Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:34:47 am



Tiêu đề: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:34:47 am
   
        S-125 PÊTRÔRA (C-125), tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp và tầm trung (theo độ cao) do LX chế tạo (khoảng 1960), Mĩ và NATO gọi là SA-3 (GOA). Thành phần chính: tên lửa 5V27U (5V27Đ), thiết bị phóng 5P-71 (5P- 73). nạp 2 (4) tên lửa, đài điều khiển SNR-125 (SNR-125M), trạm nguồn điện 5E96A có 2 tổ máy phát điện ĐES-100. công suất mỗi máy 100kW và xe phân phối điện RKU có máy nổ AĐ30, 2 đài rađa trinh sát, chỉ thị mục tiêu (1 ở tầm thấp, 1 ở tầm trung). Tên lửa 2 tầng, nhiên liệu rắn (tầng một - khởi hành, tầng hai - hành trình) được điểu khiển từ xa bằng lệnh vô tuyến. Những tính năng chính: dài 5,948m. đường kính: tầng một 0,552m, tầng hai 0,38 lm, sải cánh: tầng một khi xòe 2,208m (khi cụp l,7m), tầng hai 1,192m. khối lượng phóng 952,7kg, đầu đạn kiểu nổ mảnh, khối lượng 70-73kg nổ trực tiếp theo lệnh K3 hoặc bằng ngòi nổ vô tuyến kiểu hiệu ứng Đôple. Diệt mục tiêu ở cự li tà 6 (3,5)-25km, độ cao 0.05-18km. S-125P có trong trang bị của QĐ 27 nước, trong đó có VN. Cg SAM-3.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67661572_460134651383087_2983525871417032704_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeFVm6DZyBDcIAwBsnEmgs0LL9lpvyL969H79C8x39ZsNT3M_p4QcJCsbz4mnoflJwg2xV1TYgK4yQaxZzpJRBhNzgMH3vmi6w_iVMvE_GKJsQ&_nc_oc=AQnO0sPS6Mfw2QClUkuE4qP9EDVcH6rFzeird7kwBZQXLleKUScFCUyb6gxMUsaje38&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=82b3c2983fe3ca43d6fc3b79f47efcb6&oe=5DDDEDD7)


        S-300 (S-300V. S-300V1; kí hiệu NATO SA-12A/B; Gladiator/Giant), tổ hợp tên lửa phòng không tự hành của LX. Thành phần chính: SCH cơ động, đài điều khiển hỏa lực, rada cảnh giới và rađa bám sát mục tiêu, thiết bị phóng; sử dụng hai loại tên lửa có điều khiển: 9M83 (SA-12A) từ 1987 và 9M82 (SA-12B) từ 1992. SCH cơ động 9S457-1 được tự động hóa, xử lí các số liệu bằng máy tính số, đài rađa cảnh giới và chỉ thị mục tiêu 9S-15 và 9S-19 theo dõi 200 mục tiêu ở cự li 250km. Đài điều khiển hỏa lực 9S-32-1 chỉ huy 6 thiết bị phóng, có hệ thống anten mạng pha theo dõi đồng thời 12 mục tiêu và điều khiển 6 tên lửa tới các mục tiêu khác nhau. Có khả năng phát hiện mục tiêu với diện tích phản xạ hiệu dụng 1m2 ở cự li 150km. Thiết bị phóng 9A83-1 chở 4 tên lửa 9M83 và 9A82 chở 2 tên lửa 9M82. Tên lửa 9M83 có 2 tầng, nhiên liệu rắn, dài 7m, đường kính thân 0,8m. khối lượng 2.400kg; đầu đạn kiểu nổ mảnh, khối lượng 150kg: diệt mục tiêu ở cự li 7-75km, độ cao 0,25-25km, hệ điều khiển quân tính và rađa bán chủ động. Tên lửa 9M82 dài 8,5m, đường kính thân 0,8m, khối lượng 4.600kg, đầu đạn có khối lượng 150kg; diệt mục tiêu ở cự li 7-100km, độ cao 1- 30km. Thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu và ngược lại: 5 phút. Được phát triển từ cuối thập kỉ 70 tk 20, có khả năng chống tên lửa đường đạn chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay các loại.

        SA (Đ. Sturmabteilungen - Đội xung kích), tổ chức khủng bố của Đảng quốc xã Đức: thành lập 1921 để bảo vệ các cuộc tụ họp, diễu hành của bọn phát xít, chuẩn bị cho đảo chính giành chính quyền và khủng bố những người chống lại chủ nghĩa phát xít. Tham gia vào hệ thống chính quyền nhà nước khi Hitle lên cầm quyền (1933) và thất thế khi Hitle loại bỏ những người lãnh đạo SA định tranh giành quyền lực (6.1934). Từ 1934 đến 1945, trở thành lực lượng QS hóa tập trung, làm nhiệm vụ của cảnh sát (giữ trật tự, canh gác trại tập trung, tham gia bộ máy hành chính - QS trên lãnh thổ chiếm đóng...) và huấn luyện QS cho thanh niên sắp nhập ngũ; tổ chức (trên toàn nước Đức) thành 21 khu, có 97 lữ đoàn và 627 trung đoàn. Bị đặt ngoài vòng pháp luật và giải tán 1945.

        SA-75 ĐVINA (N. CA-75), tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung của LX. Thành phần chính: tên lửa V-750 (V-750V. V-750VM, V-750VMV), thiết bị phóng SM-63-II, nạp 1 tên lửa. đài điều khiển SNR-75 (SNR-75M), trạm nguồn điện gồm 2 tổ máy phát điện ĐES-75, công suất mỗi máy 75kW và 1 xe phân phối điện (RMA), có máy nổ AĐ30, đài rađa trinh sát và chỉ thị mục tiêu P-12. Tên lửa V-750V (Mĩ và NATO gọi là SA-2) gồm 2 tầng được điểu khiển từ xa theo lệnh vô tuyến (sau khi tầng một được tách ra); tầng một có đường kính 0,654m, sải cánh 2.566m. dùng nhiên liệu rắn: tầng hai có đường kính 0,5m, sải cánh l,675m. dùng nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa 750m/s. Tên lửa dài 10,841m, khối lượng phóng 2,283t, gây nổ theo lệnh từ đài điều khiển hoặc bằng ngòi nổ vô tuyến kiểu hiệu ứng Đôple, đầu đạn kiểu nổ mảnh, khối lượng 193kg. Diệt mục tiêu ở: cự li tà 10 (5)-34km, độ cao 0,3- 27km khi bắn máy bay có tốc độ < 640m/s (30km khi bắn khinh khí cầu). Xuất hiện lần đầu 1953, đưa vào trang bị cho lực lượng phòng không LX 1957, đã bắn rơi máy bay trinh sát U-2 của Mĩ xâm phạm lãnh thổ LX (1.5.1960). Ở VN, SA-75Đ đánh trận đầu tiên (24.7.1965) đã bắn rơi máy bay F-4C của Mĩ ở Hà Tây. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN, hàng trăm máy bay Mĩ (trong đó có hàng chục B-52) đã bị SA-75Đ của bộ đội phòng không VN bắn rơi. Cg SAM-2.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67597416_460134658049753_3330823107429531648_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeEp56W9SaYiTPIXiOIpIMTtmII95DBYQ_xiBdON9sEEmdOqUuoMdNG0bLKPmiXj8lmHnjHGo3hmNDXm0nAIAbKYlY8hHYbVMOHWAxRqVmPJgw&_nc_oc=AQnpdfdo1dy_8dl9gIlgPkbaWl19CYVeKoFtVhWIsupXLajrkBBSRc4biawhvb19RI8&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=c06b0943be76583698469eb984d8c66a&oe=5DA5B787)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:36:54 am

        SA BÀN, mô hình thu nhỏ theo tỉ lệ của một khu vực địa hình nào đó. Được làm bằng xi măng, thạch cao, ma tít, đất, cát... Để lập SB thường dựa vào bản đồ, ảnh hàng không, thực địa... Trên SB, có thể nhìn toàn bộ diện mạo của khu vực một cách trực quan (địa hình, địa vật, vị trí binh lực, hỏa khí của ta và đối phương, các mục tiêu và điểm nổ...) tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu địa hình, phương án tác chiến, bố trí binh lực của ta và địch... SB được làm ngoài trời hoặc trong nhà kết hợp với giảng đường tùy thuộc vào mục đích sử dụng (nghiên cứu. huấn luyện, diễn tập, chuẩn bị tác chiến...). SB được xây dựng ở các đơn vị (binh đội, binh đoàn, quân đoàn, quân khu...), các nhà trường và học viện.

        SA DIỆN, đảo nhỏ (dt khoảng 0,3 km2) trên sông Châu Giang, thuộc tp Quảng Châu (thủ phủ t. Quảng Đông. TQ). Sau chiến tranh nha phiến bị cắt nhượng, trở thành tô giới của Anh và Pháp. 19.6.1924 tại khách sạn Vichtoria thuộc tô giới Pháp, Phạm Hồng Thái thực hiện không thành công vụ mưu sát toàn quyển Đông Dương Meclanh do Tâm tâm xã tổ chức, khi bị cảnh binh Pháp đuổi bắt đã nhảy xuống sông Châu Giang và hi sinh. Hiện nay SD là nơi đặt trụ sở một số cơ quan tổng lãnh sự và đại diện thương mại nước ngoài tại Quảng Châu.

        SA ĐÉC, tỉnh cũ ở Nam Bộ. Thành lập 12.1889 khi Pháp chia t. Định Tường thành 3 tính: Gò Công, Mĩ Tho và SĐ, sáp nhập với t. Kiến Phong (nguyên là t. Phong Thạnh, do chính quyền Sài Gòn thành lập 2.1956 từ một số vùng thuộc các tinh SĐ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc cũ) thành t. Đồng Tháp.

        SÁCH GIÁO KHOA QUÂN SỰ, tài liệu học tập. giảng dạy dùng trong các trường QĐ: được trình bày một cách hệ thống, nhất quân và súc tích những tri thức cơ bản nhất của một bộ môn khoa học trong lĩnh vực QS, theo một chương trình chuẩn. SGKQS dùng cho một đối tượng nhất định của mỗi bậc học và được biên soạn cho các môn học có nội dung tương đối ổn định theo quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất trong quản lí giáo dục - đào tạo QS.

        SACLƠ ĐỜ GÔN (P. Charle de Gaulle), tàu sân bay đầu tiên của lực lượng hải quân Pháp chạy bằng năng lượng nguyên tử, hạng trung, số hiệu R91, do xưởng đóng tàu DCN Bzest đóng; khởi công 14.1.1989, hạ thủy 7.5.1994, đưa vào sử dụng 10.2000. Tính năng chiến - kĩ thuật chủ yếu: lượng giãn nước tiêu chuẩn 36.600t, chở đầy 40.578t; dài 261,5m. rộng 31,5m; sân bay dài 261,5m, rộng 64,5m; 2 động cơ tuabin GEC công suất 56MW (76.200cv). Tốc độ 28 hải lí/h. Quân số: khoảng 1.950 người, gồm sĩ quan, thủy thủ và nhân viên hàng không. Có thể chở được 35-40 máy bay cánh cố định và một số máy bay trực thăng. Vũ khí trang bị: tên lửa phòng không (4 ống phóng X 8 EURO SAM, tên lửa ASTER- 15; 2 ống phóng X 6 tên lửa loại Mistral); pháo (8 khẩu 20mm Giat 20F2); tác chiến điện tử (các loại bẫy tên lửa, bẫy ngư lôi, hệ thống đối kháng và hỗ trợ điện từ); các phương tiện trang bị khác (rađa đối không, đối hải, điểu khiển vũ khí. sôna...); các loại máy bay trên tàu (24 máy bay cánh cố định Xiupơ Xtenđơ và 2 chiếc E-2C, 10 máy bay Rafale F-1, 2 máy bay trực thăng AS-565 hoặc AS-322).

        SÀI GÒN X. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

        SÀI GÒN - GIA ĐỊNH X. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

        SAIPAN, đảo lớn của quần đảo Mariana, dt 182km2. Trong CTTG-II là căn cứ hải quân quan trọng của Nhật, bị QĐ Mĩ chiếm (6-7.1944). Trong các trận đánh giành lại s, không quân Mĩ lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi bom napan.

        SAM-2 nh SA-75 ĐVINA

        SAM-3 nh S-125 PÊTRÔRA

        SẢN PHẨM quân Sự, sản phẩm có giá trị sử dụng cho mục đích QS, gồm: vũ khí, trang bị và các phương tiện vật chất khác.

        SẢN PHẨM THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ, kết quả của quá trình thu thập, tìm và xử lí thông tin khoa học quân sự, do cá nhân hoặc tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin trong QĐ. SPTTKHQS gồm: các hệ thống tra cứu, thư mục, tạp chí tóm tắt, bản tin, chỉ dẩn. trích dẫn khoa học, danh mục, tổng luận, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm thông tin trên mạng như bản tin điện tử, trang chủ...

        SẢN XUẤT QUÂN SỰ, lao động để tạo ra các sản phẩm quân sự. SXQS gồm cả sản xuất và sửa chữa để bảo đảm các sản phẩm cho nhu cầu QS.

        SAO BẮC CỰC, sao a thuộc chòm Tiểu Hùng ở gần cực Bắc của thiên cầu. Do nằm gần sát cực Bắc hiện nay (cách khoảng 1°), có vị trí hầu như không thay đổi trong chuyển động biểu kiến ngày đêm của bầu trời sao, đồng thời có độ sáng (sao cấp 2) lớn nhất trong chòm sao cũng như trong khu vực xung quanh nên rất thuận tiện cho việc xác định hướng bắc trên thực địa và vĩ độ địa lí của các điểm quan sát (xấp xỉ bằng góc cao của SBC so với đường chân trời tại điểm đó) ở Bác Bán Cầu. Trong QS, ứng dụng này được sử dụng trong công tác trinh sát khi xác định phương hướng, định hướng cho pháo và khí tài, đo liền đội hình chiến đấu.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:38:38 am

        SẢO PHÁO nh MÁY BẮN ĐÁ

        SAPAEP(1887-1919), Ah của cuộc nội chiến Nga thời kì đầu chính quyền Xô viết. Sinh tại làng Buđaki. t. Cadan; đv ĐCS LX (1917). Trong CTTG-I, trường thành từ hạ sĩ quan đến trung đoàn trưởng (12.1917). Chính ủy phụ trách nội vụ huyện Nicôlaep (1.1918); thành lập Đội cận vệ đỏ và trực tiếp chỉ huy đội trấn áp các cuộc bạo loạn trong huyện. 5-9.1918 chỉ huy lữ đoàn, chỉ huy Sư đoàn bộ binh 25 đánh vào Uranxcơ. 1919 chỉ huy sư đoàn trong các chiến dịch phản công Buguruxlan, Bêlêbêep, Upha, sau đó giải vây cho tp Uranxcơ. 9.1919 bộ chỉ huy sư đoàn bị địch tập kích, S đã chỉ huy cán bộ và chiến sĩ trong cơ quan chiến đấu và hi sinh khi vượt sông. Huân chương; Cờ đỏ và nhiều loại khác; chính phủ LX cho dựng tượng và tên của S được đặt cho nhiều thành phố, làng mạc, trường học, tàu thủy và Sư đoàn bộ binh 25.

        SARIN (O-isopropyl mctylphotphonofloridat), chất độc thần kinh, công thức cấu tạo:

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67781545_460134668049752_8662581352471724032_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeH07kEsx0d8DwKfZcjokw_0mHQoY-ZTfKvD3GTSkGVI_jlyy2n2dR4JLRm9DWW0tIOH_fQxF_N9YDdTLhCN5r_iv0B1cQgylzgHPXEoHaubUg&_nc_oc=AQmbdtuqs75bKehw4qywJjlm-WeCvj9cYqe7UMZYFbAZLYHP7UhWxXojACGj1HSEInA&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=6a8a1b8153fff3f4dfb76de9e5278c96&oe=5DEE05D9)


Dạng lỏng, không màu, thoảng mùi hoa quả chín, nhiệt độ phân hủy 147°C, nhiệt độ sôi 151,5°C, nhiệt độ đông đặc - 57°C. S dễ bay hơi (nồng độ hơi bão hòa ở 20°C là 11,3mg/l). S rất háo nước, tan vô hạn trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ (rượu, ête, axêtôn...) và chất độc khác ịypérit). S sát thương chủ yếu qua đường hô hấp, da và tiêu hóa (thấm vào niêm mạc nhanh hơn qua da), thời gian ủ bệnh ngắn. Liều độc tử vong trung bình 0,lmg.ph/l, liều độc ngưỡng 0,001mg.ph/l. S độc và bển hơn tabun. S được dùng dưới dạng lòng hay xon khí, được nạp vào đạn pháo, bom, mìn, tên lửa chiến thuật hoặc thiết bị phun rải. Để phòng tránh, dùng mật nạ phòng độc và khí tài phòng da; để tiêu độc, dùng các dung dịch amôniac, xôđa, hypôclorit... (x. chất tiêu độc).

        SAT (Cộng hòa Sat; République du Tchad, A. Republic of Chad), quốc gia ở Trung Phi; bắc giáp Libi, đông giáp Xuđăng. nam giáp CH Trung Phi và Camơrun, tây giáp Nigiê và Nigiêria. Dt 1.284.000km2; ds 9,253 triệu người (2003); gồm các bộ tộc người Phi: Tubu, Hauxa, Baghimi, Xara và người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: 50% Bái vật giáo, 40% đạo Hồi, 10% đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Nơ Giamêna. Cuối tk 19 Pháp chiếm làm thuộc địa. 11.8.1960 tuyên bố độc lập. Thể chế nhà nước theo chế độ cộng hòa, chính trị luôn mất ổn định. Lãnh thổ phía bắc nầm trong vùng sa mạc Xahara, địa hình bằng phẳng; phía bắc có núi, đinh cao nhất 3.415m; đông bác và bắc là cao nguyên, đông nam là vùng núi. Khí hậu nhiệt đới hoang mạc ở phía bắc. xích đạo gió mùa ở phía nam. Nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo khoáng sản, kinh tế tự cung tự cấp. GDP 1,6 tỉ USD (2002), binh quân đầu người 200 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 5.10.1981. LLVT: lực lượng thường trực 30.350 người (lục quân 25.000, không quân 350, vệ binh cộng hòa 5.000), lực lượng bán vũ trang 4.500. Tuyển quân theo chê độ động viên. Thời hạn phục vụ 36 tháng. Trang bị: 60 xe tăng, 70 xe thiết giáp. 5 pháo 105mm. 20 máy bay và trực thãng. Ngân sách quốc phòng 19 triệu USD (2003).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67779849_460134688049750_1043493782378512384_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeHmbSrk7X6IFANZKlKKZQyBiVEcjie8jVjGh-Z_nTwnVyXFUk8bSNQ3tXzKsvWCT2lP46KniMW4SkMw3ZF89KGlSXeIVRrOqDn2yNjQS1915Q&_nc_oc=AQkI1X6hOzSKj2Vp5VF7a-JPbrY4EFNFL2c43lvkMI3nsUmtRM5IV5tj6OsymAxZXSY&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=566abb4bdea008fb0c0b9260d5d19c93&oe=5DE7EE05)


        SÁT THƯƠNG, tác động bằng các phương tiện chiến đấu vào mục tiêu làm chúng mất hoàn toàn hoặc một phần khả năng tác chiến. ST có thể là tiêu diệt (phá hủy), chế áp hoặc tiêu hao mục tiêu. Căn cứ để dự tính mức độ ST của mục tiêu là tính chất mục tiêu, khả nàng che chắn của nó, tính năng tác dụng của phương tiện ST và các điều kiện khác.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:40:00 am

        SAXITOXIN (TZ), nội độc tố thần kinh, công thức hóa học C10H17N7O4. Có trong một số động vật thân mềm. Tác dụng nhanh, có chọn lọc lên hệ thần kinh trung ương, làm ngưng trệ các xung động thần kinh. Triệu chứng trúng độc xuất hiện sau nửa giờ: môi, lưỡi tê dại, các ngón tay lạnh công, suy giảm hô hấp và tuần hoàn, dẫn đến tử vong. Độc tính của S tương đương với VX; liều tử vong đối với người khỏe mạnh (60-70kg) là 0,3—1mg. Từ 1960 các nhà khoa học đã khẳng định độc tố trong động vật thân mềm có liên hệ mật thiết với sự sinh sản ào ạt của tảo đơn bào (hiện tượng thủy triều đỏ).

        SẮC LỆNH ĐẶT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, sắc lệnh 126-SL của chủ tịch nước VN DCCH, do chủ tịch Hồ Chí Minh kí 4.11.1949. Gồm 9 điều quy định độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, thời hạn tại ngũ, tiêu chuẩn hoãn tòng quân, thứ tự gọi ra tòng quân, những hình thức thi hành nghĩa vụ QS ngoài thời hạn tại ngũ, về những người tình nguyện đầu quản, về việc trừng phạt những người trên nhiệm vụ QS. Căn cứ SLĐNVQS, 9-11.1957 chính phủ đã quyết định lấy t. Vinh Phúc làm thí điểm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự để có thực tiễn nghiên cứu. dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên.

        SẮC TỘC, tộc người hình thành trong quá trình lịch sử, có chung một số đặc điểm về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và hình thái sinh lí (màu da - màu mắt), dược di truyền lại. Hiện nay các thế lực phản động và một số học giả phương Tây sử dụng thuật ngữ ST với ý nghĩa miệt thị và phân biệt chùng tộc, ST. Họ lợi dụng vấn đề dân tộc, ST để thực hiện mục đích chính trị, đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra những cuộc xung đột ST trên thế giới. Điển hình như ở Côxôvô, Casơmia, Ruanda... Đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chùng tộc, ST và các cuộc xung đột ST là trách nhiệm của loài người tiến bộ.

        SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, trạng thái của LLVT và từng đơn vị, đảm bảo trong mọi tình huống và bất kì lúc nào cũng có thể bắt đầu hoạt động tác chiến hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. SSCĐ phụ thuộc vào sức chiến đấu của LLVT, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ và cơ quan các cấp, dự kiến đúng các tình huống, ý thức tổ chức, kỉ luật cao trong việc chấp hành các chế độ SSCĐ. Trong LLVTND VN quy định một số trạng thái SSCĐ chung và cấp SSCĐ riêng cho từng binh chủng, quân chủng.

        SẴN SÀNG CHIẾN ĐÂU CÔNG BINH, trạng thái của bộ đội công binh chuẩn bị về mọi mặt để đảm bảo trong mọi tình huống, nhanh chóng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Các biện pháp để duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu: tạo và duy trì lượng dự trữ vật chất, kĩ thuật cần thiết; huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ có quyết tâm, kĩ năng chiến đấu và ý thức kỉ luật cao; duy trì nghiêm các chế độ trực ban, sẵn sàng chiến đấu.

        SẴN SÀNG ĐỘNG VIÊN, khả năng chuẩn bị của QĐ và nhà nước có thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái thời bình sang thời chiến trong thời hạn quy định. Trong động viên QĐ. SSĐV là khả năng của các cơ quan QS địa phương có thể giao lực lượng dự bị động viên đủ số lượng, chất lượng cao, đúng thời gian; khả năng của các đơn vị dự bị động viên có thể nhanh chóng tiếp nhận nguồn, ổn định tổ chức biên chế thời chiến, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Để đảm bảo SSĐV, các tổ chức QS và cơ quan nhà nước phải thực hiện những việc cần thiết ngay từ thời bình theo kế hoạch động viên.

        SẦM NGHI ĐỐNG (Cen Yidong; 7-1789), tri phủ Điền Châu, chỉ huy cánh quân Nùng - Thổ, Quảng Tây trong QĐ Mãn Thanh (TQ) xâm lược Đại Việt (1788). Người h. Dư Dao, t. Chiết Giang (TQ). Sau khi chiếm thành Thăng Long, được Tôn Sĩ Nghị giao chỉ huy đồn Khương Thượng (tây nam Thăng Long 2km). Tại bản doanh ở Loa Sơn, khi không chống cự nổi cuộc bao vây tiến công bất ngờ của quân Tây Sơn (x. trận Đống Đa - Thăng Long, 30.1.1789), SNĐ đã treo cổ tự tử. Được vua Càn Long truy tặng chức thái thú.

        SÂN BAY. nơi (khu vực) được xây dựng đặc biệt với các tổ hợp công trình, thiết bị, phương tiện đảm bảo cho máy bay cất hạ cánh, trú đậu bảo dưỡng và phục vụ bảo đảm bay. SB thường có: sân, đường băng, bãi đỗ, nhà (hầm) chứa khí cụ bay, kho tàng, xưởng bảo dưỡng - sửa chữa nhỏ, trạm khí tượng, đài chỉ huy (điều khiển), khoảng tĩnh không (khoảng không gian an toàn cho khí cụ bay lên, xuông). Theo mục đích sử dụng, có: SB dân dụng, SB QS hoặc SB hỗn hợp.

        SÂN BAY BẠCH MAI. sân bay cấp 3 ở ngoại vi Hà Nội, cách trung tâm thành phô 4km về phía tây nam, trên đất xã Tam Khương, h. Thanh Trì, nay thuộc các phường Khương Trung, Khương Mai, Phương Liệt, q. Thanh Xuân, tp Hà Nội. Là sân bay đầu tiên được xây dựng ở VN. Đường băng đá dăm nhựa 1.200mx40m. Trong KCCP, đêm 17 rạng 18.1.1950 QĐND VN đã tiến công, phá hủy 25 máy bay, 600 nghìn lít xăng dầu, 32t vũ khí của Pháp (x. trận sân bay Bạch Mai, 18.1.1950). Hiện không còn sử dụng; phần lớn diện tích sân bay được dùng để xây dựng các công trình quốc phòng và chuyển thành các khu dân cư.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:42:04 am

        SÂN BAY BIÊN HOÀ, sân bay QS cấp 1, bắc tp Biên Hoà (t. Đồng Nai) 1km. Hai đường băng bê tông xi măng 3.050m X 45m. Do Pháp xây dựng sau CTTG-II và được Mĩ mở rộng, hiện đại hóa thành sân bay QS lớn nhất Nam VN. Trong KCCM là một trong những sân bay bị QGPMN VN tiến công nhiều nhất.

        SÂN BAY CÁT BI. sân bay cấp 2 ở phường Tràng Cát, q. Hải An, tp Hải Phòng. Nằm trên khu vực địa hình bằng phẳng, phía đông và nam giáp biển. Đường băng bê tông nhựa 2.400mx50m. Do Nhật xây dựng trong CTTG-II. 1952- 53 Pháp mở rộng, nâng cấp để phục vụ chi viện cho quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong trận Cát Bi. LLVT địa phương tập kích phá hủy 59 máy bay, làm sân bay bốc cháy trong 17 giờ. 1985 được khôi phục thành sân bay du lịch quốc tế.

        SÂN BAY DÃ CHIẾN, sân bay quân sự có các công trình, thiết bị và phương tiện tối thiểu đảm bảo cho máy bay cất cánh, hạ cánh; được xây dựng và sử dụng trong một thời gian ngắn, dùng cho các đơn vị không quân chiến đấu, hiệp đồng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, phục kích, sơ tán máy. bay hoặc mở rộng tầm hoạt động của máy bay chiến đấu. SBDC thường được bí mật xây dựng ở vị trí chiến thuật có lợi cho việc hạ cánh, cất cánh khẩn cấp; mặt đường băng bằng đất gia cố hoặc lát các tấm kim loại.

        SÂN BAY ĐÀ NẴNG, sân bay cấp 1, ở trung tâm tp Đà Nẵng, hai đường băng bê tông nhựa 3.050mx45m. Được Pháp xây dựng từ 1929. Năm 1965 Mĩ mở rộng, cùng với hải cảng tạo thành căn cứ liên hợp. Trong KCCM nhiều lần bị QGPMN VN tiến công.

        SÂN BAY ĐIỆN BIÊN PHỦ (sân bay Mường Thanh), sân bay cấp 3 ở tp Điện Biên Phù (t. Điện Biên). Đường băng đá dãm nhựa 1.150m X 43m. Năm 1954 SBĐBP là đầu cầu hàng không Pháp dùng để tiếp nhận hậu cần cho Tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ.

        SÂN BAY GIA LÂM. sân bay cấp 2 ở q. Long Biên, Hà Nội. Đường băng bê tông xi mãng 2.000mx45m. Ngày QĐND VN đã tập kích sân bay (x. trận sân bay Gia Lâm, 4.3.1954).   

        SÂN BAY QUÂN SỰ. sân bay do QĐ quản lí, phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của bộ đội không quân. Theo công dụng, có: sân bay chiến đấu, sân bay huấn luyện, sân bay chuyên dụng (để thử nghiệm các khí cụ bay); theo tính chất sử dụng, có: sân bay chính, sân bay dự bị, sân bay cơ động (trên tàu sân bay), sân bay giả, sân bay thường trực (cố định), sân bay dã chiến (tạm thời), sân bay tuyến trước, sân bay tuyến sau...; theo đặc điểm kĩ thuật (chiều dài, bề rộng và chất liệu đường băng), có: sân bay siêu cấp, sân bay cấp 1, sân bay cấp 2, sân bay cấp 3 và bãi hạ cánh (đường băng gồm các tấm lát kim loại hoặc lớp vật liệu gia cố). Ngoài ra còn có sân bay (bãi đỗ) trực thăng, sân bay nước (cho thủy phi cơ).

        SÂN BAY TRÀ NÓC, sân bay cấp 3, tây bắc tp Cần Thơ 9km, đường băng bê tông nhựa 1.170m X 18m. do Mĩ xây dựng từ 1964. Trong KCCM nhiều lần bị QGPMN VN liến công.

        SÂN BAY VŨ TRỤ. khu vực tách biệt có các tổ hợp công trình và thiết bị bảo đảm việc tiếp nhận, bào quản, lắp ráp, thứ nghiệm, chuẩn bị và phóng tên lửa (máy bay) vũ trụ mang các khí cụ bay vũ trụ. SBVT gồm: tổ hợp kĩ thuật, tổ hợp phóng và các cơ quan bảo đảm, phục vụ (trạm đo của trung tâm đo đạc-chỉ huy, trung tâm tính toán, hệ thống thông tin liên lạc, vô tuyến truyền hình, kho nhiên liệu, trạm cung cấp điện, nước, xướng sản xuất ôxi, nitơ, hiđrô lỏng, khu nhà ở, mạng đường giao thông...). Một số SBVT còn có tổ hợp thiết bị theo dõi và điều khiển quá trình bay, bãi thu hồi những bộ phận dã dùng của tên lửa mang hoặc các khoang của khí cụ vũ trụ trở về Trái Đất. Những SBVT chính trên thế giới: Baicônua (Tturatam), Capuxtin Iarơ, Plexexcơ (LX); Trung tâm vũ trụ và tên lửa miền Đông trên mũi Cannayeran, Trung tâm vũ trụ và tên lửa miến Tây ở bang Caliphoocnia, Uônlop (Mĩ); Uchinôura, Tanegasima (Nhật); Tửu Tuyền (TQ); Xanmacô (Italia); Sriharicôta (Ấn Độ).

