Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2020, 11:53:15 am



Tiêu đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2020, 11:53:15 am
  
        - Tên sách : Thế chiến thứ ba chiến tranh mạng lưới

        - Tác giả : Valeri Korovin
                       Phan Xuân Loan dịch

        - Nhà xuất bản Trẻ

        - Số hóa : Giangtvx



Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba: chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2020, 09:07:32 pm
 
MỤC LỤC

        Hiểu về một không gian lớn

        Quyển sách dành cho những ai không muốn mắc kẹt trong “địa chính trị của người khác”

        Nước Nga trong chiến tranh

        Dẫn nhập: Đòn tấn công Hoa Kỳ

PHẤN 1

Địa chính trị thế giới và chiến tranh mạng lưới

        CHƯƠNG MỘT   Dẫn luận vào lĩnh vực học thuyết chiến tranh mới

        CHƯƠNG HAI     Cuộc chiến virus tâm lý

PHẨN 2

Trên chiến trường của chiến tranh mạng lưới

        CHƯƠNG BA       Các thí dụ của những chiến dịch mạng lưới

        CHƯƠNG BỐN     Nhận thức hiểm họa - một bước tới đáp trả thích đáng

        CHƯƠNG NĂM     Chiến tranh mạng lưới tương lai - khía cạnh quân sự, các cuộc chiến mạng lưới trung tâm

        Kiểm soát thế giới này


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2020, 11:33:45 am

HIỂU VỀ MỘT KHÔNG GIAN LỚN

        Tôi nhớ năm 2015, một lần đi taxi từ Petergof về trung tâm Saint Petersburg (Nga), bác tài tên Xasa sau khi biết chúng tôi là người Việt, đã tò mò hỏi: “Tại sao các bạn lại hòa hoãn với Mỹ? Họ đã đánh bom, dội chất độc hóa học xuống đất nước các bạn thế kia....”. Tôi đáp: “Chiến tranh đã qua 40 năm rồi. Chúng tôi không quên, nhưng phải khép lại quá khứ. Chúng tôi là nước nhỏ, phải tiếp tục buôn bán, làm ăn để phát triển chứ bác...”. Bác Xasa nói: “Phải như tôi thì tôi cho họ một quả tên lửa”. “Ồ, họ còn có bom nguyên tử nữa đấy, bác đừng quên”. “Chúng tôi cũng có vậy. Mà có sao đâu, đất chúng tôi rộng, chúng tôi sẽ ẩn tránh đâu đó sợ gì”...

        Câu chuyện qua đường ấy không hiểu sao tôi còn nhớ mãi. Không phải vì nội dung của nó, mà vì nó nói lên phần nào cách suy nghĩ của người Nga, như tôi hiểu. Tư duy của họ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đất nước rộng lớn của họ. Đất nước trải dài từ Á sang Âu, nhiều vùng địa lý và những múi giờ khác nhau mà trong địa chính trị, người ta gọi là không gian lớn. Không gian lớn đó quyết định luôn số phận của những dân tộc quần tụ ở đó, đó là lý do vì sao cũng như Hoa Kỳ, họ có tư duy “đế chế’.

        Quyển sách mà bạn cầm trên tay sẽ giải thích thêm vì sao những người như bác Xasa gay gắt thế với Mỹ. Là bởi như tác giả Valeri Korovin lý giải, Hoa Kỳ chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ đế chế, và chiến tranh mạng lưới đang được Washington triển khai để chống lại “kẻ thù, những thế lực trung dung và cả bạn bè” là để phục vụ giấc mơ này. Quyển sách được tác giả, một nhà khoa học chính trị, tổng biên tập cổng thông tin phân tích địa chính trị Á Âu, thành viên thường trực của Izborg Club1, viết cho người Nga, cho các chính trị gia Nga; nên có thể bạn sẽ phần nào ngần ngại. Nhưng quyển sách cung cấp nhiều chất liệu thú vị mà bạn có thể tham chiếu để rồi phát hiện, bởi tính toàn cầu của nó, những bài học của người Nga không hề xa lạ.

        Thế chiến thứ ba sắp tới, mà thật ra đang diễn ra, theo Korovin, không có chiến trường như bạn hình dung, không có những đơn vị quân đội truyền thống với sự so kè cơ số quân, sự ưu việt của vũ khí và độ hiểm hóc của chiến thuật. Mà nó là cuộc chiến mạng lưới, đã được Hoa Kỳ xây dựng nhiều thập niên qua và giờ đang âm thầm nhưng hoạt động hiệu quả. Đơn vị chiến đấu của nó có thể chỉ là một người với một máy tính, một nhà báo, một cô thư ký của một tập đoàn... Chiến trường của nó có thể chuyển từ các diễn đàn mạng sang các quảng trường, không loại trừ bạo loạn và bạo lực, đổ máu. Vũ khí của nó là các meme vô thưởng vô phạt trên Internet, là hiệu ứng mạng, là hình ảnh, là một cuộc băng phát nhầm trên kênh CNN. Chi phí của nó rất thấp - không bằng bắn một tên lửa Tomahawk, nhưng hậu quả vô cùng lớn: Iraq, Libya giờ đã “dân chủ” nhưng liệu có bình yên?

        Quyến sách giúp bạn hiểu cách nghĩ của người Nga trước những bước đi xoay chuyển tình hình thế giới: vì sao Nga lấy lại Crimea, vì sao Nga đưa quân vào Syria, hay vì sao mới đây tổng thống Nga V. Putin tuyên bố sẽ xem xét lại hoạt động của các NGO trong các trường học, vì sao hình ảnh Putin ngày càng “xấu xí” trên các phương tiện truyền thông thế giới. Không chỉ thế, nó cung cấp thêm một góc nhìn về giới tinh hoa Nga hiện nay, chủ nghĩa dân tộc Nga (không phải là những kẻ đầu trọc méo mó trên đường phố Moskva) không có chỗ cho những suy nghĩ nhỏ. Nước Nga đã từng một thời vàng son, hùng cường với một Pierre đại đế, nên “kẻ độc tài” Putin - như truyền thông phương Tây đang xây dựng hình ảnh - mà với những người như Korovin vẫn chưa đủ cứng rắn, chưa đủ quyết liệt trên con đường phục hồi lại vị thế của nước Nga, xây dựng một trung tâm đối trọng với Hoa Kỳ - đế chế Nga. Đó phải chăng là một trong những khía cạnh bảo thủ của tác giả Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới?

        Nhưng khép quyển sách lại, chắc chắn bạn sẽ hiểu những comment đổ vào một phát biểu trên mạng của ai đó còn có ý nghĩa gì, các nhóm đề nghị kết bạn với bạn trên Facebook có phải là thành phần của “nút mạng” nào đó, và nỗi buồn niềm vui trên mạng xã hội dội vào bạn mỗi ngày, có phải là “mã mạng”...? Không, không hẳn là như thế. Nhưng bạn sẽ sáng tỏ hơn về cục diện thế giới mình đang sống, về chính đất nước mình, sau khi đọc quyển sách này, đọc “giữa hai dòng chữ”.

P
han Xuân Loan (Krasnodar - 4/2016)       

------------------------
        1. Một tổ chức qui tụ các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại Nga, ra đời tháng 9/2012 "để xây dựng chiến lược phát triển Nga sau khi những hình mẫu phát triển trước đây đã không còn giá trị, để cố giải thích là có một thế giới Nga" - theo "Các luận điểm Izborg".


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2020, 11:36:02 am

QUYỂN SÁCH DÀNH CHO NHỮNG AI KHÔNG MUỐN MẮC KẸT TRONG “ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA NGƯÒI KHÁC

(Lời tựa của Mikhail Leontiev)       

        Quyển sách của Valeri Korovin Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới ngoài việc mô tả đầy đủ công nghệ của những cuộc chiến tranh mạng lưới, còn bao gồm nhiều tham chiếu về đề tài địa chính trị. Mối quan tâm cao đến những vấn đề địa chính trị này hoàn toàn chính đáng. Địa chính trị là một trong những chủ đề ưu tiên của tác giả. Đây thật sự là một cuốn sách rất rõ ràng và cực kỳ đơn giản về một đề tài chính trị phức tạp, đa tầng là địa chính trị. Bởi như chính ta thấy từ trong lịch sử, nếu bạn không quan tâm tới địa chính trị, nó sẽ tự đến với bạn, và lạy Trời sao cho bạn đừng phải trải nghiệm những hệ lụy của sự “xuất hiện” này với chính mình. Chính vì để ngăn ngừa điều đó mà những cuốn sách như thế này được viết, viết cho những ai không muốn mắc kẹt trong “địa chính trị của người khác”. Quyển sách của Valeri Korovin còn là tài liệu giáo dục chính trị, một loại sách giáo khoa miêu tả ứng dụng thực tiễn của công nghệ mạng lưới, đồng thời diễn giải dòng bất tận các sự kiện của thế giới hiện đại đẩy phức tạp dưới lăng kính địa chính trị.

Mikhail Leontiev       

NƯỚC NGA TRONG CHIẾN TRANH

(Lời tựa của Aleksandr Prokhanov)       

        Khi giới chuyên gia lẫn những người thường quan tâm tới chính trị còn chưa kịp quen với việc sử dụng thuật ngữ địa chính trị, thì một khái niệm mới đã ập tới: chiến tranh mạng lưới. Điều đầu tiên mà trí tưởng tượng chúng ta vẽ nên là hình ảnh gần như trở thành biểu tượng biếm họa: một tin tặc cắm đầu vào máy vi tính, bẻ khóa tài khoản ngân hàng hay phát tán virus và thư rác. Nhưng rồi mọi thứ đường như nghiêm trọng hơn khi ta nhận ra đó là một quan điểm tiến hành chiến tranh mà Lầu Năm góc mới trang bị, và qua những diễn biến gần đây ở Afghanistan, Iraq và Libya, chúng ta biết cơ quan này chẳng hề đùa cợt.

        Hoa Kỳ ngày nay đang xây dựng cho mình một đế chế mới, thậm chí chẳng buồn che giấu mục tiêu này. Và trở ngại chính yếu, lớn nhất trên con đường của đế quốc Hoa Kỳ chính là Nga. Đất nước này vẫn còn được bảo vệ bởi lá chắn tên lửa, được tạo ra nhờ nỗ lực của tổ tiên vĩ đại của chúng ta. Lá chắn được làm bằng lương tâm, bởi sau một thập niên rưỡi bị bỏ mặc hoang tàn, nó vẫn làm “đối tác” bên kia đại dương kiếng sợ đến độ họ ngại phải nghĩ về việc đối đầu hạt nhân với một cường quốc lớn lục địa. Ở đây cần có gì đó xảo quyệt hơn, cần những cách tiếp cận tinh tế hơn, những cách thức gây ảnh hưởng khéo léo hơn, bởi hiện chưa ai có thể trụ vững khi đối đầu vũ khí trực tiếp với nước Nga.

        Quyển sách gốm những chương nhỏ, bằng các thí dụ mô tả cách tiến hành chiến tranh mạng lưới chống lại nước Nga, Hoa Kỳ xây dựng đế chế toàn cầu của mình để làm gì và cách chúng ta nên ứng phó lại, còn đối với những thách thức mạng lưới - chúng ta phải đáp trả. Tác giả không che giấu cái nhìn của mình, thẳng thắn cho biết quyển sách viết từ quan điểm địa chính trị Á - Âu. Trong sách thể hiện rõ cách tiếp cận này. Đồng thời ở một đôi chỗ, tác giả phản bác lại các nhà địa chiến lược và chính khách Hoa Kỳ, như Zbigniew Brzezinski, Paul Wolfowitz, hay một số các chuyên gia và các nhà chính trị học Hoa Kỳ khác ủng hộ việc xây dựng đế chế toàn cầu Hoa Kỳ.

        Quyển sách tường thuật việc Nga luôn phải và sẽ là mối đe dọa với phương Tây. Chúng ta chỉ trở thành bạn của họ khi nào ta đứng bên bờ của sự tan rã, phân hóa và hấp hối. Nga sẽ trở thành người bạn lý tưởng của phương Tây chỉ khi nào nó không còn tồn tại. Và để đạt đến mục tiêu này, tất cả các phương tiện đều hữu dụng. Các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, hiệp hội khoa học sản xuất, tổ chức phi thương mại, các phương tiện truyền thông đại chúng, những quan chức tham nhũng, các quan tòa thiên vị, những tổ chức bảo vệ nhân quyền và tòa soạn những ấn bản tự do; thậm chí những người về hưu không hài lòng với tình trạng vật chất và cả cuộc khủng hoảng tài chính bất ngờ xuất hiện, tất cả những thứ đó sẽ trở thành vũ khí để chống lại nước Nga. Những vũ khí, hoạt động trong những điều kiện và cách tiếp cận nhất định, sẽ là phương tiện công nghệ và hiệu quả để tiến hành chiến tranh chống lại chúng ta: Chiến tranh mạng lưới. Và một khi chúng ta chưa hiểu bản chất của hiện tượng này, chúng ta sẽ không tìm ra được thuốc giải độc, không tạo ra được những công nghệ đối phó hiệu quả cho tình huống mà ngay cả vũ khí hạt nhân cũng bất lực.

        Trong bối cảnh chiến tranh mạng lưới, tên lửa và xe tăng chỉ còn là một đống phế liệu đắt tiền. Mối đe dọa mạng lưới - đó là mối đe dọa thật, thẩm thấu vô hình vào thực tiễn chung quanh. Chiến tranh mạng lưới đã là thực tiễn. Nhưng nước Nga vẫn phải đứng vững và chiến thắng cả lần này.

        Ngoài việc xác nhận những quá trình đang diễn ra, quyển sách này còn mở ra chính bản chất của một hiện tượng mà với chúng ta còn mới lạ: những cuộc chiến tranh mạng lưới. Qua các ví dụ, tác giả chỉ ra cho chúng ta bằng cách nào và trong những trường hợp nào xuất hiện các chiến lược mạng lưới, gắn bó chặt chẽ với địa chính trị và xã hội thông tin do chính chúng ta tạo nên. Những cuộc chiến tranh mạng lưới được thực hiện như thế nào trên thế giới, ở các nước láng giềng, trong đời sống  những “nước cộng hòa dân tộc” của chúng ta, trong thực tiễn quanh ta. Mạng lưới hiện hữu khắp nơi, từ những gì thường ngày bao quanh chúng ta, đến những thứ mang tầm vĩ mô toàn cầu, và nhiều khi “mạng lưới” này là hiểm họa. Trong quyển sách này, dường như tác giả muốn nói với chúng ta rằng: kẻ thù đã ngay bên cạnh, đã đến lúc nhìn vào nơi “tranh tối tranh sáng”, vượt ra ngoài thực tế hữu hình, vào không gian của xã hội mạng lưới. Ở đó đang có chiến tranh...

Aleksandr Prokhano         


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2020, 11:37:14 am

DẪN NHẬP : ĐÒN TẤN CÔNG HOA KỲ

        Một buổi sáng thứ Sáu tháng Chín khá ấm áp. Trên bãi cỏ của Nhà Trắng, người làm vườn chậm rãi rê máy cắt cỏ, xắn xuống lớp cỏ vẫn còn xanh, mọng. Những đốm sáng lấp lánh trên bề mặt sáng bóng của các thiết bị văn phòng trên bàn làm việc trong phòng Bầu dục. Tổng thống Hoa Kỳ đang cầm tờ The Washington Post ra ngày thứ năm.

        “Liên minh các bang miền Nam công nhận kết quả bầu cử ở Cộng hòa Texas là hợp lệ, một chiến thắng mà như các nhà phân tích tiên đoán, cựu thống đốc Texas đã giành được”.

        Tổng thống rời mắt khỏi tờ báo vài giây. Ông nhớ lại đã đi đến quyết định ký thỏa thuận về việc xóa bỏ hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Texas khó khăn như thế nào. Thực tế, ban đầu quyết định này nhằm hai mục tiêu: ngăn chặn những cuộc bạo loạn ở trung tâm Washington kéo dài đã hai tháng do những người ủng hộ “Cuộc vận dộng đòi tách Texas” kích động, và ngăn chặn cuộc đụng độ vũ trang giữa các lực lượng liên bang và các nhóm dân quân “Cộng hòa Texas” ở các biên giới của bang này.

        Việc thảo luận đề tài này được một số nghị sĩ đưa ra chưa đầy một năm trước, cuộc thảo luận được khởi xướng bởi những cuộc biểu tình đông người đòi ly khai Texas mà chính quyền bang đã chuẩn bị khá tích cực và tiến hành trưng cầu ý dân Texas, viện dẫn hiệp ước 1854, theo đó quốc gia độc lập Texas có toàn quyển rút lui khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Là một nhà nước độc lập từ năm 1836 đến 1845, Cộng hòa Texas tự nguyện gia nhập Hoa Kỳ, nghĩa là người dân và chính quyền Texas hoàn toàn có quyền đưa ra yêu sách như vậy, và nó trở thành luận điểm biện giải chính cho tổng thống tại phiên họp kín của chính quyền ông, nơi thông qua quyết định cuối cùng đồng ý công nhận sự độc lập của Texas.

        “Vì hòa bình và ổn định”- khi đó Tổng thống đã kết thúc bài diễn văn của mình như thế, nhấn chìm giọng của một số người, đặc biệt là của những kẻ “diều hâu” nóng đòi phải cứng rắn trấn áp những kẻ ly khai trên đường phố Washington cũng như ở Texas, đưa vào đó binh đoàn hỗn hợp gồm các đơn vị đặc nhiệm quân đội, cảnh sát và các lực lượng cơ động của FBI. Có thể hiểu được họ. Đã một năm nay Texas không đóng góp cho ngân sách liên bang, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Mỹ. Những cuộc phản kháng xã hội và bạo loạn của dân nghèo bùng lên đây đó từ lâu đã trở thành chuyện thường ngày. “Cũng tốt là với người da đỏ không có vấn đề gì” - bất chợt tổng thống nghĩ, và lại tự ngăn mình nghĩ, “Tốt là thế nào? Là bởi vì mình không thể kiểm soát tình hình được nữa”. Lãnh đạo của Hợp chúng quốc dù không còn là tất cả các tiểu bang của Hoa Kỳ tiến tới chiếc tủ và lôi ra xấp báo.

        Chỉ một ý nghĩ vể những sự kiện các tháng gần đây thôi củng làm nhói tim. Nebraska, Bắc và Nam Dakota và Wyoming thật sự đã rút khỏi Hoa Kỳ từ năm ngoái, ngay trước Giáng sinh. Đơn giản là họ xé bỏ những hiệp ước đã ký với chính phủ Hoa Kỳ hơn 150 năm trước. “Người da đỏ là một dân tộc tự do và độc lập” - dưới khẩu hiệu này những cuộc biểu tình phản kháng tại các tiểu bang trên gần như bắt đầu đồng loạt, lớn dần thành những cuộc bạo động địa phương, rồi phát triển thành các cuộc tuần hành đến New York và Washington. Họ làm những điều thật khó tin, đặc biệt là ở New York. Không thể tưởng tượng được cho đến mới đây thôi, hành động mà một mặt giống như trong lễ hội hóa trang, nhưng ở mặt khác, chẳng khác lễ tế thẩn với hàng ngàn lốp xe bị đốt cháy cùng những cuộc đụng độ triền miên với cảnh sát bằng chai lọ và bom xăng. Và điều đáng sợ nhất là chúng được sự đồng tình hoàn toàn của cư dân hai thành phố lớn của Mỹ.

        Khi đó những giọt máu đầu tiên đã đổ. Chính xác hơn là những giọt máu đầu tiên đã đổ khi cảnh sát bắn vào một thiếu niên da đỏ. Nhưng không phải là thứ máu đã đổ ra trên đường phố New York, khi những đoàn thổ dân hòa lẫn với những người ủng hộ phong trào Chiếm đóng phổ Wall tiến về trung tâm tài chính Hoa Kỳ. Sai lầm chết người đầu tiên đã xảy ra. “Lẽ ra mình không nên nghe họ”, một giọng nói vang lên trong đầu tổng thống. Chính họ, bọn “diều hâu” ấy, những kẻ vừa khuyên ông hãy cứng rắn trấn áp chủ nghĩa ly khai ở Texas, khi đó đã đòi phải cho phép cảnh sát nổ súng lúc đám đông tiến gần tới khu phố tài chính. “Không nên bắn vào nhân dân mình”, bất giác tổng thống nói thành tiếng, nhưng ngay lập tức ông dừng lại dù trong phòng không có ai. “...kể cả đó là người da đỏ”, ông thầm tiếp tục dòng suy nghĩ.

        Lúc đó có hơn 40 cảnh sát và không dưới 100 người da đỏ thiệt mạng - những nạn nhân chưa từng có đối với nước Mỹ sau hơn hai thế kỷ qua. Mà điều đó diễn ra trong thời bình! Thì ra gần như mỗi thổ dân đến cả hai thủ đô1 của Hoa Kỳ đều vũ trang, mà vũ trang tận răng. Mặc dù cần phải thừa nhận là khá lâu sau phát súng đầu tiên của cảnh sát, thổ dân mới nổ súng, khi mà vòng vây cảnh sát với sự yểm trợ của vòi rồng và lựu đạn cay chuyển sang tiến công, dọn dẹp khu phố bị bao vây. Chỉ khi đó mới vang lên những phát súng chống trả - khi đó thổ dân hành động tự tin và kiên quyết, họ bắn chuyên nghiệp, chính xác, rỗi sau mới ném lựu đạn. “Điều gì sẽ xảy ra nếu bắt đầu giải tán người Texas? Chẳng hiểu sao suy nghĩ rất rõ ràng này giờ mới xuất hiện trong đầu tổng thống. Những gã trai này cũng đâu bắn trượt, mà trên đất của mình họ sẽ chiến đấu như thú hoang. Có gì đó hoang dã trong con người họ”.

------------------------
        1. Tác giả muốn nhấn mạnh trong khi Washington D.C là thủ đô hành chính thì NewYork là thủ đô tài chính của Hoa Kỳ (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2020, 11:37:37 am

        Tổng thống liếc nhìn đồng hồ. Dù ông cố trì hoãn khoảnh khắc này, những chiếc kim đồng hồ rồi cũng nhích tới thời điểm bắt đầu cuộc họp bàn về những hoạt động ổn định tình hình ở bờ Thái Bình Dương, nơi người gốc Hoa chiếm hơn 60%. Đặc biệt đau đầu là ở San Francisco, nơi người gốc Hoa gây bạo loạn thật sự, đòi phải công nhận người đồng hương của họ làm tổng thống nước California. Việc bầu chọn tổng thống California đã diễn ra sau vài cuộc bầu cử ngẫu hứng, mặc dù cũng tuân thủ tất cả những thủ tục dân chủ hình thức. Nhưng bản thân việc tuyên bố California như một nhà nước độc lập đã đặt nhiều câu hỏi cho các luật sư trong chính quyển tồng thống cũng như của tòa án Hiến pháp. Nhưng đa số dân gốc Hoa dường như buộc người đứng đầu Nhà Trắng phải phục tùng. Họ hành động, dĩ nhiên là không quá hung hăng như những người ly khai ở các tiểu bang khác, điều này cũng dễ hiểu. Phần lớn cảnh sát đứng trong các hàng rào quanh các tòa nhà hành chính của San Francisco xuất thân từ chính cộng đồng người Hoa đó. Dĩ nhiên, cũng không có những cuộc chiếm giữ các tòa nhà hành chính này giống các nơi khác. Đơn giản là cảnh sát tự lùi bước khi những người chống đối tiến vào tòa nhà chính của thành phố - và họ dễ dàng vào được bên trong, lịch sự kêu gọi vị cựu thống đốc của tiểu bang California cũ rời khỏi nơi làm việc của mình sau khi viết sẵn một tuyên bố tự nguyện từ nhiệm.

        Nhưng vấn đề lớn hơn không phải do người gốc Hoa mang đến, mà là các băng nhóm đường phố theo chủ nghĩa phát xít ở ngoại ô San Francisco, tán dương khẩu hiệu của những kẻ ly khai California thời kỳ trước tưởng đã đi vào quá vãng, ngờ đâu lại hồi sinh - California uber alles! Dòng này từ bài hát cũ của nhóm nhạc punk Dead Kennedys đã trở thành một loại điểm tập kết ngữ nghĩa cho toàn bộ dân da trắng Hoa Kỳ. Và điều nghịch lý nhất là trong nỗ lực tiến tới nền độc lập của California khỏi Hoa Kỳ, những người da trắng theo chủ nghĩa dân tộc và người gốc Hoa, chỉ riêng kiểu của họ thôi cũng đủ làm khiếp sợ đại diện các nhóm sắc tộc còn lại, lại thể hiện sự thống nhất. Cảm nhận được sức mạnh của mình và sự ủng hộ ngầm của đa số người gốc Hoa, những kẻ da trắng phân biệt chủng tộc chỉ trong vài tháng đã thanh lọc cả thành phố, cả những vùng lân cận Redwood, Berkeley, và những thành phố khác khỏi những ai không nằm trong định dạng “Aryan - Trung Hoa”, tuyên bố California là vùng “không có người da đen và Latinh”.

        Ngay cả những vùng tưởng như là địa điểm nguyên thủy của người Latinh trên bản đồ California như San Jose, San Pablo, San Rafael, cũng bị ảnh hưởng, còn Sacramento phải trải nghiệm chiến tranh đường phố với rào chắn, những trận địa chiến, những cuộc diệt chủng công khai và săn lùng người da đen của những kẻ phân biệt chủng tộc. Chính ở Sacramento, cảnh sát quả thật đã bằng mọi cách có thể, đứng về phía pháp luật.

        Chuyện xảy ra ở California đã làm rung chuyển các tiểu bang miền nam lân cận. Arizona và New Mexico đối mặt với làn sóng người tị nạn từ California “được giải phóng”, chủ yếu là dân gốc Mexico, đã tuyên bố động viên thật sự, bắt đầu thành lập các đơn vị tự vệ. Thậm chí đã vang lên lời kêu gọi tuyên chiến với California, đồng thời yêu cầu Washington phải ra tay can thiệp. “Ở đây không nên nóng vội”, Tổng thống nghiêm túc nghĩ ngợi vấn đề này. “Nếu ngả theo quan điểm của một trong các bên, có nghĩa chính thức thừa nhận sự tan rã đất nước, và đó sẽ là đòn đánh vào danh tiếng của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Bởi muốn hay không sẽ xuất hiện câu hỏi: làm sao một quốc gia chính thức thừa nhận phải trải qua những vấn đề lãnh thổ trong nước có thể dạy dỗ những nước khác làm gì với những lò lửa ly khai riêng của họ? Ở đây đầu tiên, dĩ nhiên, là nói về Ukraine, nơi Bộ Ngoại giao bị mắc kẹt trong chính bẫy của mình khi ra sức cứu vớt chế độ bù nhìn thân Mỹ cố thủ ở Kiev và kiểm soát trên thực chất chỉ vài tỉnh phía tây của Ukraine cũ. Ở đó chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ cả năm nay đã cố gắng trong vô vọng chữa trị chủ nghĩa ly khai của miền đông nam và một số tỉnh trung tâm của một ‘Ukraine’ tồn tại đến lúc đó chỉ trên danh nghĩa.”

        Đồng hồ trên tường điểm đúng giữa trưa. Cửa phòng Bầu dục mở ra, trên ngưỡng cửa là trợ lý tổng thống về an ninh quốc gia cùng với một số quan chức Nhà Trắng. “Ngài tổng thống...”, viên trợ lý bắt đầu, nhưng bị ngăn lại bởi cái gật đầu im lặng và động tác tay chỉ vào những chiếc ghế đặt quanh chiếc bàn không lớn lắm ở bên phải cánh cửa. Mọi người bước vào yên vị. “Thưa ngài..”, “Vâng, tôi nghe đây”, Tổng thống nói. Giọng ông hơi khàn, vẻ ngoài chán nản. “New Mexico tuyên bố trưng cầu dân ý về việc công nhận tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức cho các văn kiện nhà nước...”. “Vâng, rõ rồi, chuyện không đáng kể, một lần nữa Tổng thống ngắt ngang, “còn có gì nghiêm trọng không?”. -  “Thưa ngài, các đội dân quân...”, viên trợ lý nhìn xuống vài giây, thở dài rồi lại nhìn lên, “tiếp tục được thành lập”. Nếu tính cả việc người dân California cũng như Arizona và New Mexico vũ trang hàng loạt, có thể nói về khởi đầu nội chiến...”. “Nội chiến?” bất ngờ Tổng thống dường như  tập trung vào người báo cáo, “vậy thì làm gì với tuyên bố độc lập của California? Bởi nếu chúng ta công nhận nó, xung đột sẽ phát triển thành cấp độ giữa các quốc gia. Còn nếu chúng ta công nhận độc lập Mexico và Arizona, hai bang này cũng đang kêu gào đòi độc lập ngày một dữ hơn. Khi đó sẽ không còn là việc của chúng ta nữa. Và nói chung....”. Tổng thống chưa kịp dứt lời, điện thoại trên bàn ông đã reo lên. Người thư ký đứng cạnh bắt máy. “Bộ tham mưu tác chiến của Nhà Trắng gọi, ngài tổng thống”, người thư ký thông báo, dằn từng tiếng. “Gì nữa đây” - tổng thống khó chịu quay lại. “Bộ phận an ninh gởi tin nhắn CRITIC. Họ nói những người biểu tình đang tiến theo đường Tanlo về phía đồi Capitol. Còn các đại diện của phong trào “Lựa chọn cộng hòa” mới tổ chức họp với đại sứ Nga, sau cuộc họp đám đông tiến phía Nhà Trắng, hô to “Nước Mỹ cho người Mỹ”. “Các người thậm chí không đại diện cho chúng tôi”. Căn phòng im lặng một lúc. “Hướng tới Nhà Trắng”, tổng thống đăm chiêu lập lại. Nó không hơn bốn dặm...”


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2020, 07:42:01 am

        Cửa phòng xịch mở. “Sĩ quan trực cấp cao của Bộ tham mưu tác chiến”, - viên trợ lý nhấn từng tiếng khô khan giới thiệu người mới đến đang ở phòng chờ. “Được, để anh ta vào”. Tại cửa xuất hiện một sĩ quan rắn rỏi không cao lắm. Bước qua ngưỡng cửa, anh ta ưỡn người, lập tức báo cáo: “Những người chống đối đi thành đoàn với tổng số hơn 100.000 người. Nghe thấy tiếng súng. Đám đông đang tiến tới. Chúng tôi đã chặn đường Tanglo ở nút giao với phố 37. Tại đó có một lối dẫn ra đại lộ Wisconsin, nơi có một số đội cảnh vệ và đường bị chặn bởi xe tải cảnh sát, nhưng có vẻ không đủ mạnh. Đám đông sẽ đánh bật đội cảnh vệ đầu, những người theo lệnh của ngài đã không vũ trang. Tiếp đó cảnh sát sẽ sử dụng hơi cay và vòi rồng, nhưng lực lượng cũng có vẻ không cân bằng. Thêm vào đó còn có những đoàn khác...”. “Họ muốn gì?” - tổng thống ngăn viên sĩ quan lại. “Họ đòi ngay lập tức chấm dứt các hoạt động chiến sự bên ngoài Hoa Kỳ, rút hết các binh đoàn Mỹ từ bất cứ vị trí trú đóng nào, đóng cửa các cơ sở quân sự bên ngoài nước Mỹ, bắt đầu cải cách giáo dục, y tế, tăng lương trợ cấp xã hội, giảm thuế...”

        “Giám đốc Cơ quan liên lạc quốc phòng đang gọi”, thư ký đứng bên điện thoại cắt ngang báo cáo của viên sĩ quan, “Xin lỗi ngài, khẩn cấp”. Tổng thống chậm chạp rời ghế tiến về phía điện thoại. “Tôi nghe”, ông nói, cầm lấy ống nghe từ tay thư ký. “Tôi mới tham vấn Bộ trưởng quốc phòng, và ông ấy khuyên nên gọi ngài”, giọng nói quen thuộc bên kia đầu dây. “Chúng ta gặp rắc rối”. “Tôi biết rồi” - Tồng thống nói với sự tức tối không che giấu, - chúng tôi ở đây cũng ngập vấn đề tới tận mũi, quý tha ma bắt. Chỗ các ông có chuyện gì?”

        “Thưa tổng thống” - giám đốc tiếp tục sau một chút gián đoạn - “Bộ trưởng Quốc phòng thông báo bộ chỉ huy các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Afghanistan, Iraq, Hy Lạp và một số đơn vị riêng biệt khác đã không còn phục tùng ông ta nữa”. “Có âm mưu à?”, Tổng thống buột miệng. “Dường như, vâng - giọng nói trong điện thoại đáp khô khan. - Người Nga hứa hỗ trợ di tản qua lãnh thổ của họ những ai từ bỏ vũ khí. Ông biết binh lính đang có những vấn đề gì rồi đấy. Có thể hiểu họ, chúng ta đã ném những gã trai của mình vào tình cảnh thế này...”. “Vâng, vâng, tôi hiểu rồi. Nhưng đó là người lính. Họ đã tuyên thệ”. “Chỉ huy các cơ sở đã tổ chức họp báo trực tuyến tuyên bố giờ đây họ chỉ phục tùng các tổng thống của mình, đó là nói về Cộng hòa Texas, California, New Mexico...” “Được, tôi hiểu”, tổng thống gác máy.

        Các báo cáo lần lượt thay phiên nhau như một dòng chảy bất tận. Tổng thống bắt đầu thấy ong ong ở thái dương và đau đầu - điện thoại bàn, báo cáo miệng, di động. Rồi lại điện thoại bàn. Trong lúc ông đang nói qua điện thoại, trong phòng lại xuất hiện thêm các báo cáo viên. Ngẫm ngợi về những gì mới được nghe, tổng thống vẫn nhận ra ai đó đang cố lôi kéo sự chú ý của ông. “Thứ trưởng an ninh nội địa muốn nói chuyện ngay với ngài” - tiếng ai đó vang lên bên hông. Trước mặt ông hiện ra chiếc máy di động. “Tôi nghe”. - “Có cháy lớn ở các nhà máy lọc dầu Philadelphia và Houston cũng như việc phát tán khí clo chết người ở một số nhà máy hóa chất tiểu bang New Jersey và Delaware. Những kẻ vô chính phủ cực đoan của tổ chức “Trong tim chúng tôi” đã thực hiện lời đe dọa của họ. Họ hứa sẻ gây ra một loạt vụ khủng bố lớn nếu cảnh sát bắt đầu giải tán cuộc tuấn hành trên đồi Capitol ở Washington. “Chết tiệt, lũ con hoang” - Tổng thống buột miệng. “Họ cần chuyện này lắm đây, bọn trì độn bẩn thỉu. Họ hứa... Các ông làm cái quái gì?” - bỗng nhiên tổng thống gán như hét vào ống nghe. “Chúng ta biết về những cuộc khủng bố sắp xảy ra, nhưng không biết nơi chúng xảy ra”.

        Tổng thống ném điện thoại xuống sàn. “Đã đụng độ rồi à?” - ông hỏi hai sĩ quan mới xuất hiện ở cửa. “Vâng, thưa ngài, có nạn nhân ở cả hai phía. Những người biểu tình chọc thủng hai vòng vây đầu và đốt cháy các xe tải bằng bom xăng. Các ô tô đang cháy đó tạm thời phong tỏa đường phố nhưng cả cảnh sát cũng phải thoái lui. Đa số phương tiện đã bị vô hiệu. Một bộ phận cảnh sát cơ động đang bao vây lối ra phố Dupon Circle. Đặc biệt nóng trên đại lộ Massachusetts, ở đó người biểu tình đốt lốp xe, không để bị đầy ra giao lộ với phố 20. Nhưng không thế để họ vào được đại lộ Connecticut, vì từ đó có thể đi thẳng tới...”. “Đủ rồi”, tổng thống lấy tay bịt mắt.

        Trong phòng ngự trị sự im lặng chết chóc. Không quá một phút trôi qua, nhưng đối với những người đang ở đây, cạnh tổng thống, vào những giây phút nặng nề có lẻ là cuối cùng trong lịch sử nhà nước Hoa Kỳ, thời gian đó dường như là vô tận. Giọng người thư ký trực điện thoại phá tan sự yên lặng: “Lầu Năm góc mới gọi, thưa ngài. Họ nhận định rằng, chiến tranh mạng lưới đang đánh vào Hoa Kỳ. Họ đề nghị làm rõ, ai đang tấn công chúng ta: Nga, Trung Quốc hay liên minh các nước? Thưa ngài?”


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2020, 07:46:03 am
   
PHẦN 1

ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Chúng ta đã thành lập đế chế toàn cầu và thế giới đích thực đầu tiên. Và lần đầu tiên trong lịch sử, đế chế được thành lập phần lớn không nhờ vào những phương tiện quân sự.

John Perkins        

        NHỮNG TRẬN CHIẾN CỦA KỶ NGUYÊN HẬU HIỆN ĐẠI

        Nước Nga đang trong tình trạng chiến tranh, Nhưng ngày nay, khác với những cuộc chiến trước đây, kẻ thù không hiển hiện. Và cùng lúc đó là những hoạt động chiến sự chống lại chúng ta, diễn ra quanh ta, có khi chúng ta trở thành người tham chiến và đôi lúc hoạt động một cách vô thức ở phía đối phương. Vào thế kỷ 21, kẻ thù đã tạo ra một loại vũ khí mới: sau bao nhiêu mưu toan xâm chiếm nước Nga không thành công, phương Tây đang tiến hành chiến tranh mạng lưới chống chúng ta. Đó không đơn giản và không chỉ là chiến tranh trên mạng Internet, với những tin tặc, những virus và những vụ bẻ khóa, mặc dù Internet lúc này cũng đang trở thành công cụ của chiến tranh mạng lưới. Chiến tranh mạng lưới - đó là một kế hoạch quân sự mới nhất của Lầu Năm góc, cho phép thực hiện việc chiếm đóng lãnh thổ và chiến thắng đối phương mà không cần sử dụng vũ khí thông thường. Môi trường để tiến hành các cuộc chiến tranh mạng lưới là xã hội thông tin hiện đại, được hình thành bởi không gian thông tin hậu hiện đại, mà kết quả sẽ là thắng lợi toàn diện trước kẻ thù ngay trước khi bắt đầu “trận chiến”. Tuy nhiên chiến trận theo cách hiểu quen thuộc của chúng ta không diễn ra. Chúng được thực hiện “trong tranh tối tranh sáng”, mà người thường - những người không am hiểu như chúng ta - không thấy được.
        
        Như thế, mục tiêu chính của chiến tranh mạng lưới là chiếm lấy lãnh thổ, thiết lập kiểm soát trên lãnh thổ đó mà không cần sử dụng vũ khí cổ điển, thông thường, và có thể là không cần cả tấn công quân sự. Việc tham chiến quân sự trực tiếp trong Chiến tranh mạng lưới có thể chỉ vào giai đoạn hoàn tất, để đặt dấu chấm hết. Ở đây đã có thể nói về chiến tranh mạng lưới trung tâm - các phương thức tiến hành những hoạt động chiến sự hiện đại bởi các lực lượng vũ trang Mỹ, xuất hiện trong bối cảnh thống trị của công nghệ thông tin. Nhưng ý đồ chính của chiến tranh mạng lưới - đó là sử dụng những mạng lưới xã hội, không phải mạng Internet, mà là những mạng lưới của xã hội thật sự - những cộng đồng con người thực của xã hội, những tập thể thực, những phong trào và tổ chức - để tạo những tiền đề cho việc hình thành một bối cảnh cần thiết. Có nghĩa để đặt lãnh thổ này hay khác, một quốc gia hay dân tộc này hay khác trước sự kiện rằng từ nay họ sẽ phục tùng những mô hình chiến lược khác, cần phải chuẩn bị xã hội và tạo dựng một bối cảnh để xã hội tiếp nhận những chuyển đổi triệt để về chính trị xã hội một cách bình thường và thậm chí tích cực. Trong tình trạng như thế, xã hội sẵn sàng phục tùng những mục đích mới, tiếp nhận logic của người khác và có thể coi là dã bị xâm chiếm.

        Một trong những giai đoạn của chiến tranh mạng lưới - đó là hình thành ý kiến xã hội, những quá trình xã hội theo cách nào đó để người ta không chống lại những chuyển đổi đang diễn ra, hoặc thậm chí còn cùng tham gia vào những chuyền đổi này, vào việc thay đổi những quy chuẩn chính của xã hội, sao cho xã hội trở thành thành viên tích cực của những quá trình đang diễn biến.

        Người đặt hàng chính cho những chuyển đổi xã hội này trong đại đa số trường hợp là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhờ việc kết nối những mạng lưới này, những cộng đồng xã hội thực ở địa phương - trong môi trường thật - vào những mô hình công nghệ của mình mà các chiến lược gia Mỹ hình thành được một bối cảnh cần thiết cho họ và đạt được những kết quả xác định trước. Bằng cách đó, việc kiểm soát chiến lược trên một lãnh thổ, quốc gia, dân tộc, cả một mảng địa chính trị hoặc một khu vực trong lợi ích của Mỹ có thể được hình thành nhờ việc sử dụng cư dân của những không gian đó, những người được đưa vào tiến trình chuyển đổi tư tưởng và xã hội, đồng thời còn tích cực tác động vào tiến trình này, hoặc tối thiểu là không chổng lại những thay đổi đang diễn ra. Đó là chủ đích và cơ chế chính của Chiến tranh mạng lưới - sử dụng nguồn nội lực của xã hội cho việc phá hủy quốc gia và chiếm đoạt lãnh thổ.

        Chiến tranh mạng lưới, còn được gọi là “chiến tranh thế hệ thứ sáu”, là công nghệ giành thắng lợi trong tình thế đối phương thậm chí còn không thể sử dụng binh bị của mình để phản công, kể cả kho vũ khí hạt nhân. Chiến tranh được tiến hành không ai hay biết, và thắng lợi quá thần tốc và hiển nhiên đến độ không vũ khí nào, kể cả hiện đại nhất, và kỹ thuật quân sự nào có thể đem ra sử dụng trong cuộc chiến này. Việc thay đổi các chế độ cầm quyền, các cuộc “cách mạng màu”, việc nắm quyển kiểm soát không gian, bố trí các cơ sở quân sự và thay đổi nhận thức của quần chúng chỉ là một số kết quả của những chiến dịch mạng lưới, được tiến hành cả trước, trong và sau khi “sự kiện” này được thủ phạm thừa nhận là đã được thực hiện. Những cuộc Chiến tranh mạng lưới được tiến hành chống lại kẻ thù cũng như chống lại cả bạn bè và những lực lượng trung dung, định hình hành động của người này, người kia và người thứ ba. Đó là chiến thắng trước cả khi cuộc chiến bắt đầu.

        Hiện nay trung tâm tạo ra những chiến lược mạng lưới chính là Lầu Năm góc, người đặt hàng chính là chính quyền Hoa Kỳ, và đối tượng tác động là tất cả các nước trên thế giới, mà trước hết là đối thủ địa chính trị chính của nó - nước Nga. Bởi vì trận chiến diễn ra là để giành sự thống lĩnh thế giới, mức cược được đặt ra cao tối đa. Nhà địa chính trị Hoa Kỳ nổi tiếng Zbigniew Brzezinski gọi thẳng mục tiêu của Mỹ là “sự cẩn thiết củng cố vị thế thống lĩnh riêng” qua “ưu thế lịch sử bổ sung của việc sử dụng cho lợi ích của mình mạng lưới quan hệ quốc tế vừa tái lập, mạng lưới phát triển bên ngoài khuôn khổ hệ thống các quốc gia dân tộc truyền thống”. Mạng lưới này, được dệt nên bởi những tập đoàn quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (thực chất là xuyên quốc gia) và các cộng đồng khoa học, được phát triển nhiều thêm nhờ mạng Internet, đã tạo ra một hệ thống thế giới không chính thức, mà về bản chất là thuận lợi cho việc hợp tác toàn diện và trật tự hơn trên qui mô toàn cầu”. Tất cả những điều này cuối cùng “đã hợp pháp hóa một cách thỏa đáng vai trò của Mỹ như siêu cường thế giới đầu tiên, duy nhất và cuối cùng”1.

        Chiến trang mạng lưới đang diễn ra ngay ở giây phút này. Mỗi người “nối mạng” đều là người tham gia cuộc chiến, và mục tiêu cuối cùng của nó là làm suy yếu, chia tách và phi chủ quyền hóa nước Nga, có nghĩa đây là cuộc chiến chống lại chúng ta. Vấn đề chỉ còn là hiểu bản chất của công nghệ này để không rơi vào tay kẻ thù như một công cụ hủy diệt chính mình.

-------------------
        1. Brzezinski z. Bàn cờ lớn - M ., Quan hệ quốc tế, 1999. C.254


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2020, 07:52:59 am

        ĐỊA CHÍNH TRỊ HAY HỆ TƯ TƯỞNG?

        Trước khi tiếp tục câu chuyện, tôi muốn nói ra ngoài để một chút, lướt nhanh số phận địa chính trị như một phương pháp hiện thực hóa những lợi ích nhà nước Nga từ lúc những người Bolshevik lên nắm quyển cho đến nước Nga thời Putin.

        Trong thời Xô viết, địa chính trị bị coi là ngụy khoa học, và đứng đầu tất cả chính là hệ tư tưởng Marxist, nhìn thế giới không ở lăng kính địa chính trị, mà qua lăng kính giai cấp. Không có các nhà nước và những lợi ích chính trị của nó, không có những yêu sách lãnh thổ, không có các lục địa nơi người dân sinh sống. Chỉ có giai cấp lao động không phụ thuộc các nước, không thuộc về dân tộc này hay dân tộc khác, và giai cấp tư bản cũng quốc tế hóa và thế giới hóa tuyệt đối. Lenin không muốn nghe gì về tính chất nhà nước Nga, xem Liên Xô như điểm xuất phát cho việc ào ạt giành chính quyền của những người Marxist trên toàn châu Âu, và sau đó là khắp thế giới. Trong nhận thức giai cấp của những người Bolshevik đầu tiên, không có chỗ cho địa chính trị.

        Stalin không phải là nhà Marxist, và tuy không khẳng định điều này trên danh nghĩa, về mặt lý thuyết ông ta vẫn duy trì sự kế thừa học thuyết Lenin và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Lenin. Chủ nghĩa Stalin - phát triển từ những học thuyết Lenin đã được Stalin giải thích lại khá táo bạo, thậm chí còn tới mức độ thay đổi hoàn toàn, đặc biệt là ở vai trò nhà nước trong chiến thắng của chủ nghĩa xã hội - là có sử dụng địa chính trị, mặc dù hơi trực cảm. Bởi Stalin, khác với những người Bolshevik - Leninist, không phủ nhận một nhà nước như thế. Cảm nhận được tính tất yếu của địa chính trị không bằng lời nói, sử dụng phương pháp địa chính trị không trực tiếp, mà gián tiếp, bộ máy chính trị của Stalin dẫu sao cũng xuất phát từ quan điểm rằng nền tảng của “quan hệ quốc tế nằm ở cuộc đối đầu giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Những quốc gia còn lại trong hệ thống tọa độ này bị coi là kém phát triển, chưa tiến bộ tới chủ nghĩa tư bản và vì thế càng chưa tới chủ nghĩa xã hội.

        Giai đoạn ảm đạm đã tới dưới thời Khrushchev. Vì hạn chế về tư duy và giáo dục, Nikita Sergeyevich không hề hiểu thế nào là chủ nghĩa Marx, thế nào là chủ nghĩa Lenin, và càng chưa bao giờ nghe tới địa chính trị. Điều duy nhất mà Khrushchev thảo luận tương đối mạnh mẽ là về chủ nghĩa cộng sản. ông ta hiểu nó không phải như một học thuyết mạt thế1 của việc xây dựng vương quốc chúa trời trên trái đất, mà là thành tựu của mức thu nhập GDP trên đầu người, phải vượt những chỉ số này của Hoa Kỳ. Hiện tượng Khrushchev tồn tại chủ yếu là dựa vào việc phủ nhận Stalin, vì thế nó chẳng phải giằng xé lâu.

        Sự trì trệ thời Brezhnev đã đóng băng những gì còn lại trong nước sau những thí nghiệm của Khrushchev. Không muốn một hoạt động tích cực nào, không tư duy gì về sự mở rộng, Brezhhev không sẵn sàng cho cả việc chuyển giao phạm vi ảnh hưởng. Nhiệm vụ của ông ta chỉ là giữ gìn được càng lâu càng tốt nguyên trạng, “đóng băng” lịch sử và sống thanh nhàn, hưởng thú vui câu cá, săn bắn cùng vô số quà tặng. Với ông ta, bất cứ chuyển động nào của lịch sử, cho dầu chỉ một micron, cũng là một nhát dao đâm vào tim. Chính dưới thời Brezhnev, địa chính trị chính thức bị cho là ngụy khoa học trong nghĩa đen của từ này - và nghiên cứu nó là điều cấm kỵ. Trong phạm vi hệ tư tưởng chỉ còn lại việc nhìn nhận một cách hạn chế cuộc đối đầu của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội, còn nhìn chung, bất chấp nguyên lý mẫu thuẫn của chủ nghĩa Marx khởi thủy, định đề về sự bất di bất dịch của thế giới đã ngày càng phổ biến.

        Thời kỳ Gorbachev - Yeltsin được đánh dấu bằng sự đầu hàng và phản bội tất cả những gì các thế hệ người Xô viết đã chinh phục được kể từ cách mạng Nga năm 1917 và thấm máu nhân dân Nga. Hệ tư tưởng Xô viết - một phiên bản trung bình hấp thụ chủ nghĩa Marx thời kỳ đầu, chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin và cả Brezhnev ngủ vùi “cho hòa bình trên toàn thế giới” - bị thay thế bằng ý thức hệ tự do, sao chép không phê phán những phiên bản phương Tây của nó. Sự tồn tại địa chính trị trong những điều kiện này đã bị tảng lờ bởi nó sẽ tiết lộ đường lối phản quốc của chế độ. Các mối đe dọa lợi ích quốc gia, nghịch lý thay, không đến từ bên ngoài, bởi nó nằm trong chính quốc gia. Từ quan điểm địa chính trị, quốc gia đã bước vào con đường tự tử một cách tình nguyện, có ý thức, nó thực hiện nỗ lực đầu tiên vào tháng 8/1991, nhưng sống sót, rồi lại tiếp tục những cuộc thí nghiệm dai dẳng tước bỏ đời sống của chính mình.

-----------------------
        1. "thuyết mạt thế" hoặc “thế mạt luận", một học thuyết tôn giáo hoặc những ý niệm về sự cáo chung của thế giới, về sự cứu chuộc và cuộc sống ở thế giới bèn kia, về số phận của Vũ trụ và việc Vũ trụ chuyển sang một tinh trạng mới hẳn về chất. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2020, 07:55:10 am
         
        Sau khi đã phá tan toàn bộ tiềm năng cần thiết cho một chiến lược địa chính trị khả dĩ nào đó, với lương tâm thanh thản, Yeltsin trao cơ thể nước Nga đã tàn hơi cho Putin, rồi sau đó qua đời. Đấu tranh hơn 10 năm cho đời sống của quốc gia, Putin cuối cùng đã công bố cách tiếp cận địa chính trị làm cơ sở cho an ninh quốc gia, ngăn chặn sự sụp đổ của nước Nga, thực hiện một cú sút địa chính trị ở nam Kavkaz vào tháng 8/2008 và chuyển sang phản công địa chính trị vào tháng 3/2014 bằng việc sáp nhập Crimea vào Nga. Là một nhà thực tiễn, Vladimir Putin đã lần đầu tiên sau 100 năm đặt địa chính trị cao hơn ý thức hệ - và với những sự kiện đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta, ông đã không tính sai.

        Để thảo ra các mục tiêu phát triển toàn cầu, cần nhận thức địa chính trị đóng vai trò thế nào trong nền an ninh quốc gia, và nói riêng, phải áp dụng phương pháp địa chính trị như thế nào khi hình thành chiến lược hành động của nhà nước Nga trên đấu trường thế giới.

        Địa chính trị là thế giới quan mà tiêu chí chủ yếu là sự đối kháng giữa các nền văn minh biển và lục địa, và liên quan với đó là vô số những khía cạnh phát triển lịch sử nhân loại, biểu hiện qua các mối quan hệ tương giao giữa các dân tộc và quốc gia. Địa lý và không gian trong địa chính trị thực hiện các chức năng tương tự như tiền và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa tự do. Và như thế, bản chất của địa chính trị - vốn tác động lên số phận của nhân loại và dẫn tới những biến đổi lịch sử quan trọng - có thể tóm gọn trong công thức: “Địa lý là số phận”.

        Một điều kiện không thể thiếu trong việc thực hiện thành công những nỗ lực chính trị đối ngoại của Nga phải là việc lập ra một mô hình bảo đảm cho an ninh toàn cầu, khu vực và tiểu khu vực dựa trên nguyên tắc đưa những quốc gia và dân tộc ở gần Nga - theo nghĩa văn minh - văn hóa - vào quỹ đạo của cực địa chính trị Á - Âu, được che chắn bởi “chiếc ô hạt nhân Nga”, hoặc sẽ được trực tiếp đưa vào thành phần Nga như mô hình Crimea - trong trường hợp nơi nào đó trong lịch sử từng thuộc về không gian của thế giới Nga. Từ đó có thể thành lập một hệ thống an ninh Á - Âu mới, trong đó sẽ xuất hiện những trục đối trọng với trục hợp tác quân sự chiến lược châu Âu - Đại Tây Dương.

        Một hướng hoạt động quan trọng của Liên bang Nga trong việc bảo đảm an ninh quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại là thúc đẩy giải quyết những cuộc xung đột khu vực và địa phương bằng con đường hoạt động bảo vệ hòa bình.

        Ưu tiên trong việc ngăn chặn và phòng tránh các đe dọa an ninh quốc gia Nga sẽ thuộc về Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Cơ quan an ninh liên bang Nga, trong đó cách tiếp cận địa chính trị ở những cơ quan này phải là cơ sở để phát triển các chiến lược thích hợp và thông qua các quyết định.

        Để cân bằng hệ thống an ninh quốc tế đang nghiêng về phía châu Âu - Đại lầy Dương, cần phải tuyên bố rõ ràng và dứt khoát: Nga có quyền sử dụng tất cả những lực lượng và phương tiện có được, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, nếu như việc bùng nổ xung đột vũ trang, bao gồm cả tấn công mạng, làm xuất hiện mối đe dọa cho sự tồn tại của nước Nga như một quốc gia có chủ quyền.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2020, 03:40:14 pm

        KẾT THÚC Ý THỨC HỆ, SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ.

        Sự sụp đổ của hệ thống Xô viết đã cho thấy thất bại của lối tiếp cận mang tính ý thức hệ. Các hệ tư tưởng quan trọng nhất của thế kỷ 20 đã chấm dứt sự tồn tại cùng với sự kết thúc kỷ nguyên hiện đại. Thời hậu hiện đại chung đã đến. Nếu như học thuyết chính trị đầu tiên - chủ nghĩa tự do - trong thời hậu hiện đại đã biến đổi thành hậu tự do, thì chủ nghĩa phát xít thì bị bắn hạ ngay khi cất cánh, không sống đến được tuổi vị thành niên. Cách giải thích về mặt ý thức hệ các quá trình của thế giới không còn giá trị nữa. Lấp đầy khoảng chân không vừa xuất hiện này là địa chính trị với sự đối kháng tất yếu, không thể tránh khỏi và khắc nghiệt của nó giữa các nền văn minh biển và lục địa.

        Khối Xô viết sụp đổ không đơn giản. Nó đã thua trận chiến vĩ đại giữa các châu lục1. Đất liền thua biển, nền văn minh trên bộ đã thua trong cuộc chiến với nền văn minh biển. Đã đến thời ăn mừng của mô hình hậu tự do phương Tây, mà về thực chất là của đế chế biển Hoa Kỳ có tham vọng thống lĩnh thế giới? Không còn khối Xô viết, mà chủ nghĩa tự do không có kẻ thù giai cấp tự nó cũng không còn hấp dẫn với bất cứ ai. Chỉ còn lại thuần túy địa chính trị, biển chống đất liền, và cuộc đổi đầu sẽ không dừng lại cho đến khi nào chúng ta, nước Nga, còn tồn tại. Và đó là lúc đế chế độc nhất của thế giới là Hoa Kỳ ăn mừng. Hay đến lúc nào mà họ chưa biến mất. Nhưng lúc đó thì người ta ăn mừng cái gì?

        Bản thân khái niệm “đế chế’ đã được mô tả chi tiết trong lý thuyết kinh điển những không gian rộng lớn của triết gia vĩ đại Đức, luật sư Carl Schmidt. Schmidt mô tả hai kiểu đế chế, dựa trên hai hình mẫu địa chính trị: đế chế biển, kiểu thuộc địa, hình thành từ các chính quốc và các thuộc địa, và đế chế đất liền, gồm trung tâm và các vùng ngoại biên. Khác biệt là ở chỗ các chính quốc quan hệ với các thuộc địa của mình theo kiểu tiêu thụ, như một phương tiện để làm giàu, để kiếm lợi, trong khi trung tâm của đế chế trên bộ xem các vùng ngoại biên như sự nối tiếp của mình, những gì cần được trang bị cho đủ tiện nghi, cải thiện, đầu tư vào đó sức lực, phương tiện và theo khả năng mà tạo lập những điều kiện tồn tại bình đẳng với trung tâm.

        Nhưng nhiều thế kỷ trôi qua, các đế chế, cả biển lẫn đất liền, khi thì được thành lập, khi thì bị tan rã, và thế giới trải qua kỷ nguyên các quốc gia - dân tộc, xuất hiện trên tàn tích của những đế quốc tan rã, và thế kỷ 21 đã đến, hiện đại được thay thế bằng hậu hiện đại, và đế chế một lần nữa lại lên ngôi. Bởi đây là khái niệm địa chính trị chứ không phải ý thức hệ, và trong tình hình chiến thắng sắp đến của địa chính trị như một hệ thống tọa độ chính yếu, đế chế trở thành khái niệm lôi kéo chúng ta không phải trở về quá khứ, mà là hướng về hiện tại, và đặc biệt là tới tương lai. Trong địa chính trị, đế chế đồng nghĩa với không gian lớn. Và tùy vào việc có bao nhiêu - một hay vài đế chế - mà thế giới trở nên đơn cực, tức phục tùng ý chí của đế chế, hay đa cực, tức công bằng hơn. Nhưng cả đơn cực lẫn đa cực thì thế giới đã mang trong mình đường dẫn đến đế chế.

        Thế giới đơn cực là chỉ có một đế chế - đế chế Hoa Kỳ. Hiện nay các nhà chính trị học phương Tây đã không ngần ngại diễn giải rằng Hoa Kỳ đang xây dựng một đế chế toàn cầu. Những người chống đối Đế chế Hoa Kỳ như Toni Negri và Michael Hardt2 đã nói vế điều này, những người biện giải cho nó - những nhà tân bảo thủ Robert Kagan và William Kristol3 - cũng vậy. Thế giới đa cực là gì đó trái ngược, khi số phận thế giới được xác định bởi sự đồng thuận của một số những trung tâm thế giới  đại diện cho những không gian lớn, bởi một số các đế chế. Thế giới này rõ ràng quân bình hơn, công bằng hơn. Ít ra đối với chúng ta, đại diện không phải nhóm địa chính trị Hoa Kỳ, mà là (nhóm địa chính trị) Á - Âu. Địa chính trị nghiêm ngặt xuất phát từ thực tế là cuộc đụng độ giữa nền văn minh đất liền và nến văn minh biển là không thể tránh được, mà Chiến tranh mạng lưới chỉ là hậu quả của cuộc đụng độ. Được Lầu Năm góc thông qua như một chiến lược quân sự, chiến trang mạng lưới đặt ra trước nó một mục tiêu hoàn toàn quân sự: tách chiếm các lãnh thổ và đặt nó dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ - sự kiểm soát của nền văn minh biển đối với đất liền. Đó chính là chiến tranh, có nghĩa là việc đối phó với nó phải được xem xét với toàn bộ sự nghiêm túc, theo các quy luật thời chiến.

-------------------------
        1. Dugin A.G, Trận chiến vĩ đại giữa các châu lục - M. Arktogeya, 1993

       2. Antonio Negri, (sinh 1/8/1933), nhà xã hội học Marxist Ý và là một triết gia chính trị, nổi tiếng với quyển sách nổi tiếng ra đời năm 2000 "Empire" (đồng tác giả với Michael Hardt sinh năm 1960). Trong "Empire" (Đế chế), được ca ngợi như một "Tuyên ngôn Cộng sản của thế kỷ 21" hai tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Đế chế xuất hiện khi kết thúc các xung đột dân tộc, và kẻ thù giờ đây không còn mang tính tư tưởng hay quốc gia, mà là một loại tội ác, một ai đó đại diện cho mối đe dọa không phải cho một hệ thống chính trị, mà là cho luật pháp. Kẻ thù này có thể là khủng bố (Chú thích của người dịch - ND)

        3. Robert Kagan (sinh 1958), nhà sử học, nhà bình luận chính trị Mỹ, đồng sáng lập cùng với nhà tân bảo thủ Mỹ William Kristol (1952). "Dự án cho Kỷ nguyên mới của Hoa Kỳ của những nhà tân bảo thủ"(ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2020, 03:41:36 pm

        HOA KỲ XÂY DỰNG ĐẾ CHẾ

        Việc Hoa Kỳ xây dựng “đế chế" đã được nhà báo Ý Toni Negri và nhà chính trị học Hoa Kỳ Michael Hardt chứng minh đầy đủ và thuyết phục trong đồng tác phẩm Empire (Đế chế). Phát biểu từ quan điểm cánh tả mà trong kỷ nguyên kết thúc các ý thức hệ cho thấy có chút gì thiếu xác đáng, họ dẫu sao cũng đã tổng kết được một cơ sở minh chứng nghiêm túc cho khẳng định về việc tồn tại đế chế Hoa Kỳ. Sử dụng thuật ngữ cánh tả, họ lưu ý người thực hiện Lao động trong kỷ nguyên hậu hiện đại không phải là giai cấp công nhân, mà là “rất nhiều người” (multitude). Quan điểm tương tự đã được triết gia Pháp Alain de Benoist chia sẻ, người cho rằng ban đầu, trước toàn cầu hóa tạo cơ sở tiền đề cho việc xây dựng đế chế Hoa Kỳ chính là tiến trình nguyên tử hóa - tách rời con người khỏi cội rễ, khỏi các mối liên hệ tự nhiên khiến họ không dễ bị tổn thương đối với “hệ thống” hay “đế chế’ theo cách hiểu của Negri và Hardt, sau đó bắt đầu quá trình đại chúng hóa, biến những cá thể giờ đây đã cơ cực và tuyệt vọng thành một khối quần chúng vô cảm để “hệ thống” có thể điều khiển họ đơn giản hơn. Như vậy, đế chế Hoa Kỳ dựa vào chính cá thể được điều khiển đó, dựa vào nguyên tử xã hội mà theo thuật ngữ của Alain de Benoist là “nguồn gốc của sản xuất và tiêu dùng”

        Tiếp tục chuỗi những so sánh cánh tả, Negri và Hardt chỉ ra giới tư bản chiến thắng đã sử dụng “sự kiểm soát” thay cho “kỷ luật” Marxist. “Một xã hội giám sát được thành lập ở cấp độ hành tinh, tức một loạt các biện pháp và công nghệ được hình thành, cho phép theo dõi hành vi của con người, kiểm soát xem anh ta có đi chệch khỏi các chuẩn mực hay không” - người sáng lập phong trào “cánh hữu mới” ở châu Âu Alain de Benoist phụ họa cùng Hardt và Negri. De Benoist liệt vào phạm trù “kiểm soát” gồm kiểm soát giao tiếp - bắt đầu từ nghe lén điện thoại, xem trộm thư từ, v.v... và kết thúc bằng hệ thống quan sát video hằng ngày, các thiết bị không người lái, sử dụng những phương pháp theo dõi điện tử khác nhau cho phép xác định người ta đang ở đâu, làm gì, thị hiếu và cái nhìn của họ. Và ở đây Alain de Benoist lưu ý thậm chí như một nghịch lý: “Chính những xã hội phát triển hơn từ quan điểm công nghệ ngày nay đang nắm cả một kho tàng các phương tiện để do thám đồng bào mình. Những phương tiện mà trước đây không một chế độ độc tài nào có thể có được trong quá khứ”.

        Thay cho “quốc gia” đã trở nên quen thuộc với chúng ta, Negri và Hardt làm sáng tỏ việc hình thành những “mạng lưới hành tinh”. Chính những “mạng lưới” này là cơ sở để xây dựng Đế chế Hoa Kỳ toàn hành tinh. Đế chế trải dài tới nơi nào có mạng lưới: “Trật tự của đế chế được hình thành không chỉ nhờ vào những khả năng tích lũy và mở rộng đến mức độ hệ thống toàn cầu, mà đồng thời trên cở sở đặc biệt của mình nó còn phát triển theo chiều sâu, tiến tới việc tái tạo và tự lan truyền qua các cấu trúc mạng sinh chính trị1 của cộng đồng thế giới”2.

        Negri và Hardt đã đúng khi xác quyết rằng “đế chế” không có gì chung với “chủ nghĩa đế quốc” cổ điển. Chủ nghĩa đế quốc cổ điển dựa trên các khái niệm chính quốc và thuộc địa, “tính đế chế’ của lục địa dựa trên trung tâm và ngoại biên. Cả thuộc địa lẫn ngoại biên - đó là nơi về thực thể bị chính quốc và trung tâm chiếm hữu, tức là nơi đại diện đế chế đặt chân vào. Nhưng cơ cấu của “đế chế" trong ý nghĩa hậu hiện đại bao gồm trong nó bất cứ vùng nào rơi vào sự kiểm soát của “đế chế’ mà không nhất thiết phải hiện diện thực thể. Chỉ cần tồn tại trong vùng này một mạng được kết nối là đủ. Thậm chí chỉ sự hiện diện của truyền thông thôi cũng được.

        “Đế chế” phi tập trung, nó không có một chính quốc duy nhất hay trung tâm. Yếu tố này được xác định trước bởi cấu trúc “mạng lưới”, nền tảng của “đế chế’ hậu hiện đại. Nơi nào tồn tại mạng lưới của đế chế, nơi đó cũng sẽ có nút mạng - trung tâm địa phương của nó. Nhiều trung tâm được thành lập theo một khuôn mẫu thế giới quan duy nhất nhưng khác nhau về cơ cấu, đến lượt nó sẽ xác định trước rằng “đế chế’ ngay từ đầu hiển nhiên là có tính hành tinh và phổ quát.

---------------------
        1. Biopolitics: Một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành giữa sinh học và chính trị, do nhà khoa học chính trị Thụy Điển Rudolf Kjellen (1864 - 1922) đưa ra (ông cũng là người đưa ra thuật ngữ địa chính trị). Theo đó, nhà nước gán như là một cơ thể sinh học, một “tạo vật siêu cá nhân", ông nghiên cứu nội chiến giữa các nhóm trong xã hội (trong khuôn khổ một nhà nước) từ quan điểm sinh học, và do đó gọi lĩnh vực nghiên cứu của mình là "sinh chính trị" (ND)

        2. Hardt M., Negri A. Đế chế. - M.: Praksls, 2004.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2020, 04:23:25 pm

        “ĐẾ CHẾ” TẤN CÔNG

        Mối quan tâm tới khái niệm “đế chế”, được sử dụng để hiểu chính xác hơn thực tiễn thế giới hiện nay, một lần nữa xuất hiện trong chính trị học thế giới từ năm 2002, khi báo chí Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thuật ngữ này để mô tả vai trò nước này đang đóng ở qui mô toàn cầu trong thế kỷ đang đến. Nó là kết quả của ảnh hưởng gần như tuyệt đối của các tư tưởng tân bảo thủ trong chính trị Mỹ. Các lý thuyết gia của khuynh hướng này từ bỏ công thức của Reagan “Liên Xô - đế chế của cái ác”, đề xuất một kế hoạch đối xứng: “Hoa Kỳ - đế chế của cái thiện”. Thế nhưng, kỳ lạ thay, cơ cấu toàn cẩu hiện nay của “đế chế" Hoa Kỳ đã được đặt nền tảng chính bởi Thomas Jefferson, người đứng đấu nhóm các tác giả của tạp chí “Federalist”, vốn trở thành trung tâm tư tưởng của những người sáng lập Hợp chúng quốc Bắc Mỹ. Lấy cảm hứng từ mô hình đế chế cổ đại, những người cha sáng lập Hoa Kỳ hiện nay đã đưa nguyên tắc này làm nền tảng cho quốc gia mà họ thành lập: “Thomas Jefferson, tác giả Federalist, và những nhà tư tưởng khác - những người sáng lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - đã được khích lệ bởi mô hình đế chế cổ; họ tin là đang tạo ra một đế chế mới ở phía bên kia Đại Tây Dương với những biên giới mở và nới rộng, nơi mà quyền lực sẽ được phân bổ hiệu quả theo nguyên tắc mạng lưới. Ý tưởng đế chế này tiếp tục tồn tại và phát triển trong suốt lịch sử hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và giờ đây được thể hiện trong dạng thái hoàn chỉnh ở qui mô toàn cầu”1. Ý tưởng đế chế này tiếp tục sống nhờ được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ. Khái niệm then chốt ở đây là “những biên giới mở rộng”. Jefferson cũng sử dụng khái niệm “đế chế mở rộng” (extensive empire). Động lực chính của “đế chế mở rộng” là niềm tin của các nhà sáng lập Hoa Kỳ vào tính phổ quát hệ thống các giá trị của mình. Niềm tin này là cơ sở cho lịch sử chính trị Hoa Kỳ. Bởi vì ngay từ buổi đầu, việc xây dựng Hoa Kỳ đã được những nhà sáng lập nó xem như một thí nghiệm tái hiện xã hội châu Âu (phương Tây) lý tưởng nhưng được thành lập ngay từ tờ giấy trắng, không bị gánh nặng di sản truyền thống của châu Âu kiềm chế sự phát triển tiến bộ và năng động của nó, sự bành trướng văn minh của nó.

        Lần đầu tiên, tính phổ quát của mô hình mới của Mỹ về xã hội phương Tây thể hiện được mình trong thực tế là việc lấy được California và New Mexico. Chính vào lúc đó người Mỹ đã công khai nói về Manifest Destiny, tức là về “một định mệnh rõ ràng” ở chỗ “mang những giá trị phổ quát của tự do và tiến bộ tới cho những đất nước man rợ”. Đó là lý do tại sao Negri và Hardt nhấn mạnh trong công trình của mình mối quan hệ chặt chẽ giữa các nền tảng chính trị Hoa Kỳ với ý tưởng “bành trướng” và “những biên giới mở”.

        Hoa Kỳ không thể không mở rộng sự kiểm soát của mình, bởi ý tưởng về “những biến giới mở” và “tính phổ quát” của những giá trị riêng là nền tảng của toàn bộ hệ thống của nó. Nhưng điều thú vị nhất là lối tiếp cận “đế chế” đối với thế giới còn lại, được hình thành bởi ý tưởng tính phổ quát. Xuất phát từ việc thiết chế xã hội và những giá trị Mỹ của “đế chế" là phổ quát, toàn bộ phần còn lại của thế giới không phải Hoa Kỳ đã được “đế chế" xem như... chỗ trống. Nếu không phải là Hoa Kỳ, có nghĩa không là gì, và do đó cần phải được hội nhập vào một cấu trúc thống nhất của chính quyền mạng lưới. Ý tưởng này lần đầu tiên được Tổng thống Woodrow Wilson xây dựng. Trong đó, điều quan trọng là chính quyền mạng lưới hành tinh không đặt cho mình nhiệm vụ chinh phục thuộc địa trực tiếp - điều đó quá lộ liễu, thô thiển và ngay lập tức sẽ chuốc phải sự chống đổi trực tiếp. Trên thực tế, mọi thứ diễn ra ít rõ rệt hơn: đơn giản là các khu vực khác nhau được nối vào một hệ thống an toàn hạt nhân chung, một hệ thống thị trường tự do, những giá trị tự do chung và dòng lưu chuyển thông tin không bị cản trở. “Đế chế" không đấu tranh với những người không cưỡng lại nó, không đàn áp sự phản kháng nếu “người thua” tự nguyện tiếp nhận các hệ thống giá trị của nó.

        Với những ai không tiếp nhận những giá trị “phổ quát” của Hoa Kỳ, “đế chế" có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Với họ “đế chế" sẽ hành xử như với người da đỏ, “lịch sự bỏ qua” những đặc điểm và khác biệt của họ. Và vì xem họ như không tồn tại, nên không gian mà những người bị xác định là “khác” này sinh sống sẽ bị xem như trống rỗng. “Nhờ công cụ hoàn toàn dốt nát về các đặc điểm; dân tộc, tôn giáo, cấu trúc xã hội của các nước trên thế giới, “đế chế” dễ dàng kết nối chúng vào mình”, Hardt và Negri khẳng định. Nói cách khác, cách tiếp cận của chủ nghĩa đế quốc hiện đại là lăng nhục kẻ thù, các đất nước thuộc địa, nhưng dẫu sao cũng thừa nhận sự tồn tại của họ. Còn “đế chế" hậu hiện đại thậm chí còn không quan tâm tới sự kiện này, nó chẳng buồn chú ý: tất cả không gian của hành tinh này là không gian mở, và sự lựa chọn của “đế chế" - sức mạnh hạt nhân, thị trường tự do và các phương tiện truyền thông toàn cầu - là tất yếu. Để đưa một đất nước, nhân dân, lãnh thổ vào khuôn khổ của “đế chế", không cần phải thuyết phục họ hay chiến thắng họ. Chỉ cần chỉ cho họ thấy là họ đã ở bên trong nó, bởi “đế chế" là hiển nhiên, toàn cầu, cấp thiết và không thể thay thế. Cả thế giới đang trở thành một nước Mỹ toàn cầu.

----------------------
        1. Hardt M, Negri A. Đế chế. - M: Praksis, 2004


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2020, 04:24:11 pm

        Tuy nhiên, trong hành động của “đế chế" Hoa Kỳ cũng có một số ngoại lệ. Một trong số chúng có thể kể là thời kỳ G. Bush con cầm quyển, trong tám năm đã đưa Hoa Kỳ trở lại với chiến lược “chủ nghĩa đế quốc” cổ điển. G. Bush, về mặt trí tuệ được nuôi dưỡng bởi những nhà tân bảo thù, đã công khai tuyên bố Hoa Kỳ là trung tâm thế giới - một loại mẫu quốc - và sau cuộc khủng bổ 11/9 đã kêu gọi các nước còn lại thần phục Mỹ. Những ai không chịu thần phục, Bush cố áp đặt bằng bạo lực. Điều này kết thúc ra sao chúng ta đã rõ, thế nhưng lối tiếp cận tân đế quốc như thế không đặc trưng cho Hoa Kỳ mạng lưới, và tổng thống đảng Dân chủ mới lên Barack Obama vội vàng trả tất cả về guồng quay cũ, kết nối mềm chúng vào “đế chế" Hoa Kỳ bằng phương tiện mô hình mạng lưới. Tuy nhiên, việc xây dựng và mở rộng đế chế toàn cầu Mỹ không dừng lại phút giây nào. “Với chúng tôi, đó là cuộc đầu tranh cho sự thống trị thế giới và hiện thực hóa ước mơ của một nhúm người tham lam - thành lập đế chế toàn cầu. Đây là cái mà chúng tôi làm tốt nhất - đế chế toàn cầu” - như nhà chính trị học Hoa Kỳ John Perkins nhận định1.

        Thế giới toàn cầu hoàn toàn có thật, không đùa. Và như Hardt và Negri đã chỉ ra rất đúng đắn, thế giới đó dường như “được lập ra từ hư không”. Tính địa phương, đặc thù, bản sắc văn hóa, sắc tộc, dân tộc đều bị bỏ qua trong thế giới đó, hoặc chúng bị xem như văn hóa dân gian, hoặc bỏ tồn kho, hoặc bị diệt chủng trực tiếp. Alain de Benoist đã gọi đó là “sự đồng nhất hóa ở cấp hành tinh”. Theo ông, toàn cầu hóa tạo ra những kiểu mẫu và lối sống đồng nhất, dẫn tới sự đồng dạng hành vi gây tổn hại cho nền văn hóa quốc gia, tức dẫn tới việc “thu hẹp sự đa dạng của nhân loại”. De Benoist gọi đó là sự “phổ biến và mở rộng hệ tư tưởng “tương tự”, “giống nhau”, kết quả là con người trở nên như nhau ở khắp mọi nơi, và như vậy, con người đó sẽ tạo ra những hệ thống chính trị, văn hóa như nhau gây tổn hại cho sự đa dạng văn hóa quốc gia, dân tộc và lối sống của họ. Con người đó được xem như đã kết nối vào “đế chế" Hoa Kỳ được thành lập trong không gian trống rỗng, được đưa vào mạng lưới chỉ thu nạp những ai mặc nhiên công nhận nó. Nói cách khác, “đế chế" không đối phó với các quốc gia, dân tộc; nó trước tiên bẻ vụn chúng thành những “số đông” có chất lượng, rồi sau đó tổng hợp chúng một cách cơ học thành “quần chúng”. “Đế chế" không đến từ bên ngoài, nó phát triển xuyên suốt, nó tự phát hiện các nút mạng của mình, và dần dần tích hợp vào mình về trí tuệ, kinh tế, tâm lý, thông tin, luật pháp. Nhưng sự tích hợp đó có nghĩa là đánh mất hoàn toàn bản sắc - Negri và Hardt đã nói rất rõ điều đó. “Đế chế" dựa vào việc không công nhận chủ quyền chính trị nào cho bất cứ bản chất tập thể nào - dù đó là sắc tộc, giai cấp, đất nước hay dân tộc. Chính vì thế mà nó là “đế chế", đưa yêu sách về tính toàn diện và sự hiện hữu rộng khắp quyến lực của mình.

        Ngày nay chúng ta không thể không nhận ra thực tế rằng Mỹ thực sự đang xây dựng “đế chế", điều mà Negri và Hardt đã viết, nhưng sử dụng những biện pháp quân sự cho mục đích này. Các cơ sở quân sự Hoa Kỳ xuất hiện ở nơi đâu đã hình thành “mạng lưới” Mỹ và vùng đất thân thiện đã được chuẩn bị. Những nhà sáng lập Hoa Kỳ cũng từng nói rằng nước Mỹ phải dịch chuyển biên giới của mình, rằng đế chế này phi tập trung, nó là mạng lưới và những cơ sở của nó lan tỏa khắp nơi. Hiện nay nó lan tỏa tích cực nhất là ở không gian lục địa Á-Âu.

        Những nhà tư tưởng tân bảo thủ Hoa Kỳ - Robert Kagan, Paul Wolfowitz,William Kristol và một số người khác còn đi xa hơn. Họ không chỉ chẳng xấu hổ khi nói đến “đế chế" như một “đế quốc của cái thiện”, như họ gọi là “benevolent empire” (đế chế nhân từ) khi nói về nước Mỹ, mà họ còn khẳng định sự kiện độc quyền lãnh đạo riêng của Hoa Kỳ đã được thực hiện, sự kháng cự của những đối thủ tiềm năng đã bị bẻ gãy, và những lò lửa không đáng kể đang chống đối chỉ là những tàn dư hoàn toàn có thể trấn áp bằng những phương tiện quân sự trực tiếp. Cách tiếp cận này đã được chào đón suốt tám năm cầm quyển của Bush con. Kết quả là chính quyền Dân chủ mới phải thừa nhận rằng những người tân bảo thủ đã hơi vội vàng trong chủ nghĩa tân đế quốc cứu thế của mình. Hoa Kỳ quả thật là một siêu cường duy nhất trên thế giới, nhưng nói về tàn dư kháng cự là hơi sớm, đặc biệt nếu tính đến sự trở lại của nước Nga trên trường thế giới.

---------------------
        1. Perkins Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M, Pretekst, 2005.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2020, 08:32:12 am

        TIÊU CHUẨN SIÊU CUỜNG TOÀN CẦU, HAY ĐỐI TRỌNG CỦA ĐẾ CHẾ

        Ngày càng phải đối mặt với sự đe dọa thực sự từ “đế chế" Hoa Kỳ, chúng ta, muốn hay không, trong hoàn cảnh hiện nay, cũng nên bắt đầu nói vế “đế chế". Tuy nhiên là nói về đế chế của chúng ta, Đế chế dân chủ Á -  Âu, được xây dựng trên cơ sở tự nguyện hoàn toàn và tập trung vào việc bảo vệ bản sắc các dân tộc lục địa Á - Âu chống lại “sự coi khinh nhũng khác biệt” của Hoa Kỳ, của sự thiết lập “cái tương đồng” ở khắp mọi nơi. Phải thừa nhận rằng quốc gia - dân tộc, vốn “theo mặc định” đang là mô hình cơ bản của nhà nước ngày nay, trong những điều kiện hiện đại, về nguyên tắc đã không còn khả năng bảo vệ chủ quyền của mình nữa. Căn cứ vào nguyên tắc địa chính trị của việc hình thành không gian lớn, cũng như việc trong địa chính trị yếu tố quyết định là không gian, cần nhận ra lãnh thổ Nga hiện nay không đủ để nó trở thành một đế chế giá trị trong đơn độc. Nhưng đồng thời, chỉ trong định dạng đế chế, với sự hình thành không gian lớn, chúng ta mới có thể chống lại “đế chế" Hoa Kỳ.

        Đồng thời, phát triển các ý tưởng của những nhà sáng lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và đưa chúng tới tầm mức hiện nay, bộ đôi Kristol - Kagan tuyên bố cần phải chứng minh rộng rãi sự “bá chủ nhân từ” của Hoa Kỳ. Trong quyển sách Những mối đe dọa hiện nay: khủng hoảng và cơ hội trong chính sách đối ngoại và quốc phòng Hoa Kỳ (Present Dangers: Crisis and Opportunity in Americas Foreign and Defense Policy) được xem như giáo luật hiện đại của những nhà tân bảo thủ, Kagal và Kristol nói về việc tạo ra “một quy chuẩn của siêu cường toàn cầu nhằm tạo ra môi trường toàn cầu vì lợi ích của mình”. Họ khước từ cách hiểu theo nghĩa hẹp “những lợi ích sống còn” của Hoa Kỳ và khẳng định những mục tiêu đạo đức và lợi ích quốc gia Mỹ là đồng nhất. Tuy nhiên, cơ sở của tất cả chính là nguyên tắc địa chính trị của việc biểu dương sức mạnh trên biển, lần đầu tiên được đô đốc Hoa Kỳ Alfred Mahan công bố trong quyển sách thứ nhất của mình Ảnh hưởng của quyền lực trên biển đối với lịch sử (1660-1783) (The Influence of Sea Power upon History 1660- 1783, in năm 1890 và trở thành mạch nguồn địa chính trị đầu tiên của chiến lược đối ngoại Hoa Kỳ. Căn cứ vào khát vọng nhất quán của quốc gia Bắc Mỹ đối với quyến lực toàn cầu, phải thừa nhận rằng các chiến lược mạng lưới không chỉ không hủy bỏ cách tiếp cận địa chính trị, mà ngược lại, nó là một công cụ hiệu quả trong việc thực hiện sự thống trị địa chính trị và việc hình thành sức mạnh địa chính trị toàn cầu trên biển của Hoa Kỳ. Một trong những biến thể của chiến lược mạng lưới này chính là phương pháp phổ biến trong không gian các nước Đông Âu và SNG, đánh chặn những sáng kiến chính trị bên trong các quốc gia - dân tộc, như “Cách mạng màu”.

        Tất cả những cuộc cách mạng màu này xảy ra trên thế giới, trong đó có ở không gian hậu Xô viết, là những phẩn hợp thành của một tiến trình thống nhất do Hoa Kỳ khởi xướng. Ngày nay Hoa Kỳ bị cáo buộc ngày càng nhiều trong việc sử dụng công nghệ mạng để thiết lập ảnh hưởng toàn hành tinh của mình, thường xuyên sử dụng chúng, rất hiệu quả, phần nào trơ trẽn, nhưng làm sao khác hơn được trong chính trị thế giới? Chưa kể Hoa Kỳ là quê hương của những chiến lược mạng lưới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự độc quyền của Hoa Kỳ với những chiến lược này, bởi như chúng ta biết, “ý tưởng thuộc về những ai hiểu nó”. Việc chúng ta sẽ chống trả “đế chế Hoa Kỳ” hiệu quả như thế nào và bằng cách nào - mà chống lại nó là cần thiết cho dù chỉ để tự bảo vệ - tùy thuộc vào việc chúng ta hiểu đúng thế nào về các công nghệ mạng sử dụng chống lại chúng ta, bằng cách nào chúng ta có thể sử dụng chính nó để tự vũ trang.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2020, 08:33:09 am

        CHIẾN TRANH VỚI CHI PHÍ CỦA NGƯỜI KHÁC: HÌNH ẢNH LÀ TẤT CẢ!

        Đối với Hoa Kỳ, chiến tranh mạng lưới còn là cơ hội giảm thiểu nguồn lực phải bỏ ra để khẳng định những lợi ích của mình, là khả năng không phải tham gia đối đầu công khai và hành động chính thức không vi phạm luật pháp quốc tế. Cuối cùng thì đó là khả năng phân chia trách nhiệm, tạo ra một tấm màn che nhân đạo cho sự phản trắc vô lương tâm về thực chất. Việc bộc lộ lợi ích thực và mục tiêu thực của những khát vọng Mỹ chẳng khác nào công khai đối đầu với toàn bộ phần còn lại của thế giới. Người Mỹ càng hành xử rõ ràng và hiếu chiến, họ sẽ càng có ít đồng minh, càng ít được biện hộ về mặt đạo đức, càng ít con người, quốc gia, dân tộc tiếp nhận họ như những người mang những giá trị nhân đạo, “dân chủ” và “quyền con người”.

        Ngày nay, đa số cư dân hành tinh, nếu tính theo những đại lượng tuyệt đối, đều hiểu người Mỹ không quan tâm đến “dân chủ” hay “nhân quyển” gì cả. Đó chỉ là sự ngụy trang bằng lời, tán nhảm, che đậy những tham vọng chiến lược cụ thể của Hoa Kỳ nhắm tới sự thống trị toàn cầu và toàn quyển kiểm soát tất cả. Nhưng nếu họ từ bỏ sự che đậy bằng hình ảnh này thì sẽ mất đi cả những đồng minh cuối cùng.

        Ngày nay chỉ có những người châu Âu kém trí nhớ mới còn có thể bị dẫn dắt bởi “sự lừa đối” này của Hoa Kỳ, tin vào việc Hoa Kỳ thúc đẩy những giá trị dân chủ. Chỉ vì sự ngây thơ tư tưởng của mình mà các chính khách châu Âu được tham gia vào các vấn đề của Mỹ như những trợ thủ tình nguyện, mà về thực chất, là đồng lõa với những tội ác ghê sợ mà nhân loại chưa từng chứng kiến ngay cả trong những chế độ độc tài tàn bạo nhất. Con số nạn nhân mà sự phản trắc của Hoa Kỳ mang tới trên toàn thế giới, về thực chất, còn nhiều hơn tất cả nạn nhân bị đàn áp của những chế độ tàn bạo nhất của những bạo chúa, những kẻ độc tài, của những kẻ sáng lập các quốc gia toàn trị. Sự tích cực của Hoa Kỳ - đó là đỉnh cao của con số nạn nhân và biết bao hậu quả khủng khiếp và hủy diệt.

        Vậy mà người châu Âu đã tình nguyện tham gia và đóng góp cho điều đó, bởi với họ, những lý tưởng “dân chủ” và “tự do” là cao hơn tất cả, thậm chí hơn cả mạng sống con người. Họ hòa hoãn cả với những hy sinh con người, và về kinh tế họ sẵn sàng chịu tổn thất để đạt được việc xác lập các quyền phổ quát và tự do con người, bởi người châu Âu bị ám ảnh vì nó, “nhân quyền” một loại giáo phái của châu Âu, một kiểu đa thần giáo mà họ sản sàng thờ phụng. Chỉ bằng cách kêu gọi những tình cảm tôn giáo mới có thể khuyến khích họ tham gia vào những điều càn quấy mà Hoa Kỳ đang gây ra trên toàn thế giới. Niềm tin vào “nhân quyền ” - đó là luận chứng cuối cùng cho người châu Âu, những người duy tâm bị ám ảnh, ngây thơ. Và họ thật sự tham gia vào việc đó.

        Nhưng nếu Hoa Kỳ từ chối thúc đẩy quyền con người, thì kể cả châu Âu cũng sẽ quay lưng với họ. Châu Âu bắt đầu những chương trình riêng của mình, giờ thật sự đã là nhân đạo, không đổ máu, dựa trên nguyên tắc “chủ nghĩa nhân đạo tối thiểu”1, nơi cuộc sống của mỗi con chuột cũng có giá trị lớn, nói chi tới con người, vốn được biết là “thước đo của mọi thứ”. Bởi mỗi cọng tóc con người cũng là một giá trị lớn đối với người châu Âu. Dĩ nhiên, nếu họ hoạt động độc lập, không theo chỉ thị của Hoa Kỳ như hiện nay mà vì lợi ích của mình, thì đương nhiên sẽ không xảy ra những tổn thất con người đó. Nhưng khi đó thì sẽ không thể sử dụng châu Âu được nữa.

        Không có luận điệu nhân đạo theo tinh thần chủ nghĩa nhân đạo tối thiểu thì những đồng minh Hoa Kỳ trên toàn thế giới đã từ bỏ nó rồi, những đồng minh giờ vẫn tự nguyện tham gia vào những trò càn quấy của Mỹ. “Dân chủ” và “nhân quyền” - đó là bức màn tư tưởng cuối cùng, là hỏa mù mà Hoa Kỳ dùng để biện hộ những tội ác quái vật của mình. Không có chúng Hoa Kỳ sẽ trở thành một kẻ xâm lược thuần túy, tệ hơn cả Hitler và Pol Pot nhiều lần. Nếu Mỹ đánh mất sự hỗ trợ về mặt đạo đức dẫu cho chỉ của một phần nhân loại, dù chỉ một thế giới phương Tây hay chỉ một khoảnh đất nhỏ của Trái đất: châu Âu, thì điều đó sẽ là khởi đầu của kết thúc với họ.

        Dĩ nhiên, Hoa Kỳ vẫn có thể huy động tất cả sức mạnh vật chất, quân sự, bằng vũ lực, cưỡng ép, bắt buộc, ném bom đây và kia. Cuối cùng họ sẽ đi tới suy nghĩ này khi không còn đồng minh nào nữa. Bấy giờ họ sẽ hoạt động công khai, phớt lờ hoàn toàn những dấu tích của nền hòa bình Yalta nguội lạnh - như Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an. Mỹ đã phớt lờ chúng từ lâu, kể từ 1999 khi đánh bom Nam Tư. Nhưng cả  những định chế quốc tế khác Hoa Kỳ cũng hoàn toàn không quan tâm. Hoa Kỳ chỉ hết sức cố gắng tiếp tục tuân theo luật pháp quốc tế và tính đến những định chế thế giới chỉ vì người châu Âu, chỉ vì hình ảnh riêng mình ở châu Âu để kéo dài sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương thêm một thời gian nào đó, sự hợp tác mà các lãnh đạo châu Âu đang nói đến với ngày càng nhiều phiền muộn và do dự. Hoa Kỳ thì vẫn quan tâm người ta nói gì ở châu Âu, những lãnh đạo chính trị đánh giá ra sao, xã hội châu Âu phản ứng thế nào, bởi vai trò của xã hội trong các chiến lược mạng lưới là đặc biệt.

        Cho đến khi mọi thứ tới được người châu Âu - sau khi cư dân thứ một triệu, giờ thì ở thế giới Ả rập, chết vì xâm lược Mỹ, thì họ cuối cùng mới thức tỉnh và nói “không” với sự tàn bạo của Hoa Kỳ - và chỉ sau thời điểm đó họ mới từ bỏ hợp tác với Mỹ. Nhưng khi đó người Mỹ... hoàn toàn không khó chịu. Họ sẽ nói: “Thôi được, các người với châu Âu của các người, chúng tôi chỉ còn phải dậm đầm chút ít, một mẩu bê tông nhỏ, và rồi toàn bộ quả cầu bê tông Mỹ sẽ sạch sẽ, láng mịn. Chúng tôi sẻ xong việc không cần các người”. Còn một khi vẫn còn cơ hội, Hoa Kỳ vẫn kết nối những đồng minh ngây thơ cả tin câu chuyện ba hoa về quyền con người - vào những thiết kế mạng lưới của mình, vào những kế hoạch và chiến lược gieo cấy một cách nhân đạo, “dân chủ” trong “không gian trống” của một thế giới vẫn chưa hoàn toàn thuộc về Mỹ, dưới vỏ bọc châu Âu, như ông vua cởi truồng.

---------------------------
        1. Dugin A. 6, Chủ nghĩa nhân đạo tối đa, Ruskaya Vesh. M.: Arktogeya, 2001


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2020, 08:34:10 am

        CÂN BẰNG HẠT NHÂN VÀ VAI TRÒ MỚI CỦA XÃ HỘI TRONG ĐỊA CHÍNH TRỊ

        Vào thời điểm thiết lập nguyên tắc cân bằng hạt nhân trên thế giới, chiến lược gây sức ép bằng sức mạnh quân sự chiếm hàng thứ yếu vì bất cứ lúc nào nó cũng có thể dẫn tới việc tiêu diệt lẫn nhau của các bên xung đột. Nhà sử học quân sự Anh quốc, Ngài Basil Liddel Hart, đã thảo ra học thuyết “Chiến lược các hành động gián tiếp” in trong quyển sách cùng tên1 từ năm 1954 đã ghi nhận rằng, trong tương lai, tính đến sự năng động của phát triển hạt nhân và khả năng sụp đổ hạt nhân trong vấn đề này, cần hành động một cách tinh vi hơn, đó là “gián tiếp”. Giai đoạn Chiến tranh lạnh đã phân thế giới ra thành hai phần bằng nhau, và sự hiện diện thực thể đã trở thành yếu tố chính trong việc kiểm soát các lãnh thổ hay không gian này, khác. Các cơ sở quân sự Xô viết và phương Tây bao phủ toàn bộ hành tinh, và trong khoảnh khắc nào đó cuộc chiến giữa Đại Tây Dương và Âu - Á diễn ra gần như để giành mỗi mẩu đất trên hành tinh. Ưu thế của sự hiện diện trực tiếp, như thấy được vào thời điểm đó, có thể dẫn tới sự sụp đổ ảnh hưởng của đối thủ địa chính trị, đến sự thu hẹp và thiết lập quyển kiểm soát toàn cầu của một trong các phía. Điều đó giải thích nỗ lực của Liên Xô trong việc hiện diện trực tiếp ở Afghanistan. Tưởng như sau đó thế giới phương Tây sẽ không trụ vững và sẽ bắt đầu từ bỏ vị trí. Nhưng vào lúc đó chính phương Tây đã bị cuốn hút vào một tiến trình khác - phá dỡ những cấu trúc ý thức hệ của khối Xô viết, làm suy yếu sự thống nhất thế giới quan của nó từ bên trong, thiết lập sự kiểm soát tư tưởng của mình trên không gian của đối thủ văn minh.

        Trong lúc các vị tướng Liên Xô cố chiến thắng trong “trận chiến quá khứ” ở Afghanistan, các chuyên gia Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc phá hoại tư tưởng qui mô nhất trong lịch sử - đó là phá hủy huyền thoại Xô viết, thay thế huyền thoại này bằng huyền thoại khác về hạnh phúc, về sự giàu có và phồn vinh của thế giới phương Tây. Họ so sánh “xã hội khép kín” với “xã hội mở”, “thế giới toàn trị” với “thế giới tự do”, cái ảm đạm và ngày thường của sự đơn điệu công nghiệp với cái đẹp và lấp lánh của những tiền cảnh và những tủ kính. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là trò chơi của hình ảnh, sự vận dụng những công thức thành công, là sự sáng tạo những thứ hấp dẫn cho việc tiếp nhận những hình ảnh. Những gì họ không lấy được bằng sự xâm lược trực tiếp - tinh thần và đạo dức Xô viết, đã bị phá hủy bằng sự tung hoành và dễ tiếp cận của những khuôn mẫu hành vi phương Tây. Văn hóa phương Tây đã trở thành vũ khí phá hoại những nền tảng đạo đức Xô viết. Nhưng dẫu sao con chủ bài của phương Tây trong cuộc chiến này vẫn là kinh tế. Khối Xô viết, theo đuổi đường lối chủ nghĩa duy vật Marxist, đã đặt nền kinh tế và phát triển công nghiệp vào trung tâm của tồn tại. Sự phồn vinh và tiện nghi đời sống được tuyên bố là những mục tiêu chính của chủ nghĩa xã hội trong việc phát triển xã hội. Chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt trong thời kỳ hậu Stalin, đã được tư duy một cách tuyệt đối là đạt được sự thừa thãi vật chất, có thể bảo đảm những nhu cầu sinh hoạt của con người, những nhu cầu đã bị tầng lớp tinh hoa Xô viết thoái hóa hạ thấp xuống mức chỉ là những nhu cầu sinh lý, đáp ứng bản năng động vật của tiêu thụ. Và chính trong lĩnh vực cơ bản này của chủ nghĩa Marx thì điều mà các nhà Marxist không thể ngờ đến là phương Tây lại đạt được những thành công lớn, ít ra đó là điều thấy được từ sau Bức màn sắt. Bằng cách đặt những giá trị thuần túy vật chất phương Tây vào nền tảng tồn tại của mình, nền văn minh nội địa phải chịu sự sụp đổ thế giới quan, kéo theo nó là “thảm họa địa chính trị” chính của thế kỷ 20. Dường như sau khi thắng trong Chiến tranh lạnh, phương Tây phải tận dụng thắng lợi này và kết thúc điều mà họ đang nhắm tới trong giai đoạn đối đầu với nến hòa bình Yalta, đó là chiếm hữu địa lý tất cả những lãnh thổ đã giải phóng, lấp đầy sự có mặt của mình ở những nơi trước kia không thuộc về họ, tập trung toàn bộ quyền lực thế giới vào tay mình. Và họ đã làm vậy. Chính xác hơn là phương Tây chiến thắng sẽ hành động như vậy, nếu như... hậu hiện đại không đến.

        Hiện nay, nền văn minh thương mại của phương Tây xét trong ý nghĩa vật chất đang co lại: số lãnh thổ mà phương Tây kiểm soát về thực thể so với các kỷ nguyên thuộc địa trong quá khứ đang nhỏ lại, khối lượng sản xuất công nghiệp phương Tây sụt giảm, đúng là về số lượng và trong các giá trị tuyệt đối, nền văn minh phương Tây đang suy giảm. Cùng lúc, trông có vẻ nghịch lý - nhưng ảnh hưởng của phương Tây lại gia tăng. Chúng ta đang nói về thế giới đơn cực như một thực tế, về lối sống phương Tây như về một quan điểm chiến thắng, và điều đó diễn ra qua việc thu nhỏ tất cả các chỉ số. Ảnh hưởng đó là gì, cơ chế của nó thế nào, bí mật của nó là đâu?

        Thật sự bí mật của nó chính là: từ những hành động trực tiếp, các nhà chiến lược phương Tây chuyển sang các hành động gián tiếp, thực hiện không phải bằng cách thức quân sự, tấn công trực diện, mà nhắm ngay vào xã hội của các quốc gia mục tiêu trong chiến dịch của họ. Đây chính là nhân tố mà ngành xã hội học quan hệ quốc tế xem xét, tức là xã hội từ bên trong tác động lên hành xử trong chính sách đối ngoại của quốc gia như thế nào, hình thành hành vi của giới tinh hoa “từ bên dưới”. Từ đó người ta sẽ hiểu sẽ xây dựng quan hệ thế nào với quốc gia đó trong thời gian tới, nhìn nhận nó như thế nào trên trường quốc tế. Các hành xử của xã hội bên trong một quốc gia sẽ trở thành một yếu tổ mang tính công cụ có thể tác động từ bên ngoài, và bằng cách đó hình thành cách hành xử của quốc gia trên đấu trường đối ngoại. Và điều này tạo ra khả năng dự đoán cũng như hiểu được cách thức lật ngược tình hình có lợi cho mình.

------------------------
        1. Hart B. L, Chiến lược tiếp cận gián tiếp. M.:Eksmo; Midgard, 2008.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2020, 08:34:28 am

        Nhưng làm thế nào để điều khiển một xã hội nếu nó quá đa dạng, hỗn loạn, nằm trong những không gian bên ngoài thế giới phương Tây - và thậm chí hoàn toàn không thể đoán trước? Tới đây đã có các công nghệ cao hỗ trợ cho Hoa Kỳ. Là một thành viên chủ yếu trong những vụ bê bối, Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), theo lời cựu nhản viên Edward Snowden, đã thiết lập sự kiểm soát toàn bộ nhân loại, tham gia vào quá trình điếu khiển mạng lưới toàn cầu bằng cách trực tiếp nhất. Họ đã chọn ra một số lượng giới hạn nhưng khá đầy đủ các nhân vật là đại diện tiềm năng cho mối đe dọa đối với lợi ích và an ninh Hoa Kỳ, thiết lập việc tổng giám sát bằng mọi phương tiện của NSA, mà như Edward Snowden chứng minh, là thật sự không giới hạn. Người ta biết là NSA có khả năng kỹ thuật để nghe bất cứ cuộc gọi điện thoại nào, chặn bắt tất cả những tin nhắn gởi qua SMS và thư điện tử, ghi nhận hành trình di chuyển của một đối tượng bị giám sát, thậm chí bật cả ghi âm hay quay phim trên bất cứ tiện ích hiện đại nào ngoài ý muốn của chủ nhân nó. Nhưng vì sao NSA không chỉ ghi chép mà còn lưu giữ thông tin nhận được của tất cả những người sử dụng các thiết bị điện tử và Internet trên hành tinh? Những thông tin mà NSA ghi nhận và chặn bắt được lưu giữ trong những kho lưu trữ là những đĩa cứng dung lượng khổng lồ. Việc giải đáp câu hỏi này có liên quan trực tiếp tới khát vọng lãnh dạo thế giới của Hoa Kỳ. Các thông tin NSA thu được sẽ được tự động phân đoạn và xử lý. Tổng kết nội dung nhận được và tìm ra từ đó những nhóm ngữ nghĩa lặp di lặp lại, NSA có được thông tin về những mối quan tâm và tâm trạng người dùng của một phân đoạn nào đó. Nhờ cách xử lý này mà có thể hiểu những tâm trạng nào, cái nhìn nào, những xu hướng xã hội nào đang chiếm ưu thế ở quốc gia này hay quốc gia khác, ở những không gian xã hội và thậm chí ở những nhóm cộng đồng địa phương. Sau khi phân tích toàn bộ khối lượng thông tin, hình ảnh và các tư liệu video của những cộng đồng xã hội này hay khác, có thể hiểu những tâm trạng nào trong đó chiếm đa số, những giá trị nào được theo đuổi, và tiếp đó, là cách nào để “đi” vào cộng đồng này, bằng những luận đề nào, những tiền đề ngữ nghĩa và thế giới quan nào để tạo ra một bối cảnh thích hợp ở một quốc gia cụ thể. Thật sự thì NSA dĩ nhiên không quan tâm đến một cư dân tiêu biểu bình thường nào với những “bí mật” và những chuyện riêng tư của anh ta. Cái NSA muốn biết là toàn bộ khối lượng thông tin đầy đủ mà từ đó bằng phương pháp phân tích nội dung tự động có thể làm sáng tỏ một lát cắt tâm trạng chung mà kết quả những cuộc điều tra xã hội học thông thường cũng không thể nào hiểu được như thế. Có thể hiểu một xã hội như thế nào, bắt nguồn trực tiếp từ những gì nó viết, quay phim, gởi đi, chụp ảnh, mở file; từ đâu và về đâu dịch chuyển mỗi đại diện riêng biệt của nó, nơi anh ta click đánh dấu sự có mặt của mình, và những gì anh ta xóa vĩnh viễn khỏi bộ nhớ điện thoại và lịch sử trình duyệt của mình.

        Củng không phải tình cờ khi việc nền văn minh phương Tây luôn chuyển bất kỳ vấn đề gì vào đường ray kinh tế. Kinh tế là ưu thế của nền văn minh phương Tây, là ngôn ngữ của nó. Những mô hình phương Tây đã xóa nhòa căn tính của chúng ta, hình dung về văn minh của chúng ta. Vì nó mà những nhà chiến lược và chính khách phương Tây đã cố tình đưa chúng ta vào lĩnh vực kinh tế, nơi chúng ta thua cuộc, nơi chúng ta yếu kém hơn. Xuất phát từ việc đối chiếu hai yếu tổ này - tác động vào xã hội và chủ nghĩa tập trung kinh tế - mà những mạng lưới được phương Tây thành lập chính là những mạng lưới xã hội. Những mạng lưới này được thành lập trên cơ sở những hiện tượng thuần túy xã hội học, như hoạt động xã hội và tương tác xã hội. Trên những nguyên tắc mạng lưới này mà hình thành những nhóm hội nhân tạo - những cộng đồng bên trong xả hội, bên trong quốc gia, những cộng đồng mà phương Tây quan tâm và trong tương lai sẽ tác động vào chúng. Những mạng lưới xã hội này được xây dựng trên cơ sở những động lực kinh tế. Thực tế, động lực kinh tế ở đây là yếu tố chủ đạo, thể hiện qua việc mua chuộc trực tiếp, hay ở việc quan tâm về kinh tế đến tầng lớp thượng lưu lãnh đạo như một nhóm xã hội riêng biệt, xa lạ với quần chúng cũng như những nhóm khác.

        Những chi tiết về cách tiếp cận kinh tế để thiết lập kiểm soát lên một xã hội, và đặc biệt là thông qua động lực kinh tế của tầng lớp thượng lưu, đã được chuyên gia kinh tế John Perkins viết, như đã nói ở trên, trong Lời thú tội của một sát thủ kinh tế, quyển sách mà ông đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm riêng đề viết nên. Kết quả, rõ ràng là giới thượng lưu phương Tây đã mua chuộc trực tiếp những tầng lớp ưu tú của những quốc gia mà họ muốn gắn về mặt địa chính trị vào phạm vi ảnh hưởng của họ bằng cách tác động vào kinh tế. Về mặt công nghệ, điều này biểu lộ ở chỗ tầng lớp tinh hoa của những nước mà phương Tây quan tầm được hình dung như những cộng đồng xã hội địa phương đơn giản có thể được mua chuộc bằng vật chất, và qua họ có thể tác động lên toàn bộ xã hội, và nhân danh họ mà chuyển hóa những giá trị phương Tây, hiện thực hóa những lợi ích của “người mua”. Tiếp đó thì đơn giản là dồn đất nước ấy vào lệ thuộc nợ nần, đánh mất chủ quyền chính trị và về thực tế là không còn năng lực kinh tế, nói đơn giản là phá sản.

        Khi yếu tố tác động kinh tế lên các tầng lớp tinh hoa không còn tác dụng, sẽ diễn ra sự liên hệ trực tiếp tới xã hội qua việc lập ra những mạng lưới xã hội, bỏ qua giới tinh hoa, bỏ qua “đầu não”. Kết quả của trường hợp thứ nhất và thứ hai đều là sự tước đoạt các lãnh thổ, toàn bộ quốc gia, tức là hậu quả thuần túy địa chính trị của việc phân chia lại phạm vi ảnh hưởng và kiểm soát vì lợi ích của phương Tây, mà chi tiết sẽ được xem xét ở các chương sau.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2020, 12:59:24 pm
     
CHƯƠNG MỘT

DẪN LUẬN VÀO LĨNH VỰC HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH MỚI

        Như đã nói, các cuộc chiến tranh mạng lưới là công nghệ mới nhất của việc xâm chiếm lãnh thổ, tước đoạt không gian phục vụ lợi ích của mình, chuyển nó sang quyền kiểm soát của mình. Có thể coi việc thay đổi chế độ lãnh đạo ở một số nước là trường hợp riêng biệt của chiến lược này. Đặc điểm của chiến dịch mạng lưới này là nó đa phẩn được thực hiện không cẩn sử dụng vũ khí thông thường. Chính ở đó mục đích chính của chiến tranh mạng lưới: tăng cường không gian kiểm soát nhưng tránh bị cuốn vào giai đoạn nóng đối đầu công khai với đối phương, dù không loại trừ khả năng này.

