Tiêu đề: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Hai, 2019, 05:09:35 pm - Tên sách : Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử - Tác giả : Heinz Schmitdt Bàn địch: Nguyễn Á-Châu - Nhà xuất bản Kỷ nguyên mới - Số hóa : Giangtvx (https://scontent.fhph1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/99045948_2406111423019644_5072605016527732736_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=X53rUq_WRfoAX8ePjvF&_nc_ht=scontent.fhph1-2.fna&oh=c8f22e2e2ee26e85d101ebd6a4c575f9&oe=5EE7B438) Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Hai, 2019, 12:24:03 pm LỜI NÓI ĐẦU Thống chế Erwin Rommel, được mệnh danh là «Con Cáo Sa Mạc » và9 được xem là bậc thầy về các trận đánh chiến xa qui mô, dũng mãnh9 táo bạo9 sẵn sàng dốc hết túi vào canh bạc để đạt đến chiến thắng quyết định. Một con người9 đã trở thành huyền thoại trong chính thời đại của minh : Rommel. Một đoàn quân9 điên khùng và không bao giờ biết lùi bước9 được huấn luyện để chiến đấu — và tồn tại — trong sa mạc nóng bỏng : Quân đoàn Phi châu (Afrika Korps). Một mặt trận9 đẫm máu và tàn khốc nhứt của lịch sử các trận đánh được phát động dưới thời Hitler9 trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai : mặt trận Bắc Phi9 với các địa danh vang tiếng: Tobruk, Halfaya, El Alamein, Gazala, Mersa el Brega và Sollum. Rommel đã nhìn những người chiến đấu bên cạnh ông như thế nào ? Cuộc chiến trên sa mạc nắng chảy được phát động xuyên qua đôi mắt nhìn của người Đức ra sao ? H. W. Schmidt sẽ giải đáp những câu hỏi nầy với đầy đủ thầm quyền, vì ông chính là một sĩ quan tham mưu kề cận bên Rommel trong suốt hầu hết các giai đoạn ác liệt nhứt của mặt trận Phi Châu, Đây là một hình ảnh mới của vị tư lịnh sáng chói nhứt của binh chủng Panzer (thiết ky) Đức quốc xã, được tạo nên một cách sống động trong chính hoàn cảnh của các trận đánh khốc liệt được nhìn bởi Schmidt, người sát cánh với mọi hành động của Rommel lúc ấy. Cá tính, đặc điểm và các thói quen của , Rommel đã phát lộ hẳn trong máu lửa. Các câu nổi của ông và cả đến những lần, rất hiếm, trong các giờ phút đàm luận thoái mải với bộ tham mưu của ông, cũng được Schmidt kể lại. Đây là một quyển sách ghi lại những câu chuyện thực sự về Quân đoàn Phi Châu (Afrika Korps), đã từng là đầu đề bàn luận đầy kích thích của phe đối nghịch, và câu chuyện của nhân vật huyền thoại đã tạo những chiến thắng gây sự kính phục cho kẻ thù — «Con Cáo Sa Mạc ». (https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/79405676_539815340081684_4321394581959606272_o.jpg?_nc_cat=109&_nc_ohc=0bXQWmJySZ4AQlJAMhRBLKLCgezneyGviMoJgfJILqjEoSYVgB3NqwvIg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=cbd8374af2c45b07a11c66e8b1ac4122&oe=5E7DD23E) Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười Hai, 2019, 09:19:26 pm TÔI GIA NHẬP BỘ THAM MƯU CỦA ROMMEL 1 « Những đơn vị thuộc một lực lượng viễn chinh Đức đặt dưới quyền của một tướng lãnh chưa có tiếng tăm, Rommel, đã đổ bộ lên Bắc Phi ». Bảo cáo hờ hững, chỉ có tính cách chiếu lệ, được ghi trong một bảng tóm lược của Bộ Tư Lịnh Tối Cao Anh vào đầu tháng 3 năm 1941, và tôi đã đọc nó trong một tài liệu bắt được ở Karen, trên phòng tuyến Eritrea1, nơi tôi đang nắm quyền chỉ huy một đơn vị chí nguyện quân Đức đã mệt mỏi tinh thần — những thủy thủ từ các thương thuyền bị Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa trong hải cảng Hồng Hải, một hải cảng của người Ỷ ở Massawa. Không hề có một lý do nào để tôi tin tưởng, khi đọc mẩu tin trong những phút giây nhàn rỗi, rằng tôi sẽ mặt đối mặt với vị tướng lãnh đặc biệt này chỉ tám ngày sau đó, hoặc tôi phải trải qua nhiều tháng sống trong sa mạc bỏng cháy miền tây bên cạnh ông ta, khi chúng tôi phải chịu đựng những trận tấn công khốc liệt. Rommel lúc bấy giờ còn là một khuôn mặt tăm tối, chưa phải là người hùng của cuộc chiến. Nhưng, sau đó... 2 Tôi được huấn luyện quân sự ngay khi còn là một sinh viên. Được gọi nhập ngũ và được đưa vào một trung đội bộ binh tham dự cuộc xâm chiếm Ba Lan năm 1939. Sau đó, tôi phục vụ ở phòng tuyến Siegfried nhiều tháng trong « cuộc chiến dàn cảnh » ấy cho đến khi tôi được gọi về Bá linh2. Mới đây, tôi nhận một sự bổ nhiệm đặc biệt ở trận tuyến Eritrea. Tôi cho rằng sở dĩ tôi hân hạnh nhận được sự chỉ định này bởi vì, trong hồ sơ quân bạ, tôi được ghi là người sinh ra ở Nam Phi. Tôi thấy cũng không cần phải phản kháng sự chỉ định này, mặc dù cha mẹ tôi rời bỏ Nam Phi khi tôi chỉ mới lên bốn, và tôi đã im lặng chấp nhận việc người ta xem tôi như là một chuyên viên am hiểu về các Vấn đề Phi Châu, ít nhứt, vì sự liên hệ này mà cuộc phiêu lưu đã được đặt ra. Vào giữa tháng ba, các lực lượng Anh và An3 của Tướng Walvell chiếm giữ các vị trí bao quanh Keren, và điêu này hiển nhiên cửa ngõ tiến vào Eritrea, khó khăn trước đây, đã rộng mở hơn bao giờ hết. Đồng thời, lực lượng của Tướng Cunningham, bao gồm Trung Đoàn I Nam Phi của Dan Pienaar, cũng tiến như vũ bão xuyên,qua Somalia và không bao lâu sẽ chạm chân đến Abyssinia4. Các lịnh đưa đến từ Bá linh cho đơn vị của tôi tay hàng, trở về tàu của họ, và cố gắng vượt thoát màn lưới phong tỏa của hải quân Anh để trở về xứ. Riêng tôi được lịnh đáp phi cơ đến Bắc Phi và tôi cũng được bảo cho biết Lực Lượng Viễn Chinh Đức đã đỗ bộ lên Tripoli. Tôi rời khỏi Asmara5 bằng một chiếc Savoia, theo tôi biết đó là chiếc phi cơ cuối cùng của người Ý hiện diện ở đây, và bay xuyên trong đêm tối (với ba phi công Ý say bí tị) đến một phi trường gần Marble Arch, nằm trên vịnh Sirte. Từ đó, một chiếc Ghibli của Ý, nhỏ hơn loại Savoia, đưa tôi đến Tripoli. Suốt đường bay hướng về phía tây, chiếc Savoia bị súng phòng không của Anh săn đuổi ráo riết, tôi đã trấn áp nỗi lo âu bằng cách nghĩ đến những việc khác — trong số đó, tôi nghĩ miên man đến Rommel, ở đâu và những gì tôi đã được nghe nói về nhân vật này trước đây, nhân vật mà tôi cho rằng hiện tại đã có mặt ở Tripoli. Cái tên Rommel đường như thấp thoáng trong ký úc của tôi. Lạ lùng thay, cùng với những tia lóe sảng của các loạt đạn cao xạ đâm thẳng lên, một ánh chớp chợt đến. Một sự huyền nhiệm, những tia đạn dài ngoằn ngoèo đầy ma quái, và rồi thì tôi nhớ lại — « Sư đoàn Ma quái » ở Pháp. Đây là cái tên riêng, được đặt ra để gọi Đệ thất Sư đoàn Thiết kỵ Đức, bởi tăm tiếng qua lối đánh chợt ẩn chợt hiện của nó, không chỉ mặt đâu mặt ở ngay tiền tuyến mà còn khuấy động cả ở hậu tuyến của Pháp. Chiến thuật này đã từng được chứng tỏ ở mặt trận Blitzkrieg ngắn ngủi, nhưng ngoạn mục. Vâng, bây giờ tôi chắc chắn đã nhớ lại rồi. Tư lịnh của Sư đoàn này lúc ấy là Trung Tướng Rommel. Tôi gặp ông ở Bắc Phi thật là một điều đáng ngạc nhiên. ------------------ 1. Một thuộc địa của Ý lúc ấy, ở Đông Phi Châu, nằm cạnh Hồng Hải, sát nhập Ethiopia năm 1952. 2. Quân Đức mặc quân phục Ba Lan đánh chiếm một đài phát thanh Đức ở ngôi làng nhỏ Clewitz. Sau màn dàn cảnh này, ngày 1-9-1959, quân Đức tràn sang Ba Lan, khởi đầu cuộc Đệ nhị thế chiến. 3. Sư đoàn 4 và 5 Ấn Độ. 4. Tên gọi trước đây của Ethiopia, một xứ ở Đông Phi, diện tích 395.000 dặm vuông, dân số 16 triệu, (Ghi chú người dịch). 5. Kinh đô của xứ Eritres. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Hai, 2019, 07:45:41 am 3 Một vài giờ sau tôi trình diện, như chỉ thị vô tuyến từ Bá linh, Tổng Hành Dinh của các lực lượng Đức ở Tripoli1 đóng tại khách sạn lộng lẫy Uaddan. Tham Mưu Trưởng, Trung Tá Von dem Borne, ra lịnh cho tôi trình diện thẳng Đại Tướng Rommel. Tôi ngồi chờ ở phòng khách. Hầu hết sĩ quan ở Uaddan đều đánh một giấc ngủ trưa, vì mặt trời Libya vào tháng 3 có một độ nóng nung nấu, như trưa hôm nay. Đại úy Aldinger, không lâu sau tôi được biết là tùy viên của Rommel, đi ngang qua tôi và tiến vào một căn phòng lớn phía trong mà trên cửa có tấm biển đơn giản đề chữ « Tướng » (General). Đại úy Aldinger lại trở ra và trầm giọng nói rằng ông Tướng muốn gặp tôi. Tôi hít một hơi thở thật dài và vuốt lại bộ quân phục thảm hại sau nhiều tháng lê lết ở Eritrea, cho dù nó xuất thân từ một nhà may danh tiếng ở Potsdam. Tôi gõ cửa, và sau một tiếng « vào » mạnh mẽ, tôi đẩy cửa bước vào một căn phòng rộng bao la. Tôi giơ tay chào trong dáng điệu tốt nhứt được tận dụng và cố gắng đạt đến mức chính xác của lối trình diện quân đội : Trung úy Schmidt, thuộc đại đội chí nguyện quân lưu động Đức quốc ở Eritrea, theo chỉ thị của Bộ Tư Lịnh Tối Cao Lục Quân (О. к. H : Ober- kommando des Heeres) tường trình nhiệm vụ ở Eritrea và đặt dưới quyền sử dụng của Đại Tướng». Ông Tướng đứng trước mặt tôi. Thân thế ông gọn chắc và thấp. Tôi chắc chắn tôi ghi nhận không lầm, mặc dù tôi chỉ cao trung bình, ông Tướng còn đứng thấp hơn tôi. Ông đưa tay cho tôi bắt, ngắn ngủi nhưng mạnh mẽ. Đôi mắt màu xanh nhạt nhìn tôi chăm chú. Tôi ghi nhận khóe mắt của ông có những nếp nhăn khác thường, chúng nghiêng chếch xuống xương gò má của ông. Miệng và cằm của ông đều đặn và là của một kẻ có nghị lực, và khiến làm tăng thêm cảm nghĩ đầu tiên của tôi về một con người chịu đựng bền bỉ và quả quyết ở ông. « Anh đến từ Eritrea, Trung úy? » « Dạ, tôi bước xuống phi cơ đã ba tiếng đồng hồ, kính thưa Đại Tướng ». Với ngón tay trỏ của bàn tay mặt, ông chỉ góc Tây Bắc của tấm bản đồ Phi Châu. « Tình hình ở đó như thế nàо ? » Mong đợi câu hỏi, tôi đáp không lưỡng lự : « Xấu, kính thưa Đại Tướng ». Tôi nghĩ là tôi sẽ phải làm sáng tỏ câu trả lời này, nên sau khi ngừng một chút, tôi thêm : « Tôi không nghĩ là có thể làm bất kỳ cái gì ở hiện tại để cứu vãn được tình thế ở đó ». Đó có thể là nhận xét theo kinh nghiệm quân sự nghèo nàn của tôi hoặc đó có thể tôi đã nhận xét một cách bi quan tình thế Eritrea, khác hẳn đôi mắt nhìn của Rommel ? Cái nhìn chầm chập và hất mạnh cằm của ông đã tạo cho tôi cảm giác lo âu đó. « Những gì anh biết về tình thế ở đó, Trung, úy ? Dù thế nào... ». Ông Tướng chặn lời một cách lạnh lùng. «Chúng ta sẽ tiến đến sông Nile, xoay ngược tình thế và lấy lại tất cả mọi thứ ». Tôi không thể tìm được câu nào để nói, và quên ngay cả câu nghi thức trước khi « thoát nạn » — « Jawoh, Herr General » — mà tôi đã nằm lòng trước đây. Rommel xoay lưng, chấm dứt câu chuyện. Nhưng ông nói với lại, giọng êm dịu : « Hãy trình diện tham mưu Trưởng» Trung Tá Von dem Borne, ông ấy sẽ quyết định những gì anh sẽ làm. Chuẩn bị một phúc trình về các hoạt động của anh ở Eritrea ». Ông ta cúi đầu. Tôi biến ngay. ------------------ 1. Thủ đô của xứ Libya/ diện tích 679.358 dặm vuông, dân số khoảng 2 triệu. Một xứ Bắc Phi, giàu dầu hỏa, thuở đó là thuộc dịa của Ý. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Hai, 2019, 07:46:48 am 4 Như các bạn biết, tôi đã có gặp vị Tham Mưu Trưởng ngay khi vừa đặt chân đến đây. Von dem Borne là một người đàn ông được tạo nên với sức khỏe sung mãn trong một thân thể to lớn nhưng nhậm lẹ và với một khuôn mặt no tròn ấy, tất cả đã khiến ông đạt được bề thế của uy nghi. Đôi mắt thông minh còn là cửa ngõ được nhìn thấy tính tình thích khôi hài của ông. Tính này cũng đưởc tiết lộ qua lời nói của ông khi tôi hiện diện trước mặt ông : « Hãy ở đây với chúng tôi một thời gian. Anh có thể làm việc tốt bằng cách chia xẻ kinh nghiệm tháo chạy êm đẹp ở Abyssinia của anh. Tôi không chắc chúng tôi có thể dùng anh như thế nào, nhưng theo sự hiểu biết, anh có một số « kinh nghiệm về Phi Châu » trên hình thức ; dĩ nhiên không phải ai ai cũng đều ở trong giai đoạn may mắn nhứt, anh có thể ngẫu nhiên mà được một số để sử dụng ». Ngừng một chút, ông ta thêm : « Hãy trinh diện Thiếu Tá Schrapler, Ila, và nói với ông ta anh là một sĩ quan thặng dư, sẽ được đặt dưới quyền sử dụng của Ic Tình báo ». Ra ngoài, tôi gặp Đại úy Von Hosslin, Sĩ quan tham mưu Quân nhu, nhận trách nhiệm giải thích cho tôi hiểu, tất cả những chi tiết phức tạp và những điều tôi muốn hỏi, một cách chính xác về các quyền hạn và công việc làm của các ngành Tham mưu. Tôi xin tóm tắt : Ia — Sĩ quan Tổng Tham Mưu, đặc trách Hành quân. Ib — Sĩ quan Tổng Tham Mưu, đặc trách Tiếp vận. Ic — Sĩ quan Tổng Tham Mưu, đặc trách Tình báo. Id — Sĩ quan Tổng Tham Mưu, đặc trách Nhân viên (tức phòng Tổng quản trị). Sau đó, Von Hosslin báo thêm cho tôi biết vào 15 giờ — còn khoảng nửa giờ nữa — Rommel sẽ tiếp xúc với các sĩ quan thuộc Đệ Ngũ Sư Đoàn Khinh Binh, họ vừa mới tới Tripoli, và tất cả sĩ quan tham mưu, gồm có tôi. Mặc dù vẫn còn mệt mỏi, tôi đã tự nghĩ đây là lần đầu tiên tôi trở thành một nhân viên trong Bộ Tham Mưu của Rommel. Khoảng 30 sĩ quan tụ tập tại một trong những căn phòng khách rộng lớn của khách sạn Uaddan. Một số trao đổi câu chuyện ầm ĩ, một số khác giữ im lặng. Tiếng nói hỗn độn đập vào tai khi tôi bước vào và chào. Là một sĩ quan trẻ, vô danh, tôi đã không làm ai chú ý. Nhưng tôi ghi nhận có một hai sĩ quan tôi đã từng biết mặt đang đứng với một nhóm sĩ quan tham mưu, nhưng họ không biết tôi. Những người tụ họp ở đây, đa số gồm những sĩ quan trẻ tuổi và mang đầy huy chương dũng cảm trên bộ đồng phục màu đen của binh chủng Panzer (Thiết giáp). Trước khi Von dem Borne, Tham Mưu Trưởng, kiểm soát nhân số hiện diện, Rommel bước vào một cách bất ngờ. Các sĩ quan đều bất động. Von dem Borne hô to : « Các sĩ quan Tham mưu và các sĩ quan Trung đoàn Thiết giáp sẵn sàng cho cuộc họp ». Tôi kinh ngạc với cái lối « báo cáo » khiếm khuyết hình thức như thế. (Thông thường, trong quân lực Đức, các tướng lãnh trước khi mở một phiên họp sẽ được tường trình vắn tắt bao nhiều sĩ quan, thuộc đơn vị nào, bao nhiều hiện diện và vắng mặt, và v.v...). Nhưng đường như Rommel không lưu ý đến nghi thức, ông lập tức cất tiếng : « Quí vị sĩ quan, ông nói, tôi lấy làm hài lòng khi biết rằng sau những ngày xông xáo, các sĩ quan thuộc Trung đoàn 5 Thiết giáp hiện có mặt ở Tripoli hầu hết đã hồi phục đầy đủ năng lực. Với sự tiến đến của những chiếc thiết giáp của quí vị, tình thế ở Bắc Phi sẽ được ổn định. Đe dọa của kẻ thù hướng về Tripolitania đã bị chặn đứng. Các đơn vị thám sát (một tiểu đoàn thiết giáp) dưới sự điều động của Trung Tá Von Wegmar đã chạm mặt với các vị trí tiền phương của người Ý nằm trên vịnh Sirte ở E1 Agleila và đã củng cố vật chất lẫn tinh thần cho phòng tuyến. Chúng ta đã khôi phục niềm tin của dân tộc Ý đặt vào các lực lượng võ trang của họ qua việc làm của chúng ta, đồng thời chúng ta đã thúc đẩy tinh thần chiến đấu của các đồng minh ». Rommel dừng lại nửa chừng, nắm chặt bàn tay, khuỷu tay cong lại và đưa nhẹ về phía trước. Chiếc ngực đầy nghị lực, những điệu bộ bên ngoài đầy cương quyết đó, với dáng vẻ thẳng và chính xác của một quân nhân, chứng tỏ một ý chí quyết định đứt khoát. Các sĩ quan, tất cả đều đứng thẳng, lắng nghe chăm chú lời nói của Rommel. Rommel cất cao giọng, lắc nhè nhẹ nắm tay. « Chúng ta phải cứu Tripolitania thoát khỏi cuộc tấn công của quân đội Anh. Chúng ta sẽ chặn đứng họ ». Ông tạm ngừng. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2019, 08:34:47 pm « Việc cần làm : chúng ta là phải đánh lạc hướng địch quân về lực lượng thực sự của chúng ta cho đến khi nào Đệ ngũ Sư đoàn Khinh binh đã được chuyển đến hoàn toàn, một sư đoàn khác sẽ tiếp theo sau đó. Thời gian mà tất cả các đơn vị thiết giáp khác bất động, Trung đoàn 5 Thiết giáp của Đức và các thiết giáp thuộc Sư đoàn Ariete của Ý sẽ diễn hành trong chủ ý nhằm gâv sự tò mò, đầu tiên là của thường dân Ý và thứ đến là của bọn gián điệp địch. Các chi tiết của buổi diễn hành đã được thảo luận với Trung đoàn trưởng của Trung đoàn 5 Thiết giáp. Hoàn tất cuộc diễn hành, Trung đoàn sẽ lập tức tiến ra giới tuyến và sẽ ở trong vị thế trừ bị... Để làm gương cho các lực lượng Ý, tôi hy vọng mọi người, sĩ quan cũng như binh sĩ, sẽ nêu cao kỷ luật. Cám ơn quí vị. Heil Hitler ! ». Lập tức, Rommei hùng dũng bước ra khỏi phòng họp, theo sau ông là Tham Mưu Trưởng và Ia, Thiếu tá Tham mưu Ehlert, một sĩ quan cao lớn, tóc màu xám, người mà tôi sẽ có \ dịp gặp mặt nhiều. Tùy viên của Rommel xoay bước tiến nhanh về phía tôi. Aldinger là một người đàn ông nhỏ con, Ốm yếu, khoảng bốn mươi lăm tuổi, với khuôn mặt xương và hàng râu mép không được săn sóc. Một tay ông ta đang cầm khuôn bản đồ của ông Tướng và tay còn lại ông rờ rẫm hạt nút ảo trên cùng của tôi và nói : « ông Schmidt, ông sẽ có một căn phòng ở khu Ia và ông cũng cần tiếp xúc với Đại úy Himmler ở Ic. Chúng tôi nghĩ là có thể, ông sẽ được đặt vào một nơi thích hợp hơn sau này ». Ông ta nói trong một cử chỉ thân mật và một giọng nói trầm nặng của người miền Swabi. Tôi hòa hợp với ông ta ngay, bởi vì dù sao chính tôi cũng cảm thấy cô độc, một kẻ lạc lõng đến từ một giới tuyến xa xôi và xem như bại trận. Tôi đã làm theo những lời chỉ dẫn của Aldinger. Suốt đêm, (tôi nghĩ là vào khoảng ngày 14 tháng 3), trong khi tôi đang chuẩn bị bản tường trình cho Rommel, tôi gặp Đại úy Behrendt. Đây là một gã trẻ tuổi hăng hái và có một trí thông minh sắc bén. Hắn ba hoa với tôi về những năm ở Ai Cập của hẳn và trường hợp nào hắn ta gặp Rudolf Hess1 lúc còn học ở Cairo. Rudolf Hess là nhân vật mà tôi chỉ biết tên trong vòng vài tháng tới đây hoặc gần như thế, vào ngày 10 tháng 5 năm 1941, khi Hess tạo chuyến bay phi thường của ông ta đến Scotland (Anh quốc). Behrendt nói tiếng Anh lưu loát và mỗi đêm thường bắt nghe tin tức của đài BBC để dịch lại và đệ trình cho Rommel. Tôi vừa tiếp tục viết bản tường trình vừa lắng nghe tin tức phát thanh bằng tiếng Anh, trong khi Behrendt cắm cúi ghi chép. Thình lình một tiếng vang đến khiến tôi ngồi thẳng dậy và buông viết. « Coburg ». Xướng ngôn viên tiếp tục bản tin, rằng chiếc tàu hàng Coburg của Đức, trọng tải 9.000 tấn, đã bị đánh chìm khi rời khỏi Massawa trong dự tính tiến vào các hải phận Âu Châu, qua ngõ Hồng Hải và mũi Hảo Vọng. Coburg đã bị chiến hạm Mauritius triệt hạ. Thủy thủ cùng các hành khách của chiếc tàu đều bị bắt giữ và mang đến Nam Phi. Tôi lặng người đi. Chỉ cách đây vài tuần tôi còn ở trên chiếc Coburg, còn hy vọng sẽ cùng với nó vượt thoát khỏi cuộc phong tỏa. Nhưng mạng lịnh đến từ Bá linh đặt tôi vào nhiệm vụ trên đất liền. Đa số hành khách đi trên tàu là nhân viên thuộc đại đội gồm toàn chí nguyện quân của tôi. Bây giờ họ đã bị bắt giữ, và trở thành tù nhân trên chính ngay mảnh đất sinh quán của tôi, một xứ sở bởi nạn đào binh mà hiện tại trở nên thù nghịch với tôi. Tôi cũng chợt nhớ rằng những người thân yêu của tôi ở Đức quốc giờ đây vẫn chưa biết tôi ở nơi nào. Tôi nghĩ là cần phải gởi một bức điện tín cho họ vào sáng mai. ---------------- 1. Một phụ tá thân cận của Hitler, sau bị thất sủng nên bỏ trốn sang Anh, hiện còn bị giam giữ với bản án 40 năm. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2019, 08:37:33 pm CUỘC DIỄN BINH DÀN CẢNH 1 Ngày hôm sau, cuộc biểu dương thiết giáp của Rommel đã diễn qua tất cả những đường phố chánh ở Tripoli. Đó là một ngày tràn ngập ánh nắng, nhưng dân chúng Ý1 hình như không mấy lưu tâm đến sự phô trương thanh thế này. Chỉ nhóm khán giả, gồm toàn bọn thường dân dư ăn dư mặc, tụ tập quanh khán đài, nơi đó, Rommel được tháp tùng bởi một số tướng lãnh người Ý, đang đứng chào đoàn diễn hành đi qua. Tôi đứng kề cận bèn « ông xếp mới ». Đều đặn và chính xác, từng chiếc thiết giáp ồn ào lướt qua. Chúng tạo nên một loại tiếng động kỳ quái trên mặt đường trải đá, nhứt là lúc chúng đổi hướng để xoay sang nẻo khác khi vượt khỏi khán đài không bao xa. Tôi bắt đầu kinh ngạc khi nhận ra số lượng thiết giáp đi qua, một con số phi thường, và tôi lấy làm tiếc đã không đếm từ lúc đầu. Vả tôi cũng ghi nhận sai lầm cả đến loại chiến xa mới hạng nặng, Mark IV2, mà tôi ngờ là đã nhìn thấy trước đây. Những chiếc thiết giáp vẫn còn lướt qua và tiếng động đinh tai vẫn rít lên ở khúc quanh. Mặt đường đang bắt đầu bị phá hủy trầm trọng. Khán giả hiện diện mở to đôi mắt nhưng câm lặng. Tôi tự hỏi là họ không thấy phấn khởi và hâm mộ hay sao ? Nhưng tôi đã sớm hiểu. Sau khi những chiếc thiết giáp lướt qua — thật sự lướt qua hẳn — quanh khán đài gần như chìm trong yên lặng. Rồi thì tiếp theo, không nhanh, không ồn ào, một dọc các thiết giáp Ý xuất hiện. Các sĩ quan chỉ huy thiết giáp người Ý đứng lộ hẳn trên xe ở mức độ mà họ có thể đứng, hùng dũng và dày dạn là tất cả những khuôn mặt và thân hình ấy. Niềm hân hoan bùng dậy mọi phía. Đám đông vỗ tay và cất tiếng hoan hô cuồng nhiệt. Có nhiều tiếng la to : « Ý Đại Lợi muôn năm ». Như các bạn của tôi trong bộ tham mưu, tôi đã ngẫm nghĩ về thái độ tiếp đón lạnh lùng mà dân chúng Tripoli dành cho các lực lượng Đức quốc, những người đã đến đây, như những đồng minh của họ, tiếp tay phòng thủ thành phố này. Dường như chúng tôi không được lòng người. Chỉ những lưỡi kiếm trong tay họ mới chính là lưỡi kiếm của họ, dù là những lưỡi kiếm cùn nhụt. Sau khi chiếc thiết giáp cuối cùng của người Ý đi qua, Rommel lên tiếng trước công chúng lần đầu tiên ở Bắc Phi, qua bài diễn văn của ông. Với những câu văn Đức trong sáng và gẫy gọn, ông nhấn mạnh lòng tin của ông vào các nỗ lực hợp tác giữa người Đức và người Ý sẽ thành công trong việc ngăn chặn bước tiến của các lực lượng Anh. Đại úy Heggenreiner, sĩ quan liên lạc với quân đội Ý, cũng là sĩ quan Đức duy nhứt có tham dự vào cuộc triệt thoái thảm hại khỏi Sidi Barrani. trước mũi dùi mạnh mẽ của Tướng Wavell vào giữa tháng 12 năm rồi, đã thông dịch bài diễn văn từng câu một sang tiếng Ý. Tiếng nói của anh ta rõ ràng và dịch rẩt lưu loát. Đám đông chỉ cất tiếng hoan hô những câu Rommel đề cập đến các chiến thắng của lực lượng Ý. Hai tiếng đồng hồ sau Rommel mới chấm dứt bài diễn văn, Trung đoàn 5 Thiết giáp, (không đúng với con số đã hy vọng), từ ngoại ô phía tây Tripoli rẫm rộ tiến vào sa mạc, hướng đến El Agheila và tiền tuyến, nơi mà các lực lượng của Wavell đang nằm chờ. Đây là lần đầu tiên chiến xa của Đức di chuyền trên nội địa Phi Châu với mục đích tấn công. Mặc dù dân chúng Ý rõ ràng là ít chú ỷ đến cuộc biểu dương thiết giáp vừa qua, bọn giản điệp Anh đã sớm lưu tâm. Các hệ thống truyền thanh của họ đã cho thấy rõ rệt Tổng Hành Dinh Trung Đông của Đồng minh đã tỏ vẻ kinh ngạc về sức mạnh của lực lượng viễn chinh Đức ở Tripolitania. ------------------- 1. Tripoli (thủ đô Libya) lúc đó là thuộc địa của Ý. Đúng ra phải nói là dân chúng Libya. 2. Mark IV, trang bị đại bác 75 ly có nhịp bắn nhanh và tầm mức xa hơn tất cả các loại đại bác trang bị chiến xa của Đồng minh sử dụng ở Phi Châu. Mark IV chi nhường khả пăпg của loại chiến xa Panther, cũng của Đức, sản xuất năm 1944. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2019, 08:40:58 pm Ngày hôm sau tôi trình diện Ia, Thiếu tá Ehlert. Tôi nhận thấy ông ta có hơi khó tính và rõ ràng là một tay đầy tự phu. Mặc dù bản tường trình cho Rommel vẫn chưa hoàn tất, nhưng ông ta vẫn gọi tôi vào văn phòng và nhậm lẹ đưa ra lời khen ngợi đồng thời với những chỉ thị. Rommel đã sắp xếp kế hoạch đánh lạc hướng kẻ thù — và đặc biệt là phe De Gaulle, mà điều lấy làm lo lắng của Rommel là một tiềm lực dưới quyền điều động của tướng Leclerc đang thọc sâu xuống các ốc đảo phía nam sa mạc. Rommel hoạch định một cuộc tấn công giả vờ nhắm vào phía nam với một đơn vị cơ động do Trung tá Von Schwerin chỉ huy. Mục tiêu của cuộc tấn công này là Mursuk. Với tư cách một « chuyên viên có kinh nghiệm về sa mạc », tôi được chỉ định tháp tùng theo đơn vị trong vai trò cố vấn. Vấn đề đã được đặt ra, cho thấy rõ rệt rằng đời sống nhàn rỗi ở Tripoli đã sớm cáo chúng, tôi không hề có một sự do dự nào trong việc thừa nhận rằng tôi là người được đặt đúng với nhiệm vụ. Đêm đó Tripoli bị R. A. F.1 oanh tạc. Vách phòng của tôi rung chuyền dữ dội, bụi cát ngập đầu. Và các mảnh vỡ của vách tường, tôi nghĩ như thế, đã gây một vết sướt nhẹ ở má tôi, nhưng tôi cũng được mang vào bịnh viện, và ở đây tôi mới biết Đại úy Hohmeyer được chỉ định thay thế tôi trong cuộc viễn du Mursuk. Hohmeyer, dù sao cũng là một « chuyên viên sa mạc » đúng nghĩa, và đã từng sống một thời gian khá lâu ở Ai Cập lúc ông ta còn ở ngoài dân sự. Ông này cũng rành về các Ốc đảo qua những cuộc thám hiểm trước đây. Không phải là không có lý do cho việc phế bỏ « kinh nghiệm về sa mạc » của tôi. Chỉ vì, sau khi nằm ở bịnh viện một vài ngày, Aldinger đến nói với tôi : « Ông sẽ nhận ngay một nhiệm vụ thích hợp trong bộ tham mưu của Rommel và nhiệm vụ .đó hy vọng sẽ làm tiêu tan cảm giác khó chịu của ông ». Ông ta nói thật, sự thật ngoài dự tính của tôi. Tôi dần dần quen biết với nhiều sĩ quan tham mưu khác và với Đại úy Heggenreiner, dù khác cấp bậc, chúng tôi vẫn trở thành đôi bạn thân thiết. Cả hai cùng gặp chung một điểm khá giống nhau : Heggenreiner là sĩ quan Đức duy nhứt tham dự vào cuộc triệt thoái thảm hại của lực lượng Ý khỏi Ai Cập và tôi cũng là kẻ từng chung bọn với nhóm quân Ý đại bại ở Eritrea. Tôi nhớ lại thời gian này, trong một câu chuyện tán gẫu, Heggenreiner đã nói một cách quả quyết rằng vị anh hùng quốc gia Ý Đại Lợi, Thống chế Balbo, bị bắn rơi bởi chính đơn vị phòng không do anh ta chỉ huy khi đang bay trên không phận Tobruk. Hiện tại, ở Tripoli, Heggehreiner đang sống chung với một số tướng lãnh người Ý, chính ngay trong ngôi biệt thự của vị Thống chế quá cố này. Bộ tham mưu của ông Tướng bắt đầu đòi hỏi thêm tiện nghi và các nhu cầu ở khu cư trú. Họ nhanh chóng phát triển con đường dân sự hóa và xa hoa, đòi hỏi nước chanh ướp lạnh để giải nhiệt và đồng phục màu trắng để dạo phố vào buổi tối. Nhưng Rommel là một «dân Sparta»1, ông không hề lưu tâm đến những, cái lặt vặt như thế. Mạng lịnh của ông thình lình được đưa ra : Bộ tham mưu phải dời đến phía Tây Tripolitania. Theo lịnh, thứ nhứt là để cho các đơn vị trừ bị lưu động gằn với con đường tiến đến E1 Agheiba hơn, và thứ hai là để cho các đơn vị này làm quen với khi hậu và tình trạng sinh hoạt giống như ở chiến trường. Lý lẽ thứ ba, nếu đóng trong thành phố, Bộ tham mưu sẽ gặp mối nguy hiếm thật sự bởi các cuộc không kích mạnh mẽ, do sự hưởng dẫn chính xác của hệ thống gián điệp hữu hiệu của địch quân. --------------- 1. Royal Air Force, Không lực Hoàng gia Anh ; phi cơ Anh 2. Sparta, một thành phố lớn thời cổ Hy lạp. Từ ngữ « dân Sparta» còn để chỉ giới võ biền, khắc khổ, chịu đựng... Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2019, 08:42:41 pm 2 Bây giờ, sau nhiều ngày, tôi rút được nhiều kinh nghiệm trong việc theo sát ông Tướng. Ông ta thường tham khảo ý kiến với Thiếu tá Otto, cầm đầu Ib, người trách nhiệm tất cả mọi sắp xếp về tiếp vận, Rommel kiểm soát tất cả phúc trình đến từ các đơn vị và nhứt là các tin tức. Lãnh vực này luôn luôn không gây sự hài lòng cho ông. Người Anh đang gởi vào Địa Trung Hải một số lớn tàu cùng với khối lượng quân dụng quan trọng. Một chiếc tàu lớn của Đức chuyên chở quân dụng đã cặp vào hải cảng Tripoli, nhưng không thể bốc hàng nhanh chóng được. Bom đã gây cho cần. trục của chiếc tàu gẫy đổ hoàn toàn và chính chiếc tàu cũng bị ngập nước một vài hầm do các lỗ hổng gây nên. Rommel hầu như bị quấy nhiễu liên miên, nhưng bản thân ông không được phép để cho tinh thần xuống thấp. Ông tự an ủi : « Nhờ trời, ít ra, cả hai Tiểu đoàn của Trung đoàn Panzer đã đến đây mà không hề hấn gì ! » Các chiếc thiết giáp — vâng, từ ngày ông đến Phi Châu, thiết giáp là danh từ quan trọng hơn tất cả ; các chiếc thiết giáp là chất bơ trên miếng bánh mì của ông. Một lịnh đến thẳng từ O.K.H (Bộ Tư Lịnh Tối Cao Lục Quân) ở Bá linh chỉ định Rommel giữ chức vụ Tổng Tư Lịnh Quân đoàn Phi Châu của Đức (German Afrika Korps). Tôi nhớ lại, việc này chỉ cách vài tuần lễ sau khi có sự xác nhận thăng cấp từ Trung Tướng lên Đại Tướng cho ông trước đây. Rommel nắm trong tay một quân đoàn mà thực chất chưa thể gọi là đầy đủ. Ngay cả đến Sư đoàn 5 Khinh binh vẫn chưa được đưa đến đầy đủ lực lượng cơ hữu của nó. Thiếu tá Ehlert (Ia) đã tóm tắt tình hình trong một phúc trình : « Việc thám dọ hoạt động của địch quân gặp nhiều khó khăn. Phi cơ thám thính của chúng ta cho biết địch quân đang củng cố lực lượng và chỉnh đốn lại các đơn vị thiết giáp của họ. về phía chúng ta, các đơn vị bộ binh Ý vẫn còn đang bị cầm chân ở tiền tuyến. Tiểu đoàn Santa Maria đã tỏ ra là một đơn vị thiện chiến, thêm vào đó còn có hai Sư đoàn Thiết giáp Ariete và Brescia của Ý. Các đơn vị thám sát của Đức (một tiểu đoàn thiết giáp) đã chạm địch. Trung đoàn 5 Thiết giáp đã tiến vào khu vực chỉ định và nằm trong tư thế một lực lượng trừ bị lưu động. Đồng thời hai tiểu đoàn đại liên cơ động, hai đến ba tiểu đoàn pháo binh dã chiến, một phần của tiểu đoàn Công binh chiến đấu, các đại đội tiếp vận và các đơn vị tiên phương thuộc Sư đoàn 15 Thiết giáp cũng đã công khai tiến ra tiền tuyến. « Tình trạng không quân », ông ta phúc trình tiếp, « đã chứng tỏ ưu thế của chúng ta, tiếp theo sau các cuộc tăng viện quân chiến đấu và các đơn vị phòng không của chúng ta. Bộ tham mưu của Sư đoàn 5 Khinh binh, dưới quyền của Đại Tướng Streich, đã đặt xong bản doanh ở Marble Arch. « Tổng Tư Lịnh (tức Rommel) ra lịnh cho Bộ Tổng Tham Mưu của Afrika Korps dời đến một địa điểm ở vùng Sirte. Lịnh có hiệu lực kể từ. đêm nay ». 3 Cuộc di chuyền bắt đầu ngay đêm đó. Trong một chiếc xe hơi, Rommel dẫn đầu đoàn, ngồi bên cạnh còn có Aldinger và người dơi1 của ông Tướng, một Hạ sĩ quan tên Gunther, trẻ tuổi, tóc lưa thưa màu hung, một « nhân vật » luôn luôn lạnh lùng trong trường hợp đáng nổi nóng nhứt. Tiếp theo ngay sau xe ông Tướng là ba xe mô tô truyền đạt tin tức. Kế đó là chiếc xe không bật đèn của Ia, Ehlert và Đại úy Hosslin ngồi bên trong, có nhiệm vụ kiểm soát lộ trình và theo dõi tình hình địch ngay cả lúc di chuyền. Xe kế là xe tham mưu của tôi. Cùng đi với tôi là một Đại úy chỉ huy đơn vị truyền tin, nếu có gì ngăn trở xảy ra ông này sẽ liên lạc với đơn vị riêng, nằm ở gần cuối đoàn di chuyến. Hai ngày sau chúng tôi thiết lập xong Tổng Hành Dinh ở Sirte. Nơi đó, một vài ngôi nhà trống hốc, một mặt đất ngập cát và các đàn ruồi. Thêm vào đó, không có thức uống lạnh như ở khách sạn Uaddan, tôi ngẫm nghĩ, Sirte không làm tôi hài lòng. Nhưng tôi có rất ít thời giờ đề càu nhàu. Một mạng lịnh lập tức được đạt đến cho tôi : « Trung úy Schmidt đến trình diện Ia, Thiếu tá Ehlert, tại xe chỉ huy của ông ». Tôi nhìn thấy Rommel ngòi trong một cái lều, căng cạnh xe của Ehlert, đang nói chuyện với Đại Tướng Frohlich, Tư lịnh Không quân Đức (Luftwaffe) ở Phi Châu. Tôi nghiêm chào, nhưng đường như họ không lưu ý đến tôi. Phẩm cách hai-mươi-lăm-tuổi của tôi bị lăng nhục. Nhưng, không hề có một lăng nhục nào được trù định như tôi nghĩ. Nghe lỏm câu chuyện, tôi hiểu ra là họ đang mải miết với. những vấn đề quan trọng. « Fuhrer2 chỉ thị cho tôi tạo ra một cuộc đột kích thăm dò với lực lượng của Sư đoàn 5 Khinh binh », Rommel đang nói. « Hiện tại, tôi cần sự giúp đỡ của ông về mặt trên không, bằng cách... » Điện thoại trong xe reo vang, nhận chìm phần cuối của câu nói và lời đáp lại của Frohlich : Ông này, có lẽ, đang đưa ra sự từ chối hoặc nêu ra các điểm khó khăn. « Frohlich... » Rommel chặn lại, có vẻ nóng nảy, nhưng Frohlich vẫn tiếp tục, « tôi sẽ làm những gì nằm trong quyền hạng của tôi, thưa Đại Tướng, nhưng... » Ngay lúc đó, tôi nghe tiếng gọi giận dữ của Ehlert : « Schmidt, đến đây mau ». ---------------- 1. Cận vệ của Rommel 2. Lãnh tụ, nhà lãnh đạo, quốc trưởng. Danh từ thường được sử dụng để gọi Hitler bởi các thuộc cấp của ông thời ấy. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2019, 08:54:57 pm CUỘC PHIÊU LƯU ĐẾN CÁC ỐC ĐẢO 1 Ehlert đang ngòi trước một số bản đồ hành quân nằm ngồn ngang. « Schmidt hãy lập tức chuẩn bị để nhận một nhiệm vụ đặc biệt do Đại Tướng cắt đặt. Anh phải khởi hành ngay đến Bộ Tư Lịnh Sư đoàn 5 Khinh binh và báo cáo về Ia ở đây ». Ông ta vẫy tôi lại gần hơn. « Anh hãy nhìn bản đồ này. Ngay đầu tuyến El Agheila là vị trí của một tiểu đoàn Đức. Từ vị trí này xuống tới phía nam là ốc đảo1 Marada, chưa bị địch quân chiếm giữ. Anh sử dụng một đơn vị cơ động nhỏ, với một vài thiết vận xa, tiến đến chiếm giữ ốc đảo này. Ở đó, anh điều nghiên và báo cáo, xem Marada có thể dùng làm tuyến xuất phát cho một đơn vị lớn tạo ra một cuộc tấn công thẳng vào ốc đảo Jalo hay không, trường hợp ốc đảo Jalo này nằm trong tay địch quân. Ehlert thêm rằng nhiệm vụ rất quan trọng và nếu thành công sẽ đưa đến những bước tiến có kết quả xa hơn. Ông ta tiếp tục chỉ vẽ : « Nếu Marada đã bị chiếm giữ, anh sẽ đoạt lại, và nếu sau đó Marada bị tấn công, anh phải bảo vệ nó bằng mọi giá. Bộ tham mưu Sư đoàn ở Marble Arch sẽ cung cấp thêm tin tức và các chi tiết cho anh. Có điểm nào anh chưa rõ ? ». Tôi vắn tắt lặp lại các lịnh vừa nhận. Tôi không có can đảm hỏi bất kỳ vấn đề nào, vì tôi đã biết rõ phản ứng của một Ehlert vô tình cảm như thế nào. Khi tôi sắp xoay lưng rời khỏi chiếc xe, Ehlert trao tôi một bản đồ hành quân sa mạc : « Hãy giữ cẩn thận », ông ta nói, « chúng ta chỉ có ba ấn bản. Và hãy trình diện ông Tướng trước khi đi ». Một niềm kiêu hãnh dâng lên tim tôi. Nhưng cùng với niềm kiêu hãnh ấy, và hân hoan vì được tham dự vào một cuộc phiêu lưu, tôi còn cảm thấy dấu vết của sự sợ hãi. Trong khi hành trang và mọi thứ cần thiết khác được sắp xếp, chiếc xe với người tài xế đưa tôi đi đã chờ chực, và trong vòng mười phút tôi sẵn sàng để lên đường. Tôi đến trình diện vị Tổng Tư Lịnh, Rommel chỉ ban cho tôi một cái gật đầu đơn giản. Đường xe đến Marble Arch không có gì nguy hiểm, vì chúng tôi được phi cơ bay thấp hộ tống. Vào buổi chiều, tôi nhìn thấy vòng cung vĩ đại của sa mạc và phía nam, một bức tường đá lấp loáng với những cái hang sâu, xe cộ và lều vải — Bản doanh của Sư đoàn 5 Khinh binh. Tôi lập tức trình diện Ia của sư đoàn, Thiếu tá Hauser, sau này trở thành một Tướng lãnh và Tham Mưu Trưởng của Binh đoàn 14 ở Ý. Tôi chưa kịp đến trình diện vị Tư lịnh Sư đoàn thì ông ta, Đại Tướng Streich, bước vào căn lều của Hauser. , Tôi đều thích cả hai. Tự nhiên và thân mật, họ mời tôi cùng uống bia, một thứ xa xỉ không thể nào có ở Bản doanh Sa mạc của Rommel. Họ biết tất cả về nhiệm vụ của tôi và đã sắp xếp mọi thứ. Chúng tôi thảo luận các chi tiết và sau đó Ic được gọi đến. Ông này cũng thân mật chỉ có hơi chút ít luồn cúi. Đó là Đại úy Von Kluge, con trai của một cố danh tướng Đức. Phòng ăn của sư đoàn lộng lẫy và tiện nghi hơn của Rommel nhiều. Tôi nhận thấy một người có thể mua nhiều thức uống, thuốc hút và ngay cả kẹo nữa, loại hàng hấp dẫn tôi đặc biệt, vì tôi không biết hút thuốc. Càu chuyện trong phòng ăn đêm đó xoay quanh những vấn đề chánh trị, dĩ nhiên là không có sự e dè. Tôi đã lên tiếng kết án, như là một sai lầm thật sự, về lời binh vực của Goebbels đối với vụ thảm sát những người Do Thái vào năm 1938, Goebbels cho đó là một hành động tự nhiên mà quốc gia Đức phải có. Mặc dù không có người bạn Do Thái nào, tôi cho rằng chánh sách chống Do Thải là một chánh sách thiếu khôn ngoan. Một sĩ quan trừ bị trung niên, nguyên là một địa chủ ở Mecklenburg, có vẻ thích thú lời nói thẳng thắn của tôi. Ông ta nói : « Tôi rất hân hạnh được nghe những lời đó từ một sĩ quan trẻ tuổi, nhưng đối với người ngồi gần anh, ông ấy lại nghĩ khác ». Người ngồi gần tôi cũng là một Trung úy, khoảng 40 tuổi, khuôn mặt khắc khổ, quả thật hẳn ta có vẻ như muốn gây sự. Nhứt là đôi mày, luôn luôn cau lại, đường như chúng quá nặng nề đối với hắn ta hoặc đường như hắn ta không có lúc nào ngưng nghĩ suy tư. Tôi chỉ tưởng tượng, vì hắn ta không hề có một phản ứng nào. Và trong câu chuyện, có phần nào lơ là, tiếp liền ngay đó giữa tôi với viên Trung úy này, tôi biết hắn ta tên Berndt, lúc còn ngoài dân sự từng là một cố vấn trong Bộ Tuyên Truyền của Goebbels và là tác giả của một quyển sách viết về chiến tranh. Berndt không hề đề cập đến những đả kích nhắm vào Goebbels của tôi, và dần dần về đêm, chúng tôi trở thành đôi bạn, cũng giống như chúng tôi không thể ngờ là sau này cả hai có dịp sống chung với nhau nhiều tháng. ------------------- 1. Nơi có cây cỏ và nước ở sa mạc. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2019, 08:34:53 pm Đêm đó các phi cơ Đồng minh thả trái sáng (mà chúng tòi gọi là cây Giáng sinh) và bom chống cá nhân. Nóc lầu của tôi bị xé rách một mảnh lớn, mở ra trước mắt tôi một khung cảnh đẹp với những vì sao Phi Châu. Trước khi mặt trời mọc, tôi nhận người và vật dụng cho công tác Marada. Tôi được cung cấp ba mươi chiếc xe, bao gồm bốn chiếc thiết vận xa, một xe truyền tin, nửa tá Wolkswagen, hai xe cam nhông trí súng cao xạ hạng nhẹ và hai xe trang bị súng chống chiến xa. Những chiếc khác chở binh sĩ, quân dụng và lương khô. Ba sĩ quan trẻ tuổi tháp tùng theo tôi — một Đại đội trưởng, một Trung úy cũng tên Schmidt, cùng đi toán đầu với tôi trong một thiết vận xa, và một Trung úy phụ trách về truyền tin. Chúng tôi di chuyển về hướng tây cho đến khi, chỉ còn cách. E1 Agheila một vài dặm, pháo binh của Anh bắt đầu được nghe tiếng, báo cho chúng tôi biết đã gần đến khu vực phải đổi hướng về phía nam. Tôi tiến lên trước dẫn đầu đoàn và rất cần trọng, vì tôi biết đoàn di chuyền có thể đang nằm trong tầm đại pháo của địch. Sau hai giờ, chúng tôi bắt tay được đơn vị Thám sát Đức. Viên trưởng xa của một chiếc thiết vận xa tám bánh khổng lồ cho chúng tôi một trắc định vị trí mới và tình nguyện tháp tùng với chúng tôi đến Marađa. Chúng tôi tiếp tục di chuyển. Đơn vị truyền tin bắt được một liên lạc bạng tiếng Anh : « Một nhóm địch quân đang di chuyền về hướng chúng tôi». Qua liên lạc này, chúng tôi đoán hết là địch quân đang chờ đợi phía trước. Chúng tôi định hướng và đồng ý là phải tìm cách đánh lạc sự quan sát của địch, để họ không biết ý định tiến đến Marada của chúng tôi. Tôi gọi sáu chiếc xe và ra lịnh chạy về phía nam theo hình cánh quạt. Không lâu sau, truyền tin bắt được một câu tiếng Anh khác : « Sáu xe thám sát hạng nhẹ của địch quân không hiểu sao lại chạy về phía nam ». Viên trưởng xa của chiếc thiết vận xa tám bánh sẵn sàng tạo một nghi vấn khác cho địch quân. Tôi lo ngại có mìn bẫy, nên ra lịnh cho anh ta chỉ tiến về phía trước khoảng một trăm thước và ngừng lại đó. Anh ta thi hành. Chúng tôi bắt được một liên lạc khác : « Một thiết vận xa loại lớn nhứt của Đức đang tiến về phía chúng tôi. Nếu nó tiến đến gần hơn nữa, bắt buộc tổ quan sát phải rút lui ». Tôi mang hai chiếc thiết vận xa hạng nhẹ chạy đến gia nhập với chiếc tám bánh. Sau một trao đổi ngắn với viên trưởng xa, chúng tôi đồng ý tiến xa hơn nữa. Nhưng hơn một cây số, chúng tôi nhìn thấy những đám bụi dâng cao và ba thiết vận xa nhỏ của Anh xả hết tốc lực tháo chạy. Chiến trường hình như đã được dọn sạch, nhưng chúng tôi vẫn cẩn trọng. Trước khi chúng tôi rẽ sang hướng nam, một trong những chiếc xe vưởng phải mìn. May mắn, chỉ có một binh sĩ bị thương. Viên trưởng xa và chiếc thiết vận xa tám bánh của anh ta tỏ ra không còn cần thiết trong chuyến viễn du của chúng tôi, vì bây giờ chúng tôi không sợ lạc đường nữa, hắn mách nước chúng tôi một vài điều và quay về với đồng đội. Trong lúc đó các gã công binh của tôi dọn một lối đi xuyên qua bãi mìn — công việc mất chỉ nửa giờ. Trời tối nhanh hơn chúng tôi mong đợi. Trong khi mà phi cơ của địch nguy hiểm hơn sự đe dọa của các bãi mìn, chúng tôi quyết định di chuyển trong đêm, dưới ánh trăng. Và qua những tia sáng chói lọi đầu tiên của bình minh, chúng tôi tiến vào ốc đảo Marada. Không thấy bóng dáng một tên địch nào, và chúng tôi đã chiểm giữ ốc đảo không tốn một viên đạn. Dân Ả Rập ở ốc đảo, qua thông dịch viên, cho tôi biết một đơn vị cơ động nhỏ thuộc lực lượng Anh đã rút khỏi nơi này cách đây hai ngày. Nhưng, điều hân hoan nhứt của chúng tôi, là khi tìm thấy một dòng nước ngọt trồi lên từ mặt cát khô cằn. Chúng tôi mất một ngày chuẩn bị các vị trí phòng thủ để chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra. Buổi tối tôi đón nghe đài BBC. Như thường lệ, tin tức đều chậm hơn các biến cố một ngày. Tin được loan đi : « Một số thiết vận xa Đức từ E1 Agheila đã di chuyển về phía nam ». Tôi chắc chắn tin này nói về đơn vị của tôi, và một cách vô lý, tôi cảm thấy như được vuốt ve. Nhiệm vụ của chúng tôi thật sự bắt đầu vào sáng hôm sau. Tôi hoạch định cuộc thăm dò con đường dẫn đến ốc đảo Jalo, khoảng 100 cây số về hướng đông. Tôi giao công việc ở Marada cho viên sĩ quan Đại đội trưởng, và chọn hai chiếc thiết vận xa, mỗi chiếc chở ba binh sĩ, cho cuộc thăm dò. Mỗi chiếc được võ trang một súng cao xạ hạng nhẹ với bốn thùng đạn. Chỗ ngồi thứ tự được xếp các phuy xăng. Hai thùng chứa nước cũng được mang theo cho chuyến đi. Đây là loại thiết vận xa chạy bằng bánh với các hệ thống phóng nhiệt thông thường và những cái càn được gắn hai bên hông để chống cát lún. Trung úy Schmidt tháp tùng theo tôi. Tôi giao cho hắn ta chọn hai tài xế tình nguyện và hai xạ thủ đại liên. Suốt hai giờ đầu của chuyến đi, về hướng nam, tôi nghĩ là chúng tôi không thể nào tiến đến đích. Cứ vài ba phút chúng tôi lại bị lún sâu trong cát. Nhưng dần dần màu sắc của cát thay đổi, một màu vàng óng ánh hơn, và cũng bền chắc hơn, khiến xe chạy dễ dàng. Sau ba tiếng đồng hồ, bóng dáng một ngọn đồi hiện lờ mờ ở chân trời. Đó là lúc tôi biết cần phải bỏ hướng nam, để tiến thẳng về hướng đông như đã định. Nhưng những đụn cát — của biển cát Kalansho — rất nhặt và nối liền như vô tận đã chắn ngang, các thiết vận xa của chúng tôi khó thể khắc phục. Tôi ý thức ngay là chúng tôi không thể nào hoàn thành kế hoạch được. Khi chúng tôi tiến lên được ngọn đồi dốc soải, tài xế lái chiếc xe của tôi chú ý đến các cây trụ thật cao, được chôn sâu dưới cát cách khoang một cây số, chạy song song với những đụn cát phía đông. Nghĩ rằng các cột trụ này vạch một lối về hướng nam, chúng tôi quyết định đi theo trong một nỗ lực tiến đến cuối các đụn cát và sau đó sẽ rẽ về hướng đông. Một ngày hoàn toàn thất bại và đêm đến với các vì sao lấp lánh. Chúng tôi dùng bữa, tổ chức phòng thủ và nghỉ đêm. Trong nhiều giờ trằn trọc, tôi đã nghĩ ra, có thể, chúng tôi đang trên đường đến Kufra. Vấn đề bây giờ là làm cách nào tìm một lối đi xuyên qua các đụn cát để lấy hướng Jalo trở lại. Bình minh, chúng tôi tiếp tục lộ trình. Chúng tôi không di chuyển với khoảng cách quá xa như trước nữa, để nếu một chiếc xe bị vướng vào cát xốp, chiếc khác có thể phụ lực giải thoát nhanh chóng hơn. Tôi vẫn cho rằng chúng tôi đang tiến đến một điềm gần Kufra hơn là Jalo. Lộ trình càng lúc càng khó khăn. Với các đụn cát bao quanh, tầm nhìn của chúng tôi bị giới hạn hoàn toàn. Hai chiếc xe luôn luôn bị dựng đứng và trút xuống đột ngột qua các trũng nhỏ liên miên bất tuyệt. Tình trạng này trải qua nhiều tiếng đồng hồ chúng tôi mới tạm lấy lại thăng bằng. Phân nửa số dầu đã bị nuốt phăng. Chúng tôi nghĩ là tốt hơn nên trở lại Marada. Trưa ngày hôm sau chúng tôi về đến khởi điểm. Ngày kế, tối quyết định thử thách một lần nữa, với những người mới và hai chiếc xe khác, để tìm cho một lối đi xuyên qua những đụn cát phía đông bắc của ngọn đồi mà chúng tôi đã gặp trong chuyến đi trước. May thay, chúng tôi tìm thấy con đường dẫn đến Jalo — và đồng thời, cũng tìm thấy ốc đảo đó đã bị địch quân chiếm đóng. Nhưng tôi có thể báo cáo về Tổng Hành Dinh rằng con đường chỉ có thể sử dụng thích hợp cho những loại chuyển vận đặc biệt nhẹ. Vấn đề sử đụng cho loại chiến xa hạng nặng phải được đặt ra ngoài. Trở lại Marada, tôi cảm thấy hài lòng, dù cho cuộc viễn du chỉ thành công có giới hạn. Một kinh ngạc đã chờ tôi sẵn ở ốc đảo. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2019, 08:37:32 pm TRẬN ĐÁNH ĐẦU TIÊN 1 « Chấm dứt nhiệm vụ Marada. Trình diện ông Tướng lập tức», một công điện được gởi đến. Mặc dù những đêm vừa qua tôi ngủ tổng cộng chỉ hơn hai tiếng đồng hồ, tôi cũng rời Marada ngay đêm nhận được công điện với hai thiết vận xa hạng nhẹ, loại xe mà tôi nhận thấy có khả năng tuyệt đỉnh. Điểm đến của tôi là Tổng Hành Dinh tiền phương, theo như công điện đã được mã hóa, hiện đóng ở phía tây E1 Agheiba, khu vực mà một tuần trước đây chúng tôi nghe tiếng pháo binh của địch khi trên đường đến Marada. Tôi tự hỏi tình hình đã thay đổi ra sao ? Và đây là những gì đã xảy ra. Các lực lượng Anh đã thiết lập một căn cứ quan sát pháo binh trên một cao điểm nằm cạnh con đường phía bắc duyên hải. Với căn cứ này đã cho phép địch quân ngăn trở hữu hiệu các cuộc di chuyển của lực lượng Đức trong khu vực phía trước, và gây xáo trộn toàn diện có tính cách chiến lược. Hai đại đội công binh chiến đấu được lịnh đánh chiếm căn cứ nêu trên. Cuộc tấn công có kết quả. Rommel quan sát diễn tiến cuộc tấn công từ Fieseler storch1 và ông nhận thấy lực lượng Anh rút lui về hướng đông. Ông đáp xuống và ra lịnh đơn vị thiết vận xa thám sát của Đức, phối hợp với chiến xa thuộc Sư đoàn Ariete của Ý, đánh thốc vào cạnh sườn phía nam của địch. Frohlich, Tư lịnh Không quân2, được lịnh theo dõi hiệu lực của cuộc tấn công này. Báo cáo của không quân gây kinh ngạc cho mọi người : « Địch đang điều động một lực lượng bọc hậu khá lớn nhắm hướng Agedabia và Benghazi... » Rommel lập tức yêu cầu Frohlich cho thêm tin tức rõ rệt hơn về tình hình các khu vực quanh Mechili và phía đông của Benghazi. Bây giờ không quân, hình như không cớ gì gọi là chính xác, qua báo cáo : « Di chuyển tổng quát của các lực lượng địch ở phía đông xuyên qua Cyrenaica ». « Giờ của tôi đã đến ? » Rommel tự hỏi. Có thể, những chiếc thiết giáp giả tạo của ông,, được làm bằng gỗ và vải bố sơn phết tuyệt hảo, đã đảnh lừa được phi cơ quan sát của địch lầm tưởng rằng chúng tôi trù định tung ra một cuộc tấn công quan trọng? Địch đã cho rằng cuộc tấn công giới hạn của chúng tôi nhắm vào đòn quan sát pháo binh của họ và cuộc tấn công nghi binh bởi các thiết vận xa của chúng tôi vào cạnh sườn phía nam như là có tính cách dốc toàn lực ? Rommel không phải là người chịu phí thì giờ cho các chiến pháp nghi binh của ông không gặt hái được kết quả nào. Tất cả đều đã nằm trong các yếu tố trù định. Trận địa được ông tận dụng đến cực độ. Ông lập tức đưa ra hai cuộc tấn công : một dọc theo bờ biển hướng về Benghazi bởi lực lượng Ý, và một bởi lực lượng Đức hướng về Michili. Lực lượng của tướng Wavell, hình như Rommel đã biết quả rõ, đã sai lầm quá đáng trong việc xét đoán khả năng của phe Trục. Cuộc biểu dương ở Tripoli không vô ích. Hiện tại nó cho thấy sự thật không hề bị khám phá. Lịnh của Rommel : « Thiết giáp dẫn đầu mọi đội hình, phía sau là các loại cơ động được tận dụng để tạo thành các đám bụi, chỉ có bụi mà thôi, càng nhiều càng tốt ». Những ai từng ở sa mạc có thể hiểu rõ hơn tình cảnh các cơ giới dẫn đầu đoàn người với những đám mây bụi nổi lên dày đặc như thế nào ? Rommel điều quân khiển tướng không ngừng nghỉ. Ông muốn hiện diện hàng chục nơi cùng một lúc. Ông sử dụng Storch liên tục, hết nơi này đến nơi khác, nhứt là những nơi điều động không đúng với mong muốn của ông. --------------------- 1. Phỉ cơ quan sát riêng của Rommel. 2. thuộc quân đoàn Phi Châu, dưới quyền điều động của Rommel. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2019, 08:38:31 pm 2 Tôi tiến dần ra phía duyên hải, hướng chánh tây của El Angleila, và gặp một vài chiếc xe của bộ tham mưu. Kiệt sức sau suốt đêm bôn ba từ Marada, tôi nằm dài và ngủ được khoảng hai tiếng đồng hồ, và thức dậy lúc bình minh với sức khỏe phục hồi, mặc dù cát đã dán kín đôi mắt của tôi. Bảy giờ sáng tôi tìm được lá cờ của Tổng Hành Dinh tiền phương gần vùng binh nguyên Agedabia. Phúc trình về chuyến viễn du Marada — Jalo của tôi hiện tại trở thành vô ích. Không còn ai lưu tâm đến kế hoạch tiến đánh Jalo. Ehlert liếc nhìn tôi với vẻ thờ ơ. « Anh chui rúc xỏ nào ? » Ông ta hỏi tôi, nhưng không cần câu đáp lại. Ông ta vẫn gò lưng trên đống bản đồ và hầu như quên lãng sự hiện diện của tôi. Chiếc xe tham mưu của Ehlert đường như căng thẳng với nhịp độ của các hoạt động đang diễn tiến bên ngoài. Đại úy Hosslin, sĩ quân tùy viên, cũng hiện diện trong xe, hiển nhiên là có nhiệm vụ ngăn chặn Ehlert bị phá rầy. Tôi hiểu ngay và câm miệng. Viên sĩ quan truyền tin bận rộn liền chân với công điện đi và đến. Tấm bản đồ bọc plastic của Ehlert chằng chịt dấu xanh đỏ. Phía ngoài xe, tôi nhận thấy những đám mây cát dày bịt nổi cao, bay về hướng đông bắc, phủ lên Msus. Đầu của Trung úy Himmler xuất hiện ở cửa : « Có Ia ở đây không ? » « Hãy đi cho khuất mắt! » Ehlert hét to, nhưng vẫn cắm cúi. Tôi ước muốn được đi ra sa mạc ngay. Ehlert trả lời điện thoại của Tham Mưu Trưởng. Tôi lắng nghe, nhưng cũng chẳng biết Rommel hiện giờ ở đâu. « Tư lịnh muốn bay đến Msus bằng Storch », Ehlert nói, « nhưng chiếc phi cơ vẫn còn ở đày ». Một trận bão cát dữ dội đột nhiên nổi lên. Người Ý gọi nó là một « Ghibli », người Anh gọi là một « Khamsin ». Cát nóng bỏng ùa vào miệng, khắp mọi nơi trên thân thể. Các chuyến bay đều bất khả. Ehlert ngưng một chút, sau đó nói : « Có thể ông Tướng đã rời đây bằng chiếc xe mui trần của ông. Có Thiếu tá Schrapher và Adlinger đi theo... » Von dem Borne, hình như vậy, yêu cầu cho những báo cáo của không quân. Ehlert đáp : « Vấp phải trận bão cát, các báo cáo buổi sáng không đáng tin cậy. Theo một tin xác định của họ, có một sự di chuyển tổng quát của các lực lượng Anh hướng về Tobruk ». Tham Mưu Trường nói qua tình hình theo nhận xét của ông ta. Ehlert lắng nghe, các ngón tay đánh nhịp xuống mặt bàn có vẻ bồn chồn. Cuối cùng Ehlert nói : « Đó cũng là ý kiến của tôi, thưa Trung tá, mũi dùi của chúng ta phải tung ra trước khi địch quân có thời giờ củng cố ở đó. Hiện thời các lịnh đưa đến cho Sư đoàn 5 Khinh binh đều nhằm « chĩa mũi dùi vào Mechili ». Trong khi ông Tướng vắng mặt, Trung tá có thẩm quyền thay đổi các lịnh và điều khiển cuộc tấn công mà mục tiêu là Tobruk thay vì Mechili? » Von dem Borne đồng ý và cúp điện đàm. Ehlert xoay lại và nhìn tôi với vẻ tư lự. Đôi mắt của ông ta khẽ khép, như tiêu điểm được сố thu nhỏ lại và sau khi trở về trạng thái bình thường, Ehlert nói : « Tôi hy vọng anh đã nghe qua tất cả cuộc điện đàm vừa rồi... Hãy lấy một chiếc xe — không, sử dụng một chiếc phi cơ, bay đến Mechili. Đến mỗi đơn vị và cho lịnh mới : Tất cả mũi dùi đều chĩa vào Tobruk ». Tôi chưa hề nghe nói gì đến địa danh Mechili trước buổi sáng nay. « Sử dụng một chiếc phi cơ », câu nói đó khác nào cáu « hãy tìm cho tôi một cái trứng nóng », giữa tình cảnh này. Tôi định hỏi : « Tôi sử dựng phi cơ gì, thưa Thiếu tá ? » Và cũng muốn hỏi xin một tấm bản đồ, nhưng tôi kịp rút lại ý kiến một cách thông minh. Khuôn mặt của Ehlert như chảy dài ra và đôi mắt mở tròn. «Anh muốn gì nữa ? » Ông ta rống lẻn. « Một người vú em chắc ? » « Không, thưa Thiếu tá ». Tôi ấp úng, đưa tay chào lẹ, và biến nhanh như gió. Khi cánh cửa phía sau tôi vừa khép, Ehlert mở lại và nói vói theo : «Lấy chiếc Storch của ông Tướng ». Nếu ngay khi nhận lịnh tôi đã không lượng định nổi tầm quan trọng và mức khẩn cấp của nó, thì bây giờ, khi được phép sử dụng phi cơ riêng của ông Tướng, tôi đã hiểu nghĩa sứ mạng của tôi như thế nào ? Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2019, 08:39:24 pm Tôi tìm gặp viên Hạ sĩ quan phi công của Rommel. Thoạt đầu hẳn tưởng tôi đùa giỡn, bởi vì tôi, một tên Trung úy hạng bét, mà lại đòi sử dụng phi cơ của ông Tướng. Và rồi khi tôi thuyết hắn một hồi và thêm rằng tôi không phải điên mà dám thọc tay vào ổ kiến, hắn bèn tuyên bố rằng nếu không điên thì không nên chui đầu vào cơn bão cát như thế này. Dĩ phiên hắn nói đúng. Chỉ đến lúc đó cuộc đối thoại của chúng tôi mới ngưng lại. Xuyên qua những đảm mây bụi, chúng tôi có thể nhìn thấy và nghe tiếng bom do phi cơ địch dội xuông rất gần, nhưng không nghe tiếng phi cơ, bởi cơn bão đã lấn át hẳn. Điều này tôi xem ra có thể thuyết phục được viên Hạ sĩ quan. Tôi nói chuyến bay có cơ ít nguy hiểm hoặc có thể an toàn hơn nếu so với việc ở gần Tổng Hành Dinh. Hắn ta moi ra một tấm bản đồ nhỏ, xem qua các vị trí phải bay đến và vạch ra các khó khăn, và sau đó thản nhiên leo lên phi cơ. Còn tôi, dĩ nhiên là tôi ngồi trên ghế ông Tướng đã từng ngồi. Hình như viên phi công của Rommel đã gặp phải khó khăn để đạt đến cao độ ở lúc đầu. Sau khi phi cơ lượn nhiều vòng, tôi cảm nghe dễ chịu, vì phi cơ đã lấy được độ cao và thăng bằng. Thỉnh thoảng có vài lỗ hổng giữa những đám mây bụi, tôi liếc nhanh để tìm các đơn vị di chuyền phía dưới. Lịnh « bỏ Mechili — đến Tobruk » luôn luôn vang đến trong đầu tôi. Tôi lạ lùng về sự thay đổi, do sáng kiến của Tham Mưu Trưởng, một kế hoạch vĩ đại như thế mà không có sự hay biết của Rommel. Tôi hy vọng cơn bão sẽ mau tàn, nhưng chúng tôi đã bay được bốn mươi lăm phút và cơn cuồng nộ của sa mạc hình như càng lúc càng dâng cao. Viên Hạ sĩ quan hình như ít kiểm soát được hướng bay của chiếc phi cơ nhỏ bé. Nó cứ đong đưa, giống như một chiếc diều giấy được buộc giàv và thả giữa con gió lớn. Tôi lay viên phi công : « Chủng ta phải đến nơi dự định — anh phải biết việc này quan trọng như thế nào ! » « Biết hoàn toàn, thưa Trung úy » hắn ta đáp, « nhưng cái gì khó thể làm là khó thể làm ». Như để nhấn mạnh cầu nói của viên phi công, chiếc phi cơ đâm chúi xuống, thấp dần, thấp dần. Nó đang rơi. Hình như cái chết đà cầm chắc trong tay. Nhưng đột nhiên, phi cơ lấy lại thăng bằng. Viên phi công, qua tình trạng đó, đã đi đến một quyết định. Hắn ta nói với tôi : « Tôi trách nhiệm hoạt động của chiếc máy bay này. Tôi đang đáp xuống đất ». Tôi không trả lời, nhưng tự hỏi làm sao hắn ta đáp được, bởi phi cơ không thể hạ cánh ở một nơi không phải là đất bằng như thế này. Nhưng không biết bằng cách nào, xuyên qua bầu không khí mù mịt, anh ta đáp xuông dễ dàng. Bánh xe của chiếc phi cơ đội lên và đứng lại trên sa mạc lồi lõm trong vòng một vài thước. Những chiếc storch này có thể đáp xuống một sân quần vựt. Tôi nhảy ra ngoài, choáng váng mặt mày, nhưng ý nghĩ đầu tiên đến trong đầu tôi : Sứ mạng quan trọng. Tôi không dám để thất bại ! Viên phi công đang rị mọ đóng cọc và buộc dây ghịt chiếc phi cơ xuống để gió khỏi cuốn nỏ đi. Tôi bảo hắn ở lại đây chở cho cơn bão hạ xuống, trong khi tôi đi tìm phương tiện khác. Như một kẻ mù lòa, tôi chạy lủi vào cơn bão cát, biết rằng mỗi phút trôi qua là mỗi quí giá bị đánh mất. Dĩ nhiên, tôi phải nghĩ đến « từng giờ » trong tình cảnh này. Tôi cảm thấy cô độc và nhỏ nhoi hơn bao giờ hết, và nơi này cũng xa vời hơn bất kỳ nơi nào khác mà tôi từng đặt chân đến. Rồi thì, trong bụi đó mù mịt giăng giăng trước mặt, tôi lờ mờ thấy bóng dáng một chiếc Wolkswagen. Một đám bụi dày bịt hơn chợt xoáy lên, che lấp mất hình ảnh vừa thấy, nhưng tôi vẫn tiếp tục chạy theo và gào to. Người lái xe nghe tiếng tôi và ngừng xe lại. Hắn nhìn tôi đăm đăm tỏ vẻ kinh ngạc khi tôi nhảy thốc lèn xe và ngòi trên chiếc băng đóng đầy cát. Tôi ngừng thở để tự giới thiệu và nói rõ cảnh cùng quẫn của tôi. Người lái xe là một thông tín viên chiến tranh người Đức tên Von Esebeck. Hắn ta cũng, đang bị lạc đường, và nói rằng hình như ở đây không có dấu hiệu nào cho thấy có người trong vòng nhiều dặm. Rất khó để xác định vị trí bằng mặt trời xuyên qua bão cát cuồng loạn. Chúng tôi phỏng đoản, ở thời gian này trong ngày mặt trời sẽ chếch về hướng tày, nhưng thật khó mà biết địch quân đang ở phía trước hay phía sau, nhưng dù thế nào chúng tôi cũng phải đi về hướng đông. Trước hoàng hôn không làu, chúng tôi gặp một khẩu đại pháo do một chiếc xe kéo. Tất cả đều hư hại nên bị bỏ lại. Cùng lúc, chúng tôi cũng gặp một nhóm gồm tám xạ thủ Đức, cũng đi lạc trong sa mạc, với khẩu 88 ly phòng không của họ, một thiết vận xa loại lớn và một xe chở tiếp liệu. