Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:41:03 pm



Tiêu đề: Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2018, 08:41:03 pm
            
        - Tên sách : Cuộc đời Nhật Hoàng Hiro - Hito

        - Tác giả : Lê Đình Hà

        - Nhà xuất bản Thanh Niên

        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2018, 07:55:00 am
         
LỜI NÓI ĐẦU

        Mỗi dân tộc đều có những nét bí ẩn riêng, không thể dễ dàng xét đoán một cách đơn giản. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi nhà Đông phương học Lêông Vanđecmes (Léon Vandermeerch) viết về Nhật Bản: "Không một nước nào việc Hán hoá có kết quả độc đáo như ở Nhật. Trong tất cả mọi lĩnh vực, những công cụ của nền văn hoá mượn từ Trung Quác đã được áp dụng tài tình vào truyền thống dân tộc".

        Có rất nhiều sách viết về Nhật, phân tích khá sâu sắc về những biến đổi của Nhật trong thế kỷ XX. Sự biến đổi này, gốc tích sâu xa của nó có lẽ là điều Léon Vandermeerch đã nói ở trên. Nước nào cũng vậy, văn hoá - kinh tế - chính trị quyện đan với nhau rất chặt chẽ. Logich này dẫn tôi tới việc bước đầu nghiên cứu cuộc đời của Hiro Hito, tìm ra những móc xích giữa ba yếu tố này thông qua cuộc đời của một ông vua nước Nhật để sơ bộ giải thích phần nào sự tiến bộ của Nhật Bản.

        Tất cả những cuốn sách của Nhà xuất bản Thanh Niên đều chú ý tới mục đích cao nhất: Thế hệ trẻ được nâng cao về tư duy lý trí, tạo điều kiện đóng góp vào sự giàu có trí tuệ, của cải của đất nước, tạo nên tảng vững chắc bản sắc dân tộc của một cộng đồng đầy gian nan thử thách hàng ngàn năm.

        Cuốn sách này tới bạn đọc nằm trong ý nguyện đó.

        Tôi vô cùng biết ơn Edward Behr, G. Sansom, André Calabuig, Edward Edwin, O. Reischauer, Keiko Yamanaka, Shoichi Yamashita..,; những "bộ óc" đã giúp tôi hiểu nhiều về nước Nhật. Nhưng tác giả mỗi nước đều viết theo cách riêng, vì thế tôi rất thận trọng khi sử dụng những tư liệu đã có.

        Phương pháp viết cuốn sách này là tổng hợp nhiều tư liệu trong các lĩnh vực khác nhau để hình thành một vấn đề có chủ định.

        Không phải dễ dàng hiểu được Nhật Bản vì văn hóa - nghệ thuật - tôn giáo ở Nhật Bản rất đa dạng. Tình hình chính trị càng phức tạp. Từ tháng 12-1885 đến tháng 7-1972, Nhật thay đổi 65 Thủ tướng; trong đó có ba Thủ tướng chỉ làm trong 3 tháng, 4 Thủ tướng 4 tháng, 6 Thủ tướng 5 tháng, 1 Thủ tướng 6 tháng, 4 Thủ tướng 7 tháng, 3 Thủ tướng 8 tháng, đặc biệt có Thủ tướng chỉ làm trong 2 tháng (Higashikanu Higashikuni: 8-1945 đến tháng 10-1945).

        Về vua của nước Nhật, từ Minh Trị đến Akihitô:

        - Meiji sinh năm 1852, lên ngôi năm 1867, mất năm 1912 (thọ 60 tuổi).

        - Taisho sinh năm 1879, lên ngôi năm 1912, mất năm 1926 (thọ 47 tuổi).

        - Hiro Hito sinh năm 1901, lên ngôi 1926, mất năm 1989 (thọ 88 tuổi).

        - Akihito sinh năm 1933, lên ngôi năm 1989.

        Cũng cần lưu ý thêm, nước Nhật là nước duy nhất trên thế giới có dòng Thiên hoàng kéo dài 2700 năm, 126 đời vua. Chính nét độc đáo này buộc ta phải suy nghĩ để lý giải chuẩn xác các vấn đề về Nhật Bản.

        George Sansom cho rằng: Cuộc sống đấu tranh chật vật của người phương Đông không dễ hiện ra trong tầm nhìn của các nhà triết học1.

        Có lẽ đấy là điều ta cần nghiên cứu chăng?

        Chắc chắn cuốn sách này còn nhiều thiếu sót, mong bạn đọc lượng thứ.

        Tác giả

        
HIRO HITO

        Tên riêng nhà vua thứ 124 của Nhật Bản. Người mở đầu kỷ nguyên Showa, còn gọi là "sự hài hòa rực rỡ".

        Năm 1921, ông nhận chức nhiếp chính thay cha mình là Taisho Tenno. Ông lên ngôi vua năm 1926.

        Năm 1924, cưới công chúa Kuni Nagako. Năm 1941, tuyên chiến với Anh và Hà Lan, ngay sau đó, tấn công Pearl Harbor, đánh hạm đội Mỹ (7-12-1941). Nhưng trách nhiệm của ông trong chiến tranh 1941 - 1945 không được xác định chính thức, vì quyền lợi của ông lúc đó bị các nhà lãnh đạo quân Nhật hạn chế. Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm về đường lối chính trị đế quốc và chủ nghĩa bành trướng. Năm 1954, ông buộc phải ký bản tuyên ngôn Potsdam và từ bỏ một phần đặc quyền của mình. Là nhà sinh vật, đặc biệt về thực vật học, ông là một nhà nghiên cứu hơn là một chính khách. Mặc dù khi trị vì ông có những nỗi đắng cay, tuy vậy, ông vẫn được coi là một trong những nhà vua vĩ đại của Nhật Bản.

        Con trai ông, Akihito, sinh năm 1933, là hoàng tử nối ngôi.

PAUL ROBERT                        
Từ điển tên riêng thế giới                  
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin 2000          

-------------------
        1. George Sansom: Lịch sử Nhật Bản. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 1994.
      


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2018, 08:07:25 am
       
Chương I

ÔNG NỘI CỦA HIRO HITO

        QUYẾT ĐỊNH DỜI ĐÔ

        Năm 1868, ông nội của Hiro Hito là Minh Trị mới 16 tuổi nhưng hiểu thấu cuộc đời, thông minh kì lạ. Chàng trai có đôi lông mày xếch đỡ bộ trán cao, má xuôi theo cằm tròn trĩnh tạo nên bộ mặt cương nghị. Đôi con mắt luôn phóng ra những ánh mắt tinh nhanh sắc sảo.

        Minh Trị biết kinh đô cũ quá điêu tàn về mọi mặt nên đã quyết định dời đô. Chàng trai hiểu rõ từng năm tháng lịch sử di dời kinh đô ở Nhật từ xa xưa.

        Có một giai đoạn lịch sử là "Thòi Nara". Nara chính là kinh đô của Nhật Bản từ năm 7101. Năm 794, kinh đô dời đến Heian (Kyoto)". "Thời Heian" bắt đầu. Năm 1192, Yoritomo được Thiên hoàng phong cho danh hiệu tướng quân (Shogun) mở đầu cho việc thiết lập chính quyền quân sự của tầng lớp Samurai. Hệ thống chính quyền thường gọi là Bakufu - tức Mạc Phủ (Bộ tư lệnh trong quân đội).

        Nó tồn tại song song với chính quyền Thiên hoàng.

        Năm 1336, Takaudi đã chiếm Kyoto, lập Thiên hoàng Mixtaki làm bù nhìn (Bắc triều). Thiên hoàng Godaigo chạy xuống phía nam Kyoto lập một triều đình mới (Nam triều). Năm 1392, Nam triều "thoái vị", chuyển giao quyền lực cho "Bắc triều". Từ đó, Kyoto càng ngày càng sa sút. Ieyasu (1542-1616) đã xây thành đắp lũy ở vùng Edo, năm 1600, tự xưng là Tướng quân, lập Mạc phủ ở Edo. Thiên hoàng vẫn ở Kyoto.

        Năm 1868, công cuộc thống nhất quốc gia hoàn thành, Minh Trị Duy Tân quyết định dời đô về Edo và đổi thành Tokyo. Lâu đài Edo cạnh làng chài Edo với phong cách xây dựng của một hầu tước nổi tiếng đã được chọn làm Hoàng cung. Đó là một lâu đài nằm giữa Tokyo, chung quanh có hào sâu, tường cao bằng đá tảng, có nơi cao tới 30m. Hơn năm thế kỷ trước, lâu đài này đã được xây dựng. Sau đó, dòng họ Đức Xuyên (Tokugaoa) chiếm, xây dựng rộng lớn hơn.

        Tokyo từ đó trở thành trung tâm chính trị của Nhật Bản.

        CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG

        Ngày 6-4-1868, Minh Trị long trọng tuyên bố cương lĩnh:

        - Tất cả vì quyền lợi dân tộc.

        - Không phân biệt quan, dân; tất cả nguyện vọng được thực hiện, tài năng được phát triển.

        - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

        - Học tập nước ngoài, xây dựng đất nước hùng mạnh.

        Những cải cách về hành chính, xã hội được ban bố:

        Mọi quyền hành nhà nước tập trung vào Thiên hoàng. Chính viện (nội các chính phủ), hữu viện (tư pháp), tả viện (lập pháp) điều hành. Các lãnh chúa phải trao trả quyền hành cho Thiên hoàng.

        Chế độ đẳng cấp khắc nghiệt từ thế kỷ XII được bãi bỏ. Những đặc quyền phong kiến của quý tộc và võ sĩ bị thủ tiêu. Nông dân, thợ thủ công được giải phóng khỏi thân phận lệ thuộc.

        Những cải cách quân đội được thiết lập:

        Tháng 1-1873, theo sắc lệnh nghĩa vụ quân sự, mọi thanh niên đến tuổi 20, bất kể quý tộc hay bình dân đều phải vào quân ngũ 3 năm, sau đó 4 năm dự bị. Mặc dù quân đội theo mẫu châu Âu (hải quân theo Anh, lục quân theo Pháp) nhưng tư tưởng theo cơ sở đạo đức của "võ sĩ đạo". Theo "Bộ luật Buxido" quân đội phải tuyệt đối trung thành với Thiên hoàng, "sĩ quan được coi là cha của binh sĩ".

        Tổ chức giáo dục mới hình thành:

        Năm 1871, Bộ Giáo dục được thành lập theo mô hình phương Tây, chủ yếu là Pháp. Trẻ em 16 tháng tuổi phải được gửi vào các nhà trẻ. Hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc kéo dài 6 năm. Các thầy giáo lưu động được cử đi khắp nước để dạy những người không có điều kiện đến trường.

        Minh Trị ra lệnh thuê và sử dụng nhiều chuyên gia nước ngoài. Năm 1890, Nhật Bản có 3000 chuyên gia làm cố vấn cho chính phủ, từ năm 1868-1911 khoảng 170 giáo sư người Anh, Đức, Mỹ, Pháp đã được mời sang dạy. Năm 1872, có 373 sinh viên Nhật du học, nhiều nhất ở Mỹ và Anh.

        Các trường ngoại ngữ, chủ yếu dạy tiếng Anh, thành lập lên nhiều vô kể ở Tokyo. Đặc biệt, Minh Trị rất chú ý tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

        Năm 1872, tuyến đường sắt Tokyo - Yokohama hoàn thành. Năm 1893, Nhật Bản có 100.000 tấn tàu thủy chạy bằng hơi nước. Chỉ 10 năm Minh Trị nắm chính quyền, Nhật Bản đã có 500 xí nghiệp công nghiệp.

        Cương lĩnh hành động mới như những tia nắng len lỏi trong các ngóc ngách phong kiến rách nát, vừa đốt cháy rác rưởi, vừa bùng lên ngọn đuốc trí tuệ mới. Đường phố với những ngọn đèn thắp sáng bằng khí đốt xua tan bóng đêm u ám.

        Nhiều ngôi nhà kiến trúc phương Tây bất ngờ mọc lên. Người Nhật bắt đầu ăn vận âu phục, nữ uốn tóc. Năm 1873, dương lịch thay âm lịch. Nhà vua khuyên dân tăng cường ăn thịt để nâng cao trí thông minh. "Phải đuổi kịp phương Tây!". Đó là mệnh lệnh, lương tri của cây đũa thần Minh Trị gõ vào đầu mỗi người dân Nhật Bản.

------------------
        1. Nara được xây dựng với kiến trúc mô phỏng như Trường An nhà Đường nhưng mang nhiều sắc thái kiến trúc Nhật Bản. Đông Tây dài 5,9km, Nam Bắc 5,l km; có đại lộ rộng 90m, chạy thẳng đến cung điện hoàng gia. Đầu phía bắc tập trung nhiều cơ quan các bộ - phía đông và tây có nhiều chợ, miếu mạo, lăng tẩm. Ước tính có khoảng 100.000 người cư trú. Thành Nara xây bằng đất có 12 cửa, có hào sâu bao xung quanh.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2018, 10:47:39 am

        NHỮNG CUỘC ĐỐI PHÓ

        Tầng lớp Samurai mất nhiều độc quyền kinh tế, chính trị. Dưới chiêu bài bảo vệ sắc thái dân tộc, những cuộc nổi loạn bùng nổ. Tháng 2-1874, 2000 võ sĩ dưới sự chỉ huy của Eto dấy loạn ở Hizen, chiếm Saga. Những cuộc nổi loạn khác cũng diễn ra ở Kumamoto và Choxu năm 1876.

        Mùa xuân năm 1877, Saigo Takamori nguyên là Bộ trưởng chiến tranh đã phát động cuộc chiến tranh nổi loạn ở Satsuma. Sau vài tháng chiến đấu ác liệt với quân chính phủ, tháng 9-1877, toàn bộ kiểu đánh dũng cảm đó đã trở thành trò hề tuyệt đối. Minh Trị càng tăng thêm uy tín trước những chiến công lừng lẫy.

        Nhưng vừa dẹp xong những vụ nổi loạn, Minh Trị lại phải đối phó ngay với Phong trào Tự do - Dân quyền (Ziunumkenundo). Đây là phong trào đòi thông qua hiến pháp chống chuyên chế và độc tài. Do Minh Trị trẻ tuổi nên phần nào không hiểu ý đồ sâu xa của phong trào, đôi khi tỏ ý tán thành ngầm. Tất nhiên chính phủ rất lo ngại. Đầu năm 1874, "Ái quốc công đảng" đòi nhân dân tham gia chính quyền và lập Viện dân biểu chủ yếu là những người giàu có. Tháng 6-1875, chính phủ phản công lại. Đảng "Ái quốc" tan rã. Năm 1879, đại hội tái lập "Ái quốc xã", chủ trương xác lập chế độ dân quyền, thành lập Quốc hội. Tháng 10-1880, phong trào "Tự do và Dân quyền" thành lập1. Năm 1884, nông dân bạo động tới 146 vụ. Chính phủ buộc phải công bố hiến pháp ngày 11-2-1889.

        Sau Đại chiến hai, hai đảng này thông nhất thành đảng "Tự do Dân chủ".

        Hiến pháp được xây dựng theo mẫu nước Đức, khẳng định:

        Thiên hoàng có quyền triệu tập, giải tán Quốc hội, đình chỉ các đạo luật Quốc hội đã chấp thuận, ra sắc lệnh thay cho các đạo luật, quyết định chiến tranh hay hòa bình, Tổng tư lệnh quân đội, bổ nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng. Quốc hội gồm hai viện: Viện quý tộc và Viện dân biểu.

        Năm 1900, chính phủ đưa ra các đạo luật giữ gìn trật tự, cấm bãi công, cấm hoạt động của công đoàn và các tổ chức của giai cấp công nhân. Tuy vậy, phong trào công nhân vẫn phát triển mạnh làm cơ sở cho việc thành lập chính đảng.

        Tháng 5-1901, Đảng Xã hội dân chủ thành lập, sau bị giải tán nhưng những người xã hội chủ nghĩa vẫn hoạt động. Năm 1904, báo "Hâyminxinbun" (Nhân dân) đăng "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" nên bị tịch thu, biên tập viên phải trốn ra nước ngoài.

        Năm 1906, Đảng Xã hội chủ nghĩa Nhật Bản thành lập. Chính phủ truy nã khắp nơi nhưng các đảng viên vẫn hoạt động mạnh mẽ.

        Như vậy, cùng một lúc, Minh Trị phải đối phó với rất nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Nhưng do tài ba điều hành quản lí, biết phối hợp chặt chẽ với hai Viện nên tình hình trong nước ổn định, quân đội tăng vọt, hiện đại hóa nhanh chóng, tạo thành sức mạnh hùng cường, các nước khác bắt đầu cảm thấy lo ngại.

        CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

        Tháng 11-1871, Minh Trị cử một phái đoàn chính phủ gồm 48 người do Ioakuradẫn đầu sang Mỹ và các nước châu Âu để thương thuyết. Tuy không thành công nhưng Ioakura và các thành viên trong gần 2 năm ở nước ngoài đã hiểu thêm nhiều về phương Tây.

        Năm Minh Trị 34 tuổi, ông tổ chức hội nghị thương lượng với các nước Âu-Mỹ vể việc sửa đổi những điều ước bất bình đẳng mà Nhật ký cuối thời Tokugaoa. Các nước trao trả quyền quan thuế. Nhật thừa nhận quyền đi tự do của người nước ngoài. Minh Trị không đồng ý việc nếu xử người nước ngoài thì số thẩm phán của họ phải chiếm đa số.

        Ngày 16-7-1894, hai tuần trước chiến tranh Trung -  Nhật, Anh kí với Nhật một hiệp ước quy định Anh xoá bỏ mọi đặc quyền về lãnh sự tài phán, quyền lập tô giới, về thông thương và hàng hải.

        Anh muốn đồng minh với Nhật diệt Nga, muốn chiến tranh Trung-Nhật để dễ xâu xé Trung Quốc. Từ 1894- 1897, Nhật lần lượt kí với Mỹ, Đức, Pháp, Nga... những hiệp ước tương tự như đã kí với Anh.

        Năm 1893, phong trào nông dân nổ ra ở Triều Tiên. Chính phủ Triều Tiên nhờ Mãn Thanh giúp. Nhật vội đem quân sang lấy cớ ủng hộ chính phủ thân Nhật. Ngày 25-7-1894, không tuyên chiến, hạm đội Nhật tấn công Nha Sơn. Cánh quân của Yamagata tấn công Bình Nhưỡng. Ngày 7-9-1894, hạm đội Nhật đánh tan hạm đội Thanh ở Hoàng Hải. Quân Nhật vượt sông Áp Lục, chiếm bán đảo Liêu Đông, tấn công bán đảo Sơn Đông và Uy Hải Vệ, định uy hiếp Bắc Kinh. Ngày 17-4-1894, Trung Quốc buộc phải thừa nhận độc lập của Triều Tiên (thực chất là thuộc Nhật), cắt cho Nhật đảo Đài Loan, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông, bồi thường cho Nhật hơn 300 triệu yên, mở nhiều cảng...

        Minh Trị rất hài lòng với chiến thắng của quân Nhật, liên tiếp mở nhiều tiệc chiêu đãi các tướng quân. Vấn đề được nhà vua nêu ra trong bữa tiệc là phải tiếp tục chiến thắng, đây mới chỉ là bước đầu. Minh Trị thường nói đùa: "Quân đội Nhật đã chào mừng sự ra đời của Hiro Hito bằng chiến thắng quân Thanh". Cháu nội của ông đã ra đời trong tiếng đại bác chiến thắng của quân Nhật.

        Ngày 8-2-1904, đô đốc Togo cho tàu chiến tấn công hạm đội Nga ở Lữ Thuận, ngày 9-2 đổ bộ lên Nhân Xuyên và Xêun, ngày 10-2 tuyên chiến với Nga. Tháng 5-1904, quân Nhật đột nhập vào Đông Bắc Trung Quốc rồi Liêu Đông, Lữ Thuận, Liêu Dương. Tháng 3-1905, trong trận đánh đẫm máu ở Phụng Thiên (Thấm Dương), 70000 quân Nhật chết và bị thương. Nga tổn thất 90000 người. Ngày 28-5-1905, ở eo biển Tsusima, 38 tàu chiến Nga từ biển Ban Tích đến Viễn Đông bị tiêu diệt.

        Ngày 5-9-1905, Nga kí hòa ước thừa nhận quyền lợi về chính trị và kinh tế của Nhật ở Triều Tiên. Nhật sẽ bảo hộ Triều Tiên, chiếm bán đảo Liêu Đông, đường sắt Nam Mãn Châu, được quyền đánh cá miền biển Viễn Đông của Nga.

        Minh Trị hoàn toàn thỏa mãn. Nhật thực sự bình đẳng với các nước phương Tây. Năm đó, Minh Trị 53 tuổi. Trong một cuộc họp với các hầu tước, nam tước, ông nói: "Chúng ta đã đẩy nước Nhật lên một nấc thang mới, kẻ thù thực sự khiếp sợ. Từ nay đối với châu Á, ta làm bá chủ; còn Âu - Mỹ thì phải dè chừng, luôn luôn đề phòng . Ta chắc chúng cỏn gây cho ta nhiều khó khăn, nhưng không sợ. Nước Nhật mãi mãi sẽ xứng đáng là con của Nữ thần Mặt Tròi Amatêraxư. Ta không hổ thẹn với Jimmu, Thiên hoàng đã sáng lập ra nước Nhật năm 660 trước Công nguyên". Không khí im lặng bao trùm đã làm cho Thiên hoàng rất mãn nguyện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2018, 09:44:30 am

        VÕ SĨ ĐẠO

        Minh Trị triệu tập một cuộc họp quan trọng, đề cập tới một vấn đề rất lớn: "Võ sĩ đạo". Trong cuộc họp này, Minh Trị mời tướng Maresuke phát biểu đầu tiên.

        Maresuke Nogi thời kì ấy được coi là người tiêu biểu cho truyền thống võ sĩ đạo. Nogi xin phép Thiên hoàng và nói rất hùng hồn:

        "Ngay từ khi còn nhỏ, cha tôi đã truyền cho tôi dòng máu võ sĩ đạo. Tôi thường khoả thân luyện võ giữa tuyết phủ. Cha tôi đứng bên cạnh dội thêm nước đá. Đôi khi, người hét: Trung tiết - Vũ dũng - Kỉ luật. Mỗi lần hét lại một xô nước đá dội vào người. Chính vì thế, tôi đã nhanh chóng trở thành một thanh niên dũng cảm, khao khát sự khổ hạnh và luôn luôn có tinh thần chịu đựng sắt đá. Cha tôi dạy tôi thế nào thì tôi cũng dạy hai con trai tôi như thế.

        Khi Thiên hoàng giao trách nhiệm cho tôi phải chiếm Liêu Ninh bằng bất cứ giá nào, tôi đã thề trước Thiên hoàng: "Liêu Ninh không chiếm được có nghĩa là tôi đã chết". Thiên hoàng đã dũng cảm đi đến tận trận địa để quan sát và họp bàn với từng người có trách nhiệm trong từng khu vực. Tôi đã truyền lệnh tới tất cả quân sĩ phải chiến đấu như một đội quân cảm tử: "Trong trận này, Thiên hoàng đã là người cảm tử đầu tiên. Thiên hoàng đang đứng tại Liêu Ninh, lẽ nào chúng ta không thể hi sinh vì lệnh của Thiên hoàng".

        Trong 5 tháng, pháo binh của ta nã liên tiếp những trái phá vào tuyến phòng thủ của Nga. Trong các đợt tấn công, chính tôi đã nhìn qua ống nhòm, rất vui sướng khi thấy hai con trai của tôi xông pha ở tốp đầu với hai lưỡi gươm samurai sáng chói. Rất nhiều người tử trận. Rất nhiều những người con anh hùng của nước Nhật trước thế cùng đã tự sát. Tôi xin được chết. Thiên hoàng khóc ôm tôi trước khi tôi ra trận. Tôi đã dốc hết sức cùng anh em quyết tử. Cuối cùng chúng ta đã thắng!".

        Tất cả mọi người trong phòng họp đứng dậy, vỗ tay, quay về phía Thiên hoàng hô: "Muôn năm". Thiên hoàng đứng lên nói rất to: "Lúc đó Trẫm đã nói: "Khi Trẫm còn sống thì tướng quân không có lí do gì được chết! Từ nay trở đi, Nogi là người anh hùng của nước Nhật. Nhưng nước Nhật không chỉ có một Nogi mà có hàng trăm nghìn Nogi. Tất cả những người đã ngã xuống đều là Nogi! Toàn nước Nhật hãy đứng lên, yên lặng suy nghĩ về những người anh hùng của nước Nhật. Nước Nhật vĩnh viễn sống bên những người anh hùng! Nước Nhật muôn năm!". Tất cả sôi động hò hét như sấm dậy.

        Minh Trị cũng hết lời ca ngợi đô đốc Togo "Người cha của hải quân Nhật". Togo không những hiểu tỉ mỉ kĩ thuật đóng tàu mà còn hiểu rất kĩ cách sử dụng và các kĩ năng chiến đấu trong mọi tình huống trên biển cả. Isakoru Yamato, một sĩ quan trẻ tuổi cũng được ghi nhận như một tiêu điểm về tinh thần chiến đấu của quân đội. Anh bị cụt hai ngón tay, mặt đầy sẹo vì bị chấn thương bất ngờ, khẩu đại bác bên anh đã nổ tung vì quá nóng. Mặc dù bị thương nhưng anh vẫn không chịu rời trận địa, lại còn pha trò hài hước cho đồng đội vui trong chiến đấu. Sau này, Yamoto trở thành đô đốc thiết kế trận Trân Châu cảng. Chính đô đốc Togo đã theo ý của Yamoto sử dụng những tàu phóng ngư lôi một cách có hiệu quả buộc quân Nga thua trận. Hideki Tojo, học sinh trường quân sự, đang học nhưng tự nguyện đầu quân, nổi tiếng là một người chịu đựng được những kỉ luật khắc nghiệt và có tài tổ chức. Sau này, Tojo làm Thủ tướng Nhật từ 1941 đến 1944.

        Minh Trị rất xúc động trước những hình tượng biểu trưng cho tinh thần hi sinh dũng cảm, mang theo tinh thần võ sĩ đạo sâu sắc. Ông cũng chính thức mời Nogi tập trung dạy dỗ Hiro Hito - cháu đích tôn rất thông minh của ông. Nogi vô cùng cảm động vì những lời mời tha thiết của Minh Trị. Nhiều hoàng thân biết rất rõ năm 16 tuổi, Nogi bị chặt đứt một chân và một tay, nhưng Nogi vẫn nổi danh là người anh hùng bất tử được Minh Trị mời làm Hiệu trưởng trường Võ sĩ đạo quý tộc quốc gia. Phương châm sống của ông là: "Sống đẹp, chết vẻ vang".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2018, 10:30:49 am

Chương II

HIRO HITO THỜI THƠ ÂU - NHỮNG NĂM THÁNG TRƯỞNG THÀNH (1901-1918)

        THÁNG TƯ NĂM ĐẦU THIÊN NIÊN KỶ XX

        Nhà vua Yoshihito mặc dù có nhiều khuynh hướng hiện đại nhưng vẫn thuận theo ý của cha và sự chọn lựa của Thiên hoàng cưới Sadako một cô gái trẻ rất đẹp, xuất thân dòng Fujiwara, một dòng thường kết giao với các thế hệ Thiên hoàng qua nhiều thế kỉ. Sadako đã sinh Hiro Hito ngày 29-4-1901. Năm đó Sadako mới 16 tuổi.

        Hiro Hito sinh vào năm đầu tiên của thế kỷ XX. Thế kỷ này, Nhật đã được hưởng trọn vẹn những thành tựu của nền văn minh Trung Hoa, hệ thống triết học Nho giáo, Phật giáo, chữ tượng hình, khối lượng đồ sộ về nền tảng tư tưởng, tinh thần Ấn Độ; những thành tựu của ánh sáng cách mạng tư sản Pháp, mười phát minh của phương Tây: đầu máy xe lửa, mỏ ga, máy ảnh, điện báo, cột thu lôi, báo, trường học hiện đại, hệ thống bưu điện, tàu thủy chạy bằng hơi nước, hệ thống ngân hàng mới. Bốn mảng được xã hội lưu tâm đặc biệt: giáo dục, tổ chức hành chính, những đồ án thiết kế tổng hợp, quốc phòng. Thế kỷ này đón nhận những thành tựu tuyệt vời của con người nhưng cũng không ít những thảm họa mà con người không lường trước được. Chính Nhật Bản với những đau thương của bom nguyên tử gây ra đã in hằn dấu vết của một tình cảnh không quên được của con người.

        QUÊ HƯƠNG

        Quê hương của Hiro Hito gắn với thành phố Heian- Kyo (Kyoto) như một tiếng chiêng của lịch sử Nhật Bản chưa biết kéo dài đến bao giờ mới kết thúc. Kinh đô Nhật Bản với ước vọng hòa bình và yên tĩnh đã luân chuyển nhiều lần. Trước năm 710, triều đình đã chuyển từ Asuka đến Nara. Năm 794, nhà vua dời đô đên Kyoto và đến năm 1868 dời về Tokyo.

        Kinh đô Kyoto được xây dựng giống như kinh đô Tràng An của Trung Hoa vào thời Tùy, cũng giống như kiểu cách ở Nara. Các thầy địa lý Trung Hoa đã chọn cho vua Nhật nơi này để đóng đô. Quan Thượng thư bộ Hộ của triều đình là Wake no Kiyomara, một đại thần trung thành của nhà vua, bảo đảm rằng kinh đô mối là đất lành có thể chống lại được các ác thần của bốn phương và triều đại nhà vua có thể dựng với quy mô lớn, bề thế. Có những đường phố chạy dọc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, rộng rãi thênh thang, bên cạnh nhiều phố hẹp cắt ngang nhau. Kinh đô mới vuông vắn, phong cảnh kỳ vĩ, có các tòa cung điện nguy nga, có các dinh cơ của triều đình, có phòng họp lớn và nhiều tòa nhà làm nơi hội họp của các hội đồng hoặc nơi cử hành các lễ nghi trọng thể.

        Kinh đô mới cách cố đô Nara không xa nhưng đi lại rất khó khăn. Cảnh quan ở đây đẹp hơn Nara nhiều.

        Hoàng đế Kammu ngay khi đến Kyoto đã ban bố một chỉ dụ ngừng việc xây dựng các đền chùa mới, hạn chế quyền lực của đền chùa, không bán hoặc cấp không đất cho các đền chùa nữa. Triều đại của ông là một thời kì lịch sử đạt đỉnh cao của sự thịnh trị.

        BIẾT NGẨNG ĐẦU LÊN NHÌN MẶT TRỜI

        Trong lễ đón nhận hoàng thân Actua đờ Cônnô (Arthur de Connaugh) anh của vua Êđua (Eduard) VII, Hiro Hito mới 4 tuổi đã mặc quân phục sĩ quan Nhật Bản. Ngay từ hai tháng rưỡi, mẹ của Hiro Hito đã được sự chỉ đạo nuôi dưỡng của bá tước Kaoamura, 70 tuổi với phương châm: "Bộ óc độc lập, trái tim thương yêu và tình cảm nhân đạo". Chính bá tước đã yêu cầu Hiro Hito mặc quân phục trong nhiều lần ra mắt khi có cuộc họp. Trước khi ông mất, ông đòi gặp Hiro Hito lúc đó mới 4 tuổi và dặn mẹ của Thiên hoàng tương lai:

        "Hãy dạy con sao cho mỗi buổi sáng, con người thiêng liêng nhỏ bé đó biết ngẩng đầu lên nhìn bầu trời! Dạy con để mỗi buổi sáng, bầu trời và con người đó hòa quyện trong tuyết trắng của núi Phú Sĩ và màu xanh bất diệt của đại dương. Hãy dạy con biết hưởng cái "ân" của bầu trời và biết trị cái "oán" của mặt đất. Buổi chiều, chính là lúc phải dạy con biết nhìn xuống đất để thấu hiểu nỗi đau khổ và cay đắng của người dân Nhật. Hạ thần ra đi thanh thản nhưng nỗi đớn đau của đất nước thì xin được mang theo tới chốn tuyền đài".

        Đám tang của bá tước đã được tổ chức rất trọng thể.

        Hiro Hito cúi lạy theo đúng nghi thức.

        Sau khi bá tước mất, Hiro Hito được đưa về lâu đài Akasala sống với cha. Cậu được sống trong một ngôi nhà nhỏ độc lập, xung quanh có những vườn cây đẹp. Có một vườn trẻ của Hoàng gia dành riêng cho Hiro Hito và các trẻ cùng lứa tuổi. Những yếu tố độc đáo về sông, núi của Nhật Bản được đan quyện trong những trò chơi mẫu giáo gây ấn tượng sâu sắc đối với Hiro Hito. Trông coi cậu là nhiều viên quan coi sóc về thể chất và tinh thần. Chịu trách nhiệm chính là một giáo sư già có nhiều kinh nghiệm đã từng làm hiệu trưởng của một trường nổi tiếng.

        Hiro Hito ngay từ năm 5 tuổi đã là một đứa trẻ cương nghị và trầm lặng, không chịu tuân theo những điều gì bình thường trong cuộc sống gia đình. Cậu đã sống bên nhiều người lớn, những con người chuyên việc chăm sóc về tinh thần, tư tưởng và ý thức lãnh đạo của một hoàng đế tương lai. Cậu đã sóm được hòa mình trong không khí vinh quang của những bản anh hùng ca về chiến thắng của một đất nước đứng đầu châu Á và siêu việt về sức mạnh quân sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2018, 10:19:23 pm

        SAY MÊ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT

        Hiro Hito có bạn là Tsuchiya rất thích thú với những thực vật biển, chính người bạn này đã lôi kéo Hiro Hito say mê nghiên cứu sinh vật biển sau này. Một bà bảo mẫu, bà Takako Suzuki, vợ của một sĩ quan hải quân (sau này viên sĩ quan đó đã trở thành Thủ tướng cuối cùng trong thời kì chiến tranh) cũng nuôi dưỡng thêm lòng say mê biển của Hiro Hito.

        Hiro Hito rất say mê thực vật, động vật ở vườn thú của công viên Ueno nhưng không thích những lời thuyết giáo của các vị chịu trách nhiệm hướng dẫn đi xem nên thường phản ứng bằng cách đòi về.

        Về nhà, Hiro Hito thường chơi đùa với Chichibu, em trai kém một tuổi, cả hai đều được nuôi dưỡng rất cẩn thận, thường chỉ gặp mẹ một lần trong một tuần và cha thì ít hơn, lí do chính là thời gian biểu được các quan coi sóc trong khuôn khổ đó trao đổi rất kĩ với cha và mẹ. Việc kiểm soát gắt gao việc chơi mà học được giao riêng cho một số quan chức. Có hai căn bệnh được đặc biệt lưu ý đối với Hiro Hito là cận thị và vẹo cột sống. Các bác sĩ đã đưa nhiều đề án để ngăn hai căn bệnh này xuất hiện.

        Trong những cuộc chơi đùa, Hiro Hito thường được coi là thủ lĩnh. Chichibu luôn thích làm cận vệ của Hiro Hito chứ không thích làm kẻ địch. Nhiều cuộc thực nghiệm về thực vật, động vật đã được tổ chức một cách chu đáo nhằm thu hút thú say mê khoa học ngay từ thời niên thiếu của Hiro Hito.

        NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ÔNG NỘI - VĨNH BIỆT ÔNG NỘI

        Ồng nội với dáng lùn mang theo sắc thái độc đáo luôn luôn đi bộ theo phong cách của một nhà vua độc tài, lại điểm thêm bộ râu ngắn, con mắt tinh nhanh, sắc sảo, tạo nên hình ảnh một người ông đáng sợ. Ông nội rất nghiêm khắc, không tha thứ bất cứ cháu nào có hiện tượng xấu vì thế đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc đối với các cháu, đặc biệt đối với Hiro Hito. Ông bao giờ cũng trừng phạt Hiro Hito nặng nhất. Chính Hiro Hito không sợ cha Yoshihito bằng ông nội.

        Ông nội có ý thức rất sâu sắc trong việc dạy các cháu vì ông phát hiện càng dạy sớm, kết quả càng chắc chắn. Ông chỉ bảo cặn kẽ cách bắn cung, luôn có những lời khen mang bốn sắc thái: tâm lí, tế nhị, khích lệ, sâu sắc.

        Hiro Hito luôn có ý thức tự khẳng định mình, phản đối những điều không ưng ý một cách mãnh liệt. Nếu không đồng ý, rất cương quyết không chịu nhượng bộ bất cứ ai. Điều này rất phù hợp với ông nội. Minh Trị là một con người rất quả quyết. Dưới thời ông, các công ti Mitsu, Sumitomo, Ioasaki trở nên rất thân cận trong triều đình. Những công ti công nghiệp khổng lồ cai quản nền kinh tế cũng thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu của Minh Trị.

        Bên những nét đẹp đó, Minh Trị cũng nổi tiếng là một ông vua ăn chơi vào loại ghê gớm. Các cận thần cũng không kém, luôn luôn say sưa cùng Thiên hoàng. Nhiều lần Minh Trị không đủ sức leo lên yên ngựa, các viên quan phải công kênh Thiên hoàng lên. Mỗi lần nhìn thấy ông nội ngã ngựa vì say, Hiro Hito lại tìm cách chế giễu, trêu ông bằng việc bắt chước giả vờ ngã. Những sự việc này đã để lại những bàn tán phía sau không tốt đẹp lắm. Các quan cũng nhiều người can ngăn nhưng Hoàng đế chưa bao giờ kiềm chế được mình.

        Yoshihito kế ngôi sau này, cũng chịu ảnh hưởng của cha, đã khai tâm cho con trai của mình về rượu ngay khi con mới 5 tuổi, gần như bắt chú bé uống sake nhưng Hiro Hito đã chống lại rất ác liệt. Yoshihito đành cười xoà, xoa đầu Hiro Hito.

        Tuy vậy, Minh Trị chưa bao giờ sao lãng công việc chính trị. Tháng 12-1905, ông cho đặt ở Triều Tiên chức Tổng thống đốc, cử Ito Hirobami đảm nhiệm. Quân đội Nhật được trao quyền điều khiển chính phủ Triều Tiên và chính quyền các địa phương. Vua Triều Tiên buộc phải thoái vị, nhường ngôi cho hoàng tử kế vị. Năm 1909 khi nghe tin Ito Hirobami bị giết, Minh Trị cho tiến hành khủng bố nhân dân cả nước Triều Tiên. Năm 1910 Nhật tuyên bố xoá bỏ nền độc lập của Triều Tiên. Ngày 22-8-1910, vua Triều Tiên buộc phải kí văn kiện từ bỏ chủ quyền, nhường ngai vàng cho Hoàng đế Nhật.

        Minh Trị cũng rất chú ý về mặt kinh tế. Ông đốc thúc gắt gao mọi hoạt động sản xuất. Chỉ trong hai năm 1905-1907 , trọng tải tàu biển tăng 2 lần. Khối lượng sản phẩm luyện kim từ sau chiến tranh Nga-Nhật đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất tăng 10 lần. Sau khủng hoảng 1907-1908, các nhà máy, công xưởng có trên 500 công nhân, chiếm gần 20% tổng số các công ty tài chính - thương nghiệp gia đình, các nhà băng Mitsui, Mitsubisi, Xumimoto, Yaxuda... tiến tới hình thức côngxoocxiom (Liên hiệp giữa nhà băng và độc quyền công nghiệp).

        Đặc biệt, Minh Trị rất chú ý tới chính sách đối ngoại. Tháng 7-1907, Nhật ký với Nga hiệp ước phân chia khu vực ở Mãn Châu và sẽ cùng phối hợp nếu bị Mỹ-Anh tấn công. Ngày 30-11-1908, Nhật - Mỹ trao đổi công hàm, đồng ý giữ nguyên thực lực ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tôn trọng quyền lợi lẫn nhau. Nhưng tháng 10- 1909, Mỹ yêu cầu "quốc tế hóa" đường sắt ở Mãn Châu, Nhật từ chối. Ở Mỹ, phong trào tẩy chay người Nhật diễn ra khắp nơi. Ngày 12-8-1905 (trước khi kí hòa ước Poxmao), Anh - Nhật kí hiệp ước liên minh mới thay cho hiệp ước 1902. Hiệp ước này cho phép Nhật tự do ở Triều Tiên, còn Anh có quyền thống trị ở Tây Tạng, Apganixtan, Iran đề phòng thủ Ấn Độ.

        Năm 1912, Minh Trị có nhiều triệu chứng sa sút ghê gớm về mặt sức khỏe. Ông thường xuyên nói chuyện với Hiro Hito, căn dặn cháu nhiều điều. Mặc dù Hiro Hito năm đó mới 11 tuổi nhưng ông luôn gợi ý để Hiro Hito có thể biết được phần nào ý nghĩa những cuộc họp quan trọng. Ông thường dò hỏi mức độ hiểu biết về vấn đề chính trị của Hiro Hito. Ông lo lắng nhiều cho nước Nhật thời Hiro Hito vì biết cha của Hiro Hito có nhiều khiếm khuyết trong cuộc sống và đôi khi thấy thiếu ý chí trong cách suy nghĩ về chiến lược chính trị của Nhật. Ông luôn cầu nguyện trong đền Shinto và cầu mong sự nối tiếp xứng đáng của Hiro Hito trong dòng Hoàng gia.

        Những đóng góp cuối cùng của Minh Trị trong cuộc đời là những ý kiến về giáo dục.

        Trong các cuộc họp, ông thường chỉ Hiro Hito, nói:

        "Các người nên nhìn cậu bé này. Nếu không bắt đầu từ sớm thì không thể nói đến sự hưng thịnh của nước Nhật. Sớm ở đây có nghĩa là phải bắt đầu từ giáo dục. Ngay từ khi ta lên ngôi, ta đã hiểu dân ta về tri thức kém xa các dân tộc khác. Nhưng nếu biết sớm chăm lo đến giáo dục thì không sợ. Càng nhiều tuổi, ta càng hiểu giáo dục là gốc rễ của tất cả. Nó không những là chìa khóa mà còn là ánh sáng phủ mọi đen tối của bất cứ nước nào. Nhưng vấn đề đặt ra là phải "sớm". Nếu muộn thì hỏng hết. Chẳng hạn như cậu bé Hiro Hito đây, nếu giáo dục muộn thì tìm đâu ra sức mạnh. Nhật chiến thắng Nga trước hết vì nền giáo dục Nhật đã ăn sâu vào dân Nhật, cắm rễ vào trí não người dân ngay từ giữa thế kỉ trước."

        Những triệu chứng về bệnh tật của Minh Trị ngày càng phát triển theo xu hướng xấu. Tất cả các bác sĩ giỏi nhất của nước Nhật đã được lệnh về Tokyo nhưng không thể cứu vãn nổi. Ngày 30-7-1912, Minh Trị vĩnh biệt nước Nhật. Hoàng cung chìm đắm trong đau xót. Nước Nhật rung lên trong tiếng khóc. Tất cả đền Shinto1 đều làm lễ cầu nguyện.

-------------------
        1. Thần đạo - Tôn trọng sự tinh khiết - Ngày giỗ, người Nhật chỉ cúng cơm gạo, hoa quả, không giết súc vật. Giáo lý Shinto: ‘Trong sạch cả thể xác lẫn tinh thần”.

        Chữ kami: thần, thượng đế; sau thêm nghĩa: linh hồn, trong sáng,được coi là gốc của Shinto.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2018, 08:55:06 am
    
        NOGI, NGƯỜI ANH HÙNG VÕ SĨ ĐẠO

        Trước lễ quốc táng một đêm, Nogi, người anh hùng võ sĩ đạo, người thầy, người cha thiêng liêng của Hiro Hito, người mà Yoshihito và Minh Trị cùng thống nhất trao chiếc kiếm quyền uy võ sĩ đạo của dòng Thiên hoàng để nuôi dạy Hiro Hito sớm nhập được những linh cảm của tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, đã đến gặp Hiro Hito lần cuối cùng và nói: "Tôi đã không làm tròn nhiệm vụ của Thiên hoàng trao cho. Tôi xin chịu tội. Nhưng trước khi được sống với cõi u tịch, tôi tha thiết cầu mong Hiro Hito chủ soái tương lai của nước Nhật hãy cố giữ được cái gốc của một quân nhân, cái gốc của võ sĩ đạo Nhật Bản. Tôi xin vĩnh biệt Hiro Hito".

        Ngày hôm sau, tiễn đưa Minh Trị xong, Nogi trở về biệt thự. Ông cùng vợ tắm gội để thân thể được tinh khiết rồi mặc bộ Hòa phục trắng như tuyết, quỳ xuống trước bức di ảnh của Minh Trị, trên đó có chữ kí đề tặng của chính nhà vua. Theo đúng tinh thần võ sĩ đạo, ông mổ bụng bằng đoản kiếm1 còn vợ ông chỉ được sử dụng dao găm đâm cổ.

        Cái chết của vợ chồng Nogi một lần nữa chứng minh sự huyền bí thiêng liêng của tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản. Sống hay chết đối với người võ sĩ như nhau, nhưng sống thì phải đẹp và cao cả, chết phải trong sáng và hiên ngang.

        Hiro Hito rất xúc động trước cái chết của ông nội và thầy học. Trong nhiều ngày sau đó Hiro Hito rất thích sự im lặng, có khi cả ngày không nói câu nào. Từ nay, với sứ mệnh chuẩn bị kế nghiệp chính thức, Hiro Hito được sống trong một phòng riêng, trang trí nội thất đơn giản nhưng mang ý nghĩa võ sĩ đạo sâu sắc.

        LỚN LÊN CÙNG VỚI NƯỚC NHẬT

        Hiro Hito tiếp tục học trường "Võ sĩ đạo" hai năm nữa. Một gia sư mới là đô đốc Togo, người anh hùng trong chiến tranh Nga - Nhật. Ông là một chỉ huy nghiêm khắc, mọi người rất tin cậy. Cuộc sống hằng ngày của ông là một hình mẫu khó có thể theo nổi của một Samurai. Sáng dậy rất sớm, tắm nước lạnh trong bất cứ thời tiết nào, kể cả những ngày dưới 0 độ. Ông ăn uống rất ít nhưng chế độ tập luyện lại cực kì căng thẳng. Ông rất coi trọng "Trà đạo", thường uống trà sau mỗi buổi luyện kiếm và suy nghĩ triết lý: "Bí ẩn của phương Đông là nỗi khiếp sợ của các nhà triết học".

        Hiro Hito học tiếng Pháp với một giáo sư Pháp. Tiến sĩ Sugiura đã từng dạy hóa trường Đại học Tổng hợp ở Luân Đôn, dạy môn "Luân lí". Giáo sư Sugiura già, sống rất đạo đức, giảng bằng tiếng Anh những vấn để Triết học phương Đông.

        Đặc biệt, tiến sĩ Hattori dạy về khoa học tự nhiên và sinh vật học. Ông đã dẫn cậu học trò của mình về vùng nông thôn để nghiên cứu về lịch sử tự nhiên. Ổng còn đưa Hiro Hito ra biển để nghiên cứu hải sản. Hattori đã coi Hiro Hito như một cộng tác viên khoa học, hướng Hiro Hito vào bộ môn khoa học của mình niềm say mê vô tận đến ngay cả những giây cuối cùng trong đời mình.

        Hiro Hito ngay từ năm 10 tuổi đã có những sưu tập về bướm, côn trùng, hoa dại. Do ý thức tự lập sớm phát triển nên Hiro Hito hỏi các thầy rất ít, chủ yếu tự mình học tập, nghiên cứu.

        Hiro Hito đã lớn lên cùng với nước Nhật. Từ một thuộc địa nghèo nàn, nước Nhật đã trưởng thành với sự dũng cảm phi thường.

--------------
        1. Harakiri, seppuku hoặc kappuku (mổ bụng).

        Theo tinh thần võ sĩ đạo, các bushi (võ sĩ, hiệp sĩ, samurai) phải theo luật của võ sĩ (bushi doo), khi mổ bụng phải tuân theo 5 điều sau:

        - Lễ “Harakiri” ở đền Shinto;

        - Dùng đoản kiếm mổ bụng (biểu tượng tự sát);

        - Thanh thản với sắc mặt bất khuất;

        - Ngã về phía trước;

        - Khi không chịu đựng nổi, vệ sĩ (được chọn kỹ) đứng bên sẽ cầm trường kiếm chém một nhát đứt đầu.

        Nếu là thương nhân mới được tự sát bằng thuốc độc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2018, 11:47:28 am

        TÌM THẤY CON ĐƯỜNG LẮT LÉO GIỮA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TÀN BẠO

        Từ năm 1912 đến 1918, Hiro Hito đã sống trong một giai đoạn nước Nhật tìm thấy con đường lắt léo giữa cuộc chiến tranh tàn bạo của hai phái: Anh, Pháp, Nga và Đức, Áo, Hung, Italia. Những bộ óc điện tử của nước Nhật đã giúp cha con Hiro Hito rất nhiều. Nhật hiểu rõ chiến tranh thế giới tất yếu sẽ xảy ra và còn đoán được bên nào sẽ thắng. Nhật mâu thuẫn rất gay gắt với Anh trong vấn đề Trung Quốc nhưng ngày 23-8-1914 lại tuyên chiến với Đức (đêm hôm trước, tất cả báo chí Nhật đều tuyên truyền chống Anh, tỏ ra có thiện chí với Đức). Nhật đã chiếm Thanh Đảo thuộc bán đảo Sơn Đông. Sau đó, chiếm các đảo Mariana, Côrôlin, Macsan. Khi thấy phương Tây vướng chiến tranh ở châu Âu, Nhật vội bành trướng thế lực ở Trung Quốc. Tháng 1- 1915, chính phủ Nhật đưa ra "21 yêu cầu" buộc Trung Quốc phải lệ thuộc Nhật về kinh tế, chính trị, quân sự; thừa nhận quyền lợi của Nhật ở Sơn Đông, Nam Mãn Châu, phần phía đông Mông cổ, thành lập lực lượng cảnh sát hỗn hợp Trung - Nhật, xây dựng các nhà máy quân sự Nhật - Trung, cho Nhật xây dựng đường sắt ở Nam Trung Hoa, trao cho Nhật quyền truyền giáo ở Trung Quốc. Sau khi xin cắt giảm một số điểm, Viên Thế Khải chấp nhận "21 yêu cầu". Mỹ - Anh không phản đối vì nghĩ Nhật không đủ sức khống chế Trung Quốc về kinh tế và chính trị. Trong chiến tranh, Nhật tranh thủ xuất khẩu hàng hóa (trước hết là hàng dệt) sang Trung Quốc rồi xâm nhập sang cả châu Âu và châu Phi. Thu nhập thương thuyền tăng lên tới 10 lần.

        Khi kết thúc chiến tranh, Nhật không thiệt hại gì lớn, nghiễm nhiên là kẻ thắng trận. Hòa ước Vecxai 1919 đã cho Nhật làm chủ vùng bán đảo Sơn Đông, các đảo ở Thái Bình Dương phía Bắc đường xích đạo. Nhật còn là Ủy viên thường trực của Hội Quốc Liên, một cường quốc đế quốc chủ nghĩa ở châu Á.

        Hội nghị Hoàng cung đã đánh giá rất cao dự đoán của những bộ óc thông minh thời đó, phán xét chính xác tình hình thế giới sẽ xảy ra như thế nào trong vòng 10 năm. Hiro Hito sau này nhớ lại về những cuộc tranh cãi đầy thú vị trong hoàng cung để tìm ra cách tốt nhất có lợi cho nước Nhật. Quyết định đánh Đức mặc dù mâu thuẫn chủ yếu với Anh, Mỹ là một ý đồ cực kỳ sáng suốt đối với tương lai của nước Nhật sau Đại chiến I.

        Các nước châu Âu trở thành bãi chiến trường nên hàng xuất khẩu sang châu Á giảm sút. Mỹ, Nhật thay nhau độc chiếm. Hàng Nhật tràn khắp châu Á. Trong nước Nhật, không còn nguồn cung cấp máy móc, phụ tùng, hàng từ phương Tây, do đó các ngành công nghiệp nặng và hóa chất phát triển mạnh, tạo được nền tảng vững chắc. Xuất khẩu của Nhật tăng gấp 4 lần, từ 799 triệu yên năm 1914 lên 3243 triệu yên năm 1919. Từ chỗ nợ nước ngoài 1,1 tỷ yên năm 1914, Nhật trở thành chủ nợ 2,7 tỉ yên năm 1920, dự trữ vàng và ngoại tệ hơn 2 tỉ yên, tăng 6 lần trong vòng 6 năm.

        Nhìn chung, từ năm 1914 đến năm 1920, tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 3,2 lần về danh nghĩa, số lượng công nhân nhà máy tăng gần gấp đôi. Nhiều công ti đạt tỉ xuất lợi nhuận trên 100%. Ngành hàng hải đứng thứ ba trên thế giới. Công ti Mitsui với tiền vốn 7 tỉ yên, chỉ huy 214 xí nghiệp lớn. Công ty Mitsubisi tiền vốn 4 tỉ yên, chỉ huy 50 xí nghiệp lớn.

        HOÀNG THÂN SAIONJI

        Chiến tranh vừa kết thúc, Hoàng cung đã có một cuộc họp bàn về việc giáo dục Hiro Hito. Nhiều đại lão quan đã xác định: Hiro Hito 17 tuổi, ở lứa tuổi đó có hai việc cần làm gấp, một là cho thâm nhập sâu vào các phong tục tập quán cỗi rễ nhất của nước Nhật; hai là cho đi thăm Anh, Pháp để hiểu biết chính xác về thế giới phương Tây.

        Nhưng Hiro Hito chưa học xong, Nhật hoàng Taisho lại mới có triệu chứng lâm bệnh khó chữa; hơn nữa Anh - Pháp còn đang tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh nên mọi việc tạm dừng lại.

        Hoàng thân Saionji thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong những công việc lớn. Ông đã học luật ở Pháp 10 năm, nói tiếng Pháp rất giỏi. Ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng đoàn Nhật ở Hội nghị Vecxai. Ông là người tìm được mối liên hệ rất chặt chẽ giữa phương Tây và Nhật Bản, tạo nên được một lý thuyết chỉ đạo về bản sắc dân tộc Nhật cần được bảo tồn như thế nào trước sự công phá của thế giới Âu - Mỹ. Ông đã trở thành bạn thân thiết với Gioocgiơ Clêmăngxô, Gôngcua... Ông xác định: Hiệp ước Hòa bình đã ký ở Vecxai là nền tảng của Hội Quốc Liên, chấm dứt thời kỳ cách biệt của Nhật vói thế giới, ông đã viết cho Nhật hoàng Taisho:

        "Những kết quả của Hội nghị Vecxai sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến vị trí của Nhật Bản trong nền chính trị quốc tế. Chúng ta đã được xếp vào hàng thứ năm những nước mạnh và đánh dấu sự khởi đầu tham gia của chúng ta vào nền chính trị châu Âu. Ngoài ra, chúng ta còn đứng ở vị trí quan trọng trong Hội Quốc Liên, chúng ta có quyền quyết định tất cả những công việc ở phương Đông và phương Tây".

        Ông cương quyết đấu tranh phải đưa gấp Hiro Hito đi nghiên cứu tình hình Anh - Mỹ, nhất là từ năm 1920, Taisho bắt đầu ốm nặng đến mức độ phần lớn công việc Hiro Hito phải chịu trách nhiệm kí thay. Không thể trì hoãn, một hội đồng chuyên nghiên cứu về chuyến đi của Hiro Hito được thành lập. Y niệm về Tổ quốc cần được ghi dấu ấn sâu đậm bằng mọi hình thức phù hợp với lứa tuổi 20. Saionji khẳng định nếu không nghiên cứu kĩ tâm lí của Hito trước khi đi nước ngoài thì đấy là một sai lầm lớn của nước Nhật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2018, 08:04:27 am

        TÌNH YÊU, NGHỆ THUẬT VÀ CHỦNG TỘC

        Ngày 3-3-1921, Hiro Hito chính thức cùng đoàn tùy tùng chuẩn bị mọi nghi lễ xin phép vua cha và mẹ cho ra nước ngoài. Hiro Hito còn phải đến núi Phú Sĩ cầu khấn, chịu những nghi lễ trong đền thờ Shinto với rất nhiều chi tiết phức tạp kéo dài suốt ngày đêm.

