thuật chỉ có rất ít, nói chung do đế quốc đào tạo ra nhằm sử dụng phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng, chủ yếu có 3 ngành: luật, sư phạm và y. Về kỹ thuật thực hành cũng chỉ có một vài trường đào tạo, số lượng chừng vài trăm người ở trình độ trung cấp và sơ cấp, và cũng chỉ có một vài ngành đơn giản.

Nền y học dân tộc Việt Nam bị đè nén, xuyên lạc miệt thị và lợi dụng, có nguy cư bị mai một. Bọn gian thương chạy theo lợi nhuận, đầu cơ sức khỏe của nhân dân, lạm dụng những thành quả của nền y học dân tộc, biến thành mặt hàng buôn bán. Y tế dân tộc không thành một tổ chức, không có cơ sở chữa bệnh, không có trường đào tạo. Tại các địa phương đều có các ông lang, bà mế làm nghề tự do, truyền lại nghề làm thuốc trong phạm vi nhỏ hẹp. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội lúc đó vẫn có một số lương y chân chính, có mối liên hệ tốt với quần chúng nhân dân, có kinh nghiệm phòng và chữa một số bệnh, được tín nhiệm và có tiếng từng vùng. Trong dân gian rộng rãi vẫn lưu truyền những bài thuốc hay, các cách chữa bệnh đặc sắc; cây thuốc và con thuốc Việt Nam vẫn được nhiều người nuôi, trồng, kiếm hái và sử dụng.
Nền y học hiện đại (còn được gọi là tây y), do đế quốc Pháp đưa vào trong quá trình khai thác thực dân được bọn thống trị đưa lên hàng chính thống.

Song song với chính sách chia để tri, bần cùng hóa và ngu dân, thực dân Pháp đã thực hiện một chính sách y tế phản động. Chi phí y tế chiếm khoảng 4% ngân sách Đông Dương lúc đó, trên 80% ngân sách là chi cho bộ máy thống trị và “Để trả nợ nước Pháp”. Mục đích chi phí ít ỏi này cũng chỉ nhằm bóc lột hơn nữa nhân công rẻ mạt của người bản xứ và để truyền bá ảnh hưởng của Pháp.

- Toàn quyền Đông Dương An-be Sa-rô vạch rõ: “Kinh nghiệm hôm qua chứng minh rằng: Sự tăng gia sản xuất thuộc địa... cũng là và nhất là một vấn đề nhân công, vấn đề bảo vệ dân chúng, bảo vệ sinh đẻ bằng công cuộc vệ sinh và cho thuốc... Tóm lại, cần phải giữ gìn và tăng gia vốn người để có thể làm cho vốn tiền hoạt động được và có lãi”.

- Toàn quyền Đông Dương Đu-me cũng nói: “Việc lập trường y sỹ có một ý nghĩa chính trị. Ông y sỹ do ta đào tạo ra, do ta trả lương sẽ là môt công cụ tích cực đề truyền bá ảnh hưởng Pháp, bởi vì ông y sỹ không thể không có ảnh hưởng trong dân”  .

Tổ chức y tế thời thuộc Pháp rất nhỏ yếu, với đại đa số nhân dân có thể nói là không có tổ chức y tế bảo đảm. Chỉ tại một số thành phố lớn và tỉnh lỵ mới có một số cơ sở y tế và thực hành một số biện pháp vệ sinh nhằm phục vụ cho bọn cai trị người Pháp và số ít người giàu có. Đến trước Cách mạng tháng 8, cả nước chỉ có 147 bác sĩ y khoa được đào tạo từ các trường của Pháp và một số nhân viên y tế sơ cấp. Số nhân viên y tế do Pháp đào tạo chịu ảnh hưởng sâu sắc quan điểm y học tư sản, một số trở thành công chức phục vụ cho bọn thống trị, số còn lại kinh doanh làm giàu. Nghề chế thuốc và chữa bệnh lúc đó được coi là “Nghề tự do”, nghề của giới thượng lưu xã hội.

Sau 80 năm thống trị, thực dân Pháp đã làm nhà tù nhiều hơn bệnh viện, trên cả nước có 83 nhà tù và chỉ có 47 bệnh viện mà người dân lao động coi đây là nhà thương làm phúc “Là nơi chữa bệnh bố thí”.

Thời thuộc Pháp trung bình có một thầy thuốc cho 15 vạn dân, trong khi đó theo tỷ lệ trung bình trên quốc tế thường thấy là 1/1000, về giường bệnh có 0,1 giường bệnh cho 1000 dân, tỷ lệ đó ở các nước Âu Mỹ phát triển là 5/1000 đến 10/1000.

Trong nước không có công nghiệp chế thuốc, thuốc và dụng cụ y dược phải hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài, nguồn dược liệu dồi dào trong nước không được chú ý khai thác, sử dụng.

Đời sống và sức khỏe nhân dân ta bị uy hiếp rất nghiêm trọng: Hàng năm tỷ lệ trẻ mới đẻ bị chết từ 13% đến 20%, tỷ lệ trẻ em chết dưới một tuổi nhiều nơi rất khủng khiếp (50%). Trong những năm bình thường không có nạn đói hay dịch tả, tỷ lệ chết chung của người lớn lẫn trẻ lên tới 3 % do chính sách ngu dân của đế quốc và phong kiến nên trình độ hiều biết về văn hóa, về khoa học, về vệ sinh của nhân dân ta rất thấp kém.

Các bác sĩ, dược sĩ, y sĩ nhất là các anh em trẻ tuổi và các sinh viên y khoa, dược khoa phần lớn xuất thân từ thành phần trung gian hoặc thành phần lớp trên, nói chung có tinh thần yêu nước và đồng tình với cách mạng. Nhưng trong chế độ cũ, họ đã ít nhiều bị ảnh hưởng của tư tưởng và nếp sống của giai cấp tiểu tư sản và tư sản. Sau khi tốt nghiệp đại học, một số trở thành công chức, còn hầu hết đều đi vào đường “Làm tư”, họ tập trung ở một số thành phố lớn, thu hẹp vốn trí thức của mình trong việc kinh doanh. Các y sĩ, bác sĩ, thì mở phòng khám bệnh tư và chỉ mong “Khách hàng” cho đông để kiếm được nhiều tiền; họ không muốn và cũng không còn thì giờ đâu mà nghĩ đến việc ngăn ngừa bệnh tật cho nhân dân, các dược sĩ thì dựa vào nguyên liệu mua ở nước ngoài, pha chế thành các thành phẩm thông thường bán lấy lãi hoặc làm đại lý cho các hãng dược phẩm nước ngoài. Việc nghiên cứu khoa học, xây dựng một nền y học dân tộc nhằm ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân lao động, khai thác tài nguyên phong phú về dược thảo, dược liệu trong nước; kế thừa và phát huy vốn y học cổ truyền của dân tộc thì hầu như không ai chú ý đến.

Tình hình trên đây có ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng và phát triển ngành quân y sau này trong một thời kỳ lâu dài, đặc biệt là đã tác dụng đến việc xây dựng và phát triển ngành trong những năm chống Pháp xâm lược.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2020, 04:53:56 pm
2. HÌNH THÀNH CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG


Từ khi có giai cấp công nhân Việt Nam thông qua Đảng của mình lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ cách mạng quyết liệt và liên tục giành thắng lợi.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã vận dụng tài tình và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-Nin về chiến tranh cách mạng và xây dựng lưc lượng vũ trang cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

Ngay khi mới thành lập, Đảng ta đã đặt vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của công nông. Những mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng đã xuất hiện, đó là những đội tự vệ đầu tiên, những đội tự vệ đỏ trong cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Khi Đảng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng và chuyển hướng hình thức đấu tranh để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, các lực lượng tự vệ, tự vệ chiến đấu và du kích được xây dựng và phát triển, lúc đầu trong các vùng cơ sở cách mạng miền rừng núi Việt Bắc và đồng bằng Nam bộ, về sau ở nhiều địa phương rộng lớn khắp cả nước. Các lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của nhân dân ta lần lượt ra đời : Đội du kích Bắc Sơn, Quân du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đội du kích Ba Tơ :

Các đội đầu tiên ấy có Đảng chỉ lối đưa đường lấy lòng dân làm căn cứ, lấy giác ngộ giai cấp, tinh thần yêu nước, lòng căm thù địch làm vũ khí tấn công, đã lớn lên trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng, đã phát triển nhanh chóng trong cao trào chống Nhật cứu nước và được thống nhất lại thành Việt Nam giải phóng quân, đã lớn mạnh trong những ngày đầu tổng khởi nghĩa oanh liệt và trở thành đội ngũ Vệ quốc đoàn đông đảo khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời.

Lịch sử thời kỳ hình thành các lưc lượng vũ trang cách mạng cho thấy : Quá trình hình thành ấy gắn liền với sự lãnh đạo cách mạng của Đảng, gắn liền với sự nổi dậy tự giải phóng của toàn dân. Ngay từ thời kỳ rất sớm, sự hình thành các lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đặc điểm sau :

- Đảng là người trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và giáo dục quân đội ta. Đảng đã xác định sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng đối với các lực lượng vũ trang cách mạng ngay từ khi còn là các đội tự vệ. Sự lãnh đạo của Đảng đã quyết định bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của quân đội. Đảng đã chỉ rõ quân đội ta phải là công cụ sắc bén của Đảng để tiến hành đấu tranh giai cấp bằng hình thức vũ trang. Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng là lý tưởng, mục tiêu chiến đấu của quân đội. Đảng đã đem đường lối tổ chức của Đảng làm đường lối xây dựng quân đội. Đảng đã giáo dục cho quân đội lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, đã đem truyền thống đấu tranh bất khuất, của một dân tộc anh hùng, đem tinh thần triệt để cách mạng của giai cấp công nhân mà rèn luyện chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho quân đội. Đảng đã đem truyền thống đoàn kết nhất trí của mình mà đoàn kết cán bộ và chiến sĩ, đoàn kết quân đội và nhân dân.

Nguồn gốc sức mạnh của quân đội ta trước hết và chủ yếu là ở sự lãnh đạo của Đảng. Xác định và luôn luôn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đối với quân đội từ đầu đã là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng quân đội ta.

- Từ nhân dân mà ra, từ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng mà ra. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta đã phát triển lên đấu tranh vũ trang và từ đấu tranh chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang nhân dân với ba thứ quân ra đời. Ngay từ đầu, quân đội ta là quân đội công nông, là tổ chức vũ trang của khối liên minh công nông, của tình đoàn kết chiến đấu giữa hai giai cấp công nhân và nông dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Từ lúc ra đời, quân đội ta đã có tính chất là quân đội của dân tộc. Nó là quân đội giải phóng dân tộc. Từ nhân dân mà ra, quân đội ta phục vụ nhân dân không điều kiện. “Vì nhân dân quên mình” là tiêu chuẩn, là hòn đá thử vàng của quân đội cách mạng. Quân đội ta không những là đội quân chiến đấu mà còn đội quân công tác. Tách rời khỏi nhân dân, quân đội ta cũng ví như con thơ lìa mẹ, quan hệ nhân dân là quan hệ sinh tử của quân đội ta.

- Xây dựng chính trị, tư tưởng là vấn đề bản chất trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Công tác chính trị là công tác Đảng và công tác vận động quần chúng của Đảng trong các lực lượng vũ trang, nhờ đã xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản về tổ chức, xây dựng và lãnh đạo của Đảng nên đã có phương hướng đúng đắn ngay từ đầu. Nó đã giáo dục nâng cao không ngừng trình độ chính tri, tư tưởng cho cán bộ và chiến sĩ, đã lấy đường lối chủ trương của Đảng làm nội dung giáo dục, lấy công tác tư tưởng của Đảng làm cơ sở cho công tác tư tưởng trong lực lượng vũ trang. Nó đã giáo dục lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, lòng yêu nước, yêu nhân dân, nung nấu chí căm thù địch, đã rèn luyện tinh thần cách mạng, chí khí kiên cường bất khuất cho các lực lượng vũ trang. Nó đã có tác dụng quyết định đối với bản chất giai cấp và mục tiêu phấu đấu của các lưc lượng vũ trang ngay từ khi mới hình thành. Lấy xây dựng chính trị và tư tưởng làm cơ sở, các lực lượng vũ trang cách mạng ngay từ khi mới ra đời đã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đã là một tập thể anh hùng.

Những đặc điểm trên đây là những đặc điểm cơ bản, nó quyết định bản chất của quân đội, đồng thời nó cũng có tác dụng quyết định đến quá trình phát sinh và phát triển của ngành quân y, có ảnh hưởng rất sâu sắc đến mọi bước trưởng thành của ngành quân y trong tất cả các thời kỳ lịch sử sau này.

Trên đây cũng là bối cảnh lịch sử trực tiếp quyết định điều kiện hình thành ngành quân y quân đội ta.

Trong thời kỳ hình thành, các lực lượng vũ trang cách mạng thường phải hoạt động trong các chiếu khu rừng núi. Đời sống chiến đấu gian khổ đã ảnh hưởng ngày càng nhiều đến sức khỏe các chiến sĩ.

Lúc này, quân y chưa thành một tổ chức, việc bảo vệ sức khỏe cũng như cứu chữa cho các chiến sĩ là do chính các chiến sĩ tự lo liệu bằng những phương tiện địa phương. So với ăn, mặc thì thuốc lại càng thiếu hơn. Do hoàn cảnh thực tế và do ý thức cách mạng, nên quân giải phóng đã coi cách giải quyết tốt nhất là giữ gìn vệ sinh, phòng ngừa hơn chữa bệnh. Kỷ luật vệ sinh được đặt ra rất nghiêm ngặt : Cấm ăn quả xanh, cấm uống nuớc lã, mỗi khi hành quân mệt nhọc phải nghỉ ngơi rồi mới được tắm rửa, mỗi khi trú quân bắt buộc làm giường, làm lán, trừ trường hợp đặc biệt tuyệt đối không được gối đất nằm sương; mỗi khi có điều kiện là tổ chức tắm giặt, diệt chấy rận... Phương châm giữ vệ sinh, phòng bệnh tật đã có kết quả tốt trong điều kiện khó khăn gian khổ lúc đó, tỷ lệ người ốm không quá 7 % so với quân số.

Khi có người ốm, các đội vũ trang dựa vào kinh nghiệm của đồng bào địa phương tìm các lá, rễ cây làm thuốc để chữa. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã kể lại trong cuốn sách “Đội giải phóng quân”: “Mỗi tiễu đội chọn lấy một đồng chí thầy thuốc trong hàng ngũ của mình. Đồng chí ấy chuyên trách thu nhặt các thứ thuốc “Ngoại khoa”... nước mã liên an đã giúp cho nhiều anh em đỡ cơn sốt rừng, lá chiêu phi oóng, nụ áo, mần chông mu chữa sốt rét hoặc bị cảm ; có thứ lá đã giúp trị các vết thương nặng nhẹ, và hút đạn ra khỏi vết thương; cho đến bệnh lỵ, bệnh sâu quảng tất cả đều nhờ vào thuốc lá cây, rễ cây...” .

Một hộp đựng bơm tiêm với hai bơm tiêm (một bơm tiêm 5ml, một bơm tiêm 2ml) và 5 kim tiêm của Pháp sản xuất từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, là vốn liếng duy nhất của ngành quân y. Một trong những người thầy thuốc đầu tiên sử dụng những dụng cụ trên trong năm 1944-1945 để phục vụ người bệnh là đồng chí Nguyễn Thị Tuyết (tức Mai) chiến sĩ của đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân.
Ở Ba Tơ, đồng chí chính trị viên đội du kích chiến khu Núi Lớn kiêm luôn “Thầy thuốc” của đội (đồng chí này khi ở tù có làm nhiệm vụ săn sóc các đồng chí trong tù bị ốm nên có biết qua về thuốc). Thuốc của đồng chí “Thầy thuốc” này gồm mấy viên ký ninh, aspirin, ít bông băng, mấy ống quinin, dầu long não, một bơm tiêm...

Mãi tới ngày gần khởi nghĩa mới có một số y sĩ, dược sĩ, bác sĩ và sinh viên tham gia cách mạng 1 nhưng lúc đó vì phương tiện quá thiếu thốn, điều kiện hoạt động khó khăn, những người quân y đầu tiên này cũng chỉ cống hiến được nhiều tinh thần hy sinh, tận tụy hơn là cố gắng kỹ thuật.

Vì vậy, lịch sử ngành quân y Việt Nam chỉ thực sự bất đầu từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công đã kết thúc hơn 80 năm thống trị của chủ nghĩa đế quốc và hàng ngàn năm áp bức của vua chúa phong kiến, đưa nhân dân Việt Nam từ nô lệ lên làm chủ nước nhà.

Tổng khởi nghĩa tháng Tám là một cuộc nổi dậy thắng lợi của nhân dân một nước thuộc địa và nửa phong kiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trải qua một quá trình đấu tranh chính trị lâu dài phát triển lên đấu tranh vũ trang, tiến hành đấu tranh du kích cục bộ khởi nghĩa từng phần ở rừng núi và nông thôn, cuối cùng nhân lúc quân thù khủng hoảng đến cực độ đã nhằm đúng thời cơ, dùng lực lượng của đội quân chính trị rộng lớn, kết hợp với lực lượng vũ trang cách mạng vùng dậy đập tan nền thống trị của đế quốc và phong kiến, lập nên chính quyền dân chủ nhân dân.

Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã khai sinh ra ngành quân y Quân đội nhân dân Việt Nam.



----------------------------------------------------------------
1. Dược sĩ Vũ Công Thuyết, nha sĩ Nguyễn Dương Hồng, sinh viên Nguyễn Xuân Bích. Dược sĩ Vũ Công Thuyết làm cứu thương cho đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm Thái Nguyên.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Bảy, 2020, 04:58:45 pm
PHẦN HAI
THỜI KỲ HÌNH THÀNH NGÀNH QUÂN Y QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI TRONG NĂM ĐẦU CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN
(8.1945 - 12.1946)




Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi !

Ngày 2 tháng chín năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại vô cùng kính yêu của Đảng ta, của giai cấp công nhân và nhân dân ta. Thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa lịch sử rất trọng đại này của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta, đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tư do của Tổ quốc.

Trước thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc thế giới mặc dù bị suy yếu sau chiến tranh vẫn ra sức tìm cách tiêu diệt chế độ dân chủ cộng hòa Việt Nam đang trứng nước.

Ở miền Bắc, cuối tháng tám năm 1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch do đế quốc Mỹ dật dây, mượn cớ vào tước vũ khí quân đội Nhật, nhưng thực ra là âm mưu xâm lược miền Bắc nước ta. Ở miền Nam, đầu tháng chín năm 1945, quân đội đế quốc Anh kéo đến. Chúng cũng mượn tiếng tước vũ khí quân Nhật, nhưng kỳ thật đó là đội quân viễn chinh giúp thực dân Pháp mưu cướp lại nước ta. Trong khi đó, bè lũ phản cách mạng trong nước, bọn thân Mỹ, thân Tưởng, thân Pháp ra sức phá hoại cách mạng.

Ở các thành phố, đô thị quan trọng vẫn còn sáu vạn quân Nhật với nguyên vũ khí. Chúng tuy đã đầu hàng nhưng sẵn sàng theo lệnh quân đồng minh chống lại cách mạng nước ta.

Trước tình hình vô cùng khó khăn, phức tạp, với đường lối cách mạng tài tình sáng suốt, với phương pháp đấu tranh phong phú và linh hoạt, Đảng và Hồ Chủ tịch đã động viên đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân, nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng hùng hậu, triệt để khai thác những mâu thuẫn trong hàng ngũ quân thù, kiên quyết và khôn khéo đưa con thuyền cách mạng Việt Nam luồn các mỏm đá ghềnh lướt tới.

Miền Nam anh hùng đi đầu trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Với ý chí sắt đá vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, với tinh thần cách mạng tiến công, nhân dân ta ở miền Nam đã đem sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù hung bạo. Cuộc chống Pháp anh dũng nổ ra ngày 23 tháng chín năm 1945 của Nam Bộ, lần lượt lan ra Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã ngăn chặn một bước sự xâm lược của thực dân Pháp, làm thất bại âm mưu của chúng hòng nhanh chóng đánh chiếm lại miền Nam nước ta, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc. Đó là sự phát triển liên tục từ khởi nghĩa vũ trang thành chiến tranh cách mạng. Nó cống hiến những kinh nghiệm đầu tiên của kháng chiến toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân nước ta.

Nhân dân ta ở miền Bắc được cuộc kháng chiến oanh liệt của miền Nam cổ vũ, đã tiến hành một cuộc đấu tranh kiên quyết và đầy mưu trí trên các mặt trận : chính trị, quân sự và ngoại giao. Âm mưu lật đổ của Mỹ - Tưởng bị hoàn toàn đập tan. Hai mươi vạn quân Tưởng bị gạt ra khỏi bờ cõi. Bọn phản động tay sai bị diệt trừ. Khối đoàn kết toàn dân được tăng cường. Hậu phương được củng cố. Điều đó có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ vận mệnh của Tổ quốc, đến sự phát triển thắng lợi của cuộc kháng chiến cả nước.

Chỉ một thời gian ngắn sau Cách mạng tháng Tám, cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều phát triển nhẩy vọt, tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua muôn trùng khó khăn trước mắt, đồng thời chuẩn bị lưc lượng cho cuộc kháng chiến cả nước sau này. Đảng và Hồ Chủ tịch đã động viên toàn dân kháng chiến ở miền Nam và đấu tranh chính trị ở miền Bắc, xây dựng lực lượng chính trị rộng rãi của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vừa vũ trang toàn dân vừa xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân đánh giặc.

Trong hoàn cảnh mới giành chính quyền, kinh tế lạc hậu và kiệt quệ, lại phải lập tức chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, Đảng đã dựa vào khối đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của chế độ và chính quyền mới, huy động khả năng của toàn xã hội để xây dựng lực lượng vũ trang cả về chính trị, quân sự, và cơ sở vật chất kỹ thuật, lấy xây dựng về chính trị tư tưởng làm căn bản. Quân đội ta lúc này còn rất nghèo về trang bị, vũ khí, còn rất non nớt về trình độ chỉ huy và tác chiến, song nó vững vàng về chính trị, giầu lòng yêu nước, yêu dân, có khí thế cách mạng sục sôi của cả dân tộc vùng dậy.

Đó là đặc điểm tình hình chung của các lực lượng vũ trang cách mạng trong năm đầu của chính quyền nhân dân.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2020, 09:10:26 am
CHƯƠNG MỘT
NGÀNH QUÂN Y KHI MỚI THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA (8-1945 - 3-1946)



1. Nam Bộ kháng chiến, quân y Nam Bộ kháng chiến chống Pháp. Ban hồng thập tự các mặt trận ở Nam Bộ. Tổ chức dưỡng đường Nam Bộ. Hội nghị tổ chức đầu tiên của các ban Hồng thập tự. Tổ chức ban y tế các chi đội.

Tại Nam Bộ, ở khắp các làng, xã, huyện, tỉnh các cấp ủy Đảng, chiến sỹ du kích Nam Kỳ năm 1940, cán bộ Việt minh đã nhanh chóng xây dựng, phát triển tự vệ, dân quân và các đội du kích. Ở Sài-gòn, giai cấp công nhân đã giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng lực lượng tư vệ. Xứ ủy Đảng, Ủy ban nhân dân và Tổng công đoàn Nam Bộ đã trực tiếp tổ chức lãnh đạo lưc lượng tự vệ, mua sắm vũ khí cho các đội, nhất là những đội trong các xí nghiệp, khu phố quan trọng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Nam Bộ lúc này đã đem từng đơn vị Bảo an binh vừa mới đi với cách mạng, bổ sung thêm công nhân, thanh niên, học sinh tổ chức ra Cộng hòa vệ binh, thành lập các sư đoàn, ngoài ra còn công nhận một số tổ chức vũ trang khác như nhóm Thanh niên phòng vệ đoàn, nhóm Bình Xuyên... Do đó, tình hình tổ chức các lực lượng vũ trang tập trung ở Nam Bộ trong thời kỳ mới giành đươc chính quyền rất phức tạp  1.

Ngày 23 tháng chín năm 1945, thực dân Pháp có quân Anh giúp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Được sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ, nhân dân Sài Gòn sôi sục căm thù, nhất trí đứng dậy, quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới : Nam Bộ kháng chiến.

Ở các bệnh viện tại Sài Gòn, dựa vào cán bộ nòng cốt của ta, anh em y tá và nhân viên đều có tổ chức bảo vệ thương binh, bảo vệ thuốc, dụng cụ y tế. Tại nhà thương Chợ Rẫy có một số cán bộ nòng cốt của ta, một số anh em học sinh y khoa xã hội, y tá, học sinh y tá hăng hái, lại được sự giúp đỡ của đồng chí Nguyễn Văn Tạo 2  bị thương đang nằm điều trị tại đây, nên tại nhà thương Chợ Rẫy trong thời gian này đã tổ chức học tập quân sự, đưa được thương binh, thuốc, dụng cụ ra ngoài trước khi Sài Gòn bị địch tạm chiếm. Trong lúc này, một số đông y sĩ, bác sĩ, y tá ở các nhà thương tại Sài Gòn, Chợ Lớn, Bà Chiểu cũng theo kháng chiến đưa được thương binh, mang được thuốc ra phục vụ các mặt trận.

Mặc dù chuẩn bị chưa kịp, nhân dân Sài Gòn anh dũng, được cả nước giúp đỡ tiếp sức và cổ vũ đã vây giữ địch trong thành phố hơn bốn tuần lễ, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh, giải quyết nhanh của chúng và tạo điều kiện cho các nơi khác có thời gian sửa soạn kháng chiến.

Mặt trận Thị Nghè - Cầu Bông. Mặt trận có tổ chức Ban hồng thập tự đóng ở Gò Vấp, cách tuyến chiếm đóng của địch chừng 4 - 5km, do một y sĩ, trên 10 y tá và cứu thương, khoảng 50 thanh niên xung phong vào học cứu thương, có tương đối đầy đủ thuốc và dụng cụ y tế đưa từ nhà thương Bà Chiểu ra, Ban hồng thập tự tổ chức một cơ sở điều trị hàng ngày cho thương binh, bệnh binh và tổ chức ra một ban cứu thương mặt trận do anh chị em y tá và một số anh chị em cứu thương mới được đào tạo cấp tốc vài ngày về các kỹ thuật cấp cứu, đi làm nhiệm vụ cứu thương mặt trận, thương binh từ mặt trận về đều được chuyển bằng ô tô. Thời gian đầu tổ chức cứu chữa này phát huy được tác dụng phục vụ, nhưng từ giữa tháng mười 1945, giặc đánh rộng ra thì Ban hồng thập tự chỉ lo chuyển được thương binh, bệnh binh và một số thuốc, dụng cụ rút theo cùng bộ đội. Do tổ chức lúc đầu thiếu chặt chẽ, thiếu ý thức quân sự, nên cuối cùng có khoảng hơn 20 anh chị em theo được bộ đội tiếp tục phục vụ. Số này là nòng cốt cho tổ chức của Ban y tế chi đội 6 sau này.

Mặt trận Bà Quẹo: Cũng tổ chức Ban hồng thập tự đóng tại thị xã Bà Quẹo, do một y tá của nhà thương Chợ Rẫy phụ trách, 4 cứu thương và khoảng 50 nam nữ thanh niên mới xung phong vào học cứu thương. Ban hồng thập tự tổ chức một bộ phận điều trị 10 giường, một ban cứu thương ở tập trung tại cơ sở điều trị, không có cứu thương ở đơn vị. Do đó, ban cứu thương chỉ làm được nhiệm vụ băng bó cho thương binh nhẹ từ mặt trận tự về hoặc được bộ đội chuyển về.

Mặt trận Phú Lâm. Các đơn vị của mặt trận này đều có tổ chức Ban hồng thập tự. Chung cho toàn mặt trận có Ban hồng thập tự Trần Quốc Toản do bác sĩ Nguyễn Văn Hoa phụ trách, cách tổ chức cứu chữa thương binh cũng giống như hai mặt trận trên, riêng Ban hồng thập tự Liên hiệp công đoàn Nam Bộ thì có nữ cứu thương ở phân đội. Đầu tháng mười năm 1945 có triệu tập một cuộc hội nghị đầu tiên của các ban hồng thập tự nhằm liên lạc với nhau và giúp đỡ nhau về thuốc và dung cụ. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, mặt trận còn tổ chức ra Dưỡng đường Nam Bộ, có 3 bác sĩ, 3 hộ sinh trung cấp, một số y tá, 3 bộ đồ mổ, lúc đầu ở thị xã Tân An, sau chuyển về Rạch Chanh. Nhiệm vụ của Dưỡng đường Nam Bộ là thu dung, cứu chữa thương binh của mặt trận Phú Lâm. Sau địch đánh rộng ra lục tỉnh thì Dưỡng đường Nam Bộ lại phân tán theo các đơn vị chiến đấu.

Nói chung, trong các sư đoàn đều có các ban cứu thương do các y sĩ, bác sĩ và phần lớn là y tá cũ tình nguyện phục vụ bộ đội phụ trách.
Số người xung phong tham gia ban cứu thương, các ban hồng thập tự ngày một đông, nhất là chị em phụ nữ, họ được huấn luyện cấp tốc kỹ thuật cấp cứu thương binh trong 5-7 ngày rồi tung ra mặt trận. Bên cạnh những đội quân cảm từ chỉ có vũ khí thô sơ chống cự oanh liệt hàng tháng với các đội quân xâm lược nhà nghề của đế quốc, những chiến sĩ quân y đầu tiên của Nam Bộ đã tỏ ra không kém phần hy sinh dũng cảm.

Nhưng do không nhận thức đúng đắn về tính chất của cuộc kháng chiến, do thiếu kinh nghiệm, do không có một tổ chức ban đầu thích hợp với yêu cầu chiến đấu và một phần cũng vì thành phần phức tạp, nên khi địch đánh lan rộng, các mặt trận bị vỡ, các ban hồng thập tự cũng dần dần giải tán. Tuy vậy, còn khoảng gần hai chục y sĩ, bác sĩ, sinh viên y khoa và hơn 40 y tá vẫn quyết tâm rút lên chiến khu theo sát bộ đội phục vụ, mang theo được một số thuốc và dụng cụ  3.

Tháng mười hai năm 1945, sau khi 4 sư đoàn bị tan rã, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương bộ đội được tổ chức thành các chi đội. Sự phân hóa, tan rã của các lực lượng vũ trang phức tạp này chỉ ra rằng: Lực lượng vũ trang muốn thực sự là của nhân dân thì nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng ta. Nó chứng tỏ nghị quyết của hội nghị Thiên Hộ về vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng là hết sức đúng đắn. Giữa lúc đó, Nam Bộ nhận được chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị vạch rõ nhiệm vụ chiến lược của nhân dân ta là kiên trì kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược. Chỉ thị đã nâng cao tinh thần chiến đấu và lòng tin tưởng vào thắng lợi, soi sáng những vấn đề cơ bản nhất có ý nghĩa quyết định đề duy trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở miền Nam.

Các ban y tế chi đội cũng lần lượt được thành lập. Mỗi ban y tế chi đội tổ chức ra một dưỡng đường chi đội. Ở nhờ nhà nhân dân để thu dung tất cả thương binh, bệnh binh thuộc chi đội do tổ cứu thương các đại đội gửi lên. Tình hình công tác quân y lúc này có nhiều khó khăn, cán bộ, thuốc và dụng cụ đều rất thiếu, đã có những trường hợp phải dùng cưa thợ mộc, dao thường để mổ cho thương binh. Các đơn vị rút về nông thôn hay rừng núi đã học hỏi kinh nghiệm nhân dân, dùng thuốc nam ngày một phổ biến.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ được giữ vững. Trong chiến đấu ác liệt với quân thù, các lực lượng vũ trang được sàng lọc, tôi luyện. Các đội quân phức tạp đã phân hóa, tan rã. Còn các đội du kích, tư vệ do Đảng tổ chức, lãnh dạo và được nhân dân ủng hộ thì tồn tại và phát triển. Tuy còn rất nhỏ bé, các đội du kích ấy đã đảm đương được nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang là cùng nhân dân giữ vững cuộc kháng chiến. Đó là những đơn vị nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở Nam Bộ sau này.

Bài học đầu tiên của quân y Nam Bộ trong gần 4 tháng kháng chiến chống Pháp là :

- Ngay từ đầu ta đã thiếu một tổ chức chung để lãnh đạo tất cả các y sĩ, bác sĩ, y tá, chỉ đạo các nhà thương công và tư tại Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh. Việc tập hợp chủ yếu dựa vào sự hăng hái của anh em y tế, chưa có một sự chọn lọc chặt chẽ.

- Chúng ta mới có hăng hái yêu nước, căm thù xâm lược, quyết tâm kháng chiến, nhưng chúng ta còn non nớt về chính trị, về quân sự, không hiểu chiến thuật của địch, chưa hình dung được tổ chức quân y kháng chiến phải như thế nào, do đó các nơi đều tổ chức hình thức chính quy, quy mô như của Pháp, tổ chức đông người và nặng nề, không cơ động bám sát được bộ đội. Vị trí các ban hồng thập tự đều ở các thị xã, trên lộ giao thông chính, thủy hay bộ nên khi địch tấn công thì dễ bị tổn thất. Có nơi còn tin ở tính chất bất khả xâm phạm của dấu hồng thập tự, nên có gặp tổn thất nhất định trong việc triển khai và cứu chữa ở mặt trận (như ở mặt trận Bà Quẹo, địch bắn vào nhân viên y tế ở bệnh viện có mang dấu hiệu hồng thập tự).

- Điểm nổi bật của thời gian này là với tinh thần yêu nước của anh chị y tá, y sĩ đã tự động vận chuyển được thuốc, dụng cụ ở các nhà thương ra vùng giải phóng để phục vụ cho các mặt trận trong khi bọn Nhật còn chiếm giữ hoặc trong khi giặc Pháp đến chiếm đóng như anh em ở nhà thương Chợ Rẫy, Chợ Quán, Bà Chiểu, Thủ Dầu Một, Cần Thơ... Với tinh thần hăng hái tham gia đông đảo của nam nữ thanh niên học sinh, công chức, các y sĩ, bác sĩ và y tá, nên chỉ trong một thời gian ngắn các nơi đã tự động tổ chức được các ban hồng thập tự, ban y tế, ban cứu thương ở phục vụ các mặt trận, đồng thời các nơi cũng tranh thủ huấn luyện gấp rút cứu thương nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ của các mặt trận và các bệnh viện. Chị em phụ nữ các giới đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ quân y ban đầu.

- Trong điều kiện rất phức tạp của Nam Bộ kháng chiến lúc đó, đội ngũ cán bộ quân y ban đầu gồm có 10 y bác sĩ, 2 sinh viên dược khoa, 7 sinh viên y khoa xã hội, trên 40 y tá và một số nam nữ cứu thương đã quyết tâm đi theo kháng chiến, phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh. Anh chị em đó đã giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng các cơ sở ngành quân y ở Nam Bộ sau này.




------------------------------------------------------------------
1. Ngày 25-11-1945, Hội nghị toàn xứ Đảng bộ Nam Bộ họp tại Thiên Hộ, Mỹ Tho bàn nhiều vấn đề quan trọng để đẩy mạnh kháng chiến, đặc biệt chú trọng vấn đề tăng cường sự lãnh dạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang, hội nghị chỉ rõ: Việc tổ chức lực lượng “Cộng hòa vệ binh” là không đúng với đường lối, nguyên tắc xây dựng các lực lượng vũ trang của Đảng, các tổ chức vũ trang phức tạp rồi đây sẽ không thể tránh khỏi bị phân hóa, tan rã và đề ra các biện pháp nhằm hạn chế những tai hại do các lực lượng đó gây ra. Hội nghị chủ trương tăng cường nhiều cán bộ của Đảng cho công tác nhân sự.

2. Đồng chí Nguyễn Văn Tạo, nguyên là Bộ trưởng Bộ Lao động.

3. Rút kinh nghiệm phục vụ thời kỳ đầu của quân y Nam Bộ, đồng chí Vũ Văn Cần nêu rõ:
    1. Không nên tin vào tính chất bất khả xâm phạm của dấu Hồng thập tự, thực dân Pháp đã tàn sát cả nhân viên y tế và cơ sở bệnh viện có mang dấu Hồng thập tự.
    2. Quân y phải phân tán theo sát bộ đội, phải phân tán cả người, cả thuốc và dụng cụ, bệnh xá, bệnh nhân phải phân tán vào các tư gia. Quân địch sẽ không thấy các căn cứ quân y mà phá phách như đã phá phách các quân y viện của chúng ta.
    3. Phải biết kín đáo về tinh thần, phải biết biến đổi, che đậy.
    4. Phải tích cực áp dụng chiến thuật du kích trong công tác quân y.
Vũ Văn Cần - Một bài học kinh nghiệm. Vui sống tháng 12-1946.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2020, 09:15:30 am
2. Mở lớp hồng thập tự ở Nam Trung Bộ. Bệnh viện hậu phương Nha Trang. Đội nữ hồng thập tự Khánh Hòa. Sở y tế miền Nam Trung Bộ. Đoàn giải phẫu Nam Tiến đầu tiên phục vụ mặt trận Nam Trung Bộ. Thành lập Ban quân y Khu 5. Kết hợp quân y và dân y ở Nam Trung Bộ.

Cùng với việc đánh rộng ra nông thôn Nam Bộ, quân Pháp đánh rộng ra các tỉnh Nam Trung Bộ và vùng rừng núi Tây Nguyên hòng dựa vào quân Anh thôn tính cả miền Nam nước ta từ vĩ tuyến 16 trở vào.

Ngày 19 tháng mười năm 1945, quân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh và quân Nhật đã đổ bộ lên Nha Trang.

Tháng mười hai năm 1945, từ miền Đông Nam Bộ chúng đánh lên Tây Nguyên, chiếm thị xã Buôn Mê Thuột. Tháng giêng 1946, chúng đánh chiếm Di Linh, Đà Lạt. Đầu tháng hai 1946 từ Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, chúng đánh xuống Ninh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, phối hợp với quân đổ bộ đường biển giải vây cho Nha Trang.

Ở những nơi địch tiến công đến, nhân dân và các lưc lượng vũ trang địa phương cùng với bộ đội Nam tiến làm nòng cốt, các lực lượng vũ trang địa phương đã tổ chức lại và phát triển thành các đơn vị bộ đội tập trung ở Nam Trung Bộ. Tại các chi đội, ngoài một số ít y tá cũ, bộ đội đã chỉ định một số anh em chiến sĩ nào biết ít nhiều về thuốc như anh em hướng đạo sinh... làm cứu thương, đồng thời ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời cũng giao cho dân y mở lớp Hồng thập tư ngắn ngày để cung cấp người chuyên môn cho các chi đội. Cũng như ở Nam Bộ, việc điều trị bệnh binh lúc này vẫn dựa vào lưc lượng của dân y.

Tháng mười một năm 1946, Ban y tế Vệ quốc đoàn đã bổ sung cho Nam Trung Bộ: 2 bác sĩ, 2 sinh viên y khoa. Sở y tế Trung Bộ cũng cử vào Quảng Ngãi 5 y sĩ và cử vào Quảng Nam 1 y sĩ để phục vụ y tế cho bộ đội và nhân dân trong tỉnh.

Các chi đội Nam tiến đều có y tá, cứu thương đi theo phục vụ. Đây là các y tá các bệnh viện dân y tình nguyện nhập ngũ, còn những cứu thương nam, nữ đều là thanh niên học sinh mới được huấn luyện ngắn ngày tại các bệnh viện dân y ngoài Bắc.

Theo tổ chức quân đội, Nam Trung Bộ lúc này chia làm 2 khu : Khu 5 và Khu 6.

Tại Khu 6. Do chiến sự xảy ra sớm, các tỉnh trong khu hoặc bị chiếm, hoặc bị chia cắt, nên không có tổ chức quân y ở khu. Từng nơi đều tổ chức tự động công tác, tổ chức thành bệnh viện quân dân y. Tại Buôn Mê Thuột thành lập một bệnh viện quân dân y do một bác sĩ phụ trách. Tại Phan Thiết, ủy ban quân sự Phan Thiết đã huy động 4 bác sĩ cùng toàn thể nhân viên bệnh viện Phan Thiết cùng một số nhân viên khác tổ chức thành Bệnh viện quân dân y Phan Thiết. Tại Nha Trang, ngoài số nhân viên của Bệnh viện Nha Trang còn huy động cả một số bác sĩ, dược sĩ làm tư tổ chức thành Bệnh viện quân dân y Nha Trang.

Nhìn chung, tổ chức y tế các tỉnh đều thành lập các bệnh viện quân dân y trực tiếp phục vụ chiến đấu. Các bệnh viện quân dân y đều tập trung tại các đô thị, nên khi chiến sự lan tới, các cơ sở quân dân y đều gặp nhiều lúng túng, không bảo đảm được nhiệm vụ khi bộ đội rút lui, có nơi có gặp tổn thất.

Khi Pháp tấn công Nha Trang, ta rút ra ngoài thành bao vây địch gần 4 tháng. Cơ sở điều trị, thuốc, dụng cụ y tế và hầu hết nhân viên y tế của thành phố Nha Trang cũng rút ra ngoài theo bộ đội và tổ chức thành bệnh viện hậu phương của bộ đội Nha Trang. Nhân viên chuyên môn lúc này có rất ít, nên Tỉnh ủy Khánh Hòa đã vận động toàn nữ thanh niên Trưng Trắc, Trưng Nhị tổ chức thành một đội nữ Hồng thập tự gồm 30 người. Đội này sau khi được học tập ngắn ngày về cấp cứu đã được phân công đi phục vụ tại các cơ sở điều trị hoặc đi theo bộ đội ra hỏa tuyến vừa chiến đấu, vừa cấp cứu thương binh. Nhiều chị em đã bình tĩnh băng bó cho thương binh ngay dưới tầm bom đạn địch, dùng cáng, dùng thuyền hoặc tự mình cõng thương binh vượt khỏi vòng vây của địch. Trong nhiệm vụ vẻ vang của mình, có chị đã bị thương nặng, có chị đã anh dũng hy sinh vì thương binh, vì Tổ quốc 1 . Đồng thời với việc chuyển Bệnh viện Nha Trang thành Quân y viện để phục vụ bộ đội chiến đấu ở mặt trận Nha Trang, ta còn chuyển Phòng bào chế ở Suối Tre (Nam Bộ) ra Phan Thiết và rời cơ sở y tế Đà Lạt xuống Phan Rang, tạo thêm được một số cơ sở điều trị và chế thuốc cho kháng chiến. Sở y tế miền Nam Trung Bộ khi này phụ trách cả quân y và dân y.

Cũng trong thời gian này, từ ngoài Bắc Ban y tế Vệ quốc đoàn phái vào một số sinh viên y khoa, y tá, cứu thương đi theo các đơn vị Nam tiến. Tháng giêng 1946, Đoàn giải phẫu đầu tiên 2  đi cùng đồng chí giám đốc y tế Vệ quốc đoàn (có nhiệm vụ đi kiểm tra và bắt liên lạc với các tổ chức quân y các địa phương), tiếp sau đó Đoàn giải phẫu thứ hai từ Bắc vào tăng viện cho miền Nam. Nhờ thế, lực lượng quân y của miền Nam Trung Bộ ngày càng được tăng cường. Lực lượng quân y này đã kịp thời phục vụ, đáp ứng được một phần yêu cầu của chiến đấu, nhất là trong những trận đánh ngăn chặn địch, đánh rộng ra khỏi Phan Thiết, Buôn Mê Thuột và Nha Trang. Trong lúc tình hình khẩn trương và quyết liệt của các trận chiến đấu của miền Nam Trung Bộ, nhiều cán bộ và nhân viên quân y đã tỏ ra bình tĩnh dũng cảm, như ở chiến khu Phan Thiết, khi giặc đánh đến, toàn thể nhân viên bệnh xá chiến khu Phan Thiết đã dũng cảm chiến đấu đến cùng, bảo vệ được thương binh, rút ra được an toàn.

Tại Khu 5, tình hình còn yên tĩnh. Tháng mười một năm 1945, quân y Khu 5 được thành lập 3  tổ chức còn rất đơn giản. Mỗi trung đội vẫn do một y tá phụ trách, tại các tỉnh đều nhờ bệnh viện dân y của tỉnh giúp thêm cho bộ đội. Tháng giêng 1946, Sở y tế Trung Bộ bổ sung 2 y sĩ để thành lập bệnh viện quân y tại Quảng Ngãi, thành lập thêm 2 bệnh xá, nhân viên y tế thì điều động từ các bệnh xá dân y của huyện lên và đào tạo thêm một số cứu thương mới.

Ban quân y Khu 5 bắt đầu đào tạo một lớp 40 cứu thương (có 20 nữ), tiếp đó lại nhận được 10 nữ cứu thương từ miền Bắc gửi vào.

Lúc này, mặt trận Tây Nguyên bị uy hiếp, quân y mặt trận Tây Nguyên đã hình thành 3 tuyến phục vụ :

- Tại Bầu Cạn thành lập một trạm mổ, đồng chí trưởng ban quân y đảm nhiệm có 10 nữ cứu thương giúp việc.

- Tại Phú Phong lập một bệnh viện do một y tá phụ trách, có 10 nữ cứu thương phụ vụ cho 50 thương binh.

- Tại Bồng Sơn lập một bệnh xá do một bác sĩ phụ trách.

Được sự giúp đỡ của Ủy ban quân sự các tỉnh, theo đề nghị của đồng chí giám đốc y tế Vệ quốc đoàn lúc này đang làm việc tại các mặt trận phía Nam, các bệnh viện dân y các tỉnh chính thức giành một nửa bệnh viện phục vụ quân đội, đảm nhận việc tiếp tế thuốc, đào tạo cứu thương quân y cho các đơn vị đóng trong tỉnh. Việc kết hợp quân dân y ngày càng chặt chẽ, tạo điều kiện tốt cho công tác phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh.




------------------------------------------------------------------
1. Do chị Nguyễn Thị Ngọc Cầm làm đội trưởng.

2. Đoàn giải phẫu đầu tiên do bác sĩ Hoàng Đình Cầu phụ trách.

3. Do bác sĩ Nguyễn Thiện Thành phụ trách và 2 đồng chí y tá dân y của bệnh viện Quy Nhơn tình nguyện tòng quân.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2020, 09:21:18 am
3. Vệ quốc đoàn, Ban y tế Vệ quốc đoàn Hà Nội, “Hội cứu thương” Bắc Bộ. Sắc lệnh trưng dụng các y sĩ, bác sĩ, dược sĩ vào phục vụ quân đội. Trường huấn luyện y tá Vệ quốc đoàn. Thành lập Ban y tế vệ quốc đoàn. Thành lập Phòng bào chế tiếp tế đầu tiên.

Tại Bắc Bộ và Trung Bộ, từ cuối tháng tám đến đầu tháng mười năm 1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng hầu hết các thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra. Chúng tăng cường gây sức ép, giúp bọn tay sai hoạt động phá hoại nhằm lật đồ chính quyền cách mạng.
Đồng thời, quân Pháp chạy trốn quân Nhật trước đây (9 tháng ba năm 1945) cũng trở lại đánh chiếm một số nơi như Lai Châu, và nhảy dù xuống Đông Triều, Phúc Yên, Thừa Thiên, Quảng Nam,... Bọn phản cách mạng trong nước nhân cơ hội ngóc đầu dậy cùng bọn tay sai Mỹ - Tưởng ra sức chống phá cách mạng. Có bọn cướp chính quyền ở địa phương, lập căn cứ phản động chống chính phủ lâm thời (Lao Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Yên, Lạng Sơn, Hải Ninh...). Có bọn tiến hành phá hoại ở các thành phố, thị xã.

Thưc hiện chủ trương của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta hết sức bình tĩnh đề phòng mọi khiêu khích, tránh xung đột với quân Tưởng. Với các hình thức đấu tranh linh hoạt và kiên quyết ta đã buộc chúng phải tôn trọng chính quyền nhân dân và chủ quyền dân tộc của ta. Vấn đề cốt tử để đối phó với mọi tình thế là tranh thủ thời gian ráo riết xây dựng, phát triển thực lực của cách mạng.
Tháng chín năm 1945, Hồ Chủ tịch chỉ thị phải nhanh chóng chấn chỉnh, mở rộng Giải phóng quân Việt Nam và đổi tên là Vệ quốc đoàn. Từ đây Quân giải phóng Việt Nam trở thành quân đội của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mang tên Vệ quốc đoàn.

Ở miền Bắc, tình hình chính trị tuy có nhiều phức tạp, nhưng chiến sự chưa lan tới nên cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển công tác quân y. Ở các chiến khu, các chi đội đều có ban y tế, các ban này phần lớn là do anh em y tá cũ hoặc cứu thương mới đào tạo cấp tốc được cử ra phụ trách. Trừ một số nơi có bác sĩ tình nguyện đứng ra tổ chức Ban y tế Vệ quốc đoàn  1.

Riêng ở Hà Nội, sau khi Quân giải phóng từ Thái Nguyên tiến về (tháng chín năm 1945) trong trại Trung ương Vệ quốc đoàn Hà Nội chỉ có một sinh viên y khoa 2 phụ trách phát thuốc hàng ngày cho những người ốm. Cuối tháng chín năm 1945, bác sĩ Vũ Văn Cẩn tình nguyện gia nhập Vệ quốc đoàn và được đồng chí Chủ tịch Ủy ban bảo vệ thành phố Hà Nội giao cho tổ chức Ban y tế Vệ quốc đoàn Hà Nội. Nhiệm vụ của ban y tế lúc này mới chỉ là phục vụ các đơn vị Hà Nội, một số đơn vị tự vệ, du kích và bộ đội Nam tiến. Sau những ngày chiến đấu gian khổ ở chiến khu về, bộ đội bị ốm nhiều, đặc biệt là bệnh sốt rét và sâu quảng là hai bệnh phổ biến lúc bấy giờ. Người thiếu, thuốc thiếu nên việc chính của Ban y tế là tổ chức một nơi thăm bệnh và khám sức khỏe cho bộ đội, giới thiệu những người ốm sang bệnh viện dân y. Dần dần có thêm một số sinh viên y khoa và nữ hồng thập tự tòng quân 3 ,  từ một phòng thăm bệnh đã phát triển thêm một bệnh xá và một văn phòng làm việc. Cũng như các tổ chức quân y ở các chiến khu, Ban y tế đã tranh thủ, mở được hai lớp cứu thương ngắn ngày để cung cấp nhân viên cho các đơn vị trực thuộc.

Ngày 19 tháng mười năm 1945, Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ thành lập “Hội cứu thương”, nhiều chị em đã được huấn luyện công tác cứu thương và sau này tòng quân trở thành cán bộ quân y.

Nhu cầu cán bộ quân y ngày càng trở thành gay gắt, cần phải có trong một thời gian ngắn một số y bác sĩ vào phục vụ trong quân đội, phục vụ chiến đấu ở miền Nam. Việc kêu gọi tòng quân vào lúc có phong trào Nam tiến đang rầm rộ, nên đã có kết quả nhất định. Nhưng nhu cầu ngày một tăng mà số người tình nguyện chỉ có hạn, nên ngày 24 tháng mười một năm 1945, Chính phủ đã ra sắc lệnh trưng dụng các y sĩ, bác sĩ, dược sĩ vào phục vụ quân đội 4

Việc trưng tập này gặp nhiều khó khăn, số đông các y sĩ, bác sĩ, dược sĩ lúc đó đều có tâm lý ngại gian khổ, sợ tham gia bộ đội sẽ trở ngại cho việc làm tư, mặt khác còn hoang mang do dự trước tình hình chính trị phức tạp lúc đó, một số đã ngả theo bọn phản động Quốc dân đảng phản đối lệnh trưng tập (đứng đầu bọn này có Trương Đình Tri lúc ấy là Bộ trưởng Bộ y tế thay bác sĩ Hoàng Tích Trí, sau khi thành lập Chính phủ liên hiệp). Vì vậy, mặc dù có lệnh trưng tập, nhưng thực sự là phải tranh thủ thuyết phục từng người một. Thời gian trưng tập cũng chỉ quy định cho mỗi người là 6 tháng và lần lượt từ người trẻ tuổi và gia đình có ít con đi trước.

Đồng thời với việc trưng tập, tiếp tục mở các lớp huấn luyện y tá Vệ quốc đoàn 5.

Từ tháng chín năm 1945, Ban y tế Vệ quốc đoàn Hà Nội bắt đầu đào tạo cứu thương, mỗi khóa học khoảng 30 - 45 ngày. Khóa đầu có 150 học sinh. Cuối khóa giữ lại 30 học sinh để đào tạo thêm 2 tháng nữa thành y tá. Các khóa 2, 3 cũng tiếp tục như vậy. Ngày 12 tháng bẩy năm 1945 tại giảng đường Trường đại học y khoa Hà Nội đã làm lễ bế mạc lớp y tá Vệ quốc đoàn khóa 3. Trong buổi này đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đến dự, động viên và giao nhiệm vụ.

Với số cán bộ tình nguyện, đào tạo và trưng tập đó, đến tháng ba năm 1946, từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ đả có một số cán bộ quân y tối thiểu để phục vụ cho nhu cầu của quân đội.

Sự phát triển của quân đội đòi hỏi phải có một tổ chức y tế chung, nên tháng mười hai năm 1945, Bộ y tế ra nghị định thành lập Ban y tế Vệ quốc đoàn và cử bác sĩ Vũ Văn Cẩn làm giám đốc.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu, Ban y tế Vệ quốc đoàn đã gấp rút tiến hành :

- Củng cố Ban y tế Vệ quốc đoàn, cụ thể là quân y xá và văn phòng, làm cơ sở cho cơ quan chỉ đạo sau này.

- Động viên, hô hào các nhân viên y tế cũ tòng quân, gấp rút đào tạo y tá, cứu thương làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ đầu tiên của ngành quân y sau này và để tăng viện cho mặt trận miền Nam đang đòi hỏi.

Ngày 5 tháng ba năm 1946, thành lập Phòng bào chế tiếp tế đầu tiên ở Ba Thá (Hà Đông) do dược sĩ Vũ Công Thuyết phụ trách; phương tiện, dụng cụ là những thứ thu thập được ở nhà thương Đồn Thủy, nhân viên có 8 người vừa làm vừa học, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kho tàng và pha chế một số thuốc thông thường để cấp phát cho các đơn vị quân đội.

Về tổ chức, ngành quân y đã bắt đầu có một cơ quan chỉ đạo chung, song thực tế về điều kiện và khả năng có hạn nên ngoài mấy việc kể trên, các đơn vị các địa phương vẫn phải tự lực về mọi mặt.




-----------------------------------------------------------------
1. Bác sĩ Nguyễn Văn Vịnh tổ chức Ban y tế Vệ quốc đoàn Hải Phòng, bác sĩ Trương Tấn Lập phụ trách y tế chi đội Lý Thường Kiệt ở Vĩnh Phú.

2. Đồng chí Phạm Thế, sinh viên y khoa, theo Quân giải phóng từ chiến khu về.

3. Sinh viên Nguyễn Sỹ Quốc, Nguyễn Xuân Ty, Trịnh Văn Khiêm, nữ hồng thập tự Nguyễn Thị Hải Nguyệt, Hoàng Thị Kim Quy.

4. Sắc lệnh số 66/SL ngày 24-11-1945.

5. Trường y tá Vệ quốc đoàn Quân y cục, do bác sĩ Đỗ Đạo Tiềm làm giám đốc, hoạt động từ tháng chín năm 1945 đến tháng mười một năm 1946, huấn luyện được 4 khóa y tá Vệ quốc đoàn.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2020, 09:24:57 am
CHƯƠNG HAI
NGÀNH QUÂN Y CÙNG QUÂN DÂN CẢ NƯỚC TÍCH CỰC
CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN (3-1946 — 12-1946)



Đến cuối tháng hai đầu tháng ba năm 1946, ở miền Bắc toàn dân đoàn kết một lòng đã giữ vững củng cố chính quyền nhân dân. Bè lũ Mỹ - Tưởng và tay sai không thực hiện được âm mưu lật đổ của chúng. Ở miền Nam, cuộc kháng chiến được giữ vững. Âm mưu đánh nhanh, giải quyết nhanh của thực dân Pháp đã bị thất bại.

Chủ nghĩa đế quốc Mỹ - Tưởng và Anh - Pháp đã tạm dẹp mâu thuẫn bộ phận ở Đông Dương, thỏa thuận với nhau cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam. Âm mưu của địch định hãm ta vào thế cô độc, buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc.

Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương “Hòa đề tiến”, chủ trương đó dẫn đến việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng ba giữa ta và Pháp, bằng việc ký hiệp định nay ta đã chia rẽ được kẻ thù, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tạo điều kiện khôi phục, phát triển phong trào cách mạng miền Nam.

Từ Hiệp định sơ bộ 6 tháng ba năm 1946 đến toàn quốc kháng chiến là một thời kỳ đấu tranh phức tạp, quyết liệt giữa nhân dân ta với bè lũ đế quốc và bọn tay sai của chúng, một quá trình giáo dục và tổ chức quần chúng liên tục, gấp rút sửa soạn cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi trên cả nước.

Tại Nam Bộ, sau khi ký Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp vẫn duy trì chiến tranh xâm lược và có âm mưu chia cắt lâu dài Tổ quốc ta. Cuộc đấu tranh cách mạng rộng lớn với khí thế mãnh liệt, đến cuối năm 1946 vẫn tiếp tục phát triển. Đó là một quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn, từ địa phương đến toàn miền Nam, ở cả nông thôn và thành thị, kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Với phong trào nổi dậy, vùng giải phóng được mở rộng gấp nhiều lần, chiếm phần lớn nông thôn Nam Bộ. Các căn cứ lớn nhỏ thực sự hình thành và bước đầu được củng cố. Từ các căn cứ, bộ đội ta tiến đánh khống chế các đường giao thông chiến lược, đột nhập vào các đô thị, thành phố. Với sự hình thành các căn cứ kháng chiến ở khắp nơi như vậy, hình thái xen kẽ, cài răng lược giữa ta và địch đã xuất hiện rõ rệt.
Nhờ có lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, lực lượng du kích, tự vệ đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhiều đội du kích được xây dựng thành các chi đội Vệ quốc đoàn. Mỗi tỉnh xây dựng một hai chi đội. Đã có một số chi đội và đơn vị trực thuộc các khu. Toàn Nam Bộ từ một chi đội đến đây đã có hai chi đội. Lực lượng vũ trang tập trung vừa được tổ chức lại đều có hệ thống Đảng trong quân đội từ xứ ủy đến chi đội ủy và các chi bộ lãnh đạo. Điều này có ý nghĩa quyết định để phát huy bản chất cách mạng, bảo đảm sự thống nhất chỉ huy và sự phát triển của các lưc lượng vũ trang nhân dân ở Nam Bộ.

Nằm giữa vựa lúa Nam Bộ hầu hết đã được giải phóng, được chính quyền nhân dân chăm sóc tận tình, các đơn vị đều được nuôi dưỡng tương đối đầy đủ. Đó là điều kiện thuận lợi để các lực lượng vũ trang phát triển. Bộ đội đã có nhiều kinh nghiệm đánh các đồn bốt nhỏ bằng lối đánh tập kích, phục kích trên bộ, trên sông, nổi bật là có nhiều tiến bộ trong chống càn quét. Vừa xây dựng vừa chiến đấu, lực lượng vũ trang nhân dân ở Nam Bộ đã lớn mạnh từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ phân tán đến tập trung, sàng lọc, tôi luyện trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp xâm lược.

1. Ban y tế các chi đội, Ban y tế các khu. Thành lập Sở quân y Nam Bộ. Thành lâp phòng y tế các khu. Tổ chức bệnh viện các khu, hoạt động bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh bệnh binh của các chi đội, huấn luyện cứu thương tại các chi đội.

Từ tháng mười hai năm 1945, trở đi các chi đội lần lượt được thành lập ở Khu 7, Khu 8 rồi đến Khu 9 1 . Sau khi thành lập các chi đội, ban chỉ huy chi đội xét khả năng cán bộ chuyên môn trong chi đội mình chỉ định người phụ trách. Từ đó ban y tế các chi đội được lần lượt hình thành và đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban chỉ huy chi đội. Lúc này chưa có một tổ chức chỉ đạo nghiệp vụ chung cho các ban y tế các chi đội.

Tổ chức ban y tế chi đội có một văn phòng, một dưỡng đường và các cứu thương đại đội. Tất cả nhân viên có khoảng trên dưới 20 người. Có chi đội có y sĩ hoặc bác sĩ phụ trách, (như ở Khu 7), 2 - 5 y tá, số còn lại là cứu thương.

Sau Hiệp định sơ bộ 6 tháng ba năm 1946, Ủy ban hành chính Nam Bộ được thành lập và bắt đầu có cung cấp cho bộ đội Khu 7 và đến Tạm ước 14 tháng chín năm 1946, Nam Bộ chính thức tổ chức lại thành lập 3 khu quân sự. Bộ tư lệnh Nam Bộ và Bộ tư lệnh các quân khu quyết định thành lập Sở quân dân y Nam Bộ và các phòng y tế các khu, bác sĩ Hồ Văn Huê phụ trách Ban y tế chiến khu 7 được cử làm Giám đốc Sở quân dân y Nam Bộ kiêm Trưởng phòng Y tế Khu 7.

Tổ chức này đánh dấu sự hình thành của ngành quân dân y Nam Bộ có hệ thống tổ chức từ toàn miền đến quân y các đại đội.

Về tổ chức : Sở quân y Nam Bộ và phòng y tế các khu còn rất đơn giản, Sở quân dân y cũng chưa quan niệm được nhiệm vụ của sở đối với các phòng y tế các khu. Phòng y tế các khu cũng chưa hình dung được nhiệm vụ cụ thể của phòng đối với ban y tế các chi đội. Công việc của các địa phương vẫn là do địa phương tự lo liệu lấy.

Các phòng y tế các khu thì dựa vào bệnh viện của khu để tổ chức khám bệnh và điều trị cho cán bộ, chiến sĩ trong khu vực và cho cơ quan Bộ tư lệnh khu, đồng thời cũng cung cấp một số thuốc cho một số đơn vị không phải với tính chất là một chế độ cấp phát mà là giúp đỡ, tương trợ khi có điều kiện.

Tổ chức và nhiệm vụ bệnh viện các khu cũng rất đơn giản. Lúc đầu là thu dung cứu chữa bệnh binh, sau dần số thương binh ngày một đông lên, lượng thu dung khoảng 30 đến 60 thương binh, bệnh binh.

Do điều kiện chiến đấu và sinh hoạt gian khổ nên chấy rận, ghẻ lở và một số bệnh ngoài da khác đã phát triển trong một số đơn vị. Từ sau Tạm ước 14 tháng chín năm 1946, các đơn vị các địa phương được củng cố một bước, điều kiện tiếp tế và cung cấp có khá hơn, bộ đội có thời gian nghỉ ngơi, luyện tập nên các bệnh ngoài da, nạn chấy rận giảm dần, sức khỏe được khôi phục và từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, ý thức phòng chống sốt rét của quân y và bộ đội còn kém, nên bệnh sốt rét đã phát triển trong bộ đội hoạt động các vùng Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh và các vùng của rừng U Minh.

Các đại đội thường hoạt động trên một địa bàn nhất định, xa ban y tế chi đội, nên cứu thương đại đội thường phải tự lực giải quyết mọi yêu cầu cứu chữa tại chỗ. Bệnh tật chủ yếu là sốt rét, một số bệnh ngoài da, lỵ. Cứu thương đại đội còn giữ điều trị những vết thương nhẹ. Dựa vào bộ đội và nhân dân địa phương, anh em cứu thương đại đội đều dùng thuốc nam để chữa một số chứng bệnh như: sốt, cảm, ho, đau bụng, lỵ, ghẻ...

Trong chiến đấu cứu thương đại đội thường đi theo ban chỉ huy đại đội, nắm tình hình thương binh trong đại đội, cấp cứu sơ bộ tại mặt trận và tổ chức chuyển thương binh về nơi quy định. Sau chiến đấu rút quân thì đưa thương binh về địa điểm an toàn và săn sóc lần thứ hai tại đây. Khi có thương binh nặng thì tổ chức đưa về dưỡng đường chi đội, còn thương binh nhẹ thì giữ lại điều trị tại đơn vị. Mỗi trận chiến đấu thường có 3 đến 7 thương binh, tính chất vết thương ít phức tạp do đạn thẳng, đạm đum đum, lựu đạn gây nên, lượng thu dung thương binh, bệnh binh tại dưỡng đường chi đội thường khoảng 40 đến 60.

Trong năm 1946, Nam Bộ chưa có cơ sở sản xuất bào chế thuốc, nguồn thuốc cung cấp chủ yếu dựa vào mua, quyên góp của nhân dân nên số lượng cũng có hạn, nhưng do thương binh có ít, anh em quân y lại có ý thức tiết kiệm, lại biết khai thác sử dụng thuốc nam nên đã tự lực giải quyết được nhiều việc, khắc phục được một phần thiếu thốn.

Các chi đội đều tự đào tạo lấy cứu thương vì chưa có chương trình thống nhất nên các ban y tế các chi đội thường dựa trên công tác thực tế hàng ngày mà hướng dẫn cho anh chị em.

Tại Nam Trung Bộ, quân Pháp cũng không thi hành Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946. Chúng tập trung nhiều lực lượng tiến công hòng chiếm đóng các tỉnh tự do của ta, đồng thời ra sức càn quét, bình định các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

Cũng như ở Nam Bộ, tại các vùng bị địch tạm chiếm ở cực Nam Trung Bộ, nhân dân các tỉnh đã vùng lên đấu tranh với địch, khôi phục lại chính quyền cách mạng. Ở Tây Nguyên chiến tranh du kích bước đầu đã phát triển, nhiều căn cứ du kích nhỏ mọc lên ở nông thôn đồng bằng và rừng núi. Trong phong trào nổi dậy của nhân dân, lực lượng bộ đội và du kích địa phương đều phát triển.

Tháng tư năm 1946 thành lập 3 đại đoàn hoạt động từ Quảng Nam đến Phan Rang và Tây Nguyên.




-----------------------------------------------------------------
1. Nam Bộ lúc này chia làm ba khu :
- Chiến khu 7: Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn.
- Chiến khu 8: Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.
- Chiến khu 9: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2020, 02:07:10 pm
2. Hình thành hệ tổ chức quân y ở Nam Trung Bộ. Thành lập Quân y vụ đại đoàn, Ban quân y trung đoàn. Quân y phục vụ chiến đấu ở các mặt trận cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trạm phẫu thuật. Bệnh viện mặt trận. Quân y Tây Nguyên dựa vào dân triển khai phục vụ thương binh.

Sau khi Quân y cục và Phân cục quân y Trung Bộ được thành lập, chế độ trưng tập cán bộ y tế phục vụ quân đội được thực hiện, nên đã có được một số cán hộ tăng cường cho quân y Nam Trung Bộ.

Từ tháng ba đến tháng mười hai năm 1946, Quân y Nam Trung Bộ đã được tăng cường 9 bác sĩ, 7 y sĩ, 45 y tá quân đội, một số y tá dân y chuyển sang, 5 dược tá do Phân cục quân y Trung Bộ đào tạo.

Nhờ số cán bộ này, quân y Khu 5 bắt đầu được xây dựng thành một hệ thống và tách khỏi y tế về mặt tổ chức.

Tại các đại đoàn đều thành lập các quân y vụ đại đoàn do một bác sĩ làm quân y vụ trưởng. Mỗi trung đoàn đều có một bác sĩ hoặc một y sĩ phụ trách, có nơi do một y tá phụ trách, quân y các đại đoàn đều chịu sự chỉ đạo của Phân cục quân y Trung Bộ tại Huế.

Mỗi quân y vụ đại đoàn, ban quân y trung đoàn đều có bệnh viện, tiểu đoàn có bệnh xá, đại đội có tương đối đủ y tá, cứu thương.

Tổ chức chỉ đạo quân y còn rất đơn giản. Các đồng chí phụ trách quân y đại đoàn, trung đoàn đều trực tiếp làm công tác điều trị tại bệnh viện, giúp việc có một ít nhân viên quản lý, kế toán giữ và phát thuốc.

Sau khi thành lập, Quân y cục và Phân cục quân y Trung Bộ đã cố gắng tiếp tế thuốc cho Nam Trung Bộ. Việc cấp thuốc chưa được đều, có gì cấp nấy, có hoàn cảnh thì tiếp tế và chưa thành chế độ, tiêu chuẩn. Thuốc và dụng cụ y tế còn thiếu thốn nhiều. Các đại đoàn đã cử cán bộ sang các bệnh viện dân y để học về pha chế thuốc và đã bắt đầu pha chế một số thuốc thông dụng, đơn giản cho bộ đội.

Về cán bộ, do đa số là cán bộ trưng tập có thời hạn nên cũng không ổn định. Đến cuối năm 1946 đã có 7 bác sĩ, 7 sinh viên và y sĩ, hầu hết là y tá dân y trưng tập trở về Bắc. Số còn lại có tư tưởng tạm bợ, thiếu yên tâm. Số cán bộ trưng tập ngoài sinh hoạt phí được hưởng như bộ đội còn được hưởng thêm phần lương cũ, chế độ này được hưởng cho đến hết năm 1949 mới thôi. Ngoài một số cán bộ trưng tập, còn có một số bác sĩ, y tá dân y tình nguyện gia nhập Vệ quốc đoàn, số y tá, cứu thương do quân y đào tạo đều hưởng mọi sinh hoạt như bộ đội.
Đội ngũ cán bộ quân y Nam Trung Bộ, mặc dù những hạn chế về nhiều mặt, đã có những cống hiến tích cực xây dựng ngành quân y trong thời kỳ hình thành.

Tại mặt trận An Khê, tháng sáu năm 1946, sau khi dịch chiếm Đông An Khê, Bệnh viện Tuy Hòa đã di chuyển ra Bồng Sơn để phục vụ, tránh lâm vào tình trạng bị chia cắt. Tháng bảy năm 1946 ta ngăn chặn được dịch, bệnh viện đã chia làm 3 bộ phận nhằm phục vụ yêu cầu tác chiến lúc đó 1.

Trong một thời gian ngắn, tại Phú Yên đã hình thành được 5 cơ sở điều trị (Bệnh viện Sông Cầu, Bệnh viện Ngân Sơn, Bệnh viện Tuy Hòa, Bệnh viện Bàn Thạch, Bệnh viện Củng Sơn) tập trung tới 3 bác sĩ, 3 sinh viên y khoa và hơn 30 y tá của Quân y cục tăng cường, chưa kể số y tá Nam tiến, dân y biệt phái và cứu thương sẵn có.

Tại cực Nam Trung Bộ tình hình có khó khăn hơn. Hai trung đoàn hoạt động ở đây đều thiếu bác sĩ, chỉ có y tá phụ trách. Các trung đoàn bộ và các đại đội đều thành lập bệnh xá riêng, mỗi đại đội có 1 y tá và 3 cứu thương.

Tuy đã có một tổ chức quân y nhất định, nhưng thực ra việc liên hệ công tác rất khó khăn, các đơn vị đều tư lo liệu lấy công việc. Thuốc và dụng cụ y tế cũng do đơn vị tự mua lấy. Tổ chức bào chế tuy có đặt ra nhưng chưa biết pha chế.

Tại mặt trận Tây Nguyên. Sau khi xây dựng Đại đoàn 23, ta mở một đợt chiến công tháng mười năm 1946 vào Cửu An, Tú Thủy, Konack là một trận đánh tương đối lớn của Nam Trung Bộ. Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ về mặt quân sự, nên các công tác chuẩn bị được chu đáo, phục vụ được kịp thời. Trong trận này, lần đầu đã sơ bộ hình thành bậc thang cứu chữa vận chuyển và vận động được tốt nhân dân trong công tác phục vụ thương binh, bệnh binh.

Ngoài y tá, cứu thương đi theo các đại đội, tiểu đoàn mặt trận thành lập thêm:

Hai trạm hoàn phẫu (thực chất là trạm phẫu thuật có khả năng phẫu thuật và điều trị cơ bản), mỗi trạm có một bác sĩ, một y tá phẫu thuật, một cứu thương và một số chị em địa phương tham gia phục vụ. Một trạm đóng ở Đồng Tranh cách đồn Tú Thủy 7km, một trạm cách đồn Cửu An 12km và cách đồn Konack 20km. Cả 2 trạm đều đóng ở nhà dân cạnh sông, đều được trang bị một bộ dụng cụ mổ, một số thuốc chiến thương đựng gọn trong túi vải. Trong trận đánh, mỗi trạm thu dung trên dưới 100 thương binh.

Bệnh viện mật trận do một y sĩ phụ trách đóng ở Phú Phong, nhân viên của trạm lấy từ các tiểu đoàn, trung đoàn ra trong thời gian chiến đấu. Bệnh viện này có nhiệm vụ tiếp tế thuốc cho tuyến trước, tiếp tục điều trị và vận chuyển thương binh ra Huế bằng xe lửa, bệnh viện mang rõ tính chất bệnh viện chuyển thương.

Việc triển khai trạm phẫu thuật và bệnh viện mặt trận này đánh dấu sự chuyển biến bước đầu của công tác bảo đảm quân y, đã tiến hành phẫu thuật ở những nơi không có điều kiện thiết bị chuyên môn. Cơ sở quân y đã biết bám sát lấy đội hình chiến đấu mà phục vụ, đã biết dựa vào dân trong việc triển khai trạm, và tổ chức săn sóc, hộ lý, nuôi dưỡng thương binh. Đồng thời lần đầu tiên quân y cũng sơ bộ rút được kinh nghiệm trong phục vụ chiến thuật đánh công sự vững chắc.

Tại miền Bắc, theo Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng ba năm 1946, quân Pháp vào đóng ở nhiều thành phố, thị xã quan trọng, chúng tiếp tục khiêu khích hoạt động lấn tới. Quân Tưởng nấn ná không chịu rút, bọn phản động trong nước tiếp tục phá hoại cách mạng, nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang lúc này là ra sức củng cố, tăng cường lực lượng, hết sức xúc tiến việc sửa soạn cho cuộc kháng chiến cả nước chống quân Pháp xâm lược. Lực lượng vũ trang tập trung lúc này đã được củng cố, chấn chỉnh về nhiều mặt. Tổ chức Đảng trong quân đội được kiện toàn, hệ thống Đảng trong quân đội từ Trung ương Quân ủy đến chi bộ được hoàn chỉnh, chế độ chính trị viên cùng đội trưởng phụ trách đơn vị được thực hiện trong toàn quân, cơ quan chính trị các cấp được thành lập. Việc đào tạo cán bộ các cấp được ráo riết tiến hành.

Về tổ chức, theo sắc lệnh 71 ngày 22 tháng năm năm 1946, Vệ quốc đoàn chính thức trở thành quân đội quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, biên chế chính thức theo từng trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, tổng số quân lên tới 8 vạn với gần một triệu du kích và tự vệ. Toàn quốc lúc này chia làm 12 chiến khu. Chiến khu nào cũng có tiền tuyến, hậu phương, thuận tiện cho việc chỉ đạo chiến tranh. Công tác hậu cần bước đầu được xây dựng trên nhiều mặt, tháng mười một năm 1946, việc cấp phát sinh hoạt phí cho bộ đội được quy định.

Hồ Chủ tịch luôn chăm chú theo dõi từng bước đi của quân đội, trong bước đầu trưởng thành, luôn quan tâm giáo dục và bồi dưỡng cho quân đội. Đối với quân đội, hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh của Đảng, hình ảnh của Tổ quốc, là sức mạnh lớn lao, động viên toàn quân hoàn thành nhiệm vụ.

Cuối tháng sáu năm 1946, toàn bộ quân Tưởng đều phải rút về nước. Bọn phản động trong nước tiếp tục gây nhiều tội ác đẫm máu chống lại nhân dân. Chính phủ ra lệnh kiên quyết trừng trị bọn phản động. Quân đội ta đã cùng nhân dân tấn công bọn phản động giải phóng các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai, chính quyền nhân dân được tăng cường, hậu phương của kháng chiến được củng cố.

Cũng từ tháng sáu năm 1946, thực dân Pháp càng để lộ rõ dã tâm xâm lược nước ta. Chúng liên tiếp gây ra những vụ xung đột địa phương để lấy cớ xâm lược từng vùng, lấn tới từng phần. Mặc dù có Tạm ước 14 tháng chín năm 1946, tình hình giữa ta và Pháp vẫn căng thẳng.
Ngày 19 tháng mười năm 1946, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng họp để đánh giá đúng tình hình, có những biện pháp quan trọng thúc đẩy sự chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Hội nghị đã đem nguyên tắc tổ chức của Đảng để xác định các nguyên tắc chỉ huy và lãnh đạo, đã đem truyền thống đoàn kết của Đảng để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong quân đội. Cũng trong lúc này, Hồ Chủ tịch ra chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” để đẩy mạnh công cuộc sửa soạn kháng chiến.

Thực dân Pháp ngoan cố đã chọn con đường chiến tranh, điều kiện hòa hoãn đã hết. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

20 giờ ngày 19 tháng mười hai năm 1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc nổ ra ở Hà Nội, mở ra một thời kỳ mới : thời kỳ kháng chiến cả nước.





-----------------------------------------------------------------
1. Bộ phận chính ở lại phối hợp với một số nhân viên dân y của bệnh xá Bồng Sơn, thành lập Bệnh viện phẫu thuật đại đoàn do bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng phụ trách.
Bộ phận thứ hai thành lập Bệnh viện ở Nam Bình Định do bác sĩ Võ Văn Vinh phụ trách.
Bộ phận thứ ba trở lại Phú Yên, phối hợp với quân y Khánh Hòa thành lập Bệnh viên Sông Cầu do bác sĩ Hoàng Đình Cầu phụ trách.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2020, 02:15:39 pm
3. Thành lập Quân y cục trong Bộ Quốc phòng. Hội nghị quân y lần thứ nhất về vấn đề tổ chúc. Thành lập quân y vụ các chiến khu. Thành lập Viện bào chế tiếp tế Trung ương. Thành lập Ty bào chế tiếp tế Quân y phân cục Trung Bộ. Lớp dược tá đầu tiên của quân đội. Quyết nghị án của Hội nghị quân sự Đảng toàn quốc ngày 19 tháng mười năm 1946 về quân y. Lệnh trưng tập lần hai. Mở Trường quân y đại học. Xuất bản báo Vui Sống.

Sau khi thành lập Chính phủ liên hiệp, Bộ Quốc phòng được chính thức thành lập. Ngày 16 tháng tư năm 1946, Bộ quốc phòng ra quyết định số 12/NĐ thành lập Quân y cục do bác sĩ Vũ Văn Cẩn làm Cục trưởng.

Ngày 16 tháng tư năm 1946 được coi là ngày chính thức thành lập ngành quân y và là ngày truyền thống của ngành quân y.

Để thích hợp với tổ chức quân đội, Hội nghị cán bộ quân y lần thứ nhất họp tại Hà Nội vào tháng sáu năm 1946, có đại diện của Bộ Tổng tham mưu dự đã thảo luận và thông qua về hệ thống tổ chức quân y.

Ở Bắc Bộ : các Quân y vụ khu 1, 2, 3 rồi 10, 11, được lần lượt thành lập.

Ở Trung Bộ : thành lập Quân y phân cục.

Ở Nam Bộ: tới cuối tháng chín 1946 mới chia thành 3 khu : 7, 8 và 9, mỗi khu tổ chức một phòng quân y, tính chất công tác của phòng quân y tương tự như quân y vụ.

Dưới sự chỉ đạo của quân y vụ, có tổ chức các ban quân y trung đoàn, ban quân y tiểu đoàn và ban quân y đại đội. Ở Nam Bộ lúc này chưa có ban quân y tiểu đoàn mà tổ chức ban quân y chi đội rồi đến ban quân y đại đội.

Các quân y vụ và các phòng quân y đều do một bác sĩ phụ trách, các ban quân y trung đoàn do bác sĩ hoặc y sĩ hoặc sinh viên y khoa phụ trách, các ban quân y tiểu đoàn, ban quân y đại đội do y tá hoặc cứu thương phụ trách.

Về tổ chức dược, ngoài Phòng bào chế tiếp tế ở Ba Thá, Cục quân y còn tổ chức thêm Viện bào chế tiếp tế Trung ương 1 để tiếp tế thuốc cho các bệnh viện và các quân y vụ. Thuốc và dụng cụ y tế lúc này đều do Bộ y tế cung cấp và tranh thủ thu thập ở một số nhà thương cũ của Pháp. Ngoài ra, ở Trung Bộ, tháng sáu năm 1946 cũng thành lập Ty bào chế tiếp tế của Quân y phân cục Trung Bộ  2. Ở Nam Bộ, do phải kháng chiến sớm nên công tác tiếp tế thuốc cũng vẫn dựa vào dân y. Lẻ tẻ một vài khu cũng có tổ chức phòng bào chế tiếp tế, phạm vi phuc vụ còn hạn chế.

Các cơ sở bào chế tiếp tế đầu tiên này bắt đầu hoạt động, vừa bào chế một số thuốc tiêm, bột, nước bằng những nguyên liệu có sẵn, vừa dự trữ, bảo quản, cấp phát thuốc cho một số bệnh viện và đơn vị bộ đội quanh vùng.

Đội ngũ cán bộ dược ban đầu còn rất ít, ngoài một số anh em dược sĩ, sinh viên dược khoa  3, dược tá cũ, số còn lại phần lớn là học sinh, nhân viên hồng thập tự vừa làm vừa học, mỗi phòng bào chế có khoảng trên dưới 10 người.

Tại Trung Bộ, tháng mười năm 1946 đã gấp rút đào tạo 12 dược tá cử đi phục vụ các đơn vị, đây cũng là lớp dược tá đầu tiên của quân đội.
Tại các trung đoàn, trừ một số đơn vị có cán bộ tòng quân, còn hầu hết đều chưa có dược tá, anh em y tá, cứu thương các đơn vị đều tự động kiêm nhiệm, lo liệu lấy thuốc và dụng cụ. Khả năng tiếp tế thuốc của Cục quân y còn hạn chế, nên nội dung công tác chuyên môn còn rất đơn giản.

Tháng sáu năm 1946, Quân y cục thành lập Quân y viện trung ương ở Hà Nội 4 để thu dung thương binh bệnh binh khu vực Hà Nội và để tiếp nhận thương binh, bệnh binh của các chiến khu gửi về, khả năng giải quyết kỹ thuật tuy có cao hơn cơ sở điều trị khác nhưng còn có hạn 5.

Quân y viện trung ương Hà Nội tổ chức một phòng bào chế, lúc đầu do một sinh viên dược khoa đảm nhiệm, sau được tăng cường một dược sĩ  6.

Để tăng cường chỉ đạo các tổ chức quân y, Quân y cục đã được củng cố một bước. Ngoài văn phòng đã thành lập Ban thanh tra  7, Ban nghiên cứu kế hoạch, và tổ chức thêm Phòng tuyển binh loại ngũ 8 .

Trong thời kỳ hình thành ngành quân y, do điều kiện thực tiễn của cách mạng lúc đó, đội ngũ cán bộ quân y ban đầu từ nhiều thành phần xã hội đã được thu hút đi theo cách mạng. Cạnh đội ngũ cán bộ trẻ, hăng hái nhiệt tình cách mạng, xuất thân từ các thành phần yêu nước, chúng ta cũng đã thu nhận và trọng dụng những trí thức cũ. Việc tổ chức ngành quân y thành một hệ thống dọc trong quân đội là cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho anh em trí thức cũ có thể đi theo quân đội được. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức dọc đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho những quan niệm và tư tưởng chuyên môn đơn thuần, chuyên môn tách rời với chính trị phát triển; việc lựa chọn, đào tạo cán bộ lúc này chưa chú trọng đến cán bộ xuất thân công nông, còn thiên về văn hóa, kỹ thuật, thiếu chặt chẽ về chính trị và tổ chức, nên đã đưa vào hàng ngũ cán bộ một số người không đủ tiêu chuẩn chính trị. Tình hình đó đã có những tác động xấu nhất định trong quá trình phát triển sau này của ngành.

Trong điều kiện mới xây dựng ngành, do trình độ giác ngộ chính trị còn non nớt và hạn chế nên trong công tác phục vụ, đã xuất hiện ở một số cán bộ tư tưởng chuyên môn đơn thuần, quan điểm phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh còn thiếu sót. Quyết nghị án của Hội nghị quân sự Đảng toàn quốc ngày 19 tháng mười năm 1946 phần nói về công tác “Vấn đề quân nhu, vũ khí, quân y” đã nói rõ:

- Định rõ sự quan hệ giữa bộ đội và ngành quân y,

- Phải đi tới sự đào tạo các bác sĩ chuyên môn trong bộ đội.

- Phải kiểm tra thuốc men do quân y phát cho bộ đội.

- Quy định thuốc quinin cho bộ đội ở những nơi nước độc.

- Can thiệp với các bác sĩ phụ trách không được cho binh sĩ giải ngũ.

Việc tổ chức ở cơ quan Quân y cục các ban thanh tra, ban nghiên cứu kế hoạch và phòng tuyển binh loại ngũ cũng nhằm một bước chấn chỉnh những thiếu sót và khắc phục những hạn chế của tình hình phục vụ lúc bấy giờ.

Trước sự phát triển của quân đội và yêu cầu xây dựng ngành trong thời kỳ hình thành, số cán bộ quân y tình nguyện và trưng tập lần thứ nhất không thể thỏa mãn được nhu cầu, Chính phủ đã ra lệnh trưng tập lần thứ hai vào tháng sáu năm 1946.

Bên cạnh việc trưng tập, Quân y cục gấp rút đào tạo cán bộ sơ cấp và tổ chức việc đào tạo cán bộ có trình độ đại học bằng việc mở Hệ quân y đại học, trong Trường đại học y dược khoa Hà Nội.

Trường quân y đại học được khai mạc ngày 21 tháng mười một năm 1946 tại Hà Nội. Hồ Chủ tịch và đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tới dự lễ khai mạc.

Lúc này do thực dân Pháp gây hấn ở Hải Phòng và Lạng Sơn, tình hình rất khẩn trương, nên ngay sau khi khai mạc, hệ huấn luyện này phải chuẩn bị để phân tán.

Sau này cuộc chống Pháp, do điều kiện cụ thể, ta chỉ có thể tổ chức được Hệ sinh viên y dược khoa quân y trong Trường đại hoc y dược khoa tại Việt Bắc. 

Việc thành lập Trường quân y đại học lúc đó nói lên sự quan tâm của Hồ Chủ tịch và Chính phủ đối với việc đào tạo bác sĩ quân y cho bộ đội, nói lên tinh thần mạnh dạn khắc phục khó khăn và tinh thần tự lực của ngành.

Trong lời huấn thị tại lễ khai giảng Trường đại học quân y, Hồ Chủ tịch đã khuyên nhủ anh em sinh viên phải: “Hăng hái, hy sinh, bái ái, đoàn kết và kỷ luật”. Đó cũng là dạy ân tình của lãnh tụ đối với toàn ngành. Đồng chí Võ Nguyên Giáp cũng kêu gọi “Phải chữa bệnh bằng thuốc nam, bằng thân ái, hy sinh, dũng cảm, kết hợp chuyên môn với giác ngộ, người thầy thuốc quân y sẽ là những chính trị viên đắc lực trong việc nâng đỡ bộ đội”.

Phát biểu trong lễ khai mạc, đồng chí Quân y Cục trưởng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải coi trọng học tập quân sự trong nội dung huấn luyện của nhà trường.

Với cán bộ được tăng cường thêm trong thời kỳ này, Cục quân y đã có điều kiện phát triển tổ chức và chi viện cho các chiến trường, đặc biệt là cho miền Nam Trung Bộ.

Cho tới cuối năm 1946, tổng số nhân viên quân y từ Nam Trung Bộ tới Bắc Bộ đã có 1.700 cứu thương, 800 y tá và dược tá, 63 bác sĩ, dược sĩ và y sĩ. Nhưng so với yêu cầu mới chỉ đạt 1/10 (theo báo cáo khai mạc Trường Quân y đại học tháng mười một năm 1946 của đồng chí Cục trưởng Cục quân y).

Vì thuốc và dụng cụ y dược trong thời kỳ này, ta hoàn toàn chưa sản xuất được. Nguồn thuốc của ta chủ yếu là do y tế nhân dân cung cấp, hoặc thu từ các bệnh viện cũ của Pháp (Nam Định thu được hàng 100 cuộn bông băng, Hội An thu được 200 tấn thuốc, lẻ tẻ các địa phương khác thu được một số thuốc chiến thương và thuốc chữa sốt rét...). Ngoài ra ta còn mua của các hàng thuốc tư nhân, cử cán bộ ra nước ngoài mua... Nhờ vậy, tình hình thuốc cung cấp cho bộ đội không đến nỗi quá căng thẳng. Tuy nhiên, do ý thức tiết kiệm còn kém, sử dụng lãng phí, giữ gìn không tốt nên đã xảy ra mất mát, hỏng vỡ nhiều. Đáng chú ý là ta chưa tạo được dự trữ cần thiết, nên khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, chúng ta đã gặp không ít khó khăn.

Song song với việc chấn chỉnh tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ quân y ban đầu, chuẩn bị thuốc tại các khu, các trung đoàn đã tích cực xây dựng các cơ sở điều trị. Theo quy định, những cơ sở điều trị có 50 giường trở lên gọi là quân y viện, dưới 50 giường gọi là quân y xá, nhưng thực tế cũng chưa thực thống nhất ở mọi địa phương nhất là từ Nam Trung Bộ trở vào. Nội dung công tác cứu chữa cũng thay đổi tùy theo từng khu vực.

Ở các địa phương mà chiến sự chưa lan tới thì đối tượng chính là bệnh binh. Các quân y xá hoặc quân y viện thường bố trí ở các thị trấn, tiện đường giao thông vận chuyển. Cơ sở điều trị thường là các cơ sở cũ của Pháp, phương tiện và thuốc tương đối đủ, lại có sự giúp đỡ của nhân dân và ngành y tế nhân dân, do đó việc phục vụ thương binh, bệnh binh gặp nhiều thuận lợi.

Ở địa phương có chiến sự như ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và một số nơi ở Bắc Bộ như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai (trấn áp bọn phản cách mạng), Hải Ninh (tiễu trừ thổ phỉ), Lai Châu, (đánh Pháp)..., thì ngoài bệnh binh, các cơ sở điều trị đều phải tập trung lực lượng phục vụ thương binh. Đây là một công việc hết sức mới mẻ và rất khó khăn đối với cán bộ quân y lúc này. Trong chế độ cũ anh em chưa có kinh nghiệm cứu chữa vết thương chiến tranh, lại quen làm việc trong điều kiện có tiện nghi kỹ thuật, nay hoàn cảnh đã thay đổi hoàn toàn nên lúc đầu rất bỡ ngỡ và lúng túng. Nhưng với khí thế chiến thắng của cách mạng tháng Tám, với tinh thần phấn phởi tự hào của người trí thức vừa thoát khỏi cuộc đời nô lệ, nay được đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, mọi người như thấy được tăng thêm nghị lực và sức sáng tạo, sẵn sàng vượt mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Nhiều bác sĩ, dược sĩ, y sĩ đã đưa hết khả năng, trí tuệ của mình phấn đấu không mệt mỏi, ngày đêm phục vụ tận tụy thương binh, bệnh binh. Nhiều anh chị em y tá cứu thương hồng thập tư, dược tá đã anh dũng đi theo phục vụ bộ đội chiến đấu, chiến đấu dùng cảm, hy sinh thân mình cứu chữa thương binh, tận tụy làm tất cả các công tác điều trị, hộ lý, nấu ăn, cáng thương. Những hình ảnh chiến đấu anh dũng của bộ đội, những hy sinh to lớn của nhân dân đã là những nguồn động viên mạnh mẽ đối với nhân viên quân y, tạo ra một không khí làm việc say sưa, quên mình đầy hứng thú. “Đồng chí”, “Chiến khu”, “Bác Hồ” là những tiếng gọi thiêng liêng, cao cả, đầy sức thuyết phục.

Đi đôi với công tác điều trị, Cục quân y cũng bắt đầu chú ý đến vấn đề truyền bá vệ sinh. Tháng sáu năm 1946, Cục quân y xuất bản số báo “Vui sống” đầu tiên tại Hà Nội.

Báo Vui sống được xuất bản và phát hành trong quân đội từ năm 1946 đến năm 1952, ra được 85 số. Lúc đầu, báo Vui sống là cơ quan truyền bá vệ sinh và y học của Quân y cục, đến số 78 thì trở thành cơ quan tuyên truyền và giáo dục chung của hai Cục quân y và Cục quân nhu.

Báo Vui sống phổ cập được một số vấn đề vệ sinh và y học thường thức, những năm đầu chưa có một đường hướng rõ ràng, chính xác nên nội dung còn tản mạn, chưa nhằm đúng đối tượng phục vụ là quân đội.




----------------------------------------------------------------
1. Do dược sĩ Hoàng Xuân Hà và dược sĩ Nguyễn Trọng Bính phụ trách.
2. Do dược sĩ Nguyễn Sĩ Dư phụ trách.
3. Số sinh viên dược khoa tòng quân đầu tiên có các đồng chí Hoàng Như Tố, Đặng Hanh Khôi, Phan Hữu Bào, Hoàng Bá Long, Đinh Ngọc Lâm...
4. Do bác sĩ Lê Văn Phụng phụ trách.
5. Tháng tư năm 1946, Quân y phân cục ở Huế mở rộng bệnh viện Mang Cá, có khả năng thu nhận gần 1000 thương binh, bệnh binh nhằm phục vụ cho yêu cầu của các mặt trận từ Nam Trung Bộ chuyển ra. Quân y viện Mang Cá sau khi cứu chữa, nếu cần thiết thì chuyển về Quân y viện Trung ương.
6. Do dược sĩ Huỳnh Quang Đại phụ trách.
7. Do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp phụ trách.
8. Do bác sĩ Lê Văn Chánh phụ trách.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Bảy, 2020, 02:16:47 pm
TÓM TẮT


Đặc điểm lớn nhất trong thời kỳ hình thành ngành quân y là: Cách mạng mới thành công, đoàn quân giải phóng được đổi thành các đơn vị Vệ quốc đoàn, đội quân thường trực của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phải nhanh chóng có ngay một tổ chức y tế bảo đảm cho đội quân thường trực đó. Sau nhiều năm nô lệ, lần đầu tiên giành được chính quyền, việc xây dựng ngành quân y là một việc hoàn toàn mới mẻ không có kinh nghiệm và không có cơ sở sẵn có.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng quân đội nói chung, chúng ta đã tuân theo đường lối xây dựng quân đội của Đảng mà từng bước xây dựng ngành quân y. Hai vấn đề lớn được đặt ra cho ngành quân y lúc này là : Nhanh chóng tạo ra một đội ngũ cán bộ quân y ban đầu và có ngay các tổ chức chữa bệnh cần thiết để cứu chữa thương binh, bệnh binh.

Thực hiện nguyên tắc xây dựng lưc lượng vũ trang trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị, chúng ta đã xây dựng đội ngũ cán bộ quân y ban đầu bằng cách thu hút những người có tinh thần giác ngộ cách mạng, tình nguyện tham gia quân đội, kêu gọi y sĩ, bác sĩ, sinh viên y khoa, dược khoa, dược tá, y tá... tòng quân huấn luyện một số thanh niên hăng hái vào học cứu thương, y tá..., làm nòng cốt cho việc phát triển tổ chức.

Chúng ta đã dựa vào sức dân, dựa vào sự đóng góp của nhân dân mà xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tiên phục vụ cho việc cứu chữa lúc đó.

Tổ chức quân y đã được xây dựng trong những đơn vị quân đội, bộ đội phát triển đến đâu thì tổ chức quân y đến đó.

Ban y tế Vệ quốc đoàn Hà Nội, các ban y tế các chiến khu và các chi đội được thành lập là những tổ chức đầu tiên của ngành quân y. Tháng tư 1946, Quân y cục được thành lập, từ đó bắt đầu có một tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới, tuy còn đơn giản.

Các cơ sở đầu tiên cũng được xây dựng, tại các chiến khu đều thành lập các quân y viện, nhiều quân y viện lúc đầu là từ các bệnh viện của ngành y tế nhân dân tách ra, hoặc là kết hợp cả hai nhiệm vụ do quân y phụ trách. Các cơ sở chế thuốc và tiếp tế thuốc đầu tiên cũng được xây dựng. Chúng ta đã bắt đầu chú ý đến việc truyền bá vệ sinh.

Do đặc điểm của tình hình lúc này, ngành quân y được tổ chức thành một ngành dọc trong quân đội. Tổ chức này hoàn toàn dựa vào các lực lượng y tế cũ, tuy là phục vụ cho quân đội nhưng về tổ chức cũng như lề lối làm việc vẫn theo kiểu của ngành y tế cũ, thiếu tính chất cách mạng và tính chất quân sự.

Ngay những ngày đầu cách mạng, chúng ta đã được ngành y tế nhân dân kết hợp trên nhiều mặt: Tiếp tế thuốc, giúp đỡ phương tiện, cơ sở điều trị, cung cấp và đào tạo cán bộ, nhất là tại các vùng có chiến sự, các cơ sở và các cơ quan y tế đều tham gia phục vụ bộ đội tác chiến. Ngược lại, quân y cũng sẵn sàng điều trị nhân dân tùy theo khả năng của mình. Sự giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đồng chí ngày càng phát triển, xây dựng nên truyền thống tốt đẹp, truyền thống “Kết hợp quân dân y”.

Tóm lại, sau hơn một năm xây dựng trong điều kiện vừa mới có chủ quyền, chúng ta đã hình thành được một hệ thống chưa toàn diện từ Bắc Bộ vào đến Nam Trung Bộ, đã tranh thủ sử dụng cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới, góp phần cùng ngành y tế nhân dân trong việc bảo đảm cứu chữa thương binh, bệnh binh ; về tổ chức chủ yếu là xây dựng các tổ chức điều trị, về đào tạo chủ yếu là đào tạo cán bộ sơ cấp. Chúng ta mới chú trọng đến công tác điều trị theo quan niệm cũ, chưa có nhận thức đúng về vai trò quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe quân đội, chưa quan niệm được vị trí của công tác phòng bệnh.

Do những điều kiện lịch sử nhất định hạn chế, việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân y ban đầu còn thiếu phương hướng xây dựng, nhất là không thực hiện được việc lựa chọn cốt cán cho ngành. Tổ chức ngành dọc mang tính chất y tế nhiều hơn tính chất quân đội, tuy trước mắt có phát huy tác dụng tập hợp được một số cán bộ y tế cũ phục vụ cho quân đội, nhưng cũng đã để lại một số kết quả không tốt cho những giai đoạn phát triển sau này.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 03:52:04 pm
PHẦN BA
THỜI KỲ PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ.
THỜI KỲ XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM LẬP TRƯỜNG CÁCH MẠNG, XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUÂN Y  
VÀ CÁC MẶT CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ (12-1946 — 07-1954)




CHƯƠNG BA
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI CÙNG TOÀN DÂN ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC
ĐÁNH NHANH THẮNG NHANH CỦA GIẶC PHÁP
(12 -1946 — 12 -1947)



Thực dân xâm lược Pháp xé bỏ Hiệp định sơ bộ, gây xung đột cục bộ, xâm phạm lãnh thổ nước ta ở ba kỳ, tiếng súng kháng chiến đã nổ ở nhiều nơi.

Cả nước tấp nập chuẩn bị, không khí kháng chiến tràn ngập khắp nơi.

Hội nghị bất thường Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ngày 17 và 18 tháng mười hai năm 1946 đã quyết định phát động toàn dân đứng dậy kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến.

Đêm 19 tháng mười hai năm 1946, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước bắt đầu.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch phát đi ngày 20 tháng mười hai năm 1946 là lời hịch cứu nước kết tinh truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc, thể hiện tinh thần triệt để cách mạng của Đảng, nói lên ý chí đánh giặc cứu nước của nhân dân ta. Lời kêu gọi đã chỉ rõ chiến thắng giặc ngoại xâm là con đường tồn tại của dân tộc ta và toàn dân đánh giặc là phương pháp giành thắng lợi của nhân dân ta.

Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng ra ngày 22 tháng mười hai năm 1946 và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh xuất bản sau đó đã đề ra và giải thích mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến, chiến lược, chiến thuật quân sự và những chủ trương đường lối nhằm đưa kháng chiến đến thắng lợi.

Thực tiễn lịch sử của gần 9 năm kháng chiến đã diễn ra về cơ bản đúng như Đảng ta dự kiến từ ngày nổ súng đầu tiên.

Trong 3 tháng đầu kháng chiến (12-1946 — 3-1947) dựa vào tinh thần yêu nước và sự giúp đỡ của nhân dân, Vệ quốc đoàn và dân quân tự vệ đã đánh địch ở các thành phố, dùng chiến thuật du kích, vây hãm quân địch tạo điều kiện cho cả nước bước vào kháng chiến.

Thực dân Pháp tập trung lưc lượng, lần lượt phá vây ở các đô thị và mở những mũi tiến công đánh rộng ra nông thôn Bình Trị Thiên, Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ. Đến tháng năm năm 1947 địch bị chặn lại trên khắp mọi hướng, lực lượng của ta được bảo toàn. Trong lúc địch đem quân đánh rộng ra miền Bắc, quân và dân Nam Bộ đã đẩy mạnh chiến tranh du kích tiếp tục tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Mùa hè 1947 địch được tiếp viện, ráo riết chuẩn bị một cuộc tiến công lấn lên Việt Bắc hòng kết thúc chiến tranh. Ta ra sức rút kinh nghiệm nửa năm kháng chiến, củng cố các đơn vị Vệ quốc đoàn, chấn chỉnh dân quân du kích, quyết phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc.
Thu đông 1947, địch mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, quy mô tiến công bao gồm 8 tỉnh, hình thành thế bao vây lớn và những mũi nhảy dù thọc sâu vào hậu phương ta.

Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên của ta tại căn cứ địa rừng núi. Trong chiến dịch này ta đã dùng cách đánh du kích, đánh vận động, đánh bại cuộc tiến công chiến lược của hơn hai vạn quân viễn chinh Pháp.

Đây là cuộc chiến đấu của toàn dân, không phân biệt tiền phương và hậu phương. Dân quân, du kích thôn xã, bản, làng trực tiếp tham gia tác chiến. Đại đội độc lập bố trí trên các chiến trường địa phương quấy rối tiêu diệt từng bộ phận nhỏ của địch. Bộ đội chủ lực tập trung từng tiểu đoàn phụ trách từng khu vực tiêu diệt địch ở những vị trí lẻ tẻ, trong khi địch vận chuyển trên đường giao thông.

Đó là tình hình chung và hình thái quân sự của năm đầu toàn quốc kháng chiến.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 03:57:02 pm
1. Ngành quân y bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc. Tổ chức lại Quân y cục và Quân y vụ các chiến khu. Tổ chức cứu chữa thương binh, bệnh binh những ngày đầu kháng chiển toàn quốc. Phân quyền đào tạo cán bộ y tá, dược tá cho các quân y vụ. Thư Hồ Chủ tịch gửi các anh em thầy thuốc và chị em khán hộ cứu thương dịp tết Đinh Hợi 1947.

Cùng với quân dân cả nước, ngành quân y đã chuyển từ thời kỳ tương đối hòa bình sang thời kỳ chiến tranh cách mạng lâu dài. Cuộc kháng chiến trường kỳ đã đặt ra những yêu cầu mới mẻ và phức tạp cho ngành quân y.

Trước hết là phải xây dựng trong ngành lập trường kháng chiến lâu dài. Về mặt tổ chức phải chuyển biến và xây dựng một tổ chức phục vụ thời bình sang phục vụ thời chiến, từ thành thị chuyển về nông thôn, đồng bằng và rừng núi, phục vụ cho quân đội đánh du kích chuyển dần lên đánh du kích vận động. Tuy nhiên, những yêu cầu này không phải là ngay trong năm đầu của cuộc kháng chiến chúng ta đã nhận thức được đầy đủ.

Quân đội Pháp tiến công quân sự, chiếm các đô thị, các đường giao thông, khống chế các khu vực chiến lược và kinh tế quan trọng, bao vây biên giới, càn quét khu căn cứ nhằm tiêu diệt, tiêu hao lực lượng kháng chiến. Về ta lực lượng còn yếu, lúc đầu ta bao vây địch tại các thành phố, sau đó rút về nông thôn và rừng núi đánh địch.

Cuối tháng mười một năm 1946, Cục quân y để lại Hà Nội một bộ phận nhỏ để tiện liên lạc với các quân y vụ, còn phần lớn thì di chuyển lên Việt Bắc. Tại các tỉnh từ Khu 4 trở ra, mặc dù chiến sự chưa lan tới, các thành phố đã lần lượt thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nên nói chung sau ngày 19 tháng mười hai năm 1946, hầu hết cơ quan và bệnh viện quân y đã chuyển từ thành thị về thôn quê hoặc rừng núi. Hoàn cảnh này đã gây nhiều khó khăn cho việc phục vụ của quân y. Cơ quan và bệnh viện quân y mấy ngày trước đây còn đang đóng ở công sở hay bệnh viện cũ của Pháp, có tiện nghi cần thiết làm việc, phục vụ thương binh, bệnh binh, đến nay rời về nông thôn hoặc rừng núi, phân tán ở nhà dân hay đình chùa, điều kiện sinh hoạt và làm việc hoàn toàn thay đổi. Thuốc và dụng cụ đã tiêu hao nhiều trong phục vụ nay đã trở thành thiếu. Thiếu thốn ngày càng tăng do chiến sự ngày càng mở rộng, thương binh ngày càng một nhiều. Hơn nữa giao thông liên lạc lại bị gián đoạn, gây trở ngại cho việc phối hợp chỉ đạo công tác, chuyển vận thương binh, bệnh binh...

Những yêu cầu đầu tiên của cuộc kháng chiến cũng đòi hỏi mọi cán bộ và chiến sĩ quân y phải có một chuyển hướng căn bản về tư tưởng, về tác phong làm việc để có thể thích ứng được với hoàn cảnh kháng chiến. Trước tình hình đó, người cán bộ quân y lúc đầu cũng cảm thấy hết sức bỡ ngỡ và có phần hoang mang bối rối. Nhưng khi được Đảng và Chính phủ, cụ thể là các cấp bộ Đảng và chính quyền địa phương tuyên truyền, giải thích về đường lối phương châm của cuộc trường kỳ kháng chiến, lại được thực tiễn sinh động kháng chiến của quân và dân ta thôi thúc và thuyết phục nên anh em quân y lại càng có điều kiện hòa mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Anh em đã bắt đầu làm quen với khó khăn, gian khổ, phát huy trí sáng tạo và lòng yêu nước của mình để cứu chữa và bảo vệ thương binh.

