Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:20:31 pm



Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:20:31 pm
Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Phòng Tổng kết Lịch sử và Khoa học Công nghệ quân sự Quân khu 9
Năm xuất bản: 1994
Người số hóa: macbupda

* Chỉ đạo nội dung:
- Phòng Tổng kết Lịch sử và Khoa học Công nghệ quân sự QK9
- Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ truyền thống Tiểu đoàn 307

* Ban biên soạn:
- Nguyễn Văn Tiên – Chủ biên.
- Trần Kim Trắc.
- Nguyễn Kế Nghiệp.
- Nguyễn Minh Khoái
Với sự cộng tác của nhiều cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 307.

(https://lh3.googleusercontent.com/SE9esNCAxPk-bR-r0_--VbliftwCWcfPcdO2s3JVbRifvK9qlGPllU5_5rFbpLKd6jLhvZITRGpZY35IOtaskBp42JCRHh6sOjEYBm8yQDbUBWT18vLjg0xNcv4eWjGpwbippSSW8i1nkBqIzgTct6zlI0nKa4Z9HQm1p7arA-NLbU7_jBWQ0wHFh-80d-fWxV_XgZ9eKkhJTwNK1pc_m-YalXskaIPsaQ8n8erujBb9GDyCGfV3GHMtX2PVDLgM1h9glwL3hIyAF0K28clPgwOm_7BRi8t7y-qDHSwnNna6ODa5v0lwFclR6PFm-3Mln3gvb3eA5UXg6B1U3Q2kMnerfjnvQuF-WxKhoA0M2IQbr7sj-qsMXkzuHshlWGSpHCnY04444P_7CaJ58wjOF1edVOf94wcMTI3fnHcS7gZtE7B17qDbe9GgOiriqO4UkG1oD9ZA2bIhdEPxI-Pc8-sje-vnnafem2mDwn-DxzPe6JWxDUHnThhzvm61egJUbaNsVE33lyQix5eH0Cs1p3eeoq-ex7ZLRVBEL27cPb5oxr_q2nA_vmYaFqukx2H2vBl2Ve2nzI_oYPmVptQs9KC6L2DkKGLqyXrvnlU=w586-h800-no)

(https://lh3.googleusercontent.com/5-pWwE4hWKaXwIN1dJEI1__4ujkzRDFWFXxszAjqOhwzJ1t6rwFMd0AWDFmtcYYNvifmvFYXzv132K2kD1QZwXuYxennyVgGfgQsyg7VjH0P-Uu9-hWSNauE9RaLqSZnN2EHVi186YnNbODQ_grt-xNUaeWRA_8Ofr99Q9CEI3GQ1E9nxe_2q6oC0ESu07l4ZOChWcBPiE6rUgRKRmYGtODkb1pSCXgQWawaI4FTnO3Pvp5gtVxbWx35PUeLiCh_4JlZUs3TJ-pv72zgsIAYqV-JZ5_BI4gAf_9DZL7NTeuq0_aniDOndJKB2EwZfNSY06XX3J4ULRNvDdovrzI8Ppox3hYW5pX9IROc9CN9JRen69yojQAv0DrVcgs_H0NEcdCeX_oz8yq4zgehh3eoc9-rBTWiBsxY2TG-dEtuA-G289LSGYmzVtnuugdbJ-32Bio4fQq6Ef48W3q-FPtBxxw0w2NUYgAasu_TFzSYJLzhPRDTGebA4z69i6P0H4mJO3wKnm1OiJx1DRQHVRHcSA1BHM79vQpxGch2cFngaqS5kG25oJe9k6PPqInHRWuoIQ3EFD_leNq2sUUb76AQ8C5_ZMentYB8ddQVcf8=w555-h832-no)

(https://lh3.googleusercontent.com/ynJ_LC2VcL84nkKkyYuh8NHlw-wfk4fU16viE5IjvNIjJJYDLSDg4eEjsFiXOjSln0cUfMPKuESxj-_zmiz266i3drVSRNPp1kxm002nVfDlgZIZmqVeyclLgsc1j_0196jmC-6yxs1Ke22j68FSxppxuu8_buNpPUGKOpr3qJ5L8QiNmj42mdiGzl3NvRJLsagx9u2YswPBynOW9fmEI5sr7UyeSS70epG9Gx04jkKGbiqyf4on2qxeYBt0g0u0VCSMAcXKcgea0deBTtqnkcHW8xoBVIPbX0RxLG7Zwkc76sJr1TSZv_HIIvHlu0bF3CIWvbV5kI5o2gM4KK3NpbJd08mn6HsEp2ZHD-OlvccEW6BVUOg2c3438Ipef8irZyv-1MyzQ638gZGjzfaq4DrbEMzg1fY1zKmqoONDsWObYn36ToJMSGMu2pMwDmqAkzPl9eiCH3-ApM98WJTdY_-bXBC6ygPacAHYUlaR1AmwIv_YWQVlYTZAyn4NqRl2GfElE3rXBT1qvZz0wDDkVCSHgPBe59iI02CpJLHVno1IE3aJDj7bS93f8iQOuam8ecy-TLc-3sOEKBpx2jGhXUxPYz_Sc41Jd7hzdTU=w558-h832-no)


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:21:16 pm
LỜI GIỚI THIỆU

Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của chiến trường Nam bộ, hoạt động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, những năm chiến tranh chống thực dân Pháp. Nó ra đời để đáp ứng một nhu cầu chiến lược của chiến trường, thời kỳ chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ ở Nam bộ.

Vào cuối năm 1948 thực dân Pháp nghĩ rằng, chúng đã chiếm xong toàn Nam bộ, nên tập trung lực lượng xâm lược ra miền Bắc nước ta. Thực sự thì chiến tranh du kích đã có cơ hội để lan rộng khắp nơi ở Nam bộ, buộc Pháp phải đóng đồn nhiều và càn quét liên miên để bình định. Năm 1947 là năm mà tác chiến du kích đã có thể diệt từng tiểu đội quân viễn chinh hay quân ngụy và kết hợp địch vận diệt đồn lẻ cỡ nửa hay một tiểu đội. Điển hình là trận phục kích trên đường giao thông như trận Giồng Dứa (Mỹ Tho) do nhiều trung đội du kích tập hợp lại dưới sự chỉ huy thống nhất theo một kế hoạch, trận đánh có tổ chức tương đối qui mô. Trận ấy có một đại đội tập trung của khu 8 làm đơn vị chủ công cho toàn trận đánh và đã thu được thắng lợi lớn; tiêu diệt đoàn “con voi” có bảo vệ mạnh của Chính phủ Sài Gòn do một đại tá Pháp chỉ huy (tên đại tá cũng bị giết).

Trước sự uy hiếp của chiến tranh du kích, Pháp buộc phải thay đổi phương pháp: rút bỏ các đồn lẻ nhỏ, tập trung về các đồn từ trung đội trở lên, được phòng thủ kiên cố và kết hợp với những cuộc càn quét của từng tiểu đoàn trở lên. Quân du kích cách mạng vũ khí kém không diệt được đồn lớn, lực lượng nhỏ không diệt được tiểu đoàn địch đi càn, tuy đánh lẻ nhỏ diễn ra đều khắp. Tình hình không sáng sủa lắm về phía ta.

Rút kinh nghiệm về đại đội xung phong, một đại đội được huấn luyện kỹ toàn đại đội từ cán bộ đến chiến sĩ, về kỹ chiến thuật và chiến đấu tập trung đã đưa lại hiểu quả chiến đấu cao. Yêu cầu của giai đoạn phải diệt được đồn cấp trung đội và đánh ngoài trời cỡ đại đội và tiểu đoàn, Khu ủy và Bộ chỉ huy khu 8 quyết định lập tiểu đoàn tập trung được trang bị mạnh và huấn luyện chu đáo để làm đơn vị cơ động toàn quân khu, phối hợp với các đơn vị địa phương và du kích thực hiện cho được yêu cầu chiến lược nêu trên. Mặc dù Nam bộ trong cả thời kỳ chống thực dân Pháp là một chiến trường chiến tranh du kích, nhưng vẫn phải phá càn quét địch có hiệu quả và diệt đồn bót nhỏ, vừa, của địch để mở rộng vùng làm chủ của nhân dân.