        Các chi tiết của kế hoạch này không được loan báo công khai, thông tin về nó chỉ được phổ biến trong những hội chuyên ngành và các cộng đồng chuyên gia. Một điều thú vị là trong các nguồn mở, việc mô tả các chiến lược chiến tranh mạng chỉ xuất hiện vào đầu những năm 2000. Người ta cho rằng ban đầu, ở trạng thái hoàn chỉnh ít nhiều, chúng đã được phác thảo bởi văn phòng của Phó đô đốc Arthur K. Cebrowski, người được giao xem lại toàn bộ chiến lược chiến tranh của Lầu Năm góc và kết quả là chiến tranh mạng lưới đã được chính thức thông qua thành chiến lược của Lầu Năm góc. Công trình của Cebrowski đã được in vào khoảng năm 2000 bởi Phòng cải cách các lực lượng vũ trang của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Nhưng đó chỉ mới là những mô tả rất tổng quát của chiến lược. Công nghệ này chỉ là bí mật ở một mức độ nhất định, như tất cả mọi thứ khác ở Hoa Kỳ. Người Mỹ rất cởi mở, xuất phát từ nhận định rằng bên ngoài cộng đồng chuyên gia Mỹ, và thậm chí ngoài biên giới của Hoa Kỳ là những quần chúng tăm tối ít hiểu biết. Và nếu một người không thuộc về cộng đồng chuyên gia ưu tú, anh ta không có khả năng hiểu được bản chất của chiến lược được mô tả, mà nếu có thể, thì nhiều khả năng anh ta thuộc về một nhóm tri thức ngoài lề nào đó không có điều kiện, hoặc tác động lên việc đưa ra những quyết định có tính vận mệnh, hoặc lên tiến trình lịch sử, có nghĩa là việc anh ta tiếp cận “các ý tưởng” không nguy hiểm. Phần còn lại dân số “không tri thức” của hành tinh thì rên xiết trong những luồng thông tin rác rưởi, không có ý nghĩa gì và trên nguyên tắc họ không có khả năng lấy ra từ chúng bất cứ thứ gì giá trị. Chính theo nguyên tắc này mà các nhà chiến lược Hoa Kỳ mô tả những kế hoạch với toàn bộ tính công khai kiểu Mỹ trong nhiều quyển sách, bài báo khoa học, trên những trang web chuyên ngành, ở những nguồn khác và đã đúng khi cho rằng nếu vẫn có ai đọc nó thì chỉ là một nhóm khá hẹp những chuyên gia như đã nói. Còn đối với hầu hết mọi người thì tất cả những thứ này chẳng có gì thú vị. Và giới tinh hoa chính trị của các nước cạnh tranh cũng khó mà tiếp thu được chúng nếu không có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành. Chính vi thế mà Zbigniew Brezinski bình thản xuất bản những công trình của mình, nơi công khai mô tả chiến lược phân mảng vụn hơn không gian hậu Xô viết, rồi đến Nga, những thứ sau đó được biến thành hiện thực. Chúng tôi mở sách của Brezinski và ngạc nhiên phát hiện tất cả những gì xảy ra với mình từ đầu những năm 2000 thì ra đã được Brezinski, giả định từ năm 1997. Và ngày nay, những gì ông ta viết những năm cuối thập niên 90 đang diễn ra trước mắt chúng ta.

        Công nghệ “cách mạng màu” là một trường hợp riêng, là một dạng thức khác của những hoạt động mạng lưới còn được gọi là “những chiến dịch dựa trên hiệu ứng” (EBO), và nhìn chung cũng như đã nói, chẳng có gì bí mật và được vạch trần bởi Gene Sharp vào cuối những năm 1980. Nam Tư đã bị sụp đổ theo giáo trình của ông ta Từ độc tài tới dân chủ1và vào giữa những nàm 2000, chúng ta hẳn cũng đã ghi nhận được việc thực hiện công nghệ này trong không gian hậu Xô viết.

        Xuất phát từ việc tất cả những mô hình này, trong trường hợp tốt nhất, được một thiểu số ngoại biên sở hữu, những kẻ rõ ràng không gây được ảnh hưởng nào lên chính sách thực, nên với việc “bóc tách” tối đa tất cả chúng trên những nguồn Internet ngoại vi của mình, người Mỹ rõ là chẳng lo âu gì cho số phận những kế hoạch này. Không giấu giếm mà cũng chẳng nóng vội, từng bước họ thực hiện những chiến lược mạng lưới chống lại các đối thủ địa chính trị của mình, đặt đối thủ trước những sự kiện của những chuyện đã rồi.

        Như thế, từ một phía, thông tin về công nghệ của chiến tranh mạng lưới là tương đối đặc thù và khó hiểu, và ở dạng thức khi nó đến với nước Nga, việc dịch nghĩa, diễn giải và môi trường tiếp nhận phần lớn đã khiến nó mất đi ý nghĩa ban đầu, nên việc phổ biến nó trong một cộng đồng hẹp với người Mỹ là vô hại. Mặt khác, giá trị lớn nhất ở đây chính là sự diễn giải, sự “giải mã” dễ hiểu, giải thích theo cách dễ tiếp cận bản chất và hậu quả của việc áp dụng công nghệ này; cũng chính là chủ đích của quyển sách này.

        Được phát triển bởi Phòng cải cách các lực lượng vũ trang Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Phó đô đốc Arthur Cebrowski, công nghệ này thuộc về hàng quân sự, bởi nó nhắm vào việc chiếm chính quyền ở các nước và đặt chúng dưới sự kiểm soát của mình. Trong trường hợp này, thường thì đối thủ chỉ nhận biết thất bại của mình khi mọi chuyện đã rồi. Mặc dù các cuộc chiến tranh mạng lưới được thực hiện không sử dụng những phương tiện vũ trang thông thường, cổ điển; không trực tiếp dùng quân đội và những công nghệ tiến hành các chiến dịch quân sự đã quá quen với chúng ta suốt thế kỷ vừa qua, nhưng vẫn có khả năng xảy ra những giai đoạn nóng của chiến tranh mạng lưới. Tác động bằng vũ lực sẽ được sử dụng trong trường hợp các nguồn kháng cự, một mặt, không nằm trong hệ thống, tức không thể loại trừ chúng bằng phương thức mạng lưới; và mặt khác, chúng nằm ở ngoại biên, phàn tán và không đáng kể. Thí dụ những nhóm khủng bố nhỏ phân tán, tình cờ phân bố rải rác trên một vùng lớn lãnh thổ, không có chiến lược chung và không phối hợp hành động cùng nhau. Nhưng ngay cả trong những điều kiện đó, giai đoạn vũ lực của chiến dịch mạng lưới chỉ được thực hiện khi ý nghĩa của nó nằm ở yếu tố thời điểm, cẩn để thúc đẩy hoàn tất chiến dịch. Cùng lúc, yếu tố quan trọng nhất của chiến lược mạng lưới là “sàng lọc” các nhóm đối phương với nhau, khiêu khích xung đột vũ trang, đụng độ và các hoạt động vũ lực và bạo lực trên một lãnh thổ quan tâm nào đó. Tất cả những điều này, thật không may cho chúng ta, không phải là những ý định hời hợt, mà là kết quả của một công trình trí tuệ nghiêm túc, là chắt lọc công nghệ từ sự phát triển tư tưởng phương Tây nói chung, chảy qua suốt hai thế kỷ gần đây, có nền tảng khoa học và thậm chí cả bằng chứng bản thể luận hẳn hoi.

---------------------
        1. Sharp G., Từ độc tài tới dân chủ: khung quan niệm cho quá trình giải phóng. - M., Chọn lựa tự do; Nhà xuất bản Mới 2005.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2020, 01:04:38 pm

        CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI TRONG “QUAN HỆ QUỐC TẾ”

        Trong bức tranh thế giới hiện đại, tính chất công cụ của các “quan hệ quốc tế"1 ngày càng nổi bật. Động lực chính cho việc tiến hành các hoạt động khác nhau trên trường quốc tế ngày càng là những mục tiêu không mang tính địa phương. Trước kia dân tộc này xung đột với dân tộc khác do sự hạn chế những nguồn tài nguyên trong nước hay không gian sống2. Trong trường hợp đó, “quan hệ quốc tế" thật sự được xem xét như một sự bộc phát ra bên ngoài những vấn đề bên trong3. Ngày nay, các mục tiêu mà vì nó những “quan hệ quốc tế" được thực hiện ngày càng có tính toàn cầu, liên quan tới việc định dạng lại toàn bộ không gian xã hội của trái đất trong ý nghĩa tư tưởng, văn hóa và văn minh. Ở đây nói vế viễn cảnh cuối cùng nào đó, tức theo thuyết mạt thế, của bức tranh thế giới. Còn “quan hệ giữa các nước” theo hình dung cổ điển dựa trên những mô hình truyền thống, như chủ nghĩa hiện thực (mà hiện nay là tân hiện thực), chủ nghĩa tự do (nay là tân tự do)4,17 v.v... thì chỉ là công cụ để đạt được những mục tiêu toàn cầu, cuối cùng này.

        Vì thế mà những cơ sở của việc hiện thực hóa các quá trình “quan hệ quốc tế" cũng thay đổi. Từ những ý niệm hoàn toàn thực dụng và hợp lý, chúng chuyển sang mang tính triết học và thậm chí siêu hình về những mục tiêu cuối cùng của chính trị quốc tế. Thí dụ rõ nét nhất cho hiện tượng này là xu hướng thế giới quan chính trị tân bảo thủ (neocon) ở Hoa Kỳ. Đại diện của xu hướng này đang sử dụng nó như nền tảng cho những quan điểm triết lý, nhào nặn từ đó những lối tiếp cận công nghệ vào việc hình thành xã hội. Nguyên tắc chính của những nhà tân bảo thủ là triết học phải được hiện thực hóa bằng thực tiễn, các ý tưởng phải được đưa vào đời sống chứ không chỉ sử dụng để thỏa mãn trí tuệ5, bởi như các nhà tân bảo thủ hay nói, “ideas do matter”. (Ý tưởng cũng có ý nghĩa).

        Bản thân hệ thống “quan hệ quốc tế" hiện nay cũng chuyến từ cấp độ quan hệ giữa các nước, hình thành từ lúc thiết lập hệ thống Hòa ước Westphalia và cuối cùng được cũng cố bởi Hòa ước Versailles, sang những cấp độ thấp hơn. Các chủ thể của quan hệ giữa các nước - ở nghĩa đen của từ này - ngày càng là chính các đất nước, chứ không phải các dân tộc hay cộng đồng dân tộc. Giờ đây, thậm chí những cấu trúc xã hội, phi quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, phi thương mại cũng có quyền xem mình là chủ thể của nền chính trị toàn cầu và tác động lên các quá trình diễn ra bên ngoài phạm vi các quốc gia mà chúng đăng ký. Nhưng đó cũng chưa phải là hết: thay cho chủ thể tập thể, cho dù ở cấp độ thấp hơn quốc gia là chủ thể phân tán của các cá thể, liên kết thành những mạng lưới nhân tạo theo kết quả của cái gọi là quần chúng hóa - thuật ngữ mà Alain de Benoist đã đề cập ở trên. Các mạng lưới, đến lượt mình, lại được hình dung như một hệ thống những mối quan hệ hàng ngang, được Gilles Deleuze định nghĩa là rhizome, thân rễ6. Và đến đây vấn đề đã là sự thay đổi ý niệm triết học của thiết chế xã hội -  sự tiến hóa của các quan điểm từ cổ điển đến mạng lưới, hình thành từ khi bắt đầu kỷ nguyên hậu công nghiệp đến lúc thiết lập trọn vẹn mô hình thế giới quan của hậu hiện đại. Chính thân rễ, mà chính xác hơn là sự hiện diện của nó, là điều kiện cần thiết để mở rộng “đế chế" Hoa Kỳ, điều mà Negri và Hard rõ ràng ám chỉ: “Phác thảo chung của thiết chế đế chế hiện đại có thể được hình dung qua rhizome, một hệ thống rễ lan tỏa, một mạng lưới thông tin phổ quát mà tất cả những điểm và nút của nó có liên hệ với nhau”7.

        Nếu ngày trước tiền đề của thành công là sự vượt trội quân sự, thể hiện lúc đầu qua cơ số quân, sau đó là ở chất và số lượng vũ khí, thì ngày nay, để thiết lập kiểm soát trên những không gian lớn người ta sử dụng những công nghệ mạng lưới, và với đối phương họ tiến hành chiến tranh mạng lưới8. Động cơ của việc thiết lập kiểm soát toàn cầu và xâm chiếm văn minh những không gian lớn chính là những ý tưởng mạt thế về hoàn tất lịch sử theo “hợp âm của mình” để đưa những hình dung của mình, mô hình thiết chế của mình vào nền tảng của thế giới mới thay cho thế giới cũ. Những cái nhìn như thế đặc trưng ở nhiều chính khách, trong số đó có những chính khách ảnh hưởng lớn đến thế giới, và trong một số thời điểm chúng tiệm cận với những quan niệm tôn giáo về những động cơ hoạt động chính trị và quốc tế. Chính đó là điều mà nhà xã hội học và thần học Peter Berger xác định là giải thế tục hóa9.

        Và như thế, việc biện giải cho các hiện tượng như chiến tranh mạng lưới phải gắn với sự cần thiết hiểu rõ những thay đổi cách tiếp cận có tính mô hình đối với “quan hệ quốc tế" sang tinh thần của thuyết mạt thế và thậm chí siêu hình. Chỉ bằng cách này mới có thể xác định vai trò của triết học và những tư tưởng thoát thân từ những quan niệm triết học, trong việc hình thành các giải pháp liên quan đến thiết chế thế giới và tương lai nhân loại, nơi những mạng lưới xã hội trở thành công cụ then chốt trong việc thiết lập kiểm soát và ảnh hưởng.

-----------------------
        1. Khái niệm "quan hệ quốc tế" trong thực tế, nhìn từ quan điểm khoa học, không hoàn toàn chính xác bởi trong tiếng Nga, khái niệm international relations được dịch không đúng. Khái niệm "international" trong trường hợp này khái quát quan hệ giữa các quốc gia - đất nước, hay nói đơn giản, là giữa các đất nước tức theo nghĩa đen là quan hệ giữa các nước, chứ không phải giữa các nhân dân, tức không có ý nghĩa như nhau. Chính xác hơn trong trường hợp này nên dùng khái niệm "quan hệ các nước" tức mối liên hệ giữa các quốc gia, mà trong tài liệu khoa học phương Tây nó hàm ý là các quốc gia - đất nước. Tuy nhiên trong tiếng Nga một lần nữa hoàn toàn không đúng khi cụm từ quan hệ quốc tể thường được hiểu như quan hệ giữa các dân tộc (chúng thường được định nghĩa bằng từ dân tộc tính) hay thậm chí các nhóm dân tộc, chứ không phải giữa các quốc gia. Đồng thời cũng có thể sử dụng một khái niệm trực tiếp tương tự International relations - quan hệ quốc tế. Nhưng ở đây chúng ta cảm nhận một sự bổ sung ngữ nghĩa liên quan đến giai đoạn mác xít của lịch sử Nga. Vì thế trong công trình này chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm đã được hình thành "quan hệ giữa các nước" trong ngoặc kép, và những biến thể - quan hệ giữa các dân tộc (bên ngoài ngữ cảnh các nhân dân hay các nhóm dân tộc) và quan hệ quốc tế (không liên quan đến ngữ cảnh mác xít).

        2. Bogaturov A.D Hội chứng sáp nhập trong chinh sách quốc tế, Pro et Contra. 1999. ĩ. 4. No 4

        3. Batalov E. Chủ thể của triết học quan hệ quốc tế, Các tiến trình quóc tế. 2004. T. 2. No 1 (4).

        4. Tsygankov p. A. Lý thuyết các quan hệ quốc tế - M.,2006

        5. Drury Shadia. Leo Strauss and (he American Right, London: Macmillan, 1999.

        6. Gilles Deleuze, Guattari F. Anti-Oedipus: Capitalism and Schizophrenia, M: u - Faktoria, 2007.

        7. Hardt M„ Negri A. Đế chế. M.: Praksis, 2004

        8. Korovin V.M. Bí mật quân sự chính của Hoa Kỳ - chiến tranh mạng. - M.: Eksmo, 2009

        9. Berger P.L (ed.) The Desecularization of the World: Resurgent Religion and World Politics II Washington en Michigan: The Ethics and Public Policy Center en Wm. B. Eerdmans Publishing Co. 1999


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2020, 01:05:47 pm

        SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA XÃ HỘI: TỪ TẬP THỂ SANG MẠNG LƯỚI

        Tiền đề xuất hiện của các quá trình mạng lưới nên tìm kiếm trong lĩnh vực thay đổi cấu trúc xã hội. Tức là sự chuyển đổi của chủ thể tập thể, thông qua các cá nhân liên kết thành “những tập hợp” nhân tạo sang kiểu mạng lưới xã hội, nơi chủ thể là quần chúng được phân tán nhỏ, liên kết thành những mạng lưới khác nhau. Và như thế, các quy trình mạng lưới xuất phát trên cơ sở thực tiễn của mạng lưới, của môi trường mà ở đó những quá trình mạng diễn ra. Và chính những mạng lưới này trở thành nền tảng cho những quá trình này, một cơ sở hạ tầng cần thiết, một điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại cộng đồng mạng lưới. Mạng Internet ở đây có thể hình dung chỉ như một mô hình tiêu biểu hơn, có tính tham chiếu của mạng lưới. Nhưng ngoài nó ra, ở đây còn có những mạng lưới khác - mạng lưới các quán ăn, các mạng lưới thương mại, mạng lưới các tổ chức tôn giáo, những giáo phái, các câu lạc bộ thanh niên, những mạng lưới thành lập và xúc tiến các thương hiệu (hay các meme23), bất kỳ mạng lưới xã hội nào. Tất cả chúng tạo thành môi trường cần thiết cho các quá trình mạng lưới. Tính năng quan trọng nhất ở đây là sự phân tán nhỏ thành viên của hệ thống, vì chỉ bằng cách đó mới cho phép tái kết hợp các mạng lưới một cách uyển chuyển nhất trong tất cả sự đa dạng của nó, thành lập những hệ thống mới các mối liên hệ dựa trên cùng một khối lượng những tập hợp phi cá tính.

        Như vậy, sự hiện diện của môi trường mạng lưới là điều kiện chủ chốt cho việc xuất hiện chính những mạng lưới và kết quả là những quá trình mạng lưới được hiện thực hóa thông qua việc sử dụng những mạng lưới này. Và nếu trong không gian chủ thể tập thể, bản sắc chung, bản sắc tập thể có thể mâu thuẫn với việc tuyên truyền thế giới quan hay thông tin, thì trong điều kiện xã hội mạng lưới, việc tuyên truyền và phổ biến thông tin (và tương ứng là thế giới quan) có thể diễn ra không cần tác động ngay lập tức, trực tiếp lên xã hội như một chủ thể tập thể toàn vẹn. Và ở đó, chức năng tập hợp, huy động của nhà nước không còn là quyết định. Nói nôm na, giờ đây nhà nước không còn là trở ngại cho những tiến trình mạng lưới, chúng diễn ra xuyên qua nhà nước, bỏ qua nó, thâm nhập và vượt qua các biên giới. Các quá trình mạng lưới thật sự mang tính quốc tế. Trước đây, trong môi trường chủ thể tập thể với bản sắc vững vàng, việc truyền đạt thông tin, áp đặt thế giới quan và theo đó, là sự quản lý, chỉ có thể trong quá trình chiếm đoạt không gian này hay khác, chiếm đoạt nhà nước hay chinh phục nhân dân.

        Cùng lúc đó, bản thân tiến trình phân tán hóa xã hội tuy là điều kiện cần thiết, nhưng không đủ. Để phần tán hóa xã hội cần áp đặt những phương tiện thông tin cần thiết, tức là xã hội được tán nhỏ đó cần phải được “mạng lưới hóa”. Chỉ bằng cách đó mới xuất hiện những điều kiện cần và đủ cho việc thành lập xã hội mạng lưới và thay đổi cách tiếp cận công việc với nó - chuyển từ tác động trực tiếp sang tác động bằng mạng lưới. Từ đây mới xuất hiện khả năng truyền bá thế giới quan nào đó lên xã hội này hay khác mà không cần phải chinh phục nó. Sự áp đặt hệ thống quan điểm trong trường hợp này thể hiện qua việc thâm nhập vào những cuộc bàn luận, vào mô hình phát triển, vào những thay đổi truyền thống xã hội, vào việc thành lập và áp đặt những định chế, trạng thái xa lạ với xã hội đó. Kết quả chính là qua sự hiện diện mạng lưới mà người ta có thể tiến hành can thiệp, sử dụng các quá trình mạng lưới để thay đổi và phá hủy một phần hay toàn bộ các nền tảng đời sống xã hội và những định hướng giá trị của xã hội. Thí dụ cho việc này là những sự kiện diễn ra ngay trước mắt chúng ta: sự bành trướng các giá trị phương Tây, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, “cách mạng màu” và những cuộc đảo chính Ả rập đầu thế kỷ 21, những xung đột sắc tộc thường xuyên và các cuộc chiến tranh tôn giáo không yên.

        Và như thế, những hiện tượng như các quá trình mạng lưới được tạo điều kiện nhờ sự hiện diện của số lượng lớn các mạng lưới. Qua các mạng lưới này, những người điều phối nó thực hiện nhiệm vụ của mình, trong số đó có những nhiệm vụ vượt ra ngoài khuôn khổ lợi ích địa phương. Kết quả là việc sử dụng mạng lưới này đã bước vào cấp độ của “những quan hệ quốc tế" để cuối cùng thay đổi bức tranh địa chính trị thế giới. Như thế, các quá trình mạng lưới trở thành một hiện tượng quan trọng của chính trị quốc tế và các “quan hệ quốc tế" trong lịch sử hiện đại.

------------------------
        1. Meme: Một ý tưởng, hành vi, hoặc một kiểu cách lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác trong một nền văn hóa. Trong Internet, meme là một hoạt động, một quan niệm, một cụm từ hoặc một mẩu thông tin được những người sử dụng mạng sao chép sử dụng, bắt chước lẫn nhau (ND).


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2020, 01:09:31 pm

        NHẬN BIẾT MẠNG LƯỚI

        Chiến tranh mạng lưới, được thực hiện trong khuôn khổ chung của những quá trình mạng lưới (hay như được định nghĩa trong văn học phương Tây, effects-based-on-operations - những hoạt động dựa trên hiệu ứng1) - là một trạng thái xác định của môi trường thế giới, trong khuôn khổ đó các diễn viên tương tác với nhau. Tuy nhiên, sự tương tác của họ trong phạm vi toàn cầu lại mang tính xung đột. Chiến tranh mạng lưới, giống như những hiện tượng khác đang thay đổi triệt để cuộc sống chúng ta, cũng trải qua sự tiến hóa các hình thái cùng các phương pháp thực hiện, lan truyền ra thế giới, và có đặc thù khu vực.

        Để nghiên cứu đồng thời xác định rõ ràng các phương pháp chủ yếu tiến hành chiến tranh mạng lưới (hay để bảo vệ chống lại nó), cần sử dụng một phần lớn cách tiếp cận xã hội học. Cần phải hiểu sự can thiệp mạng lưới ấy thể hiện thế nào trong đời sống cộng đồng, trong cơ cấu xã hội, trong đặc thù những mối quan hệ nội tại của nó, trong hoạt động của những định chế cơ bản, v.v...

        Để xác định điểm khởi đầu của sự can thiệp mạng lưới, cần phải phân tích hết sức chi tiết động lực phát triển xã hội theo sau nó. Ở đây chúng ta chỉ có thể xây dựng lại công nghệ này bằng cách quan sát nó hoạt động, sử dụng những nguồn thông tin hiếm hoi được in ấn công khai. Một trong những nguồn này là cuốn sách của Edward Alan Smith Effects-Based Operations, phác thảo chung công nghệ thực hiện những quy trình mạng lưới mà tác giả gọi là “những hoạt động dựa trên hiệu ứng”. (EBO). Tuy nhiên trong nghiên cứu công nghệ này, có thể liên hệ với những người tham gia trực tiếp những hoạt động này từ phía này hay từ phía khác (tức người điều hành và đối tượng), nghiên cứu phương pháp luận của việc thực hiện trên thực tế những hoạt động này (các “hướng dẫn sử dụng”, những chỉ dẫn), phân tích các chiến dịch này một cách chi tiết, hậu quả của nó đối với các xã hội khác nhau, điều chúng tôi cố gắng làm trong khuôn khổ quyển sách này.

        BA MÔ HÌNH CHIẾN TRANH

        Nói về sự khác biệt của chiến tranh mạng lưới với những cuộc chiến thông thường của thời đại công nghiệp, cần phải tính đến ba giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại: nông nghiệp, kỹ nghệ (công nghiệp) và hậu kỹ nghệ (thông tin). Chúng tương ứng với ba hình thái xã hội - tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại. Xã hội hiện đại của chúng ta đang ngày càng trở nên hậu hiện đại hơn, tương ứng với công nghệ hiện đại -  tức những công nghệ của thời công nghiệp được sử dụng khi tiến hành những cuộc chiến thông thường, nơi mà quân đội, kỹ thuật quân sự, cơ số quân từng chiếm ưu thế - đang đi vào quá khứ. Hậu công nghiệp hóa thế giới hiện đại và những công nghệ hậu công nghiệp tập trung ở việc chuyển tải thông tin - và đây mạng là điểm mấu chốt, là chức năng chính, là lĩnh vực chuyển tải và là môi trường phổ biến thông tin. Mạng lưới - bản thân nó là một hiện tượng hậu hiện đại.

        Phải hiểu tất cả những điều này hầu đánh giá những cách tiếp cận công nghiệp để tiến hành chiến tranh đã lạc hậu đến đâu, và nhờ đó, có thể hình dung một cách thích hợp vai trò của một hệ thống thuần công nghiệp của cái gọi là răn đe hạt nhân mà sự ổn định của thế giới lưỡng cực của nền hòa bình Yalta kỷ nguyên hiện đại đã dựa vào. Câu ngạn ngữ cũ rằng các vị tướng luôn chuẩn bị cho cuộc chiến đã qua ở đây có ý nghĩa quan trọng sống còn2. Nếu không nhận biết bản chất “học thuyết chiến tranh mới”, có thể đơn giản quên đi khái niệm về an ninh, cũng như khả năng gìn giữ chủ quyền.

        Có vô số thí dụ, trong đó từ cả lịch sử mới đây chứng minh rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hoa Kỳ sẽ không đi đến việc gây ra căng thẳng hạt nhân nếu Nga ít nhất vẫn còn kho vũ khí hạt nhân dù là trên danh nghĩa, cũng như giả định là Nga có khả năng tấn công trả đũa. Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc đụng độ quân sự hạt nhân trực tiếp giữa các lực lượng chính của châu Âu với quân đội Nga3. Và càng không thể loại trừ đụng độ quân sự gián tiếp trong những cuộc xung đột địa phương hoặc những cú tấn công địa phương “hợp lý” trên lãnh thổ Nga trong trường hợp cần thiết trấn áp những điểm kháng cự riêng rẽ của những nhóm khủng bố nhỏ, khả năng đó đã được viết thẳng ra trong quan điểm an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, một phản ứng hạt nhân của Nga là không tương xứng, có nghĩa, theo hình dung của các nhà chiến lược phương Tây, điều đó khó xảy ra. Công cụ chính trong giai đoạn nóng của chiến tranh mạng lưới là cú tấn công quân sự “khiêu khích” trên lãnh thổ của đối phương (hay trên lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát chiến lược của đối phương) từ phía lực lượng thứ ba. Phương thức tiến hành chiến tranh này xuất phát từ chiến lược “Anaconda”4 được Hoa Kỳ áp dụng tích cực mà chúng ta sẽ dừng lại chi tiết hơn ở những chương sau. Thí dụ về cú đấm quân sự “khiêu khích” này là cuộc tấn công vào Gruzia và Nam Ossetia, một chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ chống lại Nga mà để tiến hành nó, người ta đã tạo ra cái gọi là những điều kiện cần cho cuộc xâm lược quân sự lên lãnh thổ mà về mặt chiến lược nằm dưới sự kiểm soát của Nga, không cần liên kết trực tiếp với trung tâm Mỹ vế việc thông qua quyết định này.

        Như thế, sự an lòng về an ninh của Nga - vốn gắn với hi vọng về “lá chắn hạt nhân” mà chúng ta kế thừa được từ kỷ nguyên hiện đại bên cạnh sự hiện diện của công nghệ chiến tranh mạng lưới hậu hiện đại - là giả tạo. Nó cũng giống như hi vọng vào cái nỏ hoặc cây cung căng với những mũi tên sắc nhọn trong tình huống mà đối phương chuẩn bị không kích bằng một hạm đội máy bay ném bom siêu thanh. Khí giới kỷ nguyên công nghiệp sẽ thua các chiến lược thông tin hậu công nghiệp, giống như các đạo quân của kỷ nguyên tiền hiện đại khi đối mặt với quân đội thời công nghiệp. Kỵ binh dĩ nhiên đã tham gia Thế chiến thứ hai, nhưng đã không trở thành yếu tố quyết định chiến thắng.
----------------------
        1. Smith E. A. Effects-Based Operations, CCRP, 2002.

        2. Lời của chỉnh khách lỗi lạc, thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965). Ông nhắc tới một thực tế khách quan: chuẩn bị cho một cuộc chiến mới có khả năng bùng nổ, các nhà lành đạo quân sự thường dựa vào những kinh nghiệm quá khứ, chẳng khác nào họ chuẩn bị cho một cuộc chiến đã qua! Thực tế, Churchill hàm ý: trong chiến lược quân sự, phải tính đến tất cả những yếu tố mới nhất giúp chiến thắng: khoa học, công nghệ, chính trị, tâm lý, v.v...), những yếu tố mà các vị tướng bảo thủ thường xem nhẹ. (Nguốn: http://dic.academic.ru dic.nsf/dic_wingwords/591/%D0%93%D0%B5%D0%BD%D0%B5%D1%80%D0%B0%D0 %BB%D1%8B) (ND)

        3. Xem chi tiết trong Korovin B.M: Cú đánh vào nước Nga. Địa chính trị và linh cảm chiến tranh. - Spb.: Piter, 2014

        4. Xem chi tiết trong Korovin B. M- "Putin chống Anaconda"// http://korovin.org/?page=326&act=showme& what=38; Korovin B.M Những kết thúc của thời gian và không gian // http://korovin.org/?page=332&act= showme&what=141


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2020, 10:17:08 am

        COI NHẸ HẬU HIỆN ĐẠI

        Yên tâm với việc sở hữu những phương tiện răn đe hạt nhân, nhưng nước Nga phải chuẩn bị đối phó với những hiểm họa từ phía mà chúng ta không ngờ tới nhất. Không ngờ tới bởi những năm qua chúng ta không coi đó là nghiêm trọng. Quan điểm hậu hiện đại - thay đổi nhận thức của quần chúng - hiện nay hoàn toàn bị coi thường, nhất là những chức năng phá hoại, phi xây dựng của nó. Đúng ra mà nói, hậu hiện đại không phải là điều gì đó khôi hài, nếu nhìn nó một cách nghiêm túc, và việc xã hội chúng ta coi thường nó đã được gài đặt trước bởi những kẻ thúc đẩy quan điểm này lên địa bàn xã hội và giới chuyên gia của chúng ta. Hậu hiện đại như thể cố tình bị nhạo báng bởi những người tạo ra nó. Hậu quả là trong cộng đồng chuyên gia chúng ta, nếu ai đó nghe từ hậu hiện đại sẽ cười khúc khích nói rằng: “À vâng, chúng tôi biết rồi, đó là Quentin Tarantino, là Pulp Fiction, chúng tôi xem rổi, vâng, Mia Wallace nhảy với Vincent Vega"1, và thật sự hiểu biết về hậu hiện đại chấm dứt ở đó.

        Trong khi đó, hậu hiện đại là một kiểu ma trận, hoàn toàn thế chỗ cho môi trường mà chúng ta đã quen sống và hoạt động. Nó thật sự thiếu bất kỳ thứ bậc nào hay tiêu chuẩn nào. Kết quả là trong không gian hậu hiện đại, người ta không thể đánh giá bất cứ thứ gì bởi không có tiêu chuẩn nào được thiết lập rõ ràng cho nó. Cùng lúc, thật là nghịch lý, lại tồn tại quá nhiều tiêu chuẩn và đánh giá. Và cụm từ mà chúng ta hay sử dụng vội vàng trong vô vọng - “chín người, mười ý” - trên thực tế chính là tinh túy của hậu hiện đại. Từ đó suy ra rằng mỗi người là tác giả hệ thống tọa độ của mình, bộ máy khái niệm của mình, còn những trường ngữ nghĩa chung mà nhờ nó mọi người có thể tìm ra tiếng nói chung với nhau lại không có. Đây chính là sự đa dạng tuyệt đối của môi trường, là đời thường của hậu hiện đại.

        Khi nói về hậu hiện đại, chúng ta phải hiểu rằng cái hiện đại vốn quen thuộc, thân thích và gần gũi với chúng ta, nhìn chung về nguyên tắc đã hoàn toàn bị hậu hiện đại đè bẹp, đơn giản là nó không nhận ra và đã xem thường (hậu hiện đại). Cũng như tiến hiện đại, đã chỉ ngóc đầu trong bối cảnh xuất hiện cùa hậu hiện đại vì sự thờ ơ tuyệt đối của hậu hiện đại cũng với tiến hiện đại. Chính đây là lý do của sự trở lại của cả tôn giáo, cả sự thế tục hóa tràn lan, cả sự tăng cường vai trò của Chính thống giáo chẳng hạn trong xã hội Nga. Lý do là hậu hiện đại hoàn toàn thờ ơ với truyền thống về mặt nguyên tắc và Chính thống giáo nói riêng, cũng như tất cả những tín ngưỡng tôn giáo và hình thức thờ phượng khác. Điều đó cũng giống như những hình mẫu tiến bộ, thực chứng mà các nhà tương lai học hiện đại đang mê đắm, với niềm ngưỡng mộ và thích thú mơ vẽ việc xây dựng nước Nga công nghiệp mới, siêu tiến bộ, với những chuyến bay giữa các vì sao và những công nghệ siêu hiện đại. Nhưng trong khi họ mơ màng về sự công nghiệp hóa mới thì hậu hiện đại và hậu công nghiệp hóa đã thâm nhập trọn vẹn vào xã hội từ trên xuống dưới.

        Giờ đây thì chúng ta đang đối phó với một kiểu người hoàn toàn mới và kiểu xã hội mới. Bây giờ đã không còn môi trường công dân mà hiện đại quen dựa vào. Môi trường đặt nền tảng cho nhà nước quốc gia, kể cả môi trường mạng lưới phân tán hóa mà chúng ta ở nước Nga mới chỉ vừa quen tiếp nhận nó như một thực tế mới, cũng đã lỗi thời rồi. Hiện nay bức tranh thế giới được tạo nên bởi một xã hội “lỏng” (liquidity), một khối quần chúng hoàn toàn chuyển động nào đó. Không chỉ đơn giản bị phân tán nhỏ, mà thậm chí đó là những cá nhân ảo có thể được cấu hình bằng bất cứ cách nào khi nhồi cho nó những phẩm chất bất kỳ nào rồi đặt nó vào bất cứ cộng đồng có ý nghĩa hoặc vô nghĩa nào, những cộng đồng có thể tan rã hoặc lập mới bằng cách áp dụng những sự kết hợp phi lý nhất. Và môi trường đó, quần chúng hiện tại đó, vai trò cùng ảnh hưởng của nó sẽ ngày càng gia tăng. Hiện nay điều này đang xảy ra ở cấp độ của ngôi thứ nhất: những lời kêu gọi trên Internet đến tận mỗi túp lều, trao iPhone cho mỗi đứa bé vừa xong mẫu giáo, iPad cho mỗi học sinh trung học, đã trở thành phông nền cho sự tồn tại của chúng ta. Chúng ta lắp đặt lưới hóa thường trực cho không gian xã hội, nhận lấy những trách nhiệm ngày càng tăng trong lĩnh vực này, nối vào mạng lưới tất cả những gì dịch chuyển, tích hợp vào mạng lưới tất cả những gì trước kia không thể đặt vào một khái niệm hiện đại nào. Bởi để những nhà chiến lược mạng lưới hoạt động thành công, xã hội cần được mạng lưới hóa. Hậu hiện đại đã xê dịch những ranh giới của lý trí bằng cách đưa bản thân lý trí ra khỏi giao tiếp.

-------------------
        1. Pulp Fiction - còn có tên tiếng Việt là "Chuyện tào lao" "Tiểu thuyết lá cải" hay "Chuyện Găngxtơ” - một bộ phim tâm lý tội phạm của Mỹ phát hành năm 1994 có bối cảnh quay tại Los Angeles. Mia Wallace (do Uma Thurman đóng) và Vincent Vega (do John Travolta diễn) là hai nhân vát trong phim. (NO)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2020, 10:18:11 am

        Và chỉ khi nào nhiều diễn viên mạng lưới kết nối vào lưới mạng, còn những nút của nó không thể tư duy ngoài mạng lưới, thì khi đó mạng lưới đi vào hoạt động. Khi đó những khái niệm mạng lưới sẽ được tung vào xã hội, và xã hội trở thành mạng lưới. Những mạng xã hội được hình thành hiện nay tưởng như vô thưởng vô phạt, như Facebook hay Twitter - là những mô hình hành vi đi vào thực tiễn offline bằng cách thâm nhập vào cách thức suy nghĩ, thành lập một xã hội nối mạng ở nơi mà hôm qua không có gì ngoài thực tiễn khách quan.

        Nhưng cũng cần suy nghĩ về việc môi trường này, phù hợp một cách lý tưởng cho việc kiểm soát từ bên ngoài lãnh thổ, thuận lợi cho việc xây dựng và cầu hình thực tế đáp ứng lợi ích của những kiến trúc sư mạng lưới, cũng như chính quyền hiện đại, thực chứng còn sót lại từ thực tế vật chất Xô viết và được hình thành trên những nguyên tắc hiện đại, mơ về sự hiện đại hóa công nghiệp duy vật, hiểu rằng nó hoàn toàn không có khả năng dựa vào thực tiễn đang có. Thực tiễn này hiện nay đơn giản là đã trượt qua dưới chân nó, vuột khỏi kẽ tay. Đó là cái không thể chộp lấy, không thể sắp xếp, áp đặt những quan điểm hiện đại của riêng mình, đó là cái người ta không thể cho nó một hình thái nào, không thể đặt vào đâu đó càng không thể dịch chuyển đi đâu đó. Nó không có chiều thẳng đứng, mà là một môi trường phân tán, lan tỏa, là sóng. Và chính quyền hiện nay đang cố kiểm soát môi trường sóng này - cau mày, họ mấp máy môi nói: “Đấy, các người này bây giờ đến đây, còn những người kia, ở đây, các người được sắp xếp như thế". Xếp đi đâu chứ? Không ai có thể sắp xếp đi đâu được nữa, bởi chính quyền thực chứng và xã hội mạng lưới hiện diện ở những chiều kích khác nhau, chúng thậm chí còn không đại diện cho nhau.

        Một trong những tiêu chí chính của xã hội mạng lưới là việc xem nhẹ quốc gia và thậm chí khinh bỉ nó. Việc đối đầu giữa mình với quốc gia được đánh giá cao, đối với môi trường mạng lưới, nhà nước không phải là một giá trị. Khi chính quyền kêu gọi: “Hãy tập hợp lại, hãy dốc sức mình để đất nước phồn vinh”, nó phải chấp nhận rằng không còn khả năng hòa hoãn với việc từ lâu điều này đã có tác dụng ngược, bởi cùng với lời kêu gọi, nhà nước không còn đưa ra được động lực. Bất cứ động lực nào cũng bị hòa tan trong hậu hiện đại. Con người không còn nhớ tới “nhà nước” nữa. “Nhà nước là gì?”, họ hỏi.

        Hậu hiện đại hiện nay rõ ràng là một thực tế hiển nhiên, không thể trông thấy nó, dù có thể hiểu được. Và Dmitri Medvedev1 càng cổ vũ Twitter và iPad mạnh bao nhiêu thì việc phần rẻ và hậu hiện đại hóa xã hội chúng ta càng dữ dội bấy nhiêu, chính quyền, chế độ và nhà nước càng mất kiểm soát chúng nhanh bấy nhiêu. Xã hội đơn giản sẽ trôi xa khỏi nhà nước để đi vào một thực tế khác, các cảm biến mạng sẽ trực tiếp đi qua đầu của chính quyền hiện nay, trên cả Putin, bỏ qua Medvedev, qua bộ máy hành chính tổng thống, kết nối trực tiếp vào xã hội mạng lưới này, từ bên ngoài bắt đấu mô hình hóa các kiểu mẫu xã hội và điều khiển chúng, áp đặt các giá trị và chiến lược trước đó đã hình thành ở phương Tây. Trong những môi trường, xin lưu ý, có tính trí tuệ.

        Đừng đánh giá thấp hậu hiện đại và cười bảo giờ đây chúng tôi sẽ xây những chuyến bay mới giữa các vì sao và đời sống vật chất hạnh phúc. Có thể, chúng ta rồi sẽ xây được nó, nhưng phải mất nhiều năm. Còn để chèn mạng lưới vào thực tế - chỉ cần vài phút. Chúng ta vẫn chưa kịp tìm hiểu hết những chức nàng của món đồ điện tử mới, sống như thế nào trong thực tiễn khác. Không cẩn chúng ta có hiểu hậu hiện đại hay không.

---------------------
        1. Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev nói tiếng là người say mê công nghệ và tích cực sử dụng mạng xã hội trong số các thành viên chính phủ Nga. (ND)



Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2020, 10:19:27 am
        
NGUYÊN NHÂN ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Trong hoạt động của mình, người Mỹ luôn xuất phát từ những quy luật địa chính trị, và hằng số cơ bản của địa chính trị là sự đối đầu giữa nền văn minh lục địa, mà đại diện hiện nay là Nga, với nền văn minh biển mà thành trì và sự thống trị của nó là Hoa Kỳ.

        Địa chính trị là không thể thay thế với người Mỹ, họ luôn xuất phát từ những nguyên tắc địa chính trị, vì vậy hằng số địa chính trị có mặt trong mỗi bước đi của họ, trong mỗi hành động cụ thể. Chiến tranh mạng lưới - đó là công nghệ bắt nguồn hợp lý từ địa chính trị. Mối đe dọa chính với Hoa Kỳ, xuất phát từ logic địa chính trị, chính là Nga với tư cách một không gian lớn, vì thế nhiệm vụ chính của Hoa Kỳ là giảm bớt không gian lớn này bằng cách tước đoạt các lãnh thổ vì lợi ích của mình và chia nhỏ chúng.

        Trong địa chính trị, không gian - khối lượng địa chính trị - có một ý nghĩa đặc biệt, thậm chí không phụ thuộc vào việc nó có nhiều khoáng sản hay đất đai màu mỡ, mặc dù theo quan điểm “địa linh thiêng” đi trước địa chính trị, chất lượng của không gian cũng có ý nghĩa lớn. Nga là một thực thể địa chính trị lớn, trong thuật ngữ địa chính trị thì đó là không gian lớn, có nghĩa nó là đe dọa sự thống trị độc tôn của Hoa Kỳ. Mục tiêu của “đế chế" Hoa Kỳ là phân chia không gian lớn đó ra thành từng phần, càng manh mún càng tốt. Và ở đây mọi phương tiện đều tốt: bắt đầu từ phá hoại tư tưởng, suy thoái đạo đức, Chiến tranh Lạnh, phong tỏa kinh tế và kết thúc bằng tấn công quân sự trực tiếp. Chiến tranh mạng lưới nằm đâu đó ở giữa.

        CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN: MỐI LIÊN HỆ

        Dựa vào sự đối đầu giữa nền văn minh lục địa với văn minh biển, địa chính trị cổ điển xác định chính quyền lục địa bằng khái niệm “tellurocracy” (“telos” - đất và “cratos”: chính quyền), và chính quyền biển bằng khái niệm “thalassocracy” (thalasso: biển). Các kiểu văn minh này được hình thành trong nhiều thế kỷ - cái nhìn từ biển về đất liền, nhận thức của con người của biển về đất liền và nhận thức của đất liền về biển; “những tên cướp biển” và “những kẻ du mục trên đất liền” - đó là những gì nằm trong mô hình xã hội học của hai kiểu văn minh này. Nền văn minh biển có đặc điểm là tính cơ động xã hội, trong khi nền văn minh lục địa thích ứng hơn với những nguyên tắc bảo thủ.

        Trong toàn bộ những cái nhìn và mô hình mà những người sáng lập địa chính trị đế xuất, chúng tôi sẽ dừng lại riêng ở các công trình của Halford Mackinder, tác giả địa chính trị then chốt, người đưa ra mô hình được sử dụng cho đến nay. Ông chia không gian thế giới ra làm ba khu vực. Đó là khu vực đất lõi (heartland) nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, về lịch sử đã và đang trùng hợp với biên giới của đế chế Nga và khối Xô viết, hiện nay là biên giới của những vùng được xác định như Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Còn có vùng đảo thế giới, không gian được thống trị bởi nên văn minh thallasocratic Đại Tây Dương, không gian đại dương. Và có vùng mà nến văn minh lục địa đụng độ nền văn minh biển - đó là vùng ven biển quanh đất lõi, được gọi là vùng vành đai (rimland) - dải đất chung quanh lục địa Á - Âu. Ở phía Tây, vùng vành đai có châu Âu, và tiếp đó là Nam Âu. Ở phía nam có Trung Đông (những nơi gọi là vùng Balkan Á - Âu theo định nghĩa của Brzezinski), Trung Quốc và Nhật Bản. Tức trong địa chính trị, rimland là vùng đụng độ giữa các nền văn minh.

        Mackinder đã nhấn mạnh tầm quan trọng của rimland bằng định nghĩa: “Ai kiểm soát Đông Âu sẽ kiểm soát rimland, ai kiểm soát rimland sẽ kiểm soát lục địa Á - Âu và có quyền thống trị vùng heartland, và ai nắm quyền thống trị heartland sẽ kiểm soát thế giới”1. Theo đó, nền văn minh Đại Tây Dương, nền văn minh biển, đang cố mở rộng khu vực này bằng cách thay đổi kích cỡ. “Tên cướp biền” thấy bến bờ chính là dải đất rộng, trong khi “kẻ du mục trên đất liền” thấy biên giới của đất liền và biển trong hình dáng một đường vạch. Điều này được phản ánh trong các phương pháp tiếp cận địa chính trị ở chỗ nền văn minh biển luôn hình dung biên giới là một dải đất rộng tiến sâu vào bờ biển, trong khi “kẻ du mục đất liền” luôn cố giảm bớt đường biên giới xuống còn một vạch kẻ, điếu tự nhiên đối với văn minh lục địa. Chính quyền lục địa (tellurocracy) cổ thu hẹp ranh giới ảnh hưởng của mình (xuống còn thành một vạch kẻ - ND), kiểm soát biên giới trên thực tế của lục địa Á -Âu, bởi tuyến bờ biển Á Âu chính là biên giới tự nhiên đối với nền văn minh lục địa.

        Như thế, trong không gian vành đai sẽ diễn ra cuộc đụng độ văn minh chính. Nền văn minh biển tiến sâu vào lục địa, cố mở rộng dải ảnh hưởng của mình; nền văn minh lục địa dịch chuyển khỏi trung tâm, từ trong lục địa, cố thu hẹp dải đất này và biến nó thành một vạch tuyến của vùng ven biển. Những khái niệm nền tảng này của Mackinder là then chốt và được sử dụng như những định nghĩa cơ bản trong địa chính trị cổ điển cho tới ngày nay.

        Cuộc đối đầu lịch sử giữa hai nền văn minh có thể được hình dung qua thí dụ của cuộc đối đầu giữa Rome và Carthage, và sau này giữa Anh và Đế quốc Nga. Trong thời kỳ hiện đại, người kế thừa Anh chính là Hoa Kỳ, và theo đó trung tâm địa chính trị chính quyền biển nằm ở chính đó. Chiến lược mà khởi đầu là sự đối kháng giữa Anh và đế quốc Nga đã được tiếp tục thực hiện ngày nay. Trong lịch sử, nhiệm vụ chính của đế quốc Anh là nỗ lực không cho Nga tiến đến Ấn Độ Dương để kiểm soát Bosporus và Dardannelles, không tạo cơ hội cho đất lõi tiến ra những vùng biển ấm. Toàn bộ cuộc đối đầu giữa thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 cho đến nay, khi mà Hoa Kỳ chưa nhận lãnh chức năng của trung tâm chính quyền biển, đã phát triển theo logic đó. Và chúng ta thấy hiện nay, cuộc đối kháng không biến mất đi đâu, nền văn minh thallasocracy dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ tiếp tục tiến sâu vào lục địa Á - Âu, mở rộng vùng vành đai ven biển.

---------------------
        1. MacKinder J. H. Trục địa lý cùa lịch sử// Các thành tố. Tổng quan Âu Á. -M., 1995, N® 7. T.. 26-31.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2020, 10:20:36 am

        ĐỊA CHÍNH TRỊ - NGOÀI Ý THỨC HỆ

        Có một xu hướng đặc biệt trong địa chính trị phương Tây là muốn xoa dịu hay nói chung là bác bỏ cuộc đối đầu giữa các nến văn minh trong địa chính trị cổ điển. Từ đây xuất hiện khái niệm địa chính trị ứng dụng - được xem như mưu toan từ bỏ thuyết nhị nguyên về các nền văn minh. Chính ở phương Tây xuất hiện xu hướng nhắm đến việc xóa nhòa nguyên tắc cơ bản của địa chính trị để che giấu mục tiêu chính của chiến lược phương Tây: thiết lập sự thống trị đơn cực riêng của mình, tôn vinh quyển lực biển trên thế giới.

        Địa chính trị ứng dụng trong đa số trường hợp không phải là địa chính trị, mà chỉ là một khía cạnh công nghệ của phương pháp luận địa chính trị dựa trên việc xem xét nhừng tình huống cụ thể nào đó ở hiện tại, tách khỏi bối cảnh toàn cầu. Thậm chí có những phân nhánh nhỏ của địa chính trị như địa chính trị bầu cử, địa chính trị khu vực, tức là khi những vấn đề khá cụ thể được xem xét dưới ánh sáng của công nghệ địa chính trị. Ở đây địa chính trị đóng vai trò chỉ như một công nghệ.

        Nhưng cuộc đối đầu giữa đất liến và biển thì không biến đi đâu,và bất kỳ ai cho rằng “chuyện đó cũ rồi”, “không cần phải quan tâm” đơn giản là chỉ muốn tung hỏa mù, bóp méo thực trạng vấn đề. Nhìn vào bối cảnh thế giới hiện nay, bất cứ ai tỉnh táo cũng thẩy cuộc đụng độ giữa biển và đất liền không bao giờ biến mất.

        Vào đêm trước sự sụp đổ của Liên Xô, những lãnh đạo của nó đã bị “bắt thóp” chính ở chỗ người ta hứa sẽ tháo dỡ sự đối đầu giữa hai khối để đổi lấy việc Liên Xô từ bỏ hệ tư tưởng Marxist. Nhưng như chúng ta đã biết, đơn giản là họ đã bị lừa: người ta bảo họ rằng nếu khối Xô viết không giữ lập trường tư tưởng cứng rắn thì cuộc đối đầu giữa thế giới phương Tây và khối Xô viết sẽ được dỡ bỏ và nhân loại sẽ được sống trong một thế giới thống nhất như một gia đình hòa thuận. Thêm vào đó các lãnh đạo của chúng ta, trước tiên là Gorbachev, được hứa sẽ nằm trong thành phần chính phủ toàn cầu để tham gia lãnh đạo thế giới.

        Nhưng rồi như chúng ta thấy, khối Xô viết tan rã, và những lãnh thổ mà chúng ta từ bỏ như Đông Âu để lùi sâu hơn vào lục địa ngay lập tức đã được trám bằng các căn cứ NATO, chuyển sang nằm dưới sự kiểm soát chiến lược của chính quyền biển - tức Atlanticism1. Điều tương tự thế cũng xảy ra với không gian hậu Xô viết - chúng ta vừa mới rời khỏi những quốc gia mới được thành lập mà sau khi Liên Xô tan rã đã tham gia vào SNG, ngay lập tức ở đó xuất hiện sự hoạt động tích cực của Hoa Kỳ, mà trước tiên là ở Kavkaz, và sau 11/9/2011 là ở các nước cộng hòa châu Á, đâu đó còn xuất hiện cả các đơn vị quân đội Mỹ. Vì thế hiện nay là tất yếu khi chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp địa chính trị để giải quyết những vấn đế an ninh không chỉ cho nước Nga, mà các nước SNG và không gian Á - Âu nói chung. Và trước tiên nó liên quan tới những cấu trúc đảm bảo an ninh quân sự, một khói Á-Âu tương tự khối NATO như Tồ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO2). Ban lãnh đạo của CSTO ngày nay đã công khai thừa nhận, trong việc soạn thảo chiến lược phản ứng làm nền tảng cho việc hình thành quan điểm an ninh chung Âu - Á, cần phải sử dụng chính phương pháp địa chính trị như cách tiếp cận hiệu quả nhất để đối phó với những thách thức hiện đại và những hoạt động tương xứng của Hoa Kỳ. Và từ phía các lãnh dạo những quốc gia thành viên CSTO, ngày càng có nhiều đề nghị mở rộng số thành viên của tổ chức từ những nước còn lại trong SNG cùng như từ những quốc gia Á - Âu khác, kể cả đưa Iran và Trung Quốc vào thành phần CSTO.

        Trong mối liên hệ này, cần ghi nhận rằng cách tiếp cận địa chính trị nằm ngoài ý thức hệ. Sự đối đầu giữa các nền văn minh không hề liên quan gì tới quan điểm tư tưởng và sự thống trị của ý thức hệ này hay khác trong kiểu văn minh này hay khác. Có những xung đột tạm thời của các mô hình tư tưởng như xung đột giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa tư bản trong thời gian Liên Xô tồn tại, nhưng dù sao nền tảng của những cuộc đối đầu này vẫn là các nguyên tắc địa chính trị.

        Chúng ta biết nền văn minh biển, tức Atlanticism đã hợp tác thành công cả với các chế độ Marxist, các nhóm Hồi giáo và khủng bố để đạt được những mục đích địa chính trị của mình, củng như nền văn minh lục địa có thể nhận những kẻ đối kháng về tư tưởng làm đồng minh tạm thời. Đầy rẫy những thí dụ như thế. Vì vậy phương pháp địa chính trị nằm ngoài hệ tư tưởng, nó luôn hành động ở dạng thuần khiết nhất. Có thể khảo sát nó trong bối cảnh những hệ tư tưởng khác nhau, nhưng mô hình địa chính trị cơ bản là không lay chuyển.

        Việc từ bỏ sự đối đầu về ý thức hệ, chẳng có gì ngạc nhiên, đã không loại bỏ được sự đối đầu địa chính trị, và ở đây, như đã nói, chỉ là chúng ta đã thoái lui, còn họ đã tiến công - chính việc đó đã hiện thực hóa cuộc đối đầu hiện nay giữa hai chiến lược.

---------------------
        1. Học thuyết hợp tác liên Đại Tây Dương, theo đó Tây Âu và Hoa Kỳ đôi bên đều có lợi nếu hợp tác chặt chẽ hơn về chính trị, kinh tế và nhất là quân sự (ND)

        2. Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (tiếng Nga: Организация Договора о Коллективной Безопасности, viết tắt là ODKB hoảc CSTO) là một liên minh quân sự giữa các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan, thành lập tháng 5/1992.(ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2020, 08:06:25 am

        THẾ BÍ CỦA SỰ CÂN BẰNG HẠT NHÂN

        Vào lúc mà sự cân bằng hạt nhân được hình thành trên thế giới, người ta hiểu rằng bất cứ một động thái đột ngột nào, chẳng hạn từ phía nền văn minh Đại Tây Dương đối với lục địa Á - Âu, đểu có thể dẫn đến ngày tận thế hạt nhân. Người ta tin rằng không một nhà lãnh đạo của một nước trong khối hạt nhân nào dám đáp trả một cuộc xâm lược phi hạt nhân bằng một cú đấm hạt nhân, nói gì đến những cuộc bành trướng chỉ sử dụng vũ khí thông thường.

        Đến đây, một lần nữa tôi lại muốn dẫn công trình Chiến lược tiếp cận gián tiếp (The strategy of indirect approach) của Basil Liddell Hart. Vào lúc mà trên thế giới xuất hiện bom hydro, Hart lưu ý là tình hình đã phần nào đóng băng, kế hoạch Đại Tây Dương không thể tấn công thêm, nhưng kế hoạch Á - Âu cũng không thể thực hiện cuộc tiến công địa chính trị của mình đến các biên giới của lục địa, bởi có nỗi lo sẽ khởi đầu một cuộc chiến lớn có thể dẫn tới sự diệt vong của nhân loại. Hart trong tương quan này đã bày tỏ tin tưởng rằng không ai trong hoàn cảnh đó dám nhận lânh trách nhiệm sử dụng vũ khí hạt nhân, điều lập tức sẽ dẫn tới sự đáp trả tương xứng, kéo theo sự hủy diệt hoàn toàn thế giới, nhất là khi có sự hiện diện của bom hydro.

        Tổng kết các trận chiến lớn trong lịch sử, bắt đầu từ thời điểm nền văn minh Hy Lạp trong cuộc đối đầu giữa Athens và Sparta và tiếp đó là kinh nghiệm Thế chiến thứ nhất, rồi Thế chiến thứ hai, Hart nói rằng: trong tình huống cân bằng hạt nhân, những phương pháp quân sự thông thường không thể thay đổi tình hình một cách triệt để, mặc dù chúng lấy lại giá trị của mình khi tiến hành những trận chiến tập hậu. Rõ ràng không thể tiếp tục kêu gọi đối đầu hạt nhân được nữa, mà phát triển những chiến lược quân sự kinh điển chỉ có thể làm nghiêng cán cân vế hướng này hay hướng khác không đáng kể, nên cần phải nghĩ ra những công nghệ quân sự mới, vượt trội rõ rệt so với trước đây về tổng chi phí, tổn thất và hiệu ứng đạt được. Và như thế, khái niệm “chiến lược tiếp cận gián tiếp” xuất hiện. Khái niệm đó lần đầu tiên mô tả bước đầu của điều sau này được hiện thực hóa trong quan điểm “chiến tranh mạng lưới”.

        Bằng cách đó, chúng ta nhận được một trong những định nghĩa cơ bản của chiến tranh mạng lưới: đó là cách chiếm đoạt lãnh thổ của đối phương không dùng vũ khí thông thường, nhưng sử dụng những chiến lược quân sự kinh điển, được nâng lên một trình độ công nghệ mới. Có nghĩa trong những trận chiến mạng lưới, dĩ nhiên, vũ khí thông thường cũng được sử dụng, nhưng đó là ngoại lệ của công nghệ này, là trường hợp đặc biệt, được mô tả bằng khái niệm chiến tranh mạng lưới trung tâm và tiếp tục phát triển đặc biệt về hướng hoàn thiện các công nghệ quân sự, trong khi các cuộc chiến tranh mạng lưới phần lớn là một hiện tượng xã hội.

        Vì thế, trong chiến tranh mạng lưới vũ khí thông thường không phải là yếu tố quyết định. Có thể tước đoạt lãnh thổ đối phương mà không cần một phát súng nào và đó chính là ưu thế của chiến lược chiến tranh mạng lưới. Hình thành nên tình huống mà đối phương đơn giản là không có cơ hội nào để sử dụng không phải vũ khí hạt nhân, mà nói chung là bất cứ vũ khí nào.

        Lấy ví dụ như tình hình Ukraine giai đoạn “cách mạng cam” cuối năm 2004. Những gì xảy ra ở Ukraine - cuộc đảo chính cam - chính là cuộc chiếm chính quyền phi bạo lực điển hình và chuyển Ukraine vào vùng kiểm soát của khối chiến lược Đại Tây Dương. Thậm chí nếu như Ukraine tham gia vào một khối quân sự thống nhất với Nga - đó cũng không là nguyên cớ để Nga tấn công hạt nhân Hoa Kỳ. Tất cả những gì chúng ta còn lại trong tình cảnh này chỉ là nguyên rủa mình ở chỗ “Chọn lựa đồng minh - đó là chủ quyến của Ukraine”, ưu thế của công nghệ mạng lưới là ở đó. Chúng đạt được mục tiêu, giành thắng lợi mặc nhiên, tức không phải bằng cách trực tiếp, và trong những điều kiện này cú tấn công đáp trả bị loại trừ. Một tình huống khác hẳn hình thành ở Ukraine đầu năm 2014. Chính quyền bị chiếm bằng con đường bạo lực. Công nghệ mạng lưới phương Tây đã làm việc một cách nhơ bẩn. Có thể tình hình vuột khỏi sự kiểm soát của họ? Trong bất kỳ trường hợp nào thì điều đó lần nữa khẳng định luận điểm cho rằng áp lực mạng lưới đã phát triển ngày càng mạnh, từng bước thắt chặt dần kịch bản.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2020, 08:06:59 am

        TIỀM NĂNG ĐỊA CHÍNH TRỊ NGA: CƠ SỞ CHO CHIA CẮT

        Nước Nga trong hình thức tồn tại hiện nay đang gây khó chịu cho Hoa Kỳ, họ sẽ hài lòng hơn nếu Nga được chia ra không chỉ thành những vùng độc lập với nhau, mà còn phụ thuộc vào các nước phương Tây. Như vậy sẽ dễ điều khiển hơn. Nhưng ý nghĩa của quan điểm này là gì? Tại sao một nước Nga thống nhất lại làm Hoa Kỳ phiến phức một khi họ đã có quá nhiều phạm vi ảnh hưởng: cả tài chính lẫn chính trị, mà với sự giúp sức của chúng họ có thể gây ảnh hưởng lên nước Nga bằng những phương cách khác?

        Từ quan điểm địa chính trị, trong tình hình hiện nay nước Nga là một đấu thủ địa chính trị lớn, sở hữu kho vũ khí hạt nhân và nếu muốn, lên chương trình hành động toàn cầu khác với chương trình mà Hoa Kỳ thảo ra. Nước Nga cho dù đã trượt xuống hàng những quốc gia khu vực và trong trường hợp khả quan nhất cũng chỉ có thể gây ảnh hưởng lên chính sách khu vực, dẫu sao cũng còn là một cường quốc trong tình hình hiện nay, sở hữu một tiềm năng chiến lược. Mà đây là nền tảng cho việc thành lập một chủ thể văn minh độc lập, một diễn viên toàn cầu lớn, có thể  hình thành chương trình nghị sự toàn cầu, đưa ra những điều kiện của mình, hay ít nhất, đòi hỏi ý kiến của mình phải được tính đến trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, điếu quả nhiên đang diễn ra.

        Cho đến gần đây, quan điểm của Nga hoặc là bị xem nhẹ, những sự kiện khác nhau đã phát triển bất chấp lợi ích chúng ta, bỏ qua quan điểm của Moskva; hoặc là chúng ta phải chấp nhận việc chuyển sang tình trạng đối đầu với phương Tây, điều cuối cùng đã thấy hiện nay. Nước Nga bắt đầu đưa ra những phương án phát triển của mình đối với các quá trình chính trị đối ngoại then chốt, mà đơn cử là quan điểm của Nga về Syria, tiến hành một cuộc chơi tích cực ở châu Âu và trong không gian hậu Xô viết. Kết quả là xuất hiện sự leo thang căng thẳng giữa Nga và Hoa Kỳ, và với phương Tây nói chung.

        Quy chế đấu thủ địa chính trị lớn của Nga được bảo đảm bằng không gian lục địa lớn, vùng đất lục địa lớn bao gồm nhiều múi giờ và vài vùng khí hậu. Đó vẫn còn là một đấu thủ lớn,vẫn còn dẫu chỉ theo quán tính sót lại, tác động lên những lãnh thổ rộng lớn của thế giới Ả rập trong không gian hậu Xô viết, có khả năng tiến hành đối thoại xây dựng với những nhà nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran. Tức là Nga vẫn còn là một đấu thủ có ảnh hưởng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào những quá trình toàn cầu, dẫu cho sự tham gia của nó chỉ ở những lĩnh vực kinh tế hay nguyên liệu. Nhưng dẫu sao điều đó cũng gây ảnh hưởng và có những hệ quả chính trị. Vì thế nên trong hình thức hiện tại, với tư cách một cường quốc lớn, nước Nga là một đấu thủ khó chơi, ảnh hưởng của nó sẽ ít nếu nó bị chia cắt thành nhiều mảnh vỡ hơn, hay thành nhiều hơn các quốc gia dân tộc riêng lẻ, những chủ thể độc lập sẽ được thành lập trên nơi là nước Nga hiện nay.

        Trong hình thức đó dĩ nhiên nó sẽ không còn gây ảnh hưởng. Và tiềm năng hạt nhân mà nó có cũng sẽ manh mún hoặc nằm ở một tổ chức sót lại, và tổ chức sót lại đó sẽ dễ dàng rơi vào cú thắt cổ địa chính trị theo chiến lược “Anaconda” - bao vây và bóp nghẹt không gian chiến lược và kinh tế. Tức làm việc với những phân mảng nhỏ thuận tiện hơn nhiều - tiêu hóa nó, đưa nó vào những dự án toàn cầu của Mỹ, phương Tây vẫn còn hơn là làm việc với mẩu khó nhằn hiện nay dẫu nó chỉ còn là một khúc của nước Nga rộng lớn. Vì vậy rất tự nhiên, đối với các chiến lược gia Hoa Kỳ, việc chia nhỏ nước Nga là một trong những nhiệm vụ cơ bản.

        Nhà địa chính trị nổi tiếng Hoa Kỳ Zbignew Brzezinski trong tác phẩm Bàn cờ lớn (The Grand Chessboard) biện hộ cho vai trò thống lĩnh của Hoa Kỳ, ở trang cuối cùng của chương cuối đã viết rằng Hoa Kỳ là cường quốc duy nhất - đã mất hai thế kỷ để đi tới đó và sẽ phải giữ gìn danh hiệu siêu cường duy nhất này. Chẳng cần phải ganh tị về số phận của đất lõi, theo ý kiến của Brzezinski, một không gian lớn phải bị chia thành từng phân mảng. Không gian đó sẽ không còn là hiểm họa đối với Hoa Kỳ như một thực thể địa chính trị nữa. Và cuối cùng ông ta viết, để đạt được mục tiêu này, cần phải sử dụng lần nữa ưu thế của những mạng quan hệ quốc tế đã được thành lập, phát triển ngoài khuôn khổ của hệ thống quốc gia truyền thống. Ở đây ông ta dường như ngầm chỉ ra rằng mạng lưới không gắn với các biên giới của những quốc gia dân tộc cổ điển của thế giới hậu Yalta. Mạng lưới - đó là cái vượt qua biên giới, hoạt động bên ngoài lục địa châu Mỹ. Cùng với đó, biên giới của những quốc gia dân tộc truyền thống không là trở ngại đối với mạng lưới. “Mạng lưới này”, Brzezinski viết - được dệt nên bởi những tập đoàn đa chức năng, những tổ chức phi chính phủ và những cộng đồng khoa học - đang ngày càng phát Triển nhờ các mạng Internet”.

        Internet, không phải ngẫu nhiên ra đời ở Lầu Năm góc và trở thành một hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu trên thế giới, là một mô hình của mạng lưới thế giới được Hoa Kỳ thành lập những thập niên gần đây. Có thể nói Internet là mô hình cổ điển của mạng lưới. Sibrovski nhận định bằng sự tồn tại của mình, mạng lưới này đã tạo ra một hệ thống kiểm soát toàn cầu phi chính thức riêng của Hoa Kỷ trên toàn thế giới.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2020, 08:07:56 am

        INTERNET VƯỢT QUA BIÊN GIỚI

        Tại sao mạng Internet lại trở thành yếu tố quyết định, tạo cơ hội để nói về các khái niệm mạng lưới và sự phát triển chiến tranh mạng lưới? Tại sao Internet khắc phục được các biên giới quốc gia để mang tính quốc tế một cách thật sự, điều mà giai cấp vô sản chẳng hạn, không làm được trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong kỷ nguyên các cuộc chiến tranh công nghiệp, để chuyển thông tin thí dụ như đến Washington, cẩn phải chuyển được tin nhắn đã mã hóa qua điện đài, rồi ai đó phải lái xe mang thông điệp đã được mã hóa qua biên giới, đưa vào châu Âu, rồi ở đó phải có ai đó bắt liên lạc với người đưa tin, và chuyển thông điệp mã hóa này xuyên đại dương - công việc đòi hỏi nỗ lực rất lớn và mất nhiều thời gian. Cho đến khi thông tin tới được Washington, tình hình có thể đã thay đổi đáng kể và thông tin đã mất tính thời sự. Còn ở đây đương nhiên Internet đã tạo ra những ưu thế của việc chuyển tin thần tốc cộng với khả năng tiếp cận bẩt cứ điểm nào, nơi nào có mạng trên thế giới. Thế nhưng không cần phải tập trung chú ý vào Internet như vào thành tố chính của chiến tranh mạng lưới. Mặc dù nó là thành phần quyết định, bởi cùng với sự xuất hiện của Internet và sự khởi đầu của việc Internet hóa toàn cầu thì cũng xuất hiện sự cần thiết chuyển đổi chiến lược quân sự Hoa Kỳ. Sibrovski đã viết rằng lý do để bắt đầu thay đổi theo hướng này là “sự kết nối chung”.

        Cần nhắc là Internet đầu tiên được Lầu Năm góc xem như một mạng nội bộ liên kết các máy tính của Lầu Năm góc và máy tính của những nhóm quân sự. “Chính Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ "phát minh" ra Internet, và khả năng sử dụng nó cho các mục đích quân sự đã không bị bỏ qua ngay từ những ngày đầu”1, như các nhà nghiên cứu chiến tranh trên không gian điều khiển Richard Clark và Robert Knake khẳng định, mặc dù cho rằng (đương nhiên thôi) Lầu Năm góc chỉ tài trợ cho các nghiên cứu và phác thảo. “Nhiều người cho rằng Internet là sáng chế của giới quân sự, trên thực tế nó chỉ là sản phẩm trí tuệ của những tay hippy từ các khu học xá của Học viện Công nghệ Massachusetts, Stanford và Berkeley. Họ được Ban quản lý dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến tài trợ, Clark và Knake nói rõ, không che giấu việc mạng lưới điều hành các chương trình nghiên cứu tiên tiến này được thành lập để “bảo dảm thông tin liên lạc cho Bộ Quốc phòng”2. Tại sao Lầu Năm góc lại giải mật công nghệ này và để nó trở thành của công chúng? Bởi vì nó giúp tiếp cận bất kỳ điểm nào của hành tinh, trở thành điểm quyết định cho vấn đề tấn công chiến lược lục địa Á - Âu từ phía Hoa Kỳ.

------------------
        1. Clark R. Knake R. Chiến tranh thế giới thứ ba. Nó sẽ như thế nào? - Spb.: Piter, 2011

        2. Nguồn đã dẫn, trang 106


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2020, 08:08:37 am
   
       NHÂN VIÊN MẠNG LƯỚI — NHÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH

        Trong quá trình lan tỏa mạng lưới, xuất hiện khái niệm “nhân viên mạng lưới”, tức là người trong kỷ nguyên hiện đại và trong khoa học cổ điển được xem như tay nghiệp dư, nhưng trong bối cảnh chiến tranh mạng lưới họ trở thành nhà điều hành chính. Nhân viên mạng lưới là một chuyên gia trên bề mặt, nhưng trong nhiều lĩnh vực họ nhanh chóng nắm bắt bất kỳ hoạt động nào mà không bị ngụp lặn vào chi tiết ở bất cứ lãnh vực nào trong số đó. Điều đó giúp họ khác với một nhà vật lý cổ điển chẳng hạn, anh ta chuyên sâu vật lý, nghiên cứu sâu và biết vật lý rất rõ, nhưng lại không giỏi về hóa học, còn về các quy luật xã hội học thì hoàn toàn không có khái niệm. Trong khi đó nhân viên mạng lưới là một kẻ tài hoa, có thể học hỏi và định dạng rất nhanh. Và cái chính là nhân viên sở hữu hệ thống cái nhìn có tính biến hóa, đó là điểm then chốt.

        Có thể nói nguyên mẫu của nhân viên mạng lưới này là nhà báo. Chính cộng đồng báo chí luôn là nguồn chủ đạo của các cán bộ chính trị trong thế giới hiện nay, các chính khách công cũng xuất hiện phẩn lớn từ nghề báo. Nhà báo, đó là một trí tuệ cơ động, thông thạo mọi lĩnh vực. Hôm nay anh ta có thể viết về vũ khí, nhưng ngày mai là về sự bất bình xã hội, và ngày kia có thể trở thành nhà báo nghị trường viết về việc thông qua các dự luật, sau đó chuyển sang nhóm tháp tùng tổng thống, rồi thư ký báo chí của tổng thống, và sau đó nữa, có thể bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình. Chính nhân viên mạng lưới là người tải điều mà trong những cuộc chiến tranh mạng lưới được gọi là mã mạng.

        Mã mạng là một hình mẫu thế giới quan nào đó, nhờ nó mà người ta có thể sàng lọc thông tin, lấy ra từ dòng bất tận yếu tố họ cần, sử dụng chỉ những gì cần cho lúc đó để thực hiện chiến dịch hay hoạt động nào đó. Đặc điểm của xã hội mạng lưới, hình thành trong kỷ nguyên hậu hiện đại, tức trong kỳ nguyên hậu công nghiệp là việc số lượng thông tin đạt tới khối lượng mà không một người khỏe mạnh nào có thể, không phải là chuyện lĩnh hội được hết khối lượng đó, mà kể cả việc định hướng được ít nhiều trong số đó.

        Nhưng chính khối lượng thông tin mà nhận thức con người không thể tiêu hóa hết đó đã tạo ra một trong những ưu thế cho chiến tranh mạng lưới. Vâng, luồng thông tin được sản sinh và truyền tải đó đã biến thông tin thành rác. Có một khuôn sáo quen thuộc của kỷ nguyên hiện đại: Ai nắm thông tin, người đó thống trị thế giới. Con người bình thường tiếp nhận điều đó theo nghĩa đen và nghĩ rằng: “Được rồi, bây giờ tôi mở tivi, radio, Internet, nhận thông tin và sẽ cai trị thế giới”. Và sau 10 phút đầu óc anh ta đầy ứ khối lượng thông tin đến nỗi anh ta buồn nôn. Tiếp đó người này tắt hết mọi thứ, bỏ vào rừng taiga và sống đời ẩn dật. Anh ta đã bị ngộ độc thông tin.

        Cùng lúc đó thông tin tiếp tục sinh ra và truyền đi. Điều đó có nghĩa là gì? Nó tạo ưu thế cho việc thực hiện các chiến lược mạng lưới bằng việc những thông tin chủ yếu, cần cho việc tiến hành các hoạt động chiến sự trong chiến tranh mạng lưới, được truyền đi trên những kênh mở. Trước đây, khi Stirlitz ngồi trong Cục 4 của RSHA1, ông ta cần có thông tin, mã hóa chúng rồi gởi bản mã này qua một máy phát bí mật. Mà phải làm sao cho điện đài viên đừng bị bắt, sao cho điệp viên mật sau đó chuyển thông tin tới Kremlin. Phải hết sức cẩn trọng, bởi thông tin này có thể bị chặn bắt qua những thiết bị nghe lén và trở thành tài sản của đối phương, giải mã chúng và biết chuyện gì đang diễn ra. Ngày nay trong tình hình những luồng thông tin rộng lớn không thể hiểu thấu và nắm bắt hết, thông tin mật cũng như bao thông tin khác - được truyền thẳng qua các kênh mở. Để hiểu tại sao như thế, cần phải soi sáng một cách ngắn gọn vài khái niệm chính của chiến tranh mạng lưới.

-------------------
        1. Stirlitz là biệt danh của điệp viên người Nga tên Isaev, một nhân vật trong bộ phim tinh báo Liẻn Xò nổi tiếng "17 khoảnh khác mùa xuân" (1973). Stirlitz hoạt động trong lòng Đức quốc xã trước khi kết thúc Thế chiến thứ hai. RSHA là văn phòng chính của Đội cận vệ cho cấp lãnh đạo Quốc xã, được biết dưới tên gọi tắt là ss. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2020, 07:56:18 pm

        CÁC NHÓM MẠNG LƯỚI: MẠNG ĐẠI TÂY DƯƠNG

        Nghiên cứu chiến tranh mạng lưới, đầu tiên chúng ta sẽ nói về mạng Đại Tây Dương, tức mạng lưới của Hoa Kỳ trên lục địa Á - Âu, bởi đến lúc này chỉ có một mạng lưới này. Không có mạng ngược lại. Không có mạng Á - Âu trên lục địa Bắc Mỹ, chỉ có mạng Đại Tây Dương ở Á - Âu. Các nút của mạng lưới này là các nhóm đủ kích cỡ những người tích cực, năng động, trí thức hay không cần trí thức lắm, với bất kỳ tư tưởng nào. Nút mạng có thể là nhóm bắt đầu chỉ từ hai hay ba người: một nhóm nhỏ hoặc một kết cấu nghiên cứu về bất cứ điều gì, các nhạc cụ dân gian truyền thống, nghiên cứu xuất bản một “fenzina”1 nào đó, nghiên cứu và sưu tập tem, cung cấp các hỗ trợ pháp lý, đó cũng có thể là một phương tiện truyền thông hay một quỹ từ thiện. Tức về nguyên tắc, bất cứ một nhóm hoạt động xã hội nào cũng có thể trở thành nút, một thành tố của mạng lưới, nếu nó được tổ chức và điều hướng đúng.

        Đầu thập niên 1990, mạng Đại Tây Dương được hình thành bằng cách sử dụng một thành tố xã hội năng động là trợ cấp. Thí dụ, nhà đầu cơ tài chính George Soros, người đang xúc tiến các dự án toàn cầu hóa, đã phân phát những khoản tài trợ không lớn cho các nhóm hoạt động xã hội. Trong môi trường quần chúng thụ động theo cách hiểu của xã hội học, dần dần xuất hiện những nhóm xã hội nhỏ tích cực. Họ tập hợp vì những mục đích khác nhau theo những nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các nhóm không chính thức, với xu hướng chính trị nào đó, các nhóm lợi ích. Trong mọi trường hợp, nhóm này liên kết những công dân tích cực về xã hội để làm việc mình thích. Dồn nghị lực vào những gì quan tâm, đó là nhóm những người liên kết với nhau vì cùng lợi ích.

        Nếu được cho tiền, hoạt động của những nhóm như thế sẽ tích cực lên, đồng thời nó sẽ rất biết ơn người tài trợ. Ban đầu những nhóm này hoạt động không vì tiền mà vì sở thích và những mục tiêu có tính lý tưởng, nhưng giờ đây đã xuất hiện khả năng phát triển qui mô hoạt động của mình. Những người này, xét không gian Âu - Á của chúng ta, theo tâm lý của những đại diện nền văn minh lục địa, sẽ rất biết ơn những ai hỗ trợ mình. Nhưng sau khi nhận tài trợ, các nhóm này đã được đưa vào danh sách mạng Hoa Kỳ. Tức nếu nó nhận tiền từ Soros, có nghĩa theo mặc định nó bắt đầu làm việc cho dự án toàn cầu của phương Tây. Nó đã mắc nợ.

        Theo số lượng, các thành viên của nhóm này có thể không đáng kể, nhưng trong chiến tranh mạng, số lượng đã mất đi ý nghĩa: số lượng các đảng phái hiện nay không phải là rất quan trọng trong việc đạt được những mục đích chính trị, cũng như số binh lính của quân đội. Nhưng số nhiều các nút này - hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhóm, được mua đứt với những khoản tiền hoàn toàn không lớn - đã trở thành nền tảng cho mạng lưới Hoa Kỳ, bao phủ lục địa Á - Âu.

        Thập niên 1990, trên lãnh thổ của không gian hậu Xô viết lần đầu tiên xuất hiện khái niệm NGO, tổ chức phi chính phủ. Rồi một lúc nào đó các NGO bắt đầu được thành lập chính là để nhận tài trợ. Người ta vỡ lẽ ra người Mỹ - G. Soros và những quỹ của Hoa Kỳ hay châu Âu hoạt động dưới sự bảo trợ của Mỹ - đã cho tiền. Và để nhận tiền, cần phải tập hợp lại, đăng ký thành NGO và làm việc gì đó. Tốt hơn là phát biểu, khi đó có thể nhận được nhiều tiền hơn. Hay đơn giản là làm gì đó cũng được dù khi đó có thể nhận ít tiền hơn. Các tiêu chí để nhận các khoản tài trợ đã được biết trước đó khá chính xác: Đó là luận điệu chống nhà nước, chống Nga, thúc đẩy các quan điểm tự do, đấu tranh với các cơ cấu quyền lực, bảo vệ quyền người thiểu số, chủ nghĩa sinh thái cực đoan, v.v... Việc tuân thủ những tiêu chuẩn này trở thành bộ lọc cho những kẻ tử vì đạo, là công cụ mà nhờ đó những người tích cực ít hay nhiều đã bị định vị trong những cộng đồng phi quốc gia này và được mua đứt. Nhưng lịch sử cũng từng biết những trường hợp khi việc mua chuộc này diễn ra không chỉ ở những cơ cấu phi nhà nước, mà cả ở trong nhà nước, dấu hiệu của việc hoàn toàn mất chủ quyền.

---------------------
        1. Ấn bản tự In (chủ yếu là tạp chi), làm theo phương pháp thủ công với số bản giới hạn.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2020, 07:57:16 pm

        Như thế, đến cuối những năm 1990, một số lượng lớn những nhóm xã hội tích cực, được hỗ trợ tài chính của khối Đại Tây Dương, đã bao phủ toàn bộ không gian nước Nga cũng như ở nhiều nước cộng hòa SNG. Thường là không phụ thuộc vào những quan điểm thực tiễn, thành phần của mạng Hoa Kỳ có thể là một yếu tố ngoại lai về mặt ý thức hệ, nhưng dự đoán được, tức có thể hiểu được trong kế hoạch hành động, và do đó, nằm dưới sự kiểm soát. Nếu hiểu nhóm nào đó sẽ hành động thế nào trong tình huống này, khác thì có thể sử dụng nó khi cần.

        Và như vậy, trong những năm 1990 ở Nga, những mạng Đại Tây Dương như thế, tức những cấu trúc, các tổ chức phi chính phủ và các quỹ - được tổ chức chỉ nhằm nhận tài trợ, trong điều kiện phái tự do và chính phủ tự do ở Kremlin đang nắm quyền - đã được thành lập để thực hiện những nhiệm vụ của khối Đại Tây Dương và hiện thực hóa những chiến lược chống Nga. Tất cả những điều này diễn ra dưới sự đồng tình của chính quyền, bởi trong các cơ cấu chính quyền khi đó, những người mang ý thức hệ Đại Tây Dương đang điều hành. Mọi người đều nhớ vị bộ trưởng thời Yeltsin là Andrei Kosyrev khi bị chỉ ra đã hành động vì lợi ích của chủ nghĩa Đại Tây Dương1, bỏ qua cách tiếp cận Á – Âu trong địa chính trị, đã trả lời: “Theo cách phân loại này thì tôi là một người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương. Thì sao nào? Tôi tự hào vì điều đó”2. Mà chính con người này điếu hành cơ quan chính trị đối ngoại của nước Nga. Ý thức hệ của chủ nghĩa Đại Tây Dương đã là đường lối hợp pháp của đất nước. Trên cơ sở đó những trung tâm ảnh hưởng Đại Tây Dương được thiết lập công khai, được phương Tây công khai tài trợ với sự ủng hộ của tầng lớp tinh hoa Nga.

        Kết quả là lãnh thổ Nga được gài mìn bằng các nút mạng Đại Tây Dương. Những nhóm chuyên gia hàng đầu và các phương tiện truyền thông đại chúng đầy các cán bộ theo chủ nghĩa Đại Tây Dương, và chỉ những người theo đường lối tự do mới được nhận vào. Nếu không tuyên truyền giáo điều chủ nghĩa Đại Tây Dương, anh sẽ không thể làm trong các phương tiện truyền thông và ngay lập tức sẽ tự động ra rìa, chỗ của anh tốt nhất là ở những tờ báo yêu nước, trong các tầng hầm, ở các sân sau. Còn nếu muốn làm trong một ấn bản nghiêm túc, anh phải là nhà tự do. Khả năng các chuyên gia tiếp cận các kênh truyền hình và các phương tiện truyền thông khác được qui định ngặt nghèo với các tiêu chuẩn không thể bỏ qua. Theo hướng này, những người tự do đã làm được một công việc khổng lồ.

        Vì nhiều đại diện tầng lớp tinh hoa đất nước Xô viết quay lưng với hệ tư tưởng Marxist, họ dễ dàng tiếp nhận tất cả các mô hình tư tưởng Đại Tây Dương, dễ dàng tiếp xúc, hành động ngược lại; việc này trên nguyên tắc là một kiểu đặc tình trực tiếp, nhưng là loại đặc tình mềm. Họ chẳng bị đòi hỏi gì, không cần thông tin mật nào, không có sự căng thẳng tình báo hay hoạt động phá hoại nào. Họ phải làm đúng việc đã làm, đơn giản chỉ cần công khai truyền bá những cái nhìn mà họ tiếp nhận từ các nhà tự do phương Tây.

-----------------
        1. Thuật ngữ sử dụng để mô tả ảnh hưởng văn hóa và địa chính trị của các khu vực đối với nhau và đối với thế giới , ở mỗi thời kỳ, thuật ngữ này được bổ sung ngữ nghĩa không giống nhau. Trong lịch sử, chủ nghĩa Đại Tây Dương nhằm nói về nền văn minh phương Tây, lan truyền từ Địa Trung Hải lên phía bắc, tới các đảo của Anh quốc, sau đó lan sang phương Tây, tới Bắc Mỹ. Trong địa chính trị, chủ nghĩa Đại Tày Dương được sử dụng khi chia Tây Âu ra thành hai nền văn minh biển và văn minh lục địa, mà cuộc chiến giữa hai nền văn minh này trong hai thế chiến đã kết thúc bằng chiến thắng của văn minh biển. Trong văn hóa, thuật ngữ này thể hiện ảnh hưởng có tính quyết định của văn hóa Anh - Mỹ với những giá trị của nó như chủ nghĩa tự do, xã hội mở, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cá nhản... (ND - Theo Bách khoa toàn thư triếthọc mới, 4 tập. M., Mysl. v.c. Styopina, 2001.)

        2. Dugin A.G. Sự tiến hóa Á Âu: Từ khởi nguồn đến hiện đại// Sứ mệnh Á Âu của Nursultan Nazarbayev. - M: Á Âu 2004


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2020, 07:57:56 pm
     
       TỰ ĐỒNG BỘ HÓA NHÂN VIÊN MẠNG LƯỚI —  HIỆN TƯỢNG CHARLES CLOVER

        Tiếp nhận những mô hình thế giới quan có tính hủy diệt đối với nước Nga, các đặc tình Đại Tây Dương dù sao vẫn bất khả xâm phạm, kể cả đối với cơ quan an ninh Nga. Và không phải chỉ vì các cơ quan an ninh này tuân thủ ý chí chính trị của ban lãnh đạo cấp cao vốn tiếp nhận đường lối phản bội của kẻ thù địa chính trị chúng ta. Công nghệ mạng lưới rất linh hoạt và khéo léo, không đòi hỏi phải luôn có liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa “trung tâm” với “sở đặc tình” của mình. Và không chỉ vì mạng lưới trên nguyên tắc không dùng những phạm trù lỗi thời, mà chỉ sử dụng chúng tượng trưng. Bản thân nguyên tắc mạng lưới đã loại trừ khả năng này khi thay thế vừa “trung tâm” vừa “sở đặc tình” bằng một khái niệm then chốt của mạng lưới: tự đồng bộ hóa.

        Có lần tham gia thảo luận trên một kênh truyền hình với tác giả những dòng này, trưởng ban biên tập văn phòng Moskva của The Financial Times, một người Mỹ tên Charles Clover, đã định nghĩa thế này về bản chất của cách tiếp cận mạng lưới: “Công nghệ mạng lưới - đó là một hệ thống, một kết cấu không “đầu”, không người lãnh đạo. Nó không có thứ bậc, mà nằm ngang, một cơ cấu phi tập trung. “Không gian thông tin” - đó không phải là hệ thống phân cấp. Vâng, tôi đại diện cho tờ báo, nhưng không ai bảo với tôi là phải in gì, thật sự không ai ra lệnh là tờ báo chúng tôi phải đưa những ý kiến nào”. Đây là phát biểu rất quan trọng, bởi nó đã truyền tải chính xác không khí mạng lưới. Nhân viên mạng lưới - đó là người tham gia vào mạng lưới, tự đưa ra quyết định và được hướng dẫn phản ứng thế nào trước một sự kiện, bởi anh ta đã được định hình trước sao cho quyết định của mình đồng bộ hóa với tâm trạng chung của mạng lưới. Chính vì thế mà một người Mỹ đã qua đào tạo và học hành (chủ nhiệm khoa của Clover là nhân vật không phải kém danh tiếng Paul Wolfowitz, chứ không phải người Nga, người Serbia thậm chí người Anh). Đó là một khía cạnh tiêu biểu của cách tiếp cận mạng lưới: thực tế được hình thành, được lập trình trước. Thí dụ, nhớ lại các sự kiện tháng 8/2008 ở Nam Osettia, Clover lúc nào cũng lặp lại đúng một chuyện: “Không ai bảo tôi phải viết gì, viết thế nào, không ai kiểm duyệt các bài báo của tôi, không ai định hình nội dung, không ai can thiệp vào những gì tôi viết. Tôi làm theo ý mình, hoàn toàn tự do. Khi các sự kiện ở Tskhinval bắt đầu, tự tôi - chứ chẳng ai gọi tôi từ Washington - mua vé đi đến Gruzia. Và ở đó, tại Tbilisi, tôi đã nhận được các băng cassette thích hợp từ chính quyền Gruzia. Không ai chỉ thị tôi mà tự tôi viết về việc Nga ra tay trước, đánh bom Gruzia, và bằng cách đó đã thực hiện hành vi xâm lược chống lại một đất nước nhỏ bé, đang trong giai đoạn hình thành nền dân chủ Gruzia. Bởi vì tôi thấy tình hình như thế ở Tbilisi”. Dĩ nhiên, ông ta thừa nhận, “sau đó một tháng tôi hiểu mọi chuyện không như vậy. Tôi viết một bài báo khác rằng việc mọi chuyện hoàn toàn không như trước, trong đó tôi thú nhận chúng tôi đã sai, và không phải Nga, mà chính Gruzia đánh trước. Chúng tôi là một tờ báo nghiêm túc, vì thế một tháng sau, chúng tôi viết cải chính, bác bỏ thông tin này”.

        Nhưng bản chất vấn đề là ở chỗ, một tháng sau thì chẳng còn ai quan tâm tới chuyện đó. Và ở đây sự tự đồng bộ hóa mạng đã giao nhau với khái niệm thời điểm. Trong chiến tranh mạng lưới, yếu tố quyết định là tính linh hoạt của việc ra quyết định và thực hiện nó. Mệnh lệnh bắt đầu chiến dịch, nếu không được thực hiện sau 5 phút, thì 6 phút sau nó đã không còn thời sự, không thể làm bởi trong thời gian đó tình hình đã đổi khác và phải thực hiện chỉ thị khác. Đánh mất ý nghĩa là bởi những gì thời sự 5 phút trước, 10 phút sau có thể hoàn toàn mâu thuẫn với tình huống trước. Khái niệm “thời điểm” được tương tác với chiến lược mạng lưới của những thị trường chứng khoán, các nhà môi giới, những ai chuyên bán mua cổ phiếu. Nếu cổ phiếu tăng giá trong 10 phút, thì 12 phút sau nó đã sụt. Ai không kịp bán trong 10 phút, sau 12 phút sẽ không thể bán.

        Như thế, nếu Clover đưa một bài báo linh hoạt, theo sát diễn biến, ngay lúc xung đột về việc nước Nga tấn công Gruzia, thì một tháng sau việc ông ta viết cải chính đã không còn làm ai quan tâm, bởi đến khi đó mọi người cũng đã biết cả rồi. Về mặt hình thức, ông ta đã tuân thủ mọi qui định, giữ được thề diện cho tờ báo cũng như không đánh mất tính hiệu quả.

        Vâng, ông ta không phỉnh phờ khi bảo không ai từ Washington gọi ông ta và bảo: “Charles này, hãy viết về việc Nga đánh Gruzia”. Ngay lúc đó ông ta đã biết rõ điều đó. Một người Mỹ được Paul Wolfowitz đào tạo và đã được định hình một cách đúng đắn - đó là một sản phẩm có sẵn của chiến lược Đại Tây Dương: trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ông ta ở đâu, Tskhinval, Kazakhstan, Trung Đông, Trung Quốc - ông ta sẽ hành động từ quan điểm của chiến lược thông tin Đại Tây Dương, bởi ông ta đã được định hình như thế. Không cần phải mỗi phút mỗi ra chỉ thị cho ông ta hay gởi ông ta tới điểm này hay điểm kia, bảo ông ta phải làm gì. Bản thân ông ta tự biết và cảm thấy bằng trực giác cẩn phải làm gì. Có mặt ở hiện trường sự kiện, thậm chí nếu ông ta nhận hai thông tin có giá trị như nhau nhưng mâu thuẫn nhau - cả từ phía Nga và cả từ phía Gruzia, ông ta thể nào cũng lựa chọn phía Gruzia một cách mặc nhiên, do góc nhìn Đại Tây Dương của mình. Sau đó, để giữ tính không thiên vị, ông ta viết bài báo trên cơ sở quan điểm đối nghịch - sau một thời gian khi điều đó đã không quá gây phê phán. Tức là ông ta đã tự đồng bộ hóa với chiến lược cần thiết. Tại sao trưởng ban biên tập của tờ Financial Times ở Moskva không thể là một người Hindu? Bởi vì người Hindu tư duy khác. Và dĩ nhiên, nếu xảy ra chiến tranh khi ông ta ở đó, ông ta sẽ chẳng đi đâu cả. Thứ hai, nếu cuối cùng ông ta cũng tới đó, sau khi tổng biên tập nhiều lần gọi ông ta, ông ta cũng sẽ phải lượng định tình hình rất lâu. Cuối cùng ông ta sẻ viết những người Nga tốt thế nào, nhân dân ở đó vĩ đại ra sao với truyền thống vĩ đại ra sao, và sẽ không nhắc gì về xung đột.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2020, 07:59:46 pm

        Còn một người Mỹ, tốt nghiệp đại học Mỹ và trải qua các khóa hướng dẫn của CIA, nhà báo ấy sẽ phản ứng linh hoạt, nhanh chóng xuất quân, trên đường đi chuẩn bị tâm lý kết nối vào tình huống ngay lập tức trong tâm thế cần thiết. Sự ưu việt của những nút mạng được hình thành trước là ở chỗ chúng sẽ được kết nối ngay khi cần thiết. Chúng có thể thụ động trong một thời gian dài, không làm gì cả, chỉ sưu tập và trao đổi tem. Nhưng khi cán thiết, chúng sẽ được kích hoạt và tự đồng bộ hóa để thực hiện sứ mệnh mạng lưới của mình.

        Tự đồng bộ hóa là tình trạng lên giây sẵn, để vào lúc kích hoạt mạng lưới các nút mạng sẽ tự động hòa vào, không cần xung lực bổ trợ. Không ai kiểm soát từng bước đi của nó, không ai gửi hay nhúng mũi chỉ thị mỗi phút. Nút mạng tự biết phải làm gì. Nút mạng, khi được xây dựng đúng, là một thành phần có chất lượng của mạng Đại Tây Dương.

        Một thí dụ rõ nét của tự đồng bộ hóa mạng là tình huống cách mạng thường trực ở Ukraine. Sau hai thập niên, ở Ukraine nhiều NGO được hình thành và hoạt động, những tổ chức chuyên về bảo vệ nhân quyền, các phương tiện truyền thông đại chúng được thành lập để đấu tranh vì sinh thái, một mạng lưới ngầm các tổ chức Hổi giáo cũng ra đời, chủ nghĩa dân tộc nổi lên, phong trào Banderov1 phát triển. Nhưng khi người ta bắt đầu xuống đường ở Maidan, nút xuất phát của cuộc đảo chính “màu cam” được khởi động và vòng thứ ba được tuyên - những tổ chức này bắt đầu tích cực nhập cuộc. Họ thậm chí ném bom xăng vào các binh lính “Berkut”2 hồi tháng 2/2014. Khi nào đó họ đã nhận một ít tiền, trải qua một vài khóa huấn luyện, nên họ thấy có nghĩa vụ với người Mỹ. Quỹ Soros, Quỹ “Âu Á mới”, Quỹ Mac Arthur, các chuyên gia sinh thái phương Tây, những người cánh tả và nhiều quỹ khác của Hoa Kỳ và châu Âu phân bổ nhau tiền của người đóng thuế Mỹ cho những NGO nhỏ này của Ukraine. Vào giờ X họ được kích hoạt, tự định hình và lên tiếng ủng hộ phe mà người đặt hàng các quá trình đã được khởi động này, mong muốn. Ai đó tham gia vào những biến cố đẫm máu của Maidan vì tiền, nhưng đa số mọi người đến đây vì họ thật sự nghĩ thế, bởi những thập niên qua một mã mạng tương ứng đã được phương Tây hình thành ở Ukraine.

        Một số lớn các nút mạng Đại Tây Dương không thể được xây dựng một cách giả tạo, bắt buộc theo kiểu nhất cử nhất động phải có ai đó từ Washington gọi, kiểm soát, ra chỉ thị riêng từng nút. Việc này quá mất sức và phân hóa, đơn giản là bất khả thi. Các nút thắt này phải tự xoay xở, tự đưa ra quyết định ngay thời điểm đó xem phải làm thế nào, đứng về phía ai: tham gia Maidan hay không, viết bài báo này hay bài báo khác, ủng hộ Yanukovich3 hay Yuschenko4, đi hay ở, mang đến đó bánh mì kẹp thịt hay Coca Cola.

        . Mạng lưới - đó là một số lượng rất lớn các nút thắt tự điều chỉnh, hoạt động trên nguyên tắc đống bộ hóa dựa vào một mô hình thế giới quan đã xây dựng trước.

        Được thành lập vào đầu những năm 1990, các mạng Đại Tây Dương của Nga đã bình thản ngồi chờ qua những năm 2000 êm ả và tự đẩy mạnh hoạt động đầu những năm 2010, khi chính quyền quyết định kiểm soát hoàn toàn tình hình chính trị đổi nội với sự hỗ trợ của “hàng dọc”, bắt tay vào việc đưa nước Nga trở lại với khung cảnh chính trị đối ngoại toàn cầu. Quá trình đồng bộ hóa những mạng lưới được thành lập trước đây bắt đầu khởi động...

--------------------------
        1. Phong trào Banderov: phong trào của một nhóm các tổ chức dân tộc Ukraine, hoạt động tích cực từ sau năm 1940 và hiện đang hoạt động mạnh tại Ukraine. Tên phong trào xuất phát từ tên một trong những nhà hoạt động chính trị tích cực người Ukraine Stepan Bandera, một nhân vật lịch sử gây tranh cãi. Trong khi những nhóm chủ trương dân tộc (như tó chức“Cánh hữu") ca ngợi ông ta, thì Bandera bị lên án như một kẻ tàn sát người Ba Lan và Do Thái. Năm 1941, tám ngày sau khi Đức tấn công Liẻn Xô, Bandera tuyên bố thành lập Ukraine độc lập, cho rằng có thể dựa vào sự hỗ trợ của Đức để chống lại Liên Xô. Từ năm 1943, cánh quân sự của Tổ chức những nhà dân tộc Ukraine của Bandera đã sát hại 100.000 người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicia. Năm 1944, khi quân Đức bị phản công mạnh, quân của Bandera đã nhận được hỗ trợ tài chính, hậu cấn của phát xít Đức để cùng chống lại hồng quân. (ND)

        2. Một nhánh cảnh sát đặc biệt của Bộ nội vụ Ukraine, tồn tại từ năm 1992-2014. Nhiệm vụ chính ngoài bảo vệ trật tự xã hội còn là giải thoát con tin, đấu tranh chống khủng bố và đàn áp nổi dậy. (ND)

        3. Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich trước khi bị Maidan lật đổ năm 2014. (ND)

        4. Viktor Yushchenko, cựu tống thổng Ukraine (2005-2010), một trong nhứng lãnh đạo "cách mạng cam" ở Ukraine. (NO)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2020, 12:49:37 pm

        KẺ ĐỒNG MƯU CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI: DIỄN VIÊN “TRONG BÓNG TỐI VÀ ĐỐI TÁC ĐÀN EM

        Mặc cho vẻ bên ngoài tự phát và tính chất không thể điều khiển, trong chiến tranh mạng lưới luôn có kẻ đặt hàng các quá trình đang diễn ra, một chủ thể lịch sử, chiến lược - tức chủ thể đặt hàng việc chuyển đổi xã hội, những thay đổi được thực hiện chính cho những đối tượng này. Có những diễn viên tích cực - đó là những chủ thể trên đầu trường quốc tế mà người đặt hàng họ, trong trường hợp này là Hoa Kỳ, tích cực sử dụng họ để thực hiện những nhiệm vụ chiến tranh mạng lưới của mình. Có những người tham gia thụ động, bị ngầm sử dụng: họ không được cho biết không chỉ mục tiêu cuối cùng, mà thậm chí cả mục tiêu tạm thời. Chủ yếu những thành viên “trong bóng tối” này tranh thủ những căng thẳng địa chính trị nhỏ để hoạt động nhằm giành được những thành công mà họ cho rằng đáp ứng lợi ích dường như của họ, có tính cục bộ, cấp thấp. Chính họ chủ yếu làm việc trực tiếp với quần chúng, với đám đông, những người thực hiện phần việc bẩn thỉu và nặng nề của chiến tranh mạng lưới. Thế nhưng chính hoạt động của những thành viên không hiểu biết này thường là chủ đạo để giành được kết quả. Không được biết mục đích cuối cùng, họ có thể nghĩ việc đạt được những mục tiêu nào đó của mình vào thời điểm nào đó, có tính ngắn hạn và chiến thuật, là để thực hiện những nhiệm vụ chính trị hoặc xã hội cục bộ nào đó của mình. Trên nguyên tắc, họ hài lòng. Bởi việc kết nối của những diễn viên “trong bóng tối” này diễn ra trên cơ sở họ được động viên bởi những lợi ích cục bộ của mình.

        Còn có những diễn viên lớn hơn, chẳng hạn như Liên minh châu Âu hay các nước Ả rập, những vương quốc dầu hỏa cùng tham gia vào những cuộc chiến tranh mạng lưới Hoa Kỳ nhưng không phải như những kẻ mù mờ, mà với tư cách đối tác đàn em. Có các nước thành viên NATO, những nước hiện thực hóa những lợi ích chiến thuật hay kinh tế, khu vực của mình trong quá trình tham gia các chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ. Có những đối tác chiến lược khu vực mà mục tiêu của họ ở cấp độ cao hơn và họ có thể kết nối vào chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ hay vào một bộ phận cấu thành của nó nếu điều đó đáp ứng lợi ích của họ trong khu vực, nhưng họ cũng có thể từ chối tham gia. Trong số những người cùng tham gia tương đối độc lập này có thể kể Trung Quốc và nhìn chung là các nước BRICS. Nhưng cả họ cũng chẳng phải là người ra lệnh chính thức cho những tiến trình lịch sử. Vể thực chất, họ đồng thời cũng được đặt trước sự kiện và trong những điều kiện mà người đặt hàng toàn cầu đưa ra. Ưu điểm duy nhất của họ trước những người đồng tham gia khác chính là khả năng không tham gia.

        Việc hiện thực hóa các quá trình mạng qua những đấu thủ lớn như EU hay các nước Ả rập này dựa trên khái niệm ủy nhiệm điều khiển. Trong trường hợp này, chủ thể chính của lịch sử - người đặt hàng các tiến trình - chuyển cho họ một phần quyền hành để họ hành động nhân danh chính mình nhằm giành được lợi ích cuối cùng của người đặt hàng. Và như thế các địa chỉ IP được nhân lên mà qua đó người ta tác động lên một quá trình hay lên một lãnh thồ, cùng với đó cũng diễn ra việc chia nhỏ trách nhiệm. Cuối cùng không thể than phiền chỉ một kẻ đặt hàng bởi kết cuộc của kế hoạch, thí dụ không thể buộc tội Hoa Kỳ rằng họ là kẻ gây ra hàng nghìn nạn nhân của cái gọi là “Mùa xuân Ả rập”, bởi trong việc thực hiện chiến lược này có sự tham gia của cả các nước EU lẫn một số quốc gia khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ả rập, nước thì tài trợ, nước thì giúp nhân lực, kẻ khác thực hiện việc ủng hộ chính trị, che chắn chính sách đối ngoại, yểm trợ thông tin, v.v... Khi các chức năng đã được phân chia, những diễn viên tích cực được biến hóa, tham gia hành động, hoặc có khi họ thực hiện trực tiếp, thì dẫu cho khách hàng chính đòi hỏi kết quả của quá trình này thì người đặt hàng ấy vẫn ở trong bóng tối, cáo buộc trực tiếp trách nhiệm của khách hàng đối với việc xảy ra là không thể, và nếu có thể, thì chỉ là gián tiếp.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2020, 12:50:30 pm

        TÌM KIẾM KẺ ĐẶT HÀNG: XÓA MỜ TRUNG TÂM

        Tính tới khả năng ủy nhiệm điều khiển, chia sẻ trách nhiệm, hoạt động gián tiếp và đồng bộ hóa mạng, trong chiến tranh mạng lưới không thể xác định kẻ đặt hàng trực tiếp sự kiện này hay khác. Cũng như khó xác định chính xác có hay không nói chung khách hàng hay tất cả đã diễn ra tình cờ, theo sự đưa đầy của hoàn cảnh, bởi không ai có thể thủ tiêu những quá trình tự nhiên và sự hỗn loạn thực sự của những kẻ không được điều khiển. Việc vạch rõ người đặt hàng trực tiếp lại càng phức tạp hơn nếu biết rằng việc điều hành trực tiếp thường được thực hiện không phải trên cơ sở những chỉ thị trực tiếp, mà qua nhiều yếu tố được mô đun hóa nhiều tầng lớp, dựa vào bổi cảnh được hình thành nên bởi chính khách hàng.

        Ví dụ để khẳng định lập luận này có thể dẫn ra trường hợp được Charles Clover kể lại trong chương trình đã nói ở trên. Sau cuộc tấn công ngày 8/8/2008 của Gruzia vào Nam Ossetia, Tổng thống Bush con khi đó phát biểu trên truyền hình tuyên bố rằng các máy bay Mỹ đã khẩn cấp chở hàng viện trợ nhân đạo đến Gruzia theo đề nghị của chính quyền Gruzia. “Ông ta bảo nguyên nhân là vì cuộc tấn công của quân Nga vào Tbilisi”, Clover nhắc lại, rồi nói rõ: “Nếu quý vị xem kỹ chương trình này... Ông ta không nói ‘Chúng tôi có thông tin chính xác", mà nói ‘Chúng tôi có “report” rằng xe tăng Nga tiến thẳng vào Tbilisi". Ông ấy nói có các chương trình [về chủ đề này] trên CNN”. Như thế, chúng ta thấy sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ cho chính quyền Gruzia, quyết định gởi máy bay và đưa tàu Mỹ vào Biển Đen đã được tổng thống Hoa Kỳ thông qua trên cơ sở... các bản tin của CNN. “Yếu tố quyết định trong chiến tranh ở Gruzia là những gì CNN truyền di”, Clover xác nhận. “Tôi không chống việc giúp đỡ Gruzia, tôi biết có những bất đồng quanh vấn đề này, nhưng cho rằng trong vấn đề này truyền thông đại chúng đã đóng vai trò rất - rất quan trọng. Vì thế điếu này (hệ thống) thật sự là một hiện tượng hậu hiện đại”.

        Tất cả các điều này tưởng chừng vô lý nếu không phải là một thực tế, một việc đã rồi. Thế nhưng có thể, nếu bạn nghĩ: các phương tiện truyền thông trong xã hội thông tin hiện đại là một uy lực tuyệt đối đối với đa số đại diện của quần chúng bị phân tán hóa. Bush phải viện dẫn vào đâu để thuyết phục hàng triệu người tiêu dùng đang ngồi trước màn hình ti vi của sản phẩm tin tức toàn cầu? - Những tin tình báo trừu tượng mà Bush hiển nhiên không có quyển trưng ra? - Các báo cáo mật không ai có thể đọc được (mà có thể chẳng hể có chúng)? Trên cơ sở nào ông ta đưa ra quyết định ủng hộ Gruzia? Hay giống như trong lịch sử Iraq -  “Chúa đã nói với tôi: hãy đánh Iraq”? Đó có thể là lý do không? Nguồn tin cậy nhất trong lúc đó với Bush chính là bản tin của CNN mà mọi người đều xem - đó là điều thật sự hợp pháp trong nhận thức của quần chúng. Dẫn chính bản tin này, Bush ra quyết định mà vào lúc đó đa số xã hội phương Tây đều ủng hộ. Quan điểm của các phương tiện truyền thông, không chỉ của CNN, mà của BBC và nhiều hãng tin phương Tây khác, mang tính quyết định trong bối cảnh thông tin toàn cầu.