        SCHULZE X. NGUYỄN ĐỨC VIỆT

        SCUT (A. Scud), tên lửa đường đạn chiến thuật cơ động đất đối đất SS-1 của LX. Có ba loại: A, B, C, tương ứng có tầm bắn 130, 280, 450km. đưa vào trang bị 1957, 1965 và 1978. Dài 11,18-11,25m, đường kính 0,85-0,88m, khối lượng 6.300-6.370kg, nhiên liệu lỏng, dẫn đường bằng quân tính, mang được các đầu đạn thường (phần chiến đấu l.000kg), hóa học, hạt nhân (đơn khối, đương lượng nổ l0kt-1Mt), thời gian chuẩn bị phóng 45-60 phút. Có trong trang bị của QĐ LX, các nước trong khối Vacsava, Ai Cập, Xiri, Libi... 1980 LX thay thế SS-1 bằng SS-23 tiên tiến hơn. SS-l-B được Irắc mua và cải tiến thành hai loại khác là En Huxen (tầm 650km) và En Abat (tầm 850km). Trong chiến tranh Irắc-Iran và chiến tranh Vùng Vịnh (1991), S được Irắc sử dụng rộng rãi.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67831997_460134694716416_1294944614112821248_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFdqIKwPhE5wHRyFiVRQvw2KvXdtZZyd0heGSgNbHLkOzzq5G5I85_SprXDEGmSxp1YHC1Xm5boVj3FpNbZ29DFr22q9I9GbOj46iUaMIOU9g&_nc_oc=AQn8ofelJE-e7C5dmDSXxc0cpOVcs5uaHjAM9E119Ku3sCAqvVNAPSjyDngEzOV64UM&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=84713776dc0cfed3abb9f86d687bd975&oe=5DE66CDB)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:43:22 am

        SD (Đ. Sicherheitsdienst der ss - Cục an ninh SS), tổ chức khủng bố, thi hành chính sách thù địch chống con người của phát xít Đức; cơ quan tình báo và phân gián của Đảng quốc xã Đức. Thành lập 1931, ban đầu là cơ quan tình báo nội bộ, chuyên theo dõi, đàn áp các đối thủ chính trị của Hitle và đảng viên quốc xã khác; trở thành cơ quan tình báo và phản gián (1934); sáp nhập cùng Gextapô thành Tổng cục an ninh đế chế (1939) của ss, có nhiệm vụ soạn thảo và thi hành các chiến lược khủng bố đối nội và đối ngoại. Từ 1941, SD có các nhóm chỉ huy và đơn vị trực thuộc (riêng ở mặt trận phía Đông có 4 nhóm, do sĩ quan SS cao cấp chỉ huy) bên cạnh các liên binh đoàn của QĐ Đức để cùng các lực lượng SS, SA, Gextapô; lực lượng QĐ thống nhất và thực hiện kế hoạch tàn sát hàng loạt dân thường trên lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. Bị đặt ngoài vòng pháp luật (1945) và bị tòa án quân sự quốc tế ở Nurembe kết án là tổ chức tội phạm chiến tranh.

        SDI (vt từ A. Strategic Defence Initiative - sáng kiến phòng thủ  chiến lược), chương trình chiến lược của Mĩ do tổng thống Mĩ Ri gân đề xuất (3.1983) nhằm thiết lập trong vũ trụ và trên mặt đất hệ thống thiết bị QS kĩ thuật cao, có quy mô bao quát toàn cầu để khống chế, kiểm soát, tiêu diệt mọi loại vũ khí hạt nhân chiến lược của đối phương, trực tiếp là LX; đồng thời giành quyền giáng trả đối phương những đòn hạt nhân chiến lược, thực hiện chiến lược “giành bá chủ vũ trụ để giành ưu thế về hạt nhân". SDI dự kiến thực hiện trong 20 năm với chi phí hàng trăm tỉ USD. SDI đã được thực hiện từng phần, nhưng gặp nhiều khó khăn, bị dư luận Mĩ và thế giới phản đối. Sau khi LX sụp đổ và sau chiến tranh Vùng Vịnh. SDI được Mĩ điểu chỉnh thành chương trình thiết lập hệ thống phòng thủ quốc gia chống tên lửa (NMD). Cg chiến tranh giữa các vì sao.

        SEATO (vt từ A. South East Asia Treaty Organization - Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á), khối quân sự gồm Mĩ. Anh, Pháp. Ôxtrâylia. Niu Dilán, Thái Lan, Philippin, Pakixían (1973 rút khỏi SEATO), do Mĩ chi phối nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội đang phát triển ở Đông Nam Á. Thành lập theo hiệp ước Manila (Philippin) kí 8.9.1954, có hiệu lực từ 19.2.1955. Lợi dụng hiệp ước này Mĩ lôi kéo một số nước trong SEATO tham gia chiến tranh xâm lược VN. Do ảnh hưởng của CNXH. sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và đấu tranh vì hòa bình ở khu vực, do nội bộ mâu thuẫn sâu sắc và nhất là tác động bởi thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN. 9.1975 SEATO tuyên bố giải thể. 6.1977 chấm dứt sự tồn tại.

        SEC (Cộng hòa Sec; Cechy, Ceská Republika, A. Czech Republic), quốc gia ở Trung Âu. Dt 78.866 km2; ds 10,25 triệu người (2003); 81% người See. 3% người Xlôvac, 0,6% Ba Lan, 0,5% Đức... Ngôn ngữ chính thức: tiếng See. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành. Thủ đô: Praha. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp cao nhất: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên. Núi cao trung bình và thấp. Dãy Sumaya dài 125km là biên giới tự nhiên giữa Sec và Đức, đỉnh cao nhất là 1.373m; trên núi có 5 hồ đá vôi lớn. Dãy Gian Maotên dài 40km là biên giới tự nhiên giữa Sec và Ba Lan, có đỉnh Suedila 1.602m cao nhất. Đồng bằng chiếm 5% diện tích. Sông chính: Đanuyp, Laba (Enbơ). Kinh tế phát triển. Các ngành công nghiệp: khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, gia công kim loại năng lượng, thiết bị công nghiệp, giao thông vận tải, máy cái, thực phẩm, hóa chất, dệt, may, da, giày, thủy tinh pha lê. Sản phẩm nông nghiệp chính: ngũ cốc, rau quả, nho, khoai tây, củ cải đường... Chăn nuôi gia súc, gia cầm. GDP 56,784 ti USD (2002), bình quân đầu người 3.385 USD. Thành viên LHQ (19.1.1993, Liên minh châu Âu (EU, 2004), Tiệp Khắc từ 24.10.1945), NATO (1999). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 2.2.1950. LLVT: lực lượng thường trực 49.450 người (lục quân 36.370, không quân 11.300, các cơ quan trực thuộc BQP 1.780). Trang bị: 622 xe tăng, 879 xe chiến đấu bộ binh, 182 xe thiết giáp trinh sát, 362 xe thiết giáp chở quân. 585 pháo mặt đất, 186 súng cối, 7 tên lửa đất đối đất FROG-7, SS-21, 741 tên lửa chống tăng có điều khiển, 140 tên lửa phòng không, 44 máy bay chiến đấu (Su-22, MiG-21), 34 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 1,622 tỉ USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67582157_460134701383082_8981678954205151232_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeGesdXOxRjWYHFVs_W5tPIOw7TGsAh8MKvB1_u1ONlKDTa0CI7jnuREykSpxfiBgXzGTf560tAIpVHxGNF3q1BRYYj_BbxibljD3y10KraZVQ&_nc_oc=AQkRQheurHr5w6G6arqH4aSMW3_ZncQgD51XYkXYIeN6_ytXsGvmzoe8r6rceJ-A0UQ&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=e53f2e360aa7f89fa56f5c158cea8e99&oe=5DE7781F)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:45:02 am

        SEN ĐẦM nh HIẾN BINH

        SEN ĐẤM QUỐC TẾ, thuật ngữ chỉ vai trò chi phối của Mĩ đối với thế giới sau CTTG-II. Dựa vào ưu thế kinh tế và QS, Mĩ đã can thiệp vào nội bộ của nhiều nước, phá hoại phong trào CM, tích cực hậu thuẫn hoặc trực tiếp tham gia nhiều cuộc chiến tranh chống phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội nhằm duy trì trật tự thế giới có lợi cho Mĩ dưới chiêu bài “bảo vệ thế giới tự do”. Sau khi LX tan rã (1991), Mĩ tiếp tục đẩy mạnh các hành động can thiệp vào các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội, xung đột QS ở nhiều nơi nhằm xác lập và khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới, bất chấp quy tắc, luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc (1998 mở chiến dịch Cáo sa mạc tiến công Irắc, 3.1999 chỉ huy NATO tiến công QS vào Nam Tư).

        SĨ QUAN, quân nhân phục vụ trong LLVT có quân hàm cấp úy trở lên. Trong QĐND VN, SQ được nhà nước phong quân hàm cấp úy (thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy), cấp tá (thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá), cấp tướng: thiếu tướng (chuẩn đô đốc hải quân), trung tướng (phó đô đốc hải quân). thựợng tướng (đô đốc hải quân), đại tướng và có số hiệu sĩ quan, gồm các nhóm SQ: chỉ huy - tham mưu; chính trị: hậu cần; kĩ thuật và SQ chuyên môn khác. Được chia thành hai ngạch: SQ tại ngũ, SQ dự bị. Nguồn bổ sung cho đội ngũ SQ tại ngũ thường là: quân nhân tốt nghiệp các trường đào tạo SQ; hạ sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu; quân nhân có trình độ chuyên môn kĩ thuật bậc đại học; SQ dự bị; cán bộ các ngành ngoài QĐ được điều động vào QĐ và được bổ nhiệm giữ chức vụ của SQ. Chế độ phục vụ, nghĩa vụ và quyền lợi của SQ được quy định trong Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản pháp quy của nhà nước.

        SĨ QUAN BIỆT PHÁI, sĩ quan tại ngũ được cử đến các cơ quan, tổ chức ngoài QĐ để làm nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến công tác quốc phòng theo quy định của chính phủ. SQBP phải chịu sự chỉ đạo, quản lí và điều hành phân công công tác; thực hiện mọi chế độ học tập, sinh hoạt của cơ quan, tổ chức được cử đến; chịu sự chỉ đạo của BQP về công tác QS và thực hiện các chế độ có liên quan.

        SĨ QUAN CHỈ HUY, THAM MƯU. sĩ quan đàm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng. SQCH, TM có thể được bổ nhiệm làm chỉ huy các đơn vị, thủ trưởng cơ quan hoặc làm trợ lí tham mưu, cán bộ giảng dạy. nghiên cứu khoa học QS.

        SĨ QUAN CHÍNH TRỊ, sĩ quan đảm nhiệm CTĐ.CTCT trong QĐ. Bao gồm: cán bộ chủ trì CTĐ.CTCT (phó chỉ huy về chính trị), cán bộ phụ trách cơ quan chính trị các cấp (chủ nhiệm chính trị, trường ban chính trị...), trợ lí chính trị. cán bộ phụ trách và trợ lí các ngành nghiệp vụ CTĐ.CTCT, cán bộ phụ trách và cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn QS ở các học viện, nhà trường, cơ sở nghiên cứu của QĐ.

        SĨ QUAN DỰ BỊ, sĩ quan thuộc ngạch dự bị được phân hạng theo tuổi, được phong, thăng quân hàm theo Luật sĩ quan QĐND VN; được đăng kí, quản lí tại cơ quan QS địa phương nơi công tác hoặc cư trú; được huấn luyện kiểm tra theo định kì (thời bình), gọi nhập ngũ theo lệnh động viên: SQDB trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra, có đầy đủ nghĩa vụ và quyển lợi như sĩ quan tại ngũ. QĐND VN có SQDB hạng 1 và hạng 2; khi hết dự bị hạng 2 hoặc không đủ điểu kiện và tiêu chuẩn thì được giải ngạch dự bị theo luật định. Nguồn vào SQDB gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. viên chức quốc phòng xuất ngũ đủ tiêu chuẩn chuyển sang ngạch dự bị; những người tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị (hạ sĩ quan xuất ngũ; hạ sĩ quan dự bị; nam sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng); cán bộ các ngành ngoài QĐ có chuyên môn cần thiết cho công tác QS.

        SĨ QUAN HẬU CẦN, sĩ quan đảm nhiệm công tác hậu cần trong QĐ. SQHC có thể giữ chức vụ chỉ huy quản lí ở các cơ quan, đơn vị hậu cần hoặc phó chỉ huy, trợ lí hậu cần ở các đơn vị, học viện, nhà trường...

        SĨ QUAN KĨ THUẬT, sĩ quan đảm nhiệm công tác kĩ thuật trong QĐ. SQKT có thể đảm nhiệm công tác chỉ huy. quản lí về chuyên môn kĩ thuật ở cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, học viện, nhà trường, kho tàng, trạm, xưởng hoặc đảm nhiệm một công việc về chuyên môn kĩ thuật.

        SĨ QUAN QUÂN PHÁP, sĩ quan đảm nhiệm công tác điều tra hình sự, kiểm sát thẩm phán và thi hành án trong QĐND VN; thuộc nhóm sĩ quan chuyên môn. Có nhiệm vụ: kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với cơ quan, tổ chức của QĐ, quân nhân, viên chức quốc phòng, tổ chức và cá nhân có liên quan; thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật; tham gia xét xử các vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng và những đối tượng liên quan; tiến hành điều tra các tội phạm hình sự cũng như các vi phạm pháp luật, kỉ luật QĐ; thực hiện công tác thi hành án.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:46:20 am

        SĨ QUAN QUÂN Y VÀ THÚ Y, sĩ quan đảm nhiệm công tác quân y trong hệ thống tổ chức quân y QĐ (cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường, bệnh viện...); thuộc nhóm sĩ quan chuyên môn. SQQYVTY có thể đảm nhiệm công tác chỉ huy, quản lí hoặc nhiệm vụ chuyên môn: cấp cứu, điều trị, vệ sinh phòng dịch cho người, sản xuất, huấn luyện (đào tạo), nghiên cứu khoa học; phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm, kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ QĐ.

        SIÊU DẪN, hiện tượng điện trở của một số kim loại, hợp kim, hợp chất hóa học,... giảm đột biến về không khi hạ nhiệt độ xuống đến một giá trị tới hạn Tth nào đó. Nhiệt độ này phụ thuộc vào loại vật dẫn và thường là nhiệt độ thấp. Tính chất SD của vật ở nhiệt độ T < Tth có thể bị mất nếu tác động lên vật một từ trường ngoài có cường độ H > Hth, trong đó Hth là cường độ từ trường tới hạn, phụ thuộc vào bản chất hóa học của vật thể và tăng lên khi nhiệt độ T giảm. Nếu T < Tth và H < Hth thì chất SD trở nên chất nghịch từ lí tưởng: cảm ứng từ trong vật thể B=0. tức là từ trường ngoài không xuyên qua được vật dẫn (hiệu ứng Maixnơ). SD do K. Onexơ (Hà Lan) phát hiện 1911, hiện nay được sử dụng trong kĩ thuật đo lường chính xác, kĩ thuật chế tạo máy tính điện tử...

        SINH LÍ LAO ĐỘNG QUÂN SỰ, chuyên ngành của y học QS nghiên cứu các quy luật biến đổi chức năng sinh lí của cơ thể dưới ảnh hưởng của hoạt động QS và môi trường lao động QS, làm cơ sở cho việc để ra các biện pháp bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất lao động, khả năng chiến đấu của bộ đội trong hệ thống “con người - trang bị KTQS - môi trường”.

        SINH LỰC, người và động vật (voi, ngựa, lừa...) trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Con người là nhân tố quyết định của lực lượng tác chiến. Trong chiến tranh hiện đại, khái niệm SL chủ yếu dùng để chỉ con người.

        SINH TỔN ĐÔNG, đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, t. Khánh Hòa). Vị trí địa lí: 9°52’ vĩ bắc, 114°35’ kinh đông, cách đảo Sinh Tồn 15 hải lí về phía đông. Dài 200m. rộng 40m, chạv dài theo hướng bắc - tây bắc xuống nam - đông nam. Hai đầu là bãi cát, quanh đảo có vòng đai san hô ngầm, trên đảo không có nước ngọt và cây xanh. Khí hậu nhiệt đới đại dương, chia hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới.

        SIP (Cộng hòa Sip; tiếng Thổ Nhĩ Kì: Kibris Cumhuriyeti, tiếng Hi Lạp: Kípros. Kipriakí Dimokratía, A. Republic of Cyprus), quốc gia ở Tây Á. trên đảo Sip, gần bờ đỏng Địa Trung Hải. Dt 9.25 lkm2; ds 771.6 nghìn người (2003); 76% người gốc Hi Lạp, 24% gốc Thổ Nhĩ Kì. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hi Lạp, tiếng Thố Nhĩ Kì. Tôn giáo: người gốc Hi Lạp theo Thiên chúa giáo chính thống, người gốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi. Thủ đô: Nicôxia. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là núi, đồi. Trung tâm là đồng bằng, nam là dãy núi Truđốt. đinh Ôlimpơ cao 1.951m. Khí hậu cận xích đạo Địa Trung Hải. Rừng chiếm 18% diện tích Nước nông công nghiệp đang phát triển. GDP 8,698 tỉ USD (2000), bình quân đầu người 11.490 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Liên minh châu Âu (EU, 2004), Phong trào không liên kết, Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 29.11.1975. Sau khi QĐ Thổ Nhĩ Kì can thiệp, chiếm 40% lãnh thổ phía bắc (1974), những người S gốc Thổ Nhĩ Kì thành lập “Nhà nước liên bang Sip Thổ Nhĩ Kì” (1975), sau đổi thành “Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì Bắc Sip” (Kuzey Kibris Tiirk Cumhuriyeti, 1983). Xung đột sắc tộc vẫn tiếp diễn. LLVT: lực lượng thường trực 10.000, lực lượng dự bị 60.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS, thời hạn phục vụ 26 tháng. Trang bị: 145 xe tăng, 207 xe thiết giáp, 402 xe chiến đấu bộ binh, 122 pháo mặt đất, 400 cối. 120 tên lửa chống tăng, 80 tên lửa phòng không, 1 tàu tuần tiễu, 3 máy bay chiến đấu, 9 máy bay trực thăng. Ngân sách quốc phòng 380 triệu USD (2003). LLVT “Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì Bắc Síp”: lực lượng thường trực (lục quân) 4.000. lực lượng dự bị 26.000.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67528042_460134731383079_5536572058428768256_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFg_qT_BuRo6-Y83S1rDloKYL4GlBm-M1Mk0pdqEJ8AqW_mBTnLh5v69JR0rkzxU93D8dca1g9sYBdahqCEWs_pzq0t33rT5L4aWQlIpD3pHg&_nc_oc=AQmNopL6KXMhhsHKgx6qjZ9EfdbWB9oxK7jYfAp92xlcDQudM-UNmT9CF_ym5XWZ_JE&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=2058d0701758ce20aef6ee110cd8816d&oe=5DA8A447)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:47:38 am

        SKZ (vt của “súng không zật”), pháo không giật do Nguyễn Trinh Tiếp và cán bộ Nha nghiên cứu kĩ thuật quân giới nghiên cứu, thiết kế từ 1948. quân giới VN sản xuất thành công cuối 1949. Nhiều pháo và đạn SKZ cỡ 40, 60, 81 và 120mm được chế tạo và sử dụng có hiệu quả để đánh phá giao thông, đồn bốt, tháp canh.... tạo điểu kiện phát triển chiến thuật công kiên trong KCCP. Trên cơ sở nguyên lí SKZ,1950 quân giới Nam Bộ đã cải tiến (thay phần khí thuốc phóng phụt ra phía đuôi nòng bằng khối lùi làm từ gỗ trắc hoặc kim loại để tiết kiệm thuốc phóng) thành nhiều loại vũ khí như SS. SSAT... và đưa vào chiến đấu, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Cg súng SKZ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67657229_460134724716413_3442894828705153024_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeHy6XXt9yvApxiut5Ii4zCkU78ZQDZP7A6pRlW0F1-pASyzDWJYDROz_fP7wy2aXhfsKp7yIT01ZGgP3Nm1IHj0WsdCSxDmDbWBK6Nor1U79A&_nc_oc=AQk4lccQoVB2k0ZXFAU78lD0GMpHOUa53TsuHJ5iHQD0DpTQBchV6FxS7n2xigD7DiE&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=89b7f0e8a250e344f5f54083165fbe07&oe=5DE9EDF8)


        SO SÁNH HỎA LỰC, quan hệ hơn kém về mật độ hỏa lực giữa hai bên đối địch trong một khu vực và thời gian nhất định, hoặc giữa các đơn vị tác chiến tương đương; cơ sở cho người chỉ huy hạ quyết tâm tác chiến. SSHL là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chiến đấu của hai bên tham chiến, hoặc của các đơn vị tác chiến tương đương.

        SO SÁNH LỰC LƯỢNG, quan hệ hơn kém của lực lượng hai bên đối địch; một trong những biểu hiện khách quan về sức mạnh chiến đấu của bên này so với bên kia. SSLL làm cơ sở cho việc đánh giá sức mạnh chiến đấu và khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến (chiến tranh). Tiến hành bằng cách đối chiếu số lượng và chất lượng các đơn vị (như: các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn...) và phương tiện chiến đấu (như: khẩu pháo, chiếc xe tăng, xe chiến đấu, máy bay, tàu chiến...) của hai bên đối địch. Tính toán số lượng gắn với chất lượng (được quy đổi theo hệ số), nhất là các yếu tố chất lượng về các mặt: tinh thần chiến đấu của bộ đội, đặc điểm tổ chức lực lượng hai bên, trình độ huấn luyện chiến đấu, khả năng của lực lượng và phương tiện trinh sát, tính năng chiến thuật - kĩ thuật của vũ khí và các trang bị kĩ thuật khác, kinh nghiệm tác chiến, khả năng và trình độ chỉ huy, mức độ bảo đảm vật chất kĩ thuật, thiết bị công trình. SSLL một cách khách quan, toàn diện và tổng hợp, đánh giá đúng địch, ta là vấn để quan trọng trong nghệ thuật chỉ đạo tác chiến và chiến tranh. SSLL được tiến hành ở quy mô chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, trên toàn bộ chiến trường, dải, khu vực hoạt động tác chiến, trên hướng chủ yếu và trên hướng khác. Để SSLL được nhanh và chính xác, thường dùng các loại bảng tính và kĩ thuật máy tính,...

        SÓC TRĂNG, tinh ở đồng bằng sông Cửu Long, tây nam tp Hồ Chí Minh khoảng 230km; đông bắc giáp Vĩnh Long và Trà Vinh, tây bắc giáp Hậu Giang, tây giáp Bạc Liêu, nam và đông nam giáp Biển Đông. Dt 3.223,3 km2; ds 1,234 triệu người (2003); dân tộc: Kinh (65%), Khơme (28%), Hoa (7%). Nguyên là tiểu khu ST, 12.1889 đổi thành tỉnh. 1900-55 trong thành phần t. An Giang. 10.1956 đổi thành t. Ba Xuyên, hợp nhất với Cần Thơ thành t. Hậu Giang. 12.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 8 huyện, 1 thị xã; tinh lị: tx ST. Địa hình bằng phẳng, nhiều sông và kênh rạch. Bờ biển dài 72km. thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, cửa sông Định An. Khí hậu nhiệt đới biển: nhiệt độ trung bình trong năm 27°C, lượng mưa 1.600-2.200mm/năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 1,65 triệu tấn (lúa 1,64 triệu tấn); thủy sản 56,3 nghìn tấn. Ngoài ra còn trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Công nghiệp: cơ khí, chế biến nông sản, hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 2.310,2 tỉ đồng. Giao thông thuận lợi. đường bộ: QL 1 và các tỉnh lộ: đường thủy theo Sông Hậu, các kênh rạch. Sự kiện lịch sử: 1867 khởi nghĩa chống Pháp, 1940 khởi nghĩa vũ trang đánh đổ chính quyền thực dân, tấn công sân bay ST (1963), cuộc thảm sát Vĩnh Lại (1970)... Ngày 6.11.1978, LLVTND Sóc Trăng được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67820647_460134744716411_8362854152027504640_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeE9kZKShe8Yqq9UrWWS1jZxlQEby-YXSrpKlu4YXDJA4rfaUk-OiUbyzH-lEsZuwYUXPmP6kPpeV3RBGYntAF0W9cJrYyobFrNl1i3a00-0GA&_nc_oc=AQl75wQWN5lZxPXCf0KKZHLu8S9ghLFvuNnvboEZu5F_7ZHcXsHLt8MlLNIn2tnaHmE&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=df975cb19f15ef986da30e0d8f4b529a&oe=5DABE627)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:48:55 am

        SON-4, rađa ngắm bắn sóng centimét của pháo phòng không do LX sản xuất, dùng để phát hiện, xác định phương vị, cự li tà, độ cao mục tiêu trên không. Tọa độ mục tiêu được đưa vào máy chỉ huy, tính toán phán tử bắn cho pháo. Các bộ phận chính: anten parabôn, moóc đài, nguồn điện. Tính năng chính: vùng quan sát theo phương vị 360°, góc tà từ -5° đến +84°; cự li phát hiện 60.000m (độ cao mục tiêu 4.000m); cự li bám sát tự động 40.000m; khả năng phân biệt theo cự li 125m (ở chế độ cửa sóng hẹp), 240m (ở chế độ cửa sóng rộng); độ rộng cánh sóng 3,35°-4,4°; chống nhiễu tích cực bằng biện pháp thay đổi tần số làm việc; thời gian mở máy 3,5 phút: thời gian triển khai 3 phút. SON-4 thường đi cùng pháo phòng không l00mm và máy chỉ huy PUAZO-7.

        SON-9, racla ngắm bắn sóng đềximét cho pháo phòng không do LX chế tạo, dùng để phát hiện, xác định phương vị. cự li tà, độ cao mục tiêu trên không. Tọa độ mục tiêu được truyền đến máy chỉ huy tính toán phần tử bắn cho pháo. Các bộ phận chính: moóc đài, anten, nguồn điện. Tính năng chính: vùng quan sát theo phương vị 360°; góc tà từ -3 đến +84°; cự li phát hiện: 35.000m (độ cao mục tiêu l.000m). 55.000m (độ cao mục tiêu 4.000m); cự li bám sát tự động 35.000m: khả năng phân biệt theo cự li: 200m (khi tự động). 125m (khi bám sát bằng tay); độ rộng cánh sóng 4.2-5.40. Có 4 tần số làm việc đế chống nhiễu tích cực. Thời gian mở máy 3 phút, triển khai 15 phút. SON-9 thường trang bị cho đại đội pháo phòng không 57mm, đi cùng máy chỉ huy PUAZO-5 hoặc PUAZ0-6.

        SONG HÀO (Nguyễn Văn Khương; 1917-2004), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1961-76). Quê xã Liên Minh, h. Vụ Bàn, t. Nam Định; tham gia CM 1936, nhập ngũ 1944, thượng tướng (1974); đv ĐCS VN (1939). Năm 1940 bị thực dân Pháp bát. kết án 7 năm tù giam. 1944 vượt ngục, chính trị viên Đội cứu quốc quân; bí thư kiêm chỉ huy trưởng Khu căn cứ Nguyễn Huệ. 1945 tham gia tổ chức mở rộng Cứu quốc quân; đại biểu: hội nghị Đảng toàn quốc, quốc dân đại hội ở Tân Trào; phụ trách giành chính quyền hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang; xứ ủy viên Bắc Kì phụ trách liên tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Trong KCCP, chính ủy: Khu 10, Khu Tây Bắc; bí thư Ban cán sự bộ dội tình nguyện VN tại Thượng Lào; chính ủy chiến dịch Lê Hồng Phong I (7.2-15.3.1950). Trưởng đoàn đại biểu Đảng và chính phủ VN DCCH hội đàm với đoàn đại biểu Mặt trận Lào yêu nước về tổ chức đảng và quan hệ hai Đảng, hai nước (1950). Năm 1951-54 chính ủy, bí thư đảng ủy Đại đoàn 308; ủy viên Ban liên hợp đình chiến thi hành hiệp định Giơnevơ (1954) về VN. Trong KCCM, 1955-60 phó chủ nhiệm TCCT; ủy viên Tổng quân ủy; ủy viên Ban kiểm tra trung ương; phó bí thư kiêm trưởng ban kiểm tra của Quân ủy trung ương. 1961-76 chủ nhiệm TCCT, thứ trưởng BQP, phó bí thư Quân ủy trung ương; chính ủy chiến dịch Quảng Trị (1972-73). Năm 1976-82 trường ban kiểm tra trung ương Đảng. 1982-86 bộ trưởng Bộ thương binh - xã hội. 1990-92 chủ tịch lâm thời Hội cựu chiến binh VN. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa III- VI, bí thư trung ương Đảng (1976-82). Đại biểu Quốc hội khóa IV-VI. Tác giả nhiều tác phẩm chính trị QS. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quàn công (hạng nhất, hạng ba), Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67496956_460134751383077_3164829141199486976_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeGU5ISTIuun6cDNVfK6dKA9HqAfn9GPK3UgGzMMd_meF57uVQ5mGt36T3cZRJQohtn_efKe95A3o66elbiZHghCs9KxsDQMPsJUI0hmNHNokw&_nc_oc=AQmR0Yd6X59jDy3bw1Km6g-4S0vmX1Oq8qVmWTbYlHGgZPb5SgL2xsdAzciEXW6BoWQ&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=fcd8d53520527c50de5401a388e2b6ec&oe=5DE73256)


        SÓNG NỔ. sóng xung kích xuất hiện khi nổ và lan truyền từ tâm nổ ra mọi phương với tốc độ vượt âm. Được tạo thành do sự giãn nở các sản phẩm khí (sinh ra trong biến đổi lí - hóa hoặc hạt nhân) có kèm theo sự giải phóng một năng lượng lớn gần như tức thời. Khi đó lớp môi trường chưa bị kích dưới tác động của áp suất cao bị nén ép mạnh tạo thành mặt SN. SN được đặc trưng bởi sự thay đổi áp suất, nhiệt độ, mật độ, tốc độ chuyển động của môi trường theo thời gian tại những điểm khác nhau trong không gian hoặc phân bố các đại lượng này theo không gian ở những thời điểm cố định. Thông số quan trọng nhất xác định tác động cơ học của SN với đối tượng gặp trên đường lan truyền là áp suất cực đại trên mặt SN. Càng xa tâm nổ áp suất này càng giảm và tác động cơ học càng yếu. ở cự li lớn SN suy giảm thành sóng âm (hoặc sóng đàn hồi trong môi trường rắn), lan truyền với tốc độ không đổi đặc trưng cho từng môi trường.