        Hiro Hito phải thề trước Thần và xin tự nguyện hi sinh toàn bộ cuộc đời cho sự nghiệp quang vinh thiêng liêng của nước Nhật.

        Trên đường đi Luân Đôn, Hiro Hito đã đến Hồng Kông, Xingapo, Côlômbô, Ai Cập, Manta và Gibranta. Khắp nơi, Hiro Hito đều được đón tiếp rất chu đáo vì nước Nhật thời đó đang vươn lên rất mạnh, nhiều nước muốn học tập. Ở Ai Cập, đô đốc Alenbi đã chuẩn bị bữa tiệc độc đáo thịnh soạn ngoài trời, nhưng không may, một cơn bão cát kéo đến bất ngờ đã cuốn đi toàn bộ các món ăn và bàn ghế lẫn cốc chén. Có những chai rượu lăn xa đến 500 mét. ở Manta, Hiro Hito lần đầu tiên được xem ôpêra Ôtenlô. Có ba ấn tượng được ghi nhận sâu sắc mãi sau này.

        Một là tình yêu: trước khi đi, Hiro Hito đã được người yêu, Hoàng thân Kuni, bố vợ tương lai và giáo sư Sugiura vừa tiễn đưa vừa dặn dò những câu nói chứa chan tình cảm. Hiro Hito rất xúc động. "Tình yêu, đó là một tình cảm mang theo màu sắc huyền thoại sâu sắc nhất, ẩn hiện bất ngờ nhưng bao giờ cũng phải tuân theo luật lệ của dòng máu truyền thống đã có hơn hai thiên niên kỉ". Phải sau khi xem Ôtenlô, Hiro Hito mới hiểu hết câu nói đó của giáo sư Sugiura trước lúc tạm biệt. Hiro Hito hiểu rằng đối với hoàng tử của nước Nhật thì tình yêu không đơn giản như những chàng trai Nhật khác, nó phải gắn với tâm linh của Nữ thần Mặt trời Amatêraxư và Thiên hoàng Jimmu (Thần Vũ). Hiro Hito hiểu tình yêu của mình phải nằm trong sứ mạng thiêng liêng của ông vua thứ 125 của Nhật Bản tính từ Jimmu năm 660 trước Công nguyên.

        Hai là nghệ thuật: Hiro Hito đã được xem rất nhiều những buổi biểu diễn nghệ thuật Nhật đậm màu sắc dân tộc, tính khiêm tốn, giản dị đôi khi phải được giải thích rất chi tiết mới hiểu hết. Giờ đây, chàng trai phương Đông tiếp xúc với nhạc kịch phương Tây với tất cả sự ngỡ ngàng, đôi lúc phải cầu viện tối sự phân tích của các nghệ sĩ phương Tây, nhưng cũng không hiểu nổi. Tất nhiên, sau khi xem, những ấn tượng mạnh về một nền nghệ thuật xa lạ đã làm Hiro Hito mất ngủ mấy đêm liền.

        Ba là chủng tộc: vấn đề này được coi là mấu chốt trong đời sống chính trị của Hiro Hito. Lần đầu tiên Hiro Hito hiểu được chủng tộc là một trong những vấn đề  phức tạp nhất của thế giới tương lai. Vấn đề tình yêu của Sêchphia nêu trong vở kịch thực ra chỉ là một tia chớp của vấn đề chính trị. Nhân loại sẽ còn khổ đau nhiều chung quanh khái niệm chủng tộc. Nhận thức được điều này, Hiro Hito cảm thấy sức mạnh của nghệ thuật phương Tây cũng cần được người Nhật tiếp thu học hỏi. Nghệ thuật gắn với truyền thống và chính trị sẽ tạo được sức mạnh lớn lao có sức thuyết phục con người ở những tầm vóc tư tưởng cao nhất. Vấn đề chủng tộc thực chất là vấn đề về quan niệm bình đẳng giữa những con người khác màu da. Hiro Hito cảm nhận sâu sắc điều này. Chàng trai da vàng thấu hiểu rất chính xác điều đó khi tiếp xúc với thanh niên da trắng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:26:39 am

        NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI

        Đến Gibranta, Hiro Hito tham gia đánh cá ngựa để tạo không khí bình dân, một yếu tố quan trọng để dễ dàng thâm nhập thực tế. Có điều rất ngẫu nhiên là Hiro Hito liên tiếp thắng khiến mọi người ngạc nhiên.

        Đến đâu, Hiro Hito cũng đòi xem tỉ mỉ các công trình kiến trúc. Ông cố tìm những yếu tố khác biệt giữa các công trình này, đặc biệt mối quan hệ giữa kiến trúc, tôn giáo và bản sắc dân tộc được thể hiện rõ rệt nhất ở chi tiết nào.

        Hiro Hito quan tâm nhiều hơn đến những vườn thực vật và những bảo tàng lịch sử tự nhiên. Ông xuất hiện như một nhà nghiên cứu trẻ mong muốn đề xuất những vấn đề mối về thế giới tự nhiên; đồng thời cũng trình bày thêm về thế giới tự nhiên độc đáo ở Nhật.

        Hiro Hito rất thông minh và năng động. Đến đâu, trước bữa tiệc, ông cũng đọc một bài diễn văn ngắn

        bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Ông nói cả hai thứ tiếng khá thành thạo.

        Đến Anh, vấn đề đầu tiên được đặt ra trong quan hệ ngoại giao là tìm mối liên lạc thân thiện với Hoàng gia Anh để tạo được mối liên kết về vấn đề nâng cao hiệu quả kĩ thuật chiến đấu trong các hạm đội hàng hải. Hiro Hito có con mắt khá nhạy bén khi tiếp thu những thông tin khi gặp vua Gioocgiơ. Ngay lúc đầu gặp gỡ, Hiro Hito tự nhiên như một người bạn cũ lâu ngày không gặp, nói chuyện vui vẻ, cười đùa bên hành lang của lâu đài.

        Hiro Hito ở ba ngày trong lâu đài Buckinhham, thăm nhà vua, dự các yến tiệc, trao đổi những vấn đề chính trị, thể chế quân chủ ở Anh, ghi chép rất cẩn thận những điều được giải đáp.

        Hiro Hito ở tiếp 8 ngày tại Sextơphin (Chesterfield House), ngày nào cũng có một cuộc trao đổi với một thành viên của Chính phủ về một vấn đề ông quan tâm.

        Hiro Hito đến Êcôt (Ecosse), tham quan trong một tuần. Ông đã đi săn cùng công tước Atôn (Atholl) ở Blair Castle và cùng gia đình công tước nhảy điệu múa dân gian xứ Êcôt. Ông coi thời gian nghỉ tại đây như một sự chuẩn bị cho một cuộc tìm hiểu quan trọng các vấn đề thiết yếu nhất của chuyến đi.

        Tuần tiếp theo, Hiro Hito rất căng thẳng thần kinh vì đi thăm các công xưởng quốc gia và các xưởng đóng tàu, tiếp xúc với những vấn đề kĩ thuật hiện đại nhất của Anh quốc. Ông đã đến Mancheste Glasgow, thăm nhà băng Anh, trường Đại học Oxphord, trường trung học Eton.

        Trước khi rời Anh, Hiro Hito đã có cuộc gặp với Gioocgiơ tranh luận nhiều về vấn đề chiến tranh thế giới. Nhưng với Thủ tướng Lôi Giooc thì những cuộc gặp gỡ hiếm hơn.

        Giai đoạn hai của cuộc đi là thăm Pháp, gặp gỡ những sĩ quan cao cấp, cựu chiến binh Pháp. Hiro Hito đã ăn sáng với Tổng thống Minlơrăng ở điện Elidê, đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ vô danh, thăm tháp Epphen. Đôi khi, Hiro Hito mất hút trong những con đường hầm quanh co, một lúc sau lại thấy trong đám đông đi bộ thăm bảo tàng Luvrơ. Hiro Hitó dừng chân rất lâu trước mộ Napôlêông.

        Đến đâu, Hiro Hito cũng được đón tiếp như là một nhà lãnh đạo. Nhưng ông có vẻ thích đi những nơi không có sự chăm sóc của nhiều người. Ông cũng sử dụng tiền để mua một bức tranh sơn dầu thời Trung cổ và một tượng bán thân Napôlêông. Tượng này sau để trong phòng làm việc riêng, cạnh Lincôn và Đacuyn.

        Hiro Hito đã sống ở Vecxai, xem ôpêra Macbeth, tự đi mua hàng ở các cửa hiệu, ăn món ốc sên ở Laperouse và cùng các bạn thâm nhập thành phố với những suy tư của người già trước tuổi. Hiro Hito được các phóng viên báo United Press bám sát và đặt bài viết. Ông đã viết những bài ca ngợi về "những lí tưởng quý tộc của chủ nghĩa yêu nước" của người Mỹ, thể hiện những hi vọng và ước mơ về nước Mỹ, khao khát sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trên thế giới, ông cũng khẳng định về sự đóng góp của nước Nhật vào nền văn minh và công cuộc hòa bình trên toàn thế giới.

        Tướng Pêtanh, người chiến thắng mang tính huyền thoại, ở Vecđoong đã đi cùng Hiro Hito thăm các di tích chiến tranh còn lại và đề cập tới những vấn đề lớn của tình hình chính trị thế giới.

        Hiro Hito đã đến xưởng đúc súng ở Alsace, thăm trường Saint Cyr rồi quay trở lại Metz để tham quan những công xưởng quân sự lớn của Pháp.

        Trong chuyến đi này, một số sĩ quan Nhật cũng gấp rút được cử sang Pari để bảo vệ Hiro Hito vì có tin có những hiện tượng nằm trong chiến dịch do thám có hại cho nước Nhật. Những sĩ quan này trước kia đã từng qua châu Âu, châu Mỹ, châu Á trong ba năm để học hỏi nghiên cứu về vấn đề này.

        Trước khi trở lại Nhật, Hiro Hito qua Bỉ, Hà Lan rồi quay về Toulon để lên tàu về Nhật. Trên đường trở về, tàu đã thả neo ở Naple, Hiro Hito nhân đó đã đi thăm La Mã, tòa thánh Vaticăng, yết kiến giáo hoàng Bơnoa 15 và tham quan thêm một vài xưởng quân sự. Hiro Hito cũng đã gặp Tổng thống nước Cộng hòa Cheslovaki, Thomas Masaryk khi ông đến thăm Italia

Hiro Hito đã nói về chuyến đi này: "Đây là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời tôi". Chuyến đi đã tạo dựng được chân trời mới, những suy tưởng mạnh làm bàn đạp cho những ý nghĩ táo bạo của Hiro Hito trong giai đoạn nở hoa về sau. Nước Nhật đã đón tiếp nồng nhiệt Hiro Hito trở về. Rõ ràng chuyến đi đã bắc một nhịp cầu tiến bộ tới nước Nhật để có thể khởi đầu chuyển tiếp theo hướng Tây phương, xoá bỏ những lạc hậu lỗi thời cuối cùng trên đất Nhật.

        Rất tiếc cuốn sách ghi tỉ mỉ chuyến đi đã bị mất toàn bộ ngay trong lần in thứ nhất vì trận động đất năm 1923. Những tư liệu gốc do viên thư kí của triều đình được cử đi kèm với mục đích ghi chép một giai đoạn tuyệt vời về mối quan hệ Âu-Á, tạo nên một phần trong cuốn sử biên niên của triều đình cũng không còn nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:27:59 am

Chương III

HIRO HITO TRONG THỜI KÌ NHẬT XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC, ĐÔNG NAM Á 
SỰ THẤT BẠI THẢM HẠI CUỐI ĐẠI CHIẾN II (1918 1945)

        NHẬT BẢN NHỮNG NĂM 20

        Thời kì này, số lượng công nhân tăng lên rất nhanh. Năm 1921, Tổng liên đoàn lao động Nhật Bản thành lập, lãnh đạo những cuộc bãi công của công nhân ở những trung tâm lớn về công nghiệp. Tại một số thành phố như Kobe, Nagoia, Osaka, những khu công nhân mỏ đã diễn ra những vụ xung đột gay gắt giữa công nhân với cảnh sát và quân đội. Ở những thuộc địa cũng nổ ra những cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại Nhật.

        Tháng 9-1923, động đất lớn ở vùng Kanto tàn phá Tokyo và Yokohama, 143000 người chết. Công nghiệp đóng tàu, một trong những ngành công nghiệp quan trọng bị phá hủy phần lớn, mất hàng tỉ đô la. Tình hình kinh tế trở nên khó khăn hơn. Nhật Bản thiếu nhiên, nguyên, vật liệu cần thiết cho công nghiệp, thiếu vốn để kinh doanh. Nông nghiệp chỉ đáp ứng 4/5 nhu cầu trong nước.

        Đến năm 1927, phần lớn các xí nghiệp công nghiệp chỉ sử dụng tới 20% đến 25% công suất. Năm 1928, một triệu người thất nghiệp. Ngày 15-3-1927, ngân hàng lớn nhất ở thủ đô Tokyo đình chỉ thanh toán. Dân chúng vội rút hết tiền. Một số ngân hàng đóng cửa, công ty Suzuki có quan hệ chặt chẽ với ngân hàng Đài Loan cũng bị phá sản. 20 ngân hàng khác bị phá sản theo. Chính phủ Oakasuki từ chức tháng 4-1927. Tướng Tanaka thành lập chính phủ.

        Trở về Nhật, Hiro Hito dự ngay cuộc họp bàn về vấn đề đẩy mạnh ảnh hưởng của Nhật trong chính sách ngoại giao vùng biển, thỏa hiệp có mức độ với phương Tây để mở rộng xâm lược châu Á. Hiro Hito hiểu rõ khởi đầu những năm 20, thời kì đầy hứa hẹn nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Nông thôn tiêu điều, dân chúng đổ xô vào thành thị, nạn thất nghiệp tăng, đấu tranh giai cấp phát triển. Những câu lạc bộ quân phiệt mọc lên rất nhiều, nền tảng tiền đề là Thiên hoàng, dưới vỏ bọc thần thánh, đòi trị vì không chỉ Nhật Bản mà là toàn thế giới. Họ hoàn toàn trung thành với chính quyền nhưng kiên quyết chống lại không khí hòa dịu, khôn khéo và đạo đức.

        KHÔNG RƯỢU, KHÔNG VŨ NỮ

        Ngay khi về Nhật, Hiro Hito đã chấp nhận những cuộc vui chơi giải trí theo kiểu phương Tây. Ông xuất hiện trong những hộp đêm, mặc những bộ quần áo tây, ăn những bữa điểm tâm theo kiểu Tây. Đôi khi ông còn ra lệnh tổ chức những vũ hội: nội thất, quần áo trang phục hoàn toàn theo phương Tây. Hiro Hito chỉ mặc kimônô sau khi tắm.

        Trong lần đón tiếp Aton, ông đã nói với người trợ lí: "Điều quan trọng nhất của Hoàng tộc là làm sao tiếp cận được dân chúng". Tháng 12-1921, Hiro Hito đã cho tổ chức lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, vũ hội tại lâu đài Akasaka, rất nhiều bạn của Hiro Hito ở trường cũ đã đến dự. Công tước Aton cũng đến dự, vui chơi nhảy múa với Hiro Hito như một người bạn hơn là một Thiên hoàng sẽ trị vì Nhật Bản.

        Có một số người chống lại gay gắt, Hoàng thân Saionji đã tìm mọi cách để kéo Hiro Hito quay trở lại. Ông đã lập tức đến Tokyo bằng tàu hỏa, tìm mọi cách đưa Hiro Hito trở về với không khí chan hòa sức mạnh của tổ tiên. Saionji đã khẳng định: Không rượu, không vũ nữ, đó là sự "giải thoát bắt buộc" của Hiro Hito. Nước Nhật không thể để mất Hiro Hito. Chính trong hội nghị Vecxai, cụ già 72 tuổi này đã sử dụng bộ óc của mình tạo dựng được khá nhiều vinh quang về mặt ngoại giao cho Nhật Bản. Thời đó, Saionji đã nói: "Thượng đế của một người dân Nhật Bản chính là bộ óc người đó". Saionji không chấp nhận phong cách Tây hóa của Hiro Hito nên đã phác họa một chiến dịch chống lại Tây hóa thu hút rất nhiều các quan chức cao cấp.

        Saionji đã thắng. Hiro Hito kịp thời quay lại, chấp nhận những giá trị truyền thống không gì lay chuyển nổi của nước Nhật.

        Hiro Hito đã mau chóng dẹp hết các chương trình vũ hội để tập trung vào thảo luận về vấn đề phát triển lục quân và hải quân Nhật sao cho tiếp nối được sức mạnh của cuộc chiến tranh Nhật với những yêu cầu mới: giảm chi phí, tăng hiệu lực.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:20:58 am

        TIẾN SĨ OKAOA VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC NHẬT BẢN

        Trong một cuộc họp, tiến sĩ Shumei Okaoa, con người đầy sức mạnh, chìa khóa của lâu đài hoàng tộc, đã trình bày nhiều kế hoạch rất mạnh bạo nhằm tăng trưởng quân sự. Ikki Kita, người bạn của tiến sĩ, đã bị bắn năm 1936, cũng đề ra nhiều kế hoạch chi tiết rất độc đáo được Okaoa chấp nhận. Ảnh hưởng của hai ông không chỉ là tinh thần dân tộc trong lục quân và hải quân mà còn ảnh hưởng cả tới hoàng gia. Chichibu, em trai Hiro Hito rất quan tâm tới chiều sâu, vấn đề nền tảng cốt lõi của quân đội.

        Đặc biệt, trong cuộc họp, xuất hiện hoàng thân Fuminaro Konoye, sau này ba lần làm Thủ tướng, người dẫn Nhật Bản đến chiến tranh rộng lớn ở châu Á, là người luôn có tư tưởng tiên tiến thời kì này. Konoye tốt nghiệp hoàng gia Tokyo, đã viết một bài báo khá dài về mối quan hệ giữa hiệp ước Vecxai và sự thành lập Hội Quốc Liên, nhằm kêu gọi thu hẹp thuộc địa của phương Tây và những biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này. Konoye đã đưa ra nhiều luận chứng sắc sảo buộc người nghe phải công nhận.

        Tiến sĩ Okaoa, tốt nghiệp xuất sắc Đại học Tokyo sống nhiều năm ở Trung Hoa cùng bá tước Makino, chủ soái về tư tưởng truyền thống Nhật Bản được giao trách nhiệm điểu chỉnh những suy nghĩ và hoạt động của Hiro Hito trong thời gian này.

        Okaoa sáng lập trường Daigaku (trường mang màu sắc Nho giáo), Makino thiết lập Học viện Nghiên cứu những vấn đề xã hội. Hiro Hito thường xuyên liên hệ với trường và học viện này, vừa nghe giảng vừa thực tập nghiên cứu.

        Hiro Hito chính thức theo học trường Đại học quân sự cấp cao. Trong 4 năm, ông đã học cùng những hoàng thân trẻ xuất sắc, các thanh niên được chọn lựa để chuẩn bị làm những công tác bí mật nhất của quân đội và cảnh sát hoặc bảo vệ các chuyên viên tư tưởng, thành viên hoàng gia, tướng tá xuất sắc và các viên chức cao cấp của Bộ Chiến tranh. Cũng chính trường này đã đào tạo ra những người đứng đầu trong nhóm đảo chính những năm 30, những người có những tham vọng về một nước Nhật thống trị Mãn Châu, Triều Tiên, Đông Nam Á... gắn liền với sức mạnh thiêng liêng của Thiên hoàng.

        Trường Daigaku dần trở thành nơi đào luyện tư tưởng tả khuynh của chủ nghĩa dân tộc xã hội mang màu sắc siêu quốc gia. Okaoa vừa là một nhà hùng biện vừa là một nhà thực hành ưu tú nên đã cuốn hút rất nhiều thanh niên Nhật vào chủ nghĩa dân tộc, biến họ thành những người sùng đạo tôn thờ ánh sáng duy nhất của Okaoa.

        Trường này bị đóng cửa năm 1924. Trước hết, tòa nhà này không còn an toàn sau trận động đất năm 1923. Lý do cơ bản là tư tưởng của Okaoa đã phát triển tối mức Hiro Hito phát hiện có những triệu chứng phản loạn nguy hiểm dẫn tới những hiện tượng gào thét đòi chiến tranh thế giới bùng nổ để Nhật mau chóng thống trị thế giới.

        Tiến sĩ Okaoa bằng tất cả nghệ thuật hùng biện của mình đã kêu gọi thanh niên Nhật phải dốc hết sức mình vào việc mở rộng lãnh thổ, dồn Liên Xô đến tận Sibêri, "Bắc tiến" chiếm Mãn Châu, "Nam tiến" chiếm lại hết các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan hoành hành khắp châu Á. Nhật Bản chỉ dừng lại khi nào trở thành một nước hùng cường trên thế giới và có đầy đủ các biện pháp chống lại các nước hùng mạnh khác. Trong hội nghị Vecxai, Nhật đã đấu tranh kịch liệt để giành lấy sự "không phân biệt chủng tộc". Thời kì đó, Thượng nghị viện Mỹ cấm những người Nhật trở thành công dân Mỹ; trong khi đó chỉ hạn chế đối với Canada, Mỹ Latinh, Úc, Niu Dilân. Hiro Hito trong chừng mực nào đó cũng tán đồng việc chống Mỹ gay gắt, thậm chí đôi khi còn mạt sát Mỹ thủ đoạn, lừa dối, mập mờ, nước đôi.

        Kojiro Sato, một tướng đã về hưu, đã viết cuốn "Nếu Nhật và Mỹ lao vào cuộc chiến tranh" năm 1921, kích động sĩ quan tiếp nối truyền thống chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, nhóm lại ngọn lửa tàn bạo.

        Đối lại, những nhóm 3B (Berlin-Budapest-Bagdad), 3C (Le Caire-Le Cap-Calcuta), 3A (Amerique-Alaska- Asie) thành lập răn đe Nhật Bản. Năm 1925, tiến sĩ Okaoa trong cuốn "Châu Á, châu Âu và Nhật Bản" đã tiên đoán về cuộc chiến Nhật- Mỹ.

        TRẬN ĐỘNG ĐẤT NGÀY 1-9-1923

        Ngày 1-9-1923, trận động đất dữ dội xảy ra ở Tokyo, Yokohama và tất cả các vùng lân cận Kanto. Lửa thiêu cháy hầu hết các vùng có dân ở Tokyo và Yokohama. 143000 người chết.

        Thiên hoàng và Hoàng hậu đang nghỉ dưỡng bệnh bên những quả đồi. Lâu đài chỉ bị hư hại nhẹ. Hiro Hito vẫn đang làm việc trong phòng của ông. Phần lớn những phương tiện truyền thông bị hỏng trong một thời gian dài không hoạt động được.

        Theo những câu chuyện ngày xưa, những vụ động đất ven bờ biển là do một con cá khổng lồ sông dưới đáy biển tức giận vì dân Nhật đã làm điều xấu nên người Nhật phải giải hạn, cầu sự giúp đỡ ở khắp nơi. Những người Nhật đã tìm mọi cách để ngăn những tai họa của nạn động đất, kể cả những cuộc cầu cúng tại các đền và chùa.

        Một sĩ quan trẻ của hải quân Anh, George C.Ross đã tự nguyện lái chiếc tàu của mình tới Yokohama mang theo nhiều thuốc và chăn. Anh ta đã tới tận nơi, lắng nghe những tiếng kêu cứu để đào bới, hết sức giúp đỡ những người còn sống sót.

        Một phần công viên của cung điện được dùng làm nơi chăm sóc những người ốm. Hiro Hito cũng chỉ huy những công việc cứu người hằng ngày ở đây. Ông đến các vùng bị nạn, tìm kiếm một hai hoàng thân không thấy trở về. Trong nhiều tuần lễ, ông sử dụng ngựa đi tìm kiếm khắp nơi. Ông còn điều hành nhiều công việc như để xuất việc cứu trợ lên tới 10 triệu yên (khoảng 2 triệu rưỡi đô la lúc đó). Tại lâu đài Akasaka, đô đốc Yamamoto nhận chức Thủ tướng để giải quyết gấp những vấn đề thuộc về hậu quả của nạn động đất. Khắp nơi, nội các mới đã chỉ đạo làm hết sức để có thể cứu vãn những thảm họa đang giáng tiếp vào những người dân Nhật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2018, 08:45:01 am

        LỄ CƯỚI HIRO HITO

        Ngày 27-9, ở Toramoron, Hiro Hito trên một xe ngựa bốn bánh trong chuyến đi họp Nghị viện, một thành viên của dòng họ Choshu Daisaku Samba đã bắn trượt ông. Anh ta đã bị bắt và khai là con một chính trị gia nổi tiếng, đã giấu một khẩu súng lục trong một cái bình nhỏ, anh ta nằm trong một tổ chức đang bị truy nã vì những hành động phản bội nước Nhật. Chính vì sự việc này, lễ cưới của Hiro Hito đã hoãn lại.

        Hơn ba tháng sau, đám cưới mới được tổ chức.

        Đám cưới của Hiro Hito cũng nằm trong luật chung của phương Đông và phương Tây: đám cưới đế vương sẽ làm lãng quên những phiền muộn của cuộc sống hàng ngày. Hàng loạt những lễ nghi sống động đã hướng mọi người quên đi những đau buồn của thảm họa ba tháng trước. Những bài viết trên báo chí đã làm ngừng lại những cuộc bàn cãi tranh luận về một vấn đề chính trị nan giải, cả một rừng bài báo về phong tục tập quán lâu đời về lễ cưới được tung ra. Từ trẻ em đến người lớn, ai ai cũng quan tâm đến lễ cưới của hoàng tử.

        Tháng Giêng không phải là tháng lí tưởng, nhưng 26-1-1924, thời tiết lại quá hiền dịu và tươi vui. Ngày đó bỗng vụt trở thành ngày lễ vừa mang tính thần thánh vừa mang sắc thái lễ hội trong toàn quốc. Không biết bao nhiêu người đã tụ tập trước cung điện và kéo dài hai bên đường để đón hoàng tử và phu nhân sẽ đi qua. Hiro Hito ngồi trên một xe ngựa bốn bánh che kín, mặc bộ quân phục trung tá. Hoàng hậu cũng ngồi trên một xe ngựa 4 bánh che kín. Một đoàn hộ tống hai xe cũng cuốn theo.

        Những tiếng "Banzai" (vạn tuể) vang lên, ẩn sâu trong từng ánh mắt nụ cười. Đôi lúc tiếng la hét lại dội lên cùng một lúc suốt con đường từ lâu dài Akasaka đến cung điện. Mọi người cuốn hút vào các nghi lễ một cách tự nguyện.

        Tất nhiên, đoàn người phải dừng lại trước lăng mộ của hoàng gia rồi một đền nhỏ ẩn sau những vòm cây. Chỉ có những người trong hoàng tộc mới được đứng ở ngôi đền để nhận lễ cầu của thầy tu đạo Shinto. Thiên hoàng Taisho do quá đau đón vì bệnh đã không tham dự được, chỉ đợi ở ngoài đền. Chủ lễ là hoàng thân Kuju, tiến hành nghi lễ cho hoàng tử Hiro Hito và Nagako. Hiro Hito mặc bộ quần áo truyền thống nặng nề, tay cầm trượng, đội mũ sơn đen.

        Trong số 200 khách mời, để bảo đảm sự thống nhất và đoàn kết có cả Toyama, người cha đỡ đầu của "Hắc long đảng". Những tổ chức chống đối cũng được đối xử rất thân thiện để tạo thành không khí hòa giải bước đầu chuẩn bị cho một kiểu ứng xử mới thời Hiro Hito.

        Trước khi tuyên thệ, Hoàng tử phải đọc một bài tự viết trình bày theo đúng tập tục đã có hàng nghìn năm. Sau đó, cả hai đều đọc những lời thề ngắn gọn, cùng nhấp 3 ngụm rượu sakê. Một loạt đạn đại bác nổ vừa để chào mừng hoàng tử vừa báo hiệu kết thúc nghi lễ. Tất cả dời đền thờ. Hiro Hito và phu nhân từ trên một đài cao đã tỏ bày những lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả. Rừng người im lặng trong phúc chốc rồi hô vang "Banzai" trước khi ra về.

        Hoàng tử và phu nhân ngủ qua đêm ở lâu đài Okasaka, sớm hôm sau đến thăm Thiên hoàng Taisho và thái hậu Numazu với sự kính trọng sâu sắc.

        Mùa xuân năm 1925, con gái đầu lòng của Hiro Hito ra đời. Tin này thực ra cũng không vui lắm. Những người dân Nhật ước mong Hiro Hito có con trai để toàn dân yên tâm có người nối dõi dòng Thiên hoàng.

        NHỮNG TRUNG TÂM CHIẾN TRANH RA ĐỜI

        Từ năm 1924 đến năm 1927, nước Nhật trải qua một giai đoạn tự do chưa từng có. Quyền bầu cử được chấp nhận ở tất cả mọi người từ 25 tuổi trở lên. Đảng Minseito đặt tự do lên cao nhất được Mitsubishi ủng hộ. Đảng Seijuki được Mitsui ủng hộ. cả hai đảng đều tranh cãi nhiều vấn đề nhưng bao giờ cũng thống nhất ở hai điểm lớn: độc lập phát triển và xâm nhập Trung Hoa. Đất nước phải tập trung đầu tư với mục đích duy nhất: gây sức mạnh; chính vì thế nhiều quyền dân chủ của người dân bị vi phạm. Đôi khi quyển bình đẳng không được quan tâm. Tất cả phải được đặt dưới khẩu hiệu: "Vì nước Nhật, sẵn sàng hi sinh". Trong các khách sạn, việc theo dõi những người nước ngoài được tiến hành rất cẩn thận. Theo lệnh của Đảng Minseito, tất cả các chủ khách sạn đều phải ra lệnh bí mật cho các nhân viên lắng nghe kĩ các cuộc nói chuyện của những người ở nước ngoài, kịp thời báo về cho trung tâm phân tích tình hình thế giới ở Tokyo.

        Ý niệm dân tộc nặng về quốc phòng với những tổ chức bí mật chuẩn bị gấp rút cho một cuộc chiến tranh đã phát triển rất nhanh. Đạo luật mới ra đời nhằm nâng cao hiệu quả của quyền lực lãnh đạo, khống chế hà khắc quyền tự do của dân và tự do xuất ngoại. Đạo luật mang tính đế chế rõ rệt. Hiro Hito đã kí vì Taisho sắp mất. Đạo luật không được đem ra bàn cãi ở nghị viện. Hoàng thân Konoye bạn của Thiên hoàng đề xướng, đã tìm mọi cách thuyết phục Thiên hoàng kí trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Đạo luật công bố sẽ phạt những công dân không thực hiện đúng luật, ngăn cấm triệt để các cuộc họp của những người Cộng sản, những nhóm tiên phong của Đảng Xã hội và cánh hữu xuất hiện trong tất cả các tầng lớp xã hội. Từ tháng 7 năm 1928, tất cả những giáo sư có tư tưởng tự do trong các trường đại học bị đuổi. Ngay từ năm 1926, việc dạy quân sự đã được tiến hành trong các trường tiểu học. Toàn bộ hệ thống giáo dục đều phải thấm nhuần hệ thống chương trình quân sự trong tất cả các môn học, đặc biệt khoa học xã hội.

        Để tăng niềm tin vào Thiên hoàng, trong giờ quân sự, học sinh phải mặc đồng phục, thề trước ảnh của Hiro Hito, tạo dựng niềm tin tuyệt đối với Thiên hoàng. Những sĩ quan về hưu được mời đến làm giảng viên quân sự trong các trường.

        Trong quân đội, một số ngành ít hiệu lực chiến đấu bị giảm đi, nhưng những đơn vị xe bọc thép, chống tăng, thông tin liên lạc tăng lên rất nhanh. Đặc biệt, trung tâm chiến tranh hóa học và vi trùng xuất hiện. Trung tâm này do hoàng thân Kuni, bố vợ Hiro Hito thành lập. Kuni là một nhà khoa học nên tìm mọi cách ứng dụng khoa hóa và sinh vào lĩnh vực quân sự. Hiro Hito ủng hộ và có vẻ cũng say sưa nghiên cứu công trình này. Khi tham gia, Kuni thiên về hướng diệt nhiều kẻ thù bằng vũ khí hóa học và vi trùng dịch bệnh. Hiro Hito nặng về nghiên cứu khoa học nhiều hơn vì thế nhiều dự án của Kuni không được thực hiện.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:25:36 pm

       VĨNH BIỆT THIÊN HOÀNG TAISHO

        Thiên hoàng Taisho đã đảm nhận ngai vàng 14 năm, mất ngày 18-12-1926, thọ 47 tuổi. Ông không để lại những dấu ấn sâu sắc lắm vì không chú ý tôi luyện con người trong gian khổ như cha ông lúc nhỏ. Lớn lên thường sa vào những tiệc rượu vô bổ, thậm chí Hiro Hito đã chống đối với cha về chuyện này ngay từ hồi thơ ấu. Chính vì thế, ông mắc nhiều bệnh và qua đời sớm.

        Tin tức về cái chết của ông được thông báo ngày 25- 12 vì phải chuẩn bị rất nhiều lễ nghi trước ngày công bố. Sự thật, Taisho đã ốm từ lâu, Hiro Hito đảm đương thay thế nhiều công việc quan trọng trong cung đình. Taisho có bốn con: Hiro Hito, Chichibu, Takamatsu, Mikasa. Hiro Hito đã chăm sóc cha rất tận tình, luôn đứng bên giường trong lâu đài Hayama bên bờ biển, nơi Taisho sống từ khi lên 5. Nhưng Hiro Hito sau này rất ân hận vì đúng lúc cha mất, ông lại vừa thiếp đi vì quá mệt mỏi sau cuộc họp ở Nghị viện. Hiro Hito là một người rất thẳng tính. Ông không muốn che giấu bất cứ hạn chế nào của bản thân. Ngược lại ông thích nói ra tất cả những tính xấu của mình mà không sợ người khác chê cười. Chính vì thế, ông đã sửa được nhiều thói xấu, các quan đại thần cũng không sợ phê phán Hiro Hito vì biết Hiro Hito rất mong được nghe những lời phê phán đó.

        Nhưng Hiro Hito cũng không phải là người chỉ biết nghe mà không biết phản ứng. Ông cũng nắm được sức mạnh về quyền lực thiêng liêng mà Trời đã ban cho ông và ông biết sử dụng nó vào lúc nào. Câu chuyện sau đây chứng minh điểu này:

        Mỗi hoàng đế Nhật Bản đều có hai tên: một tên dành cho những năm đang sống và một tên dành cho mai sau. Lúc sinh thời, Minh Trị (Meiji) mang tên Mutsuhito và Taisho mang tên Yoshihito. Meiji và Taisho đều có nghĩa là những con người vĩ đại, đức độ lớn. Hiro Hito cũng phải chọn một tên nữa dành cho hậu thế. Ngay lúc đó, tờ báo hàng ngày Mainichi đã công bố tên được chọn là Kobun, nghĩa là "Văn chương loé sáng và đầy thành tựu". Từ này thực ra chỉ là ý bàn đưa ra từ cung đình nhiều tuần lễ trước khi Taisho mất, chưa được sự đồng ý của Hiro Hito. Hiro Hito tức giận quyết định trừng phạt nặng tòa báo. Cuối cùng Hiro Hito chấp nhận từ "Showa", nghĩa là hòa bình và năng động, khôn ngoan một cách thông minh, chói sáng. Sau này, Mainichi - một nhà văn, trong tác phẩm "50 năm ánh sáng và bóng tối" kỉ niệm 50 năm ngày sinh của Hiro Hito đã châm biếm dè bỉu từ này bằng một câu khá sâu cay: "Hòa bình và sự khéo léo chói sáng. Nhiều người Nhật nhận định: Đây là một sự hài hước độc ác, điều này không cân bằng với lịch sử dân tộc chúng ta".

        Thực ra, để hiểu câu nói của Mainachi cũng không đơn giản. Cuộc đời Hiro Hito với khát vọng hòa bình đã bị cuốn vào cơn lốc chiến tranh không cưỡng nổi đè nặng lên không chỉ nước Nhật mà là toàn thế giới. Hiro Hito trong cơn bão lửa đó nếu không khôn khéo cuốn quanh mình một lớp bùn dày đặc chắc đã bị hỏa thiêu rồi.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:51:13 pm

        XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC

        1. Kế hoạch xâm lược của Tanaka


        Từ năm 1924-1929, vấn đề xâm lược Trung Quốc là vấn đề Hiro Hito đau đầu nhất. Bề ngoài rất thân thiện nhưng bên trong tìm mọi cách xâm lược. Nhật Bản đã xây dựng được nhiều cơ sở ở bán đảo Liêu Đông, mua chuộc được bọn quân phiệt ở An Huy và Phụng Thiên, chuẩn bị xâm chiếm Mãn Châu.

        Tháng 1-1926, Thủ tướng Kato bị bệnh mất. Oakasuki lên thay phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Không chống đỡ nổi, tháng 4-1927, Oakasuki từ chức. Tướng Tanaka, một phần tử quân phiệt được thành lập chính phủ. Tanaka đã ra lệnh cho các ngân hàng ngừng dịch vụ, chỉ xuất tiền trong 3 tuần, mặt khác, ngân hàng Nhật Bản cho các ngân hàng bị phá sản vay tối 2 tỉ yên (gấp 10 lần tiền vay trước khi có khủng hoảng). Tình trạng hỗn loạn tạm yên. Tanaka là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiên quyết sử dụng vũ lực xâm lược để giải quyết triệt để khó khăn về kinh tế và tài chính trong nước. Ngày 28-2-1927, Tanaka cho quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm các địa điểm quan trọng. Người Trung Quốc chống lại mãnh liệt, tẩy chay hàng Nhật. Tư bản Nhật phản đối Tanaka. Quân phiệt Nhật buộc phải rút khỏi Sơn Đông. Tanaka không chịu dừng, lại tiếp tục đề xuất kế hoạch xâm lược quy mô hơn, đệ trình lên Hiro Hito nêu rõ Nhật không thể không có chiến tranh với Liên Xô và Mỹ, vì vậy để tồn tại phải chiếm Trung Quốc, Mông cổ, Ấn Độ... Hiro Hito tất yếu miễn cưỡng chấp thuận vì những lí lẽ rất sắc sảo của Tanaka. Không, như thời

        Minh Trị, người đã tạo lập nền quân chủ tuyệt đối, dựa vào hiến pháp Phổ, hiến pháp 1889 đã quy định Thiên hoàng phải tập hợp được mọi quyền lực đối với việc cai trị, Thiên hoàng là người chỉ huy tối cao của mọi lực lượng quân sự, Thiên hoàng phải gắn liền với mọi dấu ấn của đề chế.

        Nhưng đến thời Taisho, thống lĩnh lục quân và hải quân đã chuyển sang hai vị tướng chịu ảnh hưởng của Thủ tướng. Vì thế, đến thời Hiro Hito quyền lực vẫn tiếp tục bị hạn chế.

        Thời kỳ này, Tưởng muốn chiếm toàn Trung Hoa nhưng sức yếu nên muốn dựa vào Nhật; Trương Tác Lâm thống lĩnh vùng Mãn Châu cũng có mối liên hệ với Nhật. Năm 1926, lực lượng Nhật ở Mãn Châu cũng còn ít, chỉ còn vài nghìn người để bảo vệ đường sắt ở Trung Mãn Châu. Những người Nhật ở đây đều được coi là nội cứ bên trong khi chiến tranh bùng nổ nên thường xuyên có mối liên hệ bí mật với quân đội Nhật và chịu sự chỉ huy chung từ nước Nhật.

        2. Mộng ước diệt Tưởng chiếm Trung Quốc

        Hai ngày sau khi Tưởng chiếm Nam Kinh, Tanaka lên làm Thủ tướng đã để mắt đến hiện tượng này. Ông nghĩ ngay tới một chiến lược diệt Tưởng chiếm Trung Quốc. Ông đã bàn rất kĩ kế hoạch này với Hiro Hito. Hiro Hito nhấn mạnh đến việc điều khiển Trương Tác Lâm trong kế hoạch sao cho có hiệu quả.

        Đầu tiên, Tanaka chấn chỉnh tình hình trong nước, giải quyết toàn bộ các vụ suy thoái về tài chính. Tiếp sau, ông lưu ý ngay đến tinh thần quân đội, triệt thoái những phần tử dao động, nâng đỡ những người có nhiệt huyết với quan điểm của ông, phóng tầm mắt xa tới các ngóc ngách của vấn đề chính trị trong nước và thế giới, sử dụng những yếu tố bề ngoài để giải quyết yếu tố bên trong.

        Ông quyết tâm chiếm Mãn Châu và Mông cổ để vừa bước đầu uy hiếp Liên Xô vừa nhanh chân chiếm Trung Hoa đang suy yếu và phân cát. Còn với Trương Tác Lâm thì mọi mưu đồ xúi Lâm đánh Xô viết đều không thực hiện được vì sức Lâm yếu, thái độ không rõ ràng. Trong trường hợp vướng chân, có khả năng phải diệt để thuận đường xâm chiếm.

        Ngày 1-7-1927, "Hội nghị Viễn Đông" họp ở Tokyo. Chuẩn bị hội nghị là những chuyên viên quân sự nhiễm nặng tư tưởng dân tộc và khuyếch trương thế lực. Hiro Hito cũng gián tiếp bị chi phối bởi khuynh hướng này. Người tác động mạnh mẽ tới Hiro Hito trong hội nghị này là Anami (sau này là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh) rất gần gũi với Hiro Hito và có nhiều khả năng thuyết phục Hiro Hito.

        Vấn đề nóng bỏng bàn cãi nhiều trong hội nghị là "Nam tiến". Nhiều sĩ quan say sưa với việc chiếm ngay Mãn Châu để làm bàn đạp chiếm toàn Trung Quốc. Kế hoạch "Mein Kampf" (tên cuốn "Cuộc đời chiên đấu của tôi" của Hitle) của người Nhật hình thành từ đây. Tướng Muto, tư lệnh đội quân Quan Đông đã tuyên thệ sẽ dốc hết sức chiếm ngay Mãn Châu làm đại bản doanh.

        Tưởng thời kì này đã đến Nhật để thăm dò. Ông ta đã đi vói tư cách cá nhân cùng với Mayling Soong, con gái của chủ nhà băng C.J. Soong, người Trung Hoa (ông này đã ở Nhật thời kì này). Sang Nhật, Tưởng rất khôn khéo, nhận được quà biếu của Hiro Hito, ngày 5-11-1927 lại được gặp Thủ tướng Tanaka. Trong nhiều cuộc tọa đàm thấy rất rõ Nhật, Tưởng và Trương đều không muốn Đảng Cộng sản chiếm Mãn Châu, đều muốn liên kết với nhau nhưng mỗi bên lại có ý đồ riêng. Nhiều cuộc thương thuyết thất bại vì mỗi bên trong khi thảo luận luôn luôn nêu ra những thủ đoạn riêng khó chấp nhận.

        Tháng 12-1927, đại tá Daisaku Momoto thuộc quân đoàn Quảng Đông đóng ở Mãn Châu, cho lệnh đặt một cốt mìn ở cầu một đường sắt và tung tin khắp nơi thổ phỉ đang hoạt động rất mạnh. Trong những tháng tiếp theo, nhiều vụ như thế đã xảy ra. Chính hỏa mù này đã tạo điều kiện cho Nhật nhúng sâu vào vùng này. Hiro Hito đã nhiều lần lưu ý phải hoạt động rất khéo để giữ danh dự cho nước Nhật. Một vài mưu mô quá lộ liễu đã bị Hiro Hito lên án. Cuối cùng, hiệu quả của trò chơi đó đã buộc Trương Tác Lâm phải lui về Bắc Kinh để được sống yên ổn.

        Vào đầu mùa hạ 1928, Tưởng đã tiến về phía bắc. Lực lượng Trương suy yếu nhiều. Nhưng quân Tưởng không tiến nhanh được vì bị Nhật ngăn ở nhiều nơi. Ngày 8-5-1928, Nhật tấn công Tưởng, hàng nghìn lính và dân thường chết. Tưởng rất căm nhưng không làm gì nổi.

      3. Cái chết của Trương Tác Lâm

        Mười hôm sau, Thủ tướng Nhật sau khi gặp Hiro Hito đã loan báo với những nhà ngoại giao Anh, Pháp, Mỹ và Y ở Tokyo những chi tiết về sự quan tâm của ông về Trương Tác Lâm. Yoshizawa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật ở Bắc Kinh cũng công bố sẽ đảm bảo tính mạng cho Trương nếu Trương chấp nhận rời Bắc Kinh. Trương biết mình đã rơi vào cạm bẫy nhưng thế cô lập không bám víu được vào đâu, đành chấp nhận. Trương cũng dọa dựa hẳn vào phương Tây vì phương Tây tuyên bố sẽ bảo đảm toàn bộ gia đình an toàn. Nhưng Trương biết chắc sẽ bị Nhật ám sát trước khi công bố tin này nên không dám. Những sĩ quan của Trương hiểu Nhật chắc chắn sẽ vào Bắc Kinh.

        Ryukishi Tanaka, sĩ quan Nhật đã lãnh trách nhiệm trông coi chuyến tàu chở Trương đi. Chuyến tàu có 7 toa rời Bắc Kinh chiều 2-6 với rất nhiều tướng thân cận của Trương. Nhưng bom đã nổ trên đường đi, Trương chết. Vụ này gây nhiều rắc rối khiến Hiro Hito bực tức thẩm vấn Thủ tướng Tanaka nhiều lần. Cuối cùng, mọi việc vẫn không lí giải được. Sự thực viên chỉ huy Komoto, dưới sự chỉ đạo của Ryushiki Tanaka, đã tính toán rất chi tiết trong vụ nổ bom này trên danh nghĩa là hoạt động của bọn thổ phỉ. Nhưng phương Tây đã chất vấn liên tiếp Hiro Hito. Hiro Hito trả lời qua loa cho xong chuyện nên báo chí phương Tây công kích hết mức về thủ đoạn nham hiểm này của Nhật. Vụ này Hiro Hito tỏ ra rất đuối lí, không giữ nổi bình tĩnh trong cuộc họp toàn sĩ quan.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2019, 10:33:46 am

        CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐỘI MŨ VƯƠNG MIỆN

        Mặc dù bận rất nhiều công việc, Hiro Hito vẫn có những ngày ngồi nghe hoàng thần Saionji, người hiểu biết rất sâu về văn học Pháp, nhà soạn nhạc, nhà thơ, trình bày về văn học Pháp thế kỷ XVII: Văn chương trữ tình với đặc trưng barôc (baroque): gốc tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là viên ngọc trai không đều đặn (nghĩa bóng là kì dị, bất thường). Văn chương đài các hình thành ở các xalông phòng khách quý tộc hay tư sản trang trọng. Đặc biệt văn chương cổ điển với Môlie, Boalô, Raxin, Phôngten (Molière, Boileau, Racine, La Fontaine).

        Saionji còn lưu ý Hiro Hito về sự kiện mà nước Nhật cần học tập. Đó là việc thành lập Viện hàn lâm Pháp năm 1635, một sự kiện quan trọng trong đòi sống văn hóa Pháp. Năm 1672, vua Lui XIV quyết định nắm quyền bảo trợ Viện hàn lâm, đặt Viện trong lâu đài Luvrơ. Mỗi kì họp công khai, công chúng có thể đến dự. Ông còn kể cho Hiro Hito nghe về cuộc đời của Francoise - cô gái sinh trong nhà tu, mồ côi sớm. Năm 16 tuổi lấy nhà văn Scarron hơn cô 25 tuổi. Scarron mất, cô dạy học con của bà Đơ Montespan, tình nhân vua Lui XIV. Sau khi vợ vua mất, vua bí mật cưới bà. Bà xây dựng trường nữ sinh Saint-Cyr thành trường võ bị trông nom dạy dỗ 250 con gái các nhà quý tộc nghèo.

        Saionji luôn truyền cho Hiro Hito ý thức vươn lên trong cuộc sống để đảm nhận trách nhiệm lớn lao trong sứ mệnh mang tính thiêng liêng mà bất cứ người dân Nhật nào cũng không có được vinh dự đó.

        Tất cả những cố gắng của Saionji nhằm chuẩn bị cho nghi lễ Hiro Hito chính thức đội mũ vương miện thứ 124 trong lịch sử Nhật theo nghi thức đạo Shinto.

        Những nghi lễ đầu tiên thường bắt đầu với ý niệm cầu chúc cho sự phồn thịnh của nền nông nghiệp trồng lúa. Tiếp sau là những nghi lễ khác kéo dài suốt năm, đỉnh cao là nghi lễ tiến hành vào tháng 11 ở thành phố cổ Kyoto.

        VẠN TUẾ!


        Ngày 6-11-1928, Thiên hoàng và phu nhân trên hai chiếc xe ngựa bốn bánh rời lâu đài về nhà ga Tokyo, ở đó đã có hai hàng lính và dân chúng in hằn trên những bức tường gạch đổ. Chuyến đi về Kyoto kéo dài trong hai ngày. Tàu nhích từng chặng một vì những đám đông trong các làng xóm và các học sinh, những khách mời đổ ra ở khắp nơi. Gia đình Thiên hoàng ngủ đêm ở Nagoya.

        Ở Kyoto, hàng ngàn người đã ra đón tiếp: cha mẹ những người có trách nhiệm, gia đình hoàng thân, thành viên chính phủ, các tu sĩ, các quan chức và những người nước ngoài. Trong số này có cả hoàng thân Chichibu và vợ Setsuko diễm lệ, con gái của nam tước Matsudaira nguyên là đại sứ của Nhật ở Oasintơn. Vợ chồng Chichibu tốt nghiệp Oxphot, được coi là một người hiểu nước Anh tuyệt vời. Ông ta đã gặp Setsuko trong dịp lưu lại nhà đại sứ ở Oasintơn. Cô ta được tôn lên như một nữ quý tộc cao sang, cả hai đều có những phong cách của các tài tử xinê Mỹ và mốt "Tây hóa".

        Do hoàng hậu chỉ mới sinh được hai con gái nên những nghi lễ càng cần phải thêm tính linh thiêng và bí hiểm. Nghi lễ tiến hành trong 3 ngày tại "phòng bí mật thuộc vương quyền". Những phòng ngoài có sự hiện diện của khách mời, những nhà báo. Những bộ quần áo lễ hội được trưng diện theo từng kiểu cách. Hiro Hito với bộ quần áo kiểu cổ nhất cùng với hoàng hậu đã thành kính dâng lên Thánh thần những lời cầu nguyện hòa bình giữa tiếng hoan hô "Vạn tuế" vang khắp nơi. Quốc ca Nhật Bản "Kimigayo" ngân lên trang trọng.

        Lần đầu tiên, một hệ thống nghi lễ kéo dài hai tuần lễ với những bữa tiệc, những nghi lễ bài trừ cái xấu, những tập tục rước lễ để làm thanh thản tinh thần vừa mang màu sắc huyền bí tự hào là con cháu thần Mặt trời kéo dài trong nhiều đêm. Tục "Hoá vàng" cũng được dành cho buổi kết thúc, lửa bùng cháy trong niềm thành kính của tất cả mọi người.

        Sau 20 ngày, Thiên hoàng và hoàng hậu quay trở về Tokyo trong muôn tiếng chào mừng của quân đội và dân chúng. 100 phát đại bác vang lên. Giữa lửa pháo dân chúng vô cùng hoan hỉ chào mừng Thiên hoàng. Hiro Hito được coi như chủ của những tăng lữ Shinto, người duy nhất là cầu nối giữa người sông và linh hồn người chết.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2019, 11:26:25 pm
     
        CÔNG VIỆC HẰNG NGÀY

        Để nâng tính hiện đại của khu vực lâu đài, một sân gôn chín lỗ được tạo ra ngay trong công viên và nhiều khu vực khác được sửa lại.

        Nội thất được sửa đổi theo phương Tây. Trong phòng làm việc, Hiro Hito treo ảnh các nhân vật ông đã gặp gỡ trong chuyến đi châu Âu: Thống chế Pêtanh, vua Bỉ, hoàng tử xứ Galơ; cũng có những tượng bán thân Lincôn, Đacuyn và Napôlêông. Tháng 8-1928, một mạng điện thoại được nối với nơi làm việc của những người phụ tá, những bộ trưởng và các tướng. Thư viện hoàng gia cũng được bổ sung thêm nhiều sách.

        Hiro Hito cũng bãi bỏ nhiều hủ tục cũ ảnh hưởng đến công việc chung. Điều ông quan tâm là làm thế nào để có thể xứng đáng làm chủ một nhà nước ở đầu thế kỉ XX.

        6 giờ sáng, nếu không có việc quan trọng, ông thường đi ngựa dạo chơi, ăn điểm tâm. Tiếp sau, theo lời khuyên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hiro Hito thường đọc hai tạp chí Japan Times và Advertiser bằng tiếng Anh và có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng với các quan chức, viên trợ lí và họp với những nhân vật quan trọng theo lịch. Từ 10 giờ đến 14 giờ, ông luôn có mặt trong bàn giấy đọc, nghiên cứu và thảo các văn bản, tiếp khách mời hoặc đọc sách trong thư viện. Sau bữa ăn trưa, ăn rất nhẹ theo kiểu Nhật, ông thường có mặt ở sân gôn. Phần lớn các bộ trưởng đều ham thích môn này, đặc biệt là Kido và Konoye. Tiếp sau là những trận bơi lội thỏa thích trong các bể bơi làm theo kiểu phương Tây. Rồi những cuộc trao đổi bàn luận với hoàng hậu.

        LÀM VIỆC VỚI CÁC QUAN CHỨC

        Nhiệm vụ cao nhất của Hiro Hito là làm sao dung hòa được cuộc sống gia đình riêng với công việc chung. Bộ trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc lớn của đế chế trong cung đình, ông Chưởng ấn và Trợ lí thứ nhất của Thiên hoàng đều được phân rõ trách nhiệm trong hai vấn đề lớn: ngoại giao và quân sự. Ông Chưởng ấn là người chính thức công bố các chính sách lớn trong quá trình đưa ra công khai. Ông Trợ lí thứ nhất trong thời kì chiến tranh sẽ được coi là người thay mặt triều đình phụ trách quân đội.

        Để đảm bảo vấn đề tài chính trong nước, các quan chức lớn đều có mối quan hệ với các zaibatsu - những công ti công nghiệp lớn. Phần lớn những gia đình hoàng thân đều có tiền đầu tư vào các zaibatsu hoặc các nhà băng.

        Công việc của triều đình, đa số thông qua những cuộc bàn luận của bốn người. Tuỳ từng trường hợp, vị trí của các quan chức nổi bật lên trong từng giai đoạn.

        Một vài nhiệm vụ chính được quy định từng ngày trong tuần. Thứ tư là ngày họp với Quốc hội, tranh luận về những hiệp ước, những sắc lệnh đế chế và những nét lớn về chính sách đối nội hoặc đối ngoại.

        Những ngày thứ sáu dành cho việc họp với các đại sứ, khách nước ngoài, những nhà văn hóa, bác học, thể thao nổi tiếng. Riêng sáng thứ bảy dành cho việc nghiên cứu sinh vật biển.

        Mỗi tháng hai lần, Hiro Hito gặp gỡ các tướng tá và nhiều lần trong năm, ông tham dự các lễ hội truyền thống.