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2019, 08:39:44 pm Một trong những người lính đã làm chúng tôi phấn khỏi khi cho biết trong xe tiếp liệu chất đầy trứng tươi. Tôi luộc một vài quả cho tôi và Von Esebeck, trong khi anh chàng này lui cui nấu cà phê. Trận bão vẫn còn dữ dội, và mặc dù miệng mồm ai ai cũng đầy cát, thức ăn vẫn tuyệt diệu và hương vị cà phê vẫn vô song. Bầu trời lúc binh minh trong sáng như pha lê. Chúng tôi có thể nhìn xa nhiều dặm quanh đó, nhưng không có dấu vết nào của người hoặc xe cộ. Chúng tôi theo mặt cát phẳng tiến về hướng đông nam. Tôi cố tìm tọa độ của mặt cát này qua tấm bản đồ của Von Esebeck nhưng vô ích. Tôi và anh chàng thông tín viên chiến tranh quyết định tiếp tục cuộc hành trình. Chúng tôi lái nhiều tiếng đồng hồ trước khi nhìn thấy một toán quán đi chuyển xa xa phía đông bắc. Von Esebeck càu nhàu rằng chúng tôi sẽ đến Mechili quá trễ để hắn viết tin mới tính cách nhân chứng giờ phút thất thủ của thành phố này. Chúng tôi rời khỏi vùng cát phẳng và tiến vào một vùng cát lồi lõm. Chợt lúc ấy trên không, hướng tây bắc, hơi chếch về phía sau chúng tôi, một chiếc phi cơ chúi mũi xuông đất và cháy bùng. Chúng tôi quành xe và lái thẳng đến đó để xem sao. Trên đường, chúng tôi gặp một tiền đồn và rất yên lòng khi biết được tiền đồn này là một căn cử phòng không hạng nhẹ của Đức. Chúng tôi hỏi viên Hạ sĩ quan chỉ huy : « Đường nào đi Mechili ? » Hắn đáp : « Các ông đang trên đường tới Mechili đấy ! » Và hắn ta nói thêm là cuộc tấn công vào Mechili đang chuẩn bị phát động. Nhẹ nhõm, thật ra phải nói là vui mừng, tôi đến được Bộ tham mưu Sư đoàn 5 Khinh binh một vài phút sau đó. Tôi vội vàng từ giã Von Esebeck, cảm ơn sự giúp đỡ của anh ta, và đến trình diện Thiếu tá Hauser. Ông lặng yên nghe tôi nói, « đúng như Ehlert », ông nói, « đúng là sự việc sẽ xảy ra như thế ». Ông ta thảo luận lịnh mới với Tướng Streich. Nhưng vị Tư lịnh Sư đoàn đã nhận được lịnh riêng từ Rommel chỉ cách đây một vài giờ, theo đó, cuộc tấn công Mechili vẫn duy trì. Từ ba mặt, lực lượng Đức tiến vào pháo đài nhỏ nằm trong sa mạc này và các vị trí của Anh chung quanh đó. Cuộc quần thảo bùng nổ dữ dội, nhưng kéo dài chỉ một đôi giờ. Trung Tướng Anh, Gambier-Parry bị bắt sống ngay trên xe chỉ huy của ông ta trong khi cố mở vòng vây tháo chạy. Con số tù binh lên đến 3000 người, và một chiến lợi phẩm vĩ đại hơn : một lực lượng cơ động Đức gồm toàn xe mô tô đã bắt giữ một nhóm binh sĩ Anh, di chuyền về hướng đông xuyên qua sa mạc, trong cố gắng chạv về Jebel Akhdar. Và đáng kinh ngạc hơn nữa, trong số tù binh này còn có hai vị anh hùng trong cuộc tiến quân vào Benghazi của Anh : Đại Tướng Sir Richard O' conner, vừa được phong chức vị hiệp sĩ bởi Hoàng gia Anh sau những trận chiến thắng lẫy lừng các lực lượng Ý Đại Lợi của ông, và Đại Tướng Sir Philip Neame, phụ tá của O’connar. Vì thế, chúng tôi có được ba ông Tướng trong rọ. Mặt đất của Mechili bị bật tung lên bởi các cuộc oanh tạc dữ dội của phi cơ Đức và giữa khoảng trống tạm thời của cuộc chiến đấu, phi cơ Anh lại đến vùi dập thẽm một lần nữa. Vào lúc trận đánh đến hồi chung cuộc, chiếc Fiesler Storch « của tôi » đáp xuống. Rommel bước. ra, cười rạng rỡ và khoan khoái sau chuyến thị sát tổng quát. Các xe bọc sắt chỉ huy của các tướng lãnh Anh bị bắt giữ nằm nổi bật trên một gò cát. Đó là những chiếc xe dềnh dàng và đầy góc cạnh, bên trong trang bị máy vô tuyến và cả các vật dụng « bàn giấy » nữa. Sau này chúng tôi đặt tên chúng là « Mammoth » (Voi khổng lồ). Nhưng tôi không đoán trước được rằng những chiếc xe còn khả dụng này sẽ được sử dụng bởi Rommel, Bộ Tham Mưu của ông và vị Tư lịnh Sư đoàn 5 trong suốt cuộc trường chinh trong sa mạc mà hiện chỉ mới bắt đầu. Rommel xem qua các chiếc xe, có vẻ chú tâm đến tiện nghi của chúng, trước khi mở một cuộc thẩm vấn ngắn các tướng lãnh Anh bị bắt. Rommel cũng ngắm nghía bộ quân phục Anh của họ. Giữa mớ quân dụng hỗn độn tịch thàu được, Rommel nhón lấy một cặp kính bự chế tạo riêng để chống nắng và cát. Ông mỉm cười và nói: « Chiến lợi phẩm — hợp pháp, tôi lấy nó, dù tôi là một tướng lãnh ». Ồng gắn cặp kính ngay nơi đường viền vàng trên chóp mũ của ông. Cặp kính này sau đó luôn luôn được xem như là phù hiệu đặc thù của « Con Cáo Sa Mạc ». Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2019, 10:04:23 pm CÁC CỬA NGÕ VÀO TOBRUK 1 Rommel đích thân dẫn đầu cuộc tấn công Tohruk trước bình minh. Đêm trước đó, Bộ tham mưu Quân đoàn Phi Châu của Đức di chuyền hết đến Mechili. Tôi né tránh gặp Thiếu tá Ehlert. Rommel cấp cho Tướng Streich, Tư lịnh Sư đoàn 5 Khinh binh, một trong những chiếc Mammoth và giữ hai chiếc cho chính ông và Bộ tham mưu. Tất cả đều được kẻ chữ Vạn. Phần chúng tôi tranh nhau một số xe còn khả dụng của địch quân. Tôi được phân phối một xe tham mưu mui trần, cùng loại với chiếc xe Rommel thường sử dụng trước đây. Đại úy Ađlinger, ngôi ở xe đầu đoàn di chuyển với Rommel, đã báo cho tôi biết : «Trung úy Schmidt, từ bây giờ trở về sau Xe của Trung úy sẽ luôn luôn chạy ngay phía sau xe của ông Tướng. Trung úy hoàn toàn đặt dưới quyền sử dụng của Tổng Tư Lịnh ». 2 Đây là những ngày có vẻ u ám. Vào ngày 27 tháng 3 năm 1941, Hoàng đế Peter nắm giữ quyền kiểm soát Nam Tư sau khi chiếm « Dinh Cách mạng » vào lúc hai giờ sáng. Vào ngày 28, các lực lượng đồng minh của chúng tôi bị Hải quân Hoàng gia Anh đánh bại tơi bời ở mặt trận Cape Matapan. Ngày kế, việc Lữ đoàn 1 Nam Phi lần lượt tiến đến Diredawa, đến Abyssinia, số phận của Addis Ababa hiền nhiên đã trở thành mong manh. Hai ngày sau, Asmara thất thủ, (được tiến chiếm bởi Sư đoàn 5 Ấn, Tư lịnh là Trung Tướng L.M. Heal1 vào ngày 1 tháng 4 năm 1941). Cuộc di chuyển của Rommel ở È1 Agleiba trở thành lưỡng lự vào ngày 30. Vào ngày 2 tháng 4, các lực lượng Đức đẩy quàn Anh ra khỏi Mersa Brega nằm trên miền duyên hải và cũng đánh bật họ ra khỏi Agedabia. Và ngày kế đó, quân Anh triệt thoái khỏi Benghazi, vì thành phố này khó giữ lâu dài. Cùng lúc, một cuộc đảo chánh thân Trục do Rashid Ali khởi xướng, thành công ở Iraq, và đó là một vấn đề khác được đặt ra với Đại Tướng Wavell. Ngoại trưởng Anh Eden và Tướng Sir John Dill, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Hoàng gia Anh cùng đến Athen để đáp lại lời yêu cầu viện trợ quân sự của Hy Lạp. Wavell phải lo liệu việc gởi các lực lượng của ông từ Trung Đông sang Hy Lạp, trong lúc người Đức đã tràn sang quốc gia này và đồng thời tiến vào Nam Tư vào ngày 6 tháng 1. Vào ngày 7 tháng 4 chúng tôi chiếm giữ Derna, nhưng Addis Ababa thất thủ và nơi thường được tôi nhớ tới, Massawa, đang bị vây hãm2 chỉ có Rommel của sa mạc là tiến lên hàng đầu. 3 Tròng lúc tạm dừng quân, Rommel nhận được báo cáo vô tuyến từ Behrendt : « Đến Derna ». Đại úy Behrendt, phụ tá Ic, được chỉ định chỉ huy một đơn vị hỗn họp trang bị một vài khẩu đại bác chống chiến xa, tạm thời đảm trách nhiệm vụ chiến đấu, được lịnh tiến vào Derna. Ông dẫn đầu các lực lượng Ý di chuyển men theo bờ biển và bắt giữ được một số tù binh. Trong vài ngày qua, không quân được tăng cường để yểm trợ cuộc vượt biển Địa Trung Hải của Sư đoàn 15 Thiết giáp. Tư lịnh Sư đoàn, Tướng Von Priltwitz, là một nhân vật mới lần đầu đặt chân lên Phi Châu. Sau một cuộc hội kiến ngắn ngủi với Rommel, ông dẫn đầu lực lượng của ông tiến đánh Tobruk. Ông lọt vào phòng tuyến địch quân và tử trận. Đỏ là tướng lãnh đầu tiên của Đức gục ngã trên trận địa ở Phi Châu. Đêm đến, Rommel và Bộ Tham Mưu vào nghỉ trong một tòa nhà quét vôi trắng, nguyên trước kia của một kỹ sư cầu cống, nằm về phía tây Tobruk. Bức tường vây của tòa nhà được một nghệ sĩ người Úc trang trí. Đoàn ngựa đua khắc trên các bức tường thật sống động. Các cột điện tín được dựng lên xuyên qua sa mạc giữa tòa nhà này và pháo đài ở Acroma. Ở đây, cạnh ngôi nhà, chúng tôi thiêu xác Von Prittwitz và những người Đức khác cùng gục ngã với ông. Bản doanh tham mưu được đặt ở một chỗ đất trũng phía tây nam của tòa nhà trắng. Ehlert nằm tại một trong các chiếc ACV (xe thiết giáp chỉ huy), một chiếc Mammoth, cũng là Phòng Hành Quàn. Chiếc Mammoth còn lại được dành riêng cho Rommel. Sáng hôm sau, Rommel đi Acroma. Ngoài xe ông chỉ có xe tôi và một chiếc thiết giáp hạng nhẹ đi theo. Chúng tôi cày trên con đường lầm bụi tiến về Acroma, con đưòng liên lạc duy nhứt và khó khăn thường được sử dụng xưa nay cho đến khi con đường kế cận phe Trục xây đắp sau này. Từ Acroma, Rommel lại hướng về phía đông nam, trực chỉ E1 Adem. Pháo kích từ Tobruk thình lình rớt nổ quanh chúng tôi. Một số lính đương hoảng hốt nhảy loạn xạ giữa ba chiếc xe. Chúng tôi tiếp tục chạy, các quả đạn rượt theo những khoảng cách khá xa. --------------------- 1. Lúc đó Ẩn Độ là thuộc địa Anh. Các đơn vị gồm toàn người Ấn hoặc hỗn hợp Anh Ấn, nhưng các chức vụ then chót đều do người Anh nắm giữ. 2. Bị hai Lữ đoàn 7 và 10 Ấn Độ và Lữ đoàn Đông phương của Pháp chiếm giữ ngày 7-4-1941. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2019, 10:05:31 pm Chạy khoảng nửa giờ, chúng tôi gặp các đại đội bộ binh Đức đang thiết dựng các cơ sở phòng thủ trên một vùng đất cao thuộc El Adem. Rommel dừng lại hỏi chuyện các sĩ quan, những người vừa đến đày một vài giờ, trong số có Trung úy Schmidt, người bạn đồng hành của tôi trong chuyến viễn du Marada - Jalo. Trong lúc ông Tướng nói chuyện, một loạt pháo kích của địch rơi giữa chúng tôi. Một Trung úy trẻ tuổi chết và Schmidt, bạn tôi, mất một cánh tay. Hai dậm xa về hướng đông, chúng tôi gặp Tướng Streich, với chiếc Mammoth, và Bộ Tham Mưu của ông đang nằm trong một « Wadi »1 rộng lớn. Pháo binh Tobruk hiện đã ngừng bắn, và Rommel nói với Streich với giọng đùa cợt: « Họ ngừng bắn, dĩ nhiên tốt hơn là nên tiết kiệm đạn. Chưa phải lúc họ sử dụng tất cả ». Nhưng, để đính chính lời nói của Rommel, chúng tôi nghe một loạt đạn rít trên không và rơi xuống nổ bùng gần đó và hiển nhiên là nhắm vào chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng nhận ngay ra là các quả đạn này không phải được bẳn từ Tobruk. Chúng đến từ phía nam. Chúng tôi nhìn xuyên qua khung kính xe, đến một dãy nhà thấp và hàng cột điện tuyến được dựng trên một dãy đất cao. « El Adem », Rommel nói và liếc nhanh xuống bản đồ của ông. Ông dùng ống dòm quan sát khu vực một lần nữa. Ỏng nhận ra một chiếc thiết giáp đơn độc, mà trong đó, chúng tôi kết luận, có sĩ quan tiền sát pháo binh địch. Trong khi chúng tôi còn đang sắp xếp phản ứng, khoảng mười lăm phút, chiếc xe bỏ chạy. Pháo binh của chúng tôi bắn đuổi theo. Trong khi đó hai ông Tướng vẫn tiếp tục thảo luận binh tình. Trước khi ra đi, Rommel lại nhắc Streich : « Chúng ta phải tấn công Tobruk với mọi thứ mà chúng ta có. Các thiết giáp của ông phải lập tức chiếm lấy các vị trí địch trước khi phi cơ của họ có thì giờ chôn chúng ». Rạng đông hôm sau, chúng tôi rời tòa nhà trắng và một lần nữa, trên con đường lầm bụi, hướng về Acroma. Các đoàn quàn di chuyển từ hướng ngược lại với mọi loại cơ giới đi đầu, khuây động từng lớp bụi mù dày đặc, khiến chúng tôi chỉ có thể nhận đường qua các cột điện tuyến trồng dọc theo lề. Chuyến đi này cũng chỉ có ba xe — của Rommel, của tôi và chiếc thiết giáp hạng nhẹ. Ở Acroma, Đại úy Wahl đón chờ, với bốn thiết giáp, như biết trước ông Tướng sẽ đến. Trong khi Rommel chăm chú quan sát các lô cốt ở phía tây Tobruk. Xuyên qua ống dòm, tôi nói chuyện gẫu với Wahl, một gã thích đùa bỡn, lôi cuốn và có tinh thần cao độ. Rommel lặng lẽ và say sưa quan sát. Thân thể vững chắc của ông thẳng đứng trên đôi chân đang ra, khuỷu tay cong lại giữ chặt cái ống dòm hiệu Zeiss trên đôi mắt, cằm hất về phía trước. « Cặp kính Mechili » vẫn nằm trên chóp mũ của ông. « Này Trung úy, chúng ta đi tới! » Rommel thình lình lên tiếng. « Hãy nói với ông sĩ quan đó mang các chiếc Panzer của ông theo». ông nhảy lên xe và tiến về phía trước. Tỏi chuyền lịnh của ông. Wahl ra thủ hiệu, nắm tay giơ lên và đầy về phía trước nhiều lần, rồi leo lên chiếc xe chỉ huy và hét to : « Tiến về Tobruk ! ». Chủng tôi chạy về hướng đông một vài dặm. Bây giờ và liên tiếp, các quả đạn đại pháo của địch bùng nổ quanh chúng tôi. Chúng tôi chạy ngang qua một pháo đội Ý, trú đóng giữa lòng một « Wadi », đang đáp lễ dữ dội các « đồng nghiệp » người Anh của họ ở Tobruk. Rommel dừng lại và nghiên cứu bản đồ. Tôi chạy vòng quanh và nhận thấy các thiết giáp của Wahl còn cách chúng tôi một khoảng xa. Rommel vẫy tay, tôi chạy đến bên xe ông. Ngón tay trỏ của ông chỉ thẳng vào một điểm trên bản đồ : Tôi nhận ra đó là cạnh sườn phía tây của phòng tuyến. « Pháo đội Ý này đúng là ở đây, nhưng tiểu đoàn Bersaglieri ở đâu ? Nó được chỉ định đóng trên khu đất cao ngay phía trước kia mà ». ---------------- 1. Như một lòng sông to lớn nằm giữa sa (nạc, nhưng không có nước. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2019, 10:05:51 pm Ồng liếc vào bản đồ một lần nữa và tỏ ra giận dữ thêm : « Bộ Tư Lịnh Ý hiền nhiên là đã cắt đặt sai chỗ. » Và sau đó : « Viên Tư Lịnh người Ý rõ ràng là không kiểm soát người của hắn ta ». Lúc đó các chiếc thiết giáp đã đến gần phía sau chúng tôi. Toàn thề « Wadi » đột nhiên như vỡ tung với đạn pháo kích của địch. Một loạt đạn hầu như nổ ngay trên đầu chứng tôi. « Trở lại và ra lịnh cho các chiếc Panzer hãy ở đây cho đến khi nhận chỉ thi mới », Rômmel nói lớn với tôi. « Còn tôi, tôi sẽ tiến đến các đụn cát phía trước ». Thật là không vui vẻ gì khi phải quay trở lại chỗ các chiếc thiết giáp đang dừng vì nơi đó pháo kích của địch đang chụp xuống như mưa. Tôi đã thở phào sau khi chuyển lịnh và quay xe đuổi theo Rommel. Tôi rời xe dưới chân một đụn cát và chạy thật nhanh hướng về phía ông ta, lúc đó đang nằm dài trên mặt đất với các quả đạn tung nổ chung quanh. Rommel chỉ một mình, ngay cả Aldinger hôm nay cũng không đi theo ông vì được cắt đặt một nhiệm vụ khác. Rommel đang chăm chú quan sát khu vực phía trước, miệng mím chặt, xương gò má nhô cao lộ hẳn dưới ánh nắng. Chiếc mũ của ông bật hẳn lại sau ót, « Tiền đồn Pilastrino ! » Ông lẩm bẩm. Tôi liếc nhanh vào bản đồ của ông đang trải bên cạnh trước khi nép mình vào một đổng đá và cũng quan sát khu vực phía trước. Trước mặt chúng tôi mặt đất chúi xuống dần và lên cao lại một cách bất thường. Ở ngay đỉnh của mặt đất dâng cao đó là một lô cốt hình tam giác xây bằng đá được bao quanh bời các vòng kẽm gai, chằng chịt. Nhìn xa hơn, phía sau lô cốt đá này, một lô cốt bằng đá khác cao hơn. Tôi phỏng đoản đó là Pilastrino, một tiền đồn quan sát của địch quân. Rommel lần đầu tiên đang xem xét các cơ cấu phòng thủ quanh Tobruk, nhưng không hề có ý lượng định khả năng của địch quân. Hiện tại, chúng tôi đã tìm thấy một vài cách thức chuyển quân dọc theo chu vi của tiền đồn này. Sự thúc đẩy của một người thợ săn trong Rommel đã khiến ông đưa ra quyết định thật nhanh chóng. Ông nói : « Trung úy, hãy ra lịnh cho các Panzer tiến vào lô cốt bỏ hoang trước mặt. Hai Panzer tiến vào từ một « Wadi » ở phía nam và hai tiến vào từ một « Wadi » ở phía bắc ». « Tuân lịnh, thưa Đại Tướng ». Tôi lập lại lịnh của ông. Trước đó tôi để ý thấy có mội « Wadi » sâu hơn nằm cách không xa «Wađi » ở phía nam, thật khó cho thiết giáp vượt qua. Tôi nói : « Các Panzer không thể nào vượt ngang cái Wadi sâu đó, thưa Đại Tướng ». Đôi mắt Rommel như bật sáng, và gương mặt ông có vẻ khó chịu « Thưa Trung úy, tôi không ngu xuẩn hơn ông ! ». Tôi chào ông ta và chạy nhanh để chuyển lịnh vừa ban ra. Và với một chút ít hổ thẹn, tôi không còn xem các quả đạn rớt nổ quanh tôi ngay lúc ấy vào đâu. Đến các chiếc thiết giáp, tôi giải thích lịnh của Rommel cho viên Đại úy và mô tả vắn tắt địa hình ở phía trước. Hắn chuyền lịnh đến các trưởng xa khác bằng vô tuyến điện. Sau đó hắn thoáng cười, vẫy tay chào tôi trước khi biến vào xe và tiến lên dẫn đầu các xe khác, hướng thẳng vào mục tiêu. Các thiết giáp tiến chưa mấy xa thì một đợt pháo kích ồ ạt chụp xuống quanh chúng. Một vài giây sau, nhiều pháo khẩu trong tiền đồn quan sát của quân Ý lên tiếng đáp lại, nhưng vẫn không làm giảm cường độ pháo kích của địch. Nhiều quả đạn rớt vào giữa pháo đội của người Ý khiến một khẩu súng và nhiều xạ thủ bi loại ra khỏi vòng chiến, cảnh địa ngục đó tiếp diễn cho đến khi trời sụp tối mới ngưng. Chúng tôi trở về bản doanh tiền phương gần ngôi nhà trắng. Các chiếc thiết giáp của chúng tồi không có chiếc nào trở lại. Vài tuần lễ sau đó, một đơn vị công binh chiến đấu trên đường tấn công vào Ras Medawwa, đã bắt gặp cái xác tả tơi của viên Đại úy kỵ binh vắt ngang hàng rào kẽm gai ở mặt trước của lô cốt bỏ hoang. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2019, 10:07:09 pm MỘT TƯỚNG LÃNH TRÊN LƯNG LẠC ĐÀ 1 Ngày hôm đó, lần đầu tiên Quân đoàn Phi Châu nắm được trong tay các bản đồ cơ cấu phòng thủ Tobruk. Các bản đồ này được in bời đồng minh người Ý của chúng tôi. Chúng tôi đã hy vọng se được cung cấp không giới hạn. Nhưng không, chúng tôi nhận được vỏn vẹn chì có hai tấm. Một cho Rommel và một cho Tướng Streich. Rommel có vẻ xúc động khi nhìn qua các vị trí vòng đai được sắp xếp khéo léo và các cơ cấu phòng thủ tổng quát vững chãi một cách không ngờ của địch quân ở Tobruk. Thật ra, phải nói đây là các sơ đồ thật chi tiết do không ảnh của các phi cơ thám thính cung cấp. Nó không hề gây một hồ nghi nào cho cả một Streich mà trước đây không mấy nhiệt tâm với các lý luận được đưa ra về sự hóc búa của Tobruk. 2 Vào những ngày tháng tư tiếp theo đó, tiếng thét của Rommel là « Mọi người tiến đến Tobruk ». Thành phần sau cùng của Sư đoàn 5 Khinh binh đã được đưa sang. Sư đoàn 15 Thiết giáp đang gấp rút vượt Địa Trung Hải. Các đơn vị yểm trợ bộ binh đã được không vận đến Derna. Các lực lượng Ý cũng hiện diện tại các địa điểm. Càng ngày vòng vây Tobruk càng được xiết chặt. Từ sáng sớm cho đến tối mịt, Rommel hiện diện ngay tuyến đầu với quân sĩ. Pháo binh Anh Cát Lợi và Úc Đại Lợi hình như luôn luôn theo dõi ông ta hơn bất kỳ ai khác. Trong vòng một vài ngày không có một chiến binh nào thuộc Afrika Korps rành rẽ các con đường mòn trong sa mạc và đo lường được tầm bắn của các khẩu trọng pháo ở Tobruk bằng Rommel — ngay cả chúng tôi, những người trong bộ tham mưu, sát cánh với ông. Một sĩ quan mới gia nhập Bộ tham mưu, Trung úy Berndt, người của Goebbels, tôi đã từng gặp ở Marble Arch. Trung tá Graf Schwerin được gọi về từ chuyến đi Mursuk — nhiệm vụ đáng lẽ tôi phải đi, nhưng vì bị thương nên lỡ dịp — và được cắt đặt chỉ huy một vị trí duyên hải, hướng tiến vào Tobruk ở mặt đông. Một cuộc tấn công của Công binh chiến đấu đã được tung ra trong khu vực này. Trong những ngày này, Rommel sử dụng chiếc Mammoth thị sát các phòng tuyến. Chiếc xe này được chế tạo đặc biệt đủ sức chống mìn, không kích và pháo kích. Chúng tôi đã từng chứng kiến tận mắt sức chịu đựng của nó. Nhưng Rommel, ác hại thay lại thường ngồi tênh hênh trên nóc xe, thòng hai chân xuống cái nắp được mở hẳn. Aldinger, từng tham dự cuộc Đệ Nhứt Thế Chiến với Rommel, hầu như lúc nào cũng theo sát bên ông. Rommel gây phấn khởi cho quân nhân các cấp, bằng lòng nhiệt thành và nghị lực của ông, ở bất cứ nơi nào ông xuất hiện. Ông không chấp nhận bất kỳ ai không có nhiệt tâm và hoạt động như ông. Và ông không ngần ngại chứng tỏ sự tàn nhẫn của ông đối với những thuộc cấp tỏ ra ngu dốt, thiếu sáng kiến. Các hình phạt, dĩ nhiên, nhưng nhục nhã hơn cả là cấp tốc được gởi trả về Đức. Rommel thường áp dụng hình phạt sau này. Cuộc thị sát quanh các tuyến đầu của chúng tôi mỗi ngày bắt đầu từ sáng sớm và luôn luôn kéo dài cho đến khi tối hẳn. Rommel thường dành tay lái với viên tài xế mệt mỏi của ông. Nhận hướng trong đêm của ông có thể nói là phi thường. Ông chỉ cần nhìn các ngôi sao. Thỉnh thoảng, khi chúng tôi vừa về đến bản doanh tiễn phương, Ehlert lập tức ném tôi trở lại lối cũ với các lịnh viết tay gởi cho các vị tư lịnh sư đoàn, kèm theo lý luận thật êm xuôi rằng dù sao tôi cũng quen thuộc đường đi nước bước hơn người khác. Mỗi đêm, Rommel đều thảo luận với Von dem Borne và Ehlert. Người dơi của ông, Gunther, dâng lên ông một bữa ăn đạm bạc và sau đó, hầu như không sai chạy, Rommel ngồi vào bàn viết bức thư hàng ngày cho bà vợ và đứa con trai của ông, Manfred. Rommel trong những ngày này luôn luôn hiện diện ở bất kỳ cuộc tấn công nào của phía chúng tôi nhắm vào các cứ điểm địch trong phạm vi Tobruk — ông không đi chung với bộ tham mưu của đơn vị tấn công, nhưng với các binh sĩ ở đầu tuyến. Thường khi, gây bối rối cho bộ tham mưu chiến thuật. Rommel đưa ra các lệnh lạc ngay tại mặt trận, thay đổi lập tức các kế hoạch đã được đưa ra để ứng biến với tình thế ngay nơi ông hiện diện. Các vị tư lịnh dưới quyền ông nhận thấy sự thay đổi này gay go thật sự đối với họ, và sự bất mãn không thể tránh khỏi. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2019, 10:07:56 pm 3 Trung Tá Graf Schwerin mở một cuộc tấn công các cứ điểm phía tây của Tobruk với lực lượng cơ hữu nhưng thất bại, vì gặp phải sức đối kháng mạnh mẽ và hữu hiệu của địch quân. Rommel, lạ lùng thay, lúc đó hình như không còn chú tâm đến khu vực phía tây nữa. Mục đích khăng khăng của ông ở hiện tại, là tiến chiếm các pháo đài nằm trong khu vực El Adem — Acroma. Riêng tôi, tôi cho rằng lợi điểm chiến thuật phải là khu vực nằm giữa con đường duyên hải phía tây Tobruk và con đường phía nam dẫn đến El Adem. Tôi lấy làm tiếc rằng các lợi điểm này đã bị bỏ qua, hoặc được xem là hàng thứ yếu trong các kế hoạch của chúng tôi vào lúc ấy. Nhưng tôi đã học được tánh dè dặt từ khi được ông Tướng « chỉnh» ở Pilastrino, khi tôi đưa ra lời cố vấn bất khả dụng. Đành giữ sự cố vấn của tôi cho chính tôi vậy. TướngStreich bây giờ chỉ định Trung đoàn 5 Thiết giáp dưới quyền Đại tá Olbricht, đảm trách mặt nam Tobruk. Chiếc thiết giáp cuối cùng được đưa sang trước khi Rommel tuyên bố rằng ông muốn một cuộc tấn công vào Tobruk từ phía nam. Quyết định này hình như Rommel không thể làm khác hơn ngay khi mà Tobruk hầu như ngăn chặn hẳn con đường giao tiếp của ông đến biên thùy Ai Cập từ mặt đó. « Chúng ta đang chờ đợi mười hai khẩu đại bác cơ động, thưa Đại Tướng ». Thiếu tá Hauser, Ia của Sư đoàn 5 Khinh binh trình bày với Rommel. « Tôi muốn yêu cầu chờ đợi các khẩu súng ấy đến trước khi cuộc tấn công được phát động ». Rommel hình như tín nhiệm Thiếu tá Hauser hơn là ông xếp của ông ta, Tướng Streich. « Hoàn toàn đúng, Hauser », Rommel gật đầu, « chúng ta phải chờ ». Kế hoạch thành hình với một cuộc tấn công phối hợp thiết giáp và bộ binh bao gồm đơn vị chuyên sử dụng lựu đạn và công binh chiến đấu, những người sẵn sàng chứng tỏ khả năng chiến đấu cao độ của họ. Mũi dùi được tạo ra dưới hỏa lực bao che của các đơn vị thuộc các tiểu đoàn đại liên. Các thiết giáp không tiến sâu vào trọng địa như thành phần xung kích, nhưng sẽ tiến theo hình cánh quạt từ hai bên và lợi dụng triệt đế ưu thế, đánh tập hậu các vị trí nằm ở tuyến phòng thủ đầu tiên của địch quân. Mặc dù kế hoạch đầy tin tưởng, nhưng cuộc tấn công đã thất bại. Các Panzer không thể nghiền nát các vị trí phòng thủ đầu tiên và đơn vi công binh chiến đấu đều lọt xuống các hố sâu. Quân Anh Úc đã chống trả mạnh mẽ và hữu hiệu. Họ chạy xuyên qua hỏa lực, chịu đựng một số thiệt hại, đẩy lui các thiết giáp trở lại và đẩy lui xa hơn nữa bởi lực lượng « công binh bão táp » của họ. Các thiết giáp phản công của địch quân từ Tobruk đến kịp lúc càn quét và bắt giữ một số công binh chiến đấu và binh sĩ chiến đấu và binh sĩ của chúng tôi trước khi những người này kịp củng сố các vị trí mà họ đã chiếm được. Thất bại này đã khiến Rommel phẫn nộ. Ông đổ lỗi cho Tướng Streich : «Bọn thiết giáp của ông đã không tận dụng ưu thế của chúng, đã bỏ mặc bộ binh để tháo chạy ». Tướng streich bênh vực hành vi của đơn vị thiết giáp của ông. « Thưa Đại Tướng, các Panzer sẽ tiến vào các mục tiêu của chúng, dù cho hỏa lực chống chiến xa mạnh mẽ như thế nào, nếu toàn thể khu vực không được bảo vệ bởi các hầm sâu và được che dấu hoàn hảo ». Chắc chắn các cơ cấu phòng thủ của địch quân mạnh mẽ hơn chúng tôi đã tưởng, Sau này, chúng tôi được biết gần sát với pháo đài có một hàng rào chống chiến xa thật hữu hiệu, do chính người Ý thiết lập, nhưng đã bỏ ngay khi Wavell chiếm giữ Tobruk bốn tháng trước đây. Nhưng Rommel không muốn nghe bất kỳ sự giải thích nào. Ông xem tướng Streich và Đại tá Olbricht đã « thiếu sự cương quyết » ông công khai để cho cơn giận dữ bùng nỗ và dùng nhiều tiếng không mấy đẹp, quá đáng giữa một tướng lãnh với một tướng lãnh. Một khoảng thời gian sau đó, trước một cuộc tấn công khác bằng thiết giáp, Rommel đến thăm viếng Tổng hành dinh của Sư đoàn 5 Khinh binh. Aldinger và tôi tháp tùng theo ông. Cuối buổi họp, Rommel nói với Streich qua một câu nhấn mạnh, đầy ý nghĩa : « Tôi hy vọng cuộc tấn công này các thuộc cấp của ông sẽ chứng tỏ sự hết lòng của họ. Đặt dưới quyền sử dụng của ông, tôi sẽ biệt phải phụ tá của tôi, Trung úy Schmidt ». Tôi hiểu ngay sự việc này có ý nghĩa rằng tôi được sử dụng như một cây gậy chỉ huy của Rommel, hoặc nói khác hơn cây gậy của một ông tướng này đánh vào một ông tướng khác. Với những báo cáo của tôi (nếu may mà tôi còn sống sót) về tình trạng xấu hơn hoặc tốt hơn của trận đánh sắp tới sẽ quyết định số phận của Streich. Tôi thích lòng khoan dung và tính dễ thân cận của Streich, tôi đã nhìn ông như là một người can đảm phi thường và Hauser cũng vậy, và tôi cảm thấy buồn phiền về sự đối đãi mà họ được dành cho. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2019, 11:03:10 pm Trong phòng ăn của bản doanh Sư đoàn 5 tôi hầu như được sống trong không khí gia đình. Trên một phía hông bên trong chiếc Mammoth của Streich tôi nhìn thấy treo hình huy chương Thập tự sắt được vẽ trên carton. Nhưng thay vì giữa loại huy chương này có chữ Vạn như thường lệ, lại là một con ruồi to lớn đang xòe cánh. Hauser giải thích với tôi rằng loại « huy chương này của riêng Sư đoàn 5 » được long trọng trao tặng mỗi đêm cho các quân nhân nào trong đơn vị « hạ » ruồi nhiều nhứt. Ruồi ở sa mạc đầy rẫy, và là con vật gây bệnh truyền nhiễm kinh khiếp, nên tôi có thể hiểu nỗi bận tâm của họ qua thú tiêu khiển vui nhộn này, nhưng tôi cũng bắt đầu tán thành sự lưu tâm một cách thông minh của Rommel đối với các thuộc cấp, để họ hết lòng, dũng mãnh chẳng nề gian khổ khi đấu mặt với kẻ thù. Ông không có thì giờ để chú ý đến những cái nhỏ nhặt như thế này. Sáng hôm sau, trước bình minh, tôi theo sát Tướng Streich. Cuộc tấn công Panzer sẽ khởi sự ngay khi ánh nắng đầu tiên lóe lên. Đích thân Streich dẫn dẫu cuộc tấn công với một trong những chiếc thiết giáp tham dự, và tôi đi chung xe với ông. Ỏng giao cho tôi phần duy trì sự liên lạc với đoàn thiết giáp di chuyền phía sau. Để tiết kiệm thì giờ, Streich chọn con đường Al Adem — Tobruk ở phía bắc, khoảng cách cùng bằng với lộ trình phía tây như đã dự liệu, để đi trước và sau đó sẽ gặp lại đoàn thiết giáp của ông. Ông ít nói và có vẻ lo lắng — có thể, tôi nghĩ, do sự khiển trách của Rommel gây ra. Chúng tôi tiếp tục chạy một khoảng khá xa trong im lặng. Và sau đó cảm thấy không thể giữ im lặng được nữa, tôi lên tiếng : « Thưa đại Tướng, tôi nghĩ là chúng ta nên quay lại ». « Con đường này có xa hơn con đường đã được chỉ định đâu, Trung úy ! » Ông đáp một cách hờ hững. Đôi mắt ông dịu xuống, liếc nhìn vào bản đồ và nói thêm : « Có thể chúng ta đã chọn một con đường hẹp hơn chút ít ». Nhưng, qua cách nói của ông, chứng tỏ ông không tán thành sự sắp xếp của Rommel. Trước khi chúng tôi ý thức được hậu quả của sự sai lệch này chúng tôi bị rày rà ngay lập tức. Tiếng đạn đại bác nổ, tiếng hỏa tiễn chống chiến xa bay vút đến và hỏa lực dữ dội của nhiều khẩu đại liên. Chúng tôi đã xuất hiện trước mũi địch quân. Nhanh như tên bắn, chúng tôi nhảy ra ngoài và chúi vào phía sau chiếc thiết giáp. Và để tránh đạn đại liên càn quét dưới lườn xe, giữa hai sợi giây xích, chúng tôi phải bám vào thành xe để rút chân lên khỏi mặt đất nhưng bất ngờ ngay lúc ấy, người tài xế vẫn còn ở trên xe và để trốn chạy, hắn đã xoay chiếc xe và vô tình đưa lưng của chúng tôi cho địch quân. Trong tình cảnh đó chúng tôi chỉ còn một cách để chọn : nương theo đà xoay của chiếc xe quăng mình vào một trong những cái hố do đại pháo của địch tạo nên. Người tài xế cũng bay khỏi chiếc xe lúc ấy đã bất động, như một cánh lá nằm chúi bên cạnh đường. Lúc đó trời vẫn còn tối, nhưng ánh sáng đầu ngày sẽ đến không bao lâu. Chúng tôi không dám chần chờ và sau khi nhắm hướng, chúng tôi quyết định đi về phía tây nam. Vừa rời khỏi các hố đạn không xa, một loạt pháo kích mới lại nổ quanh chúng tôi và tiếng thẻt của tên tài xế. Tướng Streich hỏi : « Gì vậy ? Anh bị thương hả ? » Mặc dù ở vào một tình thế không mấy gì thuận lợi, ông Tướng đã cười to khi nghe tiếng đáp : « Chưa, thưa Đại Tướng ! » Vừa bò vừa chạy, chúng tôi nhắm lối xuyên qua sa mạc đến địa điểm các chiếc thiết giáp đang nằm đợi. Lúc đó đã sáng trắng — cuộc tấn công lỡ rồi. Bây giờ các chiếc thiết giáp lại trở thành mục tiêu của pháo binh dịch. Thương vong trầm trọng. Đại tá Olbricht xin lịnh triệt thoái để chỉnh đốn hàng ngũ, Tướng Streich đành chấp thuận. Chúng tôi lên xe và tất cả trở về bản doanh Sư đoàn. Một vài giờ sau tôi trình diện tướng Rommel, cảm thấy lo ngại phản ứng của ông. Tôi đã kinh ngạc và nhẹ nhõm khi ông tỏ vẻ không lưu ý mấy về sự thất bại vừa qua. Ông ra lịnh cho tôi : « Schmidt, hãy trở lại gặp Olbricht và chỉ thị cho ông ta mang các chiếc Panzer của ông ta đến điểm 1121». Tôi trở lại với một tâm hồn thơ thới, cảm thấy tôi đã mang những tin tức tốt đẹp hơn những gì mà họ chờ đợi. Tôi nhìn các chiếc thiết giáp nằm bất động, nấp đậy kín mít, nổi bật lên chân trời. Đạn pháo kích từ Tobruk vẫn đuổi theo khuấy rầy sự yên tĩnh hàng ngày của chúng. Tôi hỏi tên lái xe : « Nơi nào trên mặt đát này có các quả đạn của bọn Anh không thể vói tới ? » Hắn ta không trả lời — tôi củng chắc không ai trả lời được — Nhưng, cái lối chạy điên cuồng, như chúng tôi ở hiện tại, đã làm giảm hiệu lực của các bàn tay sắt của địch đang chụp xuống. Tôi đến chiếc thiết giáp không đậy nắp đậu ở hàng đầu. Olbricht từ bên trong nhìn qua kính xe. Tôi chuyền lịnh của Rommel cho ông ta. « Nhờ trời » ôrig ta nói, một giọng nói nhẹ nhõm. «Cuối cùng, chỉ là một lệnh lạc dễ chịu ». Một hay hai tuần sau, cả hai Tướng Streich và Đại tá Olbricht, khăn gói trở về xứ. « Trên lưng lạc đà », câu chúng tôi thường dùng để chỉ những quân nhân làm vào tình cảnh này. Từ đó tôi không gặp lại họ. Nhưng sau này tôi có nghe tin một trong những sĩ quan dính líu vào âm mưu chống Hitler ngày 20 tháng 7 tên Olbricht, một tướng lãnh. Có phải chính ông ta không ? --------------- 1. Con đường phía Tây El Adem, thuộc Tây nam Tobruk. Chi chú của H.W.S). Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2019, 11:05:51 pm 7. TRẬN TẮN CÓNG PILASTRINO 1 Một đêm vào khoảng trung tuần tháng tư, Đội Panzer Thám báo được Rommel cưng chìu nhứt đến Bản doanh tiền phương, lúc ấy vẫn còn đóng ở khu vực phía tây ngôi nhà trắng. Chỉ huy trưởng, Trung tá Von Wegmar, trình viện Rommel. Cận vệ của Rommel, Gunther, đến gọi tôi ngay khi tôi đang chia phần kẹo trái cây mà Berndtđược đặc ân mua ở phòng ăn sĩ quan. Bấy giờ ngoại trừ Rommel và tôi, nhờ lúc theo sát cánh ông, biết được các con đường mòn quanh Tobruk nằm ở phía đông thuộc khu vực pháo đài của Trung tá Graf Schwerin. Đó là lý do tôi được cho gọi đến. Rommel giới thiệu tôi giới Von Wegmar và nói : « Anh tháp tùng theo Đội Thám báo để chỉ cho họ lộ trình ngắn nhứt đi vòng Tobruk đế đến Via Balbia ». Con đường ngắn nhứt này người Ý gọi là đường duyên hải. Tôi nhìn sao Bắc đẩu để định hướng và đưa Đội Thám báo đến con đường duyên hải vào lúc nửa đèm. Từ giả Von Wegmar, tôi về Bản doanh thì trời đã sáng trắng. Tôi được Berndt báo tin vui : « Von Wegmar đã vào Bardia ». Ngôi làng nằm cạnh bờ biển ngay biên giới Ai Cập - Libya mà phe Trục mất quyền kiểm soát từ khi viên tướng Ý Berganzoli, nhân vật được quân Úc gọi là. « Ông râu quặp », bị Wavell đuổi chạy tơi bời khỏi một cứ điểm phía tây của ngôi làng này. Một vài ngày sau, Đội Thám báo được tăng cường một vài chiếc thiết giáp, tiến chiếm pháo đài biên giới Capuzzo và cũng tiến vào Sollum. Vào ngày 27 tháng 4, chúng tôi nắm quyền kiểm soát con đường núi Halfaya và từ cao địa này, chúng tôi dòm ngỏ mọi động tĩnh dọc theo duyên hải Ai Cập. Von Wegmar được đề nghị ban thưởng huy chương Thập tự sắt. 2 « Bất luận cách nào, nằm được con bài Pilastrino trong tay vẫn có nghĩa là nắm một tư thế có tính cách giải quyết các ván bài khác. Đó là điểm then chốt của cơ cấu phòng thủ Tobruk ». Rommel đã nói như thế trong suốt một cuộc họp tham mưu. Một lần nữa, Rommel lại nhìn đến Acroma và từ đây đến phía đông, của Pilastrino, có một cao điểm nằm trong khu vực tây nam của pháo đài này. Bây giờ Rommel đưa ra một kế hoạch tấn công trước, ông chỉ thị cho Tiểu đoàn Bersagleri của Ý tiến chiếm, có tính cách ưu tiên nằm trong lịnh hành quản, cao điểm đối diện Pilastrino và, để từ đây, ông sẽ tung ra một cuộc tấn công bằng bộ binh. Rommel đã đích thân điều nghiên cao địa này và hầu như ông đã « dọn cỗ » sẵn cho đơn vị Ý. Bỏ chiếc Mammoth lại Bản doanh tiền phương, chúng tôi — ông Tướng, Aldinger, Bernđt và tôi — sử dụng hai chiếc xe mui trần và một thiết vận xa như thường khi. Một báo cáo cho biết có một lực lượng mạnh mẽ của người Úc hoạt động suốt đêm trong khu vực đối diện với đơn vị người Ý. Rommel muốn nắm chắc trong tay tình hình hiện thời nên ông đích thân đi quan sát tận nơi. Khi chúng tôi ra đi, chúng tôi nghĩ là tình hình chắc không có gì thay đổi và đã kết luận rằng báo cáo về hoạt động của địch quân, như thường có trước đây, chẳng qua được thêu dệt bởi đồng minh người Ý của chúng tôi. Ngay cả pháo binh của địch ở Tobruk lúc ấy cũng im tiếng. Nhưng chúng tôi sớm làm vào tình cảnh -điên đầu : chúng tôi không tìm ra tên quân Ý nào trong khu vực đảm trách của họ, ngoại trừ một vài đồn pháo binh nằm rải rác cách xa phòng tuyến, nhưng hoàn loàn không được bộ binh bảo vệ. Trên một dãy đụn cát, chúng tôi chú ý đến hàng mấy trăm nón sắt nằm rải xác, mỗi cái đều được trang trí hình những chiếc lòng gà màu sắc sặc sỡ1 — những nón sắt của tướng Bersaglieri. Ngoài ra không có gì khác. Qua các chiếc nón sắt ấy, chúng tôi hiểu báo cáo về hoạt động của lực lượng Úc là có thật, nhưng « những chiến lợi phẩm bỏ lại vội vã » này không đáng giá đối với họ. Rommel vội vã ra lịnh xé một đơn vị thuộc lực lượng Đức ở Acroma để trảm vào chỗ trống. Sau đó ông đưa ra một huấn lịnh, sau nhiều cuộc thảo luận và cãi vã với các giới chức cao cấp người Ý, rằng nhằm để cho cuộc chiến đấu được hữu hiệu ông sẽ, trong tương lai, xử bắn lập tức sĩ quan nào tỏ ra khiếp nhược khi đối diện với địch quân. Hôm đó, trở về Bản doanh, Rommel đến gặp ngay viên sĩ quan liên lạc Ý, tướng Cabvi, con rễ của Hoàng đế Victor Emmanuel, một người cao và gầy, có khuôn mặt dài đầy gốc cạnh và cải lỗ mũi nhọn khác thường của giống người Tusca. Cabvi nói tiếng Đức lưu loát và với thân phận ấy, ông được Rommel nhìn với biệt nhãn. Nhưng sau cuộc gặp gỡ không khí giữa hai tướng lãnh trở nên lạnh nhạt. Thật ra binh sĩ Ý, từng cá nhân một, có nhiệt tâm hợp tác và giúp đỡ, thỉnh thoảng còn hơn binh sĩ Đức, nếu họ được trang bị đầy đủ và được sự lãnh đạo hữu hiệu. Nhưng hai lãnh vực này hình như rất hiếm thấy đối với các lực lượng người Ý lúc ấy. -------------------- 1. Có tính cách ngụy trang vừa là biểu hiệu riêng của đơn vị. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2019, 11:07:04 pm 3 Ngày 30 tháng 4 là ngày được chọn phát khởi cuộc tấn công Tobruk xuyên qua Pilastrino. Đặc biệt, Rommel đích thân chọn lựa lực lượng tham dự cuộc tấn công, Đây là một 1 lực lượng chiến đấu hỗn hợp, khoảng một trung đoàn, gồm binh sĩ ưu tú của nhiều đơn vị, đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Schrapler. Trong chiếc Mammoth, chúng tôi tiến tới. Rommel, Aldinger và tôi công khai quan sát cuộc tấn công từ một cao điểm. Đầu tiên, phi cơ của chúng tôi xuất trận, oanh tạc ồ ạt trên nhiều cứ điểm của địch quân và kể đó pháo binh yểm trợ cuộc tiến quân bằng cách lập một hàng rào lửa tiệm tiến. Tình trạng lộn xộn xảy ra trong đợt xung phong đầu tiên của đơn vị Schrapler. Các khẩu đại bác, khai hỏa từ Tobruk, đã đẩy bật họ ra. Quân Úc từ các vị trí thuận lợi cũng hoạt động một cách hữu hiệu trong việc ngăn chặn bước tiến của các đối thủ. Tình trạng này đã xảy ra ngay trước khi binh sĩ của chúng tôi chạm tới hàng rào kẽm gai và bãi mìn vào xế trưa hôm đó. Rommel, sau khi quan sát qua ống dòm, vẫy tôi lại : « Schmidt, anh tìm cách gặp Schrapler. Ồng ta phải củng cố và giữ vững các vị trí hiện thời của ông ta. Cuộc tấn công sẽ được tăng viện và tiếp tục đêm nay ». Đó là một sử mạng may rủi khi phải xúc tiến đơn độc và có tính cách thí thân để di chuyển trên một khoảng trống mà với cả một lực lượng hầu như gần suốt ngày mới đi xuyên qua được. Nhưng tôi cũng thi hành với một tốc độ di chuyến được tận dụng, vì tôi có cảm giác cứ mỗi lần tôi chậm lại là cặp ống dòm của Rornmel chĩa vào bàn tọa của tôi. Tôi chuyên lịnh cho Schrapler ngay trước khi trời tối. Suốt đêm, các đơn vị công binh chiến đấu, trang bị súng phun lửa, được gởi thêm vào cuộc tấn công. Sau một màn cận chiến đẫm máu, một số lố cốt kiên cố của địch bị tràn ngập. « Chúng tôi đã thành công trong việc trừ khử một phần cơ cấu phòng thủ của địch », câu này nằm trong báo cáo trịnh trọng của Rommel cho O.K.H. Bình minh đã mang đến cho chúng tôi một đồng minh mới, nhưng là một đồng minh nên đề phòng — một trận bão cát dấy lên khá mạnh mẽ. Bụi mù vừa giúp đỡ vừa ngăn chặn chúng tôi. Đơn vị chiến đấu dẫn đầu cuộc tấn công lập tức chọc thủng tuyến đầu của Ras Medawawa. Thật ra họ đã hành động như những tên mù. Các lô cốt của người Úc thường không nhìn thấy, tất cả đều được xây ngầm dưới mặt đất. Thường khi binh sĩ của chúng tôi đánh chiếm lô cốt này nhưng không phát hiện ngay lô cốt nắm kế bên và bất ngờ, họ bị bắn vào lưng. « Đừng bắn, chúng tôi là Đức ! », họ sẽ la lên như thế vì ngỡ đồng đội đã bắn nhầm. Quá trễ để họ kịp nhận ra những tay súng phía sau họ không phải là bạn và, dĩ nhiên, địch quân rất hài lòng khi nghe họ thú nhận họ là người Đức. Các công binh chiến đấu bây giờ đã dọn sạch một lỗ hổng trên bãi mìn và, dưới sự che chở của bụi cát, viện quân được đồ vào, cùng với súng chống chiến xa, quân dụng và các đồ tiếp tế khác. « Các trọng điểm kiên cố chiếm được phải được giữ bằng mọi giá», Rommel ra lịnh. Chính ông là một trong những người đầu tiên đặt chân vào các vị trí chiếm được ngay buổi sớm đó. Ông Tướng bò chầm chậm như bất kỳ anh lính bộ binh nào lúc lâm trận và kế đó là tôi. Ông muốn tiến đến một lô cốt ở trước mặt. Chúng tôi di chuyển không xa thì bắt gặp một linh công binh chiến đấu núp phía sau một đống đá. « Hai anh muon tìm vào địa ngục nào ? ». Tên Thượng sĩ chỉ huy hỏi. Tôi đáp vả chỉ địa điểm muốn đến. « Đừng có ngu ngốc ! » Hắn mắng chúng tôi. « Bọn Úc đã chiếm lại lô cốt đó rồi ». Vẫn nằm sấp, tôi chỉ vào cầu vai của tôi và cái mũ của Rommel. Thượng sĩ nhận ra cặp kính đóng đầy bụi nằm trên mũ của Rommel và giọng nói của anh ta sau đó lắp bắp không nghe gì được hết. Một loạt đại liên quét ra từ lô cốt phía trước khiến chúng tôi hiểu là tình thế không ổn. Chúng tôi cẩn thận bò trở lại. 4 Quân Úc tung ra một cuộc phản công và bắt lại một số trọng điểm của họ. Qua các làn sóng điện, Bộ Tư Linh Tối Cao Trung Đông của Anh tuyên bố, vào ngày 1 tháng 5, địch quân đã mở một cuộc tấn công vào Tobruk và tiếp tục đến ngày kế, chọc thủng ngoại vi phòng thủ. Đây là một tin tức chính xác. Từ ngày đó các vị trí do chúng tôi chiếm giữ» còn lại sau cuộc phản công, trở thành các vị trí đầu tuyến của Đức ở Tobruk. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2019, 11:10:46 pm 8. CHUYẾN THỊ SÁT SOLLUM 1 Trong những ngày tiếp theo đó, thành phần bộ binh lưu động còn lại của Sư đoàn ló Panzer tân lập được Junker 521 không vận đổ xuống Derna và xe chuyển vận chừ đợi ở phi trường để mang họ đi. Và trước khi họ hiểu biết rõ nơi họ đặt chân xuống, chính họ nhìn thấy đã ở ngay tiền tuyến, bên ngoài Tobruk. Nơi đó, họ nhận ra chỉ toàn bóng rợp của cây gồi — loại cây được dùng làm huy hiệu của Quân Đoàn Phi Châu — và cùng là huy hiệu mà họ phải mang ở hiện tại. Và những thứ khác được nhìn thấy khiến Phi Châu đối với họ, không thể nào ưa nổi. Ruồi, ruồi trùng điệp, mọi cử động đều giới hạn, lương khô và lương khô, và nước nôi khan hiếm. Thêm vào đó, tai hại hơn, các pháo khẩu của địch không một lúc nào ngưng nghỉ phá rầy họ. Roramel phải nhìn nhận quân Úc, những kẻ đang đối đầu với chúng tôi, là « những quân thiện chiến nhứt », với năng lực « máu lạnh » của họ, đã mở những trận đột kích dữ dội đêm này qua đêm khác. Tôi nhớ lại canh tượng khi một khẩu đại liên đang khai hỏa nhắm vảo một chiến hào do quân Úc trấn giữ ngay hướng tiến của lực lượng chúng tôi. Quân Đức đã sửng sờ khi nhìn thấy một người lính Úc đứng sổng lưng giơ nón vẫy chúng tôi. Rommel đi đến kết luận rang Tobruk là một hạt dẻ khó nhai. Nhưng chỉ với một hạt dẻ như thế mà không nuốt trôi được thì ông có thể làm những gì khác ? Ông tăng cường lực lượng và củng cố các vi trí chiếm được và dĩ nhiên lực lượng Đức không thể đáp ứng đầy đủ, ông bắt buộc phải sử dụng đến một số lớn đơn vị Ý. Ông quyết định đích thân quan sát Sollum, một tuyến đầu khác, và xem qua phong cảnh « vùng đất hứa » nằm phía bên kia biên giới, cách một hàng rào dây kẽm gai. Cùng lúc ấy, huy chương Thập tự sắt đã đến cho Von Wegnar, vị anh hùng của Bardia và Sollurn, và Rommel tuyên bố rằng chính ông cũng sẽ nhận được một chiếc, việc này đã chứng minh lý do chuyến đi về phía đông của chúng tôi. Chúng tôi rời tòa nhà trắng với một nhóm tùy tùng được chọn lọc vào ngày 19 tháng 4, dẫn đầu là xe của tôi, kế đó là chiếc Mammoth của Rommel và cuối cùng là xe truyền tin đề duy trì liên lạc với Tổng Hành Dinh. Đơn vị tuyền truyền cũng có mặt và thông tín viên chiến trường Von Esebeck, ông bạn cũ của tôi và một đồng nghiệp của anh ta tên Ertl2, anh chàng có dáng vẻ đặc trưng của một tay leo núi có mang theo một máy quay phim. Chính Ertl là người có công đã « đánh bóng » tên tuổi Rommel nhiều nhứt qua chuyến đi này. Chủng tôi chạy quanh một Tobruk được bao phủ trong mâv bụi. Mắt chúng tôi bỏng cháy, miệng mồm chúng tôi đầy cát, và mặt mày, tóc tai, quần áo, tất cả không ra hình thù nào nữa. Khi chúng tôi vượt ngang qua con đường từ Tobruk đến E1 Adem, một trong những chiếc xe của chúng tôi đã bừa lên một khoảng đất đầy loại mìn nhỏ do phi cơ địch rải xuống — đó là loại mìn chống cá nhân, không lấy gì làm nguy hiếm đối với sự di chuyền bẵng cơ giới. Chủng tôi đến Via Balbia, ngoài một vài loạt pháo kích từ Tobruk, chúng tôi không gặp mệt phiền phức nào. Từ đây, chúng tôi men theo đường bờ biển tiến thật nhanh và đến Rardia sớm hơn dự định. Rommel nồng nhiệt ngợi khen Von Wegnar và trong lúc máy quay phim của Ertl hoạt động, chiếc huy chương Thập tự sắt được long trọng trao gắn. Không ngừng nghỉ, Rommel xông xáo vào mọi vị trí phòng thủ và các giao thông hào và ghi nhận rằng người Ý đã thiết dựng nơi này giống với cách thức ở Tobruk. Hết ngày, mọi người đều mệt mỏi chỉ trừ Rommel. Ông Tướng đứng, sĩ tốt không thế ngồi. Chúng tôi lên đường trợ về ngay vào xe chiều. Tôi lại dẫn đầu. Chạy khoảng giờ rưỡi về hướng tây Bardia, không xa Gambut mấy, trong hoàng hôn lờ mờ chúng tôi bỗng nghe tiếng rít của hai chiếc phi cơ bay sà thấp. Của Anh hay của Đức ? Hai chiếc phi cơ đâm bổ về phía chúng tôi. Không còn nghi ngờ gì nữa « phi cơ địch ! » Tỏi la thật to và tìm chỗ ẩn núp nào khả dĩ ở cạnh con đường. Tên lái xe của tôi nhanh nhẹn hơn bao giờ hết : Hắn đã nằm dài trên mặt đất trước khi tôi đủ thời giờ đợt chúi đầu theo bên cạnh hẳn. Hai chiếc Hurrican xuăt hiện trong chớp mắt. Chúng sà thấp và lượn vòng trên đầu chúng tôi hai lần đề tấn công. Một trong hai chiếc phi cơ có vẻ lưu tâm một cách đặc biệt đến chỗ tôi và tài xế đang nằm. Tôi cố hết sức chúi đầu vào cát, sâu chừng nào hay chừng nấy. Khi cuộc xạ kích chấm dứt, hai chiếc Hurri- can bay về phía bắc hướng ra biển, tôi nhoài thân ra khỏi cát mặt máy xây xát. tình trạng thật thảm hại, nhưng ít ra tôi cũng còn nhận được những tia sáng cuối cùng của ngày còn chiếu lấp loáng. Chúng tôi xem xét chiếc xe : hàng mấy mươi lỗ đạn được tìm thấy. Tên lính cưỡi mô tô đưa tin, thường chạy bên cạnh xe tôi, chứng tỏ đã không quăng kíp chiếc xe trong lúc ấy : hắn và chiếc xe nằm bất động bên cạnh nhau. Hắn lãnh một viên đạn vào đầu và hiển nhiên đã tắt thở. Rommel lúc đó cũng leo ra khỏi chiếc Mammoth. Trước khi nắp xe kịp đậy lại một viên đạn đã lẻn nhanh vào, chỉ cách đầu Rommel trong đường tơ kẻ tóc, xuyên qua ngực tên tài xế và còn đủ sức chạm mạnh vào thành xe. Một số xe khác cũng bị trúng đạn. Xe truyền tin bị hư hại trầm trọng không thể sử dụng được nữa. Chúng tôi lập tức chôn xác tèn lính đưa tin. Tên tài xế của Rommel đã chứng tỏ sự can đảm đáng nể. Một tấm mền được quấn quanh hắn và đặt năm ở nệm sau chiếc Mammoth. Hắn không tỏ một dấu hiệu đau đớn nào. Rommel tự lái xe suốt đêm. Mặc dù có yêu cầu của Aldinger và Schrapler, ông từ chối giao tay lái. Cho đến khi trời sáng chúng tôi mới về đến ngôi nhà trắng. ---------------------- 1.Loại vận tải cơ lớn nhứt của Đức lúc đó. 2. Ertl từng nổi tiếng với phim Cape Horn do chỉnh ông thực hiện và sản xuất và cũng là một tay leo núi lừng danh, qua các thành tích chinh phục Alps và Everest của ông (H.W.S). Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2019, 11:12:27 pm 9. PAULUS CỦA STALINGRAD VÀ CÂU CHUYỆN ERITREA CỦA TÔI 1 « Ông khách bự » đầu tiên từ Bá linh bay đến — Đại Tướng Paulus, quyền tư lịnh OKH, Bộ Tư Lịnh Tối Cao Lục Quân, người đã đầu hàng quân Nga tại Stalingrad tháng hai 1943 sau cuộc đại bại Wehrmacht vô tiền khoáng hậu mà quân Đức chưa bao giờ chịu đựng trước đó. Rommel tỏ vẻ không mấy nồng nhiệt với cuộc thăm viếng của Paulus. Tôi cảm thấy Rommel nghi ngờ cuộc viếng thăm là để khai mào cho một số rắc rối có dự tính từ thượng cấp và có thể, rắc rối cho ngay cả địa vị hiện thời của ông nữa. Đầu tiên Paulus ngỏ ý muốn xem qua mặt trận Tobruk, và vì vậy, tôi đã phỏng đoán là chúng tôi sẽ lại có một chuyến đi như thường khi vào ngày hôm sau. Phỏng đoán của tôi không đúng hẳn. Rommel ở lại bản doanh. « Schmidt », ông ra lịnh « Ngày mai anh sẽ tháp tùng Đại Tướng đến mặt trận Tobruk. Anh rành về cách sắp xếp của bộ tham mưu, vì vậy anh có thể trình tất cả tin tức cần thiết cho Đại Tướng ». Ông nói ngay sau khi giới thiệu tôi với Paulus. Câu nói của ồng hình như không phải nói cho riêng tôi mà còn cho cả Paulus nữa. Vẫn chiếc xe đóng đầy bụi quen thuộc của tôi và thêm hai chiếc xe nữa, chúng tôi lên đường vào sáng hỏm sau. Paulus ngồi với tôi ở băng sau chiếc xe mui trần của tôi. « Bây giờ chúng ta có thể nói chuyện thoải mải». Ông Tướng hỏi với tôi. Không thích Rommel, ông lập tức chứng tỏ qua câu nói và tôi cảm thấy thà như vậy dễ chịu hơn. « Anh ở Phi Châu bao lâu ? », Paulus hỏi. Tồi vừa tính nhẩm vừa đáp : « Từ tháng giêng, thưa Đại Tướng .». « Từ tháng giêng ? Làm sao lại tháng giêng, lúc ấy Quan đoàn Phi Châu chưa có ở đây...!» Ông liếc nhìn tôi đầy nghi vấn. « Tôi ở Eritrea một thời gian, trước khi các đơn vị đầu tiên của Quân Đoàn Phi Châu đổ bộ », tôi giai thích. « Thì ra vậy. Cuộc phiêu lưu của anh như thế nào ? ». Trong khi chiếc xe đầm mình vào các đám mây bụi trên đường mòn Acrаmа, và cũng chẳng có gì trong khu vực liên quan đến vấn đề quân sự để trình bày với Paulas, tôi kể câu chuyện của tôi. « Thưa Đại Tướng, như Đại Tướng biết, khi chiến tranh bùng nổ váo tháng 9 năm 1939, tất cả tàu hàng của Đức được lịnh cặp vào các hải cảng trung lập gần nhứt. Chín thương thuyền Đức ở Địa Trung Hải đã tiến vào Missawa. Hầu hết các tàu này đều thuộc Viễn Đông Hàng Hải Đức Quốc, trọng tải của từng chiếc khoảng từ 6000 đến 9000 tấn. Trong số này có chiếc Coburg mà qua cách trang bị tối tân của nó đã được những thương thuyền nhỏ kháс gọi là « Thiên Nga Đông Phương ». « Tháng 6 năm 1940, Ý Đại Lợi tuyên chiến. Abyssinia và Eritrea trở thành một chiến tuyến. Hầu hết thủy thủ trên các thương thuyền Đức vào núp ở hải cảng Massawa đã kết hợp lại thành một đội chí nguyện quân. Họ được người Ý võ trang và mặc quân phục Ý, nhưng trên nón sắt của họ, hoặc ở băng tay, đều kẻ hình chữ Vạn. Bộ đồng phục xấu đẹp không thành vấn đề, nhưng các thủy thủ đã thiếu lòng nhiệt thành. « Một hành khách đáp tàu đã giới thiệu ông ta là một sĩ quan trừ bị và nguyên là cựu chiến binh của thời Đệ nhứt thế chiến. Ông ta được người Ý chỉ định giữ chức vụ đại đội trưởng. Nhưng lần đần tiên đại đội được giao phó nhiệm vụ, vì đại đội trưởng đã không làm gì nên việc. Vì vậy, một yên cầu được gởi đến Bá linh để xin một sĩ quan thích hợp sang chỉ huy đơn vị nay. Tôi được chỉ định, và bay từ La mã đến Eritrea. Lúc đó phi cơ Ý qua Libva và Sudan thường xuyên. « Mặc dầu đại đội của tôi không được huấn luyện và trang bị thiếu thốn nhưng đã chiến đấu một cách hăng say tại các khu vực Agordat và Keren, thuộc Eritrea. Các thuộc địa Đông Phi của Ý lần lượt bị chiếm giữ và vì số ít, chúng tôi đành bó tay. Đại đội của tôi triệt thoái và trở về Massawa. Ở đây, tôi được lịnh của Bá linh cho giải tán đại đội lập tức, các thủy thủ trả về tàu của họ, còn riêng tôi được chỉ thị đáp phi cơ đến Bắc Phi và trình diện Lực Lượng Viễn Chinh Đức Quốc, lúc đó đã đổ bộ lên Triboli. « Tôi rời chiếc Coburg, sau một thời gian sống đầy đủ tiện nghi, và trở lại Asmara, nơi đây người Ý được OKH yêu cầu dành một phi cơ riêng để đưa tôi đến Bắc Phi. Tôi đến hỏi họ hàng ngày, nhưng lời đáp cứ lập đi lập lại, cái lối hẹn « Mai ăn khỏi trả tiền ». « Mặt trận Keren nguy kịch, và việc này rõ rằng không sớm thì muộn quân Anh sẽ đến Asmara. Một sáng chủ nhật khi vừa rời khỏi khách sạn C.I.A.A.O, tình cờ tôi nghe được tin một chiếc phi cơ sẽ cất cánh trong nửa giờ nữa tại phi trường Gura, cách nơi tôi ngụ hai mươi phút đường xe. Bỏ cả hành trang, tôi nhảy lên một chiếc tắc xi và chạy đua ra phi trường. Một chiếc Savoia 87 đang đậu trên sân bay và động cơ bắt đầu nổ. Tôi chạy nhào đến, nhưng ngay lúc ấy ba tên phi công nhảy ra khỏi máy bay, lướt ngang tôi và đâm đầu vào trong một cửa hầm ẩn núp. Lúc đó tôi đã nhìn thấy các chiến đấu cơ Nam Phi1 xuất hiện, bay hướng về phía tôi. Tôi cũng vội vã nổi gót ba viên phi công và đâm bổ lên mình họ. Sà xuống thật thấp, các chiến đấu cơ, từng chiếc một lướt ngang qua phi trường, khá lâu mới đến chiếc cuối cùng, nhưng không tấn công. Phi cơ của chúng tôi ở đây rất yếu kém thành thử chẳng một cuộc truy đuối nào được tung ra. ------------------- 1. Nam Phi lúc đó là thuộc địa của Anh. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2019, 08:48:18 pm «Sau khi nằm chung trong hầm núp, các viên phi công Ý và tôi trở nên thân thiện. Tôi giải thích mục đích của tôi. Và chúng tôi leo lên chiếc Savoia. Phi cơ cất cánh, bay là trên một thung lũng sâu về phía tây, hướng ra ven Hồng Hải và đáp xuống một dãy đất trống được thiết dựng như một phi trường tạm. Nhanh chóng chiếc phi cơ được bao lưới và phủ cỏ đã cắt sẵn lên trên. Trước khi trời tối, chúng tôi lại cất cánh bay ra biển và sau đó tới đất liền, trên không phận Saudi Arabia. « Bẩy giờ đêm đã xuống hẳn. Ba viên phi công đều mang dù, chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc thoát thân nếu xét thấy cần thiết, không cần biết đồng minh cô độc của họ trong phi cơ không có dù. Tôi ở trong cabin, một mình, không có ai bầu bạn ngoại trừ một túi tài liệu nhỏ và một sợi dây xích treo trên vách phi cơ đong đưa phát ra tiếng leng keng bất tuyệt. «Ba viên phi công hình như uống rượu không ngưng nghỉ, loại rượu vang tuyệt hảo mà tôi thấy chất đầy dẫy quanh họ. Tất cả đều rút trong buồng lải, nhưng tôi biết là họ đều say khướt. Một gã trong bọn sau đó mang ra cho tôi một chai rượu mới toanh ngay lúc tôi còn đang nghĩ lại cái cảnh súng cao xạ săn đuổi chúng tôi lúc phi cơ vừa ra ngoài không phận Éritrea và kế đó là nghĩ đến tình trạng hiện thời của ba viên phi công. Tôi nhận chai rượu với sự biết ơn. Tôi uống ngay lập tức để dằn sự sợ hãi và tôi đã ngủ vùi suốt đêm. Khi thức dậy tôi mời biết mình vẫn còn sống sót. «Ánh sáng của ngày đã lên hẳn. Chúng tôi đang bay trên mặt biền và tiến dần vào đất liền, tôi nhận ra không phận Bắc Phi. Chiếc Savoia đáp xuống một phi trường nằm ở phía tây E1 Aghelia để lẫy nhiên liệu. Tôi cám ơn và từ giã ba viên phi công. Họ sẽ tiếp tục bay đến La mã, nơi họ sẽ được Mussolini ngợi khen nồng nhiệt vì chuyến bay táo bạo của họ. Ở đấy, tôi được cấp ngay một phi cơ nhỏ và đáp xuống Tripoli vào buổi trưa cùng ngày. Tôi phúc trình lên Đại Tướng Rommel rằng nhiệm vụ ở Đông Phi của tôi đã chấm dứt ». « Khá thích thú », Tướng Paulus nói, « và những gì đã xảy ra cho các thủy thủ của anh ? ». « Theo như tôi biết, thưa Đại Tướng, một hoặc hai chiếc tàu ngầm của người Ý đã thành công trong việc vượt thoát cuộc phong tỏa của hải quân Anh và mang theo một số người thuộc Đại đội chí nguyện quân Đức. Các chiếc tàu khác, với thủy thủ đoàn, tôi tin là còn bị kẹt ở hải cảng Massuwa. Riêng chiếc Coburg, tôi nghe được tin của đài phát thanh Anh, đã bị chặn bắt gần Mauritius. Paulus hỏi thêm tin tức về các mặt trận ở Abyssinia và Eritrea, trong khi chung tôi rời Acroma, quẹo sang phải và hướng đến các phòng tuyến Tobruk. Tôi chỉ cho Tướng Paulus những vị trí quan trọng nhứt, nhưng không hướng dẫn ông vào thăm viếng, ngay cả vị trí xa hẳn tầm bắn pháo binh địch, với chủ ý cho ông nhìn thấy tận mắt đời sống bàng ngày ở tiền tuyển của chúng tôi như thế nào. Tôi cũng chẳng cần cho Paulus nếm mùi pháo kích của địch, để ông ta hiểu rằng mặt trận này chẳng phải là nơi đi cắm trại. Khi chúng tôi chạy nhanh từ địa điểm khác, Paulus nhặn xét khá nhanh các lợi điểm tổng quát và thảo luận với các vị chỉ huy chiến thuật tại những nơi ông đứng lại. Ông quan tâm đặc biệt các vị trí nằm phía trước Pilastrino và Medawwa. « Binh sĩ của Trung đoàn 115 trú đóng ở đây đã được tiếp tế đạn dược và thực phẩm bằng cách nào ? ». Ông hỏi khi chúng tôi tiến sát hơn vào hai vị trí trên với một khoảng cách an toàn giữa ánh sáng ban ngày. « Tất cả đều diễn ra ban đêm, thưa Đại Tướng », tôi giải thích : « Mỗi đêm hỏa đầu vụ của từng đại đội một dùng xe mang thực phẩm, cà phê, bánh mì và các nhu cầu khác cũng như đạn dược ra các tuyến đầu. Thông thường việc này được làm sau nửa đêm. Tất cả mọi hoạt động của các vị trí đó ban ngày hoặc dưới ánh trăng đều không qua khỏi mắt quan sát của quân Úc. « Như vậy ban ngày hầu như mọi binh sĩ đều phải nằm trong hầm trú ẩn mà không hoạt động gì hết ? » « Vâng, thưa Đại Tướng, và rầy rà nhứt trong tình cảnh đó là phải chịu đựng sự xâm lăng của hàng triệu con ruồi. Thực phẩm hở ra là chúng bu đen và các binh sĩ mắc bịnh truyền nhiễm hoặc các chứng bịnh khác là thường ». « Chỉ vì tình trạng đó mà họ không dùng thực phẩm tươi », Paulus hỏi « Vậy binh sĩ thường ăn những gì ? » Ông đã hỏi một vấn đề thường được nói đến, và là một điểm đáng thương hại, giữa các binh sĩ ở đây. Thật ra tôi không muốn nói nhiều về sự thiếu thốn ăn uống, nhưng tôi không nghĩ ông Tướng đầy đủ thấm quyền này có thể cải thiện đời sống tồi tệ của chúng tôi một phần nào. Tôi đáp : « Binh sĩ không biết đến trái cây và rau cải tươi, đặt biệt là khoai tây. Luôn luôn là thức ăn khô, chẳng hạn như cả mòi, thịt hộp và « Alter Mann » Ông Tướng nhìn tôi, hỏi lập lại một cách ngạc nhiên : « Alter Mann ? » Tôi sực nhớ Paulus mới đặt chân lên đất Phi Châu chỉ có hai ngày, ông không thể hiếu danh từ này. Nguyên một loại thịt bò khó nuốt của người Ý đựng trong hộp thiết nhỏ, phía ngoài có ghi hai mẫu tự A.M. Tôi nghe nói binh sĩ Đức ở Bắc Phi đã so sánh loại thịt bò này với lập trường của Mussolini, nhưng chắc chỉ là tin huyền. Tôi giải thích cho Paulus về mẫu tự AM và nói rằng binh sĩ Đức ở đây đã đọc thành « Alter Mann » (Ông Già). Ông cười to, và sau đó giữ im lặng một lúc, ngay trước khi chúng tôi quay về bản doanh, ông nói : « Các binh sĩ quanh Tobruk đang chiến đấu trong tình trạng tồi tệ và thiếu thốn không thể chấp nhận được. Tỏi sẽ yêu cầu Bá linh cho triệt thoái các lực lượng này đến một vị trí quan yếu ở Gazala, ở đày các đường tiếp tế của chúng ta sẽ ngắn hơn, các binh sĩ của chúng ta sẽ sống trong các tình trạng tốt đẹp hơn... Như tôi thấy, mọi người ở đây không có lúc nào nghỉ ngơi. Chúng ta phải làm gì để cải thiện tình trạng này ». Tôi cho rằng ý kiến lập một tuyến phòng thủ an toàn ở Gazala có thể thực hiện được, nhưng tôi chắc chắn rằng Rommel, một người sở trường về thế công sẽ không bao giờ đồng ý, nhận lãnh một vai trò thụ động như thế. Và sự thật, chúng tôi ghi nhận, không hề có bất kỳ một thay đổi quan trọng nào suốt những tuần lễ sau cuộc thanh tra của Paulus. Chúng tôi không rút về Gazala, và chúng tôi vẫn ăn « Alter Mann ». Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2019, 08:50:40 pm 10 . « CÁI DÙI LỚN» Ở BIÊN GIỚI 1 Sau cuộc thăm viếng Sollum của chúng tôi, Rommel thấy cần phải đẩy mạnh việc củng cố các vị trí phòng thủ từ Tobruk đến biên giới. « Tobruk là một hạt dẻ khó nuốt, và nó sẽ đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo », ông nói. Và ông không hy vọng Wavell cho phép ông hành động một cách suông sẻ. Vì thế ông sắp xếp kế hoạch củng cố tất cả các vị trí không những quanh Tobruk mà còn đến tận biên giới. Viêm nhiệt ở sa mạc gia tăng vào tháng năm. Hiện thời một tin đồn giữa các đơn vị rằng các cuộc hành quân sẽ tạm đình chỉ vào những tháng mùa hạ nóng bức. Thật vậy, hầu hết kỵ binh giam mình trong các chiếc thiết giáp của họ đều ao ước được ra ngoài. Nhưng họ không biết là Wawell đang chuẩn bị phản công. Phi cơ thám thính của Anh bấy giờ đã khám phà ra nơi đặt bản doanh tiền phương của chúng tôi. Chúng tôi phải rời bỏ khu vực phía bắc của ngôi nhà trắng để đến bờ biền phía tây Tobruk. Tòi biết ơn các phi cơ thám thính của R. A. F (Không lực Hoàng gia Anh, vì chúng tôi đã được sống trong tình trạng đầy thích thú sau khi họ khám phá ra chỗ ở của chúng tôi. Thật là thoải mái khi được nhìn thấy, biển cả sau các chuyến đi vào sa mạc đầy bụi bặm. Tôi tháp tùng theo Rommel đến biên giới thường xuyên. Chúng tôi đã thiết dựng một tuyến phòng thủ từ con đường duyên hải Halfava Pass đến Sidi Omar và được nhanh chóng tăng cường thêm các khẩu 88 ly của Đức và pháo binh của Ý. Đội thám sát Panzer, hiện tại nằm giữa đồn Capuzzo và Sidi Omar, được xem là thánh phần trừ bị lưu động. Tôi đã tắm biển thỏa thích sau các chuyến đi biên giới trở về. Rommel đã tự cho phép ông ta nghỉ ngơi lần đầu tiên, kề từ khi tôi gặp ông, trong một chiếc xe nhỏ, còn tôi và Berndt ở chung một căn lều sát đó. Cạnh chúng tôi là căn lều của các thông tín viên chiến tranh Von Esbeck, Ertl và Borchert. Họ thường dùng bữa chung với tôi, đặc biệt khi tôi làm món lúa mạch trộn sữa. Sa mạc là một thế giới dành riêng cho đàn ông, vì vậy vấn đề phục sức được bản doanh chúng tôi chấp nhận khi tắm biền vào ban ngày là phục sức của Adam 2 « Schmidt, dậy đi » Berndt đứng trước cửa lều gọi tôi vào một buổi sáng sớm. «Dậy nhanh đi ! Một chiếc tàu lớn đang bị các oanh tạc cơ Messerchmitt tấn công ». « Ồ », tôi nói và cảm thấy một chân bị kéo. « Tôi nghĩ là chúng ta đang cố đánh đắm chiếc Ark Royal 1 một lần nữa rồi ». « Không, đây là sự thật ! Có một chiếc tàu có thể đang cố gắng chạy đến Tobruk. Dạy mau lên ! » Tôi định lên tiếng khuyên Berndt nên tìm cách nào tốt hơn nếu hắn muốn tôi bỏ rơi chiếc mền, tôi chợt nghe các tràng súng đại liên vọng đến. « Hãy nghe đó ! Các chiếc Messèrschmitt đang xạ kích chiếc tàu, nhưng nếu bạn không tin tôi thì bạn cứ nằm đày ». Cái đầu bờm xờm của Berndt biến mất khỏi cửa lều. Tôi quấn nhanh chiếc khăn tắm và chỉ vài bước sải xuyên qua đụn cát nhỏ, khung cảnh Địa Trung Hải đã ở trước mặt tôi. Quả thật có một chiếc tàu, không lớn như lời Berndt, mà chỉ là loại tàu ba buồm và một máy. Ba chiến đấu cơ Đức đang chúi đàu xuống xạ kích dữ dội. Các khẩu cao xạ hạng nhẹ trên tàu cũng đáp trả không kém. Chiếc tàu cách bờ biền nhiều dặm, nhưng mọi diễn biến đều nhìn thấy rõ ràng. Một đám đông tụ họp trên bãi biển nhanh chóng, bao gồm Rommel và nhiều sĩ quan tham mưu khác. Các thông tin viên chiến tranh, Von Esebeck và Ertl, cũng có mặt. Máy quay phim của Ertl đang hoạt động. Các chiến đấu cơ không oanh tạc, hiển nhiên là chúng không mang bom, nên khó thể có hy vọng ngăn chặn hữu hiệu hướng tiến của chiếc tàu. Nhưng không ! Bất ngờ đã xảy ra. Chiếc tàu phát hỏa, đầu tiên ở khoảng giữa và kế đó là phần sau. Chúng tôi nhìn thẩy các thủy thủ nhảy xuống các xuồng cấp cứu. Và một vài phút sau, với tất cả cố gắng được tận dụng họ rời xa chiếc tàu, nhưng không tới hai trăm thước thì chiếc tàu bùng nổ. Một cột lửa sáng rực bốc thẳng lên và tiếp liền theo đó cột lửa xoè rộng ra mọi phía. Tiếng nổ vọng đến liên hồi. Cuối cùng một cột khói hình nấm mọc cao lên trên không và một vài tia sáng còn lóe trẽn mặt biển. Vài phút sau, cột khói tan dần, không còn gì của chiếc tàu được nhìn thấy nữa. Các thuyền cấp cứu lại xuất hiện xuyên qua màn khói. Các thủy thủ gắng sức bơi vào bờ. Nhiều chiếc cố hướng mũi về hướng Tobruk nhưng bị các chiến đấu cơ chặn lại bắng cách bay sà thấp phía trước, chỉ cách trên đầu các thủy thủ không quá một thước. Sau cùng các chiếc thuyền bắt buộc phải bơi tấp vào bãi, khá gần các căn lều của chúng tôi, đúng ngay chỗ một đơn vị đột kích của Anh đã bộ lên và bị chặn bắt sau này. Các thủy thủ đều kiệt lực. Hai người bị thương trầm trọng và chết ngay sau đó. Hầu hết họ đều là thường dân Hy Lạp. Trong số này có một vài người được thuê để phụ trách khẩu cao xạ trên chiếc tàu. Đày là một loại tàu nhỏ chở hàng mướn, cũng của người Hy Lạp, khởi hành từ hải cảng Alexandria mang quân nhu đến Tobruk cho quân Anh. Tên thuyền trưởng mất lối vào hải cảng suốt đêm rồi và sáng ra ông ta mới biết đã chạy lạc xa về hướng đông một vài dặm. Ngay lúc đó các chiến đấu cơ Đức xuất hiện. Một chiến đấu cơ khai hỏa, đạn xuyên vào cửa ca bin mở rộng, làm vỡ tung cái bếp đang nấu nước phà trà buổi sớm. Và ca bin phát hỏa sau đó khi chiếc phi cơ thứ hai nhập cuộc. Lửa bắt sang một thùng chứa dầu và lan rộng trong chớp mắt. Các thủy thủ chỉ còn một cách để chọn, bỏ rơi chiếc tàu. ------------------------- 1. Một chiẽc tàu trong Kinh Thánh. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2019, 08:52:36 pm 3 Nhưng, trong chiến tranh, chúng tôi không thể hy vọng trải qua những ngày tuyệt thú mãi mãi. Phía sau chúng tôi, hải quân Anh đã bắt đầu nả đạn vào Benghazi, trong cố gắng ngăn chặn sự củng cố lực lượng của Afrika Korps. Một ngày hoặc hai ngày sau, tướng Wavell phản công ở Sollum. Cùng lúc, Quận công Aosta bị vây ở Amba Alagi1, và sự đối kháng ở Đông Phi đã cáo chung ; nhưng, trong vòng một hai ngày sau, lực lượng nhảy dù Đức tràn vào Crete và giáng cho Wavell một đòn trầm trọng. « Cái dùi lớn » là mật danh cuộc tấn công của Wavell, tuy nhiên chúng tôi không hiểu ý nghĩa của danh từ này khi các báo cáo đầu tiên đến từ mặt trận Halfaya. Trong báo cáo chỉ nói đó là «một cuộc cường tập bằng chiến xa ». Hầu hết các chiến xa Anh là loại Mark II, phía trước bọc sắt thật dày và các bộ phận che chở dày xích hai bên cạnh sườn khả hữu hiệu. Yềm trợ cho bộ binh, các chiến xa đã tạo ra các bước tiến quyết định khi vượt qua những khe trũng dốc thẳng ở Halfaya Pass và dọc theo bờ biến dẫn đến Solium. Rommel lo ngại nhứt các cơ cấu phòng thủ của chúng tôi ở đây, vì phần lớn còn đang được thiết dựng. Ông lập tức ra lịnh cho các đơn vị thuộc Trung đoàn 5 Panzer, nhanh chừng nào hay chừng nấy, tiến dọc theo Tright Capuzzo, một trong những đường mòn tốt nhứt ở sa mạc, nằm phía nam con đường duyên hải. Tình hình dược nghi ngờ xảy ra vào ngày thứ hai cuộc tấn công của quân Anh : Mũi dùi sẽ chĩa vào Solium. Rommel quyết định đích thân thị sát khu vực này với Aldinger, Berndt và tôi đi theo. Chúng tôi không thể sử dụng con đường bờ biển, vì R.A.F. (Không lực Hoàng gia Anh) thường xuất hiện bất ngờ. Chúng tôi bắt buộc chọn lộ trình Tright Capuzzo. Chúng tôi được chứng kiến một trận đánh đẹp mắt. Các chiến xa của Wavell chọc thủng một trong số các vị trí phòng thủ của bộ binh, mặc dù vấp phải các khẩu đại bác 88 ly của chúng tôi ngăn chặn liên tục, mà họ chưa từng thấy. Các xạ thủ 88 ly đặt súng trên cao và không có gì che chở quanh họ, khi một người bị đại liên chiến xa liạ, người khác nhảy vào thế ngay. Các xạ thủ Ý phấn khởi bởi sự can cường của người Đức, cũng bắt đầu lên cao tinh thần chiến đấu đến tột độ. Nhưng mặc dù bị thiệt hại nặng nề, bộ binh Anh, với sự dũng cảm hiểm thấy, đã ồ ạt vượt sang các « Wadi » Halfava. Sau nhiều ngày quần thảo, trận đánh chấm dứt vời sự hài lòng của Rommel. Tin tức của trận đánh này đã không được loan đi một cách rộng rãi như các trận đánh khác ở sa mạc ; sự thật, rất hiểm người Libya nhở lại danh từ « Rattleaxe »2. Điều này cũng đã xảy ra rất nhiều tại các chiến trường Âu Châu và Địa Trung Hải. Tôi tháp tùng theo Rommel trong cuộc thanh tra mặt trận nầv dọc theo biên giới từ Halfaya đến Sidi Omar. Chúng tôi đã đếm được cả thảy 180 chiến xa Anh, hầu hết là loại Mark II, bị loại ra khỏi vòng chiến. Một số các chiến xa này sau được người Đức kéo về. Sửa sang lại, kẻ chữ Vạn và mang trở ra mặt trận để đương đầu với đồng đội của những người từng sử dụng chúng trước đây. Chiến thắng của Rommel đều nhờ vào sự tận dụng các khẩu 88 ly, một loại vũ khí sơ đẳng vừa chống phi cơ vừa chống chiến xa, và được xem là loại vũ khi chính yếu của mọi vị trí phòng thủ Đức. Một vài địch quân bị bắt giữ. Tôi nghe lỏm được một mẩu đối thoại giữa một thẩm vấn viên tham mưu và một ky binh tuổi trẻ người Anh. « Theo ý kiến tôi », ky binh Anh nói, với một cái liếc không mấy thiện cảm về phía khẳu 88 ly đặt gần đó, « sử dụng súng phòng không để hạ chiến xa của chúng tôi là bất lương ». Một xạ thủ Đức, đang đứng dựa lưng vào khẩu súng, lắng nghe câu chuyện, đã xen lời một cách thích thú : « Đúng, và tôi nghĩ sự bất lương nhứt của các anh là đã sử dựng chiến xa để tấn công những người không được bao bọc bằng sắt mà chỉ có những khầu 88 ly ». Mău đối thoại này khiến tôi không nhịn cười được. Nhưng tên kỵ binh Anh nói cũng có phần đúng. Các khẩu phòng không 88 ly này sẽ vô hiệu khi bắn chặn đầu Mark II, nhưng bắn cạnh sườn thì kết quả rất tốt. Bẳn cạnh sườn, quả thật, không mấy lưong thiện. Hiện tại, mọi nơi mà Rommel hiện diện, binh sĩ đều bám vào ông. Ông đã trở thành một vị. anh hùng của họ. Ông đưa ra các lời ca ngợi thuộc cấp, nhưng thiếu sót khi cố tình quên lãng các ông bạn người Ý, những người đã thực sự chiến đấu hữu hiệu. Berndt biết cách « đánh bóng » sự thành công của Rommel và, với kỹ thuật tuyên truyền khéo lẻo, hắn đã khiến Rommel không những được lòng quân trên chiến trường mà còn vang danh ở Đức quốc nữa. Ngay sau đó, một tờ báo Anh loan tin liên quan đến trận Haifaya Pass — và gọi là «Hỏa ngục» — đã lọt vào tay chúng tôi. Bernđt chớp ngay bài báo này và gởi ngay về Bá linh cho Goebbels. ---------------------- 1. Một pháo đài nằm trên cao điểm 11.000 bộ ở Abyssinia. Nơi đây, vào ngày 19 tháng 5 năm 1941, Phó Vương Ý Đạt Lợi — Quận công Aosta — và quân của ông bị bao vây (nhưng không bị xâm phạm) bởi Sư đoàn 5 Ấn của Trung Tướng Mayne và Trung đoàn 1 Nam Phi của Thiếu Tướng Pienaar. 2. Một cái dùi lớn, được sử dụng làm vù khí thời cổ Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2019, 08:53:07 pm 4 Rommel tập trung mạnh mẽ sự lưu tâm của ông vào mặt biên giới. Các tổ quan sát của chúng tôi được đặt dài theo tuyến duyên hải từ Bardia đến chu vi Tobruk để dòm ngó các động tĩnh trên mặt biển, và họ đã báo cáo có nhiều tàu chở quân dụng và đồ tiếp liệu đến hải cảng bị bao vây này. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy địch tăng cường lực lượng và như vậy, một cố gắng phá vỡ vòng vây Tobruk của quân Anh khó thể xảy ra. Rommel đã tiên đoán một cuộc tấn công mới của quân Anh không thể phát động trong vòng ba tháng tới. Ông đồng ý mặt trận Sollum có thể là khung cảnh thuận lợi cho bất kỳ hoạt động nào của địch trong những tháng tới và vì vậy, ông quyết định di chuyển bản doanh tiền phương xa hơn về phía đông, hướng đến biên giới. Ông chọn Bardia làm căn cứ hành quân riêng của ông đặt tại một ngôi nhà khá đổ nát ngay cạnh nhà thờ làng — mà các dấu vết còn để lại cho thấy có đến hàng ngàn quân Anh, Úc và Nam Phi từng ở qua. Rommel ở thời gian này chỉ là Tổng Tư Lịnh của Quân Đoàn Phi Châu và mặc dù mọi binh sĩ tại mặt trận đều thừa nhận ông là vị Tư Lịnh thật sự, nhưng trên lý thuyết vị Tư Lịnh Tối Cao các cuộc hành quân ở Bắc Phi nằm trọng tay người Ý, Đại Tướng Garibaldi. Rommel mời Garibaldi đến thăm viếng mặt trận khi các cơ cấu phòng thủ Solium đã hoàn toàn vững mạnh. Garibaldi chấp thuận cuộc thăm viếng và một vài ngày sau ông đến Bardia. Tại đây, ông đã trao gắn Huy chương bạc Anh dũng của Ý Đại Lợi cho Rommel. Tôi ngạc nhiên hơn khi loại huy chương cao quý nhứt của Ý này cũng được gắn lên ngực tôi. Garibalbi cho biết ông đặt lòng tín cẩn vào tất cả chúng tôi. Vội vã giải thích tình hình cũng như sự sắp xếp các đơn vị, Rommel lập tức đưa Garibaldi đến tuyến đầu Sollum. Đặc biệt, Rommel dự tính đưa vị Tướng Ý đi thanh sát tất cả mọi vị trí của chúng tôi. Nhưng tôi nhận thấy, xuyên qua các lời dẫn giải của Rommel được thông dịch qua tiếng Ý bởi bác sĩ Hagemann, các sĩ quan người Ý cũng như Garibaldi đã không che dấu được sự bồn chồn của họ. Khi chúng tôi chỉ vừa tiến đến Halfaya Pass, một sĩ quan người Ý đi vượt lên và nói với Garibaldi « Kính thưa Đại Tướng, tôi có thể mạn phép nhắc Đại Tướng về các cuộc họp khẩn thiết, cần sự có mặt của Đại Tướng, ở Cyrene haỵ không ? ». « Ồ ! Tôi nhớ rồi ! », Garibaldi nói và ông ta xoay sang nói với Rommel là có việc quan trọng cần phải trở về lập tức. Việc này nằm ngoài chương trình dự định của Rommel, vì ông đã sắp xếp các cuộc tiếp đón hoàn hảo để chứng tỏ sự hiện diện của « ông xếp trên hình thức » của ông tại mặt trận. Tôi bắt gặp một tia sáng đượm vẻ mỉa mai trong đôi mắt của Rommel khi Garibaldi nói một cách nhũn nhặn trước khi lên xe « Cảm ơn về các thành quả đáng kinh ngạc của ông. Tất cả những gì ông làm đều đúng. Nếu là tôi, chắc chắn tôi cũng sẽ làm như thế ! ». Các người Ý đi khỏi, không còn một đồng minh nào ở đây, chúng tôi tiếp tục nói chuyện với Đại úy Bach, sĩ quan cao cấp Đức tại vị trí phòng thủ Halfaya Pass. Một giảo sĩ trở thành một binh sĩ chiến đấu, Bach, sau này là một Thiếu tá, cùng tất cả lực lượng ở Halfaya đã đầu hàng Trung Tướng I.P de Villiers, Tư lịnh Sư đoàn 2 Nam Phi vào tháng giêng năm sau. Sau đó chúng tôi lên đường trở về Barđia. Đôi mắt của Rommel chợt bừng sáng và thình lình ông lên tiếng với một nụ cười ranh mãnh : « Tôi tự hỏi việc gì ở Cyrene mà lại gọi là khẩn cấp ? ». 5 Ehlert hiện tại đã rời khỏi Bộ tham mưu của Rommel và được Thiếu tá Wustefeld thay thế ở Ia. Cùng thị sát với Wustefeld, Rommel đã vạch ra rõ ràng những mục tiêu mà ông hy vọng hoàn thành trước cuối tháng 11 năm 1941. Thứ nhứt, hoàn tất một chuỗi pháo đài từ Halfaya Pass đến Sidi Omar được dự trù mức độ đề kháng có thể duy trì ba tuần lễ hoặc hơn, trước một cuộc tấn công qui mô của địch quân. Thứ hai, phía sau khung cảnh của tuyến phòng thủ này, một cuộc tấn công và chiếm giữ Tobruk sẽ được chuẩn bị kỹ càng. «Vâng, Wustefeld », Rommel ngẫm nghĩ. « Việc này có ý nghĩa là trong thời gian nửa năm, chúng ta sẽ phải duy trì bằng mọi cách các đường tiếp tế của chúng ta đến các vị trí ở Tobruk và chung quanh Tobruk đến phòng tuyến này... » « Vâng, thưa Đại Tướng, tôi thiết nghĩ việc nay không thể không nghĩ đến ». Wustefeld đáp không mấy nồng nhiệt, có thể nghĩ như thế, cũng như tôi, khi nghĩ đến các xe vận tải khuấy bụi mù mịt trên các con đường lầm cát ngoại vi Tobruk. « Cho dù có thể làm được việc đó », Rommel thêm. « Cái gì mà ông muốn nói chính là một con đường thích hợp chạy quanh Tobruk ? Sau này chúng ta sẽ có con đường duyên hải xuyên qua hải cảng, nhưng rất tiếc, hiện thời những tên Úc đáng ghét đã từ chối không cho chúng ta đi qua con đường nầy ». Kế hoạch của Rommel đã được tiếp nhận với nhiệt tâm và nhanh chóng trở thành cụ thể. Các buổi họp được mở ra với các vị Tư lịnh Sư đoàn Ý và đưa đến kết quả là tận dụng tất cả nhân lực có thể, bắt đầu xây đắp con đường vòng đai Tobruk. Các tiểu đoàn Đức cũng được cắt đặt vào công tác này, nhưng họ lại thích nhiệm vụ ở tiền tuyến hơn, nên sau một thời gian, họ được phép hoán chuyển với các binh sĩ Ý nằm ở các vị trí chiến đấu. Con đường thành hình nhanh chóng. Đá không thiếu trong khu vực sa mạc này và dĩ nhiên cảt là một vật liệu dồi dàò nhứt. Ba ngàn quân Ý làm việc siêng năng và hăng hái, hình như nhiệm vụ thích hợp với khả năng của họ. Di chuyển trên các đoạn đường đã hoàn thành, tôi đã ngạc nhiên khi nhìn thấy các tiệm hớt tóc và tạp hỏa của dân địa phương mọc lên. Con đường hoàn tất trong vòng ba tháng. Một tường lãnh Ý cắt băng khánh thành và nó được mang tên « Achseustrasse »1, con đường nay sau đó trỏ thành « sinh lộ » trong sa mạc cho cả hai phe, cho đến cuối năm 1943. Tôi nghĩ hiện tại nó vẫn còn được sử dụng ở Cyrenaica. Trục lộ — con đường của phe Trục {Đức, Ý và Nhật), nhưng Sự thật chỉ do người Đức và Ý xây đắp. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2019, 08:54:45 pm 11. CÁC BỨC THƯ CỦA ÔNG TƯỚNG 1 Bardia nằm trên một bờ biển cao nhìn bao quát ra Địa Trung Hải, với một bãi biển nằm xa phía dưới về hướng Đông hầu như bị đóng kín cả ba mặt, từng là sào huyệt của bọn hải tặc cách đây một trăm năm. Thời bình, tôi có thể hình dung Bardia là một nơi nghỉ mát lý tưởng. Rommel đã có nhiều lợi thế khi đặt bản doanh tiền phương tại đây. Nó vừa là một nơi để xả hơi sau các công việc mệt nhọc, vừa thuận tiện cho một vị chỉ huy vẫn được tiếng luôn luôn gần gũi với binh sĩ. Chúng tôi nhận được một số tăng cường. Một sư đoàn thứ ba, được thành lập bằng rút binh sĩ của nhiều đơn vị khác nhau, mang tên Sư đoàn 90 Khinh binh, nhưng vẫn chưa biết ngày nào sẽ lên đường. Sư đoàn 5 Khinh binh biến cải thành Sư đoàn 21 Panzer (Thiết giáp). Tư lịnh hiện thời là Trung Tướng Von Raveinslein, thay thế Streich. Trung Tướng Von Esebeck, anh họ ông bạn thông tín viên chiến tranh của tôi, nắm quyền Tư lịnh Sư đoàn 15 Panzer, nhưng vài ngày sau ông ta đã bị thương trong một cuộc oanh kích của phi cơ Anh gần Acroma. Như vậy các đơn vị chánh của Quân đoàn Phi Châu, đã đưa quân đoàn trở nên lừng danh sau này đều hiện diện, bao gồm các Sư đoàn 15, 21 Panzer và 90 Khinh binh. Phần lớn thời gian này chúng tôi nằm tại Bardia và thật sự không bị quấy nhiễu, ngay cả vào một buổi sáng chúng tôi biết được một nhóm xung kích Anh đã đột nhập lên bãi biển mà chúng tôi thường tắm. Hai tên trong bọn bị bắt giữ, nhưng những tên khác đều chạy thoát. Một vài hôm sau, Rommel với Rerndt và tôi tháp tùng, đến xem xét khu đất gần các giao thông hào nằm cạnh bờ biển phía tây Barđia, trong lúc không ngờ nhất, chúng tôi trở thành mục tiêu tốt cho các xạ thủ bắn sẻ của địch. Chỉ mang theo súng lục, chúng tôi đành phải núp sau một vách đá. Hơn nửa giờ chúng tôi không dám thò đầu ra ngoài. Cuối cùng, sau một loạt đạn, chúng tôi chạy nhanh ra xe. Một tiếng rưỡi đồng hồ sau tôi trở lại, với ba mươi tên lỉnh, lục lọi toàn thể khu vực và tìm tòi trong mọi giao thông hào. Nơi nào chúng tôi cũng dẫm phải những chiếc mền cũ, lựu đạn, và nhiều vật dụng khác do quân Ý bỏ lại trong trận đại bại hồi tháng 12 năm rồi. Nhưng không dấu vết nào cho thấy có sự hiện diện của địch quân một giờ rươi trước đây. Chúng tôi đã phí công hai tiếng đồng hồ. Đây là lần thứ hai địch quân đã cố gắng « hạ » Rommel. Lần thứ nhứt xảy ra lúc bản doanh của chúng tôi được đặt ở bờ biển phía tây Tobruk. Các tên xâm nhập bị chặn bắt chỉ cách chiếc xe của Rommel không đầy hai trăm thước, cũng may, bởi vì chúng tôi cẩu thả nhứt trong việc canh gác bản doanh, ở tiền tuyến, các tiện nghi của Rommel không khác gì một tên lính quèn hoặc tiện nghi hơn chút đỉnh. Lúc ấy chúng tôi không hề ý thức rằng các tên xâm nhập đã nhắm vào ông Tướng, mà chỉ nghĩ đó chẳng qua là một hành động phá hoại thường tình. Vây mà Rommel vẫn không tỏ ra nao núng sau vu thứ hai này. Ông cười và nói đùa : « Đối với người Anh, xem ra tôi cũng có giá lắm ». Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2019, 11:07:07 pm 2 Tình trạng tiếp tế của chúng tôi cũng cải thiện dần dần. Lần đầu tiên trong sa mạc, chúng tôi nhận được rau cải tươi từ vùng Jebel Akhdar và từ Tripoli. Sau đó chúng tôi được một bữa khoái khẩu với món gan chiên bơ. Khi viên sĩ quan phụ trách phòng ăn hô to : « Trong quí vị ở đây có ai muốn dùng gan một lần nữa không ? ». Chủng tôi đều ngạc nhiên lớn với sự rộng rãi của hắn ta, và không ai từ chổi. Nhưng qua bữa ăn kế khi hắn hò to : « có ai trong quí vị muốn dùng thêm gan lạc đà nữa không ? ». Mặt mày của chúng tôi bí xị. Riêng Rommel ăn uống không cầu kỳ và chẳng bao giờ nghe ông ta phàn nàn chuyện ăn uống của ông. Ông thường dùng các thức ăn khô giống như binh sĩ và nhất là thời gian chúng tôi chỉ có ít cả mòi hộp, bánh mì và dĩ nhiên, « Alter Mann ». Ông tự cho phép uống một ly rượu vang chỉ khi nào có một buổi lễ đặc biệt với tính cách giao tế. Ông không bao giờ hút thuốc. Thật vậy, ông và đối thủ chính của ông là Montgomery đã giống y hệt nhau về phương diện khắc khổ trong đời sống. Rommel thích đi ngủ sớm và luôn luôn dậy rất sớm và làm việc chuyên cần. Ông thích đi săn và trong những lúc nhàn rỗi ông hay đi săn linh dương trong sa mạc. Người ta sẽ thấy, sau này, bản tính thích săn đuổi lộ hẳn từ một bề ngoài không hề xúc động của ông. Mặt khác, ông đúng là khắc tinh của giống ruồi. Hằng ngày, suốt giờ ăn, ông сố tìm cách diệt giống vật gây bệnh truyền nhiễm này càng nhiều càng tốt. Berndt và tôi sống trong một ngòi nhà nhỏ nằm gần khu đặt bản doanh, phía bên phải, dựa lưng vào vách đá được xem như là nơi ổn định nhứt so với những ngày đã qua. Tòi hiểu rõ Berndt hơn trong những ngày này. Tôi được chứng kiến sau đó sự đóng góp của anh ta vào các huyền thoại bao quanh Rommel. Các hình ảnh của « Con Cáo Sa Mạc » được quảng bá tại Đức và các xứ trung lập đều do chính Bernđt sắp xếp vã đạo diễn. Chính Rommel, mà các thông tín viên chiến tranh có thể xác nhận, theo lời khuyên của Berndt đã sẵn sàng để cho chụp hình bất kỳ lúc nào, với tất cả dáng vẻ tự nhiên, khiến cho nhiếp ảnh viên dễ dàng lấy các góc cạnh, càng gây hiệu quả hơn cho nhiệm vụ tuyên truyền của Berndt. Berndt và tôi rất thân cận, mặc dù chính kiến chúng tôi bất đồng. Gã đàn ông vạm vỡ với chiếc đầu tròn to lớn này thường gợi nhớ một gánh nặng cho tôi, nhưng lại có giọng nói êm đềm và gây lòng tin cậy, nhứt là sự tưởng tượng của Berndt, rất phong phú. Các tin tức của Berndt về các hoạt động của chúng tôi — hoặc đôi khi của riêng anh ta — luôn luôn không đúng mức với sự thật. Mặc dù trong quân đội anh ta chỉ mang cấp bậc Trung úy, nhưng lại khoái gây ấn tượng như mình là một tay có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Bộ Tuyên Truyền. Điều này tôi tự hỏi, có phải đó là một ý thích đơn giản chỉ nhằm quan trọng hóa anh ta, hay là anh ta thật sự có thân thế ? Một hôm, Bernđt cao hứng tiết lộ riêng với tôi, rằng chính anh ta là người tổ chức kế hoạch giả dạng quân Tiệp Khắc gây ra các biến cố ở biên giới1. Các biến cố này chính thức được mô tả như là các hành động gây hấn chống Đức Quốc và hậu quả như thế nào ai ai cũng đều biết. Với tư cách quân nhân . trong thời gian đó, tôi chưa hề nghe nói đến bất kỳ ẩn ý nào trong các biến cố vừa nói. Nhưng dù cho có nghe đi nữa, tôi cũng sẽ bỏ qua và xem như đó chỉ là một loại tuyên truyền thông thường do phe địch đưa ra. Tiết lộ của Berndt, vì vậy, đã gây cho tôi một xúc động mạnh mẽ. Tôi nghĩ rằng hành vi như thế không những xấu xa mà còn đưa tới mối nguy hiểm cao độ, đã khiến Đức quốc bị ném vào sự đơn độc. Tôi nói với Berndt như thế. Berndt không còn giữ vẽ điềm đạm và đã lớn tiếng với tôi một cách cáu kỉnh : « Schmidt, anh là một mẫu người trong số nhiều người Đức không may đã có những ý tưởng phát sinh từ chủ nghĩa xúc động đầy sự mê muội và ngớ ngẩn ». Anh ta tiếp : « Chúng ta phải nhìn nhận câu phương châm của người Anh : Xử sự của tôi đúng hoặc sai ». Tôi chưa từng được nghe nói đến, nhưng dù thế nào, tôi nghĩ hình như Berndt đã hiểu sai câu này. Tôi chọc giận anh ta thêm khi tôi nói rằng các phương pháp mà anh ta xem thường tình đó lại chính là sự lừa gạt không những đối với các quốc gia khác mà còn ngay cả với Đức quốc và, đặc biệt, với quân đội Đức. Berndt nhìn tôi một cách thương hại và nói : « Những vấn đề chánh trị không phải là lãnh vực của mọi người». Vì muốn hòa dịu, tôi đồng ý « hoàn toàn », nhưng anh ta đã ứng dụng câu vừa nói ở đâu, tôi không vạch ra cho anh ta biết. Mặc dầu có những cuộc cải cọ như thế, chúng tôi vẫn sống một đời sống yên tĩnh, đời sống của một gia đình toàn đàn ông — tương đối trong tình trạng hiện tại. Nhưng có sự thay đổi, không những làm thay đổi cả thói quen mà còn đẩy tôi gần Rommel hơn. Thể chất của Aldinger không cường tráng bằng Rommel. Sức khỏe của anh ta suy sụp và sau cùng mắc bịnh đau tim. Aldinger đành phải rời bỏ vị trí cánh tay mặt, vừa là người bạn tâm sự của Rommel trong nhiều năm, để sang Âu Châu chữa bịnh. Các nhiệm vụ của Aldinger được trao lại cho tôi, và tôi dọn vào một căn phòng kế căn phòng của ông Tướng. Berndt cũng yêu cầu cấp sự vụ lịnh để trở về Bá linh và một hồ sơ sáu tháng hoạt động của Afrika Korps cho Bộ Tuyên Truyền của Goebbels. Trách nhiệm của tôi hiện tại thật nặng nề. Chuẩn bị và sắp xếp chi tiết các cuộc thị sát tiền tuyến hàng ngày nằm trong phần việc của riêng tôi. Mọi ý muốn và mọi mạng lịnh của ông Tướng phải được ghi lại một cách chính xác trên giấy mực, và luôn luôn phải ghi nhớ thật đúng về thời gian, chỉ danh, địa điểm, khả năng của từng đơn vị một và v.v... --------------------- 1. Giống như biến cố ở biên giới Đức — Ba Lan, khởi đầu cho cuộc Đệ Nhị thế Chiến. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2019, 11:09:00 pm Mỗi đêm tôi cặm cụi như là một thư ký tư. Thời gian này, dù tăm tiếng của Rommel chưa tiến đến tột đỉnh, nhưng mỗi ngày có từ ba mươi đến bốn mươi bức thư gởi đến ông từ nhiều quốc gia và mọi giới ở Đức. Nhiều bức thư đến từ các chú bé sùng bai vị anh hùng Rommel, nhưng đa số là của phái nữ. Tất cả đều chứa đựng những lời lẽ hâm mộ nồng nhiệt và gần như hầu hết đều hỏi xin ảnh của ông Tướng. Để đáp ứng sự đòi hỏi này, chúng tôi phải rửa một số lượng khả to chân dung của Rommel được chụp bởi Hoffman, nhiếp ảnh viên chính thức của Hitler ở Munich và đích thân Rommel ký tặng trên mỗi bức ảnh được tôi gởi đi. Tôi cũng phải trả lời riêng các bức thư đến từ những người từng quen biết Rommel. Việc này không phải luôn luôn dễ dàng, vì tôi chẳng biết người viết ra sao mà cũng chẳng biết mức độ quen thân giữa họ như thế nào. Nhưng tôi có rất ít thì giờ để cân nhắc, và sau đó tôi sớm nghĩ ra một số phúc đáp mẫu đánh máy sẵn để trình lên ông Tướng và gửi đi như mọi văn thư thông thường. Một số phúc đáp thư khác tôi giao cho một tốc ký viên, Hạ sĩ Bottcher. Tôi sẽ đưa Rottcher một xấp thư và nói : « Mười tám trẻ em và phụ nữ muốn xin ảnh — hãy gởi cho họ với những câu thường lệ ». Kế đó, tôi lôi ra hai bức thư đề riêng. « Đây là hai bức thư của hai chiến hữu hồi Đệ nhứt thế chiến. Hãy viết: « Bạn thân mến, tôi rất cám ơn...». Và tôi tiếp tục giả dạng Rommel qua những gì mà tôi biết về ông. Nhưng Rommel luôn luôn xem tỉ mỉ những phúc thư loại này và ông sẽ không bao giờ ký, nếu xét thấy chúng được bịa một cách quá trớn. Rommel có tật mỗi khỉ ký tên là đầu lưỡi của ông thè ra, và vì vậy một lần đệ trình các bức thư lên cho ông là một lần tiêu khiển của tôi, và buồn cười hơn, là sau khi ký đầy đủ tên xong, ông lại kẻ thêm các đường nét hoa mỹ một cách khác thường quanh chữ « R » rắn rỏi. Thỉnh thoảng tôi nhận ra một nét chữ quen thuộc trong các bức thư và kêu lên « A ! Lại một bức thơ khác của Die alte Schachtel (Mụ Phù Thủv) ở Leipzig ». Người viết thư, hiển nhiên là một người đàn bà lớn tuổi, dưới mỗi bức thư luôn luôn ký « Mụ Phù Thủy ». Bức thư đầu tiên của bà ta đã khởi bằng câu : « Sehrgeehrter Herr General — Vị Tướng đáng tôn kính nhứt... ». Nhưng, đến bức thứ năm, giọng diễu cợt cởi mở hơn : « Rommel thân mến, và các thuộc cấp của Rommel... » Bà ta viết hẳn ra những ẩn chưa trong thâm tâm, không có sự e dè mà cũng không có sự tôn kính nào dành cho những người có địa vi cao cả. Chẳng hạn : « Hans Fritsche lại làm rộn bên chiếc máy thâu thanh — tôi không thể chịu đựng nỗi tánh ưa càu nhàu và các lời mỉa mai chua chát của hắn ». (Hans Fritsche đây chắc là ông chồng của bà ta). Nhưng các bức thư của bà ta thường mang đến những tin tức đầy khích lệ khắp mọi nơi và, mặc dù bà ta gởi riêng cho Rommel, lại gây nhiều niềm vui cho tất cả chúng tôi. Chúng tôi đồng ý rằng, dù cho kỳ dị đi nữa, bà ta, mụ phù thủy này, là người thực sự có tinh thần. Một hôm bà ta gởi cho chúng tôi một kiện sách vĩ đại. Rommel yêu cầu tôi mang phân phát cho các binh sĩ ở Halfaya. Tôi có xem qua một số sách và lấy làm thích thú khi nhận thấy chúng toàn là loại « Văn chương rẻ tiền ». Tôi cung nhận được một bức thư, bắt đầu bằng câu : « Tất cả gia đình đã kiêu hãnh vì anh, người anh vang danh của em». Tôi không đọc hết và chuyển ngay cho Rommel, đoán chừng bức thư đã đến từ cô em gái của ông. Có lẽ tôi thích thú cách đặc biệt khi nhận được các lá thư do những người cùng quê quán với Rommel, ở Swabia1 gởi cho ông. Các bức thư đã tiết lộ cho tôi thấy rõ ràng những đức tính đặc thù của sự trung thành, tùng phục và can đảm, và do đó đã phát sinh rа những quân nhân xuất sắc từ các cư dân ở đây, như Rommel chẳng hạn. Nhưng người Swabia, theo quan điểm riêng của tôi, đã có một yếu điểm : lòng kiêu ngạo địa phương quá mãnh liệt của họ. Một câu tôi được đọc : « Chúng tôi hãnh diện về sự thành công của ông. Một người Swabia cầm đầu Quân đoàn Phi Châu, đó là một vĩ đại thật sự. Và chúng tôi có nghe nói đa số binh sĩ của ông đều sinh trưởng ở Swabia. Vâng, không có bất kỳ sự ngờ vực nào khi cho rằng những người Swabia là những quân nhân tốt nhứt... ». Tôi cố gắng trả lời với tất cả sự khôn khéo mà tôi có thể, nhằm hạ bớt ngọn lửa nhiệt tâm của họ xuống. Rommel đã tỏ ra ngần ngừ, rồi ông mĩm cười, và ký bức thư đá giò lái này. Mỗi chiều Bộ Tham Mưu đều trình lên Rommel một bàn tóm lược các biến cố trong ngày ở Nga Sô. Và qua một bản đồ theo dõi tình hình quân sự to lớn treo trên tường, Rommel đặc biệt chú ý đến diễn tiến hoạt động của Sư đoàn 7 Panzer, « Sư đoàn ma quái » mà ông từng chỉ huy trước kia, và ông đã tỏ ra đắc ý khi nhìn thấy các mũi dùi của sư đoàn này chĩa thẳng về phía Mạc tư khoa. Ông cũng biếu lộ sự khoan khoái tột cùng khi các lực lượng dù của phe Trục chiếm giữ Crete2 mà vai trò của không quân Đức đã tỏ ra rất hữu hiệu. Thái độ của ông rất dễ hiểu, bởi vì vai trò của không quân vẫn được ông xem là căn bản tốt nhứt cho các hoạt động đương đầu với địch quân ở sa mạc và Trung Đông như là một tính cách toàn diện. Nhưng ông cảm thấy rằng việc chiếm giữ Malta3 sẽ có giá trị 1âu dài hơn, vì hòn đảo nhỏ bé này là một đe dọa liên tục công cuộc tiếp tế bằng đường biển của chúng tôi cho mặt trận Bắc Phi. Người Anh sẽ không bao giờ chiến thắng ở Bắc Phi nếu Malta bị tấn công và bi chiếm giữ vào năm 1941 ? Tôi không nghĩ như thế. ----------------- 1. Swabia, một khu vực thuộc Tây Nam Đức, пằт hai bên Hắc lâm ( Black Forest), giữa Neckar và hồ Constance. 2. Một hòn đảo của Hy Lạp ở Địa Trung Hải. 3. Một hòn đảo của Anh quốc ở Địa Trung Hải, phía Nam đảo Sicily của Y Đại Lợi. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2019, 11:10:19 pm 12. SOLLUM LÊN CƠN SỐT 1 Rommel đang gây « cơn sốt » dữ dội cho tuyến Sollum. Tôi xin đơn cử một vài hoạt cảnh trong đời sống hàng ngày của chúng tôi để mô tả « cơn sốt » này như thế nào. Đúng bảy giờ sáng, chúng tôi lên đường thăm viếng tiền tuyến như thường lệ. Lộ trình ngắn, chiếc Mammoth được nằm nhà. Trong hai chiếc xe mui trần, chúng tôi chạy như giông ra con đường độc nhứt dẫn vào Tổng Hành Dinh của Quân đoàn Phi Châu, bỏ lại phía sau tiếng động ầm ĩ và cái chào của tên lính gác cổng. Từ khi Aldinger ra đi, tôi ngồi chung xe với Rommel. Ông ngồi phía trước với tên tài xế, tôi ngồi phía sau với Tiến sĩ Hagemann, thông dịch viên. Chủng tôi chạy lướt ngang Capuzzo, xuyên qua một lỗ hổng của hàng rào giày kẽm gai chăng ở biên giới và đâm đầu vào sa mạc, xa hẳn các vị trí tiền tuyến của chúng tôi. Ở chân trời, trong vùng đất không người, chúng tôi thường nhìn thấy thấp thoáng các xe tuần tiễu của địch quân. Chúng tôi không thể đoán được cái giá mà chúng tôi phải trả như thế nào nếu chúng tôi di chuyển đúng vào tầm súng có gắn ống viễn xạ của địch quân. Rommel điều nghiên các vị trí của chúng tôi từ những lợi điểm về phía của địch quân. Ông xem xét các vị trí xuyên qua đôi kính trận của ông, tỉ mỉ như một khoa học gia xử dụng kính hiền vi. Ông khịt mũi luôn luôn, đó là dấu hiệu có một cái gì làm ông không được hài lòng. Chúng tôi nhảy thót trở vào xe sau ông. Ông đứng xõng lưng trên xe khi chúng tôi di chuyển thẳng đến pháo đài. mà ông vừa quan sát. Tên lỉnh gác trố mắt nhìn Rommel. « Tại sao anh không chào ? », Rommel la ó. Tên lính gác chụm chân lại, đứng như trời trồng, không thốt nên tiếng nào. « Chỉ huy trưởng tiền đồn này ở đâu ? ». Rommel hỏi một cách giận dữ. « Ông ấy đang ngủ, thưa... thưa... Thiếu tá ». Tẻn lính gác nói lắp. Hắn ta là một tân binh, mới ra mặt trận và chưa từng gặp Rommel lần nào. Hắn nhầm lẫn cả dấu hiệu cấp bậc mang ngoài mặt trận. Hắn nghĩ bất kỳ ai « lớn lối » như thế ít ra phải to chức : hẳn liền vứt ngay lá bài « Thiếu tá » lên chiếu bạc. «Hừ ! Thưa ông lính», Rommel chụp ngay. « Hình như, nếu tôi không lầm, mọi người ở đây đều ngủ gục hết. Xin làm ơn đánh thức họ dậy đi — thưa ngài ! » Tên lính gác không cần đi đâu. Khuôn mặt ngái ngủ của một sĩ quan trẻ đã thò ra từ cửa hầm trú ẩn gần đó. Khi thấy ông Tướng, anh ta đứng nghiêm lại, giơ tay chào và báo cáo : « Tiền đồn Franke báo cáo : không có gì đặc biệt ». « Làm sao ông biết được, thưa Trung úy ? » Rommel hỏi. « Ông đang nằm ngủ — và việc đó cũng tốt đẹp ? » Viên Trung úy im thin thít. Một khoảng trống ngột ngạt. Rommel nói : « Thưa Trung úy, cái đồn của ông đã không làm đúng theo các chỉ thị của tôi. Hầm trú ẩn của ông quả nổi. Mọi thứ gần như không được che dấu. Binh sĩ của ông trốn đâu cả — trong lúc ông ngủ. Ngày mai tôi sẽ quay lại và tôi muốn các đòi hỏi của tôi phải được hoàn thành. Chào Trung úy ». Ông chỉ lối cho tên tài xế tiếp tục lộ trình. Viên Trung ủy đứng chôn chân một chỗ. Trước khi cửa miệng hắn thốt được câu : « Jawohl, Herr General », xe của Rommel đã đi xa. Nếu sau này có dịp hồi tưởng lại những ngày ở sa mạc Bắc Phi, đầu tiên chắc hẳn phải nhớ cái màn vừa diễn ra. Các chiếc xe của chúng tôi bị nhận ra ngay khi chúng chạy vào pháo đài kế đó, mang tên « Cowa ». Pháo đài báo động. Viên Trung úy chỉ huy chực chờ tiếp đón. Dung mạo Rommel đối khác hoàn toàn, nhưng vẫn dấu kín sự thân cận, theo tật cố hữu của ông. « Một vị trí hoàn hào, và các xếp đặt tốt », ông phê bình. « Đây là điều quan trọng hàng đầu. Chúng ta không thề nằm chờ các dịp may. Về vấn đề các đường tiếp tế của chúng ta trên Địa Trung Hải hiện rất khó khăn trong việc mang quân dụng và thực phẩm khô cho binh sĩ của chúng ta trú đóng ở Phi Châu. Vì lý do này, chúng ta phải thích nghi hẳn với hoàn cảnh, và nó cũng tùy theo sự xếp đặt của chúng ta. Một pháo đài gọi là hoàn hảo ngoài tinh thần phục vụ ra, còn phải bao gồm những điều vừa nói ». « Jawohl, Herr General ». « Tình trạng đạn dược và lương thực của anh như thế nào ? » « Đạn dược đầy đủ, thưa Đại Tướng, và thực phẩm dự trữ ba ngày ». « Chỉ ba ngày, anh bạn ? Anh phải đòi hỏi xét lại để đủ dùng ba tuần lễ. Nhưng... đừng bao giờ nghĩ là sẽ thấy có ngay ». Với hai tiếng « cảm ơn » ngắn ngủi, Rommel lại tiếp tục lộ trình. Tại mỗi tiền đồn, ông Tướng đều rời khỏi xe. Mặc dù gấp hai lần tuổi của tôi, ông không hề tỏ vẻ mệt nhọc. Hai chân tôi mỏi nhừ và bước đi nặng nề, vì đôi giầy luôn luôn ngập trong cát. Tôi phải ghi chú không ngừng nghỉ mọi đòi hỏi, mọi mạng lịnh và mọi nhận xét của ông Tướng. Khi về, tôi có nhiệm vụ mang tất cả mọi việc liên hệ đến chuyến đi trình lên Tham Mưu Trưởng. Chúng tôi đến thăm một trong những đồn chặn bắt liên lạc vô tuyến của địch. Hai trong số đồn này nằm ở đầu tuyến Solium, có nhiệm vụ dò tìm các làn sóng liên lạc xa của địch quân và trắc giác để định vị trí phát xuất. Theo tin tức bắt được cho thấy hiện tại các cơ sở vô tuyến của địch đã dời về phía bắc, gần biển. « Không đáng ngạc nhiên », Rommel mỉm cười. « Đó là do thời tiết. Các anh tưởng rằng người Anh không thích tắm biển ? » Chúng tôi thường thấm viếng Halfaya. Ngày hôm đó chúng tôi đến đây ngay sau khi đã rảo qua các tiền đồn khác. Đại úy Bach, tay cầm «gậy », đến gặp chúng tôi. Ngoài Bach, không có sĩ quan nào khác được phép cầm gậy trước mặt Rommel. Bach được Rommel cho phép bởi ông ta đã lớn tuổi. Một mục sư lúc còn ngoài dân sự, Bach được thuộc cấp yêu mến do lòng khoan dung của ông. Mặc dù thời bình nghề nghiệp của ông không dính dáng gì đến quân ngũ, nhưng thời chiến, khi nắm quyền chỉ huy vị trí này, khả năng của ông còn tỏ ra vượt hơn nhiều sĩ quan chuyên nghiệp khác. Rommel có biệt nhãn đối với ông. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2019, 11:11:32 pm Halfaya là nơi khá nhộn nhịp trước đây. Rommel xem khu vực này có tính cách chiến lược quan trọng hàng đầu, vì nó chế ngự con đường duyên hải từ Ai Cập vào Cyrenaica. Trường hợp dịch quân tấn công Cyrenaica, trong khi con đường đi ngang Sollum và Haifa bị chặn, địch quân sẽ bắt buộc phải tiến xa về phía nam, di chuyển ngang qua sa mạc. Vì vậy, Rommel gấp rút tăng cường mạnh mẽ vị trí này và, ông vừa gởi một số đơn vị thuộc Sư đoàn 90 đến đây, mặc dù sư đoàn này vẫn còn bất động vì thiếu phương tiện chuyển vận. Chúng tôi đến vừa đúng lúc Bach hội họp với các Đại đội trưởng của ông. Và đó cũng là dịp may để Rommel nói chuyện với họ. « Quí vị », Rommel nói, « chiến đấu ở sa mạc tốt nhứt, nếu so với mặt trận trên biển. Bất cứ phe nào nếu nắm trong tay loại vũ khí có tầm bắn xa nhứt, phe đó có cánh tai dài nhứt, giống như trên mặt biển. Và bất cứ phe nào di động nhiều hơn, cùng với sự hữu hiệu về phương diện tiếp tế, phe đó có thể bắt buộc đối thủ hành động theo mong muốn của họ. « Các đơn vị của quí vị ở đây, ở Halfaya, là các đơn vị bất động. Các đơn vị này chỉ hữu hiệu để chống lại các đơn vị cơ động là khi nào chúng được đặt vào những vị trí đã được chuẩn bị hoàn hảo và kiên cố. Nhưng ở đây, quỉ vị lại còn ưu thế là có được « cánh tay dài nhứt » — các khẩu 88 ly. Điều chánh yếu đối với quí vị, các đơn vị bất động, là phải ngụy trang, phải che dấu bằng mọi cách tốt nhứt sự dòm ngó của địch quân, và chuẩn bị, dự trù xạ trường hữu hiệu tối đa cho các khẩu 88 ly và các loại vũ khí khác ». Rommel ngừng nói, và sau đó tiếp tục với giọng điệu mạnh mẽ : « Các yếu tố này cũng nằm trong ý định của tôi : thiết dựng một tuyến phòng thủ kéo dài từ bờ biển đến Sidi Omar. Các vị trí tiền đồn, trên cấp đại đội, bắt buộc phải nằm cách khoảng nhau khá xa, nhưng toàn thể phòng tuyến này phải được sắp xếp để có một chiều sâu hợp lý đối với hậu tuyến. « Mỗi điểm phòng thủ chính nó phải là một hệ thống kháng cự toàn bộ. Mỗi loại vũ khí phải được đặt như thế nào để có thể khai hỏa mọi hướng. Tôi đã phác họa sự sắp xếp các điểm phòng thủ lý tưởng trên những căn bản sau đây : « Một khẩu 88 ly đặt sâu dưới mặt đất đến mức độ mà xạ trường có thể cho phép. Từ đây, sẽ có ba giao thông hào tỉa ra ba hưởng, dẫn đến ba điểm — thử nhứt, dẫn đến vị trí đặt một khẩu đại liên, thứ hai dẫn đến một khẩu súng cối hạng nặng và thứ ba dẫn đến một khẩu cao xạ 22 ly hoặc 50 ly (chống cả chiến xa). Nước uống, thực phẩm và đạn dược phải luôn luôn đầy đủ cho ba tuần lễ. Và mọi binh sĩ chuẩn bị tác chiến ngay cả khi ngủ ». Rommel nhấn mạnh : « Quí vị, đây là một vài lưu ý về phép dụng binh. Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của địch quân, hỏa lực của mọi loại vũ khí của chúng ta phải bao che các lỗ hổng giữa các điểm kháng cự, nếu không, địch quân sẽ đâm mũi dùi xuyên qua các lỗ hổng đó. Mọi loại vũ khí cũng cần phải được đặt trong vị thế bao che cho cả phía sau nữa. Để dễ hiểu, tôi có thể nói là không có vấn đề «Chiều hướng — Trướcmặt» mà là « Chiều hướng — Địch quân ». Ông nhấn mạnh một điểm khác :« Quyết định cuối cùng của bất kỳ cuộc tấn công nào nếu các đơn vị cơ động và thiết giáp có thể dàn được phía sau phòng tuyến địch để đánh tới. Quyết định này nằm trong yếu tố tinh thần. Và một trận chiến gọi là thắng chỉ khi nào địch quân hoàn toàn bị tiêu diệt. Hãy nhớ một điều : mọi vị trí cá nhân phải được giữ, không nên lưu tâm đến tình thế tổng quát đang xuất hiện. Thiết giáp và các đơn vị cơ động của chúng ta sẽ không khiến quỉ vị mong đợi cuống cuồng... dù cho quí vị chiến đấu suốt tuần lễ mà vẫn không thấy bóng dáng chúng xuất hiện. Cám ơn quí vị ». Các sĩ quan giải tán. Bach tháp tùng chúng tôi đến thăm một khẩu đội của người Ý. Nơi đây, Rommel cũng rất lưu tâm đến vấn đề tiếp tế đạn dược. Hagemann thông dịch các câu nói của Rommel cho các sĩ quan Ý. Nhưng, tôi nhận thấy Rommel có vẻ hiểu tiếng Ý, ông thường chặn Hagemann ở những điểm mà hẳn ta đã dịch nhưng không lột tả hết những gì mà ông muốn nói. Ngàv hôm đó chúng tôi đã bị pháo kích khi di chuyển xuống « Đường Địa ngục » (tức Halfaya Pass) hướng ra khoảng trống dọc theo duyên hải. Trên bình nguyên duyên hải, Rommel ghi nhận rằng một số điểm phòng thủ đã bắt giữ được các chiến xa loại Mark II của Anh trước đây nhờ thiết lập chìm dưới mặt đất, ngoại trừ các ụ súng. Chiến công này khiến ông luôn luôn nhắc nhở, và cũng thường được bàn tán trong các câu chuyện gẫu của chúng tôi. Khi chúng tôi tiến ra bãi biển, tôi khởi xướng việc nhảy xuống nước. Chúng tôi không mang theo đồ tắm, nhưng có ai ở tiền tuyến sa mạc lại lưu tâm vì vấn đề này ? Rommel và tôi nhào xuống Địa Trung Hải mát mẻ. Nước biến lóng lánh như một chai Champagne mầu xanh. Rommel tung hoành trên mặt nước vui thích như một gã học trò. Bây giờ con đường dẫn chúng tôi đến Serpentine Pass1 hướng về Sollum Barrack2 nằm ở đầu dốc. Nửa đường đi lên dốc, chúng tôi thấy các công binh Đức đang phá một con đường hầm ăn sâu vào sườn núi dẫn sang một pháo đài phòng duyên của người Ý trước đây. Như thường lệ, Rommel đi chung quanh, nhìn chăm chú xa về phía đông, phía của địch quân. Và cứ thế cho đến gần tối, chúng tôi mới chạy như giông như gió về Bardia. Suốt ngày không một miếng gì trong bụng, nhưng cả núi công việc đang chờ tôi, và riêng Rommel, dù là một ông Tướng chuyên đánh đấm, giấy tờ cũng đã chất đống trên bàn bắt buộc ông phải giải quyết. Ngày vừa qua và những ngày kế tiếp đều giống nhau, trong sinh hoạt của tôi với Rommel. ----------------- 1. Đường hẹp ngoằn ngoèo (như rắn lượn), đây là một địa danh. 2. Trại lính Sollumt cũng là địa danh. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2019, 11:13:37 pm 13. ĐẠO QUÂN THIẾT KỴ RA ĐỜI 1 Giữa năm 1941, có sự thay đổi ở Bộ Tư Lịnh Tối Cao Ý Đại Lợi tại Phi Châu. Đại Tướng Bastico thay thế Đại Tướng Garibaldi. Một bức công điện được mã hóa gởi đến. Bardia, chỉ thị Rommel trình diện Bastico lập tức ở Cyrene. Ngay hôm sau chúng tôi đến Cyrene, dơ bẩn và mệt đừ bởi cuộc hành trình quả dài, vì chúng tôi đã phải đi vòng quanh Tobruk. Chúng tôi, những người đã quen với ngôi nhà dột nát ở Bardia, đã cảm thấy giống như lạc vào cung điện xa hoa lộng lẫy của bậc đế vương lúc đi ngang qua một khu vườn hoa xinh xắn để tiến vào một ngôi nhà, mà các cột trụ toàn bằng đá hoa cương, dành riêng cho chúng tôi trong thời gian ở Cyrene. Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng đôi mắt của tôi mới không còn phải nhìn thấy mặt trời, cát và ruồi, và thay vào đó là những bãi cỏ mượt, những đám mây trắng, những đồi cây xanh, và những người đàn bà đáng yêu. Nhưng Rommel và tôi, dơ bẩn và mệt nhọc, với những chiếc xe lâm nhâm lỗ đạn và bụi bậm trùm lấp qua thời gian dài lặn lội trong sa mạc, đã không cảm thấy cái gì gọi là gần gũi trong ngôi nhà đá hoa cương này và những phục thị dành cho chúng tôi. Rommel lập tức thông báo sự có mặt của ông để xin hội kiến với Bastico. Viên tân Tư Lịnh người Ý vì bận nên chỉ tiếp Rommel nửa giờ sau đó. Khi Rommel rời khỏi văn phòng Bastico, qua cuộc hội kiến ngắn ngủi, ông có vẻ khó chịu. Sau này khi nhắc đến Bastico, chúng tôi thường gọi là « Bombastico » (quả bom Bastico). Thật ra, hiện giờ Rommel đã được chỉ định vào một chức vụ cao hơn và có nhiều quyền hạn hơn. Một nhóm sĩ quan Đức thuộc một tổng Hành Dinh mới đã đến Cyrene. Tổng Hành Dinh của Đạo quân Thiết kỵ Phi Châu (Panzer Gruppe Afrika) mới thành lập, và được đặt dưới quyền sử dụng của Bộ Tổng Tư Lịnh Phi Châu, do Bastico cầm đầu. Rommel, theo tôi thấy, tỏ ra khó chịu, và có vẻ lo lắng, chắc hẳn ông tự hỏi không hiểu bộ tham mưu mới này sẽ nằm dưới sự điều động trực tiếp của OKW (Oberkammando des Wehrmacht) Bộ Tư Lịnh Tối Cao Đức Quốc Xã, hoặc sẽ do một tướng lãnh cao cấp hơn ông cầm đầu, bao gồm cả Quân đoàn Phi Châu mà hiện ông là Tư Lịnh1. Điều lo lắng này sẽ được giải tỏa tất cả trong chuyến đi Cyrene này. Lúc chờ đợi «Ông Xếp » hội kiến Bastico, tôi có gặp một số sĩ quan của Bộ Tham Mưu mới. Một trong số này là Trung úy Dickmann, một sĩ quan tùy viên, với thái độ vồn vã hiếm thấy khi gặp tôi, khiến tôi có cảm giác như là một vật lạ lùng đối với hắn ta qua dáng vẻ thô kệch, rừng rú trong nhiều tháng sống ở tiền tuyến của tôi. Tôi nghĩ là hắn ta đã đóng kịch, nhưng khi Rommel từ văn phòng Bastico chạy đến gặp Tướng Gause, người cầm đầu Bộ Tham Mưu mới đến, tôi biết là đã nghĩ sai. Gause, một người cân đối và mạnh khỏe, đã cung kỉnh trình lên Rommel rằng Bộ Tham Mưu mới của ông được đặt dưới quyền của Rommel. Từ đó, một đạo quân thiết kỵ ở Phỉ Châu ra đời, tháng tám 1941, Tư Lịnh là Rommel. Đạo quân Thiết kỵ Phi Châu (Panzer Gruppe Afrika) đương nhiên bao gồm hai quân đoàn Ý nằm bên ngoài Tobruk và Quân đoàn Phi Châu của Đức, Tư Lịnh hiện thời là Tướng Cruwell, đặt dưới quyền điều động của Rommel. Mặc dầu bộ tư lịnh cao cấp hơn được khai sáng, lực lượng của chúng tôi ở sa mạc không được tăng cường là bao. Thật vậy, các đơn vị tăng cường cho đúng với thực danh của nó có thể sẽ không hy vọng có được trong một thời gian ngắn. Chính Rommel đã nhấn mạnh rằng các đường tiếp tế trong sa mạc vẫn phải được nắm giữ bằng mọi cách để duy trì mức độ cung cấp hiện hữu cho ba sư đoàn Đức đang có mặt ở Phi Châu cho đến khi các đơn vị chiến đấu khác được chuyển vận sang. Suốt những tháng mùa hạ nóng bức, tuyến Sollum vẫn được củng сố thêm theo lịnh của Rommel. Các khẩu súng phòng thủ hạng nặng được gởi đến và các bãi mìn cũng được thiết lập thêm. Sau khi mặt này được cùng cố hoàn toàn, ông tập trung tất cả sự chú ý vào tuyến Tobruk. Một cách có hệ thống, ông chuẩn bị một cuộc tấn công vào hạ tuần tháng 11. Ông hạ lịnh cho các đơn vị tại một số khu vực thiết lập thêm những vị trí tiền phương. Các tiền đồn chiến đấu mới này nằm quá về phía trước phòng tuyến hiện hữu đã được thiết lập vào ban đêm, mặc dù gặp phải các toán tuần tiễu của Úc Đại Lợi ngăn chặn liên tục, các tiền đồn này vẫn hoàn tất và đã được trấn đóng ngay. ------------------------ 1. Đạo quân (Group) cấp số lớn hơn Quân đoàn (Corp) nhưng nhỏ hơn Binh đoàn tức Lộ quân (Army) cấp số cao hơn nữa là Đại đoàn (Army Group), chỉ thấy nói đến trong hai kỳ Đệ nhứt: và Đệ nhị thế chiến. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2019, 11:37:34 pm Thời gian nay Rommel có chủ ỷ khi bỏ quên khu vực Medawwa, ông muốn dồn hết nỗ lực đẩy cuộc tấn công xuyên qua khu vực El-Duda ở phía đông nam — khu vực luôn luôn gợi nhớ trong trí tôi. Vào hai tháng tư và năm, chúng tôi thiếu tin tức về các cơ cấu phòng thủ của địch, nhưng hiện thời chúng tôi khắc phục được sự thiếu sót này nhờ vào các không ảnh. Mỗi tấm hình được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mỗi trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội tham dự vào cuộc tấn công đều được cung cấp các không ảnh với đầy đủ chi tiết khu vực mà họ sẽ đối diện. Thành phần chủ lực của cuộc tấn công là hai sư đoàn thiết giáp, cả hai được triệt thoái khỏi tiền tuyến để bồi dưỡng và huấn luyện đặc biệt. Sư đoàn 21 được chia khu vực nằm giữa Bardia và Tobruk. Trung đoàn súng trường 115, thuộc Sư đoàn 15 Thiết giáp, đã thiết lập các hầm trú ẩn ở phía tây nam Tobruk ngay khi họ đến nhiều tháng trước đây (tôi đã chỉ cho Tướng Paulus các vị trí này). Họ được lịnh triệt thoái khỏi khu vực tồi tệ này để bồi dưỡng và huấn luyện đặc biệt cho nhiệm vụ tương lai của họ tại một nơi gần biển, phía đồng Tobruk. Phản ứng vật chất của họ xảy ra lập tức và thấy rõ. Khoảng 70 phần trăm binh sĩ của đơn vị mắc bịnh kiết lỵ và đau gan. Khả năng tác chiến của đơn vị, vẫn bình thường tại tuyến Tobruk, bỗng nhiên giảm xuống một cách nghiêm trọng. Năng lực của đại đội chỉ còn ở cấp trung đội. Nhằm phân tán hỏa lực pháo binh của địch quân, Rommel ra lịnh thiết dựng những vị trí giả tại các khu vực bỏ trống. Ông cũng chỉ thị trong vòng 14 ngày các đồn quan sát giả, với vật liệu bằng cây và vải bố, phải được lập chung quanh mọi vòng đai phòng thủ. Ông tin rằng các vị trí giả này sẽ khiến cho địch quân hoang phí hàng ngàn quả đạn đại bác mà không gây cho lực lượng của chúng tôi một thiệt hại nào. Thật vậy, sự hoang phí này đã xảy ra sau đó. Tôi tán thành hoàn toàn kế hoạch nghi binh của Rommel, nhưng một số sĩ quan phàn nàn lén với tôi. Họ hỏi : « Schmidt, mấy cải thứ này phải anh bày vẽ ra không ? Anh bảo chúng tôi dựng 20 cái tháp quan sát chỉ trong riêng một khu vực của chúng tôi ? Vin vào đâu mà anh hy vọng chúng tôi moi ra cây và vải bố trong sa mạc này ? ». Rommel luôn luôn — và cũng không bao giờ thêm bớt ở hiện tại — đòi hỏi thuộc cấp của ông phải có sáng kiến và năng lực. « Chịu đựng trong một cuộc chiến đấu không phải là ngồi lì một chỗ ». Ông hét lên, khi tối trình nỗi khó khăn của nội vụ. Để những đơn vị Đức nghỉ ngơi và tham dự vào cuộc tấn công càng nhiều càng tốt, những đơn vị Ý được đưa đến thay thế tại các tuyến phòng thủ. Lịnh của Rommel : « Chỉ một vài đại đội Đức được ở lại các vị trí nằm trong tầm mắt của địch quân nhằm để « bao che » cho các vị trí bất động khác ». Tôi không hiểu tại sao người Ý lại thích lãnh một nhiệm vụ nhàn nhã như thế. Không phải Rommel thiếu sự khôn khéo hay kiêu căng đối với người Ý. Một hôm chúng tôi chạy dọc theo con đường của phe Trục1. Khi con đường sắp hoàn thành, Rommel đã không ngớt lời tán tụng các binh sĩ Ý tham dự vào công tác xây đắp con đường này. Như thường lệ, trên chiếc Mammoth và hai chiếc xe mui trần, ngoài Rommel và tôi, nhóm người tháp tùng còn có sĩ quan tham mưu của Tướng Ý Calvi, Thiếu tá Tuzzi, Trung úy Turini và Tiến sĩ Franz, thông dịch viên của chúng tôi, vừa thay thế Tiến sĩ Hagemannr Rommel đã dừng lại nói chuyện với một Thiếu tá mập mạp người Ý, Tiểu đoàn trưởng của một trong những tiểu đoàn đang xây đắp con đường. « Hãy nói với ông ấy, Tiến sĩ Franz, rằng tôi vô cùng hài lòng qua những việc làm hoàn hảo ở đây ». Khuôn mặt béo phệ của viên Thiếu tá đã rạng rỡ với lời khen ngợi. Khi Rommel hỏi ông ta có gì phàn nàn không, viên Thiếu tá đáp : « Thức ăn nhàm chán và rượu không ngon, thưa Đại Tướng ». Rommel nhìn khuôn mặt béo phệ của ông ta với một nụ cười ranh mãnh và nói nhỏ : « Dù thế nào, mấy thứ đó hình như vẫn chưa quấy rầy nỗi ông ! » 2 Khi Cruwell được chỉ định nắm giữ Quân đoàn Phi Châu và Rommel nắm giữ Đạo quân Thiết Kỵ Phi Châu, Rommel đã bàn giao toàn Bộ tham mưu ở Bardia cho vị tân Tư Lịnh, ngoại trừ tôi, cận vệ của ông, Gunther, và viên thư ký, Hạ sĩ Bottcher. Chúng tôi quay trở lại Jebel Akhdar, và được sống trong khung cảnh đồi núi xanh rì đẹp mắt bao quanh Beda Lihoria một thời gian ngắn. -------------------- 1. Axis Road,dược xây đắp bởi quân sĩ Đức và Ý. (Xem chương X đoạn 5). Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2019, 11:39:35 pm 14. HITLER VÀ ROMMEL 1 Các bạn, cùng những người chiến đấu ở Bắc Phi, có nhớ Beda-Littoria màu xanh và những ngọn núi thẩm bao quanh nó hay không ? Tôi đã nhớ, với những kỷ niệm ngắn ngủi. Nhưng Rommel, mặc dù có được một căn nhà nhỏ dành riêng cho ông ở đây, mà nếu so với những ngày ở sa mạc, chỗ ở của ông hiện thời ấm cúng hơn nhiều — ông vẫn tỏ ra không mấy thích, ông như luôn luôn dõi mắt ra tiền tuyến, ở đó có những binh sĩ mà ông yêu mến, ngay cả khi ông trừng phạt họ. Và bây giờ, với Panzer Gruppe Afrika dưới tay, ông đã mang cảm giác « chủ nhân ông đối với các thuộc cấp của ông. Vì lần đầu tiên ông có hai sĩ quan tham mưu cao cấp giữ chức vụ phụ tá chính thức và họ đã chứng minh ngay địa vị quan trọng hiện thời của ông. Đó là Trung Tướng Gause, Tham mưu trưởng, một con người trầm tĩnh và cương quyết, đã gây cho tôi sự chú ý, và tôi đã đề cập thoáng qua trước đây, khi tôi gặp ông ở Gyrene ; và Trung tá Westphal, sĩ quan Tham mưu Tổng quát, một người kiến thức sâu rộng và thích hợp, cũng là một quân nhân giữ kỷ luật nghiêm nhặt. Tôi nghĩ, theo như các chức vụ trong quân đội Anh, thì chức vụ của hai người này tương đương với Tổng Tham Mưu Trưởng và Tham Mưu Trưởng Hành quân, và cũng theo tôi nghĩ, Panzer Gruppe, nếu so với một Binh đoàn (Armv) của Anh, thì có vẻ yếu kém hơn trên phương diện quân số (bộ binh), nhưng đương nhiên là mạnh hơn trên phương diện thiết giáp. Và chắc chắn Panzer Gruppe Afrika không thể xem tương đương với một Đại đoàn (Army Group) của Anh hoặc Mỹ. Bộ Tham Mưu mới này phải khéo léo thuyết phục Rommel rằng địa vị của ông ở hiện tại không thể tự tiện một thân một mình xông xáo, tiếp xúc với các binh sĩ của ông ở tiền tuyến như trước đây nữa, mà chỉ còn là các hoạt động giám thị và thiên nhiều về ngoại giao. Nhưng một quân nhân đã từng xã thân trước làn tên mũi đạn, nếu các bạn đã từng trải qua, đối với sự bó gối này sẽ gây sự khó chịu đến bực nào. Riêng tôi, dù là một quân nhân trẻ, tôi nhớ vô cùng những ngày xông xáo cũ, ngay cả những cơn bão cát mù mắt trong sa mạc, kẻ thù không ai biết đến nay, khiến chúng tôi chống chọi còn hơn cả địch quân. Gause và Westphal với sự khôn khéo, đã thuyết phục « ông xếp » gây tình thân thiện với người Ý — bởi vì, dù sao ở hiện tại ông cũng đã nắm quyền chỉ huy tất cả các đơn vị Ý chiến đấu bên cạnh các đơn vị Đức. Và họ - cũng yêu cầu ông chú ý thêm các công việc tham mưu và cũng cố thêm các mối giây liên lạc mật thiết với những đồng minh của Đức. Rommel và Gause trở thành đôi bạn khá thân, nhưng Rommel thật sự không bao giờ là tri kỷ của một ai cả. Tôi nhớ nhiều đến một cuộc nói chuyện khá thích thú giữa Rommel và Gau se, mà tôi nghe lỏm được, trên khoảng đường đi lại giữa Tổng Hành Dinh của chúng tôi và của người Ý. Gause hỏi : « Thưa Đại Tướng, trường hợp nào Đại Tướng tiếp xúc với Hitler lần đầu tiên ? ». Tôi vểnh tai nghe. Rommel bật ngửa hẳn lưng vào nệm xe, với một dáng vẻ hồi tưởng hiếm thấy ở ông. « Tôi được bổ nhiệm đến phục vụ ở Tổng Hành Dinh của Fuhrer ngay khi ông gặp tôi lần đầu tiên, mặc dầu ở trong Bộ tham mưu của ông khá lâu, đúng ra lúc ấy tôi là một viên Trung tá quèn » Rommel nói : « Thật sự, tôi là một vật nhỏ nhoi — được cắt đặt vào một chức vụ như là sĩ quan quản thủ một dinh trại nằm bên ngoài Tổng Hành Dinh. Chức vụ này mang ý nghĩa là tôi có trách nhiệm lo liệu về chuyển vận, xem xét về vấn đề an ninh và nhiều công việc đáng chán khác. Sau đó, vào một trong những ngày lễ đầy phiền toái nhứt — « Ngày của Đảng tôi nhận được một lịnh từ Hitler là ông muốn rời Tổng Hành Dinh vào ngày hôm sau đó và đi theo ông không quá sáu chiếc xe, và lịnh cũng nhấn mạnh rằng ngoài con sos này tôi không được phép tự tiện thêm bớt gì nữa. Sảng hôm sau, khi Hitler lên xe ra đi, tôi nhận thấy sân phía trước Tổng Hành Dinh đầy dẫy xe của các Bộ trưởng, Tướng lãnh, Ngoại giao đoàn và « những con vật cao cấp » khác. Nhưng tôi đã chuẩn bị sẵn đế đối phó với tình thế đó. « Khi giòng xe lăn bánh, tôi cho phép năm chiếc theo sau xe của Hitler chạy qua và tôi bước ra, đứng ngay đầu chiếc xe kế đó. Chiếc xe dừng lại, dĩ nhiên, và tôi đưa lịnh của Hitler ra cho chủ nhân của chiếc xe bị chặn. Một Bộ trưởng hoặc cũng to như thế — chửi vào mặt tôi và rống lên, nào là tên Trung tá quèn « hỗn hào », dám ngăn trở một viên chức cao cấp tháp tùng theo Fuhrer... nào là ông ta có nhiệm vụ quan trọng trong chuyến đi này và tôi phải trả giá đắt cho hành động của tôi và... đủ điều vĩ đại khác. « Trước khi tôi cho phép xe ông ta chạy, tôi giải thích êm dịu : « Tôi không dám chặn xe ông lâu hơn nữa, nhưng ngoài kia, ở mỗi ngã tư đường, ông sẽ bị giữ lại bởi hai chiếc thiết giáp ». Ông bự này giận tím cả mặt mày. « Vô lễ ! » Tôi sẽ trình vụ này lên Fuhrer, thưa Trung tá ! » Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2019, 11:40:42 pm «Tôi đặt hai chiếc thiết giáp, một bên phải và một bên trái, ở mỗi ngã tư. Tôi ra lịnh là chỉ có sáu chiếc xe đi qua mà thôi và, ngay sau đó, hai chiếc thiết giáp tiến ra, mặt đấu mặt, chặn ngang đường không để bất kỳ chiếc xe nào khác chạy qua ». Rommel kể tiếp : « Càu chuyện thấu tai Hitler — chắc chắn là do các bậc chức trọng quyền cao trình lên, sau khi họ bị mệt mỏi với mấy chiếc thiết giáp của tôi. Nhưng thay vì nhận sự khiển trách, buổi chiều đó Hitler đã gọi tôi trình diện để nhận lời tán thưởng của ông. Ông chưa bao giờ thấy lịnh của ông được thi hành một cách đúng mức như vậy và vì thế mà chuyến đi vừa qua của ông «không phải mang theo hành lý nặng nề » đúng như ông mong muốn. Sau cuộc gặp mặt riêng này, tôi không ngừng bị « quyến rũ » vào đảng của ông, và ông thường đề cập đến cuốn sách viết về cuộc Đệ nhất thế chiến, của tôi, quyền Bộ binh trong thế công », mà ông đã đọc qua. Sau vụ đó, hình như Hitler đã nghĩ rằng tôi cũng là một gã khá thông minh. « Khi chiến tranh bùng nổ, Hiler hỏi tôi muốn chỉ huy cái gì. Không lưỡng lự, tôi xin ông cho tôi cầm một Sư đoàn Thiết giáp. Đó là một yêu cầu thái quá về phần tôi : Tôi không phải xuất thân từ ngành kỵ binh, và có nhiều tướng lãnh của ngành này đầy đủ khả năng hơn tôi đang chực chờ được bổ nhiệm. Nhưng, như ông biết, tôi vẫn được bổ nhiệm làm Tư lịnh Sư đoàn 7 Thiết giáp. Và việc chỉ định, chắc ông cũng biết, lại càng không thích hợp cho một sĩ quan nằm ở Bộ Chỉ Huv Tối Cao ». Gause chăm chú nghe câu chuyện. Ông nói một cách lễ độ : « Câu chuyện thật thích thú, thưa Đại Tướng » — và tiếp tục hỏi : « Nhưng, không có một thời gian nào Đại Tướng giữ nhiệm vụ như là một sĩ quan liên lạc với phong trào Thanh niên Hitler ? ». « Vâng, tôi đã giữ trách nhiệm gần gần như thế », Rommel đáp. Ông nói, mặc dù ông không đưa ra các chi tiết dẫn chứng đặc biệt, về việc làm của ông ở Hàn Lâm Viện Quân sự Postdam — trong chương trình huấn luyện quân sự cho Phong Trào Thanh Niên Hitler. Nhưng tôi ghi nhận Ý kiến của ông về việc huấn luyện quân sự cho các thanh niên Đức, do Baldur von Schirach khởi xưởng, là không thích hợp. Ông nhận thấy Schirach kiêu căng và thiếu khôn ngoan, và ông thường sử dụng các danh từ « hạng bét » « Dumme Junge — Đứa bé ngu xuẩn », để chỉ Schirach. Rommel vẫn ngồi dựa lưng vào đệm xe, và nhắc lại một cách thích thú : « Tôi nghĩ đến giai đoạn hạnh phúc nhứt trong đời sống của tôi — và cũng cho bà vợ của tôi — là khi tôi làm Chỉ huy trưởng Hàn Làm Viện Quân Sự ở Weiner Neustadl1. Và bây giờ ? Những gì được đang làm ở đây ? Một dịp may tốt nhứt để chỉ huy. Và trên tất cả, chúng ta được huấn luyện nghề nghiệp dành cho chiến tranh... Những gì mà chúng ta phải hướng đến ? Đơn giản. Chúng ta phải hạ người Anh. Họ là những đối thủ đồng sức đồng tài với chúng ta. Họ vẫn luôn luôn nói là họ không được huấn luyện chiến đấu kỹ càng, và quả vậy, người ta thấy việc đó là sự thật. Nhưng họ là những người có năng khiếu về chiến tranh hoặc thích hợp với trò chơi chiến tranh. Nhiệm vụ của chúng ta rõ rệt. Mọi người ở sa mạc phải ý thức sự thật đơn giản này. Chúng ta ở đây là đề chiến thắng. Phải chiến thắng, như là mục đích tối hậu, không có bất kỳ sự ngờ vực nào. Đó là nhiệm vụ mà chúng ta cũng như binh sĩ của chúng ta được ủy thác trong trận chiến sa mạc này ». Gause nói với Rommel về sự nghiệp của mình. Điều thích thú cho tôi nhứt khi được nghe nói ông là một trong các sĩ quan được giao phó thiết dựng kế hoạch « Hành Quàn Hải Sư » — kế hoạch chiếm đóng Anh quốc vào năm 1940. Gause nói rằng riêng cá nhân ông, ông đã phản đối kế hoạch này, vì ông không mấy tin tưởng nó sẽ thành công. « Vấn đề đầu tiên », ông nói cho cả Rommel và tôi, « số lượng tàu chuyên vận vị tất đã đầy đủ. Kế đó, sau các cuộc không chiến trên không phận Anh, hiển nhiên cho thấy, dầu rằng có sự lạc quan của Goering, cây dù không quân của chúng ta không thể nào giương lên đầy đủ. Và Hải quân Đức ủng hộ hoàn toàn kế hoạch, nhưng nhấn mạnh rằng Hải quân Anh có thể tung vào cuộc đối đầu cho đến chiếc tàu cuối cùng của họ, điều đó có nghĩa là cuộc đối đầu không cân bằng, và kết quả chỉ đưa đến sự hủy diệt toàn bộ Hải quân Đức mà thôi. Và, vì vậy, kế hoạch đã tạm gác ». Tôi nhớ lại, vào cuối ngày này, khi chúng tôi đến Beda-Littoria, chúng tôi vẫn có một buổi họp với Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Ý, Tướng Cavallere, và sau đó là bữa tiệc đầu tiên giữa phải đoàn đại diện cao cấp của hai cường quốc Trục. Một Trung úy vô danh tiểu tốt, tôi chỉ góp ít câu cho phải lẽ, nhưng tôi nhớ lại niềm xúc động của tôi qua đặc ân được ngòi gần những nhân vật ưu tủ đó và tham dự vào một khung cảnh mà tôi chưa hề đặt chân đến, trong buổi tối hôm đó. Thức ăn, dĩ nhiên là tuyệt hảo. -------------------- 1. Một thành phố cách Vienne (thủ đô Áo) khoảng 40 dặm Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2019, 11:42:06 pm 15. ROMMEL, NGƯỜI ĐI SĂN 1 Rommel mê đi săn bắn. Hiện tại được nhàn rỗi, môn thể thao mà ông ham thích này lại có dịp nổi dậy mạnh mẽ. Tôi biết trước đày, khi tiến trước binh sĩ của ông, ông đã cùng họ tham dự vào một cuộc săn đuổi vĩ đại ; nhưng bây giờ, ít ra trong vòng giới hạn của suốt giai đoạn bó gối này, những con linh dương đã nhử ông vào một cuộc săn đuổi nhỏ nhoi hơn. « Tôi ước ao được nghỉ phép ở Âu Châu và một dịp may được đi săn bắn với Manfred », ông nói với tôi. (Ông thường đề cập đến đứa con trai 12 tuổi của ông nhứt). Nhưng họa hoằn lắm ông mới nhắc đến gia đình và đời sống riêng tư. Thật ra, hầu như ông không thích bất kỳ những gì gọi là thân mật. Điều nay đã chứng tỏ, trong những tháng trước đây, ông chỉ gọi tôi bằng hai tiếng Trung úy cộc lốc, và chỉ sau khi ông xem tôi như là một kẻ tay chân cần thiết của ông, ông mới gọi tôi là Schmidt. Ông không hề hỏi tuổi của tôi, hoặc tôi có vợ con chưa, có vui vẻ không. Dường như ông chỉ nghĩ tôi như là một vật để mang bộ quân phục lên và giải đáp các đòi hỏi được đưa ra. Đó là sự thật, hầu hết đều xa lạ, sau một thời gian kề cận lâu dài, tôi nhận thấy ông Tướng này gần như không có cả tính. Phía nam Gazala, nơi chúng tôi lập Tổng Hành Dinh Panzer Gruppe, sau khi Rommel cho rằng Beda-Liltoria lùi quá xa tiền tuyến, khá hoang dã. Như địa danh, Gazala có nhiều linh dương1. Một hôm, tôi nhớ lại, khi chúng tôi đi sâu vào sa mạc trên hai chiếc xe, trong lúc nhàn rỗi, Rommel mang theo một khẩn súng trường, và một khẩu súng nhỏ của Anh do một đơn vị Ý tặng ông. Nhưng dù cho với các vũ khí « thô sơ » như thế, cuộc săn bắn do chúng tôi tổ chức đã được sắp xếp như là một cuộc hành quân, với kế hoạch bao gồm cả hai phương diện chiến thuật và chiến lược, nhằm ngăn chặn « địch quân » chạy thoát về hậu tuyến của chúng. Ngồi ở ghế sau chiếc xe của tôi là một viên Đại úy người Ý, hắn ta đi theo với tư cách như một loại cố vấn săn bắn bởi quen thuộc địa thế ở đây, và biết nơi nào có nhiều linh dương nên hẳn ta dẫn chúng tôi đi ngay đến. Một bầy linh dương hiện ra trước mặt chúng tôi. Nhưng các con vật đã sợ hãi và bỏ chay như bay. Hai chiếc xe gia tăng tốc độ. Chiếc xe của Rommel bỗng dừng lại trên một khoảng cát đá lởm chởm. Ông đứng xõng lưng và khai hỏa. Nhưng, rất tiếc, chúng tôi chỉ thấy cát tung lên do viên đạn gây ra. Chúng tôi tiếp tục đuổi con mồi. Rommel tiếp tục bắn và cũng chỉ thấy cát tung lên. Riêng chiếc xe của tôi không ngừng nghỉ rượt đuổi. Chúng tôi theo bén gót đàn vật và cố chạy vòng để chặn đầu chúng lại. Trên một đụn cát, tôi hét lớn « Ngừng ! ». Tên tài xế đạp nhanh thắng. Tôi gần bật tung khỏi xe. Xuyên qua lớp bụi dầy đặc, tôi bắn thật nhanh. Một con mồi ngã xuống. Xe của Rommel vượt qua, tiếp tục cuộc săn đuổi. Và như thế, một khoảng thời gian nữa trôi qua, các con vật trở nên tinh khôn hơn, chúng áp dụng một chiến thuật có hiệu quả phi thường, sau mỗi lần súng nổ, đoàn vật tách rời ra làm hai. Một chạy sang trái, một chạy sang phải. Luôn luôn chúng tôi rượt theo nhóm đông hơn. Và sau cùng, nhóm lớn nhứt chỉ bao gồm có ba con vật. « Các bạn có thể tiêu diệt chúng tôi từng phần nhỏ », đường như các con vật đã nói, « và chỉ từng phần nhỏ mà thôi. Các bạn đã sai làm khi tập trung vào sự qui mô mà quên đi chủ tâm chinh yếu : đi săn ». Quả thật, kế hoạch của « trận chiến » này không phải là để tiêu diệt tất cả, nhưng hại thay, những kế hoạch lớn không bao giờ được nghĩ ra cho một đối thủ nhỏ. Tôi đã ngạc nhiên về sức chiu đựng của ba con linh dương, chúng vẫn tiếp tục kéo chúng tôi chạy về phía trước, và cuối cùng, chúng chạy xẻo về phía phải và tìm đến một khoảng đất lợi thế mà các bạn có thể nghĩ là chứng đã có sự đắn đo suy xét. Vì khoảng đất đó mọc lên các tản đá lồi lõm khác thường. « Hãy kéo các chiến xa của kẻ thù vào địa thế mà anh đã chọn và tiêu diệt chúng ở đó » Rommel từng nói, và tôi cho rằng đây là nguyên lý tất thắng của ông. Địa thế trước mắt chúng tôi, đầy hang lỗ và với nhịp độ hăng say của cuộc rượt đuổi, đã trở thành đe dọa đến sự an toàn thân thể của chúng tôi. Người ta sẽ nghĩ như thế nào nếu ông Tướng Đức hàng đầu ở Phi Châu té gãy cổ vì rượt duỗi một con dê đực ? Nhưng tinh thần của một người thợ săn đã làm mê mẩn Rommel. Cuộc rượt đuổi man dại vẫn tiếp tục. Tôi nghĩ, cuộc săn bắn ở,hiện tại có lẽ là môn thể thao kém đẹp nhứt. Chúng tôi đã dốc hết mạng sống vào trò chơi. Xe của tôi bỗng đứng khựng lại và nổ một tiếng khác. Tôi như bị một tiếng sấm bưng tai, và tôi nghe nóng rát ở vành tai phải. Cái gì xảy ra ? Một sĩ quan Ý, ngồi phía sau tôi đã vô tâm thế nào lại khai hỏa mã không để ý rằng miệng khẩu súng nhỏ của hắn ta chỉ cách tai tôi có nửa gang. Nhưng hình như một người vẫn có thể săn bắn dù cho hắn bị điếc. Cuộc rượt đuổi diễn tiến hối hả, giống như trò chới sắp biến mất đến nơi. Mặt đất càng lúc càng hóc búa thêm. Nhưng Rommel vẫn không giảm sự quyết tâm của ông, ông luôn miệng thúc giục tên tài xế gia tăng tốc độ. Tôi cũng làm như thế. Qua cái lối chạy sát nhân này, chúng tôi lại bắt kịp ba con linh dương. Rommel ném khẩu súng trường vào tay Thiếu tá Von Mellenthin, Sĩ quan tình báo, ngồi băng phía sau và rút khằu súng Anh ra. Một tiếng nổ, vả một con linh dương quỵ xuống. Chúng tôi ngừng xe lại. Trước mặt chúng tôi là một con vật đẹp đẽ, mướt lông. Bằng cử chỉ này hay bằng cử chỉ khác, cho thấy hầu hết trong chúng tôi trấn áp sự chán nản. Hăng hái và kích thích đã trở thành một quả bóng xì hơi. Không ai lên tiếng. Tôi chưa bao giờ tham dự vào một cuộc săn như thế này trước đây và hiện tại tôi cũng không biết những gì mà tôi đã làm. Nhưng Rommel không tỏ vẻ gì gọi là tư lự. Ông nhanh nhẹn rút ra một con dao săn dài để kết liều cuộc săn bắn. Thật lão luyện, ông nạy cặp sừng của con thú ra và gói xác lại. Trở lại Tổng Hành Dinh, chúng tôi có một bữa ăn khoái khẩu, sau khi đã tổng kết các thiệt hại : hai thùng nước của hai chiếc xe bị bễ, một kính chắn gió tan tành, một lỗ tai điếc, và một lương tâm bất ổn. Trong trường hợp chúng tôi có đi săn nữa, chúng tôi sẽ cố sử dụng một kỹ thuật thể thao hơn, và dĩ nhiên, hùng dũng hơn. Và sau tất cả, chúng tôi vẫn là người của chiến tranh. Rommel vẫn là người cầm đầu cuộc săn. Ông tìm cách để giết hoặc bị giết. Và vì vậy, tôi cũng bị lôi cuốn vào. Tôi có quyền chán nản phía sau một khẩu súng chống chiến xa hay không ? ------------------ 1. Gazala, tiếng Ý, và Gazelle, tiẽng Anh : con Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2019, 11:43:31 pm 16. ROMMEL THAM DỰ MỘT CUỘC ĐỘT KÍCH 1 Rommel chưa hài lòng địa điểm đặt Tổng Hành Dinh tiền phương của Panzer Gruppe ở Gazala. Địa điểm vẫn còn quá xa từ binh sĩ của ông. Chỉ một vài giờ sau chúng tôi thăm viếng Bardia (Tổng Hành Dinh Afrika Korps), một sĩ quan được phái đi tìm một địa điểm nằm giữa Tobruk - Bardia cho một Tống Hành Dinh mới. Hắn ta chọn một nơi nguyên trước kia là sở lục lộ — mà sau này chúng tôi gọi là « Nhà làm đường » ở Gambut, và nơi này trước đó không lâu đã bị phi cơ Anh oanh tạc. Chúng tôi không tin là người Anh đã đào hang trước cho « Con Cáo Sa Mạc ». Chúng tôi đến xem xẻt qua nơi đặt Tổng Hành Dinh mới này và luôn tiện thăm viếng Trung Tướng Von Ravenstein, Tư Lịnh Sư doàn 21 Panzer. Chúng tôi có thể đến Tobruk mà chỉ mất phân nửa thời giờ so với trước đây, vì con đường Axis (Axis Road) đã hoàn thành. Von Ravenstein đã dời Bộ Tư Lịnh của ông đến một khu vực thuộc phía tây Bardia, khá gần bờ biền. Ông Tướng này thích khung cảnh đẹp. Chiếc Mammoth của ông đậu tại một địa điểm ngoạn mục, dưới bóng gồi rợp mát. Mặc dù loại cây này được dùng làm phù hiệu của Afrika Korps, nhưng ở đây lại hiếm thấy như bóng dáng đàn bà. Lúc chúng tôi đến trời đã xế chiều. Von Ravenstein và các sĩ quan của ông đang dùng, bữa trong một căn lều rộng lớn, được thiết trí khá đẹp, giống như một câu lạc bộ. Chúng tôi nhập cuộc ngay với họ. Tôi chủ ý, với một chút ít đố kỵ, là tôi chưa hề thấy phòng ăn của Bộ tham mưu nào khác ở Bắc Phi được trang bị và điều hành « khiêm tốn » bằng phòng ăn dành cho Tổng Hành Dinh của Rommel, ở đây hầu như « khéo léo » mọi bề, họ có cả trứng tươi và bia lạnh, thứ mà chúng tôi không bao giờ dám mơ mộng. Dường như lâu rồi tôi chưa hề được ăn một quả trứng tươi nào đã khiến tôi phải tập trung tất cả sự thích thú như ở đây. Khi ăn xong, tôi nhận thấy Ravenstein đang nheó mắt nhìn tôi . « Hừm ! Khoái khẩu hử, Schmidt ? ». Giữa tôi với ông ta đã từng quen biết nhau — hoặc gần như vậy, có thể nói là từ năm 1937, ở Iserlohn1. Von Ravenstein lúc đó là Tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn khóa sinh mà tôi là sinh viên sĩ quan tham dự khóa huấn luyện thời bình, thuộc tiểu đoàn này. Bây giờ Von Ravenstein lặng lẽ đẩy đĩa trứng chưa mó đến của ông ngang qua bàn ăn đến trước mặt tôi. Tôi từ chối, nhưng với giọng thân mật, ông bắt buộc tôi phải ăn. Thật ra tôi chỉ từ chối lấy lệ. Sau bữa ăn, tôi đi dạo một vòng giữa bầu trời đêm đầy sao. Von Ravestein cùng đi với tôi. Chúng tôi tiến lên một ngọn đồi cát. « Tôi thường lên đây vào mỗi chiều», ông nói, « tôi thích khung cảnh đẹp và không khí trong lành chung quanh ». Ông hít một hơi thở thật dài và tiếp : « Vào đêm trăng như thế này, các đụn cát như biến thành một phong cành, bao phủ toàn tuyết trắng ». Chúng tôi thường thức cảnh đẹp trong yên lặng. Tôi nhận thấy có sự khác biệt tính tình -giữa hai ông Tướng sa mạc mà tôi biết nhiều : Von Ravenstein là một người yêu cái đẹp, lịch sự, khoan dung, tử tế, mang tâm hồn của một nhà thơ ; và Rommel, xông xáo, nghiêm khắc, lãnh đạm trước những vấn đề cá nhân của người khác, và nếu có quan tâm đến người khác cũng chỉ có tính cách ảnh hưởng lây bởi các mục đích quân sự của ông. So với Von Ravenstein, một câu thơ bóng bẩy, Rommel như, là một câu văn xuôi rõ nghĩa. Mặc dù tâm hồn khác biệt, nhưng giữa hai tướng lãnh này có một sự hiếu biết gần gũi, và có cái nhìn về chiến tranh giống nhau. Tôi nhận xét được các điều này qua cuộc họp được mở ra vào sáng hôm sau. Von Ravenstein ứng biến, đặt kế hoạch và nhìn mọi vấn đề khó khăn đầy xác tin. Ông không bao giờ nói đến hai tiếng thất bại và con đường duy nhứt mà ông nhìn đến là một con đường quang đãng. Tôi cảm thấy, khi cuộc thảo luận tiếp tục, rằng ở đây, Bắc Phi, ít ra còn một ông tướng chiến đấu có thể đồng tài với Rommel và, rõ ràng, Rommel cũng có nhận xét như thế. Phiên họp đã đưa ra các dự định mới. Chúng tôi được biết quân Anh đã thiết lập các đồn liên lạc vô tuyến điện ở phòng tuyến Sollum. Chúng tôi cũng tin rằng người Anh có một địa điểm cất giấu tiếp liệu kín đáo trong sa mạc để tái tiếp tế cho các chiến xa viễn thám hoạt động liên tục tại các khu vực xa giới tuyến của họ. Hai tướng lãnh xếp đặt kế hoạch, theo đó, giữa tháng 9, Von Ravenstein sẽ tung ra một cuộc đột kích chớp nhoáng, nhắm vào khu vực được nghi ngờ là địa điểm cất giấu nhiên liệu của địch quân, với một lực lượng chiến đấu hoàn toàn cơ động, được yểm trợ bởi một số chiến xa và một vài khẩu cao xạ. Cuộc tấn công phát xuất từ phòng tuyến của chúng tôi, phía nam Halfaya. Bất ngờ và nhanh chóng là hai yếu tố quyết định được nhấn mạnh cho sự thành công của cuộc hành quân. Lực lượng chiến đấu, khoảng nửa trung đoàn tăng cường, sẽ hủy diệt mục tiêu và cố gắng mang về các tù binh trước khi địch quân kịp tập trung để phản công. Rommel và Von Ravenstein đã hớn hở như là một đôi trẻ vừa nghĩ ra được mưu kế lừa bịp của chúng. « Tôi sẽ đến với ông », Rommel tuyến bố. « Bây giờ phải cố tìm hiểu chắc chắn xem phi cơ thám thính của Anh hoạt động giờ giấc như thế nào để cuộc chuyển quân không bị phát giác sớm ». Chúng tôi trở về Gazala, trên đường, chủng tôi ngừng lại xem xét ngôi nhà lục lộ ở Gambut, địa điểm sẽ đặt Tổng Hành Dinh mới của chúng tôi. Thật không lấy gì làm phấn khởi khi nhìn thấy ngôi nhà gần như bị san bằng bởi các oanh tạc cơ Anh chỉ một vài giờ trước khi chúng tôi đến. Chúng tôi tự hỏi làm cách nào địch quân biết được chỗ này sẽ là cái ổ mới của con cáo đầu đàn. ---------------------------- 1. Một thành phố ở Westphalia, Đức Quốc Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2019, 11:26:43 pm 2 Cuộc đột kích tháng 9 đã đưa đến nhiều tưởng tượng cho Bộ Tham Mưu mới của Rommel. Nó được đón tiếp như một trò tiêu khiển đối với họ và lời yêu cầu được phép tham dự có vẻ đông đảo bất thường. Chiếc Mammoth cũng mang theo Tướng Calvi và một số sĩ quan tham mưu người Ý. Chúng tôi đến Capuzzo đêm trước cuộc tấn công. Von Ravenstein tường trình rằng mọi chuẩn bị đã xong, nhưng ông tỏ vẻ không hài lòng khi một số chiến xa đã trái lịnh của ông di chuyển vào sát mục tiêu giữa ban ngày và có thể đã bị phi cơ Anh phát hiện. Bình minh, chúng tôi vượt bãi mìn do chúng tôi thiết lập, xuyên qua một lối trống, và di chuyến về hướng đông. Rommel xem giống như một hạm trưởng của một chiếc tàu ngầm, ông đứng hẳn phía trên nóc lấp loáng ánh nắng của chiếc Mammolh, với một trạng thái vui vẻ khác thường và khác thường hơn nữa, khi ông hô to : «Chúng ta tiến đến Ai Cập». Ai Cập đây là danh từ dùng để chỉ một khu vực vô danh của sa mạc, nơi mà tôi, trong chuyến phiêu lưu này, đang mong đến đó cho biết. Chúng tôi di chuyển thật lâu, tiến đến một lòng chảo không xa phía tây Bud Bud mấy. Nhưng tại lòng chảo này, nơi mà chúng tôi hy vọng tìm thấy địch quân, hoàn toàn hoang vắng. Chúng tôi không thấy có dấu hiệu nào gọi là đia điểm cất dấu tiếp liệu bí mật. Không có gì hết. Chỉ một vài hộp thịt rỗng và một vài chai bia, cũng rỗng. Đây không phải là những chiến lợi phẩm mong ước của chúng tôi. Riêng tôi, tôi đã nghĩ đến các hộp trái cây và rượu Whisky Scotch. Bây giờ, thình lình miệng tôi như khô hốc. Một đơn vị cơ động thuộc lực lượng đột kích của chúng tôi được tung xa về phía trước, đã trở lại với một chiếc xe cam nhông của Anh bị bắt giữ. Người tài xế và một đồng đội của hắn ta trên chiếc xe trở thành tù binh. Sau khi lục soát, chúng tôi tìm thấy một số lớn tài liệu viết tay, bao gồm nhiều bản sao Mật mã quan trọng. Càng xem xét hình như càng thêm nhiều yếu tố quan trọng được tìm thấy. Rommel gởi ngay số tài liệu về Tổng Hành Dinh để nghiên cứu chi tiết. Von Ravenstein có vẻ hài lòng, ông nói với Rommel : « Thưa Đại Tướng, các tài liệu bắt được này cũng đủ vốn cho cuộc phiêu lưu rồi ». Rommel đồng ý, nhưng tôi biết không bao giờ ông đồng ý hoàn toàn việc gì cả. Chúng tôi tiến tới, xa hơn kế hoạch dự trù. Bộ binh cơ động và các chiến xa được lịnh nhập thành một lực lượng duy nhứt. Quân Anh đã tiếp đón chúng tôi không mấy thân mật. Sau những loạt pháo kích dữ dội bằng đại bác di động với loại đạn 25 cân Anh rất hữu hiệu, R.A.F (Royal Air Force, Không Lực Hoàng Gia Anh) xuất hiện. Phi cơ địch xà thấp trên đầu chúng tôi, và tôi nhìn thấy rõ các trái bom rời khỏi cánh phi cơ và chụp lên chiếc Mammoth của Rommel. Tôi hụp đầu vào xe trong khi Rommel và tên tài xế nhảy ra ngoài. Các quả bom rít lên và rớt nổ trên mặt cát. Miểng bom đập vào thành thép cứng của chiếc Mammoth. Loạt bom đầu tiên vừa dứt, tôi nhảy ra khỏi xe chạy, nhanh về phía Rommel và tên tài xế nằm ở khoảng cách khá xa chiếc xe. Tên tài xế bị thương nặng, toàn thân hắn đẫm máu. Rommel đứng vụt dậy và bước đi khập khễnh. « Đại Tướng bị... bị thương? » Tôi hỏi với nỗi khiếp đảm chưa dứt. « Tòi cảm thấy không sao cả », ông vừa đáp vừa đưa tay sờ mó thân thể. Sau đó chúng tôi tìm thấy một mảnh bom ghitn vào gót giày trái của ông. Tên tài xế được mang đến một chiếc xe cứu thương gần đó. Chúng tôi xem xét chiếc Maftimoth. Một vỏ trước của chiếc xe bị cắt một vết khá sâu, nhưng chưa qua khỏi lớp đầu tiên, và chúng tôi nghĩ là nó vẫn còn sử dụng được. Bây giờ truyền tin cửa chúng tôi báo cáo rằng quân Anh được lịnh mở các cuộc tấn công khác. Trước khi chúng tôi di chuyển, các oanh tạc cơ Anh trở lại lần thứ hai. Quân Đức được linh chỉnh đốn hàng ngũ và quay về hướng biên giới sau khi loạt bom thứ hai vừa dứt. Rommel ở lại với thành phần chánh cho đến khi các thành phần phụ rời khỏi địa điểm. Trời tối hẳn lúc chúng tôi trả hướng di chuyển về phía tây. Rommel lái xe, và tôi thỉnh thoảng thay thế ông. Đêm đen thẫm, chúng tôi không thế nào nhìn thấy các chiếc xe khác. Thình lình vỏ trước của chiếc Mammoth xẹp xuống. Chúng tôi không thể tiếp tục di chuyển trừ phi cái vỏ xe được thay thế hoặc vá lại. Tôi thầm kêu trời. Bởi vì, tôi là một tên trẻ nhứt, cấp bực nhỏ nhứt và có thể là hoạt động nhứt trong số những người ngồi trong chiếc Mammoth, đương nhiên trách nhỉệm chiếc vỏ xẹp phải về phần tôi gánh chịu. Chúng tôi mò mẫm dụng cụ trong bóng tối. Con đội quá ngắn, chúng tôi phải kê thêm đá và dùng tay cào cát chung quanh. Khi tôi nói chúng tôi, có nghĩa là bao gồm tôi và một sĩ quan trẻ người Ý trong Bộ tham mưu của Calvi. Những người khác đứng vây quanh, không phải để khuyến khích và giúp đỡ, nhưng để bình phâm. Trong đời tôi chưa từng vá vỏ xe bao giờ, thành thử công tảc đầu tiên này quả là vĩ đại, Công việc tới nửa đêm vẫn chưa xong. Rommel và quí vị khác bấy giờ mới giúp một tay. Có cả đến hai tướng lãnh, công tác chứng tỏ chẳng phải ngon ăn. Tên hiệu thính viên của chúng tôi, vẫn chăm chú với công việc riêng của báo cáo quân Anh đang theo dấu chúng tôi ráo riết, nhờ bắt được làn sóng liên lạc vô tuyến của họ. Đoàn quân đi trước có lẽ bây giờ đã về gần phòng tuyến của chúng tôi. Nếu chúng tôi xin sự giúp đỡ qua vô tuyến vào lúc này có thể xảy ra nguy hiềm cấp kỳ. Bởi vì làm như vậy chẳng khắc nào chúng tôi chỉ điểm, và cho địch biết tình trạng hiện thời của chúng tôi, để họ đổ xô đến. Chúng tôi mệt lả người. Mồ hôi ướt đẫm thân thể tôi. Rommel cầm đèn bấm nhỏ soi cho tôi làm việс... Tôi liếc nhìn đồng hồ đeo tay. Hai giờ nữa mặt trời sẽ mọc. Những con mồi này béo bở biết bao đối với Wavell, nếu ông ta đuổi kịp ! Cuối cùng công việc cũng hoàn thành. Chúng tôi nhảy lẹ lên chiếc Mammoth. Rommel cầm lái, và chiếc thiết vận xa khổng lồ này lao về phía trước với tốc độ điên cuồng. Bình minh, chúng tôi tiến đến biên giới. Rommel tìm lỗ hổng trên bãi mìn do chúng tôi thiết lập và phóng xe xuyên qua như gió. Các anh chàng công binh chiến đấu há hốc miệng nhìn chiếc xe đơn độc xuất hiện, với một tốc độ kinh hồn như thể, từ vùng đất không người trở về. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2019, 11:29:00 pm 17. XUNG KÍCH ANH MƯU BẮT SỐNG ROMMEL 1 Thảng Chín bước sang tháng Mười, và kế hoạch đánh chiếm pháo đài Tobruk vào cuối tháng Mười Một vẫn được liên tục chuẩn bị tích cực. Các đơn vị tham dự vào cuộc tấn công vẫn được nghỉ ngơi, bồi dưỡng và huấn luyện căn bản cho các nhiệm vụ đặc biệt của họ. Theo kế hoạch, cuộc tấn công sẽ được phát động ở hướng E1 Duda. Công binh chiến đấu sẽ đi đầu, và phải cố thành công trong việc chọc thủng phòng tuyến của địch với sự phối hợp cận của các chiến xa. Phi cơ Đức sẽ chỉ xuất trận khi cuộc tấn công đã phát động hẳn. Cùng lúc, một cuộc tấn công giả vờ cũng được tung ra nhằm vào các vị trí phòng thủ ở phía tây, nhắm đánh lạc hướng địch quân, để họ tập trung các lực lượng phản công và trừ bị lưu động của họ vào khu vực đó. Lập tức, sau khi phòng tuyến địch bị chọc thủng bởi công binh chiến đấu, Trung đoàn 115 Bộ binh, được thiết vận xa lộ thiên chuyển vận, phối hợp với chiến xa, sẽ tràn theo các lỗ hổng, chĩa mũi dùi về hướng «Ngã Tư Hoàng Đế», tức giao điểm của các con đường đi Tobruk, Bárdia và El Duda. Từ điểm này, mục tiêu kế của Sư đoàn 21 Thiết giáp sẽ là hải cảng Tobruk. Mỗi trung đội đều nhận được các chỉ thị tỉ mỉ và lịnh hành quân thật chi tiết. Không ảnh được cung cấp xuống đến các toán nhỏ nhứt (tổ sáu người), vì vậy, một người lính dù kém cỏi đến đâu vẫn có hình ảnh rõ rệt về mục tiêu trách nhiệm của hắn. Những đơn vị được huấn luyện đánh chiếm công sự phòng thủ qua các mô hình được thiết lập và huấn luyện kỹ thuật tấn công những hệ thống hầm hố khác nhau của địch quân. Công cuộc chuẩn bị đã bị trì trệ do bịnh đau gan, kiết lỵ và bệnh trĩ phát tác mạnh mẽ trong hàng quân. Các chửng bịnh này hầu như làm giảm đi một phần mười năng lực chiến đấu của một số đơn vị. Tổng Hành Dinh của chúng tôi nằm gần vùng bình nguyên Gambut. Không đoàn Phi Châu thuộc Không lực Đức quốc cũng được đặt ở đây. Các sĩ quan trong Không đoàn đã thiết lập phòng ăn của họ ngầm dưới mặt đất : bề chứa nước mưa cũ được sửa sang lại, với mái lợp kiên cố có thể chống bom, và bên trong trang bị hoàn hảo bằng các vật dụng « tịch thâu » được từ các ngôi nhà bỏ hoang ở El Adem. Tôi đã từng là thực khách của họ với những món ăn huy hoàng : thức uống lạnh, trái cây tươi, và thuốc hút không giới hạn. Các sĩ quan không quân giải thích : « Mấy thứ xoàng xĩnh này được tậu từ Hy Lạp » Sự xa xỉ của họ đối chiếu với phòng ăn khắc khe của Rommel thật là một trời một vực. Wavell ra đi, giữ một chức vụ ở Ấn Độ, và Đại Tướng Sir Claude Auchinleck thay thế ông ta, làm Tổng Tư Lịnh Lực Lượng Anh ở Trung Đông. Theo báo cáo của Không quân Đức, thiết lộ sa mạc từ Alexandria đến Mersa Matruh được người Anh nối dài thêm đến tận khu vực Sidi Barrani. Behrendt, phụ tá Ic của Rommel, đồng ý rằng việc nầy chửng tỏ một cuộc tấn công sắp xảy ra. Tôi đánh cuộc với Tiến sĩ Hagemann, thông dịch viên của Rommel, rằng địch sẽ tấn công trong vòng năm nay. Quả đúng như tiên đoán của tôi, ba ngày sau ngày sinh nhựt của Rommel1, và năm ngày trước khi cuộc tấn công Tobruk của chúng tôi được phát động, Binh đoàn 8 của Anh, Tư Lịnh là Đại Tướng sir Alen Cunningham, người đã đuổi các đồng minh của chúng tôi (quân Ý) chạy có cờ ra khỏi Abyssinia, tung ra một cuộc tấn công mang danh là hành quân « Grusader » (Thập tự quân)2. Một đơn vị xung kích của Anh, dưới quyền Trung tá Geoffrey Keyes, con trai của một vị Đô đổc danh tiếng1, di chuyền bẵng tàu ngầm đổ bộ lên bờ biển Cyrene trong mưu định liều lĩnh để sát hại hoặc bắt sống Rommel. *Đô đốc Roger Keyes, người đã cầm đầu một cuộc đột kích căn cứ hải quân Đức ở Ostend thành công năm 1918. Kế hoạch « Rommel !» cũng do chính ông điều động, trong tư cách Tư Lịnh Lực lượng Xung kích và Xâm nhập của Anh lúc đó. --------------------------- 1. Erwin Rommel, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1891 tại Heidenheim, gần Ulm, Wurttemberg. Năm 1910, tốt nghiệp sĩ quan, ông phục vụ trong một Trung đoàn Bộ binh ở Wurttemberg, tháng giêng 1912 phục vụ tại Hàn Lâm Viện Chiến tranh ở Danzig, thăng cấp Trung úy. Đệ nhứt thế chiến, ông chiến đấu ở mặt trận Agonne, Lỗ Ma Ni và Ý Đại Lợi. Hai lần bị thương. Huy chương : Thập Tự Sắt và nhiều loại cao quí khác. Giữa hai cuộc chiến, ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng và Chỉ huy trưởng một quân trường Krieg... Đệ nhị thế chiến, Tư lịnh Sư đoàn 7 Thiết giáp thuộc Quân đoàn 15. 2. Ngày 18 tháng 11 năm 1941. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2019, 11:30:54 pm Trung tá Keyes, Trung tá Laycock, thêm năm sĩ quan và khoáng năm mươi binh sĩ được gởi đến khu vực Gyrene trong hai tiềm thủv đĩnh1. Gặp phải cơn bão, cuộc đỗ bộ thật gian nan. Cuối cùng Keyes và binh sĩ của ông trong tiềm thủy đĩnh thứ nhứt, đã đặt chân lên đất liền an toàn, ngoại trừ một binh sĩ bị thương, nhưng trong tiềm thủy đĩnh thứ hai, Laycock gặp xui xẻo, ông chỉ mang được lên bờ có bảy người. Hai binh sĩ của Laycock bị chết chìm và số còn lại bị sóng ngăn chặn phải quay trở về tàu của họ. Như vậy, lực lượng xung kích xem như đã thiệt mất phân nửa. Keyes quyết định đơn độc thi hành sứ mạng, và Laycock ở lại nơi đỗ bộ với ba binh sĩ đề lập đầu cầu trở về cho Keyes. Keyes, với hai sĩ quan và hai mươi lăm binh sĩ, đã gặp một sĩ quan điệp viên của Anh, quốc tịch A Rập, báo cho biết Tổng Hành Dinh của Rommel đỏng ở Beda Litteria. Ba người Ả Rập khác đã hướng dẫn Keyes và đơn vị của ông ta trên một lộ trình xa khoảng năm chục cây số dưới đêm mưa tầm tã. Sau đó, Keyes tiếp tục lộ trình một mình với đơn vị và đêm kế, họ đã quăng bỏ tất cả quân dụng và thực phẩm không cần thiết. Nhưng Keyes gặp một nhóm người A Rập khác, và những người này cho ông ta biết Tổng Hành Dinh của Rommel không còn ở Beda Littoria, nhưng trong một ngôi nhà ở Sidi Rafa’a. Keyes thay đổi các kế hoạch. Đêm kế, người A Rập đã hướng dẫn Keves đến ngôi nhà, và một phút trước nửa đêm, cuộc đột kích được tung ra. Họ hạ một tên lính canh ở cửa trước và ném tạc đạn vào giữa nhóm binh sĩ Đức hiện diện trong căn phòng đầu tiên mà họ gặp, nhưng căn phòng thứ hai đèn được tắt lập tức. Keyes liều lĩnh hút mạnh vào cánh cửa và hứng trọn một loạt đạn từ bên trong phòng bắn ra. Một sĩ quan theo Keyes ném hai quả tạc đạn vào phòng và Keyes được hai đồng đội mang ra ngoài, nhưng đường như ông ta đã tắt thở từ ngay lúc bị đạn. Đơn vị còn lại của Anh rút lui, bỏ xác Keyes lại, nhưng một sĩ quan bị thương ở chân nên không theo kịp đồng đội và đã bị bắt làm tù bịnh. Bọn sĩ quan Đức thuộc ngành quân nhu, nhân viên trong bộ tham mưu của Trung tá Otta.Ib, thiệt mạng và xác của họ được hỏa thiêu chung với xác của Keyes ở Sidi Rafa’a. Keyes được chánh phủ Anh truy tặng huy chương Victoria Cross, một loại huy chương cao quý nhứt của Anh. Đó là một liều lĩnh đáng nể sợ của người Anh, và sự thất bại, nếu đứng trên quan điểm của họ, quả là một thất bại đáng tiếc, vì gặp phải sai lầm trên phương diện tình báo» Rommel không hề có mặt ở Phi Châu lúc đó» Rommel cùng với Von Piavenstein đang ở La mã tham dự một buổi lễ danh dự được tổ chức nhân ngày sinh nhựt của ông2. Ngôi nhà bị tấn công chưa bao giờ được Rommel đặt Tổng Hành Dinh. Tổng Hành Dinh lúc đó ở Gambut, cách ngôi nhà này đến mấy trăm dặm». Ngôi nhà ở Sidi Rafa’a mà nhóm xung kích Anh đột nhập, thật ra cũng đã qua một lần tôi dùng bữa với Rommel, Gause, Cavallero và nhiều sĩ quan cao cấp khác, khi Rommel thăm viếng « Bombastico » ở Cyrene lần đầu tiên và biết được tin Panzer Gruppe Afrika được thành lập. Nơi này cũng được xem như là nơi tạm ngụ của Rommel, qua những lần đi lại thường xuyên trên chiến trường, hoặc những khi ông muốn quên đi Bộ tham mưu và các vấn đề mệt óc khác của ông, trong một thời gian ngắn nào đó. Cũng cần biết Rommel lúc đó đang bị bịnh đau gan hành bạ và sức khoẻ không mấy khả quan, vì bao nhiều năng lực của ông đều đổ hết ra tiền tuyến. Rommel từng nghỉ ngơi trong ngôi nhà ở Sidi Rafa’a một đôi lần, nhưng tình báo Anh đã lầm tưởng đêm nào ông cũng về đây — nhứt là trong thời gian này. -------------------- 1. Torbay và Talisman, đổ bộ đơn vị xung kích lên Cyrene vào đêm 15 tháng 11 năm 1941. 2. Cà hai ông Tướng lúc đó đang dự khán buổi trình diễn. Sau chiến tranh, Von Ravenstein kể với tôi rằng khi nghe xong một bài hát, Rommel lập tức lôi ông vào « foyer » (phòng rộng trong rạp hát để khán giả đứng chơi trong lúc nghỉ tạm). Ông ngỡ Rommel sẽ phê bình màn trình diễn vừa qua nhưng không ngờ Rommel nói : «Von Ravenstein, chúng ta phải dùng tàu chở các tiểu đoàn vào khu vực Medawwa... (Ghi chú của tác giả). Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2019, 11:34:50 pm 18. THẬР TỰ QUÂN 1 Thập Tự Quân « xuất hiện » đã gây kinh ngạc cho phe Trục chúng tôi. Các cuộc không thám cho biết hầu hết những thành phần chính yếu của các lực lượng phe Anh đều di chuyển sâu vào sa mạc, phía nam Matruh. Chúng tôi không ngờ toàn thể Quân đoàn 30 của Anh, bao gồm cả thiết giáp, Tư Lịnh là Đại Tướng Willoughby Norrie và Sư đoàn 1 Nam Phi của Trung Tướng Pienaar đã quét một nhát chổi xuống đến bên dưới phía nam của pháo đài Maddalena và tiến theo con đường Trigh El Abd hướng về Bir El Gubi để nhắm đến mục tiêu của họ là E1 Adem. Cùng lúc, lực lượng Ấn Độ cũng tiến đến các pháo đài Omar1 nằm dọc theo biên giới. Quàn đoàn 13 Anh, Tư Lịnh là ĐạiTướng Godwin Austen, với Sư đoàn 2 Tân Tày Lan và Lữ đoàn 1 Thiết giáp Anh tăng cường lần lượt tiến đến Sollum và Bardia. Sư đoàn 2 Tân Tây Lan đè nặng áp lực lên phòng tuyến Trigh Capuzzo và Via Balbia, và một vài đơn vị đã đi xuyên qua khoảng trống giữa hai phòng tuyến này để tiến đến Gambut, đe dọa Tổng Hành Dinh của Rommel, và khi cuộc tấn công thật sự xảy ra, Tổng Hành Dinh trở thành lưu động. Sư đoàn 26 Bologna2 từ vòng đai phía đông Tobruk được gởi đến để chặn mũi dùi của Sư đoàn Tân Tây Lan đang hướng về Gambut. Và sau đó trận chiến trở thành cái răng lược mà mục đích tiêu diệt của cả hai lực lượng đều nhắm vào các chiến xa đối nghịch. Cuộc tấn công của riêng chúng tôi dự trù vào ngày 23 tháng 11, nhưng rõ ràng là nó không thể tiến hành trong tình trạng hiện thời. Nhưng Rommel lại nghĩ khác. Ông cho rằng cuộc tấn công của Binh đoàn 8 Anh3 khiến các lực lượng của họ tập trung và nổi hẳn lên một phía, khiến chúng tôi có thể có thêm dịp may đánh chiếm Tobruk mà không sợ một cuộc tấn công đến từ phía đông. Và, ông nói, có thể cũng là một điều tốt nếu phải đương đầu với cuộc tấn công của Cuninngham bằng các đơn vị được nghỉ ngơi của ông và, ngay sau đó, các đơn vị này sẽ xoay sang đánh chiếm Tobruk cho dù mệt mỏi và yếu kém hơn trước đó. Nhưng qua những biến cố, các kế hoạch của chúng tôi đã thay đối từ căn bản và cũng làm thay đổi đời sống của chính tôi. Bây giờ cuộc tấn công Tobruk đang trên đà phát động. Mọi loại quân dụng và quân số bị phân tán vào nhiều lãnh vực lặt vặt không có tính cách chiến đấu trước đây, đều được lịnh tập trung lại, trong chiều hướng tận dụng năng lực không những từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, mà ngay cả cấp sư đoàn nữa. Một số đơn vị thiếu xe cộ, một số này thiếu xăng, một số kia thiếu đạn, và hầu hết khả năng tác chiến của binh sĩ và sĩ quan đều xuống thấp. Tôi phải đặt trước mặt Rommel một phúc trinh về Sư đoàn 15 Thiết giáp. Sư đoản này, theo tôi ghi nhận, gần như hết 50 phần trăm binh sĩ mắc bịnh. Và tôi đã tạo ra một quyết định mà tôi từng suy ngẫm. Trong những tháng vừa qua tôi mắc phải chứng bịnh nhớ quá khứ. Tôi nhớ lại những ngày vui vẻ vào năm 1940, khi tôi còn chỉ huy một đại đội, mà tôi đã trải qua, với các sĩ quan va binh sĩ cùng lứa tuổi với tôi. Tôi đã chia xẻ cay đắng, ngọt bùi cũng như các hiếm nguy lúc chiến đấu với họ. Và quan trọng hơn, lúc ấy tôi hầu như làm chủ lấy tôi. Bây giờ tôi là A.D.C (Aide de camp : tùy viên hoặc võ quan tùy tòng) của Rommel. Dĩ nhiên, tôi biết có một số lớn sĩ quan đa ganh tị với địa vị của tôi, và sự thân cận giữa tôi với Rommel. Nhưng thật sự có phải tôi sung sướng trong địa vị hiện tại ? Chắc chắn được đặc ân đứng kề cận một tướng lãnh « ngoạn mục » khi ông ta thảo сáс kế hoạch hành quân, được nhìn ngắm ông ta áp dụng các kế hoạch này và những phản ứng cấp thời của ông ta ngoài mặt trận, quả là một điều thích thú. Nhưng nếu đa số các sĩ quan có một quan kiến hoặc ý thức được những sai lầm, họ sẽ hiểu địa vị của tôi không hoàn toàn giống như việc « uống bia hay các trò chơi ». Từ tưng bửng sáng cho đến tối mịt; các vấn đề của riêng ông Tướng phải được sắp xếp ngăn nắp và các hoạt động сủа ông ta phải được thảo sẵn. Suốt ngày đôi chân luôn luôn phải tỉnh tảo. Tất cả lời nói của ông Tướng phải cố nhớ mà ghi cho chính xác, phải tóm tắt những điều quan trọng, và mọi chi tiết trong các mạng linh, phê bình, quan sát của ông Tướng cũng phải được ghi vào sổ tay với ngày giờ, nơi chọn và những ai liên quan đến, phòng khi bị hỏi bất thần. Mọi khẩu lịnh được ban ra ngay mặt trận cũng đều phải được ghi lại để sau đó tạo thành một bản văn mạch lạc và chuyển đến các sĩ quan tham mưu để lưu ý. Trong khi di chuyển với ông Tướng, tôi còn có bổn phận tìm hiểu trước « lai lịch » từng vị trí một trên suốt lộ trình, đề phòng bị truy bất kỳ lúc nào mà không được quyền ấp úng, ngay cả những địa điểm khó nhận trên sa mạc bao la. Tôi cũng phải trách nhiệm luôn đến vấn đề an toàn cả nhân của ông Tướng, và đặc biệt, phải sắp xếp cách nào để bảo vệ ông Tướng hữu hiệu, ở bất kỳ lúc nào đối với các biến cố bất ngờ, dù biết rằng chúng khó thể xảy ra. Chấm dứt các công việc bắt buộc phải giải quyết trong ngày, nhưng nhiều khi còn kéo cả sang đêm hoặc vùi đầu trên đống thư từ, hầu hết là riêng tư hoặc chỉ dính dáng chút ít đến chức cụ của ông Tướng. Tóm lại, không hề có đời sống riêng tư của một người mà người đó đã là cái bóng của một tướng lãnh . ----------------------- 1. Omar Nuovo và Lybyan Omar, bị Lữ đoàn 7 Ấn của Thiếu Tướng H.R. Brigg chiếm giữ vào ngày 22-11-1941. 2. Bolagna là một thành phố của Ý. 3. Binh đoàn 8 bao gồm tất cả các lực lượng của phe Anh vừa nêu trên. Tư Lịnh là Đại Tướng Cunningham. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2019, 11:35:26 pm Nhưng đó chẳng phải là những lý do mạnh mẽ đã khiến đưa đến quyết định của tôi. Tôi ước muốn sống chung với những kẻ trang lửa và để được dịp chia xẻ những vui buồn tầm thường với họ. Quyết định chỉ đơn giản như thế. Hơn một lần, tôi cảm thấy một cách mạnh mẽ ý nghĩa của sự tự do và độc lập, cho dù phải nhận lấy một chức vụ ít phấn khởi hơn. Hồi tưởng lại, lúc ấy tôi không hề có một dã tâm nào để trở thành một quân nhân chuyên nghiệp. Những tư tưởng này đã nổi dậy mãnh liệt trong đầu óc tôi, khi tôi phải đắn đo trên bản phúc trình về tình trạng tồi tệ của Sư đoàn 15 Thiết giáp. Cuối cùng, với bản phúc trình trên tay, tôi hít một hơi thật dài, gõ cửa và bước vào phòng của Rommel, ông Tướng đang trả lời điện thoại với giọng mạnh mẽ đặc biệt của ông : «Đây, Rommel ». Cuộc điện đàm kéo dài và hiển nhiên quan trọng. Tôi được dip sắp xếp lại các câu nói trong đầu. Khi cuộc điện đàm chấm dứt, tôi đặt bản phúc trình trên bàn, trước mặt Rommel. Ông cầm lên và im lặng xem. Ông lắc lắc đầu, lấy một cây viết chì và phê bên lề bản phúc trình : « Ia. Cho ý kiến ! » Ông đưa trả bản phúc trình lại cho tôi và nói : « Không thể nào tin được ! » Đã đến lúc tôi lên tiếng, tôi nói : Kính thưa Đại Tướng... » « Còn gì khác, Schmidt ? » Rommel hôi, mắt nhìn tôi dò xét. « Kính thtra Đại Tướng, tôi có thể trân trọng yêu cầu Đại Tướng cho tôi trở lại một đơn vị tác chiến ? » Đôi mắt Rommel nheo lại, và sau đó nhìn tôi một cách nghiêm khắc. Lúc đó, một ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi : Chắc Rommel đang nghĩ rằng sự việc vừa xảy ra không bao giờ có đối với một Aldinger trung thành, người đã từng sát cánh với ông trong thời Đệ nhị thế chiến và hiện giờ đang trải qua những ngày bịnh hoạn ở Đức ? Hoặc ồng nghĩ tôi đã cảm thấy sự vô vị của nhiệm vụ ? Vẫn đôi mắt nhìn như xoáy vào tôi, Rommel hỏi, có vẻ nửa đùa nửa thật : « Làm việc với tôi anh thấy đáng chán, Schmidt ? » « Không, không, thưa Đại Tướng », tôi đáp nhanh, khá thành thật nếu không nói là hoán toàn, « nhưng tôi là một sĩ quan trẻ, tôi thích được đưa về các đơn vị ». « Hoàn toàn đúng, Schmidt », lời đáp của Rommel đầy bất ngờ. « Nếu là một Trung úy, chắc chắn tôi sẽ làm giống như anh... » và ông thêm, với một cái chớp mắt bất thường : « Đời sống của một sĩ quan tham mưu cũng không hấp dẫn đối với tôi ». Ông cắn môi : « Chắc chắn có một khiếm khuyết các sĩ quan xứng đáng ở đây... Rẩt tốt ». Câu này có vẻ như ông muốn thêm vào sự thiếu sót trong phúc trình của tôi về Sư đoàn 15. Cuối cùng, ông nói : « Hãy đi, và bàn với Tham Mưu Trưởng xem ai có thế thay thế anh ». Tôi được giao phó nhiệm vụ chỉ dẫn công việc cho viên sĩ quan kế nhiệm và cũng được phép chọn Sư đoàn nào tôi muốn đến phục vụ với tư cách một Đại đội trưởng. Tòi đã chọn một đại đội súng nặng của Trung đoàn 115 Pháo thuộc Sư đoàn 15 Thiết giáp. Đại đội này gồm có các khẩu 50 ly chống chiến xa, một khẩu đại bác 150 ly, một trung đội bộ binh, một trung đội súng cối 87 ly và một trung đội công binh chiến đấu. Viên sĩ quan kế nhiệm tôi là Đại úy Graf von Schweppenburg, một cựu chiến binh trẻ tàn tật, tôi nhớ hình như hắn bị liệt cánh tay trái. Sau này tôi nghe nói hắn ở với Rommel chỉ được 3 thăng, nhưng tôi không hiểu hẳn làm gì khi rời khỏi nhiệm vụ. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:46:44 pm 3 Tôi lập tức trình diện Sư đoàn 15 Thiết giáp, và việc lựa chọn đại đội súng nặng của tôi được chấp thuận. Lúc đó sư đoàn đóng bản doanh trên bờ biển phía đông Tobruk. Đêm trước đó các vùng gần duyên hải gặp mưa to gió lớn, nhưng các vùng ở phía nam tạnh ráo. Trận mưa gió này chắc hẳn làm cho phía quân Anh nhớ đời, với cải cảnh mặt cát biến thành bùn và quyện vào gót chân di chuyển vào ngày đầu cuộc tấn công được mệnh danh là « Crusader » (Thập Tự Quân) của họ. Khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 15 Thiết giáp biến thành một cái hồ chứa bùn ngập tới mắt cá, khiến binh sĩ hầu nliư suốt ngày chỉ loav hoay với việc rút đôi chân của họ ra khỏi bùn lầy. Tư Lịnh là Trung Tướng Neumann, Sư đoàn 15 Thiết giáp tập trung ở phía nam Tobruk. Nhiều trăm phi cơ Anh bay trên đầu chúng tôi nhưng không tấn công. Chúng tôi phẫn trí nhứt là cảnh ăn không ngồi rồi. Lúc đó, phi cơ riêng của chúng tôi hoàn toàn bị chôn chân trên mặt đất, vì hầu hết các phi trường đều ngập nước. Tôi nghiên cứu tình hình trên bản đồ và đồng ý rằng tư thế của Rommel không hẳn hoàn toàn bất lợi. Sư đoàn 15 và 21 Thiết giáp và Sư đoàn 90 Khinh binh được triệt thoái dần dần để chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Tobruk vào ngày 23 tháng 11. Các phòng tuyến đối diện Tobruk được giữ bởi Quân đoàn 21 Ý Đại Lợi, tăng cường một vài tiểu đoàn bộ binh Đức. Các Sư đoàn 25 Bologna, 27 Brescia, 17 Pavia và 102 Trento1 căng chung quanh vòng đai Tobruk từ tây sang đông. Ba Sư đoàn Ý, 101 Cơ động Trieste nằm ở Bir Hacheim, 132 Thiết giáp Ariete ở Bir E1 Gubi và Sư đoàn Savona Bộ binh ở các Omar, Nuovo và Libyan. Tuyến phòng thủ tam giác Halfaya — Solium — Bardia hầu hết đều giao phó cho các lực lượng Ý và các đơn vị thuộc Sư đoàn 164 Bộ binh, bao gồm đa số binh sĩ lớn tuổi và tân binh chưa được huấn luyện đầy đủ. Sư đoàn 15 Thiết giáp bây giờ đã phân định hẳn lực lượng tác chiến và di chuyển về phía nam. Chúng tôi vẫn bị chiến đấu cơ của Anh bay rợp trên đầu, nhưng cũng như trước đây, chúng tôi không hề được thăm hỏi đến. Khởi đầu, chúng tôi nằm dưới cơn mưa pháo kích của địch, cường độ càng lúc càng gia tăng, đến từ hướng đông nam. Chúng tôi phân tán mỏng trên sa mạc, nhưng vẫn tiếp tục tiến quân. Lúc ấy chúng tôi đã nằm hẳn trên đất địch và sẵn sàng chờ đợi các cuộc tấn công của họ. Chúng tôi tìm thấy các đường giây điện thoại màu của người Anh căng trên sa mạc và chúng tôi đã cắt đứt. Thấp thoáng từ xa, chúng tôi nhìn thấy các chiến xa Anh mang hiệu kỳ riêng của đơn vị bay phấp phới. Chúng tôi đoán là Sư đoàn 7 Thiết giáp Anh. Đại đội của tôi, từ đây cho đến ngày 23 tháng 11, chỉ chạm trán qua loa với địch quân. Sáng hôm đó chúng tôi tiến đến một vũng cát bằng phẳng, như bàn bi da, thuộc khu vực Sidi Rezegh. Rạng đông, tôi nhìn thấy hai chiến xa đồ sộ, trong số nhiều chiến xa địch, hướng về chúng tôi. Một đến từ phía bắc, và một đến từ phía tây bắc. Đại pháo của chúng tôi bắn chặn từ xa, nhưng không kết quả. Chúng tôi nhìn thấy thấp thoáng chiến xa địch trong suốt nhiều giờ buổi sáng, nhưng chúng tôi không hề bị phá rầy. Các lần các chiến địch phát xuất từ hướng bắc chạy thẳng về phía chúng tôi. Các khẩu 50 ly chống chiến xa của tôi dàn sẵn đề chờ đợi và khai hỏa cùng lúc với các trọng pháo khác đặt ở phía sau. Các chiến xa địch đổi hướng thật nhanh và chạy đến gia nhập với một số khác, cũng ở hướng bắc. ----------------- 1. Tất cả đều lấy tên một thành phố của Ý Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:49:18 pm 19. TRẬN ĐÁNH S1DIREZEGH 1 Tôi đã cố gắng để suy đoán mục đích của các hoạt động này. Hình như một cuộc tấn công nhắm vào chúng tôi đang phát triển. Xuyên qua ống viễn kính, tôi thấy nhiều pháo khẩu của Anh nhô lên ở phía Bắc, nơi các chiến xa của họ tập trung. Tôi ra lịnh cho binh sĩ của tôi đào hố cá nhân. Đáng lẽ chúng tôi phải làm việc này sớm hơn. Mặt đất quá cứng, và tôi không thể hoàn thành hố cá nhân của tôi trước khi các quả đạn pháo kích của địch rít vang trên đầu. Vị Tiểu đoàn trưởng, một Thiếu tá trừ bị lớn tuổi, đang đúng cạnh tôi, và cách đó không xa là vị Đại tá Trung đoàn trưởng. Cả hai đều bình tĩnh. Nhưng ngay khi tôi muốn bắt chước họ, tôi cảm thấy rằng nhịp độ pháo kích của địch càng lúc càng gia tăng. Tôi tóm lấy vị Thiếu tá và hét lớn : « Nằm xuống, Thiếu tá ! » Không quả một giây, khi chúng tôi vừa nhảy vào một hố cá nhân chưa hoàn thành, một quả đạn rớt nổ gần chỗ chúng tôi vừa đứng. Không ai bị thương nhưng đất phủ đầy mình mẩy chúng tôi. Vị Trung đoàn trưởng triệu tập các sĩ quan. Chúng tôi vừa nhận các mạng lịnh của Sư đoàn Tình thế hoàn toàn đen tối. Chính Rommel không xác định được khả năng của địch quân và ông chỉ nói rằng một tình thế nguy hiểm đang phát triền ở tây nam Tobruk, trên vùng cao nguyên Sidi Rezegh. Rommel cảm thấy cần phải sớm cắt đứt các đường tiếp vận của Anh ở phía nam Sidi Omar. Nhưng cùng lúc, tình thế ở phía Sidi Rezegh cũng phải được lưu ý cẩn thận. « Mặt trận ở khu vực này có ý nghĩa cấp bách ». Vị Đại tá nói với chúng tôi. Chúng tôi đứng chờ nhận các mạng lịnh cho dù các loạt pháo kích của địch quân vẫn không ngớt rớt nổ chung quanh. Một quả đạn nổ quá gần đã gây cho một sĩ quan bị thương và nhiều sĩ quan khác, phản ứng tự nhiên, đã bò càng dưới đất. « Quí vị », Đại tá Trung đoàn trưởng lên tiếng quở trách, « một sĩ quan Đức không thể nằm dài trên mặt đất như thế ! » Trong sự huyên náo, tôi rỉ tai Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng : « Phần tôi, tôi cho rằng thái độ giữ thể diện này khó thể và không thích hợp trong một trận chiến tối tân ». VỊ Thiếu tá có vẽ giật mình bởi câu nói thẳng thắn của tôi, ông ra giấu cho tôi hãy xuống giọng, và nói nhỏ : « Vàng, tôi nghĩ là anh đúng ». Nhưng chúng tôi vẫn còn đứng đây. Những loạt pháo kích lại đến, vang dội như bị oanh tạc, và thêm nhiều quả đạn rớt nổ quanh chúng tôi. Hai sĩ quan nữa bị thương. Lập tức chúng tôi, dĩ nhiên gồm cả Đại tá, đều vọt xuống hố. 2 Bắt đău cuộc tiến quân đến Sidi Rezegh. Các lịnh đưa ra cho chúng tôi là tấn công các đơn vị thiết giáp của Cunningham dọc theo duyên hải và tiêu diệt bộ binh tùng thiết. Sau này chúng tôi mới biết đó là Lữ đoàn 5 Nam Phi của Thiếu Tướng B.F. Armstrong. Các khẩu súng lớn của chúng tôi được xếp gọn trên xe để dành chỗ cho binh sĩ. Chúng tôi di chuyển phân tán trên vùng bỉnh nguyên bao la và bây giờ lại quay về hướng đông bắc. Lữ đoàn Nam Phi đóng ở phía chánh nam của luống đất cao ở Sidi Rezegh. Ngày trước đó, họ đã tung ra một cuộc tấn công vô hiệu nhắm vào các vị trí phòng thủ cấp thời của chúng tôi, cách ngôi mộ của thánh Muslim khoảng hơn ba dặm, chúng tôi đã gây cho 3 trung đoàn địch quân thương vong trầm trọng, vì họ mắc phải lỗi lầm trong khi tổ chức phòng thủ đêm bằng cách cắt đặt một số đơn vị không chiến đấu ở cạnh sườn phía nam của họ. Hầu như đe doạ của chúng tôi nằm ở phía bắc của các đơn vị này, nhưng lý ra họ phải ý thức rằng trong một mặt trận bao quát ở sa mạc, Rommel — mà phép dụng binh của ông ở hiện tại thật rõ rệt, ngay cả với địch quân — sẽ chạy vòng quanh mọi phía để tìm kẻ hở của họ. Khoảng tám giờ rưỡi buổi sáng. Chủ nhật 23 tháng 11, một số thiết giáp của chúng tôi quần thảo với các chiến xa Anh đã đạt được thắng lợi và truy đuổi. Cuộc truy đuổi xuyên ngang cánh phải của Bộ chỉ huy Lữ đoàn 5 Nam Phi. Chiến trận trở thành lẫn lộn và các thiết giáp Đức gặp phải một vài đối kháng nhỏ. Nhưng nhờ vậy, qua báo cáo của thiết giáp, chúng tôi biết được cơ cấu phòng thủ của địch quân rất yếu kém. Một kế hoạch lập tức được đưa ra để tấn công vào mặt này. Buổi sảng đó, chúng tôi, tức Sư đoàn 5 Thiết giáp, ở phía tây của Lữ đoàn Nam Phi, di chuyển hơi chếch về phía nam ngay lúc các quả đạn 25 cân Anh quấy rầy chúng tôi. Thêm một số chiến xa Đức tiến lên từ phía đông, kết hợp với chúng tôi và đi chuyển ngang qua cạnh sườn phía nam của Lữ đoàn Nam Phi, trong tầm pháo hữu hiệu của họ. Nhưng điều đáng kinh ngạc là pháo kích của địch không xảy ra. Sau đó, chúng tôi biết được địch quân đã tưởng lầm chúng tôi là một đơn vị bạn, có thể là Lữ đoàn 1 của Piennar, đến từ hướng nam. Tôi biết được điều này bởi đơn vị bộ binh cơ động của Nam Phi không nhận ra các thiết giáp của chúng tôi và, hơn thế nữa, họ còn cho các thiết vận xa của họ tiến lên đề « bắt tay ». Dĩ nhiên» các thiết vận xa này đã lọt vào tầm súng thiết giáp ciía chứng tôi. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:49:46 pm Rommel đã đặt những đồn quan sát trên 206 luống đất cao nằm ở phía bắc của Lữ đoàn Nam Phi, và ngay buổi trưa, ông bắt đầu cho phi cơ oanh tạc dữ dội để giả vờ chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ phía đó. Nhưng, dĩ nhiên, sức mạnh chiến xa của chúng tôi, có lẽ hàng trăm chiếc, đã dồn hết nỗ lực vào phía tây nam. Tôi hiểu là cuộc tấn công thật này nhắm vào Bộ chỉ huy của Lữ đoàn 5 Nam Phi, nhưng các mạng lịnh đưa ra đã không nói rõ như thế. Bấy giờ trước mặt chúng tôi là các đơn vị của Lữ đoàn Nam Phi và phía phải chúng tôi là Lữ đoàn 7 Thiết giáp Đức, vừa rời khỏi một cuộc đụng độ chiến xa dữ dội xảy ra vào ngày trước đó. Phía tây của quân Nam Phi, tức tuyến phía trái chúng tôi, nơi mà Lữ đoàn 22 Thiết giáp Anh vừa rời bỏ, đã được các chiến xa của chúng tôi thay thế vào. Theo kế hoạch, đơn vị của chúng tôi, Trung đoàn 115 Pháo, sẽ phối hợp với thiết giáp cơ hữu của Sư đoàn, tấn công từ phía phải của chúng tôi. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ đâm thẳng vào các chiến xa của Anh, cố gắng đè bẹp chúng, sau đó chọc thủng phòng tuyến do bộ binh Nam Phi trấn giữ và thanh toán Bộ chỉ huy Lữ doàn của họ. Chúng tôi đã thi hành, nhưng không phải dễ dàng đúng theo kế hoạch. Khoảng ba giờ chiều, chúng tôi phải nằm sát đất chờ cho qua một cuộc oanh tạc dọn đường. Mũi tên của chúng tôi đã được giương lên. Phía trước chúng tôi tập trung một nhóm chiến xa Anh, Lữ đoàn 22 Thiết giáp. Phía trái chúng tôi là đơn vị chống chiến xa và Pháo đội 7 dã chiến Nam Phi, bao gồm các khẩu đại bác bắn loại đạn 22 cân Anh, và loại đại bác 75 ly. (Tất cả lý lịch của các đơn vị địch sau đó chúng tôi mới biết). Trung đoàn cơ động của chúng tôi dàn thành hình cánh quạt. Các vũ khí chống chiến xa được mang lên phía trước. Một vài thiết giáp của chúng tôi cũng vượt lên cạnh sườn phải. « Tấn công! » Lệnh được phát ra. Vị Trung đoàn trưởng dẫn đầu, đứng xỗng trên chiếc xe mui trần của ông. Tiếp theo sau là xe của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, và sau ông, phía phải, là xe của tôi. Chúng tôi đâm thẳng vào các chiến xa địch. Tôi liếc mắt về phía sau, đủ mọi loại xe cộ của chúng tôi dàn thành một hàng ngang mút mắt : thiết giáp có chở binh sĩ, xe chạy bằng dây xích trí súng đại bác, quân xa hạng nặng chở bộ binh và các đơn vị phòng không cơ động. Cử thế chúng tôi ào ào lướt đến, hút vào « rào cản » của địch quân. Tòi nhìn trừng trừng về phía trước như bị thôi miên. Trước mặt, bên phải tôi, là hình ảnh thẳng đứng của Đại tá Trung đoàn trưởng và cận trái ông ta là xe của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đang lướt theo như bay. Đạn đại bác của các chiến xa của địch đang rít vang trong không khí. Súng chống chiến xa của quân phòng thủ cũng bắt đầu khai hỏa. Đà phóng về trước của chúng tôi vẫn giữ mức độ tự sát. Xe của Trung đoàn trưởng bỗng đâm ngang và khựng lại — nó lãnh một quả trực xạ. Xe của Tiểu đoàn trưởng vẫn tiếp tục lướt tới. Tỏi nhận thấy viên Đại tá nghiêng qua một bèn và rơi xuống xe như một chiếc lá rụng. Tôi lướt nhanh qua xác ông ta. Viên Thiếu tá vẫn chạy ở hàng đầu. Tôi nhận ra các vị trí bộ binh địch ngay trước mặt. Một gã Nam Phi cao và gầy bỗng xuất hiện và chạy ngược về phía sau lẹ như tên bắn. Tôi nghe tiếng nổ sau lưng, viên đạn bay đuổi theo kẻ đang chạy, và hắn ta ngã chúi xuống. Hầu hết chúng tôi đều đã nằm hẳn trong tầm đạn thiết giáp và súng chống chiến xa địch. Tôi toát mồ hôi lạnh ở xương sống khi nhìn thấy những lỗ nhỏ đều đặn như có bàn tay khéo léo chạm trổ trên kính che gió của chiếc xe viên Thiếu tá. Đạn đại liên ! Viên tài xế của ông ta dần dần rũ xuống trên tay lái. Chiếc xe chạy đâm xiềng và lật ngang. Bày giờ chỉ còn một mình tôi trong chốn địa ngục này. Phía trước, tôi không thấy gi khác ngoài các họng súng rực lửa. Thình lình một cái xốc dữ dội, một tiếng thét, và một tiếng rít đinh tai xảy ra. Xe tôi bất động. Tôi thấy ngay một cái hố trước mặt, tôi nhảy ra khỏi xe và lao đầu xuống đó. Tên tài xế của tôi cũng làm như thế, nhưng quá trễ. Tôi kịp thấy thân hình của hắn nảy ngược lên, và rũ xuống. Hắn đã lãnh một viên đạn. Tôi nằm thu mình trong hố sâu. Hiển nhiên đây là một điểm tiền đồn của địch quân bỏ trống. Sau đó, tôi từ từ ngóc đầu dây. Đoàn xe phía sau tôi đang lướt tới ào ào hồi nãy bây giờ ở đâu ? Tên tài xế của tôi đang làm gì ? Hắn còn sống ? Hắn nằm cạnh tôi và đã chết. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:50:42 pm Nhờ trời, đoàn cơ giới của chúng tôi bất động, cách cái hố vừa chui xuống không bao xa. Nếu chúng cứ lướt qua, hiển nhiên ai cũng biết cái gì sẽ xảy ra cho tôi. Sau đó tôi mới biết họ như rắn mất đầu, sau khi thấy các sĩ quan của họ hết người này đến người khác ngã xuống, họ lưỡng lự và cuối cùng dừng lại. Nhưng họ không biết rằng một vị trung úy trẻ tuổi vẫn còn đứng vững trên đôi chân của hắn. Hắn đã tập họp họ lại, và ra lịnh tiến nữa. Nhớ lại, quả thật tôi đã liều lĩnh một cách sai lầm khi ngóc đầu dậy, bởi như thế tôi đã trở thành mục tiêu quá rõ rệt cho địch quân. Thật vậy, ngay lúc ấy các họng súng của địch lên tiếng, hiển nhiên là nhắm đến cái hố của tôi đang nằm. Tôi hụp đầu xuống. Mỗi lần một loạt đạn nổ vang, tôi lại cố sức chui sâu vào đất. Cũng may là cái hố không quá nông. Rồi thì tôi nghe một tiếng phụt và tiếp theo là một tiếng nổ vang dội, và lập đi lập lại như thế. Súng cối ! Bây giờ tôi chắc mạng tôi đã cùng rồi, với loại súng bắn vòng cầu ấy. Miệng tôi khô hốc, môi tôi như nứt nẻ. Tôi nghĩ đến gia đình. Tôi nghĩ thêm nữa, và cuối cùng là sự chấm dứt, trong cái hố vô danh nơi sa mạc bao la này. Nhưng tại sao sổ phận của tôi lại không khác viên Đại tá, vièn Thiếu tá1 hoặc tên tài xế của tôi ? Với câu hỏi nay, tỏ ra tôi vẫn còn yêu đời. Sau đó, tôi cảm thấy như bị quất thật mạnh vào mông, đồng thời một khối cát đổ ập lên đầu tôi. Tôi biết lá một quả đạn đã lọt mục tiêu, nhưng cùng lúc tôi nghe thấy một sự yên tĩnh kỳ lạ. Tòi đã chết rồi ? Tôi nằm bất động, không biết là bao lâu, rồi thì đầu tiên tôi thử cử động chân bên trái, và kế đó chân bên phải. Chân này đau đớn vô tả nhưng tôi vẫn có thể cử động được. Xương sống và xương hông, xương háng và bắp đùi không hề hấn gì. Nhưng, quả thật không vẻ vang mấy, khi tôi biết được tôi chỉ bị một vết thương ở mông. Cái gì sẽ xảy ra ? Địch quân đang tiến đến và túm lấy tôi ? Hay tôi sẽ lãnh những nhát lưỡi lê của quân Úc ? Nhưng những kẻ đang tiến đến tôi là quân Úc, Anh, Nam Phi hay Tân Tày Lan ? Tại sao đơn vị đang tiến đến của tôi không nghe động tĩnh gì hết ? Các thiết giáp của chúng tôi ở đàu? Tôi được giải đáp ngay. Đạn pháo kích lại bắt đầu rít ngang qua đầu tôi. Loại đạn nhỏ hơn và đến từ phía khác, tôi đoán ngay là đạn của phe ta. Đồng lúc, các khẩu 88 ly cũng lên tiếng và cả tiếng của giây xích thiết giáp cũng nghiến rào rào trên mặt cát. Chủng tiến đến phía tôi. Khi chúng tiến sát đen, tôi đứng vụt dậy. « Có người ! » Một tên linh thuộc trung đoàn của tôi la lên và chạy đâm về phía tôi để thanh toán. Đau đớn và tức giận, tôi hét : « Đồ ngu... » Tèn lính dừng lại, nhận ra tôi, hắn nhe răng cười và bước lệch sang một bên để tiếp tục chạy tới trước. Tôi leo lên hố và ra lịnh tiến quân. Các chiến xa Anh bị hạ và bốc cháy ngùn ngụt. Nhiều chiếc khác quay đầu và rút lui sâu vào phòng tuyến của Nam Phi. Các thiết giáp của chúng tôi rượt theo, một số lọt vào tầm hỏa lực của địch quân, nhưng vẫn tiếp tục chạy được. Một số binh sĩ Nam Phi hình như trở tay không kịp. Hố ẩn núp của họ đào rất nông. Dù vậy, chúng tôi vẫn còn ở « ngoài ngõ » của họ. Nhưng việc không chuẩn bị vị trí tốt lại khiến họ nhanh hơn trong các màn cận chiến. Các vị trí của Nam Phi đẫm máu và hỗn độn. Cuối cùng, bộ binh và chiến xa của chúng tôi, với số đông, đã vây địch quân vào giữa. Không lâu, Bộ chỉ huy Lữ đoàn Nam Phi bị tràn ngập và vị Lữ đoàn trưởng bị bắt giữ, Các chiến xa tẻ ra, giàn thành đội hình cánh quạt, và bắt đầu càn quét, số địch quân còn kháng cự lẻ tẻ. Chúng tôi tiêu diệt gần trọn Trung đoàn Botha và Lữ đoàn Ái Nhĩ Lan — Nam Phi. Riêng Trung đoàn Tô Cách Lan — Tranvaal nhanh chân rút về hướng bắc và thiết lập tuyến phòng thủ cấp thời sau đó. Trên cảnh hoang tàn của bãi chiến, giữa các chiến xa, mọi loại xe cộ bốc cháy và các khẩu súng nằm im lìm, địch quân lần lượt xuất hiện, nhưng với đôi tay đưa cao khỏi đầu. Xe cứu thương của địch được sử dụng để chất một số lớn binh sĩ Nam Phi bị thương nặng. Tôi gọi các bác sĩ và y tá của chúng tôi đến săn sóc họ. Lúc đó một số binh sĩ của tôi được tung xa về phía trước. Một sĩ quan Nam Phi phàn nàn là anh ta không được băng bó kỹ lưỡng. Tôi im lặng chỉ vết thương phía sau mông. Máu đang rỉ chảy xuống chân và đông cứng trên ống quần của tôi. Trời tối, chúng tôi ngủ ngay trên bãi chiến. Đêm đó tôi ngủ lăn quay trong chiếc xe của tôi. Mọi phía là người chết, kẻ bị thương và tù binh. Nhiều binh sĩ Nam Phi bị bắt lại khi mưu toan đào thoát, nhưng một số khác đã biến mất vào đêm tối. Bình minh, cảnh hỗn độn của trận chiến càng thấy rõ hơn. Xe cộ vẫn còn ngún cháy Đa số binh sĩ bị thương nặng mở trừng trừng đòi mắt nhìn mặt trời không bao giờ mọc cho họ nữa. Tù binh sắp thành một dọc dài và tiến bước. Vài chiếc xe và một số binh sĩ theo bên họ để canh chừng. Xe tôi chạy bên cạnh đó. Tất cả hướng về phía bắc khoảng sáu dặm, một Thượng sĩ người Đức tên Taudt cất tiếng nhại theo một bài hát « Chúng ta sẽ phơi quần áo trên phòng tuyến Siegfried ... »1. Một số tù binh đi đầu quay lại nhìn hắn chằm chập. Nhưng những người đi sau mỉm cười chua chát. Một số cất tiếng nhại theo. Và chỉ trong một vài giây, cả đoàn ngươi đều hát : « Chúng ta sẽ phơi quần áo trên phòng tuyến Siegfried...» Đối với họ, những người tù binh này, chiến tranh đã qua rồi. Nhưng đối với tôi, những lịnh mới lại đến. Chúng tôi được chỉ thị đi về hướng đông. Tôi nhìn xuống bản đồ, nhìn chấm đỏ ghi tọa độ. Chỗ này, Sicli Rezegh, là nơi của chết chóc và đổ vỡ. Đền thờ Marabout của đạo Hồi mà tôi không quên được hình dáng trong khi tháp tùng với Rommel. Chúng tôi thường dùng bữa trong tầm quang cảnh của ngôi đền đó. Ngoài ngồi đền, tất cả mọi vật ở đây đều vô danh. Tôi không bao giờ nghĩ là địa điểm này sẽ ghi đậm vào ký ức của tôi hơn hết. Đâv là Sidi Rpzegh, bây giờ địa điểm này thực sư mới có tên. ---------------- 1. Dù bị thương nặng, viên Thiếu tá vẫn còn sổng. Sau chiến tranh, tôi có gặp lại ông ta ở Ý Đại Lợi (H.W.S.) 2. Một phòng tuyến kiên cố, phía tây Đức Quốc. (Xem « Trận đánh rừng rậm và sình lầy kinh hoàng nhứt trong Đệ nhị thế chiến» đang in). Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:53:56 pm 20. SA MẠC NỔI SÓNG 1 Sau Siđi Rezegh, Rommel cho rằng lực lượng thiết giáp của ông vẫn còn đủ mạnh để đối đầu với Auchinleck và từ chối rút lực lượng thiết giáp đã yếu kém ra khỏi mặt trận. Và còn vượt xa hơn, chúng tôi bị cấm chỉ báo cáo các thiệt hại chi tiết liên quan đến trận đánh vừa qua. Ông cho rằng sự thoái bộ của Quân đoàn 8 ở Sidi Rezegh — khu vực không chỉ có Trung đoàn 5 Nam Phi đã bị tiêu diệt mà còn có một số chiến xa của Anh và các lực lượng khác cũng bị thiệt hại khá nặng như Liên đoàn 7 yểm trợ, quân Tân Tây Lan — có thể khiến các lực lượng còn lại của địch nghĩ ra ý định tập trung mũi dùi hướng vào các vị trí phòng thủ của ông ở biên giới phía nam, nằm giữa Halfaya và Sidi Omar. Các bạn chắc nhớ Rommel đã từng đưa ra huấn thị cho các đơn vị Đức quanh Halfaya, rằng mỗi pháo đài mà họ đóng giữ phải là một điểm kháng cự có tính cách riêng rẽ, và ông đã chỉ dẫn họ cách thiết lập các cơ cấu hỏa lực để tự chống trả ngay cả khi các lực lượng cơ động của chúng tôi không thể đến giải cứu trong vòng nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ bị địch quân bao vây. Họ phải giữ vị trí của họ bằng mọi giá với sự tin tưởng sắt đá rằng Quân đoàn Phi Châu sớm muộn gì cũng sẽ có kế hoạch giải cứu họ. Rommel công nhận, khá nguy hiểm, nếu để các lực lượng của Cunningham thành công trong việc bắt tay với quân Anh ở Tobruk. Nhưng theo Rommel, việc này cũng sẽ chẳng khiến cho Quân đoàn 8 mạnh thêm, trừ phi có một quyết định liên kết, đặc biệt là chiến xa, giữa phòng tuyến Tobruk và Sollum, Vì vậy, cuộc tấn công cấp tốc ở phía tây được Rommel giao cho Sư đoàn 21 Thiết giáp của Von Ravenstein thực hiện. Thời gian này không thám của chúng tôi yếu kém trong khi phía Anh tỏ ra có hiệu năng. Chúng tôi không biết cả đến hai kho nhiên liệu tiền phương của địch quân, F.S.D.63 và F.S.D.65, đã thiết dựng xong cách đông nam Gabr Saleh khoảng năm mươi dặm. Khi đoàn cơ giới của Von Ravenstein tiến dọc theo Trigh el Abd và đâm ngang qua biên giới, gây rối loạn cho Tồng Hành Dinh mặt trận của Cunningham, họ đã đi lướt qua phía bắc của hai kho nhiên liệu này mà không biết và đã đánh mất một dịp may lớn. Nếu lực lượng của Von Ravenstein khám phá ra hai nơi này, trận chiến ở sa mạc sẽ có cơ đổi khác. Quân Anh sẽ không thể duy trì các đơn vị Tân Tây Lan chiến đấu trong khu vực, và chiến trường tháng 11 sẽ không quyết định phần lớn bởi các đơn vị này. Đoàn cơ giới của Von Ravenstein vượt biên vào ngày 24 tháng 11, sau ngày chiến thắng của chúng tôi ở Sidi Rezegh. Rommel, bấy giờ đặt Tổng Hành Dinh ở Bardia, nhưng thường đích thân đi thị sát tại mặt trận, tin tưởng rằng một cuộc tiến quân có tính toán vào Ai Cập sẽ thành công, và nếu không tiêu diệt được hẳn thì ít nhất cũng sẽ làm tà bớt mũi dùi của quân Anh. Lực lượng của Von Ravenstein chắc chắn sẽ gây ra sự kinh ngạc. Một đơn vị thuộc lực lượng của ông di chuyền về phía nam, dọc theo biên giới, bất thần đã gây ra sự rối loạn cho Tổng Hành Dinh tiền phương Quân đoàn 8 của Tướng Cunninghau. Một cuộc tấn công khác nhắm vào Lữ đoàn 7 Ấn của Tướng H.B. Brigg ở Sidi Omar cũng được tung ra nhưng không, kết quả hoàn toàn, mặc dù bắt được một số lớn tù binh. Vào ngày 25, Von Ravenstem tiến sâu vào lãnh thổ Ai Cập 90 dặm và chỉ còn 50 dặm nữa là đến đầu thiết lộ dẫn vào sa mạc của người Anh thiết lập ở Bia Thaiata. Von Ravenstein còn đủ nhiên liệu để có thê tiếp tục tiến đến một số mục tiêu xa hơn. Đặt vào vị thế Rommel, tôi nghĩ là ông vẫn chưa hài lòng khoảng cách mà Von Ravenstein đã đặt chân đến. Nhưng trở lại Bardia, Trung tá Westphal, Ia của Rommel trong Bộ tham mưu Panzer Gruppe, sau khi nghiên cứu các bản đồ và các báo cáo khả năng bắt được của quân Anh, đã quyết định rằng một cuộc tiến quân vào Ai Cập không thể thực hiện được. Theo ý kiến của Westphal, lực lượng của Anh mạnh mẽ hơn dự đoán, đặc biệt Sư đoàn 2 Nam Phi nằm ở tuyến phía đông Halfaya vẫn còn nguyên vẹn, và đang chờ đợi để tung ra các cuộc tấn công, ông cảm thấy không thể nào chống trả với các lực lượng Đức yếu kém còn lại. Do đó, sáng ngày 26 tháng 11, Westphal tự động gởi công điện gọi Von Ravenstein rút quân về. Trên đường rứt lui, Sư đoàn 21 Thiết giáp trong nỗ lực vượt qua Sư đoàn 4 Ấn Độ, đã phải tung ra các cuộc tấn công giả vờ vào các tuyến phòng thủ của địch ở Capuzzo và Musaid, phía bắc Bardia ; và sau đó, xuyên qua một lỗ hổng, phía đông Sollum Barrack, nơi mà quân Tân Tây Lan đã thất bại trong việc xâm nhập để tiến đánh pháo đài Bardia của chúng tôi. Rommel, vừa trở về từ mặt trận đang nằm nghỉ trong chiếc Mammoth, đã Von Ravenstein đến trình diện ông với một thái độ thích ý bởi cuộc rút lui an toàn của ông. Rommel đã tỏ ra sửng sốt và nổi giận. « Tại sao ông ở đây ? » Rommel hỏi. « Tôi đã ra lịnh cho ông ở đó để chuẩn bị tấn công vào phía đông Ai Cập ! ». Von Ravenstien cho biết ông đã nhận được công điện bảo phải lui quân. Thoạt đầu Rommel cho rằng quân Anh đã bắt được một cuốn mật mã của Quân đoàn Phi Châu nên đã ngụy tạo công điện gởi cho Von Ravenstein. Tư Lịnh Sư đoàn cho biết công điện đến từ Von Westphal. Sau đó, Rommel công nhận Ia của ông đã hành động đúng, nương theo nội dung các tài liệu bắt được của quân Anh. Và vì ông di chuyến luôn luôn trên khắp mặt trận nên các tài liệu không thể đệ trình lên ông được. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:54:28 pm 2 Cũng nằm trong kế hoạch đang theo đuổi của Rommel, một đơn vị chiến đấu của Sư đoàn 15 Thiết giáp, trong đó có đại đội của tôi, di chuyển nhanh chóng từ khu vực Sidi Rezegh, và sau đó từ phía nam Gambut, tiến về hướng đông Bardia. Tại Bardia, chúng tôi dừng quân một tiếng đồng hồ đề chỉnh đốn lại hàng ngũ. Thừa dịp này tôi đến bịnh viện dã chiến ở đày băng bó vết thương và chích thuốc ngừa bịnh uốn ván. Hai giờ sau, đại đội của tôi kết hợp với tiểu đoàn. Đại úy Weichsei đã lên thay thế vị Tiểu đoàn trưởng bị thương ở Sidi Rezegh, ra lịnh cho đại đội của tôi tụt lại phía cuối đoàn quân. Chúng tôi tiếp tục di chuyển thật nhanh, hướng về phía nam biên giới nằm trên phần đất Libya, ngang qua Capuzzo (chạm địch sơ sài) và các Omar (Omar Nuovo và Libya Omar), hướng đến Maddalena. Dọc lộ trình thỉnh thoảng chúng tôi gặp hỏa lực của địch từ bên phải hoặc bên trái. Một lần, tôi được báo cáo khẩn cấp có chiến xa địch xuất hiện phía sau chúng tôi. Tôi vượt lên đoàn quân để báo cáo với Weichsel. Ông ta ra lịnh vắn tắt theo lối Rommel : « Bắn hạ chúng ! » Tôi trở lại giao quyền chỉ huy đại đội cho sĩ quan phụ tá và ra lịnh cho một toán quân trang bị ba khẩu súng chống chiến xa tách rời khỏi đoàn quân. Đoàn quân vẫn tiếp tục di chuyển. Trong vòng vài phút, một đám bụi bốc lên từ xa. Các khẩu súng của chúng tôi được đặt sẵn sàng. Mười hai chiếc Mark II tiến đến theo đội hình hàng dọc, dò theo vết chân đơn vị của chúng tôi đã để lại trên cát. Chờ cho mục tiêu vừa tầm, tôi ra lệnh khai hỏa cả ba khẩu súng cùng lúc. Chiến xa đi đầu bốc cháy và ngừng lại. Các chiếc chạy sau giảm tốc độ và rẽ về hai phía theo hình cánh quạt. Chúng tôi đã bị phát giác. Đại liên của các chiến xa địch hướng về phía chúng tôi và bắt đầu tạo một vòng rào hỏa lực bao quanh chúng tôi. Một viên đạn bay lướt qua vai tôi. Vẫn theo đội hình cánh quạt, nhưng các chiến xa ở hai bên cạnh sườn chúng tôi dần dần khép lại. Trong tình trạng này, tôi nghĩ chắc chắn không người nào còn sống sót. Tôi liếc nhìn phía sau xem có cách nào rút lui an toàn giữa vòng vây hỏa lực của địch hay không, nhưng tôi đã khiếp vía khi nhìn thấy hai chiếc Mark II khác lù lù tiến đền. Nhưng tôi nhận ra ngay hình chữ Vạn được kẻ trên hai chiến xa vừa xuất hiện. Đó là hai trong những chiến xa của quân Anh đã bị chúng tôi bắt dược trong trận Halfaya vài tháng trước đây. Hai chiến xa vượt lên phía bên phải, song song với chúng tôi. Tôi trao đổi một vài câu vội vã với viên Thượng sĩ chỉ huy. « Cuốn gói ngay đi, Trung úy », hắn ta nói. « Tôi sẽ che cho ». Các chiến xa Anh ngưng bắn. Tôi nghĩ là họ đã tưởng lầm haí chiến xa vừa xuất hiện thuộc một đơn vị khác của họ, và hiến nhiên chúng tôi đã bị bắt giữ. Trước khi các chiến xa Anh phân biệt được thực hư, toán của tôi đã thoát ra xa, và chạy thục mạng theo đoàn quân di chuyền phía trước, trong lúc hai chiến xa của viên Thượng sĩ vừa rút lui vừa che chở phía sau. Mất một giờ chúng tôi mới bắt kịp đồng đội. Trời cũng vừa sụp tối. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:55:13 pm 3 Đơn vị của chúng tôi bỗng được lịnh bãi bỏ cuộc đột kích và âm mưu hốt Tổng Hành Dinh của Binh đoàn 8. Tôi thực sự không hiểu tại sao, khi mà nhiệm vụ này chúng tôi có thể thực hiện dễ dàng đối với mục tiêu hầu như không được bảo vệ. Nhưng, hiện tại hình như Rommel đã có quyết định phải củng сố vị trí quanh Sidi Rezegh. Cung còn lý do khác, là bởi vì lúc ấy các đơn vị thiết giáp của chúng tôi không có giữa Sidi Rezegh và Bardia để ngăn chặn quân đoàn Tân Tây Lan, do đó họ đã đưa được một Lữ đoàn xuống tận Sidi Azciz và đã đánh mở lối hướng về phía tây để tiến đến Sidi Rezegh và Bel Iiameđ. Quân Tân Tây Lan chiếm lại Sidi Rezeigh vào đêm 25 tháng 11. Ngày kế, lực lượng Anh ở Tobruk thành công trong việc chọc thủng tuyến án ngữ của quân Y, và vào ngày 27, họ bắt tay được với quân Tân Tây Lan. Lữ đoàn 1 Nam Phi của Tướng Pienaar suốt giai đoạn nầy đã giữ vững Taibel Essem, chặn đứng Sư đoàn Ariete của Ý và một số thiết giáp của chúng tôi. Từ Bardia, vào ngày 27, Rommel gởi công điện đến tất cả đơn vị đang hoạt động ở biên giới ra linh triệt binh. Ông đưa ra kế hoạch tận dụng tất cả thiết giáp để đánh xả láng với Quàn đoàn 13 Anh đang nằm giữa Bardia và Tobruk. Sư đoàn 7 Thiết giáp Anh đã qui tụ vào một nơi và con số chiến xa khả dụng lên đến 120 chiếc. Suốt buổi chiều hòm đó, nhiều lần họ cố gắng chặn đứng Sư đoàn của Ravenstein, nhưng thiệt mất nhiều chiến xa hơn chúng tôi. Tuy nhiên, quân Anh đã đạt được một chiến quả to tát bất ngờ. Xe của Von Ravenstein chạy thẳng vào quân Tân Tây Lan của Tướng Freyberg và bị bắt giữ. Đây là tướng lãnh đầu tiên Đức trở thành tù binh. Thiếu tá Wustefeld, thuộc Bộ tham mưu Afrika Korps cũng bị bắt giữ cùng ngày, và chúng tôi cũng đã thiệt mất 600 binh sĩ khác. Tòi đã gặp và nói chuvện với Von Ravenstein gàn Sidi Azeiz chỉ cách hai giờ trước khi ông bị bắt. Thoạt đầu, khi vừa lọt vào tay địch quân ông xưng danh là « Đại tá Schmidt », với hy vọng địch quán không nhận biết phù hiệu cấp bực của ông. Nhưng khi được mang đến trước mặt Tướng Freyberg, ông tự động giới thiệu : « Von Ravenstein, Trung Tướng ! » Von Ravenstein lúc bị bắt có mang theo một bản đồ, trên đó ghi rõ chi tiết các vị trí phòng thủ của chúng tôi, và dĩ nhiên, bản đồ này đã rơi vào tay địch quân. Ông bị giam ở Gia Nã Đại và không được phép hồi hương sau chiến tranh, cho đến năm 1948. Hiện ông sống ở Iserlohn, nơi tôi đã gặp ông lần đầu tiên trước chiến tranh khi tôi đang thi hành nghĩa vụ quân dịch. 4 Tôi được giao chỉ huy một thành phần đoạn hậu bao gồm hai đại đội trong suốt những ngày triệt thoái này. Các chiến xa và các xe thám sát của địch lẽo đẽo theo sau đoàn thiết giáp đang di chuyến của chúng tôi. Trận chiến sa mạc trở thành xa lạ đối vời tôi qua nhiệm vụ đoạn hậu. Chúng tôi chiến đấu ở phía trước, nhưng phải luôn luôn dòm chừng phía sau, dừng lại để chiến đấu, và rồi tiếp tục di chuyền trở lại nữa. Khác lệ thường, chúng tôi không đấu mặt thẳng với dịch quân, họ xuất hiện nhiều phía. Hai đại đội của tôi phải áp dụng chiến thuật « ếch nhảy ». Một binh sĩ dừng lại và chiến đấu, người khác rút tui và rồi thì dừng lại để bắn cho người đầu tiên rút lui. Sa mạc cũng còn các nhóm địch quân lưu động nhỏ bé khác « các nhóm Jock », như chúng tôi đã gọi — là một loại phá khuấy giống như lũ muỗi, nhưng sức mạnh cuối cùng không hơn gì cái vòi của chúng. Chúng không bao giờ đủ sức mạnh thật sự đề gây sự thiệt hại to tát nào. Rommel vẫn tin rằng mức tổn hại của địch quân nhiều hơn chúng tôi, và khi thời tiết thay đổi vào ngày 2 tháng 12, ông bắt đầu chỉnh quân và qui tụ chúng tôi về khu vực Sidi Rezegh. Những ngày tiếp theo đó đầy sương mù, nhưng các hoạt động vẫn không sút giảm, và đặc biệt tôi nhớ lại hoạt động của thành phần đoạn hậu do tôi chỉ huy trên đoạn đường từ Bardia đến E1 Duda. Chúng tôi bị một lực lượng thiết giáp hùng hậu của Anh tấn công chớp nhoáng đến nỗi chúng tôi không thể nào chuẩn bị các vị trí đề kháng cấp thời. Nhưng chúng tôi thoát được một cách bất ngờ nhờ vào sự yểm trợ của pháo binh từ một trong những vị trí phòng thủ của chúng tôi ở phía nam E1 Duda. Chúng tôi cũng bị ăn bom của phi cơ địch nặng nề vào ngày đó. Ngày hôm sau, quân Đức cố gắng đè bẹp một cách vô ích sức đề kháng dũng mạnh của quân Anh phòng thủ E1 Duda. Các chiến xa địch ở E1 Duda đã tạo ra nhiều cuộc phản công liều mạng và hữu hiệu. Và qua trận thử lửa đầu tiên này, cuối cùng Rommel quyết định rằng chúng tôi không thể nào dùng sức mạnh để đẩy lui Binh đoán 8, và chúng tôi chấp nhận giới tuyến chạy dài từ chánh nam của E1 Adem đến Bir el Gubi. Thừa dịp này, lại tôi đến bịnh viện dã chiến của chúng tôi ở E1 Adem để chích ngừa bịnh uốn ván một lần nữa, vì vết thương của tôi chưa lành hẳn. Rời bệnh viện, tôi đến gặp Frei herr von Neurath, con trai của Bá tước Von Neurath, cựu Ngoại Trường Đức. Von Neurath đã từng giữ chức vụ Lãnh sự Đức ở Tripoli, và hiện thời là một sĩ quan đồng hóa cao cấp. Tôi không rõ nhiệm vụ của hắn ta cho lắm, nhưng hình như là một sĩ quan dân sự vụ, hoạt động tại các thành phố do quân Đức chiếm được. Bây giờ Sư đoàn 2 Nam Phi, chưa từng lâm chiến trước đây, đang điều động về hướng tây. Các trận không chiến xảy ra quanh Sidi Rezegh và quân Đức cũng gặp phải nhiều vấn đề nhỏ nhặt đầy rắc rối khác ở đây nhưng rắc rối nhứt vẫn là Binh đoàn 8. Rommel ra lịnh một cuộc triệt thoái tổng quát. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:56:03 pm 5 « Vào ngày 12 tháng 12, dưới sự bao che mạnh mẽ của các thành phần đoạn hậu, Rommel đã căng một đường tuyến ở phía tây nam, khởi từ Gazala », theo một báo cáo chính thức của Anh sau đó. Trong đôi ngày này tôi đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm đặc biệt qua nhiệm vụ chỉ huy thành phần đoạn hậu. Gần cao nguyên Gazala, tôi được lịnh thiết lập một tuyến phòng thủ đối diện hướng tây, với hai đại đội và hai đại pháo tầm dài 210 ly. Tôi cấp tốc thám thính địa thế, đặt nhiều điểm hỗ trợ và thiết lập bộ chỉ huy riêng của tôi ở cạnh sườn phía nam, nơi theo tôi nghĩ địch có thể chọn để tấn công. Các chiến xa đầu tiên của địch xuất hiện vào giữa trưa, di chuyển thấp thoáng tận dưới chân cao địa Tamar, ở phía nam chúng tôi. Hai khẩu đại pháo khai hỏa, nhưng các chiến xa vẫn bướng bỉnh đâm thẳng vào cạnh sườn của chúng tôi. Đồng thời, khoảng từ ba mươi hoặc bốn mươi chiếc khác, giăng hàng ngang tiến tới, trực diện với chúng lôi. Chúng tôi nằm mọp phía sau các khẩu súng chống chiến xa của chúng tôi đặt trong các hố sâu và được ngụy trang cẩn thận. Chúng tôi chờ đợi và khai hỏa cận. Hai chiến xa địch lập tức bốc cháy. Các khẩu đại pháo của chúng tôi cũng lên tiếng. Các chiến xa Anh quay đầu và rút xa ra khỏi tầm súng. Xa về hường tây, chúng tôi còn nhìn thấy hàng trăm các loại xe cộ khác của Binh đoàn 8, với một số chiến xa, đang tiến đến. Trời sụp tối, tôi nhận được lịnh triệt hai khẩu đại pháo giao lại cho đơn vị gốc. Và theo lịnh, chúng tôi phải nằm bất động và vị tri phải được giữ bằng mọi giá cho đến khi nhận các chỉ thị mới. Tôi chờ đợi lịnh suốt đêm dài giá rét của mùa đông, nhưng không thấy đến. Chắc chắn chúng tôi không thể nào rút lui giữa ban ngày. Đến lúc hầu như tuyệt vọng, lịnh rút lui đã đến ngay trước khi bình minh. Tôi chuyên lịnh kèm theo các chỉ thị qua vô tuyến đến đại đội nằm ở phía bắc, Đại đội trương là Trung úy Klenk, nhưng không liên lạc được. Tôi gửi ngay một liên lạc viên đến gặp Klenk, nhưng tên này cũng đi biệt luôn. Không cách nào hơn, tôi cho bắn hỏa pháo, với hy vọng Klenk biết được ý nghía của nó, và sau đó tôi ra lịnh cho tất cả các thành phần khác rút lặng lẽ về phía tây. Klenk đã đoán ra ý nghĩa của hỏa hiệu, và tám ngày sau, đại đội của anh ta mới kết hợp lại với chúng tôi vì đã chọn một lộ trình khác, lội bộ vòng quanh ngõ Jebel Akhdar, trong khi chúng tôi di chuyển ngang qua sa mạc. Chủng tôi gần như thảo chạy dưới các tia sáng đầu tiên của bình minh. Và sau đó, chúng tôi tiếp tục di chuyển một cách dễ chịu trong ánh nắng lạnh lẽo của mùa đông, nhưng suốt ngày đó chỉ đoàn người của chúng tôi là các sinh vật duy nhứt trên mặt sa mạc bao la. Có lần, một nhóm phi cơ Anh khoảng sáu mươi chiếc bay hướng về phía chúng tôi, tôi nghĩ rằng thời mạt vận của chúng tôi đã đến. Một cách tuyệt vọng, tôi ra lịnh cho binh sĩ chống trả bằng mọi loại vũ khí cơ hữu. Đáp lại của phi cơ địch đã gây kinh ngạc cho chúng tôi : các trái chiếu sáng báo nhận được thả xuống. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng « báo nhận » và ngưng bắn. Hiện.tượngkỳ di này chỉ có một lối giải thích : Các phi công Anh nhận lầm đơn vị chúng tôi là tiền quân của Binh đoàn 8 đang di chuyền về hướng tây, bởi một s6 xe cộ sơn màu cát bắt được của quân Anh mà hiện thời chúng tôi đang sử dụng. Như vậy là lực lượng Đức đã bị mũi dùi của Binh đoàn 8 đẩy về phía tây. Chủng tôi bắt kịp thành phần chánh vào ngày kế đó, lẽ ra còn sớm hơn, nhưng vì chúng tôi gặp phải phi cơ Anh tấn công và trải một tấm thảm bom lên chúng tôi. Tôi đã phải nhảy ra khỏi xe và chúi đầu vào cát. Khi cuộc oanh kích đã chấm dứt, tôi trở lại xe và nhận thấy nó chẳng khác nào như được chạm trỗ. Tôi cất tiếng gọi tên tài xế, Hạ sĩ kỵ binh Schmidt, nhưng không nghe đáp lại. Một người lính chỉ dưới lườn xe. Một đống thịt bầy nhầy nằm dưới đó. Một vài phút trước đầy chúng tôi còn nói về vợ con, gia đình của Schmidt, và hắn đang chờ đợi nghĩ phép. Bây giờ những người thân của Schmidt sẽ không bao giờ gặp lại hắn nữa. Nhiều binh sĩ của tôi bị thương trầm trọng. Một người mất cả hai chân và hai tay. Bác sĩ được gọi đến ngay. Khuôn mặt xám xịt của anh cố gắng tạo một nụ cười méo mó và thều thào hỏi : « Sau chiến tranh tôi có thể tiếp lục đóng phim được nữa hay không, Bác sĩ ? » Viên bác sĩ nói: « Vâng, dĩ nhiên là vẫn được, ông bạn ». Và khi đang được chích một mui thuốc mê, anh ta tắt thở, nét mặt khoan hòa. Chiến tranh đang tiếp diễn và chúng tôi phải lên đường. Chúng tôi không đủ thì giờ để chôn người chết. Chiến xa địch đang dò theo vết chân của chúng tôi. Đoàn quân của Rommel lại hướng về phía tây, theo bóng mặt trời lặn. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:57:08 pm 21. THẤT THỦ LIÊN MIÊN 1 Chúng tôi quay lại Benghazi. Các kho tiếp liệu của chúng tôi ở đây đang phát hỏa. Lợi dụng cơ hội, một vài xe của đại đội tôi dừng lại và « giải cứu » được một số thực phẩm. Chúng tôi tiếp tục di chuyển với một xe chất đầy những thứ mà chúng tôi không bao giờ dám mơ đến — trái cây hộp của Ý, dưa chuột Spreewald, bia, thuốc hút, sô cô la. Chúng tôi có thể không cần phải « mơ mộng » trong nhiều tháng. Tất cả trục lộ đưa đến Benghazi đều nằm trong tầm súng của các phần tử người A Rập. Ngày trước Giáng sinh, đơn vị của tôi cũng đụng độ nhỏ với các xe bọc sắt của quân Anh và Nam Phi. Chúng tôi thộp được một sĩ quan và ba quân nhân Anh các cấp khác. Bốn tên này đã phiêu lưu quá xa đồng đội về phía trước. Viên sĩ quan bị bắt hình như mang một nhiên tính vui vẻ, ngay cả đến hoàn cảnh không lẩy gì làm vui vẻ ở hiện tại. Tôi cũng không hỏi một mảy may nào nhằm để biết rõ lý lịch của hắn ta. Đêm đó, đêm Giáng Sinh, tôi thấy cũng cần phải biếu mấy tù binh Anh này mỗi người một chai bia, một số chocolat và thuốc hút. Viên sĩ quan phê phán : « Các anh hưởng Giáng sinh khả huy hoàng ». Tôi thấy chẳng cần phải nói với hắn sở dĩ chúng tôi có được những thứ xa xí này là nhờ lẹ tay, và nhất là nhờ vào các quả đạn pháo kích của quân Anh lẽo đẽo phía sau chúng tôi. Viên sĩ quan trẻ người Anh yêu cầu tôi cho phép hắn ngủ giữa trời với ba thuộc cấp và nói thêm : «Tôi hứa vói ông là tôi sẽ không tìm cách thoát thân ». Tôi đáp : « Tôi hoàn toàn tin tưởng ông sẽ giữ lời hứa và riêng tôi, tôi ưng thuận lời yêu cầu của ông, nhưng theo điều lệ của chúng tôi, ông sẽ được trao cho Sư đoàn mà không được trì hoãn ». Hắn cứ nài nỉ và còn đem cả tư cách của một sĩ quan và của một dân quí phải Anh ra để bảo chửng. Thượng cấp của tôi chưa biết chúng tôi bắt được các tù binh này. Giữa khung cảnh vui vẻ như thế này, và với chỉ một chút ít lo âu phạm tội, tôi đã thỏa mãn lời yêu cầu của hắn ta. Buổi sớm hôm đó, lúc tôi còn đang cuộn tròn trong chiếc mền, ba quân nhân Anh, cầm đầu là viên sĩ quan, xếp thành một hàng dọc đi đều bước đến trước chiếc xe của tôi. Tôi tung mền, viên sĩ quan nhanh nhẹn chào tôi và báo cáo : « Tất cả đều có mặt ». Tôi rất buồn khi phải giao mấy quân nhân lịch sự và đầy danh dự này cho Sư đoàn bắt giữ làm tù binh. Quân Anh đã tiến đến Benghazi — lần thứ hai — vào ngay ngày Giáng sinh. Chúng tôi quay ngay trở về hướng nam trên lộ trình dài giữa các khu vực lầy lội E1 Agheila và duyên hải. Quân đoàn Phi Châu bấy giờ xem như là một lực lượng bị đánh bại nhưng không mất tinh thần. Tôi nhận thấy không hề có dấu hiệu uể oải nào giữa các binh sĩ thuộc đơn vị đoạn hậu của tôi. Chúng tôi dừng lại và chiến đấu bất cứ nơi nào có địa thế cao ráo. Các thành phần nhẹ của Lữ đoàn 22 Thiết giáp Anh mở nhiều cuộc tấn công và bắt buộc chúng tôi xê dịch vị trí nhiều lần. Bộ Tư Lịnh Quân đoàn Phi Châu ra lịnh tiết kiệm đạn dược và bất động suốt mùa Giáng sinh nếu có thể được. Lịnh này không phải vì lý do tình cảm, thực sự chúng tôi thiếu hụt đạn dược. Nhưng các sĩ quan và binh sĩ ở tiền tuyến đều cảm thấy cần phải làm một cái gì đó để mừng đầu năm. Các kế hoạch được kín đáo thảo ra, chủ ý không để tới tai thượng cấp. Giữa đêm bước sang năm mới, các vị trí xa hẳn đôi mắt dòm ngó của cấp trên đã cùng khai hỏa mọi loại vũ khỉ. Súng phòng không và đại liên vạch những đường rực đó trên nẻo trời, cùng với các trái chiếu sáng đủ màu sắc. Có nơi sử dụng tạc đạn và ngay cả đến đạn đại pháo bắn vòng cầu lên trời hoặc hướng vào sa mạc. Sự náo động quả đã đạt đến cao độ của nó, kéo dài hơn ba phút, và sau đó sa mạc mới trở lại với bóng đêm và yên lặng. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2019, 10:57:30 pm Chúng tôi đã vui sướng như mấy anh học trò trốn học khi nhìn thấy những trái chiếu sảng rực rỡ đáp trả trò chơi của chúng tôi từ một nơi xa, mà chúng tôi biết là chỗ các chiến xa Anh đang nằm. Rommel và các tướng lãnh của ông không thấy đưa ra một lời quở trách nào. Vài ngày sau, một giai đoạn yên tĩnh của cuộc chiến trôi qua sa mạc. Tôi trở lại El Agheiba, nơi mà tôi đã ra đi cách đây 8 tháng, thật bất ngờ, tuy nhiên không phải chỉ để ngồi khoanh tay ở đây. Các trận đánh gay go xảy ra, hầu hết đều có tính cách chớp nhoáng và không ngừng nghỉ. Toàn thế đơn vị của tôi chịu đựng mức thiệt hại nặng nề trên cả hai phương diện thương vong và vật chất. Nhưng quân Anh chỉ có thể hành động tốt đến mức đó, họ không thể dẹp chúng tôi sang một bên để tiếp tục tiến đến Tripoli. Điều này được nhìn thấy rõ rệt trong suốt các tuần lễ đầu tiên của « Thập Tự Quân ». Rommel có thể đã thắng được keo đầu, tôi nghĩ, nếu ông ta được không yểm mạnh mẽ và không thám hữu hiệu hơn. Vì vậy, Auchinleck đã chiến thắng ít ra là trên hai phương diện vật chất. Việc này cũng đã khiến Ạuchinleck lấv lại chút ít tin tưởng, sau khi thoái bộ ở Sidi Rezegh. Để đưa ra các hành động bạo đạn hơn, Auchinleck giao khu vực này lại cho Trung Tướng Ritchie và ra lịnh cho ông này chuẩn bị toàn lực để bắt đầu lại cuộc tấn công. Nhưng tuyển Sollum của Rommel vẫn còn được giữ vững. Và Rommel, đoán quyết với chúng tôi, sẽ không bỏ qua ý tưởng phản công ở dịp may đầu tiên xét ra thuận lợi. Bằng mọi cách trong vòng quyền hạn, Rommel khôi phục, khả năng đầy đủ cho các đơn vị bằng cách tăng viện binh sĩ, tiếp liệu, trang bị vừa được đồ xuống hải cảng Tripoli. Auchinleck cũng làm như thế và còn muốn « giải quyết » các vấn đề ở biên giới, ông ta xoay sự chú ý sang Bardia, Sollum và Halfaya. Sự đoàn 2 Bộ binh Nam phi của Trung Tướng I.P de Villier, từng lãnh nhiệm vụ phát khởi cuộc tấn công «Thập Tự Quân », hiện tại được giao phó nhiệm vụ bảo vệ hậu phương của Binh đoàn 8 nhằm bẻ gãy âm mưu đánh bọc hậu và bao vây có thể được Rommel đưa ra. Sư đoàn này hiện đóng bản doanh đối diện Bardia, trong khu vực Capuzzo và chung quanh Sidi Omar. Vào buổi sáng ngày 31 tháng 12, sau cuộc pháo kích dữ dội dọn đường, De Villier phát động một cuộc tấn công vào Bardia. Sau hai ngày quần thảo đẫm máu, trận chiến chấm dứt bằng sự đầu hàng của Trung Tướng Schmidt, được cắt đặt trấn thủ ở đây. Hiển nhiên chúng tôi không thể nào có đủ thời giờ để đến giải cứu đoàn quân đang bị bao vây ở Halfava và cũng không thể đưa ra bất kỳ một cuộc phản công nào, hoặc có ý định như vậy, nhằm khôi phục lại Cyrenaica. Sau cuộc tấn công bởi một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Transvaal Tô Cách Lan và một số Vệ binh Nam Phi, Sollum rơi vào tay De Villier vào ngày 12 tháng giêng năm 1942. Một cnộc tấn công Halfaya được Sư đoàn 2 Nam Phi sửa soạn đã trở thành không cần thiết khi các binh sĩ bố phòng — bao gồm quân y và một số đơn vị mạnh mẽ của Đức dưới quyền ông bạn Thiếu tá già của chúng tôi, Giáo sĩ Bach — đã cạn thực phẩm và không còn một giọt nước nào, bắt buộc phải đầu hàng vào ngày 17 tháng giêng. Quân đoàn Phi Châu vẫn còn cách 300 dậm ở phía tây. Nhưng « Con Cáo Sa Mạc » sẵn sàng đánh. Chính Rommel không hề tỏ ra xao xuyến trước những vi trí vừa thất thủ nhanh chóng. Thuyết lạc quan của ông như một chứng bịnh truyền nhiễm, và ngay lúc cuộc phản công sắp sửa biến thành chuyện hoang đường, đã được gia tăng niêm tin mạnh mẽ trở lại trước số quân dụng mới vừa được mang đến từ Tripoli. Tình báo của chúng tôi cho biết Liên đoàn 7 yểm trợ của Auchinleck, từng chiến đấu hữu hiệu trong cuộc hành quân « Thập Tự Quân » và đầy đủ kinh nghiệm, được tăng cường thêm một đơn vị mới, Liên đoàn 1 yểm trợ, nhưng đơn vị này không có kinh nghiệm mấy trong chiến pháp sa mạc. Rommel quyết định phải tốc chiến tốc thắng ngay khi chúng tôi đã đầy đủ sức mạnh. Chủng tôi đã sẵn sàng. Và vào ngày 21 tháng giêng, lịnh của Rommel chỉ đơn độc. một tiếng 7 « Đi ». Theo các thông cáo chung chính thức của người Anh, mô tả cuộc tiến quân của chúng tôi vào các giai đoạn này, rõ ràng họ đã nghĩ rằng chúng tôi chỉ tạo ra một cuộc thăm dò sức mạnh của họ. Phi cơ thám thinh của chúng tôi đã khám phá ra việc người Anh tập trung các chiến xa của họ vào khu vực Msus mà chúng tôi suy đoán là để chỉnh đốn và tu bổ. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:14:33 pm 22. ROMMEL LẠI ĐÁNH Đại đội của tôi nằm bên trên Wadi Faragh, cạnh sườn phải của Quàn đoàn Phi Châu. Từ bờ dốc thẳng đứng của « wadi » rộng nhất trong khu vực Sirte này, chúng tôi có thể nhìn rõ quang cảnh ở phía nam với các tảng đá nhẵn thín cạnh một bờ biển hoang vu. Trung Tướng Von Vaerst đã tiếp nhiệm chức vụ Tư Lịnh Quân đoàn của Tướng Neumann Silkaw, thiệt mạng ngay những ngày dầu của cuộc tấn công « Crusader ». Vị tân Tư Linh đã gây cho thuộc cấp sự tin tưởng mau chóng, bây giờ ra lịnh cho chúng tôi tiến về hướng đông bắc. Chúng tôi đụng độ nhẹ lần đầu tiên với các chiến xa Anh vào ngày thứ hai của cuộc di chuyển (22 tháng giêng) ở khu vực Antelat, sau khi vừa đẩy lui một cuộc tấn công của Lữ đoàn 200 Vệ binh. Các chiến xa địch nằm phía dưới và chúng tôi nằm ở phía trên một cao điểm. Khi nhận được lịnh tấn công, chúng tôi chắc chắn địch vẫn chưa phát hiện. Chúng tôi dàn các khẩu 50 ly chống chiến xa trong một khoảng đất lõm và đã gây kinh ngạc cho địch quân ngay loạt khai hỏa đầu tiên. Tiếp theo đó, hơn chục chiếc thiết giáp của chúng tôi tràn xuống đối đầu với các chiến xa Anh còn lại. Chiến xa địch phản ứng không kịp, bị đẩy bật ra khỏi vị trí một cách nhanh chóng, và một số bị hủy diệt tại chỗ. Hiện tại chúng tôi phát triển một phương thức tấn công mới. Chúng tôi áp dụng chiến thuật « ếch nhảy », di động từ một địa điểm này đến một địa điểm khác, trong khi các thiết giáp của chúng tôi nằm bất động, và che dấu nếu có thể, để tạo một hàng rào hỏa lực bao che cho chúng tôi. Và kế đó chúng tôi sẽ thay thế nhiệm vụ của các thiết giáp, đế chúng tràn ra thanh toán mục tiêu. Chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu, mặc dù không ngăn được hỏa lực của địch quân, nhưng các chiến xa của họ không thể nào chặn đứng các thiết giáp của chúng tôi, vì vậy bọ phải chiu đựng sự thiệt bại nặng nề và cuối cùng phải tháo chạy. (Tôi có thể nói chiến thuật này đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng thiện chiến và gan lì của địch quân được tung ra đánh chiếm cứ điểm Trigh Capuzzo của chúng tôi). Vào ngày 22, chúng tôi nắm giữ hai khu vực Aníelat và Saunu. Lữ đoàn 2 Thiết giáp Anh, phối hợp với một số đơn vị khác, cố gắng ngăn chặn một cuộc tấn công của phía chúng tôi nhưng vô ích. Dưới sự điều động trực tiếp của Rommel, các lực lượng của chúng tôi đã chứng tỏ khả năng rõ rệt qua sự thích ứng nhanh chóng với chiến trường hiện tại. Họ hiểu rõ và áp dụng như thế nào đối với huấn lịnh của Rommel : « Những thành công nhỏ sẽ dẫn đến những thành công lớn hơn ». Với chiến thuật linh động này, chúng tôi không bỏ qua bất kỳ chiến công nào. Nhứt là các thiết giáp của Quân đoàn Phi châu, với ba ngày lương khô đã được tung ra. Nhưng thật sự, các thiết giáp của chúng tôi không thể thi hành nhiệm vụ một cách hiện hữu, hoặc có thể nói là không dám thi hành, nếu họ không xác tín vào khả năng vũ khí chống chiến xa của chúng tôi trên chân của địch quân trong thời gian đó. Hơn nữa, lúc đó các ông bạn của chúng tôi, phi cơ Hoàng gia Anh, bỗng nhiên im tiếng, đã khiến tinh thằn của chúng tôi càng lên. Chúng tôi đoán các phi cơ Anh, xuất phát từ phi trường Benina hoặc các bãi đáp tiền tuyến khác ở Tobruk, đã không đủ nhiên liệu để hoạt động đến tận Benghazi. Phi cơ thám thính của chúng tôi báo cáo tọa độ chính xác của một căn cứ sửa chữa chiến xa của Anh. Một cuộc tấn công chớp nhoáng được tung ra, và chúng tôi lời to : tịch thâu được một số chiến xa có thể sử dụng ngay. Chúng tôi không hoàn toàn thỏa mãn về phương diện tiếp liệu. Khi một sĩ quan trẻ nói với Rommel « thưa Đại Tướng, chúng tôi cần thêm xăng nhứt », đã nhận được một câu trả lời nhanh nhẩu của ông: «Tốt, hãy đi và lấy của quân Anh mà sử dụng ». Chúng tôi vẫn tiếp tục tiến quân trên vùng bình nguyên Msus, một bãi chiến lý tưởng có tính cách quyết định giữa các lực lượng thiết giáp. Vì dấu vết của văn minh không hiện hữu ở đây, hai bên không cần phải chú tâm đến bất kỳ cái gì khác hơn là tiêu diệt lẫn nhau. Sư đoàn 1 Thiết giáp Anh, thiếu kinh nghiệm trong trận chiến sa mạc, được tung ra đối đầu với thiết giáp của chúng tôi, và Sư đoàn 4 Ấn Độ ở Benghazi cũng được đổ vào trận đánh. Chúng tôi cắt sư đoàn Anh này ra làm hai và đẩy Lữ đoàn 7 của họ lui trở lại Benghazi. Các chiến xa Anh không đủ mạnh để đương đầu với các thiết giáp của chúng tôi, và các chiến xa này cũng thiếu nhiên liệu trầm trọng. Khắp nơi, chúng tôi cắt các lực lượng Anh ra làm từng mảnh nhất là các đơn vị tiếp liệu của thiết giáp địch. Chúng tôi đã đứng vững với các ổ súng chống chiến xa trên một tuyến phòng thủ gần Msus một đôi ngày, nhưng toàn thể mặt trận đều dồn về phía đông. Auchinieck nhận thấy tình thế có vẻ bị xoay ngược nên từ Cairo bay đến Tổng Hành Dinh của Trung Tướng Ritchie ở Tmimi va bãi bỏ lịnh triệt thoái từng được ban ra cho Quân đoàn 13 Anh trước đây. Ông ta hy vọng phản công. Vào ngày 4 tháng 2, Binh đoàn 8 thiết lập một phòng tuyến mới ở Gazala, với Sư đoàn Nam Phi của Tướng Pienaar, nhằm ngăn chặn đường về phía đông của Rommel. Tuy nhiên Rommel đã đi xa rồi — thật vậy, xa hơn tầm mức mà ông hy vọng trong giai đoạn hai của Cuộc phản công này của ông. Ông không dám liều hơn nữa trong việc đối đầu thẳng với các lực lượng chính yếu của Binh đoàn 8 cho đến khi ông nhận được viện quân thêm một việc đáng ghi nhận là các thiết giáp của Đức lúc ấy đang được cất lên hải cảng Tripoli). Vì vậy, ông chỉ lo củng cố đường tuyến ngắn Tmimi — Mechili. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:15:03 pm 23. KẾ HOẠCH TẤN CÔNG TOBRUK 1 Auchinleck và Ritchie cấp tốc xây dựng một phòng tuyến vững chắc ở Gazala. Chúng tôi có cảm giác Auchinleck đoán biết cuộc tấn công sắp phát động và cương quyết không để Tobruk bị bao vây một lần nữa, nhưng thay vì xem hải cảng này như là nguồn tiếp liệu huyết mạch cho Binh đoàn 8, ông ta chuẩn bị một cuộc tấn công mới chống lại Quân đoàn Phi Châu. Phòng tuyến của Anh — đúng hơn một loạt vị tri phòng thủ kiên cố kết liên với nhau bởi các bãi mìn rộng lớn chạy thẳng từ bờ biển phía nam đến Bir Hacheim — mọc lên vội vã nhưng không kém phần kiên cố, theo sự quan sát của các phi cơ thám thính của chúng tôi. Rommel cố làm như là ông muốn tung ra một cuộc phản công trước khi người Anh hoàn thành ý định của họ và tin này đã gây phấn khởi cho quân nhân các cấp của Quân đoàn Phi Châu. Nhưng đó chỉ là một lối ru ngủ, nên tôi không lưu tâm Từ giữa tháng hai cho đến cuối tháng ba, hoạt động của chúng tôi không gì khác hơn là các cuộc tuần tiễu bên ngoài, Ritchie chỉ gây chú ý cho phe Trục, khi một đoàn tàu chuyên chở quân dụng được hộ tống mạnh mẽ đi trót lọt từ hải cảng Alexandria của Ai Cập đến đảo Manta. Hòn đảo này, như Rommel thường nói, là một cái gai nhọn đâm vào họng của ông. Ông cho rằng nếu hòn đảo này được chiếm giữ ngay sau khi lực lượng viễn chinh của ông đổ bộ lên Phi Châu, ông sẽ thành công trong việc chiếm đóng Ai Cập vào năm 1941 và áp lực của ông sẽ thọc sâu xuống tận vùng bình nguyên sông Nile, vì ông sẽ không phải luôn luôn lo nghĩ đến vấn đề tiếp tế và quân tăng cường. Thật vậy, tôi nhớ lại lưu ý của Rommel khi ông từ chối nhận thèm quân tăng cường từ Bá linh vào năm 1941 : « Các con đường tiếp tế đến Phi Châu đầu tiên phải được bảo đảm trước khi tôi đồng ý việc chuyến vận các sư đoàn khác đến đây ». Cỏ lần chúng tôi tin rằng Bộ Tư Lịnh Tối Cao ở Bá linh đã quyết định đánh chiếm Malta. Không quân Đức phát xuất từ Sicily đã liên tục mở các cuộc tấn công vào các hệ thống phòng thủ kiên cố của hòn đảo. Phải công nhận các cuộc không kích mạnh mẽ này đã cải thiện rõ rệt tình trạng tiếp tế ở Phi Châu, nhưng hòn đảo có thể sẽ được đánh chiếm nếu một khi cuộc đánh chiếm đó bảo đảm sự chiến thắng. Trong suốt những tháng nhàn rỗi này, các sư đoàn thiết giáp của chúng tôi cũng ít khi đụng trận. Tôi nhớ lại, các chiến xa của chúng tôi đền nằm bất động ỏ vùng Derna suốt tháng ba và đại đội của tôi trải qua một giai đoạn thoải mải trong các « wadi » ở Martuba, thưởng thức cảnh sắc đầu mùa xuân ở sa mạc, và bị một cuộc tấn công bất ngờ Mưa. Sấm động suốt đêm và các cơn mưa nước lũ đã dạy chúng tôi một bài học rằng một đời sống thoải mải trong một « wadi » hấp dẫn nhưng có nhiều bất lợi, và sự thật, nhiều nguy hiểm. Một số lớn xe cộ, vũ khí, đạn dược bị hư hại hoặc bị chôn vùi trong các giòng sông chỉ cạn vào mùa khô này. 2 Tháng tư trôi qua, và hầu hết tháng năm, cuộc tái tấn công Tobruk được chuẩn bị mạnh mẽ. Hiện thời, Rommel quyết định dồn gấp đôi nỗ lực vào ý niệm hành quân chinh phục Tobruk của ông vào tháng 11 vừa qua — đã phải phát động trước năm ngày bởi cuộc tấn còng « Thập Tự Quân » của Binh đoàn 8. Dưới sự bao che của đêm tối, ngày 26 tháng 5, Quân đoàn Phi Châu tấn công vào cạnh sườn phía nam phòng tuyến Gazala ở Bir Hacheim, và sau đó thọc sâu xuống phía Bắc, hậu tuyến của địch quân. Cùng đêm nay, một cuộc tấn công khác bởi Sư đoàn Ariete Thiết giáp của Ý nhằm chiếm giữ Bir Hacheim và đồng thời Sư đoàn Trieste cố gắng dọn một khoảng trống xuyên qua các bãi mìn của quân Anh, chĩa mũi dùi lèn cao nguyên Trigh el Abd — nơi đây, phần cuối của phòng tuyến, được án ngữ bởi Sư đoàn 1 Nam Phi. Các đơn vị Ý đối diện phía trái của phòng tuyến Gazala, có nhiệm vụ ngăn chặn Sư đoàn 50 Anh và quân Nam Phi, không cho lực lượng này tiến về phía trước dọc theo đường bờ biển. Thiết giáp của chúng tôi được phân nhiệm vào ngày thứ hai. Sư đoàn 21 Thiết giáp tấn công mặt sau phòng tuyến Gazala, trong khi quân Ý tấn công mặt trước. Theo ý định, cuộc tấn công này hy vọng có thể thành công hoặc ít ra cũng cầm chân được Sư đoàn 50 Anh và Nam Phi, loại bỏ sự can thiệp xa hơn về phía đông, hậu phương của họ, tức Tobruk, mục tiêu chánh cuộc tấn công của chúng tôi. Hải cảng Tobruk được phân nhiệm cho Sư đoàn 15 Thiết giáp của chúng tôi, mà theo thời biểu của Rommel, nó phải được chiếm giữ vào ngày thứ ba. Trung Tướng Von Bayerlein, hiện đã trở thành Tham Mưu Trưởng của Cruwell, Tư Lịnh Afrika Korps, nằm dưới quyền Panzer Gruppe Afrika của Rommel và Tướng Gause vẫn là Tham Mưu Trưởng. Trung Tướng Von Bismark được chỉ định cầm đầu Sư đoàn 21 Thiết giáp. Tư Lịnh Sư đoàn 15 vẫn là Trung Tướng Vaerst. Cuộc tấn công chẳng khác nào một ván bài. Gause và Von Bayerlein đã vạch rõ cho Rommel và Cruwell thấy rằng tình thế nguy cấp sẽ nghiêng về phía Đức trong suốt cuộc đụng độ giữa các lực lượng chiến xa đối nghịch, nếu các trục lộ giao thông của chúng tôi không được bảo đảm bởi việc chiếm giữ Bir Hacheim hay dọn một khoảng trống xuyên qua các bãi mìn. Chính Rommel cũng đã nhận thấy điều này. Nhưng ông nói : « Dịp may đó phải được nắm giữ và một ván bài sẽ quyết định bằng những tiếng bạc khôn khéo và dứt khoát theo đường lối chính xác của kế hoạch đã vạch ra. Đừng bao giờ tưởng rằng người Anh ngu dốt về chiến lược. Họ phải đặt ra giả thuyết, có thể, chúng ta sẽ đánh tới từ phía sau phòng tuyến Gazala. Chúng ta cũng đừng mong gây tê liệt cho họ bằng sự sửng sốt hoàn toàn. Vì vậy, chúng ta phải đánh bại họ bằng cách làm thế nào để đạt đến hiệu quả những gì có thể gọi là các điểm quan yếu để thành công trong việc điều động kế hoạch tỉ mỉ nay. Các chiến xa của chúng ta sẽ hoạt động sau phòng tuyến của địch quân và tại mặt trận, vì vậy, các đường giao thông phải được vạch xuyên qua phòng tuyến Garala để phục vụ cho các chiến xa này. 3 Chúng tôi nằm trong tư thế sẵn sàng tại khu vực Rotunda Segnali, và suốt đêm 26 rạng 27 tháng 5, chúng tôi di chuyển vòng cạnh sườn phía nam Bir Hacheim. Cùng lúc, các đơn vị Ý Đại Lợi cũng hướng đến Bir Hacheim và bãi mìn nằm giữa Gazala và Alein Нагана ở cao nguyên Trigh EI Abd. Chúng tôi tiếp tục di chuyển ra phía duyên hải vào buổi sáng. Phi cơ và pháo binh địch săn đuổi chúng tôi ráo riết, và Lữ đoàn 3 Cơ động Ấn tìm mọi cách để đẩy bật chúng tôi trở lại. Chúng tôi nghiền nát được một lối đi xuyên qua quân Ấn. nhưng không khỏi thiệt mất một số chiến xa. Các thiết giáp của Sư đoàn 21, tiến bên cánh trái chúng tôi, hướng về phía tây Acroma đe dọa mặt sau phòng tuyến Gazala. Nhưng sư đoàn này đã bị Sư đoàn 1 Thiết giáp Anh giáng một đòn phục thù trận Hexenkessel ở Kỵ mẵ Kiều (Knights- bridge). Sư đoàn 15 chúng tôi hướng về Acroma, chia các đơn vị chiến đấu ra và cố tiến đến E1 Ađem, Sidi Rezegh và E1 Duda một lần nữa. Chúng tôi hăng hái tiến nhanh cho đến nỗi đâm đầu vào hai Lữ đoàn Thiết giáp Anh, sau này chúng tôi biết đó là Lữ đoàn 4 và 22. Và bây giờ, lần đầu tiên, tôi mới bắt đầu ngờ vực ưu thế vũ khí của chúng tôi. Trận quần thảo này xảy ra trên một triền dốc cạnh bờ biển cách phía nam Acroma vài dặm. Tôi vẫn chỉ huy đại đội vũ khí nặng của Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 115, nhận được lịnh tiến chiếm Acroma. Nhiệm vụ không phải nhẹ nhàng, đặc biệt chúng tôi không thể quên rằng hiện thời chúng tôi đã lọt vào phía sau phòng tuyến Gazala của địch quân, và chúng tôi cũng hiểu rằng lực lượng chiến xa hùng hậu của Anh đang nằm chờ chúng tôi. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:15:34 pm 24. TIỂU ĐOÀN CỦA TÔI BỊ TRÀN NGẬP 1 Chúng tôi tiến dần ra cạnh triền dốc. Các thiết giáp đã yểm trợ chúng tôi phá vỡ sự ngăn chặn của quân Ấn, bây giờ nằm lại phía sau. Mặc dầu địa thế phía đông và phía tây của sa mạc tương đối bằng phẳng, chúng tôi không trông thấy bóng dáng địch quân mà cũng không thấy pháo binh của họ, nhưng các khẩu súng đặt phía dưới dốc pháo lên từ hai bên cạnh sườn chúng tôi. Đạn rớt nỗ ngay giữa đoàn quân, nặng nhất là đại đội của tôi nằm ở cạnh trái, nhưng chúng tôi vẫn chạm chân lên cạnh triền dốc. Chúng tôi thấy thấp thoáng các khẩu đại pháo của Anh được mắc sau xe và kéo chạy xa xa. Ngay đó, một chiến xa bất ngờ xuất hiện từ xa, bắn một vài quả đại bác vào chúng tôi và biến mất. Lại thêm những tràng súng liên thanh của Hurrican phá rầy chúng tôi « Hurenkahne », là tiếng chúng tôi thường gọi các chiến đấu cơ Anh. Các phi cơ này tấn công chúng tôi nhiều lần, làm cháy hai trong số các thiết vận xa mới nhứt, gây ra hai đám khói bốc cao ? Bấy giờ xe của tôi đã tiến hẳn lên đỉnh dốc tôi đứng nhô cao, mặt trời phía sau lưng tôi và xuyên qua đôi kính, tôi thấy Acroma ở phía xa xa, với các đám mây bụi bốc lên dày đặc — gây ra bởi thiết giáp, tôi đoán như thế. Chúng tôi băng xuống triền dốc và tiến về phía trước mà không gặp các lực lượng hoặc trọng pháo của địch ngăn chặn. Hầu hết mọi loại xe cộ của chúng tôi đều được đưa xuống đồng bằng, dàn theo hình cánh quạt trên một khoảng rộng bao la, và đều hướng về Acroma trong một cuộc chạy đua nước rút. Chúng tôi có thể nhìn thấy một vài chiến xa Đức chạy thấp thoáng phía trước. Khi các quả đạn pháo kích đầu tiên của địch quân bắt đầu rót xuống, chúng tôi dừng quân, để các khẩu trọng pháo của chúng tôi đáp lễ. Địch quân im tiếng. Chúng tôi lại tiếp tục di chuyển. Trước mắt tôi là những hình ảnh quen thuộc : Các cột giây thép nối liền Acroma và « Tòa Nhà Trắng », Tổng Hành Dinh cũ của Rommel. Bây giờ địch quân lại pháo kích dữ dội. Các khẩu súng của họ đặt phía sau các bờ thành xây bằng đá gần một cái đồn nhỏ ở Acroma. Chúng tôi bắt buộc ngừng lại để trọng pháo của chúng tôi hoạt động. Sau đó, chúng tôi tiến đến và bố trí trong một « wadi » nhỏ ở phía tây. Các binh sĩ của tôi cấp tốc đào hố cá nhân và vị trí đặt súng. Nhưng mặt đất quá cứng rắn, công việc vấp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên một số đơn vị bộ binh lại may mắn hơn, đã tìm được các hố cũ do địch quân bỏ lại. Chúng tôi chờ đợi chiến đấu. Ngay khi tôi vừa chỉ thị cho Hạ sĩ quan đặt các pháo khẩu, hai con linh dương xuất hiện và chạy cách trước mặt tôi khoảng 50 thước. Tôi chụp khẩu súng trường của một trong những binh sĩ đứng gần đó. Tôi vẫn còn bắn tệ như một tân binh, nhưng bây giờ phép lạ đã đến với tôi. Một viên đạn bay ra và trúng ngay đầu một con linh dương. Xác con vật được mồ xẻ lập tức, và quanh đóng lửa đốt bằng dầu xăng, cạnh các chiến xa, chúng tôi chuẩn bị thưởng thức thịt nướng. Khu vực bèn trái của tôi vẫn hoàn toàn lặng lẽ, chỉ có đại đội bố trí ở bên mặt bị đại liên địch phá rầy và tiếng súng đáp trả của đại đội này. Lúc đó Hạ sĩ Muller đã đào xong hai cải hố, cho tôi và cho riêng hắn ta. Muller nguyên là cận vệ của tôi và bây giờ là người chạy việc cho cả đại đội bởi lịnh của Rommel bãi bỏ tất cả « lính gia nhân » dành cho sĩ quan dưới cấp Đại tá, nhằm tận dụng nhàn lực cho tiền tuyến. Qua ống viễn kính, tôi nhận thấy hầu như chúng tôi nằm trước mũi các tiền đồn của Anh, không đầy hai cây số, với hình ảnh các binh sĩ truyền đạt tin tực. của địch di chuyền giữa những gộp đá trông rất rõ. Ngay lúc đó, tôi nghe nhiều tiếng la — tiếng la rất quen thuộc trên mặt trận sa mạc : « Chiến xa bên phải ». Và Thượng sĩ thường vụ Đại đội của tôi, Taudt, đứng nhô một nửa người từ hố cả nhân bên phải tôi bỗng nhiên ngã gập xuống. Hắn bị một viên đạn vào đầu và chết tức khắc. Và cũng từ hướng này, hơn một chục chiến xa ồ ạt tiến đến các vị trí phòng thủ của chúng tôi. Loại chiến xa này tối chưa từng thấy, to lớn hơn tất cả các loại chiến xa của Anh mà tôi đã gặp trên mặt trận sa mạc. Sau này, chúng tôi biết được sau khi phải trả một giá khá đắt, đó là loại chiến xa Grant của Hoa kỳ, vừa được đưa đến Trung Đông, dù số lượng không đúng với hy vọng của Auchinleck nhưng cũng đáng kể. Loại chiến xa này có khả năng vượt hẳn các loại chiến xa của Anh tham chiến ở sa mạc trước đây, có thể so sánh với loại Mark III và Mark IV của Đức - Hiển nhiên cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với loại chiến xa hạng nặng này chẳng xứng hợp chút nào. Tôi không cho đại đội của tôi khai hỏa sớm, nhưng các đại đội phía bên phải tôi đã lên tiếng với các khẩu 50 ly « phòng không » của họ. Tôi nhìn thấy rõ sự vô hiệu : đạn chạm vào vỏ chiến xa và bạt ra ngoài. Các chiếc Grant đảp lễ dữ dội hơn. Các quả đạn đại bác bùng nổ ngay giữa các đơn vi bộ binh của chúng tôi, gây nhiều thương vong. Một số chiến xa địch tách ra, và hướng thẳng về phía tôi. Và phía sau, nhiều đợt kế tiếp, các chiến xa khác ào ào lướt tới — 60 chiếc tất cả, với các họng súng đều hực lửa. Tôi ra lịnh khẩu trọng pháo bèn phải khai hỏa, hạ gục ngay một chiến xa và nhiều chiếc khác bốc cháy, nhưng vẫn không ngăn được các chiếc khác ào ào lướt tới. Tôi ra linh cho pháo khẩu bèn trái, nhưng chúng im lặng. Tôi tự hỏi cải gì đã xảy ra, nòng sủng sao vẫn còn chúi xuông đất ? Tôi nhảy ra khỏi hố, mặc dù đạn rớt như rây trấu chung quanh, để chạy đến khẩu súng. Hai trong số xạ thủ nằm lăn trên mặt đất. Pháo hậu bị vỡ tan. Tên lính nạp đạn nằm cạnh một bánh xe, máu tuông xối xả từ một vết thương trên ngực. « Nước, nước », hắn thều thào. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:16:05 pm Một loạt đạn vừa rớt nổ cạnh khẩu súng. Hẳn nhiên các chiến xa vẫn chua cho là khẩu súng đã bị loại ra khỏi vòng chiến. Thật là nguy hiềm nếu còn nấn ná lại đây. Tôi nằm nghiêng và kê đầu tên lính bị thương trên cánh tay. Hắn lắc đầu. Tôi nói to : « Tôi sẽ mang anh đến chỗ của tôi, ở đó cố nước ». Hắn lại lắc đầu. Mặc cho sự lạ lùng của tôi, hẳn gượng ngòi dậy và vừa lết vừa bò hướng về phía chiếc hố cá nhân của tôi. Thì ra hắn vẫn cho là mình còn mạnh khỏe. Hiện thời các chiến xa đã chạm vào các tuyến phòng thủ dầu tiên trong khu vực phía phải tôi. Tỏi lăn nhanh về hầm núp. Muller đi đâu mất. Tôi lôi tên lính bị thương nháo xuống hố chiến đấu của tôi gần đó. Cái bi đỏng chứa cà phê của tôi còn phàn nửa. Tôi đưa cho tên lính. Hẳn uống ừng ực và sau đó bật ngửa ve phía sau. Hắn chết. Lưng hắn ngã gập trên miệng hố và đôi chân gần như treo lủng lẳng. Đạn đại bác lại rớt nồ như vãi chung quanh. Chỉ còn lại mình tôi ? Tôi tự hỏi và như để đáp lại, khẩu sủng thứ ba của Trung sĩ Weber phía sau tôi khai hỏa, hết loạt đạn này đến loạt đạn khác. Nhưng sự dũng cảm của Weber không cứu vẫn được tình thế. Mười hai chiến xa đang đâm thẳng về phía Weber với các họng súng hực lửa. Tôi bỏ ống viễn kinh, nằm mọp dưới đáy hố và vở chiếc mền Muller đã trải trên mặt đất hồi chiều để tìm một sự che chở không mấy hữu hiệu. Tôi trùm kín lại trước khi nhìn thấy đôi chân mang giày của một thây người nằm bất động cách tôi không đầy nửa thước. Mặt đất như bị nồ tung, cỗ họng tôi khô hốc. Phút cuối cùng của tôi đã đến. Tôi thoát ở Sidi Rezegh, nhưng may mắn không đến với tôi hai lần. Vị hôn thê của tôi sẽ được nghe nói : « Với nỗi buồn sâu xa chúng tôi báo cho cô biết...». Và sau đó nàng sẽ được kế cho nghe trường hợp tử trận của một vị anh hùng đã xả thân vì đất nước. Máu của tôi đã thấm trên mặt cát, ở một nơi không hiểu tên gọi là gì» chỉ biết nơi ấy nằm gần một địa danh không quan trọng trong sa mạc gọi là Acroma. Một chiến xa chạy lướt cạnh miệng hố của tôi. Tôi nghe một tên quân Anh lên tiếng. Đó là một kỵ binh ngồi trên chiến xa hay một bộ binh lùng thiết với lựỡi lê sáng hoắc trên tay ? Một cải mền chống với một lưỡi lê quả thật không đủ tốt. Nhưng, dĩ nhiên, nếu địch quân không nhìn thấy tôi vẫn tốt hơn. Và chắc chắn tôi nên nằm co rút ở đây, vì nếu họ có điên mới vọt ra bây giờ. Nhưng có lẽ tôi sẽ chết vì một quả đạn, hoặc một chiến xa khác nghiền nát tôi cũng không chừng. Thời gian chậm chạp trôi qua. Tôi nghe nhiều tiếng Đức xì xào. Tôi hiểu ngay là quân Anh đang gom tù binh của họ lại gần chỗ tôi đang trốn. Tiếng súng ngưng hẳn. Sau đó, khoảng mười lăm phút có dư, tôi nghe tiếng các chiến xạ rời khu vực giao tranh chạy về phía nam. Bãi chiến yên tĩnh dần. Nhưng tôi vẫn nằm đây, như một người đang mê ngủ. Khi tôi ngước nhìn lên, bầu trời đã nhá nhem. Màn đêm đang buông xuống. Không có dấu hiệu nào cho thấy còn sự sống quanh đây. Tay chán tôi bỗng rụng rời. Một khuôn mặt lộ ra từ một cái hố cá nhân gần đó. Ông bạn Muller của tôi. Mặt hắn lộ vẻ đau đớn, nhưng vẫn cất tiếng hỏi tôi : « Đại úy có sao không ? » Và hắn thêm : « Còn tôi không sao cả ! » «Chui xuống đây », tôi ra lịnh Muller. «Chúng ta chờ tối hẳn rồi hãy chuồn ». « Thưa Đại úy », Muller vừa nhảy vào hầm vừa nói, « thịt nướng vừa chín thì bọn Anh ùa đến ». Chẳng bao lâu màn đêm bao phủ hẳn bãi chiến. Muller dẫn tôi mò tới chỗ nướng con linh dương. Những miếng thịt vẫn còn ấm áp trên cày xiêng. Bi đông của Muller còn cà phè. Chúng tôi nhãi thịt ngấu nghiến sau đò nhắm nháp cà phê. Tôi không thể nào quên được mùi vị ngọt ngào thầm đượm từng kẻ răng của bữa ăn đó. Bữa ăn mừng cho sự sống sót. cảm giác cái chết bị vượt thắng đã khiến tinh thần chúng tôi phấn chấn. Tuy nhiên, chẳng phải chỉ có hai chúng tôi sống sót. Khấu đại pháo của Trung sĩ Weber bị một chiến xa Anh đâm thẳng vào và đè bẹp xuống, nhưng Weber đã thoát thân kịp lúc. Tôi còn gặp trong lòng «wadi » cách đó khoảng một trăm thước thèm tám người còn sống sót khác nữa. Tiều đoàn hầu như tan rã hẳn. Một số xe cộ bị phá hủy, một số bị quân Anh mang đi Và một vài chiểc còn sử dụng được. Tôi và mọi người chất lên xe và chạy về phía nam. Khoảng 10 giờ chúng tôi lại gặp một số binh sĩ còn sống sót khác. Chúng tôi vầy đoàn và di chuyển không ngừng nghỉ. Nhiều trái chiếu sáng được bắn lên trời, qua hình dáng quen thuộc, chúng tôi biết đó là loại chiếu sáng của quân Đức. Một trong những binh sĩ của tôi cũng phóng hỏa hiệu cầu cứu màu xanh và đỏ. Chúng tôi nhìn thấy các trái sáng đáp nhận nhưng vẫn tiếp tục di chuyển. Một giờ sau chúng tôi gặp một phân đội thiết vận xa. Đó là đơn vị thám sát đặc biệt của Rommel. Sáng hôm sau, một số quân xa được gởi đến mang chúng tôi về. Bộ chỉ huy Trung đoàn 115 lúc đó đã lùi về phía nam. Tôi biết được tiểu đoàn chỉ còn lại nhóm chúng tôi. Tiểu đoàn trưởng, Trung tá Roske, nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn hồi tháng ba, đã bị bắt làm tù binh. Tôi là đại đội trưởng duy nhứt và một sĩ quan khác còn sống sót. Quân số của tiếu đoàn lúc lâm .chiến là 350 người, bây giờ còn được khoảng 30 người. Những kẻ may mắn sống sót được chia đều cho hai tiểu đoàn khác thuộc Trung đoàn cũ, và Trung đoàn cũng nằm chờ bổ sung quân số. Tiểu đoàn bị tan rã được thành lập lại và sau đó tham chiến ở mặt trận E1 Alamein. Hiện tại, tôi được chỉ định vào chức vụ ngang hàng với một vị tiểu đoàn trưởng và nằm trong thành phần thặng dư của sư đoàn. Sau đó tôi được bổ nhiệm đến Bộ chỉ huy Trung đoàn và tham dự với các lực lượng tấn công và chiếm giữ Tobruk. Sau chiến thắng này tôi được về Đức nghỉ phép. Đáng lẽ ra tôi chỉ được nghỉ ba tuần nhưng lại kéo dài đến tám tuần. Và dĩ nhiên, một sĩ quan trẻ trở về từ sa mạc có rất nhiều chuyện để nói — trong đó có chuyện Tobruk — đã gây thích thú cao độ cho những người ở quê nhà. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:16:35 pm 25. CÂN BẰNG LỰC LƯỢNG 1 Ngày tiểu đoàn của tôi bị đánh tan cũng là một ngày sôi động trên mặt trận. Mục tiêu của Rommel vẫn là Tobruk, nhưng chúng tôi không hẳn nắm giữ ưu thế. Bởi vì kế hoạch của chúng tôi hình như đã bị khắc phục trước các cuộc đề kháng mạnh mẽ của địch quân. Một trong các đơn vị tham chiến của chúng tôi, thuộc Sư đoàn 90 Khinh binh, đã tấn công và tràn ngập Tổng Hành Dinh của Trung Tướng Messervy, Tư Lịnh Sư đoàn 7 Thiết giáp Anh. Messervv và toàn thể Bộ tham mưu bị bắt giữ. Ông tướng này khi bị bắt mặc quần áo ngắn, không có dấu hiệu nào cho biết cấp bực của ông ta và ông ta cũng không chịu tiết lộ. Sau đó, một cuộc phản công của quân Anh xảy ra, thừa dịp lộn xộn Messervy đã chạy thoát. Lúc đó chúng tôi cũng không biết là đã bắt giữ một tướng lãnh của Anh, cho đến một thời gian khá lâu sau này. Vì bất cần, chiếc Fieseler (phi cơ kiểm soát và chỉ huy) của Cruwell, Tư Lịnh Afrika Korps bị bắn rơi trên các vị trí đóng quân của Sư đoàn 50 Anh ở tuyến Gazala và ông bị bắt làm tù binh. Như thường lệ, Rommel và Bộ tham mưu cùng tham dự vào cuộc tấn công, nhưng vận mạng của ông luôn luôn gặp may mắn, chỉ có Gause bị thương, trong lúc cả hai đang theo dõi mặt trận. Tướng Bayerlein được chỉ định thay thế chức vụ của Gause, Tham Mưu Trưởng Panzer Groups. Tướng Nehring cấp tốc vượt Địa Trung Hải sang nắm giữ Quân đoàn Phi Châu. Trong khi đó, ở mặt trận Got el Ualeb chúng tôi bị chặn đứng hẳn. Nơi đây, Lữ đoàn 150 Anh đã lập một pháo đài và chúng tôi sớm đưa ra các nỗ lực nhằm phá vỡ bãi mìn bao quanh phảo đài này nhưng thất bại. Tiếp tế của chúng tôi lệ thuộc vào con đường lộ liễu và khá dài bao quanh Bir Hacheim. Một lực lượng Đức được lịnh của Rommel di chuyển về phía nam để bắt liên lạc với một đoàn công voa tiếp tế, ở ngay khoảng lộ trình có thể bị phi cơ Anh tấn công bất kỳ giờ phút nào. Vào ngày 29 tháng 5, thiết giáp Anh vây phủ lực lượng này, bao gồm Sư đoàn 1 Thiết giáp cộng thêm hai Lữ đoàn khác của Đức. Một trận xa chiến dữ dội xảy ra, nhưng bất ngờ bão cát nổi lên khiến cuộc quần thảo chấm dứt. Trận đánh này đã nghiêng phần bất lợi về phía chúng tôi và nó có thể giúp quân Anh giải tỏa áp lực đè nặng lên Tobruk một phần nào. Bình minh hôm sau, thiết giáp Anh quay lại chiến trường một lần nữa, nhưng lực lượng chúng tôi đã di chuyển dần dần về phía tây trong vòng trật tự, vì không gặp phải một áp lực truy đuổi mạnh mẽ nào của địch quân. Vào ngày đó, quân Ý đã khai thông được một khoảng trống xuyên qua các bãi mìn ở Trigh el Abd và Trigh Capuzzo, và chúng tôi đa có một lối đi có thể sử dụng trong trường hợp thối lui về phía tây phòng tuyến Gazala, hoặc dễ dàng hơn trên phương diện tiếp tế. Khoảng trống này bị cày nát bởi pháo binh Anh, Pháp đến từ hai bên, nhưng ít ra tình trạng còn khả quan hơn trước đó. Rommel quyết định rút các chiến xa của ông về, xuyên qua lỗ hổng. Chúng tôi áp dụng phương pháp hữu hiệu của chúng tôi để che chở cho cuộc triệt thoái và dàn một màn lưới phòng không hình vòng cung bao quát khu vực Trigh Capuzzo. Cạnh sườn phải của màn lưới cao xạ này sát bãi mìn của quân Anh. Chiến xa Anh xông đến từ phía bắc để cố phá vỡ màn lưới này, nhưng bị đẩy lui lại. Và ngoài ra, đường như lúc ấy Tướng Ritchie dự tính mở một cuộc tấn công toàn diện và đưa các chiến xa của ông nằm quanh Bir Hacheim đánh vào cạnh sườn phía nam và tập hậu chúng tôi, Nhưng ông ta đã không đủ thì giờ đẽ làm như thế. Thật vậy, như chúng tôi biết được sau này, Ritchie đã bàn đến kế hoạch tung hai Sư đoàn Nam Phi và 50 của Anh từ con đường duyên hải, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của các lực lượng Đức, để chiến xa của ông âm thầm di chuyển đến từ hướng nam, nhưng kế hoạch này đã khôug kịp lúc như đã nói. Và vào ngày hôm sau, Ritchie mới biết rằng các đơn vị của ông không chạm được vào Rommel, và Rommel cũng không hề có chủ tâm rút lui toàn diện, việc triệt binh qua khoảng trống phía tây của bãi mìn là để chỉnh đốn hàng ngũ và sẵn sàng tái tấn công một khi thuận lợi. 2 Ngày dự trù chiếm giữ Tobruk đã trôi qua, và mặc dù chúng tôi đã mở được huyết lộ xuyên qua bãi mìn nhưng lại gặp phải tình trạng không mấy khả quan : đạn dược thiếu thốn và lương thực vận chuyển khó khăn, vì bị phi cơ Anh chặn đánh liên miên, nên số lượng tiếp tế đưa đến tiền tuyến không còn bao nhiêu. Quân Pháp ở Bir Hacheim vẫn chiến đấu dũng mãnh và trong các cuộc tấn công họ đã bắt giữ của chúng tôi khá nhiều tù binh. Các thành phần cơ động trừ bị của Binh đoàn 8 xem như đã xây một vòng rào quanh chúng tôi. Chúng tôi như đang ngồi trong một cái lồng giữa bãi mìn và địch quân, thiếu thốn đạn dược, lương thực, và nhứt là khan hiếm nước uống cho đến nỗi phải truất cả phần nước dành cho tù binh, hầu hết là binh sĩ của Lữ đoàn 3 Cơ động Ấn. Ngay cả đến các đơn vị của chúng tôi cũng lén ăn cắp nước dành riêng cho máy phóng nhiệt của thiết giáp đế uổng. Số phận của Quân đoàn Phi Châu lúc ấy cũng tùy thuộc vào sự giao thông được thiết lập hữu hiệu xuyên qua bãi mìn. Ván bài của Rommel một lần nữa lại được đặt xuống vào ngày 31 tháng 5. Ông tung xả lảng mọi thứ trên tay vào Lữ đoàn 150 Anh. Chiến xa Anh được tăng cường cho bộ binh, nhưng buổi trưa đó lữ đoàn này bị tràn ngập. Trận này chúng tôi hầu như quét sạch một lữ đoàn chiến xa Anh1. Ritchie cũng đã tung ra hai cuộc phản công với một Lữ đoàn Anh vào phía bắc và một Lữ đoàn Ấn vào phía đông. Hai cuộc phản công này đều thất bại. Mục đích của Ritchie là chọc thủng bãi mìn và đưa các chiến xa của ông qua phía tây để đỏng kín khoảng trống mà chúng tôi đã mở được, và ông ta cũng dự định mở một mặt trận chiến xa khác để cầm chân chúng tôi cho Sư đoàn Nam Phi ở phía bắc tiến dọc theo đường duyên hải. Nỗ lực của người Anh hoàn toàn thất bại. Tóm lại, chung cuộc của nỗ lực nay Ritchie mất bốn Trung đoàn pháo binh dã chiến, một Lữ đoàn Ấn2, một Tiểu đoàn cơ động thuộc một Lữ đoàn thiết giáp3. Ngoài ra chúng tôi cũng hạ được một số khả nhiều chiến xa, và gây thương vong to tát cho nhiều đơn vị Anh khác. Địch quân rối loạn cùng cực, bởi chúng tôi đã tràn ngập bản doanh chiến thuật của một sư đoàn, và cắt đứt các hệ thống liên lạc của sư đoàn này sau khi đa số đơn vị truyền tin bị tiêu diệt. Rommel đứng trên thế thượng phong. Tôi nghĩ như vậy, bởi buổi chiều ngày 5 tháng 6, ông tin tưởng Tobruk đã nằm trong túi của ông. ---------------- 1. Lữ đoàn 1 Chiến xa Lục quân (hỗn hợp). 2. Lữ đoàn 10 Ấn, Lữ đoàn trưởng là Thiếu Tướng C.H. Boucher. 3. Lữ đoàn 22 Thiẽt giáp của Thiếu Tướng W.G.Carr. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:27:51 pm 26. NHỮNG BỨC MÀN CHE TOBRUK ĐƯỢC KÉO LÊN 1 Đề đánh chiếm Bir Hacheim, bấy giờ Rommel tung Liên đoàn 288 Đặc nhiệm, một đơn vị cơ động cao độ được huấn luyện riêng cho các hoạt động đặc biệt ở Trung Đông. (Sau này tôi là một trong những Tiểu đoàn trưởng của Liên đoàn). Nhưng mặc dù bị tấn công dữ dội và dưới các trận mưa pháo hỗ trợ mạnh mẽ, quân Pháp của Tướng Koenig vẫn tự bảo vệ lấy vị trí một cách vững vàng. Sau đó được phi cơ yếm trợ địch quân đề kháng cho đến đêm 10 tháng 6. Và khi không còn hy vọng không yểm của người Anh hữu hiệu hơn nữa, quân Pháp được lịnh triệt thoái. Phần lớn quân số của đơn vị này thành công trong việc phá vỡ vòng vây và chạy về phía tây kết hợp với Binh đoàn 8. Đó là đơn vi Pháp đầu tiên đã hồi sinh lại tinh thần chiến đấu từ khi nước Pháp bại trận vào năm 1940, đã chặn đứng một cuộc tấn công được tung ra bởi Rommel của « Sư đoàn Ma quái ». Tuyến Gazala hiện tại đã bị quân Đức chọc thủng hai nơi, mặc dù quân Nam Phi của Pienaar vẫn còn nguyên vẹn ở cực bắc của tuyến này - Sư đoàn 90 Khinh binh Đức được đẩy về phía trước, tiếp theo là các sư đoàn thiết giáp yếu kém, và chiếm giữ được ngay mặt nam của phi trường Gazala. Trong những ngày này, các trận xa chiến dữ dội xảv ra trong khu đất trũng ở Kỵ Mă Kiều (Knightsbridge). Chúng tôi đạt được chiến thắng chỉ đơn giản dựa vào thiết giáp và các khấu súng chống chiến xa ưu việt của chúng tôi. Lực lượng thiết giáp Anh bị hạ gục và một khi xa trận của họ đã mất, có nghĩa là Tobruk đã mất thật sự. Khi lực lượng chiến xa của Ritchie tan rã, ông ta hiểu rằng quân Nam Phi và Sư đoàn 50 trấn đóng ở khu vực duyên hải nằm cuối phòng tuyến Gazala đang lâm vào tình trạng ngặt nghèo, nên ông đã vội vã rút hai đơn vị này. Sư đoàn 50 triệt binh xuyên qua sa mạc và đánh mở đường về Tobruk, và mặc dù phải chịu đựng thiệt hại nặng nề, họ vẫn không mất tinh thần. Riêng quân Nam Phi đã vượt thoát gần như bảo tồn lực lượng vào cuối chiều ngày 14 và trưa ngày 15 tháng 6, bằng ba ngả chạy xuống triền dốc dẫn ra con đường duyên hải. Chúng tôi phái quân và thiết giáp đuổi theo, và cắt ngang con đường duyên hải, nhưng phần lớn địch quân đã trở về đến Tobruk xuyên qua các nẻo mòn hiềm trở và gần hơn. Auchinleck, theo các tài liệu Rommel bắt được sau này, đã sớm đưa ra kế hoạch ngăn chặn một cuộc bao vây Tobruk lần thứ hai. Kế hoạch của ông ta là thiết lập đồn lũy và nắm giữ một số địa thế chiến thuật nằm xa hẳn chu vi phía nam và phía tây nam Tobruk với các đơn vị lưu động và сố định đóng trong những vị trí phòng thủ, nhằm chặn đường về của các lực lượng của Rommel. Sau khi chúng tôi chiếm giữ các vị trí ở Gazala. Auchinleck đã ra lịnh bằng mọi giá chúng tôi phải bị chặn đứng lại trên một đường tuyến chạy từ Acroma đến E1 Adem và phía nam. Auchinleck cũng không quên sắp xếp một cuộc phản công bằng các đơn vị được chỉnh đốn lại ngay trước khi ông nhận thêm viện quân đến từ Syria1. Rommel đã hối tiếc là không đưa ra hành động nào để ngăn chặn sự tăng viện này. Đồng thời, Auchinleck cũng đã hoàn tất các vi trí phòng thủ trên biên thùy Ai Cập. Quân phòng thủ Tobruk được tăng cường từ bốn đến năm lữ đoàn bộ binh, bao gồm nhiều chiến xa và pháo binh, nhưng riêng về pháo binh vẫn còn yếu kém, theo như chúng tôi tìm hiểu. Tướng Klopper, Tư Lịnh Sư đoàn 2 Nam Phi, nắm quyền chỉ huy pháo đài Tobruk. Ngoài hai Lữ đoàn 4 và 6 của ông, còn một Lữ đoàn hỗn hợp thuộc Sư đoàn 1 của Tướng Pienaar, dàn quân ở khu vực phía tây Tobruk chạy dài từ bờ biển đến trục lộ El Adem. Lữ đoàn 6 nằm ở chính tây, Lữ đoàn 4 hơi chếch về cạnh sườn phía nam của pháo đài này. Các đơn vị này đã bao che khu vực mà Rommel đã mở các cuộc tấn công liên tục vào năm 1941, khi quân Úc Đại Lợi phòng giữ Tobruk. Phía đông của quân Nam Phi bây giờ là Lữ đoàn 11 Ấn của Tướng A. Anderson đảm trách khu vực mà theo tôi rất thiết yếu — vì cuộc tấn công Tobruk hiện tại của chúng tôi nhắm vào mặt này, tức từ El.Adem, và cũng là mặt mà quân Anh đã phát động cuộc tấn công tháng 11 của họ. Ngày Klopper nắm quyền chỉ huy Tobruk, 15 tháng 6. Liên đoàn Thiết giáp Thám sát của Rittmeigter Von Hohmever, dưới quyền điều động trực tiếp của Rommel, được đưa đến Sidi Rezegh, tức khắc. « Con Cáo Sa Mạc » quyết định dứt điểm mục tiêu cuối cùng trong kế hoạch tấn công của ông. Tobruk đã trở thành một ám ảnh đối với ông. Trên một năm nay, việc chiếm giữ Tobruk là mong ước hàng đầu trong trí của ông, ngay cả khi ông bận tâm với các hoạt động quân sự khác. Ông đã tuyên bố, ông không thể chiếm giữ Ai Cập nếu Tobruk còn nằm trong tay quân Anh. Kế hoạch đánh chiếm pháo đài này vào tháng 11 năm rồi đã được ông sắp xếp quá kỹ lưỡng thành thử «đụng đầu» với «Thập Tự Quân». Nhưng hiện thời ông đã trở lại thế thượng phong, và ông trù định ứng dụng tuần tự sự chính xác của kế hoạch cũ, nếu xét thấy có thể , và tận dụng tất cả sức mạnh có sẵn trong tay. Một lần nữa tôi lại đặt chân lên khu vực quen thuộc ở phía nam E1 Adem. Lần này cũng có sự hiện diện của Rommel khắp nơi giữa chúng tôi, với các quyết định đứt khoát, vắn tắt, giống như ông đã từng làm trong những tháng tôi còn theo sát bên ông. Pháo kích và không tập của địch quân tạo hỏa ngục trên các trục chuyển quân của chúng tôi. Một cuộc tấn công giả vờ được tung ra bởi một đơn vị chiến đấu của Sư đoàn 15 Thiết giáp Đức. Quân Anh, được chiến xa hỗ trợ, bị cầm chân. Một đơn vị chiến đấu của Sư đoàn 21 Đức mở một cuộc tấn công nhắm vào quân Ấn ở Siđi Rezegh, nhưng bị pháo binh và phi cơ Anh chặn lại. Trong khi Sư đoàn 90 Khinh binh tạo kế hoạch nghi binh để địch quân lầm tưởng hướng tiến đến của nó là E1 Adem, nhưng thành phần chánh của sư đoán này lại đi tắt vào thung lũng, quay lại Sidi Rezegh và đảnh chiếm vi trí này vào ngày kế đó. Suốt đêm, quân phòng thủ E1 Adem1 triệt thoái. Việc này đã gây thất vọng lớn lao cho Auchinleck, theo tôi nghĩ, ông ta muốn lực lượng này được tăng cường để giữ Ridi Rezegh. Hiện tại, số phận của quân phòng thủ Tobruk mong manh hơn bao giờ hết. Vì thế, vào ngày 17, tôi lại được dịp ngắm lũ ruồi ở Sidi Rezegli, nơi mà cách đây bảy tháng tôi bị lãnh thẹo ở mông, nhưng bù lại quân Nam Phi phải trả một gia khá đắt. Một trận đánh ác liệt khác cùng xảy ra váo trưa hôm đó. Rommel tung gần 100 thiết giáp để đối đầu với Lữ đoàn 4 Thiết giáp Anh, và chúng tôi hủy diệt được 24 chiến xa địch. Hầu hết thiết giáp Anh rút lui về tận Gambut, và điều này có nghĩa là bức màn sắt bảo vệ Tobruk được kéo lên hoàn toàn. Bây giờ, tôi mời thấy lại chiếc xe chỉ huy dềnh dàng, đầy góc cạnh và quen thuộc — Mammoth — đang lăn bánh xuống con dốc E1 Ađem và Rommel với lối ngồi trên nắp xe cố hữu của ông. Ông nói : « Cái mộc che chở mặt phía đông yếu kém của pháo đài đã bị nghiền nát rồi. Trận đấu bên ngoài vòng đai bảo vệ Tobruk chúng ta đã thắng ngay được hiệp đầu. Chúng ta phải bắt lấy lợi thế này lập tức. Mọi đơn vị sẽ xông vào pháo đài với tất cả năng lực sẵn có ». ------------------- 1. Tổng Hành Dinh của Quân đoàn 10 và Sư đoàn Tân Tây Lan. 2. Lữ đoàn 29 Ấn của thiếu Tướng D. W. Reid. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:29:39 pm 27. NGHIỀN NÁT TOBRUK 1 Những ngày trong sa mạc của tháng sáu năm 1942 này nóng bòng, nhưng ban đêm và sáng sớm thì lạnh buốt. Nhưng theo tôi nghĩ không có đêm nào lạnh hơn đêm 19 rạng 20 tháng sáu. Hoặc có lẽ sự hồi hộp đã tạo cho tôi cảm giác như thế ? Đêm lặng lẽ, ngoại trừ các tiếng nổ thỉnh thoảng nghe thấy. Nhưng sự hỗn loạn đã xảy ra chỉ một vài giờ sau đó. Các đơn vị nép mình dọc theo một « wadi » nhỏ ở E1 Duda chỉ nói chuyện thì thào, như sợ địch quân nghe thấy, mặc dù địch quân cách xa họ nhiều cây số. Kề cận mỗi đơn vị công binh chiến đấu và bộ binh xung kích là vũ khí và các dụng cụ khác của họ như lựu đạn, máy dò mìn, kìm cắt giây kẽm gai, súng phóng hỏa, đèn bấm đặc biệt, đại liên và đạn dược, suốt ngày nằm trong vị thế sẵn sàng. Một phút trước ở giờ. Một vài phút dành cho sự tưởng niệm — đặc biệt cho những người đã từng tham dự những cuộc tấn công vô ích vào pháo đài hóc búa nay, trong suốt hai tháng tư và năm trước đây. Tôi cảm thấy lạc quan hơn khi chúng tôi còn ở khu vực Pilastrino — Medawa. Có phải chăng tôi nhận thấy chúng tôi đang cưỡi trên ngọn sóng của sự thành công ? Hoặc tôi có cảm giác, nói đúng hơn là đích xác, rằng Tobruk có thể không được chuẩn bị hoàn hào bằng năm 1941 ? Hoặc đã từ lâu tôi vẫn xem phòng tuyến Tobruk kiên cố, mà một cuộc tấn công hữu hiệu phải được phát động từ E1 Duda, và hiện thời chúng tôi đang nằm trong lợi thế đó ? Tòi nhớ lại những ngày đầu tháng tư năm 1941, Rommel sau khi thị sát một vòng quanh khu vực này, ra lịnh cho tôi mở một cuộc tuần thám đêm. Hundt, một sĩ quan đầy đủ kinh nghiệm của Sư đoàn 5 Khinh binh, và tôi, (mỗi người dẫn theo ba chuyên viên dò mìn), đã nghiên cứu vị thế hiện chúng tôi đang nằm chờ và khu vực phía trước mặt. Sau nhiều giờ dò xét, toán của tôi bắt gặp một số chiến hào còn trong tình trạng tốt nhưng đều bỏ trống. Đó là điều gây kinh ngac cho chúng tôi. Trước bình minh, chúng tôi di chuyển chệch qua hướng bắc để trở về, song song với con đường Bardia. Báo cáo của tôi đã được Rommel lưu ý đặc biệt, nhưng sau đó ông không đưa ra một hành động nào. Có thể giá trị của cuộc tuần thám đó bây giờ mới được ông mang ra ứng dựng. 2 « Chuẩn bị». Lịnh dây chuyền. Nửa đêm vừa qua khỏi. Thuốc được dụi tắt, vũ khí và dụng cụ khua động lách cách, những bóng đen mọc lên khắp nơi. Chúng tôi lên xe và di chuyên cẩn trọng đến một địa điểm gần mục tiêu hơn. Chúng tôi xuống xe và lội bộ vài cây số cuối cùng, mắt nhanh và tai thính. Trên bầu trời bên phải, ngôi sao Bắc đầu sáng lóng lánh đã giúp chúng tôi định hướng. Các toán dò mìn hoạt động, nhưng không có quả mìn nào trên lộ trình, vỏ sò hến — di vật của Địa Trung Hải sau cơn bão lụt trước đây — gây tiếng động rào rạo dưới đế giầy của chúng tôi. Sau đó những đường kẽm gai hiện lờ mờ trong đêm tối. Tay của các chuyên viên dò mìn bắt đầu hoạt động. Chướng ngại vật được thanh toán. Mọi phòng tuyến của địch quân đều lặng lẽ, ngoại trừ một quả đại pháo ngẫu nhiên lướt ngang qua đầu chúng tôi. Bộ binh tìm vị trí và nằm sát trên mặt đất. Dưới mọi loại vũ khí bao che sẵn sàng khai hỏa, một vài công binh chiến đấu âm thầm cắt các vòng kẽm gai kế tiếp. Trong nỗi lặng yên của chết chóc, các khoảng trống lần lượt hiện ra, một vài quả mìn được vô hiệu hóa, và cuối cùng họ bò trở lại. Chúng tôi vẫn nằm trong sự căng thẳng, chờ đợi cuộc tấn công phát động ngay lúc bình minh. Chúng tôi nghe một loạt súng liên thanh của Anh, đáp lại là một loạt súng ngắn và nhanh hơn, đại liên của Đức. Đơn vị bên cạnh sườn phải chúng tôi chạm địch hoặc có thể đã di chuyển ngay vào một toán tiền đồn của Anh. Nhưng sau đó tất cả đều im tiếng và chúng tôi lại chờ đợi hiệu lịnh tấn công. Những tia sáng đầu tiên tỏa ra ở chân trời. Ngày đến. Đại pháo của chúng tôi khai hỏa, thoạt đầu lẻ tẻ, sau đó trở thành ồ ạt, chụp xuống chu vi phòng thủ của địch quân. Nhiều quá đạn rớt nổ chỉ cách trước mặt chúng tôi một vài thước. Chúng tôi bắt đầu lo ngại, không khéo phải bắn hỏa hiệu để lưu ý pháo binh, và việc này chẳng khác nào chỉ điểm vị trí của chúng tôi cho địch quân. Nhưng hàng rào do pháo binh chúng tôi tạo ra càng lúc càng tiến về phía trước. Kế đó, những tiếng rít như xé không gian : các Stuka1 của chúng tôi lâm trận, cần thận, chúng tôi đánh dấu vị trí đế phi cơ khỏi oanh tạc lầm. Điều này đã từng xảy ra một lần, (và sau này tái diễn ở mặt trận El Alamein). ------------------- 1. Chiến đấu cơ của Đức. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:30:46 pm Trận chiến tiếp diễn. Các Stuka xà xuống oanh tạc và lượn vòng trên đầu chúng tôi. Bom rớt xuống vòng đai phòng thủ ngoài của địch quân và phá vỡ các bãi mìn. Rommel đã đưa ra một thủ đoạn mới. Ông không ra lịnh oanh tạc ngay vào quân bố phòng, nhưng vào bãi mìn, để dọn các khoảng trống, và một quả mìn nổ sẽ gây cho hàng loạt quả mìn khác nổ theo, vi vậy, bom dội chỉ giới hạn, nhưng tiếng nổ liên tục không ngớt, khiển địch quân khiếp đảm. Stuka của chúng tôi làm chủ không phận, vì tất cả phi cơ Anh đều nằm ở phi trường Mambut, không thể phản ứng kịp thời. Khi các quả bom đầu tiên rơi xuống, chúng tôi nhìn thấy một số địch quân phóng vào các hầm trú ẩn. Đó là các toán tiền đồn. Hiện thời chúng tôi đang nằm trong một khu đất trũng và hình như vẫn chưa bị địch quân phát hiện. Thời gian đã đến. Dưới sự bao che của đại liên, chúng tôi xung phong vào ngay khoảng trống không nhìn thấy bóng dáng địch quân nào xuất hiện. Chúng tôi bị đẩy bật ra ngay tại một công sự kiến trúc sơ sài bên ngoài, nhưng không ngờ lại là một lô cốt được thiết trí kiên cố bên trong. Công binh chiến đấu của chúng tôi bò thật nhanh về phía trước, đặt chất nổ có dây chuyền điện dưới chân lô cốt và rút lui. Mục tiêu bi triệt hạ tức khắc. Chủng tôi đổi diện tuyến phòng thủ do Lữ đoàn 11 Ấn, đảm trách và gặp phải hỏa lực ngăn chặn mạnh mẽ. Công binh chiến đấu lại bò về phía trước với hỏa lực che chở từ phía sau. Họ bật hỏa hiệu lên không, chỉ điểm mục tiêu cho pháo binh. Tuyến phòng thủ bị đẩy lui xa hơn. Dưới bức màn khói được tạo ra, chúng tôi tiến đến. Một vài người ngã xuống, nhưng chiến hào đầu tiên của địch quân cấp tốc bị tràn ngập. Bây giờ chúng tôi đã có chỗ ẩn núp và một xạ trường khả quan. Xuyên qua trận mưa pháo của địch từ Tobruk, rớt nổ phía sau chúng tôi, lực lượng bộ binh cơ động của chúng tôi, với súng chống chiến xa và thiết giáp yểm trợ, ào ào lướt vào lỗ hổng vừa được tạo rã. Công binh chiến đấu lấp ngay các hào sâu chống chiến xa do địch quân thiết lập, có nhiều nơi phải bắt cầu. Sau đó các thiết giáp của chúng tôi lướt qua. Lực lượng bộ binh vừa đến bấy giờ đang đánh chiếm từ hầm trú ẩn này sang hầm trú ẩn khác của địch quân. Mũi dùi của chúng tôi thọc sâu hơn. Nhiều đơn vị đã bò xa hơn về phía trước và đang nằm dưới hỏa lực các vị trí kế tiếp của địch quân. Một điều may mắn, là pháo binh Tobruk không nhằm dập chúng tôi, mà đường như tất cả sức nặng chinh yếu đều qui tụ vào lực lượng thiết giáp và bộ binh cơ động của Sư đoàn 15. Và hầu hết các lô cốt cản trở của địch quân đều bị chúng tôi loại bỏ dễ dàng. Một bãi mìn bất ngờ chặn đứng bước chân của chúng tôi. Chúng tôi phải nhường bước cho các thiết giáp, bộ binh cơ động và các khâu súng chống chiến xa tiến lên phá vỡ bãi mìn. Quán Ân kháng cự mạnh mẽ. Nhưng họ có vẻ bối rối trước cuộc tấn công ồ ạt của chúng tôi, và nhứt là sự hiện diện của các chiến đấu cơ Đức. Xe bọc sắt của địch quân làm trận, nhưng bị loại ra khỏi vòng chiến lập tức, bởi hỏa lực tập trung của đại liên, súng chống chiến xa và súng cối của chúng tôi. Cho đến khoáng 7 giờ rưỡi sáng, pháo binh Tobruk mới bắt đầu tập trung hỏa lực vào chúng tôi, kéo ài liên miên bất tuyệt. Bộ binh tùng thiết dịch đánh thốc vào giữa chúng tôi. Nhưng hiện tại chúng tôi đa có chỗ ẩn núp và địch quân bị thanh toán mau lẹ. Cuộc tấn công diễn tiến đúng theo kế hoạch và, thành công sớm hơn dự liệu. Thương vong của chúng tôi được xem như là nhẹ. Bây giờ chúng tôi chuyển tù binh về phía sau và tiếp tục tiến quân. Binh sĩ của chúng tôi bắt tay được với một số quân tiền phương thuộc Trung đoàn 115 của Đức. Suốt buổi sớm đó, các thiết giáp của Rommel bị một tuyến chống chiến xa lưu động của Sư đoàn 1 Bộ binh cơ động Anh chặn lai dọc theo hương tiến đến mục tiêu đầu tiên của chúng, chỗ giao điểm của các con đường Tobruk —El Adem — Barđia, mà quân phòng ngự Tobruk gọi là « Chữ Thập của Hoàng đế ». Đầu năm 1941, chúng tôi biết được địch quân đã thiết lập các vị trí pháo binh hữu hiệu trong khu vực và chúng tôi cũng đã từng nếm mùi pháo kích của một trong số các vị trí pháo binh này, nhưng sau đó nhiều khẩu đội của họ đã bị triệt hạ hoặc bị đánh chiếm bởi thiết giáp và bộ binh Đức. Một số thiết giáp Đức khác đụng đầu với Lữ đoàn 4 Chiến xa Anh gần « Chữ Thập của Hoàng đế », và một trận quần thảo xảy ra. Chiến xa Anh hình như hoạt động riêng rẽ và không khác một lực lượng phản kích, thiếu sự phối hợp và yểm trợ của bộ binh. Hơn nữa. khả năng của các chiến xa Anh không có loại nào tham chiến trên sa mạc có thể sánh bằng vời loại Mark III và Mark IV của Đức. Vì vậy, ngay giữa buổi sáng đó, chỉ còn phân nửa chiến xã của Lữ đoàn 4 hoạt động và cố gắng tìm đường thảo chạy. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:31:29 pm Một số các chiến xa khác của Anh, khoảng một thiết đoàn, cố gắng mở một cuộc tấn công vào cạnh sườn lực lượng Đức đang gặp sức đề kháng hữu hiệu của Lữ đoàn Ấn ở cao nguyên Cameron, nhưng đã gặp phải các khẩu súng chống chiến xa của Sư đoàn 90 Khinh binh chặn đứng. Kết quả, theo lời các binh sĩ thuật lại, chỉ có 4 chiến xa Anh thoát khỏi cuộc đụng độ đó. Nhưng lực lượng thiết giáp của chúng tôi không lưu tâm đến một vài chiến xa địch còn tồn tại. Theo kế hoạch, nhiệm vụ của chúng là cắt Tobruk ra làm hai, tách rời phần ở mặt bắc ra đến hải cảng. Trong khi đó quân Nam Phi vẫn còn bảo tồn lực lượng. Hiện thời họ đang nằm chờ chúng tôi, tấn công tiền diện của họ, nhưng họ đã phí công. Họ không ngờ chúng tôi đã lọt vào Tobruk từ phía sau họ. Một đơn vị thiết giáp của chúng tôi xoay lại phía tây, với sự tăng phái của Sư đoàn 90 Khinh binh, hoàn tất việc củng cố đường tuyến đâu mặt với cạnh sườn phía tây của họ và Lữ đoàn 201 Vệ binh Anh. Mười bốn chiếc thiết giáp khác, tháp tùng bởi bộ binh cơ động thuộc Sư đoàn 15 của chúng tôi, bôn tập trên đường dẫn đến hải cảng, dù gặp phải hỏa lực của pháo binh và quân phòng ngự ngăn chặn mạnh mẽ. Sau đó các thiết giáp này, được yểm trợ bởi Trung đoàn 115, tấn công và chiếm giữ các vị trí pháo binh địch, và từ đây, chúng tôi đã nhìn thấy hải cảng. Hai chiếc tàu nhỏ đang rời bến. Các khẩu súng 88 ly phòng không của chúng tôi bắn đuổi theo, nhưng cả hai đã thoát ra ngoài biển cả bao la. Chúng tôi chạm chân lên hải cảng trước khi trời tối. Quân của Rommel chiếm giữ Tobruk mà không phải chạm một tiếng súng nào với một trong những thành phần phòng thủ pháo đài khá hùng hậu — Sư đoàn Nam Phi của Klopper. Rommel đích thân đặt chân vào Tobruk đúng ngọ hôm đó. Và trước đó, một số tù binh đã xếp hàng diễn qua chiếc Mammoth của ông đậu ở giao điểm « Chữ Thập của Hoàng đế ». Hình như chỉ một vài tù binh đã đoán được cái người có khuôn mặt cương nghị, đang đứng dạng đôi chân trên mui xe, nhìn theo hướng tiến của các chiếc thiết giáp của ông ta chính là « Con Cáo Sa Mạc ». Lúc đó, Rommel mới thật sự đạt được ước vọng, mục đích mà ông hằng ấp ủ mười bốn tháng nay. Các cột khói dày đặc nổi cao lên nền trời : các kho chứa đạn dược gần hải cảng bùng nổ. Ngay khi mặt trời vừa lặn, hải cảng hoàn toàn nằm trong tay Rommel. Lữ đoàn Vệ binh, đơn vị trừ bi của Klopper, bị tràn ngập và bộ chỉ huy bị tiêu diệt. Nhưng quân Nam Phi vẫn còn nguyên vẹn. Suốt đêm, Rommel thảo kế hoạch đánh tập hậu đoàn quân còn lại này, trọng tâm cuộc tấn công nằm giữa hải cảng và Pilastrino. Trong khi đó, Klopper đang mở cuộc họp giữa đêm với các sĩ quan của ông, để bàn thảo xem có thể phá vỡ vòng vây để tháo chạy với các phương tiện di chuyền thiếu thốn hiện tại, hay là ở lại chiến đấu cho đến phút cuối cùng. Ông liên lạc vô tuyến với Binh đoàn 8, tuy nhiên Tướng Ritchie không có mặt, lịnh chỉ được ban ra từ các thuộc cấp của ông ta. Binh đoàn 8 muốn Klopper giữ vững vị trí hai mươi bốn giờ để chờ viện binh. Nhưng Binh đoàn 8 đã thất bại trong việc đưa một lực lượng chiến xa từ Gambut đến Tobruk để giúp Klopper. Sau khi bàn tính, Bộ tham mưu của Klopper đi đến kết luận bát bỏ hoàn toàn việc tử thủ. Chung quanh Tobruk mặt đất đều cứng rắn, khó thể tổ chức các cơ cấu phòng thủ mới, đối diện với mặt sau của phòng tuyến cũ, một cách hữu hiệu trong sự vội vã. Không có lợi thế nào để chống đỡ nổi mũi dùi tấn công sau cùng của Rommel, và đặc biệt giữa lúc mà một cuộc can thiệp của các thiết giáp Anh không còn được mong đợi. Buổi sáng, lúc tám giờ kém mười lăm phút, Klopper đầu hàng, 3 Hai mươi lăm ngàn địch quân và một khối lượng quân dụng vĩ đại lọt vào tay Rommel. Trước cuối ngày, Hitler đã thăng cấp Thống chế cho Rommel. Chúng tôi cử hành lễ mừng chiến thắng vơi trái cây hộp, khoai ÁiNhĩ Lan, thuốc hút và bia hộp tịch thu được. Người Anh đã ban phúc cho chúng tôi nhiềụ ngày như thế. Thật là vui sướng khi được hít mùi khoai chiến với xúc xích thịt heo, những thử mà từ lâu chúng tôi không được thưởng thức. Và hơn nữa, còn có bia Anh để uống và thơm hộp Nam Phi để tráng miệng. Chúng tôi ruồng rẫy thức ăn khó của chúng tôi, nhứt là « Alte Mann » (Ông Già), thật đáng khinh miệt và chán ghét. Thay vào đó chúng tôi dùng thịt bò tuyệt hảo của Úc Đại Lợi. Khi gặp dịp thuận tiện, chúng tôi gửi loại thịt bò hộp này về nhà mà ở Đức chúng được xem như là một thứ xa xỉ phẩm. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2019, 10:32:35 pm 28. TẠI SAO TOBRUK THẤT THỦ Có thể nào pháo đài này đã được giữ vững suốt bảy tháng bị bao vây và bày giờ lại thất thủ chỉ trong vòng một ngày ? Đó là câu hỏi được đặt ra với tất cả sự ngờ vực của những người không ở trong cuộc. Nhưng vấn đề không đơn giản như thế. Đầu năm 1941, khi Rommel phát động cuộc tấn công đầu tiên vào vòng đai Tobruk, lúc ấy do quân Úc phòng thủ, dưới tay của ông không có lấy một sư đoàn Đức gọi là hoàn hảo. Hành động của ông chỉ có tính cách thăm dò, hoặc đúng hơn, nhằm cầm chân địch quân để tập trung sự chú tâm của ông vào biên giới, đồng thời sắp xếp một kế hoạch tấn công Tobruk tỉ mỉ khác vào tháng 11. Cuộc tấn công này có thể thành công, nhưng nớ lại được phóng ra để đối đầu với cuộc hành quân « Thập Tự Quân » của Anh. Suốt những tháng Tobruk nằm trong tay quân Úc, các hệ thống phòng thủ được họ thiết lập vững chắc hơn so với thời Wavell. Các cuộc tấn công trước đây của Rommel đều nhắm vào hai khu vực trọng yếu ở phía tây nam của pháo đài này. Và như để đáp lại chiến thuật mà Rommel thường sử dụng, quân phòng thủ đã thành công trong việc tập trung quân trừ bị, nhứt là chiến xa của họ ngay nơi mũi dùi của Rommel chĩa vào. Và khi cuộc tấn công của Rommel thất bại, địch quân lại còn củng cố các vị trí phòng thủ quanh chu vi pháo đài hơn. Khi Rommel tấn công vào tháng 6, quân phòng thủ gần như không được chuẩn bị cả tinh thần lẫn vật chất, ngoại trừ quân Nam Phi. Nhưng phần lớn các đơn vị của sư đoàn này lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm lâm trận. Họ không được trui rèn liên tục trong chiến trận như hầu hết các đơn vị bạn và nhứt là như Quân đoàn Phi Châu, và hầu như không hề dự trù trường hợp bị đánh bại, cho mãi đến khi Binh đoàn 8 bị áp lực phải bỏ phòng tuyến Gazala, đại bại trong các trận xa chiến ác liệt ở Kỵ Mã Kiều (Knightsbridge) và thành phần còn lại của binh đoàn đã rút lui về biên giới, họ mới nghĩ đến điều này. Và mặc dù lực lượng trú phòng không sút giảm họ vẫn ở trong tình trạng không quyết thắng. Về vật chất, việc phòng thủ ở Tobruk trở nên trì trệ và không hề nghĩ đến một cuộc bao vây mới có thể xảy ra. Vào tháng 11, Binh đoàn 8 vẫn nghĩ như vậy, và nhứt là đầu tháng mười hai, khi Rommel bị đẩy lui về El Agleila, Binh đoàn chỉ còn xem Tobruk là một căn cứ tiếp tế không hơn không kém. Nhưng cho đến khi Binh đoàn 8 bị Rommel phản công đẩy lui về Gazala, Tobruk vẫn không chuẩn bị đề kháng một cuộc tấn công, không thiết lập các tiền đồn, và các đơn vị cơ động không được tung ra để cầm chân địch quân từ xa. Còn các bãi mìn, sự thật rất yếu kém, hàng chục ngàn quả mìn ở Tobruk đều mang cung ứng hết cho phòng tuyến Gazala. Hào chống chiến xa cũng không hề được tu bổ thường xuyên. Và cuối cùng, qua một sổ lý lẽ, quân Anh lại nghĩ rằng Rommel một lần nữa lại tấn công Medawwa, ngay cả khi Tobruk bị đe dọa thật sự. Và họ vẫn nghĩ như vậy ngay cả khi họ bắt được một số tài liệu mật của chúng tôi trong đó chứa đựng kế hoạch bao vây Bir Hacheim và phòng tuyến Gazala, và đánh thốc lên E1 Adem và Sidi Rezegh. Và tài liệu này cùng tiết lộ kế hoạch tấn công Tobruk từ hướng E1 Duđa nếu một khi chúng tôi hoàn tất các mục tiêu sơ khời vừa nói. Dù cho địch quân nắm được ý định của mình, Rommel vẫn xúc tiến cuộc tấn công, như kết quả đã thấy, thêm một yếu tố gây kinh ngạc nữa. Phải công nhận, với cuộc tấn công lần này, Rommel đã có đầy đủ các yếu tố mà ông đã thiếu hồi mười bốn tháng trước đây. Ở thời gian đó, hiểu biết của ông về các cơ cấu phòng thủ Tobruk hầu như không có gì. Trên bản đồ đầu tiên nếu có chứa đựng bất kỳ ký hiệu chính xác nào thì cũng chỉ có sau các cuộc tấn công thăm dò sơ khởi. Và qua các cuộc tấn công thăm dò này, một số điểm tựa kiên сố của Tobruk đã gây ra sự ngạc nhiên cho Rommel. Nhưng các cơ cấu phòng thủ Tobruk đã được nghiên cứu tỉ mỉ những tháng sau đó, và mạnh mẽ hoặc yếu kém của mọi khu vực đều được lượng định chính xác, cuối cùng đưa đến kế hoạch tấn công vào tháng 11 năm 1941, Bây giờ, tháng 6 năm 1942, cơ cấu phòng thủ này có phần yếu kém hơn hồi tháng 11 năm 1941. Tobruk một mặt là biển, chạy dài khoảng 38 cày số, và một mặt là đất liền, khoảng 45 cây số. Nhưng để bảo vệ pháo đài rộng lớn này, Binh đoàn 8 chỉ cung cấp 61 khẩu súng chống chiến xa. Điều này đã không cho phép vị chỉ huy trưởng đoàn quân phòng thủ tập trung đủ sức mạnh để đập tan mũi dùi của thiết giáp Đức dồn vào một phía, hoặc chặn đứng để chờ đợi các chiến xa của ông ta đủ thời giờ can thiệp. Tobruk thất thủ bởi vì không có kế hoạch dự trù nào khả dĩ được đặt ra nhằm đối đầu với một cuộc tấn công chớp nhoáng, và bởi vì thành phần thiết giáp ngăn chặn địch từ xa của pháo đài này đã bị đập tan quá nhanh chóng. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2019, 10:30:19 pm 29. NHỮNG NGÀY NGHỈ PHÉP 1 Rommel đã chiếm Tobruk, nhưng ông chưa hài lòng, ông không nằm ngủ trên chiến thắng này lâu dài. Không đầy hai ngày sau, khi đã ổn định, lực lượng của ông được tổ chức lại để dấn thêm một bước tiến khác. Vào ngày 22 tháng 6, các đơn vị nhẹ tiến gấp rút dọc theo duyên hải và vào Bardia, nơi mà Rommel đã phải trả một giá khả đắt khi Von Wegmar xua quân đánh chiếm năm trước đây. Đêm đó, Sư đoàn 1 Nam Phi, lực lượng phòng vệ các vị trí mặt sau Tobruk, nằm cuối bờ biển phía dưới triền dốc Halfaya, rút lui; và buổi sáng, Rommel rời Bardia, chuyển quân ngang biên giới, phía nam Sidi Omar, tiến vào lãnh thổ Ai Cập. Bình minh ngày 24, Rommel lại tung thêm các lực lượng lưu động, tiến từ Halfaya xuyên qua sa mạc, và dọc theo quan lộ. Khi đêm xuống, chúng tôi đã chạm chân lên khu vực Sidi Barrini, chỉ cách Mersa Matruh khoảng 80 cây số, và một số lực lượng thiết giáp của chúng tôi chỉ còn cách khu vực này 40 cây sổ. Rommel thảo luận với « cấp trên » của ông, ông Tướng Ý Bastico, khi tiền quân của ông tiến vào Bardia. Theo chủ trương của Bastico, chúng tôi nên ngừng quân và đánh chiếm lại phòng tuyển Sollum hơn là tiến vào Ai Cập. Nhưng Rommel bảo đảm với Bastico rằng Kesselring đã hứa là mọi vấn đề tiếp tế sẽ được giải quyết ổn thỏa, và vì vậy mà đoàn quân viễn chinh ở Ai Cập không có gì đáng ngại về mặt này. Cuối cùng Bastico giao toàn quyền quyết định cho Rommeỉ, và Rommel tiếp tục tiến quân. Sư Đoàn 25 Thiết giáp băng ngang qua biên giới, đi sâu về phía nam của Maddalena và sau đó gấp rút điều động sang phía đông. Sư đoàn đi quân dọc theo thiết lộ phía đông Sidi Barrini vào buổi chiều ngày 25 tháng 6. Đó cũng là ngày Auchinleck cách chức Tư Linh Binh đoàn 8 của Ritchie và ông kiêm nhiệm luôn chức vụ nay. Rommel coi như đã hạ gục hai viên Tư lịnh của Binh đoàn 8 (Cunningham và Ritchié) và đấu mặt với hai viên Tống Tư Lịnh của lực lượng Anh ở Trung Đông (Wavell và Auchinleck). Và như Wavell, Rommel cũng được chứng kiến cảnh ra đi của Auchinleck. Tới Alexander, và cuối cùng là Montgomery, Rommel mới tìm được đối thủ. Hai vị danh tướng Anh sau này đến sa mạc vào tháng 8, ở mặt trận E1 Alamein, trong thời gian tôi đang hưởng những ngày phép bất ngờ tại Đức. 2 Bấy giờ tôi đã mắc phải một lầm lẫn trong sự lượng định tinh hình chiến lược. Tôi đã nghĩ rằng Rommel sẽ không tiến sâu vào Ai Cập, hoặc nếu ông dự định như thế, Binh đoàn 8 sẽ vẫn còn đủ sức mạnh đề cầm chân ông ở tuyến Sollum. Tối sẽ không nghĩ như thế, nếu tôi hiểu rõ được sự liều lĩnh có tính toán của ông. Ông đã làm những việc mà không ai có thể ngờ, việc đảnh chiếm chớp nhoáng Tobruk là một. Và bây giờ ông tiến sang Ai Cập. Lúc ấy Rommel đã trở thành một khuôn mặt của thế giới và một vị anh hùng của Đức quốc. Hành động của ông như sấm sét, giống như đường hoạn lộ của ông : từ Đại tá lên Thống chế chỉ trong vòng ba năm. Khi Trung đoàn của tôi dừng chân tại một khu vực cách phía đông Tobruk khá xa, hai ngày sau khi pháo đài này bị chiếm giữ, tôi đến Ia của Sư đoàn 15 Thiết giáp và yêu cầu thẳng ở đây hãy cắt đặt tôi vào một nhiệm vụ chiến đấu mới. Dù tiểu đoàn của tôi bị tiêu diệt, nhưng ít ra cũng còn một chỗ khác thích hợp cho tôi hơn là Bộ chỉ huy Trung đoàn. « Quả thật, dù cho anh muốn được chỉ huy trở lại, chúng tôi cũng không tìm đâu ra binh sĩ mà giao cho anh. Chẳng lẽ là chúng tôi?» Vị Thiểu tá Ia nói, và tiếp nửa đùa nửa thật : « Nếu chúng tôi không thỏa mãn anh được thì tại sao anh không xin nghỉ phép ? ». Tòi đã nghĩ, Chắc cảnh bi tráng sẽ không có dịp may xảy ra ở mặt trận Ai Cập trong những tuần lễ kể tiếp, và tôi quyết định nhanh chóng : xin nghỉ phép. Một dịp may khác nữa, ngay lúc đó có một tin tức tối mật cần phải do tay một sĩ quan mang đến La mã. Tôi nhận lãnh nhiệm vụ này đồng thời với giấy nghỉ phép trong tay. Vì vậy, trong những ngày đoàn quân viễn chinh Đửc ở Trung Đông tham dự vào các trận đánh lịch sử và đẫm máu, tôi đang đi bách bộ trên các nẻo đường yên tĩnh của thành phố Eternal, chung quanh tôi là trai thanh gái lịch và đời sống lạc thú xa hoa. Chiến tranh trở thành xa lạ đối với tôi. Hiện tại, mối giây liên lạc riêng tư thật sự nối lại trong đời một người. Tôi vung rảy tiền bạc thỏa thích, những đồng lương tích tụ từ Eritrea đến Bắc Phi của tôi. Tại sa mạc, đồng tiền không được tự do như ở đây. Nhiệm vụ của tôi ở La mã đã hoàn tất, tài liệu được trao đến tận nơi. Một chuyến xe lửa đưa tôi xuyên qua Vorona đến Braner Pass và sau đó, xuyên qua Alps đến Munich. Đời sống ở Munich khắc khổ hơn ở Ý. Không cố cảnh dạo chơi nhàn nhã. Đàn ông và đàn bà, trong bộ đồng phục hoặc quần áo riêng của các cơ xưởng, đều hấp tấp với công việc. Ở La mã mỗi khi tôi bước ra đường, nhóm người khuân vác thuê như lũ ong bu lấy tôi. Ở đây, Munich, tôi phải còng lưng với mớ hành lý. Thật vậy, tôi và một Đại úy khác phải tự đẩy chiếc xe cút kít chất đầy hành lý đến sân ga Cologne. Xuống Hagen, tôi lại phải khệ nệ lội bộ về nhà, vì tìm không ra một chiếc tắc xi nào. Cha tôi đi báo tin cho vị hôn thê của tôi biết. Lúc ấy, chắc nàng thầm nhũ : « Hắn ta vẫn chưa phơi thây tại sa mạc ». Tôi thay bộ quân phục bằng một bộ quần áo cũ hồi còn đi học. Khi tôi quăng bộ quân phục xuống nền phòng tắm, tôi đã ứa lệ. Tôi và nó, cả hai đã từng gắn bó trong những ngày dài nhứt trên sa mạc. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2019, 10:31:24 pm 3 Herta và tôi đi bách bộ trong khu rừng yên tĩnh và bàn tỉnh ngày kết hôn. Việc này không hoàn toàn đơn giản : một sĩ quan muốn kết hôn phải xin phép Bộ Tư Lịnh Tối Cao Đức, kèm theo nhiều giấy tờ rắc rối, trong đó có lý lịch của cô dâu, một giấy chứng y, ba người chứng phải có địa vị, tiếng tăm... Cuối cùng, sĩ quan muốn kết hôn còn phải được sự chấp thuận của đơn vị trưởng trực tiếp. Herta, như những người đàn bà khác, đã tò mò hỏi tôi đủ thứ chuyện. « Anh yêu, anh đã làm gì trong thời gian ở Asmara », nàng hỏi, « khi đại đội tình nguyện của anh giải tán, em nghe nói anh đã sống trong một khách sạn ở đó ? » Dĩ nhiên, tôi không hơi đâu mà kề hết việc làm của tôi cho nàng. Tôi chỉ kề phớt qua, nhưng tôi không ngờ nàng biết quá nhiều. Vâng, nàng biết có cả những người đàn bà trẻ đẹp sống trong khách sạn mà tôi từng lưu ngụ. -Chồng của họ đã ra ngoài mặt trận. Người nào đẹp nhứt trong số này ? ô ! Đó là vợ của một viên Thiếu tá Ý... Herta còn biết bà này là mẹ của ba đứa con trong đó có một cô gái 17 tuổi. Dĩ nhiên nàng rất đẹp, nên luôn luôn được bọn thanh niên Ý săn đón như điên. Nàng đang cố gắng học tiếng Đức, nhưng phát âm không đúng giọng. Tôi có giủp đỡ nàng chút ít trên lãnh vực này và bù lại, bà mẹ đã biếu tôi một chai rượu nho Ý. Thượng sĩ Pohl, ngồi chung bàn với tôi lúc ấy, đã nói : « Tặng phẩm của bà mẹ vợ, phải không Trung ủy ? » có đi phải có lại, ngày hôm sau tôi gởi tặng cô gái đẹp một chai bia sản xuất ở Đức, mà tôi đã cuỗm được trên chiếc Coburg. Ngày kế, hai cái bàn di chuyền gần kề nhau hơn. Thượng sĩ Pohl đã có vợ con, dĩ nhiên đôi mắt của « bà mẹ vợ » không liếc vào thằng cha này. Tôi tiến thêm một bước nữa, vài ngày sau đó tôi mời nàng đi săn bắn với tôi. Chỉ sau này tôi mới được một số bạn người Ý giải thích ý nghĩa của lời mời này : nếu người Ý có hành động như thế, tức là đã ngỏ lời muốn kết hôn với cô gái, và nếu cô gái nhận lời mời, phải hiểu là cô ta đã bằng lòng tính chuyện tương lai. Cô gái đã nhận lời mời của tôi. Nhưng ngay vào buổi sáng chúa nhật dự định cho cuộc đi săn, nàng báo cho tôi biết là nàng không được khoẻ nên không thể đến được. Câu chuyện rất may là đã ngừng lại ở đó. Tôi được lịnh cấp tốc ra đi. Chỉ có nửa giờ để chuẩn bị, nên tôi chẳng nói được một lời từ giã nào với người đẹp. Herta kể lại cầu chuyện đó. Hiền nhiên anh chàng Pohl đã thóc mách với nàng. 4 Hy vọng được phép kết hôn trong những ngày nghỉ phép của tôi trở nên hão huyền. Nhưng bốn tuần lễ trôi qua đầy thích thú. Tôi lang thang với Herta khắp nơi: dọc theo bờ sông Rhine, lướt sóng trên thuyền máy, leo núi. Buổi tối vào uống cà phê trong quán Dresden ở Godesberg, nơi mà Hitler luôn luôn giữ một chỗ ngồi riêng... Bảnh và kem, hai thức này thật sự không thơm ngon bằng ở Ý, nhưng tình yêu đã làm tôi cảm thấy chúng thơm ngon hơn. Herta phải trở lại với công việc, nhưng tôi không tìm đàu ra phương tiện trở về đơn vị nên đã phải kéo dài thêm những ngày nghỉ phép. Những ai từng ở trong quân ngũ thời ấy mới biết nỗi khó khăn khi xin phương tiện đi chuyền về đơn vị sau khi nghỉ phép như thế nào. Chẳng ai lưu ý đến nỗi khó khăn của tôi, cả ngay khi tôi đã từng là sĩ quan tùy tùng của Rommel, ông tướng hiện tại được xem như là một vị anh hùng của Đức quốc, và hơn nữa, tôi là một sĩ quan chiến đấu cần phải trở ra mặt trận lập tức. Và Phi Châu, cái tên cũng chẳng ai lưu ý vào lúc đó. Tất cả đều nhìn về mặt trận miền Đông, một mặt trận ác liệt và hãi hùng nhứt trong thời gian này. Chỉ những tuần lễ nghỉ phép thực sự tôi mới tâm thấy thoải mái và thích thú. Trong thời gian chờ đợi ở Bonn để trở lại Phi Châu ngày giờ đối với tôi dài lê thê. Khắp nơi tại Bonn, mọi người đều có vẻ mệt mỏi. Một số ít có vẻ phấn khởi khi nghe tin chiến thắng, nhưng đa số đều muốn chiến tranh chẩm dứt, có nghĩa là chấm dứt cảnh huống khó khăn hiện thời. Trong thành phố này tôi chỉ thấy bóng dáng một vài quân nhân, đa số mang sắc phục màu xám của mặt trận miền Đông — họ chiến đấu ở Nga sô. Một số mang sắc phục màu xanh nhạt của các đơn vị phòng không ở Sicily, sắc phục màu kaki của Quân đoàn Phi Châu hình như chỉ có một mình tôi. Những gì xảy ra ở Phi Châu từ khi tôi về Đức ? Tôi đã lầm khi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không tiến quân sâu vào nội địa Ai Cập. Nhưng hiện tại các lực lượng của Rommeỉ đã di chuyển về hướng E1 Alamein và nằm tại các ngưỡng cửa của hải cảng Alexandria và đồng bằng sông Nile. Sớm hơn tôi hy vọng, quân Đức đã khai phá được một khoảng trong xuyên qua bãi mìn của pháo đài Matruh. Một vài cuộc đụng độ xảy ra với Sư đoàn I Thiết giáp Anh, nhưng chúng tôi cũng sớm đặt chân lên miền duyên hải, cách phía đông pháo đài này hai mươi dậm, và bắt giữ nhiều tù binh. Một Tobruk thứ nhì xảy ra, cũng nhanh chóng, sau khi Sư đoàn 50 Anh và quân Tân Tày Lan phá vỡ vòng vây, xuyên qua lực lượng của Rommel để chạy về phía đồng bằng sông Nile. Quân của chúng tôi tiến chiếm chớp nhoáng E1 Alamein với chỉ một vài chiếc thiết giáp yểm trợ. Và sau đó chúng tôi đàn quân cách Alexandria không xa. Hải cảng này được phòng giữ bởi quân Nam Phi... Thế là tôi phải lên đường., Tội nghiệp Herta. Ngày hôm đó, gương mặt nàng xanh xao khi chúng tôi yên lặng đứng chờ xe lửa tới. Đôi mắt nàng ráo hoảnh. Tôi muốn ôm chầm lấy nàng, nhưng bộ quân phục và cấp bực mà tôi đang mang đã giữ tôi lại. Khi xe chuyển bánh, nàng chạy đuối theo trên sân ga, song song với đường sắt, không biết bao lâu, cho đến khi đôi tay vẫy nhỏ bé của nàng biến mất trước đôi mắt nhạt nhòa của tôi. Xe lửa xuyên qua lãnh thổ Đức, Ý Đại Lợi và đến Brindisi. Từ đấy, tôi đáp phi cơ sang Athenes, kế đó là Crete, và cuối cùng là sân bay Tobruk ở E1 Adem, địa danh nhớ đời của tôi. Tôi lái xe xuyên qua sa mạc, trên con đường duyên hải cũ, tiến ra mặt trận, ở E1 Alamein. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2019, 10:33:57 pm 30. MỘT KẺ XA LẠ Ở EL ALAMEIN 1 Một chỉ định mới đang chờ tôi ở El Alamein : Tiều đoàn trưởng của một tiểu đoàn thuộc Liên đoàn 288 Đặc nhiệm. Một đơn vị chiến đấu, nguyên thủy được huấn luyện đặc biệt cho các cuộc hành quân dự trù ở Ba Tư, nhưng sau đó được đưa sang đây, thường hoạt động phối hợp với Sư đoàn 90 Khinh binh. Tiếp tục truy đuổi Binh đoàn 8, các đơn vị thám báo của Rommel được tung sâu xuống phía đông cho đến khi bước tiến của họ bị chặn lại ở thiết lộ E1 Alamein bởi pháo binh địch với một tiền đồn quan sát đặt trên sườn núi Tel el Eisa. Một thiết vận xa của chúng tôi tiến thẳng đến tiền đồn này, có mặt Rommel trên xe. Ông điều động lực lượng đánh vào khu vực phía bắc phòng tuyến của địch quân vừa mới thiết lập. Bộ binh của Sư đoàn 90, được yểm trợ bởi một vài khẩu đại pháo, xông tới phía trước. Họ gặp phải hỏa lực đại liên, chiến hào và rào cản thiết giáp chặn lại. Mặt trận E1 Alamein đã bắt đầu. Cuộc tiến quân vũ bão thinh lình ngừng lại khiến các đơn vị kỹ thuật cảm thấy vui mừng và các vị chỉ huy được dịp may tổ chức lại đội ngũ. Nhưng riêng bộ binh thì lại không cảm thấy như vậy. Từ khi đặt chân đến El Alamein vào cuối tháng 6 vừa qua, họ cảm thấy chiến pháp mà họ lừng áp dụng đã lỗi thời và hiện tại họ còn phải chiu đựng thêm chiến pháp bất động — hầu hết là chiến pháp hầm hố đầy buồn nản nhưng dễ chết người. Các cuộc tấn công của chúng tôi vào khu vực phía bắc của phòng tuyến mới đã thất bại. Quân đoàn Phi Châu của Pienaar đã chặn đứng chúng tôi lại. Một cuộc tấn công cùng lúc vào Deir el Shein, kết quả chúng tôi tiêu diệt và bắt giữ hầu hết Lữ đoàn 18 Ẩn vào ngày 1 tháng 7. Rommel tiếp tục bao vây Sư đoàn Nam Phi, và vào trưa ngày 2 tháng 7, phòng tuyến của Tướng Pienaar bị đe dọa trầm trọng bởi pháo binh trực xạ chống lại các đơn vị bất động và bán lưu động của ông, nhứt là các vị trí phòng ngự của Lữ đoàn 1 Nam Phi, địch thủ gây phiền phức nhiều nhứt cho các đơn vị Đức ở Đông Phi1. Sau này chúng tôi biết được Pienaar đã yêu cầu vị Tư Lịnh Quân đoàn của ông là Tướng Norrie yểm trợ chiến xa hoặc nếu không, cho phép ông triệt thoái Lữ đoàn 1 bị áp lực nặng ở sườn phía trải. Norrie từ chối. Pienaar lại xoay sang kên cứu Auchinleck, nhưng vị Tổng Tư Lịnh này lại cùng chung ý kiến với Norrie. Norrie sau đó đã cho Pienaar biết ông đồng ý triệt thoái, nhưng đơn vị triệt thoái này (Lữ đoàn 1) trong tình trạng như vậy, sẽ được gởi về hậu tuyến để làm thành phần trừ bị. Pienaar cho là Norrie lăng nhục đơn vị của ông và đe dọa từ chức. Nhưng nội vụ được dàn xếp và đưa đến một cuộc rút lui cấp tốc của Lữ đoàn 1 Nam Phi. Một câu chuyện, rất lâu sau này mới đến tai Rommel, do các tù binh kề lại, dù có vẻ hoang đường nhưng cũng đã khiến Pienaar nỗi danh. Các tù binh nói rằng lúc ấy quân Nam Phi không chỉ riêng bị pháo kích của Rommel mà còn bị pháo kích của Sư đoàn Tân Tây Lan. Ngoài ra họ còn bị hỏa lực của chiến xa và oanh tạc lầm của phi cơ Anh nữa. Pienaar nổi nóng, gọi Tư Lịnh Quân đoàn hỏi: « Nầy Norrie, hãy cho tôi biết ông đang đánh với ai — tôi hay Rommel ? Nếu ông nói là với tôi, tôi có thể cam đoan với ông quân Nam Phi của tôi sẽ chiếm Alexandria2 không đầy 48 tiếng đồng hồ ». Chúng tôi không chỉ chiến đấu với quân Nam Phi — vì như vậy Rommel đã phá vỡ phòng tuyến của Pienaar rồi — chúng tôi còn phải chống chọi với quân Tân Tây Lan, một lực lượng ưu tú và vững chắc trong thế thủ, nhưng luôn luôn sẵn sàng trong thế công, cũng nằm trong phòng tuyến này. Sư đoàn 9 Úc Đại Lợi, « những con chuột của Tobruk », một trong những đơn vị giỏi chịu đựng nhứt, từng nổi tiếng dũng cảm qua những màn cận chiến vói các đơn vị của chúng tôi trước đây, cũng được rút từ Syria và đổ vào mặt trận hiện thời. Ngoài ra chúng tôi còn phải đối đầu với các đơn vị Ấn và chiến xa Anh, quân Pháp, Ba Lan và Hy Lạp trong những tháng sắp tới. Ai Cập được bảo vệ bởi một loại « Liên minh Quân sự », nhưng xứ này không hề có một đơn vị nào nằm trong liên minh. Suốt tháng bảy, cả hai phía đều gia công củng cố các phòng tuyến, đồng thời với các cuộc tấn công và phản công. ----------------- 1. Lữ đoàn này từng chiến đấu riêng rẻ ở phía Bắc Abyssinia và đã cùng với Sư đoàn 5 Ấn Độ tham dự vào cuộc đánh chiếm Amba Alagi vào tháng 5-1941. 2. Nơi đặt Tồng Hành Dinh của các lực lượng Anh ở Trung Đông một hải cảng của Ai Cập. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2019, 10:34:48 pm Quân Úc Đại Lợi thành công trong việc chiếm giữ Tel el Eisa và sử dụng làm nơi đặt Tổng Hành Dinh tiền phương của Binh đoàn 8. Rommel, mặt khác, cũng thiết lập bản doanh trên núi Miteiriyeh, cạnh sườn phía nam, nơi đặt các đơn vị ưu tú của ông. Lữ đoàn Nhảy dù Đức dưới quyền Tướng Rameke mới từ Crete đến, được tăng cường bởi Liên Đoàn 288 Đặc nhiệm và các binh sĩ ưu tú thuộc Sư đoàn Folgore Nhảy dù của Ý, đã gây áp lực và đầy lui khá xa cạnh sườn phía nam của Binh đoàn 8 ở thung lũng Qattara. Suốt nửa tháng bảy, Auchinleck được quân Úc và các chiến xa từ hải ngoại đến tăng cường, đã phát triển hoạt động của bộ binh, một ưu thế của Rommel lúc bấy giờ. Trong khi Rommel đang gặp khó khăn về vỉệc thiếu hụt đạn dược — các khẩu đại pháo của chúng tôi bất động hầu hết do sự gia tăng hoạt động mạnh mẽ của không quân địch, gây tổn thương trẫm trọng cho cách hệ thống tiếp tế của chúng tôi. Nhưng cuối tháng bảy, Auchinleck đã nới lỏng các cuộc tấn công của ông, vì thiếu các đơn vị trừ bị, và vì vậy Rommel thấy không cần phải triệt binh. Nhưng thật ra, nếu ông hấp lấp rút lui, chắc chắn Binh đoàn 8 sẽ truy đuối và tình trạng của cả hai bên sẽ trở lại nguyên vị cách đây một năm. Vào đầu tháng 8, Bộ Tư Lịnh của Binh đoàn 8 có những thay đổi quan trọng. Churchill sang viếng thăm E1 Alamein, nghe Auchinleck tường trình về tình hình hiện tại và các kế hoạch tương lai. Churchill cũng gặp Tướng Gott, và bổ nhiệm ông này làm Tư Lịnh Binh đoàn 8, chức vụ hiện Auehinleck kiêm nhiệm. Nhưng định mạng an bày khác hơn, phi cơ của Gott bị phi cơ của chúng tôi bắn hạ khi đang bay từ tiền tuyến để đáp xuông một nơi gần Cairo. Cho đến lúc này chúng tôi vẫn chưa nghe nói đến cái tên Montgomery. Tướng Alexander lúc đó cũng tháp tùng theo Churchill, và vị Thủ Tường Anh báo cho Auchinleck biết Nội các Chiến tranh quyết định thay thế ông ta bởi Alexander. Và ngay sau đó Churchill ra chỉ thị cho vị tân Tổng Tư Lịnh các lực lượng Anh ở Trung Đông : « Nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách của ông là phải đánh tan liên quân Đức Ý dưới quyền của Thống chế Rommel ở Ai Cập ». Auchinleck bàn giao chức vụ với Alexander vào ngày 15 tháng 8. Ba ngày sau đó Montgomery từ Anh bay sang và trở thành Tư Lịnh Binh đoàn 8. Ở thời gian đó Churchill đã mô tả vị Tướng này là tay « hữu dũng nhưng vô mưu ». Ngay khi vừa nhận chức, Montgomery lập tức ban lịnh : Không có bất kỳ cuộc triệt thoái nào được bàn đến nữa Mặc dù không xảy ra trận đánh nào quan trọng ở E1 Alamein khoảng thời gian sau ngày 6 tháng 8, nhưng lịnh của Montgomery đã cho thấy bóng dáng của chiến thắng trước khi ông thực sự nắm Binh đoàn 8 trong tay. Chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Anh cũng đã cho thấy các cường quốc Đồng Minh quyết định dồn tất cả nỗ lực vào mặt trận này. Không có dấu hiệu nào như thế về phía chúng tôi. Ở Bá linh, Bắc Phi được xem như là một mặt trận đứng hàng thứ yếu. Mặt trận ở Nga mới là mặt trận đứng hàng đầu lúc ấy. Bao nhiều hy vọng ở đây Bá linh đều đặt cả vào Rommel, mặc dù quân tăng viện và trang bị của Đức thiếu thốn trầm trọng. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2019, 10:36:38 pm 3 Ông xếp mới của tôi, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 288 Đặc nhiệm là Đại tá Menton. Tôi được biết ông này từng là bạn thân của Rommel hồi Đệ nhứt Thế chiến, cùng quê ở Swaby, và hai người thường xưng hô với nhau bằng tên Thánh. Khi tôi trình diện ông lần đầu tiên, chúng tôi nói chuyện phớt qua về những ngày tôi được sát cảnh với Rommel. Tôi không gặp « Con Cảo Sa Mạc » từ sau trận Tobruk, nên tôi đã ngỏ lời yêu cầu Menton cho phép tôi hoãn nhận tiểu đoàn một ngày để tìm thăm viếng người xếp cũ. 4 Tôi gặp lại Rommel sớm hơn hy vọng của tôi. Cách phía sau phòng tuyến hiện tại một khoảng, công binh chiến đấu của chúng tôi đã xây dựng một loạt lô cốt phù hợp với các kế hoạch đặc biệt của Rommel. Những đơn vị trưởng và những sĩ quan khác đi lại hàng ngày để theo dõi diên tiến công việc, xem xét qua hệ thống của các lô cốt xem có đúng như ý mong muốn hay không. Tôi hiện diện trong số sĩ qủan vừa nói vào lúc Rommel đến bất chợt. Mặt ông thỏn hơn, nhưng tôi nhận thấy ông không có vẻ gì là bệnh hoạn như lời của Rerndt đã nói với tôi. Sĩ quan cao cấp nhứt trong nhóm chúng tôi, một Đại tá, bước đến « trình diện » Rommel, giữa lúc ông đang nhìn tôi. Rommel chỉ nói hai tiếng cám ơn thật ngắn ngủn, rồi ông bước thẳng đến tôi và đưa tay cho tôi bắt : « Mạnh giỏi chớ, Schmidt ? ». Xúc động, tôi không nhớ tôi đã nói gì với Rommel lúc ấy. Chỉ một cái bắt tay, một lời thăm hỏi, nhưng đã gây bàn tán cho nhiều người. Rommel không lưu ý đến một ai khác. Khi ông leo lên xe rời khỏi, nhiều cái liếc nhìn tò mò về phía tôi. Những sĩ quan cao cấp đã lấy làm khó hiểu trước việc một sĩ quan cấp nhỏ sao lại được đối xử đặc biệt như thế. Menton đồng ý, vì tiểu đoàn của tôi lúc ấy còn ở Crete và ít ra tám hôm nữa mới chuyển đến khu vực hoạt động. Ngày hôm sau tôi lái xe dọc theo đường bờ biển cho đến khi nhìn thấy lá cờ chỉ huy ba màu đen, đó và trắng của Rommel. Tôi chạy ngay đến những đụn cát nơi thiết lập Tổng Hành Dinh gần El Daba, và ngừng xe lại. Tẫt cả sĩ quan tôi gặp đều xa lạ. Bộ Tham Mưu có nhiều thay đổi từ ngày tôi rời khỏi. Cuối cùng tôi chỉ gặp một người quen biết duy nhửt : Berndt. Tôi vui mừng, nhưng hắn ta có vẻ thờ ơ. Thái độ này đã khiến tôi không khỏi nghĩ rằng Berndt sợ tôi chạy chọt để được trở về Bộ Tham Mưu của Rommel. Nếu hắn nghĩ như thế, quả thật hắn sai lầm. Tôi không hề có ý định đó. Tôi muốn thăm viếng ông xếp cũ, ngoài ra không có gì khác, tôi nói với Bernđt như thế. «Không may rồi, Schmidt» Berndt nói nhỏ. « Tổng Tư Lịnh không thể gặp anh hôm nay hoặc ngày mai ». « Tại sao ? » Tôi hỏi và thấy Berndt làm ra vẻ bí mật, tôi bắt sang chuyện khác. « Anh trở sang đây bao lâu ròi ? »Tôi hỏi Berndt. « Một tháng », hắn đáp. « Cuộc tiếp xúc của tôi với Tiến sĩ (chỉ Goebbels) xong hồi tháng ba. Tôi được giao phó nhiệm vụ rất quan trọng ở Bá linh, nhưng tôi phải sang đây cho một nhiệm vụ khác quan trọng hơn ». Hắn cũng còn cái giọng khoác lác, nhưng tôi vẫn bình thản hỏi : « Anh đang làm gì trong Bộ Tham Mưu ? Chắc cũng phụ tá ? » « Không, không »,Berndt nói. « Hiện thời tôi chỉ huy Đại đội An ninh Tổng Hành Dinh. Đơn vị này dự trù sẽ nâng lên cấp số tiểu đoàn một ngày gần đày. Nhưng ngoài nhiệm vụ bề mặt này, tôi luôn luôn có bốn phận phải liên lạc với Bộ Tuyên Truyền, cũng như hàng ngày phải tiếp xúc với Thống Chế ». Tỏi ngạc nhiên hơn nữa khi Berndt tự cho mình là người đã tạo tiếng tăm cho Rommel ở quê nhà. Berndt lại nói với tôi là anh ta không thể nào cho tôi gặp Rommel và trầm giọng cho biết Thống Chế mắc bịnh đau gan. Tôi cảm thấy thất vọng, người ở trong Tổng Hành Dinh đều xa lạ đối với tôi, ngay cả Berndt. Tỏi bị từ chối, ngay khi chỉ đến để nói một vài lời thăm hỏi thông thường với người mà tôi từng sống bên cạnh nhiều tháng. Anh bạn cũ của tôi muốn tôi đi cho rảnh mắt, chỉ sợ tôi tranh giành địa vị với anh ta. Nhưng tôi đã gặp những người, không phải là sĩ quan, còn dành cho tôi nhiều cảm tình, những anh tài xế hoặc cận vệ cho Rommel chẳng hạn. Một trong những anh tài xế nói với tôi : « Bọn tôi luôn luôn nhớ Đại úy. Mỗi khi cần đi đâu Đại úy chỉ bắt bọn tôi mang xe ra chờ đợi một vài phút, dù cho có mấy ông xếp lớn đi nữa. Những sĩ quan khác, những người kế nhiệm Đại úy, đã bắt chúng tôi ứng trực hàng giờ trước khi khởi hành ». Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2019, 11:59:33 pm 31. CỐ GẮNG CUỐI CÙNG CỦA ROMMEL 1 Trong khu vực El Alamein vào những ngày này chúng tôi phải thức trắng đêm. Phi cơ địch mở các phi vụ liên tục, nhứt là vào ban đêm. Các đường tiếp liệu lộ hẳn dưới hỏa châu được thả từ trên phi cơ, và tiếng bom ầm ĩ phá rầy giấc ngủ của chúng tôi. Mặc dù bị cấm nhưng chúng tôi vẫn lẻn bắt nghe tin tức và nhạc do đài phát thanh Cairo phát đi mỗi đêm. Người Anh có một cơ quan tuyên truyền khá hữu hiệu tại thủ đô nầỵ. Các tù binh thuộc Binh đoàn 8 đã tiết lộ cho chúng tôi biết họ cũng bắt nghe nhạc của chúng tôi phát từ Belgrade và Athenes. Tình cảm là cái gì khác hơn bom đạn và cuộc chiến đẫm máu tại sa mạc. 2 Rommel nhận được tăng viện, dù không đúng với mong ước của ông. Thêm vào đó, quân nhảy dù của Rommel, Sư đoàn 164 đến từ Crete, nhưng được đặt vào các vị trí của người Ý. Tôi tự ý hỏi tại sao khi bước tiến của chúng tôi bị ngăn chặn ở E1 Alamein quân dù lại không được không vận thẳng từ Crete đến đây. Câu giải đáp cho biết kế hoạch đã được nghĩ đến nhưng không thể thi hành, vì phi cơ Anh lúc đó đang làm bá chủ không phận. Thời gian kẻo dài càng gây bất lợi cho chúng tôi. Một báo cáo tình báo chứa đựng những tin tức không mấy phấn khởi, cho biết một số lớn chiến xa mới của Mỹ loại Sherman được cất lên tàu và hy vọng đến hải cảng Ai Cập vào tháng 9. Nhân viên tình báo kỹ thuật của chúng tôi nương theo một bức ảnh bắt được đã nghiên cứu khả năng của loại đại bác mới trạng bị cho chiến xa Sherman. Rommel nhận được một hứa hẹn chắc chắn rằng số nhiên liệu tiếp tế đang trên đường đến Trung Đông, ông quyết định ngay một cú đấm liều lĩnh giáng xuông Montgomery. Vào ngày sinh nhựt thứ 26 của tôi, phi cơ Anh đã oanh tạc một đoàn xe tiếp tế ba ngày lương khô cho chúng tôi. Trong lúc ngồi tiếc rẻ sự mất mát này, tôi nhận dược các tin tức về kế hoạch tấn công của Rommel đêm 30 rạng 31 tháng 8. Nhưng ở Gazala chúng tôi đã phá vỡ các bãi min và các vị trí của Binh đoàn 8 ở phía nam, và chúng tôi chĩa thẳng mũi dùi sang phía bắc hướng ra đường duyên hải. Tại khu vực của Sư đoàn 90 Khinh binh, Liên đoàn 288 Đặc nhiệm của chúng tôi hiện thời có khả năng của một trung đoàn, chiếm giữ các vị trí phụ ở phía tây, thuộc khu vực trung tâm của phòng tuyến địch để chuẩn bị cho cuộc tấn công được xem là hiệp cuối cùng,- nhắm vào Alexandria, theo các lịnh chiến đáu của Rommel đưa ra. Cuộc tấn công bắt đầu vào đêm dự định. Bãi mìn được tháo gỡ, và sau khi trăng lên, các Sư đoàn Đức tiến xuyên qua bãi mìn dưới sự bao che của pháo binh. Sáng ngày 31 tháng 8, chúng tôi đặt chân lên một điểm phía tây của bãi mìn. Nơi chúng tôi nằm, trong nhiệm vụ của thành phần trừ bị, hoàn toàn yên tĩnh, ngoại trừ các hoạt động của không quân địch cố tâm chôn vùi binh sĩ và xe cộ của chúng tôi xuống lòng đất cứng. Báo cáo từ các đơn vị tấn công chánh yếu có nhiều kết quả phấn khởi hơn chúng tôi hy vọng. Hình như có hai hoặc ba mũi dùi của chúng tôi đã chọc thủng trong vòng một vài dậm của đường bờ biển và thiết lộ. Rommel xuất hiện nơi chúng tôi đang nằm và nói : « Diễn tiến thuận lợi ». Nhưng chúng tôi vẫn không được các báo cáo tình hình dứt khoát hoặc nhận được lịnh khác. Không gì khác hơn là chúng tôi phải nằm chờ và chịu đựng oanh kích của địch quân. Những gì đã xảy ra thật sự ? Các thiết giáp của Rommel đã lăn bánh bên triền núi Alam el Haifa — địa thế then chốt thật sự của toàn thề mặt trận E1 Alamein (như lời Tướng Alexander tuyên bố sau này) — suốt buổi trưa ngày đầu tiên của cuộc tấn công. Nhưng bất ngờ, các thiết giáp này đã gặp phải một hàng rào hỏa lực của pháo binh, súng chống chiến xa chặn lại, và đồng thời các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ địch xuất trận từng loạt một, trút bom và xạ kích dữ dội vào các xe chở dầu và đạn dược của chúng tôi. Các sư đoàn tấn công chậm chân lại. Rõ rằng Montgomery, với sự hỗ trợ siêu việt về mặt trên không của Thống chế Không quân Tedder, đã tận dụng tối đa ưu thế của pháo binh và của các tuyến phòng ngự vững chắc đế cắt manh múm lực lượng tấn công mà không cần chiến xa của ông ta tham chiến. Rommel đã tỏ ra sửng sốt trước chiến pháp hữu hiệu mà đối thủ của ông đã sử dụng trong ngày đầu tiên đó. Montgomery đã chuẩn bị sẵn sàng rồi. Hy vọng chiếm giữ sườn núi Alam el Haifa của Rommel tiêu tan. Ông muốn ngưng cuộc tấn công, nhưng Tham Mưu Trưởng của ông đã thuyết phục được ông bãi bỏ ý định này. Alexander và Montgomery, như các tiết lộ sau này cho biết, đã đoán trước cuộc tấn công của Rommel ngay từ đầu tháng 6, nghĩa là ngay, khi họ đặt chân xuống Trung Đông. Khi Quân đoàn Phi Châu thất bại trong mưu toan đi ngang qua Alam el Haifa đề tiến quân về phía đông bắc — tức hướng Alexandria — trận chiến đã phát triển đúng như mong muốn của Montgomery. Ông ta muốn các thiết giáp của chúng tôi đâm thẳng vào các vị trí kiên cố đã chuần bị sẵn dọc theo dãy núi được trấn giữ bởi Sư đoàn 44 và hai Lữ đoàn chiến xa Anh. Vào ngày thứ ba của trận đánh, Liên đoàn Đặc nhiệm của chúng tôi vẫn còn nằm bất động trong nhiệm vụ trừ bị. Các báo cáo từ tiền phương trở thành mơ hồ hơn. Chủng tôi cảm thấy « viên đạn dứt điểm » nhắm vào Alexandria đã lạc hướng. Tôi tự hỏi cho đến bao giờ tôi mới được dịp nhìn ngắm các Kim Tự Tháp ? Thiết giáp của chúng tôi ngừng lại hẳn. Địch quân, theo tiết lộ sau này, đã đắn đo không hiểu có phải đây là ván bài của Rommel nhằm dụ các chiến xa của Binh đoàn 8 xuất hiện để phản công hay không. Sự thật, lúc đó các thiết giáp của chúng tôi đã chùn chân. Nhiên liệu mà Kisselring và Cavallero đã hứa hẹn với Rommel không thấy đến. R.A.F f (Không Lực Hoàng Gia Anh) không chỉ gây thiệt hại các đường tiếp liệu ngay trận địa mà còn đạt những kết quả xa hơn, đánh chìm ba tàu chở dầu ở địa Trung Hải và bẳn hạ một số vận tải cơ Junker 52 của chúng tôi. Nehring, Tư Lịnh Quàn đoàn Phi Châu, bị thương và được Tướng Von Thoma thay thế. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:08 am 3 Vào đèm 3 tháng 9, Rommel từ bỏ mưu toan chọc thủng phòng tuyến của địch quân. Những ngày tiếp theo sau đó, ông triệt binh khỏi các vị trí chính yếu: Liên đoàn Đặc nhiệm của chúng tôi hầu như đứng ngoài cuộc tấn công. Thời gian này tàu chở 500 chiến xa Sherman tiến vào kinh Suez. Mộng chinh phục Ai Cập của Rommel tan hẳn. Ở phía bắc con đường duyên hải, nằm giữa E1 Alamein và E1 Daba, tôi được dành bốn ngày đề chỉnh đốn lại tiểu đoàn của tôi, và huấn luyện cấp tốc cho một nhiệm vụ khác. Chúng tôi nhận được viện quân từ Đức, đa số đều là các cựu chiến binh từng chiến đấu trong lực lượng Lê dương của Pháp ở Bắc Phi trước đây và phần còn lại là các thủy thủ Hải quân thương thuyền (hiện thời không đủ tàu để họ phục vụ theo khả năng), cả hai thành phần này đều gần như vô kỷ luật nhưng bù lại kỹ thuật chiến đấu của họ khá cao. Khi các tiểu đoàn trưởng và các đại đội trưởng khác từ chối nhận nhóm viện quân này, tôi đã sẵn sàng nhận họ để đổi một số binh sĩ được huấn luyện của tôi qua các đơn vị khác. Chúng tôi cũng vừa nhận được nhiều súng chống chiến xa mới, bao gồm những khẩu 76,2 ly bắt được của Nga Sô. Tôi đặc biệt huấn luyện cho nhóm Lê dương và thủy thủ sử dụng loại vũ khí này. Bấy giờ điệp báo của chúng tôi cho biết người Anh dự định một cuộc đổ bộ lèn bờ biển nằm giữa Ei Daba và Mersa Matruh. Các báo cảo này đã gây sinh khí cho tiểu đoàn của tôi. Tôi ra lịnh thiết lập các đồn quan sát tại các yếu điểm dọc theo bờ biển, và công việc đã hoàn thành trong vòng hai ngày. Các đồn quan sát được nối liền bởi một loạt vị trí vô tuyến và được che dấu triệt để. Trong khi một số binh sĩ của tôi được cắt đặt vào nhiệm vụ, những binh sĩ còn lại tha hồ tắm biển Địa Trung Hải. Ăn uống của chúng tôi cũng thay đổi. Tài xế của tôi có thể lái xe mua trứng, quả chà là và gia súc ở các bộ lạc quanh đó. Nhưng tôi hiểu ở địa phương này, cung như những nơi khác, có nhiều người làm gián điệp cho địch — cũng như cho phía chúng tôi, nên chúng tôi luôn luôn đề cao cảnh giác. Trong lúc đó, các nhân viên tình bảo riêng của chúng tôi cung cấp nhiều tin tức cho thấy Montgomery đang chuẩn bị một trận đánh lớn. Giống như Rommel, vị tưởng người Anh này ưa dụng mưu. Nhưng giữa hai người có một khác biệt trên phương diện áp dụng : Rommel tập trung mọi xe cộ để giả dạng chiến xa nhằm che đậy sự yếu kém của mình, trong khi đó Montgomery dấu biệt đi sức mạnh thật sự bằng cách dùng ván, vải bổ đế bao che các chiến xa Sherman của ông lại, mà thoạt nhìn chẳng khác gì các loại xe cộ thông thường. Trong sa mạc có thêm một con cáo nữa. Montgomery còn lừa bịp chúng tôi bằng cách khởi sự đặt một ống dẫn dầu mới, đầy đủ các cơ sở bơm dầu, đâm thẳng xuống hướng nam. Công việc tiến hành một cách dây dưa, nhưng cho thấy các ống dẫn dầu này phải được hoàn thành trước khi Binh đoàn 8, qua các chuẩn bị bề ngoài, mở một cuộc tấn công nhắm vào phía nam của phòng tuyến E1 Ala- mein. Các cuộc không thám của chúng tôi không thể nào phát giác được ống dẫn dầu của Montgomery chỉ là những thùng phuy cũ được kết nối và sơn phết lại. Về mặt tâm lý, Montgomery tỏ ra đã đứng trên thế thượng phong. Binh đoàn 8 đã nhận được sự tăng cường thực chất cả hai phương diện người và chiến cụ. Tất cả các đơn vị của Montgomery đều biết thực chất này và vững, tin. Vị tướng người Anh này cũng có một nhiệm vụ xác định : đánh bại Rommel, giải tỏa áp lực đè nặng lên Ai Cập, và sẽ nổi danh khi làm được như thế. Còn Rommel, lực lượng của ông không đầy đủ khả năng. Chính binh sĩ của ông cũng biết - điều này. Qua chiến thắng Tobruk, cú đấm của ông đã thẳng, không còn đủ sức để chạm tới Alexandria. Hơn nữa, Bá linh vẫn nhìn Trung. Đông như là một mặt trận hàng nhì, vì vậy vấn đề tiếp sức cho Rommel đến một mức độ mong muốn khó thể hy vọng. Và Rommel thời gian này lại đau yếu. Mỗi lăn gặp lại ông là mỗi lần thấy khí sắc ông đổi khác. Hơn nữa, khác với Montgomery, ông đến sa mạc sớm hơn, và với hai mươi tháng ròng rã, cát bỏng đã đốt cháy hầu hết tinh thần lẫn thể xác ông. Và nhứt là chứng đau gan, bắt buộc Rommel phải về Đức đế chữa trị, không còn cách chọn lựa nào khác. Sau này Rommel đã bay về Đức và trước khi vào nằm bịnh viện ở Semmerling1 ông có hội kiến với Hitler, ông trình bày thẳng về những nguy hiểm sẽ xảy đến cho chúng tôi ở Phi Châu, một khi chúng tôi không được tăng viện thiết giáp đến mức đòi hỏi tai mặt trận E1 Alamein. Vấn đề tiếp liệu bảo đảm và hữu hiệu cho các lực lượng riêng của người Phi Châu cũng phải cố làm cho được, RommeỊ thúc giục. Hitler hứa hẹn mọi thứ. Nhưng lúc đó Con Cảo Sa Mạc đã không trở lại sa mạc nữa. Hitler đã dự trù dành sẵn cho ông một chức vụ mới, Tổng Tư Lịnh một Đại đoàn ở Ukraine, sau khi ông bình phục. Bấy giờ chức vụ Tư Lịnh Đạo quán Thiết kỵ của ông ở Phi Châu được trao lại cho Đại Tướng Stumme. ---------------- 1. Một thành phố Áo, tây nam Vienna. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:15 am 32. BẠI TRẬN EL ALAMEIN Hành quân « Bó Đuốc » — mệnh danh cuộc tấn công của Montgomery ở E1 Alamein — bắt đầu vào đêm 23 tháng 10. Kế hoạch của cuộc tấn công này được địch quân giữ khá cẩn mật. Khi cuộc tấn công phát động đã gây kinh ngạc hoàn toán, cho dù có nhiều dấu hiệu báo trước đã được Bộ Tham Mưu Đức hội họp và bàn luận ròng rã suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước khi nó được công khai hóa. Binh đoàn 8, đã được bổ sung đầy đủ từ ngày 1 tháng 8, bao gồm 41.000 quân, trên 1000 chiến xa và 9000 xe cộ đủ loại. Đêm đó, bầu trời như vỡ tung khi gần 1000 đại pháo Anh khai hỏa vào chúng tôi. Chưa bao giờ mặt đất này nhận lãnh cơn mưa đạn liên hồi như thế. Hàng rào lửa giăng từ thung lũng Qattara đến bờ biển Địa Trung Hải. Cho dù những binh sĩ nằm cách xa tiền tuyến cũng phải đầu váng mắt hoa. Trận pháo kích kéo dài mười lăm phút và ngưng lại năm phút. Đó là năm phút ru ngủ trước khi một cơn bão lửa dữ dội hơn lướt đến. Đúng 10 giờ sáng, cũng cùng số lượng đại pháo đó, người Anh còn sử dụng thêm hàng nhiều ngàn vũ khí của chiến xa và bộ binh, tất cả đều tập trung vào các phòng tuyến của chúng tôi. Ngoài quân Úc làm thành phần chánh, còn có quân Anh, Tô Cách Lan, Tân Tây Lan và Nam Phi, tấn công chúng tôi. Mục tiêu chánh của họ là sườn núi Miteiriyeh. Địa điểm này đã bị chúng tôi chiếm giữ ngay đêm đầu của trận chiến, nhưng Rommel đã không củng cố, nên chỉ tồn tại sau hai ngày chiến đấu trong tuyệt vọng. Sư đoàn 15 Thiết giáp ở phía bắc và Sư đoàn 21 ở phía nam nằm cách tiền tuyến một khoảng ngắn đã trở nên hỗn loạn. Hai sư đoàn này được giao phó nhiệm vụ chiến đấu, theo như kế hoạch phòng thủ đã sắp xếp của Rommel trước khi ông rời Phi Châu về Đức chữa bịnh. Nhưng chúng tôi đã quá vụng về khi áp dụng kế hoạch này. Thật ra, theo dự định của Rommel, hai sư đoàn này chỉ nằm riêng rẽ trong giai đoạn cuộc tấn công của địch quân còn đang trong vòng xúc tiến. Có nghĩa là khi cuộc tấn công đã được phát động hẳn, hai sư đoàn này sẽ được lập lức kết hợp làm một, để trở thành một mũi dùi duy nhứt, và chừng ấy mới chống đỡ nỗi lực lượng chiến xa hùng hậu hiện thời của Montgomery. Từ trước đến nay Rommel chưa từng cho phép lực lượng thiết giáp của ông tỉa ra từng đơn vị nhỏ, vì như vậy dễ bị đánh bại, như trường hợp ông đã đánh bại kẻ thù trong quá khứ. Tướng Bayerlein, Tham Mưu Trưởng, lúc ấy đi phép. Rommel có trở lại bây giờ cũng vô phương cứu vãn tình thế. Ngày đầu cuộc tấn công của Montgomery, Tướng Stumme, thay thế Rommel, bị chứng đau tim phát tác ngay giữa một cuộc oanh kích của phi cơ địch lúc đang di chuyển bằng xe. Ngay cả người tài xế của Stumme cũng không thấy ông rời khỏi xe, và xác của ông chỉ được tìm thấy sau đó. Cơ quan tình báo trung ương ở Bá linh đã nói với chúng tôi rằng người Anh không thể tấn công trước cuối tháng... Hitler gọi điện thoại cho Rommel, lúc đó đang nằm trong một bịnh viện ở Đức, vào buổi trưa ngày thứ hai của trận chiến, và yêu cầu ông lập tức bay trở sang Phi Châu. Tình thế đã tuyệt vọng. Rommel đã được điều trị ba tuần lễ, và mặc dù chưa bình phục, ông vẫn không thoái thác. Trước bình minh ngày hôm sau, Rommel leo lên phi cơ sang Trung Đông, chỉ ngừng lại Ý để tìm hiếu tình hình đang diễn tiến và đặc biệt hỏi xem tướng Kesselring có gởi đầy đủ nhiên liệu, chiến xa tăng cường và số lượng bích kích pháo mới như lời Hitler đã hứa với ông hay không. Ngay đêm đó, trước bình minh một vài giờ, Rommel đã có mặt tại Tổng Hành Dinh Đạo quân Thiết kỵ của ông. Tôi nghĩ Rommel đoán biết E1 Alamein đã mất, sau khi ông ghé Ý tìm hiểu và nhận thấy Quân đoàn Phi Châu thiếu hụt nhiên liệu trầm trọng. Ông nói với Bayerlein rằng quân Đức không còn hy vọng chiến thắng nữa, nhưng dù tuyệt vọng, ông vẫn cố hết sức để cải thiện tình thế. Không nghỉ ngơi, ông thảo ngay kế hoạch tái chiếm sườn núi Miteiriyeh. Sư đoàn 15 Thiết giáp hầu như tế liệt hẳn, ông đưa các Sư đoàn 21 và Ariete của Ý sang phía bắc và chuyển hai Sư đoàn 90 Khinh binh của Đức và Trieste của Ý từ hậu tuyến đến bảo vệ tiền tuyến gần biển. Cuộc phản công, do Rommel trực tiếp điều động, đã bị nghiền nát bởi địch quân với sự hỗ trợ ồ ạt của các oanh tạc cơ và pháo binh. Rommel cố gắng một lần nữa vào ngày hôm sau, nhưng kết quả vẫn không hơn ngày hôm trước. Lực lượng thiết giáp của ông hầu như tan rã. Sư đoàn 9 Úc Đại Lựi đẩy bật ông về phía sau. Montgomery tạm ngưng để chỉnh đốn lại đội ngũ sau ba ngàv quần thảo. Trong khi đó, ở Tel el Aqqaqir, một trận xa chiến ác liệt xảy ra, cả hai phía đều thiệt hại nặng nề, nhưng chúng tôi có phần nặng nề hơn. Hầu hết thiết giáp của chúng tôi tham dự trận này đều bị loại ra khỏi vòng chiến. Cuộc hành quân « Tăng Cường » — kế tục cuộc hành quân « Bó Đuốc » — là cuộc hành quán cuối cùng của Montgomery ở E1 Alamein. Sư đoàn 21 Khinh binh Đức cố gắng chiến đấu với tất cả năng lực lần cuối cùng, và mặc dù gặp cựu địch thủ là Sư đoàn 1 Thiết giáp Anh, nó vẫn bị đánh bại. Đêm 21 tháng 11, Rommel quyết định triệt thoái. Ông gởi điện văn cho Tổng Hành Dinh của Hitler biết quyết định và các lý do ngay đêm đó. Nhưng điện văn này hôm sau mới đến tay Hitler, vì trong đêm viên sĩ quan trực không dám đánh thức ông dậy. (Hắn bị lột chức sau đó). Hitler la hét và mạt sát Rommel thậm tệ. Một điện văn nhận được từ Tổng Hành Dinh của Hitler trong lúc cuộc triệt thoái của Rommel đang diễn tiến : « Tình hình đòi hỏi phải giữ các vị trí ở E1 Alamein đến người cuối cùng. Triệt thoái không được bàn đến. Chiến thắng hoặc chết ! Heil Hitler». Đích thân Hitler ký tên điện văn. Vì nhiều lý do, mặc dù chúng tôi đã thật sự rút lui, điện văn vẫn được chuyển xuống các đơn vị thuộc Quân đoàn Phi Châu. Bức điện văn không thể nào cải thiện tinh thần của chúng tôi vào lúc đó. Tuy nhiên Rommel vẫn nhận và bắt buộc tìm hiểu, ông không thể lờ đi lịnh của Fuhrer. Vì vậy, khi Tướng Von Thoma, Tư Lịnh Quân đoàn Phi Châu yêu cầu Rommel, lúc đó đang có mặt tại Tổng Hành Dinh đạo quân Thiết kỵ Phi Châu đóng ở phía nam E1 Daba, cho phép ông triệt thoái đến Fuka, Rommel không chuẩn y, nhưng giao cho Thoma thẩm quyền hành động theo sự cân nhắc riêng của ông ta. Sáng hôm sau, Von Thoma được tin quân Anh đang chuẩn bị tấn công vào cạnh sườn phía nam của Quân đoàn Phi Châu và ông chuyển tin này đến Rommel. Rommel không cho là chính xác, và nói rằng đơn vị ở phía nam của Thoma chính là một sư đoàn Ý đang rút lui. Von Thoma sử dụng một chiếc thiết giáp đích thân đi phối kiểm. Ông bị chiến xa Anh vây kín và bị bắt sống. Tướng Bayerlein, Tham Mưu Trưởng của Thoma, xông ra tìm kiếm và qua ống viễn kính, ông nhận thấy vị Tư Lịnh của ông bị địch quân vây phủ từ xa. Ông vội vã thối lui và sau đó được chỉ định kế nhiệm Thoma, quản xuyến những gì còn lại của Quân đoàn Phi Châu. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:21 am 33. TÔI NHẬP TRẬN Tôi chỉ lâm trận thật sự khi E1 Alamein đã mất. Từ khi cuộc triệt thoái khởi sự, Liên đoàn 288 Đặc nhiệm chưa đụng độ lần nào. Thật vậy, Liên đoàn không hề được cắt đặt vào nhiệm vụ chiến đấu nào. Trong những ngày này, chúng tôi chỉ nghe mù mờ về trận chiến ác liệt đang xảy ra cách phía đông chúng tôi hàng chục cây số, ngoài ra, với mớ vũ khí đã đóng bụi, chúng tôi chỉ biết bơi lội và tắm nắng trên bãi biển. Cho đến khi các chiếc thiết giáp cuối cùng lướt về hướng tây, nhiệm vụ của chúng tôi mới bắt đầu. Chúng tôi lãnh phần hậu vệ cho Rommel, di chuyến dọc theo đường duyên hải cách bờ biển một dậm, và bất thình lình chúng tôi bị một số thiết vận xa địch tấn công vào cạnh sườn phía nam. Đại pháo của chúng tôi phản ứng kip thời và loại số thiết vận xa này ra khỏi vòng chiến. Liên đoàn di chuyển từng đoạn đường một, trong lúc mỗi tiểu đoàn thay phiên nhau nằm án ngữ che chở cho thành phần còn lại rút lui. Chúng tôi tiến vào Mersa Matruh ngày 6 tháng 11. Tôi được lịnh đảm trách các vi trí trên tuyến phòng thủ phía nam Matruh và cả hai cạnh con đường mòn Siwa. Tôi phân phối các súng chống chiến xa — mỗi đại đội có 5 hoặc 6 khẩu — tại các điểm chiến thuật quan yếu. Các vị trí của chúng tôi nằm giữa các lô cốt kiên cố rào kẽm gai và mìn bẫy, đã được thiết lập khi quân của Auchinleck mưu toan đánh chiếm phòng tuyến này vào tháng 6 vừa qua. Xế chiều ngày đó, tôi nhìn thấy chiến xa Anh thấp thoáng phía nam Matruh. Khi đêm xuống, những chiến xa này khai hỏa vào các vị trí của chúng tôi nằm dọc theo đường mòn Slwa không ngừng nghỉ. Dưới sự bao che của bóng đêm, các đơn vị thiết giáp còn tồn tại của chúng tôi rời các pháo đài và tiến về phía tây. Vài giờ sau, một binh sĩ đưa tin mang đến cho tôi một báo cáo viết tay, do đó tôi biết các mũi dùi của Montgomery đang chĩa vào hướng tây Matruh. Tôi được lịnh rời bỏ các vị trí vào lúc nửa đêm. Chúng tôi tụ tập gần một « wadi » để kiểm điểm lại trước khi di chuyển theo sau đoàn quân đã rời khỏi Matruh không lâu trước đó. Nhưng mặc dầu rất cẩn thận, tiếng động cơ xe và tiếng gọi nhau của một số liêu lạc viên đã gây sự chú ý của địch quân. Vì vậy, ngay khi chúng tôi sắp khởi hành, đại bác của chiến xa Anh bắt đầu khai hỏa. Một số xe cộ trúng đạn và bốc cháy. Không có cách nào khác hơn là lướt xuyên qua cơn bão lửa của địch quân và, dĩ nhiên, trong tình cảnh cực kỳ rối loạn đó, vấn đề chỉ huy không còn cần thiết nữa. Sau đó, mất hai giờ tôi mới tập hợp đơn vị lại được. Bốn xe bị hủy diệt, một số binh sĩ bị thương, nhưng may mắn chẳng ai thiệt mạng. Chứng tôi vội vã di chuyển về hướng tây và nhìn thấy các oanh tạc cơ Anh đang chúi xuống trút bom trước mặt. Nhờ vậy, bấy giờ chúng tôi mới xác định được thành phần chánh của Quân đoàn Phi Châu đang nằm ở đâu. Chúng tôi bương bả di chuyển suốt ngày hôm đó, xuyên qua khu vực Sidi Barrani vào ban đêm, và cuối cùng chúng tôi đặt chân vào khu vực tương đối an toàn thuộc Sollum. Đó cũng là đêm hỗn loạn nhứt của toàn thể Quân đoàn Phi Châu. Một kiểm kê sau đó cho thấy mức thiệt hại người và thiết giáp trong cuộc triệt thoái này gấp mấy lần các cuộc đụng độ dữ dội nhứt trước đây, phần nhiều do pháo binh và phi cơ Anh gây ra. Ngay buổi sáng chúng tôi rút khỏi Mersa Matruh, những làn sóng của lực lượng Đồng minh đầu tiên đổ lên các bờ biển Bắc Phi thuộc Pháp. Vào ngày 10 tháng 11, chúng tôi di chuyển xuống bờ biển phía dưới Halfaya Pass sau khi Sư đoàn Tân Tây Lan lần lượt đánh chiếm Sollum, Bardia và Capuzzo. Các chiến xa của Sư Đoàn 7 Thiết giáp Anh xuyên qua sa mạc và kết hợp với quân Tân Tây Lan. Chúng tôi dừng quân một thời gian ngắn gần Sibi Azeiz và sau đó cuốn gói về Tobruk. Bấy giờ cán cân lực lượng hoàn toàn thay đối. Chiến xa Sherman của Mỹ trở thành một cơn ác mộng đối với chúng tôi. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:27 am Vào ngày 13 tháng 11, quân Anh tiến vào Tobruk mà không gặp một kháng cự nào. Thành phần chánh của họ tiến 220 dậm về phía trước trong vòng sáu ngày và đã ngưng lại vì thiếu tiếp liệu. Nhưng hai ngày sau đó các hải cảng Barđia và Mersa Matruh bắt đầu hoạt động, đủ khả năng cung cấp tiếp liệu cho các lực lượng nhẹ của họ tiếp tục theo sát bên chân chúng tôi. Ngày 16, quân Anh đặt chân vào Derna và các chiến đấu cơ của họ có thể sử dụng phi trường ở đây, ngoài các phi trường nhỏ ở Gambut, để không yểm cận cho các đơn vị bộ binh. Các chiến đấu cơ này còn là cây dù cho một đoàn công voa khởi hành từ hái cảng Alexandria đến đảo Malta. Vào ngày 18, các thiết vận xa của Anh bị lực lượng đoạn hậu của chúng tôi đánh tan ở Sceleidima và Antelat, nhưng đêm đó chúng tôi rút khỏi hai khu vực này và mất Benghazi. Mưa to kéo dài hai ngày giúp chúng tôi có thì giờ nghỉ ngơi ở Agedabia. Đơn vị của tôi, Liên đoàn 288 Đặc nhiệm vẫn còn đầy đủ quân số, đã thiết lập một tuyến phòng thủ dọc theo khu vực chỉ toàn đồi và cát. Thời gian này chúng tôi thoải mái, bởi chúng tôi « bắt được » một kho thực phẩm của Đức bỏ lại. Thức ăn nấu nướng trong thời gian này khá khoái khẩu, và chúng tôi còn bắt được khả nhiều chocolat và thuốc hút. Tỏi không dự trữ cho binh sĩ. Ai biết những gì sẽ xảy ra cho ngày mai ? « Chiến xa địch — đông bắc ! » tiếng la của một quan sát viên của tôi vào một hôm. Qua ống viễn kính, chúng tôi nhìn thấy các chiến xa và hai phi cơ quan sát địch bay lượn phía trên, nhưng có lẽ chúng chưa tìm thấy chúng tôi. Lập tức các ô cao xạ ở phía tây của chúng tôi khai hỏa. Cả hai chiếc phi cơ đều bị bắn rơi. Bộ chỉ huy của Đại tá Menton gọi vô tuyến cho tôi biết một trong hai phi công sống sót nhờ nhảy dù kịp thời, và tất cả đều bị bắt làm tù binh. Hai viên phi công này tỏ ra kinh ngạc vì không ngờ phía dưới có chúng tôi. Hiển nhiên các ổ cao xạ của chúng tôi đã chỉ điểm cho chiến xa địch. Khoảng 30 chiếc tập trung trong một « wadi » phía trước mặt chúng tôi. Đại bác của Đức đặt ở Agedabia đang khai hỏa, đạn bay vượt ngang đầu chúng tôi hướng đến « wadi », nhưng không kết quả. Ngoài các chiến xa, địch còn hai khẩu trọng pháo. Xuyên qua ống viễn kính, tôi thấy rõ những viên đạn khổng lồ được nạp vào súng và cuộc phản pháo xảy ra lập tức. Các viên đạn của địch rít ngang đầu chúng tôi, hướng về phía Agedabia. Tôi cũng phân biệt cả đến các xe chỉ huy của địch quân. Nhiều sĩ quan Anh, đầu đội nón sắt, đứng xõng trên các xe này. Nhưng lúc ấy các khẩu trọng pháo của chúng tôi được lịnh im tiếng để nhường cho Agedabia đáp trả. Ngay lúc đó một sĩ quan Anh ra thủ hiệu : Các chiếc Sherman tiến đến chúng tôi. Ba chiếc trong số tách ra chạy vào con đường mòn nơi chúng tôi có đặt một khẩu phòng không, xạ thủ là các cựu lính lê dương. Chiến xa đầu tiên tiến vào xạ trường, khẩu súng khai hỏa nhưng đạn trượt trên vòm cong của chiến xa địch và bay lên không. Loại chiến xa Sherman chỉ có thể bị hủy diệt với các viên đạn bắn thật thẳng. Nhưng dù hỏa lực của chúng tôi vô hiệu, các chiếc chiến xa khác của địch vẫn ngừng lại và khi chúng tôi bắt đầu phân tán, viên đạn thứ nhì của tên lính lê dương đạt được kết quả. Xe đầu tiên bốc cháy. Bấy giờ chúng tôi mới tìm thấy yếu điểm của các con quái vật từng gây khủng khiếp nầy. Trận đấu giữa súng của chiến xa địch và đại bác phòng không của chúng tôi xảy ra dữ dội. Hai trong các ổ súng của chúng tôi bị loại ra khỏi vòng chiến, nhưng chúng tôi cũng hủy diệt thêm nhiều chiến xa của địch khiến bước tiến của họ chùn lại. Nhưng vị trí của chúng tôi lung lay. Tiền đội của Lữ đoàn 22 Thiết giáp Anh bất thần tiến xuyên ngang 260 dậm của sa mạc, đánh vào cạnh sườn phải của chúng tôi, và trận chiến xoay ngược tình thế lập tức. Một lần nữa, chúng tôi tháo lui và tất cả chạy về E1 Agleila. Rommel mất toàn thể khu vực Cyrenaica. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:34 am 34. MẤT TRIPOLI Đến El Agheila, tôi được gọi ngay đến Tổng Hành Dinh của Quân đoàn Phi Châu. Tướng Tư Lịnh yêu cầu tôi tường trình vắn tắt về địa thế ốc đảo Marada. Chắc có người trong Bộ Tham Mưu đã nhớ lại chuyến đi của tôi vào đầu năm 1941. « Marada », tôi nói, « có thể phòng thủ dễ dàng nếu sử dụng các đơn vị thiện chiến và được bảo đảm về mặt tiếp tế. Nếu cần, có thể tiếp tế bằng phi cơ, một khi đường bộ bị địch quân cắt đứt, mà theo tôi, điều này rất dễ dàng xảy ra». Tôi trình bày, nhưng nhận thấy cuộc thảo luận không được nồng nhiệt lắm. Ông Tướng lắng nghe với thái độ rất thân mật và sau đó thưởng tôi một tách cà phê — đó có lẽ là tách cà phê ngon nhứt đời tôi, sau nhiều tuần lễ không được ngửi đến... Nhưng tôi cũng còn đủ sảng suốt để nhận thức rằng ý kiến Marada đã bị gạt sang một bên ngay trước khi tôi đến tường trình. Một hệ thống phòng thủ ở El Agheila và Marada không thể nào chuẩn bị kịp trong một thời gian vội vã trước mũi súng của địch quân. El Agheila là một vị trí phòng thủ mạnh nhứt ở Libya. Nếu muốn tấn công vị trí này đầu tiên phải tiến vào từ phía nam, qua hai khu vực cát lầy, và nằm giữa hai khu vực cát lầy này là một khoảng trống bằng phẳng, Nhưng kế đó lại gặp phải một dốc thẳng đứng, rồi đến các đụn cát và thêm một khu vực cát lầy nữa. E1 Agheila cách Benghazi 150 dậm và Tobruk 300 dậm. Chỉ cần một đoàn quân khỏe mạnh, và các hệ thống tiếp liệu bảo đảm, có thể hy vọng phá vỡ vị trí này. Nhưng, đối với quan điểm của Tổng Hành Dinh Quân đoàn Phi Châu, chúng tôi không còn nơi nào để giữ nổi trong thời gian này ngoài E1 Agheila. Đó là sự thật, mà chính Rommel cũng tuyên bố : « E1 Agheila là tiền tuyến cuối cùng, nơi đó hướng tiến của Binh đoàn 8 phải được chặn đứng ». Nhưng bi thảm thay, hiện thời chúng tôi không có cả đến sự tăng viện đủ sức đề giữ thế thủ hữu hiệu nữa. Không quân, dĩ nhiên, nặng phần tin đồn hơn là thực chất. Bao nhiều tăng viện của Đức đều được đồ sang Tunisia. Một số binh sĩ từ Tunisia sang có nói đến loại thiết giáp « Tiger » khổng lồ — loại chiến xa hạng nặng mà Hitler đã hứa gởi sang cho Rommel trước trận E1 Alamein, và các máy lướt có thể chuyển vận một chiến xa nhẹ hoặc 250 binh sĩ. Bây giờ ở phút cuối cùng, Bộ Tư Lịnh Tối Cao ở Bá linh mới trù tính làm một cái gì cho lực lượng viễn chinh Đức ở Phi Châu. Nhưng đó cũng chỉ là tin đồn, bởi vì chúng tôi chẳng thấy một mống viện binh nào, trái lại các đơn vị đặc biệt của Quân đoàn Phi Châu còn bị rút bớt và cấp tốc đổ sang Tunisia. Lúc ấy liên quân Anh - Mỹ đã chiếm giữ Ma Rốc và Algeria, và họ chỉ còn cách Tunisia không đầy 45 cây số. Mọi thứ tăng cường cho Phi Châu đều trở hướng sang Tunisia. Rommel chờ đợi mỏi mòn ở Libya, và hành động duy nhứt lúc bấy giờ của ông là triệt thoái, vì chúng tôi chỉ còn lại một lực lượng bao gồm 25 ngàn quân Ý (nhưng không phải hoàn toàn quân số chiến đấu) và 10 ngàn quân Đức. Về chiến xa, chúng tôi cũng chỉ còn được vài trăm chiếc. Kế hoạch của Rommel không chủ tâm giữ E1 Agleila lâu dài. Nhưng ông cần thúc đẩy cho Montgomery dàn quân tản mác và chuẩn bị một cuộc phản công chiếm lại Buerat để che chở cho hải cảng Tripoli. Đầu tháng 12, địch quân hình như đoán biết chúng tôi trù định triệt thoái xa hơn nữa. Họ nhận thấy điều này, bởi vì Rommel rút kinh nghiệm thiệt hại hàng ngàn quân Ý ở E1 Alamein vì thiếu phương tiện vận chuyển, nên bây giờ ông đã cho quân Ý di chuyển trước, chỉ những lực lượng lưu động của Đức được lưu lại để giữ các vị trí và sẽ di chuyển sau, một khi Montgomery tung ra các cuộc tấn công mạnh mẽ. Chúng tôi bắt đầu rút lui vào đêm 12 tháng 12, vì địch quân rõ ràng đang dự định tung ra một cuộc tấn công chặn đầu chúng tôi. Liên đoàn 288 lãnh nhiệm vu đoạn hậu cho Quân đoàn Phi Châu từ phía nam con đường Marada, xuyên ngang qua con đường duyên hải đến Địa Trung Hải. Quân Anh tiến chậm chạp vỉ gặp phải mìn bẫy và các chướng ngại vật do chúng tôi thiết lập rải. rác dọc theo các lộ trình di quân của họ. Nhưng, vào ngày 15, quân Anh vẫn đuổi kịp chúng tôi, chiến xa của Trung đoàn 8 Thiết giáp Anh chạm trán ác liệt với chúng tôi trên đường Marada và chúng tôi mất gần trọn một đại đội. Mặc dù chúng tôi chặn đứng được chiến xa Anh tại một hào sâu cắt ngang con đường chánh do chúng tôi đào, nhưng quân Tân Tày Lan vẫn vượt khỏi một hào sâu khác cùng loại — kỳ công này đã khiến họ nổi danh, và tung quân rộng ra, đe dọa cắt ngang chúng tôi ở Wadi Matratin, phía tây E1 Agheila khoảng 60 dậm. Một vị trí đoạn hậu của chúng tôi dược thiết lập từng khoảng rút quân một, vẫn còn nằm ở cạnh phía tây Wadi, đế chặn nẻo mòn đâm tắt ra con đường chánh, bị quân Tân Tây Lan bất thần tiến đảnh, nhưng không đạt hoàn toàn kết quả. Bởi vì, có thể đêm đó lực lượng tấn công lạc nhau, nên cuối cùng chỉ còn cấp đại đội, nhờ đó chúng tôi đã nương theo các khoảng trống thoát được ra ngoài, dù vậy vẫn thiệt mất một số binh sĩ, chiến xa và vũ khí. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:41 am Chúng tôi phá hủy tất cả ống dẫn nước, cầu kỳ tại mỗi « wadi » và căn lưới mìn dọc ' theo đường rút lui. Địch quân bắt buộc phải chậm chân nhưng họ vẫn đuổi kịp chúng tôi ở Nofilia vào đêm 16. Vài trận đụng độ nhỏ xảy ra giữa chúng tôi và đơn vị tiền phương của Montgomery, và sau đó, chúng tôi rút về hướng Sirte. Vào ngày 22, chứng tôi còn lại Sư đoàn 15 Thiết giáp nằm lại án ngữ. Hai Sư đoàn 21 Thiết giáp và 90 Khinh binh cùng với thành phân chánh ở Buerat chuẩn bị một phòng tuyến mới. Địch quân lưỡng lự trước khi tiến quân sang khu vực bên kia Nofilia, vì hiện thời họ đã cách xa căn cứ chánh của họ ở Benghazi trên 250 dậm. Nhưng điều hiển nhiên là địch quân phải tìm kiếm các bãi đáp tiền phương cho phi cơ, nếu họ muốn tiến đánh chúng tôi ở Buerat. Vi vậy, địch quân xua thiết vận xa của họ tiến thêm 80 dậm về bướng Sirte, đe dọa bao vây chúng tôi. Và một lần nữa, Liên đoàn 288 Đặc nhiệm của chúng tôi áp dụng chiến thuật « ếch nhảy » rút đi từng đoạn một. Sirte rơi vào tay địch quân. Vào ngày Giáng sinh, Tiểu đoàn của tôi trở thành đơn vị tiền phương của thành phần đoạn hậu, nằm tại Via Balbia, trong tầm súng của Sirte. Từ địa điểm này, tôi có thể nhìn thấy binh sĩ Montgomery tiến vào ngôi làng trưa hôm đó và thấy ngay cả các công tác dọn dẹp bãi đáp của họ. Một đêm đón mừng Giáng sinh kỳ quái làm sao ! Cây Giáng sinh của chúng tôi là một cái sào bằng cày có đục lỗ để làm nhánh, được trang trí bằng giấy bạc, và các cây nến làm ngay tại chỗ. Tiệc Giáng sinh của chúng lôi chỉ là ba điếu thuốc cho mỗi người và một túi thư từ gởi từ quê nhà, được chờ mang ra phân phát vào lúc này. Các bức thư là quà Giáng sinh quí báu nhứt của chúng tôi. Rommel lại mưu toan cầm cự ở wadi Zem Zẹm, phía tây Buerat. Địch quân và ngay cả một số sĩ quan của chúng tôi lúc đó có lẽ đã tự hỏi tại sao Rommel làm như thế. Bởi vì địa thế « wadi » này, với 25 dậm chiều dài của nó, không thể phòng thủ được và hơn nữa rất dễ dàng bị bao vây. Đối với sự phân tách của chúng tôi, tuyến cầm cự mạnh mẽ nhứt phải nằm giữa Homs và Tarhuna. Sự thật, Bộ Tư Lịnh Tối cao Đức đã quyết định hy sinh toàn thể lãnh thổ Libya từ trước cuối năm, để tập trung tất cả nỗ lực duy trì một đầu cầu ở Phi Châu quanh Tunisia. Nếu chúng tôi chặn đứng được lực lượng Anh Mỹ ở đây, chúng tôi sẽ còn nắm giữ trung tâm Địa Trung Hải, đồng thời cũng nắm giữ Sicily, và chúng tôi sẽ không cho phép địch quân tự do sử dụng mặt biển này. Và, vả lại, chúng tôi cũng sẽ chặn đứng địch quân ở cạnh sườn phía nam Âu Châu, mà theo tiên đoán, họ đang ngắm nghé tấn công vào cạnh sườn này. Churchill đã hé mở trước ý định này một cách đầy đủ. Đầu tháng giêng, tất cả quân Ý từ Buerat đều được rút về phía tây. Đồng thời một lực lượng của chúng tôi, Sư đoàn 21 Thiết giáp, tách rời khỏi Binh Đoàn Thiết ky Đức - Ý của Rommel và được đưa sang cho Tướng Von Arnim ở Tunisia. Ở Zem Zem chúng tôi chỉ còn lại Sư đoàn 15 Thiết giáp và Sư đoàn 90 Khinh binh. Montgomery có thể đẩy chúng tôi ra khỏi phòng tuyến Buerat bất kỳ lúc nào nếu ông ta biết được chung tôi không có dự định giữ nơi này. Vấn đề chánh của ông lúc ấy là nếu muốn chiến thắng mặt trận này, ông phải tìm cách đánh chiếm cho được hải cảng Tripoli. Bởi vì ngoài hải cảng này ra, ông phải nhận tiếp liệu từ hải cảng Benghazi, một vị thế để dàng bị xâm phạm, nhứt là cách xa mặt trận đến 600 dậm. Montgomery sắp xếp kế hoạch tấn công với hai sư đoàn bộ binh tiến đánh trực diện, còn thiết giáp và quân Tân Tây Lan tấn công vào cánh trái, nhằm bao vây chúng tôi. Hải cảng Benghazi lúc bấy giờ bị một cơn bão gây thiệt hại nặng nề, khiến một trong những sư đoàn bộ binh của Montgomery nằm bất động và tất cả tiếp tế phải được đưa đến từ Tobruk. Nhưng điều này chẳng làm bận tâm Montgomery. Chúng tôi không đủ sức đề kháng trước một cuộc tấn công lớn. Quân Tân Tây Lan len lỏi tiến đến bao vây chúng tôi nhanh chóng, và phía trước, Montgomery điều động lực lượng băng ngang « wadi » Zem Zem vào ngày đầu tiên. Chúng tôi không còn cách nào khác hơn là triệt thoái từng giai đoạn một và áp dụng chiến thuật trì hoãn bằng mìn bẫy, chất nổ như đã từng làm trước đây. Vào đêm 17 tháng giêng, chúng tôi rút về Homs. Địa thế hiểm trở này đã giúp chúng tôi kháng cự được với quân số đông thập bội của địch. Chúng tôi chặn đứng Montgomery gần Tarhuna với quân nhảy dù của Tướng Ramcke, và một số thiết giáp ít ỏi còn tồn tại của chúng tôi. Đơn vị đoạn hậu của chúng tôi chiến đấu dũng mãnh ở phía tây Homs nhưng, mặc dù các cơ cẩu phòng thủ của chúng tôi ở đây khả vững chắc, quân số của chúng tôi lại quá ít ỏi và Rommel đã sẵn sàng để mắt đến một khu vực di tản ở Tunisia. Một vài cuộc đụng độ nhỏ xảy ra ở Corradini và Castelverdc, và ở ngoài vòng đai Tripoli khoảng mười dậm, Sư đoàn 90 Khinh binh đã chiến với địch quân lần cuối cùng. Riêng đơn vị đoạn hậu còn đề kháng ở Castel Benito, Aziza và Barian, và sau đó chấm dứt hẳn. Chúng tôi đã rời xa trận chiến, cũng với chiến thuật « ếch nhảy ». Montgomery vào Tripoli ngày 23, đúng ba tháng sau khi trận đánh E1 Alamein mở màn. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:56 am 35. NHỮNG NGƯỜI MỸ ĐẦU TIÊN Hiện thời cả hai phía, chúng tôi và Đồng minh, chỉnh đốn lại toàn thể cuộc chiến ở Phi Châu. Churchill, Roosevelt và Eisenhower hội kiến ở Casablanca (một hải cảng của Ma Rốc) vào giữa tháng giêng và đã đưa ra nhiều kế hoạch. Cuộc hội kiến này qui định rằng Binh đoàn 8, sau khi tiến vào Tunisia, sẽ đặt dưới quyền điều động của Eisenhower. Nhưng, mặc dù Eisenhower là Tổng Tư Lịnh, Alexander vẫn đảm trách các nhiệm vụ chiến đấu chính yếu, qua chức vụ Tư Lịnh Đại đoàn (Army Group) thứ 18 — bao gồm Binh đoàn 8 của Montgomery và Binh đoàn 1 của Đại Tướng Anderson, trong các trận đánh sơ khởi ở Tunisia. Binh đoàn 1 của Anh thoạt đầu không bao gồm Quân đoàn 2, chưa đủ cấp số của Hoa Kỳ và Quân đoàn 19 của Pháp, vì lúc ấy Tướng Giraud, Tư Lịnh quân đoàn Pháp đã từ chối đặt dưới quyền chỉ huy của một tướng lãnh người Anh. Vì vậy, vai trò của Eisenhower có linh cách dàn xếp sự xung khắc này, để cuối cùng ông khép được Quân đoàn 19 của Giraud vào quyền điều động của Anderson. Alexander vội vã nắm lấy chức vụ vào ngày 17 tháng giêng, trước khi lịnh bổ nhiệm đến tay ông bảy hôm, bởi Rommel lúc ấy đã tiến quân như vũ bão vào khu vực Kasserine. Tôi được may mắn tham dự vào cuộc tiến quân này. Cùng lúc ấy, Rommel hội kiến với Tướng Von Arnim và bàn thảo kế hoạch hành động. Yon Arnim tin rằng với hai Binh đoàn của phe Trục ở hiện tại có thể liền tay thiết lập và giữ vững một đầu cầu kiên cố từ Bizerta đến phòng tuyển Mareth — một « Maginot của Phi Châu )) được người Pháp xây dựng những năm trước đó, dọc theo biẻn giới Tripolitania và Tunisia. Rommel không đồng ý. Ông không tin rằng một trận tuyến kéo dài như thế lại có thể chống giữ lâu dài được. Bộ Tư Lịnh Tối Cao các lực lượng Trục ở Phi Châu được nâng lên Tổng Hành Dinh Đại đoàn (Army Group H.Q.)đảm trách toàn thể mặt trận Tunisia. Rommel, vào ngày 23 tháng giêng, được công điện từ Bá linh bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Tư Lịnh Tối Cao cái được gọi là Heeresgrnppe (Army Group) Afrika1. Tướng Von Arnim tiếp tục làm Tư Linh Binh đoàn 5, đơn vị chiến đẩu sơ khởi của Đức được đưa vào Tunisia để đương đầu với liên quân Anh Mỹ và được tăng cường mạnh mẽ sau đó. Khi Rommel và hầu hết Bộ Tham Mưu của ông thiết lập Tổng Hành Dinh mới, Tổng Hành Dinh Binh đoàn Thiết kỵ Đức - Ý (German - Italian Panzer Army (Rommel làm Tư Lịnh, được thiết lập từ ngày 25 tháng 10 năm 1942) đương nhiên giải tán. Thay vào đó, các lực lượng Ý, từng bị Binh đoàn 8 của Montgomery đẩy lui khỏi Ai Cập, bây giờ được tổ chức lại và trở thành Binh đoàn 1 Ý, Tư Lịnh là Tướng Messe, đã từng nắm giữ một quân đoàn Ý ở Nga trước đây. Binh đoàn 1 bao gồm Quân đoàn 20 và 21 của Ý và Quân đoàn Phi Châu của Đức. Các lực lượng Đức tăng viện cho mặt trận Tunisia (mà nếu trước đây được đổ sang cho Rommel tại mặt trận El Alamein thì hiện thời ông đã vượt khỏi con kinh Suez,) bao gồm Sư đoàn 10 Thiết giáp, Sư đoàn 334 Bộ binh, Sư đoàn Hermann Goering Thiết giáp. Trung đoàn Barenthin và Trung đoàn Kock Storm, đây là hai trung đoàn dù thiện chiến của Đức. Và đặc biệt đơn vị 501 Thiết giáp có cấp số tiểu đoàn được trang bị loại chiến xa mới — Mark VI « Tiger ». Ngoài ra, một số đơn vị đã đến Tunisia sớm hơn : Sư đoàn Manteuffel và Trung đoàn 47 Xung kích. Hiện thời, chúng tôi có tất cả ba sư đoàn thiết giáp Đức và một sư đoàn khác được trang bị với chiến xa của Ý. Tính chung Rommel có dưới tay một lực lượng khoảng 14 sư đoàn, và quân số người Đức chiếm phân nửa. Alexander chỉ có khoảng 9 sư đoàn khi đảm nhiệm chức vụ, nhưng theo dự tính, quân số của ông la sẽ gia tăng lên khoảng 20 sư đoàn vào tháng 5. Tuy nhiên, chúng tôi được tăng cường có thể nói là nhanh chóng hơn địch quân. Chính Alxander đã tính cứ một ngày chúng tôi nhận thêm được một ngàn quân. Các đơn vị mới có lẽ là những liều thuốc hiệu quả nhứt đối với vị Thống chế bịnh hoạn của chúng tôi. Ngoài ra, cuộc rút lui bất khả kháng khỏi El Alamein để đến phòng tuyến Mareth với một Quân đoàn Phi Châu hầu như tan rã, (và thật sự trận chiến cũng đã ngã ngũ trước khi Rommel từ Đức trở sang), được xem là một trong những kỳ công vĩ đại nhứt của Rommel, ít ra là trên phương diện lãnh đạo chiến thuật. Tôi không hề cố ý đưa Rommel lên hàng siêu nhân. Từng gần gũi với ông, tôi nhận thấy ông thâm trầm và không nhiều ảo tưởng như là hình ảnh bay bướm mà cả hai phía bạn lẫn thù đã vẽ về ông. Chỉ vì tôi là một trong những người hầu như tiếp xúc, với kẻ thù liên tục trên lộ trình di tản dài dẳng dặc từ E1 Alamein đến Mareth, tôi có thể nói ông là một siêu nhân qua cách lối điều quân của ông : thiệt hại của cuộc rút quân được ông tối thiểu hóa đến mức không ngờ, và đang chiến đấu ở một nơi này nhưng một pháo đài phi thường đã được xây dựng trong trí của ông cho một cuộc thử sức khác ở Tunisia. Đặc biệt hơn, Rommel đã liên kết với Von Arnim một cách đơn giản trong việc nhanh chóng đưa Quân đoàn Phi Châu vào trú ẩn phía sau phòng tuyến Mareth trong thế thủ trước khi hoạch định thế công trở lại. Tuy nhiên sự ẩn nấp như vậy nguy hiểm, vì quân Anh - Mỹ có thể sẽ tung ra một cuộc tấn công trên một mặt trận mở rộng ở phía sau Rommel. Vì thế, Rommel quyết định ra tay trước, sử dụng tất cả các lực lượng cơ động của ông tấn công bất thần nhằm tiêu diệt càng nhiều bộ binh của địch càng tốt. Sau đó ông sẽ xoay lại đánh Montgomery, cốt đẩy bật Binh đoàn 8 về phía tây, như thế sẽ làm trì hoãn cuộc tấn công mà binh đoàn này đang chuẩn bị -------------- 1. Rommel giữ chức vụ này cho đến ngày 11 tháng 5, là ngày kháng cự của phe Trục ở Phi châu chấm dứt. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 11:26:07 pm Toi không hề có ý đinh viết một bài khảo cứu về trận chiến phức tạp ở Tunisia, dù việc làm này cũng khá thích thú. Nếu bạn là một tay mới tập tành về binh pháp, bạn sẽ không để ý đến vấn đề tại sao đơn vị của bạn lại được tung ra khơi khơi trên lộ trình bằng phẳng dẫn từ Gabes đến ốc đảo Gafsa ; và nếu bạn là một sinh viên sĩ quan mới ra trường, nhìn lên bản đồ, bạn cũng biết muốn nối liền hai địa điểm này phải đi ngang qua mũi súng của địch quân ở Kasserine và Feriana. Những điều này bạn sẽ rút tỉa được kinh nghiệm qua kế hoạch điều quân của Rommel, Rommel dàn phía sau Faid một lực lượng trừ bị của Đại đoàn, đơn vị chánh của lực lượng này là Sư đoàn 21 Thiết giáp. Quân đoàn 2 của Mỹ vẫn chưa đủ quân số và cũng chưa đụng độ lần nào, được đưa xuống bình nguyên Paid, giữa Gafsa Fondouk, và con đường mòn Kasserine nằm phía sau. Sư đoàn 1 Thiết giáp Hoa Kỳ phân tán quanh làng Sidi Bou Zidva và quanh Jebel Lessonda — một đỉnh núi đơn độc ở Sbeitla, cạnh trục lộ Sbeitla - Piehon, phía bắc của ngôi làng này. Vào ngày 14 tháng giêng, Rommel tung khoảng 100 thiết giáp và các đơn vị bộ binh yểm trợ tấn công Sư đoàn 1 Thiết giáp Hoa Kỳ. Phi cơ của Đức cũng xuất trận, gây xáo trộn thêm cho những « đứa trẻ » mới này. Các pháo đội của quân Mỹ bị tràn ngập, 30 khẩu trọng pháo bị phá hủy, thiết giáp của Rommel cũng triệt hạ chiến xa địch khá nhiều. Sau một cuộc phản công không kết quả vào ngày kế đó, quân Mỹ rút về Sbeitla, nhưng một số lực lượng bộ binh của họ bị cắt đứt làm hai. Chúng tôi bắt giữ nhiều tù binh. Chiến xa địch cũng bị đàn áp mạnh mẽ — 86 chiếc bị loại khỏi vòng chiến, và thấy khó yên ổn trên bình nguyên nên tất cả đã rút lui về cao nguyên miên tây Tunisia. Đơn vi của tôi, Liên đoàn 288 Đặc nhiệm, tham chiến vào ngày thứ hai. Chúng tôi được lịnh tấn công và chiếm đóng ốc đảo Gafsa, có thể do quân nhảy dù Pháp - Mỹ chống giữ. Nhưng thực sự địa điểm này được phòng ngự bởi quân xung kích Mỹ, nhưng khi chúng tôi đến họ đã rút đi, cùng nhịp với cuộc triệt thoái tổng quát của Mỹ, đến cao nguyên miền tây Tunisia. Khi đến bên ngoài Gafsa, chúng tôi đã thích thú khi nghĩ đến cuộc đụng độ đầu tiên với người Mỹ. Lúc đó chúng tôi chưa biết binh sĩ Mỹ ở đây không hiểu một chút gì vè « nghệ thuật chiến tranh » cả, và họ không thể nào so sánh với binh sĩ dày dạn của Đế quốc Anh, những người mà chúng tôi đã đương đầu trong vòng hai năm qua. Chúng tôi nằm ở phía tây ốc đảo, trong thung lũng có con đường Gabes chay băng ngang. Trong khi chúng tôi chuẩn bị chiến đấu thì buổi trưa đó các đơn vị thảm sát khám phá ra ốc đảo không còn địch quân. Hoàng hôn chúng tôi tiến vào. Ở rìa bên kia ốc đảo chúng tôi chạm nhẹ với một đơn vị nhỏ của địch còn nằm lại. Chúng tôi lập tức săn đuổi thuốc hút sau khi đã đánh đuỏi địch quân. Binh sĩ của chúng tôi hân hoan lớn khi tìm thấy nhiều xe cam nhông Mỹ, một trong số xe này chất đầy thuốc hút. Có lẽ lương thực khô tuyệt hảo của Mỹ rơi vào tay chúng tôi đã làm thay đổi tất cả những thiếu thốn sau cuộc rút lui vĩ đại vừa qua. Bình minh, tên tài xế của tôi chuẩn bị một bữa ăn sáng với thức ăn Mỹ trước khi tôi đến gặp Đại úy Meyer, tân Chỉ huy trưởng của tôi. Trước đây tôi là Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn 2, nhưng Meyer vừa từ Đức sang và thâm niên cấp bậc hơn tôi, nên tôi đã nhường quyền cho anh ta. Tiểu đoàn đã bị cắt giảm quân số, từ ba đại đội xuống còn hai đại đội, và tôi chỉ huy một trong hai đại đội nay. Mayer và tôi chẳng có chút thâm tình nào. Khi tôi trao tiểu đoàn, anh ta đã nhận ngay mà không có lấy một lời nói phải quấy với tôi. Buổi sáng nay Meyer thảo luận tình hình chiến thuật và chiến lược với tôi. Tôi xem xét bản đồ trong khi anh ta nói : « Liên đoàn ra lịnh cho Tiểu đoàn tiến về hướng Feriana, dọc theo quốc lộ ngay lập tức. Lịnh tổng quát cbo toàn thể Liên đoàn Tiểu đoàn 2 dẫn dầu, kế đó là Tiểu đoàn 1, và sau cùng là các đơn vị còn lại đi với Bộ chỉ huy ». Meyer thêm : « Anh sẽ đi đầu với đại đội của anh. Panzerjager ;(đơn vị diệt chiến xa) sẽ được biệt phái cho anh ». Tôi mang đại đội khởi hành lập tức. Panzerjager di chuyển ngay sau xe tôi, kế đó là một đơn vị công binh trang bị máy dò min. Quốc lộ từ Gafsa đến phía bắc rất xấu và xa hơn tôi nghĩ. Chúng tôi cũng chẳng phải được di chuyển suôn sẻ. Bên ngoài Gafsa một quãng ngắn, chúng tôi lãnh ngay pháo kích. Đài quan sát pháo binh của địch đặt trên cao điểm phía trái chúng tôi. Chúng tôi phản pháo. Phi cơ địch xuất hiện và oanh tạc. Chúng tôi mất hai trong những quân xa tốt nhứt. Sau đó, Liên đoàn ra linh cho chúng tôi chỉnh đốn lại hàng ngũ và tiếp tục tiến quân. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 11:26:38 pm Di chuyền được một vài dậm, đại đội của tôi chuyển nhanh về hướng bắc. Một lần nữa, chúng tôi bị phi cơ địch tấn công nhưng chỉ thiệt hại nhẹ. Chúng tôi di chuyền ngang qua một cái xác lỉnh Mỹ da đen nằm trần truồng trên đường. Có thể đó là « tác phẩm » của du kích Ả rập. Tôi nhận thấy các dấu vết chiến xa di chuyền vê hướng bắc. Chiến xa của Mỹ. Tọa độ trên bản đồ cho thấy chúng tôi ở gần Feriana, và thật vậy, khi chúng tôi tiến thêm một vài dậm nữa, chúng tôi gặp một con đường núi dẫn xuống thung lũng, và tôi có thể nhìn thấy nóc nhà thấp thoáng. Chúng tôi chạy nhanh xuống triền dốc và chạm chân lên ngoại vi của ngôi làng, trong khi cái đuôi của đơn vị chúng tôi vẫn còn trên rìa thung lũng. Trọng pháo địch đặt trong làng bắt đầu khai hỏa vào hậu quân chúng tôi. Cùng lúc, khi chúng tôi vừa nhảy ra khỏi xe, súng nhỏ của địch bẳn tủa ra từ các ngôi nhà gàn đó. Đại liên của chúng tôi bắn trả bừa vào làng, vì chẳng nhìn thấy mục tiêu nào rõ rệt. Tất cả tiểu đoàn bỏ xe và tiến vào làng như một đơn vị bộ binh, với đội hình trải rộng. Tiếng súng phía trước chấm dứt dưới hỏa lực đàn áp của chúng tôi. Dân làng chỉ các bãi mìn và cho chúng tôi biết pháo binh địch vừa rút khỏi đây. Họ cũng cho biết có một số chiến xa hạng nặng của địch hiện còn nằm cách làng một khoảng khá xa. Các bãi mìn vừa mới thiết lập, nhiều trái mìn dấu đất phủ phía trên còn nhận được, Chúng tôi rời ngôi làng, tiếp tục tiến quân với công binh chiến đấu và các máy dò mìn đi trước. Qua khỏi bãi mìn, con đường bắt đầu dốc ngược. Ngay khi ló đầu xe khỏi một chỗ quẹo rất ngặt, tôi nhận thấy một chiến xa địch đang nằm trên đường phía trước mặt, và trong tầm súng. Tôi xoay mạnh tay lái trong đôi tay của tên tài xế. Chiếc xe đâm đầu vào vệ đường bên trái. Chiếc xe phía sau tôi, được trang bị súng chống chiến xa, xấn về phía trước. Mục tiêu cấp tồc được nhắm và vào giây thứ hai, quả đạn đầu tiên bay đi. Chiến xa địch bùng cháy. Chúng tôi tiếp tục tiến tới và gặp ngay hỏa lực của các chiến xa khác, và của đại liên địch từ cạnh phải. Tôi báo cáo tình hình cho Meyer, đồng thời dàn đại đội để phản công dưới sự bao che của các khẩu súng chống chiến xa. Trong lúc đó, đại đội khác, do Đại Úy Buchholz chỉ huy, đã di chuyển lên các ngọn đồi ở cánh trái chúng tôi và vẫn tiếp tục lộ trình đã định. Trận đánh ác liệt kéo dài một tiếng đồng hồ với thương vong khá nặng cho cả đôi bên. Nhưng bất thình linh các cột khói đen nổi lên phía trước mặt chúng tôi, và tiếp theo là những tiếng nổ dữ dội. Hiển nhiên, những tiếng nỗ đó đã phát ra từ một kho đạn bốc chảy. Địch quân ngừng bắn. Chúng tôi tiến tới từng bước một, và sau đó chúng tôi còn nhìn thấy bóng dáng một vài chiến xa địch trước khi chúng khuất dạng hẳn. Đó là thành phần đoạn hậu cho cuộc triệt thoái của quản Mỹ khỏi Feriana. Không có thời giờ dừng chân ở Feriana — chỉ một đơn vị nhỏ được cắt đặt ở lại để quơ quào những gì xét ra có thể, từ các kho tiếp liệu, đạn dược và xăng nhớt đang bốc cháy. Chúng tôi tiếp tục tiến thật nhanh về hướng sân bay Thelepe gần đó. Mục tiêu này có tính cách quyết định kết quả của cuộc tấn công đang phát động. Địch quân đã bỏ lại đây 60 phi cơ bất khả dụng, phần lớn số phi cơ này, với các kho chứa, đều bị phá hủy trước khi rút lui. Chúng tôi dừng quân đêm trong các vị trí phòng thủ phía bắc sân bay. Trước bình minh, chúng tôi được lịnh thọc sâu về hướng bắc. Chúng tôi không gặp bất sự đề kháng nào cho đến khi chúng tôi bắt gặp một vài chiến xa riêng rẽ (của Sư đoàn 1 Thiết giáp Mỹ) trên bình nguyên nằm ở phía tây của dãy núi bên phải chúng tôi. « Sư đoàn 1 Thiết giáp Mỹ sau khi bị thiệt hại nặng nề đang rút về Tebessa. Liên đoàn 288 Đặc nhiệm đã đặt chân vào khu vực Jebel Lessonda ». Đó là báo cáo tình hình chúng tôi nhận được của cấp trên. Giữa đêm đó (16 tháng giêng) thiết giáp Đức lại tấn công Sbeitla và chiếm giữ thành phố nhỏ này vào buổi sáng. Sư đoàn l Thiết giáp Mỹ rút hẳn về phía tây, và sau đó vào nằm tại một khu vực phía đông nam Tebessa để chỉnh đốn lực lượng. Anderson, Tướng Anh, quan tàm đến sự thất bại của người Mỹ và đã đình chỉ việc thay thế các loại chiến xa Crusader lỗi thời của Anh bằng loại Sherman tân tiến của Hoa Kỳ cho một trung đoàn thiết giáp của ông, ngay khi đơn vị này đang trên đường trở về hậu tuyến để thực hiện việc thay thế. Ngày 18, Rommel cho các lực lượng di động của ông ngừng lại, để tập trung đầy đủ, bồi dưỡng và tái tiếp tế nhiên liệu. Áp lực của ông đã đè nặng lên phòng tuyến Anh - Mỹ, và có thể đến sát hơn nữa bằng cách tiến đến từ ba lộ trình khác nhau — xuyên qua Kasserine, qua Sbeitla và Sbiba, và cuối cùng xuyên qua Feriana hướng về Tebessa. Ngày 15, Tướng Alexander bay từ Tripoli đến Algiers, dự định nhậm chức năm ngày sau đó, nhưng ông phải đi nhanh ra mặt trận và đã cấp tốc tự đảm nhận lấy nhiệm vụ. ông nhận thấy tình thế nguy cấp hơn sự dự đoán của ông, như ông đã viết sau này. Qua cuộc rút lui hỗn độn của quân Anh, Mỹ và Pháp khiến cục diện trở thành rối tung. Không còn cái gì gọi là phối hợp kế hoạch phòng thủ, và đưa đến tình trạng mạnh ai nấy chỉ huy. Tại con đường miền núi Dernaia, phía trên Feriana, cạnh quốc lộ Tebessa, nơi đầu tiên Alexander đến thăm viễng, ông đã phải chỉ định một sĩ quan cao cấp Mỹ đảm trách chỉ huy khu vực đó, và chỉ thị cho viên sĩ quan này phải giữ vị trí cho đến người lính cuối cùng. Vâng, Rommel đã gây tai bại cho địch quân bằng các chiến pháp cũ kỹ của ông như thế đó. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 11:27:29 pm 36. CON ĐƯỜNG NÚI Con đường như từ trên cao rơi xuống và uốn cong về bèn trái, một hình ảnh đáng ghi nhớ nhứt. Đó là con đường núi Kasserine. Lịnh đến từ Liên đoàn : « Tấn công con đường núi Kasserine. Tiểu đoàn 1 phía trái, Tiểu đoàn 2 phía phải con đường. Tận dụng cơ động đến mức tối đa. Bộ chỉ huy Liên đoàn đặt tại căn nhà đầu tiên ở phía bắc khúc uốn cong của con đường. » Buchholz nhận lịnh và dàn rộng đại đội hướng về cao điểm ở phía trái. Đại đội của tôi chuẩn bị sau một vài phút, và với tốc độ điên cuồng, chúng tôi ào ào lướt xuyên qua một cánh đồng có, xuyên qua các khe núi và vượt lên các gộp đá, tiến đến ngọn đôi nhìn xuống con đường ở phía phải. Pháo kích của địch quân khá chính xác, vung vảy chung quanh chúng tôi. Nhưng chúng tôi lướt xuyên qua khỏi màn pháo, chỉ một chiếc xe bị trúng đạn, và sau cùng chạm chân lên cuối đầu một con dốc. Một wadi sâu thẳm đã chắn ngang hướng tiến quân bắt buộc chúng tôi phải xuống xe. Binh sĩ nhảy ra ngoài với vũ khí, và các chiếc xa quay lại tìm nơi ẩn dấu. Chúng tôi tiến một cách gian nan qua các tảng đá lớn, tận dụng địa thế đề né tránh pháo kích và hỏa lực của bộ binh Mỹ. Không lâu sau, chúng tôi lên cao ngang với đại đội của Buchholz, lúc ấy đã có thể nhìn thấy trên ngọn núi phía bên kia con đường, và cuối cùng, chúng tôi đặt chân lên đỉnh ngọn đồi. Tôi báo cáo về Bộ chỉ huy. Từ cao điểm này, chúng tôi có thể đặt toàn thể thung lũng cuối con đường Kasserine trong tầm quan sát. Trên quốc lộ chánh, chạy ngang qua thung lũng nối liền với con đường Kasserine nằm ở phía trái chùng tôi, xe cộ của quân Mỹ chạy xuôi ngược như giòng suối. Đây là lộ trình vận chuyển đạn được và quân tăng viện của họ. Bây giờ chúng tôi ở trên cao nhìn xuống toàn thể khu vực hậu tuyến của địch, giống như khán giả đang xem một quân đội tí hon diễn binh. Mọi loại súng ông, xe cộ, binh sĩ địch đều như được thu nhỏ lại và trông hiền lành làm sao. « Thiết giáp của chúng tôi đang tấn công con đường mòn». Báo cáo nghe được qua máy vô tuyến. Chúng tôi hồi hộp chờ thêm tin tức. Đụng độ nhẹ, sau đó ác liệt và lan rộng dần về phía chúng tôi. Quân phòng thủ Mỹ chống trả mạnh mẽ. « Cuộc tấn công thất bại ». Càng lúc, qua máy vô tuyến, chúng tôi càng nhận thêm tin tức chi tiết. Có một tin quan trọng, nhưng chẳng làm tôi quan tâm, cho biết Meyer đã nhảy vào cuộc tấn công, được thiết giáp yềm trợ cùng với sau thiết vận xa mà tôi đã bắt được của quân Mỹ dưới thung lững cách đây không lâu và Meyer đã để thiệt mất 5 chiếc. Ngav lúc đó, một sĩ quan trẻ, Trung úy Becker, gia nhập vào đơn vị tôi trong những giây phút cuối cùng của cuộc chạy dài » trước đây, đang dùng ống viễn kính quan sát quốc lộ phía dưới một cách chăm chú, và thình lình anh ta xoay lại nói với tôi: « Thưa Đại úy, Đại úy có nhìn thấy chiếc cầu nhỏ nằm trên quốc lộ phía xa xa kia không ? Nếu chúng ta tiến đến được và chiếm giữ cây cầu đó, chúng ta sẽ cắt đứt các hệ thống giao thông phía sau phòng tuyến của địch quân » « Một ý kiến liều lĩnh, » tôi kết luận. « Liều lĩnh, nhưng có thể thực hiện được. Hãy đi ! » Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 11:28:43 pm 37. CHIẾC CẦU Cấp tốc, tôi điểm một trung đội tấn công, bao gồm ba sĩ quan và 21 binh sĩ trang bị súng liên thanh. Với số đạn tối đa có thể mang được, chúng tôi bò len lỏi xuyên qua bụi rậm, hướng đến một khe núi gần nhất. Không còn bụi rậm nữa, với những người khác theo bén gót, tôi nhảy vào một cái khe cạn dẫn xuống triền núi. Chúng tôi bò dọc theo cái khe này xa hàng nhiều trăm thước. Sau đó cái khe nông dần, tôi chỉ sợ bị phát hiện, nhưng rất may, cách chúng tôi khoảng hai mươi thước là một cái trũng. Mặc dầu không xa mấy, nhưng cái trũng này không có một bụi rậm nào nên rất nguy hiểm, địch quân chỉ cần nhìn phớt qua là thấy chúng tôi ngay. « Băng qna từng người một », tôi ra lịnh. Trung úy Ebenbichler, súng trong tay, xẹt qua đầu tiên và làn lượt những người khác sau đó. Lạ lùng thay, không có một phát súng nào của đích quân. Có lẽ địch quân không ngờ chúng tôi xuất hiện ở mặt có núi ngăn chặn này. Hiện tại mặt trời đang chiếu lấp loáng. Chúng tôi phải ra tay tức tốc, nếu muốn thành công. Chiếu cầu đó phải được chiếm giữ. Dịp may đến với chúng tôi. Bấy giờ chúng tôi di chuyển theo các khe núi dẫn xuống wadi mà chiếc cầu bắc ngang qua. Nói là chiếc cầu thì có hơi quá đáng, đó chỉ là một loại phương tiện di chuyền tạm thời nhưng vững chắc, cao khoảng hai thước và có lẽ dài khoảng sáu thước. Chúng tôi di chuyền gần lại chiếc cầu và đặt hai khẩu đại liên, một hướng về phía sau, một hướng về chiếc cầu. Màn đêm buông xuống thật nhanh. Và sau đó, trong vòng vài phút, một quân xa chạy ra từ khu vực của địch quân. Khi chiếc xe gần đến cầu, chúng tôi đã cố chặn lại, nhưng những kẻ ngồi trên xe nhận ra ngay chúng tôi là người Đức, và một tên trong bọn lập tức nổ súng. Chiếc xe xả hết tốc lực, lướt qua khỏi chiếc cầu trước khi chúng tôi kịp phản ứng. Đỏ là một bài học. Khôn ngoan, ngoan hơn, khi nghe tiếng của một chiếc xe khác sắp tới, chúng tôi lẩn hết vào bóng đêm. Chiến xe phóng đến thật nhanh. Hai khẩu đại liên của chúng tôi, được dời ra ngoài và mũi súng hưởng dọc theo con đường, đã khai hỏa ngay lúc ấy. Chiếc xe đâm vào lề đường và lật úp. Bọn địch quân ngồi trèn xe bị bắt giữ — hai trong số đã bị thương, một trầm trọng Chúng tôi dùng mền gói anh ta lại và khiẻng xuống wadi, phía dưới dạ cầu. Tất nhiên chúng tôi dắt theo ba đồng bọn của anh ta. Tiếng súng của chúng tôi đã chỉ điểm cho địch quân. Bộ binh Mỹ xuất phát một nơi nào đó, đi chuyến dọc theo quốc lộ hướng đến wadi và khai hỏa một vài loạt vu vơ. Tôi gởi một hạ sĩ quan và ba binh sĩ đi thám sát. Vài phút sau sáu lính Mỹ xuất hiện và đi ngang qua cầu. Chúng tôi nhảy sổ ra từ hai phía và bắt sống trước sự ngơ ngác của họ. Trong vòng một vài giây chúng tôi lại nghe tiếng xe chạy. Chúng tôi ẩn vào bóng tối, chờ khi chiếc xe tiến lên cầu, hai khẩu đại liên của chúng tôi khai hỏa. Lần này tù nhân của chúng tôi là ba sĩ quan. Chúng tôi lùa tất cả tù binh xuống dạ cầu và cắt đặt một vài binh sĩ canh gác. Hai chiếc xe bị hạ trở thành chướng ngại vật được chúng tôi đẩy ra giữa cầu. Thèm nhiều quân xa Mỹ chạy đến, chậm lại, ngừng hẳn — và chúng tôi bắt giữ tù binh không phải phí một viên đạn nào. Một binh sĩ trong toán thám sát tôi gởi đi hồi nảy bây giờ trở lại. Hắn vừa chết hụt. « Thưa Đại úy — mấy người kia đã ngã gục rồi... chúng tôi gặp quân Mỹ tại một ngả rẽ dẫn xuống wadi. Bọn nó phát hiện chúng tôi trước và khai hỏa, khiến chúng tôi không kịp trở tay... Tôi đi sau mấy người kia một khoảng khá xa... Tôi chuồn được... » Tôi phái ngay một toán binh sĩ khác, trang bị đại liên, chận con đường mòn rẽ xuống wadi để bảo vệ cạnh sườn của chúng tôi. Một trong những sĩ quan Mỹ bắt được đã bắt đầu nói chuyện. Anh ngữ của tôi kém cỏi, nhưng tôi có thể hiểu được những gì hắn nói. Hắn giới thiệu hắn là Đại úy Smith. « Xe của tôi nằm phía sau các xe mà ông đã sử dụng làm rào cản », hắn nói. « Tôi không có dao cạo và bàn chải đánh răng. Tất cả đều bỏ lại trên xe. Xin ông cho phép tôi đi nhặt mấy thứ đó ». Như vậy xe của viên sĩ quan này cách đây không đầy hai mươi bước, nhưng đêm tối đen và quân Mỹ đang tiến tới gần chúng tôi, tôi nghĩ là Smith tìm cớ đề thoát thân, và một khi thành công, hắn sẽ hướng dẫn viện quân trở lại tìm chúng tôi. « Đừng lo, Đại úy Smith », tôi nói một cách lễ độ, « tôi có sẵn dao cạo trong ba lô đây và tôi cùng có thể tặng ông một bàn chải đánh răng mới ». Smith thoáng cười, dường như hắn không tin lời nói của tôi. Nhưng tôi đã nói thật. Trong một xe Jeep bắt được trước đây của địch quân, tôi đã tìm thấy một cái túi đựng vật dụng phòng tắm của đàn ông, dư dả các thứ mà tôi vừa nói với Smith. Đây có lẽ là tặng phẩm của một người đàn bà ở Hoa Kỳ. Nàng ta chắc không bao giờ nghĩ rằng tặng phẫm này đã được sử dụng bởi một người đàn ông không phải của nàng. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2019, 11:29:02 pm Một tù binh khác mang cấp bậc Trung úy. Anh chàng này có vẻ cởi mở hơn Smith. Dưới dạ cầu này chúng tôi vẫn có thể bàn được những câu chuyện riêng tư. Anh ta cho biết quê quán ở Brooklyn, một vợ và hai con. « Một thành phố tuyệt diệu ». Tôi сố rặn một câu tiếng Anh. « Tôi ao ước một ngày nào sẽ được đến đó ». « Việc đó có thể sớm được sắp xếp ». Anh ta nói có vẻ đùa cợt. Tôi hiểu ý anh ta, nhưng tôi tảng lờ : « Tôi nghĩ ao ước này ít ra cũng phải mất một thời gian, sau khi chúng tôi chiến thắng ». Cả hai cùng cười, và anh ta hỏi tôi quê quán ở đâu, kết hôn chưa. Tôi trả lời thật tinh. Tôi nhớ lại, chúng tôi đã thảo luận về sự vô nghĩa của chiến tranh, sự chết chóc và đổ nát không cần thiết... Câu chuyện của chúng tôi ngắt ngang vì ' máy vò tuyến gọi từ Liên đoàn. Bộ chỉ huy muốn biết đích xác vị trí tôi đang ở. Nửa giờ trôi qua, tôi nghe tiếng động rì rầm và mặt đắt rung nhẹ. Tôi trèo lên wadi, nhìn về hướng địch quân, chẳng thấy gì, nhưng tôi biết chắc đó là tiếng chiến xa đang di chuyến. « Nếu chiến xa tiến đến cầu », tôi ra lịnh cho xạ thủ đại liên gần nhất, « đừng bắn, hãy để chúng đi qua ». Tiếng giây xích nghiến trên mặt đường càng lúc càng vang dội hơn. Một chiến xa đồ sộ ló dạng mù mờ dưới ánh sao. Tòi nhảy xuống wadi trở lại. Chiếc chiến xa đến gần hơn, nắp mở rộng và viên chỉ huy đứng xõng lưng. « Tại sao có chưửng ngại vật này ? » Một câu hỏi phát ra từ bên trong xe. Viên chỉ huy không đáp. Những khẩu súng lục được chĩa vào cạnh sườn của các tù binh phía dưới dạ cầu đế bắt họ câm miệng. Viên chỉ huy ra lịnh thật nhanh cho tên tài xế, và chiếc xe húc đầu vào chướng ngại vật, đẩy sang bên. Một trong các khẩu đại liên của chúng tôi nhả đạn nhắm thẳng vào viên chỉ huy. Tôi la trời, vì quên ra lịnh cho các xạ thỏ khác. Chọc giận một chiếc Sherman bằng đại liên có khác nào đút thịt vào miệng cọp. Hiển nhiên là viên chỉ huy ngã gục, nhưng khẩu đại liên trên chiếc xe bắt đầu càn quét chúng tôi. Chúng tôi chạy bò càng vào dạ cầu, nơi đó hiện tại an toàn hơn hết. Thật vậy, bắn vu vơ vào bóng đêm một lúc, chiếc chiến xa tiến qua cầu, trên đầu chúng tôi, lướt qua các chướng ngại vật, gây ra âm thanh khủng khiếp. Và kế tiếp thêm 5 chiếc nữa, lần lượt lướt qua, đều hướng về con đường núi Kasserine, và sau đó quẹo sang phía trái, nơi mà chúng tôi phỏng đoán có một đơn vị bộ binh địch đang nằm. Tôi tự hỏi các chiến xa đi thẳng hay gia nhập với đơn vị bộ binh này. Tôi lo sợ, bởi vì nếu dừng lại, chúng sẽ báo cho bộ binh gần cầu biết là có chúng tôi ở đây. Tôi ra lịnh : « Trung úy Ebenbichler dẫn đầu với một vài binh sĩ, và Trung úy Becker sẽ đảm trách thành phần đoạn hậu ». Nhưng trước khi rút lui tôi phải giải quyết những người bị thương. Tôi nói với hai sĩ quan Mỹ : « Chúng tôi không mang theo những người bị thương, Một trong hai ông có thể ở lại đây với họ, nhưng phải hứa danh dự là không tìm cách chống lại chúng tôi và cũng không được rời khỏi đây trước một tiếng đồng hồ sau khi chúng tôi đi khỏi. Các ông có đồng ý không ? » Hai sĩ quan Mỹ chăm chú nghe, và mặc nhận. Tôi để cho họ tự quyết định lấy xem ai ở ai di. Nhanh nhẹn, họ móc túi lấy một đồng bạc cắc có mặt hình và mặt chữ, để quyết định may rủi. Tôi cũng thấy thích thú. Sau khi cả hai chọn mặt xong, đồng bạc được nhồi lên không và rơi xuống đất. Mặt hình. Đó là mặt của Trung úy Brooklyn. Hắn được ở lại. Hẳn không còn là tù nhân của tôi nữa, và tự nhiên tôi cảm thấy hài lòng. Viên Đại úy thoáng thất vọng, hắn nói: « Như vậy là tôi đi. Nhưng còn dao cạo râu và bàn chải đảnh răng của tôi trong xe thì sao? » « Đừng lo, » tôi nói, « tôi sẽ cung cấp đầy đủ cho ông sau khi trở về phòng tuyến của chúng tôi. » Ebenbichler và binh sĩ của anh ta lúc đó đã yên lặng di chuyển lên trước. Tôi và những người khác nối gót. Khi tôi đi ngang qua viên Trung úy « Brooklyn », hắn thoáng cười và khẽ nói : « Tạm biệt, ông bạn. Mong gặp lại ở Bá linh ». Tôi cũng nói : « Hội ngộ ở Brooklyn, khi chiến tranh chấm dứt ». Một cách gian nan, chúng tôi mang tù binh về Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Ở đây, tôi và thuộc cấp nằm ngủ lăn trên đất. Khi thức dậy, những tia sáng đầu tiên của ngày đã chiều lắp loáng ở chân trời. Tất cả tù bịnh đã được mang đi, Tôi không kịp trao dao cạo râu và bàn chải đánh răng cho Đại úy Smith! Ngày lên hẳn, và một lịnh tấn công mới được ban ra. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2019, 03:16:56 pm 38. LẠI THẮT BẠI 1 Chính Đai Tướng Alexander đã đoán trước cuộc tấn công mà Rommel sắp phát động. Tôi có thể mô tả dài dòng về các phát triển chiến lược qua phúc trình tóm tắt của Alexander về các hoạt động của chúng tôi trước khi cuộc tấn công chánh xảy ra. « Vào ngày 19 tháng hai, địch quân tung ra các cuộc tấn công dò dẫm », theo phúc trình, « trên hai lộ trình, cốt ý tìm một lộ trình nào dễ dàng nhất cho cuộc tấn công lớn sắp tới. Áp lực chánh yếu của địch quân, trong các cuộc tấn công dọ dẫm này, đã đè nặng lên Sbiba và kế đó là con đường núi nằm phía trên Kasserine, nhưng lực lượng chỉ khoảng một tiểu đoàn bộ binh. Sau cùng, địch quân cũng đã thăm dò sức mạnh của chứng tôi ở phía con đường mòn Dernaia, nằm phía trên Feriana, cạnh quốc lộ Tebessa, bằng một đơn vị thám sát nhỏ. Phía nam Sbiba, Lữ Đoàn 1 Vệ binh Anh giữ vững vị tri và đẩy lui địch quân, nhưng ở Kasserine địch quân đã thành công và bắt đầu len lỏi đến các Vị trí của người Mỹ. Ngày kế đó, 20 tháng 2, mối đe dọa này gia tăng mạnh mẽ hơn, và hai vị trí của chúng tôi đã rơi vào tay địch quân, và như vậy con đường mòn Kasserine đã được dọn sạch. Sư đoàn 2l Thiết giáp Đức, với bộ binh và một số thiết giáp tăng phái của Quân đoàn Phi Châu, đa đẩy mạnh áp lực về phía bên kia con đường mòn này. Tại đây, Rommel sẽ đối diện,với hai hướng lựa chọn, vì quốc lộ cắt xéo con đường núi Ivasserine, một tiến về hướng tây và một tiến về hướng bắc. Riêng cuộc tấn công ở quốc lộ Tebessa chắc chắn Rommel sẽ chọn hướng tiến đến thị trấn này, nơi có căn cứ và phi trường chánh của chúng ta. » 2 Rommel đích thân theo dõi chúng tôi bước chân vào cuộc tấn công mới, tại một cao điểm gần con đường núi Kasserine. Mặc dầu quốc lộ đâm xéo qua con đường này đã bị chiếm giữ, quân Mỹ vẫn còn hiện diện trên bình nguyên phía bên kia quốc lộ, và họ đã ngăn chặn hướng tiến của chúng tôi một cách kiên trì. Liên đoàn 288 Đặc nhiệm được lịnh dọn đường cho lực lượng chánh tiến trên quốc lộ. Chúng tôi dàn quân ở cả hai bên quốc lộ, và hai đại đội thuộc tiểu đoàn của tôi đã tiến chiếm ngọn đồi nằm ở phía phải. Một vài cuộc đụng độ nhỏ xảy ra. Chúng tôi chưa gặp tuyến phòng thủ kiên cố nào của địch quân. Đêm xuống, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục di chuyển theo ý muốn của Rommel. Sơ khởi, cuộc tấn công đã phát triển đúng như kế hoạch của ông. 3 Liên đoàn 288 Đặc nhiệm mặc dù nhỏ nhưng bấy giờ được trao một nhiệm vụ lớn. Chúng tôi được lịnh di chuyến bằng xe cấp tốc trong đêm đến các vị trí của quân Mỹ ở Tebessa và len lỏi để vượt qua, nếu có thể. Chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Trong tối, nhiều lúc chúng tôi chạy đâm vào một số chướng ngại vật, và Tiểu đoàn 2 mất liên lạc với Tiểu đoàn 1. Gần bình minh, chúng tôi bỏ xe và lội bộ. Trời đầy sương mù, vì vậy, một vài cuộc tao ngộ chiến đã xảy ra, và một số người của chúng tôi ngã xuống. Ngày lên hẳn, lúc chúng tôi tiến lên đỉnh một ngọn đồi, và trước mặt chúng tôi nhiều ngọn đòi liên tiếp cách khoảng không xa, chúng tôi tìm thấy nhiều hầm hố bỏ trống và một bộ chỉ huy địch thiết lập dưới một con suối cạn, phía bên phải ngọn đồi. Từ nơi này, mặt đất bằng phẳng, thuận tiện cho địch quân theo dõi chúng tôi từ xa. Ánh sáng ban ngày thật sự không làm chúng tôi thích thú, các khẩu trọng pháo của địch quân bắt đầu nện chúng tôi vào lúc ấy. Tôi nhảy bừa xuống một con suối cạn và từ đây, nhô đầu nhìn ra phía mặt đất bằng phẳng, tôi có thể thấy một sổ chiến xa địch xuất hiện. Chúng tôi đang nằm giữa trung điểm của Sư đoàn 1 Thiết giáp Mỹ. Pháo kích như mưa lên, chúng tôi từ mọi hướng. Xa về bên trái, Tiêu đoàn 1 của Đại úy Moll bị chiến xa định tấn công và bắt đầu tạo vòng vây. Không còn cách nào khác, Moll ra linh rút lui cấp tốc. Như vậy lực lượng của chúng tôi chỉ còn lại phân nửa. Tôi cảm thấy đơn độc hơn bao giờ hết. Trong lúc ấy, phía sau chúng tôi, tại mặt trận Thala, một cuộc quần thảo dữ dội đã xảy ra giữa thiết giáp của chúng tôi và chiến xa của Anh - Mỹ. Alexander, đã đúng khi đoán Rommel sẽ chĩa mũi dùi về hướng bắc, nên ra lịnh cho Tướng Andẹrson tập trung chiến xa của ông ta để bảo vệ Thala. Người Anh cũng đưa vào khu vực Lữ đoàn 26 Thiết giáp biệt lập, với hai tiểu đoàn bộ binh Anh và hai tiểu đoàn pháo binh dã chiến Mỹ tăng cường. Trận chiến đã diễn tiến đúng như phúc trình của Alexander. Một vài thiết giáp Đức có lúc đã thành công trong việc vượt qua con đường mòn phía nam làng Tha la, nhưng rồi bị trực xạ của pháo binh địch đầy lui. Tình thế cực kỳ nghiêm trọng và chỉ đứng vững sau các giai đoạn nguy hiềm tột độ nhờ vào ý chí và lòng can đảm của các lực lượng phòng thủ địch. Sư đoàn 10 Thiết giáp của Rommel đã bị chặn đứng tại đây. Và trên quốc lộ Kasserine - Tebessa, Sư đoàn 1 Thiết giảp Mỹ cũng cầm chân chúng tôi tại Jebel Hamra... Vị trí của tiểu đoàn chúng tôi không thể nào duy trì được nữa. Lịnh rút lui đến với chúng tôi vào buổi trưa hôm đó, nhưng khó thể thi hành giữa ban ngày, Chủng tôi chịu đựng cho đến đêm, và cuộc tháo chạy của chúng tôi đã thành công mỹ mãn. Rommel đã trả lại tất cả những gì ông kiếm được trong những ngày trước đó. Vào ngày 25 tháng 2, quân Anh - Mỹ đặt chân trở lại con đường núi Kasserine. Và Montgomery cũng bắt đầu đe dọa chúng tôi ở Mareth. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2019, 03:19:01 pm 39. TỪ GIÃ « CON CÁO SA MẠC» 1 Phòng tuyến Mareth lại được chúng tôi quan tâm. Tình thế ở Phi Châu hình như được Bộ Tư Lịnh Tối Cao Đức ở Bá Linh nhìn một cách lạc quan, và tiếp tục tăng viện đều đặn, quân số khoảng từng đại đội một. Liên đoàn 288 Đặc nhiệm được tăng thêm một tiểu đoàn thứ ba, và tôi là tiểu đoàn trưởng. Có một điều đáng ghi nhận ở phía mặt trận Kasserine, ngày 21 tháng 2, Alxander đã ra lịnh cho Montgomery làm cách nào để có thể tạo áp lực bên cạnh sườn phía nam của chúng tôi. Montgomery không thể chuẩn bị kịp thời, ông chỉ tập trung một lực lượng tương đối và chuyển đến Medenine, mặc dù ông biết lực lượng này chẳng đe dọa được chúng tôi... Sau khi chúng tôi bắt đầu lùi ở Kasserine, Alexander tuyên bố rằng Montgomery đã không làm tổn hại các kế hoạch tương lai của Anh bởi biết né tránh việc tung ra một cuộc tấn công liều lĩnh. Tình trạng của Rommel không có gì gọi là nguy ngập hơn trước đây. Đó là sự thật, như Alexander đã nói : « Như lần tiến quân đến El Alamein của ông ta, Rommel có thể nói là gần đạt đến chiến thắng cho dù tình thế lúc đó quả thật tồi tệ hơn bây giờ. Cuộc tấn công vừa qua không thể nói là Rommèl không cố tâm đạt đến chiến thắng. Khi Rommel nhìn thấy có sự đề kháng quyết tâm, ông ta không liều lĩnh thêm nữa. Nếu dùng danh lừ «tai hại » để chỉ cuộc phiêu lưu Kasserine thì quả thật đáng buồn cười. Và cũng nên nhớ rằng mối nguy hiểm lúc ấy đang đè nặng phía sau Rommel. Đó là Binh đoàn 1 của Montgomery. Ông ta đã tính sai nước cờ khi không ra tay đánh dẹp Binh đoàn này. Điều đó có thể đạt được kết quả, nếu ông ta hành động sớm hơn ». 2 Khi chúng tôi triệt thoái khỏi Kasserine, Von Arnim, phía mặt trận của Binh đoàn 5, đã tấn công Binh đoàn của Anderson. Trận chiến kéo dài nhiều ngày tại một vùng nùi trong thời tiết tệ hại. Rommel quyết định tấn công, vào ngày 9 tháng 3, để hỗ trợ cho Von Arnim. Ông tung tất cả lực lượng tại phòng tuyến Marejh ra ngoài, áp dụng kế hoạch tấn công mà quân Pháp trước đây đã sử dụng để đánh quân Ý ở Tripolitania. Theo đó, ông dồn hết nỗ lực càn quét vùng núi thuộc đường tuyến bên trái của Montgomery. Chúng tôi được thuyết trình hành quân đêm trước đó. Hai Sư đoàn 10 và 21 Thiết giáp — lực lượng mạnh nhất của Rommel hiện thời — phát khởi cuộc tấn công. Liên đoàn 228, Sư đoàn 15 Thiết giáp cùng Sư đoàn 90 Khinh binh chuẩn bị sẵn sàng để nắm lấy bất cứ cơ hội thành công nào hoặc yểm trợ cho bất kỳ đơn vị nào đang lâm chiến. Rommel nói thẳng, qua các lịnh chiến đấu của ông trong đêm đó, rằng mục tiêu của cuộc tấn công này là « lấy lại Tripoli », một vấn đề luôn luôn làm bận tâm ông. Sáng hôm sau, ông nhảy lên xe, tiến lên điểm cao nhất của con đường núi ở Ksar el Hallouf để theo dõi các chiến xa của ông ồ ạt lên đường, xuyên qua lớp sương mù đầu ngày. Rommel lúc ấy, vẫn còn bị chứng đau gan , hành hạ, đã tuyên bố hoặc là chiến thắng trận này hoặc là hy vọng cuối cùng ở Phi Châu chấm dứt. (Quả thật, đây là trận đánh cuối cùng của ông ở Phi Châu, và là một trận đại bại). Các phi cơ thám thính của địch đã ghi nhận cuộc chuyển quân ồ ạt của chúng tôi. Alexander đã khuyến cáo Montgomery rằng Rommel hiển nhiên đang muốn thử thời vận một lần nữa. Montgomery trả lời là ông hy vọng như thế, nhưng chỉ sợ Rommel không dám. Montgomery đã dàn sẵn các đối thủ cũ của chúng tôi — quân Tân Tây Lan của Tướng Freyburg và Lữ đoàn 201 Vệ Binh — chờ đợi chúng tôi chung quanh Medenine. Montgomery biết rằng nếu Rommel chiếm giữ được Medenine, các đường giao thông của Binh đoàn 8 nối liên với Tripoli sẽ bị cắt đứt, và phần lớn các lượng Anh sẽ bị cô lập. Montgomery không có đủ thời gian để thiết lập các bãi mìn, nhưng ông tập trung một khối lượng khá lớn súng chiến xa để đương đầu với chúng tôi. Rommel lúc ấy không nắm vững khả năng của địch quân. Вốn cuộc tấn công của ông được tung ra vào ngày đó đã thiệt mất hơn 50 chiến xa — một con số có thể làm nghiêng cán cân lực lượng. Cũng giống như ở Alam el Haifa, Montgomery không cậy vào sức mạnh của chiến xa. Thật vậy, ở đây ông ta chỉ sử dụng một chi đội thiết giáp, và kết quả, lực lượng của chúng tôi hầu như chỉ bị thiêu rụi bởi súng chống chiến xa của ông ta. Đêm xuống, Rommel không còn hy vọng đến sự chiến thắng nữa. Đêm đó, Rommel ý thức rằng lực lượng của ông chỉ còn một dịp may là rời khỏi Phi Châu để sang Ý, để nếu may mà không thiệt hại nhiều, sau đó có thể sẽ chiến đấu trở lại. Một việc mà Rommel phải làm ở hiện tại là sử dụng ảnh hưởng của ông để thuyết phục Hitler cho phép ông triệt binh. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1943, hai năm sau ngày Rommel đến Phi Châu, ông rời khỏi mặt trận này, hậu quả sáng kiến « rút lui » riêng của ông. Alexander sau đó đã phát biểu : Mặc dù « kẻ ra đi » vì lý do bịnh hoạn, nhưng ông chắc chắn Rộ Tư Linh Tối Cao Đức không muốn để « một tướng lãnh lừng danh của họ bị địch quân bắt giữ ». Rommel từ đó không còn được đề cao nữa. Hitler cấm Rommel nối đến hai tiếng Phi Châu, nhưng sau đó ông được đưa sang giữ chức vụ Tổng Tư Lịnh Đại đoàn B1 ở Âu Châu. Von Arnim lên thay thế Rommel trong chức vụ Tổng Tư Lịnh Đại đoàn Phi Châu (Africa Army Group) và Tướng Von Vaerst, tư lịnh cũ của tôi khi tôi còn phục vụ tại Trung đoàn 115 thuộc Sư đoàn 15 Thiết giáp, nắm giữ Binh đoàn 5. Lịnh thay đổi nhân sự được mã hóa do Bá linh chuyển đến Bộ Tư Lịnh Lực lượng Đức ở Phi Châu với câu sau cùng : « Việc ra đi của Thống chế Rommel phải được triệt đề giữ bí mật ». Đó là một trận bão buồn rầu bao phủ Quân đoàn Phi Châu. 2 Tôi chỉ gặp lại Rommel một lần, tại Hồ Garda ở miền bắc Ý Đại Lợi, trong một cuộc họp tham mưu. Như trước đây, ông nhận ngay ra tôi giữa số người đông đảo, và trước những cặp mắt kinh ngạc của các sĩ quan cao cấp, ông ngừng ngay cuộc thảo luận quan trọng vừa mới bắt đầu để xoay sang nói chuyên riêng với tôi. Nhưng Rommel trước mặt tôi lúc ấy không giống như ông xếp ngày xưa của tôi nữa. « Con Cáo Sa Mạc » phong trần với một cái khăn quàng quanh cồ, cặp mặt kiếng đóng đầy bụi trên chớp mũ, và chỉ một hoặc hai phu tá riêng tháp tùng đã lùi vào quá khử. Hiện tại, ông được vây quanh bởi một đoàn tùy tùng bao gồm các sĩ quan tham mưu ăn mặc bành bao, đều cả cái mũ của ông cũng mới và xa lạ đối với tôi. Và đặc biệt hơn, ông cầm thêm chiếc gậy Thống chế trong tay. «Vui vẻ chớ, Schmidt?.» Ông hỏi. « À ! Tôi nghĩ lại những ngày tốt đẹp khi chúng ta ở Phi Châu, và những trận đối đầu với Binh đoàn 8 của Montgomery...» -------------------- 1. Đây cũng là chức vụ chấm dứt cuộc đời của Rommel. Ông bị bức từ tử sau âm mưu sát hại Hitler ngày 20-7-1944. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2019, 03:23:14 pm 40. ĐỊA NGỤC MARETH 1 Mareth có thể nói là trận đánh lớn nhứt sau Tobruk của chúng tôi. Nhưng thoạt tiên, vào ngày 10 tháng 3, nghĩa là sau khi Rommel đã rời khỏi Phi Châu, một trận đụng độ ngắn nhưng đẫm máu xảy ra. Theo các chỉ thị cũ của Rommel, một nỗ lực được tạo ra đễ đạt cho bằng được một số chiến thắng nhỏ, nhằm gây dựng lại tinh thần sau thảm bại Medenine và tiếp tục hoạt động để vạt bớt mũi nhọn của một trận tấn công quyết định mà địch quân đang chuẩn bị. Các đơn vị thám sát của Sư đoàn 21 và 15 Thiết giáp Bức được không yểm đã tấn công quân Pháp1 ở Ksar Rhilane, một tiền đồn trong sa mạc phía tây rặng núi Matmata. Cuộc tấn công thất bại, bởi vì quân Pháp đã đề kháng như họ đã từng làm ở Bii Hacheim, và một phàn nữa, phi cơ Anh - Mỹ đã can thiệp mạnh mẽ. Phòng tuyến Mareth dài khoảng 22 dậm, chạy từ biển đến dãy núi Matmata. Phần duyên hải của phòng tuyến nằm phía sau wadi Zigzaou, một cái hào chống chiến xa thiên nhiên mà quan Pháp trước đây đã sửa sang lại cho hữu hiệu hơn. Các vị trí phòng thủ là một hệ thống pháo đài kết liền nhau, xây dựng bằng bê tông cốt sắt và đa số ngầm dưới đất. Kẽm gai và mìn bẫy xen kẽ vào các khoảng trống. Người Pháp khi thiết lập phòng tuyến này trước chiến tranh, đã tính toán rằng nó không thể nào bị bao vây từ hướng sa mạc phía tây Matmata. Alexander vẫn xem phòng tuyến này mạnh hơn phòng tưvến E1 Alamein, nhưng Montgomery lại nhìn khác. Kế hoạch đánh chiếm Mareth của Montgomery bao gồm một cuộc tấn công tiền diện từ phỉa wadi Zigzaou gần bờ biển. Lực lượng của ông ta, sau khi đột nhập phòng tuyến, sẽ đánh ngược lên từ phía phải. Kế hoạch này Montgomery còn sử dụng quân Tân Tây Lan, phối hợp với quân Pháp và một Lữ đoàn chiến xa, sẽ đổ ra từ một khe hở của dãy núi để cắt đứt con đường Gabes — Mareth nhằm cô lập chúng tôi. Alexander cũng sắp xếp cho quân Mỹ của Tướng Patton tạo ra áp lực hậu tuyến bên phải chúng tôi. Patton còn có nhiệm vụ đảnh chiếm Gafsa và kế đó là E1 Guettar. Cuộc tấn công của Patton được phát động vào ngày 16 tháng 3. Một đơn vị thám sát Đức đã chạm mặt địch quân ở Gafsa nhưng không chống trả, và rút lui về con đường núi phía đông làng E1 Guettar. Trong khi đó, địch quân đầy mạnh mũi dùi vào tiền diện Mareth, ở cánh phải, với 27.000 quân Tân Tây Lan. Cuộc tấn công chánh thức của Monlgomerv bắt đầu vào đêm 20 tháng 3. Quân đoàn 30 của Anh, được tăng phải Sư đoàn 50 và 51, Sư Đoàn 4 Ấn và Lữ đoàn 201 Vệ Binh, đổ vào wadi Zigzaou. Một khi phòng tuyến ở mặt này bị chọc thủng, Quân đoàn 10 với hai sư đoàn thiết giáp sẽ nối chân theo đó, đánh thẳng về hướng Gabes và Sfax. 2 Đơn vị của tôi, Liên đoàn 288 Đặc nhiệm, đã nằm ba tuần lễ ở ốc đảo Gabes, phía sau phòng tuyến, để huấn luyện bổ túc. Nhiệm vụ của tôi là chuẩn bị tiểu đoàn mới, tức tiểu đoàn do tôi chỉ huy, cho một cuộc chiến đấu không thể né tránh. Vào buổi sáng ngày 20, Bộ chỉ huy Liên đoàn cho gọi tôi khẩn cấp khi tôi vừa viết xong một bức thơ dài cho vị hôn thê. Tiểu đoàn của tôi được linh tức tốc chuẩn bị hành quân, đặt dưới quyền sử dụng của Sư đoàn 90 Khinh binh trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Quân đoàn 20 Ý, giữ khu vực duyên hải của wadi Zigzaou, bao gồm Sư đoàn 90 và hai Sư đoàn Ý (Sư đoàn Thanh niên Phát xít và Trieste). Ba sư đoàn khác giữ dãy núi Matmata cuối phòng tuyến và được Sư đoàn 15 Thiết giáp nằm ở phía sau làm thành phần trừ bị cấp thời. Sư đoàn 21 Thiết giáp, nằm xa về phía sau hơn nữa để nếu cần sẽ án ngữ khoảng trống nằm giữa Jebel Tebaga và Jebel Melab, để chống lại với quân Tân Tây Lan. Tôi và một vài sĩ quan khác của tiểu đoàn trình diện Tổng Hành Dinh Sư Đoàn 90 Khinh binh đúng thời gian qui định. Chỉ một vài phút trước đó, một oanh tạc cơ Mỹ đã dội bom địa điểm này và người bị thương vẫn còn đang được di tản. Lập tức, chúng tôi được cho biết sơ qua về tình hình hiện thời. Qua những lời đầu tiên, tôi biết ngay là tiểu đoàn của tôi không được giao nhiệm vụ di động. Sĩ quan Trưởng phòng Hành quân nói với chúng tôi : « Tôi hài lòng vì các anh đã đến nhanh chóng. Mỗi phút sẽ cho các anh một dịp may để củng cố các vị trí phòng thủ. Chúng tôi đã nhận được báo cáo tình hình chính xác cho biết đêm nay Binh đoàn 8 sẽ tung ra một cuộc tấn công vào khu vực này ». Ông ta chỉ chúng tôi xem một bản đồ tình hình rộng lớn, và tôi đã cố ghi thật nhanh vị trí đóng quân của các đơn vị bạn trên bản đồ riêng. Và sau đó, viên sĩ quan tiếp : « Như các anh thấy, sư đoàn Thanh niên Phát xít đang đảm trách khu vực này. Khả năng chiến đấu của họ rất thấp. Binh đoàn 8 cũng biết yếu điểm này nên họ đã tập trung mũi dùi vào đó. Phải chia xẻ bớt gánh nặng cho lực lượng phòng thủ hiện hữu. Trước đêm, các anh phải chuẩn bị cho xong các vị trí phòng thủ tại địa điểm được chỉ định, và sẵn sàng đẩy lui bất kỳ cuộc tấn công nào của địch quân ». Cuộc họp không tới mười phút. Tôi gấp rút thiết trí các hệ thống phòng thủ tại khu vực được chỉ định, nơi mà quân Ý vừa rút đi để nhường lại cho chúng tôi, bao gồm một dãy lô cốt do quân Pháp thiết lập trước đây, nằm cạnh wadi Zigzaou. Một số lô cốt được bọc thép với mái chống bom và pháo kích thật kiên cố, nhưng phần lớn chỉ có tính cách để ẩn nấp hơn là để chiến đấu, vì xạ trường không thuận lợi. Một số khác lại không có lỗ châu mai. Tóm lại, đa số các lô cốt của người Pháp chỉ dự trù đặt loại súng chống chiến xa 25 và 47 ly của họ, quả nhỏ đổi với loại 50 và 75 ly của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải thiết lập hệ thống phụ phía sau các lô cốt này. Đoạn wadi phía trước mặt chúng tôi ngập nước, và xa về phía bên kia wadi là một dãy đất cao ngăn mất tầm quan sát của chúng tôi, nhưng đồng thời địch quân cũng sẽ không thể thấy được chúng tôi. Chúng tôi cho đào một hệ thống hố trên dẫy đất đó, xem như là các vị trí tiền đồn của chúng tôi. ------------------- 1. Lực lượng này bao gồm các cựu chiến binh, từng tham vào cuộc trường chinh xuyên qua các ốc đảo Phi Châu khởi từ hỗ Chad, Tư Lịnh là Đại Tướng Leclerc (de Hautecloque) Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2019, 03:23:44 pm Một giờ trước khi mặt trời mọc thêm quân tăng viện — các đơn vị vừa được không vận từ Đức đến Phi Châu — đổ vào trận tuyến này. Lực lượng tăng viện được điền ngay vào những khoảng trống của khu vực mà không có thì giờ để thông qua các thủ tục thường lệ. Suốt giờ cuối cùng của ngày đó, địch pháo như mưa vào chúng tôi, nặng nhứt là tuyến phòng thủ bên trải. Tôi được báo cáo địch lần mò đến vị trí của chúng tôi. Đồng thời tôi cũng được báo cáo là liên lạc vô tuyến giữa chúng tôi và quần Ý bị cắt đứt, và có một khoảng trống giữa họ với chúng tôi. Tôi báo cáo về Tổng Hành Dinh Sư đoàn, và được hứa giúp đỡ. Sau đó, đêm trở lại yên tĩnh, tôi nghĩ là địch quân sẽ không đánh chúng tôi đêm nay. Nhưng không lâu, mặt đất quanh tôi thình lình như vỡ tung : pháo binh của địch đang dọn đường cho bộ binh và chiến xa tấn công. Đạn tiếp tục rớt như mưa, không một giây đứt đoạn nào. Tôi chạy xuyên qua các hệ thống giao thông hào để cố kiềm soát xem mọi người đã sẵn sàng chiến đấu hay chưa. Tại một số hầm trú ẩn, binh sĩ của tôi lớp bị thương lớp chết nằm la liệt bên cạnh vũ khí của họ. « Chiến xa xuất hiện phía trước mặt! » Một người lỉnh còn sống sót la lên, và tiếp : « Chúng trực xạ để hủy diệt các lô cốt bọc thép của chúng ta. Muốn tự sát mới nằm lại đây ». Tôi la lên : « Bộ binh Anh tràn vào bây giờ. Hãy lập tức chiếm lấy vị trí đại liên kế đó để chống giữ ». Cầm cự cho đến bình minh, tôi nhìn thấy một sổ chiến xa Valentine của Anh xuất hiện trên dãy đất cao phía bên kia wadi, nơi có hệ thống hố vừa được đào và một đại đội của tôi được gởi sang trước đó. Các chiến xa nằm ngoài tầm hỏa lực của chúng tôi. Các khẩu súng chống chiến xa của chúng tôi, được đặt tận phía sau các lô cốt, chưa kịp chuẩn bị các vị trí thích hợp. Nhưng buổi trưa, với đại liên và bích kích pháo tập trung, chúng tôi dọn sạch chiến xa địch trên dãy đất cao phía bên kia wadi. Suốt ngày đó, chúng tôi cũng lần lượt đánh bật bộ binh địch ra khỏi các vị trí bị chiếm giữ, ngoại trừ cạnh sườn bên trái. Chúng tôi bắt. giữ một số tù binh thuộc Sư đoàn 50 của Anh. Chỉ một vài chiến xa địch vượt khỏi wadi để yểm trợ cho bộ binh, nhưng chúng cũng đã rút lui trước bình minh. Bác sĩ của chúng tôi săn sóc cho một Trung úy trẻ tuổi người Anh bị thương. Hắn hỏi : « Tại sao các anh vẫn kiên trì chiến đấu ? Chúng tôi hơn các anh về mọi mặt, cả nhân lực và trang bị, chúng tôi sẽ chiến thắng, vấn đề chỉ còn tính tháng hoặc tuần mà thôi ». Tôi không nổi giận và cười chế nhạo quan điểm của anh ta. Trong lúc đó, tuyến phòng thủ phía trái của chúng tôi vẫn chưa chiếm lại được. Quân của Montgomery càng lúc càng chĩa mũi dùi sâu vào phòng tuyến Mareth. Tại một số lô cốt, xa về phía sau chúng tôi, một đơn vị bộ binh của địch đã xâm nhập. Chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với lực lượng trấn giữ khu vực này. Lịnh đến từ Tống Hành Dinh Sư đoàn : « Giữ vị trí bằng mọi giá. Trung đoàn tăng viện sẽ phản công ». Đêm thứ hai đã đến. Chủng tôi chờ đợi pháo kích của địch, nhưng đã kinh ngạc vì việc này không xảy ra, và cũng không ngay cả một cuộc tấn công của bộ binh, như tôi tiên đoán. Chỉ một vài đơn vị địch, từ các vị trí mà họ đã chiếm được ở xa về bên trái chúng tôi, cố gắng tiến thêm về phía trước. Họ sử dụng lựu đạn và súng cá nhân, bất kể đến mạng sống, và cuối cùng, chúng tôi lại bỏ rơi một lô cốt nữa. Bây giờ tôi mới cảm thấy sự mất mát. Mọi vị trí của chúng tôi hiện thời chỉ còn lại hai tay súng và tôi không còn trong tay một binh sĩ trừ bị nào. Một lần nữa, tôi phải lập hàng rào hỏa lực bằng bích kích pháo, và chỉ hy vọng đầy lui địch quân với loại vũ khí còn khả dụng này. Không thấy dấu hiệu nào về một cuộc phản công như Tổng Hành Dinh Sư đoàn đã hứa hẹn. Tôi tự hỏi lời hứa hẹn này có phải chỉ nhằm để duy trì tinh thần chiến đấu của chúng tôi hay không. Nhưng không, buổi trưa hôm sau chúng tôi nhận được một công điện : « Trung đoàn 115 đang phản công, cẩn thận, kẻo bắn lầm quân bạn ». Không lâu sau đó, tôi nhìn thấy bộ binh Đức từ phía sau chúng tôi di chuyển thận trọng để đánh chiếm lại từng khu vực một đã lọt vào tay địch. Chúng tôi chú ý đến các hoạt động ở sau lưng hơn là trước mặt. Trung đoàn cũ của tôi đã làm tôi kiêu hãnh. Họ thật sự là cứu tinh của chúng tôi. Pháo binh của chúng tôi cũng bắt đầu nã vào các hầm trú ẩn do địch quân chiếm giữ, và vào các cao điểm phía bên kia wadi. Mặc dù bắn phá sơ khởi thật dữ dội, pháo binh Anh hiện thời lại im tiếng. Quân đoàn 8 không biết một cánh quân của họ đã lọt vào tuyến phòng thủ của chúng tôi, hoặc trọng pháo của họ đã chuyền đến một địa điểm khác nên không lên tiếng yếm trợ cho đồng đội lẻ loi ? Như được tiếp sức, chúng tôi rời bỏ các lô cốt đế tiến về phía trước. Chúng tôi chạm ngay một số quân Anh mà chúng tôi không ngờ họ lại tiến sát vào các vị trí của chúng tôi đến thế, Nhiều địch quân chỉ cách các vị trí đầu tiên của chúng tôi khoảng một vài thước. Họ cố gắng rút lui. Một số thoát được, một số rơi vào tay chúng tôi. Khoảng một trung đội tù binh được đưa vệ hậu tuyến khi quân tăng viện bắt tay với chúng tôi. Không lâu sau, chúng tôi chiếm lại toàn thể các vị trí đã mất. Bộ binh chưa mệt mỏi được trám vào các lỗ hống ở phía trái. Tôi cảm thấy tình thế vững vàng trở lại. Dưới sự bao che của pháo binh, lực lượng đầu cầu của Anh vượt sang wadi đã tháo lui trở lại, theo lịnh của Montgomery. Cuộc tấn công tiền diện phòng tuyến Mareth của Montgomery hoàn toàn thất bại. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2019, 03:26:32 pm 41. ĐỐI ĐẦU VỚI QUÂN MỸ 1 Bỏ rơi kế hoạch chánh, Monlgomery đình chỉ cuộc tấn công tiền diện và tăng cường cuộc tấn công bao vây. Chiều đó, vào lúc xẩm tối, ông ta đưa Sư đoàn 1 Thiết giáp Anh thay thế cho lực lượng Tân Tây Lan của Freyburg, thành phần chánh vừa tấn công chúng tôi. Quân Tân Tây Lan rảnh tay, bắt đầu quấy phá khu vực Jebel Melab không ngừng nghỉ. Sư đoàn 21 và 164 của chúng tôi từ cuối phòng tuyến Mereth được điều động đến khu vực này để chặn đứng Fregburg và 200 chiến xa của ông ta. Với các sư đoàn thiết giáp còn khỏe, Montgomery bây giờ lại xông lên, ông ta hy vọng có thể sử dụng 300 chiến xa để đánh tập hậu chúng tôi. Trong khi đó, Alexander ra lịnh cho Tướng Mỹ Patton đẩy một sư đoàn bộ binh xuống con đường Gafsa - Gabes và một sư đoàn thiết giáp xuống con đường Gafsa - Maknassy Bộ Tư Lịnh Lực lượng Đức ở Phi Châu không thể làm gì khác hơn ngoài việc bỏ rơi phòng tuyến mạnh nhứt ở Tunis — một « Maginot » của người Pháp ở Bắc Phi. Chúng tôi kéo ra khỏi phòng tuyến này đêm đó và, thêm một lần nữa, chúng tôi lại rút lui. Cùng với Sư đoàn 15 Thiết giáp, cũng được tung vào trận đảnh, phối hợp với Sư đoàn 21 và 164 chặn đứng quân Tân Tây Lan tiến đến từ E1 Hamna, trong khi các lực lượng Mareth triệt thoái xuyên qua hành lang phía sau các sư đoàn này để đến vị trí phòng thủ kế ở wadi Akarit, phía bắc Gabes. Mặt trận trở nên ác liệt trong những ngày trước khi Tướng Freyburg tiến vào Gabes giữa trưa ngày 29 tháng 3. Ngoài hơn 7.000 binh sĩ, phần nhiều là quân Ý, thêm một số lớn trọng pháo và chiến xa của chúng tôi bị địch quân bắt giữ và tịch thâu. Trong lúc đó, tiểu đoàn của tôi đụng với quân Mỹ ở E1 Guettar. 2 Messe, Tướng Ý, hiện cầm đầu nhóm tàn quân của trận E1 Alamein, đã sớm ra lịnh di tản nhỏm quân ở ốc đảo Gafsa để phối hợp với hai đơn vị thám sát Đức - Ý thiết lập một phòng tuyến cấp thời, cách phía đồng Maknassy năm dậm. Tuyến này sau đó được Sư đoàn 10 Thiết giáp, với ba tiểu đoàn bộ binh Đức và một số chiến xa Ý tăng cường, cầm cự với Sư đoàn l Thiết giáp Mỹ. Bộ binh Mỹ tấn công xuống quốc lộ Gafsa - Gabes và bị các cuộc phản công hữu hiệu của Sư đoàn 10 Thiết giáp Đức chặn đứng cho đến ngày 25 tháng 3. Các đơn vị thuộc Liên đoàn 288 Đặc nhiệm chỉ trang bị các sủng chống chiến xa, và được sử dụng như là một « hỏa lực xuyên phá » chính yếu, nên tôi đã không ngạc nhiên mấy khi tiểu đoản của tôi bị đẩy ra khỏi phòng tuyến Mareth, xuống tận thung lũng El Guettar, và bị trọng pháo quân đoàn Mỹ của Tướng Patton chào đón tưng bừng. Trên một chiến xa, Tư Lịnh Sư đoàn 10 Thiết giáp chạy hướng về phía chúng tôi, giữa lúc pháo kích dữ dội, và ngừng lại một vài lần để chụp hình tình cảnh thảm hại của chúng tôi. Thân mật và dĩ nhiên là không sợ hãi, ông la thật to đề át tiếng đạn nổ : « Tiến càng mau càng tốt, với tất cả binh sĩ của anh. Trong thung lũng phía trước, sau một ngọn đồi nhỏ, anh sẽ gặp một con đường mòn : một vị trí phòng thủ của quân Ý ở đó. Nhưng có thể vị trí này đã bị tràn ngập ròi. Tôi đã quan sát và nhìn thấy một số lớn tù binh Ý ở phía sau tiền tuyến của quân Mỹ. Nhiệm vụ của anh là tìm một vị trí thích hợp, càng xa về phía trước càng tốt, và phối hợp với bất kỳ đơn vị nào còn ở lại đó, thiết lập một tuyến phòng thủ mới ». «Jawohl, Herr General », tôi cung kính nhận lịnh. « Bất kỳ bước tiến nào khác của quân Mỹ phải được chặn lại bằng mọi giá », ông Tướng kỵ binh thêm, « nếu đường tuyến này bị phá vỡ, có nghĩa là các lực lượng còn lại của Rommel cũng sẽ cáo chung. Hãy cố hết sức mình ». Trong khi ông Tướng hãy còn nói, tôi ra lịnh : « Chỉ mang theo vũ khí và đạn dược» tất cả xe cộ bỏ lại ». Ông Tướng cũng như tôi, biết rằng chúng, tôi đang lâm vào tình trạng rối bời nên ông. không đề tâm đến hành động vô lễ của tôi. « Hãy cố hết sức anh », ông lập lại giọng êm dịu hơn, và phóng xe đi thẳng. Dưới sự thúc dục của các nhịp pháo kích, đơn vị của tôi thi hành lịnh thật nhanh chóng. Xe cộ là mục tiêu nỗi bật nhất, thu hút pháo binh địch nhứt. Các quả đạn tiếp tục rượt theo, nhưng chúng tôi vẫn ngừng lại để nghỉ ngơi sau khi tiến về phía trước một quãng. Định hướng, chúng tôi biết là đang nằm ở phía nam con đường mòn. Tôi ra lịnh : « Đội hình hàng ngang, dàn rộng, tiến về phía trước. Thành phần còn lại theo sau ». Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2019, 08:58:46 pm Chủng tôi сố gắng tiến nhanh chừng nào hay chừng nấy. Với tôi dẫn đầu, tiểu đoàn di chuyển bên phải con đường Gafsa, lợi dụng mọi địa thế để che dấu. Trong vòng vài phút, chúng tôi bước ra một khoảng đất trống rộng bao la, không thấy bóng dáng cây cỏ nào. Di chuyến trên địa thế này quân Mỹ sẽ nhìn thấy chúng tôi không sót một người. Địa ngục được tạo ra cho chúng tôi không biết phút giây nào. Băng ngang qua khoang trống càng nhanh càng tốt mới may có dịp sống sót. Chúng tôi chạy như bị ma quỉ rượt đuổi. Ngần ngừ, đồng nghĩa với hủy diệt. Nhưng ngay đó, chúng tôi thật sự đã rơi vào đia ngục. Đó đây những thây người nga xuống. Tiếng kêu thét liên tục. Người này dắt díu, nâng đỡ người kia, và những người khác chạy như giông như gió. Nửa giờ sau, bức màn lửa vẫn còn treo phía sau chúng tôi. Hai trung đội đã bỏ cuộc. Những người còn lại cố gắng và cố gắng, nhưng một số lớn nữa lại bỏ cuộc. Chúng tôi, những kẻ sống sót, tiếp tục lên đường. Đạn pháo kích vẫn rớt nổ giữa chúng tôi và chung quanh, nhưng đường như mức thiệt hại của chúng tội đã quá đủ trên đoạn đường sau lưng. Chủng tôi đã lướt qua ngọn đồi nhỏ mà ông Tướng đã chỉ, nhưng chẳng thấy gì hết. Không có quân Ý mà cũng không có quân Mỹ. Hiện tại địa thế đã đỡ phần trống trải. Tiến thêm nữa, tôi mới nhìn thấy một cái hang khoét sâu vào một mô đất cao, và một binh sĩ Ý đứng phía trước. Chúng tôi di chuyển thẳng đến. Tỏi hỏi hắn tin tức — và nước. « Nước? Không có nước ! » Hắn đáp. Tôi lại hỏi hắn có rượu nho không. Hắn miễn cưỡng trao tôi cái bi-đông của hắn. Tôi nốc một hơi thật dài. Năng lực mới hình như chạy khắp châu thân tôi. Một dọc bi-đông Ý được mang ra khỏi hang. Mỗi người của tôi đều được một ngụm. Mắt tôi trở nên quen với không khí âm u của lối vào hang. Tỏi chui vào. Cỏ gần 60 binh sĩ Ý ở trong đó. « Vị trí phòng thủ của các anh ở đâu ? » Tôi hỏi. « Không có vị trí nào cả, chỉ có tụi Mỹ ». Một sĩ quan Đức đáp một cách lãnh đạm. Nhóm người này bắt đằu khó chịu bởi sự tụ tập của chúng tôi ngoài cửa hang. Việc này chẳng khác nào chúng tôi chỉ điểm chỗ ẩn trốn của họ. Tôi trở ra, và cấp tốc phân phối vị trí cho đơn vị của tôi. Sau đó tôi tìm thấy phía trước mặt chúng tôi một số hố cá nhân và hầm trú ẩn, nhưng không thấy một người lính Ý nào. Tôi chắc rằng đây là các vị trí phòng thủ của nhóm quân Ý đang trốn trong hang. Lập tức, tôi đưa binh sĩ của tôi đến chiếm các vị trí này và nới rộng chu vi phòng thủ ra xa hơn, bằng cách đặt các tiền đồn dọc theo hai bên đường, và một Trung úy được giao phó điều động. Tôi nằm ở phía nam con đường. Trong lúc tôi đi xa hơn nữa để tìm địa thế đặt một toán tiền đồn ở phía trái, tôi khám phá ra ba khẩu súng tự động đặc biệt của Đức được dành trang bị chờ các đơn vị cảm tử, và đồng thời tôi cũng tìm thấy một số binh sĩ Đức ẩn nấp trong một công sự ngầm thật kiên cố, có lẽ được dành riêng cho một sĩ quan cao cấp Ý trước đây. Chỉ huy đơn vị cảm tử này là một đại úy. Ông ta vui mừng tột độ khi thấy chúng tôi đến. Ngoai trừ binh sĩ của ông còn giữ vững được vị trí, toàn thề các đơn vị ở đây đều thất tán. Suốt đêm qua, quân Mỹ đã tấn công và bắt giữ tất cả quân Ý, chỉ 60 người hiện ở trong hang thoát thân được nhờ rút lui kịp thời. « Ngay phía trước chúng ta, bên kia dốc không xa mấy, có một « cái ổ » của bọn Mỹ ở đó ». Viên đại úy nói. Trong khi nói, hẳn nhìn ra khe hở của pháo đài, gương mặt thật bình thản. Và sau đó hắn đã lộ vẻ thất vọng rõ rệt khi biết được chúng tôi không mang theo một khẩu súng chống chiến xa nào. Thình lình viên đại úy la to : « Chiến xa địch tấn công ! » Khoảng hơn chục chiếc Sherman chạy về hướng chúng tôi. Phía sau các chiến xa là bộ binh địch — khoang hai đại đội, tôi đoán như thế. Viên đại ủy có vẻ xao xuyến. Tôi trấn an hắn : « Hình như các chiến xa không tấn công — có thể, chúng chỉ yểm trợ hỏa lực cho bộ binh ». Hắn nghĩ khác : « Tôi không thể sử dụng loại súng của tôi để chống lại các chiến xa Mỹ này. Và bộ binh, ngoài súng chống chiến xa, không thể nào bảo vệ vị trí hữu hiệu bằng loại súng khác ». Hắn nói đúng. Tuy nhiên tôi nói : « Tôi trách nhiệm chỉ huy khu vực này. Hãy cứ ở yên đây, nhưng các anh yểm trợ, chúng tôi để chống lại bộ binh». Tôi ra lịnh cho binh sĩ của tôi chuẩn bị. Tôi chỉ có một vài khẩu đại liên và năm khẩu bích kích pháo, và đạn dược rất giới hạn. Trong một vài phút, từ tất cả các vị tri đặt súng đều báo cáo : « sẵn sàng khai hỏa ». Tôi ra lịnh « bắn tự do » cho các khâu bích kích pháo, và đó cũng là lịnh khai hỏa cho các loại vũ khí khác. Toàn thể tuyến phòng thủ của tôi hoạt động. Kết quả như tôi mong muốn : thành phần bộ binh tấn công của địch bị dập ngay lập tức. Tôi vừa bước ra khỏi vi trí đặt đại liên, gần cái hố được dùng làm nơi chỉ huy của tôi, một quả đại pháo rớt ngay vào đó. Ba xạ thủ đều tử thương. Các chiến xa Mỹ bây giờ bắt đầu tập trung hỏa lực vào các vị trí của chúng tôi. Và một vài phút sau, ba cảm tử quân của địch tách rời đồng bọn và chạy thật nhanh về hướng chúng tôi nhưng bị hạ gục ngay. Viên đại úy nói là chiến xa sẽ tấn công, phải rút lui lạp tức. Không, tôi tự nhủ, việc này sẽ không bao giờ xảy ra cho Quân đoàn Phi Châu cũ của Rommel một lần nữa. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2019, 08:59:37 pm Nhưng chúng tôi hiện tại đơn độc nơi tuyến đầu, quân sĩ không tới hai trung đội, và ý thức được sức mạnh của địch quân. Hơn nữa, người Ý chọn các vị trí phòng thủ ở đây thật là vô bổ. Và vì vậy, chúng tôi đã quyết định và hài lòng khi triệt thoái ra khỏi khu vực này, chỉ để lại một toán quan sát phía sau một gộp đá. Sau đó, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi phía bên kia một con dốc. Từ địa điểm này, chúng tôi chặn đứng được một cuộc truy duỗi của địch quân bằng hỏa lực của kích bích pháo — và đó cũng là những viên đạn cuối cùng của chúng tôi. Chúng tôi chỉ có viên y tá duy nhứt đi theo, một mục sư lúc còn ở ngoài dân sự và trước chiến tranh ông ta từng du học ở Thụy Sĩ dưới sự bảo trợ của một hội từ thiện Hoa Kỳ. Tôi yêu cầu ông ta ra ngoài săn sóc những người bị thương, và dĩ nhiên, luôn tiện xem động tĩnh như thế nào. Mang băng chữ thập đỏ trên cánh tay, ông ta leo lên đỉnh dốc khi ngưng tiếng súng, và di chuyền công khai trước mắt nhìn của quân Mỹ. Các mũi súng của địch quân đều hưởng về phía ông ta. Nhưng viên chỉ huy địch nhận ra dấu hiệu chữ thập đỏ qua ống viễn kinh nên đã kịp thời ngăn chặn thuộc cấp khai hỏa. Tôi đã ngưỡng mộ và cung kính thái độ này của người Mỹ, hơn tất cả những kẻ đối địch với chúng tôi từ trước đến nay. Sau khi tối trời, nhóm tiền sát được để lại đã len lỏi vượt qua địch quân và kết hợp với chúng tôi. Tôi bắt liên lạc được với Đại úy Moll, và gặp một số binh sĩ còn sống sót thuộc tiểu đoàn của anh ta, khi chúng tôi di chuyền xa hơn về phía bắc của con đường. Tôi nhận được các khẩu súng chống chiến xa và mang đặt dọc theo các vị trí của chúng tôi nằm cạnh con đường. Tôi phái một toán quân thiết lập một đồn quan sát trên ngọn đồi phía trước, dưới quyền chỉ huy của Rommel — trùng tèn với « Con Cáo Sa Mạc », nhưng rất tiếc, hẳn mới chỉ mang cấp bậc trung sĩ. Vừa bước qua nửa đêm, chúng tôi nghe tiếng bích kích pháo nổ phía trước. Một binh sĩ tiền sát đã bò trở về cho biết quân Mỹ đang nhận tái tiếp tế đạn dược và lương thực. Toán tiền sát đã tiến gần địch quân đến nỗi thấy và ngửi được mùi khói thuốc lá, và họ đã khai hoả. Chúng tôi cũng nhận được lương khô, và - quan trọng hơn, đạn dược. Đèm đó, pháo binh địch đã để cho chứng tôi yên. Vào sáng sớm, một phi cơ thám thính của họ bay quần trên đầu chúng tôi, và tức khắc một trận pháo liên hồi đổ xuống, nhưng chẳng gây thiệt hại bao nhiều, Chúng tôi đang nằm phía sau con dốc, nên hầu hết các quả đạn đều bay vượt ngang đầu và rớt nổ phía xa. Đêm lại xuống, khoảng một hai giờ sáng, tôi lại được báo cáo quân Mỹ nhân thêm tiếp tế. Trung úy Becker xin được ra đi với sáu khẩu bích kích pháo va bốn khấu đại liên. Tôi từ chối sự liều lĩnh này. Và ngay lúc đó, đường như người Mỹ đoán biết Becker muốn « kiếm ăn », nên đã phủ đầu chúng tôi trước bằng trọng pháo suốt đêm. Ngày đến, chúng tôi được tăng cường 7 chiếc thiết giáp, một ao ước hầu như đã tuyệt vọng của chúng tôi. Các thiết giáp này được dàn ngay trong wadi phía sau chúng tôi. Một số bộ binh Mỹ được phát hiện trong một wadi nằm ở phía nam con đường, và một số khác bất ngờ xuất hiện ngay trong wadi có các thiết giáp của chúng tôi đang nằm. Cuộc tấn công xảy ra chớp nhoáng, nhưng địch quân bị chúng tôi đẩy lui, dưới hỏa lực yểm trợ của thiết giáp, và bắt giữ được một số tù binh. Vào buổi chiều, một công điện đến từ Thống chế Kesselring : « Tôi ngợi khen ý chí đề kháng dũng mãnh của các bạn. Hãy giữ các vị trí với mọi giá ». Một cuộc họp giữa tôi với Moll đưa đến quyết định gởi một phúc đáp thẳng đến Thống chế ; « Chủng tôi sẽ giữ vững các vị trí. Rượu ở đâu ? » Đó là một quyết định ngông cuông và hấp tấp của hai tên sĩ quan trẻ tuổi. Và chúng tôi đã nhận, không phải là lời khiển trách : buổi chiều đó, một quân xa chất đầy loại ,rượu nho « Muscatel » đến với chúng tôi. Đây là lần đầu tiên, từ khi tôi đến Phi Châu, tôi đã được hớp những ngụm rượu không thể nào quên được. Muscatel tuyệt hảo, tôi chắc rằng tất cả mọi người chúng tôi lúc ấy đều công nhận. 2 Đã hai đêm ròi, chúng tôi mất hẳn liên lạc với toán quân của Rommel « Trung sĩ ». Hiện tại các cuộc tuần tiễu xa hơn về phía trước của chúng tôi bị pháo binh địch truy đuổi ráo riết. Hai binh sĩ trở lại lúc bình minh. Đó là kẻ duy nhứt thuộc toán tiền đồn của Rommel còn sống sót. Bộ binh Mỹ nằm dưới chân đồi đã dọn sạch họ bằng bích kích pháo, Rommel, theo lời hai binh sĩ trở về, đã ra đi vĩnh viễn. Nhưng, một năm sau, tôi gặp lại hắn ta ở Đức. Rommel không chết. Hắn chỉ bị thương nặng, và đã lết một ngày một đêm đến một wadi nằm ở phía bắc địa điểm đóng quân của chúng tôi. Sau đó hắn được quân dù Đức tìm thấy và chuyển ngay hắn đến một bịnh viện dã chiến. Khi gặp tôi, Rommel vừa xuất viện. Ngay hôm sau, tôi đoán có lẽ là ngày 6 tháng 4, chúng tôi phải chịu đựng một cuộc tấn công mạnh mẽ nhứt của địch quân. Bộ binh địch chạm chân ngoài rìa các vị trí phòng thủ của chúng tôi, nhưng bị đẩy bật ra ngay. Ngày kế đó, hoặc cuộc tấn công kế đó, theo tôi dự tính, là sự kết thúc của chúng tôi. Các thiết giáp Đức đã rút lui hết. Một 1ần nữa chúng tôi lại đơn độc. Đại pháo và xe cộ cũng nối đuôi nhau theo các thiết giáp. Chúng tôi cũng làm theo, vì không còn cách nào hơn. Tôi và Becker là hai kẻ cuối cùng rời khỏi vị trí. Trong ánh nắng giữa ngày, chúng tôi nhìn lại và thấy toán quân tuần tiễu đầu tiên của Mỹ đặt chân vào giữa các hố cá nhân vừa bỏ trống. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2019, 09:02:22 pm 42. TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG Xin đừng nghĩ rằng tôi đã cố tình bi thảm hóa sự đơn độc chiến đấu của tiểu đoàn của tôi ở Phi Châu. Sự thật, chúng tôi đã lâm vào hoàn cảnh chiến đấu khốn đốn nhứt trong những ngày này. Ở phía bắc, Binh đoàn 8 của Montgomery đã được bồi dưỡng sau khi gây kinh ngạc cho Rommel ở Kasserine, và hiện tại đã tung ra các cuộc tấn công qui mô chống lại Von Arnim. Vào ngày 27 tháng 3, theo chỉ thị của Alexander, bộ binh Mỹ tiến vào Fondouk và đe dọa chọc thủng phía đông Dorsale để tiến về Kairouan, tức là đe dọa hậu tuyến liên quân Đức - Ý của Tướng Messe ở wadi Akarit. Và Montgomery chuẩn bị tấn công wadi Akarit từ tiền diện với ba sư đoàn 50 và 51 Cao nguyên, và Sư đoàn 4 Ấn, thuộc Quân đoàn 30. Mũi dùi của Montgomery chọc thủng wadi Akarit vào ngày 6 tháng 4, sau một trận đánh duy nhứt, nhưng ông ta đã mô tả là đẫm máu và tàn bạo nhứt kể từ sau trận đánh ở E1 Alamein đến nay. Tấn công và phản công bùng nổ trên các ngọn đồi, và sau đóAlexander đã phải tuyên bố rằng liên quân Đức - Ý, cả hai đều đã « tỏ ra có một tinh thần chiến đấu cao độ, liều lĩnh và không hổ danh ». Nhưng không có gì đứng vững được trước ba sư đoàn thiện chiến Anh - Ấn, cộng thêm 450 trọng pháo. Sư đoàn 15 Thiết giáp và 90 Khinh binh của Đức dĩ nhiên cùng đã không để hổ danh, (tôi bắt chước lối nói của Alexander), trong các trận đánh đẹp mắt nhứt của họ. Nhưng đó chẳng qua là sự bừng lên của một ngọn đèn sắp tàn. Và cuối cùng, một cuộc triệt thoải đã xảy ra, khiến cho 6000 binh sĩ của chúng tôi rơi vào tay địch quân. Và buổi trưa ngày kế đó, vào ngày chúng tôi rời bỏ vị trí El Guettar, quân Mỹ từ Algiers và quân Anh từ Cairo bắt tay nhau lần đầu tiên. Đó là lý do tại sao các vị trí của chúng tôi ở E1 Guettar, dù gặp khó khăn nhưng không phải là không giữ được, lại tự phá vỡ. Qua các mạng lịnh, tôi rút tiểu đoàn ra khỏi quang cảnh của cuộc chiến đấu cuối cùng, đánh một vòng rộng lớn từ Marknassy và Sidi Bouzid trên bình nguyên Tunisia, để qua Fondouk, và cuối cùng tiến vào thành phố thiêng liêng Kairouan ngày 10 tháng 4. Chúng tôi chỉ ngừng lại đây một vài phút. Suốt lộ trình khởi từ El Guettar, chúng tôi bị phi cơ Đồng minh săn đuổi ráo riết, và trong nhiều tháng chiến đấu vừa qua, chúng tôi gần như tơi tã ở hiện tại. Chúng tôi rút ra khỏi Kairouan, và khi ngoái nhìn lại từ xa, tôi thấy nhiều thiết vận xa Anh đang lăn bánh vào thành phố này. Thành phố thiêng liêng đã đổi chủ trong vòng một vài phút. Tướng Messe lúc ấy không còn hy vọng nào để giữ vững phòng tuyến miền núi phía nam Enfidaville. Theo sự hiểu biết, ông muốn đưa quân Ý của ông trở lại phòng tuyến kế đó, nằm giữa Zaghouan và biển, và quân Đức sẽ đảm trách nhiệm vụ đoạn hậu như thường khi. Tại Zaghouan, có dãy nủi cao chớn chở án ngữ bình nguyên bao la phía nam Tunisia. Địa thế hiểm trở, hang hóc, khe suối và các wadi sâu thẳm tạo thành những nơi trú bom và pháo kích của địch thật tuyệt hảo. Ở đây, dù có bao nhiều chiến xa đi nữa, địch quân cũng chẳng mong gì nghiền nát chúng tôi mội sớm một chiều, Và ở đây, tôi nghĩ, chúng tôi có thể ẩn náu và cầm cự để chờ viện quân được gởi đến từ Âu Châu. Đồng đội của tôi đã có cái nhìn khác về tương lai. Một số nghĩ rằng chúng tôi nên lui xuống Cape Bon và hải vận về Sicily để chuẩn bị một mặt trận mới. Còn một số lại tin rằng Hitler sẽ không bỏ Bắc Phi, rằng một khối lượng khổng lồ thiết giáp « Tiger »,phi cơ tối tân và các máy lướt Gigantan của chúng tôi sẽ được đổ sang để cân bằng lực lượng ưu việt của Đồng minh; và vấn đề tiếp liệu cũng sẽ được giải quyết với các loại tàu nhỏ Siebelfahren (có thể chở hai chiến xa trang bị súng cao xạ 88 ly)... Những ngày yên tĩnh tiếp theo đó, chúng tôi thiết lập các hệ thống phòng thủ và các vị trí đặt súng. Tắt cả đều được bao che bằng đá. Một đêm, địch quân pháo kích từ một cao điểm phía đông gần bờ biển. Xế chiều ngày sau, tôi được lịnh mang quân tấn công vị trí đặt pháo binh này. Cuộc tấn công xuất phát ngay đêm đó, dưới mưa tầm tã. Những tay súng của địch nằm phía trên chúng tôi đã khai hỏa khá chính xác, cùng lúc với cơn mưa đạn đại pháo vả bích kích pháo. Nhưng, tôi đã rời khỏi nơi đây trong cảnh địa ngục sắp khởi... Một người lính mình mẩy bê bết bùn đất nhảy vào chỗ tôi ẩn núp. Hơi thở của hắn đứt quãng, hậu quả của những giờ bò lê trên mặt đất. « Tôi tìm Đại úy hàng mấy tiếng đồng hồ », hấu thở hổn hển và trao cho tôi một mảnh giấy « Có thể », tôi nghĩ, « lại một lịnh lạc ngu xuẩn khác nữa đây ! » Qua ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bấm nhỏ, tôi đọc : « Đại úy Schmidt, Liên đoàn 288 Đặc nhiệm, trình diện Tổng Hành Dinh Binh đoàn lập tức ». Phía dưới mảnh giấy, Bộ chỉ huy Liên đoàn phụ chú « Trao liên đoàn cho Đại úy Ebenbichỉer ». Nhu vậy lả sao ? Một quân nhân không có quyền đặt nghi vấn trước các lịnh lạc được đưa ra. Tôi bàn giao tiểu đoàn trong vòng một tiếng đồng hồ. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2019, 09:03:51 pm 43. GIÃ TỪ PHI CHÂU Tôi hước vào Tổng Hành Dinh Binh đoàn vào giữa trưa. Tôi nhớ lại quá khứ. Hình như những gì của Rommel ở đây đều đã đi theo ông, mặc dù hàng chữ « Bộ Tư Lịnh Binh đoàn Thiết kỵ Đức — Ý » vẫn còn là một niềm kiêu hãnh. Tôi trình diện, và tự hỏi tin xấu nào đang chờ đợi tôi. Một Đại úy của Ia xem qua một số giấy « tờ và nói : « Ông đã xin phép kết hôn trên một năm nay. Nó có rồi đây. Ông được hưởng 14 ngày phép đặc biệt. Mãn phép, xin ông trình diện Bộ Tư Lịnh Lục Quân Đức, ở đó sẽ có những chỉ thị khác cho ông ». Trong vòng vài tiếng đồng hồ, tôi đặt chân xuống thủ đô Tunis và được một chiếc xe Jeep đưa ngay đến phi trường. Đó là ngày 25 tháng 4 năm 1943! Trong đêm, trên một vận tải cơ, tôi bay xuyên qua Địa Trung Hải và đáp xuống Catania, ở Sicily, vào lúc bình minh. Từ đây, tôi lại nhảy lên phi cơ khác để sang Ý, và cuối cùng trở về quê nhà. Herta và tôi kết hôn vào ngày 5 tháng 5, và hai ngày sau đó, Tunis rơi vào tay quân Anh và Bizerta rơi vào tay quân Mỹ. Sức đề kháng của phe Trục hầu như tan rã. Và cuối cùng, sức đề kháng này chẩm dứt trên bản đảo hoang vu Cape Bon. Ngày 13 tháng 5, chúng tôi hưởng tuần trăng mật ở Baden - Baden, nằm giữa Hắc lâm (Black Forest), vào mùa hoa hạt dẻ đang nở rộ. Đài phát thanh lúc ấy đang phát ra một bản nhạc thật êm dịu. Bân nhạc chấm dứt, và một công bố được đọc — mà tôi đã cho là khá đần độn : « Sau một thời gian chiến đấu anh dũng, Binh đoàn Thiết kỵ Đức — Ý ở Tunisia đã tạm ngưng các cuộc tấn công vào thiểu số địch quân khiếp đảm còn sống sót. Với việc tạm ngưng này, mặt trận ở Phi Châu xem như đã chấm dứt ». Không còn một Liên đoàn nào gọi là Liên đoàn 288 Đặc nhiệm để tôi hội nhập, không còn một Tổng Hành Dinh nào gọi là Tổng Hành Dinh Binh đoàn Phi Châu để tôi trình diện. Tôi đã rời khỏi Phi Châu với cùng một may mắn bất ngờ như khi tôi rời khỏi Asmara. Guồng mảy quân đội nặng nề chuyển động theo đường lối thường khi của nó. Các vấn đề riêng tư của một tên Tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi và vô danh đã được cứu xét một cách thận trọng. Nhưng, trong một phần của guồng máy vĩ đại tiếng tăm đang bị nghiền nát ở Phi Châu này đã bật ra một công điện, nằm lẫn lộn giữa núi hồ sơ Tối mật và Ưu tiên Hành quân, báo tin cho một sĩ quan hạng bét biết rằng đơn xin kết hôn của hắn đã được chấp thuận. Công điện này đến tay hắn qua một tên quân chạy việc đã xuýt phải bỏ mạng vì nó. Và bức công điện này đã đẩy tên sĩ quan trẻ tuổi ra khỏi giữa muôn ngàn người khác vào những ngày cuối cùng của mặt trận Phi Châu. Một nơi náo đó, giữa rừng hoa gạt dẻ Black Forest yên tĩnh, một cặp tân hôn đang nghe tiếng cười của vị thần tình ái. Thêm một lần nữa, vị thần này lại bày ra trò chơi đầy chua chát của những người đàn ông. Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2019, 09:12:33 pm (https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/80583893_555072281889323_6362519742900600832_o.jpg?_nc_cat=104&_nc_ohc=MNyjkup-Ud8AQkuDjXAPrJdIfWAvGmOMKHkd21qou6TTX68CZ0qDKGa6w&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=58080b952275b495dad750d355f1ce2c&oe=5E78DD17) Con cáo sa mạc (https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/79849304_555072295222655_5361369274294206464_o.jpg?_nc_cat=109&_nc_ohc=ImXjb6pXJlQAQnK5_LkgLQeEIleucKygq-8p3q-BL09Ix-14izGB3b9jQ&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=24180a1632ab363dee44863ea6ca1844&oe=5EA82FDC) Rommel bàn thảo với các tư lịnh chiến trường (https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/79762400_555072305222654_4503423722689921024_o.jpg?_nc_cat=108&_nc_ohc=TGnYv-UbspoAQku9I4iJj8ML_xD1PNvkNXRYpzySVvSgUd4orzlGeFA0A&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=26d412ca4dbf0d2e2346f7c6773b399d&oe=5E7157FC) (https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/80358976_555072345222650_5066179642373701632_o.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=EjCvTgIXf5cAQnrflnaGDkF9tCv2PPZp4TjG4RjXh1wb0z8GxIZomELMg&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=6437418132696e04bd181c293485e557&oe=5EAE5678) Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2019, 09:18:27 pm (https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/81183455_555072368555981_3295236236775522304_o.jpg?_nc_cat=103&_nc_ohc=l0_r4NFk21UAQkKBGC3Xe4VdrKbILYUJGN06y9_ZmvO3-wto-QvM8l6wA&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=8521528e2fe55e2648b4af330fedc5df&oe=5E723ED2) Sơ đồ cho thấy cuộc tấn công của Rommel thất bại, bị binh đoán 8 của Montgomery đầy lui vá vượt sang bãi mìn do quân Đức thiết lập và tiếp theo là các cuộc cầm cự xảy ra cho đến khi Rommel bay về Bá linh chữa bịnh. (https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/80886313_555072355222649_1473340560403070976_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=WKcGdiUDpgQAQl3-GwLsQMvAPt056z_8gYBldkg2Qy3Yw0yF88Z3oli5A&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=7ff02c75e088ffd1736fc831643b0b4a&oe=5E6F5CAD) Rommel thị sát mật trận trèn chiếc ACV (chiến xa chì huy) cũng là phòng hành quân lưu động cùa Rommel. Trước đầu xe kẻ chữ « R » chiếc xe này được chế tạo đủ sức chống mìn, khônq kích và pháo kích. (https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/79952970_555072425222642_8298966659528392704_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_ohc=uK_3ZNoOLoAAQm3B4hOu3H8QnRxQKbpmnOfXJcpLaZFBluGbPG_MxKqBg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=0ec0734d44d880441e877af3e595f5fc&oe=5E6BE9A9) Phòng tuyến của Binh đoán 8 nằm hẳn phía sau bãi mìn, nghĩa là thế chân vào phòng tuyến cũ của Bức, do Sư đoàn 9 Úc Đại Lợi thiết lập. Sau đó, Montgomery bắt đầu càn quét những túi quân Đức còn lại. Theo yêu cầu của Hiller, từ giương bịnh Rommel bay sang El Alamein gượng cứu vãn tình thế. Với những cố gắng cuối cùng nhưng vô hiệu và mặc dù được lịnh của Hiller phải chiến đấu đến phút cuối cùng, nhưng dưới áp lực nặng nề của Montgomery, Rommel đã phải triệt thoái toàn bộ lực lượng ra khỏi khu vực El Alamein vào ngày 3 và 4 tháng 11 (https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/79937165_555072438555974_9013965185441857536_o.jpg?_nc_cat=104&_nc_ohc=QnnusH5dyFsAQla8Y-LG_gA9n3MJ75nYO-_lcs8xRkRZ2z8sEF5-Gtm0Q&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=88b04473dbfeb60503be8abb91b12578&oe=5E6CC87A) Tiêu đề: Re: Những trận đánh chiến xa đẫm máu nhất lịch sử Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2019, 08:21:03 pm (https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/80352103_555072468555971_6260235311494725632_o.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=XSr7H_sIeQEAQkJ5iIfyorCFjPKHw31McDx-g0vGbFfMiOQDB94CVRdlw&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=2424cacb8861858e0a13e46f6c56dfc6&oe=5E6B11B5) Một quân xa Anh chuẩn bị tham dự vuộc tiến công lớn do binh đoàn 8 phát động (https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/80669993_555072505222634_1739760701783670784_o.jpg?_nc_cat=107&_nc_ohc=I1VC7lTOYlAAQl0EYMLiPGZP_XkiQniZ-XbPlV64hB00G1jvR2Uuol_Gw&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=c271f7de203709e9350a4073e9cc5f0f&oe=5E68EA61) Sau khi Rommel ra đi và trao quyền cho đại tướng Stumme, ngày 5-9 Binh đoàn 8 của Montgomery tấn công mạnh mẽ (https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/79987012_555072518555966_489909400283119616_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_ohc=NcNpw8M6aqsAQnTC9SziZtbRAIFvsoYeNPMJ3sQJlGKhaP79dNk4XBDWg&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=1f89e28bf22ec635d77f26e154bdfd2a&oe=5E6D0A97) Trung Tướng Von Ravenstein, Tư lịnh S.Đ. 21 Đức, vị tướng lãnh Đức đầu tiên trở thành tù binh trên chiến trường Phi Châu bởi tướng Freiberg Tân Tây Lan (https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/81292988_555072561889295_7008006168748490752_o.jpg?_nc_cat=102&_nc_ohc=e0Wx1CwLzeEAQnjNHWoRJxHPPSNJCKcLzYpNbHCS6SfPNgshquqFaAQQg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=6b978cce584ef51605e39beaf1eb65fa&oe=5EADFA5C) Rommel thảo luận kế hoạch tấn công Tobruk với một nhóm sí quan trẻ (https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/79778723_555072591889292_6770233038325415936_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_ohc=usQAvVUbGSwAQnTiOYqaUbHGFzH-8hYoZC4MB2ihce-ZtfKFdrlnsqcbA&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=07e514dd918e4c36a6b29c1bb382e1c5&oe=5E6F8CAF) Rommel thăm viếng tiểu đoàm Ý đang xây đắp con đường phe trục. Cạnh trái là tác giả H. W. Schmidt (https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s960x960/80464456_555072601889291_1572948694607593472_o.jpg?_nc_cat=110&_nc_ohc=3y6o0vJ2L0oAQm0mFlN9T1ln0e_nTzZ8hxsIvmRqJ8PAJmyhYzoPB-56Q&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f7eba515d91cd010725573af63ec4516&oe=5E6633CB) Đại bác phòng không 88 ly của Dứcđược Rommel dùng làm vũ khí chống chiến xa cố định HẾT |