        SÓNG VA ĐẬP nh SÓNG XUNG KÍCH


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:50:32 am

        SÓNG XUNG KÍCH, lớp chuyển tiếp mỏng (đặc trưng bới sự tăng đột biến áp suất, mật độ. nhiệt độ) lan truyền với tốc độ vượt âm trong môi trường (khí, lỏng, rắn) tới vùng chưa bị kích động. Mặt phân cách hai vùng đó gọi là mặt đầu sóng. SXK được hình thành trong các vụ nổ, khi các vật thể bay với tốc độ vượt âm. khi phóng điện cực mạnh... SXK của các vụ nổ lan truyền về mọi phía từ tâm nổ. SXK là nhân tố sát thương chính của đạn dược kiểu nổ phá hoặc hạt nhân. Trong môi trường khí, các tham số chủ yếu xác định cường độ và tác dụng phá hoại của SXK là: áp suất dư, áp suất động và thời gian tác động. Trong môi trường lỏng, SXK có áp suất dư và tốc độ lan truyền lớn hơn nhiều so với trong không khí, nhưng thời gian tác động ngắn hơn. Trong môi trường rắn. SXK chỉ xuất hiện trong vùng gần tâm nổ, sau đó biến thành sóng âm trong môi trường đó. Trong vụ nổ hạt nhân, khoảng 50% năng lượng nổ được dùng vào việc hình thành SXK và các tham số của nó lớn hơn rất nhiều so với vụ nổ thuốc nổ thường. SXK tác động vào tất cả các đối tượng (sinh lực, phương tiện kĩ thuật, công trình...) mà nó gặp trên đường đi và sát thương (hay phá hủy) chúng với mức độ khác nhau tùy theo cự li từ tâm nổ tới đối tượng. Để giảm tác động của SXK. phải sử dụng công sự, hầm, hào hay lợi dụng địa hình, rừng cày che đỡ... Cg sóng va đập.

        SOS nh TÍN HIỆU SOS

        SỔ KẾ TOÁN, hệ thống sổ sách được xây dựng theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chẽ với nhau để ghi chép, hệ thống hóa thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính trên cơ sở số liệu của các chứng từ kế toán theo đúng phương pháp kế toán, nhằm cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo  và quản lí các hoạt động kinh tê tài chính của đơn vị. Gồm hai loại: SKT tổng hợp và SKT chi tiết. SKT tổng hợp gồm: sổ nhật kí (ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian); sổ cái (ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế). SKT chi tiết gồm sổ, thẻ kế toán chi tiết (ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lí). Phù hợp với nội dung, tính chất của các hoạt động kinh tế, tài chính của các cơ quan, đơn vị QĐ có hệ thống SKT doanh nghiệp và hệ thống SKT đơn vị dự toán. Trong QĐND VN. mỗi đơn vị kế toán chi có một hệ thống SKT chính thức theo chế độ kế toán quy định, phù hợp với hệ thống tài khoản kế toán và yêu cầu quản lí của đơn vị. Việc lập, sử dụng và quản lí SKT phải tuân thủ các quy định của “Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam ”,

        SỐ HIỆU CHUYÊN NGHIỆP QUÂN SỰ, số hiệu riêng bằng nhóm số (thường là 3-4 chữ số) để chỉ chuyên nghiệp quân sự của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng. SHCNQS do BTTM quy định thống nhất trong toàn quân nhằm đăng kí, thông kê chính xác quân số theo từng loại chuyên nghiệp QS để có kế hoạch bảo đảm và sử dụng quân số đúng biểu biên chế.

        SỐ HIỆU QUÂN NHÂN, số hiệu riêng, không trùng nhau, ghi bằng nhóm số hoặc kết hợp chữ cái và số, quy định cho từng quân nhân từ khi nhập ngũ để phục vụ cống tác quản lí. Trong QĐND VN, SHQN có từ 1977, được coi là tên gọi thứ hai của quân nhân và là cơ sở pháp lí để quản lí quân số, thể hiện bằng nhóm 8 chữ số, được ghi trong hồ sơ và giấy tờ khác của quân nhân. 

        SỐ HIỆU SĨ QUAN, số hiệu riêng, không trùng nhau, bằng nhóm số hoặc kết hợp chữ cái và số, quy định cho từng sĩ quan QĐ từ lần phong quân hàm sĩ quan đầu tiên để phục vụ công tác quản lí. Trong QĐND VN, được áp dụng lần đầu tiên 1958 (gồm 5 chữ số) và quy định thống nhất (gồm 8 chữ số) theo quyết định số 43/QĐ-QP ngày 6.1.1980 của BQP.

        SỐ M nh CHỈ SỐ M

        SÔMAN (O-Pinacolin metylphotphonofloridat), chất độc thần kinh, công thức cấu tạo:

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67577838_460134768049742_676861252139483136_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeE-X_R63LdnHxEQ-75h98a-MwHJjYg9FmKoLg0rywhAFP-3L_Ll5M8igM1lwDQRBXmUefYozOU4OkIVnL4UVvHK-6EBYPZEjvQYOERDACQRlg&_nc_oc=AQllhOvtHZkcpSVUqUcba__v_CxhVrXmfxECXMJOgGtXLWqrGxCgp-FKvgHWCHouzKk&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=59730488c2c3716749db5a87330fd42e&oe=5DA8B9CB)


Có dạng lỏng không màu (S công nghiệp có màu nâu vàng), mùi long não. Nhiệt độ phân hủy 150°c, nhiệt độ sôi 190°c, nồng độ hơi bão hòa 3mg/l (ở 20°C), ít tan trong nước (1,5%), tan trong các dung môi hữu cơ (rượu, ête, axêtòn) hoặc một số chất độc khác (vd: ypêrit). S độc và bền hơn sarin, khi bị nhiễm rất khó chữa. Tác động vào cơ thể qua đường hô hấp. tiêu hóa, da, có thể gây trúng độc toàn thân (nếu nồng độ cao); dễ thấm vào các vật liệu xốp. Liều độc tử vong trung bình qua đường hô hấp LQ50 = 0,05mg.ph/l, qua da LD50=l,4mg/kg, qua đường tiêu hóa LD50=l,14mg/kg. S được sử dụng ở dạng lỏng hay xon khí, được nạp vào đạn dược hóa học hay thiết bị tạo xon khí. Để phòng tránh, dùng mật nạ phòng dộc và khí tài phòng da, để tiêu độc S dụng chất tiêu độc.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:52:01 am

        SÔNA (SONAR, vt từ A. Sound Navigation and Ranging - định hướng và xác định khoảng cách bằng âm thanh), 1) khí tài thủy âm dùng để tìm kiếm, phát hiện, nhận biết, xác định tọa độ và các tham số chuyển động của những đối tượng trong môi trường nước (tàu mặt nước, tàu ngầm, thủy lôi, đàn cá...) và truyền dữ liệu thu được tới nơi yêu cầu. Gồm: anten thủy âm, các thiết bị chuyển mạch, phát, thu, khuếch đại, xử lí và hiển thị tín hiệu phản xạ từ mục tiêu, S được phân loại: theo phương pháp quan sát (theo bước, theo hình quạt, nhìn vòng, kết hợp); theo dạng tín hiệu phát (xung, liên tục điều tần...); theo chế độ làm việc (chủ động, thụ động, hai chế độ); theo cách bố trí anten thủy âm (cố định - dưới bờ, dưới sống mũi hay hai mạn tàu nổi, trên lan can buồng chỉ huy tàu ngầm, và di động - nhấc lên hạ xuống hoặc lai kéo đối với một số tàu và máy bay trực thăng chống ngầm), S hiện đại có cự li phát hiện mục tiêu loại lớn tới vài chục kilômét. S được dùng rộng rãi trong việc phát hiện mục tiêu (đặc biệt đối với tàu ngầm), đo vẽ đáy biên, phát hiện tàu thuyền đắm, cứu hộ, làm phao tiêu thủy âm... Cg rada thủy âm 2) lĩnh vực âm học ứng dụng, nghiên cứu lí thuyết và thực hành thiết kế khí tài thủy âm.

        SÔNG ẤN, sông ở Nam Á; dài 3.050km, diện tích lưu vực 980.000km2, bắt nguồn từ những sườn núi tây nam cao nguyên Tây Tạng, chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan, đổ ra biển Arập. Những nhánh sông chính: Ghinghit, Cabun, XatleL Lưu lượng nước trung bình 3.850m3/s, lớn nhất 30.000m3/S. Nước được tưới cho 11 triệu ha đất. Từ tháng 3 đến tháng 9 thường có lũ do băng tan, mực nước ở vùng núi lên cao 10-15m, đồng bằng 5-7m. Tàu có thể đi lại đến tp Đeraixmây Khan (cách cửa sông 1.200km). Thành phố lớn trên SÂ: Haiđarabat. Ở châu thổ có thành phố cảng Carasi.

        SÔNG BA, sông ở Nam Trung Bộ, bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên đổ ra Biển Đông tại cừa sông cách tx Tuy Hoà 2km về phía đông nam. Dài hơn 300km, chỗ rộng nhất 1.600m (mùa lũ), hẹp nhất 24m (mùa khô). Từ đập Đồng Cam trở xuống gọi là Đà Rằng, đoạn của sông còn có tên gọi Đại Giang. Sông nông, có nhiều bãi bồi ở giữa dòng, ít có giá trị về giao thông.

        SÔNG BÉ*, nhánh của sông Đồng Nai. Dài gần 250km. Bắt nguồn từ biên giới VN - Campuchia, chảy qua các tỉnh Bình Phước (ranh giới tự nhiên giữa các huyện Phước Long, Đồng Phú ở phía đông và Lộc Ninh, Bình Long ở phía tây), Bình Dương (h. Phú Giáo, một số đoạn trên ranh giới với các huyện Bên Cát, Tân Uyên), đổ vào sông Đổng Nai tại ngã ba Hiếu Liêm trên ranh giới Bình Dương, Đồng Nai, tây bấc thác Trị An 3,5km. Các sông nhánh: Đắc Quýt, Đắc Láp, Nước Trong, Mã Đà.

        SÔNG BÉ**, tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ. Thành lập 2.1976 do sáp nhập hai tỉnh Bỉnh Dương và Bình Phước. 11.1996 chia lại thành hai tỉnh. 6.11.1978, LLVTND Sông Bé được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        SÔNG CẢ nh SÔNG LAM

        SÔNG CÁI nh SÔNG HỔNG

        SỒNG CẨU, sông bắt nguồn từ h. Chợ Đồn (t. Bắc Kạn), chảy qua các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, hợp với Sông Thương ở Phả Lại thành sông Thái Bình. Dài 290km. Tàu thuyền nhỏ đi lại được đến Thái Nguyên. Nơi Lí Thường Kiệt lập phòng tuyến Như Nguyệt chống quân Tống (1076-77) (x. kháng chiến chống Tống lần II). Một số đoạn của sc, cg sông Như Nguyệt, sông Phú Lương.

        SÔNG CHU, phụ lưu chính của Sông Mã. Dài 325km, bắt nguồn từ Pupan, tây bắc Sầm Nưa (Lào); đoạn trên đất VN 160km chảy qua các huyện Quế Phong (t. Nghệ An), Thường Xuân, Thọ Xuân (t. Thanh Hóa), đổ vào Sông Mã từ phía nam tại Ngã Ba Đầu (Ngã Ba Bông). Khả nâng khai thác vận tải thủy (đoạn Ngã Ba Đầu - Bản Don) 96km. Đoạn trên nhiều thác ghềnh, đá ngầm, đá nổi, giao thông thủy khó khăn. 1926 Pháp xây dựng đập Bái Thượng dài 160m, cao 17m, cấp nước tưới cho 50.000ha ruộng 2 vụ. Từ 1993 đến 1998, đã tu tạo, nâng cấp toàn bộ công trình thủy nông này.

        SÔNG ĐÀ, sông nhánh của Sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam (TQ) chảy qua Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, đổ vào Sông Hồng ở gần Trung Hà. Dài 1.143km, diện tích lưu vực 52.700km2, nhiều thác ghềnh (lớn nhất là Tà Pú, Hoà Bình). Tiềm năng thủy điện lớn (khoảng 25 tỉ kWh/năm), Nhà máy thủy điện Hoà Bình sản lượng 8 ti kWh/năm. Tàu thuyền có thể ngược tới Hoà Bình. Trong chiến dịch Hoà Bình (10.12.1951-25.2.1952) đã diễn ra những trận đánh lớn trên dải SĐ (1952) giữa các đơn vị ỌĐND VN và QĐ Pháp.

        SÔNG ĐÀO NHÀ LÊ, hệ thống sông đào nối giữa các sông tự nhiên, thuộc các tinh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và Ninh Bình. Đào từ đời Lê Hoàn (tk 11) tới thời Hậu Lê (tk 15), vừa là đường thủy, vừa là hệ thống tưới tiêu từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến Kì Anh (Hà Tĩnh). Có nhiều đoạn hẹp, nông, chỉ thuyền vận tải cỡ nhỏ đi lại được.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:53:38 am

        SÔNG ĐÁY (Hát Giang), chi lưu hữu ngạn Sông Hồng. Dài 237km, từ Thanh Điểm (xã Hát Môn, h. Phúc Thọ, Hà Tây) chảy qua 4 tỉnh: Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, đổ ra Vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy. Dòng sông nhỏ. khúc khuỷu. Mớn nước trung bình 0,5-2m. Giao thông đường thủy thuận lợi. đồng thời là tuyến phân lũ quan trọng của Sông Hồng và bảo đảm tưới tiêu cho đất nông nghiệp của hai tinh Hà Tây và Hà Nam (đặc biệt từ khi xây dựng đập Phùng, 1937).

        SÔNG ĐÔNG, sông ở phần châu Âu nước Nga, dài 1.870km, diện tích lưu vực 422.000km2, bất nguồn từ cao nguyên miền trung nước Nga, đổ ra vịnh Taganrôc biển Adôp. tạo thành châu thổ dt 340.000km2. Nước sông đóng băng vào tháng 11-12, tan băng vào tháng 3-4. Tàu có thể đi lại cách cửa sông 1.604km. SĐ được nối liền với sông Vônga bởi kênh đào Vônga - Đông. Các thành phố trên SĐ: Vôngađônxcơ, Rôxtôp-na-Đônu.

        SÔNG ĐUỐNG, sông nối Sông Hồng (ở Gia Lâm, Hà Nội) với sông Thái Bình* (ở Phả Lại), dài 64km, rộng 200-250m (mùa khô), 600-800m (mùa lũ), sâu 6-12m.

        SÔNG GÂM. nhánh Sông Lô, bắt nguồn từ phía nam h. Đồng Văn, t. Hà Giang, chảy qua các tinh Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang, đổ vào Sông Lô ở Khe Lau (km 8 đường Tuyên Quang đi Hà Giang). Dài 168km. chảy xiết, nhiều thác ghểnh. Đoạn Khe Lau - Na Hang đi lại khó khăn. Một nhánh của SG là Sông Năng, có nhiều cảnh đẹp: Động Pông (đoạn sông dài 300m, rộng 30-40m, chảy ngầm trong núi đá vôi), thác Đầu Đảng, Hồ Ba Bể...

        SÔNG GIANH, sông ở t. Quảng Bình, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua h. Tuyên Hóa, thị trấn Ba Đồn, đổ ra Biển Đông ở Cửa Gianh. Dài khoảng 90km, cắt qua QL 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5km. Từ cuối tk 17 đến cuối tk 18, SG là ranh giới Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ở thượng lưu có tên Rào Nậy. Có cảng biển: Cảng Gianh.

        SÔNG HẰNG, sông lớn ở bắc Ấn Độ và Bănglađet, dài 2.510km, diện tích lưu vực 1.120.000km2, bắt nguồn từ dãy Himalaya, chày qua đồng bằng đông bắc Ấn Độ và Bănglađet đổ ra vịnh Bengan, cùng với sông Bramaputra tạo thành châu thổ chung. Các nhánh sông chính: Yamura, Xon, Gômati, Gagara, Gandăc, Gugơri. Mùa hè thường gây ra lụt. Vùng hạ lưu chịu ảnh hường mạnh của thủy triều. Tàu thuyền có thể ngược đến chân dãy Himalaya (cách cửa sông 1.450km). Những thành phố lớn dọc theo SH: Anlakhabat, Varanaxi, Patna. Ở châu thổ có thành phố cảng, căn cứ hải quân Cancutta.

        SÔNG HẬU, sổng nhánh của sông Mé Công, từ phía nam tp Phnôm Pênh (Campuchia) theo hướng tây bấc - đông nam chảy vào VN qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, đổ ra Biển Đông bằng các cửa sông Ba Thắc, Tranh Đề. Định An. Trên đất VN sông dài 220km. Đoạn ở Campuchia gọi là Bát sắc. SH có lòng sông rộng (tới 3km), dòng chảy chậm, nhiều đảo và cồn cát. Nhiều kênh rạch nối với Sông Tiền và các sông nhỏ khác. Tàu thuyền đi lại thuận tiện. Là tuyến giao thông quan trọng miền Tây Nam Bộ. Bờ sông thấp, dễ đổ bộ.

        SÔNG HỒNG, sông lớn nhất Bắc VN; dài 1.165km, bắt nguồn từ Vân Nam (TQ), chảy vào VN ở Hà Khẩu (Lào Cai), qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, đổ ra biển theo nhiều cửa (lớn nhất là cửa Ba Lạt). Các sông nhánh: Sông Đà, Sông Lô, Sông Đuống, Sông Đáy, Sông Luộc... Đoạn chảy qua Phú Thọ thường gọi Sông Thao. Diện tích lưu vực 143.600km2. Hàng năm đưa ra biên 160.000.000m? phủ sa. Tàu thuyền đi lại thuận tiện đến Việt Trì. Tàu biển loại nhỏ theo SH đến được Hà Nội. Có hệ thống để chống lụt dài 1.660km, hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, trên SH đã diễn ra nhiều trận thủy chiến lớn (x. trận Chương Dương, 6.1285; trận Hàm Tử, 5.1285; trận Táy Kết 5 và 6.1285; trận Đông Bộ Đầu, 29.1.1258). Cg Sông Cái.

        SÔNG HƯƠNG, sông ở Thừa Thiên - Huế, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra Biển Đông ở cửa Thuận An. Dài 42km, có các sông nhánh: Tả Trạch, Hữu Trạch, Sông Bồ... SH chảy qua Huế chia thành phố thành hai phần bắc - nam nối nhau bởi ba cầu lớn: Tràng Tiền, Phú Xuân (Cầu Mới), Bạch Hổ (cầu đường sắt). Tàu dưới 1 .000t đến được Huế (Ngã Ba Bình).

        SÔNG LAM, sông ở Nghệ An. Dài hơn 500km, bắt nguồn từ cao nguyên Trấn Ninh (Lào) đổ ra Biển Đông tại Cửa Hội. Các sông nhánh: Nậm Mô, Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Sông Con. Từ thượng nguồn đến Cửa Rào sông hẹp, nhiều thác ghénh; từ Cửa Rào về xuôi thuyền bè đi lại dễ dàng. Đập nước Đô Lương, cống Nam Đàn cùng với hệ thống nông giang tưới nước cho đồng ruộng bốn huyện: Diễn Châu, Nam Đàn. Yên Thành, Hưng Nguyên. Ở hạ lưu có cầu Bên Thủy (đông nam Vinh 4km), nơi QL 1 đi qua, là bến phà anh hùng trong KCCM. Cg Sông Cá.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:55:39 am

        SÔNG LÔ. sông bắt nguồn từ Vân Nam (TQ) chảy vào VN ở Thanh Thủy (t. Hà Giang), qua các thị xã Hà Giang, Tuyên Quang đổ vào Sông Hồng ở Việt Trì (Phú Thọ). Dài 264km. có các sông nhánh: Sông Gâm bên trái, Sông Chảy bên phải. Tàu thuyên có thể đi lại đến Bắc Mục và Chiêm Hóa. Trong KCCP, trên đoạn SL ở Đoan Hùng đã diễn ra trận Sông Lô (24.10 và 10.11.1947).

        SÔNG LỤC NAM (Minh Đức), một trong ba nhánh của hệ thống sông Thái Bình. Dài khoảng 170km, bắt nguồn từ vùng núi các huyện Đình Lập, Cao Lộc (t. Lạng Sơn), chảy qua các huyện Sơn Động. Lục Ngạn, Lục Nam. Yên Dũng (t. Bắc Giang), đổ vào Sông Thương ở Ngã Ba Nhãn (xã Đức Giang, h. Yên Dũng). Có 33 nhánh, trong đó 4 nhánh lớn là các Sông Ràng, Thanh Luân, Cẩm Đàn và Sông Bồ; diện tích lưu vực 3.050km2. Từ đầu nguồn đến Chũ lòng sông hẹp, uốn khúc, nhiều thác ghềnh. Từ Chũ đến Lục Nam rộng trung bình 80- l00m. sâu trung bình 4-5m. Từ Lục Nam đến Ngã Ba Nhãn lòng sông rộng và sâu. Lượng nước mùa lũ (tháng 6-9) chiếm khoảng 70% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn có thủy triều đến Chũ. Khả năng khai thác vận tải thủy 157km, trong đó 56km (Ngã Ba Nhãn - Chũ) do trung ương quản lí.

        SÔNG LUỘC, nhánh của Sông Hồng, nối liền Sông Hồng (ở dỏng nam Hưng Yên 9km) với sông Thái Bình (ở phà Quý Cao), dài khoảng 68km. SL là tuyến giao thông đường thủy thuận tiện cho các loại tàu thuyền chuyển từ hệ thống Sông Hồng sang hệ thống sông Thái Bình.

        SÔNG MÃ. bắt nguồn từ Lai Châu chảy qua các tỉnh Sơn La, Hủa Phãn (Lào), Thanh Hóa, đổ ra Biển Đỏng ở Cửa Hới; là đường giao thông thủy chính của Thanh Hóa. Dài 580km. có các sông nhánh: Sông Bưởi, Sông Luông. Sông Chu. Từ Cẩm Thủy lên thượng nguồn nhiều thác ghềnh, vực sâu. Từ Cẩm Thủy về xuôi tàu thuyền đi lại thuận tiện. Có cầu Hàm Rồng (cầu 19.5), bắc tp Thanh Hóa 5km, nơi quân và dân địa phương bắn rơi nhiều máy bay Mì trong KCCM.

        SÔNG NHẬT LỆ, sông ở t. Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ, dài 85km. Có hai nhánh: Long Đại (Đại Giang) và Kiên Giang, gặp nhau ở Trung Quán. Đường sắt Bắc - Nam. QL 1 qua SNL bằng cầu Long Đại và cầu Quán Hầu, là những trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN.

        SÔNG NIN. sông ở châu Phi, dài nhất thế giới (6.595km), bắt nguồn từ cao nguyên Đông Phi chảy qua Uganda. Xuđăng. Ai Cập đổ ra Địa Trung Hải tạo thành châu thổ dài 160km. rộng 230km. dt 23.000km2, diện tích lưu vực 2.849.000km2, phủ toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ Ruanda. Kênia, Tandania, Uganda. Êtiôpia, Xuđăng. Ai Cập. Các sông nhánh chính: Xobat, Nin Xanh, Baengadan. Atbara. Sông đầy nước vào tháng 7-9. Dòng chảy được điều chỉnh bằng các đập nước Axuan. Giêben. Aulia... Nhiều nhà máy thủy điện, trong đó lớn nhất là Axuan. Những thành phố lớn ở dọc bờ: Cairo, Khactum. Axuan. Alêcxanđri. Hầu hết dân cư tập trung ở đồng bằng và thung lũng. Thung lũng Sông Nin là một trong những trung tâm văn minh cổ.

        SÔNG QUỐC TẾ. sông chảy qua (hoặc tiếp giáp) lãnh thổ quốc gia của hai hay nhiều nước. Theo luật pháp quốc tế, đoạn SQT chảy qua lãnh thổ quốc gia nào thì thuộc chủ quyền toàn vẹn của quốc gia đó; nhưng khi sử dụng, khai thác, bảo vệ các nguồn tài nguyên (nước, rừng đầu nguồn, thủy điện...) của sông, cần quan tâm đến lợi ích của các nước liên quan trực tiếp và các nước trong vùng. Để hạn chế những tranh chấp có thể dẫn đến xung đột vũ trang, các nước hữu quan cần kí những điều ước quốc tế, quy định một chế độ pháp lí quốc tế trong sử dùng, bảo vệ nguồn lợi SQT và giải quyết các mối quan hệ bất đồng khi có tranh chấp. Các SQT điển hình trên thế giới như: Mê Công, Sông Nin, sông Cônggô, Sông Ranh, sông Amadôn...

        SÔNG RANH, sông lớn ở Tây Âu. Dài 1.320km, bắt nguồn từ dãy núi Anpơ, chảy qua các nước Áo, Thụy Sĩ, Đức, Pháp. Hà Lan, đổ ra Biển Bắc ở Rôttecđam. Diện tích lưu vực 224.000km2, lưu lượng nước 2.500m3/s. Có nhiều sông nhánh, quanh năm đầy nước. Là tuyến đường thủy quan trọng, hầu như không bị đóng băng. Tàu thuyền tấp nập, có thể ngược đến thượng lưu. Dọc sông có nhiều thành phố, cảng lớn: Baden (Thụy Sĩ), Xtraxbuôc (Pháp), Mahem, Bon (Đức), Rôttecđam (Hà Lan); các nhà máy thủy điện, nhiều tổ hợp công nghiệp. Nước sông bị ô nhiễm nặng.

        SÔNG SÀI GÒN, sông ở Đông Nam Bộ. Dài 260km, bắt nguồn từ biên giới VN - Campuchia, chảy dọc theo ranh giới hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh, qua tp Hồ Chí Minh, đổ vào sông Nhà Bè. Đoạn thượng lưu có tên Rạch Chàm. Có cảng Sài Gòn (Nhà Rồng), tàu 20 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tàu thuyền đi lại thuận tiện đến Dầu Tiếng.

        SÔNG THÁI BÌNH nh THÁI BÌNH*


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:57:00 am

        SÔNG THƯƠNG, sông nhánh của sông Thái Bình, bắt nguồn từ núi Cai Kinh (Lạng Sơn), đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại, dài hơn 150km. Thuyền bè đi lại dễ dàng từ Bố Hạ đến hạ lưu.

        SÔNG TIỀN, sông nhánh của sông Mê Công, từ biên giới VN - Campuchia theo hướng tây bác - đông nam chảy vào VN qua các tinh An Giang. Đổng Tháp. Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, đổ ra Biên Đông bằng các cửa sông: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu. Trên đất VN sông dài 230km, lòng sông rộng, dòng chảy chậm, nhiều đảo và cồn cát. nhiều kênh rạch nối ST với Sông Hậu và giữa các sông nhánh với nhau. Tàu thuyền đi lại thuận tiện. Bờ sông thấp, dễ đổ bộ.

        SƠ ĐỒ ẢNH. sơ đồ gồm một hoặc nhiều tấm ảnh hàng không có tỉ lệ gần bằng nhau, được ghép khớp nhau theo những địa vật chung. SĐA được lập cho những khu vực cần thiết, vd: khu vực bố trí các công trình và thiết bị QS ở vùng của đối phương, để nghiên cứu chi tiết về đối phương và địa hình. Độ chính xác cua SĐA có thể thấp, nhưng thường cập nhật (có nhiều chi tiết mới và sát thực tế).

        SƠ TÁN, tạm di chuyển nhân dân, trường học. bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp ra khỏi vùng (khu vực) đã, đang hoặc sẽ bị địch đánh phá để tránh thiệt hại và để tiếp tục hoạt động; một nội dung quan trọng của tổ chức phòng thủ dân sự. Để thực hiện ST có kết quả, cần dự đoán đúng tình hình, có kế hoạch tỉ mỉ và đảm bảo chu đáo các mặt, chú trọng chuẩn bị trước ở cơ sở tiếp nhận. Trong KCCP và KCCM ở VN. ST đã được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả.

        SƠ TỐC ĐẠN. tốc độ chuyển động tịnh tiến của đạn tính quy đổi ở mặt cắt miệng nòng. STĐ đo bầng mét/giây (m/s), được xác định bằng thực nghiệm (bắn qua hai bia đặt cách miệng nòng một khoảng xác định, đo thời gian đạn đi qua hai bia và tính toán quy đổi về mặt cắt miệng nòng theo công thức của thuật phóng ngoài, bằng máy đo sơ tốc đạn hoặc trạm đường đạn pháo binh). Giá trị của STĐ phụ thuộc vào các tham số kết cấu của vũ khí. các điều kiện nhồi, đặc tính của thuốc phóng.... nhỏ hơn tốc độ thực của đạn ở cuối thời kì tác động sau cùng của khí thuốc phóng và lớn hơn tốc độ thực ở miệng nòng khoảng 1-2%. Việc đưa ra khái niệm STĐ cho phép tiến hành tính toán đường đạn chỉ theo các công thức của thuật phóng ngoài làm cho tính toán chính xác hơn, vì vậy STĐ được sử dụng rộng rãi trong tính toán thuật phóng. STĐ là một trong những tính năng chiến - kĩ thuật quan trọng nhất của vũ khí và được ghi trong bảng bắn (vd: STĐ của súng bộ binh từ 500-900m/s, STĐ của pháo lựu từ 300- 800m/s, STĐ của pháo nòng dài từ 700-1.100m/s...). Sai lệch STĐ so với giá trị ghi trong bảng được xác định khi chuẩn bị đường đạn. STĐ càng lớn thì tấm bắn, tầm bắn thẳng và tác dụng va xuyên của đạn càng lớn, thời gian đạn bay tới mục tiêu càng nhỏ... Vì vậv nghiên cứu để tăng STĐ là một trong những hướng phát triển vũ khí. Các phương pháp để nâng cao STĐ là tăng mật độ nhồi, giảm khối lượng đạn, tăng chiều dài nòng, dùng thuốc phóng có năng lượng lớn... Vd: khi nghiên cứu thử nghiệm dùng thuốc phóng lỏng cho pháo trên xe tăng, thí nghiệm thuật phóng với pháo 120mm của lục quân Mĩ đã đạt được STĐ tới 2.700m/s.