        Trong các cuộc họp, dù là dân sự hay quân sự, những cuộc tranh cãi thường ngả theo lời kết thúc của Thiên hoàng nhưng Hiro Hito không quyết đoán mạnh như Minh Trị. Hiro Hito thường ngả về phía quân sự, do đó những cuộc tranh cãi không kéo dài. Quan Chưởng ấn ghi nhận ý kiến của Thiên hoàng và phác thảo sơ bộ những hoạt động để thực hiện ý đó. Có một lần Tướng chỉ huy hải quân gặp trực tiếp Hiro Hito để phản đối một số vấn đề trong hiệp ước kí với Anh nhưng các quan chức cao cấp như Kantora Suzuki cũng là đô đốc (sau này là Thủ tướng) đã thuyết phục thực hiện theo đúng ý tưởng của Thiên hoàng.

        Bốn viên chức cao cấp nhất luôn luôn được coi là những người tuyệt đối trung thành và tin cẩn. Nhưng từ khi có "vụ biến" thuộc dòng Choshu, một dòng đã được công bố hạn chế về sự kết hôn với hoàng tộc, Hiro Hito mối hiểu được rất nhiều năm ông đã có một niềm tin mù quáng về dòng Choshu. Năm 1928, quan chức ngoại giao Sutemi Chinda già dặn, khéo léo cũng như Trợ lí, tướng Nara, đã theo phương Tây. Tuy vậy, Hiro Hito vẫn phải tin cậy vào những con người đã hết lòng với Thiên hoàng như hầu tước Kido hoặc như đô đốc Suzuki phục vụ trung thành suốt cuộc đời. Chính vợ ông Suzuki cũng đã dạy Hiro Hito từ khi ông 5 tuổi. Mỗi lần có tình trạng bất ổn, Thiên hoàng lại phải rà soát lại đội ngũ và căn cứ khá nhiều vào lí lịch của cha mẹ hoàng thân và những con người ông biết từ trẻ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2019, 10:58:49 pm

        GIẢN DỊ VÀ ÂN TÌNH

        Rất nhiều viên chức cao cấp đã viết lại nhiều chi tiết trong những cuộc gặp gỡ với Hiro Hito và thường kể lại những câu chuyện mang sắc thái nhân văn của ông. Một số bài thơ cũng được ghi lại, như một bài thơ viết năm 1921.

        Một ngày bừng nở
        Với tiếng chim hót
        Với sự im lặng của buổi ban mai, và cứ lan dần lên
        Trong sự thầm kín của Yoyogi1.


        Hoặc một bài thơ sau chuyến đi châu Âu Nếu duy nhất chỉ một toàn cầu Yên lặng

        Và bao la như biển cả
        Thì vẫn bừng sáng
        Một mặt trời nóng nực buổi sớm mai


        Kanroji cũng ghi lại khá tỉ mỉ về Hiro Hito. Có một hôm ông ngã trên tuyết và lầu bầu chửi, Thiên hoàng nghe thấy, dí dỏm cười nói: "Tôi đã nghe thấy rất rõ một vài từ lạ đó!" Hiro Hito còn tìm cách chỉ cho Kanroji biết rõ nhiều sự khác nhau ngoài ở vóc dáng của một quả dưa hấu và một quả bầu khô. Ông cũng luôn thích thú được ăn những thức ăn giản dị và mong muốn điều này hằng ngày. Một nhà ngoại giao Pháp luôn nhắc lại những ân tình của Thiên hoàng trong cách đối xử luôn kết thúc câu chuyện bằng việc hỏi thăm sức khỏe của Tổng thống và xin được gửi những lời cầu ước tốt lành nhất đối với nhân dân Pháp.

        Hiro Hito bao giờ cũng là hiện thân của sự làm việc hết mình; ngay cả trong xã giao, ông cũng lịch thiệp cúi chào hàng giờ trước sự thăm hỏi của dân chúng và người nước ngoài. Kanroji kể lại trong thời kì ở thăm nước Anh, Hiro Hito đã yêu cầu Kanroji phải liên tiếp khuyến nghị với Anh quốc để ông được đi thăm thật tỉ mỉ những nơi ông chú ý.

        Mặc dù có sự cách biệt giữa Hiro Hito và dân chúng nhưng bao giờ ông cũng trân trọng mối quan hệ với dân. Những chính khách thời đó đều nói nhà vua trẻ này luôn tổ chức những dịp để đến với dân nhưng một số người ngược lại, mỉa mai về từ Showa (hòa bình và sự khéo léo chói sáng) là lừa dối vì những cuộc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược lớn cũng được nhà vua nâng niu và chú ý tới thường xuyên. Họ vẫn nhắc lại "thủ đoạn" ám sát Trương Tác Lâm để đề cập tới một vấn đề họ lo lắng: đó là một nước Nhật không chỉ hùng mạnh mà còn là đang muốn mở rộng, tiến công nhiều nơi.

        Mặc dù có sự thanh lọc những giáo sư có tư tưởng tự do và tăng cường giờ học quân sự trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, những quan sát viên nước ngoài từ năm 1928 cũng chỉ quan tâm tới những ảnh hưởng rộng lớn của phái quân sự. Những nhà ngoại giao chú ý nhiều đến các sĩ quan và bộ quân phục của Thiên hoàng mà không nhìn thấy những hiểm họa sẽ kéo đến.

        Người ta không thể quên được cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn bởi khủng hoảng tài chính năm 1929. Một nửa nền nông nghiệp Nhật Bản dựa trên việc chăn nuôi tằm đã bị hư hại, châu Mỹ trước nhập phần lớn lụa cũng bị đình lại. Từ năm 1930, việc bán sản phẩm thượng hạng này sang Mỹ cũng bị sa sút nghiêm trọng, từ đó rất nhiều người trở nên nghèo túng. Nhật Bản vốn xưa là một xứ sở nông nghiệp, dân cư ở vùng nông thôn rất đông, đất đai canh tác rất eo hẹp. Thuyết cấp tiến mới của giới quân sự có đất phát triển. Rất nhiều thành viên của những lực lượng quân sự xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản hoặc ở vùng nông thôn.

        Hiro Hito đôi khi ít quan tâm tới nỗi khổ của dân chúng. Có thể ông luôn được sống trong cuộc sống nhung lụa nên việc hiểu biết đời thường của dân chúng khá khó khăn. Tuy vậy, trong những cuộc tọa đàm với quan trợ lí Honjo, ông cũng biết được nhiều điều, đặc biệt là những hiểm họa của triều đình nếu như dân chúng quá đói nghèo.

        ẢO VỌNG MÃN CHÂU

        Những sĩ quan quân đội và các quan chức cao cấp về lĩnh vực khoa học kĩ thuật đã có ý thức đầy đủ về cuộc khủng hoảng. Giám đốc công ti đường sắt Trung Mãn Châu đã mở rộng công ty cho Nhật kiều. Những trại chủ Nhật Bản đến Mãn Châu được Nhà nước trợ cấp. Tất cả đều có tham vọng có thể giải quyết được vấn đề kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp (lúc đó đã có một đề tài thâm nhập Mãn Châu qua nông nghiệp, kế hoạch phác thảo đến 1956). Mãn Châu sẽ trở thành một xứ sở đầy lạc thú có thể thu hút và nuôi sống hàng triệu cư dân mới là điều không khó khăn lắm. Việc thúc đẩy xâm lược càng ngày càng được đẩy mạnh. Những luật sư về thuộc địa ở Mãn Châu đã phác thảo ra kế hoạch xâm chiếm khởi đầu từ kinh tế nhưng mục đích chính lại là quân sự. Những bác sĩ, y tá, hải quân, trưởng ga... sẽ được chọn lựa cẩn thận để trong những thời cơ nhất định lập tức trở thành các sĩ quan. Trong nhiều bài diễn văn đều toát lên cái bóng của cây to đang tỏa xuống miền này bằng sự bao dung và độ lượng.

        Năm 1928, quanh Nhật đều có những hiện tượng thiếu ổn định. Nga, khởi đầu của thời đại Stalin gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc, Tưởng đang tìm mọi cách chống lại Cộng sản. Ở Mãn Châu, con trai Trương Tác Lâm (tướng trẻ) đã phát hiện được nguyên nhân cái chết của cha, nhưng không muốn theo Tưởng nên cũng không chống đối mạnh Nhật. Hiro Hito đã trao cho vị tướng trẻ này "Huân chương Mặt trời mọc" để tạo sự yên bình ở vùng này và tìm mọi cách để yên lòng tướng trẻ.

-----------------
        1. Yoyogi: tên một thiền sư.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2019, 10:38:30 pm

       NỘI CÁC CỦA OSACHI HAMAGUCHI

        Thủ tướng được chọn thay Tanaka cần phải dung hợp được lòng các nước phong trào để tạo cơ hội cho Nhật phát triển. Đó là Osachi Hamaguchi - một trong những nhà lãnh đạo đáng kính trọng của Đảng Minseito, có kế hoạch khá mạnh bạo trong việc làm chủ phương Đông. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được chọn là Shidehara, một người có nhiều kế hoạch chống đối với Trung Hoa và luôn chiến thắng phái "tự do".

        Người "quá khích" duy nhất là Kenzo Adachi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lúc nào cũng nhấn mạnh về sức mạnh và quyền lực. Ngay thời trẻ, chính ông là bộ óc của một tội ác kinh khủng: ám sát vua Triều Tiên, xiết chặt bộ máy công cụ đã có dưới dấu hiệu "con rồng đen"1 để nắm chặt quyền hành trong nước.

        Hamaguchi đã khôn khéo chọn lựa một nội các vừa tạo được thế cân bằng vừa làm vừa lòng một xu hướng tiến công đang có sức mạnh của Nhật Bản.

        SỨC MẠNH HẢI QUÂN NHẬT VÀ VỤ ÁM SÁT THỦ TƯỚNG HAMAGUCHI

        Từ năm 1929 đến 1930, vấn đề lớn không còn là kinh tế nữa mà là vai trò của Nhật trong sức mạnh hải quân. Sau những cuộc gặp gỡ sơ bộ ở Oasintơn, sức mạnh hải quân chính quy tụ ở Anh. Mục đích các cuộc hội nghị đều là dò la sức mạnh quân sự của nhau, vì vậy Nhật Bản cũng phải tìm ra phương án riêng cho mình về hải quân.

        Từ Oasintơn đến Luân Đôn, công việc chính về việc thăm dò này được giao cho chuẩn đô đốc Yamamoto. Ông ta đã phát hiện được những tiêu chuẩn cần thiết của hải quân: bao nhiêu tuần dương hạm, tàu phóng ngư lôi, chiến hạm có sân bay, tàu ngầm... là vừa. Hiện tại Yamamoto phán đoán tỉ số giữa Anh - Mỹ - Nhật là Anh (10), Mỹ (10), Nhật (6). Hiro Hito trong nhiều cuộc họp nội bộ đã đưa lên 10-10-7 để hải quân Nhật phấn đấu. Đúng như ý đồ của Hiro Hito năm 1939, con số Nhật đã đạt tới 6,9945 (tỉ lệ là 7).

        Yamato đã qua Nga và Mãn Châu để tìm kiếm thêm những điều bí mật, gặp gỡ hoàng thân Konoye để biết được những ý định của Thiên hoàng. Hoàng thân đã ca ngợi Yamamoto hết lời và coi ông như là một biểu trưng của tinh thần dân tộc. Bộ trưởng Bộ Hải quân cũng đón tiếp Yamamoto nồng nhiệt. Những hoạt động của "Con rồng đen" cũng tạo nên sự ủng hộ nhất định trong bản giao hưởng mà ai cũng muốn đề cập tới: "Làm thế nào để có thể bảo vệ được đất nước trong những cơn hiểm hoạ".

        Cũng như Yamamoto, Hiro Hito có kiến thức về kĩ thuật nên không nhìn sức mạnh hải quân ở số lượng mà chủ yếu là chất lượng. Ông cũng phát hiện được tầm quan trọng của hải quân trong chiến tranh nên đã không ký các hiệp ước với mục đích hạn chế tàu chiến.

        Thiên hoàng và Thủ tướng thường rất vất vả về việc điểu chỉnh về những cuộc xung đột giữa hai phái ngoại giao và quốc phòng; trong quốc phòng lại có hai phái, mạnh về hải quân hay mạnh về lục quân vì nghiêng về bên nào thì tài chính sẽ đổ hẳn về bên ấy.

        Trung tá Ishiwara, người có mối quan hệ rất điển hình với vụ Trương Tác Lâm đã đưa ra một kế hoạch khá tổng quát: Hiro Hito đã nghiên cứu sâu kế hoạch này và quan tâm nhiều tới Ishiwara, chiến hữu Itagaki cùng một bộ tham mưu rất thông minh có nhiều hứa hẹn để thuyết phục mọi người.

        Tháng 10-1930, Hiro Hito đã đồng ý chi tiền cho những chiếm hạm hoạt động ở vùng biển nội địa. Đặc biệt nhất là những tàu sân bay dưới quyền của chuẩn đô đốc Yamamoto.

        Ngay từ năm 1921, George c. Ross, một sĩ quan trẻ của hải quân hoàng gia Anh đã viết:

        "Nếu chúng ta không có một kế hoạch tốt về việc xây dựng hải quân thì những người Nhật Bản sẽ vượt xa chúng ta. Họ làm việc ngày đêm trong những xưởng đóng tàu. Và sẽ chẳng bao lâu nữa chỉ trong khoảng vài năm, họ sẽ vượt xa những điều mà chúng ta tưởng như mới bắt đầu".

        Nhật Bản đã có những tàu sân bay hiện đại nhất trên thế giới. Yamamoto đã làm hết sức mình để đạt được điều này, chi phí rất nhiều tiền, nghiên cứu bí mật rất nhiều khâu để hoàn chỉnh toàn bộ kế hoạch đã đệ trình.

        Tài chính cho hải quân theo dự tính lên tới 500 triệu yên (theo giá trị đồng đô la năm 1930 là khoảng 250 triệu đô la). Bộ trưởng Tài chính và Thủ tướng đề nghị 300 triệu. Thực tế, Thủ tướng Hamaguchi được trao 374 triệu.

        Do chấp nhận việc hạn chế quốc phòng và giảm các yêu cầu của hải quân, tính mạng của Thủ tướng bị đe dọa.

        Đúng lúc này, Hiro Hito đi kiểm tra các công xưởng lớn của hải quân, có Bộ trưởng Bộ Nội vụ kèm. Sáng 14- 11, tại nhà ga Tokyo, đúng lúc Thủ tướng bước lên xe lửa để gặp Hiro Hito thì Tomeo Sagoya, một phần tử của phái tả đi sát gần bắn vào dạ dày, Sagoya bị bắt ngay.

        Hamaguchi được chở gấp đến bệnh viện. Nhiều bác sĩ tin có thể cứu sống được. Nén đau đớn, ông còn đọc một bài diễn văn trước Quốc hội về tài chính của hải quân. Nhưng sau ông mất trong một ca mổ không được chu tất lắm (tháng 8-1931).

------------------
        1. Hắc Long Đảng


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2019, 11:36:37 pm

        TƯ TƯỞNG "SÔVANH" HOÀNH HÀNH

        Hiro Hito trong những ngày này được bảo vệ vô cùng cẩn mật.

        Sayoya sau đó được ân xá. Điều đó chứng tỏ thế lực phái tả đang rất mạnh. Việc ám sát Hamaguchi mở đầu một thời kì bạo lực trong thời trị vì của Hiro Hito. Cảnh sát không quan tâm lắm những kẻ cực tả quanh vụ ám sát Hamaguchi vì những vụ bùng nổ mang theo một âm mưu gì đó ngày càng diễn ra nhiều, đôi khi họ gạt cho phía theo Cộng sản.

        Đầu năm 1931, một số sĩ quan cốt cán của Bộ tham mưu đã hướng tới Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tướng Ugaki, mà Thiên hoàng đã dành cho nhiều ân huệ để tránh được những cuộc đảo chính. Ugaki từ năm 1924 đã đề xuất việc giảm ngân sách quân sự mặc dù đã bị phản đối dữ dội. Chính điều này đã gây ra nhiều điều rắc rối trong quá trình hòa giải những vụ xung đột. Phái tả tìm mọi cách tấn công.

        Ngày 2-3, trong một cuộc biểu tình được tổ chức bởi tiến sĩ Okawa và Đảng "Rồng đen", tuy không đổ máu nhưng Ugaki cũng phát hiện được điều quan trọng là phải biết cách nhượng bộ.

        Mặc dù nguy cơ xâm lấn, bành trướng của Mỹ ngày càng rõ rệt nhưng vẫn chưa đủ lí do để nâng thêm ngân sách quân sự, tiền vẫn dành nhiều cho việc mở thêm hệ thống đường sắt ở Mãn Châu.

        Tuy nhiên sự kiện 2-3 vẫn làm cho Hiro Hito đau đầu. Ông cũng biết với vấn đề Triều Tiên, biết bao những vấn đề phức tạp sẽ bùng nổ, nay lại thêm những sự cố khác, chắc sẽ khó ổn định. Ông vẫn muốn tư tưởng "Sôvanh" chỉ hoành hành ở mức độ nhất định chứ không thể lan tỏa quá mức như hiện nay. Trong hoàn cảnh này, Ugaki vẫn còn có sức thuyết phục. Nhưng việc hình thành "Quân đoàn Quan Đông" vẫn được nêu ra để mở đầu cho một cuộc hòa giải và chuẩn bị cho một cuộc tiến công mới ở tầm xa. Sự thành lập đội quân xâm lược này nhằm chuẩn bị ráo riết cho việc chiếm toàn bộ Mãn Châu thành lập Mãn Châu Quốc (Manchutuo), đưa Phổ Nghi lên làm nguyên thủ quốc gia này.

        Con trai Trương Tác Lâm lúc này đã là lãnh tụ của một binh đoàn thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân có hiệu quả. Quân đội Trương nhiều gấp 20 lần quân Nhật vì thế nếu gạt được sang cuộc chiến vói Cộng sản thì Nhật sẽ rất lợi.

        Những thành viên đầu tiên của đội quân Quan Đông đã xây dựng những khu vực bí mật, xung quanh có một hàng rào gỗ rộng mênh mông để chuẩn bị đưa những xe vận tải và pháo 23mm vào. Nhiều hang chứa vũ khí và sân bay bí mật được thiết lập.

        Ngày 4-8, tướng Minami, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới đã ra chỉ thị cho những người cầm đầu các sư đoàn về việc xử lý những tình huống nghiêm trọng sẽ xảy ra ở Mãn Châu và Mông cổ. Hiro Hito và Thủ tướng cũng thường xuyên có những chỉ thị về đội quân Quan Đông và những chỉ dẫn về các kế hoạch quân sự ở Mãn Châu.

        Thủ tướng cũng tìm một người ít có tư tưởng kì quái để thay thế tướng Tatekawa, một con người cực đoan, nóng vội trong việc sử dụng lực lượng quân đội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2019, 11:48:58 pm
         
        CHIẾM MÃN CHÂU - MỘT ÂM MƯU LỚN

        Một vụ nổ vào 22 giờ 20 phút đêm 18-9 đã mở đầu cho một cuộc xâm lược mới. Những khẩu đại bác bắt đầu tung hoành. Quân Nhật tấn công bất ngờ quân Trung Hoa trong thành. Chỉ một vài giờ, Thẩm Dương đã lọt vào tay quân Nhật. Có tới 400 người Trung Hoa tử nạn. Đại tá Doihara được cử làm thị trưởng.

        Ngay lúc khởi đầu, những quyết định về Mãn Châu đã được đại tá lưu ý; tham gia thêm còn có Ishiwara và Itagaki; đặc biệt tướng Honjo rất say sưa với những kế hoạch quân sự nhằm nhanh chóng chiếm toàn Mãn Châu. Itagaki cũng đã cộng tác với Honjo ngay từ những kế hoạch quân sự năm 1924 và đã làm việc với Doihara từ năm 1918, vì thế các kê hoạch đưa ra đều có sự thống nhất và ăn khớp một cách tự nhiên.

        Những lực lượng quân sự Nhật Bản chiếm Trường Xuân, Bắc Thẩm Dương ngày 18-9, rồi Cát Lâm ngày 21. Có điều đáng ngạc nhiên là ngay cuối ngày 19-9, tướng Tatekawa lại gửi cho tướng Honjo bức thư của Thủ tướng: ngoài những chiến dịch chính, vai trò quân sự của Nhật hầu như kết thúc. Thực ra thì ngược lại, một loạt các hoạt động quân sự xuất hiện: máy bay Nhật ném bom vào những cứ điểm của Trung Hoa; ngày 22, một đoàn lính Nhật từ Triều Tiên tiến sang miền Trung Mãn Châu mà không có lệnh của Chính phủ.

        Quả thật nhiều sự kiện bùng nổ vượt qua sự tưởng tượng của Thủ tướng và Hiro Hito.

        Thời gian này, tại Tokyo, Chính phủ phải hoàn tất việc sửa đổi lại những chỉ thị cho các Bộ trưởng một cách nhanh chóng để tránh trình trạng ngỡ ngàng - Thủ tướng liên tục phải giải thích để đỡ đòn cho những hoạt động lấn chiếm. Hiro Hito cũng phải trả lời rất khéo để tránh những sơ hở. Ở Giơnevơ, những nhà ngoại giao Nhật Bản cũng lí giải theo kiểu những hoạt động mang tính khẩn cấp, cứu nguy và chống lại người Trung Hoa để tự vệ.

        Một mật sứ Nhật Bản đã bí mật gặp Phổ Nghi để chuẩn bị sẵn sàng cho việc thiết lập một triều đại ở Mãn Châu.

        Ngay sau những cuộc chiến đấu dừng ở Mãn Châu, Minami Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tìm mọi cách lấn tiếp, chuẩn bị cho những cuộc ngoại giao tương lai với Trung Hoa. Ý đồ này thường không được tham khảo Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nên đôi khi Hiro Hito có ý không bằng lòng, phần lớn chấp nhận một cách miễn cưỡng. Những cuộc xâm chiếm vượt qua vòng kiềm chế đó được giải thích kĩ để dân Nhật ủng hộ.

        Tất nhiên, cũng có nhiều cuộc chống đối bất thường buộc Thiên hoàng phải xét lại nhiều vấn đề mang theo ý đồ phiêu lưu mạo hiểm.

        Việc chiếm Mãn Châu đã đem lại những ảo tưởng kích động sự phát triển công nghiệp và kinh tế nói chung của Nhật Bản. Vị trí thứ nhất ở châu Á với sức mạnh Nhật Bản thường là đề tài thuộc những luận điểm mới: nước Nhật sẽ làm chủ phương Đông, học thuyết Mơnrô Á châu đã hình thành. Vấn đề Viễn Đông luôn luôn được đề cập tới trong các cuộc họp giữa Anh và Mỹ.

        Cách giải thích của Hiro Hito bao giờ cũng mang tính hai mặt: đó là một chiến thuật tất yếu của một sức mạnh đang được khuếch trương có liên quan tới lợi ích của một nền chính trị tiến bộ, đó là sự tự do của một chính phủ, không thể mãi mãi cầm tù trong một nền quân sự đang có sức bật. Việc chọn lựa những hành động quân sự này là tiếp nối ý muốn thiêng liêng của Minh Trị, đảm bảo cho một nền ngoại giao vững chắc của Nhật Bản.

        CHƯA CÓ CON TRAI

        Những năm 1932-1933 là những năm Hiro Hito bị dằn vặt ghê gớm về chuyện không có con trai (1925 sinh con gái Shigeko, 1927 một người con gái tiếp sau lại bị chết sau khi sinh, 1929 có con gái thứ ba, 1931 có con gái thứ tư). Báo chí và dân chúng đều có lời bàn tán. Người ta đã chuẩn bị một danh sách các cô gái trẻ để thay thế hoàng hậu có kèm theo cả ảnh. Nagako rất đau buồn, kiên nhẫn chịu đựng, tìm mọi cách lí giải để đảm bảo cho sự tồn tại của mình và luôn luôn khẳng định chắc chắn sẽ có con trai.

        Người Nhật đã quan tâm tới em trai Hiro Hito là Chichibu với hi vọng sẽ đem lại sự ổn định cho dòng Thiên hoàng. Nhất là trong hoàn cảnh phức tạp, rất có thể sẽ có hiện tượng chính trị bùng nổ trong tình huống này.

        Mặt khác, hàng loạt bác sĩ và những lời khuyên chân thành cũng đã đến với Nagako để cứu vãn tình thế khó xoay chuyển. Vấn đề thực ra không đơn giản vì phái quân sự muốn nhân chuyện này buộc Thiên hoàng phải chấp nhận một chính phủ quân sự, nếu không sẽ đảo chính để đưa Chichibu lên.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2019, 11:35:07 pm

        BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG HOA

        Việc chiếm Mãn Châu và những sự biến xảy ra vào tháng ba, tháng mười đã tạo được lí do để duy trì chính phủ. Nhưng uy thế của chính phủ bị sụp đổ khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Adachi đã tìm mọi cách lật đổ chính phủ. Hiro Hito trước tình hình này đã theo lời khuyên của Saionji đưa Tsuyoshi Inukai, 75 tuổi, Chủ tịch Đảng Seiyuken lên làm Thủ tướng. Inukai là bạn già của Tưởng Giới Thạch nên có khả năng xoá bỏ được đám mây u ám của "Sự cố Thẩm Dương" và từ đó có thể ngăn được cuộc chiến tranh với Trung Hoa và kìm hãm được sự hung hăng của phái quân sự.

        Bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa luôn luôn được Hiro Hito nhắc đến. Trong bối cảnh này, tháng 3- 1932 "Sự cố Thượng Hải" lại xuất hiện, những người dân và thủy thủ Nhật Bản trong nhiều tuần lễ đã tấn công các cơ sở quân sự của Quốc dân đảng ở ngoại vi Thượng Hải. Những máy bay Nhật Bản ném bom vào dân thường Trung Hoa làm hàng nghìn người chết. Inukai tắt thở ngày 8-1-1932. Chiếc xe ngựa 4 bánh của Hiro Hito bị một người Triều Tiên ném một tạc đạn. Tên này tưởng Hiro Hito ngồi trong đó nhưng lúc này Hiro Hito đang trả một tập san quân sự ở thư viện nên thoát chết. Tình hình ở Trung Hoa ngày càng rối ren, nhiều người Nhật bị thủ tiêu, những lực lượng quân sự của Trung Hoa và Nhật Bản liên tiếp xung đột. Làn sóng xua đuổi người Nhật ngày càng mạnh ở Thượng Hải.

        Ngày 7-2-1932, một sinh viên thuộc tổ chức bí mật "tình máu mủ" đã giết Bộ trưởng Bộ Tài chính ngay trước cổng trường vì ông này đã chống lại việc không tăng chi phí quốc phòng. Tiếp theo là nhiều vụ ám sát các chính khách1. Tính cuồng tín của tổ chức này đã làm Hiro Hito đôi khi kinh hoàng. Chỉ một thời gian ngắn, phần lớn thành viên của tổ chức này đã bị bắt và những phần tử còn lại đều nằm trong phạm vi kiểm soát của cảnh sát. Nhưng sự khống chế này đã quá muộn. Ngày 15-5-1932, Thủ tướng Inukai lại bị ám sát. Tiếp sau đó là hàng loạt những nguy cơ ám sát khác làm náo động Tokyo. Tất cả những kẻ chủ mưu đều đưa ra lời tuyên bố "Hành vi của họ ẩn dưới mệnh lệnh thiêng liêng của Thiên hoàng". Điều này làm Hiro Hito rất bối rối, luôn luôn trong tình trạng lo lắng.

        Ngày 5-3, nam tước Takuma Dan, 75 tuổi, bị giết trước bàn giấy của ông ngay trung tâm Tokyo.

        Ngày 15-5-1932, bốn nhóm thuộc tổ chức "Tình yêu tối cao của làng xóm quê hương" đã đột nhập vào trung tâm Tokyo. Ba nhóm tấn công những nhà băng và những trung tâm điện tử bị thất bại thảm hại. Nhưng cả bốn nhóm bao gồm những người dân, sĩ quan hải quân và học sinh trường sĩ quan quân đội đã tập hợp lại trước lâu đài - Thánh đường Yakusuni. Thánh đường này là một đền thờ nổi tiếng của đạo Shinto thường tổ chức truy điệu và đọc những lời thề trang trọng ca ngợi những binh lính Nhật chết trong chiến tranh. Họ tiến về nhà Thủ tướng Inukai, đòi được chứng kiến Inukai sau khi bị ám sát. Người gác cửa đã bị bắn chết vì không cho họ vào.

        Lăm lăm trong tay những khẩu súng lục, họ lao vào nhìn thấy Inukai trong bộ áo kimono đầy máu, bên cạnh là bác sĩ và những người chăm sóc. Với một dòng máu lạnh lùng đáng sợ, Inukai còn đủ sức ngước mắt lên hỏi chúng: "Cần gì? Tại sao lại hỗn xược đột nhập vào không đúng nghi thức của người Nhật?". Chỉ trong nháy mắt, tiếng súng lại vang lên, Inukai tắt thở.

        ÁM SÁT THỦ TƯỚNG

        Sự kiện 15-5 chấm dứt tình trạng nước đôi của chính sách Nhật Bản. Thủ tướng phải luôn luôn cùng Hiro Hito hướng về những sĩ quan lục quân hoặc hải quân. Người kế tiếp Inukai là Makono Saito, một thủy sư đô đốc đã về hưu, 81 tuổi.

        Những sự CỐ’ vẫn liên tiếp bùng nổ với tốc độ khẩn trương: tháng 8-1932, cảnh sát dập tắt được từ trong trứng mưu đồ ám sát Thủ tướng mới Saito. Tháng 9, cảnh sát lại khám phá tiếp một vụ có liên quan tới Thủ tướng cũ Wakatsuki. Tháng 11, một vụ chống bá tước Makino bị võ lở...


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2019, 11:22:02 pm

        SINH CON TRAI

        Cuối năm 1933, biết bao chương trình và đề án đã dồn dập tập trung ở Hiro Hito khiến Thiên hoàng luôn luôn đau đầu. Nhưng tháng 12-1933, Nagako sinh con trai. Tin vui này như một sức mạnh vĩ đại tràn lan khắp cung đình và toàn dân. Một đại thần đã hoan hỉ nói lại: "Tôi đã nhìn thấy rồi! Đó là một cậu con trai. Tôi đã thấy những bảo chứng đầy hào quang của một sức mạnh hùng tráng dành riêng cho nam giới!".

        Hiro Hito cũng khẳng định "Vấn đề quan trọng nhất về tương lai đã được ấn định một cách suôn sẻ!".

        MỘT THẦY TU VĨ ĐẠI

        Năm 1932, thời kì ám sát Inukai, C. Grew đến Tokyo với cương vị đại diện sứ quán Mỹ, giai đoạn này quan hệ hai nước ngày càng xấu đi. Grew khá thông thạo về phong tục, ngôn ngữ Nhật, ông hiểu rất rõ về chủ nghĩa sôvanh Nhật: ngay từ năm 1933, những bản đồ vùng Viễn Đông ở nhà trường tiểu học đã vẽ Nam Việt Nam, Thái Lan, Malaisia, Philipin, vùng đất Ấn Độ thuộc Hà Lan có lá cờ của Nhật. Chính vì thế, nguy cơ chiến tranh Nhật-Mỹ chắc chắn không tránh khỏi. Grew phải đóng vai trò thiết lập những mối quan hệ mật thiết nhất giữa Nhật và Mỹ để giải tỏa những mối lo âu của cả hai chính phủ. Hiro Hito cũng phải làm điều này vì nếu chiến tranh Nhật - Mỹ nổ ra sớm thì Nhật sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mỹ cũng cảm thấy điều này1.

        Những tin tức phát ra từ nội bộ cung đình thường là nguồn tin săn của các đại sứ để đón nhận những thay đổi bất thường trong những tình huống phức tạp. Grew luôn có mối liên hệ rất chặt chẽ với các báo, thông qua báo chí để tìm ra những ý đồ của Hiro Hito. Tổng biên tập tò Temps, M.Dubose, sau khi gặp quan Chưởng ấn đã công bố”: "Nước Nhật đã chuyển qua giai đoạn nguy hiểm". Hugh Byas cộng tác viên tờ New York Times viết về Hiro Hito: "Một con người thần thánh, một biểu trưng của tính vĩnh cửu của quốc gia, đó là một người máy chấp nhận những ý kiến không có cam kết vì những ý kiến này được đề nghị bởi ý muốn của dân chúng, đó là một thầy tu vĩ đại không mang dáng dấp của một nhà vua trị vì đất nước".

----------------
        1. Có một chuyện nhỏ phản ánh Nhật muốn hòa hoãn với Mỹ lúc này:

        Grew ở Tokyo có con chó Sambo chẳng may rơi vào thùng rượu của một lâu đài, người Nhật đã cứu nó. Chuyện đó được đăng trên báo, ai cũng biết. Vì thế, ngày 23-2-1934, nhân kỷ niệm ngày sinh Hoàng tử Akihoto, Thiên hoàng gặp Grew, hỏi ngay: "Con Sambo thế nào?".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2019, 10:00:21 pm

        QUYỀN LỰC HOÀNG ĐẾ - CHỦ NGHĨA TỰ DO

        Tháng 4-1935, Hiro Hito đón Phổ Nghi viếng thăm chính thức Nhật Bản. Đó là hình thức trả thù lao cho nhà vua bù nhìn Mãn Châu đã làm thuê trong 4 năm với bóng ma "độc lập".

        Cũng chính trong cuộc viếng thăm này một vấn đề mới đặt ra đối với Hiro Hito đó là "quyền lực hoàng đế". Nhiều cuộc hội thảo, bàn cãi tranh luận về vấn đề này. Honjo, tướng lĩnh, trợ lý thứ nhất của Hiro Hito từ năm 1933 - 1936 đã có nhiều ý đồ làm sáng tỏ sự xác định về quyển quyết định của Thiên hoàng. Ông ta biết rõ tất cả những ý kiến chống đối với quyền lực của Thiên hoàng thuộc về ai và có bao nhiêu người đồng ý. Hiro Hito thường phê phán Ichiki Ikki viết những bài báo về vai trò của Thiên hoàng trong những công việc quốc gia thường không gắn liền vói các điều luật nên sức mạnh phê phán bị hạn chế.

        Cuộc tranh cãi được tiếp tục trong Hội đồng quân sự cấp cao. Rõ ràng những tướng mạnh của Nhật Bản đều hiểu phải thuần phục Thiên hoàng trên cương vị tinh thần nhưng không thể theo ý muốn của Hiro Hito được. Các Bộ trưởng Quốc phòng, Giáo dục, Tư pháp và Nội vụ bàn nhiều đến mối quan hệ giữa "Quyền lực hoàng đế" và "Hiến pháp".

        Honjo phê phán giới quân sự thường chỉ quan tâm tới quyền lực Thiên hoàng như một yếu tố tôn giáo, thần thánh hóa tính chất thông trị nhưng thực tế không nghe theo ý của Thiên hoàng.

        Tiếp ngay sau, một thuật ngữ mối cũng được bàn đến nhiều. Đó là "chủ nghĩa tự do". Có bốn vấn đề được nêu lên.

        1. Mối quan hệ giữa "chủ nghĩa tự do" và "Quyền lực hoàng đế".

        2. "Chủ nghĩa tự do" có gắn liền với chủ nghĩa tư bản và có là nguồn gốc của sự phát triển xã hội không?

        3. Mô hình của các nước Âu Mỹ có gắn với "chủ nghĩa tự do" không?

        4. Nhật Bản có nên theo "chủ nghĩa tự do" không?

        Hiro Hito rất quan tâm đến thực trạng xã hội Nhật lúc này, một xã hội: rất nghèo, nghèo đến mức nạn đói đã lan tràn ở miền Bắc Nhật Bản. Có những gia đình nông dân không những chỉ chết vì nạn đói mà còn bán con cái của họ. Phải chăng nếu thiên về "Quyền lực hoàng đế" thì Nhật sẽ lúng túng trong tình trạng này và không thoát được cảnh trì trệ?

        Rất nhiều người Nhật tin những biện pháp thực hiện cho đến năm 1936 là sai lầm và dẫn đến những lỗ hổng lớn về mặt bằng kinh tế, nhất là về nông nghiệp. Một cuộc khủng hoảng đang ngập lên trong từng ngày từng giờ. Phái quân sự đã tìm mọi biện pháp để có thể khởi đầu cho một cuộc chiến tranh với Liên Xô. Bộ trưởng Quốc phòng đã ngăn cấm toàn bộ các báo chí đề cập tới những yếu tố của cuộc khủng hoảng 1936. Sự phân hóa trong giới sĩ quan cũng bắt đầu, phái cực đoan càng ngày càng thắng thế. Nguy cơ Nhật Bản ngả hẳn về phía quân sự đang tràn lan khắp đất nước.

        Kể từ sự biến 26-2-19361 đến khi Thiên hoàng kí đầu hàng với Đồng minh, 8 năm 6 tháng sau đó, Hiro Hito luôn luôn trong trạng thái lo lắng tới vận mệnh của quốc gia nhưng đồng thời cũng là giai đoạn mà Thiên hoàng nếu không có chủ nghĩa lạc quan tinh thần luôn luôn được đánh thức thì khó có thể để lại những dấu ấn quan trọng đối vói nước Nhật.

        Năm 1935, Masahito, con trai thứ hai ra đời càng đem lại niềm vinh dự cho Hiro Hito. Bây giờ vấn đề kế thừa của dòng Thiên hoàng càng được xác định. Những nỗi lo âu của dân Nhật về sự nối tiếp truyền thống đã tan biến.

        NẤM DẠI "SÔVANH"

        Xu hướng "chống đỏ" tức chống Cộng sản được coi như là nền tảng khởi đầu của phái quân sự cực đoan. Khái niệm "Quyền lực hoàng đế" được tô vẽ bởi nhiều lí thuyết sặc mùi hiếu chiến. Các giáo sư có tư tưởng đỏ đều bị gạt khỏi trường đại học. Cơn giông điên dại bắt đầu phủ khắp nước Nhật. Các tổ chức bí mật bất ngờ mọc lên với những học thuyết khiếp đảm, đâu đâu cũng thấy tin tức ám sát... ám sát... Chủ nghĩa sôvanh như một thứ nấm dại tràn lan khắp mọi nơi.

        Trung tá Aizawa, huấn luyện viên kiếm thuật cũ, đã nghi tướng Nagata phụ trách các vấn đề quân sự của hoàng gia, hay xúc xiểm Hiro Hito, ngăn cản những hoạt động của các sĩ quan trẻ nên đã lẻn vào nơi làm việc bắn chết Nagata để ghi nhận sâu sắc tinh thần sô vanh "Đại Nhật" và đe dọa những kẻ chống lại.

        Một quan ba pháo binh đã thấy trong nhà con rể của tướng Honjo - một người đã tham gia vào việc phân phát khoảng 200 bản đồ đường phố có ghi những địa điểm sẽ biến loạn. Nấm dại "Sôvanh" mọc ở khắp mọi nơi.

--------------------
        1. Sẽ nói sau về sự biến này.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2019, 11:41:12 pm

        SỰ BIẾN 26-2-1936

        1. Nhóm sĩ quan trẻ

        Chiều 25-2, hai viên quan thân cận của Hiro Hito là Suzuki và Saito cùng Thiên hoàng đón tiếp đại sứ Mỹ. Grew sau bữa cơm chiều, đã chiêu đãi phim Naughty Marietla. Đêm hôm đó, tuyết rơi nhiều.

        Cho đến 2 giờ đêm 25 rạng 26, những ngọn đèn vẫn soi rọi những đơn vị bảo vệ cung điện, nhưng thực sự ẩn náu ở nhiều nơi những mầm mong của một cuộc đảo chính. Trong khi có những nhóm bảo vệ còn đang yên lặng trong giấc ngủ gà ngủ gật hoặc còn say sưa trong bữa tiệc đêm thì nhóm sĩ quan trẻ chạy như điên cuồng để chuẩn bị cho một sự biến.

        Nhóm "Sĩ quan trẻ" thuộc phái Araki với sự ủng hộ của 1400 hạ sĩ quan và lính của sư đoàn I ở Tokyo (đội quân này được chuẩn bị đưa sang Mãn Châu nên bị dồn nén rất uất ức) đã tiến hành đảo chính.

        Nhóm trẻ còn khôn khéo lôi kéo những sĩ quan già có tư tưởng quân phiệt trong những năm tháng còn trẻ để tăng thêm thanh thế. Quan ba Koda còn tìm mối liên hệ giữa chính trị và quân sự khi viết về những bài dưới nhãn hiệu "Mục đích lớn":

        "... Chúng ta cần xác định nền tảng của tính chất thần thánh của Tổ quốc chúng ta là sự khuyếch trương của quyền lực của đế chế với toàn thế giới. Phải tìm cách mở rộng và phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực".

        Những sĩ quan trẻ tố giác "những con người tham vọng và ương ngạnh đã lấn át quyền lực hoàng đế, xâm phạm vào cuộc sống trung thực ngày càng phát triển của dân chúng, đẩy sâu họ vào sự khôn khổ, đẩy đất nước Nhật Bản vào những sai lầm... Không còn có từ nào có thể diễn tả nổi sự giận dữ của chúng ta trước những điều kinh tởm này"... "Rõ ràng là đã đến ngày đất nước ta đứng bên bờ của cuộc chiến tranh chống Nga, Anh, và Mỹ, những kẻ muốn xâu xé mảnh đất tổ tiên của chúng ta... Chúng ta phải tự xác định nhiệm vụ của chúng ta là phải ngăn chặn bọn vô lại đang rình rập đế chế của chúng ta".

        Những hạ sĩ quan và lính của trung đoàn pháo binh 1 và 3 của sư đoàn I đã tham gia sôi nổi cuộc đảo chính. Nhưng rất nhiều sơ hở đã bị bộc lộ ngay từ phút đầu nên nhiều kế hoạch chống lại cũng đã được tung ra hòng bóp chết cuộc đảo chính trong trứng nước. Phần lớn những sĩ quan cấp trên của sư đoàn đã phát hiện được những chứng cứ về mầm mống của cuộc đảo chính và đã tính toán được trước khoảng bao nhiêu người sẽ tham gia. Đặc biệt không quân được bảo vệ với mọi biện pháp để tránh những cuộc cướp máy bay.

        2. 9 tốp tấn công các nơi

        Bọn phiến loạn chia làm 9 tốp thâm nhập vào các khu phố để thực hiện các mưu đồ đã có trong kế hoạch.

        Tốp thứ nhất áp sát nơi ở của Bộ trưởng Quốc phòng Kawashima trong chớp nhoáng. Khi những sĩ quan phiến loạn yêu cầu gặp ông ta, ông ta đã tìm cách lẩn trốn, cho người báo bị cảm cúm nặng. Bọn phiến loạn cũng ngần ngại chỉ nói nhiều về yêu cầu tổ chức "mục đích lớn" buộc ông phải thực hiện. Họ còn cho phép những sĩ quan cao cấp của Bộ Quốc phòng và Bộ tham mưu được đi và đến tự do trong 3 ngày tiếp để gặp Kawashima mà không có sự ngăn cản. Có lẽ những t,ư tưởng của Kawashima cũng có những điểm đồng nhất vói bọn phiến loạn mang nặng tính sô vanh.

        Tốp thứ hai tấn công trụ sở cảnh sát thủ đô ngay trước cung điện, không gặp sự phản kháng nào. Sau khi đã thiết lập chướng ngại vật trên đường phố, chúng rất hoan hỉ khi nhận được tin Bộ Quốc phòng đã bị bao vây.

        5 giờ sáng tốp thứ ba đã tiến vào đô đốc Kantara Suzuki, đại thần đại nội của Hiro Hito. Suzuki vì tối khuya hôm trước tiếp đại sứ Mỹ nên sáng sớm hôm sau còn đang ngủ say. Tiếng ồn ào đã đánh thức ông ta dậy. Ông nhanh chóng cầm chắc thanh bảo kiếm nhưng đã quá chậm. Một tên lính quát "Ông là đại quan phải không?" Suzuki trả lời: "Các anh phải có lí do về việc khuấy động này chứ? Hãy cứ nói tôi nghe". Không trả lời, một hạ sĩ quan kêu to: "Không còn thời gian!... Chúng tôi sẽ bắn!". "Nào! Bắn đi! Hãy bắn đi!" - Suzuki thách đố. Ba sĩ quan lên đạn bắn Suzuki bị thương ở đầu, phổi, vai và háng. Đô đốc hầu như đã chết nhưng bọn phiến loạn còn bắn thêm. Suzuki phu nhân hét lên "Dừng lại!". Trưởng nhóm, quan ba Ando, ra lệnh dừng vì biết chắc Suzuki đã chết.

        Tốp thứ tư, khoảng 300 lính xông đến nhà Thủ tướng Okada, giết 4 cảnh sát ở hàng rào sắt. Thủ tướng kêu lên "Ngày tận cùng đã đến rồi!". Người em rể, cánh tay phải, đại tá đã về hưu tên là Matsuo, tìm kiếm chỗ ẩn nấp. Với sự giúp đỡ của một cảnh sát trung thành còn lại, anh ta đẩy Okada (luôn luôn mặc áo sơ mi ban đêm) vào chỗ ẩn náu dự trữ rồi anh ta đi ra tìm cách cứu. Viên cảnh sát vừa được làm nhiệm vụ bảo vệ đứng trước chỗ ẩn, nói Okada không được động đậy. Viên thư kí đặc biệt của Thủ tướng, Hizatsune Sakomizu cũng là con rể của ông đã gọi điện thoại đến. cảnh sát thủ đô yêu cầu cứu giúp. Một cảnh sát trả lời: "Chúng tôi không còn kiểm soát được tình trạng này. Chúng tôi còn làm gì được nữa đâu?". Một giọng khác vang lên: "ở đây tất cả đã ở trong tay bọn phiến loạn" rồi đặt máy xuống.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2019, 11:03:27 pm

        Matsuo dũng cảm hết sức để dời khỏi nhà nhưng đã bị bắt giữ ngay trong sân. Ông bị đẩy vào tường và phải áp mặt sát vào đó. Chỉ trong khoảnh khắc, một trong những sĩ quan kêu lên: "Thế nào, mày có muốn tồn tại không? Hay là vù sang Mãn Châu? Mày không nghĩ rằng chúng tao có thể giết chết mày được hả?" Một tiếng nổ vang lên, Matsuo chỉ kịp hô "Thiên hoàng muôn năm!" Một sĩ quan bồi tiếp một viên đạn cho chết hẳn. Một tên phiến loạn khác đã mang ảnh Thủ tưởng trong căn phòng ngủ ra so sánh với bộ mặt của một người chết khác. "Đó là Okada!" Hắn ta xác định. Xác chết bị chuyển vào phía trong, đặt trong một góc phòng và được xác định là xác Thủ tướng.

        Chỉ một vài phút sau, trong đống xác của cảnh sát và người hấp hối, người ta tìm thấy xác của Matsuo. Ông đã nhắm mắt giữa đống máu nhầy nhụa. Một tên phiến loạn chạy vào và kêu to với bọn lính: "Tao đã thấy một bóng ma!". Hai người vội đẩy một xác vào chỗ Okada ẩn. Tủ tường bị phủ đầy vải. Phía ngoài, hai người hầu giơ tay hàng.

        Tốp thứ năm đã tấn công đơn vị bảo vệ hoàng cung, đột nhập vào nhà Bộ trưởng Tài chính Takahashi. Một Trung uý bất ngờ thấy ông ta trên giường vội lật ngay khăn giải giường hét "Trời trừng phạt!" Takahashi la: "Vô lễ!" Nhưng viên trung uý đã bắn liền 3 phát, một vài người khác đã dùng gươm xiên vào hông và bụng. Takahashi chết ngay tại chỗ. Viên trưởng nhóm hô những người phục dịch "Ném ngay cái xác hôi thối này đi!".

        Tốp thứ sáu khoảng 200 lính thuộc quân đoàn pháo binh thứ ba đột nhập vào căn nhà của đô đổc Saito, cố Thủ tướng, gần đây được phong làm quan Chưởng ấn, vừa dự cuộc hội đàm với đại sứ Mỹ về. Trưởng nhóm viết lại: "Khi tôi tiến sát buồng, nữ bá tước Saito mở cửa nhưng lập tức đóng lại. Bà ta nói to để tôi nghe thấy: "Hãy đợi một chút, Saito sẽ ra!" Nhưng lửa đã bùng lên ở nhiều nơi, nữ bá tước cầm một cái thuẫn bên người nhưng không thể kháng cự nổi. Rất nhiều phát súng vang lên. Lửa càng bùng to hơn. Saito bị chém đứt cổ. Chúng tôi buộc phải bỏ đi vi nữ bá tước không chịu rời thi thể của chồng. Chúng tôi đã tập hợp trước cổng chính".

        Sau này người ta tìm thấy khoảng 47 viên đạn trong thi thể Saito và nữ bá tước cũng bị nhiều vết gươm đâm.

        Tốp thứ bảy tấn công ngôi nhà của tướng Watanabe. Quân phiến loạn nhảy qua hàng rào lăm lăm trong tay những khẩu súng lục, phá cửa tiến vào nhà rồi vào phòng ngủ. Vợ của Watanabe yêu cầu giữ yên lặng thì bị xô dạt vào tường. Watanabe bị nhiều phát đạn, sau đó bị chém đầu.

        Tốp thứ tám đột nhập vào tòa báo Asahi Shimbun, trong khi tốp thứ chín từ nửa đêm đã đi ôtô kéo vào làng Yagawara, gần Aztami, ở đây, cựu cố Chưởng ấn bá tước Makino đang sống với cháu gái 20 tuổi Kazuko. Quân phiến loạn đã giết một cảnh sát và đốt nhà nhưng nhờ ở lòng gan dạ và ý chí của Kazuko chúng không giết nổi Makino. Cô ta đã đưa được Makino lên đồi, ở đó có nhiều lính bảo vệ. Cô cháu gái kèm sát ông nội, bao quanh ông và thách đố bọn phiến loạn bắn. Bọn phiến loạn bỏ cuộc.

        Một nhóm khác (thuộc tốp thứ chín) giữa đêm xông đến nhà của Saionji ở một làng quê nhưng nhờ một cú điện thoại báo trước nên Saionji đã trốn vào nhà trưởng công an địa phương. Nơi này có tới 60 công an có vũ khí bảo vệ.

        Sáng 26-2, Hiro Hito còn đang ngủ, không biết đến bọn phiến loạn đang chém giết. Những chướng ngại vật trên đường phố đã ngăn toàn bộ những thông tin đến với Thiên hoàng. Một trong những người đầu tiên trong hoàng cung biết là tướng Honjo. Tiếp sau, Trung uý Ito đã đến trong tình trạng run rẩy, mang theo tin tức của con rể Yamaguchi, quan ba trong sư đoàn pháo binh thứ nhất, thông báo về tình trạng hỗn loạn của 500 sĩ quan và lính trong sư đoàn pháo binh.

        Honjo đã ra lệnh cho viên trung uý nói với con rể phải tìm cách ngăn chặn mọi hoạt động rối loạn. Nhưng Honjo không thể biết được Yamaguchi đã đầu hàng hoàn toàn trước sự rối loạn này.

        Honjo đã điện thoại cho Cục trưởng cảnh sát quân sự về việc bảo vệ gấp cung điện. Lúc này Hiro Hito đã biết được tin tức về các vụ Okada, Takahashi và Watanabe đã bị ám sát như thế nào và tìm mọi cách để trấn an tinh thần mọi người. Hiro Hito cảm nhận một cách sâu sắc về vụ phiến loạn này và suy đoán về những hậu quả sẽ xảy ra. Bằng mọi biện pháp, Hiro Hito muốn ngăn khả năng phiến loạn quân sự mở rộng đến mức trở thành một cuộc khởi nghĩa trong toàn quốc. Nhưng rất may, sự biến chỉ xảy ra ở Tokyo.

        Đây là vụ biến động ảnh hưởng rất lớn đến Hiro Hito. "Sự biến Liêu Châu" và động đất 1923 cũng chỉ là những sự kiện gây những chấn động nhỏ. Sau vụ này, Hiro Hito trầm tính hẳn và bắt đầu ra lệnh cho Bộ trưởng Hải quân phải gấp rút chuẩn bị mọi tình thế để tiếp cận với cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ bùng nổ trong một vài năm tới.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2019, 11:45:48 pm

        CỐ ĐẠT TỚI MỤC TIÊU: ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ

        Có một vấn đề Hiro Hito vẫn luôn thấy khó xử, đó là cậu em trai, Chichibu, sinh viên Học viện quân sự. Chichibu có mối liên hệ rất chặt chẽ với 4 sĩ quan, những người xúi giục phiến loạn. Hiro Hito cũng biết Chichibu đã gặp rất nhiều những người cầm đầu đảo chính. Rõ ràng nếu đảo chính thành công, những kẻ phiến loạn sẽ tôn Chichibu lên vói mục đích "cứu Nhật Bản". Ngay sau khi đến ga Tokyo, Chichibu đã có một số hoạt động khá tích cực nhằm gây ảnh hưởng cho mình.

        Tiếp sau, Hiro Hito phải bàn với Kawashima, Bộ trưởng Quốc phòng để tính toán việc sử dụng lực lượng quân đội như thế nào để đè bẹp quân phiến loạn nhưng vẫn phải chú ý tới sự ổn định chính trị.

        Báo chí nước ngoài cũng đưa tin rất nhiều. Phần lớn các nhân viên đại sứ quán đều chú ý bám sát tình hình để đưa ra những ý kiến chuẩn xác nhất về vụ phiến loạn, đồng thời cũng lắng nghe những tin tức phát ra hằng ngày để xác định cách ứng xử. Những nhân viên đại sứ Pháp, Đức còn túc trực ở ngay các chướng ngại vật để do thám tình hình giao chiến giữa hai bên. Rất nhiều cộng tác viên của các báo chí phương Tây gặp khó khăn trong việc săn lùng tin tức nhưng vẫn cố gắng thoát khỏi mọi sự bắt bớ của cảnh sát để tránh việc bị tịch thu các tư liệu đã thu thập được.

        LÍNH PHIẾN LOẠN BỒNG SÚNG CHÀO (!)

        Ngay trong biệt thự của Thủ tướng, bọn phiến loạn nửa tin nửa ngờ về thông báo Okada đã bị giết. Người con rể đã khôn khéo tìm đủ mọi cách để đánh lừa bọn phiến loạn, không chú ý tới đống quần áo, nơi Okada ẩn.

        Sakomizu con rể của Okada cũng tính toán rất nhiều để vừa có thể báo cho Hiro Hito biết Okada còn sống nhưng cũng vừa phải dè chừng vì chính tin báo này sẽ khiến bọn phiến loạn tiếp tục lùng giết Okada. Trong khi đó, Hiro Hito đã quyết định Bộ trưởng Nội vụ Fumio Goto làm Thủ tướng mới. Tin tức về Okada vẫn rất mập mò. Mãi sau Hiro Hito mới nhận được tin chính thức Okada còn sống nên đã bàn đến việc hủy quyết định mới và tìm cách đưa Okada ra khỏi ngôi nhà bị bao vây.

        Ba người đã được bố trí để đưa Okada thoát khỏi nơi nguy hiểm. Sáng 27-2, một đám tang giả được sắp xếp chu đáo để đưa quan tài của Okada ra. Bọn phiến loạn không thể ngờ đám tang đã được tổ chức chu đáo đến mức tất cả những tập tục về tang lễ đều được hoàn tất một cách cẩn thận nhất. Điều đáng ngạc nhiên là để tỏ lòng kính trọng người chết, lính phiến loạn đã bồng súng chào!