Ý định thành lập Tiểu đoàn 307 đã có từ cuối năm 1947, tổ chức, tập trung huấn luyện những tháng đầu năm 1948 và xuất quân chiến đấu vào giữa năm 1948. Tiểu đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nổi tiếng về đánh tiêu diệt địch, công tác vận động quần chúng kháng chiến và dìu dắt lực lượng địa phương và du kích ở khắp đồng bằng sông Cửu Long. Khi Nam Bộ chia thành hai phân liên khu, vào năm 1952, tiểu đoàn trở thành đơn vị chủ lực của phân liên khu Tây Nam bộ cho đến khi tập kết ra miền Bắc.

Tiểu đoàn 307 là đơn vị có thành tích xuất sắc về nhiều mặt, là đơn vị Quân đội Nhân dân tiêu biểu của chiến trường Nam bộ trong kháng hiến chống thực dân Pháp. Trong tập sách này tuy chưa nói lên được hết vai trò có tính chất chiến lược từng thời kỳ của chiến trường, cán bộ và chiến sĩ cũ của Tiểu đoàn 307 đã ghi lên được một cách trung thực những hoạt động cụ thể, những trận đánh của tiểu đoàn, của những con người góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của Nam bộ kháng chiến.

Xin trận trọng giới thiệu với bạn đọc và các nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh, một bộ phận của chiến tranh nhân dân với địch của dân tộc ta, theo tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

* THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:22:40 pm
PHẦN I:

SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU ĐOÀN 307

Năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Đến đầu năm 1946, chúng chiếm hầu hết các tỉnh vùng đông bằng Nam bộ. Sau đó, từ các địa điểm chiến lược, chúng buộc phải dàn quân mỏng ra, đóng đồn, chiếm đất hòng bình định và thôn tính lâu dài đất nước ta.

Cùng với Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long – (khu 8) – là chiến trường phải đương đầu sớm với giặc. Lực lượng vũ trang cách mạng lúc đầu còn ít, vũ khí thô sơ. Song với chủ trương “cướp súng địch để diệt địch”, với tinh thần dũng cảm của bộ đội cách mạng, vũ khí ta thu được của địch ngày càng nhiều, lực lượng ta ngày một phát triển, từ tiểu đội du kích lớn lên thành đại đội địa phương; có tỉnh lúc đầu chỉ có 1 – 2 đại đội, sau phát triển lên 4 – 5 đại độ, và đã dẫn đến việc thành lập các chi đội, sau đổi thành trung đoàn.

Ở Tân An có Chi đội 14 sau đổi thành Trung đoàn 120; ở Mỹ Tho có Chi đội 17 sau đổi thành Trung đoàn 105; ở Long Châu Sa có Chi đội 18 sau đổi thành Trung đoàn 115; ở Bến Tre có Chi đội 19 sau đổi thành Trung đoàn 99; ở Trà Vinh, Vĩnh Long có Chi đội 20, sau đổi thành Trung đoàn 111. Ở Sa Đéc, phía tả ngạn sông Tiền có Chi đội Trần Phú, ở hải ngoại (Thái Lan) về, sau đổi thành Trung đoàn 109. Ở Gò Công có Tiểu đoàn 305.

Tuy gọi là trung đoàn, nhưng thực tế chỉ là từng đại đội hoạt động độc lập kết hợp với dân quân địa phương. Mặc dù vậy, hiệu quả hoạt động rất đáng kể. Do tình hình lực lượng địch phân tán mỏng (trừ các thị xã, thị trấn), hầu hết các đồn bót ở những nơi khác chúng chỉ đóng quân từ cấp trung đội, tiểu đội, thậm chí có nơi chỉ khoảng 5 đến 6 tên. Do lực lượng ít, mỗi lần các đồn bót bung ra hoạt động bình định dễ bị đại đội địa phương, kết hợp với dân quân ta tiêu diệt. từ cuối năm 1947 đầu năm 1948, phong trào chiến tranh nhân dân phát triển rộng mạnh khắp khu 8, đồng bằng sông Cửu Long và Nam bộ. Những trận tiêu diệt trung đội, đại đội địch bằng hình thức phục kích, tập kích bất ngờ khi địch đi càn xung quanh đồn, hoặc hành quân trên đường giao thông cùng với hoạt động nội ứng đưa bộ đội ta vào tiêu diệt cả đồn địch, liên tiếp xảy ra ở khắp các nơi.

Bị tổn thất nhiều về lực lượng, ở hầu hết các đồn bót nhỏ địch thường không dám ra ngoài hoạt động vì luôn bị ta bao vây, bắn tỉa. Tinh thần địch ngày càng sa sút.

Từ giữa năm 1947, để đối phó với ta, một mặt địch cho rút bỏ các đồn bót nhỏ, nhất là ở các vùng hẻo lánh, không tiện giao thông, gom dân lại, đóng các đồn lớn, cứ điểm; mặt khác, để bảo đảm an ninh khu vực đóng quân, địch cho tổ chức những lực lượng cơ động các tiểu đoàn nhằm kịp thời ứng cứu cho các đồn bót, cứ điểm khi bị ta tấn công.

Thực hiện thủ đoạn này, địch phần nào tránh bớt được các tổn thất, và cũng gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các đại đội độc lập của ta.

Yêu cầu bức xúc của chiến trường đòi hỏi lực lượng vũ trang ta phải được tổ chức tập trung lớn hơn – qui mô cấp tiểu đoàn – mới đủ sức tiêu diệt đại đội và tiểu đoàn của địch. Tuy nhiên, ở thời điểm này, lực lượng của các tỉnh còn ít, dân quân chưa đủ mạnh, nếu ta tập trung xây dựng lực lượng thành tiểu đoàn địa phương ở mỗi tỉnh thì nhiều địa bàn ở các huyện phải bỏ trống, không đủ sức tiêu hao, kiềm chế địch, bảo vệ nhân dân.

Sau khi nhận thức tình hình chiến trường, Bộ chỉ huy khu 8 thống nhất, quyết định thành lập một tiểu đoàn bộ đội chủ lực, trực thuộc Bộ chỉ huy khu, lấy tên gọi là “Tiểu đoàn liên quân lưu động”(1).

Ngay sau khi nhận quyết định của Bộ Chỉ huy Khu 8, đồng chí Nguyễn Chánh – Tham mưu trưởng khu khẩn trương xúc tiến kế hoạch tổ chức tiểu đoàn.

Ngày 1-5-1948, tại địa điểm tập trung quân ở hai bên bờ kênh Nguyễn Văn Tiếp, từ chùa Phật đá xã Mỹ Phước lên Thiên Hộ, lần đầu tiên, người dân cùng căn cứ Đồng Tháp Mười, nức lòng, thổn dạ được nhìn thấy bộ đội các mạng người đông, súng nhiều hơn bao giờ hết.

Đây là thời điểm lịch sử ghi đậm dấu ấn thiêng liêng, hào hùng nhất của quân và dân khu 8 suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Lần đầu tiên, chiến khu 8 khai sinh một đơn vị chủ lực cấp tiểu đoàn, đứa con đầu lòng của nhân dân khu 8 và Nam bộ thành đồng.

Về biên chế tổ chức, tiểu đoàn gồm 3 đại đội: 931, 932, 933 và Tiểu đoàn Bộ, có văn phòng tiểu đoàn, ban tác chiến, ban chính trị, ban quản trị (hậu cần); Trung đội trinh sát liên lạc(2).


(1) “Liên quân” tức là lực lượng và vũ khí của tiểu đoàn được tập trung từ các trung đoàn trong quân khu (mỗi nơi 1 trung đội hoặc 1 đại đội), còn “lưu động” là vì tiểu đoàn hoạt động ở hầu khắp địa bàn khu 8.
(2) Đến sau này, tiểu đoàn mới tổ chức thêm đại đội trợ chiến, đại đội trinh sát đặc công, đại đội bổ sung (huấn luyện tân binh, bổ sung cho các đại đội chiến đấu).


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:24:29 pm
Ban Chỉ huy tiểu đoàn đầu tiên gồm có:

- Chỉ huy trường: Đồng chí Đỗ Huy Rừa.

(Nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 109).

- Chỉ huy phó: Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ.

(Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 305 – Gò Công).

- Chính trị viên: Đồng chí Hồng Long).