Trước tình hình mới và những khó khăn mới, Quân y cục đã triệu tập Hội nghị Vụ trưởng vào cuối tháng mười hai năm 1946. Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy hội và trực tiếp là Bộ Tổng Tham mưu, hội nghị đã quyết định tổ chức quân y theo nguyên tắc :

- Đơn giản tổ chức trực thuộc Cục.

- Phát triển cơ quan, cơ sở thuộc các quân y vụ, có phân quyền rộng rãi, đặc biệt về huấn luyện và tiếp tế thuốc.

Để thực hiện chủ trương này về mặt tổ chức, cơ quan Quân y cục và một số bộ phận trực thuộc được sắp xếp và điều chỉnh lại :

- Giải tán Trường y tá Vệ quốc đoàn, giao trách nhiệm đào tạo y tá, cứu thương cho các quân y vụ.

- Giải tán Quân y viện Trung ương, sau khi Viện đã di chuyển về Vân Đình, Hà Đông.

- Bố trí các cơ sở sản xuất và tiếp tế thuốc theo khu vực: Ty bào chế tiếp tế Ba Thá chuyển lên Tuyên Quang (11-1946) rồi lên Bắc Cạn (4-1947) đổi thành Ty bào chế tiếp tế miền Bắc, chuyển tiếp tế cho Chiến khu I và Chiến khu XII ; Phòng bào chế tiếp tế Trung ương chia làm hai bộ phận: 1 bộ phận ở Phú Thọ tiếp tế cho Chiến khu X, 1 bộ phận ở Sơn Tây sau di chuyển về Hà Đông rồi lên Hòa Bình, đổi thành Ty bào chế tiếp tế miền Nam, làm nhiệm vụ tiếp tế cho Khu III và Khu II. Việc bố trí lại nhiệm vụ tiếp tế thuốc lúc này chủ yếu nhằm giải quyết những khó khăn về giao thông liên lạc dễ bị gián đoạn.

- Thành lập một số quân y vụ mới cho phù hợp với việc phân chia các chiến khu. Quân y vụ khu XII (ở Việt Bắc), Quân y vụ khu IV, Quân y vụ khu V, Quân y vụ khu VI (ở Trung Bộ sau khi giải tán Phân cục quân y Trung Bộ vào tháng ba năm 1947) được thành lập vào giữa năm, các Quân y vụ khu XIV, Quân y vụ khu Trung ương được thành lập vào cuối năm 1947. Tại Nam Bộ cũng thành lập Quân y vụ khu VII, Quân y vụ khu VIII, Quân y vụ khu IX. Như vậy đến hết năm 1947, các Quân y vụ đã được thành lập trong tất cả các chiến khu và từ Khu IV trở ra đã trở thành một hệ thống chỉ đạo tương đối thống nhất từ Cục qua quân y vụ đến các ban quân y trung đoàn. Từ miền Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ, do điều kiện liên lạc có khó khăn, nên các quân y vụ đã tự động điều khiển công việc của mình dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cơ quan Quân, Chính, Đảng địa phương. Việc phối hợp hoạt động quân y và dân y cũng bắt đầu được quy định. Tại mỗi khu đều thành lập một tổ quân dân y, tuy nhiên sự phối hợp hoạt động đó mới chỉ thể hiện ở Nam Bộ và một số nơi có chiến sự, dưới hình thức tiếp tế thuốc và giúp điều trị thương binh, bệnh binh.

Thực hiện chủ trương phân quyền rộng rãi cho các quân y vụ, để đáp ứng yêu cầu phát triển quân đội và đòi hỏi của tình hình chiến sự ngày một lan rộng, các quân y vụ, đã lần lượt tổ chức các lớp đào tạo y tá và dược tá, thời gian trung bình khoảng ba tháng. Đồng thời các ban quân y trung đoàn cũng tổ chức các lớp y tá và cứu thương (thời gian từ 1 - 3 tháng); nhờ đó, sau 1 thời gian ngắn, số lượng cán bộ sơ cấp đã tăng lên khá nhanh có thể cung cấp cho tất cả các đơn vị trong toàn quân.

Tuy nhiên, công tác huấn luyện lúc này cũng có nhiều thiếu sót : Nội dung chương trình còn dàn đều, chưa sát thực tế, chương trình và thời gian của các trường huấn luyện y tá còn chưa thống nhất (trừ Nam Bộ, cuối 1947, Sở y tế có triệu tập một hội nghị để thống nhất chương trình huấn luyện). Về tài liệu huấn luyện tuy đã có cố gắng biên soạn thành tiếng Việt và dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt, nhưng do còn thiếu mạnh dạn, phần nào còn tư tưởng tự ty, nên trong giảng dạy còn dùng xen nhiều tiếng Pháp. Về tuyển sinh còn chú trọng nhiều đến văn hóa, người được chọn vào học phần lớn là học sinh trung học hoặc viên chức cũ, chưa chú trọng đến tiêu chuẩn thành phần các giai cấp lao động. Mặt khác chương trình huấn luyện hầu như thiếu hẳn phần chính trị, quân sự và tổ chức là những phần rất quan trọng đối với người cán bộ quân y. Tuy có những hạn chế và nhược điểm như vậy, nhưng lớp đào tạo y tá và dược tá tại các quân y vụ không những đã góp thêm được một số lượng cán hộ quân y ban đầu đáng kể, mà còn có cố gắng lớn trong việc giảng dạy bằng tiếng Việt, một việc làm đầy mới mẻ và khó khăn lúc này, đặc biệt là những lớp học ở Nam Bộ mở được, thực sự đã là kết quả đấu tranh thắng lợi trong nội bộ về chống tư tưởng tự ty dân tộc.

Những ngày đầu kháng chiến cả nước, tại các thành phố và đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Nam Định, Đà Nẵng... ta bao vây tiến công địch, lượng thương binh còn ít, nhưng hai tháng sau, được viện binh tiếp sức, địch liên tiếp mở các cuộc phản công. Ta chủ trương rút ra khỏi các đô thi, bảo toàn chủ lực, cuộc chiến đấu diễn ra ngày một ác liệt, lượng thương binh ngày một tăng.

Trước tình hình đó, một số cơ sở điều trị của quân y vừa mới rút từ đô thị ra ngoại thành đã kịp thời tổ chức ngay việc cứu chữa thương binh, đồng thời lúc này có một số khá đông y sĩ, bác sĩ, dược sĩ, sinh viên, y tá rút theo các cuộc chiến đấu trong nội thành cũng xin gia nhập các tổ chức quân y, hoặc được các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức vào các trạm cứu thương hoặc trạm giải phẫu như ở các mặt trận quanh Hà Nội.

Quan niệm tổ chức quân y mặt trận lúc này cũng hết sức đơn giản. Xung quanh các thành phố của ta bao vây hoặc sát ngay mặt trận chiến đấu, quân y tổ chức ra những trạm cấp cứu thương binh cách hỏa tuyến 2-3km, và ở mỗi khu vực có một trạm giải phẫu lớn do bác sĩ phụ trách để cấp cứu và mổ xẻ. Thương binh từ đó được chuyển về bệnh viện hậu phương lúc này thường triển khai ở nhà dân hoặc đình chùa trên đường giao thông lớn. Tất cả những tổ chức này lúc đầu không có liên lạc với nhau và thường thiếu sự chỉ huy thống nhất. Tổ chức quân y đối với bộ đội cũng có tính chất độc lập, quân y chưa biết cách tổ chức cấp cứu thương binh. Một chiến sĩ bị thương thường được đồng đội đưa ra ngoài để tìm đến một trạm cứu thương nào đó. Nếu bị thương nhẹ thì sau khi băng bó xong lại về đơn vị, nếu nặng thì chuyển về sau, tiện đâu về đó. Nhìn chung, tổ chức quân y quanh các mặt trận thể hiện rõ tính chất tĩnh tại và thiếu cơ động. Cán bộ quân y lúc này hoàn toàn thiếu ý thức quân sự cần thiết, thiếu cảnh giác và thiếu sẵn sàng chiến đấu, thiếu liên hệ chặt chẽ với quân chính... Vì vậy, khi ta chủ trương không bao vây các đô thị nữa và địch đánh rộng ra đã khiến cho các cơ sở điều trị cứu chữa của quân y có nhiều lúng túng và khó khăn, tuy di chuyển được cơ sở và thương binh nhưng phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên với lòng căm thù địch, với tinh thần tận tụy phục vụ, nhiều nhân viên quân y đã tỏ ra anh dũng trong cứu chữa, bảo vệ thương binh, bảo vệ cơ sở.

Tết Đinh Hợi, tết đầu tiên trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã tặng cam cho thương binh đồng thời Người cũng gửi thư khuyến khích nhân viên y tế:

Cùng các anh em thầy thuốc và chị em khán hộ cứu thương. Tôi được báo cáo rằng: “Các thày thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách chu đáo”.

Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc. Tôi thay mặt anh em thương binh cám ơn các bạn và khuyên các bạn gắng sức.

Tôi gửi cho tất cả mọi người trong nhà thương lời chào thân ái và quyết thắng.

HỒ CHÍ MINH
Ngày 8 tháng giêng năm 1947


Thư của Hồ Chủ tịch đến với ngành y trong những ngày đầu kháng chiến là một niềm vinh dự lớn có sức cổ vũ thúc đẩy toàn ngành vươn lên phục vụ cuộc kháng chiến cứu quốc.

Qua 2-3 tháng sau, tình hình chiến sự dần dần ổn định, các mặt trận của ta được tổ chức lại và được giữ vững. Tổ chức quân y cũng dần dần được củng cố lại. Mỗi quân y vụ là một khu vực điều trị, có 1-2 bệnh viện làm trung tâm điều trị thương binh, bệnh binh cho đến khi khỏi trở về đơn vị. Tuy nhiên, việc vận chuyển thương binh, bệnh binh từ các đơn vị đến bệnh viện gặp nhiều khó khăn, có khi mất 3-4 ngày đường hoặc lâu hơn nữa nên đã có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cứu chữa. Trước tình hình đó ở nhiều nơi, ban quân y trung đoàn và các quân y xá đã phải tự giải quyết lấy thương binh của đơn vị mình cho đến khi khỏi. Nhất là ở Nam Bộ, các dưỡng đường, các ban quân y chi đội, thậm chí ở các đại đội có cán bộ quân y nào có khả năng về phẫu thuật cũng phải tự giải quyết lấy thương binh, nhiệm vụ tuy nặng nề phức tạp, nhưng nhờ học tập tinh thần hy sinh dũng cảm của thương binh, nhờ phát huy tự lực tập thể, nên nhân viên quân y đã phấn đấu khắc phục khó khăn, quyết tâm bảo vệ tính mạng và phục hồi sức khỏe cho thương binh, bệnh binh. Để khắc phục tình trạng thiếu dụng cụ đã dùng tre nứa chế ra bô, bock, cặp, nẹp, bàn mổ... thiếu bông băng đã thu hồi bông băng dùng rồi, giặt đi, hấp lại để dùng lần khác hoặc dùng bẹ chuối thay băng. Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc đã dùng thuốc viên chế thành thuốc tiêm để có thể chữa cho nhiều người hoặc học hỏi kinh nghiệm nhân dân dùng thuốc nam chữa bệnh.

Sau năm tháng đầu của cuộc kháng chiến, ngày 21 tháng năm năm 1947, Hội nghị quân y lần thứ IV đã họp tại Việt Bắc để kiểm điểm công tác và đề ra công tác mới. Hội nghị đã được đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ quốc phòng đến thăm và đã chỉ thị nhiệm vụ. Đồng chí đã nhận xét: “Hoàn cảnh đã trở nên khó khăn hoặc thiếu thốn, mặc dù như vậy ngành y tế đã hết sức, hết lòng... tinh thần các nhân viên trong giới quân y đã tiến bộ rất nhiều. Sự hy sinh tận tụy của nhiều bác sĩ, y sĩ, y tá, cứu thương trước mặt trận, trong các bệnh viện để ra sức điều trị cho các chiến sĩ hay bảo tồn thuốc men, dụng cụ”, là một chứng cớ rõ rệt và đáng khen ngợi 1.

Đối với nhiệm vụ trước mắt của ngành quân y đồng chí đã vạch rõ :

1. Phải lo cho tất cà nhân viên quân y hiều rõ và yêu mến nhiệm vụ thiêng liêng của mình. Nhiệm vụ ấy đối với cuộc kháng chiến, đối với nước nhà và bộ đội, thật không quan trọng kém nhiệm vụ của các chiến sĩ trực tiếp xông pha giết giặc. Chúng ta phải nhận định nhiệm vụ ấy không phải chỉ là nhiệm vụ của một nhà chuyên môn đối với người bệnh mà lại là nhiệm vụ của một người công dân có tài chuyên môn và giầu lòng yêu nước đối với những chiến sĩ vì tổ quốc mà hy sinh.

2. Phải đặc biệt chú ý đề phòng và điều trị bệnh sốt rét rừng bằng đủ mọi phương pháp.

3. Phải chú trọng đào tạo nhân viên quân y cho bộ đội.

4. Các cấp trên phải luôn luôn nhớ vấn đề đoàn kết, điều hòa với những cơ quan có liên hệ với chúng ta và vấn đề kỷ luật thưởng phạt để củng cố nội bộ.

5. Phải chuẩn bị về vật chất và về tinh thần để đối phó với những sự chuyển biến mới, với những điều kiện khó khăn hơn nữa.

Chấp hành chỉ thị của đồng chí Tổng chỉ huy, ngành quân y đã phấn đấu không mệt mỏi trong một thời kỳ rất dài để xây dựng ngày một toàn diện cả về chính tri, tư tưởng và tổ chức, không ngừng vươn lên phục vụ đắc lực thương binh, bệnh binh và bộ đội.




------------------------------------------------------------------
1. Trích diễn văn của đồng chí Bộ trưởng Bộ quốc phòng đọc tại Hội nghị quân y ngày 21 tháng 5 năm 1947, báo Vui Sống, 14, tháng 6-1947.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 04:00:55 pm
2. Thành lập Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm : Bước đầu tự lực sản xuất thuốc, dụng cụ y tế. Hội nghị quân y lần thứ 5 với công tác bảo vệ sức khỏe. Ngành quân y sau năm thứ nhất cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bước vào cuộc kháng chiến, việc bảo đảm cung cấp thuốc cho bộ đội đã gặp nhiều khó khăn. Hội nghị liên bộ Quốc phòng - Y tế ngày 21 tháng giêng năm 1947 thành lập tổ chức quân dân y các khu để phân phối, điều động cán bộ, dụng cụ, thuốc phục vụ quân đội đã phát huy tác dụng tích cực cho ngành y tế nhân dân và y tế quân đội hiệp đồng giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết được không ít khó khăn cho quân y về thuốc và về cán bộ. Tuy nhiên, lực lượng của ngành y tế nhân dân cũng có hạn, lượng dự trữ của quân đội lại quá ít so với nhu cầu ngày càng phát triển, nguồn mua hàng của thị trường vùng địch tạm chiếm cũng không ổn định; việc tự lực giải quyết nhu cầu thuốc cho quân đội đã trở thành cấp bách.

Do tình hình tác chiến đòi hỏi, hoàn cảnh chiến trường bị chia cắt, tại các chiến khu đều lần lượt tự tổ chức lấy việc tiếp tế thuốc cho quân đội.

Ở Bắc Bộ, tổ chức tiếp tế thuốc trong quân đội tương đối phát triển : Các phòng bào chế tiếp tế được lần lượt thành lập tại các Khu Trung ương, Khu I, Khu X, Khi XII, Chiến khu II, Chiến khu III, mỗi cơ sở có một dược sĩ hoặc một sinh viên dược phụ trách, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của quân y vụ khu.

Ở Trung Bộ, Viện bào chế tiếp tế Phân cục Trung Bộ ở mặt trận Huế, tại các Khu V, Khu VI, cũng lần lượt thành lập các phòng bào chế có sinh viên dược hoặc dược tá phụ trách.

Ở Nam Bộ, đầu năm 1947 hình thành phòng bào chế Khu VII, cuối năm 1947 có thêm phòng bào chế Sở quân dân y Nam Bộ.

Các cơ sở bào chế của các khu đã pha chế thuốc hoặc mua thêm thuốc, dụng cụ y dược, tuy nhiên lượng sản xuất và thu mua còn ít và thất thường, nên việc tiếp tế thuốc cho bộ đội không đều. Trọng tâm tiếp tế thuốc thời kỳ này là thuốc chữa sốt rét.

Chấp hành chủ trương tự lực cánh sinh của Đảng, tháng giêng năm 1947 đã thành lập Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm, tại Việt Bắc. Đây là cơ sở sản xuất đầu tiên của ngành quân y, Viện có hai dược sĩ cao cấp, một số sinh viên dược khoa, dược tá và nhân viên chuyên môn khác, có nhiệm vụ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể là : nghiên cứu các dược thảo có ở Việt Bắc, chú trọng dược liệu có khả năng chữa sốt rét và sản xuất một số dược chất cần thiết. Viện chia làm ba bộ phận : một bộ phận nghiên cứu sản xuất hóa chất đặt tại Vĩnh Phú, một bộ phận hóa chất lưu động và một phòng thí nghiệm cho Trường đại học dược khoa kiêm sản xuất tinh dầu.

Phương tiện làm việc của Viện rất thiếu, ngoài một số dụng cụ thủy tinh, hóa nghiệm thu được từ nhà thương Bạch Mai, Viện đã khắc phục khó khăn, tận dụng phương tiện thô sơ như chảo gang, cây ép dầu bằng gỗ của nhân dân, thùng phuy tôn... cải tiến thành dụng cụ sản xuất dược phẩm.

Kinh nghiệm sản xuất chưa có, với quyết tâm vừa học vừa làm, vừa cải tiến, Viện đã thu được những kết quả bước đầu:

- Dùng cây Thường sơn, loại dược thảo có nhiều ở Việt Bắc chế thành cao và bào chế được 13.000 viên “Dichroa” thí nghiệm để chữa sốt rét.

- Dùng cây chè đông, cây vả mọc nhiều ở vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, cất được tinh dầu.

- Dùng lạc, thầu dầu ép lấy dầu dùng cho pha chế.

- Nấu được cồn 90° bằng sắn, mía, làm được bông hút nước.

Ngoài ra, còn tổ chức thêm một bộ phận sửa chữa dụng cụ phẫu thuật (trực thuộc Viện khảo cứu) và một xưởng thủy tinh (trực thuộc Phòng bào chế quân y Trung ương).

Những kết quả sản xuất trên còn ở trình độ thô sơ thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu của quân đội, nhưng nó đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển công tác sản xuất theo hướng tự lực cánh sinh sau này.

Tuy nhiên, việc sản xuất này mới chỉ là bước đầu. Tại các Viện bào chế các khu, ngoài việc lĩnh thuốc ở các cơ quan tiếp tế trung ương, chủ yếu vẫn là tự mua nguyên liệu và thuốc ở các vùng tạm chiếm.

Nhờ những cố gắng nhiều mặt này nên việc tiếp tế thuốc cho bộ đội đã duy trì được thường xuyên, mặc dù giao thông vận chuyển khó khăn và bị địch phong tỏa về kinh tế. Nhưng do việc mua sắm, cấp phát chưa có sự chỉ đạo thống nhất, chưa quy định thành chế độ, thiếu kiểm soát chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng lãng phí, tham ô, rối loạn thị trường.

Riêng ở miền Nam, tuy ngay từ đầu kháng chiến đã bị mất liên lạc với Cục quân y, nhưng được sự giúp đỡ của các cơ quan hành chính kháng chiến, của Sở y tế và của các quân khu địa phương, đã tổ chức thu mua thuốc ở vùng địch tạm chiếm, mặt khác đã bước đầu chú ý sử dụng thuốc Nam, nên đã khắc phục được một phần tình trạng thiếu thuốc.

Ngày 8 tháng chín năm 1947, Hội nghị quân y lần thứ 5 đã họp kiểm điểm kết quả phục vụ từ ngày toàn quốc kháng chiến và đề ra kế hoạch mới. Hội nghị đã định ra nhiệm vụ và tổ chức các cơ sơ quân dược, các viện giải phẫu. Đồng thời, hội nghị cũng đề ra những quyết nghị thực hiện truyền bá vệ sinh trong quân đội. Tháng mười năm 1947, Cục quân y ra chỉ thị ấn định nguyên tắc tổ chức về truyền bá vệ sinh tại mỗi khu, nhưng sau đó chiến dịch Việt Bắc xảy ra nên chưa triển khai được và phải chờ đến giữa năm 1948 mới có điều kiện thực hiện. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho quân đội lúc này cũng chưa được quan niệm rõ và đủ. Trọng tâm cố gắng của ngành quân y là phải tập trung vào giải quyết các yêu cầu cấp bách về cứu chữa thương binh, bệnh binh, sản xuất thuốc, đào tạo cán bộ... việc phòng bệnh bảo vệ sức khỏe chưa được quan tâm thích đáng. Tập san “Vui sống” trong hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến, dù cố gắng xuất bản được tương đối đều, được cán bộ và chiến sỉ ham đọc, nhưng nội dung chưa chuyển hướng kịp: Còn nặng về phản ảnh tập quán sinh hoạt của nhân dân hơn là của quân đội, hạn chế trong việc truyền bá và giới thiệu một số kiến thức vệ sinh, y, dược; việc tuyên truyền vận động quần chúng chưa được coi trọng đúng mức.

Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 là chiến dịch phản công quy mô lớn lần đầu tiên của ta tại căn cứ địa rừng núi. Trong chiến dịch này, ta dùng cách đánh du kích, vận động đánh bại cuộc tiến công chiến lược của hơn hai vạn quân viễn chinh Pháp. Các Trung đoàn Vệ quốc quân các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Tuyên Quang cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy các quân khu I, X đã phân tán thành các đại đội độc lập, các tiểu đoàn tập trung, cùng dân quân du kích đánh địch ở từng huyện, từng khu vực.

Các cơ quan, cơ sở quân y đã chủ động phân tán lưc lượng, tạm rút vào các căn cứ an toàn, tránh sức mạnh ban đầu của địch, bảo đảm an toàn cho thương binh, bệnh binh và tài sản. Qua chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947, ngành quân y đã thu được những kinh nghiệm ban đầu về bảo đảm quân y cho các đại đội độc lập, các tiểu đoàn tập trung đánh du kích và đánh vận động trên địa bàn căn cứ rừng núi.
Qua năm thử thách đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, ngành quân y bước đầu được rèn luyện về chính tri tư tưởng, về lập trường kháng chiến, biết phát huy tinh thần yêu nước lòng hy sinh tận tụy phục vụ, khắc phục khó khăn, chiu đựng gian khổ, xây dựng được tinh thần tự lực cánh sinh. Về tổ chức đã có một chuyển hướng kịp thời, cơ quan, cơ sở quân y các khu vực trên cả nước đã phát triển nhanh chóng, giải quyết được một phần quan trọng nhu cầu cán bộ sơ cấp. Đồng thời đã bắt đầu xây dựng được một cơ sở sản xuất thuốc và dụng cụ, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt phương hướng tự cấp, tự túc sau này.

Bên cạnh những trưởng thành và cố gắng trên đây, ngành quân y đã bộc lộ những thiếu sót và hạn chế trong công tác phục vụ như : Tính chất tổ chức ngành dọc đã làm cho các tổ chức quân y thiếu sự liên hệ chặt chẽ với quân sự, tổ chức quân y chưa thực sự gắn bó với bộ đội, còn nặng nề, tĩnh tại tương tự như một tổ chức y tế nhân dân thời bình; trong công tác phục vụ mới chú ý nhiều đến điều trị, thiên về điều trị đơn thuần, công tác phòng bệnh vẫn chưa được coi trọng. Trong việc cứu chữa thương binh, tổ chức quân y chưa chủ động đi tìm thương binh để cấp cứu.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 04:04:16 pm
CHƯƠNG BỐN
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI PHÁT TRIỂN CHIẾN TRANH DU KÍCH
ĐẨY MẠNH VẬN ĐỘNG CHIẾN (1948 -1950)


Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 đã đánh dấu một bước trưởng thành mới của quân đội ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang một giai đoạn mới : giai đoạn đấu tranh giằng co quyết liệt giữa ta và địch.

Sau chiến thắng Việt Bắc của ta, địch buộc phải chuyển sang đánh kéo dài, với âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. Chúng ra sức phong tỏa biên giới, tập trung lực lượng càn quét vùng tạm bị chiếm và lấn chiếm vùng tự do của ta, đánh phá cơ sở kháng chiến và lập tề ở từng thôn xóm, nhằm tạo nên thế bao vây uy hiếp vùng tự do của ta, chuẩn bị mở cuộc tiến công mới lên Việt Bắc.

Hội nghị Trung ương Đảng tháng giêng, tháng tư và tháng tám năm 1948 đã quyết định đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, phát động chiến tranh du kích rộng rãi, tiến hành những cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân ở vùng sau lưng địch, thường xuyên tiến công địch ở vùng tạm bị chiếm, tạo nên thế bao vây lại địch, đồng thời bộ đội chủ lực tiến lên đánh những trận vận động, tiêu diệt địch, hỗ trợ cho chiến tranh du kích, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, chuyển lực lượng ta từ yếu lên mạnh.

Chấp hành chủ trương phát động chiến tranh du kích của Trung ương Đảng, trong suốt năm 1948 và gần hết năm 1949, Vệ quốc đoàn đã đưa hai phần ba lực lượng phân tán thành những trung đội vũ trang tuyên truyền và những đại đội độc lập, tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm. Dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các đại đội độc lập đã gây dựng lại cơ sở kháng chiến, dìu dắt dân quân du kích, kết hợp tác chiến với vận động nhân dân, kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ cơ sở quần chúng, phát động nhân dân vùng tạm chiếm đứng dậy đấu tranh với địch.

Cuối năm 1948, nhân dân vùng tạm bị chiếm đã tiến hành khởi nghĩa từng phần. Có các lực lượng vũ trang hỗ trợ, nhân dân đã nổi dậy diệt tề, trừ gian, đánh du kích, nhổ đồn bốt, lập làng chiến đấu, xây dựng các căn cứ du kích và khu du kích tạo nên thế chiến tranh cài răng lược rất bất lợi cho địch.

Dân quân du kích đã dần dần trưởng thành trong chiến đấu, các đội du kích tập trung ở huyện và ở tỉnh được thành lập làm nòng cốt cho chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch bảo vệ khu căn cứ, bảo vệ địa phương. Giữa năm 1949, các đại đội độc lập dần dần được rút về thành lập các tiểu đoàn, trung đoàn chủ lực.

Trong khi các trung đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập vào vùng tạm bị chiếm cùng nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích thì các tiểu đoàn tập trung cũng được xây dựng tiến lên đánh công kiên và đánh vận động. Từ giữa năm 1948, các chiến dịch nhỏ bắt đầu xuất hiện, trước hết ở Bắc Bộ, rồi đến Trung Bộ và Nam Bộ. Qua các chiến dịch đó ta tiêu diệt được một phần sinh lực địch, san phẳng và bức rút nhiều đồn bốt, thu hẹp phạm vi kiểm soát của địch ở nhiều nơi.

Ngày 7 tháng tư năm 1947, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương. Với sắc lệnh này, các đội du kích tập trung được phát triển thành các trung đội, đại đội bộ đội địa phương huyện và các tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh. Ngày 28 tháng tám năm 1949, Đại đoàn Quân tiên phong (308) là đại đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta ra đời, tiếp đó đến năm 1951 đã lần lượt thành lập các Đại đoàn 304, 312, 316, 320 và 351.

Đến đây, lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân ta đã phát triển thành ba thứ quân hoàn chỉnh với hàng triệu dân quân du kích và 20 vạn bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.

Trước sự lớn mạnh của ta, trước tình hình quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến mạnh xuống giải phóng Hoa Nam, từ tháng bảy năm 1949, địch tập trung lực lượng, tăng cường bao vây phong tỏa biên giới, tăng cường càn quét bình định vùng sau lưng địch, mở những cuộc hành quân lấn chiếm vùng tự do của ta. Với những đội ứng chiến lớn và những cứ điểm lớn có công sự kiên cố, với những vành đai trắng và chính sách đốt sạch, giết sạch, cướp sạch, đến cuối năm 1949 địch đã mở rộng vùng chiếm đóng của chúng ra.

Trung ương Đảng ta đã đề ra chủ trương kiên quyết bám đất, bám dân, phân tán nhiều đơn vị thành đại đội độc lập tiến hành vũ trang tuyên truyền khôi phục củng cố và phát triển cơ sở quần chúng ở vùng sau lưng địch, hướng dẫn nhân dân đấu tranh kinh tế, chính trị từ thấp đến cao, khi đó mặc dù địch lập thêm nhiều đồn bốt, nhưng cơ sở chính trị của ta trong vùng tạm bị chiếm vẫn được giữ vững, chuẩn bị cho một cao trào chiến tranh du kích và một cuộc nổi dậy mới.

Đầu năm 1950, chiến tranh du kích đã được giữ vững và đẩy mạnh ở vùng sau lưng địch, lực lượng vũ trang ta đang chuyển từ yếu lên mạnh, thế và lực của ta đã mạnh lên.

Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp đã đề ra chủ trương và biện pháp nhằm tranh thủ thời cơ giành một thắng lợi lớn về quân sự, đẩy mạnh cuộc kháng chiến. Tháng sáu năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Sau gần bốn tháng chuẩn bị và tác chiến, ngày 9 tháng mười năm 1950 chiến dịch Biên giới đã thu được thắng lợi vang dội. Quân đội ta đã tiến bộ vượt bậc về nghệ thuật chiến dịch, thực hiện một chiến dịch đánh vận động tốt nhất trong kháng chiến, quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ thuộc về ta.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 04:08:48 pm
1. Thư Hồ Chủ tịch gửi Hội nghị quân y lần thứ VI “Lương y kiêm từ mẫu”, Chấn chỉnh các tổ chức quân y: giải tán các quân y vụ, thành lập các phòng quân y đại đoàn, phòng quân y mặt trận, phòng quân y bộ đội địa phương, hệ quân y lưu động và hệ quân y tĩnh tại. Hội nghị y tá đại đội: Hội nghị học tập, hội nghị giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đầu tiên của ngành quân y. Cuộc vận động “Quân đội hóa ngành quân y”.

Ngày 15 tháng giêng năm 1948. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng đã đề ra chủ trương chuyển sang giai đoạn mới và chỉ ra các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế và quân sự. Hội nghị đã vạch rõ : “Chỉnh đốn quân nhu, quân y để cải thiện trang bị và cấp dưỡng cho bộ đội”.

Trước tình hình và nhiệm vụ mới, ngành quân y đã từng bước chấn chỉnh lại tổ chức và tăng cường mọi mặt hoạt động.

Ngày tháng ba năm 1948, chấp hành chủ trương của Bộ, Cục quân y triệu tập Hội nghị quân y lần thứ VI (gồm các đại biểu từ Khu IV trở ra).

Hội nghị đã có vinh dự được Hồ Chủ tịch gửi thư động viên và giáo dục nhiệm vụ, chỉ thị công tác. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đến dự và hướng dẫn cho hội nghị về tình hình và nhiệm vụ mới.

Trong thư gửi Hội nghị quân y, Hồ Chủ tịch đã khen ngợi chiến sĩ quân y và vạch rõ nhiệm vụ và phương hướng nỗ lực cho toàn ngành. Người căn dặn: “Lương y kiêm từ mẫu” giáo dục tinh thần phục vụ, động viên thi đua yêu nước, quân y phải bám sát bộ đội mà phục vụ, phải ra sức chế thuốc và đào tạo nhân tài.

THƯ HỒ CHỦ TỊCH GỬI HỘI NGHỊ QUÂN Y

Nhân dịp này, tôi gửi lời thân ái hỏi thăm các đại biểu và nhờ các đại biểu chuyển lời hỏi thăm tất cả các nhân viên nam nữ trong quân y.
Từ ngày kháng chiến đến nay, quân y phát triển rất khá và các bác sĩ, khán hộ, cứu thương, ai cũng chịu khó, cố gắng. Đó là những điểm rất tốt.

Song quân y cũng như mọi việc khác, chúng ta đang mới mẻ, chúng ta còn nhiều khuyết điểm. Chúng ta phải cố gắng nữa, để tiến bộ hơn nữa.

Sau đây là những ý kiến của tôi về vấn đề quân y:

1. Người làm thầy thuổc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu.

Vì sự kích thích trong chiến trận, vì sự sinh hoạt khắc khổ trong quân đội, vì sự tu dưỡng chưa đầy đủ, hoặc vì những điều kiện thiếu thốn, một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Gặp những trường hợp như vậy, chúng ta nên lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Người ta có câu : “Lương y kiêm từ mẫu” nghĩa là người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền.

2. Chúng ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Vì vậy, nhân tài chuyên môn nhất là nhân tài về môn y tế, chỉ sẽ thiếu chứ không thừa. Vì vậy, các ngành chuyên môn, nhất là ngành thuốc sẽ được đặc biệt xem trọng, lẽ tất nhiên ngành thuốc phải cố gắng làm thỏa mãn nhu cầu của đồng bào.

3. Bộ đội ta thì nhiều, mà nhân tài quân y thì còn thiếu. Vì vậy, ta phải có những cơ quan quân y lưu động. Cơ quan ấy thì khó nhọc hơn. Vậy tôi mong rằng : Hội nghị sẽ có kế hoạch để lập thành những cơ quan lưu động và anh em sẽ xung phong phụ trách những cơ quan đó. Cố nhiên những nhân viên trong cơ quan lưu động phải được đăc biệt săn sóc về mọi phương diện.

4. Nhân viên quân y ai cũng cố gắng, nhưng bộ đội vẫn còn ốm nhiều. Một mặt là vì thiếu thuốc. Một mặt khác là vì sự kiểm soát thuốc men chưa được chu đáo.

Vì vậy, Hội nghị cần phải chú ý thiết thực về việc đó. Và anh em quân y, từ cấp trên đến cấp dưới cần phải lấy việc đó làm trách nhiệm danh dự của mình.

5. Ngày nay, từ các Bộ trong Chính phủ cho đến bộ đội và nhân dân, đang mở cuộc vận động thi đua. Quân y cũng nên hăng hái tham gia cuộc thi đua ấy. Tôi thay mặt Chính phủ mà hứa rằng : Người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng.

Tôi mong rằng: Hội nghị sẽ định một chương trình thiết thực để sửa chữa những khuyết điểm và phát triển những ưu điểm của quân y, để làm cho quân y ngày càng tiến bộ.

Chúc Hội nghị thành công.

Chào thân ái và quyết thắng.

HỒ CHÍ MINH
Tháng ba năm 1948


Căn cứ vào chỉ thị của Hồ Chủ tịch và của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hội nghị đã kiểm điểm mọi mặt công tác và đề ra các nhiệm vụ công tác mới.

Đi đôi với việc sáp nhập các khu thành các liên khu, các quân y vụ các khu cũng sáp nhập thành các quân y vụ liên khu  1.  Việc sáp nhập này đã tạo điều kiện tốt cho việc tập trung phương tiện trước kia còn phân tán : Các viện bào chế có khả năng tăng cường sản xuất và tiếp tế thuốc ; các quân y viện được củng cố và tăng cường, có khả năng giải quyết cao hơn. Các ban quân y trung đoàn cũng được củng cố, có nhiều khả năng hơn về đào tạo cán bộ sơ cấp, pha chế thuốc và cứu chữa thương binh. Từ cuối năm 1947, các ban quân y trung đoàn đều do bác sĩ hoặc sinh viên y khoa phụ trách, đã được phân quyền đào tạo y tá hoặc cứu thương. Tại các trung đoàn đều lần lượt xây dựng các tổ bào chế để tự lực pha chế thuốc. Theo quy định của Hội nghị quân y lần VI, mỗi trung đoàn còn có một ban phẫu thuật lưu động, nhưng thực tế chỉ có một số trung đoàn ở Liên khu III thực hiện được. Sang năm 1949 và đầu năm 1950, các trung đoàn mạnh đã được xây dựng, bắt đầu thành lập các đại đoàn, phạm vi hoạt động của các đơn vị chủ lực ngày càng mở rộng, quân y vụ liên khu giải tán theo tổ chức chung, bắt đầu xây dựng các ban quân y trung đoàn mạnh, các phòng quân y đại đoàn, các phòng quân y mặt trận  2.

Đồng thời từ Bắc Trung Bộ trở ra cũng thành lập các Bộ Tư lệnh bộ đội địa phương. Việc bảo đảm sức khỏe cho bộ đội địa phương trước đây do y tế địa phương phụ trách thì nay được thay thế bằng các phòng quân y bộ đội địa phương. Các tổ chức quân y bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương trên đây hình thành một hệ gọi là Hệ quân y lưu động chịu sự chỉ đạo của Cục quân y. Một hệ khác gồm các cơ quan, cơ sở trước kia thuộc một số quân y vụ, nay đã giải tán và trực thuộc Cục quân y về mọi mặt, hệ này được gọi là Hệ quân y tĩnh tại.

Riêng Liên khu V và Nam Bộ, do tình hình phát triển của bộ đội chủ lực, và bộ đội địa phương không giống như ở ngoài Bắc, nên về việc tổ chức căn bản cũng chưa có gì thay đổi nhiều; ở Liên khu V, đến tháng bảy năm 1950, Quân y vụ Liên khu V đổi thành Phòng quân y Liên khu V với hai hệ, hệ tĩnh tại gồm 4 quân y viện ở 4 tỉnh và hệ quân y lưu động gồm ban quân y liên khu bộ, ban quân y các trung đoàn chủ lực và các trung đoàn địa phương. Ở Nam Bộ, năm 1948 các ban y tế chi đội đổi thành các ban quân y trung đoàn và sang năm 1949 sáp nhập các ban quân y trung đoàn thành lập các ban quân y liên trung đoàn, còn các quân y vụ vẫn tiếp tục hoạt động đến năm 1952 mới giải thể.





-----------------------------------------------------------------
1. Tháng tư năm 1948, sáp nhập xong các quân y vụ liên khu I, liên khu X, liên khu III. Đối với miền Nam Trung Bộ đền đầu năm 1949, ba khu quân sự V, VI và Tây Nguyên sáp nhập thành liên khu V và đến giữa năm 1949 các quân y vụ khu mới sáp nhập thành quân y vụ liên khu V. Riêng khu quân sự IV và ba khu quân sự ở Nam Bộ không gì thay đổi nên các quân y vụ vẫn giữ nguyên tổ chức cũ cho đến khi giải tán.

2. Từ khu IV trở ra Bắc, kế hoạch tổ chức này hoàn thành tháng năm năm 1950; các phòng quân y Đại đoàn 308, phòng quân y mặt trận Tây Bắc, các ban quân y trung đoàn Sông Lô, trung đoàn 174 thành lập vào cuối năm 1949. Phòng quân y Đại đoàn 304 thành lập vào tháng tư năm 1950, và phòng quân y mặt trận Bình Trị Thiên vào tháng năm năm 1950.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 04:14:27 pm
Cũng trong thời kỳ này, một số đơn vị tình nguyện Việt Nam hoạt động vũ trang, đã cùng nhân dân và các lực lượng vũ trang Miên và Lào đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp, phát triển chiến tranh ở Miên và Lào. Do đó, các ban quân y Đông Miên, ban quân y Tây Miên, ban quân y Thượng Lào, ban quân y Trung Lào, ban quân y Hạ Lào cũng lần lượt được thành lập.

Sau hơn hai năm chiến tranh và xây dựng, tổ chức quân y từ Khu IV trở ra đã có :

- Một hệ thống quân y lưu động gồm các tổ chức quân y nằm trong tổ chức của các đơn vị bộ đội. Hệ này đến tháng bảy năm 1950 có 3320 nhân viên trong đó có 2290 nhân viên y vụ.

- Một hệ quân y tĩnh tại gồm các bệnh viện với lượng thu dung điều trị hơn 1300 giường bệnh.

Để phù hợp với tổ chức này, cơ quan Cục quân y cũng thành lập vào cuối năm 1949 hai phòng nghiệp vụ : Phòng quân y lưu động 1  và Phòng quân y tĩnh tại 2  để giúp việc chỉ đạo nghiệp vụ.

Tuy nhiên, những kinh nghiệm phục vụ và xây dựng của ngành lúc này đã chỉ rõ : Muốn làm tròn nhiệm vụ phục vụ bộ đội và thương binh, bệnh binh trong giai đoạn mới thì không phải chỉ là tiến hành một số chấn chỉnh và tăng cường tổ chức mà chủ yếu còn phải bằng các biện pháp tổ chức khắc phục triệt để tính chất ngành dọc, độc lập, tức là phải làm cho ngành quân y thực sự là kết cấu hữu cơ của quân đội.
Để thực hiện yêu cầu này, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy hội, ngay từ đầu năm 1949, Cục quân y đã đề ra cuộc vận động “Quân đội hóa” ngành quân y và tiến hành trong 2 năm 1949 và 1950 thì hoàn thành.

Cuộc vận động “Quân đội hóa” ngành quân y đã được tiến hành trên hai bước.

Bước thứ nhất: Củng cố hệ quân y lưu động làm cho nó thật nhẹ nhàng, cơ động, đặc biệt chú ý tăng cường xây dựng cho các ban quân y đại đội.

Từ yêu cầu trước mắt phải phục vụ cho các đại đội độc lập, các tiểu đoàn tập trung tác chiến, việc tăng cường xây dựng các ban quân y đại đội, ban quân y tiểu đoàn đã trở thành cấp bách. Công tác quân y đại đội và tiểu đoàn được tăng cường về mọi mặt, thuốc, trang bi, đặc biệt là tăng cường về chất lượng và xây dựng nền nếp làm việc.

Tháng sáu, tháng bảy năm 1949, Cục quân y triệu tập Hội nghị y tá đại đội. Hội nghị này có ý nghĩa quan trong trong việc củng cố và tăng cường các ban quân y đại đội. Sau 20 ngày làm việc, hội nghị đã giúp cho các đại biểu nhận thức được rõ hơn về tổ chức quân y, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức hành chính và tổ chức vui sống 3  của một ban quân y đại đội. Hội nghị cũng đã trao đổi kinh nghiệm phục vụ, kinh nghiệm vận động quần chúng, những sáng kiến cải tiến và nhất trí thông qua được một bản kỷ luật chuyên môn  4.

Điều đặc biệt là hội nghị đã học tập và thảo luận văn kiện “Tư cách và đạo đức người quân y cách mạng”. Đây là lần đầu trong lịch sử ngành quân y, vấn đề tư tưởng, lập trường phục vụ được tổ chức học tập, quán triệt trong hội nghị chuyên môn. Trong khi học tập, hội nghị đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản như “Người quân y không thể trung lập mà phải đứng hẳn về phía nhân dân chống lại kẻ thù chung là đế quốc Pháp”. “Người quân y phải nêu cao tinh thần quân y vì bộ đội, vì người binh nhì, vì nhân dân”. “Người quân y phải có tư cách đạo đức cách mạng tức là tư cách đạo đức giai cấp cần lao”, “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, và nhờ có giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng mới đi đến thắng lợi...”.

Tuy mới là bước đầu, song hội nghị học tập này đã một lần nữa xác định lập trường kháng chiến chống Pháp, xác định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, nêu lên yêu cầu cơ bản về tư cách đạo đức của người cách mạng làm công tác quân y, phê phán tư tưởng chuyên môn đơn thuần.

Hội nghị này đã góp phần tích cực trong lịch sử xây dựng ngành, đặc biệt là đã đẩy mạnh được việc thực hiện chủ trương “Quân đội hóa ngành quân y”.

Tiếp sau đó, các quân y vụ cũng rút kinh nghiệm, lần lượt tổ chức các cuộc hội nghị y tá đại đội tại các khu và cũng đạt được kết quả tốt.

Bước thứ hai là cuộc vận động quân nhân hóa nhân viên và chuyển việc quản trị quân y sang quản trị quân đội.

Từ khi thành lập ngành quân y, cán bộ quân y ở bệnh viện cũng như ở đơn vị đều thuộc quyền quản trị của quân y. Sau đó lại được quy định thành chế độ trong Hội nghị quân y lần thứ V và lần thứ VI. Tình hình này tạo điều kiện cho tư tưởng ngành dọc hay nói đúng hơn là tư tưởng chuvên môn thoát ly chính trị của một số anh em quân y có dịp phát triển, gây trở ngại không nhỏ cho việc thực hiện chủ trương vận động quân nhân hóa nhân viên và chuyển quản trị quân y sang quản trị quân đội, đề ra đầu năm 1949. Việc thực hiện chủ trương này đối với đa số anh chị em quân y sơ cấp về cơ bản là không gặp khó khăn, nhưng đối với các y sĩ, bác sĩ, dược sĩ thì không phải dễ dàng như vậy.

Việc thực hiện chủ trương này khó khăn do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tư tưởng chưa được giải quyết. Sau 4-5 năm kháng chiến, đại đa số nhân viên quân y đã đồng cam cộng khổ, hòa mình với đời sống của nhân dân, của quân đội nhưng cũng còn một số anh em chưa rèn luyện cho mình được một lập trường phục vụ chính xác và vững vàng. Họ ngại quân nhân hóa và chuyển quản trị quân y sang quản trị quân đội thì quyền lợi hưởng thụ sẽ bị ảnh hưởng và tự do cá nhân sẽ bị hạn chế, họ chưa nhận thức được rằng việc thống nhất tổ chức quân y vào quân đội là một tất yếu khách quan tuy trước mắt có thể ảnh hưởng ít nhiều đến quyền lợi vật chất, song sẽ tạo điều kiện cho ngành quân y phát huy mọi khả năng để phục vụ được nhiều hơn, giúp cho từng người có điều kiện rèn luyện và cải tạo tích cực hơn, là điều kiện không thể thiếu được cho mọi sự trưởng thành và tiến bộ của toàn ngành cũng như cho mỗi người.

Về mặt lãnh đạo tổ chức, khuyết điểm chủ yếu là chưa chú trọng đúng mức công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, việc giáo dục, vận động chưa có kế hoạch chu đáo và tỷ mỷ.

Tại Liên khu V, sau khi thành lập Phân cục quân y Trung Bộ cũng có quy định chế độ đài thọ cho y sĩ, dược sĩ, bác sĩ như ngoài Bắc, nhưng chưa kịp áp dụng thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, liên lạc giữa Liên khu V với Cục quân y bị gián đoạn, do đó trừ một số ít cán bộ nhân viên quân y trưng tập tiếp tục hưởng chế độ lương bổng như cán bộ dân y cho đến năm 1949, còn hầu hết nhân viên quân y đều hưởng chế độ sinh hoạt phí như bộ đội. Tuy nhiên, tư tưởng chuyên môn đơn thuần, tư tưởng ngành dọc không phải vì thế mà không xuất hiện. Đáng chú ý là tình hình làm tư từ Khu IV vào đến Khu V có thời gian được coi như hợp pháp, trở nên khá thịnh hành. Việc này đã có ảnh hưởng nhất đinh đến tinh thần và kết quả phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh của nhân viên quân y. Việc làm tư không được ngăn chặn kịp thời phải đến cuộc chỉnh huấn năm 1952 mới thật sự chấm dứt.

Ở Nam Bộ, do hoàn cảnh chiến trường xen kẽ và chia cắt, bộ đội phân tán ở chiến khu và vùng sau lưng địch, kinh tế tự túc, bộ đội dựa vào sự tiếp tế của nhân dân về mọi mặt để xây dựng và chiến đấu, tổ chức quân y gắn chặt với bộ đội nên cũng tạo điều kiện tốt cho nhân viên quân y gắn bó với nhân dân, đồng cam cộng khổ với quần chúng và cũng tránh cho quân y được nhiều vấp váp lệch lạc, giữ gìn cho đội ngũ cán bộ quân y ở Nam Bộ được trong sáng và lành mạnh.





------------------------------------------------------------------
1. Phòng quân y lưu động do Bắc sĩ Nguyễn Thúc Mậu làm trưởng phòng.

2. Phòng quân y tĩnh tại do Bác sĩ Lê Văn Ốc làm trưởng phòng.

3.  Tổ chức vận động, tuyên truyền công tác vệ sinh cho quần chúng ở các đơn vị, cơ sở.

4. Bản kỷ luật chuyên môn gồm 10 điểm :

1. Hỏi bệnh tỷ mỉ, khám bệnh kỹ lưỡng.
2. Cho thuốc đúng bệnh, đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách.
3. Sát trùng khi tiêm.
4. Khi tiêm ven phải đặt bệnh nhân nằm.
5. Sát trùng băng bó.
6. Cấp cứu kịp thời mau lẹ và hợp lý.
7. Tải thương nhanh chóng, săn sóc bệnh nhân dọc đường.
8. Mỗi bệnh nhân đều có y bạ theo dõi vết thương, cách chữa và kết quả.
9. Giữ gìn dụng cụ, tiết kiệm thuổc men.
10. Nhã nhặn không gắt với bệnh nhân.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 04:20:39 pm
2. Vấn đề nóng bỏng: nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ quân y trung cấp. Thành lập Trường quân y sĩ. Trường y khoa đại học động viên tòng quân. Thành lập Nha quân dược, Viện bào chế tiếp tế và Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm. Tổ chức, tự túc, tự cấp thuốc theo quy mô nhỏ và phân tán. Quân y Nam Bộ bắt đầu mở rộng dùng thuốc dân tộc. Thành lập Trường quân dược sĩ.

Trước tình hình tổ chức quân đội và quân y ngày càng mở rộng việc đào tạo cán bộ quân y lại càng trở nên cấp bách.

Từ năm 1947, việc huấn luyện y tá, dược tá đã được giao cho các quân y vụ đảm nhiệm, năm 1948 lại phân công cho các trung đoàn làm việc này: các trung đoàn có cơ sở điều trị riêng đều có nhiệm vụ đào tạo y tá và cứu thương.

Ngày 25 tháng ba năm 1948, Bộ quốc phòng định ra chức vụ y tá trưởng 1 trong ngành quân y và các lớp y tá trưởng cũng được khai giảng tại Việt Bắc và tại Liên khu 3 cho đến hết năm 1948, từ Khu IV trở ra đã đào tạo được 1.150 cứu thương, 3.232 y tá, 412 y tá trường, và 333 dược tá. Đó là một cố gắng lớn về nhiều mặt của toàn ngành.

Tuy nhiên, việc đào tạo cán bộ đó vẫn chưa đáp ứng được tình trạng thiếu cán bộ, nhất là cán bộ phụ trách quân y tiểu đoàn, quân y trung đoàn. Số y tá trưởng được đào tạo với một chương trình tuy có cao hơn chương trình y tá, nhưng lại chưa được học về phẫu thuật thực hành nên về cơ bản cũng không đáp ứng được đòi hỏi cứu chữa ngoại khoa thời chiến ở tuyến tiểu đoàn. Yêu cầu cấp bách lúc này đặt ra là phải có nhiều cán bộ quân y trẻ, khỏe, vững vàng trong chiến đấu, đi sát bộ đội, nắm được kỹ thuật ngoại khoa ở tuyến tiểu đoàn để phục vụ cho nhiệm vụ đánh vận động của bộ đội.

Trong Hội nghị quân y lần thứ VI, Cục quân y đã nêu lên vấn đề đào tạo quân y sĩ, sửa đổi lại chương trình đại học y khoa sao cho sau năm thứ 3 anh em đã có thể đi phục vụ được, chương trình còn lại sẽ được học tiếp theo và học tại chức, đồng thời đề nghị mở lớp đào tạo y tá phẫu thuật. Những đề nghị này đều xuất phát từ yêu cầu khách quan phục vụ bộ đội, nhưng đã không được sự đồng tình của một số anh em. Những ý kiến không đồng tình đều nhấn mạnh đến bằng cấp, học vị, cho là đào tạo ra một lớp cán bộ “nửa vời” không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Cuộc đấu tranh mở trường quân y sĩ cũng đánh dấu một hình ảnh nổi bật về cuộc đấu tranh tư tưởng trong ngành phản đối nhận thức và tư tưởng đẳng cấp, học vị, thiếu tin tưởng ở lực lượng quần chúng có thể nắm được khoa học kỹ thuật y học.

Ngày 28 tháng tám, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh mở hai trường y sĩ 2 : Một trường ở Liên khu III và IV giành cho dân y, một trường ở Liên khu I và X dành cho quân y. Việc mở các trường y sĩ là một quyết định sáng suốt, thực tiễn lịch sử của những năm kháng chiến chống Pháp và của cả một thời kỳ lịch sử dài sau này đã chứng minh vai trò chiến lược rất quan trọng của đội ngũ cán bộ y tế và cán bộ quân y trung cấp. Thực tiễn đó đã bác bỏ hoàn toàn những nhận thức không đúng đối với chủ trương và đường lối đào tạo cán bộ trung cấp của Đảng.

Ngày 10 tháng ba năm 1949, Trường quân y sĩ khai mạc khóa đầu tiên tại thôn Tuần Lũng, huyện Tam Dương, tĩnh Vĩnh Phúc. Học viên có 55 người trong đó có 11 đồng chí là y tá đã phục vụ trong quân đội. Học viên là thanh niên, học sinh có bằng thành chung (tương đương lớp 7 phổ thông) có tinh thần hăng hái phục vụ quân đội. Nhà trường có ban giám đốc, có chính trị viên, giảng viên và sinh viên hướng dẫn 3 . Tuy nhiên, chương trình và phương pháp giảng dạy vẫn căn cứ vào chương trình và phương pháp của trường y sĩ Đông Dương thời thuộc Pháp. Chương trình dàn đều đủ các môn nội, ngoại, ngũ quan khoa... thời gian học kéo dài 4 năm nên tốc độ đào tạo không nhanh, không đáp ứng được yêu cầu cấp bách trước mắt. Việc tuyển sinh phải có bằng trung học phổ thông, nếu là y tá trưởng thì phải có trình độ tương đương. Vì vậy, phần lớn phải tuyển học sinh hay công chức ở ngoài vào học, hầu hết anh chị em y tá, cứu thương là người đã được rèn luyện trong chiến đấu, có kinh nghiệm phục vụ thì lại không có điều kiện theo học.

Ngoài việc đào tạo cán bộ sơ học và trung học nói trên, Trường đại học y khoa khai giảng từ năm 1947 vẫn tiếp tục đào tạo cán bộ có trình độ đại học. Song chương trình và phương pháp đào tạo cũng không khác gì thời thuộc Pháp. Lúc đầu mới có các sinh viên dược khoa và một nửa số sinh viên y khoa tòng quân, nhưng đến năm 1950 trong không khí sôi nổi của thời kỳ tích cực chuẩn bị tổng phản công, toàn thể sinh viên đã tòng quân. Những người đã học năm thứ tư trở lên đều được cử đi phụ trách công tác, còn những người từ năm thứ ba trở xuống thì được cử đi thực tập. Cho đến cuối năm 1950, tổng số cán bộ y dược có trình độ đại học và trung học đã đào tạo được là 564 đồng chí 4. Đó là nguồn cán bộ chủ yếu cung cấp cán bộ phụ trách cho các ban quân y trung đoàn, y sĩ điều trị tại các bệnh viện, dược sĩ tại các xưởng, các ban bào chế và sản xuất nói chung, các anh em đều cố gắng học tập và phục vụ, gần gũi, cùng chịu đựng gian khổ với bộ đội, nhưng vì thiếu sót trong công tác giáo dục chính trị, trong đào tạo chuyên môn khoa học kỹ thuật, nên còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa giải quyết được đầy đủ hai mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn giữa yêu cầu số lượng đủ, chất lượng tốt với thời gian đào tạo kéo dài, mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo từ dưới lên với đòi hỏi phải có văn bằng, học vị. Các mâu thuẫn này chỉ được giải quyết dần từ sau thắng lợi của chiến dịch biên giới năm 1950.





-----------------------------------------------------------------
1. Nghị định số 29/NĐCB ngày 25 tháng ba năm 1948 của Bộ Quốc phòng.

2. Sắc lệnh số 234/SL và nghị định số 187/NĐ.

3. Giám đốc: bác sĩ Đinh Văn Thắng, phó giám đốc: bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ, chính trị viên : đồng chí Phạm Thế, giảng viên: bác sĩ Đặng Đình Huấn, bác sĩ Đỗ Xuân Hợp, sinh viên hướng dẫn: Vũ Tá Cúc, Trần Văn Bảo, Nguyễn Xuân Bích.

4. Trong số này có : 213 quân y sĩ từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, 167 quân y đại học từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu, 94 quân dược sĩ trung học và 90 quân dược sĩ đại học.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Tám, 2020, 04:27:02 pm
Công tác quân dược trong thời kỳ này đã được củng cố và đẩy mạnh hoạt động về mọi mặt.

Sau Hội nghị quân y lần thứ VII họp tháng tám năm 1948, Cục quân y chủ trương thành lập Nha quân dược, để chỉ đạo thống nhất ngành dược trong quân đội.

Lúc đầu Nha quân dược nằm trong Cục quân y, đến tháng sáu năm 1949, với quan niệm tổ chức các Nha (có chức năng chủ yếu lo việc sản xuất) không nằm trong hệ thống cơ quan giúp việc chỉ huy của Bộ Tổng tư lệnh như các Cục, nên đã tách Nha quân dược ra khỏi Cục quân y thành một hệ thống độc lập với quân y từ trên xuống dưới. Nhưng thực tế lại cho thấy lúc đó việc tách ra như vậy đã gây khó khăn cho việc phối hợp giữa y và dược, làm cho Nha quân dược không đạt được kế hoạch sản xuất và tiếp tế do không nắm được nhu cầu của quân đội, nên đến tháng bảy năm 1950 lại có chủ trương thống nhất quân y với quân dược.

Trực thuộc Nha quân dược gồm hai viện :

- Viện bào chế, tiếp tế 1  có chức năng chỉ đạo công tác mậu dịch và tiếp tế nguyên liệu cho các khu.

- Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm 2 có chức năng chỉ đạo và trực tiếp nghiên cứu và sản xuất thuốc, dụng cụ y dược.

Sau khi bộ máy tổ chức được thành lập, Cục quân y đã chủ trương : Mở rộng mậu dịch tại các vùng địch tạm chiếm và vùng biên giới. Thực hiện chủ trương này đã bố trí các cơ sở mậu dịch vào những nơi thuận tiện cho việc mua sắm.

Tại các Liên khu I, II, III, IV và miền Nam Trung Bộ đã thành lập ra 5 chi nhánh mậu dịch A, B, C, D, E.

Các chi nhánh này có nhiệm vụ liên hệ chặt chẽ với các cơ quan ngoại thương, đảm bảo các luồng thu mua với các vùng tạm chiếm. Hàng thu mua được sẽ phân phối cho các cơ sở sản xuất tiếp tế tại các liên khu, đồng thời điều hòa giữa các chi nhánh với nhau.

Nhờ việc mậu dịch có tổ chức và kế hoạch hơn, nên mặc dù thiếu nhân viên, có khó khăn về tài chính bị địch phong tỏa... các chi nhánh đã thu mua được phần lớn thuốc cho bộ đội, nhất là các loại nguyên liẹu, dược liệu và thuốc sốt rét.

Đi đôi với việc phát triển mậu địch, nhằm tăng cường việc chấp hành phương châm tự cấp, tự túc của Đảng, Cục quân y đã chủ trương đẩy mạnh việc sản xuất thuốc bằng cách xây dựng thêm cơ sở sản xuất theo quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, đồng thời bố trí các cơ sở đó tại những vùng tương đối an toàn, tương đối sẵn nguyên liệu. Chủ trương này tỏ ra phù hợp với tình hình năm 1948, nên đã đảm bảo cho việc sản xuất được thuận lợi và liên tục, giải quyết được tình trạng gián đoạn của năm 1947.

Đầu năm 1949, chấp hành nhiệm vụ “Tích cưc cầm cự chuẩn bị tổng phản công” của Trung ương, Cục quân y đã chủ trương tập trung các công trường lẻ tẻ, phân tán trong năm 1948, tổ chức các xưởng sản xuất tương đối quy mô hơn.

Ở Việt Bắc tổ chức lại thành 6 xưởng và 4 phòng quân dược 3 .

Ở Liên khu III và Liên khu IV, do khó khăn về giao thông liên lạc, nên tháng bảy năm 1949 đã thành lập Sở quân dược để thay mặt Cục quân y chỉ đạo công tác quân dược tại mỗi liên khu. Tháng năm năm 1950, do chiến sự phát triển tại Liên khu III, nên đã sáp nhập được Liên khu 3, 4. Các cơ sở trực thuộc của hai liên khu cũng được hợp nhất thành 2 xưởng và 6 phòng bào chế 4  dưới sự chỉ đạo của một Sở quân dược L.K. 3-4.

Ở Liên khu V và Nam Bộ, công tác quân dược phát triển chậm hơn so với ngoài Bắc, về tổ chức cũng có nhiều thay đổi, nhưng nói chung mới tổ chức ra các phòng hay các ban quân dược làm công tác bào chế các thành phẩm, còn việc chế tạo dược phẩm và sản xuất dụng cụ như ở ngoài Bắc đã làm thì hầu như chưa có hoặc có rất ít. Đáng chú ý ở Nam Bộ, Sở quân dân y do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng phụ trách đã tổ chức việc nghiên cứu thuốc dân tộc. Năm 1949, Sở quân dân y Nam Bộ đã mời thầy thuốc đông y có tiếng về Sở đề tổ chức học tập. Năm 1950, Sở quân dân y Nam Bộ đã biên soạn cuốn “Dược tính đông y” và năm 1951 thì xuất bản và phát hành rộng rãi tới các địa phương. Việc làm có tính chất khởi phát này của Sở quân dân y Nam Bộ đã đưa đến nhiều nỗ lực liên tục trong các năm về sau, hình thành ngày càng vững chắc những tiền đề cho chủ trương kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại của những năm sau này. Việc học tập đông y sử dụng rộng rãi đông dược, thuốc dân tộc cua Sở quân dân y Nam Bộ ngày càng thu được kết quả tích cực, chẳng những đã giải quyết được nhiều khó khăn do thiếu thuốc Tây, mà còn nêu bật một hình ảnh trong sáng về việc kế thừa và phát huy y học dân tộc trong điều kiện kháng chiến gian khổ.

Sau kinh nghiệm mở trường quân y sĩ, tháng bảy năm 1950 tại Việt Bắc, chúng ta bắt đầu đầu mở Trường quân dược sĩ 5  khóa đầu với 36 học sinh. Việc mở Trường quân dược sĩ cũng đánh dấu một nỗ lực to lớn của toàn ngành, kiên quyết khắc phục mọi khó khăn đào tạo đội ngũ cán bộ quân dược sĩ đầu tiên cho quân đội.

Trong quá trình chấn chỉnh và xây dựng các cơ sở sản xuất trên, cán bộ, nhân viên và công nhân quân dược đã nghiên cứu và sản xuất với một tinh thần tích cực và sáng tạo. Thấm nhuần phương châm “Tự lực cánh sinh” của Đảng, hưởng ứng phong trào thi đua “Gây cơ sở phá kỷ lục” của Bộ quốc phòng, anh chị em đã tận dụng nguyên liệu sẵn có trong nước chế tạo và sản xuất nhiều thuốc và dụng cụ y dược cần thiết phục vụ cho yêu cầu tác chiến của quân đội : dùng lá tre chiết xuất lục diệp tố để đắp vết thương; dùng sắn mía thay gạo nấu cồn cao độ, dùng nhựa trám thay cồn triết xuất caféin, dùng sắt đường tầu, chế thành dụng cụ phẫu thuật và hộ lý, dùng cặp tóc hằng thép không gỉ chế thành kim tiêm, dùng gọng ô làm kim khâu ngoại khoa. Việc bào chế các thứ thuốc tiêm, viên, bột, nước... cũng gặp khó khăn do thiếu phương tiện, thiếu máy dập viên thì làm khuôn dập bằng tôn, dùng vỏ đạn làm cối đóng viên, không có máy đóng ống tiêm thì thay bằng “bock” hay bơm tiêm, dùng lọ sành hoặc bình thủy tinh pyrex để sản xuất ether-mê, làm dụng cụ cất cồn cao độ bằng tôn, làm ra lò cất dầu long não tinh khiết, tự sản xuất được bơm tiêm...

Trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn đã phấn đấu chiết xuất được một số hoạt chất ở các dược thảo như: roturidin, morphin, atropin, chénopod... mà trước kia trong thời thuộc Pháp chưa làm được.

Trong một thời gian dài, việc nghiên cứu sản xuất được thuốc chữa sốt rét luôn luôn là một mối quan tâm săn sóc của ngành, anh em quân dược đã dùng lá thường sơn, vỏ cây sữa, giây ký ninh (ở Việt Bắc), cây dền (ở Liên khu 5).., chế ra các loại thuốc viên thay thế cho quinacrin trong một thời gian khá lâu.

Đáng chú ý, chúng ta đã tự túc được một số thuốc chiến thương chủ yếu như bông, băng, bột bó, ête mê... đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thiếu sót trong công tác sản xuất, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và khả năng thực tế, còn tư tưởng quy mô, hình thức, tốn công sức mà ít tác dụng thiết thực (việc chiết xuất các loại hoạt chất); việc sản xuất còn thiếu trọng tâm và kế hoạch, chưa thật sát với đòi hỏi của chiến tranh và chưa cân đối, việc bảo quản, đóng gói, tiếp tế, theo dõi, sử dụng còn kém, đã xảy ra lãng phí, hư hỏng...




------------------------------------------------------------------
1. Viện trưởng: Dược sĩ Huỳnh Quang Đại, viện phó: dược sĩ Hoàng Xuân Hà.

2. Viện trưởng: Dược sĩ Đỗ Tất Lợi, viện phó: dược sĩ Nguyễn Trọng Bính.

3. Sáu xưởng là xưởng dược phẩm XF 21, xưởng dược phẩm XF 14, xưởng bông băng XF 22, xưởng dụng cụ XZ 16 và hai xưởng thủy tinh XZ 15, và XZ 17, bốn phòng quân dược là I, II, III, IV.

4. Hai xưởng là xưởng dược phẩm XF 341 và xưởng sản xuất thủy tinh, dụng cụ phẫu thuật XF 342. Sáu phòng bào chế là : XB 343, XB 344, XB 345, XB 346, XB 347; XB 348.

5. Hiệu trưởng: dược sĩ Trương Công Quyền. Hiệu phó : dược sĩ Nguyễn Trọng Bính.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Mười, 2020, 10:07:16 am
3. Hội nghị quân y lần thứ VI với khẩu hiệu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thành lập Phòng phòng bệnh. Hoạt động của các đội truyền bá vệ sinh, các tổ Vui sống. Lớp đào tạo cán bộ phòng bệnh. Hội nghị quân sự lần thứ V thông qua và cho áp dụng bản kỷ luật vệ sinh trong quân đội. Hội nghị lần thứ VIII nhấn mạnh vấn đề nuôi quân.

Qua mấy năm đầu kháng chiến, trong điều kiện gian khổ và thiếu thốn của chiến tranh, sức khỏe của quân đội đã có những biểu hiện giảm sút. Số quân ốm đặc biệt là số người mắc bệnh sốt rét và các bệnh tiêu hóa mỗi năm một tăng, làm thế nào để ngăn chặn bệnh tật, bảo đảm số quân khỏe cao, sẵn sàng bước vào thời kỳ đánh vận động với các chiến dịch liên tiếp. Đó là những nhu cầu cấp bách mà ngành quân y nhất thiết phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.

Mấy năm qua, chúng ta hướng nhiều về con đường “Điều trị đơn thuần”, mặc dù đã đào tạo nhiều cán bộ, sử dụng nhiều thuốc nhưng vẫn không làm giảm được bệnh tật trong quân đội, sức khỏe của quân đội chưa được bảo đảm vững chắc.

Tình hình đó đòi hỏi ngành quân y phải có chủ trương, biện pháp tích cực chủ động hơn. Hội nghị quân y lần thứ VI đã đề ra khẩu hiệu: “Phòng bệnh hơn trị bệnh” mặc dù quan niệm về phòng bệnh của anh em quân y lúc này chưa thật chính xác, chưa thấy được ý nghĩa cách mạng của phương châm y học theo hướng dự phòng, mà mới chỉ xuất phát từ hoàn cảnh thiếu thuốc và sức khỏe của quân đội đang bị bệnh tật uy hiếp, nhưng việc đề ra khẩu hiệu trên đây đã đánh dấu một chuyển hướng mới, bước đầu tạo cho quân y một thế chủ động và tích cực hơn trong việc chiến đấu chống bệnh tật.

Để thực hiện phương châm trên đây, Hội nghị quân y lần thứ VII đã quyết định thành lập Ban truyền bá vệ sinh tại Cục quân y để phát triển và mở rộng việc truyền bá kiến thức vệ sinh trong quân đội. Trong năm 1948, báo Vui sống xuất bản đều với số lượng tăng hơn đủ phát tới các trung đội. Số sách truyền bá vệ sinh in ra cũng nhiều gấp bội. Trong năm, tổng số in và phát hành tới 8 vạn quyển, ngoài sách báo, ban truyền bá vệ sinh còn tổ chức một đội truyền bá V.S. lưu động đi đến các đơn vị diễn kịch tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, điều tra tình hình vệ sinh trong quân đội. Cũng trong năm 1948 đã đưa ra bản kỷ luật vệ sinh 1 gồm 12 điều và đã được Hội nghị quân sự lần thứ V thông qua, cho thi hành trong quân đội. Ngoài ra, ở một số khu, các ban truyền bá vệ sinh của các quân y vụ cũng được thành lập.

Sang năm 1949, trước yêu cầu phải đưa phong trào phòng bệnh từ tuyên truyền phổ cập sang tổ chức thực hiện, nên Hội nghị quân y lần thứ 8 quyết định tổ chức ra Phòng phòng bệnh 2.

Phòng này chia làm 4 ban :

- Ban truyền bá vệ sinh có nhiệu vụ tiếp tục xuất bản báo Vui sống và các sách tuyên truyền, phổ cập vệ sinh, thành lập các đội truyền bá V.S. lưu động.

- Ban nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu các chương trình phòng bệnh ở các lớp học quân y và quân sự, điều tra tình hình sức khỏe, nghiên cứu các vấn đề phòng bệnh trong quân đội, sức chịu đựng tối đa, khẩu phần tối thiểu...

- Ban thí nghiệm sản xuất có nhiệm vụ tổ chức việc thí nghiệm và sản xuất các huyết thanh, vắc-xin đậu, tả, thương hàn, uốn ván...

- Lớp cán bộ phòng bệnh để đào tạo cán bộ phòng bệnh cho các đại đoàn và trung đoàn.

Nhờ sự chuyển hướng về phương châm, tăng cường về tổ chức, sự tham gia của đông đảo quần chúng, nên phong trào vệ sinh phòng bệnh trong quân đội đã được phát triển rộng rãi. Bản Kỷ luật vệ sinh đưa ra được bộ đội hưởng ứng. Nhiều tập quán vệ sinh hợp khoa học đã được xây dựng dần dần trở thành nếp sống của nhiều đơn vị; ở một số trung đoàn, anh chị em quân y đã đề nghị với ban công tác chính trị thành lập các tổ Vui sống, nhằm đẩy mạnh phong trào phòng bệnh thông qua hình thức văn nghệ xây dựng nếp sống mới. Sách báo vệ sinh được cán bộ, chiến sĩ chú ý tìm đọc. Các cấp chỉ huy quân chính cũng ngày càng thấy rõ tác dụng tích cực của công tác vệ sinh phòng bệnh trong nhiệm vụ giữ vững số quân chiến đấu, nên đã tổ chức hoặc tạo điều kiện cho anh em quân y triển khai công tác. Ngoài nội dung phòng bệnh, Hội nghị quân y lần thứ VIII cũng nhấn mạnh phải chú ý đến vấn đề nuôi quân. Để hướng đẫn, Cục quân y đã xuất bản tài liệu “Vấn đề nuôi quân” đồng thời liên tục và kiên trì viết các bài có liên quan đến vấn đề này trên các báo “Quân chính tập san”, “Vệ quốc quân”, “Vui sống”. Ngoài ra còn mở các lớp huấn luyện cho anh em cấp dưỡng nhằm huấn luyện một số hiểu biết về vệ sinh và kiến thức khoa học về phép nấu ăn.

Từ Hội nghị quân y lần thứ VIII, nuôi quân và phòng bệnh đã trở thành một nội dung công tác ngày càng được coi trọng trong ngành quân y, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trí thức khoa học phong phú.

Nhờ tinh thần phấn đấu không mệt mỏi của quân y, nhất là anh em y tá đại đội, nhờ sự phối hợp ngày càng chặt chẽ với ngành quân nhu, lại được sự quan tâm của cán bộ quân chính, nên công tác phòng bệnh đã thu được kết quả bước đầu mặc dù các năm 1949-1950 ta có gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chiến sự lan rộng trên nhiều vùng nhưng số quân ốm tại nhiều đơn vị đã giảm đi rõ rệt (4-18%).
Những kết quả đó tuy mới chỉ ở một số ít đơn vị nhưng cũng đã gây được cho anh em quân y niềm tin tưởng ngày càng vững chắc vào triển vọng của công tác phòng bệnh.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh trong quân đội vẫn còn nằm trong phạm vi kỷ luật, chưa thành một phong trào quần chúng tự nguyện chấp hành. Sư kết hợp giữa quân y và các ngành trong quân đội tùy từng nơi, từng lúc có chú ý nhưng nói chung chưa chặt chẽ. Chúng ta chưa có kế hoạch phối hợp với dân y, về nhận thức chưa thấy được phòng bệnh là nhiệm vụ chung của quân đội và nhân dân. Về mặt tổ chức chưa có một hệ thống chặt chẽ từ trên xuống dưới, chỉ chú trọng nhiều đến công tác tuyên truyền.




-----------------------------------------------------------------
1. 12 điều kỷ luật vệ sinh là :
I. Vệ sinh cá nhân :
1. Cắt ngắn móng tay.
2. Rửa tay trước khi ăn.
3. Đừng đề ruồi bâu vào thức ăn.
4. Không uống nước lã, uống nước chín.
5. Tắm giặt thay quần áo ít nhất mỗi tuần lễ một lần.
6. Tập thể dục mỗi buổi sáng 15 phút.
II. Vệ sinh chung:
7. Dùng hai đôi đũa hoặc đũa hai đầu đũa.
8. Không làm bẩn các nguồn nước ăn.
9. Lấp kín hố phân mỗi khi phóng uế.
10. Lấp các vũng nước tù, khai các rãnh nước quanh nhà.
11. Vẩy nước trước khi quét nhà, quét sân.
12. Những người mắc bệnh truyền nhiễm (đậu mùa, đau màng óc, thương hàn, thồ tả, lao, hoa liễu) phải được dưa đi bệnh viện hoặc nằm nhà riêng.

2. Bác sĩ Nguyễn Sĩ Quốc Hưởng làm trưởng phòng, bác sĩ Từ Giấy làm phó phòng.



Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Mười, 2020, 10:13:43 am
4. Ban quân y mặt trận phục vụ các chiến dịch : Hình thành bậc thang điều trị đầu tiên. Sơ bộ quy định nhiệm vụ các tuyến điều trị vận chuyển. Coi trọng giải quyết thương binh nhẹ từ chiến dịch Lê Lợi. Quân y viện và quân y giải phẫu viện : cách hoạt động của các bệnh viện, tổ chức học tập ngoại khoa dã chiến. Thành lập Phòng thú y quân đội. Chi bộ Đảng đầu tiên của Cục quân y, thành lập các ban công tác chính trị, các đoàn thể công đoàn và chi hội liên hiệp phụ nữ.

Trên chiến trường cả nước, bộ đội ta liên tiếp mở những đợt hoạt động quân sự quy mô sử dụng lực lượng từ 2-3 tiểu đoàn đến 2-3 trung đoàn. Mỗi đợt hoạt động như vậy thường có khoảng một vài trăm thương binh, bệnh binh. Tình hình đó đòi hỏi công tác điều trị phải có tổ chức hơn.

Đối với các trận đánh nhỏ công tác cứu chữa thương binh vẫn do các đơn vị tham gia chiến đấu tự bảo đảm như đã làm trước đây. Đối với các chiến dịch có sự phối hợp của nhiều đơn vị trong một khu, hoặc nhiều khu : chiến dịch đường số 4 (tháng ba năm 1949), chiến dịch Sông Thao, Lê Lợi (cuối năm 1949), chiến dịch Lê Hồng Phong (đầu năm 1950)... thì các quân y vụ trực tiếp tổ chức ra các ban quân y mặt trận để đảm bảo việc cứu chữa thương binh. Khi chiến dịch xảy ra ở khu nào thì quân y vụ khu đó phối hợp vớ tổ chức quân y đơn vị tham chiến ở nơi khác đến thành lập ban chỉ huy quân y mặt trận nằm trong tổ chức của ban tổ chức chỉ huy chiến dịch. Hình thức và nội dung tổ chức quân y mặt trận lúc này còn đơn giản, chưa thống nhất nhưng trên cơ sở các tuyến đã được hình thanh, đã tổ chức các trạm cấp cứu đại đội, tiểu đoàn (do y tá phụ trách) rồi đến trạm giải phẫu lưu động của trung đoàn, hoặc giải phẫu xá hay giải phẫu mặt trận (do bác sĩ hay sinh viên phụ trách).

Nếu hỏa tuyến xa hậu phương thì tổ chức thêm những trạm chuyển thương để đưa thương binh, bệnh binh về các trạm xá hoặc bệnh viện hậu phương.

Việc tải thương lúc này đã được chú ý hơn trước, việc khiêng cáng hỏa tuyến thường phải đi đêm, trèo đèo lội suối dài ngày rất vất vả và khó nhọc. Nhiều anh em quân y đã biết khéo tổ chức, động viên bộ đội và dân công, tự mình cùng tham gia khiêng cáng, tận tình cứu chữa đưa thương binh về đến bệnh viện hậu phương. Các trạm quân y lúc này còn xa tuyến, lưc lượng vận chuyển có hạn nên việc chuyển thương còn chậm và không gọn.

Việc quy định nhiệm vụ các tuyến và vấn đề bốn kỹ thuật lớn 1 đã đề ra xong chưa cụ thể và thống nhất, còn tùy tiện ở khả năng cán bộ và hoàn cảnh tác chiến nơi có địa hình kín đáo, đủ khả năng, phương tiện thì thực hiện được việc cắt lọc phẫu thuật, nếu không thì chỉ băng bó, cầm máu hoặc cố địch rồi chuyển về tuyến sau.

Từ chiến dịch Lê Lợi năm 1949, lần đầu tiên ngành quân y đã đặt vấn đề phải coi trọng việc giải quyết thương binh nhẹ, nhưng nội dung và phương pháp giải quyết còn thiếu toàn diện, phải từ sau chiến dịch Biên giới, công tác này mới được coi trọng đúng mức.

Tại những vùng mà chiến dịch ít xảy ra, các bệnh viện được dần dần xây dựng để thu dung tất cả thương binh, bệnh binh trước đây ở nhà dân hay ở đình chùa. Theo nghị quyết của Hội nghị quân y lần thứ VI, mỗi khu tổ chức ra hai loại bệnh viện quân y viện và quân y giải phẫu viện để tiện việc tập trung phương tiện và cán bộ và cũng là bước đầu chuyên khoa hóa về nội và ngoại khoa. Nhưng thực tế vì các bệnh viện bố trí phân tán từng khu vực cách xa nhau, liên lạc giao thông khó khăn và gián đoạn, nên thương binh, bệnh binh vẫn gần đâu thì về đó, các bệnh viện này đều phải giải quyết tất cả các yêu cầu về nội khoa và ngoại khoa, tình hình đó đã buộc các bệnh viện phải thu dung điều trị vượt khả năng thông thường của mình. Tuy triển khai tại các khu vực an toàn, các bệnh viện vẫn phải bố trí sẵn địa điểm dự bị để di chuyển mỗi khi có uy hiếp về mặt quân sự. Việc di chuyển trong điều kiện thiếu phương tiện vận chuyển, đường bị phá hoại, nặng nề về tổ chức, về trang bị là những thử thách rất gay go cho các cơ sở điều trị lúc này. Trong những năm 1949-1950, do chính sách phá hoại và bao vây kinh tế của địch, đời sống vật chất của nhân dân và quân đội lại thêm khó khăn, gian khổ. Nhiều nơi anh chị em quân y đã phải ăn độn, ăn bớt khẩu phần để giành gạo cho thương binh, bệnh binh, nhưng vẫn giữ vững tinh thần lạc quan cách mạng, luôn luôn gần gũi động viên khuyến khích thương binh, bệnh binh. Ngoài công tác cứu chữa, săn sóc hộ lý, anh chị em quân y đã có nhiều cố gắng tổ chức các buổi đọc sách báo cách mạng, ca kịch... gây một không khí vui tươi, tin tưởng trong các cơ sở điều trị. Nhiều bệnh viện đã biết tranh thủ giúp đỡ nhân dân, tích cực làm công tác dân vận nên đã tăng cường được tình đoàn kết quân dân. Các hội mẹ chiếu sĩ, các hội phụ lão, phụ nữ, thiếu nhi..., đã đóng góp phần công sức đáng kể trong việc động viên, úy lạo thương binh, bệnh binh.

Tại những khu có chiến sự xảy ra liên tiếp, địch thường xuyên bao vây, càn quét như ở Nam Bộ, Cực Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên và đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức quân y thường phải hết sức nhẹ nhàng, đơn giản, Việc cứu chữa thường do quân y từng đơn vị tự giải quyết là chính, sau đó mới tìm cách dần dần chuyển đến các cơ sở điều trị tương đối xa, an toàn hơn. Cũng do hoàn cảnh đặc biệt, nên có nơi như ở Nam Bộ nhiều anh chị em quân y phải tự động làm những công việc nhiều khi vượt quá khả năng của mình như phẫu thuật cắt đoạn..., với trình độ và khả năng phương tiện lúc đó, thật khó tránh khỏi những kết quả đau sót. Tuy nhiên, với lòng thương yêu thương binh mặc dù gặp nhiều khó khăn, hạn chế anh chị em quân y đã vận dụng tất cả kinh nghiệm, kiến thức, sáng kiến của cá nhân và tập thể, hết lòng hết sức phục vụ thương binh nên đã cứu sống được nhiều thương binh nặng. Đặc biệt là anh chị em quân y hoạt động ở Nam Bộ và Bình Trị Thiên phải luôn luôn đương đầu với những cuộc vây quét tàn khốc và bất ngờ của địch, gian khổ và hy sinh không ít. Trước thử thách đó, có một số ít không vượt qua được đã rời bỏ hàng ngũ, nhưng tuyệt đại đa số vẫn một lòng tin tưởng vào kháng chiến, quyết tâm đi theo cách mạng phục vụ quân đội đến cùng. Những anh em đó đã biết dựa vào nhân dân, được nhân dân hết lòng giúp đỡ và che chở. Khi địch càn quét, nhân dân đã cất dấu thương binh, kho tàng cho bộ đội, nuôi nấng săn sóc thương binh chu đáo.

Công tác điều trị thương binh, bệnh binh trong thời kỳ này đã bước đầu đi vào nền nếp, tinh thần thái độ phục vụ có được nâng cao, kỹ thuật điều trị đã được chú ý cải tiến nhất là sau khi đã tổ chức học tập ngoại khoa dã chiến. Việc tổ chức học tập ngoại khoa dã chiến trong ngành cũng là một cố gắng nổi bật trong điều kiện lúc đó. Nhiều tài liệu viết bằng tiếng Việt ở trình độ sơ cấp và trung cấp đã được phổ biến rộng rãi đến các đại đội, tiểu đoàn, bệnh viện ; chỉ ở những nơi có điều kiện tập trung như ở bệnh viện mới tổ chức học tập ngắn ngày cho y tá và y sĩ.

Do yêu cầu phát triển của các đơn vị, ngành vận tải của quân đội đã ra đời. Để phục vụ cho sức kéo chủ yếu lúc này là lừa, ngựa, trâu, bò nên tháng tư năm 1949 đã thành lập Phòng thú y quân đội 2 có nhiệm vụ phòng và chữa bệnh cho loại gia súc này. Phòng thú y quân đội cũng đã mở trường thú y tá và có một cơ sở chế thuốc nhỏ. Cơ quan này hoạt động có kết quả cho đến tháng mười năm 1955 thì chuyển toàn bộ sang tổ chức chăn nuôi và kinh tế của Nhà nước.

Những cố gắng đó kết hợp với những tiến bộ bước đầu về các mặt tổ chức, đào tạo cán bộ, phát triển sản xuất, tăng cường phòng bệnh đã đánh dấu những trưởng thành đầu tiên trong công tác phục vụ và xây dựng của ngành quân y.

Cũng trong thời kỳ này các cơ sở Đảng được bắt đầu xây dựng và phát triển dần.

Tháng tư năm 1948, chi bộ Bông Lau, chi bộ đầu tiên của Cục quân y được thành lập, đến tháng bảy năm 1950 thì phát triển thành Liên chi bộ. Trong thời gian này, các cơ sở và đơn vị quân y từ Bắc đến Nam cũng dần dần xây dựng các tổ Đảng hoặc các chi bộ. Lúc nàv số lượng đảng viên còn ít, trình độ lý luận còn thấp, trình độ lãnh đạo còn yếu nhưng cũng đã biết căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng mà hành động, xung phong gương mẫu mọi mặt, nên đã có tác dụng thúc đẩy quần chúng chấp hành tốt mọi nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, một phần do những nhược điểm kể trên, một phần do một số anh chị em chưa phải đảng viên chưa nhận thức được vai trò lãnh đạo của Đảng, thậm chí có người còn nghi ngờ thành kiến với đảng viên nên quan hệ giữa quần chúng và đảng viên có lúc còn va vấp, ảnh hưởng không tốt tới việc thực hành đoàn kết.

Song song với các tổ chức Đảng, Ban công tác chính trị Cục Quân y 3 và ban công tác chính trị các trường và bệnh viện cũng thành lập. Các tổ chức quần chúng như công đoàn, liên hiệp phụ nữ... cũng được xây dựng tại các cơ sở điều trị, cơ sở sản xuất thuốc. Các ban công tác chính trị, các công đoàn lúc này chưa có cán bộ chính trị hoặc cán bộ công đoàn chuyên trách mà thường do nhân viên chuyên môn đảm nhiệm. Ban công tác chính trị mới chỉ là cơ quan giúp việc thủ trưởng còn nặng về giải quyết sự vụ, các công đoàn mới chỉ lo giải quyết yêu cầu sinh hoạt của quần chúng, chưa đi vào chức năng chủ yếu là giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng của bộ đội. Tình hình này kéo dài đến đầu năm 1951 thì được giải quyết căn bản.




-----------------------------------------------------------------
(1). 1. Cầm máu, 2. Băng bó 3. Cố định, 4. Tải thương.
(2). Đồng chí Nguyễn Hữu Ninh, đại học thú y làm trưởng phòng thú y quân đội.
(3). Bác sĩ Nguyễn Sĩ Quốc được cử làm trưởng ban công tác chính trị Cục quân y.


Tiêu đề: Re: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: hoi_ls trong 12 Tháng Mười, 2020, 10:18:19 am
5. Thành lập Tổng cục Cung cấp. Quân y phục vụ chiến dịch Biên giới. Bài học lịch sử của công tác bảo đảm quân y trong chiến dịch Biên giới.

Từ giữa năm 1950, địch chiếm đóng lan rộng ra đồng bằng và trung du Bắc Bộ, lập hành lang “Đông Tây” củng cố khu tứ giác Lạng Sơn, Móng Cái, Hải Phòng, Hà Nội, cắt đứt đường giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu 3-4. Chúng ra sức khóa chặt biên giới Việt Trung, nhằm phong tỏa cô lập căn cứ địa Việt Bắc, gây cho ta nhiều khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng đến việc xây dựng lực lượng và tác chiến của ta.
Để tăng cường bộ máy quân sự chỉ đạo chiến tranh trong giai đoạn mới, Trung ương Đảng quyết định chấn chỉnh cơ quan Bộ Quốc phòng Tổng Tư lệnh, tổ chức lại thành ba bộ phận: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp. Tổng cục Cung cấp được thành lập ngày 10 tháng bảy 1950 do đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng làm chủ nhiệm.

Tháng sáu năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch đánh vào địch ở khu Biên giới nhằm mục đích: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông quốc tế với phe dân chủ, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

Lực lượng ta sử dụng trong chiến dịch Biên giới có : 2 đại đoàn và 2 trung đoàn chủ lực, 4 tiểu đoàn và 2 đại đội bộ đội địa phương, 4 đại đội sơn pháo 73 ly, 5 đại đội công binh và một lưc lượng dân công khá lớn.

Những đặc điểm của chiến dịch có ảnh hưởng đến công tác quân y :

Là chiến dịch tấn công quy mô lớn nhất từ đầu kháng chiến đến 1950. Lần đầu ta tập trung nhiều đơn vị, nhiều binh chủng, quân số lên tới 3 vạn người. Thời gian tác chiến dài và liên tục, thương vong có thể cao, tiêu thụ vât chất sẽ lớn (kế hoạch dự kiến thu dung cứu chữa, 2.000 - 2.500 thương binh). Công tác bảo đảm quân y cho chiến dịch còn là một việc làm mới mẻ ít kinh nghiệm.

Chiến dịch diễn ra ở Cao Bằng, Lạng Sơn là hai tỉnh rừng núi, kinh tế nghèo, dân cư thưa, khả năng huy động nhân lực, vật lực có thể ít, nhưng lại là những căn cứ cũ của cách mạng nên nhân dân có trình độ giác ngộ chính trị cao.

Dưới sự lãnh đạo của Tồng cục Cung cấp, lần đầu tiên Cục quân y tham gia trưc tiếp các công tác tổ chức bảo đảm quân y chiến dịch. Trước đây, khi chiến dịch còn ở quy mô nhỏ, việc bảo đảm quân y đều do quân y vụ các khu phụ trách. Việc chuẩn bị chiến trường được bắt đầu từ tháng bảy năm 1950.

Đồng chí Cục trưởng Cục quân y cùng một số cán bộ chủ chốt tại cơ quan Cục quân y đã đi phục vụ chiến dịch. Tổ chức cơ quan quân y chiến dịch lúc này còn đơn giản, có đủ các bộ phận nghiệp vụ để chỉ đạo từng mặt công tác.

Lần đầu đã hình thành trong chiến dịch bộ phận công tác chính trị để chỉ đạo chấp hành các chính sách thương binh, bệnh binh, chính sách dân công.

Trước đây tổ chức và nhiệm vụ các tuyến đã được sơ bộ quy định, nhưng chưa cụ thể và thống nhất, còn tùy thuộc vào khả năng cán bộ và hoàn cảnh tác chiến.

Trong chiến dịch đã quy định kế hoạch vận chuyển thương binh qua từng tuyến : bộ đội đảm nhiệm từ hỏa tuyến về trạm sơ cứu đại đội và tiểu đoàn, dân công tải thương đảm nhiệm từ tuyến đại đội, tiểu đoàn về các trạm phẫu thuận hay bệnh viện mặt trận. Đồng thời đã củng cố các đội phẫu thuật trung đoàn. Để khắc phục việc vận chuyển xa, đã tổ chức thêm những trạm trung tuyến, các đội phẫu thuật tiếp sức cũng nhằm kịp thời chi viện cho các đội phẫu thuật trung đoàn khi cần đến.

Căn cứ vào phương án tác chiến tiến công Cao Bằng trước, ban quân y chiến dịch đã tổ chức một bệnh viện thu dung bệnh binh ở Mạn Đà, bố trí 4 bệnh viện mặt trận có khả năng thu dung được 1.000 thương binh ở cách thị xã Cao Bằng khoảng 20km: Quang Đẩu phía Đông bắc, Đại Lai phía Tây bắc, Kế Chỉ phía Tây, Phai Xiên ở phía Nam. Các đội phẫu thuật trung đoàn chuẩn bị để triển khai ở Nà Cốc, An Lai, Lam Sơn cách Cao Bằng khoảng 8km. Kho thuốc, cơ sở sản xuất bông băng, bột bó đặt tại Quảng Uyên. Để phục vụ cho trận đánh Lạng Sơn và Đông Khê đã bố trí 2 bệnh viện tại Pò Mã và Văn Mịch có khả năng thu dung 200 thương binh, bệnh binh cho mỗi bệnh viện.

Đề đảm bảo các tổ chức trên, Cục quân y đã huy động một số lớn lực lượng ở hậu phương ra phục vụ chiến dịch.

Ngày 21 tháng tám năm 1950, Đảng ủy chiến dịch thay đổi quyết tâm tác chiến, chủ trương “đánh điểm diệt viện”, đầu tiên tiêu diệt địch ở Đông Khê và chung quanh, sẵn sàng đánh quân tiếp viện trên đường Cao Bằng - Đông Khê.

Do thay đổi quyết tâm tác chiến nên kế hoạch bảo đảm hậu cần và quân y cũng thay đổi theo. Trước đây, tuyến vận chuyển chính là đường Pò Peo, Trùng Khánh, Quảng Uyên, nay phải chuyển sang đường Thủy Khẩu. Các cơ sở quân y cũng phải bố trí lại. Hai bệnh viện Đại Lai, Mạn Đà vẫn ở chỗ cũ để thu dung bệnh binh của các đơn vị trước khi bước vào chiến đấu, còn các bệnh viện mặt trận chuyển đến Tiên Giao và Thủy Khẩu. Thủy Khẩu là bệnh viện chính để tiếp nhận hầu hết thương binh, bệnh binh của chiến dịch. Các đội phẫu thuật trung đoàn bố trí cách Đông Khê 8 - 10km đường núi, một đơn vị ở Pắc Xiêng, ba đội ở Bó Bạch, một đội ở Khuổi Bốc. Phần lớn các đội phẫu thuật đều đưa vào các hang đá để đảm bảo an toàn. Nói chung, việc bố trí bệnh viện, kho dược là hợp lý nhưng còn xa hỏa tuyến.

Để chuyển thương binh về trạm phẫu thuật trung đoàn, mỗi tiểu đoàn được phân phối 40 dân công tải thương ngoài số dân công vận chuyển, nhưng trước khi chiến đấu chưa có thương binh, các đơn vị sử dụng dân công tải thương vào các việc khác, nên khi cần chuyển thương binh thì không có tải thương hoặc tải thương đã bị mệt. Dân công tải thương phục vụ rất dũng cảm và rất tận tụy, nhưng chưa được huấn luyện những điều thường thức về tải thương, đường vận chuyển lại xa và khó đi nên việc chuyển thương còn chậm... chỉ có 6,2% thương binh được chuyển về trước 6 giờ, còn tới 43% sau 12 giờ mới tới trạm trung đoàn.

Việc phẫu thuật vẫn lấy quân y trung đoàn làm cơ sở. Trong phục vụ cán bộ quân y mới chú ý nhiều đến phẫu thuật chưa chú trọng đúng mức các công tác hộ lý, tải thương. Việc chỉ đạo cứu hộ hỏa tuyến chưa được đề cập đầy đủ, chưa huấn luyện được tốt cho bộ đội về 4 kỹ thuật cấp cứu. Trong công tác phẫu thuật tuy đã có chú ý đến việc phẫu thuật bảo tồn cơ năng chi thể, nhưng chưa thật tích cực đặt vấn đề bảo tồn tổ chức.

Khi bộ đội đánh vận động phía tây đường số 4, tổ chức quân y cũng kịp thời chuyển từ đảm bảo cho đánh công kiên sang đánh vận động. Trung đoàn 174 chuyển xuống hoạt động Nam Thất Khê, trạm phẫu thuật trung đoàn đã chuyển xuống bố trí tại Nà Hưu và Cốc Phục. Trạm phẫu thuật trung đoàn 209 chuyển lên Pắc Nậm, trạm phẫu thuật trung đoàn 36 tăng cường thêm cán bộ chuyên môn cho quân y tiểu đoàn tổ chức một trạm nhỏ ở Là Tá phía tây đường số 4, còn các trạm phẫu thuật thuộc các trung đoàn khác đều bố trí tại chỗ cũ. Tuy có chuyển vị trí, nói chung các trạm phẫu thuật vẫn còn xa hỏa tuyến, việc chuyển thương binh về các trạm phẫu thuật vẫn không đạt yêu cầu về thời gian, do đó trong đánh vận động trên đường số 4 mới có 12,6% thương binh về trạm phẫu thuật 6 giờ và gần 70% sau hơn 12 giờ mới về tới trạm phẫu thuật.

Sau khi được cấp cứu ở các trạm phẫu thuật, các thương binh được chuyển về bệnh viện mặt trận, lúc đó chủ yếu là bệnh viện Thủy Khẩu, được điều trị cho đến khi khỏi hẳn.

Trong công tác thương binh, nói chung cán bộ quân y đã hết sức tận tụy phục vụ, dân công hộ lý cũng rất tận tình. Nhưng công tác phục vụ còn nhiều thiếu sót nguyên nhân chính là do quan điểm thương binh,bệnh binh còn kém. Cán bộ quân y còn nặng tư tưởng chuyên môn đơn thuần, nặng về kỹ thuật, nhẹ về tổ chức chỉ đạo công tác cứu hộ hỏa tuyến và tải thương (tỷ lệ tử vong hỏa tuyến lên tới 30%, ngày nằm trung bình của thương binh còn dài : 45 ngày); chưa quan tâm đầy đủ đến việc tổ chức ăn ở, săn sóc đời sống cho thương binh. Trong cán bộ quân chính cũng còn lo nhiều đến việc tác chiến, chưa quan tâm đúng mức đến việc chấp hành chính sách thương binh.

Công tác bảo vệ sức khỏe cho bộ đội có được đặt ra ngay từ đầu chiến dịch nhưng so với yêu cầu thì còn thấp, quân y mới làm được việc phổ biến cho bộ đội những thường thức về phòng bệnh và tổ chức cho bộ đội uống thuốc phòng sốt rét, việc chỉ đạo vận động bộ đội chấp hành kỷ luật vệ sinh làm còn yếu.

Trong số tù binh địch, có một số lớn là thương binh, bộ chỉ huy chiến dịch có chủ trương trao trả cho địch. Quân y đã cùng các ngành bảo đảm cứu chữa, săn sóc, tiến hành công tác chính trị cần thiết, nên khi trao trả tù binh đã gây được ảnh hưởng tốt về mặt chính trị.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi. Ta đã tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng được nhiều đất đai, mở rộng được giao thông liên lạc giữa Việt Bắc và Liên khu 3-4, củng cố được căn cứ địa Việt Bắc thành hậu phương vững chắc của kháng chiến nối liền với phe xã hội chủ nghĩa và thu được thắng lợi cả về quân sự, chính trị và kinh tế.

Qua chiến dịch Biên giới, quân đội ta đã trưởng thành một bước lớn, chiến dịch Biên giới cũng là một thử thách lớn đối với ngành quân y. Trong quá trình phục vụ đã bộc lộ đầy đủ ưu điểm, khuyết điểm về mọi mặt chính trị tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật.

Tháng mười một năm 1950, theo chỉ thị của Tổng cục Cung cấp, Ban quân y chiến dịch đã mở Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm quân y với một tinh thần phê bình và tự phê bình cao.

Trong thư gửi hội nghị tổng kết quân y, đồng chí Võ Nguyên Giáp viết: “Tôi khen ngợi toàn thể các chiến sĩ quân y đã tích cực hoạt động trong việc cấp cứu, điều trị các thương binh. Nhiều đội phẫu thuật đã làm những nhiệm vụ quá mức như các đội phẫu thuật ở Là Tá, các đội phẫu thuật đơn vị 73, Đ3 ở Bố Bạch”, đồng thời đồng chí cũng chỉ rõ: “... so với các chiến dịch trước có tiến bộ nhiều, nhưng cũng hãy còn nhiều khuyết điểm vê phương diện tổ chức, kỹ thuật và lãnh đạo. Tôi mong hội nghị sẽ cố gắng học tập và rút kinh nghiệm quý báu trong chiến dịch vừa qua để làm sao cho tổ chức quân y được thích hợp hơn với vận động chiến, cho kỹ thuật quân y bảo đảm hơn việc cứu thương trên trận địa cũng như việc điều trị trong các đội phẫu thuật và các bệnh viện. Về mặt tư tưởng cần thực hiện tinh thần lương y kiêm từ mẫu mà Hồ Chủ tịch đã đề ra cho ngành quân y”.

Trong thư gửi Hội nghị, đồng chí Trần Đăng Ninh sau khi biểu dương các cố gắng của chị em quân y, cũng đã nhấn mạnh đến các khuyết điểm, nhất là những khuyết điểm về tổ chức và tải thương.

Hội nghị tổng kết đã khẳng định những thành tích đã đạt được là do bản thân anh chị em quân y có cố gắng, được nhân dân và quân đội hết lòng ủng hộ và giúp đỡ, được sự giáo dục lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng và đặc biệt là sự quan tâm săn sóc của Hồ Chủ tịch. Trong chiến dịch, Hồ Chủ tịch đã ra tận trận địa xem xét việc cứu chữa và chăm sóc thương binh, chỉ dẫn cụ thể các công việc phải làm để chấp hành tốt chính sách thương binh của Đảng.

Hội nghị đã nghe và thào luận các báo cáo : Công tác bảo đảm quân y của đại đội trong đánh vận động và đánh công kiên 1, công tác bảo đảm quân y của tiểu đoàn trong đánh vận động và đánh công kiên 2, báo cáo của đội phẫu thuật trung đoàn  3, báo cáo công tác phòng bệnh của trung đoàn, báo cáo công tác tải thương 4, nhận xét của một bệnh viện mặt trận đối với các cấp cứu, điều trị tại các tuyến trước 5. Đồng thời, Hội nghị đã thảo luận về các vấn đề quan trọng và tăng cường công tác tải thương mặt trận, nhiệm vụ các tuyến quân y khi tác chiến, vấn đề đào tạo và giáo dục cán bộ quân y, các vấn đề về chấn chỉnh lề lối làm việc.

Bài học quân y trong chiến dịch Biêu giới là một bài học toàn diện, nghiêm túc, có tinh thần tự phê bình, phê bình cao. Thu hoạch của quân y trong kết quả phục vụ chiến dịch Biên giới, thu hoạch của hội nghị tổng kết quân y là những thu hoạch có ý nghĩa tích cực, có tính chất lịch sử của ngành.

Qua chiến dịch Biên giới, cùng với quân đội, ngành quân y đã trưởng thành một bước quan trọng.




-------------------------------------------------------------------
1. Do y tá Tạ Văn Hậu báo cáo.
2. Do y tá Đinh Công Quyết báo cáo.
3. Do y sĩ Nguyễn Xuân Ty báo cáo
4. Do y sĩ Trần Lưu Khôi báo cáo.
5. Do y sĩ Trần Văn Bảo báo cáo.



Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:13:17 pm
CHƯƠNG NĂM
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI ĐỀ CAO VẬN ĐỘNG CHIẾN, PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CHIẾN TOANH DU KÍCH, CÙNG QUÂN ĐỘI LỚN MẠNH TOÀN DIỆN CHIẾN THẮNG LIÊN TIẾP
(1951 - 1952)


Sau chiến thắng Biên giới, tháng hai năm 1951, Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã họp.
Đại hội đã khẳng định và phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ và đường lối toàn dân kháng chiến của Đảng, đề ra những nghị quyết nhằm bồi dưỡng sức dân, Đại hội đã có tác dụng quyết định đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thưc dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi. Những nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đề ra một cách cơ bản từ Đại hội lần thứ nhất, đến đây đã được bổ sung toàn diện, trong đó vấn đề bản chất được nhấn mạnh, đã đưa quân đội ta trưởng thành lên một bước mới, lớn mạnh về mọi mặt chiến thắng liên tiếp.


Sau thất bại ở biên giới, thực dân Pháp không thề một mình theo đuối cuộc chiến tranh, nên ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Ảm mưu của đế quốc Mỹ là chiếm Đông Dương làm thuộc địa kiểu mới, biến Đông Dương thành phòng tuyến chống Cộng sản, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương, Đông Nam Á, biến Đông Dương thành căn cứ quân sự để tiến công phe xã hội chủ nghĩa. Cùng với thực dân Pháp, can thiệp Mỹ đã trở thành kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Được Mỹ tiếp sức, thực dân Pháp chủ trương kiên quyết giữ Đông Dương, tiếp lục thực hiệu chính sách "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" một cách triệt để hơn, tập trung lực lượng phòng ngự và bình định đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời ra sức tăng cường lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị điều kiện để nhanh chóng tiêu diệt chủ lực ta, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.


Để thực hiện chủ trương, chính sách này, Tát-xi-nhi đã đưa ra một kế hoạch bình định gấp rút và phản công quyết liệt. Đây là nỗ lực rất lớn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ hòng đè bẹp lực lượng ta, kết thúc chiến tranh.


Âm mưu bình định gấp rút cùng những thủ đoạn chiến tranh mọi mặt rất tàn khốc và xảo nguyệt của địch đã làm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta vùng sau lưng địch càng trở nên phức tạp.
Về phía ta, sau chiến thắng Biên giới, Trung ương Đảng chủ trương nhanh chóng chấn chỉnh bộ đội, tranh thủ mở chiến dịch nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, phá kế hoạch củng cố lực lượng và bình định đồng bằng của địch, giữ vững quyền chủ động chiến lược của ta trên chiến trường Bắc Bộ.


Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng, đầu năm 1951, hầu hết các trung đoàn Vệ quốc quân trên chiến trường Bắc Bộ đã được tập trung xây dựng thành ba đại đoàn bộ binh (Đại đoàn 312, Đại đoàn 320, Đại đòan 316) và Đại đoàn công binh, pháo binh 351. Đồng thời ba chiến dịch được mở liên tiếp đánh vào phòng tuyến của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.


Ngày 25 tháng mười hai năm 1950, chiến dịch Trần Hưng Đạo (Trung du) bắt đầu với lực lượng hai đại đoàn bộ binh đánh vào tuyến phòng thủ "boong ke" của địch tại Kim Anh, Đa Phúc, Yên Phong và Lập Thạch.


Ngày 20 tháng ba năm 1951, ta mở chiến dịch Hoàng Hoa Thám đánh vào tuyến phòng thủ của địch trên đường 18 (Phả Lại đến Uông Bí) với lực lượng 7 trung đoàn bộ binh.

Ngày 28 tháng năm năm 1952 với lực lượng 6 trung đoàn bộ binh, ta mở chiến dịch Quang Trung tại Nam Liên khu 3 (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình).