        Sakomizu đã sử dụng một taxi bí mật đưa Okada về cung điện để gặp Hiro Hito Có nhiều chuyện phức tạp xảy ra: một là nếu bọn phiến loạn biết thì lập tức chúng sẽ tấn công vào cung điện; hai là lúc này Goto, Thủ tướng mới được bổ sung đang trình bày các kế hoạch mới nhằm trấn áp bọn phiến loạn. Okada về cũng chỉ được coi như là một Thủ tướng vừa bị mất chức; ba là đám tang Okada vẫn phải được tiếp tục diễn ra ở nhà cũ của Okada để đánh lừa bọn sĩ quan trẻ. Sakomizu điện thoại cho các nhà tu hành Phật giáo ở một chùa đã được chọn để tiến hành nghi lễ cho một đám tang.

        Trong khi Sakomizu đi đi lại lại rất nhiều lần giữa căn nhà của Okada và cung điện thì một cuộc hộ tống gấp rút đưa Chichibu từ ga Kyoto về. Chichibu từ bắc Honshu về Tokyo. Honjo khẳng định Chichibu là một thành viên trong nhóm nổi dậy và bàn cách cùng với Hiro Hito để giải quyết vấn đề này cho khéo tránh hậu hoạ. Chắc chắn, Chichibu đến Tokyo với nhiều lí do khác nhau, đôi khi còn để cứu nguy cho nhóm phiến loạn.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2019, 11:25:34 pm

        HARAKIRI - NHỮNG DƯ ÂM CỦA CUỘC PHIẾN LOẠN

        Trong những ngày này, Hiro Hito rất chuyên tâm cùng với Honjo để suy xét về tiến trình của âm mưu này. Đôi khi, ông đã ra lệnh phải dập tắt ngay bằng vũ lực, nếu cần thiết kiên quyết sử dụng quân đội để dập tắt biến loạn. Nhiều người trong cung điện tán thành. Vấn đề được đặt ra tiếp sau: chấp nhận harakiri (mổ bụng) nếu sĩ quan nào yêu cầu.

        Quốc hội bị khống chế trong 3 ngày. Nhiều sĩ quan cao cấp ủng hộ bọn phiến loạn. Nhưng hải quân chống lại. Nhiều đơn vị quân đội phản kháng. Đông đảo nhân dân ở Tokyo phản đối. Ngày 27-2, chính phủ ban hành lệnh giới nghiêm, tư lệnh hải quân cho hạm đội liên hợp tập trung ở vịnh Tokyo, sẵn sàng tác chiến. Nhiều truyền đơn và buổi phát thanh kêu gọi đầu hàng. Tối 29- 2, thủ lĩnh của bọn phiến loạn đầu hàng. Hai thủ lĩnh khác tự tử. 19 người bị kết án tử hình, Kita (1883-1937) người lãnh đạo tinh thần của cuộc đảo chính, người sáng lập chủ nghĩa phát xít ở Nhật cũng bị tử hình.

        Cuộc phiến loạn bị dập tắt nhưng dư âm của một số vấn đề vẫn rộn lên.

        Vấn đề thứ nhất là đương chức và bãi chức. Hiro Hito không tán thành những bộ trưởng không chịu trách nhiệm nặng nề về công việc của mình vì thế khi các sĩ quan phiến loạn đòi gặp tướng Mazaki, người thích châm ngòi bạo lực thì Bộ trưởng Quốc phòng đã dứt khoát không thương lượng và ra lệnh cho Mazaki giữ đúng tư thế của mình. Mazaki cũng hiểu rất rõ nếu không thực hiện được như vậy tức là buộc phải bãi chức nên càng khẳng định việc cương quyết phải trấn áp bọn phiến loạn.

        Vấn đề thứ hai là phải đề phòng sự biến loạn ngay từ trong hậu cung. Tám ổ khóa ngăn cách để tối phòng làm việc của Hiro Hito đã là một dẫn chứng điển hình về điều này. Mặt khác, tất cả các hoàng thân đều được xem xét về độ trung thành và ý thức phản kháng trong mọi hành động, ngay cả hoàng thân Kamin đã ốm liệt nghỉ tại làng quê, khi xuất hiện ở cung điện cũng được thẩm vấn rất kĩ. Hiro Hito luôn đưa ra những yêu cầu đòi lí giải về chuyện này chuyện khác vào các buổi tối và trong thời kỳ này có tới 2 đêm liền, ông ngủ trên chiếc giường trong phòng làm việc.

        Vấn đề thứ ba là nhanh chóng chiếm lại những vùng vừa bị mất và sắp xếp lại hệ thống quan chức đảm bảo độ trung thành cao nhất và những vùng trọng tâm thành phố phải tuyệt đối an toàn, diệt hết những mầm mông khởi loạn. Đặc biệt các khu nhà đại sứ phải được bảo vệ chu đáo.

        Vấn đề thứ tư là rà soát lại sự trung thành của các tướng. Hoàng thân Kinin Tham mưu trưởng quân đội vắng mặt trong cuộc họp thứ nhất đã phải trình bày tường tận về những ngày ốm đau của mình. Hoàng thân Nashimoto đã già, nguyên soái đã về hưu, cũng được xem xét lại về sự trung thành. Chichibu thì phải nhận trách nhiệm về việc thuyết phục các sĩ quan trẻ dừng ngay những hoạt động phiến loạn.

        Vấn đề thứ năm là không chấp nhận việc tự sát tập thể của một số sĩ quan. Honjo đã khóc khi nhận được tin sẽ có một cuộc tự sát tập thể. Chính Okada cũng yêu cầu được harakiri để tỏ rõ về lương tâm trách nhiệm của một quan chức. Hiro Hito đã tìm mọi cách can ngăn. Tuy vậy, ở đây đó vẫn xuất hiện những hiện tượng "mổ bụng" mang theo tính thiêng liêng của ý niệm "bất khuất can trường" đối với người dân Nhật.

        MỘT CUỘC CHIẾN TRANH SẼ BÙNG NỔ Ở TRUNG HOA

        Hiro Hito luôn luôn suy nghĩ về vụ phiến loạn. Mặc dù Honjo đã đề ra nhiều ý kiến nhưng ông vẫn không yên tâm. Honjo còn đưa ra cả những dẫn chứng do con rể cắm rễ trong bọn phiến loạn để thuyết phục nhưng ông vẫn cảm thấy có những điều mập mờ cần làm sáng tỏ. Những tư liệu bí mật được nghiên cứu kĩ về hoàng thân Chichibu, hoàng thân Higashikuni và ngay cả hầu tước Kido cũng được đưa ra phán xử cẩn thận.

        Chính những sự kiện đó đã sơ bộ phác thảo ra một chương trình chính trị mối của Hiro Hito, một chương trình phù hợp với xu thế của phái quân sự.

        Tháng 8-1937, Rober Craigie, đại sứ mới của Anh đến Tokyo (một chuyên gia về Nhật Bản đã tham gia cuộc họp, về hạn chế lực lượng hải quân ở Luân Đôn năm 1930) cũng phán đoán Nhật sẽ đưa ra một chính sách xâm lược có tính toán và nghiên cứu sâu về con đường xâm lược của Hitle để bắt chước. Joseph Grew đại sứ Mỹ đưa ra những ý kiến xác định về một cuộc chiến tranh rộng lớn đều rất chính xác.

        Có một vấn đề Hiro Hito rất quan tâm, đó là dầu hỏa. Chất đốt này cũng cần như những thứ khác. Hai chư hầu Triều Tiên và Mãn Châu cung cấp. Ông buộc phải hòa giải với Anh, Mỹ, Hà Lan để được sử dụng các tàu chuyên chở dầu. Việc xâm lược Đông Nam Á càng thôi thúc thêm để hoàn chỉnh công việc này. Những suy nghĩ chuẩn xác của Hiro Hito đã giảm bớt khả năng xuất hiện một vụ biến loạn mới. Chương trình xâm lược Trung Hoa, Đông Nam Á, Trân Châu cảng phù hợp với xu thế xâm lược của các sĩ quan thời đó. Tham mưu trưởng lục quân và hải quân đã chọn lựa lại, bổ sung những sĩ quan năng động và có nhiều tham vọng nối tiếp được truyền thống quân sự cực đoan của Nhật. Thực tế vấn đề này không đơn giản vì mối liên kết giữa ý tưởng của Thủ tướng, Chính phủ, Thiên hoàng chặt chẽ mới có thể gây dựng được sức mạnh quân sự của Nhật Bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2019, 11:35:51 pm

        KOKI HORATA - THỦ TƯỚNG MỚI

        Thủ tướng mới (từ tháng 5-1936 đến tháng 1-1937)

        Koki Hirota, cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là con trai một người thợ nể nhưng nhờ học vấn uyên bác, tinh thần làm việc hăng say và đặc biệt trong thời kì thanh niên là đảng trưởng "Hắc Long đảng", rất được ưu ái nên mặc dù gặp nhiều trắc trở nhưng vẫn len lỏi được vào Bộ Ngoại giao và tạo được sức mạnh quan trọng trong chính trường ngoại giao. Mặc dù rất say sưa với chủ nghĩa dân tộc của "Rồng đen" thời kì thanh niên nhưng Hirota vẫn nổi tiếng về mặt ngoại giao theo phái tự do. Chính Joseph Grew đã coi Hirota như "một con người đầy sức mạnh và chín chắn biết tạo ra màng lưới dịu hiền trước phái quân sự và biết ứng xử trong chính sách đối ngoại một cách khôn ngoan vì có tính toán đến vấn đề hòa giải các phái ở trong nước".

        Bộ trưởng Quốc phòng mới, một con người xứng đáng là cánh tay phải của Hirota, một tướng "siêu việt": Masatake Terauchi. Ông đã tạo ra những hướng lớn trong chính sách mới về việc phòng thủ đế chế với những mục đích lâu dài của chính sách đối ngoại Nhật Bản. Kế hoạch của ông gắn với việc thiết lập chủ quyền của Nhật ở Đông Á và những mối quan hệ mật thiết với các siêu cường, ép Mỹ phải từ bỏ Viễn Đông. Song song với điều này là thuyết phục Trung Hoa từ bỏ sự lệ thuộc vào Âu- Mỹ để gắn nhiều hơn với Nhật. Chính Anh lần đầu tiên đã phải công bố: "Thời kỳ này, Nhật là kẻ thù chính!"

        Mặc dù có những sự phản kháng thường xuyên của Hoàng gia Anh, Hiro Hito vẫn chấp nhận chuẩn y một ngân sách khổng lồ dành cho lục quân và hải quân để chuẩn bị giành giật những thuộc địa của Anh ở châu Á.

        Hiro Hito đã triệu tập Thủ tướng mới để bàn cách đưa ra Quốc hội thông qua nhanh nhất ngân sách khổng lồ dành cho lục quân và hải quân. Hirota cảm thấy rất bất ngờ về mệnh lệnh này. Sự thực thì ngay ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ, Hirota đã bị dồn vào thế buộc phải suy nghĩ trong nhiều tuần lễ. Chính vì thế, ông cảm thấy rất khó làm việc. Điều này dần đã dẫn đến chỗ ông buộc phải từ chức để quay trở lại làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như cũ.

        CHỌN THỦ TƯỚNG KẾ TIẾP

        Trong tình hình nan giải này, hoàng thân Saionji đã giới thiệu tướng Ugaki nhưng Hiro Hito không chấp nhận mặc dù Thiên hoàng rất nể Saionji, một người nhiều tuổi được kính trọng vô cùng.

        Kế tiếp là tướng Senjuro Hayashi, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được chấp nhận nhiều hơn Ugaki dưới con mắt của các sĩ quan cao cấp. Nhưng cũng chỉ một vài tháng sau, Hayashi từ chức. Tháng 6-1937, hoàng thân Fuminaro Konoye lên thay. Ông nổi tiếng về sự chắc chắn trong chính trường chính trị cùng rất nhiều bài viết trên báo chí và những ý kiến độc đáo khi tiếp xúc với dân chúng. Lãnh đạm, kiên nhẫn, say mê và khó lòng thấy trước được, ông còn là con người duy nhất hiểu được tính hai mặt của ngoại giao. Chính điều đó dẫn ông tới lãnh đạo thành công trong thời điểm Nhật Bản coi quân đội là ý niệm của sự chiến thắng chứ không phải ngồi bàn cãi lí.

        Konoye1 từ thời thanh niên đã là một người có chính kiến độc lập, khi theo hoàng thân Saionji với tính chất như trợ lí trưởng, ông đã không tán thành những ý kiến thiên về quý tộc và tự do của các vị trưởng lão. Cũng như Saionji, ông khinh bỉ những thứ tạp nhạp của giới quân sự Nhật Bản, vì thế sau này, năm 1941, ông trở thành nhà đạo diễn tài ba của chủ nghĩa dân tộc. Năm 1918, khi tham gia hội nghị Vecxai, trong một ý tưởng nổi tiếng, ông đã phản đối Đảng Quốc gia lúc đó được coi như công cụ có giá trị của chính sách thực dân Anh - Mỹ. Ông nhìn nhận chuẩn xác về sức mạnh phương Tây, kinh tế đế quốc nhưng cũng nhận rõ tệ phân biệt chủng tộc và thái độ coi thường châu Á của bọn da trắng.

-----------------
        1. Konoye 3 lần làm Thủ tướng 1-6-1937 đến 1-1939; 2-8- 1940 đến 7-1941; 3-7-1941 đến 10-1941 - một trong những người bạn và cố vấn gần gũi nhất của Hiro Hito đóng một vai trò quyết định trong việc xâm lược Trung Hoa năm 1937, nhưng ngược lại lại phản đối rất dữ việc Nhật đánh Mĩ. Bị quy là tội phạm chiến tranh, ông đã tự sát năm 1945, không chịu nhục trước TMIEO (Tribunal militaire international d'Extreme - Orient - Tòa án quân sự quốc tế ở Viễn Đông), đưa ra nhiều tập luận sắc bén trong các cuộc phán xử.

        Ông thuộc dòng Fujiwara, dòng này có nhiều mối quan hệ về việc gả con gái hoặc con trai cho dòng Thiên hoàng từ thế kỉ VII và được xác định như một dòng quý tộc, trí thức cỡ lớn của Nhật Bản.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2019, 11:50:40 pm

        SỰ BIẾN LƯ CẦU KIỂU

        Sáu tuần lễ sau khi Konoye lên làm Thủ tướng, những tốp lính Nhật đã bắt đầu gây rối ở Bắc Trung Hoa, với sức mạnh còn rất hạn chế nhưng cũng đủ để đập tan những cuộc chống cự của lính Trung Hoa. Đó là "Sự biến Lư Cầu Kiều" 7-7-1937. Sự kiện này bắt đầu như một trận đánh nhỏ nhưng thực sự chính là ngọn lửa khởi đầu của một cuộc chiến tranh. Đây là một tấn kịch đã được chuẩn bị từ lâu và sắp sẵn rất chu đáo. Với sự tán đồng của Hiro Hito, những người lính Nhật Bản đã đập vỡ nhanh chóng những chướng ngại ở Bắc Trung Hoa, tạo điều kiện cho "Quân đoàn Quảng Đông" hoạt động. Không chậm trễ, chúng đã uy hiếp Bắc Kinh và tiến thẳng về Thượng Hải. Những cuộc tiến công này đều được đại bác của hải quân Nhật Bản hỗ trợ trên các sông và cửa biển. Với kinh nghiệm của mình, Konoye đã tìm mọi cách biến chính quyền Tưởng Giới Thạch thành một chính phủ phải chấp nhận những chính sách gần gũi với Nhật Bản hơn. Những người thân cận của Thiên hoàng, hoàng thân Higashikuni và hoàng thân Osaka đã chấp nhận làm những chỉ huy quan trọng trong chiến dịch tiến vào Trung Hoa. Cuối năm 1937, Higashikuni chỉ huy không quân ở Trung Hoa, hoàng thân Osaka chỉ huy trưởng lục quân áp sát Thượng Hải.

        Ngay sau vụ này, chính phủ Anh, Pháp và Mỹ đã cùng nhau tìm cách ngăn chặn bàn tay quân sự của Nhật Bản. Sau "Sự biến Lư cầu kiều", Quốc Dân Đảng Trung Hoa và Đảng Cộng sản đã liên kết, coi Nhật Bản là kẻ thù chính. Ngày 17-7, 19 sĩ quan Nhật phiến loạn bị kết án tử hình đã trốn khỏi nhà tù.

        Đúng ngày này, báo chí lại toàn đưa tin chiến tranh ở Trung Hoa nên chỉ có những gia đình liên quan bị chất vấn, còn những kẻ trốn thoát hầu như biến mất hoàn toàn. Điều này làm Hiro Hito cảm thấy lo lắng vô cùng. Mặt khác sự liên kết giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản càng làm cho Hiro Hito phải suy nghĩ nhiều về khả năng Cộng sản ngày càng phát huy thanh thê ở mọi nơi.

        MỘT CON NGƯỜI CÓ PHẨM CÁCH LỚN

        Hiro Hito giám sát tất cả các hoạt động của các nhóm và những sự thăng cấp trong quân đội nên những báo cáo về sở trường của các sĩ quan được Hiro Hito nghiên cứu rất kĩ. Ông cũng chấp nhận những cuộc hội ý chớp nhoáng của các sĩ quan cao cấp dưới nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt trước những sự cố lớn như "Sự biến Lư Cầu Kiều", Hiro Hito cũng phải đấu trí rất khôn khéo như cuộc gặp gỡ với đại sứ của Tưởng ở Tokyo, và tìm cách hòa giải với Anh, Mỹ hoặc gặp gỡ với Tổng thống Philippin... Lúc nào, ông cũng phải tỏ ra thân thiết trong khung cảnh rất khó nói. Chính Joseph Grew đã phải nhận định "Rất khó tìm thấy ở Thiên hoàng sự hiền dịu". Hai tháng sau khi xảy ra chiến tranh ở Trung Hoa, Craigie, đại sứ Anh (1937-1941) đã nhận định "Hoàng đế luôn luôn tỏ ra đáng yêu một cách đặc biệt và luôn nhấn mạnh cần một cuộc sống có mối quan tâm của các thành viên trong gia đình hoàng gia với dân chúng Anh. Đó là một con người rất nghiêm túc trong các nghi lễ, song trong các cuộc đàm thoại lại rất cởi mỏ trong từng thời điểm; quyền uy hoàng đề luôn được nhấn mạnh trong các cuộc tiếp xúc và bộ mặt của ông luôn thể hiện một sức sống đặc biệt, hầu như gắn rất chặt với sự lo âu, áy náy trong mối quan tâm với những sự kiện trong cung đình. Rõ ràng ông không phải là một người máy mà là một con người hiểu rất sâu sắc mọi điều dưới ảnh hưởng của những truyền thống quân sự cứng nhắc với những ao ước thực sự về một vai trò có ích và có quyền lợi trong những công việc ngoại giao quốc tế. Mặc dù đôi khi có tí chút mạnh mẽ nhưng ông luôn được coi là một con người có phẩm cách lớn và tạo được một ý niệm chân thành thực sự". Chính Hoàng hậu cũng nói "Thiên hoàng luôn luôn là một con người có những hiểu biết đúng đắn về những công việc và những sự kiện diễn ra ở Anh... Người ta cũng nói nhiều về những cuộc hội thoại bình dân giữa hai nhà vua". Craigie cũng ngợi khen Hoàng hậu "Một người đàn bà nhỏ nhắn luôn mang theo sức mạnh của cá nhân và những hiểu biết đáng quý về nhân loại". Khi Chichibu đến Anh để dự lễ trao vương miện cho nhà vua George VI thì Craigie cũng đã có mặt ở Yokohama để kiểm tra việc giao hàng. Sự ngưỡng mộ của dân chúng được thể hiện khá rõ khi Chichibu đến Anh. Hơn nữa, chính hoàng thân Arthur de Connaught đã hai lần đến Nhật Bản; khi mất, hoàng thân Chichibu và vợ cùng nhiều quan chức quan trọng khác của chính phủ đã đến dự lễ tang ở nhà thờ Anh Thánh Andrew ở Tokyo. Chính vì vậy, mặc dù coi Nhật là kẻ thù chính nhưng vấn đề ngoại giao vẫn diễn ra ở mức độ thân thiết pha lẫn sự khó hiểu.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2019, 11:12:25 pm

        VỚI ANH, ĐỨC

        Những kỉ niệm của Hiro Hito khi đến thăm Anh vẫn còn được lưu lại, vì thế mối quan hệ giữa Craigie với cung đình vẫn đượm những yếu tố thân thiện. Những nhà ngoại giao cũng được thuyết phục một cách mềm mỏng trong mối quan hệ với hoàng gia. Hai đại sứ Mỹ, Anh luôn tỏ ra có sự kính trọng cần thiết đối với nền quân chủ hiện hành. Chính nhờ ở mối quan hệ đó mà ý niệm về một cuộc chống đối bằng vũ lực xuất hiện một cách rất từ từ.

        Riêng đối với Đức, những người chống chủ nghĩa phát xít cũng tìm mọi cách để ngăn ngừa thảm họa này ở mức cao nhất. Ernst von Reichenau, một nhà truyền giáo xác định chủ nghĩa Hitle sẽ tàn phá văn minh nhân loại ghê gớm nên đã làm việc với "Phòng nhì" Pháp và Cục tình báo Anh để sớm ngăn ngừa những ảnh hưởng của chủ nghĩa này tới Anh, Mỹ. Ngược lại, em ruột, Waltor von Reichenau (chết trong chiến tranh ở mặt trận Nga) lại là một tướng thân cận của Hitle, một phần tử phát xít nhiệt thành đã từng gặp Hiro Hito để bán vũ khí cho Nhật Bản với hi vọng thành lập một cầu nối Đức - Nhật.

        HOÀNG THÂN SAIQNJI

        Hoàng thân Saionji (1849-1940) là một trong những gương mặt chiến lược nhất của triều đình, vị trưởng lão, cố vấn chính của nhà vua, người hiến thân cho giấc mộng của Nhật Bản tự do và dân chủ bằng việc khuyếch trương quân sự xâm lấn nước ngoài. Ông luôn tỏ ra khắc nghiệt, thản nhiên trước mọi biến cố. Ông khuyên nên liên kết với Tưởng Giới Thạch và nhà vua đã chấp nhận họp bàn với giới quân sự trong cuộc chiến tranh toàn thể chống Trung Hoa. Ông còn nhấn mạnh chỉ có mối liên hệ hẹp với Anh, Mỹ nhưng phải mở rộng gấp bội với Ý và Đức phát xít hướng tới thiết lập phe trục. Một năm trước khi mất (11-1940), ông từ chối việc chọn ông làm Thủ tướng.

        LUÔN LUÔN QUÊN MÌNH LÀ THƯỢNG ĐẾ

        Sự kiện Lư Cầu Kiều tháng 7-1937 mở đầu cuộc chiến tranh thật sự với Trung Hoa, nhưng cũng không ngăn được chuyến nghỉ hè ở bãi biển Hayama và hưởng thụ câu cá của Hiro Hito. Nhà văn Mỹ Willard Price được sông gần Thiên hoàng hồi đó đã nhận xét: "Ông luôn luôn giữ được thế cân bằng của một người cưỡi ngựa và độ mềm dẻo của một người bơi lội, chưa bao giờ thấy cứng nhắc và cáu gắt trong chiếc áo thụng của ông trước đám đông. Trong những lúc này, chiếc áo măng tô thần thánh luôn đè nặng lên đôi vai của ông. Ông luôn luôn quên ông là Thượng đế. Dáng vẻ của ông khi câu cá hay đi dọc theo bãi cát đều thấy xuất hiện một bóng người kèm theo "Những giấc mơ hiều dịu và những nỗi vui sướng trí tuệ".

        Price mô tả cả những chi tiết chỗ ở của Thiên hoàng: "Ngay phía trước nơi ở là gỗ đặc sệt màu xám đục trượt dài qua thời gian. Khắp mọi chỗ bụi bám đầy. Không có điện thoại, tủ lạnh, bếp điện, bình nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt. Ruồi rất nhiều", vẻ đồng áng quê mùa, nơi ở của Thiên hoàng đã làm Price ngạc nhiên. Tất cả hầu như có vẻ không sạch sẽ nhưng chính điều này lại làm cho Price suy nghĩ về sự vô vị của những căn nhà hiện đại mà Hiro Hito đôi khi rất ghét. Thường xuyên, Price được đánh thức bởi chiếc đồng hồ để trong vườn giá 3 đô la với tiếng kêu như làm vỡ cả khu vườn.

        Trong lúc câu cá, Hiro Hito gần như quên hết những phong cách của Thiên hoàng, cũng ném lao phóng cá, cũng tự mình làm hết cả mọi việc. Bọn cận thần thi ngâm cả người xuống nước cố kéo chiếc thuyền đánh cá lên cạn.

        Một ngày, Hiro Hito quên một cuốn sách dịch ra tiếng Nhật thơ ngụ ngôn Ésope trên bãi cát. Price muốn đưa trả nhưng người cận vệ đã nhanh chóng làm việc đó. Tin tưởng nhà văn nên Price không bị cấm vào bãi biển. Thiên hoàng cũng biết việc bảo vệ được tính toán rất nghiêm ngặt, đặc biệt mỗi lần đi câu cá. Tất cả những chỗ Thiên hoàng đến đều được kiểm tra kĩ lưỡng trước. Tại đây, mọi sự linh thiêng có tính chất tôn giáo vẫn xảy ra. Một người Nhật đã cầu Hiro Hito làm lễ rửa tội cho con, khi con hư hỏng đã chính mình giết đứa con đó.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2019, 11:28:10 pm

        MỞ RỘNG XÂM LẤN

        Cuối hè 1937, Hiro Hito quay trở về Tokyo. Trong căn phòng nghiên cứu về quân sự, Thiên hoàng theo dõi tiến trình những chi tiết lớn nhất xảy ra ở Trung Hoa. Con số nạn nhân dân sự ở Thượng Hải ngày càng tăng: lần đầu tiên, vùng ngoại ô, những khu dân ở bị ném bom ngày càng tăng nhiều. Những cộng tác viên báo chí phương Tây liên tiếp phê phán những vụ xung đột để ngăn cấm bọn lính Nhật Bản. Tất cả các tốp lính Nhật đã tăng cường mở rộng xâm lấn. Một số tàu đô đốc nước ngoài đã bị hải quân Nhật giáng cho những bài học đích đáng.

        Nhật tiến xuống phía nam tàn phá vào tháng 11 và tháng 12-1937, đỉnh cao nhất là "cuộc tàn sát Nam Kinh" hàng chục nghìn lính và dân Trung Hoa bị tàn sát, hàng nghìn phụ nữ bị hãm hiếp, toàn thành phố bị cướp phá đến cực điểm. Viên tướng lùn Iwane Matsui chỉ huy một lực lượng quân sự Nhật ở Nam Kinh đã bị tố cáo. Toà án quân sự quốc tế chỉ tử hình duy nhất viên tướng Nhật Bản phạm tội ở Nam Kinh để khuyên bảo mọi người không nên làm như thế.

        Đặc biệt ở Nhật Bản, những cuốn sách sử thường ít đề cập tới vấn đề này, cuộc tàn sát ghê sợ ở Nam Kinh đã được công bố ngày càng phong phú từ những quan sát viên Trung Hoa, Mỹ, Anh và Đức. Có hai vấn đề cần được đặt ra: Tại sao có cuộc tàn sát Nam Kinh? Thái độ của Thiên hoàng như thế nào?

        DẰN VẶT TỰ THÚ

        Một vài người Nhật tham gia vụ này lương tâm hối hận dằn vặt (do ý niệm về điều thiện của Phật giáo muốn đền tội cho những lỗi lầm của mình trước cái chết) đã tự thú công khai tội lỗi của mình. Điển hình là Shiro Azuma đã chém đầu 10 người lính Trung Hoa, năm 1987 đã quay trở về Trung Hoa xin lỗi nhân dân Trung Hoa. Những người bạn của anh ta còn xiên những em bé trên đầu mũi kiếm, chôn sống những người tù trước khi cho bánh xe lăn qua, hãm hiếp tập thể nạn nhân ở độ tuổi từ 12 đến 80. Tất cả đã điên dại theo bọn chỉ huy. Sau này, số cựu chiến binh Nhật dũng cảm tự thú và đã tham gia vào những nhóm hòa bình hoặc chống vũ khí hạt nhân.

        "TRUNG TÂM 731"

        Trung Hoa còn là nơi thí nghiệm của Nhật Bản về việc sử dụng vũ khí hóa học và vi trùng. Người Nhật đã đi đầu trong việc nghiên cứu dạng chiến tranh này. Ngân sách quân sự năm 1936 đã được Thiên hoàng thông qua nhanh chóng trước Quốc hội, uỷ thác cho Horota thực hiện. Nhóm sĩ quan hiếu chiến trong đề chế đã được phụ cấp thêm để tiến hành một đề tài "Tập hợp mọi thứ cung cấp để đề phòng bệnh truyền nhiễm và lo việc lọc nước sạch". Tổ chức này đầu tiên có tên "Trung tâm 731" rất được hoàng gia tin cậy, đó là điều bí mật của hoàng gia, có ngân sách hàng năm trực tiếp thuộc hoàng gia điều khiển (ngay năm đầu đã dành 3 triệu yên cho những người tham gia, 200 đến 300.000 yên cho một đơn vị độc lập và 6 triệu yên cho những thí nghiệm và công việc nghiên cứu).

        "731" có thể là chương buồn nhất trong lịch sử Nhật ngay trước chiến tranh, lịch sử Mỹ coi đây là điểu ám muội nhất, Mac Arthur coi đây là vết nhơ không thể tẩy rửa được. "731" thực tế có 2 chức năng: mỗi sư đoàn đều phải có một đội làm sạch nước và cung cấp nước cho lính Nhật (một phần hoạt động của tổ chức này). Vai trò quan trọng hơn, rất bí mật là phát triển và thực hành kĩ thuật chiến tranh vi trùng với ý niệm làm thay đổi cán cân quân sự của Nhật. Để làm tốt kĩ thuật phải đưa khoa học vào nghiên cứu không chỉ thực vật, động vật mà cả con người. Phải có nhũng phòng thí nghiệm và những cơ sở thực nghiệm cách xa Xingapo, Nam Kinh và Rangun và phải tập hợp gấp các nhà bác học Nhật Bản và những chuyên gia dân sự cho gọi nhập ngũ ngay vào "731" kể từ 1936.

        "731" được khởi xướng từ tướng Shiro Ishii, một nhà bác học lỗi lạc với những thiết bị làm sạch nước, tưởng đơn giản nhưng rất độc đáo đã thu hút sự chú ý của Thiên hoàng, một trong rất nhiều điều cần phải được kiểm tra trong các đơn vị quân đội trước chiến tranh. Những quan chức trong cung đình nghi ngờ nhìn tướng Ishii chuyển hoàn toàn nước giải sang nước uống được, Hiro Hito cũng bị thôi miên và được mời uống một cốc nước trong sạch tuyệt vời. Tất nhiên sự nghi ngờ chỉ hoàn toàn chấm dứt khi nhìn Sihii uống cạn một cốc lớn.

        Tuy nhiên, viên tướng này cũng có những đề tài khoa học tàn bạo nhất. Như lời công bố của một người trong "731" với một nhóm truyền hình Anh về một tư liệu mang tên "Hoàng đế có biết không?" năm 1985: "Tôi đã có ấn tượng Ishii xác định chiến tranh vi trùng như một biện pháp để Nhật xâm lược thế giới". Trước chiến tranh và bom nguyên tử, chiến tranh vi trùng ở trận tuyến và khu dân sự là một chủ đề được tranh cãi ác liệt. Tướng Ishii tin tưởng chắc chắn rằng: Nhật Bản không ký trong cuộc họp của các nhà ngoại giao ở Giơnevơ năm 1925 về vấn đề Hội Quốc liên cấm loại chiến tranh này và vũ khí này phải có chỗ đứng của nó.

        Ngay năm 1931, Ishii còn là một trung tá đã lập một phòng thí nghiệm để nghiên cứu ở trường quân y Tokyo. Hầu như không có sĩ quan nào dũng cảm làm điều đó vì tài sản, thiết bị quá nghèo nàn. Năm 1935, một điều gay cấn đòi với Bộ tham mưu Nhật: bệnh truyền nhiễm dịch hạch ghê sợ ở Mãn Châu đã làm 6000 người chết, trong đó có lính của "quân đoàn Quảng Đông". Những sĩ quan phục vụ hậu cần xác định ngoài bệnh truyền nhiễm thông thường còn có những thứ bệnh khác do nguồn nước bị ô nhiễm. Họ đã bắt giữ một số kẻ phá hoại với những con chuột cỏ nhồi bọ chét ở trong mang theo vi trùng thương hàn và đậu mùa. Ngay sau đó, Ishii đã dành ra một ngân sách rất lớn để thiết lập một "công xưởng" vi trùng học của người Nhật. Năm 1936, Hiro Hito kí chính thức việc thiết lập "Trung tâm 731".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2019, 12:04:48 am

        Ishii đã chọn lựa một nhóm trung thành sống ở Ping Fan một địa điểm nam Cáp Nhĩ Tân 60 km ở Bắc Mãn Châu. Ngay từ năm 1939 đã có một địa điểm rộng có các phòng thí nghiệm, nhà để ở và nơi trú ẩn dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của đơn vị đồn trú cho 3000 các nhà khoa học, người trong phòng thí nghiệm và người gác cấm ngặt lính Nhật không được lai vãng đến trừ có công việc. Những vi trùng thương hàn, uốn ván, than, đậu mùa... được chứa trong những phòng lớn.

        Thói quen của Ishii đối với công việc là rất say mê, cần mẫn. Trước cấp cao, Ishii đề cao hết sức việc làm của mình là đề phòng thủ quốc gia với tinh thần trách nhiệm cao và luôn luôn nhấn mạnh ý thức bí mật tuyệt đối. Đối với những sĩ quan thân cận và những người thí nghiệm, ông ta luôn hứa đảm bảo sẽ được kính trọng cùng với việc sở hữu những mảnh đất trù phú nhất và lâu dài trong một làng nhỏ gần Tokyo.

        Đối với những thí nghiệm thực sự có giá trị khoa học, Ishii sử dụng cả người sống. Với một hệ thống cảnh sát nổi tiếng thuộc sở cảnh sát ở Mãn Châu, ông ta đã làm mọi chuyện tàn ác.

        Những tội phạm chiến tranh thích thú biến con người thành vật thí nghiệm. Khởi đầu là những người lang thang, tù nhân, người bị kết tội phản bội, mật thám, những người Cộng sản, những người Nga trắng không quốc tịch, những kẻ phạm pháp dưới thời bù nhìn Phổ Nghi. Sau đến thời chiến tranh với Trung Hoa và Á châu là những tù nhân người Hoa, có cả Anh, Hà Lan, Úc và Mỹ... Tất cả đều có tên marutas (người ngu đần) và được đưa đến những nơi giam cầm. Trong những năm đầu, họ bị giam dưới hầm ở Cáp Nhĩ Tân.

        Những vật thí nghiệm dần được chở đến Ping Fan vào ban đêm và được đưa đến một đường hầm chính chuẩn bị cho các cuộc thí nghiệm.

        Nhiều thành viên của "731" ngày nay đã già, kể lại những hoạt động thời đó. Naionji Ozono chịu trách nhiệm in và phát hành những tài liệu "tối mật" xác định khoảng 3000 vật thí nghiệm đã chết. Những chuyên gia Nhật Bản nhật báo của Đảng Cộng sản đã đưa con số lên 10.000 (kể cả vòng xung quanh). Ozono đã giải thích sơ về những marutas mặc quần áo khó coi đến theo danh bạ đã chịu những thí nghiệm khác nhau: một số bệnh lị, một số bệnh uốn ván, số khác (được trang bị hoặc không có mặt nạ) bị buộc ở những cọc giữa trời để thử về tác dụng của hơi ngạt, một số còn được đặt trong nhiệt độ dưới 50 độ trong nhà lạnh cho đến khi khô chết. Vào năm 1936, rất nhiều sĩ quan cấp cao của Bộ tham mưu đã nghĩ đến cuộc chiến tranh chống Liên Xô chỉ còn là vấn đề thời gian vì thế cần được thử nghiệm ở nhiệt độ lạnh cực đại hay bay ở độ rất cao để biết được giới hạn chịu đựng của con người. Hai người Nga đã bị chết cứng sau cửa kính trong cuộc thử về hoạt động của tim và phổi. Những người khác đeo những ba lô quân sự nặng bị cưỡng bức chạy vòng tròn trong khí lạnh khắc nghiệt của Mãn Châu và đồ ăn uống tối thiểu, cuối cùng đã chết vì kiệt sức. Theo Shimosato, ở đó còn có một lò hỏa táng trông như ống khói, một sưu tập những lọ tro tử thi. Một vài người còn bị giải phẫu sông. Một số bị giam trong các xà lim ở trung tâm đã bị trúng độc vì hơi ngạt.

        Vấn đề lớn nhất của tướng Ishii không phải là xưởng chế tạo vi trùng ở quy mô lớn, thiếu vật thí nghiệm mà là hệ thống thực hiện có hiệu quả, nghĩa là phải có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Người ta phát hiện ra thả bom ở độ thấp đã có hiện tượng phá hoại ngay cả đối với Nhật, những vi trùng chỉ được rải ra ở khu vực có kẻ thù đã lan ra khắp nơi. Vì vậy phải tìm ra những biện pháp chắc chắn và rẻ tiền nhất.

        Những con chuột bị nhiễm đầy rẫy vi trùng do bọ chét truyền đã được thả xuống từ máy bay trong cuộc chiến tranh chống Trung Hoa từ 1937. Tưởng Giới Thạch liên tiếp gửi những báo cáo phản đối tới Roosevelt và chính phủ Anh. Nhưng thật sự các tướng trong Bộ tham mưu Nhật cũng nhận được các báo cáo về 1600 lính Nhật bị nhiễm vi trùng do chiến dịch "thả chuột".

        Hiro Hito trước vấn đề này như thế nào? Ngay cả những người hiểu biết Nhật Bản cũng chạy trốn trước sự việc này. Nhưng chính quyết định thành lập "731" lại do Thiên hoàng kí, ngân sách lại rất lớn (năm 1941, riêng trợ cấp đã 3 triệu yên) còn tài chính thực chi thì hầu như vô hạn. Một vấn đề nữa cần được đặt ra, Hiro Hito là một nhà khoa học có chuyên môn riêng rất gần với tướng Ishii và cũng có ham muốn nâng cao ý thức "Trật tự dưới Mặt trời". Nhưng có điều không thể phủ nhận được là trách nhiệm của quân đội rõ ràng trước hết phải từ Thiên hoàng. Thật sự Thiên hoàng đã ban thưởng cho các lực lượng "nghiên cứu và phát triển" trong các lĩnh vực quân sự đặc biệt, chẳng hạn các kĩ sư về không quân Nhật chuyên nghiên cứu các máy bay bay ở độ rất cao, có thể phá hủy B-29 của Mỹ.

        Tội ác vô cùng ghê tởm này không thể không gắn với hoàng gia. Một bức ảnh có hoàng thân Mikasa (người em trẻ nhất của Hiro Hito) cùng các sĩ quan đến Ping Fan với trách nhiệm thanh tra. Yamashita đã đưa Mikasa đến tận phòng thí nghiệm "cấm". Bức ảnh ghi rõ Yamashita đang bị tướng Ishii khiển trách và tìm cách tránh cái nhìn của Mikasa.

        Hoàng thân Chichibu tuy không đến Ping Fan nhưng 9-2-1939 lại ngồi ở cuộc họp bí mật với Ishii và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hoàng thân Takeda, chịu trách nhiệm chính về tài chính "731", tên trong thời kì chiến tranh là "đại tá Suneyochi Miata" mẹ là Masako, con gái thứ sáu của Minh Trị.

        Ngược lại, Shinosato biện luận cho Hiro Hito về một sự hiểu biết thuần tuý trên "sơ đồ" còn công việc cụ thể thì không lưu ý tới. Nhà văn Morimuta, tác giả của nhiều sách về "731" cũng cho Thiên hoàng chỉ hiểu "731" như là "một ý niệm tổng quát" và trên những điểm cơ bản, Hiro Hito vẫn được coi như là "một nhà nhân văn" buộc phải thiết lập "một nền tảng cho một cuộc chiến tranh".

        Cuối cùng thì "731" đã có tới 30000 hồ sơ và sự thật chắc đã sáng tỏ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2019, 11:47:07 pm
       
        YAMAMOTO - THỨ TRƯỞNG HẢI QUÂN

        11-12-1937, những máy bay của hải quân Nhật đã ném bom vào tàu Panay thuộc hải quân Mỹ ở gần Thượng Hải trong khi pháo binh Nhật bắn vào tàu hộ tống chống tàu ngầm Anh Ladybird. Tàu này đi tuần tiễu thường xuyên ngoài sông để bảo vệ những tàu nước ngoài và làm yên tâm khối cộng đồng quốc tế. Nhiều người chết trong vụ này vì thế gây ra những vấn đề lớn về ngoại giao. Đô đốc Yamamoto đã khôn khéo giải quyết, công bố: "Một tốp máy bay hải quân do lầm lỡ đã ném bom 3 tàu hơi nước của công ti Standard". Sự kiện này thật là điều đáng tiếc.

        Yamamoto với tư cách cá nhân đã xin lỗi Joseph Grew và hứa cách chức người có trách nhiệm trong vụ này.

        Yamamoto có ý thức về việc thiết lập một chính phủ cân bằng, không quá khắc nghiệt như phái cực tả dẫn tới sự kiện tháng 2-1926, những cái đầu bốc lửa. Năm 1937, hải quân có vẻ có những hoạt động gần hơn với quan niệm của Thiên hoàng. Chính điều này đã dẫn tới thành công của ông. Ông biết sử dụng đại tá Hashimoto đúng thời điểm, biết tạo ra những điều kiện để dẫn tới vụ Trân Châu cảng sau này, biết ép Mỹ đúng lúc. Vào những thời điểm bối rối, ông đã xuất hiện như một người anh hùng cứu vãn tình thế. Thực tế từ lúc khởi đầu cuộc chiến tranh Trung Hoa đến khi có cuộc tấn công chống hạm đội Mỹ, ông là người không chỉ duy nhất hiểu được phương Tây và có ý thức sâu sắc khi đất nước lao vào cuộc chiến tranh mà còn là người chống phái tả, luôn nuôi dưỡng niềm tin sâu sắc đối với phần lớn những chiến hữu, đồng thời hiểu được tính ngoại lệ của các sĩ quan sôvanh, tạo được sự cân bằng giữa lục quân và hải quân.

        Con người này tuy chỉ cao lm6, nặng 60 kg nhưng cũng làm cho mọi người kính nể bởi cái đầu hói như một viên bi-a pha thêm chòm râu, môi dưới xấc xược tạo nên một tư chất dường như luôn khẳng định một sự nhất quán trong con người đã hình thành một tính cách ngay từ khi ở trường hàng hải với phương châm tất cả đều có thể xảy ra những chuyện bất trắc. Ông đã hai lần được sang Mỹ. Trong thời kì học tập ở Harvard, những người bạn Mỹ rất khâm phục phẩm chất đạo đức của ông. Trong những năm 20, được phép đến Mêchxich để nghiên cứu công nghiệp dầu lửa, ông đã ở tầng nóc chim bồ câu trong những khách sạn tồi nhất, không bao giờ ăn ở khách sạn, chỉ sống với bánh mì, nước và chuối nhưng lại đi khắp Mêchxich để nghiên cứu về dầu lửa. Cả khi Thiên hoàng đến thăm tàu hải quân, ban đêm ông vẫn du ngoạn trong những khu vực có vũ khí.

        Thiên hoàng sau khi ca ngợi việc tấn công Trân Châu Cảng đã nói đùa: "Nếu các tướng muốn thật sự làm vừa lòng bệ hạ, tốt hơn là chiếm và mở một sòng bạc ở Xingapo". Việc chiếm toàn bộ Đông Nam Á đã trở thành mục tiêu của Nhật Bản. Nếu sau chiến tranh, Đờ Gôn chú ý đến chiến xa tấn công thì Yamamoto lại hướng tối chiến tranh trên biển và trên không. Nhưng điều này không dễ dàng. Yamamoto cũng khẳng định không có máy bay và sân bay thì khó có thể giành được chiến thắng trong chiến tranh. Phụ trách các tàu sân bay hoàng gia, Thứ trưởng hải quân rồi chỉ huy các tàu hỗn hợp, Yamamoto đã tấn công thành công Trân Châu Cảng nhưng lúc khởi đầu hầu như bị phản đối. Ông đã phải dựng nên kế hoạch tấn công Hawai như là một miếng mồi nhử đầu tiên vì ông biết rất rõ tình trạng thiếu thốn của Nhật Bản.

        Ngay từ cuộc chính biến 2-1926, Yamamoto đã là trưởng nhóm nghiên cứu tàu sân bay trong ban tham mưu Bộ Tư lệnh hải quân. Ngày thứ hai của cuộc đảo chính, một số sĩ quan trẻ hải quân gặp Yamamoto yêu cầu phải tuân lệnh chúng, Yamamoto đã tức giận quát: "Tao đây! Hãy ném tao vào rọ đi!". Với sức mạnh khí phách của ông, bọn kia phải trùn bước.

        Những chiến hữu và ngay cả cấp trên cũng rất khâm phục ông. Ông được coi như thành trì của chính phủ. Kẻ thù đánh giá cao tư tưởng quân sự của ông. Với chức vụ Thứ trưởng hải quân, ông được cấp một xe bọc thép thường xuyên ra vào nơi ở và Bộ Tham mưu nhưng trong cuộc gặp gỡ với các sĩ quan cấp trên, ông từ chối việc bảo vệ an toàn của cảnh sát quân sự.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2019, 11:03:52 pm

        Ông ghét những kẻ xu nịnh không đúng lúc và rất trực tính: có lần em trai của Thiên hoàng - Hoàng thân Takamatsu đến Bộ Hải quân năm 1937, sau khi đã tốt nghiệp trường Hải quân với cương vị là quan ba tân binh, người được coi là tay phải của Yamamoto đã đề ra việc đón tiếp long trọng, yêu cầu tất cả mọi người trong Bộ phải đứng dưới nhà đón chào. Yamamoto giận dữ ra lệnh giải tán và gọi những người đi theo Takamatsu trừ những người trong Bộ, nói rõ đây không phải là Hoàng thân mà là một sĩ quan thứ yếu chỉ được ứng xử ở mức độ đến để bàn bạc trao đổi thôi. Nhân dịp tổ chức lễ năm 1940 về 2600 năm ngày sinh ông tổ Jimmu tổ tiên Hiro Hito, Yamamoto tuy được mời song không đến dự. Ông giải thích về sự vắng mặt của ông: "Nước Nhật đang có chiến tranh với Trung Hoa, nếu tôi là Tưởng Giới Thạch tôi sẽ ra lệnh tất cả máy bay hủy diệt gia đình hoàng gia và triều thần Nhật Bản. Trong 2 ngày, tôi sẽ ra biển để bảo vệ vùng trời". Yamamoto luôn xác định đúng đắn mọi tình huống, ông rất ghét khuynh hướng phô trương tuyên truyền dưới những huyền thoại "thần thánh" và "Con đường của Chúa" tạo cho quần chúng những hiểu lầm về sức mạnh vô địch của Nhật Bản. Ông muốn quần chúng hiểu đúng đắn nhất về tiềm năng mỗi bên nếu cuộc chiến tranh Nhật - Mỹ bùng nổ.

        Ngay trong thời kì làm Thứ trưởng Bộ Hải quân, ông đã nói với Hiro Hito: "Cuộc chiến tranh Mỹ - Nhật sẽ là tai họa lớn trên thế giới". Lúc này, phe trục Nhật, Ý, Đức đã hình thành. Ngày 14-10-1940, trong bữa cơm tối, Harada thư kí riêng của Saionj đã được nghe ông nói: "Thật là tai hoạ, nhưng với cương vị của tôi, Thứ trưởng kiêm Tổng tham mưu hải quân, tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ các nhiệm vụ Bộ Hải quân sẽ phải chịu đựng" (trong thực tế, Yamamoto đã công bố kế hoạch tấn công Trân Châu cảng). Yamamoto còn tính toán tới khả năng đánh Mỹ thì phải lo tới sự khiêu khích của nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn không kí hòa ước với Liên Xô thì sẽ xảy ra điều gì. Hoặc kí rồi nhưng vẫn bị tấn công ở mặt sau. Điều này vẫn có thể xảy ra. Cần phải làm thế nào để Nhật Bản đỡ thiệt hại nhất.

        Yamamoto còn phát hiện rõ những thành phố của Nhật phần lớn có chất liệu gỗ và bìa nên bốc cháy rất dễ. Khả năng bị ném bom toàn thể có thể xảy ra. Nếu có chiếm được đảo cũng phải xây dựng các sân bay nhanh chóng (trong vòng một vài tuần) để giữ đảo và bảo vệ bầu trời, biển cả. Mac Arthur cũng nhìn thấy rõ toàn bộ vấn đề này nhưng Yamamoto thì còn lo thêm cả khả năng về nền công nghiệp của Nhật Bản.

        Chiến lược giữa hai con đường của đô đốc Yamamoto đã được biểu lộ rõ qua khả năng chống đỡ cả hai ý kiến của những nhân vật cao cấp và ngay cả Thiên hoàng. Thực tế những zích zắc của một tiến trình chiến tranh rất phức tạp, đầy rẫy những nỗi lo âu, những sợ hãi, những cạm bẫy mà con người không thể lường trước được.

        Hầu như tất cả đã tin vào cách tuyên truyền khuếch đại về cách nhìn của người Nhật đối với thế giới. Hiro Hito cũng vậy, ông đã đọc và nghiên cứu nhiều, đã biết cả những sai lầm của nhiều nhà quân sự nhưng vẫn trượt dài theo đường dốc chiến tranh, vẫn tin vào khả năng của Nhật, nhất là khi kí với Ý và Đức.

        Hiro Hito còn tin rằng sau Trân Châu cảng, Nhật Bản sẽ có biện pháp thương thuyết nhanh chóng vói thuật ngữ hòa bình, đấy là nền hòa bình mà quyền chuyên chế châu Á sẽ thuộc về ông. Chỉ riêng Yamamoto hiểu rõ về sự phát triển và nguy cơ thất bại của Nhật Bản.

        Nhật đã kí với Đức hiệp ước chống Quốc Dân Đảng tháng 12-1936 và tìm mọi cách liên kết với Đức để ngăn Liên Xô khi Nhật chiếm Trung Hoa. Đồng thời còn tìm mọi cách để ngăn phong trào Cộng sản quốc tế.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2019, 10:38:41 am

        KOICHI KIDO1 - CỐ VẤN THÂN CẬN NHẤT CỦA HIRO HITO

        Từ năm 1937, Koichi Kido trở thành cố vấn thân cận nhất của Hiro Hito. Đó là một người làm việc không biết mệt mỏi, mỗi ngày đều ghi lại những sự kiện nhỏ nhặt nhất để tìm ra những yếu tố mới có thể giải quyết được tình huống lớn. Tờ báo Kido Nikki sau này đã được coi như một cuốn sách kinh điển để truy xét tội phạm.

        Kido là thư kí riêng của quan Chưởng ấn ngay từ vụ biến động tháng 2-1926. Hiro Hito đã ca ngợi nhiều về sự sáng suốt, hăng hái và sự trung thành của ông.

        Từ năm 1936, vào những giai đoạn quyết liệt, Hiro Hito không có biện pháp nào để có thể hạn chế được thế lực của phái quân sự. Việc tấn công Liên Xô ở biên giới Mãn Châu và Mông cổ, việc chiếm Trung Quốc đều ở trong tình trạng không có lệnh của Hiro Hito.

        Đó cũng là chính sách của Konoye2. Konoye là người có tính toán rất cẩn thận, luôn có cách nhìn hai mặt. Ông vừa là người đề xướng việc xâm lược Trung Hoa vừa là người kìm cuộc chiến tranh trong những thời điểm cần thiết. Nội các của ông có hai nhân vật có tư tưởng quốc gia điển hình. Một là đô đốc Nabumara Suetsugo một sĩ quan cực đoan, chống Anh quyết liệt. Hai là Yosuki Matsuoka, trúng cử Thủ tướng lần thứ hai năm 1949. Ngay thời kì làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông thường đem lại những nỗi kinh hoàng cho những ai không muốn đối đầu với Mỹ.

        Konoye rất ca ngợi Suetsugo. Cũng như tướng Itagaki, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, họ là những tín đồ của sức mạnh quân sự luôn nêu cao sức mạnh tinh thần Nhật Bản, rất thông minh và sáng suốt khi phán xét các tình huống bất ngờ; những cái đầu bốc lửa nhưng được việc. Hiro Hito nắm được những hạn chế của họ nhưng không thể xoay chuyển được tình thế vì được Konoye bảo đảm và biện lí trong nhiều trường hợp. Đôi khi Hiro Hito chỉ trả lời bằng điệu cười khoan dung.

        MỐI QUAN HỆ ANH - NHẬT

        Anh - Mỹ ngày càng lo lắng phải đối mặt với cuộc chiến tranh ở Trung Hoa. Ngược lại, Hitle liên kết với Nhật chống Anh, Pháp, Bỉ kéo dài chiến tranh ở Trung Hoa. Đại sứ Đức đã đến Tokyo và Hán Khẩu để tìm cách buộc Tưởng phải công nhận chính phủ bù nhìn Mãn Châu, ngăn không cho hợp tác với Cộng sản Trung Hoa, trả tiền thiệt hại chiến tranh, chấp nhận những đất đang thuộc Nhật Bản với thời gian vô hạn định và gần như chấp nhận là một chư hầu của Nhật Bản. Đó là những điều khó có thể thực hiện được.

        Anh cũng cương quyết giữ lại những thuộc địa và đất ở Trung Hoa, ủng hộ việc chấp nhận Tưởng Giới Thạch. Mỹ ủng hộ Tưởng phần lớn về tài chính.

        Theo dự đoán của một số sĩ quan, mối quan hệ Anh - Nhật sẽ ngày càng xấu, Thiên hoàng không hài lòng về cuộc khủng hoảng ngày càng tăng giữa hai nước vì trước kia mối quan hệ giữa Thiên hoàng vói Hoàng gia Anh rất thân thiết. Hiro Hito xác định cuộc xung đột này đem lại sự buồn rầu và một nỗi khủng khiếp tràn ngập.

        Ngày 21-7-1940, Kido đến cung điện thăm Hiro Hito, Thiên hoàng nói: "Tôi tin tưởng Anh sẽ không thực hiện yêu cầu của chúng ta, tiếp tục ủng hộ Tưởng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ chiếm Hồng Kông và tuyên bố chiến tranh với Anh".

        HIỆP ƯỚC 27-9-1940

        Về mốc khởi đầu chiến tranh tháng 8-1939, Hiro Hito luôn bào chữa cho sự đổ vỡ mối quan hệ với Anh, Pháp, Mỹ. Henry Stimson, thư kí Văn phòng quốc gia Mỹ, vô cùng bực mình khi thấy Dunkerque đổ vỡ. Anh chấp nhận dừng toàn bộ, trong 3 tháng kể từ tháng 7- 1940, mọi chuyến tàu chở vũ khí, thiết bị và lương thực cho Tưởng theo đường Miến Điện. Hiro Hito đã dựa vào sự đổ vỡ này để chứng minh cho việc liên kết với Hitle là hợp lý. Điều này rất phù hợp với "ý đồ lớn" của Konoye.

        Kể từ 1939 đến 4 năm sau, Nhật Bản luôn trong tình trạng khó khăn, phái tả quân sự nắm toàn bộ uy quyền, uy hiếp châu Âu và luôn tự khẳng định sức mạnh ở châu Á, gây chiến với ý niệm "quyền chiếm đoạt thiêng liêng". Đức liên tiếp thắng lợi ở châu Âu, chiếm Ba Lan không hề bị ngăn cản. Ý với Mutxolini cũng giương oai diễu võ và liên kết với Đức, Nhật.