(Nguyên Chính trị viên, Tỉnh đội ở miền Bắc).

+ Đại đội 931: Đại đội trưởng: đồng chí Nguyễn Duy Hải.

Đại đội phó: đồng chí Nguyễn Văn Nhỏ.

Chính trị viên: đồng chí Lê Chí Thành.

- Đại đội 933: Đại đội trưởng: đồng chí Lê Đình Trọng. Sau là đồng chí Đặng Văn Tỷ.

Chính trị viên: đồng chí Đặng Văn Tỷ kiêm.

- Tiểu đoàn Bộ:

- Văn phòng: đồng chí Lê Thạnh Trị.

- Ban tác chiến: đồng chí Trang Tử Long.

- Ban chính trị: đồng chí Bùi Kim Sơn. Sau là đồng chí Dương Anh.

- Ban quản trị: đồng chí Bùi Văn Cần.

- Trung đội trinh – liên:........................

Tiếp theo việc tổ chức, biên chế, Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8 chủ trương cho tiểu đoàn được huấn luyện trong 2 tháng. Nội dung huấn luyện nhằm thống nhất về động tác kỹ thuật chiến đấu cơ bản, về cách đánh của một đơn vị chủ lực; thống nhất về ý chí, về xây dựng kỷ luật và về tư thế, tác phong.

Chấp hành chủ trương của Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu, tiểu đoàn tổ chức vượt sông Tiền (ở đoạn Cẩm Sơn – Rạch Gầm – Mỹ Tho) hành quân về vùng đất giồng cao ráo thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, khẩn trương bước vào đợt huấn luyện đầu tiên. Trong đợt này, riêng đại đội 932 được điều về huấn luyện tại Trường quân chính khu 8 tại xã Tây Sơn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Đợt huấn luyện kết thúc: ngày 5 – 7-1-1948, tại vùng căn cứ kháng chiến Giồng Luông, thuộc xã Đại Điền huyện Thạnh phú tỉnh Bến Tre, tiểu đoàn liên quân lưu động làm lễ xuất quân(1).

Buổi lễ xuất quân được tổ chức trọng thể dưới sự chủ trì của khu trưởng khu 8 – đồng chí Nguyễn Văn Quạn, sự tham dự đầy đủ của nhân dân khắp huyện Thạnh Phú, và các huyện lân cận với rừng cờ, băng đỏ ực.

Dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn liên quân lưu động đội ngũ chỉnh tề, trang nghiêm lắng nghe nhật lệnh giao nhiệm vụ của Bộ chỉ huy khu 8, do Tham mưu trưởng khu đọc và những lời căn dặn, động viên thân thiết của đại diện Ủy ban kháng chiến và toàn thể cứu quốc tỉnh Bến Tre.

Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa, thay mặt cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn trịnh trọng phát biểu quyết tâm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ chỉ huy khu 8 giao và tiếp thu những lời dặn dò, sâu lắng của chính quyền và đoàn thể. Tiểu đoàn trưởng vừa dứt lời, hai tiếng “quyết tâm” được toàn tiểu đoàn đồng thanh hô lên vang dội, giục giã đoàn quân chân đất, đầu trần, đều nhịp, hùng dũng diễu qua lễ đài, giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt của nhân dân.

Ngày xuất quân, mặc dù trang bị còn thô sơ, súng trường mã tấu là chủ yếu, nhưng ở mọi tấm lòng của đoàn quân đều hòa nhịp, rực sáng hướng về niềm tin với lười thề:

“Nguyện một lòng gìn giữ non sông”.

Sự ra đời của Tiểu đoàn 307, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của khu 8, thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8, đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang khu 8 và cũng từ đó, mở đầu những trận đánh tiêu diệt địch lớn hơn (cỡ tiểu đoàn) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

(https://lh3.googleusercontent.com/Zetbgh3VISVXIRCeYzj3OHKG52ySGI7LZplL9qUTkGziNb5VmmvCFnqwsnGHwoZX1YCUErAQIc3IkKYJ-InS1kEk1pIJjXmlMs4lciAn9imD9an60fnBimWfTSZx4PPxtuzTAhhmwq7nwNkPXHcmmw_EBCjM_uLOiEfRhRenxheHq53VeYHSAsmutYfnswEf_8pxFaEI9wlC7y-gnl_U5vplwt3HDWkfSZ4PU9d2iYvQ2z17JLVSc9rUNqjN-YDzjl7QClDbTN0vHYZHyiqM-vPObK7NkNvwJ-Gy7IJL-G0pljpw_c4QOAGHqWbKv0Lex3TnJ2RBxxDPHIMRX1zBWZ13QITX-_qXfd1Hr86F7t7EY5rVxfPtImwHwaYsUImTEynGZFwwFnUK4BUxDxN4IrnnMW9SiYaWpAP2AabqJwbWKQZPXGel7HmzCqIK7KlLR4StGH6lpu345z13J8cIoTaMcQjFvLBpOocX4oEJsqrg7WKUVrJgNJEDTgxTVeQUyOynch0MBVLB51IJlLKKlTBCoAVs4aUxHNMvMeYqE1EID3U8Qfabsgrg99SCF8vn9ShEenTD7zMeUT8E6_1zyz5QC_4udl4Tqucr1TA=w267-h375-no)

Đồng chí Đỗ Huy Rừa, Tiểu đoàn trưởng đầu tiên Tiểu đoàn 307.


(1) Mấy tháng sau ngày xuất quân và thấy tên gọi “Tiểu đoàn liên quân lưu động” dài, dễ lộ bí mật, nên Bộ chỉ huy khu 8 quyết định cho đổi tên Tiểu đoàn liên quân lưu động thành Tiểu đoàn 307 – Nối tiếp phiên hiệu tiểu đoàn 305 tỉnh Gò Công được thành lập năm 1947. Ngày 5-7-1948 trở thành ngày truyền thống của Tiểu đoàn 307.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:26:12 pm
PHẦN II:

HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA TIỂU ĐOÀN 307

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từ ngày xuất quân co đến khi Hiệp định Genevè được ký kết (5-7-48 đến 20-7-54), Tiểu đoàn 307 hoạt động khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đánh nhiều trận lớn, nhỏ. Ở phần này, chỉ ghi lại những hoạt động chiến đấu chủ yếu của tiểu đoàn.

A/- THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG Ở KHU 8.

TRẬN MỘC HÓA (8-1948):

Sau khi xuất quân ở Bến Tre, tiểu đoàn hành quân về Mỹ Tho (Tiền Giang). Để tạo được một chiến thắng mở đầu thành tích cho tiểu đoàn sau khi xuất quân, Bộ chỉ huy khu 8 tổ chức đánh trận Mộc Hóa (Tân An).

Chọn chiến trường Mộc Hóa, Bộ chỉ huy khu 8 dự kiến quyết tâm sẽ giải phóng được toàn huyện Mộc Hóa, hoàn chỉnh khu căn cứ Đồng Tháp Mười, liên kết hai chiến trường Việt Nam – Kampuchia; mở rộng sự giao lưu giữa khu 8, khu 7 và khu 9. Xây dựng truyền thống cho Tiểu đoàn 307, một đơn vị của khu mới được thành lập, động viên tinh thần hăng hái giết giặc lập công của nhân dân tỉnh Tân An, nói riêng và của quân dân khu 8 nói chung.

Huyện Mộc Hóa là 1 trong 3 huyện của tỉnh Tân An, trải dài trên phạm vi trung tâm Đồng Tháp Mười. Phía Bắc giáp với tỉnh Soài-riêng (Kampuchia), phía Nam giáp các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang), phía Đông giáp với huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Chợ Lớn (Long An), phía Tây giáp các huyện Cao Lãnh, Hồng Ngự thuộc tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Về địa hình toàn huyện Mộc Hóa là một vùng đồng trũng, sinh thái tự nhiên mọc nhiều lau sậy, đưng, bàng. Về mùa khô, đất rạn nứt, lau sậy dễ bén lửa, mùa mưa thì ngập sâu, nước tràn mênh mông, đi lại chỉ dùng độc nhất một phương tiện ghe, xuồng.