        SỞ (cổ), đơn vị tổ chức liền dưới vệ của quân các đạo trong quân đội Hậu Lê, thời Lê Sơ (1428-1527) và ở TQ (từ 1393). ở VN thời kì 1428-70, S gồm khoảng 20 đội, mỗi đội 20 người. Từ đời Hồng Đức (1470), có: S thiên hộ (2.120 người), do quan thiên hộ chỉ huy và S bách hộ (120 người), do quan bách hộ chỉ huy; 1 vệ gồm một số S thiên hộ và S bách hộ. Giữa S thiên hộ và S bách hộ không có quan hệ thống thuộc. Ở TQ tổ chức 5.600 người gọi là một vệ, 1.120 người gọi là S thiên hộ. 112 người gọi là S bách hộ.

        SỞ BÁCH HỘ (cổ) X. SỞ


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:58:05 am

        SỞ CHÌ HUY. nơi người chỉ huy cùng cơ quan chỉ huy tiến hành chuẩn bị và thực hành tác chiến, hoặc làm các nhiệm vụ khác, được thiết bị đặc biệt, có trang bị các phương tiện chỉ huy. Có SCH cơ bản, SCH phía sau. SCH phía trước. SCH bổ trợ. SCH dự bị, SCH lực lượng. Tùy theo tính chất và nhiệm vụ của từng cấp mà tổ chức các SCH cần thiết. Cấp phân đội lục quân chỉ có vị trí chỉ huy; hải quân có SCH của tàu, kì hạm, của hạm đội (phân hạm đội). SCH có thể bố trí có định trong công sự hay trên các phương tiện cơ động như xe chỉ huy, tàu hỏa, máy bay... SCH phải được chọn ở nơi tiện triển khai và chỉ huy bộ đội, tiện cơ động và bí mật. SCH cơ bản là SCH chính, ở đó thường có người chỉ huy, tham mưu trường, cán bộ cơ quan chỉ huy, chủ nhiệm và một số cán bộ chủ chốt của các binh chủng, các phân đội bảo đảm, phục vụ cần thiết, có khi có cả cán bộ của cơ quan chỉ huy QS địa phương. SCH cơ bản phải luôn luôn giữ thông tin liên lạc với cấp trên, với các đơn vị thuộc quyền, đơn vị hiệp đồng và các SCH khác. Vị trí, thời gian triển khai và di chuyển SCH cơ bản thường do cấp trên xác định. SCH phía trước được tổ chức ở cấp binh đoàn trở lên khi cần thiết tăng cường chỉ huy bộ đội thê đội một trên hướng chủ yếu. Ở SCH phía trước thường là người chỉ huy (có khi người phó chỉ huy) cùng một số cán bộ thuộc cơ quan chỉ huy. SCH phía trước phải thường xuyên giữ liên lạc với SCH cơ bản, với bộ đội cũng như các SCH khác. SCH bổ trợ thường được tổ chức trên hướng biệt lập của chiến dịch mà việc chỉ huy hướng đó từ SCH cơ bản của chiến dịch bị hạn chế hoặc không thực hiện được. Thường do người phó phụ trách và có một số cán bộ cần thiết của cơ quan chỉ huy. SCH dự bị được bố trí trước để khi SCH cơ bản bị uy hiếp hoặc không thể thực hiện việc chỉ huy được nữa thì di chuyển đến. Thường có một số cán bộ tham mưu cùng với phương tiện thông tin và bộ phận phục vụ cần thiết. SCH phía sau, được bố trí ở phía sau đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch), gần khu vực hậu cần kĩ thuật để điều hành công tác bảo đảm hậu cần. kĩ thuật, điều động bổ sung lực lượng, phương tiện vật chất, giải quyết chính sách và chỉ huy các lực lượng phía sau. Được tổ chức ở cấp sư đoàn trở lên thường do phó chỉ huy hoặc chủ nhiệm hậu cần (kĩ thuật) phụ trách. SCH hậu phương. SCH được bố trí trong căn cứ hậu phương của khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), huyện (quận) để điều hành công tác bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, sản xuất vũ khí, trang bị, điều động bổ sung lực lượng, phương tiện vật chất; giải quyết chính sách và chỉ huy các lực lượng phía sau. Thường do phó chỉ huy khu vực phòng thủ hoặc chủ nhiệm hậu cần (kĩ thuật) phụ trách. SCH hậu phương phải giữ vững liên lạc với SCH cơ bản cấp mình, SCH phía sau cấp trên với cấp ủy đảng, UBND và các đơn vị bộ đội chủ lực trên địa bàn.

        SỞ CHỈ HUY ĐỘNG VIÊN, bộ phận chỉ huy việc thực hiện kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên trong SCH (thường xuyên, cơ bản hoặc dự bị) của đơn vị QĐ, cơ quan QS địa phương. Được chuẩn bị từ thời bình (địa điểm, thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc...) đảm bảo bí mật, an toàn. Nội dung tổ chức chỉ huy điều hành trong SCHĐV (những công việc chính, người chỉ huy, thời gian thực hiện, thành phần trong SCH, chế độ báo cáo...) được quy định trong kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên của từng cấp. Bất đầu triển khai SCHĐV từ khi nhận được lệnh động viên, kết thúc khi hoàn thành nhiệm vụ động viên được giao đối với từng cấp.

        SỞ CHỈ HUY HẠM ĐỘI (QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN), sở chỉ huy được thiết lập để tư lệnh và các cơ quan chỉ huy hạm đội (quân chúng hải quân) chỉ huy các lực lượng dưới quyền chuẩn bị và thực hành tác chiến. Thành phần của SCHHĐ(QCHQ) có: tư lệnh, bộ phận chủ yếu của cơ quan tham mưu, chính trị, chủ nhiệm các ngành và các binh chủng của hạm đội (hải quân). SCHHĐ(QCHQ) có thể là SCH cơ bản. SCH dự bị, SCH tiền phương. Trong SCHHĐ(QCHQ) còn có thể có các tổ tham mưu (hoặc đại diện) của các lực lượng hiệp đồng.

        SỞ CHỈ HUY KHÔNG QUÂN, sở chỉ huy để tiến hành chỉ huy các lực lượng không quân thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện, các nhiệm vụ đặc biệt và duy trì trực ban sẵn sàng chiến đấu. Có: SCH cơ bản. SCH dự bị, SCH phía trước. SCH trên không và các đài (trạm) chỉ huy bay khác. SCHKQ được tổ chức từ cấp tiểu đoàn đến cấp quân chủng; SCHKQ cấp quân chủng là một bộ phận của SCH Quân chủng phòng không - không quân. Thành phần làm việc tại SCH được tổ chức thành kíp trực ban SCH.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 10:59:01 am

        SỞ CHÍ HƯY PHÁO BINH, sở chỉ huy được tổ chức từ cấp tiểu đoàn pháo binh trở lên, do tham mưu trưởng hoặc phó chỉ huy về QS phụ trách, có một bộ phận cơ quan tham mưu, chính trị và phân đội chỉ huy giúp việc; thường bố trí gần khu vực trận địa bắn hay ở một vị trí do người chỉ huy quy định. SCH của chủ nhiệm pháo binh từ cấp sư đoàn (và tương đương) trở lên là một bộ phận của SCH đơn vị binh chủng hợp thành cùng cấp. SCH di chuyên theo lệnh người chỉ huy cấp trên.

        SỞ CHỈ HUY PHÒNG KHÔNG, sở chỉ huy được tổ chức từ cấp phân đội (pháo phòng không), cấp tiểu đoàn (tên lửa phòng không), cấp đại đội (rađa). SCHPK được trang bị các phương tiện kĩ thuật thông tin và chỉ huy như: hệ thống thu và xử lí tình báo rađa và thể hiện tình hình trên không; nhận biết và hiệp đồng với máy bay ta; thông tin chỉ huy hiệp đồng: mật ngữ chỉ huy; chỉ huy hỏa lực phòng không; thể hiện thực lực. hoạt động chiến đấu và kết quả bắn của các đơn vị. Để chỉ huy tác chiến có SCH cơ bản, SCH dự bị của cấp tiểu đoàn, trung (lữ) đoàn pháo phòng không, rađa phòng không và trung đoàn tên lửa phòng không. Đại đội pháo phòng không chỉ huy ở vị trí chỉ huy tại trận địa. Tiểu đoàn tên lửa phòng không chỉ huy ở xe điều khiển. SCH của sư đoàn phòng không thường có SCH của trung đoàn (tiểu đoàn) rađa phòng không. SCH của quân chủng có trung tâm rađa phòng không. Trong SCH sư đoàn phòng không còn có vị trí và phương tiện làm việc của tổ sĩ quan hiệp đồng của không quân. Khi cần, từ cấp sư đoàn trở lên có thể tổ chức SCH phía trước (SCH tiền phương).

        SỞ CHỈ HUY TRÊN KHÔNG, sở chỉ huy được đặt trên máy bay đang bay trên không để chỉ huy bộ đội trong quá trình tác chiến. SCHTK thường dùng làm SCH bổ trợ.

        SỞ CỬ (cổ), bậc thi khởi đầu trong võ cử. Được chuẩn định từ 1724 dưới triều vua Lê Dụ Tổng. Đối tượng được dự thi là các binh sĩ ngoại binh, quân thị vệ, những người tài giỏi võ nghệ. Nội dung thi gồm: kiểm tra hiểu biết đại thể về “Binh pháp Tôn Tử” (trong 13 thiên sách), người nào đạt được yêu cầu mới được thi tiếp; thi võ nghệ: đấu giáo trên ngựa, đấu gươm và mộc, múa đao; người nào đạt yêu cầu được công nhận là sinh viên, riêng con cháu người có quan tước gọi là biền sinh; thi về phương lược (hiểu biết về nghệ thuật QS), nếu đỗ được công nhận là học sinh, riêng con cháu người có quan tước gọi là biền sinh hợp thức. Học sinh và biền sinh hợp thức mới được dự thi bác cử vào năm sau. Đến 1731 (đời vua Lê Duy Phường, dưới niên hiệu Vĩnh Khánh), việc thi sc có sửa đổi: từ chức đội trường binh thị hậu và chánh đội trưởng ngoại binh trở xuống, sinh viên và những người tài giỏi võ nghệ mới được dự thi.

        SỞ THIÊN HỘ (cổ) X. SỞ

        SƠCSIN (A. Winston Leonard Spencer Churchill; 1874- 1965), thủ tướng Anh (1940-45 và 1951-55), người giữ vai trò chính của nước Anh trong CTTG-II. Sinh tại Blenheim Pelit. 1895 tốt nghiệp trường QS, tham gia các cuộc chiến tranh thuộc địa của Anh ở Ấn Độ, Xuđăng, Nam Phi. 1900 được bầu vào quốc hội. 1908-15 bộ trưởng các bộ: thương mại, nội vụ, hải quân. Trong CTTG-I, tham gia trận Galipôli (19.2.1915-9.1.1916), bị thất bại phải nghỉ hưu. 1917-29 trở lại chính trường, bộ trưởng các bộ: hậu cần, lục quân, không quân, thuộc địa và tài chính; tham gia tổ chức hoạt động can thiệp vũ trang vào LX sau CM tháng Mười, tích cực ủng hộ và giúp đỡ lực lượng Bạch vệ chống chính quyền Xô viết. 1930-39 viết báo. Trong CTTG-II, bộ trưởng Bộ hải quân, rồi thủ tướng (5.1940), đã thi hành chính sách hai mặt: liên minh với LX chống phát xít Đức, nhưng trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai ở châu Âu. 1945-51 đứng đầu Đảng bảo thủ đối lập trong quốc hội. Tham gia khởi xướng chiến tranh lạnh. 1955 nghĩ hưu. Tác giả một số sách hồi kí lịch sử.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:00:21 am

        SƠN LA. tỉnh miền núi ở tây bắc Bắc Bộ; bắc giáp Lai Châu, Lào Cai. Yên Bái, đông giáp Phú Thọ và Hòa Bình, nam giáp Thanh Hóa và Lào (đường biên giới dài 250km). Dt 14.055km2; ds 0,955 triệu người (2003); gồm 12 dân tộc: Thái (61,4%), Kinh (17,2%), Mông (10%)... Thành lập 1895 với tên gọi t. Vạn Bú, tách từ t. Hưng Hóa. 1904 đổi thành SL. Từ 4.1955 thuộc Khu tự trị Thái Mèo (10.1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc). 12.1975 trở lại đơn vị hành chính độc lập. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Sơn La. Địa hình: núi và cao nguyên chiếm 80% diện tích, núi cao tập trung chủ yếu ở đông bắc (dãy Hoàng Liên Sơn) và tây nam, nhiều đỉnh cao trên 1.800m. Cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Hệ thống sông ngòi dày đặc, có tiềm năng thủy điện. Các sông lớn: Sông Đà, Sông Mỡ. Khí hậu nhiệt đới ôn hòa; nhiệt độ trung bình hàng năm 21°C, lượng mưa 2.100 mm/năm. Tỉnh nông - lâm nghiệp. Nhiều nông trường, lâm trường: Mộc Châu, Tô Hiệu, Chiềng Ve. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 315,3 nghìn tấn (lúa 119,2 nghìn tấn); khai thác gỗ 47,6 nghìn m3. Khoáng sản: than, thiếc, vàng, đồng... Công nghiệp: khai thác chế biến làm sản, khai khoáng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 174,2 tỉ đồng. Giao thông kém phát triển; đường bộ: QL 6, 279, 379 và một số tỉnh lộ, đường nhiều cua gấp và dốc; đường thủy theo tuyến Sông Đà; sân bay: Sơn La. Truyền thống lịch sử QS: Nguyễn Quang Bích đánh Pháp (1886-88), khởi nghĩa Lương Sâm, Cai Khạt. Cầm Văn Tứ, căn cứ kháng chiến Mộc Hạ, nhà tù Sơn La... 6.11.1978, LLVTND Sơn La được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67957382_460134794716406_6086072472086511616_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeEaELFXkszqS2xe-7HlMesrHJzuGYH_QOc9z8jD9SzdaTFP0pZg51sCrZdgKQV4xygWG-XZJImIwpx1IZDRZqAewRVYAtOp5oZANdKBneXnkg&_nc_oc=AQn2iGnrb-gGlien1d14Q2rkwk7jjkq1VP_ZTCscfPs-a4eGF3zt9Ffa6Z9P1rPWzts&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=bf430ffc64568f33948c80d4865807f8&oe=5DD836E5)


        SƠN MĨ, xã do chính quyền Sài Gòn thành lập 6.1958, thuộc q. Sơn Tịnh, nay là xã Tịnh Khê, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi. Nằm ở ven biển, phía bắc cửa sông Trà Khúc; gồm các thôn Mĩ Lại (Mĩ Lai), Mĩ Khê, Cổ Lũy, Tư Cung; nơi diễn ra vụ thảm sát Sơn Mĩ (16.3.1968). Hiện nay tại xã Tịnh Khê có Bảo tàng vụ thảm sát SM.

        SƠN NGỌC MINH (Acha Miên; ?-?), chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng trung ương lâm thời (chính phủ kháng chiến) Campuchia (1950-54), người lãnh đạo nhân dân Campuchia KCCP thắng lợi. Đv ĐCS Đông Dương từ những năm 30; học Trường cao đẳng Phật giáo tại Phnôm Pênh. 1943 tham gia cuộc biểu tình của 2.000 sư sãi phản đối thực dân Pháp bắt giam các nhà sư yêu nước. 1945 Pháp trở lại xâm lược Campuchia, SNM về nông thôn vận động nhân dân lập chiến khu chống Pháp. 1947 vận động nhân dân bốn tỉnh Ta Keo, Campốt, Côngpông Xpư, Côngpông Chơnăng xây dựng Quân khu Tây Nam. 3.1948 thành lập ủy ban dân tộc giải phóng tây nam Campuchia. 1950 chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng trung ương. 19.4.1950 đọc bản Tuyên ngôn độc lập của Campuchia, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập cho Campuchia. 1950-54 cùng Chính phủ kháng chiến lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Sau hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21-7.1954), kêu gọi nhân dân thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc, chấp hành việc phục viên tại chỗ các đơn vị vũ trang của lực lượng kháng chiến Campuchia.

        SƠN PHÁO, pháo lựu nhỏ, cấu tạo gọn nhẹ, tiện chiến đấu ở địa hình đồi núi. Thường có cỡ 70- 75mm. Có thể tháo thành một số bộ phận để khiêng vác hoặc dùng súc vật thồ. Ở VN, SP được sử dụng rất hiệu quả từ KCCP trên mọi địa hình (vd: trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu đội SP 75 do Phùng Văn Khầu chỉ huy  trong vòng 10 phút diệt 4 pháo 105mm của quân Pháp).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67942854_460134778049741_8294525324041912320_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeHSoY2-ssEnuXS1bSc6rqM5uvKSwlXFzetKg2F7_YkSAyMsETo-gTtRFjEW0pLw4rTbjL8d1CVdBMB1YKFXv3R7nmAPsDNKhhKAiI5t6C7-Uw&_nc_oc=AQlV1rEPeTgYEWHB2EWzNNksrsK1VnjWEgoj5bwpDJXn_UuhCHh6piWuqxQbS_ZcU4A&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f8fc78456d3a5c7b1a2a9b0e19578850&oe=5DDD316D)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:01:30 am

        SƠN TÂY, tỉnh cũ ở Bắc Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gồm phần lớn địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, phần phía bắc t. Phú Thọ, một phần t. Tuyên Quang và tp Hà Nội ngày nay. Cuối tk 19 đầu tk 20, cắt dần phần lớn đất đai để lập các tình Hưng Hóa (sau đổi thành Phú Thọ), Vĩnh Yên, Phù Lỗ (sau đổi thành Phúc Yên). 6.1965 sáp nhập với t. Hà Đông thành t. Hà Tây.

        SƠN TRÀ. bán đảo thuộc q. Sơn Trà, tp Đà Nẵng. Nằm ở phía đông, vịnh Đà Nẵng, đông bắc trung tâm tp 5km. dt 40km2. Địa hình rừng núi, độ cao trung bình 300m, đỉnh cao nhất 696m, có 30km2 rừng, nhiều suối nhỏ. Có vườn quốc gia với nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Phía tây bán đảo có đường ô tô rải nhựa nối với trung tâm quận. Trong cuộc chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã xây dựng ở ST nhiều công trình QS: trạm truyền tin viễn thông, trạm rađa cảnh giới, cảng QS Tiên Sa...

        SƠRAI (A. Shrike), họ tên lừa chống rađa tự dẫn không đối đất tầm trung, do Mĩ sản xuất, có kí hiệu AGM-45. Gồm hai kiểu AGM-45A và AGM-45B, thiết kế dựa trẽn hình dáng khí động của tên lửa Xperâu A1M-7. Có 4 phần chính: đầu tự dẫn rađa thụ động (có 12 kiểu, hoạt động ở các dải sóng hẹp khác nhau), đầu nổ, hệ thống điều khiển và động cơ tên lừa. Có 4 cánh lái tam giác ở phần giữa thân và 4 cánh hình thang ở phần đuôi. Các thông số kĩ thuật chính: dài 3,05m, đường kính thân 0,203m, sải cánh đuôi 0,9 lm, khối lượng phóng 177kg, khối lượng đầu nổ 66kg (kiểu mảnh - phà), động cơ nhiên liệu rắn, tầm phóng 30km. S được nghiên cứu từ 1962 ở trung tâm vũ khí hãi quân Mĩ, đưa vào trang bị cho không quân và hải quân Mĩ 1964, đã xuất khẩu sang Anh và Ixraen. Dùng trong chiến tranh chống VN (lần đầu 1965), chiến tranh Trung Đỏng và chống Libi (1986). S lắp trên các máy bay F-105, F-4, A-4, A-6, A-7... Ngừng sản xuất từ 1981.

        SPAGHIN (N. Георгий Семёнович Шпагин; 1897-1952), công trình sư. nhà chế tạo vũ khí bộ binh LX, Ah lao động XHCN (1945). Đv DCS LX (1944). Năm 1920 làm thợ nguội trong nhà máy sản xuất vũ khí. 1922 tham gia thiết kế súng máy hai nòng 6,5mm. súng máy ĐT 7,62mm trên xe tăng. 1938 cải tiến trọng liên ĐK-12,7mm thành trọng liên ĐSK- 12,7mm, sau đó chế tạo súng máy nòng ngắn PPS-41 có tính năng chiến đấu cao và được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh. 1943 chế tạo súng tín hiệu (súng bắn pháo sáng.) OPS 26mm. 1946-50 đại biểu Xô viết tối cao LX. 3 huân chương Lênin; huân chương: Xuvôrốp, Sao đỏ; giải thường nhà nước LX (1941).

        SR-71, máv bay trinh sát chiến lược của không quân Mĩ do hãng Lôchit chế tạo. Mẫu đầu tiên kí hiệu A-ll, bay thử lần đầu 26.4.1962 (mẫu này sau chuyển thành máy bay đánh chặn YF-12A mang 4 tên lửa không đối không AIM-47 có đầu đạn hạt nhân). Đổi kí hiệu là SR-71 (1964). Có các mẫu SR-71A, В, C. Dài 32.74m, cao 5,64m, sải cánh 16,95m, 2 động cơ phản lực, 2 người lái, khối lượng rỗng 27,215t, khối lượng cất cánh lớn nhất 77,11t, tốc độ bay lớn nhất M 3 (3.240km/h), trần bay thực tế 24.400m, tầm bay 4.800km (ở độ cao 24.000m với tốc độ M 3). Được trang bị khí tài trinh sát quang học,. điện tử, hồng ngoại (KA-5, KA-18, KA-15), thiết bị thông tin liên lạc và dẫn đường, mỗi giờ có thể chụp ảnh một diện tích khoảng 260.000 km2. SR-71 chỉ trang bị cho không quân Mĩ, từ 1967 đã dùng để trinh sát miền Bắc VN và Cuba. Từ cuối 1989 tạm thời ngừng trang bị. Hiện đang được phục hồi để trang bị trở lại.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67399407_460134824716403_3274697930799316992_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeHL35fgUsaX5dhbFesTCYjrVNqF4dDU67L1KPhoZogU_y5Z0aMKTfVv1P4fbT9gepR2rWp2ldJPqf11KNMH53bLImJ8nRXlY-xpl0BuqE-Hvg&_nc_oc=AQlWMSIqP8o9kxY9DzNR33NgEKbHmgK8RCUUByJXy4FSnsUoOonkH5cKbRY64hZiltc&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=def5d922270a6c3b901680bab49d5c06&oe=5DA5A6DB)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:02:23 am

        SS (Đ. Schutzs Staffeln - Đội bảo vệ), tổ chức khủng bố QS hóa, công cụ để thực hiện chính sách thù địch con người của phát xít Đức; chỗ dựa chủ yếu của Đảng quốc xã Đức. Thành lập 1925 trên cơ sở SA, để bảo vệ những người cầm đầu phát xít; do Himle chỉ huy; có sắc phục và hệ thống quân hàm riêng. Trở thành cơ quan tình báo nội bộ của Đảng quốc xã (1929; đến 1931 giao lại chức năng tình báo cho SD). Là lực lượng tin cậy và quan trọng đưa Hitle lên cầm quyền (1933) và loại trừ nhóm lãnh đạo SA định tranh quyền lực (1934); có liên hệ chặt chẽ với giới tư bản độc quyền nhà nước Đức. SS phát triển nhanh: từ những đội bảo vệ (1925), có bộ máy hoàn chỉnh gồm 12 tổng cục (1939), trong đó quan trọng nhất là Tổng cục an ninh đế chế (gồm SD, Gextapô; quân số khoảng 72.000 người); có các đơn vị đặc biệt (1934) và phát triển thành đội quân chiến đấu (1939); tới cuối CTTG-II (1944) đội quân chiến đấu (khoảng 950.000 người) gồm 38 sư đoàn, trong đó có 8 sư đoàn xe tăng và 8 sư đoàn mô tô hóa. SS nổi tiếng tàn bạo và cuồng tín. Trong CTTG-II, đã tiến hành khủng bố những người chống phát xít ở Đức; đàn áp phong trào kháng chiến, phong trào du kích, sát hại tù binh chiến tranh và tàn sát hàng loạt dân thường trên lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. BỊ Toà án quân sự quốc tế ở Nurembe kết án là tổ chức tội phạm chiến tranh.

        STRELA-10 (kí hiệu NATO: SA-13, “Gopher”; VN: A-89), tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp, kiểu 9K35 của LX. Thành phần chính: xe chiến đấu 9A35M, thiết bị phóng 9V835M gắn 4 thanh dẫn hướng; tên lửa 9M37M (9M333), xe kiểm tra 9V839; xe bảo dưỡng và kiểm tra MTO-9V915, máy hỏi 1RL-246, thiết bị nguồn, rađa trinh sát 9S-86, rađa thụ động 9S-16. Tên lửa 9M37M (9M333) được thiết kế theo sơ đồ “con vịt”, chứa trong hòm kín, mỗi xe chiến đấu chở 8 quả; dài 1.200mm (2.200mm), đường kính thân 120mm, khối lượng 42,5kg (55kg), đầu đạn kiểu nổ mảnh, khối lượng 6kg; động cơ nhiên liệu rắn, có 2 kênh tự dẫn quang ảnh và hồng ngoại. Diệt mục tiêu có tốc độ dưới 417m/s ở cự li tà 800-5.000m (10.000m), độ cao 25- 3.500m (5.000m). Thời gian chuẩn bị đạn 5s. Thời gian nạp 4 tên lửa 3 phút. Thời gian thu hồi 3 phút, thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu 20s. Strela-10 được phát triển từ những năm 70 tk 20, đưa vào sử dụng 1980, được xuất sang hơn 10 nước trên thế giới.

        Strv 103 (Stridsvagn 103, xe tăng S), xe tăng chủ lực do hãng Bopho (Thụy Điển) chế tạo. Sản xuất hàng loạt (Strv 103A) từ 1966. Mẫu tiêu chuẩn Strv 103B (sản xuất từ 1971) có lắp lưỡi gạt và thiết bị giữ nổi dạng khung bọc tấm mềm cố định trên thân xe khi bơi vượt chướng ngại nước (các xe sản xuất từ trước cũng được thiết bị lại theo mẫu này). Khối lượng chiến đấu 39,7t, kíp xe 3 người. Xe dài 8,99m (pháo phía trước), rộng 3,63m, cao 2,14m (đến nóc tháp trưởng xe), khoảng sáng gầm xe 0,5m. Không có tháp pháo. Trang bị 1 pháo rãnh xoắn 105mm L74 lắp cố định với thân xe (có hệ thống nạp đạn tự động), 1 súng máy song song 7,62mm, 1 súng phòng không 12,7mm, 8 ống phóng đạn khói. Hướng pháo thay đổi bằng cách quay xe. Góc tầm pháo thay đổi (từ + 12 đến -10°) nhờ sử dụng hệ thống treo điều chỉnh làm thay đổi góc thân xe so với mặt phẳng ngang. Động cơ chính điêzen 2 kì, đa nhiên liệu kiểu K-60, công suất 175,2kW (240cv); động cơ dự phòng tuabin khí Bôing 553, công suất 358kW (490cv). Tốc độ lớn nhất 50km/h, tốc độ bơi lớn nhất 6km/h. Thời gian lắp thiết bị giữ nổi lên thân xe 15-20 phút. Vượt dốc cao 31°, vách đứng 0,90m, hào rộng 2,30m. Hộp số thủy cơ tự động, có 3 số tiến. 1 số lùi, hệ thống treo thủy khí tự động điều chỉnh, có thể hạ thấp thân xe và thực hiện việc thay đổi góc tầm pháo. Từ 1984 chế tạo biến thể mới Strv 103C lắp động cơđiêzen 6V-53T công suất 212,5kW (290cv) thay cho động cơ K-60. hệ thống truyền lực tự động, máy đo xa lade, hệ thống thông tin hiện đại.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67420541_460134831383069_900356687204974592_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeHRADvqnYnbQjOF622e8HsKAZu7SsNyQmoFYFMYa2z_o5Lvsz94OmiltvlVdJo28t3v24ZJvYcZ_lTrBGHTnU_gkHfv0aSjIHWtFzBAaYAdfw&_nc_oc=AQk3oKSBxiarcTIjFb0uGQ6mkG7aihpgVc_xhMZi97C77FaouQ2lkX2-WsIP7HSDJjc&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=e6304247609c7df906064678d913ab46&oe=5DE06320)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:03:31 am

        Su. họ máy bay của LX do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không mang tên R. O. Xukhôi (1895-1975) thiết kế và chế tạo. Su gồm nhiều loại với 50 kiểu, có tính năng chiến - kĩ thuật cao, được sử dụng chủ yếu vào mục đích QS. Đã có: Su- 2, 6 (khu trục, trong CTTG-II), Su-9, 10 (sau 1945), Su-17, 20, 22 (bay thử 8.1966), Su-11, 15, 24 (1967), Su 25, 28 (2.1975), SU-25T, 26 34 (1984), Su-35 (5.1985), Su-29 (1991). Đặc biệt Su-7b phản lực vượt âm (sản xuất đầu tiên vào 1955-56) đã lập kỉ lục thế giới về tốc độ bay (1960 và 1962), và độ cao bay (1959 và 1962); Su-27 (bay thử lần đầu 5.1977) là máy bay tiêm kích hiện đại được thế giới đánh giá cao. VN đã và đang sử dụng máy bày tiêm kích - bom Su- 22M, 22M4.