        Hiệp ước không can thiệp kí giữa Hitle và Stalin năm 1939 không hề ảnh hưởng tới mối quan hệ Đức -  Nhật. Nam tước Hiranuma3 thay thế Konoye. Konoye đã từ chức vì các Bộ trưởng tối cao đã có những lời khuyên xấu đối với Thiên hoàng. Đại sứ ở Beclin, Oshima, cũng bị gọi về nhưng năm sau lại được cử sang. Hiệp ước 27-9-1940 kí kết giữa Ý, Đức, Nhật ra đời.

-------------------
        1. Koichi Kido: nam tước, quan Chưởng ấn, sáng lập tờ "Journal" (Kido Nikki) cung cấp những tư liệu quý về những sự kiện xảy ra trước chiến tranh.

        2. Konoye: 3 lần Thủ tướng từ 1937 đến 1940. Bị kết án tử hình vì tội phạm chiến tranh, ông đã tự sát năm 1945.

        3. 4-1-1939 nội các mối do Hiranuma cầm đầu. Đây là chính phủ hiếu chiến nhất, coi việc chống Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ là mục đích chính. Các đội cảnh sát kinh tế đã được thiết lập nhằm tập trung toàn lực cho việc chế tạo vũ khí.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2019, 11:35:46 pm
   
       NGÂY NGẤT VÌ CHIẾN THẮNG

        Ý và Đức liên kết với ý thức tôn trọng chủ quyền của Nhật trong việc thiết lập trật tự mới ở Đông Á. Chiến tranh đã lan rộng toàn thế giới. Hầu như bất cứ nước nào cũng chịu ảnh hưởng không ở phía này thì ở phía kia.

        Pháp thất bại (7-1940) đã tạo điều kiện cho Nhật vào Bắc Đông Dương thiết lập trận tuyến thứ hai chống Tưởng. Anh phải đình lại "con đường Miến Điện" trong việc giúp Tưởng.

        Giữa mùa hè năm 1940 thì những dự đoán về sự sụp đổ của nước Anh càng ngày càng lớn. Hai đại sứ ở Luân Đôn, Shigeru Yoshida và người kế tiếp Mamoru Shigemitsu đã cố gắng hết sức thuyết phục Hiro Hito hãy tin tưởng vào những lời tuyên truyền của Đức về việc dẫm nát Anh quốc. Hoàng thân Saionji cũng nói với người thư kí trung thành Harada một vài tuần trước khi mất: "Cuối cùng tôi tin rằng Anh quốc sẽ bị cuốn đi!".

        Đô đốc Yamamoto không chỉ thể hiện sự lo lắng của mình trong việc chịu trách nhiệm về sức mạnh quân sự mà còn lưu ý tới việc "kiểm tra tư tưởng" và nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của Kempei, cảnh sát quân sự đáng sợ trong việc dò xét những ai coi mối liên minh Đức, Y, Nhật là đỉnh cao của sự phản bội.

        Có mấy vấn đề Hiro Hito luôn phải suy nghĩ:

        - Liệu chủ nghĩa phát xít ở Nhật có là điều đáng sợ không?

        - Việc vận dụng chủ nghĩa phát xít nên đến mức độ nào?

        - Những biện luận của phái quân sự chỗ nào đúng chỗ nào sai?

        - Sự khác biệt giữa "phát xít", "quốc gia dân tộc" và "nhiệm vụ thần thánh thiêng liêng"?

        Thời kì này, Hoàng thân Konoye với tất cả niềm tin của mình ngay từ 22-12-1938 đã đưa ra khái niệm "Kỉ nguyên mới" và "Trật tự mới ở Đông Á", "Sứ mệnh thiêng liêng của Thiên hoàng". Ông cho rằng trật tự châu Âu phải sụp đổ và nước Nhật có nhiệm vụ thay thế. Ngày 1-8-1940, Konoye còn xác định "cơ sở của chính sách quốc gia" để làm sụp đổ "một thế lực đã có". Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yosuke Matsuoka đã yêu cầu mọi công dân phải đi theo "con đường đế chế xuyên khắp thế giới" và khuyếch trương "Mục đích lớn: sự thịnh vượng của Đông Á". Chính điều này đã dẫn tới việc chiếm thuộc địa Đông Dương của Pháp và Inđônêxia của Hà Lan. Những thắng lợi bước đầu đã làm cho Hiro Hito ngây ngất vì chiến thắng.

        CẦU XIN THẦN THÁNH VỀ HIỆP ƯỚC TAY BA

        Người ta thường cho rằng chiến tranh với Trung Hoa là một thí dụ thấy rõ Hiro Hito không kiểm soát nổi tình hình chính trị và không thắng nổi phái quân sự. Hiro Hito đã bảo vệ vị trí của Konoye (1-1938) trong tình trạng yếu ớt và vì thế không thể thuyết phục được chuyện ngưng chiến mà đành chấp nhận một ý kiến là ngưng để chĩa súng sang Liên Xô, một cuộc chiến tranh mới tất yếu sẽ xảy ra. Tổng tham mưu trưởng muốn nhanh chóng dừng chiến tranh chống Trung Hoa để chuẩn bị chống Liên Xô. Trước ước nguyện này, Hiro Hito giữ thái độ yên lặng, không phản đối.

        Hiro Hito trước mọi sự cố đều có những mối lo về nghi thức. Ông đã yêu cầu Bộ trưởng Văn phòng đế chế kiểm tra những tư liệu cũ về những nghi lễ đã tiến hành khi kí hiệp ước Anh - Nhật (năm 1904). Bộ trưởng đã tìm thấy một quyết định về nghi lễ được tiến hành theo đạo Shinto. Thiên hoàng đã khẳng định về sự việc quan trọng này và quyết định phải tổ chức ngay tại thánh đường trong lâu đài để cầu xin thần thánh vê hiệp ước tay ba Đức, Ý, Nhật.

       QUAN TÂM TỚI ĐÔNG DƯƠNG

        Hiro Hito cũng đặc biệt quan tâm tới Đông Dương, thuộc địa của Pháp. Sau hai ngày, Pétain và Hitle kí đình chiến ở Montoire. Hải quân Nhật đột nhập cảng Hải Phòng với chính sách ngoại giao bằng đại bác. Tướng Georges Catroux Tổng tư lệnh Đông Dương đành chấp nhận Nhật xâm lấn ở những đòi hỏi: chấm dứt ngay những chuyến tàu chở vũ khí cho Tưởng và đường sắt Hà Nội - Vân Nam bị cắt đứt.

        Thòi gian này, dựa vào sự sụp đổ của Pháp, tư tưởng của phái quân sự Nhật Bản đã có thay đổi, chú ý vào nhu cầu cơ sở quân sự thường xuyên trong cuộc tiến tới phía nam. Ngày 2-8-1940, đầu tiên Nhật gửi cho Tổng tư lệnh mới ở Đông Dương, đô đốc Yean Decoux một yêu cầu tối thiểu về quyền di chuyển những nhóm người Nhật ở Bắc Đông Dương và tự do về bầu trời hàng không. Decoux biết khó có thể chống lại. Ngày 30-8-1940, chính phủ Vichy chấp nhận cho Nhật "dễ dàng về mặt quân sự" ở Bắc Kì và hứa cung cấp gạo (lúc đó là một nhu cầu rất lớn). Nhật càng ngày càng muốn chiếm toàn bộ Đông Dương. Hàng ngàn lính Nhật đột nhập vào Bắc Kì, vây quanh Hà Nội. Roosevelt nhận thức được Nhật Bản luôn tìm cách khuếch trương thế lực nên tìm mọi cách khống chế, đặc biệt đóng chặt kho dự trữ dầu hỏa và than không cho Nhật lai vãng tới khu vực này.

        Thái Lan thời kì này cũng muốn lợi dụng sự suy sụp của Pháp, âm mưu giành lại một số vùng của Campuchia mà theo người Thái là những vùng của Thái Lan. Nhật tỏ ra trung lập trước hiện tượng này mặc dù biết ý đồ tham lam của người Thái Lan. Có lẽ lúc này Nhật đang bận chỗ khác.



Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2019, 11:44:42 pm
             
        KHỐi THỊNH VƯỢNG ĐẠI ĐÔNG Á

        Không thể chối cãi được, Nhật Bản đã phát triển khát vọng chiếm đất với thuật ngữ "Khối thịnh vượng Đại Đông Á" (bản đồ Nhật Bản đã vẽ Đông Dương và Inđônêxia thuộc Hà Lan có cờ Nhật) công khai chiến lược "tiến xuống phía nam" với Thiên hoàng. Trong cách nhìn mới, Đông Dương rất quan trọng, là chốt trong chiến lược toàn cầu của Nhật, từ đó tấn công Inđônêxia, Mã Lai và Philippin.

        Tư liệu về cuộc bàn luận giữa Thiên hoàng, các tướng lĩnh quân sự và Konoye cũng như về những cuộc họp tối mật giữa Tổng tư lệnh quân đội Hajimo Sugiyama và Thiên hoàng hầu như đã bị đốt bản gốc khi Sugiyama tự sát vào tháng 8-1945, nhưng một bản sao đã được giữ lại ở bộ phận tư liệu những lực lượng phòng thủ của Nhật.

        Tháng 1-1941, phái quân sự không bằng lòng với những cơ sở hạn chế ở Bắc Kì. Người Nhật muốn mở rộng sang Campuchia, Lào và Nam Đông Dương, đồng thời còn nghĩ cả tới Thái Lan nữa rồi tiếp tục xâm lấn toàn Đông Nam Á. Ngay từ tháng 10-1940, đô đốc James O. Richardson, Tư lệnh trưởng hạm đội Thái Bình Dương đã nói: "Nếu người Nhật chiếm Thái Lan hay eo biển Kra (eo biển nốì Mã Lai với lục địa) hoặc Inđônêxia, người Mỹ sẽ không tuyên chiến nhưng nếu chiếm Philippin, chiến tranh với Mỹ sẽ bùng nổ".

        Hiro Hito luôn quan tâm tới hải quân, tàu sân bay và vị trí Đông Dương. Đô đốc Nagano, tổng tư lệnh hải quân rất quan tâm tới vịnh Cam Ranh. Sugiyama chú ý tới nhiều cơ sở quân sự mới ở Sài Gòn, Phnom Penh, Nha Trang, Tourane (Đà Nẵng). Hiro Hito trong các cuộc trao đổi luôn chú ý tới việc xây dựng cơ sở không quân ở Thái Lan. Sugiyama cho thời điểm này chưa thể nghĩ tới một địa điểm quân sự ở Nam Thái Lan.

        Những cuộc thương thuyết với chính phủ Vichy vẫn tiếp tục. Những hoạt động của Mỹ, Anh trước việc thiết lập cơ sở Nhật Bản ở Bắc Kì cũng xiết chặt thêm nhưng chưa thành vấn đề lớn. Toàn bộ công việc sản xuất thép ở Mãn Châu, Triều Tiên và Nhật Bản đều chuyển gấp sang hoạt động phục vụ quốc phòng. Những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa Nhật, Mỹ bàn cách giải quyết vấn đề chiến tranh Triều Tiên đều đổ vỡ. Hiro Hito, Matsuoka đã đến châu Âu gặp Hittle, Mutxolini và Stalin. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cố gắng liên kết với Đức, Ý và kí một thỏa ước với Liên Xô để tạo mọi điều kiện thực hiện "Học thuyết Mơnrô của Nhật Bản.

        Thòi kì này (tháng 3,4 - 1941, Hitle chuẩn bị chống Liên Xô và tin tưởng Nhật như một nước cờ để sai khiến. Đức mong Nhật sớm đánh Xingapo, thực hiện cuộc chiến tranh tức thời với Anh ở Viễn Đông để tập trung tấn công Liên Xô vào 22-6-1941.

        MỞ RỘNG CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG

        25-6-1941, Hiro Hito, Konoye và Tổng tư lệnh quốc phòng tập trung bàn việc mở rộng chiếm Đông Dương. Sugiyama cho rằng Mỹ, Anh, Trung Hoa và Inđônêxia sẽ hợp tác chống Nhật vì thế phải gấp rút khởi chiến trước. Thiên hoàng lưu ý mọi hoạt động quân sự phải gắn với cuộc chiến tranh Xô-Đức và quan tâm bàn tới số người cần thiết phải có mặt ở Đông Dương, khẳng định cần chiếm Đông Dương để làm bàn đạp tiếp tục tấn công các nơi khác.

        Tin từ Hà Nội cho biết người Nhật phải rất khôn khéo để tránh thương vong trong cuộc chiến với Pháp, phải luôn luôn đề phòng những tình huống bất ngờ, và lưu ý nhiều tới cảng Hải Phòng để khống chế cảng này.

        Lúc này, Nhật còn đe dọa Pháp nếu động đậy chống lại thì không chỉ dừng ở cuộc xung đột Nhật - Pháp mà còn cả Đức - Pháp. Ngày 21-7-1941 đô đốc Jean Darlan, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao của Pêtanh đã nói sẽ chấp nhận hoàn toàn và còn hợp tác với Nhật đề phòng  thủ Đông Dương.

        Trong lúc Nhật Bản đang say sưa với mạng lưới kế hoạch cơ sở quân sự ở nước ngoài, trong cuộc "Nam tiến" thì nhóm sĩ quan cuồng nhiệt tự đốt cháy lên ngọn lửa thiêng liêng "Hoàng đế" qua các lễ nghi để gây sức ép cho phái quân sự.

        KỶ NIỆM 2600 NẮM NĂM SINH JIMMU THIÊN HOÀNG THẦN THOẠI

        Kỉ niệm 2600 năm năm sinh Jimmu Thiên hoàng thần thoại đầu tiên đã được tổ chức rất lớn năm 1940 với cuộc duyệt binh của hải quân và những lễ nghi truyền thống, những cuộc mít tinh đẫm màu sắc hiếu chiến. Cuộc diễu hành của hàng trăm ngàn công nhân, học sinh, đại biểu các cơ quan nhà nước, những thành viên của Liên đoàn sở công nghiệp quốc gia với hàng ngàn lá cờ và đội kèn binh đã được tổ chức để chào mừng Thiên hoàng.

        Người tổ chức là nam tước Hiranuma, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông đã cố gắng tổ chức để mọi người dân hiểu được sự linh thiêng nhưng rất gần gũi của Thiên hoàng. Ông cũng nhấn mạnh nhiều về sự hi sinh của Thiên hoàng trong những năm chiến tranh như việc ngừng đi dạo chơi bằng ngựa vào lúc sáng sớm, việc ngủ muộn dậy sớm và làm việc giữa đêm khuya, tiếp khách lúc nửa đêm... Tất cả đều chịu ảnh hưởng của "Trật tự mới trên thế giới" theo cách nhìn của Tokyo.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2019, 11:24:01 pm

        "CON ĐƯỜNG THỐNG TRỊ" CÓ NGHĨA LÀ KHOA HỌC CHIẾN TRANH TỔNG HỢP

        Sự trừng phạt của phe trục sẽ giáng chủ yếu vào ba nước Anh - Mỹ và Liên Xô: những địa danh Gibranta, Đông Địa Trung Hải, Mantơ, Aden và Biển Đỏ, Xingapo Hồng Kông và tất cả những cơ sở của Mỹ ở Thái Bình Dương... đểu phải đổi chủ. Toàn thể hạm đội Hoàng gia Anh phải bị đánh bật khỏi Địa Trung Hải, tiếp theo là quyền kiểm soát kênh Suez và phe Trục sẽ chuyển tới một số thuộc địa của Anh ở châu Phi rồi Bắc Phi, từ Gibranta tới Xômali, tất cả sẽ bị bóp chết bởi bàn tay của phe Trục.

        Hàng loạt vấn đề khác cũng nổi lên: tàu hỏa ở Iran và Irắc, quyền của những công dân Nhật di đến Úc, mức độ ảnh hưởng của Mỹ tới Canada, Trung và Nam Mỹ, vùng Đất Mới và Grơnlen, Haoai...

        Những cuộc diễu binh liên tiếp được tổ chức ở Nhật. Hiro Hito trên con ngựa trắng đóng yên, Shiranyuki duyệt đội quân 30000 lính và 100 xe tăng, cùng lúc đó, 500 máy bay bay trên bầu trời. 27-5-1941 "Ngày hội của hải quân" với 500 chiếm hạm, 4000 máy bay sẵn sàng chiến đấu.

        "Con đường thống trị" trở thành đạo lí thống trị được tuyên truyền rộng rãi trong tất cả văn bản tối mỗi công dân để tạo cho họ có niềm tin, có mục đích. Nhiều bản công bố mang tính "đế chế" của Hiro Hito được phân phát khắp toàn quốc, trong các nhà trường, những người lớn tuổi và tất cả các hội ở Nhật. "Hội tiến tối quyền lực đế chế" được thiết lập năm 1940 dưới ảnh hưởng của Konoye, đã có sức sống bao trùm lên tất cả các đảng phái chính trị, xâm nhập một cách cưỡng bức tới tất cả các cơ quan, xí nghiệp, kiểm soát mọi hoạt động của các hội viên và quần chúng. Thòi đó, người Nhật phủ định nền văn hóa Âu, Mỹ. Tất cả chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa vật chất đều là những cái xấu đã nhập vào Nhật. Trật tự mới với nền thống trị mới sẽ khác.

        Hiro Hito bào chữa rất nhiều việc chiếm Mãn Châu. Đó là "sự bảo vệ" của Nhật Bản trước tình hình xâm lược chung trên thế giới. Mãn Châu là một xứ sở đầy hạnh phúc và hòa hợp chủng tộc..., hàng năm phát triển rất nhanh và tốt, tạo được sự liên kết vững chắc trong cấu trúc thống nhất Nhật - Mãn Châu chống lại sự'đe dọa của châu Âu và châu Mỹ. Hiro Hito cũng biết hiệp ước hạn chế hải quân giữa các nước thực sự để ngăn chặn đường tiến của Nhật, ông luôn luôn tuyên bố" nước Nhật tin vào sự ổn định của Đông Á, sự ổn định này là sự khởi đầu của sự thịnh vượng và thiết lập nền hòa bình thế giới. Nước Nhật càng ngày càng nhận thêm trách nhiệm quan trọng trong lịch sử thế giới, cố gắng thuyết phục các quốc gia Đông Á ngừng sao chép nền văn hóa châu Âu, châu Mỹ và phát triển nền văn hóa phương Đông tạo nên sự sáng tạo mới cho một thế giới chuẩn xác hơn. Hiro Hito nghĩ tới một nước Nhật phát triển đến mức đủ để có một hệ thống phòng thủ cao nhất, thiết lập được một tình trạng chiến tranh toàn thể quốc gia. "Con đường thống trị" có nghĩa là khoa học chiến tranh tổng hợp bao gồm cả ngoại giao, kinh tế luôn luôn hài hòa với chính trị. Với ý niệm của một đế chế thần thánh, nước Nhật luôn được coi là bất tử trong sự suy nghĩ của dân Nhật.

        "ĐẠI BÁC TRƯỚC, BƠ SAU”

        Nước Nhật thời kì này luôn trong không khí cấm đoán, tối mật. Điện thoại trong nước chỉ được sử dụng tiếng Nhật để dễ giám sát, quốc tế thì thêm tiếng Anh và mở rộng nữa thì chỉ được dùng thêm tiếng Đức. Toàn bộ nền kinh tế là "đại bác trước, bơ sau". Tất cả những thông tin về chiến tranh ở châu Âu phải nằm trong phạm vi thuộc quan điểm phe Trục. 26-4-1941, một tờ báo ngay trang đầu tiên đã có ảnh thành phố Luân Đôn bị bom, minh họa cho một bài báo có nhan đề: "Thủ đô Anh thử thách, sức mạnh toàn cục của Đức".

        Những cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Nhật ngày càng không có kết quả. Cuộc chiến giữa Đức và Liên Xô bùng nổ ngày 22-6-1941. Người Nhật lao vào Sài Gòn, vịnh Cam Ranh và Tourane (Đà Nẵng) chuẩn bị sẵn cơ sở chiếm toàn bộ Đông Dương. Ngày 2-7-1941, những chính sách cơ bản của Nhật được công bố:

        - Chính phủ đế chế quyết định một chính sách có kết quả tạo lập sự thịnh vượng cho Đại Đông Á và hòa bình thế giới theo tiến trình độc lập.

        - Chính phủ đế chế tiếp tục mọi cố gắng trong vấn đề Trung Hoa để tạo một cơ sở vững chắc cho sự an toàn và bảo vệ quốc gia.

        - Cần chiếm Đông Dương và Thái Lan để củng cố vị trí Nhật Bản vùng đất phía nam.

        - Đối với chiến tranh Xô-Đức cần xác định đó là nền tảng của tinh thần phe True, cần chuẩn bị để chống Xô viết.

        - Cần chuẩn bị mọi điều kiện để dốc sức vào cuộc chiến chống Anh, Mỹ.

        Rõ ràng việc Đức tấn công Liên Xô đã tạo điều kiện cho Nhật bớt lo Mỹ tấn công, đồng thời yên tâm trong việc chiếm Đông Dương. Đôi khi Matsuoka (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) đòi tấn công ngay Liên Xô, Hiro Hito thấy lúng túng.

        Hiro Hito hiểu Tưởng tồn tại là do có Anh, Mỹ, Liên Xô ủng hộ. Liên Xô đã bị Đức tấn công. Nếu Anh, Mỹ bại thì Tưởng cũng bại theo. Chiến tranh Xô-Đức đã tạo điều kiện ổn định cho Nhật ở trận tuyến phía bắc. Bây giờ phải dồn xuống phía nam. Lúc này Anh cũng đã điều nhiều lính vào Thái Lan, có tới 30.000 người ở Miến Điện, 40.000 đến 50.000 ở Mã Lai nhưng chỉ 1/4 là lính Anh còn toàn người bản địa và thổ dân. Sự thống trị của Anh ở những nơi này nặng về tài chính và kinh tế nên việc chiếm lại cũng không khó lắm. Chính vì thế trong nhiều cuộc họp bàn, xu hướng đánh xuống phía nam được nhiều người tán thành hơn đánh lên phía bắc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2019, 10:30:58 pm

        GIẢM BỚT MỤC TIÊU CỦA CUỘC "HÀNH TRÌNH NAM TIẾN"

        Ngày 30-7-1941, Hiro Hito triệu tập Bộ Tổng tư lệnh đến và lo lắng hỏi Tổng tư lệnh hải quân: "Liệu trong cuộc chiến tranh với Mỹ, Anh, Nhật có thể thắng như 1905 không?". Nagano tỏ ra lúng túng, không dám nói chắc sẽ thắng; Hiro Hito bực mình vì cách trả lời này. Kido cũng nhấn mạnh: "Không chắc thắng có nghĩa là thất bại".

        Nhưng trong thực tế, đô đốc Yamamoto đã đưa ra kế hoạch chiến tranh Thái Bình Dương (bao gồm cả bản khởi thảo việc tấn công Trân Châu cảng) tới Tổng tư lệnh Hải quân và một sơ đồ về Trân Châu cảng đã được vẽ chi tiết nhờ công sức của những người giảng dạy ở trường Hải quân.

        Tojo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, rất trung thực đã cố thuyết phục Thiên hoàng yên tâm về giá trị đạo đức của những lực lượng quân đội, nhưng ông không thể nói hết được sự thật. Các sĩ quan đã bắt đầu yêu cầu phải có những chỉ thị và biện pháp gấp rút về việc nhanh chóng chiếm Đông Dương và làm chủ phương Đông để phù hợp với tinh thần của phe Trục.

        Hiro Hito rất khó xử trí, ông sợ cuộc chiến tranh với Mỹ không đơn thuần chỉ là vấn đề đạo đức mà là sự thất bại vì thê ông luôn tìm cách giảm bớt mục tiêu của cuộc "Hành trình Nam tiến" và đôi khi cũng nhượng bộ thật sự với Mỹ trong khu vực Trung Hoa.

        Trước khi tấn công Trân Châu Cảng, trong nhiều tháng, Hiro Hito đã đặt ra nhiều vấn đề chung quanh chiến dịch này. Mỗi một giai đoạn đều có sự chuẩn bị chu đáo, Thiên hoàng lưu ý tới những chi tiết lật ngược và những câu hỏi mới được đặt ra rất chặt chẽ trong suốt tháng 9, tháng 10. Ông không những muốn đưa ra phân định xét xử về đạo đức mà còn bàn đến cả những nạn nhân, những nỗi đau khổ và những sự chịu đựng, hi sinh của nhân dân Nhật Bản.

        TIN TƯỞNG VÀO MỘT CUỘC CHIẾN TRANH CÓ LÍ

        Hiển nhiên, Hiro Hito vẫn tin tưởng vào một cuộc chiến tranh có lí, nhanh và thắng lợi có thể dẫn tối những cuộc thương thuyết mới đem lại nhiều quyền lợi cho Nhật ở châu Á. Ông còn tìm kiếm sự ủng hộ của Vatican trong lĩnh vực hòa giải và những biện pháp đề tạo ra sự suôn sẻ trong cuộc chiến sẽ xảy ra.

        Với sự đồng ý của Hiro Hito, lính Nhật và những tốp máy bay đã xâm nhập Nam Đông Dương. Ngày 29-7- 1941, tàu Nhật rời đảo Hải Nam. Ngay từ 1-8, Mỹ và Anh đã thông báo đến Tokyo việc ngừng một tàu chở dầu và hầu hết những cuộc trao đổi buôn bán. Konoye tố cáo lại những hoạt động quân sự của Mỹ. Vấn đề dầu hỏa càng được coi như một chứng cớ về khả năng tức thời của cuộc chiến tranh. Mặc dù vậy, những cuộc thương thuyết ngoại giao giữa Nhật và Mỹ không chấm dứt ngay, trái lại kéo dài tới 4 tháng và hai bên bàn luận tựa như cuộc đấu võ Sumo.

        MAGIC

        Thời kì này, Mỹ đã tìm ra bản Magic, bản thu bắt và giải mã tất cả các bức điện mà Bộ Ngoại giao Nhật gửi cho tòa đại sứ Nhật ở Oasintơn và các Tổng lãnh sự ở các địa phương. Người Nhật tin rằng không ai có thể giải được các mật mã ngoại giao và hải quân của họ. Nhưng Hoa Kì với chiến dịch Magic đã giải được toàn bộ. Hoa Kì nhiều khi biết trước cả tòa đại sứ Nhật những gì Tokyo gửi đến, biết đến mưu đồ "Trật tự mới", "Kế hoạch phát triển Đại Đông Á". Đầu tháng 8-1941 Cordell Hull biết (nhờ Magic) những quyết định của Gozen Kaigi (cuộc họp Hoàng gia) ngày 2-7. Magic cho biết những điều bí ẩn đằng sau việc thiết lập những cơ sở quân sự Nhật Bản ở Đông Dương. Toàn bộ những điện tín từ Bộ Ngoại giao Nhật đến các đại sứ, đến Beclin đều bị dịch mật mã.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2019, 10:42:44 pm

        TỪ NGÀY 3-9 ĐẾN NGÀY 16-9-1941

        Ngày 3-9, Ruddven bác bỏ lời đề nghị họp Thượng đỉnh, phái quân sự Nhật luôn luôn công bố Mỹ đã tạo ra những điều kiện không thuận lợi, bắt ép dư luận của quần chúng phải ủng hộ việc tiến tới chiến tranh Thái Bình Dương. Những người Nhật luôn nói rằng họ ở trong tình trạng kiên nhẫn chịu đựng. Cuộc họp Thượng đỉnh trong tình trạng cấp bách này chắc chắc sẽ diễn ra dưới dạng trao cho nhau những bằng cứ ngoại giao mang tính chất tối hậu thư và vấn đề đặt ra cuối cùng là sự thất bại sẽ thuộc về ai? Chính vì thế rất khó họp.

        Chắc chắn một cuộc họp Hoàng gia mối sẽ phải xảy ra đẩy Nhật vào con đường chiến tranh với những áp chế không thể chịu đựng nổi.

        Tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn nên sau 31 tháng 10, Nhật vẫn né tránh chiến tranh ngay với Mỹ, Anh, Hà Lan. Những điều kiện ngoại giao "tối thiểu" vẫn không được chấp nhận: không có người Mỹ và Anh xen kẽ trong những khu vực phân biệt giữa Nhật và Trung Hoa, giảm nhẹ sự giúp đỡ của Mỹ, Anh tới Tưởng, thiết lập lại những hoạt động thương mại bình thường với Nhật, "Liên kết thân thiết" với Mỹ, Anh trong lĩnh vực buôn bán giữa Nhật - Thái Lan - Ấn Độ (phần thuộc Hà Lan). Từ đó, yếu tố "tích cực" của một lí luận bị chèn ép buộc phải xâm lăng đã tung ra để biện hộ cho việc chiếm Đông Dương: "buộc phải đi đến một kết luận cho một hiệp ước hòa bình công minh ở Viễn Đông".

        Ngày 5-9, Konoye đã đề nghị Hiro Hito cho họp Hội nghị đế chế ngay ngày hôm sau. Thiên hoàng nói những vấn đề quan trọng đã đề cập tới trong giới lãnh đạo quân sự rồi. Nhưng Thứ trưởng vẫn khuyến nghị phải gặp lại. Hiro Hito ưng thuận. Hai phái quân sự đã được mời tới ngày 6-9.

        Vấn đề được đặt ra là phải có những lí giải về việc vượt qua những yêu cầu ngoại giao trước khi có chiến tranh. Sugiyama, Tư lệnh trưởng quân đội, nổi tiếng là một người lựa được chiều gió đã chế ngự được những cơn thịnh nộ của Thiên hoàng, đưa ra được rất nhiều chi tiết cụ thể, những chiến dịch dự đoán về việc xâm lược Mã Lai và Philippin. Hiro Hito chất vấn về việc dẹp Tưởng, kế hoạch là 5 tháng nhưng một năm chưa xong. Hiro Hito rất lo lắng đến yếu tố thời tiết. Konoye cũng cảm thấy không tin vào sự thắng lợi một trăm phần trăm nhưng ủng hộ cuộc chiến khi có thời cơ tốt. Đô đốc Nagano đưa ra những lập luận xảy ra trong thế kỉ XVII và xác định rõ Nhật phải chấp nhận những điều kiện để bước vào cuộc chiến, nếu chậm sẽ lợi cho kẻ thù. Hiro Hito còn đọc một bài thơ của ông nội (Minh Trị).

        Đi khắp thế giới
        Tất cả đều là anh em
        Tại sao gió và sóng
        Không thể đi nếu không dữ tợn ?


        Ngày 9-9, chiến dịch "Tiến xuống phía Nam" được bàn kĩ. Sugiyama hứa với Hiro Hito sẽ đảm bảo yên tĩnh ở phía bắc trong khi tiến xuống phía nam. Ngày 18-9, kỉ niệm lần thứ 10 "Sự biến Thẩm Dương".

        Kế hoạch Đại Đông Á đang như diều gặp gió.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2019, 11:00:28 pm

        VAI TRÒ CỦA KONOYE

        Vấn đề ngoại giao thời kì này rất phức tạp. Ngay từ 6-9, Konoye đã phải tìm mọi cách để vừa trấn an Thiên hoàng, vừa tìm cách để Roosevelt ngày càng hiểu không thể có cuộc họp Thượng đỉnh, lại vừa ngăn tính hiếu chiến sôi động của những sĩ quan trẻ muốn chiến tranh sớm bùng nổ. Trong 3 giờ gặp Grew, cả hai đểu tìm cách lẩn tránh để không cho người đối thoại hiểu được âm mưu bên trong của cả hai bên. Hoàng thân Ito cùng con gái đã chuẩn bị một bữa cơm thân mật tiếp đãi hai bên.

        Konoye hiểu được những quyết định cuối cùng của Thiên hoàng thường phải rơi vào những tình huống rất khẩn cấp vì thế tự mình thuyết phục Grew hiểu rõ những yêu cầu của Hull là không thể thực hiện được trong những cuộc thương thuyết và nhận thức được

        Nhật Bản không bao giờ lầm lỗi trong ngoại giao và không thể hứa "những lời hứa vô trách nhiệm". Ông cũng thoáng để cho Grew hiểu quyền quyết định trong thời điểm này thường nằm trong quyển lực của phái quân sự. Ông cũng nói nếu Grew muốn, ông sẽ cùng Grew đến gặp tướng 5 sao, Tojo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó tổng tư lệnh quân đội.

        Ngày 2-10, Hull trả lời theo kiểu phủ định cả những ý nghĩa tốt của Konoye về việc hi vọng gặp Roosevelt. Theo Magic, người Mỹ biết nếu gặp thì không phải là ngày 15 mà là 31-10, giới quân sự cần thêm 15 ngày nữa để hoàn thành kế hoạch riêng.

        Ngày 12-10, Konoye lại tìm cách thuyết phục Tojo giải thích thêm về trách nhiệm cần xác định trong một cuộc chiến tranh, trước kia chiến tranh với Trung Hoa và bây giờ lại thêm một cuộc chiến tranh khác. Liệu Nhật Bản có thể chịu đựng ngay được không? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rất khó tính, cố tìm ra chỗ yếu của Konoye để phản công. Nhưng Konoye nói thẳng chính phủ hiện đang rất khó giải quyết đối với những nạn nhân chiến tranh người Nhật trong vòng 4 năm nay.

        Rido nhấn mạnh, Nhật chỉ nên tuyên chiến với Mỹ khi tình hình châu Âu hoàn toàn được kiểm soát. Hitle có khuynh hướng triệt Sơcsin và Stalin trước, vì thế phải có những hoạt động ngoại giao để thức tỉnh Hitle trong mối quan hệ hợp tác với Nhật, có những hoạt động chống Mỹ. Vaticăng cũng chúc mừng Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ ở cấp cao với Giáo hoàng Pie XII.

        Ngày 14-10, tại Hội đồng Bộ trưởng, người ta biết rõ Konoye không thể tiếp tục làm Thủ tướng. Buổi chiều, trong bữa cơm khách, nhiều người đã quan tâm tới việc tìm người thay thế cho người cầm đầu việc phát triển vùng Bắc Trung Hoa. Konoye đến vào lúc 18 giờ trong bộ kimono và thông báo: "Cuộc tranh cãi của chúng ta không cần thiết nữa. Chính phủ đã đến thời điểm kết thúc". Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhếch mép công bố những ý đồ của Hải quân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ bị thủ tiêu, Konoye hơi tái mặt nhưng vẫn cười nói thêm: "Tối nay, tôi không chỉ ở đây để thưởng thức việc đãi khách của các bạn". Sau bữa ăn, ông đã chọn một cái bút và viết một từ mang theo một ý niệm: "Giấc mơ". Ông thì thầm: "2600 năm, một thời gian dài đối với một giấc mơ".

        Sau đó, viên sĩ quan tùy tùng đã đến nhà Konoye mang theo tin tức nhận được từ Tojo. Ồng được coi là người chống lại những thắng lợi của Hải quân Nhật Bản. Tuy nhiên, vấn đề chắc thắng không phải là vấn đề không được bàn đến. Tojo cũng đã biết Konoye và toàn bộ chính phủ của ông đã từ chức, Hoàng thân Higashikuni sẽ lên nếu trong chính sách mới có vấn đề thiết lập lại sự hòa nhập giữa hai phái quân sự.

        Konoye muốn giới thiệu với Hiro Hito hoàng thân Higashikuni làm Thủ tướng vì Higashikuni biết tính toán sâu sắc mối quan hệ giữa ngoại giao và chính trị. Ngày 16-10, Konoye từ chức. Hiro Hito lúc đầu từ chối vì biết vấn đề thương thuyết và chiến tranh từ nay sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng biết không thể khác được đành chấp nhận. Tojo không chấp nhận Higashikuni tuy ông là một sĩ quan cương trực và có tài, lí do cơ bản là ông không nhiệt tình đối với một cuộc chiến tranh mà Tojo ao ước. Kido là người rất hiểu về giá trị tinh thần của quyền uy Thiên hoàng đồng thời lại hiểu sâu về "sự phẫn nộ của quần chúng" nên đã khuyến nghị Tojo làm Thủ tướng. Hiro Hito chấp nhận. Sau này, Higashikuni có nhắc lại câu nói của Harada thư kí riêng của Saionjo: "Đó là sự kết thúc của Nhật Bản" khi biết tin Tojo lên làm Thủ tướng.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2019, 03:26:15 pm

        TOJO - NGƯỜI ĐEM LẠI NIỀM TIN MẠNH NHẤT

        Kido đã giới thiệu chính xác một số quý tộc siêu cấp và những tên lính có ý chí xâm lược mạnh nhất. Cả hai đều mong muốn có một sức mạnh thật sự và sự tận tâm của Tojo đối vối Hiro Hito cũng vô bờ bến. Tojo được coi là người đem lại niềm tin mạnh nhất. Từ trái tim, Hiro Hito và Kido đều cảm nhận Tojo xứng đáng là một biểu tượng cần thiết trong thời điểm này. Đó là một con người có sức làm việc tuyệt vời và trung thực tới mức khó tin nổi. Ngay thời kì là chỉ huy lực lượng cảnh sát quân sự ở Mãn Châu, Tojo đã sử dụng tiền lương của mình chia cho những người gặp khó khăn trong trung đoàn của ông.

        Kido còn hiểu rõ cả về tâm lí của Thiên hoàng trong việc duy trì quyền uy Hoàng tộc. Hiro Hito cũng rất mong muốn có một cuộc chiến tranh quyết liệt nhưng chớp nhoáng, ít thiệt hại để ngay sau đó có một nền hòa bình chính thức với sức mạnh bá quyền của Nhật ở Đông Á.

        Ngày 20-10, Thiên hoàng chúc mừng Kido về việc chọn lựa của ông. Kido giải thích thêm về những nguy hiểm của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này rất cần tới Tojo. Hiro Hito vừa cảm thấy yên tâm vì có Tojo vừa lo lắng về cuộc chiến sắp bùng nổ, không biết con hổ nhỏ có thể trở thành con hổ cái không.

        Nhiều người lo lắng Tojo không biết sẽ xoay sở thế nào trước những tình huống phức tạp vì sau ngày 22-6-1941, Hitle thúc Nhật tấn công Liên Xô. Ngoại trưởng Matsuoka tán đồng, cho phải tấn công gấp Xibia, tin sớm tiêu diệt Liên Xô, sau đó sẽ tiến xuống phía nam. Bộ trưởng Hải quân Okawa lại cho đánh Liên Xô thì Mỹ, Anh sẽ đánh sau lưng Nhật vì thế "Nam tiến" là đúng. Tổng tham mưu trưởng lục quân Sugiyama vừa tán thành "Nam tiến" vừa cho có thòi cơ thuận lợi nhất sẽ đánh Liên Xô (dự tính cuối tháng 8, Hitle sẽ chiếm được Matxcơva). Tojo thời làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong cuộc tranh cãi, chuyển từ "Bắc tiến" sang "Nam tiến". Thủ tướng Konoye ngả theo Tojo. Hội nghị đế chế 2-7 chính thức "Nam tiến", mở đầu chiếm Đông Dương. Konoye muốn bành trướng nhưng không muốn có chiến tranh Mỹ - Nhật. Vì thế đô đốc Teijiro Toyoda có nhiều quan hệ tốt với Hoa Kì lên thay Matsuoka. Vichy chấp thuận nên Nhật từ 24-7 tiến vào Nam Đông Dương và rất mong Hoa Kì nhượng bộ. Cuộc đàm phán giữa Nomura và Gordell Hull từ tháng 3 đến tháng 7 bế tắc, chính phủ Nhật đề nghị hội nghị thượng đỉnh giữa Konoye với Roosevelt. Song Roosevelt không muốn nhượng bộ nên khước từ và công bố lệnh cấm vận đối với Nhật.

        Hai tháng tiếp thương lượng không kết quả, đầu tháng 9, các thế lực hiếu chiến tìm mọi cách gạt thương lượng. Ngày 2-9, Nagano Tổng tham mưu trưởng hải quân, xét duyệt "chiến dịch Z", chú ý tới kế hoạch chiếm đóng Đông Nam Á do lục quân xây dựng.

        Hội nghị Đế chế 6-9 quyết định chiến tranh với Anh- Mỹ nhưng "Z" vẫn chưa chuẩn y. Ngày 11 đến 20-9, Bộ Tổng tham mưu hải quân cho diễn tập theo kế hoạch bị bại. Làn sóng phản đối càng mạnh. Nhiều đô đốc cho đánh Hawai theo "Z" làm yếu lực lượng yểm trợ cho "Nam tiến".

        Yamamoto tuyên bố sẽ từ chức nếu "Z" không được chuẩn y. Ông cho hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là nguy cơ chủ yếu đối với Nhật. "Z" là phương án tối ưu để diệt. Phải vào tận hang mới bắt được cọp con. Phó đô đốc Kusaka trước cho là đánh bạc sau ủng hộ và bàn nhiều về việc khắc phục những nhược điểm của Yamamoto.

        8 CUỘC HỌP CẤP CAO

        Từ ngày 23-10 đến 1-11 có tới 8 cuộc họp cấp cao để tu chỉnh và cụ thể hóa những quyết định của Hội nghị đế chế cuối cùng: "Nam tiến" và sự tiến triển của cuộc xung đột, chỉ có một vấn để bàn về mối quan hệ với Mỹ. Ngày 1-11, những nghi ngờ của Hải quân đã tiêu tan, "ngày X" đã được bàn đến với điều kiện khí hậu khớp với chiến dịch, như thế chỉ có thể xảy ra vào đầu tháng 12, nếu không phải đợi đến tháng 3-1942. Trong khi những cuộc thương thuyết còn đang tiếp tục thì các chiến hạm ngay từ đầu tháng phải có sự chuẩn bị tổng hợp bao gồm 3 vấn đề lớn: 1. kết hợp với "Z". 2. Chuẩn bị những đòn "lật ngược" 3. Chú ý mối quan hệ quân sự ở Thái Lan. Một nhóm người Nhật đặt cơ sở ở đó để chuẩn bị tấn công Bắc Mã Lai tạo hiệu quả cao nhất về việc gây yếu tố bất ngờ cho "Z". Cũng cần lưu ý nếu Mỹ không bị đánh lừa bởi những động tác giả tưởng như Nhật đã nhượng bộ chút ít thì chắc chắn kế hoạch "Nam tiến" sẽ bị bại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2019, 11:17:58 pm

        "VÀO HANG BẮT CỌP"

        Theo kế hoạch "Vào hang bắt cọp" của Kido, nhiều thủ thuật đánh lừa Grew được sắp xếp khá chu đáo. Grew tin ngày 25-10 sẽ được gặp Hiri Hito và Hiro Hito sẽ yêu cầu những thành viên chính của Hội đồng cơ mật và những lực lượng quân sự sẵn sàng tiếp tục đảm bảo một chính sách mềm dẻo trong việc chống Mỹ.

        Sự thật ngày 2-11, Thiên hoàng đã yêu cầu phải báo cáo những thiệt hại ban đầu. Số liệu thực sự bi quan: 1 xe bọc thép, 2 tuần dương hạm nặng, 4 tuần dương hạm nhẹ và 1800 máy bay. Hiro Hito yêu cầu phải báo cáo cả những thiệt hại của lục quân. "Tôi hi vọng các anh cũng phải nghĩ đến những phương tiện vận tải đường biển bị hư hại. Việc bảo vệ không quân liệu có chu tất không? Các anh sẽ làm gì nếu kẻ thù phá hàng rào ở Triều Tiên?".

        Sugiyama đảm bảo với Thiên hoàng tất cả những điểm nói trên sẽ có cách giải quyết.

        Thiên hoàng nghĩ đến những chiến dịch ở Trung Hoa - Hồng Kông: "Tôi hiểu các anh muốn giải quyết Mã Lai bất ngờ trước Hồng Công nhưng liệu bọn nước ngoài có nhượng bộ không?" Hiro Hito muốn biết những cuộc tiến công sẽ được khởi động như thế nào? Nếu chúng can thiệp nhiều, Hiro Hito cảnh cáo việc đánh bất ngờ sẽ không thực hiện được và việc tấn công Mã Lai sẽ thất bại.

        Sugiyama trả lời trong thực tế những việc này sẽ được báo trước. Hiro Hito lại đề cập tới những khó khăn của thời tiết. Mùa mưa đến sớm và như thế liệu có hiệu quả không?

        Sugiyama giải thích về việc ông sợ mùa mưa kéo dài ở Mã Lai nên phải xem xét lại kế hoạch. Nhưng riêng Philippin thì không phải nghĩ đến điều này.

        TẤN CÔNG TRÂN CHÂU CẢNG

        Đặc biệt là việc tấn công Trân Châu cảng, Hiro Hito hỏi Nagano về ngày giờ. Nagano khẳng định ngày 12-12. Thiên hoàng chất vấn: "Tại sao không là thứ hai?" Nagano nhấn mạnh giờ Hawai khác Tokyo (8-12 ở Nhật là 7-12 ở Hawai). Ngày chủ nhật tất cả đều mệt sau ngày nghỉ CUỐI tuần, lính Mỹ chắc ở tình trạng không tốt.

        Thiên hoàng muốn biết tỉ mỉ hơn, Nagano báo cáo về các cuộc do thám và tin vào hiệu quả của cuộc tấn công bất ngờ: Xu hướng chung là muốn kết thúc chiến tranh chớp nhoáng và không để Mỹ lợi dụng cuộc chiến đang xảy ra ở Liên Xô.

        Hiro Hito lưu ý Nagano không được bỏ qua sự đe dọa có thể xảy ra đối với những tàu ngầm địch ở một số cảng châu Âu và những điều phải gánh chịu khi các tàu chở dầu bị phong tỏa.

        Ngay 4-11, Thiên hoàng nói với Kido nhiều về nhiệm vụ chính chuẩn bị cho "cuộc xâm lược Thái Lan". Trong khi tranh cãi, Hiro Hito nêu rõ đất nước này trước kia có nhiều mối liên hệ gần với Nhật Bản vì thế nên có một hiệp ước quân sự cho một nhóm lính Nhật có quyền qua Thái Lan, biện pháp nên mềm dẻo tránh xung đột.

        Cũng ngày này, một chuyên viên ngoại giao cao cấp Saburo Kurusu rời Tokyo để đến Oasintơn liên kết với Nomura "thiết lập lại" cuộc thương thuyết. Vợ Kurusu là người Mỹ nên Kurusu, đại sứ cũ ở Berlin, càng được tin cẩn có thể làm tăng được tính bí mật của cuộc tấn công Hawai, đưa những vấn đề trọng đại vào bóng tối, biến vấn đề lớn nhất thành bộ xương của một con ngựa chết và luôn luôn tỏ ra lịch thiệp trong giao tiếp để có thể kéo dài tình trạng thương thuyết, ru ngủ Mỹ, tạo được niềm tin với Mỹ nhưng lại thực hiện được ý đồ quân sự của Nhật.

        Ngày 5-11-1941 lại có một cuộc Hội nghị đế chế. Hiro Hito đề cập tới một số vấn đề về sự phối hợp giữa các mặt trận và yếu tố bất ngờ cần được dựa trên những chiến thuật nào? Sugiyama nêu trận tuyến phía bắc phải được giữ yên để tập trung cho phía nam. Nhưng nghi binh thì phải làm ngược lại, phải có những hoạt động tưởng như sắp có một cuộc chiến tranh ở biên giới Trung-Xô.

        Sư đoàn thứ năm được thành lập chớp nhoáng chuẩn bị chiếm Mã Lai được tuyển lựa ở Hirozima, phần lớn lính mới này đều biết bơi. Ngoài ra còn lấy lính ở Trung Quổc và "ngày X" càng đến gần thì quy mô tổ chức càng phải được đưa ra công khai để lừa Mỹ nhưng đồng thời cũng là lực lượng dự trữ cho một âm mưu lớn hơn.

        Ngày 7-11 ở Oasintơn, Nomura và Kurusu gặp Hull để bàn tiếp về cuộc họp Mỹ - Nhật. 3 ngày sau đó, Nomura yêu cầu gặp Rudơven. Ngày này ở Tokyo "mệnh lệnh chiến dịch 01 đã tung ra" cho tất cả Hải quân phải kết thúc thời kì chuẩn bị để 20-11 có thể lao vào một trận đấu mới.

        Tuy nhiên, Rudơven và Hull vẫn tìm mọi cách thuyết phục Kurusu hãy quan tâm tới những vấn đề tối thiểu để có thể dẫn tối một sự hòa hợp. Hai đại sứ đều đệ trình những đề nghị cuối cùng lên Tổng thống và Thiên hoàng. Đó là cả Nhật và Mỹ đều cố không xung đột trong vấn đề Đông Nam Á. Nhưng thực sự lính Nhật vẫn ở lại Đông Dương, hòa bình vẫn rất mong manh trong khi Mỹ vẫn phải ưng thuận chở dầu hỏa và buôn bán và từ bỏ tất cả hoạt động quân sự ở Trung Hoa đối với Nhật.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2019, 11:28:25 pm

        Đối với Hull, đôi khi vẫn hiểu lầm rằng Nhật cho Mỹ đã ngủ ngon giấc mộng hòa bình ở Trung Hoa và chỉ tuyên bố chiến tranh với Mỹ nếu Đức tấn công hạm đội Nhật ở Đại Tây Dương. Ngày 20-11, Hull lại gặp Nomura và Kurusu hi vọng có thể yêu cầu Nhật nhượng bộ. Ngày nay, "Magic" đã dịch: thông báo cho Nomura biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mới là Shinegori Togo.

        Thời kì này ở Mỹ, Henry Stimson là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Frank Knox Bộ trưởng Hải quân; Đô đốc Harold R.Stark Tổng chỉ huy các chiến dịch Hải quân và George C. Marshall Tổng tham mưu trưởng lục quân. Những cuộc tranh cãi thảo luận thường diễn ra sôi nổi sau mỗi lần thương thuyết với Nhật. Chính Rudơven đã nói với Stimson "Chúng ta rất lo lắng về ngày thứ hai sắp tới (1-12) vì Nhật đã báo về một cuộc tấn công không báo trước". Bằng những ý phán đoán thông qua Magic, Tổng thống biết những cuộc tập trung Hải quân lớn đến Thượng Hải để chuyển đi một số lớn lính Nhật Bản.

        Ngày 26-11, Hull cố vớt vát đề nghị với Kurusu và Nomura về một hiệp ước chống xâm lược trong tất cả những nước ở Đông Nam Á và rút hết những người Nhật ở Trung Hoa và Đông Dương. Hull biết Tokyo khó chấp nhận nhưng vẫn đề nghị.

        Những lính Mỹ ở nước ngoài đều nhận được lệnh phải luôn luôn ở tình thế chiến tranh bùng nổ, Đô đốc Kimmel ở Trân Châu cảng nhận được điện: "Sẽ có chiến tranh". Nhưng Rudơven và Hội đồng Quốc phòng vẫn cho rằng sẽ có những cuộc tấn công vào Mã Lai và Inđônêxia. Mọi người đều hình dung Nhật khó có thể có cuộc chiến tranh cùng một lúc diễn ra trên bộ, biển và không trung ở nhiều trận tuyến.

        Nomura tuy nhận được liên tiếp điện của Hull nhưng cũng chỉ báo rất ít cho Tojo về việc tiếp tục họp. Nhưng Thủ tướng vẫn từ chối. Ngày 29-11, Hiro Hito cho triệu tập các cựu Thủ tướng chuyên về quân sự đến bàn, hai ý kiến xung đột được đưa ra; ý thứ nhất thiên về chiến tranh sẽ đem lại lợi nhuận tức thời và rất cao cho Nhật, ý thứ hai lo lắng chiến tranh kéo dài liệu Nhật có chịu đựng nổi sự nghèo đói không? Hiro Hito không thể tìm kiếm nổi sự giải thích trong sáng và mạch lạc đành phó thác cho Thượng đế. Nhưng ông tỏ ra rất lo lắng với thời cuộc. Ông luôn luôn đặt ra nhiều câu hỏi với Takamatsu, Kido và thường xuyên gặp gỡ Tojo, Nagano.

        Ngày 1-12, Hội nghị đế chế một lần nữa lại xác định: "ngày X". Tất cả mọi sự chuyển động về quân sự phải rất nhanh, rất khớp và hoàn toàn bí mật.

        Ở Tokyo, những nhà ngoại giao và phóng viên báo chí đều hiểu sau những đề nghị cuối cùng của Hull và những điều tung ra từ phía Nhật, chiến tranh chỉ còn tính đến từng tuần từng giờ. Nỗi phiền muộn chính của Rudơven là trong tuần lễ từ 1-12 không còn là thương thuyết với Nhật nữa mà suy nghĩ về những biện pháp chống cuộc xâm lược ở những phần đất của Mỹ ở châu Á; khốn khổ hơn là ông biết có thể mất hết. Ông ta ao ước với một giấc mơ 6 tháng sẽ trở lại như cũ. Ông nghĩ đến lời cam kết chính thức với Anh và chính phủ "tự do" Hà Lan (thiết lập ở Luân Đôn) rằng nếu Nhật tấn công thuộc địa của Mỹ ở châu Á, Mỹ sẽ được sự ủng hộ của những người bạn. Nhưng một quyết định như thế chưa thể đảm bảo được sự ủng hộ thật sự mà thậm chí khi đất nước Anh bên miệng hố chiến tranh với Nhật Bản thì xu hướng tránh xa vẫn là điều tất yếu, mặc dù Sơcsin đã công bố gấp tuyên bố "Toàn bộ hoạt động xâm lược mới của Nhật Bản sẽ dẫn tới tức khắc những hậu quả nghiêm trọng hơn".

        Vào lúc những sự thay đổi tạm lắng này xảy ra ở Mỹ tuần cuối cùng hòa bình, những phóng viên báo chí không thể biết được cuộc chơi đã bắt đầu. Đô đốc Yamamoto đã nhận được mật mã ("NITAKA YAMANOBORE,1208") nghĩa là: Cuộc chiến tranh toàn diện chống các nước A (American) B (British) c (China) D (Dutch-Hà Lan).

        Đô đốc Isoroku Yamamoto, 57 tuổi, 40 năm hải quân (cho đến năm 1941, dựng lại cuộc tấn công bất ngờ hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận của đô đốc Heihachiro Togo năm 1904 (năm đó thiếu úy Yamamoto bị thương ở chân và bàn tay trái). Năm 1937, ông đã nói "không tin Hải quân của Thiên hoàng thắng Mỹ, Anh. "Ông đã từng là sinh viên Đại học Harvard, tùy viên hải quân Nhật tại Hoa Kì. Tháng 8-1939, phần tử quá khích muốn thủ tiêu ông nên đô đốc Yonai đã chuyển ra làm Tư lệnh hạm đội Liên hợp. Khi Konoye làm Thủ tướng, ông nói với Konoye "Tôi hi vọng Ngài sẽ làm mọi việc để tránh cuộc chiến tranh Nhật-Mỹ". Nhưng không thể khác được, năm 1940, ông dự định đánh bất ngờ Trân Châu Cảng để làm què hạm đội Mỹ và quân Nhật phải đánh chiếm Đông Nam Á trước khi Mỹ xây dựng lại hạm đội này.

        Có 3 điểm cần lưu ý:

        1. Hạm đội Mỹ phải có mặt tập trung ở Trân Châu Cảng.
        2. Khi băng qua một nửa Thái Bình Dương địch không biết.
        3. Tiếp tế nhiên liệu đảm bảo từ đầu đến cuối không cần vào bất cứ cảng nào.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 12:26:27 am

        Mùa xuân năm 1941, Bộ Ngoại giao Nhật đã cử Nagao Kita làm Tổng lãnh sự Nhật tại Honolulu (thủ phủ quần đảo Hawai) cùng với Tadashi Morimura, phó lãnh sự 28 tuổi (điệp viên thực thụ, tên thật: Takeo Yoshikawa). Kita là một nhà ngoại giao có quan hệ chặt chẽ với tình báo hải quân.

        Tháng 4-1941, mật danh "chiến dịch Z" (kỉ niệm một hiệu lệnh Togo sử dụng khi đánh chìm hạm đội Nga hoàng) xuất hiện.