Đồn Mộc Hóa của địch nằm trên đỉnh Gò Bắc Chiêng, là trung điểm của đoạn đường từ thị trấn ra sông Vàm Cỏ Tây. Đồn này, cấu trúc theo hình chữ nhật, bao bọc bằng tường đất dầy, cao đến 2 mét, có trổ lỗ châu mai. Vòng ngoài vây kín bằng 3 lớp rào kẽm gai, 4 góc có 4 lô cốt; giữa đồn có ổ tung thâm đề kháng, trên có chòi canh cao 6m.

Về lực lượng đồn trú, địch có khoảng 70 tên, phần đông là lính Partisans. Đồn trưởng là tên Louis Bertrand với hàm trung úy. Vũ khí trang bị gồm 1 súng cối 81 ly, 2 súng cối 60 ly, 2 đại liên, 4 trung liên, còn lại là tiểu liên và súng trường. Qui luật hoạt động của địch hàng tháng 1 lần từ thị xã Tân An dùng tàu sắt theo sông Vàm Cỏ Tây tiếp tế cho đồn Mộc Hóa. Bọn lính đồn trú, hoạt động chủ yếu là tuần tra quanh đồn bảo đảm an ninh, kiểm soát sự đi lại của dân trên sông Vàm Cỏ Tây và nắm bắt tình hình qua mạng lưới tình báo, gián điệp. về hỏa lực yểm trợ khi đồn bị tiến công, địch có thể sử dụng pháo binh từ lộ 1 (Soài Riêng) bắn chi viện – Lực lượng tiếp viện có thể đi tàu theo sông Vàm Cỏ Tây (từ thị xã Tân An lên) hoặc theo đường bộ từ quốc lộ 1 (Soài Riêng) theo lộ Rô đi xuống.

Đê tiêu diệt đồn Mộc Hóa, phương án tác chiến của ta được bố trí gồm 3 mặt trận:

1) – Tấn công đồn Mộc Hóa: Sử dụng Đại đội Bộ binh 1075 thuộc Trung đoàn 120, tăng cường một trung đội của Đại đội 1080, dùng hỏa lực kết hợp xung lực, tấn công tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, buộc địch phải đi tiếp viện và khi lực lượng tiếp viện này bị ta tiêu diệt sẽ tạo một tác động mạnh, làm bọn đồn trú ở Mộc Hóa hoang mang khủng hoảng, xuất hiện thời cơ cho ta tiêu diệt, bức rút, bức hàng đồn Mộc Hóa.

2)- Mặt trận đánh quân tiếp viện:

Trên lộ Rô, lực lượng Tiểu đoàn 307  do đồng chí Đỗ Huy Rừa chỉ huy được bố trí như sau:

- Đại đội 931 chiếm lĩnh khu vực bến Ông Tồn, thuộc xã Bình Hiệp có nhiệm vụ nổ súng đánh ghim đội hình địch, nhanh chóng xung phong tiến công theo trục lộ Rô, từ phía Nam lên phía Bắc.

- Địa đội 893 (thiếu 1 trung đội) chiếm lĩnh khu vực ấp Tầm Đuồng, xã Bình Hiệp, có nhiệm vụ phối hợp với mặt trận chính diện, đánh địch từ sườn phải, xung phong ra lộ chia cắt đội hình và tiêu diệt từng bộ phận địch.

- Đại đội 932 và Đại đội 1072 chiếm lĩnh khu vực chùa Giồng Quéo xã Bình Hiệp, có nhiệm vụ phối hợp với mặt trận chính diện đánh địch từ sườn trái, xung phong ra lộ Rô, chia cắt đội hình và tiêu diệt từng bộ phận địch.

- Đại đội 1072 có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn xung phong ra lộ Rô có bộ phận khẩn trương tiến công, chiếm lĩnh cầu Sáu Huê thực hiện nhiệm vụ khóa đuôi.

Dự kiến tình hình: một mặt khi địch hành quân, chúng sẽ sục sạo ven lộ Rô; do đó: các đơn vị đánh địch từ 2 bên sườn sẽ bố trí khéo léo mai phục bí mật, đào hố sâu đủ dùng cho hai người, đất đào hố đưa lên phải phân tán rải rác ra xa, việc ngụy trang phải rất chu đáo.

Yếu tố bất ngờ và xung phong dũng cảm, nhất là trong nhiệm vụ khóa đuôi là rất quan trọng và có tính chất quyết định thắng lợi của trận đánh.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:27:15 pm
3)- Mặt trận đánh tàu địch trên sông Vàm Cỏ Tây (từ Tân An đến Mọc Hóa):

Mặt trận này, do một trung đội của Tiểu đoàn 307 phối hợp với phân đội thủy lôi của Trung đoàn 120 và du kích xã, bố trí ở khu vực nhà Cả Hoạch, xã Phong Phú do Tiểu đoàn 307 chỉ huy.

Chỉ huy với trận đánh đặt tại ngã ba Bình Tây, xã Tuyên Thạnh. Chỉ huy trưởng là đồng chí Nguyễn Chánh – Tham mưu trưởng khu 8, chỉ huy phó là đồng chí Lê Quốc Sản – Trung đoàn trưởng 120 và đồng chí Đỗ Huy Rừa Tiểu đoàn trưởng 307.

Trạm quân uy được bố trí tại ngọn Bình Tây, xã Tuyên Thạnh do lực lượng quân y Trung đoàn 120 đảm trách.

Về tiếp tế, khi chiếm lĩnh trận địa, chiến sĩ phải mang lương thực, nước uống (đựng trong ống tre) đủ dùng một ngày. Đêm tiếp sau, dân công tiếp tế tại trận địa.

1- Ở mặt trận công đồn: Ngay tối 16-8 khởi sự, Đại đội 1075 hành quân tiếp cận đồn Mộc Hóa.

Đến 22 giờ đêm, đơn vị chiếm lĩnh xong trận địa và nửa giờ sau đó, ta kết hợp xung lực, hỏa lực đồng loạt tiến công đồn địch.

Sau 2 đợt tiến công liên tiếp không thành công, ta chuyển sang lợi dụng địa hình, tổ chức công sự tạo thế vây ép địch nhằm buộc địch bung ra từng toán nhỏ, để tiêu hao dần. Tới sáng (17-8) đúng như dự tính của ta, lúc 8 giờ một toán địch bung ra tìm dấu vết bị ta bắn bị thương 2 tên, chúng rút chạy vào đồn; đến 10 giờ, địch cho 1 trung đội vượt đồn trú ra hướng bờ sông, ta nổ súng diệt tại chỗ 2 tên. Lúc 11 giờ 1 máy bay Dacota địch bay lượn và thả dù tiếp tế, cùng lúc đó, ta phát hiện địch lấy xuồng dân, ta dự đoán, địch có ý đồ chuyển thương binh về phía sau theo mương lộ Kông-pông-rồ.

2- Ở mặt trận đánh viện trên lộ Rô:

Đúng như dự đoán của ta: Địch dùng xuồng dân tải quân bị thương theo mương lộ Rô. Khi địch đến bến Ông Tồn, lập tức đại đội 931 chuyển đội hình từ đánh địch ở biên giới xuống, quay lại đánh địch từ Mộc Hóa lên. Sau 15 phút chiến đấu ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt tại trận 23 tên, bắt sống tên Trung úy đồn trưởng Luois Bertrand và 5 tên khác.

Đến chiều ngày 17-8-1948, Ban chỉ huy mặt trận nhận định: Ngoài việc thả 2 dù tiếp tế, địch xung quanh chưa có phản ứng, chứng tỏ địch cố giữ bằng được đồn Mộc Hóa và muốn thế chúng phải có viện binh giải vây. Từ nhận định này, Ban chỉ huy mặt trận quyết định: - Cho Đại đội 1075 lợi dụng lúc địch hoang mang, tiếp tục vây ép mạnh, diệt mọi hoạt động bung ra của địch để uy hiếp, bức rút bức hàng đồn Mộc Hóa.

- Cho mặt trận đánh viện trên lộ Kông-pông-rồ sẵn sàng đánh địch đi viện.

- Cho mặt trận đánh viện trên sông Vàm Cỏ Tây sẵn sàng đánh tàu địch.

Quả nhiên, ngày 18-1-1948, địch đưa một tiểu đoàn được chở bằng xe cơ giới từ ngã ba Prasat theo lộ Rồ xuống biên giới để giải vây. Khi đến Bắc cầu Sư Địa 1km, chúng triển khai đội hình và để lại một bộ phận chiếm lĩnh cầu Sư Địa.