        Thế nhưng đến đây phát sinh một câu hỏi hợp lý: ở đây điều gì là đầu tiên - tin tức trên truyền thông rồi sau đó quyết định được đưa ra trên cơ sở này, hay ngược lại, đầu tiên là quyết định, sau đó là thông tin trên truyền thông, trên cơ sở đó mới dường như thông qua quyết định? Việc tổng thống Hoa Kỳ dẫn tin CNN vô hình trung trở thành việc xác nhận sự kiện, nhưng nếu bạn phân loại lại nó theo phương thức của chiến tranh mạng lưới thì trình tự sẽ thay đổi: đầu tiên là đặt hàng tin tức, sau đó dẫn bản tin trở thành nguyên cớ này để bảo chứng cho việc thông qua quyết định “cần thiết” và đem tàu chiến, máy bay cũng như ủng hộ về chính trị ra sử dụng.

        Khái niệm report mà ông Bush dùng, dịch sang tiếng Nga vừa có nghĩa là “báo cáo” vừa là “thông báo”, và ở đây ẩn chứa một khác biệt lớn. Các quản nhân là một việc - họ có trọng trách cá nhân với thông tin chuẩn bị báo cáo cho tổng thống, chịu trách nhiệm hoàn toàn với sự chính xác của thông tin trình ra không chỉ trước tổng thống, mà cả cộng đồng thế giới có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các quá trình này. Nhưng lại là một việc khác khi một nhóm vô trách nhiệm của cộng đồng mạng ném ra những thông tin sau đó nhanh chóng lan truyền trên mạng lưới, trở thành nguyên cớ để thông qua quyết định mà hoàn toàn chẳng phải chịu trách nhiệm gì nhưng lại mang đến những hậu quả tuyệt đối thực tế. Sự “vô trách nhiệm” đó có tình cờ không? Bởi những quyết định thế này có thể là nguyên cớ cho xung đột quân sự toàn cầu, có thể dẫn đến cái chết của hàng nghìn người. Dĩ nhiên các phương tiện truyền thông phương Tây vài tháng sau đó đã nhận lỗi. Thậm chí cộng đồng phương Tây đã xem lại thái độ của mình đối với những việc xảy ra ở Nam Ossetia. Thế nhưng sự kiện xâm lược của Gruzia và sự ủng hộ nó của Hoa Kỳ đã được hoàn tất. Điều gì sẽ xảy ra nếu như “cuộc chiến chớp nhoáng” ấy của Saakashvili1 thành công?

--------------------------
        1. Mikhail Saakashvili (1967-), lên làm tổng thống Gruzia sau cuộc "Cách mạng hoa hóng" tháng 11/2003 ở Gruzia, mở màn cho phong trào "cách mạng màu" ở các nước cựu cộng hòa xô viết. ông Sakashvili tại nhiệm hai nhiệm kỳ liên tiếp, tới năm 2013.Trong thời gian cầm quyền, ông Sakashvili thực hiện chính sách thân phương Tảy, muốn đưa Gruzia gia nhập NATO và EU, đặc biệt đã gây ra “cuộc chiến 5 ngày" với nước Nga vào tháng 8/2008, kết thúc bằng thất bại của Tbilisi do mưu toan khiêu khích không thành công. Sau khi rời chức, Saakashvili đã lưu vong sang Mỹ để tránh lệnh bắt giam của tòa án Tbilisi với các lời buộc tội tham nhũng và lạm quyền. Từ năm 2015 đến nay, Sakashvili sang Ukraine và trở thành thống đốc vùng Odessa, nơi có hải cảng lớn nhất của Ukraine trên Biển Đen. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2020, 12:50:45 pm

        Nắm được thông tin từ phía Gruzia cũng như từ phía Nga, các phương tiện truyền thông phương Tây, Charles Clover và đồng nghiệp của ông đưa ra chọn lựa của mình. Vâng, chẳng ai bảo họ phải viết gì. Cấu trúc mạng cổ điển, trong đó không có thứ bậc, cũng không lường trước việc này. Nhưng có một bộ lọc ý thức hệ tổ chức các nền tảng cho cầu trúc này. Điều tương tự thế này trong những cuộc chiến mạng lưới trung tâm đã được định nghĩa bằng khái niệm ý định của chỉ huy. Có nghĩa chỉ huy không hạ lệnh trực tiếp. Chỉ huy chỉ đưa ra hình dung chung về kết quả cuối cùng mà xuất phát từ đó, các nút mạng tái cấu trúc hành vi của mình và bắt đầu hành động bằng cách này chứ không bằng cách khác. Chúng tự nghĩ luôn công nghệ thực hiện điều đã được “chỉ huy" ban ra mà chúng nhận định như thế từ các thông báo của trung tâm, hình thành chương trình nghị sự trong ngày. Mạng lưới tự nhận thức “ý định”, tự điều hướng và thực hiện thích hợp nhiêm vụ.

        Như thế, thật sự tồn tại một mối liên hệ hỗ tương nào đó giữa bản tin được đặt hàng trước trên CNN và phát biểu được chuẩn bị sau bản tin. Lẽ tự nhiên, nếu nhiều phương tiện truyền thông biết trước điều đó, nhất định sẽ có rò rỉ trước hạn và hiệu ứng sẽ không tự nhiên như thế. Tính bất ngờ cũng được đưa vào bối cảnh này như một bộ phận cấu thành cần thiết. Khi Charles Clover làm bản tin, ông ta xuất phát từ thế giới quan của mình. Charles, một công dân Hoa Kỳ, học ở Hoa Kỳ, ông ta được định hình bởi môi trường là bối cảnh chính trị Hoa Kỳ. Lẽ đương nhiên, khi một người Mỹ với nền tảng tư tưởng như thế nắm trong tay thông tin biện minh cho quan điểm của Mỹ, quan điểm được khẳng định không phải bằng sự kiện, mà bằng những định kiến, khuôn mẫu văn hóa, thì cả khi ông ta có cố theo đuổi nguyên tắc không thiên vị, muốn hay không, ông ta vẫn thiện cảm với quan điểm thân Mỹ hơn là quan điểm ngược lại. Về sau này, có thể ông ta cũng đưa thông tin trái chiều, nhưng đầu tiên ông ta sẽ đưa những gì phù hợp với suy tưởng của mình. Khái niệm này - media background - là một hiện tượng tất yếu của xã hội thông tin mà nhân vật chính của nó là nhà báo, phóng viên, tay máy, nhà báo ảnh, thậm chí cả blogger. Nhà báo phải hành động không thiên vị, nhưng anh ta có quyền diễn giải, bằng lời, bằng các hình thức thể hiện, bằng sắc thái ý tưởng, cảm xúc, sắc màu của văn bản mà qua đó một chuyên gia nhận ra quan điểm thực thụ của tác giả, còn người tiêu dùng thẩm thấu sản phẩm cuối cùng mà không có ý kiến gì.

        Sự nham hiểm của chiến tranh mạng lưới chính là ở chỗ những người tham gia được biết về sự xuất hiện các sự kiện và sự phát triển dần dần của chúng, nhưng cùng lúc bối cảnh của chúng - hay mã mạng - được hình thành mà kết quả cuối cùng đã được tính trước. Chính ở đó tính hiệu quả của công nghệ mạng lưới được thể hiện. Sau đó có thể thừa nhận rằng có gì đó sai lầm, nhưng bởi chúng tôi vội quá, chúng tôi làm theo cảm xúc, như trường hợp với vũ khí hóa học ở Iraq. Nhưng những hành động cụ thể đã được hoàn tất rồi, tàu chiến của hải quân Mỹ đã ở Biển Đen rồi, vũ khí Mỹ đã hiện diện ở Gruzia, còn bản thân “cảm xúc” mà người ta có thể vin vào thì là một thông số đã được hình thành trước và đặt vào bối cảnh. Giả dụ như chiến dịch “Cánh đồng trong sạch” mà Saakashvili bắt đầu ở Nam Ossetia thành công thì theo nguyên tắc “thắng làm vua”, hiển nhiên người Mỹ sẽ thừa nhận sự kiện cuộc “chiến tranh chớp nhoáng” đã hoàn thành. Sau đó có thể họ sẽ thừa nhận là đã dựa trên thông tin sai, rằng những quyết định được đưa ra không hoàn toàn chính xác do căn cứ vào thông tin “chưa đúng” của các phương tiện truyền thông, nhưng chuyện thì đã rồi. Còn ai sau đó sẽ hỏi đến truyền thông chứ? Vâng, đôi khi họ cũng sai lầm mà...

        Chiến tranh mạng lưới là một phương tiện tác động hiệu quả, theo sau nó sẽ là những thay đổi địa chính trị. Rồi sau đó là gì không quan trọng. Nguyên tắc mạng lưới không tính đến chỉ thị trực tiếp, có nghĩa cũng không tính đến trách nhiệm trực tiếp. Nếu mỗi trưởng ban biên tập của một phương tiện truyền thông đều nhận được một cuộc điện thoại thì sớm hay muộn một người trong số họ sẽ kể lại: “Tôi vừa được Washington gọi và bảo hãy viết thế này”, đồng nghĩa với sự thất bại, nhất là nếu nó xảy ra “sớm”. Ở đây không ai gởi chỉ thị nào cho ai, nhưng mỗi thành viên ở vị trí của mình luôn biết phải hành động thế nào. Chính ở đó chủ đích của mạng lưới - nó được thành lập từ những cấu trúc, từ những con người, từ những nút thắt mà phản ứng của chúng đã được lường định trước do được hình thành từ một bộ mã thế giới quan phương Tây. Dưới sự tự trị có tổ chức, chúng không có sự phối hợp trực tiếp nào với trung tâm khi ra quyết định. Saakashvili cũng không nhận được chỉ thị trực tiếp nào từ Washington... Vâng, có những đại diện phương Tây đến hỏi: “Ngài cần gì để giải quyết vấn đề của mình?” - “Tôi cần nhiều vũ khí”. - “Đây, vũ khí của ngài”. Nhưng họ không giao cho Saakashvili: “Hãy sử dụng vũ khí này chống Nam Ossetia” bởi chuyện này có thể tới tai cộng đồng thế giới và tác động xấu tới hình ảnh nhân đạo của Hoa Kỳ. Bản thân các vũ khí này có thể được giải thích như một yếu tố ngoại giao tăng cường chẳng hạn, được sử dụng như một nhân tố gây sức ép tinh thần để dễ đạt được thỏa thuận hơn với các phía nam Ossetia trong các cuộc thương lượng. Hay có thể Gruzia thật sự cần hiện đại hóa quân đội để gia nhập NATO - tất cả những thứ đó là những giải thích khả dĩ của phía Mỹ cho việc vì sao họ cung cấp cho Gruzia nhiều vũ khí đến thế. Nhưng rõ ràng, không có chỉ thị nào yêu cầu sử dụng chúng chống Nam Ossetia, bởi Saakashvili cuối cùng không thể tự biện hộ kiểu như: “Xin lỗi, tôi không muốn mà là do Washington gọi và ra lệnh. Bush bảo tôi: ‘Hãy đánh Tskhinvali"”. Ông ta không thể nói thế. Đó là một hành động “bột phát” của Saakashvili, đã được lên kế hoạch trước đó bằng chiến lược mạng của Hoa Kỳ ở Kavkaz. Giờ đây không ai có thể chứng minh rằng ông ta được sự đồng tình từ Nhà Trắng cho cuộc tấn công, thế nhưng tất cả đã được chuẩn bị cho hậu quả của vụ xâm lược này: những đề tài đã được chuẩn bị, các phát biểu đã được soạn sẵn, đã dự trù luôn phản ứng của công luận, thái độ của truyền thông, của các chuyên gia phương Tây và các nhà chính trị, kể cả cách hành xử của nhà cầm quyền Hoa Kỳ cũng được tính toán hay nói đúng hơn, đã được soạn trước. Chính vì lý do này mà chiến tranh mạng lưới hiệu quả đến thế - nó không tạo cơ hội để tìm kiếm và trừng phạt những kẻ có trách nhiệm, không tạo điếu kiện để xác lập mối liên hệ trực tiếp giữa người thông qua quyết định với người thừa hành. Thế nhưng nó lại tạo những khả năng rộng lớn cho hành động, tạo cơ hội để thực hiện điều gì đó mà về sau chẳng phải chịu mảy may trách nhiệm.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2020, 12:51:11 pm

        NHỮNG YẾU TỐ MẠNG LƯỚI TRÊN LÃNH THỔ NGA: ĐỘI QUÂN THỨ NĂM

        Việc không phải chịu trách nhiệm tạo cảm giác không bị trừng phạt, kết quả là việc tăng cường hoạt động của các mạng lưới phương Tây và những nút thắt phối hợp của chúng trên lãnh thổ Nga vượt ra khỏi mọi ranh giới. Đại diện của các mạng lưới Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nga thường được gọi là đội quân thứ năm, thế nhưng liên quan tới những mạng thực tế, tên gọi đó còn khá mềm mỏng. Biết được không ai có thể ngăn chặn sự tích cực của các mạng lưới phương Tây, thậm chí không thể giám sát, các mạng lưới này bắt đầu hành động một cách công khai. Đôi lúc nó dẫn tới các scandal, như vụ rắc rối xảy ra ở lãnh sự Anh ở Yekaterinburg. Tại trụ sở lãnh sự này, một mạng lưới đặc tình mạng lưới của Anh hoạt động gần như công khai, cuối cùng nó đã bị đóng cửa sau nhiều năm hoạt động. Tiền lệ này dẫn đến việc phải xét lại cách tiếp cận các NGO phương Tây nói chung, và Nga đã thông qua dự luật buộc các NGO phải đăng ký lại, một thủ tục gần như không thể vượt qua do chỉ được nhận tiến trợ cấp từ trong nước. Về thực chất, đây là luật thủ tiêu.

        Chuyện tương tự vậy cũng đã xảy ra tại trụ sở Viện nhân chủng học của Viện hàn lâm khoa học do Viện sĩ Valeri Tishkov lãnh đạo. Tại đây có một phân nhánh mạng suốt 15 năm qua chuyên thu thập thông tin ở miền Nam nước Nga và ở Kavkaz phục vụ cho lợi ích Hoa Kỳ. Trên danh nghĩa, mạng lưới này thu thập thông tin để thiết lập cái gọi là bản đồ khả năng xung đột, mô tả những địa điểm có khả năng xảy ra va chạm sắc tộc. Thế nhưng những dữ liệu này có ý nghĩa hai mặt. Người của Tishkov biện minh họ lập trung tâm này để ngăn chặn xung đột. Nhưng chẳng ai làm việc với những dữ liệu này ở Nga, mà chúng lại được chuyển cho những ai muốn, kể cả chuyển cho phương Tây. Về mặt hình thức, những dữ liệu này được chuyển tới các cơ quan của chính quyền  nhà nước Nga - Chính phủ, Kremlin, Viện Đuma, Hội đồng liên bang, nơi những người nhận được chẳng biết làm gì với chúng và sử dụng chúng ra sao, nhét chúng xuống gầm sofa. Dĩ nhiên là chẳng ai trả tiền cho công việc vô dụng này ở Nga. Thế nhưng phương Tây lại nghiên cứu chúng kỹ lưỡng. Còn phải nói, bản đồ khả năng xung đột miền Nam nước Nga, đùa sao chứ?

        Có thể làm gì với bản đồ này? Có thể định vị địa điểm nào có nhiều khả năng bùng nổ xung đột sắc tộc. Nhìn vào bản đồ: Nên khiêu khích xung đột ở đâu nhỉ? - Nơi những cộng đồng từng có hiềm khích đang sống cạnh nhau, chẳng hạn người Karachayev và người Cherkez, ở điểm nào họ đang ở trong tình trạng căng thẳng. Hay là người Ingush và Ossetia ở một số điểm tại bắc Kavkaz đang bên bờ vực chiến tranh, nơi người Nga ở bắc Kavkaz lâm vào thế không lối thoát bởi những cộng đồng sắc tộc “đỉnh hơn” này: chỉ cần một que diêm là tình hình bùng nổ. Đấy là một bản đó hết sức tiện dụng, thường xuyên được cập nhật, nhưng tiện cho việc gì? Cho việc biết nên mang diêm quẹt tới đâu. “Đấy chúng ta có diêm quẹt đây”, các nhà chiến lược Hoa Kỳ nghĩ. “Giờ nhìn vào bản đồ Tishkov mà thực hiện...”

        Ở nước Nga, trong hai thập niên gần đây dĩ nhiên có nhiều mạng lưới Đại Tây Dương được thành lập, nhưng không phải mạng lưới nào cũng do các viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga lãnh đạo. Chưa kể một thời gian dài Tishkov còn là thành viên của Viện Xã hội, và mạng lưới này tồn tại đến tận ngày nay. Chỉ có một điều tốt: theo luật mới họ đã đồng ý đổi từ nhận tiền tài trợ của Hoa Kỳ sang nhận tài trợ từ điện Kremlin. Tishkov trở thành thành viên của Viện Xã hội sau khi đồng ý sẽ không làm những việc đã làm 15 năm qua vì tiền. Nhận được tài trợ từ Kremlin, ông ta đồng ý sẽ không tiếp tục cập nhật khả năng xung đột ở miền Nam nước Nga, mà nếu có cập nhật, sẽ không gởi cho các tổ chức phương Tây, tức các trung tâm tình báo, địa chỉ sau cùng chúng sẽ được đưa về. Nhưng bản đồ đã được vẽ rồi, chuyển đi rồi, có nghĩa là chẳng cần làm gì thêm nữa. Chúng ta cứ chờ xem kết quả.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2020, 12:52:20 pm

        BỌN ĐẦU TRỌC PHÁ HỦY NƯỚC NGA: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC NHỎ NHƯ MỘT YẾU TỐ TAN RÃ

        Tiền chỉ là một phương thức động lực. Yếu tố thứ hai khi nói về nước Nga, mà đúng hơn là yếu tố chính, là tư tưởng. Nếu con người tin vào lý tưởng, người ta sẽ sẵn sàng hành động để thực hiện chúng trong điều kiện không chỉ hạn chế về tài chính, mà thậm chí cả khi bị sức ép nặng nề từ phía nhà nước. Những mạng lưới mang tên Những người 60 đã được hình thành như thế, đó là những người về mặt tư tưởng chống đối chế độ Xô viết, mà sau khi Liên Xô tan rã, chuyển thành các phong trào bảo vệ nhân quyền. Theo nghĩa hẹp, những mạng lưới nhân quyền và bất đồng chính kiến - ít nhiều đã gây ra sự tan rã của Liên bang Xô viết - vẫn tích cực hoạt động đến tận ngày nay. Chính những cơ cấu bảo vệ nhân quyền và những người tự do, do sự thù hận có tính đối kháng với nước Nga lớn, đã kích động có hiệu quả chủ nghĩa cực đoan nơi người trẻ. Họ xuất phát từ ý tưởng và hoạt động có ý nghĩa, nhờ đó họ hình thành thực tế trên cơ sở những kế hoạch tinh tế hơn là nhà nước.

        Có những mạng lưới Hoa Kỳ bên trong các phương tiện thông tin đại chúng Nga, những tổ chức được các tiểu nhóm văn hóa tự do cài đặt đầu thập niên 1990. Những mạng lưới này được tích cực sử dụng để kích hoạt sự tan rã của nhà nước đa dân tộc - mà theo thuật ngữ địa chính trị là không gian lớn - mà nước Nga đại diện. Trong số những chiến lược mạng được cố tình gài vào từ bên ngoài có thế kể cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc Nga” hiện đại - một quan điểm vay mượn hoàn toàn từ phương Tây, nơi cụm từ chủ nghĩa dân tộc hàm ý tăng cường tính nhà nước, nâng cao vai trò quốc gia - dân tộc trong đời sống xã hội châu Âu.

        Ở châu Âu, chủ nghĩa dân tộc nổi lên như một phản ứng đối với chủ nghĩa tự do mà lúc nào đó chính quốc gia dân tộc châu Âu này bị đặt vấn đề, bị lên án ở chỗ vì lợi ích chung mà ngăn cản khát vọng vươn tới lợi ích riêng. Ở châu Âu chủ nghĩa dân tộc là phương tiện đối đầu với chủ nghĩa tự do, vì thế ở đó những người tự do đấu tranh tích cực chống lại chủ nghĩa dân tộc, gắn nhãn mác và cáo buộc mọi tội lỗi chết người cho chủ nghĩa dân tộc.

        Nhưng cái gì tốt cho châu Âu thì với người Nga lại là cái chết. Nước Nga không phải là quốc gia dân tộc, vì thế chủ nghĩa dân tộc châu Âu không phù hợp với chúng ta như một hệ thống - không phải ở qui mô đó, không phải ở bức tranh dân tộc xã hội đó. Quốc gia - dân tộc, trước tiên đó là một không gian xã hội thuần nhất theo qui định với công dân như một chủ thể chính. Đó là một ngôn ngữ duy nhất, văn hóa và khế ước xã hội trên cơ sở đồng thuận xã hội. Đó là những biên giới hành chính nghiêm ngặt của không gian địa phương mà kiểu thành phố chiếm ưu thế. Nhưng đó hoàn toàn không phải là những gì chúng ta thấy ở nước Nga.

        Nước Nga là một đất nước đa dân tộc, đa tín ngưỡng và đa ngôn ngữ. Đó là hàng trăm sắc tộc, hàng chục dân tộc thiểu số và một dân tộc đa số với tư cách người tổ chức nhà nước. Đó là sự đa dạng của những lối sống và mô hình xã hội. Đó là một môi trường nông nghiệp rộng lớn. Đó là những không gian bao la và những biên giới bị xóa nhòa, luôn thay đổi. Nước Nga không thể là một quốc gia dân tộc châu Âu nhỏ gọn đồng nhất theo định nghĩa. Nước Nga không bao giờ có thể là một quốc gia dân tộc, và những nỗ lực xây dựng nó đã luôn không thành hiện thực, không thể lâu dài. Vô số thí nghiệm ở nước Nga đã chứng minh: quốc gia dân tộc không thể rộng lớn như thế.

        Nhưng nếu vậy thì định dạng quốc gia nào có thể kết hợp với khái niệm “nhà nước” của nước Nga? Câu trả lời lịch sử đã cho chúng ta thấy - đó là đế chế, được xem xét với tư cách một thuật ngữ kỹ thuật, như một trong những kiểu nhà nước. Nước Nga đã là một đế chế và luôn luôn chỉ có thể là đế chế. Với chúng ta, đế chế là hình thái có thể duy nhất của “nhà nước”. Đế chế, đó là một không gian địa chính trị lớn, như một sự thống nhất chiến lược của đa dạng. Vì thế “chủ nghĩa dân tộc Nga” với chúng ta - đó là chủ nghĩa dân tộc có tính đế chế, nhắm vào việc gìn giữ không gian rộng lớn này. Tất cả những hình thức bài ngoại và mưu toan chia rẽ người Nga với hàng trăm dân tộc và sắc tộc khác định cư trong không gian lớn của chúng ta là hậu quả của chiến lược mạng lưới nhắm vào việc phá hủy không gian lớn này bởi những đối thủ địa chính trị của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2020, 04:03:42 pm
     
        Chúng ta cũng thấy những mong muốn chủ quyền đang biến thành điều gì. Và không chỉ với nước Nga. Chỉ cần châu Âu hành xử một cách tự chủ, ngay lập tức rỗi loạn nảy sinh. Chúng ta thường nghe nguyên nhân của những bất ổn xã hội là sự lạc hậu kinh tế và để ngăn chặn chúng cần thành lập một loại quỹ bình ổn xã hội nào đó, nâng cao mức sống người dân, v.v... Tất cả những điều này dĩ nhiên hết sức quan trọng, thế nhưng ngày nay chúng ta cũng hiểu rằng những cuộc cách mạng của mạng lưới đã diễn ra cả ở những quốc gia với những cấp độ bảo trợ xã hội khác nhau. Khi người nghèo mở bát súp đặc hơn thì người giàu cũng mơ viên ngọc to hơn. Chúng ta thấy châu Âu lên cơn sốt ra sao. Như theo chỉ thị, theo sự thần thông biến hóa của cây đũa thần mà những xáo động xã hội xuất hiện ở những nước, dĩ nhiên so với thế giới Ả rập, nơi làn sóng cách mạng hiện đang diễn ra, đơn giản là quá dư thừa, giàu có đến độ bất lịch sự, những người sung túc, sống trong sự thỏa mãn xã hội của đất nước. Nhưng điều đó cũng không giúp họ thoát khỏi những hiện tượng tương tự, những cuộc xung dột ở Hy Lạp, bất ổn thường xuyên ở Pháp, Đông Âu, thậm chí ở London, trung tâm lưu trú tạm thời của những tỉ phú Nga đào tẩu. Tất cả những điều này là biểu hiện của chính chiến lược chiến tranh mạng lưới mà trung tâm của nó nằm ở Washington, chiến lược nhằm chống lại châu Âu, nơi hiện nay bắt đầu ngóc đầu dậy hình thành bản sắc chủ quyển của mình, nghĩ về việc tồn tại ngoài vòng kiểm soát của Hoa Kỳ.

        Châu Âu đã mệt mỏi khi mãi là chư hầu thường trực của Hoa Kỳ. Châu Âu muốn độc lập, còn châu Âu lục địa, mà trước nhất là nước Đức, ngày càng nghĩ về việc xích lại gần nước Nga. Các tín hiệu của nó đã xuất hiện ở cấp độ chính thủc. Chẳng hạn Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) Nikolai Bordyuzha trong một cuộc họp chuyên gia đã tuyên bố thẳng: thay vì NATO, CSTO sẽ tập trung chú ý nhiều hơn vào công việc với EU, còn quan hệ chiến lược với châu Âu từ nay sẽ được dàn xếp trực tiếp, không có sự tham gia của Hoa Kỳ. “Liên minh châu Âu sẵn sàng hợp tác trực tiếp theo một số phương hướng”, Nikolai Borduyzha thừa nhận.

        Như tổng thư ký nhận định, đã đến lúc CSTO chuyển từ chiến thuật kiềm chế thụ động những cuộc tiến công từ bên ngoài của NATO và Hoa Kỳ sang chiến lược đối kháng tích cực sự xâm lược của Hoa Kỳ lên không gian hậu Xô viết. Việc khước từ hợp tác với NATO được Nikolai Bordyuzha giải thích bằng tính không thỏa đáng của nó. “Chúng tôi lẽ ra có thể tiếp tục hợp tác với NATO nhưng theo tôi, thật sự không có các triển vọng hợp tác với NATO. Hiện nay NATO có lợi khi làm việc với từng quốc gia riêng lẻ. Để làm gì? Tôi không muốn bình luận và nghĩ rằng tất cả mọi người ở đây đều hiểu điều này”1.

        Bằng việc kích động bạo loạn, Hoa Kỳ muốn cho biết ai đang là chủ nhân ở châu Âu và đặt châu Âu trở lại chỗ của mình. Cũng bằng cách thức sử dụng các chiến lược mạng lưới đó, các nhà công nghệ chính trị Hoa Kỳ đang hành động chống Nga.

        Lẽ đương nhiên cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008, và những căng thẳng tiếp theo đó sẽ được sử dụng để những chiến lược mạng lưới trên lãnh thổ Nga trở nên hiệu quả hơn. Chúng ta biết chiến tranh mạng lưới được thực hiện trong tình huống hòa bình lẫn khủng hoảng và chiến tranh nóng. Có nghĩa khủng hoảng là môi trường nuôi dưỡng chiến tranh mạng lưới. Mục tiêu chính của chiến trang mạng lưới là phá hủy không gian lớn, phân tán không gian này và đặt nó dưới sự kiểm soát. Tình hình càng khủng hoảng bao nhiêu, việc thực hiện chiến lược mạng lưới càng đơn giản bấy nhiêu. Nói cho dễ hiểu hơn, đầu tiên cần khơi mào một cuộc khủng hoảng, bởi trong bối cảnh xã hội ổn định và hòa bình, các điệp viên mạng lưới khó hoạt động hơn hết. Ở đây cần tập trung chú ý vào việc ở Anh (nơi xuất hiện phong trào đầu trọc) đã diễn ra việc định cư của hàng loạt người Ả rập theo sau giai đoạn hậu thuộc địa, do hậu quả của sự tan rã đế chế biển. Đế chế biển này với mẫu quốc và các thuộc địa của nó là một đối lập với đế chế lục địa của chúng ta vốn xây dựng theo nguyên tắc “trung tâm - ngoại vi”. Những thuộc địa của nó không có chung biên giới với Anh quốc, nằm tận “ngoài khơi”, rất xa các biên giới của vùng phân bố châu Âu. Còn những “người mới đến” của chúng ta cùng thuộc về một không gian lớn với chúng ta, cho dù đó là đế chế Nga, Liên Xô hay SNG hiện nay, và là người dân từ lãnh thổ của chúng ta, đế chế hay ngoại vi.

        Mưu toan xây dựng một môi trường xã hội, văn hóa đối nội chống lại người dân thuộc các nước bao quanh nước Nga chính là âm mưu chia cắt nước Nga khỏi thế giới còn lại, ngăn cách nó bằng một hàng rào cách ly (cordon sanitaire2) xây trên những vùng biên cương của chúng ta. Những lãnh thổ này gắn kết chặt chẽ với chúng ta. Đó không phải là những thuộc địa của Anh, không có biên giới chung với chính nước Anh. Đó là biên giới của chúng ta, một không gian văn minh thống nhất với chúng ta mà trong trường hợp xung đột phát triển sẽ cắt đứt quan hệ của chúng ta với phía nam, phong tỏa lối ra biển ấm của chúng ta. Ở đây không nói về việc mở cửa biên giới cho sự dịch chuyển không kiểm soát những người nhập cư từ không gian hậu Xô viết vào Nga, bởi điều đó sẽ dẫn đến sự xóa nhòa bản sắc văn minh văn hóa Nga.

-------------------------
        1. Phát biểu của Tống thư ký CSTO Nikolai Bordyuzha tại cuộc họp Hội đồng chuyên gia CSTO ở Moskva ngày 12/3/2008. Đề tài khóa họp là "Sự phát triển khung cảnh địa chính trị trên thế giới, trong vùng hoạt động của Hiệp ước an ninh tập thể và những khu vực phụ cận".

        2. Cách gọi khái quát về địa chính trị nhóm các nước nằm sát biên giới, được thành lập dưới sự bảo trợ của Anh và Pháp sau khi Đế chế Nga sụp đó, dọc theo các biên giới châu Âu của Liên bang Xô viết nhằm mục đích ngăn cản sự thâm nhập tư tưởng cộng sản vào các nước châu Âu thập niên 1920-1930. Vào thập niên 1990, thuật ngử này lại được sử dụng rộng rãi. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2020, 04:05:41 pm

        Cái gọi là chủ nghĩa dân tộc được mang đến từ phương Tây trong những hình thái “dầu trọc” quái đản của nó là sự tiếp nối chiến lược địa chính trị của Hoa Kỳ không cho Nga lối ra những vùng biển ấm áp. Đó là đại diện của châu Âu mà sang nước Nga nó trở thành chủ nghĩa dân tộc Nga, một thứ hàng xuất khẩu của phương Tây du nhập vào Nga cùng với “Mc Donald” để đóng lại khả năng tiếp cận chiến lược của Nga với phía nam, cách ly nó và lý tưởng nhất là chia nó thành nhiều phần riêng biệt. Thành “Cộng hòa Nga” và “các cộng hòa dân tộc”. Món đồ chơi xã hội này của châu Âu đang cố khích động chủ nghĩa dân tộc, sắc tộc trong lòng nước Nga để làm nó bùng nổ và qua đó, kết liễu nó như một chủ thể địa chính trị độc lập. “Skinhead” - đó là mỹ học của phương Tây, là thương hiệu phương Tây, âm nhạc, giày dép, bề ngoài, phong cách, những thứ phái sinh, xa lạ với môi trường văn hóa chúng ta. Đó là người đứng ở phía kẻ thù địa chính trị của chúng ta. Còn các mạng lưới “đầu trọc” - đó là vũ khí chiến tranh mạng lưới chống chúng ta, đặt sự tồn tại của Đại Nga vào hiểm họa.

        Phương thuốc vạn ứng để chữa khỏi cái hiện nay được gọi là “chủ nghĩa dân tộc” Nga, được hình dung như một bản sao các hình thái cực đoan của “chủ nghĩa dân tộc” phương Tây là phải sớm phục hồi bản sắc Nga. Bản sắc trong trường hợp của chúng ta là Chính thống giáo với mong muốn ở hình thái khởi thủy, căn bản; còn “những nhà dân tộc Nga” đa phần không ai biết thế nào là Chính thống giáo kể cả khi họ cho rằng mình theo Chính thống giáo. “Nhà dân tộc Nga” phải để râu dài, trong khi đa số họ lại chẳng có tóc trên đầu. “Nhà dân tộc Nga” phải biết văn hóa của mình, dẫu chỉ trong một số hình thái phổ biến nhất - đọc Dostoyevski, Tolstoi và Pushkin như một bộ tối thiểu những nhà kinh điển hàng đầu. Để là “nhà dân tộc Nga” cần phải hiểu những điêu cơ bản của triết học Nga, nghiên cứu các công trình của Ivan Iliyn1, Vladimir Solovyov2, Vasili Rozanov3, Gumilyov4, Alexander Dugin5 và suy nghĩ về “Khả năng của triết học Nga”6. Tiếp thu được chút ít về văn hóa, “nhà dân tộc” Nga cũng nên tìm hiểu về xã hội học dân tộc, văn hóa và truyền thống các dân tộc cùng sống trong một không gian với chúng ta và nghiên cứu nhân chủng học cho dẫu chỉ là lớt phớt để có thể phân biệt người Armenia với người Do Thái, các nền tảng của Á - Âu, địa chính trị, để hình dung được nền văn minh phương Tây chấm dứt ở đâu và bắt đầu nền văn minh phương Đông ở đâu. Cuối cùng, khi thực hiện những sự chuyển đổi như thế, anh ta sẽ trở thành người mang chủ nghĩa đại dân tộc, đại diện một chủ thể văn minh văn hóa thống nhất của dân tộc Nga, dân tộc đã thành lập nhà nước Nga lục địa đi vào lịch sử.

        Nhà nước: - như hình thái chính trị của một quốc gia châu Âu - quá nhỏ đối với người Nga. Nhà dân tộc trong nghĩa đen của từ này - đó là người ủng hộ một đất nước nhỏ, một nước Nga bị cắt vát, một quốc gia người lùn. Nhà dân tộc ở châu Âu là người mà với anh ta, quốc gia dân tộc là một giá trị, bị đặt trước hiểm họa của chủ nghĩa tự do. Vì thế ở châu Âu nhà dân tộc thường là người trẻ và chống chủ nghĩa tự do. Còn nhà dân tộc ở Nga phải như thế nào?. Đó là một người Nga mà với anh ta quốc gia đế chế Nga bao la - đế chế các dân tộc - chính là giá trị cao nhất. Và vì thế nhà dân tộc Nga càng không thể được xuất khẩu đồng bộ cùng với những thứ đồ chợ trời còn lại của phương Tây, một tay đầu trọc Anh trong đôi ủng cao thắt dây và áo khoác “bomber”. Muốn là người Nga - cứ là người Nga nhưng hãy để suy nghĩ thoát khỏi các thứ đại diện của phương Tây đang hủy diệt nước Nga, đó là luận điểm chính của nhà dân tộc đế chế đại Nga.

        Tất cả những gì diễn ra hiện nay trong việc làm nóng lên hận thù giữa các dân tộc là hậu quả của chiến lược công cụ, của việc thực hiện chiến tranh mạng lưới, những cuộc chiến xuất phát từ chiến lược địa chính trị cách ly và chia nhỏ nước Nga. Đó là những gốc rễ thật sự của cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc Nga” nhỏ bé theo xuất khẩu của phương Tây mà sự chủng ngừa chính là việc phục hổi bản sắc Nga, ở Nga mà theo truyền thống và trong mọi lúc có nghĩa là sự tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc cùng sống trong một không gian địa chính trị chung, thống nhất, có cùng số phận và một lịch sử chung với người Nga. Ở đây các mạng lưới còn được hướng vào việc kích động vũ lực phá hoại nước Nga với sự tham gia trực tiếp của các giám tuyển và sứ giả phương Tây. Vì vậy, các mạng lưới của các “nhà dân tộc Nga” du nhập vào Nga từ phương Tây cũng như những mạng lưới của Hồi giáo cực đoan và của những nhà dân tộc sắc tộc trong nước Nga cùng thực hiện một mục tiêu: làm suy yếu và phá hủy tính nhà nước Nga, và chúng giống nhau trong khía cạnh này.

-----------------------------
        1. Ivan Alexandrovich lliyn (1883-1954) triết gia, luật gia, học giả, nhà tư tưởng của phong trào Bạch vệ Nga lưu vong. Nghiên cứu về triết học Hegel, ỏng là tác giả nhiều đầu sách với đề tài chính trị, tôn giáo, xã hội trả lời cho cảu hỏi điều gì cuối cùng đã dẫn nước Nga tới bi kịch của cách mạng. Qua đời ở Thụy Sĩ. Năm 2009, đích thân tổng thống Nga V. Putin đã can thiệp để đưa thi hài ông trở lại Nga. (ND)

        2. Vladimir Sergeyevich Solovyov (1853-1900): Nhà triết học, nhà văn, nhà thơ Nga, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển triết học Nga nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. (ND)

        3. Vasili Vasiliyevich Rozanov: (1856-1919) Một trong những triết gia nổi tiếng Nga trước cách mạng. (ND)

        4. Lev Nikolaevich Gumilyov (1912-1992): Sử gia, nhà nhân chủng học Nga, từng nỗ lực giải thích những làn sóng di trú vào không gian Âu - Á nhiều thế kỷ trước bằng những yếu tố địa chính trị.(ND)

        5. Alexander Dugin (1962 -): Nhà nghiên cứu chính trị Nga, nhà tổ chức hàng đầu của Đảng Bolshevik Nga và Đảng Á - Âu (ND)

        6. Xem Dugin A. G, Martin Heidegger. Khả năng của triết học Nga. - M., Đề án hàn lâm, Gaydeamus, 2011.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2020, 04:06:57 pm

        NHỮNG CUỘC CHIẾN TƯƠNG LAI: SỰ RA ĐÒI CÁC CÁCH TIẾP CẬN

        Chiến lược hành xử trên mạng lưới được đặt nền móng trong tương lai gần, còn chính bây giờ các nền tảng của phát triển chiến tranh mạng lưới, của các công nghệ xã hội mới nhất của “chiến tranh thế hệ thứ sáu” đang được hình thành. Ai không lĩnh hội kịp, người đó phải cam chịu thất bại.

        Thoạt nhìn, có vẻ như sự bảo vệ hệ thống mạng của Hoa Kỳ khá dễ bị tổn thương bởi tất cả chỉ dựa vào sợi cáp quang trải dài trong lòng Đại Tây Dương, và cả trên vệ tinh nữa. Chỉ cần cắt đứt sợi cáp quang kết nối Hoa Kỳ và châu Âu, phá hủy các vệ tinh liên lạc thì tất cả những phát triển này của Hoa Kỳ sẽ trở nên vô dụng.

        Vâng, có thể làm như thế. Nhưng chỉ cần chúng ta. cắt đứt cáp quang Đại Tây Dương và tắt các vệ tinh Hoa Kỳ - ngay lập tức Hoa Kỳ sẽ tấn công tên lửa trực tiếp vào Nga, bởi điều đó cũng ngang bằng với thách thức quân sự và khơi mào xung đột quân sự với Hoa Kỳ. Khi nào ban lãnh đạo chúng ta hiểu ra họ sẵn sàng xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ, khi nào tất cả chúng ta sẵn sàng cho cuộc đối đầu này - khi đó mới có thể cắt đứt cáp xuyên Đại Tây Dương và bắn hạ vệ tinh Mỹ. Và mọi người sẽ hiểu: đây là giai đoạn nóng của chiến tranh. Nhưng đó sẽ là kết thúc hợp lý của cuộc Thế chiến thứ ba với qui mô toàn diện - cuộc chiến không rõ ràng, cuộc chiến tranh mạng lưới đang diễn ra hiện nay.

        Thế chiến thứ ba trong điều kiện cân bằng hạt nhân không có nghĩa sẽ là cuộc chiến hạt nhân, nhưng nó hoàn toàn có thể kết thúc bằng hạt nhân. Năm 1954, khi Hart viết Chiến lược tiếp cận gián tiếp1, vẫn có thể xuất phát từ thực tế rằng Thế chiến thứ ba chắc chắn phải là chiến tranh nhiệt hạch hay hạt nhân, tất yếu sẽ có mùa đông hạt nhản, kết thúc thế giới. Trong điều kiện hiện tại, với công nghệ đương thời, Thế chiến thứ ba hoàn toàn không có nghĩa như thế. Bởi vì, như một trong những nhà phát triển cách tiếp cận mạng lưới, phó Đô đốc Arthur Sybrowsky, đã hình thành công thức: ‘Chiến tranh mạng lưới được tiến hành trước, trong và sau giai đoạn nóng, chống lại bạn bè, các lực lượng trung lập và kẻ thù”.

        Hiện giờ chúng ta đã thua đáng kể, thậm chí trong lĩnh vực vũ khí thông thường. Tên lửa Tomahawk của Hoa Kỳ, không cần đầu đạt hạt nhàn, cũng đã có ưu thế chiến lược khi được bố trí khắp ngoại vi nước Nga. Chúng có khả năng tiêu diệt các tên lửa hạt nhân của chúng ta ngay trước khi được phóng. Thậm chí nếu chúng ta muốn trả đũa hạt nhân bởi không có lựa chọn khác, họ cũng sẽ có thể trấn áp cả khả năng này. Hoa Kỳ thống trị không chỉ ở vũ khí thông thường, mà còn ở cả việc hình thành bối cảnh, dự đoán trước thành công của giai đoạn nóng ngay trước khi nó bắt đầu, tức trong lĩnh vực thông tin. Chỉ cần mang đến đây một que diêm thôi thì giai đoạn hoàn tất, nóng bỏng của Thế chiến thứ ba sẻ bắt đầu, cuộc chiến mà giờ đây đang diễn ra.

        THÔNG TIN NHƯ RÁC

        Chiến tranh mạng lưới, như đã nói, diễn ra ở nơi nào có mạng lưới mà sự hiện diện của chúng, đến lượt mình, chỉ có thể trên nền của không gian thông tin. Đặc điểm của không gian thông tin là khả năng mở của việc sản xuất tự do, truyền tải và tiếp nhận thông tin trong bất kỳ số lượng nào với vận tốc tối đa. Trong những điều kiện đó, nhân tố quan trọng nhất là chất lượng thông tin. Được sản xuất trong những điều kiện hiện đại, khối lượng thông tin đã làm giảm giá trị chính nó, làm mệt mỏi tâm trí, khiến việc tiếp thu tất cả khối lượng thông tin được sản xuất ra hầu như là không thể. Hơn thế nữa, việc đánh giá thông tin, tư duy phê phán và sử dụng chúng càng không thể. Con người hiện đại chỉ có thể tiếp nhận các luồng thông tin một cách ngắt quãng, và việc lấy nó ra chỉ có thể là bằng cách tăng khối lượng luồng thông tin về đề tài “được cho”. Thế nhưng tất cả chúng lại là môi trường lý tưởng để tiến hành các chiến dịch mạng lưới, bởi chúng còn được gọi là “chiến dịch trên cơ sở hiệu ứng” (EBO) có khả năng thay đổi hiện thực.

        Thông tin - đó hoàn toàn không phải là toàn bộ rác mà người ta nhận được từ các phương tiện truyền thông hay Internet. “Xả rác trên sóng” được thực hiện một cách cố ý. Chính xác hơn, người ta cố tình tạo ra những điều kiện để luồng thông tin liên tục được tăng cường, khiến khả năng nắm bắt và suy nghĩ phản biện thông tin nhận được của mỗi cá nhân sẽ giảm. Tình trạng này được sử dụng để khiến người ta khó lòng tách được từ dòng thông tin chung một điều gì đó có giá trị. Mức độ giá trị trong trường hợp này được xác định bằng chính khả năng sử dụng thông tin nhận được. Trong môi trường ngập rác này người ta tiến hành các chiến dịch mạng lưới. Còn thông tin có ý nghĩa chiến lược thì được truyền đi qua các kênh... công khai. Ngay trên “sóng”, qua các thông báo, phát biểu chính thức, các bài báo, trên các phương tiện truyền thông lớn, một cách công khai trên Internet. Nhiệm vụ của giới đặc tình trong chiến tranh mạng lưới được truyền đi không bị mã hóa, mà trên kênh phổ cập rộng rãi. Ai cũng có thể nghe được chúng, nhưng tách ra từ luồng thông tin chung và giải mã đúng không phải ai cũng có thể.

        Hoa Kỳ là nhà sản xuất lượng thông tin lớn, nhưng chỉ những ai có mã nhất định, một loại chìa khóa giải mã, mới có thể sử dụng nó đúng cách. Để xác định loại lưới chắn mà qua đó tổng lượng thông tin chảy qua và sàng lọc rác thông tin, trong học thuyết mới của chiến tranh người ta sử dụng khái niệm mã mạng. Đó chính là ma trận mà nhờ đó có thể phân lập thông tin, chia ra các luồng, hệ thống hóa, tách ra phần giá trị, phân tích thông tin nhận được và sử dụng theo chức năng. Mã mạng -  đó chính là lưới chắn giúp tách ra những thông tin giá trị từ toàn bộ rác còn lại, tung chúng đi tiếp trên mạng.

---------------------
        1. Xuất bản lấn đầu năm 1941. Năm 1954 tái bản có sửa chữa, bổ sung. (BTV)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2020, 04:07:28 pm

        CẤU TRÚC MẠNG LƯỚI

        Mạng lưới là bát kỳ môi trường nào mà qua đó có thể truyền, nhận, và nói chung là bơm thông tin đi qua, kích hoạt mạng, buộc nó làm việc. Một mạng lưới được xây dựng đúng là khi nó tái sản xuất một hành động “đúng”, tiên đoán được, hay ít ra là một hành động đã được hoạch định trước sẽ tham gia vào chiến lược chung. Nội dung được điền vào mạng lưới chính là thông tin được tách từ dòng chảy thông tin chung nhờ mã mạng cần thiết. Trong trường hợp này mã mạng có thể là thứ đang tồn tại , tức được lập ra trong quá trình hình thành mạng lưới, nhưng cũng có thể đã được tạo ra trước và đưa vào mạng lưới đã hình thành. Mã mạng được hình thành là một loại tái lập trình mạng, được thực hiện theo cách tương tự như phục hồi điện thoại di động.

        Theo nghĩa đen, mạng lưới thường là các tổ chức xã hội, các quỹ, những cấu trúc phi chính phủ, các phong trào và chính đảng dính líu đến một trong các phía tiến hành chiến tranh mạng lưới. Chúng cũng có thể là tòa soạn các tờ báo giấy và tạp chí lớn, cũng như những ấn phẩm trực tuyến hay blog. Mạng lưới - đó là hội các dàn đồng ca bố trí ở các thành phố  khác nhau có liên hệ với nhau, là cộng đồng các nhà nghiên cứu văn hộc dân gian có những mối giao tiếp rộng rãi với các nhóm nghiên cứu ở các thành phố hay đất nước khác. Đó là các cộng đồng trong Tạp chí sống, đó là các câu lạc bộ thợ săn, nhà sưu tập tem hay sưu tầm đồ cổ có quan hệ thư từ với những câu lạc bộ tương tự ở các điểm khác nhau trên hành tinh mà thành viên của chúng thường tổ chức hội họp hay diễn đàn. Và cuối cùng mạng lưới còn là những nhóm khủng bố nhỏ, có liên hệ với nhau qua Internet hay qua điện thoại di động hoặc liên lạc vệ tinh, liên kết với nhau nhờ các lập trường thế giới quan hay mục tiêu chung. Mạng lưới - đó là tất cả những gì qua đó có thể truyền đi một tín hiệu nhất định vốn có thể được thu nhận, truyền đi xa hơn trên mạng và cuối cùng biến thành hành động. Mạng lưới có thể được thành lập hay cấu hình theo một cách xác định. Nó có thể xuyên thấu, có thể được sử dụng ở dạng ban đầu với các thông số có trong thực tế. Để sử dụng mạng lưới, chỉ cần biết những thông số này để có thể nối nó vào chiến lược chung, tìm cho mạng lưới chỗ đứng của mình. Mạng lưới là tất cả những gì có liên hệ với nhau nhưng không có thứ bậc. Cùng lúc đó các cấu trúc thứ bậc này có thể được đưa vào mạng với tư cách các nút mạng riêng biệt.

        Số lượng các thành viên của mạng lưới, khối lượng của nó hoàn toàn không phải là tiền đề của chất lượng. Và cuối cùng, bất cứ mối quan hệ nào giữa hai người, chuyển cho nhau thông tin gì đó - đó là mô hình đơn giản nhất của mạng lưới vừa sinh ra. Một viên chức ở Washington làm việc trong cơ quan nhà nước và một lần nọ chuyển thông tin qua thư điện tử cho phóng viên ở Islamabad, thậm chí cả khi họ chưa thấy nhau và sẽ không gặp nhau - đó là khởi đầu của mạng lưới. Và nếu điều đó lặp đi lặp lại, đó thật sự đã là mạng lưới có thể kết nối vào chiến dịch mạng lưới. Nói một cách khác, xã hội thông tin là một môi trường lý tưởng để thành lập, hoạt động và sử dụng mạng lưới. Mạng lưới hoạt động khắp nơi và đó không phải là ẩn dụ. Mạng lưới - đó là một thực tế khách quan của xã hội hiện đại.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2020, 04:08:27 pm

        SỰ VẮNG MẶT CỦA TRUNG TÂM

        Chiến tranh mạng lưới không được tiến hành trực tiếp. Người đặt hàng không quan tâm tới việc liên hệ trực tiếp với người thừa hành vì điều đó sẽ vạch trần toàn bộ chuỗi kết nối, khiến nó đơn giản và hiển nhiên, đồng thời biến chiến dịch mạng lưới thành một hành động trực tiếp. Kể cả khi thử vạch một đường trực tiếp trong mạng lưới, từ người thừa hành đến kẻ đặt hàng xuyên qua nhiều trung gian, ta cũng không nhận được một đường thẳng. Cũng chẳng được một đường cong. Mà chính toàn bộ những tuyến đường của các kết nối được thiết lập này đã tạo ra mạng lưới. Còn nếu vẫn nhận được một đường thẳng, thậm chí đường cong, thì trước mắt bạn không phải là chiến dịch mạng lưới, mà là một hoạt động kinh điển thông thường của kỷ nguyên hiện đại mà trong đó, mối liên hệ giữa người đặt hàng và kẻ thừa hành hoàn toàn xác định được kể cả khi thiếu vắng một số yếu tố trung gian. Dĩ nhiên có thể thiết lập mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và nhiều sự kiện trên khắp thế giới mà không cần xác định rõ mối liên hệ giữa người đặt hàng quá trình này hay khác. Nhưng mối liên hệ này hoàn toàn có tính suy đoán, không có bằng chứng trực tiếp, có nghĩa nó tự động được chuyển sang lĩnh vực của thuyết âm mưu - hiển nhiên, nhưng không thể chứng minh.

        Bối cảnh thông tin hiện đại khiến người ta có thể đổ hết tội cho Hoa Kỳ, bắt đầu từ cách mạng ở Ukraine và kết thúc bằng sóng thần hủy diệt ở Đông Nam Á hay “Mùa xuân Ả rập”. Kể cả khi các mối liên hệ nguyên nhân - hậu quả ủng hộ cho những giả thiết được nêu, người ta cũng sẽ cười vào mặt bạn bởi bạn chẳng có một chứng cớ trực tiếp nào mà tất cả đầu mối và chuỗi sự kiện sẽ hòa tan trong cánh rừng bát tận của những mạng lưới đan bện vào nhau, hội tụ và phân kỳ theo thứ tự ngẫu nhiên. “Ai, Hoa Kỳ? Mà cụ thể là ai chứ?” - “Thượng nghị sĩ John, ông gây ra sóng thần đấy à”? - “Vâng, lạy chúa, tôi đánh rơi cái muỗng khỏi du thuyền của mình và vì thế mà xuất hiện sóng thẩn, dẫn đến những hậu quả nặng nề và thương vong vô số đấy”. Mà kể cả khi thượng nghị sĩ John hay Smith quả thật có tham gia vào chiến dịch mạng lưới này thì ông ta cũng chẳng mảy may hay biết. Hoa Kỳ, chính đất nước đang tiến hành chiến tranh mạng lưới, không bao giờ tham gia trực tiếp vào những chiến dịch mạng lưới được gọi trong học thuyết chiến tranh mạng lưới là “những hoạt động dựa trên hiệu ứng”. Để làm ví dụ, có thể nêu chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ chống Nga ở Chechnya mà trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ xem xét cụ thể hơn.

        Để khởi sự chiến dịch mạng lưới, trước tiên cần phải tạo ra những điều kiện đủ, tức những điều kiện mà các bên tham gia xung đột tự nó có liên quan và tham gia một cách tự nhiên vào tình huống này. Ở Chechnya, một bên quan tâm chính là người Anh từng khai thác dầu ở đây mà về sau bị quốc hữu hóa. Trước đó, người Anh đã bỏ vào đây rất nhiều tiền của. Trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, người Anh tham gia tài trợ. Họ muốn giải quyết tình hình có lợi cho mình vì quan tâm tới việc trở lại để lấy lại những gì họ từng sở hữu - các mỏ dầu và việc kiểm soát xuất khẩu dầu. Một số các nhà tài chính Anh cụ thể quan tâm tới việc này, những người thừa kế các đế chế tài chính cổ xưa mà lúc nào đó từng đầu tư vào công nghiệp dầu mỏ ở Kavkaz.

        Còn một bên khác nữa là Ả rập Saudi vốn quan tâm tới việc truyền đạt tư tưởng Hồi giáo Wahhabi vào Chechnya, nơi sau giai đoạn Xô viết đã trở thành cánh đồng tư tưởng hoang tàn. Tham gia vào cuộc chiến này còn có Đông Âu mà đứng đầu là Ba Lan, nước căm thù Nga và đang trải qua những mặc cảm hậu đế chế, tạo ra một nền thông tin tiêu cực quanh tình hình Chechnya. Rồi còn có Thổ Nhĩ Kỳ muốn tác động lên Azerbaijan và quan tâm tới việc xuất khẩu vũ khí của mình cho vùng xung đột. Tất cả những người tham gia này của chiến dịch mạng lưới Chechnya kết nối trực tiếp vào chiến dịch mà không có chỉ thị trực tiếp nào từ Hoa Kỳ cả. Người Anh thì tài trợ vì theo đuổi mục đích lấy lại tài sản của mình. Ả rập Saudi cung cấp nhân sự và dòng bất tận các tay súng, tạo ra một môi trường quốc tế Wahhabi. Ba Lan và Đông Âu bảo đảm chính sách thông tin làm mất uy tín Nga trên khắp thế giới xuất phát từ nỗi oán giận1 của mình đối với nước Nga. Qua Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang mơ vế kế hoạch pan-Turkirsm2 và Azerbaijan mà các kênh cung cấp vũ khí được thành lập. Tất cả những yếu tố này là một chiến dịch mạng lưới tiêu biểu mà người đặt hàng không ai rõ mặt. Bởi không có ông ta. Ở đó không có sự tài trợ trực tiếp của Hoa Kỳ.

        Chiến dịch mạng lưới không làm phát sinh phí tổn lớn. Nguyên tắc của nó chính là ở đó, sao cho sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý những gì đang tồn tại, tái phân bổ những năng lượng đang có, những hoài bão, tham vọng sao cho có lợi cho mình. Tính ra Hoa Kỳ chẳng tốn chi phí cho cuộc chiến Chechnya, so với cuộc chiến Iraq chẳng hạn. Thế nhưng chiến dịch mạng Chechnya suýt chút nữa đã giết chết chúng ta khi đặt nhà nước Nga bên bờ vực của sự tồn tại. Thực sự nước Nga đã đứng trước ngưỡng cửa tan rã và sự sụp đổ hệ thống chính quyền Nga nói chung. Mà sự tan rã nước Nga chính là mục đích địa chính trị chính của Hoa Kỳ.

----------------------
        1. Từ tiếng Pháp ressentiment — nỗi oán giận nhỏ nhặt, thù hằn trên cơ sở cảm giác ghen tị hẹp hòi với ai đó vì cho rằng họ là nguyên nhân những thất bại của minh. Thật ra thuật ngữ này lầ một phạm trù triết học nghiêm túc hơn. Xem Max Scheler. Nỗi oán giận trong cấu trúc đạo đức. - M., Khoa học; Sách đại học, 1999.

        2. Pan-Turkism: Một phong trào nổi lên từ cuối những năm 1880 trong các tri thức gốc Thổ Nhĩ Kỳ của Azerbaijan (vốn là lãnh thổ của đế chế Nga vào lúc đó) và đế ché Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay), mục đích là thống nhất chính trị và văn hóa tất cả những người Thổ Nhĩ Kỳ. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2020, 07:13:53 pm

        DẤU HIỆU MẠNG LƯỚI

        Những dấu hiệu nào là chủ yếu của mạng lưới mà chúng ta cần biết? Trước tiên mạng lưới không được điều khiển từ một trung tâm thống nhất. Cùng lúc, trong chiến tranh mạng lưới còn có khái niệm ý định của chỉ huy. Những người tham gia mạng phải hiểu ý tưởng chung và tự nắm bắt những gì đang diễn ra. Họ không nhận những mệnh lệnh trực tiếp kiểu như “đi ra đó” hay “làm điều này” vốn tiêu biểu cho những quân đội cổ điển của kỷ nguyên hiện đại. Chiến tranh mạng lưới tuân thủ một kiểu điều hành hoàn toàn khác. Đúng hơn mạng lưới được thông tin bằng ý định cuối cùng của “chỉ huy”. Không tồn tại một bộ chỉ huy mà chúng ta quen hình dung. Không ai “điều hành” chiến dịch mạng lưới cả. Chỉ có một số trung tâm phân tích của các chuyên gia phát triển những chiến lược khác nhau. Hoạt động của chúng công khai, ai cũng có thể tiếp cận kết quả của chúng, những kết quả vốn không có ý nghĩa thực hành. Cũng có những trung tâm công nghệ chính trị, các phòng PR, các dịch vụ quan hệ công chúng, các phương tiện truyền thông, v.v..., và thực tế chúng còn nhiều hơn các cơ cấu chuyên gia phân tích. Liệu những cơ cấu này có sử dụng kết quả nghiên cứu của những bộ phận trước? Có thể. Nhưng cụ thể là gì và khối lượng bao nhiêu? Bạn hãy tự tìm hiểu. Nhiều cơ sở trong số đó tồn tại nhờ tài trợ của các cấu trúc tài chính nào đó mà một số chúng là các dịch vụ của các ngân hàng hay cóng ty tài chính. Các công ty này liên hệ thế nào với các cơ cấu của chính phủ Hoa Kỳ, của Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng và Cục dự trữ liên bang? Vâng, chúng liên hệ với nhau hệt như tất cả những công ty trong thế giới tài chính toàn cầu, không khác gì cách tất cả hãng xưởng và ngân hàng liên hệ với nhau. Số lượng các liên hệ trong những mạng lưới thế này có xu hướng như một tập hợp toán học. John Perkins không che giấu rằng con số vô tận các tổ chức phi chính phủ và các trung tâm phân tích này, dù họ có muốn hay không, cũng đang trực tiếp hay gián tiếp làm việc vì lợi ích của chính phủ Hoa Kỳ. “Tôi không thể tưởng tượng hàng trăm con người, nam và nữ, rải khắp thế giới, làm việc cho những công ty tư vấn, các hãng xưởng và những tổ chức tư nhân khác. Những người này không bao giờ nhận một xu tiền lương từ nhà nước hay một cơ quan chính phủ nào, ấy vậy mà họ vẫn đang làm việc cho lợi ích của đế chế"1. Vậy thì giờ hãy thử chứng minh mối liên hệ của một trung tâm khoa học phân tích thực vật ở Praha với cuộc cách mạng Ukraine đi...

        Có một số hàm ý có thể được trung tâm của chiến dịch mạng lưới công bố, thí dụ như qua các phương tiện truyền thông hay trên một hội nghị, diễn đàn, hội thảo nào đó. Đó cũng có thể là những tuyên bố chính thức, báo cáo của những trung tâm khoa học, lời kêu gọi của các thành viên chính phủ và các nhân vật chính thức, gợi ý của các nhà công nghệ chính trị trong các phỏng vấn, phát biểu của các chính khách và các nhà hoạt động xã hội. Tất cả chúng được đọc bởi mạng lưới, tức những cấu trúc được các trung tâm này khởi xướng, kết nối hoặc liên kết. Tiếp theo, những cấu trúc này, xuất phát từ ý đồ chung đã được biết, từ hoàn cảnh cụ thể mà tự đưa ra quyết định. Chúng nắm bắt ý định của chỉ huy và hành động theo hoàn cảnh. Nếu các hành động này không thành công, đổ vỡ hay nói chung là không thực hiện được, trung tâm mạng lưới không chịu trách nhiệm trực tiếp và sẽ cầu hình lại mạng lưới theo cách khác. Mà “trung tâm” theo nghĩa đen của nó cũng không hề có. Các phòng thí nghiệm của các nhà khoa học mà là trung tâm à? Không, họ chỉ chịu trách nhiệm cho những tính toán lý thuyết khô khan. Các cơ cấu PR, phương tiện truyền thông à? Chúng đương nhiên chỉ là những kẻ thừa hành. Chính quyền Hoa Kỳ sao? Rõ ràng những hoạt động trên mạng do các NGO thực hiện, không thuộc thẩm quyền của chính phủ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ? Có thể, nhưng bằng chứng ở đâu, có các cuộc gọi hay biên bản bàn bạc nào không? Thậm chí không thấy chúng cả trong kho dữ liệu của WikiLeaks, bởi chúng đâu tồn tại. Không có mối liên hệ trực tiếp giữa “trung tâm” thông qua quyết định và người thừa hành, còn thông tin - ý đồ của chỉ huy thì được truyền công khai theo các kênh mở.

        Trong mối liên hệ này, cần lưu ý một khái niệm của chiến tranh mạng lưới là tự đồng bộ hóa. Nó có nghĩa là các nút mạng có thể hành động độc lập với “trung tâm” để không tiết lộ nguồn gốc của trung tâm của chiên lược chính, của các nhiệm vụ và hành động cụ thể. Nói chung không có một “trung tâm” nào bởi trong đa số trường hợp chúng không hề có khái niệm về việc trung tâm cụ thể hay trung tâm ra quyết định nằm ở đâu. Mạng lưới tự tập trung vào nội dung. Mỗi nút mạng nhận thông báo, nhiệm vụ, thông tin hay yêu cầu từ nút mạng khác. Các nút mạng thật sự là những cấu trúc tự trị, liên kết theo chiều ngang và nằm ở những nơi khó tin nhất, ở những nơi đưa ra quyết định của đối phương, trong các phương tiện truyền thông đại chúng, ở các cấu trúc xã hội. Liên kết với nhau theo trật tự công việc, chúng không hiển thị trung tâm nguồn gốc các quyết định của mình bởi chúng không hề có hình dung về nó. Nhưng cả khi trong trường hợp nếu mối liên hệ của cấu trúc mạng với “trung tâm điều hành” bị bại lộ, cũng chỉ có thể chứng minh một cách gián tiếp mối liên hệ giữa chúng. Theo mặc định là không hề tồn tại trung tâm, ý đồ của chỉ huy được tính tới và mạng tự động xoay sở xuất phát từ nhiệm vụ và khả năng của mình, có nghĩa là tự đồng bộ và tự thích nghi với những điều kiện thay đổi.

        Để tiến hành thành công các chiến dịch mạng lưới, các yếu tố sau cũng quan trọng: đó là tốc độ truyền đi “mệnh lệnh” bao gồm một gói các thông báo, và tốc độ của liên hệ phản hồi. Để bảo đảm tốc độ này, người ta sử dụng những thành tựu công nghệ và truyền thông mới nhất. Thông tin càng nhanh, nó càng hiệu quả, bởi tốc độ chuyển giao thông tin bảo đảm cho yếu tố thời điểm. Tức điều gì mang tới hiệu ứng khổng lồ trong vòng 10 phút sẽ mất hết ý nghĩa sau 25 phút. Và trong một số trường hợp tốc độ còn tính bằng giây.

        Quay trở lại với định nghĩa cơ bản, chiến dịch mạng lưới được xác định là “tổng các hoạt động nhắm vào việc hình thành nên hành vi của những lực lượng trung dung, của bạn bè và kẻ thù trong tình huống hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh”. Tức chiến dịch mạng lưới được tiến hành trước khi bắt đầu giai đoạn nóng, trước giờ mở máy giai đoạn này, đúng lúc, để giám sát tất cả những tiến trình diễn ra, và sau đó, để ghi nhận và cũng cố các kết quả. Nói cách khác, chiến tranh mạng lưới khác với các cuộc chiến của những kỷ nguyên trước đây, luôn diễn ra và chống lại tất cả.

-----------------------
        1. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. -M.,Pretekst, 2005.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2020, 07:15:36 pm
     
MẠNG XÃ HỘI NHƯ VŨ KHÍ TƯỚC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

        Nếu làm một sơ kết giữa chừng thì chiến tranh mạng lưới là một hiện tượng không phải lúc nào cũng gắn với Internet, nhưng luôn luôn gắn với khái niệm mạng lưới. Trong mạng lưới này, những người tham gia, các chủ thể, diễn viên, đối tượng, nút mạng - không xếp hàng theo chiểu dọc như trong những xã hội truyền thống, mà theo chiều ngang. Mạng lưới phi tuyến tính và rất phức tạp, tất cả những nút của nó liên hệ với nhau bằng một số lượng vô hạn các kết nối. Triết gia hậu hiện đại Pháp Gilles Deleuze đã mô tả điều này bằng khái niệm gọi là rhizome - thân rễ, hay hệ thống củ rễ. Nếu một trong những yếu tố kết nối bị cắt đứt, mối liên hệ không bị ngưng trệ mà sẽ được thực hiện qua những nút khác, vòng qua nút đã bị tách rời. Không thể chấm dứt hoạt động của mạng lưới bằng việc xóa bỏ một trong những củ rễ, bởi trong trường hợp đó mạng lưới tiếp tục hoạt động, điều không thể xảy ra với hệ thống chiều dọc, khi mà việc một trong những yếu tố bị gián đoạn sẽ khiến tín hiệu không thể truyền đi làm hệ thống dọc bị tổn thương. Mạng lưới gần như không thể thương tổn và là cốt lõi của những cuộc chiến tranh mạng lưới.

        Chiến trang mạng lưới là một công nghệ quân sự được Lầu Năm góc chính thức trang bị. Cơ sở của chiến tranh mạng lưới là lối tiếp cận công nghệ “hoạt động trên cơ sở hiệu ứng” (effects-based operations - EBO). Trên những nguồn mở, nó được chuyên gia Hoa Kỳ Alan Smith mô tả ít nhiều chi tiết, trong quyển sách cùng tên. Công nghệ này được vũ trang cho đế chế mạng lưới Hoa Kỳ nhằm xâm chiếm các lãnh thổ với tổn thất ít nhất. Trước tiên ở đây nói về việc xé nhỏ và xâm chiếm các quốc gia lục địa Âu Á mà không phải sử dụng các lực lượng vũ trang thông thường. Cho đến ngày nay đây là công nghệ khá linh hoạt, hiện đại và tinh vi nhưng đồng thời cũng hiệu quả và tinh tế. Các lực lượng vũ trang thông thường chỉ được sử dụng ở đây trong những trường hợp cực đoan, trong giai đoạn hoàn tất. Còn thường thì việc kiểm soát các không gian được thiết lập bỏ qua giai đoạn quân sự nhờ cái gọi là “cách mạng màu”. Có vô số thí dụ thành công, trong số đó là “cách mạng cam” êm ái ở Ukraine, tạo tiền đề cho cuộc nổi dậy vũ trang tháng 2/2014, “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia. Trước đó đã có những sự kiện tương tự diễn ra ở Đông Âu, đặc biệt ở Nam Tư, và sau đó, ở không gian hậu Xô viết. Thậm chí trước đó Liên Xô bị hủy diệt mà chẳng cần xâm lược trực tiếp. Những nước cộng hòa Baltic tự tách rời nhờ công nghệ chống đối bất bạo động được nêu ở đây - cách tiếp cận do chuyên gia tư vấn chính trị Hoa Kỳ Gene Sharp phát triển. Nhưng cơ sở của những quá trình này luôn là mạng lưới.

        Để sử dụng công nghệ mạng lưới nhằm tách phần lãnh thổ này hay khác cho việc thiết lập kiểm soát chiến lược của Hoa Kỳ, đầu tiên cần phủ lưới, tức bao phủ lãnh thổ đó bằng mạng lưới. Mạng nào không quan trọng, nhưng phải là mạng lưới mà nhờ đó có thể bắt đầu công việc với không gian xã hội. Có thể là mạng lưới ở bất kỳ tính chất nào, nhưng ở đây nói về những sự chuyển đổi xã hội, về socium, tức hiển nhiên là mạng xã hội. Thông thường, cơ sở cho những mạng lưới thế này là các cấu trúc chính trị xã hội, hay như hiện nay người ta gọi, NGO - các tổ chức phi chính phủ, hay NPO, các tổ chức phi lợi nhuận. Để lập mạng lưới, các tổ chức phi chính phủ phải được thành lập từ con số không, theo những nhiệm vụ cụ thể, hoặc sử dụng những mạng lưới sẵn có. Về nguyên tắc, các tổ chức phi lợi nhuận thường tuyên bố mục tiêu chính của nó là những nhiệm vụ nhân đạo, có ý nghĩa xã hội hoặc các nhiệm vụ văn hóa nào đó. Nhìn bên ngoài, đó hoàn toàn là một hoạt động vô hại, thí dụ như nghiên cứu các đối tượng văn hóa, thực hiện các dự án theo tư vấn của ai đó trong lĩnh vực nào đó, hay kiểm soát dân sự các hoạt động của nhà nước. Hiếm khi nào các NPO công khai tuyên bố mục tiêu chính trị, nói chi là phá hoại.

        Một thí dụ điển hình của cấu trúc thành lập và phát triển mạng lưới trên lãnh thổ đổi phương phục vụ lợi ích Hoa Kỳ là “Quỹ Soros” Thâm nhập không gian hậu Xô viết, tổ chức này tuyên bố những mục tiêu thuấn túy nhân đạo: in ấn sách, sách giáo khoa, hỗ trợ các nhà khoa học và thực hiện các chương trình nhân đạo. Nhưng tất cả các tổ chức phi chính phủ liên quan đến “Quỹ Soros” rút cuộc đều làm việc vì lợi ích Hoa Kỳ, trong đó nhiều tổ chức tham gia trực tiếp vào việc lật đổ các chế độ hiện hành.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2020, 07:16:00 pm

        Thông thường, những quỹ “nhân đạo” này mua chuộc những mạng lưới sẵn có. Điều này diễn ra khi những người cùng chí hướng hay hoạt động tích cực thành lập hiệp hội, phong trào hay cộng đồng nào đó để thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội. Và khi hoạt động của họ bắt đầu đi vào nề nếp, họ có thể cảm thấy thiếu phương tiện để mở rộng và phát triển. Lúc đó đại diện các quỹ phương Tây xuất hiện và vung cho họ một ít tiền. Kết quả là tổ chức này, sau khi nhận được tiến, cảm thấy có nghĩa vụ với người hỗ trợ họ, và vào giờ cần thiết, khi bắt đầu một dự án Hoa Kỳ trên lãnh thổ này hay khác, tổ chức này được trực tiếp kết nối vào kế hoạch thực hiện, hoặc đồng tham gia ở bất kỳ mức độ nào chấp nhận được.

        Khi có nhu cầu với các NPO, người ta có thể tìm tới các nhà hoạt động thiện nguyện của chúng và nói: các ngài, xin hãy vui lòng đến đó, ủng hộ, phát biểu điều này điều kia, hãy xuất hiện, hãy làm... Nhưng có thể chẳng cần liên hệ trực tiếp, vì nó làm lộ mặt kẻ đặt hàng, mà đơn giản chỉ cán hình thành những điều kiện đủ để tổ chức này tự nó sẽ đến đúng nơi cần đến và hỗ trợ, đó là mức độ cao nhất của hiệu ứng mạng lưới. Ở Ukraine, Hoa Kỳ đã mua nhiều mạng lưới mà không mất nhiều tiền, rồi sau đó đề nghị chúng đến Maidan, đơn giản là trụ ở đó, chẳng có gì phức tạp. Họ chỉ cần ra đường và tạo ra một đám đông, nhờ đám đông đó người ta lật đổ chế độ chính trị hiện hành và chuyển quyển lực cho chế độ khác, thân Mỹ. Quả thực, chẳng có gì phức tạp. Thậm chí cả khi đám đông đó của Maidan tạo ra bối cảnh cần thiết cho hành động của những kẻ cực đoan, lật đổ bằng vũ trang chế độ chính trị hợp pháp, như điều đã xảy ra hồi tháng 2/2014.

        Cùng với đó, người ta không trả tiền cho các tổ chức xã hội vì họ đã đến Maidan, mà là trả tiền cho các diễn viên phụ, các cầu trúc chính trị. Các tổ chức phi lợi nhuận chỉ nhận tiền để làm những việc họ cho là thú vị, chẳng hạn như nghiên cứu các đặc thù địa phương, thành lập các phương tiện truyền thông, tư vấn cho những người hưu trí. Người ta chi tiền cho họ vì những hoạt động có ý nghĩa xã hội mà chẳng hỏi han gì. Nhưng đến một thời điểm nào đó người ta sẽ bảo: chúng tôi cho tiền các ngài, và sau này các ngài có thể tiếp tục nghiên cứu địa phương của mình, nhưng hiện thời chúng tôi cần sự ủng hộ của các ngài, các ngài chỉ cần đến để giữ các áp phích của Maidan, có thể không? - Ổ, được chứ, đâu có gì phức tạp.

        Trên thực tế, dấu tích Mỹ của những món tiền này hay khác không phải lúc nào cũng hiển nhiên. Các quỹ Hoa Kỳ, tiền của nhà nước Hoa Kỳ, về bản chất là tiền của người đóng thuế Mỹ. Nhưng chúng vào lục địa Á - Âu chủ yếu qua các quỹ phân bổ châu Âu được gọi là các nhà điều hành tài trợ. Chẳng hạn như qua những người theo chủ nghĩa Trotsky, những người chống phát xít, chống toàn cầu hóa, những nhà sinh thái, những người ủng hộ nhân quyền, dân chủ. Những người này thường nhận tiền từ những cấu trúc vô thưởng vô phạt, chẳng hạn như từ những nhà sinh thái cho rằng tiền sẽ phục vụ cho những mục tiêu tốt đẹp, cho cuộc chiến vì sự trong sạch của môi trường, cho sự phát triển và ủng hộ những công nghệ không lãng phí. Nhưng vào lúc cần thiết mạng này sẽ được sử dụng cho mục đích chính trị, mặt dù ngay từ đầu nó không hề nhắm đến mục tiêu này. Đôi khi những người hoạt động cho các tổ chức phi lợi nhuận không hề được đề nghị như thế. Việc sử dụng họ diễn ra ngấm ngầm. Họ không được thông báo là khi xuống đường, họ đang làm việc cho lợi ích của Hoa Kỳ. Điều đó hoàn toàn không được nói ra. Mặc dù có những người làm việc này một cách có ý thức, nhưng đó đã là những nhà hoạt động chính trị.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2020, 07:16:42 pm
     
       INTERNET NHƯ MỘT MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI

        Mạng xã hội, như tên gọi của nó, là một hiện tượng xã hội. Nó trù tính một chủ thể tập thể được hợp thành một cách không tự nhiên, đại diện một bộ phận xã hội, phản ảnh môi trường của chủ thể đó, những nhóm xã hội và các giai tầng. Do đó mà các mạng xã hội không đồng nhất, các thành viên của nó có thể được cấu hình lại tùy vào quy chế xã hội, khiến những mạng lưới này khá linh hoạt.

        Để sử dụng mạng xã hội cho mục đích của mình, như trong trường hợp với các tổ chức phi lợi nhuận, cẩn phải thành lập hoặc mua chúng ở dạng thức đã có sẵn. Kiểu nào cũng cần các khoản đầu tư. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, để thực hiện các chiến lược mạng lưới, cần phải có mạng lưới. Nó có thể là các mạng ngoại tuyến, gồm những người tụ họp bằng các cách tự nhiên hoặc phi tự nhiên. Những mạng lưới tự nhiên có thể kể những nhóm thiểu số, các cộng đồng tôn giáo có lịch sử lâu đời, còn những mạng lưới phi tự nhiên có thể kể những nhóm người bán Herbalife, tín đồ các giáo phái, mạng hỗ trợ nhau của những người lái ô tô, v.v...

        Và dù sao thì việc khai thác mạng xã hội là một quá trình khá phức tạp và kềnh càng. Đơn giản hơn là nhận một người sử dụng Internet tự lập với tư cách chủ thể, kẻ ngồi ở nhà hay tại nơi làm việc bên máy tính của mình hay với thiết bị di động cầm tay. Anh ta đã được nối vào mạng lưới toàn cầu với nhiều mối liên hệ và nút giao với số lượng lớn người dùng như thế. Chỉ cần điều hướng họ đúng cách, cầu hình theo cách cần thiết. Nếu có Internet, chủ thể của mạng lưới có thể là bất cứ người dùng riêng biệt nào, kẻ cùng lúc là thành phần của một cộng đồng nào đó với những đặc tính cơ bản của mình.

        Với những người dùng như vậy, chẳng cần thực hiện một chức năng xã hội nào, không cần đi đâu, gặp ai, không cần làm gì đặc biệt để duy trì hoạt động của mạng lưới. Đơn giản chỉ cần ngồi bên máy tính đang hoạt động, kết nối với Internet. Như thế - Internet là mô hình hiệu quả gấp nhiều lần mạng lưới. Có thể đưa người dùng thân thiện này vào bất cứ mạng lưới địa phương nào mà người ta hay gọi là mạng xã hội. Thí dụ, một người dùng cụ thể có thể là thành viên của mạng lưới “Bạn cùng lớp”, có tài khoản trên Facebook, có thể có một blog trên “Live Journal” và có nhiều kết nối với những người cùng sử dụng các mạng này. Cộng thêm hàng chục hệ thống, các mạng xã hội trực tuyến, có thể được thực hiện trong cùng một thời điểm. Tùy vào nhiệm vụ mà người dùng này có thể dễ dàng chuyển kết nối sang bất cứ mạng lưới nào, trong số này có tất cả những mạng lưới khác, ngoài mạng Internet, đang làm nên không gian điều khiển. Và như thế, toàn bộ không gian mạng trực tuyến “bao gồm Internet và vô số những mạng máy tính khác không thể truy cập từ Internet”1. Tất cả các thứ này hợp lại cùng nhau tạo ra một mô hình mạng lưới lý tưởng.

----------------------
        1. Clarke R. Knake R. Thế chiến thứ ba. Nó sẽ như thế nào? Spb: Piter, 2011.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2020, 07:17:33 pm

        IPHONE VÀ OBAMA CỦA NÓ

        iPhone thật sự hay ở chỗ để tiến hành “cách mạng màu”, công ty Apple đã xem xét khả năng truyền thông tin trực tiếp giữa những người dùng iPhone kể cả khi các nhà cung cấp Internet bị chặn. Nó rất thuận tiện vì nếu chính quyền Ai Cập hay Syria chẳng hạn cắt đường truyền Internet như các chế độ hà khắc, toàn trị vẫn hay làm, “Rồi, các người thử làm cuộc cách mạng twitter đi”, họ hả hê. Apple đã đáp trả bằng cách tạo cho những người sở hữu iPhone khả năng truyền thông, loan báo tin tức cho nhau qua liên kết vệ tinh. Một mối quan tâm sâu sắc thế nào tới người dùng! Không phải ngẫu nhiên mà Steve Jobs trước khi mất không lâu đã được Tổng thống Obama tiếp đón.

        Công ty Apple của Hoa Kỳ đã thông qua một loạt các biện pháp do rất hiểu những lợi ích của Mỹ trên lục địa Á - Âu, nhận thức được việc phải chống lại những chế độ “toàn trị”, “phi dân chủ” như thế nào. Đến lượt mình, họ yêu cầu người dùng trước đó phải lo sao cho mỗi người có một iPhone kết nối Twitter hay bất cứ mạng xã hội nào khác. Điều này đã được các nhà vận động hành lang của mạng lưới quan tâm. Kết cục là chúng ta nghe thấy qua tivi, đài phát thanh, ở khắp nơi, mỗi ngày về hiện đại hóa, v.v..., về iPhone, kinh tế, phồn vinh, Twitter. Nhất định thế. Tất cả. Phải là thế. Bạn có thể không đồng ý, không mua thiết bị điện tử, không mở tài khoản trên các mạng xã hội để tỏ dấu hiệu chống đối, nhưng khi đó đơn giản là bạn không nắm được mọi diễn biến, bạn là kẻ lập dị, thua cuộc, chậm tiến. Người anh em hỡi, đơn giản là bạn nằm ngoài mạng lưới, có nghĩa bạn không tồn tại...

        Nhưng thông tin liên lạc mà không cần Internet cũng chưa phải là giới hạn các khả năng của iPhone. Trong mỗi iPhone, như những người dùng tân tiến khẳng định, luôn có một tập tin trong đó ghi nhận hành trình di chuyển của người đó cùng iPhone, đồng thời ghi lại các thông tin về vị trí của anh ta, sao chép tất cả những giao tiếp và nội dung, kể cả ảnh, video hay danh bạ điện thoại. Ngoài ra, các phiên bản iPhone mới còn lấy vân tay của bạn. Tất cả thông tin này được sắp xếp trật tự trong một tập tin riêng, món đồ điện tử rối rắm nổi bật bởi năng lực suy nghĩ và tính độc lập, thỉnh thoảng lại gởi thông tin thu thập được tới... Không, không phải tới C1A, mà là tập đoàn Apple. Rồi từ đây căn cứ vào những mối quan hệ bạn bè, thông tin này hoàn toàn có khả năng rơi vào tay CIA, Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh Quốc gia, nơi mà theo lời “người hùng” Edward Snowden của Hoa Kỳ, mỗi sở hữu chủ iPhone như nằm trong lòng bàn tay họ. Và tất cả những điều này được làm vì lợi ích của bạn, đừng nghĩ tới những chuyện xấu xa nhé.

        Bạn có thể thử chặn thiết bị điện tử của mình, thậm chí thay đổi ngược lại khả năng của nó. Để làm được điều đó, chỉ cần bạn mở iPhone và len vào đó cùng một mỏ hàn, tháo hệ thống chip và gắn hệ thống chip khác. Khi đó nó sẽ gởi cho bạn tất cả dữ liệu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nhưng muốn làm điều đó bạn phải là tay cừ với cái mỏ hàn. Trong mọi trường hợp, bạn chỉ cần làm chủ công nghệ này và đặt chúng phục vụ mình. Bởi nếu không thì chúng ta sẽ trong tình trạng một đám đông thụ động nào đó. Những người dùng thông thường iPhone, Twitter, Internet - chúng ta nối mạng, tin tưởng mù quáng rằng tất cả là vì tiến bộ, tiện nghi, để cuối cùng biến thành đám đông người dùng vô diện, bị kiểm soát, thao túng - và khi bước ra khỏi đó phẫn nộ. Nhảy! - Và đây đã là dân chủ Mỹ, còn trước đó là chế độ phi dân chủ, độc tài nhưng ổn định. Mà chúng ta chỉ bấm nút, xem qua, post lại, lướt ngang, dừng lại, há hốc mồm - và thế là chúng ta trở thành người tham gia những quá trình của người khác. Chỉ một thoáng thôi, bạn đã ở chế độ khác, trong khi đang sống ở một quốc gia khác. Đám đông được kiểm soát một cách thụ động thế này thật là tiện lợi.

        Nhưng hiện thời chúng ta chỉ đang chăm chú nhìn vào những quá trình diễn ra với tư cách những kẻ quan sát ngoài cuộc. Bởi hiện nay mọi chuyện diễn ra ở đâu đó rất xa - trong thế giới Ả rập, ở các quốc gia Maghreb, Bắc Phi, như cây đũa thần được vung lên ở các nước khác nhau, lần lượt bất ổn bùng lên, các chế độ lần lượt sụp đổ. Còn ai không sụp đổ thì máy bay ném bom NATO sẽ san bằng chúng cùng với chế độ, các thành phố, dân chúng, với tất cả những gì còn lại. Để những kẻ khác không nảy sinh mong muốn chống đối, hãy nhìn vào nền dân chủ nở hoa của Afghanistan, nhìn Muammar Gaddafi hay Saddam Hussein. Còn ai đã chuyển vào guồng kiểm soát của Mỹ thì hoàn toàn không đau đớn. Thế nhưng những nhà lãnh đạo của họ hoàn toàn không thể hiểu đó là gì - mọi thứ diễn ra quá chớp nhoáng. “Tôi đã xây dựng ở đây mọi thứ, sửa chữa hết. Rồi sao? Chỉ một tuần, tôi đã bị bắt ngồi tù mà không có gì báo trước...”.

        Internet - tinh hoa của nguyên tắc mạng - một mạng lưới linh hoạt tối đa, nhanh và rẻ tiền, phủ mạng tất cả một cách hiệu quả tối đa - có nghĩa là bao phủ toàn bộ hành tinh bằng Internet. Trong mỗi trường học, nhà trẻ, nói gì tới các cơ quan nhà nước - khắp nơi phải có Internet, còn trong tay mỗi người phải là iPhone, iPad và tài khoản Twitter, thậm chí ở những vùng sâu, hẻo lánh nhất. Hiện đại hóa nhanh lên! - đó là kêu gọi của những nhà vận động hành lang nhiệt tình cho mạng lưới. Khẩn trương lên. Vấn đề chỉ còn là (phủ mạng) tới đâu.

        Còn hiện tại trên đa số bề mặt hành tinh là những cuộc chiến tranh mạng lưới - một hiện tượng gắn với những mạng xã hội ngoại tuyến, với những con người sinh động và các tổ chức của họ, được giới tinh hoa Hoa Kỳ sử dụng cho lợi ích của mình.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2020, 07:43:34 pm

        CÁCH MẠNG TWITTER KHÔNG THỂ Ở KHẮP MỌI NƠI

        Sự đơn giản của việc truy cập mạng, khả năng tái bố trí linh hoạt và điều khiển năng động không thể không thu hút người ta sử dụng không gian điều khiển để đạt được những mục tiêu công nghệ cụ thể, mà trước nhất là thiết lập kiểm soát từ bên ngoài, thay đổi các chế độ chính trị, phá hủy cơ sở hạ tầng của đối phương, v.v... Những chiến dịch thành công bằng cách sử dụng mạng xã hội như vậy đã đi vào sách hướng dẫn sử dụng chuyên biệt của chiến tranh mạng lưới. Lấy ví dụ chính Twitter. Không gian hậu Xô viết đã nhận thức được hiện tượng cách mạng Twitter mà với sự hỗ trợ của nó, người ta thực hiện việc thay đổi các chế độ chính trị. Đặc biệt ở Moldova, cách mạng Twitter được thực hiện đúng chuẩn nhất, như chính những thành viên của nó tuyên bố rộng rãi1.

        Trên thực tế, sự việc sẽ như thế này: một người nối mạng vào Twitter nhận thông tin về một tiến trình nào đó, về các phong trào, các phát biểu, về những sự kiện đang diễn ra khiến anh ta không thể thờ ơ. Nhận tin xong, vì lý do này hay khác, vì những suy nghĩ cá nhân thôi thúc, anh ta post lại thông tin này2. Kết quả là tất cả những người theo dõi anh ta cũng nhận được tin báo và đến lượt mình, họ repost lại. Như vậy việc loan báo tỏa theo hình quạt, theo bậc thang tới một số lượng lớn người dùng. Và không phải là những con người ngẫu nhiên, mà đã là một sự chọn lựa xã hội nào đó, một nhóm khán giả theo tiêu chí này hay khác, một cộng đồng cùng mối quan tâm, những con người với những cái nhìn tương tự nhau, những quan điểm gần gũi nhau, có liên hệ với nhau về cảm xúc, cùng sử dụng một công cụ giao tiếp thống nhất về khái niệm. Đó là những con người tích cực về mặt xã hội, đang hoạt động, nối mạng, có trình độ và hiểu bản chất công nghệ - skilful individuum - một tập hợp những con người hiểu biết, có cái nhìn, có phán xét, có ý kiến riêng khá tiến bộ so với đa số cư dân. Hiệu ứng của kiểu thông báo này hoàn toàn khác so với việc đưa tin trên đài phát thanh hay công bố trên báo in, khi không gian xã hội được đưa tin không đồng nhất, không định hình và thụ động.

        Khi cần, những nhà hoạt động mạng tích cực sẽ xuống đường theo tín hiệu đồng bộ - offlline. Không phải vì họ là thành viên của tổ chức nào đó và tất cả tuân thủ tổ chức một cách có kỷ luật, mà bởi vì họ có cùng suy nghĩ và đánh giá như nhau trước những gì đang diễn ra. Xuống đường, họ tạo ra một đám đông có khả năng gây sức ép xã hội, chẳng hạn như buộc chính quyền phải ra đi, bằng các phương tiện bất bạo động khiến giới chức trách từ bỏ các chức năng của chính phủ, kết quả là chế độ thôi hoạt động và chế độ khác lên thay thế. Những ai không xuống đường, sẽ qua những phương tiện như thế mà cùng tham gia vào việc tạo ra một bối cảnh thông tin cần thiết, bình luận, đưa lại những message đã được hình thành trước đó. Các nhà công nghệ phương Tây gọi sự thay đổi quyền lực kiểu này là “cách mạng”, mặc dù về nghĩa đen nó có rất ít điều chung với những cuộc cách mạng từng được biết trong kỷ nguyên hiện đại.

        Lý tưởng nhất là cuộc “cách mạng” được thực hiện hoàn toàn không đổ máu, bất bạo động, bằng phương tiện loan báo đại chúng một lần tới hàng ngàn hay hàng chục ngàn người. Nó vô cùng hiệu quả nếu tính theo chi phí tương ứng với kết quả đạt được. Nhưng để thực hiện mô hình này, cần phải có trong tay một số lượng lớn người kết nối Twitter hay những mạng xã hội khác. Cuối cùng, cấn thiết sao cho không gian qui định nào đó được bao phủ Internet, có các nhà cung cấp Internet phát triển, và mong muốn là cơ cấu đó đa dạng và mở. Có nghĩa để nhận được hiệu ứng chóng mặt như thế cần phải tạo ra mạng lưới nhờ sự hỗ trợ của mạng Internet, sau đó đặt mạng xã hội Twitter vào không gian đã được lưới hóa này, một dự án hạ tầng tốn kém. Nhưng cái chính là việc lưới hóa cơ sở hạ tầng được thực hiện bằng kinh phí quốc gia -  đối tượng của các chiến lược mạng lưới, có nghĩa là khách hàng không phải chịu phí tổn trực tiếp trong vấn đề này. Nhiệm vụ của khách hàng là: làm sao để người dùng Twitter, và nhìn chung là mạng xã hội, càng nhiều càng tốt. Là bởi để thực hiện cách mạng Twitter, cần có một môi trường thích ứng, tức xã hội phải có đủ số người dùng Twitter tích cực.

----------------------
        1. Pankin c. Twitter tới tất cả các ngài// Cổng thông tin phân tích Evrazia, 11/4/2009// Nguồn mở http:// evrazia.org/article/917

        2. Từ Repost - đưa vào trang blog của mình sản phẩm - posting của người dùng khác lẻn mạng. Posting là một yếu tố giao tiếp trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội, viết về những suy nghĩ quanh những thông tin diễn ra - post, (trong tiếng lóng Anh ngữ, post - có nghĩa là "thông báo trên diễn đàn, blog, v.v...)



Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2020, 07:43:48 pm

        Thêm một yếu tố nữa - sự hiện diện số lượng lớn những người sử dụng thiết bị điện tử nối mạng - như iPhone hay iPad để tính cơ động cao hơn mà trong trường hợp này đây sẽ là ưu thế chủ yếu. Những người dùng này phải có tài khoản trên mạng Twitter để cuối cùng tạo ra được một môi trường mạng lưới cần thiết để có thể tiến hành cách mạng Twitter. Nếu vẫn không đủ số người dùng, theo kế hoạch của Hoa Kỳ, một số nhà tuyên truyền chuyên biệt sẽ được đưa vào qui trình để vận động cho Twitter và những mạng xã hội khác. Trong quá trình tuyên truyền sử dụng iPhone và iPad, những nhân vật truyền thông sẽ được kết nối vào, bao gồm cả những newsmaker (người tạo ra tin - ND) lớn và các quan chức. Các chính khách và nhà hoạt động văn hóa mở các tài khoản, truyền thông dẫn các ghi chép của họ trên Twitter, chuyển nó lên các kênh liên bang, thế là những người nổi tiếng trực tiếp kêu gọi đông đảo người Nga sử dụng Twitter và iPhone, chứng minh điều đó bằng ví dụ riêng của mình.

        Tất cả điều đó giúp xây dựng cơ sở xã hội cho mạng lưới, tạo lập môi trường để thực hiện mô hình này. Cú nhào lộn trên không, khi dưới sự điều khiển đó có thêm những nhân vật hàng đầu quốc gia tham dự, không chỉ bằng tiền nhà nước, mà bằng sự tham gia của chính họ dệt nên mạng lưới bao phủ không gian, chuẩn bị chiếm giữ mạng lưới bằng chính cách đó. Lập luận chính của những nhà tuyên truyền mạng này là: để tiến bộ, hiện đại, thời trang, cần sử dụng Twitter, mà để làm việc đó cần sở hữu iPhone và iPad, bởi chúng rất tiện lợi và chắc chắn sẽ có ích: “Đấy xem này, tôi cũng có!”. Ở nơi nào không có mạng bao phủ, “cách mạng” sẽ đắt đỏ hơn, bởi việc thực hiện chúng phải được tiến hành bằng các phương tiện ngoại tuyến, làm việc với những con người thật qua các NGO, NPO và bằng tiền của mình như đã nói ở trên. Còn nếu người dùng có iPhone thì nhiệm vụ đã được đơn giản hóa và phí tổn rẻ gấp nhiều lần.

        Nhưng ngay cả những cuộc cách mạng Twitter cũng đã là một mô hình công nghệ lỗi thời từng được thử nghiệm thành công ở nhiều quốc gia không gian hậu Xô viết. Công nghệ này từ lâu đã được tiết lộ, được mô tả trong những nguồn mở và được cho là do người Mỹ thảo ra, giải mật và hơi lỗi thời. Tức đây chưa phải là lời cuối cùng của các quy trình mạng. Nhưng nó chỉ lạc hậu ở những nơi mà cấp độ phát triển công nghệ và mạng lưới đã tiến nhanh về phía trước. Ở những xã hội chậm phát triển hơn xét từ quan điểm mạng xã hội, tất cả chỉ mới bắt đầu. Có nghĩa, nó có thể được thực hiện. Những người khởi xướng các quá trình mạng lưới coi những xã hội này là kém phát triển. Chẳng khác nào người bản xứ lần đầu tiên thấy phát minh của đại diện một nền văn minh tiên tiến hơn.

        Có nghĩa cách mạng Twitter ngày nay không phải có thể diễn ra ở mọi nơi. Chẳng hạn, thế giới Ả rập không phát triển lắm nhìn từ góc độ phổ biến công nghệ thông tin. Ở đây chính quyền đấu tranh với việc này, ngăn chặn nỗ lực của quẩn chúng sử dụng ồ ạt mạng xã hội, nhiều chế độ đã khép lại các khả năng này của công dân mình. Nhìn chung ở đó thái độ của mọi người đối với việc này hơi tiêu cực, và như chúng ta có thể quan sát thấy trong giai đoạn 2011-2013, điều này không phải là không có cơ sở. Vì thế nên chiến lược này không phải luôn có tác dụng đầy đủ, và các nhà chiến lược Hoa Kỳ ngày càng phải sử dụng những biện pháp cũ kỹ, cổ lỗ, kém văn minh của việc tác động và chiếm giữ. Bởi ở đó là những cư dân khác, theo hình dung của người Mỹ là chưa đủ dân chủ. Đâu đó có thể có những người am hiểu thông tin chống lại việc lập mạng lưới, hiểu rõ chủ đích và tính công cụ của hiện tượng này nên không bị mua chuộc bằng những “chuỗi hạt thủy tinh” của các nhà văn minh phương Tây.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2020, 07:44:30 pm
   
        TRUYỀN THÔNG — VŨ KHÍ CỦA NHỮNG NGƯỜI BIẾT HỌ MUỐN GÌ

        Napoléon từng nói: “Chiến tranh - đó là truyền thông”. Còn ngày nay, thông tin liên lạc, sáng tạo, công nghệ là vũ khí, nhưng là vũ khí trong tay những người biết họ muốn gì. Hoa Kỳ biết là họ muốn cai trị thế giới. Họ muốn kiểm soát toàn cầu và biết đạt được điều đó để làm gì. Họ có mục tiêu. Để giành thành tựu đó mà họ vũ trang và đạt được mục tiêu. Nhận iPhone và Twitter, nếu không biết mình muốn gì, bạn nhìn vào chính quyền , vào Kremlin, với câu hỏi: Rồi tiếp theo là gì? Nhưng Kremlin cũng không biết họ muốn gì - dường như là cần phải tự phòng vệ, nhưng tự phòng vệ bằng cách nào và để làm gì, nếu như một số người khẳng định toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, nên hãy thư giãn và hài lòng đi.

        Internet là một thiết bị lý tưởng của việc phân tán hóa. Thông thường sau khi lật đổ chế độ nào đó - vốn từng trụ vững và giữ gìn trật tự tối thiểu trong quốc gia mình trong khoảng 30-40 năm, nơi tất cả được xác lập, nơi có các mối liên hệ xã hội, hệ thống qui tắc, các luật lệ và quan hệ - tất cả những thứ đó sẽ bị cuốn đi, hỗn loạn hoàn toàn ập đến. Một nền dân chủ trọn vẹn khắp Trung Đông, ở Iraq hậu Saddam, ở Libya sau Kaddafi. Putin nói chúng ta không cần kiểu dân chủ như ở Iraq1, và Putin không nói điều đó vô ích. Hay ở Afghanistan, người Mỹ đã vãn hồi trật tự tuyệt vời thế nào ở Afghanistan! Hãy nhìn đi, nền dân chủ nào đã đến Libya. Giờ đây đất nước tan rã thành nhiều mảng, còn xã hội dân sự bừng sáng: những vụ nổ, giết người, nội chiến. Ở Iraq những người Kurd phân lập, người Shiite chiến đấu chống người Sunni. Đó chính là xã hội dân sự theo kiểu Mỹ.

        Hoa Kỳ không quan tâm đến số phận các quốc gia, các dân tộc. Họ chỉ cần dời đổi không gian truyền thống phức tạp của người Ả rập, người Hồi giáo, Libya Jamahiriya là những cộng đồng Bedouin, là các gia tộc với truyền thống và kỷ luật nghiêm cẩn, một mô hình xã hội hoàn chỉnh. Làm sao có thể đi vào xã hội này với những giá trị dân chủ Mỹ? Vâng, không thể nào. Vì thế cần gây bùng nổ xã hội, phá hủy các mối liên hệ truyền thống, phân tán nhân dân, và khi nó biến thành một sinh khối sôi sục của những người giết chóc lẫn nhau, khi đấy có thể nói ở đó bắt đầu xây dựng xã hội dân sự, và dân chủ Mỹ đã vào được nơi đó. Mà không có xã hội dân sự thì không được gì cả. Các nhà nước lần lượt sụp đổ. Kaddafi đã bướng bỉnh và trụ lại. Nếu như ông ta trụ vững, sống sót và ngăn chặn được bộ máy Mỹ, nó sẽ giúp tạo ra tiền lệ. Nhiểu nước sẽ bắt đầu chống cự. Còn giờ đây sứ mệnh này nằm trên vai Syria, trên vai al-Assad. Tiếp theo sẽ là Iran, và sau đó?

        Ngày nay nước Mỹ không có đối thủ địa chính trị như Liên Xô trước đây. Còn NATO cần được nuôi sống bằng cách nào đó, nên ở đây cầu hỏi được đặt ra: Để làm gì? Thật không khó khi nuôi NATO lúc bạn có Cục Dự trữ liên bang. In tiền rồi in nữa để nuôi sống NATO. Kích cỡ nợ của Hoa Kỳ quả thật ngày một tăng. Nhưng chẳng có gì quan trọng. Nếu bạn có trung tâm phát hành giấy bạc và bạn thiết lập luật chơi, bạn cung ứng đồng đôla thì bạn đã chi phối nền kinh tế toàn cầu bằng cách thay đổi các tiêu chí của nó có lợi cho mình.

        Để có phản ứng thích đáng, cần nhận thức các công nghệ mạng lưới như một hiện tượng nghiêm trọng, và điều quan trọng là cái gì truyền qua các mạng này. Ngày nay trên mạng chỉ lan truyền ý tưởng về sự hùng mạnh của Hoa Kỳ, thường được thể hiện và chi tiết hóa trong những thứ thoạt nhìn tưởng là vô hại. Nên cần phải hiểu, cái gì có lợi cho Hoa Kỳ và cái gì không. Phân chia đâu là phía của những đối thủ địa chính trị chúng ta và cái gì đang hoạt động cho nó, và cái gì đang làm việc cho phía chúng ta. Tiếp đó cần tích cực kết nối vào những quá trình này, nhưng không phải ở phe của Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ - ND) - mặc dù ai đó vô tình hay cố ý làm việc cho phía này - mà ở phía chúng ta - phía vì sự toàn vẹn của nước Nga, vì không gian chiến lược thống nhất, vì các lợi ích chủ quyền của chúng ta, vì bản sắc và truyền thống chúng ta. Cần tạo ra những người ảo Á - Âu riêng của chúng ta, những người máy và qua chúng truyền đi những điều hoàn toàn đổi nghịch. Không để một bình luận nào của Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ - ND) cũng như những bình luận khiêu khích của họ không bị đáp trả. Bởi khi người dùng vào Internet và đọc những gì viết ủng hộ Hoa Kỳ mà không ai phản ủng lại, họ sẽ cảm thấy việc đối kháng này hoàn toàn vô ích, mọi việc đểu có lợi cho Mỹ và ít ai chống đối. Nhưng nếu xuất hiện 5 comment nói tốt cho Hoa Kỳ và đáp lại chúng là 20 comment ngược lại: những phát biểu được bình luận, cân nhắc, thực hiện từ những quan điểm thân Nga, khi đó những người vào mạng đọc được sẽ hiểu, vâng, ở đây còn có gì đó để bảo vệ, còn có ai đó nói khác, đó cũng là sức mạnh, một sức mạnh chủ quan phục vụ cho lợi ích của chúng ta.

        Chỉ khi hiểu vũ khí này được sử dụng để làm gì, mới có thể khiến nó hiệu quả, hoạt động tốt và giúp đạt được mục tiêu. Nếu bạn là một người dùng thụ động, theo quán tính, chỉ nhìn những người khác tham gia vào tất cả các quá trình, chắc chắn người ta sẽ sử dụng bạn chống lại nước Nga, chống lại lợi ích của chúng ta, bản sắc của chúng ta. Bất cứ vị thế thụ động nào của người dùng Internet chắc chắn sẽ được sử dụng có lợi cho Hoa Kỳ. Vì họ khéo léo hơn, thực tiễn hơn, nhanh nhảu hơn. Đó là công nghệ của họ, họ làm ra chúng, là luật lệ của họ, họ chơi theo luật đó và thắng theo luật đó. “We win, you lose, sign up here” - đó là cách tiếp cận của Mỹ: “Chúng tôi khởi sự, chúng tôi sẽ thắng, các người sẽ bại. Đăng ký tại đây”.

        Vì thế cần không chỉ biết luật lệ, công nghệ, biết trò chơi mà cần phải biết bạn dùng nó vì điều gì, bạn chiến đấu vì điều gì, bạn chống đối điều gì. Chỉ khi nào bạn sử dụng nó cho lợi ích của chúng ta, lúc đó vũ khí mới trở nên hiệu quả hơn gấp trăm lần.

---------------------
        1. Vladimir Putin:'Chúng ta không cần dân chủ như ở Iraq'//Sự thật Komsomol. 17-7-2006 http://www.kp.ru/ d a I ly/23739.5/55240/


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2020, 07:46:04 pm

 
CHƯƠNG HAI

CUỘC CHIẾN VIRUS TÂM LÝ

        Một video clip ngắn “Hãy bỏ phiếu cho đảng của bọn lừa đảo và trộm cắp. Kỷ niệm một thập niên đảng cầm quyền”1 xuất hiện trên Internet vào đêm trước cuộc bầu cử tháng 12/2011. Đoạn video bắt đầu bằng vài hình ảnh của phe đối lập nổi tiếng, tiếp nối bằng dòng chữ trên nền những hình ảnh nổi bật: “Vì 10 năm phát triển kinh tế", “Vì nhiều lần tăng lương và lương hưu”, “Vì xây dựng đường sá, trường học và bệnh viện”, “Vì chủ quyền quốc gia và sự phồn vinh”, “Vì những ai vượt qua được cuộc khủng "hoảng kinh tế thế giới”, v.v... Rõ ràng trong đoạn clip bị “lan tràn” trên phân khúc Nga của mạng toàn cầu, chúng ta quan sát thấy những lực lượng khác nhau đã sử dụng những phương pháp nhất định, được phổ biến rộng rãi và hết sức hiệu quả trong xã hội hiện đại hậu công nghiệp để tiến hành đấu tranh chính trị, đồng thời để giải quyết một số vấn đề khác...

        VŨ KHÍ MEME VÀ CHIẾN TRANH MEME

        Trong số những công nghệ thú vị nhất hiện nay cần lưu ý vũ khí meme, chiến tranh meme và cách mạng rối búp bê, những thứ đang trở nên thời sự giữa những sự kiện diễn ra trong thế giới Ả rập và nhận cái tên chung là “Mùa xuân Ả rập”, nơi vũ khí meme trở thành yếu tố tác động chính. Trong tương quan này, cần xem xét khía cạnh thực hành của công nghệ mà cơ sở của chúng được thảo ra từ những năm 60,70 thế kỷ trước. Cùng lúc, công nghệ này gắn trực tiếp với khái niệm chiến tranh mạng lưới.

        Có mặt tại những cuộc bàn tròn diễn ra thường xuyên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), không khó để nhận ra: cấu trúc này, tuy bí mật định vị mình như một kiểu NATO trong không gian hậu Xô viết, nhưng ở cấp độ thảo luận của chuyên gia đã không dành một mối quan tâm đáng kể nào cho những hiện tượng như chiến tranh mạng, chiến tranh mạng lưới trung tâm, nói chi tới công nghệ rối búp bê hay vũ khí meme.