        Yamamoto chỉ định trung tá Mitsuo Fuchida, phi công 39 tuổi đã có kinh nghiệm trong chiến trường Trung Hoa, đã bay 3000 giờ, chỉ huy không quân thuộc các tàu sân bay.

        Ngày 17-11, hầu hết các chiến hạm thuộc lực lượng đặc nhiệm đã đến vịnh Hitokappu thuộc đảo Oturup, một đảo ít người để ý tới. 6 tàu sân bay, với 390 máy bay chiến đấu, 2 thiết giáp hạm nhẹ, 9 khu trục hạm, 8 tàu chở dầu, 3 tàu ngầm. Tổng cộng 32 hạm tàu các loại. Phối hợp có 25 tàu ngầm chia làm 4 đội ở 3 căn cứ khác nhau, từ đêm 18-11 đều tiến về Hawai.

        Đảm bảo bí mật, đoàn tàu được lệnh đánh chìm mọi tàu bè các nước trung lập khi gặp. Nếu gặp tàu Mỹ trước 6-12 thì quay trở về, trong ngày 6 thì xét, còn trong ngày 7 thì tiêu diệt. Hơn 10 ngày, may mắn không gặp tàu nào.

        Sáng 6-12, đoàn tàu cách đảo Oahu 600 dặm. Hạm đội tàu ngầm đã vây quanh Oahu.

        23 giờ 6-12, 5 trong số 9 tàu ngầm ở Tây Nam Oahu được lệnh mỗi tàu nhả ra 1 tàu lặn con chở 2 người và 2 ngư lôi lọt vào tận trong, nằm dưới đáy biển chờ đánh từ trong ra.

        Phi công than phiền dưới ánh trăng tàu chòng chành, cất cánh khó nên lui lại 2 tiếng đúng lúc địch mất cảnh giác. Suốt đêm các phi công viết thư tuyệt mệnh. Nhiều người cắt móng tay gửi về cho mẹ hoặc vợ.

        5 giờ 30 ngày 7-11, Nagumo cho 4 máy bay trinh sát đi quan sát. 6 giờ, phó đô đốc Kusaka hạ lệnh kéo cờ có chữ z lên làm hiệu lệnh chiến đấu (Lá cờ này đã dùng trong hải chiến 1905). Trung tá Mitsuo Fuchida mặc sơ mi đỏ quấn ngang đầu băng trắng bước vào buồng lái máy bay ném bom 2 động cơ Mitsubishi 97 cùng với phi công và hiệu thính viên. 43 chiến đấu cơ Zero1 sẽ đi trước, 49 máy bay ném bom nặng loại Mitsubishi, 541 máy bay bổ nhào loại Atchi 99 và 40 máy bay phóng ngư lôi kiểu Nakazima 97 theo sau.

        Đúng 6 giờ 20 phút, lá cờ đỏ hình tam giác với một vòng trắng ở giữa từ cột buồm rơi xuống. Lệnh "Cất cánh" xuất hiện. 183 máy bay chiến đấu theo hình chữ V nổi tiếp nhau ào lên.

        Đợt thứ 2: 168 chiếc. 351 chiếc chiến đấu, chỉ còn lại 39 chiếc để bảo vệ.

        7 giờ 55 phút, thủy binh trên tất cả các hạm tàu ở Trân Châu Cảng mặc lễ phục trắng tập hợp làm lễ chào cờ trên boong các thiết giáp hạm, các dàn quân nhạc đã sẵn sàng cử quốc thiều.

        Vừa dứt tiếng kèn báo hiệu bắt đầu lễ chào cờ, toàn hải cảng tràn ngập tiếng động cơ.

        7 giờ 58 phút, chuẩn đô đốc Patrik Bellinger cho phát thanh bằng vô tuyến điện: "Không kích bất ngờ Trân Chầu Cảng - không phải diễn tập!".

        8 giờ tin đó được điện về Oasintơn và thông báo cho các hạm tàu trên biển.

        8 giờ 50 phút, 168 máy bay đợt 2 tấn công.

        9 giờ 45 phút, Mitsuo Fuchida ra lệnh tất cả máy bay Nhật quay tụ về mũi đất Kaena để quay về hạm đội, kết thúc tấn công.

        Phía Nhật 29 máy bay bị hạ (9 đợt 1 và 20 đợt 2), 74 chiếc bị thương, 5 tàu lặn con, 1 tàu ngầm lớn, 45 phi công và lính không quân, 9 người lái tàu ngầm bị diệt, 1 thiếu uý lái tàu ngầm bị bắt. Số người chết theo tàu ngầm lớn không rõ.

        13 giờ, Đô đốc Nagumo ra lệnh nhổ neo thẳng tiến về bờ biển Nhật Bản.

        Phía Hoa Kì, tổng cộng 18 hạm tàu bị loại khỏi vòng chiến (toàn bộ thiết giáp hạm đậu tại cảng). Máy bay bị phá hỏng: 188, bị thương: 128. Số quân bị chết: 2.403.

        Quay trở lại thời điểm trước chiến tranh.

        Tại Tokyo, đại sứ Grew bị Bộ Ngoại giao đánh thức lúc 7 giờ sáng 8-12. 7 giờ 30, Grew có mặt ở đại sảnh và tưởng rằng được biết giờ vào yết kiến Nhật hoàng vì 0 giờ 30 phút Grew đã đến nhà Togo mang theo thông điệp từ Oasintơn gửi đến. Giữa đêm, Togo đành nói: "Khó thực hiện nhưng cũng sẽ điện vào hoàng cung". Togo đề nghị đọc thông điệp, Grew đọc toàn bộ:

        "... Tôi tin rằng không ai đe dọa Đông Dương cả. Trong vài tuần lễ gần đây, sự tập trung của một lực lượng lớn hải quân và không quân Nhật tại Nam Đông Dương gây nên một tình trạng hết sức căng thẳng...

        Tôi xin long trọng cam kết, Hoa Kì không bao giờ có ý định chiếm Đông Dương nếu người Nhật rút khỏi đó và tôi cũng đã được sự cam kết tương tự của chính phủ Hoàng gia Hà Lan, chính phủ Hoàng gia Anh, chính phủ Hoàng gia Thái Lan cũng như chính phủ Trung Hoa dân quốc...".

-----------------
        1. Zero: số 0, ẩn hai ý tưởng đan quyện nhau: năm 1940 là năm sáng chế ra máy bay này, năm 1940 cũng là năm kỷ niệm 2600 năm sinh Yimmu Thiên hoàng thần thoại.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2019, 10:41:31 pm

        Togo không bất bình, thản nhiên nói: "Tôi sẽ làm hết sức mình dàn xếp một cuộc bệ kiến với Hoàng thượng".

        Togo điện cho Tojo vào lúc lgiờ 20 phút. Tojo nói: "Vào giờ này còn không mấy khắc nữa phi cơ sẽ cất cánh tấn công Trân Châu cảng. Vậy chúng ta nên cùng nhau quyết định ngay bây giờ về bức điện trả lời". Tojo còn nói thêm:

        "May mắn là nó đến trễ, đến sớm hơn thì chúng ta khó xử lắm".

        3 giờ 19 phút, Togo đến Hoàng cung, Hoàng thân nội cung đón từ cổng vì được gọi điện trước. Hoàng thân Chưởng ấn Kido cũng có mặt. Togo nói về bức thông điệp trả lời: Tojo đã đồng ý rồi.

        Hoàng thân nội cung vào tiếp sau Hiro Hito. Thiên hoàng già đi trước tuổi 39 và lắng nghe thông điệp. Hiro Hito cũng hiểu rõ trách nhiệm về mọi mặt thuộc Thủ tướng và Hội đồng Bộ trưởng. Điều này đã xảy ra ngay từ mùa thu 1941, Nhật hoàng không bằng lòng về Tổng tham mưu trưởng lục quân và Tổng tham mưu trưởng hải quân đã có ý định đánh Đồng minh nhưng cũng chỉ nói bóng gió văn vẻ mà thôi.

        Togo nói thêm: "Tháng 7, Rudơven đã có đề nghị tương tự nhưng Thủ tướng Konoye đã khước từ. Nay thần và Thủ tướng Tojo cũng đã soạn một bức phúc điệp trình lên Hoàng thượng rõ. Nội dung chính có câu: Sự tạo dựng hòa bình ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á là ý muốn cuối cùng của Nhật hoàng, do đó Nhật hoàng đã đặt hết kì vọng vào cuộc họp ở Oasintơn và hi vọng rằng Tổng thống Hoa Kì thấy được sự cố gắng của người".

        Nhật hoàng nghe xong gật đầu: "Được!".

        3 giờ 25 phút, Togo ra khỏi Hoàng cung.

        Sáng ra khi gặp Grew, Togo để tập hồ sơ xuống bên cạnh và nói: "Sau khi tham khảo thông điệp của Tổng thống Mỹ, Hoàng thượng đã chỉ thị cho chính phủ phúc đáp, đây là bản phúc đáp".

        Đoạn Togo rút trong cặp ra một xấp giấy và nói: "Đây là điện văn 14 điểm của Bộ Ngoại giao Nhật sẽ gửi cho đại sứ Nomura để trao cho ngoại trưởng Hull báo cho biết nước Nhật đã quyết định chấm dứt đàm phán với Hoa Kì. Đây là bản sao để Đại sứ tham khảo".

        Grew biết và ra về.

        Cũng đúng 7 giờ, Tojo đến phòng họp và Bộ trưởng hải quân Shimida đã công bố thắng lợi ở Trân Châu Cảng.

        Tojo ra lệnh cho Đổng lí văn phòng Phủ Thủ tướng soạn chỉ dụ về tuyên cáo quốc dân cho Nhật hoàng kí. 7 giờ sáng hệ thống phát thanh NHK đã thông báo về cuộc chiến tranh với Mỹ, Anh trong vùng Thái Bình Dương.

        8 giờ, Hội đồng cơ mật gồm 31 vị trong đó cả Thủ tướng, phần lớn các Cựu thủ tướng. Gần kể Nhật hoàng là chủ tịch Hội đồng cơ mật Hara và Phó Chủ tịch bá tước Suzuki đô đốc hải quân.

        Chủ tịch Hội đồng Hara đọc to bản dự thảo chỉ dụ.

        11 giờ 45 phút, đài phát thanh Tokyo truyền đi chỉ dụ tuyên chiến:

        "Thiết lập một sự ổn định ở Đông Á và góp phần vào hòa bình thế giói là chính sách cơ bản của các tiên đế. Phát triển tình hữu nghị giữa các nước và chia sẻ sự thịnh vượng chung là ánh sáng dẫn đường cho chính sách đổi ngoại của Trẫm. Vì vậy, Trẫm rất buồn khi không tránh được việc so gươm với Hợp chúng quốc Hoa Kì, Đế quốc Anh và Vương quốc Hà Lan..."

        Còn ở Oasintơn thì tình hình xảy ra như sau:

        8 giờ sáng ngày 7-12, Trung tá Kramer ở Phòng mật của Bộ Hải quân vừa giải xong phần thứ 14 công hàm của Bộ Ngoại giao Nhật gửi cho Đại sứ Nhật, ra lệnh phải trình công hàm đúng 1 giờ trưa ngày 7-12 (tức 7 giờ 30 phút sáng ở Hawai).

        Quá trưa ngày 7-12, Bộ trưởng Hải quân Frank Knox vừa ra lệnh mang bữa ăn trưa đến thì đô đốc Harold Stark Tổng tư lệnh hải quân xô vào cầm bức điện từ Hawai: "Không kích bất ngờ Trân Châu cảng -  không phải là diễn tập". Bộ trưởng sửng sốt "Lạy Chúa, chẳng lẽ đây lại là sự thật" - Knox gọi điện thoại đến Nhà trắng lúc 13 giờ 47 phút. Cố vấn Hopkins nhận điện chưa tin. "Chắc có sự nhầm lẫn gì đây. Nhật Bản không thể tấn công tận Honolulu được!". Nhưng tiếng nói của Tổng thống đã vang lên trong ống nghe: "Đây chắc là một sự bất ngờ mà người Nhật thường làm".

        14 giờ 05 phút, Tổng thống gọi điện cho Hull, Hull thông báo Đại sứ Nhật đã đến và chờ tại đại sảnh.

        Rudơven chỉ thị: "Hãy tiếp họ nhưng đừng lộ vẻ cho họ biết là ta đã biết tin Trân Châu cảng. Giữ nghi lễ và tống họ về rồi ông đến đây". Rudơven điện cho Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimsơn. Stimsơn sửng sốt lặng người.

        2 giờ 20 phút, Nomura được Hull tiếp. Nomura nói: "Tôi nhận được chỉ thị trao công hàm này cho Ngài vào 1 giờ trưa".

        "Tại sao phải vào lúc 1 giờ trưa?".

        "Tôi cũng không rõ nữa". Hull sau khi đuổi khéo Nomura, vung ra hàng loạt câu chửi. 3 giờ chiều, Đài phát thanh công bố: Nhật đánh Trân Châu Cảng.

        8 giờ 30 phút tối, Chính phủ Hoa Kì họp ở phòng Đỏ. Rudơven công bố thiệt hại.

        12 giờ 30 trưa thứ hai, Rudơven đọc diễn văn tại điện Capitol:

        "Hôm qua, ngày 7-12, một ngày của sự nhục nhã. Hợp chúng quốc Hoa Kì đã bị các lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật tấn công bất ngờ và không tuyên chiến...

        Tôi yêu cầu hai viện của Quốc hội Hoa Kì tuyên chiến với Nhật kể từ ngày chủ nhật hôm qua".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2019, 11:20:44 pm

        CHIẾN TRANH LAN RỘNG

        Hiro Hito đã họp với Bộ Tổng tham mưu lục quân và hải quân quyết định cùng một lúc đánh Hawai, Philippin, Xingapo... (hải quân); Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông (lục quân).

        Ở Mã Lai, Anh bắn trả rất dữ dội. Nhật trù tính cả tình trạng bị bao vây trong rừng già sau bãi biển nên đã trang bị cả hạt giống rau muống cho quân đội.

        Hai tàu đổ bộ, 200 quân lên bờ. Nơi nào cũng đầy quân Anh, chỉ còn một cồn cát đầy mìn bẫy quân Anh dành cho Nhật. Nhật nghĩ công binh đặt mìn vẫn phải dành một lối ra nên phải tìm bằng được lối này và phải tìm cho ra thật nhanh. Sau khi chết 7 người, họ tìm được lối đi. Một người lấy thân lấp lỗ châu mai. cả đoàn lao lên. 300 người lên tiếp. Quân Nhật tràn vào sân bay nằm cách thành phố Khota Baru 2km. Tra xét tù binh, quân Nhật biết: Bộ chỉ huy Anh hốt hoảng khi nghe có hàng chục ngàn quân Nhật đổ bộ lại có cả quân nhảy dù nên ra lệnh rút không ứng chiến nữa. Sân bay đầu tiên của Anh ở Mã Lai bị chiếm.

        Ở Pattani, viên thiếu tá Nhật trước cải trang làm nhà buôn thu mua xơ dừa, vui mừng báo bãi cát trắng, thích hợp với việc đổ quân. Nhưng đấy là lúc nước lớn, lúc đổ bộ, nước xuống, quân Nhật phải vượt gần l km bùn lầy mới tới bãi cát. May không có quân Anh chờ. Chính viên thiếu tá này cũng phải mang 25kg trên vai, lội bùn 3 giờ mới tới bãi cát. Lính và sĩ quan Thái bị mua chuộc không phản ứng gì.

        Tại Singora, sở chỉ huy cảnh sát Thái Lan nhận được quà của Nhật cũng không chống cự gì.

        Ở Xingapo, 4 giờ sáng, máy bay Nhật tấn công, 133 người chết nhưng hạm đội Anh với hai tàu chiến không chống lại được.

        Ở Philippin, sân bay Clark bị nghiền nát, không quân biển Đông Hoa Kì bị xóa sổ. Thảm họa thứ hai này tương tự trận Trân Châu Cảng. Người Nhật sử dụng 108 oanh tạc cơ và 75 chiến đấu cơ Zero, cuối cùng chỉ mất có 7 chiếc.

        70% không lực Hoa Kì ở Philippin thiệt hại là tiền đề cho việc mất Philippin. Tiếp sau, quân Nhật đổ bộ lên Đavao.

        Như vậy, ngay trong ngày đầu, Hiro Hito cùng bộ máy quân sự Nhật Bản đã chỉ huy đánh Hawai, Philippin, Mã Lai, Xinggapo. Nơi nào cũng chiến thắng. Anh, Mỹ choáng váng với những trận đòn bất ngờ. Quân Nhật đã phối hợp đồng loạt rất độc đáo.

        Hawai là mục tiêu chiến thuật. Mục tiêu chiến lược là dầu hỏa, mỏ thiếc, đồng và cao su của Inđônêxia, Mã Lai. Với chủ trương "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", Nhật muốn sử dụng nguyên liệu dự trữ dồi dào ở Đông Nam Á để kéo vào Trung Quốc và tiến xuông Ôttrâylia.

        Ở vịnh Thái Lan, các phi công Nhật đã làm đảo lộn chiến thuật hải quân từ xưa đến nay: "Muốn đánh thắng hạm đội phải có một hạm đội mạnh hơn về hải pháo, nhanh hơn về tốc độ và tài hơn về thao lược". Sơcsin buộc phải nói: "Giờ đây người Nhật tự do tung hoành từ đảo Xâylan đến tận Hawai". Nếu Yamamoto đã chứng minh học thuyết của mình qua trận Trân Châu Cảng, chỉ cần 6 tàu sân bay và máy bay thuộc các tàu đó đủ tiêu diệt một hạm đội thì Terauds lại muốn chứng minh một yếu tố mới: vai trò của các sân bay. Anh đã mất 30 sĩ quan, 555 thủy binh đầy kinh nghiệm trên tổng số 2775 người thuộc hạm đội z. Trong số mất tích, Tư lệnh hạm đội hi sinh theo chiến hạm của mình.

        Thời kì này, Hitle tiếp đại sứ Nhật Oshima, đại sứ Nhật được gắn huân chương tối cao của Đức quốc xã. Nhưng khi nghe đại sứ trình bày về ý đồ của Nhật sau khi chiếm Xingapo sẽ chiếm Miến Điện, Ấn Độ và yêu cầu Đức cùng đánh Ấn Độ thì Hitle trả lời thẳng: "Nước Đức đánh Cápca và sẽ tiến vào Iran và Irăc". Nhật hiểu Đức chỉ nghĩ đến dầu mỏ chứ không phải vì đồng minh.

        Xingapo, thành phố con sư tử, sau 70 ngày chiến đấu đã rơi vào tay Nhật. Tại Tokyo, tờ Ashah Shimbun viết: "Nhật Bản như mặt trời rực chiếu trên thế gian đem lại sự ấm no và hòa bình. Ai chiến đấu theo ý của mặt trời sẽ lớn mãi, ai chống lại, chỉ chết mà thôi. Xingapo thất thủ, chiến tranh chắc chắn sẽ kết thúc thắng lợi cho ta".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2019, 10:20:12 pm

        Sơcsin buồn thảm nói trước Quốc hội:

        "Hôm nay tôi nói chuyện với quý vị đại biểu trong một tình huống vô cùng đau đốn. Xingapo đã thất thủ.

        Đây là một thảm bại của quân lực và của toàn Đế quốc Anh. Một thảm bại lớn nhất trong lịch sử của chúng ta."

        Philippin là nước có hàng ngàn đảo nhỏ, trải dài Bắc Nam khoảng 1800km.

        Ngày 1-1-1942, quân Nhật từ hai hướng Nam và Bắc tiến về Manila. Cách Manila 20km, quân lính được lệnh tắm rửa, cạo râu, mặc quần áo sạch sẽ. Tướng Homma với 20 năm kinh nghiệm đã từng được Hiro Hito khuyên: "Một đội quân ăn mặc bẩn thỉu, dân không kính nể và dễ dẫn tới cướp phá, hãm hiếp. Khi họ trang bị sạch sẽ, họ giữ phẩm chất tốt hơn". Bên ngoài Manila, kho dầu nổ, khói đen khắp bầu trời. 5 giờ 45 phút chiều, Trung tướng Koichi Abe hướng dẫn 3 tiểu đoàn bộ binh tiến vào Manila, ở Phủ cao uỷ Mỹ, cờ Mỹ kéo xuống, 3 tiếng đại bác nổ, cờ rơi xuống đất. Một hải quân Nhật đạp lên cờ Mỹ rồi kéo cờ Nhật lên. Quân nhạc cử quốc thiều Nhật "Kimigayo".

        Ở Philippin, sau 1 tháng chiến tranh, tướng Homma mất 7000 quân trong trận Bataan và 10000 quân ngã nước, sốt rét, kiết lị. Hai lần xin thêm quân không được. Thủ tướng Tojo bất bình vì duy nhất Bataan không lấy được. Ngày 2-4, hơn 65000 quân Nhật với 100 đại bác bước vào chiến dịch cuối. Đổi lại là 78000 quân Mỹ-Phi đang thiếu ăn, thực sự chỉ có 27000 còn khả nàng chiến đấu. Rudơven vội điện giao toàn quyền cho tướng Wainwzight. Pháo binh và máy bay Nhật đã thiêu cháy tuyến phòng ngự. 76000 quân Mỹ-Phi đầu hàng. Philippin rơi vào tay Nhật.

        Ở Inđônêxia, trưa ngày 26-2, phát hiện đoàn tàu chiến Nhật ở đông bắc Giava, Hellfrich, Tư lệnh hải quân Đồng minh ở Inđônêxia người Hà Lan đã điện cho đô đốc Doorman (người đồng hương) chuẩn bị tiêu diệt quân Nhật. Doorman đã điều 15 chiến hạm rời cảng Surabaya tiến về biển Java. Suốt đêm, truy tìm không thấy phó đô đốc Nhật Takeo Takagi nhờ thông báo của 3 thủy phi cơ trinh sát biết rõ vị trí và lực lượng đoàn chiến hạm của Doorman. Quân Nhật có 18 chiến hạm. Thủy binh Nhật mặc quân phục trắng, quấn băng trắng quanh trán, đội mũ, sẵn sàng nạp đạn. 4 giờ 15 phút, 20 khẩu đại pháo trên hai chiếc Nachi và Haguro đồng loạt nhả đạn: hải chiến bắt đầu. 5 giờ chiều, đại pháo của Haguro rót đạn trúng chiếc Exter, tuần dương hạm hiện đại nhất của Đồng minh. 5 giờ 15 chiều, khu trục hạm Kortenar của Hà Lan bị trúng ngư lôi nổ tan thành hai mảnh và chìm. 11 giờ 20 phút đêm Takagi, từ xa 9000m, ra lệnh phóng ngư lôi. Kì hạm De Ruyter nổ tan tành. Tư lệnh hạm đội Doorman và 366 thuyền viên cùng chết theo tàu. Tiếp sau đó, tuần dương hạm Java nổ tung và chìm. Hạm trưởng tuần dương hạm Perth tạm nắm quyền chỉ huy hạm đội đưa cả đoàn chạy về cảng.

        Hải chiến kết thúc. Đồng minh mất 5 chiến hạm cùng với tư lệnh hạm đội và 1 chiến hạm khác bị thương, không gây thiệt hại cho quân Nhật.

        Ngày 9-3-1942, Bộ tư lệnh quân đội Hà Lan tại Inđônêxia ra lệnh hạ vũ khí đầu hàng. Nhật tổn thất không đáng kể.

        Thế là chỉ trong 4 tháng, mục tiêu chiến lược chủ yếu của Nhật đã thực hiện xong.

        Hiro Hito đã phải dự nhiều cuộc họp tranh cãi giữa lục quân và hải quân Nhật.

        Lục quân do nguyên soái Sugiyama đứng đầu cho rằng phải củng cố Đông Nam Á, Trung Quốc và các nơi khác. Nếu Anh, Mỹ đến đánh, Nhật sẽ có nhiều thuận lợi diệt chúng.

        Hải quân do đô đốc Tổng tham mưu trưởng Nagumo đại diện lại cho rằng nếu phòng thủ sẽ không giữ được. Từ đầu chiến tranh, Nhật chỉ mất số lượng tàu chiến tổng cộng 25000 tấn trọng tải, lớn nhất chỉ là 4 khu trục hạm. Vì vậy cần đánh tiếp Úc, Ấn Độ, Hawai, hoặc các căn cứ khác ở Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương lập vành đai phòng thủ từ xa.

        Ngày 11-3-1942, Thủ tướng Tojo nói ở Đài phát thanh Tokyo: "Nước Úc phải ý thức rằng mình không đủ khả năng chống lại sức mạnh vô địch của quân lực Hoàng gia Nhật, vì dân số ít ỏi và sự xa cách với Hoa Kì và Anh quốc". Ngày hôm sau ông lại tuyên bố trước

        Quốc hội: "Úc và Niu Dilân giờ đây nằm trong tầm tay của quân lực Hoàng gia Nhật. Nếu họ không thay đổi chính sách đối ngoại thì sẽ phải chịu chung số phận với quần đảo Inđônêxia".

        Sách lược của Đồng minh lúc này là "lùi để tiến". Tướng Mac Arthur lui về Úc thành lập Bộ tư lệnh Tây Thái Bình Dương ở Melbourne. Hải quân Mỹ-Úc cũng kiên quyết không cho Nhật tiến vào Úc.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2019, 10:59:38 pm

        TIẾN VÀO ẤN ĐỘ DƯƠNG

        Hải quân Nhật tiếp tục tiến vào An Độ Dương. Đô đốc Somerville lần đầu tiên trong 100 năm phải quyết định cho hải quân Hoàng gia Anh rút chạy. Ông ta tính nếu hạm đội phương Đông của Anh bị hủy diệt thì Nhật bất cứ lúc nào cũng có thể đổ bộ lên Ấn Độ, phong tỏa Úc, đe dọa đường hàng hải Keptao-Xuyê vì thế cho rút về Đông Phi châu mặc cho các sĩ quan dè bỉu. Nhật càn quét mặt đại dương nhưng không đạt được mục đích diệt hạm đội phương Đông. Đến cuối tháng 4-1942, cách biên giới An Độ 150km, cắt đứt "con đường Miến Điện" đi Trung Hoa và bắt đầu đe dọa Ấn Độ.

        Trưa 18-4-1942, lực lượng đặc nhiệm 16 của Hoa Kì trút bom xuống Tokyo. Cuộc ném bom không gây nhiều thiệt hại về vật chất nhưng làm chấn động tâm lí giới lãnh đạo chiến tranh, quan điểm của hải quân Nhật thắng thế. Hiro Hito, ngày 20-4, tán thành kế hoạch của Tổng tham mưu trưởng hải quân Nagano mùa hè 1942, Nhật sẽ tấn công suốt từ biển San hô ở phía nam qua Mituây ở trung tâm lên tận quần đảo Alơtian (Bắc Thái Bình Dương).

        Nhưng kế hoạch đánh chiếm Moresby của Nhật bị sụp đổ. Lần đầu tiên, cuộc tiến công của Nhật bị đánh bại.

        Kế hoạch hạm đội Nhật tiến công Mituây liên tiếp thất bại. Ngày 5-6, hạm đội Nhật thảm bại. Trong cơn thất vọng, mọi người đề nghị tập trung tất cả lực lượng còn lại tiến đến Mituây, dùng hải pháo oanh tạc để hủy diệt đảo này. Nhưng đô đốc Ugaki, Tham mưu trưởng cho đó là điên rồ và tự sát. Các thiết giáp hạm sẽ bị máy bay và tàu ngầm địch đánh chìm trước khi đến gần đảo. Một sĩ quan chất vấn: "Làm sao có thể báo cáo lên Thiên hoàng về thất bại này?". Đô đốc Yamamoto nói "Đó là việc của tôi. Tôi nhận trách nhiệm báo cáo việc này lên Thiên hoàng".

        Người Mỹ đã bảo vệ được "con đê" của họ, giữ quyền kiểm soát Thái Bình Dương. Tướng Moritake Tanabe, Phó Tổng tham mưu trưởng lục quân phán xét: "Hải quân đã phạm một sai lầm lớn! "Tham mưu trưởng của hạm đội Liên hợp, đô đốc Ugaki chống chế: "Chiến tranh là một chuỗi sai lầm mà cả hai bên đều phạm phải. Chiến thắng về với kẻ nào ít phạm lỗi nhất!".

        Khi người Nhật đến quần đảo Salômông tháng 4- 1942 thì người Úc đã tháo chạy. Người Nhật chọn đảo Goadancanan làm căn cứ tiền phương, làm xong sân bay ở bắc đảo này trong 2 tháng.

        Ngày 7-8, Hoa Kì đổ bộ lên Goadancanan 11000 người, lên Tulagi 6000 người không gặp sự cố gì. Ngay đêm ấy, Nhật đánh, hạm đội Mỹ rút, Nhật nghĩ Mỹ đánh theo dạng chiến thuật nên càng chủ quan. Nhưng không ngờ Mỹ tiếp tục đổ bộ và xây xong sân bay trong 48 giờ. Nhật 3 lần tấn công, 3 lần thất bại. Lúc này, Nhật mới phát hiện Mỹ có hơn 10000 quân chứ không phải như dự đoán chỉ có 2000. Quân Nhật đã phải ăn trái sakê và củ rừng để sống, bị sốt rét rất nhiều, mỗi ngày chết trên dưới 100 người vì sốt rét và đói. Vấn đề rút quân được đề ra. Ngày 31-12-1942, Hiro Hito nghe hai báo cáo của Tổng tham mưu trưởng hải quân đô đốc Nagano và Tổng tham mưu trưởng lục quân Sugiyama. Ồng hỏi:

        "Có lẽ Hoa Kì có ưu thế hơn ta về không quân phải không?". Đây là một câu hỏi rất tâm lí, đỡ đòn cho hai vị Tổng tham mưu trưởng vì đổ tội cho không quân nhưng thực sự không quân không có mặt ở đây, cả lục lẫn hải quân đều có máy bay tham chiến. Hiro Hito hỏi tiếp:

        - Tại sao Hoa Kì xây sân bay trong 2 ngày, còn ta 2 tháng?

        Nagano nói:

        - Tâu Hoàng thượng, họ làm bằng cơ giới còn ta bằng tay.

        Hiro Hito an ủi:

        - Cần học tập điều này để khi khác làm tốt hơn. Thôi không quân đã thua thì cố gắng rút quân cho tốt.
        Ba đêm Nhật rút, kín đáo đến mức Mỹ tưởng Nhật đổ thêm quân, như vậy với thảm bại Goadancanan, Nhật mất hết thuận lợi. Mỹ đã bắt đầu phản công. Bên mặt trận kia, Liên Xô phản công như vũ bão tại Xtalingrat. Nhật mất 2362 phi công tài ba. Tình hình này càng đưa Nhật vào thế bí. Những câu "Tinh thần võ sĩ đạo đưa ta đến chiến thắng", "Có quyết tâm cái gì ta cũng làm được","Thiên mệnh muôn nước Nhật khai hóa vùng Đại Đông Á"... dần dần không được nhắc đến.

        Ngày 18-4-1943, không quân Mỹ bắn rơi chiếc máy bay đi thị sát của đô đốc Yamamoto. Quân lực Hoàng gia Nhật bị chấn động.

        Hiro Hito trong cuộc hội kiến ngày 30-6-1943 đã nói với Thủ tướng Tojo và Bộ Tổng tham mưu quân lực:

        - Các khanh nên thiết lập một giới tuyến phòng ngự, nếu quân lực Hoàng gia lùi mãi, các nước trong cộng đồng Đại Đông Á sẽ hết tin ở Nhật Bản.

        Thủ tướng Tojo khôn khéo đưa ra tinh thần Đại Đông Á (khối thịnh vượng chung Đại Đông Á) để ổn định vị trí của ông trong giới quân phiệt và yên lòng Hiro Hito.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2019, 12:17:39 am

        Tojo đã tuyên bố trả phần lớn lãnh thổ Shan lại cho Miến Điện (Mianma). Ngày 1-8-1943, tướng Masakasu Kawabe trao trả "độc lập" cho Bamaw, chủ tịch nhà nước Miến Điện. Ngày 14-10-1943 trao trả độc lập cho Philippin. Một tuần lễ sau, Chính phủ lâm thời giải phóng Ấn Độ với Chandra Bose cầm đầu, hình thành ở Xingapo. Lần đầu tiên, hơn 100 triệu dân vùng Đại Đông Á thấy người trực tiếp cai trị mình không phải là người da trắng. Riêng Inđônêxia có nhiều tài nguyên Nhật cần nên chưa trao trả độc lập ngay được.

        Đầu tháng 11-1943 "Hội nghị Đại Đông Á" được triệu tập ở Tokyo gồm: Thái Lan, Miến Điện, Philippin, Mãn Châu quốc và chính quyền tay sai Nhật ở Trung Hoa (Uông Tinh Vệ). Ấn Độ đến với tư cách là quan sát viên.

        Ngày 5-11, hội nghị được triệu tập ở tòa nhà Quốc hội Nhật. Tojo phát biểu đầu tiên:

        "Trên nhiều phương diện, các nước Đại Đông Á được ràng buộc với nhau bởi mối liên hệ hữu cơ. Tôi tin chắc rằng các nước này có chung một nhiệm vụ là bảo vệ khối thịnh vượng chung để xây dựng một trật tự mới, tiền đề để phát huy sự sung túc của nhân dân trong vùng".

        Đại biểu các nước lên phát biểu. Bamaw kêu gọi: "một ngàn triệu người châu Á tiến về phía trước xây dựng một thế giới của tự do, hạnh phúc và sung túc".

        Tờ Nippon Times ca tụng: "Đây là một hội nghị "Linh hồn" và "máu Á châu" lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Nơi đây, những người anh em gặp lại nhau sau một chuỗi dài đêm tối triền miên. Người Hoa, Mãn, Ấn, Philippin, Miến, Thái, Nhật cảm thấy họ là anh em ruột chung một mẹ: Mẹ Á Châu".

        Tojo đã thành công phần nào. Hiro Hito hiểu vấn đề này không đơn giản vì tư tưởng quân phiệt Nhật thường đối chọi với mục đích Hội nghị đưa ra. Mặt khác, nhiều chính trị gia đến gặp Tojo đề nghị nên mưu tìm "hòa" trong thế này. Tojo hiểu rõ tình hình Nhật lúc này rất phức tạp, nếu "hòa", quân phiệt sẽ diệt ngay.

        Thực sự, các đại biểu ra về, tinh thần Hội nghị cũng tan theo.

        CHIẾN TRANH Ở TÂY NAM THÁI BÌNH DƯƠNG

        Ở Tây Nam Thái Bình Dương, những cuộc giao chiến kéo dài suốt năm 1943 đến đầu năm 1944, Mỹ càng ngày càng thắng. Đảo Saipan là trung tâm tiếp vận ở chiến trường cho hải quân và lục quân Nhật tham chiến ở chiến trường Nam Thái Bình Dương. Người Nhật thấy Mỹ sắp tấn công nên cho di tản gia đình các viên chức về Nhật. Đô đốc Nagumo "người hùng Trân Châu Cảng" làm Tư lệnh hạm đội "Trung Thái Bình Dương". Để chiếm đảo, quân Mỹ đưa đến 127000 người (2 phần 3 là thủy quân lục chiến).

        Trưa 11-6, Mỹ dội bom vào Tinian và Saipan. 5 giờ 30 phút sáng 15-6-1944, hải pháo bắn tới tấp. 8 giờ 20 phút, 8000 quân Mỹ lên bờ. Mỗi căn nhà trong làng nhỏ Charan Kanoa là một pháo đài, mỗi bụi tre là một ổ súng cộng đồng. Suốt ngày, Mỹ đổ bộ lên 25000 quân. 12 giờ khuya, Nhật tấn công lại nhưng hỏa pháo Mỹ diệt hết đội này đến đội khác. Nhật tháo chạy để lại hơn 800 xác chết và tất cả xe tăng tham gia phản công. Ngày hôm sau, sư đoàn 27 bộ binh Mỹ lên bờ. Người Nhật phản công nhưng bại. Người Nhật nhận được điện do Bộ Tư lệnh lục quân gửi nhân danh Thiên hoàng:

        "Số phận của nước Đại Nhật Bản tùy thuộc vào trận chiến này. Mỗi chiến sĩ phải thấm nhuần tinh thần đó, chiến đấu dũng cảm đẩy lùi quân Mỹ xuống biển để làm an lòng Thiên hoàng".

        Tướng Igeta, thuộc quân đoàn 31, điện về Tokyo: "Rất xúc động trước sự quan tâm chiếu cố và lòng đại lượng của Thiên hoàng. Tất cả mọi chiến sĩ ước mong được chết mười ngàn lần để được xứng đáng với ân huệ trên".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2019, 11:03:47 pm

        NỐI TIẾP NHAU THẤT BẠI

        Hiro Hito nhận được điện rất xúc động nhưng cũng biết tình thế quân Nhật đến năm 1944 không còn như xưa nữa. Khắp nơi các chiến sĩ cảm tử Nhật đã hi sinh vô cùng anh dũng nhưng cũng không cứu vãn nổi thế trận.

        Trận hải chiến ở vùng biển Mariana, hạm đội cơ động Nhật mất 92% số máy bay, chìm 3 tàu sân bay và 50% số máy bay của đảo Guam bị phá hủy. Tổng cộng 475 máy bay và thủy phi cơ Nhật bị diệt. Mỹ thiệt hại 130 máy bay với 2 tàu chở dầu.

        Tại Saipan, đêm 25 tháng 6, tướng Saito ra lệnh kiểm tra quân số. Quân tản mát, các sĩ quan dưới quyền chỉ nắm được 1200 quân và 3 xe tăng. Tướng Saito điện về Tokyo: "Xin kính dâng Thiên hoàng lời tạ tội sâu sắc vì chúng tôi không thể làm tốt hơn nhũng gì mà chúng tôi đang làm. Trước khi xuất trận lần cuối cùng, toàn thể chúng tôi tâm hồn hướng về Hoàng cung và tung hô Vạn tuế".

        Ngày 6-7, trong một hang lớn, tướng Saito ra lệnh: "Ngày mai tập trung tất cả những ai còn chiến đấu được xuông núi để tấn công bọn Mỹ, đánh đến người cuối cùng". Một sĩ quan tham mưu hỏi: "Trung tướng có tham gia với chúng tôi không?".

        Đô đốc Nagumo trả lời thay: "Chúng tôi sẽ Harakiri, chúng tôi quyết định chết lúc 10 giờ sáng nay, các anh cho phép chúng tôi đi trước". Saito, thiếu tướng Igeta và Nagumo mổ bụng tự sát.

        Quân Mỹ chết 605 người, quân Nhật bị giết gần hết, chỉ còn vài người bị thương, ngất xỉu, quân Mỹ đem về cứu sông. Saipan hoàn toàn trong tay Mỹ. Mỹ phải trả giá quá cao: 14111 người chết, mất tích hoặc bị thương nặng. Nhật hơn 30000 người chết hoặc tự sát. Khoảng 100 người bị bắt, số còn lại rút vào hang động, 15 năm sau vẫn còn người sống ở đó.

        Trong số gần 30000 dân Nhật sống trên đảo, khoảng 22000 người tự sát tập thể, nhảy từ trên các mỏm núi cao xuống biển.

        Chiếm xong Saipan, quân Mỹ chiếm tiếp các đảo Guam và Tinian. Từ các sân bay trên đảo này, máy bay Mỹ sẽ đi ném bom nước Nhật.

        Trước tình hình căng thẳng, Hiro Hito phát động chế độ "một tuần làm việc 7 ngày". Lương thực thực phẩm, đồ dùng hàng ngày của nhân dân ngày càng khan hiếm.

        Tojo bị tố cáo đưa nước Nhật đến thất bại. Nhiều lần phe quân sự định mưu sát nhưng không thành công.

        Tojo gặp hoàng thân Kido, Chưởng ấn Hoàng gia, người đề nghị với Thiên hoàng đưa Tojo lên làm thủ tướng năm 1941, Tojo thấy cần phải thay đổi nội các. Ngày 17-7, ông cách chức Bộ trưởng Hải quân Shimada, mời Yonai lên thay nhưng Yonai từ chối. Hội đồng Jushin (gồm những vị cựu Thủ tướng Nhật) họp tại nhà Hoàng thân Konoye, cũng tỏ ra không tán thành việc cải tổ nửa vời.

        Cuối cùng ngày 18-7, Tojo xin từ chức. Đại tướng Kuniaki Koiso, Thống đốc Triều Tiên (con cọp xứ Triều Tiên) lên thay. Tướng Yamashita (con hùm xám Mã Lai) được cử chỉ huy chiến trường Philippin. Trung tướng Sosaku Suzuki được trao nhiệm vụ bảo vệ Mindanao và chiến trường phía nam Philippin với quân đoàn 35 tinh nhuệ của ông.

        Giữa tháng 9 sang đầu tháng 10, máy bay Mỹ liên tiếp bắn phá các căn cứ không quân và hải quân Nhật ở Philippin.
   
        Sau khi đã hủy diệt hầu hết các lực lượng không quân và hải quân Nhật ở Philippin và các vùng lân cận, Mac Arthur chọn Leyte nằm giữa quần đảo Philippin làm nơi đổ bộ chính.

        Trước những tổn thất lớn, từ tháng 9-1941, một số phi công Nhật đã lao máy bay chở bom vào chiến hạm Mỹ. Giữa tháng 10-1944, Phó Đô đốc Takiziro Onishi được phái sang Philippin. Ông đã gom lại 100 máy bay và phi công còn lại lập ra đội bay quyết tử đặt tên là Kamikaze tức Thần phong (theo tên gọi trận bão năm 1570 đánh chìm hạm đội Mông cổ đang trên đường xâm lăng Nhật Bản).

        Trong các trận hải chiến từ sáng 22 đến sáng 26-10 Nhật bị thiệt hại nặng. Sau 4 ngày, Nhật mất 300.000 tấn trọng tải tàu, bằng 1/4 tổng khối lượng tàu Nhật bị chìm kể từ đầu chiến tranh.

        Ngày 22-12-1944, tướng Yamashita điện cho Suzuki cho phép ông được quyển tự chọn nơi thích hợp cho việc tiếp tục chiến đấu.

        Ngày 16-1-1945, thuyền của Suzuki bị máy bay Mỹ bắn. Ông tuyệt vọng rút gươm mổ bụng tự sát ngay trên thuyền.

        Chiến trận Leyte chấm dứt, 70.000 quân Nhật tham chiến nhưng cuối cùng chỉ còn khoảng 5.000.

        Tại đảo Mindanao, quân Mỹ chính thức đổ bộ từ 20- 4-1945, chiến sự bùng lên mạnh mẽ khi tập đoàn quân 8 của tướng Eichelberger đổ bộ lên đây từ 12-5 và giao tranh kết thúc vào cuối tháng 6 khi quân Mỹ chiếm hầu hết đảo này. Nhưng 20.000 quân Nhật còn lại vẫn ẩn nấp trong rừng núi không chịu đầu hàng.

        Mỹ giành lại Philippin sau gần 9 tháng giao tranh ác liệt. Quân Nhật chết 250.000 người. Mỹ có 60.000 người chết và 12.300 người bị thương.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2019, 09:24:01 pm

        Trên đất liền châu Á, khi quân Anh xâm nhập Miến Điện thì quân Nhật tràn vào Ấn Độ. Chandra Bose cầm đầu quân đội quốc gia An (Indian National Army tức INA) không đồng ý ghi âm bài phát biểu của tướng Nhật: "Đánh chiếm Imphal để lập chiến công dâng lên Nhật hoàng nhân kỉ niệm ngày sinh của Người", ông cho rằng chiến đấu vì nền độc lập của người Ấn thì dân sẽ theo còn chiến đấu vì Nhật hoàng thì sẽ theo Anh.

        Sau 80 ngày giao chiến, quân Nhật thoát khỏi sự truy kích của địch nhưng lại phải đương đầu với nạn đói và muôn vàn khó khăn của một cuộc hành quân xuyên rừng núi hiểm trở trong mùa mưa lũ.

        Cuối tháng 10-1944, Đồng minh đã đẩy lùi quân Nhạt trên toàn tuyến biên giới Ấn - Miến, đột kích qua biên giới Trung - Miến, chiếm lại được nhiều vùng đất ở Bắc và Tây Bắc Miến Điện.

        Ngày 2-11-1944, quân Trung Hoa phá được vòng vây của Nhật. Đầu tháng 2-1945, quân Trung Hoa bắt đầu tràn vào Miến Điện.

        Ngày 3-5-1945, quân Đồng Minh hoàn toàn làm chủ Rănggun.

        Đầu tháng 8, Bộ Tư lệnh Đồng minh diệt hoàn toàn hai cánh quân Nhật ở Tây sông Sittang với 10.500 tên bị giết và 700 bị bắt làm tù binh.

        Ở Trung Quốc, ngày 8-8, tại Nam Trung Quốc, quân Nhật chỉ còn đóng giữ bán đảo Lôi Châu, Quảng Châu Loan và đảo Hải Nam. Cũng ngày này, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, sáng hôm sau, đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu bị tấn công. Đúng thời gian này, Bát Lộ quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tiến hành tổng phản công chống Nhật.

        Việc đổ bộ vào nước Nhật không dễ dàng. Hơn 2 tháng kể từ 10-12-1944, máy bay Mỹ đã oanh tạc 75 trận ở Iwo Jima.

        Ngày 19-2-1944, 6 giờ 40 phút, hải pháo của 7 thiết giáp hạm, 8 tuần dương hạm bắn phá các vùng sẽ đổ bộ. 8 giờ 30 phút, 120 máy bay đến bỏ bom cháy, bom nổ và phóng tên lửa. Đảo chìm trong lửa và khói. Người Nhật ngồi trong hang động đọc thuộc đặc lệnh của tướng Kuribayashi:

        - Chúng ta sẽ cống hiến sinh mạng cho sự phòng thủ Iwo Jima và sự quang vinh của Thiên hoàng.

        - Chúng ta sẽ cầm lựu đạn lao vào xe tăng địch.

        - Chúng ta sẽ thâm nhập vào giữa đội hình địch.

        - Mỗi người phải diệt 10 kẻ thù trước khi chết.

        -  Sau khi chúng ta bị quân địch tràn vào, đánh đến người cuối cùng bằng chiến thuật du kích.

        Đêm đầu tiên, chiến tranh trên đất Nhật đã để lại những tay, chân, đầu, sọ nằm cách xa thân thể không đếm xuể.

        Turner, Tư lệnh các lực lượng viễn chinh đã bị Đài phát thanh Tokyo bình luận:

        "Turner, người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn binh sĩ của chúng ta, sẽ không bao giờ trở về được. Chúng ta sẽ giết ông ta, tế các vong hồn chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc Đại Nhật Bản".

        "9 giờ 30phút, sáng 24-2, hai bên xông vào đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê, báng súng, lựu đạn, cho đến cả cuốc xẻng. Xác chết đôi bên chồng chất lên nhau".

        Tướng Kuribayashi điện về Tokyo: "Sau một tuần lễ giao tranh, quân tự phòng tại Iwo Jima đã mất 50% quân số, phần lớn súng máy, 60% đại bác và súng cối đã bị hủy diệt".

        Sáng ngày 4-3, tướng Kuribayashin gửi điện về Tokyo: "Khi cái chết của mình đang đến gần, tôi xin cầu Trời ban cho Tổ quốc tôi một tương lai tốt đẹp... Tôi muốn được giữ lời tạ lỗi với các sĩ quan thượng cấp và đồng cấp của tôi, vì đã không đủ sức chặn đứng cuộc xâm nhập của kẻ thù. Tôi tin chắc rằng Tổ quốc ta sẽ không bao giờ sụp đổ, linh hồn tôi sẽ luôn luôn tấn công địch để bảo vệ đất đai của đế quốc vĩnh cửu".

        Đa số sĩ quan Nhật ở Iwa Jima muốn "tổng tiến công và cùng chết" càng sớm càng hay.

        Tướng Senda hướng dẫn một cuộc tấn công "tự sát". Đầu không đội mũ, quấn một tấm vải trắng có vẽ Mặt tròi đỏ ngay trán, ông dẫn đầu đoàn quân trang bị súng trường, lựu đạn, súng máy và cả gậy tre vót nhọn.

        Tất cả đều bị bắn gục chết trên chiến trường.

        5 giờ 35 chiều 17-3, Kuribayashi điện về Tokyo:

        " Chiến cuộc sắp tàn, không phải vì tinh thần hi sinh cố gắng của quân đội Thiên hoàng tàn lụi, mà vì chúng tôi không còn cả súng đạn lẫn lương thực. Nước uống đã hết từ 5 ngày nay. Tất cả những người còn lại sẽ tiến hành cuộc tổng tiến công cuối cùng. Tôi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ không an toàn, nếu không chiếm lại được đảo này. Tôi hi vọng linh hồn tôi sẽ dẫn đường cho cuộc tấn công trong tương lai. Cầu trời ban cho Tổ quốc tôi thắng lợi cuối cùng...

        Tôi lo lắng cho tương lai đất mẹ
        Khi cỏ xanh phủ kín xác thân mình.
1

        Sau đó là lệnh:

        "Kể từ 0 giờ 1 phút ngày 18-3-1945, mọi người sẽ chiến đấu đến chết, không ai được lo giữ tính mạng của mình."

        Sáng 27-3, tướng Kuribayashi ra khỏi hang cùng với đại tá Nakane sĩ quan tham mưu, hướng về phía bắc (hướng Hoàng cung), gập mình 3 lần chào rồi mổ bụng. Nakane chém tiếp đầu theo nghi lễ rồi mai táng thượng cấp. Nakane quay về hang báo cáo sự việc này với Đại tá tham mưu trưởng Takeshi và Chuẩn Đô đôc Ichimaru. Hai đại tá lại cùng nhau ra cửa hang dùng súng tự sát.

        Gần 11 giờ khuya, Chuẩn Đô đốc Ichimaru cùng 10 người tay không vũ khí, ra khỏi hang. Súng Mỹ đã bắn ông cùng hai người khác chết.

        Mỹ đã chiếm Iwo Jima trong hơn 1 tháng với 4917 người chết, thương vong 20.000 người, và một số mất tích.

        Mất Iwo Jima, Thủ tướng Koiso đệ đơn từ chức ngày 5-4. Đô đốc Suzuki 78 tuổi lên thay. Hiro Hito nói: "Trẫm biết rằng trong tình hình đen tối hiện nay, không ai có khả năng hơn khanh để đi đến cùng nhiệm vụ quan trọng nhất. Vì vậy trẫm chọn khanh".

-------------------
        1. Tướng Kuribayashi là nhà thơ nổi tiếng thời tiền chiến.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2019, 10:28:53 pm

        BI KỊCH TRONG NHỬNG THÁNG CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH

        Hải quân Nhật trong những tháng cuối cùng cũng đầy bi kịch. Hạm trưởng Hara trên tuần dương hạm Yahagi đã kêu gọi:

        "Nhiệm vụ hôm nay là một nhiệm vụ "tự sát" nhưng tôi muốn nói cho các anh rõ: tự sát không phải là mục đích cuối cùng của cuộc hành quân này. Mục đích là chiến thắng. Các anh không phải là những con cừu mà người ta xua lên bàn mổ. Nếu chẳng may chiến hạm bị chìm, đừng lưỡng lự: hãy tự cứu sống để rồi còn cống hiến cho các trận khác. Tôi ra lệnh: Các anh phải sống!".

        Một thiếu uý hỏi: "Tại sao ở học viện Hải quân, người ta bảo là phải chết theo tàu?".

        Hara đáp:

        "Thời phong kiến xa xưa, cái sống rất rẻ, sinh mạng con người không ra gì hết. Hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỉ XX. Giáo điều Bushido (nguyên tắc sống của một võ sĩ đạo) đã nói: "Ta phải sống thế nào để luôn luôn sẵn sàng chết". Ta phải hiểu theo nghĩa của thế kỉ XX này. Chúng ta sống để chiến thắng. Thua keo này, bày keo khác, chứ không phải thua là tự sát".

        Tuần dương hạm này bị trúng 13 bom, 7 ngư lôi rồi bị chìm.

        Tàu Yamato sau khi bị trúng 8 ngư lôi, Chuẩn Đô đốc ra lệnh: "Cho tàu hướng về phía bắc". Quân Mỹ tưởng bỏ chạy nhưng Ariga muốn tàu hướng về Hoàng cung bệ kiến Thiên hoàng rồi chết. Hạm phó Nomura nói với Ariga: "Thưa Hạm trưởng, giây phút cuối cùng sắp đến!". Ariga liên lạc với phòng chỉ huy qua ống nói: "Thưa đô đốc Tư lệnh, xin Ngài rời tàu với thủy thủ đoàn, tôi ở lại với tàu". Rồi quay qua Hạm phó.

-           "Hạm phó Nomừra, ông hãy rời tàu. Đây là lệnh!".

        Ông ta ra lệnh cho một hạ sĩ quan buộc ông vào trục hải bàn. Anh này buộc ông xong thì cũng tự buộc mình. Ariga quát.

-            "Đồ ngu, chúng mày còn trẻ phải sống cho nước Nhật tương lai!".

        Phó đô đốc Ito ra từ giã Ban tham mưu, mở cửa phòng mình vào trong chờ chết.

        Yamato chìm cùng với tiếng nổ của kho đạn hải pháo trong tàu.

        Thủy thủ đoàn 3332 người của kì hạm Yamato chỉ có 269 người sống sót.

        Âm vang của một bản đồng ca hải quân xen lẫn với tiếng la to "Tenno Heika Banzai" (Thiên hoàng vạn tuê) của một người kiệt lực tạo nên vẻ bi tráng không thể quên nổi.

        "Nếu tôi rời xa biển cả
        Tôi sẽ trở về như xác chết nổi trôi
        Nếu nhiệm vụ gọi tôi lên núi
        Đồng cỏ xanh sẽ là áo khoác thân tôi
        Vì đã nguyền hiến thân phục vụ Thiên hoàng
        Tôi sẽ không chết bình yên giữa thê nhi êm ấm!".


        Thời kì này, các "Thần phong" của Nhật cũng vẫn còn gây kinh hoàng cho binh lính và sĩ quan hải quân Đồng minh.

        Ngày 1-6-1945, quân Mỹ tiến đến gần thành lũy cuối cùng của quân Nhật ở Okinaoa. Người ta tìm thấy thi hài của Chuẩn Đô đốc Minoru Ota, sĩ quan cao cấp nhất ở đây. Ông cùng 6 sĩ quan của Bộ tham mưu tự sát kiểu "Harakiri".

        Chiều ngày 15-6, trong một hang động lớn, Trung đoàn trưởng tập hợp 102 người còn lại. Ông ta làm lễ đốt quân kì trung đoàn rồi nói:

        "Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, đức hi sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cám ơn anh em đã phục vụ quên mình. Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể Trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc nữa, tôi lãnh trách nhiệm về lệnh này. Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết: Quân đội Nhật Bản đã chiến đấu ra sao ở Okinaoa".

        Ngay sau đó, ông mổ bụng tự sát. Đại uý Sato chém đứt đầu Trung đoàn trưởng, tra gươm vào vỏ, hô to "Tenno Heika Banzai" (Thiên hoàng vạn tuê) rồi tự sát bằng súng lục.

        Ngày 21-6, trong chỉ huy sở của mình, tướng Ushizima và mọi người đều hốt tóc, cạo râu. Ushizima viết thư trình lên Thiên hoàng, tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ Tổng tham mưu quân lực Hoàng gia Tokyo, ông bảo đại tá Yahara: "Này Yahara tôi và ông chắc sẽ "Harakiri". Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinaoa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng Tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này".