Đến 15 giờ địch khởi sự tiến về huyện lỵ Mộc Hóa theo lộ Rô; khi hành quân, chúng thận trọng trinh sát, phân tán đội hình sục sạo 2 bên lộ.

- Khi địch lọt vào trận địa mai phục, Đại đội 931 cho nổ súng diệt gọn bộ phận đi đầu, toàn mặt trận đánh viện đồng loạt nổ súng dũng mãnh xung phong chia cắt đội hình địch. Bị bất ngờ địch rối loạn chống trả yếu ớt và rút chạy về phía biên giới, nơi có hỏa lực bố trí trước ở cầu Sư Địa yểm trợ. Ta tiếp tục truy kích địch gần 2 km đến tận cầu Sáu Huê, diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Sau 15 phút chiến đấu, địch bỏ chạy ta hoàn toàn làm chủ chiến trường và đến 16 giờ cùng ngày các đại đội được lệnh rút quân về vị trí qui định.

3- Ở mặt trận đánh tàu: lực lượng ta không chạm địch.

4- Kết quả và đánh giá trận đánh:

a- Với quân địch tại đồn Mộc Hóa: ta tiêu diệt 25 tên, làm bị thương 2 tên, bắt sống được trung úy đồn trưởng và 5 tên khác.

b- Với quân tiếp viện: ta đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch, diệt 300 tên, thu 300 súng các loại, trong đó có 3 súng cối 60 ly; một số đại liên và trung liên.

- Trận Mộc Hóa là chiến thắng mở đầu của Tiểu đoàn 307. Tuy không diệt được đồn Mộc Hóa, nhưng sau đó, nhờ số vũ khí ta thu được đã tạo điều kiện trang bị tốt hơn cho du kích của xã Tuyên Thạnh, Tuyên Bình, Bình Hiệp, Tân Lập thường xuyên giữ thế bao vây, uy hiếp địch, hỗ trợ cho phần lớn nhân dân bị gom xung quanh đồn lần lượt thoát khỏi kềm kẹp của địch trở về vùng giải phóng.

Đến giữa năm 1949, cùng với thắng lợi trên chiến trường chung của ta, địch phải rút chạy bỏ đồn Mộc Hóa và đến suốt cuộc chiến tranh chúng vẫn không thể tái đóng lại đồn này.

Chiến thắng Mộc Hóa là một điểm son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân dân Tân An nói riêng và của quân khu 8 nói chung.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:29:19 pm
(https://lh3.googleusercontent.com/lGXPiHyXYy8Idfry0myv4FpsXKNZD4XKVS6C5Z7JO-jkgOEgqiVA_zToegP8I_jQl3zhMArxkruHIEJH7n3kuKczZ-tRV83_O8SKI4I2t4DTuwdJG_TuSPP7902j9Xo11VyQi0UHvigSDC0NDYs1H2XS1-93NfRqrgJNEDu5XAp-vnHTG0JHKJ5FX_YsPDNKIpo5udxK5v4DtG6CaZaRsWcf7hoUEH3Bd9944aQRIcC0K7yAqXrnSgV8pETukEsYUI3vtIGUdaImLkx9JHYf7ZMp_refgsQVaxWl6cUcO4n5tKjDqdZufPhUMxA0aRaTC4TLb7pMZT0zZY61jrAi4GauBkIRvPuPXRMo8-8A_rGssbJBVrMhkqZlFadCGqF5y-f_j64Jk1ipm5DdEG2_ylT19jtajphiFE053phLXMjN3umcTGBgnYT7WkaPLbHvqk6jSN0O-uU3YdfWjcmjOAwLQ34CvN-k5RwAWiMonY8O2A1B2mI-kwDQ5jNCYKZObEfK6Y6txzTTX0Q5bPp0Es3yizcch7st-FuYx3NPHhIO-W1-C5r2SLwxRz-8ufWElEYHvBG9Dg_z3E6YUquMKu2El7dS-mrAR3ceawg=w800-h374-no)

(https://lh3.googleusercontent.com/2aBKyCA0ia_zDNSgvFtf8Id7cN_bKCSQB57RnzYSVAXtV31t6fPuiMqozuPIPF3M2U3dv7KCIliVojmF5-w4PqvyYieEMMX6QnIgj4ixqYgKcqOrmhfw-8Xy-YUKuGdX_CL5iitlw4-qe1OgrGDgDMS4GE0nPDVVyC9cGNoKh61g2R3BaPi8Qo6NBNxW0ZiYeJC9A8ZRS48R4shcOMiyY0DrAwNjAbue0qC0sXs6hktS6871tA33LqfLUaNCfCRjWpqcn4ssvXjFIxmHQSJDaJ5KkkuKbATnTgMPK7vsiFnN5OXO0kSZLHozSi8l2djeojVdLfOFD68_iOu3nz_dP8aXy4u4V9FJEz3ugzcVpVc3oyIVXjuYLsUwi-IE6U5ivrJJGSs976-3_mF3SUhId28L21wbCL-H2C2xUjkt_2_z0a2Xb01tSNCgJI9kdXAfeznrTHiCKqN4Ebkcr21iOPkQRwEzJ1pHrhPJyy8Nz3ULhvDR34Ygy7PfiSCPv_FqFAg7nQv_WHJMPwWPTV4HM-iQIFFsoHzjvXSUCEotq94FmmVJY3TC68k3x0eQeD6EUVm3-erXL3eHNU2U1kqVP7kCHW7ICw8goZSN3qE=w800-h455-no)

Trận Mộc Hóa (Tân An) bắt tù binh có đồn trưởng Mộc Hóa Bertrand.

(https://lh3.googleusercontent.com/8KssnmqRIdcpBySA2FJRimRBY6amMt1vq_-w9g5tta8eP5Q6LUe-QwSfkLvREH9JuwV3gHj45fGJNlAXCBBKOU-s_Pl7OLXyIkn3P0pF_UqFC411FqizcadcoyPWGZoc9onD6ntO64Uap60XKZ8V5Nq5fK3Hv9OjrMKuR2R_mxQUk_T-Np_y1MRuMXIv5wkj_lGRHw0fxLWL3iYFa_oN9GB9A8zcXlom8neHKLtLWluFEImEX5OewYzLXlKEMN5aqNGxMp2SV2gYxGTdzzevvy0p6-67P2HYKSz6n4pgskth9PZBrjNpB6Gq6m_TNl4A2o_WcNDD8P3vC0_QvuoTle2rPG29fbqLCrDIqe8MjD9A0B_zKNgPebszkJKPXxS7J0urJWx8KQthsinmswd11TKwCTd8KbXvnY6d7w8pUn84rJN5tOf05-3b9TrBZuUySLQofGpWKnJQPbMeoxq3QmZuCM2FrEy69Iux_gpcrl03DdkrV53xwv7vkvv7m5O2qdsHqRipcl5s2Dfy_85JWjvwsSvh6GiSjF1PQYNBg9S5eB-r6PYE_b4QxCtb2WnJFiWVk6zobv_0RQFseUpNof3owZhR2UZhMuJ_tUE=w800-h454-no)

Chiến lợi phẩm trận Mộc Hóa.

(https://lh3.googleusercontent.com/rd588Hqmx807FBpzhqwgGdvYRhUKgXgo8w5vnnKeJxjjfL5iX-kb6_Apt5OPJv6AE3k21OaSBbs2MQPTGe1pKpHMoOi4sPYq17Nzwhi92zocPj0D3peZmzO0ItLf1HJPbms5WaskOanfhKWK1Vkr_oUlOx8b6q5o8PoNjvzWv6aK8Ft3KB3odVCU5ygQ1i4EEMGdTOrl6PM0C-gXhJoGo7wklqFeWL0nzIKFuqQdFvQqXhoI0f8tn8j0ees81gYDcX-5uQ384FG-_C7jkRPSDTIyfTq0cw0IKfdCuMUwuEa29yAFzlAS5NqeGeDcGt4Vft25Edra1BQJEQyGDYEDOtCaOvqrTVFIqPXI_bKDksn0QGkpnS8rkoe7zCaNSusflO0UReWwY3R6mCZWXx-MHy1ujAjUt5e1XfUAn8Zlptn96qs13_mL8K-8bXen4KgWJzowd-nKKxOn9-1YXhLdqB5iRpCw08hZEZD89iEW80ibLyEwaZ3thXoPCJW9I38gXHVyY3B1U_37Rp6mCANjRMTVYjKL3FBo2cQC4coEOD1XLsZIfTTFoCCHyxpavGTyYHy5kCxd6LqJ5w2N8S1Vf5Ni8Hf7h7ewxPXeWKs=w524-h832-no)

TRẬN MỘC HÓA 18-08-48


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:30:38 pm
TRẬN LA BANG (12-1948):

Đây là trận công đồn đả viện với phương án tác chiến được xây dựng trên bản đồ, trận đánh xảy ra ngày 16-12-1948.