        Với tư cách một chuyên gia thường trực của CSTO, tác giả quyển sách đã nhiều lần trình bày các báo cáo, trong đó có nói về chiến tranh mạng lưới tại các cuộc họp chuyên gia của tổ chức. Một trong các báo cáo này đã dành để biện minh cho sự thay đổi của vectơ các đe dọa chính đối với các nước thành viên CSTO. Những thay đổi đó phần lớn gắn liến với khởi đầu của một giai đoạn mới, đặc trưng bởi việc tiến hành chiến tranh mạng lưới trên không gian Âu-Á. Liên quan tới việc này, báo cáo đả ghi nhận tầm quan trọng của CSTO trong việc thảo ra phản chiến lược mạng lưới đáp trả, đồng thời mô tả những kiểu nguy cơ mới từ khối NATO. Lúc đó, chính CSTO là một trong những công cụ có sẵn mà Nga có thể tác động để định dạng lại không gian hậu Xô viết theo hướng đối đầu với áp lực ngày càng tăng từ phía Hoa Kỳ cho những lợi ích địa chính trị của mình. Nhưng khi ấy, các chuyên viên của CSTO theo quán tính vẫn còn khá ủng hộ NATO vì giai đoạn này NATO và CSTO đang hợp tác trong khuôn khổ chương trình “Đối tác vì hòa bình”, nên quan điểm (của tác giả - ND) đã nhiều lần bị chỉ trích, nhất là vào những năm trước. Không ít lần từ miệng các chuyên gia, người ta nghe thấy những phát biểu hoài nghi về lý thuyết chiến tranh mạng lưới, rằng chuyện đó thật xa vời và chẳng có ý nghĩa gì, rằng đó là chuyện bịa đặt, nói chung không có ý nghĩa thiết thực nào với CSTO. Dẫu sao cũng có thể vui mừng nhận ra là ở những phiên họp tương tự tiếp theo đó, ngày càng có nhiều báo cáo về đề tài chiến tranh mạng lưới. Trong một phiên họp như thế, các đại diện của đoàn đại biểu Uzbekistan, Kyrgyzstan và Belarus đã ủng hộ quan điểm của tôi, phản ứng lại phê phán của những kẻ hoài nghi. Đặc biệt là đại diện phía Uzbekistan Farhad Talipov đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính tất yếu của cách tiếp cận địa chính trị trong việc hình thành mối quan hệ giữa CSTO với NATO, tuyên bố rõ rằng “sự phân mảng ngày càng tăng trong chính trị, văn hóa, kinh tê giữa các thành viên CSTO là kết quả của chiến tranh mạng lưới phương Tây chống lại các nước CSTO”. Theo Talipov, “các cơ chế đối đầu địa chính trị thời của chúng ta đã được định dạng lại và hiện nay phản ứng của chúng ta không nên nằm ở chỗ gia tăng số lượng xe tăng và cơ số binh sĩ như trước, mà là ở việc mở rộng đối xứng ý tưởng của chúng ta, văn hóa của chúng ta, những giá trị của chúng ta, những thứ sẽ không chỉ giúp phục hồi ảnh hưởng của các nước chúng ta, mà còn trở thành công cụ chính cho sự mở rộng của chúng ta vào thế kỷ 21”.

----------------------
        1. "Hãy bỏ phiếu cho đảng của bọn lừa đảo và trộm cấp. Kỷ niệm một thập niên đảng cầm quyền" httpy/www. youtu be.com/watch ?v= FAv54E-zrC4


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2020, 07:46:47 pm

        Giám đốc Viện phân tích và dự báo chiến lược Cộng hòa Kyrgyzstan Aslambek Saliyev, tới phiên mình, nhận xét các hoạt động nhân đạo của Hoa Kỳ và EU không ngừng gia tăng trong khu vực, và thời gian gần đây, do sự thụ động của Nga và các nước thành viên CSTO, nhiều nước Hồi giáo cũng tham gia vào quá trình này. “Đại sứ Hoa Kỳ đích thân chúc mừng người Kyrgyz vào những dịp lễ Hồi giáo. Sự tích cực của các nhóm phái Hồi giáo cực đoan có trụ sở chính ở London gia tăng không ngừng, thậm chí các thủ thư người Kyrgyz còn đi nghiên cứu về thư viện học ở các nước Hồi giáo. Trong khi đó không có hoạt động nào từ phía Nga, đã đến lúc chấm dứt điều này. Cấu trúc của CSTO có tất cả các đòn bẩy để đối phó hiệu quả với sự xâm lược không gian Á - Âu theo kiểu hoạt động nhân đạo đó”, Saliyev tuyên bố tại một cuộc họp chuyên gia. Tuy nhiên, chia sẻ nhiều nhất với nỗi lo ngại của tôi về sự hiện diện của mạng lưới Hoa Kỳ trong không gian hậu Xô viết là đại diện Belarus - phó giám đốc thứ nhất Phòng phân tích của Văn phòng tổng thống Cộng hòa Belarus Nina Shpak. Bà tuyên bố thẳng thừng về thực tiễn hiểm họa chiến tranh mạng lưới của phương Tây chống các nước Á - Âu, chứng minh bằng những thí dụ từ thực tế mà phía Belarus phải chịu từ áp lực các công nghệ mạng lưới: “Chiến tranh mạng lưới chống chúng ta được tiến hành khá thành công. Chúng ta phải hình thành cái gọi là những định chế xã hội công dân trong từng nước CSTO để khôi phục ảnh hưởng không chỉ trong khối CSTO mà còn trong cả những nước không nằm trong khối. Bởi như chúng ta kiểm chứng từ chính kinh nghiệm của mình, “cách mạng màu” không tự nó nảy sinh”. Nhưng ngay cả cái gọi là những định chế xã hội công dân đó, trước việc xuất hiện những môi trường của “vô số" mạng lưới đã ngày càng trở nên cổ xưa và lạc hậu so với sự năng động phát triển của những quá trình mạng lưới. Vâng, ngay từ đầu lý thuyết chiến tranh mạng lưới đã nói về các mạng xã hội, tức là về chủ thể tập thể nào đó, về những nhóm xã hội của những con người thực. Và ở đây xã hội công dân là môi trường cần thiết. Nhưng việc hoàn thiện các tiếp cận công nghệ trong lĩnh vực này diễn ra nhanh đến độ những nhóm xã hội đã trở thành thứ yếu, và công việc với họ chỉ diễn ra trong những không gian “cổ xưa” của các nước thế giới thứ ba hay đâu đó trong không gian hậu Xô viết. Có thể nói gì khi Edward Adam Smith, tác giả cuốn Những hoạt động dựa trên hiệu ứng đã xuất bản nó công khai từ năm 2002. Công nghệ được phát triển nhiều năm trước và giữ bí mật từ lâu - vốn đã được áp dụng thành công, trong số đó có ở Đông Âu và không gian hậu Xô viết - năm 2002 đã được in thành sách. Tức là khi được phát hành, ở mức độ nào đó sách đã lạc hậu, được giải mật và giới thiệu cho cộng đồng chuyên gia khi ghi nhận thành tích của giai đoạn công nghệ đã qua. Trong khi đó thì giới quân sự Nga mới bắt đầu nghiên cứu đề tài, nói chi đến triển vọng ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là các kết quả khi ứng dụng. Trong lúc đó, “Phong trào Á - Âu” chỉ bắt đầu đặt vấn đề, tích cực nói và viết vế nó vào năm 2003. “ông biết đó, chúng tôi mới được giao làm rõ chiến tranh mạng lưới là gì. Ông bảo chúng đã lạc hậu. Vậy chúng tôi phải làm sao? - một nhân viên của trung tâm phân tích quân sự bí mật đã hỏi tác giả câu hỏi đó. Sự tụt hậu trong lĩnh vực này không chỉ vài năm, mà là nhiều thập niên...

        Dầu sao các công nghệ này đã đi vào cuộc sống hằng ngày của các chuyên gia, không phải là không ít nhiều nhờ vào nỗ lực của chúng tôi. Người ta đã bắt đầu nói về nó - rằng việc chiến tranh mạng lưới đối với các nhà chiến lược quân sự phương Tây là công nghệ lỗi thời nhưng chúng ta mới chỉ bắt đầu nghiên cứu không nên là lý do khiến chúng ta không quan tâm tới nó. Ngược lại chúng ta có cơ hội bỏ qua giai đoạn lý thuyết, vay mượn các phát triển lý thuyết đưa ra từ những nguồn mở của phương Tây và trực tiếp đi vào các tiếp cận công nghệ. Giờ đây chúng ta nói về khía cạnh thực hành: chúng ta thấy tận mắt các chiến lược sử dụng công nghệ rối búp bê và chiến tranh meme vốn không ai trong chúng ta từng nghe thấy, giờ chúng ta bắt đầu trực tiếp từ nó.

        Ngày nay, hiện tượng số một là chiến tranh meme, vũ khí meme nói chung. Công nghệ này được thực hiện ngay trước mắt chúng ta, trong thời gian thực, trong số đó có cả việc chính phủ Hoa Kỳ áp dụng với chính nhân dân mình. Vũ khí meme được sử dụng trong các mạng xã hội, blog, môi trường Twitter, v.v... để sản xuất và lan truyền meme, là cái tác động trực tiếp hiện nay, và hoạt động hết sức hiệu quả. Với sự hỗ trợ của vũ khí meme, tức nhờ sử dụng việc truyền phát lại các meme trên tất cả các mạng xã hội, nhà tổ chức các quy trình này đã đạt được những hiệu quả khổng lồ, thể hiện qua việc thay đổi các chế độ chính trị, trong việc làm sụp đổ những bộ máy nhà nước tưởng là bền vững, tồn tại nhiều thập niên. Và việc nhiều chế độ trong số này thân Mỹ cũng không cứu vãn chúng khỏi sự sụp đổ toàn diện.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2020, 07:48:26 am

        XIN CHÀO, GẤU! KHI NÀO CTULHU TRỞ LẠI?

        Có lẽ nhiều người đã nghe tới khái niệm meme. Nếu chưa, chắc chắn họ đều biết câu nói lóng kiểu “Preved: Medved”61. Đó là một meme. Hay thí dụ như “Cthulhu”. “Khi nào Cthulhu trở lại”2 là một câu hỏi được gởi tới ông Vladimir Putin khi ông nói chuyện với người sử dụng Internet năm 2007, câu hỏi này sau đó đã được hầu hết người dùng bình chọn là nồi tiếng nhất, đó cũng là meme. Có thể nói: “Preved, Medved!” - là một meme trước bầu cử xuất hiện không lâu trước chính từ “Medved”. “Preved, Medved!” và Medvedev bước ra, tất cả cười ồ. Mặc dù lúc đó ông ta chưa là “Dimon”3.


        Một thí dụ khác, tiếng “olbanski” hay “padonochnyi”4 trở nên nổi tiếng nhờ nỗ lực của những người giữ trang web udaff.com; cả một đám mây tag liên quan tới đề tài Cthulhu, hay “ông chứng từ Fryazino”5 mà nhiều người đã nghe thấy hay đọc được từ Internet. Tất cả những meme này hoàn toàn vô thưởng vô phạt. Về nguyên tắc, ban đầu có vẻ như chúng khá thư giãn.

        Nhưng cũng có những meme nghiêm túc mà sự phổ biến chúng mang tới những hậu quả nghiêm trọng. Thí dụ như “hội chứng hô hấp cấp” hay “cúm gà”. “Cúm gà” là một meme dẫn tới sự phá sản của các công ty nông nghiệp chăn nuôi gia cầm. “Hội chứng hô hấp cấp” là meme dẫn tới bất ổn định một số quốc gia Đông Nam Á. Nơi thì bị hủy hoại bởi tổn thất khổng lồ, nơi thì dẫn tới tổn thất kinh tế ở cấp độ các quốc gia toàn khu vực. Và sao lại vậy? ừ thì “cúm gà”, ừ thì “Hội chứng hô hấp cấp”. Nghe ra có vẻ buồn cười nếu chúng không mang tới hậu quả thực tế như thế. Những meme phá hủy nhiều chủ thể kinh tế này, khiến một vài quốc gia rơi vào bờ vực khủng hoảng tài chính và những hậu quả tiếp theo. Trong khuôn khổ CSTO cũng có những meme riêng mà các chuyên gia tổ chức này quan sát được từ lâu. Năm này sang năm khác, trên các bàn tròn có một nhóm các nhà vận động kiên trì truyền đi meme về nhu cầu dàn xếp ổn thỏa quan hệ và đưa CSTO xích gần NATO. Trên đây là thí dụ một số meme rất không nguy hiểm nhưng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

        Memetics là ngành chuyên nghiên cứu các meme, hiểu nó là kiểu một đơn vị bắt chước. Khả năng chúng ta bắt chước một cách có ý thức những gì ta thấy và làm như người khác làm đã giúp phân biệt con người với loài vật vốn chỉ bắt chước một cách máy móc. Con người có thể nhìn vào những gì được làm trong vùng quan tâm của họ, rồi ngay lập tức sao chép những gì diễn ra trong khi cố nắm bắt ý nghĩa của nó. Khi bạn bắt chước ai đó, sao chép “cái gì đó”, điếu đó sẽ được chuyển tới những ai đang dõi theo bạn. Rồi “cái gì đó” có thể truyền đi lần nữa và lần nữa -  và bắt đầu sống đời sống riêng của nó; trong trường hợp này “cái gì đó” được truyền đi đó trở thành meme. Những thí dụ về meme có thể nêu như thời trang nói chung, một kiểu quần áo nào đó, một giai điệu âm nhạc, một ý tưởng, lập luận chính trị, niềm tin tôn giáo, những phương pháp cụ thể để làm việc gì đó, những loại hình giải trí, v.v... Meme có thể được tập hợp thành nhóm và chuyển giao toàn bộ trong cấu trúc meme được gọi là memeplex (phức hợp meme). Các trào lưu tôn giáo là một thí dụ kinh điển của memeplex. Cũng như việc tự nhận dạng như các rocker, biker, hay có thể là những yêu thích nhất định nào đó trong âm nhạc, một kiểu hình ảnh ảo nào đó, những mẫu cụ thể áo quần nào đó, phong cách hành xử, v.v...

------------------------
        1. Cụm từ này trong tiếng Nga có nghĩa: "Xin chào, Gấu", nhưng vang lên có vần điệu. Medved tiếng Nga có nghĩa là con gấu, nhưng Medved cũng là viết tắt từ tên gọi "Phong trào thống nhất liên khu vực", một phái trong Đuma 3 khóa 1999-2002. Năm 2002 trên cơ sở phong trào này, Đảng Nước Nga Thống nhất thân Kremlin được thành lập. Có nghĩa cụm từ này xuất hiện khá lâu trước khi trở thành một meme của Internet.Tên gọi tắt này khi trở thành meme trên Internet, còn gắn với họ của ông Dmitri Medvedev, tổng thống Nga giai đoạn 2008-2012. (ND)

        2. Từ tiếng Anh Cthulhu, tên vị thần của đền thờ Cthulhu, chúa tể thế giới, tuy đang ngủ trong lòng Thái Bình Dương nhưng vẫn có khả năng tác động lên tâm trí con người. Đây là nhân vật thần thoại trong truyện của tác giả nói tiếng H.P Lovecraff'The call of Cthulhu", 1928. (ND)

        3. Tác giả nhác đến một sự kiện liên quan đến ông Medvedev năm 2013. Khi đó, một Facebooker Nga đã gọi tổng thống Dmitri Medvedev là Dimon (một cách gọi thán mật từ Dmitri), nhưng đã bị thư ký báo chí của ông Medvedev, bà Natalia Timakova phản ứng rằng "ông ta không phải là Dimon của các người". Câu trả lời bị cho là cú PR thất bại này đã gây bão trên cộng đóng Runet của Nga, trở thành top các hashtag trên Twitter khi đó (http://fishki.net/50236-on-vam-ne-dimon-13-foto.html). (ND)

        4. Tiếng "olbanski" hay "padonochnyi" là một cách dùng tiếng Nga phố biến trên Runet vào những năm 2000, khi phát âm gần như đúng nhưng viết thì sai, đôi khi dùng từ không đúng chuẩn hoặc từ lóng, phố biến trên các phòng chat, blog. Cách dùng tiếng lóng này đã tạo ra nhiều meme tiếng Nga trên Internet, mà Preved là một trong số đó (viết trại ra từ chữ Privet,có nghĩa xin chào). Cũng gióng như ở Việt Nam, dân Net viết trại từ "biết" thành "bít", đó thành "đóa'...(ND)

        5. Một meme trở nên phổ biến sau khi một thành viên của trang blog Leprozoria đi ăn cưới ở Fryazino về đã post lên mạng các ảnh cưới mà người làm chứng có vẻ mặt hết sức nghiêm trọng và cách ăn mặc không phù hợp. Từ đó, nhiều ảnh Photoshop các đám cưới được tung lên mạng, ghép hình ông chứng này. (wikireallty.ru) (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2020, 07:51:11 am

        Meme thường được sở hữu và chuyển giao không cần sự tham gia của chúng ta, và chính khi ta làm điều gì đó vô thức, không tập trung chú ý mình làm gì thì đó chính là meme. Và một phần lớn văn hóa của chúng ta, bản sắc của chúng ta dựa trên sự mô phỏng này. Muốn hay không, nhưng rất thường xuyên chúng ta bắt chước lời nói, cụm từ, cung cách suy nghĩ, trọng âm hay lặp lại những gì chúng ta thấy và nghe quanh chúng ta, thậm chí không nhận thức được chúng ta đang làm chính điều gì và tại sao chúng ta lại bắt chước đối tượng cụ thể này hay khác.

        Các khái niệm về meme lần đầu tiên được nhà khoa học người Anh Richard Dawkins đưa ra, nhà sáng lập memetics, một khoa học vê’ toàn bộ các meme. Richard Dawkins là nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu hành vi, người thực chứng và một chiến sĩ đấu tranh với các tôn giáo - ngay từ năm 1976 đã đưa thuật ngữ meme vào từ vựng và đề xuất một hướng khoa học mới - memetics. Chuyên nghiên cứu về gene, Dawkins quyết định so sánh cấu trúc sự sao chép gene người và môi trường văn hóa, trong đó một đơn vị thông tin văn hóa được lan truyền giống như gene: “Nước xuýt mới đó là nước xuýt văn hóa nhân loại. Chúng ta cần cái tên mới cho sự sao chép này, một danh từ phản ảnh được ý tưởng về một đơn vị giao truyền di sản văn hóa hay vể một đơn vị mô phỏng. Từ gốc chữ Hy Lạp tương ứng thu được là “mimom” (từ gốc là mimeme1), nhưng tôi muốn từ này đơn âm, như “gene”. Tôi hi vọng những bạn bè nhận được nền giáo dục kinh điển sẽ tha thứ cho tôi nếu tôi rút gọn từ “mimeme”2 thành từ “mim” (meme)3.

        Từ memes mà một số phiên âm trong tiếng Nga thành “memy” được đưa vào sử dụng thường xuyên và sao lại thành “memy” được đưa vào văn học bởi cơ sở của khái niệm này là từ Hy Lạp “mimos” - bắt chước4(tiếng Anh là memes). Cũng từ đó là memetics5, sự bắt chước, sự đại diện, tương đồng, tạo ra cái tương tự, một ảo ảnh, mong muốn có cái gì đó khác. Một cách tương ứng, memetics là ngành khoa học nghiên cứu memes, thuật ngữ được sử dụng để biểu thị các ý tưởng văn hóa củng như các mục đích mô phỏng. Một số lớn các trường phát triển và nghiên cứu memes đã được mở trong giai đoạn những năm 60-70 ở Hoa Kỳ.

        Như thế, mem (tiếng Anh là meme) trong memetics - đó là một đơn vị thông tin văn hóa, lan truyền từ người này sang người khác bằng cách bắt chước, học theo, mô phỏng. Bản thân Dawkins từng mô tả hiện tượng này như sau: “Các thí dụ của meme có thể kể như giai điệu, ý tưởng, những từ và biểu thị hợp thời, các cách thức nấu món xúp hải thập vị hoặc xây các mái vòm. Cũng như các gene lan truyền trong bộ gene, chuyển từ một cơ thể sang cơ thể khác nhờ các tinh trùng hoặc trứng, các meme lan truyền theo cách thức tương tự, di chuyển từ não sang não nhờ sự giúp đỡ của quá trình mà trong nghĩa rộng có thể gọi là mô phỏng (imitation). Nếu một nhà khoa học nghe hay đọc được một ý tưởng hấp dẫn, ông ta kể lại cho đồng nghiệp và sinh viên. Ông ta nhắc đến nó trong các bài báo hay trên giờ giảng. Nếu ý tưởng này được chọn lựa, người ta nói là nó được lan truyền, chuyển giao từ não người này sang não người khác”6.

        Dawkins xác lập rằng đa số - phần lớn con người - đều muốn liên quan tới cái gì đó và muốn có khả năng nhận bắt, lan truyền các suy nghĩ, ý tưởng, tất cả những điều này Dawkins xác định bằng khái niệm replicator, một đơn vị thông tin văn hóa. “Ở đó đang có gì thế? Tôi cũng muốn. Tất cả đều gửi cái gì đó. Tôi cũng muốn chuyển đi”. “Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” - mọi người đều post, tôi cũng muốn post”. Sự lan truyền các meme là một trường hợp đặc biệt của những gì được gọi là - trong đó có cả những người sáng tạo ra chính chúng - sâu thông tin. Đời sống của những con sâu thông tin này cũng diễn ra trong môi trường mô phỏng. Đa số là bắt chước những ý tưởng văn hóa hay những công thức văn hóa nào đó trong hình dung của một người với người khác, hay trong việc tạo ra sự tương đồng mà chúng ta thường xác định bằng khái niệm “simulacrum” (cái giống hoặc được làm cho giống ai, cái gì - ND) trong chính trị hay văn hóa. Có nghĩa là những meme được phổ biến đa phần không phải là cái gì đó nguyên gốc, mà chỉ là cái được làm cho giống, một sự nhại lại cái ban đầu, cái được cho là một yếu tố văn hóa chứ không phải là chính văn hóa. Meme được truyền đi từ “não người này sang não người khác” - đó là một loại virus tâm lý được lan truyền bằng mọi cách có thể: qua những kiến thức khoa học, các sách văn học, chuyện tiếu lâm, phim điện ảnh, các khẩu hiệu quảng cáo, những câu nói hợp mốt, các hình dung tôn giáo, v.v..., tức là bằng tất cả những gì có thể đưa vào khái niệm “văn hóa” mà khuôn khổ của nó trong bối cảnh hậu hiện đại đang mở rộng đáng kể.

-----------------
        1. Dawkins R. Gene ích kỷ // Oxford University Press, 1976. p. 172.

        2. Từ chư Hy Lạp μίμημα —"tương tự"

        3. Dawkins R. Gene ích kỷ. M.:Thé giới, 1993

        4. Từ chữ Hy Lạp, μίμος — "bắt chước".

        5. Mặc dù hiện tượng này đôi khi cũng được định nghĩa là mimetics, mà trong tiếng Anh có thể viết là memetics, củng như cách viết khác là mimetlcs. Từ đó xuất hiện những dẫn xuất như khái niệm Memetic Warfare (chiến tranh meme) cũng phổ biến như Mimetic Warfare.

        6. Dawkins R. Gene ích kỷ. M.:Thế giới, 1993


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2020, 07:52:06 am

        Động lực chính cho việc tham gia vào tái tạo các meme vừa xuất hiện ở đa số quần chúng là mong muốn được cùng tham dự. Một người bình thường, một đại diện của đám đông thường muốn được cùng liên can. Và liên can đến cái gì đó mới, hợp mốt, cái mà mọi người đều đang bàn thảo, đang post lên mạng, hoặc post lại cái gì đó đang là đỉnh, đang là xu hướng. Đặc biệt người ta rất muốn liên can khi phá bỏ cái cũ, lạc hậu, bẻ gãy những khuôn mẫu đã hình thành, thay đổi hành vi xã hội. Chính cảm giác cùng liên can đó đẩy người ta tới việc nối kết vào quá trình lan truyền, chuyển giao các meme được ai đó tạo ra với mục đích nào đó hoặc không có mục đích xác định - ít nhất nó được khai báo như thế, vì ngược lại, người ta muốn che giấu sự hiện diện của mục tiêu.

        Là một loại virus tâm lý, meme lan truyền qua bất cứ mạng truyền thông nào chứ không chỉ qua Internet như người ta thường nghĩ. Dĩ nhiên, Internet giúp giảm nhẹ rất nhiều nhiệm vụ truyền bá meme, nhưng bản thân meme đã xuất hiện khá lâu trước khi được lan truyền rộng rãi trên Internet. Trước kia, cũng như bây giờ, môi trường để chuyển các meme đi chính là kiến thức khoa học. Nhưng trong bối cảnh hậu hiện đại, nơi thiếu vắng những tiêu chuẩn và phương châm quy ước1, môi trường khoa học không còn là gì đó xác định, mà ngày nay chỉ được hiểu như hậu khoa học, có nghĩa là trong môi trường này không có gì có thể hạn chế việc truyền bá meme: không có những điều lệ được xác định, không có ranh giới phân biệt khoa học và hậu khoa học. Tương tự thế có thể nói về văn học, nơi việc bắt chước những ý nghĩ trở thành một thủ pháp văn học phổ biến, còn tạo ra các meme trở thành mục tiêu của tiến bộ văn học. Môi trường đặc biệt tiện lợi cho việc sản xuất và phổ biến meme chính là điện ảnh. Hậu hiện đại đã biến điện ảnh thành nhà máy sản xuất meme, đặc biệt meme ở đây đã thay thế nội dung kịch bản, chủ đề; một khung ảnh riêng biệt không còn mang sức nặng ý nghĩa như từng thấy trong điện ảnh thời hiện đại. Từ nay mỗi tập và mỗi khung ảnh là độc lập, là một meme hoàn chỉnh và không có ý nghĩa gì khác ngoài cái khán giả thấy trên màn hình. Những khẩu hiệu quảng cáo, các giai điệu, chuyện tiếu lâm, các phát biểu hợp thời, tất cả những thứ này càng giá trị và quan trọng thì càng được lan truyền rộng rãi hơn, càng được lưu hành lâu hơn trong môi trường quá tải với số lượng thông tin văn hóa. Và ngay cả những ý tưởng tôn giáo ngày nay, trong thời đại hậu tôn giáo, cũng không là gì khác ngoài một tập hợp các meme. Hậu hiện đại thờ ơ với chân lý và như quỷ dữ, nó đưa ra nhiều lựa chọn cho tất cả những ai tìm kiếm con đường cứu rỗi linh hồn. Tôn giáo trong thời hậu hiện đại cũng vô số, có nghĩa trong số khoảng 7000 giáo phái Ki-tô, tất cả, ngoài một phái, hiện diện chỉ như thế phẩm mang tính văn hóa của tôn giáo. Đồng nghiệp của Dawkins, Nicholas Humphrey đã định nghĩa như sau về bản chất tôn giáo hiện đại: “... cần xem các meme như những cấu trúc sống không chỉ trong nghĩa ẩn dụ, mà còn trong ý nghĩa kỹ thuật. Việc đặt vào trí óc tôi một meme mắn quả chẳng khác nào việc các người bỏ vào đó một ký sinh trùng, biến lý trí thành vật mang meme, nơi diễn ra quá trình sinh sản meme đó cũng như virus nào đó sinh sôi, sống cuộc sống ký sinh trong bộ máy di truyền của tế bào chủ. Và nó không đơn giản là íaẹon de parler (tiếng Pháp, cách diễn đạt): chẳng hạn meme “niềm tin vào cuộc sống sau cái chết” được hiện thực hóa vế thể lý hàng triệu lần, như một cấu trúc nào đó trong hệ thống than kinh của những cá nhân riêng lẻ trên toàn địa cầu”2. Có nghĩa meme trong cấu trúc mạng hậu hiện đại được truyền bá qua tất cả những gì có thể xếp vào khái niệm vãn hóa hay nghệ thuật hiện đại, vượt xa khỏi khuôn khổ mà chứng bị giới hạn trong thời kỳ hiện đại. Trong một ý nghĩa nào đó, văn hóa và nghệ thuật hiện đại, ngày qua ngày như các lỗ đen hấp thụ vào mình thực tế khách quan3của hiện đại, mở rộng môi trường phổ biến các meme đến những qui mô trước kia chưa từng có.

-------------------
        1. Được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học

        2. Dawkins R. Gene ích kỳ. M.:Thế giới, 1993

        3. Thực tế khách quan, một trong những khái niệm cơ bản của triết học hiện đại, giải thích sự tồn tại của thế giới độc lập với ý thức của con người (tức chủ thể). Hiện đại buộc người ta hiểu thế giới không từ quan điểm của chủ thể vì cho rằng thực tiễn thế giới xung quanh không lệ thuộc vào hình dung con người về nó, mà từ quan điếm rằng tất cả mọi thứ tồn tại ngoài ý thức của chúng ta và ngoài những gì được phản ảnh bởi nhận thức. Hậu hiện đại thì ngược lại, cho rằng chỉ những gì được phản ảnh bởi nhận thức của chúng ta, mới tồn tại. Điéu đó có nghĩa môi trường văn hóa của sự lan truyền các meme cũng giống như virus não, trở nên xác định tồn tại của con người.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2020, 07:55:28 am

        Tạo ra các meme cũng chính là tạo ra một món văn hóa, một thứ hình ảnh ý nghĩa để phổ biến nó rộng ra. Chức năng chính của meme nằm ngay ở chỗ lan truyền nó. Chính nhờ được phổ biến mà meme mới tồn tại. Theo các nhà phát triển công nghệ này, “cuộc chiến của thế kỷ 21 là cuộc chiến không đổ máu giữa các con sâu thông tin”. Chính nhờ sự lây lan mà meme có khả năng sống sót và cố định trong tâm trí công chúng. Bản thân Dawkins đã so sánh các nhóm meme với các ký sinh trùng có khả năng lan truyền theo kiểu virus: “Được đính kèm, mediavirus cài vào lĩnh vực thông tin những quan điểm ẩn trong hình thái mã tư tưởng - đó không phải là gene, mà là một khái niệm tương đương chúng ta gọi là meme”1. Các meme mạnh sẽ sống sót, các meme yếu không có khả năng thích ứng, không thích nghi với môi trường văn hóa được đề xuất, sẽ chết. Càng nhiều người quan tâm tới một ý tưởng nào đó - cho dù ý tưởng đó tương đối hời hợt, không trọng lượng, phù phiếm, không cơ bản, quan trọng cho sự sống còn - thì meme đó càng mạnh. Những meme được tiếp cận nhiều, có tính phá hoại, gây xung đột, hủy diệt, xấu xa thì càng được nhiều người ủng hộ. Ở đây cái quan trọng là sự dễ tiếp cận của nhận thức, sự rõ ràng, bắt mắt, phô trương. Meme thường làm nên cái được cho là các tâm trạng trong môi trường.

        Vô số môi trường văn hóa mới xuất hiện này bắt đầu tư duy bằng cách này hay cách khác: chúng chọn một biểu tượng nhất định nào đó làm cơ sở, một bộ chuỗi các meme, bao gồm cả việc sử dụng các meme một cách phức hợp. Phức hợp của các meme này tạo nên một cấu trúc thượng tầng meme, nghiêm trọng hơn, có thể tác động một cách sáng tạo lên thiết chế xã hội, gây ra những thay đổi xã hội. Những phức hợp meme này là các mediavirus, quy nạp lan truyền lẫn nhau. “Thành công của các meme ẩn trong virus phụ thuộc vào việc chúng ta dễ nhân nhượng đến đâu về mặt luật pháp, đạo lý và xã hội”2. Xã hội càng giải phóng, cởi mở, linh động và cuối cùng là càng phân hóa, nó càng bị tác động mạnh bởi mediavirus, “nếu “mã” xã hội của chúng ta bị hỏng thì khi đó các meme - xâm lược ẩn trong mediavirus hầu như sẽ chẳng gặp vấn đề gì khi thẩm thấu vào cầu trúc chỉ huy phức tạp của chúng ta”.

        Người ta tạo ra các meme làm gì? Chúng được sử dụng để làm gì? Nếu một meme nào đó bắt đầu hành xử một cách tương đối công kích, cố gây ảnh hưởng lên nhiều người, bằng cách lan truyền một tin tức tai tiếng nào đó chẳng hạn, một clip quảng cáo sinh sự, hoặc những thông tin nào đó có thể tạo ra phản ứng xã hội rộng rãi, hậu quả có thể rất nghiêm trọng hoặc tàn phá. Nó có thể bao gồm việc làm sụp đổ một nền kinh tế nước này hay nước khác; hoặc sự xuất hiện và lan truyền ở một số nước làn sóng cướp bóc, phản kháng, cách mạng dẫn tới lật đổ chế độ hiện hành, chính quyền hiện hành. Những meme này được xác định bằng khái niệm “mediavirus”.

        Đề tài mediavirus đã được Douglas Rushkoff nghiên cứu chi tiết trong quyển sách cùng tên Mediavirus3, nơi các meme được xem xét trong mồi liên hệ với khả năng của chúng tự lan truyền trên các kênh truyền thông đại chúng, Internet, gây ra những quá trình và hậu quả xã hội đáng kể. Ở đây đối tượng thuần túy ứng dụng của chúng là tác động lên kết quả bầu cử, lên việc thay đổi những chính kiến xã hội, định hướng lại những quan điểm này theo các giá trị phương Tây, trong số đó có việc lật đổ chế độ nhà nước. Tới đây thì không còn là trò đùa hay chuyện giải trí nữa rồi, đây đã là chuyện nghiêm trọng có ý nghĩa thực tiễn và hệ quả lịch sử. Tác động của các meme vào đối tượng trẻ em, vào việc hoạch định xã hội trong nhiều năm tới, lại là một đề tài riêng. Trẻ em ngày càng trở thành nạn nhân của thí nghiệm xã hội toàn cầu mà kết quả của nó là nhận thức thực tế qua lăng kính truyền thông vốn chỉ phát đi một thực tế, bỏ lại bên ngoài những gì không rơi vào ống kính máy quay và các phương tiện truyền thông nói chung. “Dành gần như toàn bộ năng lượng của mình cho việc thích ứng với những gì truyền thông giới thiệu, các em nhỏ cuối cùng cho rằng phương thức đơn giản nhất để thay đổi thế giới là thay đổi “bức tranh truyền hình”4. Kết quả “chúng ta phát hiện những chương trình sáng tạo nhất và có ảnh hưởng nhất đã được nghĩ ra, viết nên và sản xuất bởi những người mà chính họ là sản phẩm của thời đại truyền thông. Họ thông thạo các kỷ thuật tinh vi nhất của việc kiểm soát tư tưởng, nhận dạng hình mẫu và lập trình ngôn ngữ tư duy, sử dụng chúng để tạo ra truyền thông có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về thực tại, và do đó - thay đổi cả bản thân thực tại”5.

------------------------
        1. Dawkins R. Ký sinh tổng hợp và sự đồng tiến hóa của các kiểu hình mở rộng// Whole Earth Review. 1989

        2. Rushkoff D. Media Virus. // Ballantine books, New York, 1994.

        3. Rushkoff D. Mediavirus. - M.,Ultrakultura,2003

        4. Như trên.

        5. Như trên.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2020, 07:56:17 am

        Trên thực tế, bản thân các meme ra đời trước khi xuất hiện xã hội thông tin như chúng ta biết, và hậu quả là ảnh hưởng của chúng mang tính cá biệt, có tính địa phương, đôi khi chỉ là những bùng phát tình cờ. Những meme đầu tiên, trong số đó có những meme điển hình như cụm từ “Carthage phải bị tiêu diệt”, hay các tục ngữ, ngạn ngữ phản ánh tinh thẩn trí tuệ dân gian xuất hiện nhiều thế kỷ trước. Và mặc dù trong thời hiện đại nó là một yếu tố văn hóa xác thực, thì thời hậu hiện đại nó trở nên có tính mô phỏng. Với sự xuất hiện của truyền thông đại chúng và nhất là hiện tượng Internet như mediavirus, meme bắt đầu mang tính đại chúng, phông nền.

        Điều quan trọng cần lưu ý là trong điều kiện thiếu một ý thức hệ thống trị và nói chung bất cứ ý thức hệ nào thì đối thể của việc tiếp sóng mạng nhiều tập đại chúng sẽ trở thành hệ tư tưởng. Không phải tự nhiên mà Rushkoff khăng khăng rằng mediavirus mang “những quan điểm được che giấu trong nó qua hình thái mã tư tưởng”. Cuộc đàm luận chính trị giả vờ và tất cả những gì mã hóa trong nó, tin nhắn meme mà nó mang trong mình, bản thân nó đã trở thành hệ tư tưởng cho mỗi khoảnh khắc hiện tại, giúp cho hệ thống khỏi việc phát triển và áp dụng một hệ tư tưởng cơ sở, nền tảng, mang tới cho xã hội tính lưu chuyển cần thiết để đặt được vào bất kỳ hình thái được cho sẵn nào - còn chính quyền thì được trao cho các đặc tính lỏng. Nói cách khác, trong tình hình thiếu vắng ý thức hệ hoặc ý thức hệ cố tình bị loại bỏ, có thể hình thành giả ý thức hệ kiểu như quan điểm tư tưởng của quần chúng, thủ có thể nhanh chóng thay đổi. Liên Xô đã bị tan rã bởi những meme như thế. Thực tế, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là một ví dụ kinh điển của tác động meme, giành được kết quả nhờ sự hỗ trợ của vũ khí meme. Những virus tư tưởng phá hoại đã được ném vào xã hội Xô viết: sự tôn sùng Mỹ, toàn bộ những gì thuộc Mỹ, lối sống phương Tây trong một bộ phận tích cực nhất của xã hội đã mang tính đại chúng, cuồng loạn, được hình thành nhờ sự giúp sức của những biểu tượng đơn giản nhất và những phá hoại ý thức hệ. Những tạp chí khiêu dâm hay âm nhạc, đĩa nhựa, video cassette đem từ phương Tây về mang trong chúng thuốc súng tư tưởng và được sử dụng để nghi binh ý thức hệ, tức như một yếu tố mã hóa những định kiến hay khuôn mẫu xã hội nào đó mà sau đó, vào lúc Liên Xô tan rã, chúng đóng vai trò then chốt. Quần chúng Xô viết từ bên trong đã được lập trình như thế, rằng sovok1 không phải là một giá trị và chẳng cần tiếc thương gì nó, “đó là con đường của nó, cứ để nó sụp đổ”.

        Tại sao Liên Xô tan rã dễ dàng như thế? Bởi vì hiện tượng này vào lúc đó đã được quần chúng hợp thức hóa, được tiếp nhận ở mức độ nhận thức xã hội, còn đám đông thì không đấu tranh cho Liên Xô. Đấu tranh chỉ có một nhóm nhỏ người, những nhóm thiểu số trí thức còn tư duy phê phán về những đối trọng hiện hữu. Còn đối với tiểu thị dân Xô viết, một người thiển cận với đầu óc tư sản thì Liên Xô chỉ như một dự án ý thức hệ đã không còn là một giá trị, không ai đấu tranh cho nó nữa, thì điều đó đã đạt được bằng vũ khí meme. Bản thân khái niệm “sovok” đã là một meme điển hình.

        Các nhóm meme - đó là những tập hợp liên kết một số meme để chiếm lĩnh tâm trí và đặt vào trong mediavirus - được tạo ra để nâng cao hiệu ứng tác động nhờ những hoạt động kéo dài, khi meme sau tiếp nối meme trước, được hình thành từ meme trước, và những meme sau là những chú dẫn thêm về ý nghĩa hay phong cách - để gọi tên những meme trước. Trong số các thí dụ của meme phức hợp có thể nêu những học thuyết chính trị và tôn giáo. Trước tiên, cái được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Nga hiện nay là các giáo phái, tức những meme tôn giáo tạo ra các mediavirus điển hình, trong số đó có Wahhabism - một học thuyết giả tôn giáo được cấu thành từ những công thức - “chân lý” đơn giản, rõ ràng, dễ tiếp thu. Meme tôn giáo là cơ sở của những tổ chức khủng bố Hồi giáo mà chúng ta đang anh dũng đương đầu. Hiểm họa khủng bố cũng là meme, được sản xuất để huy động xã hội, quốc gia, giới tinh hoa chính trị vào cuộc chiến chống lại nó.

        Hiện tượng nhồi một số meme phức tạp là nhằm ném meme chính vào, cái chủ yếu, có trách nhiệm mang lại hiệu quả ứng dụng thực tế. Để làm điều đó, trước tiên cần tạo ra một môi trường nào đó, trên cơ sở này người ta chuẩn bị cho việc xuất hiện của meme. Để chuẩn bị khán giả cho sự có mặt của meme, người ta tạo ra những meme nhồi vô danh trước nhằm hình thành nên tâm trạng cần thiết giúp tiếp nhận cái chính.

--------------------
        1. Sovok: tiếng Nga có nghĩa là cái xẻng, nhưng từ sovok có âm gần giống từ sovetski, còn là một tiếng lóng, một cách gọi miệt thị người xô viết tương tự như homo-soveticus. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2020, 09:20:59 am

        PZHIV: CÚ TẤN CÔNG CHỦ QUYỀN BẰNG MEME

        Để ví dụ, chúng ta sẽ xem xét tình cảnh nước Nga hiện đại của chúng ta. Có thể ai đó đã nghe về con người này, Aleksei Navalnyi và kế hoạch của ông ta “RosPil”? Bản thân Navalnyi xuất hiện như thế này: tình cờ mua cổ phiếu của “Rosneft”, đồng thời của “Gazprom”, “Lukoil”, “Surgutneftegaz”, “GazpromNeft”, ông ta có quyền truy cập thông tin nội bộ của các công ty này. Chọn lọc một số thông tin trong số này, ông đăng từng đoạn nhỏ lên blog của mình: “Tôi là chiến sĩ đấu tranh chống tham nhũng, mà tất cả tham nhũng đều từ đảng “Nước Nga thống nhất”. Tiếp theo, Navalnyi truyền đi qua các khán giả Internet của mình công thức giản đơn: “Nước Nga thống nhất - Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” (viết tắt là PZHIV - ND). Thoạt nhìn, tuyên bố này nghe như vô hại, vì bạn nghĩ “đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” - nghe có vẻ ngây thơ và thậm chí như một kiểu chọc ghẹo trẻ con, đây là gì chứ? Nhưng công thức này nhanh chóng được phát tán và biến thành meme virus. Nhằm hỗ trợ nó, một số lượng lớn các meme phụ, các hình ảnh và videoclip được tạo ra. Và khi chúng được chuyển qua hàng nghìn người dùng thì ngay cả người không quan tâm gì tới chính trị, ghé qua Internet và lúc nào cũng va phải công thức này, các demo hình ảnh này, truyện tranh, biếm họa sử dụng nó. Theo thời gian, anh ta bắt đầu tin một cách vô thức rằng ai cũng nghĩ như vậy. Anh ta quen với việc rằng đó là chuyện thường ngày, đó là cái chung, rằng “Nước Nga thống nhất” - đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp đã trở thành một châm ngôn, một định để không thể thay đổi, một kiến thức phổ thông có thể dùng để xây dựng bất cứ phát hiện, kết luận, quan điểm, bất cứ thứ gì họ muốn.

        Điều kiện chính cho khả năng sống sót của meme là việc phát tán nhanh, đồng loạt và rộng khắp. Sức mạnh của meme nằm ở chỗ nó lây lan. “Tất cả mọi người đều sử dụng, nên tôi cũng dùng”. Ở đây động lực chính là bản năng bắt chước. Khi người khác thấy ai post gì đó, “tôi cũng muốn post!” Từ đó tạo ra một cái gì đó tương tự như rối loạn tâm thần chấn động, đại chúng mà cơ sở của nó là chức năng tâm thần của con người. Thông thường, người dùng thậm chí còn không suy nghĩ khi anh ta post lại. Cái gì chứ, đảng gì, kẻ lừa đảo nào, không phải lúc nào họ cũng hiểu nó nói gì. Chủ yếu là mọi người đều nói nên tôi cũng vậy. Mở danh sách bạn bè ra xem, một người bạn post meme này, người thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư, thứ năm post lại, bấm nút đi, có gì mà tiếc chứ? Bấm và bấm - và cùng cảm nhận. Vui mà. Meme trở thành một meme hoàn chỉnh khi nào nó có tính đại chúng. Khi nào nó ở khắp nơi. Công thức “Nước Nga thống nhất” - đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp trở nên phổ biến rộng rãi. Mọi người đều thấy, bất cứ ai vào Internet nhất định phải thấy nó.

        Thời gian bầu cử, tháng 12/2011, chúng diễn ra và Đảng EP (Nước Nga thống nhất - ND) như mọi khi, nhận được đa số trong nghị viện, và trong cộng đồng Internet xuất hiện sự bất hòa nhận thức. “Cái gì vậy? Tôi đã thấy hàng triệu lần, tất cả đểu thấy và biết EP - Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp. Vậy mà sao nó được đa số phiêu? Thật căm phẫn!”, bạn nghĩ. Không thể thế được. Thế nhưng 80% dân tình không sử dụng Internet, độ bao phủ Internet ở nước Nga chỉ 20% - ở các khu vực là 6% và ở Moskva 30%, trung bình chỉ 20%, đó chính là sắc thái không thể so sánh với qui mô của meme, nó xám xịt và khó chịu, không được hỗ trợ bằng các demo và Photoshop, không nằm trong top của Live Journal, có nghĩa là nó không được tính. Và 80% dân Nga không nghe gì về đảng lừa đảo và trộm cắp, về các meme, về mạng xã hội, họ đi bầu và chọn thậm chí không chỉ Nước Nga thống nhất, mà còn Putin, vì “qua truyền hình thấy ông ta cũng là gã tạm được”. Họ bỏ phiếu, EP nhận được đa số phiếu. Họ bầu xong, uống mừng và quên đi.

        Nhưng meme PZHIV tạo ra nào phải cho họ, mà để cho những người tích cực sử dụng Internet, những người luôn online, có nghĩa họ nắm được tất cả mọi xu hướng, mọi meme. Họ vì sao đó chẳng đi bầu, vì sự phủ định theo kiểu sáng tạo chung, nhưng biết chắc rằng “EP” là đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp. Nhưng bất ngờ đảng này lại thắng. Điều đó làm phẫn nộ skilful individuum (con người duy lý), nên họ xuống đường khi thấy thông báo trên Twitter: “Những ai không đồng tình với việc đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp được đa số phiếu hãy đến quảng trường”. Và bạn đã đến, bởi bạn không hiểu: Tại sao lại thế? Không thể như thế được, bởi tất cả đều thấy, đều đọc được trên Internet...

        Và đây đã không còn là điều vô hại, đây là cuộc biểu tình của quần chúng, một cuộc mít-tinh không được phép, thế là OMON (cảnh sát chống bạo động - ND) tới, đụng độ xảy ra, ai đó bị ăn dùi cui - một người bị bệnh tim và tiểu đường, và ông ta qua đời! Khi qua Live Journal người ta biết ông ta đã chết, số người xuống đường tăng lên gấp 10 lần, và họ đã quên lần đầu mình biểu tình vì lý do gì, họ xuống đường vì một người bị tiểu đường đã chết, vì OMON gõ dùi cui vào mũi ông ta. Một đám đông tập trung và đó đã là những qui trình xã hội không điều khiển được, chúng diễn ra ở những thành phố lớn, ở các nơi như Dagestan, Kavkaz, Moskva, Volgograd - những cuộc biểu tình quần chúng, những cuộc phản kháng.

        Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi cho Putin. “Ôi, Vladimir Vladimirovich, nước ngài đang hỗn loạn, chế độ độc tài của ngài không được nhân dân ủng hộ, đã đến lúc ngài phải ra đi. “Nước Nga thống nhất” không thể chiến thắng, cần phải gọi Nemtsov, ông ấy sẽ trấn an tất cả, chúng tôi đã nói chuyện với ông ấy”. Và ngay lập tức Nemtsov và Kasyanov xuất hiện. “Đấy, nhìn xem, nhân dân nổi giận”. Navalnyi bước ra: “Tôi là tổng thống tương lai của nước Nga!” Đám đông cổ vũ, máy ảnh chụp hình, CNN phát sóng. Mà tất cả trước đó tưởng chừng vô hại: Navalnyi viết, post lên mạng, rồi mọi người post lại, phát tán - đấy kết quả là thế đấy. Và cơ quan đối ngoại Hoa Kỳ đã được bố trí sẵn sàng ở nước Nga. Có vẻ là như vậy! Nhưng meme là thứ nghiêm trọng, và khi tiếp cận có suy nghĩ, rõ ràng, hợp lý, nó là vũ khí giúp thay đổi chế độ. Hậu quả những “trò đùa” như thế có thể dẫn tới sự chuyển đổi xã hội. Khi một người đọc điều đó một lần trên Internet, nó vô thưởng vô phạt. Nhưng khi ông ta đọc nó mỗi ngày, trong hàng nghìn blog, thấy nó ở khắp nơi, bất cứ đâu ông ta lướt qua - nó và những meme tương tự đã trở thành nhân tố có sức tác động lên chủ quyền quốc gia, lên sự toàn vẹn của nó, lên chính quyền và đây nó vào tình trạng cấp bách. Cần hiểu sức mạnh của hiện tượng này.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2020, 09:21:36 am

        HIỆU ỨNG LÂY LAN

        Muốn hoạt động của virus trở nên hiệu quả, mỗi tài khoản ảo phải có những bạn bè thực. Để làm điều đó mỗi tài khoản ảo phải hoạt động thật: viết, trả lời comment. Khi đó mỗi tài khoản ảo sẽ có bạn bè của mình, ít nhất là 30. Nhân 30 cho 30, sẽ có 900 thứ được post lại, và đó đã là cơ hội để vượt lên trên, nơi những nội dung đưa lên ngày càng được nhiều người ủng hộ thật đọc. Kết quả là khi một người vào Internet - một người bình thường, đơn giản là một phụ nữ, một người nội trợ hay một cụ bà viết thư cho bạn gái hay cho người quản lý - ghé vào danh sách bạn bè, thấy thông tin bèn đọc. Lướt vào nơi khác - cũng lại những điều đó. Khi mở trang người bạn thứ ba, thứ tư, cũng thấy post nội dung này. Lướt vào đâu cũng thấy thông báo trên, bình luận nó, comment nó như một sự kiện trong ngày của mạng. Thế rồi những trang tin tức cũng viết về điều đó, kể cả các phương tiện truyền thông lớn, bởi tin này nằm ở top Yandex, do một số lượng lớn người post lại có nghĩa trên mạng nó là đề tài  hàng đầu, rồi Newsru.com, Utro.ru, những cổng thông tin nghiêm túc, cũng đưa về nó. Ghé qua xem dự báo thời tiết - ở đây cũng lại viết về điều đó. Vào chương trình truyền hình trên Yandex, ở đó nó nằm trong top blog, đề tài số một. Người ta có cảm tưởng mọi người đều nghĩ như thế, đó là chuyện chung, đó là sự kiện. Rồi đến lượt truyền hình phụ họa, bản tin tối dẫn lời các blogger. Người dùng mạng của đám đông bình thường bắt đầu suy nghĩ như mọi người, bởi vì đại diện quần chúng là một cá nhân xã hội điển hình. Tiếp tục, anh ta vào Facebook - và cũng lại câu chuyện đó, tất cả đều lặp lại. Anh ta vào trang “Bạn cùng học”- và ở đó cũng thế. Tức khắp nơi, bất cứ đâu anh ta tới, đều là câu chuyện đó, mọi người đều nghĩ thế, tất cả đều viết thế. Anh ta, như mọi người, vì không muốn quá nổi bật, bởi vì người tiểu thị dân không thể có quan điểm riêng về bất cứ vấn đề gì, nên anh ta chấp nhận tiếp nhận góc nhìn của cộng đồng mà anh ta có liên quan. Và nếu ở đó mọi người nhận định như thế, anh ta cũng sẽ nhận định như thế, và nếu mọi người đều viết thế và mọi nơi đều viết thế, thì đó là chân lý, và anh ta sẻ “vâng”.

        Điều gì đang xảy ra trong thế giới Ả rập? “Mubarak phải ra đi”. Hay “30 năm là quá dài”. Mọi người viết thế, post lên mạng, rồi người khác post lại. Một người, có thể chưa bao giờ nghĩ thế, giờ lại đọc thấy nó ở khắp nơi. Và anh ta nghĩ: vâng, 30 năm đúng là lâu, thật đáy, ngán quá rồi. “Cần bãi bỏ tình trạng khẩn cấp, hãy xuống đường”. Và bắt đầu cơn kích động của đám đông, bởi khắp nơi đều như thế, những quan điểm đối trọng bị nhấn chìm trong những dòng thông điệp được tải lại. Và kết quả thì sao? 1.000 người xuống đường, cảnh sát bắt đầu lo âu: tất cả đều không được phép, không nằm trong khuôn khổ pháp luật, cảnh sát hành động đúng luật, nhưng thông qua những phương tiện đặc biệt, thế là việc leo thang bạo lực bắt đầu, kích động thêm bạo lực và cứ thế tiếp tục: “Tạm biệt Mubarak!”.

        Thay thế chính quyền cũ là chính quyền mới, thường là những chàng trai thân Mỹ vui vẻ, tươi mới, vừa trở về từ Washington, nhận được một ít tiền, và giờ họ đã là chính phủ chuyển tiếp. Chuyển tiếp đi đâu? Sau đó thường bắt đầu hỗn loạn. Nhưng đó đã là một câu chuyện hoàn toàn khác, bởi vì có cả học thuyết về sự hỗn loạn có kiểm soát. Steven Mann, nhà phân tích chính trị Mỹ là một trong những người phát triển học thuyết này. Ý nghĩa của nó ở chỗ có thể kích hoạt một quá trình hỗn loạn với những thông số nguồn và mục tiêu, những sự kiện nào đó có thể được phát triển một cách lộn xộn nhưng chỉ từ bên ngoài. Người ta sẽ áp đặt thêm vào đó những sự kiện bát nháo khác, khác nữa.

        Tưởng như đó là những quá trình hoàn toàn tự nhiên, tự thân nó xảy ra. Nhưng tất cả cuối cùng hội tụ ở một điểm duy nhất. Tức quá trình tưởng như bất ngờ, vô cớ, như người ta bảo, tự nó phát triển như thế, giết người, nổ súng, đụng độ - kết quả đó thật ra đã được tính toán từ ban đầu. Cuối cùng thì sớm hay muộn tất cả những dao động, dù diễn ra như thế nào, dù xuất hiện như thể không lường trước và tự phát, đều đến cùng một điểm. Học thuyết về sự hỗn loạn có điều khiển này đã tìm được sự ứng dụng thực tiễn của mình bằng phương tiện công nghệ rối búp bê và vũ khí meme. Kết quả là chúng ta cùng nhận được một kết quả (thật tuyệt vời!): các đại diện Hoa Kỳ tới và giải thích mọi việc rồi sẽ như thế nào, bởi trước đó mọi việc không như nó phải như thế, không dân chủ, còn giờ đây chúng sẽ đúng đắn hơn.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2020, 09:21:54 am

        Có thể đối xử với đảng Nước Nga thống nhất thế nào cũng được, nhấn mạnh những khía cạnh tiêu cực của nó mà sự tồn tại của chúng đúng là đã trở thành nguyên nhân bất bình chí lý của dân chúng, của cử tri, và Navalnyi, nhờ đưa ra meme “Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” đã tạo điêu kiện xuất hiện nỗi bất bình đó trước tiên, nhưng cũng phải tính đến cả việc Navalnyi là một kế hoạch của Hoa Kỳ. Ông ta đến Mỹ, học hành ở đó, nhận tài trợ ở đó, có cả một công ty làm việc cho ông ta. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn thành lập một bộ phận chuyên làm việc với phân khúc nói tiếng Nga trên Internet. Nhiệm vụ của họ là tạo ra một số lượng lớn tối đa những bài đưa lên mạng với nội dung tiêu cực liên quan tới Putin và Nước Nga thống nhất. Bất kể thông tin gì, dù chỉ làm nên, ở khắp nơi, để người ta đơn giản là vấp phải chúng ở khắp nơi. Dù người ta đi đâu, ở đâu họ cũng gặp gì đó nói xấu Putin. Khi thì ông ta đánh cắp chuông tòa, khi thì ông ta tạo ra bọn lừa đảo, khi thì ông ta bí mật kết hôn với Kabayeva, khi thì ông ta sinh ra bọn trộm cắp, khi thì ông ta dạy dỗ lũ vô lại nào đó giết và ăn thịt một cậu bé, lấy trộm 40 tỉ không biết giấu ở đâu còn bản thân thì đối xử độc ác với kẻ ông ta lấy cắp. Không quan trọng là chuyện nào có thật, chuyện nào không, sự thật đồng hành với hư cấu thẳng thừng, nhưng tất cả nhìn chung khá nhì nhằng. Quan trọng là nó được diễn giải như thế nào, cái gì được thổi phồng còn cái gì bị hạ thấp. Trong không gian mạng hậu hiện đại, thực tiễn được nhận thức thông qua diễn giải, và chỉ những gì truyền thông viết mới tồn tại.

        Những ai ủng hộ thương hiệu Putin, về lý thuyết, phải tạo ra và phổ biến cùng một số lượng như thế các meme tích cực: Putin - người tập hợp lại nước Nga, ông đã giải tán bọn tài phiệt, ngăn chặn sự sụp đổ, đảo ngược sự thoái lui địa chính trị của nước Nga, tuyên bố về chủ thể Nga, thách thức quyển bá chủ của Hoa Kỳ. Tức hình ảnh tích cực của Putin phải được sản xuất ra trong một khối lượng không ít hơn những hình ảnh tiêu cực. Nhưng lấy chúng ở đâu ra nếu không ai ủng hộ ông ta, không ai tạo ra các meme và lan truyền chúng? Mà ngược lại, họ lan truyền meme của Navalnyi bởi chúng vui vẻ và hài hước, thú vị và độc đáo. Bởi vì cái tiêu cực luôn hấp dẫn hơn cái tích cực và truyền thông dựa trên yếu tố đó. Đáp lại cú tấn công meme từ phía công ty Hoa Kỳ Navalnyi, chúng ta lẽ ra nên tạo ra những phản meme thú vị và hài hước. Và vấn đề là ở đó, bởi chuyện này lại do chính những kẻ “lừa đảo và trộm cắp” thực hiện, không chút nhiệt tình nào, không vì lý tưởng gì, đơn giản chỉ vì tiền, không phải để làm, mà để ăn cắp.

        Ở Nga hiện nay, rõ ràng là không thiếu những người luôn có tinh thần phê phán đối với người khác. Nhưng cũng có những vấn đề nội tại, thí dụ như thái độ của quốc gia đối với việc chấp hành các đạo luật được thông qua, đối với việc chúng không được hành xử giống nhau ở tất cả mọi khu vực của Nga, và có đặc thù của mình ở bắc Kavkaz. Mặc dù thế, hiện nay mục tiêu chính của chúng ta là giữ gìn chủ quyền nước Nga, sao cho Nga được độc lập và không bị bên ngoài kiểm soát. Giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga, Putin trên cơ sở đó nâng cao tính hợp pháp của mình bằng cách ngăn chặn sự tan rã của quốc gia do Yeltsin gây ra, Putin tuyên bố về tính chủ thể và về chủ quyền và vì thế mà tạo ra nhiều kẻ thù ở phương Tây, rơi vào “trục ác”, và bắt đầu bị biến thành quỷ. Putin là một nhân vật lịch sử không chỉ trên cơ sở này, mà trong một thời gian đã ngăn chặn quá trình phân rã nước Nga. Vì thế nếu ông ta nói cần bỏ phiếu cho Nước Nga thống nhất mặc cho ai nghĩ họ như thề nào, cử tri cũng sẽ đi bỏ phiếu. Biết là trong Nước Nga thống nhất có “những kẻ lừa đảo”, trộm cắp, cả người yêu nước, những người tốt và chân thành - có thể. Nhưng có một sự kiện không thể tranh cãi, đó là Putin đã đầu tư chính cá nhân mình vào đảng này.

        - Chúng ta tin Putin nếu đối với chúng ta, chủ quyển và sự toàn vẹn của nước Nga là một giá trị. Mà nếu chúng ta tin Putin, có nghĩa chúng ta tự khắc tin Nước Nga thống nhất. Không sa đà vào chi tiết, không phí sức vào tiểu tiết. Bởi có những điều chính và cũng có những thứ phụ. Nhưng họ bắt chúng ta chính ở các chi tiết: “Vậy mà ông ta từng ăn cắp bánh mì hồi chín tuổi!” Thế là hết. Không thể tin Putin! Một người như vậy không thể cai trị đất nước. Chính xác, ông ta đã ăn cắp bánh mì. Thật tệ! Và ông ta đã bỏ tù Khodorkovski - những kẻ tự do chêm vào. Ông ta lại còn mặc đồ tập hiệu Adidas đứng cầm tờ báo, mặc áo khoác đỏ, cạnh Sobchak. Mà Sobchak là một người theo chủ nghĩa tự do. Xong! Không thể tin Putin, những người yêu nước lặp lại - ông ta là người được bọn tự do đỡ đầu. Nhân dân rất dễ bị dẫn dắt bởi những chi tiết như thế, họ nhiệt tình thảo luận chuyện ly hôn, các mối quan hệ, những đề tài sinh hoạt. Cần phải tách biệt tính toàn vẹn và chủ quyền của nước Nga khỏi những rác rưởi còn lại. Putin đấu tranh vì việc giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga. Người ta tin ông vì điều đó, còn các chi tiết hãy để sang một bên. Nếu ông ta nói “Nước Nga thống nhất” xuất sắc, thì hãy tiếp nhận nó như một định đề, có nghĩa nó là như thế bất kể thực tế nó ra sao.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2020, 10:43:22 am

        KHÁI NIỆM CÁCH MẠNG RỐI BÚP BÊ

        Việc phủ mạng bằng Internet đã giúp tối ưu hóa quá trình, trao cho quần chúng nhiều khả năng, tạo ra những công nghệ mới trong đó cần dừng lại riêng ở khía cạnh kỹ thuật của việc lan truyền các meme, bởi việc tạo ra các meme chỉ mới là bắt đầu của qui trình. Ngoài việc được tạo ra, meme còn cần được truyền đi. Nó phải được lan tỏa. Ở đây xuất hiện hiện tượng gọi là sock puppet revolution. Đây là một bản nâng cấp chất lượng của “cách mạng màu”, là mức độ tiếp theo. Sock puppet dịch sát nghĩa là “búp bê vải được mang trên tay”. Trên hai tay người ta mang hai búp bê để chúng biểu diễn một tình huống thú vị nào đó. Đấy bạn nhìn thấy bức màn, một búp bê vải xuất hiện, rồi từ dưới lại xuất hiện một búp bê vải khác và chúng bắt đầu đánh nhau, một tấn tuồng sân khấu diễn ra, căng thẳng, hồi hộp, nhưng bạn không thấy được là sau bức màn cả hai đều được điếu khiển bởi cùng một người, kẻ tay này đeo một búp bê và tay kia một búp bê khác. Theo nghĩa đen, ở thực tế mạng lưới mà chúng ta đang nói đến, điều đó thể hiện ở việc tồn tại một số lượng giới hạn các trung tâm kiểm soát nhiều nhân tố mạng lưới - những con người riêng biệt, những người này đến lượt mình, kiểm soát cái gọi là những tài khoản ảo ở các mạng xã hội khác nhau. Kết quả là một người có liên hệ với một nút mạng sẽ tái sản xuất qua số lượng lớn những tài khoản ảo một bộ các ý tưởng được đặt hàng, tạo ra cảm giác tính quần chúng cho một quan điểm, một ý kiến, một hiện tượng thậm chí cả một hệ tư tưởng nào đó.

        Nếu xem xét vẽ mặt kỹ thuật hiện tượng rối búp bê ở cấp độ thấp nhất thì ở đây nói về việc hiện hữu một người dùng cụ thể, kẻ tạo ra và quản lý một số lượng lớn các tài khoản ảo. Anh ta lập ra 20 tài khoản giả và điều khiển tất cả. Một người khác tạo 30 tài khoản giả, kết quả là có 50 kẻ ảo đang tích cực tranh luận với nhau, mỗi người bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng cả hai người dùng này đều dính líu với một trung tâm duy nhất điều khiển các người dùng. Trung tâm này mua hoạt động của họ phục vụ cho kẻ dặt hàng toàn cầu.

        Các lãnh đạo chính trị của các đảng phái nghị viện Nga có thể tranh luận nóng bỏng, nhổ vào mặt nhau trong những cuộc đấu tay đôi trên truyền hình, nhưng khi giải lao sau các trận chiến truyền hình, họ nhận chỉ thị từ cùng một phòng máy, từ cùng một bàn viết, hòa hoãn uống trà và gật đầu. Những người đứng đầu các quốc gia láng giềng thù địch có thể ném sấm sét, dọa cấm vận nhau và tập hợp liên minh chống đối nhau. Nhưng trong văn phòng tĩnh lặng ở Washington họ sẽ cố ghi chép vào sổ những hướng dẫn tiếp theo, ngồi cạnh nhau bên chiếc bàn gỗ sồi với whisky trong xô đa. Chủ nhân các con rối biết công việc của mình, điều khiển thế giới bằng công nghệ, chơi bằng cả hai tay cho lợi ích của chính mình.

        Để dẫn chứng chỉ cẩn đưa ra sổ liệu thống kê: 2% người dùng Twitter tạo ra 60% toàn bộ nội dung phổ biến trên mạng, còn 5% người dùng tạo ra tới 75% nội dung1. Đấy là tỉ lệ các tương quan. Tất cả những người dùng tạo ra những nội dung ảo này không đơn giản “được chặt nhỏ ra”. Đại sứ quán Hoa Kỳ đăng quảng cáo trên job.ru tìm người tham gia vào những dự án mạng. Lương 85.000 rúp. Không nhất thiết phải sống ở Moskva, có thể sống ở Makhachkal2 cũng được. Sống ở Makhachkal, lương 85.000 rúp, không tệ chút nào.Cần phải làm gì? Xây dựng 30 tài khoản ảo và theo lệnh đồng bộ post lại một nội dung cơ bản. Anh chỉ cần ngồi đó, người ta gởi một posting đến - và anh post lại trên 30 tài khoản ảo.

        Trên khía cạnh thực hành công nghệ, điều này có nghĩa hoạt động xã hội của toàn bộ số đông được điều khiển bởi một số trung tâm giới hạn. Khi tồn tại một, hai, hay ba trung tâm thành lập, tái sản xuất và truyền phát khởi điểm các meme biểu tượng cũng như những nội dung tư tưởng, thông tin nào đó, toàn bộ quá trình trở nên dự báo được và kiểm soát được. Việc truyền đi hàng loạt các meme thường được kích hoạt từ một số lượng hạn chế các trung tâm. Và chỉ về sau quần chúng mới điên cuồng kết nối vào quy trình này, khi đó việc phát tán nội dung tiếp tục diễn ra một cách tự phát. Nếu meme sống sót, nó sẽ tự sao chép lại chính mình. Nhưng ngay từ đầu việc tạo ra và thúc đây một meme là một lao động thường xuyên, cần mẫn của một số lượng giới hạn các chuyên gia mà nỗ lực của họ được một khách hàng cụ thể chi trả - cho dù đó là một tập đoàn công nghiệp, một cấu trúc nhà nước hay phi nhà nước. Một số duy nhất các trung tâm tái sản xuất và phát tán các mã tư tưởng, văn hóa và ngữ nghĩa đang tạo ra tiến trình kiểm soát toàn thế giới, được bao phủ dưới các mạng lưới, thật ra khá dễ quản lý, chỉ cần hình dung rõ các cơ chế bản thể luận của thiết chế thế giới hiện nay ở cấp độ triết học hậu hiện đại.

------------------
        1. 50 sự kiện về Twitter mà ai cũng quan tâm// Nguồn điện tử, chế độ mở http://twtt.ru/twitter-tips/50-facts. html

        2. Một thành phố miền nam nước Nga, thủ phủ cộng hòa Daghestan, thành phố đông dân thứ ba ở Bắc Kavk (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2020, 10:44:02 am

        Trên thực tế có thể hình dung như thế này: một người hay một trung tâm, một điểm IP có nhiều tài khoản. Thường để phân loại hình ảnh “của mình hay của họ” người ta tiến hành mã hóa các avatar. Thí dụ trước cuộc bầu cử 2008, ở Nga có một hình vuông nhỏ xanh hay cam trên các hình của người dùng. 60% nội dung được sản xuất từ 2% người dùng không chỉ trên Twitter. Ở các blog còn lại cũng một tỉ lệ tương tự, hay với Livejournal, Liveinternet và những mạng xã hội khác - khoảng 2 đến 3% người dùng tạo ra hơn một nửa nội dung. Đó chính là minh họa hình ảnh cho công nghệ rối búp bê. Cái mà ban đầu được kích hoạt giả tạo bởi một số hạn chế các điểm, cuối cùng đã trở thành tài sản của đa số, được xem như của mình.

        Cách mạng rối búp bê - đó là khi ý kiến và tâm trạng xã hội trong các lĩnh vực được hình thành bởi một nhóm nhỏ người, khá là cục bộ, có thể nằm ở một trung tâm nhưng cùng lúc mỗi người dùng riêng biệt này tạo ra cảm giác chính họ là động lực của những thay đổi có tính cách mạng trong xã hội. Nhìn thấy sự thống nhất giữa các thành viên khác của mạng, anh ta nảy sinh một tâm trạng nhất định dựa trên việc tâm trạng, các suy nghĩ, các kết luận và ý tưởng của anh ta đã trở thành xu hướng chung. Và một nền thông tin chung đã được hình thành như thế. Anh ta có cảm tưởng mọi người đều cùng nghĩ thế, nên sẵn sàng tham gia vào sự đồng lòng này, kết nối vào tiến trình phát tán tiếp theo một meme cụ thể, một mediavirus ủng hộ một xu hướng, truyền đi những quan điểm tư tưởng. Kết quả là hình thành nên một tâm trạng xã hội, cũng có nghĩa là một phông nền có thể quét đi một chế độ nhà nước. Không phải bí mật gì khi vài năm trước, ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một bộ phận làm việc với phân khúc nói tiếng Nga đã được thành lập. Đó là những người được đào tạo đặc biệt, không nhất thiết phải ngồi ở Bộ Ngoại giao, mặc dù những người điều hành chính của các tiến trình này đang ở ngay tại đó. Một phần trong số họ làm việc trực tiếp ở các cơ sở quân sự Mỹ nằm rải rác khắp thế giới. Nhưng đó là những chuyên gia có trình độ và lương cao. Còn lực lượng lao động chính giá rẻ là các trung tâm mạng trung gian: toàn bộ các mạng lưới được thuê sử dụng nhờ đặc quyền ngoại giao trên lãnh thổ không gian hậu Xô viết, và nhìn chung toàn bộ Internet tiếng Nga: các tổ chức, cấu trúc mạng, những cộng đồng đã sẵn sàng. Họ đã được mua theo nghĩa đen, được trích các khoản tiền để tái sản xuất những công việc này hay khác. Mục tiêu phụ: không được để sót một phát biểu chống Mỹ nào không có đáp trả. Và ở đâu mà môi trường nghiêng về phía ủng hộ cho việc chống Mỹ, chống lại những chiến lược chính đã được thiết lập, ở đó ngay lập tức một cộng đồng lớn người dùng được tổ chức, bắt đầu phản bác.

        Lấy ví dụ như ai đó viết trên blog của mình: “NATO là tội phạm và kẻ giết người!”. Ngay lập tức đáp lại posting này là một số lượng khá dù các comment viết: “Anh sao thế, điên à? Viết gì thế?”. “Rõ ràng NATO là thành tựu chính của nhân loại”. “Ai cũng hiểu NATO là tinh hoa của lý trí, anh viết gì vậy?” “Mày là ai? Kẻ ngoài lề, người thua cuộc, NATO mang hòa bình và dân chủ cho các nước”, v.v... Một người vào mạng, thấy người này chỉ có một, là kẻ có quan điểm “ngông cuồng”, anh ta đơn độc chẳng được ai ủng hộ. Còn những người khác là những người biết lý lẽ, đương nhiên cho rằng NATO là cái mà ai cũng muốn vươn tới. Những người lướt web khác ghé qua trang mạng của người dùng này, xuất phát từ mong muốn thoải mái hơn nếu thuận theo ý kiến đa số, muốn hay không muốn đã đứng về phía quan điểm khống chế.

        Từ những quan điểm thế này cuối cùng đã hình thành nên ý kiến xã hội. Vượt qua cơn sốc tâm lý, mặt đối mặt với quan điểm thống nhất của các đối thủ, người dùng muốn hay không cũng điều chỉnh cái nhìn riêng, quan điểm, hình thái thể hiện sao cho hợp với xu hướng chung, bổ sung thêm vào hàng ngũ những người ủng hộ dân chủ Mỹ, tự do và quyền con người.

        Thật kỳ lạ, nhưng trong các cuộc họp chuyên gia của CSTO, một tổ chức đối nghịch hoàn toàn với NATO, những chuyên gia như thế đã phát biểu. Họ tuyên bố thẳng thừng như sau: “Ý các người là gì? Rõ ràng mục đích chính của CSTO là bán mình cho NATO, để họ mua đứt chúng ta. Dĩ nhiên, hiện chúng ta chưa làm được vậy, họ vẫn chưa nhận chúng ta, nhưng vì vậy mới cần nỗ lực”. Một kẻ với gương mặt điềm đạm đã nói điều đó, ở ngay trong CSTO, mà đa số người nghe ông ta, nhìn vào niềm tin và sự trầm tĩnh của ông ta, bắt đầu nghiêng về suy nghĩ thật sự đó là giọng nói của lý trí, của logic, ý kiến sáng suốt, vô tình rơi vào sự quyến rủ của tuyên truyền mondialism1. Nói chi đến các cầu trúc quốc gia khác và các cơ quan khác, nơi các nhà tự do phương Tây do thiếu một quan điểm tư tưởng đối trọng, cảm thấy họ là chủ tình hình!

-------------------
        1. Mondialism - một kế hoạch toàn cầu nhằm thành lập chính quyền thế giới, thống nhất, đơn cực.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2020, 01:45:53 pm

        Thử tưởng tượng xem có ai đó ngồi trong NATO nói: “Này, các bạn thân mến, cần nghĩ đến việc chúng ta nên dần bắt đầu không quá đau đớn, quá trình giao nộp các lợi ích của chúng ta cho nước Nga, tiến hành giải giáp, giảm ngân sách Hoa Kỳ và chi tiêu cho quân đội, cho việc duy trì khối NATO của chúng ta, bởi vì như thế là lãng phí. Và mong muốn, lẽ đương nhiên, tất cả chúng ta sẽ tự giải thể. Cần nhường Gruzia cho nước Nga và rời khỏi vùng Kavkaz. Tại sao chúng ta lại cư xử xảo trá vậy?” Trong trường hợp tốt nhất một chuyên gia như thế chắc sẽ bị đưa vào nhà thương điên, còn tệ nhất thì hôm sau ông ta sẽ được tìm thấy trong hộp các tông, bị xẻ thành nhiều mảnh. Vậy mà ở nước ta mọi người đối với chuyện này thật bình thản. Trong khi đó một người phát biểu, những người khác nhìn nhau hoang mang, rồi người tiếp theo: “Vâng, rất dễ hiểu, đồng nghiệp hoàn toàn đúng: bây giờ tôi xin chứng minh vì sao chúng ta phải kết bạn với NATO, thậm chí kể cả khi họ không mướn. Bởi nếu họ không muốn kết bạn giữa các khối, ta hãy tự nộp mình một cách riêng biệt, đến đó, hòa nhập, hỗ trợ họ bằng mọi cách, thúc đây các lợi ích của họ” Đó là gì? Một cách tiếp cận điển hình của rối búp bê thể hiện trong hình thái công khai, không che đậy. Những con người riêng biệt, nhóm các chuyên gia làm nên chương trình nghị sự tinh thần cho khối quân sự của chúng ta đơn giản đã bị mua đứt và gởi sang đây. Và họ đi, truyền bá một cách điểm tĩnh, tự tin, bởi sau lưng họ là quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh. Nói chi về Mạng lưới?

        Navalnyi và sự lây lan virus meme PZHIV của ông ta là một hiệu ứng rối búp bê điển hình mà việc phát tán nó hàng loạt đã được kích hoạt do một số giới hạn người dùng. Việc phát tán này đã tạo ra một bối cảnh thông tin, đến lượt mình, bối cảnh này làm nên tin chính trong ngày, trở thành nơi công cộng bởi nhờ công nghệ này, nhờ môi trường thông tin này mà meme trên được lan truyền. Nếu bạn thuê ba người dùng ở đâu đó tận Makhachkal, trả họ 85.000 rúp, họ dựng nên 90 blog, mỗi người có 30 bạn, kết quả bạn sẽ được 2.700 lần post lại một thông điệp chính mà tính đến hoạt động của các bot1, chúng sẽ xuất hiện đồng bộ trong thế giới blog, được đưa lên đầu trang. Các phương tiện truyền thông sẽ phản ánh điều này, cũng như các đại diện của chúng có mặt trên các mạng xã hội cũng sẽ làm nóng lên chủ đề này.

        “Vấn đề Navalnyi” lúc nào đó đã được các nhân vật số một trong điện Kremlin thảo luận. Không phải do Navalnyi là một nhân vật chính trị ảnh hưởng nào đó, mà “Navalnyi” đại diện cho một mối đe dọa như một kế hoạch của Mỹ - những gì kế hoạch này làm và những gì hoạt động này nhắm tới. “Navalnyi” không phải là kế hoạch của chính ông ta mà đó là một dự án có tính hệ thống của “đế chế" Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của dự án này Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cố gắng, và không phải là không thành công, thay đổi chính quyền Nga, chế độ hiện hành với tất cả những hậu quả phát nguyên của nó. Kể cả việc sụp đổ nhà nước, và ở đây chẳng ai quan tâm việc công dân Liên bang Nga Aleksei Navalnyi nghĩ gì về việc này. Kế hoạch này đã được dưa vào chương trình làm việc quốc gia của Hoa Kỳ ở Nga. Và “đế chế" sẽ tìm ra phương tiện để tiếp tục nó bằng bất cứ giá nào bất kể Navalnyi có muốn hay không, trong trường hợp vượt khỏi sự kiểm soát - không loại trừ kết cục chết người. Tiền đã được đầu tư, nỗ lực đã được đưa ra, sứ mệnh phải được thực hiện bằng bất cứ giá nào. Mọi thứ xem ra chẳng hề vô hại như mới thoạt nhìn. “Đế chế" không đùa.

-------------------
        1. Bot - viết tắt từ chữ botnet, bắt nguồn từ (ro)bot và net(work), có nghĩa là mạng robot của các máy tính zombie được điều khiển từ xa. Máy tính zombie có thế thực hiện các chỉ thị nạp trong chúng mà chủ sở hữu có thể biết hoặc không biết.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2020, 01:48:35 pm
     
        THÔNG TIN PHẢN HỒI

        Ưu thế của các dự án mạng lưới là đâu đối với việc đưa lại những ý tưởng qua báo giáy vốn đang dần chết và không còn ảnh hưởng nào, qua radio mà trên nền các tiếp sóng của Internet đã mẩt di phần nào ý nghĩa, và qua truyền hình? Tất cả các thứ đó chỉ là các vật phát đơn phương, nơi không có thông tin phản hổi, vì thế thông điệp không thể điều chỉnh được.

        Muốn phát sóng bao nhiêu cũng được trên các kênh liên bang và hi vọng vào sự nhạy cảm của khán giả truyền hình. Tuyên truyền Xô viết cũng một chiều như thế. Nó phát sóng vào đại chúng, vào không gian mà chẳng buồn quan tầm quần chúng nghĩ gì, phản ứng của họ ra sao. Đến khi nghe được mọi người nghĩ gì thì những ai nói với họ diều đó đã bị nhốt trong tầng hầm Lubyanka1 hay đỡ hơn là trong nhà thương điên, bởi hệ thống khiếp đảm trước những thông tin này.

        Trong khi đó, Internet là sự khảo sát tâm trạng xã hội trong thời gian thực, nếu dĩ nhiên đó không phải là rối búp bê, tức nếu anh không khảo sát quan điểm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đến đây mọi chuyện đã thật sự nghiêm trọng rồi: vì từ đây bạn có thể xây dựng những chiến lược sai lám, giả tạo nếu dựa trên nguyên tắc khảo sát môi trường mạng, được hình thành không phải bởi một phân khúc được nghiên cứu của xã hội, mà bởi những định chế nào đó khác.

        Hiển nhiên hiện nay cách mạng rối búp bê đang dịch chuyển về hướng nước Nga: làn sóng cách mạng Ả rập bao phủ thế giới Ả rập như sóng thần xã hội, đang chuyển về hướng Trung Á, Kavkaz của Nga và miền Nam nước Nga. Và tiếc thay, chính quyền của chúng ta, cũng như toàn bộ hệ thống chính trị chỉ bắt đầu phản ứng trước việc này khi làn sóng này sắp bao trùm chúng ta. Chỉ khi làn sóng ập đến người ta mới bắt đầu nghĩ tới việc phải làm gì thay vì phải dự báo sự xuất hiện của chúng để chuyển chúng sang kênh khác bằng cách thực hiện đón đầu.

        Hiện nay với những ai hiểu làn sóng này từ đâu đến, diếu duy nhất có thể làm là tham gia vào mô hình này, vào công nghệ này, và cố khai thác tình hình. Hiểu được nguồn gốc và những phái sinh của nó, ta có thể thử khai thác nó cho lợi ích của mình.

        Hiện nay chúng ta chỉ mới quan sát được những cố gắng dã tràng tội nghiệp liên quan đến việc chiến đầu chống lại nó bằng cách nào đó. Thông thường trước những nhân tố kích động kiểu Navalnyi, chính quyền  thường phản ứng khá cảm xúc. Dẫu sao người ta cũng đã vỡ ra những công nghệ phản ứng ít nhiều tinh tế, bao gồm cả việc đấu tranh với Navalnyi và những kẻ tương tự. Đầu tiên “văn phòng” đến và nói: cần bỏ tù hắn. Hãy đơn giản bắt giam hắn ta. Nhưng rắc rối ở chỗ các thành viên hiện tại của văn phòng tổng thống rất sợ bạo động, bởi chỉ cần một lần nhắc đến nó thì vô tình tình hình như thế có thể vận vào anh ta, diều anh ta quá sợ. Vì thế với những đề nghị thế này họ sẽ phản ứng rằng chúng quá tàn bạo và vô đạo đức: “Dĩ nhiên, ý tốt, hiệu quả, nhưng không phải bây giờ. Hãy thả hắn đi”.

        Còn nếu người ta vẫn bỏ tù Navalnyi thì Navalnyi sẽ trở thành “biểu tượng” của cuộc kháng chiến mạng “màu cam”. Bằng cách này, chính là vì thế mà các nhà chiến lược phương Tây thường áp dụng phương pháp không dễ chịu với giới tinh hoa hiện nay của chúng ta là sát hại nhân vật chính trong cuộc đối đầu với Kremlin. Họ không bao giờ dừng lại trước việc loại bỏ một nhân vật như thế chỉ để tạo ra vầng hào quang của kẻ tử vì đạo, nhằm làm phức tạp tình hình đối với chính quyền, gây đổ máu để tăng thêm tính nghiêm trọng cho toàn bộ tiến trình. Những thí dụ kiểu này đẩy rẫy trong lịch sử mới nhất của nước Nga. Navalnyi trong trường hợp này đã là một kiểu Osama bin Laden, người sẽ được tôn thờ trong một thời gian.

        Còn cách nào nữa? Có thể ngu ngốc đề nghị: “Hãy tấn công Ddos2 blog Navalnyi”. - “Ôi, ý tưởng tuyệt vời”. Và họ bắt đầu gởi lệnh. Nhưng bằng cách đó họ đã tấn công Ddos toàn tuyến Livejournal. Quá vụng về. Sau đó xuất hiện những phương án như lỗi kỹ thuật, kiểu làm sao đó để trông như blog Navalnyi bị hỏng, v.v... để giữ thể diện cho một trò chơi xấu. Lại còn bảo Navalnyi tự tấn công mình để tự quảng cáo. Sau đó còn xuất hiện các meme kiểu “chuột Navalnyi”. Những “chuột Navalnyi” này chính là được sinh ra ở Kremlin. Các chiến lược tương tự được áp dụng trên những cuộc họp cấp cao. Chúng ta chống lại nó sao đây? “Hãy viết các loại biệt danh cho Navalnyi: “Đổ lên đầu Navalnyi”3, “Navalnyi là lễ hội hề”4, với một số người nó có vẻ buồn cười, nhưng đến nay nó là mức độ duy nhất của phản chiến lược được thảo luận trong điện Kremlin.

-----------------------
        1. Từ hoán dụ được dùng không chính thức dé ám chỉ các cơ quan an ninh quốc gia của Liên Xô và Nga, đăc biệt là Cơ quan an ninh Liên Xó KGB và Cơ quan an ninh Liên bang Nga FSB; xuất phát từ địa điém tọa lạc các tòa nhà an ninh quồc gia Nga nằm trẽn quảng trường Lubyanska ở Moskva. (ND)

        2. DdoS-araka — cuộc tấn công được phân phối theo kiểu "từ chối phục vụ" bàng cách gởi quá nhiều yêu cầu đến trang Internet, máy chủ v.v... khiến chúng không có khả năng xử lý cùng lúc. Để tiến hành kiểu tấn công này cần sử dụng botnet để hàng nghìn máy tính đồng loạt gởi đi.

        3. Chơi chữ từ các đồng âm: trong meme đầu, đọc theo tiéng Nga là "Navali na Navalnyi", với động từ Navali đồng âm với hai âm tiết đầu của tên Navalnyi, còn trong meme thứ hai, từ lễ hội Karnaval có hai âm tiết naval trùng với họ Navalnyi. (ND)

        4. http://n-ev.livejournal.com/30666.html


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2020, 01:50:22 pm

        LẤN ÁT NỘI DUNG

        Và cuối cùng, sau vài năm hoạt động thành công của Navalnyi “phá hoại các nền tảng nhà nước Nga”, bất ngờ xuất hiện ý tưởng công nghệ phản ứng mạng đối trọng: chiến đấu với Navalnyi và những người như hắn ta bằng cách lấn át nội dung. Điều này có nghĩa là gì?

        Thành viên “Livejournal” là những con người cụ thể có thể phát hiện, đọc và lĩnh hội một số nội dung tương đối hạn chế. Họ vào Internet, mở danh sách bạn bè và đọc những gì có trên đó. Nhưng họ không thể đọc nhiều. Họ có thể đọc tối đa khoảng 10, với những fan cuồng thì khoảng 20 posting, dành cho việc này khoảng một giờ, tối đa là hai, khó mà nhiều hơn nữa. Vì thế ưu tiên được dành cho những blogger nổi tiếng, đại chúng và được nhắc tới nhiều nhất. Nếu ít nội dung tạo được sự quan tâm và thu hút sự chú ý của người đọc đến độ họ muốn đọc ngay lập tức, họ sẽ tìm tới blog của Navalnyi với câu hỏi: “Thế Navalnyi nói gì?”, đọc các posting của ông ta về tham nhũng ở “Rosneft”. Đó là nếu họ không tìm thấy nội dung nào hấp dẫn hơn. Thậm chí nếu tính kết quả các điều tra của những “blogger độc lập” cho rằng trong số 46.000 bạn bè của Navalnyi thì hết 26.000 là các bot của Mỹ, được gởi đến từ Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ - ND) để kết bạn và comment do tiêu chí thành công của một nội dung là số lượng chia sẻ và comment nhận được, thì (Navalnyi - ND) vẫn còn khá nhiều (bạn bè - ND). Rõ ràng là với 46.000 bạn bè, 26.000 trong số đó chỉ làm việc cho dự án này dù ông ta viết gì đi nữa, thì Navalnyi sẽ có tới 15 trang comment khiến ông ta được đẩy lên đầu. Việc này xảy ra một cách máy móc: số lượng lớn các chia sẻ một posting nào đó và số lượng lớn các comment của posting đó sẽ làm nó nổi bật, giúp các thành viên Livejournal tìm ra ông ta, tiết kiệm thời gian bằng cách chỉ đọc những nội dung thú vị nhất thay vì của toàn bộ danh sách bạn bè.

        Để người đọc rời khỏi Navalnyi và tới đâu đó có nội dung hấp dẫn hơn với họ, cần sản xuất nội dung này. Nội dung càng thành công càng nhận được nhiều phản hồi và comment. Nhưng cũng có thể tiếp cận từ hướng ngược lại. Có được hệ thống công nghệ phát triển để xúc tiến nội dung, giám sát và điều phối một số lượng lớn người dùng Internet thì bất kỳ nội dung nào cũng có thể thành công. Nếu bạn có một hệ thống hỗ trợ, có nhiều bot, có các thành viên mạng ăn lương để điều khiển các tài khoản ảo, đồng thời có nguồn lực hành chính qua gương mặt Nosik1 trung thành thì cho dù Navalnyi viết gì đi nữa, nội dung của bạn cũng sẽ ở hàng đầu, được chuyển tiếp và phổ biến ổ ạt. Đến một lúc, các chuyên gia công nghệ Kremlin đi đến kết luận rằng cần tạo ra một nội dung chất lượng có thể lấn át nội dung của Navalnyi và các bot Hoa Kỳ phá hoại khác.

        Nhưng sẽ không thích hợp nếu nội dung thuần túy khiêu dâm, bởi đó là một môi trường hoàn toàn khác, một khán giả hoàn toàn khác, không phải là những người quan tâm tới tình hình chính trị xã hội đẩt nước. Nếu thuần túy khiêu dâm sẽ luôn thu hút đông đảo người, nhưng lại không thích hợp, mặc dù dĩ nhiên người Mỹ đã dùng để chuyển lượng người theo dõi từ một kênh này sang kênh khác. Cần phải có nội dung nào đó thích hợp hơn. Để thu hút người dùng từ phân khúc đọc Navalnyi, nội dung cũng phải cùng lĩnh vực, tức cũng có khuynh hướng chính trị xã hội, được trình bày sắc sảo, thú vị. Và chúng ta đã thấy gì? Chúng ta thấy bộ lịch bán khỏa thân của các nữ thành viên “NASHI”, những cô gái mang tạp dề trắng chiến đấu chống tham nhũng. Khi Christina Potupchik, thư ký báo chí của tổ chức Thanh niên Nga treo lịch này trên blog của mình, ngay lập tức xuất hiện 25 trang comment. Ai cũng thú vị: các cô gái ngực trần trong tạp dề trắng chống tham nhũng. Một mặt, họ gần như khỏa thân, chuyện đó hấp dẫn. Mặt khác, họ cũng chống tham nhũng như Navalnyi. Tiếc là kế hoạch đó chỉ dùng một lần. Trong khi người dùng mơ tưởng, chia sẻ, post lại, comment trong mấy ngày. Còn số lượng người ghé vào trang Navalnyi giảm bớt. Tiếp theo cần nghĩ ra chuyện gì khác nữa. Đó chính là lẫn át nội dung, hóa ra khá tốn kém và mất thời gian.

        Trước đây có một người dùng Livejournal nick là Drugoi. Nhiều năm liền anh ta nằm ở hàng đầu trong bảng xếp hạng của Livejournal. Hãy nhớ lại một chút rằng anh ta từng làm việc đâu đó trong nhóm các tay máy ảnh của tổng thống, di khắp nơi cùng tổng thống, thủ tướng, có mặt tại những sự kiện thú vị khác nhau. Không có gì ngạc nhiên khi anh ta có nhiều khả năng, tiền nhà nước chụp ảnh bao nhiêu cũng được, post lên, kết quả là hàng chục nghìn người từ khắp thế giới ghé qua xem ảnh của anh ta, rất thú vị: Medvedev ngồi xổm, Medvedev say, Medvedev khiêu vũ, phòng làm việc của Surkov, Putin cởi trần cưỡi ngựa, Putin hôn vào bụng một cậu bé. Anh ta không bị đuổi việc vì đăng những tấm hình cởi mở này, do bởi anh ta sản xuất những nội dung khiến đẩy Navalnyi xuống hạng ba.

        Trong một thời gian dài trụ ở hạng hai là Tema. Tema ngồi xe jeep trong một đoàn gồm vài chiếc jeep chạy dọc Siberia trong một cuộc đua ô tô được các nhà tài trợ đầu tư không ít, chụp ảnh những làng mạc nào đó bị bỏ quên, đưa lên mạng những chuyện tiếu lâm tục tĩu và để lộ ngực trong cuộc thi ngực nhận iPad. Tema Lededev. Hạng hai. Đó cũng là lấn át Navalnyi. Như thế, việc lấn át Navalnyi diễn ra nhờ một nhiếp ảnh gia trong đoàn tùy tùng tổng thống và cuộc thi ngực vì iPad mỗi tuần. Nhưng nếu không có Drugoi và Tema thì Navalnyi lại chuyển lên vị trí đầu. Việc này, nhìn từ góc độ các nhà công nghệ Kremlin phụ trách cuộc chiến với Navalnyi, là từ bỏ vị trí và không có nghiệp vụ. Sau đó nhóm các nhà công nghệ mới của điện Kremlin tiếp tục lấn Navalnyi bằng những zyalt, sadalskij, avmalgin, mi3ch, hardingush dễ điều khiển, dễ dự đoán và hệ thống hơn. Tuy nhiên, chiến đấu với những “hoàng tử blog này” trên lãnh địa của anh ta, theo luật chơi của anh ta rất không đơn giản.

        Trong bất cứ trường hợp nào số lượng đọc đều phụ thuộc vào chất lượng nội dung được sản xuất. Tức mỗi ngày, và tốt hơn là hằng giờ, cần phải sản xuất nội dung sáng tạo mới. Công nghệ này ít nhiều thích hợp. Nó cho thấy việc lập ra mạng lưới blogger và cơ sở dữ liệu để quảng bá nội dung trong môi trường blog là có thể để đưa ra câu trả lời đích đáng cho các trung tâm tư tưởng đối lập. Nhiệm vụ này đã thuộc về lĩnh vực chính trị.

        Tiếc thay, thường chúng ta chỉ biết về những công nghệ mới lúc nó đã đến với chúng ta khiến ta phải chống trả. Các công nghệ đề cập ở đây, như có tính bức xạ - có tác động thâm nhập mà chúng ta hoàn toàn không được bảo vệ. Kể cả khi ở đây chúng ta đang xem xét các phương pháp chống lại các quá trình này, nhiều biện pháp đến nay đã được đánh giá không phải là tiên tiến nhất. Còn tất cả những cái mới thật sự mà chúng ta đang bị đe dọa trong chính lúc này, chúng ta vẫn chưa hề biết.

-----------------------
        1. Nhà báo, blogger Anton Nosik, công dân Nga và Israel, người xây dựng nhiéu trang thông tin điện tử nổi tiếng ở Nga, tổng biên tập cổng thông tin điện tử BFM.ru. Blog của Nosik dolboeb là một trong 20 blog nối tiếng nhất trên LiveJournal. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2020, 01:50:50 pm
       
       INTERNET VÀ CÔNG NGHỆ MẠNG LƯỚI

        Chúng ta tổng kết tiếp. Nhận thức được rằng Internet và các công nghệ mạng ngày nay đã trở thành một thứ vũ khí thực thụ mà nhờ nó các nhà quân sự phương Tây, trong số đó có Hoa Kỳ, thực hiện các chiến dịch thiết lập kiểm soát chiến lược lên những lãnh thổ riêng rẽ và các quốc gia, chúng ta đi tới một kết luận không mấy an ủi. Với nhiều người, không loại trừ Nga, đó là vấn đề thật sự. Chính các cơ quan quân sự các nước phương Tây trong khía cạnh thực hành đã sử dụng các công nghệ mạng, như vũ khí тете (memetic warfare), đồng thời hiện thực hóa các chiến lược chiếm chính quyền và thiết lập kiểm soát chính trị lên các nước bằng những công nghệ cách mạng rối búp bê.

        Chúng ta tìm thấy một trong những hình thức của chiến tranh mạng là công nghệ cách mạng Twitter đã được sử dụng tích cực từ lâu, và cơ sở của khái niệm quân sự Hoa Kỳ hiện đại là cuộc chiến không đổ máu giữa những con sâu thông tin, dẫn đến việc là việc phi chủ quyền hóa và thiết lập kiểm soát chính trị trực tiếp.

        Vũ khí тете, công nghệ cách mạng búp bê rối như một nâng cấp của sự đa dạng các chiến dịch thực hiện trong lĩnh vực chiến tranh mạng, từ lâu được cơ quan quân sự Hoa Kỳ sử dụng thành công trong không gian Âu-Á và nói riêng là ở phe Liên xô cũ, cũng như trong thế giới Ả rập (loạt "cách mạng màu của mạng lưới"), do đó, chúng là hiểm họa trực tiếp cho chúng ta. Trên lãnh thổ Nga những năm gần đây, một cuộc chuẩn bị ráo riết những điều kiện đủ nhằm thực hiện các kịch bản phi chủ quyền hóa bằng cách sử dụng mạng xã hội và Internet đang được tiến hành. Để làm điều đó, một môi trường tương ứng được hình thành, là điều kiện cần để khởi động và thực hiện kịch bản sau: Internet hóa toàn cầu, tin học hóa, phổ biến những thiết bị điện tử mới nhất (iPhone, iPad) và những mạng xã hội hiện đại Twitter, Facebook, “ВКонтакте”, v.v...

        Các meme mạng mang tính phá hoại được tích cực tạo ra, áp đặt rồi quay vòng. Ví dụ cho những meme thiếu xây dựng như thế là các công thức ta đã xem xét như “Nước Nga thống nhất - đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp”, cũng giống các khái niệm như “Putin - tham nhũng”, “Putin - Kabayeva” và những scandal thông tin đi kèm với chúng. Nhờ những meme như thế mà trong ý thức quần chúng hình thành những liên tưởng tiêu cực với những khái niệm “Putin” và “Nước Nga thống nhất”, mà trong trường hợp chiến thắng của hai chủ thể chính trị này bất cứ lúc nào cũng sẽ gợi lên sự từ chối đồng loạt có ý thức hoặc vô thức,

        tạo nên bởi sự không đồng điệu thuần lý của nhận thức xã hội và được lập trình bằng việc truyền đi những meme đã nêu hay meme tương tự khác. Tình hình càng trầm trọng thêm bởi việc thực hiện công nghệ rối búp bê mà phần lớn (tới 60%) nội dung trên Internet chỉ do 2% người dùng mạng tích cực tạo ra, những người có liên quan trực tiếp tới các đại sứ quán các nước phương Tây và đại diện của chúng trên đất Nga vốn thuê các blogger làm các “dự án nhân đạo trên mạng”. Nhờ đó hình thành nên môi trường không hài lòng như đã biết với bất cứ kết quả bầu cử tích cực nào của chính quyền hiện hành, thể hiện qua hình thức những cuộc biếu tình đường phố của quần chúng và các hành động phản kháng.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2020, 08:12:14 pm

        CẦN THIẾT CHIẾN LƯỢC PHẢN CÔNG

        Nhận thức được thực tế các mối đe dọa buộc ta phải suy nghĩ về cách thông qua những biện pháp chống lại việc xúc tiến không gặp trở ngại cũng như việc lan truyền các meme phá hoại. Để làm điều đó cần thực hiện một loạt bước đi.

        Bản thân môi trường mạng lưới về bản chất “dân chủ” đến độ hoàn toàn không loại trừ không chỉ việc thực hiện những mạng lưới song song sử dụng công nghệ búp bê rối, mà cả việc áp đặt nó. Cuối cùng, tính đến khả năng “nhân cách hóa” của môi trường mạng lưới, không bị ai quấy rầy trong trường hợp cần sử dụng các phân khúc mạng lưới khác, “ngoại lai”, và xếp đặt chúng thành những mạng song song tạo ra cho những nhu cầu của mình. Và nếu hiện nay ai đó vì nguyên nhân này hay khác làm việc cho mạng lưới Đại Tây Dương thù địch, điều đó không loại trừ công việc của anh ta cho mạng lưới của bạn vào ngày mai, nếu anh ta tuân thủ những cách tiếp cận và các điều kiện nhất định.

        Nếu như ở Nga tồn tại một định chế mà mục tiêu của nó là phản ứng lại những hình ảnh của các diễn viên chính trị trong lĩnh vực truyền thông và chính trị đối nội Nga, chắc nó sẽ hoặc độc lập làm việc, hoặc thuê như thuê nhà thầu, các cấu trúc mạng lưới chuyên sản xuất trực tiếp các nội dung mạng tích cực (kiểu như các khái niệm “Putin”, “Nước Nga thống nhất”, “ONF”1, những gì được cho là giá trị với chế độ hiện hành), hoặc là tạo ra những meme mạng tương ứng.

        Đến lượt mình, việc này sẽ xác định bước đi tiếp theo - thúc đẩy và truyền bá những nội dung và meme được sản xuất giúp lán át những nội dung tiêu cực khỏi phạm vi ảnh hưởng trong cộng đồng mạng lẫn trong những người dùng riêng biệt.

        Như một biện pháp đáp trả đối xứng, nhất thiết phải sử dụng phản ứng tích cực đối với bất cứ nội dung tiêu cực nào theo các đề tài đã nêu. Trong số này có phản ứng quần chúng, tức kích hoạt một số lượng lớn những posting ngắn phản ứng lại. Suy nghĩ về phản ứng cho từng việc, tức tạo ra những đáp trả đúng điểm có viện dẫn tài liệu, có cơ sở, sẽ là nền tảng cho những cuộc vận động quần chúng tiếp theo. Cần tạo ra những công thức tích cực trên cơ sở, chẳng hạn, những khái niệm như “Putin”, “Nước Nga thống nhất”, ONF và xúc tiến một phông nền của chúng (ở khắp nơi). Và thêm nữa - lập ra hay dùng báo mạng hoặc báo giấy sẵn có để quảng bá bộ meme đã đưa ra, nhắm vào một nhóm đối tượng mục tiêu, bao gồm cả những người không nằm trong tác động của thế giới blog. Tất cả những bước đi này nhìn từ một phía nằm trên bề mặt, nhưng từ phía khác - chúng hoàn toàn không thấy được với những ai không phải là người mang nhận thức mạng lưới, và do đó, họ không xem các biện pháp này là hiệu lực.

        Nguồn lực chính cho việc thực hiện những phương pháp tiếp cận này có thể là bất cứ mạng blogger địa phương nào, được lập nên trên cơ sở các phong trào thanh niên yêu nước kiểu như “Liên đoàn tuổi trẻ Á - Âu”, “Nước Nga trẻ”, “Người địa phương”, hay những cơ cấu tư vấn phản tích nghiêm túc hơn như “Trung tâm nghiên cứu địa chính trị”, “Câu lạc bộ Izbor”, “Phong trào quốc tế Á - Âu”, những đảng yêu nước mới được thành lập kiểu như “Đảng Đại Tổ quốc” của Nikolai Starikov hay Đảng “Đường lối quốc gia” của Yevgeni Phyodorov cùng những cộng đồng mạng liên kết với chúng. Tất cả các tổ chức này đều có đủ số lượng các văn phòng đại diện khu vực, có trình độ để có thể tác động mạng lưới lên giới trẻ và có quan điểm yêu nước Á-Âu chống phương Tây vững vàng để có thể phản kích thành công những cuộc tấn công mạng lưới từ phương Tây.

        Mạng lưới bao gồm chính những người dùng cũng như các bot -  những người dùng ảo nằm dưới sự điểu khiển của các người máy mạng chịu sự kiểm soát của những người dùng chính. Phân khúc tiếng Nga của mạng Internet bao gồm những trang web như Живой Журнал (Livejournal), Facebook, ВКонтакте, Одноклассники, Livelnternet, БлогМаИ.ги, v.v... Ước tính số lượng cần thiết cho một phản ứng đối xứng thích hợp của nhóm hoạt động mạng bao gồm khoảng 300 người. Ở đây cần tính rằng nhiều người dùng nắm trong tay từ 2 đến 30 tài khoản ảo, và trong số đó, đặc biệt những kẻ kiếm sổng trên mạng nhờ những chiêu thức lừa đảo, có thể có một số lượng bot hiệu lực trên những mạng khác nhau, giúp tăng gấp nhiều lần hiệu ứng trong việc thế hiện tính đại chúng trên danh nghĩa, một yếu tố rất quan trọng.

        Các mạng truyền thông cũng đóng vai trò không kém quan trọng khi đưa vào hệ thống tính toán của mình “Yandex.Tin tức” tạo điểu kiện hình thành những chủ đề tin tức (các chủ đề trên Yandex) gồm khoảng hàng chục đầu tên. Trong số đó có thể có khoảng 20-30 báo giấy hay tạp chí khu vực, một loạt các kênh truyền hình vệ tinh hay cáp (kể cả truyền hình Internet), những yếu tố cần thiết giúp tạo ra một “phông nền tin cậy”, tức tạo cảm giác đa dạng nguồn tin. Một người tiêu dùng thông tin trung bình thường có khuynh hướng không tin một kiểu nguồn tin và luôn tìm xác nhận trên những môi trường thông tin song song.

-------------------
        1. Viết tắt của Mặt trận nhân dân toàn Nga: Liên minh các tổ chức chinh trị xã hội Nga, thành lập tháng 5-2011 theo đề nghị của V. Putin, khi đó là Chủ tịch chính phủ (tức thủ tướng - ND) Nga, cựu chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2020, 08:12:44 pm

        THÀNH LẬP VÀ TÍCH HỢP MẠNG

        Để khởi động một cơ chế phản ứng nhằm cân bằng nội dung mạng, cần kích hoạt một mạng lưới đã được lập trước, trong đó có thể đưa vào một phân những phân khúc mạng lưới phần nào bị đóng băng do thiếu những nhiệm vụ chính trị thật sự và thiếu tài trợ. Ở đây cần tính đến động lực chính trị của những thành viên mạng lưới, bởi ở các giai đoạn trước, nhiều người trong số họ là những nhà hoạt động của các phong trào thanh niên, có nghĩa họ được thúc đẩy về mặt tư tưởng, giúp nâng cao tính hiệu quả. Bên cạnh đó, với sự hiện hữu của các thành viên không có động lực chính trị, về số lượng chỉ có thể đông hơn so với những người có động cơ chính trị, cần tính đến những phương tiện để thúc đẩy họ mà trước hết là tài chính. Ở đảy, cần hiểu là toàn bộ lĩnh vực mạng lưới đòi hỏi những đầu tư nghiêm túc bởi tác động của chúng đối với chính sách thật sự là khá nghiêm trọng. Tuy nhiên các khoản đầu tư này vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí duy trì bất cứ binh chủng nào hoạt động với vũ khí thật, dù về tối thiểu chúng phải cao hơn các khoản tài trợ rời rạc cho các tổ chức được chọn lựa của mạng lưới, các NGO và NPO chuyên các hoạt động mạng. Để hiểu những loại chi phí nào quốc gia Hoa Kỳ đầu tư cho lĩnh vực này, có thể dẫn những con số từ quyển sách của Richard A. Clarke và Robert K. Knake, Chiến tranh mạng (Cyber War: The next threat to national security and what to do about it). Trong đó, một trong hai tác giả thừa nhận: “Vào năm 2000 tôi đã lấy được từ ngân sách liên bang hai tỉ USD cho các kế hoạch trong lĩnh vực an ninh không gian điều khiển, nhưng đó cũng chỉ là một phần nhỏ trong nguồn tiền chúng tôi cần”. Cần biết bản thân chiến tranh trên không gian điều khiển là cái gì đó trung gian giữa những cuộc chiến sử dụng vũ khí thông thường với chiến tranh mạng lưới, mà chi phí cho chiến tranh mạng lưới thấp hơn nhiều so với việc bảo đảm an ninh không gian điều khiển và duy trì quân đội không gian điều khiển, đồng thời thấp hơn nhiều so với việc duy trì quân đội và cùng với đó là việc tiến hành những chiến dịch quân sự ở các điểm nóng.

        Việc thực hiện chiến lược như thế đòi hỏi cả việc thành lập một bộ máy nhân sự và tiến hành các khóa đào tạo, học tập cho các nhóm nhằm nâng cao tay nghề và trao đổi các thành tựu công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này, cho chạy thử để sửa lỗi hay những sơ sót nào đó. Giai đoạn thứ nhất có thể là cho chạy không mạng và bộ máy nhân sự mà ban đầu có thể sản xuất, xúc tiến một nội dung hoàn toàn tùy ý không cần bất cứ thông số đầu vào nào. Rồi đến giai đoạn tiếp theo, khi mạng chính đã hoạt động và các mạng địa phương độc lập khác nhau với các lợi ích khác nhau bắt đầu kết nối vào nó, có thể bắt dầu nhập vào các thông số cán thiết của nội dung được sản xuất, đặt ra nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả. Tát cả các điều này phải được thực hiện đồng thời với nỗ lực bao phủ tất cả cấu trúc nào còn tự do, tức những cấu trúc chưa bị phương Tây thuê mướn, những cộng đồng mạng liên kết theo các đề tài khác nhau.