        Chiều 22-6, tướng Ushizima và tướng Cho quỳ gối hướng về phía bắc vái ba vái và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ ra cho đại úy Sakaguchi chém bay đầu. Tướng Ushizima lấy gươm tự mổ bụng, 7 sĩ quan tham mưu cùng tự sát. Ngày 2-7, trận chiến Okinaoa chấm dứt. Suốt 3 tháng chiến đấu, quân Mỹ bị chết 12.520 người. Người Nhật vẫn còn nhớ những dòng chữ Hán xen lẫn những vết đạn loang lổ trên hai chuông đồng hồ ở lâu đài Shuri đổ nát.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2019, 11:18:54 pm

        "Hỡi người, chuông là vật phát ra tiếng thanh bay cao, bay xa. Nó báo thời gian, nó báo khi nào bóng tối đến, nó báo khi nào ánh sáng trở lại.

        Hỡi kẻ có tội! Hãy lắng nghe tiếng chuông, linh hồn các ngươi sẽ được cứu rỗi".

        Ngày 24-11-1944, máy bay Mỹ lần đầu tiên ném bom Tokyo.

        Đêm 9-3-1945, 333 máy bay ném bom hạng nặng của Hoa Kì liên tiếp thả bom xuống Tokyo, 130.000 người Nhật bị chết thiêu.

        Ngày 12-4, tân Thủ tướng Suzuki ra lệnh thành lập tập đoàn quân tình nguyện bao gồm đàn ông từ 15 đến 55 tuổi, phụ nữ từ 17 đến 45 tuổi để chuẩn bị chiến đấu trên Đất Mẹ.

        Ngày 8-6, một cuộc họp được triệu tập ở tòa nhà "Nội chính đường" trong Hoàng cung. Năm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hải quân, Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Hoàng thân Hiranuma, Chủ tịch Hội đồng cơ mật họp cùng Hiro Hito. Bộ trưởng Ngoại giao nói đến những đòi hỏi của Anh, Mỹ nếu muốn chấm dứt chiến tranh. Phái quân đội phản đối "hòa" nên không có kết quả.

        Vài hôm sau, Hiro Hito nhận được một bản "Tóm tắt tình hình" của Hoàng thân Chưởng ấn Kido, ông biết rõ tổng số nhà cửa ở Tokyo và các thành phố lớn bị san bằng gần 70%, lương thực kiệt quệ, dân đói. Kido đề nghị:

        - Cần tìm gấp giải pháp hòa bình.

        - Phe Đồng minh chỉ chĩa mũi dùi vào phe quân sự.

        -  Thiên hoàng nên có một thông tư đặc biệt, đánh tiếng với Đồng minh, kêu gọi "nghị hòa" nhưng không đầu hàng vô điều kiện mặc dù sẵn sàng chấp nhận "hạn chế vũ trang".

        Thiên hoàng đồng ý. Kido tiếp cận với các thành phần nòng cốt của chính phủ; Bộ trưởng và Thủ tướng đều không phản đối. Riêng Anami, Bộ trưởng Quốc phòng đồng ý trên nguyên tắc nhưng không đồng ý xúc tiến ngay.

        Ngày 22-6 theo đề nghị của Kido, Hiro Hito triệu tập họp Hội đồng quốc phòng tối cao. Ông nói ngay:

        "Hôm nay, các khanh đến đây không phải để nghe chỉ dụ, Trẫm muốn các khanh hãy nghiên cứu xem nên đi từng bước như thế nào để nghị hòa?".

        Tổng tham mưu trưởng Umezu đề nghị phải "khéo léo cao độ". Thiên hoàng hỏi: "Có phải đánh Đồng minh một cái tát rồi mới "nghị hòa" không?

        Umezu đáp: "Cẩn thận quá thì bỏ lỡ cơ hội, nếu quá sớm thì dễ gây hiểu lầm".

        Người Mỹ cũng hiểu Hoàng gia khác với quân phiệt nên ý muốn của Mỹ là duy trì Hoàng gia, không hể bỏ bom Hoàng cung và nếu Hoàng đế Nhật có làm một cái gì đó có lợi cho tiến trình Nhật đầu hàng thì người Mỹ sẽ dễ nói chuyện hơn.

        7 giờ 30 tối thứ hai 16-7, Tổng thống Truman biết tin bom nguyên tử thí nghiệm thành công.

        Thứ ba 17-7-1945, tại Potsdam, Đại nguyên soái Stalin, Tổng thống Truman, Thủ tướng Sơcsin họp. Stalin nói: "Trong tinh thần tôn trọng đồng minh của mình, Liên Xô thấy cần thông báo cho Anh, Mỹ biết là người "Nhật đang hối thúc Liên Xô làm trung gian nghị hòa với phe Đồng minh. Nhật hoàng đã giữ một thư riêng, xin Liên Xô cho Hoàng thân Konoye đến Matxcơva". Nhưng đồng thời cũng báo cho phía Mỹ biết: "Hồng quân đã sẵn sàng chuyển về Viễn Đông để đánh Nhật đúng thời hạn đã hẹn (vào tháng 8-1945)".

        Trưa thứ tư 18-7, Thủ tướng Sơcsin nói với Tổng thống Truman:

        "Việc đầu hàng vô điều kiện có thể khiến cho phe quân phiệt Nhật đi đến đường cùng, khiến cho họ gây nhiều tổn thất cho quân ta. Nên tìm một sự bảo đảm cho tương lai nhưng hiện tại không phải hi sinh quá lớn. Nên tìm cách để họ đỡ "mất thể diện".

        Nhưng Truman không đồng ý và nêu Nhật đã đánh Trân Châu cảng không tuyên chiến. Nhật không có "thể diện".

        Sáng 22-7, Sơcsin hiểu Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh bằng bom nguyên tử, không cần Liên Xô tham chiến. Thậm chí Bộ trưởng Ngoại giao Byrnes còn nói: "Nếu họ tham chiến chống Nhật, sau này chúng ta sẽ không được toàn quyền giải quyết các vấn đề Đông Bắc châu Á".

        Sáng 26-7-1945, các đại biểu Mỹ, Anh ra bản "Tuyên cáo Potsdam". Toàn bộ văn kiện của Hội nghị Potsdam được gọi chung là các Nghị quyết Potsdam, người Mỹ gọi là Tuyên bố Potsdam (Potsdam proclamation) do Liên Xô - Mỹ - Anh kí kết. Bên cạnh đó các đại biểu Mỹ -  Anh (thêm Trung Hoa Quốc Dân Đảng) cho ra Tuyên cáo Potsdam (Potsdam declaration). Bản này không có chữ kí của Liên Xô.

        Nhân danh Hoa Kì, Anh và Trung Hoa, bản Tuyên cáo yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, cảnh cáo nếu Tuyên cáo bị bác bỏ thì Nhật sẽ bị "hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn". Tuyên cáo không nói cụ thể về tương lai chính trị của nước Nhật và những điều gì sẽ xảy ra đối với Hoàng gia.

        Ngoại trưởng Togo nói: "Có lẽ ý muốn nghị hòa của Thiên hoàng được bên kia biết nên lời lẽ bản Tuyên cáo không nặng nề. Tuy còn vài điểm chưa rõ, nhưng có thể hội ý làm sáng tỏ và xét lại".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2019, 10:52:42 pm

        Thủ tướng Suzuki tán đồng.
        Phía quân sự cho: "Tuyên cáo láo xược, chính phủ cần bác bỏ ngay".
        Hoàng cung nhận định: "nên cẩn thận trong vấn đề phản ứng, trong nước cũng như trên trường ngoại giao".
        Cả hai phía đồng ý "Cho báo chí đăng một số đoạn nhưng không kèm theo lời bình luận".

        Nhưng báo chí đăng gần như toàn văn lại thêm lời bình luận lợi cho phe quân sự. Tò báo Asahi Shimbun đăng: "Tuyên cáo của Mỹ Anh và chính phủ Trùng Khánh cho thấy rằng nước Nhật phải nỗ lực tối đa để đi đến chiến thắng cuối cùng".

        Chiều 28-7, Thủ tướng Suzuki nói khéo:

        "Theo ý kiến của chúng tôi, bản Tuyên cáo Potsdam chỉ là sự lặp lại của Tuyên cáo Cairo. Nó không có gì mới. Chúng tôi không chú ý tới".

        Bom nguyên tử nổ ở Hirosima, Hội đồng nội các họp. Bộ trưởng Ngoại giao Togo nói:

        "Trong tình huống hiện nay, không ai trách chúng ta được. Với sự xuất hiện của bom "A" chiến lược chiến thuật trong chiến tranh đã thay đổi căn bản".

        Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói ngay:

        "Làm sao biết chắc chắn đó là bom "A". Ta chỉ nghe Truman nói như thế nhưng đó cũng có thể là một lối hù dọa mà thôi".

        Một người trong Hội đồng Bộ trưởng nói: "Nếu xảy ra Hirosima thứ hai thì trách nhiệm thuộc phe quân nhân".

        Anami cho mời giáo sư Nishira, nhà vật lí ưu tú Nhật và Trưởng cục quân báo đến Hirosima điều tra.

        Giáo sư đến và nói với Arisua, Trưởng cục quân báo: "Đó là một loại bom lấy từ nguyên tử của chất uranium, tương tự như vũ khí mà tôi đang nghiên cứu".

        13 giờ 30 ngày 7-8, Hoàng thân Chưởng ấn Kido gặp Nhật hoàng tâu:

        "Tâu hoàng thượng, thần được tin thành phố Hirosima bị tàn phá ngày hôm qua. Địch chỉ dùng một trái bom. cả thành phố bị tiêu diệt, 130.000 người chết và bị thương. Sáng hôm nay, Truman ra tuyên cáo. Đó là bom nguyên tử".

        Hiro Hito thở dài, mắt trĩu xuống đau buồn, nói:

        "Trong tình huống mới này, chúng ta phải cúi mình trước định mệnh. Dù có việc gì xảy ra cho Trẫm cũng không sao. Nhật Bản phải mưu tìm hòa bình càng sớm càng tốt, để cho một thảm họa tương tự không xảy ra nữa".

        Anami vẫn chống chế: "Chúng ta sẽ thông báo cho dân cách tránh tác hại của ánh sáng của loại bom quái ác kia. Như vậy quân đội vẫn không phải là bất lực".

        Còn Togo nói thẳng: "Thần cúi xin Hoàng thượng nương nhờ ân tín của Người khuyên bảo phe quân nhân nên đầu hàng. Chúng ta không thể chờ lâu được nữa".

        Nhật hoàng nói với Togo: "Trẫm đã được thông báo về thảm họa Hirosima. Cũng như khanh, Trẫm chia sẻ nỗi đau khổ. Chúng ta không thể tiếp tục cuộc chiến đấu nữa khi mà kẻ địch có một vũ khí với sức tàn phá khốc liệt như vậy trong tay. Hirosima là một cơ hội để ta tranh thủ hòa bình với phe quân nhân. Những gì Trẫm nói với khanh, khanh hãy nói lại cho Thủ tướng biết".

        5 giờ chiều ngày 8-8, Bộ Ngoại giao Liên Xô mời Đại sứ Nhật đến Kremli và đọc một văn kiện tuyên bố chiến tranh với Nhật kể từ ngày 9-8-1945.

        Thủ tướng Suzuki hỏi tướng Ikeda:

         - Tướng quân cho biết đạo quân Quan Đông có khả năng đẩy lùi người Nga không?

         - Thưa Thủ tướng, tôi xin thành thật thú nhận rằng, đó là một tình thế vô vọng. Chỉ hai tuần là quân Nga sẽ đến tận Trường Xuân.

        7 giờ 30 phút ngày 9-8, Suzuki đến bệ kiến Hiro Hito.

         - Trình tâu Hoàng thượng, chúng ta không thể chần chừ nữa. Phải chấp nhận các điều kiện của Potsdam thôi.

        Hiro Hito nói:

        - Trẫm hoàn toàn nhất trí với khanh!

        10  giờ 30 phút, Hội đồng quốc phòng tối cao họp. Sáu thành viên chia thành hai phe: Thủ tướng Ngoại trưởng Togo, Đô đốc Yonai, Bộ trưởng Hải quân và Anami, Umezu Tham mưu trưởng lục quân, Đô đốc Toyoda Tham mưu trưởng hải quân. Hai bên tranh cãi gay gắt, không đi đến kết luận.

        Nội các họp từ 1 giờ 30 đến 21 giờ 30, 15 thành viên họp (4 thuộc Hội đồng Quốc phòng tối cao: Suzuki, Anami, Togo, Yonai) cũng chia thành hai phái và không thể thỏa thuận được.

        Suzuki khôn khéo tổ chức Hội nghị Đế chế của Hội đồng Quốc phòng tối cao với sự có mặt của Hoàng đế.

        11  giờ 01 ngày 9-8, bom nguyên tử nổ ở Nagasaki càng dẫn Nhật tới những khó khăn mới.

        Trong khi đó, đội quân Quan Đông bị đánh tới tấp (0 giờ 10 phút ngày 9-8, Liên Xô tiến công).

        Hội nghị đế chế họp lúc 23 giờ 30 phút. Tham dự có 11 thành viên (6 của Hội đồng Quốc phòng tối cao, thêm Chủ tịch Hội đồng cơ mật, bá tước Kiichiro Hiranuma, Đổng lí văn phòng phủ thủ tướng Sakomizu và một số tướng lĩnh, cao cấp). Tham dự không chính thức có tướng Ikeda, Giám đốc Cục kế hoạch. Họp tại hầm ngầm Nhật hoàng, sâu 20m, dưới một ngọn đồi.

        23 giờ 50 phút, Nhật hoàng vào, theo sau là Shigeru Hasunuma tùy viên quân sự.

        Thủ tướng Suzuki ra lệnh đọc Tuyên cáo Potsdam, xin phép Nhật hoàng cho Togo nói:

        - Thực là nhục nhã và đau đón vô cùng cho Nhật Bản phải chấp nhận các điều khoản của Potsdam. Nhưng tình hình bắt buộc ta phải làm như thế. Chỉ cần một đòi hỏi đó là "sự an toàn của Hoàng gia và sự giữ vững đề chế".

        Yonai: "Thần đồng ý với phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2019, 08:31:42 pm
   
        Anami đứng phắt dậy: "Thần hoàn toàn chống lại ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao. Quân đội không chấp nhận đầu hàng. Thần tin rằng chúng ta có thể đẩy lùi quân địch, giáng cho chúng những đòn chí tử. Và bất cứ người Nhật nào cũng muốn bảo vệ Tổ quốc, mái nhà của họ đến cùng. Vạn bất đắc dĩ, nếu địch quân đổ bộ thêm nhiều lần nữa và chúng ta không còn khả năng đẩy lùi chúng, thì tất cả chúng ta sẽ chết như một bông hoa đẹp đến thời gian tàn héo, để lại cho thế giới một hình ảnh hào hùng đầy thi vị của một nước Nhật anh hùng cao đẹp. Thế giới sẽ thấy được tấm gương của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục . Còn nếu chúng ta muốn "hòa" thì hãy tìm một hòa bình trong danh dự. Thần đồng ý chúng ta phải nhấn mạnh điều kiện về sự bảo toàn Hoàng gia. Quân đội ta được tự giải giáp. Quân địch không được chiếm đóng trên đất Nhật. Tất cả các phạm nhân chiến tranh do chính phủ Nhật xét xử".

        Tổng tham mưu trưởng, tướng Umezu tiếp lời:

         - Nếu chúng ta chấp nhận đầu hàng, tức là chúng ta phỉ nhổ lên hương hồn hàng triệu chiến sĩ đã xả thân vì Tổ quốc!

        Ông già khó tính Hiranuma viện mọi lí lẽ chứng minh quân đội không thể đảo ngược tình thế.

        Thủ tướng Suzuki năm đó đã 78 tuổi, xin ý kiến Nhật hoàng. Hiro Hito nói:

        -  Trẫm đã suy nghĩ rất nhiều về tình hình hiện tại, trước ánh sáng của các sự kiện xảy ra ngay trong nước và ở nước ngoài. Từ đó, Trẫm đã đi đến một kết luận: Tiếp tục chiến tranh chỉ làm tăng thêm nỗi khổ đau và có thể là sự hủy diệt của dân tộc Nhật.

        Trẫm không chịu nổi khi thấy thêm đau khổ kéo dài. Vậy chấm dứt chiến tranh ngay là đường lối duy nhất để chấm dứt khổ đau cho thần dân Nhật và vãn hồi hòa bình trên thế giới.

        Mọi người đều khóc khi thấy ông ngưng lại.

        -  Trẫm cũng rất khổ tâm khi thấy hàng trăm ngàn quân nhân lục quân và hải quân đã vì Trẫm mà bỏ thây nơi chiến địa xa xôi không ai chôn cất. Trẫm cũng khổ tâm khi thấy hàng triệu thần dân trắng tay vì bom và hỏa hoạn. Tâm hồn Trẫm không yên khi thấy những binh sĩ can đảm và trung thành lại bị tước vũ khí. Trẫm cũng đau khổ vô cùng khi nghĩ rằng nhiều thần dân đã từng tận tâm phục vụ cho Trẫm rồi bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh. Nhưng đã đến lúc: chúng ta buộc phải chịu đựng tất cả những điều không thể chịu đựng được.

        - Trẫm quyết định theo gương của tiên đế Minh Trị khi ba cường quốc Pháp - Nga Sa hoàng - Đức ép ta phải chịu một số điều kiện năm 1895.

        Trẫm nuốt hận, nuốt nước mắt đề nghị chấp nhận kế hoạch của Bộ trưởng Ngoại giao!

        Hiro Hito rời phòng họp, Suzuki kết thúc: "Thiên hoàng đã quyết định!".

        3 giờ sáng ngày 10-8, Nội các họp chấp nhận đầu hàng với điều kiện giữ nguyên chính thể và địa vị của Hoàng đế Nhật. Ngoại trưởng lập tức gửi các cường quốc Đồng minh công hàm vừa được thông qua.

        Ngày 14-8, phương diện quân Viễn Đông I tiến sâu vào Mãn Châu 150km. 12 giờ trưa ngày 15-8, Nhật hoàng đọc chỉ dụ đầu hàng nhưng đội quân Liên Xô ra tuyên bố: "Các lực lượng vũ trang Nhật Bản chưa thực sự dầu hàng. Chỉ có thể coi các lực lượng vũ trang Nhật Bản đã đầu hàng khi nào Nhật hoàng ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của mình chấm dứt các hoạt động quân sự, hạ vũ khí và khi mệnh lệnh này được thật sự thi hành. Do những điều đã trình bày ở trên, các lực lượng vũ trang Liên Xô ở Viễn Đông sẽ tiếp tục tấn công quân Nhật".

        Ngày 15-8, các đơn vị tiền tiêu của tập đoàn quân số 25 bộ binh tới Thanh Tân, quân Nhật rút lui.
Anami đến gặp Suzuki van nài:

        - Thưa Thủ tướng, Ngài có thể hoãn Tuyên cáo đầu hàng vài ngày không, chỉ có hai ngày thôi!.

        - Thưa tướng quân, tôi không biết với hai ngày ấy, ông có thể phù phép gì được không. Nhưng tình hình bây giờ tuyệt vọng. Nếu trì hoãn thêm nữa thì người Nga sẽ đổ bộ lên Hokkaido. Vậy ông muốn nước Nhật bị Nga chiếm hay bị Mỹ chiếm?

        Anami im lặng.

        Một nhóm sĩ quan đến nói thẳng với Anami:

        - Nếu ngài Bộ trưởng có ý định chấp nhận việc đầu hàng thì ngài hãy "Harakiri" đi.

        Anami phải kiềm chế bản thân ở mức độ cao để cố giữ bình tĩnh. Ngồi trên xe, ông nói với sĩ quan tùy tùng:

        - Họ đã thốt lên một lời hỗn láo! Họ bảo tôi hãy tự sát, thế là quá lắm. Tôi gần 60 tuổi rồi, cái chết đối với tôi quá dễ, họ khỏi cần phải nói.

        Viên sĩ quan góp ý:

        - Ngài còn nhiều chuyện phải làm nữa. Chiến tranh sắp chấm dứt. Ngài còn có bổn phận lo toan đem hàng triệu anh em chúng ta rải rác khắp Thái Bình Dương về xứ. Xong công việc ấy, Ngài "Harakiri" cũng chưa muộn!


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2019, 07:25:39 am

        Sáng sớm 14-8, hàng triệu truyền đơn Mỹ rải xuống Tokyo. Trong Hoàng cung, Hoàng thần Kido đem truyền đơn đến cho Hiro Hito.

        - Tâu Hoàng thượng, thần e sau khi đọc, phe quân nhân sẽ "nổi điên".

        - Cho mời Thủ tướng đến ngay!

        Nhật hoàng cho triệu tập ngay Hội đồng quốc phòng tối cao.

        Thủ tướng Suzuki đã triệu tập toàn thể Hội đồng Quốc phòng tối cao, toàn thể Nội các, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật cùng một số tướng lĩnh và quan chức cao cấp khác tới dự Hội nghị đế chế.

        Anami nói:

        - Điểu tối thiểu nhất cần đòi hỏi là phe Đồng minh phải xác định rõ ràng sự duy trì Đế chế và Thiên hoàng không bao giờ bị xâm phạm. Không chấp nhận, toàn nước Nhật sẵn sàng chiến đấu.

        Nhật hoàng không đồng tình.

        - Trẫm không còn nghĩ đến Trẫm nữa, mà nghĩ đến đại đa số dân chúng sẽ phải chịu khổ đau nếu chiến tranh tiếp diễn. Nước Nhật, dân tộc Nhật sẽ còn nữa không?

        Nếu mọi người cùng chung lưng đấu cật thì nước Nhật sẽ dễ dàng hồi sinh lại.

        Nhật hoàng khóc, rời phòng họp. Nhiều người khóc theo.

        Anami về Bộ Quốc phòng. Đám sĩ quan trẻ đòi đảo chính. Anami nói thẳng:

        - Tôi không thể nào cưỡng lại Thánh ý. Bầy giờ, ai muốn cưỡng lại, trước hết hãy chẻ tôi ra làm đôi.

        Sau đó, ông lại quay lại dinh Thủ tướng để dự cuộc họp Nội các khai mạc lúc 13 giờ.

        Từ 13 giờ đến 23 giờ đêm 14-8, văn bản chỉ dụ được Nội các thông qua và quyết định sẽ phát thanh vào 12 giờ trưa ngày 15-8.

        Sau đó,Anami cùng Trung tá Takeshita ngồi uống rượu trong tư dinh Bộ trưởng Quốc phòng. Anami đưa Trung tá đọc một bài thơ tuyệt mệnh và mấy dòng tạ tội:

        "Tin tưởng vững chắc ở sự bất tử của nước Nhật. Tôi xin chết, để tạ tội với Thiên hoàng vì có những tội lớn".

Korechika Anami.                               
Bộ trưởng Quốc phòng.                       
Đêm 14 tháng 8. Năm thứ 20 triều đại Chiêu Hòa.       

        Khoảng 5 giờ 30 sáng có khách. Anami nhờ Trung tá ra tiếp. Còn lại một mình, Anami rút thanh gươm ngắn, rạch bụng, gục chết trên vũng máu. 11 giờ 30 phút sáng, thi hài tướng Anami được đặt trên bàn giữa phòng khách. Đông đảo sĩ quan đến vĩnh biệt. Anami phu nhân đứng bên cạnh thi hài.

        Đô đốc Yonai trước khi lên xe về đã nói với bà Anami: "Nước Nhật mất đi một người tài ba".

         10 giờ trưa ngày 15-8-1945, khắp nước Nhật, mọi người đứng bên radio. Quốc thiều Kimigayo dội lên. Tiếng của Nhật hoàng phủ kín nước Nhật tang tóc.

        "Hởi những thần dân lương thiện và trung thành!

        Sau khi đã suy nghĩ sâu sắc về những xu hướng chung nổi trội trên thế giới và những điều kiện có trong đế chế của chúng ta, Trẫm đã quyết định giải quyết hoàn cảnh hiện nay với biện pháp đặc biệt.

        Trẫm đã ra lệnh cho chính phủ Nhật, báo cho chính phủ Mỹ, Anh, Trung Hoa và Liên Xô biết rằng đế chế chúng ta chấp nhận những điều đề ra trong tuyên bố chung.

        Trẫm đã cố gắng thiết lập sự thịnh vượng và hạnh phúc của tất cả các quốc gia cũng như sự an ninh và sung túc của thần dân. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng mà tổ tiên đã trao lại, mang nặng trong trái tim ta.

        Vả lại, chính vì sự mong muốn thành thật bảo đảm an toàn cho Nhật và sự ổn định của Đông Nam Á mà chúng ta tuyên chiến. Mỹ, Anh đã xâm phạm chủ quyền các nước khác và tìm cách mở rộng thêm lãnh thổ ngoài ý muốn của chúng ta.

        Nhưng đến nay, chiến tranh đã kéo dài gần 4 năm. Mặc dù tất cả toàn dân đã hi sinh hết sức mình, dù có những cuộc chiến đấu anh dũng của lục quân và hải quân, sự mẫn cán và siêng năng trong giới quan chức và sự tận tụy của một trăm triệu thần dân, cuộc chiến tranh đã tiến triển không thuận lợi cho những lợi ích của Nhật. Hơn nữa, xu thế trên thế giới hầu như cũng chống lại kiểu "lợi ích" này.

        Ngoài ra, kẻ thù đã sử dụng loại bom mới cực ki tàn bạo, sức phá hoại không thể lường được, tàn sát rất nhiều người vô tội.

        Nếu chúng ta tiếp tục chiến đấu sẽ dẫn đến không chỉ sụp đổ và tiêu diệt dân tộc Nhật Bản mà còn hủy diệt toàn bộ nền văn minh nhân loại. Như thế thì làm thế nào cứu được hàng triệu thần dân của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể được xá tội trước các đấng thần linh của tổ tiên Hoàng gia. Đó là lí do Trẫm đã ra lệnh chấp nhận lời tuyên bố chung của các cường quốc.

        Trẫm chỉ có thể diễn tả tình cảm hối hận sâu sắc với các nước đồng minh Đông Nam Á, những nước đã kiên quyết cộng tác với đế chế để giải phóng những đất nước châu Á. Linh hồn của những sĩ quan, binh lính cũng như những người khác ngã xuống trên chiến trường hoặc ở nơi họ đang thi hành nhiệm vụ cùng với tuổi thanh xuân và những tang tóc trong gia đình thân yêu của họ đã làm trái tim Trẫm thắt lại.

        Những thương tổn không nói hết được của những người thương tật và những nạn nhân trong chiến tranh, những mất mát trong mỗi gia đình về phương diện sinh sống là nỗi lo lắng sâu sắc của Trẫm. Những nỗi đau đớn và những nỗi thống khổ của dân tộc chúng ta sẽ chịu trong tương lai chắc sẽ rất to lớn. Trẫm hoàn toàn ý thức được đầy đủ về những tình cảm chân tình sâu sắc nhất đối với mỗi thần dân.

        Tuy nhiên, để phù hợp với mệnh lệnh của thời gian và số phận con người để đi đến một kỉ nguyên hòa bình lớn lao hơn cho tất cả các thê hệ tương lai, chúng ta phải chịu đựng những điều không thể chịu đựng được và bị đè nén bởi những sức nặng không thể chống đỡ nổi.

        Để cứu vãn và giữ vững nhà nước đế chế, Trẫm luôn luôn có mặt bên những thần dân lương thiện và trung thành, Trẫm tin tưởng ở sự trung thành và trong trắng của thần dân.

        Hãy đề phòng những sự bùng nổ xúc cảm phát sinh ra từ những tình huống rắc rối phức tạp không có lợi, từ những cuộc xung đột huynh đệ tương tàn; từ đó có thể dẫn tới sự rối loạn dẫn ta lướt qua mọi lẽ phải và làm mất niềm tin đôi với con người.

        Trẫm mong rằng toàn quốc gia vĩnh viễn là một gia đình duy nhất từ thế hệ này đến thế hệ khác, luôn luôn vun đắp cho niềm tin: không thể tiêu diệt được một đế chế thần thánh, luôn luôn thấy trước mắt những gánh nặng về trách nhiệm và ý tưởng của một con đường dài vẫn phải tiếp tục đi.

        Hãy thống nhất các lực lượng để cống hiến sức mình cho việc xảy dựng tương lai. Hãy vun trồng những con đường với tinh thần cao thượng. Hãy làm việc để giữ vững niềm tin vinh quang của đế chế và vươn cao hơn nữa vì sự tiến bộ của thê giới."


        Nhật hoàng vừa dứt lời, quốc thiều vang lên. Nhiều người bật khóc.

        Nhật Bản chìm trong đau thương.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2019, 10:17:10 pm

Chương IV

NHỮNG ĐÓNG CÓP CUỐI CÙNG CỦA HIRO HITO
(1945 -1989)

        Ý THỨC DÂN TỘC LỚN ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TRONG ĐAU KHỔ VÀ HẠNH PHÚC

        Một vài vấn đề xuất hiện sau chiến tranh đến nay vẫn khó lí giải. Trong những vấn đề này, có nhiều điều gắn với Kido, Konoye và Higashikuni. Hai ngày sau khi kí đầu hàng, hoàng thân Higashikuni, chú của Hiro Hito (lấy Toshiko, con gái út của Minh Trị), thường có nhiều cuộc gặp gỡ bí mật với Kido và nổi bật lên từ 1944 lên làm Thủ tướng. Mối quan hệ bí mật đầu tiên với SCAP1 xuất hiện ngay từ khi ông được chỉ huy Trung Hoa sau vụ tàn sát Nam Kinh. "Ông là một trong những người tiên phong sử dụng sức mạnh Không quân Nhật Bản, một nhà quân sự và một nhà dân tộc chủ nghĩa, liều mạng khi lái xe trên đường phố Tokyo", nổi danh là " một người say kỉ luật, tự nguyện, kiên tâm, khá ảo vọng, được giới quân sự chú ý bởi sức mạnh của tính cách, tự lập và trung thực".

        Higashikuni chọn hoàng thân Konoye làm Phó thủ tướng, Bộ trưởng không bộ. Sự hiện diện của Higashikuni và Konoye là một biểu trưng của tinh thần phụng sự của Hoàng gia đối với nhân dân Nhật Bản trong những thời điểm khó khăn, nhục nhã một cách ghê sợ. Những thành viên khác của Hoàng gia cũng được chỉ định làm những chỉ huy quân sự đi khắp đất nước để giải thích về những bài diễn văn và những chỉ thị trực tiếp của Nhật hoàng.

        Trải qua những giây phút lắng đọng bởi tiếng nói trong lúc tuyên bố đầu hàng, cuộc xâm nhập của lực lượng Đồng minh dưới quyền Douglas Mac Arthur, lễ kí chính thức trên tàu Missouri 2-9, Nhật hoàng đôi khi cũng như những người dân Nhật Bản còn bàng hoàng với những trận bom, những dư âm về tiếng nổ tàn phá khủng khiếp ở Hirosima với Nagasaki. B29 vẫn tiếp tục bay trên bầu trời Kyoto đe dọa sự xâm nhập sắp tới và sự nhục nhã đến mức không thể chịu đựng nổi. Ngày 30-8, hoàng tử Akihito luôn luôn được bảo vệ an toàn ở những vùng núi đã nhận được thư của mẹ.

        "Ở đây, suốt ngày, máy bay B29 và trinh sát bay gầm rú suốt từ sáng đến tối. Mẹ luôn phải chịu đựng về sự đe dọa mang tính bạo lực của B29. Mẹ viết cho con những dòng này ở thư viện và cứ ngước nhìn lên lại thấy có cái gì đó đang bay trên đầu.

        Con thế nào? Mẹ muốn con vượt qua được mùa nóng nực này. Đã một thời gian dài, mẹ và con không gặp nhau, nhưng con đã được nghe tiếng nói của Thiên hoàng. Cha con ngày nào củng có những nỗi u buồn nhưng nước Nhật bao giờ cũng được cứu vớt. Rất nhiều người hằng ngày đến cung điện để cảm ơn tạ lỗi.

        Con phải suy nghĩ về bản Tuyên cáo của Thiên hoàng. Vừa học hành chuyên cần vừa kiên nhẫn chịu đựng, không hề sợ hãi. Hãy rèn luyện cơ thể của con để tạo dựng được một ý thức dân tộc lớn, ý thức này phải được nuôi dưỡng trong đau khổ và hạnh phúc của dân tộc chúng ta".

---------------------
        1. Xem giải thích ở cuối sách.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2019, 07:44:57 am

        THIÊN HOÀNG THIÊNG LIÊNG VĨNH VIỄN TỒN TẠI

        Trong những ngày đầu tiên thật sự của hòa bình, Hiro Hito luôn nghĩ tới điều: thoái vị ngay hay chậm lại? Đồng minh dò xét và có thể truy thành tội phạm chiến tranh? vả lại, trong một xứ sở "luật tục rất nghiêm khắc với những nhà lãnh đạo và những người chức vụ cao", chỉ rủi ro mối truy nguyên từ tổ chức của họ (1988 tàu ngầm và tàu đánh cá va nhau, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ chức); ngay cả những người Nhật quay trở lại Nhật cũng phải kiểm soát rất chặt chẽ về mọi mặt. Riêng Hiro Hito gắn với huyền thoại của con cháu nữ thần Mặt trời nên được coi là ngoại lệ. Nhưng ông cũng biết Đồng minh vẫn đưa ông vào danh sách tội phạm chiến tranh.

        Ngày 29-8, Nhật hoàng nói với Kido: "Thật là đau khổ và không thể chịu đựng nổi về danh sách những tội phạm chiến tranh trong tay Đồng minh. Có nên nhận toàn bộ trách nhiệm và thoái vị không?".

        Kido trả lời: "Ngay cả những người nước ngoài cũng không phải tất cả chỉ có một cách nhìn, thoái vị được coi là hạ thấp dòng Thiên hoàng, nó chỉ được bàn đến với ý niệm cộng hòa và dân chủ thôi. Chúng ta phải rất thận trọng và xem xét kĩ việc làm của Đồng minh". Trước 15-8, Kiđo luôn xác định Thiên hoàng chắc chắn không thể đưa ra xét xử và thoái vị đồng nghĩa với tự nhận mình có tội.

        Khởi đầu, vấn đề tội phạm chiến tranh được đặt ra khá nghiêm trọng, Thiên hoàng nhiều lần bàn bạc với Higashikuni. Một vài cố vấn đã ép Hiro Hito phải đưa các tội phạm chiến tranh xử trong tòa án của người Nhật, Thiên hoàng cũng nghĩ: "Những tội phạm chiến tranh, trước hết là chịu những trách nhiệm lớn, đơn giản là minh chứng của sự trung thành với đất nước. Như vậy cân nhắc điều này như thế nào?". Ngày 13-9, Higashikuni trả lời không được chọn lựa và ý của Mac Arthur là muốn có một tòa án Nuremberg.

        Konoye không nghĩ như vậy. Ngay tháng 6-1945, ông đã tâm sự với Tomita: "Tôi không sợ trả thù, không cần sự nâng đỡ nhưng không thể quên bọn mưu sĩ đã làm cho nước Nhật bị mất. Tất cả những kẻ lợi dụng ích kỉ sẽ bị tố cáo. Nhiệm vụ hay tội ác. Đó là vấn đề phải xem xét. Có thể sau chiến tranh tôi phải làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ".

        Thời gian này, Úc, Niu Dilân, Liên Xô, Hà Lan và Trung Hoa muốn được xử ngay tội phạm, Úc - nước duy nhất không phải là châu Á bị bom của Nhật càng muốn lên án Nhật, có vẻ không tán thành thái độ của Anh đối với Hiro Hito. Trong danh sách 64 tội phạm chính, Hiro Hito xếp thứ 7 (theo thứ tự vần chữ cái).

        Cũng có người nghĩ tới "Harakiri" đối với Hiro Hito nhưng đó là những người ngây thơ, không biết đến truyền thông Nhật Bản: không bao giờ một hoàng đế được nghĩ đến điều đó vì như thế là phạm thánh trong việc duy trì dòng máu Thiên hoàng.

        Thiên hoàng thiêng liêng, đó là tất cả và vĩnh viễn tồn tại ngoại lệ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2019, 10:29:48 pm

        TỘI PHẠM CHIẾN TRANH?

        Số phận của Hiro Hito cũng được những em trai quan tâm: Chichibu lắng nghe thường xuyên tin tức qua Đài phát thanh mặc dù sống ở nông thôn và cũng tìm đến thủ đô mặc dù đang bị ho lao. Ngày 30-8, Takamatsu, người em thứ ba cùng tìm đến Kido để hỏi về số phận của Hoàng tộc. Tất nhiên, việc chuẩn bị cho một sự thay thế khi tình huống xảy đến cũng được các hoàng thân lưu tâm.

        Trước khi chiến tranh kết thúc, Higashikuni cũng đã tin Hiro Hito vẫn là Thiên hoàng. Sau này, năm 1965, ông đã kể lại cho Yoshio Ando (phóng viên báo) rằng ông đã nhận chức Thủ tướng vì Kido đã nói với ông: "Ông là người duy nhất có khả năng đảm nhận được". Hiro Hito gần như buộc ông phải làm để nâng cao sức nặng của chính quyền. Hoàng thân đưa ra điều kiện: không kí trên tàu Missouri và sẵn sàng từ chức khi cần.

        Hiro Hito cũng đã gặp Mac Arthur và bàn bí mật với nhau nhiều điều trước khi đưa ra những cuộc họp chung. Cách làm việc của Mac Arthur rất khôn khéo, vì thế Bộ trưởng Bộ Ngoại giao luôn phải đặt ra nhiều tình huống với Hiro Hito để đón trước những điều phức tạp. Phía Mỹ cũng thuyết phục Hiro Hito không thoái vị vì biết trong phạm vi chấp nhận đầu hàng và xâm nhập thì Hiro Hito có thể là người bạn đồng hành thân thuộc với Mac Arthur. Chỉ riêng Konoye với sắc thái riêng biệt, không chịu đựng nổi bất cứ sự tra hỏi nào đã tìm con đường tự sát.

        Konoye với cương vị Phó thủ tướng đã phác thảo hiến pháp dân chủ mới và ông đã làm việc rất tận tình cần mẫn, nhiều kinh nghiệm. Ông luôn tỏ ra trung thành đồng thời hết sức bảo vệ Thiên hoàng và dân tộc Nhật Bản.

        Thực tế, Mac Arthur cũng muốn sử dụng Konoye nhưng vốn hiểu biết của ông được lượm lặt khi đọc các bản báo cáo của những phụ tá được chọn lựa một tình trạng đặc biệt: dưới con mắt của SCAP, Konoye là một con người đã đẩy sâu việc xâm lược Trung Hoa 1937, mở rộng học thuyết "khu thịnh vượng Đại Á châu" và thiết lập ở Nhật một chế độ hoàn toàn theo khuynh hướng phát xít. Những cố vấn của Mac Arthur không thể không nghi ngờ Hoàng thân đã tìm mọi cách để thuyết phục Hiro Hito và Tojo lao vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, ngăn cuộc họp "Thượng đỉnh" và tìm cách đánh Trân Châu Cảng.

        Lần gặp chính thức đầu tiên với Mac Arthur quá ngắn. Khi Hoàng thân đề nghị gặp lần thứ hai (chấp nhận 4-10-1945) thì một phụ tá sau đó báo lại quá bận không gặp được. Konoye cố lí giải về một nước Nhật quân sự, siêu quốc gia là điều tất yếu. Ông viện dẫn cả những vấn đề kinh tế và sự uy hiếp của chủ nghĩa cộng sản nhưng không thể thuyết phục nổi Mac Arthur và SCAP. Ông còn nêu lí do ông phải tham gia vào công việc hồi phục nước Nhật sau chiến tranh với tư cách là một con người có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng SCAP tìm mọi cách lật ngược vấn đề, báo chí Mỹ cũng hưởng ứng theo.

        SCAP có rất nhiều tư liệu chứng minh Konoye ba lần làm Thủ tướng đã nhúng sâu vào tội lỗi. Higashikuni cũng hết lời bào chữa nhưng không được. Ngày 5-10- 1945, Higashikuni từ chức.

        Konoye luôn luôn cảm thấy có những đám mây u ám bay trên đầu. Ngày 8-10, ông gặp George Atcheson, cố vấn dân sự chính phủ của Mac Arthur để nghiên cứu với ông ta về hiến pháp mới của Nhật Bản. Ngày 11-10, Hiro Hito mời Konoye làm thêm chức thư kí cho quan Chưởng ấn với cương vị làm cố vấn cho việc soạn thảo hiến pháp mới mặc dầu SCAP vẫn đang tiếp tục tra xét. Ngày 17-10, Konoye đã tổ chức một cuộc họp báo về hiến pháp mối có sự cộng tác chính của Mỹ, Anh, hướng Thiên hoàng trở thành nhà vua trong hiến pháp quân chủ giống Anh; SCAP cũng biết Konoye như vậy là đã thỏa hiệp rất lớn với chủ trương mới. Thời kì này, Hiro Hito cũng rất khốn khổ và ngày càng biết Mac Arthur có nhiều điểm không đồng ý với Konoye, SCAP thì luôn luôn coi Konoye trong thực tế đã hoạt động rất biệt lập.

        Một tháng sau, Konoye, trong 3 giờ, bị một số người Mỹ chịu trách nhiệm nghiên cứu về chiến lược đánh bom của Nhật chất vấn. Trung thành với Hiro Hito, Konoye không muốn nói toàn bộ sự thật, nhất là những chuyện có thể làm Thiên hoàng phiền muộn. Ngay cả vấn đề kết thúc chiến tranh, ông cũng dành hoàn toàn quyền quyết định cho Thiên hoàng và người thuyết phục được nêu cao là Kido.

        Konoye rõ ràng rơi vào tình trạng bi thảm để có thể tránh được những tội của Thiên hoàng. Ông không đổ lỗi ngay cả cho giới quân sự và thậm chí bảo vệ cả cho Hiro Hito trong những chi tiết tuyệt giao với Thiên hoàng tháng 9-1941, những lúc đương đầu với Tokyo vào tháng 10 và rất khéo giải thích toàn bộ những sự kiện đã xảy ra. Nguyên tắc chung của Konoye là không đẩy tội phạm sang phía những người khác.

        Không như những nhân chứng khác được thẩm vấn ở Tokyo mà trên một tàu phóng ngư lôi của Hải quân Mỹ, ông đều được thẩm vấn với một sự kính trọng tuyệt đối. Ông là nhân chứng của một cuộc sống gắn liền với gia đình Thiên hoàng, luôn luôn tìm được lí do để giải thích một cách thanh thoát mọi sự đổ vỡ và tạo được những ấn tượng rất mạnh đối với những người thẩm vấn.

        Ngày 22-11, Konoye đến gặp Hiro Hito trao đổi về hiến pháp mới. Ông cũng chính thức được đề nghị cho phép từ chối danh hiệu Hoàng thân để Thiên hoàng đỡ bị chất vấn. Thiên hoàng mặc dù biết Konoye có trong "danh sách đen" của SCAP nhưng vẫn rất say sưa bàn đến những chủ đề và những vấn đề Konoye nêu ra.

        Cũng tháng 11-1945, Hiro Hito gặp Mac Arthur để bàn về số phận những tội phạm chiến tranh. Hoàng thân Nashimoto, rất già và biết không thể gây ra một điều gì có hại, lại là tu sĩ lớn trụ trì ở điện Ise cũng bị bắt giữ. Các danh sách khác đều đã được SCAP ấn định.

        Konoye phản đối rất dữ, một vài tuần sau, Nashimoto được thả.

        Ngày 6-12-1945, Konoye nhận được lệnh giam từ ngày 16 do SCAP công bố. Konoye im lặng vì ông biết chính điều này sẽ dẫn tới Thiên hoàng bớt tội.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2019, 11:43:14 am

        CHỊU TỘI VỚI TỔ TIÊN

        Ngày 12-12, Thiên hoàng công bố ước muốn được làm lễ chịu tội với tổ tiên ở đền Ise để báo cáo về tai họa và xin được chuộc tội. Kido được trao trách nhiệm báo với SCAP và Mac Arthur cùng chuẩn bị tất cả những chi tiết cụ thể cho chuyến đi này. Từ sau chiến tranh, đây là lần đầu tiên, Hiro Hito rời Tokyo, Kido phải dự đoán trước mọi tình huống sẽ xảy ra, đặc biệt dò xét thái độ của Mỹ.

        Ở ga Numazu, 10 phút dừng lại, rất may mắn không có chuyện gì xảy ra, nhiều người dân Nhật đã nghiêng mình cúi đầu chào một cách tự nhiên khi nhận ra gia đình Hoàng thân và Thiên hoàng, ở một nhà ga khác, một người đàn bà góa đã chỉ vào bức ảnh người chồng là sĩ quan quân đội đã mất, đôi mắt nhòa lệ.

        Sau khi chính thức từ chức quan Chưởng ấn, Kido chỉ còn là nhân viên chính phủ của Văn phòng đế chế có tính chất nhất thời và Thiên hoàng đã gửi quà tặng với những tình cảm sâu sắc.

        Một chiếc xe của Hoàng cung đã tìm Kido ăn bữa cơm cuối cùng với Hiro Hito. Hoàng hậu tự làm món ăn tẩm bột rán. Thiên hoàng đã kể những chuyện về những sự lộn xộn lớn nhất làm xáo trộn tình hình và tình trạng giải quyết rời rạc, không dứt khoát.

        Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng, vào buổi tối trước ngày bị giam, Konoye tâm sự: "Lần này, thần thật sự đau buồn. Bệ hạ hãy giữ gìn sức khỏe. Thần tin Bệ hạ thông cảm một cách hoàn toàn với những điều thần suy nghĩ và giải thích điều này với những người khác".

        Với những thuật ngữ nước đôi, theo cách của Thiên hoàng, ông đã lưu ý Kido trong nhà tù hãy tìm mọi cách thức tỉnh lương tri để tìm tiếng nói chung của nước Nhật.

        KONOYE TỰ SÁT

        Trong một căn nhà ở quê, không ai biết đến và cũng xa lạ cả với Hiro Hito, Konoye đã chuẩn bị chu đáo nhiều mặt: làm lành với người em, một nhạc sĩ đã sống ở Đức suốt cuộc chiến tranh; tính toán sắp xếp lại toàn bộ những công việc gia đình, cá nhân và viết một bức thư ngắn như một di chúc chính trị cho người anh:

        "Tôi đã hiểu biết nhiều những sai lầm về chính sách, bắt đầu ngay từ cuộc chiến tranh Trung Hoa và tôi đã tham gia một cách sâu sắc với tất cả tinh thần trách nhiệm để nói về điều này.

        Máy bay đã dội xuống biết bao lỗi lầm.

        Mặc dù người ta đã nói với anh rằng mọi người đã tố cáo tôi, nói dối và lánh xa tôi nhưng tôi vẫn không ngừng đấu tranh với những lời nói xấu đó cùng những con người đang chuẩn bị điều gì đó làm hại tôi. Tôi bình thản trước mọi điều. Một ngày trong tương lai tôi sẽ được phán xét công bằng và trong trắng.

        Lòng nhiệt thành và tính thù ghét đi kèm với chiến tranh, những kẻ thắng lợi thì vô cùng ngạo mạn và những kẻ thất bại thì cúi đầu làm nô lệ. cả hai đều hiểu sao nổi thực chất của những lời buộc tội. Tôi hi vọng đứng trước tòa án của Thượng đế, mọi điều sẽ được phán xử công bằng. Tuy nhiên, tôi không thể đứng trước tòa án của người Mỹ để nhận tôi là tội phạm chiến tranh.

        Tôi đã nhận thấy trách nhiệm của tôi trong cuộc chiến tranh Trung Hoa, nó đã quá khốc liệt theo quan niệm của những người Mỹ. Điều may mắn duy nhất là tôi đã tìm được mọi cơ hội để có những cuộc thương thuyết. Tôi lấy làm hối tiếc rằng ngày hôm nay những người Mỹ đã hiểu lầm và cho tôi là tội phạm chiến tranh.

        Tôi tin rằng điều mà tôi biết cũng chính là những hi vọng của tôi. Tôi tin rằng người Mỹ là bạn và sẽ hiểu tôi".

        Trong bữa cơm tối ngày 14-12 với hai người bạn thân nhất, Konoye đã nhờ chuyển đến Hiro Hito về những dằn vặt của mình và hiểu về những điểu sẽ xảy đến.

        Ngày 15-12, vào buổi sáng, Konoye tự sát, một hoàng thân không nỡ dâng thuốc độc cho ông. Một số người chuẩn bị tang lễ. Thường khoảng mười ngàn người đưa tang, nhưng riêng trong trường hợp này chỉ một vài trăm, có lẽ có những ngăn cấm bí mật bên trong. Trong

        hoàn cảnh này, nhiều người có thể bị tra hỏi. Ngay cả Thiên hoàng mặc dù rất thương tiếc nhưng vẫn phải giữ im lặng.

        Cái chết của Konoye đã để lại dấu ấn sâu sắc đối với người dân Nhật vì đó là một biểu trưng của một chủ nghĩa dân tộc siêu cấp, hết lòng vì dân tộc mình, tránh được nhiều nỗi đau cho Hiro Hito, gắn bó được ý chí liên kết của người Nhật. Chính điều này đã buộc Mac Arthur phải suy nghĩ về hơn 10 tội phạm, lớn theo SCAP. Mac Arthur đã có lúc phải giải thích: ông chưa kịp coi Konoye là một tội phạm, mới chỉ dừng ở chức vị Thủ tướng, chịu trách nhiệm quan trọng nhất đặc biệt là vấn đề quân sự nên tất yếu có mối liên quan với toàn bộ các vấn đề trọng đại của Nhật. Theo những cách suy nghĩ đơn giản nhất, Konoye tự sát đã đem lại cái vinh quang không chỉ dành riêng cho Konoye.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2019, 01:21:37 am

        VAI TRÒ CỦA HIRO HITO TRONG MỐl QUAN HỆ NHẬT -  MỸ VÀ MỐI QUAN HỆ TOÀN CAU

        Ngày mà Kido và Konoye phải vào tù là ngày các thành viên của TMIEO rời Mỹ đến Tokyo. Trưởng nhóm, Joseph B. Keenan, một con người nổi tiếng trong việc săn các găngxtơ, đã trở thành tướng thống lĩnh TMIEO, không biết tí gì về Nhật Bản. Truman đã chọn Keenan vì muốn đẩy ông ta đi xa. Bạn thân với Rudơven và Huvơ, Keenan là cái móc chọc tức Tổng thống Mỹ mới, người rất ghét và muốn bảo đảm thoát khỏi nỗi ám ảnh không chỉ ở hành lang của Nhà trắng.

        Việc chọn lựa đó đã gây tác hại. Nghiện rượu rất nặng lại thêm tính xấu, Keenan đến họp sau bữa trưa đã diễn đạt rất lúng túng trở nên rất ngu xuẩn làm mất hết sự tinh anh của một số thẩm phán có chân trong SCAP ở Tokyo. Trong những cuộc họp, ông Uyliam Phlut Veb (William Flood Webb) thẩm phán người Úc, nóng tính nhưng rất giỏi đã giải quyết những vụ tranh cãi chống tội phạm chiến tranh ở Philippin và là chủ tịch Hội đồng tối cao Queensland (một vùng ở Đông Bắc Úc). Những luật sư Nhật Bản bào chữa đã làm phòng xử án sững sờ. Keenan coi thường phong tục tập quán Nhật Bản, phong cách tầm thường, cả khi vào khách sạn hay đến nhà người Nhật cũng không cởi giầy.

        Dưới quyền của con người này, nền độc lập hư danh trở thành một tai họa. Chính con người đáng ghét này đã chủ trì những cuộc tranh cãi của TMIEO ở Tokyo từ 1946 đến 1948 dẫn tới một tình trạng căng thẳng nặng nề, đặc biệt đối với những người chống đối lại.

        Trước khi đi Tokyo, Keenan đã gửi cho báo chí Oasintơn ý kiến của mình: Hiro Hito phải bị đưa ra trước pháp luật.

        Nhưng Truman đã gửi cho Keenan một bức thư nhấn mạnh trong phạm vi đấu tranh chính trị phải đảm bảo tốt những hoạt động của những nhà lãnh đạo cao cấp ở Oasintơn và Tokyo. Một vài ngày trước (29-11-1945), những chỉ dẫn tối mật đã được gửi đến Mac Arthur chỉ rõ phải giải quyết triệt để theo tinh thần của Tổng thống. Người Mỹ hiểu việc Hiro Hito không bị xử tội sẽ có lợi cho mối quan hệ Nhật - Mỹ rất nhiều. Nếu chính phủ không cân nhắc kĩ việc bắt giữ phán xét sẽ dẫn tới khó khăn trong những chính sách Mỹ sẽ đưa ra sau này. Phải tập hợp những tư liệu và nhân chứng một cách tỉ mỉ có sự cân nhắc sâu sắc đến tập tục của người Nhật. Chính vì thế Mac Arthur đã nhiều lần ngăn không cho Keenan hoạt động. George Atcheson phụ tá dân sự của Mac Arthur, đã là đại sứ, cũng đưa ra những ý kiến rất thận trọng khi xét tới vai trò của Hiro Hito trong mối quan hệ Nhật - Mỹ và mối quan hệ toàn cầu. Ông cho rằng chính phủ Mỹ phải chuẩn bị không chỉ việc thâm nhập vào Nhật vô hạn định mà còn phải chú ý những điều kiện để giúp đỡ Nhật khôi phục kinh tế. Muốn thế chỉ có thể dừng ở mức độ khuyến khích việc thủ tiêu hệ thống đế chế (gắn với việc phán xét Thiên hoàng ở khía cạnh tội phạm chiến tranh). Không thể để cho Nhật hoàng nhiều quyền như trước. Thực tế, Nhật hoàng là một người biết điều, vâng theo mệnh lệnh của sứ mạng Thiên triều và nhân dân Nhật Bản.

        Mac Arthur trong một bức thư gửi Atcheson cũng đề cập tới mốì quan hệ giữa Hiro Hito với dân chúng, mối quan hệ giữa chiếm đóng, giải giáp quân đội và việc sử dụng ở mức độ nào hệ thống chính quyền cũ để có thể đạt hiệu quả cao mà không gây oán thù người Mỹ, điều quan trọng là không được để rơi vào tay Cộng sản. Tất nhiên cũng phải sử dụng quân đội, khoảng 1 triệu, để đảm bảo sự ổn định tối thiểu. Nếu có những vấn đề mới phải tăng thêm quân.

        Khó mà biết được Hiro Hito tin vào những dự đoán của mình hay vì sợ Truman và Bộ trưởng tham mưu mà bắt buộc phải tự nguyện. Sự thực, Mac Arthur lúng túng trong mối đe dọa hành chính hỗn độn, chiến tranh du kích, chủ nghĩa Cộng sản phát triển và nhu cầu chiếm đóng Nhật Bản, trong nhiều năm chỉ có 1 triệu quân thường trực trong tình trạng đó, vì thế Arthur thường yên lặng trước những ý định thoáng qua đưa Hiro Hito ra tòa.

        Grew bảo vệ nhiệt hành hệ thống đế chế, đã nhớ không dứt khoát lắm: tháng 7-1944, oss1 đã có dự định về một tình huống Hiro Hito rời Tokyo đi Mãn Châu, đó là một cuộc chạy trốn vì một chính phủ quân sự sẽ đưa một thành viên hoàng gia khác lên trị vì, xác định thể chế đế chế chấm dứt thì phải nhanh chóng chiếm Tokyo. Trong hoàn cảnh này, Oasintơn phải tức thời tổ chức một nhóm người Nhật xuất ngoại như "lực lượng người Pháp tự do" với cái tên "Liên minh quốc tế giành tự do cho nhân dân Nhật Bản" dưới sự bảo trợ của oss và Phòng thông tin chiến tranh, làm nhân lõi cho chính phủ sau chiến tranh và nền dân chủ. Về sau kế hoạch này dừng lại vì Mỹ nghi ngờ sự tách biệt trong hệ thống đế chế sẽ dẫn đến sự hỗn độn, oss lại sợ chủ nghĩa Cộng sản nhân đó từ ngoài nhập vào hoạt động.