Sở dĩ ta tổ chức trận đánh này vì ngay từ đầu năm 1948 quân Pháp ở Trà Vinh đang ráo riết thực hiện âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc: Việt – Khơmer; lúc này Pháp dang tích cực xây dựng lực lượng Bảo an trong người Khơmer mở rộng việc đóng đồn bót dọc các trục lộ, từng bước thu hẹp vùng giải phóng ven biển tỉnh Trà Vinh bằng chiến thuật vết dầu loang.

Ngay trước khi xảy ra trận đánh, huyện lỵ Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) vẫn là vùng giải phóng của ta. Nhưng ở các vùng lân cận, địch đã đóng được một số đồn bót và khống chế được một bộ phận nhân dân, nhất là người Khơmer. Hoạt động quân sự và tâm lý của địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Các cán bộ cơ sở của ta lần lượt phải dạt ra khỏi địa phương. Với kết quả đạt được, Pháp âm mưu lấn chiếm vùng Trà Cú

Để kịp thời bẻ gãy ý đồ của địch, khu 8 quyết định khẩn trương điều động lực lượng Tiểu đoàn 307 về Trà Cú.

Đang đóng quân ở xã Hựu Thành (Trà Ôn – Vĩnh Long) thì Tiểu đoàn 307 được lệnh điều động. Lúc này trong Ban chỉ huy tiểu đoàn chỉ có đồng chí Nguyễn Văn Sĩ (Tiểu đoàn phó). Hai đồng chí Đỗ Huy Rừa (Tiểu đoàn trưởng) và đồng chí Nguyễn Văn Tứ (Chính trị viên) đang dự Hội nghị quân chính Nam bộ.

Chấp hành mệnh lệnh trong trường hợp đơn vị thiếu người chỉ huy, không thể trực tiếp đi chuẩn bị chiến trường, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Tiểu đoàn phó đã quyết định cùng cán bộ đại đội nghiên cứu phương án tác chiến và hạ đạt mệnh lệnh trên bản đồ; đồng thời cử ngay một số cán bộ đi quan sát thực địa.

Phương án tác chiến được xây dựng gồm hai mặt trận:

1- Mặt trận công đồn La Bang:

Do Đại đội 993 Tiểu đoàn 331 phụ trách được tăng cường một đại bác 20 ly của trợ chiến khu có nhiệm vụ tấn công uy hiếp đồn La Bang, buộc địch phải đi viện và khi ta đánh viện thành công, đại đội 993 phải tích cực lợi dụng tình trạng hoang mang dao động của lực lượng đồn trú ra sức tiêu diệt, bức rút, bức hàng đồn La Bang.

2- Mặt trận đánh viện; Do Tiểu đoàn 307 phụ trách, được trăng cường một phân đội của Đại đội 991 với đội hình như sau:

a) Đại đội 931 có một trung đội bố trí ven lộ Cầu Ngang, Đôn Châu, 2 tiểu đội ở phía trước, 1 tiểu đội ở phía sau. Trung đội có nhiệm vụ nổ súng lệnh; dự kiến nếu địch hành quân theo đội hình tập trung thì 2 tiểu đội ở phía trước nổ súng, trường hợp địch đi lẻ tẻ, sục sạo ven lộ thì 2 tiểu đội ém quân qua một bên để địch đi qua và tiểu đội phía sau sẽ nổ súng, ghim đội hình địch. Quân số còn lại của Đại đội 931 được bố trí chiếm lĩnh ấp Lạc Thiện, xã Ngũ Lạc cách lộ từ 300 đến 400m, có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu, khẩn trương xung phong ra hướng lộ, đánh địch từ sườn phải, chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận địch.

b) Đại đội 932 chiếm lĩnh ấp Lạc Nghĩa xã Ngũ Lạc cũng cách lộ từ 300 đến 400m, có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu, khẩn trương xung phong ra hướng lộ, đánh địch từ sườn phải, chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận địch.

c) Đại đội 933 được tăng cường một phân đội của Đại đội 991 chiếm lĩnh ấp Lạc Sơn xã Ngũ Lạc, cách cua lộ khoảng 500 đến 700 mét, không để tiền tiêu địch sục sạo, phát hiện; có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu bằng cách cử 1 trung đội nhanh chóng chiếm cua lộ khi xung trận để thực hiện nhiệm vụ khóa đuôi và toàn đội hình còn lại cùng với một phân đội của Đại đội 991 xung phong ra hướng lộ, chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận địch.

- Chỉ huy tiểu đoàn sẽ chiếm lĩnh sườn phải ấp Lạc Nghĩa, đoạn giữa đội hình của Đại đội 932 và lộ Cầu Ngang – Đôn Châu.

- Vấn đề thương binh sẽ do quân y từng đội đội sơ cứu, sau đó sẽ chuyển về trạm quân y của tiểu đoàn bố trí tại bến Cây Đa, xã Ngũ Lạc.

- Việc tiếp tế được thống nhất bảo đảm khi chiếm lĩnh trận địa tấn công, mỗi chiến sĩ sẽ có đủ lương hực và nước uống cho cả ngày hôm sau.

- Chỉ huy chung trận đánh là đồng chí Nguyễn Văn Quạn, khu trưởng khu 8.

Diễn biến chính của trận đánh như sau: Lúc 23 giờ 00 ngày 15-12-1948, ta nổ súng trạm địch tại mặt trận công đồn.

Rạng sáng ngày 16-12-1948, khoảng 1 tiểu đoàn địch hành quân cơ giới xuống ấp Lạc Thạnh, cách mặt trận khoảng 3 đến 4km, địch xuống xe nắm tình hình và triển khai đội hình tiến về xã Ngũ Lạc. Nắm được tin này, lập tức trinh sát báo cáo về tỉnh và thông báo cho 2 Đại đội 933 và 931. Tại sở chỉ huy tiểu đoàn, do thiếu phương tiện thông tin chỉ nắm địch bằng cách bố trí trinh sát của tiểu đoàn trên một cây cao để quan sát. Đội hình địch hành quân khá tập trung, có cả một số sư sãi địch bắt theo.

Đúng như hợp đồng chiến đấu đã dự kiến, các lực lượng ta khẩn trương xung phong. Nhưng khi Đại đội 932 và 933 chưa đánh mạnh được vào đội hình địch thì chúng đã chiếm lĩnh được bờ phía Tây lộ Cầu Ngang – Đôn Châu và bắn mãnh liệt vào đội hình của Đại đội 931. Cùng lúc đó, bọn còn ở ngoài trận địa phục kích cũng chiếm được địa hình ở cua lộ và bắn dữ dội vào đội hình của các Đại đội 931-932 và 933. Do địa hình lầy lội ở rạch Thị Ròn, Đại đội 931 gặp khó khăn trong việc kịp thời vận động phối hợp vây ép địch, cộng với bộ phận địch nằm ngoài phạm vi phục kích bắn ác liệt vào đội hình trung đội của Đại đội 933 nên việc đánh chiếm cua lộ diễn ra giằng co, quyết liệt giữa ta và địch. Đến khi ta chiếm được cua lộ, trung đội này có bị tiêu hao. Sau khi cua lộ bị ta chiếm, địch trong vòng vây bị ép mạnh giữa hai làn đạn từ hai bên sườn, chúng cố sức tìm cách phá vây – Lúc này bọn địch ngoài vòng vây cũng phối hợp chống trả mãnh liệt. Chiến sự kéo dài trên 1 tiếng đồng hồ, trung đội chiếm cua lộ của ta bị thiệt hại nặng, địch tạo được hành lang thoát vây.