        Su-27, máy bay tiêm kích họ Su được nghiên cứu chế tạo từ 1969. Bay thử lần đầu 20.5.1977. Sản xuất hàng loạt 1981. Trang bị cho không quân LX từ 1985. Tính năng chiến – kĩ thuật chính: dài 21,94m; cao 5,93m; cánh hình tam giác, sải cánh 14,7m; có hai đuôi đứng; khối lượng rỗng 16.000kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 30.000kg; hai động cơ tuabin phản lực hai luồng AL-31F; tốc độ bay lớn nhất 2.500km/h; tầm bay 4.000km; trần bay thực tế 18.500m; kíp bay 1 người. Trang bị 1 pháo 30mm với 150 viên đạn; có thể mang 6.000kg bom và 10 tên lửa không đối không. Hệ thống điều khiển vũ khí gồm: đài rađa kết hợp xung - Đôple có thể phát hiện mục tiêu trên mặt đất; hệ thống ngắm bắn quang điện tử và hệ thống chi thị mục tiêu trên mũ bay của phi công. Su-27 là loại máy bay “không ổn định dọc” đầu tiên của LX, sử dụng hệ thống điện điều khiển từ xa thay cho hệ thống điều khiển cơ học cổ điển, cho phép đảm bảo mức độ “không ổn định” tối ưu nhất của máy bay; là máy bay đầu tiên trên thế giới thực hiện được thuật bay cao cấp mới “rắn hổ mang” (máy bay chuyển động về phía trước với góc tấn 120°, thực tế là các động cơ của máy bay quay về phía trước và lực đẩy của động cơ hướng theo chiều chuyển động). Kết cấu máy bay bền, nhẹ nhờ sử dụng hợp kim titan. 1986-88, Su-27 đã lập 27 kỉ lục thế giới và được xuất khẩu sang nhiều nước. Các biến thể chính: SU-27UB (máy bay huấn luyện), Su-27K (máy bay tiêm kích trên tàu sân bay); một số biến thể mang tên mới: Su-33, Su-35 (Su-27M ).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67777733_460134838049735_4195976958481268736_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeFvVwOjm3Km2H0ltLa8qPcCKEQbT6KjtPaXn1JIiedKaHNR5AT0jQerGD7AgLFGoNoali0belG8-R9kM5nfomTfRMX_Qy6vQlBlof52csv0DQ&_nc_oc=AQnQgNI4ouNyjeD24z2gnSUriPJ6Uplkk72RYCobrMU0V3Z_suPfBiXrjHD7r1Yefcg&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=b785e4c040d2d9afaa0a840bee519705&oe=5DA6CA19)


        Su-37, máy bay tiêm kích đa năng họ Su, cơ động cao và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không mang tên P. O. Xukhôi (Nga) thiết kế và chế tạo. Bay thử lần đầu 2.4.1996. Su-37 được lắp 2 động cơ phản lực AL-31FU (có thể điều khiển được vectơ lực đẩy (TVC) bằng cách dùng hệ thống thủy lực xoay loa phụt của động cơ một góc ±15° so với trục dọc của máy bay). Đặc tính vectơ lực đẩy kết hợp với hệ điểu khiển đảm bảo cho máy bay có thể giảm tốc độ bay và thực hiện các thuật bay nhào lộn khi tốc độ đạt gần tới 0 mà không hạn chế về góc tấn. Có thể bay theo luồng khí - đuôi máy bay hướng về phía trước (bay với góc tấn 90°, hoặc tới 180°). Hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc và điều khiển vũ khí của máy bay được trang bị các thiết bị, khí tài hiện đại. Đài rađa mạng pha quan sát phía trước có thể theo dõi đồng thời 15 mục tiêu, chi thị và dẫn nhiều loại tên lửa đến các mục tiêu khác nhau. Kích thước bên ngoài và các tính năng tương tự như máy bay Su-35. Kíp bay 1 người: dài 21.935m; cao 5,932m; sải cánh 14,7m; khối lượng rỗng 17.000kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 34.000kg; tốc độ bay lớn nhất 2.550km/h: trần bay thực tế 18.800m: tầm bay (không tiếp dầu) 3.300km. Trang bị vũ khí: 1 pháo 30mm với 150 viên đạn; có thể mang 8.000kg bom, rôckét và 14 tên lửa có điều khiển không đối không và không đối đất ở 12 điểm treo trên máy bay. Su-37 tiêu biểu cho máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ thứ 4 và 5 của Nga.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67830615_460134858049733_476225776211984384_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeEk9SYCbqUFzgu7LY_uoR4HH1a_x1NIDbBz7qT7C0Ig8Coxr9djjCIuFuN72BjoZOtR6gvzqd-e1Wqqj0lVmSQZ5YobOkemrjlYGayTkB48Xg&_nc_oc=AQmMX_ETx6jTiNypbbRBNhhltlCnsuacXja1DXuVQe_XytGiG6p01UJ_ZPv4ozUMVdU&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=ccae08b132bfe6ed01c6d0d6d3118884&oe=5DAA3ACB)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:05:08 am

        SUẤT ĐÔI (cổ), chức quan võ chỉ huy một đội trong quân đội Nguyễn. Tùy theo quan chế dưới từng triều vua, phẩm trật của SĐ từ tòng ngũ phẩm đến tòng tứ phẩm (chỉ huy các đội thân binh); chánh (tòng) lục phẩm (chỉ huy các đội khác). Giúp việc cho SĐ thường có 1-2 đội trưởng và 1-2 ngoại ủy đội trưởng (tòng thất phẩm).

        SUẤT LlỂU LƯỢNG BỨC XẠ. liều lượng bức xạ trong một đơn vị thời gian và là một đại lượng đặc trưng cho mức độ tác động của bức xạ lên môi trường. Được chia ra: suất liều lượng chiếu xạ (hay suất liều chiếu xạ) X, đơn vị tính C/kg. S (theo hệ SI), R/s, R/h. mR/s. mR/h... (ngoài hệ SI); suất liều hấp thụ D, đơn vị tính Gy/s (theo hệ SI), rad/s (ngoài hệ SI); suất liều tương đương H. đơn vị tính Sv/s (theo hệ SI), R/h hoặc mR/h (ngoài hệ SI). Biết SLLBX có thể tính được thời gian cho phép tiếp xúc với nguồn bức xạ hoặc hoạt động trong môi trường nhiễm xạ. SLLBX tối đa cho phép được quy định cụ thể cho từng đối tượng (người, sinh vật, trang thiết bị...) hoặc từng bộ phận của từng đối tượng.

        SỤC SẠO MỤC TIÊU TRÊN BIỂN, quan sát môi trường biển của tàu (máy bay, rađa), biên đội, binh đoàn hải quân nhằm phát hiện và làm rõ mục tiêu (địch) để tiêu diệt trong thời chiến hoặc theo dõi bám sát mục tiêu trong thời bình, phát hiện tàu và máy bay ta bị tai nạn để cứu hộ, cứu nạn. Có thể sục sạo theo tuyến (dải) hoặc theo khu vực chi định.

        SỤC SẠO TRÊN KHONG, quan sát, phát hiện mục tiêu trên không bằng các phương tiện trinh sát như: rađa, đài điều khiển tên lửa phòng không, rađa pháo phòng không, máy chỉ huy, máy bay trinh sát, máy bay tiêm kích nhằm thực hiện nhiệm vụ quân lí vùng trời và bảo đảm tác chiến phòng không. Các phương pháp SSTK: vòng tròn, theo dải quạt, theo độ cao (nhờ chúc, ngẩng anten...).

        SÚNG, vũ khí có nòng cỡ dưới 20mm, hoặc cỡ trên 20mm nhưng kết cấu gọn nhẹ, bắn ở các tư thể cầm tay, tì, vác vai. Theo nguồn năng lượng sinh công khi bắn, có: S hỏa khí, S hơi, S cơ và S điện từ; theo đặc điểm kết cấu và tính năng hoạt động, có: súng ngắn, súng trường, cacbin, tiêu liên, súng máy (bao gồm trung liên, trọng liên, đại liên), súng phóng lựu...; theo kết cấu lòng nòng, có: S nòng trơn và S nòng có rãnh xoắn; theo đối tượng trang bị, có: súng bộ binh, S trên máy bay, S trên xe chiến đấu...; theo biên chế sử dụng, có: S cá nhân và S tập thể; theo phương pháp sử dụng, có: S cầm tay và S có giá; theo đối tượng tác chiến, có: S chống bộ binh, súng chống tăng, S máy phòng không...: theo mức độ tự động hóa, có: S không tự động, S bán tự động (tự động nạp đạn) và S tự động; theo số nòng, có: S một nòng, S hai nòng và S nhiều nòng... S có thể bắn bằng các loại đạn (đạn súng, đạn chì, đạn ghém, đạn lựu phóng, đạn chống tăng...) hoặc phương tiện sát thương khác (như chất cháy, mũi tên...). Đạn có thể nạp từ đuôi hay đầu nòng, từng viên hay nhiều viên chứa trong các hộp, băng... Các kiểu S đầu tiên xuất hiện từ tk 13-14 ở nhiều nước, trong đó có VN. Từ giữa tk 16 về trước chủ yếu sử dụng súng hỏa mai. Súng kíp ra đời cuối tk 15 và được dùng rộng rãi đến giữa tk 19. Sau đó xuất hiện S có rãnh xoắn, phát hỏa bằng kim hỏa. Cuối tk 19 đầu tk 20 xuất hiện súng tự động - loại S phổ biến nhất hiện nay.

        SÚNG BẮN ĐẠN CHÁY PHẢN LỰC, vũ khí phản lực bắn đạn cháy (đạn lửa) của bộ binh, dùng để tiêu diệt các hỏa điểm trong công sự, phá hủy xe thiết giáp hạng nhẹ, tạo các đám cháy và màn khói mù che khuất tầm quan sát của đối phương. Cấu tạo tương tự ống phóng cầm tay của súng phóng lựu chống tăng; đạn chứa chất cháy, chất tạo khói thể lỏng hoặc rắn. Súng do một người sử dụng, tầm bắn l.000m, tầm bắn hiệu quả 400-600m. QĐ Nga có SBĐCPL RPO với 3 loại đạn: RPO-A (áp nhiệt), RPO-Z (chất cháy), RPO-D (chất tạo khói); Mĩ có M72 bắn đạn XM-202. SBĐCPL đã được sử dụng ở Apganixtan, Chesnia và trong chiến tranh VN. QĐND VN có trang bị SBĐCPL M72 cải tiến và đã sử dụng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới.

        SÚNG BẮN TỈA nh SÚNG TRƯỜNG THIỆN XẠ

        SÚNG BỘ BINH, súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh, như: súng ngắn, súng trường, cacbin, tiểu liên, súng máy,... là loại vũ khí bộ binh chủ yếu. SBB hiện đại thường là các loại súng tự động và bán tự động, nòng có rãnh xoắn, bắn đạn cỡ 5,45-14,5mm; cỡ thông dụng nhất: 5,45mm; 5,56mm: 7,62mm: 9mm; 12,7mm và 14,5mm (hai cỡ sau chỉ dùng cho súng máy cỡ lớn, súng máy phòng không). Phần lớn SBB hiện dùng được nghiên cứu, chế tạo vào những năm 50-60 của tk 20 với những cải tiến tiếp theo. Ở nhiều nước ngày càng có xu hướng tiêu chuẩn hóa và nhất thể hóa các chi tiết, bộ phận của súng cũng như đạn dùng cho nhiều kiểu loại SBB khác nhau.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:08:28 am

        SÚNG CHỐNG TĂNG, súng chủ yếu dùng để diệt xe tăng, xe thiết giáp. Theo kết cấu súng và loại đạn sử dụng, có: SCT bắn đạn xuyên bằng động năng, SCT bắn đạn lõm (súng phóng lựu chống tăng); theo số lần sử dụng, có: SCT dùng một lần. SCT dùng nhiều lần; theo số người sử dụng, có: SCT cá nhàn, SCT nhóm... SCT xuất hiện vào cuối CTTG-I, trong CTTG-II loại SCT bắn đạn xuyên được dùng rất rộng rãi (vd: loại PTRĐ và PTRS của LX có cỡ 14,5mm, sơ tốc đạn 1.012m/s, độ xuyên thép 35mm ở cự li 300m). Sau CTTG-II chủ yếu dùng súng phóng lựu chống tăng, bắn đạn lõm (B-40, B-41, M72, badôca...).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67403295_460134871383065_3252910047038013440_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFbdr6vb72GZ1YzGfyzE7P0WWWwg8A5XK6YqzpK1tupPt8prOeVDt3x27kOVTRdIdOYhJVWn1KPQ1iLFr1ZiHItPpfA41GOQ9QdQLW0gVixig&_nc_oc=AQnv_r8IxIGB1CLus5u0MsMkqKIlzhH-fEfaQUSJpHuZ888IE32CeusREQV9VBPMKwI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=e83b457f61a61acba15a9bbe6c77610f&oe=5DDDED73)

 
        SÚNG CỐI nh cối

        SÚNG GIẢM THANH, súng có bộ phận đặc biệt lắp ở phía đầu nòng làm giảm hoặc mất hẳn tiếng nổ khi bắn. Thường có súng ngắn giảm thanh, tiểu liên giảm thanh. Được chế tạo riêng hoặc bằng cách lắp thêm bộ phận giảm thanh vào nòng súng thông thường. Sơ tốc đạn, năng lượng đầu nòng, sức xuyên của đạn và cự li bắn bị giảm do tác dụng cản của bộ phận giảm thanh. Dùng trong các hoạt động đặc biệt để giữ bí mật, bất ngờ.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67509918_460134864716399_1330838274280783872_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeGpgwKA87jqVtX8h8hKNf8jySfyADZ-Zmwto0mo2K_2K0XwB9Bb2fOfSqYqeM2mexpa3MBnFqSE9um4A-AcLE6GaMtTm2eotSuvlIfYHPbMEA&_nc_oc=AQnbUEsMpHy3dsQRjLaiRr89S2d41iL20VV_gxJnUO1q_0sOwShYS_onKHpwN1xG7Og&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=7af5a927d6b5a3957f6fe15d030c78ab&oe=5DE638D0)


        SÚNG HỎA MAI. súng cá nhân cổ, gồm: nòng trơn bằng kim loại (đồng, sắt); bầu nòng phình to và dày hơn để nhồi thuốc phóng, có lỗ luồn dây ngòi (dây cháy chậm) và nắp đậy cho thuốc khỏi ẩm; chuôi nòng đúc liền khối với bầu nòng để lắp báng gỗ. Khi bắn nhồi thuốc, nạp đạn (bằng đá, sắt, chì, đồng) từ miệng nòng và dùng mồi lửa để châm ngòi. SHM được dùng phổ biến ở VN vào tk 17.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67573294_460134894716396_6448928059625046016_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeEApvAf2fyt7YjZGrjfo5k7pPxs8nDBcKIGaWqXerL1JgBzyW55sUu9pf1XySQeQkqxnzo5Zw_Cd3Oz_0CntteEjIYBmS3pF14vSDmc9jFmNQ&_nc_oc=AQmbtnXyYr9qZUzA0Qn61CGAwnb-8DXEleqVWFUXBTDMYrsKBHj99GY5rpOcZ5AFp_c&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=1ffb09ab76b61733edc1ba032c472212&oe=5DEC84E3)


        SÚNG KHAI HẬU (cổ), súng cá nhân cổ, nòng trơn hoặc có rãnh xoắn, phát hỏa bằng kim hỏa. vỏ đạn hình trụ, có lỗ để lắp hạt nổ, nhồi chặt thuốc súng, ghép với đầu đạn thành viên đạn. Hạt nổ được chế tạo nhờ tìm ra chất phuminat thủy ngân và thay thế dây cháy chậm của các loại đạn trước đó. Khi bắn nạp đạn từ đuôi nòng, kim hỏa đập vào hạt nổ, bắn từng viên một. SKH có tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa và độ chính xác cao hơn hản các loại súng trước đó. Xuất hiện vào cuối tk 18, có ở VN khoảng giữa tk 19.

        SÚNG KÍP. súng trường loại cũ, nòng nhẵn, chế tạo theo phương pháp thủ công, thường dùng trong săn bắn của đồng bào miền núi. SK có nhiều cỡ khác nhau tùy thuộc vào vật liệu làm nòng súng. Không có đạn chế sẵn. Thuốc súng và đạn (đúc từ gang, chỉ, đồng...) được nạp từng phát từ miệng nòng, phát hỏa bằng cơ cấu va đập vào hạt nổ lắp rời ở đuôi nòng. Trong CM tháng Tám 1945 và thời kì đầu KCCP, SK được dùng làm vũ khí tự vệ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67410308_460134901383062_4691829532645130240_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHpfarvUn8LPaDpUGcBrGX3ZI_9N4bp7njD9GONWBE4Yrr2uQ9aFXyPM5bh0uctWjv0nxRzBBnkqlQPfJ0s_5IJpnqZz0vHLwIxlp0ZKb7K-A&_nc_oc=AQn_qJW8ex52pqxuVwf12g7OYAMKhbvIskmydqGZ9x4JBVXP6B3O-2YqIGMjP0nnfhI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=fe528f92db12ca3c27980bcf56b43d07&oe=5DED7107)


        SÚNG LỤC X. SÚNG NGẮN


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:10:40 am

        SÚNG MÁY, súng tự động bắn loạt dài liên tục, có giá hoặc chân chống, dùng đạn cỡ 5,56- 15mm để diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không. Nguyên lí tự động của SM chủ yếu là lùi nòng hoặc trích khí. Tiếp đạn từ hộp hoặc băng. Có thể bắn loạt ngắn (tới 10 phát), loạt dài (tới 30 phát) hoàc bắn liên tục. Nòng được làm nguội bằng không khí hoặc nước. SM được phân loại theo cấu tạo: trung liên, đại liên, trọng liên; theo công dụng: SM phòng không, SM trên xe tăng, xe thiết giáp, SM trên tàu, SM hàng không. SM đầu tiên do Macxim (Mĩ) chế tạo (1883) và được sử dụng lần đầu 1899. Đáu tk 20 xuất hiện trung liên, 1918 xuất hiện trọng liên.
 
(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67357161_460134911383061_3531662177691762688_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeHiEzILGmz_JrgE__J5j0hFcTYgMN54W_uNCbum5l8DTVBqba37FUdd5bEbVfyKmKuhIL0FilKIuHVbUKphL8VBNWT9uYb4YBLoR6ARVHGg5A&_nc_oc=AQk5ylI24obVqgWVSj6RK--Ht6QZUsLEmdpoS62rQE4_L8KT6cc6MWS0WZAG_0Rad2E&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=184c776dcc0815b1a993efaecd501b3e&oe=5DDC71DD)
       
        SÚNG MÁY CAO XẠ nh SÚNG MÁY PHÒNG KHÔNG

        SÚNG MÁY PHÒNG KHÔNG, súng máy có một, hai, bốn. hoặc sáu nòng được lắp trên giá chuyên dụng, chủ yếu đề diệt mục tiêu trên không ở độ cao dưới 2.000m. Cũng có thể dùng diệt mục tiêu trên mặt đất hoặc mặt nước. Góc bắn phương vị là 360°. góc tà từ -25 đến +90°, có khả năng di chuyển hỏa lực và cơ động cao. Được lấp kính ngắm cao xạ (vòng ưòn đồng tâm, kính chuẩn). Cỡ từ 12,7 đến 14,5mm; tốc độ bắn lí thuyết 500-1.000 phát/ph; tóc độ bán chiến đấu 70- 150 phát/phút mỗi nòng. Những SMPK hiện đại: KPV 14,5mm của LX, M2NB 12,7mm của Mĩ... VN sử dụng phổ biến các SMPK 12,7mm ĐSK và 14,5mm DPU-1, -2, -4 của LX, đạt hiệu quả cao trong việc diệt máy bay bay thấp. Cg súng máy cao xạ.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67551114_460134928049726_572026756916051968_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeHmEowyGUGgLmh5WKmrEUXdLWPBxrsQsjDqSbFjECXzxVN2xR8J3wCtetuRTdRVqVH0VyvbvQEc3GntideSZldJpjI1PWcpejtRr6qsqeuZ1Q&_nc_oc=AQmzYSj_66335zBmGT3xRmv4Y1GRY2LyHOHaGnHv1666ymVyQ22kk1CzCcuJbzw72Lc&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=397f19653d24d8040caf834a8cc2e650&oe=5DA58809)


        SÚNG NGẮN, súng cá nhân, nòng ngắn, nhỏ, nhẹ, thường bắn bằng một tay, để diệt sinh lực ở cự li gần (đến 70m). Có hai dạng SN: ổ quay (xuất hiện sớm hơn) và SN tự động nạp đạn. Theo mục đích sử dụng, có: SN quân dụng, SN thể thao. SN tín hiệu. SN quân dụng hiện đại có khối lượng khoảng lkg, cỡ nòng 7,62-11,5mm, chủ yếu là loại tự động nạp đạn, hộp đạn (nằm trong tay cầm) thường chứa 6-12 viên, sơ tốc đạn 315-420m/s, tốc độ bắn 25-40 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50-70m. Một số loại SN có hộp đạn chứa đến 20 viên và có thể bắn liên thanh. SN xuất hiện vào tk 16. Những SN điển hình là: Tôcarep. Macarôp (LX), Côn (Mĩ), Braoninh (Anh và Bỉ), Vante (Đức)... Cg súng lục.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67357715_460134944716391_8844678340800413696_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeG85bLwx_-6NX-E5s4sp8_S1YXeit5oEH1mp6iymRtQERpQWpZziRTB1N-8J75fIJu-KYlogaiwRUnRM72R61beXhuPD1GWXfOuGvix-jbJ8w&_nc_oc=AQnpdJfnzhs6wXGXc_BOQeFQX7t6HDZZuPdmTeFyyZQ_y8a-mM0oLJA6ZkWytm1k8jc&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=0b2e8c9523efe6b1b9a25c3fcb85fe71&oe=5DD6441B)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:13:19 am

        SÚNG NGỰA TRỜI, hỏa khí thô sơ tự tạo (có hình giống con bộ ngựa) dùng phóng các mảnh kim loại, thủy tinh, đá vụn,... để sát thương sinh lực. Gồm: nòng bằng kim loại (ống nước, ống tôn) đường kính 35-70mm, dài 0,4-0,8m, đáy nòng bịt kín (hàn hay đập bẹt), đặt trên 2-4 chân chống; gần đáy nòng khoan một lỗ để lắp cơ cấu cò hay bộ phận phát hỏa đơn giản. Trong nòng nhồi thuốc phóng (thường dùng thuốc đen), tấm đệm bằng gỗ và các mảnh (gang, sắt, sành, thùy tinh, đá, bi xe đạp,... có thể được ngâm nọc rắn độc, nước tiểu). Cự li phóng mảnh tới 150m, sát thương sinh lực tới l00m. SNT xuất hiện lần đầu tiên trong đồng khởi Bến Tre (17.1- 20.4.I960) ở ba xã Định Thúy, Bình Khánh, Phước Hiệp và trong một số trận chống càn. Được dùng rộng rãi ở Nam Bộ đầu những năm 60 tk 20. Cg súng phóng mành đạn.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67403631_460134934716392_7544438547407699968_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeFjQ6Cck7DXdtqvEd86_TDE7t8JBrZW9qiQH3lERKJcdL_0xy11_eun9GxKrL9eRk_zAxzTVP49tdlgr5vZsQY3xNd0yzGW94u4uIZ4SitiHA&_nc_oc=AQlV2bcZlCDlON4CxnoxmOWHyJiWY__y5ABaZkpTNcXcqdcEHksdzZVCMaQMx3W0n0Y&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=e6f0bced79fd231170c262419fc206f2&oe=5DAB2654)

        SÚNG (PHÁO) LỆNH (cổ), hỏa khí cổ phát hiệu lệnh bằng phát nổ, ánh sáng hoặc khói, thường trang bị cho tướng trận. Được chế tạo bằng đồng (có số ít bằng thép), gồm ba phần: nòng trơn, bầu nhồi thuốc súng (có lỗ để luồn dây cháy chậm) và đế. Khi sử dụng, nhồi thuốc súng vào bầu nhồi từ miệng nòng, luồn dây cháy chậm qua lỗ ở bầu nhồi và mồi lửa. thuốc cháy gây tiếng nổ. Có thể bắn (đạn nạp từ miệng nòng) đạn cháy tạo ánh sáng (ban đêm) hoặc đạn khói tạo khói (ban ngày). S(P)L có nhiều cỡ (chiều dài khoảng từ 100 đến 400mm). Sau này, S(P)L được thay thế bằng súng tín hiệu có kết cấu như súng ngắn nhưng nòng trơn, dùng cả trong QS và dân sự (thể thao, hàng hải...).

        SÚNG PHÓNG BOM, 1) hòa khí do quân giới VN chế tạo từ đầu KCCP có cấu tạo tương tự cối 51mm (hay 60mm) nhưng chắc và nặng hơn để bắn bom phóng. Cũng có thể dùng cối 60mm làm SPB: 2) thiết bị đặt trên tàu chiến mặt nước để phóng bom chìm. Có các loại: SPB khí động và SPB phản lực. Có thể gồm một hoặc nhiều nòng.

        SÚNG PHÓNG HƠI ĐỘC, vũ khí có dạng súng cối dùng tiêu diệt sinh lực bằng chất độc hóa học và rải độc trên địa hình. Nòng ngắn, cỡ 180-200mm. đặt trên bệ tì. Đạn chứa 9- 27kg chất độc hóa học (phôtgen, điphôtgen, clopicrin, ypérit...). Cự li bắn đến l,2km. Sử dụng trong CTTG-I (QĐ Anh sử dụng đầu tiên 1917).

        SÚNG PHÓNG LỰU, hỏa khí bộ binh cỡ 30-90mm, dùng diệt sinh lực và phương tiện KTQS ở cự li tương đối gần bằng lựu phóng. SPL được phân loại theo nguyên lí hoạt động: động học phản lực, tích cực, phản lực và phản lực - tích cực; theo số lần sử dụng, có: một hoặc nhiều lần; theo kết cấu nòng, có: rãnh xoắn, nòng nhẵn, tháo rời được, gấp được, kết hợp với súng bộ binh khác; theo công dụng có Súng phóng lựu chống tăng, chống bộ binh, đa năng; theo cách bắn. có: phát một, liên thanh và theo những dấu hiệu khác. SPL xuất hiện đầu tiên trong CTTG-II (vd: badôca - Mĩ 1942. Phaustơpatrôn - Đức 1943). Ở VN, trong KCCP và KCCM nhiều loại SPL đã được sử dụng (badôca. B-40, B-41, M79, M72...).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67538380_460134958049723_8484971063074095104_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeE4PUa7lXGIeBxum4xi6VwlIqdJaUp3hR4uySsCILQFP8LF2CHCElYSG-lk1BK5KkBFF5cpYgPqneHAr0NtDqkHlXwkSdTsb2f8LQn1dRU7GA&_nc_oc=AQl05z-_IU1rq3ZanjNpvqt_uw2WrRM7ap-FFw6ltu7dIioCs6Mq742s02Rl10cLZMU&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=b4f125b505921a3d663cd66190ddeb73&oe=5DDEA1E9)


        SÚNG PHÓNG MẢNH ĐẠN nh SÚNG NGỰA TRỜI

        SÚNG PHUN LỬA, hòa khí sát thương bằng luồng lừa phụt ra do nhiên liệu bị khí nén (hoặc khí thuốc phóng) đẩy ra và tự bốc cháy (hoặc được mồi cháy nhờ bộ phận đánh lửa ở
miệng vòi phun). Tùy theo loại súng và hỗn hợp cháy được sử dụng, chiều dài luồng lửa có thể đạt 30- 300m. Có các loại SPL: mang vác, đặt trên phương tiện cơ động (canô, tàu chiến, xe tăng...). SPL đầu tiên xuất hiện trong QĐ Đức (1915), phát triển mạnh trong CTTG-II. Quân Pháp và Mĩ đã dùng trong chiến tranh xâm lược VN.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67288749_460134964716389_6857400713857728512_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeHyDTuPFsQU5qMapkGhd1uLi7g6Zq02L5riyRL2663Rxq7Gi5xq4N_ZVfIc4mFBpNdBcpF5prulut4MubQON02ry310qjPEcN1vBxV6I_IlQg&_nc_oc=AQko8I-jZOvfaRSJ7hAG6z6VP6zI8BT6YH8wGLwU4hma-fY7h6ATiuWxFR59gxtJM44&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=ddd7eaa63478562e282b41f71f00ce26&oe=5DE58E1E)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:15:56 am

        SÚNG QUÁ SƠN (cổ), pháo cổ, nòng ngắn, bắn cầu vồng, đặt trên thuyên ở cuối tk 17. Có trong trang bị của QĐ Tây Sơn, QĐ chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Chế tạo theo kiểu pháo Carônađơ của hải quân Hà Lan.

        SÚNG SKZ nh SKZ

        SÚNG THẨN CÔNG X. SÚNG THẦN co

        SÚNG THẨN CƠ, pháo (súng) cổ đầu tiên ở VN do Hồ Nguyên Trừng chế tạo (1405). Được đúc bàng đồng hoặc sắt; có nhiều cỡ: cỡ lớn đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe (gọi là súng thần công), cỡ nhỏ dùng giá gỗ hay vác vai (súng hỏa mai). Đạn của STC hình cầu bằng đồng, gang đúc hoặc đá. được nạp từ miệng nòng. STC có uy lực lớn vì đạn có sức xuyên, sức công phá lớn, hiệu quả sát thương cao. Tầm bắn hơn 50 trượng (trên 200m).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67475502_460134981383054_5376011930202800128_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeG0iPCZMuT--62wDyb0nXc0jezLWPHe4aAwFVk_drOJXpv6WwU_j5b6v3rCYsY3NKtzTWQz-Pp1iQPBW0RnVWifm22btovjDh-dNQbjc56pIA&_nc_oc=AQmYMHcYoX9T60r7jC8m9ewEEmHyO-sfqERrJBQPy4LyhKeLer8VbdAsjKVftHNlvj8&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=200311969b7ffb94ff527b57a9955b14&oe=5DEBA7FF)


        SÚNG TÍN HIỆU, súng ngắn chuyên dụng, nòng trơn, bán đạn tín hiệu hoặc đạn chiếu sáng; một trong các phương tiện thông tin liên lạc tín hiệu. Nội dung thông tin được quy ước trước theo số lượng và màu sắc đạn bắn. Dùng để phát (truyền) lệnh, báo cáo, thông báo, hiệp đồng... Cũng dùng đế phát tín hiệu cấp cứu trên biển hoặc chiếu sáng khu vực nhỏ địa hình trong thời gian ngắn. STH có loại một nòng và nhiều nòng.