Đây là ba chiến dịch quy mô lớn đầu tiên của ta đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ờ Trung du và (tồng bằng Bắc Bộ trong năm 1951. Địch tuy thiệt hại nặng, nhưng vì được Mỹ giúp sức nên đã đối phó lại quyết liệt. Các chiến dịch này chưa làm thay đổi được cục diện chiến trường đồng bằng Bắc Bộ.


Trước khi đối phó với những chiến dịch tiến công của ta, địch vẫn bình định ác liệt vùng chúng chiếm đóng.

Đầu tháng mười năm 1951, Đại đoàn 312 mở chiến dịch Lý Thường Kiệt, đánh địch ở Nghĩa Lộ (Tây Bắc). Trong khi chúng ta chuẩn bị mở chiến dịch Trung du, Hữu ngạn Sông Hồng và Tây Bắc theo phương án tác chiến mùa Đông năm 1951, thì quân địch đánh ra Hòa Bình, với lực lượng 20 tiểu đoàn gồm phần lớn lực lượng cơ động chiến lược nhằm chiếm Hòa Bình, cắt liên lạc, tiếp tế, phá chuẩn bị tiến công của ta và định tiêu diệt chủ lực của ta.


Tổng quân ủy đã quyết định mở chiến dịch Hòa Bình, dùng ba đại đoàn 308, 304, 312 vây hãm và tiêu diệt quân cơ động của địch ở mặt trận Hòa Bình, dùng hai đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phá bình định, phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch tại đồng bằng Bắc Bộ.


Thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình đã làm cho phần lớn kết quả bình định đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1952 của địch bị phá vỡ, âm mưu phản công tiêu diệt bộ đội chủ lực ta giành lại quyền chủ động chiến lược của địch bị thất bại.


Trong khi các chiến dịch của năm 1952 diễn ra trên chiến trường chính, thì quân và dân ta tại các chiến trường sau lưng địch tại Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ đã tiêu diệt, tiêu hao, kiềm chế được một bộ phận quan trọng của địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, mở rộng được nhiều vùng căn cứ, đánh bại âm mưu bình định của địch, làm cho cục diện chiến trường sau lưng địch thay đổi có lợi cho ta, buộc chúng phải thường xuyên bị động đối phó, tạo điều kiện cho ta củng cố vùng tự do, xây dựng bộ đội chủ lực, chủ động mở những chiến dịch tiến công ngày càng lớn trên mặt trận chính.


Trong quá trình tiến hành ba chiến dịch đầu năm 1951 ở chiến trường Bắc Bộ, các đại đoàn 312, 320, 316 lần lượt được thành lập, và chỉ hơn một năm sau ngày thành lập đại đoàn chủ lực đầu tiên, ta đã lần lượt xây dựng 6 đại đoàn, 2 trung đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công binh, pháo binh trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Bộ đội chủ lực các liên khu cũng được củng cố và phát triển thích hợp với điều kiện chiến trường.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:16:03 pm
Tháng tám năm 1951, Tổng quân ủy triệu tập Hội nghị tuyên huấn toàn quân lần thứ nhất và đã quyết định: Việc lãnh đạo tư tưởng hiện nay phải đặt thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quân đội. Phải rèn bộ đội: Nhận rõ thù, bạn và ta, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp và dân tộc, xây dựng tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ và một lòng tin tưởng nhất định thắng lợi, rèn luyện tư tưởng tự lực cánh sinh, vượt mọi khó khăn, nâng cao ý chí tranh đấu bền bỉ.


Tháng năm năm 1952, toàn quân từ Liên khu 5 trở ra đã lần lượt tiến hành chỉnh huấn chính trị. Đây là cuộc vận động học tập chính trị tập trung nhất, rộng lớn nhất từ trước đến nay. Chỉnh huấn chính trị đã bước đâu nâng cao giác ngộ giai cấp cho quân đội ta, làm cho cán bộ và chiến sĩ hiểu rõ mục tiêu chính trị của cuộc chiến đấu, phân rõ ranh giới giữa thù, bạn và ta, hiểu rõ bản chất và nhiệm vụ quân đội nhân dân, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì thắng lợi của cách mạng.


Tháng tám năm 1952, Hội nghị tổ chức toàn quân lần thứ nhất đã quyết định nhiều nội dung quan trọng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội.

Đồng thời cơ quan chính trị các cấp đều được kiện toàn, chức trách và nền nễp công tác được xây dựng hoàn thiện hơn.

Sau cuộc chỉnh huấn chính trị năm 1952, quân đội ta đã tiến hành chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị, tiếp theo đó là tiến hành chỉnh huấn quân sự.

Tháng sáu năm 1952, Tổng quân ủy đã triệu tập Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất để hoàn chỉnh hệ thống tổ chức ngành cung cấp, xác định trách nhiệm của thủ trưởng quân chính đối với công tác hậu cần.


Song song với việc quy định tiêu chuẩn cung cấp về sinh hoạt, cũng đã ban hành các tiêu chuẩn cấp phát quân trang, quân dụng, tiêu chuẩn thuốc. Đồng thời, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc, thực hành tiết kiệm, đời sống của bộ đội đã được cải thiện một bước, nhu cầu của các chiến dịch quy mô ngày càng được bảo đảm.


Qua việc xây dựng một cách cơ bản và toàn diện về quân sự, chính trị, hậu cần, bộ đội ta trên các chiến trường nhất là Bắc Bộ đã nâng cao được sức chiến đấu để đánh những trận tiêu diệt lớn, giành chiến thắng ngày càng vang dội.


1. Những thu hoạch đầu tiên về bảo đảm quân y trong chiến dịch Trung du và Hà Nam Ninh. Tổ chức điều trị đại đoàn, đội điều trị Cục, Bệnh viện mặt trận năm 1951. Hình thành tuyến điều trị vận chuyển chiến dịch, khối lượng và nhiệm vụ cứu chữa.

Trung tuần tháng mười năm 1950, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, bộ đội đã khẩn trương mở chiến dịch Trung du (25-12-1950 đến 16-11-1951).

Việc chuẩn bị cho chiến dịch đã được tiến hành rất khẩn trương:

Ta đã đẩy mạnh việc sản xuất thuốc, mua sắm thêm các nhu cầu phục vụ cho các bệnh viện, đội điều trị, vận chuyển thêm trang bị vật chất thu từ chiến dịch Biên giới về phục vụ cho chiến dịch này.

Chấn chỉnh các trạm cấp cứu đại đội, các ban quân y tiểu đoàn, các đội phẫu thuật trung đoàn tổ chức một đội điều trị cho Đại đoàn 308. Tăng cường dân công và thanh niên xung phong từ 1 - 2 đại đội để tải thương từ trung đoàn về đội điều trị. Tải thương từ hỏa tuyến về trung đoàn do bộ đội tự đảm nhiệm.


Tuyến điều trị của Cục có 3 đội điều trị (Đội điều trị 1, 2, và 3), 3 bệnh viện mặt trận để tăng cường cho các đội điều trị hoặc phục vụ cho một hướng tác chiến. Mỗi đội điều trị, bệnh viện mặt trận có khả năng thu dung 200 - 300 thương binh, bệnh binh.

Bệnh viện 1 và Đội điều trị 1 phục vụ cho hướng Đông Bắc.

Bệnh viện 2 tại Úc Sơn và Đội điều trị 2 tại Hà Châu phục vụ cho hướng Bắc Phúc Yên.

Bệnh viện 3 ở Vân Trục và Đội điều trị 8 ở Thản Sơn (Lâp Thạch) phục vụ cho hướng Vĩnh Yên.

Bệnh viện hậu phương ở Hợp Thành được chuyển đến Bá Vân, phục vụ cho mặt trận Phúc Yên, còn hướng Vĩnh Yên thì đưa vào bệnh viện hậu phương tại Đại Đồng, Phú Thọ.

Tổ chức y tế dân công do dâu y phụ trách, tổ chức một trạm phẫu thuật cho dân công ở Bắc Bắc, bố trí y tá tại các trạm vận tải và đoàn dân công đề phục vụ sức khỏe dân công.

Cục quân y đã huy động thêm 11 bác sĩ, 91 dược sĩ và quân y sĩ, 264 y tá, cứu thương bổ sung cho các đội điều trị và bệnh viện.

Trong đợt 1 của chiến dịch, việc cứu chữa và cáng thương tại hỏa tuyến đã được làm tương đối tốt, đề giúp đỡ quân y tiểu đoàn vận chuyển nhanh chóng thương binh có trung đoàn đã đưa dân công tải thương đến cách tuyến tiểu đoàn 3km, đón thương binh về trạm phẫu thuật. Mỗi trung đoàn tác chiến ở hướng khác nhau nên thương binh sau khi được cấp cứu ở trạm phẫu thuật trung đoàn đều được tranh thủ đưa ngay về đội điều trị đại đoàn hay đội điều trị Cục. Tỷ lệ tử vong hỏa tuyến là 28% (giảm được 2% so với chiến dịch Biên giới).


Nhìn chung, công tác cứu chữa thương binh đã thực hiện được tương đối tốt và có tiến bộ.

Tuy nhiên, việc chỉ huy tải thương còn chậm, việc liên hệ giữa các tuyến còn thiếu chặt chẽ. Một số bệnh viện, đội điều trị chưa được trang bị đủ phương tiện phẫu thuật.

Trong đợt 2 của chiến dịch, các đội điều trị và bệnh viện mặt trận đã tập trung chuyển hết thương binh về bệnh viện hậu phương, bố trí lại cho phù hợp với kế hoạch tác chiến mới. Đã điều động Bệnh viện 1 và Đội điều trị 1 về phục vụ cho hướng Lục Nam, tăng cường phương tiện, cán bộ cho bệnh viện hậu phương ở Bá Vân và di chuyển về Quán Cây. Điều động Đội điều trị 2 từ hướng Vĩnh Yên về triển khai ở Vĩnh Ninh (Lập Thạch, Vĩnh Yên). Bệnh viện 3 chia 2 bộ phận, một ở Quế Nham, một ở Thọ Linh.


Trong đợt này, việc tải thương từ hỏa tuyến về trạm phẫu thuật trung đoàn đều do bộ đội làm, nhưng khi bộ đội phải đánh vận động thì thiếu lực lượng chuyển thương binh về sau. Đại đoàn 312 đã tổ chức được bộ đội tải thương riêng nhưng còn ít, vì thế việc chuyển thương vẫn còn bị chậm.


Tổ chức quân y trong chiến dịch cũng bộc lộ những mặt không hợp lý, cơ sở điều trị còn bị động, phân tán, sử dụng bệnh viện mặt trận với tính chất cơ động như đội điều trị nên không thích hợp làm hạn chế khả năng thu dung thương binh, bệnh binh. Tổ chức của các đội điều trị còn nặng, di chuyển chậm, chưa phù hợp với tính chất cơ động của chiến dịch.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:17:19 pm
Chiến dịch Hà Nam Ninh (chiến dịch Quang Trung) từ 28-5-1951 đến 20-6-1951.

Để tăng cường cho công tác bảo đảm quân y chiến dịch ngay từ đầu, Ban cung cấp chiến dịch đã chú ý tăng cường cán bộ cho quân y và cử một đồng chí khu ủy viên làm chính ủy quân y chiến dịch, huy động sinh viên y khoa, dược khoa, một số học sinh y tá của các trường Liên khu 3 và Liên khu 4 ra phục vụ chiến dịch ngoài 3 đội điều trị đại đoàn và 8 ban quân y trung đoàn, Ban quân y chiến dịch đã sử dụng 3 đội điều trị của Cục, 2 bệnh viện mặt trận, tổ chức 3 trạm chuyển thương và củng cố 2 bệnh việu hậu phương để thu dung cứu chữa thương binh.


Do có kinh nghiệm các chiến dịch trước, chiến dịch này đã chuẩn bị đủ thuốc, tổ chức các cơ sở cứu chữa được nhanh và tương đối có nền nếp.

Theo 3 hướng tác chiến của 3 đại đoàn, Ban quân y chiến dịch đã khai triển hai đội điều trị của Cục ở vùng Quỳnh Lưu (gần Rịa) và một ở Ái Nang, cách các đội điều trị đại đoàn 25-30km, hai bệnh viện mặt trận bố trí cách đội điều trị của Cục 25-30km, một bệnh viện triển khai ở hang Cáy gần Chi Nê, thu nhận thương binh của mặt trận Phú Lý - Hà Đông, một bệnh viện bố trí ở Yên Mông gầu Nho Quan, thu nhận thương binh của mặt trận Ninh Bình. Từ hai bệnh viện mặt trận về hai bệnh viện hậu phương ở Bắc Thanh Hóa (80-100km) giữa các cơ sở điều trị này đều tổ chức một trạm chuyển thương, mỗi trạm 100 giường.


Kết quả, trước ngày mở chiến dịch đã triển khai xong tuyến quân y gồm 14 cơ sở với hơn 5.000 giường điều trị.

Tuy có nhiều cố gắng huy động lực lượng dân công tải thương, nhưng so với yêu cầu vẫn còn thiếu.

Công tác bảo đảm quân y trong chiến dịch này có nhiều điểm khác với chiến dịch trước. Để thích ứng với hoàn cảnh đánh vào địch hậu, quân y từng trung đoàn, tiểu đoàn làm nhiệm vụ chính một đội phẫu thuật: Thương binh sau khi được băng bó ở đại đội, được chuyển về tuyến tiểu đoàn hoặc trung đoàn làm phẫu thuật và cấp cứu, sau đó mới chuyển ra các đội điều trị đại đoàn ở giáp ranh vùng tự do.


Việc tải thương từ hỏa tuyến về đội điều trị đại đoàn do đội tải thương đơn vị phụ trách, dựa vào địa phương lấy thêm dân quân du kích vận chuyển thương binh, phải bảo đảm khi bộ đội rút thì thương binh cũng được chuyển hết ra vùng tự do nhờ địa phương và nhân dân tích cực giúp đỡ, công tác tải thương ở vùng tạm chiếm đã làm được tốt. Ở Ninh Bình, địa phương đã huy động thuyền chuyển thương binh từ thị xã ra Trường Yên được nhanh.


Trong trận chùa Cao, khi lui quân chưa chuyển hết thương binh, vị trí đánh lại nằm trong vùng địch kiểm sóat, cơ sở của ta còn ít, các đội chuyển thương đã phải chuyển thương qua các cánh đồng chiêm ngập nước 2, 3 ngày sau mới tới được vùng cơ sở để đưa dần ra vùng tự do. Trong trận chợ Cháy khi đánh phá vây của địch không chuyển thương binh được ra hết, đơn vị đã để lại cán bộ chính trị, cán bộ quân y ở lại phối hợp với cấp ủy và chính quyền địa phương, vận động nhân dân cất dấu được thương binh, không để địch bắt, nhân dân đã để thương binh trong thuyền nan có mui che và ngụy trang, ban ngày đưa ra dấu giữa đồng chiêm, ban đêm lại đưa về điều trị và nuôi dưỡng.


Việc tải thương từ các vùng tạm bị chiếm và các đội điều trị đại đoàn đã bảo đảm chuyển thương ra được hết không bị chậm. Các đội điều trị đại đoàn bố trí ở giáp vùng tự do, xa hỏa tuyến nên chuyển thương bị chậm: 67 % số thương binh sau 48 giờ mới về đến đội điều trị đại đoàn.


Từ các đội điều trị đại đoàn về bệnh viện hậu phương, Ban quân y chiến dịch tổ chức các tuyến chuyển thương, dùng dân công cáng bộ và dùng thuyền để chuyển, Ban cung cấp chiến dịch đã cử cán bộ đến các đội điều trị chỉ đạo việc chuyển thương.


Tổ chức dân công tải thương thành từng đoàn 30-40 cáng có cán bộ quân y và chính trị đi cùng để phục vụ thương binh và lãnh đạo dân công.

Tổ chức các trạm tiếp chuyển thương binh trên từng chặng đường đi về trong một ngày để bảo đảm cung trạm và sức khỏe dân công. Nhờ có nhiều cố gắng trong việc chuyển thương, sau khi kết thúc chiến dịch khoảng 10 ngày, tất cả thương binh chiến dịch đều được chuyển về các bệnh viện hậu phương tại Thanh Hóa.


Do chuẩn bị tổ chức, cán bộ, thuốc và phương tiện phục vụ tương đối đầy đủ, nên các mặt phục vụ thương binh đã thực hiện được tốt hơn, ngày nằm trung bình đã hạ được gần 3 ngày so với chiến dịch Biên giới. Cũng trong chiến dịch này quân y cũng đã rút được một số kinh nghiện tốt trong việc cứu chữa vết thương bỏng na-pan.


Trong thời gian 6 tháng, quân y đã liên tiếp phục vụ hai chiến dịch lớn ở cả chiến trường rừng núi và chiến trường đồng bằng, trung du.

Kinh nghiệm phục vụ đã làm cho các tổ chức quân y lớn mạnh hơn, hợp lý hơn.

Nhìn chung, các ban quân y chiến dịch đã tổ chức thêm một số khoa nghiệp vụ (y chính, phòng bệnh) giúp cho việc theo dõi, chỉ đạo được chặt chẽ hơn.

Đối với tuyến điều trị - vận chuyển đã có quy định về khối lượng nhiệm vụ, đồng thời đã chú ý đến xây dựng cho các đơn vị được gọn, nhẹ, dễ cơ động đã có tiến bộ và có nhiều cố gắng, nhưng so với yêu cầu của nhiệm vụ chiến thuật thì cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm về mặt tổ chức và kỹ thuật.


Thực tiễn phục vụ các chiến dịch năm 1951 lại một lần nữa khẳng định:

- Việc quân đội hóa ngành quân y đề ra từ năm 1949 - 1850 là hoàn toàn đúng đắn và càn thiết, không những phải quân sự hóa tổ chức mà còn phải quân sự hóa cả đội ngũ và kỹ thuật.

- Phải có những tổ chức bao gồm các cơ quan, cơ sở quân y gọn, mạnh và tinh, sẵn sàng phục vụ cho các binh đoàn chiến thuật và binh đoàn chiến dịch, tại trên nhiều vùng khác nhau.

- Tổ chức, cán bộ, kỹ thuật quân y cả ở phía trước và phía sau phải luôn luôn bám sát mọi yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội, lấy kết quả phục vụ làm nội dung của mọi công tác cải tiến và phát triển của ngành.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:30:40 pm
2. Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX: Hội nghị lịch sử chuyển biến tư tưởng, chuyển biến tổ chức phục vụ quân đội đẩy mạnh vận động chiến. Các đề án tổ chức, chức trách, chế độ đầu tiên, xây dựng quan điểm cách mạng, quan điểm thương binh, bệnh binh, chấn chỉnh các tổ chức đảm bảo. Thành lập phòng chính trị và phòng cán bộ.
 
Sau ba chiến dịch của năm 1950 và 1951, một yêu cầu khách quan đối với ngành quân y là phải nhanh chóng chuyển biến về mọi mặt để phục vụ quân đội được tốt hơn.

Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX khai mạc ngày 16 tháng hai năm 1951 là một hội nghị lịch sử, mở đầu cho cuộc chuyển biến đó trong ngành. Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX là hội nghị quân y toàn quân lớn nhất từ đầu kháng chiến đến nay. Hội nghị có mặt gần đủ các cán bộ quân y chủ trì từ các bệnh viện, đội điều trị, kho xưởng, trường lớp, trung đoàn, đại đoàn, quân khu, bao gồm 133 đại biểu của các ngành điều trị, sản xuất thuốc, phòng bệnh, huấn luyện, các cán bộ ỵ, dược, chính trị, hậu cần.


Bộ trưởng Bộ y tế Hoàng Tích Trí và giáo sư Tôn Thất Tùng, cố vấn phẫu thuật của Bộ Quốc phòng đã tham gia hội nghị này.

Nhiệm vụ của hội nghị này là chuẩn bị xây dựng những điều kiện cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Hội nghị phải giải quyết toàn diện các vấn tổ chức, cán bộ, kỹ thuật và đặc biệt là giải quyết vấn đề chính trị tư tưởng.


Trong thư gửi hội nghị ngày 22 tháng hai năm 1951, đồng chí Trần Đăng Ninh đã chỉ rõ nhiệm vụ của Hội nghị và cũng là của ngành quân y trong giai đoạn mới:

- Kiến thiết cơ sở hậu phương kết hợp với phục vụ tiền tuyến.

- Quy định chế độ, công tác và cán bộ thống nhất.

- Đào tạo cán bộ nhằm cải tiến tư tưởng theo một quan niệm giáo dục mới làm cho mọi cán bộ kỹ thuật có thể là cán bộ chính trị.

- Chấn chỉnh tổ chức quân y đặc biệt phú trọng xây dựng hệ thống chính trị.

- Thực hiện đoàn kết trong nội bộ quân y, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quân, dân, chính bên ngoài để giúp nhau làm nhiệm vụ và học tập mỗi ngày một tiến bộ, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng.

- Nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình đề trau dồi ưu điểm và khắc phục nhược điểm.

Từ kinh nghiệm phục vụ và xây dựng ngành qua 5 năm đầu kháng chiến, kết hợp với kinh nghiệm của quân giải phóng Trung Quốc, với tinh thần nghiêm túc, đoàn kết và đấu tranh, Hội nghị đã thảo luận và thông qua được một loạt đề án có tính chất cơ bản cho toàn ngành1 (Các đề án đó là: Hệ thống tổ chức các cơ quan quân y toàn Cục. Tổ chức, biên chế và điều lệ công tác của phòng quân y sư đoàn. Thống nhất chế độ và danh hiệu quân y. Kế hoạch đề bạt và đào tạo cán bộ quân y. Đề án giáo dục. Điều lệ vết thương chiến tranh. Tổ chức ngoại khoa chiến thương. Chỉ thị về vận chuyển và tổ chức các trạm chuyển vận. Đề án phòng bệnh. Quan niệm dùng thuốc. Tổ chức dược chính).


Một vấn đề mới và quan trọng, lần đầu tiên được đề cập trong hội nghị toàn quân là xây dựng quan điểm cách mạng. Nội dung của quan điểm y học cách mạng là xác định y học phục vụ cho ai, phục vụ như thế nào, thế nào là quan điểm thương binh, bệnh binh, mối quan hệ đồng chí cách mạng giữa người thầy thuốc và người bệnh, nội dung tư tưởng y học mới, những quan điểm sai lầm thường thấy trong y học... Trên quan điểm cơ sở của y học cách mạng đã mở đầu một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa cũ và mới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật y học tiến tới vạch trần quan điểm y học tư sản lỗi thời để xây dựng một nền y học cách mạng phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân.


Khẩu hiệu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" đề ra năm 1948, qua thực tế phát triển đã cho thấy chưa thật rõ, chưa đủ sức thuyết phục, có người còn cho rằng đây là một phương châm công tác bắt buộc phải có trong điều kiện thiếu thuốc, thiếu bệnh viện. Hội nghị lần thứ IX đã xác định không những nên "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" như châm ngôn của những người biết lo xa, mà đã nêu cụ thể hơn, rõ ràng hơn "Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là phụ" có một cơ sở lý luận, có lập trường giai cấp để làm phương châm xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ cho ngành.


Hội nghị lần thứ IX đánh dấu một chuyển hướng cả về tư tưởng, cả về tổ chức. Kết quả của hội nghị đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy ngành quân y vươn lên mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử mới.

Chấp hành chủ trương của Tổng cục Cung cấp, ngành quân y đã tập trung cố gắng vào việc xây dựng tổ chức quân y các cấp.

Đối với bộ đội chủ lực hầu hết các đơn vị đều đã hình thành các tổ chức quân y tương đối đầy đủ. Từ chỗ có một ban hành chính quản trị, các phòng quân y đại đoàn, các ban quân y trung đoàn đã xây dựng được các bộ phận nghiệp vụ: y chính, phòng bệnh, dược chính. Đồng thời mỗi đại đoàn đều đã có một đội điều trị trong biên chế.


Quân y bộ đội địa phương cũng đã trưởng thành cùng với tổ chức của bộ đội địa phương. Các tổ chức cũng đã phát triển ngày một rõ rệt. Mỗi liên khu cũng đã xây dựng được một phòng quân y do bác sĩ phụ trách.


Các cơ sở trực thuộc Cục cũng được xây dựng và củng cố thêm. Các xưởng và kho quân dược trước đây tổ chức phân tán nay được tập trung lại: Từ 15 xưởng còn 8 xưởng, từ 4 kho còn 2 kho. Đồng thời các trường học của Cục cũng tập trung lại, từ 6 còn 2 trường (Trường quân y sĩ và Trường quân dược sĩ) để đào tạo cán bộ y dược trang học.


Các bệnh viện đã tập trung thành một hệ thống bệnh viện tĩnh tại ở hậu phương. Đến năm 1952 đã có 5 phân viện ở Liên khu Bắc Việt, 4 phân viện ở Liên khu 3-4 và 2 Viện bộ hậu phương để chỉ đạo hai khu vực bệnh viện này.


Ngoài 5 đội điều trị của các đại đoàn, còn xây dựng được 5 đội điều trị thuộc Cục. Tổ chức các đội điều trị này đã tỏ ra phù hợp với yêu cầu đánh vận động của quân đội.

Năm 1951, tại cơ quan Cục quân y đã thành lập thêm hai phòng nghiệp vụ:

- Phòng chính trị1 (Do đồng chí Vũ Ngọc Điện làm trưởng phòng) đã có đủ các mặt công tác tổ chức, tuyên huấn, bảo vệ, dân vận... được xây dựng ngày một kiện toàn, đáp ứng với yêu cầu phục vụ cho lãnh đạo và chỉ huy,

- Phòng cán bộ2 (Do bác sĩ Phạm Gia Lăng làm trưởng phòng) với 2 ban cán bộ và ban huấn luyện có chức năng giúp việc lãnh đạo, chỉ huy về công tác quản lý cán bộ và quản lý huấn luyện.

Từ một ngành công tác lúc đầu còn đơn giản với hai hoạt động chủ yếu là cứu chữa thương binh, bệnh binh sản xuất thuốc, dụng cụ y dược, đến năm 1951 đã dần dần hình thành các tổ chức chỉ đạo các mặt công tác nghiệp vụ: phòng bệnh, điều trị, chế thuốc, huấn luyện, thú y.


Nội dung của mặt công tác nghiệp vụ cũng mỗi ngày một phát triển, các điều lệ chức trách công tác đã được xây dựng dần cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ. Mối quan hệ công tác giữa các cấp, giữa các mặt nghiệp vụ, giữa các ngành trong hậu cần và quân y, chính trị cũng ngày một mật thiết, gắn bó chặt chẽ hpn, tạo điều kiệu cho hoạt động bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh đi sâu vào sinh hoạt và chiến đấu của quân đội.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:38:24 pm
3. Xây dựng phong trào quần chúng trong công tác phòng bệnh, tổ chức chiến sĩ vệ sinh, các ủy ban bảo vệ sức khỏe, chỉ thị quỵ định chế độ học tập vệ sinh phòng bệnh hàng tuần

Do sự chuyển hướng quan trọng mà Hội nghị quân y lần thứ IX đã đề ra, công tác vệ sinh phòng bệnh đã có một hoạt động sâu rộng hơn.

Nếu công tác phòng bệnh trước đây mới nặng về vệ sinh với tính chất thiên về quy định của kỷ luật vệ sinh thì nay đã bắt đầu có tính chất tuyên truyền thuyết phục, giáo dục, vận động giác ngộ. Tính chất quần chúng trong công tác phòng bệnh bước đầu được thể hiện rõ rệt.


Trong chiến dịch Trần Hưng Đạo, công tác phòng bệnh đã thực sự được tổ chức đến đơn vị chiến đấu. 27 cán bộ phòng bệnh đi xuống các trung đoàn hoạt động với trọng tâm công tác là: Vận động thành lập tổ chức chiến sĩ vệ sinh, vận động bộ đội thực hành 3 điều không làm và 3 điều ghi nhớ1 (3 điều không làm là: không phóng uế bừa bãi, không nằm chỗ ẩm thấp, không uống nước lã. 3 điều ghi nhớ là: nhớ tắm giặt, nhớ dọn xạch chỗ ở, nhớ báo cáo cách ly khi có bệnh dịch)


Những hoạt động bước đầu đã đưa đến kết quả thành lập được tổ chức chiến sĩ vệ sinh, nhưng phong trào còn chưa đều. Riêng cuộc vận động vệ sinh đã dần trở thành một phong trào quần chúng có tính chất tự nguyện, tự giác. Điều đó thực mới mẻ, thực sinh động khác hẳn với tính chẫt bắt buộc của tinh thần "Kỷ luật vệ sinh" trước đây. Về mặt phòng bệnh cũng thu được những kết quả qua thực tế. Bộ đội đã được phát thuốc cảm, thuốc nẻ, thuốc diệt trùng nước uống. Nhiều đơn vị đã tự túc được các phương tiện chống lạnh như khăn quàng, mạng bịt miệng.


Tổ chức chiến sĩ vệ sinh đã được phát triển rộng khắp lấy tiểu đội làm cơ sở, tổ chức này đã phát triển cả đến các đơn vị ở Bình Trị Thiên.

Do nhận thức được công tác bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của quần chúng nên chúng ta đã bước đầu phối hợp được nhiều ngành: Cung cấp, tham mưu, chính trị để giúp cho lãnh đạo và chỉ huy đơn vị trong nhiệm vụ này. Tuy tổ chức mỗi nơi mỗi khác, ủy ban phòng bệnh nuôi quân: e 9, e 66, ủy ban bảo vệ sức khỏe e 88, tổ phòng bệnh d: e 102, ban kiểm tra phòng bệnh: e 174..., nhưng đều nhằm mục đích phối hợp hoạt động trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của quân đội. Phong trào vệ sinh phòng bệnh không những chỉ được thực hiện trong bộ đội mà còn được thực hiện tương đối đều trong các tổ chức dân công phục vụ cho chiến đấu và quốc phòng. Phong trào vệ sinh phòng bệnh trong quân đội cùng với cuộc vận động vệ sinh của y tế nhân dân đã xây dựng nền nếp ăn ở văn minh khoa học, hợp vệ sinh cả trong sinh hoạt của nhân dân nhiều vùng, được tiếp tục duy trì cho đến những năm chống Mỹ cứu nước sau này.


Công tác phòng chống sốt rét, cải thiện ăn uống đã được đẩy mạnh lên một bước. Việc chống muỗi đốt dần dần trở thành phong trào quần chúng, một nếp sống của nhiều đơn vị: nằm màn, mặc quần áo dài buổi tối, phát quang khơi rãnh, lấp vũng, hun khói, đập ruồi, đốt muỗi...; tăng gia tự túc rau, chất bột, thịt... đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện ăn uống cho bộ đội, đặt ra một tiền đề tích cực và sáng tạo cho nội dung công tác nuôi quân phòng bệnh sau này.


Tổng Cục chính trị cũng đã ra chỉ thị cho toàn quân tiến hành học tập rộng rãi nội dung phòng và chống sốt rét, các hoạt động phòng và chống sốt rét của quân đội, quy định chế độ học tập vệ sinh phòng bệnh hàng tuần.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:39:37 pm
4. Tiếp tục giải quyết các vấn để bảo đảm quân y chiến dịch, hạ thấp tỷ lệ tử vong hỏa tuyến. Bắt đầu thực hiện tiêu chuẩn thuốc chủ yếu cho bộ đội, mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên và bổ túc thực sự cho cán bộ tại chức.

Công tác bảo đảm quân y cho các chiến dịch đã trở thành một công tác thường xuyên của quân y, luôn luôn được đặt vào vị trí trung tâm của lãnh đạo và chỉ huy. Trải qua 5 chiến dịch liên tiếp kể từ chiến dịch Biên giứi năm 1950, ngành quân y đã trưởng thành trên nhiều mặt, thực tiễn chiến trường chiến đấu, phục vụ xây dựng đã không ngừng soi sáng cho các công tác bảo đảm quân y thời chiến.


Trên chiến trường chính ở Bắc Bộ, chiến tranh diễn ra ngày một phức tạp, khẩn trương và ác liệt, kết quả của các trận chiến đấu cũng làm cho tỷ lệ thương binh ngày một tăng, đòi hỏi phục vụ ngày một nặng nề hơn (Chiến dịch Trần Hưng Đạo 4,2%; chiến dịch Hoàng Hoa Thám 3,7%; chiến dịch Quang Trung 4,7%; chiến dịch Lý Thường Kiệt 7,2%; chiến dịch Hòa Bình 6,1%).


Cơ cấu vết thương do vũ khí nổ phá cũng tăng rõ rệt, vết thương do đạn pháo các loại đã tăng một cách đáng chú ý: chiến dịch Trần Hưng Đạo 61,3%; chiến dịch Hoàng Hoa Thám 68,0%; chiến dịch Lý Thường Kiệt 11%; trận Tu Vũ 90%.


Tình hình đó đã có những tác động nhất định đến công tác cứu chữa, bảo đảm thuốc và các yêu cầu phục vụ khác.

Trung tâm cố gắng lúc này là ra sức xây dựng một bậc thang điều trị vận chuyển để thu dung cứu chữa được hết, được nhanh, có hiệu lực tốt trên tất cả các mặt trận. Bậc thang điều trị vận chuyển được xây dựng từng bước, được cải tiến và không ngừng bổ sung đã dần dần hợp lý hơn, có hiệu lực; nhiệm vụ, chức trách cứu chữa của các tuyến đã rõ ràng cụ thể hơn, phát huy ngày càng cao hiệu lực của công tác điều trị. Giữa các tuyến đã thực hành được việc phối hợp hiệp đồng và đã xây dựng được việc thông báo kiểm thương ngay trong chiến dịch.


Đáng chú ý là công tác cướp cứu và cấp cứu đã dược chú trọng giải quyết, hạ thấp được tỷ lệ tử vong ở hỏa tuyẽn, nếu tỷ lệ tử vong tại hỏa tuyến của chiến dịch Biên giới là 30% thì đó trong các chiến dịch sau đều được giảm thấp: chiến dịch Trần Hưng Đạo là 28%; chiến dịch Hoàng Hoa Thám là 25%; chiến dịch Quang Trung là 24%; chiến dịch Lý Thường Kiệt là 26%. Đây là một cố gắng rất to lớn của bộ đội, dân công và nhân viên quân y.


Tuy nhiên, việc thu dung điều trị bệnh binh cũng chưa được coi trọng đúng mức, việc săn sóc điều trị còn có khuyết điểm, nhược điểm về mặt tổ chức và kỹ thuật. Cụ thể, chúng ta chưa thấy hết yêu cầu quan trọng của việc trả nhanh 80 quân về chiến đấu.


Những phát triển của công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh đã đặt ra những yêu cầu to lớn về bảo đảm thuốc và dụng cụ y dược.

Sau chiến dịch Biên giới, ta bắt đầu nhận được chi viện thuốc, dụng cụ y tế của các nước anh em. Lượng tăng viện trợ này có tác dụng quan trọng trong hoàn cảnh kinh tế của ta còn nghèo. Tuy nhiên, không vì có chi viện mà ta coi nhẹ việc sản xuất tự cấp, tự túc. Chúng ta đã chấn chỉnh công tác sản xuất làm cho yêu cầu và cung cấp được cân đối hơn, tiếp tục giải quyết những nhu cầu trước mắt. Công tác nghiên cứu thuốc vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Xưởng quân dược 1 đã sản xuất được chlôrô- form mê bằng chlorua vôi chiến lợi phẩm, chế natri clorua hoàn toàn bằng điện phân nước biển.


Trong công tác sản xuất, bào chế đã chú trọng đến kỹ thuật vô trùng, thống nhất liều lượng để nâng cao chất lượng sản xuất.

Từ chiến dịch Trần Hưng Đạo, các tổ chức quân dược đã hình thành dần đến các đơn vị bộ đội, công tác tiếp tế đã được triển khai rộng hơn trực tiếp ngay đến tiền phương chiến đấu, các phân kho lưu động đã được xây dựng để phục vụ cho các chiến dịch và là tiền thân của tổ chức các phân kho dã chiến sau này.


Tình hình phát triển của tổ chức, sự trưởng thành của các mặt công tác nghiệp vụ đã đặt ra những đòi hỏi cấp bách của đội ngũ cán bộ quân y.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo và huấn luyện cán bộ có trình độ y dược trung học và sơ học, nhưng so với nhu cầu thực tế phát triển của bộ đội, đội ngũ cán bộ chuyên môn vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt là cán bộ có trình độ trung học.


Đầu năm 1951, cần có khoảng 700 y sĩ, dược sĩ để bổ sung cho các yêu cầu xây dựng và chiến đấu, chúng ta đã phải điều động tất cả các học sinh y khoa, dược khoa đại học và trung học sắp xếp vào các chức vụ để kịp thời phục vụ các chiến dịch. Cho đến giữa năm 1951, sau khi đã tiến hành bổ sung biên chế vẫn còn thiếu khoảng 430 cán bộ trung học. Để có cán bộ phục vụ, Cục quân y đã thực hiện chủ trương đào tạo cán bộ mà Hội nghị quân y toàn quân lần thứ IX đã đề ra là: "Mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên và bổ túc thực sự cho cán bộ tại chức”. Với hai lớp huấn luyện quân y sĩ và quân dược sĩ ngắn ngày đầu tiên, Cục đã đề bạt được 88 cán bộ, các đơn vị đề bạt được 13 người. Tuy có cố gắng như vậy, nhưng mới chỉ đáp ứng được 23,5 % nhu cầu cán bộ của giữa năm 1951.


Tuy nhiên, chủ trương mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên thực hiện chưa được tích cực, số anh em y tá trưởng thành trong kháng chiến, có đức, có tài được cử đi học vẫn còn ít.

Song song với việc đề bạt cán bộ, chúng ta đã chú ý tăng cường lãnh đạo các trường quân y sĩ và trường quân dược sĩ. Chúng ta đã mạnh dạn vận động phương pháp giảng dạy mới (tập thể, chuyên khoa sâu, và hình tượng) chống lại những quan niệm cũ học tập nặng về sách vở lý thuyết, coi nhẹ thực hành, đồng thời cũng tập trung xây dựng các chế độ dạy và học. Cùng với những đợt giáo dục chính trị trong các nhà trường, những thay đổi trong phương pháp dạy và học đã thực sự là một cuộc cách mạng về dạy và học trong ngành.


Tuy thế, nếu tính theo biên chế của quân y các đại đoàn, cán bộ y được trung học còn thiếu 61,2%, cán bộ y dược sơ học còn thiếu 9,5%; ở các bệnh viện còn thiếu 18%, các đội điều trị còn thiếu 5% quân y sĩ.


Đáng chú ý trong đào tạo và huấn luyện, chúng ta đã sớm thực hiện việc mở các lớp ngãn ngày thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến, giải quyết một số vấn đề chuyên môn nghiệp vụ cấp bách, huấn luyện nhanh chóng cho một số cán bộ nâng cao được một bước trình độ để đảm bảo nhiệm vụ trước mắt, đồng thời những cán bộ đó lại là hạt nhân cho việc tổ chức học tập tại chức trong toàn quân.


Chủ trương "Mạnh dạn đề bạt, đào tạo cán bộ từ dưới lên", chủ trương “Đào tạo cán bộ trung cấp”, thực sự là một cuộc cách mạng trong đường lối cán bộ quân y. Thực tế phục vụ và xây dựng của ngành quân y đã chứng minh tính chất khách quan và đúng đắn của các chủ trương này. Nó đã mở ra một đường hướng giải quyết nhu cầu cán bộ quân y, đáp ứng đòi hỏi phát triển của quân đội, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ và nhân viên quân y. Tuy nhiên, những thời gian đầu việc thực hiện các chủ trương này không phải không gặp những phản ứng gay gắt của một số anh em bác sĩ, y sĩ, dược sĩ không hiểu rõ chủ trương, còn thiên về học vị, bằng cấp. Việc giải quyết tư tưởng đó mang theo tính chất đấu tranh tư tưởng giai cấp, thông qua thực tiễn phát triển của ngành cũng đã dần dần nhất trí về chủ trương.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:40:23 pm
5. Phát triển và trưởng thành của quân y Nam Bộ và quân y Liên khu 5 về tư tưởng và tổ chức. Quân y phải học tập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc, khoa học y học tiên tiến của thế giới dân chủ.

Tại các chiến trường miền Nam, địch ra sức càn quét bình định, nhằm tiêu hao tiêu diệt chủ lực ta. Phong trào du kích chiến tranh đã phát triển mạnh, tại Liên khu 5 các vùng căn cứ đều được mở rộng

Về mặt tổ chức, nói chung ngành quân y chiến trường miền Nam không có nhiều thay đổi lắm. Nhưng kết quả tích cực của Hội nghị quân y lần thứ IX đã có tác dụng trực tiếp đến quân y các chiến trường xa, đặc biệt là những vấn đề về quan điểm y học cách mạng đã được anh chị em quân y nhiệt liệt hoan nghênh và học tập.


Ở Liên khu 5, vận dụng kinh nghiệm tổ chức của quân y chiến trường Bắc Bộ, đã nhanh chóng chấn chỉnh các tổ chức: 8 quân y viện của 4 tỉnh tự do đã tập trung lại thành 4 quân y viện tĩnh tại trực thuộc phòng quân y liên khu, khi phục vụ chiến dịch, các cơ sở này trở thành bệnh viện mặt trận. Tại các vùng tạm chiếm tổ chức các quân y viện có tính chất cơ động hơn để dễ dàng di chuyển khi cần, các trung đoàn chủ lực cũng tổ chức lại các bệnh xá với khả năng cơ động cao hơn. Các trung đoàn hoạt động ở Tây Nguyên là những đơn vị chủ lực của địa phương nên tổ chức quân y cũng tùy theo hoạt động của trung đoàn mà tập trung hay phân tán cho phù hợp với điều kiện chiến trường và chiến đấu.


Để phục vụ các chiến dịch, quân y Liên khu 5 cũng tổ chức theo bậc thang điều trị vận chuyển, trong điều kiện lúc đó thường là tổ chức điều trị ghép với tổ chức huấn luyện: Các đội điều trị thường kết hợp với các trường y tá. Thường tổ chức ra các trạm phẫu thuật với một hệ thống các trạm tải thương đến các bệnh viện hậu phương. Nếu chỉ bảo đảm cho 1-2 trận chiến đấu thì trạm phẫu thuật làm luôn cả nhiệm vụ hậu tống thương binh.


Về cung cấp thuốc và dụng cụ y dược, từ năm 1951 trở đi Cục quân y đã tiếp tế cho Liền khu 5 đều hơn và nhiều hơn, nhiưrng về cơ bản vẫn do quân y liên khu phải tổ chức tự cấp, tự túc. Ban quân dược Liên khu 5 đã phát triển tổ chức sản xuất đảm nhiệm chung cho các đơn vị. Các cơ sở sản xuất phân tán trước đây tại các đơn vị đều được tập trung lại.


Trong chỉ đạo, công tác bảo đảm quân y ngày một hoàn chỉnh và toàn diện hơn.

Ở Nam Bộ tình hình tổ chức quân y cũng có những điểm đặc biệt. Cuối năm 1951, quân y Nam Bộ đã mở hội nghị gồm quân y Khu 8 và Khu 9. Hội nghị đã học tập và thảo luận một loạt vấn đề quan trọng về tư tưởng và tổ chức quân y. Hội nghị đã thông qua đề án xây dựng y tế, xác định nhiệm vụ trước mắt là ra sức học lập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc, y học tiên tiến của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, phê phán tư tưởng chuyên môn đơn thuần của y học tư sản, đẩy mạnh công tác tổng kết và cải tiến khoa học kỹ thuật dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giáo dục quan điểm mới về phòng bệnh "Cá nhân tích cực chủ động đề cao sức đề kháng của cơ thề là chính", xác định chủ trương phải tích cực nâng đỡ cán bộ từ dưới lên. Điều đáng chú ý là ở hội nghị này, ngoài việc đề cập đến một loạt vấn đề cơ bản trong xây dựng ngành với ý nghĩa tích cực, với tư tưởng tiến công cách mạng, mà còn xác định một vấn đề rất quan trọng, rất tiên tiến:

"Quân y phải học tập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc, khoa học y học tiên tiến của thế giới dân chủ. Đây là một tiền đề sớm được đặt ra cho việc xác định một trong năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng, phương châm kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại của thời gian lịch sử sau này.

Do địch bình định và càn quét liên miên, một số cơ sở quân dân y phải phân tán. Sở quân dân y Nam Bộ ít liên lạc được với các tỉnh nên việc chỉ đạo gặp nhiều khó khăn. Các cấp ủỵ Đảng, các cấp quân, dân, chính các địa phương đã trực tiếp lãnh đạo các tổ chức quân y và dân y, nên mọi việc tổ chức còn nhiều nơi chưa thống nhất.


Cuối năm 1951, đã giải tán quân y vụ các khu và thành lập các phòng quân y Phân liên khu miền Đông và phòng quân y Liên khu miền Tây. Cũng từ thời kỳ này, hai hệ thống quân y yà dân y đã được tổ chức riêng và tới tháng tư năm 1954 mới sáp nhập quân dân y Nam Bộ như cũ.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:42:37 pm
6. Thành lập Đảng ủy Cục quân y. Xác định bậc thang điều trị thu dung bệnh binh thời bình và thời chiến, những cố gắng trong nhiệm vụ phòng và chống sốt rét. Hoạt động Đông y của quân y Nam Bộ. Hội nghị y sĩ, bác sĩ, dược sĩ năm 1952, hội nghị củng cố quan điểm lập trường kháng chiển.

Sau khi bị thất bại và buộc phải rút khỏi Hòa Bình, dịch càng bị động về chiến lược. Địch ra sức tập trung lực lượng cơ động, liên tiếp mở những đợt càn quét lớn và tàn khốc trong vùng địch tạm chiếm. Phong trào chiến tranh du kích càng được nâng cao và mở rộng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trên chiến trường Bắc Bộ, bộ đội chủ lực ta đã phát triển ngày càng sâu vào hoạt động phía sau lưng địch.


Cuối năm 1952, đầu năm 1953, ta mở tiếp chiến dịch Tây Bắc.

Trong thời kỳ này, trước và sau mỗi chiến dịch là một thời gian bộ đội tiến hành chỉnh đốn tổ chức, học tập, chỉnh huấn chính trị và quân sự. Bây cũng là thời gian tích cực tập trung xây dựng ngành quân y.

Theo phương hướng chung của Tổng Cục cung cấp, việc xây dựng tổ chức và công tác quân y đã được đặt biệt chú trọng hướng về các đơn vị. Đối với các cơ quan và các cơ sở hậu phương, việc liên tiếp xây dựng và củng cố được đánh dấu bằng một cuộc vận động lớn về chấn chỉnh biên chế, nhằm đơn giản các bộ phận trung gian, tập trung các cơ sở, nâng cao hiệu xuất của cơ quan, cơ sở quân y hướng về bộ đội, hướng về tiền tuyến mà phục vụ.


Tháng tư năm 1952, Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Tổng cục, tiếp đó Tổng quân ủy chỉ định Đảng ủy các Cục. Tháng năm năm 1952, Đảng ủy Cục quân y1 (Đồng chí Vũ Ngọc Biên là Bí thư Đảng bộ đầu tiên) được thành lập. Từ cuối năm 1952, hệ thống chính trị viên các cơ sở trực thuộc Cục được chính thức thành lập, tổ chức Đảng các cấp đã được tăng cường, vai trò lãnh đạo của Đảng được đề cao và ngày càng chứng tỏ tính chất quyết định của công tác lãnh đạo của Đảng trong ngành quân y, nhờ đó các công tác chuyên môn, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ đã đi đúng hướng hơn, vững chắc và mạnh mẽ hơn, mọi mặt công tác lãnh đạo, chỉ huy và bảo đảm đều đạt hiệu quà lớn và cao hơn.


Sau Hội nghị quân y toàn quân lãn thứ X (ngày 10 tháng tư năm 1952), Cục quân y đã chú trong đến việc thống nhất tổ chức biên chế, xây dựng các điều lệ chức trách, chế độ công tác, tiêu chuẩn được ban hành, chính thức áp dụng dần dằn, như vậy mọi mặt công tác ngày càng đi vào nền nếp.


Hội nghị quân y toàn quân lần thứ X đã đề cập đến bậc thang thu dung điều trị bệnh binh trong thời bình và thời chiến. Từ trước đến nay công tác thu dung điều trị bệnh binh tuy có nhiều tiến bộ và cố gắng, nhưng cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm và hạn chế không những về mặt tổ chức mà cả về mặt tư tưởng nữa: Các tổ chức an dưỡng và điều trị chưa được quy định thống nhất, chưa phân công rõ rệt được nhiệm vụ giữa ngành quân y và các tổ chức quân sự, chính trị khác, giữa các đơn vị và các bệnh viện. Hội nghị đã đề nghị tổ chức lại như sau: Hệ thống điều trị do quân y phụ trách có nhiệm vụ thu dung cứu chữa bệnh binh, hệ thống an dưỡng do quân chính phụ trách, có nhiệm vụ nhận những quân nhân yếu, mệt hoặc vừa ốm khỏi khi cần nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng còn nhiều lúng túng và thiếu sót.


Hội nghị cung cấp toàn quân tháng tám năm 1953 đã thông qua chính thức việc tổ chức thu dung bệnh binh thời bình và thời chiến. Sau đó, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho các đơn vị thực hiện, quy định trách nhiệm không những cho quân y mà còn quy định cả nhiệm vụ cho các cơ quan cung cấp, tham mưu, chính trị nữa. Trong kế hoạch công tác tiền phương sau này, Cục quân y đã chú trọng đến công tác thu dung điều trị bệnh binh ở các đơn vị, hướng dẫn việc kiểm tra sức khỏe trước khi bước vào chiến đấu, hướng dẫn việc điều trị một số bệnh chính.


Để giải quyết tình trạng thương binh, bệnh binh, ảnh hưởng đến mức lưu thông giường bệnh, chúng ta đã đề ra chủ trương điều trị đột kích thương binh, bệnh binh mắc bệnh mạn tính với một quy mô tương đối rộng. Kết quả, sau nửa năm thực hiện trên các cơ sở điều trị chủ yếu ở Bắc Bộ, chúng ta đã cơ bản giải quyết xong thương binh, bệnh binh mạn tính nằm điều trị dài ngày. Điều trị đột kích đã trở thành một nội dung công tác hoàn chỉnh, có lãnh đạo, chỉ huy, có kế hoạch bảo đảm toàn diện, thành một nếp làm việc quen thuộc tại các cơ sở điều trị cho tới ngày nay.


Bệnh sốt rét vẫn là nguyên nhân chính làm giảm sức khỏe bộ đội, tỷ lệ sốt rét thường chiếm 2/3 tổng số ốm phải nghỉ việc. Kết hợp với công tác phòng bệnh, việc phòng chống sốt rét ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Do lượng thuốc phòng chống sốt rét ta đã có nhiều hơn, nên Cục đã quy định tiêu chuẩn uống thuốc phòng sốt rét cho bộ đội. Từ cuối năm 1952, hàng năm các đơn vị chủ lực đã được uống phòng 8 tháng, các đơn vị địa phương và cơ quan được uống phòng 6 tháng nếu hoạt động tại Việt Bắc, uống phòng 3 tháng nếu hoạt động tại Liên khu 3 - 4. Việc kết hợp giữa quân y và quân nhu đã ngày một chặt chẽ hơn, chúng ta đã tổ chức được nhiều hội nghị nuôi quân phòng bệnh vừa mang tính chất vận động phong trào, vừa có tính chất phổ cập khoa học cải tiến sáng kiến, các cấp ủy Đảng và cán bộ quân chính các cấp càng ngày càng quan tâm đầy đủ hơn trong lãnh đạo và chỉ huy, tiêu chuẩn cung cấp được quy định và được bảo đảm đã làm cho mọi mặt sinh hoạt của bộ đội được cải thiện rõ rệt. Tất cả những cố gắng; nhiều mặt đó đã làm cho số quân ốm giảm đi đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ sốt rét: năm 1951 tỷ lệ sốt rét là 31,04% thì năm 1952 tỷ lệ sốt rét là 27,9%, đồng thời tình hình sức khỏe của bộ đội nói chung cũng ngày một tăng, số ốm hàng tháng đã giảm: tỷ lệ ốm năm 1952 đã giảm được gần 5% so với năm 1951.


Công tác thu dung điều trị thương binh nhẹ cũng đã được quan tâm đầy đủ hơn. Các cơ sở điều trị đã tổ chức được những khu vực phục vụ cho thu dung và điều trị thương binh nhẹ, đã thực hành nhiều biện pháp tích cực tương đối toàn diện cả về tổ chức, kỹ thuật nuôi dưỡng và công tác chính trị nên đã rút ngắn được ngày nằm điều trị trung bình của một thương binh nhẹ từ 1 - 2 ngày.


Kết quả phục vụ và xây dựng của quân y trên chiến trường Bắc Bộ đã được tích lũy lại và trở thành kinh nghiệm cho quân y các chiến trường khác.

Sau Hội nghị quân y lần thứ IX, một số cán bộ quân y đã được bổ sung cho Nam Bộ cùng với một số cán bộ công tác ở miền Nam ra họp ở miền Bắc khi trở về, đã đưa các nghị quyết của hội nghị và các kinh nghiệm đã thu hoạch được vận dụng vào thực tiễn của chiến trường. Tình hình tổ chức và nội dung công tác quân y tại các chiến trường đã được chấn chỉnh dần, nhất là Quân y Liên khu 5, có điền kiện vận dụng được hoàn chỉnh và toàn diện các kinh nghiệm phục vụ và xây dựng của quân y mới thu hoạch được. Về mặt tổ chức đã có một hệ thống thống nhất từ liên khu tới các cơ sở và các đơn vị, các mặt công tác nghiệp vụ phòng bệnh, điều trị, dược chính đà hình thành rõ rệt. Việc chỉ đạo nghiệp vụ đã tương đối chặt chẽ hơn, các chế độ, tiêu chuẩn đã được chấp hành. Tuy nhiên, những cố gắng đó mới chỉ là bước đầu, do những khó khăn như cán bộ còn thiếu, tình hình cụ thể của chiến trường chưa có điều kiệu tập trung thống nhất: như ở chiến trường Bắc Bộ, nên việc triển khai thực hiện còn có hạn chế.


Ở Nam Bộ, do hoàn cảnh chiến trường chia cắt, cơ quan và cơ sở quân y còn phải phân tán nhiều nên chưa có điều kiện vận dụng. Việc chỉ đạo nghiệp vụ mới thực hiện được ở các bộ phận gần cơ quan chỉ đạo và khu căn cứ địa.


Phát triển kết qủa của Hội nghị quân y lần thứ IX, Sở quân dân y Nam Bộ đã đề ra phương châm "Quân y phải học tập kinh nghiệm quý báu của y học dân tộc,".

Nhờ nhiều nỗ lực thuyết phục, giáo dục về quan điểm kế thừa và phát triển đông y cho cán bộ trong ngành, phương châm này đã được phát triển rộng rãi. Sở quân dân y Nam Bộ đã thành lập Ban nghiên cứu đông y, Sở đã mời một số lương y có tiếng ở một số tỉnh về cộng tác. Sau một thời gian, sở đã nhận được trên 4.000 đơn thuốc gia truyền của nhân dân gửi về tặng. Để phổ biến rộng rãi cách sử dụng đông y, đã tiến hành tuyển lựa những đơn thuốc hay, biên soạn thành sách "Dược tính đông y", "Tủ thuốc nhân dân", phát hành nhằm mục đích hướng dẫn một số vị thuốc Nam và một số đơn thuốc chữa bệnh có kết quả tốt. Việc phát hành các sách này đã được đông đảo anh chị em quân y, dân y, bộ đội và nhân dân hoan nghênh (đã in 3.000 cuốn và được tái bản tới 3 lần). Những vị thuốc Nam được dùng phần lớn là những cây thuốc dễ kiếm, rẻ tiền như thường sơn, giây cóc bạch, rễ cỏ tranh, rễ muồng, cây nút áo, sa nhân, mã tiền, rau má, cam thảo đất..., chủ trương này không những giải quyết được tình hình thuốc còn khan hiếm mà còn chủ yếu là thực hành đúng đắn một phương châm y học cách mạng.


Phòng quân y Liên khu miên Tây Nam Bộ đã có nhiều đóng góp tích cực. Trong điều kiẹn khó khăn của chiến trường, học tập kinh nghiệm y học của Liên Xô đã mạnh dạn thực hành rộng rãi kinh nghiệm điều trị "Tổ chức liệu pháp Fi-la-tốp" và "Huyết thanh Bô-gô-mô-letz". Phương pháp điều trị Fi-la-tốp và huyết thanh Bô-gô-mô-letz chẳng những đã thành công ở Nam Bộ, có tiếng vang rộng rãi ở vùng tự do và vùng địch tạm chiếm, mà còn được các đơn vị quân y ở Bắc Bộ và Trung Bộ học tập, thực hành có kết quả tốt. Các báo cáo khoa học này đã được báo cáo trước Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam.


Những thành công trên đã được các cấp bộ Đảng, các thủ trưởng quần chính nhiệt tình khuyến khích và giúp đỡ.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:43:18 pm
Công tác đào tạo, huấn luyện chuyên môn của quân y ngay từ khi mới hình thành đã được đặt ra và ngày càng được coi trọng. Do tình hình phát triển của quân đội ngày một yêu cầu lớn hơn, do điều kiện khoa học kỹ thuật kể cả khoa học kỹ thnật y học của nước ta còn nhiêu hạn chế, trình độ văn hóa của nhân dân chưa cao, nền luôn luôn có mâu thuẫn giữa yêu cầu phục vụ và khả năng đào tạo của ngành không được cần đối, chúng ta đã liên tục giải quyết tình hình đó trong nhiều năm nhưng chưa giải quyết được cơ bản.


Mặc dù có nhiều cố gắng trong đào tạo và huấn luyện, tình hình cán bộ y dược trung học vẫn còn thiếu nhiều. Cho đến cuối năm 1952, cán bộ quân y sĩ còn thiếu 45%, quân dược sĩ thiếu 42%, quân y sĩ làm công tác phòng bệnh thiếu 42%.


Tiếp tục thực hành phương châm "Đào tạo từ dưới lên, mạnh dạn đề bạt cán bộ" và dùng phương pháp huấn luyện ngắn ngày có trọng điểm, chúng ta kiên trì xây dựng đội ngũ cán bộ quân y.

Chúng ta đã chủ động xây dựng một đội ngũ cán bộ quân y cách mạng làm nòng cốt cho sư phát triển của ngành, trong đào tạo huấn luyện đã chú trọng thành phần công nhân, nông dân lao động, chiến sĩ thi đua. Tuy vậy, chúng ta cũng mới chỉ đạt được ở lớp quân y sĩ khóa bốn 4% học sinh thuộc thành phần cơ bản và 3,6% thành phần chiến sĩ thi đua, còn đa số vẫn là thành phần giai cấp trung gian.


Đối với các lớp ngắn ngày, tỷ lệ anh em quân y sĩ được đề bạt đã chiếm 68%, số anh em này đã phục vụ lâu trong quân đội, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tế của chiến trường và chiến đấu, và thực tế cũng là những anh em đã được quân đội giáo dục lâu dài và đã trưởng thành.


Ngoài biện pháp huấn luyện chuyên môn kỹ thuật tại trường, chúng ta cũng thực hiện việc bổ túc tại chức để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. Các lớp chỉnh huấn nghiệp vụ kết hợp với hội nghị nghiệp vụ được liên tiếp mở để góp phần huấn luyện, thúc đấy mọi mặt công tác nghiệp vụ. Các chế độ tiêu chuẩn, tổ chức biên chế, chức trách nhiệm vụ được thường xuyên học tập và được quy định thành chế độ học tập chính thức trong ngành.


Từ quá trình phát triển của ngành quân y, chúng ta có thể thấy đặc điểm của ngành là một ngành phục vụ cho quân đội, lấy chuyên môn khoa học kỹ thuật làm phương tiện về thực hành nhiệm vụ của ngành nhưng lại là một ngành có nhiều phần tử trí thức, đa số xuất thân từ thành phần trung gian hoặc tầng lớp trên, tầng lớp cơ bản có rất ít. Trong đội ngũ cán bộ lại có cán bộ cũ đã được đào tạo và sống trong xã hội cũ, chịu ảnh hưởng văn hóa, chính trị và kỹ thuật của chế độ cũ; một loại là cán bộ mới trưởng thành trong kháng chiến, có tiến bộ về chính trị tư tưởng nhưng kỹ thuật còn non yếu, đồng thời ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của kỹ thuật tư sản. Từ tình hình đó, tư tưởng trong hàng ngũ cán bộ quân y không phải là thuần nhất. Có hai biểu hiện tư tưởng tiêu cực có ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ quân y là: Tư tưởng chuyên môn đơn thuần, kỹ thuật thuần túy, tư tưởng hữu khuynh giao động, cầu an, sự gian khổ, ngại hy sinh ác liệt. Trong những năm kháng chiến có nhiều khó khăn 1949-1950-1951, có một số người đã rời bỏ hàng ngũ cách mạng.


Cuộc đấu tranh tư tưởng trong đội ngũ cán bộ quân y ngày càng sâu sắc, nhất là từ năm 1951 những cuộc đấu tranh tư tưởng đó được tiến hành liên tục trong các cuộc hội nghị, học tập tại chức, học tập tại trường, qua các lợp chỉnh huấn chính trị, chỉnh huấn nghiệp vụ, nhằm mục đích nâng cao giác ngộ cách mạng, giác ngộ giai cấp, kiên định lập trường kháng chiến, kiên định lập trường giai cấp, phân rõ đúng sai, với phương pháp phê bình và tự phê bình, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.


Trong quá trình xây dựng dìu dắt ngành quân y, Tổng Cục cung cấp đã hết sức quan tâm. Đồng chí Trần Đăng Ninh, chủ nhiệm Tổng Cục cung cấp đã cùng với Cục quân y triệu tập một Hội nghị quân y từ ngày 6 tháng giêng đến 10 tháng giêng năm 1952 gồm các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, nha sĩ, thú y sĩ ở Bắc Bộ. Đồng chí Trần Đăng Ninh nhân danh đại diện cho Trung ương Đảng đã lắng nghe ý kiến thắc mắc, nguyện vọng và phê bình của hội nghị. Trong hội nghị này, đồng chí đã giới thiệu những chính sách của Đảng, đặc biệt là chính sách đối với trí thức. Đó là chính sách đoàn kết có đấu tranh, có giáo dục giúp đỡ. Một lần nữa đồng chí đã nêu rõ vấn đề bạn và thù trong kháng chiến và chỉ ra phương hướng phấn đấu, rèn luyện của người trí thức, vạch ra mục tiêu tiến bộ cho mọi người.


Với tình cảm thương yêu cán bộ nồng nàn, với tinh thần phê bình nghiêm túc, đồng chí đã phê phán và phân tích sâu sắc hành động rời bỏ hàng ngũ kháng chiến của một số anh em trí thức.

Hội nghị y sĩ, bác sĩ, dược sĩ năm 1952 chẳng những thể hiện quan điểm thương yêu, dìu dắt cán bộ của Đảng đối với ngành quân y, mà còn soi sáng và tiếp sức cho cán bộ quân y thêm trí tuệ và nghị lực phục vụ kháng chiến, phục vụ quân đội.


Từ sau Hội nghị quân y lần thứ IX, Hội nghị cán bộ quân y năm 1952, các cuộc học tập chính trị, chỉnh huấn chính trị trong ngành đã làm cho các tư tưởng y học cách mạng, quan điểm thương binh, bệnh binh của Đảng, ngày càng thấm nhuần sâu sắc trong tư tưởng quân y, làm cơ sở cho những cuộc đấu tranh chống tư tưởng chuyên môn đơn thuần, tiếp tục giác ngộ và kiên định lập trường kháng chiến, lập trường giai cấp cho đội ngũ cán bộ quân y. Cán bộ và chiến sĩ quân y đã thấy rõ vị trí công tác và chiến đấu của mình, vai trò giáo dục, lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của Đảng, nâng cao hơn nữa lòng tin tưởng vào Đảng, vào nhân dân, tin tưởng vào cuộc kháng chiến, ra sức rèn luyện bản thân để vươn lên kịp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 18 Tháng Mười Một, 2022, 07:44:25 pm
7. Phục vụ chiến dịch Tây Bắc, lần đầu tổ chức chuyển thương bằng cơ giới. Tổ chức chuyển thương theo đoàn kết hợp với chuyển thương theo trạm.

Đầu tháng chín năm 1952, Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt một phần sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một phần đất đai Tây Bắc. Các đại đoàn 308, 312, 316, trung đoàn 148 và Đại đoàn 351 đánh địch ở Tây Bắc. Đại đoàn 320 và Bại đoàn 304 đánh ở vùng sau lưng địch Liên khu 3.


Để chuẩn bị phục vụ chiến dịch, quân y đã bảo đảm đủ thuốc chiến thương, thuốc chữa bệnh và thuốc phòng bệnh sốt rét cho bộ đội. Là chiến dịch đánh sâu vùng sau lưng địch, xa các căn cứ hậu phương, đường vận chuyển lại dài nên mọi mặt công tác chuẩn bị đã được làm khẩn trương ở hướng Liên khu 3 - 4. Trong tổ chức của Tổng Cục tiền phương, Ban quân y tiền phương cũng chuẩn bị xong vật chất và các cơ sở điều trị vận chuyển. Ở hướng Tày Bắc, các kho thuốc dã chiến, các cơ sở quân y đã được triển khai, 3 đội điều trị của Cục quân y với đầy đủ phương tiện đã sẵn sàng thu dung một lượng thương binh 500-800.


Trong đợt 1 của chiến dịch, bộ đội đã đánh một loạt trận công kiên. Ban quân y tiền phương đã triển khai ba đội điều trị phục vụ cho các mũi tiến công chủ yếu.

Đội điều trị 1 khai triển ở suối Niên phục vụ cho các đơn vị tiến công Nghĩa Lộ, Pú Chạng.

Đội điều trị 5 ở Nậm Mười phục vụ cho các đơn vị tấn công Gia Hội, Tú Lệ.

Đội điều trị 2 ở khu vực Cửa Nhì, Ba Khe.

Việc tổ chức cướp cứu thương binh ở hỏa tuyến đã có tiến bộ, tỷ lệ tử vong hỏa tuyến là 26%. Tuyệt đại số thương binh đã được băng bó ngay tại hỏa tuyến. Do khó khăn về địa hình, thời tiết nên việc chuyển thương binh về các các cơ sở phẫu thuật vẫn còn bị công. Việc xử trí vết thương của các đội điều trị đã có tiến bộ hơn trước nhưng chưa đủ sức giải quyết hết thương binh tập trung về trong một thời gian ngắn.


Sau tác chiến đợt 1 kết thúc, Đội điều trị 1 đã chuyển thành bệnh viện dã chiến ở Nghĩa Lộ, nhận thương binh của các đội điều trị khác đề điều trị cho tới khỏi. Các đội điều trị 2 và 3 hành quân theo bộ đội với hướng tác chiến mới.


Trong đợt 2 số thương binh rất ít, nhưng trong những đợt chiến đấu tiếp theo khi đánh công kiên tại ngoại vi Nà Sản, lượng thương binh có lên cao. Rút kinh nghiệm đợt 1, việc cướp cứu thương binh và chuyển thương đã được thủ trưởng quân chính chú trọng lãnh đạo và chỉ huy nên đã vận chuyển được tốt và nhanh. Tuy nhiên, việc liên hệ giữa các tuyến quân y chưa chặt chẽ, không tìm thấy địa điểm của nhau đã làm chậm đến việc vận chuyển thương binh.


Chiến dịch kết thúc, thương binh các trận đánh được chuyển về hậu phương. Ban cán sự đường 41 đã chuyển toàn bộ thương binh ở rải rác trong các cơ sở quân y từ Bản Ngà, Bản Hẻm, Chiềng Đông, Ba Lay về tới Phương Lâm (Hòa Bình), đường dài trên 200km. Trong thời kỳ này, địch tích cực hoạt động phá hoại giao thông, gây khó khăn không nhỏ cho việc chuyển thương. Lực lượng sử dụng vào việc chuyển thương gồm có 28 xe ô tô vận tải sửa lại thành xe chuyển thương, hơn 2.000 dân công, hơn 1.000 nhân viên chuyên môn và phục vụ của các cơ sở quân y. Lần đầu tiên ta dùng xe ô tô chuyển thương đường dài để tranh thủ thời gian. Ban cán sự đường 41 đã thành lập một ban chuyển thương gồm đại biểu các ngành, trong đó lấy ngành quân y làm chính và chủ trương chuyển thương binh nhẹ bằng ô tô, thương binh vừa và nặng mới dùng dân công cáng. Các xe ô tô và dân công chia thành từng đoàn nhỏ có nhân viên quân y đi hộ tống săn sóc. Dọc đường có tổ chức các trạm nghĩ, đưa vào cơ sở của các trạm vận tải có nhiệm vụ tiếp đón và nuôi dưỡng thương binh.


Do tập trung lực lượng và kế hoạch tổ chức chu đáo, tinh thần tích cực phục vụ của bộ đội và dân công nên đã hoàn thành tốt việc chuyển thương hết, gọn, và an toàn. Sau 22 ngày, toàn bộ thương binh cần chuyền đã được đưa về tới hậu phương.


Những hoạt động quân sự đề cao vận động chiến, phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích mà tập trung nhất là việc mở các chiến dịch đánh vận động liên tiếp trên các chiến trường rừng núi, đồng bằng và trung du ở sâu trong vùng địch hậu, việc chống phá có kết quả thủ đoạn bình định và càn quét của địch tại chiến trường vùng sau lưng địch, các cố gắng xây dựng bộ đội chủ lực cơ bản và toàn diện đã thúc đẩy ngành quân y trưởng thành toàn diện cả về tư tưởng, tổ chức, kỹ thuật, nghiệp vụ. Những cố gắng và kết quả phục vụ và xây dựng ngành của các năm 1951 - 1952 đã giúp cho ngành quân y vươn lên mạnh mẽ, bước vào phục vụ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 07:57:13 pm
CHƯƠNG SÁU
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (1953 - 1954)


Tháng giêng năm 1953, Hội nghị lần thứ tư của Bau chấp hành Trung ương Đảng họp. Hội nghị đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Sau khi đã phân tích thế và lực, âm mưu và thủ đoạn của địch, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh hai vấn đề chính: Một là lãnh đạo kháng chiến và chính sách quân sự, hai là phát động quần chúng triệt để giảm tô, tiến lên cải cách ruộng đất.


Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta, đưa kháng chiến đến toàn thắng.


Cải cách ruộng đất giải quyết được nhiều công việc, khắc phục được nhiều khó khăn của kháng chiến về quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa. Phong trào toàn dân tham gia kháng chiến tiến lên một đỉnh cao mới. Lực lượng kháng chiến tăng vọt. Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" đã trở thành thực tế sinh động. Bắt nguồn từ hậu phương ấy, sức mạnh của lực lượng vũ trang tăng lên nhiều lần.


Cùng với công cuộc phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, công cuộc xây dựng nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang được đặc biệt chú trọng.


Tháng ba năm 1953, Tổng quân ủy ra nghị quyết về chỉnh quân chính trị. Mục đích của chỉnh quân chính trị là nhằm nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp của bộ đội lên một bước nữa, làm cho tổ chức được trong sạnh và củng cố để đề cao sức chiến đấu của bộ đội. Chỉnh quân chính trị là một cuộc vận động giáo dục lớn nhất của quân đội ta từ trước đến nay. Nó làm cho quân đội ta được nâng cao một bước mới về giác ngộ giai cấp và về trình độ hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội thực sự được tăng cường. Qua chỉnh quân chính trị, sức mạnh về tư tưởng và tổ chức của quân đội ta được tăng lên gấp bội.


Tiếp đó tháng chín năm 1953, quân đội ta bước vào chỉnh huấn quân sự. Chấp hành chỉ thị của Tổng quân ủy, việc đánh tập đoàn cứ điểm và đánh những trận vận động lớn đã được nghiên cứu, tập luyện và chuẩn bị tương đối chu đáo.


Cùng với chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị về mặt hậu cần đã được đặc biệt coi trọng.

Cuối năm 1953, ngành cung cấp của quân đội ta đã chuẩn bị khá tốt cho các chiến dịch quy mô lớn và cho yêu cầu phối hợp tác chiến của các chiến trường trên cả nước.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 07:58:36 pm
1. Thu hoạch chủ yếu của công tác bảo đảm quân y các chiến trường trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Bảo đảm quân y chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1954.

Giữa tháng mười một năm 1953, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 bắt đầu.

Đại đoàn 316 được lệnh tiến lên Tây Bắc, đồng thời trung đoàn 101 thuộc Đại đoàn 325 và trung đoàn 66 thuộc Đại đoàn 304 cũng được lệnh tiến sang Trung Lào.

Bị uy hiếp, địch cho nhảy dù chiếm đóng Biện Biên Phủ và điều động lực lượng lên tăng cường cho Trung Lào.

Đại đoàn 316 được lệnh gấp rút tiến lên Lai Châu cắt đứt đường liên lạc Lai Châu - Điện Biên Phủ không cho địch hai nơi này liên lạc với nhau. Đồng thời Đại đoàn 308 cũng từ Thái Nguyên lên Tây Bắc qua Nà Sản.

Chiến dịch Lai Châu đã diễn ra rất nhanh.

Đại đoàn 316 đang từ hành quân chuyển sang truy kích bao vây tiêu diệt địch, không cho địch rút chạy. Đầu tháng mười hai năm 1953 Đại đoàn 316 giải phóng Lai Châu, đồng thời tổ chức lực lượng bao vây diệt địch từ Lai Châu chạy về và từ Điện Biên Phủ lên ứng cứu.


Quân y Đại đoàn 316 đã phục vụ tốt cuộc hành quân đường dài hàng trăm cây số từ hậu phương lớn lên Lai Châu, giữ được số quân chiến đấu cao, bảo đảm được số quân khỏe khi bước vào tác chiến. Đội điều trị đại đoàn, các đại đội quân y các trung đoàn đã được bổ sung, tăng cường phương tiện và lực lượng, học tập và rèn luyện trong hè thu 1953 đã nhanh chóng cơ động bám sát đội hình chiến thuật, vừa hành quân vừa phục vụ, rải cung, rải trạm, vận chuyển bảo đảm hết thương binh, bệnh binh trong đợt tiến công mở đầu của đợt tiến công chiến lược Đông Xuân.


Đội điều trị đại đoàn tại Pa Thông đã kịp thời triển khai phục vụ thu dung gọn và hết thương binh của các trận đánh Mường Pồn, bản Tấu, Pú San. Đáng chú ý là những cố gắng nhiều mặt của bộ đội và quân y, các đơn vị hành quân đã thực hiện ba tốt (ẵn tốt, ngủ tốt, đi tốt), hành quân được nhanh, gọn, số quân khỏe đạt được tỷ lệ cao, tiểu đoàn 439, trung đoàn 98 hành quân 500 km chỉ thu dung có hai người (với chiến dịch trước hành quân 200km phải thu dung hơn 1 trung đội). Đại đội 672 hành quân cả đi và về, cả truy kích địch, đường dài hơn 1500km không phải gửi đi thu dung người nào. Các phân đội quân y với lượng hàng và lương thực mang nặng trên vai đã phấn đấu bám sát đội hình, cơ động khi phân tán, khi tập trung phục vụ tương đối kịp thời các yêu cầu cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Hạ tuần tháng mười hai năm 1953, ta tiến công địch ở Trung Lào. Trung đoàn 66 có hai tiểu đoàn của Đại đoàn 325 cùng phối hợp đã tiến công địch ở Khăm Lự, Mụ Giạ, bản Na Phào, thừa thắng tiến đến sát sông Mê Kông, giải phóng thị xã Thà Khẹt, tiếp đó thừa thắng tiến công tiêu diệt địch ở Đồng Hến, Pha Lan, Mường Phin, cắt đường số 9, giải phóng miền Đông Xa-va-na-Khét.


Quân y trung đoàn 66 được tăng cường lực lượng quân y của đại đoàn đã nhanh chóng hành quân, đã cơ động phương tiện và lực lượng tốt, triển khai thu dung cứu chữa kịp thời, nhất là trong các trận Đồng Hến, Pha Lan, Mường Phin đã thu dung được hết, được gọn các thương binh của trận đánh. Tuy nhiên, việc chuyển thương binh vẫn còn bị chậm do thiếu lực lượng, bộ đội phát triển nhanh, lực lượng vận chuyển phía sau lên không kịp. Công tác bảo vệ sức khỏe trong đợt chiến đấu này đã làm được tốt, việc thu dung cứu chữa bệnh binh đã tổ chức được chu đáo.


Tiếp đó, trung đoàn 101 (Đại đoàn 325) phối hợp cùng Quân giải phóng Ít-xa-rắc Cam-pu-chia tiến về giải phóng Vươn-xai, uy hiếp Stung-treng. Quân y trung đoàn 101 và lực lượng quân y Đại đoàn 325 tăng cường, đã tổ chức thành các đội phẫu thuật cơ động vừa hành quân, vừa thu dung cứu chữa thương binh, bệnh binh. Do những khó khăn của địa hình và thời tiết, công tác bảo đảm sức khỏe chưa được lãnh đạo chặt chẽ nên tỷ lệ bảo đảm số quân chiến đấu chưa cao.


Vào tháng giêng năm 1054, ta tiến công địch ở Tây Nguyên, mở đầu là công kiên các vị trí Măng Đen, Com Brai, Măng Bút, tiếp đó giải phóng Công Tum, quét sạch địch ở Bắc Tây Nguyên. Chiến thắng Công Tum là một thắng lợi lớn trong Đông Xuân này. Quân y Liên khu 5 trong đội hình của tổ chức cung cấp liên khu đã triển khai 3 bệnh viện, 6 bệnh xá phục vụ cho các trận đánh này. Tại các tuyến trung đoàn, quân y đều tổ chức các đội phẫu thuật lưu động, theo sát đội hình chiến đấu để bảo đảm cứu chữa. Tuy nhiên, việc chuyển thương cũng còn gặp khó khăn do thời tiết và việc chỉ huy sử dụng lực lượng vận chuyển.


Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (20 tháng giêng đến 17 tháng bẩy năm 1954) với đợt đầu tiên đánh vào Bắc Tây Nguyên, nhằm tiêu diệt khu Măng Đen, Com Brai, tiến lên bao vây Công Tum, chuẩn bị tiêu diệt Măng Bút. Lực lượng ta gồm có 2 trung đoàn chủ lực, 2 tiểu đoàn và 6 đại đội bộ đội địa phương và một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng với số quân khoảng 1 vạn người.


Quân y Liên khu 5 đã chuẩn bị cho chiến dịch tương đối chu đáo. Bộ đội và các phân đội quân y đã được cấp phát đầy đủ thuốc chiến thương, băng cá nhân, thuốc sốt rét, thuốc sát trùng nước uống, cao chống lạnh.


Phòng quân y đã huy động 80 học sinh y tá sắp tốt nghiệp bổ sung cho các đơn vị, đồng thời tiến hành học lại 4 kỹ thuật cấp cứu cho bộ đội. Quân y chiến dịch đã tăng cường cho các trung đoàn lực lượng một đội phẫu thuật mạnh đủ khả năng giải quyết cho 100 - 150 thương binh, có thể tách ra được một đội phẫu thuật và 2 đội cấp cứu tối khẩn cấp. Dự trữ thuốc của trung đoàn có đủ để phục vụ cho chiến dịch và tiếp tế bổ sung cho các tiểu đoàn chiến đấu.


Các tiểu đoàn đều có 30 thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tải thương, khi chiến đấu được tăng thêm một đại đội dân công làm công tác vận chuyển thương binh.

Quân y chiến dịch đã bố trí các tuyến cứu chữa vận chuyển trên hướng chính và hướng thứ yếu tương đối hợp lý.

Tại hướng chính đã triển khai một trạm cấp cứu ở suối Đak Pôn cách Măng Đen 5km. Hai trạm này đều do quân y trung đoàn phụ trách có khả năng làm phẫu thuật tối khẩn cấp. Cách Măng Đen và trạm cấp cứu trung đoàn 108 khoảng 16km, đặt một trạm phẫu thuật. Từ trạm phẫu thuật này về đến bệnh viện dã chiến tại Giá Vụt đặt 6 trạm chuyển thương có khả năng thay băng, nuôi dưỡng và tiếp chuyển thương binh. Bệnh viện hậu phương tại Hành Đức (Nghĩa Hành), sau chuyển lên Ba Xa cách bệnh viện dã chiến nửa ngày đường. Do đường chuyển vận dài nên việc bố trí cung trạm đã phải sử dụng nhiều lực lượng như vậy.


Việc chuyển thương binh từ hỏa tuyến về phía sau được thực hiện theo nguyên tắc là tuyến sau đưa lực lượng lên tuyến trước chuyển thương binh về.

Ở hướng thứ yếu, việc bảo đảm quân y, ngoài việc tăng cường cán bộ và thuốc, vẫn do các đơn vị tự đảm nhiệm.

Ngoài ra, đã triển khai một kho thuốc có dự trữ 5 tấn đặt tại trung tuyến đề tiếp tế cho các trung đoàn và tiểu đoàn.

Trong chiến đấu, việc cấp cứu hỏa tuyến đã làm được tương đối tốt, chuyển thương đã làm được nhanh, gọn đối với các trạm cấp cứu và trạm phẫu thuật có lượng thương binh cao đã được quân y chiến dịch kịp thời điều động lực lượng chuyên môn đến tăng cường phục vụ. Việc chuyển thương từ trạm phẫu thuật trung đoàn về bệnh viện dã chiến còn gặp nhiều khó khăn do thiếu dân công và công táo tổ chức chỉ huy còn chưa hợp lý.


Lần đầu phục vụ một chiến dịch lớn, quân y Liên khu 5 đã phấn đấu bảo đảm cứu chữa và vận chuyển hết thương binh, phục vụ tương đối tốt tại các cơ sở điều trị và trở về chiến đấu được, 34% thương binh của chiến dịch ngay trong thời gian chiến dịch.


Công tác bảo vệ sức khỏe cho bộ đội đã có nhiều cố gắng trong các giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển chiến dịch. Vào thời kỳ cuối, sức khỏe bộ đội có giảm sút do bệnh sốt rét phát triển và bị ho do thời tiết lạnh của cao nguyên.


Cuối tháng giêng năm 1954, Đại đoàn 308 đang chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ thì được lệnh tiến quân vào phòng tuyến sông Nậm Hu Thượng Lào. Cùng với quân giải Pa-thét Lào, Đại đoàu 308 đã ngày đêm truy kích địch, đánh địch ở Mường Khoa đang tháo chạy, tiến đánh địch ở Mường Ngòi, Nậm Ngà, tiến sát tới sông Mê Công. Sau năm ngày chiến đấu và truy kích địch trên đường dài 200km, do thực hiện tốt công tác bảo vệ sức khỏe trong hành quân chiến đấu nên mặc dù rất vất vả, ăn uống thiếu thốn, Đại đoàn đã bảo đảm quân số khỏe khá cao 92%. Việc thu dung cứu chữa thương binh, bệnh binh đã thực hiện được tốt.


Sau chiến đấu 12 ngày, toàn thể thương binh, bệnh binh của các trận đánh đều được đưa về hết khu vực tập kết của đại đoàn. Các phân đội quân y đã nhanh chóng cơ động, khi phân tán, khi tập trung giải quyết kịp thời các yêu cầu thu dung và cứu chữa.


Tại Đồng bằng Bắc Bộ, tại Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiến tranh du kích nổi dậy đều khắp, liên tiếp đánh địch cả trên ba vùng rừng núi, đồng bằng và ven biển, đẩy địch vào thế bị động. Tổ chức quân y của các đơn vị chủ lực, đơn vị bộ đội địa phương đã cùng với các tổ chức dân y tại chỗ bảo đảm cho các lực lượng vũ trang có thể tiến đánh các trận lớn nhỏ theo kế hoạch. Vai trò của quần chúng nhân dân làm công tác cứu chữa, tải thương, dân công, hộ lý, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong các trận đánh ờ vùng đồng bằng hết sức to lớn. Do diện tác chiến rộng lớn, có khi các tổ chức dân y hoặc quân y chưa triển khai phục vụ kịp, thì thương binh, bệnh binh đã được các tổ chức dân, chính, Đảng, các đoàn thể và nhân dân tự đứng ra đảm nhiệm kịp thời, khiến cho việc thu dung cứu chữa của quân y và dần y có thêm nhiều thuận lại.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:00:16 pm
2. Công tác bảo đảm quân y chiến dịch Điệu Biên Phủ

Việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được khẩn trương tiến hành từ đầu tháng mười hai năm 1953.

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, trận đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, là trận công kiên vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương của quân đội viễn chinh Pháp.

Đặc điểm nổi bật của chiến dịch là ta đã huy động một lực lượng lớn bộ đội và dân công, chiến đấu hiệp đồng binh chủng dài ngày với phương châm đánh chắc, tiến chắc, đánh vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc và có chuẩn bị; do đó, công tác bảo đảm quân y phải giải quyết được một lượng vật chất tiêu thụ rất lớn, có đủ khả năng thu dung, cứu chữa một lượng thương binh, bệnh binh cao. Nhưng công việc đó lại phải tiến hành trong hoàn cảnh rất khó khăn: Hậu phương xa tiền tuyến tới 400-500km, địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận chuyển cơ giới ít và xấu, thời tiết không thuận lợi, dân thưa, kinh tế nghèo. Tuyến vận tải cung cấp, tiếp tế, mạng đường, lực lượng vận tải, kho tàng, cơ sở điều trị, khó giữ được bí mật bất ngờ, địch có khả năng tập trung máy bay và pháo binh đánh phá ác liệt và liên tục, nhằm cắt đứt hậu phươg với tiền tuyến, phá hoại hậu phương chiến dịch của ta. Đánh lớn, đánh lâu chiến đấu ác liệt, sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội chủ yếu là trong hầm hào, địch lại có ưu thế về phi cơ và pháo binh, ngoài khả năng có thế gây thương vong lớn, lại có khả năng làm sức khỏe của bộ đội và dân công bị giảm sút; bệnh tật và lao động chiến đấu mệt mỏi có thể làm cho số quân khỏe bị giảm nhiều, bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch có thể phát sinh; mọi công tác nuôi dưỡng, phòng bệnh cứu chữa thương binh, bệnh binh cho bộ đội và dân công sẽ gặp những khó khăn rất lớn và phức tạp.


Mặt khác, những khó khăn của cơ quan và phân đội quân y các cấp, nhất là về trình độ lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ và chiến sĩ quân y còn non yếu, tuy chúng ta đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong các chiến dịch trước và đã trưởng thành lên một bước nhưng so với yêu cầu phục vụ của chiến dịch thì chưa đủ, đòi hỏi phải có một quyết tâm cao, một cố gắng vượt bậc trên nhiều mặt công tác phục vụ.


Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh đã nhận định: Tiến hành chiến dịch theo phương châm đánh chắc, tiến chắc, bảo đảm chắc thắng nhưng cũng có nhiều khó khăn trở ngại mới, khó khăn lớn nhất là khó khăn về cung cấp và tiếp tế, nhưng ta có thể khắc phục được.


Dựa vào hậu phương vững chắc, biết lãnh đạo, tổ chức, huy động giỏi thì sẽ phát huy được sức mạnh của ta, hạn chế được sức mạnh của địch, nhất định sẽ tiêu diệt hoàn toàn được quân địch ở Điện Biên Phủ.


Đối với việc chấp hành chính sách thương binh, bệnh binh, Hồ Chủ tịch đã chỉ thị: "Năm nay chiến trường mở ở xa, bộ đội có thể khổ, dân công cũng vậy, nhưng chớ để thương binh, bệnh binh khổ".

Chấp hành chỉ thị của Tổng Cục cung cấp, Cục quân y đã tổ chức Ban quân y chiến dịch tương đối hoàn chỉnh, có đủ các bộ phận cần thiết, các cán bộ có kinh nghiệm phục vụ chiến dịch do đồng chí Cục trưởng Cục Quân y trực tiếp phụ trách. Ban quân y chiến dịch lại được tăng cường một đồng chí chính ủy1 (Đồng chí Dương Quốc Cầm là Chính ủy Ban quân y chiến dịch) và một cơ quan chính trị để chăm lo công tác Đảng và công tác chính trị tại các cơ quan, cơ sở quân y và tải thương.


Để phục vụ cho chiến dịch, Cục quân y đã huy động một đội vệ sinh phòng dịch, 6 đội điều trị, phần lớn học sinh và giáo viên Trường quân y sĩ, một bộ phận của Phân viện 9 để bố trí các trạm chuyển thương. Đồng thời, tại trung tuyến cũng đã tổ chức các bộ phận đại diện để tăng cường chỉ đạo công tác điều trị vận chuyển đặt tại Hát Lót và Âu Lâu.


Trong thời kỳ các đơn vị hành quân, cũng như các thời kỳ chiến đấu và thời kỳ trú quân, nhờ công tác lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy và thủ trưởng các cấp nên công tác bảo vệ sức khỏe đã được thực hiện tương đối tốt. Những cuộc hành quân bộ dài ngày đường xa hàng trăm ki-lô-mét, lượng bộ đội và dân công rất lớn, cuộc chiến đấu gay go và ác liệt kéo dài nửa năm, sinh hoạt chiến đấu phần lớn trong hầm hào, lao động quân sự ngày đêm rất vất vả: kéo pháo, làm đường, làm trận địa... là những điều kiện trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ đội và dân công.


Càng tiến vào gần khu vực chiến đấu, hoàn cảnh càng có nhiều khó khăn hơn, nước hiếm, bộ đội đông, phải dùng chung nguồn nước thiên nhiên, chiến đấu ác liệt, trận địa có nhiều xác người và súc vật, chôn cất không kịp rất dễ làm ô nhiễm nguồn nước, làm ruồi nhặng sinh nở nhiều... là điều kiện thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch phát sinh và phát triển.


Công tác bảo vệ sức khỏe đã đặc biệt thành công trong thời kỳ hành quân đến Điện Biên Phủ. Một phong trào thi đua rộng lớn có chiều sâu, được lãnh đạo chặt, được đưa vào mệnh lệnh hành quân của nhiều đại đoàn, trung đoàn, có sự tham gia sáng tạo của đông đảo quần chúng, đã làm cho phong trào thi đua thực hiện 3 tốt (ăn tốt, ngủ tốt, đi tốt) thực sự phát huy tác dụng trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho quân đội.


Công tác bảo vệ sức khỏe cho bộ đội trong giai đoạn sau là một cuộc đấu tranh liên tục chống mọi chiều hướng hữu khuynh tiêu cực, tạm bợ, buông lỏng lãnh đạo trong điều kiện chiến đấu khó khăn và ác liệt, cuộc đấu tranh này đã đưa đến thắng lợi là bảo đảm được số quân chiến đấu cần thiết. Tình hình đó được thể hiện rất rõ qua các thời kỳ của chiến dịch; thời kỳ kéo pháo, do nhiều nguyên nhân sức khỏe của bộ đội bị giảm sút, số người ốm nghỉ việc có đơn vị đã lên tới 10%, bệnh lỵ đã phát triển ở một số đơn vị. Trước tình hình đó, bước vào thời kỳ làm đường, Bộ chỉ huy chiến dịch đã phát động phong trào bảo vệ sức khỏe, đưa ra khẩu hiệu bình thường hóa sinh hoạt tại trận địa, công tác nuôi quân phòng bệnh được chấn chỉnh, sức khỏe bộ đội có tiến bộ hơn. Sang thời kỳ đầu cấu trúc trận địa, điều kiện sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội lại có những thử thách mới, sức khỏe lại có hiện tượng giảm sút do ăn kém, ngủ được ít. Qua đấu tranh để chấp hành 11 điều kỷ luật bảo vệ sức khỏe của Bộ chỉ huy chiến dịch, bộ đội được bảo đảm ăn uống đủ, ngủ đủ nên sức khỏe lại tiến bộ rõ rệt. Số người ốm nghĩ việc trung bình hàng ngày từ 10 - 12% giảm xuống chỉ còn 3 - 6% và giữ ở mức này cho đến ngày toàn thắng.


Chấp hành chỉ thị của Bộ chỉ huy chiến dịch, các cấp thủ trưởng và đảng ủy đã ra sức lãnh đạo, tổ chức công tác bảo vệ sức khỏe làm cho phong trào bình thường hóa sinh hoạt tại trận địa ngày một tốt hơn. Ngay ở trận địa phòng ngự cũng bảo đảm cho bộ đội ngủ hầm thoải mái, ngủ đủ 6 giờ một ngày và ăn nóng, uống sạch.


Công tác nuôi quân phòng bệnh cũng đươc kết hợp ngày càng chặt chẽ ngay trong chiến đấu. Ở nhiều trung đoàn (148, 209, 174, 165, 66, 88...) anh em quân y và quản lý đã phối hợp chặt chẽ các mặt công tác phục vụ, cùng nhau bàn bạc, cùng làm, cùng theo dõi nên đã giữ được số quân chiến đấu cao. Số người ốm nghĩ việc trung bình trong chiến đấu thường từ 1-2%.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:01:09 pm
Trước khi bước vào chiến đấu các đơn vị đều được tiêm phòng dịch đạt tỷ lệ cao (80-85% quân số). Tuy nhiên, không vì vậy mà không làm tốt công tác trinh sát vệ sinh và tay uế chiến trường. Lúc này, hai công tác này còn mới mẻ và ta chưa có nhiều kinh nghiệm lắm, nhiều đơn vị, tiểu đoàn, trung đoàn đã được thủ trưởng quân chính lãnh đạo chặt chẽ làm các công tác này. Ngay sau khi chiếm được vị trí của địch đã giành ra một lực lượng cần thiết để tẩy uế chiến trường ngay (chôn xác chết, bông băng bẩn, thức ăn thừa địch bỏ lại), tạo điều kiện tốt cho việc thu dọn chiến lợi phẩm và bảo đảm vệ sinh cho các đơn vị làm nhiệm vụ chiếm lĩnh, phòng ngự gần hay ngay trên vị trí đó. Ngoài những thuốc sát trùng, khử trùng đưa từ hậu phương tới, hậu phương chiến dịch và quân y chiến dịch đã khắc phục khó khăn nung vôi, làm thành hàng trăm tấn vôi bột ngay tại mặt trận, phục vụ có hiệu lực cho việc tẩy uế chiến trường. Nhờ những biện pháp tích cực nhiều mặt như vậy, nên chúng ta đã phấn đấu không những giữ được số quân chiến đấu cao mà còn không để xẩy ra một dịch nào ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội và dân công. Trước và trong chiến dịch, do hành động đuổi dân, chiếm làng, lập cứ điểm của địch, một số bản làng phía tây, tây nam, nam khu trung tâm Mường Thanh như các bản Hồng Lếch, Pom Lót..., nhân dân đã bị dịch lỵ nghiêm trọng. Các tổ, đội vệ sinh phòng dịch của Ban quân y tiền phương, của các Đại đoàn 304, 308... đã cùng nhân dân chống dịch có kết quả, ngăn chặn không cho dịch bệnh phát triển.


Công tác vệ sinh phòng bệnh, nuôi quân cải thiện ăn uống, chống dịch có hiệu quả và bình thường hóa cuộc sống gian kho và ác liệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành một điển hình thành công về việc kết hợp các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp quần chúng, trong điều kiện bảo đảm chiến đấu liên tục dài ngày tại vùng rừng núi xa hậu phương. Kết quả đó đưa đến một hình ảnh trái ngược xẩy ra trên cùng một mặt trận. Phía bên này chiến hào cuộc sống của hộ đội ta vẫn sạch sẽ, thoải mái, lạc quan, còn phía bên kia quân Pháp lại sống chui rúc, bẩn thỉu và tuyệt vọng.


Công tác vệ sinh phòng dịch ngay khi kết thúc thắng lợi chiến dịch cũng là một công tác rất nặng nề và rất khẩn trương. Bộ chỉ huy mặt trận đã huy động một lực lượng bộ đội có quân y và công binh làm nòng cốt, tiến hành việc tẩy uế chiến trường, đặc biệt khu trung tâm Mường Thanh và cụm cứ điểm phồng ngự Hồng Cúm. Việc tẩy uế chiến trường đã được tiến hành nhanh, gọn, an toàn và chỉ sau đó vài ngày ta đã có thể điều động một đội điều trị (Đội điều trị 3) vào Mường Thanh làm nhiệm vụ săn sóc sức khỏe cho tù binh và thương binh, bệnh binh địch bị bắt, đồng thời chấp hành đầy đủ nhiệm vụ của Bộ chỉ huy chiến dịch giao cho về việc trao trả.


Việc bố trí các tuyến trên bậc thang điều trị vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được thực hành theo nguyên tắc tiếp cận, linh hoạt cơ động theo các hình thái chiến thuật, liên tục chặt chẽ thông suốt giữa các tuyến, tuyến sau luôn hướng lên tuyến trước. Nhờ vậy, các tuyến cứu chữa của trung đoàn, đại đoàn và chiến dịch đã hình thành một cách hợp lý, theo sát bộ đội bao vây Biện Biên Phủ, cứu chữa thương binh kịp thời, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chiến dịch và chiến thuật.


Việc cứu hộ hỏa tuyến đã được đặc biệt coi trọng. Các Bộ tư lệnh đại đoàn, các thủ trưởng quân chính trung đoàn, tiểu đoàn đã có quyết tâm cao giành nhiều thời gian cho bộ đội được huấn luyện các kỹ thuật cấp cứu, tổ chức huấn luyện nhắc đi nhắc lạc nhiều lần, trực tiếp tổ chức nhiều đội Vinh quang (đội cứu thương hỏa tuyến và tuyến sau) lấy những thành phần không trực tiếp chiến đấu như văn thư, cắt tóc, nhân chính... tham gia công tác cứu hộ hỏa tuyến, do các đồng chí chính trị viên phó đại đội hay chính trị viên phó tiểu đoàn chỉ huy, các tiểu đội, trung đội đều huấn luyện chiến sĩ vệ sinh thành cứu thương dự bị, sẵn sàng thay cứu thương, y tá bị thương vong trong chiến đấu. Việc cứu hộ hỏa tuyến đã thực sự trở thành một phong trào quần chúng có lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ, có kỹ thuật và phương tiện bảo đảm. Nhân viên quân y tuyến đại đội đã tỏ ra có tinh thần dũng cảm cao, có trách nhiệm đến cùng với thương binh, đồng thời cũng tương đối thành thục các động tác chiến đấu. Nhiều y tá, cứu thương đã anh dũng hoàn thành nhiệm vụ được khen thưởng Huân chương chiến công. Y tá Lương Văn Vọng trong trận Him Lam đã anh dũng ra vào cửa mở nhiều lần, có mặt ở tất cả những nơi ác liệt. Bị thương lần thứ nhất, Vọng vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Lần thứ hai bị thương vào bụng, anh không chịu băng vết thương cho mình, muốn giành những cuộn băng cuối cùng cho thương binh. Hết băng anh đã đánh vào hầm địch để tìm bông băng. Anh đã dùng tiểu liên và thủ pháo tiêu diệt một ổ súng máy của địch, bảo vệ được thương binh. Ba lần bị thương không chịu rời khỏi trận địa, anh đã sát cánh cùng bộ đội chiến đấu, băng bó cho hàng chục thương binh, diệt 1 ụ súng, diệt 1 tên địch và bắt sống 3 tên khác.


Bậc thang điều trị vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng có những điểm khác với các chiến dịch trước đây. Căn cứ vào đặc điểm của chiến dịch, bậc thang điều trị vận chuyển trong chiến dịch đã được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

- Giai đoạn 1 gồm có tuyến đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn.

- Giai đoạn 2 gồm có đội điều trị đại đoàn, các đội điều trị tuyến 1 và tuyến 2 của Cục quân y.

- Giai đoạn 3 gồm có các tuyến vận chuyển và bệnh viện hậu phương.

Nhiệm vụ của các giai đoạn điều trị vận chuyển này đã được xác định từ đầu chiến dịch và trong quá trình thực tiễn bảo đảm đã diễn ra về cơ bản như qui định ban đầu.

Nhiệm vụ của giai đoạn 1 là tổ chức cấp cứu mạnh mẽ và nhanh chóng chuyển vận về giai đoạn 2. Trong giai đoạn 1 quân y đại đội và tiểu đoàn có nhiệm vụ cướp cứu thương binh ra khỏi hỏa tuyến, dùng mọi cách đưa thương binh ra khỏi cửa mở để chuyển về sau bằng giao thông hào. Thương binh nhẹ, sây sát thường, sau khi băng bó được trả ngay về đơn vị. Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến trung đoàn là chọn lọc chu đáo, xử trí phẫu thuật khẩn cấp, tổ chức chuyển nhanh và có trật tự về sau, giữ điều trị đến khỏi thương binh nhẹ, khỏi trong phạm vi 5-7 ngày.


Nhiệm vụ của giai đoạn 2 là nhiệm vụ xử trí kỳ đầu và tranh thủ điều trị thương binh nhẹ trả về chiến đấu. Trong giai đoạn 2, đội điều trị đại đoàn và đội điều trị Cục quân y có nhiệm vụ tranh thủ xử trí cấp cứu đầu tiên những vết thương nặng và xử trí đầy đủ những vết thương nhẹ khỏi trong 15 ngày, còn lại tranh thủ chuyển về sau một cách nhanh chóng và có trật tự. Đội điều trị Cục quân y tuyến 2 có nhiệm vụ điều trị tương đối đầy đủ và lâu các loại vết thương của tuyến trước đưa về và làm nhiệm vụ phân loại: Giữ điều trị đến khỏi khinh thương, giữ lại điều trị thương binh nặng chưa thể chuyển ngay được, còn lại tranh thủ chuyển về sau. Ở các đội điều trị tuyến 2 đã bắt đầu phân công chuyên môn hóa: Có đội thu dung thương binh nặng và vừa, có đội thu dung thương binh nhẹ, có đội thu dung bệnh binh.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:02:00 pm
Điện Biên Phủ là chiến trường xa hậu phương, điều kiện tổ chức chuyển thương về tuyến sau còn có hạn, nên các đội điều trị tuyến 2 của Cục quân y đã phải làm một phần nhiệm vụ của các phân viện là điều trị đến khỏi. Các đội điều trị 1, 2, 5 của Cục quân y đã được phân công làm nhiệm vụ này.

- Giai đoạn 3 gồm có các tuyến vận chuyển (Tổng trạm vận chuyển, các trạm vận chuyển và các đội điều trị làm nhiệm vụ tiếp chuyển) và các bệnh viện hậu phương có nhiệm vụ vậu chuyển thương binh về hậu phương và tiến hành điều trị đầy đủ cho tới khỏi. Ở các bệnh viện hậu phương cũng tổ chức phân công chuyên môn hóa như ở các đội điều trị tuyến 2.

Việc qui định nhiệm vụ các tuyến như vậy, nhất là từ giai đoạn 2, có thể cho thấy hai đặc điểm khác với các chiến dịch trước:

- Tuyến nào cũng có nhiệm vụ tranh thủ điều trị thương binh nhẹ đề trả về đơn vị.

- Tuyến nào cũng có nhiệm vụ vừa cứu chữa vừa vận chuyển; nhiệm vụ vận chuyển càng gần hỏa tuyến càng nặng nề khẩn trương; nhiệm vụ cứu chữa càng về tuyến sau càng đầy đủ hơn.

Nội dung nhiệm vụ các tuyến trên bậc thang điều trị vận chuyển này về cơ bản giống như nội dung của nhiệm vụ các tuyến được qui định sau này trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Nhìn chung, nhiệm vụ qui định cho các tuyển như vậy là phù hợp, tạo điều kiện cho các tuyến bổ trợ cho nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.


Việc tăng cường lực lượng cứu chữa, kiểm tra kỹ thuật, thông báo kiểm thương đã được đặc biệt coi trọng trong chiến dịch này. Ngay trong chiến dịch chúng ta cũng đã mở được hai hội nghị kỹ thuật nhằm thông báo chấn chỉnh rút kinh nghiệm phục vụ và kinh nghiệm xử trí vết thương chiến tranh. Hầu hết phẫu thuật viên có kinh nghiệm, có khả năng xử trí ngoại khoa tốt của các đơn vị tại Việt Bắc đã được huy động phục vụ cho chiến dịch. Giáo sư Tôn Thất Tùng, cố vấn phẫu thuật của Bộ quốc phòng đã phát huy tác dụng tích cực cho quân y chiến dịch cả về kỹ thuật, cả về tổ chức phục vụ.


Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch dài ngày, tác chiến liên tục, nên việc bổ sung số quân là rất quan trọng. Thương binh nhẹ thường chiếm từ 50 - 60% tổng số thương binh, trong đó một nửa thương binh nhẹ có thể chữa khỏi trở về chiến đấu trong phạm vi 10 - 12 ngày. Đó là một nguồn bổ sung lớn sức chiến đấu cho bộ đội cả về lượng và cả về chất.


Tuy nhiên, hiện tượng chưa chăm lo đến công tác thương binh nhẹ vẫn còn thấy ở một số đơn vị nhất là thời kỳ 1 của chiến dịch. Tình hình này đã được kịp thời uốn nắn, các trung đoàn, đại đoàn đã tổ chức được các đội thu dung thương binh nhẹ; thương binh được nuôi dưỡng, săn sóc, phục vụ, cứu chữa, động viên tinh thần, vui chơi giải trí ngay dưới tầm uy hiếp của hỏa lực không quân và pháo binh địch.


Sau khi chiến dịch kết thúc, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục cung cấp tiền phương, chúng ta đã tổ chức công tác vận chuyển thương binh đường dài, từ tiền phương chiến dịch về hậu phương Liên khu 10, Liên khu 3-4, Liên khu Việt Bắc. Bây là một đợt chuyển thương quy mô lớn kết hợp cơ giới và cáng bộ, theo cả hai phương thức chuyển theo trạm và chuyển theo đoàn. Với tinh thần thương yêu thương binh của các chiến sĩ quân y và chiến sĩ vận tải, tinh thần tận tụy của anh chị em dân công, những hình thức phục vụ phong phú đã xuất hiện ngày một nhiều: Tổ cáng thương gia đình, ô tô chuyển thương gia đình, trong đó thương binh và người phục vụ trên cơ sở đồng chí cách mạng đã kết nghĩa thân tình như người một gia đình, chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau khắc phục khó khăn, đoàn hết một lòng hành quân dài ngày, an toàn và nhanh chóng về đến hậu phương. Các đội điều trị 1, 2, 6 đã được phân công phục vụ nhiệm vụ này, và đến hết tháng chín năm 1954, toàn bộ thương binh, bệnh binh của chiến dịch đã được chuyển hết về hậu phương.