Kết quả sau trận đánh, ta diệt được hàng trăm địch, thu trên 60 súng các loại. Bắt sống 20 tù binh, trong đó có 5 chỉ huy Pháp gồm 1 đại úy bác sĩ, 01 trung úy chỉ huy trưởng tiểu đoàn, 03 thiếu úy chỉ huy 3 đại đội. Số còn lại chủ yếu là ngụy quân người Khơmer. Về phía ta có 31 đồng chí hy sinh (trong đó có đồng chí Nguyễn Duy Hải, Đại đội trưởng Đại đội 931) và khoảng 30 đồng chí khác bị thương.

Trận La Bang, là trận đánh khá tốt; một lần nữa truyền thống chiến thắng của Tiểu đoàn 307 được củng cố. trong trường hợp thiếu người chỉ huy, vận dụng hình thức tác chiến trên bản đồ, cử cán bộ trinh sát thực địa, hạ đạt mệnh lệnh trên bản đồ, khi chiếm lĩnh trận địa, trinh sát thực địa và bổ sung mệnh lệnh chiến đấu là thích hợp – khi thiếu phương tiện thông tin, người chỉ huy các Đại đội đã tác chiến theo phương án, và người chỉ huy tác động đơn vị bằng tác phong gương mẫu, chứng tỏ: trình đội tác chiến của đơn vị, trình độ chỉ huy của cán bộ đã được nâng lên – nhất là tác phong gương mẫu của các cấp chỉ huy.

Riêng đối với việc phải chịu một số thiệt hại, chủ yếu do trong phương án tác chiến, nhiệm vụ đánh chiếm cua lộ thiếu dự kiến mọi tình huống đôi phó: khi địch lọt hết trong trận địa phục kích, hoặc chỉ một bộ phận và nếu trường hợp chỉ một bộ phận địch lọt vào trận địa thì địch còn ở ngoài trận địa nhiều hay ít? Trong tác chiến cụ thể khi còn khá đông địch ở ngoài trận địa phục kích Đại đội trưởng 933 nên xử trí bằng cách không chỉ cử 1 trung đội đánh chiếm cua lộ và chỉ để một bộ phận nhỏ xung phong ra hướng lộ Cầu Ngang – Đôn Châu để hiệp đồng với Đại đội 931 và Đại đội 932 thì kết quả sẽ tốt hơn.

Sau chiến thắng La Bang, ngay đêm 16-12 đồn La Bang bỏ chạy, xã Đôn Châu được giải phóng, rồi lần lượt thế kềm kẹp của địch ở các xã Long Sơn, Long Hiệp, Ngũ Lạc đều bị phá vỡ. Các cán bộ cơ sở của ta về hoạt động được thuận lợi hơn, phong trào Issarak ở các vùng đông người Khơmer được củng cố, ý đồ chiếm đóng vùng biển, nhất là huyện Trà Cú của địch bước đầu bị ngăn chặn; âm mưu lừa phỉnh, mua chộc để chia rẻ khối đoàn kết dân tộc của giặc bước đầu bị thất bại.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:34:00 pm
(https://lh3.googleusercontent.com/xJajKmGXHyABTGDnP35phSjMS788c2P7jI1u0KdipQLdRgPJOgT88-OCfzAu_bx4rtEwzZhMjXeh1PlIdnX3AqDuYTQJby_D02lK0D3Bwlm_VUoJ3A3aPeFz__SUQdrOX_n37IIaEfEXCzCQ4UUf4_kCQj0YMn1o8CzrBUINm2q_zfwpvVHBX6Bnkwj9-1ZKHKGTX8dLaaS_MPM-oGhVa1uh2KSMdPWwEUHYnQA4pbik2-zylLslR2BcpacOeiHeTG4hXn-xyEVG16Sww2ia5_SLNHHm43AQvXgqxhC_-GrBMIbsXPE9Og1OWhUF0T4ZMZBv1wGPDmqOVbmLVhXJcP5MQNhlyXUhBd8JXAGhSNnfRk97svXsIlYzVgT7k8EKLBpSQ6xlAeYKs1z7Dav4y7oagAv6P4nPuXNdr1H_5WginBXxV29m8LfJlPJHJwstbSakrxJZHXozCF8u5cHe5NGyrixLgrBAIHe0TuCgFM18tnpaBRlmNTjrvDHkNoNZnRPy2aldNYTHXCLbW2f3TID2dLfKH-L5quNDW4OlS7eKjRhu0T4B_KSsmF4b30KQbWnKQq7rUjO_c1i2oPuXRY5TtY6QUeqVdqpJcVE=w800-h481-no)

Đ/C Nguyễn Văn Quạn ngồi bên phải người chỉ huy chung trận

(https://lh3.googleusercontent.com/AHMmLSh5dRqW9oZebSTXxYXnnvjXACX-isCl5aU6PlC1kZnX64tw2syq0yMB1pC6gd66oUuXyZSb4hT4_xGjMmudA8DHdyiXpFHRXGJ_dLVXGL_9VEaoU8cGm4w3chRG-aKj3yUn63t3_yd9PTclHPnzDpbWHwQdO9EkQ9-4iOLKIMk54v0lQXuZjeFOlPCnGwd9czaiqdbcTl_6gqPs3ce4TQWCNB92nFCIms9l9ACLB1uEjgbJA9XL1X2TEf3M0xPovAJqw-btvBKJINLxuzL5FaV7Sz1kxez1rdbwlJVx0ZPt-vuoSzqCdyUblyoZDgyC1IkciSp0SccQ5igc5fu3TI5a5M9XsDah2ALvAwo4F7Z_9hYeIiSPtuI_lV2uyotBzaHzleULRnUOMNZoZXJAhIb8SB25Kf2AipHgieebS7gm4aw4Mf_Yws2bRn7JQXu9g5F6SV2nhLwkm1RPy7wVQbZ0FjCeM_Cq7vATIjrbu3K0h6G-EIVrVa8OWu0ZQnfn9xDHraddyKGlbL0l78-_T_V5OiGl8H9B5OmiUck4MnaqcXNqiMjZGVQccf0UtLU4b71EqmiPr-q-uET3p5NgfvtX4oIqB0kQA-I=w800-h555-no)

Trận La Bang (Trà Vinh) ta xung phong, địch đầu hàng

(https://lh3.googleusercontent.com/1-t2zyM2y81nqaL5PCLrjubCgv4F0rdjLxSz_0GgWKEhAsYTVfOxgGs08y1spEdBSUOdfXsNxR8HwOIkpSnR0Fxr2bcTvqLzcZx_kAIFqZGiwKK-DwJmqdcVd_vL8q9q_OKvb6cFxBQxvv7f9Q4LAjDZc_3TBmhhXUeSnEtIk5rhC_0FasMpcZ3Plc_kEHHyWuqTp9jv6HB5Wv8leuvz76mjoBSITygnymcgbLJkO5F_8Q0RLuT0XckGZpyQIYbT8S_Di9vlyta9iu4ANeu6nVOl3K1YBe6TgwLOrdR92bFt6Wqt5FzjM3CiFTCHTUK--HsPNCdq-aVjIC37L1YDprokBSbXgT_NtmzYLwfdcvacdiwe1x7OD8V1K4339Fm7yl6B0-1wtwvZ35ahd3ow6bMz7vVG_RQil5T9O3MsCaBmTU_cbuUfgqtb3IuFmhZV_w_NMjfYFPFP-rvAmWqywR-QzIZshVnZvEaw9D4MsTNwz5XbQXOwOzTJDdEnvblfjLTJo8B-PruwhLQyR7MwD7eGkJ5D8FjL_57aWtIaSVo_nfHCztnIMAUBM8OUdZPORiUlsdKfeYG820y1Iq2XHkjXvQnJyVMmqcw9Frk=w800-h498-no)

Tù binh trong trận La Bang (Trà Vinh)