        SÚNG TRUỜNG, súng cá nhân nòng dài, thường có rãnh xoắn, bán đạn cỡ nhỏ (5,56-7,62mm) để diệt sinh lực và mục tiêu có vỏ giáp mỏng. Theo mức độ tự động, có: ST không tự động. ST bán tự động (tự động nạp đạn) và ST tự động; theo công dụng, có: ST kị binh, súng trường thiện xạ... ST hiện đại có khối lượng khoảng 4kg, tầm bắn hiệu quả 300-800m. tầm ngắm tới 2.000m, hộp (ổ) đạn chứa 10- 20 viên, tốc độ bắn 10-12 phát/phút. Có loại có thể bắn lựu phóng, có thể dùng lưỡi lê và báng súng để đánh giáp lá cà. ST có rãnh xoắn xuất hiện đầu tiên vào tk 16, phổ biến rộng ở tk 19. ST hiện nay thường là loại tự động, bán tự động, thiện xạ. Các loại ST dùng phổ biến ở VN là K-44, CKC (LX), M16A1 (Mĩ).

        SÚNG TRƯỜNG CKC nh CKC

        SÚNG TRƯỜNG THIỆN XẠ. súng trường có lắp kính ngắm quang học, độ chính xác bắn cao, bắn đạn chuyên dụng để diệt các mục tiêu đơn lẻ quan trọng. Tầm bắn hiệu quá có thể tới 700-800m. Được lắp kính nhìn đêm hoặc bộ chiếu sáng vạch khắc kính ngắm quang học (khi bắn đêm). STTX có thể là loại không tự động (vd: PR-F1 cỡ 7,5mm của Pháp. SSG-69 cỡ 7,62mm của Áo) hoặc tự động nạp đạn (vd: CBĐ cỡ 7,62mm của LX, XM-21 cỡ 7,62mm của Mĩ. G3A2F cỡ 7,62mm của Đức). Đã có trong trang bị QĐND VN. Cg súng bắn tia.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67495204_460134988049720_7905661012286636032_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeFvmMJwiGnO3PQMU36VTbMnjottPAcH27pyKE9CnoJxf8FgEdjZQFZEf5Ttc-8zRrUg9Fs7N95KYwg5MNF2G5QZzg4NFMNqp4msFih3qfGP7Q&_nc_oc=AQlapsXuNkgQ17YEOvX3VkfCrnQsawuI--pPdJyFheUOKZB8gKmHixtHQ20Wv6Z6YDo&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=47d8ad47e979ae7c7c479a7fc209d9b3&oe=5DD690E1)


        SÚNG TỰ ĐỘNG, súng thực hiện nạp đạn lại và bắn phát tiếp sau một cách tự động nhờ năng lượng khí thuốc hoặc nguồn năng lượng khác. Tốc độ bắn nhanh, có thể bắn phát một hoặc liên thanh. Đạn được tiếp vào từ hộp hay băng nhờ cơ cấu tiếp đạn. Theo nguyên lí hoạt động của máy tự động, STĐ có các loại: sử dụng nâng lượng lùi của nòng có khoá nòng liên kết với nó (vd: đại liên Macxim); sử dụng năng lượng lùi của khóa nòng khi nòng cố định (vd: tiểu liên Tômsơn của Anh); sử dụng nâng lượng khí thuốc được trích ra từ lòng nòng (vd: AK của Nga), sử dụng nguồn nâng lượng bên ngoài (vd: súng máy minigân của Mĩ dùng động cơ điện). STĐ xuất hiện vào nửa sau tk 19. STĐ hiện đại gồm; súng ngắn tự động, súng trường tự động, cacbin, tiểu liên, trung liên, đại liên, súng phóng lựu tự động...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67464325_460135001383052_6801839079886422016_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeHTta1urF9fGJx7B3vhYhP2zHWCU2dx4gBJFGWnkLTaYndITZ5zNzpRZIiSJ6IlLBQ_A1dICwXMyMihbiWi1LM5WkaUqNbOH5QxQkhVK0Qs8g&_nc_oc=AQlf2_OZ1tD5WhD8-hEy_H0UAwfuF7SDvKC3i9x0pZ6u4WUiWvU6OLeY9w5Vs9_eQiI&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=400ea7ee56f59b817ee4725b49db8115&oe=5DE8C9B7)



Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:23:11 am

        SƯ ĐOÀN, binh đoàn chiến thuật cao nhất, thường gồm 3- 4 trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng, bộ đội chuyên môn, hoặc được tổ chức độc lập, có thể hành động độc lập hoặc trong đội hình cấp trên. Có SĐ chiến đấu (SĐ bộ binh. SĐ bộ binh cơ giới, SĐ hải quân đánh bộ, SĐ xe tăng. SĐ pháo binh, SĐ phòng không, SĐ không quân...), SĐ bảo đảm (SĐ công binh, SĐ vận tải, SĐ rađa...)... Trong QĐND VN, SĐ được quy định lần đầu tiên về tổ chức theo sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH; có từ 1955. trên cơ sở đại đoàn được tăng cường biên chế.

        SƯ ĐOÀN 2, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 20.10.1965 tại xã Phước Hà (h. Tiên Phước, t. Quảng Nam), thuộc Quân khu 5. Trong KCCM. hoạt động trên chiến trường Quảng Nam. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, có các trận đánh nổi tiếng: Hiệp Đức (11.1965), Đồng Dương (12.1965). Khâm Đức (1968), Đắc Tô - Tân Cảnh (1972). Tham gia cuộc tổng tiến công Mậu Thân (1968), chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (30.1-23.3.1971), Huế - Đà Nẵng (Xuân 1975, cùng đơn vị bạn giải phóng Đà Nẵng). Sau 1975. tham gia chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia (1979). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Năng, Nguyễn Minh Đức.

        SƯ ĐOÀN 3, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, một trong những sư đoàn đầu tiên ở Trung Bộ trong KCCM; đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 2.9.1965, tại xã Ấn Nghĩa (h. Hoài Ấn. t. Bình Định); thuộc Quân khu 5 (1965-76), Quân khu 3 (1976-78), Quản khu 1 (từ 1978). Trong KCCM, hoạt động chủ yếu trên chiến trường Bình Định. Quảng Ngãi, có các trận đánh nổi tiếng: Thuận Ninh (9.1965), Xuân Sơn (1966), Mĩ Lộc, Mĩ Trinh (1968), giải phóng Hoài Ấn (1972), góp phần làm thất bại các cuộc phản công mùa khô 1965-66 và 1966-67 của Mĩ và QĐ Sài Gòn ở Quân khu 5. Trong cuộc tổng tiến công Xuân 1975, tham gia đánh cắt đường 19; giải phóng Phan Rang, bắt hai tướng của QĐ Sài Gòn (Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang); giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau 1975, SĐ3 chiến đấu ở mặt trận biên giới phía bắc (1979). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Giáp Văn Cương, Đặng Hoà. Cg Sư đoàn Sao Vàng.

        SƯ ĐOÀN 5, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, một trong những sư đoàn đầu tiên ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong KCCM; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1976 và 1979). Thành lập 23.11.1965 tại căn cứ Mây Tàu (t. Bà Rịa, nay là t. Bà Rịa - Vũng Tàu). Trực thuộc BTL Miền (1965-75), Đoàn 232 (1975-76), Quân khu 7 (từ 1976). Tham gia tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), đánh bại cuộc hành quân Toàn Tháng 1-71 của quân Mĩ, QĐ Sài Gòn (1971); tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ (1.4.1972 19.1.1973), chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975, chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam (1977-78) và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1979-89). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Hoà, Lê Xuân Lựu.

        SƯ ĐOÀN 7, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 13.6.1966 tại vùng căn cứ t. Phước Long (nay thuộc t. Bình Phước, miền Đông Nam Bộ). Thuộc biên chế Quân đoàn 4 (từ 7.1974). Tham gia tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), cùng LLVT miền Đông Nam Bộ đánh bại các cuộc hành quân Gianxơn Xiti, Toàn Thắng 1-71 của Mĩ và QĐ Sài Gòn; tham gia các chiến dịch: Nguyễn Huệ (1972), Đường 14 - Phước Long (1.1975), giải phóng Định Quán, Lâm Đồng, Xuân Lộc (Xuân 1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Hòa, Dương Cự Tẩm.

        SƯ ĐOÀN 9, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; một trong những sư đoàn đầu tiên ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong KCCM; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1989). Thành lập 2.9.1965 tại Suối Nhung (h. Phước Thành, t. Bình Long, nay thuộc t.Bình Phước). Thuộc biên chế Quân đoàn 4 (từ 7.1974). Tham gia các chiến dịch: Dầu Tiếng (1965), tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Nguyễn Huệ (1972), Đường 14-Phước Long (1.1975); cùng LLVT miền Đông Nam Bộ đánh thắng các cuộc hành quân của quân Mĩ, QĐ Sài Gòn: Attơnborơ (1966), Xêđa Phôn. Gianxơn Xiti (1967), Toàn Thắng 1-71... đánh chiếm BTL biệt khu Thủ Đô, bắt tư lệnh biệt khu (tướng Lâm Văn Phát) trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Sư đoàn trướng, chính ủy đầu tiên: Hoàng Cầm, Lê Văn Tưởng.

        SƯ ĐOÀN 10. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 20.9.1972; thuộc biên chế Quân đoàn 3 (từ 3.1975). Hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên, đánh nhiều trận, góp phần làm thất bại âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của địch (1973-74). Tham gia chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), đánh Buôn Ma Thuật; giải phóng Nha Trang, Cam Ranh; trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), cùng đơn vị bạn đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. BTTM QĐ Sài Gòn. Sau 1975 tham gia chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quóc tế ở Campuchia (1977-79). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Mạnh Quân, Đặng Vũ Hiệp.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:24:27 am

        SƯ ĐOÀN 304. sư đoàn bộ binh cơ giới của QĐND VN (từ 1979). nguyên là Đại đoàn 304, đại đoàn bộ binh chủ lực (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVTND (1975). Thành lập 10.3.1950 tại Thọ Xuân (Thanh Hóa), thuộc Quàn đoàn 2 (từ 5.1974). Tham gia các chiến dịch: Hà - Nam -  Ninh, Hoà Bình, Thượng Lào, Điện Biên Phủ (trong KCCP), Đường 9 - Khe Sanh. Đường 9 - Nam Lào, Trị Thiên, Thượng Đức, Huế - Đà Nẩng, Hồ Chí Minh (trong KCCM). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), cùng Lữ đoàn 203 đánh chiếm và cắm cờ trên dinh Độc Lập. Tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Khởi xướng phong trào thi đua Ba nhất (1955-64). Sư đoàn trường, chính úy đầu tiên: Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Quang. Cg Đoàn Vinh Quang.

        SƯ ĐOÀN 305. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN. Hình thành 9.1954 tại Bình Định, gồm các đơn vị của Liên khu 5 hoạt động trên chiến trường bắc Tây Nguyên và Trung Trung Bộ trong KCCP. Tập kết ra miền Bắc và chính thức thành lập 20.11.1954 (quyết định 47/NĐA của BQP). Trực thuộc Bộ tổng tư lệnh (1954-67). SĐ305 chuyển thành Lữ đoàn 305 bộ binh (1958), làm nhiệm vụ huấn luyện bộ đội nhảy dù. Cùng Trung đoàn 425 (thuộc BTTM) và Trung đoàn 126 (thuộc BTL hải quần) tổ chức thành bộ đội đặc công (3.1967). Sư đoàn trưởng đầu tiên: Nguyễn Đôn.

        SƯ ĐOÀN 308. sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của QĐND VN (từ 28.8.1979), nguyên là Đại đoàn 308, đại đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVT- ND (1976). Thành lập 28.8.1949 tại thị trấn Đồn Đu (h. Đồng Hỉ, t. Thái Nguyên), thuộc Quân đoàn 1 (từ 24.10.1973). Tham gia các chiến dịch: Biên Giới, Trung Du. Đường 18, Hà -  Nam - Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ (trong KCCP), Đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Trị Thiên (trong KCCM): là lực lượng dự bị chiến lược trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Tên gọi truyền thống: Đại đoàn quân tiên phong. Được trao tặng ba báu vật (1949): lá cờ “Chiến thắng” (của Bộ tổng tư lệnh), thanh gươm “Dân tộc” (của Tổng bộ Việt Minh), thanh kiếm “Mã đáo thành công” (của Quốc hội nước VN DCCH). Sư đoàn trướng kiêm chính ủy đầu tiên: Vương Thừa Vũ.

        SƯ ĐOÀN 312, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, nguyên là Đại đoàn 312 (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 27.12.1950 tại Kim Lãng (Phú Thọ), thuộc Quân đoàn 1 (từ 10.1973). Trong KCCP, tham gia các chiến dịch: Nghĩa Lộ, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ (đơn vị đánh chiếm SCH Mường Thanh, cắm cờ chiến thắng, bắt sống tướng Đờ Catxtơri và Bộ tham mưu Pháp, 7.5.1954). Trong KCCM. hoạt động ở chiến trường Lào. tham gia chiến dịch Trị Thiên và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Lẻ Trọng Tấn. Cg Đại đoàn Chiến Thắng.

        SƯ ĐOÀN 316, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, nguyên là Đại đoàn 316 (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 1.5.1951 tại Cốc Lùng (h. Thoát Lãng, nay là h. Văn Lãng, t. Lạng Sơn); thuộc Quân đoàn 3 từ 1975. Trong KCCP tham gia các chiến dịch: Hoà Bình. Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ; 1961-73, chiến đấu ở Nậm Thà, Nậm Bạc, 139, Cánh Đồng Chum (Lào). Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tham gia giải phóng Buôn Ma Thuột, mờ đầu chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26- 30.4.1975). Sư đoàn trường, chính ủy đầu tiên: Lê Quảng Ba, Chu Huy Mân. Cg Đoàn Bông Lau.

        SƯ ĐOÀN 320. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, nguyên là Đại đoàn 320; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 16.1-1951 tại đình Mống Lá (h. Nho Quan, t. Ninh Bình). Thuộc biên chế Quân đoàn 3 (26.3.1975). Trong KCCP, hoạt động trong vùng địch hậu. góp phần giải phóng nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong KCCM, tham gia các cuộc tổng tiến công 1968, 1972, 1975, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (30.1-23.3.1971), chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26- 30.4.1975). Sau đó, chiến đấu tại mặt trận biên giới Tây Nam (1977-78), tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Ngày truyền thống 16.1.1951. Sư đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Văn Tiến Dũng. Cg Đợi đoàn Đồng Bằng.

        SƯ ĐOÀN 324. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1976 và 1983). Thành lập tại xã Triều Dương (h. Tĩnh Gia, t. Thanh Hóa); thuộc biên chế Quân khu 4 (1956-68 và từ cuối 1987), Quân khu  Trị - Thiên (1969-74), Quân đoàn 2 (1974-76), Binh đoàn 678 (1977-87). Trong KCCM, SĐ324 hoạt động chủ yếu trên chiến trường Trị Thiên - Huế, tham gia chiến đấu ở mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966) và các chiến dịch: tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Trị Thiên - Huế (Xuân 1975); đánh nhiều trận nổi tiếng: Đầu Mầu (1966), Abia (1969), điểm cao 935, Coóc Bai (1970). Động Tranh (1972). Sau 1975, SĐ324 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (1977-87). Sư đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đôn.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:25:34 am

        SƯ ĐOÀN 325, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN (nguyên là Đại đoàn 325); đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 5.12.1952 tại Bình - Trị - Thiên, thuộc Quân đoàn 2 (từ 5.1974). Trong KCCP, chiến đấu ở Bình - Trị - Thiên, Trung, Hạ Lào, đông và đông bắc Campuchia. Được tặng cờ “Quyết chiến quyết thắng” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong KCCM, tham gia chiến dịch Trị Thiên (1972), Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam. tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt. Ngày truyền thống 11.3.1951 (chiến thắng Thanh Hương - Mĩ Xuyên, diệt hơn 1.500 quân Pháp tại mặt trận Bình - Trị - Thiên). Sư đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Trần Quý Hai.

        SƯ ĐOÀN 330. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN: đơn vị Ah LLVTND (1979). Thành lập 1.1955. hoạt động trên chiến trường miền Đông và Trung Nam Bộ trong KCCP; trực thuộc Bộ tổng tư lệnh (1955-60). Quân khu 3 (1961-67, trong đó giai đoạn 1961-65 là Lữ đoàn 330). Giải thế 1969. Thành lập lại 1976, trực thuộc Quân khu 9. Tham gia chiến dịch Nậm Thà (Lào, 1962); chuyên huấn luyện tân binh bổ sung cho chiến trường B (1967-68); làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1979-89). Sư đoàn trưởng đầu tiên: Đồng Văn Cống.

        SƯ ĐOÀN 361, sư đoàn phòng không thuộc Quân chủng phòng không - không quân, đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 19.5.1965, mang tên BTL phòng không Hà Nội (5.1965-3.1967), SĐ361 (từ 3.1967). Trong KCCM. chiến đấu bảo vệ Hà Nội và những mục tiêu quan trọng ở một số tinh, thành phố miền Bấc. bắn rơi 591 máy bay Mĩ (có 35 B-52), gồm 31 kiểu, loại (220 chiếc rơi tại chỗ); 12.1965 bắn rơi 20 máy bay; 24.4-20.5.1967 bắn rơi 35 máy bay (riêng 15.5 bắn rơi 10 chiếc); 10.1967 bắn rơi 65 chiếc; 1969 bắn rơi hàng chục máy bay trinh sát không người lái bay thấp. Trong chiến dịch phòng không Hà Nội - Hái Phòng (18- 29.12.1972) bắn rơi 25 B-52 (15 chiếc rơi tại chỗ). Một số trận điển hình: đêm 18.12 bắn rơi 3 B-52 (1 rơi tại chỗ); 20.12 bắn rơi 7 B-52 (3 rơi tại chỗ); 26.12 bắn rơi 8 B-52 (4 rơi tại chỗ). Là lực lượng nòng cốt đập tan cuộc tiến công đường không chiến lược của Mĩ vào Hà Nội. Có 7 đơn vị, 6 cá nhân Ah LLVTND. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), nhiều Chiến công. Ngày truyền thống 19.5.1965. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Dương Hán, Trần Văn Giang. Cg Sư đoàn phòng không Hà Nội.

        SƯ ĐOÀN 363, sư đoàn phòng không thuộc Quân chủng phòng không - không quân; đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 19.5.1965, mang tên: BTL phòng không Hải Phòng (5.1965-6.1966), BTL phòng không Hải Phòng - Đường 5 (6.1966-3.1967), SĐ363 (3.1967). Trong KCCM. chiến đấu bảo vệ Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố miền Bắc, bắn rơi 381 máy bay Mĩ (có 12 B-52 và 19 máy bay trinh sát bay thấp), gồm 21 kiểu, loại, 82 chiếc rơi tại chỗ. Có 3 trung đoàn, 2 tiểu đoàn, 1 đại đội và 5 cá nhân Ah LLVTND. Huân chương: Quân công, Chiến công. Ngày truyền thống 19.5.1965. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Hữu ích. Lương Tí. Cg Sư đoàn phòng không Hải Phòng.

        SƯ ĐOÀN 367, sư đoàn phòng không đầu tiên của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1976). Tiền thân là Trung đoàn 367 (thành lập 1.4.1953; trung đoàn trưởng và chính ủy đầu tiên: Lê Văn Tri, Đoàn Phụng), phát triển thành Đại đoàn 367 (21.9.1954), Sư đoàn 367 (21.6.1966). Thuộc biên chế BTL pháo binh (1953-57); tách khỏi BTL pháo binh khi thành lập BTL phòng không (1958); thuộc Quản chủng phòng không -  không quân (1966-73; 1975-77; từ 1999), Quản đoàn 1 (1973-75), Quân chủng phòng không (1977-99). Trong KCCP, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong KCCM, chiến đấu bảo vệ thủ đô Hà Nội (1966-67), các tuyến đường giao thông ở Quân khu 4; tham gia các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972) và chiến dịch Hồ Chí Minh (Xuân 1975). Chiến đấu trên 9.000 trận, bắn rơi 687 máy bay địch (có 8 chiếc B-52). Ngày truyền thống 1.4.1953. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên (1954): Hoàng Kiện, Đoàn Phụng. Cg Đoàn Quyết Thắng.

        SƯ ĐOÀN AMÊRICON (Sư đoàn bộ binh 23 Mĩ), sư đoàn đã gây vụ thảm sát Sơn Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN. Thành lập trong CTTG-II, mang tên “Người Mĩ ở Niu Caledonia” (A. Americans in New Caledonia), chiến đấu ở Goađancanan (1942). Được tổ chức lại và hoạt động ở VN từ 9.1967 trên cơ sở Lữ đoàn 196- trước đó thuộc lực lượng xung kích Orêgơn (một đơn vị cỡ sư đoàn, thành lập 2.1967 để tãng cường cho các đơn vị lính thủy đánh bộ ở Vùng chiến thuật 1) và 2 lữ đoàn độc lập (198, 11). Lực lượng gồm: 11 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, 1 thiết đoàn kị binh, 6 tiểu đoàn pháo binh (cỡ 105, 155, 175, 203mm), 3 tiểu đoàn trực thăng công kích, 2 đại đội máy bay trực thăng chi viện công kích... Tác chiến ở miền Trung VN (từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi). Trong một cuộc càn quét kéo dài 11.1967-11.1968 với tên gọi Uylơ Oalooa, Lữ đoàn 11 (đại tá Henđơsơn chỉ huy) thuộc SĐA đã gây nên tội ác man rợ ở Sơn Mĩ 1-6.3.1968. Giải thể 20.11.1971. Thương vong trong chiến tranh VN: 17.565, gấp 4 lần thương vong trong CTTG-II: 4.209.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:26:53 am

        SƯ ĐOÀN ANH CẢ ĐÓ (Sư đoàn bộ binh 1 Mĩ), một trong những sư đoàn nổi tiếng nhất của lục quân Mĩ. Thành lập 5.1917, đơn vị đầu tiên của lực lượng viễn chinh Mĩ đổ bộ lên đất Pháp (6.1917) trong CTTG-I (1914-18), tham gia chiến đấu ở Xantiguy và Aixơn-Man, Xanh Misen, Meyxơ, Acgon và Môntiđơ-Noiơn... và mang biệt hiệu SĐACĐ. Trong CTTG-II, tham gia tác chiến ở Bắc Phi, Xixin và tham gia đổ bộ lên vụng Omaha trong chiến dịch Noocmanđi (6.6-24.7.1944). đột phá tuyến Siphrit. Trong chiến tranh VN, là sư đoàn bộ binh đầu tiên của Mĩ đến VN (10.1965), triển khai ở vùng bắc Sài Gòn. gồm 7 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 5 tiểu đoàn pháo binh (3 tiểu đoàn pháo 105mm. 2 tiểu đoàn pháo 155mm) và nhiều đơn vị chiến đấu khác. Từ 1966 đến 1968, SĐACĐ tham gia các cuộc hành quân Attơnborơ, Gianxơn Xiti, phản công Tết Mậu Thân... Phần lớn thời gian hoạt động trong 1969 của sư đoàn là hỗ trợ cho kế hoạch bình định. Rút về Mĩ 4.1970 (đóng tại Phooc Rili - bang Kendơt), sau chuyển thành Sư đoàn bộ binh cơ giới 1 đóng ở Đức. Thương vong trong chiến tranh VN: 20.770 (gần bằng thương vong trong CTTG-I: 22.320 và nhiều hơn CTTG-II: 20.659).

        SƯ ĐOÀN BÁO ĐEN (Sư đoàn bộ binh nhẹ 9), sư đoàn bộ binh của QĐ Thái Lan có tên “Sư đoàn tình nguyện lục quân Thái Lan”, tham chiến cùng QĐ Mĩ ở miền Nam VN (1968) trong chiến tranh xâm lược VN. Tổ chức gồm: 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh (3 tiểu đoàn), 1 tiểu đoàn kị binh thiết giáp, 1 tiểu đoàn thông tin và một số đơn vị khác. SĐBĐ hoạt động chủ yếu ở Vùng chiến thuật 3. SCH ở Long Thành. 7.1971 rút khỏi miền Nam VN.

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH, sư đoàn thuộc lục quân, thường gồm 3-4 trung đoàn (lữ đoàn) bộ binh, và một số đơn vị trực thuộc. Được trang bị gọn nhẹ, có thể cơ động và tác chiến trên nhiều loại địa hình khác nhau (rừng núi, đồng bằng, trung du...). Có khả năng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong đội hình cấp trên hoặc độc lập. Thuộc biên chế của quân khu, quân đoàn hoặc trực thuộc BQP. Trong QĐ một số nước SĐBB được chia thành: SĐBB nhẹ và SĐBB nặng. Trong QĐND VN, SĐBB đầu tiên có từ 1955, trước đó gọi là đại đoàn (xt Sư đoàn 304, Sư đoàn 308...).

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 1 MĨ nh SƯ ĐOÀN ANH CẢ ĐỎ

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 4. sư đoàn Mĩ có biệt danh “Dây thường xuân”. Thành lập 1917, tham gia chiến đấu ở Pháp trong CTTG-I (1914-18), chiến dịch Noocmanđi (6.6-24.7.1944), tham gia giải phóng Pari (Pháp) và nhiều chiến dịch ở Bỉ trong CTTG-II (1939-45). Vào VN 9.1966; riêng Lữ đoàn 3 vào VN trước đó, chiến đấu ở tây bắc Sài Gòn (Vùng chiến thuật 3) và được phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 25 (x. Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới). Để bù lại sự thiếu hụt, SĐBB4 được phối thuộc Lữ đoàn 3 của Sư đoàn bộ binh 25 đang chiến đấu ở Tây Nguyên. Đến 8.1967, hai Bộ chỉ huy lữ đoàn trên được trả về sư đoàn sở thuộc. Thời gian ở VN. SĐBB4 hoạt động chủ yếu tại vùng biên giới VN - Campuchia ở tây bắc Tây Nguyên, liên tục mở các cuộc hành quân “tìm diệt” đánh phá hành lang căn cứ CM ở Kon Tum. Plây Cu (Vùng chiến thuật 2) với lực lượng: 8 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 2 thiết đoàn kị binh. 4 tiểu đoàn pháo binh (105mm và 155mm). Rút khỏi VN 7.12.1970, đóng tại Phooc Cacxơn, bang Colorado, trở thành sư đoàn bộ binh cơ giới. Thương vong trong chiến tranh VN: 16.844, bằng khoảng 75% thương vong trong CTTG-II: 22.660.

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 9, sư đoàn Mĩ có biệt danh “Những người dày đạn đáng tin cậy”. Thành lập 1.8.1940, là một trong những sư đoàn đầu tiên của Mĩ tham gia CTTG-II. Đã chiến đấu ở Bác Phi (1942), tham gia đổ bộ lên Noocmandi (1944), đột phá tuyến Siphrit và hội quân với các đơn vị QĐ LX ở Remagen, bên sông Ranh. Tham gia chiến tranh xâm lược VN từ 16.12.1966 với 3 lữ đoàn bộ binh (1, 2 và 3), gồm 10 tiểu đoàn chiến đấu (trong đó có 2 tiểu đoàn cơ giới. 4 tiểu đoàn cơ động đường không bằng máy bay trực thăng) và nhiều đơn vị khác. Riêng Lữ đoàn 2 được xây dựng thành một bộ phận của Lực lượng cơ động đường sông. Căn cứ chính: Đồng Tâm (Mĩ Tho). Do đặc điểm địa hình ở đồng bằng sông Cửu Long và để đối phó với tác chiến du kích cỡ phân đội. SĐBB 9 thường áp dụng chiến thuật phục kích ban đêm bằng các phân đội nhỏ (cỡ trung đội), mỗi đêm có từ 30-40 trung đội được phái ra hoạt động, hạn chế phần nào hoạt động của du kích. Rút khỏi VN 10.1970. Thương vong trong chiến tranh VN khoảng 20.000, gần bằng thương vong trong CTTG-II: 23.277.

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 23 MĨ nh SƯ ĐOÀN AMÊRICƠN

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 25 MĨ nh SƯ ĐOÀN TIA CHỚP NHIỆT ĐỚI

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH CƠ GIỚI, sư đoàn bộ binh được trang bị xe chiến đấu bộ binh, vũ khí và phương tiện KTQS hiện đại (xe thiết giáp, xe tăng, pháo tự hành...), có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, sức đột kích lớn. Thường gồm 3 trung đoàn bộ binh cơ giới, trung đoàn pháo binh, trung đoàn pháo phòng không và một số tiểu đoàn trực thuộc (pháo hỏa tiễn, pháo chống tăng, công binh, thông tin, trinh sát, sửa chữa, quân y, vận tải...). Thuộc biên chế của quân đoàn và có khả năng tác chiến độc lập hoặc trong đội hình cấp trên. Sư đoàn 308 là SĐBBCG đầu tiên của QĐND VN.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:28:06 am

        SƯ ĐOÀN DÙ 101, sư đoàn cơ động đường không của QĐ Mĩ. Nguyên là sư đoàn bộ binh thành lập trong CTTG-I. nhưng không có hoạt động đáng kể. Trong CTTG-II, chuyển thành sư đoàn dù (1942), tham gia đổ bộ lên Noocmandi (1944) và một số cuộc hành binh khác của Đồng minh. Tham gia chiến tranh xâm lược VN từ 19.11.1967 (riêng Lữ đoàn 1 từ 29.7.1965), với lực lượng: 10 tiểu đoàn bộ binh. 1 tiểu đoàn trinh sát đường không, 5 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn trực thăng mang rôckét), 3 tiểu đoàn trực thăng vũ trang. Cuối 1967, sư đoàn hoàn thành việc chuyên từ chiến thuật nhảy dù sang chiến thuật cơ động đường không. Hoạt động chủ yếu ở Vùng chiến thuật 1 mà trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị. Riêng Lữ đoàn 1 có thời gian hoạt động ờ Phú Yên, Kon Tum thuộc Vùng chiến thuật 2 (7.1965- 2.1966). Sau thất bại trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 (1971), phần lớn lực lượng SĐD 101 rút khỏi VN (11.1971), bộ phận cuối cùng rời VN 10.3.1972, về Mĩ đóng tại Phooc Kemben, bang Kentơcki. Thương vong trong chiến tranh VN khoảng 20.000, gấp hơn hai lần thương vong trong CTTG-II: 9.328.

        SƯ ĐOÀN KHÔNG QUÂN, sư đoàn được trang bị một hay nhiều loại máy bay, có khả năng cơ động nhanh, uy lực mạnh. Nhiệm vụ: bảo đảm chiến đấu trên một vùng lãnh thổ (mỗi trung đoàn đảm nhiệm một hay hai hướng); bảo vệ các yếu địa, vùng trời, vùng biển, hải đảo, biên giới, độc lập hoặc hiệp đóng tổ chức chiến dịch tập kích đường không hay chiến dịch phòng không. Có SĐKQ: hỗn hợp, chuyên dụng. Trong QĐND VN. SĐKQ thường gồm 3 trung đoàn, đóng trên 3 sân bay chính và quản lí 2-3 sân bay dự bị.