        Chắc chắn cuộc cách mạng rối búp bê, meme và những công nghẹ mạng khác là vũ khí hết sức hiệu quả. Nhưng chỉ hiệu quả khi nào nó có mục tiêu. Và hiệu quả trong tay những ai hiểu nó làm gì. Ngày nay có thể phủ nhận thế nào cũng được vai trò tiêu cực của Hoa Kỳ trong những quá trình đang diễn ra, điều điệp viên các mạng lưới phương Tây thử làm khi khẳng định mọi chuyện không phải do họ, mà chúng “tự rơi” và đơn giản vì bản thân những xã hội này có vấn đề. Nhưng đồng thời không ai phủ nhận rằng hiện nay Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất, bá chủ toàn cầu duy nhất đang vẽ lại toàn bộ không gian thế giới vì lợi ích của mình. Còn việc hết quốc gia này đến quốc gia khác đánh mất chủ quyền của mình có lợi cho ai - ở đây mỗi người có thể tự đưa ra kết luận.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2020, 08:19:36 pm
       
 
PHẦN 2

TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

CÔNG NGHỆ XÂM CHIẾM KINH TẾ BẰNG MẠNG LƯỚI Ở CÁG NƯỚC TRONG “LÝ THUYẾT PERKINS”

        Sự cân bằng hạt nhân được hình thành trong nửa sau thế kỷ 20 buộc các nhà chiến lược phương Tây, mà trước tiên là Hoa Kỳ, với tham vọng bành trướng bắt đầu thảo ra những hình thức mới không lộ liễu của việc “chiếm đoạt lãnh thổ” và thiết lập ảnh hưởng của mình. Cùng với đó, họ tránh làm xuất hiện những tiền đề cho việc sử dụng vũ lực quân sự để không khiêu khích một cuộc xung đột hạt nhân toàn cầu, hay trong trường hợp những cuộc xung đột địa phương, họ tránh để bị lên án xâm lược quân sự hay có chính sách bành trướng để không hủy hoại hình ảnh “nhân đạo” của Hoa Kỳ Chính “bế tắc” hạt nhân đã mở ra trang mới cho phát triển nghệ thuật quân sự. Khi cuộc chiến tranh nóng thông thường trở nên không thể chấp nhận, thay thế nó sẽ là một hình thái mới của chiến tranh - tiềm ẩn, lạnh, thể hiện qua những “xung đột cường độ thấp” và trong những “chiến dịch mật”1.

        Ban đầu, phân khúc này của các tìm tòi được gọi là “chiến lược những hành động gián tiếp” và được mô tả chi tiết ở công trình đã được nêu trên của Basil Liddell Hart mà những nghiên cứu của ông đã đặt nền tảng cho quan điểm chiến tranh mạng lưới. Bản chất của các cuộc chiến tranh mạng lưới, như chúng ta được biết, là ở chỗ sử dụng các mạng xã hội, các cộng đồng hay những cấu trúc xã hội, cả nhân đạo lẫn chính trị, trong đó có những nhóm tinh hoa nằm trong chính quyền. Các nhà xã hội học nói chung đã đặt nền tảng mạng lưới của chiến lược này từ cuối những năm 1970, và nói riêng là nhà xã hội học Alvin Goulder, người từng lập luận rằng học thuyết xã hội trong hình thái ẩn thường xuất hiện như học thuyết chính trị2: “Học thuyết chiến tranh mạng lưới đã thay thế cho quan điểm kiểm chế hạt nhân”. Chiến tranh mạng lưới không phải do các nước và các khối, mà do các cấu trúc thể chế toàn cầu tiến hành”. Những cấu trúc mạng lưới khác nhau (truyền thông đại chúng, các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi lợi nhuận, giới tinh hoa chính trị, các tổ chức mật vụ) tích hợp vào một mạng lưới chung, linh hoạt và đa dạng3.

        “Nguyên tắc mạng lưới tạo điều kiện tước đoạt chủ quyền và sự độc lập chính trị ở một số quốc gia và dân tộc. Người ta biến chúng thành những cơ chế bị kiểm soát ngặt nghèo, thành một phần của kế hoạch giám sát trực tiếp toàn hành tinh, thành việc thống trị toàn thế giới kiểu mới, trong đó không chỉ những chủ thể riêng biệt bị điều khiển, mà cả nội dung, động lực, hành động và ý định của chúng. Đây là kế hoạch thao túng toàn cầu và kiểm soát toàn diện trong qui mô toàn thế giới. Và ngày nay kế hoạch này đang được Hoa Kỳ áp dụng”4.

        Ngay từ đầu những năm 1970 các chiến lược gia Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện các kế hoạch có lợi cho họ là tách chiếm các quốc gia khác nhau, loại chúng khỏi ảnh hưởng của khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Để làm việc này, ưu thế chính của Hoa Kỳ đã được sử dụng - sự vượt trội kinh tế đối với khối Xô viết. Đồng tiền, và cùng với nó là “sự phát triển kinh tế", tăng trưởng GDP đã trở thành những miếng mối chính mà Hoa Kỳ giăng bẫy các giới lãnh đạo của các nước kém phát triển được gọi là thế giới thứ ba, những nước có thiện cảm với Liên Xô hoặc là có quan điểm trung lập, tham gia vào Phong trào không liên kết. Chính khi đó chiến lược mạng lưới của những hành động gián tiếp đã được quyết định thực hiện, sử dụng các đòn bầy kinh tế để lôi kéo các nước này vào cái bẫy nợ nần rồi sau đó đưa ra những điều kiện chính trị đòi hỏi sự trung thành với Hoa Kỳ.

        “Giờ chúng tôi hành động khéo léo; chúng tôi đã học những bài học lịch sử. Ngày nay chúng tôi không cầm kiếm trong tay. Chúng tôi không mang giáp trụ có thể khiến chúng tôi nồi bật giữa mọi người” - đây là những lời từ quyển sách Lời thú tội của một sát thủ kinh tế5, trong đó mô tả khá chi tiết công nghệ xâm chiếm kinh tế các quốc gia mà không cần sử dụng vũ khí thông thường.

        Trong công trình của mình, Perkins, đích thân tham gia vào những chiến dịch như thế, đã mô tả những sự kiện thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm mà chúng tôi đang cố khái quát hóa về lý thuyết, và xây dựng trên cơ sở của nó, học thuyết về việc xâm chiếm các nước bằng kinh tế mạng lưới, tạm gọi nó là lý thuyết Perkins. Trong mô tả của ông, chủ thể của những tiến trình xâm chiếm quốc gia chính là giới tinh hoa, tức những con người sống động cụ thể, có vị thế xã hội cao và đóng vai trò hàng đầu trong quá trình “chuyển giao” quốc gia vào tay Hoa Kỳ kiểm soát. Chính bằng sự tương tác với các nhóm tinh hoa này của xã hội mà những mạng lưới kiểm soát của Hoa Kỳ được xây dựng. Cùng lúc chính Perkins trong nghiên cứu của mình đã sử dụng phương pháp xã hội học quan sát tham dự trực tiếp, tức phân tích tình hình trên cơ sở đích thân tham dự vào những quá trình được mô tả và tóm tắt những dữ liệu nhận được trong những kết luận của riêng mình. Khả năng này được mở ra cho ông nhờ tư cách nhân viên hàng đầu của một trong hàng trăm công ty tư vấn mà như chính ông khẳng định, thao túng kinh tế toàn cầu vì lợi ích của chính phủ và giới tình báo Hoa Kỳ.

-----------------------
        1. Luard E. The Blunted Sword: The Erosion of Military Power in Modern world politics. London, 1988.

        2. Gouldner A. The Coming Crisis of Western Sociology. N.Y., 1970.

        3. Chiến tranh mạng lưới. Mối đe dọa thế hệ mới: Tuyến tập các bài báo. - M„ 2009.

        4. Dugin A. G. Những cuộc chiến trung tâm mạng. Lỷ thuyết mới về chiến tranh // Chiến tranh mạng. Mối đe dọa thế hệ mới. - M., 2009.

        5. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2020, 08:23:47 pm

        Trong công trình của mình, John Perkins đã mô tả chi tiết công nghệ mà theo đó các tập đoàn Hoa Kỳ đưa các đất nước đến cảnh phá sản hay phụ thuộc hoàn toàn. Ông cũng chỉ ra là ngay từ đầu đã được giải thích “làm việc cho lợi ích của an ninh Hoa Kỳ”. Kết quả cuối cùng của hoạt động này nằm ở chỗ “đẩy các lãnh đạo các nước khác nhau trên thế giới đến chỗ họ trở thành một phần của mạng lưới rộng lớn xúc tiến lợi ích Mỹ"1.

        Từ quan điểm xã hội học, cơ sở thành lập mạng lưới xã hội là khái niệm “hiện tượng xã hội" khi một tương tác riêng lẻ và không phải là tình cờ trong trường hợp của chúng ta, được thực hiện bởi một phía quan tâm giữa các đại diện giới tinh hoa của nước này hay nước khác với đại diện của công ty tư vấn này hay khác, mà về thực chất, là đại diện của Hoa Kỳ, tạo ra một quá trình xã hội, tức một loạt các hiện tượng có liên hệ với nhau bằng các quan hệ cấu trúc hay nhân quả (nhiệm vụ)2.

        Các mối liên hệ giữa các đại diện của tầng lớp thượng lưu của quốc gia này hay khác với đại diện công ty tư nhân “độc lập” ở giai đoạn đầu tiên đã kết thúc hoàn toàn vô hại, thể hiện qua việc giao tiếp thú vị và tối đa là quà tặng rẻ tiền. Chủ yếu việc xuất hiện những hiện tượng xã hội như thế được khơi gợi từ những bữa tiệc đại sứ. Trong liên hệ này Perkins đánh giá cao vai trò của đại sứ quán Hoa Kỳ: “Mục tiêu chủ yếu mà chúng tôi đặt ra cho các đại sứ quán trên toàn thế giới là phục vụ lợi ích riêng của chúng tôi, mà trong nửa sau của thế kỷ 20 giả định biến cộng hòa Hoa Kỳ thành đế chế toàn cầu”3.

        Kết quả là những mối giao tiếp vô hại biến thành những đề nghị hợp tác kinh tế, khi đại diện công ty đề xuất nhằm vào triển vọng phát triển kinh tế của một quốc gia nào đó, cũng như số lượng các khoản vay cần thiết để bảo đảm cho sự phát triển này. Đại diện của các giới cầm quyền được phân vai trò của một cơ sở tư nhân riêng biệt, độc lập. Về thực chất đã diễn ra một cam kết kinh tế trực tiếp. Giới tinh hoa, đại diện một nhóm xã hội nhận một tỉ lệ của mức tăng trưởng kinh tế được dự kiến và bằng cách đó, gắn vào quá trình xã hội tương tác không ngừng với công ty tư vấn (Hoa Kỳ) thể hiện lợi ích Mỹ. Và do tăng trưởng dự kiến được cố tình nâng cao, nên tỉ lệ ước tính cho giới tinh hoa cũng khá ấn tượng. Kết quả là giới lãnh đạo của quốc gia đồng ý với “tăng trưởng kinh tế dự kiến”, tức đồng ý thực hiện “hành động xã hội” gắn trực tiếp với khối lượng nợ vay từ nước ngoài được IMF và Ngân hàng Thế giới cấp cho nước đó, cũng là một trong những mục tiêu trung gian - “thuyết phục chính phủ của một quốc gia nhận tín dụng của IMF, WB và các tập đoàn Hoa Kỳ, chẳng hạn như để phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc thù của những thỏa thuận này - nhà thầu luôn là các công ty Hoa Kỳ. Và đồng tiền đôi khi nhìn chung không rời khỏi biên giới Mỹ. Nhưng nợ thì tăng khổng lồ”4.

        Theo hệ thống này với sự tham gia trực tiếp của John Perkins mà Indonesia, Campuchia, Panama, Ecuador rơi vào hố nợ. Riêng Ecuador, nơi người dân đói khổ, đã phải chi hết một nửa ngân sách đất nước để trả những món nợ này. Chìm đắm trong nợ nần, chính phủ biến thành những con rối. Giới lãnh đạo nước họ đơn giản chuyển sang ăn chu cấp của Mỹ. Nếu kế hoạch này không hiệu quả, những sát thủ kinh tế sẽ ra đi, nhường chỗ cho CIA, cho những kẻ được gọi là “Chó rừng”. Nhiệm vụ của họ là loại bỏ những kẻ cứng đầu cứng cổ bằng những cuộc nổi loạn, đảo chính hay bởi một vụ ám sát. Chỉ trong trường hợp cực doan mới sử dụng quân đội”5. Và “trường hợp cực đoan” trong thập niên qua là Iraq. Tiếp theo là Iran.

        “Chúng tôi hành động theo những phương pháp khác nhau” - Perkins viết. Khi tìm thấy nguồn tài nguyên ở các nước thế giới thứ ba mà các tập đoàn của chúng tôi muốn chiếm hữu, chúng tôi trích ra một khoản tín dụng lớn qua Ngân hàng Thế giới và các đối tác của họ. Theo sơ đồ đó, chúng tôi làm giàu các tập đoàn của mình và một số gia đình thuộc giới tinh hoa của nước đó, trong khi đó đa số quần chúng nhân dân vẫn nghèo túng như trước. Bằng cách đó, đất nước rơi vào móc câu nợ của chúng tôi. Vào lúc nào đó chúng tôi lại đến và nói: “Các bạn này, các bạn không thể trả tiền cho chúng tôi - chúng tôi sẽ gia hạn, nhưng các bạn phải cung ứng dầu giá rẻ cho chúng tôi, sẽ bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc theo ý chúng tôi, gởi quân giúp chúng tôi bất cứ đâu chúng tôi cần”6.

-------------------
        1. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005

        2. Kravchenko A. I. Xà hội học. -M., 2008, T.20

        3. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005.

        4. Như trên

        5. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M.,Pretekst, 2005.

        6. Như trên



Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2020, 11:07:36 pm

        Trong các công trình của mình, tác giả thu thập một tư liệu lớn khẳng định sự can thiệp thật sự, trực tiếp của nhà cầm quyền Hoa Kỳ vào công việc của các nước có chủ quyền được phân chia theo các cấp độ: từ can thiệp “kinh tế" mềm thông qua sử dụng “chó rừng” của CIA để loại bỏ những kẻ không đồng lòng và “cách mạng màu” cho đến can thiệp quân sự cứng rắn. Và kể cả trong trường hợp cuối cùng Hoa Kỳ cũng cố gắng sử dụng chiến lược hành động gián tiếp, về mặt chính thức dựa vào những định chế tư nhân, các quỹ, các tổ chức phi lợi nhuận và công ty tư vấn mà mạng lưới của chúng trải khắp thế giới, và mật độ tập trung của các chi nhánh trong một khu vực nhất định tỉ lệ thuận với mức quan tâm của Mỹ trong khu vực. Hơn nữa nhân viên của những tổ chức này có thể không hoạt động trực tiếp cho mục tiêu cuối cùng mà chỉ cần đảm bảo một nền tảng xã hội cho các lực lượng chính, nhưng cũng có thể giới thiệu trực tiếp vai trò và mục đích của mình. “Chúng tôi là một câu lạc bộ độc quyền nhỏ. Người ta trả lương, phải nói là cao, để chúng tôi gian lận rút hàng tỉ đô la khỏi những đất nước khác nhau trên thế giới . Phần lớn công việc của chúng tôi là đẩy lãnh đạo các nước trên thế giới đến chỗ họ trở thành một phần của mạng lưới rộng lớn xúc tiến lợi ích Mỹ. Cuối cùng, những lãnh đạo này bị mắc kẹt trong một bẫy mạng nợ nần bảo đảm sự trung thành của họ. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng khi nào cần thiết để giành lấy những lợi ích chính trị, kinh tế hay quân sự. Đến lượt mình, họ tăng cường vị thế chính trị của mình bằng việc cung cấp cho nhân dân họ những công trình kỹ thuật, những nhà máy điện và sân bay, còn chủ nhân của những nhà máy kỹ thuật và xây dựng Mỹ thì trở nên giàu tột bực”1.

        Vể bản chất, Perkins đã công khai viết về việc thực sự tước chủ quyền các quốc gia bị lệ thuộc nợ nần IMF, WB và những định chế tài chính tín dụng khác được Hoa Kỳ giám sát. Tài nguyên dần dần trở thành tài sản của các tập đoàn, trang trải chi phí cho việc tiến hành các chiến dịch mà sau đó nhà cầm quyền Hoa Kỳ nhận được cổ tức chính trị dưới dạng tước mất chủ quyến của quốc gia này hay khác và việc tiến hành kiểm soát (đất nước đó) từ bên ngoài. Trong khi đó, nợ không sụt giảm, mà tiếp tục tăng. Việc Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ một nước có thể coi là đánh dấu sự xâm chiếm hoàn toàn của Mỹ đối với quốc gia đó.

        “Nếu họ (giới tinh hoa của nước bị xâm chiếm) từ chối (hợp tác), những người hoàn toàn khác sẽ nhảy vào - đó là những kẻ tổ chức đảo chính hay lật đổ chính phủ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, khi ngay cả “chó rừng” cũng that bại, như ở Iraq, chúng tôi gởi quân đội đến. Đó là cách chúng tôi xây ‘đế chế của mình. Đó là khác biệt của nó với những cách thức xâm chiếm những miền đất khác”2.

        Trong quyển sách viết từ giai đoạn 1982 đến 2003 (khi lần đầu tiên nó được in ở một nhà xuất bản Hoa Kỳ,), Perkins chỉ rõ thực tế rằng “ngày nay cả những nước cựu cộng hòa Xô viết cũng nằm dưới tầm ngắm của những sát thủ kinh tế”. Rồi vào tháng 11-12 /2003 ở Gruzia diễn ra “cách mạng hoa hồng”, tháng 12/2004 “cách mạng Cam” ở Ukraine, và tiếp theo ở Kyrgystan, Moldova, và “cách mạng màu” không thành ở Andijan của Uzbekistan, rối lại ở Moldova, những nỗ lực lật đổ bằng mạng lưới chưa kết thúc và được nhất quán thực hiện trong giới tinh hoa Belarus, vụ căng thẳng đồng euro mới ở Ukraine, tất cả là bằng chứng thực sự vẽ hiệu quả của học thuyết' Perkins. “Chó rừng”, những cuộc đảo chính “sắc màu”, việc gởi trực tiếp các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đến chỉ là các giai đoạn của công nghệ mạng lưới này, theo đuổi việc chiếm giữ ít đổ máu và êm ả hơn bằng cách tạo ra mạng lưới Hoa Kỳ trên cơ sở giới tinh hoa.

        Như thế, diễn viên chính, tức chủ thể của hoạt động xã hội trong tiến trình thành lập chính quyền của các tập đoàn (thực chất chính là chính quyền  Hoa Kỳ) đối với một quốc gia chính là giới tinh hoa của nước đó. Mặt khác quá trình “xâm chiếm” quốc gia lại tuyệt đối hợp pháp và không thể chê trách về mặt pháp lý. Trả lời phỏng vấn kênh Vesti +, John Perkins định nghĩa: “Tập đoàn trị - đó cũng là những con người, nam hay nữ mà những tập đoàn lớn nhất thuộc về họ. Họ về thực chất chẳng làm gì phi pháp. Nhưng cùng với đó họ kiểm soát phần lớn các chính phủ trên thế giới. Qua những định chế tài chính. Họ kiểm soát các phương tiện truyền thông chính thống bằng việc sở hữu chúng hoặc các ngân sách quảng cáo của chúng”3.

        Khi xâm chiếm mạng lưới một quốc gia, đối tượng xã hội dễ tiếp cận nhất để tác động và lôi cuốn chính là giới thượng lưu của nước đó do vị thế xã hội rộng lớn của họ và khả năng dự báo. Chính trên cơ sở này có thể thành lập một mạng lưới xã hội hiệu quả và có sức tác động, mở lối tiếp cận đến việc điều hành gián tiếp một quốc gia. Cũng bằng cách thức tương tự mà giới tinh hoa ở nước Nga hậu Xô viết đã bị lôi cuốn hồi đầu thập niên 1990, và suýt nữa đã dẫn tới việc sụp đổ nền kinh tế Nga và kết cục sẽ là việc mất chủ quyền của chính quốc gia. Khi đó IMF và WB cũng đã là những thành viên then chốt của quá trình, và học thuyết của Perkins đã được hiện thực hóa ở dạng thức kinh điển của nó. Hiện nay cơ chế cổ điển của việc mạng lưới toàn cầu xâm chiếm quốc gia bằng đồng euro có thể thấy được ở Ukraine. Và trên toàn bộ không gian hậu Xô viết.

----------------------
        1. Perkins J. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M .Pretekst, 2005.

        2. Như trên.

        3. Kênh"BecTM+", http://rutube.ru/videb/embed/1363331



Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2020, 11:08:48 pm
           
NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANG MẠNG LƯỚI Ở SNG

        Các cuộc “cách mạng màu” là những chiến dịch mạng lưới tiêu biểu trong không gian hậu Xô viết. “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ukraine chuyển sang “Euromaidan”, những mưu toan đảo chính “sắc màu” ở Moldova với cuộc cách mạng Twitter của nó, ở Azerbaijan, ở Uzbekistan, những nỗ lực không chỉ một lần lật đồ chế độ Belarus bằng các phương tiện mạng lưới - tất cả là những thí dụ tiêu biểu cho “các hoạt động dựa trên hiệu ứng”. Không có gì là bí mật khi một chiến dịch mạng lưới cho nước Nga cũng đã được soạn thảo và chuẩn bị, vốn dĩ phải được thực hiện vào thời điểm giao thoa chính quyền  năm 2007-2008. Thế nhưng việc chiếm chính quyền trong thời điểm giao thoa đó đã không thành công vì công nghệ này đã được nhận diện kịp thời, hoạt động của các cơ sở mạng lưới bị vạch trấn về mặt truyền thông, và những chướng ngại nhất định đã được tạo ra, làm mất tính chớp nhoáng trong hoạt động của chúng, chuyển quá trình thành một giai đoạn kéo dài. Tất cả những thí dụ về những chiến dịch mạng lưới này sẽ được xem xét chi tiết ở các chương sau của quyển sách, thế nhưng cũng cần ghi nhận không gian SNG hiện nay, hay còn được gọi là không gian hậu Xô viết, là vùng ưu tiên của việc tiến hành các cuộc chiến trang mạng lưới. Bởi như nhà địa chính trị Anh Mackinder đã nói ai kiểm soát heartland sẽ kiểm soát thế giới”1.

        Các mạng lưới phân nhánh của phương Tây đang tồn tại ngay trong chính nước Nga. Được thành lập từ thời của Yeltsin, đầu tiên chúng được tài trợ qua một hệ thống trợ cấp và là các tổ chức phi chính phủ, các quỹ xã hội mà hoạt động của nhiều tổ chức trong số này hiện nay đã dừng lại vì chúng đơn giản là những mạng lưới thù địch của phương Tây. Mục tiêu chính của chúng là lôi kéo giới tinh hoa, một bộ phận tích cực của xã hội chúng ta, xoay chuyển họ theo hướng tự do, thân phương Tây. Nhiệm vụ này đa phần đã được thực hiện, vì thế mà nhiều nhân sự được giáo dục và về tư tưởng được định dạng từ đầu những năm 1990, trong giai đoạn các cải cách của Yeltsin, đả được cài đặt trong giới tinh hoa chính trị hiện nay của chúng ta và trong đại bộ phận giới tinh hoa truyền thông.

        Với sự lên nắm quyền của Putin, họ biến mất đi đâu đó, nhưng hoạt động của những mạng lưới này và của các trung tâm theo kế hoạch đưa tình hình trở lại trạng thái đầu những năm 1990 có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chỉ chờ sự suy yếu và rời khỏi đường lối được vạch ra dưới thời Putin. Mưu toan phục thù này của phe tự do đã được thực hiện bởi giới thân cận Dmitri Medvedev dưới thời ông làm tổng thống những năm 2008-2012. Một mặt, có thể phát hiện các mạng lưới này theo hoạt động của chúng, còn mặt khác, theo lưu lượng thông tin trên các mạng này, tức hoạt động của chúng có thể tạo ra tình huống chính trị ở Nga, biến dự án Đại Tây Dương hiện đang đóng băng thành thực tế khi tập trung giới tinh hoa hiện nay vào dưới trướng tự do phương Tây. Mạng lưới này có thể thất bại, khi đó nó sẽ biến mất, hoặc đóng đúng vai trò của mình, thắng lợi và xâm chiếm về mặt ý thức hệ không gian chính trị của nước Nga, một lần nữa giành thế thượng phong.

----------------------
        1. Theo nhà địa chính trị học Mackinder, bề mặt của Trái đất cỏ thể chia thành: 1/Đảo thế giới (World - Island) bao gốm các lục địa liên kết với nhau của châu Âu, châu Á và châu Phi. Đây là vùng lớn nhất, đỏng dân nhất và giàu có nhất của các tổ hợp đất dai. 2/ Những hòn đảo ngoài khơi, bao gốm cả quần đào Anh và các đào của Nhật Bản, 3/ Những hòn đảo xa trung tâm, gôm cả lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc. Heartland nằm ở trung tâm của đảo thế giới, trải dài từ sông Volga tới Dương Tử và từ dăy Hymalaya đến Bắc Cực. Hearland theo Mackinder chính là vùng đất khi xưa do Đế chế Nga trị vì và sau đó là Liên bang xỏ viết, trừ vùng của bán đảo Kamchatka. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2020, 11:12:23 pm

        Quan sát việc Nga lần lượt từ bỏ hết không gian này đến không gian khác khỏi sự kiểm soát chiến lược của mình, có thể khẳng định chắc nịch rằng một phương tiện hiệu quả như “cách mạng nhung” có thể được các đối thủ địa chính trị của chúng ta tiếp tục sử dụng. Khởi đầu ở Đông Âu ngay thời Liên Xô còn tồn tại, những cuộc “cách mạng nhung” đã lật đổ tất cả các chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, làm tan rã Nam Tư, êm ái chuyển đổi khu vực mà khi đó chúng ta cho là vùng kiểm soát chiến lược của nước Nga. Và chính ở không gian SNG hậu Xô viết, những quá trình này bắt đầu mang “sắc màu” của mình. Tất cả buộc ta phải suy ngẫm về những triển vọng hiện thực hóa kịch bản tương tự trong chính nước Nga.

        Vậy những cuộc “cách mạng nhung” mang lại gì cho các nước nó diễn ra? Và phía sau hiện tượng thay đổi chế độ ở các quốc gia có chủ quyền trong không gian hậu Xô viết theo nguyên tắc domino là gì? Ở mọi nơi mà kịch bản “cách mạng nhung” được thực hiện, ngày nay chúng ta có thể thấy việc đánh mất một phấn hay toàn bộ chủ quyền.

        Tất cả những cuộc “cách mạng nhung” diễn ra ở các cộng hòa SNG đều được kích động và tổ chức, thực hiện dưới sự hỗ trợ tích cực và tham gia của Hoa Kỳ - đó là quy luật chính, quy luật địa chính trị. Mục tiêu - loại nước Nga ra khỏi không gian hậu Xô viết, thu hẹp vùng ảnh hưởng của chúng ta. Logic địa chính trị của hai thập niên qua là như sau: loại bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và các nước thế giới thứ ba, hất Liên Xô ra khỏi châu Âu - Liên Xô sụp đổ; thu hẹp ảnh hưởng của nước Nga trong không gian hậu Xô viết, lấn nước Nga ra khỏi không gian hậu Xô viết, bước tiếp theo của logic không thể lay chuyển này của phương Tây là sự sụp đổ của nước Nga. Bước đi này được lập trình, lạnh lùng, được tính toán và Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ bất cứ điều gì để thực hiện nó. Ở các nước cộng hòa hậu Xô viết chúng ta đang thấy tương lai của chính mình.

        Nguyên nhân sâu xa của tất cả các cuộc cách mạng là chiến lược của Hoa Kỳ thiết lập sự thống trị toàn cầu, duy nhất của họ mà vì nó họ sẽ làm tất cả mọi chuyện cần thiết, sử dụng bất kỳ lực lượng nào, kể cả tội phạm, thuần túy vị lợi vì những mục đích thực dụng. Vi thế bất cứ khả năng nào có thể lay chuyển tình hình dẫn tới lật đổ các chế độ cầm quyền, cho dù đó là bất ổn xã hội, nỗi thất vọng trước chính quyền, sự thù ghét Nga, tất cả đều được sử dụng chỉ với một mục tiêu - thiết lập ảnh hưởng của Mỹ. Trong khi đó các kịch bản mà chúng ta đều thấy, không lấp lánh sự da dạng: bầu cử như cái cớ, tiếp đó mọi chuyện trôi theo cơ chế quán tính. Hoạt động. Hiệu quả. Có nghĩa nó sẽ được tiếp tục áp dụng.

        Theo lời chuyên gia chính trị Nga Sergey Markov, ở Gruzia, Ukraine và Kyrgyzstan “Nga đã sử dụng ba kịch bản: can thiệp kín (Gruzia), can thiệp công khai (Ukraine, 2004) và (cuối cùng) là không can thiệp (Kyrgyzstan)”. Kết quả không khác nhau trong bất kỳ trường hợp nào, ở trường hợp đầu, trường hợp thứ hai lẫn thứ ba, cho thấy rõ chất lượng của công nghệ Hoa Kỳ. Thái độ không can thiệp của chính quyền Nga cũng thấy rõ trong các sự kiện đẫm máu của Maidan Ukraine năm 2014. Nga hoàn toàn thụ động, bất lực và bàng quan giao nộp những lợi ích của mình trong những vùng ảnh hưởng từng giành được bằng cái giá lớn lao của nhiều thế hệ đi trước. Nói một cách đơn giản, hiện giờ chúng ta chẳng có chiến lược nào, một điều hợp lý xuất phát từ sự thiếu vắng chung chính sách đối ngoại lẫn đối nội. Còn nói về những “lợi ích” mà một số nhà chính trị học nói vo trên nền sụp đổ chung thì đơn giản là báng bổ. Chúng ta đã từ bỏ tất cả, toàn bộ, không một trận đánh, và cái giá của nó là sự xóa bỏ nước Nga như một chủ thể địa chính trị, sắp xảy ra.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2020, 11:13:02 pm

        “CÁCH MẠNG NHUNG" NHƯ YẾU TỐ CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        “Cách mạng nhung” là lật đổ các chế độ chính trị dựa trên các phương pháp “đấu tranh phi bạo lực” do Gene Sharp thảo ra. Nó hoàn toàn là một sản phẩm công nghệ Hoa Kỳ, một bộ phận cấu thành của công nghệ mạng lưới ngày nay được xác định bằng khái niệm “chiến tranh mạng lưới” trong khoa học chính trị. Ý nghĩa của hiện tượng này nằm ở việc thiết lập kiểm soát trên một lãnh thổ không cần sử dụng vũ khí thông thường. Và lý tưởng là trên cơ sở áp dụng soft power, quyển lực mềm mà nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Joseph s. Nye, Jr. định nghĩa là “khả năng của một quốc gia, một liên minh hay một liên hiệp đạt được những hiệu quả mong muốn trong những vấn đề quốc tế bằng việc thuyết phục chứ không bằng việc trấn áp, áp đặt hay cưỡng ép vốn đặc trung cho quyền lực cứng. Sức mạnh mềm khi hoạt động sẽ thúc giục những người khác làm theo hay đạt được sự đồng thuận của họ tuân thủ những qui tắc ứng xử nhất định hay theo các định chế trên đâu trường quốc tế, dẫn tới việc đạt được kết quả mong muốn mà không cần ép buộc”. Như thế, Hoa Kỳ đã sử dụng công nghệ mới nhất để tiến hành chiến tranh, cho phép đạt được kết quả mong muốn mà thực sự không đổ máu. “Chiến tranh thế hệ thứ sáu” là một phát triển công nghệ hoàn toàn nằm trong thẩm quyển của Lầu Năm góc, ngày nay đang được thực hiện thành công trong không gian SNG dưới sự “chỉ huy và kiểm soát” gián tiếp từ phía cơ quan quân sự Hoa Kỳ.

        Thông thường, khi nói về các cuộc chiến tranh mạng lưới, kết quả đạt được là do sự giúp sức của các mạng xã hội, tức là sự hỗ trợ của chính xã hội, trong đó nổi bật phân khúc giúp hình thành ý kiến xã hội bằng cách nào đó để nhắm tới, chẳng hạn như việc chống lại chế độ hiện hành. Nhờ phân khúc xã hội gồm mạng lưới những thành viên có liên hệ với nhau này mà người ta gây sức ép lên chính phủ đương thời, khiến họ phải từ bỏ việc diều hành đất nước và rời dấu trường chính trị. “Cách mạng nhung” như thế là sự lật đồ tương đối rẻ tiền và không đổ máu bằng cách tổ chức gây sức ép từ bên dưới, được gây xúc tác nhờ sự giúp đỡ của mạng xã hội. Và sức ép từ phía dưới, từ phía mạng xã hội như ta hiểu, là hiện tượng hoàn toàn không tự phát mà do công nghệ tạo ra. Đặc điểm của các cộng nghệ mạng lưới và “cách mạng nhung” dựa trên những công nghệ này chính là ở đó. Dưới cái cớ những yêu sách rỏ ràng nhắm tới chính quyền, người ta kích động làn sóng phản kháng tự tạo, phát triển ngày càng tăng dưới tác động của “rối loạn tâm lý đồng lõa” - đó là điều mà chúng ta đang thấy với một sự đều đặn đáng ganh tị. Đó chính là một quá trình công nghệ có nguồn gốc từ khoa học công nghệ chính trị Hoa Kỳ.

        Như thế, tất cả các cuộc “cách mạng nhung” diễn ra hiện nay, và nói riêng là ở không gian hậu Xô viết và thế giới Ả rập, ở Iran, là một hiện tượng do Hoa Kỳ kích hoạt để thiết lập sự kiểm soát địa chính trị của mình lên những quốc gia và lãnh thổ trước kia nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga hoặc đứng trung lập, nơi mà nó không thể bước vào bằng những phương cách khác.

        Chúng ta quan tâm nhiều hơn khả năng tái diễn có thể của những cuộc “cách mạng nhung” đã diễn ra trong không gian hậu Xô viết và nổi tiếng toàn thế giới như những sự kiện đã diễn ra ở Gruzia, Ukraine, ở Kyrgyzstan và Uzbekistan. Và chủ yếu là khả năng thực hiện kịch bản tương tự trên chính nước Nga. Chúng ta cũng quan tâm đến những gì các nước phương Tây cố áp đặt trong tiến trình bầu cử tổng thống ở Iran, nơi họ cũng sử dụng chính những phương pháp đó, công nghệ tiến hành “cách mạng nhung”. Sự thật là Iran dù sao cũng đã bắt đầu các cải cách chính trị đối nội nguy hiểm nhắm vào việc tự do hóa cấu trúc nội bộ, còn những thí nghiệm như vậy chúng ta đang thấy ở Syria, nơi cũng tiến hành tự do hóa và đã để lại hậu quả. Virus dân chủ phương Tây dễ tiêm nhiễm, nhưng thoát khỏi nó thường phải bằng con đường can thiệp phẫu thuật. Muốn lựa chọn đúng đắn, cần bắt đầu bằng việc đánh giá những kết quả mà “cách mạng nhung” đem lại cho các nước nó diễn ra.

        Vẫn còn là cường quốc hạt nhân, nước Nga rộng lớn đã gây ra nỗi lo sợ có cơ sở ở các “bạn bè tái khởi động”1 của chúng ta, mà can thiệp bước ngoặt trực tiếp vào công việc của các nước không gian hậu Xô  viết có thể làm Nga không hài lòng, biến thành gây hấn. Mà đó là điều không mong muốn. Thêm vào đó mục tiêu chính của Hoa Kỳ, điều mà Mỹ chẳng bao giờ che đậy, chính là nước Nga.

----------------------
        1. Ngày 6/3/2009, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã trao cho ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov một chiếc nút màu đỏ có từ tiếng Nga “перегрузка" mà bà hiểu là "tái khởi động" (như reset trong tiếng Anh) và nói với ỏng Lavrov rằng Hoa Kỳ muốn khởi động lại quan hệ hai nước, với những mối liên hệ tốt đẹp hơn. Ông Lavrov giải thích với bà Clinton phía Mỹ đã hiểu sai, và từ"neperpy3Ka" trong tiếng Nga có nghĩa là quá tải (overcharge). Nhưng cuối cùng hai bên đêu đã nhấn chiếc nút này. (http://www.themoscowtimes.com/ news/article/misspelled-reset-button-embarrasses-clinton/375144.html) (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2020, 07:19:37 pm

        HẬU QUẢ CỦA “CÁCH MẠNG NHUNG "

        Những hậu quả nào của một cuộc tấn công mạng đối với các quốc gia mà công nghệ nói trên đang nhắm tới? Lẽ tự nhiên, “cách mạng nhung” không mang gì tốt đẹp cho các nước này cũng như cho các chế độ chính trị đang tồn tại ở đó. Bởi khi thực hiện kịch bản này, xã hội được bỏ “cho chết” vì các lợi ích thật sự của nó hoàn toàn không được tính tới, xã hội trở thành một thứ đổi chác, một vật tiêu dùng. Bản thân các “nhà cách mạng” sẽ biến mất đầu tiên khỏi đấu trường chính trị, và có khi là rời luôn khỏi cuộc đời. Những người thành khẩn tin vào lý tưởng của “cách mạng nhung” không hoài nghi gì về những lý tưởng được khơi gợi, thực chất trở thành một thứ nhiên liệu cho những cuộc cách mạng này, cháy lên vì lợi ích Mỹ. Còn bản thân xã hội bị đưa khỏi tình trạng cân bằng do những nề nếp xã hội bị phá vỡ, các giềng mối liên lạc bị cắt đứt, uy tín chính quyền sụt giảm, bất bình tăng, nói chi đến hoạt động bình thường của nền kinh tế. Tất cả trở thành những điều kiện lý tưởng để áp đặt và thiết lập những mô hình thiết chế xã hội phương Tây. Hoa Kỳ bước vào đất nước đó và sẽ chẳng bao giờ rời đi, ít ra là không bao giờ tự nguyện rời đi.

        Tiếp theo nước Nga, trải qua cuộc “cách mạng nhung” năm 1991, những nước khác trong SNG cũng không thoát khỏi số phận này. Và ở bất cứ nơi nào mà kịch bản “cách mạng nhung” được thực hiện, ngày nay chúng ta có thể thấy việc mất một phần, hay toàn bộ chủ quyền. Mất chủ quyền hoàn toàn có thể kể Gruzia, nơi “cách mạng hoa hồng” dẫn tới những quá trình nghiêm trọng gây bất ổn xã hội cũng như những vấn đề lãnh thổ nghiêm trọng. Thực tế, những vấn đẽ lãnh thổ chúng ta đang thấy ở các nước hậu Xô viết ở giai đoạn này hay khác đều có Hoa Kỳ tham gia. Vì vậy, không lực lượng chính trị nào của các quốc gia này, không xã hội nào nhận được ưu thế nào từ việc thực hiện những kịch bản của “các mạng nhung”. Lực lượng duy nhất trong bất kỹ trường hợp nào nhận được lợi ích chính trị từ việc này - đó là Hoa Kỳ, bởi bằng cách đó họ đã thiết lập được một sự kiểm soát “mềm”, dễ dàng, phi quân sự, trên những lãnh thổ mới.

        CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI QUA THÍ DỤ PRIDNESTROVIE

        Sau khi địa chính trị trở thành một phần không thể tách rời của việc lên kế hoạch không chỉ quân sự, mà cả chính trị, còn khoa học quân sự tiến xa về phía trước; theo quan điểm chiến tranh mạng lưới rõ ràng không thể giữ được đường biên giới đang tồn tại mà không bành trướng ra ngoài. Không tấn công có nghĩa là rút lui ở chỗ chúng ta sẽ rơi vào vòng vây của những căn cứ quân sự thù địch được sử dụng tấn công chúng ta.

        Lực lượng chuẩn bị chiến tranh mạng lưới là một mạng lưới phân nhánh của những trung tâm được thông tin tốt nhưng nằm phân tán vế mặt địa lý. Những đặc điểm - thành phần chính của các trung tâm này là “lưới thông tin” hiệu quả cao và khả năng tiếp cận tất cả thông tin cần thiết. Tất cả được liên kết vào một mạng lưới thống nhất với một hệ thống điều khiển và chỉ huy kết nối vào nó. Thường những mạng lưới như thế thoạt nhìn giống như những định chế hay những hãng truyền thông với một loạt chi nhánh khu vực.

        Pridnestrovie, nằm ở một trong những tuyến tiền tiêu chống đỡ cuộc tấn công phương Tây vào nước Nga, không thoát khỏi một mạng lưới như thế. Pridnestrovie đã trụ đỡ được cuộc phong tỏa hải quan do liên minh Moldova - Ukraine Cam thời Yushchenko tổ chức. Những người chủ xướng cuộc phong tỏa đả tính rằng Tiraspol sẻ nhân nhượng, còn giới lãnh đạo địa phương sẽ chia thành những người ủng hộ và những người chống đối sự thỏa hiệp, nhưng ngược lại, giới tinh hoa chỉ thêm đoàn kết.

        Nhìn chung, các chính khách Nga càng ít chú ý và ủng hộ vùng nổi loạn này thì ở đó càng có nhiều hơn các mạng lưới phương Tây chuẩn bị bàn đạp cho một cuộc tổng tấn công. Nơi chúng ta rời đi, họ sẽ đến. Lối tiếp cận dân tộc - cam hữu hiệu nhất ở Gruzia và Ukraine. Có những kẻ theo xu hướng dân tộc - cam người Nga lẫn Ukraine ở Prednistrovie. Trước tiên đó là các cơ cấu của nhà công nghệ chính trị Nga không kém nổi tiếng Stanislav Belkovski, chính ủy của nhà tài phiệt nay đã quá cố Boris Berezovski mơ về một cuộc đảo chính “cam” chống Putin ở Nga. Đầu tiên Belkovsky làm việc cho Yulia Timoshenko trong thời gian “cách mạng cam” ở Kiev, sau đó làm việc cho Moldova “cam” ở Prednistrovie.

        Trong khi Moskva bị chi phối bởi những vấn đề nội bộ, trấn áp những kẻ mưu toan “cách mạng cam” ở nước Nga, Belkovksy hoàn toàn bình thản mở một chi nhánh Viện Chiến lược Quốc gia ở Tiraspol. Và sau đó - theo cách tiếp cận chiến tranh mạng lưới - thành lập “lưới thông tin” - tức mạng lưới điệp viên, dưới dạng các nhà báo và nhà hoạt động xã hội, thu thập thông tin cần thiết cho mạng lưới. Với sự tiếp sức của những bài in trên các phương tiện truyền thông đại chúng, họ chuẩn bị ý kiến xã hội theo hướng cần thiết. Để làm việc đó, qua chi nhánh của Viện Chiến lược Quốc gia, nhóm Belkovski cố nắm kiểm soát một số phương tiện truyền thông Pridnestrovie.

        Có thể tiến hành chiến tranh mạng lưới ở các mức độ - chiến thuật, tác chiến và chiến lược. Nhưng cái quan trọng nhất là sự chuẩn bị trước chiến tranh, việc tạo dựng trước chiến trường, lặng lẽ, tế nhị. Rõ ràng, không bao giờ và không trong bất cứ hoàn cảnh nào Moldova lẫn Rumania có thể chiếm được Pridnestrovie bằng con đường tấn công quân sự công khai. Họ đã thử. Ở đây cần những cách thức tinh tế hơn. Thế nhưng việc các nhà chiến lược chiến tranh mạng lộng hành như thế trong không gian SNG không có nghĩa họ đã quên nước Nga. Người ta cho rằng việc tách và chiếm những lãnh thổ then chốt quanh nước Nga sẽ diễn ra rất dễ dàng và kín đáo, bởi các công nghệ sử dụng cho việc này là mới nhất, và như thế, họ đồ rằng chúng ta khó mà hiểu được. Ở đâu chúng ta đào tạo các chuyên gia phản công các cuộc xâm chiếm thực hiện không bằng vũ khí thông thường, không một phát súng? Ở đây cũng không thể sử dụng vũ khí hạt nhân mà chúng ta vốn tự hào cho rằng đó là phương tiện cuối cùng để kiểm chế và giữ gìn sự toàn vẹn đất nước chúng ta.

        Việc khái niệm này được thấu hiểu nhanh đến đâu và nó được đưa vào sử dụng sớm ra sao phụ thuộc vào việc chúng ta có thể, và liệu có thể hay không phản công hiệu quả các mối đe dọa mạng lưới và các tiến trình “cách mạng cam” hiện nay đang tràn vào không gian hậu Xô viết, de dọa làm tan rã nước Nga. Sau việc mất kiểm soát những vùng lân cận Pridnestrovie và Ukraine, tiếp đó là việc tách phần bắc Kavkaz vẫn còn của Nga, phần phía nam nước Nga, khu vực Volga, điều sẽ dẫn tới phản ứng dây chuyển sụp đổ nước Nga. Những năm gần dây sẽ trở thành khoảnh khắc sự thật cho chính quyền Nga: nếu tới lúc đó những biện pháp thích hợp để khai thác công nghệ mạng lưới chưa được đưa ra, tất cả sẽ kết thúc trong nước mắt và bi thảm. Theo lời một nhà kinh điển về tình hình tương tự: “Chúng ta phải vượt qua khoảng cách này. Hoặc là chúng ta làm được điều đó, hoặc là họ đè bẹp chúng ta”1. Hiện các công nghệ này đang được tìm hiểu rất hời hợt, sơ khai.

        Cần lưu ý: các nguyên tắc tiến hành chiến tranh mạng lưới không phụ thuộc vào khu vực địa lý, nhiệm vụ tác chiến, thành phần và cơ cấu của những lực lượng được sử dụng. Ở đây mọi thứ đều có thể sử dụng. Nếu mạng lưới ngay cạnh bạn, có nghĩa dân chủ Mỹ sẽ đến trong ngày mai. Cứ theo dõi các bài báo.

-----------------------
        1. Stalin l.V. về nhiệm vụ của các nhà kinh tế/ Phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất các công nhân công nghiệp xã hội chú nghĩa 4 tháng 2/1931.



Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2020, 07:21:10 pm

        UZBEKISTAN VÀ KYRGYZSTAN: THẤT BẠI CỦA HOA KỲ HAY MỘT CUỘC THAO DIỄN?

        Uzbekistan và Kyrgyzstan đã và tiếp tục là những khu vực quan trọng để hỗ trợ chiến dịch xâm chiếm quân sự của Hoa Kỳ ở Afghanistan. Mặc cho những đồn đại hiện nay về việc rút quân dội Mỹ khỏi nước này. Hoa Kỳ chưa bao giờ rút lui khỏi nhiệm vụ thiết lập sự kiểm soát trên khu vực. Vì thế sẽ tiếp tục quá trình áp đặt dân chủ Mỹ bằng việc nắm lấy Uzbekistan và Kyrgyzstan khi mà (hai nước này) vẫn chưa lựa chọn được mũi tên địa chính trị ưu tiên, để đưa sự kiểm soát toàn diện của mình sâu vào lục địa Á Âu.

        Thường thì sau những nỗ lực mà cuối cùng vẫn chưa thực hiện được như đảo chính “nhung” mà chúng ta đã thấy ở Andizhan1 của Uzbekistan, hay với tình hình trơn tru hơn với dòng thác cách mạng ở Kyrgyzstan2, sớm hay muộn gì những kịch bản căng thẳng hơn sẽ nối tiếp. Tác động được siết chặt theo mức ngày càng tăng. Kịch bản “cách mạng nhung” được thay bằng kịch bản căng thẳng hơn: đụng độ với cảnh sát, những nạn nhân đầu tiên, những cuộc tàn sát, rồi tiếp theo thường bắt đầu bằng việc khai thác tình hình theo khía cạnh sắc tộc, bởi đây là giai đoạn khá nặng nề để tìm lối thoát cho tình hình đã thoát khỏi sự kiểm soát. Tất cả những việc này còn đi kèm với việc tạo ra song song nhiều lò lửa bất ổn xã hội, bùng nổ các vấn đề kinh tế, xã hội và căng thẳng chính trị nội bộ. Mục tiêu nhằm để lãnh đạo các nước bị xâm chiếm đồng ý với việc chính quyền đã mất kiểm soát tình hình và quyển lực đã rời khỏi tay họ. Cùng với đó, ở đâu hiện diện môi trường mạng lưới cần thiết, những mưu toan sử dụng mạng xã hội và Internet để gây sức ép xã hội và thông tin lên chế độ cầm quyền, sẽ được tiến hành. Ở đâu mà mạng lưới các cấu trúc phi chính phủ hoặc mạng Internet xã hội tương đối phát triển, giữa giai đoạn đảo chính mềm và kịch bản cứng có thể thực hiện kịch bản cách mạng rối búp bê. Thực chất của nó nằm ở việc chuyển tiếp trơn tru những hoạt động đường phố bất bạo động thành việc tăng áp lực lên cơn cuồng loạn xã hội trên Internet và không gian truyền thông, cùng lúc tạo ra tâm lý bất mãn chính quyền và sự gia tăng căng thẳng của tình hình, chuyển tình trạng không hài lòng sang những dạng phản kháng đường phố gay gắt hơn. Trong trường hợp nào thì kết quả cũng là việc đưa lãnh thổ quốc gia đó vào sự kiểm soát của Hoa Kỳ.

        Trong trường hợp “cách mạng cam” hay “cách mạng nhung” không thành công hay chỉ thành công một nửa, theo sau đó sẽ là những nỗ lực sử dụng các kịch bản cứng rắn hơn tùy vào mức độ cấp bách, có thể kết thúc bằng các chiến dịch bạo lực như đã thấy ở Iraq hay Libya. Như thế, việc tước chủ quyền Uzbekistan không thành và trường hợp trơn tru hơn như ở Kyrgyzstan chỉ là các giai đoạn, một thao diễn tạm thời trước một kịch bản cứng rắn hơn mà kết thúc của nó chỉ có một.

------------------------
        1. Năm 2005, sau cuộc tấn công vũ trang vào một nhà tù ở Adizhan để giải thoát 23 doanh nhân bị xét xử do có liên quan tới nhà hoạt động tôn giáo, xã hội UzbekistanAkram Yuldalshev; những người nổi loạn đã thả hơn 1000 tù nhân, chiếm tòa nhà chính quyền địa phương. Sau đó họ đã biểu tình, đưa ra các yêu sách kinh tế và đòi một "chính phủ công bằng" và yêu cầu đối thoại với tổng thống Uzbekistan ông Karimov. Cuộc biểu tình đã bị giải tán bằng vũ lực. Tổng cộng 170 người chết, hơn 500 người bị thương trong những cuộc nổi loạn vũ trang này. Hoa Kỳ và các nước phương Tây sau đó chỉ trích Uzbekistan "áp dụng vũ lực không đúng mức", ra nghị quyết tại HĐBA lên án chính quyén Uzbekistan xem vụ nổi loạn này là chuyện nội bộ đất nước, (http://dic.academic.ru/dic.nsf/ruwiki/851928) (ND)

        2. Một loạt các cuộc nổi dậy và chiếm chính quyền của phe đối lập Kyrgyzstan do không đồng tình với đường lối lãnh dạo chính trị, diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6-2010 và chấm dứt bằng việc tổng thống Kurmanbek Bakiyev phải chạy khỏi đất nước. Kết quả là Kyrgystan thành lập chế độ cộng hòa nghị viện bằng con đường dân chủ (trưng cầu dân ý). Trong cuộc cách mạng này, Tổng thống Nga khi đó là ông D. Medvedev và Thủ tướng Nga V. Putin đều đã chỉ trích ỏng Bakiyev, bày tỏ sự sản sàng hỗ trợ vật chất cho "chính quyền nhân dân tin cậy Kyrgyzstan". Các nhà quan sát cho rằng, lần đầu tiên sau khi Liên Xô tan rã, Nga tỏ thái độ ủng hộ phe đối lập ở một nước SNG xuất phát từ sự không hài lòng của Moskva trước hành xử của Tống thống Bakiyev, người vẫn để cơ sở quân sự Mỹ tồn tại trên đất Kyrgystan mặc dù đã hứa sẽ đóng cửa căn cử này và nhận 1,7 tỉ đôla viện trợ của Nga. (https://ru.wikipedia.org/wiki/) (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2020, 07:21:51 pm

        CÁC QUÁ TRÌNH MẠNG LƯỚI Ở GRUZIA VÀ UKRAINE

        Gruzia là bàn đạp địa chính trị quan trọng nhất để củng cố ảnh hưởng Hoa Kỳ ở Kavkaz. Xuyên qua Gruzia như qua một phần của eo đất Kavkaz, Nga về giả thiết sẽ có đường tiếp cận chiến lược với Iran, dàn xếp mối quan hệ chiến lược trực tiếp với nước này. Cuối cùng đến lượt mình, Iran có lối ra trực tiếp đến Ấn Độ Dương. Mong muốn của nước Nga vươn ra biển ấm, theo các thuật ngữ địa chính trị, là mối đe dọa địa chính trị chính của Nga đối với Hoa Kỳ. Mà con đường ngắn nhất ra biển ấm từ Nga qua Iran, qua nam cũng như bắc Kavkaz, hiện vẫn còn đang nằm dưới sự kiểm soát chiến lược trực tiếp của Nga. Vì thế Gruzia trở thành mục tiêu ưu tiên của chiến tranh mạng lưới Hoa Kỳ ở Kavkaz, vốn mong muốn xây dựng “đế chế" Hoa Kỳ trên lục địa Á Âu.

        Thực hiện nhiệm vụ địa chính trị chính của Hoa Kỳ là không để nước Nga qua nam Kavkaz tới Iran, Hoa Kỳ cố gắng gây bất ổn càng nhiều càng tốt cho không gian nhỏ này mà trong đó, ngoài Gruzia, còn có Azerbaijan và Armenia, hoặc lý tưởng nhất là thiết lập kiểm soát quân sự chiến lược trực tiếp, ngăn chặn lối ra của Nga vào Ấn Độ Dương. Nhiệm vụ này đã được giải quyết khi thực hiện kịch bản “cách mạng màu” ở Gruzia. Và nhiệm vụ này đã hoàn thành: Gruzia được đưa khỏi sự kiểm soát địa chính trị còn lại của Nga vốn vẫn duy trì ở đó sau khi Liên Xô sụp đổ và thậm chí trong giai đoạn cầm quyển của Shevardnadze, một quan chức Liên Xô cũ; chuyển hoàn toàn Gruzia sang sự kiểm soát địa chính trị của Mỹ. Chính ở Gruzia có các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ, ở đó có các cố vấn Hoa Kỳ đang hoạt động, và trên nguyên tắc hiện nay chúng ta có thể xác nhận Gruzia đã chấp nhận vectơ phát triển Đại Tây Dương, hoàn toàn đánh mất chủ quyền. Chỉ có thể tưởng tượng sẽ tốn bao nhiêu chi phí cho việc chiếm bàn đạp này bằng con đường quân sự trong trường hợp Gruzia tham gia vào một khối quân sự, chẳng hạn như CSTO, hoặc đơn giản là nước thực sự có chủ quyền để chống lại cuộc xâm lược quân sự. Sẽ tốn kém hơn nhiều so với nỗ lực chiếm nam Ossetia bằng con đường quân sự năm 2008. Người Mỹ đã tay không lấy được Gruzia khi mà một bộ phận người dân và gần như toàn bộ tầng lớp thượng lưu thậm chí hoan nghênh sự kiện này, cho rằng cuối cùng họ cũng thoát khỏi ảnh hưởng Nga mà không nhận ra cùng với đó, họ đã rơi vào sự nô lệ Hoa Kỳ.

        Những mưu toan đảo chính “màu” cũng đã từng được thực hiện cả ở Armenia lẫn ở Azerbaijan. Các trại lều, đụng độ với cảnh sát, nạn nhân trong số những người biểu tình - tất cả những thứ này thủ đô Armenia cũng đã trải qua vào tháng 3/2008 sau bầu cử. Còn chính quyền Azerbaijan tin rằng những cuộc biểu tình của phe đối lập hồi tháng 3/2011, đồng thời những phát biểu chống đối chế độ hiến pháp hiện hành, đều được tổ chức ở nước ngoài. Trong số những trợ lý tự nguyện kích động những tiến trình này có thể kể Gruzia, vốn đã trở thành bàn đạp cho sự bành trướng Hoa Kỳ ở Kavkaz. Và chỉ có thể đối đầu với những hành động xâm chiếm của Hoa Kỳ khi những chiến lược phản kích được tư duy chính xác là chiến tranh mạng lưới.

        Liên quan tới Ukraine, ở đây nhiệm vụ cũng tương tự. Ukraine đối với Nga chẳng khác nào chiếc cầu dẫn vào châu Âu. Như Zbignew Bzhezinsky từng viết, không có Ukraine Nga sẽ không còn là cường quốc Á Âu mà sẽ trở thành cường quốc châu Á. Thêm vào đó Ukraine là yếu tố quan trọng nhất của cái gọi là hàng rào cách ly, tách nước Nga khỏi EU, tức khỏi Trung Âu, không tạo cho Nga khả năng thu xếp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với EU. Trên con đường dẫn tới quan hệ đối tác này, đặc biệt là với Đức, Mỹ xây dựng hàng lang cách ly trải dài từ các biển bắc lạnh dọc các nước Baltic, ngang qua Ukraine, Moldova, tiếp đó kéo xuống Gruzia. Tạm thời nó bỏ qua Belarusia, nước vẫn còn là lỗ hồng cuối cùng của hàng rào cách ly này về phía tây, và thực hiện nhiệm vụ ngáng trở thay cho nó là Ba Lan. Tiếp theo, qua Ukraine, Moldova và phía dưới tới Gruzia là một vành đai chia cách Nga khỏi châu Âu bằng một vùng bất ổn. Ở đó Hoa Kỳ thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, địa chính trị quan trọng, làm “cách mạng màu” ở các nước này theo còi lệnh. Hãy tưởng tượng giá trị của việc tìm ra không gian này trong vùng các quan hệ đồng minh với Nga đối với kinh tế Hoa Kỳ. Một cuộc chiến tranh lớn với châu Âu, như chúng ta từng thấy trong lịch sử - rất đẫm máu và tốn kém. Mà không có châu Âu sẽ không thể nào đạt được việc kiểm soát toàn thế giới. Trong khi đó, kịch bản “nhung” thay đổi các chế độ châu Âu là một việc hoàn toàn khác. Đầu tiên ở vùng Đông Âu, các nước SEV và khối xã hội chủ nghĩa cũ. Rồi sau đó đến các nước đồng minh theo khối NATO, bởi chiến tranh mạng lưới như chúng ta nhớ, được tiến hành chống lại những kẻ thù, các lực lượng trung lập và bạn bè. Phí tổn đơn giản là không thể so sánh, mà hiệu quả lại cao hơn nhiều. Là vì chiến thắng quân sự vẫn chưa thể bảo đảm sự kiểm soát và điều khiển các lãnh thổ bị chiếm đóng, khác với hiệu quả của chiến tranh mạng lưới, cuộc chiến tranh mà chúng ta biết vẫn chưa kết thúc. Vành đai tách nước Nga với châu Âu được Hoa Kỳ thành lập để giải quyết những nhiệm vụ địa chính trị và chiến lược quan trọng bằng con đường kích động tuần tự những cuộc “cách mạng nhung” trong các nước này, trong khuôn khổ chiến tranh mạng lưới chống lại nước Nga.

        Việc Viktor Yanukovich lên nắm chính quyền Ukraine lúc đầu có phần nào làm yên lòng giới thượng lưu chính trị Nga. Xu hướng tích cực thấy được trong quan hệ Nga - Ukraine này lẽ ra phải được phía Nga nắm bắt đế bắt đầu một cách tích cực hơn quá trình đưa các lợi ích Nga quay trở lại Ukraine, vốn đã biến mất ở đây sau năm năm điều hành của những nhà lãnh đạo “cam”. Lẽ ra cần phải tiến xa hơn vế phía tây, phát triển sáng kiến chiến lược, dàn xếp các quan hệ trực tiếp với EU.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2020, 07:23:16 pm

        Yanukovich đã mang một niềm hy vọng đến cho địa chính trị Nga, lẽ ra không nên bỏ qua cơ hội này. Đương nhiên ngay lập tức phương Tây bắt đầu gây sức ép lên ông ta dữ dội bằng các đe dọa trực tiếp về mối quan hệ với EU, đặc biệt là khả năng hội nhập vào EU. Trong tình huống này Yanukovich trở thành đối tượng bị phương Tây thúc bách, sự thúc bách cuối cùng cũng có hiệu quả, trong khi cực kỳ cán thiết giữ vững đường lối địa chính trị hướng về Nga. Ông ta cố ve vãn phương Tây lẫn Nga, nên điều tất yếu là ông ta không trụ được ở đâu và mất tất cả. Ở đây lẽ ra (Yanukovich) cần phải hết sức nhất quán. Địa chính trị không chấp nhận tính nước đôi. Còn Yanukovich, trong khi mặc cả với Putin về giá khí đốt, lại đặt cược hoàn toàn vào việc ve vãn phương Tây, kết quả là dưới sức ép của Hoa Kỳ, ông ta lẫn Ukraine nói chung đã không tránh được thảm họa - đất nước tan rã, hỗn loạn xã hội, bọn Banderov tràn lan, sự bần cùng hóa nhân dân và hoàn toàn mất chủ quyền đất nước. Mỹ và phương Tây trên nguyên tắc không quan tâm đến kinh tế và xã hội của những nước họ xâm chiếm. Họ chỉ cần bảo đảm rằng Nga không có được Ukraine. Còn Nga lúc đó lẽ ra cần tạo những mạng lưới của mình ở Ukraine, bằng mọi cách bảo đảm sự toàn vẹn đất nước Ukraine cũng như sự ổn định xã hội qua việc ủng hộ Ukraine bằng mọi phương tiện, mặc cho những yêu sách theo chu kỳ1 của chính quyền Ukraine, ủng hộ về kinh tế, chính trị trên trường quốc tế, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Ukraine trong lĩnh vực nguyên liệu, bảo đảm an ninh nguyên liệu cho Ukraine và châu Âu để dập tắt lò lửa căng thẳng này.

        Nhìn chung sứ mệnh của chúng ta ở Ukraine cho đến trước khi nó phân rã và trượt vào hỗn loạn nằm ở việc ủng hộ chế độ “cam” cho dù bất lợi, còn đến lượt mình, sứ mệnh của Yanukovich là giữ vững đường lối thân Nga và không buông bỏ nó. Trong trường hợp đó ông ta có thể biến Ukraine thành một yếu tố hội nhập, cũng cố liên minh Nga và châu Âu. Và việc này sẽ cao quý hơn là làm nhân tố bất hòa giữa châu Âu và Nga mà Ukraine dưới thời Yushchenko đã từng như thế cũng như (vị thế) nó đang biến thành hiện nay, trở thành nguyên cớ cho một cuộc đại chiến. Thế nhưng những chao đảo của Yanukovich và cuối cùng là việc trộm cắp vô độ2 của ông ta đã đặt dấu chấm hết cho chính sự tồn tại  của một quốc gia vẫn chưa thành “Ukraine”3.

        Khả năng phát triển thắng lợi địa chính trị chúng ta đã có hồi tháng 8/2008 liên quan tới Gruzia: bắt đầu tham gia vào chính trị đối nội của Gruzia, tạo điều kiện cho sự ra đi của chính quyền Saakashvili, dịch chuyển xa hơn về phía nam Kavkaz, đến Iran. Thế nhưng thời cơ đã bị bỏ lỡ, và tất cả những thay đổi chính trị nội bộ ở Gruzia đã diễn ra mà không có mặt chúng ta khi để giới lãnh đạo chính trị Nga ở vị thế người quan sát ngoài cuộc.

        Nếu thử phân tích xem Hoa Kỳ cuối cùng đã đạt được những gì từ việc tiến hành các kịch bản “cách mạng sắc màu” ở Gruzia và Ukraine, thì thật sự ta sẽ thấy việc đạt được những thành quả địa chính trị, những thắng lợi mà thuở trước chỉ có thể giành được bằng những đội quân nghìn người và những tổn thất quân sự khổng lồ. Còn trong trường hợp “cách mạng màu”, họ đã đạt được cũng kết quả đó mà không tổn thất gì, những chi phí đơn giản là không thể so sánh. Trong quy mô lịch sử, so sánh giá của “cách mạng màu” và chất lượng những thành quả đạt được, phải thừa nhận rằng cuộc đảo chính “sắc màu” dẫn tới hiệu quả hoàn toàn miễn phí. Thường thì cuộc cách mạng mà kết quả của nó là việc thay chế độ hiện hành bằng chế độ bù nhìn thân Mỹ, tất cả chỉ trị giá ngang với việc phóng một tên lửa Tomahawk.

----------------------------
        1. Ngụ ý cuộc "chiến tranh khí đốt" giữa Nga và Ukraine cuối những năm 2000, khi Nga điều chỉnh giá khỉ đốt bán cho Ukraine theo giá thị trường, và Kiev đáp lại bằng cách phong tỏa khi đốt Nga bán cho các nước châu Âu trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine. Cuộc chiến gần như bùng lên mỗi mùa đông, khi nhu cầu khí đốt tăng cao. (ND)

        2. Sau khi ông Yanukovich bị lật đổ, báo chí Ukraine đã cáo buộc ông tham nhũng, để cho các còng ty gia đình và con trai trưởng phụ trách vật tư cho công nghiệp khai thác than Ukraine, thao túng hoạt động ngân hàng, ăn hối lộ các công trình xây dựng, đường sắt, năng lượng...(https7/www.novayagazeta.ru/ articles/2014/02/03/58180-vse-v-semyu-biznes-viktora-yanukovicha) (ND)

        3. Một quan điểm phổ biến trong những người bảo thù Nga, cho rằng Ukraine chưa từng là một quốc gia với đủ các tiêu chí của nó, cho đến khi trở thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Ukraine từ xa xưa xuất phẩt từ xứ Rus Kiev của người Rus - bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraina, Belarus hiện đại với một phần lớn lãnh thổ của nó nằm trong lãnh thổ nước Nga hiện nay, Rus Kiev từng bị tan rã, phá hủy hoàn toàn năm 1240. Sau đó, nhà nước Kievan Rus được kế tục bởi các công quốc, đặc biệt là xứ Novgorod và Pskov, theo thời gian các xứ này dần phát triển thành nước Nga ngày nay, trong khi vùng phía tây của lãnh thổ trước kia là Kiev Rus bị Đại công quốc litva và Ba Lan chiếm giữ. Sự chia cắt về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukraine ở phía tây. Như thế, ba quốc gia Belarus, Nga và Ukraine đều chia sẻ chung một cội nguồn là xứ Rus Kiev của người Rus. Trong suốt chiều dài lịch sử, Ukraine bị xâu xẻ bởi các cường quốc Ba Lan, Phổ, Áo, Nga. Cho đến sau cuộc cách mạng Nga 1917, từ 1917 đến 1920 nhiều nhà nước Ukraine riêng biệt xuất hiện trong một giai đoạn ngắn, cho đến năm 1919, theo Hiệp ước hòa bình Riga giữa những người xô viết và Ba Lan, tây Ukraine bị chinh thức sáp nhập vào Ba Lan để đổi lại Ba Lan công nhận nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine, sau này là thành viên sáng lập Liên bang Công hòa Xá hội chủ nghĩa Xô viết - hay Liên xỏ, tháng 12/1922.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2020, 04:01:20 am

        HOA KỲ CHỐNG NGA: CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI Ở KAVKAZ

        Ngày nay về mặt chiến lược Kavkaz hấp dẫn với tất cả những ai muốn nước Nga tan rã, bởi rõ ràng tiến trình này dễ khiêu khích nhất chính là từ Kavkaz, một chủ thể tương đối bất ổn về xã hội của Liên bang Nga. Có thể sử dụng nó để tạo ra một tiền lệ tan rã, chỉ cần nhìn vào bản đồ vùng xung đột của Nga do mạng lưới Tishkov lập nên là đủ. Nếu có gì đó tách ra, dù chỉ là một ngôi làng, nó sẽ khiêu khích sự sụp đổ theo nguyên tắc domino - rụng một tế bào khỏi chuỗi Liên bang Nga hiện nay, một kết cấu lãnh thổ với những “cộng hòa dân tộc” mà chúng ta có được từ thời Marxist rất không bển vững. Với sự hỗ trợ của các tiến trình công nghệ mạng, sự tan rã này sè diễn ra nhanh hơn. Putin thậm chí sẽ không kịp ký chỉ thị quy trách nhiệm do kêu gọi chia tách lãnh thổ.

        Như đã nói, eo đất Kavkaz ngăn nước Nga khỏi các tiếp xúc chiến lược trực tiếp với Iran, mà Iran là lối trực tiếp dẫn ra Ấn Độ Dương, vùng biển ấm mà Nga bị chia cắt theo chiến lược “Anaconda” vốn cách ngăn đối thủ khỏi bất cứ giao tiếp nào, tức đơn giản là cách ly nó. Chúng ta bị cô lập bởi Bắc Băng Dương, Tây Âu, giờ nước Nga còn bị chia cắt khỏi miền nam của nó. Còn ở phía đông chúng ta bị Nhật phong tỏa, nơi có các căn cứ quân sự của Mỹ. Tất cả những thứ này là hàng rào cách ly. Lỗ hổng duy nhất của hàn này chính là Iran. Vì những nguyên nhân này mà Iran đơn giản sẽ không “sống thọ” nếu không liên kết với Nga thành một liên minh chính trị quân sự. Chế độ của các giáo chủ không có sự che chắn của Nga sẽ không thể trụ được bển lâu.

        Iran đã chịu đựng không phải chỉ một làn sóng phản kháng xã hội. Nó đứng vững được trước tiên nhờ tính nhất thể Hồi giáo. Nhưng Iraq thì không. Một số phận tương tự đang được chuẩn bị cho Syria. Kết quả là Iran bị bao vây, cuộc vây hãm sẽ kéo dài đến khi nào mà phương Tây toàn cầu không kết thúc nó. Ở đây, việc xóa bỏ cấm vận - những nhượng bộ ngắn hạn của Obama - không thể xem xét nghiêm túc như một nhân nhượng có tính hệ thống của phương Tây. Bởi do tham gia vào nhiều cuộc xung đột trên toàn địa cầu, “đế chế" Hoa Kỳ đơn giản là cần nghỉ ngơi và sắp xếp lại lực lượng. Và vì sau Iran là Nga.

        Nhưng hiện nay mối liên hệ duy nhất giữa Nga với Iran là qua Kavkaz. Hơn nữa tại Kavkaz chúng ta đã đánh mất phần lớn (ảnh hưởng - ND): ở Gruzia có các căn cứ quân sự của NATO, Azerbaijan đang hướng vế Thổ Nhĩ Kỳ, về Mỹ, và trên nguyên tắc họ được mời gia nhập vào bất cứ cấu trúc phương Tây nào họ muốn, theo bất cứ điều kiện nào. Dĩ nhiên, ở đó có vấn đề Nagornyi - Karabakh. Nhưng khi thật sự cần, Hoa Kỳ sẽ tìm ra cách tiếp cận theo kiểu của mình chẳng hạn như chúng tôi và các ngài sẽ cùng giải quyết vấn đề với Nagornyi - Karabakh, chỉ cần cam kết theo ý tưởng Mỹ. Họ lừa đấy, nhưng điều đó cũng đáp ứng được lợi ích trước mắt. Tiếp đó là bắc Kavkaz.

        Nguyên tắc chủ đạo là tấn công sâu vào lục địa Á Âu với tổn thất tối thiểu. Nhiệm vụ của chúng ta - tìm lối ra các ranh giới biển của lục địa, ra đại dương. Thứ cuối cùng mà chúng ta hiện còn là biển Nhật Bản dưới sự giám sát của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, và đường tiếp cận mở, ra Bắc Băng Dương. Ở đó, chúng ta còn có thể tự do làm chủ giữa những chú gấu trắng, dù ở đây cũng đã xuất hiện nhiều kẻ quan tâm.

        Bất cứ ai nghĩ Kavkaz như một điểm phân rã của nước Nga, đang nhắm vào những điều tiêu cực, những đặc điểm hủy diệt của tình hình trong khu vực này. Còn những ai thấy Kavkaz như điểm xuất phát cho việc thúc đẩy lợi ích Nga xa hơn vế phía nam, đang cố tạo dựng nó. Hiện nay trò chơi đang diễn ra để xác định tiến trình tiếp theo của lịch sử, và những ai đánh vào nước Nga cũng đang tấn công vào ý thức của các dân tộc Kavkaz, vào bản sắc của họ để pha trộn những liên hệ truyền thống của các dân tộc Kavkaz. Khi đó họ có thể vào Kavkaz giống như đã vào thế giới Ả rập hiện nay.

        Một trong những mưu toan tiến vào Bắc Kavkaz thông qua hỗn loạn là cuộc chiến tranh Chechnya, có thể được xem như một hoạt động mạng lưới điển hình của Hoa Kỳ, được đồng lõa bởi vô số nghệ sĩ “trong bóng tối” cũng như những đối tác nhỏ hơn. Trong số này có Ả rập Saudi ủng hộ Wahhabism, những nhà nhân quyền phương Tây kêu gào về cuộc chiến cho độc lập của người dân Chechnya. Và cả Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ cùng các nước Baltic vào thời điểm đó cảm nhận họ đã độc lập theo một kiểu đặc biệt nào đó. Đối với những người tham dự này, chiến dịch Chechnya hết sức quan trọng, mỗi người theo cách riêng của mình, mỗi người thấy ở đó những lợi ích của chính mình. Và bối cảnh mạng lưới đã hình thành như thế.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2020, 04:01:54 am

        Những người gián tiếp tham gia tiến trình mạng lưới luôn thực hiện những nhiệm vụ cục bộ nào đó của họ. Trong các chiến dịch Chechnya thứ nhất và thứ hai còn có những người tham gia thực hiện những nhiệm vụ chiến thuật cụ thể của họ trong khu vực này. Thí dụ các nhóm tài chính Anh quan tâm đến sự trở lại của nhiên liệu, bởi trên lãnh thổ Chechnya ở nước Nga trước cách mạng có nhiều công ty Anh tham gia khai thác dầu. Lẽ tự nhiên họ đã phải chịu thiệt hại vào thời điểm đó. Sự tham gia của các nhà tài chính Anh được thúc đây bởi nhu cầu phục thù kinh tế. Vì thế họ đã sẵn sàng cho một kiểu đầu tư, cho những chi phí kinh tế bổ sung để có thể lấy lại toàn bộ ảnh hưởng kinh tế - tài chính của mình.

        Ả rập Saudi và các vương quốc dầu hỏa khác thì quan tâm tới việc xuất khẩu mô hình tư tưởng của họ, hệ tư tưởng Wahhabism. Đó là một mô hình chính trị thần quyền, một thiết chế xã hội mà sự lan truyền của nó đã giúp Ả rập Saudi và các vương quốc Ả rập khác mở rộng vùng ảnh hưởng tư tưởng và chính trị của mình. Mối quan tâm đó là mở rộng giáo đoàn điều khiển tư tưởng: càng nhiều nhóm, lãnh thổ, quốc gia Hồi giáo thì càng có nhiều cơ hội cho ảnh hưởng của Ả rập Saudi như một loại nguồn, một kiểu trung tâm Wahhabism. Sản xuất mô hình Wahhabism chính là một mục tiêu chiến thuật địa phương của Ả rập Saudi, nước đang cung cấp cho các tay ly khai Kavkaz nguồn lực cũng như dòng con người vô tận - một loại bia thịt được xay trong cối xay thịt xung đột giữa Wahhabi quốc tế và các lực lượng liên bang.

        Trong cuộc xung đột này còn có đại diện các nước Đông Âu vốn oán giận sâu sắc đại Nga. Đó là những nước cựu Xô viết ở Đông Âu, hiện nay nằm ở cái gọi là vùng đệm, ngăn cách nước Nga khỏi Tây Âu và không cho Nga lẫn châu Âu khả năng lập một liên minh chiến lược. Khả năng này đan xen với hoạt động phá hoại của các nước khối xã hội chủ nghĩa cũ và đang nằm trong hàng rào cách ly của Hoa Kỳ. Họ sôi sục căm thù đại Nga, trải qua những phức cảm dị thường khi phải chịu đựng những biến đổi xã hội nội tại khổng lồ và hiểu ra sự dễ tổn thương của vị thế chính mình. Nỗi hận thù và mối căm giận nhỏ nhen dĩ nhiên tồn tại, nhưng không phải trong chính nhân dân các nước này, mà chủ yếu trong giới thượng lưu và những nhóm xã hội địa phương nào đó, những người mà nỗi giận dữ và thù địch với Nga đã đẩy họ đến chỗ bằng mọi cách hạ thấp vị thế Nga, chèn chân và châm chích. Khả năng chống đối về mặt thông tin của các nước này khá lớn, vì thế họ được tích cực khai thác trong việc tổ chức chiến dịch thông tin chống Nga, trước tiên là ở châu Âu, nhắm vào thế giới phương Tay. Vì lý do này mà nhiều quốc gia Đông Âu được kết nối vào việc đưa tin về các sự kiện Chechnya, trước tiên là tác động lên EU, giáng các đòn thông tin vào Nga, biện hộ cho vị thế của phía ly khai và các nhóm khủng bố quốc tế Wahhabism.

        Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm tới ảnh hưởng chiến lược trực tiếp lên khu vực và hi vọng một cuộc phục thù địa chính trị nào đó liên quan đến những miền đất đã mất của đế chế Ottoman.Về cơ bản, Thồ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn có tiềm năng xây dựng đế chế, chưa kể đây là một quốc gia nhiệt tâm, có nước này là đồng minh sẽ là một ưu thế lớn. Ở đây Nga nên dành nhiều thời gian và chú ý hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ, cho sự thay đổi tư tưởng và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, điều chỉ có thể khi nào chính nước Nga có một hệ tư tưởng của mình.

        Nhìn chung Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh tiếm năng và rất quan trọng với Nga. Chính vì lý do này mà trong lịch sử có một thế lực thứ ba nào đó thường hay xô đẩy chúng ta. Lúc thì là đế chế Anh, lúc thì là Hoa Kỳ, làm hai đấu thủ mạnh nhất khu vực chống đối lẫn nhau. Chính vì thế mà chiến tranh Chechnya quan trọng với các nhà chiến lược Hoa Kỳ nhằm làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, bắt thóp khát vọng tự nhiên tăng cường ảnh hưởng khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách lợi dụng hoài bão phục hận đế chế của họ.

        Có nghĩa bất cứ đấu thủ nào trong khu vực, thậm chí những “quốc gia thất bại”1 nhỏ như Azerbaijan hay Gruzia mà chủ yếu lãnh thổ của họ chỉ dùng làm nơi trú đóng cho các tay súng, để thuyên chuyển lực lượng, điều trị thương tích để bắt đầu một làn sóng tấn công mới, tất cả đều được đưa vào (mạng lưới). Những quốc gia này cũng có động cơ mà trước tiên là để nâng cao vị thế họ trong khu vực vì với những quốc gia chưa thành hình và như những kẻ thất bại địa chính trị, táng lớp lãnh đạo của họ rất muốn kết nối vào một quá trình toàn cầu nào đó mà người đặt hàng là siêu cường Hoa Kỳ để tăng lòng tự phụ. Ở đây không nói về chính các nhân dân đó, người dân của các quốc gia vốn không tham gia vào quá trình này và thường là có thiện cảm với nước Nga. Ở đây nói về tầng lớp con rối của giai đoạn này, về những kẻ lãnh đạo được các nhà chiến lược Hoa Kỳ mua rẻ mạt bằng những miếng bánh chỉ riêng cho họ để chống lại nước Nga. Mỗi người đều có lập luận của mình, sự biện minh của mình, động cơ của mình.

------------------------
        1. Tác giá dùng cụm từ tiếng Anh “failed State" (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2020, 04:02:41 am

        VÙNG BẤT ỔN THƯỜNG TRỰC

        Mục tiêu chính của Hoa Kỳ ở khu vực Bắc Kavkaz là mở rộng bàn đạp chiến lược để tiến công sâu hơn vào trong lục địa Á Âu, miền nam nước Nga. Và Chechnya trong khát vọng này là một kiểu ngòi nổ phân rã. Nếu tiền lệ lịch sử này - việc một trong các chủ thể tách khỏi Liên bang - được hình thành, nó sẽ tạo ra tiền đề cho cuộc tách rời sạt lở của những chủ thể khác, đầu tiên là của những cái gọi là “cộng hòa dân tộc” Kavkaz, rồi sau đó sẽ là những “cộng hòa dân tộc” còn lại - khu vực Volga, Siberia v.v... mà Hoa Kỳ cần tạo ra tiền lệ cho việc ly khai bằng mọi giá. Thực tế, Hoa Kỳ chỉ còn cách mục tiêu này có nửa bước. Nước Nga, sự vẹn toàn của nó, tính chủ thể của nó đã như chỉ mành treo chuông trong hai cuộc chiến Chechnya. Vì thế để dạt được trọn vẹn mục tiêu tan rã đại Nga của quá trình này, cần kích hoạt những nguồn lực đáng kể, và việc dập tắt lò lửa Chechnya thật sự đã là một sự kiện lịch sử. Chính bằng động thái này mà Putin đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, bước vào lịch sử như một người thật sự chặn đứng sự tan rã của nước Nga. Không thể không tính đến điều này.

        Chechnya và Bắc Kavkaz nhìn chung còn là vùng phong tỏa eo đất Ponto - Caspian khiến rất dễ tạo ra lò lửa bất ổn tại đây. Bất kỳ sự mất ổn định nào của Kavkaz cũng sẽ cản trở giao tiếp chiến lược trực tiếp của Nga và Iran. Đến lượt mình như đã nói ở trên và sẽ tiếp tục được biện giải tiếp theo, Iran, nhìn từ quan điểm địa chính trị, cho chúng ta khả năng trực tiếp ra biển ấm, vào Ấn Độ Dương. Để điều này không xảy ra, Kavkaz phải bất ổn, vùng nam và bắc Kavkaz phải được hình thành từ những lò lửa ly khai hoặc những chế độ chính trị thù địch với nước Nga, kiểu như chế độ chính trị Gruzia. Trong trường hợp cực đoan, có thể giữ một vị thế nửa đối đầu, nửa bạn bè kiểu như Azerbaijan vốn đang cho rằng họ đóng vai trò cân bằng quyền lực giữa phương Tây và Nga, nhưng thật sự đang thua cả trong quan hệ với Nga lẫn phương Tây. Thêm vào đó, kẻ thua thiệt địa chính trị, như lịch sử hậu Xô viết mới nhất chỉ ra, luôn cho rằng anh ta đang tiến hành một trò chơi thông minh hai mặt, nhưng trên thực tế đã thua cả ở đây lẫn ở kia và chỉ đóng vai trò kẻ thừa hành mù quáng, sẵn sàng làm tất cả để được điểm ủng hộ, thản thiện từ phía Hoa Kỳ.

        Dĩ nhiên, vấn đề cho các nhà chiến lược phương Tây đến nay vẫn là Armenia. Chính vì thế mà những mưu toan gây bất ổn đất nước này không ngưng nghỉ, với sự góp sức của các chiến dịch mạng lưới và “cách mạng màu” đưa những đất nước này khỏi sự kiểm soát chiến lược của Nga. Tuyên bố của ban lãnh đạo Armenia về việc tham gia Liên minh thuế quan nhìn chung đã đặt nước này vào hàng đầu trong bảng xếp hạng những kẻ thù toàn cầu của Hoa Kỳ.

        Nhưng vùng bất ổn này phải dịch chuyển xa hơn về phía bắc, về bắc Kavkaz, tới vùng sườn núi Kavkaz. Trong hình dung của các nhà chiến lược phương Tây, Kavkaz phải cháy, phải thường xuyên rung chuyển, nằm trong những biến động xã hội không ngừng, ở đó phải diễn ra những xung đột địa phương thường trực, chuyển sang giai đoạn nóng để không thể xuất hiện dù chỉ ý nghĩ rằng có thể nhảy qua khu vực này mà tiếp xúc chiến lược trực tiếp với Iran. Đế giữ được ảnh hưởng và thậm chí sự có mặt của Hoa Kỳ, Kavkaz buộc phải luôn bất ổn, phải phá sản, phải được đưa vào phục vụ cho lợi ích chiến lược Hoa Kỳ. Trong khi lãnh thổ này chưa trở lại dưới sự kiểm soát chiến lược trực tiếp của Nga, nó sẽ tiếp tục bị xâu xé bởi những xung đột, mâu thuẫn và các hiện tượng ly khai mà chúng ta đang thấy liên quan tới Azerbaijan và với Gruzia. Hoa Kỳ bắt lãnh thổ này phải chịu cảnh hỗn loạn triền miên và sẽ chìm đắm trong hỗn loạn cho đến khi nào nó chưa chuyển toàn thể, rõ ràng và dứt khoát định hướng chiến lược của mình sang phía Nga. Chỉ có sự vô vọng địa chính trị như thế mới buộc các nhà chiến lược Đại Tây Dương thoái lui. Chỉ khi đó ở đó bất ổn mới chấm dứt và một cuộc sống hòa bình, ổn định, bình thường mới được bắt đầu.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2020, 04:04:11 am

CHIẾN TRANG MẠNG LƯỚI HOA KỲ Ở CHECHNYA

        Chính ở Chechnya mà Nga lần đầu tiên gặp phải vấn đế như chiến tranh mạng lưới, bắt đầu từ sự tan rã Liên Xô và được tiếp tục đến tận ngày nay. Cuộc chiến Chechnya trở thành một thí dụ tiêu biểu cho chiến tranh mạng lưới thật sự. Toàn bộ tình hình Chechnya thể hiện cách tiếp cận mạng lưới tiêu biểu: người Mỹ sử dụng những trung tâm quyền lực hoàn toàn khác nhau, tưởng như không hề liên hệ với nhau để phục vụ lợi ích của mình.

        Như chúng tôi đã xác lập ở phần đầu quyển sách, chiến trang mạng lưới không bác bỏ các mô hình địa chính trị. Việc tiến hành các chiến dịch mạng lưới ở Chechnya được tiếp tục mọi lúc, hiện thực hóa chiến lược chính trị bao vây Á Âu, chiến lược mà trong địa chính trị được xác định là “Anaconda”. Chechnya nằm ở trung tâm các giao điểm lối ra biển ấm của Nga và các dải hàng rào cách ly Hoa Kỳ, trải từ phía nam châu Âu, qua Kavkaz đến Trung Quốc. Con đường ngắn nhất của Nga thoát ra biển ấm xuyên qua Iran. Nhưng trên đầu ra này có một eo đất Kavkaz nhỏ, mỏng, nằm cản trở ở phía nam Azerbaijan và Gruzia. Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là mở rộng nó, triệt để ngăn Nga khỏi Iran, cắt trục địa chính trị thẳng Moskva - Iran. Và chiến lược này được thực hiện nhờ chiến tranh mạng lưới ở Kavkaz mà nhân tố hoạt động chủ chốt của nó trong một thòi gian dài chính là Chechnya.

        KAVKAZ VÀ NAM NƯỚC NGA: CẮT ĐỨT KHỎI IRAN

        Mạng Đại Tây Dương như đã nhận thấy, được thành lập không chỉ trên lãnh thổ Nga, mà còn trên lãnh thổ các nước SNG: Ukraine, Gruzia, Moldova, Uzbekistan, Kyrgyzstan. Nhưng đầu tiên lẽ dĩ nhiên là ở Bắc Kavkaz, ở phía nam nước Nga, tức là trên những lãnh thổ mà Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược đặc biệt. Chính ở những khu vực này của nước Nga mà những mạng lưới Đại Tây Dương được tích cực cài cắm, nơi chúng được thành lập đầu tiên. Mục tiêu nhằm để không hình thành liên kết chiến lược Nga và Iran. Chính vì thế mà bắc Kavkaz đầy những điệp viên của mạng lưới, còn ban lãnh đạo các nước nam Kavkaz trực tiếp dính líu với ban lãnh đạo Hoa Kỳ.

        Sau khi Liên Xô tan rã, lối ra Ấn Độ Dương bằng cách xích gần với Ấn Độ đã trở nên bất khả, bởi ngoài Pakistan trên con đường này còn Afghanistan bị chúng ta bỏ lại và chẳng bao lâu sau đã bị Hoa Kỳ chiếm đóng, và cả nhóm các quốc gia độc lập muốn chứng tỏ lòng trung thành với chủ nhân mới bên kia đại dương.

        Vì vậy, việc phủ mạng bắc Kavkaz và nam Nga là việc tiếp tục chiến lược tách rời Nga khỏi phía nam lục địa Á Âu. Đó là lý do vì sao chúng tôi liên kết đề tài chiến tranh mạng lưới với đề tài thách thức địa chính trị Nga, bởi các cuộc chiến tranh mạng lưới này tiếp tục thực hiện chiến lược địa chính trị kinh điển truyền thống về việc mở rộng Rimland, tách các lãnh thổ và chuyển chúng vào sự kiểm soát của nền văn minh biển.

        Chiến tranh Chechnya là một chiến dịch mạng lưới tiêu biểu mà người đặt hàng ai cũng biết. Thế nhưng người Mỹ không tham gia trực tiếp vào chiến dịch này. Ngay cả tiền bạc của Mỹ cũng không tham gia trực tiếp. Nhưng tiền của Anh thì có, chúng xuất hiện ở đây bởi vì người Anh muốn lấy lại ảnh hưởng trong kinh doanh dầu Chechnya, Ả rập Saudi tham gia về nhân sự: mạng lưới Hối giáo cung ứng vật liệu con người. Người Ba Lan thì tham gia chiến tranh thông tin, tổ chức cuộc vận động bài Nga rộng khắp châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí qua Azerbaijan. Người Mỹ nào ở đây chứ?

        Không có người Mỹ, mà nếu có cũng không tìm thấy bằng chứng bởi trong kế hoạch này không có dấu vết Hoa Kỳ. Nhưng chiến dịch này được thực hiện đáp ứng lợi ích Mỹ, vì quốc gia Nga trong cuộc chiến Chechnya đứng bên bờ vực sống còn - tham nhũng, phân hóa, Yeltsin không biết gì, ban lãnh đạo mất tinh thần. Nước Nga tan rã bởi Chechnya, bởi một lãnh thổ nhỏ bé, không phải vì người Chechnya quá mạnh, họ cũng mạnh nhưng chỉ đến một mức độ nào thôi, mà bởi vì Hoa Kỳ thực hiện chiến tranh mạng lưới chống lại Nga. Kết quả là Chechnya phải được độc lập, chủ quyền, điều sẽ khiêu khích làn sóng đòi chủ quyền nổi dậy, Bashkortostan, Tatarstan, Yakutia, mà Yakutia là Lenaland1, dải đất nơi có thể xảy ra sự trưng thu vùng Viễn Đông và một phần Siberia khỏi phần còn lại của nước Nga. Liên bang Nga bên bờ vực tan rã. Thí dụ điển hình của chiến dịch mạng lưới: không có kẻ đặt hàng trực tiếp, khi chiến dịch mạng lưới được thực hiện chỉ có những dấu hiệu gián tiếp về sự tham gia của chủ đặt hàng. Nhưng mục tiêu cuối cùng đúng là nghiêm ngặt về địa chính trị: từ định hướng về Á Âu của Iran, biến nó thành bàn đạp để triển khai ở đó các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, đưa khu vực này vào sự kiểm soát của họ để loại bỏ cơn đau đầu chính trong khu vực. Chính Iran là một trong nhũng vấn đế then chốt cho việc thiết lập quyền bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Sau đó, khép lại vòng “Anaconda”, cắt đứt hoàn toàn lối ra biển ấm của nước Nga.

        Để ngăn chặn thực hiện kịch bản này, chúng ta cần phát triển tích cực mối quan hệ Nga - Iran và gắn kết nhiều hơn hai đất nước. Trước tiên ở đây nói vẽ các xúc tiến địa chính trị, về quan hệ đối tác chiên lược Nga - Iran trong tất cả các lĩnh vực. Không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, đầu tiên là năng lượng hạt nhân, điều hiện nay đang diễn ra. Mà còn trong lĩnh vực kinh tế, chiến lược quân sự. Lý tưởng hơn là tiến tới việc Iran và Nga ký kết liên minh chiến lược quân sự, tiến hành tập trận chung và cùng tham gia giải quyết những xung đột địa phương và khu vực. Ngoài ra, Iran đã gia nhập vào khối CSTO đang tồn tại. Nga và Iran phải cùng nhau tiến hành kiểm soát phân khúc Ấn Độ Dương tiếp giáp trực tiếp với Iran. Ở đây nói về quan hệ đối tác quân sự, chính trị, chiến lược mà hiệu quả của nó là đối tác toàn diện, bởi nhìn từ quan điểm địa chính trị Iran là dồng minh chính của Nga ở Trung Đông. Nhưng chính sự kiện này cũng đặt Iran vào nguy cơ bị tấn công, sau nhiều nỗ lực “cách mạng màu” không thành công, hiện nay người ta đang chuẩn bị tấn công quân sự trực tiếp.

----------------------
        1. Lenaland: phần đất tiếp giáp lưu vực sông Lena. Thuật ngữ của Mackinder dùng để chỉ toàn bộ các lãnh thổ bắc Á Âu, nằm từ phía đông sông Yenisei đến tận bờ Thái Bình Dương. Trong các công trình của mình Mackinder giành cho khu vực này mòi quan tâm đặc biệt, cho rằng nó không thuộc các nền văn minh đất liền (tellurocracy), mà thuộc các nước quyền lực biển (thalassocracy) (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Tư, 2020, 04:27:15 pm

        TẤT CẢ ĐỀU QUAN TÂM: ĐỊA CHÍNH TRỊ, ẢNH HƯỞNG, DẦU VÀ TIỀN BẠC.

        Ngay từ buổi đầu thực hiện chiến dịch mạng lưới của Chechnya, nhiều trung tâm quyền lực đã cùng lúc tham gia. Đầu tiên kết nối vào mạng lưới là người Anh, vốn tham gia phát triển các mỏ dầu trên lãnh thổ Chechnya từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi mà Groznyi được xem như trung tâm khai thác dầu thứ hai sau Baku. Ngay lúc đó người Anh đã đầu tư những phương tiện đáng kể vào ngành dầu Kavkaz, bỏ ra cho dự án này nhiều sức lực, nguồn lực, thời gian và năng lượng. Vì thế nên sau quốc hữu hóa của Liên Xô, rồi sau đó là sự tan rã của chính Liên Xô, người Mỹ lần nữa lại nhắc Anh Quốc về lợi ích của họ ở Kavkaz. Như thế người Anh kết nối vào chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ vì những toan tính thực tiễn riêng của mình, để lấy lại những gì đã mất, khôi phục ảnh hưởng kinh tế tài chính, nhận được hợp đồng, mua lại công nghiệp khai thác dầu vốn đã trở thành vô chủ. Người Mỹ thì cần tiền của người Anh, một lần nữa được đưa vào Kavkaz, đề tài trợ cho chiến dịch mạng lưới.

        Đấu thủ thứ hai của chiến dịch mạng lưới Kavkaz là Ả rập Saudi, mà qua họ toàn bộ thế giới Ả rập được kết nối và đầu tiên là mạng lưới Wahhabism. Người Saudi quan tâm nhất việc làm sao để phổ biến rộng rãi phiên bản Wahhabism của Hồi giáo, xuất khẩu phong trào Wahhabism ra ngoài thế giới Ả rập, đó là mối lợi ích của ảnh hưởng, thuần túy là thực dụng. Và người Mỹ đã kín đáo chỉ cho họ Chechnya, nơi Hồi giáo nhiều năm bị đàn áp, nơi vào thời Xô viết Hồi giáo truyền thống hoàn toàn bị diệt trừ nên ở đó rất dễ và rất nhanh có thể áp đặt các hình mẫu Wahhabism, tìm được cơ hội tiếp cận với Hồi giáo Nga ở khu vực Volga. Người Mỹ thì nhận được sự kết nối của nguồn lực con người vô tận, những mạng lưới Wahhabism quốc tế và sự tài trợ của họ.

        Thêm vào đó Wahhabism là mô hình mạng lưới sử dụng đông đảo tín đồ Hồi giáo, dễ hiểu và thuận tiện cho phương Tây: các trung tâm Wahhabism sẵn có, có thể điều hướng được, đã tồn tại khắp thế giới. Đó là mạng lưới được lập nên từ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, được kiểm soát và dễ hiểu đối với Hoa Kỳ, được tài trợ bởi Ả rập Saudi, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong thế giới Ả rập. Thêm vào đó Wahhabism, trên bề mặt là một phiên bản đơn giản, dễ hiểu của Hồi giáo như một hệ tư tưởng chính trị, không có “rắc rối”, có thể lĩnh hội nó dễ dàng, trong khi Hồi giáo  truyền thống khá phức tạp, dựa trên những hiểu biết thấu đáo về văn hóa và truyền thống của nó, khó tiếp nhận sau những thập niên của lãng quên và chủ nghĩa vô thần nhà nước. Cùng lúc đó Wahhabism phá hủy những hình mẫu truyền thống của Hồi giáo, phủ nhận hiện tượng Sufism - Hồi giáo mật tông vốn là nền tảng của Hồi giáo Chechnya. Và như thế, Wahhabism thay thế Hồi giáo truyền thống, dễ lĩnh hội và nhờ đó được kiểm soát, tức có nghĩa nó đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết để tạo ra một bối cảnh rõ ràng, dễ điều khiển đối với phía Hoa Kỳ.

        Để chiến dịch thành công, người Mỹ yêu cầu kết nối bộ máy tuyên truyền mạnh mẽ của việc gây sức ép và làm nóng thông tin thường trực. Để làm việc này, trung tâm quyển lực thứ ba - các nước Đông Âu, đã cứng rắn từ bỏ quá khứ Xô viết, từ bỏ nước Nga và hiện nay đang sử dụng bất cứ nguyên cớ nào để biểu lộ thái độ tiêu cực của mình, trong mọi vấn đề họ đều giữ quan điểm thân Mỹ. Chechnya là cái cớ tốt để họ thể hiện sự hăng hái chống Nga và một lần nữa sự luồn cúi trước người Mỹ. Trong đội tiên phong của cơn kích động chống Nga có Ba Lan, các nước Baltic và một số nước Đông Âu khác, luôn cố bằng mọi phương tiện và mọi nguyên cớ thể hiện sự căm thù của họ đối với Nga. Và cuối cùng, để tăng cường ảnh hưởng của mình với Azerbaijan, trực tiếp giáp giới với Chechnya, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tỏ sự quan tâm.

        Không cần phải giải thích cho ai trong số những thành viên kể trên của quá trình, tất cả họ đều hiểu những lợi ích cục bộ của mình, thế nhưng người tiêu dùng cái kết quả toàn cầu cuối cùng chính là người Mỹ. Thêm vào đó người Mỹ không trực tiếp chỉ ra cho ai - “các người, người Thổ, hãy thu xếp các kênh cung cấp vũ khí và tay súng qua Azerbaijan, còn các người, các Wahhabist, hãy tài trợ và tuyển mộ các thành viên mới của kháng chiến, còn các người, Ba Lan, hãy hét to khắp thế giới rằng người Nga diệt chủng công dân mình, giết người Chechnya vô tội, cả người già và trẻ em”. Không có gì kiểu đó vang lên, không một chỉ thị trực tiếp nào từ Washington mặc dù lẽ đương nhiên, tiến trình chung của chiến dịch được hiệu chỉnh ở những giai đoạn khác nhau với sự hổ trợ trực tiếp của tình báo Hoa Kỳ. Thế nhưng nhìn chung, dù tất cả các thành viên của chiến tranh mạng lưới dường như hoạt động cho lợi ích của mình, kịch bản toàn cầu vẫn do chính Hoa Kỳ thảo ra. Bản chất của chiến tranh mạng lưới là ở đó, không có sự điều khiển từng bước trực tiếp, mà tạo ra những điều kiện đủ ban đầu, trong trường hợp này là quanh Chechnya, vốn đã buộc tất cả các đấu thủ cần thiết phải tham gia vào tình hình này để bảo đảm thực hiện nó thành công.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Tư, 2020, 04:28:08 pm

        MÃ MẠNG CỦA CUỘC CHIẾN CHECHNYA

        Để mô tả việc hình thành cách hiểu “chính xác” tình hình và những quá trình diễn ra tiếp theo trong những cuộc chiến tranh mạng lưới, người ta dùng khái niệm “mã mạng”. Đó là một mê cung mà thông qua nó các thành viên đánh giá những sự kiện đang diễn ra. Mã mạng dự đoán trước phản ứng đòi hỏi từ các phía, những ai lập ra nó quan tâm đến nhiều yếu tố giúp họ tính được thành viên của tiến trình phản ứng thế nào đối với sự kiện này hay khác.

        Nắm được mã mạng nhất định, thành viên của chiến dịch mạng sẽ hiểu “chính xác” phải đánh giá thông tin thế nào, sau đó hành xử ra sao, những quyết định nào cán được thông qua. Tức sự “chính xác” đó đã được thiết lập trước. Để bắt đầu chiến dịch mạng lưới ở Kavkaz, người ta khiến tình hình quanh Chechnya gia tăng căng thẳng. Hoa Kỳ bắt đầu lập ra mã mạng cần thiết cho họ.

        Ngoài mã mạng đã được thiết lập, trên lãnh thổ Chechnya còn hiện diện một mã mạng được hình thành trên cơ sở những quá trình lịch sử cần thiết phải tính đến khi chuẩn bị chiến dịch mạng lưới. Một trong những nhân tố hình thành mã mạng hiện hành là, thí dụ như, tâm trạng ly khai ở Chechnya, xuất hiện khá lâu trước khi bắt đầu cuộc xung đột Chechnya lần thứ nhất bởi Trung tâm Xô viết đã trấn áp bất cứ biểu hiện bản sắc truyền thống Chechnya nào vì chủ nghĩa vô thần nhà nước, không để người Chechnya thể hiện bản sắc sắc tộc, văn hóa và truyền thống.

        Khi áp lực của Trung tâm đã nới lỏng, ý thức về bản sắc từng bị trấn áp của người Chechnya trỗi dậy, điều tự nhiên đối với một dân tộc có truyền thống. Điểm này của mã mạng đang tồn tại sẽ được nắm bắt khi chuẩn bị cho điểm xuất phát đầu tiên của chiến dịch mạng. Thêm vào đó Chechnya thật sự là một cộng đồng đơn sắc tộc bởi đa số cư dân là dân tộc Chechen, chỉ phân chia trong nội bộ gia tộc. Đó chính là xuất phát điểm thứ hai được mã mạng đang hiện diện tính đến bằng cách thổi phổng đề tài sự chiếm đóng của Nga ở Chechnya.

        Điểm thứ ba tính tới việc người Chechnya không có điều kiện xây dựng mô hình xã hội của riêng mình dựa trên cách thức truyền thống. Các xuất phát điểm này đều được đưa vào tính toán cho mã mạng hiện có. Như thế, hoạt động mạng lưới ở Chechnya được chuẩn bị trên cơ sở mã mạng được hình thành có tính đến mã mạng đang tồn tại. Tất cả các bước đi này được lên kế hoạch sao cho phản ứng đối với chúng đều tiên đoán được đối với các nhà chiến lược - Hoa Kỳ, tính dự báo xuất phát từ hiểu biết mã mạng, tức hiểu thấu đáo xuất phát điểm của các phía tham gia xung đột.

        Đồng thời người ta cũng phải tính trước được những kết luận và bước đi nào sẽ được chính người Chechnya quyết định dựa trên những mã mạng của họ, đang tồn tại, và mã mạng được Hoa Kỳ thành lập. Tất cả chúng cho phép các nhà kịch bản chiến tranh mạng lưới chuẩn bị những điều kiện đủ, chính xác và lường định tình hình sắp tới.

        Còn mã mạng nào của phía Nga hiện diện tại thời điểm đó? Nước Nga phản kháng thế nào cuộc chiến vừa được bắt đầu chống lại Nga? Nga nêu lý do phải gìn giữ trật tự hiến pháp trên lãnh thổ Chechnya. Mọi người đều nhớ năm 1996, và thái độ thế nào của công dân Nga khi đó đối với Hiến pháp của Yeltsin. 98% người dân Nga công khai căm ghét Yeltsin và bản Hiến pháp của ông ta cùng với tất cả các quan chức, các nhà tự do và những cải tổ của họ. Hiến pháp đó được đưa ra như động lực chính để đảm bảo đẩy lùi chủ nghĩa ly khai Chechnya, cho dù tính hợp lệ của nó - tức sự ủng hộ của nhân dân - lúc đó thật sự bằng không.

        Động cơ tiếp theo của phía Nga là giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga. Mà có thể nói gì về sự toàn vẹn của nước Nga và những giá trị của nó trên nền tuyên bố của Yeltsin gửi các khu vực “hãy lấy bao nhiêu chủ quyền  mà các bạn muốn” chứ ? Vậy mà ở đây bất ngờ người ta nhớ ra sự toàn vẹn, vang lên vào thời điểm hoàn toàn không thuyết phục. Về chủ nghĩa yêu nước thì chẳng còn gì để nói, bởi chủ nghĩa yêu nước bị cấm dưới thời Yeltsin, và nếu anh là người yêu nước, có nghĩa anh là đổ hèn mạt hoặc kẻ ra rìa, ngồi yên ở tầng hầm và chớ thò mũi vào, tốt hơn là chết đi mà bảo vệ Xô viết tối cao1. Vậy thì còn động cơ yêu nước nào ở đây được chứ?

        Động cơ duy nhất còn lại từ phía Nga là trả thù cho những người bạn đã chết. Nhưng đó là động lực của một hành động có thể hoãn lại. Như thế, những động lực đáp trả phía Nga có được thời điểm đó thật thảm hại, còn mã mạng tồn tại của họ thì chán nản và chủ bại. Tất cả những gì diễn ra được xã hội tiếp nhận chính qua mã mạng đó.

        Bất cứ biện minh nào từ phía Trung tâm liên bang chống lại người Chechnya, những người có lập luận chặt chẽ và minh định hơn, đơn giản là lời nói nhảm thảm hại. Sự thua cuộc của chúng ta trong giai đoạn đầu cuộc chiến trang mạng lưới ở Chechnya đã được lập trình bằng chính mã mạng của chúng ta. Họ có thể bắt đầu.

-------------------------
        1. Ý nói cuộc khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993, kết thúc bằng những sự kiện chấn động ở nước Nga từ 21/9 đến 4/10/1993, khi tổng thống Boris Yeltsin ký sác lệnh giải thể Xô viết tối cao - cơ quan quyền lực cao nhất của Liên bang Nga. Phe đối lập nhân định chỉ thị này là vi hiến và đảo chính nhà nước, dẫn đến cuộc đụng độ trên đường phố giữa những người ủng hộ tổng thống Yeltsin và những người ủng hộ Xô viết tồi cao và kết thúc bằng việc tổng thống Yeltsin cho xe tăng bắn vào tòa nhà nơi những người ủng hộ Xô viết tối cao đang cố thủ. Kết quả hơn 120 người chết và 300 người bị thương, (http://dic.academic.ru/dic.nsf/ ruwiki/46639) (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Tư, 2020, 04:29:01 pm

        GIAI ĐOẠN NÓNG: HOA KỲ BẮT ĐẦU VÀ CHIẾN THẮNG

        Xây dựng xong mã mạng cần thiết và lập ra bối cảnh cho chiến dịch đã hoạch định, người Mỹ bắt đầu ra đòn. Quá trình được khởi sự: kết nối Wahhabism - Ả rập Saudi, kết nối các nguồn lực tài chính của người Anh, mở ra các kênh vận chuyển vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ về Azerbaijan. Cũng lúc đó người Ba Lan bắt đầu “hú”, các nước Đông Áu “phụ họa” theo. Từ tiếng “hú” này cả phần còn lại của châu Âu thức tỉnh, các phái bộ OSCE nhốn nháo, người Anh nhớ lại những lợi ích kinh tế của mình, về những đồng tiền đã mất của mình từng được đầu tư khi nào đó, về những “ngôi nhà Anh” ở ngoại ô Groznyi xây hồi cuối thế kỷ 19.

        Toàn bộ cơ chế mạng lưới mà người Mỹ lập nên hôm trước được khởi động. Trong khi đó bản thân người Mỹ dường như ở ngoài cuộc, không chỉ thị gì trực tiếp cho bất cứ ai. Họ đã làm xong việc của mình, đã tạo ra bối cảnh, đã hình thành những điều kiện đủ và đã chọn xong các tham dự viên của chiến tranh mạng, bối trí họ theo cách mà mỗi người kết nối vào mạng lưới hiểu rõ công việc của mình, vị trí của mình, sứ mệnh của mình, nhiệm vụ của mình và bắt đầu làm việc đúng hướng. Giờ đây tất cả những gì được làm tiếp sau theo mô hình này đều diễn ra đáp ứng lợi ích của sức mạnh Mỹ. Bất kỳ hành động của một trong các đấu thủ nào đều nhằm mang lợi cho Hoa Kỳ và làm suy yếu nước Nga.

        Bước tiếp theo, người Mỹ kết nối sự ủng hộ ngoại giao và chính trị của phương Tây vào quá trình. Tổng thống CRI1 Aslan Maskhadov đến London được đội vệ binh danh dự, các tiểu đội pháo binh và cận vệ hoàng gia chào đón, được các cộng đồng Hồi giáo ở thủ đô Anh chào mừng bằng đuốc, bằng tiếng kèn túi và trống. Và thế, lòng căm thù Nga đã được mua với giá bèo.