Chúng ta đã bảo đảm cho chiến dịch Điện Biên Phủ thuốc và phương tiện cứu chữa khác đầy đủ nhất từ trước tới nay, ngoài vôi bột, ngay tại mặt trận chúng ta đã sản xuất bông, băng cá nhân, cất rượu, pha chế dịch truyền, góp phần tích cực trong nhiệm vụ bảo đảm thuốc chiến thương và nhất là giải quyết choáng chấn thương.


Mặc dầu quy mô chiến tranh mở rộng, tính chất ác liệt ngày một tăng, cơ cấu thương tổn ngày càng phức tạp, lượng thương binh đông hơn, nhưng mọi mặt công tác bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, giảm tỷ lệ thương vong, giảm tỷ lệ tàn phế đều được các đơn vị các cấp phấn đấu không mệt mỏi thực hành được tốt. Nhìn chung, về tỷ lệ ốm tổng quát cả nghỉ việc và không nghỉ việc của các đơn vị chủ yếu năm 1950 có tỷ lệ là 51,2%, năm 1951 là 46,4%, năm 1952 là 45,5%, nam 1953 là 32,1%, năm 1954 là 31,2%. Tỷ lệ tử vong hỏa tuyến của chiến dịch Biên giới là 30%, chiến dịch Trần Hưng Đạo là 28%, chiến dịch Hoàng Hoa Thám là 25%, với ba đợt của chiến dịch Điện Biên Phủ thì đợt 1 tỷ lệ tử vong là 32%, đợt 2 là 25%, đợt 3 là 22%. Trong chiến dịch Hòa Bình tỷ lệ tử vong của thương binh tại các đội điều trị Cục quân y là 4,5%, đã giảm xuống 1,7% ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong 5 tháng chiến dịch Biện Biên Phủ các cơ sở điều trị tại tiền phương đã chữa khỏi trả về đơn vị 59,8% thương binh, bệnh binh, 24,3% thương binh, bệnh binh khỏi về an dưỡng, 4,7% thương binh, bệnh binh giải ngũ về ty thương binh, 0,19 % thương binh, bệnh binh tử vong. Quân y Đại đoàn 308 đã phấn đấu đạt được chữa khỏi về đơn vị 55,7% thương binh, trong đó các cơ sở điều trị tại tiền phương giải quyết được 25,7%, chữa khỏi đi an dưỡng 24,8%, số còn lại chuyển về ty thương binh.


Nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng các cấp, nhờ tinh thần hy sinh phấn đấu của bộ đội, quân y, dân công mọi mặt công tác bảo đảm quân y cho chiến dịch đã được thực hành thắng lợi, xứng đáng với sự chờ mong của quân đội, lòng tin tưởng của nhân dân.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:03:50 pm
Ngay trong thời điểm nóng bỏng của chiến dịch, trước ngày tổng công kích khu trung tâm Mường Thanh, ngày 18 tháng tư năm 1954, đồng chí Tổng tư lệnh đã gửi thư động viên và giáo dục đến toàn thể anh chị em cán bộ, nhân viên quân y, dân công hộ lý, cấp dưỡng phục vụ thương binh tại chiến dịch đánh dấu một bước trưởng thành mới của ngành quân y:

Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử quy mô to lớn hơn các chiến dịch trước. Do đó, công tác thương binh cũng đòi hỏi một sự cố gắng mới về tổ chức cũng như về tinh thần phục vụ. Chúng ta lại làm việc trong điều kiện phương tiện thiếu thốn, cần phải khắc phục nhiều khó khăn; tuy vậy, các đồng chí đã cố gắng nhiều trong việc chuyển thương, săn sóc điều trị anh em thương binh. Thời gian qua, các đồng chí đã lập được nhiều thành tích, một số anh em thương binh lành mạnh đã trở về bổ sung cho đơn vị chiến đấu.

Đạt được những thành tích ấy là do các đồng chí đã phát huy được tinh thần yêu mến thương binh như ruột thịt, biết coi anh em thương binh là những chiến sĩ dũng cảm của quân đội, là những người con yêu quý của Tổ quốc. Điều đó chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của các đồng chí trước nhân dân, trước Đảng. Các đồng chí đã góp phần công lao đáng kể vào thắng lợi vẻ vang vừa qua.

Tôi gửi lời khen ngợi toàn thể các đồng chí và thân ái hỏi thăm toàn thể các đồng chí, nhất là các đồng chí vì tận tụy phục vụ mà bị yếu mệt.

Từ nay đến lúc tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Điện Biên Phủ, chúng ta còn phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ. Các đồng chí cần tiếp tục nâng cao tinh thần dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ cứu chữa anh em thương binh cho chu đáo.

Cụ thể là:

-  Triệt để chấp hành chính sách thương binh.

-  Cải tiến công tác hộ lý, điều trị, phẫu thuật đề giảm phần đau đớn cho thương binh, chăm sóc và cứu chữa cho anh em thương binh chóng lành mạnh.

- Thành thực kiểm điểm, tìm ra những khuyết điểm để sửa chữa và những ưu điểm để phát huy, không tự túc, tự mãn.

Chúc các đồng chí mạnh khỏe, cố gắng lập công mới.

Bộ Tổng tư lệnh chờ đợi thành tích mới của các đồng chí để khen thưởng những đồng chí và đơn vị có nhiều công lao.


Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 18 tháng 4 năm 1954
Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP


Cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng to lớn nhất của quân và dân ta từ trước tới nay.

Trong sự lớn mạnh chung của quân đội, trong cao trào cách mạng tiến công và nổi dậy của quần chúng trên cả nước, ngành quân y trên các chiến trường đã phục vụ, phấn đấu vươn lên không mệt mỏi, đáp ứng được mọi yêu cầu về chiến đấu, chiến thuật và chiến dịch. Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành quân y đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề to lớn và ịihức lạp do hình thái chiến tranh đặt ra, do yêu cầu tác chiến thắng lợi của quân đội ta đòi hỏi. Từ chỗ bảo đảm quân y cho những trận đánh tiêu diệt một cứ điểm độc lập có trên dưới 1 tiểu đoàn địch, đến đây chúng ta đã bảo đảm quân y thắng lợi cho một chiến dịch tiến công trận địa, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt cả một tập đoàn cứ điểm mạnh, phức tạp, kiên cố do hàng sư đoàn của địch chiếm giữ. Đó là một tiến bộ vượt bậc có ý nghĩa chất lượng cả về mặt chính trị tư tưởng, tổ chức bảo đảm, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể. Đó là những thử thách lịch sử to lớn phải vượt qua, phải giải đáp và đó cũng là những tiền đề lịch sử thuận lợi giúp cho ngành quân y bước vào giai đoạn cách mạng mới: Giai đoạn xây dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại, giai đoạn chống Mỹ cứu nước sau này.


TÓM TẮT

Thời kỳ phục vụ quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946 - 1954) cũng là thời kỳ xây dựng quan điểm lập trường cách mạng, xây dựng hệ thống tổ chức quân y và các mặt công tác nghiệp vụ.


Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này là ngành quân y vừa mới hình thành, phải được xây dựng trên mọi mặt chính trị tư tưởng, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, đủ sức bảo đảm cho quân đội ta chiến đấu và xây dựng thắng lợi theo yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng chung trong cả nước, đây là thời kỳ sôi động cách mạng của ngành quân y, là thời kỳ vừa chiến đấu vừa xây dựng, bước sau cao hơn và triệt để hơn bước trước, bước trước tạo tiền đề cho bước sau phát triển vững chắc và đúng hướng.


Dưới sự lãnh đạo của Tổng quân ủy và Tổng Cục cung cấp, về chính trị tư tưởng chúng ta đã được Đảng dìu dắt từng bước một; thông qua học tập, phê bình tự phê bình, chỉnh huấn chính trị, chỉnh quân chính trị..., chúng ta đã được giáo dục nâng cao dần trình độ giác ngộ cách mạng; từ chỗ chưa giác ngộ hoặc còn mơ hồ đi đến giác ngộ cách mạng dân tộc, xác lập và kiên định được lập trường kháng chiến lâu dài nhất định thắng lợi, từ giác ngộ dân tộc lên giác ngộ giai cấp, rèn luyện cho ngành quân y dần dần có được bản chất giai cấp công nhân, bản chất quân đội nhấn dân, biết đấu tranh, biết đoàn kết xây dựng, về quan điểm lập trường, đó là việc xây dựng quan điểm y học cách mạng, quan điểm thương binh, bệnh binh, quan điểm khoa học kỹ thuật chuyên môn phục tùng chính trị, chống lại các quan điểm y học tư sản, quan điểm nhân đạo mơ hồ, quan điểm chuyên môn thuần túy. Về đạo đức tác phong, đó là việc xây dựng quan điểm và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần lương y như từ mẫu.


Về tổ chức, đó là quá trình đấu tranh để chuyển biến một tổ chức lúc đầu còn mang nặng tính chất dân y thời thuộc Pháp thiên về tĩnh tại, nặng về chữa bệnh..., thành một tổ chức hữu cơ của quân đội có tổ chức tương đối chặt chẽ, có lề lối làm việc tương đối thống nhất, đủ khả năng cơ động phục vụ cho các yêu cầu của chiến đấu, chiến thuật và chiến dịch, bảo đảm đắc lực cho các yêu cầu bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, bệnh hình, tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học kỹ thuật y học phát triển.


Về đội ngủ cán bộ quân y, Đảng đã ra sức vun trồng xây dựng. Từ một đội ngũ rất nhỏ bé ban đầu, chúng ta đã có được một đội ngũ cán bộ đông đảo có phẩm chất chính trị trong sáng, có lập trường cách mạng kiên định, có trình độ khoa học nhất định, bao gồm nhiều lớp cán bộ kế tiếp nhau, lớp cũ đã được cải tạo và thử thách trong chiến tranh cách mạng, lớp mới hăng hái nhiệt tình được giáo dục rèn luyện trong chiến đấu, bổ sung cho nhau, tạo ra một chuyển biến có ý nghĩa chất lượng trong đội ngũ cán bộ của ngành, đã vươn lên mạnh mẽ, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, quân đội và thương binh, bệnh binh, ngày càng xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng.


Về cơ sở vật chất, chúng ta đã kiên trì xây dựng, biết bám lấy phương châm tư lực cánh sinh, phương châm cần kiệm xây dựng quân đội, biết tranh thủ viện trợ, quyết tâm và sáng tạo xây dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho mọi yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội trong thời kỳ này.


Tuy nhiên, do điều kiện phát sinh và phát triển của ngành trong một nước nguyên là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn ít và trình độ rất có hạn, lại phải liên tục phục vụ và chiến đấu, một thời gian dài không tiếp súc được đầy đủ với tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới, lại hoạt động trong điều kiện chiến tranh phân tán, lề lối làm việc còn thủ công... nên đã cõ những hạn chế và nhược điểm nhất định.


Chín năm kháng chiến chống Pháp cũng là thời kỳ ngành quân y ra sức xây dựng một tổ chức theo sát bộ đội, có cơ sở đào tạo cán bộ và bảo đảm thuốc, có phòng bệnh, có chữa bệnh, có tổ chức và kỹ thuật cứu chữa ngoại khoa thời chiến, phục vụ cho quân đội đánh du kích chuyển lên đánh vận động tập trung trên chiến trường cả nước.


Dưới lá cờ quyết thắng của quân đội nhân dân, mang theo bản chất và truyền thống của một quân đội cách mạng, được Đảng giáo dục, ngành quân y đã từng bước trưởng thành, trưởng thành toàn diện và vững chắc, hăng hái bước vào thời kỳ lịch sử mới: Thời kỳ xây dựng ngành quân y cách mạng chính quy và hiệu đại, thời kỳ ngành quân y chống Mỹ cứu nước.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:06:18 pm
PHẦN BỐN
THỜI KỲ PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI TRONG NHIỆM VỤ
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở MIỀN BẮC VÀ HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG
DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở MIỀN NAM
(7-1954 - 1975)


Thời kỳ xây dựng ngành quân y cách mạng chính quy và hiện đại, củng cố quan điểm lập trường, tổ chức vì phát triển các mặt khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ.
 
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ tháng bầy năm 1954, miền Bắc được giải phóng, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.


Nhiệm vụ xây dựng các lực lượng vũ trang được Đại hội lần thứ ba của Đảng vạch rõ: "Quân đội nhân dân là lực lượng trụ cột của Nhà nước để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân ở miền Bắc, đồng thời là hậu phương vững chắc của cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Phải tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội thường trực tiến lên chính quy hiện đại...". Dựa vào những thành tựu về mọi mặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Bắc được giáo dục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, vươn lên trong các phong trào thi đua "Tiến nhanh vượt mức kế hoạch", "Ba nhất" đã phát triển nhanh chóng.


Vấn đề lớn nhất của thời gian này ở miền Bắc là từ chiến tranh chuyển sang hòa bình và từ cách mạng dân tộc, dân chủ quá độ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Ngành quân y cũng không sao khác được tình hình chung và cũng gặp khó khăn trong quá trình trưởng thành. Cũng trong thời kỳ này, nhân dân ta đã đập tan âm mưu của một nhóm phản cách mạng, điển hình là nhóm Nhân Văn Giai Phằm, lợi dụng sửa sai trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Những hoạt động này đã có tác động nhất định đến tư tưởng một số cán bộ quân y.


Thay thế cho chế độ tình nguyện tòng quân, Quốc Hội và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, điều lệ phục vụ sĩ quan nhằm xây dựng bộ đội thường trực bùng mạnh, chính quy, hiện đại có nhiều quân chủng và binh chủng, và lực lượng hậu bị hùng hậu.


Trong thời kỳ này, quân đội nhân dân làm hậu thuẫn cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đồng thời tham gia xây dựng kinh tế và làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng của nhân dân Lào, góp phần đập tan những cuộc tiến công của bọn tay sai đế quốc Mỹ.


Ở miền Nam nước ta, thay chân đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta, chuẩn bị tiến công miền Bắc. Theo lệnh Mỹ, Ngô Đình Diệm ra sức xây dựng ở miền Nam nước ta một chế độ độc tài phát xít. Một cuộc đụng đầu lịch sử đã nổ ra giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ. Ngay từ cuối năm 1954, chúng đã gây ra những vụ tàn sát đẫm máu, tiến hành cuộc chiến tranh một phía hòng dìm phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam trong biển máu.


Trước những hành động cuồng chiến, khủng bố tàn khốc của quân thù, nhân dân miền Nam càng nhận rõ sâu sắc rằng: "Con đường duy nhất để đưa cách mạng tiến lên là phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Phải dùng đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân".


Các đội vũ trang tự vệ được thành lập từ những năm 1957-1958 để chống tàn sát, khủng bố bảo vệ cơ sở, bảo vệ lực lượng cách mạng tiến hành công tác võ trang tuyên truyền diệt tề, trừ gian, đến năm 1959-1960 đã phát triển trên khắp miền Nam. Đêm 17 tháng một năm 1960 tại Bến Tre với gậy, gộc, dáo, mác quần chúng đã nhất tề nổi dậy diệt ác ôn, đánh đồn, dấy lên phong trào đồng khởi, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn, xã.


Lực lượng vũ trang địa phương phát triển nhanh chóng. Từng trung đội, đại đội được thành lập.

Trong cao trào cách mạng đó, ngày 20 tháng mười hai năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15 tháng hai nằm 1961, đã thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng ở miền Nam, lúc này đã có ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Hoảng hốt trước những cuộc đấu tranh mạnh mẽ và dồn dập của quân dân miền Nam, Mỹ-Diệm đã bị động gây ra cuộc chiến tranh đặc biệt và uy hiếp miền Bắc.


Ngày 2 và 5 tháng tám nam 1964, để cứu vãn thất bại của chúng trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ dựng lên "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", cho máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam. Bộ đội phòng không, hải quân, bộ đội địa phương và dân quân tư vệ ngay trận đầu đã đánh đuổi tàu chiến Mỹ và bắn rơi 8 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Ngày 7 tháng hai năm 1965 đế quốc Mỹ chính thức phát động chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và sau đó đưa quân đội Mỹ vào tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nước ta.


Quân và dân ta ở miền Bắc đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân vô cùng anh dũng chống chiến tranh phá hoại, liên tiếp giành thắng lợi. Bị thất bại nặng nề trên cả nước ta, ngày 1 tháng mười một năm 1968, đế quốc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc đánh phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Ở miền Nam nước ta, trong cuộc đọ sức lớn đầu tiên ở Vạn Tường, một trung đoàn Quân giải phóng đã đánh bại cuộc hành quân của 8.000 lính Mỹ, diệt 900 tên. Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mỹ về quân sự. Mùa khô năm 1965-1966, cuộc phản công chiến lược mùa khô đầu tiên của Mỹ bị đập tan. Cuối mùa hè năm 1966, ta mở một chiến trường mới ở Trị Thiên phân tán lực lượng địch, tạo một thế bất ngờ mới đối với địch. Tiếp theo, cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của Mỹ cũng bị thất bại.


Kế hoạch bình định cũng bị phá sản. Cả hai gọng kìm "Tìm diệt và bình định" của địch đều bị đập tan.

Đầu năm 1968, cuộc tổng tiến, công và nổi dậy đồng loạt đầu xuân Mậu Thân đã đánh một đòn quyết định vào chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của địch. Ngày 18 tháng một năm 1969, bị thất bại trên cả nước ta đế quốc Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh, phải đàm phán với ta ở Hội nghị bốn bên tại Pari.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:07:08 pm
Ngày 6 tháng sáu năm 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.

Đầu năm 1969, Ních-Xơn lên cầm quyền ở Mỹ, tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Giữ vững quyền chủ động trên chiến trường quân và dân miền Nam liêu tục tấn công và nổi dậy, đánh cho Mỹ-ngụy những trận thất bại liên tiếp.


Tháng ba năm 1970, Mỹ làm đảo chính ở Cam-pu-chia, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông dương. Đầu xuân năm 1971, Mỹ-ngụy tập trung quân đánh ra đường 9, Nam Lào. Quân và dân Việt Nam đã đoàn kết với quân và dân Lào và Cam-pu-chia đánh cho Mỹ-ngụy thiệt hại nặng nề. Quân và dân ba nước Đông dương đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn.


Cuối tháng ba năm 1972, quân và dân miền Nam đã mở cuộc tiến công chiến lược suốt từ Quảng Trị đến Cà Mau. Cuộc tiến công vĩ đại năm 1972 đã giáng đòn chí tử vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", làm thay đổi mau chóng lực lượng so sánh, tạo nên một cục diện mới rất có lợi cho ta.


Cũng năm 1972, quân và dân miền Bắc nước ta đã đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai và cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ trong mười hai ngày đêm cuối tháng mười hai năm 1972.

Thắng lợi to lớn của quân và dân ta ở miền Nam trong năm 1972, cùng với chiến thắng của quân và dân ở miền Bắc đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27 tháng một năm 1973.

Với Hiệp định Pa-ri, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi vĩ đại, nhưng sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam chưa hoàn thành. Vì vậy, tiếp tục phấn đấu đưa cách mạng tiến lên, hoàn toàn giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, hoàn thành triệt để cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước là nhiệm vụ lịch sử của toàn dân ta trong giai đoạn mới. Chúng ta chủ trương nêu cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pari, song quyết không dung thứ hành động tiếp tục chiến tranh của Mỹ-Thiệu. Để bảo vệ thành quả cách mạng, để thực hiện kỳ được những mục tiêu cao cả của cách mạng, quân và dân ta đã nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực, kiên quyết dùng chiến tranh cách mạng đánh bại cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ - ngụy. Trải qua hai năm 1973-1974, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường. Mùa xuân năm 1975, quân và dân ta đã mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên khắp miền Nam. Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã giành thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi hoàn toàn và triệt để của trận quyết chiến lịch sử vĩ đại này kết thúc trên 20 năm chiến đấu chống Mỹ cứu nước hết sức oanh liệt của nhân dân ta. Ta đã đập tan hoàn toàn ngụy quân, làm tan rã hoàn toàn cơ quan ngụy quyền từ cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp quận đến thôn xã. Ta đã giải phóng hoàn toàn 44 tỉnh ở miền Nam, tất cả các thành phố, tất cả các hải đảo do quân ngụy đóng giữ, giành lại toàn bộ giang sơn, đất nước bao gồm cả vung đất, vùng trời và vùng biền của Tổ quốc ta.


Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 lịch sử đã toàn thắng.

Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng,

Tổ quốc Việt Nam đã hoàn toàn độc lập tự do.

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã sang trang mới.

Đối với ngành quân y, thời kỳ chống Mỹ cứu nước có hai đặc điểm là:

1. Ở miền Bắc từ sau tháng bảy năm 1954 đến 1964 là thời gian có hòa bình, ngành quân y đã tranh thủ xây dựng chính quy hiện đại, huấn luyện cán bộ, xây dựng tư tưởng tổ chức, củng cố quan điểm lập trường và phát triển các mặt khoa học, kỹ thuật. Sau mười năm xây dựng trong điều kiện tương đối có hòa bình, nền kinh tế miền Bắc đã được khôi phục và có phát triển bước đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành quân y xây dựng các cơ sở sản xuất, các trung tâm kỹ thuật và tiếp tế cho các tổ chức quân y ở chiến trường đang trực tiếp phục vụ các lực lượng vũ trang chiến đấu chống Mỹ-ngụy, sự củng cố và phát triển của các tổ chức quân y ở miền Bắc là những bảo đảm vững chắc cho việc phục vụ thành công của ngành quân y trên cả nước trong suốt hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước.

2. Chiến tranh kéo dài trong phạm vi cả nước với hai loại hình thái chiến tranh (chiến tranh bảo vệ To quốc, đất đối không và đối biển, chiến tranh giải phóng) với quy mô và cường độ rất lớn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Hai đặc điểm trên đã thường xuyên tác động đến cả tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ đặc điểm này, có những yêu cầu lịch sử đối với ngành quân y trong cả nước là:

- Về mặt chính trị, tư tưởng, phải nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, xác định và kiên trì quyết tâm chống Mỹ cứu nước, thấm nhuần tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do", thực hành đầy đủ yêu cầu "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

- Về mặt tổ chức: Một yêu cầu thời đại đặt ra là phải tranh thủ xây dựng khoa học, kỹ thuât, xây dựng chính quy, hiện đại để đánh thắng Mỹ trong mọi lĩnh vực, ngay cả trong chiến tranh, mọi mặt công tác vẫn phải không ngừng phát triển. Các tổ chức quân y phải đáp ứng mọi yêu cầu chiến đấu và xây dựng của quân đội.


Đối với quân y ở chiến trường miền Nam, đó là yêu cầu cấp bách phải xây dựng trong một thời gian ngắn một tổ chức quân y còn nhỏ, chưa hoàn chỉnh, phân tán, du kích thành một tổ chức quân y mạnh, hoàn chỉnh, có trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại, đủ sức bảo đảm cho các lực lượng vũ trang phát triển ngày càng lớn mạnh tiến lên đánh tập trung, hiệp đồng binh chủng quy mô lớn trên toàn chiến trường.


Đối với quân y ở miền Bắc, đó là yêu cầu tranh thủ hòa bình xây dựng mọi mặt làm cơ sở cho tổ chức quân y trong cả nước, là khi có chiến tranh phá hoại nhanh chóng chuyển biến tổ chức từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, hiện đại, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, đủ sức phục vụ cho ba nhiệm vụ chiến lược của ngành là: Bảo đảm cho chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại, chi viện đắc lực cho cách mạng ở miền Nam nước ta, cách mạng Lào, Cam-pu-chia, và sẵn sàng chống mọi âm mưu, thủ đoạn tập kích hoặc tấn công của địch ra miền Bắc.


Chung cho cả hai miền, đó là phải có một tổ chức "Càng đánh càng mạnh, càng phục vụ càng trưởng thành" đáp ứng được mọi yêu cầu của cuộc chiến tranh ngày càng mở rộng về quy mô và cường độ.


- Về mặt khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật của ngành quân y, đặc biệt là các bộ môn y học quân sự phải đủ sức giải đáp một cách có hiệu quả hai nhiệm vụ cơ bản của ngành là tham gia bảo vệ sức khỏe của quân đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh trong điều kiện một cuộc chiến tranh nhằm diệt chủng, diệt sinh miền Nam và một cuộc chiến tranh nhằm đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá".


Chiến tranh là một thử thách to lớn, toàn diện và triệt để đối với một chế độ, một quốc gia, một dân tộc và một quân đội. Đó cũng là một thử thách lịch sử đối với ngành quân y Việt Nam, đòi hỏi toàn ngành phải có quan điểm tư tưởng đúng, có tổ chức phù hợp, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, bằng lao động và chiến đấu sáng tạo của mình, với tinh thần độc lập tự chủ, vượt lên muôn trùng gian khổ để trưởng thành cùng với quân đội trong cả nước.


Lịch sử đòi hỏi ngành quân y phải tiến lên trong phát triển chung của cách mạng cả nước.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Mười Một, 2022, 08:08:23 pm
CHƯƠNG BẨY
NGÀNH QUÂN Y TRANH THỦ HÒA BÌNH XÂY DỰNG CÁC MẶT
PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI TIẾN LÊN CHÍNH QUY, HIỆN ĐẠI Ở MIỀN BẮC. XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC QUÂN Y PHỤC VỤ CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Ở MIỀN NAM THAM GIA ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, ĐỒNG KHỞI VÀ ĐÁNH BẠI CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
(7-1954-1964
)


Sau tám, chín năm kháng chiến lâu dài, gian khổ nhất là trong mấy năm cuối của chiến tranh, quân đội ta đã mở nhiều chiến dịch liên tiếp, đặc biệt là chiến dịch Đông xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau các chiến dịch này, phần lớn thương binh nhẹ và thương bình vừa đã được giải quyết trong kháng chiến, còn thương binh nặng do khả năng kỹ thuật có hạn và điều kiện khó khăn, có trường hợp đã trở thành mạn tính để lại nhiều di chứng phức tạp. Mặt khác, sau một thời gian dài sinh hoạt thiếu thốn, chiến đấu gian khổ, sức khỏe bộ đội có giảm sút, nhiều bệnh mạn tính cần giải quyết, một số khá đông cán bộ, chiến sĩ cần được điều trị an dưỡng. Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho ngành quân y phải tham gia giải quyết.


Ngành quân y từ tổ chức phân tán ở nông thôn, rừng núi nay tập trung về thành thị, đồng bằng, phương tiện dụng cụ trước đây còn đơn giản thô sơ, nay ngày càng được trang bị hiện đại, đòi hỏi phải nâng cao trình độ quản lý, sử dụng. Trước đây, tổ chức quân y tập trung vào giải quyết ngoại khoa chiến tranh là chính, nay trong hoàn cảnh mới đòi hỏi phải toàn diện hơn, phải điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa và cả một số bệnh trẻ em, phụ nữ; các khoa cận lâm sàng cũng cần từng bước phát triển để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Quân đội ta tiến lên chính quy hiện đại, ngành quân y phải phát triển nhằm bảo đảm không những cho bộ binh mà cho cả các quân chủng, binh chủng hiện đại, tình hình trên yêu cầu phải nhanh chóng xây dựng một đội ngũ cán bộ có giác ngộ cách mạng cao, có trình độ khoa học kỹ thuật tốt, một tổ chức quân y phù hợp phục vụ đắc lực mọi yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới.


Sau khi hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế đến năm 1958, miền Bắc nước ta chuyển sang thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đời sống của nhân dân và quân đội ngày càng được nâng cao. Trong quân đội sau khi thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, hàng năm có nhiều tân binh trẻ, khỏe có trình độ văn hóa được bổ sung vào quân đội, Chế độ tiền lương đã được thực hiện. Những yếu tố đó đã góp phần đưa quân đội ta lên chính quy hiện đại, tạo điều kiện cho việc nâng cao thể lực sức khỏe của cán bộ và chiến sĩ, thay đổi một cách cơ bản cơ cẩu bệnh tật trong quân đội.


Quân đội ta có nhiệm vụ xây dựng lực lượng thường trực thành một đội quân cách mạng, chính quy, hiện đại có các binh chủng, quân chủng chủ yếu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả của cách mạng. Mặt khác, chúng ta tiếp tục xây dựng lực lượng hậu bị, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chuyển một bộ phận quân đội sang sản xuất, xây dựng công trường và các công trình quốc phòng.


Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơ-ne-vơ, tăng cường đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Từ năm 1961, chúng đã tiến hành chiến tranh đặc biệt ở miền Nam nước ta, đẩy mạnh các hoạt động gián điệp, biệt kích ở miền Bắc và mở rộng chiến tranh ở Lào. Trước hình hình đó, quân đội ta ngoài nhiệm vụ xây dựng và sản xuất còn tham gia chiến đấu ở các chiến trường với quy mô ngày càng mở rộng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc.


Ngành quân y sau hơn ba năm chuyển từ chiến tranh sang hòa bình (từ tháng bảy năm 1954 đến 1957) đã thu được những kết quả bước đầu về giải quyết hậu quả chiến tranh, chấn chỉnh tổ chức, hình thành các tổ chức bảo đảm và các khu vực cứu chữa, huấn luyện đào tạo cán bộ, đấu tranh thắng lợi chống những nhận thức lệch lạc về một loạt vấn đề cơ bản. Sức khỏe của bộ đội cũng đã có những thay đổi quan trọng, tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe đã đạt 93-95% (năm 1958), bệnh giảm nhiều: So sánh với năm 1954 thì sốt rét giảm 20 lần, lỵ giảm 8 lần, nhiễm độc thức ăn giảm 6 lần. Xuất phát từ đặc điểm và tình hình nhiệm vụ trên, ngành quân y trong thời gian từ năm 1958 trở đi là phục vụ quân đội huấn luyện, sản xuất và chiến đấu ở một số chiến trường, xây dựng các tổ chức quân y ở chiến trường miền Nam, phục vụ lực lượng vũ trang tham gia đấu tranh chính trị đồng khởi và đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. Công tác xây dựng ngành tiến lên chính quỵ, hiện đại và khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu ở miền Bắc cũng là những việc rất quan trọng của ngành.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:30:34 pm
1. Bảo đảm quân y cho việc thi hành Hiệp, định Giơ-ne-vơ và trong lễ chào mừng Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về thủ đô. Bốn chủ đề truyền thống của ngành quân y sau kháng chiến chống Pháp. Anh hùng Hà Nguyên Thị lá cờ đầu thi đua yêu nước của ngành quân y.

Tham gia thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngành quân y có nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe trong việc tiếp nhận số cán bộ chiến sĩ ta bị bắt được trả về, trao trả tù binh cho đối phương, chuyển quân tập kết và tiếp quản đô thị.


Số cán bộ chiến sĩ (và một số khá đông là dân thường) bị địch bắt, do sống dưới chế độ lao tù khắc nghiệt của địch nên sức khỏe sút kém, một số bị thương tật không được chạy chữa chu đáo, còn lại phổ biến là mắc các bệnh suy dinh dưỡng, lao phổi, bệnh ngoài da. Tuy thể lực có bị suy nhược, nhưng tinh thần chiến đấu của anh em trước sau vẫn kiên định, bất khuất, anh em trở về với tư thế của người chiến thắng. Anh chị em quân y được vinh dự thay mặt nhân dân, quân đội đón tiếp anh em ngay từ những giờ phút đầu tiên trở về hàng ngũ. Chúng ta đã đấu tranh cương quyết với đại diện của đối phương phải trao trả đủ, phải ghi nhận rõ trách nhiệm của họ đã đánh đập anh em ta tàn bạo gây nên thương tích và bệnh tật. Chúng ta đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp phục hồi sức khỏe góp phần thể hiện sự chăm sóc thương yêu của Đảng, đồng thời qua việc kiểm tra sức khỏe chúng ta cũng vạch trần được thêm các bằng chứng về tội ác của thực dân Pháp đối với anh em ta bị bắt.


Bên cạnh việc tiếp nhận anh em trở về, chúng ta cũng đã trao trả cho đối phương hàng ngàn tù binh trong quân đội liên hiệp Pháp. Giữ gìn sức khỏe cho họ trở về đoàn tụ với gia đình là điều quan trọng trong chính sách của Đảng và Hồ Chủ tịch đối với tù binh. Do không quen khí hậu, do kém chịu đựng trong điều kiện sinh hoạt chiến tranh, do đời sống trác táng trong quân đội đế quốc để lại, nên có lúc số tù binh ốm khá nhiều. Thấm nhuần chính sách của Đảng và của Hồ Chủ tịch, anh chị em quân y đã tích cực tiến hành các biện pháp vệ sinh phòng dịch, cải thiện ăn uống, tổ chức điều trị đột kích kể cả các bệnh vốn thường có trong quân đội đế quốc là các bệnh hoa liễu, nên sức khỏe của họ tiến bộ rõ rệt. Qua việc săn sóc của quân đội và của ngành quân y, họ đã thấy được lòng nhân đạo, chính sách khoan hồng của ta khác hẳn với chính sách ngược đãi tù binh của đế quốc Pháp. Anh chị em quân y đã săn sóc họ tận tình mà trong đời sống binh lính đế quốc họ không bao giờ được hưởng. Họ trở về với quần áo chỉnh tề, sức khỏe hồi phục. Những người lính Pháp, những người lính lê dương da trắng nhất là số người mới trải qua cơn khủng khiếp ở Điện Biên Phủ thấy rằng quân đội nhân dân Việt Nam không những dũng cảm phi thường mà lại có lòng nhân đạo cao thượng. Những người lính da đen, quê hương từ Châu Phi xa xôi còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ, thấy ở Việt Nam chiến thắng những tình cảm gần gũi với dân tộc mình, họ trở về với tấm lòng biết ơn Việt Nam và học tập Việt Nam.


Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam, nước ta tạm chia làm hai miền, quân đội ta tập trung từ Bắc vĩ tuyến 17 trở ra. Sau tám tháng (từ tháng chín năm 1954 đến tháng năm năm 1955) quân đội liên hiệp Pháp đã rút khỏi các đô thị và toàn bộ miền Bắc vào tập kết ở miền Nam. Các lực lượng vũ trang của ta cũng hoàn thành kế hoạch chuyển quân tập kết. Trong tình hình đó, quân y có nhiệm vụ bảo đảm trên ba mặt:

- Đón tiếp, hộ tống và thu dung thương binh, bệnh binh ở miền Nam ra.

- Bảo đảm quân y cho các đơn vị miền Nam tập kết ra Bắc.

- Bảo đảm quân y cho những đơn vị tiếp quản đô thị.

Trong số thương binh, bệnh binh tập kết ra Bắc có 20% thương binh và 80 % bệnh binh. Bệnh binh chủ yếu là do các bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng, thiếu máu, lao và một số ít mắc bệnh hủi. Cơ cấu thương tổn của thương binh chủ yếu là viêm tủy xương, cal xương lệch và một số đã thành tàn phế. Các nước bạn đã giúp ta tầu biển để chuyển anh em; dọc đường kết hợp với thủy thủ bạn trên tầu, chúng ta đã tổ chức tốt khâu săn sóc, tổ chức ăn nghỉ, thay băng, phòng và chữa say sóng.


Về mặt tổ chức có hai trạm đón tiếp ở Cửa Hội và Sầm Sơn, có các trạm vận chuyển về khu vực tập kết ở Thanh Hóa, có hai cơ sở tiếp nhận là Đội điều trị 1 ở Cửa Hội và Phân viện 12 ở Hàm Rồng.

Nhân dân Liên Khu 4 đã thay mặt cả miền Bắc đón tiếp anh em, tổ chức quân y đã triển khai nhanh chóng phục vụ. Mặc dù còn một số nhược điểm như hợp đồng về địa điểm, thời gian chưa chặt chẽ, phân loại cách ly bệnh truyền nhiễm và điều chỉnh về các tuyến chưa thật tốt, nhưng công tác đón tiếp thương binh, bệnh binh đã hoàn thành tốt, trong một thời gian tương đối ngắn đã giải quyết gọn, hết lòng phục vụ hàng ngàn thương binh, bệnh binh.


Bộ đội miền Nam đã hành quân bằng tầu biển ra Bắc. Sau chín năm kháng chiến ở các chiến trường chia cắt có nhiều khó khăn về chiến đấu, sinh hoạt, sức khỏe bộ đội có giảm sút, thường là do các bệnh sốt rét, đường ruột, ngoài da và các bệnh về chuyên khoa nhất là răng. Cùng với việc đón tiếp bộ đội, chúng ta cũng được tiếp đón hàng ngàn anh chị em quân y ở Nam Bộ, ở Khu 5, cực Nam Trung Bộ và ở các đơn vị quân tình nguyện ở Cam-pu-chia, ở Lào, những người đã lăn lộn với bộ đội, hoạt động trong điều kiện bị chia cắt trải qua nhiều khó khăn gian khổ.


Do điều kiện chiến đấu sinh hoạt khó khăn nên ở các đơn vị tập kết, trình độ vệ sinh phòng bệnh còn thấp, một số tập quán thiếu vệ sinh còn phổ biến, công tác điều trị còn thiên về thuốc, ít có kinh nghiệm điều trị toàn diện. Các đơn vị trên đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp tổ chức vệ sinh phòng bệnh, nắm lại sức khỏe, điều trị đột kích, chấn chỉnh lại biên chế tổ chức theo yêu cầu mới. Vì vậy trong một thời gian ngắn, sức khỏe của các đơn vị tập kết đã mau chóng ổn định, phong trào vệ sinh đã bước đầu có nền nếp, khâu quản lý bao vây, rập tắt bệnh truyền nhiễm được tiến hành chặt chẽ nên một số bệnh truyền nhiễm đường ruột đã được ngăn chặn kịp thời.


Tại các đô thị kể cả Hà Nội sau nhiều năm bị địch chiếm đóng ở trong tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng. Những nhà hang chuột, những nhà "viện trợ Mỹ" lụp sụp làm với dáng dấp của các trại tập trung, những mái lều lợp tôn, những đống rác... là hình ảnh phổ biến của các khu lao động thành thị trong vùng tạm chiếm của địch. Khi sắp phải rút, chúng phá hoại các công trình vệ sinh, đánh cắp các phươrng; tiện kỹ thuật, để lại các công sở, doanh trại, bệnh viện rất bẩn thỉu tan hoang, cố tình gây khó khăn cho ta trong việc ổn định đời sống thành phố. Ngoài ra, tình hình chính trị cũng khá phức tạp, bọn phá hoại do địch cài lại có thể lợi dụng sơ hở gây nên những vụ đầu độc.


Trong kháng chiến, bộ đội ta chủ yếu sinh hoạt, chiến đấu ở rừng núi và nông thôn, chưa quen với đời sống đô thị, nên việc hướng dẫn vệ sinh trong thành phố trở thành rất quan trọng. Tuy địch phải rút khỏi các đô thị, song khi tiếp quản chúng vẫn có thể lật lọng, khiêu khích, bộ đội ta lại phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu địch.


Từ tình hình trên, công tác vệ sinh phòng dịch và chuẩn bị bảo đảm cho chiến đấu là hai mặt công tác trung tâm của việc bảo đảm quân y trong tiếp quản đô thị. Nội dung công tác vệ sinh phòng dịch được tiến hành là:

- Tổ chức cho bộ đội học tập 10 điều kỷ luật vệ sinh, cách sử dụng điện nước, hố tiêu máy và một số tập quán sinh hoạt ở thành phố. Những điều này không những có tác dụng tốt để bảo vệ sức khỏe mà còn thể hiện được nền nếp sinh hoạt văn minh khoa học của quân đội ta.

- Tập huấn cấp tốc cho cán bộ quân y, nhất là cán bộ vệ sinh phòng dịch, hệ thống chiến sĩ vệ sinh và nuôi quân.

- Quân y cùng đi với tiền trạm trinh sát vệ sinh, nắm tình hình cấu trúc các công trình vệ sinh, triển khai sớm việc khử trùng tẩy uế nơi đóng quân và vận động nhân dân làm tổng vệ sinh ở khu phố, kết hợp với sư chỉ đạo của dân y tham gia làm tổng vệ sinh trong các thành phố, thị xã, thị trấn.

Về sẵn sàng chiến đấu, ngoài việc chuẩn bị phương tiện và lực lượng cấp cứu tải thương, chúng ta đã phổ biến kịp thời những kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến thuật đánh địch ở thành phố.

Ngày 10 tháng mười năm 1954, Đại đoàn 308 hoàn thành việc tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Viện quân y 108 tiếp quản Bệnh viện Đồn Thủy, Đội điều trị 2 tiếp quản Bệnh viện Võ Tánh1 (Nay là Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh). Trước khi rút, chúng đã dỡ mang đi các trang bị, thiết bị; cơ sở điều trị, phòng mổ đổ nát. Chúng ta đã nhanh chóng phục hồi hoạt động và trong một thời gian ngắn đã tiếp nhận thương binh, bệnh binh.


Từ ngày 12 tháng năm năm 1955, Đại đoàn 320 và một số, đơn vị khác tiếp quản khu vực 300 ngày, trong đó có Hải Phòng. Đội điều trị 12 được triển khai trong khu vực Hải Dương, Đội điều trị của Đại đoàn 320 được triển khai ngay tại khu vực của tên chỉ huy cảng Hải Phòng. Thời tiết lúc này đã nóng nực, đường sá trơ chụi không một bóng cây, quân đội ta vào tiếp quản với tinh thần chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh, trang phục chỉnh tề, lại có nhiều biện pháp phòng chống say nắng nên đã góp phần tích cực bảo đảm sức khỏe bộ đội, hoàn thành tốt việc tiếp quản.


Quân đội ta chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô và các thành phố, thị xã, thị trấn, các vùng nông thôn đông dân trước sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân sau nhiều năm nô lệ. Được giáo dục tốt và chuẩn bị các mặt chu đáo, lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ, bộ đội ta đã thích ứng nhanh chóng với đời sống thành thị, quân y đơn vị đã triển khai khẩn trương các mặt công tác và sức khỏe của bộ đội được bảo đảm tốt.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:31:12 pm
Ngày 16 tháng năm năm 1955, khi tiếp quản xong khu vực 300 ngày, tên lính Pháp cuối cùng đã cút khỏi miền Bắc nước ta và ngành quân y cũng đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe trong việc tiếp quản các vùng địch tạm chiếm.


Được sự lãnh đạo của Đảng ủy và thủ trưởng quân chính và hậu cần các cấp, ngành quân y đã góp phần thể hiện tốt sự quan tâm của Đảng đối với anh em bị bắt trở về, thực hiện tốt chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, của Hồ Chủ tịch đối với tù binh, đảm bảo tốt việc tiếp đón thương binh, bệnh binh, săn sóc chu đáo các đơn vị tập kết và đã giải quyết thắng lợi nhiệm vụ quân y trong việc tiếp quản vùng địch tạm chiếm. Sự quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, chỉ thị, mệnh lệnh của chính phủ, của quân đội và sự giúp đỡ của nhân dân là những nguyên nhân chủ yếu đã giúp chúng ta hoàn thành toàn diện nhiều nhiệm vụ trong điều kiện rất khẩn trương.


Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ngày 1 tháng một năm 1955, nhân dân Hà Nội và quân đội đã tổ chức lễ chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi, quân đội ta lần đầu tiên trong lịch sử của mình đã tiến hành một cuộc duyệt binh, biểu dương thành tích chiến đấu của ba thứ quân trên các chiến trường. Trong đội ngũ chỉnh tề của các đơn vị đại diện cho toàn quân tiến qua quảng trường Ba Đình, có đoàn chiến sĩ gái quân y gồm các chị em y sĩ, y tá, dược tá, hộ lý cứu thương của các chiến trường với túi cấp cứu trên vai, băng chữ thập đỏ trên cánh tay tượng trưng cho tinh thần hết lòng phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh.


Lần đầu phục vụ cho một tập thể lớn bộ đội rèn luyện theo lễ tiết chính quy của quân đội, chúng ta đã góp phần bảo đảm sức khỏe cho bộ đội, ngăn ngừa có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm giữ vững quân số luyện tập cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ duyệt binh của quân đội.


Cùng ngày 1 tháng một năm 1955, quân đội ta khai mạc khu triển lãm Quân đội nhân dân tại Hà Nội. Thông qua những hình ảnh chiến đấu và hoạt động của mình, quân đội đã giới thiệu với đồng bào và thế giới bản chất tốt đẹp, truyền thống chiến đấu vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khu hậu cần, phần của quân y được trình bày với bốn chủ đề lớn nói lên một phần truyền thống, thành tích chiến đấu và xây dựng của ngành trong kháng chiến chống Pháp. Đó là:

1. Tinh thần hy sinh dũng cảm, tinh thần khắc phục khó khăn phục vụ bộ đội chiến đấu trên các chiến trường.

2. Quan điểm phục vụ thương binh, bệnh binh vô điều kiện, tinh thần người thày thuốc giỏi đồng thời là người mẹ hiền của cán bộ nhân viên quân y.

3. Tinh thần dựa vào sức mình, khắc phục khó khăn của quân y các chiến trường đặc biệt là trên mặt chế thuốc, sản xuất dụng cụ chuyên môn và huấn luyện cán bộ.

4. Phong trào vận động quần chúng làm công tác vệ sinh phòng bệnh và cấp cứu thương binh ở hỏa tuyến.

Biểu hiện tập trung cho truyền thống tốt đẹp của ngành quân y trong kháng chiến chống Pháp là hàng trăm chiến sĩ thi đua nam nữ phục vụ trong tất cẫ các đơn vị, bệnh viện, kho xưởng, trường lớp quân y từ Nam chí Bắc, đã ngày đêm tận tụy phục vụ bên giường bệnh, dũng cảm chiến đấu tại chiến trường, say mê sáng tạo lao động khoa học kỹ thuật trong phòng thí nghiệm và lớp học.


Ngày 7 tháng năm năm 1956 nhân dịp kỷ niệm hai năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng chí Hà Nguyên Thị y tá được Quốc Hội và Chính Phủ tuyên dương anh hùng quân đội. Xuất thân từ thành phần lao động nghèo khổ, được cách mạng tháng Tám giải phóng, được sự giáo dục của Đảng và quân đội, đồng chí Hà Nguyên Thị đã trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của ngành quân y.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:32:28 pm
2. Tham gia giảỉ quyết di chứng vết thương, bệnh tật sau chiến tranh chống Pháp. Nhanh chóng khôi phục sức khỏe của bộ đội. Phương châm điều trị toàn diện, điều trị là trung tam của cấc cơ sở điều trị. Bước đầu thực hiện chế độ quản lý sức khỏe, tổ chức tuyến điều trị và khu vực điều trị.

Sau chín năm kháng chiến lâu dài gian khổ, nhất là giai đoạn cuối, sức khỏe của bộ đội bị giảm sút nhiều. Cuộc kháng chiến đã để lại hàng ngàn thương bình với các vết thương mạn tính, lượng bệnh binh cũng nhiều, cơ cấu bệnh tật phức tạp. Số người cần an dưỡng phục viên lên tới hàng vạn. Khối lượng thu dung điều trị so với năm cao nhất của chiến tranh gấp tới ba lần, nếu kể cả số còn ứ đọng ở các bệnh xá trung đoàn, sư đoàn, liên khu thì có lúc gấp tới năm lần. Sức khỏe của bộ đội cũng giảm sút, tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe cuối năm 1954 là 88%, sốt rét nghỉ việc năm 1955 là 5,6 %.


Tình hình trên, điểm nổi bật hàng đầu là phải nhanh chóng thanh toáu hậu quả chiến tranh, giải quyết kịp thời các yêu cầu về sức khỏe của bộ đội. Chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh và ổn định các cơ sở điều trị, di chuyển các bệnh viện, các đội điều trị về đồng bằng hoặc thành phố, điều chỉnh mức thu dung giữa các cơ sở đi đôi với việc nâng cao chất lượng điều trị, tăng mức lưu thông giường bệnh. Mười trong 80 mười sáu cơ sở điều trị đã được sử dụng để thu dung thương binh, bệnh binh. Chúng ta đã tập trung cán bộ, phương tiện cho hai bệnh viện lớn 108, 103 để giải quyết các di chứng vết thương, các bệnh mạn tính. Với các bệnh xã hội, đã củng cố và tổ chức thêm các bệnh viện lao 7, 4, 71 và một cơ sở điều trị hủi (B70).


Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, các liên khu, sư đoàn... đều tổ chức các đội an dưỡng, ở Bộ có tổ chức các đoàn an dưỡng 99 và 78. Các cơ sở an dưỡng đã thu dung hàng ngàn thương binh, bệnh binh khoảng 45 - 50% an dưỡng viên đã được phục viên chuyển ngành. Phương châm an dưỡng toàn diện đã được thực hiện ở một số cơ sở và phát huy tác dụng tốt. Những thiếu sót phổ biến ở các cơ sở an dưỡng là còn thiếu biện pháp an dưỡng tích cực, còn kéo dài thời gian an dưỡng, chưa góp phần giải quyết mau chóng việc trả nhanh số quân cho huấn luyện và sản xuất và ở một chừng mực nào cũng làm cho tư tưởng của an dưỡng viên phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Mặc dù có những thiếu sót, công tác an dưỡng đã có tác dụng tích cực làm thay đổi mau chóng cơ cấu bệnh tật và ảnh hưởng tốt đến sức khỏe bộ đội. Số thương binh, bệnh binh tàn phế đã được sắp xếp công tác hoặc về nghỉ phù hợp với chính sách của quân đội.


Ở các đơn vị, được phong trào thi đua Ba nhất cổ vũ, các cuộc vận động nuôi quân phòng bệnh, tăng gia sản xuất, cải thiệu đời sống, rèn luyện thể lực, điều trị đột kích bệnh mạn tính, bệnh ngoài da đã được phát động, góp phần tích cực nâng cao sức khỏe trong toàn quân. Nhờ vậy, đến hết năm 1957 chúng ta đã căn bản hoàn thành các nhiệm vụ trên, sức khỏe của bộ đội bước đầu có chuyến biến tốt.

- Đã giải quyết được 96% thương binh mạn tính.

- Đã chữa khỏi, ra viện được 25% số bệnh binh lao, 20% số bệnh binh hủi, số bệnh binh còn lại của hai bệnh trên phần lớn là ở giai đoạn ổn định.

- Góp phần giải quyết tốt công tác an dưỡng, bổ sung được từ 16 đến 36% số quân an dưỡng về đơn vị.

- Nâng cao tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe từ 88% (năm 1954) lên 92,8%, giảm tỷ lệ sốt rét nghỉ việc hàng tháng từ 5,6% (năm 1955) xuống 2% (năm 1958).

Ngoài việc thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân đội la còn làm nhiều nhiệm vụ khác như: tiễu phỉ, bảo vệ hải đảo, bờ biển, giới tuyến, trị an nội địa, xây dựng doanh trại, huấn luyện quân sự và chính trị, tham gia sản xuất khôi phục kinh tế...


Cũng như trong kháng chiến, cán bộ nhân viên quân y vẫn bám sát bộ đội trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực. Trong hoàn cảnh thời bình, các mặt công tác quân y cũng được triển khai mạnh, có chất lượng nhằm giữ vững và nâng cao sức khỏe của bộ đội trong mọi yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu.


Sau khi hòa bình được lập lại, một bộ phận lớn quân đội chuyển từ rừng núi về đồng bằng và đô thị. Môi trường hoạt động mới thuận lợi cho việc cải thiện đời sống, song cũng có nhiều điều kiện phát sinh các bệnh khác và dễ thành dịch nhất là bệnh đường hô hấp, bệnh đường ruột. Một bộ phận quan trọng bộ đội còn tiếp lục ở rừng núi nên tỷ lệ sốt rét còn cao. Ở các đơn vị sản xuất, xây dựng doanh trại, cường độ lao động cao nên tỷ lệ mệt mỏi và tai nạn lao động tương đối lớn. Trong điều kiện hòa bình, công tác phòng bệnh có nhiều thuận lợi, việc tuyên truyền vệ sinh làm có nề nếp hơn, kết hợp với xây dựng điều lệnh nội vụ nên có nhiều tác dụng tích cực. Việc phòng chống sốt rét thời gian đầu còn giữ được nền nếp như kháng chiến và có nâng cao hơn. Việc cải tạo hoàn cảnh với yêu cầu mới là thực hành sáu công trình vệ sinh đã có nhiều chuyển biến tốt. Các chế độ vệ sinh như kiểm thưc, tổng vệ sinh, cách ly bệnh dịch đã được xây dựng và thực hiện. Chúng ta cũng đã tích cực thanh toán từng bước các bệnh phổ biến như sốt rét, lỵ, nhiễm độc, nhiễm trùng thức ăn, thiếu dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác. Những việc làm trên đã làm hạ tỷ lệ sốt rét, ngăn chặn một phần các vụ dịch cúm các năm 1956-1957, các vụ nhiễm độc, nhiễm trùng thức ăn và nâng cao được sức khỏe của bộ đội.


Nhìn chung, mặt phòng dịch có tiến bộ hơn mặt vệ sinh và ở các đơn vị miền Nam tập kết, đơn vị bộ binh, công tác vệ sinh phòng dịch có chuyển biến nhanh hơn các đơn vị khác. Điều đáng chú ý là có thời gian chúng ta không duy trì được một số tập quán vệ sinh tốt như trong kháng chiến, bỏ tổ chức chiến sĩ vệ sinh ở các tiểu đội, chưa chú trọng đưa công tác vệ sinh phòng bệnh thành một việc làm của đông đảo quần chúng.


Trong kháng chiến các cơ sở điều trị tập trung của ta thường giải quyết ngoại khoa chiến tranh và bệnh sõt rét là chính. Trong hoàn cảnh mới, nhiệm vụ điều trị phải được giải quyết toàn diện hơn, mà trọng tâm là các bệnh nội khoa và chuyên khoa. Các yêu cầu mới này đã trở thành một đòi hỏi gay gắt mà ngành quân y phải tập trung giải quyết với yêu cầu chất lượng cao hơn, ngoài các khoa lâm sàng phải từng bước xây dựng các khoa cận lâm sàng để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh.


Thời gian này chúng ta đã có những chuyển biến bước đầu trong việc tổ chức công tác điều trị dự phòng. Các năm 1955-1956, trong lúc có nhiều khó khăn về bệnh tật, phương châm điều trị toàn diện đã được đề ra, các cơ sơ điều trị đã thực hiện có kết quả tốt, phạm vi điều trị được mở rộng, do đó đã tăng cường được chất lượng của công tác điều trị. Năm 1956, đi đôi với điều trị toàn diện, quan niệm coi công tác điều trị là công tác trung tâm của các bệnh viện đã được nêu lên để huy động tất cả mọi lực lượng trong bệnh viện phục vụ đắc lực cho công tác điều trị. Tại các đơn vị, đã chú ý đến công tác khám sức khỏe, phần loại sức khỏe, (hàng năm đã khám sức khỏe được hơn 30% số quân) và quản lý sức khỏe tân binh. Các bệnh viện, bệnh xá đã kết hợp với quân y các đơn vị làm tốt công tác dự phòng, phát hiện bệnh sớm thực hiện khẩu hiệu "diệt bệnh tận gốc".


Về tổ chức đã từng bước củng cố hệ thống điều trị theo bậc thang điều trị và hình thành khu vực điều trị thực hiện nguyên tắc tuyến sau chỉ đạo tuyến trước.

Tuyến cứu chữa cuối cùng là Viện 108 được đặc biệt tăng cường về tổ chức, cán bộ và trang bị. Ở mỗi khu vực điều trị, bệnh viện là nơi trung tâm điều trị ngày càng được củng cố. Sau bốn năm xây dựng đến năm 1959 đã hình thành một mạng lưới điều trị hợp lý từ đơn vị đến hậu phương thực hiện được nguyên tắc các tuyến bổ sung được nhiệm vụ cho nhau, do đó đã nâng rao được chất lượng và hiệu lực điều trị. Trong hai năm 1955-1956 đã tổ chức những đợt điều trị đột kích đem lại nhiều kết quả tốt. Chúng ta đã cố gắng xây dựng các cơ sở điều trị chuyên khoa, từng bước xây dựng được một hệ thống từ trên xuống dưới với những thiết bị ngày càng tốt hơn. Chúng ta đã chú ý tăng cường nhiều phương tiện chẩn đoán và điều trị nhất là ở các bệnh viện. Do đó đã đạt được nhiều thành tích trong việc giải quyết vết thương chiến tranh, điều trị bệnh lao, hủi, các bệnh chuyên khoa, các bệnh nội khoa, ngoại khoa thời bình và trong công tác tấn công bệnh mạn tính.


Để góp phần cùng với Bộ y tế giải quyết việc điều trị cho nhân dân sau chiến tranh, các viện quân y đã thu dung điều trị thương binh, bệnh binh đã phục viên, gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân và công nhân viên quốc phòng. Với tinh thần trách nhiệm ngày càng được nâng cao, kỹ thuật phục vụ ngày một cải tiến các cơ sở điều trị quân y ngày càng được tín nhiệm trong quân đội và nhân dân.


Trong công tác điều trị, chúng ta đã có nhiều tiến bộ xong cũng còn những nhận thức chưa đúng đắn về điều trị dự phòng, điều trị toàn diện, có nơi, có lúc chưa hướng về tuyến trước, chưa sát đơn vị, trong điều trị còn thiên về phẫu thuật và dùng thuốc, hoặc còn hiện tượng ngại chữa bệnh mạn tính. Khả năng của các chuyên khoa chưa được phát huy đầy đủ, chúng ta có thề còn làm được nhiều hơn trong điều trị bệnh ngoài da, trong làm răng giả.


Việc bảo đảm vật tư, kỹ thuật, trang bị, thuốc và máy y dược đòi hỏi một số lượng tương đối nhiều, một chất lượng cao, các mặt hàng cũng phức tạp hơn. Về phương hướng bảo đảm cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới chuyển từ điều trị ngoại khoa chiến tranh và sốt rét là chủ yếu sang điều trị các di chứng vết thương, ngoại khoa thời bình, nội khoa và chuyên khoa. Công tác xây dựng các kỹ thuật vệ sinh phòng dịch, xét nghiệm, X quang... và các khoa cận lâm sàng khác cũng đòi hỏi một khối lượng vật tư lớn và mới mà trong kháng chiến còn ít sử dụng. Trong tình hình đó, chúng ta đã thu hồi, kiểm tra lại vật tư còn lại trong kháng chiến, điều hòa tận dụng, không để ứ đọng, phát huy tác dụng của thuốc và dụng cụ. Mặt khác chúng ta cũng đã tự pha chế sản xuất, tranh thủ viện trợ của các nước bạn và thực hiện các chế độ bảo quản, cấp phát, sử dụng hợp lý. Do đó, đã bảo đảm được tiêu chuẩn các thuốc chủ yếu như kháng sinh, thuốc bổ, thuốc sốt rét, thuốc lao, trang bị đủ dụng cụ và cơ sở chiến thương cho các đơn vị tuyến một.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:34:13 pm
3. Ba yêu cầu chủ yếu trong tình hình mới. Xác định các phòng nghiệp vụ ở Cục quân y, thành lập các phòng huấn luyện, phiên dịch - xuất bản, nghiên cứu y học quân sự. Chấn chỉnh các hệ thống tổ chức quân y đơn vị và các mặt công tác nghiệp vụ. Xây dựng các chế độ tiêu chuẩn nghiệp vụ.

Vấn đề nổi bật từ chiến tranh chuyển sang hòa bình là phải giải quyết ba yêu cầu chủ yếu:

- Tình hình tổ chức và phương thức hoạt động về cơ bản chưa phù hợp với yêu cầu phát triển theo hướng chính quỵ, hiện đại của quân đội.

- Tình hình cán bộ quân y các cấp và trang bị kỹ thuật về số lượng, chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày càng bộc lộ rõ tính mất cân đối.

- Tình hình tư tưởng của cán bộ nhân viên quân y có nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã khẩn trương giải quyết theo phương hướng:

- Bố trí lại các tổ chức bảo đảm, hình thành các khu vực bảo đảm cứu chữa thương binh, bệnh binh, xây dựng các cơ quan lãnh đạo và các phân đội các loại cho các cấp trung ương, quân khu, sư đoàn, trung đoàn, tỉnh đội... xây dựng các trung tâm chữa bệnh, vệ sinh phòng bệnh, chế thuốc, nghiên cứu khoa học và bắt đầu xây dựng quân y cho các quân chủng binh chủng kỹ thuật.

- Được sự giúp đỡ to lớn của các nước anh em, trước những thành quả của nền kinh tế quốc dân ngày một phát triển làm cơ sở, được sự giúp đỡ của nền y tế nhân dân chúng ta đã có thể từng bước đổi mới một số trang bị, thiết bị cho các cơ sở chữa bệnh, phòng dịch, chế thuốc, huấn luyện của các cấp theo hướng chuyên khoa bước đầu, tiến tới chuyên khoa sâu ở một số ngành trong những năm về sau.

- Chuyển mọi hoạt động từ phân tán trong kháng chiến sang tập trung, thống nhất; chấn chỉnh biên chế tổ chức; xây dựng các chế độ lãnh đạo, chỉ đạo, các chế độ chuyên môn nghiêp vụ, đào tạo cán bộ; bảo đảm vật tư kỹ thuật, phân cấp quản lý từ trên xuống dưới.


Cơ quan Cục quân Y thực hiện tổ chức biên chế mới, ngoài các phòng nghiệp vụ như điều trị dự phòng, vệ sinh phòng dịch, dược chính, tổ chức và kế hoạch, còn thành lập thêm các phòng huấn luyện, biên dịch - xuất bản, nghiên cứu y học quân sự1 (Phòng nghiên cứa y học quân sự hoạt động đén năm 1962 thì chuyển vào Trường sĩ quan quân y để thành lập Viện nghiên cứu y học quân sự).


Việc thành lập các phòng nghiệp vụ mới này đã có một tác dụng tích cực phục vụ cho một chủ trương lớn lúc này là lấy công tác huấn luyện - nghiên cứa làm trung tâm, mà trong huấn luyện thì trọng tâm là huấn luyện cán bộ.


Cơ quan biên dịch xuất bản đã tập trung khai thác các tài liệu y học tiên tiến của Liên Xô, Trung Quốc nhằm giới thiệu trong ngành. Tháng một năm 1956 đã xuất bản một nội san của ngành có nhiệm vụ giới thiệu các vấn đề nghiệp vụ về y học quân sự, nội san này mang tên là Tài liệu học tập, tham khảo quân y2 (Năm 1956 xuất bản tài liệu học tập tại chức đến năm 1957 đổi tên là: Tài liệu học tập, tham khảo quân y, hai tháng ra một kỳ).


Chất lượng của tổ chức và cán bộ phụ trách có được tăng cường, trong đó có nhiều đồng chí cán bộ lâu năm ở các chiến trường về giữ cương vị chủ trì các mặt công tác quan trọng, đã giúp Cục chỉ đạo các đơn vị có kết quả trong tình hình mới. Tuy nhiên thời gian này, chức năng quản lý chỉ đạo của cơ quan cũng mới chỉ là bắt đầu của thời kỳ xây dựng chính quy.


Tổ chức quân y quân khu hình thành dần theo tổ chức của quân đội từ năm 1954 - 1955 vẫn còn tổ chức ban quân y các liên khu như trong kháng chiến, từ năm 1956 trở đi thành phòng quân y trong Cục Hậu cần. Các quân khu được phân cấp quản lý các mặt công tác vệ sinh phòng dịch (có tổ vệ sinh phòng dịch), công tác điều trị dự phòng (có các bệnh viện quân khu), công tác dược chính (đã có dược sĩ cao cấp, kho thuốc, xưởng sản xuất nhỏ). Phòng quân y quân khu dần dần hình thành bảo đảm quân y theo khu vực, phù hợp với đặc điểm tổ chức quân đội và địa hình nước ta, tiện phục vụ thời bình và sẵn sàng cho thời chiến.


Tổ chức quân y các sư đoàn bộ binh lúc đầu có tinh giản ban quân y, chỉ còn một đồng chí chủ nhiệm công tác trong phòng hậu cần. Về sau qua thực tế có khó khăn nên ban quân y sư đoàn được thành lập lại. Về điều trị, đã tổ chức và chuyển đội điều trị sư đoàn thành tiểu đoàn quân y sư đoàn có đội ngũ cán bộ đông hơn, trang bị tốt hơn và khả năng cơ động cao hơn.


Xây dựng thêm và tăng cường tổ chức quân y các quân chủng, binh chủng kỹ thuật. Quân y các binh chủng đã có trong kháng chiến như công binh, pháo binh... được kiện toàn theo yêu cầu phục vụ của từng binh chủng. Quân y các quân chủng hải quân, phòng không - không quân và các binh chủng thiết giáp, bộ đội đặc biệt tinh nhuệ cũng được tổ chức.


Tổ chức quân y trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội có giảm biên chế phù hợp với yêu cầu chung một cách hợp lý và có khả năng làm được nhiệm vụ trong thời bình và sẵn sàng chiến đấu. Bệnh xá của trung đoàn chuyển thành đại đội quân y trung đoàn.


Nói chung, công tác tổ chức chỉ huy của ngành đã có chuyển biến nhiều mặt đã phù hợp với điều kiện hòa bình và sẵn sàng cho thời chiến, phương hướng tập trung và phân cấp quản lý cũng đã được thực hiện. Song chúng ta còn thiếu toàn diện, chưa chú ý đúng mức đến các đơn vị ở xa như Tây Bắc, giới tuyến, hải đảo, chưa nghiên cứu được tổ chức thích hợp cho các đơn vị biên phòng và một số quân chủng, binh chủng. Việc xây dựng các phòng quân y quân khu còn chậm, tác dụng chỉ đạo các tuyến trong quân khu còn hạn chế.


Thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ, quân đội ta đã giảm bớt số quân. Khối lượng thu dung điều trị cũng từ dó giảm dần. Trong kháng chiến, các bệnh viện, các đội điều trị chủ yếu thu dung thương binh nay chuyển sang điều trị bệnh binh là chính. Các đội điều trị, các bệnh viện cũng được giảm bớt, số còn lại được tăng cường rồi chuyển thành bệnh viện hoặc đội điều trị khu vực và chuyền một số bệnh viện trực thuộc Cục sang cho các quân khu quản lý. Tính đến năm 1957, các quân khu đều có bệnh viện, trừ Việt Bắc, ở Tả Ngạn có Viện 7 do Đội điều trị 12 chuyển thành, ở Hữu Ngạn có Viện 5 do K 32 và K 72 sáp nhập lại, ở Tây Bắc có Viện 6, ở quân khu 4 có Viện 4 do Đội điều trị 7 và K 43 sáp nhập lại. Biên chế mới cũng bắt đầu thực hiện, trước mắt là tăng cường cho các bộ phận trực tiễp làm kỹ thuật và cận lâm sàng. Việc trang bị vật tư kỹ thuật, máy cũng được tiến hành khẩn trương, bắt đầu tập trung vào xây dựng một số bệnh viện lớn như Viện 108, Viện 103. Bậc thang điều trị thời bình sẵn sàng cho thời chiến, việc thực hiện điều trị theo tuyến và theo khu vực cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên, sự phân công giữa các tuyến chưa kịp thời nên có lúc còn ứ đọng một số bệnh nhân, hạn chế một phần kết quả điều trị.


Phát huy thành tích của công tác phòng bệnh trong kháng chiến, công tác vệ sinh phòng dịch cũng đã được kiện toàn về tổ chức. Ở Cục đã thành lập phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch sau đổi thành Đội vệ sinh phòng dịch. Ở quân khu đã thành lập tổ kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch sau cũng đổi thành đội vệ sinh phòng dịch. Từ tuyến sư đoàn trở xuống đã giải thể hệ thống tổ chức vệ sinh phòng dịch kể cả hệ thống chiến sĩ vệ sinh vốn là tổ chức quần chúng đắc lực giúp cho việc vận động cán bộ chiến sĩ làm công tác vệ sinh phòng dịch. Trong kháng chiến, điển hình là ở chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta vẫn duy trì được một hệ thống tổ chức và chế độ công tác vệ sinh phòng dịch từ trên xuống dưới đã có tác dụng tốt trong việc bảo đảm sức khỏe cho bộ đội trong chiến đấu. Những năm hòa bình, chúng ta ít quan tâm đến vấn đề đó nên chưa phát huy được hết thành quả của công tác vệ sinh phòng dịch trong kháng chiến.


Đến năm 1958 qua thực tế công tác, các hệ thống vệ sinh phòng dịch kể cả tổ chức chiến sĩ vệ sinh và các chế độ hoạt động vệ sinh phòng bệnh được phục hồi và nâng cao hơn.

Trong kháng chiến, ngành quân dược được phát triển mạnh và toàn diện, tổ chức tương đối hoàn chỉnh một phần nào có tính chất tự cung, tự cấp. Đến nay hướng chung là tinh giản tổ chức, tập trung các đầu mối, giảm biên chế. Với chủ trương gọn nhẹ quân đội, ưu tiên phát triển các ngành kinh tế quốc dân, các tổ chức sản xuất thuốc và dụng cụ y dược thu hẹp lại tiến tới thôi không sản xuất nữa trong quân đội, chuyển sang nền kinh tế quốc dân. Nhiều cán bộ quân dược được điều động sang Bộ y tế, các xí nghiệp dược phẩm của Bộ y tế nhanh chóng phát triển một cách toàn diện. Các phòng quân dược, xưởng dược phẩm Việt Bắc, Liên khu 3-4 sáp nhập lại rồi giao sang Bộ y tế làm nòng cốt cho các xí nghiệp dược phẩm và chỉ giữ lại một số cán bộ, công nhân kỹ thuật lập một phân xưởng bào chế nằm trong tổ chức của Viện bào chế tiếp tế quân dược. Phân xưởng này được sự giúp đỡ của Liên Xô đã được xây dựng thành một xưởng bào chế trực thuộc Cục quân y và đền đầu năm 1962 cũng chuyển sang Bộ y tế và hay là xí nghiệp dược phẩm 2.


Việc thu hẹp sản xuất trong quân đội làm có phần quá mức trong khi lực lượng sản xuất, dự trữ của Bộ y tế tuy phát triển khá nhanh, vẫn chưa đủ để có thể giải quyết những trường hợp đột xuất lớn, các xí nghiệp nhà nước lại đi vào sản xuất kế hoạch hóa, nhu cầu quốc phòng thường biến đổi và có những yêu cầu đặc biệt trong khi quân đội không có một tổ chức chuyên lo việc sản xuất thuốc và dụng cụ y dược cần thiết.


Việc pha chế huyết thanh ở tuyến trung đoàn, sư đoàn cũng thôi không làm nữa (và không sẵn sàng pha chế lại khi cần thiết). Việc nghiên cứu chiến thuật, kỹ thuật bảo đảm thuốc, trang bị và cải tiến cơ số đóng gói cho gọn nhẹ, hợp với yêu cầu cũng chưa được tiến hành đúng mức. Tình hình đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm cho quân y sẵn sàng chiến đấu.


Trường Đại học dược khoa do Cục quân y quản lý1 (Để đào tạo dược sĩ cao cấp, trong kháng chiến chống Pháp Bộ y tế cho mở lại Trường đại học dược khoa. Nhưng vì đại đa sõ các dược sĩ cao cấp và các sinh viên lúc bấy giờ có mặt ở vùng tự do đều tham gia trong quân đội nên Bộ y tế -giao cho Cục quân Y đào tạo dược sĩ cao cấp cho ngành. (Tập san Dược học số 95, trang 27)) trong kháng chiến nay cũng sáp nhập vào trường Đại học y khoa. Trường quân dược sĩ sau khi tổ chức thi tốt nghiệp cho các lớp chiêu sinh trong kháng chiến và bổ túc cho một 80 dược tá lên quân dược sĩ cũng được giải thể1 (Vào cuối năm 1956). Lúc này ta có ý định động viên dược sĩ trung cấp dân y mới ra trường thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự và tuyển dược sĩ cao cấp dân y mới ra trường vào phục vụ bộ đội làm công tác chuyên nghiệp quân sự. Tuy nhiên, vì chưa có quyết định của Chính phủ nên nguồn cán bộ quân dược chưa chắc chắn và thường xuyên.


Để chỉ đạo công tác dược toàn quân, ở Cục quân y có phòng dược chính và viện bào chế tiếp tế quân dược. Tại các quân khu, sư đoàn, trung đoàn, trường học... có trợ lý dược chính giúp việc chủ nhiệm quân y. Các bệnh viện, đội điều trị có khoa, ban bào chế nhưng pha chế chưa nhiều mà còn dựa vào thành phẩm của Cục phát.


Về xây dựng ngành nhờ có điều kiện tham quan và học tập kinh nghiệm các nước bạn, lại tập trung được một số cán bộ làm công tác tổng kết nên đã làm được nhiều việc cơ bản như tổng kết công tác dược trong chiến dịch Điện Biên Phủ, viết lịch sử ngành dược, tổng kết kinh nghiệm về tiêu chuẩn, chế độ và ban hành hoàn chỉnh tập chế độ dược chính đầu tiên vào năm 1957.


Để xây dựng nền nép công tác chính quy và nâng cao chất lượng công tác, khắc phục tác phong du kích, lề lối làm việc luộm thuộm, Cục đã nghiên cứu và ban hành một số chế độ, tiêu chuẩn về công tác điều trị dự phòng, vệ sinh phòng dịch, dược chính, quản lý hành chính, kinh tế và tài chính. Ở các đơn vị trong phong trào xây dựng chính quy, trong khuôn khổ thực hiện các điều lệnh điều lệ của quân đội, các chế độ quân y cũng được thủ trưởng quân chính, hậu cần quan tâm chỉ đạo nêu cơ sở làm việc, chế độ nghiệp vụ đã bước đầu có nền nếp, chế độ vệ sinh, nếp sống văn minh khoa học đã dần thành tập quán tốt trong đời sống của bộ đội.


Qua thực tế thực hiện, các chế độ tiêu chuẩn trên cũng đã được bổ sung, điều chỉnh cho đầy đủ và toàn diện hơn, phù hợp với yêu cầu huấn luyện, sinh hoạt, chiến đấu của bộ đội.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:35:48 pm
4. Công tác bổ túc, huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phương hướng huấn luyện trong tình hình mới. Trường sĩ quan quân y. Bước đầu quán triệt đường lối đào tạo cán bộ lấy công nông làm cốt cán.

Phần lớn cán bộ quân y được đào tạo trong kháng chiến, qua chiến đấu phục vụ bộ đội, đã trưởng thành nhanh chóng. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp bách của chiến trường thời gian huấn luyện thường ngắn nên trình độ chưa đồng đều, thống nhất, thiếu hệ thống, yếu về nội khoa, chuyên khoa, cận lâm sàng. Vì vậy trước tình hình mới, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng một đội ngũ cán bộ làm chủ được khoa học kỹ thuật phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại. Điều kiện thuận lợi trong hòa bình cho phép ta tranh thủ đẩy mạnh công tác huấn luyện một cách toàn diện, ở mọi đối tượng cán bộ, nhân viên quân y.


Thời gian từ 1954 đến 1957.

Phương hướng huấn luyện lúc này là:

- Hệ thống hóa kiến thức trên cơ sở lý luận tiền tiến của y học hiện đại.

- Thống nhất trình độ theo những tiêu chuẩn nhất định cho từng cấp.

- Chuyên môn hóa theo nhu cầu xây dựng ngành quân y trong điều kiện mới.

- Tiếp tục đào tạo cán bộ mới song song với bồi dưỡng cán bộ cũ.

Về tổ chức đã hình thành một hệ thống huấn luyện từ trên Cục xuống các đơn vị: Phòng huấn luyện, Trường quân y sĩ, Trường luân huấn, các Đại đội huấn luyện quân khu, sư đoàn, các lớp bổ túc tại các Viện quân y, dân y...


Năm 1956 đã thành lập Trường luân huấn đề tổ chức quản lý các lớp học ngắn ngày và các lớp kết hợp với Bộ y tế cùng huấn luyện.

Nhiều anh em y sĩ, dược sĩ trung học, y tá, dược tá được bổ túc văn hóa, phần đông trước đây mới học hết cấp một dở dang cấp hai, nay yêu cầu trước mắt là thanh toán xong cấp hai. Sinh viên y dược các lớp từ sau kháng chiến toàn quốc cũng lần lượt được gọi về bồi dưỡng chuyên môn và thi tốt nghiệp. Việc bổ túc y sĩ khóa 1, 2 lên y sĩ cao cấp do Bộ y tế chủ trì. Lớp y sĩ cao cấp 1 tốt nghiệp tháng tư năm 1957, lớp y sĩ cao cấp 2 tốt nghiệp tháng chín năm 1958 và các lớp dược sĩ cao cấp tốt nghiệp sau này là những lớp đầu tiên chuyển từ trung học lên đại học đánh dấu một bước trưởng thành trong việc thực hiện đường lối cán bộ của Đảng trong lĩnh vực đào tạo bổ túc cán bộ khoa học kỹ thuật. Trong các lớp này, có nhiều đồng chí trưởng thành từ y tá, dược tá, phụ dược tá và cứu thương lên. Trong số học viên thi tốt nghiệp vào loại ưu của lớp, có nhiều người là quân y. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của ngành quân y khắc phục các tư tưởng học vị, bằng cấp và đề cao được đoàn kết thống nhất giữa các nguồn, các lớp cán bộ khác nhau trong đội ngũ của mình trên cơ sở lấy công nông làm cốt cán, đi theo phương hướng đào tạo cán bộ từ cơ sở đi lên.


Trường quân y sĩ được củng cố, chuyển hướng giáo dục đã hoàn thành tốt lớp quân y sĩ khóa 5, mở khóa 6 theo nội dung, chương trình cơ bản, chính quy có hệ thống và bổ túc cho học viên khóa 4.

Các lớp đào tạo y tá, dược tá được phân công cho cấp sư đoàn, có nơi đến cấp trung đoàn. Các lớp đào tạo cán bộ y dược có trình độ trung học được phân cấp đến quân khu, quân chủng. Chúng ta cũng đã gửi cán bộ đi học các chuyên khoa và ngoại ngữ (Nga văn, Trung văn).


Để phục vụ cho kế hoạch lâu dài, chúng ta cũng cử đi một số nước anh em một số cán bộ có khả năng chuyên môn, được rèn luyện trong kháng chiến học tập và nghiên cứu với trình độ trên đại học theo hướng chuyên khoa sâu.


Các hình thức huấn luyện cũng được mở rộng ngày càng phong phú, học tập tại trường kết hợp chặt chẽ với học tập tại chức và thực tiễn công tác ở đơn vị. Việc học tập văn hóa cho anh chị em y tá, dược tá được tiến hành khắp các đơn vị trong toàn quân.


Để phục vụ cho công tác huấn luyện, Cục quân y đã chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học ở bốn cơ sở lớn là Viện 108, Trường quân y sĩ (cả Viện 103), Viện bào chế tiếp tế kiểm nghiệm và phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch. Trong hơn ba năm hoạt động, bốn cơ sở trên cùng với phòng biên dịch xuất bản đã cung cấp cho đơn vị trên 60 tài liệu in thành hàng chục vạn cuốn sách như các tài liệu: học tập và tham khảo quân y, vệ sinh quân đội v.v..., phục vụ đắc lực cho việc học tập của cán bộ các cấp.
   

Đến hết năm 1957, chúng ta đã mở được 296 lớp huấn luyện tại trường và tại chức cho 12.445 lượt người tham gia, đã bước đau hệ thống hóa kiến thức và thống nhất trình độ, đã bổ túc được 96% y tá, dược tá, 60% y sĩ, dược sĩ trung học và 59% bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học.


Điểm thành công nổi bật nhất trong thời kỳ này là công tác huấn luyện cán bộ nhân viên y dược các cấp đã có một chuyển biến mạnh mẽ, đã bước đầu hệ thống hóa kiến thức và thống nhất trình độ, đã đào tạo được một số cán bộ cho các chuyên khoa chủ yếu và các quân chủng, binh chủng mới thành lập.


Điều thiếu sút quan trọng là quan điểm, động cơ học tập của một số cán bộ không đúng đắn, học để hùn vốn kỹ thuật cho riêng mình, muốn thoát ly quân đội, có người muốn thoát ly công tác cách mạng, mở phòng khám bệnh, phòng pha chế để khám bệnh, pha chế tư kinh doanh theo lối tư sản. Công tác huấn luyện có lúc cũng xa rời thực tế lấy cán bộ về học quá nhiều gây khó khăn cho việc phục vụ ở đơn vị, phương pháp huấn luyện có lúc chưa thích hợp với công nông; vì vậy, một số học viên thành phần là công nông đã phải bỏ dở, không theo học được. Công tác quản lý rèn luyện tư tưởng, quản lý nội dung học tập ở một số lớp không chặt chẽ nên đã dẫn đến một số biểu hiện sai lầm về tư tưởng và hạn chế kết quả huấn luyện.


Công tác tổng kết kinh nghiệm trong chiến tranh chống Pháp cũng chưa được tiến hành kịp thời nên cũng đã ảnh hưởng đến công tác biên soạn và huấn luyện sau này.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:36:52 pm
Thời gian từ 1958 đến 1964:

Trong mười năm hòa bình từ 7-1954 - 1964, công tác huấn luyện đào tạo cán bộ được coi là công tác trung tâm xây dựng ngành. Sau hơn ba năm phấn đấu (1954- 1957) nhờ có chủ trưcmg đúng đắn, nhờ sư nỗ lực của toàn ngành, công tác bồi dưỡng, bổ túc cán bộ đã đạt được nhiều kết quả.


Từ năm 1958 trở đi, chúng ta có nhiều điều kiện và kinh nghiệm đẩy mạnh công tác huấn luyện hơn nữa. Lúc này trong ngành có hai quan niệm khác nhau về phương pháp tổ chức đào tạo cán bộ quân y. Quan niệm thứ nhất cho rằng với đặc điểm Việt Nam, ngành quân y cần phát huy khả năng tự lực đào tạo bổ túc cán bộ kỹ thuật các cấp kể cả đại học, vì ngành y tế nhân dân do yêu cầu phát triển nhẩy vọt của công tác y tế nên chưa đủ cán bộ cung cấp cho quân đội theo nhu cầu thời bình và nhất là chuẩn bị cho thời chiến. Từ ý kiến này, chúng ta có trường luân huấn, củng cố Trường quân y sĩ, thành lập các trường và lớp quân y trung cấp ở một số quân khu, bệnh viện và đề nghị thành lập Trường đại học quân y. Quan niệm thứ hai cho rằng Bộ y tế có nhiệm vụ đào tạo và bổ sung cán bộ chuyên môn cho ngành quân y. Các cán bộ đó sẽ được huấn luyện về quân sự và y học quân sự với một chương trình quy định cho từng cấp, làm như vậy có thể trẻ hóa nhanh đội ngũ cán bộ và tiết kiệm được cho nhà nước. Từ ý kiến này đã không mở ngay Trường đại học quân y, chuyển các lớp văn hóa ra trường bổ túc công nông và các cơ quan huấn luyện, biên dịch xuất bản của Cục quân y cũng thu nhỏ lại.


Những ý kiến trên đều xuất phát từ lợi ích xây dựng ngành. Thực tế phục vụ và xây dựng những năm tiếp sau đã chứng minh rằng bên cạnh việc bổ sung rất cần thiết một số lượng khá đông cán bộ trẻ, khỏe được đào tạo có hệ thống của Bộ y tế, ngành quân y cần phải tiếp tục tự đào tạo, bổ túc cán bộ các cấp kể cả cán bộ có trình độ đại học và tranh thủ trong nước, ngoài nước để đào tạo cán bộ có trình độ trên đại học, cán bộ có trình độ chuyên khoa sâu, cán bộ quân y các binh chủng và quân chủng kỹ thuật. Việc bổ túc đào tạo cán bộ sơ học, trung học trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp lên trình độ đại học cũng là một yêu cầu tất yếu của lịch sử phát triển ngành.


Sau kháng chiến chống Pháp, tâm tư nguyện vọng chính đáng của cán bộ quân y các cấp đều mong muốn được học tập có đủ trình độ về mọi mặt nhất là kỹ thuật để phục vụ quân đội trong giai đoạn mới. Nhưng dù yêu cầu của phát triển kỹ thuật như thế nào thì người cán bộ quân y trước hết là một quần nhân cách mạng nên tư tưởng chỉ đạo trong nội dung huấn luyện ở thời kỳ này là học tập chính trị, quân sự là căn bản, học tập văn hóa nghiệp vụ là cấp thiết và phải luôn luôn quán triệt đường lối đào tạo cán bộ lấy công nông làm cốt cán1 (Mấy nhận xét về tình hình cán bộ quân y hiện nay. Cục quân y (tháng 12-1956), trang 6). Quán triệt nghị quyết của Hội nghị quân y lần thứ 14, ngoài những vấn đề mấu chốt nói trên, nhiệm vụ huấn luyện còn phải tổ chức tốt các lớp học, xác định động cơ học tập đúng đắn, tìm ra những phương châm, phương pháp học tập phù hợp với đối tượng họ viên đa số là công nông và từ dưới lên, quản lý rèn luyện học viên một cách toàn diện, bám sát yêu cầu của quân đội mà học tập.


Với nội dung chỉ đạo trên, chúng ta đã tích cực triển khai các lớp học. Các lớp sơ học (y tá, hộ sĩ, dược tá) được đào tạo trong kháng chiến và mấy năm đầu hòa bình chủ yếu là học văn hóa hết cấp một sau đó học một chương trình thống nhất sơ học tại đơn vị (sư đoàn, quân khu). Về sau này đã thực hiện đào tạo nhân viên sơ học y dược theo chế độ nghĩa vụ quân sự. Với cán bộ trung học, các quân khu kết hợp với các bệnh viện khu vực mở các lớp bổ túc cho quân y sĩ đề bạt và đào tạo quân y sĩ chiêu sinh chủ yếu lấy từ các đồng chí y tá đã công tác lâu năm có đủ tiêu chuẩn quy định. Về văn hóa cán bộ quân y trung học phải có văn hóa lớp năm, riêng về toán, lý, hóa phải hết lớp bẩy.


Trường quân y sĩ, sau khi hoàn thành khóa năm (1955-1956), khóa sáu (1956-1959) đang chuyển sang đào tạo các lớp có trình độ đại học đầu tiên. Trong thời gian này, số y sĩ các chuyên khoa răng, mắt, tai mũi họng được đào tạo khá nhiều và đã có biên chế đến các sư đoàn, nhà trường, xí nghiệp quốc phòng. Trong tuyển sinh khóa sáu do chưa tích cực bồi dưỡng văn hóa cho học viên xuất thân là công nông nên đã có một số học viên không đủ tiêu chuẩn văn hóa, không được học.


Với các lớp chuyển cấp từ y sĩ, dược sĩ trung học lên y sĩ cao cấp (sau đó thi ra bác sĩ) và dược sĩ cao cấp cũng được tiến hành. Các khóa quân y sĩ 1, 2 sau khi tốt nghiệp y sĩ cao cấp về công tác từ hai đến ba năm đã được gọi về trình bầy chuyên đề công tác thi ra bác sĩ tại Trường đại học y khoa. Lớp y sĩ cao cấp 1 thi ra bác sĩ y khoa ngày 18 tháng sáu năm 1960 có 46 anh chị em quân y, dân y tốt nghiệp trong đó có 15 người trưởng thành từ y tá, cứu thương, 3 người là dân tộc ít người, một người là nữ, có 3 chuyên đề được đánh giá cao trong đó có 2 là quân y. Lớp y sĩ cao cấp 2 thi ra bác sĩ y khoa ngày 2 tháng tư năm 1961. Khóa 1 bổ túc từ dược sĩ trung cấp lên dược sĩ cao cấp đầu tiên của ngành quân dược được tập trung về học văn hóa chuyên môn từ năm 1960 và đã thi tốt nghiệp dược sĩ cao cấp tại Trường đại học y dược khoa ngày 25 tháng tám 1962, có 37 đồng chí tốt nghiệp trong đó có 5 đồng chí trưởng thành từ dược tá, y tá lên và một nữ.


Đây là các lớp đều tiên trong lịch sử ngành y, dược Việt Nam đào tạo cán bộ có trình độ đại học của ngành từ dưới lên. Đây cũng là kết quả của cả một quá trình đấu tranh thống nhất tư tưởng trong ngành y tế Việt Nam đối với chỉnh sách cán bộ của Đảng, tuy nhiên cho đến lúc này số cán bộ xuất thân từ công nông vẫn chưa có mặt trong hàng ngũ cán bộ y dược có trình độ đại học. Đây là một sự chậm trễ lẽ ra có thể tránh được.


Trường quân y sĩ được thành lập ngày 10 tháng ba năm 1949. Trong kháng chiến chống Pháp vừa phục vụ chiến đấu, vừa huấn luyện, trường đào tạo được bốn khóa quân y sĩ, học viên của trường đã có nhiều thành tích xây dựng ngành, nhiều đồng chí giữ cương vị chủ trì quân y đơn vị. Hòa bình lập lại, trường đã tiếp tục hoàn thành khóa 5. Năm 1955 - 1956 là thời gian nhà trường có nhiều chuyển biến về xây dựng tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân y trong giai đoạn quân đội ta xây dựng chính quy, hiện đại. Với nỗ lực vượt bậc của tập thể giáo viên, nhân viên phục vụ, học viên, được sự lãnh đạo quan tâm của Đảng, học tập kinh nghiệm các trường trong nirức và các nước bạn, nhà trường đã trưởng thành mau chóng. Từ chỗ chỉ có hai khoa ngoại, khoa nội chung, đã xây dựng được thêm mười chuyên khoa về y học cơ sử với đầy đủ trang bị kỹ thuật thực tập thí nghiệm.


Về tài liệu, nhà trường đã tổng kết biên soạn được mười bộ sách giáo khoa bằng tiếng Việt đã giảng dạy từ khi thành lập trường, về nội dung huấn luyện, nhà trường đã kiểm tra lại toàn bộ, chọn lọc các học thuyết phù hợp với nền y học cách mạng, lược bỏ các biểu hiện lệch lạc của y học tư sản, tiếp thu các kiến thức y học hiện đại của các nước anh em và thế giới. Về phương châm, phương pháp, nhà trường cũng có nhiều sáng tạo phù hợp với đối tượng học viên là công nông và trưởng thành từ cơ sở.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:37:40 pm
Tháng năm 1956, nhà trường khai giảng khóa 6 theo chương trình chính quy và mở các lớp bổ túc quân y sĩ.

Đội điều trị 3 trở thành Viện quân y 103 và là bệnh viện thực hành của trường. Đây là một đội điều trị thành lập từ năm 1950 đã phục vụ nhiều chiến dịch, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đội đã được chia thành nhiều bộ phận phục vụ cho các trận chiến đấu đánh vào phân khu Bắc Điện Biên Phủ. Khi kết thúc chiến dịch, đơn vị lại được phân công làm công tác thu dung điều trị cho binh sĩ địch bị thương, bị bệnh tại Mường Thanh.


Với nhiệm vụ là cơ sở điều trị và thực hành lâm sàng của trường sĩ quan quân y và là tuyến cuối cùng của toàn quân về một số chuyên khoa, viện đã được tổ chức trang bị ngày càng hiện đại với một số chuyên khoa lâm sàng và một số chuyên khoa y học quân sự như khoa bỏng, khoa phóng xạ, khoa độc học v.v...


Năm 1957, nhà trường đổi tên là Trường sĩ quan quân y nằm trong hệ thống nhà trường chính quy của quân đội. Từ đây trường chuẩn bị mọi điều kiện để chuyển hướng nhiệm vụ tự đào tạo cán bộ quân y trung học lên đào tạo cán bộ quân y có trình độ đại học, trước mắt là đào tạo y sĩ cao cấp (về sau đã thi tốt nghiệp ra bác sĩ) và cùng với Bộ y tế đào tạo dược sĩ cao cấp. Mặc dầu có nhiều khó khăn, lớp y sĩ cao cấp đầu tiên (YA) đã khai giảng tháng bẩy năm 1959, lớp thứ hai (YB) bắt đầu học vào tháng mười một năm 1959. Đến hết năm 1965, nhà trường liên tiếp mở các lớp chuyên tu ngoại khoa (B26), YC, YB và một lớp ra trường năm 1967. Việc thi tốt nghiệp bác sĩ của các lớp trên được tổ chức kết hợp giữa nhà trường và Trường đại học y khoa. Trong thời gian tám năm nhà trường đã đào tạo được hàng trăm bác sĩ1 (Trong số bác sĩ đào tạo được, có 75% trưởng thành từ y tá, cứu thương lên (đã học y sĩ trung học) và 25% từ y sĩ trung học lên), trong đó có 70% trưởng thành từ y tá, cứu thương và 30% từ quân y sĩ lên và có 87,5% số bác sĩ mới tốt nghiệp là đảng viên Đảng lao động Việt Nam. Về thành phần giai cấp lần đầu tiên từ các lớp tốt nghiệp này, chúng ta đã có bác sĩ quân y xuất thân từ công nông với tỷ lệ đáng chú ý là 21%. Trên bước đường quán triệt và vận dụng đường lối cán bộ của Đảng, chúng ta đã có những tiến bộ cơ bản. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước sau này, những bác sĩ được đào tạo từ trường sĩ quan quân y đã cùng với bộ đội chiến đấu ở khắp các chiến trường. Nhiều đồng chí đã giữ các trọng trách ở những địa bàn quan trọng hoặc làm công tác chỉ đạo ở cơ quan. Rất nhiều đồng chí làm kỹ thuật, từ công tác thực tế đã trưởng thành mau chóng có ý chí chiến đấu vững vàng, có kỹ thuật ngày càng thành thục. Nhiều đồng chí đã được tặng thưởng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, chiến sĩ thi đua và hai đồng chí đã được tặng danh hiệu anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân (Hai anh hùng là: - Tạ Lưu, bác sĩ học lớp YĐ. - Trần Văn Lư, quân y sĩ khóa 6, học bác sĩ chuyên tu ngoại khoa B26).


Cũng trong thời gian này, nhà trường còn mở nhiều lớp khác như đào tạo cán bộ quân y trung học và đại học cho hạn quốc tế, huấn luyện quân sự và y học quân sự cho bác sĩ dân y mới được động viên.

Song song với công tác huấn luyện, nhà trường còn làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đến năm 1962 theo yêu cầu phát triển quân đội, trường đã trở thành Viện nghiên cứu y học quân sự. Với 2 chức năng cơ bản là huấn luyện và nghiên cứu, Đảng ủy Viện đã lãnh đạo cán bộ, giáo viên, và toàn Đảng bộ quán triệt đường lối quân sự, phương châm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo tác chiến, các quan điểm cơ bản của Đảng và năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng. Cuối năm 1963, Đảng ủy Viện lại có nghị quyết chuyên đề về nghiên cứu khoa học, xác định công tác nghiên cứu phải hướng vào phục vụ bộ đội huấn luyện và chiến đấu trên các chiến trường chủ yếu là chi viện cho cuộc chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam, đối tượng tác chiến là cả quân Mỹ và quân ngụy lấy quân Mỹ là chủ yếu, tác chiến cả ở đồng bằng và rừng núi lấy rừng núi là chủ yếu, coi trọng cả trường hợp địch dùng vũ khí thông thường và trường hợp địch dùng vũ khí sát thương hàng loạt, nghiên cứu hướng vào phục vụ bộ đội chủ lực trong đó lấy bộ binh và binh chủng kỹ thuật là chủ yếu, kết hợp với quân y quân chủng phòng không không quân, hải quân nghiên cứu các đề tài phục vụ quân chủng trong các hình thức chiến thuật khác nhau.


Quán triệt phương hướng của nghị quyết trên, trong mấy năm trước chiến tranh phá hoại, Viện đã căn bản hoàn thành được 33 đề tài khoa học về lao động quân sự, phòng chống vũ khí hóa học vi trùng, các bệnh dịch tối nguy hiểm, định lượng tiêu chuẩn ăn của bộ binh và quân chủng, biên soạn tài liệu chiến thuật bảo đảm quân y trong chiến đấu của trung đoàn và sư đoàn. Kết quả nghiên cứu của Viện đã được các đồng chí Thủ trưởng các Tổng cục và Bộ trưởng Bộ y tế xác nhận là đã đi đúng phương hướng của nhiệm vụ xây dựng quân đội và có tác dụng nhất định phục vụ cho bộ đội huấn luyện và chiến đấu.


Trong mười năm xây dựng hòa bình, Viện đã có nhiều thành công trong chuyển hướng nhiệm vụ huấn luyện, nghiên cứu y học quân sự, góp phần xây dựng ngành về khoa học, kỹ thuật ngày càng tiến bộ.

Cùng với các lớp đào tạo đại học ở trong nước, theo kế hoạch của trên, được sự giúp đỡ của nước bạn, chúng ta đã tranh thủ cử nhiều cán bộ đi học ở các nước, xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyên khoa về tổ chức và chiến thuật quân y, về nội khoa, ngoại khoa thời bình và thời chiến, về phòng chống hóa học, nguyên tử, về vệ sinh phòng dịch, về các bộ môn ngành dược và cán bộ quân y của các quân chủng, binh chủng như không quân, hải quân, thiết giáp.


Chúng ta đã có nhiều cán bộ tốt nghiệp phó tiến sĩ y khoa và có trình độ tương đương về nhiều chuyên khoa sâu như chấn thương, nội và ngoại, thần kinh, phẫu thuật tạo hình, mặt hàm, tiết niệu, tiêu hóa, vệ sinh dịch tễ, bệnh truyền nhiễm, tổ chức chiến thuật quân y, phòng hóa hoc, phòng nguyên tử...


Chúng ta cũng đã xây dựng được hầu hết các chuyên viên đầu ngành và một đội ngũ cán bộ đủ để phát triển quân y các quân chủng, binh chủng và các chuyên khoa y học quân sự.

Chúng ta đã tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước anh em và thế giới, góp phần xây dựng một ngành quân y chính quy hiện đại, có nhiều mặt kỹ thuật phát triển.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:38:22 pm
5. Bảo đảm quân y cho bộ đội huấn luyện, bảo vệ trị an, sẵn sàng chiến đấu và sản xuất.

Sau thời kỳ khôi phục kinh tế, từ năm 1960 trở đi sau khi thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, tình hình sức khỏe của bộ đội có nhiều thay đổi. Hàng năm có nhiều tân binh trẻ khỏe bổ sung vào hàng ngũ, các chế độ về sinh hoạt dần được thực hiệp bảo đảm mức sống ngày càng cải thiện nên sức khỏe của bộ đội so với trước có tốt hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm của thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ tình nguyện sang chế độ nghĩa vụ nên sức khỏe của bộ đội chưa đồng đều, cơ cấu bệnh tật còn phức tạp. Tân binh tuy trẻ khỏe nhưng cũng mang theo nhiều bệnh nhất là về chuyên khoa. Cán bộ vẫn là bộ đội tình nguyện nên có nhiều bệnh mạn tính. Mặt khác, nhiều yếu tố sinh hoạt và công tác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bộ đội như cường độ lao động luyện tập sản xuất đều cao, điều kiện ăn ở của nhiều đơn vị ở dã ngoại, công trường có nhiều khó khăn, các binh chủng, quân chủng và các xí nghiệp quốc phòng phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố độc hại. Phong trào vệ sinh yêu nước được phát động rộng rãi trong nhân dân đã có tác dụng tốt, song hàng năm vẫn còn xẩy ra một số vụ dịch nhất là cúm, bệnh đường ruột... cũng ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ của bộ đội. Sốt rét, sốt soắn trùng còn xẩy ra ở những đơn vị hoạt động ở miền núi.


Công tác vệ sinh phòng dịch ở thời kỳ này nhằm xây dựng nếp sống vệ sinh khoa học trong quân đội làm cho mọi người có kiến thức và tác phong vệ sinh tốt. Đã ban hành trong toàn quân 22 chế độ vệ sinh (13 chế độ vệ sinh ăn uống, 8 chế độ vệ sinh luyện tập và chế độ sáu công trình vệ sinh), 12 chế độ phòng dịch. Đến năm 1964, việc thực hiện các chế độ trên đã có nền nếp và đã hạ thấp được một số bệnh phổ biến như sốt rét đã giảm 20 lần, bệnh thương hàn được thanh toán và tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe đã lên 97%. Phong trào thể dục, thể thao rèn luyện thân thể được phát động trong toàn quân. Công tác tuyên truyền vệ sinh đã được quy định thành chế độ. Buổi sáng thứ bảy hàng tuần, bộ đội có giờ học tập vệ sinh, các kiến thức phổ thông về quân y và các chế độ hậu cần. Hai năm trước chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ở nhiều đơn vị phong trào rèn luyện thể lực sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc hành quân đường dài đã nâng cao sức bền bỉ dẻo dai của bộ đội làm cho bộ đội dễ thích ứng với hoàn cảnh sinh hoạt chiến đấu gay go, thiếu thốn trong chiến tranh. Qua các cuộc hành quân này, cán bộ, nhân viên quân y được rèn luyện nhiều về tư tưởng, về tổ chức chiến thuật, kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quân y của các cuộc hành quân sau này từ hậu phương lớn đến các chiến trường. Chúng ta đã chú ý nghiên cứu một số hằng số sinh lý của bộ đội, một số yếu tố độc hại của các binh chủng, quân chủng kỹ thuật và các xí nghiệp quốc phòng. Việc nâng cao cảnh giác chính trị và tích cực chuẩn bị chống chiến tranh hóa học, vi trùng đã được khẩn trương tiến hành. Trong năm 1964-1965 nhiều lần máy bay Mỹ - ngụy đã thả các vật lạ xuống một số địa phương miền Bắc, quân đội đã kết hợp với chính quyền và nhân dân thu thập, xử lý, xét nghiệm kịp thời phát hiện các âm mưu của địch.


Công tác chống sốt rét được tiến hành thuận lợi dưới sự chỉ đạo trong phạm vi toàn miền Bắc của Ủyy ban trung ương tiêu diệt sốt rét. Đến cuối năm 1964, việc phun D.D.T. toàn diện trên các tình có sốt rét đã hoàn thành, trong quân đội tỷ lệ sốt rét nghỉ việc chỉ còn 0,30% và tỷ lệ người mang ký sinh trùng trong nhân dân vùng sốt rét chì còn 0,06%. Công cuộc tiêu diệt sốt rét đã chuyển sang giai đoạn củng cố. Trong thời gian này một bộ phận quân đội ta đã hoạt động ở nhiều vùng rừng núi, lúc đầu do ý thức phòng chống sốt rét chưa cao, chuẩn bị phương tiện phòng chống chưa đầy đủ nên tỷ lệ sốt rét có tăng. Chúng ta đã vận dụng kịp thời kinh nghiệm phòng chống sốt rét thời chống Pháp kết hợp giữa vận động quần chúng và các biện pháp kỹ thuật hiện đại đưa dần việc chống sốt rét của quân đội vào nền nếp trong những năm sau một cách chặt chẽ và thống nhất, có kỹ thuật, có phương tiện bảo đảm.


Việc trang bị kỹ thuật đưa công tác vệ sinh phòng dịch lên trình độ khoa học tương đối hiện đại đã có nhiều tiến bộ. Viện vệ sinh dịch tễ, các đội vệ sinh phòng dịch quân khu, quân chủng dần dần được phát triển về tổ chức và kỹ thuật.


Công tác quản lý sức khỏe cũng đi dần vào chế độ, hằng năm đã khám và phân loại khoảng 30% số quân, với cán bộ tỷ lệ này có cao hơn và từ năm 1960 trở đi sổ sức khỏe được quy định là một tài liệu cơ bản để theo dõi sức khỏe cán bộ. Từ đó, việc quản lý và điều trị củng cố bệnh mạn tính hàng năm được thực hiện theo chế độ và phác đồ thống nhất trong toàn quân trước hết là bệnh dạ dầy - tá tràng và bệnh lao.


Năm 1957, chế độ nghĩa vụ quân sự đã được làm thí điểm đầu tiên cho toàn miền Bắc ở tỉnh Vĩnh Phúc. Sang năm 1958, ở các quân khu có tiến hành làm rút kinh nghiệm ở một tỉnh và từ năm 1959-1960 chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện thường xuyên hàng năm ở các tỉnh toàn miền Bắc. Ngành quân y đã kết hợp với Bộ y tế xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển quân phù hợp với đặc điểm của ta, quản lý sức khỏe thanh niên, huy động nhiều cán bộ, nhiều lớp học kết hợp với dân y khám tuyển, trọng tâm của quân y là khâu khám nhận lần cuối trước khi nhập ngũ. Chất lượng khám tuyển mỗi năm có tiến bộ, tỷ lệ loại về sức khỏe (sau khi đã nhập ngũ) năm 1957 làm thí điểm ở Vĩnh Phúc là 7%, đến các năm sau mặc dầu diện khám rộng hơn nhiều tỷ lệ loại chỉ khoảng 3%.


Các cơ sở điều trị cũng đã được kiện toàn nhằm nâng cao khả năng khám bệnh, điều trị, đã xây dựng được 33 chế độ của bệnh viện, 22 chế độ của bệnh xá, 3 chế độ điều trị ở đơn vị, tiếp tục kiện toàn bậc thang điều trị thời bình, củng cố các khu vực điều trị và thực hiện thu dung, điều trị theo tuyến và khu vực. Đến năm 1964 đã xây dựng được bẩy khu vực điều trị với mười viện và 3.520 giường, các bệnh viện khu vức từ chỗ là những bệnh viện phổ thông hoặc đội điều trị đã được xây dựng thành các bệnh viện đa khoa loại B. Các chuyên khoa răng, tai mũi họng, mắt được tổ chức sâu rộng xuống tận các đơn vị, các chuyên khoa sâu như ngoại thần kinh, nội thần kinh, mặt hàm, phẫu thuật lồng ngực, máu... được thành lập tại các viện quân y 108, 103. Viện quân y 108 được xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của toàn quân và Viện 103 trở thành bệnh viện thực hành của Trường sĩ quan quân y. Nhiều bệnh viện khu vực cũng phát triển một số chuyên khoa tương đối sâu như chấn thương, tiết niệu. Nhiều máy, thiết bị kỹ thuật mới được trang bị đã tăng cường việc chẩn đoán chức phân, cận lâm sàng và điều trị như: điện não đồ, điện tâm đồ, máy thở nhân tạo, dụng cụ soi khí quản, thực quản...


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:48:58 pm
Chú thích:

1. Đến năm 1964, công tác điều trị đã đạt được nhiều kết quả khả quan, ngày điều trị của một số bệnh chính được rút ngắn:

(https://i.imgur.com/peNhEH4.jpg)


2. Số cán bộ điều trị cũng được tăng cường về số lượng. Kiến thức mọi mặt và kinh nghiệm điều trị của cán bộ các cấp được nâng cao, có hệ thống, năng xuất điều trị do đó đã có chuyển biến:

(https://i.imgur.com/xEtjZYP.jpg)


3. Trong công tác điều trị, Phân viện 9 đã được Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba (4-5-1962) công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc và đã đoàn kết một lòng tiến quân vào khoa học, kỹ thuật chữa được nhiều trường hợp hiểm nghèo trong điều kiện thuốc và phương tiện chưa đầy đủ.