        SƯ ĐOÀN KỊ BINH BAY 1, sư đoàn cơ động đường không đầu tiên, tinh nhuệ nhất và có đầy đủ quân số, trang bị đầu tiên của QĐ Mĩ tham gia chiến tranh xâm lược VN. Thành lập 1.7.1965 trên cơ sở Sư đoàn kị binh 1 (thành lập 1921 gồm những trung đoàn chiến mã; đến CTTG-II tổ chức thành sư đoàn bộ binh, chiến đấu ở khu vực tây và tây nam Thái Bình Dương: tham gia chiến tranh Triều Tiên 1950-53...). SĐKBB1 có 16.000 người, hơn 400 máy bay trực thăng, hơn 1.600 xe các loại được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc coi là “niềm hi vọng lớn nhất của lục quân Mĩ”. Tham gia chiến tranh xâm lược VN từ 11.9.1965 với 9 tiểu đoàn bộ binh. 1 tiểu đoàn trinh sát đường không, 5 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn trực thăng rôckét, 3 tiểu đoàn trực thăng (có 11 đại đội trực thăng công kích, chi viện công kích). Đến VN, SĐKBB1 mở ngay cuộc hành quân “Lưỡi lê bạc” ở thung lũng la Đrăng (x.trận laĐrăng, 17.11.1965), sau đó tham chiến ở nhiều nơi trên cả bốn vùng chiến thuật (1967-69) và ở Campuchia (1970). Thương vong trong chiến tranh VN khoảng 30.000, gấp 1,5 lần thương vong trong CTTG-II (4.055) và chiến tranh Triều Tiên (16.498) cộng lại. 26.4.1970 phần lớn lực lượng SĐKBB1 rút khỏi VN (riêng Lữ đoàn 3 rời VN 26.6.1972). Nay là sư đoàn bộ binh cơ giới, đóng ở Phooc Hut, bang Têchdat (Mĩ).

        SƯ ĐOÀN LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ 1, sư đoàn ưu tú nhất và lâu đời nhất trong lịch sử lính thúy đánh bộ Mĩ, có biệt hiệu “Hạt giống dày đạn”. Thành lập 1.2.1941. Tham gia đổ bộ lên Ôkinaoa và Goađancanan ở tây Thái Bình Dương trong CTTG-II (1939-45); đổ bộ lên Nhân Xuyên trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Tham gia chiến tranh xâm lược VN 8.11.1965 (1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn), và từ 23.2.1966 (toàn sư đoàn) với lực lượng 4 trung đoàn bộ binh (có 1 trung đoàn của sư đoàn 5 phối thuộc), 6 tiểu đoàn pháo (105, 155 và 203mm), 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn chống tăng, 1 tiểu đoàn trinh sát và nhiều đơn vị khác. Quân số trên 17.000 người: trực thuộc BTL Lực lượng thủy bộ 3 (MAF-III). SCH đóng ở Chu Lai. 11.1966 về đóng ở Đà Nẵng. Hoạt động chủ yếu ở 3 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi) phía nam Vùng chiến thuật 1 và bảo vệ QL 1 qua khu vực này. Ngoài những cuộc hành binh vừa và lớn, SĐLTĐB1 thường xuyên phải đối phó với một cuộc chiến tranh du kích mạnh mẽ, rộng khắp và đã chịu nhiều tổn thất. Rút khỏi VN đầu 1971, về đóng tại Penđơntơn, Caliphoocnia (Mĩ). Đầu 1991, SĐLTĐB1 tham gia chiến tranh Vùng Vịnh, đánh chiếm sân bay quốc tế ở tp Côoet (27.2.1991) trong chiến dịch Thanh gươm sa mạc. Hiện đóng quân tại Mĩ.

        SƯ ĐOÀN LÍNH THÚY ĐÁNH BỘ 3, sư đoàn Mĩ đầu tiên tham chiến công khai ở VN (3.1965). Thành lập 1942. Đã tham gia đổ bộ đường biển lên Buganvilơ. Guam, Ivô Gima trong CTTG-II ở chiến trường Thái Bình Dương. Từ 3.1965, 2 tiểu đoàn của sư đoàn nàv được điều từ Ôkinaoa đến bào vệ căn cứ không quân Đà Nắng. 5.1965 toàn sư đoàn được triển khai ở VN; gồm các trung đoàn 3, 4, 9 và được tăng cường thêm Trung đoàn 26 của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 5 trực thuộc BTL Lực lượng thủy bộ 3 (MAF-III); lúc đầu để phòng thủ tỉnh Quảng Nam và căn cứ liên hợp Đà Nẵng. Từ 10.1966, chuyển sang phòng thủ Quảng Trị - Thừa Thiên -  Huế, trọng điểm từ Khe Sanh đến Cửa Việt như một sư đoàn bộ binh. Tại đây sư đoàn đã tham dự nhiều cuộc hành binh, nhiều trận chiến đấu và bị tổn thất nặng nề, đặc biệt ở Khe Sanh trong Tết Mậu Thân (1968). Tháng 11.1969 rời khỏi VN về Ôkinaoa. 1975 một số đơn vị của sư đoàn trở lại VN bảo vệ quân Mĩ và QĐ Sài Gòn rút khỏi Đà Nẵng, Sài Gòn. Phnôm Pênh.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:29:45 am

        SƯ ĐOÀN MÃNH HỔ, sư đoàn bộ binh Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) tham chiến cùng QĐ Mĩ ở Nam VN. Thành lập trên cơ sở 2 trung đoàn: Hổ Trắng (bộ binh) và bộ đội Tia Chớp (cơ giới thiết giáp) của Sư đoàn Thủ Đô. 9.1965 vào Nam VN. Gồm: 2 trung đoàn bộ binh 1, 26 và Trung đoàn kị binh 1, Trung đoàn pháo binh 61 (105mm), Tiểu đoàn pháo binh 60 (155mm), Tiểu đoàn pháo binh 10 và 28 (105mm), 2 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn công binh. Trong thời gian ở Nam VN, hoạt động chủ yếu là bảo vệ các căn cứ của Mĩ dọc bờ biển ở Vùng chiến thuật 2 và bào đám tuyến đường vận tải giữa các căn cứ này với các căn cứ không quân của Mĩ ở Phù Cát và Phan Rang. SCH sư đoàn đóng ở Quy Nhơn, Bình Định. Rút khỏi Nam VN cuối 1972.

        SƯ ĐOÀN NGỰA TRẮNG, Sư đoàn bộ binh 9 Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), tham chiến cùng QĐ Mĩ ở miền Nam VN (1966) trong chiến tranh xàm lược VN. Tổ chức gồm: 3 trung đoàn bộ binh (28, 29 và 30), 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 3 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn công binh. 1 đại đội tăng thiết giáp, 1 đại đội thông tin, 1 đại đội vận tải, đơn vị hậu cần và bệnh viện dã chiến. SĐNT hoạt động chủ yếu ở Vùng chiến thuật 2, SCH đóng ở Ninh Hoà. Cuối 1972 rút khỏi Nam VN.

        SƯ ĐOÀN PHÒNG KHỔNG, sư đoàn được trang bị tên lửa và pháo phòng không để tiêu diệt phương tiện tiến công đường không của địch, bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế. QS của đất nước; thực hiện nhiệm vụ độc lập hoặc trong đội hình binh chủng hợp thành. Thường gồm các trung đoàn: tên lửa phòng không, pháo phòng không, rađa phòng không, các phân đội chuyên môn và bảo đảm. SĐPK đầu tiên của QĐND VN thành lập 21.9.1954 mang tên Đại đoàn pháo cao xạ 367.

        SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG HÀ NỘI nh SƯ ĐOÀN 361

        SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG HẢI PHÒNG nh SƯ ĐOÀN 363

        SƯ ĐOÀN SAO VÀNG nh sư ĐOÀN 3

        SƯ ĐOÀN TIA CHỚP NHIỆT ĐỚI (Sư đoàn bộ binh 25 Mĩ), sư đoàn tham gia chiến tranh xâm lược VN 4.1966- 4.1971. Thành lập 10.1941 tại Haoai. Tham gia CTTG-II ở chiến trường tây nam Thái Bình Dương (Goađancanan. bắc Xôlômông, Ludông) và chiếm đóng Nhật. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53), phòng thủ Pusan, vượt vĩ tuyến 38 tiến công CHDC nhân dân Triều Tiên. Từ 4.1966 tham gia chiến tranh xâm lược VN; riêng Lữ đoàn 3 vào VN 12.1965, tác chiến ở Tây Nguyên, sau đó phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 4 cho đến 8.1967. Từ 4.1966 đến 8.1967. SĐTCNĐ được phối thuộc Lữ đoàn 3 của Sư đoàn bộ binh 4. Phần lớn thời gian ở VN, SĐTCNĐ hoạt động ở tây bắc Sài Gòn và biên giới VN - Campuchia ở Tây Ninh, với lực lượng: 7 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 2 thiết đoàn kị binh, 2 tiểu đoàn pháo binh (105mm và 155mm). Chiến đấu nhiều trận ở ngoại vi Sài Gòn, tham gia cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (1967); từ 1968 đến 1969 tác chiến chủ yếu ở Củ Chi, và tại đây bị tổn thất nhiều nhất. 1970 tham gia chiến dịch Bình Tây đánh sang Campuchia. Phần lớn lực lượng SĐTCNĐ rút khỏi VN 8.12.1970. riêng Lữ đoàn 2 rời VN 30.4.1971, về đóng tại Phooc Xcôphin ở Haoai. Là một trong những sư đoàn chịu thương vong lớn nhất trong chiến tranh VN (34.484) gấp gần hai lần thương vong trong CTTG-II (5.432) và chiến tranh Triều Tiên (13.685) cộng lại.

        “SƯ TỬ BIỂN”, kế hoạch của QĐ phát xít Đức xâm nhập Anh qua eo biển Măngxơ trong CTTG-II. Dự kiến kế hoạch ban đầu: 15.8.1940 Đức sẽ sử dụng 38 sư đoàn (có 6 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn cơ giới và 2 tập đoàn không quân) đổ bộ đường biển và đường không vào Anh (x. chiến dịch oanh tạc Anh, 8.1940-5.1941). Việc đổ bộ được tiến hành theo thê đội. Sau khi chiếm các sân bay chiến thuật ở bờ biển phía nam Anh, sẽ đổ bộ đường không xuống các vùng Phônxtôn và tây Gaxtinca. Thời gian tiến hành kế hoạch bị hoãn nhiều lần, lực lượng rút xuống còn 10-13 sư đoàn, nhưng từ 10.1940 do phải chuẩn bị cho cuộc tiến công LX, nên bộ chỉ huy phát xít Đức hầu như bỏ kế hoạch “STB”, chi dùng làm biện pháp nghi binh cho việc chuẩn bị chiến tranh ở phía Đông.

        SỬ HỌC CHIẾN TRANH, bộ phận hợp thành của khoa học lịch sử quân sự (nghĩa 2), nghiên cứu bản chất xã hội, mục đích chính trị, tính chất, đặc điểm, loại hình từng cuộc chiến tranh cũng như những nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội làm bùng nổ chiến tranh, các lực lượng và giai cấp tham gia chiến tranh theo niên đại trong quá khứ. SHCT làm sáng tỏ tương quan lực lượng các bên tham chiến, quá trình diễn biến hoạt động QS trên các chiến trường, kết quả chính trị, QS và những nguyên nhân thắng lợi hoặc thất bại, phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của lịch sử xã hội.

        SỪ HỌC QUÂN SỰ x. LỊCH SỬ QUÂN SỰ


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:30:47 am

        SỬ LIỆU HỌC QUÂN SỰ, bộ phận của khoa học sử liệu đồng thời là chuyên ngành của khoa học lịch sử quân sự (nghĩa 2), nghiên cứu những tư liệu trong quá khứ, phản ánh các hoạt động QS trong lịch sử loài người, bao gồm: truyền thuyết dân gian, di tích môi trường địa lí, hiện vật lịch sử, tư liệu thành văn và truyền miệng, nhân chứng, phim ảnh, băng từ... SLHQS có tầm quan trọng giúp tìm ra các quy luật được phản ánh qua các sự kiện và quá trình lịch sử QS.

        SỨ QUÂN, người đứng đầu một lực lượng cát cứ trong những năm cuối triều Ngô ở VN. Có 12 SQ: Ngô Xương Xí, Kiều Công Hãn (xưng là Kiều Tam Chế), Nguyễn Khoan (xưng là Nguyễn Thái Bình), Ngô Nhật Khánh (xưng là Ngô Lãm Công), Đỗ Cảnh Thạc (xưng là Đỗ Cảnh Công), Lí Khuê (xưng là Lí Lãng Công), Nguyễn Thủ Tiệp (xưng là Nguyễn Lệnh Công). Lữ Đường (xưng là Lữ Tá Công), Nguyễn Siêu (xưng là Nguyễn Hữu Công), Kiều Thuận (xưng là Kiều Lệnh Công), Phạm Bạch Hổ (xưng là Phạm Phòng Át), Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công), mỗi người hùng cứ một phương. Các SQ chống nhau quyết liệt để tranh giành quyền lực, gây nên nội chiến mười hai sứ quản (965-67), dẫn đến việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.

        SỰ BIẾN 12.1989 Ở RUMANI, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Rumani. Bắt đầu từ cuộc biểu tình (16.12.1989) của hàng nghìn dân thị trấn Timixôara phản dối chính quyền bắt giam mục sư đạo Tin Lành L. Tôeket (người đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho những người gốc Hunggari ở Rumani). Sau khi bị đàn áp, cuộc biểu tình bùng nổ thành các cuộc bạo động chống chính quyền, nhanh chóng lan rộng ra nhiều thành phố. đặc biệt ở thủ đô Bucaret, buộc chính phủ phải từ chức (22.12). Lực lượng nổi dậy lập ra “Hội đồng mật trận cứu nước Rumani” đảm nhiệm điều hành, quản lí đất nước, tuyên bố giải tán bộ máy quyền lực và thể chế XHCN ở Rumani. bắt giam các thành viên của chính phủ, kết án tử hình chủ tịch nước N. Xêauxêxcu (25.12). Ngày 26.12 chính phủ lâm thời được thành lập do I. Iliêxcu làm chủ tịch và P. Rôman làm thủ tướng, 29.12 quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Rumani.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở BA LAN, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Ba Lan. Diễn ra từ đầu 1989 do tình hình chính trị - xã hội bất ổn định, đời sống kinh tế khó khăn, các cuộc bãi công của công nhân nổ ra thường xuyên... ĐCNTN Ba Lan mất dần vai trò lãnh đạo đất nước, trong khi Công đoàn đoàn kết là lực lượng chính trị đang thu hút được sự ủng hộ của quần chúng và các đảng phái khác trong xã hội. 8.1989 T. Mađôvexki (thành viên của Công đoàn đoàn kết) lên làm thủ tướng, thành lập chính phủ mới và cống bố chủ trương tư nhân hóa tài sản quốc gia, thực hiện cơ chế thị trường, bãi bỏ các hạn chế về sở hữu đất đai và quyền sở hữu bất động sản... 29.12.1989 quốc hội thông qua luật sửa đổi hiến pháp, quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Ba Lan. Sau đó trong cuộc bầu cử 12.1990, chủ tịch Công đoàn đoàn kết L. Vaoenxa trúng cử tổng thống. ĐCNTN Ba Lan chấm dứt hoạt động để lập ra ĐXHDC đại diện cho lực lượng cánh tả.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở BUNGARI. khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Bungari. Từ cuối 1989, tình trạng khủng hoảng ở Bungari xuất hiện và diễn biến nhanh chóng làm giảm sút nghiêm trọng uy tín và vai trò lãnh đạo của ĐCS. 10.11.1989 hội nghị trung ương Đảng bầu P. Mlađênôp làm tổng bí thư thay cho T. Gipcôp, tiếp đó 6 người khác xin thôi chức ủy viên BCT và bí thư trung ương Đảng. 22.1.1990 quốc hội quyết định hủy bỏ các khoản 2 và 3 của điều 1 hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của ĐCS; 26.1.1990   HĐNN ra sắc lệnh cấm thành lập các tổ chức chính trị - xã hội trong LLVT và công an... 4.1990 ĐCS Bungari đổi tên thành Đảng XHCN Bungari, sau đó tuy vẫn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội vòng 2, nhưng các vị trí lãnh đạo chính quyền dần rơi vào tay lực lượng đối lập. 8.1990 G. Giêlep - chủ tịch Hội đồng điều phối liên minh các lực lượng dân chủ lên làm tổng thống. 15.11.1990 quốc hội thông qua quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Bungari. 30.11.1990 trước sức ép của các phái đối lập, chính phủ Lucanôp gồm đa số thành viên là những người cộng sản phải từ chức.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:31:41 am

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở CHDC Đức. Từ 10.1989 tình trạng khủng hoảng bắt đầu diễn ra nghiêm trọng, hàng trăm ngàn người tìm cách chạy ra nước ngoài bất hợp pháp, một số tổ chức chính trị ra đời (“Diễn đàn mới”, “Phong trào phục hồi dân chủ”...), đồng thời nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Beclin và nhiều thành phố lớn khác đòi cải cách chính trị và xã hội, thay đổi chính phủ và công nhận các nhóm đối lập. Trước sức ép nhiều phía, 18.10.1989 tổng bí thư ĐXHCNTN Đức E. Hônêchcơ phải từ chức, tiếp theo là hàng loạt vụ từ chức tập thể tại các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước: HĐBT (7.11), BCT (8.11) và ủy ban trung ương (3.12) ĐXHCNTN. Ban lãnh đạo Bộ an ninh (5.12)... Vai trò lãnh đạo đất nước dần chuyển vào tay lực lượng đối lập. 5.4.1990 lãnh tụ Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo L. Đơmedierơ được quốc hội bầu làm thủ tướng. 6.1990 hiệp ước nhà nước về thiết lập liên minh tiền tệ, kinh tế - xã hội giữa CHDC Đức và CHLB Đức được kí kết (trước đó, 9.11.1989 chính phủ CHDC Đức đã quyết định phá bỏ bức tường Beclin, khai thông hơn 100 cửa khẩu giữa 2 nước Đức). Đêm 22.8.1990 quốc hội CHDC Đức thông qua quyết định gia nhập CHLB Đức. 31.8.1990 hiệp ước thống nhất nước Đức được kí kết (có hiệu lực từ 0 giờ 3.10.1990), chính thức đánh dấu sự chấm dứt tồn tại của CHDC Đức.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở HUNGGARI, khủng hoảng chính trị -  xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Hunggari. Từ cuối thập kỉ 80 Hunggari lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng. 5.1988 hội nghị toàn quốc Đảng công nhân XHCN đã phải thay đổi cơ bản ban lãnh đạo cấp cao và bước đầu đưa ra chủ trương cải cách nhưng không giải quyết được tình hình; uy tín và vai trò lãnh đạo của đảng bị giảm sút nghiêm trọng. Hàng loạt các đảng phái và tổ chức chính trị được thành lập, gây sức ép buộc chính phủ phải thay đổi chính sách theo hướng “tự do hóa” như mở cửa biên giới (với Áo), cho phép công dân tự do ra nước ngoài... 7.10.1989 Đảng công nhân XHCN Hunggari tổ chức đại hội, quyết định tự giải tán, để thành lập ĐXH (không cộng sản). Sau cuộc biểu tình lớn nổ ra 18.10.1989 tại Quảng trường Cộng Hoà (thủ đô Buđapet) ki niệm “sự kiện 1956”, chính phủ tuyên bố chấm dứt thể chế “Cộng hòa XHCN”, đổi tên nước thành Cộng hòa Hunggari: 1.3.1990 quốc hội thông qua sửa đổi hiến pháp, luật bầu cử tổng thống.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở TIỆP KHẮC, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Tiệp Khắc. Bắt đầu từ cuộc biểu tình của sinh viên thủ đô Praha (17.11.1989) tưởng niệm 50 năm ngày các nạn nhân bị phát xít Đức giết hại, biến thành cuộc đấu tranh chống chính phủ với sự tham gia của hàng triệu người đòi thay đổi chế độ cộng sản, thành lập “Diễn đàn nhân dân” (nhóm “Hiến chương 77”). Tinh trạng khủng hoảng cùng với những sai lầm nghiêm trọng về đường lối đã làm cho ĐCS Tiệp Khắc mất dần các vị trí lãnh đạo trong cơ quan quyền lực nhà nước, số người xin ra khỏi đảng ngày một tăng. 12.1989 quốc hội tuyên bố xóa bỏ điều 4 và điều 6 của hiến pháp (thực chất là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS) bầu Vaxlap Hayen (người sáng lập nhóm “Hiến chương 77”) làm tổng thống; quyết định đổi tên nước là CHLB Tiệp Khắc (3.1990) sau là CHLB Sec và Xlôvakia (20.4.1990). Tháng 6.1990 tại cuộc bầu cử quốc hội liên bang, ĐCS Tiệp Khắc mất vai trò lãnh đạo, trở thành đảng đối lập trong chính phủ và quốc hội, chính thức đánh dấu sự thay đổi thể chế chính trị ở Tiệp Khắc.

        SỰ BIẾN 1989-91 Ở NAM TƯ. khủng hoảng chính trị - xã hội và phong trào li khai của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư. Sau khi Titô qua đời (1980), quyền lãnh đạo đất nước thuộc về Đoàn chủ tịch quản lí tập thể gồm 8 đại biểu của các nước cộng hòa và khu tự trị. Từ cuối thập kỉ 80. cuộc khủng hoảng ở Nam Tư xuất hiện và diễn ra phức tạp do những khó khăn về kinh tế xã hội, mức sống nhân dân giảm sút, lạm phát cao (1989: 125%, 1990: 700%), chính quyền liên bang không đủ khả năng và uy tín giải quyết, nội bộ ban lãnh đạo bất đồng ý kiến... Tinh trạng khùng hoảng càng trầm trọng khi chính quyền cộng hòa Xecbia tuyên bố xóa bỏ quyền tự trị của người gốc Anbani ở Côxôvô và Vôivêđin (1989), nêu yêu sách về “nước Đại Xecbia” và công khai đàn áp các dân tộc ít người, dẫn tới sự li khai của hai nước cộng hòa Croatia và Alôvenia (25.6.1991), tiếp theo là Makéđônia (8.9.1991), sau đó nhiều nước cộng hòa khác cũng theo xu hướng tách khỏi Liên bang. Cùng với phong trào li khai, những mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo bùng nổ, gây ra các cuộc xung đột đẫm máu (x. xung đột nội bộ Nam Tư, 1991- 92) đã làm tan vỡ Liên bang Nam Tư.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:32:47 am

        SỰ BIẾN 1991 Ở LIÊN XÔ, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan rã của Liên bang CHXHCN Xô viết (LX). Bắt đầu từ cuộc chính biến 19.8.1991 tại thủ đô Maxcơva, những người làm chính biến tuyên bố truất quyền tổng thống của Goocbachôp. thành lập “ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp” và ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước. Cuộc chính biến thất bại (21.8), trở thành nguyên cớ để các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc và các thế lực thù địch với CNXH đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của LX. 24.8 Goocbachôp tuyên bố từ chức tổng bí thư và yêu cầu giải tán ủy ban trung ương đảng, tiếp đó ĐCS LX bị đình chi hoạt động (29.8), chính quyền Liên bang bị giải thể, các nước cộng hòa lần lượt tuyên bố độc lập (trừ Nga và Cadăcxtan). 6.9 quốc hội bãi bỏ hiệp ước Liên bang 1922, trao quyền cho cơ quan lâm thời. 8.12 các nước Nga, Bêlarut và Ucraina thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), đến 21.12 hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được kí kết tại Axtana (thủ đô Cadăcxtan) gồm 11 nước thành viên, chính thức chấm dứt sự tồn tại của Liên bang CHXHCN Xô viết.

        SỰ BIẾN 1991-92 Ỏ ANBANI. khùng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Anbani. Bắt đầu từ cuộc bầu cử quốc hội (đầu 1991) với sự tham gia của nhiều đảng phái và tổ chức chính trị, trong đó ĐLĐ Anbani vẫn giành đa số. 4.1991 quốc hội thông qua dự thảo hiến pháp mới, đổi tên nước thành Cộng hòa Anbani (theo chế độ dân chủ lập hiến), bầu R. Alia (bí thư thứ nhất ĐLĐ Anbani) làm tổng thống. Chương trình hành động của chính phủ mới do F. Nanô (thuộc ĐLĐ) làm thủ tướng đã không giải quyết được tình trạng khùng hoảng đang ngày càng căng thảng dẫn đến cuộc tổng bãi công trên cả nước do Liên đoàn các công đoàn độc lập tổ chức, buộc chính phủ Nanô phải từ chức (3.6.1991), thay bằng chính phủ liên hiệp lâm thời gồm đại diện các lực lượng chính trị. 12.6.1991 ĐLĐ Anbani quyết định đổi tên thành Đảng XHCN Anbani. tuyên bố từ bỏ CNXH; thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội (22.3.1992), trở thành đảng đối lập. ĐDC chiếm đa số và giành quyền lãnh đạo, đánh dấu sự thay đổi cơ bản chế độ chính trị ở Anbani.

        SỰ BIẾN NAM AN HUY (6-13.1.1941), sự biến do Tưởng Giới Thạch gây ra chống ĐCS TQ. bằng trận phục kích của 7 sư đoàn Ọuốc dân đảng (khoảng 80.000 quân) ở miền Nam An Huy đánh vào Tân tứ quân (khoảng 9.000 quân) trên đường di chuyển từ bờ nam lên bờ bắc Hoàng Hà. Mục đích: tiêu diệt LLVT của ĐCS TQ, loại bỏ lực lượng chống Nhật ở Hoa Trung, làm điều kiện thỏa hiệp với Nhật: gây cao trào chống Cộng lần hai, phá vỡ hợp tác Quốc - Cộng. 6.1.1941 Tân tứ quân bị đánh chặn, vây hãm bất ngờ, đã huyết chiến liên tục 7 ngày đêm; hết đạn, hết lương, 7.000 quân bị giết hại, trong đó tư lệnh Diệp Đĩnh bị bắt, phó tư lệnh Hạng Anh bị giết. Sau SBNAH, âm mưu của Quốc dán đảng đẩy mạnh cao trào chống Cộng không đạt kết quả; Tân tứ quân được nhanh chóng xãy dựng lại mạnh hơn, gồm 7 sư đoàn, 1 lữ đoàn (khoảng 90.000 người).

        SỰ BIẾN TÂY AN (12.12.1936), đấu tranh trong nội bộ Quốc dân đảng TQ do Trương Học Lương (tư lệnh quân Đông Bắc), Dương Hổ Thành (tư lệnh quân Tây Bắc), cùng những người tán thành đường lối chống Nhật của ĐCS TQ. đưa quân bao vây và bất giữ Tưởng Giới Thạch ở Tây An. Trước áp lực nội bộ Quốc dân đảng và sự dàn xếp của ĐCS TQ, buộc Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận những điều kiện liên hiệp với ĐCS TQ thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. Kết quả đã phá được âm mưu của Nhật và các thể lực phản động thúc đẩy nội chiến ở TQ.

        SỰ CỐ HẠT NHÂN, hiện tượng bất thường và nguy hại xảy ra ngoài ý muốn đối với các thiết bị hạt nhân trong ngành công nghiệp hạt nhân, khi vận hành các nhà máy điện nguyên tử, trong khai thác, sử dụng vũ khí hạt nhân và các phương tiện sử dụng năng lượng hạt nhân khác,... làm rò rỉ các chất phóng xạ, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và nguy hiếm cho tính mạng con người. Trong 20 năm gần đây đã ghi nhận được trên 630 SCHN lớn nhỏ ở các nước Mĩ, Anh, LX (trước đây)... Đặc biệt SCHN Trecnôbưn (1986) đã làm nhiéu người chết do mắc bệnh ung thư tuyến giáp và hàng trăm ngàn kilômét vuông bị nhiễm xạ. Bộ đội phòng chống phóng xạ. hóa học và sinh học của LX là lực lượng chủ yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong khắc phục SCHN Trecnôbưn.

        SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC, hiện tượng bất thường và nguy hại xảy ra trong quá trình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hóa chất độc hoặc do đối phương gây ra. SCHCĐ thường gây cháy nổ, làm nhiễm độc, uy hiếp tính mạng và tài sản của nhân dân. Khi có SCHCĐ, lực lượng tại chỗ phải kịp thời xử lí và cùng lực lượng hóa học chuyên môn tiến hành các biện pháp khắc phục. Trên thế giới dã xảy ra các SCHCĐ như Nhà máy sản xuất hóa chất Bơhôpan (Ấn Độ) bị dò rỉ (12.12.1984), gây hậu quả nghiêm trọng...


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:33:42 am

        SỰ CỐ PHÓNG XẠ, hiện tượng bất thường và nguy hại xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng các thiết bị hạt nhân hoặc do đối phương gây ra. SCPX thường gây cháy nổ, làm nhiễm xạ, uy hiếp tính mạng và tài sản của nhân dân. Khi có SCPX, lực lượng tại chỗ phải kịp thời xử lí và cùng lực lượng hóa học chuyên môn tiến hành các biện pháp khắc phục. Trên thế giới đã xảy ra các SCPX như Nhà máy điện nguyên tư Trecnôbưn (LX) 26.4.1986, gây hậu quả cực kì nghiêm trọng.

        SỰ KIỆN BIÊN GIỚI, sự việc quan trọng về chính trị, QS, an ninh, ngoại giao.... xảy ra trong quá trình lịch sử biên giới quốc gia. Ở VN, trong tk 20 đã diễn ra một số SKBG nổi bật: sự kiện Lạng Sơn 1946. chiến tranh biên giới VN - Campuchia (30.4.1977-7.1.1979), sự kiện người Hoa ở biên giới Việt - Trung (1978), chiến tranh biên giới Việt - Trung (17.2-16.3.1979), hiệp ước hoạch định biên giới VN - Lào (1977) và hiệp ước bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới (1982), hiệp ước hoạch định biên giới VN - Campuchia (1985), hiệp ước về biên giới trên đất liền VN-TQ (30.12.1999)...