        Toàn bộ quá trình này đương nhiên cần có tài trợ. Nhưng chiến tranh mạng lưới, một lần nữa, không tính tới việc tài trợ trực tiếp từ chủ đặt hàng. Hoa Kỳ không tài trợ trực tiếp bất cứ gì, bởi điều đó sẽ làm lộ mặt thật của họ ngay lập tức. Bất cứ đồng tiền nào được phân bố đều rất dễ theo dấu, vì thế các phương thức tài trợ gián tiếp, tiền từ các trung tâm khác - cũng được kết nối vào chiến dịch. Thí dụ nhà tài chính Anh James Goldsmith kiếm tiền nhờ đầu cơ các cổ phiếu của các công ty dầu khí. Đặc biệt là những công ty đầu tư vốn vào việc phát triển dầu Caspian. Nhà tài chính Anh này cũng quan tâm tới tình hình Chechnya. Ông để ý tới việc hình thành thị trường chứng khoán của các công ty tham gia phát triển Caspian. Ông ta xem xét những công ty nào khai thác thềm lục địa Caspian ở Baku, những công ty nào có tầm nhìn phát triển ở Chechnya, công ty nào hướng đến tuyến đường nào - ngang qua Chechnya đến Novorossisk hay đi vòng qua Nga, công ty nào đặt trên tuyến đường nào. Tùy vào tình hình lúc đó mà cổ phiếu lên giá hay hạ giá. Tài trợ cho băng nhóm gây bất ổn tình hình ở Chechnya thì cổ phiếu của những công ty đặt trên tuyến Baku - Tbilisi - Ceyhan tăng lên, còn những công ty đi qua Novorossisk bị sụt giảm, có thể mua. Tiếp theo mọi việc tạm lắng, ngưng bắn, cổ phiếu tăng vọt, những ai đầu tư vào tuyến Baku - Tbilisi - Ceyhan, cổ phiếu giảm. Và như thế, tùy vào tình hình Chechnya mà trò chơi chứng khoán được tiến hành, mạng tới những món lợi khổng lổ, vì thế Goldsmith tích cực kết nối vào quá trình Chechnya và nhờ quá trình này ông ta hình thành tình hình chứng khoán, và lẽ đương nhiên đầu tư để tăng lợi nhuận bằng việc tài trợ cho các tay súng, gởi tiển khi thì vào phân khúc này, khi thì vào phân khúc kia của cuộc chiến.

        Còn ở Nga, chuyện gì xảy ra vào thời điểm này? Xã hội Nga đơn giản là vô cùng “khó ở”, bởi đã lộ rõ việc thiếu kiểm soát hoàn toàn tình hình của Trung tâm liên bang. Sự phá hoại của các quan chức tham nhũng, truyền thông tự do - được hình thành theo mã mạng phương Tây để tạo điều kiện cấn thiết cho trường thông tin Nga - làm việc hết công suất. Các phương tiện truyền thông “gẩm rú” theo mỗi tình huống ầm ỉ ở Chechnya, theo bất cứ hoạt động thành công nào của các lực lượng liên bang, một cơn cuồng loạn chung, các nhà bảo vệ nhân quyền thì “đấu trong cơn phê thuốc”, chính quyến chán nản và bối rối. Điểu đó làm xã hội xuống tinh thần, trên màn ảnh truyền hình thường xuyên thấy các tử thi, quan tài, những bà mẹ khóc than. Yeltsin gầm gừ say xỉn. Rõ ràng chính phủ không kiểm soát được bất cứ thứ gì. Trong bối cảnh đó, các nhà tài phiệt “ăn chơi”. Các vị tướng bán vũ khí cho các tay súng, tổng tham nhũng, các quan chức phân hóa, tình hình bộc lộ toàn bộ tất cả các vết áp xe đã có vào thời điểm đó, mưng mủ trong xã hội Nga, trong hệ thống thối rữa của cuộc chè chén linh đình của Yeltsin. Những ai am hiểu tình hình, có mã mạng được hình thành chính xác: những nhà báo tự do, giới tài phiệt nhắm tới phương Tây biết làm gì và làm thế nào trong mỗi tình huống cụ thể - sẽ kiểm soát tình hình chính trị của đất nước.

        Vì sao tất cả những chuyện này lại xảy ra? Bởi vì ở Chechnya đang có chiến tranh mạng lưới của Hoa Kỳ chống lại Nga, và tất cả những gì xảy ra trong xã hội Nga và trong chính quyền - hậu quả trực tiếp của nó - là một chiến dịch mạng lưới tiêu biểu. Ai tính đúng mã mạng, người đó sẽ điều khiển các quá trình và động cơ của người Chechnya, khiêu khích xung đột bằng cách nhắc về việc mọi người đang chiến đấu với kẻ chiếm đóng, công thức của họ rất đơn giản: chúng tôi dẫu tranh cho độc lập và tự do. Kremlin trong khi đó lại chẳng hiểu gì, bởi tự do thì tốt, theo cách hiểu của cánh tự do. Các vị tướng nhìn vào điện Kremlin, tham nhũng lên ngôi, xã hội ngả lòng, phương Tây và bọn tay sai của họ, những nhà tài phiệt, đang làm chủ đất nước. Động lực của phía Nga mờ mịt. Tất cả là kết quả của việc thực hiện thành công một giai đoạn của chiến tranh mạng lưới. Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là sự phản hóa hoàn toàn dẫn tới tiêu diệt tính nhà nước Nga, và hậu quả là sự tan rã của Nga và thắng lợi cuối cùng trong chiến tranh địa chính trị giữa các lục địa này thể hiện ở sức mạnh thế giới độc tôn của Hoa Kỳ.

        Nhưng ở đây giai đoạn nóng đã dừng lại, phía Nga không chịu nổi căng thẳng, đã đầu hàng. Không phải đầu hàng các băng nhóm Chechnya ly khai - đó là vật hy sinh của chiến tranh mạng lưới, các nhà chiến lược mạng không tính tới lợi ích của chúng, mà nước Nga đầu hàng nước Mỹ khi bại trận trong chiến dịch mạng lưới. Đó là cái giá cho việc quá thờ ơ với logic địa chính trị của lịch sử và của các chiến lược mạng lưới, khi đó người ta đã không tính đến cả cái nọ lẫn cái kia đơn giản vì họ chưa bao giờ nghe thấy.

-------------------
        1. Cộng hòa Chechnya Ichkeria, một tổ chức nhà nước không được công nhận của Chechnya ly khai, hiện diện trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết tự trị Chechnya - Inghuskaya (ASSR) sau khi Liên Xò tan rả. Tổ chức nhà nước này đã bị quân đội Nga tiêu diệt năm 2008, trong cuộc chiến tranh Chechnya thứ hai (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Tư, 2020, 04:29:33 pm

        GIAI ĐOẠN LẠNH: CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI CỦA NHỮNG CHỦ ĐÍCH

        Nước Nga bị đánh bại, chiến tranh dừng lại theo điều kiện của phe ly khai được kiểm soát trọn vẹn lãnh thổ, nơi không có cơ quan đại diện chính quyền  liên bang nào nên có thể thản nhiên bỏ qua Hiến pháp Liên bang Nga mà vì nó xảy ra tất cả mọi chuyện, bỏ qua cả các luật lệ Nga, được làm tất cả những gì họ muốn. Còn điều kiện duy nhất từ phía Nga - tạm thời chưa chính thức tuyên bố tách Chechnya khỏi thành phần Nga. Ở giai đoạn đó, việc tách khỏi Nga chưa cán thiết bởi trong điều kiện đang hình thành lúc ấy, (việc ly khai - ND) có thể dẫn tới sự sụp đổ đất nước không sao kiểm soát được mà ở thời điểm đó Hoa Kỳ vẫn chưa chuẩn bị cho sự kiện này.

        Nhưng rồi sau đó lại xuất hiện những mâu thuẫn trong chính xã hội Chechnya. “Chiến thắng” và việc kẻ thù bên ngoài tự biến mát đã dẫn tới khủng hoảng động lực. Vào lúc mà người Chechnya bắt đầu thảo ra Hiến pháp đầu tiên của quốc gia được cho là “độc lập”, họ phát hiện rằng xã hội Chechnya truyền thống, những phong tục của tổ tiên hoàn toàn mâu thuẫn với những mô hình Wahhabism du nhập từ bên ngoài. Bắt đầu cuộc xung đột nội tại giữa những người theo Wahhabism và những nhà truyền thống; động cơ của người Chechnya chao đảo. Nga vào thời điểm đó đã dàn xếp ổn thỏa cho động lực của mình: tầm quan trọng của Hiến pháp Nga mà trước đó mọi người căm ghét, giờ đây được nâng lên bằng cái giá uy tín riêng của Vladimir Putin, người ngay từ đầu đã đặt Hiến pháp lên cao hơn khả năng ở lại làm tổng thống bao lâu cho đến khi mà nhân dân còn ủng hộ ông. Việc giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga thời Putin đã trở thành lý tưởng quốc gia, đối lập với chủ nghĩa Yeltsin, bất đồng khu vực của Hội đồng Liên bang Nga được xoa dịu, các thống đốc bị giải tán, các lãnh thổ gắn kết với Trung tâm nhờ định chế đại diện tổng thống. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một trong những khoảnh khắc quyết định để hình thành mô hình mới tự do - yêu nước của Putin.

        Vì những động lực của người Chechnya trong bối cảnh này, ngược lại, đang lung lay nên ở những người xây dựng mã mạng từ phía họ (phương Tây - ND) nảy sinh nhu cầu hành động tinh tế hơn. Trong việc phát triển chiến lược mạng lưới giai đoạn tiếp theo, họ kết nối với các cộng đồng sắc tộc ở Kavkaz và các nhóm sắc tộc ở Nga, họ làm việc với cộng đồng người Chechnya ở Moskva v.v... Chiến tranh mạng lưới tiếp diễn, nhưng chuyển sang cấp độ tinh vi hơn. Bắt đầu công việc chuẩn bị cho các định chế tư tưởng Chechnya có khả năng thành lập và biện giải những động cơ mới, hiệu chỉnh cái cũ. Ở giai đoạn này có thêm các điệp viên trực tiếp của tình báo Anh kết nối vào. Nếu trước đây không cần họ bởi mọi thứ diễn ra thuận lợi trơn tru, thì nay, lúc người Chechnya bắt đầu quay lại với nguyên mẫu sắc tộc truyền thống của họ, cần có sự tham gia trực tiếp, chặt chẽ của các chuyên gia Anh để đưa tình hình Chechnya vào guồng điều khiển của mình. Chính vào thời điểm này cạnh ban lãnh đạo Chechnya xuất hiện doanh nhân Anh gốc Ba Lan Mansour Yahimchik, vào thời của mình từng là thành viên tích cực của phong trào chống cộng và là một trong các thủ lĩnh công đoàn “Đoàn kết” Ba Lan ở Krakow. Ông ta đột ngột thể hiện mối quan tâm bất ngờ tới phiên bản Hồi giáo mật tông ở Chechnya, nhập tịch Cộng hòa Chechnya Ichkeria, trở thành cố vấn tổng thống về các vấn đế kinh tế đối ngoại. Với sự cống hiến của ông ta, quan hệ của các thủ lĩnh Chechnya với giới tài chính Anh được dàn xếp suôn sẻ, ông ta tổ chức cuộc gặp của các lãnh đạo Chechnya với các huân tước Anh, với Margaret Thatcher vào lúc đó là cố vấn cho tập đoàn Bristish Petroleum, với các giám đốc những tập đoàn lớn khác. Tức chỉ cần người Chechnya bắt đầu nghiêm túc bắt tay vào hồi phục các nguyên mẫu Hồi giáo truyền thống của riêng mình, sắc tộc mình, chứ không phải Wahhabism mà vào lúc đó đã bị chối bỏ khá nghiêm trọng, họ đã lôi kéo sự chú ý sâu sắc, ngay lập tức xuất hiện người Anh gốc Ba Lan quan tâm đến Hồi giáo Chechnya.

        Chính nhờ sự tham dự trực tiếp của ông ta mà vào tháng 4/1997, Quỹ đầu tư Kavkaz được thành lập, Viện Thương mại Công nghiệp Hoa Kỳ -  Kavkaz được đăng ký ở Washington còn huân tước McAlpine - đại diện tập đoàn tài chính Goldsmith hứa đầu tư vào công nghiệp dầu Chechnya 3 tỉ USD, nhưng với điều kiện ông ta phải được quyền thuê không giới hạn toàn bộ ngành công nghiệp dầu Chechnya - tức ở đây thật sự đã có thể nói về việc mua nó.

        Hoạt động mạng lưới ở Chechnya bắt đầu chuyển sang giai đoạn nóng, xuyên qua hai cuộc chiến Chechnya và tiếp tục đến tận bây giờ. Trong bối cảnh Chechnya tồn tại những lỗ hổng mà các nhà chiến lược phương Tây sử dụng chống nước Nga tới ngày nay. Thế chênh vênh của sự yên tĩnh hiện thời là ở chỗ hòa bình Chechnya được hình thành trên cơ sở sự thống trị của một bộ phận thế tục của xã hội Chechnya, bộ phận này thiết lập một hệ thống thế tục nghiêm ngặt của thiết chế xã hội, áp đặt bởi Nga nhờ con đường bạo lực. Và một lần nữa, cũng như trước đây, ở Chechnya đã loại trừ hoàn toàn các mô hình truyền thống. Hiện giờ những mô hình này, cũng như thời Xô viết, đang bị trấn áp hoàn toàn, không có sự cân bằng nào tính đến yếu tố truyền thống. Mô hình thế tục đã chiến thắng và được duy trì nhờ áp lực Trung tâm. Trong bối cảnh này vẫn luôn còn dư địa để nhắm đến những cộng đồng dân tộc Chechnya đang bị trấn áp, có thể kích động tình hình vào bất cứ lúc nào. Xung đột Chechnya được đóng băng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, được rót tài trợ hào phóng từ Trung tâm liên bang, nhưng cũng không nên phá hủy sự ổn định trong những điều kiện hiện nay. Chỉ cán một lần nữa giảm nhẹ sức ép - thay đổi chiến lược chính trị đối ngoại có lợi cho phương Tây, đặt những nhân vật khác vào Chechnya, giảm nhẹ dòng tài trợ hay bất cứ gì nữa thì tất cả sẽ lập lại từ đầu. Cái im ắng tạm thời chủ yếu đến từ sự mệt mỏi chung. Chiến tranh mạng lưới không thể bị ngăn lại. Nhưng có thể đảo ngược hướng đi của nó.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Tư, 2020, 07:22:18 am

        CÁC BLOGGER Ở BẮC KAVKAZ

        Càng ngày, các blogger địa phương càng gây ảnh hưởng nhiếu hơn lên tình hình Bắc Kavkaz nhờ sự phổ biến rộng rãi của mạng Internet. Do đó chính quyền các cộng hòa bắc Kavkaz đã giành cho họ ngày càng nhiều quan tâm, tổ chức những tour báo chí đặc biệt, tiến hành các diễn đàn blogger thường xuyên. Nhiệm vụ của nó: huy động các blogger - người dẫn dắt ý kiến xã hội - vào việc giữ gìn sự toàn vẹn của nước Nga và vào sự phổ biến các phiên bản Hồi giáo truyền thống, xây dựng chúng một cách đúng đắn. Điều này trước nhất cần để chống lại cuộc tấn công mạng lưới, được các kỹ thuật viên Hoa Kỳ thực hiện qua công cụ blog bằng cách kết nối với một số lượng lớn blogger hoạt động phá hoại. Rất nhiều tiền đã được đổ vào để mua những thành viên tích cực nhất trong thế giới blog cũng như trong việc lập những tài khoản ảo và các người máy mạng, được nhân bản trên mạng theo các đề tài Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dặt hàng.

        Việc phát tán các nội dung phá hoại của bên ngoài đã chèn lấn các khối thông tin tích cực ủng hộ sự toàn vẹn của Kavkaz và Nga hay các phiên bản Hồi giáo truyền thống. Nó còn tạo ra một bối cảnh thiếu xây dựng mà nhìn vào đó, những người dùng mạng trung lập sẽ cho rằng thái độ phá hoại này chiếm ưu thế ở bắc Kavkaz hay thậm chí là duy nhất.

        Trong tương quan này, từ phía chúng ta cần phải lôi kéo những người thật sự chia sẻ những quan điếm tích cực, ủng hộ Hồi giáo truyền thống và phát triển bắc Kavkaz trong thành phần của Liên bang Nga. Nếu tập hợp được họ, có thể tạo ra một làn sóng đáng kể trong phân khúc này của Internet, vốn đang nằm ở trung tâm chú ý của giới trẻ bắc Kavkaz. Họ đang rất nhạy cảm với những mô hình được các điệp viên của mạng lưới Hoa Kỳ xúc tiến trên Internet, những kẻ đang phát tán những quan điềm ly khai, Wahhabism và nhà nước giáo quyển.

        Cách thức tiếp theo để tập hợp các blogger tích cực của bắc Kavkaz chủ yếu nằm trong quan điểm “hiện đại hóa mà không Tây hóa” - một mô hình xã hội mà trong khuôn khổ đó, nếp sống truyền thống được duy trì, các công nghệ tiên tiến nhất được lĩnh hội dễ dàng. Trong trường hợp này không phải là mục tiêu mà là phương tiện. Và ở đây chỉ cần xây dựng những mục tiêu đúng đắn.

        Ờ những người thế hệ lớn tuổi, ý thức gia trưởng là một bộ lọc giúp họ ném bỏ tất cả những thông tin tiêu cực và tiếp nhận chỉ những gì tương ứng với các khuôn mẫu truyền thống. Nhưng giới trẻ thì bị những ý tưởng phá hoại tác động ở một mức độ lớn hơn, bởi Wahhabism chủ yếu lôi kéo giới trẻ, những người bị ảnh hưởng truyền thống thì ít mà chịu tác động của truyền hình thì nhiều.

        Cho đến nay, các blogger ở bắc Kavkaz đang phân tán, cái nhìn của họ khá lỏng lẻo, họ không thể hình dung toàn bộ khung cảnh một cách hệ thống, hành động có tính cục bộ. Họ cần được chú ý nhiều hơn để tạo điều kiện hình thành quan điểm chủ quyền quốc gia, giúp họ nhìn ra hình ảnh kẻ thù và có thể phát hiện nó trong bất cứ binh đoàn mạng nào một cách rõ ràng, có căn cứ.

        Công nghệ tuyên truyền Đại Tây Dương của phương Tây rất công kích, hiệu quả, mạnh mẽ, chất lượng, giới thiệu những hình ảnh sống động. Nó xâm chiếm đầu óc con người, nếu người đó trung lập - thường là thiếu niên hoặc trẻ em. Chúng nhạy cảm với những gì mạnh mẽ, nhất là khi những tiền đề cơ bản đã được tivi hình thành.

        Một đặc trưng địa phương nữa: khác với nhiều nơi ở nước Nga, làm blogger ở Kavkaz khá nguy hiểm - đó là một khu vực đặc biệt, vì vậy cần có cách tiếp cận đặc biệt. Bắc Kavkaz ngày nay đã bị đưa ra khỏi trạng thái cân bằng xã hội. ổn định xã hội không thể có được bằng tác động vũ lực, mà từ đầu óc con người, và ở đây nội dung, suy nghĩ, ý tưởng đóng vai trò chủ đạo.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Tư, 2020, 07:23:34 am

        NAM OSSETIA 2008: GIAI ĐOẠN THÔNG TIN CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Không chỉ bắc, mà nam Kavkaz cũng là đối tượng quan tâm đặc biệt của các nhà chiến lược Đại Tây Dương không chỉ một thế kỷ qua. Trong mưu toan đây nước Nga khỏi Kavkaz lùi sâu hơn vào lục địa, phương Tây luôn dùng những công nghệ mới nhất cho đến lúc đó. Chính vì thế mà Kavkaz nhìn chung là đối tượng tác động mạng thường trực, và các công nghệ thông tin được áp dụng ở đây một cách trực tiếp, liên tục khẳng định tính hiệu quả của mình. Những sự kiện ở Nam Ossetia vì thế không là ngoại lệ.

        Ờ đây nói về chính những sự kiện tháng 8-2008, cựu chủ biên chi nhánh Nga của tờ báo Anh The Financial Times Charles Clover đã để cập ở trên chỉ ra rằng khi G. Bush con nói chuyện với dân chúng Mỹ để biện luận cho sự dính líu của quân đội Hoa Kỳ với Gruzia trong xung đột Gruzia - Ossetia và việc tàu chiến Hoa Kỳ đi vào biển Đen, ông ta đã sử dụng khái niệm report (tường thuật - ND). Trong phát biểu của mình, ông ta đã viện dẫn chính từ đó. Ông ta không nói - “theo báo cáo của tình báo Mỹ” hay “của Lầu Năm góc, người Nga đã tấn công Gruzia, vì thế chúng ta phải bảo vệ dân chủ”. Ông ta hiểu nó không phải vậy, rằng không ai đã và sẽ báo cáo vì sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc đó. Nhưng cùng lúc, ban lãnh đạo Hoa Kỳ cần phải biện minh cho việc các đơn vị hải quân của mình xâm nhập biển Đen.

        Đưa hạm đội Hoa Kỳ vào khu vực có thể tấn công trực diện lãnh thổ Nga được biện hộ không chỉ về chiến thuật, tác chiến hay thậm chí nhu cầu quân sự, mà trước tiên nó cần thiết nhìn từ quan điểm địa chính trị. Người Mỹ dù sao cũng cần phải vào biển Đen, thể hiện việc đứng về phía Gruzia, tạo ra yếu tố răn đe đối với nước Nga, thay đổi cán cân lực lượng và, có thể cuối cùng là thay đổi tiến trình lịch sử. Để thực hiện bước đi này cần những cơ sở nghiêm túc. Nhưng không thể viện dẫn vào dữ liệu tình báo, hoặc vi không có chúng hoặc có thể chúng nói ngược lại. Cũng như khi quân đội Hoa Kỳ đã vào Iraq, thông tin tình báo cho biết Iraq không có vũ khí hóa học. Kết quả là tất cả kết thúc bằng một scandal. Vì thế lần này trong phát biểu của mình Bush dùng từ report - đơn giản là tường thuật: “CNN nói người Mỹ đã tấn công Gruzia” - họ đã tường thuật như thế cho nên tôi - lãnh đạo Hoa Kỳ - quyết định ủng hộ Gruzia.

        Tiếp theo đó Hợp chúng quốc Bắc Mỹ thực sự đưa tàu chiến của mình vào biển Đen. Nhưng khi chiến dịch kết thúc - năm ngày chiến tranh cộng với vài ngày nữa, khi thế giới vẫn đang trong cơn sốt, người ta hỏi Hoa Kỳ: Nó là gì, ngài Bush con kính mến, các tàu chiến để làm gì? Và ông ta đã trả lời, đừng hỏi tôi mà hãy hỏi CNN, họ sai lầm khi chiếu những cảnh nói đó là Gruzia bị đánh bom. Chúng tôi mới đưa tàu vào. Hóa ra đó là đánh bom Tskhinvali1 chứ không phải Gori2.

        Khi đó CNN mới sực nhớ: “Vâng đúng là chúng tôi bị nhầm băng, đấy chúng tôi sẽ chiếu cảnh đánh bom Gori. Còn thì vâng, chúng tôi đã chiếu cảnh Tskhinvali”. Và rồi họ chiếu lại cảnh Tskhinvali với dòng tít Tskhinvali bị đánh bom, còn đây là Gori bị đánh bom. Chúng tôi đã sửa chữa sai lầm, xin thứ lỗi, đơn giản là chúng tôi lắp ghép câu chuyện không chính xác, vì các tay máy đã viết sai tên băng, xin lỗi. Nhưng tàu chiến Mỹ thì đã ở biển Đen. Nếu tình hình phát triển khác đi, nếu như binh đoàn 58 (của Liên bang Nga - ND) sợ tàu chiến NATO, không đi qua đường hầm Roki vào Nam Ossetia; nếu như ban lãnh đạo chính trị (Nga - ND) lưỡng lự, phân tích những hậu quả của cuộc va chạm có thể với tàu chiến Hoa Kỳ ở biển Đen, thì đường hầm chắc đã bị nổ tung và chắc Tskhinvali đã bị đánh bom tan tành. Lúc đó chắc Gruzia đã có thể chiếm Nam Ossetia, thực hiện được những nhiệm vụ quân sự, tác chiến và chiến lược, lập ra được một căn cứ Hoa Kỳ vững chãi ở nam Kavkaz, tăng biên giới kiểm soát từ phía dãy núi Kavkaz và tìm được lối ra mênh mông tới biển Đen. Nga lúc đó chắc sẽ đứng bên bờ thảm họa. Mà tất cả là vì cái gì? Vì CNN “nhầm băng” và Bush vịn vào tường thuật này đưa hạm đội Hoa Kỳ vào. Tức là vì một “sai lầm vô tội” của một nhân viên kỹ thuật, nhiệm vụ chiến lược nghiêm túc nhằm thiết lập kiểm soát trực tiếp của Hoa Kỳ ở nam Kavkaz đã có thể được thực hiện, tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên Kavkaz thông qua Gruzia. Nam Ossetia và Abkhazia có thể cũng đã bị chiếm đóng hoàn toàn, thực hiện diệt chủng toàn bộ các dân tộc. Kết quả là kiểm soát vùng bờ Biển Đen trực tiếp từ biên giới Nga, tàu chiến Hoa Kỳ thường trực trong vùng biển Nga, căn cứ quân sự NATO ở Sukhumi - tất cả những điều này khiến chúng ta như chỉ mành treo chuông... Và đó là một bên bàn cân. Còn bên kia là “nhầm băng”.

        Nảy sinh câu hỏi: người Mỹ có tình cờ nhầm băng không? Có tình cờ không khi Bush đưa ra tuyên bố lịch sử dựa vào phóng sự của CNN chứ không phải vào báo cáo chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng, khi đó là Robert Michael Gates, người đã viết một hổi ký cởi mở sau khi về hưu? Tất cả chính là một chiến dịch mạng lưới kinh điển. Xung đột tháng 8/2009 là thí dụ của một hoạt động mạng lưới do Hoa Kỳ thực hiện, nhưng bạn sẽ không tìm ra những người chịu trách nhiệm cho việc thực hiện này: không thể xác định được phía đặt hàng xung đột, cũng không rõ phía thừa hành. Vâng người ta có hỏi Saakashvili ông ta cần gì để giải quyết những vấn đề của mình và gia nhập NATO. Ông ta đáp cần có vũ khí Mỹ. Lời đáp chính thức cho câu hỏi này có thể tìm thấy rất nhiều - từ ước muốn vũ trang quân đội cho đến mưu toan sử dụng chúng như yếu tố răn đe khi tiến hành các cuộc thương lượng.

        Rốt cục thì bản thân việc cung ứng vũ khí cũng chưa phải là cái cớ để cáo buộc cho việc trực tiếp chuẩn bị xâm lăng.

-----------------------
        1. Thủ phủ Nam Ossetia.

        2. Thành phố phía đông Gruzia.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Tư, 2020, 07:24:30 am

        Bản thân cuộc xung đột 2008 ở Nam Ossetia được xác định bằng khái niệm reality check, tức soát lại thực tế, thử nghiệm lại nó. Người Mỹ vào lúc nào đó phát hiện giới tinh hoa chính trị Nga hiện nay mong muốn chủ quyền thật sự: Putin tuyên bố sự tồn tại của chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích chiến lược. Để hiểu điều đó nghiêm túc đến đâu, nước Nga có bao nhiêu tiềm năng và khả năng để đòi hỏi chủ quyền thật sự và thực hiện những điều này, người ta tiến hành kiểm tra thực tế: tuyên bố về chủ quyền của Nga được hỗ trợ bằng bao nhiêu khả năng thực tế. Để thử nghiệm, họ chọn Nam Ossetia và “cuộc chiến bách thắng nhỏ” của

        Saakashvili liên quan đến Nam Ossetia. Ở đây người Mỹ khá thực dụng, như họ vẫn làm thế ở mọi nơi - thử giải quyết vài nhiệm vụ cùng lúc: Thứ nhất, tháo gỡ vấn đề “chủ nghĩa Ty khai Gruzia” để mở đường cho nước này gia nhập khối NATO. Thứ hai, thúc đẩy bàn đạp địa chính trị của mình xa hơn về phương bắc, gần hơn với nước Nga, tức xê dịch vùng ảnh hưởng của mình sâu hơn vào lục địa Âu Á, ngay biên giới của Nga và cùng với đó kiểm tra tính nhất quán của Nga xem Nga có trách nhiệm thế nào với lời của mình. Đó ít nhất là ba nhiệm vụ lớn và vô số nhiệm vụ nhỏ được giải quyết trong chiến dịch này, và Saakashvili ở đây đơn giản chỉ là một con búp bê bằng vải vụn mang trên tay người Mỹ, còn bản thân Gruzia trở thành vật hy sinh cho lợi ích Hoa Kỳ.

        Số phận của những thành viên nhỏ nói chung chẳng bao giờ được Hoa Kỳ quan tâm. Thậm chí nếu như hậu quả thí nghiệm này của Hoa Kỳ là sự hủy diệt hoàn toàn Gruzia, tổn thất lớn trong thường dân và quân đội, nếu như kết quả là việc đánh mất hoàn toàn chủ quyền của Gruzia nếu xe tăng của Nga không dừng lại ở biên giới Nam Ossetia và Gruzia mà tiến sâu hơn vào Tbilisi và lật đồ chế độ thân Mỹ... Thì sao? Điều đó sẽ được ghi nhận như những chi phí được phép, những tồn thất quân sự tất yếu. Người Mỹ sẽ thản nhiên ghi lại nó như một khoản quyết toán âm, nhặt nhạnh mớ “tờ xanh” rồi bắt đầu tính xem sẽ làm gì tiếp theo. Họ chẳng hề quan tâm chuyện gì sẽ xảy ra với người dân và nền kinh tế, với những quá trình xã hội, liệu ở đó có bình ổn hay bất an, đó là điều cuối cùng Hoa Kỳ lo ngại mà chỉ nhằm cho chiến dịch thông tin che đậy. Tất cả những thứ còn lại, trong đó có số phận Gruzia, người Mỹ chẳng lưu tâm, cũng như số phận người Ossetia và nhân dân Nam Ossetia nói chung. Vì thế khi ông Saakashvili đưa kế hoạch hủy diệt toàn bộ người dân Nam Ossetia khi thực hiện chiến dịch “Cánh đồng trong sạch”, ông ta ngầm ý là diệt chủng hoàn toàn, trục xuất hay tiêu diệt, thanh lọc khỏi lãnh thổ này những người dân không dung hòa được với quốc gia Gruzia và chủ nghĩa dân tộc Gruzia. Không phải với nhân dân Gruzia và các dân tộc đang cư trú ở Gruzia, mà là không dung hòa được với những cách tiếp cận thống nhất mà quốc gia dân tộc Gruzia thực hiện, áp dụng cho tất cả các dân tộc và sắc tộc cư trú ở Gruzia, Nam Ossetia và Abkhazia.

        Và như thế, trong quá trình chiến dịch 0808081 người Mỹ hiểu ra Nga quả có một nguồn dự trữ nào đó, trong đó có nguồn lực sức mạnh, để khẳng định quyền chủ quyền đối với ảnh hưởng chiến lược của mình trong khu vực này. Nga đã đưa Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi sự kiểm soát chiến lược của Hoa Kỳ đang đe dọa họ, chứng minh tính nhất quán của mình, thừa nhận chủ quyền của họ bằng việc bồi thường những tổn thất quân sự, vật chất và tinh thần phát sinh. Về nguyên tắc, Nga đã có thể tiến xa hơn và thậm chí đưa Gruzia vào thành phần của khối chính trị quân sự chiến lược Nga ở Kavkaz. Nhờ đó có thể có nhiều cơ hội hơn để đưa nam Kavkaz ra khỏi ảnh hưởng Hoa Kỳ. Nhưng sự thiếu kiên quyết của tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã không cho phép làm việc này. Đơn giản là ông không có đủ ý chí lịch sử để thực hiện bước đi này. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác, Gruzia lẽ ra đã trở thành chiến lợi phẩm của binh đoàn 58 chịu trách nhiệm đáp trả thách thức này, hành vi đều cáng của giới cầm quyển Gruzia. Và khi đó tổn thất đối với Hoa Kỳ vốn coi Gruzia như là bàn đạp của mình, trong đó có bàn đạp quân sự, nơi đã sẵn có các căn cứ quân đội Mỹ, sẽ đáng kể hơn.

        Dẫu sao đó cũng là thắng lợi quân sự thực đầu tiên của Nga trong hai thập niên qua, có một chút đáng kể về thành quả. Tuy nhiên không nên dừng lại ở đây, bởi bất cứ chặng dừng nào trong địa chính trị đều có nghĩa là bắt đầu chuẩn bị thoái lui. Để duy trì những gì đang có, cần tiếp tục - bành trướng về địa chính trị để đẩy biên giới ra xa hơn, khi đó chúng ta mới có thể giữ lấy những gì đang có, hay ít ra, cố định được ở một điểm nào đó. Nhưng sự định hình này, sự tạm dừng một lần nữa lại có nghĩa là bắt đầu đếm ngược đến đợt triệt thoái mới. Xung đột 2008 có tính lịch sử và thật sự khẳng định ở một giai đoạn tính chủ thể địa chính trị, ít ra là tính chủ thể khu vực của Nga.

-------------------------
        1. Ám chỉ cuộc xung đột vũ trang Gruzia - Nam Ossetia. Đêm 7 rạng sáng ngày 8/8/2008, tổng thống Gruzia Sakaashvili cho bắn pháo vào thủ phù nam Ossetia là Tskhinvali. Sáng 8/8, tổng thống Nga tuyên bổ bắt đầu 'Chiến dịch thực thi hòa binh' đưa quân vào Nam Ossetia. Chỉ trong vài ngày, quân đội Nga cùng với các đơn vị Nam Ossetia đã đẩy lùi quân Gruzia khỏi Nam Ossetia, đồng thời khỏi vùng hẻm núi Kodorski ở Abkhazia và tạm thời trấn giữ một số vùng lãnh thổ Gruzia tiếp giáp Abkhazia. Ngày 14 đến 16/8, các bên Ossetia, Abkhazia, Nga và Gruzia ký Kế hoạch điều phối hòa bình cuộc xung đột. Tuy nhiên cuộc chiến tranh năm ngày để lại những hậu quả địa chính trị lớn, khi Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia vào 26/8 và ngày 2/9/2008, Gruzia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Quá trình Gruzia gia nhập NATO thì bị đóng băng, (https://ru.wikipedia.org/wiki/) (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Tư, 2020, 07:26:06 am

        GIA TĂNG SỨC ÉP: TỪ KẾ HOẠCH A ĐẾN KẾ HOẠCH B

        Người ta được biết chính xác rằng trong cuộc xung đột 2008, phía Gruzia có sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ, các nhà cố vấn quân sự, các chuyên gia bên cạnh ông Saakashvili, họ giúp đỡ chuyên môn, huấn luyện quân đội sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Nói chi đến việc cung cấp cho quân đội Gruzia kỹ thuật quân sự, vũ khí và binh phục do Mỹ sản xuất. Vì sao chiến tranh mạng lưới từ giai đoạn ẩn lại chuyển sang giai đoạn công khai?

        Vấn đề là ở chỗ các chiến dịch mạng lưới được thực hiện theo cường độ ngày càng tăng - từ các chiến dịch quyền lực mềm đến quyền lực cứng. Đầu tiên người ta thử làm những chuyện vô thưởng vô phạt nhất để thiết lập sự kiểm soát từ bên ngoài, khởi đi từ ảnh hưởng về tư tưởng bằng việc lập ra các trung tâm tư tưởng, đặc biệt thân Mỹ, thân phương Tây, những tổ chức phi chính phủ nào đó, các NGO, những cấu trúc xã hội, văn hóa, nhân đạo chính thức tiến hành những chương trình nhân đạo nào đó với tài trợ từ phương Tây. Không phải trực tiếp từ Hoa Kỳ, mà qua những nhà điều hành giả danh. Tài trợ có thể đến từ các nước châu Âu, hay nói chung từ các khu vực, nhưng chúng thực sự nhắm tới việc thực hiện các nhiêm vụ Mỹ thiết lập ảnh hưởng tư tưởng ở quốc gia này hay khác.

        Đầu tiên là sự chuẩn bị tư tưởng. Nếu thành công, dân chúng sẽ bị chi phối bởi những mô hình tư tưởng đã được giới thiệu - bản thân xã hội và giới tinh hoa bắt đầu xoay theo hướng đó. Trong trường hợp này, xã hội đã tự nguyện từ bỏ ý thức hệ của mình và chấp nhận ý thức hệ khác. Thí dụ như vào lúc Liên Xô sụp đổ, các giá trị phương Tây về văn hóa, mả văn minh đã trở nên hấp dẫn với dân chúng đến độ diễn cú quay ngược tự nguyện của xã hội về phía họ. Dĩ nhiên chúng được tạo điều kiện do tình trạng kinh tế khó khăn, như khi đó mọi người nghĩ thế, nhưng dẫu sao vào thời điểm đó những mã văn hóa phương Tây, các yếu tố thông tin văn hóa đã lấn át các mã văn hóa Xô viết. Cuộc cách mạng tự do xảy ra vào 1991-1993 đã diễn ra với sự công nhận từ phía quẩn chúng. Người dân Liên Xô chờ đợi điều đó, nhưng trước tiên các giới tinh hoa và những tầng lớp văn hóa, giới trí thức, đã sẵn sàng và về mặt tư tưởng đã giải giáp nhanh hơn những người còn lại. Họ hoan nghênh sự thay đổi các khuôn mẫu tư tưởng, từ bỏ những hình mẫu Xô viết mà vào lúc đó đã là những mô hình tư tưởng thoái hóa, để tiếp nhận những giá trị phương Tây. Việc này đã tạo tiến đề cho sự thay đổi chính quyền  nhẹ nhàng - “nhung lụa”: chính quyền từ một nhóm thượng lưu Xô viết bảo thủ nào đó đả được chuyển sang cho nhóm tư tưởng tự do, những nhà Tây học, Mỹ học điên cuồng với sự ủng hộ của giới trí thức và một bộ phận dân chúng. Đó là sự giao nộp tự nguyện, là thí dụ của chiến dịch mạng lưới thành công, được tiến hành bằng cách thức điêu luyện nhất, hoàn toàn ở mức độ tư tưởng và đánh tráo các giá trị. Sự cài đặt tư tưởng đã diễn ra thành công, dẫu rằng đã được chuẩn bị không phải chỉ một thập niên, và đã dẫn đến sự chuyển đổi lớn có lợi cho Mỹ. Đó là chiến dịch mạng lưới lý tưởng. Bởi vì chiến dịch mạng lưới càng không đổ máu bao nhiêu thì càng thành công bấy nhiêu, càng rẻ tiền và hiệu quả bao nhiêu thì càng ít đau đớn bấy nhiêu: chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa - đó là tiêu chí chính của thành công.

        Vào lúc nào đó sau khi Liên Xô sụp đổ, ảnh hưởng của hệ tư tưởng mềm không còn hiệu quả. Dân chúng và giới thượng lưu đã khôn ngoan hơn khi nhận lãnh kinh nghiệm đắng cay và chịu đựng hậu quả. Khi đó quần chúng bắt đầu chống lại lại sự bành trướng tư tưởng trực tiếp, kháng cự lại nó. Đó là lúc bắt đầu giai đoạn tiếp theo - tác động thông tin hung hãn hơn, tuyên truyền thẳng, lấn át tất cả các quan điểm khác ra ngoài rìa của các luồng thông tin. Khi mà giới tinh hoa còn đứng về phía phương Tây, những cuộc biểu tình của nhân dân còn bị dập tắt bằng thông tin, bị đẩy ra ngoài lề. Nếu áp lực thông tin không tiếp tục và giới thượng lưu được sự ủng hộ của đa số, bắt đầu hành động đứng về phía nhân dân, sẽ tạo ra tiền đề cho những cuộc đấu tranh chính trị mềm, cho những hành động phản kháng, xuống đường của một bộ phận dân chúng bất mãn, cho những cuộc biểu tinh, diễu hành, bắt đầu những hành động bất tuân được kích động bởi các khuyết điểm và sai lầm của nhà cầm quyền được phóng đại thêm lên.

        Công nghệ phản kháng như thế với sự hỗ trợ của những hành động phi bạo lực đã được mô tả trong quyển sách của Gene Sharp Từ độc tài tới dân chủ (From Dictatorship to Democracy)1. Tác giả mô tả công nghệ thực hiện “cách mạng màu”. Nếu phản kháng phi vũ trang không thành công, nếu các cuộc biểu tình chính trị không thắng lợi, nêu các tác động tư tưởng và sức ép từ đường phố không giúp được gì thì ở thời kỳ tiếp theo, giai đoạn tiếp theo, các kịch bản sẽ khắc nghiệt hơn.

-----------------------
        1. Sharp G., Từ độc tài tới dân chủ: khung quan niệm cho quá trình giải phóng. M.: Chọn lựa tự do; Nhà xuất bản mới, 2005.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Tư, 2020, 07:35:26 am

        Sự thành công của công nghệ này có thể thấy ở Gruzia trong “cách mạng hoa hồng”, trước đó nó đã từng diễn ra ở Serbia, sau ở Ukraine. Với sự ủng hộ của một bộ phận nhân dân bất mãn và các bước công nghệ chính trị khiêm tốn, người ta chuyển hướng vào các lực lượng bất bình trong nước, kẻ đặt hàng những tiến trình này buộc giới lãnh đạo từ bỏ nhiệm vụ điều hành và chuyển quyền lực cho một nhóm thượng lưu chống đối được phương Tây lập nên. Việc thay đổi chế độ bằng áp lực đường phố cũng là một chiến dịch mạng lưới thành công, hơi tốn kém hơn, hơi tích cực hơn so với việc cài đặt lại tư tưởng, nhưng dẫu sao nó cũng dẫn đến kết quả mong muốn tương đổi dễ dàng và cũng không đổ máu. Và tiếp đến, theo mức độ tăng dần, là giai đoạn: Nếu các công nghệ “cam” không hiệu quả, mọi người trên quảng trường không thể làm chính quyền rung chuyển và ra đi, thì tham gia vào tiến trình sẽ có những hoạt động phá hoại và khiêu khích, làm tình hình nóng lên, dẫn tới đổ máu, các phe giận dữ buộc chính quyền trả lời cứng rắn hơn. Vào lúc đó xuất hiện thêm một luận cứ bổ sung cho việc giành chính quyền, như chuyện xảy ra với Ai Cập hay Tunisia. Tình hình căng thẳng, có thương vong, nhưng không nhiều. Có đổ máu, nhưng không đáng kể. Tiếp theo, nếu chính quyến trong trường hợp này không chùn bước - độ căng thẳng của kịch bản sẽ tăng.

        Và nếu vẫn không hiệu quả thì những hành động bạo lực có tổ chức nào đó sẽ được thực hiện, chẳng hạn như tổ chức các nhóm kháng chiến du kích đô thị, thành lập các nhóm khởi nghĩa, như phương Tây gọi tên. Giờ đã có vũ khí trong tay, họ sẽ nằng nặc đòi những yêu sách chính trị, trước tiên là sự ra đi của lãnh đạo này hay khác, đòi ông ta từ bỏ quyển lực. Ở giai đoạn cuối, nếu những kẻ nổi loạn vũ trang không hoàn thành nhiệm vụ của mình, thí dụ như ở Libya, nơi những người “nổi dậy” được phương Tây bảo trợ đã không kêu gọi chính quyền từ bỏ nhiệm vụ, đất nước đó sẽ bị không kích, và trong một số trường hợp binh đoàn quốc tế sẽ được đưa vào. Đó có thể là lực lượng của các nước EU, hoặc NATO, hoặc là các nước khác như Ả rập - bất kỳ cấu hình nào cũng được, để kết thúc những gì đã bắt đầu.

        Cùng với đó, việc NATO có thể tiến hành đánh bom các quốc gia có chủ quyền không cần sự ủy nhiệm nào đã trở thành chuyện bình thường. Điểu đó (việc được ủy nhiệm - ND) dĩ nhiên là một hình ảnh dễ chịu, cho phép giữ bề ngoài đạo đức, nhưng không còn cần thiết. Trong tình huống Libya, sự ủy nhiệm là nghị quyết số 1973 do Hội đồng Bảo an thông qua nhờ những nỗ lực của ông Medvedev và tuyệt nhiên không nói gì về việc NATO có thể đánh bom. Tuy nhiên trong đó có điều 9, mã hóa giả thiết về việc có thể đánh bom bất cứ địa điểm nào bằng bất cứ phương tiện nào, không cần chỉ thị, đặc biệt là khi nói về Libya “độc tài”. Chính từ đó mà theo logic của NATO, có thể làm bất cứ việc gì. Nhưng nếu không có sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an, cũng không có gì đáng sợ. Quân đội Hoa Kỳ đã vào Iraq đâu được phép, cũng như cách mà trước đó họ từng ném bom Nam Tư. Và nếu đột nhiên quan hệ giữa Liên Hợp Quốc và NATO không êm ấm, thì người Mỹ cũng chẳng buồn chú ý đến Liên Hợp Quốc. Nhưng dù sao, can thiệp quân sự cũng là một biện pháp cực đoan.

        Chẳng hạn can thiệp quân sự vào Nga là việc không ai mong muốn khi tính đến việc Nga vẫn còn tiềm năng hạt nhân. Vì thế khả năng duy nhất vào Nga chính là vũ khí meme, công nghệ rối búp bê và cách mạng Twitter. Để làm điều đó cần phải Internet hóa, Twitter hóa, iPhone hóa và iPad hóa. Tất cả tạo một môi trường cẩn thiết để đặt nước Nga vào sự kiểm soát mà không cần bất cứ vũ khí nào. Tất cả được bắt đầu từ việc hình thành những khuôn mẫu tư tưởng, tiếp đó là theo chuỗi: áp lực thông tin, chính trị trên các quãng trường, sự cứng rắn ngày càng tăng trong các kịch bản phản kháng từ dân chúng, chiến tranh nổi dậy, kết nối đồng minh, và điểm cuối, hợp âm sau cùng - các máy bay ném bom Mỹ sẽ làm nốt việc đã bắt đầu, sau đó Hoa Kỳ sẽ có được tất cả như chiến lợi phẩm quân sự trọn vẹn.

        Hoàn tất chiến dịch mạng là trọng trách của các binh lính, những người giúp “quân nổi dậy” kết thúc cái đã bắt đầu bằng việc tiến hành các chiến dịch quân sự mạng lưới trung tâm, chi tiết sẽ được nói ở chương sau. Nếu vì những lý do nào đó không thể thực hiện việc đưa quân đội vào, vì nguy hiểm hay vì rủi ro cho binh đoàn, khi đó không quân Hoa Kỳ sẽ trực tiếp đánh bom. Đặc biệt là đã không cần NATO cũng như những thủ tục hình thức thừa thãi. Chỉ cần tàu sân bay Hoa Kỳ tiếp cận được phạm vi cho phép của hàng không, khi đó không quân sẽ san bằng tất cả nhờ những cuộc oanh kích nhân đạo. Và điều này, lẽ dĩ nhiên, là giai đoạn hoàn thành tốn kém nhất của chiến tranh mạng lưới, cứng rắn nhất và tổn thương nhất nhìn từ góc độ hình ảnh, đánh vào uy tín, nhưng dẫu sao đây cũng là sự kết thúc tất yếu và hợp lý của một quá trình bắt đầu từ tác động tư tưởng. Đó là tất cả các giai đoạn của chiến tranh mạng.

        Quan điểm hiện đại “chiến tranh thế hệ thứ sáu” của Hoa Kỳ hiện quy định các giai đoạn này trong một trình tự đã kể. Và giai đoạn nóng - điểm chung cuộc - được ghi nhận như một biện pháp đủ và cần nhất định, hoàn tất quá trình. Theo công thức đã sắp xếp này, người Mỹ đang tiến đến nền độc tài toàn cầu duy nhất. Họ là những người rất thực dụng và có công nghệ tiên tiến, vì thế họ đối với việc hiện thực hóa quyến bá chủ toàn cầu như với một công nghệ, lạnh lùng và thận trọng. Họ hoàn toàn thờ ơ với tương lai của các nước bị xâm chiếm: lịch sử của nó, số phận các dân tộc, sự thăng trầm của những quá trình xã hội nội tại, bi kịch của nhân dân, suy thoái kinh tế, nghèo nàn, đói khát, dịch bệnh, mà sự can thiệp Mỹ dẫn tới, xáo trộn các tầng lớp xã hội, đặc biệt là ở những xã hội truyền thống như thế giới Ả rập. Tất cả những điều này hoàn toàn chẳng làm họ lo âu. Hoa Kỳ thực dụng tiến tới mục đích của mình trên cơ sở công nghệ đã phát triển. Nếu kế hoạch “A” không hiệu quả, chuyển sang kế hoạch “B”. Nếu kết quả không được tới 30% nhiệm vụ đặt ra trong thời hạn đã hoạch định, chuyển sang kế hoạch “C”. Họ hành động máy móc, theo thuật toán đã sắp xếp, đẩy cái trục lăn toàn cầu hóa của mình từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác, quốc gia này sang quốc gia khác, không cảm xúc, một cách thực dụng và máy móc. Trong việc tiến đến mục tiêu này là một logic không thương xót của sự bành trướng Hoa Kỳ mà không ai được bảo hiểm, kể cả các đồng minh, bởi một trong những nguyên tắc chính của chiến tranh mạng là nó được tiến hành chống lại kẻ thù, các lực lượng trung lập và đồng minh. Tức đồng thời, liên tục chống lại tất cả vì lợi ích của sự thống trị toàn cầu.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Tư, 2020, 07:37:51 am

        "CÁCH MẠNG NHUNG” Ở NGA SẼ ĐẪM MÁU

        Có vẻ như kết luận duy nhất mà chính quyền Nga dưa ra trong các quá trình mạng lưới xảy ra trong không gian hậu Xô viết những nằm gần đây là - nước Mỹ hùng mạnh, còn chúng tôi bối rối, thảm thương và bất lực, vì thế tốt hơn đừng chọc giận “anh cả” khi kéo dài kết cục của mình, và có thể, (anh cả) sẽ để yên!. Nhưng họ đã chẳng để yên! Lạnh lùng, thận trọng, và để khẳng định, người ta trình ra một gói hồ sơ về sự cần thiết phải thanh toán nước Nga như một lãnh thổ không hiệu quả, quá lớn, điều hành kém, phi dân chủ, được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua sau ba phiên điều trần. “Nguồn lực hành chính”1 khét tiếng mà chính quyền hiện hành rất tự hào, đó là duy nhất những gì chúng ta còn lại. Thật ra, không được quên rằng sức mạnh của “nguồn lực hành chính” dựa trên lòng tin của nhân dân rằng “chính quyền mạnh”. Chỉ cần niềm tin này lung lay thì thành trì cuối cùng của chính quyền sẽ tan thành tro bụi. Leviathan2 của một quốc gia Nga hùng mạnh từ lâu đã chết - thịt nó đã rữa ra rồi3.

        Sự điều hành từ bên ngoài của Hoa Kỳ như một tất yêu sẽ dẫn tới kết quả “cách mạng cam” ở Nga. “Con rối của hệ thống” sẽ lên nắm quyên - dù đó là một người hay một nhóm sẽ cống hiến vô điều kiện cho đại Satan bên kia đại dương. Những lực lượng còn lại, trong số đó có những người cho mình là yêu nước, thậm chí nếu họ tham gia tích cực vào việc lật đổ chế độ hiện hành, sẽ được gởi vào hố rác. Sự bức chế của Hoa Kỳ là một kết quả tất yếu của “cách mạng cam” hay “cách mạng dải băng trắng”4 ở Nga, dù gọi tên nó là gì đi nữa, bởi tất cả những ai làm việc cho cách mạng mạng lưới Hoa Kỳ đến ngày nay - đều là kẻ thù của nước Nga, phải bị tiêu diệt trong bất cứ trường hợp nào, ở bất cứ kết cục nào.

        Nếu vẫn duy trì tình hình hiện nay, nước Nga mê muội trong vô thức vẫn đang tiến về vực thẳm, chỉ có điều chậm hơn do bị phân tâm bởi những cú lượn ngoằn ngoèo vô nghĩa từ bên này sang bên kia. Nến kinh tế tự do là cái chết nhanh chóng.

        Cách tiếp cận tự do mà chính quyền hiện nay đang ráo riết bám vào trong cuộc tìm kiếm “hiệu quả kinh tế", đối với đa số quần chúng Nga đó là một đống phân trên bàn tiệc - nó không thể gợi nên gì khác ngoài sự gớm ghiếc, ghê tởm và buồn nôn. Có thể, dĩ nhiên, đó không phải là phân, mà là một yếu tố cải thiện cuộc sống chúng ta tốt hơn, được xem xét trong khuôn khổ sự thống trị của khái niệm nghệ thuật hiện đại. Nhưng lúc đó, yếu tố tiếp theo để cải thiện cuộc sống chúng ta phải thừa nhận đó là một cái hòm gỗ, nắp đậy và một nhúm đinh. Theo những số đo xã hội học gần đây, yếu tố “cuộc sống tốt hơn” này vẫn được đòi hỏi cao nhất. Những quốc gia dân tộc nhỏ gọn kiểu châu Âu, “đất nước nhỏ” không có “bọn Trung Á và Kavkaz” - đó chính là sự phá hoại mạng lưới của gián điệp phương Tây, chỉ có điều không trực diện.

        Với tất cả những mưu toan lật đổ chính quyền hiện hành mà hiện chưa có kết thúc thành công nào, đồng thời với ý chí của các nhà chiến lược Hoa Kỳ trong việc đạt được những mục đích riêng, có thể kết luận “cách mạng nhung” ở nước Nga sẽ đẫm máu, tàn bạo với nhiều nạn nhân. Một khoảng không gian lớn đa sắc tộc, đa dân tộc, heartland, miền đất cốt lõi, thành trì của nền văn minh trên đất liền lục địa sẽ tan rã theo cách làm rung chuyển cả thế giới.

        Bản thân Hoa Kỳ cũng sẽ không vui vẻ gì, rất có thể sau đó chính nó cũng sẽ không còn, nhưng chúng ta không vì thế mà nhẹ nhàng hơn. Để tránh khỏi sự sụp đổ sắp xảy ra, chính quyền của chúng ta phải thần thông. ít nhất họ phải có kiến thức sâu sắc, ngay lập tức thừa nhận những quy luật địa chính trị và logic phát triển của lịch sử, thừa nhận sự tuyệt đối của nước Nga, tính tiền định của sự vĩ đại đế chế lục địa của chúng ta, sự cấn thiết khẳng định những lợi ích địa chính trị của chúng ta trên lục địa Á Âu và sự tất yếu công nhận đối thủ địa chính trị của chúng ta - Hoa Kỳ - là kẻ thù tuyệt đối. “Nước Nga có thể vĩ đại, hoặc chẳng là gì” - phải được khắc trên những tấm biển của điện Kremlin. Mỗi công chức điện Kremlin phải thức dậy mỗi ngày với câu nói này trên cửa miệng. Không phải người công chức hiện nay, họ thì đằng nào cũng thế thôi, mà là sau này, người thừa nhận tính tuyệt đối của sự vĩ đại Nga. Mối đe dọa mạng của Hoa Kỳ đã ở cạnh chúng ta, chúng ta nhìn vào vực thẳm của nó và nháy mắt.

------------------------
        1. Nguồn lực hành chính là nguồn những ảnh hưởng của các quan chức và định chế nhà nước, ở Liên bang Nga, từ này lần đầu tiên được Giám đốc trung tâm nghiên cứu và dự báo chiến lược Dimitri Olshansky đưa ra năm 1995 để nói đến ảnh hưởng của các quan chức lên tiến trình bầu cử. Dần nó trở nên thông dụng như một thuật ngữ khoa học, bổ sung thêm nghĩa mối liên hệ giữa kinh tế với chính trị. Trong số các cách sử dụng "nguồn lực hành chính" có thể kể như thay đổi ngày bầu cử, tăng số lượng cử tri đi bầu ở một đơn vị bầu cử bằng các... binh lính có mặt tại đơn vị bầu cử đó trong giai đoạn nghĩa vụ quân sự, điều gây tranh cãi; không cho phép quan sát viên của các đảng, các tổ chức xã hội, cũng như nhà báo đến các điểm bầu cử...(httpsy/ru.wikipedia.org/wiki/) (ND)

        2. Leviathan: loài thủy quái khổng lồ trong Kinh Thánh (ND)

        3. Chi tiết hơn có thể xem trong GobbsT. Leviathan, hay vật chất, hình thái và chính quyén...//M.:Directmedia Publishing, 2002.

        4. Dải băng trắng là biểu tượng của phong trào chống đối ở Nga những năm 2011-2013 trong mưu toan thực hiện cách mạng màu (expert.ru - ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Tư, 2020, 07:38:36 am

       
SYRIA - ĐÒN TẤN CÔNG MẠNG LƯỚI

        NHỮNG QUÁ TRÌNH MẠNG LƯỚI TƯỚC CHỦ QUYỀN SYRIA VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ

        Những bất ổn ở Syria, bắt đầu từ giữa tháng 3/2011 trên nền những sự kiện tương tự ở Tunisia, Ai Cập, Libya đã trở thành một bối cảnh cần thiết để lật đổ chế độ cầm quyền cùng với việc tước chủ quyền Syria. Đầu tiên, công cụ chính làm chính quyền trở thành bất hợp pháp là những cuộc biếu tình đường phố, phát triển thành xô xát giữa những người biểu tình và các cơ quan thực thi pháp luật. Thế nhưng phản ứng hiệu quả của chính quyền Syria đã buộc những kẻ đặt hàng phải chuyển sang kịch bản cứng rắn hơn. Số người chết cần thiết để đạt được mục tiêu trong từng trường hợp riêng biệt còn phụ thuộc vào việc chế độ nào đó tự do bao nhiêu hoặc độc đoán bao nhiêu, bởi chính số người chết và những cuộc dụng độ trên đường phố sẽ tác động trực tiếp vào tốc độ chuyển sang các phương pháp đàn áp cứng rắn hơn. Khi số cảnh sát và binh sĩ chết theo chính quyền Syria, vào khoảng 350 người, còn số người biểu tình, theo dữ liệu của các nhà bảo vệ nhân quyền, lên tới 1300 người, bắt đầu chuyển sang giai đoạn đụng độ vũ trang trực tiếp của các lực lượng mang tên “Quân đội tự do Syria” với chính quyền.

        Tất cả những điều này, theo ý kiến của các chuyên gia phương Tây, là hậu quả của nền độc tài cao độ, của việc tập trung hóa chính quyền và việc tồn tại trật tự, những thứ bao giờ cũng kéo theo sự gia tăng tất yếu sức ép từ phía những kẻ khởi xướng việc mất ổn định, còn tính đến con số đông nạn nhân, việc can thiệp bạo lực thật sự là không thể tránh khỏi. Như các phương tiện truyền thông vào giai đoạn đó đã thông báo: “Trong quá trình xô xát đã sử dụng các đơn vị và vũ khí quân sự, một loạt các thành phố đã bị đánh chiếm. Người tị nạn, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Con số đã vượt quá 10.000 người”.

        Tuy nhiên can thiệp bạo lực từ bên ngoài luôn đi sau giai đoạn chuẩn bị những điều kiện sơ bộ mà trong trường hợp Syria, nó thể hiện ở sự phát triển tình hình đến mức chính quyền không có khả năng trấn áp, thậm chí kiểm soát các hoạt động đường phố. Vì thế mà số nạn nhân, đặc biệt là trong những người biểu tình, tăng vọt.

        Trong điều kiện các phương tiện truyền thông và thông tin bị kiểm soát, vai trò chính trong việc vận động quần chúng đường phố được phân cho các blogger và các phương tiện phát sóng truyền thông trực tuyến. Trọng tâm nhắm vào việc vẽ nên hình tượng tiêu cực của chính quyền hiện hành và chuẩn bị dư luận xã hội cho việc không thể tránh khỏi phương án bạo lực từ phía phương Tây, sự can thiệp bên ngoài vào tình hình nội bộ Syria, sự tất yếu phải lật đổ Bashar al-Assad như một kịch bản phát triển tích cực duy nhất có thể. Để dạt được hiệu ứng này, các nhà chiến lược phương Tây tích cực sử dụng vũ khí meme và công nghệ rối búp bê. Với thực tế là các mạng lưới gây bất ổn cơ bản trên lãnh thổ Syria cũng như bên ngoài nước này, đều đã lập xong và đang hoạt động, mà việc phát hiện và loại bỏ chúng đòi hỏi nhiều thời gian, nên lẽ ra sẽ thích hợp hơn nếu bắt đầu hoạt động mạng lưới theo hướng ngược lại cùng lúc với việc triển khai các mạng lưới của mình trên lãnh thổ đối phương. Các lĩnh vực dễ tiếp cận nhất trong mỗi liên hệ này chính là thế giới blog tiếng Anh và các ngôn ngữ Tây Âu, trước tiên là Pháp, và có thể là Ý. Sự ủng hộ gián tiếp, nền tảng có thể là hoạt động của giới blog tiếng Nga và không gian truyền thông - trong giới những người ủng hộ lợi ích của chế độ Syria hiện hành cũng như những người có đầu óc chống Mỹ. Tất cả những điều này không loại trừ việc tiếp tục hoạt động tích cực trong phân khúc Ả rập của thế giới blog, trên lãnh thổ trực tiếp của Syria cũng như các nước Ả rập khác. Thế nhưng, thật đáng tiếc, chế độ Syria lại đặt cược tuyệt đối vào tác động bạo lực, nên kết cục đúng là đã dẫn đến việc leo thang nhanh chóng kịch bản va chạm dân sự cứng rắn với việc sử dụng tất cả các loại vũ khí thông thường từ hai phía. Chưa kể công nghệ mạng lưới có thể dẫn tới giảm thiểu thiệt hại, trước tiên là giảm sổ thương vong con người. Kết cục, tình hình đã tiến tới hình thái đổ máu nhiều nhất và đã không thể nào đảo ngược.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Tư, 2020, 07:39:00 am
 
        CÔNG CỤ MẠNG LƯỚI — KỊCH BẢN THAY THẾ

        Dù mọi việc ở Syria diễn ra thế nào đi nửa cho đến hôm nay, thì rõ ràng đây không phải là điểm đầu tiên cũng như cuối cùng của hoạt động mạng lưới toàn cầu phương Tây hướng đến việc thiết lập kiểm soát chiến lược và điều khiển từ bên ngoài. Và nếu vậy, phải xem xét cẩn thận những sai lầm phạm phải khi phân tích tình hình Syria, thử xem xét liệu có cách hành xử nào khác, những công nghệ mạng lưới nào và lối tiếp cận nào có thể áp dụng để giảm thiểu hậu quả, thậm chí để xử lý đảo ngược tình hình.

        Điều thật sự nhà chức trách Syria đánh giá thấp trong bối cảnh khi cuộc xung đột vừa mới, vừa mới bùng nổ, chính là vai trò của thế giới blog. Chỉ sau đó người ta mới thấy chính nhờ sự hỗ trợ của các mạng xã hội trực tuyến mà những kẻ chống đối Bashar al-Assad có thể nhanh chóng làm căng thẳng tình hình, biến nó từ cuộc phản kháng đường phố hòa bình sang tình trạng nội chiến. Trước tiên, hoặc là vì không được thông tin đẩy đủ về ảnh hưởng của mạng xã hội lên xã hội Syria, hoặc đơn giản là vì sự yếu kém công nghệ - chính quyền Syria quả tình đã bỏ qua công cụ tác động thực sự vào tình hình này. Thật uổng phí. Mặc dù họ có thực hiện một vài nỗ lực vụng về như: lập ra một số nào đó những tài khoản ảo trên mạng xã hội Twitter và Facebook, an ninh Syria cố gắng mô phỏng sự hiện diện số lượng lớn những người ủng hộ chế độ để đưa ra quan điểm trái ngược với các blogger thân phương Tây. Tuy nhiên, họ làm điều này vụng về và lúng túng đến độ nhiều tài khoản giả của những ủng hộ viên al-Assad nhanh chóng bị vạch trần và loại bỏ bởi ban điều hành Mỹ của, cần nhấn mạnh, chính những mạng xã hội. Gặp thất bại, mật vụ Syria lẫn những cơ quan khác không quay lại đề tài này nữa.

        Nhưng dẫu sao để hiểu thấu đáo những sai lầm, cần phải trở lại với ảnh hưởng của thế giới blog. Tuy nhiên cần hành động không quá đơn giản. Nhìn chung nên chia quá trình ra thành vài phạm vi ảnh hưởng để tác động vào phân khúc đặc biệt này hay khác của mạng Internet toàn cầu. Một trong những phân khúc quan trọng nhất, đặc biệt gây ảnh hưởng đối với tình hình có liên quan tới Syria là các blogger viết tiếng Anh của thế giới Ả rập, châu Âu, Hoa Kỳ và thật kỳ lạ, của Nga. Chính bởi phân khúc Anh ngữ có xu hướng chỉ trích đối với chế độ al-Assad. Chính ở đó ngự trị sự tuyên truyền thẳng thừng, không che đậy và thô thiển của phương Tây xuất phát từ điểm là ở đấy tất cả đều là “người của ta”, có nghĩa có thể không cần chọn lựa câu chữ khi phát đi sự phủ nhận hoàn toàn và thẳng thừng, đặc biệt không cần quan tâm đến độ tin cậy của những sự kiện được trích dẫn cũng như sức mạnh của những luận cứ. Đó là lý do tại sao môi trường này dễ tiếp nhận các quan điểm khác, đặc biệt là những sự kiện được khẳng định bằng sự thật, bằng các sự kiện đã được minh chứng. Một cú nhồi thực tế chi tiết, có căn cứ, sẽ giá trị bằng hàng chục terabyte mị dân chống Syria đầy cảm xúc nhưng không cách nào chứng minh, mà đa số được truyền cảm hứng từ những đơn vị đặc biệt của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm góc. Một giọt thực tế nhân với sự công tâm tối thiểu sẽ tạo ra rất nhanh lợi thế đáng kể cho phía bị hại mà trong trường hợp này là chế độ al-Assad, không tốt hơn, nhưng cũng không xấu hơn bất cứ chế độ nào khác trong khu vực.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2020, 11:23:02 pm

        Phân khúc quan trọng thứ hai phải thừa nhận thuộc về các blogger tiếng Ả rập của châu Âu, Hoa Kỳ và một lần nữa, của Nga. Ở đây công chúng tuy có hẹp hơn, nhưng cùng lúc lại có tính mục tiêu hơn. Cộng đồng Ả rập có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là ở châu Âu và Hoa Kỳ. Đại diện của họ tham gia vào nghị viện và các cơ quan khác của chính phủ nhiều nước. Các phương tiện truyền thông xuất bản bằng tiếng Ả rập cũng có công chúng của mình mà nếu tính bằng con số, sẻ không nhỏ hơn so với nhiều cộng đồng cơ bản khác. Còn nếu chú ý đến sự dửng dưng nói chung và sự thờ ơ của công dân các nước châu Âu cũng như Hoa Kỳ đến những sự kiện xảy ra trên thế giới bên cạnh sự quan tâm cao của các cộng đồng Ả rập ở các quốc gia này đến những biến cố của các nước Ả rập, thì ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông tiếng Ả rập thậm chí đáng kể hơn nếu tính tổng chi phí và hiệu quả. Thêm vào đó, môi trường Ả rập gắn kết hơn, có nghĩa, họ có khả năng tổ chức biểu tình đường phố, đứng về phe nào đó. Càng giá trị hơn khi tác động vào chính phân khúc tiếng Ả rập của thế giới blog các nước châu Âu và Hoa Kỳ, nơi khá nhạy cảm trước các biểu hiện của ý kiến xã hội, ít ra so với chính thế giới Ả rập, nơi những cuộc tuần hành đường phố thường là biểu hiện của tính khí chứ không phải là hoạt động chính trị.

        Xếp thứ ba về mức độ quan trọng thuộc vế phân khúc Hồi giáo trong cộng đồng blog ở Nga và SNG. Bởi chính nước Nga đóng vai trò then chốt trong việc khiến cuộc tấn công trực tiếp vào Syria hoãn lại vô thời hạn, trong khi ảnh hưởng của cộng đồng Hồi giáo ở các phân khúc Nga của Internet là khá lớn. Điều này càng quan trọng hơn nếu xem xét có bao nhiêu người xuất thân từ Bắc Kavkaz cuối cùng đã bổ sung vào hàng ngũ các tay súng chiến đấu với quân đội thường trực của al-Assad. Và đến lượt mình, nó gây hậu quả không chỉ về quân sự, mà còn cả về mặt hình ảnh. Thêm vào đó, tất cả những kẻ xuất phát từ bắc Kavkaz này là một vấn đề tiềm tàng cho chính nước Nga. Tình hình sẽ phát triển ra sao và có bao nhiêu tay súng từ Kavkaz đến Syria nếu phân khúc này đã được quan tâm đúng mức - điều đó chỉ có thể đoán. Thế nhưng một điều chắc chắn là nếu một quan điểm phản biện, thân Nga đối với tình hình Syria được giới thiệu đúng mức, thí dụ, bằng các blogger Kavkaz, thì số lượng “chiến binh dân chơi”1 của Nga tham gia phía “nổi dậy” trong trận chiến Syria chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.

        Một số lượng công chúng đông đảo hơn nhưng cũng mềm yếu hơn cần phải quan tâm chính là phân khúc chống Mỹ của xã hội Nga và nhìn chung ở SNG. Thực tế, một đa số áp đảo người dân ở đó chia sẻ các quan điểm chống Mỹ, có nghĩa, nếu biết cách liên kết những cuộc biểu tình chống chế độ al-Assad với lợi ích Hoa Kỳ, đồng thời nếu biết nhấn mạnh tính công cụ nhìn chung của những quá trình đang diễn ra ở Trung Đông, thiện cảm của đa số sẽ giành cho phía Nga và chính quyền Nga vốn đang đứng trực tiếp về phía chính quyền Syria hiện hành. Nó sẽ tạo ra tính hợp pháp lớn hơn cho những bước đi được ban lãnh đạo

        Nga đưa ra, đồng thời có thể đoàn kết được không chỉ xã hội Nga, mà trên toàn lãnh thổ hậu Xô viết.

        Một ý nghĩa ít hơn, tùy chọn, những cũng quan trọng nhìn từ hậu quả lịch sử có thể là việc tác động lên những phân khúc khu vực, chẳng hạn như những người chống toàn cầu hóa hay những người Trotskyist châu Âu, các nhà sinh thái, những người ủng hộ đa cực hóa và những nhóm nhỏ nhưng hoạt động tích cực trong không gian Internet. Tất cả họ trong những điều kiện nào đó có thể nhanh chóng đứng về phía al-Assad hay giữ trung lập hơn là chia sẻ quan điểm thân Mỹ và đồng minh của Mỹ.

        Tất cả những điều trên đòi hỏi một sự quan tâm nào đó, và dĩ nhiên, sự tài trợ mà trong mọi trường hợp không thể so sánh và nhiều lần ít hơn những tổn thất mà Syria cũng như các đồng minh của nó, trước nhất là Nga, phải gánh chịu, cả chi phí trực tiếp và gián tiếp. Và nếu phía Syria khó xoay sở với sự phát triển công nghệ của những phân khúc blog đã nêu, hơn nữa, để đảo ngược tình hình có lợi cho mình, phía Nga hoàn toàn có thể tổ chức quá trình này. Ở Nga có đủ chuyên gia và nguồn lực. Thế nhưng người đặt hàng các bước đi công nghẹ mạng để phản kích hoạt động mạng toàn cầu của phương Tây đã không xuất hiện - cả ở Syria lẫn ở Nga, cũng như ở những nước khác, kết quả chúng ta đã nhận những gì phải nhận - sự kiểm soát hoàn hoàn tình hình của Hoa Kỳ trên đất liền, trên không gian và trong thế giới blog.

--------------------
        1. Từ góc trong sách là "солдат удачи" dịch từ tiếng Anh của cụm từ "soldier of fortune" là tên một bộ phim truyền hình Mỹ do Maksim Korostyshevsky đạo diễn, sản xuất năm 2012, kể về một nhóm tay chơi nhà giàu bỏ tiền tham gia trò chơi tập trận quân đội nhưng phút cuối kế hoạch thay đổi, trò chơi trở thành trận chiến thật sự(ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2020, 11:23:28 pm

        SYRIA — HÀNH ĐỘNG TRỰC TUYẾN

        Mặc cho việc thiếu người đặt hàng cú phản kích mạng lưới ở Syria, nhưng thử tưởng tượng có thể làm gì trong lĩnh vực này để giảm nhẹ tình hình, hoặc giả, nếu thành công, có thể đảo ngược tình thế.

        Đầu tiên cần phải lưu ý xem điều gì nằm trên bề mặt, mà cụ thể là việc cố tạo ra một làn sóng các posting ảo nhưng lộ rỏ trên thế giới blog ủng hộ chế độ al-Assad, lên án mưu toan của Hoa Kỳ tước đoạt chủ quyền nước này. Lẽ dĩ nhiên, nội dung phổ biến nhất phải có chất lượng nhất, lý luận chặt chẽ, dựa trên thông tin tin cậy ngay từ hiện trường sự kiện mà chính quyền Syria cũng như các nhà quan sát độc lập không thuộc phương Tây có rất nhiều. Làn sóng thông tin đó phải khởi đầu đồng thời từ những môi trường đã nêu ở trên, tức trong phân khúc tiếng Anh của phương Tây nói chung và của thế giới Ả rập nói riêng, cũng như trong môi trường tiếng Nga.

        Cú xuất phát đó cần được yểm trợ bằng việc sử dụng cách tiếp cận rối búp bê, dùng công nghệ để chuyển tải bài của các blogger hàng đầu nhờ vô số các tài khoản và người máy ảo, tự động phát lại nội dung đã được ồ ạt phát ra. Sự đồng bộ hóa này tất yếu sẽ dẫn đến những blogger mới, “không được đặt hàng”, cũng như các meme chủ đề mới - nhờ gợi ý kết bạn hàng loạt những blog tương thích với những ai bị lôi cuốn vào cuộc vận động một cách chủ ý cũng như tự phát. Kết quả là số lượng nội dung được tải lại của giai đoạn đầu tiên này nếu không chèn lấn được hoàn toàn, thì ít ra nó cũng sẽ ngang với dòng thông tin chống Nga do các nhà công nghệ phương Tây tạo ra. Câu trả lời trong trường hợp này ít ra cũng sẽ là đối xứng.

        Giai đoạn tiếp theo sẽ chi tiết hơn, nằm trong sự định phân chặt chẽ việc cân bằng khối lượng thông tin xuất hiện sau đó, từ các ghi chép tụ hội về của các thành viên thật lẫn của rối búp bê từ các điều phối viên chiến dịch. Thực chất của việc này là trả lời tất cả những tấn công tiêu cực nhắm vào chế độ al-Assad, đồng thời viết bình luận đáp trả tất cả các posting ủng hộ hoạt động các chuyên gia công nghệ phương Tây. Bằng cách đó, sẽ đạt được sự cân bằng giờ đây là số lượng và tính xác đáng của các bình luận trong các nhánh nổi tiếng và đông người tham gia nhất. Lý tưởng nhất là ở tất cả các nhánh. Không một bình luận tiêu cực nào mà không có một câu trả lời. Nó sẽ mang tới hiệu quả lớn tác động lên cái gọi là quần chúng tiêu cực trong thế giới blog - phân khúc đông nhất của những ai ghé vào blog chỉ để đọc và không có ý kiến riêng, chỉ cố nắm thông tin, tự phân tích các luận cứ nói “có” và “không” do các thành viên tích cực đưa ra. Và nếu trong tình hình này một trong các phía xem ra có vẻ thuyết phục hơn thì thiện cảm của quần chúng, tức ý kiến xã hội nói chung sẽ tự động nghiêng về phía này.

        Nếu lấy cụ thể phân khúc tiếng Nga thì theo cách tiếp cận này, cần bổ sung thêm vào các blog tiếng Nga các bài bằng tiếng Anh, đồng thời các thành viên Nga nên kết bạn viết tiếng Anh. Điều này cần không chỉ để cho quá trình có tính xuyên quốc gia vì tạo ra sự trao đổi chéo quan điểm, mà còn, như một hệ quả, giám sát các xu hướng chính nảy sinh trong phân khúc tiếng Anh - cảnh báo sự xuất hiện của các xu hướng này trong môi trường tiếng Nga. Đây đã là hành động đi trước.

        Nhửng biện pháp này là tối thiểu cần thiết để tạo ra một môi trường thông tin, một kiểu bối cảnh, có ý nghĩa lớn đối với những hành động tiếp theo không chỉ trong thế giới blog, với việc chuyển sang không gian truyền thông, mà còn trên các diễn đàn truyền thông.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2020, 11:23:54 pm

        SÁNG TẠO VÀ XÚC TIẾN MEME NỀN

        Cần dừng lại riêng ở việc sáng tạo và xúc tiến các meme nền, hình thành và chuyển tiếp hình ảnh tích cực của Syria như phía nạn nhân. Việc tạo ra các meme - đó là cả một ngành công nghiệp, phải tính đến rất nhiều sắc thái khó thấy được ngay từ ban đầu. Không đơn giản là vẽ tranh, làm biếm họa, quay video, viết slogan liên quan đến tình huống đã nói. Để trở thành meme, chúng phải có tiềm năng lây lan của virus, điều chỉ có thể đạt được khi hiểu những chi tiết ngữ cảnh tế vi nhất và những đặc biệt trong việc cảm thụ văn hóa ở mỗi môi trường riêng biệt đã nêu. Cái coi là buồn cười ở môi trường phương Tây có thể gây giận dữ và phản cảm trong thế giới Ả rập hay được tiếp nhận hoàn toàn bình thường, không chút thú vị trong môi trường tiếng Nga. Tất cả sự tinh tế văn hóa này phải được lớp học sáng tạo của những người tạo ra meme tính tới, những người am hiểu không chỉ đặc thù văn hóa của các môi trường, mà còn hiểu về cơ chế công việc truyền thông, về các định dạng của phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước khác nhau, về những nhầm lẫn của thế giới blog và tầm quan trọng của thời điểm vốn có ý nghĩa to lớn trong việc phản bác lại sự kiện góp phần tạo nên tiến trình. Cái hấp dẫn người ta ở lúc nào đó có thể hoàn toàn vô nghĩa và nhạt nhẽo ở lúc khác, và có nghĩa, một meme được tạo ra có chất lượng và sáng tạo tới đâu nếu không lan truyền được cũng đồng nghĩa với việc không tác động được lên môi trường thông tin và văn hóa, nếu thời gian nhồi nó vào mạng đã trôi qua. Tất cả những điều này khiến các nhà sáng tạo meme là một đẳng cấp đặc biệt những siêu nhân trong không gian truyền thông hiện đại.

        Yếu tố thật sự có thể dựa vào khi sản xuất meme chính là đề tài khơi dậy lòng tự hào về Syria như một đất nước ổn định. Lòng yêu nước là nền tảng hầu như cho bất cứ xã hội nào, là cảm xúc có tính đại chúng nhất về mặt xã hội. Kể cả khi một con người bị cho là bỏ đi rồi, hoàn toàn không quan tâm tới chính trị lẫn những vấn đề quốc tế, thì cả khi đó anh ta cũng biết mình là công dân hay cư dân nước nào và những dấu hiệu trực quan chính của đất nước đó là gì - quốc kỳ, quốc huy, lãnh đạo trông thế nào, những thông số chính của xã hội mà anh ta đang sống là gì. Vì thế xử lý những đề tài và hình ảnh hiển nhiên, nổi trội trên bề mặt của đất nước Syria, nhắm vào những ưu thế vốn thực sự không ít, có thể tạo ra một làn sóng ngùn ngụt cảm xúc yêu nước, chống lại những gì người ta đang cố hủy diệt. Trong nhiều mặt, điều này đã được thực hiện cho dù ở cấp độ công nghệ còn hơi thấp. Nhìn chung al-Assad đã giữ được thiện cảm đa số cư dân Syria dành cho ông, mà đó đã là không ít trong tình huống xung đột công dân. Chính điều đó cuối cùng đã trở thành lý do mà những kẻ muốn tước chủ quyền của Syria phải tìm đến cách tuyển dụng đội ngũ bên ngoài cho cuộc chiến chổng chế độ al-Assad trên toàn thế giới.

        Bản thân Bashar al-Assad cùng là một hình tượng truyền thông tốt, bảo vệ đất nước khỏi sự hỗn loạn do Hoa Kỳ điều khiển. Chính việc đưa hình ảnh ông ta trên nền cỗ máy quân sự của Hoa Kỳ phá hủy tất cả những gì sống sót, chứ không phải trên nền những “kẻ nổi dậy” chiến đầu chống chế độ, sẽ gia tăng đáng kể uy tín truyền thông và chính trị của ông ta, buộc nói về ông như một người hùng không sợ thách thức của “đại Satan” Hoa Kỳ.

        Một chủ đề meme thành công cũng cần phải mang đến nỗi tức giận vì nguy cơ mất chủ quyền, điều luôn đi đôi với cảm xúc yêu nước trong lòng đa số, và đề tài các hoạt động của “đế chế" Hoa Kỳ chổng lại các nước có chủ quyền nói chung. Nhờ môi trường meme đang được tích cực khai thác khắp thế giới, chủ nghĩa chống Mỹ là một hiện tượng. Cụ thể nếu nói về Syria - việc gieo rắc hình ảnh tiêu cực của Hoa Kỳ trong thế giới Ả rập được đại bộ phận dân chúng xem như kẻ chiếm đóng mà hậu quả hành động của họ tất yếu là máu, nước mắt và thương vong.

        Rất thường khi môi trường thông tin dường như bị nổ tung bởi những ấn bản, cho dù là bịa đặt, giả mạo, và cũng không kém thường xuyên hơn cả những bài phỏng vấn thật của các blogger Hoa Kỳ và châu Âu ủng hộ chế độ Syria. Đó chính là một kiểu trolling của môi trường thông tin phương Tây, chơi theo nguyên tắc ngầm “ta” - “địch”, khi một kẻ giống như “người mình” bỗng dưng bắt đầu chơi cho phía “đối thủ”, khiến làm gia tăng tâm trạng chống Mỹ.

        Và cuối cùng, điều đơn giản nhất và đã được thực hiện ở một mức độ đáng kể - đó là tạo ra một loạt những bài báo ủng hộ chế độ Syria, đăng trên những phương tiện truyền thông khác nhau, đầu tiên là trên các báo Nga. Cách này là một kiểu tác động lên khối độc giả mục tiêu, nhắm vào giới tinh hoa Nga, vào các nhà thương thuyết, những người đưa ra quyết định, các nhân vật số một của quốc gia - bởi tình hình Syria chính là lệ thuộc rất nhiều vào Nga.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2020, 11:24:46 pm
     
       HOẠT ĐỘNG NGOẠI TUYẾN: NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH HÒA BÌNH VÀ “HỖN LOẠN Ở PARIS"

        Phản ứng mạng tại Syria, theo quan điểm về chiến tranh mạng lưới, có thể không chỉ gồm những hành động trực tuyến, mà còn có những hoạt động của mạng lưới xã hội thực ở các góc khác nhau của hành tinh. Dĩ nhiên đầu tiên ở đây nói về các mạng lưới Syria dựa trên các cộng đóng hải ngoại và toàn bộ các mạng lưới Ả rập trên thế giới, và đối tượng tác động chính ở đây là châu Âu và Hoa Kỳ - các diễn viên chính gây bất ổn tình hình Syria, và những người đặt hàng cho các quá trình đang diễn ra ở đó. Trong liên hệ này, nhiệm vụ chính là chuyển các quá trình hỗn loạn sang lãnh thổ châu Àu thông qua hoạt động của các cộng đồng hải ngoại Syria. Rộng hơn nữa, để tạo ra một sự hỗ trợ nên, có thể thành lập, đa dạng hóa và kích hoạt không chỉ những mạng lưới Syria, mà còn của Ả rập, trên lãnh thổ châu Âu và Hoa Kỳ.

        Trong cuộc gặp đại diện phe đối lập Syria Mahmoud Al Hamza với đại diện tổng thống Nga Mikhail Margelovyi1 ở Moskva, cạnh tòa nhà hãng thông tấn Nga RIA Novosti nơi diễn ra họp báo vế kết quả cuộc gặp, có một số người Syria nào đó tụ tập cố tiến hành một cuộc mit tinh không xin phép. Nhà chức trách đã ngăn chặn, tuy nhiên những hoạt động hòa bình như thế, không đăng ký trước và tiến hành trong khuôn khổ luật pháp, là một tín hiệu tốt thể hiện tâm trạng xã hội, đặc biệt với sự tham dự của các công dân Nga, các tổ chức thanh niên và xã hội. Tương tự thế về các quốc gia khác mà chính phủ của họ trung thành hay trung lập với chế độ Syria.

        Cuộc biểu tình ở Pháp chống lại dự thảo nghị quyết về Syria mà Pháp cố thông qua ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một cách thức hữu hiệu để động viên đại diện của khá nhiều cộng đồng Ả rập hải ngoại. Những cuộc biểu tình này, từ một phía, gây sức ép tinh thần lên chính quyền  Pháp trong vấn đề Syria, còn từ phía khác - tạo ra khả năng động viên những quần chúng bất mãn với tình hình hiện nay ở Pháp vốn yêu cầu sự hội nhập của những người mới nhập cư trên cơ sở thế tục nghiêm ngặt. Nắm lấy sự căng thẳng của tình hình Ả rập nói chung, vốn không có liên hệ gì với chính trị mà chỉ đơn thuần mang tính xã hội, bằng cách thức thích hợp, có thể chuyển kênh các cuộc biểu tình tự phát nếu chúng trở nên đông người tham gia hơn, sang hướng gây sức ép chính trị liên quan đến vấn đề Syria. Tính đến sự nhạy cảm của chính quyền châu Âu với những hoạt động kiểu này, điều này hoàn toàn có thể mang tới những kết quả thực. Ở đây hiệu quả nhất là kịch bản cứng rắn - biểu tình không được phép của người Syria, được sự ủng hộ của người dân các nước Ả rập khác, chuyển thành những cuộc hôi của, bạo loạn và xung đột với cảnh sát vốn đã quen thuộc ở Paris và những  thành phố khác. ít nhất nó sẽ trở thành phản ứng đối xứng cho những nỗ lực mà Pháp và một số nước châu Âu khác thực hiện để gây bất ổn tình hình và tiếp đó chiếm đóng bằng mạng lưới không chỉ ở Syria, mà cả ở những quốc gia Ả rập khác.

        Để đạt được những kết quả chính trị mong muốn, cần suy nghĩ thấu đáo các phạm trù công nghệ trừu tượng, miễn sao đừng để người ta sử dụng những bước đi công nghệ này đánh lại chính bạn. “Cứt trên giường mình”, Charles de Gaulle đã gọi cuộc biểu tình của sinh viên Paris tháng 5/1968 như thế. Dường như đã đến lúc nhắc ban lãnh đạo Pháp rằng với bất cứ hoạt động chính trị đối ngoại nào, họ đều phải trả giá, phát hiện những hậu quả không mong muốn cho những quyết định không được ưa chuộng của chính phủ Pháp ngay trên giường mình, ngay bên cạnh mình, ngay trong nhà mình.

        Có thể kết nối vào các nhóm xã hội tham gia những cuộc biểu tình ủng hộ Syria và chống hoạt động của chính quyền Pháp một số lực lượng bên trong nước Pháp. Thí dụ các fan bóng đá, trong số đó không chỉ có người Syria hay Ả rập, mà còn có những người châu Âu bản xứ. Nếu tiếp cận đúng cách, họ có thể được những nhà chống toàn cầu hóa ủng hộ, theo sau là những người cánh tả khác vốn khá tích cực trong chính trị Pháp - những người chống phát xít, những người Trotskyist và những tổ chức chính trị nhỏ nhưng khá năng nổ khác. Đến đây thì ban lãnh đạo Pháp hiện nay sẽ không ganh tị với de Gaulle...

        Những cuộc biểu tình kiểu này được bắt đầu bằng cuộc mit-tinh trái phép của người Syria ở Paris, thí dụ, để chống lại việc bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết về Syria, với sự leo thang tiếp theo lên tới vài trăm người, đa số là người Syria ở Pháp, trong khi các nhà điều phối là người Syria ở Syria, thành viên của cơ quan tình báo Syria, các binh sĩ. Rồi dần dần tăng thêm các cuộc phản kháng của những nhóm xã hội khác khi thấy chính quyền đối xử không công bằng và cứng rắn với những cuộc biểu tình hòa bình của những người đơn giản chỉ bảo vệ lợi ích đất nước mình, nhân dân mình và tất cả những người khốn cùng của thế giới Ả rập. Trước biểu tình là giai đoạn chuẩn bị trước giới truyền thông, với các tiêu chí chính đã được nêu ở trên, mục tiêu của nó là huy động nhanh những cộng đồng xã hội thích hợp để ủng hộ những cuột biểu tình.

--------------------
        1. Ngày 28/6/2011


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2020, 11:51:31 am
 
        VẠCH TRẦN TRƯỚC CÔNG CHÚNG VÀ CÁC NEWSMAKER CHÍNH

        Hãy tưởng tượng khung cảnh này: một đám đông giận dữ các công dân Syria - mặc dù đó có thể là người Ai Cập hay Iran, không thể xác định chính xác - đúng nghĩa đen nắm tóc lôi theo sau lưng một người đàn ông mặc quân phục không có phù hiệu nhận diện. Thỉnh thoảng kẻ nào đó trong đám đông nhảy ra đấm đá, ném đồ đạc, nhổ nước bọt vào ông ta. Tiếp đó một đám đông khác vui mừng, giơ khẩu súng của tay bắn tỉa lên đầu, hô to các khẩu hiệu chống Mỹ. Đám rước tiến đến đồn cảnh sát gần nhất dường như để giao thi thể kẻ bắn tỉa vào đám đông kia vừa được chính họ bắt giữ. Nhưng trừng phạt tay bắn tỉa bị bắt ngay trên phố - việc mà cảnh sát không kịp ngăn chặn ở thành phố khác một ngày sau đó, cũng không thể kiểm chế cơn giận dữ của những thường dân hòa bình chứng kiến đồng bào họ bị giết ngay trước mắt. Nhưng rất nhanh sau đó họ hiểu ra: không phải cảnh sát bắn người, mà là các tay đánh thuê của Mỹ, nhằm khiêu khích hỗn loạn.

        Các hoạt động phản kháng chống Mỹ ở Syria và tiếp theo đó ở các nước Ả rập là điều gắn kết một xã hội bị giằng xé bởi những mâu thuẫn nội tại. Việc tấn công vào người Mỹ đã trở thành tiêu chuẩn, thậm chí ở đầu đó còn là một kiểu tiêu khiển. Các nhóm cực đoan treo thưởng kêu gọi săn Yankees, và giờ đây mỗi công dân tự trọng xem nghĩa vụ của mình - vấn đề không ở chỗ tiền bạc - là thể hiện một cách trực tiếp, hiển hiện, thái độ cá nhân đối với những gì Hoa Kỳ tung tác trên thế giới. Chính quyền về mặt chính thức kêu gọi không tấn công công dân Hoa Kỳ, khẳng định họ không có lỗi, mà chỉ giới chóp bu có lỗi, “những kẻ điên bị ám ảnh, đã bỏ nhân dân mình và các dân tộc khác, trong số đó có người Ả rập, vào lò lửa chính sách đế quốc bành trướng hung hăng”, nhưng rói các cuộc tấn công vào công dân Mỹ đã diễn ra cả trên lãnh thổ các nước EU. Nó đã trở thành một chứng cuồng. Làm dân Mỹ hiện giờ đã không còn thời thượng, mà còn nguy hiểm. Việc vạch trần trước công chúng không chỉ chính sách Hoa Kỳ, mà cả sự phá hoại của họ được tình báo nước đó xây dựng theo đơn đặt hàng của chính phủ, là một phương pháp hiệu quả để tiến hành chiến tranh mạng lưới.

        Việc vạch trần trước công chúng cùng mô tả hành động là công cụ không kém quan trọng. Chính những nhàn vật số một - ý kiến của họ, quan điểm của họ - luôn nằm ở trung tâm các luồng thông tin dù cho việc gì xảy ra, dù đại diện các phương tiện truyền thông khác nhau đánh giá thế nào. Trong trường hợp Syria, đó hiển nhiên là tổng thống Bashar al-Assad cũng như em trai ông ta Maher al-Assad đồng thời các đại sứ Syria ở châu Âu, Hoa Kỳ, Nga. Tất cả họ phải nói nhiều hơn, hàm súc hơn, giảm bớt những câu từ ngoại giao, thay vào đó là các đánh giá rõ ràng và cay độc. Bởi tiếng nói của họ luôn to nhất trong bất cứ tình huống nào liên quan tới Syria, và chỉ nó có cơ hội không bị chìm khuất trong ồn ào những giọng phương Tây chỉ phát sóng “sự thật của mình”. Cần tránh những công kích bài Do Thái trực tiếp vốn đặc trưng cho các nguyên thủ các nước Ả rập bởi điều đó sẽ làm những phân khúc lớn trong xã hội quay lưng, đặc biệt ở châu Âu và Hoa Kỳ. Nói đơn giản hơn, điều đó không có lợi về mặt kỹ thuật. Cùng lúc phải đặt đúng trọng tâm vào sự phát triển đề tài chống Mỹ, tách giới lãnh đạo Hoa Kỳ khỏi những tầng lớp thường dân, những người “không có tội” và là con tin của “chính sách đế quốc xâm lược Mỹ ở Trung Đông”, từ quan điểm nhân đạo thì đó là lập trường hấp dẫn hơn, biết tự kiềm chế.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2020, 11:52:48 am

        NHỮNG ĐỀ DẪN Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA CHIẾN DỊCH MẠNG LUỚI SYRIA

        Điếu thật sự có thể huy động được đông đảo quần chúng, ngoài sự sung túc vật chất cá nhân, là tinh thần chống Mỹ được hình thành rõ ràng và dễ hiểu. Chống lại cuộc xâm chiếm của Mỹ đối với thế giới Ả rập, nếu tiếp cận đúng, có thể lôi kéo hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người trên toàn thế giới mà trước tiên là trong thế giới Ả rập. Cái chính là đặt đúng trọng tâm. Những nhà truyền giáo hình ảnh cuộc sống phương Tây đã lừa phỉnh được khá lâu hàng triệu người khi thúc đẩy kế hoạch mang tên toàn cầu hóa. Nó được giới thiệu như sự thống nhất hóa tiện lợi tất cả và mọi thứ cho đời sống. Kiểu như dự án toàn cầu hóa khiến cuộc sống tiện nghi hơn, hàng tiêu thụ và sinh hoạt dường như toàn diện hơn, các phương tiện truyền thông, liên lạc và vận tải đông nhất hơn. Thế nhưng thực tiễn chỉ ra: mưu cầu lợi nhuận của các tập đoàn xuyên quốc gia đã tước mát tất cả tiện ích của toàn cầu hóa. Còn những ảo tưởng cuối cùng về ưu thế sinh hoạt của quá trình này đã bị phá hủy bởi vô số tiêu chuẩn cho các bộ sạc pin của các điện thoại di động. Sau việc này thì các cuộc chuyện trò về tiện nghi của toàn cầu hóa có thể kết thúc.

        Trong thời gian diễn ra quá trình xúc tiến kế hoạch toàn cầu hóa của phương Tây, người dân nhiều nước đã vấp phải mặt trái của nó, được các nhà tuyên truyền phương Tây khiêm tốn im lặng. Đầu tiên là việc tước đoạt một phần hay toàn bộ chủ quyền, thứ hai - quan hệ tiêu dùng của phương Tây với tất cả mọi thứ, và thứ ba là sự kiêu ngạo của văn minh phân biệt chủng tộc tuyệt đối từ những kẻ khởi xướng toàn cấu hóa: bất cứ ai không thuộc về nến văn minh phương Tây đều là kẻ mọi rợ hay man dã, những con người hạng hai hoặc hạng ba1. Tất cả những điều này chúng ta đều có thể chiêm nghiệm đầy đủ, trong đó có ở thế giới Ả rập, vì thế lập luận chống lại toàn cầu hóa Mỹ của thế giới Ả rập là vô cùng thuyết phục và hợp lý vào thời điểm hiện nay.

        Ở nơi con người đã mệt mỏi trước sự đơn điệu và tĩnh lặng của xã hội, tinh thần “vô trật tự Mỹ” đến với nét bao quát, vui vẻ, đa dạng. Nhưng trong thế giới Ả rập nó lại mang những hình thái có phần đẫm máu kiểu, anh thì sao, muốn gì? Chỉ ở những nưóc “văn minh” mọi thứ mới diễn ra như “nhung”, theo kịch bản văn minh. Ở các nước thế giới thứ hai là cách mạng “màu”. Còn ở đâu mà người dân chỉ là những “kẻ man rợ”, tất cả sẽ diễn ra đổ máu - đó cũng là cách tiếp cận Hoa Kỳ được những tên thực dân Bắc Mỹ đầu tiên thử nghiệm trên thực tế và đến nay đã được đưa vào sử dụng hằng ngày khắp nơi, ở đâu Hoa Kỳ thiết lập “trật tự” của mình. Chống lại “trật tự Mỹ” trong thế giới Ả rập, thêm một luận đề để huy động.

        Bản thân thuật ngữ “dân chủ" tách khỏi ngữ cảnh sẽ không có ý nghĩa gì vì “chính quyền của nhân dân”, như các nhà truyền bá thuật ngữ này hay nói, là hiện tượng khá chủ quan, bao nhiêu nhân dân thì có bấy nhiêu nền dân chủ. Thí dụ triết gia Pháp Alain de Benoist đã chia dân chủ ít nhất ra làm ba loại - “dân chủ tự do”, “dân chủ công bằng” và “dân chủ huynh đệ”. Loại dân chủ thứ nhất - dân chủ tự do do phương Tây du nhập. Nhưng kể cả nó cũng chia làm hai tiểu loại - dân chủ kiểu phương Tây và dân chủ kiểu Mỹ. Cũng tương tự như tiếng Anh của người Anh và tiếng Anh của người Mỹ - có vẻ như về thực chất là một, nhưng chi tiết khác nhau rất nhiều. “Dân chủ bình đẳng” là tất cả các mô hình xã hội chủ nghĩa của thiết chế những nền dân chủ đã chìm vào quên lãng như nền dân chủ Xô viết và nền dân chủ của Cộng hòa Dân chủ Đức. Còn “dân chủ huynh đệ” - đó là mô hình hài hòa các quan hệ thân tộc của xã hội truyền thống mà đa số các quốc gia Ả rập đang theo. Chính nền “dân chủ huynh đệ” này làm phương Tây khó chịu nhất, muốn tiêu diệt nó và thay thế bằng “dân chủ tự do” phương Tây. Nhưng chỉ có thể làm điều đó bằng cách phá hủy những gì đã hình thành ở thế giới Ả rập hàng bao thế kỷ qua. Chính từ đó luận đề: nền dân chủ kiểu Mỹ, cũng như chính Mỹ và thế giới Mỹ mới - đó là máu và hỗn loạn. Như vậy, tất cả những gì chống lại sự hỗn loạn của Mỹ đều mang sắc thái tích cực rõ ràng, và kết quả câu trả lời cho sự hỗn loạn Mỹ chính là công thức “al-Assad - đó là ổn định!”.

        Có thể bổ sung vào đây những khẩu hiệu xã hội huy động cánh tả Pháp đang giận dữ vì những bước đi chống khủng hoảng tiền tệ của các chính phủ, đầu tiên là của Sarkozy, tiếp đó là Hollande. Kịch bản mong muốn: những cuộc đụng độ đường phố với cảnh sát, các hoạt động của những khu phố Ả rập, đốt ô tô, lật xe buýt - đe dọa biểu tình Ả rập trên toàn Pháp ủng hộ Syria và thế giới Ả rập - chống lại sự chuyên chế của Hoa Kỳ và sự ủng hộ nó của chính phủ Pháp. Dĩ nhiên, với triển vọng lan sang các nước Tây Âu khác, đồng minh của Mỹ trong NATO.

        Tất cả những biện pháp nêu trên đã có thể trở thành bản đồ lộ trình để đánh chặn lại sáng kiến mạng lưới trong xung đột Ả rập. Đã có thể trở thành, nếu nước Nga hành động tích cực hơn. Độ tích cực sẵn có hiện nay tỉ lệ thuận với quy mô lịch sử trong tư duy của tầng lớp tinh hoa chính trị Nga hiện đại.

---------------------
        1. Nội dung rõ hơn của cách tiếp cận này có trong công trình của John M. Hobson "Quan niệm tập trung vào châu Âu của chính trị thế giới" (The Eurocentric Conception of World Politics), trong đó tác giả thực hiện việc tố cáo có cơ sở khoa học đầy đủ chủ nghĩa phản biệt chùng tộc của nền văn minh phương Tây.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2020, 11:54:09 am

        HOA KỲ TRONG THẾ GIỚI Á RẬP: ĐÁNH MẤT KIỂM SOÁT?

        Quan sát những biến cố xảy ra ở Trung Đông, khó tránh khỏi cảm giác rằng tình hình ở đó đã thoát khỏi sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Đó là khi những người Hồi giáo lên nắm quyển - mà đó chính là những kẻ đã tổ chức cuộc khủng bố 11/9. Hay như tiến trình cách mạng vừa xuất hiện bỗng bất ngờ, một cách thần kỳ, ngưng lại như ở Bahrain. “Hoa Kỳ cần thế giới Ả rập này để làm gì? - người quan sát bên lề đặt ra câu hỏi.

        Để trả lời câu hỏi này, cần phải dừng lại khá chi tiết ở những giả định về diều mà cộng đồng chuyên gia và giới truyền thông gọi là “mùa xuân Ả rập”. Trước mắt chúng ta, Hoa Kỳ tuần tự thực hiện kế hoạch “Đại Trung Đông” của mình, được thông qua năm 2004 tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Ankara và được G. Bush con ký. Ý nghĩa của kế hoạch này, như đã nói, là làm xáo trộn xã hội Ả rập truyền thống. Nhưng điều đó có nghĩa gì với chính các xã hội Ả rập và tại sao nó quan trọng đến thế cho nước Mỹ?

        Sau ngày giải phỏng các thuộc địa khỏi các mẫu quốc, đa số các quốc gia Ả rập đã được thành lập theo khuôn mẫu châu Âu của quốc gia dân tộc, état nation, nhưng chỉ là về mặt danh nghĩa. Thực tế các quốc gia này hình thành từ các gia tộc, dựa vào truyền thống, trên những mô hình xã hội bảo thủ và vì thế, chúng không tiếp nhận những giá trị tư tưởng phương Tây, không bị mã thế giới quan phương Tây tác động. Tức ở các quốc gia Ả rập không thể tiến hành giai đoạn thứ nhất của chiến tranh mạng lưới - áp đặt ảnh hưởng tư tưởng. Bởi xã hội truyền thống có khả năng miễn dịch trước những mô hình tư tưởng nước ngoài. Nhất là với phương Tây. Tuyên truyền phương Tây không cách nào tác động lên họ, chỉ có thể lôi kéo được một số người. Phán dân chúng còn lại thể hiện sự thờ ơ hoàn toàn trước những giá trị “tiến bộ” phương Tây.

        Sự miễn dịch thế giới quan này là hậu quả sự khép kín nhất định của xã hội truyền thống. Xã hội đó không cởi mở, điều không thể chấp nhận đổi với những nhà lý luận toàn cầu hóa phương Tây như Karl Popper, người đã cống hiến cho đề tài này công trình tư tưởng nền tảng của mình “Xã hội mở và kẻ thù của nó” (The open society and its enemies)1. Khi xã hội cởi mở, nó dễ bị tác động về mặt ý thức hệ. Vì thế kẻ thù của xã hội mở chính là những xã hội “đóng cửa” có điều kiện. Chúng chỉ khép kín với ảnh hưởng văn minh phương Tây. Đó là lý do vì sao chúng cản đường, và đôi khi tệ hơn, còn chống lại sự “cởi mở" này. Cả Trung Đông lại gồm những xã hội “khép kín” không chấp nhận bị ảnh hưởng tư tưởng đó. Điểu này có nghĩa, điểm thứ nhất trong việc thực hiện chiến lược chiến tranh mạng lưới đơn giản là không thể tiến hành, vi thế chúng ta chuyển ngay sang điểm thứ hai.

        Mà điểm thứ hai, đó là những người dân xuống đường. Dĩ nhiên trong mỗi xã hội đều có những kẻ không hài lòng và ở mỗi chế độ, cho dù là hiệu quả nhất, cũng có những tính toán sai lầm, chủ yếu là kinh tế. Trong lĩnh vực xã hội, ở mỗi quốc gia luôn có những điểm yếu của mình có thể châm lửa, rung lắc và tận dụng để làm mất ổn định. Vì thế kế hoạch “Đại Trung Đông” được sử dụng cho thế giới Ả rập để xay vụn không gian “khép kín” này, trộn lẫn nó, thành lập trên cơ sở đó một xã hội dân sự cởi mở hơn - xã hội của những cá thể phân tán.

        Xã hội dân sự - đó là một phản đề của tính chủ thể tập thể trong xã hội Ả rập. Ngược với xã hội Ả rập, nó là một sinh khối phân tán, bị chia cắt trong khi ở trung tâm của xã hội là một cá thể đơn độc. Sự an toàn của cá thể này được quốc gia, các lực lượng cảnh sát và quân đội đảm nhận. Trong xã hội truyền thống, sự an toàn được gia tộc, cộng đồng bảo đảm, còn chủ thể xã hội là những tập thể, chủ thể công là đại gia đình lớn, đại gia tộc huyết thống. Chính hệ thống gia tộc này không được người Mỹ ưa thích. Nó không phù hợp để xây dựng xã hội dân sự, cho sự xâm nhập tư tưởng những giá trị phương Tây. Vì thế nó phải bị tháo dỡ, các gia tộc phải bị phân tán, phá hủy và pha trộn. Phương tiện hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này là khiến các gia tộc xung đột nhau. Lý tưởng là khi xảy ra chiến tranh công dân với số lượng lớn những người tị nạn, dịch chuyến không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Những dân tộc truyền thống phải bị xáo trộn, như trong máy xay sinh tố, nơi người ta bỏ vào đủ loại trái cây - chuối, cam, kiwi, mơ. Và đấy người ta bật máy xay lên, những loại trái cây khác nhau về hình thức, sắc màu và mùi vị đặc biệt của mình, tên gọi của mình, biến thành cháo. Và đó, nhìn từ quan điểm của các nhà chiến lược Hoa Kỳ, là một khối dân chủ tuyệt vời, phù hợp để họ cùng làm việc, đúc ra từ nó các định chế xã hội công dân, biến nó thành bất cứ hình thái tiện lợi nào. Thiết chế gia tộc của xã hội khép kín vì thế phải bị xáo trộn để tiện điều khiển. Nhưng không thế nào gây xáo trộn ngoài cách đưa xã hội đó và toàn bộ không gian đó vào tình trạng hỗn loạn.

------------------
        1. Popper K. R. Xã hội mở và kẻ thù của nó.-M.: Sáng kiến văn hóa, 1992.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tư, 2020, 11:55:51 am

        Công nghệ của sự hỗn loạn được điều khiển đã được nhiều khoa học gia, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ mô tả, một trong những người nổi tiếng nhất có thể kể Steven Mann1. Đó là tình huống khi nhiều quá trình nhiễu động tưởng chừng như không có liên hệ gì với nhau dẫu sao vẫn có một hướng chung, và trong toàn bộ sự nhiễu loạn và không tiên đoán được nhìn bên ngoài của các quá trình vẫn hiện diện một mục tiêu cuối cùng. Nhưng chuyển động tiến tới mục tiêu này diễn ra theo một cách không xác định, không dễ hiểu hay trực tiếp, mà là hỗn loạn. Có thể so sánh với chuyển động của con lắc trong hệ thống tọa độ ba chiều mà cuối cùng vẫn kết thúc ở một điểm. Và điểm cuối cùng này đã được các nhà chiến lược và lý thuyết Hoa Kỳ về hỗn loạn có điều khiển xác định trước, việc đạt được điểm cuối cùng này đã được đặt ra ngay từ đầu của quy trình. Kết quả là những quá trình này cuối cùng cũng kết thúc bằng một kết quả mong muốn, còn sự nhiễu loạn xã hội dù sao cũng diễn ra theo các thông số qui định. Và theo tiến trình công việc mà nó pha trộn xã hội gia tộc, ổn định, cồ xưa, bảo thủ, biến nó thành một khối quần chúng sôi sục bị lôi cuốn bởi chính trị, bởi cuộc đấu tranh giành chính quyền bằng các quá trình xã hội. Sau khi tương đối ổn định khối quần chúng này sẽ biến thành một thực thể bèo nhèo, chỉ cần thả vào hỗn loạn một lần nữa, nếu độ quánh chưa đủ lưu chuyển, hoặc nêu đã sẵn sàng để sử dụng, thì có thể bắt đầu làm việc. Ý nghĩa của “mùa xuân Ả rập” và việc thực hiện kế hoạch Great Middle East - đó là biến xã hội Ả rập thành một món nghiến loãng kiểu Mỹ mà việc tiêu hóa nó không thành vấn đề  với người Mỹ.