Việc kết hợp đông y và tây y từ năm 1961 có chuyển biến về nhận thức cũng như tổ chức thực hiện. Từ thuốc bắc đã chuyển sang dùng nhiều thuốc nam hơn, từ điều trị bệnh cấp tính nội khoa đã chuyển sang điều trị cả bệnh mạn tính, bệnh ngoại khoa và chuyên khoa. Ở một số sơ sở điều trị, số bệnh nhân được chữa bằng đông y kết hợp tây y có nơi tới 50 % tổng số bệnh nhân, số loại bệnh được chữa khỏi lên tới 30 - 40 loại và có năm đã tiết kiệm được một phần ngân sách do thay thế được một số thuốc điều trị thông thường bằng thuốc nam.


Công tác điều trị chuẩn bị cho thời chiến được chú ý: Đã cố gắng phát triển ngoại khoa ở tuyến bệnh viện, tuy nhiên ở tuyến đơn vị chúng ta còn yếu về xử trí ngoại khoa chiến thương và một số bệnh về nội khoa như sốt rét ác tính và bệnh dịch tối nguy hiểm.


Theo yêu cầu tiến lên chính quy hiện đại, các mặt công tác kỹ thuật đòi hỏi nhiều vật tư, trang bị và máy. Mặt khác, nhu cầu chữa bệnh trong điều kiện hòa bình của bộ đội cũng rất cao nên khối lượng thuốc, dụng cụ, máy mà ngành quân dược phải cung cấp trong thời gian này cũng rất lớn. Ngoài việc bảo đảm trước mắt còn phải bảo đảm cho chiến đấu ở một số chiến trường và dự trữ sẵn sàng chiến đấu cho cuộc chống Mỹ trong các giai đoạn sau này. Trên cơ sở bảo đảm khối lượng lấy chất lượng làm chính, đã tăng cường mua sắm, pha chế, tranh thủ viện trợ cho nên đã bảo đảm những nhu cầu trước mắt và đã có dự trữ về thuốc và dụng cụ chiến thương.


Đã trang bị tương đối hiện đại cho các bệnh viện loại A như Viện 108, Viện 103, cơ sở thực tập y học của Trường sĩ quan quân y, Viện vệ sinh dịch tễ, Viện tiếp tế kiểm nghiệm và đã trang bị theo yêu cầu thông thường cho các bệnh viện loại B.

Sau khi đã chuyển một phần lớn các cơ sở sản xuất sang Bộ y tế, công tác sản xuất đã có nhiều cố gắng, có năm đã sản xuất hàng chục triệu ống thuốc, viên thuốc và hàng vạn lít thuốc dằu, rượu... Đã hoàn thành việc nghiên cứu sản xuất dextran, dung dịch protéolysat H4 và ban hành các chế độ công tác dược chính, danh mục thuốc hóa chất, dụng cụ. Đã xây dựng được 18 tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng thường xuyên và 82 tiêu chuẩn về trang bị dụng cụ cho các tuyến và các quy định về công tác dược thời chiến.


Khối lượng vật tư, thuốc, máy đã tăng vọt, khả năng sản xuất, quản lý của ta lại có hạn, phần lớn phải nhập ở nước ngoài về nên có nhiều vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ trong thời gian này như việc bảo quản thuốc cho hợp với khí hậu nóng ấm gắn liền với việc nhiệt đới hóa thuốc và máy. Việc bảo quản sửa chữa và nhất là bảo dưỡng, sử dụng máy chưa được hướng dẫn đầy đủ. Ở các cơ sở chưa có người chuyên trách. Thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế, ngành quân y đã chuyển ra ngoài các cơ sở sản xuất nhưng cần có một cơ sở sản xuất làm nòng cốt để phát triển khi chiến tranh xẩy ra. Dự trữ cơ sở vật tư, kỹ thuật cho chiến tranh chưa được nhiều, việc nghiên cứu cho sẵn sàng chiến đấu có làm khẩn trương khi gần xẩy ra chiến tranh phá hoại nhưng do điều kiện khách quan chưa lường trước hết tình hình nên có một số khâu chưa phù hợp như xây dựng cơ số, đóng gói thuốc và trang bị, xây dựng hệ thống kho thời chiến.


Sẵn sàng chiến đấu là một vấn đề xuyên suốt trong cả quá trình mười năm tranh thủ xây dựng hòa bình ở miền Bắc. Trong hoàn cảnh nước ta thực tế từ năm 1961 trở đi, quân đội ta đã phải thực sự chiến đấu và chi viện chiến đấu ở các chiến trường, trong khi đó Mỹ - ngụy tăng cường hoạt động chiến tranh tâm lý, công khai hô hào Bắc tiến. Trong mười năm tranh thủ xây dựng quân y trong hòa bình, nói chung ý thức sẵn sàng chiến đấu có được quán triệt vào mọi mặt công tác quân y trong phạm vi nhận thức về tình hình nhiệm vụ lúc bấy giờ. Chúng ta đã nhanh chóng giải quyết tốt khâu sức khỏe, với chế độ nghĩa vụ quân sự, bằng những hoạt động về nhiều mặt về bảo vệ sức khỏe và rèn luyện thể lực, nói chung sức khỏe của bộ đội rõ ràng được nâng cao. Chúng ta đã tạo được một dự trữ chiến đấu cho các đơn vị tuyến 1, tích cực chi viện cho chiến trường, nghiên cứu các tổ chức cơ động như tổ đội phẫu thuật lưu động, tổ kiểm nghiệm phòng dịch, tổ pha chế lưu động, đã xây dựng vệ sinh chỉ ở một số chiến trường diễn tập chống các bệnh dịch tối nguy hiểm, đã hình thành các khu vực điều trị và mạng lưới cấp cứu quân y dân y, tăng cường kỹ thuật ngoại khoa cho tuyến 1. Về huấn luyện đã chú ý đến nội dung y học quân sự, tổ chức chiến thuật, phòng hóa học, nguyên tử và vi trùng.


Đối chiếu với tình hình chiến đấu sau này thì công tác sẵn sàng chiến đấu làm còn chậm, khi có sự chỉ đạo cũng chưa tích cực. Về tác phong còn thiếu khẩn trương, mặt khác lại cầu toàn như nghiên cứu tổ chức các phân đội bảo đảm. Nội dung chuẩn bị có nhiều mặt chưa phù hợp, trang bị cơ số còn nặng nề, tổ chức các phân đội còn cồng kềnh, thiếu ý thức cơ động, dự trữ vật tư còn mỏng có thời kỳ còn bị coi nhẹ, tính toán về cán bộ cũng chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng cho nhu cầu của chiến tranh.


Tuy nhiên, việc tích cực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và những kết quả bước đầu xây dựng ngành đã phát huy tác dụng to lớn trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Những thiếu sót trên cũng đã gây nên những khó khăn ở mức độ nhất định trong thời gian đầu và đủ được nhanh chóng khắc phục.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Mười Hai, 2022, 07:52:05 pm
6. Giáo dục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng trong ngành.   

Sau tháng bẩy năm 1954, ở miền Bắc sau cải cách ruộng đất và phục hồi kinh tế thắng lợi, cách mạng đã chuyển sang giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ 1957 trở đi, trong toàn quân đã tiến hành ba kỳ chỉnh huấn nhằm nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, quán triệt đường lối quân sự của Đảng, phân rõ đúng sai, tăng cường đoàn kết nâng cao ý chí chiến đấu. Các cuộc chỉnh huấn đã làm cho chúng ta phân rõ được ranh giới giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, xác định được bạn thù, ta và mục tiêu phấn đấu; phân rõ được bản chất của quân đội ta là công cụ của nền chuyên chính vô sản, tích cực đấu tranh chống tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, nghiêm khắc phê phán chủ nghĩa cá nhân, căn bản khắc phục được những thiên hướng chuyên môn đơn thuần, tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ.


Trong tình hình đấu tranh giai cấp, gay go phức tạp diễn ra trong nước và thế giới, trước sự tiến công của tư tưởng tư sản mà điển hình là nhóm Nhân văn - Giai phẩm, một số anh em quân y còn bộc lộ những quan điểm mơ hồ đối với những vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của đấu tranh thống nhất, xây dựng quân đội chính quy hiện đại và những vấn đề thuộc về quan điểm chuyên môn, động cơ học tập, đãi ngộ hưởng thụ.


Do điều kiện lịch sử và xuất phát từ chính sách của đường lối cán bộ của Đảng, cán bộ quân y vào quân đội từ nhiều nguồn, nhiều lớp khác nhau (bác sĩ cũ, y sĩ Đông Dương, cán bộ y khoa - xã hội, dược sĩ hạng nhất và dược sĩ hạng nhì cũ, y sĩ dược sĩ đào tạo trong kháng chiến và các lớp đại học y khoa, dược khoa do ta mở). Được Đảng giáo dục và qua chiến đấu phục vụ, anh em đều trưởng thành về nhiều mặt. Xong, tư tưởng đẳng cấp học vị của hệ tư tưởng phong kiến, tư sản còn nặng và pho biến đã có tác dụng xấu đến việc thực hành đoàn kết nhất trí, cùng nhau toàn tầm, toàn ý phục vụ quân đội. Việc so sánh giữa các hệ thống đào tạo, giữa các lớp, các trường thường là nội dung nhiều người hay bàn đến. Công tác cán bộ của ta chưa phát hiện vấn đề đó đề có kế hoạch giáo dục uốn nắn mà còn có những việc làm có tính chất duy trì đẳng cấp1 (Hội nghị quân y lần thứ 14, Cục quân y, trang 16) như sắp xếp, đề bạt, chiêu sinh có lúc còn đơn thuần dựa vào văn bằng học vị, lấy văn bằng học vi để khống chế cấp bậc hoặc có lúc thiên về tài, nhẹ về đức2 (Hội nghị quân y lần thứ 14, Cục quân y, trang 16). Tư tưởng đẳng cấp học vị cũng là nguyên nhân chủ yếu gây cản trở việc đào tạo cán bộ quân y lấy công nông làm cốt cán và đào tạo cán bộ từ dưới lên.


Trong cán bộ quân y, ý thức tư hữu kỹ thuật là phổ biến từ trên xuống dưới nhưng rõ nhất là ở cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học3 (Hội nghị quân y lần thứ 14, Cục quân y, trang 29). Nó là biểu hiện chủ yếu và phổ biến nhất của chủ nghĩa cá nhân và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho người cán bộ quân y chưa toàn tâm toàn ý phục vụ quân đội, ngại sự lãnh đạo của Đảng, không muốn đi đường lối quần chúng, chưa phấn khởi trước đường lối cán bộ lấy công nông làm cốt cán. Một số cán bộ quân y trước cách mạng đã là bác sĩ và đã từng sử dụng vốn chuyên môn đó như một công cụ để mưu danh vọng và kiếm lợi nhuận trong xã hội cũ. Đến nay, một số đồng chí kể cả một số ít đào tạo trong kháng chiến đã làm tư hoặc tán thành làm tư cho rằng mình hoàn toàn có quyền đem vốn kỹ thuật ra kinh doanh trục lợi, hoặc đòi hỏi tổ chức phải giải quyết những yêu sách cá nhân một cách quá đáng hoặc có hiện tượng chỉ thích học những môn, khoa mà có thể hùn vốn kỹ thuật cho cá nhân.


Quan niệm cho khả năng kỹ thuật là vốn riêng của mình có độc quyền sử dụng là không chính xác, không phù hợp với sự phát triển của cách mạng. Khoa học kỹ thuật y học là một công trình tập thể, rất lớn lao, vốn kỹ thuật cá nhân chỉ là rất nhỏ bé so với công lao to lớn của cả tập thể những người làm công tác y học và sự đóng góp của nhân dân lao động nhất là của bệnh nhân. Hơn nữa, đối với anh em do cách mạng đào tạo nên, thì vốn kỹ thuật đó hoàn toàn do Đảng và quân đội xây dựng, nhờ có cách xnạng anh em mới có kỹ thuật, kỹ thuật đó đương nhiên phải phục vụ cách mạng. Còn đối với những anh em trí thức cũ vốn sẵn có lòng yêu nước tham gia quân đội với ý thức lấy vốn kỹ thuật làm phương tiện phục vụ, làm vũ khí đấu tranh, nhờ có cách mạng mà kỹ thuật đó đã được phát triển trưởng thành mau chóng.


Đảng lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật là làm cho cán bộ chuyên môn quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, tự nguyện tự giác phục tùng sự lãnh đạo của Đảng cùng với đảng viên và quần chúng của Đảng, thực hiện mọi chủ trương về công tác chuyên môn kỹ thuật trong đơn vị. Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuyên môn kỹ thuật nhất định ngày càng phát triển.


Nhưng có đồng chí cho y học là một khoa học cao siêu, những người không biết y học thì không lãnh đạo y học được. Những anh em đó quan niệm y học là một nghề tự do, những khuynh hướng tư tưởng này là biểu hiện của quan điểm y học tư sản. Cũng có đồng chí yêu cầu phải có cán bộ giỏi về kỹ thuật thì mới lãnh đạo kỹ thuật được, nhưng khi cán bộ kỹ thuật đứng trên lập trường Đảng đấu tranh với những sai lầm thì họ lại cho đó là những cán bộ kỹ thuật mất gốc. Như vậy, rõ ràng thực chất là họ phản đối sự lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn kỹ thuật, muốn giành quyền lãnh đạo vào tay những người cùng quan điểm với họ.


Trước tình hình đó, Đảng và quân đội đã kiên trì giáo dục, qua nhiều lần chỉnh huấn và được sự quan tâm đặc biệt của Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, những anh em mắc sai lầm từng bước tiếp thu được sự giáo dục, dần có tiến bộ. Tuy nhiên, quá trình đó cũng diễn ra gay go, phức tạp vì nó phản ảnh cuộc đấu tranh giai cấp, cuộc đấu tranh giữa hai con đường bên ngoài xã hội trong quá trình cách mạng ở miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến Hội nghị quân y lần thứ 14 (tháng tư 1959) mới khẳng định được sự thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ ngành quân y và đánh dấu một bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng của cán bộ quân y.


Nhờ có sự giáo dục kiên trì của Đảng, chúng ta đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go về tư tưởng, chúng ta không bao giờ quên những bài học sâu sắc về đấu tranh giai cấp trong thời kỳ này và cũng không bao giờ chủ quan thoa mãn về sự rèn luyện tư tưởng của mình, về lập trường quan điểm giai cấp vô sản và phẩm chất đạo đức của người cán bộ quân y cách mạng.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:49:21 pm
7. Thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng trong ngành. Hội nghị quân y lần thứ 14 - Hội nghị lịch sử tổng kết kinh nghiệm xây dựng ngành.

Hội nghị quân y toàn quân lần thứ 14 đã họp trong mười lăm ngày từ ngày 6 đến ngày 21 tháng tư năm 1959 tại Hà Nội. Dự hội nghị có 152 đại biểu quân y các đơn vị, các bệnh viện và các cơ sở trực thuộc Cục quân y, đặc biệt lần đầu tiên trong Hội nghị quân y có các đồng chí bí thư Đảng ủy các bệnh viện và chính trị viên các đại đội, tiểu đoàn quân y của các trung đoàn, sư đoàn về dự. Trong quá trình hội nghị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Bộ trưởng Bộ y tế, các đồng chí thủ trưởng Tổng cục Hậu cần đã đến dự họp một số buổi. Ngoài ra, còn có các đồng chí đại diện Đảng ủy của các bệnh viện dân y ở Hà Nội, trường Đại học y dược khoa đã đến tham dự.


Sau bốn năm tranh thủ xây dựng hòa bình, ngành quân y đã thu được những thành tích to lớn, những vấn đề thuộc quân y do chiến tranh để lại đã được giải quyết tương đối tốt, sức khỏe của bộ đội ngày càng được nâng cao, bệnh tật nhất là sốt rét đã giảm nhiều. Về mặt xây dựng sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, cơ sở quân y từ chỗ thiết bị còn ít, sơ sài, cán bộ vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, nay cùng với sự lớn mạnh của quân đội ngành quân y đã trưởng thành rõ rệt. Hàng nghìn cán bộ các cấp đã được bổ túc và đào tạo, cơ sở tổ chức từ trên xuống dưới đã được củng cố, thiết bị kỹ thuật ngày càng được tăng cường và đổi mới.


Song trong điều kiện cách mạng đã chuyển sang thời kỳ mới, nên trong ngành cũng nẩy sinh nhiều nhận thức không đúng đắn thuộc về nguyên tắc, đường lối quan điểm của Đảng trong chuyên môn khoa học kỹ thuật. Trong những năm gần đây, một số cán bộ quân y còn ít nhiều bị chủ nghĩa cá nhân và quan điểm y học tư sản chi phối1 (Hội nghị quân y lần thứ 14, trang 5, 18). Chúng ta cũng chưa quán triệt đầy đủ nhiệm vụ và yêu cầu của quân đội trong công tác nhất là có lúc chưa sẵn sàng phục vụ bộ đội chiến đấu2 (Hội nghị quân y lần thứ 14, trang 5, 18) theo yêu cầu ngày càng cao.


Hội nghị đã nghe bản báo cáo của Cục Quân y, thảo luận và kết luận những vấn đề lớn.

Về nhiệm vụ của ngành, Hội nghị đã xác định những nhiệm vụ hàng đầu của ngành quân y trong giai đoạn này là:

1. Bảo đảm giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho đội luyện tập, sẵn sàng chiến đấu, công tác và sản xuất.

2. Không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, y học quân sự cho cán bộ quân y, kiện toàn tổ chức cải tiến thiết bị làm cho ngành quân y luôn luôn theo kịp với sự phát triển của khoa học quân sự và nền y học quân sự.

3. Nghiên cứu và có kế hoạch tổ chức, bố trí, động viên các lực lượng quân y thường trực, dự bị, mật thiết quan hệ với ngành y tế nhân dân chuẩn bị cho dân quân du kích, cho nhân dân làm cho toàn bộ công tác bảo đảm quân y trong chiến đấu lúc nào cũng sẵn sàng3 (Về mặt lý luận xây dựng nhiêm vụ cơ bản của ngành, năm 1965 chúng ta đã chính thức thống nhất thành hai nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y (sẽ nói đến trong chương tám)).


Quân đội ta là một quân đội nhân dân đang tiến lên chính quy, hiện đại. Nhiệm vụ của nó là chiến đấu, công tác và sản xuất. Tuy vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội là luyện tập và chién đấu nên phần lớn hoạt động của quân y cũng phải tập trung nghiên cứu giải quyết mọi vấn đề y học do quân đội luyện tập và chiến đấu đề ra. Chúng ta sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề kỹ thuật để bảo đảm cho các quân chủng, binh chủng trong luyện tập và chiến đấu. Chúng ta phải nắm vững không những kỹ thuật nghiệp vụ mà còn phải xây dựng cả chiến thuật bảo đảm nữa.


Đây là những ý kiến ban đầu chưa hoàn chỉnh góp phần xây dựng lý luận về nhiệm vụ cơ bản của ngành quân y.

Về phương châm xây dựng ngành. Từ năm 1956 chúng ta đã đề ra hai phương châm xây dựng ngành là hướng về bộ đội phục vụ chiến sĩ và hướng dự phòng. Đến năm 1958 có bổ sung thêm xây dựng ngành theo hướng chuyên khoa hóa và hướng về y học quân sự tiên tiến của các nước xã hội chủ nghĩa mà học tập. Các phương châm đó đã chỉ đạo công tác quân y trong bốn năm qua. Xong, nó chưa quán triệt đầy đủ tinh thần của phương châm xây dựng quân đội là "Tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh tiến lên chính quy và hiện đại. Từ đó, Hội nghị đã xác định phương châm xây dựng ngành quân y là "Tích cực xây dựng ngành quân y cách mạng tiến lên chính quy, hiện đại".


Phương châm xây dựng ngành có hai mặt, mặt cách mạng (xây dựng về chính trị, tư tưởng) và mặt chính quy hiện đại (xây dựng về tổ chức, khoa học, kỹ thuật). Trong hai mặt đó, mặt nào là quan trọng, mặt nào là cơ bản. Tổng kết công tác chính trị của quân đội đã chỉ ra xây dựng chính trị tư tưởng là vấn đề cơ bản nhất trong việc xây dựng quân đội nhân dân, vũ khí, kỹ thuật, trang bị là nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Chính trị phải luôn luôn lãnh đạo khoa học kỹ thuật và khoa học kỹ thuật muốn phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu đã định thì không được mảy may thoát ly chính trị. Nếu kỹ thuật giỏi, nhưng tư tưởng lập trường sai thì không những không có lợi mà còn nguy hiểm, kinh nghiệm các năm 1956-1957 đã chứng minh điều đó. Xây dựng cách mạng trong ngành quân y tức là giải quyết những vấn đề cơ bản: y học là của ai? phục vụ ai? do ai làm? ai là cốt cán và làm theo phương châm nào?


Vì vậy, xác định phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng là một việc làm không những cần thiết về mặt lý luận mà còn rất quan trọng trong việc chỉ đạo thực tiễn xây dựng ngành trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài.

a) Cũng vì xây dựng chính trị, tư tưởng là vấn đề cơ bản nhất nên ngành quân y trước hết phải là ngành quân y cách mạng.

Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng của giai cấp công nhân xây dựng và lãnh đạo. Đó là vấn đề bản chất giai cấp của quân đội ta. Ngành quân y là một bộ phận của quân đội có chức năng góp phần bảo đảm mọi yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Vì vậy, ngành quân y trong quân đội nhân dân Việt Nam từ một ngành quân y cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Ngay từ khi mới thành lập, ngành quân y đã được xây dựng theo đường lối của Đảng. Từ năm 1951, được sự giáo dục của Tổng quân ủy và trực tiếp của Tổng cục Cung cấp, học tập kinh nghiệm các nước anh em, chúng ta đã nghiên cứu đường lối y học cách mạng, trau giồi quan điểm thương binh, bệnh binh lấy phương châm dự phòng để chỉ đạo mọi mặt công tác, đào tạo cán bộ, lấy công nông làm cốt cán và đào tạo từ dưới lên. Nhưng do trình độ giác ngộ giai cấp còn thấp nên khi cách mạng chuyển sang giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong những năm 1956-1957, tư tưởng của một số anh em quân y chưa theo kịp với tình hình và còn phát triển theo chiều hướng xấu. Trước thử thách mới, nhiều đồng chí đã giữ vững và tôi luyện thêm bản chất tốt đẹp của người quân y cách mạng, nhưng ở một số đồng chí cũng còn bộc lộ nhiều quan điểm mơ hồ đối với những vấn đề cơ bản của cách mạng trong thời kỳ này. Cuộc đấu tranh tư tưởng đã diễn ra một cách rất phức tạp, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện tương đối phổ biến, có nơi nghiêm trọng, đáng chủ ý nhất là tư tưởng cá nhân, tự tư tự lợi, công thần kiêu ngạo, bấp bênh dạo động, chủ quan, tự do chủ nghĩa. Xong trung tâm của tư tưởng cán bộ quân y lúc này là xoay quanh một vấn đề - có ý thức hay không ý thức - tiếp tục tiến lên con đường y học cách mạng hay trở lại với y học tư sản. Nhiều đồng chí tỏ ra vững vàng, nhưng một số không nhỏ đã bắt đầu xa rời con đường cách mạng, thậm chí còn phạm vào sai lầm nghiêm trọng. Thực chất của những quan điểm đó là tư tưởng tư sản, tiểu tư sản và những ảnh hưởng của tư tưởng đế quốc phong kiến phản ánh vào trong ngành quân y. Đặc điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng ở thời kỳ này đã được thể hiện ở Hội nghị quân y lần thứ 14 là tư tưởng vô sản mở cuộc tấn công toàn diện, triệt để chống tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tẩy trừ ảnh hưởng của tư tưởng đế quốc, phong kiến làm cho tình hình chính trị tư tưởng của ngành quân y phù hợp với sự phát triển của quân đội và cách mạng.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:50:54 pm
Nội dung xây dựng cách mạng của ngành gồm có những vấn đề sau đây:

- Củng cố lập trường giai cấp, nêu cao tinh thần một lòng, một dạ phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh.

Ngành quân y của ta sinh trưởng ờ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, lại thừa kế nền y học cũ, còn mang nặng tính chất y học tư sản. Phần lớn cán bộ quân y xuất thần từ những thành phần không vô sản nên ít nhiều đã đưa vào trong quân đội những ý thức tư tưởng giai cấp cũ, ngoài ra những tư tưởng lề thói xấu tàn dư của xã hội cũ bên ngoài cũng không ngừng ảnh hưởng vào ngành quân y. Nhưng nhờ được Đảng giáo dục quan điểm phục vụ mới, nhờ có sự đồng cam cộng khổ với bộ đội, cán bộ quân y đã tận mắt nhìn thấy gương dũng cảm của bộ đội nên dần dần được cảm hóa, xây dựng được tinh thần thương yêu đồng đội, thương yêu giai cấp đúng đắn. Từ chỗ nhìn người bệnh bằng con mắt ban ơn đến nay trong ngành chúng ta đã xây dựng được tinh thần phục vụ bộ đội, phục vụ thương binh, bệnh binh không điều kiện. Với tình thương yêu giai cấp thắm thiết đó, người thương binh, bệnh binh đã nhận thấy ở người cán bộ quân y một đồng chí cách mạng, vừa là người chữa bệnh giỏi vừa là người mẹ hiền hoặc là người chính trị viên.


Tuy vậy, trong thời gian qua, trong nhiều mặt công tác chúng ta ít nhiều còn bộc lộ một số khuyết điểm chứng tỏ chúng ta chưa một lòng một dạ phục vụ bộ đội, thương binh, bệnh binh như gặp trường hợp nặng có đồng chí tỏ ra chưa quyết tâm cứu chữa đến cùng trên tinh thần còn nước, còn tát, thiếu thận trọng trong chuyên môn còn để xẩy ra tai nạn điều trị, chưa chú trọng đúng mức giải quyết các bệnh mạn tính, chuyên khoa và còn nhiều biểu hiện của ý thức tư hữu kỹ thuật.


- Tăng cường vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong ngành quân y.

Quá trình xây dựng ngành quân y cũng là quá trình xây dựng sự lãnh đạo của Đảng. Trước năm 1950, cơ sở Đảng trong ngành quân y chưa phát triển. Lúc này Đảng lãnh đạo công tác quân y chủ yếu là quán triệt đường lối chính sách chung vào các mặt công tác, việc xây dựng tổ chức Đảng trong quân y còn ít. Theo với quy mô tác chiến của quân đội, nhiệm vụ quân y ngày càng nặng nề, từ chiến dịch Biên giới Đảng đã đưa vào quân y một số cán bộ chính trị và tổ chức thành hệ thống chính trị1 (Chế độ chính ủy được thực hiện từ năm 1955 tại Cục quân y. Chính ủy Cục quân y đều tiên là đồng chí Nguyễn Hải Thanh). Từ đó đến năm 1957, nói chung sự lãnh đạo của Đảng ngày càng chặt chẽ, tổ chức Đảng trong ngành quân y ngày càng vững mạnh, tạo ra những điều kiện không thể thiếu được cho mọi sự phát triển của ngành. Nhưng cán bộ quân y hiểu về sự lãnh đạo của Đảng còn nhiều chỗ mơ hồ. Trong các năm 1950-1951 có một số cán bộ chuyên môn không tán thành sự lãnh đạo của Đảng. Các năm 1956-1957 do tư tưởng tư sản lũng đoạn và ảnh hưởng xấu của nhóm Nhân văn - Giai phẩm, có một số cán bộ chuyên môn trong đó có đảng viên cho rằng Đảng chỉ lãnh đạo được đường lối, chính sách, không lãnh đạo được kỹ thuật, thừa nhận sự lãnh đạo của Trung ương, Tổng quân ủy, không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Đến giữa năm 1957, Đại hội Đảng ở các cơ sở trực thuộc Cục quân y đã giành được thắng lợi mới là xác định được Đảng ủy ở cơ sở phải lãnh đạo kỹ thuật và có thể lãnh đạo tốt, còn chi bộ thì vẫn "bảo đảm". Phải chờ đến cuộc vận động và kiện toàn chi bộ năm 1958, ở một số nơi mới xác định được chi bộ phải lãnh đạo kỹ thuật và có thể lãnh đạo kỹ thuật được tốt. Lúc này trong quân y đã có tổ chức Đảng từ cơ sở trở lên ở đâu cũng có chế độ Đảng ủy, chính trị viên, một số chi bộ đã bắt đầu thực hiệu lãnh đạo toàn diện, lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật. Trong cán bộ chuyên môn không còn ai công khai từ chối sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng như vậy, cũng mới chỉ nói được công tác lãnh đạo của Đảng có tiến bộ hơn trước, còn đi sâu vào thực tế thì chưa thể nói được Đảng hoàn toàn lãnh đạo tuyệt đối trong ngành quân y, vì tư tưởng y học vô sản thể hiện bản chất giai cấp vô sản chưa được quán triệt đầy đủ vào ngành quân y, nhiều đảng viên chưa thấy hết trách nhiệm phải lãnh đạo kỹ thuật.


Quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng cho rằng: Lực lượng vũ trang nhân dân phải do chính Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Quân đội nhân dân, một bộ phận của lực lượng vũ trang của Đảng, thực chất là quân đội của công nông mang theo bản chất của giai cấp công nhân. Quân đội nhân dân phải do Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Vì vậy ngành quân y của quân đội nhân dân cũng phải do Đảng tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Quan niệm khoa học kỹ thuật tách rời chính trị vốn có trong tiềm thức của người cán bộ quân y được đào tạo thời thuộc Pháp cho nên ngoài việc xác định đối tượng phục vụ nhất thiết cần khẳng định cho được vai trò lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn kỹ thuật. Cũng như quân đội nói chung, ngành quân y phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiẽp và toàn diện của Đảng. Qua thực tế đấu tranh trong mấy năm qua, cán bộ quân y ngày càng thấy vai trò lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn, kỹ thuật. Đảng ở đây không phải chí là Trung ương hay cấp ủy cao mà cụ thể là chi bộ, chi ủy. Đảng lãnh đạo trước hết là lãnh đạo qua đường lối chính sách vào trong quân y, Đảng còn lãnh đạo qua tổ chức, qua tập thể Đảng ủy, chi bộ, chi ủy ở từng đơn vị cụ thể. Thừa nhận Đảng lãnh đạo chung hay thừa nhận cấp ủỵ Đảng cấp cao mới lãnh đạo được, mà thừa nhận sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, một tổ chức cơ sở của Đảng - chiếc cầu nối liền giữa sự lãnh đạo của Đảng với quần chúng làm khoa học kỹ thuật tức là thừa nhận trừu tượng và phủ nhận cụ thể.


Để công tác lãnh đạo của Đảng phát huy được tác dụng thiết thực ở mọi lúc, mọi nơi giữa cán bộ chuyên môn và cán bộ chính trị cần đề cao tinh thần đoàn kết tôn trọng nghiệp vụ của nhau. Trong khi làm công tác kỹ thuật cán bộ chuyên môn phải có ý thức chính trị, cán bộ chính trị phải đi sâu năm vững các nguyên tắc chuyên môn làm cho công tác lãnh đạo được thống nhất, phù hợp với nội dung và đối tượng ngày càng sâu sắc và sinh động.


- Tăng cường đoàn kết nội bộ, xây dựng hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của quân đội ta và cũng được quán triệt trong ngành quân y, cho nên mặc dầu trong quân y một số khá đông là tiểu tư sản trí thức nhưng vẫn giữ được đoàn kết trong lúc cứu chữa thương binh, bệnh binh ngoài mặt trận cũng như ở hậu phương, đoàn kết giúp nhau cải tạo tư tưởng, nâng cao kỹ thuật. Tuy vậy, do ý thức tư hữu kỹ thuật nên tư tưởng cá nhân, bản vị, đẳng cấp có nơi có lúc khá nặng nề. Những tư tưởng đó dẫn đến chỗ suy bì, tị nạnh thậm chí có lúc bè phái, rõ nhất là trong năm 1956-1957. Tư tưởng đẳng cấp rõ ràng là của y học tư sản. Trong ngành quân y cách mạng, thì giá trị của người cán bộ không phải đo văn bằng học vị quyết định. Văn bằng, học vị giúp ta đánh giả một phần khả năng kỹ thuật của người cán bộ, nhưng người đó tốt hay xấu là do có đem hết khả năng kỹ thuật một lòng một dạ phục vụ thương binh, bệnh binh hay không. Cuộc kháng chiến chống Pháp và bốn năm xây dựng hòa bình đã chứng minh rõ ràng không phải những người có văn bằng cao nhất đều là người trung thành với cách mạng, phục vụ được nhiều nhất cho cách mạng. Cho nên người cán bộ quân y cách mạng bao giờ cũng phải khiêm tốn, và để tăng cường đoàn kết nội bộ. Vấn đề mấu chốt hiện nay là giải quyết tư tưởng cá nhân bản vị, đặc biệt là tư tưởng đẳng cấp. Mọi người cần căn cứ vào tiêu chuẩn đức, tài để đánh giá mình cho đúng, khiêm tốn, trân trọng học tập quần chúng công nông.


- Mở rộng dân chủ đi theo đường lối quần chúng.

Mở rộng dân chủ đi theo đường lối quần chúng cũng là một nguyên nhân giúp cho ngành quân y hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế khi đi sâu vào cải tiến kỹ thuật mở rộng nghiên cứu, thường có khuynh hướng chỉ dựa vào cán bộ chuyên môn giỏi mà chưa tin tưởng vào đông đảo quần chúng làm công tác quân y. Sở dĩ có tình trạng trên là chưa phân biệt rõ hai quan niệm khác nhau của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản về nguồn gốc của kỹ thuật y học. Theo quan điểm tư sản thì y học là do công lao tìm tòi nghiên cứu của một nhóm các nhà bác học. Trái lại, chúng ta cho rằng y học là kết quả của thực tế đấu tranh chống bệnh tật bảo vệ sự tồn tại của con người. Vì vậy, bệnh nhân và những người săn sóc, chữa chạy trực tiếp như hộ lý, y tá, thầy thuốc là những người có kinh nghiệm đấu tranh phong phú nhất. Ngày nay, y học có tính chất tập thể rộng lớn gồm nhiều ngành khoa học. Y học càng phát triển thì tính chất tập thể lại càng rộng rãi, hiệp đồng càng phải chặt chẽ. Chính vì chưa, nhận thức đúng đắn nên một số cán bộ kỹ thuật đã rơi vào quan điểm tư sản không đánh giá đúng mức sự đóng góp của quần chúng, bảo thủ, mê tín bản thân, mê tín đàn anh, mê tín các thầy, mê tín sách vở. Về phía cán bộ, nhân viên dưới thì phần đông lại tự ti, mê tín cán bộ kỹ thuật trên, không thấy hết khả năng sáng tạo của mình.


Vì vậy, đường lối xây dựng khoa học kỹ thuật y học của cách mạng là phải dựa vào trí tuệ của quần chúng rộng lớn trong đó bao gồm cả cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:51:35 pm
- Quán triệt đường lối cán bộ lấy công nông làm cốt cán.

Đây là vấn đề nguyên tắc trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân y. Ngành quân y là một bộ phận của quân đội, đường lối cán bộ quân y không thể đi chệch khỏi đường lối chung về cán bộ trong quân đội. Do hoàn cảnh lịch sử nước ta, sau cách mạng tháng tám năm 1945 một số khá đông cán bộ y tế cũ có lòng yêu nước đã sốt sắng tham gia quân đội. Đến năm 1949, chúng ta mở Trường quân y sĩ lấy học sinh tốt nghiệp thành chung (cấp 2) và cán bộ kháng chiến có văn hóa tương đương vào học. Đến năm 1951, theo chủ trương đào tạo cán bộ từ dưới lên, một số đồng chí y tá có thành tích công tác, có văn hóa lớp 3, lớp 4 được cử đi học.


Thành phần của cán bộ y tế cũ được đào tạo từ chế độ Pháp thuộc đương nhiên phần đông là thuộc lớp trên và trung gian. Còn đối với cán bộ đào tạo trong kháng chiến, thành phần cơ bản cũng còn ít, ngay trong số cán bộ trung cấp quân y mà chính trong ngành đào tạo cũng chỉ có 14% là thành phần cơ bản, tỷ lệ thành phần cơ bản trong cán bộ sơ cấp cũng chưa cao. Tình hình đó cho thấy chúng ta chưa quán triệt được đường lối lấy công nông làm cốt cán vào việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ quân y, có nhiều đồng chí còn nhầm lẫn đường lối cán bộ công nông làm cốt cán với chính sách đào tạo cán bộ từ dưới lên, lại có một số đồng chí lãnh đạo chỉ thấy lợi ích trước mắt là muốn đào tạo nhanh thì trước hết phải lấy những người có văn hóa nhưng lại coi nhẹ việc bồi dưỡng văn hóa cho công nông. Nghiêm trọng hơn là năm 1951, có một số người không tán thành đường lối đó cho là "áo nâu lên, áo trắng xuống", năm 1957 hãy còn có ý kiến cho là không thể trí thức hóa công nông được vì những anh em này kém văn hóa, không tiếp thu khoa học kỹ thuật được.


Do thành phần cơ bản còn ít nên bản chất cách mạng trong ngành còn yếu, trái lại tính chất tiểu tư sản, tư bản lại thường xuyên gây tác hại trong cán bộ quân y. Trong các năm 1956-1957 còn nhiều biểu hiện của tư tưởng dao động thiếu tin tưởng, quan điểm thương yêu gắn bó giữa quân y và bộ đội chưa sâu sắc, ý thức tổ chức, đoàn kết, kỷ luật chưa nghiêm.


Chúng ta phải thấy đào tạo cán bộ công nông là một nhu cầu khách quan của cách mạng, cách mạng ở miền Bắc không ngừng tiến lên chủ nghĩa xã hội, những người công nhân và nông dân tập thể ngày càng giữ vai trò làm chủ xã hội và tất nhiên làm chủ cả khoa học kỹ thuật. Trên thực tế, Đảng ta đang ra sức phát triển văn hóa để tiến hành cách mạng kỹ thuật làm cho công nông có thể nắm được khoa học kỹ thuật. Tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa đã cho thấy khi công nông nắm được khoa học kỹ thuật thì đưa khoa học kỹ thuật tiến lên những bước nhằy vọt. Cho nên thái độ của những cán bộ cũ đã tự giác theo cách mạng là phải nhận rõ yêu cầu khách quan đó mà tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ công nông. Mặt khác, muốn đào tạo cán bộ công nông thì việc trước tiên của cán bộ kỹ thuật cũ là phải công nông hóa cho tốt. Chỉ khi nào người trí thức cũ được công nông hóa thì mới là thầy giáo tốt của cán bộ công nông. Muốn công nông hóa tốt thì trước hết phải luôn xác định trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng, phục tùng vô điều kiện đường lối giai cấp công nhân, ra sức học tập chính trị để nâng cao nhận thức tư tưởng, chuyển biến tác phong, gần gũi cởi mở với chiến sĩ, với thương binh, bệnh binh v.v... Khi đã công nông hóa tốt thì sẽ trở thành cốt cán của hàng ngũ cán bộ cho nên người trí thức cũ không nên lo lắng là có được tín nhiệm hay không. Điều quan trọng là phải thường xuyên đối chiếu với tiêu chuẩn đức tài đánh giá đúng đắn ưu điểm, khuyết điểm, tích cực cải tạo để ngày càng công nông hóa tốt hơn. Thực tế đã chứng minh là cán bộ chiến sĩ quân đội ta với lòng yêu nước nồng nàn, nếu được chủ nghĩa Mác - Lê-nin bồi dưỡng thì không những chỉ thành phần lao động, mà ngay cả những phần tử trí thức cũng có thể chuyển qua lập trường giai cấp vô sản, gạt bỏ những lập trường gốc rễ, sáng tạo ra sức mạnh mới.


- Không ngừng quán triệt năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng.

Thực tiễn lịch sử mười lăm năm xây dựng ngành quân y chứng tỏ việc quan trọng trước hết là phải xây dựng một ngành quân y cách mạng. Từ phương châm mấu chốt, cơ bản này Hội nghị đã đề ra năm phương châm chỉ đạo cụ thể xây dựng ngành quân y cách mạng. Nội dung các phương châm phản ánh sự vận dụng đúng đắn quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng vào trong ngành, thể hiện tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng trong công tác quân y. Ý nghĩa của năm phương châm là nhằm nhận định ranh giới hệ tư tưởng y học vô sản và hệ tư tưởng y học tư sản. Từ đó, các phương châm này đã được học tập quán triệt vào trong ngành, thực sự trở thành một cuộc vận động chính trị nhằm xây dựng tư tưởng y học vô sản chống tư tưởng y học tư sản.


Đến những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi vào giai đoạn quyết định (từ năm 1971 đến 1972), qua hơn mười năm thực tế phát huy tác dụng chỉ đạo xây dựng ngành, năm phương châm đó đã được bổ sung đúc kết hoàn chỉnh, trở thành một trong những vấn đề cơ bản của ngành1 (Năm phương châm được xác định trong Hội nghị quân y lần thứ 14 với các đầu đề như sau: 1. Chính trị làm gốc, tư tưởng dẫn đầu, 2. Lấy dự phòng làm chính. 3. Điều trị toàn diện. 4. Kết hợp đông tây y. 5. Cần kiệm xây dựng ngành. Về nội dung đã được bổ sung, xin xem cuốn "Mấy vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam", xuất bản năm  1971).


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:52:09 pm
b) Ngành quân y phải tiến lên chính quy, hiện đại.

Trên cơ sở xây dựng mặt cách mạng, muốn làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ngành quân y phải tiến lên chính quy, hiện đại. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà và xây dựng quân đội, khoa học kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong những điều kiện sinh hoạt, luyện tập và chiến đấu ngày một phức tạp của quân đội, yêu cầu bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật cũng sẽ một ngày một cao và tinh vi.


Vì thế, muốn phục vụ được một quân đội chính quy hiện đại, người cán bộ quân y phải có một trình độ kỹ thuật hiện đại. Đó là một yêu cầu khách quan của xây dựng quân đội. Người cán bộ quân y nâng cao được trình độ kỹ thuật không những hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ mà còn góp phần vào việc xây dựng nền y học Việt Nam.


Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ lớn trong thời gian tới như về mặt tổ chức phải kiện toàn các phòng quân y quân khu để có đủ khả năng tự giải quyết lấy công việc nếu chiến tranh xẩy ra, xây dựng quân y các quân chủng, binh chủng và những tổ chức cơ động như bệnh viện nội khoa dã chiến, ngoại khoa dã chiến, các phòng xét nghiệm cơ động, các đội tẩy trùng, tẩy xạ, phòng dịch cơ động, các kho thuốc dự trữ.


Về trang bị phải tiến hành trang bị theo khả năng kinh tế và yêu cầu của từng khu vực đặc biệt chú trọng trước tiên ở tuyến một.

Về kỹ thuật nâng cao hơn nữa chất lượng công tác cấp cứu không những ở các bệnh viện mà ngay ở các tuyến trước bảo đảm thực hiện được phương châm: nhiều, nhanh, tốt, tiết kiệm. Tích cực xây dựng đủ các chuyên khoa nhất là các chuyên khoa phục vụ chiến tranh, về ngoại khoa như chấn thương, bụng, ngực, phẫu thuật thần kinh, tiết niệu, hàm mặt..., về nội khoa như điều trị hơi độc, phóng xạ, các bệnh truyền nhiễm, sốt rét, về vệ sinh phòng dịch nâng cao chất lượng công tác kiểm nghiệm phần chất thực phẩm, nước, không khí, nghiên cứu những bệnh dịch hay thấy ở nước ta, có biện pháp cụ thể phòng ngừa, chống dịch có hiệu lực.


Về sản xuất phấn đấu làm được một số mặt hàng thuốc, bảo đảm chất lượng tốt, bảo đảm giữ gìn sự công hiệu của thuốc ở khí hậu nóng ẩm tiến tới nhiệt đới hóa được- một số thuốc và dụng cụ cần thiết.

Về huấn luyện xúc tiến đều đặn việc bổ túc tại chức cho cán bộ. Ở Trường sĩ quan quân y, nhanh chóng kiện toàn các bộ môn y học cơ sở và xây dựng các khoa y học quân sự như tổ chức chiến thuật quân y, hóa học, nguyên tử, nội khoa dã chiến, sinh lý quân đội, đồng thời triệt để thực hiện đào tạo cán bộ theo đường lối lấy công nông làm cốt cán. Mạnh dạn phát triển việc nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xây dựng quân đội, đặc biệt là nhằm giải quyết các vấn để bảo đảm quân y trong chiến đấu hiện đại.


Hội nghị còn quyết định nhiều phương hướng vễ tổ chức biên chế, chiến thuật quân y, bố trí các khu vực bảo đảm cứu chữa, phân công các tuyến, làm cho ngành quân y luôn luôn sẵn sàng phục vụ bộ đội chiến đấu.


Trong hội nghị đã có hơn 50 đại biểu là cán bộ kỹ thuật, chính trị đọc tham luận về những vấn đề trung tâm của ngành. Hội nghị đã có thư gửi các đồng chí làm công tác quân y trong toàn quân về bản nghị quyết của Hộii nghị quân y lần thứ 14.


Trước khi hội nghị kết thúc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam đã nói chuyện với hội nghị. Đồng chí tỏ ý vui mừng thấy hội nghị thành công tốt đẹp và căn dặn các đại biểu tin tưởng, thực hiện tốt nghị quyết của hội nghị mà trung tâm là xây dựng sự lãnh đạo của Đảng trong ngành, đào tạo cán bộ theo đường lối lấy công nông làm cốt cán, phát triển kỹ thuật để xây dựng ngành quân y vững mạnh phục vụ tốt quân đội nhân dân đang nỗ lực xây dựng chính quy hiện đại.


Hội nghị quân y lần thứ 14 là một hội nghị tổng kết một cách toàn diện 15 năm xây dựng ngành quân y cách mạng. Hội nghị đã đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng trong ngành và là thành công tập trung của nội dung xây dựng cách mạng trong ngành. Năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng đã được xác định.


Đó là một hội nghị lịch sử đánh dấu một bước chuyển biến lớn của ngành về mọi mặt. Những nghị quyết của hội nghị đã có tầm quan trọng soi sáng cho công tác quân y trong một thời gian dài tiếp sau, góp phần tích cực vào việc xây dựng ngành quân y cách mạng, chính quỵ và hiện đại.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:53:55 pm
8. Xây dựng các trung tâm kỹ thuật đầu tiên của ngành: Viện vệ sinh dịch tễ. Phòng nghiên cứu kiệm nghiệm dược khoa. Viện quân y 108. Phòng giám định Pháp y.

Nghiên cứu, xây dựng và phát triển kỹ thuật là một khâu quan trọng để ngành quân y tiến lên hiện đại. Trong một thời gian ngắn được sự giúp đỡ của nền y tế nhân dân và các nước anh em, chúng ta đã nỗ lực phấn đấu thành lập, củng cố và phát triển được nhiều trung tâm nghiên cứu kỹ thuật làm nòng cốt cho việc chỉ đạo khoa học kỹ thuật y học trong toàn quân đóng góp vào sự phát triển của nền y học cách mạng Việt Nam.


Viện vệ sinh dịch tễ nguyên là Đội vệ sinh phòng dịch đầu tiêu của quân đội được thành lập cuối năm 19511 (Đội được thành lập sau chiến dịch Biên giới, sinh viên Võ An Dậu làm đội trưởng, y tá trưởng Nguyễn Ngọc Thảo làm đội phó gồm có 35 đồng chí làm công tác vệ sinh phòng dịch) là một phân đội kỹ thuật của Phòng Vệ sinh phòng dịch Cục quân y. Trong những năm chống Pháp, tuy mới thành lập, phương tiện kỹ thuật chỉ có một kính hiển vi, một chiếc cân, một thước vải, một số nhạc cụ và bút mực vẽ, Đội đã tích cực lăn lộn với bộ đội khắp các chiến dịch lấy công tác vận động quần chúng, tuyên truyền vệ sinh, xây dựng nề nếp tổ chức của chiến sĩ vệ sinh làm trung tâm hoạt động, bằng các hình thức nói chuyện, ca nhạc, tham quan đầu bờ, hội nghị nuôi quân phòng dịch... Buổi tham quan đầu bờ đầu tiên được tổ chức lại Đại đoàn 316 vào tháng mười hai năm 1952, đồng chí Chu Huy Mân, chính ủy đại đoàn đã đến động viên, khuyến khích anh em làm công tác vệ sinh phòng dịch. Tổ vệ sinh phòng dịch đại đoàn đã thu thập các hiện vật tổ chức một buồng triển lãm nhỏ về quân y gồm có các dụng cụ nặn bằng đất sét, làm bằng ống bương, đan bằng tre nứa do bàn tay cán bộ chiến sĩ của đại đoàn làm góp phần cải thiện sinh hoạt của đơn vị.


Từ năm 1954, đội trở thành phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch, hoạt động kỹ thuật dần dần được nâng lên và bắt đầu có cơ sở về trang bị kỹ thuật. Đội đã tham gia việc điều tra các thí điểm sốt rét, cải tiến cách ủ phân, nghiên cứu về thể lực quân đội và đã làm được nhiều xét nghiệm phục vụ cho công tác vệ sinh phòng dịch. Đến năm 1960, phòng kiểm nghiệm vệ sinh phòng dịch được tổ chức thành Viện vệ sinh dịch tễ quân đội và là trung tâm vệ sinh dịch tễ đầu tiên của ngành quân y1 (Viện được thành lụp năm 1900, bác sĩ Nguyễn Sỹ Quốc làm viện trưởng, bác sĩ Từ Giấy làm viện phó). Trang bị kỹ thuật và trình độ khoa học của Viện phát triển nhanh, đã có bốn khoa chuyên môn với nhiều ban chuyên trách từng mặt kỹ thuật. Về máy, trong những năm sau Viện đã có 144 loại máy và dụng cụ, có kính hiển vi đối pha, kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi vạn năng, máy đông khô, các loại máy đo vi khí hậu, kiểm tra thể lực... có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu về phục vụ và nghiên cứu khoa học.


Hoạt động của Viện luôn bám sát yêu cầu của quân đội, ban côn trùng đã tập trung điều tra quy luật sinh trưởng của muỗi và ruồi vàng, khoa vi-rút đã thành công trong việc cấy vi-rút cúm vào phôi gà, khoa ký sinh trùng tiếp tục bám sát bộ đội ở rừng núi để nghiên cứu sốt rét, khoa vệ sinh bám sát công nhân quân giới nghiên cứu các yếu tố độc hại kịp thời đề ra được các chế độ dự phòng các bệnh nghề nghiệp.


Từ năm 1962, Viện vệ sinh dịch tễ kết hợp với Viện nghiên cứu y học quân sự để thành lập các khoa vệ sinh dịch tễ, vi sinh vật của Viện nghiên cứu y học quân sự. Từ tổ chức cũ thành lập lại Đội vệ sinh phòng dịch trực thuộc Cục Quân y và từ lúc này mặc dầu biên chế nhỏ, trang bị kỹ thuật ít, đội đã tham gia tổ chức 20 đội vệ sinh phòng dịch cho chiến trường, cử 85 lượt cán bộ đi nghiên cứu, phục vụ các đơn vị ở tuyến trước, tham gia biên soạn tài liệu, các sổ tay vệ sinh, nghiêu cứu trên thực tế vệ sinh lái xe trên đường vận tải chiến lược và vệ sinh các quân chủng, binh chủng kỹ thuật.


Ở đơn vị dần dần hình thành các đội vệ sinh phòng dịch quân khu, quân chủng. Được sự giúp đỡ của Viện vệ sinh dịch tễ, các đội này phát triển tương đối nhanh  về nhiều mặt, đến năm 1964 đã có đủ cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên khoa cũng được đào tạo gấp rút, các kỹ thuật cơ bản về vệ sinh phòng dịch cũng được phát triển. Khả năng của các đội quân khu, quân chủng lúc này là phát hiện các vấn đề về dịch tễ, nghiên cứu vệ sinh cơ bản và tuyên truyền kiến thức khoa học quân y. Ở sư đoàn và trung đoàn có củng cố và kiện toàn trung đội và tổ vệ sinh phòng dịch. Hệ thống chiến sĩ vệ sinh đã được tổ chức lại nhưng hoạt động yếu, chưa tiếp thu và phát huy đầy đủ những kinh nghiệm vận động quần chúng trong kháng chiến chống Pháp.


Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm dược khoa.

Viện bào chế tiếp tế là một cơ sở của ngành dược được hình thành từ các tổ chức dược trong kháng chiến chống Pháp. Trong viện có phòng kiểm nghiệm, đầu năm 1959 thành lập thêm bộ phận nghiên cứu để giải quyết những khó khăn trong ngành về bào chế, bảo quản, đóng gói và bước đầu nghiên cứu về thuốc chống choáng và chế thuốc từ phủ tạng động vật. Sau đó, thành lập thêm ban nghiên cứu chiến thuật tiếp tế và ban nghiên cứu bảo quản cải tiến dụng cụ.


Công tác nghiên cứu tăng dần về khối lượng, theo yêu cầu của nhiệm vụ, phòng kiểm nghiệm thành một cơ sở nghiên cứu chính thức về dược và đổi tên là Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm1 (Dược sĩ Đặng Hanh Khôi là Trưởng phòng). Thời gian này với số lượng cán bộ còn ít, nhưng cũng đã bắt tay ngay vào nghiên cứu theo phương hướng chính sau đây:

- Nghiên cứu cách bảo quản, đóng gói thuốc và trang bị để chi viện cho chiến trường.

- Nghiên cứu các loại thuốc theo yêu cầu chiến đấu, sinh hoạt của bộ đội.

- Nghiên cứu các phương pháp bào chế, kiểm nghiệm ở dã ngoại thích hợp với chiến đấu.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:55:10 pm
Về trang bị đóng gói. Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm đã phối hợp với Trường đại học quân y nghiên cứu hàng loạt cơ số từ đại đội đến sư đoàn kể cả trang bị cho bệnh viện dã chiến và trang bị cho các đặc chủng. Trang bị quân y được nghiên cứu theo hướng hành quân bộ ở rừng núi là chính, nhưng vẫn có thể kết hợp với cơ giới, tầu thuyền, yêu cầu là gọn nhẹ, bền chắc, cải tiến các lều bạt quân y nhẹ, dễ mang vác, dễ triển khai. Ngoài các cơ số của đơn vị, đã thành công trong công việc nghiên cứu các cơ số cá nhân về thuốc thường dùng, thuốc chiến thương và thuốc chống chất độc hóa học. Với các quân chủng, binh chủng kỹ thuật, đã có cơ số cho lái xe đường dài, bộ đội thiết giáp, bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, hải quân (kể cả thuyền, bè, mảng) và không quân. Cải tiến trang bị cho bản thân ngành dược nhẹ gọn đi ra tuyến trước cũng là một yêu cầu cấp thiết: Đã làm được nồi cất nước nặng 0,9 kg công xuất 1 lít/giờ, máy rập thuốc viên bằng tay công xuất 8.000 viên một người một ngày và nhiều dụng cụ phục vụ cho ngành vệ sinh phòng dịch và điều trị. Mười ba loại vật liệu chèn lót đã được nghiên cứu về tính năng đảm bảo sức chịu đựng khi vận chuyển. Đã nghiên cứu cải tiến dạng thuốc chuyển từ dạng lỏng, bột sang dạng viên, mỡ để tiện đóng gói, dễ mang, ít hư hỏng và dễ dùng.


Về thuốc chiến thương đã nghiên cứu thuốc cầm máu như màng fi-brin tẩm nghệ lấy từ máu động vật có sừng để rắc các vết thương, bông thấm fi-brin tẩm giê-la-tin tự tiêu trong cơ thể. Tháng mười hai 1960, cùng với khoa dược Viện 108 đã thành công trong nghiên cứu pha chế dextran, đâỵ là một công trình nghiên cứu thuốc quy mô đầu tiên ở nước ta theo phương pháp tổng hợp vi sinh vật. Trường đại học quân y đã chứng minh bằng thực nghiệm, dextran do ta pha chế đã đạt tỷ lệ thoát choáng là 99,3%. Bộ y tế đã cho sản xuất hàng loạt trong nhiều năm để phục vụ chiến trường.


Để góp phần nuôi dưỡng thương bình, bệnh binh, đã nghiên cứu thủy phân đạm động vật, đạm thực vật và đạm nguồn gốc vi sinh vật. Nhiều loại thuốc dinh dưỡng từ đạm thủy phân đã được sản xuất vớin quy mô lớn gửi ra chiến trường.


Công tác kiểm nghiệm đã tìm ra được những phương pháp giúp đơn vị kiểm tra thuốc dễ dàng, thuận lợi như phương pháp sắc ký phát quang cấp tốc trên giấy dùng dung môi là nước để định tính thuốc và dược liệu, phương pháp sắc ký lớp mỏng cấp tốc phân tích thuốc và hỗn hợp thuốc, dùng phản ứng khô giữa các thuốc thử rắn để định tính ở dã ngoại, sử dụng phân cực kế cầm tay để định lượng một số dung dịch pha ở bệnh viện. Về kỹ thuật cụ thể đã thành công trong việc dùng than sunfôn, một hóa chất trao đổi ion rẻ tiền để định lượng thuốc và các phương pháp định lượng tinh dầu giun, pan-ma-tin, glucôza, các vitamin A, D trong dầu cá đậm đặc.


Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm cũng đã đóng góp được 29 chuyên luận vào quyển Dược điển đầu tiên của ngành y tế Việt Nam.

Thời gian xây dựng cơ sở nghiên cứu về dược chưa nhiều, nhờ tinh thần luôn bám sát yêu cầu của chiến trường, dám nghĩ, dám làm, không chờ đợi, tận dụng khả năng có trong tay, Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm dược khoa đã đạt được nhiều thành tích về kỹ thuật, đóng góp vào việc trang bị vật tư kỹ thuật, thuốc và kiểm nghiệm thuốc, dược liệu cho ngành quân y phục vụ bộ đội huấn luyện và chiến đấu.


Viện 108 - Viện quân y tuyến cuối của toàn quân1 (Bác sĩ Lê Văn Phụng được cử làm Viện trưởng Viện quân y 108, khi Viện có nhiệm vụ làm tuyến điều trị cuối của toàn quân)

Là một bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, Viện quân y 108 được thành lập ngày 1 tháng tư năm 1951 tại Việt Bắc. Viện đã góp phần kịp thời phục vụ cho quân đội chiến đấu thắng lợi. Sau khi giải phóng Thủ đô, viện tiếp quản bệnh viện Đồn Thủy và đã xây dựng cơ sở này từ đầu thành một viện quân y hoàn chỉnh, có nhiều chuyên khoa với trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện đại.


Là một trung tâm kỹ thuật điều trị của toàn quân, là nơi điều trị của cán bộ quân đội và bạn quốc tế, để hoàn thành được nhiệm vụ, viện luôn phấn đấu xây dựng về mọi mặt.

Trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, viện luôn luôn quán triệt một cách toàn diện các phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng, nhất là phương châm điều trị toàn diện lấy điều trị làm trung tâm, kết hợp Đông y với Tây y và vận dụng tốt phương pháp ba mũi giáp công để điều trị2 (Ba mũi giáp công trong điều trị: - thuốc, kỹ thuật - nuôi dưỡng - yên tâm, tin tưởng, lạc quan). Mặt khác đã thực hiện thường xuyên nguyên tắc dân chủ tập thể trong chuyên môn, phát huy được trí tuệ của cán bộ nhân viên của Viện và được sự giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản của các chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa anh em1 (Đặc biệt là của Đoàn y tế nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri) nền công tác kỹ thuật của viện từ năm 1955 đến nay đã phát triển nhanh chóng.


Sau tháng bẩy năm 1954, trong điều trị, kỹ thuật còn nhiều hạn chế, tổ chức trang bị còn thô sơ, trước yêu cầu của thương binh, bệnh binh, viện đã giải quyết được hầu hết các vết thương chiến tranh. Những hạn chế về kỹ thuật lúc này là không thể tránh khỏi, công tác điều trị còn mang tính chất thụ động nhưng cũng đạt được yêu cầu cơ bản, các vết thương đều liền sẹo nhất là các vết thương đã bị dò lâu năm.


Từ năm 1960 trở đi, được thu dung thương bịnh, bệnh binh ở chiến trường ra, viện đã có nhiều cải tiến giải quyết di chứng vết thương và bệnh tật trong chiến tranh, là một viện của toàn quân có nhiều chuyên khoa tổ chức kỹ thuật khá hoàn chỉnh, viện đã giải quyết nhiều di chứng rất nặng từ sọ não đến các cơ quan và phủ tạng toàn thân. Phẫu thuật cấy ghép tổ chức và tạo hình đã giải quyết được nhiều vết thương phức tạp như gẫy mất các đoạn xương lớn được ghép xương phục hồi công năng, vết thương mạch máu được ghép mạch tự thân hoặc bằng mảnh ghép nhân tạo, dùng quai Fi-la-tốp lấp những khuyết hổng lớn mà tài liệu y học thế giới cũng ít nêu. Đã tạo được hình mũi, vành tai, hố mắt, thanh quản, thực quản, bàng quang, hậu môn, dương vật, ngón tay và đã phục hồi được nhiều bộ phận chi thể bị mất. Nhiều di chứng xưa nay thường xử trí rất khó cũng đã giải quyết được như dò bàng quang, niệu đạo trực tràng, các vết thương ngực, cột sống... mở ra một đường hướng xử trí triệt để các di chứng lớn của vết thương chiến tranh. Kỹ thuật gây mê hồi sức đã phục vụ đắc lực các phẫu thuật trên, nhiều kỹ thuật gây mê, gây tê hiện đại được áp dụng như gây mê nội khí quản, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp, gây mê tĩnh mạch, gầy tê màng cứng. Kỹ thuật vô trùng khử trùng và săn sóc phục hồi sau mổ cũng phát triển đồng bộ. Về ngoại khoa thời bình đã làm các phẫu thuật lớn như nối tĩnh mạch lách thận, cắt gan, lách, cắt phổi, cắt bàng quang tiền liệt, xử trí phẫu thuật các bệnh tim, các u não và các động mạch ở những đoạn rất khó như động mạch đốt sống nửa ở trong và nửa ở ngoài sọ.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:56:25 pm
Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, viện đã nghiên cứu và đề ra được phương hướng đúng đắn có nhiều hiệu quả thiết thực trong chẩn đoán, điều trị các vết thương do bom bi và các vũ khí khác gây ra ở tất cả các chuyên khoa.


Các khoa nội kết hợp với các khoa cận lâm sàng, phi lâm sàng được khoa ngoại giúp sức, đã tích cực chẩn đoán điều trị các bệnh mạn tính và các bệnh do hậu quả của chiến tranh. Khoa truyền nhiễm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm chẩn đoán và nhiều phác đồ điều trị các bệnh sốt rét, sốt rét ác tính với các thể khó chữa. Khoa da liễu đã bám sát đơn vị giải quyết bệnh ngoài da do ruồi vàng, kiến khoang đốt và các bệnh lở loét chân. Nhiều bệnh như thiếu máu sau sốt rét, viêm gan, bệnh tim, thận, khớp, lao, viêm tắc động mạch, bệnh tâm thần thời chiến v.v... đã được chẩn đoán, điều trị với chất lượng cao bằng tây y kết hợp đông ỵ.


Nhiều kỹ thuật mới hiện đại được phát triển để bảo đảm công tác điều trị, phẫu thuật có kết quả. Một số mặt đã đạt được đỉnh cao của kỹ thuật hiện nay trên thế giới như sử dụng thận nhân tạo, chụp X quang động mạch chủ, chụp động mạch chọn lọc, chụp bạch mạch, chụp có bơm hơi động mạch não và sau phúc mạc... Khoa chẩn đoán chức phận đã sử dụng nhiều máy mới để chẩn đoán và theo dõi như điện tim, véc-tơ tim, điện tim nhiều dòng, điện não và các kỹ thuật soi trong để chẩn đoán các bệnh đường tiêu hóa. Khoa tim mạch đã sử dụng các máy tạo nhịp, khử rung tim. Khoa tai mũi họng đã đo thính lực bằng máy đo điện tử. Khoa truyền máu đã có trình độ chẩn đoán tế bào học cao, chẩn đoán các bệnh máu có bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta12 (Bệnh bạch huyết cấp thể tiền tủy bào (leucose aiguepromyélo-cytaire)) và cung cấp máu để truyền với từng thành phần riêng biệt như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương đơn thuần.


Các khoa sinh hóa, vi sinh vật, giải phẫu bệnh lý đã có nhiều sáng tạo về kỹ thuật, thỏa mãn về cơ bản các nhu cầu của các khoa ban. Việc nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh thực sự đang trở thành một khoa kỹ thuật, một mũi của ba mũi giáp công góp phần nâng cao hiệu xuất điều trị. Với tinh thần bếp là nhà, thương binh, bệnh binh là ruột thịt; với 22 chế độ ăn uống theo bệnh lý, phù hợp với khẩu vị dân tộc và một phần với quốc tế, các đồng chí ở khoa dinh dưỡng đã phát triển được ngành nghề của mình kịp với sự trưởng thành của viện.


Quá trình vừa xây dựng vừa phục vụ của viện đã từng bước đưa viện từ một bệnh viện phổ thông với một khoa đơn giản chưa có chế độ chức trách, lề lối làm việc còn du kích, trở thành một bệnh viện nhiều khoa với những chuyên khoa sâu có trình độ hiện đại, có đầy đủ chế độ chức trách, có nền nếp làm việc khoa học chính quy, hợp đồng chặt chẽ, được tín nhiệm trong toàn quân về tinh thần thái độ phục vụ và kỹ thuật chuyên môn tiên tiến.


Sự phát triển kỹ thuật của viện luôn luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Là một đơn vị có rất nhiều cán bộ kỹ thuật ở trình độ cao, lại phải thường xuyên giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật phức tạp nên Đảng bộ viện rất coi trọng giáo dục tinh thần phục vụ, quan điểm lập trường vô sản trong chuyên môn kỹ thuật. Qua nhiều lần đấu tranh nội bộ, đã xác định đươc vai trò lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật của Đảng cụ thể là của chi bộ cho nên công tác khoa học kỹ thuật của viện ngày càng phát triển đúng phương hướng, đúng quan điểm của Đảng, phù hợp với yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội.


Phòng giám định pháp y1 (Dược sĩ Hoàng Như Tố là Trưởng phòng)

Giám định pháp y là một chuyên khoa trong y học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến y học, sinh học, luật học phục vụ cho mục đích pháp lý, điều tra xét xử, phục vụ cho công lý, cho đấu tranh giai cấp. Pháp y của quân đội nhân dân Việt Nam mang tính chất của khoa học y học và tính giai cấp vô sản, dùng y học để góp phần đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp, của dân tộc. Đây là một chuyên khoa mới của nền y học nước ta.


Năm 1956, đã hình thành các hội đồng giám định pháp y đầu tiên ở các tỉnh miền Bắc. Trong quân đội, ngày 14 tháng năm năm 1962, phòng pháp y được chính thức thành lập và là cơ sở kỹ thuật trực thuộc Cục quân y. Thời gian đầu, phòng chỉ có 13 cán bộ, nhân viên và mới có ban hóa, còn các bộ phận khác như giải phẫu bệnh lý thì vẫn kết hợp với Viện 108. Tuy biên chế ít, khả năng chuyên môn có hạn nhưng phòng đã nỗ lực bắt tay ngay vào việc xây dựng và phát triển ngành theo yêu cầu của pháp chế quân đội nhân dân và y học. Đến năm 1964, phòng đã tổ chức thêm ban y và càng có nhiều nhiều khoa sâu như bộ phận hình sự, kiểm tra sinh vật, khám nghiệm tử thi và các tang vật...


Về xã hội, ngành pháp y đã được tham gia cung cấp tài liệu giám định vào việc xét xử một số vụ, việc, cụ thể là bằng các giám định y học góp phần làm sáng tỏ các sự việc về y học và luật học.

Trong chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đại biểu pháp y quân đội được tham gia vào tiểu ban vũ khí của Ủy ban điều tra tội ác đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Chúng ta đã góp phần tố cáo với thế giới về tội ác của đế quốc Mỹ đã dùng bom bi, bom xuyên, bom lân tinh... và các chất độc hóa học giết hại nhân dân ta với âm mưu diệt sinh, diệt chủng, diệt môi trường sống đối với nhân và đất nước ta.


Phục vụ cho công tác điều trị dự phòng, phòng pháp y kết hợp với các viện làm các xét nghiệm kỹ thuật, rút kinh nghiệm về các trường hợp tử vong bệnh lý, các vụ tai nạn điều trị, tính chất vết thương do các vũ khí mới của địch gây ra giúp cho việc chỉ đạo kỹ thuật điều trị của ngành quân y có cơ sở khoa học thực tế. Ngành pháp y cũng đã tham gia huấn luyện cán bộ cho ngành, cán bộ kiểm sát quân đội và của Nhà nước.


Là một ngành mới được xây dựng, phòng pháp y cũng đã nhanh chóng trưởng thành về tổ chức, về kỹ thuật. Trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được quân đội giao cho, phòng luôn luôn cải tiến công tác, học tập các ngành khác và ngành pháp y nhân dân để từng bước phát triển và xây dựng một ngành pháp y quân sự Việt Nam hoàn chỉnh.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:58:40 pm
9. Xây dựng cúc tổ chức quân y ở miền Nam, phục vụ lực lượng vũ trang tham gia đấu tranh chính trị, đồng khởi và đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. Phục vụ bộ đội hải quân, phòng không đánh thắng trận đầu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (ngày 2 và 5 tháng tám năm 1964).

Ở miền Nam Việt Nam sau những năm đấu tranh chính trị quyết liệt, cuộc đồng khởi 1959-1960 đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ phát xít Ngô Đình Diệm. Cuộc đồng khởi thắng lợi đã phát triển thành cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng, chống lại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.


Trong giai đoạn này, đối tượng tác chiến của ta là quân ngụy được trang bị và huấn luyện theo kiểu Mỹ, có cố vấn Mỹ đến cấp tiểu đoàn, trung đoàn, quận, tỉnh. Chúng tổ chức ra quân chủ lực chủ yếu là bộ binh, pháo binh và có một ít lực lượng không quân, và quân địa phương gồm bảo an, dân vệ. Hoạt động quân sự của quân ngụy là đàn áp, tiêu diệt giáo phái đối lập, phá vỡ cơ sở cách mạng của ta và dồn dân lập ấp chiến lược. Khả năng đánh phá sâu vào cơ sở hậu phương ta còn ít, tinh thần ngụy quân lại bạc nhược nên nhìn chung chúng chưa có khả năng gây cho ta những khó khăn, thiệt hại lớn.


Tổ chức quân y đầu tiên cũng bắt nguồn từ cuộc đấu tranh của nhân dân chống chế độ áp bức của Mỹ-ngụy. Năm 1954, sau khi bộ đội ta tập kết ra Bắc, một số cán bộ y tế ở lại tiếp tục trông nom sức khỏe cho nhân dân. Về sau ở những địa phương có lực lượng vũ trang, số cán bộ y tế này cũng phụ trách luôn cả về quân y lúc thường cũng như lúc chiến đấu.


a) Sự hình thành các tổ chức quân y đầu tiên trong chiến tranh đặc biệt.

Trước ngày thành lập tổ chức hậu cần ở các vùng giải phóng, tổ chức quân y trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban quân sự thuộc Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và tùy theo điều kiện phát triển của lực lượng vũ trang từng địa phương, từng khu đều đã trải qua ba thời kỳ phát triển:

- Thời kỳ do dân y phụ trách sức khỏe của nhân dân và cả lực lượng vũ trang.

- Thời kỳ kết hợp giữa dân y và quân y.

- Thời kỳ do quân y phụ trách.

Thời kỳ do dân y phụ trách sức khỏe của nhân dân và cả lực lượng vũ trang, từ khi có lực lượng vũ trang đến năm 1960.

Lúc này lực lượng vũ trang giải phóng còn ít và phân tán hoạt động chủ yếu là đánh du kích, chống càn quét nên thương binh, bệnh binh chưa nhiều. Việc bảo đảm hậu cần và riêng về quân y đều dựa vào tổ chức của nhân dân địa phương. Cán bộ y tế ở các ấp, xã đều kiêm nhiệm việc trông nom, chữa chạy cho bộ đội và khi có chiến đấu làm nhiệm vụ cấp cứu thương binh rồi chữa đển khi khỏi.


Trong thời kỳ này cơ sở y tế của ta chưa hình thành rõ rệt, chưa có tổ chức biên chế thống nhất. Địa phương nào có lực lượng vũ trang thì Mặt trận giao trách nhiệm trông nom sức khỏe cho cán bộ y tế địa phương đó hoặc anh em trong đơn vị tự tìm cách chạy chữa lẫn cho nhau. Việc tiếp tế thuốc, bông băng... dựa vào nguồn thu mua ở địa phương, vào sự ủng hộ của nhân dân. Việc đào tạo cán bộ sơ cấp như y tá, cô đỡ (nữ hộ sinh) cũng bắt đầu mở ở một số địa phương, sớm nhất là ở Nam Bộ, mỗi lớp từ năm đến bảy người phân tán trong nhân dân, học sinh đều là con em cán bộ kháng chiến hoặc cán bộ đã đi tập kết. Dần dần mới tổ chức những lớp đông hơn, quy mô lớn hơn, chương trình và thời gian gần giống ở hậu phương lớn.


Tuy tổ chức y tế của ta chưa thành hệ thống rõ rệt, cán bộ và trang bị thuốc, dụng cụ còn ít nhưng được sự đùm bọc của nhân dân nên việc bảo đảm sức khỏe cho lực lượng vũ trang, cấp cứu và điều trị thương binh, bệnh binh đã được cán bộ y tế các địa phương giải quyết phù hợp với yêu cầu chiến đấu ở quy mô còn nhỏ và với điều kiện vật chất khó khăn lúc bấy giờ.


Thời kỳ kết hợp giữa quân y và dân y. Từ năm 1961 đến 1963-1964.

Sau khi Mặt trậu dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và thống nhất lực lượng vũ trang (15-2-1961), các đơn vị ở chiến trường miền Nam ngày càng lớn mạnh, chiến đấu liên tục, quy mô ngày một lớn. Từ hình thức trung đội, đại đội trong thời kỳ bí mật đã tiến lên thành lập các tiểu đoàn, trung đoàn và các đơn vị pháo binh, liên tục đánh địch trên khắp chiến trường miền Nam.


Tổ chức quân y được củng cố dần nhưng trong một thời gian dài vẫn là tổ chức kẽt hợp giữa quân y và dân y. Lúc này theo lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, một số cán bộ y tế đã trở lại hoạt động ở chiến trường. Ở Nam Bộ từ năm 1957-1960 đã có một số bác sĩ phục vụ, ở Khu 5 từ Trị Thiên đến Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận lên đến Tây nguyên các tổ chức quân y, dân y đều phát triển và đã có bác sĩ, y sĩ phụ trách. Về tổ chức ở các khu, miền có Ban Quân Dân y trực thuộc Ban Quân sự miền hay khu, ở các tỉnh có Ban Quân Dân y tỉnh còn các huyện về sau này mới có tổ chức y tế. Các cơ sở điều trị và các phân đội kỹ thuật dần dần hình thành, ở Khu 5 có 2 bệnh xá, bệnh xá nội tuyến phục vụ các cơ quan khu và bệnh xá ngoại tuyến biên chế 50 giường có bác sĩ phụ trách làm tuyến sau cho các bệnh xá tỉnh do dân y phụ trách. Để phục vụ cho chiến đấu có hai đội phẫu thuật khu và các đội phẫu thuật của tỉnh đội. Ở Nam Bộ các bệnh xá khu, tỉnh đội, các đội phẫu thuật được tổ chức sớm hơn và quy mô tổ chức cũng thay đổi từng nơi theo yêu cầu của chiến đấu.


Quân dân y Tây Nguyên hình thành từ cuối năm do một số đồng chí cán bộ y tế ở Khu 5 tình nguyện lên chiến đấu cùng với đồng bào và lực lượng vũ trang dân tộc. Cũng từ Khu 5, quân dân y Trị Thiên đã được xây dựng sớm trong những năm 1959-1960, quân dân y cực nam Trung Bộ cũng được tổ chức để chỉ đạo trực tiếp các tỉnh ở xa.


Ở Khu 5 trong thời kỳ này, có lúc theo yêu cầu chiến đấu đã tách riêng hai tổ chức quân y và dân y, nhưng do điều kiện vùng giải phóng chưa rộng, dân chưa nhiều, tổ chức chưa thích hợp, nên sau đó đã sáp nhập trở lại và gọi là Ban y tế Khu 5.


Thời kỳ do quân y phụ trách từ năm 1963-1964 trở đi.

Năm 1963-1964, được sự giúp đỡ của hậu phương lớn, quân y và dân y miền Nam đã có những cán bộ chủ chốt để xây dựng và hoàn chỉnh hai hệ thống tổ chức quân y và dân y phục vụ quân đội ngày một phát triển và nhân dân vùng giải phóng ngày một rộng lớn.


Ở Nam Bộ trong giai đoạn này đã có những tổ chức hậu cần khu vực, ngành quân y cũng phát triển theo yêu cầu của tác chiến. Năm 1963-1964 các phòng quân y khu được thành lập, các nơi đã có một số cán bộ y, dược, khi có chiến dịch thành lập quân y tiền phương và một số đội phẫu thuật trực tiếp phục vụ chiến đấu. Ở khu vực hậu cần có ban quân y và 4 các trung đoàn, sư đoàn tổ chức quân y cũng được kiện toàn và có bác sĩ phụ trách. Về hệ thống dân y - Ban dân y miền Nam - được tổ chức đến các khu, phân khu, tỉnh, huyện, ấp, xã ở những vùng giải phóng và cả những vùng tranh chấp. Ở một số vùng xây dựng cơ sở còn khó khăn, có lúc công tác xây dựng y tế đã là mũi nhọn chính trị để tranh thủ nhân dân, đấu tranh chính trị và trên cơ sở đó củng cố dần mạng lưới y tế địa phương phục vụ cho nhân dân và lực lượng vũ trang.


Ở Khu 5, ban quân y được củng cố hoàn chỉnh dần về tổ chức và cán bộ, bệnh xá ngoại tuyến chuyển thành bệnh viện quân khu vào tháng tám năm 1965 có 150 giường. Các bệnh xá dân y các tỉnh chuyển sang quân y quản lý và đến tháng bẩy năm 1965 trở thành bệnh xá tỉnh đội. Tỉnh đội có lúc đã tổ chức hai đến ba bệnh xá làm nhiệm vụ tuyến sau cho các đơn vị địa phương và một phần cho chủ lực của khu.


Tuy đã hình thành hai hệ thống tổ chức, nhưng sự phối hợp quân y và dân y vẫn là một yêu cầu hết sức quan trọng. Sự phối hợp đó dưới hình thức Hội đồng quân dân y vẫn tồn tại và phát huy tác dụng trong phục vụ chiến đấu nhất là lúc bộ đội chủ lực tiến đánh về đồng bằng, vùng ven đô thị, trong thành phố, mà vì điều kiện chiến đấu, quân y chưa lót ổ trước được. Trong lúc chiến đấu dân y phụ trách y tế dân công hoặc cùng với quân y cứu chữa thương binh, bổ sung thuốc, bông, băng cho quân y các đơn vị. Ở hậu phương, dân y đã giúp quân y đào tạo cán bộ nhân viên y tế, sản xuất thuốc cung cấp cho quân y các loại thuốc vắc-xin, thuốc chữa rắn cắn, thuốc cao dán... về phía quân y, cũng đã góp phần tổ chức xây dựng mạng lưới y tế địa phương và cứu chữa nhân dân bị thương và ốm đau. Từ đặc điểm của chiến tranh nhân dân đã phát triển đến đỉnh cao ở miền Nam Việt Nam, sự hình thành về tổ chức cứu chữa của quân y, dân y và sự phối hợp quân y, dân y là hoàn toàn phù hợp với hình thức chiến đấu giữa ta và địch, đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu và mở rộng vùng giải phóng.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 07:59:56 pm
b) Tổ chức bảo đảm quân y trong chiến tranh đặc biệt

Tuy mới hình thành trong những điều kiện hết sức khó khăn, tổ chức quân dân y chiến trường miền Nam ngay từ đầu đã góp phần đắc lực vào việc tổ chức bảo đảm cho lực lượng vũ trang chiến đấu thắng lợi và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.


Trong những năm đầu có lực lượng vũ trang trước khi thành lập Mặt trận, việc tiếp tế thuốc và trang bị y tế cho các cơ quan quân y, dân y chưa có tổ chức phụ trách. Phần lớn thuốc đều do nhân dân ủng hộ và mua ở địa phương. Cán bộ quân y đã sưu tầm các thuốc lá, bài thuốc gia truyền của đồng bào dân tộc ít người để điều trị. Về sau khi đã có cán bộ, tổ chức dược bắt đầu xây dựng. Người dược sĩ đầu tiền ở miền Nam là dược sĩ Hồ Thu, Ủy viên Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã góp phần tích cực xây dựng ngành dược và đã trực tiếp đào tạo được 4 dược tá trong hoàn cảnh rất khó khăn. Dần dần, đội ngũ cán bộ dược đông hơn.


Ở Nam Bộ đã có 2 dược sĩ trung học, 4 dược tá và 17 nhân viên không chuyên môn vừa làm vừa học, cùng nhau xây dựng cơ sở cho ngành dược ở địa phương. Đến cuối năm 1963, đã có hai xưởng sản xuất do dược sĩ trung cấp phụ trách. Phương tiện trang bị còn rất hạn chế, cả miền chỉ có 1 chiếc cân tiểu ly. Để có phương tiện pha chế anh em trong xưởng đã cắt các chai lọ làm ống đong, phễu lọc, dùng cốc có khắc thêm vạch đo để đong, dùng thùng phuy xăng chế tạo thành dụng cụ cất nước, chế thuốc, dùng vỏ đạn làm ống dập thuốc viên và dụng cụ phẫu thuật, dựa vào dân mua sắm thuyền tán, dao cầu và nhiều dụng cụ khác. Từ hai xưởng dược đầu tiên đã tổ chức được nhiều xưởng khác trong miền.


Ở Khu 5, việc sản xuất thuốc phát triển mạnh vào năm 1962-1963, lúc đầu chủ yếu là thuốc nam và từ năm 1965 cũng sản xuất thuốc tây. Việc pha chế không những làm ở xưởng mà còn được làm ngay ở đơn vị, đằng sau bộ đội đang chiến đấu như trong các đợt hoạt động Việt An, Đèo Nhông, Ba Gia, quân y trung đoàn 1 đã pha tại Đội phẫu thuật các thuốc chiến thương cần thiết như huyết thanh, nô-vô-ca-in, ky-nin tiêm và năm 1965 tỉnh Bình Định đã tự túc 80 % nước cất.


Sự tiếp tế từ hậu phương lớn tuy mỗi ngày một nhiều, nhưng việc sản xuất tự túc tại chỗ rất quan trọng1 (Năm 1962 Đoàn 82 Nam Bộ đã sản xuất được 50.623 ống tiêm, 119.300 thuốc viên, 184 lít thuốc nước, 4.110 cuộn băng, 270 gói băng cá nhân. Năm 1963, Quân y Gia Lai tuy chưa có cán bộ dược đã sản xuất được: 307.580 viên sốt rét, 1447 lít thuốc bổ, 7,5 kg cao động vật). Bên cạnh thuốc tây, thuốc nam đã được pha chế nhiều nhất bằng các nguyên liệu địa phương như chế thuốc sốt rét bằng vỏ dền, thường sơn... các loại thuốc bổ bằng cao động vật, sâm rừng, hà thủ ô. Thuốc tê mê và các loại thuốc chiến thương nhiều khi không đủ, gây khó khăn cho việc cấp cứu thương binh. Thuốc sốt rét có lúc chỉ đủ 25% cho điều trị và 50% cho uống phòng. Nhưng với tinh thần khắc phục khó khăn cao, các cơ sở điều trị đã giải quyết được là nhờ đã dựa vào sư đoàn kết hiệp đồng quân dân y và dưa vào nhân dân.


Trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt, việc trang bị thuốc và dụng cụ còn gặp rất nhiều khó khăn, nhờ có tinh thần tự lực cánh sinh, gian khổ xây dựng ngành được nên cán bộ y tế ở chiến trường miền Nam đã xây dựng được những cơ sở sản xuất đầu tiên, tự túc được nhiều thuốc và dụng cụ bảo đảm cho dân y và quân y làm tròn nhiệm vụ cơ bản cứu chữa cho nhân dân và bộ đội.

- Trong chiến tranh đặc biệt tuy cường độ lao, động trong chiến đấu chưa lớn nhưng phải sinh hoạt công tác và tác chiến trong những hoàn cảnh khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn, khu vực đóng quân phần lớn là rừng núi nên việc giữ vững số quân bảo đảm sức khỏe để xây dựng lực lượng và chiến đấu thắng lợi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong những năm 1961 đến 1965, trung bình tỷ lệ bảo đảm số quân khỏe là trên 90% trong một thời gian dài, tỷ lệ ốm nghỉ việc hàng ngày là từ 7-10%. Sốt rét vẫn là bệnh chính trong cơ cấu bệnh tật của các lực lượng vũ trang, tỷ lệ nghỉ việc hàng ngày do sốt rét trong một số năm là từ 6-7%, về mùa mưa tỷ lệ này có cao hơn. Sốt rét ác tính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tử vong. Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nên các bệnh suy dinh dưỡng nhiều năm cũng tăng như tê phù, quáng gà, loét lưỡi. Các bệnh ngoài da ở một số đơn vị phát triển với tỷ lệ cao từ 8-12%. Các bệnh trên thường thấy ở nhiều đơn vị thồ tải hoặc bộ binh phải cơ động chiến đấu liên tục không có điều kiện cải thiện sinh hoạt, nghỉ ngơi.


Công tác chẩn đoán điều trị từ năm 1963-1964 trở đi có khá hơn. Ở Nam Bộ, hội nghị kỹ thuật bệnh viện tháng ba năm 1963 đã thống nhất được các tiêu chuẩn chủ yếu trong công tác điều trị. Từ chỗ chỉ đơn thuần dựa vào lâm sàng đã có những xét nghiệm cơ bản nên chẩn đoán chính xác hơn, trong chẩn đoán sốt rét, đã chẩn đoán phân biệt được với sốt xoắn trùng, sốt mò, thương hàn...


Tuy mới thành lập, quân y ở miền Nam cũng đã sớm tiếp thu và phát triển truyền thống hoạt động vệ sinh phòng bệnh của quân đội ta thời chống Pháp. Công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh và thực hiện 10 điều kỷ luật vệ sinh đã được thực hiện ở nhiều đơn vị. Khi chưa có màn, quân y đã vận động cán bộ chiến sĩ mua màn tự túc để chống muỗi đốt phòng sốt rét. Các biện pháp hun khói, phát quang quanh nhà ở, mặc quần dài buổi tối, lấy vải màn che miệng hầm đã được thực hiện ở các đơn vị, phổ biến là trong khu vực Biên Hòa, nơi có tỷ lệ sốt rét cao. Chế độ chiến sĩ vệ sinh đã được thực hiện sớm, có đơn vị nhiều chiến sĩ vệ sinh hoạt động tốt được tín nhiệm trong đơn vị và được coi như là người cán bộ thứ ba của tiểu đội sau tiểu đội trưởng và tiểu đội phó. Công tác tuyên truyền vệ sinh được kết hợp giữa quân y và dân y, hầu hết các tỉnh ở Khu 5 đều có đội tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, có tỉnh như Quảng Ngãi có đến ba đội. Mạng lưới vệ sinh viên được xây dựng đến các nóc, các bản, nhân dân địa phương đã giảm bớt các tập quán không hợp vệ sinh như ăn bốc, ăn thịt để lâu ngày. Năm 1964, trong chiến dịch Bình Giã đã có cuộc vận động nuôi quân phòng bệnh có tác dụng tốt bảo đảm sức khỏe cho bộ đội trong suốt cả chiến dịch, hoặc chiến dịch Ba Gia do được chuẩn bị kỹ, công tác nuôi quân phòng bệnh được bảo đảm, nên khi xuất quân tỷ lệ bảo đảm số quân lên đến 97%. Năm 1965, đã có phong trào phòng bệnh chống Mỹ ở Quảng Nam, Quảng Đà và phong trào vệ sinh Ba Tơ quật khởi ở Quảng Ngãi.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 08:00:33 pm
Năm 1965, địch bắt đầu sử dụng các chất độc hóa học, tuy chưa có kinh nghiệm phòng chống nhưng nhân dân và bộ đội đã tự túc các phương tiện phòng chống như mang che miệng, áo choàng bằng vải hay ny lông, các chai nước tiêu độc. Bằng các biện pháp thô sơ nhiều đơn vị bị giải chất độc hóa học ngay vào đội hình nhưng vẫn giải quyết được và tiếp tục chiến đấu.


- Trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt các bệnh xá, bệnh viện đều phục vụ chung cho quân đội và nhân dân. Lúc có tác chiến ở khu vực nào, cơ sở điều trị ở khu vực đó được mở rộng thêm hoặc thành lập cơ sở mới. Lúc này đối tượng tác chiến của ta là quân ngụy, vũ khí chúng xử dụng phần lớn là súng bộ binh và súng cối nên tỷ lệ vết thương do đạn thẳng và mảnh đạn là chính. Về cuối chiến tranh đặc biệt, vết thương do mảnh pháo, mảnh bom nhiều hơn nên cơ cấu vết thương cũng phức tạp hơn, bỏng nhất là bỏng do bom napan cũng bắt đầu có nhiều.


Trong bảo đảm quân y cho bộ đội chiến đấu tuy mới được tổ chức nhưng đã sớm hình thành bậc thang điều trị và kết hợp chặt chẽ với y tế nhân dân. Do yêu cầu tác chiến chưa lớn, thường là ở quy mô tiểu đoàn nên quân y trung đoàn thường phân tán thành đội phẫu thuật đi theo đơn vị chiến đấu và một bệnh xá ở phía sau. Tuyến tiểu đoàn thường được tăng cường một bộ phận phẫu thuật làm các phẫu thuật khẩn cấp. Đội phẫu thuật trung đoàn chủ yếu làm các phẫu thuật khẩn cấp và vì vận chuyển khó khăn nên phải xử trí cả các phẫu thuật tương đối hoàn chỉnh và điều trị tạm ổn định mới đưa về bệnh xá tuyến sau được. Bệnh xá trung đoàn ở phía sau nhận thương binh của các đội phẫu thuật và tiếp tục điều trị đến khi khỏi làm nhiệm vụ tuyến điều trị cuối cùng của quân khu. Công tác tải thương trong nhiều chiến dịch đã được tổ chức ngay trong nhân dân nơi có chiến sự để chuyển vận thương binh từ trung tuyến (Trạm phẫu thuật trung đoàn) về bệnh viện dã chiến hoặc bệnh viện hậu phương.


Ở tuyến tỉnh có một đội phẫu thuật lưu động do quân y quản lý và bệnh xá tỉnh, huyện, liên huyện do dân y quản lý. Tổ chức này đã phát huy tác dụng tốt trong việc cứu chữa thương binh và nhân dân bị thương khi đồng bằng chưa mở rộng, quy mô cứu chữa còn nhỏ. Như thế đã tận dụng được khả năng kỹ thuật của quân y và dân y, giải quyết được khó khăn về kinh tế (lương thực, thuốc, các phương tiện khác) vì được cấp ủy địa phương trực tiếp lãnh đạo và cũng tạo điều kiện cho quân y tập trung vào đội phẫu thuật ở tuyến trước. Do điều kiện địa hình của chiến trường miền Nam dài và có nhiều đoạn hẹp nhất là ờ Khu 5 dễ bị chia cắt, bệnh viện khu của cả quân y, dân y đều ở xa, vận chuyển khó nên trong một thời gian dài bệnh xá của tỉnh làm tuyến sau của quân y trung đoàn và tiểu đoàn là phù hợp. Với nhiệm vụ này bệnh xá tỉnh thường được tăng cường để làm được các phẫu thuật cơ bản và có khi cả phẫu thuật hoàn chỉnh và điều trị đến khỏi hoặc gần khỏi bằng cách phân tán trong nhân dân. Cũng do điều kiện phân tán, tác chiến còn ở quy mô nhỏ, việc huấn luyện cho bộ đội, nhân dân biết làm công tác cấp cứu săn sóc người bị thương rất quan trọng.


Thực hiện chủ trương đưa kỹ thuật ra tuyến trước kịp thời giải quyết thương binh nặng, đã tổ chức bệnh viện dã chiến, (chiến dịch Ba Gia Khu 5) hoặc đội phẫu thuật có chuyên viền chấn thương đi trực tiếp phục vụ một chiến dịch (chiến dịch Đồng Xoài năm 1965) và một hệ thống tải thương, thu dung tương đối hoàn chỉnh.


- Từ một số ít nhân viên dân y trưởng thành trong đấu tranh vũ trang của nhân dân, hàng ngũ chuyên môn kỹ thuật cũng phát triển nhanh chóng. Từ hậu phương lớn những người con em miền Nam đã trở về tuy rất ít song đã đặt nền móng cho việc xây dựng trường sở mở các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ.


Từ những lớp học bí mật 5, 7 học viên, đến năm 1961 trường quân y sơ học đầu tiêu ở Khu 5, ở Nam Bộ đã trở thành lập đào tạo cán bộ chung cho cả quân y và dân y nhưng do yêu cầu chiến đấu, đào tạo chủ yếu cho quân y. Trong 2 năm 1961 -1962, đã mở liên tiếp những lớp cứu thương, nha tá, dược tá, y tá, cô đỡ (nữ hộ sinh). Một yêu cầu cấp bách lúc bấy giờ là phải gấp rút bổ túc tại chỗ những anh em y tá cũ có khả năng xử trí vết thương chiến tranh, cụ thể là giải quyết các vết thương bụng, khâu lỗ thủng ruột, cắt ruột thừa, cắt cụt khẩn cấp..., không để thương binh hy sinh vì những vết thương mà ta có thể cứu chữa được. Từ khả năng cụ thể và yêu cầu thực tế lúc này, hàng ngũ cán bộ sơ căp đã là quân chủ lực của ngành quân dân y, không những số lượng đông, lại phụ trách những đơn vị cơ sở và cả đơn vị lớn vượt khả năng được đào tạo như đội trưởng phẫu thuật tỉnh đội, chủ nhiệm quân y tiểu đoàn độc lập, phụ trách dược chính tỉnh, trung đoàn...


Đến năm 1963, các trường sơ học được chuyển lên thành trường trung học, ngoài việc huấn luyện y sĩ chung, trường còn đào tạo y sĩ, y tá gây mê hồi sức, truyền máu, huấn luyện cho y sĩ về ngoại khoa chiến tranh. Đối tượng học viên đều là những người trưởng thành từ cơ sở lên nên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và đã kinh qua chiến đấu, hầu hết là đảng viên Đảng Lao Bộng Việt Nam, quá một nửa là xuất thân từ thành phần cơ bản nên tuy có nhược điểm văn hóa thấp nhưng đã học tập có kết quả, chất lượng cao rõ rệt nhất là việc xử trí thực tế các kỹ thuật do chiến tranh yêu cầu. Đội ngũ giáo viên ít lại phải kiêm nhiệm nhiều nhưng là những anh em đã trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp có kinh nghiệm phục vụ nên đã khắc phục được nhiều khó khăn về trường sở, phương tiện giảng dạy. Để giải quyết việc học tập sát với thực tế, học viên đã săn bắt được nhiều thú rừng nhất là khỉ vượn để thực tập kỹ thuật ngoại khoa.


Số cán bộ quân y các cấp được đào tạo trong chiến tranh đặc biệt đã góp phần xây dựng các tổ chức quân y, dân y ở chiến trường miền Nam trong những năm đầu của cuộc chiến tranh chống Mỹ và là cơ sở vững chắc cho việc củng cố và phát triển hệ thống tổ chức quân y, dân y trong các giai đoạn về sau.


Sau đồng khởi thắng lợi, lực lượng vũ trang ở miền Nam đã trưởng thành mau chóng, được sự giúp đỡ của ngành y tế nhân dân, tổ chức quân y qua chiến đấu và xây dựng đã phát triển từ không đến có, từ một vài cán bộ phục vụ lẻ tẻ ở các đơn vị đến chỗ đã thành một hệ thống tổ chức. Việc cứu chữa thương binh, bệnh binh đã hình thành các tổ chức điều trị và bậc thang điều trị, việc sản xuất thuốc và đào tạo cán bộ đã có cơ sở chắc chắn.


Từ phong trào đấu tranh chống Mỹ - ngụy mà ra, ngành quân y gắn bó mật thiết chặt chẽ với nền y tế nhân dân, ngày nay trong quân y đã có tổ chức riêng, nhưng sự phối hợp dân y, quân y vẫn là truyền thống tốt đẹp của nền y tế ở miền Nam. Sự tiếp tế của hậu phương lớn về mọi mặt góp phần quan trọng làm cho ngành quân y ở chiến trường miền Nam có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ trong chiến tranh đặc biệt và vững vàng đi vào phục vụ trong chiến tranh cục bộ.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Mười Hai, 2022, 08:01:04 pm
c) Phục vụ bộ đội hải quân, phòng không đánh thắng trận đầu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Ngày 2 và 5 tháng tám năm 1964, để cứu vãn thất bại của chúng trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ dựng lên "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", cho máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam. Một phân đội tuần tiễu của Hải quân ta nêu cao khí phách anh hùng đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc của Mỹ ra khỏi vùng biển của Tổ quốc. Bộ đội phòng không, hải quân, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ngay trận đầu chiến đấu với máy bay hiện đại Mỹ đã lập tức bắn rơi 8 máy bay phản lực Mỹ, bắt sống giặc lái, nêu những gương anh dũng tuyệt vời.


Trong những trận đầu thắng lợi đó, các đồng chí quân y đã góp phần tích cực phục vụ bộ đội chiến đấu. Các đơn vị phòng không 280, 271, một phân đội tuần tiễu của hải quân cùng với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đã trực tiếp chiến đấu với quân thù. Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, quán triệt tình hình nhiệm vụ và nắm được âm mưu địch, công tác bảo đảm quân y được thường xuyên kiểm tra và bổ sung. Tuy biên chế quân y ít, nhưng tất cả chiến sĩ vệ sinh các khẩu đội đều được huấn luyện 5 kỹ thuật cơ bản, băng cá nhân có từ 50 đến 100%, mỗi đại đội có cơ số cấp cứu cho số thương binh cần thiết. Cán bộ quân chính thường xuyên kiểm tra đôn đốc kế hoạch bảo đảm cấp cứu, ở các trận địa đều có hầm thương binh và hào giao thông để chuyển vận về tuyến sau. Các đồng chí quân y ở cơ sở lần đầu cấp cứu thương binh dưới bom và rốc-két đã tỏ ra dũng cảm và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Khi máy bay địch bắn phá, y tá đại đội đã bình tĩnh băng qua làn đạn, bẵng bó cho thương binh, lợi dụng giữa 2 đợt bắn phá di chuyển từ khẩu đội này sang khẩu đội khác, bảo đảm cấp cứu sớm, nhanh, cất dấu thương binh vào hầm an toàn. Đồng chí y tá của đại đội 3 Đoàn 280 đã nêu gương dũng cảm tận tình cứu chữa đồng đội. Có thương binh bị choáng nặng được chữa choáng đúng kỹ thuật, xử trí bình tĩnh kết hợp với sự chi viện kịp thời của đại đội quân y trung đoàn, nên thương binh đó đã được cứu sống. Do có chuẩn bị trước nên bộ đội đã tự cấp cứu và cấp cứu lẫn cho nhau giải quyết được nhiều trường hợp khó khăn.


Sự giúp đỡ của nhân dân và y tế địa phương, sự hợp đồng tự giác theo tiếng súng chiến đấu cùng nhau đánh thắng giặc Mỹ đã giúp cho việc giải quyết hậu quả của trận đánh được mau chóng. Nhân dân và các nhân viên y tế đã huy động thuyền, phà tiếp cận tàu chiến của hải quân ta để cấp cứu và đưa thương binh vào bờ, giúp bộ đội sửa lại hầm hào ở các trận địa để chuẩn bị cho các trận đánh tiếp.


Qua thử thách đầu tiên mặt đối mặt với quân thù, các đồng chí quân y được sự giúp đỡ của nhân dân đã phần đánh thắng trận đầu giòn giã. Lần đầu tiên trong chiến tranh chống Mỹ, Viện quân y Quân khu 4 đã thực hiện thu dung lớn trong một thời gian ngắn, rút kinh nghiệm sớm nhất về thu dung cấp cứu hàng loạt. Chúng ta cũng đã rút được nhiều kinh nghiệm trong bảo đảm quân y chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ như việc tổ chức cấp cứu ở trận địa cao xạ, cấp cứu trên tàu thuyền và đưa thương binh vào bờ, việc huấn luyện cấp cứu cho bộ đội và việc kết hợp quân y, dân y trong những điều kiện có chuẩn bị và không chuẩn bị.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:36:34 pm
10. Bảo đảm quân y trong công tác vận tải quân sự  chiến lược.

Chi viện để đồng bào miền Nam đồng khởi thắng lợi, đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ là nhiệm vụ lịch sử thiêng liêng của đồng bào miền Bắc. Đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, các chiến sĩ vận tải lại lên đường chiến đấu. Đường vận chuyển chiến lược những ngày đầu đầy gian nan nguy hiểm, với tinh thần xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước từ tháng năm năm 19591 (Đoàn Quang Trung được vinh dự lấy ngày 19-5 năm 1959 là ngày truyền thống của Đoàn) những cán bộ chiến sĩ đầu tiên của Đoàn Quang Trung đã vượt qa dốc đèo, thác ghềnh vai gùi nặng hàng, mở đường vào những nơi chưa có dấu chân người. Anh em quân y các đơn vị 301 và 70 cũng được vinh dự cùng bộ đội chia ngọt sẻ bùi, chịu đói, chịu rét trên tuyến đường vận tải. Với 2 y sĩ, 5 y tá và 3 trạm xá nhỏ, các đồng chí quân y đã phụ trách nhiều trạm đường giao thông. Hàng ngày, y tá với gùi hàng, túi thuốc trên vai hành quân theo bộ đội, khám bệnh, phát thuốc, tiêm thuốc ngay trêu đường dây. Để đảm bảo tuyệt đối bí mật che mắt địch, những người đi khai phá Trường Sơn thực hiện khẩu hiệu "Đi không dấu, nấu không khói, nói không lời". Lao động vất vả, hàng thồ trên vai có khi nặng hơn nigười chiến sĩ, đời sống sinh hoạt khó khăn nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nấu một ngày ăn ba ngày, ăn nóng ăn tươi là việc hiếm có nên bệnh đường ruột phát sinh nhiều. Mở đường vào những khu rừng hoang chưa khai phá, muỗi vắt nhiều nên sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác có tỷ lệ cao. Tuy vậy, quân y đã cùng bộ đội khắc phục mọi khó khăn để cải thiện công tác nuôi quân phòng bệnh, tìm mọi cách cải tiến trang bị tự túc thuốc. Là những y tá cứu thương đã từng lăn lộn ở chiến trường Bình Trị Thiên thời kỳ chống Pháp nên có nhiều kinh nghiệm phục vụ bộ đội, có kỹ thuật tốt và nhất là có tinh thần chiến đấu bền bỉ không lùi bước trước khó khăn. Thuốc sốt rét thiếu, một viên ký ninh phải bẻ làm 3, vỏ thường sơn, các lá đắng theo kinh nghiệm dân gian đã ngăn chặn được một phân cơn sốt, các biện pháp chống sốt rét khi chống Pháp đã được áp dụng. Lá tầm xuân, khế chua là các vị thuốc chữa lở loét chân có tác dụng tốt. Chiếc mũ tai bèo được lót thêm một lớp ni-lông ở trong để chống ngấm nước, chiếc quai ba lô được nới rộng ra đỡ chít vào ngực ảnh hưởng đến hố hấp. Chiếc gậy Trường Sơn ngày nay đã trở thành bài ca lịch sử, cũng đã góp phần thực hiện chế độ 4 tốt bảo vệ sức khỏe, lúc hành quân leo dốc, lội suối chiếc gậy giúp phòng chống tai nạn, lúc nghỉ chiếc gậy là cái cọc buộc tăng, căng màn...


Công tác ngoại khoa lúc này chưa nhiều, nhưng có lúc rất khó khăn, đã có trường hợp viêm ruột thừa được sự giúp đỡ của đơn vị bạn, các đồng chí quân y đã mổ ngay trên đường hành quân.

Chữa bệnh phục vụ nhân dân vùng dân tộc cũng là một yêu cầu thường xuyên của quân y đường dây. Đỡ đẻ, chữa bệnh trẻ em không phải là chuyên khoa của quân y nhưng anh em y sĩ, y tá đã chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo, có cháu bị kiết lỵ nặng bố mẹ đã tuyệt vọng, một đồng chí y tá đã chữa khỏi mang lại hạnh phúc cho gia đình. Có phụ nữ đẻ khó được các đồng chí quân y cứu sống mẹ tròn con vuông. Cả dân bản mừng rỡ, cảm ơn rách mạng và càng quyết tâm đi theo Mặt trận, hướng về Bok Hồ kính yêu.


Cán bộ nhân viên quân y thiếu, đường dây lại dài, liên lạc lại khó khăn. Từ đó, có các lớp cứu thương nghiệp dư, tranh thủ huấn luyện lúc nghỉ ngay trên đường hành quân. Về sau, gần hết các đồng chí cán bộ chiến sĩ của đơn vị 301 đã có trình độ cứu thương loại khá, đã có nhiều người được chuyển sang làm quân y và một số đã trở thành bác sĩ.


Từ năm 1961, yêu cầu chi viện ngày càng lớn, đường vận chuyển chiến lược ngày đêm bám lấy Trường Sơn, vươn dài đến khắp các nẻo đường của Tổ quốc, ở Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, từng lớp chiến sĩ quân y nối tiếp nhau phục vụ và chiến đấu. Hàng ngũ đã có thêm nhiều cán bộ y dược đại học, tổ chức được củng cố và phát triển. Nhiệm vụ của quân y cũng phát triển bảo đảm cho nhiều yêu cầu mới như công tác giao liên và các đơn vị hành quân, chuyển vận thương binh và bảo đảm cho bộ đội chiến đấu.