        SỰ KIỆN CHÙA XÁ LỢI (20.8.1963), vụ đàn áp của chính quyền Ngố Đinh Diệm đối với Phật giáo ở chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đầu 8.1963 sau vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức (11.6.1963), cùng với phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, phong trào Phật giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ với các cuộc biểu tình quy mô lớn, đặc biệt là các vụ tự thiêu phản đối chính quyền liên tiếp diễn ra ở nhiều nơi. Đối phó với phong trào, đêm 20 rạng 21.8.1963, chính quyền Diệm ban bố lệnh thiết quân luật, đồng thời ưiển khai lực lượng cảnh sát, QĐ tiến công, đốt phá chùa Xá Lợi, bao vây hầu hết các chùa ở Sài Gòn - Chợ Lớn và nhiều thành phố, thị xã khác, bắt giữ những người lãnh đạo Phật giáo và hơn 1.000 sư sãi... Với SKCXL chính quyền Ngô Đình Diệm càng bộc lộ rõ bản chất độc tài, phát xít. đồng thời làm tàng thêm sự chống đối của nhân dân và các lực lượng chính trị đối lập, dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (1.11.1963).

        SỰ KIỆN HẢI PHÒNG (20.11.1946), vụ gây hấn của Pháp ở tp Hải Phòng nhằm chiếm cửa ngõ phía đông trong kế hoạch mở rộng chiến tranh ra miền Bắc VN. 20.11.1946 cùng với việc tăng cường lực lượng ở Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà, theo lệnh của tướng Valuy từ Sài Gòn. quân Pháp ở Hái Phòng liên tiếp gây ra các vụ xâm phạm chủ quyền VN như kiểm soát thuế quan, nổ súng vào công an. nhân viên hải quan VN đang làm nhiệm vụ. Bất chấp mọi sự dàn xếp, sáng 23.11 bộ binh và xe tăng Pháp mở cuộc tiến công lớn vào nhiều vị trí trong nội thành, nhất là khu vực quanh nhà hát thành phố, nhà ga. Các đơn vị vệ quốc đoàn, tự vệ, công an xung phong và nhân dân Hải Phòng dựa vào chiến luỹ, đánh lui nhiều đợt tiến công, gây cho quân Pháp nhiều thương vong; 25.11 đánh sân bay Cát Bi. phá hủy kho xăng, kho đạn của địch. 26.11 các LLVT Hải Phòng rút khỏi thành phố, lập tuyến phòng ngự Cầu Niệm - Cầu Rào - An Dương, tiếp tục bao vây quân Pháp (x. đợt tác chiến Hải Phòng, 20-26.11.1946). Cùng với sự kiện Lạng Sơn (20.11 .1946), SKHP đánh dấu sự mở đầu chiến tranh xâm lược của Pháp ở miền Bắc VN.

        SỰ KIỆN HOÀNG SA (15-20.1.1974), hành động QS của TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (t. Quảng Nam, nay thuộc tp Đà Nẵng) của VN. Từ 1956 TQ đã chiếm đóng bất hợp pháp hai đảo Phú Lâm, Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, sau đó tìm cách tạo dựng chứng cứ và tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền của TQ ở quần đảo này. 11.1.1974 lợi dụng việc chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Trường Sa vào q. Đất Đỏ (t. Phước Tuy, nay thuộc t. Khánh Hoà), TQ ra tuyên bố phản đối đồng thời tăng cường lực lượng thực hiện đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sau khi cho quân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Quang Anh, Quang Hoà, Duy Mộng và tiến hành khiêu khích, uy hiếp, sáng 19.1 phía TQ sử dụng hàng chục tàu chiến và hàng trăm lần chiếc máy bay tiến công đánh chiếm quần đảo. Do lực lượng ít hơn (53 quân đồn trú, 4 tàu chiến). QĐ Sài Gòn chống trả yếu ớt và buộc phải rút lui. Với SKHS, TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, gây tình hình bất ổn định trong khu vực.

        SỰ KIỆN HỔ KHAXAN (29.7-11.8.1938), xung đột vũ trang giữa Nhật và LX tại vùng hồ Khaxan giáp biên giới LX - TQ - Triều Tiên. Sau khi tập trung 3 sư đoàn bộ binh. 1 lữ đoàn cơ giới, 1 trung đoàn kị binh tại khu vực hồ Khaxan. 29.7 Nhật bất ngờ tiến công bộ đội biên phòng LX; đến 31.7 chiếm được hai điểm cao chiến thuật không tên. Quân đoàn 39 LX với 2 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn cơ giới, tổ chức phản kích (6-9.8) đánh đuổi quân Nhật ra khỏi lãnh thổ LX. 11.8 chiến sự chấm dứt theo đề nghị của chính phủ Nhật. Thắng lợi của QĐ LX ở vùng hồ Khaxan là một đòn nặng đánh vào âm mưu của Nhật định xâm lược Viễn Đông của LX.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:34:46 am

        SỰ KIỆN KHANKHIN GÔN (28.5-16.9.1939), xung đột vũ trang giữa QĐ Nhật và QĐ LX - Mông cổ ở khu vực sông Khankhin Gôn, gần biên giới Mông cổ - TQ. Thực hiện chính sách xâm lược, 11 và 15.5.1939 Bộ chỉ huy Nhật cho các nhóm quân Nhật - Mãn Châu khiêu khích vũ trang trên biên giới Mông cổ - TQ; 28.5 sử dụng 25.000 quân có pháo binh và không quân yểm trợ gây xung đột. Cuối tháng 6 Bộ chỉ huy Nhật tiếp tục đưa lực lượng lớn (38.000 quân, 310 pháo, 135 xe tăng, 225 máy bay) tới biên giới Mông cổ - TQ nhằm bao vây tiêu diệt quân LX - Mông cổ ở bờ đông, đồng thời chiếm bờ tây sông Khankhin Gôn làm bàn đạp xâm lược Mông Cổ. QĐ LX - Mông cổ (12.500 người, 109 pháo, 186 xe tăng, 266 xe thiết giáp, 82 máy bay) đã bẻ gẫy các cuộc tiến công của Nhật. Đầu tháng 8 Nhật chuẩn bị cuộc tiến công mới bằng Tập đoàn quân 6 do tướng Orippô chỉ huy, tổng cộng 75.000 người, 500 pháo, 182 xe tăng, hơn 300 máy bay. QĐ LX - Mông cổ có Tập đoàn quân 1 do Giucôp chỉ huy  với tổng quân số gần 57.000 người, 498 xe tăng, 385 xe thiết giáp, 542 pháo, 512 máy bay tiến hành chiến dịch bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch ở khu vực giữa sông và biên giới, đến 31.8 giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Mông cổ. Sau đó Bộ chỉ huy Nhật đưa sư đoàn bộ binh và không quân đến đánh phá nhưng thất bại. 16.9 chiến sự chấm dứt. Trong SKKG, quân Nhật thiệt hại gần 61.000 người, 660 máy bay và nhiều vũ khí, trang bị kĩ thuật khác; phía LX - Mông cổ thiệt hại 18.500 người, 207 máy bay. Thắng lợi của QĐ LX - Mông cổ tại Khankhin Gôn đã làm thất bại âm mưu xâm lược của Nhật, rút được kinh nghiệm tổ chức chiến dịch tập đoàn quân bao vây tiêu diệt địch trên địa hình thảo nguyên - sa mạc.

        SỰ KIỆN LẠNG SƠN (20.11.1946). vụ gây hấn của Pháp ở tx Lạng Sơn nhằm chiếm cửa ngõ đường bộ quan trọng phía bắc, thực hiện kế hoạch mở rộng chiến tranh ra Bắc Bộ. 20.11.1946 lấy cớ tìm kiếm hài cốt lính Pháp bị Nhật giết 3.1945, Pháp đem quân chiếm các điểm cao xung quanh tx Lạng Sơn và nổ súng khi bị VN phản kháng. Với lực lượng lớn, có xe tăng, máy bay, đại bác yểm trợ, quân Pháp tiến công vào thị xã, đánh chiếm nhà ga, bưu điện. Trung đoàn 125 cùng dân quân tự vệ và nhân dân Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, đánh lui quân Pháp ở nhiều vị trí, gây cho địch nhiều tổn thất. 27.11 các LLVT Lạng Sơn rút khỏi thị xã, lập phòng tuyến chiến đấu trên QL 1 và QL 4A, tiếp tục bao vây, khiến Pháp phải dùng máy bay tiếp tế cho quân đóng trong thị xã. Cùng với sự kiện Hải Phòng (20.11.1946), với việc đánh chiếm Lạng Sơn. thực dân Pháp đã thực sự bắt đầu chiến tranh xâm lược ở Bắc Bộ.

        SỰ KIỆN MÃN CHÂU (1931), hành động QS của Nhật xâm chiếm vùng đông bắc TQ. Mượn cớ TQ phá hoại đường sắt nam Mãn Châu đã cho Nhật thuê, 19.9.1931 Nhật chiếm tp Thẩm Dương và tước vũ khí các LLVT TQ. Tưởng Giới Thạch hạ lệnh không chống cự nên trong mấy tháng cuối 1931 Nhật chiếm cả vùng đông bắc TQ. đến đầu 1932 chiếm toàn bộ Mãn Châu, làm căn cứ xâm lược TQ sau này.

        SỰ KIỆN QUÂN SỰ, sự việc quan trọng liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và QĐ (LLVT), có tác động lớn tới đời sống xã hội đã xảy ra ở một nước, một số nước hoặc trên phạm vi thế giới. Ở VN, trong tk 19 và tk 20 có một số SKQS: Pháp chiếm ba tỉnh Tây Nam Kì (6.1867), Pháp đánh chiếm Bắc Kì lẩn I (1873), Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 11 (1882-84), sự kiện Hải Phòng (20.11.1946), sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964)... Trên thế giới, có: CTTG-I (1914-18), CTTG-II (1939-45)...

        SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN (17.4-4.6.1989), cuộc biểu tình của sinh viên TQ bị các phần tứ phản động lôi kéo nhằm lợi dụng chống đối chính quyền. Bắt đầu từ 17.4, hàng nghìn sinh viên tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh, TQ) với lí do để tang tổng bí thư ĐCS TQ Hồ Diệu Bang, sau đó phát triển thành cuộc biểu tình ủng hộ phong trào cải cách, chống tham những, đòi tự do dân chủ, đòi thay đổi chế độ xã hội và ĐCS... Đình cao là ngày 4.5, nhân kỉ niệm 70 năm phong trào Ngũ Tứ(19I9), số người tham gia biểu tình lên tới hơn 1 triệu. Chính phủ TQ kêu gọi sinh viên lập lại trật tự, chấm dứt biểu tình, nhưng không đạt kết quả, do đó đêm 3 rạng 4.6, nhiều đơn vị QĐ được điều đến giải tỏa, chấm dứt biểu tinh.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:36:00 am

        SỰ KIỆN TRƯỜNG SA (14.3.1988), hành động QScủaTQ đánh chiếm một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (h. Trường Sa. t. Khánh Hoà) của VN. Từ đầu 1.1988, TQ cho khoảng 20 tàu chiến tới quần đảo Trường Sa hoạt động do thám, khiêu khích và chiếm các bãi đá Chữ Thập (20.1), Châu Viên (18.2). Ngày 14.3 TQ sử dụng một hải đội gồm 6 tàu chiến vô cớ tiến công, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của hải quân VN ở khu vực bãi đá Len Đao. Cô Lin, Gạc Ma thuộc nhóm đảo Sinh Tồn do VN kiểm soát, sau đó tiếp tục ngăn cản, khiêu khích các tàu của VN đến cứu hộ. Dựa vào sức mạnh QS với chiêu bài “phản kích để tự vệ”, đến 6.4 TQ đã chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập. Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Gạc Ma, Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Cùng với sự kiện Hoàng Sa (15-20.1.1974), TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, gây tình trạng căng thảng và bất ổn định trong khu vực.

        SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ (8.1964), sự kiện do chính quyền Mĩ dàn dựng theo kế hoạch chuẩn bị sẵn nhằm tạo cớ hợp pháp hóa việc dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam VN. Trong các ngày 31.7 và 1.8.1964, các tàu khu trục Mĩ, tàu biệt kích QĐ Sài Gòn xầm phạm vùng biển miền Bấc và hoạt động khiêu khích hòng tạo ra sự phản ứng của phía VN. 2.8 tàu Mađôc tiến sâu vào vùng biển miền Bắc bị hải quân VN đánh đuổi (x. trận đánh tàu Mađốc, 2.8.1964). Ngày 4.8, các tàu Tơcnơ Gioi, Mađôc tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Bắc; mặc dù khống có bằng chứng nào về một cuộc dụng độ đã xảy ra, chính quyền Giônxơn vẫn dựng lên chuyện tàu chiến Mĩ bị hải quân VN tiến công ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế để lừa bịp dư luận Mĩ và thế giới, lấy cớ trả đũa; sau đó sử dụng máy bay của hải quân đánh phá nhiều nơi ở miền Bắc trong hành quân Mũi tên xuyên (5.8.1964). Ngày 7.8 Quốc hội Mĩ thông qua “nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”, mở đường cho chính quyền Giônxơn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc và đưa QĐ Mĩ ồ ạt vào tham chiến ở miền Nam VN. Đầu 1966 sự thật về SKVBB bị phanh phui càng khơi sâu mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ và thúc đẩy phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

        SỰ KIỆN VỊNH CON LỢN X. TRẬN HIRÔN (17- 19.4.1961)

        SỰ KIỆN VŨNG RÔ (15-19.2.1965), trận đánh của tàu 143 (Đoàn 125) Quân chủng hải quân chống lại cuộc tiến công của QĐ Sài Gòn tại Vũng Rô (xã Hoà Hiệp, h. Tuy Hoà, t. Phú Yên) khi tàu làm nhiệm vụ, vận chuyển, tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam trên Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đêm 15.2 tàu 143 chở vũ khí vào bến Vũng Rô; sau khi bốc dỡ hàng xong thì gần sáng, phải đậu lại bến, tổ chức ngụy trang, bảo vệ tàu. Trưa 16.2 địch phát hiện, dùng máy bay bấn phá; từ 17.2 đưa nhiều tiểu đoàn bộ binh và tàu chiến đến bao vây, càn quét. Được sự phối hợp chiến đấu của các đơn vị bảo vệ bến (gồm Đại đội K60 và Trung đội miền Đông Tuy Hoà 1), thủy thủ tàu 143 phá hủy tàu, chặn đánh địch quyết liệt suốt 3 ngày rồi rút về căn cứ. Sau SKVR, Mĩ và QĐ Sài Gòn ráo riết phong tỏa đường biển nhưng không ngăn chặn được tuyến đường vận chuyển trên biển của hải quân nhân dân VN.

        SỬA CHỮA trang bị kĩ thuật quân sự, gọi chung những hoạt động kĩ thuật có tổ chức nhằm phục hồi và duy trì khả năng làm việc tin cậy của trang bị KTQS. Theo khối lượng và độ phức tạp của công việc, có: sửa chữa lớn, sửa chữa vừa, sửa chữa nhỏ. Theo nơi tiến hành, có: sửa chữa tại nhà máy, tại xưởng, tại đơn vị và dã ngoại. Theo quy định, có: định kì và bất thường. Ngoài ra còn có sửa chữa thực tế (theo tình trạng kĩ thuật của trang bị).

        SỬA CHỮA DOANH TRẠI, gọi chung những hoạt động kĩ thuật có tổ chức nhằm phục hồi và duy trì độ bền của cơ sở vật chất doanh ưại. Theo tính chất và mức độ hư hỏng, có: sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa nhỏ. Theo quy định, có: sửa chữa định kì và sửa chữa bất thường. Ngoài ra còn có sừa chữa theo thực tế (tình trạng kĩ thuật của cơ sở vật chất doanh trại). Hiện nay SCDT thường được tiến hành tại đơn vị theo phương thức thuê khoán (đấu thầu, chỉ định thầu).

        SỬA CHỬA DỒN LẮP, phương pháp sửa chữa trong đó các cơ cấu, cụm, chi tiết hư hỏng của vũ khí, trang bị kĩ thuật được thay thế bằng các cơ cấu, cụm, chi tiết tương ứng còn tốt lấy từ các vũ khí, trang bị hư hỏng khác không còn khả năng sửa chữa. Khi dồn lắp phải tiến hành kiểm tra, điều chỉnh tham số của các cơ cấu, cụm, chi tiết nhằm bảo đảm hoạt động tin cậy của vũ khí, trang bị được sửa chữa. SCDL là phương pháp tổ chức sửa chữa trong chiến đấu, thường do lực lượng sửa chữa cơ động kết hợp với lực lượng sử dụng thực hiện tiến hành tại nơi xảy ra hư hỏng và chỉ được tiến hành khi có lệnh của người chỉ huy.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:36:54 am

        SỬA CHỬA ĐỊNH KÌ, sửa chữa theo kế hoạch được lập trước trên cơ sở tiêu hao một phần hoặc toàn bộ dự trữ kĩ thuật quy định của vũ khí, trang bị kĩ thuật, nhằm khôi phục tính năng chiến thuật, kĩ thuật, độ bền và độ tin cậy của chúng bằng cách sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng hoặc quá thời hạn sử dụng và làm các công việc hiệu chỉnh, thử nghiệm. Đối với phần lớn các phương tiện kĩ thuật quân sự, SCĐK chia thành hai mức: sửa chữa vừa (trung tu) và sửa chữa lớn (đại tu).

        SỬA CHỮA GẤP. sửa chữa trong khoảng thời gian ngắn nhất để khắc phục những hư hỏng chính quyết định tính năng chiến - kĩ thuật của vũ khí, trang bị kĩ thuật, nhanh chóng khôi phục khả năng làm việc của chúng. Nội dung chủ yếu: sửa chữa các cơ cấu, chi tiết, bộ phận chính, điều chỉnh sai lệch. Khi có điều kiện phải tiến hành sửa chữa tất cả các hư hỏng khác và thực hiện đầy đủ các nội dung sửa chữa theo phân cấp. SCG chỉ tiến hành khi có nhu cầu sử dụng vũ khí. trang bị kĩ thuật gấp (lớn), thường áp dụng trong điều kiện chiến đấu. Ưu tiên sửa chữa trang bị có hỏa lực mạnh, quý hiếm, hư hỏng nhỏ và ngay tại nơi sử dụng (trận địa). Cho phép sửa chữa vượt cấp, vượt tuyến, bảo đảm nhanh chóng trả vũ khí, trang bị kĩ thuật cho bộ đội sử dụng hoặc được phép làm phân đoạn, từng phần, rút gọn bảo đảm không anh hưởng đến sức chiến đấu. Do người sử dụng và lực lượng kĩ thuật tại chỗ thực hiện.

        SỬA CHỬA KĨ THUẬT DỰ PHÒNG, sửa chữa được tiến hành trước thời hạn (giữa những lần sửa chữa) nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện hư hỏng; mức sửa chữa có kế hoạch. Có: sửa chữa vừa dự phòng và sửa chữa lớn dự phòng. Quy trình, vị trí và lực lượng SCKTDP như sửa chữa định kì. SCKTDP được thực hiện trên cơ sở quy định về thời gian làm việc của vũ khí, trang bị kĩ thuật (các loại xe chiến đấu, xe vận tải, trạm nguồn, trang bị kĩ thuật vô tuyến...); theo lịch (đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật không có quy định dự trữ kĩ thuật như pháo, vũ khí bộ binh, khí tài quang học) và theo tiêu hao lượng dự trữ kĩ thuật (đối với phần lớn vũ khí và tên lửa). Được áp dụng trong trường hợp, lần sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật gần nhất nằm trong thời hạn sửa chữa định kì; thời hạn sửa chữa định kì chưa đến nhưng yêu cầu sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật cường độ lớn (hành quân, chiến đấu...) hoặc trước khi đưa vũ khí, trang bị kĩ thuật vào niêm cất.

        SỬA CHỮA LỚN, mức sửa chữa theo kế hoạch hay sửa chữa định kì, trên cơ sở tiêu hao hết lượng dự trữ kĩ thuật quy định, nhằm khắc phục toàn bộ hư hỏng, khôi phục lại tính năng chiến thuật, kĩ thuật ban đầu của vũ khí, trang bị kĩ thuật. Nội dung chủ yếu: tháo rời toàn bộ phương tiện, kiểm tra  phân loại, sửa chữa hoặc thay thế mới hầu hết các cụm, cơ cấu, chi tiết riêng biệt, phục hồi các kích thước lắp ghép ban đầu, lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh tổng hợp và thử nghiệm theo điều kiện kĩ thuật quy định. Do các cục nghiệp vụ TCKT quyết định. Được tổ chức thành dây chuyền công nghệ hoàn chinh tại các nhà máy. Cg đại tu.

        SỬA CHỮA NHỎ, mức sửa chữa ngoài kế hoạch hoặc sửa chữa thường xuyên, thực hiện ngay sau khi xảy ra hỏng hóc, nhằm khắc phục các hư hỏng thông thường, khối lượng công việc nhỏ ít phức tạp. Thông thường thực hiện bằng cách phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, bố phận, cơ cấu riêng biệt, đồng thời xiết chặt, kiểm tra, điều chỉnh các tham số của vũ khí, trang bị kĩ thuật. Được tiến hành bằng lực lượng sử dụng và lực lượng của phân đội sửa chữa tại nơi sử dụng.

        SỬA CHỬA TẠI CHỖ, sửa chữa vũ khí trang bị hư hỏng và đưa trở lại đội hình ngay tại nơi xảy ra hư hỏng. SCTC trong chiến đấu thường được thực hiện đối với các vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng nhỏ hoặc có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết đối với việc trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, hoặc trong trường hợp vừa sửa chữa, vừa bảo đảm sẵn sàng chiến đấu  (thường trong chiến đấu phòng ngự). Do lực lượng sử dụng và lực lượng kĩ thuật tại chỗ thực hiện nhằm nhanh chóng, kịp thời bảo đảm nhu cầu chiến đấu. SCTC có thể dược tiến hành sau một ngày chiến đấu, giữa các đợt chiến đấu hoặc ngay khi đang diễn ra các hoạt động chiến đấu; có thể làm phân đoạn, từng phần, rút gọn để đảm bảo không làm ảnh hường đến sức chiến đấu của bộ đội.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:38:00 am

        SỬA CHỬA THAY CỤM. phương pháp sửa chữa trong đó các cụm, bộ phận hư hỏng của vũ khí. trang bị kĩ thuật được thay thế bằng các cụm, bộ phận mới hoặc đã được sửa chữa từ trước. Là phương pháp tổ chức sửa chữa được áp dụng trong cả thời bình và thời chiến. Trong thời bình. SCTC được tiến hành khi sửa chữa vừa và sửa chữa lớn vũ khí, trang bị kĩ thuật theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trong chiến đấu, SCTC có thể áp dụng cho cả vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng ở mức sửa chữa nhỏ và thường được tiến hành ngay tại trận địa, cho phép sửa chữa vượt cấp, vượt tuyến, bảo đảm nhanh chóng đưa vũ khí. trang bị trở lại đội hình.

        SỬA CHỮA VỪA, mức sửa chữa theo kế hoạch hay sửa chữa định kì, trên cơ sở tiêu hao lượng dự trữ kĩ thuật quy định, nhằm khắc phục hư hỏng một số cụm cơ bản, chi tiết, cơ cấu, linh kiện có tham số kĩ thuật vượt quá giới hạn quy định. Thông thường thực hiện bằng cách thay thế mới. sửa chữa một vài cụm chính; các cơ cấu, cụm và bộ phận còn lại được kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa tại chỗ, khôi phục tính năng chiến - kĩ thuật vũ khí, trang bị kĩ thuật. scv do chủ nhiệm kĩ thuật quân khu, quân đoàn, quân chúng, binh chủng quyết định, được thực hiện bằng lực lượng sửa chữa tĩnh tại hoặc cơ động có sự tham gia của lực lượng sử dụng. Cg trung tu.

        SỨC CHIẾN ĐẤU, khả năng của từng đơn vị LLVT thực hiện nhiệm vụ tác chiến được giao; một yếu tố quyết định khả năng sẵn sàng chiến đấu. SCĐ phụ thuộc vào mức độ biên chế, số lượng, chất lượng trang bị vũ khí. bản lĩnh chiến đấu và tinh thần chiến đấu, mức độ tổn thất và khả năng bổ sung (khôi phục), tính chất và mức độ căng thẳng của tác chiến, khả năng bảo đảm hậu cần. kĩ thuật, khả năng chỉ huy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng chiến đấu của bộ đội... Trong tác chiến, SCĐ có thể được tăng cường và có thể mất một phần, hoặc hoàn toàn, tùy theo mức độ tổn thất.

        SỨC CHỐNG ĐỠ CỦA CÔNG SỰ, khả năng công sự chịu được sức phá hủy của bom đạn. SCĐCCS được chia làm nhiều cấp: cấp một là phòng mảnh, chịu được áp lực 0,5- 1kg/cm2; cấp hai là loại nhẹ, chịu được đạn súng cối 81mm và bom nổ cách 1 bán kính phá hoại 1-3kg/cm2; cấp ba là loại vừa, chịu được đạn pháo 130mm và bom nổ cách 0,75 bán kính phá hoại 3-5kg/cm2; cấp bốn là loại nặng, chịu được bom 250 bảng 6-10kg/cm2; cấp đặc biệt: theo yêu cầu riêng.

        SỨC ĐI LIÊN TỤC CỦA TÀU, khoảng thời gian nhất định mà tàu có thể hoạt động độc lập trên biển và thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện bình thường mà không cần bổ sung lượng dự trữ và thay người, được tính bằng ngày đêm; một đặc tính trong tính năng kĩ - chiện thuật của tàu. Được xác lập khi thiết kế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, lượng choán nước, các điều kiện đi biển của tàu. SĐLTCT có động lực thông thường là 7-90 ngày đêm. Cg khả năng hoạt động độc lập của tàu.

        SỨC ĐỘT KÍCH, sức mạnh của lực lượng tiến công đảm bảo đánh đòn dột kích hiệu quả vào đối phương. SĐK phụ thuộc vào: sức mạnh hỏa lực, tính cơ động và khả năng chịu đựng các đòn đánh trả của đối phương. SĐK được thể hiện ở mật độ lực lượng so với quân địch trên toàn bộ chính diện tiến công và khu vực (đoạn) đột phá; khả năng sát thương mục tiêu và đánh chiếm tuyến (khu vực) địa hình được giao. Trong QĐ nước ngoài, bộ đội xe tăng được coi là binh chủng có SĐK mạnh nhất của lục quân, tàu ngầm là binh chủng có SĐK mạnh của hải quân.

        SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU, tổng thể nhân tố vật chất, tinh thần quyết định trạng thái và khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến của LLVT; bộ phận quan trọng nhất của sức mạnh quân sự. SMCĐ được xác định bằng những yếu tố: số lượng, trạng thái chính trị - tinh thần, trình độ huấn luyện của bộ đội; số lượng và chất lượng vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện vật chất khác, trình độ phát triển khoa học QS, cơ cấu tổ chức LLVT. trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chỉ huy.

        SỨC MẠNH QUÂN SỰ, tổng thể lực lượng vật chất, tinh thần của một nhà nước (liên minh các nước) và khả năng huy động những lực lượng đó để đạt mục đích chiến tranh, hoặc thực hiện nhiệm vụ khác. SMQS được tạo thành bởi các tiềm lực QS (thành phần chủ yếu), kinh tế, khoa học kĩ thuật, xã hội, chính trị - tinh thần và thể hiện trực tiếp ở khả năng của LLVT thực hiện nhiệm vụ được giao. SMQS của VN là sức mạnh của toàn dân đánh giặc, có LLVT làm nòng cốt, dựa trên sức mạnh toàn diện của cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2019, 11:38:48 am

        SỨC MẠNH QUỐC PHÒNG, tổng thể nguồn lực ở trạng thái sẵn sàng động viên cho mục đích quốc phòng, QS và an ninh của một nhà nước (hay liên minh các nước). SMQP được cấu thành bởi yếu tố vật chất và chính trị - tinh thần, gồm tổng thể các tiềm lực: xã hội; kinh tế (nòng cốt là tiềm lực kinh tế quân sự); quốc phòng, QS; chính trị - tinh thần; khoa học và công nghệ (cốt lõi là tiềm lực khoa học công nghệ). SMQP phụ thuộc trực tiếp vào: chế độ chính trị - xã hội; trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; phát triển xã hội; học thuyết QS và chiến lược QS; truyền thông văn hóa,... của mỗi quốc gia (vùng lãnh thổ), trong đó chế độ chính trị - xã hội quyết định mục đích sử dụng SMQP. Đặc trưng cơ bản nhất của SMQP được biểu hiện ở: sức mạnh quân sự, trực tiếp là sức mạnh chiến đấu của các LLVT, nòng cốt là QĐ; trình độ sẵn sàng động viên của các nguồn lực và năng lực tổ chức tiến hành động viên của nhà nước. Ở VN, trong sự nghiệp phòng thủ đất nước thời bình. SMQP bảo vệ tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trên cơ sở phát huy sức mạnh toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp quốc phòng và an ninh với xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và công tác đối ngoại. Để tăng cường SMQP phải xây dựng LLVTND, trọng tâm là xây dựng QĐND và công an nhân dân CM chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, nhà nước và nhân dân.

        SỨC SỐNG CÔNG TRÌNH, khả năng tồn tại và giữ được tác dụng vốn có và khả năng khôi phục của công trình sau khi bị đánh phá; chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả công trình. Để nâng cao SSCT, cần tăng sức chống đỡ của công trình bằng các biện pháp chiến thuật và kĩ thuật.

        SỨC SỐNG CỦA TRANG BỊ KĨ THUẬT QUÂN SỰ, khả năng duy trì và phục hồi các tính năng chiến - kĩ thuật của trang bị dưới tác động của vũ khí đối phương (đặc biệt là vũ khí hủy diệt lớn), điều kiện khai thác và hoạt động của bản thân trang bị. SSCTBKTQS phụ thuộc vào: mức độ bền vững của kết cấu (vật liệu, hình dáng, mối lắp ghép...; X. tuổi thọ kĩ thuật); các yếu tố làm giảm khả năng phát hiện và đánh trúng của đối phương (ngụy trang, tính cơ động, kích thước...), khả năng để khắc phục hư hỏng (thay thế nhanh chi tiết, bộ phận hư hỏng...); trình độ tổ chức và sử dụng trang bị; việc chấp hành các chế độ bảo quân, bảo dưỡng, sửa chữa (thường xuyên, định kì, dự phòng...)... Duy trì và nâng cao SSCTBKTQS là một mục tiêu quan trọng của QĐ các nước.

        SƯƠNG QUÂN (cổ) nh QUÂN TỨ SUƠNG

       




Tiêu đề: Re: S
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 06:57:04 pm
     
HẾT S