        Để xúc tiến quá trình này, người ta sử dụng những công nghệ đã được kiểm chứng: lôi kéo các nhóm Hồi giáo Wahhabi mà ban đầu là công cụ để đạt được các mục đích của Hoa Kỳ. Chính nhóm “AI Qaeda” đó - công cụ do Hoa Kỳ lập nên để khiêu khích, thực hiện những quá trình khơi mào sự hỗn loạn được điều khiển. Cùng lúc cũng chính tổ chức này tiến hành và che đậy chiến dịch, tức chuyển các nghi ngờ của kẻ đặt hàng từ Hoa Kỳ lên những mạng lưới Hồi giáo trừu tượng, không ai biết ở đâu. Chiến tranh mạng lưới - đó hoàn toàn không phải là cuộc chiến tranh được thực hiện trong găng tay trắng, mà là hệ thống các cách tiếp cận, sử dụng tất cả những phương tiện tay sai để đạt được mục tiêu, áp đặt chúng với nhau bằng phương thức mạng lưới: “Đó là một cuộc chiến tranh mới, không phải là một trò chơi cũng không phải sản phẩm của trí tưởng tượng chúng tôi, không phải đối trọng của chiến tranh thông thường. Trên thực tế, nó có khả năng làm tăng xác suất những xung đột quân sự có tính truyền thống hơn với việc sử dụng chất nổ, vũ khí, tên lửa”2

        “AI Qaeda” - tiếng Ả rập có nghĩa là mạng lưới, một loại cơ sở khó nhận biết, một thứ không xác định, không có trung tâm, không có nguồn xác định xuất xứ hoạt động của mình. Trung tâm này có thể dịch chuyển theo mạng lưới, dời từ điểm nào Hoa Kỳ cần sang một điểm khác. Khách hàng của nó cũng không thuộc về lãnh thổ nào, là một chủ thể chính trị cấp tiến trừu tượng mà người ta không thể trình ra, không thể phát hiện, nó cũng dịch chuyển nhanh chóng và hỗn loạn. Có thể có lúc nào đó nó chuyển tới Afghanistan. Sau đó ghé qua Iraq vì cần phải ném bom Iraq, bởi ở đó có “Al Qaeda”, rồi nó chuyển sang Pakistan, Trung Đông, Libya và Syria.

        Đó là một chủ thể mạng du cư, chỉ có mặt ở nơi nào người Mỹ cần. Nếu người Mỹ muốn ném bom đâu đó, thì xin mời “Al Qaeda” đến đó, theo sau nó là các oanh tạc cơ Hoa Kỳ. Đuổi theo nó, họ xóa sổ khỏi mặt đất bất cứ không gian và lãnh thổ nào. Đó là công cụ tiến bộ nhất của Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu của mình - “Al Qaeda”. Trong khi đó người ta không thể kết tội trực tiếp người Mỹ rằng “AI Qaeda” thuộc về họ, bởi - “chúng cũng đánh bom các tòa cao ốc mà, chết tiệt! Ở đó những người lao công, nhân viên cứu hỏa bị chết ngạt, phải không? Các người có tỉnh táo không đấy? - người Mỹ trả lời như thế cho các cáo buộc. - Và các người muốn nói là chúng tôi đã hy sinh những người lao công Tunisia của mình, các nhân viên cứu hỏa người Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico chỉ để giải tỏa mối nghi ngờ? - Vâng, - họ đáp, - các người là súc vật! Làm sao các người có thể nghĩ ra điều như thế? Các người đơn giản là nhẫn tâm, vi phạm quyền con người, những kẻ man rợ vô lương tâm, và vì lý do đó mà chúng tôi sẽ ném bom các người đấy, để cứu thế giới này khỏi những con quái vật như thế".

        Đó là một logic hoàn hảo của Hoa Kỳ, khó chấp nhận nếu không phải là người Mỹ mà chỉ có thể phù hợp trong những khuôn khổ chiến lược rõ ràng được điều chỉnh để đạt được những mục tiêu địa chính trị của mình. Khi đó mọi thứ đều hội tụ: có thể hy sinh gì cũng được, cả một đất nước, cả một quốc gia, nhân dân mình, nhân dân nước khác trong bất cứ số lượng nào và điểm nào trên thế giới, và điều đó được biện minh bởi mục tiêu - sức mạnh toàn cầu của Mỹ, còn phía trên sẽ được che đậy cầu thả bằng “quyền con người” và “dân chủ”.

        Tất cả những gì chúng ta thấy hiện nay ở Trung Đông diễn ra theo lợi ích Hoa Kỳ, dựa trên học thuyết sự hỗn loạn được điều khiển, sử dụng công cụ của Mỹ, đó là các mạng Hồi giáo “AI Qaeda”, với sự ủng hộ của những “kẻ nổi dậy” thân thiện do Mỹ vũ trang có thể trong quá trình đó sát hại phụ nữ và trẻ em. Và nếu binh lính Mỹ hay thậm chí một vị đại sứ nào đó, vô tình bị thương, như ở Libya - cũng chẳng có gì đáng sợ, tất cả họ sẽ tuần tự được đưa vào cột các thiệt hại hiện thời, trong khi quân đội Mỹ có thêm nguyên cớ bổ sung để xóa sổ một vài thành phố đầy những cư dân “phi dân chủ”.

        Nhưng dẫu sao mục đích cuối cùng là gây bất ồn không gian này, xáo trộn và chuẩn bị để đưa vào đây các giá trị thế giới quan của Mỹ hay ít nhất, tất cả sẽ tiến đến đó. Sớm hay muộn, sự nhiễu loạn của những quá trình này sẽ dịu lại, ồn định lại, đóng băng. Sau đó đã có thể thản nhiên lắp đặt ở đó các cột trụ của nền dân chủ Mỹ. Nền dân chủ - như chúng ta đã hiểu - không biên giới.

-----------------------
        1. Mann s. Lý thuyết hỗn loạn và tư duy chiến lược // Nguồn điện tử. Chế độ mở - http://geopolitica.ru/ Artides/890/

        2. Clark R, Knake R. Chiến tranh thế giới thứ ba. Nó sẽ như thế nào? - Spb.: Piter, 2011


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2020, 11:15:46 am

        CÁC QUÁ TRÌNH CỦA THẾ GIÓI Ả RẬP VÀ NHÂN TỐ NGA

        Sự mở rộng trực tiếp các giá trị Mỹ và việc thực hiện những lợi ích chính trị Mỹ ở Nga đã bị chậm lại từ khi ông Putin lên nắm quyển cuối năm 1999. Đầu năm 2000 quá trình phi chủ quyền hóa này bị đóng băng, nước Nga dừng lại bên bờ vực thẳm. Tiếp đó là quá trình khôi phục chủ quyền và chủ thể, chậm chạp và đau khổ - với nhiều lỗi lầm, tính toán sai, lâu không tưởng được. Thật không thể chịu đựng được rằng mọi thứ diễn ra chậm đến thế, nhưng đó là quá trình đi ngược. Dừng lại bên rìa vực thẳm, chúng ta bắt đầu bò đi. Lẽ ra cần phải nhảy, lao về phía trước, nhưng chúng ta rụt rè, do dự, đi nửa bước lại dừng, rồi đột ngột đi một chút về phía trước, ngoảnh nhìn lại lần nữa vực thẳm, rồi lại chậm chạp, chậm chạp bò đi. Dù sao thì ngày nay việc tác động trực tiếp về tư tưởng và thậm chí về chính trị lên nước Nga, nhằm mục đích làm mất chủ quyến của nó, ngày càng phức tạp hơn.

        Trong quan hệ này, người ta bắt đầu phục hồi tích cực việc đã trù tính tác động vào những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là hoàn tất chiến lược “Anaconda” - bao vây lục địa Á Âu, khu trú nước Nga ở phía bắc lục địa Á - Âu, phong tỏa nó bằng việc bóp nghẹt từ từ, cố dồn nước Nga vào nơi lạnh giá nhất và cô lập ở đó, hy vọng là đâu đó ở Vòng Cực. Để làm điều này, cần dỡ bỏ bất cứ khả năng phục thù nào, bất cứ sự bành trướng Á Âu nào, và muốn thế phải loại bỏ những tiến để, loại bỏ về thực thể những quốc gia mà Nga có thể ký những quan hệ chiến lược. Tức những nước như Libya, Iraq, Syria, Iran không được phép tồn tại, bởi đó là những đồng minh chiến lược thực sự hay tiềm tàng với Nga - nguồn dự trữ của cú phục thù địa chính trị. Với sự hỗ trợ của những quốc gia như thế, Nga có thể tiến vào thế phản công, bắt đầu lấy lại những vị trí của mình ở các vùng phía nam lục địa Á Âu.

        Trung Đông trước “mùa xuân Ả rập” - đó là sân chơi để thực hiện lợi ích của Nga, chứ không phải lợi ích Mỹ, và điều đó không được phép. Những chủ thể có thể xích gán với Nga không được phép tồn tại về thực thể. Không được có Iraq nào với Hussein, không Libya nào với Qaddah có lịch sử quan hệ với Nga nhiều thập niên, không Syria nào với cơ sở quân sự Nga, không một quốc gia Ả rập truyến thống nào khác, nói chi là Iran của người Shiite. Cuối cùng mục tiêu vẫn là cô lập nước Nga, loại bỏ các thực thể địa chính trị có thể tạo điều kiện cho Nga thoát ra khỏi khuôn khổ khu ghetto chính trị mà người Mỹ đang đặt Nga vào trong dạng thái hiện nay. Tất cả không gian thân Nga tiềm năng, nguy hiểm, phải được cày xới, trồng cấy lại, san bằng và sẵn sàng cho vụ mùa mới của những giá trị hoàn toàn mới. Không phải của chúng ta, không phải vụ mùa Á Âu, thậm chí không phải của riêng mình, không phải vụ mùa của người Ả rập, không phải truyền thống, mà chỉ những vụ mùa mới của loại bắp rang tư tưởng Mỹ sẽ đi thẳng vào các chiếc cốc trên cánh đồng thí nghiệm Ả rập. Những chế độ có thể ký liên minh chiến lược với Nga, đã bị kết án bởi chính logic lịch sử Hoa Kỳ.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2020, 11:16:21 am

        VAI TRÒ SYRIA TRONG CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI: HẬU QUẢ XUNG ĐỘT

        Tình hình Syria, kỳ lạ thay, đã buộc Hoa Kỳ dừng lại. Nguyên nhân là cuộc đối đầu gần như công khai từ phía Nga. Rõ ràng Washington chẳng buồn quan tâm là cuối cùng người dân sẽ là nạn nhân, kể cả việc chế độ nào sẽ ở đó sau khi lật đồ Bashar al-Assad. Thế nhưng họ quan tâm mỗi quan hệ với Nga - liệu căng thẳng có diễn ra sớm quá không, liệu Moskva có đối đầu với Washington dẫu là từ xa?

        Người Mỹ hành động từng bước, tuần tự, tước mất chủ quyền hết quốc gia này đến quốc gia khác, tiến sát tới Iran, bởi không có Iran thì không thể nghiêm túc giải quyết vấn đề Nga. Thực tế, điểm cuối cùng mà người Mỹ phải đối mặt trên đường đến Nga là Iran, nơi khó vào và khó bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự chống lại nó nếu không giải quyết xong Syria. Vì thế người Mỹ sẽ phải kết thúc với Syria, sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, bằng không thì không thể tiến lên. Để làm điều đó họ dồn mọi nỗ lực, tiến hành mọi mánh khóe, tước mất kho vũ khí hóa học của Syria, nhưng về sau họ bất chấp, nhổ vào tất cả và bắt đầu ném bom bởi thời hạn đã hết. Hoa Kỳ đã chán cảnh chống cự lâu như thế...

        Nếu Hoa Kỳ vì lý do nào đó không làm điều này, sẽ bắt đầu sự giật lùi trở lại, bắt đẳu việc đếm ngược cho buổi hoàng hôn của “đế chế". Và khi đó “Al Qaeda” và các mạng lưới Hồi giáo khác có nguy cơ thoát khỏi sự kiểm soát của Hoa Kỳ, bởi tính nhất quán từng được biết bị phá vỡ, một logic dễ hiểu. Hiện giờ có mục tiêu cuối cùng, tất cả đang thực hiện mục tiêu này: sau Syria sẽ là Iran, sau Iran là Nga. Và tất cả các nhóm Hồi giáo cũng như các trung tâm tài trợ của chúng - các vương quốc dầu hỏa Trung Đông, đã được lên kế hoạch để hành động theo hướng này, xây dựng các kế hoạch theo chiến lược này. Chỉ cần quy trình dừng lại và việc thực hiện mô hình Hoa Kỳ đưa ra bị đình lại, tất cả những mạng lưới Hồi giáo được lập trình để hướng đến mục tiêu cuối cùng này, sẽ chuyển đến bất cứ nơi nào chúng tới được. Hỗn loạn thực sự bắt đầu, lần này là không được điều khiển và cũng không nhắm đến mục tiêu cuối cùng nào.

        Chúng bắt đầu chém giết tất cả, nhưng trước tiên là người Mỹ như những người có trách nhiệm trước mọi chuyện. Và ở khắp nơi. Bọn chúng bắt đầu săn lùng họ, một kiểu tiêu khiển Hồi giáo, một trò giải trí - bắt hết người Mỹ và những ai liên quan tới họ, chặt đầu, tai, móc mắt, hành hạ thi thể họ, ném chúng lên không trung, cho chúng nổ tung, đóng gói chúng trong các thùng, cắt thành từng lát. Tình hình khi đó thật sự, chứ không còn là giả vờ, thoát khỏi vòng kiểm soát. Về sau, dạo chơi dọc Bắc Phi, tất cả những đàn Wahhabi tự do này sẽ chuyển xuống châu Âu - ở đó vui vẻ hơn và đã có đủ điều kiện cho những cuộc dạo chơi của người Hồi giáo. Ở đó những cộng đồng Ả rập sinh sống nay đã kịp dồn đuổi những người bản xứ và làm cảnh sát khiếp sợ. Sau đó họ sẽ ngồi vào những con tàu Ả rập vui vẻ và bơi đến lục địa Bắc Mỹ, bay trên những chiếc máy bay Boeing mà họ đặc biệt thích, những chiếc máy bay họ sẽ chiếm trên không, và ở đó, trong nước Mỹ xanh tươi, họ tổ chức những tiệc hóa trang Hồi giáo vui vẻ - với chất nổ, pháo hoa, ném đá và phanh xác, khắp nơi đổ máu... Mọi chuyện sẻ rất vui vẻ, bởi họ đã được các huấn luyện viên Hoa Kỳ đào tạo như thế và chuẩn bị cho họ như thế, tuần tự dẫn họ tới tình trạng này, đặt vào những điều kiện chiến tranh liên tục, máu và hỗn loạn, sử dụng rồi vứt bỏ, không kết thúc chuyện đã bắt đầu, không trao những gì đã hứa.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2020, 11:16:36 am

        Thế nên người Mỹ bằng cách nào cũng phải xong việc với Syria, Iran và Nga. Hoặc là họ nhận phải cú “dội ngược”, họ sẽ được nhận “câu trả lời” mà họ sẽ không thể nào dọn dẹp. Họ chẳng còn là gì và không ai muốn giúp họ. Những đoàn người cực đoan hỗn loạn đi đâu chúng muốn, bằng cách nào chúng muốn, đơn giản phá tan tành châu Âu với những cuộc diễu hành đồng tính và nước Mỹ với nhân quyền, không để lại một nền móng tháp Babylon nào của Trung tâm toàn cầu. Và nếu hiện giờ chúng có một chuỗi mục tiêu - Syria, Iran, Kavkaz, sau đó là nước Nga, thì khi chuỗi này bị gián đoạn, chúng sẽ mất định hướng và đốm sáng duy nhất với tất cả màu sắc chiếu sáng, của đèn quảng cáo, của mặt tiền của các siêu thị, chính là Hoa Kỳ. Nhưng trước hết phải là châu Âu. Sau khi đi dọc đi ngang cướp trụi châu Âu, chúng tiến về phía “Vegas”, về “Hollywood”, vê “McDonalds”, ở đó có những điểm thú vị, trung tâm giải trí, nơi những kẻ “nổi dậy” mới xuất hiện được người Mỹ nuôi dạy bằng máu của “những nhà độc tài Ả rập” sẽ tiêu khiển đủ đầy. Không có thay thế khác cho người Mỹ: hoặc hoàn tất cái đã bắt đầu, hoặc là chấm hết.

        Tuy nhiên sự phát triển tình hình toàn cầu dẫu sao cũng phụ thuộc nhiều vào nước Nga, vào chủ quan của nó và vào nhận thức sứ mệnh lịch sử của tầng lớp tinh hoa Nga hiện nay. Căng thẳng quan hệ Nga -  Mỹ mà chúng ta nhận thấy vào cuối năm 2012 đầu năm 2013, kỳ lạ thay, mang lại lợi ích cho tất cả, bởi chúng tháo dỡ hàng loạt những mơ hồ, giải thích cặn kẽ hết tất cả. Ngay lập tức người ta hiểu rõ, một cực nằm ở đầu, cực hung hãn của sự xói mòn và hủy diệt tẩt cả những gì sóng động, và cực kia ở đâu, cực giữ gìn sự công bằng tối thiểu, một loại trung tâm đạo đức của chính sách thế giới mà các nhân dân và các quốc gia tìm tới, nếu cực này giải thích rõ quan điểm, cái nhìn của mình. Điều này sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp trung tâm công bằng mới sinh ra này không cố thường xuyên biện hộ trước phương Tây, kiểu như “Chúng tôi là bạn bè của người Mỹ, chúng tôi đang khởi động lại” - đó là tín hiệu rõ ràng cho toàn thế giới: không nên làm ăn gì với Nga. Đối với tất cả những thế lực chống Mỹ hiện nay chiếm đa số nhưng không có một chủ thể lãnh đạo, đây là yếu tố phản cảm. Có ý nghĩa gì mà hướng về nước Nga, đứng cùng với nó, nếu nó nói về tình bạn với Hoa Kỳ, vốn là hiện thản của địa ngục đối với phần lớn nhân dân thế giới khi tính dân số qua những đại lượng tuyệt đối? Nếu chúng ta lấy dân số Ấn Độ, Iran, Trung Quốc và thế giới Ả rập - đó đã là đa số, 4-5 tỉ người, so với một tỉ thảm hại của phương Tây Toàn cầu. Đấy chính là đa số hiện nay nhìn Mỹ như một cái ác tuyệt đối, còn với nước Nga, tạm thời họ vẫn còn hy vọng.

        Nếu không thì Nga, tuyên bố chúng tôi và Mỹ là bè bạn, sẽ chuyển vào hàng “tiểu quý”, “tiểu Satan”, giống như thời Xô viết còn hiện diện ở Afghanistan. Do đó, Nga nên kiên quyết tách khỏi những tội ác của Hoa Kỳ, tuyên bố rõ ràng rằng Hoa Kỳ là kẻ thù tuyệt đối của chúng tôi. Và vào chính lúc đó, vào giây khắc đó chúng ta sẽ nhận được với tư cách đồng minh đa số nhân dân thế giới, những người bắt đầu chuyển hướng sang Nga như một trung tâm chống lại sự vô độ của Hoa Kỷ. Điều đó tạo điều kiện cho việc huy động các lực lượng chống Mỹ trên toàn thế giới để xây dựng thế giới đa cực, công bằng. Bởi thế giới phải có không chỉ một trung tâm thông qua những quyết định toàn cầu, có ảnh hưởng đến số phận nhân loại, như hiện nay. Mà Hoa Kỳ chỉ là một trong số đó.

        Một thế giới công bằng phải gồm vài cực: châu Âu, châu Phi - hay trong các thuật ngữ địa chính trị là Âu - Phi, Âu - Á, châu Á Thái Bình Dương, thế giới Hồi giáo Ả rập và châu Mỹ. ít nhất phải có sáu - bảy trung tâm của nền văn minh thế giới đưa ra quyết định để có thể bảo đảm cho sự công bằng toàn cầu. Không phải sự hỗn loạn cực độ Mỹ, mà là thế giới công bằng. Và nước Nga phải đứng trong đội tiên phong của quá trình này, nhưng để có điều đó cần phải chỉ rõ đối tượng - đó là Hoa Kỳ - và phải chọn rõ chiến lược thành lập thế giới công bằng, đa cực. Khi đó tình hình mới tự cân bằng, tự sửa đổi, và nhiều quy trình mới bắt đầu lùi lại. Một quá trình tự hồi phục, tự chữa lành của cơ thế hành tinh hiện nay, bị cưỡng ép bởi chính sách xâm lược Mỹ, sẽ bắt đầu.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2020, 11:18:46 am

CHƯƠNG BỐN

NHẬN THỨC HIỂM HỌA MỘT BƯỚC TỚI ĐÁP TRẢ THÍCH ĐÁNG

        INTERNET MANG TÊN LẦU NĂM GÓC — LỜI CẢNH BÁO CUỐI CỦA TRUNG QUỐC

        Mặc dù một số yếu tố của chiến lược mạng lưới đã được sử dụng từ những thời đại trước, đặc biệt có tính hệ thống và thường xuyên vào thời Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng lần đầu tiên “mạng lưới” được thể hiện với tất cả những thông số hiện nay của nó, một kiểu mô hình mạng lưới, chính là mạng Internet. Chẳng có gì bí mật chuyện Internet ngay từ đầu được phát triển cho nhu cầu của Lầu Năm góc, trực thuộc cơ quan quân sự này, được phát đi từ lãnh thổ Hoa Kỳ và liên kết nhiều mạng địa phương tồn tại khi đó. Vì thế Hoa Kỳ có thể tháo bỏ chúng về mặt lý thuyết.

        Dễ tổn thương nhất đối với những người dùng mạng Internet không phải dân Mỹ là hệ thống đặt tên miền và hệ thống băng thông truyền dẫn. Quyết định cấp tên miền được tổ chức phi chính phủ Mỹ ICANN (Hiệp hội cấp tên miền và cổng Internet) đưa ra, tuy nhiên quy chế “phi chính phủ” (chúng ta biết các tổ chức “phi chính phủ” Mỹ làm việc cho ai) tổ chức này mới nhận được vào 30/9/2009, vì thế ở mức độ nào đó chịu trách nhiệm là Bộ Thương mại Mỹ. Bộ đôi này thông qua quyết định về việc đăng ký tên miến ở cấp cao, kiểu như .com, .net, .org, đồng thời tên miền các nước, trong đó có tên miền .ru. Có nghĩa, ICAAN cho đăng ký tên miền một nước thì nó cũng có quyền đóng lại. Lúc đó, tất cả các trang web và thư từ trao đổi của vùng tên miền đó sẽ không thể tiếp cận được trong một thời gian dài. Tương tự vậy là tình trạng dễ tổn thương của lưu lượng giao tiếp trên Internet. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên Internet có toàn quyền truy cập và có thể cung cấp chúng cho chính phủ. Cũng như những nhà cung ứng dịch vụ Internet lớn nhất thế giới , trong số đó có các dịch vụ thư điện tử như Gmail hoặc Hotmail. Đừng nói tới việc các nhà cung cấp mạng Hoa Kỳ đơn giản cho ngưng truyền đi các giao tiếp trên Internet từ phía các vùng miền nước này hay khác. Sau đó Internet có thể chấm dứt tồn tại của mình như một mạng toàn cầu, chỉ còn giữ những vùng “đất nước” như phương tiện liên lạc giữa các quốc gia của phương Tây toàn cầu. Việc truyền dẫn Internet từ những vùng khác, “thù địch”, có thể được thực hiện có chọn lọc dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Hoa Kỳ. Tức mức độ toàn cầu và công khai của mạng Internet sẽ như hiện nay chỉ đến khi nào Hoa Kỳ cho phép điều đó. Một số nước Đông Á, trong số đó trước tiên là Trung Quốc, nhận thức được mức độ dễ tổn thương này trước Hoa Kỳ, trước mắt là trong việc tiếp cận truyền dẫn, đã bắt đầu phấn khúc Internet riêng, theo kiểu thay thế, của quốc gia mình.

        Tại sao mạng Internet, ban đầu được thảo ra cho các nhu cầu nội bộ của cơ quan quân sự Mỹ lại được tiết lộ? Bởi vì trên nguyên tắc, nó tháo dỡ mọi rào cản thông tin, tạo ra những điều kiện lý tưởng để tiến hành các hoạt động mạng lưới. Mạng Internet giải phóng quá trình truyền dẫn thông tin, khiến nó trở nên phổ cập và cùng lúc tạo ra dòng rác thông tin. Vâng, đó chính là nền thông tin mà trong số đó người thường khó tìm ra được thông tin giá trị, tách nó khỏi những thông tin tầm phào để bắt được chủ đích nào đó. Nhưng đó cũng là sự bao phủ bằng mạng lưới những không gian rộng lớn mà người ta sẽ không thể tiếp cận tới đa số chúng nếu không có Internet. Internet trở nên phổ cập chính vì thế, vì nó đáp ứng nhu cầu quân sự của Hoa Kỳ. Bởi các quan điểm mạng lưới trung tâm cũng như chiến tranh mạng lưới có cùng nguồn gốc: quân sự.

        Trong thời khủng hoảng, phải thực hiện trực tiếp chiến dịch mạng hay trong thời căng thẳng toàn cầu, Hoa Kỳ có thể đóng vùng miền này hay khác, và điều đó khiến nhiều lợi thế của Internet bị mất đi đối với các đối thủ của Hoa Kỳ, đặc biệt là những lợi thế gắn với việc thực hiện các chiên dịch thông tin ứng phó. Ở đây cần nói về việc thành lập phân khúc mạng riêng, phân khúc mạng Internet quốc gia của Nga, có những phương tiện số riêng của truyền dẫn, thay thế những kênh truyền dẫn Mỹ bằng cách đa dạng hóa các nhà cung ứng mạng. Trong ý nghĩa này, lối thoát có thể là việc liên kết các nhà cung ứng của các không gian lớn, không bị Hoa Kỳ kiểm soát trực tiếp như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, với những hệ điếu hành riêng của mình, với bảo đảm chương trình của mình và thiết bị định tuyến mạng không để các nhà cung ứng mạng Hoa Kỳ tiếp cận.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2020, 03:56:46 pm
       
        Nó khiến mạng bớt toàn cầu hơn, nhưng lại an toàn hơn. Và dẫu sao thành lập một không gian Internet quốc gia không thể không thừa nhận hoạt động của mạng Toàn cầu, mà trung tâm của nó là Hoa Kỳ. Nó có thể tồn tại song song, như chúng ta thấy, ở Trung Quốc nó tồn tại nhưng không gây khó khăn cho bất cứ người Trung Quốc nào sử dụng notebook với hệ điều hành Windows và qua vệ tinh truy cập vào mạng Toàn cầu thông thường, bỏ qua vùng miền của quốc gia mình, của các nhà cung cấp dịch vụ và phần mềm bộ định tuyến mạng. Đuổi thần mạng Toàn cầu trở lại trong chai là không thể được, vì thế phải làm sao hòa hợp được với với ông ta. ít nhất là giữ cho mình yên ổn khỏi sự xâm lược tàn phá và tiếp cận thông tin không bị hạn chế của ông ta. Như người Trung Quốc đang làm điều đó. Đe dọa từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng hệ điều hành Microsoft, Bắc Kinh đòi phải trình cho phía Trung Quốc mã nguồn đóng của hệ điều hành Windows. Tương tự là việc xảy ra với phần mềm của bộ định tuyến Cisco, bảo đảm việc làm cho đa số các mạng và máy chủ thế giới. Thêm vào đó, chính các bộ định tuyến này nhiều năm qua được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc. Kết quả là nhờ hiểu biết về các khuyết điểm của sản phẩm Microsoft và Cisco, các chuyên gia Trung Quốc có khả năng giáng cú đánh vào các mạng Mỹ trong trường hợp cán thiết. Mà khả năng như thế có thể phát sinh khi các đội quân không gian điều khiển Hoa Kỳ nghĩ tới việc xâm lấn phạm vi lợi ích Trung Quốc. Như thế, Trung Quốc bảo vệ an toàn cho mình, đồng thời bảo đảm khả năng giáng đòn trả đũa trên không gian điều khiển, điều bản thân nó là yếu tố kiểm chế bát cứ sự xâm lược nào của Hoa Kỳ. Vì thế thứ trưởng quốc phòng (Hoa Kỳ) năm 2009 từng thú nhận rằng người Trung Quốc có “khả năng nghiêm túc cho việc tán công và gây thiệt hại cho hệ thống máy tính của chúng tôi, và nhìn chung là để vô hiệu những hệ thống quan trọng nhất của chúng tôi. Họ cho rằng đó chính là nhân tố chủ chốt của chiến tranh không đối xứng”.

        Với những phương tiện có được để kiềm chế cuộc tấn công từ phía Hoa Kỳ, Trung Quốc có khả năng hành xử theo chủ quyền khi khăng khăng rằng người Mỹ phải tính đến lợi ích của quốc gia này kể cả bên ngoài biên giới của nó. Mọi người đều nhớ sau khi quân đặc nhiệm Mỹ vào Pakistan, ban lãnh đạo Trung Quốc đã chính thức tuyên bố: nếu các người đưa đầy đủ quân đội vào Pakistan, chúng tôi sẽ tuyên chiến. Chỉ còn việc chờ xem khi nào Trung Quốc sẽ tuyên bố chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc được thừa nhận như một mối đe dọa chính cho Hoa Kỳ không chỉ bởi những chính khách Mỹ đa cảm, mà cả nhưng quân nhân máu lạnh thận trọng. Đô đốc Hoa Kỳ Michael Mullen khi còn là Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ1 từng khẳng định rằng tất cả việc huấn luyện quân sự Trung Quốc đều là nhằm vào Mỹ. “Trung Hoa phát triển sức mạnh gắn với việc tiến hành chiến tranh trên biển và trên không, đa phần là nhằm vào chiến tranh với chúng ta”, ông tuyên bố tại cuộc họp Liên đoàn hàng hải hổi tháng 5/2009. Họ tập trung nhiều nhất vào các lực lượng hải quân Hoa Kỳ và các căn cứ của chúng ta bố trí trên phần này của hành tinh” - Mullen tổng hợp. Các tuyên bố này trùng với những kết luận của báo cáo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ năm 2009, nơi nói vế việc “Trung Quốc đã sớm phát triển ra đa cảnh báo sớm mà nhờ đó họ có khả năng theo dõi những gì xảy ra trên căn cứ không quân của chúng ta ở Guam. <...> Họ thiết kế những tên lửa chống tàu ngầm có thể tiếp cận nhanh đến nỗi không một trong các hệ thống phòng thủ nào của ta có thể ngăn chặn”. Chuyên gia quân sự Mỹ James Kraska đã mô tả chi tiết về việc trong tương lai không xa Trung Quốc có thể thách thức và chiến thắng Hoa Kỳ trong bài báo “Năm 2015 Hoa Kỳ đã thua cuộc chiến trên biển ra sao” (How the United States lost the naval war of 2015)2.

        Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ phản ứng thế nào trước những tín hiệu này, và đề xuất gì? Để cứu Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc, cần.... Đúng thế, khiêu khích Nga gây hấn với Trung Quốc, thuyết phục Nga rằng kẻ thù chính của Nga là Trung Quốc, và làm cho Trung Quốc hiểu rằng kẻ cạnh tranh chính của nó là Nga. Và tiếp theo, ngồi nghỉ, nhìn xem kết quả cuộc chiến giữa Trung Quốc với Mỹ đến người Nga cuối cùng - một phương pháp yêu thích của người Anglo-Saxon.

------------------------
        1. Từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2011

        2. James Kraska - nhà nghiên cứu Trung tâm chính sách biển thuộc Viện hải dương học Woods Hole và cựu cố vấn về vấn đề chính sách đại dương của Giám đốc Cục chính sách và kế hoạch chiến lược trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quản Hoa Kỳ.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2020, 03:57:01 pm

        Có thể hình dung tình huống theo cách khác: Trung Quốc là đối tác và đồng minh tin cậy của chúng ta, đất nước mà chúng ta có chung đường biên giới dài nhất trên thế giới. Dễ hiểu, bản thân Trung Quốc là kẻ cừ khôi bởi Trung Quốc là trung tâm thế giới, còn bất cứ người Trung Quốc nào cũng nghĩ về vũ trụ như sau: giữa trung tâm vũ trụ là Trung Quốc và người dân Trung Quốc sống trên đó. Còn chung quanh nó là một không gian đen tối của những người khó hiểu, nơi sinh sống những kẻ man di. Vạn lý trường thành được xây chính là để những thành tựu của văn minh Trung Quốc không trở thành tài sản của những kẻ man rợ. Để làm điều đó Trung Quốc ngăn cách mình bằng bức tường thành. Sau 2000 năm qua, tâm thế người Trung Quốc không có gì thay đổi. Đến nay họ vẫn nghĩ về thế giới như thế. Từng có những nỗ lực thay đổi hình dung này, thí dụ như Mao Trạch Đông, người từng lập khối lục địa với Stalin, đoàn kết trên cơ sở hệ tư tưởng Marxist. Nhưng chỉ cần sức ép và áp lực của hệ tư tưởng này suy yếu, ngay lập tức chẳng còn dấu vết gì từ khối liên kết này, và tâm thế Trung Hoa cũng như các cách tiếp cận của họ lại quay trở lại xuất phát điểm ban đầu, như chẳng có gì xảy ra.

        Trung Quốc là một xã hội khép kín hơn Nga, vì thế ở đó ít có khả năng thực hiện các chiến lược mạng lưới hơn. Việc thành lập ở Trung Quốc một phân khúc Internet quốc gia, tách biệt khỏi phần còn lại dĩ nhiên không phải là thuổc trị bách bệnh khỏi mạng Toàn cầu Internet, nhưng dẫu sao nó cũng tạo ra những phức tạp nào đó trong việc truy cập dễ dàng và thiết lập ảnh hưởng xuyên qua mạng này. Bởi khi ở Trung Quốc, vào Internet, bạn sẽ rơi vào phân khúc quốc gia, không phải của toàn cầu, mà là của Trung Quốc, thực chất là mạng địa phương Trung Quốc. Thông tin ở đó bị kiểm soát nhiều hơn, nội dung được điều chỉnh nhiều hơn trên mạng Toàn cầu. Sự khép kín của xã hội Trung Quốc khỏi thế giới toàn cầu, kỳ lạ thay, tạo ra cho nó nhiều khả năng. Cùng với đó họ vẫn giữ Đảng Cộng sản, hệ thống lãnh đạo hành chính mệnh lệnh. Nhìn chung những người Trung Quốc tương đối kỷ luật và yêu lao động ít bị tác động, ảnh hưởng của nền văn hóa đại chúng phương Tây, vì ở đó có truyền hình Trung Quốc. Khác với Nga, nơi truyền hình là “Mỹ”. Còn nếu tính những khả năng công nghệ thì cần thừa nhận rằng Trung Quốc, lẽ đương nhiên, ít bị ảnh hưởng mạng hơn. Thêm vào đó ở đó vẫn còn án tử hình những tội phạm nguy hiểm. Và nếu một người bị bắt vì chuyến giao dử liệu mật hay làm việc cho mạng lưới Mỹ, anh ta đơn giản có thể mất mạng: kê đầu lên hộp và bắn ở nơi công cộng - như vẫn còn thấy trên truyền hình. Sau đó họ hàng anh ta sẽ nghĩ: lạy trời đừng dây dưa với người Mỹ. Tất cả những thứ đó làm phức tạp thêm, mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn, việc lan truyền ảnh hưởng mạng. Trung Quốc không bị phủ mạng từ bên ngoài, có nghĩa từ quan điểm lợi ích của phương Tây Toàn cầu - nó hoàn toàn không nối mạng. Trong ý nghĩa đó, những gì xảy ra ở Đài Loan so với lục địa Trung Hoa là hoàn toàn vô chính phủ.

        Thành lập phân khúc Internet quốc gia là cần thiết, hợp lý về mặt chiến lược, nhưng tính đến mức độ kiểm soát mạng toàn cầu của Hoa Kỳ, nó không phải là thuốc vạn ứng. Nó (phân khúc Internet quốc gia - ND) không phủ nhận mạng toàn cầu Internet, nhưng an toàn hơn, đặc biệt trong khía cạnh tác động thiếu xây dựng từ bên ngoài lên quần chúng. Cùng lúc, về tính hiệu quả, sự hiện diện của phân khúc quốc gia không thể thay thế cho việc tiếp cận mạng Internet Toàn cầu trong trường hợp đình chỉ có chủ ý toàn bộ, hay chỉ một phán, từ phía Hoa Kỳ trong một thời điểm nhất định nào đó. Bởi mạng Internet có nguồn gốc Hoa Kỳ, có nghĩa nó phục vụ lợi ích Hoa Kỳ, và trong trường hợp Mỹ phát hiện sự tồn tại các mạng Internet đi ngược lại lợi ích của họ, họ vốn có thể khai sinh, cũng có thể giết chết Internet. Tuy nhiên hiện nay nguyên tắc mạng lưới, được thực hiện trong kỷ nguyên Internet, có thể áp dụng với bất cứ phân khúc xã hội hậu hiện đại nào. Thí dụ, nguyên tắc mạng lưới về thành lập tổ chức hiện nay là tối ưu để trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, có thể sử dụng những công nghệ hiện đại, mà trước tiên là nguồn lực truyền thông, để hình thành ý kiến xã hội - đây là nhiệm vụ chính cho các cấu trúc mạng lưới, đạt được mục tiêu hình thành dư luận xã hội trong chiểu hướng thay thế, thân Đại Tây Dương. Và một khi mạng lưới đã thâm nhập dọc ngang vào cuộc sống chúng ta, chủng ta có bổn phận phải nắm được công nghệ để buộc nó phục vụ mình, bảo vệ lợi ích địa chính trị của chúng ta. Đừng đấu tranh với các mạng lưới, bởi điều đó thực sự vô ích trong diều kiện phân hóa và suy yếu tính chiến đấu hiện nay, mà phải nắm kiểm soát để sống sót.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2020, 03:58:07 pm

        NHIỆT TÌNH VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở NGA

        Hoạt động của hàng trăm tổ chức phi chính phủ (NGO), chủ yếu có nguồn gốc nước ngoài trên lãnh thổ Nga, về thực chất đã bị đình chỉ. Các quan chức của Cơ quan đăng ký dịch vụ liên bang đầu tiên trấn an, không sao, các NGO phải ngưng hoạt động điều lệ và tài trợ cho các tổ chức Nga, nhưng có thể tiếp tục hoạt động kinh tế, và cùng lúc vẫn có thể đăng ký hoạt động sau khi nộp lại hồ sơ theo các điều luật mới. Nhưng các cơ cấu phi lợi nhuận phương Tay này một lẩn nữa rất muốn tài trợ cho các tổ chức xã hội Nga, phân phối trợ cấp, hoạt động từ thiện, muốn một cách không thể cưởng lại, đến độ phát rồ, đến phải thét lên tuyệt vọng mà tiếng vang của nó vọng tới tận Washington. Chính quyền của tổng thống Mỹ do Tom Casey đại diện đã phải van nài và đe dọa, lẩn nào cũng yêu cầu Moskva đẩy nhanh tiến trình đăng ký của các NGO, trong đó có nhiều tổ chức của Mỹ, rằng chúng không thể chờ đợi lâu hơn nữa, hãy để chúng được hoạt động từ thiện.

        Thường dân Nga ngạc nhiên nhíu mày: tại sao họ nôn nóng mất tiền đến độ chi tiền vào những nơi không biết đi đâu, cũng chẳng hiểu để làm gì. Trả lời cho thường dân Nga có thể là phó đô dốc Arthur K. Sybrovvsky, người soạn thảo và vận dụng thành công quan điểm chiến tranh mạng lưới vào chiến lược quân sự Hoa Kỳ nhằm chiếm lĩnh các lãnh thổ đối phương mà không cần sử dụng vũ khí thông thường, được tiến hành theo cách đối phương chỉ phát hiện mất lãnh thổ sau khi chuyện đã rồi, chỉ còn có thể ngạc nhiên chớp mắt.

        Đầu tiên là Đông Âu, sau đó là các nước vùng Baltic, các nước SNG, các cộng hòa Trung Á, Gruzia, sau đó là Ukraine, trận tiến công tiếp diễn, lần lượt là bắc Kavkaz. Nhưng rồi... chính quyền Nga nghi ngờ gì đó... Những phỏng đoán dễ hiểu hiện ra với Moskva: hãy khoan, xem nào, nếu theo học thuyết Mỹ, có nghĩa là kẻ thù, đó là... Chẳng lẽ là chúng ta? Vậy thì hãy xem xét cẩn thận hơn nào...

        Chiến tranh mạng lưới như chúng ta đã sáng tỏ, không có đầu tiên và cuối cùng, được thực hiện liên tục bằng con đường thao túng lực lượng của kẻ thù, những kẻ trung lập và cả... bạn bè. Sybrovvsky đã gọi đó là “tổng hợp các hoạt động nhắm vào việc tạo nên hình mẫu hành xử”. Điểu đó có nghĩa thiết lập kiểm soát hoàn toàn, tuyệt đối lên những thành viên tiềm năng của “các hoạt động chiến sự” trên lãnh thổ bị xâm chiếm từ trước khi chúng được bắt đầu. Mà để làm điều đó cần phải quan tâm mọi thứ, trong số đó có cả vật chất, nhưng cái chính là huy động về mặt tư tưởng phần lớn những thành viên tích cực tiềm tàng. Như một quy luật, đó là các quan chức, nhà báo, nhà ngoại giao, các nhà bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học v.v...

        Mục tiêu tạm thời là thành lập “mạng lưới” để có thể sử dụng vào trận tấn công chính - thường là vào các kỳ bầu cử, thay đổi chính quyền “với sự tước mất tiếp đó cho dù là độc lập, chủ quyền và chủ thể của các đất nước, nhân dân, quân đội và các chính phủ thế giới, biến chúng thành những cơ chế được lập trình và điều khiển một cách cứng rắn”. Còn nhân tố chính của việc thành lập mạng lưới này, vũ khí chủ yếu của chiến tranh mạng lưới - có thể chỉ ngạc nhiên trước mức độ cởi mở của ngài phó đô đốc - là các NGO.

        Hiện nay các NGO phương Tây tích cực nhất có thể thấy ở bắc Kavkaz, nổi bật nhất là ở Karachayevo - Cherkesia1 và Kabardino -  Balkariya2. Từ đó đã có thể giả định ngọn gió dân chủ Mỹ sẽ thổi tiếp về đâu. Liệt kê tất cả những tổ chức NGO là vô nghĩa - chúng quá nhiều. Hầu như ở đâu cũng tồn tại các văn phòng đại diện của cái gọi là Viện Cộng hòa Quốc tế Hoa Kỳ (IRI, International Republican Institute), một kiểu “viện xã hội mở" hay “quỹ từ thiện”. Bản thân G. Bush (con) vào thời còn làm tổng thống Hoa Kỳ đã cảm ơn các công dân vì “đóng góp to lớn vào việc phát triển dân chủ trên toàn thế giới” sau hơn 20 năm, và kêu gọi bộ máy IRI đừng dừng lại trên những cuộc cách mạng “hồng”, “cam”, “đỏ thắm”, “uất kim hương” hay “tuyết tùng” đã giành được trong không gian các nước SNG.

        Điều luôn làm ta ngạc nhiên ở người Mỹ là sự cởi mở cao độ của họ và niềm tin không phai mờ vào sự đúng đắn của mình. Chỉ không biết liệu có phải sự bộc trực này là kết quả của niềm tin hoàn toàn vào “sự trì độn” của chúng ta? Trong lúc chúng ta còn thở dài vì sự tổn thất của khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, người Mỹ đã hiện diện ngay cạnh chúng ta ở châu Á. Chúng ta chỉ mới mở miệng: đến lúc phải di rồi, thì đã mất Gruzia và Ukraine. Mối nghi ngờ không phải tất cả hoạt động của các NGO trên lãnh thổ Nga đều tốt đẹp, rất đúng, nhưng chiến tranh mạng lưới là một hiện tượng chớp nhoáng, ai nghĩ chậm hơn sẽ thua nhanh hơn. Bởi yếu tố thời điểm. Không còn thời gian... Người Mỹ đã tái cầu trúc xong điều ta cấm, các NGO là một hệ sinh thái độc lập, tự thích nghi, có khả năng thích ứng với bất cứ mọi điều kiện. Và chỉ bằng cấm đoán thôi sẽ không giải quyết được gì.

------------------------
        1. Cộng hòa Karachay - Cherkessia, hay Karachay - Cherkessia là một chủ thể liên bang của Nga, thuộc quận liên bang Bắc Caucasus, nầm ở phía tây nam nước Nga.(ND)

        2. Cộng hòa Kabardino - Balkar là một chủ thể liên bang của Nga nằm ở Bắc Kavkaz. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2020, 03:58:34 pm

        CÁC NGO HOA KỲ VÀ ÁP LỰC LÊN NƯỚC NGA

        Sau nhừng năm “dân chủ” ở Nga, Hoa Kỳ đã gởi qua hàng triệu đô la ủng hộ và chuẩn bị gởi thêm nữa, như nghị sĩ cộng hòa John Boozman tuyên bố, để hỗ trợ xã hội dân sự và các cải cách kinh tế. Quốc hội Hoa Kỳ thậm chí đã phê duyệt một văn kiện đặc biệt ủng hộ một quỹ nghiên cứu về Liên Xô, nay là Quỹ Á Âu, hoạt động ở Nga và các nước khác trên lãnh thổ Liên Xô cũ.

        Mặc cho một số bước phản ứng rụt rè của Moskva, Hoa Kỳ tiếp tục bẻ cong đường lối của mình vào việc can thiệp tình hình nội bộ Nga. Nhiệm vụ của họ là thiết lập kiểm soát địa chính trị lên không gian chúng ta để điều khiển. Mục đích chính là làm suy yếu và chia cắt nước Nga. Trong nhiều năm Hoa Kỳ đã kiểm soát tình hình nội bộ Nga qua các tầng lớp tinh hoa con rối PR, những kẻ vào kỷ nguyên Yeltsin nằm trực tiếp ở điện Kremlin. Họ không đem lại cho người Mỹ bất cứ trở ngại nào trên con đường can thiệp trực tiếp vào các quá trình của chúng ta và cho phép công khai tài trợ cho các lực lượng chính trị và xã hội Nga. Thế nhưng sau khi tầng lớp chính trị nước ta được thay thế và Vladimir Putin làm tổng thống, nhiều khả năng can thiệp trực tiếp vào nội tình chính trị đã bị khép lại. Đặc biệt các luật lệ được thông qua hạn chế hoạt động của các NGO, đồng thời những hạn chế đổi với việc tài trợ trực tiếp từ nước ngoài cho các chính đảng Nga và các tổ chức phi chính phủ cũng được đưa ra. Chính vì thế mà người Mỹ phải tái cấu trúc hệ thống tác động và can thiệp vào nội tình Nga. Đặc biệt là họ đóng cửa những gì không hoạt động và những phương tiện được giải phóng đã được chuyển sang tài trợ cho các NGO hoạt động lật đổ, phá hoại và chống Nga, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Hoa Kỳ.

        Đặc biệt, Quỹ Á Âu là một trung tâm nghiên cứu Xô viết cũ, lâu đời nhất của Mỹ, vào thời của mình chuyên nghiên cứu hệ thống Xô viết, tìm kiếm những điểm yếu và thảo ra trên những phát hiện đó phương pháp để phá hủy các thiết chế xã hội, tư tưởng và tinh thần của quốc gia Xô viết, lên kế hoạch và thực hiện việc lật đổ ý thức hệ. Và phá hoại những nguyên  tắc tư tưởng xã hội chủ nghĩa là để chuẩn bị sẵn cho việc tiếp thu những khuôn sáo tư tưởng Mỹ mà chúng ta từng được nhồi nhét suốt 15 năm qua. Sau khi Liên Xô sụp đổ, công việc của các tổ chức nghiên cứu Xô viết chuyên hoạt động trong không gian hậu Xô viết, mà trước tiến là Nga, đã được chuyển trực tiếp sang lãnh thổ “kẻ thù”, và chính chúng được cải biến thành một cấu trúc thống nhất Quỹ Á Âu, mục tiêu của nó là gieo rắc những giá trị phá hoại của Mỹ lên toàn lãnh thổ Á Àu mà trước tiên là Nga.

        Hiện nay quỹ này tiếp tục làm việc trên lãnh thổ không gian rộng lớn của chúng ta. với cùng những mục đích đó - phá hoại tư tưởng và can thiệp vào nội tình; người Mỹ sẽ làm việc đó bằng mọi cách. Dĩ nhiên, theo đạo luật mới của Nga họ sẽ không thể làm điều đó công khai, vì thế họ phải tìm ra các cách để tài trợ và gây ảnh hưởng một cách ngấm ngầm. Và nếu khả năng hiện nay khép lại, họ sẽ sử dụng những kênh bất hợp pháp để chuyển các phương tiện bằng con đường phi pháp qua các mạng Đại Tây Dương của mình, như đã làm thời Liên Xô. Việc tài trợ sẽ tiếp tục bằng cách này hay cách khác.

        Nhiêm vụ chính các hoạt động của những cấu trúc tương tự hiện nay là phá hoại sự bình ổn chính trị ở Nga. Nhằm mục đích này họ sẽ nhồi thế giới quan của họ bằng bất cứ phương pháp nào, mặc cho các lệnh cấm hay hạn chế. Trong điều kiện khi những phương pháp mềm để xúc tiến cái gọi là dân chủ Mỹ không còn hiệu quả, các mạng lưới khủng bố và sắc tộc sẽ được đưa vào, cùng với những quỹ Đại tây dương. Theo sau việc tái cấu trúc các mô hình tài trợ các NGO từ phía Hoa Kỳ, lẽ dĩ nhiên, sẽ là những phương pháp triệt để và cứng rắn hơn để gây sức ép lên ban lãnh đạo Nga, lên hệ thống chính trị “bất tiện” hình thành ở đó. Cẩn phải hiểu là trong mong muốn vươn tới quyền lực thế giới, Hoa Kỳ không dừng lại trước bất cứ gì - cho dẫu là chuyện vi phạm pháp luật, diệt chủng, hỗn loạn quần chúng, đánh bom các nước có chủ quyền. Và nước Nga, hơn ai hết, phải sẵn sàng cho việc đó.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2020, 05:21:10 am

        HỘI ĐỒNG ANH — “MIỄN TRỪ” LÃNH SỰ

        Những sự kiện can thiệp trực tiếp của các nước phương Tây vào công việc nội bộ của Nga quá nhiều. Chỉ cần nêu một trường hợp dẫn tới scandal quốc tế nhưng bắt đầu từ một mâu thuẫn ở Yekaterinburg. Đại diện ở Ural của Bộ Ngoại giao yêu cầu trục xuất cái gọi là “Hội đồng Anh" ra khỏi lãnh sự Anh. Các nhà bảo vệ nhân quyền liền báo động, còn chính trong “Hội dồng Anh” không đưa ra phát biểu. Nếu ai không biết thì “Hội đồng Anh” là một tổ chức phi chính phủ hoạt động chính thức trong nước Nga, nhưng được tài trợ... vâng, bởi Anh Quốc. Nằm trong lãnh thổ lãnh sự, “Hội đồng Anh” tồn tại dường như ở bên trên pháp luật Nga, bởi nó được hưởng quyền miễn trừ. Khi FSB1 của Liên bang Nga bắt được bí thư thứ hai của đại sứ quán Anh ở Moskva Marc Doe chuyển thông tin mật cho các điệp viên Anh, luật Nga cũng không thể áp dụng với ông ta mặc dù câu chuyện nhắc tới những hình ảnh hay nhất của các bộ phim James Bond. Các nhân viên đại sứ quán chỉ cần di ngang một tảng đá cuội ở một trong những công viên Moskva thì toàn bộ thông tin đã được ghi trong máy tính xách tay của ông ta, bởi tảng đá đó không chỉ là đá mà trong nó có lắp thiết bị. Nhưng điếu thú vị nhất là chính “nhà ngoại giao” Marc Doe chịu trách nhiệm không gì khác hơn là phân bổ tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ Nga. Những “viên ngói” nào được giữ trong thư viện “Hội dồng Anh” nằm ở tòa lãnh sự bất khả xâm phạm ở Yekaterinburg, chỉ có thể đoán. Có lẽ Bộ Ngoại giao muốn tước mất tính miễn trừ của tổ chức phi chính phủ này, để nếu có việc gì xảy ra, họ có khả năng áp dụng những giới hạn hoạt động theo pháp luật. Nhưng liệu mong muốn này có phải là việc truy đuổi người Anh, như một số nhà nhân quyền hình dung, hay dẫu sao cũng chỉ là cách giảm bớt ảnh hưởng của các tổ chức gần như đang tài trợ cho hoạt động gián diệp?

        Sự kiện ở đây là việc một số quỹ phương Tây chủ chốt trong đa số trường hợp lại đúng là nằm trong lãnh sự và đại sứ quán. Thí dụ, chính các đại sứ Hoa Kỳ là đạo diễn của các cuộc “cách mạng màu” lan khắp các nước SNG. Chính các lãnh sự, Mỹ hay Anh, là vườn ươm những sáng kiến phá hoại, hủy diệt chủ quyền nhà nước ở các quốc gia mà các đại sứ quán này lưu trú. Vậy thì có thể nói gì về những cuộc truy đuổi ở đây khi vấn đề là về sự tự vệ cơ bản, thực hiện trong khuôn khố pháp lý? Còn nói về tình hình “Hội đồng Anh”, ở đây không thể có giải pháp nhanh cho cuộc xung đột. Tình báo Anh là một trong những cơ quan già dặn nhất thế giới, chưa kể có thể là hiệu quả nhất, và phải mất nhiều năm để thoát khỏi sự chú ý của nó. Còn chính “Hội đồng Anh”, bất chấp vụ bê bối ở Yekaterinburg, rồi sau đó ở Saint Petersburg và tiếp theo là ở khắp nơi, lẽ đương nhiên nó tiếp tục “công việc đa dạng và hữu ích” của mình, trong đó có festival phim Anh hằng năm, câu lạc bộ thảo luận, nơi diễn ra các bài giảng khoa học và thảo luận sách khác nhau của các tác giả Anh. Như thế, chính bằng cách đó, với các cuộc thảo luận về một số phim ảnh và sách, sự sụp đổ đế chế Xô viết bắt đầu. Cũng như thế, sau các câu lạc bộ thảo luận, “cách mạng màu” diễn ra trên khắp không gian hậu Xô viết. Chiến tranh mạng lưới là vô hình, “quân đội” của nó bề ngoài vô hại. Còn hậu quả thì khủng khiếp.

        Ngày nay phải công khai thừa nhận: chiến tranh mạng lưới đang được tiến hành chống nước Nga. Tình hình ở miền đất Kosovo của Serbia, “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “cách mạng cam” chuyển sang Euromaidan cứng rắn ở Ukraine, tạo cơ sở để nói rằng chính sách Hoa Kỳ đang nhắm vào việc làm leo thang xung đột trên nền tảng liên sắc tộc và liên tôn giáo trong không gian Á Âu. Và ở bất cứ đâu, nơi Mỹ sử dụng công nghệ mới nhất tiến hành “chiến tranh thế hệ thứ sáu”, hay đơn giản là chiến tranh mạng lưới, thì mục đích chính mà Hoa Kỳ không bao giờ che giấu, chính là nước Nga.

        Đối đầu với xu hướng xâm chiếm từ phía Hoa Kỳ chỉ có thể thực hiện được khi ban lãnh đạo đất nước chúng ta tư duy về chiến lược tiến hành chiến tranh mạng lưới và thảo ra một hình thái thích hợp để chống lại cùng một mức độ mà hiện nay chiến tranh mạng lưới đang được tiến hành. Mặc cho cam kết của người Mỹ về việc không gian SNG sẽ vẫn trong vùng lợi ích địa chính trị của Nga, chúng ta thấy họ đã tước đoạt hết lãnh thồ này sang lãnh thổ khác và biên giới ảnh hưởng phía tây của Mỹ đã nghiệt ngã dịch chuyển sâu vào lục địa Á Âu, đe dọa sự an toàn của Nga theo cách trực tiếp nhất.

        Chiến tranh mạng lưới được tiến hành ở cấp độ ý nghĩa và ý tưởng với việc sử dụng các công nghệ thông tin, các mạng lưới ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ, với sự tham gia của các nhà báo, các chính khách, các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là một chiến dịch đa cấp, trong đó vũ khí thông thường lui về vị trí cuối cùng, nhưng cùng lúc kết quả của nó là chiến thắng quân sự cụ thể. Không hiểu điều đó tất yếu sẽ đặt nước Nga vào tình trạng thua cuộc, và chúng ta sẽ tiếp tục được đặt trước thực tế là các lãnh thổ lần lượt rời khỏi sự kiểm soát của chúng ta.

---------------------------
        1. Cơ quan an ninh Liên bang Nga (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2020, 05:22:38 am

        BẠO ĐỘNG CHỐNG BẤT BẠO ĐỘNG: RƠI KHỎI VÙNG HỢP PHÁP

        Không thể hiểu quá trình chính trị hiện đại nếu không có kiến thức về những nguyên tắc cơ bản của công nghệ mạng lưới. Giới tinh hoa chính trị Nga mất hết bến bờ này đến bến bò khác chính vì đã bỏ qua hình thái tiên phong này của tổ chức và sự bành trướng. Có một số khoảnh khắc bất biến của công nghệ này mà luôn phải chú ý đến nó, cho đến nhuần nhuyễn khi ra các quyết định chiến lược ở cấp độ ban lãnh đạo chính trị Nga. Khái niệm trung tâm trong cuộc đối kháng toàn cầu chính là mạng lưới. Thành viên của mạng lưới này có thể là con người hay một nhóm người, liên kết với nhau theo bất kỳ dấu hiệu nào. Mạng lưới Hoa Kỳ cố gắng bao phủ đầy đủ các biểu hiện của việc tổ chức xã hội. Có những nhà dân tộc và cộng sản, cả những người tự do và Cơ đốc giáo, tín đổ Hồi giáo và thậm chí Phật tử. Mục tiêu chính của mạng lưới này - sao chép xã hội dân sự, bao quát tất cả những biểu hiện tích cực của nó để mô phỏng giả tạo này luôn có thể đối đầu với chọn lựa chính trị của xã hội công dân thật sự.

        Mạng lưới tạo ra sự thay thế xã hội dân sự để chống lại chính quyền của nó vốn không tham gia mạng lưới này. Ở ý nghĩa nào đó mạng lưới là sự mô phỏng tính đa cực, bởi chính trên cơ sở đa cực mà những nhà Á Âu xây dựng mạng lưới thay thế của họ, hình thành một liên minh cách mạng Toàn cầu chống lại sự toàn cầu hóa đơn cực. Bởi mạng lưới không quan tâm những yếu tố tham gia vào nó có thật sự là cộng sản, Cơ đốc giáo hay Tolkienist1. Nó chỉ quan tâm sao cho mỗi thành viên cụ thể liên kết quanh nó những người tích cực và thành viên đó có khả năng thực hiện nhiệm vụ phá hoại đổi với kẻ thù của mạng lưới.

        Kẻ thù của mạng lưới chính là những chế độ phủ nhận xã hội dân sự theo khái niệm phương Tây, bởi chỉ trên cơ sở đó mạng lưới mới có thệ tồn tại. Những đất nước cản đường đi của mạng lưới, thường là sau một thời gian sẽ quan sát thấy sự tích cực của những thế lực “cam” thân phương Tây, và có lúc cả cuộc can thiệp quân sự vào đất nước mình. Tối thiểu là các cuộc cấm vận kinh tế nghiêm trọng, nếu, ví dụ, họ tranh thủ được sự hỗ trợ của nước Nga và ngăn chặn được cuộc xâm lược trực tiếp chống lại chính mình.

        Và bởi vì mạng lưới là sao chép, làm giả xã hội dân sự, nên tất cả những hành động của nó là vờ vịt. Như thế, đầu tàu chính của tất cả những cuộc “cách mạng nhung” là luận đề về tính bất hợp pháp của chính quyền, về sự xa rời của nó với xã hội dân sự đã bầu chọn nó. Cái gọi là “cộng đồng thế giới” không quan tàm liệu có khoảng cách thực sự giữa chính quyền và nhân dân hay không. Trong những kết luận của mình nó sử dụng nhuần nhuyễn việc mô phỏng xã hội dân sự Mỹ. Chính vì thế mà Putin, theo ý kiến của phe đối lập, trở thành kẻ độc tài, còn những thế lực thân phương Tây hay trung lập trở thành “nạn nhân của chế độ độc tài toàn trị”.

        Gene Sharp, trong công trình Từ độc tài tới dân chủ được nhắc nhiều lần ở trên, đã mô tả một số các phương pháp để giả hình tính bất hợp pháp của chính quyền chống phương Tây. Ở dây là những chiếc áo trắng của các cô gái phản kháng, mà trên đó màu máu cũng như dấu vết tấn công của dùi cui cảnh sát sẽ rõ hơn; là việc làm giả hộ chiếu và tiền, là các hoạt động phá hoại công khai, bất tuân chính quyến. Mạng lưới Mỹ đang hoạt động chổng Nga, phần nào vận dụng các phương pháp của Sharp. Hùng biện chổng độc tài của các nhà tự do đã định trước việc phải chọn lựa nhà lãnh đạo phù hợp - một người yếu ớt, tầm thường, không có gì đặc biệt, dễ bị bên ngoài tác động để phương Tây có thế dễ bề thao túng.

        Học thuyết chính của Gene Sharp là yếu tố phi bạo lực của đổi kháng, thâm hiếm hơn nhiều- bởi nó đùa cợt với tính hợp pháp, khác với phương pháp bạo lực tác động lên sự hợp pháp và vì thế dễ tổn thương hơn. Khi mạng lưới tấn công vào luật pháp, chính quyền có toàn quyền ngăn chặn hành động của nó, quyền họ đang tích cực sử dụng, còn khi mạng lưới không tấn công, chính quyền tự rơi khỏi vùng hợp pháp.

        Chính nhà chức trách Nga đã mắc phải sai lầm liên quan đến tính hợp pháp khi mang các nhân viên thực thi pháp luật đối phó với xã hội dân sự giả đó. Trong lúc, việc thành lập mạng lưới riêng theo chính những hình mẫu như thế, chẳng hạn như các tổ chức xã hội chính trị trẻ, hoàn toàn có thể mô phỏng một cách đối xứng xã hội dân sự, giống như mạng lưới của Hoa Kỳ vậy. Sử dụng mạng lưới riêng này, chuyển tải những suy nghĩ khác, đối trọng, chống lại hoạt động chính trị của những người tự do sẽ giúp bảo vệ tính hợp pháp của chính quyền và giúp hành động hiệu quả hơn.

-------------------
        1. Người nghiên cứu, hay đơn giản là fan hàm mộ các tác phẩm của giáo sư, tiểu thuyết gia Anh J.R.R Tolkien, được công chúng biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm Anh chàng HobbitChúa tể những chiếc nhẫn (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2020, 05:24:47 am

        PHƯƠNG TÂY TUYÊN CHIẾN THÔNG TIN CHỐNG NGA

        Chính những ý nghĩ, những nhấn mạnh ý thức hệ và sự diễn giải, xoay chuyển bất cứ sự kiện nào theo ý muốn là nền tảng cẩn thiết bảo đảm hiệu quả tối đa hoạt động mạng lưới. Các hệ tư tưởng phương Tây đã được sử dụng tích cực như thế, phá hủy những nến tảng cố kết xã hội tưởng không thể lay chuyển của chúng ta. Có vô số thí dụ cho việc này. Các cựu binh Chiến tranh vệ quốc còn chưa kịp vượt qua cuộc tấn công của chính quyền Estonia cho khai quật mộ tập thể các chiến sĩ vô danh và tháo dỡ tượng đài các chiến binh Xô viết ở trung tâm Tallinn, thì quốc hội Ba Lan đả thông qua dự thảo xem xét việc dỡ bỏ các tượng đài “chiếm đóng Xô viết”. Ngay sau đó ở Kiev đã khai trương “Bảo tàng chiếm đóng Xô viết”, còn ban lãnh đạo thành phố Salaspils của Latvia đưa ra sáng kiến biến quần thể tưởng nhớ các nạn nhân phát xít trên lãnh thổ trại tập trung cũ thành “tượng đài các nạn nhân chiếm đóng Xô viết”. Cũng chính quyền Estonia đã quyết định xây dựng đài tưởng niệm “nạn nhân chiếm đóng Xô viết” ngay ở nơi trước kia từng là bức tượng Người lính đóng.

        Rõ ràng loạt hành động đánh đúng vào một điểm không thể là sự trùng hợp đơn giản. Củng không phải tình cờ khi tất cả chúng diễn ra cùng vòng đổi đầu mới giữa Nga và phương Tây, được phản ánh qua phát biểu nổi tiếng của Vladimir Putin ở Munich1, và sau đó trong phát biểu cũng không kém biểu tượng và điển hình hơn ở Valdai1.

        140Ngày 14/10/2014, tại Câu lạc bộ Valdai (Sochi), trong một phát biểu được đánh giá như việc tiếp nổi diễn văn Munich 2007, Tổng thống Nga V. Putin cáo buộc Hoa Kỳ phá hủy trật tự thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, cảnh báo nếu không có những nỗ lực thiết lập hệ thống quản trị toàn cầu mới, thế giới có thế sụp đổ và hỗn loạn. (ND)

        Kế hoạch triển khai các thành phấn của hệ thống phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ ở Đông Âu, phá vỡ thỏa thuận mới về quan hệ đổi tác giữa Nga và EU, đồng thời những yêu sách về năng lượng của châu Âu đối với Nga và việc thúc đây đề tài hôn nhân đồng tính đã trở thành bối cảnh chính trị quốc tế, ít nhiều động viên những kẻ “thiện ý” từ các nước láng giềng với chúng ta viết lại lịch sử Thế chiến thứ hai. Thể hiện sự đồng ý ngầm với nó, phương Tây, theo ý kiến của nhiều nhà quan sát, đã nắm trong tay công cụ tác động chính trị, đạo đức lên nước Nga. Điều họ rất cần trong điều kiện hồi phục ảnh hưởng địa chính trị của chúng ta.

        Từ quan điểm này, phản ứng quá mức của phương Tây trước sự phục hồi những khát vọng của Nga như một cường quốc vĩ đại có nghĩa chúng ta đã đi đúng con đường. Từ phía khác, nước Nga phải bằng cách nào đó phản ứng lại sự đối đầu ngày càng tăng của Hoa Kỳ và những vệ tinh châu Âu của họ. Bởi nếu để mọi việc như chính nó đang hiện hữu thì chỉ sau một thời gian, đất nước từng chiến thắng chủ nghĩa phát xít sẻ được “bình đẳng về quyền” với chính nước Đức quốc xã.

        Khi đó thì chỉ còn một chút nữa sẽ đến các yêu cầu Nga phải bồi thường cho các nước “nạn nhân chiếm đóng Xô viết”. Trong đó chính chúng ta đã tự trao cho những kẻ gièm pha cái cớ để thực hiện những bịa đặt bẩn thỉu kiểu như khẳng định rằng nước Nga cộng sản và nước Đức Hitler - gần như là một. Một số những kẻ tự do đến nay vẫn kêu gọi ban lãnh đạo Nga công khai “hối lỗi về những tội ác Xô viết”. Chẳng khác nào chính đất nước chúng ta ném bom xuống những thành phố hòa bình như Hoa Kỳ đã làm với Nhật Bản, hay sử dụng vũ khí hóa học và vi trùng vào mục đích hủy diệt cả một đất nước như Hoa Kỳ từng làm với Việt Nam. Hoa Kỳ là kẻ khởi xướng chính trong việc viết lại các kết quả của Thế chiến thứ hai, bởi chính quốc gia này đang là đối thủ địa chính trị chủ yếu của nước Nga.

        Giới lãnh đạo Hoa Kỳ theo đuổi một mục tiêu cụ thể - chia cắt nước Nga và tách các phẩn lãnh thổ của nó ra. Như đã biết, trong địa chính trị nhân tố quan trọng nhất là không gian và sự rộng lớn của nó. Vì thế một đất nước lớn như nước Nga sẽ luôn là hiểm họa đối với Hoa Kỳ. Nó xác định những nhiệm vụ cụ thể mà người Mỹ đặt ra. Đó là - chuẩn bị và biện giải cho sự mở rộng nhắm vào lãnh thổ chúng ta. Với Hoa Kỳ, những biên giới từng được ghi trong thỏa thuận Yalta cũng như những gì xuất hiện ngay sau thất bại của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, đã mất đi tính thời sự. Hiện nay chúng ta đang đứng trước ngưỡng những cuộc tấn công phủ đầu từ phía Mỹ vào lãnh thổ Nga và những miền đất liền kề với nó2. Để biện minh cho những đòn tấn công này, cẩn phải làm xấu hình ảnh nước Nga, đồng thời xem lại các kết quả Thế chiến thứ hai. Công cụ để giải quyết nhiệm vụ này chính đặt chế độ bolshevik ngang hàng với quốc xã. Mà để làm điều đó, để cả thế giới hiểu điều đó có nghĩa là gì, ở Hoa Kỳ đã khai trương tượng đài các nạn nhân của sự đàn áp cộng sản.

----------------------
        1. Ngày 10/2/2007, tại Hội nghị về các vấn đề chính sách an ninh ở Munich (Đức), Tống thống Nga V. Putin cho rằng khỏng thể chấp nhân tính đơn cực của chính trị thế giới, chi trích NATO khỏng tuân thủ Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường khi đưa quân tới sát biên giới Nga, khắng định Nga có quyền có chính sách đối ngoại độc lập của mình. (ND)

        2. Chi tiết hơn về đề tài này có thể đọc ở Korovin V M. Đòn tấn công vào nước Nga. SP: Piter, 2014.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tư, 2020, 05:25:22 am

        Chúng ta không nên trấn an mình bằng ý nghĩ về những quan hệ tốt đẹp giữa các lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã hình thành hàng thế kỷ qua, vốn luôn xuất phát từ một logic địa chính trị trong tất cả mọi việc. Không ai chấp nhận sự hồi phục ảnh hưởng địa chính trị của Nga. Cùng lúc áp lực lên nước Nga của phương Tây từ những hình thái mềm đã dần chuyển sang cứng rắn hơn. Nó đả bắt đầu diễn ra trong thuật ngữ quân sự. Đến khi nào chủng ta còn chưa hiểu và chưa bắt đầu hành động một cách thích hợp, chúng ta sẽ luôn nằm dưới mối đe dọa bị chia cắt và tiêu diệt.

        Nếu nước Nga không bắt đầu việc bành trướng đáp lại, một kiểu phản công địa chính trị, chúng ta sẽ tiếp tục mất vị thế của mình trên thế giới, bởi địa chính trị không chấp nhận dừng lại. Ít nhất Nga cần tuyên bố về lợi ích địa chính trị của mình, đồng thời thể hiện khả năng đáp trả. Bất cứ quốc gia vĩ đại nào, kể cả khi nó ốm đau hay chỉ mới bắt đấu lại sức, cũng phải vươn tới sự hùng cường. Nước Nga đã giữ vị thế phòng thủ nhiều năm. Trong suốt những năm 90 chúng ta đơn giản đã đầu hàng, còn Yeltsin thường xuyên tư vấn với “ủy ban vùng Washington” về việc chúng ta nên nhanh chóng đầu hàng ra sao. Và họ đáp: đợi đã, chúng tôi còn chưa kịp tiêu hóa những gì các ông dâng tặng. Chúng ta đã đầu hàng với tốc độ khủng khiếp, vì thế khi đó không cần cuộc phô trương những hành vi sỉ nhục chúng ta mà chúng ta đang thấy hiện nay từ phía “bộ sáu” của Hoa Kỳ. Ngược lại, họ tiếp nhận chúng ta vào “bộ tám”, cho chúng ta một số nhượng bộ hình thức, ném cho chúng ta một ít của bố thí, hứa hẹn khen thưởng. Chúng ta đã đầu hàng nhanh chóng, thật điên rồ.

        Khi Putin vừa mới bắt đầu dừng sự hàng phục này lại, chúng ta biết thế nào là “cách mạng màu”. Trên những lãnh thổ chiến lược liền kề với chúng ta bắt đầu những quá trình mà chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận. Tiếp theo, khi Putin tiến một bước ngược lại, tức về phía phục hồi địa chính trị thì chúng ta có cơ hội quan sát một cách đầy đủ toàn bộ nanh vuốt hung dữ của Mỹ và chính sách gây hấn của nó trên toàn thế giới. Đầu tiên là cuộc tấn công của Basayev vào Daghestan, vụ “Dubrovka”, “Beslan”, rối tiếp đến là nhiều hơn, cuộc tấn công của chế độ Saakashvili bù nhìn của Mỹ vào Tskhinvali, những vụ nổ ở Domoyedovo, trong metro Moskva, một loạt vụ tấn công ở Volgograd... Những hành động của chúng ta sẽ càng nhất quán bao nhiêu nhắm vào việc phục hồi lại chủ quyền và ảnh hưởng chính trị đối ngoại, thì phản ứng của phía Mỹ sẻ còn khắc nghiệt bấy nhiêu. Đáp lại việc cũng cố và vũ trang lại quân đội Nga, Mỹ trả đũa bằng “những cuộc chiến thế hệ thứ sáu”.

        Trong lúc này họ chỉ gợi ý, ra dấu bằng những câu hỏi về việc tách một phần lãnh thổ khỏi các cựu đồng minh Đông Âu của chúng ta, gia tăng áp lực lên Kavkaz. Nếu tiếp theo các người không dừng lại, chúng tôi sẽ đặt các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Và bước tiếp theo... Chúng ta chẳng còn xa mấy khỏi việc tấn công quân sự vào lãnh thổ Nga, dù cho chúng ta có cảm thấy nó ngớ ngẩn, điên rổ hay khó tin đến đâu di nữa. Và nếu chúng ta còn kéo lê câu chuyện, còn phỏng tính xem có đáng “làm hỏng quan hệ” với Mỹ hay không, thì chúng ta sẽ đánh mất thời điểm lịch sử. “Chúng ta sẽ bị nghiền nát”.

        Nước Nga không có và không thể có bất kỳ mối quan hệ nào với Mỹ, ngoài quan hệ đối thủ, bởi logic địa chính trị không xem xét điều đó. Tất cả những cái cúi chào của Putin với Bush và của Obama với Putin, những cái vỗ vai, những cuộc viếng thăm các trang trại và cùng ăn hamburger không cho chúng ta bất cứ điều gì. Chỉ có chiến lược, con đường mà Hoa Kỳ đang đi trong hai thập niên qua mà không ai có thể dừng họ lại. Họ sẽ sử dụng tất cả, quan tâm tới tất cả những ai có một chút vấn đề nào đó với Nga, để kết sổ chúng ta. Mà đó thật sự là tất cả các nước Đông Âu, nơi nào có cho dẫu chỉ là một chút tia thù hận nước Nga, ganh tị, ác ý nhỏ nhen - tất cả sẽ được người Mỹ sử dụng để chống lại chúng ta.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2020, 07:21:15 am

        Vùng Baltic và những cựu đồng minh Đông Âu cũ ngày nay là một phần của hàng rào cách ly, nơi không cho phép đặt liên minh chiến lược với châu Âu không hài lòng với sự thống trị của Mỹ và đã bắt đầu nghĩ về Sự độc lập của Nga. Bởi vi một mình châu Âu hay một mình nước Nga không thể tham gia vào chính trị thế giới trên cơ sở ngang hàng với Mỹ. Chính vì thế mà người Mỹ đã rất sợ trục Paris - Berlin - Moskva từng hình thành vào đấu chiến dịch Iraq. Bởi liên minh chiến lược châu Âu với Nga - không ai có thể cho là nhỏ. Chính vì thế mà những không gian, như vùng Baltic, phải thực hiện sứ mệnh địa chính trị quan trọng: ngấm ngầm gây hại chống Nga và châu Âu nhưng có lợi cho Mỹ khi truyền đi ý tưởng, chẳng hạn cho rằng Đức và Liên Xô là những kẻ xâm lược, bởi, họ nói, cả hai chế độ đều là toàn trị, xâm chiếm các lãnh thổ châu Âu, đàn áp các dân tộc châu Âu. Đấy, toàn bộ sứ mệnh được hào phóng trao cho những ngộ nhận địa chính trị ngày nay mang tên là các “quốc gia” vùng Baltic.

        Thí dụ, người Latvia từ đầu thập niên 90 đã cố chỉ ra “bản chất hung dữ” giổng nhau của hai chế độ: họ nói cả nước này lẫn nước kia đều đàn áp người dân địa phương. Đế làm ví dụ họ bắt đầu so sánh danh sách những người bị đàn áp. Nhưng chỉ cần họ bắt đầu in (danh sách), ngay lập tức họ phải bảo mật, bởi những đoàn xe lửa đầu tiên sau khi Latvia sáp nhập vào Liên Xô đi qua Siberia đã chỉ mang tới đó người Liên Xô và Do Thái. Nếu tiếp tục đề tài diệt chủng và chiếm đóng, thì sau Thế chiến thứ hai người Mỹ đã thực hiện diệt chủng dân Nhật và chiếm đóng nước này. Rồi sau đó cũng với sự thành công như thế họ đã thực hiện diệt chủng ở Việt Nam, chiếm đóng Serbia và Iraq, cướp phá Afghanistan và Libya v.v... Khi nói về những lợi ích chiến lược, những dấu thủ địa chính trị lớn, các đối thủ toàn cầu viết về lịch sử bằng những nét bút lớn, kết nối và liên minh toàn bộ các nhân dân, các quốc gia và những không gian lớn. Mặc dù Liên Xô, so với nước Đức của châu Âu, cũng như với kinh nghiệm du nhập chủ nghĩa tự do và “sự tự do” từ phía Mỹ, dẫu sao cũng đạt được các mục tiêu của mình một cách đạo đức hơn. Truyền thống chính thống giáo của chúng ta, văn hóa Nga và đạo đức Nga nói chung trong lịch sử đã thanh nhã hơn. Ở mức độ nhân tố con người, những người lính Xô viết, các chính ủy, các cán bộ chính trị đã hành động nhân đạo hơn người Đức hay thậm chí người Mỹ.

        Tất cả Cơn kích động chống Nga, được khiêu khích bởi giới lãnh đạo mới của vùng Baltic là nỗ lực dẫu chỉ để hợp pháp hóa tối thiểu sự tôn tại riêng của họ với tư cách các quốc gia “độc lập”. Nhưng họ không chỉ đòi được hợp pháp hóa, mà còn yêu sách những đến bù nào đó. Bởi nếu được công nhận, như các lãnh đạo vùng Baltic đang muốn điều đó, rằng Liên Xô đã chiếm đóng vùng Baltic vào năm 1940 hay 1944, thì tiếp đó sẽ là những yêu sách đòi chi trả để nâng cao lòng tự trọng của những quốc gia - ngộ nhận này, thích hợp để tạo ra những khó chịu nhỏ cho nước Nga nhưng làm hài lòng Mỹ. Bởi nếu nói về nước Nga, thì đối thủ chủ yếu của chúng ta chính là nước Mỹ. Và ngày nay chúng ta ngày càng rõ rằng giai đoạn tiếp theo sau khi Nga thất bại trong Chiến tranh Lạnh và mất các nước Đông Âu và SNG, sẽ là sự chia cắt chính nước Nga, tách nó khỏi những mảng lớn để giảm thiểu qui mô và, tương ứng với đó, sự hùng mạnh địa chính trị của nó. Một nước Nga rộng lớn sẽ là mối đe dọa với Hoa Kỳ. Và trong mọi tình huống, việc xét lại lịch sử chính là để chuẩn bị và biện giải cho sự bành trướng giờ đây đang trực tiếp lấn vào lãnh thổ chúng ta. Chúng ta đã đánh mất không gian hậu Xô viết, ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở hình thái này hay khác hầu như đã được thiết lập mọi nơi. Xuất phát từ logic địa chính trị nền tảng của Mỹ, phải hiểu: các biên giới không thể tĩnh mà phải dịch chuyển. Không có sự mở rộng thì sẽ bắt đầu sự đình trệ và thu nhỏ. Chúng ta phải bắt đầu dịch chuyển đến biên giới của lục địa, và tiếp đó, ra khỏi giới hạn của nó, tới đại dương Thế giới.

        Những biên giới được cố định bởi thỏa thuận Yalta ngày nay đả mất bất cứ tính thời sự nào. Vấn đề hiện tại chỉ là sao cho hợp pháp hóa sự bành trướng của Mỹ trên lãnh thổ Nga. Chính vì điều đó mà người ta đang bóp mép hình ảnh Nga bằng tay của những bù nhìn Mỹ ở Đông Âu, xét lại các kết quả Thế chiến thứ hai và đặt chế độ bolshevik ngang hàng với chế độ phát xít.

        Đả không còn ai tranh cãi về sự kiện hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ ở châu Âu được đặt để chống lại Nga. Người ta cũng hiểu là tại sao người Mỹ không muốn sử dụng cơ sở ở Azerbaijan, bởi điều đó vô nghĩa, do lẽ dĩ nhiên chẳng Iran lẫn Triều Tiên nào là mục tiêu chính của họ. Tất cả những gì diễn ra ở vùng Baltic và Đông Âu là thời kỷ chuẩn bị cho giai đoạn hiện nay đã nghiêm trọng hơn, nóng hơn: giai đoạn tấn công. Địa chính trị đối với Hoa Kỳ là yếu tố số một khi đưa ra bất cứ quyết định nào, còn chiến tranh mạng lưới là phương tiện hiệu quả nhất để đạt được những mục tiêu địa chính trị. Nếu chúng ta còn chưa hiểu và chưa hành động thích hợp, chúng ta sẽ luôn nằm dưới nguy cơ bị chia cắt và tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2020, 07:24:51 am
       
PUTIN VÀ MÙA XUÂN Ả RẬP: GIAO NỘP CHỦ QUYỀN HAY KỊCH BẢN CỨNG

        Nước Nga đang kết nối ngày càng chặt chẽ vào thế giới toàn cầu hóa vun vút này, dù muốn hay không muốn điều đó. Không hiểu chúng ta có cần (toàn cầu hóa - ND) đến thế hay không, nhưng dẫu sao từ lâu nó đã là một sự kiện. Chính vì thế mà chúng ta cần xem xét những gì diễn ra ở Nga trong mối quan hệ với những quá trình khởi phát theo ý muốn của châu Âu toàn cầu, vào mùa xuân năm 2011 ở Trung Đông, bởi rõ ràng những gì diễn ra ở khu vực này sẽ không bỏ qua chúng ta.

        CHIẾN TRANH “TỪ TRONG RA NGOÀI”

        Chiến tranh mạng lưới hiện dang tiến hành chống Nga có nguồn gốc quân sự, trong chiến lược quân sự Hoa Kỳ có một (chiến lược) tương tự được các lực lượng vũ trang Mỹ thực hiện, có tên chiến tranh mạng lưới trung tâm. Tại sao hai cách tiếp cận kỹ thuật này được chúng tôi liệt vào các chiến lược quân sự? Bởi vì kết quả đạt được là chiến thắng quân sự thật sự, tức ở trường hợp này hay trường hợp kia đều là việc chiếm đoạt lãnh thổ và thiết lập kiểm soát. Trong quan hệ đó, việc hiểu những thực
tiễn mới đòi hỏi phải xem lại cách tiếp cận để tiến hành các hoạt động quân sự và đạt được kết quả quân sự mà chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn ở chương cuối sách. Trong kỷ nguyên công nghiệp, các hoạt động chiến sự được tiến hành với việc sử dụng các khái niệm như mặt trận và quân đội. Theo đúng nghĩa của nó, đụng độ quân sự diễn ra trực tiếp, các đối thủ tiếp cận nhau trực tiếp, và chiến thắng phụ thuộc vào việc ai có vũ khí và thiết bị hoàn hảo hơn, ai có nhân lực vượt trội hơn. Bản thân chiến thắng được đo bằng số lượng tổn thất của phe này hay phe kia và sự thiết lập kiểm soát trực tiếp, thể lý trên lãnh thổ bị chiếm đóng, dựa trên hiệu ứng của sự hiện diện. Đó là các phạm trù chiến tranh kỷ nguyên hiện đại.

        Với sự ra đời của kỷ nguyên thông tin, được biết trong ý nghĩa mô hình kỷ nguyên hậu hiện đại, cách tiếp cận trên đã thay đổi. Để thấy rõ, có thể hình dung theo sơ đồ: quốc gia dân tộc hiện đang là cơ sở của trật tự thế giới được các nhà chiến lược chiến tranh mạng xem xét dưới hình thức những vòng tròn đồng tâm. Ở trung tâm là người đứng đầu quốc gia, theo nguyên tắc, là nguyên thủ, chung quanh ông ta là giới thượng lưu chính trị. Các vòng tròn tiếp theo là cộng đồng chuyên gia, những người tạo ra các mục đích chính trị và cách diễn giải, và không gian truyền thông chuyển tất cả thông tin sang ngôn ngữ của quần chúng. Lớp áp chót chính là quần chúng - xã hội, nhân dân đất nước đó. Còn từ bên ngoài là quân đội, các lực lượng vũ trang như phương tiện bảo vệ tất cả cấu trúc đồng tâm đó.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/95383250_640807689982448_7890582992723116032_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=3Hrfx9t0UCEAX93QqZB&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=b93bf3b05ef2c59c579cf618a96bbaa2&oe=5ECBC852)

        Sơ đồ này trong một hình thức hơi khác lần đầu tiên đã được nhà chiến lược Hoa Kỳ, một trong những nhà phát triển học thuyết chiến tranh mạng lưới trung tâm, đại tá quân đội Hoa Kỳ John Gordon đưa ra. Tiếp theo nó được các nhà công nghệ của các chuyển đổi xã hội nhân văn vay mượn, rồi bản thân nó cũng tự chuyển đổi.

        Cơ sở của các chiến lược có tên gọi là effects-bases operations (các chiến dịch dựa trên hiệu ứng, EBO) là cuộc tấn công theo mô hình này vào một quốc gia, được thực hiện không phải từ bên ngoài, tức không phải chống lại các lực lượng vũ trang trực diện, không phải trực tiếp. Hiệu quả hơn là quan điểm tiến hành chiến tranh “từ trong ra ngoài”. Cú tấn công đầu tiên sẽ nằm ở trung tâm hệ thống này, tức vào nhà lãnh đạo. Bởi vì cấu trúc này có nhiều lớp bảo vệ, nên cuộc tấn công không phải lúc nào cũng theo nghĩa đen, tức tấn công quân sự, mặc dù từng lúc có thể áp dụng phương án này - lật đổ lãnh đạo một cách thực thể, nhưng ít hiệu quả và ấn tượng hơn. Ở đây diễn ra tác động lên tư tưởng, lên ý thức hệ nhân vật số một quốc gia, cài đặt lại ông ta, và trong trường hợp có cơ hội tác động, thay đổi hoàn toàn ông ta thành người trung thành với phương Tây về ý thức hệ.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2020, 07:25:42 am

        LỊCH SỬ ĐÁNG BUỒN CỦA LIÊN XÔ —  THÀNH CÔNG CỦA EBO

        Để hiểu cụ thể điều đang nói, hãy nhớ lại các quá trình diễn ra ở Nga cuối những năm 1980 đầu 1990. Các chính khách và giới lãnh đạo Mỹ làm việc trực tiếp với lãnh đạo đất nước chúng ta, lúc đó là Mikhail Gorbachev, tích cực chỉnh lý ông ta, kết quả là dẫn tới tan rã Liên bang Xô viết. Giờ đây người ta hiểu ra Mikhail Sergeyevich lên nắm quyển không phải không có sự tham gia của người Mỹ. Vòng tròn bảo thủ quanh Gorbachev đã cố gắng một cách yếu ớt chống lại việc mất chủ quyền và tan rã Liên Xô (ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp) nhưng đả thua cuộc. Kết quả là một lãnh đạo thân phương Tây, có khuynh hướng Đại Tây Dương đã lên nắm quyển - Boris Yeltsin. Và cả trong trường hợp trước lẫn sau hướng tác động chính vẫn là “từ trong ra ngoài”. Yeltsin, tính tới sai lầm của Gorbachev, đã hình thành một nhóm lãnh đạo tương thích với ông ta hơn về mặt thế giới quan mà quả nhiên sau đó ông ta có thể dựa vào.

        Theo sau nguyên thủ quốc gia, từ các ý tưởng và ý chí của ông ta, đồng thời cũng dưới sự tác động của giới thượng lưu chính trị đã được cải biến, cộng đồng truyền thông và chuyên gia nằm ở những tầng tiếp theo cũng được tích cực xử lý và định dạng lại. Tất cả các cố vấn, những đấu thủ chính của các quá trình chính trị trong nước đều có xu hướng Đại Tây Dương, nghiêm ngặt thân Mỹ. Cộng đồng truyền thông thì hoàn toàn tương thích với cái nhìn phương Tây tự do của cộng đồng chuyên gia.

        Bước tiếp theo là dân chúng, sản phẩm của những tác động từ không gian truyền thông. Dưới sức ép của việc nhào nặn hàng loạt của truyền thông, họ miễn cưỡng, đau khổ và xổ toẹt, nhưng dẫu sau vẫn kỷ luật chấp nhận những quan điểm và ý tưởng mà giới tinh hoa áp đặt. Nói một cách khác, theo ý của người lãnh đạo, giới tinh hoa của ông ta, các chuyên gia và báo chí của ông ta, dân chúng được tái lập trình theo tinh thần thân Mỹ, thân phương Tây. Họ được thấm nhuần tư tưởng rằng nước Nga phải tuân thủ một logic phát triển chung của các quá trình toàn cầu, và chúng ta phải từ bỏ chủ quyến của mình; rằng chúng ta phải hành động đồng bộ với các đối tác phương Tây của chúng ta, với các nước thế giới phương Tây. Và rằng quân đội chúng ta, vòng tròn cuối cùng, phân rã, tan vỡ, cũng là chuyện bình thường, bởi nó được quy định bằng mô hình mà theo đó chúng ta phải yếu để thế giới phương Tây có thể dễ điều hành, đưa chúng ta vào những quá trình toàn cầu. Theo đó, quân đội như một tầng lớp xã hội, bắt nguồn trực tiếp từ xã hội nên cũng phải chịu tác động của toàn bộ cầu trúc mà việc chuyển đổi chỉ xảy ra “từ trong ra ngoài”.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2020, 07:26:04 am
         
        PUTIN VÀ CHỦ QUYỀN: TRONG VÒNG TRÒN TINH HOA

        Với việc Vladimir Putin lên nắm quyến đã diễn ra sự thay đổi nguyên thủ - trung tâm của cấu trúc, kéo theo nó sự thay đổi triệt để đường lối ít nhất liên quan tới khái niệm chủ quyền. Công lao chính của Putin là đã biến chủ quyến nước Nga thành một giá trị và đòi hỏi chúng ta phải phục hổi và bảo vệ nó. Ông thể hiện điều đó triệt để nhất là trong quá trình cuộc chiến Chechnya lần thứ hai, công khai tuyên bố điều đó trong diễn ngôn Munich nổi tiếng. Tức ở trung tâm của cấu trúc này là người đã phần nào thay đổi dấu hiệu phát triển về hướng trái ngược với lãnh đạo tiến nhiệm ông ta, ít ra trong vấn đề đối ngoại. Và từ đây bắt dầu những quá trình đối nghịch. Sự điều chỉnh “từ trong ra ngoài” được bắt đầu theo tinh thần yêu nước, khởi nguồn giờ đây từ phía Putin. Kết quả là những cơ chế phản ứng - các tiến trình sửa chữa “hỏng hóc hệ thống” ấy - bắt đầu hoạt động: khắc phục sai lẩm, bản thân hệ thống đã bắt đấu tác động trước nhất lên nguyên thủ, người thay đổi dấu hiệu. Kết nối vào quá trình hiệu chỉnh đầu tiên là giới tinh hoa chính trị vây quanh Putin lúc ấy: Alexandre Voloshin, Mikhail Kasyanov, Vladislav Surkov và nhiều người khác - vòng thân cận đã hình thành từ trước khi Putin lên nắm quyền. Họ là những cán bộ được chọn lọc, có xu hướng tự do theo tinh thần phương Tây vốn đã hình thành từ giai đoạn trước, dưới thời Yeltsin. Họ đưa vòng tròn tiếp theo vào “việc chỉnh lý Putin” - đó là cộng đồng chuyên gia, những người vọi vã hình thành những hệ số điều chỉnh suy nghĩ, phủ nhận những thông điệp thế giới quan chính yếu của nguyên thủ quốc gia mới: đó là Pavlosky, Gelman, Diskin, Yurgens, Gontmakher. Một số họ đến nay vẫn còn tiếp tục sản xuất ra số lượng lớn rác tư tưởng đến nỗi đơn giản là nhấn chìm diễn ngôn yêu nước của Putin trong biển nước bẩn của chủ nghĩa tự do, pha trộn nó với luồng chất thải mô phỏng suy nghĩ trước đó.

        Các phương tiện truyền thông thời Yeltsin vẫn còn theo xu hướng tự do, đầu tiên đã chộp lấy những luồng này, in lại chúng vô tận và đổ lên đầu quần chúng vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì. Kết quả là Putin có nói gì - hợp lý hay không hẳn - tất cả chìm trong sự huyên náo không ngừng của các chuyên gia tự do, được truyền thông do họ kiểm soát xào nấu lại và cũng trong dạng thức bóp méo, nấu quá lửa đó chúng được đưa tới cho dân chúng với ghi chú là “của Putin”. Dân chúng phần lớn nhờ vào việc trong họ vẫn còn một số tàn tích của nhận thức Xô viết - những suy nghĩ hình thành từ những năm trước và chưa kịp xói mòn hoàn toàn, đã nhìn vào sản phẩm mới với sự hoài nghi rõ rệt, cau mày và cố hiểu Putin bằng cách nào đó khác nhau, theo trực giác, một cách vô thức.

        Đáp lại, ông Putin bắt đầu quay giới tinh hoa: giải tán các nhà tài phiệt vốn đã xúm xít chật kín quanh ông từ thời còn Yeltsin, sa thải Voloshin, sau đó là Kasyanov. Ông Putin bắt đầu cách mạng từ bên trên, thay đổi các trọng tâm tư tưởng trong giới tinh hoa chính trị lẫn trong báo chí có lợi cho những giá trị quốc gia. Thí dụ điển hình với kênh NTV: giải tán ban biên tập có xu hướng tự do hình thành từ thời Gusinsky, thay bằng ê kíp mới trực thuộc “Gazprom”. Hiệu ứng vẫn thế, nhưng ít ra là đã làm được gì đó. Kết thúc giai đoạn một việc chuyển đổi báo chí tự do theo tinh thần quốc gia có thể xem là việc đóng cửa RIA “Novosti” và thành lập một hãng tin quốc gia mới “Nước Nga ngày nay”.

        Kết quả là, nhận được tín hiệu tương ứng, đời sống chính trị bắt đầu tập trung quanh Putin, chảy khỏi giới tài phiệt đầu sỏ và các trung tâm tự do; đời sống chính trị ở tất cả những tầng lớp còn lại, tiếp đó, cũng sụt giảm cùng lúc. Do với sự hỗ trợ của chính trị, có thể tác động lên phía này cũng như phía khác, và do ảnh hưởng của các mạng lưới Đại Tây Dương vẫn còn mạnh, nên chúng tiếp tục tác động lên chính quyền, các phương tiện truyền thông và xã hội. Nhưng dần dần, thực hiện cách mạng từng bước từ bên trên, Putin bắt đầu phục hồi sự cân bằng của lòng yêu nước trong nước, tuyên bố chủ quyền là giá trị cơ bản. Dĩ nhiên, ông vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của vòng vây tự do cho đến nay, nhưng ít nhiều quá trình đã được đảo ngược. Chính vào lúc đó bắt đầu sự căng thẳng trong quan hệ với phương Tây, vốn muốn một bức tranh và triển vọng phát triển tình hình hoàn toàn khác.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Tư, 2020, 11:22:56 am

        DI SẢN NẶNG NỀ CỦA YELTSIN

        Vào cuối năm 1999, ngay trước khi ông Putin lên nắm quyền, nước Nga thật sự đã đứng bên bờ vực tan rã và mất chủ quyền. Các cố vấn Hoa Kỳ chính thức làm việc trong nhóm thân cận của nguyên thủ quốc gia, viết Hiến pháp, tác động lên những quyết định tòa án, thực hiện chính sách cán bộ; họ đốt nóng Bắc Kavkaz, đặt vấn đề tách Chechnya khỏi Nga thành cốt lõi. Trên thực tế, không chính thức, việc chủ quyền hóa Chechnya, đã diễn ra từ ở Khasaviyurt1, nhưng về mặt luật pháp vấn đề này đã bị đình lại và chuyển sang cho Putin thừa kế. Đây là vấn đề khá hóc búa, bởi sau việc tách Chechnya (khỏi Nga - ND) được ghi nhận về mặt pháp lý, lẽ ra đã bắt đầu tiến trình tất yếu theo nguyên tắc domino: tách khu vực này đến khu vực khác, đầu tiên là toàn bộ bắc Kavkaz, tiếp theo là miền nam nước Nga và các “cộng hòa dân tộc” khác mà thực chất, là những quốc gia dân tộc tiềm năng. Chúng ta đã đứng bên bờ vực của việc hoàn toàn mất chủ quyền, bị bên ngoài điều khiển và tan rã đất nước. Điểu đó nằm trong các kế hoạch của Mỹ. Mọi việc phải diễn ra như thế theo hình dung của họ.

        Theo sau sự sụp đổ của Liên bang xô viết, mùa thu 1991 ban lãnh đạo Chechnya tuyên bố rời khỏi thành phần Liên bang Nga và Liên bang Xô viết. Ba năm tiếp theo, các cơ quan chính quyền và luật pháp Nga bị giải thể, các đơn vị quân đội riêng của Chechnya được thành lập. Ngày 9-12-1994 tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin ký sắc lệnh tuyên bố chấm dứt các hoạt động thành lập các đơn vị vũ trang phi pháp ở Chechnya, đưa quân đội Liên bang Nga vào, bắt đầu cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất. Sau hai năm chiến sự, hai bên đồng ý ngưng hoạt động chiến sự theo thỏa thuận Khasaviyurt, với điều khoản về một "qui chế cho Chechnya" nhưng tạm hoãn đến 2001 mới ra quyết định, (http://ria.ru/history_spravki/20110831 /427508949.html) (ND)

        Nhưng điều này đã không diễn ra, bị bẻ gãy vào phút cuối, và Putin đã phải chịu áp lực cứng rắn từ giới tinh hoa phương Tây ở bên ngoài và giới tinh hoa thân phương Tây ở trong nước. Mặc dù có sự thay đổi quan điểm sau 11/9/2001, đóng cửa các cơ sở quân sự ở Cuba và Việt Nam, nhưng ông đã rơi vào cùng hàng ngũ những người như Hugo Chavez, Muammar Gaddafi khi đó vốn đã đi tới thỏa thuận với phương Tây, Bashar al-Assad, Kim Jong II, Mahmoud Ahmadinejad, Alesander Lukashenko v.v... Dần dần ông Putin được chuyển sang nhóm các nguyên thủ quốc gia, theo hình dung của phương Tây, trong “trục ác”. Mà khó thể sống sót rời khỏi “trục ác”. Những trọng tâm và thái độ phương Tây với nước Nga đã thay đổi.

        Nhưng mục tiêu của Hoa Kỳ thì không thay đổi. Chúng được điều chỉnh một cách chiến thuật, việc hiện thực hóa kế hoạch của Mỹ đối với Nga được tạm đình lại, sự tan rã và mất chủ quyền của Nga được dừng lại, đóng băng. Nhưng điều đó không có nghĩa người Mỹ từ bỏ những kế hoạch này. Điều đó có nghĩa họ chuyển sang một cấp độ khác của việc thực hiện chiến lược này, sang một giai đoạn kéo dài hơn.

        Từ địa chính trị, chúng ta biết Hoa Kỳ đang sử dụng chiến lược “Anaconda” chống lại các kẻ thù - bao vây và tiếp theo là bóp nghẹt đối thủ của mình. Đầu tiên chiến lược này được tướng McClelland sử dụng trong cuộc nội chiến Bắc Nam ở Hoa Kỳ: trước hết bao vây đối thủ và cắt đứt nó khỏi mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Các giao dịch thương mại, quan hệ kinh tế bị giới hạn, thành lập cái gọi là hành lang cách ly, kếm tỏa đối thủ từ mọi phía. Sau đó phong tỏa bất cứ những liên hệ và giao tiếp chiến lược, chính trị, đối ngoại nào. Kết quả là nạn nhân lâm vào tình trạng suy sụp, yếu mòn, để rồi lãnh thổ của nó bị tan rã hoàn toàn.

        Quanh nước Nga, từ thời Chiến tranh Lạnh hàng rào cách ly đó đã được dựng lên. Nhờ Gorbachev chúng ta đã mất Đông Âu, mất không gian hậu Xô viết, lại còn bị các căn cứ quân sự Mỹ bao vây từ phía Nhật. Gần như đúng theo các tiêu chí, quanh nước Nga là những trung tâm ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, các căn cứ quân sự Mỹ đóng ở hơn 100 điểm trên thế giới, cùng một số đơn vị riêng biệt, triển khai chủ yếu ở Á Âu. Lỗ hổng cuối cùng trong hàng rào cách ly này là Iran, nước mà nếu chúng ta dàn xếp được các quan hệ chiến lược, sẽ cho chúng ta lối trực tiếp ra Ấn Độ Dương. Ở Syria đến nay chúng ta vẫn còn khả năng phục hồi một cơ sở quân sự đầy đủ trên Địa Trung Hải2, xây dựng từ thời Xô viết.

------------------------
        1. Ý nói về thỏa thuận ký ở Khasaviyurt (thuộc Daghestan, nằm gần biên giới Checnya) năm 1996 giữa thư ký Hội đồng an ninh liên bang Nga Alexandr Lebed với thủ lĩnh các tay súng Chechnya Aslan Maskhadov để chấm dứt cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất. Quân đội LB Nga rút khỏi Checnya, nhưng quyết định về quy chế lãnh thổ Chechnya được hoãn lại đến 31-12-2001.

        2. Sách được viết năm 2014, tác giả đã dự báo đúng khi sau nửa năm Nga can thiệp vào Syria (từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016), hỗ trợ chính quyền Bashar al-Assad tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, ông Putin đã tuyên bổ rút quân Nga nhưng vẫn để lại không quân ở căn cứ Khmeimim và hải quân ở căn cử Tartus. (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Tư, 2020, 11:23:14 am

        Theo kế hoạch “Đại Trung Đông” từ đầu năm 2004 ngay trước mắt chúng ta diễn ra quá trình định dạng lại Trung Đông theo các tiêu chuẩn Mỹ. Chủ đích, như chúng ta đã nêu, là ở chỗ thế giới Ả rập, các nước Maghreb, Bắc Phi cho đến nay đa phần vẫn là những hệ thống thiết chế truyền thống. Ở đó xã hội gia tộc chiếm ưu thế, truyền thống đứng cao hơn những yếu tố điều phối xã hội khác. Các thay đổi nằm ở việc pha trộn thiết chế xã hội truyền thống này. Nhiệm vụ là phá hủy những gì đang có để cắm đặt những giá trị phương Tây mà nền tảng của chúng nằm ở cá nhân, tức một cá thể phân tán. Bên ngoài các sự kiện phát triển dường như tự thân và có tính hỗn loạn, nhưng dẫu sao kết quả cuối cùng vẫn là đủ loại tiến trình nhiễu loạn dẫn tới một điểm cuối cùng đã được xác định trước, đến một kết cục đã được tính sẵn.

        Bằng cách đó, Trung Đông được đưa vào tiến trình pha trộn không gian xã hội để thiết lập nền dân chủ Mỹ. Không gian đó phải được phân mảnh và phân tán. Chỉ trong điều kiện đó nó mới có thể tiếp nhận được những giá trị tự do của Mỹ. Trong dạng thức mà Jamahiriya Libya tồn tại  dưới thời Gaddafi, nó sẽ không thể tiếp nhận những giá trị dân chủ Mỹ. Điều đó cũng liên quan tới Syria với việc lặp lại kịch bản Libya, và các nước Trung Đông khác. Nhưng mục tiêu chính ở Trung Đông vẫn là Iran - tước mất chủ quyền và thay đổi chế độ nước này. Thậm chí nếu chế độ trung gian không thân Mỹ, mà có thể vẫn là Hồi giáo, cũng không sao, vì trong trường hợp này dẫu sao những quá trình hỗn loạn cũng bắt đầu, bất ổn xã hội nổ ra, xã hội sẽ sôi sục, và tiếp theo, trên nguyên tắc, tình trạng ổn định yên tĩnh sẽ không sớm trở lại. Trước đó không lâu phe đối lập Ai Cập đã dễ dàng giải quyết thủ lĩnh của mình. Hosnie Mubarak ra đi, và những quá trình tự phát, hỗn loạn, sôi sục nội bộ diễn ra tới tận ngày nay. Kết quả là ở Ai Cập những vụ đụng độ làm chết hàng trăm người diễn ra thường xuyên. Nói gì đến Iraq hay Afghanistan.

        Có thể người ta không qui định phải nghiêm ngặt đạt được kết quả tạm thời nào đó, nhưng ở những giai đoạn tiếp theo, diễn tiến sẽ ngày càng gần với những gì mà các nhà chiến lược Hoa Kỳ đưa ra từ đầu. Sau khi Iran bị mất chủ quyền, cánh cửa cuối cùng sẽ khép lại, và nước Nga lọt hoàn toàn trong vòng vây.

        Các quá trình diễn ra ở các nước Trung Đông và Maghreb là tín hiệu riêng cho Vladimir Putin rằng nếu ông ta tiếp tục đường lối chính trị bảo vệ chủ quyền nước Nga, đưa nước Nga trở lại vũ đài thế giới trong tư cách một đấu thủ lớn, ông ta có thể lặp lại số phận những lãnh đạo này. Hoặc ông ta sẽ bị nhân dân mình lật đổ, hoặc ông ta sẽ bị lật đổ bởi những cuộc tấn công trực tiếp của NATO trên lãnh thổ Nga - đó là những kịch bản của phương Tây dành cho Putin.

        Còn một ưu điểm của việc sử dụng quan điểm chiến tranh mạng lưới trung tâm, nằm trong lĩnh vực trách nhiệm của các binh sĩ, những người có trách nhiệm làm việc trực tiếp với người dân. Đó là khi họ thực hiện những chiến lược này, phía đang bị họ chống lại không có nguyên nhân, không có cái cớ và cơ sở nào để sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu ở nước Nga các bất ổn xã hội bắt đầu, những người bất mãn ra đổ ra quảng trường và tiến hành các hoạt động quần chúng, thì ở đây có khả năng nào để sử dụng vũ khí hạt nhân? Thậm chí nêu tìm được thế lực bắn tín hiệu xuất phát cho những quá trình này, thậm chí nếu tin chắc rằng mọi việc diễn ra không tình cờ, nếu xác lập chắc chắn rằng những cuộc biểu tình và yêu cầu từ chức có nguyên nhân gượng ép và trung tâm xách động chúng nằm ở Hoa Kỳ, hay ở các nước châu Âu. Thậm chí nếu bạn tìm ra nguồn tài trợ và kẻ đặt hàng - sao cũng được bạn chẳng hề có cớ để sử dụng vũ khí hạt nhân, điều đó hoàn toàn vô lý. Chẳng lẽ ở nước bạn bất ổn, nhân dân đòi bạn từ chức, mà bạn sử dụng vũ khí hạt nhân chống Mỹ? Rõ ràng đó là phản ứng không thích hợp. Vì thế ở đây loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, điều duy nhất người Mỹ thật sự sợ hãi.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Tư, 2020, 11:23:40 am

        KỊCH BẢN CỨNG CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Việc nước Nga là cường quốc hạt nhân cũng chưa bảo đảm cho nó việc, với sự hỗ trợ của các công nghệ mạng lưới và quá trình mạng lưới, chế độ cầm quyển sẽ không bị lật đồ, rằng nó sẽ không bị đổi thành chế độ được điều khiển từ bên ngoài. Đó là ưu thế của chiến lược mạng lưới - tính hiệu quả và chi phí tương đối thấp so với vũ khí thông thường.