Từ các trạm thô sơ lúc đầu đã trở thành các binh trạm mang dần tính chất binh chủng hợp thành, nên yêu cầu của quân y ngày càng phức tạp. Chiến thuật bảo đảm quân y cũng được xây dựng, lúc đầu từ nguyên tắc tổ chức xây dựng mạnh hai đầu, vững hai cánh, có trọng điểm, về sau theo kinh nghiệm thực tế đã chuyển hướng bảo đảm theo trạm, theo đoàn.


Bên cạnh sức người, dần dần chúng ta đã có voi, ngựa, xe thồ, thuyền, mảng, và xe cơ giới. Được sự giúp đỡ của tuyến sau, quân y cơ sở đã bám sát các đơn vị vận tải, anh em bác sĩ, y sĩ, y tá đã cùng ăn, ngủ, ngồi trong ca-bin, trong thùng xe, trên thuyền mảng, theo dõi giờ giấc lao động mức tiêu hao năng lượng, tình hình ăn ngủ dọc đường và đã rút ra được kinh nghiệm cải thiện đời sống, bảo đảm cường độ lao động, góp phần thiết thực tăng khối lượng hàng đưa ra tuyến trước. Những chuyển biến tích cực trong công tác chống sốt rét, việc phun DDT dọc đường dây là kết quả của cả một quá trình lăn lộn, nghiên cứu về sinh thái học của các loại muỗi sốt rét ở Trường Sơn vằ chế độ lao động chiến đấu và sinh hoạt của bộ đội.


Quân y đường vận vải quân sự chiến lược từ chỗ có một số ít y sĩ, y tá cùng bộ đội mở đường Trường Sơn, đã phát triển mau chóng đặt nền móng cho một tổ chức quân y to lớn phục vụ một nhiệm vụ chiến lược lịch sử trong những năm về sau.


Mười năm tranh thủ hòa bình xây dựng chính quy hiện đại ở miền Bắc đã tạo ra nhiều khả năng mới cho phép chúng ta chuyển biến một tổ chức chưa đầy đủ, cán bộ còn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo, trình độ khoa học thấp, đơn thuần bảo đảm cho bộ binh, thành một tổ chức tương đối mạnh và hoàn chỉnh, có đội ngũ cán bộ được tăng về chất và lượng, có tư tưởng giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có quyết tâm cao, thực hành đoàn kết khá, có cơ sở vật chất tốt hơn, có trình độ kỹ thuật được nâng cao, có chế độ chức trách, điều lệnh, quy tắc thống nhất, đủ điều kiện bảo đảm cho một quân đội có nhiều quân chủng, binh chủng xây dựng và chiến đấu thắng lợi.


Ở chiến trường miền Nam, từ cuộc chiến tranh chính trị vô cùng gian khổ trong thế phát triển của cách mạng và các lực lượng vũ trang cách mạng, tổ chức quân y đã được xây dựng từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ đơn gỉan đến hoàn chỉnh dần từ một khu vực đến toàn miền, gắn bó mật thiết với ngành y tế nhân dân, lao động khoa học kỹ thuật sáng tạo và đầy dũng cảm của mình đã phục vụ ngày càng đắc lực cho các lực lượng vũ trang nhân dân xây dựng và chiến đấu thắng lợi, đặt ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu được cho việc phát triển ngành quân y trong những giai đoạn chống Mỹ cứu nước sau này.


Tất cả nhưng cố gắng đó của ngành quân y trong cả nước đã tạo ra cho chúng ta một cơ sở tinh thần, tổ chức, trình độ kỹ thuật và vật chất cần thiết để bước vào thời kỳ đỉnh cao của cuộc chống Mỹ cứu nước.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:37:59 pm
CHƯƠNG TÁM
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ, CÙNG TOÀN DÂN KIÊN TRÌ VÀ ĐẨY MẠNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, ĐÁNH BẠI MỘT BƯỚC CƠ BẢN CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH Ở MIỀN NAM VÀ BÁNH BẠI CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI Ở MIỀN BẮC

(1965-1-1973)


Năm 1965, trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân ngụy quyền, đế quốc Mỹ bị động đưa quân Mỹ vào trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Theo lời kêu gọi của Bảng và của Hồ Chủ tịch, quân và dân cả nước ta đã kiên quyết đứng lên chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà.


Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu giành thắng lợi to lớn, liên tiếp đánh bại bốn chiến lược, chiến tranh phản cách mạnh ở miền Nam và đã hai lần đánh bại chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, buộc địch phải ký kết Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội xâm lược về nước.


Ở chiến trường miền Nam, tổ chức quân y lúc này đã được triển khai ở các quân khu. Ở mỗi chiến trường đều đã xây dựng được những cơ quan và phân đội quân y tương đối hoàn chỉnh nhằm bảo đảm cho bộ đội đánh vận động tiêu diệt địch. Đây cũng là thời kỳ xây dựng năm mặt công tác nghiệp vụ, năm hệ thống tổ chức bảo đảm tuy còn đơn giản nhưng đã mang đầy đủ những yếu tố cần thiết cho yêu cầu phục vụ và phát triển sau này.


Về tổ chức và chiến thuật quân y, đây cũng là thời kỳ quân y các chiến trường giải quyết tương đối thành công các chiến thuật quân y bảo đảm cho các hình thức tác chiến vận động, phản kích, bao vây... Ở nhiều cấp chiến thuật, đặc biệt là ở cấp trung đoàn, hoàn thành việc bảo đảm cho một số trận đánh dài ngày trên một số chiến trường chủ yếu, tiền đề cho việc tổ chức bảo đảm quân y trong các chiến dịch sau này.


Năm 1966, bắt đầu thời kỳ phát triển có ý nghĩa chất lượng đối với quân y chiến trường. Lực lượng, phương tiện quân y đều được tăng cường toàn diện. Phòng quân y các quân khu được thành lập hoặc củng cố, có đầy đủ cơ cấu tổ chức có thêm đội ngũ cán bộ quân y trẻ, hăng hái, có kỹ thuật. Về mặt bảo đảm cứu chữa đã hình thành được một mạng lưới cứu chữa hợp lý trên toàn miền, bảo đảm cho bộ đội tác chiến ở đâu cũng được phục vụ. Về mặt xây dựng, quân y chiến trường cũng đã có những phương hướng xây dựng cơ bản lâu dài. Với sự nỗ lực tại chỗ, được sự chi viện ngày càng nhiều, có hiệu lực và toàn diện của hậu phương lớn, quân y chiến trường đã thực sự lớn mạnh, đủ sức bảo đảm cho những chiến dịch quy mô ngày càng mở rộng, có nhiều binh chủng tham gia.


Năm 1967, đánh dấu thời kỳ trưởng thành của quân y chiến trường trong nhiệm vụ bảo đảm cho bộ đội tác chiến trên toàn miền Nam với một đối thủ chủ yếu là lục quân Mỹ có không quân và hải quân chi viện. Chính trong thời kỳ này đã hình thành các khu vực bảo đảm hậu cần, khu vực bảo đảm quân y, một phương thức cần vụ có ý nghĩa tích cực cả về lý luận và thực tiễn.


Năm 1968 và năm 1969 là thời kỳ tiếp tục phát triển tổ chức quân y chiến trường, nâng cao chất lượng mọi mặt công tác. Tuy nhiên, năm 1969 cũng đánh dấu một năm chiến tranh rất ác liệt, các tổ chức quân y chiến trường miền Nam đã khắc phục mọi khó khăn bảo đảm quân y trong các đợt của tổng tiến công và nổi dậy và bẻ gẫy các đợi đánh phá phản kích rất dã man của địch.


Năm 1970, Mỹ làm đảo chính ở Cam-Pu-Chia. Năm 1971, Mỹ mở cuộc hành quân đường 9 Nam Lào. Quân và dân ta đã đoàn kết và phối hợp chặt chẽ với quân và dân hai nước anh em giáng cho Mỹ-ngụy những đòn đích đáng. Trong chiến dịch đường 9 Nam Lào, quân y chiến trường đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho việc phục vụ các hình thức chiến thuật vận động tấn công, chốt, vây lấn, chủ động tấn công kết hợp chốt... của một chiến dịch phản công và các hình thức chiến thuật khác trong các chiến dịch tiến công, chiến dịch tổng hợp khác trên toàn chiến trường miều Nam. Trong chiến dịch này cũng đã giải quyết thành công nhiều vấn đề phức tạp như bảo vệ sức khỏe giữ vững số quân chiến đấu cao, thu dung hết và cứu chữa có hiệu lực cao tất cả thương binh, bệnh binh.


Tháng ba năm 1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền. Tháng năm năm 1972, Mỹ đã "Mỹ hóa" trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khi chúng sử dụng tập trung một lực lượng lớn không quân và hải quân đánh phá cả hai miền Nam Bắc nước ta. Chiến thắng to lớn của quân và dân ta ở cả hai miền đã buộc Mỹ phải ký kết hiệp định Pa-ri.


Trong năm 1972 trên các chiến trường, tổ chức quân y các cấp, các đơn vị đã vươn lên và có cố gắng lớn bảo đảm quân y cho các chiến dịch lớn, cùng toàn quân góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước.


Ở chiền trường miền Bắc, ngày 7 tháng hai năm 1965, đế quốc Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại. Quân và dân ta đã đập tan bước leo thang của Mỹ từ nam vĩ tuyến 20 trở vào.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp, toàn ngành quân y đã thực hành sơ tán về nông thôn, ra dã ngoại, tổ chức lại đội hình bảo đảm, tăng cường công tác phòng tránh, giữ vững hoạt động ngày, mở rộng hoạt động đêm... là những biện pháp thiết thực giảm thương vong do oanh tạc của địch. Các cơ sở điều trị, nhà trường, kho, xưởng đều di chuyển nhanh chóng, cất dấu an toàn, khai kịp thời, bảo đảm mọi hoạt động không bị gián đoạn.


Từ cuối tháng bẩy năm 1964 và nhất là sau ngày 5 tháng tám năm 1964, các tổ chức quân y ở Quân khu 4 và một số nơi khác đã thực sự ở trong tình trạng chiến đấu. Những kinh nghiệm cấp cứu, thu dung hàng loạt qua thực tiễn chiến đấu ngày 5 tháng tám đã được phổ biến kịp thời cho các đơn vị.


Chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt, quy mô tăng dần, địch leo thang đến sát nam vĩ tuyến 20.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:38:49 pm
Tháng tư năm 1965, không quân nhân dân Việt Nam ghi chiến công đầu giòn giã, tháng bẩy năm 1965, bộ đội tên lửa ra quân đánh thắng trận đấu vẻ vang. Chiến tranh nhân dân đất đối không chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày càng mở rộng, có đủ loại hỏa lực lấy lực lượng phòng không làm nòng cốt, kết hợp với mạng lưới dày đặc bắn máy bay bằng súng bộ binh của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Tổ chức quân y kết hợp với mạng lưới y tế nhân dân đã kịp thời bảo đảm cho các lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu trong mọi nơi, mọi lúc.


Năm 1965 được đánh dấu bằng những hoạt động toàn diện của ngành, trước hết là việc chuyển sang thời chiến toàn bộ hoạt động bảo đảm thu dung cấp cứu lớn, nhưng đồng thời cũng triển khai toàn diện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như: bảo vệ sức khỏe cho bộ đội ra chiến đấu dã ngoại, thực hành mọi công tác chi viện chiến trường, triển khai huấn luyện, xây dựng quân tăng cường, triển khai các tổ chức mới bảo đảm cho việc phát triển các lực lượng pháo binh cao xạ, không quân, tên lửa, công binh, lực lượng vận tải chiến lược và các lực lượng bảo đảm giao thông khác.


Đầu năm 1966, đế quốc Mỹ điên cuồng đánh rộng ra nhiều tỉnh trên miền Bắc và các khu công nghiệp, tháng sáu năm 1966 mở đầu đánh phá Hà Nội - Hải Phòng, địch đánh phá càng lớn, Hà Nội - Hải Phòng càng chiến thắng oanh liệt. Lúc này các tổ chức quân y qua một năm rèn luyện thử thách trong chiến tranh phá hoại đã trưởng thành lên một bước và đã thu được ít nhiều kinh nghiệm phục vụ, tổ chức bảo đảm ngày càng hợp lý, chặt chẽ và có chất lượng hơn.


Ngày 17 tháng bẩy năm 1967, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi lịch sử: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Tháng bẩy năm 1966, ban hành lệnh động viên cục bộ, nhằm tăng cường lực lượng quốc phòng, đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.


Nền nếp phục vụ thời chiến đã trở thành một nếp làm việc cho toàn ngành, thúc đẩy mọi mặt hoạt động của tổ chức phát huy sức mạnh của toàn ngành. Sau khi khắc phục những khó khăn ban đầu, hầu hết các cơ sở điều trị đều đã triển khai được các phương tiện kỹ thuật kể cả những phương tiện đòi hỏi phải có trạm nguồn điện.


Năm 1967, cuộc chiến tranh diễn ra với quy mô và cường độ lớn hơn, nhưng quân và dân ta càng thêm từng trải và dày dạn trong chiến đấu cũng như trong sản xuất.

Được sự giáo dục của Đảng, được sư ủng hộ của nhân dân và quân đội, được sự giúp đỡ xây dựng với tinh thần đồng chí của ngành y tế nhân dân, với nỗ lực và quyết tâm của toàn ngành, quân y miền Bắc bước vào năm thứ ba của chiến tranh với tư thế vững vàng, với sự trưởng thành vượt bậc, với niềm tin yêu của quân đội và nhân dân.


Ngày 31 tháng bẩy năm 1967 đánh dấu một ngày vẻ vang cho toàn ngành, Hồ Chủ tịch đã gửi thư khen cán bộ và nhân viên ngành quân y trong cả nước, trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã "có nhiều cố gắng và đã lập thành tích trong việc cứu chữa thương binh, bệnh binh, giữ gìn sức khỏe cho bộ đội, cùng với ngành y tế nhân dân chế được nhiều thuốc hay, tìm được nhiều cách chữa giỏi, tham gia cứu chữa chăm sóc sức khỏe của nhân dân nơi đóng quân..."


Thư khen của Hồ Chủ tịch còn chĩ cho toàn ngành phương hướng nỗ lực để xây dựng và phát triển hơn nữa trong điều kiện có chiến tranh.

Đón thư khen của Bác Hồ, toàn ngành đã phát động một phong trào thi đua vừa có diện rộng vừa có chiều sâu.

"Học tập và làm theo thư khen của Bác Hồ", đã khiến cho công tác quân y phát triển ngày càng có ý nghĩa chất lượng. Ngày 31 tháng bẩy hàng năm được toàn nghành ghi nhớ. Hàng năm đến ngày này, một số đơn vị quân khu, quân chủng binh chủng, đã mở những đợt thi đua, mỗi hội nghị học tập thư Bác Hồ, liên hệ kiểm điểm, ghi nhận ưu điểm và cống hiến, vạch ra khuyết điểm và tồn tại, gửi thư quyết tâm thi đua lên các Đảng ủy, các Bộ tư lệnh hứa hẹn lập công để xứng đáng với sự quan tâm, săn sóc của Hồ Chủ tịch, của Đảng và của nhân dân cả nước.


Năm 1966-1967 đánh dấu những nỗ lực to lớn của toàn ngành trong nhiệm vụ rèn luyện và củng cố tổ chức, chính trị và tư tưởng. Cùng với toàn quân, ngành quân y không những phục vụ thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm chống chiến tranh phá hoại mà còn làm tốt mọi mặt công tác chi viện chiến trường, tăng cường không ngừng khả năng bảo vệ miền Bắc, nếu địch đưa chiến tranh bằng lục quân ra miền Bắc.


Qua bốn năm chiến đấu vô cùng anh dũng, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ngày 1 tháng mười một năm 1968, chính phủ Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom, đánh phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 3 tháng mười một năm 1968, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi". Trong tình hình mới, lời dạy của Hồ Chủ tịch đã trở thành mệnh lệnh của Tổ quốc với ngành quân y, bồi dưỡng thêm cho ngành tinh thần cách mạng triệt để.


Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Giôn-xơn tạm thời phải đình chỉ, nhưng bản chất âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ vẫn không thay đổi. Miền Bắc tạm thời có hòa bình và hòa bình chưa được củng cố. Đây là một thời gian rất quan trọng đề quân và dân miền Bắc tranh thủ tăng cường lực lượng quốc phòng, lực lượng kinh tế. Với tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng chiến đấu cao, ngành quân y tranh thủ thời gian thúc đẩy mọi mặt rèn luyện và củng cố.


Thời gian 1969-1971 cũng là thời gian được đánh dấu bằng những hoạt động quan trọng xây dựng ngành: Xây dựng các quy hoạch nghiệp vụ, quy hoạch phát triển tổ chức, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tổng kết một phần kinh nghiệm phục vụ và xây dựng ngành trong chiến tranh, biên soạn những vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam, tiến hành những hội nghị tổng kết chiến dịch, tổng kết chiến trường, mở những hội nghị thu hoạch các đề tài về tổng kết nghiên cứu khoa học y học quân sự, mở các lớp tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo quân y về chuyên môn, chính trị, hậu cần.


Ngày 3 tháng chín năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại qua đời, để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một bản di chúc lịch sử.

Trong đời hoạt động cách mạng vô cùng vĩ đại và cao quý của Người, Hồ Chủ tịch đã gửi cho ngành y tế và ngành quân y bốn thư vào những thời điềm lịch sử. Đây là những di sản tinh thần vô giá. Toàn ngành quân y vô cùng trân trọng những thư này, coi những thư này như kim chỉ nam cho phương hướng hành động cách mạng và cũng là những yêu cầu của Tổ quốc, của nhân dân đặt ra cho ngành quân y phải phấn đấu.


Năm 1972, năm tiến công chiến lược toàn miền Nam, trước nguy cơ thất bại thảm hại, ngày 15 tháng tư năm 1972, Ních-xơn đã phát động trở lại cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, cuộc chiến tranh Mỹ hóa trở lại, "Cuộc chiến tranh của Ních-Xơn".


Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Đảng ủy các cấp, ngành quân y đã đi vào cuộc chiến tranh này vững vàng hơn, có kinh nghiệm, hơn, phục vụ đắc lực ba nhiệm vụ chiến lược của ngành, đặc biệt là cùng toàn quân, toàn dân tiến hành một chiến dịch đất đối không lịch sử, đập tan cuộc tiến công chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ trong 12 ngày cuối năm 1972.


Sau hiệp định Pa-ri, ngành quân y đã cùng quân dân cả nước bắt tay vào muôn ngàn công việc đặt ra sau những ngày đầu có hòa bình và vững vàng tiếp tục nhiệm vụ lịch sử: Xây dựng một ngành quân y cách mạng chính quy, hiện đại trong điều kiện mới và phục vụ quân đội cùng nhân dân cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:39:45 pm
1. Xác định quyết tâm và phương hướng nhiệm vụ quân y trong tình hình mới. Xây dựng và hoàn chỉnh tổ chức quân y các chiến trường.

Bị thất bại trong chiến tranh đặc biệt, giặc Mỹ trực tiếp đưa quân ồ ạt vào, miền Nam, âm mưu trong một thời gian ngắn xâm chiếm một nửa đất nước ta. Ở trong khu căn cứ của ta, chúng tổ chức những cuộc càn quét rải chất độc hóa học, thả quân đóng dọc biên giới, bịt phá các cửa khẩu. Ở vùng giáp ranh, chúng đánh phá và xúc tát dân hòng tạo thành vành đai trắng. Trong vùng tạm chiếm ở các đô thị, chúng ra sức kìm kẹp nhân dân. Những thủ đoạn trên có ảnh hưởng đến công tác bảo đảm quân y trong thời gian đầu.


Nhưng do những thất bại nặng nề của địch và những thắng lợi của ta, mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ, lực lượng đối sánh giữa ta và địch căn bản không thay đổi. Nhân dân ta đã có những cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, có điều kiện để đánh bại mọi âm mưu trước mắt và lâu dài của địch1 (45 năm hoạt động của Đảng Lao Động Việt Nam, trang 123, nhà xuất bản Sự Thật - năm 1975). Với tinh thần cùng toàn quân, toàn dân kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào các tổ chức quân y ở chiến trường miền Nam đã mau chóng xác định quyết tâm và phương hướng trong tình hình mới là:


"Trên cơ sở quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ mới, ra sức xây dựng tổ chức quân y lớn mạnh về mọi mặt, xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, vững về chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bộ đội chiến đấu liên tục lâu dài, phục vụ cho vận động chiến và du kích chiến phát triển cao, củng cố bậc thang điều trị và các hệ thống điều trị, nâng cao kỹ thuật điều trị, hạ thấp tỷ lệ tử vong tàn phế, trả nhanh số quân về chiến đấu, đẩy mạnh sản xuất thuốc, góp phần đánh thắng âm mưu phản công của địch".


Hệ thống quân y được xây dựng từ tổ chức quân dân y trong các năm 1963-1964 được tiếp tục củng cố, hoàn chỉnh trong quá trình phát triển của chiến tranh cục bộ ở tất cả các chiến trường một cách mạnh mẽ và tương đối đồng đều, thống nhất. Từ phòng quân y quân khu đến các tổ chức cơ sơ, các phân đội kỹ thuật và các hệ thống nghiệp vụ đã hình thành rõ rệt và dần dần hoàn chỉnh.


Hệ thống chỉ huy được tăng cường biên chế và có chất lượng. Điều đặc biệt là ở tất cả các chiến trường, đã có những cán bộ quân y chủ chốt, có kinh nghiệm trên nhiều mặt công tác, có tinh thần cứu nước cao, có quyết tâm và sáng tạo lớn có khả năng hành động giỏi nên chỉ trong một thời gian ngắn đã đưa mọi mặt tổ chức và trình độ của quân y chiến trường lên phù hợp với yêu cầu tác chiến và xây dựng của quân đội, tạo ra một tiền đề rất quan trọng cho việc phát triển quân y ở chiến trường miền Nam trong những giai đoạn sau này.


Các ngành nghiệp vụ của quân y các quân khu đã có cán bộ có trình độ đại học phụ trách (bác sĩ, dược sĩ cao cấp). Từ năm 1965, các sư đoàn, trung đoàn và một số tỉnh đội đã có bác sĩ làm chủ nhiệm. Do địa hình chia cắt, tuyến tỉnh đội ở nhiều quân khu đã được xây dựng thành một đơn vị quân y hoàn chỉnh có thể chỉ đạo nghiệp vụ và làm tuyến sau trong một khu vực nhất định của quân khu. Đầu năm 1967, các tỉnh đội đã có báo sĩ làm chủ nhiệm và một số bác sĩ làm kỹ thuật. Ở Nam Bộ từ mạng lưới bảo đảm phát triển rộng khắp đã hình thành các khu vực hậu cầu, các ban quân y khu cũng được kiện toàn. Trong điều kiện địa hình và chiến đấu thuận lợi nhiều ban quân y khu vực và các phân đội kỹ thuật lớn, kho xưởng dược đã được tổ chức với quy mô khá hoàn chỉnh (Như Ban quân y Đoàn 70, 82 ở Nam Bộ).


Hệ thống vệ sinh phòng dịch được tăng cường bằng các đội và tổ vệ sinh phòng dịch. Một vài quân khu đã có cán bộ chuyên khoa cần thiết như sốt rét, truyền nhiễm. Tổ chức vệ sinh phòng dịch các khu vực, sư đoàn, tỉnh đội được thành lập. Ở Khu 5, có tổ chức thêm một đội vệ sinh phòng dịch ở phân khu nam. Hệ thống chiến sĩ vệ sinh, cơ sở quần chúng của công tác vệ sinh phòng dịch, đã hoạt động ở các đơn vị đưa dần công tác nuôi quân phòng bệnh vào nền nếp.


Hệ thống huấn luyện:

Việc đào tạo y tá, dược tá, cứu thương được phân công cho các tỉnh đội, khu vực, sư đoàn. Các trường y sĩ ở Khu 5, Nam Bộ thành lập năm 1963-1964 đã chuyển đào tạo cán bộ quân y trung học (y sĩ, dược sĩ). Các lớp dược sĩ trung cấp đầu tiên tốt nghiệp năm 1966. Ở Nam Bộ, năm 1967 đã thành lập thêm hai trường y sĩ cho các khu vực Biên Hòa và Phước Long. Phân khoa đại học quân y1 (Do đồng chí Trương Công Trung làm hiệu trưởng tại miền Đông Nam Bộ) được thành lập vào cuối năm 1965, cùng với phân khoa đại học dân y2 (Do đồng chí Trương Tấn Lập làm hiệu trưởng (quân dân y phối hợp) tại miền Tây Nam Bộ), ngành quân y miền Nam đã góp phần đào tạo hàng trăm cán bộ có trình độ đại học.


Hệ thống điều trị:

Ở các địa phương, quân y tỉnh đội sau khi đã tiếp nhận các tổ chức dân y, thì bệnh xá tỉnh và huyện hình thành tuyến điều trị cuối cùng của bộ đội địa phương, có khi cho cả bộ đội chủ lực. Khi phối hợp tác chiến quy mô các bệnh xá lúc đầu còn nhỏ từ 30 đến 50 giường sau phát triển lên 100 đến 150 giường, và được tăng cường bác sĩ phụ trách. Để phục vụ sát các đơn vị chiến đấu, mỗi tỉnh có từ một đến ba tổ, đội phẫu thuật.

Quân y sư đoàn được bổ sung một số đội điều trị của quân khu chuyển xuống. Tiểu đoàn quân y của sư đoàn phần lớn được tách thành hai bộ phận, một bộ phận làm nhiệm vụ của đội điều trị ở tuyến trước và một bộ phận triển khai thành bệnh xá ở tuyến sau làm nhiệm vụ ở hậu cứ.


Đại đội quân y trung đoàn củng tổ chức thành bệnh xá và đội phẫu thuật.

Các bệnh viện quân khu được tăng cường nhiều về cán bộ và trang bị kỹ thuật. Có bệnh viện đã có cán bộ chuyên khoa sâu về chấn thương, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật thần kinh. Các phương tiện xét nghiệm, X quang, chẩn đoán chức phận và nhiều bộ phận cận lâm sàng khác cũng được triển khai ở một số bệnh viện.


Hệ thống dược:

Các xưởng dược quân khu thành lập cuối năm 1965. Ở một số phân khu và khu vực hậu cần cũng có xưởng nhằm giải quyết nhu cầu ở địa phương. Bệnh viện quân khu, các đội điều trị và một số sư đoàn đã có dược sĩ cao cấp phụ trách. Đến năm 1967, quân y trung đoàn, tỉnh đội có dược sĩ trung cấp và ở Khu 5, một số tỉnh đã có dược sĩ cao cấp, từ dân y chuyển sang.


Quân y ở chiến trường miền Nam, trong một thời gian ngắn, đã phát triển thành một tổ chức hoàn chỉnh từ quân khu đến các cơ sở với hệ thống chỉ huy gồm nhiều cán bộ có khả năng tổ chức và chỉ huy giỏi và các hệ thống chuyên môn kỹ thuật có nhiều cán bộ có trình độ kỹ thuật cao phụ trách với các cơ sở trang bị kỹ thuật, thuốc ngày càng được tăng cường nên đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu chiến đấu của quân đội đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:41:31 pm
2. Phát triển và trưởng thành về tổ chức. Xây dựng các khu vực bảo đảm quân y. Mạng lưới cứu chữa quân dân y bảo đảm thương binh trong chiến tranh phá hoại. Quán triệt tình hình nhiệm vụ, củng cố và xây dựng các cơ quan, cơ sở quân y, thống nhất chỉ huy, giữ vững các chế độ.

Bước vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ngành quân y miền Bắc có ba nhiệm vụ chiến lược: Cùng ngành y tế nhân dân bảo đảm cho chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại, hết lòng hết sức làm nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, sẵn sàng bảo đảm cho nhiệm vụ chống địch tập kích bằng lục quân ra miền Bắc.


Trước nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang này, công tác tổ chức quân y và các mặt công tác nghiệp vụ quân y đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và toàn diện.

Hệ thống tổ chức quân y được hình thành trong kháng chiến chống Pháp, được bổ sung và hoàn chỉnh trong xây dựng hòa bình và nay lại được thử thách trong chiến tranh chống Mỹ; so với cuộc kháng chiến chống Pháp, thì cuộc chống Mỹ cứu nước có tính chất ác liệt hơn, có diện phát triển rộng hơn và có quy mô lớn hơn. Một đòi hỏi của lịch sử đặt ra cho ngành quân y là mọi nhiệm vụ phải làm tốt hơn, không ''quay lại" như cuộc kháng chiến chống Pháp, phải vừa bảo đảm vừa chỉ đạo thông suốt từ trung ương đến chiến trường.


Tổ chức quân y đã phát triển rất nhanh, trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất quân y của các lực lượng phòng không - không quân tăng 3-4 lần, của bộ đội công binh tăng 4 lần, của bộ đội thông tin tăng gần 2 lần, của bộ đội vận tải tăng hơn 7 lần. Quân y của binh chủng tên lửa được xây dựng hoàn toàn mới. Quân y của các xí nghiệp quốc phòng cùng phát triển theo nhịp độ mở rộng của quy mô sản xuất. Các cơ sở điều trị của quân y trong tám năm (1965-1972) đã tăng trên 3 lần, số giường bệnh tăng trên 2,5 lần.


Số lượng cán bộ quân y được đào tạo tại các trường sơ học, trung học và đại học quân y cũng tăng. Đến năm 1972, số cán bộ tốt nghiệp đại học tăng hơn 9 lần so với năm 1965, số cán bộ tốt nghiệp trung học tăng hơn 15 lần và số cán bộ bậc sơ học tăng hơn 14 lần.


So với cuộc kháng chiến chống Pháp, điểm nổi bật là các tổ chức bảo đảm quân y ở các nơi, các đơn vị đều được tổ chức theo một quan niệm thống nhất. Phương pháp công tác về cơ bản cũng thống nhất, tạo cho công tác quân y các điều kiện thuận lợi phát huy sức mạnh của các tổ chức. Từ thực tế chiến đấu ngành quân y đã nghiên cứu ra các hình thức tổ chức và các nguyên tắc tổ chức thích hợp.


Nguyên tắc cứu chữa thương binh theo bậc thang điều trị hình thành từ thời kỳ chống Pháp đã được vận dụng sáng tạo trong những điều kiện mới. Cũng xuất phát từ những đặc điểm của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, chúng ta lại nghiên cứu và xây dựng nguyên tắc kết hợp quân y với dân y và nguyên tắc bảo đảm quân y theo khu vực hình thành ba nguyên tắc chỉ đạo công tác quân y thời chiến.


Ngoài các tổ chức cứu chữa theo khu vực nhằm bảo đảm cứu chữa kịp thời bất cứ ở đâu, chúng ta đã xây dựng nhiều hình thức tổ chức có khả năng cơ động cao. Trong kháng chiến chống Pháp, đã có đội điều trị hành quân theo bộ đội để phục vụ trong các chiến dịch. Trong chống Mỹ, đã có thêm nhiều tổ chức phong phú hơn như các đội phẫu thuật lưu động, các tổ vệ sinh phòng dịch, tổ tiếp tế lưu động, tổ cấp cứu, tổ chuyên khoa... là những phân đội gọn, nhẹ, có chất lượng dễ bám sát bộ đội.


Hình thức bố trí các phân đội quân y bảo đảm cho chiến dịch và chiến đấu cũng được tích lũy kinh nghiệm và tổng kết lại.

Để phục vụ cho yêu cầu của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là những vấn đề cấp thiết phải giải quyết trong thời kỳ đầu của chiến tranh, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề chung cho công tác y tế phục vụ công tác quân sự địa phương và công tác bảo đảm quân y trong tác chiến bảo vệ khu vực.


Một trong những đặc điểm của thủ đoạn đánh phá của không quân Mỹ là đánh đi đánh lại nhiều lần trên một khu vực, nhất là khu vực trọng điểm. Do yêu cầu chiến đấu tại khu vực đó, nên cần triển khai các lực lượng vũ trang cần thiết để đánh trả lại địch. Tình hình đó đặt ra công tác bảo đảm hậu phương và công tác bảo đảm quân y cho các khu vực.


Trong cuộc chống Mỹ cứu nước đã xuất hiện những khả năng của việc tổ chức và sử dụng tiềm lực hậu phương tại chỗ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta với truyền thống sẵn có, với quyết tâm chiến đấu cao, đã tạo ra một sức mạnh tinh thần và vật chất cho việc tổ chức hậu phương tại chỗ. Quá trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã và đang bồi dưỡng cho nhân dân tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần chiến đấu rất cao, có tư tưởng làm chủ tập, có tổ chức chặt chẽ, có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, có cơ sở vật chất của chủ nghĩa hội ngày càng lớn mạnh trên khắp địa phương miền Bắc, là những yếu tố để tạo ra một lực lượng hậu cần nhân dân, một lực lượng rộng khắp có lãnh đạo, có tổ chức chặt chẽ ở các địa phương. Trên cơ sở hậu cần nhân dân đó đã hình thành một mạng lưới y tế rộng rãi - tổ chức cần thiết của công tác bảo đảm quân y theo khu vực.


Sự lớn mạnh của ba thứ quân, sự phát triển của nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân, tình hình phát triển của địa phương về nhân lực, vật lực, khả năng kinh tế, khả năng y tế bảo đảm cho chiến tranh nhân dân..., đều là cơ sở tinh thần vật chất cho phép thực hành nguyên tắc bảo đảm quân y theo khu vực.


Bảo đảm quân Y theo khu vực cũng là kết quả của việc thựcc hiện nguyên tắc kết hợp quân y với dân y trong các mặt bảo đảm. Nó là một bước phát triển về mặt tổ chức của việc động viên toàn dân làm công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh. Nó phát huy và tập trung mọi khả năng to lớn của ta, đồng thời cũng khắc phục được các nhược điểm như ít cơ giới, ít đường, địa hình hiểm trở, dễ bị chia cắt nhất là các tỉnh thuộc Quân khu 4. Với các khu vực đã được chuẩn bị, công tác quân y có điều kiện động viên sức người, sức của nhanh, cứu chữa nhanh, vận chuyển kịp thời.


Cùng với khả năng to lớn của tổ chức hậu cần nhân dân, khả năng của nền y tế nhân dân cũng rất lớn. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngành y tế nhân dân đã trưởng thành nhiều mặt. Đến cuối năm 1964,98% số xã ở đồng bằng, 49% số xã ở rẻo cao đã có trạm xá có y sĩ phụ trách, 97% số huyện đã có bệnh viện, bệnh xá (19% số huyện đã có bệnh viện).


Từ năm 1964 đến 1972, số bác sĩ đã tăng gần 4 lần, số y sĩ đã tăng gần 3 lần, số bệnh viện, viện điều dưỡng, bệnh xá... từ cấp huyện trở lên đã tăng gần 3 lần.

Sự hình thành mạng lưới y tế nhân dân dầy đặc, đã tạo ra một diện cứu chữa rộng khắp đã tỏ ra rất có hiệu lực trong cứu chữa thương binh trong chiến tranh phá hoại. Đến năm 1965, nhà có trang bị, tổ chức và kỹ thuật đã tương đối phát triển, một phẫn lớn các bệnh viện huyện, khu công nghiệp... đã làm được các phẫu thuật lớn, nên có tác dụng rất quan trọng trong việc cứu chữa thương binh và là một thuận lợi cho việc kết hợp quân y với dân y.


Bên cạnh mạng lưới cứu chữa của ngành y tế, mạng lưới cứu thương tải thương của dân quân tự vệ cũng được hình thành, gồm hàng vạn chiến sĩ cứu thương, tải thương tại các thôn xã, khu phố, xí nghiệp...

Do sự trưởng thành của các lực lượng y tế (quân y, dân y, y tế dân lập, tổ chức Hội chữ thập đỏ) và lực lượng quần chúng tham gia làm công tác thương binh nên đã tạo ra một lực lượng rộng khắp, có lãnh đạo, có tổ chức. Việc kết hợp quân y với dân y là biện pháp tổ chức hợp lý nhất để động viên và sử dụng sức người, sức của của nhân dân và quân đội tới mức cao nhất, có hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quân y, thể hiện việc quán triệt quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng trong ngành quân y về mặt tổ chức lực lượng, với mạng lưới cứu chữa, với lực lượng cấp cứu tải thương như vậy, nên công tác cứu chữa thương binh, trong mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiệu địa dư, thời tiết... vẫn bảo đảm được liên tục kịp thời.


Thời kỳ này cũng là một quá trình liên tục quán triệt tình hình nhiệm vụ, cảnh giác trước âm mưu của định, nhận thức đúng đắn đặc điểm, tính chất thả đoạn chiến tranh leo thang phá hoại của địch, sáng suốt bình tĩnh trong chủ trương kế hoạch, khẩn trương trong hành động. Đây là những yêu cầu cơ bản mà ngành quân y đã thực hiện được nhằm chuyển biến mọi tổ chức cửa ngành không những trong thời kỳ đầu của chiến tranh phá hoại mà còn được thực hành tốt trong toàn bộ tiến trình của chiến tranh.


Về mặt tổ chức, chúng ta cũng đã phấn đấu để chuẩn bị được tốt nhất về sức người, sức của, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển quân đội, đặc biệt là những lực lượng có nhiệm vụ trực tiep chiến đấu và bảo đảm chiến đấu trong chiến tranh, các lực lượng chi viện cho chiến trường và các lực lượng phòng thủ.


Việc xây dựng, củng cố và rèn luyện, các cơ quan, cơ sở quân y ở tất cả các cấp được tăng cường về tổ chức, về lề lối tác phong và thực hành phân cấp quản lý nhằm làm cho các tổ chức quân y ở tất cả các cấp có khả năng chủ động và có quyền hạn giải quyết kịp thời các yêu cầu cấp bách do thời chiến đặt ra.


Các hệ thống tổ chức vẫn giữ được sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới, các chế độ quản lý, tình hình kiểm tra đôn đốc, báo cáo sơ kết, tổng kết, các hội nghị chuyên đề hoặc toàn ngành..., được chấp hành tương đối đều kỳ. Nhờ nắm chắc khâu xây dựng chính trị tư tưởng là cơ bản nhất, tập trung làm tốt khâu tổ chức chỉ huy nên không những công tác tổ chức và chiến thuật quân ý có những bước phát triển mới, mà còn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy 5 mặt công tác nghiệp vụ của ngành phát huy sức mạnh tổng hợp được nhịp nhàng và cân đối.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:51:13 pm
3. Xây dựng lý luận các mặt công tác nghiệp vụ của ngành. Công tác tổng kết nghiên cứu khoa học. Phát triển của một số lĩnh vực y học quân sự.

Trong các năm 1969-1970, Cục quân y đã biên soạn lài liệu "Mấy vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam"1 (Tài liệu này xuất bân tháng 1 năm 1971). Đây là một tài liệu mang tính chất tồng kết, đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất của công tác phục vụ và xây dựng ngành.


Ngành quân y là một trong những ngành phục vụ có sớm nhất trong quân đội. Ngay từ khi ra đời, ngành quân y đã được xây dựng theo quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng: Ngành quân y của nhân dân lao động thực chất là của công nông, mang bản chất của giai cấp công nhân, do chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Ngành quân y lại được phục vụ xây dựng đường theo lối chiến tranh nhân dân của Đảng nên ngành quân y cũng là ngành quân y của chiến tranh nhân dân.


Từ rất sớm trong xây dựng ngành quân y, chúng ta đã khẳng định điều này, thực tiễn của cuộc chống Mỹ lại một nữa khẳng định tính chất đúng đắn này.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, lấy xây dựng về chính trị và tư tưởng là cơ bản nhất, nhằm xây dựng ngành quân y trước hết phải là ngành quân y cách mạng là vấn đề nguyên tắc có ý nghĩa thường xuyên quyết định nhất đối với mọi bước trưởng thành của ngành quân y trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước cũng như toàn bộ quá trình phát triển của ngành trước đây.


Thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước cho thấy để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong ngành quân y, sau khi đã quán triệt quyết tâm chiến lược của Đảng về nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, vấn đề quan trọng nhất là cần làm quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng trong công tác quân y cho mọi người, mọi tổ chức của ngành. Những quan điểm đó căn bản đã được cụ thể hóa trong hai nhiệm vụ cơ bản của ngành và năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng.


Nhiệm vụ cơ bản thứ nhất là "Sử dụng mọi biện pháp y học để tích cực tham, gia vào việc bảo vệ bồi dưỡng sức khỏe, nâng cao sức bền bỉ dẻo dai, nhằm giữ vững số quân chiến đấu trong mọi tình huống" nói lên yêu cầu tích cực và chủ động để phấn đấu giữ vững sức khỏe, bảo đảm số quân chiến đấu cao nhất trong mọi tình huống. Đây là một yêu cầu thường xuyên của quân đội luôn luôn đòi hỏi đạt mức độ ngày một cao.


Nhiệm vụ cơ bản thứ hai là "Tiến hành cứu chữa thương binh, bệnh binh, tăng mức bổ sung số quân về chiến đấu tromg một thời gian ngắn, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tàn phế để tăng cường khả năng lao động và sản xuất cho thương binh, bệnh binh, hết sức phấn đấu giảm tử vong", nói lên yêu cầu phải cứu chữa tốt nhất, bổ sung số quân về chiến đấu nhanh nhất, nhiều nhất và hết sức giảm tử vong tàn phế đến mức thấp nhất.


Nội dung của hai nhiệm vụ cơ bản phản ánh hai mặt công tác của ngành quân y đối với hai tình trạng chủ yếu của sức khỏe con người: tình trạng sinh lý và tình trạng bệnh lý, nhưng cả hai đều nhằm mục đích là bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe, góp phần nâng cao sức chiến đấu của quân đội. Hai nhiệm vụ có liên quan chặt chẽ với nhau, phối hợp và thúc đẩy lẫn nhau.


Nước ta đất không rộng, người không đông, chiến đấu với một kẻ địch có tiềm lực kinh tế quân sự lớn, có dân số cao. Nước ta lại đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ vừa chiến đấu chống Mỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc huy động nhân tài, vật lực nhất thiết phải ưu tiên cho tiền tuyến, nhưng vẫu phải bảo đảm quy luật cân đối giữa hai nhiệm vụ này. Vì vậy, để bảo đảm chiến đấu và chiến thắng kẻ địch, biện pháp tích cực và chủ động nhất vẫn là phấn đấu giữ vững số quân chiến đấu ở tiền tuyến tới mức cao nhăt.


Do đó, việc thực hành tốt hai nhiệm vụ cơ bản cũng chính là quán triệt ý nghĩa chiến lược của việc bảo đảm số quân chiến đấu, góp phần chấp hành tốt phương châm đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, lấy ít thắng nhiều, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa chiến đấu và xây dựng, giữa tiền tuyến và hậu phương, giữa số lượng và chất lượng.


Hai nhiệm vụ cơ bản chính là mục tiêu chính trị của ngành và quá trình trưởng thành của ngành quân y trong cuộc chống Mỹ cứu nước cũng là quá trình phấn đấu hoàn thành tốt hai nhiệm vụ cơ bản của ngành theo phương hướng của năm phương châm y học cách mạng (Năm phương châm y học cách mạng đã được đề ra từ Hội nghị quân y lần thứ 14 (năm 1959). Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, các phương châm này đã được bổ sung về nội dung và thay đổi về đầu đề của các phương châm, xin xem tài liệu Hội nghị quân y lần thứ 14 và cuốn "Mấy vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam).


Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, những phương châm này là nội dung suy nghĩ và hành động của toàn ngành và cũng từ thực tế phục vụ và chiến đấu xây dựng nội dung các phương châm cũng được bổ sung phong phú và sâu sắc.


Với phương châm "Phục vụ quân đội, phục vụ thương binh, bệnh binh không điều kiện", ngành quân y đã luôn luôn trung thành với Đảng, với quân đội, với nhân dân; luôn luôn dũng cảm hy sinh, tận tụy; luôn luôn thực hành đoàn kết rộng rãi, phát huy đầy đủ trí tuệ tập thể; sáng tạo trong thực hành tổ chức, trong chuyên môn khoa học kỹ thuật; đem hết khả năng cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe quân đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Phương châm dự phòng trong y học, yêu cầu phải quán triệt quan điểm dự phòng trên cả năm mặt công tác nghiệp vụ của ngành, làm cho mọi người, mọi tổ chức quân y đều hướng vào việc phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của thời chiến đối với sức khỏe bộ đội. Thực hiện tốt phương châm dự phòng cũng chính là thực hiện tốt tư tưởng chủ động tiến công, liên tục tiến công trên mặt trận bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Phương châm toàn diện trong điều trị nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp và toàn diện của ngành trong nhiệm vụ cứu chữa. Coi trọng việc cải tiến kỹ thuật điều trị, làm tốt khâu nuôi dưỡng và công tác chính trị là những biện pháp tổng hợp, đồng bộ giúp cho ngành quân y đạt các chỉ tiêu về thu dung điều trị, trả nhanh số quân về chiến đấu, hạ thấp tỷ lệ tử vong và tàn phế.


Phương châm kết hợp y học hiện đại với y học dân tộc biểu hiện được ba tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng của Đảng đã đặt ra cho việc xây dựng các ngành khoa học kỹ thuật. Nước ta có hai nền y học hiện đại và y học dân tộc đều được chính thức công nhận. Việc kết hợp hai nền y học đó là hoàn toàn cần thiết, nhằm xây dựng một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa có đầy đủ ba tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng. Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, ở chiến trường và hậu phương, ngành quân y đã tìm được nhiều vị thuốc hay, những phương pháp chữa bệnh dân tộc góp phần vào công tác điều trị và nghiên cứu khoa học.


Phương châm căn kiệm xày dựng ngành không ngừng phản ánh quy luật phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc quản lý trong một ngành chuyên môn khoa học kỹ thuật mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc phấn đấu cao nhất cho sức khỏe của thương binh, bệnh binh và bộ đội.


Cũng từ thực tiễn xây dựng và chiến đấu từ khi thành lập ngành, từ những kinh nghiệm trong chống Mỹ cứu nước, công tác tổ chức chiến thuật đã tổng kết được 3 nguyên tắc bảo đảm quân y thời chiến1 (Xem điểm 1 cùng chương) và 5 mặt công tác nghiệp vụ quân y2 (Xem cuốn "Mấy vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam". 5 mặt công tác nghiệp vụ là: - Công tác vệ sinh phòng dịch. - Công tác điều trị dự phòng. - Công tác bảo đảm thuốc và dụng cụ quân y. - Công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học. - Công tác ổS chức chiến thuật quân y).


Lần đầu tiên ngành quân y đã có một tài liệu bàn đến những nội dung cơ bản của ngành một cách tương đối hoàn chỉnh như: Quá trình phát triển tổ chức ngành quân y, nhiệm vụ, phương châm, nguyên tắc chỉ đạo công tác quân y và các mặt công tác nghiệp vụ quân y. Đây là một tài liệu giáo khoa mang tính chất tổng kết phục vụ công tác học tập nghiên cứu của cán bộ nhân viên quân y, đặc biệt là dùng cho cán bộ lãnh đạo. Tuy còn những thiếu sót cần tiếp tục bổ sung, nhưng cũng đánh dấu kết quả của nhiều năm xây dựng ngành về mặt lý luận. Nó là tài liệu đầu tay mà cán bộ, nhân viên quân y tìm được những hướng dẫn cơ bản trong công tác phục vụ bộ đội.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:56:13 pm
Công tác nghiên cứu khoa học cũng phát triển toàn diện và ngày có nền nếp. Ngay từ các năm 1965-1966, theo chỉ thị của Tổng cục Hậu cần, Hội đồng khoa học kỹ thuật quân y đã được thành lập với chức năng tư vấn cho toàn ngành phát triển công tác tổng kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật y học quân sự. Tiếp đó các quân khu, quân chủng, binh chủng, bệnh viện, các tổ chức quân y khác đều lần lượt thành lập hội đồng khoa học kỹ thuật cấp mình. Phương hướng nhiệm vụ chung của công tác tổng kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật là tập trung vào những nội dung phục vụ cho chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu phục vụ cho chiến trường, về cụ thể, các đề tài nghiên cứu phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng các mặt công tác nghiệp vụ, làm gọn từng vấn đề và ứng dụng được ngay.


Nhờ có phương hướng đúng, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp, tinh thần mạnh dạn sáng tạo nên đã thu hoạch được một khối lượng đề tài lớn, có chất lượng tốt, hàng nghìn báo cáo, công trình tổng kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã được báo cáo trước các hội nghị thu hoạch của các cấp, gần 500 công trình, báo cáo được phát biểu rộng rãi trên nội san của ngành, trong các kỷ yế công trình, trong các sách chuyên đề và trong các ấn phẩm khác.


Về tổ chức chiến thuật quân y, ngoài nội dung về mấy vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam, còn có các vấn đề phục vụ cho công tác quân sự địa phương tác chiến bảo vệ khu vực, công tác bảo đảm quân y cho các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn bộ binh trong một số hình thức chiến thuật phổ biến, công tác bảo đảm quân y cho một số binh chủng, công tác thu dung thương binh trong chiến tranh phá hoại của bệnh viện, bảo đảm quân y cho các đơn vị tác chiến ở trọng điểm và nghiên cứu bảo đảm quân y cho các hình thức tác chiến mới.


Về mặt tổ chức, chúng ta oiĩng đã tổng kết kinh nghiệm và xây dựng các yêu cầu cơ bản cho các loại hình thức tổ chức phân đội quân y, đặc biệt là đã hướng vào các công tác nghiên cứu quy hoạch tổ chức, quy hoạch phát triển kỹ thuật, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công tác quản lý bệnh viện.


Phần lớn những đề tài này đã được đưa vào huấn luyện hoặc triển khai trong xây dựng ngành.

Việc nghiên cứu các cơ số quân y phục vụ cho chiến đấu, chiến thuật, chiến dịch cũng được thường xuyên bổ sung và trên thực tiễn đã chỉ đạo chặt chẽ công tác tiếp tế quân y từng thời kỳ của chiến tranh.

Về vệ sinh quân đội có các đề tài bảo đảm vệ sinh cho bộ đội cao xạ, bộ đội ra-đa, bộ đội tên lửa, vệ sinh binh chủng cho người lái máy bay, lái xe tăng, lái xe hơi, vệ sinh xí nghiệp quốc phòng, vệ sinh cho quân tăng cường, vệ sinh dã ngoại, các công trình điều tra môi trường và sinh lý lao động quân sự...


Về phòng dịch quân sự, đã tập trung nhiều vào các đề tài khoa học về sốt rét: điều tra các bản lưu hành bệnh sốt rét, lâm sàng và điều trị sốt rét thường và sốt rét ác tính, các biện pháp diệt muỗi chống đốt bằng các phương tiện hiện đại và thô sơ, biện pháp phòng sốt rét tổng hợp. Cùng với các công trình tương ứng của quân y ở chiến trường miền Nam, các công trình này đã phát huy tác dụng tích cực trong nhiệm vụ phòng và chống sốt rét trong quân đội và đã góp phần giữ vững số quân chiến đấu. Trong phòng dịch quân sự ngành quân y đã đi theo phương hướng tìm những kỹ thuật chẩn đoán nhanh, phát hiện sớm, áp dụng dễ dàng, ngành quân y cũng đã thành công trong phương pháp phát hiện và phòng chống sốt mò, giun xoắn đầu tiên ở nước ta. Chúng ta cũng đã mạnh dạn áp dụng và phát triển cách chẩn đoán bệnh cúm, sử dụng nhiều loại vác-xin tiêm trong da, áp dụng nghiên cứu kháng nguyên chết, tiếp tục nghiên cứu chẩn đoán bệnh dịch tối nguy hiểm.


Về ngoại khoa dã chiến ngoài những chuyên đề làm thường xuyên như nghiên cứu cơ cấu thương tổn, tác dụng sát thương của các loại vũ khí địch... chúng ta cũng đã thu được nhiều kinh nghiệm giải quyết vết thương chiến tranh nóng, giải quyết các di chứng vết thương chiến tranh. Đối với các di chứng vết thương chiến tranh, nhiều cơ sở đã và đang giải quyết nhanh hơn và có chất lượng cao hơn so với sau khi chống Pháp. Các bệnh viện tuyến sau đã có khả năng giải quyết được những di chưng vết thương chiến tranh hiện có. Ở các trung tâm, chúng ta đã có thêm kinh nghiệm về phẫu thuật thần kinh, áp-xe não, di chứng vết thương mạch máu, các vết thương cần đến phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình (ghép xương, điều trị viêm tủy-xương, thủ thuật thay thỉ khớp), cải tiến phương tiện điều trị chấn thương và chỉnh hình cho phù hợp với người Việt Nam. Từ năm 1969-1970, Viện quân y 109 đã được xây dựng thành một bệnh viện chấn thương chỉnh hình, tập trung được nhiều kinh nghiệm về chấn thương của quân y Việt Nam trong 30 năm phục vụ kết hợp với thành tựu khoa học tiên tiến của các nước anh em và thế giới.


Năm 1974, Viện quân y 41 (Quân khu 4) đã tự làm được một dụng cụ chỉnh ngoài để điều trị gẫy xương1 (Đã được giáo sư Tôn Thất Tùng công nhận) và Viện 109 mấy năm gần đây đã có nhiều thành công mới trong việc phát triển kỹ thuật chấn thương chỉnh hình2 (thành công trong việc làm lại ngón   tay cái từ các ngón tay khác và làm được cọc ép răng ngược chiều để chỉnh hình xương). Về phẫu thuật tạo hình, đã làm được tạo hình hậu môn, dương vật, thực quản, chuyển các ngón tay khác thành ngón tay cái...


Về ngoại khoa thời bình, một số viện đã có nhiều tiến bộ trong việc giải quyết các u tụy, u trung thất, cắt phổi, cắt gan, mổ tim... thực hành thận nhân tạo, điều trị dãn bể thận, châm tê để mổ.

Công tác gây mê, hồi sức, cấp cứu đã phát huy tác dụng tích cực trong cấp cứu ngoại khoa, nội khoa, đã thực hành được phần lớn các phương pháp gây mê, gây gây tê hiện dùng trên thế giới. Các khoa cận lâm sàng như X quang, sinh hóa, truyền máu, hóa nghiệm, chẩn đoán chức phận, vi sinh vật, lý liệu, dinh dưỡng... Cũng đã có nhiều tiến bộ đáp ứng tốt các yêu cầu của các khoa lâm sàng.


Đặc biệt Trường đại học quân y đã nghiên cứu dùng các biện pháp chẩn đoán và chữa bệnh mới như dùng các đồng vị phóng xạ (Cr15, Fe 59, I 131...) dùng các thiết bị hiện đại như kính hiển vi huỳnh quang để chẩn đoán mầm bệnh, sử dụng các kỹ thuật mới như kỹ thuật quang phổ, kỹ thuật điện di miễn dịch, kỹ thuật huỳnh quang miễn dịch...


Về nội khoa, chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là đối với các bệnh mạn tính trong quân đội. Tuy nhiên, công tác chẩn đoán và điều trị đã có những bước phát triển tốt như đã quan tâm đến các bệnh tim mạch, sơ mỡ động mạch, huyết áp cao, các bệnh gan mật... đã thực hành được các thủ thuật soi dạ dầy, soi ổ bụng... Đối với các bệnh cấp tính và truyền nhiễm khác, các tuyến cũng đã thu được nhiều kinh nghiệm và giải quyết đã có nhiều kết quả.


Về tiếp tế quân y, ngoài việc nghiên cứu bao gói theo yêu cầu của cơ số quy định, đã chú trong nghiên cứu các phương tiện dùng trong dã ngoại theo thiết kế Việt Nam và sử dụng trong hoàn cảnh Việt Nam các thiết bị điện tử, bán dẫn, thiết bị theo dõi tự động..., về thuốc chữa bệnh, khoa dược Trường đại học quân y đã nghiên cứu thành công một loại thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm: cao AD73. Nhờ bôi cao này, không còn phải băng các vết loét bằng lớp băng hay cao phân tử, mỗi khi thay băng gây nhiều đau đớn cho người bị bỏng. Bôi cao AD73 huyết tương không bị mất, vết bỏng mau chóng lên da.


Việc điều tra cây thuốc và bào chế một số thuốc nam, nghiên cứu cải tiến pha chế và kiểm nghiệm dã ngoại, nghiên cứu về xây dựng ngành dược trong quân đội vẫn được tiến hành.


Về hóa học quân sự nhiều đơn vị đã kết hợp với khoa độc học Trường đại học quân y nghiên cứu chuyển từ phòng chống C.S, chất độc trừ sâu diệt cỏ trong mục đích quân sự, phòng chống chất độc thần kinh, chất độc tâm thần...


Về kết hợp Đông y Tây y, từ sau Hội nghị quân y lần thứ, việc kết hợp đông y và tây y đã được đẩy mạnh trong ngành quân y. Năm 1962, Hội nghị kết hợp đông y, tây y lần thứ nhất được tổ chức tại Viện quân y 7 đã có tác dụng nâng cao nhận thức của ngành, đưa phong trào kết hợp đông y, tây y lên một bước. Sau đó nhiều quân khu như Việt Bắc, Quân khu 4... đều tổ chức các hội nghị hướng dẫn các đơn vị triển khai cụ thể.


Hội nghị kết hợp đông y, tây y lần thứ 2 họp tại Viện quân y quân chủng phòng không - không quân (tháng năm 1974) đã xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ phát triển kết hợp đông y, tây y. Và Hội nghị kết hợp đông y, tây y lần thứ 3 họp tại Viện quân y 108 (tháng năm 1975) là hội nghị bàn về kỹ thuật chữa bệnh, phòng bệnh đông y và tây y kết hợp.


Những hướng dẫn về đông y, tây y kết hợp đã thúc đẩy ngành quân y vận dụng có kết quả phương châm y học cách mạng này vào các mặt công tác của ngành như điều trị, phòng bệnh, sân xuất thuốc...

Công tác tổng kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân y luôn nhằm đúng vào các yêu cầu phục vụ quân đội chiến đấu và xây dựng, giải quyết các khó khăn đặt ra trong quá trình thực hành 5 mặt công tác nghiệp vụ, đã có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nâng cao mọi mặt công tác của ngành.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:57:53 pm
4. Những thu hoạch tập trung ở chiến trường miền Nam về bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, bệnh binh, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y và huấn luyện nghiên cứu khoa học.

Trong chiến tranh cục bộ, lực lượng vũ trang đã phát triển nhanh chóng và trưởng thành toàn diện. Ngành quân y đã nỗ lực vươn lên làm tròn nhiệm vụ phục vụ bộ đội chiến đấu thắng lợi trong những điều kiện chưa từng có trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của ta.


Trên mặt trận bảo vệ sức khỏe, quân y ở chiến trường miền Nam đã vượt qua một đoạn đường dài đầy khó khăn gian khổ đưa khoa học kỹ thuật đi sâu vào chiến trường, chiến đấu, nghiên cứu, điều tra những yếu tố độc hại đến sức chiến đấu của bộ đội, lần lượt giải quyết thành công một số vấn đề cơ bản và chủ yếu của nhiệm vụ này.


Yêu cầu chiến đấu đòi hỏi quân đội ta phải có sức khỏe tốt, có sức bền bỉ dẻo dai để có thể hành quân xa, mang vác nặng, chiến đấu liên tục dài ngày, thích ứng nhanh chóng với mọi địa hình thời tiết, hoàn thành đầy đủ mọi yêu cầu của các động tác chiến đấu.


Thành công nổi bật của quân y trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước là đã triển khai được các biện pháp tổ chức, các biện pháp kỹ thuật có hiệu lực bảo vệ cho quân đội, không để xẩy ra một vụ dịch nào lớn có ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội, mặc dù trong thế trận cài răng lược tại các vùng địch tạm chiếm các bệnh dịch tối nguy hiểm như dịch tả, dịch hạch vẫn thường xẩy ra1 (Năm 1966 ở Sơn Tịnh Khu 5, vùng địch tạm chiếm có 400 người bị dịch hạch. Nhờ công tác phòng chống, bao vây nên bệnh không xẩy ra trong quân đội). Bằng các biện pháp thô sơ kết hợp với hiện đại, giáo dục kết hợp với tổ chức quần chúng, kết hợp với kỹ thuật, lực lượng vũ trang không những luôn luôn có "một dự trữ miễn dịch cao" mà còn tổ chức được một cuộc sống lành mạnh và tương đối vệ sinh trong những điều kiện rất khắc nghiệt của thiên nhiên và rất ác liệt của chiến tranh. Điều này có liên hệ mật thiết với sư trưởng thành của nền y tế nhân dân, đến chế độ ưu việt của vùng giải phóng và đã là một bảo đảm vững chắc cho việc thực hành này.


Chiến trường miền Nam chủ yếu là chiến trường rừng núi, quanh năm lưu hành bệnh sốt rét. Trong một thời gian dài bệnh sốt rét đã có tác động không nhỏ đến sức chiến đấu của quân đội. Nhìn chung về phòng và chống sốt rét ở miền Nam là nơi tập trung nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật: mùa sốt rét kéo dài gần như cả năm, ký sinh trùng sốt rét đã kháng thuốc, các loại muỗi trú trong nhà và trú ngoài trời kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau làm cho việc lây truyền càng mạnh, liên tục, kéo dài và việc chống muỗi khó khăn thêm.


Chiến đấu trên mặt trận phòng và chống sốt rét cũng là một cuộc chiến đấu bắt đầu ngay từ khi thành lập quân y ở chiến trường miền Nam, là một cuộc chiến đấu kéo dài nhiều năm trong một lĩnh vực thiêu nhiên và xã hội rất phức tạp, lại tiến hành trong thời chiến nên khó khăn và gian khổ lại tăng lên gấp bội.


Với nhiệt tình cách mạng cao, với trình độ khoa học kỹ thuật về phòng và chống sốt rét tốt, quân y ở miền Nam đã lần lượt giải quyết có kết quả một số nội dung trong yếu của vấn đề sốt rét.

Kế thừa kinh nghiệm phòng chống sốt rét thời kỳ chống Pháp, từ thực tế chiến trường và bệnh tật ở miền Nam chúng ta đã tổng kết năm biện pháp tổng hợp phòng chống sốt rét1 (1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chống sốt rét. 2. Diệt muỗi chống đốt. 3. Uống thuốc phòng hoặc uống điều trị dự phòng. 4. Cải thiện ăn uống và cải tạo hoàn cảnh. 5. Phát hiện sớm điều trị kịp thời, toàn diện, triệt để). Nhiêu đội nghiên cứu phòng chống sốt rét đã đi đến tất cả các chiến trường miền Nam trong nhiều năm. Đây là những đội công tác có những chuyên viên, kỹ thuật viên về các ngành ký sinh trùng, truyền nhiễm, sốt rét, xét nghiệm, dược lý, tổ chức... đã kết hợp với đông đảo nhân dân, bộ đội, quân y ở chiến trường, tiến hành những cuộc điều tra, thử nghiệm có hệ thống và toàn diện trên nhiều lĩnh vực phòng và chống sốt rét. Nhờ những hoạt động kiên trì, liên tục và tích cực như vậy nên đã đạt được những kết quả tốt trong việc hạn chế tác hại của bệnh sốt rét đến sức chiến đấu của quân đội.    


Qua từng năm, tỷ lệ phát bệnh sốt rét, tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính đã được giảm dần (tỷ lệ phát bệnh sốt rét ở Nam Bộ đã giảm được 6%, ở Trị Thiên giảm được 4%, ở các chiến trường khác giảm được từ 8 đến 10%, tỷ lệ chết do sốt rét ác tính so với bệnh nhân mắc sốt rét ác tính từ năm 1970 đến năm 1972 đã giảm được 13% ở Nam Bộ). Bộ đội ngày càng được bảo vệ tốt hơn trong phòng và chống sốt rét, tỷ lệ số quân khỏe chiến đấu ngày một nâng lên (nhìn chung các chiến trường đã nâng lên từ 4 đến 8%). Nhờ có chủ trương đúng, biện pháp tốt, phương tiện có hiệu lực nên hoàn toàn có cơ sở để khẳng định là chúng ta có điều kiện để hạn chế bệnh sốt rét đến mức thấp nhất. Viêc phun DDT trên một số vùng là một cố gắng rất lớn của các tổ chức quân y cơ sở, của ngành vận tải quân sự và của đông đảo cán bộ, chiến sĩ đã góp phần mang từng túi nhỏ DDT đến chiến trường. Đây cũng là một đóng góp kỹ thuật có tác dụng quan trọng hạn chế mức độ lây truyền của sốt rét và cũng là một sáng tạo kỹ thuật phun thuốc đối với các loại muỗi trú ngoài trời, mà tập quán sinh hoạt rất khác các loại muỗi trú trong nhà.


Nuôi quân phòng bệnh giữ vững số quân chiến đấu luôn luôn là mối quan tâm của các đơn vị. Ở Nam Bộ, ở Khu 5 và ở các chiến trường khác, đều có phong trào đẩy mạnh công tác nuôi quân phòng bệnh, từng thời kỳ có các đợt nuôi dưỡng, điều trị đột kích nhằm trả nhanh số quân khỏe cho chiến đấu. Trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, sử dụng rộng rãi chiến tranh hóa học nhằm hủy diệt thảm thực vật trong hoàn cảnh kinh tế còn nghèo của vùng giải phóng mới được xây dựng, nguồn chi viện của hậu phương tuy rất lớn nhưng yêu cầu phát triển của quân đội cũng ngày một cao, vấn đề nuôi quân giỏi hơn bao giờ hết lại đặt ra những yêu cầu thường xuyên và gay gắt. Vấn đề rất lớn đặt ra là làm sao bảo đảm cho bộ đội được nuôi dưỡng theo yêu cầu của số lượng và chất lượng cần thiết. Dưới sự lãnh đạo của ngành hậu cần chiến trường, gắn bó với ngành quân nhu, ngành quân y đã sử dụng tốt các nguồn chi viện, tự lực tăng gia sản xuất, tích cực thu mua, kiếm hái... đóng góp phần thiết thực giải quyết dinh dưỡng và bệnh suy dinh dưỡng cho bộ đội.


Sốt rét và suy dinh dưỡng là hai bệnh có liên quan mật thiết với nhau. Nhận thức rõ một yêu cầu quan trọng là phải kết hợp nuôi quân và phòng bệnh, tham gia đẩy mạnh công tác nuôi quân làm cơ sở chủ yếu cho công tác phòng bệnh, ngoài việc tham gia tích cực vào nhiệm vụ xây dựng hậu cần tại chỗ cải tiến ăn uống, các phân đội quân y còn khai thác các loại thuốc có giá trị dinh dưỡng cao (cao động vật, mật ong, tổng hợp vi-ta-min B12, sản xuất viên dinh dưỡng bằng men vi sinh vật...) góp phần cụ thể vào giải quyết khó khăn.


Các đơn vị cũng đặc biệt quan tâm và nghiên cứu cách giải quyết những ảnh hưởng của lao động quân sự trong các loại hành quân chiến đấu, các hành động chiến đấu cụ thể của quân đội. Nổi bật lên của nội dung này là những cuộc hành quân nổi tiếng, dài ngày vượt Trường Sơn của quân đội ta.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 07:59:30 pm
Chúng ta cùng với bộ đội đã lần lượt giải quyết có kết quả việc bảo vệ sức khỏe cho các binh chủng hiện đại chiến đấu trong các hoàn cảnh phức tạp, trong mùa khô và mùa mưa, góp phần xây dựng cho bộ đội một nếp sống lành mạnh, khoa học trên chiến trường. Đó là những phương thức và biện pháp giải quyết thực sự Việt Nam, phù hợp với con người chiến sĩ Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu chiến đấu và chiến thuật Việt Nam. Quân y ở chiến trường miền Nam đã chứng minh cụ thể ý nghĩa thực tiễn của yêu cầu ra sức cải tạo nuôi dưỡng rèn luyện đề thích ứng đi đôi với bảo vệ sức khỏe và nuôi dưỡng hợp lý là cách giải quyết đúng đắn đề duy trì và phát triển sức khỏe của quân đội.


Trong nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh, chúng ta thực hành ba nguyên tắc bảo đảm cứu chữa1 (Ba nguyên tắc bảo đảm cứu chữa: 1. Cứu chữa theo bậc thang điều trị thời chiến. 2. Bảo đảm quân y khu vực. 3. Kết hợp quân y với dân y trong các mặt công tác) thương binh, bệnh binh thời chiến, đã thu dung cứu chữa kịp thời, có chất lượng, thu dung cứu chữa hết một khối lượng lớn thương binh, bệnh binh kết quả tất yếu của những đợt chiến đấu dài ngày liên tục.


Trong chiến tranh cục bộ, đối tượng tác chiến của quân đội là quân Mỹ-ngụy và chư hầu, quỵ mô chiến đấu ngày càng lớn, số lượng thương binh, bệnh binh cao hơn, cơ cấu vết thương và bệnh tật cũng phức tạp hơn trong chiến tranh đặt biệt. Nhưng nhờ có tổ chức bậc thang điều trị thích hợp theo tuyến kết hợp với điều trị theo khu vực nên đã giải quyết được một số lớn thương hinh, bệnh binh. Tổ chức cứu chữa phát triển nhanh gồm nhiều bệnh viện, bệnh xá, đội điều trị, đội phẫu thuật của cả quân y, dân y với hàng nghìn giường nằm được bố trí hợp lý trên các chiến trường, tạo thành một mạng lưới cứu chữa rộng khắp, bảo đảm cho bộ đội tác chiến ở đâu cũng được cứu chữa kip thời, thực hành được yêu cầu: Ở đâu có thương binh, bệnh binh, ở đó có cứu chữa tốt.


Với sự nỗ lực bản thân của các tổ chức quân y, được sự chi viện to lớn của hậu phương lớn, các cơ sở cứu chữa đã phát triển từ đơn giản đến hoàn chỉnh, có các kỹ thuật nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa cần thiết, có khả năng sử dụng những phương tiện chẩn đoán xét nghiệm, thăm dò, phương tiện cứu chữa hiện đại. Ở các khu vực chiến thuật và chiến dịch, quân y đã có khả năng giải quyết tốt các phẫu thuật khẩn cấp và phẫu thuật cơ bản, ở một số khu vực đã có khả năng giải quyết tốt các phẫu thuật chuyên khoa như Tây Nguyên, Nam Bộ, Trị Thiên... Trong các trận đánh lớn để đưa kỹ thuật ra phía trước, nhiều chuyên viên chấn thương, phẫu thuật thần kinh đã trực tiếp giải quyết một số phẫu thuật cơ bản ngay ở tuyến đội điều trị.


Các đơn vị coi trọng việc cứu chữa thương binh ở hỏa tuyến. Ngoài việc huấn luyện thường xuyên, liên tục kỹ thuật tự cấp cứu, quân y đã cùng toàn thể bộ đội phát huy dũng cảm cướp cứu thương binh, phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong ở hỏa tuyển.


Tổ chức các đại đội quân y trung đoàn, tiểu đoàn quân y sư đoàn cũng được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu chiến đấu, thường tổ chức thành các bệnh xá ở phía sau và các đội phẫu thuật ở tuyến trước. Các bệnh xá tỉnh đội được tổ chức thành một hệ thống bố trí sẵn ở các khu vực, cơ động trong phạm vi khu vực quy định, làm tuyến sau cho bộ đội địa phương và nhiều khi cho cả bộ đội chủ lực tác chiến ở địa phương. Các bệnh xá dân y, các trạm y tế xã cũng góp phần lớn vào công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh. Một điều phổ biến của các tuyến do điều kiện vận chuyển khó khăn nên phải luôn luôn phấn đấu làm nhiệm vụ kỹ thuật trên một cấp, vì vậy việc đưa kỹ thuật ra tuyến trước, tăng cường phẫu thuật viên cho các tuyến trung đoàn, tỉnh đội là một việc cấp thiết ờ nhiều chiến trường.


Qua thực tiễn cứu chữa thương binh, bệnh binh, chúng ta đã chú ý điều tra các quy luật sử dụng vũ khí của địch, các thủ đoạn đánh phá, các hình thái thương tổn, các mức độ tổn thương các quy luật phát sinh phát triển bệnh tật. Những điều tra đó được phản ánh khá đầy đủ trên các bảng cơ cấu vết thương chiến tranh, các bản cơ cấu bệnh tật của các trận chiến đấu, của các chiến dịch và của từng binh chủng. Từ cơ sở điều tra khách quan đó, các đơn vị đã biết tập trung những cố gắng về tổ chức và kỹ thuật vào những khâu then chốt, nhờ vậy đã lần lượt giải quyết thành công nhiều vấn đề khó khăn phức tạp do chiến tranh đặt ra đối với nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Về cứu chữa nội khoa, tỷ lệ tử vong bệnh binh so với tổng số bệnh binh đã giảm được 1,43 % qua 3 năm từ 1970 đến 1972.

Chúng ta đã quan tâm đến các việc điều trị toàn diện, rất coi trọng việc cứu chữa thương binh, bệnh binh nặng, đồng thời chú ý giải quyết tốt thương binh, bệnh nhẹ. Việc quan tâm giải quyết thương binh nhẹ và các vếl thương phần mềm đã trả nhanh được số quân về chiến đấu. Ở nhiều nơi đã tổ chức các đợt điều trị đột kích như phẫu thuật khâu da và cơ muộn, ghép và cấy da, kết hợp với việc nuôi dưỡng, liệu pháp vận động và lý liệu. Do những cố gắng đó ngay trong khu vực chiến thuật, nhiều phân đội quân y đã trả được 25% thương binh và 10% bệnh binh về chiến đấu, trong khu vực chiến dịch cũng đã trả được 50% thương binh và 80% bệnh binh về chiến đấu. Đây là kết quả tập trung nhất, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cơ bản là cứu chữa thương binh, bệnh binh tố. trả nhanh số quân về chiến đấu, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tàn phế, hết sức phấn đấu giảm tử vong.


Về kỹ thuật cụ thể, so với cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta cũng đạt được những tiến bộ đáng kể trong cách giải quyết choáng chấn thương, các vết thương phức hợp, các vết thương sọ não, phần mềm, các bọc phồng mạch máu, các chứng bỏng buốt thần binh, bỏng..., giảm được ngày điều trị trung bình, giảm được tử vong, tàn phế. Về nội khoa đã giải quyết nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh sốt rét, soắn trùng, sốt mò, viêm gan, các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng... Đặc biệt là các kỹ thuật cấp cứu và hồi sức đã được phát triển ở các tuyến phải xử trí khẩn cấp, các tuyến này ngày một nắm vững kỹ thuật hơn, ngày càng được trang bị tương đối đủ và tốt hơn nên đã góp phần tích cực vào kết quả cứu chữa chung.


Chúng ta bước đầu thu được kinh nghiệm về phòng và chữa nhiễm độc hóa học.

Các cơ sở điều trị đều chú ý việc rèn luyện thể lực phục hồi công năng cho thương binh, bệnh binh nhằm nhanh chóng khôi phục khả năng lao động, khả năng chiến đấu cho bộ đội. Tại các khu vực đều tổ chức các khu thương binh nhẹ, các đoàn an dưỡng, điều dưỡng phục vụ thương binh, bệnh binh trước khi về chiến đấu. Trong những tổ chức này, bộ đội vừa nghỉ ngơi, vừa tham gia lao động sản xuất hợp với sức khỏe vừa rèn luyện thể lực và chức năng vận động.


Nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh trong thời chiến là một nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp, khẩn trương đòi hỏi ở ngành quân y phải có một tổ chức đúng, một kỹ thuật ngày càng hiện đại thì mới giải quyết được. Trước nhu cầu cứu chữa rất cấp bách của chiến đấu, trong một thời gian ngắn, chúng ta đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu lớn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về tổ chức và kỹ thuật cũng được nghiên cứu giải quyết tốt hơn như hoàn chỉnh các biện pháp bảo đảm quân y trong chiến đấu, tăng cường kỹ thuật ngoại khoa, nội khoa thời chiến và giải quyết khâu vệ sinh phụ nữ, bệnh lý phụ khoa của các quân nhân gái.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 08:00:41 pm
Trong nhiệm, vụ bảo đảm cơ sở vật tư kỹ thuật. Chiến tranh kéo dài và ngày càng mở rộng về quy mô và cường độ, lượng thương binh, bệnh binh lớn luôn luôn đòi hỏi phải có một cơ sở tiếp tế thuốc, trang bị, máy cần thiết cho việc phòng bệnh và cứu chữa cho quân đội.


Công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật quân y chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khách quan thường xuyên tác động, chúng ta đã cố gắng hết sức mình nhằm tạo ra được một chân hàng vững chắc, tương đối đồng bộ trên các chiến trường nhằm đáp ứng được những nhu cầu chủ yếu nhất của chỉến tranh. Dù cho địch bao vây, phong tỏa rất ngặt nghèo, đánh phá quyết liệt đường chi viện và các cơ sở dự trữ của quân y, các tổ chức dược chính của chiến trường đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y đủ và tốt hơn.


Về tổ chức, các chiến trường đều xây dựng các kho dự trữ, kho cấp phát, ở các quân khu đều có các kho đầu mối, kho trung chuyển. Mạng lưới kho tàng được bố trí hợp lý trên các trục đường và tiếp cận các hướng của chiến trường, tạo điều kiện cho quân y đơn vị rút ngắn thời gian khi đi lĩnh.


Nhiều chiến trường đã đẩy mạnh việc tự sản xuất lấy thuốc và trang bị, khối lượng vật tư giải quyết được tại chỗ của nhiều quân khu lên đến 60% so với khối lượng cần dùng. Nhiều xưởng được đã thành lập từ năm 1964-1965 không những sản xuất được mà còn có tác dụng chỉ đạo công tác pha chế ở tuyến dưới. Ở Nam Bộ, được sự giúp đỡ của hậu phương lớn, từ năm 1968 đã từng bước thành lập một xưởng dược tương đối hoàn chỉnh có đủ cán bộ kỹ thuật và nhiều trang bị, máy cho pha chế, đóng gói, kiểm nghiệm thuốc. Ngoài các nguyên liệu pha chế được chi viện, các địa phương đã tự túc được nhiều dược liệu và thuốc ta đã được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh mạn tính và một số bệnh chuyên khoa.


Tại tất cả các trạm quân y trung đoàn, sư đoàn, tỉnh đội, bệnh viện... đều có tổ hay ban bào chế bảo đảm được các nhu cầu về thuốc uống, dịch truyền, thuốc dùng ngoài... giảm rất nhiều yêu cầu vận chuyển, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể tại chỗ được kịp thời. Ở Khu 5 đã phân cấp pha chế1 (Căp 1: Các trung đoàn chủ lực, bệnh xá loại B, đội điều trị, tiểu đoàn quân y các sư đoàn, trường học, có dược sĩ trung cấp. Cấp 2: Bệnh viện khu vực, bệnh xá loại A, có dược sĩ cao cãp. Cấp 3: Các xưởng dược bệnh viện quân khu) cho các đơn vị, quy định rõ phạm vi, mức độ pha chế bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật theo từng tuyến.


Quy mô sản xuất và sửa chữa của các xưởng chủ yếu còn là thủ công, nhưng ở một số nơi đã bắt đầu sản xuất một phần cơ khí. Nhiều chiến trường đã đẩy mạnh công tác sản xuất, pha chế. Quân y Tây Nguyên pha chế thuốc năm 1972 tăng 233% so vớí năm 1971, quân y Nam Bộ vượt 120% kế hoạch sản xuất năm 1972, quân y Khu 5 tự lúc thuốc tại chỗ hàng năm được 60% số thuốc cần dùng. Bằng các dược liệu địa phương, quân y Nam Bộ đã giải quyết được 49 mặt hàng, quân y Tây Nguyên giải quyết được 20 mặt hàng. Đáng chú ý là các chiến trường đã sản xuất được cồn, nhiều mặt hàng quý như cao động vật, cao dạ cầm chữa viêm dạ dầy, thiên niên kiện chữa thấp khớp, sử dụng tốt kháng sinh thực vật lân-tô-uyn. Các xưởng dược đã sản xuất được nhiều mặt hàng thủy tinh như tửu kế 100 độ, phễu, ống đo, cốc chân, và nồi hấp, nồi cất nước dùng trong dã ngoại.


Sự chi viện của hậu phương lớn ngày càng được tăng cường hơn, đồng bộ hơn không những cung cấp cho chiến trường những mặt hàng rất quan trọng mà còn tạo điều kiện cho sản xuất pha chế tại chỗ phát triển nhanh chóng. Cùng với chi viện của hậu phương lớn kết hợp với bốn biện pháp tạo chân hàng, quân y chiến trường miền Nam không những bảo đảm ngày một tốt hơn đối với các mặt hàng chủ yếu nhất là thuốc chiến thương, thuốc phòng dịch, bông băng, thuốc sốt rét, thuốc chữa một số bệnh mạn tính, một số thuốc bổ... mà còn bảo đảm được phần lớn trang bị phẫu thuật ngoại khoa như máy gây mê, máy X quang lưu động, máy ghi điện tim, xét nghiệm lưu động, đèn mổ quay tay, các trạm nguồn điện dã ngoại... phát huy tác dụng tốt trong phục vụ chiến đấu và chiến thuật.


Trong điều kiện rất khó khăn của chiến trường, các chế độ dược chính đã được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, công tác kiểm nghiệm thuốc đã được bắt đầu tuy còn đơn giản, góp phần tích cực vào việc sử dụng thuốc được an toàn và có chất lượng. Nhiều nơi như ở miền Đông Nam Bộ đã nghiên cứu xây dựng được các cơ số thuốc cho các tuyến có tác dụng chỉ đạo sản xuất, vận chuyển, cấp phát, sử dụng có kế hoạch.


Trong thế hậu phương chung của chiến trường ngày càng vững chắc và ổn định, công tác tiếp tế thuốc và trang bị quân y chẳng những đã bảo đảm được yêu cầu trước mắt mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâu dài nhiệm vụ tiếp tế quân y ở chiến trường.


Trong nhiệm vụ huấn luyện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Quân y ở chiến trường miền Nam rất coi trọng  rác huấn luyện và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Mặc dù đòi hỏi trước mắt cấp bách và khó khăn như thế nào, ở các chiến trường vẫn dành ra một lực lượng đáng kể đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp. Nhờ kết hợp thích đáng giữa yêu cầu phục vụ trước mắt và xây dựng lâu dài cho ngành, nên các quân khu đã tương đối giành được chủ động trong việc cung cấp đội ngũ cán bộ của mình cho nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng ngành.


Trong chiến tranh đặc biệt các trường đào tạo y tá, dược tá, y sĩ đã được thành lập, trong giai đoạn mới đã được củng cố và mở rộng thêm. Mặc dù kiến thức chưa đầy đủ và nếu so với chương trình có hệ thống và toàn diện thì còn nhiều chỗ thiếu hụt, nhưng do thực hành dạy và học có trọng điểm tập trung phần lớn thời gian vào huấn luyện những vấn đề then chốt nhất như phòng và chống sốt rét, bệnh truyền nhiễm, vệ sinh dịch tễ, các kỹ thuật hộ lý bệnh viện, sử dụng thuốc thông thường... nên nhân viên quân y cơ sở đã có thể thực hành được những nhiệm vụ cấp bách nhất. Từ năm 1965, trước yêu căn phải mở rộng đội ngũ cán bộ, các sư đoàn, các tỉnh đội, các bệnh viện khu vực tự đào tạo lấy y tá, dược tá. Nhiều trường y sĩ đã được thành lập thêm, một sỗ quân khu như miền Đông Nam Bộ có đến ba trường y sĩ. Chiến trường Nam Bộ đã đào tạo được cán bộ quân y có trình độ đại học. Phân khoa đại học quân y miền Nam được thành lập ngày 22 tháng mười hai năm 19651 (Phân khoa đại học quân y Nam Bộ được thành lập trên cơ sở Trường quân y sĩ đã có từ tháng bẩy năm 1961 tại chiến khu B (Tay Ninh). Bên cuối năm 1965, trường tách làm hai, trường đào tạo y sĩ giao cho hậu cần Đoàn 82 và phân khoa đại học do Cục Hậu cần miên Đông Nam Bộ quản lý) tại miền Đông Nam Bộ, nhằm bổ túc cho các y sĩ lâu năm thành bác sĩ. Trong hoàn cảnh khó khăn với khẩu hiệu "Vừa xây dựng trường lớp, vừa học tập và phục vụ chiến đấu", giáo viên và học viên đã tạo nên được một cơ sở huấn luyện ban đầu có nền nếp, nội dung học tập tuy có trọng điểm nhưng vẫn chú ý đến toàn diện, lấy thực hành ở buồng bệnh, buồng mổ, ở đội phẫu thuật là cơ bản để tạo cho học viên một năng lực phù hợp với yêu cầu của chiến đấu. Vì vậy, trong vài năm, phân khoa đã đào tạo được hàng trăm bác sĩ phụ trách các đội phẫu thuật, đội điều trị, chủ nhiệm quân y trung đoàn và tỉnh đội, kết hợp với phân khoa đại học dân y Nam Bộ đã đào tạo được mấy chục dược sĩ cao cấp và một số cán bộ chuyên khoa có trình độ đại học về tai mũi họng, răng, mắt.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 15 Tháng Mười Hai, 2022, 08:01:20 pm
Bên cạnh việc đào tạo cán bộ tại chỗ, đã tổ chức kèm cặp, rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu được nhiều cán bộ y dược trẻ, một số đông là con em miền Nam tập kết ra Bắc đã được học tập có hệ thống. Qua một thời gian phục vụ quân đội, số anh chị em này đã trưởng thành mau chóng, có người đã được tặng thưởng danh hiệu anh hùng, là nguồn cán bộ đầy triền vọng của ngành.


Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của chiến đấu ngày một cao, không những phải có nhân viên kỹ thuật cho sự phát triển của quân đội, mà còn phải có đủ nhân viên thay thế cho những tổn thất do chiến tranh đặt ra, nên vấn đề có một đội ngũ đủ về số lượng và có một chất lượng phù hợp là rất cấp thiết. Đồng thời phải giải quyết thỏa đáng mối liên quan giữa sõ lượng và chất lượng. Đây là những vấn đề phức tạp và khó khăn đã được lần lượt giải quyết có kết quả bằng những đợt tập huấn ngắn ngày nhằm bổ sung những hiểu biết cơ bản và hệ thống của quá trình đào tạo có trọng điểm chưa cho phép thực hiện.


Cho đến năm 1972, số cán bộ có trình độ đại học y dược của chiến trường Nam Bộ đào tạo được tại chỗ đã gấp 8 lần số cán bộ có trình độ đại học trong phạm vi cả nước khi kết thúc chiến tranh chống Pháp. Số cán bộ có trình độ đại học y, dược có đến năm 1972 của cả chiến trường miền Nam đã gấp 200 lần số cán bộ tương ứng khi kết thúc chiến tranh chống Pháp trên cả nước. Với đội ngũ cán bộ y dược trung và sơ cấp được đào tạo ở chiến trường và được chi viện của hậu phương, nhìn chung đã có một lượng cần thiết và một lực lượng thay thế. Và ở một vài quân khu đã đạt được một tỷ lệ phục vụ như sau: một bác sĩ phục vụ khoảng 650 cán bộ, chiến sĩ, một y sĩ phục vụ khoảng 150 cán bộ, chiến sĩ; một sư đoàn có từ 7 đến 10 bác sĩ, một bệnh xá loại A có 2 bác sĩ. Đối với cán bộ dược thì cứ 7 bác sĩ có 1 dược sĩ cao cấp và 3 dược sĩ trung cấp.


Nhờ có một đội ngũ cán bộ đông đảo, có chất lượng chính trị tốt, có trình độ tổ chức, nắm được các khoa học kỹ thuật cần thiết, đồng thời lại nắm vững khâu thường xuyên huấn luyện nên về cơ bản đội ngũ quân y đã đáp ứng được yêu cầu chiến đấu và xây dựng của bộ đội.


Trong điều kiện rất khó khăn của chiến trường ở một 80 đơn vị nhất là ở các tuyến sư đoàn, bệnh viện, trường học đã tiến hành công tác tổng kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân y và đã thu được những kết quả có giá trị thực tiễn. Nhiều chiến trường đã tổ chức tưưng đối đều các hội nghị tổng kết khoa học kỹ thuật, thành lập được các hội đồng khoa học kỹ thuật (Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu 5, Trị Thiên...) giúp cho việc thúc đẩy phát triển của diện và điểm nghiên cứu tổng kết và đã thu được kết quả ban đầu. Quân y Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu 5 đã có nhiều thu hoạch về mặt này, từ những công trình tổng kết khoa học đã tuyển lựa những đề tài có giá trị xuất bản thành các tập kỷ yếu công trình khoa học của chiến trường phát hành rộng rãi và trao đồi kinh nghiệm học tập với quân y miền Bắc. Các chủ đề nghiên cứu đều hướng vào giải quyết khó khăn của chiến trường, chiến đấu, vào điền tra cơ bản các yếu tố có độc hại đến lao động quân sự và lao động chiến đấu của quân đội. Một số đề tài khác đã hướng vào việc sử dụng thuốc ta, về cả¡ tiến trang bị, cơ số ở chiến trường và đáng chú ý là những đề tài tổng kết các hình thức bảo đảm quân y trong chiến thuật, chiến dịch, các đề tài về tổ chức, về ngoại khoa dã chiến, về vệ sinh dịch tễ quân sự. Trên thực tế chiến trường và giường bệnh, với tinh thần chăm học, chăm làm nên mọi mặt khả năng bảo đảm quân y cũng ngày một nâng cao và mở rộng.


Về tổ chức chiến thuật đó là các công trình tổng kết về bảo đảm quân y cho các yêu cầu chiến thuật vận động, tấn công, tập kích, phục kích, vây lấn, chốt, vận động tấn công kết hợp chốt... của các chiến dịch tấn công, phản công, phòng ngự, tổng hợp; các chiến thuật bảo đảm cho bộ đội đặc biệl tinh nhuệ, cho binh chủng thiết giáp, cho bộ đội lái xe. Ngoài ra, cũng có những đề tài nghiên cứu nhiều năm về cơ số thuốc, cơ số trang bị cho cá nhân, cho tiểu đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, bệnh viện, đội điều trị, bệnh xá... Những cơ số này cũng luôn luôn được bổ sung và hoàn chỉnh theo với sự phát triển của chiến thuật quân y.


Về vệ sinh quân đội có các đề tài về vệ sinh trong chiến đấu, vệ sinh hầm hào, vệ sinh trận địa, tẩy uế chiến trường, vệ sinh hành quân đường dài... Về phòng dịch đáng kể nhất là các công trình điều tra tình hình lưu hành bệnh sốt rét, tình hình muỗi độc, mức độ kháng DDT, các chiến thuật diệt muỗi bằng thuốc hóa học và các phương tiện khác, điều trị và chống sốt rét tái phát, tình hình kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét... Đây là những công trình hoàn chỉnh tiến hành trên nhiều chiến trường trong nhiều năm liên tục, có lực lượng bộ đội, lực lượng quân y và y tế tham gia, có chỉ đạo khoa học của các chuyên viên dịch tễ học, truyền nhiễm bệnh học, sốt rét học, dược lý học... từ những công trình nghiên cứu tích cực này, quân y các đơn vị đã lần lượt hạ thấp được tỷ lệ mắc sốt rét, tỷ lệ sốt rét ác tính, tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính, góp phần giữ vững số quân chiến đấu.


Về ngoại khoa dã chiến, có các chuyên đề về cơ cấu thương tổn, về các vết thương phần mềm, khớp, sọ não, bỏng, choáng..., các chuyên đề về tổn thương do các loại vũ khí của địch gây ra như bom bi, mìn díp, mìn lá, thủy lôi.


Về nội khoa dã chiến có các công trình tổng kết về cácc bệnh truyền nhiễm, sốt xoắn trùng, sốt mò, viêm gan truyền nhiễm, lỵ trực trùng. Đáng chú ý là những công trình chống bệnh thiếu dinh dưỡng, công trình khôi phục sức khỏe cho thương binh, bệnh binh tại các khu vực hậu cứ.


Về tiếp tế quân y, đặc biệt là đã tổng kết và xây dựng các cơ số thuốc chiến thương, thuốc nội khoa, thuốc an dưỡng... nhằm giải quyết các yêu cầu gọn, nhẹ dễ cơ động, đã thiết kế các dụng cụ dùng trong gây mề hồi sức, đèn mổ, nồi cất, nồi hấp dã ngoại; đối với các loại máy hiện đại đã đúc kết được kinh nghiệm trong việc sử dụng các trang bị có nguồn điện, các thiết bị điện tử, bán dẫn... Ngoài ra, còn có một số chuyên đề về dùng thuốc ta chữa bệnh mạn tính, công trình nghiên cứu về kháng sinh thực vật...


Về hóa học quân sự, đã tiến hành những điều tra về tác hại của chất độc CS, chất độc trừ sâu diệt cỏ dùng trong mục đích quân sự, các phương tiện phòng tránh ứng dụng, các chất ứng dụng chống hóa học.

Về kỹ thuật cận lâm sàng đã thiết kế kính hiển vi lưu động nhẹ, máy điện di cải tiến, giấy chuẩn độ pH và u-rê...

Thực tiễn của công tác tổng kết khoa học kỹ thuật quân y của các chiến trường cho thấy các vấn đề nghiên cứu tổng kết đều nhằm đúng hai nhiệm vụ cơ bản của ngành, đã đi theo hướng giải quyết những yêu cầu của lao động quân sự, của chiến đấu nên đã thúc đấy và nâng cao mọi mặt công tác bảo đảm quân y ở chiến trường.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 08:53:11 pm
5. Những thu hoạch tập trung ở chiến trường miền Bắc về bảo vệ sức khỏe, cứu chữa thương binh, bệnh binh, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y và huấn luyện cán bộ.

Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho quân đội trong thời kỳ này là bảo đảm cho các đơn vị có một sức bền bỉ dẻ, hành quân xa, mang vác nặng, chiến đấu liên tục và dài ngày, thích ứng nhanh chóng với mọi địa hình thời tiết.


Trong quân đội thành phần thanh niên ngày một đông, tuy có sức khỏe tốt, nhưng sức bền bỉ dẻo dai chưa vững chắc, số chiến sĩ gái tham gia phục vụ quân đội ngày càng nhiều, công tác bảo vệ sức khỏe có thêm một số yêu cầu riêng, về cán bộ tuy đã được rèn luyện nhiều, nhưng sức khỏe có bị giảm sút, bệnh mạn tính còn nhiều nhất là ở số cán bộ lớn tuổi và số cán bộ quân đội đã chuyển ngành, phục viên được gọi trở lại quân đội.


Để tạo cho quân đội có sức khỏe bền bĩ, dẻo dai trong mọi điều kiện, các đơn vị đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào vệ sinh 4 tốt bảo vệ sức khỏe, có nội dung phù hợp với điền kiện thời chiến, nhằm tuyên truyền phổ cập các kiến thức vệ sinh xây dựng nếp sống văn minh khoa học cho bộ đội. Chúng ta đã áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật để tìm ra các cách khắc phục, các yếu tố bất lợi bên ngoài, các nguyên nhân gây bệnh và tập trung vào hai vấn đề lớn: Vệ sinh trong luyện tập và phòng chống sốt rét.


Trong luyện tập, chúng ta đã biết dựa vào các kiến thức vệ sinh, sinh lý lao động quân sự cố gắng tìm ra các phương pháp rèn luyện thích hợp nhất, kết hợp rèn luyện thể lực trong luyện tập, trọng tâm là các đơn vị đi chiến đấu. Về mặt phòng và chống sốt rét, chúng ta đã cố gắng giải quyết tích cực hai khâu quan trọng liên quan với nhau là nuôi quân và phòng bệnh. Cho đến nay tuy sốt rét đang còn là bệnh phổ biến, nhưng nhiều nơi đã giảm được tỷ lệ sốt rét xuống nhiều lần, tử vong do sốt rét ác liệt cũng giảm đi rõ rệt. Đối với chiến sĩ gái, các đơn vị đã chú ý đến vệ sinh phụ nữ và dự phòng các bệnh phụ khoa.


Chúng ta cũng bước đầu nghiên cứu nội dung và tiến hành các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho một số binh chủng, quân chủng như phòng không - không quân,công binh... và đẩy mạnh công tác vệ sinh trong xí nghiệp quốc phòng.


Đặc biệt đối với các lực lượng tăng cường cho chiến trường, chúng ta đã hình thành hẳn một nội đung công tác mới: Công tác bảo vệ sức khỏe cho quân tăng cường. Không ngừng rút kinh nghiệm các khâu tuyển quân, quản lý sức khỏe, thanh toán bệnh ngắn ngày, giáo dục về vệ sinh phòng dịch, hướng dẫn các biện pháp rèn luyện từ thấp đến cao, đề nghị cải tiến trang bị, cách mang vác khi phải hành quân bộ đi xa... là những nội dung rất cơ bản để xây dựng công tác bảo vệ sức khỏe cho quân tăng cường. Đồng thời, hệ quân y giao liên cũng được xây dựng, phát triển và củng cố từng bước hợp lý. Nhờ những cố gắng nhiều mặt và liên tục như vậy nên tỷ lệ bảo đảm sức khỏe cho bộ đội hành quân mỗi năm một tiến bộ, nhìn chung tỷ lệ ốm đaau không tiếp tục hành quân được giảm 7-10%.


Bộ đội đã được bảo vệ tương đối tốt trong việc phòng dịch và chống dịch. Suốt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước kéo dài như vậy, không xẩy ra một vụ dịch nào lớn ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội. Việc tiêm chủng gây miễn dịch đều đặn và chặt chẽ, công tác quản lý bệnh dịch và dập tắt dịch khi có dịch mới xẩy ra đã có tác dụng rõ rệt. Đây cũng là kết quả tập trung nhất, nổi bật nhất của nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe trong quân đội.


Về mặt cứu chữa, ngoài thương binh đông về số lượng, phức tạp về cơ cấu vết thương thì bệnh binh cũng chiếm một tỷ lệ quan trọng.

Do cách đánh của địch và cách đánh của ta, do địa hình có nhiều núi sông và đường giao thông lại dễ bị chia cắt, nên trong chiến đấu thường có thương binh ở nhiều nơi trong một lúc. Nhờ có tổ chức bảo đảm quân y theo khu vực và mối quan hệ gắn bó giữa quân y và dân y nên công tác cứu chữa ở các nơi đó đã được giải quyết có kết quả tốt.


Sự phát triển rộng khắp của mạng lưới dân y ở thôn xã, khu phố, xí nghiệp, huyện, tỉnh... với bậc thang điều trị tuyến 4 đã tạo ra chỗ dựa vững chắc, bảo đảm diện cấp cứu để lực lượng quân y tập trung vào công tác bảo đảm thương binh trong các trận đánh lớn, các trọng điểm, các chiến dịch.


Sự hình thành các khu vực bảo đảm quân y đã tạo ra các điều kiện rất thuận lợi cho việc cấp cứu thương binh được nhanh trong từng khu vực, rút ngắn đươc đường chuyển thương và khắc phục được nhiều nhược điểm của bậc thang điều trị theo tuyến. Giữa các tuyến của quân y, giữa quân y và dân y đã thống nhất được quan niệm và phương pháp xử trí vết thương để tuyến sau bổ sung cho tuyến trước, bảo đảm cho thương binh được điều trị liên tục khi qua các tuyến và trong những điều kiện cho phép, các tuyến điều trị được rút gọn lại nhưng vẫn bảo đảm cứu chữa có chất lượng. Tại mỗi khu vực ngoài các loại phân đội có mặt thường xuyên làm nhiệm vụ, còn có các đội phẫu thuật bám sát bộ đội, bám sát trọng điểm địch thường xuvên đánh phá đề cấp cứu thương binh, bệnh binh.


Nhờ có tổ chức đúng, nhờ các loại phân đội cứu chữa, nhờ có một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng được nâng cao về chất lượng, được trang bị ngày một tốt hơn nên quân y miền Bắc đã thu dung cứu chữa được hết số lượng thương binh, bệnh binh không những trong chiến tranh phá hoại mà còn tiếp nhận một lượng thương binh, bệnh binh ở các chiến trường về.


Để nâng cao chất lượng cứu chữa và trả nhiều số quân về chiến đấu, nhiều trung tâm chấn thương - chỉnh hình, bỏng, phục hồi công năng, đã triển khai ngay trong chiến tranh để giải quyết tích cực các di chứng vết thương chiến tranh1 (Viện 109 trở thành viện chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình. Các khoa chấn thương Viện 108, 103 và của nhiều viện cũng được mở rộng. Khoa bỏng Viện 103 là tuyến cuối cùng của toàn quân về chuyên khoa bỏng); ở nhiều quân khu đã triển khai các công tác này nên lượng thương binh có di chứng đã được giải quyết thường xuyên và lưu thông tương đối tốt.


Công tác chuyển thương chiến lược là một công tác rất mới với ngành quân y, nhưng nhờ những biện pháp tổ chức và kỹ thuật nên chúng ta đã cùng bộ đội giao thông vận tải quân sự chuyển được hết và an toàn một số lượng lớn thương binh, bệnh binh.


Thực hiện sơ tán, làm tốt công tác phòng tránh, các cơ sở điều trị đã triển khai được tương đối an toàn tạo điều kiện cho nhiệm vụ thu dung cứu chữa. Mặc dù địch đánh phá rất ác liệt, nhưng các cơ sở không bị thiệt hại lớn về người và của.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 08:54:04 pm
Các cơ sở điều trị và số giường nằm đều tăng để bảo đảm thu dung hết thương binh, bệnh binh. Kỹ thuật điều trị cũng được phát triển nhất là kỹ thuật ngoại khoa và nội khoa đã chiến. Phong trào thi đua rèn luyện kỹ thuật, nâng cao chất lượng cứu chữa trên tất cả các tuyến được phát động từ năm 1965 ngày càng được đẩy mạnh, khả năng cứu chữa của các tuyến đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều đội phẫu thuật lưu động đã xử trí tốt các phẫu thuật khẩn cấp, số lớn làm được phẫu thuật cơ bản, một số làm được phẫu thuật chuyên khoa kỳ đầu. Các đội điều trị có khả năng xử trí tốt các phẫu thuật cơ bản và một số vết thương nặng và chuyên khoa như bệnh viện loại B. Các bệnh viện loại B đã xử trí tốt các vết thương vừa và nặng, vết thương chuyên khoa thông thường, một số di chứng vết thương chiến tranh từ các chiến trường gửi ra. Các bệnh viện loại A đã tích cực phát triển kỹ thuật, xử trí các vết thương chuyên khoa và các di chứng vết thương chiến tranh; do đó, đã giải quyết tốt các loại vết thương khó như vết thương mạch máu, lồng ngực, tiết niệu, bụng, chậu, hàm mặt, chấn thương thần kinh, sọ não, bỏng, thương binh nhiều chấn thương...


Việc đề ra tám điểm nâng cao chất lượng điều trị1 (Tám điểm, nâng cao chất lượng điều trị: - Tăng cường công tác cứu chữa ngoại khoa chiến thương. - Tích cực rèn luyện cấp cứu nội khoa dã chiẽn. - Thực hiện điều trị toàn diện. - Củng cố công tác bệnh án và phát huy khả năng cận lâm sàng. - Mở rộng việc kết hợp đông y với tây y trong cứu chữa. - Bảo đảm an toàn điều trị. - Tăng cường quan điểm, thái độ phục vụ tốt. - Chỉ đạo tuyến tốt) và hai biện pháp tích cực (Hai biện pháp tích cực trong công tác điều trị dự phòng: 1. Mở rộng diện khám bệnh, điều trị. 2. Đưa kỹ thuật ra tuyến trước) trong công tác điều trị dự phòng thời chiến đã có tác dụng thúc đầy các mặt lâm sàng, cận lâm sàng, ngoại khoa, nội khoa, chuyên khoa, phát triển toàn diện ngày càng vững chắc.


Để giải quyết một số lớn bệnh binh, công tác cứu chữa nội khoa cũng có những bước phát triên mới, nhất là trong việc chẩn đoán và xử trí một số bệnh truyền nhiễm phổ biến đặc biệt là sốt rét và sốt rét ác tính. Công tác cận lâm sàng cũng được phát triển cùng với việc tăng cường các trang bị hiện đại về hóa nghiệm, sinh hóa, X quang, lý liệu, điện tâm đồ, điện não đồ, thận nhân tạo.


Các cuộc vận động điều trị đột kích hàng năm đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các công táo chuyên môn, chính trị, hậu cần trong công tác cứu chữa. Việc kết hợp đông y với tây y đã chú trọng giải quyết một số bệnh nội khoa mạn tính và ngoại khoa chiến thương đã bước đầu thu được kết quả.


Các tuyến quân y từ sư đoàn đến đại đội cũng mở rộng phạm vi khám bệnh và điều trị. Trang bị kỹ thuật được cải tiến, sự chỉ đạo của các tuyến sau đã có tác dụng giúp đỡ kỹ thuật cho tuyến trước được nhiều hơn. Các tuyến quân y trung đoàn, tuyến quân y sư đoàn đã giữ lại điều trị các thương binh nhẹ. Do hoàn cảnh phân tán nên cũng mở rộng việc khám bệnh và điều trị xuống tiểu đoàn và nhất là đại đội có sư giúp đỡ về khám bệnh, kê đơn của y sĩ tiểu đoàn.


Công tác khám sức khỏe nhất là cho cán bộ hàng năm làm được đều, việc quản lý sức khỏe cán bộ nhiều tuổi đã thành chế độ và đã tổ chức điều trị các bệnh mạn tính tại chức được hàng ngàn cán bộ. Việc rèn luyện thể lực bảo vệ sức khỏe đã trở thành một nội dung trong tiêu chuẩn phấn đấu bốn tốt của cán bộ. Đã có những cơ sở bước đầu để điều trị rút kinh nghiệm về bệnh lý những ngưừi nhiều tuổi.


Mặc dù chiến tranh ác liệt và kéo dài, nhờ có chủ trương đúng, nguyên tắc bảo đảm sáng tạo, biện pháp tổ chức phù hợp nên công tác thu dung cứu chữa thương hình, bệnh binh đã giải quyết được một khối lượng lớn và chất lượng kỹ thuật cũng đã được nâng cao.


Trong nhiệm vụ bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật quân y, nhờ có hệ thống các cơ sở sản xuất của Nhà nước tập trung bảo đảm, nhờ có sự giúp đỡ hết sức to lớn của các nước anh em, bản thân ngành quân y cũng đã có kinh nghiệm trong việc tự sản xuất, tổ chức và quản lý sử dụng, nên cơ sở vật chất, kỹ thuật của chúng ta rõ ràng được tăngg cường hơn trước.