---------------------
        1. OSS: Office of Strategic Services - Cơ quan chuyên về những công việc thuộc chiến lược.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2019, 12:29:34 am

        Một tình trạng khác cũng có thể xảy ra, đó là sự thoái vị nhường cho Akihoto, tất nhiên quyển nhiếp chính sẽ thuộc về Chichibu, Takamatsu hoặc Mikase em của Nhật hoàng. Thật ra, Chichibu, Takamatsu thậm chí cả Konoye cũng đã nghĩ đến Nhật hoàng thoái vị nhưng chưa bao giờ nghĩ tới Hiro Hito sẽ rời khỏi Nhật Bản và sự hỗn loạn toàn thể sẽ xảy ra. Tất nhiên, cũng có thể dự đoán một nhóm thiên về bạo lực nắm chính quyền hoặc ngược lại một nhóm thiên về hòa bình sẽ thay thế. Nhưng Mac Arthur và phần lớn những nhà lãnh đạo cỡ lớn đều chấp nhận Hiro Hito giữ nguyên vai trò Nhật hoàng, điều này đã xảy ra ngay sau cuộc gặp 27-9-1945 với luận thuyết mà chính Arthur là tác giả: "Hoàng đế bù nhìn". Khái niệm "bù nhìn" của Hiro Hito chấp nhận được vì thực tế trước chiến tranh, Hiro Hito vẫn phải hoạt động theo những ý kiến của phái quân sự, không chủ định được theo ý riêng mình. Mac Arthur cũng phát hiện được điều này nên đã chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho kế hoạch của mình. Tất nhiên không dễ dàng vì ngay chính hoàng thân Asaka lại là thủ lĩnh của nhóm người trong vụ "Nam Kinh".

        Một vấn đề nữa cũng không dễ trôi qua đối với Hiro Hito, đó là vụ "731". Ishii - trùm của thảm họa này đã bị chất vấn. Có ý kiến cho rằng Hoàng đế là đỉnh điểm của tổ chức này, người tạo ra "731" và đặt các nhánh nghiên cứu thực hành trong các Bộ và đặc biệt trong Bộ Tổng tham mưu. Nhiều tư liệu về "731" được phanh phui ra. Từ Trung Hoa, nhiều mật báo thời kì này về những vụ thử chất độc giết người đã được dùng trên rất nhiều người tù dân sự. Ishii bị chết vì ung thư thời kì này. Nhiều chuyên gia về "731" bị tra hỏi. Nhưng riêng Hiro Hito vẫn không bị tra xét mặc dù có ý kiến Hoàng đế thực sự là một găngxtơ. Trong một cuộc họp của các Bộ trưởng, vấn đề được mọi người thống nhất là Thiên hoàng không có lỗi gì trong chuyện này. Tất nhiên một số người Mỹ vẫn có ý ngược lại nhưng tất cả mọi chuyện đều trôi qua.

        Keenan luôn luôn tìm cách quy tội cho Hiro Hito nhưng Kido đã tìm cách bào chữa. Keenan lưu ý cả chi tiết đêm 7 rạng 8-12-1941, Thiên hoàng mặc quân phục đô đốc lắng nghe tin của đô đốc Yamamoto báo về và trước khi tấn công Trân Châu cảng, một cuộc họp nhỏ bí mật đã diễn ra trong hoàng cung. Nhưng rất may với thuật ngữ "bù nhìn" của Mac Arthur, Hiro Hito luôn được trắng án. Keenan luôn nói mọi việc đều bắt đầu từ sự quyết định của Hiro Hito.

        Tojo tìm mọi cách chứng minh Hiro Hito tán thành chiến tranh nhưng bị ép và ở tình trạng "miễn cưỡng" và rõ ràng Tojo khẳng định không thể làm đổ "ý nghĩ tự tại" của Thiên hoàng. Webb, chủ tịch TMIEO bám vào đó để kết tội. Ngay ngày hôm sau, đại diện Xô viết tuyên bố: Hiro Hito nhiều tội nhất.

        Việc xử kiện ngày càng gay cấn. Ngày 25-12-1947, Ryukushi Tanaka, nguyên là tướng và nhân viên tình báo, một thủ lĩnh của "Con bài phương Đông", được mời đến. Tanaka ngay từ 1928 đã trở thành người do thám nổi tiếng ở Mãn Châu và chịu nhiều tai tiếng. Ông đã cãi nhau với Tojo vì bị cách chức và khốn khổ đến mức bị coi như một thằng điên. Ồng đã cung cấp nhiều tư liệu cho Keenan chống lại Tojo, bảo vệ tăm tiếng cho Hiro Hito. Tanaka đã vào gặp Tojo nhưng Tojo không thay đổi ý kiến riêng của mình. Trong những cuộc thẩm vấn của Keenan, Tojo thường nêu ý kiến trách nhiệm trước tiên thuộc Thiên hoàng và những tư liệu được đưa ra là bản tuyên bố của Hoàng gia, ngày 8-12-1941, bản tuyên bố chiến tranh...

        Ngày 12-11-1948, việc phán xử đã rõ, 7 người bị treo cổ trong đó có Tojo, Matsui (Tướng chịu trách nhiệm về luận thuyết "bạo lực ở Nam Kinh" năm 1937) và Koki Hirota Thủ tướng cũ. Một đề nghị với 300.000 chữ kí khiếu nại rất nhanh được hình thành.

        Hiro Hito vẫn được bảo vệ, được coi chỉ là người bị giật dây và cũng có đóng góp trong việc tuyên bố đầu hàng để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Vấn đề thoái vị cũng không được đặt ra.

        Ngày 22-12-1948, những cuộc thi hành án bắt đầu. Những tiếng hô Banzai (vạn tuế) vẫn hướng về Hiro Hito. Đến 2 giờ 30 sáng 23-12, mọi việc kết thúc. Ngày hôm đó, một mình Hiro Hito suốt ngày trong thư viện của hoàng cung, từ chối không tiếp bất cứ ai. Đó là ngày sinh nhật Hoàng tử Akihito nhưng tất cả các cuộc vui đều hủy bỏ.

        Trước khi rời Nhật Bản, Keenan đến yết kiến Thiên hoàng, Hoàng hậu và trao tặng một ảnh Thiên hoàng, hoàng hậu chụp với cái túi xắc trong tay.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2019, 12:36:48 am

        HÒA BÌNH TRONG SỰ XÂM NHẬP CỦA MỸ

        Hòa bình trong sự xâm nhập của Mỹ là vấn đề không đơn giản. Cả hai đều cố dò nhau để có thể chung sống.

        Hiro Hito đã tạo dựng được một niềm tin với người Mỹ về sự chấp nhận. Bộ quân phục và những con ngựa trắng ông cưỡi biến mất. Với bộ quần áo dân sự, ông có dáng dấp như một nhà tư sản đang trong trạng thái không bị trừng phạt. Thời kì đó đã xuất hiện bức ảnh Hiro Hito cùng vợ và con trai ngồi quanh một bàn ăn với những thức ăn đơn giản nhưng lại cùng xem tờ báo Stars and Stripes (Những ngôi sao và những sọc) của quân đội Mỹ. Còn có cả những bức ảnh Hiro Hito với bộ quần áo và giày păngtup của Hoàng đế, rất hiện đại. Trong số những thành viên của gia đình Hoàng đế, các hoàng thân cũng có những bộ quần áo hiện đại và sống theo kiểu phương Tây.

        Một cuộc tấn công khá sâu sắc vào các lĩnh vực thuộc hệ thống Hoàng gia cũ, những yếu tố dân chủ được thiết lập. Nhưng đôi khi Hiro Hito cũng đòi trừng phạt nặng những hiện tượng quá mức như sự việc trung sĩ Mỹ vào chuồng ngựa dắt ra con ngựa trắng của Thiên hoàng cưỡi nghêu ngao ở công viên, ông đòi phải xử tội nặng viên trung sĩ này. Tuy nhiên, những hoạt động cơ bản vẫn là tăng cường hợp tác.

        Theo hiến pháp mới, quyền con người được bảo đảm, chính trị tự do, nhưng chấm dứt quyền tham chiến của Nhật Bản, giải tán các lực lượng quân sự và nghị viện dân chủ được hình thành.

        Thiên hoàng trở thành một nhà vua tuân thủ theo hiến pháp, gần như kiểu mẫu ở Anh quốc: "Thiên hoàng chỉ là tượng trưng cho quốc gia và sự thống nhất toàn dân".

        Ngày 1-1-1946, trong bài diễn văn đọc trên Đài phát thanh, Hiro Hito chính thức từ chối "quyền thần thánh thiêng liêng" và chỉ còn lại như một giáo chủ của Đạo Shinto. Các quyền phong kiến bị thủ tiêu. Mọi sự thay đổi vừa phù hợp với yêu cầu của SCAP vừa được đặt ra với mức vừa phải của người dân đã dẫn tới hiệu quả cao: nền chính trị tự do hoàn toàn thích hợp với nhu cầu kinh tế mới.

        Hiro Hito cũng chấp nhận khả năng hồi phục lại hệ thống hoàng gia chỉ dừng ở mức độ nằm trong phạm vi chiếm đóng của Mỹ. Thêm vào đó, SCÀP không chỉ giúp đỡ Nhật trong lĩnh vực kinh tế ở mức độ rộng lớn mà còn cứu trợ cả lương thực trong những năm đầu tiên, mở ra những khuynh hướng mới bao dung đôi khi làm thay đổi cả tư tưởng Thiên hoàng và thậm chí cả một vài tội phạm chiến tranh, tạo nên một mực thước biến đổi từ đó đến mãi về sau.

        Tờ Stars anh Stripes đã lưu ý rất cẩn thận không đăng những bài báo hướng về vai trò của Thiên hoàng trong chiến tranh, vì sự tuyên truyền bạo lực đôi khi tiến tới chủ nghĩa chủng tộc, kích động chống Hiro Hito trong những năm chiến tranh; cố gắng hình thành một đường lối tuyên truyền tạo nên những con người khác với người đại diện là Hiro Hito, một Thiên hoàng dũng cảm, say đắm nền dân chủ và hòa bình, bắt đầu chống lại sở thích của ông trong cái hối tiếc về một chủ nghĩa quân sự phiêu lưu mà ông đã luôn luôn tuyệt vọng.

        Nhưng cũng nhiều người không chịu đựng nổi tình trạng mỏi, luôn tỏ ra khinh bỉ, hoài nghi và tố cáo người Mỹ có thái độ ban ân gia trưởng. Một vài người Mỹ cũng nhìn Hiro Hito với ý nghĩ về "một con người thảm hại, bị bắt buộc phải làm những việc không ưa thích, cố gắng một cách tuyệt vọng và luôn mang sắc thái của một người không chịu nghe lời".

        Hãy nhớ lại bức thư gửi Akihoto 9-9-1945.

        "Cảm ơn về thư của con. Cha rất vui vì biết đức hạnh của con rất tốt. Nước Nhật đang phải đương đầu với những vấn đề rất lớn, cha và con đều phải đắm mình trong những điều này. Cha đã nói với con về quyết định cha đã làm nhưng cha đã lưỡng lự trước việc này vì cha không muốn nói ngược với những điều thầy giáo đã dạy con. Cha đã giải thích về lí do suy yếu của Nhật Bản: nhân dân Nhật Bản đã chờ đợi quá nhiều ở Hoàng gia Nhật Bản và sự bảo trợ của Mỹ, Anh; quân đội dũng cảm của chúng ta đã bị khóa chặt trong cái logic bị chiếm đóng.

        Thời Hoàng đế Minh Trị đã có những chỉ huy quân đội kiệt xuất cả thủy lẫn bộ nhưng lần này, nước Nhật lại giống như Đức trong Đại chiến I. Tuy vậy, quân đội của chúng ta vẫn như xưa chỉ biết tiến không biết lùi.

        Cha nghĩ nếu tiếp tục chiến tranh thì sẽ không thể bảo vệ được uy quyền thần thánh và phải hi sinh rất nhiều người.

        Chúng ta hãy nuốt nước mắt, chọn con đường cứu dân tộc Nhật Bản khỏi diệt vong. Và hãy bắt đầu làm lại tất cả.

        Cha của con".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2019, 08:27:12 pm

        Năm 1947, Hiro Hito đã mời một phụ nữ Cơ đốc giáo nhưng không cuồng tín (Tác giả sách dành cho trẻ em - Elizabeth Grey Vining) dạy tiếng Anh cho Akihoto trong 2 năm. Bà này đã làm việc rất cần mẫn, giảng nhiều bài cho cả hoàng hậu và những thành viên khác trong Hoàng gia. Đến Tokyo vào tháng 10-1946, bà đã hiểu được những điều kiện và hoàn cảnh của Hoàng gia trong những ảnh hưởng của sự đau buồn và sự công phá của chiến tranh. Trong công viên xuất hiện những nhà đúc sẵn, những phòng học lạnh giá ẩm ướt, hoàng đế và hoàng hậu thường ở trong thư viện dưới những mái nhà không phù hợp với sức chịu đựng của Thiên hoàng, hoàng tử kế vị còn bị cước chân vì quá lạnh.

        Akihito có dự định sẽ phải học ở Mỹ trong một trường dành cho người Mỹ rồi vào đại học ở Anh (có thể là Oxford). Nhưng William H. Sebald, cố vấn chinh trị của Mac Arthur đã phát biểu ở nghị viện Oasintơn: "Tôi chống lại ý định đưa hoàng tử Akihito sang Mỹ vì không thể tin được một thành viên trẻ sống trong môi trường Hoàng gia lại có thể chấp nhận cái mới. Việc chuyển đột ngột một con người mối có nhận thức sơ đẳng về nước Anh vào một thế giới xa lạ có thể sẽ gây một chấn thương tinh thần".

        Nhiều người đã khuyên nên để Hoàng tử học ở Anh hơn ở Mỹ. Dưới sự dạy dỗ của một nữ gia sư, Akihito đã tạo cho mình được vẻ dáng riêng trong học tập và vui chơi, trộn lẫn trong đám bình dân cùng lứa tuổi một cách dễ dàng. Ngoài những ham mê về cá, tennít, và cưỡi ngựa, Akihito còn thích du lịch, mạo hiểm với những thú vui cowboy, đặc biệt anh rất thích lịch sử, thiên văn, trồng trọt, máy bay và những máy móc cần dùng.

        Elizabeth Vining rất thận trọng, tôn kính, luôn luôn đáp ứng mọi yêu cầu của Hoàng gia. Trong những bữa cơm tối rất thân mật với Hiro Hito và gia đình, bà ta đã sắp xếp linh hoạt những công việc và những cầu chuyện một cách kín đáo để làm vừa lòng mọi người. Bà còn tạo . được những buổi tối vui vẻ rất thân tình với Hoàng hậu, rất đáng yêu và rất có duyên. Thiên hoàng luôn cười đùa cùng các con và luôn pha vào những câu bình luận hóm hỉnh.

        Elizabeth Vining không biết đến những sự phức tạp trong Hoàng gia thời kì trước chiếm đóng nên đôi khi để lộ ra một vài điều nhỏ như đưa ra những nhận xét về Kido hay một vài thông tin quan trọng.

        Nhìn chung, bà được coi như một thành viên trong gia đình Hoàng gia, không làm phật ý ai và không có những hiện tượng vu khống hay nói dối, rất chân thành và có cảm tình với mọi người.

        Về mối quan hệ giữa Hiro Hito và Kido cũng có sự phức tạp. Kido đôi lúc từ trong tù đưa ra ý kiến phê Hiro Hito hơi quá thông qua một số chi tiết nhỏ. Cũng có lúc Kido đòi những gia đình nạn nhân và tội phạm chiến tranh phải được đền bù và gia đình Hoàng gia cần được lưu ý thêm về những điều đã được chiếu cố vì thật ra Hiro Hito phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh và phải thoái vị.

        Sau hiệp ước hòa bình kí với Mỹ năm 1951, Kido cùng với những thành viên khác bị giam giữ bởi TMIEO được thả. Trong những năm tháng còn lại, ông giữ thái độ yên lặng và ít khi có những mối liên hệ với gia đình Hoàng gia.

        Càng về già, những nỗi ám ảnh về sự khủng khiếp của chiến tranh và tình bạn của Thiên hoàng với nước Anh càng trở nên sôi động. Văn phòng Hoàng gia hoạt động trở lại. Ngày 29-8-1963, Hiro Hito nói với họ: "Tôi hối tiếc về những năm tháng đã qua. Đã hơn 60 năm rồi, tôi chưa làm được việc gì lớn. Thời gian còn lại, tôi muốn dốc sức vào việc giúp đỡ mọi người, tham gia vào những công việc làm dịu đi tốt nhất tình hình thế giới, đem lại hòa bình cho nhân loại".

        Chín năm sau, ông lại tuyên bố: "Vẫn một ấn tượng như thế, tôi đã đau khổ trong độ tuổi 70. Khi tôi nghĩ về quá khứ, tôi thật sự hổ thẹn!" Ông nhắc nhiều đến mối quan hệ với Hoàng gia Anh: "Kỉ niệm không quên là chuyến viếng thăm Hoàng gia Anh. Hoàng tử xứ Galles gần bằng tuổi tôi. Nhà vua George V đã giải thích cho tôi rất nhiều về thể chế chính trị ở nước Anh. Từ đó, tôi luôn luôn suy nghĩ những biện pháp hoạt động nếu tôi trở thành ông vua trong một nước quân chủ lập hiến... Khi tôi đi châu Âu, tôi tự nhủ: sẽ không dẫn tới chiến tranh. Khi chiến tranh bắt đầu, tôi nghĩ ngay đến những phương án nhằm kết thúc chiến tranh".

        Năm 1975, ông cũng nói: "Những chuyến viếng thăm châu Âu và nước Mỹ đã để lại những ấn tượng sâu sắc và những nhận thức phong phú nhất".


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2019, 12:20:36 am

        RỰC LÊN SỨC SỐNG CUỐI CÙNG

        Năm 1964, cuộc thi đấu Olimpic ở Tokyo và hội chợ Osaka đã làm Thiên hoàng thấy rực lên sức sống mới. Tháng 9 năm ấy, ông nói: "Tôi luôn luôn hối tiếc không được sống như một công dân bình thường. Trong điều kiện hiện đại lại càng khó. Tôi tin rằng tôi cũng chỉ là một con người bình thường như những con người khác".

        Ngày 22-1-1984, ông ca ngợi "sự chăm sóc vô hạn của hoàng hậu: "Trong 60 năm gần đây, hoàng hậu luôn cảm thấy sung sướng trong một gia đình hạnh phúc dưới ánh sáng của đạo đức luân lí; tôi nhận biết rất sâu sắc điều này". Hai tháng sau ông lại viết: "Được trông coi những cháu nhỏ của tôi trong những lần dẫn các cháu đi chơi, chăm sóc cây cối và động vật, tôi cảm thấy sung sướng vô hạn. Trong 60 năm trị vì, tôi thực sự căm ghét thời kì Đại chiến II. Tôi đã nhìn thấy sự suy thoái của nước Nhật từ đây. Nhưng hạnh phúc thay, nước Nhật lại phục hồi".

        Trong những năm chiếm đóng, Mac Arthur cho công bố chính thức tài sản của Thiên hoàng. SCAP đòi công bố trên báo chí kết quả cuộc đánh giá. Tài sản của Hiro Hito lên tới 1 tỉ 500 triệu yên (đất đai, rừng rú và bất động sản), 330 triệu yên có giá trị xác định rõ. Những đồ châu báu chưa được tính đến và SCAP xác định thêm "Tài sản Thiên hoàng đã được đánh giá thấp". Sau này, đồ trang sức được đánh giá là 2 triệu yên, bát đĩa bằng bạc 3 triệu yên, thỏi vàng 304 triệu yên. Hoàng gia được công bố trên báo chí là một tập đoàn tài chính mà những quyền lợi gắn với chủ nghĩa đế quốc bằng những trái phiếu quốc gia và các hoạt động trong những ngân hàng đặc quyền khác nhau trong nền công nghiệp độc quyền và những công ti thương mại nước ngoài. Hoàng gia cũng là chủ đất đai lớn nhất ở Nhật Bản. Hoàng gia cũng có tiền gửi ở nhà băng Triều Tiên, Đài Loan, người chủ trì những hoạt động về đường sắt ở Nam Mãn Châu và công ti thuộc địa Đông phương. Ngoài ra còn các khách sạn của Hoàng gia ngay trước Hoàng cung, các quặng mỏ và tàu ở Hokkaido, các hãng Mitsubishi, 6 công ti đường sắt, nguồn suối nước nóng Hakone, riêng những xí nghiệp ở nước ngoài đã tới 25 triệu yên. Hoàng gia sở hữu tới 60% hoạt động nhà băng Nhật và 22% nhà băng trung tâm Yokohama, chịu trách nhiệm chính đầu tư ở nước ngoài trong những vùng Nhật chiếm trong chiến tranh.

        Hoàng gia bị mất phần lớn tài sản nhưng thất thoát ít, tuy nhiên sự theo dõi của SCAP thì khi chiến tranh căng thẳng tiền đã được chuyển đến nhà băng Thuỵ Sĩ, Mỹ latinh - điển hình là Achentina.

        Trong sở lưu trữ của quân đội Mỹ ở Suitland (Virgine) có những hồ sơ của SCAP được đựng trong 3 két lớn phía ngoài đề "Tình báo quân đội". Có tới hàng nghìn thư viết cho Mac Arthur trong những năm chiếm đóng mà chỉ mỗi một két được dịch. Rất nhiều bản tố giác của cảnh sát quân đội và công an mật về những hoạt động của chính phủ mới, những người nằm trong "danh sách đen". Những bức thư của Hiro Hito và hệ thống Hoàng gia yêu cầu Mac Arthur không được xử tội phạm chiến tranh.

        Ngày 25-6-1950, cuộc chiến tranh nóng với Triều Tiên bùng nổ. Trong khi đó, cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga - Mỹ vẫn tiếp tục. Nhật Bản lúc này trở nên cần thiết trong cuộc liên minh với Mỹ. Hiro Hito trong hoàn cảnh không được khôi phục lại quân đội nhưng được bao che rất nhiều để tạo thành cánh tay phải của Mỹ trong việc sản xuất vũ khí. Hiệp ước hòa bình ở San Francisco đã đánh dấu kết thúc việc chiếm đóng của Nhật Bản. Chiến tranh Triều Tiên đã làm cho Nhật có điều kiện để phục hồi nhiều vấn đề đổ vỡ. Một phần lực lượng quân sự Nhật được phục hồi với lí do đề phòng thủ chống xâm lược trực tiếp và gián tiếp. Hiro Hito rất quan tâm tới việc phục hồi quân đội nhưng lại lo lắng về tương lai Okinaoa vì từ sau chiến tranh, Mỹ đã biến vùng này thành một cơ sở quân sự quan trọng của Mỹ với những quyền lực vô hạn.

        Ngày 16-4-1951, Mac Arthur về Mỹ, Dulles, Tổng trưởng Bộ Ngoại giao (1952-1959) đã gặp gỡ nhiều lần với Hiro Hito kêu gọi nâng cao tinh thần quốc tế cùng hợp tác chống Cộng sản, cùng dốc sức chiến đấu trong cuộc chiến tranh lạnh. Hiro Hito thời kì này đã tham gia rất nhiều hoạt động: thi thơ, thi đấu điền kinh, võ sumo và thăm nhiều thành phố Nhật Bản trừ Okinaoa. Năm 1971, ông thăm Born, Bruxen, Pari và Luân Đôn. Năm 1975 thăm Mỹ.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2019, 04:27:19 pm

        Vào những năm 70, huyền thoại kinh tế đã thể hiện rõ nét. Tokyo trở thành một trong những thủ đô hiện đại nhất hành tinh. Tàu điện ngầm, nhà chọc trời mọc lên rất nhanh. Những bộ xương của các nạn nhân trong các cuộc ném bom chất đống, những đường hào cổ của Hoàng cung vẫn không hề suy suyển và mặc dù phía ngoài thay đổi nhưng những yếu tố ngoại lai vẫn không hề xâm nhập vào, những ánh đèn nêông, những panô quảng cáo - hai biểu trưng của Nhật Bản hiện đại vẫn không thể lọt vào Hoàng cung.

        Người ta vẫn nhớ hình ảnh của Hoàng đế năm 1975, một hình ảnh rất lịch sử với bộ complê xám quen thuộc, thay đổi chút ít, caravat màu sắc sặc sỡ nhưng cũng đôi khi quần soóc trắng với mũ rơm bên bờ biển. Hoàng hậu rất nghệ sĩ nhưng luôn luôn cương nghị trước những lời ca ngợi và sông thanh thoát trong một kiểu y phục truyền thông kimono.

        Hiro Hito luôn tôn trọng truyền thông, tất cả những cử chỉ đểu mang theo sắc thái dân tộc Nhật Bản sâu sắc. Ông thích tự mình phục vụ và không thích những đồ ngoại.

        Ở Hoàng cung Fukiaga còn lại duy nhất một phòng khách của Hoàng hậu mang theo phong cách Nhật Bản. Bà luôn luôn gợi dựng niềm vui cho Thiên hoàng: những bộ complê cũ nhưng rất phù hợp với ý thích của Hiro Hito. Ông rất thích màu xám, không thích màu hạt dẻ. Bà luôn luôn tìm những thắt lưng với những bộ quần áo phù hợp với người già.

        Buổi sáng, ông dậy lúc 7 giờ, thường có bữa điểm tâm theo kiểu phương Tây: bánh, hạt yến mạch, trứng, rau quả tươi và sữa lấy từ trang trại Hoàng gia. Thiên hoàng thường xem những tiểu phẩm trong kênh của hãng NHK đến 8 giờ 15 và rất thú vị với những cuộc thi võ sumo, tennit, bóng chày. 10 giờ sáng về lâu đài, Hoàng hậu theo sau chăm sóc. Bác sĩ thường xuyên theo dõi sức khỏe.

        Sau bữa ăn tối, Thiên hoàng và Hoàng hậu thường xem tivi đến 8 giờ 30, đôi khi Hiro Hito lắng nghe vợ hát bài Lieder của Schubert bên chiếc đàn piano.

        Ngày chủ nhật, Hiro Hito thường dạo chơi 2 giờ cùng cháu. Việc nghiên cứu sinh vật vẫn được tiến hành vào thứ năm và thứ bảy. Mỗi lần về quê, ông lại mang theo một kính lúp đeo quanh cổ bằng một sợi dây. Nếu so sánh thời gian biểu của Hiro Hito với Hoàng gia Anh thì thấy Hiro Hito đã sử dụng thời gian của mình với quá nhiều công việc. Tuổi già và bệnh tật quá nhiều, sức khỏe sa sút, bác sĩ cấm đoán rất nhiều. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục đọc những tư liệu chính gốc và sau đó đóng dấu (đọc, xác nhận, đồng ý), thực ra đấy chỉ là những quy trình đơn giản hình thức.

        Những người lính Mỹ đóng trên đất Nhật hầu như không thể hiểu nổi những phép lịch sự, cách chào rất cổ điển xuất hiện trong các nghi lễ hàng năm. Những người trong Hoàng cung luôn đánh thức sức mạnh của truyền thống Nhật Bản. Chủ nghĩa bảo thủ đã dẫn ra những luân lí về sự duy trì những nghi lễ truyền thống và vì thế đã tạo được sự tồn tại mãi mãi vẻ thiêng liêng của nó.

        Một vài tập tục không thay đổi: đại sứ Pháp Bernard Dorin năm 1987 vẫn còn nhớ những cách chào mang dấu ấn nhiều dáng vẻ với những phong cách khác nhau khi đại sứ đưa thư. Quan đại nội đã đáp lễ vì lúc này Hiro Hito đang mang bệnh. Nhưng ông vẫn nhớ lời hỏi thăm của Hiro Hito về sức khỏe của người anh em rất đáng quý: Tổng thống Mitơrăng (Mitterrand).

        Cho đến lúc ốm, Hiro Hito vẫn xem xét đến những công việc ngoại giao một tuần hai lần. Trong những năm cuối đời của mình, ông đã sống ở Hasu, một vùng nông thôn, còn mùa đông ở Shunoda trong một căn hộ mới xây. Ông vẫn thật sự phiền muộn khi không được tham dự những cuộc thi điền kinh, thi thơ, trồng cây và tiếp khách nước ngoài. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe, ông phải chịu đựng trong khuôn khổ hoạt động do bác sĩ đề ra.

        Do tuổi tác, Hiro Hito càng ngày càng phải lánh xa những hoạt động có gắn nhiều tới bộ não. Bây giờ, phần lớn thời gian ông tiếp các bạn học cũ, nói dăm ba câu chuyện từ thời xưa bên ấm trà. Một đôi khi ông đã có hiện tượng quên tên bạn thân. Nhưng cũng đôi khi ông rất tỉnh táo đòi ăn một ít cá fugu1 mặc dù bác sĩ đã tìm mọi cách chứng minh việc Thiên hoàng ở độ tuổi đó mà ăn thì rất độc hại. Hoàng hậu đôi khi cũng phải chịu trước những lí lẽ của Hiro Hito nhưng chỉ gắp vài miếng tượng trưng.

------------------
        l. Có khoảng 100 loại cá fugu có độ độc khác nhau. Ngưòi Nhật thường có câu:    

        Đêm qua cùng anh ăn fugu
        Hôm nay đưa anh vào ngàn thu


        Khi trúng độc, đầu óc bạn vẫn minh mẫn nhưng bị cấm khẩu dần dần rồi tê liệt toàn thân, cuối cùng tắt thở.

        Quá trình tiêu hóa thịt loại cá này tạo ra trong cơ thể một cảm giác ngứa ngáy râm ran rất dễ chịu. Nhưng rất dễ bị chết vì hai buồng trứng, ruột và gan cá độc đến mức chỉ chạm vào cũng có thể tử vong trong vòng vài phút.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2019, 09:19:24 pm

        Ngày 29-4-1987, Thiên hoàng thấy khó chịu và buộc phải chịu một cuộc phẫu thuật nặng nề. Trong bệnh viện của Hoàng gia, nhỏ nhưng hiện đại nhất, các bác sĩ đã phải lưu tâm nhiều tới việc giải quyết chứng ung thư dạ dày và sự hư hỏng của ruột.

        Năm 1988, Hiro Hito vẫn còn tham dự được lễ hội về mùa màng nhưng có nhiều triệu chứng bệnh càng ngày càng nặng. Ông lại phải chịu đựng thêm một khối u không thể mổ được ở tụy tạng.

        Ngày 29-4-1988, kỉ niệm ngày sinh thứ 87, hàng triệu người Nhật Bản lắng nghe tiếng nói yếu ớt của Hiro Hito qua Đài phát thanh: "Tôi cám ơn tất cả những người dân Nhật và chúc mừng hạnh phúc lớn lao của tất cả mọi người". Ông chỉ còn là một ông già da bọc xương.

        Ngày 24-9-1988, báo chí công bố sức khỏe Thiên hoàng Hiro Hito đang ở trong tình trạng suy sút nặng. Toàn nước Nhật hủy bỏ gấp tất cả các cuộc vui chơi, lễ hội, tiếp tân lớn, đám cưới... một cách tự nguyện, không ai ra lệnh hoặc ép buộc. Ngay cả ngày lễ Nagasaki- Kunchi nổi tiếng về vũ hội với 300.000 khán giả mong đợi, hay như ngày hội hóa trang ở Yokohama đầu tư trên 100 triệu yên cũng đình lại. Đám cưới dự định chi 1 tỉ yên của đôi trai tài gái sắc Hirohi Itsuki (vua dân ca) và Yuko Kazu (diễn viên trẻ lừng danh) cũng tuyên bố hoãn. Hàng loạt các cuộc họp, tiếp tân đều tuyên bố sẽ công bố sau.

        Người dân Nhật hướng tới trung tâm Tokyo, nơi có hoàng cung ẩn mình sau rừng rậm Chyoda với hào sâu bao quanh, tường đá dày bảo vệ. Nơi này rộng khoảng 120 hécta trông như một đảo cây xanh nằm giữa biển xây bằng bêtông. Tháng tư, 1900 cây anh đào thuộc gần 50 giống liên tiếp nở hoa. Hoàng cung này được coi là sự tồn tại vĩnh viễn, với 3 bảo vật: 1 kính soi, 1 viên châu, 1 kiếm. Hoàng thượng ở đây mang sắc thái trị vì nhưng không cai trị.

        Hiro Hito đã trị vì 62 năm. Những năm cuối đời, với dáng người mảnh khảnh, lưng hơi còng, mặt hiền hậu, đôi kính và bộ râu quắc thước, hai đầu ria xệ xuống không làm tăng độ kiên quyết và sự khiêu khích. Sự nhẫn nhục của ông luôn được coi là một biểu tượng. Suốt 87 năm, ông luôn tuân theo các quy định Nhà nước đề ra, phục tùng truyền thống một cách nặng nề, tuân theo những nhà lãnh đạo hiếu chiến vì những sĩ quan này luôn sử dụng ảnh hưởng thần bí của ông một cách khôn khéo. Không có dấu của Thiên hoàng, chiến tranh không thể bắt đầu. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, uy tín của Thiên hoàng vẫn được tất cả người dân Nhật bảo vệ.

        Ngày 7-1-1989, dân chúng Nhật nghe thông báo ông mất. Hai người bạn chiến đấu xưa cùng lứa tuổi đã đến trước Hoàng cung để "harakiri".

        Ngày 24-2-1989, tất cả mọi người dự trực tiếp hay theo dõi trên màn ảnh truyền hình đều rất xúc động. Đoàn xe tang với hàng chục người mặc áo màu xám sậm tiến lên từng bước thận trọng. Những vẻ mặt đau khổ, đầy tang tóc càng làm tăng thêm nỗi đau thương. Đám tang đã diễn ra theo đúng những quy chế truyền thống của tín ngưỡng Shinto. 55 nguyên thủ quốc gia có mặt. Số người dự lễ tang không thể đếm nổi.

        Kỉ nguyên Showa đã chấm dứt!

        Akihito đã đọc một bài diễn văn ngắn ở Đài truyền hình. Akihito nối tiếp triều đại Showa lấy hiệu là HEISEI.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2019, 08:38:33 pm

       
CHÚ GIẢI MỘT SỐ TÊN RIÊNG

        Adachi Kenzo: Bộ trưởng Nội vụ 1931 trong nội các Hamaguchi thuộc cánh tả có mối quan hệ với Đảng Rồng đen.

        Aizawa Saburo: trung tá, trong Bộ Tham mưu, cực tả tham gia khởi nghĩa 2/26 giết tướng Nagata.

        Akahata (Cờ đỏ) báo hàng ngày của Đảng Cộng sản Nhật.

        Akihito: con trai của Hiro Hito, nối ngôi 1988, ngày 7/1/1989 là Thiên hoàng.

        Anami Korechika: tướng, cố Trợ lí Hiro Hito. Bộ trưởng Bộ chiến tranh trong thời chiến, tự mổ bụng ngày 14-8-1945.

        Ando Teruzo: đại úy, một trong những người lãnh đạo khởi nghĩa 2/26.

        Ando Yoshio: nhà báo phỏng vấn hoàng thân Higashikuni và Mikasa cho tạp chí "Ekonomisuto" sau chiến tranh.

        Araki Sadao: tướng, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh đến 1934, bị TMIEO kết tội tội phạm chiến tranh và giam giữ đến 1955.

        Asaka Yasuhiko: Hoàng thân, chú của Hiro Hito, chỉ huy nhóm Nam Kinh 1937.

        Aso Mine Kasuko: con gái của cố Thủ tướng Yoshida và là cháu gái của bá tước Makino, được cứu thoát trong cuộc khởi nghĩa 2/26.

        Atcheson George: phụ trách dân sự của SCAP, trong đội ngũ đại sứ.

        Bamaw: đứng đầu Miến Điện từ sau chiến tranh đến 1946.

        Bhose Subhas Chandra: Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ.

        Chichibu: hoàng thân, em Hiro Hito, sĩ quan, người anh hùng của những sĩ quan trẻ theo chủ nghĩa dân tộc, rất nhiều người đã nghĩ ông đã ủng hộ một vài thủ lĩnh quân đội trong cuộc khởi nghĩa 2/26, mất năm 1953.

        Craigie, Sir Robert: đại sứ Anh ở Nhật từ 1937-1941

        Doihara Kenzi: tướng - Hiệu trưởng trường quân sự Nhật Bản bị hành hình vì là tội phạm chiến tranh năm 1948.

        Fusako: nữ hoàng thân, cô của Hiro Hito, bà của hoàng tử trẻ Kitashirakawa.

        Fushimi Hiroyasu: hoàng thân, anh em họ hàng với hoàng hậu Nagako, Tham mưu trưởng hải quân, đô đốc hạm đội trước chiến tranh.

        Genda Minoru: Không quân Nhật, một trong những bộ óc của Pearl Harbor, năm 1945, đã tổ chức ẩn giấu hoàng tử nhỏ Kitashirakawa và nuôi để trở thành Thiên hoàng tương lai trong trường hợp có sự bất ngờ đối với Hiro Hito và gia đình sau chiến tranh. Sau đó là thành viên của Đảng Dân chủ tự do trong Quốc hội.

        Giga Nobuya: Chỉ huy sĩ quan liên lạc với thủ lĩnh Mãn Châu Trương Tác Lâm, sau tham gia âm mưu chống Lâm.

        Goto Fumio: Bộ trưởng Nội vụ trong cuộc khởi nghĩa 2/26, ngay sau đó làm quyển Thủ tướng.

        Grew Joseph: đại sứ Mỹ ở Nhật 1932-1941.

        Hamaguchi Osachi: Thủ tướng, chủ định mưu sát những phần tử cực tả ở nhà ga Tokyo, chết vì bị thương tháng 8-1932.

        Hara Takahasi: Thủ tướng, bị ám sát bởi một kẻ cực đoan năm 1921.

        Harada Kumao: Thư kí riêng của Hoàng thân Saionji và là người giữ những tư liệu đến 1940.

        Higashikuni Naruhiko: hoàng thân, Thủ tưởng sau chiến tranh, rất gần với cha mẹ của Hiro Hito và say về quân sự, sống đến 100 tuổi.

        Hiranuma Kiichi: nam tước, Thủ tướng năm 1937, Chủ tịch Hội đồng cơ mật, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, thích sự thay đổi từ từ và tìm kiếm những biện pháp kết thúc xung đột, bị giam trong tù vì bị kết tội do TMIEO xử.

        Hirota Koki: Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trước chiến tranh, bị xử tử năm 1948.

        Honjo Shigeru: tướng trợ lí đầu tiên của Hiro Hito (1933-1936), rất thân thiết với Hiro Hito.

        Hull Cordell: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ 1941.

        Ishii Shiro: tướng, chuyên viên khoa học quân sự sáng lập "Đơn vị 731" (chiến tranh hóa học và vi trùng) bị truy kết tội phạm, chết năm 1957.

        Ishiwara Kanji: tướng, bộ óc của "sự kiện Thẩm Dương" (1931) say với chính sách xâm lược Trung Hoa. Thủ tướng Tojo buộc phải cho nghỉ năm 1941, phản đối TMIEO khi bị kết tội, chết trên giường bệnh.

        Iwakura Hideo: đại tá, sĩ quan liên lạc hai mặt trong cuộc thương thuyết Mỹ - Nhật để tránh chiến tranh.

        Kawashima Yoshikuyo: Bộ trưởng Bộ Chiến tranh trong thời kì khởi nghĩa 2/26, cha đỡ đầu của tổ chức "Hòn ngọc Phương Đông".

        Keenan Joseph: Tổng kiểm sát trưởng Mỹ TMIEO.

        Kido Koichi: Chưởng ấn từ 1940-1945, bị tù do TMIEO xử, được thả năm 1953.

        Kita Ikki: phái hữu, có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, rất thích thế hệ sĩ quan trẻ, bị tử hình sau 2/26.

        Kitashirakawa: Hoàng thân, năm 1945: 7 tuổi, cháu của Minh Trị được giấu kín chuẩn bị là Thiên hoàng nếu có sự cố.

        Koiso Kuniaki: tướng, Thủ tướng sau Tojo.

        Komoto Daisaku: đại tá, một trong những người tổ chức ám sát Trương Tác Lâm (1928).

        Konoye Fuminaro: một trong những cố vấn thân cận của Hiro Hito có vai trò quan trọng trong cuộc chiến năm 1937.

        Kuni Kunioshi: hoàng thân, cha của hoàng hậu Nagako.

        Kurusu Saburo: nhà ngoại giao đến Oasintơn như là đại sứ chính thức năm 1941 khi khủng hoảng giữa Mỹ và Nhật tăng.

        Mac Arthur Douglas: tướng, trưởng SCAP, nhận sự đầu hàng của Nhật trên tàu Missouri ngày 2-9-1945, rời Nhật năm 1951, chết năm 1964.

        MAGIC: Hệ thông mật mã mà Mỹ đã phát hiện ra khi chính phủ Nhật đánh điện tới các đại sứ ở nước ngoài.

        Makino Nobuaki: bá tước, quan Chưởng ấn của Hiro Hito từ 1935, một trong những mục tiêu chính của sĩ quan khởi nghĩa 2/26.

        Matsudaira Tsuneo: Bộ trưởng phụ trách Văn phòng đế chế 1936.

        Matsudaira Yasumasa: Thư kí của hầu tước Kido sau làm Chưởng ấn.

        Matsui Iwane: Tướng chỉ huy nhóm tấn công chống Nam Kinh, bị xử tử năm 1948.

        Matsuoka Yosuke: Bộ trưởng Ngoại giao (1938-1939), được học ở Mỹ.

        Mazaki Jinzaburo: Tướng thanh tra quân đội bị cách chức vì những dư luận trong vụ chống cơ quan năm 1935, có thái độ hai mặt trong Vụ 2/26.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:10:48 am

        Mikasa: hoàng thân, em thứ ba hoàng đế Hiro Hito.

        Minami Jino: tướng, Bộ trưởng Chiến tranh trong sự kiện Thẩm Dương năm 1931, có thái độ hai mặt trong những vụ chống đối.

        Mine Komatsu: tướng chịu trách nhiệm về cái chết của Trương Tầc Lâm.

        Nagano Osami: đô đốc, Tổng tham mưu trưởng hải quân từ 1941-1944, quyết tử với chiến tranh, chết trong thời kì xử tội.

        Nagata Tetsuzan: tướng, Trưởng phòng mật những công việc quân sự, thường được Hiro Hito tâm tình riêng, bị ám sát năm 1935 bởi trung tá Aizawa, cái chết này là khúc dạo đầu của 2/26.

        Nagazumi Torahiko: bạn thời thơ ấu của Hiro Hito.

        Nakajima Kesago: tướng, Trưởng mật thám quân đội năm 1937, chỉ huy một sư đoàn ở Nam Kinh cùng với những vụ tàn sát, chưa bao giờ bị quy tội tội phạm.

        NHK: (Nihon hoosoo kyoku) Đài phát thanh Nhật Bản.

        Nogi Maresuke: tướng, người anh hùng chiến tranh Nga - Nhật (1905), hiệu trưởng trường võ sĩ đạo quốc gia, tự sát năm 1912, người cha thứ hai của Hiro Hito.

        Nomura Kichisaburo: đại sứ Oasintơn 1940-1941.

        Okada Keisuke: Thủ tướng thời khởi nghĩa 2/26.

        Okamura Katsuko: ngoại giao với Oasintơn năm 1941, chuyên viên đặc biệt của Thiên hoàng ngày 27-9-1945.

        Oshima Hiroshi: đại sứ Berlin năm 1937 và trong chiến tranh thân thiết với Hitle.

        Reichenau Walter Von: một trong những tướng Hitle tin, bị giết ở mặt trận Nga, gặp Hiro Hito năm 1937.

        Ross George: Chuẩn Đô đốc (về hưu) phụ trợ hải quân ở Tokyo năm 1924.

        Saionji Kinmochi: hoàng thân, một trong những quý tộc lớn của Nhật, đứng đầu phái đoàn Nhật ở Hội nghị Vecxai năm 1919, có nhiều công dẫn đất nước Nhật trở thành thành viên tích cực Liên Hiệp Quốc, chết năm 1970 do thất vọng vì sự thất bại trong những cải cách của ông.

        Saito Makoto: quan Chưởng ấn, bị ám sát vụ 2/26.

        Sakomizu Hizatsune: con rể thủ tướng Okada, cứu sống Thủ tướng trong 2/26.

        Sato Kojiro: tướng, tác giả cuốn "Nếu Nhật - Mỹ chiến tranh".

        SCAP (Supreme Command Allied Powers - (Mac Arthur làm chủ tịch) - Chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh.

        Shidehara Kijuro: Bộ trưởng Ngoại giao trong những năm 1930, nổi tiếng trong cải cách.

        Shigemitsu Mamoru: đại sứ Anh trước chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao năm 1945, kí trên tàu Missouri 2-9-1945.

        Shoda Michiko: tên còn lúc trẻ của vợ Akihito.

        Suetsugo Nobumasa: đô đốc do Konoye giới thiệu, tán thành chiến tranh chống Mỹ.

        Sugiyama Hajima: tướng, Tổng tham mưu trưởng lục quân (đến 1944), tác giả "Méranlum Sugiyama", tự sát tháng 8-1945.

        Suzuki Kantaro: cố đô đốc, cố thị thần (vợ dạy Hiro Hito lúc 5 tuổi) trở thành Thủ tướng xuất sắc thời chiến.

        Takahashi Korekiyo: Bộ trưởng Tài chính bị ám sát vụ 2/26.

        Takamatsu: Hoàng thân, em thứ hai Hiro Hito, sĩ quan hải quân, khuynh hướng bồ câu, chết năm 1987.

        Takashima Tatsuhiko: tướng, Tổng tham mưu trưởng lực lượng phía Đông.

        Tanaka Giishi: tướng, nhân viên tình báo 1946-1948 trợ lí cho Keenan.

        Tanaka Shizuichi: tướng, chỉ huy các lực lượng Đông đòi tiếp tục chiến tranh, tháng 8-1945 tự sát.

        Takeshita Masahito: trung tá, sĩ quan tham mưu, anh vợ tướng Anami, muốn tiếp tục chiến tranh, tự sát ngày 14-8-1945.

        Terasaki, Hidenori: nhà ngoại giao ở Mỹ, giữ bí mật gốc thư Roosevelt gửi Hiro Hito trong những ngày sát Pearl Harbor. Những tin tức từ Magic đã cho phép tính được những sự kiện chính.

        Terauchi Hisaichi: nguyên soái, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh năm 1937 rồi chỉ huy Miến Điện, bị tố cáo là quá tàn bạo, tự sát tháng 8-1945.

        TMIEO (Tribunal militaire international d’ Extreme - Orient) - Toà án quân sự quốc tế ở Viễn Đông.

        Togo Shinegori: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tấn công hải quân Mỹ ở Trân Châu cảng (Pearl Harbor).

        Tojo Hideki: Bộ trưởng Chiến tranh rồi Thủ tướng 1941-1944. Nắm sức mạnh cảnh sát dân sự và quân sự, chủ trương chiến tranh toàn châu Á, chống Mỹ và liên minh, bị xử tử năm 1948.

        Tomiyoka: đô đốc, một trong những thành viên chính của một tổ chức bắt cóc một hoàng thân trẻ, cháu Minh Trị để chuẩn bị hoàng đế tương lai.

        Toyama Mitsuri: Đảng trưởng "Đảng Rồng đen" nổi tiếng ở Tokyo, có quan hệ thân thiết với Hoàng gia.

        Toyoda Tekijiro: đô đốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 1939.

        Tsuji Masanobu: đại tá, sĩ quan tham mưu ra nhiều lệnh tàn bạo với những người tù trong chiến tranh, bị TMIEO xử, đã có thời kì làm cố vấn Tưởng Giới Thạch, được bầu vào Quốc hội năm 1952 và mất tích ở Bắc Việt Nam 1961 một cách khó hiểu.

        Umezu Yoshijiro: tướng, Trưởng Ban tham mưu lục quân thời điểm đầu hàng của Nhật.

        Vining Elizabeth: giáo sư tiếng Anh của hoàng tử Akihito sau chiến tranh, tác giả "Windows for the Crown Price".

        Wakatsuki Reijieo: Thủ tướng trong thời "Sự kiện Thẩm Dương" 1931, chủ trương cố gắng tránh chiến tranh.

        Webb Sir William Flood: chủ tịch TMIEO.

        Yamagata Arimoto: tướng, một trong những người sáng tạo quân đội kiểu hiện đại, chết năm 1921.

        Yamagushi Ichitaro: đại úy, đóng vai trò quan trọng trong vụ 2/26, con rể tướng Honjo, trợ lí đầu tiên của Hiro Hito, say với nghề.

        Yamamoto Isoroku: đô đốc, người anh hùng của hải quân Nhật, mặc dầu có những khiếm khuyết trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, ông đã nhận biết được giá trị thực của vụ Pearl Harbor, tiếp tục chỉ huy hạm đội Nhật trong Thái Bình Dương. Máy bay của ông bị Mỹ tấn công năm 1943.

        Yoshida Shigeru: Thủ tướng sau chiến tranh (con rể của bá tước Makino), ông chống lại Nhật lao vào Đại chiến II.

        Yoshizawa Kenkichi: nhà ngoại giao, trở thành đại sứ Nhật ở Bắc Kinh, đóng vai trò quan trọng trong việc xâm lược của Nhật ở Đông Nam Á, có khuynh hướng cực đoan, thương thuyết với chính phủ Hà Lan cung cấp dầu cho Nhật trước Trân Châu Cảng.

        Yuasa Kurahei: quan Chưởng ấn trong vụ 26/6.


Tiêu đề: Re: Nguyên thủ thế chiến 2 : Nhật Hoàng Hiro Hito
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2019, 10:53:10 am
          
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

        1.   Edward Behr - Hiro Hito - L’ empereur ambigu- Traduit de 1’ anglais par Beatrice Vierne - Editions Robert Laffont - Paris - 1989.

        2.   Bergamini David - La Conspiration de Hiro Hito: Le Japon dans la Seconde Guerre mondiale 1941-1945 Fayard 1947.

        3.   Brocade Banner. The story of Japanese nationalis

        - Civil Intelligence Section, GHQ Far Eastern Command, Sept 1946.

        4.   Coffey Thomas M. Imperial Tragedy, World Publishing Coy. - 1970.

        5.   Kanroji Osanaga - The Empesor and poems and horses - Shuken Asahi 1967. Hiro Hito - An Intimate Portrait - Gateway Publishero - LA 1975.

        6.   Mosley Leonard - Hiro Hito - Emporer of Japan Prentice Hall 1967.

        7.   Keiko Yamanaka - Người Nhật thập kỉ 90, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1990.

        8.   Léon Vandermeerch - Thế giới Hán hóa mới (Các nước chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa). Nxb KHXH - Hà Nội - 1992.


MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I


ÔNG NỘI CỦA HIRO HITO

        Quyết định dời đô   
        Cương lĩnh hành động   
        Những cuộc đối phó   
        Chính sách đối ngoại   
        Võ sĩ đạo   

Chương II

HIRO HITO - THỜI THƠ ẤU
        NHŨNG NĂM THÁNG TRƯỞNG THÀNH(1901-1918)

        Tháng tư năm đầu thiên niên kỉ XX   
        Quê hương   
        Biết ngẩng đầu lên nhìn mặt trời   
        Say mê thực vật, động vật   
        Những ảnh hưởng của ông nội - Vĩnh biệt ông nội   
        Nogi, người anh hùng võ sĩ đạo   
        Lớn lên cùng với nước Nhật   
        Tìm thấy con đường lắt léo giữa một cuộc chiến tranh tàn bạo   
        Hoàng thân Saionji   
        Tình yêu, nghệ thuật và chủng tộc   
        Những chân trời mới   

        
Chương III

HIRO HITO TRONG THỜI KÌ NHẬT XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC, ĐÔNG NAM Á - SỰ THẤT BẠI THẢM HẠI CUỐI ĐẠI CHIẾN II (1918-1945)

        Nhật Bản những năm 20   
        Không rượu, không vũ nữ   
        Tiến sĩ Okaoa và chủ nghĩa dân tộc Nhật bản   
        Trận động đất ngày 1-9-1923   
        Lễ cưới Hiro Hito   
        Những trung tâm chiến tranh ra đời   
        Vĩnh biệt Thiên hoàng Taisho
        Xâm lược Trung Quốc
        Chuẩn bị cho việc đội mũ vương miện   
        Vạn tuế!   
        Công việc hằng ngày   
        Làm việc với các quan chức   
        Giản dị và ân tình   
        Với dân chúng   
        Ảo vọng Mãn Châu   
        Nội các của Osachi Hamaguchi   
        Sức mạnh hải quân Nhật và vụ ám sát Thủ tướng Hamaguchi   
        Tư tưởng "Sôvanh" hoành hành   
        Chiếm Mãn Châu - Một âm mưu lớn   
        Khéo giải thích   
        Chưa có con trai   
        Bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa   
        Vẫn kế tiếp ám sát Thủ tướng   
        Sinh con trai   
        Một thầy tu vĩ đại   
        Quyền lực hoàng đế - chủ nghĩa tự do   
        Thực trạng xã hội Nhật Bản   
        Nấm dại "Sôvanh"
        Sự biến 26-2-1936   
        Cố đạt tới mục tiêu: ổn định chính trị   
        Lính phiến loạn bồng súng chào (!)   
        Harakiri - Những dư âm của cuộc phiến loạn   
        Một cuộc chiến tranh sẽ bùng nổ ở Trung Hoa   
        Koai Horata - Thủ tướng mới   
        Chọn Thủ tướng kế tiếp   
        Sự biến Lư Cầu kiều   
        Một con người có phẩm cách lớn   
        Với Anh, Đức   
        Hoàng thân Saionji   
        Luôn luôn quên mình là Thượng đế   
        Mở rộng xâm lấn   
        Dằn vặt tự thú   
        "Trung tâm 731"   
        Yamamoto - Thứ trưởng hải quân   
        Koichi Kido - Cố vấn thân cận nhất của Hiro Hito   
        Mối quan hệ Anh - Nhật   
        Hiệp ước 27-9-1940   
        Ngây ngất vì chiến thắng   
        Cầu xin Thần Thánh về hiệp ước tay ba   
        Quan tâm tới Đông Dương   
        "Khối thịnh vượng Đại Đông Á"   
        Mở rộng chiếm Đông Dương   
        Kỷ niệm 2600 năm sinh Jimmu Thiên hoàng thần thoại   
        "Con đường thống trị" có nghĩa là khoa học chiến tranh tổng hợp   
        "Đại bác trước, bơ sau"   
        Giảm bớt mục tiêu của cuộc "Hành trình Nam tiến"   
        Tin tưởng vào một cuộc chiến tranh có lý   
        Magic   
        Từ ngày 3-9 đến ngày 16-9-1941   
        Vai trò của Konoye   
        Tojo - Người đem lại niềm tin mạnh nhất   
        8 cuộc họp cấp cao   
        "Vào hang bắt cọp"   
        Tấn công Trân Châu cảng   
        Chiến tranh lan rộng   
        Tiến vào Ấn Độ Dương   
        Chiến tranh ở Tây Nam Thái Bình Dương   
        Nối tiếp nhau thất bại   
        Bi kịch trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh

Chương IV

NHỮNG ĐÓNG GÓP CUỐI CÙNG CỦA HIRO HITO(1945 - 1989)

        Ý thức dân tộc lớn được nuôi dưỡng trong đau khổ và hạnh phúc   
        Thiên hoàng thiêng liêng vĩnh viễn tồn tại
        Tội phạm chiến tranh?   
        Chịu tội với tổ tiên   
        Konoye tự sát   
        Vai trò của Hiro Hito trong mối quan hệ Nhật - Mỹ và mối quan hệ toàn cầu   
        Hòa bình trong sự xâm nhập của Mỹ   
        Rực lên sức sổng cuối cùng   
        Chú giải một số tên riêng   

        
Tài liệu tham khảo

HẾT