        Như thế, Putin đứng trước lựa chọn: hoặc tiếp tục bảo vệ chủ quyền của nước Nga, hoặc được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ để bảo vệ sự ổn định. Putin có thể được đề xuất phương án thế này: nếu ông muốn giữ ổn định ở Nga, tránh khỏi những quá trình tương tự ở Ai Cập, Libya, Syria - hãy từ bỏ quyền lực. Vào thời của mình, Muammar Gaddafi - sau này bị phương Tây sát hại - lúc đầu đã đứng trên những quan điểm chống Mỹ cứng rắn. Nhưng sau khi ông thuận theo phương Tây, bày tỏ ăn năn vì “hành vi xấu” trước đó của mình, hứa từ nay sẽ không là “kẻ xấu” nữa -  ông đã được cộng đồng chính trị phương Tây chấp nhận. Để bị sát hại. Điều tương tự cũng đang được chuẩn bị cho Nga: Putin, về bản chất, đã thuận theo phương Tây, chọn người kế nhiệm mình là một chính khách tự do hơn, mềm mỏng hơn và thân phương Tây hơn. Và điều đó sẽ được kết thúc thế nào với Putin? Những cuộc biểu tình quần chúng ở phố Bolotnaya và Sakharov, những cuộc đụng độ với OMON (cảnh sát đặc biệt - ND) ngày 6/5/2012. Chúng ta đã có vô số những điều tương tự như những quá trình đang diễn ra ở Trung Đông. Vào lúc kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của Dmitri Medvedev, người Mỹ đã đặt câu hỏi như thế này trước ông Putin: hoặc ông sẽ nhận được sự phản đối của xã hội, sự bất ổn và những kịch bản tương tự những gì xảy ra ở Trung Đông, hoặc ông phải từ bỏ quyền lực và để người kế nhiệm làm thêm một nhiệm kỳ. Mà điều đó có nghĩa là sự sụp đổ nước Nga rất nhanh tiếp đó, theo kịch bản đã được đóng băng từ trước khi Putin lên nắm quyển. Nhưng khi đó xuất hiện câu hỏi: tại sao lại phải khơi dậy cả một anh hùng ca chủ quyền, nếu trong bất cứ trường hợp nào cũng phải làm theo kế hoạch của Mỹ? Ở đây cần phải đứng trên lập trường của mình và sẵn sàng cho kịch bản cứng rắn, hoặc tất cả những gì trước đây là vô nghĩa. Đó là một chọn lựa lịch sử nghiêm trọng. Tương lai của nước Nga phụ thuộc vào sự chọn lựa này theo đúng nghĩa đen. Vì thế chúng ta sẽ xem xét vấn đề trong mối liên quan với những quá trình xảy ra trong thế giới Ả rập.

        Chiến tranh mạng lưới đang được tiến hành chống nước Nga. Những gì xảy ra với các lãnh đạo các nước Ả rập là tín hiệu trực tiếp đối với ông Putin. Ông có sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình vì chủ quyền của nước Nga trước thách thức lịch sử, trước những đe dọa lịch sử? Khi đó kịch bản cứng sẽ là việc thật sự đã được quyết định. Nó sẽ diễn ra trong bẩt cứ trường hợp nào, bởi người Mỹ sẽ hoàn tất việc đã bắt đầu. Các công nghệ mạng lưới sẽ được sử dụng sao cho chúng ta không có điều kiện phản ứng với sức mạnh của sự răn đe hạt nhân vốn chỉ có thể như thế vào kỷ nguyên hiện đại, chiến tranh thông thường và vũ khí thông thường.

        Bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với những công nghệ hoàn toàn mới. Ở nước Nga hiện chưa có các trung tâm sẵn sàng đối phó với các công nghệ này và bản thân Putin phải chạm mặt với thách thức lịch sử. Kịch bản đảo chính mạng lưới đã được lên kế hoạch từ năm 2008, nhưng nhờ sự nhượng bộ của Putin khi bổ nhiệm Medvedev làm người kế nhiệm có lợi cho phương Tây, kịch bản này được hoãn lại, nhưng không hề bị triệt tiêu. Nỗ lực tiếp theo - các cuộc biểu tình quần chúng vào tháng 12/2011, đầu năm 2012 đã không đem lại kết quả phương Tây mong muốn. Điều đó tất yếu dẫn tới việc thắt chặt kịch bản trong thời gian tới: Bắc Kavkaz không yên ổn, biểu tình ở Biriulyovo, nổ ở Volgagrad, sự không hài lòng của người Nga, mọi việc tiếp theo sẽ nghiệt ngã hơn.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Tư, 2020, 11:24:39 am

        CHIẾN TRANH CHỐNG NGA ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH: HÔM NAY, Ở ĐÂY, BÂY GIỜ

        Chống lại các hành động xâm lược Mỹ chỉ có thể trong trường hợp nếu ban lãnh đạo nước ta suy nghĩ về những quá trình được mô tả ở trên không phải như một loạt những chuyện tình cờ và chỉ đối phó khi nào nó xuất hiện, mà phải như một chiến lược chiến tranh mạng lưới. Nhận thức đó sẽ dẫn tới bước đi tiếp theo - thảo ra một chiến lược đối phó thích hợp, ở cùng một mức độ hiểu biết về công nghệ của các quá trình mà chiến trang mạng lưới đang được tiến hành chống lại Nga. Cần thừa nhận rằng sự tụt hậu của Nga diễn ra không phải ở mức độ các công nghệ vũ trang thông thường, mà ở mức độ nghiêm trọng hơn. Khi chúng ta vẫn còn chuẩn bị cho cuộc chiến đã qua thì đối phương đã bắt đầu và tiếp tục cuộc tấn công tích cực, mạng lưới, ảo, tâm lý, vô hình nhưng đánh chính xác vào mục tiêu. Theo khẳng định của Richard Clarke và Robert Knake, “đất nước sáng tạo ra công nghệ mới và chiến thuật áp dụng nó có thể không trở thành người chiến thắng, nếu các lực lượng vũ trang của nó quá gắn với những phương pháp cũ và quá hi vọng vào vũ khí vốn quen được cho là vượt trội”1. Vậy thì có gì để nói về đất nước không chỉ không sáng tạo ra công nghệ mới, mà còn chưa làm chủ được nó cho dù ở mức xấp xỉ tối thiểu.

        Không thể xây dựng một cách đối phó thích hợp nếu không hiểu rằng đang có chiến tranh chống lại chúng ta, mặc dù những vũ khí thông thường mà chúng ta quen trang bị không hề được sử dụng. Chiến tranh mạng lưới đang diễn ra ở những cấp độ tinh vi, với việc sử dụng các công nghệ thông tin, mạng lưới ngoại giao, các tổ chức phi chính phù, với sự kết nối các nhà báo, các phương tiện truyền thông, các blogger và toàn bộ kho vũ khí còn lại của xã hội thông tin nằm trong các mô hình của hậu hiện đại.

        Đó là một chiến lược đa cấp mà kết quả của nó là thắng lợi quân sự hết sức cụ thể, thổ hiện qua sự chia tách lãnh thổ, trong việc xâm chiếm văn minh, thiết lập sự kiểm soát và điều hành từ bên ngoài. Không hiểu điều đó, một luận điểm được cố tình và không phải một lần nhắc đến trong quyển sách này - sẽ là rõ ràng đặt nước Nga vào tình trạng thua thiệt. Chúng ta luôn sẽ phải đứng trước chuyện đã rồi là một lãnh thổ kế tiếp, một đất nước, cộng hòa nào đó bước ra khỏi sự kiểm soát của chúng ta, còn chúng ta vẫn không hiểu xã hội của mình, không biết phải tiếp cận nó thế nào. Bởi cuối cùng, như Vladimir Vladimirovich Putin nhận xét, mặc cho cam kết của người Mỹ về việc không gian SNG tiếp tục nằm trong vùng lợi ích địa chính trị của nước Nga, nhưng thực tế chúng ta đang thấy sự biến mất nhanh chóng ảnh hưởng ở nơi mà cách đây chưa lâu còn có các cơ sở quân sự của chúng ta, còn người chúng ta

        Sống ở đó, nói tiếng của chúng ta, còn văn hóa Nga đã định hình nhiều thế hệ dân tộc và sắc tộc của không gian chiến lược thống nhất đại Nga. Ngày nay vùng ảnh hưởng Hoa Kỳ ngày càng thâm nhập sâu vào lục địa, còn chúng ta vẫn không hiểu phải đối phó thế nào. Mà thời gian để đối phó đã qua rồi. Kẻ thù không còn ở ngay ngưỡng cửa, mà đã ở trong nhà.

---------------------------
        1. Clark R, Knake R. Chiến tranh thế giới thứ ba. Nó sẽ như thế nào? - SPb, Piter, 2011.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Tư, 2020, 04:31:02 pm
         
CHƯƠNG NĂM

CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI TƯƠNG LAI: KHÍA CẠNH QUÂN SỰ, CÁC CUỘC CHIẾN MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM

        Tổng kết sơ bộ khái niệm chiến trang mạng lưới đang tàn bạo bước vào đời sống chúng ta, không thể không thấy trước những thay đổi mà nó đang mang tới cho số phận nhân loại trong tương lai gần. Mà tương lai, như mọi khi, luôn mờ mịt. Thế nhưng, tính đến các chiến lược mạng lưới đã trở thành dữ liệu, dẫu sao cũng có thể phác thảo một số cục diện.

        Cuộc đại chiến của các châu lục mà các nhà địa chính trị thế kỷ trước đã nói đến nhiều, đang tiến đến cao trào không thể tránh khỏi của nó. Các quốc gia - dân tộc đang hấp hối. Thời Đế chế đang đến, thời của cuộc chơi lớn thật sự. Đối đầu địa chính trị giữa Sparta và Athens của nền văn minh Hy Lạp đã được đổi thành cuộc đối đầu giữa Roma và Carthage Địa Trung Hải, sau đó, giữa Anh và Nga của kỷ nguyên hiện đại hóa và cuối cùng, chuyển sang qui mô toàn cầu, nơi những đầu thủ chính là đại dương Thế giới, hay sự hùng cường Thế giới với trung tâm ở Hoa Kỳ; và Á Âu, lục địa - với trung tâm ở Nga. Một số lượng nhất định nào đó của các đế chế hiện đang đứng về phía Hoa Kỳ, và một số nào đó, ở phía chúng ta. Đất liến chống lại Biển cả. Đế chế chống đế chế. Trận chiến cuối cùng của Aeon mới. Dẫu sao thì, chiến tranh mạng lưới cũng là chiến tranh. Chiến tranh trong điều kiện tổng điện toán hóa các lực lượng và phương tiện của cuộc đấu tranh vũ trang bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất, truyền thông tốc độ cao trong môi trường không gian thông tin toàn cầu bị xuyên thủng bởi những mạng lưới. Đụng độ chiến sự trong chiến tranh mạng lưới - như kết cục của trận chiến của các châu lục, như cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mà nguyên mẫu của nó là đội quân khải huyền của chúa Giê su và quân đội của kẻ chống chúa - là không thể tránh khỏi.

        TIẾN HÀNH “CHIẾN DỊCH MẠNG LƯỚI” TRONG LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC QUẢN SỰ

        Hiểu chiến tranh mạng lưới như phương tiện tiến hành chiến tranh, cần phải hạ từ cấp độ các công nghệ xã hội nằm trong phạm vi các môi trường nhân văn xuống cấp độ môi trường khoa học quân sự trực tiếp, do các binh sĩ điều khiển, những người hiểu chiến tranh đúng nghĩa đen của nó, trong ý nghĩa thực hành, chuyển các công nghệ sang chiến trường hữu hình và vật chất hơn. Có nghĩa phải xem xét kỹ hơn cả hiện tượng liên quan tới lĩnh vực hoạt động của quân đội, như các cuộc chiến tranh mạng lưới trung tâm. Ở đây dĩ nhiên chúng ta quan tâm nhiều hơn loại công nghệ liên quan, những cái chung liên ngành nằm ở giao điểm của chiến tranh mạng lưới và chiến tranh mạng lưới trung tâm. Chúng ta đang nói về hiện tượng nhắc tới không chỉ một lần ở trên, được xác định như “các hoạt động dựa trên hiệu ứng” (EBO) đã trở thành một kiểu người diễn giải, tạo khả năng chuyển các lối tiếp cận khoa học quân sự sang môi trường nhân văn. Vì thế chúng ta sẽ dừng lại chi tiết hơn với EBO bằng cách dần hạ xuống lĩnh vực hoạt động của quân đội trong tương lai.

        Đến nay, một nguồn mở chính mô tả khá chi tiết về công nghệ này là quyển sách đã được nhắc ở trên của Edward Alan Smith “Cát' hoạt động dựa trên hiệu ứng" (Effects-Based Operations), được in trong loạt sách “Những thay đổi của thời đại thông tin”. Công trình này được dành hoàn toàn cho đề tài đạt được hiệu ứng tốt nhất khi tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực các chiến lược xã hội, nhất là trong những trường hợp nói về các quá trình “mạng lưới” mà bản chất của nó chúng ta đã vạch rõ trong nhiếu khía cạnh ở những chương trên. Phần lớn ở dây nói về những hoạt động riêng tham gia vào chiến lược toàn cầu của chiến tranh mạng lưới mà quyển sách Smith đề cập, về những cách tiếp cận vay mượn từ lãnh vực các hoạt động mạng lưới trung tâm. Bản thân việc áp dụng các cuộc chiến mạng lưới trung tâm được tác giả gắn với những điều kiện của hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh. Về bản chất, hiện tượng trên là sự thiết lập kiểm soát thường xuyên trên một lãnh thổ nhất định, được áp dụng trong những điều kiện được chỉ định bất kỳ, dù đó là giai đoạn hòa bình, khi không có gì báo trước cuộc khủng hoảng đang đến, trong điều kiện chính cuộc khủng hoảng và cuối cùng là kết quả mà cuộc khủng hoảng biến thành. Trường hợp cuối cùng ở dây thường nói về cuộc xâm lược quân sự trực tiếp.

        Chiến lược đạt được tối đa hiệu ứng nhờ sự hỗ trợ của các hoạt động mạng lưới đã được một nhóm các tác giả soạn ra, trong khuôn khổ thực hiện cái được gọi là Chương trình Nghiên cứu Chỉ huy và Giám sát (The Command and Control Research Program - CCRP) nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của BỘ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) về an ninh quốc gia như một hiện tượng trong thời đại thông tin. Còn mục tiêu rộng lớn hơn của nghiên cứu này là giới thiệu những hậu quả nào mà thời đại các công nghệ thông tin có thể mang đến đối với an ninh quốc gia và làm cách nào sử dụng hiệu quả nhất những cơ hội mở ra này của môi trường thông tin mới. Tức về bản chất ở đây nói đến việc không để những khả năng thông tin đang ngày càng mở rộng này gây hại, mà còn là đặt các công nghệ thông tin nói trên phục vụ cho cơ quan quân sự Hoa Kỳ sao cho đạt được hiệu ứng tối đa. Như thế, sự chú trọng lớn nhất được dành cho việc phát triển không ngừng cả học thuyết lẫn áp dụng thực tiễn những cơ hội mới. Bộ Quốc phòng quan tâm tới việc sao cho sử dụng được toàn bộ những ưu thế của các công nghệ mới ra đời.

        Để thực hiện những mục tiêu đã nêu, Hoa Kỳ đã triển khai một chương trình rộng lớn nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực ưu thế thông tin, dựa trên việc thực hiện hiệu quả các chiến dịch thông tin. Tất cả được đưa vào một học thuyết chỉ huy và kiểm soát chung, và gắn với học thuyết này là những quan điểm điều hành, tạo cơ hội cho cơ quan quân sự Hoa Kỳ cải thiện “nhận thức chung” với mục tiêu nâng cao hiệu ứng và công hiệu của các sứ mệnh được giao. Nói cách khác, ưu thế thông tin của cơ quan quân sự Hoa Kỳ đối với các đối thủ là sở hữu được toàn bộ thông tin liên quan đến đối tượng họ quan tâm. Đó là những thông tin trong những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, mà việc tổng kết sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin, tạo ra một bức tranh nhận thức hoàn chỉnh trong tất cả các khía cạnh và sắc thái liên quan đến các chiến dịch được để xuất. Điều tương tự cũng được áp dụng không chỉ cho cơ quan quân sự, mà cho tất cả những cơ quan khác có tham gia vào việc thực hiện những chiến dịch này hay khác, kể cả những tổ chức chính trị, ngoại giao, thông tin truyền thông, dân sự, các cơ cấu và tổ chức xã hội hoạt động trên địa bàn “đối phương”. Trong trường hợp này, chúng ta không nói về điều gì khác ngoài vô số các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của phương Tây và những mạng lưới khác mà hoạt động của chúng trên lãnh thổ Nga và Á Âu nhìn chung đã được quan tâm đầy đủ. Tức những thông tin mà giới quân sự nhận được đã trở nên phổ cập cho tất cả những phòng ban tham gia, tạo ra một “nhận thức chung” mà chúng ta sẻ còn thảo luận thêm.

        Như thế, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc thực hiện EBO là việc chúng liên kết nhiều môi trường với nhau - các cộng đồng vận hành, kỹ thuật, phân tích và giáo dục có liên quan đến việc chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch ở tất cả các cấp độ, điều trên thực tế bảo đảm hiệu ứng tối đa cho việc thực hiện chúng.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Tư, 2020, 04:34:19 pm

        SỰ THÍCH ỨNG CỦA CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VỚI XÃ HỘI THÔNG TIN

        Sự thích ứng của các lực lượng vũ trang với thời đại thông tin đang đến đòi hỏi những thay đổi theo bốn hướng chính được khoa học quân sự của Hoa Kỳ sử dụng. Trước tiên là thay đổi cách tiếp cận thực hiện những chiến dịch quân sự trực tiếp, còn được gọi là các sứ mệnh không gian. Tức là với những gì chỉ quân đội thực hiện, cụ thể là công nghệ thực hiện những giai đoạn nóng để hoàn tất (chiến dịch). Chiều kích thứ hai vốn đã trải qua cuộc cải cách triệt để, đó là xem lại những điều kiện cần và đủ để bắt đầu chiến dịch, những hạn chế nào cần tính đến khi thực hiện nó. Đồng thời phải xem lại các đánh giá về tầm quan trọng của các hành động được thực hiện. Giờ đây sự chú ý tập trung vào động cơ, đồng thời vào sự biện giải của truyền thông xã hội cho việc thực hiện các hoạt động khác nhau bằng các phương tiện quân sự. Nếu sự biện minh cẩn thiết không được thực hiện, xã hội không bày tỏ ý kiến ủng hộ, chiến dịch có thể bị bãi bỏ hẳn như điều đã xảy ra cho việc chuẩn bị tấn công Syria hổi tháng 8/2013. Hai chiều kích khác được gọi là quan điểm1 và lợi ích kinh doanh của Bộ Quốc phòng. EBO phụ trách hai chiều kích đầu trong số bốn nội dung trên, trong khi các cuộc chiến tranh mạng lưới trung tâm2 nhắm đến hai chiều kích cuối cùng. Như thế, EBO và các cuộc chiến tranh mạng lưới trung tâm hình thành nên cách tiếp cận hiệp lực để cải cách quân sự. Chúng xác định tại sao, làm gì và làm thế nào để hỗ trợ các hoạt động quân sự.

        Các hành động khủng bố thực hiện vào 11/9/2001 đã mở ra cơ hội cho Hoa Kỳ thay đổi triệt để thái độ với an ninh. Ưu tiên của việc răn đe chiến lược vốn thống trị từ đầu Chiến tranh Lạnh3 đã bị thay thế hoàn toàn bằng ưu tiên cho việc ngăn chặn bằng mạng lưới. Thay cho hiểm họa đã biết về việc bảo đảm tiêu diệt lẫn nhau, xuất hiện những hiểm họa mới không thể xác định rõ ràng và không có “quê hương” để có thể đe dọa nó. “Sự càn bằng của đe dọa” tồn tại từ 11/9 trở nên không cân bằng nữa và phù du. Hệ thống răn đe chiến lược mới của Hoa Kỳ giờ không chỉ dựa trên sự trừng phạt, mà còn dựa trên sự phòng ngừa hoặc trực tiếp loại bỏ những tiền để của đe dọa, hoặc kiềm chế những nhà tài trợ cho các quá trình gây hấn, hoặc dựa vào làm việc với giới tinh hoa của các cường quốc để thuyết phục họ rằng việc xâm lược chống lại Hoa Kỳ không thể thành công.

        Trong khi việc răn đe hạt nhân chiến lược là điều kiện an ninh cần thiết duy nhất trong thời Chiến tranh Lạnh, chiến lược kiểm chế mới này dựa trên sự ngăn ngừa, đòi hỏi áp dụng cân bằng các lực lượng dân sự lẫn quân sự để tạo nên hành vi của những kẻ xâm lược tiềm năng, của những thế lực phá hoại, và đồng thời của những ai đứng sau lưng họ. Việc định hình hành vi này là bản chất chính của EBO.

        Để đối phó với những vấn đề thời sự của thế giới sau 11/9, ở Mỹ đã thực hiện ba cuộc cách mạng công nghệ, bảo đảm các điều kiện để tiến hành thành công chiến tranh mạng lưới - trong lĩnh vực cảm biến, công nghệ thông tin và vũ khí. Công nghệ được sử dụng đơn giản để đạt được những cải thiện bổ sung trong điều kiện áp dụng vũ lực, không hơn. Bởi vì đặt cược chỉ vào sức mạnh trong những điều kiện hiện nay của xã hội thông tin và sự thống trị của mô hình hậu hiện đại có nghĩa là bỏ qua tiềm năng thật sự của mình. Nhờ công nghệ cao, việc giáng đòn tấn công có thể được tổ chức theo kiểu khác, làm cho hiệu quả hơn. Nhưng bây giờ điều đó thôi không đủ.Các hoạt động mạng lưới trung tâm là phương tiện đạt được mục tiêu. Tác động thật sự của nó phát sinh từ việc nó được áp dụng rộng rãi thế nào. Với việc ứng dụng hẹp nó cũng có thể tạo ra một đòn tấn công chính xác hiệu quả nhưng rõ ràng là họ có thể làm nhiều hơn nữa” - như các tác giả quan điểm4 đánh giá. EBO, theo ý kiến họ, là chìa khóa cho một vai trò rộng lớn hơn. Nó cho phép áp dụng sức mạnh của các chiến dịch mạng lưới trung tâm vào chiều kích con người của chiến tranh, vào các hoạt động quân sự theo toàn bộ quang phổ của những xung đột có thể, kể cả tình huống hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh, điều mà hệ thống răn đe chiến lược mới đòi hỏi.

-------------------------
        1. Mô hình trong linh vực quân sự mà nội dung đối với Mỹ là ở chỗ "chúng ta làm việc chúng ta làm" ở đây tương tự với 'Luật pháp" hay “Book of law" của Aleister Crowley, "Hãy làm (với trọng tâm nằm ở ngay từ Làm, chí ra ỷ chi của hành động) điều mà bạn muốn, hãy đế nó là dạo luật chính của bạn". (Do what thou wilt shall be the whole of the Law)

        2. Alberts, David, John Garstka, và Frederick Stein Network Centric Warfare, Developing and Leveraging Information Superiority. Washington, DC; CCRP. 2000.

        3. Krepinevich, Andrew F. Cavalry to Computers: The Patterns of Military Revolutions. The National Interest. Fall 1994. p. 30ff.

        4. Smith E. A. Effects-Based Operations 11CCRP, 2002.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Tư, 2020, 04:34:51 pm

        ĐỊNH NGHĨA EBO

        Việc áp dụng rộng rãi EBO bắt nguồn từ thực tế là chúng nhắm vào hành động và mối liên hệ của chúng với hành vi, tập trung trước nhất vào các động cơ và phản ứng, chứ không vào những mục đích quân sự hay gây thiệt hại. Chúng được áp dụng không chỉ cho những phương pháp tiến hành chiến tranh truyền thống, mà còn cho việc thực hiện những chiến dịch mạng lưới với hoạt động quân sự hạn chế.

        Những vị tướng giỏi và các nhà hoạt động quốc gia thường chú ý trước tiên tới hiệu quả đạt được trong lĩnh vực chiều kích con người của chiến tranh: liệu ý chí kháng cự có bị bẻ gãy, liệu đối phương có bị sốc? Thậm chí chúng ta có thể theo dõi những nguyên tắc EBO hoạt động ra sao trong hàng trăm cuộc khủng hoảng và xung đột để xác định chúng như sau: EBO là một bộ những biện pháp phối hợp để tạo ra hành vi của bạn bè, kẻ thù và những lực lượng trung lập trong điều kiện hòa bình, khủng hoảng hay chiến tranh.

        Khái niệm EBO cơ bản tập trung vào bộ điều phối hành động, vào cái gọi là hành động nhắm vào việc tiên liệu cách hành xử của con người trong một số chiều kích và ở một vài cấp độ, đánh giá sự thành công của chúng xuất phát từ các kết quả thể hiện qua thái độ và phản ứng trước sự cố này hay khác. “Hành động” bao gồm tất cả những khía cạnh hoạt động quân sự và nhân văn từ phía chính quyền quốc gia, những hoạt động có thể hình thành thái độ và dự liệu các quyết định của “bạn bè, kẻ thù và thế lực trung lập”. Các hoạt động quân sự có thể bao gồm cú tấn công từ trên không, nhưng cùng lúc đó còn có nghĩa là nhiều những hoạt động phi quân sự khác, trong đó vai trò của thao diễn xã hội khá cao, là một khía cạnh quan trọng trong tất cả các chiến dịch điều phối khủng hoảng.

        “Hành động” bao gồm các hoạt động “trong điều kiện hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh”, và không chỉ trong hình thức một cuộc chiến. Nếu chúng ta xem xét kỹ những hoạt động thực tế trong điều kiện khủng hoảng và chiến tranh, có thể nhanh chóng rút ra một số nguyên tắc cơ bản và quy luật tiến hành EBO.

        Trước tiên, “hành động” tạo hiệu ứng không chỉ lên kẻ thù, mà còn lên những ai quan sát cuộc xung đột diễn ra. Hiệu ứng có thể đạt được cùng lúc ở cấp độ chiến thuật, tác chiến, chiến lược quân sự và địa chiến lược của các chiến dịch mạng lưới, lên đấu trường chính trị trong và ngoài nước và trong lĩnh vực kinh tế. Hiệu ứng không thể bị cách ly. Tất cả hiệu ứng trên mỗi cấp độ ở mỗi đấu trường dều liên hệ với nhau - và hiệu ứng tích lũy sẽ tăng theo thời gian. Cuối cùng, hiệu ứng có tính chất tác động thể lý cũng như tâm lý.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Tư, 2020, 04:36:22 pm

        BA YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Bất cứ phiên chế quân sự nào của chiến tranh mạng lưới đều được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản. Yếu tố đầu tiên liên kết tất cả những phương tiện phát hiện kẻ thù, việc theo dõi nó, thu thập thông tin về nó, đồng thời về tất cả các đối tượng và mạng lưới trực thuộc kẻ thù và được họ sử dụng để tiến hành các hoạt động chiến sự. Những phương tiện đó là các mạng lưới riêng cũng như các yếu tố công nghệ của việc theo dõi - các vệ tinh, không ảnh, ra đa, pháo âm thanh độ nhạy cao, camera ẩn, các thiết bị nghe lén, những “Trojan” máy tính và phần mềm gián điệp, các hệ thống mới nhất về đánh chặn và nghe lén cũng như các ghi nhận hình ảnh. Cuối cùng là giám sát bên ngoài, thẩm ván điệp viên bị bắt, không loại trừ sử dụng các phương tiện tác động lên tinh thần và thể chất. Nói cách khác - toàn bộ chuỗi các khả năng thu thập thông tin được con người xây dựng nên từ những thời đại trước, bắt đầu từ những phương tiện công nghệ mới nhất và kết thúc bằng những phương pháp điều tra đơn giản nhất. Tất cả những phương tiện này cùng nhau phát hiện kẻ thù và thu thập thông tin được tổng hợp bằng khái niệm cảm biến.

        Yếu tố công nghệ thứ hai của chiến tranh mạng lưới - các phương tiện trấn áp những đối tượng tiến hành chiến tranh mạng lưới của đối phương bị phát hiện. Trong số này bao gồm toàn bộ phạm vi các công cụ - từ việc loại bỏ thực thể các nút mạng của các mạng lưới then chốt của đối thủ, các điệp viên của nó, sự ủng hộ chính trị và ngoại giao và kết thúc bằng các phương tiện mới nhất để tiến hành chiến sự - kỹ thuật hàng không, tên lửa “thông minh” độ chính xác cao, xe tăng, vũ khí xạ kích hiện đại nhất kể cả công nghệ laser. Trong số này cũng có cả các công cụ bẻ khóa máy tính, sử dụng để ngăn chặn các nút mạng điện tử thu thập và truyền tải thông tin thuộc về lĩnh vực riêng của chiến tranh không gian điều khiển. Trong số này đồng thời còn có các phương tiện trấn áp radio điện tử và radio định vị, và trong thời điểm hiện tại có thể sử dụng vũ khí kiến tạo và tâm thần. Nói cách khác, chiến tranh mạng lưới sử dụng tất cả những phương tiện tiến hành chiến tranh có thể, ngoại trừ những phương pháp rõ là đã lỗi thời, trong số này có vũ khí hóa học cũng như hạt nhân, được xem là những phương tiện không hiệu quả, trong đa số trường hợp có thể tạo hiệu ứng ngược. Bởi thương tổn nhân lực hàng loạt không phải là ưu tiên của chiến tranh mạng lưới mà thậm chí ngược lại - trong điều kiện tư duy con người là trung tâm của hiện đại, thương tổn này sẽ cản trở thành công. Một con người bình thường mà trên cơ sở đó hình thành nên nhân dân, quần chúng về mặt toán học - không phải là một giá trị nhìn từ quan điểm thời đại của kỷ nguyên hiện đại. Thế nhưng giá trị của con người đó trong bổi cảnh xã hội thông tin có tính đến việc làm nên dư luận xã hội, được thổi phồng phóng đại lên, và dòng chảy thông tin tiêu cực gây ra do mất mát to lớn của dân số, đã kích động những quấy nhiễu, ồn ào thông tin, xả rác quá mức vào không gian thông tin và làm tắc nghẽn các mô hình ngữ nghĩa. Người tham gia chiến tranh mạng lưới cùng lúc là chủ thể - tức là người có đủ một số phẩm chất nhất định, những “thông số" mạng cần thiết cho chiến tranh mạng lưới - người lính của chiến tranh mạng lưới là một diễn viên.

        Yếu tố cơ bản thứ ba của chiến tranh mạng lưới là tổng số những khả năng trí tuệ và điều khiển thông tin. Nó gồm sắp xếp thông tin nhận được từ các cảm biến, phân tích chúng và đưa ra chiến lược hành động, điếu phối và bảo đảm tương tác giữa các mạng và các diễn viên của chiến dịch mạng lưới, đồng thời bảo đảm thông tin truyền thông của các hoạt động này trong tất cả các hình thức của nó. Trong việc bảo đảm thông tin truyền thông này, có lĩnh vực chiến tranh thông tin, là một bộ phận cấu thành của chiến tranh mạng lưới, bảo đảm sự ủng hộ của truyền thông cho các hoạt động mạng lưới.

        Trí thông minh nói chung và khả năng phân tích là lợi thế chính trong chiến tranh mạng lưới. Hiện diện của tri thức trở thành nhân tố quyết định, bởi độ chính xác của những quyết định đưa ra phụ thuộc vào việc đánh giá đúng những thông tin thu thập được, mà tính đến các ưu tiên của cấp độ nhận thức tiến hành chiến tranh mạng lưới, sự bảo đảm tri thức trở thành yếu tố số một trong đó không loại trừ việc sử dụng trí thông minh nhân tạo.

        Cần lưu ý rằng các phân khúc của ba cấp độ nêu trên đã được sử dụng trong “chiến tranh thông thường”, thế nhưng nền tảng chính của chiến tranh công nghiệp thông thường là xung đột quân sự trên chiến trường, tức giai đoạn nóng, trong khi tất cả những cấp độ còn lại chỉ là hỗ trợ, chuẩn bị cho các phía tiến đến cuộc đụng độ thể lý, đến trận chiến trực tiếp. Còn trong chiến tranh mạng lưới bản thân trận chiến trong cách hiểu của chiến tranh công nghiệp không thể xảy ra, hoặc nó sẽ chỉ là một trong các biểu hiện không đáng kể, không có ý nghĩa quyết định để tiên định kết quả trận chiến. Tất cả những điều này được tạo nên bởi cách tiếp cận hoàn toàn khác của chiến tranh mạng lưới với sự đối đầu, khi cơ sở của nó không phải là nền tảng của chiến tranh công nghiệp, mà chính là mạng lưới - một không gian đa trung tâm không thứ bậc. Mối liên hệ với nhau giữa ba yếu tố nền tảng của chiến tranh mạng lưới cũng không theo thứ bậc, mà đúng ra là ba trong một. Cái này xuất phát từ cái kia, là sự tiếp tục của cái kia, và cùng lúc cả ba yếu tố này bổ sung cho nhau.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tư, 2020, 04:24:41 pm

        NỀN TẢNG VÀ MẠNG LƯỚI

        Từ quan điểm quân sự, mạng lưới khác với hệ thống cổ điển của vũ trang và quốc phòng ở chỗ, chiến tranh cổ điển hay chiến tranh kỷ nguyên công nghiệp được tiến hành trên cơ sở nền tảng: kết nối hoặc nền tảng bảo đảm kỹ thuật, hoặc nền tảng vũ khí cơ sở: xe tăng, trực thăng. Nền tảng cũng là khu vực chiến sự, với các cánh quân của nó, mặt trận, vị trí rõ ràng của hai bên đối đầu.

        Mạng lưới khác với nền tảng ở chỗ nó phi tập trung và không thứ bậc. Nếu nền tảng có sự điều khiển tập trung, thì mạng lưới hợp thành từ những nút mạng, những thứ không cần một sự quản lý thống nhất mà chủ yếu là sự quản lý phân tán. Nhưng mặc dù nút mạng được điều khiển không từ một điểm thống nhất như nền tảng, nhưng chúng vẫn liên kết với nhau. Từ đấy mới xuất hiện từ mạng lưới, hoặc thân rễ. Việc tách một hay nhiều nút mạng khỏi mạng lưới không làm ảnh hưởng tới công việc của mạng lưới.

        Và bởi vì vật liệu chủ chốt mà mạng lưới làm việc chính là thông tin, nên việc tách biệt một nút mạng khỏi mạng không làm mạng lưới mất khả năng chuyển giao thông tin, không làm gián đoạn việc trao đổi thông tin. Tức mạng lưới trải rộng một cách tự do như hệ thống thân rễ củ khoai tây vươn rộng trong lòng đất. Việc nhổ một bụi khoai tây sẽ không phá hủy hệ thống thân củ này, nó vẫn tiếp tục mọc và lan tỏa.

        Yếu tố cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến tranh mạng lưới là thành lập mạng lưới như thế. Trong tiếng Anh, danh từ network phái sinh từ động từ network - kết nối mạng, tức bao phủ một không gian nào đó bằng mạng lưới. Như thế, để kiểm soát một không gian nào đó, chẳng cần xâm chiếm nó về mặt thực thể như trong thời đại công nghiệp. Chỉ cần lập trên không gian đó các nút mạng mà người ta có thể kiểm soát, những nút mạng liên kết với nhau và bằng cách đó người điều khiển chính có thể tiếp cận hoặc trực tiếp từng nút, hoặc kiểm soát những nút còn lại qua việc giám sát và theo dõi.

        NGƯÒI LÍNH TRONG CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Người lính trong chiến tranh mạng lưới, đó là diễn viên - một khái niệm về chất lượng. Khác với diễn viên quần chúng trong các cuộc chiến tranh thời công nghiệp, diễn viên là người với một tập hợp các khả năng thể lý, công nghệ và phá hoại, liên kết trên cơ sở một yếu tố có tính quyết định - trí tuệ. Về bản chất, diễn viên là một hệ thống khái quát, có khả năng độc lập đưa ra quyết định trên cơ sở những nguồn thông tin công khai và bí mật họ nhận được, cũng như có thể độc lập thực hiện chúng. Cùng lúc, khả năng tiếp cận thông tin và tốc độ chuyển giao cũng là yếu tố quyết định để phối hợp hoạt động với các diễn viên khác, đồng thời tạo ưu thế toàn diện trước đối phương. Có thể nói thành công của toàn bộ chiến dịch phụ thuộc vào tốc độ chuyển giao thông tin, chứ không phải vào tính bí mật hay mã hóa thông tin như trong các cuộc chiến tranh thời công nghiệp. Như thế, cung cấp cho diễn viên những thành tựu công nghệ mới nhất và việc phát triển chúng là cần thiết. Trang bị cho người lính mạng lưới có thể chỉ đơn giản là cung ứng cho anh ta các cảm biến và máy phát. Sự sống sót của anh ta trên chiến trường phụ thuộc điều đó.

        Xu hướng công nghệ cho diễn viên ngày nay thể hiện qua việc tích hợp tối đa của người lính với các nhân công nghệ. Cái nhân càng cắm sâu, càng tích hợp vào cơ thể, việc sử dụng nó càng hiệu quả. Trong chừng mực, cơ thể người lính phải được hiện đại hóa bằng các thành phần công nghệ cấy vào cơ thể anh ta. Ở đây nói vế các vi mạch, cho phép kiểm soát và và điều chỉnh từ bên ngoài phản ứng của cơ thể, tình trạng tâm thần và tâm lý của anh ta, mức andrenalin v.v... trong những diều kiện khủng hoảng. Trên chiến trường, hoàn toàn trong ý nghĩa kỹ thuật, cơ thể anh ta thường xuyên trên chiến tuyến - online. Còn hành động của anh ta được điều phối bởi một bộ tham mưu chiến dịch qua việc trao đổi các gói thông tin không dây. Hình ảnh từ chiến trường sẽ được phát sóng trên màn hình của bộ tham mưu, trực tiếp qua các webcamera, tạo điều kiện hình dung chính xác điều gì đang xảy ra trong lò lửa sự kiện, đồng thời xác định các chi tiết mà diễn viên bỏ qua, chỉ ra cho anh ta sự cần thiết của những phân đoạn và tình tiết bị bỏ sót cẩn phải được tính đến. Đồng thời diễn viên được cung ứng một hệ thống định vị toàn cầu cho biết vị trí của anh ta và, một khi quan sát được toàn bộ bức tranh chiến trường, bộ tham mưu có khả năng điều chỉnh việc bố trí diễn viên một cách hiệu quả nhất, kể cả trong một khu vực hoàn toàn xa lạ, cảnh báo anh ta về những nguy hiểm, chỉ anh ta lối thoát trên đường.

        Một khía cạnh quan trọng của việc tăng cao tối đa tính hiệu quả của diễn viên trên “chiến trường” chính là tiếp cận được suy nghĩ của anh ta, bởi việc truyền tin bằng tiếng nói không phản ảnh được hết toàn bộ đánh giá của diễn viên với thực tại chung quanh, tình hình thực tế. Thêm vào đó việc truyền tin bằng lời đã giảm thiểu đáng kể tốc độ trao đổi gói thông tin, và cùng với đó, giảm bớt hiệu ứng. Việc giải quyết vấn đề này hiện nay đã đạt được một số thành tựu nhất định. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mới đây đã chi một khoản đáng kể để nghiên cứu sóng não người. Đó cũng chỉ là một phần của kế hoạch dài hơi mà mục tiêu của nó là thành lập cái gọi là “mũ thông minh” - một loại vũ khí mới sẵn sàng cho cuộc cách mạng trong hiểu biết về chiến tranh hiện đại. “Mũ thông minh” được dạy để đọc suy nghĩ của người mang nó. Bản thân thiết kế của mũ sáng tạo này đã sẵn sàng: nó được trang bị 128 cảm biến ghi nhận những rung động não và phần mềm có thể chuyển đổi những dữ liệu nhận được thành thông tin về suy nghĩ của diễn viên.

        Với sự hỗ trợ của mũ này, các binh sĩ có thể trao đổi thông tin bằng tốc độ tối ưu với bộ tham mưu cũng như với nhau, đồng thời truyền mệnh lệnh và báo cáo bằng những suy nghĩ thành tiếng, rõ ràng được truyền đi trong hình thái âm thanh vào mũ của những binh sĩ khác cũng như về cơ sở. Hiện nay trở ngại mới nhất của các nhà khoa học ở Đại học California tại Irvine, Đại học Carnegie Mellon và Đại học bang Maryland trước ứng dụng cuối cùng là bảo đảm kỹ thuật cho việc tách những suy nghĩ cẫn thiết từ dòng chảy chung của hoạt động não. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết cũng bằng thuật toán mà theo đó, người ta cô lập, sắp xếp thông tin cần thiết từ dòng chảy tin tức chung của xã hội thông tin, tức bằng con đường hình thành “mã mạng” tương ứng.

        Cần nhận xét là “mũ thông minh” chỉ là một trong vô số phát minh triển vọng của quân đội Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến Hoa Kỳ (DARPA) đang thực hiện một dự án mang tên Super - Resolution Vision System (SRVS), dự định thành lập các thiết bị quang học cho phép tăng các hình ảnh với độ phân giải cao nhất. Sản phẩm mới này giúp xác định chính xác và linh hoạt những người vũ trang, đồng thời so sánh gương mặt của đối tượng với dữ liệu hình ảnh thống nhất. Ngoài ra, Lầu Năm góc cũng đã đưa ra mô hình mới của vũ khí và thiết bị quân sự được phát triển theo chương trình “Hệ thống chiến đấu tương lai” (FCS). Như thế, việc hiện đại hóa về mặt điều khiển học của sinh vật chiến đấu trở thành xu hướng chính trong việc tạo ra những binh sĩ chiến tranh mạng lưới hiệu quả.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tư, 2020, 04:25:30 pm

        SỰ PHỨC HỢP CỦA CÁC ĐƠN VỊ VÀ CÁCH TIẾP CẬN

        Còn một thuộc tính quan trọng nữa của chiến tranh mạng lưới - đó là tính phức hợp. Trong chiến tranh cổ điển, các diễn viên chính là những đơn vị chiến đấu, chẳng hạn một đại đội hay một trung đội thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu nào đó, tấn công, rút lui, xâm chiếm hay bám trụ. Đó là việc phân chia ra những đơn vị chiến đấu tương đương, thống nhất do một chỉ huy lãnh đạo, điều khiển trên cơ sở hệ thống mệnh lệnh thứ bậc từ trên xuống.

        Trong chiến tranh mạng lưới, đơn vị có thể hợp thành từ một binh sĩ với khẩu súng, một nhà báo, một nhà ngoại giao ngồi ở đại sứ quán nước mình ở một quốc gia là đối thể của chiến tranh mạng lưới, nữ thư ký của một quan chức cao cấp sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình vào lúc cần thiết, một tay súng Hồi giáo với đai bom liều chết, một nhà khoa học điên khùng. Tất cả hợp thành một đơn vị điển hình của chiến tranh mạng lưới. Ai trong số họ là chính, ai là chỉ huy và ai là thuộc cấp - khó mà xác định, bởi tất cả những yếu tố này không tương đương nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ và không đồng nhất với nhau về vị thế xã hội. Thế nhưng tất cả những người này mặc dù ở những nơi khác nhau nhưng cùng thực hiện một chiến dịch, cùng giải quyết một nhiệm vụ. Thí dụ, thiết lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với một tập đoàn lớn nào đó, một xí nghiệp, một lãnh thổ v.v... hay thực hiện âm mưu đánh lạc hướng để thiết lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Đơn vị này của chiến tranh mạng lưới được bổ sung thêm bởi những đơn vị mạng lưới khác nhau và tạo nên không phải 25 phi công giống nhau trong những bộ đồ bay hay bộ binh trong những đôi bốt, mà là một cộng đồng bên ngoài lãnh thổ của những đơn vị chiến đầu chức năng. Vào lúc nào đó, người ta nối vào đơn vị này một tổ chức phi chính phủ nào đó để tăng cường, hoặc một đơn vị quân sự cổ điển. Mà có thể một ban biên tập đầy đủ của một tờ báo, tức bất kỳ chủ thể tập thể nào. Bản chất của hoạt động này không thay đổi.

        THÂM NHẬP CẢM BIẾN

        Hãy xem xét ví dụ sau: một người lính Mỹ tham gia chiến dịch quân sự ở Iraq hay Afghanistan và được trang bị công nghệ mới nhất mà trong lĩnh vực chiến tranh mạng lưới trung tâm người ta mô tả khái niệm này là thâm nhập cảm biến. Ở mỗi binh sĩ Mỹ hoạt động trong vùng chiến sự, trên mũ của họ đều có một máy quay video. Tất cả các camera này đều có liên lạc vệ tinh trực tiếp với trung tâm điều khiển và hỗ trợ. Người ngồi ở trung tâm có thể quan sát trên màn hình chuyện đang xảy ra trong vùng chiến sự. Người lính di chuyển, nhìn vào góc, không có ai, nhưng người ngồi ở bộ tham mưu thấy được trên màn hình của mình - hình ảnh từ camera, rằng ở đó, nơi camera người lính nhìn vào, anh ta đã không phát hiện một tay súng đang ẩn nấp. Sự khác biệt này, những sắc thái của nhận thức trực quan đã được xem xét chi tiết trong quyển sách Máy thị giác của Paul Virilio, nơi tác giả xem xét chi tiết các đặc điểm cái nhìn của con người và khác biệt giữa cái nhìn đó với nhận thức nhờ sự hỗ trợ của phương tiện quang học: đôi khi con người không thấy cái mà camera thấy, và ngược lại. Khi đó, người ngồi trước màn hình sẽ thông báo với đơn vị chiến đấu đang được kiểm soát: hãy nhìn bên trái, phía sau đống đồ nát có một người ẩn nấp với súng trường quang học. Đó chính là thí dụ về thâm nhập cảm biến sâu của trung tâm điều khiển trực tiếp trong điều kiện chiến trường với khả năng điều chỉnh tình hình tại chỗ.

        Như thế, sĩ quan tham mưu có cảm biến của mình ở chiến trường, thấy được điếu gì diễn ra ở đó. Chuyển sang màn hình khác, nhìn vào khu vực từ một vị trí của một người lính khác v.v anh ta thấy trên màn hình chiến trường từ những vị trí khác nhau, nghe được các cuộc hội thoại, có thể đánh giá được tình hình và những quyết định được đưa ra tại chiến trường, anh ta có thể chỉ dẫn gì đó, sửa chữa. Có được sự thâm nhập cảm biến sâu vào môi trường, Trung tâm đánh giá tình hình từ các điểm khác nhau nhờ tiến hành phân tích tác chiến cần thiết, thu thập thông tin và hỗ trợ về tri thức. Có thể đánh giá tình hình chiến thuật ngay lúc đó theo bố trí của binh sĩ, một trên mái nhà, người kia trong tầng hẩm, người thứ ba trong góc, người thứ tư ở cuối con đường đối diện - người điều hành chuyển Alt + Tab và thấy ở đâu và cái gì xảy ra, điều chỉnh tình hình, bổ sung thêm thông tin cần biết, cho lời khuyên. Tất cả những điều này chính là xâm nhập cảm biến sâu.

        Trong lúc đó binh sĩ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, người lính hay sĩ quan, được trang bị vũ khí, trong đầy đủ đồng phục với bộ truyền tin cá nhân. Cứ cho là anh ta là nhân chứng một tình huống nào đó, thí dụ, anh ta đột nhập vào dinh tổng thống và chứng kiến một cảnh đàm phán giữa các đại diện Nga và ban lãnh đạo Iraq. Anh ta ngay lập tức kết nối với nhà báo của một hãng tin hàng đầu và cung cấp thông tin đã chứng kiến một sự kiện như thế. Thông tin này trong chớp nhoáng sẽ được loan đi trên các hãng tin hàng đầu thế giới, phát hiện của nó sẽ thay đổi bối cảnh mà kết quả là thay đổi toàn bộ tình hình. Vì lý do này mà những thay đổi được lên kế hoạch trong cuộc đàm phán mà anh ta là nhân chứng, đã bị phá vỡ. Việc chuyển giao thông tin ngay tức khắc, trong thời điểm diễn ra sự kiện, sang các hãng tin có thể thay đổi tình hình nơi chiến trường. Trong lúc đó các nhà đàm phán nghe phát thanh về việc họ, trong lúc này, đang bí mật thương lượng, kết quả là tất cả đều thay đổi và tình hình lại chuyển sang có lợi cho phía nào thương lượng tích cực hơn. Đó là một thí dụ của việc lập trình hoạt động mạng lưới mà thành công đạt được ngay trước cả khi thực hiện nó, tức lập ra những điều kiện đủ và khởi điểm giúp án định trước kết quả.

        Tính cơ động của thông tin và tốc độ đưa lại mệnh lệnh là một trong những nhân tố quan trọng nhất của chiến tranh mạng lưới. Kiểm soát tình hình ngày nay không phải là người sở hữu thông tin, mà là người có khả năng thu thập các thông tin cần thiết, đồng thời cả những khả năng truyền tải thông tin nhanh tối đa và cùng với đó, là việc nhanh chóng đưa ra quyết định.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tư, 2020, 04:26:00 pm

        CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM

        Giờ đây chúng ta sẽ xem xét các giai đoạn của chiến tranh mạng lưới trung tâm, một lần nữa hãy lưu ý rằng, định dạng các cuộc đụng độ và diễn viên của hoạt động mạng lưới trung tâm với đầy đủ trang thiết bị đã mô tả ở trên - chỉ là một trong những hình thức biểu hiện của hoạt động mạng lưới, và được cho là biện pháp cực đoan. Việc thực hiện giai đoạn nóng ở Afghanistan và Iraq chỉ ra toàn bộ tính dễ tổn thương, nhưng khi chưa hoàn thiện đủ những cách tiếp cận nóng với quá trình mạng lưới, Afghanistan hay Iraq đã trở thành nơi chạy thử của những cách tiếp cận “chiến đấu” kiểu mạng lưới tại khu vực, từ đó hàng loạt kết luận được đưa ra, cho phép hoàn thiện yếu tố chiến trận. Tuy nhiên, ở cấp độ này, diễn viên không gian điều khiển đang hoàn thiện có thể trở thành người tham gia cuộc xung đột mạng lưới trong điều kiện chiến trường lạnh, khi thực hiện các hoạt động mạng lưới tại khu vực mà không sử dụng vũ khí thông thường, chỉ dựa vào công nghệ cao, các chiến lược thông tin và xã hội.

        Bất cứ hoạt động mạng lưới nào bắt đầu trước tiên từ việc giành được ưu thế thông tin. Đó là giai đoạn đầu của chiến dịch mạng lưới. Trên nguyên tắc, việc đạt được ưu thế thông tin được thực hiện bằng con đường triển khai mạng lưới thông tin riêng, đồng thời với việc trấn áp hay làm hỏng hệ thống thông tin tình báo của đối phương. Đối tượng cần quan tâm sát và loại bỏ trước tiên thường là các nút mạng cùng như các trung tâm xử lý thông tin, phân tích và ra quyết định. Trên thực tế, mạng lưới thông tin riêng thường được triển khai dưới dạng các tòa soạn của những phương tiện thông tin đại chúng mới thành lập cũng như các nơi tập trung phóng viên của các phương tiện truyền thông. Trong số này gồm có các hãng tư vấn, PR, và trong những điều kiện đặc biệt phức tạp còn là những công ty bình thường. Nếu môi trường hoàn toàn thù địch thì công cụ ưu tiên của việc triển khai thông tin sẽ là các mạng lưới đang tồn tại, bị thay đổi bằng cách mua lại, hay tác động về tư tưởng kể cả việc tuyển dụng trực tiếp.

        Giai đoạn hai của chiến dịch mạng lưới là trấn áp khả năng kháng cự có tính hệ thống thực thể của đối phương sau khi đạt được ưu thế thông tin. Điểu đó có thể xảy ra bằng việc phân hóa bộ máy quản lý nhà nước hay bất cứ tổ chức nào khác. Đến đây bắt đầu công việc xử lý tư tưởng, tuyển dụng, hay mua chuộc trực tiếp. Tất cả mọi việc nên diễn ra trong điều kiện luôn tạo ra những vấn dề về đời sống, bên cạnh việc gây sức ép tâm lý. Trên chiến trường, có thể đạt được hiệu ứng tương đương bằng cách giành được ưu thế trong không gian nhờ áp đảo hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Cả trong trường hợp này lẫn trường hợp kia, giai đoạn hai của chiến tranh mạng lưới có nghĩa là tước mất khả năng (đối phương) chống đỡ theo kế hoạch họ đã thỏa thuận một cách hệ thống trước đó, trong khi sự phân hóa và vượt trội thông tin làm đối phương hoàn toàn mất tinh thần.

        Sau đó bắt dẫu giai đoạn thứ ba của chiến tranh mạng lưới - tuần tự phá hủy những cơ sở lớn, đầy sinh lực nhưng không được kiểm soát, vẫn có thể hồi phục để kháng cự. Đó có thể là các bộ và các ngành cũng như các bộ chỉ huy quân sự hay tàn dư của các đơn vị quân đội.

        Giai đoạn thứ tư, cuối cùng của chiến dịch mạng lưới là việc loại bỏ hoàn toàn, dứt khoát bất cứ lò lửa kháng cự nào, cho dù đó là nhũng tờ báo nhỏ, các nhóm ngoài lề xã hội hay những bộ phận, đơn vị quân đội phân tán.

        Nét đặc trưng chính của chiến dịch mạng lưới là tất cả bốn giai đoạn đều được thực hiện nhanh đến độ không để cho đối phương khả năng tập hợp lực lượng lẫn đưa ra những quyết định cần thiết. Trong phạm vi quốc gia, nó có thể diễn ra vài tháng đến vài năm, trong khi một số chủ thể nhỏ có thể bị loại bỏ chỉ sau vài ngày. Thêm vào đó mỗi giai đoạn tiếp theo có thể diễn ra chồng lấn, tức có thể được tiến hành mà không cần đợi giai đoạn trước hoàn tất. Trong những điều kiện lý tưởng, tất cả bốn giai đoạn được thực hiện gần như đồng thời, với một khoảng cách nhỏ ở điểm xuất phát. Cùng với đó trước khi bắt đầu chiến dịch mạng lưới cần có một giai đoạn thu thập và phân tích thông tin về đối phương, bởi chính hoạt động mạng lưới gồm bốn giai đoạn nói trên chỉ là bộ sưu tập cuối cùng những thông tin chung, đầy đủ về các giai đoạn của đối phương.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tư, 2020, 04:26:37 pm

        Ý ĐỊNH CỦA CHỈ HUY - SỰ AM HIỂU CỦA NGƯỜI THỪA HÀNH

        Trong chiến tranh mạng lưới thật sự không có khái niệm mệnh lệnh, ngoại trừ những trường hợp cực đoan hay tình huống khẩn cấp, nhưng lại có nhiều hiện tượng kiểu như ý định của chỉ huy. Trong chiến lược quân sự - chiến tranh mạng lưới trung tâm- cũng có những điểm tương tự. Nhìn chung, khái niệm này xuất phát từ một chiến lược quân sự. Trong chiến tranh cổ điển thời công nghiệp, sự liên kết được thực hiện trên cơ sở nền tảng, mỗi binh đoàn hay đơn vị đều có chỉ huy đưa mệnh lệnh trực tiếp, mênh lệnh đó phải được thực hiện nghiêm ngặt. “Băng qua sông và chiếm lấy căn cứ đầu cầu”. Tất cả khi đó đều nhận ra rằng bờ bên kia là thảm họa và cái chết, rằng không thể tiến tới đó vì đó là đầm lầy, tất cả sẽ bị nhấn chìm. Và kể cả khi họ băng qua được bờ bên kia, tại đó họ sẽ gặp hỏa lực vượt trội của đối thủ và kết quả tất cả họ sẽ bỏ mạng. Bản thân chỉ huy dơn vị cũng không hiểu tại sao phải làm điều đó, nhưng ông ta phải nghiêm túc hoàn thành mệnh lệnh trực tiếp của chỉ huy cấp trên. Tuân thủ kỷ luật quân đội và nghĩa vụ, ông ta tới đầm lầy và nhấn chìm ở đó gần như toàn bộ tiểu đoàn. 10 người thoát được lên bờ thì chết dưới làn đạn của đối phương cố thủ ở đó. Một tiểu đoàn đã hy sinh anh dũng như thế trong diều kiện chiến tranh truyền thống thời công nghiệp.

        Trong chiến tranh mạng lưới, các chỉ huy cố tránh ra mệnh lệnh trực tiếp, bởi điều đó sẽ làm giảm chất lượng thực hiện ý định cuối cùng của ông ta. Ban chỉ huy xuất phát từ quan điểm rằng tấn công trực diện là không cần thiết, mà là tạo ra cái tưởng là cuộc tấn công để lôi kéo chú ý của đối phương khỏi mẹo nghi binh. Chính điều đó được giải thích cho các thuộc cấp, tức những nhà điều hành mạng lưới rằng cần phải đạt được điều gì và kết quả nào. Cái đạt được từ mục tiêu đặt ra là kết quả sự áp đặt của nhiều yếu tố - từ trí tuệ đến công nghệ.

        Tiếp theo các binh đoàn hành động, so với thời chiến tranh công nghiệp, tương đối tự do, thậm chí trong chế độ “thoải mái”, tự đánh giá tình huống, phân tích dữ liệu nhận được, yêu cầu thông tin bổ sung cần thiết và kết quả là tự đưa ra quyết định, ở cấp độ chỉ huy lẫn cấp độ người thừa hành cụ thể. Xuất phát từ hoàn cảnh đang hiện diện và thay đổi rất nhanh, các chỉ huy có thể tự điều chỉnh những quyết định được đưa ra sao cho việc thực thi nhiệm vụ hiệu quả nhất và ít đổ máu nhất, sử dụng những khả năng hiện có và yêu cầu yểm trợ cần thiết từ trung tâm, trong đó có cả yêu cầu vượt cấp chỉ huy cấp trên. Mỗi diễn viên mạng lưới đều nắm được ý định cuối cùng của chỉ huy, chủ đích mà ban chỉ huy muốn đạt được. Hiểu được ý định này, mỗi thành phẩn mạng, mỗi nhóm, mỗi nút mạng đồng bộ hóa với thực tại chung quanh cũng như với nhau, tạo ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ những liên kết khu vực cần cho cấu hình cẩn thiết. Tất cả diễn ra có tính đến yếu tố timing - thời gian, được giao để thực hiện nhiệm vụ này hay khác. Tránh khỏi sự ban hành mệnh lệnh trực tiếp là một cách tiếp cận hệ thống để đạt được mục tiêu bằng cách hiệu quả hơn và ít tổn thất hơn. Trong trường hợp này, ý định của chỉ huy được thực hiện dựa trên yếu tố sự am hiểu phổ quát.

        AM HIỂU PHỔ QUÁT

        Một trong những nét phân biệt của chiến dịch mạng lưới sự am hiểu phổ quát. Sự am hiểu tình hình chung và nắm được các ý định của chỉ huy kết hợp với khả năng đồng bộ hóa và tự đồng bộ hóa sẽ cho phép phối hợp những hoạt động phức tạp và hiệu ứng, dẫn đến sự liên kết các hiệu ứng ở những mức độ khác nhau, trong đó những hành động khác nhau hiệp đồng dựa vào nhau.

        Mỗi diễn viên có quyền truy cập vào một mạng chung, một cơ sở dữ liệu chung. Chính khi sử dụng thông tin của nó anh ta theo mặc định đã hành động đồng bộ với các đơn vị chiến đấu còn lại. Quyển truy cập này anh ta có thể trực tiếp nhận được, hoặc với sự hỗ trợ của nhà điều hành mạng tùy theo hoàn cảnh. Thêm vào đó mỗi binh sĩ nếu cần phải nắm được tinh thần tất cả các cuộc trò chuyện, diễn ra giữa bộ tham mưu với những diễn viên còn lại, kể cả việc “lắng nghe”... suy nghĩ của các thành viên khác của chiến dịch. Trong khi đó đơn vị chiến đầu - đó là một khái niệm hoàn toàn không chính xác để mô tả các hoạt động mạng lưới. Cái mà trong các cuộc chiến tranh thời công nghiệp hóa xem là một đơn vị con người với những khả năng hạn chế bởi định dạng hành động của đơn vị này, thì trong chiến tranh mạng lưới là một hệ thống tổng quát. Quyết định do hệ thống này đưa ra trên chiến trường có thể thay đổi toàn diện diễn tiến sự kiện cũng như chiến lược chung của hành động, nếu nó được đưa ra trên cơ sở những dữ liệu mới nhận được rất nhanh, khiến thay đổi một cách chất lượng chiến thuật tiến hành chiến dịch.

        Mỗi diễn viên trong trường hợp này, căn cứ vào ý định của chỉ huy, hoàn toàn nắm được mục tiêu cuối cùng, thậm chí không phải mục tiêu chiến thuật, mà là chiến lược, của toàn bộ chiến dịch, có thể không chỉ sử dụng những dữ liệu phổ cập trên cơ sở nguyên tắc am hiểu phổ quát, mà đồng thời còn bổ sung vào cơ sở dữ liệu chung, và quan trọng nhất là có khả năng và toàn quyền tạo ra một bối cảnh cần thiết, nếu anh ta cần nó, để thực thi nhiệm vụ. Cụ thể, đang có mặt trên “chiến trường” - ở đây không nhất thiết là nơi diễn ra đụng độ, mà là bất cứ môi trường nào khác tiến hành chiến dịch mạng lưới - diễn viên có khả

        năng nhanh chóng liên hệ với đại diện của một cơ quan tin tức. Nhưng đồng thời cũng với một cá nhân nhà báo nào đó, một nhà ngoại giao hay chính khách và bằng việc chuyển giao toàn bộ hay một phần thông tin có được, để tạo ra cho anh ta một bối cảnh hành động cẩn thiết vào ngay thời khắc đó. Thông báo được truyền đi từ “chiến trường” có thể ngay trong tích tắc đến được các hãng tin chính của thế giới, tác động lên giá cổ phiếu, và đến lượt mình, có thể nhanh chóng điều chỉnh các quyết định chính trị của các bên liên quan khác nhau mà bằng cách nào đó có liên quan đến chiến dịch và thay đổi tiến trình các sự kiện chung, tác động lên kết quả cuối cùng của một “trận chiến” cụ thể.

        Người diễn viên có khả năng tác động lên tình hình xã hội, chính trị ở mỗi điểm cư trú cụ thể nếu có được ưu thế tiếp cận thông tin, tốc độ liên hệ với các diễn viên khác, đồng thời phối hợp hành động của mình với bộ tham mưu cung cấp sự am hiểu phổ quát cho tất cả các thành viên quá trình. Trong ý nghĩa này người lính thời chiến tranh mạng lưới - đó là một binh sĩ vạn năng, một tập hợp các khả năng tối đa, nói cách khác - là một hệ thống phổ quát có khả năng thực hiện bất cứ chiến dịch nào trong phạm vi thẩm quyển của anh ta, trong không gian xã hội vật chất và thông tin, để đạt được bất kỳ mục tiêu nào. Người lính của xã hội hậu tự do trong tương lai, đó là một sinh vật điều khiển học hoàn hảo với những khả năng gần như không giới hạn.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2020, 09:00:52 am

TRƯỚC TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG

        KỶ NGUYÊN CỦA NHŨNG TỔ CHỨC MẬT VÀ SỰ KHÉP KÍN CỦA GIỚI TINH HOA

        Với sự xuất hiện của ký nguyên hậu hiện đại và việc thông qua những chiến lược mạng mới, các cơ quan an ninh và điệp viên mật ngày càng mất đi ý nghĩa thường thấy của chúng. Hoạt động tình báo nhanh chóng tiếp nhận dạng thức hậu thực chứng - ít tài liệu và dữ liệu cụ thể hơn, nhiều hình ảnh, ngụ ý và ngữ cảnh hơn. Học thuyết âm mưu với những âm mưu, hội tam điểm và tổ chức bí mật, xác nhận điều hiển nhiên nhưng không có bằng chứng cụ thể, đang đi vào cuộc sống hằng ngày. Mặc dù các thành viên hội tam điểm, đại diện các hội kín, ở phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong giới lãnh đạo như một yếu tố thiết yếu cho sự trang điểm chính trị, thực tế cả hai Bush, và phần lớn tầng lớp tinh hoa Hoa Kỳ dều tham gia vào một hội kín “Skull and bones”. Nhiều đại diện CIA và giới lãnh đạo Hoa Kỳ những năm trước cũng tham gia vào hội kín này. Và có bao nhiêu hội như thế thật sự tác động vào số phận thế giới đến hiện nay? Khó mà đồng tình với ý kiến rằng tất cả những thứ này chỉ mang tính biểu tượng hình thức nào đó của giới thượng lưu, một tàn tích cổ xưa. Nói ví dụ, nếu nữ hoàng vương quốc Anh là biểu tượng của Anh quốc và giới thượng lưu, thì biếu tượng của giới tinh hoa Hoa Kỳ là các hội kín. Ngày nay hội kín - đó là một nghiệp đoàn nào đó của các nhóm tinh hoa, thường mâu thuẫn nhau trong các vấn đế về chiến thuật đạt được sự hùng cường thế giới. Nhưng về chiến lược, ở đó không có tranh cãi.

        Hậu hiện đại mà sự thống trị của nó ngày càng thể hiện rõ, đã mở ra những khả năng bình đẳng cho cả truyền thống lẫn hiện đại. Thí dụ, trong xã hội hiện đại cùng với những người bình thường, cùng với những cư dân kiểu mẫu còn tồn tại những người theo nghi thức xưa, tín hữu các giáo phái cổ cùng với những người chuyên giới, cấy bộ phận nhân tạo vào cơ thể, với sự giúp dỡ của hóa chất hay sự biến đổi gien thay đổi khả năng của cơ thể chính mình. Các cyborg1, người đột biến, người nhân bản, một thực tế không phải quá xa vời như đã từng ngỡ thế chỉ vài năm trước. Chỉ cần thêm một thời gian không lâu nữa và chúng sẽ ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn trong con người, xóa nhòa khái niệm “con người”, mở rộng ranh giới của nó, thay đổi individuum, không thể chia cắt được, thành dividuum2 của hậu hiện đại, được đưa vào trong mạng lưới cũng giống như cá thế của thời hiện đại được đưa vào trong xã hội.

        Nhưng cũng giống như trong thế giới hiện đại của những công nghệ cao và mạng lưới xuyên quốc gia, có những yếu tố cổ đại, xưa cũ, nghi lễ, trong thế giới này cũng tồn tại những hội kín và các hội tam điểm.

        Nhìn chung giới tinh hoa Hoa Kỳ tràn đầy tinh thần cứu thế. Quan điểm của họ: sức mạnh là định mệnh cao cả của Hoa Kỳ, Manifest Destiny3. Hoa Kỳ được thành lập để thực hiện quyền lực địa chính trị này và kiểm soát tất cả, nói đơn giản là thòng trị thế giới. Nó được đặt ngay từ đầu trong bản thân khái niệm “đế chế" của Hoa Kỳ và mô tả trực tiếp trong hiến pháp Mỹ: “Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mà Jefferson đã chỉ ra tốt hơn hết là phải thích hợp cho “đế chế" mở rộng. Cần nhấn mạnh, Hiến pháp này là Hiến pháp đế chế, không phải đế quốc. Đế chế bởi vì dự thảo Hiến pháp Hoa Kỳ dựa trên mô hình xây dựng một không gian mở và tái lập những quan hệ đơn lập và đa dạng vô tận kiểu mạng lưới trên một lãnh thổ không giới hạn4.

------------------------
        1. Những nhân vật trong tiểu thuyết viễn tưởng, nửa người nửa máy. (ND)

        2. Từ chữ individuum, từ tiếng Latin, có nghĩa một cá thể toàn vẹn, không thể chia cắt. (ND)

        3. Vận mệnh hiển nhiên, niềm tin rằng Hoa Kỳ có quyền và nghĩa vụ bành trướng ra lục địa Bắc Mỹ. Thuật ngữ này được những người Dân chủ sử dụng lần đầu tiên năm 1840 nhằm biện hộ cho cuộc chiến với Mexico và sáp nhập nhiều vùng đất mà ngày nay là miền tây Hoa Kỳ (Oregon, Cộng hòa Texas..)

        4. Hardt M., Negri A. Đẻ chế. Praksis, 2004.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2020, 09:01:43 am

        Như vậy, sứ mệnh của giới thượng lưu Hoa Kỳ là mở lại, sau đó làm chủ không gian thế giới toàn cầu, cài đặt mô hình văn minh của mình vào đó và bằng cách này kết thúc lịch sử, tức loại bỏ tất cả các căn cứ cho mâu thuẫn và xung đột qua việc thiết lập một hệ thống thế giới quan Hoa Kỳ thống nhất. Tất cả không là gì khác ngoài dự án mạt thế, thể hiện trong các phạm trù tôn giáo. Cùng lúc dự án mạng Hoa Kỳ “đế chế" hậu hiện đại được xây dựng “trái ngược với dự án chủ nghĩa đế quốc, vốn lan truyền thẳng quyền lực của mình trong những không gian khép kín và xâm chiếm các nước phụ thuộc, tiêu diệt sự độc lập và lôi kéo chúng vào lĩnh vực chủ quyền của mình”1, đặc tính chủ yếu cho thời kỳ tiền hiện đại với việc bước đầu chuyển sang thời hiện đại. “Đế chế" mạng lưới Hoa Kỳ muốn thâu tóm không chỉ những đối tượng của thế giới vật chất để đảm bảo sức mạnh kinh tế hay quản lý kinh tế. Giờ đây nó còn yêu sách thay đổi cái nhìn của bạn, cách suy nghĩ, lý trí của bạn, thay đổi tất cả sự đa dạng giá trị sống của thế giới thành thế giới quan của Mỹ. Nó không chỉ là sự chỉ huy và kiểm soát của chủ nghĩa đế quốc những thời đại trước, nó là yêu sách cho việc hình thành một chân lý tuyệt đối, trở thành bắt buộc đối với tất cả. Sự cứu rỗi đế chế của tầng lớp thượng lưu Hoa Kỳ như thế được biện minh theo bản thể luận và có tiền đề của thuyết mạt thế trong nến tảng của nó.

        Thí dụ, nhà địa chính trị và nhà tư tưởng hàng đầu Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski là một người bị tôn giáo ám ảnh theo đúng nghĩa đen. Ống ta bị thôi thúc bởi định mệnh cao cả của Hoa Kỳ - kiểm soát tất cả thế giới mà trước tiên là lục địa Á Âu, như một kẻ cuồng tín tôn giáo bị ám ảnh bởi giáo phái của mình. Buộc làm nô lệ, phân chia, làm nhục và buộc phục vụ cho lợi ích của mình. Và nước Mỹ không thể có kẻ cạnh tranh trong việc này: Brzezinski viết thẳng ra điều đó - siêu cường chính yếu duy nhất lãnh đạo thế giới - đó là Hoa Kỳ. Ngoài ra không thể có thêm một ai. Trong những quyển sách của mình ông ta nhấn mạnh đến “an ninh”, đến việc thiết lập một sự thống trị duy nhất, Hòa Kỳ vươn tới an ninh toàn cầu, mà thực chất là an toàn tuyệt đối cho lợi ích Mỹ. Tất cả những gì mà Brzezinski gọi là an ninh ở Á Âu chính là con đường an toàn dẫn tới sự thống trị Mỹ. Tất cả đang được hiện thực hóa ngay trước mắt chúng ta.

        Brzezinski là một nhân vật của công chúng, không phải một quan chức, không phải một nhà hoạt động xã hội, vì thế ông ta không che giấu cái nhìn lẫn cảm xúc của mình. Nhưng chính giới thượng lưu Hoa Kỷ, với gánh nặng quyền lực thật sự, cũng đang nghĩ thế, chỉ che giấu quan điểm và cảm xúc của mình bằng mặt nạ kiềm chế, ở Hoa Kỳ tất cả giới lãnh đạo đều tư duy kiểu cứu thế, chiến lược, toàn cầu. Khác với giới thượng lưu của ta, thô thiển động cơ chỉ vẽ tài chính: “có xiềng thì làm, không xiềng chán chết”. Chiến tranh mạng lưới gì ở đây được chứ...

        Việc ở Hoa Kỳ tồn tại những hội kín trước tiên là để bảo vệ động cơ mạt thế đúng đắn đó, đồng thời nhấn mạnh rằng thuộc về giới thượng lưu là thuộc về một đẳng cấp đặc biệt. Không có chỗ cho tất cả. Những đoàn, hội kín còn tồn tại để nhấn mạnh sự khó gần đáng thèm muốn, tính khép kín và sự chọn lọc chân chính của giới thượng lưu.

        Ở không gian hậu Xô viết hiện nay cũng có thể gặp giới tinh hoa khép kín. Nhưng đúng hơn nó là sự khép kín của lũ trộm cắp, ngồi trên quỹ đen chung. Mối quan tâm duy nhất của họ trong vấn đề này - không cho phép người khác lên nắm quyền, quyền lực mà họ hiểu là cơ hội duy nhất để tăng cường tài sản cá nhân của họ. Bởi với mỗi người mới họ phải chia sẻ, điều được cảm nhận là khá đau đớn. Giới thượng lưu Nga khép kín vì không muốn chia sẻ, cống nạp cho ai đó ngoài những ai đang tồn tại, những động cơ thật sự xa cách không chỉ với hệ tư tưởng cứu thế, mà còn với những lợi ích thường tình của quốc gia. Vì thế không có một sự phấn chấn xã hội nào, không có bất cứ phương sách nào khác để hành tiến vào giới thượng lưu. Và điều đó đang gieo hi vọng cho những nhà quản trị của Manifest Destiny.

---------------------
        1. Sách đã dẫn


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2020, 09:03:50 am

        MẠNG LƯỚI HOA KỲ KHÔNG DỄ TỔN THƯƠNG

        Theo kế hoạch ban đầu, cấu trúc Internet được thiết kế để chống lại cuộc tấn công quân sự. Bởi vì nó không có trung tâm và mỗi phần thật sự có thể hoạt động như một đơn vị độc lập, mạng có thế tiếp tục hoạt động kể cả khi một phần của nó bị phá hủy.

        Phân cấp cũng là một yếu tố của kế hoạch này, bảo đảm sự sống sót, khiến cho việc kiểm soát mạng lưới là cực kỳ khó khăn. Bởi không một nút mạng nào là rất cần thiết để thông tin liên lạc với nhau, nên khó mà điều chỉnh hay cấm đoán sự liên lạc này. Mô hình dân chủ được thiết kế dưới dạng thức hệ thống rễ, mà Deleuze và Guattari gọi là thân rễ, không thứ bậc và phân cấp này đầu tiên xuất hiện trong nhận thức của các triết gia hậu hiện đại. Chỉ vài thập niên sau đó sự tinh tế triết học này mới được đặt làm nền móng cho mạng lưới1, biến đổi thế giới theo phong cách hậu hiện đại.

        Giống như cấu trúc thân rễ hậu hiện đại; cục diện chung của thiết chế đế chế hiện đại, bao phủ một không gian trống rỗng, chưa được mở mang của hành tinh cũng có thể hình dung trong dạng thân rễ - một hệ thống rễ đa nhánh, một mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu mà tất cả các điểm hoặc các nút của nó liên kết với nhau. “Nghịch lý thay, cấu trúc mạng lưới như thế này dường như cùng lúc hoàn toàn mở, và hoàn toàn khép kín đối với những trình diễn chống lại nó, can thiệp vào quá trình hoạt động của nó. Một mặt, mạng lưới chính thức thừa nhận rằng tất cả các chuỗi hợp thành có thể của các mối quan hệ đều sẽ được giới thiệu, nhưng mặt khác bản thân mạng lưới thật sự hoạt động như một nhóm cục bộ. Như thế, xung đột quanh các nguyên tắc xây dựng đế chế sẽ xoay quanh trong không gian không xác định và tròng trành đó”2 -  như Hardt và Negri khám phá bản chất mạng lưới.

        “Đế chế” mạng lưới Hoa Kỳ - đó là đế chế của những mục đích, những quan điểm, hành vi, đó là môi trường tiêm nhiễm cho đông đảo quân chúng và toàn bộ không gian các lục địa một thế giới quan, sản phẩm của một phân khúc bé mọn của một nền văn minh nhân loại, của một nhóm cuồng tín tạo ra một loại vũ khí hiệu quả nhất và sử dụng chống lại nhân loại: mạng lưới. Bao phủ hành tinh bằng mạng lưới của mình, “nhóm những kẻ âm mưu” đã đạt được sự tuân phục gần như hoàn toàn và tổng thể khi tạo ra cho phần lớn cư dân trái đất ảo tưởng tự do và độc lập tư duy, trên thực tế họ đang nằm trong khuôn khổ chật hẹp và cứng nhắc của giáo điều ý thức hệ của những kẻ thật sự cai trị thế giới. Người kết nối mạng đã không còn khả năng tư duy độc lập, có nghĩa - hành động, phản ứng, ra quyết định, đưa ra chọn lựa riêng. Ảo tưởng tự do khỏi... tất cả, ngoại trừ mạng, đã hoàn toàn thay thế cho tự do bản thể của con người được Tạo hóa ban cho. Kẻ bị chiếm lĩnh bởi mạng trở thành chiến lợi phẩm của mạng, thành nạn nhân và nguồn năng lượng chính nuôi sống mạng. Mạng trong nhận thức, trong đầu người, trong suy nghĩ và xây dựng các ưu tiên. Kẻ nối mạng tin rằng mình tự do.

        Liệu có thể tận diệt mạng lưới này không? Vâng, có thể. Cùng với nhân loại của mạng lưới. Đứa con của sự diệt vong sẽ mang nó đi cùng với những ai mắc kẹt vào trong đó. Ai sẽ còn lại? Những ai không kết nối vào mạng lưới. Không phải về kỹ thuật, không phải những ai không có khả năng truy cập vào “tiện ích” của văn minh, mà là những ai không khuất phục trước hứa hẹn của những vương tướng thế giới này, hứa hẹn tự do khỏi tất cả, những gì cản trở, giới hạn, khỏi nhân dân mình, khỏi những nghĩa vụ, khỏi truyền thống. Sẽ còn lại những ai có được tự do để cứu rỗi, tìm được ý nghĩa hiện sinh, bản thể học và sự viên mãn của tồn tại thần thánh - bản chất cao nhất của con người, đứa con của Đấng tạo hóa, đứng về bên phải3.

-------------------------
        1. Về những cấu trúc thân rễ và hình cây, xem: Deleuze, Gilles and Guattari, Felix, A thousand plateaus: capitalism and schizophrenia 11 Minneapolis: University of Minnesota Press, 1987. p. 3-25.

        2. Hardt M„ Negri A„ Đế chế: - M.iPraksis, 2004

        3. Theo sách Phúc âm thứ nhất, vào ngày Tận thế, các thiên thần sẽ đến tách biệt kẻ dữ khỏi người lành. Người lành đứng bên tay phải và kẻ dữ đứng bẻn tay trái (ND).


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2020, 09:04:28 am

        PHÒNG CHỐNG MẠNG LƯỚI: PHẢN ỨNG QUA SỰ PHỦ NHẬN

        Phủ nhận sự vô vọng đối đầu với mạng lưới - đó chính là điều cung cấp sức lực cho trận chiến cuối cùng: giải phóng, kéo khỏi mạng lưới những ai đang rơi vào, trao cho họ cơ hội sinh ra lẩn thứ hai. Phòng chống và đưa ra các giới hạn cho sự phát tán - đó là điều còn có thể giúp cưỡng lại trong thời gian gần đây. Giới hạn - đó là ở đâu còn có ý chí đưa ra những phản chiến lược mạng chống lại sự tước đoạt không gian địa chính trị khỏi lục địa Á Âu. Việc chiếm đoạt đó là tiếp tục của sự bành trướng địa chính trị phương Tây, nhưng không phải bằng con đường quân sự, mà là bằng sự hỗ trợ của chiến lược các hành động gián tiếp, được thực hiện theo “cách văn minh”, với sự giúp sức của việc tác động lên xã hội. Ờ đây cần chỉ ra những vai trò xác định của xã hội trong thế giới hiện đại, để bảo vệ xã hội khỏi những tác động bên ngoài của mạng lưới, tạo cho nó một khả năng miễn dịch nhất định.

        Bước đi đầu tiên theo hướng này là sự cần thiết phân loại theo nguyên tắc địa chính trị bảy loại nền văn minh, theo mô tả của Huntington. Cần xác định những nền văn minh nào trong số này có thể trở thành đồng minh, những nền văn minh nào chúng ta có thể xây dựng những liên minh chiến lược, còn những nền văn minh nào đơn giản theo nguyên tắc địa chính trị chúng ta tuyệt đối không thể tán tụng, không thể xây dựng một chiến lược hỗ tương.

        Bước tiếp theo là phải rời khỏi trận địa kinh tế, thoát hoàn toàn khỏi những động cơ kinh tế về nguyên tắc. Từ bỏ kinh tế như một thế giới quan - không phải kinh tế theo bản chất cấu trúc các mối quan hệ, mà như khỏi một nhân tố cơ bản tác động của nền văn minh phương Tây lên kiểu nền văn minh của chúng ta, cần phải xác định và để lại cho mình tất cả những gì là các yếu tố phi kinh tế của bản sắc. Thoát khỏi sự phát triển toàn cầu đang xóa nhòa bản sắc và khả năng bảo tồn truyền thống. Và chú trọng vào những gì còn lại.

        Với chiến lược phản ứng mạng lưới tạo ra ý kiến xã hội ở các nước đối phương, cũng cần phải nhắm vào xã hội. Không phải nhắm vào giới thượng lưu các nước này bởi họ đã bị mạng lưới mua chuộc, đã có khả năng miễn dịch vững vàng chống lại các tác động khác - mà phải là nhắm vào dư luận xã hội. Trong bất cứ trường hợp nào, đó phải là một chiến lược xã hội, hình thành nên hành vi của các nước thậm chí của những nền văn minh trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. Đầu tiên phải nhắm vào những xã hội từ chối tác động kinh tế, hội nhập của văn minh phương Tày, quan tâm bảo tổn bản sắc đang bị toàn cầu hóa xói mòn, vào việc phục hồi và giữ gìn truyền thống, vào những tiêu chuẩn đạo đức. Chúng ta có thể sử dụng tất cả những dấu hiệu này như tiền đề để lập ra những khối chiến lược, địa chính trị tổng quát và văn minh để chống lại những tác động mạng lưới phương Tây lên những xã hội và nền văn minh gần với chúng ta. Trên cơ sở này chúng ta có thể tìm ra sự miễn dịch riêng khỏi tác động toàn cầu hóa của phương Tây.

        Như thế, xã hội, vai trò và ảnh hưởng của nó đối với việc hình thành hoạt động của quốc gia trên trường thế giới trở thành yếu tố then chốt trong việc bảo vệ địa chính trị bản sắc nền văn minh của chúng ta. Đó là chiến lược bảo vệ cần thiết dưới tác động tấn công địa chính trị văn minh toàn cầu của phương Tây đang lấn sâu, với những kế hoạch tinh tế hơn tác động lên cộng đồng và các mói liên hệ xã hội. Lời kêu gọi trực tiếp tới xã hội ở đây sẽ có ý nghĩa địa chính trị.

        Trong cuốn Đế chế, Anthony Negri và Michael Hardt khi đặt vấn đề về thành lập các mạng nhân tạo luồn sâu vào xã hội, đã đi đến kết luận: bất kỳ một kẻ bảo vệ nào chống lại toàn cầu hóa phương Tây đều là kẻ phản bội thoát khỏi sự kiểm soát, là kẻ dào ngũ của toàn cầu hóa. Xét trong khuôn khổ quan điểm của số đông, anh ta đang phá hoại quá trình, sử dụng những thành tựu của tiến bộ không phải nhằm cũng cố các mô hình toàn cầu, mà để cho các hành động phá hoại. Nên ở dây xuất hiện một cám dỗ hoàn toàn khác: sử dụng xã hội theo phương thức mạng lưới cho những mục đích chống toàn cầu hóa (không phải qua giới thượng lưu, những kẻ có thể bị mua chuộc trực tiếp).

        Vì thế cần phải sửa chữa không gian xã hội: Negri và Hardt dưa ra một chuẩn người phương Tây như một yêu tố cầu thành nhưng phân tán, xa lạ của số đông, ban đầu có động cơ kinh tế - kẻ mà ở phương Tây bị long ra do sức ép kinh tế xã hội. Con người đó trong môi trường này không có lựa chọn nào cho mình ngoài sự phá hoại thuần túy, sự đối kháng thuần túy xây dựng trên sự phủ nhận trọn vẹn.

        Trong trường hợp chúng ta nói về các nhân dân và các nền văn minh của lục địa Á Âu, cần phải hiểu ngoài những động cơ kinh tế, họ còn có một lượng hàm súc các cơ sở nền tảng là nguồn gốc của bản sắc - truyền thống, tôn giáo, đức tin, dân tộc, tức trọn bộ phức hợp những gì mà người phương Tây không có. Người phương Tây, từ chối mệnh lệnh kinh tế, nhưng họ không có gì xây dựng để chọn lựa, không có gì có thể thay thế. Con người của xã hội truyền thống hoặc cho dẫu là vừa thoát khỏi xã hội truyền thống, vẫn có một tổ hợp những ý tưởng này và việc hướng vào bộ ý tưởng này sẽ tạo điều kiện cho con người đó chọn ra cho mình một chương trình xây dựng không chỉ cho việc từ bỏ điều tiêu cực, mà còn cho việc khẳng định điều tích cực. Ở đây xuất hiện hình tượng con người truyền thống Á Âu, hành động xuất phát từ những tiền đề giá trị hoàn toàn khác, bác bỏ hệ giá trị phương Tây nhưng có hệ giá trị của mình. Chống lại sự thao túng kinh tế và quyển lực vô hạn của mạng lưới, anh ta đưa ra truyền thống và bản sắc. Và nếu ở phương Tây, trong không gian của xã hội bị phân tán và biệt lập, cần phải lập ra những mạng chống toàn cầu hóa nhân tạo, thì trong không gian Âu Á có những cộng đồng dân tộc hoặc cộng đồng truyền thống, những người bản thân họ đã là mạng lưới, tồn tại trên nền tảng tự nhiên, nền tảng tôn giáo.

        Trong điều kiện thế giới toàn cầu hóa, bất cứ sự tương tác nào giữa các đối thể của địa chính trị đều được thực hiện trên cơ sở sự tham gia của họ vào các cơ cấu mạng lưới. Chính là những cơ cấu giúp họ tiến hành tương tác ngoại giao, kinh tế, thông tin truyền thông với tất cả nhung người tham gia vào quá trình toàn cầu nhắm tới đạt được chính sự hùng mạnh “biển cả” thế giới. Nhưng chủ thể thiết lập nên sự hùng mạnh này chính là “đế chế" Hoa Kỳ toàn cầu, nên bất cứ ai mong muốn giữ bản sắc của mình không có chỗ trong “đế chế" Hoa Kỳ này.

        Để tồn tại, chúng ta phải lập kế hoạch và thực hiện một dự án tương tự: tạo ra một chủ thể có giá trị đầy đủ về địa chính trị để đối đầu. Đáp lại “đế chế" Hoa Kỳ chúng ta chỉ có thể bằng đế chế của mình, bằng ngược lại chúng ta đơn giản không tồn tại. Và vì chúng ta nói về các nền văn minh, về các kiều của nó, nên trong trường hợp khi một nến văn minh thôi tồn tại, nền văn minh kia sẽ gia tăng vai trò, tác động và sức mạnh của mình với giá của cái đã mất. Nếu chúng ta đối phó với “Cuộc dụng độ của các nền văn minh” theo Hungtinton, thì logic là thế này: nền văn minh phương Tây được tăng cường, tiến đến một thế giới toàn cầu đơn cực, có nghĩa theo đó nền văn minh Á Âu phải co cụm lại và cuối cùng đứng trước nguy cơ chấm dứt tồn tại. Đó là vấn đề sống còn.


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Năm, 2020, 02:14:04 pm

        PHẦN CÒN LẠI NHỮNG TÍN ĐỒ VÀ LỰA CHỌN SIÊU HÌNH

        Mô tả chiến tranh mạng lưới với tổng thể những kẻ thù của chúng, những lực lượng trung lập và bạn bè, với sự cố định và không thể thương tổn của nó, với biểu hiện mạng lưới trung tâm của người lính chiến tranh mạng lưới hoàn hảo được Hoa Kỳ tiến hành chống lại thế giới còn lại, tạo ra một bức tranh đáng buồn về thực tiễn chung quanh cho những ai ở phía bên kia. Tính đến tình hình hiện nay, điều vô nghĩa và bất hợp lý có thể làm trong trường hợp này là xen vào cuộc “chạy đua mạng” công nghệ và tốn kém, cố tận diệt về kỹ thuật, cấm đoán, làm gián đoạn mạng đối phương trên lãnh thổ mình, cạnh tranh với nó ở hướng phát triển chính mới của chiến tranh hiện đại.

        Mặt khác, một trong những mục tiêu của chiến tranh mạng lưới mà Hoa Kỳ tiến hành chổng lại nhân loại là kiểm soát tuyệt đối tất cả những người tham gia quá trình lịch sử, và điều này, đến lượt nó, đạt được bằng gợi ý về sự vô ích của chổng cự. Cỗ máy người hoàn thiện, cyborg phải gây sợ hãi cho đối phương, làm họ mất tinh thần, làm tê liệt ý chí ngay từ đầu trận đánh. Đây là trường hợp nếu đổi phương không từ bỏ sự chống cự ngay từ những giai đoạn đầu, kéo dài đến lúc gây sức ép cứng rắn tức thực hiện những kịch bản nóng. Và dẫu sao sự hiện diện đáng sợ của cyborg - đó là cái nhìn con người từ phương Tây. Trong cyborg mà Hoa Kỳ hiện đại tích hợp vào hệ thống toàn cầu để gây sức ép và bẻ gãy ý chí chống cự, cũng có những điểm yếu. Nhiệm vụ là ở chỗ tìm ra chúng và sử dụng cho những mục đích của mình.

        Xã hội hậu tự do hiện đại của phương Tây toàn cầu là tinh túy văn minh của hệ thống thương mại, hình thành ở phương Tây hàng trăm năm qua, và điều đó, đến lượt nó, tạo ra động cơ cho mỗi đơn vị chiến đấu riêng biệt, trong đó mặc cho bị nhồi nội dung điều khiển, vẫn chủ yếu là một con người, được tạo nên trong bối cảnh xã hội thương mại phương Tây. Và chính ở đây nhân tổ con người là điểm yếu của cơ thể điều khiển học trong chiến tranh mạng lưới. Mà cụ thể là, trong đa số trường hợp, động cơ hành động của diễn viên chính là tài chính. Cá thể của phương Tây không hoạt động bằng phạm trù niềm tin, bởi anh ta hoàn toàn vì vật chất - đó là bản chất của xã hội phương Tây. Ý chí của chủ thể này chính là sự tiếp nối của nỗi ám ảnh vật chất và tài chính chứ không tồn tại riêng biệt. Như thế, hiểu được nguồn gốc của những chỗ dễ bị tổn thương, chúng ta có khả năng tạo ra một tuýp ngược lại có thể đối kháng với cyborg. Đối với loại người này, yếu tổ niềm tin rất quan trọng, còn ý chí là kết quả của niềm tin này, là một phạm trù hoàn toàn không phải là vật chất, mà siêu hình. Người lính tương lai của chúng ta có thể đối đầu xứng đáng với cyborg, với người nhân bản và đột biến trong tương lai hậu tự do - đó là con người với niềm tin vững chắc, với một tập hợp các phẩm chất đạo đức xuất phát từ đức tin, tinh thần vững vàng, ý chí mạnh mẽ và theo đó, không bị điều khiển bởi vật chất. Con người càng ít bị vật chất làm hư hỏng, anh ta càng là một hệ thống khái quát bền vững về quân sự. Còn việc đảm bảo công nghệ cho anh ta, đó là khía cạnh kỹ thuật của vấn đề, có sẵn trong thế giới toàn cầu ở một mức độ như nhau tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Cuối cùng thì sự lạc hậu công nghệ nhỏ có thể được đền bù bằng những phẩm chất đạo đức - ý chí của hệ thống chiến đấu. Và quan trọng nhất là anh ta phải thấy mạng lưới và nhận ra sự thù địch của nó, thể hiện trong những phạm trù mạt thế.

         Trong các khái niệm Ngày tận thế sau trận chiến cuối cùng giữa những kẻ dữ và người lành, chỉ một số ít được cứu rỗi, nhưng chính phần còn lại của những tín đố chân chính, theo kết quả của Tòa phán xét, sẽ là nền tảng cho thế giới mới, Aeon mới, thời đại mới, ký nguyên vàng tặng cho con người sau khi khép lại thế giới cũ, hiện tại, thoái hóa và mục nát đến giới hạn cuối cùng. Mặc cho toàn bộ tính phi vật chất của những quan niệm như thế khiến thế giới vật chất cười nhạo và mai mỉa, nhưng chính chúng là lợi thế đối xứng cuối cùng của chúng ta trong hình thái tiến hành chiến trang mạng lưới với sự lạc hậu công nghệ vô vọng. Bởi như đã nhấn mạnh không dưới một lần, chiến tranh mạng lưới là toàn cầu, nó diễn ra tất yếu - và ít có thời gian cho suy nghĩ. Hoặc chúng ta tiếp nhận phạm trù siêu hình của đức tin như một vũ khí chính, hoặc là chúng ta thua trận ngay trước khi bắt đấu. Kết thúc đã tới gần. Không có lựa chọn khác...


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Năm, 2020, 02:15:11 pm

        KIỂM SOÁT THẾ GIỚI NÀY (KẾT THÚC)

        Kết thúc đã cận kề, có nghĩa, đã đến lúc phải đặt câu hỏi chính: nếu mạng lưới toàn cầu phương Tây là toàn diện và không thể thương tổn, thì nước Nga có thể phản ứng thế nào trước thách thức của trận chiến cuối cùng đang tới? Nói cách khác, liệu có khả năng một mạng lưới Á Âu và nó sẽ được triển khai ở đâu?

        Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, trở thành một vũ khí đe dọa trong tay tầng lớp bên trên bị ám ảnh bởi thuyết mạt thế và kỳ vọng một quyền lực toàn cầu trên thế giới này - giống như mọi vật trong thế giới vật chất - là một cầu thành nhân tạo vô tri vô giác. Được xây dựng theo đường kẻ thực địa giới hành chính, (Hoa Kỳ - ND) không đồng điệu nội tại với một tập hợp rộng lớn các vấn đề xã hội, chủng tộc, dân tộc, văn hóa - tính không đồng nhất của các anklav1, chủ nghĩa ly khai - Texas, Alaska. Những lãnh thổ bảo tồn của người da đỏ bị ghẻ lạnh văn minh, những vấn đề di cư chưa được giải quyết, những vấn đề đồng hóa không thể giải quyết, sự thống trị của những thiểu số, sự căng thẳng sắc tộc, bất hòa, thù hận, giận dữ, suy đồi...

        Nhà văn Nga vĩ đại Yuri Mamleev có lần kể, khi ông còn sống ở New York, năm 1974 đã xảy ra một tai nạn trong một trạm biến áp điện. Những khu phố mất điện của một đô thị khổng lồ treo tải trọng không thể chịu đựng được cho những trạm biến áp còn lại, và những trạm này không chịu nổi, đã cháy như các hộp rỗng trong đống lửa, lần lượt hết cái này đến cái khác. Thành phố tối đen. Và mọi thứ bắt đầu: trộm cắp, bạo lực, giết người, hôi của. Điều gì có thể kiềm chế con người, sống vì lợi nhuận và không bị trói buộc bởi đạo đức đang đứng trên đường khát khao làm giàu? Cái khát khao được đưa lên tới cấp độ cao nhất của dục vọng trong một xã hội trống rỗng tuyệt đối tinh thần. Những ai đã đánh mát các yếu tố kiềm chế của đạo đức, chỉ còn nỗi sợ trước luật pháp. Nhưng khi mất điện và những người cảnh sát đau khổ vì béo phì không thể thấy những gì xảy ra chung quanh thì luật pháp cũng ngừng làm việc. Các camera quan sát bị tắt. Những màn hình tắt. Những máy phát tín hiệu và ổ khóa diện tử cũng bị ngắt. Không có nguồn điện cho thiết bị tiếp hợp điện thoại. Đèn đường tắt. Giao thông công cộng dừng lại, metro đứng lại. Im lặng bao trùm. Trong cái tĩnh lặng đó, cuối cùng ta cũng nghe được hơi thở của người phụ nữ đứng cạnh. Cô ta sợ hãi và hồi hộp. Cô ta từng bất lực trong cái im lặng vô vọng này, giờ còn cô đơn và bất lực hơn. Chỉ có khoảnh khắc này, có những bản năng động vật thấp hèn bị đánh thức, cùng nỗi đam mê từng bị thế giới của sự ghẻ lạnh và những quá trình cơ học đè nén. Và có cô ta. Có bạo lực, giết người và khả năng thỏa mãn khát khao của quyền lực động vật, lợi ích động vật. Con vật hai chân "được giải phóng khỏi tinh thần, không sợ hãi - nỗi sợ đã bị dòng điện của một đô thị chết đè bẹp, không thắng cản. Tự do của những kẻ bị mất tất cả nhân tính, đó là tự do giết và cướp không bị trừng phạt. Bạo lực là biểu tượng của sự giải phóng vật chất. Đó là cơ hội rửa hận với tất cả những kẻ yếu ớt hơn nhưng bằng cách nào đó lại chiếm được nác thang cao hơn trong thứ bậc nhân tạo của xã hội hoàn toàn ghẻ lạnh.

        Hoa Kỳ là nơi lý tưởng để thực hiện những ý tưởng cấm kỵ nhất, không bị trói buộc và biến thái, một môi trường như bị bứng ra từ Cựu thế giới không cội rễ, bị ném xuyên qua đại dương lên một vùng đất trống không ý nghĩa, không có truyền thống, không quần xã và các giao ước. Tự do trọn vẹn để được sử dụng và làm tất cả những gì trước đây không thể làm. Giải phóng khỏi những truyền thống và trách nhiệm hỗ tương về chính trị xã hội, tôn giáo, đẳng cấp - tất cả, chẳng phải chúng đã đặt ra khuôn khổ vô hình, hạn chế ham muốn thú vật đổi với sự giàu có và tiện nghi không giới hạn? Xã hội - chẳng là gì. Tiền là tất cả. Và nếu đặt vấn đề như thế thì việc của tôi liên can gì đến tất cả các người, và việc các người liên can gì đến tôi nếu đổi lại tôi nhận được cái tôi cần - sự giàu có và tiện nghi?

        Lợi ích quốc gia à? Để xem các người trả bao nhiêu... Để các người sẽ không còn khẳng định rằng quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân của các người mà? Cái gì, sợ ai? Chúa trời à. Đừng đùa. “Chúa chết rồi. Các người đã giết Chúa. Các người và tôi”. Chúng ta bình dẳng, các người đã bảo thế - người da đen được giải phóng thậm chí còn bình đẳng hơn kẻ đã trả tự do cho anh ta. Anh ta có thể tấn công đại diện phong trào Chống Phát xít mà chẳng bị hậu quả đặc biệt nào. Tuy nhiên, không được động đến người Do Thái. Luật pháp là một cho tất cả cho đến khi đồng tiền nhảy vào, - chỉ có tiền mới cho tự do trọn vẹn. Kể cả tự do khỏi pháp luật. Pháp luật là tuyệt đối, vô điều kiện. Nhưng chỉ cần tắt điện... Thậm chí tiền cũng không giúp được gì. Ở chỗ các người mọi việc như thế à? Tôi thì mặc xác, tôi là công dân châu Phi tự do, các người đã lấy mất truyền thống của tôi, có nghĩa các người mắc nợ chúng tôi. Hãy cho chúng tôi những gì có giá trị hơn trong xã hội các người. Nhưng nếu ai đó trả nhiều hơn, tôi sẽ nhắc các người nhớ tất cả những sỉ nhục, và các người sẽ phải trả tôi tất cả.

-------------------
        1. Phi địa: phần lãnh thổ của một nước bị bao vây một phần hay toàn bộ bởi lãnh thổ một quốc gia khác, phần đất tách ra (của một nước) (ND)


Tiêu đề: Re: Thế chiến thứ ba : chiến tranh mạng lưới
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Năm, 2020, 02:16:16 pm

        Tự do chiếm hữu - đó là tự do cao nhất của cá nhân, những thứ còn lại - xã hội, các mối liên hệ cộng đồng, sự lệ thuộc, các đánh giá - tất cả đều lu mờ trước tự do tuyệt đối của đồng đôla bất tận. Nec plus ultra?1 Chuyện xưa rối! Đồng đôla vĩ đại đã khắc phục mọi giới hạn. Nước Mỹ khẳng định: thước đo tất cả mọi thứ là “cá thể buôn bán”, anh ta là ý nghĩa của tồn tại và là cực của cuộc sổng. Đừng can thiệp việc anh ta làm và anh ta muốn, tức việc buôn bán, và rồi chúng ta sẽ rơi vào “thế giới hạnh phúc nhất mọi thế giới”. Tôi sống, có nghĩa là tôi buôn bán. Tôi ở trung tâm tồn tại hạnh phúc nhất của thế giới. Nhưng khốn khổ cho các người nếu các người không để tôi buôn bán, kiếm tiền, vớ bẫm. Một cá thể bị bong ra, dịch chuyển bởi sự ích kỷ và lòng tham - đó là nhân vật chính của nước Mỹ vĩ đại. Và sức mạnh của nó là ở đó, nơi người ta tin vào “sự ích kỷ” và “lòng tham”, những thứ được xem là đức tính cao nhất của triết lý sức mạnh Mỹ. Bởi chính là nước Mỹ quyết định, cái gì có thể đưa vào như tiêu chuẩn phổ quát, và cái gì không. Bởi chính các người đã biến định để - “sự phồn vinh vật chất cao hơn tất cả” - thành định lý. Và một khi đã thế thì hãy đưa toàn bộ ý tưởng đóng thành tập và đọc lại bảng kê những giá trị Mỹ thêm lần nữa.

        Tất cả những giới hạn hành chính, đạo đức, tôn giáo, xã hội phải được dỡ bỏ khỏi con người buôn bán vì lợi nhuận. Và nếu có nhiều người như thế thì đó đã là sức mạnh mà không ai có quyển bỏ qua, sự tùy tiện của tâm trạng, của lợi ích, tính toán và lợi nhuận là nền tảng của hệ thống giá trị mới. Hệ thống này chỉ không hoạt động ở đâu mà người ta không tin vào nó.

        Mà sẽ như thế nào nếu chính những người đang sống ở Hoa Kỳ không tin vào nó? Người da đen nói họ không còn tin người da trắng. Người da trắng nói họ đã bị ngân hàng lừa, bị đẩy ra đường vì ngôi nhà mua bằng cách thế chấp, vì thế họ không tin vào hệ thống tài chính Mỹ nữa. Nhân viên tài chính bị mất việc trái phép nhìn thấy một người nhận thế chấp không đáng tin cậy, cũng không tin vào pháp luật. Cảnh sát không tin vào thị trưởng. Thị trưởng không tin vào mục sư Tin lành đang khéo léo vòi tiền. Vị mục sư không còn tin vào Chúa vì ông ta trông đợi nhiều hơn. Chúa trời... Đấng tạo hóa quay lưng với tạo vật của mình. Bị Chúa ruồng bỏ là hình phạt đáng sợ nhất trong số những hình phạt, được những người ủng hộ thuyết Darwin về nguồn gốc các loài, những người theo chủ nghĩa thực chứng và những nhà duy vật xác định là entropy -  sự tháo rời những hệ thống phức tạp. Sự rơi rụng những gì đã được kỳ công xây dựng.

        Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - trước tiên đó là các Bang (States). Và chỉ trong nước Mỹ chúng là bang, còn trong thế giới còn lại, chúng là quốc gia. Tại sao đến nay chúng vẫn còn liên hiệp (united)? Chỉ vì niềm tin rằng những giá trị của toàn bộ không gian này là phổ quát không chỉ cho người dân các bang của Mỹ, mà còn cho phần lớn nhân loại. Buôn bán đã liên kết họ. Nhưng vẫn còn lại những gì chia rẽ họ. Tại sao một nhóm nhỏ những kẻ tham nhũng chiếm đoạt quyển lực, giành về mình phẩn lớn của cải quốc gia Hoa Kỳ? “Chúng tôi tới 99%. Chúng tôi bị đuổi cổ khỏi nhà mình. Chúng tôi bị buộc phải chọn giữa thức ăn và tiền thuê nhà. Chúng tôi bị từ chối chăm sóc y tế chất lượng. Chúng tôi khổ sở vì ô nhiễm môi trường chung quanh. Chúng tôi làm việc nhiểu giờ vì đồng lương còm cõi và không có bất cứ quyển nào cứ như chúng tôi không hể làm việc vậy. Chúng tôi không nhận được gì khi 1% nhận được tất cả. Chúng tôi chính là 99%” - đó không phải là “cuộc tuần hành triệu người” ở Moskva, đó là Occupy Wall Street ở Hoa Kỳ. Tại sao người da đen không được nhận vào CIA mặc dù quyền bình đẳng của họ đã được tuyên bố? Tại sao người Trung Quốc không được đồng hóa như tất cả? Tại sao người Mexico không tuân thủ luật pháp mà nhờ đó họ lại có ưu thế hơn những công dân tuân thủ luật khác? Tại sao người da trắng lập quốc Hoa Kỳ, bình quyền với người da đen, những người được đưa đến trong khoang hầm của các tàu buôn? Luật là thống nhất? Vậy thì tại sao ở các bang khác nhau nó lại khác nhau? Hoa Kỳ - đất nước của những cơ hội bình đẳng, nhưng tại sao tất cả lại sống khác nhau? Nếu tất cả tự do và bình đẳng, tại sao trong những điều kiện bằng nhau, tức ở những cơ hội như nhau lại có kết quả - sự sung túc không giống nhau? Và như thế United xem ra đã không thống nhất như đã nói.

        State, nó cũng là quốc gia, trong thế giới hiện đại nó không là gì khác hơn nhà nước quốc gia hay quốc gia dân tộc - état nation - quan điểm của châu Âu về cộng hòa, nảy sinh trong thời hiện đại, theo kết quả của cuộc cách mạng Pháp và được phương Tây gắn cho toàn bộ nhân loại còn lại. Hoa Kỳ là sản phẩm chính trị của Cựu thế giới - 50 nước Cộng hòa - 50 anh chị em, liên kết bởi ám ảnh mua bán và lòng tham lợi nhuận. 50 quốc gia, mỗi nước có những biên giới hành chính nghiêm ngặt, được vẽ theo một thước kẻ chỉ huy, có công dân với tư cách phạm trù xã hội chính và có thỏa thuận chính trị xã hội - tất cả những thuộc tính của quốc gia dân tộc có chủ quyền. Điều gì đã giữ những chủ thể khác nhau đến thế, không có lịch sử chung nào đáng kế, không có kinh nghiệm chung sổng, đặc thù xã hội và sự tương đồng xã hội, sắc tộc, văn hóa chung nào ngoài giới hạn “Hollywood” và công bằng cho tất cả, song cùng nhau? Ở Hoa Kỳ có cái thật sự liên kết mọi người dưới tấm chăn chắp vá - đó là nỗi sợ trước nhà nước được xem như quái vật biến Leviathan gây kinh hoàng, và cánh tay vô hình của pháp luật. Điều gì sẽ xảy ra cho liên minh các quốc gia nêu ở đó bắt đầu gián đoạn cung cấp điện và những cuộc biểu tình của người da đỏ đòi độc lập, khi niềm tin vào sự thống nhất sụp đổ?

        Tác giả cảm ơn: Aleksandr Dugin vì phát hiện đề tài chiến tranh mạng lưới, Natalia Makeyeva vì giúp đỡ biên tập, Mikhail Anisimov vi hỗ trợ tài chính.

-------------------
        1. Chẳng tới đâu ! (tiếng Latin)

HẾT