Ở các chiến trường, do có kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp và để khắc phục một phần khó khăn trong vận chuyển, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh sản xuất, khai thác và huy động tại chỗ, kết hợp với sử dụng hợp lý và tiết kiệm thuốc, trang bị. Nhờ đó mà đến nay nhiều nơi đã có cơ sở sản xuất, tự lực sản xuất được nhiều mặt hàng chính và phần nào dành được chủ động trong công tác tiếp tế. Nội dung và kỹ thuật đóng gói từ hậu phương lớn đưa đi cũng được cải tiến phù hợp với hoàn cảnh chiến đấu cơ động, phân tán. Các mặt hàng được lựa chọn đóng gói bền chắc nhưng với khối lượng nhỏ như các thuốc nước chuyển sang thuốc mỡ... Các cơ số và trang bị cũng được thường xuyên bổ sung cải tiến đáp ứng cái chung và cái riêng của từng chiến trường.


Ngoài các xưởng, bệnh viện, đội điều trị, quân y các sư đoàn, trung đoàn cũng duy trì nội dung pha chế được quy định, tự túc được hầu hết các thuốc cần cho phẫu thuật theo tuyến.

Công tác kiểm nghiệm thuốc được xây dựng từ thời bình nay được tăng cường và tiếp tục phát triển. Nhiều bệnh viện quân khu đã triển khai được công tác này. Phòng nghiên cứu kiểm nghiệm dược khoa - trung tâm kiểm nghiệm dược của ngành quân y - đã được thêm các phương tiện cần thiết giúp cho kiểm nghiệm hóa lý, dược lý các loại thuốc và chế phẩm khác ngày một tinh vi và chính xác.


Quán triệt phương châm cần kiệm xây dựng ngành, phươg châm kết hợp đông y với tây y trong công tác tiếp tế quân y, chúng ta đã phấn đấu bảo đảm cung cấp kịp thời các loại thuốc, phương tiện chính cho nhu cầu phục vụ bộ đội như thuốc chiến thương, bông băng, thuốc phòng và chữa sốt rét, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật thông thường và chuyên khoa.


Thực hành nguyên tắc bảo đảm quân y theo khu vực, chúng ta đã mở rộng phân cấp về dự trữ, cấp phát, mua sắm vật tư, sản xuất pha chế, sửa chữa ở các tuyến.

Công tác quản lý cơ sở vật chất, mặc dù trong thời chiến cũng được tăng cường ở tất cả các cấp. Nhiều chế độ dược chính như chế độ dự trữ, quản lý, cấp phát đều được bổ sung từng thời kỳ góp phần thống nhất các nội dung công tác dược chính cho các cấp trong thời chiến.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:00:05 pm
Đối với nhiệm vụ chi viện chiến trường, chúng ta đã chú trọng giải quyết ba nội dung lớn của hàng chi viện: xây dựng hàng chi viện sát với yêu cầu của chiến trường, cải tiến cách đóng gói bảo đảm chất lượng hàng và tăng cường quản lý việc chuyển hàng. Nhờ cố gắng to lớn của loàn ngành nên lượng hàng chi viện hàng năm tăng lên rất cao. Nếu lượng hàng chi viện cho chiến trường năm 1965 lấy chỉ số là 100, thì lượng hàng chi viện so sánh qua các năm như sau:

(https://i.imgur.com/7aHeOPS.jpg)


Chúng ta đã cố gắng đổi mới trang bị phù hợp cho yêu cầu sử dụng của các tổ chức quân y như sử dụng những thành tựu mới nhất về kỹ thuật điện tử, kỹ thuật chất dẻo, bán dẫn, quang học, vật lý... Những thiết bị cũ ròn giá trị sử dụng vẫn được tận dụng.


Do sự phát triển nhiều mặt như vậy, nên công tác dự trữ chiến lược cũng có những yêu cầu mới về tổ chức. Các kho dự trữ và các kho cấp phát về thuốc và về máy đã được phân biệt xây dựng và bảo đảm theo những yêu cầu cụ thể, đồng thời cũng đã hình thành các xưởng, tổ sửa chữa máy, dụng cụ y tế. Sự phát triển toàn diệu và tương đối hoàn chỉnh công tác tiếp tế quân y đã và đang là bảo đảm vật chất kỹ thuật không thể thiếu được cho sự phát triển các mặt công tác nghiệp vụ của ngành.


Công tác huấn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ y dược các cấp ở tất cả chiến trường đã được mở rộng và tăng cường từ Cục quân y đến các sư đoàn, trung đoàn, tỉnh đội... Yêu cầu công tác huấn luyện lúc này là phải thỏa mãn được một số lượng lớn cán bộ trong một thời gian rất khẩn trương và nhất là phải bảo đảm được chất lượng nhất định1 (Mới tính đến 1966, so với 1954 thì số bác sĩ đã tăng lên gấp đôi, y sĩ tăng 5,4 lần, quân dược sĩ tăng 1,8 lần và y tá tăng 4 lần), không vì điều kiện chiến tranh mà buông lỏng khâu chất lượng dạy và học.


Về cán bộ có trình độ đại học, từ năm 1959, ngành quân y đã tự đào tạo lấy bác sĩ và kết hợp với Bộ y tế để đào tạo dược sĩ cao cấp. Trường sĩ quan quân y trước kia - từ năm 1962 đổi thành Viện nghiên cứu y học quân sự - qua hơn mười lăm năm đào tạo cán bộ trình độ trung học và gần mười năm đào tạo cán bộ trình độ đại học đến năm 19662 (Quyết định số 145/CP ngày 8 tháng tám năm I966 của Hội đồng chính phủ) đã được chính phủ quyết định chuyển thành Trường đại học quân y. Trong tình hình mới, nhà trường có hai nhiệm vụ cơ bản:

- Đào tạo bồi dưỡng bác sĩ, dược sĩ quân y có trình độ đại học theo các hình thức: dài hạn, chuyên tu, tại chức.

- Nghiên cứu khoa học y học quân sự, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quân y trên bậc đại học.

Để phù hợp với nhiệm vụ mới và hướng đi sâu vào chuyên khoa, nhà trường tổ chức thành 30 khoa chuyên môn kỹ thuật và khoa giáo dục chính trị, hệ dược có 6 khoa và bệnh viện 103 được mở rộng có 22 khoa, ban.


Để kịp thời phục vụ chiến đấu, cuối năm 1965 và năm 1966, nhà trường đã mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng cho các chủ nhiệm quân y trung đoàn, đội trưởng đội phó các đội điều trị, các bác sĩ chuyên khoa về ngoại khoa, nội khoa, vệ sinh phòng dịch, phòng hóa v.v...


Tháng ba năm 1967, nhà trường khai giảng năm học đầu tiên của lớp dài hạn I cho hai hệ y và dược. Đây là lớp người trẻ 19, 20 tuổi, con em của công nông, cán bộ, bộ đội sinh ra và lớn trong chế độ mới1 (trong lớp dài hạn I, số học viên xuất thân thành phần cơ bản chiếm hơn 85%. Từ lớp II trở đi tỷ lệ này càng cao hơn nữa). Trong số học viên này cũng có một số là chiến sĩ, y tá, dược tá đã tốt nghiệp trung học phổ thông cũng được gọi về học.


Để nội dung giảng dạy sát với thực tế chiến đấu, nhà trường đã cử hàng chục giảng viên đi các chiến trường làm cho các môn học được phong phú và thiết thực hơn, bám sát tình hình nhiệm vụ và công tác của học viên khi ra trường mà giảng dạy. Bệnh viện 103 cũng được củng cố xây dựng về mọi mặt, phấn đấu trở thành một bệnh viện thực hành kiểu mẫu và làm tốt được nhiệm vụ huấn luyện lâm sàng.


Sang năm 1968, nhà trường tập trung cố gắng liên tục mở nhiều lớp trong một thời gian ngắn. Tháng một năm 1968, mở lớp dài hạn II, tháng bẩy năm 1968 mở lớp dược sĩ cao cấp 6 và các lớp chuyên tu 4, chuyên tu 52 (Để phục vụ kịp thời các yêu cầu trước mắt, nhà trường đã mở các lớp chuyên tu, chuyên khoa một mặt, lớp chuyên tu tương đối toàn diện. Nội dung, chương trình, thời gian các lớp này được cải tiến và rút gọn lại. Phương châm huấn luyện là "sát với thời chiến cần gì học nấy, học theo yêu cầu thực tế của các chiến trường của ba thứ quân, theo chức trách của các học viên sẽ đảm nhiệm". Phương pháp huấn luyện lấy "Tự học là chính, giảng dạy là rất quan trọng, lý luận liên hệ với thực hành, tăng cường hình tượng hóa, tăng cường thực tập kể cả ở bệnh viện dân y". Thực hành các biện pháp trên, công tác đào tạo chuyên tu đã thu được hẽt quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bảo đảm được chất lượng nhất định) và các lớp bổ túc y học quân sự cho các y sĩ, bác sĩ dân y được động viên vào quân đội và nhiều lớp tập huấn khác.


Nhà trường cũng luôn luôn quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Số giảng viêu do nhà trường đào tạo chiếm tỷ lệ khá đông trong đó 1/4 làm chủ nhiệm khoa và có người trở thành chuyên viên đầu ngành.


Trong tám năm chống Mỹ cưu nước (1965-1972) nhà trường đã đào tạo một số lượng rất lớn cán bộ tốt nghiệp đại học và đây là nguồn cung cấp chủ yếu về cán bộ quân y có trình độ đại học cho các chiến trường. Chỉ tính đến năm 1967, 70-86% số cán bộ quân y ở các chiến trường là do nhà trường đào tạo. Vì đa số cán bộ có trình độ đại học từ một trường đào tạo ra, cho nên mặc dù phục vụ ở các chiến trường khác nhau và hoạt động trong những điều kiện không giống nhau, nhưng quan niệm về tổ chức và nề nếp công tác, phương pháp công tác, thao tác kỹ thuật trong đội ngũ cán bộ quân y nói chung vẫn bảo đảm thống nhất.


Đến năm 1972, lớp dài hạn I đã tốt nghiệp thi ra dược sĩ cao cấp (đầu năm 1972) và bác sĩ y khoa (giữa năm 1972), số cán bộ mới tốt nghiệp cũng như học viên các lớp còn đang học đã được đi phục vụ ở chiến trường trong các chiến dịch lớn.


Về cán bộ có trình độ trung học, từ trước năm 1965, ở các quân khu đã mở các trường để đào tạo quân y sĩ. Từ năm 1966-1967 trở đi, nhiều quân khu, quân chủng mở rộng các trường và tăng cường chất lượng giáo dục. Kết hợp với việc động viên một số đông y sĩ dân y vào quân đội, các trường quân y sĩ quân khu, quân chủng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu bảo đảm cho sự phát triển của bộ đội trong quân khu, quân chủng.


Song song với việc xây dựng Trường đại học quân y, Cục quân y cũng tổ chức Trường trung học quân y làm trung tâm cho việc huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ trung học của toàn ngành. Trường được thành lập đầu năm 1967 trên cơ sở hai đội huấn luyện về dược của Viện bào chế tiếp tế kiểm nghiệm và về y của Viện quân y 105. Mặc dầu phải phục vụ chiến đấu khẩn trương, nhưng nhà trường cũng được bổ sung cán bộ chủ trì và nhiều cán bộ có kinh nghiệm về y, dược để làm công tác huấn luyện. Viện quân y 105 làm nhiệm vụ giúp đỡ trường về công tác huấn luyện lâm sàng và thực hành. Từ ngày thành lập, trường đã mở được nhiều lớp đào tạo y sĩ, dược sĩ trung học và dược tá, đã đóng góp được nhiều cán bộ trong việc xây dựng các phân đội kỹ thuật đi chiến trường. Trường cũng đã thành công trong việc tổng kết kinh nghiệm đào tạo đội ngũ cán bộ tốt nghiệp trung học làm cơ sở cho việc chỉ đạo về phương hướng và nội dung, phương pháp giáo dục cho các trường quân khu, quân chủng.


Về cán hộ có trình độ sơ học, từ năm 1965 các trung đoàn, tỉnh đội, bệnh viện khu vực đã mở rất nhiều các lớp y tá, dược tá. Cùng với một số rất đông y tá, dược tá của dân y được động viên vào bộ đội, các đơn vị đã cung cấp được hàng vạn cán bộ quân y có trình độ sơ học cho bộ đội. Đây là một cố gắng rất lớn của toàn ngành, trong một thời gian ngắn đã đào tạo một lượng cán bộ đông như vậy làm nhiệm vụ ở cơ sở, trực tiếp phục vụ bộ đội chiến đấu và xây dựng.


Đi đôi với huấn luyện tại trường, công tác học tập tại chức mặc dầu gặp nhiều khó khăn vẫn được coi trọng và kiên trì triển khai trong những điều kiện thích hợp. Học tập tại chức được coi là kế tục học tập tại trường, đồng thời cũng chuẩn bị cho cán bộ về học tại trường được tốt. Phương châm học tập tại chức là "làm gì học nấy, lấy học trong công tác là chính". Học tập tại chức phải thể hiện được 3 tính chất rèn luyện, bổ sung và nâng cao, kết hợp tự học với cấp trên dạy cấp dưới, tuyến trên dạy tuyến dưới. Nhiều hình thức học tập phong phú đã được vận dụng như tập huấn ngắn ngày, hội nghị kỹ thuật, thao diễn kỹ thuật, diễn tập chiến thuật, hội nghị thu hoạch vê nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kèm cặp trong công tác thực tế... vừa học, vừa làm, rút kinh nghiệm cải tiến nâng cao chất lượng mọi mặt công tác phục vụ, đó là cách làm quen thuộc của các tổ chức quân y. Mặt tiến bộ rõ nhất là trình độ thao tác ứng dụng thực hành và kinh nghiệm công tác thực tế đều được nâng cao. Nhiều cán bộ đã đảm nhiệm tốt chức trách được phân công và có khả năng giải quyết được một phần việc của chức trách cấp trên.


Để phục vụ cho học tập tại chức và phát triển công tác nghiên cứu khoa học, tuy còn nhiều hạn chế, Cục quân y đã cố gắng biên tập, phát hành rộng rãi nội san "Học tập và tham khảo quân y". Tuy xuất bản không đều kỳ, các tài liệu khoa học kỹ thuật y học quân sự khác cũng được biên soạn thành các chuyên đề như ngoại khoa dã chiến, điều lệ xử trí vết thương chiến tranh, nội khoa dã chiến, phòng chống sốt rét, phòng chống hóa học và tổ chức chiến thuật quân y... Năm 1970, Cục quân y cũng đã biên tập và phát hành loại tài liệu "Thông tin khoa học kỹ thuật" với nội dung thông tin y học quân sự, phục vụ thiết thực cho công tác phát triển và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của ngành.


Do những cố gắng liên tục, toàn diện trong nhiều năm, công tác huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ đã được giải quyết tương đổi hoàn chỉnh, dành được phần nào chủ động trong những năm cuối chiến tranh, và về cơ bản đã đáp ứng được 3 nhiệm vụ chiến lược của ngành, phục vụ đắc lực quân đội cùng toàn dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hết lòng hết sức chi viện chiến trường.


Đây là một phát triển vượt bậc về số lượng, đồng thời rất có ý nghĩa về chất lượng trong xây dựng ngành trước mắt và lâu dài. Nhờ đẩy mạnh nhịp độ đào tạo và huấn luyện nên lượng cán bộ các cấp hàng năm cung cấp cho ngành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:01:40 pm
6. Bảo đảm quân y trong Tổng tiến công và nổi dậy đâù xuân Mậu Thân (1968).

Trong tổng tiến công và nổi dậy, hoạt động tác chiến của ta chuyển một phần lớn từ vùng rừng núi quen thuộc về đồng bằng, ven đô thị và trong đô thị. Bộ đội tập trung binh lực lớn, đánh địch ban đêm, ban ngày, đánh liên tục trong một thời gian dài với nhiều hình thức chiến thuật: đặc công, pháo kích, tập kích, đánh địch trên đường phố, đánh địch trong công sự và những khu nhà xây dựng dựng kiên cố. Phương pháp tiến hành tấn công của ta là từ xa vận động tới, hành quân rất khẩn trương bí mật luồn qua các tuyến phòng ngự dầy đặc của địch, thọc sâu đánh vào ven đô thị và trong đô thị. Để tranh thủ yếu tố bất ngờ áp đảo quân địch, trong thực hành chiến đấu quân đội ta thường dùng nhiều hình thức linh hoạt và độc đáo. Sau khi đánh chiếm mục tiêu hoặc một khu vực thì chuyển sang phòng ngự lâm thời để đánh trả quân địch phản kích và nhanh chóng mở các đợt tiến công mới.


Tiểu đoàn là đơn vị chiến thuật được sử dụng tương đối phổ biến trong hành quân, trú quân, khi tác chiến thì đảm nhiệm trên một hướng. Từ đó, trong hành động của tiểu đoàn ở địa hình đồng bằng, ta và địch xen kẽ, cũng mang ít nhiều tính chất độc lập trong nhiều mặt của công tác bào đảm.


Trong tổng tấn công và nổi dậy, do yêu cầu bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ nên việc quán triệt nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị công tác bảo đảm quân y phải rất khẩn trương và dự kiến được nhiều phương án, luôn luôn nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu của các tình huống tác chiến.


Cũng do trung tâm hoạt động chuyển về đồng bằng, nên công tác bảo đảm quân y có điều kiện thuận lợi cơ bản là sự giúp đỡ của nhân dân trong việc cất dấu, vận chuyển thương binh, bệnh binh mà có nhiều lúc tưởng như không thẻ nào giải quyết được.


Tất cả những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức và chiến thuật bảo đảm quân y suốt cả quá trình tổng tiến công và nổi dậy.

Trong tổng tiến công và nổi dậy, các sơ sở điều trị cấp cứu đã được nhanh chóng tăng về số lượng, tinh giản về tổ chức, nâng cao sức cơ động. Các bệnh viện, các đội điều trị đã được điều động về các hướng trọng điểm, khoảng cách với các đơn vị được rút ngắn đến mức cho phép. Ngành y tế miền Nam đã góp phần rất lớn vào việc phục vụ chiến đấu. Theo chỉ thị của Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội đồng quân dân y các địa phương được củng cố để chỉ đạo sự phối hợp quân y dân y, tăng cường bảo đảm cứu chữa thương binh, bệnh binh và nhân dân bị bệnh, bị thương. Ở Nam Bộ, tại các khu vực trọng điểm đã có nhiều bệnh viện dân y với hàng nghìn giường thu dung điều trị. Các trường y sĩ, y tá và hai phân khoa đại học quân y, dân y ở Nam Bộ cũng được điều động phục vụ chiến đấu. Toàn ngành quân y và dân y miền Nam đã huy động một lực lượng cán bộ tăng từr 160% đến 250% so với năm 1967.


Đáp ứng được yêu cầu chiến đấu, các đội phẫu thuật trung đoàn, sư đoàn được tổ chức gọn nhẹ, giảm 50% biên chế, các kíp mổ cũng sẵn sàng tách ra theo các đơn vị đánh sâu, đánh độc lập trong lòng địch. Từ đó đã hình thành các đội phẫu thuật mũi nhọn và các tổ phẫu thuật xung kích như tổ phẫu thuật Mỹ Hạnh ở Nam Bộ trong đợt hai của tổng tấn công và nổi dậy đã cấp cứu nhiều thương binh, nhân dân bị thương dựa vào dân nuôi dưỡng, cất dấu thương binh rồi vận chuyển ra ngoài được an toàn. Đội điều trị sư đoàn thường không triển khai toàn bộ mà chia thành nhiều mũi làm lực lượng dự bị bổ sung cho tuyến trước. Để bảo đảm các mặt cứu chữa, nuôi dưỡng và bảo vệ vận chuyển an toàn, các cơ sở điều trị ở Khu 5 đều hình thành ba lực lượng: lực lượng chuyên môn, kỹ thuật, lực lượng bảo vệ, vận chuyển và lực lượng quân nhu.


Các cơ sở điều trị của tỉnh đội kết hợp với mạng lưới dày đặc của y tế ấp, thôn, xã, tỉnh với nhiều bệnh xá và các cơ sở rải rác trong từng nhà dân1 (Có nơi Khu 5 đã gửi khoảng 30% thương binh trong nhân dân), đã giải quyết được nhiều khó khăn, bảo đảm cho thương binh, bệnh binh được cứu chữa, nuôi dưỡng, bảo vệ và vận chuyển về sau. Có thể nói đây là tuyến sau chắc chắn nhất của các đơn vị đánh sâu trong lòng địch, bảo đảm cho bộ đội đánh giặc bất kỳ ở đâu cũng có những cơ sở cứu chữa đáng tin cậy. Những nguyên tắc cứu chữa thời chiến được vận dụng sáng tạo và rất linh hoạt. Thương binh từ các đội, tổ phẫu thuật được gửi vào nhà dân có khi rất xa hậu cứ, một thời gian sau mới chuyển về tuyến sau. Khinh thường và một phần trung thương được điều trị tại cơ sở y tế hoặc nhà dân đến khi khỏi.


Trong tổng tấn công và nổi dậy, việc tự cấp cứu và cấp cứu lẫn nhau rất phổ biến, có những đợt những trận đánh lên đến 85-90%. Công tác huấn luyện bộ đội cấp cứu được làm thường xuyên sau mỗi trận đánh. Các đội phẫu truật triển khai ở những địa hình rất bất ngờ với địch, nhiều đội ở sát thành phố vẫn giải quyết được nhiều thương binh1 (Như các đội phẫu thuật các trung đoàn 2, 3, 16 của sư đoàn 9, Nam Bộ), tổ phẫu thuật mũi nhọn ở phân khu H (Nam Bộ) từ ngày 31 tháng một năm 1968 đến ngày 30 tháng tư năm 1968 triển khai ở ven một thị trấn đã xử trí tất cả thương binh trong phạm vi phụ trách. Các bệnh xá Q.78, Q.79 ở Khu 5 và Bệnh xá C2 Sài Gòn - Gia Định (đơn vị anh hùng) phụ trách các hướng trọng điểm đã kiên cường bám trụ dựa vào địa hình, vào dân, đánh lừa địch và đánh địch, bảo vệ thương binh, tiếp tục công tác thu dung điều trị. Trong các trận đánh ở thành phố, bộ đội đã tích cực làm công tác cướp cứu, cấp cứu thương binh và vận chuyển bằng mọi phương tiện sẵn có như xe lam, ghe, xuồng gắn máy... tuy nhiên việc cấp cứu thương binh ở trong đô thị và vận chuyển về tuyến sau vẫn là những khó khăn lớn cần được nghiên cứu giải quyết.


Các bệnh viện triển khai phần lớn ở dưới mặt đất trong các địa đạo, mặc dầu có rất nhiều khó khăn1 (Nhiều bệnh viện như K71b ở Nam bộ bị pháo kích 5 lần, B52 ném bom 2 lần, đã đánh lui 2 tiểu đoàn Mỹ, diệt 113 Mỹ, được tặng Huân chương giải phóng) đã cố gắng thu dung hết thương binh, bệnh binh phát triển kỹ thuật ngoại khoa như khâu nối mạch máu, thần kinh, phương pháp gây tê, gây mê hồi sức phù hợp với chiến đấu. Về nội khoa cũng đã bước đầu nghiên cứu giải quyết một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội như sốt rét đái huyết sắc tố, sốt rét ác tính. Vì vậy, ở nhiều nơi tỷ lệ tử vong sốt rét ác tính trong năm 1968 giảm được từ 50 đến 60% so với năm 1966. Cũng trong năm 1968, nhiều chiến trường đẩy mạnh việc phun D.D.T, có nơi do không có dầu hỏa để pha, đã chộn D.D.T với đất sét trắng sau đó hòa tan trong nước để phun. Các đội vệ sinh phòng dịch quân khu được thành lập, cán bộ phòng bệnh đã theo các đoàn quân giải phóng về đồng bằng điều tra các bệnh truyền nhiễm nhất là tình hình muỗi sốt rét ở các triền sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông... Những dòng sông miền Nam quanh năm tươi mát, rồi đây cũng sẽ là những dòng sông trong lành, không có mầm bệnh sốt rét. Trong những giờ phút lịch sử của cuộc tổng tẩn công và nổi dậy, những đóng góp nhỏ bé của cán bộ phòng bệnh sẽ là cơ sở cho việc điều tra cơ bản sau này.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:03:26 pm
Ở Khu 5, cuối năm 1968 sau gần một năm chiến đấu liên tục, sức khỏe bộ đội có giảm sút, phong trào bốn tốt bảo vệ sức khỏe được phát động, có làm thí điểm ở một đại đội chiến đấu và một đại đội vận tải, nhằm đẩy mạnh công tác nuôi quân phòng bệnh, cải thiện đời sống. Những bệnh làm giảm số quân chiến đấu là sốt rét, ngoài da và đường ruột. Việc nằm màn, diệt muỗi chống đốt, vệ sinh ăn uống, vệ sinh tắm giặt, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, đã dần dần có nền nếp. Vì vậy, sau một thời gian ngắn, tỷ lệ số quân chiến đấu đã tăng, có đơn vị bảo đảm từ 85 đến 90 %. Khu 5 cũng đã tổng kết được một số phác đồ điều trị sốt rét và điều trị sốt rét tái phát bằng thứ thuốc mới dùng ở địa phương là py-ri-mê-ta-min.


Khối lượng thuốc, vật tư kỹ thuật sử dụng trong tổng tấn công và nổi dậy rất lớn. Ngành quân dược đã có những cố gắng lớn, các đơn vị chiến đấu được trang bị từ hai đến ba cơ số thuốc chiến thương. Quân y tuyến tiểu đoàn có bộ đồ tiểu thủ thuật và một số trang bị có thể làm được các phẫu thuật khẩn cấp trong chiến đấu độc lập xa các tuyến sau. Nhìn chung, các tuyến trước được trang bị và bổ sung sau chiến đấu khá đầy đủ, các tuyến sau ít nhiều có thiếu thốn nhưng với tinh thần tất cả cho tuyến trước nên các bệnh viện và các cơ quan đã thu mua, sản xuất điều chỉnh đề tiếp nhận thương binh, bệnh binh. Các xưởng quân dược tăng cường pha chế tại chỗ1 (Khu 5 sản xuất được 85% ống tiêm. Bệnh Viện K71b đã dùng 96 lít Subtilis tự sản xuât để băng vết thương tiết kiệm được nhiều kháng sinh. Một xưởng quân dược ở Bà-rịa 6 tháng đầu năm 1968 đã sản xuãt được 67 vạn ống thuốc tiêm, hai triệu viên thuốc, gần bằng năng xuất cả năm 1967) và đặc biệt là đã thủy phân được đường cát trắng thành glucoza để pha huyết thanh ngọt1 (Thời gian này, không có glucoza. Một lít huyết thanh ngọt ưu trương pha bằng gluoza sản xuất lấỵ rễ hơn 10 lần khi phải mua glucoza ở ngoài. Một bệnh viện có tháng pha chế hơn 1000 lít huyết thanh đẳng trương và ưu trương (miền Đông Nam Bộ). Các tổ bào chế trung đoàn, sư đoàn, tỉnh đội đã pha chế lấy phần lớn các thuốc cần cho phẫu thuật. Các đội phẫu thuật bám trụ ở đồng bằng và đô thị cũng vẫn tranh thủ triển khai pha chế như lợi dụng địa hình nơi bị bom đạn tàn phá, cây cối ngổn ngang, đang bốc khói để cất nước, sấy hấp bông băng, dụng cụ mổ.


Công tác huấn luyện cán bộ trong giai đoạn này là đào tạo gấp rút một số đông y tá, cứu thương bổ sung cho các đơn vị. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng do công tác quân y thường xuyên đã được tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ, cho nên nhiều đơn vị khi có tổn thất về quân y đã tự bổ sung được (lấy các chiến sĩ vệ sinh, y tá cứu thương nghiệp dư lên). Về y sĩ, dược sĩ, bác sĩ tuy đã được bổ sung, huy động rất lớn nhưng so với yêu cầu chiến đấu vẫn thiếu, nên các trường quân y trung cấp tiếp tục đào tạo gấp rút2 (Ở khu 5, số bác sĩ có đạt 93% yêu cầu, dược sĩ cao cấp đạt 83,%, y sĩ đạt 75% và dược sĩ trung cấp đạt 96%) bổ sung cho đơn vị. Ở các bệnh viện, đội phẫu thuật đã nhanh chóng kèm cặp đào tạo qua thực tế được nhiều y sĩ phụ trách các tổ phẫu thuật xung kích.


Sau các đợt đầu của tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt, Mỹ-ngụy lùi hẳn về thế phòng ngự với âm mưu mới "quét và giữ", chiến trường đã chuyển về đồng bằng ven đô thị. Quân ta bám trụ chiến đấu với địch để giữ vững thế chiến trường, bảo vệ dân, giữ vững vùng giải phóng.


Qua thực tiễn chiến trường của cuộc tổng tấn công và nổi dậy 1968, quân y ở chiến trường miền Nam đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong công tác phục vụ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng từ thực tế rút ra được nhưng kinh nghiệm quý báu và đồng thời cũng là nội dung mà chúng ta phải tiếp tục giải quyết. Đó là việc bảo đảm sức khỏe trong chiến đấu dài ngày sâu trong lòng địch, ở đồng bằng. Đó là việc tổ chức mạng lưới cấp cứu điều trị rộng khắp kết hợp quân y dân y cùng với việc cứu cấp và chuyển vận thương binh ở trong đô thi và ven đô thị. Và mấu chốt là phải tiếp tục xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên quân y có ý chí chiến đấu kiên cường, có khả năng tổ chức tháo vát, có kỹ thuật nhất là kỹ thuật ngoại khoa chiến thương với số lượng đủ sẵn sàng bổ sung cho những trận chiến đấu dài ngày và liên tục.


Trong tổng tấn công và nổi dậy 1968, ngành quân y, dân y miền Nam đã nỗ lực vượt bậc, dốc toàn lực phục vụ cho quân đội và nhân dân chiến đấu chống Mỹ-ngụy. Từ những thành công và kinh nghiệm, các tổ chức quân y, dân y ngày càng được kiện toàn phù hợp với hình thái chiến đấu và cách đánh của ta, các biện pháp bảo đảm và cứu chữa ngày càng tiến bộ trong những đợt sau của tổng tiến công và nổi dậy.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:04:29 pm
7. Quân y quân chủng phòng không - không quân phục vụ bộ đội đánh bại không quân Mỹ. Công tác bảo đảm quân y trong 12 ngày đêm phá tan cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ.

Trong chiến tranh phá hoại, quân chủng phòng không - không quân gồm những binh chủng kỹ thuật, hiện đại, hợp thành là lực lượng nòng cốt chiến đấu, đánh trả máy bay giặc Mỹ bảo vệ các yếu địa, các đường giao thông quan trọng nối liền từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn.


Sau trận đánh thắng đầu tiên máy bay Mỹ (ngày 5 tháng tám năm 1964) quân y của toàn quân chủng đã kịp thời rút kinh nghiệm về tổ chức cấp cứu và khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Năm 1965-1966 đánh dấu một bước phát triển mới của quân y phòng không - không quân. Cùng với sự phát triền mạnh mẽ của các binh chủng trong quân chủng, tổ chức quân y cũng được xây dựng phát triển kịp thời phục vụ bộ đội huấn luyện và chiến đấu. Quý một năm 1965, quân y của đơn vị tên lửa đầu tiên được thành lập, tiếp theo ngay đó là quân y của nhiều đơn vị tên lửa khác và của nhiều đơn vị pháo cao xạ.


Phòng không - không quân là một quân chủng kỹ thuật có nhiều binh chủng hiện đại, trang bị nặng. Trong các binh chủng đều có những thành phần kỹ thuật quan trọng, không quân có người lái máy bay, thợ sửa chữa, tên lửa có các trắc thủ và đội ngũ kỹ thuật, ra-đa và pháo cao xạ cũng có nhiều nhân viên kỹ thuật. Những thành phần kỹ thuật này rất quan trọng, nhưng trong huấn luyện và chiến đấu lại thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại như gia tốc và đột biến khí áp của không quân, mật độ dòng công suất sóng siêu cao tần của ra-đa, nhiên liệu của tên lửa, khói bụi của đạn pháo cao xạ, xăng chì của máy nổ.


Bộ đội đóng quần và cơ động ở nhiều địa phương có ổ dịch lưu hành, do tính chất chiến đấu khẩn trương, bất ngờ nên thường không có điều kiện trinh sát vệ sinh, theo yêu cầu chiến đấu; trận địa và thao trường được chỉ định nằm trong mạng lưới phòng không quốc gia, có lúc trên đồi cao, có lúc ở đồng ruộng, bãi cát, trên các đê đập, có khi cả trên đảo, trên mặt nước và trên đỉnh các cầu. Đặc điểm chung thường là trống trải, lộng gió, ẩm thấp, lầy lội, gió rét về mùa đông, nóng bức về mùa hè, thiếu nước, xa dân. Nhà ở là lều lán hoặc trong hầm hào nhỏ hẹp.


Để phục vụ quân chủng phòng không - không quân chiến đấu thắng lợi, nhiệm vụ của ngành quân y là nhanh chóng phát triển tổ chức kịp với sự phát triển của quân chủng, đáp ứng mọi ỵêu cầu về quân y của các bỉnh chủng kỹ thuật hiện đại vừa xây dựng, vừa chiến đấu.


Để giữ vững số quân chiến đấu, bộ đội và quân y đã có nhiều biện pháp bảo đảm sức khỏe, tăng cường sức bền bỉ dẻo dai. Phong trào 4 tốt bảo vệ sức khỏe đã được thí điểm tại một đại đội pháo cao xạ 100 mi-li-mét, rồi ở nhiều tiểu đoàn tên lửa (năm 1967-1968). Từ đó, phong trào được mở rộng trong toàn quân chủng. Với các đơn vị như thông tin có nhiều chiến sĩ gái đã có phong trào phụ nữ năm tốt1 (Trong đó có tiêu chuẩn về rèn luyện thể lực giữ gìn sức khỏe).


Công tác chống nóng, nắng, chống rét thực sự trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Để chống nóng, nắng, các đơn vị tên lửa, pháo cao xạ đã dùng tán, lọng cố định hay di động bố trí sao khi bắn không bi xô giạt và không ảnh hưởng đến xạ giới. Để chống rét đã chú trọng đảm bảo cho những khẩu đội, phân đội ở điểm cao. Việc chống rét các lán ngủ rất quan trọng, để bịt kín gió lùa qua thực tế thấy nếu chỉ xoay hướng lớn thì chưa đủ mà phải làm lán thấp xuống lòng đất từ 20 đến 40 cen-ti-mét, có mặt thành dầy 20 đến 30 cen-ti-mét. Do làm tốt công tác chống nóng, nắng và chống rét nên từ năm 1967 trở đi không có trường hợp nào say nắng, nắng hoặc cảm lạnh phải cấp cứu hoặc không chiến đấu được.


Với đơn vị cao xạ, tên lửa, ở những thời kỳ địch leo thang đánh phá dữ dội, vẫn bảo đảm đủ số quân chiến đấu, cân nặng có giảm nhưng được phục hồi nhanh chóng trong những đợt ít chiến đấu xen kẽ.

Với không quân, do liên tục bay chiến đấu trong những ngày đầu của chiến tranh phá hoại, cường độ bay tương đối lớn, kết quả cho thấy về cân nặng không giảm, về huyết áp, ở một đơn vị sau bốn năm theo dõi, có tăng với tỷ lệ thấp.


Sức khỏe của bộ đội ra-đa có nhiều tiến bộ. Qua nhiều năm, chưa có biểu hiện gì ảnh hưởng rõ rệt đến cân nặng, thị lực, mạch, huyết áp, nhưng nếu phân loại theo máy và sóng siêu cao tần, thì cân nặng của trắc thủ làm việc với sóng "mét" có tỷ lệ vững và tăng cân cao hơn (89,33%) so với trắc thủ làm với sóng "đề-ci-mét" và "cen-ti-mét" (tỷ lệ vững và tăng cân là 70%).


Để nắm vững sức khỏe của các binh chủng, đã điều tra cơ ban ở nhiều đơn vị khác nhau, đồng thời cũng đã xác định được bệnh nghe nghiệp của quân chủng phần lớn là các bệnh chuyên khoa trong đó bệnh về tai, mũi, họng chiếm tỷ lệ cao. Đối với một số đối tượng chủ yếu của quân chủng, trước đây vẫn do các viện quân y giúp đỡ việc khám tuyển quân, từ năm 1962 trở đi, quân y quân chủng đã từng bước tự giải quyết việc khám tuyền, xây dựng đội ngũ người lái và cũng xây dựng được các tiêu chuẩn sức khỏe của các đội ngũ kỹ thuật thích hợp với nước ta.


Công tác cấp cứu thương binh của quân chủng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm cứu chữa kịp thời, có chất lượng và trả nhanh về chiến đấu những cán bộ chiến sĩ nắm vững kỹ thuật chiến đấu hiện đại - những lực lượng quan trọng của quân chủng. Trong chiến tranh phá hoại, các trận địa phòng không, sân bay... đều là những mục tiêu đánh phá của địch. Ở các trận địa cao xạ, tên lửa, do tư thế đứng khi chiến đấu nên phần lớn các vết thương là từ lưng trở lên, dễ vào các nội tạng, các tổn thương do sức ép cũng nhiều.


Trong chiến đấu bảo vệ yếu địa của pháo cao xạ và tên lửa có thuận lợi cơ bản là được mạng lưới cấp cứu quân y, dân y nhất là khi ở gần các thành phố chi viện đắc lực. Khi trận địa bị đánh phá, tất cả cán bộ chiến sĩ vừa tiếp tục chiến đấu, vừa cùng quân y cấp cứu rồi nhanh chóng chuyển về tuyến 2 hoặc đi thẳng bệnh viện gần nhất. Với pháo cao xạ, thông thường là do trung đoàn trực tiếp triển khai tuyến 2. Với tên lửa thường xuyên chiến đấu độc lập, nên quân y tiểu đoàn phải triển khai tuyến 2 và có khi làm vượt cấp. Do khâu vận chuyển nhanh nên các trận địa thường giải quyết nhanh gọn như ở trận địa nam cầu B ngày 18 tháng sáu năm 1967 sau khi địch đánh phá 2 giờ, tất cả thương binh đều được chuyển về Viện X cách đấv 30 ki lô mét, hoặc ở trung đoàn 2, toàn bộ thương binh trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đều được quân y trung đoàn xử trí trước 3 giờ.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:05:10 pm
Trong chiến đấu bảo vệ giao thông công tác bảo đảm quân y thường bị phân tán trên những tuyến đường dài, khó chi viện cho nhau. Vì vậy, quân y ở các trận địa bảo vệ giao thông thường được tăng cường về người và cơ số chiến thương nhiều hơn khi bảo vệ yếu địa. Khối lượng và phạm vi cấp cứu ở tuyến tiểu đoàn thường là vượt quá khá năng như quân y tiểu đoàn 1, 2 trong Đoàu A đã nhiều lần mở khí quản cho thương binh mặt hàm, lấy ống cao su thay ống Cờ-ri-za-be. Quân y tiểu đoàn 9, ngày 28 tháng bay năm 1968, đã xử trí một số nhân dân bị thương và thương binh một cách linh hoạt và đạt yêu cầu. Tổ phẫu thuật cấp cứu của trung đoàn chỉ sau 30 phút hoặc một giờ đã có mặt ở trận địa nên giúp cho tuyến trước bổ sung cấp cứu có chất lượng tạo điều kiện chuyển về tuyến sau an toàn.


Công tác cấp cứu ở sân bay là bảo đảm cho các đơn vị bảo vệ phục vụ và những đơn vị kỹ thuật của sân bay. Tổ chức biên chế quân y sân bay thường là tương đối đầy đủ, bệnh xá cũng có những cơ số cố định và dự bị được chuẩn bị trước. Sự hiệp đồng với dân y và quân y khu vực qua thực tế diễn tập và chiến đấu ngày càng có tác dụng thiết thực, giải quyết mau chóng thương binh, dân công sửa đường băng và nhân dân bị thương. Do cách đóng quân và sử dụng trang bị kỹ thuật của ta nên thương binh ở sân bay không nhiều. Việc sơ cứu và chuyển vận về bệnh xá thường hoàn thành trước từ một đến hai giờ, như trận ngày 20 tháng tư năm 1967 tại sân bay K, sau một giờ rưỡi tất cả thương binh đã về đến bệnh xá. Nhiều bệnh xá sân bay đã làm tốt công tác chống choáng và làm được nhiều phẫu thuật lớn như các vết thương thấu ở bụng, ở ngực. Một số sân bay còn được giao nhiệm vụ làm bệnh xá khu vực của các đơn vị hiệp đồng đánh máy bay địch.


Quân y sân bay còn tổ chức các tổ cấp cứu người lái, huấn luyện người lái nắm vững một số kỹ thuật cơ bản trong các tình huống xẩy ra khi chiến đấu trên không.

Hoạt động của bộ đội ra-đa thường rất phân tán, phạm vi phụ trách của một trung đoàn rất rộng. Nhờ có công sự vững chắc và ngụy trang tốt nên thương binh của ra-đa ít hơn một vài binh chủng khác. Công tác cấp cứu và vận chuyển về tuyến sau chủ yếu do đại đội đảm nhiệm toàn bộ. Tuyến sau là bệnh viện, bệnh xá quân y, dân y gần nhất. Sự giúp đỡ của y tế địa phương đã giúp các trận địa ra-đa giải quyết mau chóng thương binh. Về thuốc chiến thương, do hoạt động phân tán, nên các trận địa được trang bị nhiều cơ số dự trữ hơn các binh chủng khác.


Nhìn chung, do tính chất phân tán, cơ động, độc lập chiến đấu của các binh chủng, nên quân y quân chủng luôn nêu cao tinh thần dựa vào sức mình khắc phục khó khăn, luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ kỹ thuật trên một cấp. Quân y đại đội phải làm tốt công tác chống choáng, chọn lọc trong khi chuyển về tuyến sau hoặc tuyến sau phải chi viện, tuyến tiểu đoàn làm nhiệm vụ tuyến 2 có chất lượng, các trung đoàn độc lập phải làm một phần nhiệm vụ của tuyến 3. Dựa vào hệ thống bậc thang cấp cứu và sư giúp đỡ của nhân dân, quân y của quân chủng luôn luôn phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của tuyến mình tạo điều kiện cho tuyến sau giải quyết tiếp theo được thuận lợi.


Công tác dược chính đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của quân y một quân chủng kỹ thuật hiện đại. Việc cấp phát thuốc, trang bị vật tư bảo đảm được yêu cầu chung và riêng của từng binh chủng, từng đối tượng. Nhiều máy y học hiện đại đã được trang bị cho bệnh viện quân chủng và các đội khám tuyển cho những binh chủng kỹ thuật. Việc kết hợp chữa bệnh thuốc nam và thuốc tây đã thành một phong trào rộng rãi trong quân chủng, bệnh viện của quân chủng là nơi đã được Cục quân y tổ chức Hội nghị kết hợp đông y, tây y toàn quân lần thứ 2 (tháng năm năm 1974).


Từ năm 1966, quân y quân chủng đã mở trường đào tạo y sĩ, việc đào tạo y tá do quân y sư đoàn, binh chủng đảm nhiệm. Trong bốn năm từ 1965 đến 1968, trường y sĩ đã hoàn thành được bốn khóa cung cấp mấy trăm y sĩ cho quân chủng và các quân chủng bạn. Để phục vụ quân y các đặc chủng, nhiều cán bộ chuyên khoa về y học hàng không, dinh dưỡng, xét nghiệm... đã được đào tạo. Năm 1967, quân y quân chủng tổ chức hội nghị y tá giỏi nhằm bồi dưỡng đội ngũ cơ sở của quân y về nghiệp vụ và tinh thần phục vụ.


Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ 18 đếu 29 tháng mười hai năm 1972) đế quốc Mỹ đã tổ chức chiến dịch tập kích đường không chiến lược, dùng máy bay B52 đánh phá dã man nhiều nơi trên miền Bắc nước ta. Các lực lượng chiến đấu của quân chủng đã cùng với quân và dân miền Bắc đập tan đợt tiến công lớn nhất bằng không quân của đế quốc Mỹ.


Trong đợt này, máy bay địch thường hoạt động chủ yếu về ban đêm. Do chiến thuật ném bom rải thảm, nên cơ cấu vết thương cũng phức tạp hơn trong các đợt trước, tỷ lệ thương binh bị sức ép và vùi lấp cao.


Tuy có khó khăn, nhất là cấp cứu ban đêm, nhưng tuyến một đã kết hợp với dân quân đào bới, cứu chữa thương binh trong các hầm bị sập, như tiểu đoàn 4, trung đoàn 2 chỉ trong hai giờ đã sơ cứu hết thương binh và đưa về tuyến sau. Tuyến trung đoàn, sư đoàn đã cho các tổ cấp cứu bổ sung cho tuyến một, như trong đêm 24 tháng mười hai, khi vừa dứt tiếng bom thì tổ cấp cứu sư đoàn đã có mặt ở trận địa. Các bệnh xá của quân chủng đã nhận và xử trí hết thương binh, kể cả thương binh của các đơn vị khác và đã chú trọng theo dõi, rút kinh nghiệm về phương pháp giải quyết hội chứng vùi lấp. Các tuyến phía trước đã bổ sung kịp thời việc cấp cứu ban đêm, tổ chức các đội cứu sập hầm, nắm lại sơ đồ hầm hào và huấn luyện cấp tốc cho bộ đội kỹ thuật hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Các tuyến trên nắm chắc tình hình địch đánh phá, sẵn sàng và linh hoạt chi viện cho dưới, triển khai các tổ phẫu thuật làm được các phẫu thuật khẩn cấp ngay tại trận địa. Đó là nội dung mà quân y các đơn vị đã kịp thời rút kinh nghiệm trong mấy ngày đầu, từ đó việc cấp cứu trong những ngày sau càng tốt hơn, cùng với quân chủng góp phần với toàn thế quân và dân miền Bắc phá tan cuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ.


Từ một tổ chức quân y nhỏ bé với 5 bác sĩ và vài chục y sĩ, quân y quân chủng phòng không - không quân đã được xây dựng thành một tổ chức quân y tương đối hoàn chỉnh của một quân chủng kỹ thuật hiện đại với nhiều cán bộ nắm được kỹ thuật quân y hàng không và nhiều binh chủng kỹ thuật khác, đáp ứng được yêu cầu về quân y của quân chủng trong chiến đấu và xây dựng.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:06:41 pm
8. Trưởng thành của quân y vận tải quân sự chiến lược.

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cán bộ chiến sĩ Đoàn Quang Trung đã xây dựng nên một tuyến đường vĩ đại nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn ngày đêm tiếp sức cho mặt trận phía trước đánh liên tục, đánh mạnh giành thắng lợi vang dội.


Đường vận chuyển chiến lược nằm dọc tây và đông Trường Sơn, có nhiều binh chủng hợp thành và luôn luôn phải đối phó với mọi thủ đoạn đánh phá của đế quốc Mỹ. Tại đây, đã diễn ra một cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, một cuộc đọ sức giữa lòng dũng cảm, trí thông minh của quân và dân ta với bom đạn và các phương tiện chiến tranh hiện đại của giặc Mỹ. Cắt đứt giao thông ngăn chặn hậu phương tiếp sức cho tiền tuyến luôn luôn là một âm mưu chiến lược, mà kẻ thù đã ra sức thực hiện suốt cả thời kỳ xâm lược.


Địa bàn hoạt động của tuyến là vùng rừng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài, đầu mùa hè ở sườn phía đông chịu ảnh hưởng của gió tây nam nóng khô. Trong rừng rậm và dọc các đường của tuyến có nhiều muỗi sốt rét trong đó có hai loại chính là A. Mini-mus và A. Balabaoencis và cũng có nhiều ổ dịch thiên nhiên như sốt mu, sốt vàng da, soắn trùng mảnh v.v...


Trong chiến tranh đặc biệt, công tác quân y phục vụ bộ đội Đoàn Quang Trung đã được xây dựng và ngày càng lớn mạnh. Từ năm 1964-1965 tổ chức quân y đã có thêm nhiều cán bộ chỉ đạo và nhiều cán bộ kỹ thuật. Các phân đội và các cơ sở kỹ thuật cũng được hình thành, bệnh viện đầu tiên của Đoàn được thành lập1 (Năm 1965 thành lập bệnh viện nhỏ đến năm 1969 thành bệnh viện loại B) trên cơ sở một bệnh xá của ngành giao thông vận tải. Các tuyến giao thông đều có bệnh xá tổ chức tương đối lớn từ 100 đến 200 giường, có từ 2 đến 3 bác sĩ và nhiều đội phẫu thuật. Đến năm 1967, nhiều bệnh xá đã chuyển thành bệnh viện. Đội vệ sinh, phòng dịch của Đoàn cũng được thành lập nằm 1965. Về tổ chức huấn luyện, các binh trạm đã mở các lớp y tá cứu thương, ở Đoàn đã có trường quân y sĩ bổ túc y tá lên y sĩ và đào tạo dược tá.


Nhằm đáp ứng các nhiệm vụ cơ bản của Đoàn, quân y có nhiệm vụ bảo đảm cho công tác vận chuyển chiến lược, công tác giao liên, phục vụ bộ đội hành quân và chuyển thương chiến lược.

Công tác bảo vệ sức khỏe giữ vững số quân công tác và chiến đấu đã được Bộ tư lệnh Đoàn hết sức quan tâm trong hoàn cảnh sinh hoạt khó khăn, việc triển khai công tác 4 tốt bảo vệ sức khỏe đã được, cán bộ quân chính và hậu cần vận dụng phù hợp với yêu cầu chiến đấu. Bên cạnh hầm hào đã có 70% số đơn vị có nhà ở, có các công trình vệ sinh. Phong trào tăng gia tự túc rau xanh và thịt đã được phát động trong toàn Đoàn, tiểu đoàn lái xe 900 và các đơn vị khác tuy lưu động trên đường trong hai tháng đã thu hoạch được hàng ngàn ki-lô-gam rau cải góp phần cải thiện bữa ăn.


Việc bảo vệ sức khỏe cho ngươi lái xe là một trong các mặt công tác quan trọng của Đoàn. Công tác vận chuyển chi viện cho chiến trường phải thông qua việc hợp đồng rất chặt chẽ của nhiều lực lượng, phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của nhiều binh chủng hợp thành trong đó bộ đội lái xe là lực lượng vận chuyển cơ giới xung kích. Vì vậy, bảo đảm số quân khỏe cho bộ đội lái xe có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng vận chuyển. Lái xe là một công tác đòi hỏi cường độ cao, căng thằng liên tục trong điều kiện địch đánh phá ác liệt. Một đêm lái xe trên tuyến đường này là một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt mà người chiến sĩ lái xe phải xử trí bằng cả sức chân tay và trí óc. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho cơ thể và thần kinh mệt mỏi, ngoài ra các yếu tố độc hại như bụi, nhiệt độ, xăng chì v.v... cũng tác động nhiều đến sức khỏe. Bộ đội lái xe thường phải nghỉ việc vì sốt rét và mệt mỏi, do thiếu rau và thần kinh căng thẳng nên cũng hay bị táo bón và mất ngủ.


Trong một thời gian dài, nhiều cán bộ quân y đã cùng đi, cùng ăn, cùng ngủ với bộ đội lái xe, từ cuộc sống chiến đấu thực tế đã góp phần quan trọng xây dựng các chế độ công tác, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí cho anh em lái xe trong Đoàn. Công tác nuôi quân đã bảo đảm cho lái xe ăn no, đủ chất, có rau xanh với các bữa chính, bữa phụ về đêm, phân chia bữa ăn cho thích hợp với điều kiện lái xe đi ban đêm, nghỉ ban ngày1 (Khẩu phần ăn của bộ đội lái xe được phân chia ra các bữa như sau: bữa sáng (7, 8 giờ): 40%, bữa chiều (15 giờ): 30%, bữa phụ mang theo xe: 10%, bữa phụ nóng đêm khi về: 20%). Để giải quyết vấn đề ngủ, nghỉ, tắm giặt, trong Đoàn đã có phong trào chống tư tưởng ăn ở tạm bợ, luộm thuộm, trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt vẫn xây dựng một cuộc sống đàng hoàng, vui tươi, có tạm đủ các tiện nghi sinh hoạt. Các đơn vị xe đã có đủ lán trại, có hầm hố, có cột mắc võng, có cả giường nằm, có liếp che ánh sáng để dễ ngủ ban ngày, có đủ nước tắm giặt, có sân bóng chuyền... Để máy bay địch không phá rối được giấc ngủ của lái xe, nhiều đơn vị đã làm nhà âm xuống đất hoặc ở trong hang. Quân y các đại đội xe quản lý chặt chẽ hai bệnh thường làm giảm số quân công tác là sốt rét và mệt mỏi. Đối với sốt rét, quần y trực tiếp cho anh em bị tái phát uống thuốc, phun DDT tất cả lán trại, hầm hào, chống đốt khi ngồi trong ca-bin và nhất là khi dừng lại chờ đợi hay bốc rỡ hàng.


Do được quan tâm đầy đủ và tổ chức thực hiện càng tốt, nên sức khỏe của bộ đội lái xe được tăng cường rõ rệt, có nhiều đơn vị mặc dầu làm nhiệm vụ liên tục ở vùng sốt rét lưu hành, địch đánh phá ác liệt vẫn bảo đảm số lái xe khỏe làm việc hàng ngày lên tới hơn 98%, sốt rét nghỉ việc hàng ngày còn 1,32 % và mệt mỏi nghỉ việc cùng xuống rất thấp, hàng ngày chỉ còn 0,38%.


Lực lượng nữ chiếm khoảng 1/6 số quân của tuyến đường và là một lực lượng lao động và chiến đấu đáng kể. Chị em đã góp phần quan trọng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Do điều kiện sinh hoạt và chiến đấu, thường bị một số bệnh phụ khoa như viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài, rối loạn kinh nguvệt. Các binh trạm đã chú ý giải quyết chỗ vệ sinh tắm giặt, có máng dẫn nước về tận nơi, phân công hợp lý những người đang có kinh nguyệt và tổ chức điều trị hướng dẫn về giữ gìn vệ sinh phụ nữ cho chị em.


Công tác chống sốt rét cũng là một nội dung quan trọng đề bảo vệ sức khỏe và giữ vững số quân. Trong những năm từ 1967-1968 trở đi, việc chống sốt rét đã có nền nếp. Song song với việc cải thiện đời sống, ở tất cả các đơn vị đã có phong trào điều trị đột kích liên tục, sâu rộng, toàn diện (ăn uống, thuốc, chống đốt v.v....) nhằm trả nhanh, nhiều quân số về đơn vị trong một thời gian ngắn. Do quán triệt được tầm quan trọng của công tác chống sốt rét, tất cả mọi lực lượng của đơn vị đều cùng quân y tham gia tích cực chống sốt rét nên các đơn vị đã điều trị và trả về chiến đấu cho hàng vạn cán bộ, chiến sĩ. Từ đó, nhiều binh trạm đã hạ thấp rất nhanh tỷ lệ sốt rét.


Những kết quả trên đã gây lòng tin tưởng cho bộ đội là có thể phòng chống sốt rét tốt bằng các biện pháp diệt muỗi chống đốt, cải thiện ăn uống và uống thuốc theo đúng như hướng dẫn của quân y.

Công tác bảo đảm quân y cho những cuộc hành quân nổi tiếng tăng cường lực lượng cho chiến trường ngày càng được củng cố, chất lượng phục vụ đã chuyển biến rõ rệt. Với tinh thần xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, trên đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, quân y đoàn Quang Trung đã cùng các ngành cần vụ khác bảo đảm cho nhiều binh đoàn lớn có trang bị hiện đại, hành quân bộ, hành quân cơ giới đi đến khắp các chiến trường với số quân khỏe ngày một cao, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ nặng nề nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, bảo đảm sức người, sức của đến được chiến trường ngày một nhiều, giải quyết kịp thời các yêu cầu chiến đấu trong tình hình chiến tranh ngày càng phát triển về quy mô và cường độ.


Công tác bảo đảm sức khỏe thu bộ đội hành quân ngày càng có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành ngay từ lúc đơn vị chuẩn bị, từ nơi luyện tập, xuất phát và suốt dọc đường hành quân đến nơi tập kết giao quân. Từ cuối năm 1967, hệ thống các trạm giao liên được củng cố, các nơi đón quân và trú quân đã có các công trình vệ sinh, nhất là hố tiêu và nguồn nước, có sẵn bếp Hoàng Cầm, có cọc mắc võng căng tàng, nhiều trạm đã có lán có giường nằm cho những anh em yếu mệt. Khi mỗi đoàn hành quân đến trạm, quân y của trạm phổ biến nội quy vệ sinh phòng bệnh, phòng chống sốt rét và nội quy phát hiện người ốm để đưa đi điều trị kịp thờí, do khâu thực hành vệ sinh ở trạm trú quân đã tiến bộ, người ốm được điều trị sớm không phải cáng người ốm đi theo đoàn. Cung độ, khoảng cách giữa các trạm giao liên cũng được sắp xếp tiện cho việc hành quân; nói chung, mỗ trạm cách khoảng 6,7 tiếng, đi bộ từ 6 giờ đến 13, 14 giờ đến trạm trú quân. Cách từ ba đến bốn trạm có tổ chức một bệnh xá, hoặc bệnh viện để thu dung điều trị cho đén khỏi những thương binh, bệnh binh trên đường hành quân. Nhờ có tổ chức phòng bệnh, điều trị, giải quyết tốt khâu ăn, ở vệ sinh, kết hợp việc cải tiến công tác nuôi quân, số quân ốm giảm hẳn, và có nhiều đơn vị đến trạm cuối cùng với số quân khỏe khoảng 90%, số anh em ốm nằm lại các cơ sở điều trị dọc đường được tập trung điều trị và bồi dưỡng nên một thời gian sau lại tiếp tục hành quân.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 22 Tháng Mười Hai, 2022, 09:07:41 pm
Trong những công tác vận chuyển chiến lược, cuộc chiến đấu với không quân của đế quốc Mỹ đã diễn ra gay go ác liệt. Với quyết tâm cao, các lực lượng cao xạ đã thực hiện "địch đến ta đánh", các lực lượng công binh và các lực lượng vận tải với khẩu hiệu "địch phá ta sửa, đường ta, ta cứ đi", các lực lượng thông tin với quyết tâm không để ngừng mạch máu giao thông. Và ngày đêm, không hề vắng bóng các chiến sĩ ta ở các trọng điểm. Vì vậy, công tác cấp cứu, điều trị thương binh ở cả trên các tuyến đường và ở các trong điểm cũng góp phần quan trọng bảo vệ lực lượng ta, bảo vệ tuyến đường vận chuyển. Qua thực tiễn chiến đấu, công tác tổ chức chỉ huy cấp cứu, hạn chế thương vong đã là một công tác chiến đấu thực sự do cán bộ chỉ huy đường dây trực tiếp đảm nhiệm, theo phương hướng:

- Tích cực tìm mọi biện pháp có hiệu quả để chủ động hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ thương vong, bảo vệ số quân chiến đấu luôn được quán triệt vào phương án tác chiến của cán bộ chỉ huy. Trong khi vượt trọng điểm, cán bộ nắm chắc quy luật đánh phá của địch, thời cơ an toàn nhất, tình hình cầu đường, tình hình hành quân của đơn vị. Trong sửa chữa đường, ở hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm chống lầy tốt, độ dốc đạt yêu cầu cho xe lên xuống, có chỗ tránh, mặt đường không có ổ gà quá to, quá sâu để xe có thể nhanh chóng vượt qua trọng điểm. Các chiến sĩ lái xe luôn đề cao kỷ luật, nghiêm túc, triệt để chấp hành mệnh lệnh hành quân nhất là khi vượt trọng điểm trong mọi tình huống lấy nguyên tắc cao nhất là không để ùn tắc. Lực lượng công binh sửa đường, thường tranh thủ nhanh chóng rải tạo cấp tốc địa hình làm chỗ ẩn nấp rồi mới làm việc. Có lần địch dùng B.52 ném bom toa độ trúng khu vực sửa đường nhưng nhờ có hầm hố và lợi dụng kênh, rãnh thoát nước để ẩn nấp nên không ai bị thương vong, lực lượng cao xạ luôn phát huy mạnh mẽ tác dụng đánh địch bảo vệ đồng đội đang sửa đường hoặc vượt trọng điểm buộc kẻ địch không thực hiện được âm mưu đánh phá theo ý định.


- Tăng cường công tác quân y đại đội, tiểu đoàn và mở rộng phạm vi cứu chữa.

Việc vận động quần chúng, cán bộ, chiến sĩ tự cứu và cứu lẫn nhau đã trở thành một nội dung lãnh đạo thường xuyên cấp thiết của các chi bộ đại đội. Cán bộ chiến sĩ tranh thủ giờ nghỉ để ôn tập, thực hành năm kỹ thuật cấp cứu. Quân y vừa hướng dẫn cụ thể vừa rút kinh nghiệm các trận đánh trước, nêu các trường hợp cụ thể nhờ có tự cứu và cứu lẫn nhau mà nhiều đồng chí bị thương nặng được cứu sống. Việc bảo quản tốt cuộn băng cá nhân và thường xuyên mang trong người ở một chỗ thống nhất dễ tìm là một quy định của các lực lượng trên mặt đường.


Tổ chức quân y đại đội được tăng cường theo yêu cầu chiến đấu, các đại đội công binh độc lập có y sĩ, trung đội có y tá, cứu thương. Các tiểu đoàn xe phần đông đã có hai y sĩ thay phiên hành quân theo đơn vị, một số tiểu đoàn khác đã tập trung bồi dưỡng cho một hai y tá có khả năng cấp cứu ngoại khoa chiến thương để thay y sĩ. Các đại đội xe có từ hai, ba y tá phân công hành quân theo đơn vị. Vị trí của quân y trong đội hình xe thường ở giữa hay cuối đơn vị. Trường hợp có thương binh nếu là nhẹ thì tiếp tục vượt trong điểm về căn cứ hoặc đội phẫu thuật của tuyến nếu là thương binh nặng thì chuyển tới tổ phẫu thuật cấp cứu của trọng điểm.


Do thực tiễn chiến đấu trên tuyến đường, từ lâu việc cứu chữa ở đại đội, tiểu đoàn được mở rộng, cụ thể là tăng cường chữa choáng, tiêm thuốc kháng sinh loại thải trừ chậm, tiến hành những biện pháp xử trí tối khẩn cấp như: cố định lưỡi, mở khí quản, chọc phế mạc, giải phóng giây garô bằng cách kẹp hoặc thắt mạch máu, cắt cụt đơn giản khi chi gần bị đứt hẳn.


- Tăng cường tổ phẫu thuật cấp cứu lưu động cho tiểu đoàn công binh ở bên kia trọng điểm để kịp thời xử trí những trường hợp do điều kiện chưa có phương tiện chuyển hoặc tắc đường, đã giải quyết về cơ bản những khó khăn của các đơn vị này khi có thương binh. Tổ này biên chế và trang bị gọn nhẹ có một quân y sĩ có khả nảng làm được các phẫu thuật cấp cứu, hai ba y tá và bốn cáng thương phối thuộc với đơn vị công binh, có nhiệm vụ giải quyết thương binh cho tất cả lực lượng ở trọng điểm. Vị trí của tổ này thường đặt ở gần cột ba-ri-e và có giây nói với các đơn vị. Sau khi xử trí xong hết sức tranh thủ vận chuyển, không giữ thương binh.

Ngoài ra, để xử trí có chất lượng và giảm bớt các tuyến trung gian, các đội phẫu thuật lưu động thường tiếp cận các trọng điểm, trong điều kiện địa hình cho phép rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển từ trọng điểm về đội phẫu thuật, ở đây có khả năng giải quyết được nhiều phẫu thuật cơ bản gần như đội điều trị và giữ lại một số thương binh ổn định rồi mới chuyển về tuyến sau.


Công tác chuyển thương chiến lược là một mặt của công tác quân y và cũng là một nhiệm vụ của công tác giao thông vận tải quân sự trên tuyến đường Trường Sơn. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, quân y các binh trạm đã xây dựng công tác chuyển thương chiến lược ngày một tốt hơn, thông suốt và an toàn trong điều kiện địch đánh phá rất ác liệt. Các hệ thống tổ chức quân y phục vụ công tác chuyển thương ngày càng được kiện toàn. Tiêu chuẩn phân loại thương binh và các chế độ nghiệp vụ đã được nghiên cứu bổ sung qua các đợt rút kinh nghiệm. Công tác chuyển thương chiến lược của tuyến đường đã góp phần tích cực vào công tác chuyển thương chiến dịch và chuyển thương khu vực, tạo điều kiện cho các cơ sở cứu chữa tập trung vào nhiệm vụ phục vụ thương binh, bệnh binh được thuận lợi. Trên đường vận chuyển đã hết sức tranh thủ chuyển thương cơ giới, tận dụng chuyển thương thô sơ, chú ý xây dựng các trạm chuyển thương chuyên trách vững mạnh toàn diện, làm cơ sở nâng cao chất lượng chuyển thương, thực hành được yêu cầu kỹ thuật: Quá trình chuyển thương là quá trình liên tục điều trị.


Nhờ những biện pháp tích cực trên nhiều mặt, đặc biệt là nhờ những biện pháp tổ chức và kỹ thuật, nên quân y đã cùng bộ đội giao thông vận tải quân sự chuyển được hết, chuyển an toàn một khối lượng lớn thương binh, bệnh binh vượt qua hàng ngàn ki-lô-mét, vượt qua Trường Sơn hiểm trở, vượt qua các mùa mưa nắng, phục vụ đắc lực cho các chiến trường.


Hơn mười lăm năm chiến đấu và phục vụ của bộ đội đoàn Quang Trung là một bản hùng ca lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Những cán bộ chiến sĩ quân y của Đoàn đã từng lăn lộn với bộ đội từ năm 1959 cũng được mang niềm vinh dự đó. Phục vụ trên tuyến đường vận chuyển chiến lược dài hàng ngàn ki-lô-mét, nơi mà đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hủy diệt suốt dọc tuyến đường, ngành quân y đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, luôn bám sát bộ đội, tận tình với thương binh, bệnh binh, tận nghĩa với chiến trường, góp phần hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển chiến lược của Đoàn. Trong suốt hơn mười lăm năm phục vụ và chiến đấu, nhiều đơn vị và cán bộ chiến sĩ quân y đã có thành tích xuất sắc, trong Đoàn đã có một đơn vị anh hùng1 (Đội điều trị 14) và hai anh hùng là quân y2 (Đồng chí Trần Hành, bác sĩ, đồng chí Lê Văn Đính, bác sĩ).


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 08:56:23 pm
9. Quân y Quân khu 4 phục vụ bộ đội đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Quân khu 4 gồm có ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh. Là nơi tiếp giáp giữa hai miền Nam, Bắc nước ta, là cửa ngõ đi vào miền Nam và sang nước bạn Lào nên Quân khu 4 đã trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mặt giáp mặt với quân thù và luôn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu thủ đoạn khiêu khích phá hoại của địch.


Quân khu 4 có hình thể dài, hẹp, có giới tuyến và khu phi quân sự sát sông Bến Hẫi, có bờ biển dài 367km. Phía tây có rừng rậm núi cao, giáp với Trung Lào có biên giới chung hơn 700km. Sông ngòi nhiều thường cắt ngang đường bộ, về mùa nước lớn dễ gây tắc giao thông, chia cắt địa hình quân khu không những trong chiến tranh mà ngay cả trong hòa bình.


Về khí hậu Quân khu 4 có hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng ba đến tháng tám gió tây nam, nắng gắt, nhiệt độ từ 28 - 30° và mùa mưa sương mù nhiều, mây thấp, độ ẩm cao, mưa kéo dài nhiều ngày sinh ra lũ lụt nhất là từ tháng chín, mười, mười một. Ngay các tình trong quân khu khí hậu cũng đã có nhiều chỗ khác nhau, Quảng Bình, Vĩnh Linh mưa nhiều hơn Nghệ An, Hà Tĩnh. Riêng vùng núi giáp Lào từ tháng năm đến tháng mười là mùa nước lũ lớn, trái hẳn quy luật thời tiết của Quân khu 4.


Tình hình địa lý khí hậu ở Quân khu 4 đã tạo nên thế chia cắt quân khu ra nhiều khu vực khác nhau không những gây khó khăn về giao thông vận tải chuyển thương mà còn gây nhiều khó khăn trong bảo vệ sức khỏe và bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật trong thời bình cũng như trong chiến tranh.


Về y tế, đến năm 1964-1965, các xã đều đã có tổ chức y tế, các bệnh xá khu vực, bệnh viện huyện, tỉnh đã được tăng cường về trang bị và cán bộ kỹ thuật. Trung bình đã có 1 bác sĩ phục vụ cho 2.250 người dân, 81% xã ở Quảng Bình đã có y sĩ, 100% xã ở khu vực Vĩnh Linh đã có từ 1 đến 2 y sĩ. Các tỉnh trong quân khu có 40 bệnh viện với khoảng 3.000 giường điều trị. Nhiều bệnh viện huyện đã có bác sĩ chuyên khoa về chấn thương và nhiều chuyên khoa khác. Trong phạm vi huyện, có tổ chức các bệnh xá cụm (mỗi bệnh xá cụm cho 3-4 xã) do y sĩ các xã thay phiên nhau phụ trách, có sự chi viện về trang bị kỹ thuật của huyện. Các bệnh xá cụm chủ yếu làm phẫu thuật khẩn cấp và chống choáng. Tổ chức y tế nói chung đã phát triển mạnh, rộng, đều khắp nhất là ở khu vực Vĩnh Linh nên đã cùng với tổ chức quân y tạo thành một mạng lưới rộng khắp bảo đảm cấp cứu cho quân và dân Quân khu 4. Trong chiến tranh có thể nói ở đâu có người bị thương ở đó có cấp cứu mà điển hình là nhân dân Vĩnh Linh, nơi địch đánh phá có tính chất hủy diệt, đã đào hàng chục ki-lô-mét giao thông địa đạo, đã tổ chức được một hệ thống cấp cứu chuyển thương trong khu vực từ sông Bến Hải về phía sau. Lịch sử chiến đấu của quân khu ghi công những bà mẹ Hà Tĩnh đã chữa chạy chăm sóc trong nhà mình nhiều thương binh và 72 cô gái Cầu Giát (Nghệ An) đã thường xuyên bám trọng điểm để cấp cứu người bị thương.


Tất cả những cơ sở và những điều kiện trên là chỗ dựa vững chắc và là nguồn cố vũ lớn đối với công tác quân y trong những năm chiến tranh phá hoại.

Năm 1964-1965, trước nguy cơ sụp đổ của bọn tay sai, đế quốc Mỹ đã phát động chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nước ta. Ngay từ ngày 5 tháng tám năm 1964, chúng đã đánh phá một số địa điểm trong Quân khu 4. Từ ngày 7 tháng hai năm 1965, đế quốc Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại bắt đầu từ Quân khu 4 rồi leo thang dần ra toàn miền Bắc. Đất nước ta từ trạng thái nửa nước có chiến tranh, nửa nước có hòa bình đã chuyển sang trạng thái cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau. Quân khu 4 lại càng thực sự trở thành tiền tuyến của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam và của Trung, Hạ Lào. Cùng một lúc các lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 4 thực hiện bốn nhiệm vụ trên ba chiến trường đánh với ba đối tượng khác nhau cùng với những đặc điểm chính trị, kỉnh tế, địa lý khác nhau.


Để phục vụ bộ đội quân khu chiến đấu thắng lợi, ngành quân y có nhiệm vụ bảo đảm trong chống chiến tranh phá hoại, trong bảo đảm giao thông vận tải và trong tác chiến của bộ đội ở các chiến trường kế cận.


Từ năm 1964, tổ chức quân y của quân khu đã phát triển nhanh chóng. Không kể quân y các sư đoàn, tỉnh đội, lực lượng trực thuộc quân khu đã từ một bệnh viện lên ba bệnh viện, mười một đội điều trị và nhiều đội phẫu thuật cơ động. Quân khu cũng được tăng cường nhiều cán bộ chỉ đạo về tổ chức và kỹ thuật1 (Các bác sĩ Nguyễn Sĩ Quốc trưởng phòng Phòng quân y quân khu, bác sĩ Trịnh Văn Khiêm, phó trưởng phòng quân y và bác sĩ Vũ Tam Hoán, chuyên viên chấn thương, viện trưởng Viện quân y 4).


Trong một thời gian chiến tranh phá hoại, trên cơ sở bố trí các phân đội quân y kết hợp với mạng lưới dân y, trên địa bàn quân khu đã hình thành các khu vực cấp cứu điều trị.

1. Khu vực phía nam quân khu

- Từ nam Lệ Thủy vào Vĩnh Linh gồm các đội điều trị của quân khu và của các đơn vị chiến đấu ở mặt trận Bắc Quảng Trị như các đội điều trị 43, 44, 48, 83 làm nhiệm vụ tuyến sau của các đơn vị chiến đấu ở khu vực Vĩnh Linh và bảo đảm số thương binh, bệnh binh của chiến trường đi qua.

- Từ nam Gianh vào bắc Long Đại gồm có viện quân y 41, đội điều trị 13. Viện 41 là tuyến sau của đội điều trị ở Trị Thiên và Vĩnh Linh, cùng với đội điều trị 13 điều trị có chất lượng và chuyên khoa cho các đơn vị của Bộ hoạt động tại khu vực.


2. Khu vực Hà Tĩnh.

Gồm có Viện quân y 46 là bệnh viện khu vực làm nhiệm vụ điều trị có chất lượng và chuyên khoa cho số thương binh, bệnh binh ở chiến trường chuyển ra theo tuyến đường Đoàn Quang Trung về là tuyến sau của bộ đội công hinh, vận tải... làm nhiệm vụ ở phía tây Quảng Bình, Hà Tĩnh. Trong khu vực này còn có đội điều trị 45.


3. Khu vực Nghệ An.

Gồm có Viện quân y 4 và các đội điều trị 19, 42, Viện 4 là truyến sau của các đội điều trị 19, 42, các đơn vị chiến đấu trong khu vực và là bệnh viện tuyến cuối cùng của toàn quân khu nhất là trong những năm 1967 - 1968, việc chuyển thương ra tuyến của Cục quân y gặp nhiều khó khăn.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 08:57:58 pm
Như vậy, với các cơ sở điều trị bố trí ở các khu vực nói trên, làm nhiệm vụ bệnh viện khu vực tuyến sau của khu vực đó, cứu chữa thương binh, bệnh binh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đặc biệt là khi chuyển vận khó khăn, đều có khả năng bảo đảm được các phẫu thuật lớn và chuyên khoa. Các đội điều trị với tính chất cơ động trong một khu vực nhất định làm tuyến sau cho các tiểu đoàn, trung đoàn ở các trọng điểm thường có nhiều thương binh làm cho việc cấp cứu được sớm hơn do tiếp cận trọng điểm trong phạm vi cho phép, đường chuyển thương được rút ngắn. Trên địa bàn quân khu do yêu cầu phục vụ chiến đấu khác nhau nên quy mô tổ chức đội điều trị có khác nhau. Như ở Vĩnh Linh sát với chiến trường, có đội điều trị tuyến 1 có 100 giường làm nhiệm vụ cấp cứu thu dung theo từng hướng chiến đấu và chuyển vận về tuyến 2. Đội điều trị tuyến 2 có từ 200 đến 300 giường là tuyến sau của đội điều trị tuyến 1, điều trị đến khỏi các thương binh, bệnh binh nhẹ, một phần thương binh, bệnh binh vừa và chuyển về tuyến sau là các viện quân y. Ở các khu vực khác, các đội điều trị có 200 giường và trong lúc địch đánh phá ác liệt (giữa năm 1968) có nhiều thương binh, chuyển thương khó khăn nên một số đội điều trị đều tách làm đôi để dễ tiếp cận khu vực trọng điểm đánh phá của địch, với quy mô 100 giường trong thực tế tỏ ra thích hợp, cơ động tương đối nhanh và dễ bố trí.


Ngoài ra, quân khu còn tổ chức các tổ phẫu thuật sẵn sàng cơ động đến nơi bị địch đánh phá xa các cơ sở cấp cứu. Các tổ phẫu thuật này lấy từ các viện quân y, cáo đội điều trị, các đại đội quân y trung đoàn, các tiểu đoàn quân y sư đoàn. Các tổ phẫu thuật đã phát huy tác dụng quan trọng khi địch đánh phá ác liệt, chuyển thương khó khăn, góp phần làm cho mạng lưới cấp cứu quân y, dân y thêm hoàn chỉnh. Với khu vực Vĩnh Linh, các tổ phẫu thuật rất phù hợp với cách đánh của các phân đội nhỏ, mũi nhọn thọc sâu.


Trên mặt trận giao thông vận tải, đã diễn ra một cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt giữa quân và dân Quân khu 4 với đế quốc Mỹ. Là một công tác trung tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, liên tục trong chiến tranh phá hoại, giành dật từng ngày với địch, giao thông vận tải Quân khu 4 được tăng cường gấp bội, về người, về phương tiện, cả đường bộ, đường thủy. Lực lượng công binh cả ba thứ quân, lực lượng thanh niên xung phong, công nhân cầu đường cùng với nhân dân địa phương đã vượt qua nhiều hy sinh gian khổ làm hàng vạn ki-lô-mét đường, sáng tạo nhiều biện pháp khắc phục bom từ trường, bom nổ chậm nhằm thông đường, thông bến với khẩu hiệu địch phá, ta sửa ta đi, đường không thông, không tiếc công, tiếc của.


Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, quân y các lực lượng phòng không, công binh, đoàn xe..., đã cùng với tổ chức y tế từng địa phương ngày đêm lăn lộn với từng trậu địa, từng trọng điểm để bảo vệ sức khỏe và cấp cứu thương binh.


Ở tuyến đại đội, mặc dầu địch đánh phá liên tục, nhiều đợt cả ngày và đêm, mức độ ác liệt, có lúc nhiều thương binh, các đồng chí y tá cứu thương luôn tranh thù củng cố hầm cấp cứu, bổ sung bông băng cho cán bộ, chiến sĩ, hợp đồng chặt chẽ với y tế thôn xã. Ở các nơi bị đánh phá, thường việc cấp cứu thương binh được giải quyết nhanh gọn, hầu hết thương binh được cấp cứu trước 1 giờ sau khi bị thương, tỷ lệ do quân y, y tế băng bó gần được 40% tập trung vào thương binh nặng, vừa.


Ở tuyến tiều đoàn, khối lượng và mức độ cấp cứu thường là vượt quá khả năng, nhất là ở các tiểu đoàn pháo cao xạ độc lập và tên lửa xa sự chi viện của tuyến sau. Ngoài việc kiểm tra, bổ sung cấp cứu, tuyến tiểu đoàn phải làm các phẫu thuật khẩn cấp, như các tiểu đoàn 1, 2 cao xạ đã mở khí quản nhiều lần và đã cứu sống được nhiều thương binh. Có đơn vị như tiểu đoàn 92 trong ngày 28 tháng bẩy năm 1968 tại xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, bị đánh nhiều đợt, số người bị thương cả quân và dân tương đối nhiều trong đó 1/3 là bị thương nặng, nhưng phối hợp với y tế giải quyết xong ngay trong ngày hôm đó.


Ở tuyến trung đoàn, thông thường chỉ 30 phút sau khi địch đánh phá ở một địa điểm, tổ cấp cứu của quân y trung đoàn đã có mặt, nhất là những nơi bị đánh phá ác liệt có nhiều thương binh. Các trung đoàn chiến đấu ở Hà Tĩnh, Quảng Bình bảo vệ những chốt quan trọng như Đồng Lộc, Tùng Cốc, Địa Lợi, Xuân Sơn, Can Lộc, Linh Cảm, Đá Đẽo, Ka Tang, Khe Ve, thường xuyên có các tổ cấp cứu xuống các trận địa giải quyết đưa thương binh nhẹ về trạm trung đoàn, thương binh nặng đi tuyến sau, làm cho tuyến tiểu đoàn có điều kiện củng cố chuẩn bị cho các trận đánh sau. Ở các trung đoàn tên lửa tuy các trận địa ở xa nhau, nhưng các tổ cấp cứu cũng có mặt sớm tại các khu vực bị đánh phá như trận đêm 19 tháng bảy năm 1968 ở Đại Thành mặc dầu đêm tối nhưng chỉ 30 phút sau tất cả thương binh đã được về trạm quân y trung đoàn.


Các tổ cấp cứu là các mũi nhọn xung kích của quân y trung đoàn, có tác dụng thiết thực giải quyết nhanh gọn và có chất lượng nhất định thương binh ở các trận địa. Trong suốt thời gian chống chiến tranh phá hoại, nhiều tổ cấp cứu đã đạt những thành tích xuất sắc vì tinh thần trách nhiệm với đồng đội và tinh thần hy sinh vì nhiệm vụ.


Ở tuyến sư đoàn, tiểu đoàn quân y tổ chức thành đội phẫu thuật thường triển khai ở hướng có trọng điểm, hoặc tăng cường đưa kỹ thuật xuống trung đoàn, kịp thời phẫu thuật có chất lượng và bệnh xá thu dung chữa đến khỏi thương binh nhẹ đi thẳng từ trận địa về và thương binh vừa, làm các phẫu thuật khẩn cấp cho thương binh rồi chuyển về các tuyến bệnh viện. Tuyến bệnh xá còn là nơi huấn luyện cán bộ nhất là về ngoại khoa để bổ sung thay thế cho quân y trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội.


Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh và đặc biệt là khu vực Vĩnh Linh đã trải qua những thử thách lịch sử và trưởng thành toàn diện và vững chắc. Lịch sử chiến đấu của Quân khu 4 cũng ghi lại những thành tích phục vụ và những gương hy sinh quên mình vì thương binh, vì đồng bào của các chiến sĩ quân y và dân y.


Vĩnh Linh, vị trí tiền tiêu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đầu cầu nối liền miền Bắc với miền Nam hậu phương trực tiếp của chiến trường Trị Thiên, là nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ rất ác liệt. Trên mảnh đất nhỏ hẹp khoảng 820km2 đã phải chịu đựng một khối lượng bom đạn khổng lồ, với một ki-lô-mét vuông ở đây, giặc Mỹ đã ném xuống 600 tấn bom đạn và một đầu người phải chịu hơn 7 tạ, hơn 3/4 đất đai bị rải chất độc hóa học, đế quốc Mỹ âm mưu tiêu hao tiêu diệt sinh lực ta, làm trắng khu vực này.


Nhưng quân dân Vĩnh Linh qua hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã vượt qua những thử thách gay go và đã chiến thắng vẻ vang. Trong thắng lợi chung, công tác cứu chữa và bảo vệ sức khỏe đã góp phần quan trọng giữ vững và tăng cường sức chiến đấu của quân và dân Vĩnh Linh trong hoàn cảnh chiến đấu và sản xuất đầy khó khăn và gian khổ.


Trong 10 năm xây dựng (1955-1965) mạng lưới y tế Vĩnh Linh đã phát triển khá mạnh mẽ và toàn diện. Ở các hợp tác xã, đến các đội sản xuất đã có xã viên làm công tác y tế, ở xã hầu hết đều có trạm xá và có 1, 2 y sĩ. Cơ sở chữa bệnh của khu vực có 1 bệnh viện 170 giường và bệnh xá Hướng Lập 30 giường. Ngoài ra còn có một trạm bệnh xá quốc lập Bái Hạ và bệnh xá nông trường Quyết Thắng. Tất cả các cơ sở trên phục vụ cho số dân là tám vạn người. Phong trào vệ sinh yêu nước được xây dựng ở khắp các xã, nhân dân đã có tập quán vệ sinh tốt như ăn trở đầu đũa, nằm màn..., đã tiêu diệt sốt rét từ năm 1961. Tất cả cơ sở trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành quân y, dân y tổ chức phục vụ trong chiến đấu thắng lợi.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 08:58:54 pm
Trong chiến tranh, công tác cứu chữa đã trở thành một trong những nội dung thiết yếu của công tác phòng tránh toàn dân góp phần giữ vững tinh thần cho nhân dân bám đất, bám hố bom mà chiến đấu và sản xuất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân toàn dân đã thực sự tham gia cứu chữa mà nòng cốt là các tổ chức quân y, dân y địa phương. Túi thuốc cá nhân từ em bé đến cụ già luôn luôn ở bên người vừa sẵn sàng cấp cứu và là cơ số dự trữ cho thôn xã. Các hợp tác xã, xí nghiệp, cơ quan có dự trữ cơ số 30 chiến thương và tổ chức đội cấp cứu gom các tổ đào bới, tổ cứu chữa, tổ vận chuyển và tổ thanh toán hậu quả.


Hệ thống hầm hào liên hoàn nối liền nhà, liền thôn, liền xã đã hạn chế được thiệt hại, cứu chữa được kịp thời trong những tình huống rất khó khăn như xã Vĩnh Thủy một ngày trong tháng bảy năm 1967 bị 37 lần chiếc B52, 20 lần chiếc máy bay khác đánh phá mà chỉ bị thương vong có rất ít.


Các bệnh viện, bệnh xá được phân tán triệt để hình thành các đội y tế liên hợp dã chiến dựa vào xã, tăng cường trang bị kỹ thuật cho xã tạo điều kiện cho phân vùng cứu chữa theo khu vực. Tổ chức các đội y tế liên hợp dã chiến và việc phân vùng cứu chữa theo khu vực có ý nghĩa quyết định trong việc cứu chữa trong những năm chiến tranh phá hoại ác liệt (1967-1960) (Chiến tranh khốc liệt mang tính chất hủy diệt; cơ sở điều trị phải bám trụ lâu dài, mọi sinh hoạt đều phải ở dưới hầm sâu xuống lòng đất. Ngoài chiến thương, còn nhiều bệnh nhân về nội, sản, nhi..., nên các đội cấp cứu lúc đầu không đủ khả năng giải quyết. Đến tháng 10-1967 trên cơ sở các đội này được tăng cường thêm cán bộ, trang bị đã chuyển thành tám đội y tế liên hợp dã chiến gồm ngoại, nội, nhi, sản. Trong tám đội có 1 đội làm tuyến 4 có 15 giường do viện trưởng viện khu vực trực tiếp làm đội trưởng).


Chất lượng cứu chữa ngoại khoa cũng được nâng lên, năm 1965 chỉ có một kíp mổ làm được tuyến ba, đến năm 1967 đã có 8 kíp tuyến ba và một kíp làm tuyến bốn. Các đội y tế này đã góp phần đắc lực và quyết định vào việc cứu chữa thương binh tại khu vực, như có đêm một đội y tế nhận một số thương binh ở chiến trường ra, triển khai hai kíp mổ ở Vĩnh Lâm, Vĩnh Thành khẩn trương giải quyết hết thương binh trong ngày hôm sau. Có thương binh bị vết thương ở bụng để lâu phải cắt lách, cắt đoạn ruột, rập nát chi thể phải cắt cụt hai chi vẫn cứu sống được. Trung bình khoảng 50% số người nằm điều trị tại đội y tế là thương binh, bệnh binh.


Bên cạnh việc phân tán các cơ sở điều trị, ngành y tế Vĩnh Linh vẫn chú ý đến việc tập trung kỹ thuật như không phân tán các cơ sở điều trị chuyên khoa, chẩn đoán cận lâm sàng và vẫn tổ chức một kíp mổ tuyến bốn. Việc chi viện cho chiến trường và giúp đỡ vùng mới giải phóng cũng đạt được nhiều thành tích.


Mặc dầu vẫn thường xuyên tập trung lực lượng giải quyết ngoại khoa chiến thương, các mặt công tác sản xuất thuốc, công tác sản phụ và nhất là công tác vệ sinh phòng dịch phục vụ cho chiến đấu, cho ăn ở sinh hoạt ở hầm hào vẫn được phát triển, trong tám năm chiến đấu gian khổ không có bệnh dịch nào lớn xảy ra.


Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế nhân dân, tổ chức quân y địa phương ở khu vực Vĩnh Linh đã trở thành một đơn vị cứu chữa có tính chất khu vực cho cả ba thứ quân chiến đấu trong khu vực, và có khi cả hướng đông của chiến dịch thuộc chiến trường Bắc Quảng Trị.


Từ khi có mạt trận Trị Thiên, ngoài lực lượng quân sự của khu vực đã được tăng cường hơn trước, còn có các lực lượng phối thuộc chiến đấu trên địa bàn Vĩnh Linh. Nhiệm vụ của quân y là bảo đảm sức khỏe và cứu chữa trong chiến đấu đánh trả máy bay và tàu chiến địch và thường xuyên phục vụ cho nhiều đơn vị bộ binh và dân quân chiến đấu ở chiến trường. Do tính chất đảm nhiệm chiến đấu của đơn vị ở trên địa bàn hậu phương chiến lược kế cận chiến dịch, quân y địa phương đã trở thành đơn vị cứu chữa phía sau của các lực lượng tham chiến, nên tổ chức cấp cứu điều trị đã được tăng cường với một tiểu đoàn quân y sư đoàn. Trong suốt mấy năm chiến đấu, cơ số điều trị phục vụ tại chỗ đã được xây dựng vững chắc tương đối an toàn và các đội phẫu thuật tổ cấp cứu được tăng cường cho các đơn vị đang chiến đấu.


Ngoài ra, đảo Cồn Cỏ mang tính chất đặt biệt trong chiến đấu về các mặt bảo đảm kể cả cứu chữu thương binh, bệnh binh. Ở đảo, đã có một tổ phẫu thuật mạnh bố trí trong công sự vững chắc, thuốc và dụng cụ được dự trữ từ 6 tháng đến một năm. Do hoàn cảnh vận chuyển khó khăn nên quân y ở đảo đã hoàn toàn đảm nhiệm công cấp cứu từ tuyến 1 đến tuyến 4. Việc chuyển vận thương binh về đất liền chủ yếu dựa vào đội thuyền tiếp tế cho đảo tiến hành làm hai, ba đợt trong đêm để bảo đảm an toàn. Thời tiết xấu, sương mù và địch khống chế là những trở ngại cho việc đưa thương binh vào bờ. Vì vậy, công tác điều trị cấp cứu thương binh, bệnh binh ngày càng hoàn chỉnh, nhiều phẫu thuật cơ bản đã được giải quyết tốt, nhiều bệnh binh nặng đã được điều trị khỏi.


Trong công tác cứu chữa việc đoàn kết hợp đồng quân y, dân y là một yêu cầu bức thiết. Tháng mười hai 1965 trong hội nghị quân y, dân y khu vực Vĩnh Linh đã thống nhất được những nội dung lớn làm cơ sở cho việc hợp đồng về sau này. Trong thực tế việc cứu chữa thương binh đã vượt khỏi giới hạn hiệp đồng quân y dân y mà đã trở thành toàn dân tham gia cứu chữa, nuôi dưỡng thương binh. Hai đội y tế liên hợp dã chiến Vĩnh Lâm và Vĩnh Thành đã cứu chữa nhiều thương binh ở chiến trường ra, nhiều anh chị em bác sĩ, y sĩ, y tá đã bị thương, hy sinh để vận chuyển cứu chữa thương binh. Trong 10 xã của Vĩnh Linh dưới đồng bằng đã có 697 gia đình nuôi dưỡng bộ đội đau yếu, và đã đóng góp được ngót 4.000 ngày công để săn sóc phục vụ thương binh tại các cơ sở điều trị, đặc biệt trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 các cơ sở dân y được bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa dân chủ Đức tăng cường đã nâng chất lượng cứu chữa cao hơn các giai đoạn trước, sau hai ngày nô súng đã có hai đội phẫu thuật ở hai đầu mối hệ thống chuyển thương góp phần tích cực vào việc giải quyết thương binh của chiến dịch.


Ngoài việc giải quyết thương binh, bệnh binh, ngành quân y Quân khu 4 đã phát triển toàn diện. Công tác sản xuất thuốc, dụng cụ đã tự túc được nhiều mặt hàng khan hiếm, công tác huấn luyện đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ trung học và sơ học. Công tác nghiên cứu khoa học nhất là về chiến thuật, kỹ thuật ngoại khoa dã chiến đã đạt được nhiều thành tích. Đặc biệt là chiến đấu ở một địa bàn dễ bị chia cắt nên ở Quân khu 4 đã hình thành khu vực bảo đảm sớm nhất. Việc kết hợp quân y, dân y được phát triển rộng khắp trong quân khu. Từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc biệt là khu vực Vĩnh Linh việc hiệp đồng quân y, dân y và vân động toàn dân làm công tác cấp cứu, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh đã phát triển đến đỉnh cao trong đó lấy cán bộ xã đội, dân quân, y tế làm nòng cốt, quân y địa phương làm nhiệm vụ chủ trì, phối hợp mọi hoạt động phục vụ cho công tác cấp cứu và chuyển thưởng.


Trong suốt thời gian chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đội ngũ quân y đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ địa bàn Quân khu 4, là hậu phương trực tiếp của chiến trường, lại được truyền thống đấu tranh của Xô viết Nghệ Tĩnh động viên giáo dục, đã cùng với ngành y tế nhân dân chủ động sáng tạo ra những hình thức, tổ chức phục vụ thích hợp theo sự phát triển của chiến tranh nhân dân. Với tinh thần thương yêu đồng đội, thương yêu thương bỉnh, bệnh binh không bờ bến, với tình nghĩa Bắc Nam sắt son trung thủy, ngành quân y Quân khu 4 đã vượt qua muôn vàn khó khăn góp phần đánh thắng hoàn toàn chiến tranh phá hoại ác liệt trên địa bàn quân khu. Trong thành tích chiến đấu của quân khu, ngành quân y đã góp phần xứng đáng, nhiều đơn vị, nhiều cán bộ nhân viên đã được nhận những phần thưởng cao quý trong đó có hai đơn vị anh hùng và hai anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân1 (Hai đơn vị anh hùng: - Đại đội 20 quân y, bộ đội Vĩnh Linh, Quân khu 4.- Ban ngoại I, Viện quân y 41, Quân khu 4. Hai anh hùng: - Đồng chí Bùi Thị Thiêm, y tá, Viện quân y 4, Quân khu 4. - Đồng chí Bùi Hạnh, bác sĩ, Đội điều trị 46).


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:01:56 pm
10. Bảo đảm quân y trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn trên toàn chiến trường miền Nam, bao gồm các chiến địch đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực, kết hợp với các cuộc nổi dậy của quần chúng trên các địa bàn quan trọng nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân sự của địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta, phục vụ cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao đi đến thắng lợi.

- Ở chiến trường Trị Thiên, chiến dịch đã kéo dài từ ngày 30 tháng ba năm 1972 đến ngày 31 tháng giêng năm 1973, với quy mô lớn, cả mùa mưa lẫn mùa khô, có tấn công, phản công, phòng ngự, kết hợp giải phóng và giữ đất đai, lại mang tính chất chiến lược ở vào thời điểm đỉnh cao của cuộc chiến tranh gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao ở giai đoạn quyết liệt nhất.

Từ những đặc điểm trên đây, có ba yêu cầu lớn đối với công tác bảo đảm quân y:

1. Bộ đội phải được bảo đảm sức khỏe chu đáo nhất, phải có sức chịu đựng bền bỉ và dẻo dai, thích ứng với mọi yêu cầu chiến thuật đòi hỏi cường độ lao động quân sự rất cao, thích ứng với khí hậu chiến trường, chiến đấu liên tục suốt hai mùa, phòng chống có hiệu quả bệnh sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác.

2. Cơ quan và phân đội quân y các cấp phải thông thạo, cơ động, đáp ứng được mọi cách đánh của bộ đội, trên mọi địa hình, trong mọi thời tiết, hoàn thành được việc cứu chữa và nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh.

3. Lực lượng và phương tiện quân y phải được bổ sung liên tục và kịp thời, thường xuyên được củng cố để bảo đảm phục vụ được liên tục và dài ngày.

Trong thời kỳ tấn công của chiến dịch, các phân đội quân y của tuyến trung đoàn, sư đoàn giải quyết nhanh gọn thương binh. Sau tuyến sư đoàn có các đội điều trị 16, 46. Đội điều trị 46 triển khai thành bệnh viện dã chiến. Trong suốt chiến dịch, đội điều trị 16 di chuyển nhiều lần, bám sát đội hình sư đoàn làm nhiệm vụ. Sang đợt 2, tuy hai lần bị B52 đánh trúng đội hình và pháo kích nhưng đội điều trị 16 cùng các đội khác đã vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ cấp cứu thương binh, đã cứu chữa được nhiều trường hợp điển hình (Một thương binh có vết thương thấu phổi về muộn đã thành ổ mù, đã mổ dẫn lưu, chữa khỏi. Một trường hợp thủng đại tràng về muộn đã làm hậu môn nhân tạo, được cứu sống).


Trong đợt bảo đảm cho phản công và giữ thị xã Quảng Trị tuy gặp nhiều khó khăn do địch đánh phá ác liệt, các tuyến cứu chữa đã phải điều chỉnh lại, nhưng các đội điều trị 46, 16 vẫn tiếp cận đơn vị. Các đội đều chia lầm 2 ban, 1 ban ở phía trước nhận thương binh cho các sư đoàn, 1 ban ở phía sau làm nhiệu vụ điều trị thương binh, bệnh binh nhẹ. Lúc này ta vẫn tranh thủ lấy chuyển thương cơ giới làm chính (cả đường bộ, đường sông) để mau chóng đưa thương binh về sau. Các đồng chí quân y cơ sở vừa cứu chữa, vừa chiến đấu bảo vệ thương binh, không để một thương binh nào lọt vào tay địch. Trong chiến đấu giữ thành cổ Quảng Trị, hầm chốt của ta và chiến hào địch xen kẽ, ngày ta bỏ chốt, đêm ta chiếm lại chốt, trong đêm tối quân y và bộ đội mang được hết tử sĩ, thương binh về. Suốt 82 ngày đêm trong thành cổ, mặc dầu bom đạn địch đánh phá nhiều, công tác vệ sinh vẫn được duy trì, các điều kiện sinh hoạt nhất định vẫn được bảo đảm. Thương binh, bệnh binh đươc cứu chữa và đưa ra ngoài đều đặn. Đến đêm 15 rạng ngày 16 tháng chín năm 1972, đại đội 3 là đơn vị rút ra sau cùng, mặc dầu nước sông lên to thương binh, bệnh binh đã được đưa ra trước và toàn đại đội đã vượt sông an toàn.


Trong đợt bảo đảm giữ vững vùng giải phóng và đánh bại cuộc hành quân của địch lấn chiếm ra cửa Việt.

Trong thời gian này tuy địch còn đánh phá ác liệt, nhưng trước sức đánh trả kiêu cường của bộ đội ta nên vùng giải phóng Quảng Trị được giữ vững. Các phân đội quân y vừa phục vụ vừa tranh thủ củng cố, các đơn vị cũng tranh thủ cho bộ đội thay phiên về sau củng cố nên sức khỏe hồi phục nhanh. Cuối tháng giêng năm 1973 sau khi có hiệp định Pa-ri, quân địch lấn chiếm ra vùng Cửa Việt đã bị bộ đội ta đánh bại hoàn toàn. Do có chuẩn bị trước, nên công tác phục vụ của quân y trong trận này có chất lượng tốt. Công tác cấp cứu ở tuyến trước bảo đảm được kỹ thuật, công tác chuyển thương làm khẩn trương, các phân đội quân y tiến sát nơi chiến đấu, ra gần mép nước, nên xử trí sớm được nhiều thương binh.


Với việc quân địch bị đánh bại ở Cửa Việt, chiến dịch Trị Thiên đã kết thúc thắng lợi. Đây là một chiến dịch dài ngày, chiến đấu ác liệt, các phân đội quân y và quân y cơ sở đã anh dũng phục vụ. Công tác bảo vệ sức khỏe trong chiến đấu dài ngày đã thu được nhiều kinh nghiệm, công tác cấp cứu thương binh trong nhiều hình thức chiến đấu đã làm phong phú cho nội dung chiến thuật quân y, đặc biệt là công tác chuyển thương cơ giới với quy mô lớn trong điều kiện địch đánh phá rất ác liệt và bị mùa mưa cản trở, nhưng đã thu được thắng lợi to lớn.


- Ở chiến trường Tây Nguyên và Trung Trung bộ.

Ở Tây Nguyên trong đợt một ta đánh Đắc Tô - Tân Cảnh, sang đợt hai ta đánh vùng ven và thị xã Công Tum. Trong chiến dịch này có nhiều đơn vị mới đến chiến trường, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt ở địa phương, quân y quân khu đã cùng với các ngành khác chỉ đạo công tác nuôi quân phòng bệnh vào nền nếp. Do đó các đơn vị mới đến vẫn giữ được số quân chiến đấu.


Trong chiến đấu các tuyến bố trí tương đối thích hợp, nhiều tuyến dựa vào cơ sở có sẵn (quân y các tỉnh đội, các viện...) nên việc cấp cứu được nhanh, kỹ thuật bảo đảm. Các phân đội phía trước có lúc đã phải nâng cao khối lượng cấp cứu do chuyển thương ở rừng núi khó khăn. Sang các đợt sau quân y chiến dịch đã nhanh chóng bố trí lại lực lượng, khắc phục các phân đội cách xa nhau, phân tán, rời rạc do quá trình chiến đấu đợt một để lại.


Ở chiến trường rừng núi sức khỏe bộ đội dễ bị giảm sút nhưng do giải quyết khâu ăn và phòng sốt rét, nêu đã bảo đảm được số quân chiến đấu suốt chiến dịch.

Ở Trung Trung bộ ta đã tiêu diệt khu vực Quế Sơn -  Cấm Rơi. Trong các trận đánh, bệnh xá tuyến trước trung đoàn bố trí gần các đội phẫu thuật, nhận thương binh để các đội phẫu thuật theo đội hình trung đoàn. Bệnh xá trong tuyến cố định tại chỗ, củng cố hầm hào để tổ chức nuôi dưỡng thương binh đã được phẫu thuật. Đây cũng là nơi pha chế một số thuốc, tiếp nhận thuốc dụng cụ từ tuyến sau rồi tổ chức đưa ra tuyến trước.


Trong chiến dịch này tuyến tiểu đoàn đã có nhiều thành công trong cứu chữa như trận đánh Bàn Thung kéo dài 1 tuần lễ, tất cả thương binh đều được bổ sung cấp cứu, chống choáng không để xẩy ra một tai nạn nào do cấp cứu không tốt gây ra.


Ở chiến trường Nam bộ, tại Tây Ninh ta tiến công vào 2 chiến đoàn 46, 49 thuộc sư đoàn 25 trên đường số 22 từ Xa Mát đi Tây Ninh. Sau đó ta lại mở trận tấn công quy mô ở đường số 13 suốt một giải từ Lộc Ninh xuống An Lộc, Hớn Quản đến ngã ba Chơn Thành tập kích ngay vào sở chỉ huy sư đoàn 5 ngụy ở Lai Khê.


Do có chuẩn bị đầy đủ, quân y miền và các đơn vị đã chủ động triển khai công tác phục vụ trong các trận đánh.

Trong trận đánh 2 chiến đoàn 46, 49 quân y đã bảo đảm cấp cứu trong chiến thuật phục kích, truy kích giải quyết được hết thương binh, các đồng chí quân y cơ sở đã theo sát bộ đội đánh địch nên thươn binh được cấp cứu sớm. Đặc biệt quân y đã có nhiều cố gắng trong bảo đảm cho chiến thuật chốt chặn dài ngày của cấp trung đoàn.


Trong trận đánh quân địch ở An Lộc, nhiều phân đội quân Mỹ được tăng thêm khi trận đánh kéo dài. Công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh ở An Lộc cũng như các trận khác ở Nam bộ tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng đã hoàn thành tốt.


Chiến cuộc năm 1972 kết thúc thắng lợi, đã cùng với nhiều chiến thắng khác, đánh bại một bước cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ký kết hiệp định Pa-ri, đưa cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta sang thời kỳ hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.


Các tổ chức quân y ở chiến trường miền Nam đã bảo đảm tốt công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh trong suốt cả năm 1972, tiếp tục xây dựng và không ngừng trưởng thành.

Thời kỳ chống chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mỹ là thời kỳ các tổ chức quân y ở chiến trường miền Nam đã được xây dựng và phát triển toàn diện, thời kỳ đầy thử thách to lớn và cũng là thời kỳ trưởng thành nhanh chóng và vững chắc.


Từ một tổ chức nhỏ bảo đảm cho một lực lượng vũ trang còn ít về số lượng, trang bị thô sơ, đánh du kích, tiến lên bảo đảm cho các đơn vị lớn mạnh, có trang bị hiện đại, tác chiến hiệp đồng binh chung trên quy mô toàn miền lần lượt cùng toàn quân, toàn dân đánh bại bốn chiến lược chiến tranh phản cách mạng của địch, đánh bại một đội quân cướp nước và bán nước trên một triệu tên, có không quân và hải quân mạnh tham gia và đã giành được thắng lợi hết sức vẻ vang.


Ở chiến trường miền Bắc, các tổ chức quân y đã mau chóng triển khai công tác bảo đảm quân y chống chiến tranh phá hoại, cùng với ngành y tế nhân dân xây dựng một mạng lưới cấp cứu hoàn chỉnh theo tuyến và theo khu vực, góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Công tác chi viện về cán bộ, vật tư kỹ thuật vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng cường. Công tác xây dựng ngành về lý luạn cơ bản, về khoa học kỹ thuật, về đào tạo cán bộ ngay cả trong chiến tranh vẫn không ngừng phát triển.


Tất cả những thành công của ngành quân y trong cả nước (từ năm 1965 đến tháng một 1973) đã tạo cho chúng ta một cơ sở rất vững chắc để phục vụ quân đội đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:04:06 pm
CHƯƠNG CHÍN
NGÀNH QUÂN Y PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI BẢO VỆ VÙNG GIẢI PHÓNG CHỐNG LẤN CHIẾM, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CHUẨN BỊ CHO NĂM TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC. PHỤC VỤ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975, ĐÁNH BẠI HOÀN TOÀN CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH THỰC DÂN KIỂU MỚI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
(2-1973 - 5-1975)


Sau những năm kháng chiến oanh liệt, quân và dâu ta đã giành được thắng lợi vĩ đại buộc đế quốc Mỹ phải ký kết hiệp định Pa-ri lập lại hòa bình trên cả nước ta. Nhưng bản chất và âm mưu cơ bản của Mỹ-ngụy vẫn không thay đổi. Chúng tìm cách phá hoại hiệp định, tiếp tục tiến hành chiến tranh thực dân kiểu mới của chúng trên quy mô lớn.

Cách mạmg nước ta bước vào một giai đoạn mới, từ chiến tranh chuyển sang hòa bình nhưng hòa bình chưa được củng cố. Ở miều Nam, các mục tiêu cơ bản của cách mạng chưa hoàn thành, những hành động chiến tranh còn tiếp diễn bằng những cuộc bình định, hành quân lấn chiếm vùng giải phóng và đánh phá hậu phương. Tuy nhiên tình hình chiến sự cũng không phải là cuộc chiến tranh toàn diện như trước đây.


Dưới ánh sáng của nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 21, quân và dân ta đã nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng. Nhờ đó, chỉ sau mấy tháng thi hành hiệp định cơ bản ta đã giành được thế chủ động hoàn toàn trên chiến trường và từ tháng sáu năm 1973 trở đi ta đã liên tiếp mở những đợt hoạt động đánh địch lấn chiếm lần lượt giải phóng Gia Vút, Minh Long, Thượng Đức ở Khu 5, đặc biệt sau khi giải phóng toàn tỉnh Phước Long ở Nam Bộ (tháng giêng năm 1975) đã mở ra một khả năng mới hết sức có lợi cho ta. Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta đã đạt được những thành tích lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế phát triển văn hóa..., đồng thời tiếp tục động viên sức người, sức của, kề vai sát cánh cùng với quân dân miền Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước.


Trong những điều kiện lịch sử đó, cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã diễn ra toàn thắng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng; hoàn toàn miền Nam, đem lại thắng lợi triệt để, trọn vẹn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lâu dài gian khổ của nhân dân ta, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.


Thời kỳ này đối với ngành quân y có hai đặc điểm sau đây:

1. Thắng lợi vĩ đại của hiệp định Pa-ri đả tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho công tác quân y.

Sau khi hiệp định Pa-ri được ký kết, miền Bắc có hòa bình, ở miền Nam, Mỹ buộc phải rút hết quân viễn chinh, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay đổi về cơ bản. Do đó, công tác quân y trên cả hai miền đều tiến hành thuận lợi hơn trước.


Ở miền Nam nói chung không có tác chiến lớn, nên số lượng thương binh mới giảm đi rõ rệt, tạo điều kiện cho các chiến trường có thời gian đi vào chấn chỉnh, củng cố tổ chức phù hợp với tình hình mới, rút kinh nghiệm và bồi dưỡng về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh bệnh binh đưa dần công tác đi vào nền nếp chính quy.


Ở miền Bắc nhiều cơ sở quân y đã chuyển từ sơ tán về tập trung, có điều kiện tiếp tục xây dựng chính quỵ, hiện đại và đặc biệt là có điều kiện thuận lợi làm tốt hơn nữa công tác phục vụ chiến trường.


2. Dưới ánh sáng của nghị quyết 21, hậu phương các chiến trường không ngừng được củng cố và phát triển mọi mặt, công tác chuẩn bị cho ngành quân y phục vụ đánh tập trung tiêu diệt lớn được súc tiến khẩn trương.

Hậu phương các chiến trường không ngừng được củng cố và phát triển, mạng đường vận chuyển chiến lược và tại chỗ phát triển tạo thành một tuyến hoàn chỉnh nối liền giữa phía trước và phía sau, giữa các miền với nhau... Tốc độ chi viện cũng được tăng vượt mức tạo nên nguồn dự trữ tại chỗ lớn. Các lực lượng quân y được gấp rút chuẩn bị bảo đảm cho những trận đánh quyết chiến chiến lược.


Về sức khỏe của bộ đội, tuy đại bộ phận vẫn ở vị trí chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, nhưng nói chung có tiến bộ, ổn định hơn, số quân khỏe trung bình đạt từ 93-96%. Sốt rét vẫn là bệnh chủ yếu nhưng do có điều kiện cải thiện ăn, ở, nên đã giảm dần từng năm.


Hai đặc điểm này đã tạo những điều kiện thuận lợi rất cơ bản cho ngành quân y phục vụ chiến đấu nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:04:43 pm
1. Bảo đảm quân y trong nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng, chống lấn chiếm, thu hồi vùng đất bị lấn chiếm:

Hiệp định Pa-ri chưa ráo mực, nhân dân ta ở miền Nam chưa được hưởng một ngày hòa bình, thì Mỹ-ngụy đã chà đạp hầu hết các điều khoản chủ yếu của hiệp định. Chúng ta chủ trương nêu cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành hiệp định, nhưng quyết không dung thứ hành động tiếp tục chiến tranh của Mỹ-ngụy. Trải qua hai năm 1973, 1974 quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường.


Trong các trận đánh địch lấn chiếm, quân y các đơn vị vùng giáp ranh đã kết hợp với dân y tổ chức cấp cứu thương binh, đồng bào bị thương rồi đưa về tuyến sau nhanh, gọn. Trong các trập này, quy mô không lớn, hỏa lực của ngụy so với trước giảm, nên công tác quân y làm có chất lượng, kỹ thuật cấp cứu ở hỏa tuyến, vận chuyển và xử trí ở các tuyến sau đều làm tốt.


Tháng bẩy năm 1974, trong đợt hoạt động giải phóng vùng Thượng Đức - Nông Sơn - Trung Phước ở Khu 5, công tác bảo đảm quân y của sư đoàn Vinh Quang và một số đơn vị khác đã có nhiều tiến bộ về tổ chức, chiến thuật, kỹ thuật. Bộ đội cấp cứu lẫn cho nhau đã khá hơn trước, băng đúng, chặt, có trường hợp phải làm ga-rô đã làm đúng kỹ thuật. Các đội phẫu thuật trung đoàn đã xử trí được hết thương binh qua tuyến. Đội điều trị 16 đã khắc phục khó khăn thực hiện được truyền máu tại chỗ trong tuyến chiến thuật, về chuyển thương, ta đã sử dụng thuyền gắn máy, xe cơ giới nên tốc độ vận chuyển nhanh, riêng ở hỏa tuyến lực lượng chuyển thương ít, bộ đội lại phát triển nhanh nên số thương binh về đến đội phẫu thuật đầu tiên trong 12 giờ đầu mới đạt trên 50%. Những vết thương xử trí chất lượng chưa cao là các vết thương khớp, sọ não và chuyên khoa.


Trong đợt này, công tác nuôi quân phòng bệnh đã được Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo chặt chẽ, mức ăn được giữ vững, nền nếp vệ sinh dã ngoại được cán bộ quân chính cơ sở, y tá, chiến sĩ vệ sinh đôn đốc thực hiện nhất là ở các bộ phận vây lấn, giữ chốt dài ngày.


Từ đợt hoạt động này, ta đã có thêm một số kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến thuật đánh địch ở thị trấn, chi khu, quận lỵ làm cơ sở phát triển cho các trận đánh sau này.

Tháng giêng năm 1975, quân và dân ta giải phóng tỉnh Phước Long, một tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Dựa trên kinh nghiệm bảo đảm quân y các trận đánh ở Lộc Ninh, Thượng Đức, Đông Hà, chúng ta đã xây dựng kế hoạch bảo đảm cho chiến dịch này.


Trong các trận đánh, thường quân y tiểu đoàn bám sát đội hình, triển khai cách hỏa tuyến 1km, dựa vào hầm hố sẵn có, bổ sung cấp cứu hết thương binh của đơn vị. Khi đánh Đức Phong, Phước Bình các bàn phẫu thuật lớn được bố trí ở các hướng chủ yếu, còn ở các hướng thứ yếu có các bàn phẫu thuật vừa. Nhưng do địa hình có ảnh hưởng đến chuyển thương, nên nhiều thương binh nặng lại về hướng thứ yếu. Chỉ huy quân y đã mau chóng tăng cường cho hướng thứ yếu bằng lực lượng quân y phối thuộc nên đã nhanh chóng xử trí được hết thương binh.


Thương binh được chuyển về tuyến phẫu thuật đầu tiên trước 12 giờ được đến 90%, do chuyển thương tuyến sau đã với ra tuyến trước, tuyến trung đoàn trở lên đều dùng xe cơ giới. Thương binh nặng nằm trên cáng võng mắc cố định trên xe, thương binh sọ não, cột sống được cáng bộ hoặc chuyển bằng xe đạp.


Trong chiến dịch này, ta đã đánh sâu vào vùng địch tạm chiếm, nên bộ đội được tiêm vắc-xin đa giá, nhất là dịch tả, dịch hạch. Các tổ vệ sinh phòng dịch vận động bộ đội, nhân dân làm công tác tẩy uế, dọn vệ sinh đường phố. Việc cứu chữa tù binh bị thương, kiểm tra dịch tễ do các đội chuyên trách giải quyết.


Chiến dịch Phước Long là chiến dịch đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn và vĩnh viễn một tỉnh, công tác quân y đã thu được nhiêu kinh nghiệm quý báu làm cơ sở phát triển cho việc bảo đảm quân y trong các chiến dịch mua xuân năm 19751 (Một số kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến dịch này: - Khi bộ đội phát triển vào trung tăm thị trấn..., tuyến trung đoàn phải sẵn sàng tách đôi, đưa một bộ phận bám sát đội hình bảo đảm cho bộ đội đánh mạnh vào hang ổ địch, mau chóng dứt điểm trận đánh. - Trong chiến đấu có nhiều binh chủng hợp thành không triển khai hết các đội phẫu thuật trung đoàn. Lúc đầu, chỉ triển khai các đội của đơn vị bộ binh, để các đội của binh chủng làm dự bị sẵn sàng cơ động ở các hướng do sự phát triển của chiến sự yêu cầu. - Các trung đoàn, sư đoàn cần triển khai bệnh xá gần các đội phẫu thuật để thu dung thương binh khi các đội này cơ động theo đơn vị. - Trong chiến đấu thành phố, cần chủ động đối phó với vũ khí hóa học, làm công tác tẩy uế chiến trường, phòng các bệnh dịch, hoa liễu. - Tận dụng chuyển thương bằng cơ giới: ô tô, ca nô, thuyền gắn máy v.v... - Kết hợp chặt chẽ với dân y, quân y bộ đội địa phương đi cấp cứu cho nhân dân và chạy chữa cho tù binh, hàng binh địch bị thương, bị bệnh).


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:05:15 pm
2. Tích cực tập trung chỉ viện cho chiến trường, giải quyết di chứng vết thương và bệnh tật sau chiến tranh.

Chi viện chiến trường trong nhiều năm chống Mỹ cứu nước đã là một trung tâm câng tác hàng đầu của ngành quân y. Ngay từ cuối năm 1972, khi Mỹ trì hoãn việc ký kết hiệp định Pa-ri, chúng ta đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chi viện đặc biệt cho chiến trường nhằm cải tiến các trang bị kỹ thuật quân y, tăng cường lực lượng dự trữ tại các chiến trường đẩy mạnh xây dựng hậu cần tại chỗ để chiến đấu và xây dựng lâu dài. Tiếp đó, sau khi có hiệp định Pa-ri, thuốc và vật tư đưa vào chiến trường đã vượt chỉ tiêu 120%, nhiều phân đội kỹ thuật chuyên khoa, nhiều cán bộ y, dược có đầy đủ trang bị đi chiến trường nhằm tăng cường chất lượng kỹ thuật, đặc biệt là các lực lượng cần thiết để phòng chống sốt rét một cách cơ bản và kỹ thuật chuyên khoa. Điều đáng chú ý là chẳng những chúng ta đã có một lượng cán bộ các cấp, các ngành đủ thỏa mãn biên chế mà còn có được một đội ngũ cán bộ dự bị cho một số chiến trường quan trọng.


Được hậu phương lớn chi viện và tích cực sản xuất tại chỗ, các chiến trường đã có đủ thuốc thường xuyên dùng trên nhiều năm, có dự trữ về thuốc và vật tư chủ yếu. Các tuyến đại đội, tiểu đoàn đơn vị chủ lực đã được đổi mới trang bị. Ở các tuyến sau được bổ sung thêm những phương tiện về chuyên khoa và cận lâm hàng. Từng bước, các cơ sở kỹ thuật trung tâm của quân khu đã có những trang bị đồng bộ.


Thời gian này, Cục quân y đã cử nhiều cán bộ chủ chốt đi các chiến trường tăng cường giải quyết những vấn đề trước mắt và phương hướng lâu dài. Tháng chín năm 1973, đã tổ chức Hội nghị quân y chiến trường, thống nhất chủ trương phương hướng các mặt công tác quân y trong hai năm 1974 - 19751 (Trong hội nghị này, Cục quân y còn bồi dưỡng cho quân y chiến trường về kinh nghiệm công tác bảo đảm quân y trong chiến đấu hợp đồng binh chủng, tác chiến ở thị xã, đô thị. Tiếp sau là hội nghị phòng chống sõt rét và hội nghị dược chính chiến trường) nhằm nâng sức khỏe của bộ đội, củng cố các tổ chức quân y về mọi mặt, góp phần xây dựng hậu phương chiến trường trong điều kiện mới nhằm nhanh chóng đưa chiến tranh đến thắng lợi hoàn toàn.


Trong việc xây dựng quân tăng cường, các ty y tế và quân y quân khu, tỉnh đội đã chú trọng khâu tuyển và nhận quân nên tỷ lệ phải loại vì sức khỏe sau 3 tháng luyện tập giảm nhiều. Khi vào chiến trường có nhiều tiểu đoàn đến Nam Bộ vẫn bảo đảm 99% số quân khỏe.


Giải quyết di chứng vết thương và bệnh sau chiến tranh cho thương binh, bệnh binh ở chiến trường về đã được tiến hành khẩn trương có chỉ đạo chặt chẽ, có bảo đảm kỹ thuật tốt tại tất cả các cơ sở điều trị và an dưỡng, công tác an dưỡng, điều dưỡng được tổ chức trên cơ sở kinh nghiệm sau chiến tranh chống Pháp theo phương hướng an dưỡng tích cực đẩy mạnh công tác thể dục, thể thao, lao động đi đôi với ăn uống và chữa các bệnh cơ bản. Kỹ thuật phục hồi công năng được phát triển tại các cơ sở điều trị an dưỡng. Viện 109 chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình được tăng cường về tổ chức và kỹ thuật. Số giường chấn thương được tăng thêm ở các viện 4, 41, 5, 105, 7..., số lần mổ của các viện đã tăng hơn năm 1972 là 20%. Về mọi mặt phục vụ của công tác này so với thời kỳ sau năm 1954 đều có tiến bộ vượt bậc. Việc giám định thương tật đã giải quyết cho một số đông thương binh, bệnh binh với một chất lượng tốt, bảo đảm được chính sách của Đàng đối với thương binh, bệnh binh.


Việc quản lý, điều trị bệnh mạn tính, bệnh chuyên khoa tuy có khó khăn về chẩn đoán và thuốc nhưng cũng đã triển khai ở các đơn vị có nhiều cán bộ tuổi cao và bộ đội ở chiến trường về. Chúng ta đã tập trung giải quyết một số bệnh về gan, dạ dầy - tá tràng, lao và sốt rét dai dẳng. Tuy nhiên, nhiệm vụ giải quyết di chứng vết thương và bệnh sau chiến tranh còn là vấn đề phải được tiếp tục trong một thời gian nữa.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:05:49 pm
3. Công tác quy hoạch của ngành quân y trong tình hình mới. Tổ chức quân y các quân đoàn cơ động chiến lược, củng cố thể trận tiến công. Các tổ chức quân y ở miền Bắc khẩn trương xây dựng chính quy, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu.

Trước tình hình phát triển mới, ngành quân y đã dự thảo quy hoạch về tổ chức, cán bộ theo kế hoạch lâu dài. Để phục vụ cho chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan Bộ và cho đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, tổ chức quân y bổn cơ quan Tổng cục và phòng quân y các quân đoàn cơ động chiến lược đã được triển khai. Tháng năm năm 1973, thành lập phòng quân y quân đoàn 1 và tiếp sau đó phòng quân y của một số quân đoàn khác cũng được thành lập. Quân y các cấp chủ lực, địa phương đã có nhiều cố gắng trong nhiệm vụ diễn tập các binh đoàn chiến thuật, binh đoàn chiến dịch, thực hành bảo đảm quân y theo các hình thức chiến thuật và chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Các phân đội kỹ thuật về điều trị, cấp cứu, vệ sinh phòng dịch... cũng được xây dựng tạo điều kiệu cho quân y quân đoàn có thể triển khai tương đối đồng bộ trong đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.


Tổ chức quân y các quân chủng phòng không - không quân, hải quân, thiết giáp được bổ sung bảo đảm cho tác chiến hiệp đồng binh chủng. Quân y của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, được tổ chức theo yêu cầu của chiến thuật đánh sâu, đánh xa, đánh độc lập, đánh ở biển, ở đô thị... quân y các binh đoàn vận tải, các binh trạm của Đoàn Quang Trung cũng được tăng cường bảo đảm yều cầu của công tác vận tải và chuyển thương chiến lược.


Ở các quân khu đã điều chỉnh lại các tổ chức cấp cứu điều trị, các đoàn an dưỡng, các kho xưởng tích cực chuẩn bị cho chiến đấu. Các khoa, ban của bệnh viện được sắp xếp lại theo hướng chuyên khoa sâu trước mắt là tham gia giải quyết di chứng vết thương, bệnh nội khoa mạn tính, chuyên khoa và sẵn sàng nhận thương binh mới.


Các tổ chức quân y ở miền Bắc đã mau chóng chuẩn bị phục vụ chiến đấu ở mức độ cao hơn so với 2 lần chiến tranh phá hoại trước. Tuyến bệnh viện có khả năng thực sự xử trí triệt để toàn bộ thương binh, bệnh binh trong một khu vực, trừ những vết thương và những bệnh chuyên khoa sâu. Nhiều đại đội quân y trung đoàn, tiểu đoàn quân y sư đoàn được hoàn chỉnh về tổ chức trang bị, được tăng cường phù hợp cho việc thực hành khối lượng và nhiệm vụ cứu chữa thời chiến; ở trung đoàn pháo cao xạ, tên lửa, ra-đa..., quân y đã làm được các phẫu thuật khẩn cấp. Từ biên chế sẵn có, các cơ sở điều trị đã xây dựng lực lượng quân y dự nhiệm sẵn sàng tách ra làm nhiệm vụ kể cả đi chiến trường. Các cơ sở đều có kế hoạch sẵn sàng di chuyển sơ tán. Việc kết hợp quân y, dân y từng khu vực được kiện toàn, đối với khu trọng điểm như quân khu 4, nam quân khu 3, các thành phố lớn đã có phương án tổ chức chi huy phối hợp quân dân y để bảo đảm chung. Phương án cơ giới hóa một số phân đội quân y và mở rộng vận chuyển thương binh bằng máy bay lên thẳng đã được nghiên cứu triển khai khi có điều kiện.


Với tinh thần thực sự chuẩn bị đối phó với chiến tranh phá hoại, bảo đảm cấp cứu thương binh ngay từ giờ đầu, trận đầu với yêu cầu chiến đấu cao hơn hai cuộc chiến tranh phá hoại trước, các tổ chức quân y ở miền Bắc đã nhanh chóng và thực sự sẵn sàng phục vụ và phục vụ thắng lợi.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:06:57 pm
4. Bảo đảm quân y trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bao gồm 3 chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm thực hiện một ý đồ thống nhất: Tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ ngụy quân, đánh đồ toàn bộ ngụy quyền. Đó là những chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn sử dụng nhiều binh đoàn chiến lược lớn, được trang bị nhiều binh khí kỹ thuật hiện đại, cơ động nhanh, đánh địch trên một không gian rộng, trong một thời gian ngắn, với nhịp độ khẩn trương, thần tốc nhằm những mục tiêu rất cương quyết trong 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, đưa cuộc chống Mỹ cứu nước đếu thắng lợi hoàn toàn.


Trong hai năm 1973-1974, ngành quân y đã chuẩn bị xong những yếu tố cơ bản phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy. Đến cuối năm 1974, các chỉ tiêu kế hoạch chi viện cơ bản và kế hoạch thời cơ đã được hoàn thành, bảo đảm một lượng vật tư dự trữ tại các chiến trường Trị-Thiên, Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ, kể cả chuẩn bị cho tình huống phát triển thuận lợi. Ở chiến trường, các tổ chức quân y đã ở thế sẵn sàng, kế hoạch bảo đảm quân y của các quân khu, quân đoàn đã được hiệp đồng thống nhất. Kinh nghiệm bảo đảm quân y trong các trận đánh vào chi khu, thị xã... như Thượng Đức, Phước Long đã được phổ biến để vận dụng vào các trận đánh tới. Ở miền Bắc, cũng đã khẩn trương triển khai kế hoạch bảo đảm trong chiến tranh phá hoại và các tình huống chiến tranh khác.


Từ đặc điểm của các chiến dịch và từ thực tế chuẩn bị của ta, phương hướng hành động và yêu cầu của công tác quân y là:

- Phát huy sức mạnh của lực lượng quân y tại chỗ, lấy lực lượng tại chỗ làm lực lượng chủ yếu phục vụ chiến đấu. Tích cực chi viện từ phía sau lên khi cần thiết, bảo đảm cho lực lượng tại chỗ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

- Các tổ chức, phân đội quân y phải hết sức gọn nhẹ cơ động cao, bám sát đội hình kể cả tuyến bệnh viện quân khu.

- Nêu cao kỷ luật hiệp đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, lấy mục tiêu phục vụ thương binh, bệnh binh làm đầu, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong hành động.

- Tận dụng mọi lực lượng, mọi phương tiện, mọi đường vận chuyển, lấy phương tiện cơ giới làm chủ yếu đảm bảo đưa thương binh về tuyến sau an toàn và kịp thời nhất.

- Triệt để tận dụng nguồn khai thác tại chỗ, kể cả thuốc chiến lợi phẩm để phục vụ kịp thời và lâu dài.

- Có bộ máy chỉ huy mạnh, đủ khả năng chỉ đạo, thường xuyên giữ được các mối liên hệ chặt chẽ giữa phía trước và phía sau.

Chiến dịch Tây Nguyền đã bắt đầu bằng trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng ba năm 1975. Đây là một trận quân ta dùng lối đánh táo bạo bất ngờ, nhanh chóng cơ động lực lượng vượt qua các tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến công thẳng vào các mục tiêu chủ yếu trong thị xã. Lực lượng quân y cơ sở luôn chuẩn bị sẵn sàng bám chắc bộ binh xe tăng triển khai cấp cứu ngay trong các hầm, hào, nhà vừa chiếm được. Các phân đội quân y phía sau bố trí theo ba cánh (cánh nam, cánh giữa và cách bắc hình thành một mạng lưới cấp cứu thu dung xung quanh Buôn Mê Thuột. Lực lượng quân y các cấp gần đủ theo biên chế. Trang bị được bổ sung đầy đủ nhất từ trước đến chiến dịch này (Trong chiến dịch này, trang bị quân y được đổi mới trên 50%, có phân đội được trang bị mới toàn bộ. Mỗi chiến sĩ có 2 cuộn băng cá nhân, ở mùi thọc sâu có đến 3 cuộn. Mỗi tiểu đội có một bao chống độc. Các bệnh viên, đội điều trị được trang bị lều bạt. Quân Y sư đoàn và trung đoàn có cơ số chống dịch (chủ yếu là dịch tả, dịch hạch)).


Khi quân ta tiến sâu vào trong Buôn Mê Thuột, lần đầu tiên quân y dùng xe cơ giới vận chuyển thương binh sát sau hỏa tuyến, nên hầu hết thương binh về đội phẫu thuật trước 6 giờ. Khi đánh sân bay Hòa Bình, một đội phẫu thuật đã tiếp cận tuyến trước nên thương binh đã được xử trí sớm. Trong trận đánh Chư Cúc, một ban của một đội điều trị được tăng cường làm tuyến sau cho trung đoàn. Trong các trận có tốc độ phát triển nhanh như trận đánh vu hồi lữ dù ở Khánh Dương, các đội phẫu thuật chưa theo kịp bộ đội nên xử trí có chậm. Rút kinh nghiệm, quân y chiến dịch đã điều động các phân đội quân y theo cách để lại một bộ phận cần thiết tại chỗ, phục vụ khối lượng công tác trước mắt, toàn bộ phân đội quân y chuyển theo đội hình chiến đấu phục vụ cho nhữũg trận đánh mới. Quân y cấp trên và quân y chiến dịch tăng cường lực lượng cho bộ phận còn lưu lại tại chỗ tạo điều kiện cho bộ phận này tiến kịp đội hình phục vụ. Vì vậy, trên dọc đường đánh địch đến Ninh Hòa đã giải quyết thương binh nhanh hơn.


Về khối lượng xử trí trong chiến đấu hành tiến, với tốc độ nhanh, các tuyến trước thường không làm được nhiều, tuyến trung đoàn làm đến phẫu thuật khẩn cấp, tuyến sư đoàn làm các phẫu thuật không thể trì hoãn được. Các phân đội phía sau phải nhanh chóng lên phía trước kịp thời nhận thương binh.


Trong chiến dịch, sức khỏe của các đơn vị tham chiến bảo đảm tốt, đã chữa khỏi 67% bệnh binh phần đông là sốt rét. Sau khi giải phóng Buôn Mê Thuột ta truy kích địch bằng chạy bộ qua đèo Ma-đrắc Phượng Hoàng, nên phồng rộp chân nhiều, dọc đường quân y đã vận động bộ đội ngâm chân nước nớng, dẫn lưu nốt phồng, sửa chữa giầy tất nên khi đến Ninh Hòa thì khỏi hẳn.


Cũng thời gian đó, từ ngày 16 tháng ba năm 1975 đến ngày 4 tháng tư năm 1975, ta đã lần lượt giải phóng các tỉnh Gia Lai, Công Tum, Quảng Đức, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Tuyên Đức. Rút kinh nghiệm trận truy kích vừa rồi, các tuyến quân y đã triển khai cấp cứu và xử trí thương binh trong hành tiến, truy kích địch bằng chạy bộ và bằng mọi phương tiện cơ giới có sẵn.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:07:41 pm
Từ đầu tháng ba năm 1975, để phối hợp với hướng Tây Nguyên ta đã đẩy mạnh hoạt động trên các mặt trận Trị-Thiên và đồng bằng Khu 5. Bước vào trung tuần tháng ba năm 1975, các tổ chức quân y đã gấp rút hoàn thành mọi công tác chuẩn bị. Với chiến thắng Tây Nguyên, cuộc chiến tranh cách mạng đã bước sang một giai đoạn mới, từ tiến công có ý nghĩa chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Để phục vụ thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, quân y các chiến trường đã có những kinh nghiệm thực tiễn và sinh động nhanh chóng bước vào phục vụ chiến dịch Huế - Đà Nẵng.


Ở Trị-Thiên - Huế, các lực lượng quân y của quân khu và quân đoàn cơ động đã hiệp đồng chặt chẽ. Quân y Trị Thiên bảo đảm cho bộ đội quân khu và làm tuyến sau cho quân đoàn. Ở hướng bắc, quân y tỉnh đội Quảng Trị bằng lực lượng sẵn có và được tăng cường cơ giới, sau khi xử trí đưa thương binh về tuyến đường Quang Trung. Ở hướng tây nam, có các lực lượng phối hợp của quân khu và quân đoàn, đã sử dụng bệnh viện quân khu và một 80 đội điều trị của quân đoàn. Các đội điều trị đều tách đôi trong đó có một ban được tăng cường cho trung đoàn đánh thọc sâu. Bệnh viện tách ra một ban tiếp cận phía trước, đại bộ phận ở phía sau làm tuyến sau cùng của chiến dịch.


Các cơ sở dân y bảo đảm cho dân quân, tự vệ và các mũi nhỏ của bộ đội. Các tổ chức quân y của quân đoàn kể cả bệnh viện đều theo sát đội hình xử trí thương binh, tổ chức vận chuyển về tuyến quân khu, tiếp tục theo bộ đội làm nhiệm vụ tiếp theo lúc chiến dịch đã kết thúc thắng lợi.


Ở hướng Đà Nẵng (hướng nam của chiến dịch) có một tiểu đoàn quân y sư đoàn của Quân khu 5 được triển khai để bảo đảm cho mũi vượt qua Ba Rén, Vĩnh Diện, chiếm sân bay Nước Mặn và tiến ra bán đảo Sơn Trà. Một đội điều trị cơ động theo sư đoàn vào nam Đà Nẵng chuẩn bị phục vụ nếu quân địch ra phản kích.


Trong chiến dịch này, do có thời gian chuẩn bị, lại tác chiến ở chiến trường quen thuộc nên công tác bảo đảm sức khoẻ có nhiều thuận lợi. Do phối hợp và phân công chặt chẽ giữa các lực lượng cơ động và quân khu nên công tác cấp cứu làm nhanh gọn. Để chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo, quân khu đã điều trị 42% thương binh và hầu hết bệnh binh, nên chỉ một thời gian ngắn đã trả được nhiều cán bộ chiến sĩ về chiến đấu.


Sau 2 chiến dịch Tây Nguyên và Huế Đà Nẵng, chúng ta sơ bộ đã rút được nhiều kinh nghiệm và bảo đảm quân y kịp thời phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh1 (Một số kinh nghiệm bước đầu là: - Trong tấn công có tốc độ phát triển nhanh, ngoài các phân đội quân y bám sát đội hình, cần phải để một số phân đội dự bị. Khi sử dụng cần quy định mức độ, phạm vi triển khai, thời điểm triển khai để có thể nhận thêm các nhiệm vụ tiếp theo. Cũng cần quy định khối lượng xử trí của từng tuyến. Tránh tình trạng vì xử trí nhiều, giữ thương binh lâu mà bị bỏ xa đội hình, hoặc nhấn mạnh cơ động mà không tranh thủ xử trí các trường hợp khẩn cấp, chỉ lo chuyển về sau để nhẹ tuyến mình. - Việc phân tuyến phối hợp bảo đảm giữa quân đoàn và quân khu cần cụ thể hơn nữa theo yêu cầu của các hướng, các mũi, tránh tình trạng 2 bên cùng dàn đều các phân đội trên cùng một tuyến, như vậy có phân đội sẽ có nhiều thương binh và có phân đội rất ít thương binh. - Chuyển thương bằng cơ giới đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc cấp cứu thương binh nhưng cần có sự hợp đồng chặt chẽ giữa lực lượng vận tải và quân y. Về kỹ thuật, phải chú ý phân loại, chọn lọc, chống choáng, chú ý cả đến ăn uống, vệ sinh tránh cho thương binh bị nhiễm trùng và kiệt sức. - Tuyến chiến lược cần nhanh chóng vươn ra phía trước tạo điều kiện cho các đơn vị nhanh chóng bước vào nhiệm vụ mới. Ở đây, tuyến chiến lược chính là lực lượng hậu cần và quân y tại chỗ (chiến trường) đã được tăng cường và giao nhiệm vụ từ trước, tổ chức thành hậu phương chiến lược kế cận chiến dịch, hoàn thành các nhiệm vụ bảo đảm cho chiến dịch).


Chiến dịch Hồ Chí Minh là một trận quyết chiến chiến lược, bằng đòn tổng tiến công và nổi dậy, quân và dân ta đánh vào trung tâm sào huyệt cuối cùng của Mỹ ngụy ở xung qnanh Sài Gòn và Sài Gòn. Nhiều binh đoàn chủ lực lớn được điều động gấp rút từ nhiều hướng cùng với các binh đoàn lớn đang chiến đấu tại chỗ hình thành những cánh quân bao vây Sài Gòn từ mọi phía. Phương châm hành động của toàn quân lúc này là: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, giành thắng lợi hoàn toàn. Với tinh thần của phương châm đó, nhiều phân đội quân y mới rút khỏi chiến đấu đã cùng bộ đội chuyển sang cơ động một cách có tổ chức bằng nhiều phương tiện cơ giới trên những chặng đường rất dài, với tốc độ cao, vừa đi vừa phục vụ, vừa đi vừa bổ sung trang bị, vừa kịp thời triển khai lực lượng cùng với các tổ chức quân y tại chỗ phục vụ chiến đấu đúng kế hoạch chung. Tất cả cán bộ, chiến sĩ quân y đều phấn khởi, hăng hái ra tiền tuyến, vì sư nghiệp hoàn toàn giải phóng miền Nam quyết tâm phục vụ tốt nhất, góp phần giành toàn thắng cho chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại.


Trên cơ sở quán triệt hậu cần tại chỗ, tổ chức bố trí hậu phương đã kết hợp chặt chẽ giữa hậu cần quân sự co động và hậu cần của miền, đã hình thành thế bảo đảm hậu cần vững chắc cho các mũi, các hướng.


Dựa vào thế bố trí hậu phương chung của chiến dịch, các lực lượng quân y triển khai bảo đảm theo tuyến và theo khu vực dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quân y chiến trường được tăng cường hai đoàn quân y tiền phương của Cục quân y trên hai hướng:

- Ở hướng đường 14: chỉ đạo quân y các quân đoàn và lực lượng quân y khác bảo đảm cánh bắc và tây bắc chiến dịch, hợp đồng giữa quân đoàn với chiến trường Tây nguyên, hình thành khu vực tập trung thương binh, hợp đồng giữa quân đoàn với quân y của miền để tổ chức tuyến quân y phục vụ hướng bắc và tây bắc Sài Gòn.

Ở hướng đường một: chỉ đạo hợp đồng giữa quân y quân đoàn với quân y Quân khu 5, Trị Thiên để đưa các phân đội quân khu lên nhận thương binh của quân đoàn. Quân y các tỉnh đội triển khai phân đội theo trục đường một, hình thành một mạng lưới cấp cứu liên tục phục vụ cho các trận đánh chiếm Ninh Thuận, Bình Thuận, Phước Tuy. Giữa quân y Quân khu 7 và quân y của miền với các quân đoàn, cũng đã hình thành khu vực và tuyến cấp cứu cho các quân đoàn đánh vào hướng đông và đông nam Sài Gòn, Bà Rịa, Vũng Tàu.

Ở các hướng khác cũng hình thành các tổ chức cấp cứu bảo đảm cho các mũi đánh vào Sài Gòn.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:08:25 pm
Trong thực hành chiến đấu, quân y cấp chiến thuật như trung đoàn, sư đoàn bám sát đội hình từ 4-6km. Những mũi thọc sâu có đội phẫu thuật hoặc một nửa đội điều trị của cấp chiến dịch đi theo, cơ động trên xe cơ giới. Do tốc độ của chiến dịch phát triển rất nhanh, nhiều mũi đã vươn dài, thọc sâu, nhờ có các phân đội quân y của miền nhận hết thương binh tạo điều kiệu cho các phân đội quân y các binh đoàn chiến thuật và binh đoàn chiến dịch cơ động theo sát được đội hình hảo đảm bộ đội chiến đấu bất kỳ ở đâu cũng có quân y phục vụ. Công tác chuyển thương1 (Trong và sau chiến dịch, ta đã dùng máy bay vận chuyển thương binh về hậu phương chiến dịch, hậu phương chiến lược, chất lượng cứu chữa đã tăng lên rõ rệt) nhanh và gọn hơn các chiến dịch trước, nên số thương binh được xử trí sớm trước 6 giờ được gần 70%, đặc biệt là các vết thương thấu não, thấu bụng được sử trí khá sớm. Những kinh nghiệm của 2 chiến dịch Tây Nguyền, Huế - Đà Nẵng đã được phổ biến rộng rãi nên tỷ lệ bị choáng và nhiễm trùng nặng giảm nhiều.


Công tác tiếp tế thuốc, vật tư tuy có khó khăn nhưng đã có nhiều biện pháp giải quyết nhanh chóng kể cả thuốc, vật tư lấy được của địch nên các phân đội quân y có đủ thuốc dùng nhất là các loại dịch truyền, bông băng, thuốc kháng sinh, thuốc tê mê.


Công tác vệ sinh phòng dịch được thực hiện tương đối toàn diện nhất là khâu tẩy uế sau chiến đấu, ăn ở, trinh sát dịch tễ nên khi vào các đô thị và Sài gòn, số quân khỏe bảo đảm tốt và không để dịch bệnh xẩy ra.


Trong các trận đánh vào xung quanh Sài Gòn và Sài Gòn, cán bộ, chiến sĩ quân y đã luôn bám sát bộ đội, vừa phục vụ vừa chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh và bảo vệ sức khỏe cho đơn vị. Trong trận Trung đoàn 148 đánh chiếm Trại Võ Bầu Vạn trên đường 22 ngày 20 tháng tư năm 1974, y tá Phạm Văn Ba vừa băng bó bảo vệ thương binh vừa dùng súng B.40 bắn 11 viên đạn tiêu diệt nhiều lô cốt, ụ súng, hỏa điểm của địch và đã anh dũng hy sinh. Trong trận đánh căn cứ Nước Trong của sư đoàn Vinh Quang, y tá Hồng của đơn vị 9 vừa băng xong cho một thương binh đã cùng tiểu đội phó Tình đứng thằng người nâng hàng rào cuối cùng lên cho bộ đội xung phong. Một số phân đội quân y phòng không - không quân đã ngày đêm tham gia giữ vững sức khỏe cho biên đội Quyết Thắng tranh thủ nắm vững kỹ thuật lái máy bay vừa lấy được của địch và ngày 28 tháng tư năm 1975 đã bảo đảm quân y cho biên đội oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất thắng lợi trở về an toàn. Ngày 30 thang tư 1975 khi một đơn vị của sư đoàn Đồng Bằng đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, một đội phẫu thuật đã đùng xe cơ giới bám sát đơn vị kịp thời triển khai cấp cứu ngay tại bệnh xá của quân y ngụy tại đây (Đội phẫu thuật này do đồng chí Lê Hồng Triều, bác sĩ làm đội trưởng có 2 y sĩ, 2 y tá, 1 lái xe. Chiếc xe của đội mang biển số BB.9253 và các phương tiện kỹ thuật trang bị trên xe đã được đặt tại khu triển lãm "Một sõ hình ảnh 30 năm thắng lợi củo cách mạng Viêt Nam". Tại khu triển lãm này, còn có chiếc xe của Đội vệ sinh phòng dịch Cục Quân y, đã trực tiếp phục vụ bộ đội làm các xét nghiệm cấp tốc và tham gia tẩy trùng, tẩy độc trong chiến dịch Hồ Chí Minh). Ở hướng dinh Độc Lập, các đồng chí quân y cơ sở đã cùng với bộ binh của đơn vị 64, Sư đoàn Vinh Quang theo sát những xe tăng đầu tiêu của đại đội 4 đoàn Nghĩa Bình vào chiếm lĩnh sào huyệt cuối cùng của ngụy quân, ngụy quyền. Tại Quân khu 8 và Quân khu 9, trong thế trận chung, bộ đội chủ lực của quân khu cùng với các lực lượng vũ trang tại chỗ đã nhanh chóng đánh chiếm nhiều quận lỵ chi khu, nhiều khu căn cứ quân sự quan trọng, cắt đứt vận chuyển hành quân của địch trên đường số 4, giải phóng cả vùng đồng bằng rộng lớn của miều tây Nam Bộ. Các lực lượng quân y tại Quân khu 8 và Quân khu 9 đã phục vụ kịp thời và bảo đảm thắng lợi mọi nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh bệnh binh.


Trong những ngày đầu tháng năm năm 1975, một số phân đội quân y đã phục vụ bộ đội hải quân và các binh chủng hợp thành giải phóng các đảo Côn Sơn, Phú Quốc và nhiều đảo khác do quân ngụy chiếm giữ góp phần vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam.


Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Sau chiến thắng Tây Nguyên, có nhiều yêu cầu dồn dập về bảo đảm quân y do tình hình phát triển mới đặt ra, nhất là thời cơ lớn của lịch sử, ngành quân y ở các cấp từ hậu phương lớn đến các chiến trường với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ" đã vươn lên khắc phục mọi khó khăn đáp ứng các yêu cầu cơ bản với chất lượng tương đối tốt. Lực lượng và phương tiện khi kết thúc các chiến dịch và khi kết thúc chiến tranh không hề giảm sút mà ngược lại đã được tăng cường gấp bội, thực hành được nguyên tắc chiến đấu của quân đội ta là "càng đánh, càng mạnh" và truyền thống của ngành là "càng phục vụ, càng trưởng thành" về mọi mặt.


Trong lớn mạnh chung của quân đội, cơ quan và quân đội quân y các cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược các chiến trường, các quân khu, các quân đoàn đã có những cống hiến toàn diện và trưởng thành vượt bậc. Một trong những tiêu biểu phục vụ các chiến dịch mùa xuân năm 1975 là đội điều trị 3, quân đoàn 3, đơn vị quân y anh hùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm, nhất là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử1 (Đội điều trị 3 được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 8-9-1975).


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Giêng, 2023, 09:08:59 pm
5. Chiếm lĩnh các cơ sở quân y của ngụy quân. Tiếp nhận sự đầu hàng không điều kiện của toàn bộ tổ chức quân y ngụy quân Sài Gòn. Bảo đảm quân y trong những ngày đầu quản lý đô thị và các vùng mới giải phóng.

Sau khi giải phóng các đô thị và các vị trí quân sự của địch, nhiều đoàn cán bộ và phân đội quân y đã chiếm lĩnh các cơ sở quân y của ngụỵ quân. Với chính sách nhân đạo của quân đội cách mạng, chúng ta đã cho phép nhân viên quân y ngụy quân tiếp tục săn sóc người ốm, người bị thương của chúng, ở một số nơi mới chiếm được, chúng ta đã nhanh chóng triển khai các cơ sở điều trị, pha chế... để phục vụ kịp thời các nhiệm vụ tiếp theo. Các phân đội cũng đã khẩn trương quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm những vật tư của ta và những thứ chiếm được của địch.


8 giờ sáng ngày 14 tháng năm năm 1975 tại trụ sở ở Cục quân y ngụy ờ Sài Gòn, thi hành mệnh lệnh của chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố, thay mặt các lực lượng quân y chiến trường, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoa trong Ủy ban Quân quản thành phố đã tiếp nhận lễ đầu hàng không điều kiện toàn bộ tổ chức quân y ngụy do y sĩ chuẩn tướng quân y Phạm Hà Thanh, Cục trưởng Cục quân y ngụy và các sĩ quan cao cấp phụ tá dưới quyền báo cáo. Đến đây cùng chung với số phận của đội quân bán nước, toàn bộ tổ chức quân y của cái gọi là "quân lực Việt Nam cộng hòa" đã hoàn toàn và vĩnh viễn bị xóa bỏ.


Cũng thời gian này, các tổ chức quân y ở đô thị và vùng mới giải phóng đã nhanh chóng góp phần giải quyết hậu quả trước mắt của chiến tranh: Tích cực điều trị thương binh, bệnh binh, tẩy uế chiến trường, khôi phục sức khỏe của bộ đội, hướng dẫn bộ đội nhanh chóng thích ứng với điều kiện sinh hoạt mới. Các phân đội quân y đã cùng với lực lượng y tế nhân dân chăm sóc đồng bào bị thương, bị bệnh ở vùng mới giải phóng, đồng thời cứu chữa tù binh, hàng binh bị thương và bị bệnh còn nằm tại các cơ sở quân y trước đây là của ngụy. Ở các đơn vị cơ sở, sinh hoạt được mau chóng ổn định, bảo đảm ăn ở và các yêu cầu vệ sinh khác ở đô thị, ngăn chặn các bệnh dịch vẫn lưu hành ở địa phương lan vào bộ đội, phòng tránh các tai nạn giao thông và các tai nạn trong công tác.


Trong khi đó, nhiều đồng chí quân y vẫn cùng bộ đội nắm chắc tay súng truy lùng bọn tàn quân địch, quét sạch bọn ngụy quân, ngụy quyền ngoan cố không chịu trình diện, lén lút phá hoại chính quyền cách mạng. Công tác y tế lúc này có nhiều việc cấp bách, các tổ chức và phân đội quân y đã tích cực, chủ động kết hợp với dân y tham gia giải quyết nhằm ổn định đời sống nhân dân tạo điều kiện nhanh chóng củng cố chính quyền cách mạng mới được thiết lập.


Thời gian từ sau khi có Hiệp định Pa-ri đến năm 1975 đánh dấu nhiều thành công nổi bật về phục vụ và xây dựng của ngành quân y trong quá trình phấn đấu đi đến thắng lợi hoàn toàn. Thấm nhuần quan điểm bạo lực và tinh thần nghị quyết 21 của Trung ương Đảng, ngành quân y luôn luôn chuẩn bị mọi mặt, củng cố tổ chức quân y ở hậu phương lớn và ở các chiến trường trong thế trận tiến công chung của cách mạng, sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu chiến đấu trong tình hình mới.


Trải qua hơn 2 năm phấn đấu, ngành quân y đã tranh thủ bố trí sắp xếp lực lượng, tăng cường dự trữ thuốc, vật tư tại chiến trường, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng và kịp thời rút kinh nghiệm bảo đảm quân y trong chiến đấu ở thị trấn, đô thị... Đầu năm 1975, trước yêu cầu phục vụ cho thời cơ lớn, tất cả cán bộ chiến sĩ quân y đã khắc phục được mọi khó khăn hoàn thành tốt công tác phục vụ trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, nhất là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Mọi mặt công tác quân y: chính trị tư tưởng, tổ chức, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và thủ trưởng các cấp đã trưởng thành nhanh chóng và vững chắc. Ngành quân y đã tiến hành tốt đẹp nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn dân, thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.


Đến đây cuộc chống Mỹ cứu nước, của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, ngành quân y cùng với toàn quân tích cực tham gia củng cố chính quyền cách mạng, sẵn sàng phấn khởỉ hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời kỳ mới.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:15:58 pm
TÓM TẮT


Thời kỳ chống Mỹ cứu nước là một thời kỳ thử thách to lớn và toàn diện đối với ngành quân y trong cả nước. Được sự lãnh đạo sáng suốt của Quân ủy Trung ương, của Tổng cục Hậu cần, của Đảng ủy và thủ trưởng các cấp, trên cơ sở trưởng thành và kinh nghiệm của cuộc chống Pháp, được sự giúp đỡ tận tình của nền y tế nhân dân, được sự chi viện to lớn và có hiệu lực của các nước anh em, lại có 10 năm tranh thủ xây dựng trong điều kiện tương đối có hòa bình ở miền Bắc, chúng ta đã giành được nhiều phần chủ động khác hẳn với thời kỳ đầu của cuộc chống Pháp. Chúng ta đã đề ra và thực hành tốt một số chủ trương, biện pháp lớn ngay từ đầu, các chủ trương và biện pháp này ngày một hoàn chỉnh trong suốt hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước.
   

Đây là một thời kỳ tranh thủ xây dựng ngành về mọi mặt và phấn đấu rất triệt để, rất khẩn trương nhằm hoàn thành tốt 2 nhiệm vụ cơ bản của ngành trong mọi tình huống chiến tranh. Và đây cũng là thời kỳ kiểm nghiệm lại tất cả những kinh nghiệm đã tích lũy được trong chống Pháp và những thành quả xây dựng ở miền Bắc.


Thực tiễn lịch sử đã cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng ta ngành quân y đã giải đáp một yêu cầu có tính chất thời đại: Đánh tháng đế quốc Mỹ trên mọi lĩnh vực, ngay trong chiến tranh, mọi mặt công tác vẫn không ngừng phát triển và phát triển nhanh, mạnh, vững chắc.


So với cuộc chống Pháp thì cuộc chống Mỹ cứu nước có quy mô và cường độ lớn hơn, có không gian và thời gian rộng hơn, chúng ta đã không "quay lại" như cuộc chống Pháp và đã bảo đảm mọi mặt với một chất lượng cao hơn.


Trong mười năm xây dựng chính quy, hiện đại, ngành quân y đã có một tổ chức có cơ cấu tương đối hoàn chính và cân đối, đội ngũ cán bộ được tăng cường, cán bộ mới cùng với cán bộ cũ được rèn luyện trong chống Pháp lại được giáo dục xã hội chủ nghĩa, nắm được kỹ thuật hiện đại đã tạo ra một biến đổi có ý nghĩa chất lượng trên mọi mặt công tác của ngành. Chúng ta cũng đã xây dựng được những cơ sở kỹ thuật đầu tiên rất cơ bản của ngành, các chế độ tiêu chuẩn chính quy cũng đã được ban hành thống nhất trong ngành. Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được không ngừng tăng cường. Trên cơ sở giác ngộ xã hội chủ ngĩa và từ thực tế đấu tranh tư tưởng trong nội bộ ngành, Hội nghị quân y lần thứ 14 đã đánh dấu một bước trưởng thành cơ bản trong nhiệm vụ xây dựng ngành quân y cách mạng, chính quy, hiện đại.


Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này, công tác quân y đã phát triển toàn diện, nhanh chóng, mạnh mẽ và vững chắc, đáp ứng những yêu cầu phục vụ quân đội chiến đấu và xây dựng. So với cuộc chống Pháp, điểm nổi bật là các tổ chức bảo đảm quân y ở các chiến trường, ở các đơn vị đều được tổ chức theo một quan niệm thống nhãt. Phương pháp công tác về cơ bản cũng thống nhất tạo cho công tác quân y các điều kiện thuận lợi phát huy sức mạnh tập thể của tổ chức. Vì vậy, đây cũng là một thời kỳ củng cố và rèn luyện tư tưởng, tổ chức, nghiệp vụ của ngành.


Thời kỳ chống Mỹ cứu nước cũng đã khẳng định ngành quân Y quân đội nhân dân Việt Nam trước hết phải là ngành quân y cách mạng. Mặc dù chiến tranh tiến hành với quy mô nào, quân đội xây dựng dưới hình thức nào, yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định, nhân tố chính trị vẫn chiếm hàng đầu.


Phát huy truyền thống của quân đội và truyền thống của ngành, các tổ chức quân y đã trưởng thành toàn diện, nhanh chóng và vững chắc góp phần xứng đáng cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi vĩ đại. Từ sau ngày có Hiệp định Pa-ri, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng, chúng ta vừa tiếp tục xây dựng chính quy, hiện đại, vữa chuẩn bị mọi điều kiện phục vụ quân đội cùng toàn dân giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ngành quân y đã cố gắng vưọt bậc, hoàn thành tốt công tác bảo đảm quân y trong chiến dịch mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, rất nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã xuất hiện, số đơn vị anh hùng và anh hùng của ngành ngày càng đông đảo1 (Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, Quốc hội và Chính phủ đã tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 17 đơn vị quân y và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 16 cán bộ chiến sĩ quân y).


Bằng lao động khoa học kỹ thuật sáng tạo của mình, dưới lá cờ Quyết thắng của quân đội, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ cơ quan đến cơ sở, các chiến sĩ quân y của nhiều thế hệ đã nối tiếp nhau ra sức phục vụ thương binh, bệnh binh, phục vụ quân đội không điều kiện, đã thu hoạch được một kết quả hết sức vẻ vang. Bộ đội quân y được Đảng ta tín nhiệm, được thương binh, bệnh binh yêu mến, được nhân dân vui lòng.


Thắng lợi vĩ đại của 30 năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới trên đất nước Việt Nam. Từ nay, nhân dân ta có đầy đủ khả năng và điều kiện để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có công vừa tiếp tục xây dựng, chính nghiệp hiện đại, quốc phòng vững mạnh, văn hóa và khoa học tiên tiến.


Trong tình hình mới, nhiệm vụ của quân đội ta rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang.

Chúng ta cần nhanh chóng tham gia giải quyết hậu quả chiến tranh, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng đập tan mọi thủ đoạn xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, đập tan mọi âm mưu, hành động đen tối của bọn phản cách mạng và tham gia xây dựng kinh tế. Bản thân mỗi chiến sĩ quân y vừa phải phục vụ tốt cho sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, vừa phải rèn luyện mình trở thành một người lao động có kỹ thuật, có năng xuất và có chất lượng.


Chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng ngành quân y cách mạng, chính quy, hiện đại với một tốc độ khẩn trương hơn trong những điều kiện mới rất thuận lợi cho việc phát triển khoa học kỹ thuật.


Hơn bao giờ hết, chúng ta quyết biến lời dạy của Hồ Chủ tịch đối với ngành quân y thành sức mạnh tinh thần và vật chất, ra sức xây dựng ngành quân y có tư tưởng giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, có tinh thần phục vụ chiến đấu kiên định, có khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất tiên tiến, sẵn sàng làm tròn mọi nhiệm vụ của quân đội giao cho.


Ngày 2 tháng chín năm 1975, trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thay mặt cho toàn ngành, hai phân đội sỹ quan quân y và chiến sĩ gái quân y tiến qua quảng trường Ba Đình, trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng trưng cho lời hứa của toàn ngành với Trung ương Đảng, với Bác Hồ kính yêu và quân đội anh hùng: Ngành quân y quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời mới.


Bác Hồ muôn vàn kính yêu vẫn dõi theo những bước trưởng thành của chúng ta!


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:18:09 pm
PHẦN NĂM
BÀI HỌC LỊCH SỬ


Tờ khi có giai cấp công nhân Việt Nam thông qua Đảng của mình lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ cách mạng quyết liệt và liện tiếp giành thắng lợi.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã vận dụng tài tình và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hơn 30 năm qua, quân đội ta nêu cao bản chất và truyền thống "Trung với Đảng, hiếu với dân" luôn luôn nhằm thẳng mục tiêu chiến đấu của mình là thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, anh dũng vượt qua mọi thử thách, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù, hoàn thành vẻ vang mọi nhiệm vụ.


Ngay từ khi mới ra đời, phải hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, quân đội ta đã anh dũng chiến đấu chống đế quốc Pháp và phát-xít Nhật, cùng nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền, đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công rực rỡ, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa lịch sử rất trọng đại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do của Tổ quốc.


Bước sang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ xâm lược nước ta, để giữ vững chính quyền mới giành được, quân đội ta đã kiên cường chiến đấu lâu dài gian khổ, cùng toàn dân đánh thắng thực dân Pháp, làm hậu thuẫn cho nông dân đứng lên đánh đổ giai cấp phong kiến địa chủ, hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên một nửa nước.


Từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn mới tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược là thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Trong khi đó, đế quốc số một của nhân dân ta và nhân dân thế giới, đã xâm lược miền Nam nước ta bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, rồi lại liên tiếp tiến hành "chiến tranh đặc biệt" "chiến tranh cục bộ", "chiến tranh Việt Nam hóa", "chiến tranh thực dân kiểu mới", ở miền Nam và hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Tuyệt đối trung thành với sư nghiẹp cách mạng của Đảng, nắm vững mục tiêu nhiệm vụ của mình, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã cùng nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, kiên quyết tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, và với cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975, đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.


Trong điều kiện lịch sử như vậy, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, các lực lượng vũ trang cách mạng vừa chiến đấu vừa xây dựng. Trong khi xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của mình, Đảng ta đã xây dựng ngành quân y. Sinh ra và lớn lên trong sự phát triển chung của quân đội, được Đảng trực tiếp xây dựng, lãnh đạo và giáo dục, được nhân dân nuôi dưỡng và ngành y tế nhân dân hết lòng giúp đỡ, lại có sự ủng hộ của các nước anh em, ngành quân y đã trưởng thành từng bước.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, ở một ngành phục vụ quân đội trong cuộc chống Pháp và trong cuộc chống Mỹ cứu nước, ngành quân y vừa phục vụ, vừa xây dựng đã trưởng thành toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cả về trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quân sự, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cả về trình độ lý luận và năng lực tổ chức thực hiện công tác bảo đảm quân y. Ngành quân y đã xây dựng được một hệ thống tổ chức cơ quan và phân đội quân y hoàn chỉnh chặt chẽ từ trên xuống dưới, một hệ thống cơ sở quân y vững chắc từ hậu phương đến tiền tuyến, một đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo có lập trường tư tưởng đúng đắn, có năng lực và có kinh nghiệm đáp ứng được các yêu cầu chiến đấu và xây dựng của quân đội qua các thời kỳ chiến tranh cách mạng đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh rất quyết liệt chống Mỹ cứu nước.


Từ thực tiễn phục vụ và xây dựng của ngành quân y, chúng ta có thể nêu lên mấy bài học Lịch sử sau đây:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, lấy xây dựng về chính trị tư tưởng là cơ bản nhất, nhằm xây dựng ngành quân y trước hết phải là ngành quân y Cách Mạng.

Quân đội ta là quân đội của nhân dân, là quân đội cách mạng, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đó là vấn đề bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của quân đội ta.

Ngành quân y là một ngành phục vụ trong quân đội, một bộ phận của quân đội, có nhiệm vụ bảo đảm mọi yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Vì vậy, ngành quân y trong quân đội nhân dân của Đảng cũng phải là ngành quân y của nhân dân, ngành quâa y cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.


Quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta cho rằng lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân lao động, thực chất là của công nông, chiến đấu vì lợi ích của nhân dân lao động. Quân đội cách mạng là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, vậy ngành quân y của quân đội nhân dân của Đảng cũng phải là ngành quân y của nhấn dân lao động, phục vụ chữ lợi ích của nhân dân lao động.


Ngành quân y lại được phục vụ và xây dựng theo đường lối chiến tranh nhân dân của Đẵng nên ngành quân y cũng là ngành quân y của chiến tranh nhân dân.

Ngành quân y của quân đội ta sinh trưởng ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, kế thừa nền y học cũ, còn mang nặng tính chất y học tư sản. Phần lớn cán bộ và chiến sĩ quân y xuất thân từ những thành phần không vô sản, nên ít nhiều đã đưa vào trong quân đội những ý thức tư tưởng giai cấp của họ; ngoài ra, những tư tưởng, lề thói xấu của xã hội bên ngoài cũng không ngừng ảnh hưởng vào ngành quân y. Nhưng nhờ được Đảng giáo dục quan điểm phục vụ mới, nhờ có sự đồng cam cộng khổ với bộ đội, cán bộ quân y đã tận mắt nhìn thấy những gương dũng câm của bộ đội, nên dần dần được cảm hóa, xây dựng được tình thương yêu đồng đội đúng đắn. Từ chỗ nhìn người bệnh với con mắt ban ơn, đến nay trong ngành chúng ta đã xây dựng được tinh thần phục vụ chiến sĩ, phục vụ thương binh, bệnh binh không điều kiện. Với tình thương yêu giai cấp thắm thiết đó, người thương binh, bệnh binh đã nhận thấy ở người cán bộ quân y vừa là người chữa bệnh, vừa là "như người mẹ hiền’’ hoặc là "người chính trị viên". Mặt khác, bên cạnh lớp người cũ đã biến đổi và trưởng thành lại có những lớp người mới, là con em của nhân dân lao động, sinh ra và được đào tạo trong chế độ mới, bổ sung vào đội ngũ ngày càng nhiều. Sự thay đổi đó đã làm cho ngành quân y có những biến đổi "thay da đổi thịt", gắn bó chặt chẽ mình với mọi bước trưởng thành của quân đội. Kỹ thuật cũng không còn là vốn riêng để mưu danh lợi cá nhân mà đã trở thành phương tiện phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân. Người cán bộ quân y đã tận tình, tận nghĩa, không tiếc công tiếc sức đem mọi khả năng kỹ thuật ra phục vụ mà còn sẵn sàng hy sinh xương máu, tính mệnh của mình đề cứu chữa đồng đội trong những phút nguy nan.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:18:48 pm
Quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta còn cho rằng: Lực lượng vũ trang của nhân dân phải do chính đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Quân đội nhân dân, một bộ phận của lực lượng vũ trang của Đảng, thực chất là quân đội của công nông, mang theo bản chất của giai cấp công nhân. Quân đội nhân dân phải do Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, giáo dục và lãnh đạo. Vì vậy, ngành quân y của quân đội nhân dân cũng phải do Đảng ta tổ chức, giáo dục và lãnh đạo.


Quan niệm khoa học kỹ thuật tách rời chính trị vốn sẵn có trong tiềm thức của người cán bộ quân y được đào tạo thời thuộc Pháp, cho nên ngoài việc xác định đối tượng phục vụ, nhất thiết cần khẳng định cho được vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác chuyên môn. Cũng như với bộ đội nói chung, ngành quân y phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng. Thực hiện việc này trong ngành quân y không phải là dễ dàng. Từ chỗ muốn độc lập với chính trị đến chỗ đem chuyên môn phục vụ theo yêu cầu của cách mạng, yêu cầu của chiến đấu, từ chỗ chỉ thừa nhận Đảng lãnh đạo về chính trị, tư tưởng, phương châm đường lối đến chỗ thừa nhận Đảng lãnh đạo chuyên môn, kỹ thuật là cả một quá trình đấu tranh, giáo dục lâu dài của Đẳng đối với ngành quân y. Qua thực tiễn công tác, cán bộ quân y ngày càng thấy vai trò lãnh đạo của Đảng trong chuyên môn kỹ thuật. Đảng ở đây không phải chỉ là cấp Trung ương hay cấp ủy cao, mà cụ thể còn là chi bộ, chi ủỵ. Thực tế cho thấy, đến sự lãnh đạo của Đảng, công tác khoa học kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của chúng ta đã phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, phạm vi hoạt động cũng ngày càng mở rộng. Mỗi người cán bộ, đảng viên làm công tác quân y lại càng thấy công ơn to lớn của Đảng. Đảng đã giải phóng nghèo nàn, lạc hậu cho giai cấp, cho dân tộc và đã đem lại cho khoa học kỹ thuật con đường phát triển lớn mạnh không ngừng.


Khẳng định ngành quân y trước hết phải là ngành quân y cách mạng còn có ý nghĩa là về nguyên tắc xây dựng ngành quân y phải lấy xây dựng về chính trị và tư tưởng làm cơ bản nhất. Mặc dù chiến tranh tiến hành dưới hình thức nào, quân đội xây dựng trong hoàn cảnh nào, phân tán hay tập trung, du kích hay chính quy, hiện đại, yếu tố con ngưori vẫn là yếu tố quyết định, nhân tố chính trị tư tưởng vẫn chiếm địa vị quyết định. Tình hình càng khó khăn, công tác càng nặng nề phức tạp thì vấn đề xây dựng chính trị tư tưởng càng phải đề cao, phải chiếm vị trí cơ bản nhất trong mọi mặt xây dựng.


Từ rất sớm trong xây dựng ngành quân y, chúng ta đã khẳng định điều này, thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước lại một lần nữa khẳng định tính chất đúng đắn này.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, lấy xây dựng về chính trị và tư tưởng là cơ bản nhất, nhằm xây dựng ngành quân y trước hết phải là ngành quân y cách mạng, là vấn đề nguyên tắc có ý nghĩa thường xuyên quyết định nhất đối với mọi bước trưởng thành của ngành quân y trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước cũng như toàn bộ quá trình phát triển của ngành trước đây và từ nay về sau.


Thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước cho thấy để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong ngành quân y, sau khi đã quán triệt quyết tâm chiến lược của Đảng về nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, vấn đề quan trọng nhất là cần làm quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng trong công tác quân y cho mọi người, mọi tổ chức của ngành. Những quan điểm đó căn bản đã được cụ thể hóa trong hai nhiệm vụ cơ bản của ngành và năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng.


Hai nhiệm vụ cơ bảo của ngành quân y đã được Hồ Chủ tích kính mến tóm tắt gọn trong thư khen gửi cho toàn ngành là: Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc phải đồng thời phải là như người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, cùng toàn quân toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.


Một lần nữa, vị lãnh tụ kính yêu lại chỉ cho ngành ta phương hướng nỗ lực phải phấn đấu về mặt chính trị, tư tưởng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng ta và người bệnh, đồng thời còn chỉ cho chúng ta hai nhiệm vụ cơ bản phải hoàn thành.


Hai nhiệm vụ cơ bản chính là mục tiêu chính trị của toàn ngành. Quán triệt hai nhiệm vụ đó là quán triệt quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng của Đảng, là quán triệt lời dạy của Bác Hồ. Thực hiện tốt hai nhiệm vụ cơ bản chính là góp phần tích cực nhất vào việc bảo đảm thắng lợi cho quân đội trong mọi điều kiện của chiến tranh.


Quân đội ta sở dĩ trăm trận, trăm thắng chủ yếu không phải dựa vào số lượng mà chính là dựa vào số quân chiến đấu có chất lượng. Đơn vị chiến đấu có chất lượng phải gồm những chiến sĩ có tinh thần yêu nước nồng nàn, có giác ngộ giai cấp cao, chấp hành kỷ luật nghiêm, có tinh thần chiến đấu dũng cảm, hiểu biết thành thạo về kỹ thuật và chiến thuật, có kinh nghiệm chiến đấu thực tế và phải có sức khỏe, sức bền bỉ, dẻo dai cần thiết để có thể chiến đấu được liên tục, dài ngày. Vấn đề bảo đảm quân y thành vấn đề có ý nghĩa đặc biệt vì nước ta người không đông lắm, đất không rộng lắm, mà phải tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài chống một tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế lớn, trình độ kỹ thuật cao và rất ngoan cố cho nên phải chủ động tích cực phòng bệnh để giảm bớt số quân ốm đau. Đối với người ốm, đối với thương binh phài có biện pháp điều trị thật tích cực để nhanh chóng trở về chiến đấu.


Do đó, việc thực hành tốt hai nhiệm vụ cơ bản cũng chính là quán triệt ý nghĩa chiến lược của việc bảo đảm số quân chiến đấu, góp phần chấp hành tốt phương châm đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, lấy ít thắng nhiều, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chiến đấu và sản xuất, giữa tiền tuyến và hậu phương, giữa số lượng và chất lượng.


Quá trình trưởng thành của ngành quân y trong cuộc chống Mỹ cứu nước cũng là quá trình phấn đấu hoàn thành tốt hai nhiệm vụ cơ bản của ngành trong những điều kiện chiến tranh khác nhau. Thực tế cũng lại chỉ rõ rằng chỉ có hoàn thành tốt hai nhiệm vụ cơ bản thì mới thể hiện là đã hoàn thành được trách nhiệm chính trị trước yêu cầu phục vụ quân đội chiến đấu và xây dựng.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:19:30 pm
Ngành quân y phải hoàn thành nhiệm vụ đó theo những hướng nào, cách xây dựng ra sao?

Tổng kết 15 năm xây dựng ngành quân y, năm 1959 chúng ta đã đề ra các phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng. Từ đó các phương châm này đã được quán triệt, được thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước bổ sung và ngày càng phát huy tác dụng chỉ đạo việc xây dựng ngành.


Nội dung các phương châm phản ánh sự vận động đúng đắn quan điểm lực lượng vũ trang nhân dân và nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng vào trong ngành, thể hiện tính khoa học, tính dân tộc, tính đại chúng trong công tác quân y.


Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng đã thực sự trở thành nội dung suy nghĩ và hành động của toàn ngành.

Thật vậy, trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, chiến tranh diễn ra ác liệt và kéo dài, khối lượng bảo đảm quân y rất lớn, chất lượng phục vụ đòi hòi rất cao. Trong muôn trùng gian khổ, đạp lên mọi thử thách ác liệt, hy sinh, trước hết phải quán triệt và thực hiệu tốt phương châm "hết lòng, hết sức phục vụ quân đội, phục vụ thương binh, bệnh binh, không điều kiện", chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng vời tinh thần tất cả vì sức khỏe và tính mạng của bộ đội, của thương binh, bệnh binh, không ngại khó khăn gian khổ, luôn luôn trung thành với Đảng, với quân đội, với nhân dân, luôn luôn dũng cảm, hy sinh, tận tụy, luôn luôn thực hành đoàn kết rộng rãi, phát huy trí tuệ tập thể, sáng tạo trong thực hành tổ chức, trong chuyên môn khoa học kỹ thuật, đem hết khả năng cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe quân đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh.


Lao động quân sự là loại lao động nặng nhọc nhất, phức tạp nhất. Trong thời chiến, tính chất phức tập, nặng nhọc của lao động quân sự thường tăng gấp hội. Cường độ lao động, cường độ chiến đấu cao, tinh thần căng thẳng, vật chất thiếu thốn, môi trường hoạt động phức tạp..., là những nhân tố làm giảm sức khỏe, gây bệnh tật cho bộ đội, hoàn cảnh thời chiến còn có những trở ngại nhất định cho việc phát hiện sớm bệnh tật để chữa tận gốc, chữa liên tục và dự phòng mọi diễn biến xấu trong quá trình điều trị. Phương châm "dự phòng trong y học" yêu cầu phải đề cao quan điểm dự phòng trên tất cả năm mặt công tác nghiệp vụ của ngành, làm cho mọi người, mọi tổ chức quân y đều hướng vào việc phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của thời chiến đối với sức khỏe của bộ đội. Thực hiện tốt phương châm dự phòng cũng chính là thực hiện tốt tư tưởng chủ động tiến công, tư tưởng tiến công liên tục, tư tưởng cách mạng là tiến công trên mặt trận bảo vệ sức khỏe quân đội và cứu chữa thương binh, bệnh binh của ngành quân y.


Trong chiến tranh ngành quân y thường phải thu dung một khối lượng lớn thương binh, bệnh binh, tính chất thương tổn, cơ cấu bệnh tật rất phức tạp. Để giải quyết khối lượng lớn thương binh, bệnh binh, cứu chữa tốt mau chóng trả số quân về chiến đấu, nhất thiết phải thực hành nâng cao chất lượng cứu chữa. Muốn thế phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm "toàn diện trong điều trị", nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp và toàn diện của ngành trong nhiệm vụ cứu chữa. Thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền đều cho thấy rõ là: ngoài việc coi trong cải tiến kỹ thuật điều trị, phải biết tập trung đúng mức vào khâu nuôi dưỡng và làm tốt công tác chính trị tư tưởng đối với thương binh, bệnh binh thì nhất định đạt được kết quả cao về các chỉ tiêu thu dung điều trị, tăng tỷ lệ sử dụng giường, rút ngắn ngày nằm điều trị trung bình, trả nhanh, nhiều và tốt số quân về chiến đấu, hạ thấp tỷ lệ tử vong và tàn phế... Phương châm toàn diện trong điều trị không những phản ánh quan điểm toàn diện của Đảng trong cách xem xét chuyên môn kỹ thuật, mà còn thể hiện tính chất toàn diện trong việc triển khai tổ chức, vận dụng khoa học kỹ thuật vào nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh một cách cụ thể.


Ngành quân y là một ngành khoa học kỹ thuật, xây dựng ngành quân y cũng phải đạt được ba tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng của Đảng đã đặt ra cho việc xây dựng các ngành khoa học và kỹ thuật khác. Phương châm "kết hợp y học hiện đại với y học dân tộc " chính là sự chấp hành cụ thể ba tính chất trên đây của ngành quân y.


Nước ta có hai nền y học hiện đại và y học dân tộc đều được chính thức công nhận và cùng phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hai nền y học này cùng phát huy tcs dụng tích cực, bồi bổ cho nhau cùng phát triển. Từ thực tiễn Việt Nam có cả hai nền y học được công nhận, nên việc kết hợp nền y học dân tộc với nền khoa học y học hiện đại là hoàn toàn cần thiết, nhằm xây dựng một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa có đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành quân y đã và đang quán triệt phương châm này trên mọi lĩnh vực công tác, trên mọi tổ chức của ngành. Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, việc chấp hành phương châm này đã cho phép chúng ta triển khai được nhiều nội dung công tác mới, đã cho chúng ta nâng cao chất lượng phục vụ mọi mặt đặc biệt là trong phạm vi cứu chữa thương binh, bệnh binh. Chấp hành phương châm này không những chỉ giúp ta giải quyết những khó khăn trong hoàn cành thiếu thốn vật chất, mà còn có nhiều ý nghĩa tích cực ngay cả khi ta có phương tiện, vật chất đầy đủ và hiện đại.


Phương châm "cần kiệm ngành" không những phản ánh quy luật phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc quản lý trong một ngành chuyên môn khoa học kỹ thuật mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc phấn đấu cao nhất cho sức khỏe của thương binh, bệnh binh, sức khỏe của những người lao động chân chính làm ra của cải vật chất.


Thực tiễn của cuộc chống Mỹ cứu nước cho thấy không thể nào xây dựng ngành tốt nếu không đề cao tinh thần làm chủ tập thể, giữ gìn và sử dụng có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất mọi vật chất, trang bị kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất tự lực, tăng cường quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt công tác.


 Quán triệt và vận dụng những phương châm đó vào các mặt công tác nghiệp vụ của ngành, chúng ta đã không những động viên được mạnh mẽ mọi lực lưạng của ngành mà còn được thương binh, bệnh binh, bộ đội nhiệt tình ủng hộ, không những nâng cao được hiệu lực và năng suất công tác, mà còn xây dựng được cơ sở cần thiết cho mọi việc phát triển tổ chức, khoa học kỹ thuật của ngành.


Việc quán triệt và vận dụng năm phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản của ngành chính là thước đo trình độ giác ngộ về chính trị, tư tưởng của cán bộ và chiến sĩ quân y và là kết quả thực tế của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong ngành.


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng trong ngành quân y. Bởi vì Đảng có vững mạnh thì công tác chuyên môn kỹ thuật mới phát triển mạnh mẽ, vững chắc và đúng hướng. Công tác xây dựng Đảng trong ngành quân y phải nắm vững phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang nhằm xây dựng Đảng bộ quân y tại cơ quan, cơ sở, tại các đơn vị phía sau và phía trước được; vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nội dung xây dựng Đảng trong ngành quân y cũng không ngoài những nội dung chủ yếu của công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang.


Thực tiễn của thời kỳ chống Mỹ cứu nước chỉ rõ là phải tập trung xây dựng cho được những đảng viên, vừa có lập trường tư tưởng, ý chí chiến đấu vững vàng, có đạo đức tốt, vừa nắm được những quan điểm tư tưởng của Đảng trong các lĩnh vực công tác quân y, nhất là về xây dựng và sử dụng khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn giỏi để làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo trên mọi cương vị công tác, trong mọi tình huống của chiến tranh. Thực tiện củng chỉ rõ là phải xây dựng được các tổ chức của Đảng vững mạnh toàn diện có khả năng đi sâu lãnh đạo khoa học kỹ thuật, động viên và tổ chức quần chúng hăng hái phát huy sáng kiến, cải tiến phát minh, làm cho khoa học kỹ thuật trong ngành quân y ngày càng phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng, đưa năng xuất, chất lượng công tác quân y về mọi mặt ngày càng cao, hoàn thành tốt nhất hai nhiệm vụ cơ bản của ngành, phục vụ thắng lợi cho sự nghiệp chiến đấu và xây dựng của quân đội.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:20:27 pm
2. Bám sát yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, từ thực tiễn chiến tranh Việt Nam, vừa phục vụ vừa xây dựng từng bước nền y học quân sự Việt Nam.

Thực tiễn phục vụ xây dựng ngành quân y cũng là thực tiễn của một ngành phục vụ luôn luôn bám sát mọi yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội luôn luôn là mục đích phục vụ, phương hướng hoạt động của công tác quân y. Chúng ta luôn luôn hướng mọi hoạt động của công tác quân y, mọi công tác nghiên cứu, phát triển, sử dụng khoa học kỹ thuật vào việc bảo đảm cho quân đội ta xây dựng và chiến đấu thắng lợi.


Qua từng bước vững chắc, ngành quân y đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn chỉnh từ trung ương đến đơn vị, cơ sở. Các hệ vệ sinh phòng dịch, điều trị an dưỡng, huấn luyện và nghiên cứu khoa học, tiếp tế thuốc và trang bị, tổ chức và chiến thuật quân y, chỉ huy và quản lý đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của quân đội trong cả tiến trình của chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Cùng với sự phát triển chung của quân đội, ngành quân y cũng không ngừng vươn lên, xây dựng được những tổ chức mới phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của các binh chủng, quân chủng kỹ thuật. Với cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh như vậy, chúng ta đã cùng ngành y tế nhân dân triển khai được mạng lưới cấp cứu. tương đối dầy đặc, chặt chẽ, thống nhất. Mạng lưới đó đã phục vụ có hiệu quả trong những năm chiến tranh vừa qua, hiện nay và cho cả sau này, trong bất cứ tình huống chiến đấu hay điều kiện chiến tranh nào. Mặt khác, do vận dụng đường lối quân sự của Đảng và qua thực tiễn phục vụ chiến tranh, chúng ta đã thường xuyên nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức, quy mô tổ chức mới, phù hợp với chiến thuật của quân đội trong các thời kỳ chiến tranh.


Một trong nhiều việc đã làm được, đó là dựa vào phương châm tác chiến và xây dựng của quân đội ta là "lấy ít đánh nhiều", mà xây dựng đơn vị "tinh và gọn" chúng ta đã xây dựng được các phân đội quân y gọn, nhẹ, thích hợp với tính cơ động cao của bộ đội. Các phân đội đó là các đội điều trị, đội phẫu thuật, tổ cấp cứu, đội chuyên khoa, tổ vệ sinh phòng dịch, tổ tiếp tế lưu động, đội sản xuất. Các phân đội này có thể tập trung hay phân tán, linh hoạt sử dụng theo yêu cầu chiến thuật, hình thành những đơn vị đủ mạnh cho mọi hình thức tổ chức và chiến thuật quân y, có thể đưa ra tiền phương, đưa vào phía sau lưng địch, hoặc rút về hậu phương được nhanh chóng.


Trong việc nghiên cứu xây dựng, vấn đề chất lượng đã thường xuyên được coi là yêu cầu chủ yếu. Từ những phân đội nhỏ cho đến toàn bộ hệ thống tổ chức đều được xác định nhiệm vụ rõ ràng. Mọi việc tiến hành đều dựa trên tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc, điều lệ thống nhất. Đây cũng là một trong những điều kiệu thuận lợi giúp cho việc thống nhất tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng được chặt chẽ tạo nên trong toàn bộ hệ thống phòng và chữa bệnh một sức mạnh tồng hựp nhằm phát huy sức mạnh tập thể của ngành.

- Thực tiễn của cuộc chống Pháp và cuộc chống Mỹ cứu nước cho thấy đối tượng tác chiến của quân đội ta là một đội quân xâm lược nhà nghề, từ xa tới, mạnh hơn ta nhiều lần về trang bị kỹ thuật, có hỏa lực mạnh về không quân và pháo binh, có khả năng cơ động cao, có thủ đoạn đánh phá tàn bạo và sảo quyệt.


Cách đánh của quân đội ta là cách đánh sáng tạo, linh hoạt, cách đánh lấy ít thắng nhiều, cách đánh của đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Do âm mưu và thủ đoạn của địch, do cách đánh của ta, nên trong chiến đấu tình hình diễn biến rất khẩn trương và phức tạp, cơ quan và phân đội quân y thường phải hoạt động trong điều kiện chiến đấu ác liệt.


Ảnh hưởng của những trận đánh liên tục, dài ngày của cả ba thứ quân thường có một lượng thương binh, bệnh binh nhất định. Thêm vào đó là những trận đánh tập trung hiệp đồng binh chủng, đồng loạt của nhiều chiến trường, thường đưa đến một lượng thương binh, bệnh binh cao trong một thời gian ngắn trên một hoặc nhiều cơ sở quân y, trong một hoặc nhiều chiến trường.


Lao động quân sự là một loại lao động phức tạp, có cường độ lao động cao. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội ta lại có nhiều quân chủng, binh chủng, nhiều ngành khoa học kỹ thuật quân sự, sử dụng những trang bị vũ khí hiện đại. Mỗi quân chủng, binh chủng lại có những đặc điểm hoạt động và chiến đấu riêng. Trong chiến đấu các quân chủng, binh chủng lại luôn luôn tìm cách đánh mới, sáng tạo. Động tác thực hành chiến đấu của các chiến sĩ trong việc nắm vững kỹ thuật và chiến thuật cụ thể, có khi đòi hỏi một sức chịu đưng bền bỉ, vượt xa ra ngoài những: tiêu chuẩn sinh lý bình thường. Ảnh hưởng của việc sử dụng những trang bị vũ khí ngày càng hiện đại, những yêu cầu của việc rèn luyện đề nam vững kỹ thuật và chiến thuật, những đặc điểm của cách đánh Việt Nam đã có những tác động nhất định trong việc bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho chiến sĩ.


Trong cuộc chống Mỹ cứu nước, quân đội ta lại hoạt động và chiến đấu trên địa hình phức tạp ở một vùng nhiệt đới, có nhiều bệnh nhiệt đới, nhiều khi lại phải hoạt động và chiến đấu trong những điều kiện thời tiết và khí hậu rất khó khăn.


Trải qua chiến tranh, chúng ta đều nhận thấy cơ cấu thương tổn chiến tranh của quân đội ta cũng luôn luôn biến động theo với cách đánh của ta và cách đánh của địch, cơ cấu bệnh tật, bệnh nguyên, bệnh sinh của quân đội ta cũng luôn luôn chịu ảnh hưởng của các điều kiện chiến đấu, quy mô và trình độ sử dụng trang bị, vũ khí của ta, điều kiện thời tiết địa hình, kết quả của hành động kỹ thuật, chiến thuật của ta.


Tình hình trên đây đã thúc đẩy chúng ta nắm vững quan điểm thực tiễn của Đảng đi vào giải quyết các yêu cầu nhiệm vụ của quân đội. Chúng ta đã lần lượt tìm hiểu một cách nghiêm túc và ngày càng hiểu sâu hơn, hiểu nhiều hơn về con người Việt Nam, về chiến sĩ Việt Nam, về thiên nhiên Việt Nam, về bệnh tật và cách chữa Việt Nam...


Chúng ta đã biết vận dụng vào thực tiễn Việt Nam những tri thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, những hiểu biết về khoa học quân sự Việt Nam, khoa học y học hiện đại và y học dân tộc để giải đáp các nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của quân đội đồng thời cũng đã xây dựng được những kết quả bước đầu cho nền y học quân sự Việt Nam.


Chúng ta đã không ngừng quán triệt và vận dụng quan điểm thực tiễn của Đảng, đã xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện con người và bệnh tật cụ thể mà giải quyết, triển khai mọi mặt công tác bảo đảm và xây dựng ngành. Chúng ta đã coi trọng việc học tập và kế thừa nền y học dân tộc đồng thời đã cố gắng học tập thành tựu khoa học y học trong nước và ngoài nước với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, linh hoạt, không giáo điều máy móc và cũng không bảo thủ, đơn giản.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:20:59 pm
Sức khỏe bệnh tật và thương vong của quân đội ta có những quy luật nhất định. Chính trên cơ sở thường xuyên tìm hiểu để nắm được các quy luật đó mà xác định mục tiêu cho mọi hoạt động của ngành. Qua tổng kết nhiều cuộc tuyển quân, chúng ta đã nắm được những loại bệnh chính làm cho tân binh bị loại hoặc còn mang theo vào bộ đội. Qua kết quả khám xét cụ thể, bằng thống kê có hệ thống, chúng ta đã phân tích được bệnh tật của từng loại đối tượng, từng lứa tuổi, nắm được bệnh có tính địa phương, có tính chất nghề nghiệp hay bệnh phát triển theo mùa... Từ cơ cấu thương tổn trong chiến đấu, chúng ta nắm được mức độ thương tổn, tính chất điều kiện, bộ phận bị thương tổn, vũ khí sát thương, từ thế tác chiến và hoàn cảnh tác chiến mà bị thương.


Từ những hiểu biết đó đã giúp chúng ta từng thời kỳ định ra kế hoạch phòng và chữa, tính được nhu cầu về thuốc, dụng cụ, dự kiến được quy mô tổ chức các ngành chuyên khoa, các cơ sở điều trị hay vạch ra chương trình, kế hoạch rèn luyện bộ đội thích hợp đi từ thấp đến cao, nâng dần được sức bền bỉ, chịu đựng, dẻo dai của bộ đội theo yêu cầu chiến thuật của từng binh chủng, đề ra kế hoạch biện pháp hướng dẫn cách phòng, tránh và cứu chữa cho bộ đội.


Đó là nhờ kết quả các cuộc điều tra cơ bản, giúp chúng ta nắm được tiêu chuẩn thể lực, các hằng số sinh lý, sinh hóa, các ngưỡng chịu đựng của bộ đội lúc thường cũng như trong quá trình rèn luyện và chiến đấu.


Về vệ sinh phòng dịch, mọi vụ dịch đều được phát hiện và dập tắt kịp thời ngay từ gốc là do đã qua điều tra nghiên cứu, định được đường lây truyền cũng như đặc điểm của dịch. Trên cơ sở đó, chúng ta vận động quần chúng thực hiện những điều thường thức vệ sinh để phòng và chống dịch tích cực, kết hợp với việc không ngừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêm chủng, chẩn đoán nhanh, phát hiện sớm, bao vây tiêu diệt ồ dịch. Trong công tác điều trị dự phòng, việc xây dựng được mạng lưới kiểm tra, theo dõi sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh dầy đặc đã tạo được khả năng phát hiện sớm, ngăn ngừa tai nạn, cứu chữa nhanh các bệnh cấp tính cũng như các vết thương nặng. Chủ trương điều trị tích cực, liên tục và toàn diện đã giúp chúng ta thu được nhiều kết quả tốt trong cứu chữa các bệnh mạn tính, hiểm nghèo.


Trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật y học của nước ta chưa phát triển cao, tình hình nền kinh tế quốc dân so với thời kỳ chống Pháp tuy đã nâng lên nhưng còn nhiều hạn chế, lại phải phục vụ cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài trên phạm vi cả nước, thì việc thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học y học phục vụ chiến trường, chiến đấu là một việc làm không những vừa mới lại vừa khó khăn. Rõ ràng chúng ta chưa có điều kiện vật chất và đội ngũ cán bộ cần thiết đề tổ chức những trung tâm nghiên cứu y học quân sự chuyên biệt, nhưng chúng ta đã cố gắng xây dựng những trung tâm nghiên cứu kết hợp. Đó là những trung tâm điều trị - nghiên cứu, trung tâm huấn luyện - nghiên cứu, trung tâm huấn luyện - điều trị - nghiên cứu. Những trung tâm này thường giao cho tuyến cuối của các quân khu, quân chủng, của toàn quân, là nơi ta có điều kiện tập trung sức người, sức của. Mặt khác, chúng ta cũng cố gắng xây dựng những trung tâm vừa nghiên cứu, vừa phục vụ, dành cho công tác nghiên cứu khoa học y học quân sự một sự đầu tư lớn hơn, đó là các phòng thí nghiệm vệ sinh phòng dịch, kiểm nghiệm nghiên cứu dược học, giám định pháp y... tiền đề cần thiết đề xây dựng hoàn chỉnh khi có điều kiện.


Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật được đào tạo sau cuộc chống Pháp, được tăng cường trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã phát huy tác dụng phục vụ và chỉ đạo kỹ thuật trong toàn ngành. Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật được tăng cường về số lượng và chất lượng, tuy chưa thật sự đồng bộ nhưng đã tập trung vào những nội dung nóng bỏng nhất của y học quân sự. Đội ngũ chuyên viên kết hợp với lực lượng quần chúng quân y làm khoa học kỹ thuật trong ngành đã thực sự trở thành một lực lượng giải quyết có hiệu lực những yêu cầu bảo đảm chiến trường, chiến đấu đặt ra.


Rõ ràng, việc từng bước xây dựng một đội ngũ chuyên viên đủ và giỏi trêu cơ sở không ngừng xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo là một việc làm không thể thiếu được trong chiến tranh.


Trong quá trình nâng cao chất lượng công tác quân y, việc xây dựng kỹ thuật y học cơ sở, cận lâm sàng, việc bào chế và sản xuất thuốc cũng được chúng ta quan tâm đúng. Những cơ sở phía trước ngày càng có thêm các trang bị cơ bản, các cơ sở phía sau cùng ngày càng được trang bị tốt hơn. Những cố gắng này đã tạo ra cho công tác phòng và chữa bệnh ngày càng có thêm giá trị thực tiễn và khoa học.


Trong xây dựng, từ thực tiễn chiến tranh Việt Nam, chúng ta cũng không ngừng rèn luyện kỹ thuật cơ bản, kết hợp với phát triển chuyên khoa sâu. Nhờ vậy mà trong cuộc chống Mỹ cứu nước, ngành quân y không những luôn luôn có mặt trên các chiến trường phục vụ kịp thời các yêu cầu nhiệm vụ của quân đội mà còn phấn đấu đưa mọi mặt trình độ khoa học, kỹ thuật ngày một nâng cao rõ rệt. Bằng nỗ lực bản thân, được sự giúp đỡ của các nước anh em, chúng ta đã xây dựng được những cơ sở chuyên khoa ngày một sâu trên các mặt y học cơ sở, y học lâm sàng, y học quân sự và dược học.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:21:30 pm
3. Nhân dân, quân đội và ngành y tế nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn của chúng ta.

Trong cuộc chống Pháp và cuộc chống Mỹ cứu nước lâu dài và ác liệt, ngành quân y luôn luôn tìm thấy trong quần chúng nhân dân nguồn sức mạnh to lớn của mình.

Thực tiễn chiến tranh cho ta thấy ở phía trước hay ở phía sau, trong chiến tranh giải phóng ở miền Nam hay trong chiến tranh đất đối không chống Mỹ ở miền Bắc, trong mọi điều kiện mọi hoàn cảnh, khi phân tán, khí tập trung, trên mọi lĩnh vực phục vụ, nhân viên quân y và các cơ sở quân y chỉ có dựa vào dân thì mới làm việc được, dựa vào nhân dân không những được nhân dân giúp đỡ mà còn được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương chỉ đạo tận tình và kịp thời.


Quân đội ta với tinh thần hữu ái giai cấp đã thường xuyên đóng góp công sức rất to lớn vào việc xây dựng ngành. Thực tiễn lại cho chúng ta thấy bất cứ việc gì, ở đâu công tác chuyên môn kỹ thuật chỉ có kết quả thực tế khi được quần chúng cán bộ và chiến sĩ nhiệt tình hưởng ứng. Trong nhiều trường hợp, bộ đội không những giúp cho công tác của chúng ta được thuận lợi mà còn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao và phát triển những kết quả khoa học, khiến cho chất lượng phục vụ được mở rộng hơn nhiều.


Nhân dân và quân đội đã không tiếc sức mình, hy sinh của cải vật chất, hy sinh xương máu, dành thuận lợi, tiện nghi, an toàn cho thương binh, bệnh binh, cho cơ sở quân y. Điều đó đã và đang động viên ngành quân y phát huy sức mạnh của mình.


Thương binh, bệnh binh với tinh thần làm chủ, ngoài việc tham gia sáng tạo vào xây dựng cơ sở điều trị, hưởng ứng các biện pháp phòng và chữa bệnh còn giúp cho ta theo dõi được sát các diễn biến bệnh tật, góp ý kiến trong chuyên môn, làm cho cách phòng và chữa bệnh được tốt hơn. Rất nhiều những hiểu biết, kinh nghiệm về khoa học, kỹ thuật của chúng ta đã được tổng kết trên chính bệnh tật thương tích, tinh thần dũng cảm và chiến công tuyệt vời của chiến sĩ thương binh, bệnh binh.


- Ngành y tế nhân dân với tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa đã dành cho chúng ta nhiều thuận lợi trong mọi mặt công tác. Phong trào vệ sinh yêu nước được phát triển, sức khỏe của nhân dân được nâng cao, hiểu biết về nếp sống ăn, ở vệ sinh của nhân dân được mở rộng đã là những cơ sở rất thuận lợi cho chúng ta hoàn thành hai nhiệm vụ cơ bản của ngành. Những tiến bộ quan trọng về tổ chức và đội ngũ cán bộ y tế đã xây dựng được một mạng lưới y tế có hiệu lực và hợp lý là điều kiện rất quan trọng cho phép chúng ta thực hành được nguyên tắc bảo đảm quân y theo khu vực và nguyên tắc quân y kết hợp với dân y trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Kết hợp quân y với dân y đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của ngành ta, truyền thống đoàn kết chiến đấu và xây dựng phục vụ nhân dân, phục vụ bộ đội, thương binh, bệnh binh.


Kết hợp quân y với dân y cũng là kết quả cụ thể của việc thực hành đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong phạm vi bảo vệ sức khỏe và cứu chữa thương binh, bệnh binh phục vụ các lực lượng vũ trang trong thời chiến và cả trong thời bình.


Tính chất quần chúng và tập thể này còn được thể hiệu rõ trong mối quan hệ giữa bản thân của ngành với các ngành phục vụ khác trong và ngoài quân đội, trong mối quan hệ nội bộ của ngành quân y. Trong điều kiện ngày nay, chỉ có một phương thức làm việc, đó là phương thức làm việc tập thể, hợp tác xã hội chủ nghĩa. Khoa học y học ngày càng tiến bộ và phát triển thành nhiều chuyên khoa, tổ chức quân y cũng ngày càng rộng lớn. Mối quan hệ gắn bó giữa các bộ phận, các đơn vị, các tuyến, giữa ngành quân y và các ngành phục vụ khác trong và ngoài quân đội... càng làm cho chúng ta thấy rõ mỗi cá nhân chỉ là một trong những mắt lưới nhỏ bé của toàn bộ mạng lưới vô cùng rộng lớn. Tính chất tập thể ngày càng sâu sắc, cách làm ăn tập thể đã trở thành đặc tính của phương pháp công tác quân y. Tinh thần hợp với xã hội chủ nghĩa, với ý thức đoàn kết ủng hộ, cổ vũ, học tập, đuổi kịp lẫn nhau đã trở thành nếp suy nghĩ, thành tiềm thức, đang được ăn sâu, bén rễ trong chúng ta.


Chính sức mạnh của quần chúng nhân dân, tinh thần tập thể hợp tác xã hội chủ nghĩa là cơ sở rất cần thiết để ngành ta trưởng thành trong phục vụ và xây dựng. Sức mạnh của quần chúng nhân dân đã tiếp thêm cho ngành quân y một nghị lực phi thường, một trí tuệ mạnh mẽ vượt lên muôn trùng gian khổ trong việc phục vụ quân đội. Sức mạnh của quần chúng nhân dân đã cho phép chúng trưởng thành cả trong xây dựng, trong sáng tạo ra phương tiện vật chất, trong phát triển khoa học và kỹ thuật, trong học tập và nắm vững khoa học quân sự Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng một nền y học quân sự Việt Nam độc đáo và sáng tạo.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:22:38 pm
4. Nắm vững chắc khâu tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ quân y tiến lên làm chủ khoa học kỹ thuật ngay trong thời chiền.

Sau khi đã có được phương châm xây dựng ngành quân y cách mạng, định được ra nhiệm vụ cơ bản và các mặt công tác nghiệp vụ thì việc quan trọng hàng đầu là phải chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức quân y vững mạnh.


Cuộc chống Pháp và cuộc chống Mỹ cứu nước cho chúng ta thấy trong thời chiến mọi mặt công tác bảo đảm quân y đều tăng lên gấp bội. Công tác điều trị, an dưỡng thương binh, bệnh binh đòi hỏi phải có một hệ thống bệnh viện, đội điều trị, bệnh xá, an dưỡng các loại phù hợp với điều kiện cụ thể của chiến trường. Việc giải quyết thương binh, bệnh binh ở chiến trường miền Nam và chiến trường miền Bắc đòi hỏi phải có những khu vực cấp cứu hoàn chỉnh trên cơ sở có một mạng lưới y tế và quân y rộng khắp, kết hợp với việc thực hành chuyển thương chiến lược, chiến dịch và khu vực bằng các phương tiện cơ giới và thô sơ rất phức tạp. Việc bảo đảm sức khỏe cho quân đội và các lực lượng tác chiến khác, các binh chủng, quân chủng, các bộ đội tăng cường cho chiến trường, các lực lượng cơ động từ chiến trường ra hậu phương đòi hỏi phải có một tổ chức vệ sinh phòng dịch có trình độ tổ chức, vận động giỏi, có trình độ kỹ thuật cao, có khả năng đi sâu nghiên cứu phát hiện những quy luật có tác động đến sức khỏe của quân đội và đề ra được những biện pháp phòng tránh có hiệu lực. Việc bảo đảm thuốc, trang bị cho các chiến trườừng với một lượng lớn, phức tạp về mặt hàng, về chất lượng, về bao gói vận chuyển, về bảo quản, phân phối và xử dụng, đòi hỏi phải có hệ thống tổ chức cân đối về sản xuất, pha chế, thu mua, tiếp nhận, bảo quản, nghiên cứu kiểm nghiệm, sửa chữa và cấp phát... Công tác sản xuất pha chế càng phát triển thì công tác nghiên cứu kiểm nghiệm thuốc cũng phải được đẩy mạnh nhằm đảm bảo chất lượng sản xuất pha chế. Công tác thu mua, tiếp nhận càng lớn đòi hỏi phải có hệ thống kho được mở rộng, phân biệt được thuốc và máy, nguyên phẩm và thành phằm và phải được bảo quản với tiện nghi thích hợp.


Trước tình hình phát triển nhiều mặt cả về lượng và về chất như vậy, chúng ta đã phấn đấu giải quyết mối liên quan giữa số lượng và chất lượng, tăng cường được hiệu lực của tổ chức và phát huy được hiệu quả của cơ sở vật chất kỹ thuật.


Sự phát triển tổ chức nhất thiết đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có khả năng quản lý và phục vụ trong các tổ chức này. Ngoài việc động viên cán bộ và nhân viên của ngành y tế nhân dân vào quân đội, chúng ta đã tự đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp cho ngành: hệ thống trường, lớp từ trung ương đến cơ sở tương đối hoàn chỉnh và có chất lượng đã đảm nhiệm có kết quả công tác nặng nề này. Đồng thời cũng đã hình thành được tổ chức chuyên trách chỉ đạo thực hành tổng kết nghiên cứu, khoa học kỹ thuật, tuy còn ít và nhỏ nhưng để phát huy tác dụng tích cực bước đầu.


Việc nghiên cứu chấn chỉnh, bổ sung các chế độ, tiêu chuẩn, nguyên tắc, lề lối làm việc... cho phù hợp với thời chiến cũng được thực hiện theo một ý định thống nhất.

Từ yêu cầu nhiệm vụ phục vụ thời chiến, chúng ta đã tập trung xây dựng có trong điểm, có chú ý thích đáng đến phát triển lâu dài một cách cân đối, chú trọng phát triển số lượng và đã cố gắng tăng cường chất lượng để giảm bớt khó khăn.


Mấy năm cuối trước khi chiến tranh kết thúc, mặc dù kinh nghiệm còn ít, chúng ta đã gắng dành ra một lực lượng để xây dựng quy hoạch tổ chức dài hạn, quy hoạch đội ngũ cán bộ...

Trong việc xây dựng tổ chức, chúng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân tán và tập trung, giữa chiến thuật và kỹ thuật trong chiến tranh phá hoại. Trước đòi hỏi của chiến tranh, đặc điểm tác chiến của quân đội, từ những thành quả mà miền Bắc đã đạt được trong những năm xây dựng chính quy hiện đại, chúng ta đã nhanh chóng chuyển biến tổ chức và bố trí lực lượng phục vụ. Để bảo đảm an toàn cho các cơ sở quân y, chúng ta không thể không bố trí phân tán, đồng thời muốn phục vụ kịp thời cho chiến đấu trong mọi tình huống đã hình thành các khu vực bảo đảm, song song với việc phân cấp quản lý nhằm tăng cường khả năng tự lực của các khu vực và các tổ chức quân y. Đồng thời muốn bảo đảm chất lượng phục vụ chúng ta lại không thể chia nhỏ các tổ chức một cách máy móc hoặc quay lại thời kỳ du kích như trong chiến tranh chống Pháp, mà vẫn duy trì và phát triển các tổ chức với quy mô cần thiết để có thế phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại tổ chức.


Cuộc chống Mỹ cứu nước đã đặt ra hàng loạt vấn đề phức tạp phải giải quyết, đó là những đòi hỏi rất lớn, rất khẩn trương và rất phức tạp. Chiến tranh đã giúp chúng ta nhận thức được sâu sắc hơn đặc điểm quân đội trong thời chiến, tác động của các quy luật chiến tranh đối với hoạt động quân y trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật.


Chúng ta đã nhận thức được đúng tầm quan trọng của phát triển kỹ thuật trong thời chiến, và cũng đã biết khai thác mọi nhân tố thuận lợi để đẩy mạnh xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật. Trên thực tiễn những đòi hỏi của chiến tranh cũng là những nhân tố kích thích khoa học kỹ thuật quân y phát triển. Sự cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật các cấp đồng bộ đi đôi với những trang bị kỹ thuật hiện đại không chỉ là mong muốn riêng của lãnh đạo mà còn là nguyện vọng chung của quần chung.


Tinh thần trách nhiệm chính trị và tình thương yêu giai cấp đã thôi thúc mọi nhân viên quân y từ tiền tuyến đến hậu phương phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo mọi phương pháp phòng và cứu chữa, sản xuất thuốc và trang bị... có hiệu lực nhất để góp phần tích cực bảo đảm chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Chứng ta lại còn được sự chi viện to lớn của các nước anh em, sư giúp đỡ này đã góp phần quan trộng vào viêc xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật của ngành. Biết phát huy và tận dụng những thuận lợi đó, chúng ta đã đẩy mạnh tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của ngành.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 09 Tháng Giêng, 2023, 09:23:09 pm
Để làm được việc đó, trước hết cần xác định rõ phương hướng, nội dung xây dựng khoa học, kỹ thuật, trên cơ sở đó định ra được kế hoạch cân đối, toàn diện, có mức độ phấn đấu từng thời gian, có tổ chức quản lý, chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới. Chúng ta đã chú ý cả ba khâu: đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật; tăng cường, cải tiến trang bị kỹ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đã lấy khâu đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật là then chốt nhất.


Công tác tổng kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã được đông đảo quần chúng trong ngành tham gia, chủ yếu là những công trình tổng kết kinh nghiệm mọi mặt, đề xuất các cách giải quyết, khắc phục hoặc cải tiến..., các công trình nghiên cứu còn ít do những điều kiện hạn chế nhất định.


Thực hành phương châm đưa kĩ thuật ra tuyến trước chúng ta đã giải quyết được tương đối đồng bộ, cả con người làm chủ kỹ thuật và cả trang bị kỹ thuật, nhờ vậy đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của các tuyến trước, tạo điều kiện cho các tuyến sau hoàu thành tốt hơn hai nhiệm vụ cơ bản của ngành.


Đế quốc Mỹ là một đế quốc có tiếm lực kinh tế lớn, có trình độ kỹ thuật phát triển, trong chiến tranh xâm lược nước ta, chúng đã sử dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật vào mục đích chiến tranh với một âm mưu, thủ đoạn rất tàn bạo, man rợ. Quân đội ta cùng toàn dân đã giành thắng lợi rất lớn trong cuộc chống Mỹ cứu nước, không những là nhờ có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, nhờ có nghệ thuật quân sự tài giỏi, mà còn là vì Đảng ta đã không ngừng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng được những chiến sĩ có tinh thần cách mạng cao, có trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại. Có thể nói quân đội ta đã được vũ khí khoa học, đã đánh thắng Mỹ ngay trên mặt trận khoa học và kỹ thuật.


Trong sự phát triển chung của quân đội, ngành quân y đã xây dựng cho mình được một tổ chức hợp lỹ, một đội ngũ cán bộ ngày càng làm chủ khoa học kỹ thuật nhiều hơn, và đã đang góp phần cống hiến tích cực vào sự nghiệp chung của quân đội.


Tăng cường công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ quân y tiến lên làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, chẳng những là đòi hỏi cho ngành quân y trong thời kỳ có chiến tranh mà còn là một yêu cầu không thể thiếu được trong cả quá trình lâu dài xây dựng một ngành quân y cách mạng chính quy và hiện đại.


Quá trình phục vụ và xây dựng của ngành quân y trong hơn 30 năm chiến tranh cách mạng, đặc biệt là trong cuộc chống Mỹ cứu nước, nói lên sự nỗ lực rất to lớn, tinh thần vươn lên mạnh mẽ của mỗi cán bộ, chiến sỹ quân y. Trong sự trưởng thành đó, có công sức đóng góp của nhân dân, của ngành y tế nhân dân và của các ngành nghiệp vụ trong và ngoài quân đội, đặc biệt là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng đã chỉ ra cho ngành quân y phương hướng phục vụ, xây dựng phát triển đúng đắn, nhanh chóng và vững chắc.


Quá trình trưởng thành của ngành quân y chứng tỏ rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành quân y luôn luôn lấy xây dựng chính trị, tư tưởng làm cơ sở, lấy bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội cách mạng làm mục đích hành động, lấy quần chúng nhân dân làm chỗ dựa vững chắc và sức mạnh to lớn, lấy hoạt động của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường làm căn cứ nghiên cứu, cải tiến, phát triển mọi mặt công tác bảo đảm và lấy nâng cao trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật làm nội dung yêu cầu hành động của từng người, từng bộ phận.


Vì vậy, ngành quân y đã trưởng thành vững chắc, toàn diện, ngày càng phục vụ đắc lực cho các lực lượng vũ trang của Đảng xây dựng và chiến đấu thắng lợi.

Để tiếp tục xây dựng ngành quân y ngày càng trưởng thành, phục vụ đắc lực sự nghiệp vẻ vang của quân đội, mỗi người chúng ta cần phát huy cao độ nỗ lực chủ quan nhằm nâng cao trình độ, khả năng công tác quân y lên một cách vượt bậc, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân và của quân đội.


Tiếp tục thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, được Đảng lãnh đạo, dưới lá quân kỳ Quyết Thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, với lòng tư hào chính đáng, với niềm tin tưởng vững chắc, chúng ta vững bước tiến vào thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, xây dựng quân đội nhân dân chính quy và hiện đại, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ lịch sử của ngành, góp phần tích cực nhất vào việc xây dựng to quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: ptlinh trong 14 Tháng Giêng, 2023, 08:58:45 pm
PHỤ LỤC

CÁC ĐƠN VỊ QUÂN Y VÀ CÁC ĐỒNG CHÍ CÁN BỘ CHIẾN SĨ QUÂN Y ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

(https://i.imgur.com/ftSihjx.jpg)


(https://i.imgur.com/974qXbx.jpg)


Tiêu đề: 30 năm phục vụ và xây dựng của ngành Quân y QĐND Việt Nam (1945-1975)
Gửi bởi: ptlinh trong 14 Tháng Giêng, 2023, 08:59:24 pm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 45 năm hoạt động của Đàng Lao động Việt Nam. Nhà xuất bản Sự Thật, 1975.

2. Lịch sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. (dự thảo tóm tắt). Nhà xuất bản QĐND, 1974.

3. Tổng kết công tác chính trị của Tổng cục chính trị xuất bản, 1960

4. Ba mươi năm lớn mạnh không ngừng, chiến thắng vẻ vang, bài đăng trên báo Quân đội nhân dân số 4.887, ngày 11-12-1974.

5. Các tài liệu tổng kết công tác quân y Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1975.

6. Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân từ năm 1954 đến tháng mười năm 1975

7. Tạp chí Học tập, Quân đội nhân dân, tập san Hậu Cần từ 1965 đến tháng mười năm 1975.

8. Những vấn đề cơ bản của công tác bảo đảm quân y Việt Nam. Cục quân y xuất bản, 1971.

9. Ngành quân y phục vụ và xây dựng thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Cục quân y xuất bản, 1974.