(https://lh3.googleusercontent.com/agUc2e8mHdBDXycDAmXjrPoAXX8xiVZ-n9diolE3artFjCSaI7nl1lu1EE241ipMcW8qkQVRNPQXsKWGlBQuntXgoxWXzi_Pa_hiHfAld-GP-pu80pJ_2qrCn4feeG6cOoX_WE6_mU9hfBO2cTypbG1R7xhy0CxvHk-7nm_gbjj7vTBfPxCHALIjPyG_WLTGj_G4SVbVHcRspRIJxUVfWRjHsOAyr49EujO_MExkNtnd0gAR7sR-mhy_1Z87zoCjwqomwGGTgnLapSxejTT1OZpHICCth7xFAzmx7qIRv9toZ0yjF1DQ87nYS4DJnS1eLnqMwdCBsXMtGJKed3cJhR9BnwD5hU3Ssjp6aDRFW44Lr0DjAOX97rQZumvGnPd8_ICA5bo_sD4IB4WuhZMrNoAeSqMVm_QiLMcHTmFLtk-3oHQfPoPFTTiYh0KhTGVxsSZc9C8GDquDs5j79mfZ67HRPV-oA_TviRfq-6ybutapSlLXZCYl-w4O9lIPxxXNkIDhj03JwjTbOyKo9oaK5D5pS-eUE9w_sgR-jLrzH529QSRtU2bsltc9d8Af4gB8M5CMadX8BuG-XGEazhPjHhPV0Dk4per9s-KutWk=w800-h493-no)

Trận La Bang (Trà Vinh) giải thích chính sách khoan hồng của ta

(https://lh3.googleusercontent.com/z4-whKQCLHckOMwV8zw6fBozca3bXwZvF8MxVVMgUEW3PfNa0whBRidj9LSs4KTSSLb0R6Etd6imdS1FkUPwYXmNB3IBYtmJV94IEa3iexuzcTqwTl4g0qdNRDR1uZ4x0-Rj_0tkc1RUnK4vivv183kMX7XiVXfxUSb15b7-6PYoE6fzaBSxzST-Oes5pljvwJHjCDu3n3LE79eoP3M5f-uGUvsmfQJEF18l2RnDE4E5Pd_BZc90593LjxZlhbAs76HxTcq5sNN9oqArEgGHSCKYiUiXcT7dsCnJvrXvuozlCvR0Ab80NzJaFbSkUOQ1pnKCjsiE_eiO1o5zahPw1SOhPDHSuxdCHp9-cWRSQV410j2uK6eQ-6pQU-Csh2qp1lnMaxs2sS8AtbDnPtV0R38xfoqzO9iNOLfwTtRi23S0ndl9DI98DpTk2Yex-Qq3pGZTSg5gA3LEw5lO6tkxZ3phDyEImZmUa-gLK1HTJJUIsPlQaXSnh6Muar0vJdOSjAeIG1rNBIOvNCh7Qqw88GVjZeALDcHSmdaJX0fqt0KMUr6mdB2guM2OBRl84SlzdDBgI19q7HxT_PWZ1Yr3NGtkeyqAZneJIgx_hlQ=w1024-h638-no)

TRẬN LA BANG 16-12-48


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:35:43 pm
CHỐNG ĐỊCH CÀN QUÉT BẢO VỆ ĐỒNG THÁP MƯỜI

Bước sang đầu năm 1948, thực dân Pháp vẫn chủ trương tập trung mọi cố gắng để nhanh chóng bình định lãnh thổ. Về nỗ lực quân sự, tại khu Đồng Tháp Mười của ta, Pháp tiếp tục mở các cuộc càn quét lớn bằng nhiều hướng nhằm vào các mục đích:

- Tiêu diệt các cơ quan đầu não kháng chiến như Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ, Bộ Tư lệnh Nam bộ, Bộ chỉ huy khu 8.

- Triệt hạ các cơ sở vật chất hậu cần, kho tàng dự trữ của ta.

- Tiêu diệt các Tiểu đoàn chủ lực 307, 309 của khu 8.

- Thực hiện “giết sạch, phá sạch, đốt sạch” làm cho nhân dân Đồng Tháp Mười hoang mang, trên cơ sở đó chúng lấn chiếm sâu vào Đồng Tháp Mười.

Các hoạt động của Pháp còn nhằm mục đích phối hợp với chiến trường Bắc bộ và đối phó với kế hoạch chuẩn bị tổng phản công của ta.

Chấp hành mệnh lệnh của trên và để chuẩn bị cho nhiệm vụ Xuân hè 1949, Bộ chỉ huy khu 8 đã triệu tập hội nghị phổ biến âm mưu đánh phá của địch, hướng dẫn phương thức đánh địch trong các thị xã, thị trấn, đánh giao thông thủy bộ và bảo vệ mùa màng của nhân dân, trong hội nghị này Bộ chỉ huy khu 8 cũng quyết định phân chia các khu vực hoạt động và xác định nhiệm vụ từng khu vực để chủ động đối phó với mọi âm mưu và thủ đoạn của địch. Lúc này, Đồng Tháp Mười được gọi là khu vực phòng thủ, do “Ban căn cứ Đồng Tháp Mười” trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy.

Từ đầu tháng 5-1949, Pháp đã liên tiếp mở các hoạt động thăm dò lực lượng ta ở Đồng Tháp Mười như: dùng mìn phá cản kinh 28 (ngày 7-5), đưa quân thọc sâu vào vùng Hậu Thành, Hậu Mỹ (ngày 13-5) cho máy bay trinh sát dọc theo kinh Dương Văn Dương, kinh Nguyễn Văn Tiếp.

Đến ngày 1-6-49 địch huy động 4.000 quân, đa số là lính Âu Phi (3.000 bộ binh, 700 lính dù, 300 tên dự bị và 300 xe lội nước) do tên Đại tá Paul Connier chỉ huy, tiến hành tấn công vào Đồng Tháp Mười.

Qua tin quân báo, biết được ý định của địch, Bộ chỉ huy khu 8 đã chuẩn bị kế hoạch đối phó. Dân quân các xã căn cứ, bố trí địa lôi dọc theo kinh Dương Văn Dương, Nguyễn Văn Tiếp, kinh 12, đào thêm và tu sửa công sự dọc các kinh để bám đánh tiêu hao địch. Các Tiểu đoàn 307, 309 có nhiệm vụ tiêu diệt một bộ phận địch khi chúng càn quét vào Đồng Tháp Mười hoặc khi chúng rút lui.

Tiểu đoàn 307 phụ trách vùng Ba Sao, Mỹ An xuống phía Thiên Hộ, Tiểu đoàn 309 phụ trách ngã tư Hàm Vổ đến ngã tư Quảng Oai. Tiểu đoàn chủ lực Nam bộ phụ trách từ Gãy Cờ Đen đến ngã tư Lagrange và bảo vệ Bộ Tư lệnh Nam bộ.

Phát động nhân dân làm hầm hố chông, cắm chông nước dưới các cầu tre, cầu khỉ và chuẩn bị cầu giả (đã cưa chân hơn phân nửa).

Các đơn vị hoạt động trên địa phận Mỹ Tho sẵn sàng đánh mạnh trên lộ 16A và chú trọng đánh bằng địa lôi. Các đơn vị phụ trách thị trấn, thị xã đánh vào các nơi chủ yếu để căng kéo địch.

Trong ngày 1-6 khoảng 500 tên địch, từ Cái Bè vào kinh 28, qua Hàm Vồ và dừng quân tại ngã ba kinh Một Thước, Hàm Vồ. Trong khi đó một đoàn pháo thuyền từ Thủ Thừa (Tân An), vượt sông Vàm Cỏ Tây chở 300 bộ binh, có 30 xe lội nước đổ bộ lên Tuyên Bình và kéo qua Cây Vông.

Ngày 2-6: lúc 7 giờ 30, địch nhảy dù xuống Cây Vông, rồi tiếp theo đó là xuống Ba Sao.

- Ở Cái Bè, khoảng một tiểu đoàn địch tiến vào kinh 28, kinh Nguyễn Văn Tiếp ở đoạn chùa Ô Môi để phối hợp cùng quân nhảy dù ở Ba Sao.

- Ở Cai Lậy khoảng 500 tên kéo vào chợ Cuối, tiền dọc theo kinh 12 đến ngã tư Quảng Oai.

Ngày 3-6: Bọn địch ở Cây Vông chia làm hai cánh: cánh thứ nhất có 15 xe lội nước hôm kéo qua kinh Bảy Bàng, sang kinh Nguyễn Văn Tiếp phối hợp với bọn ở kinh 28 vào phía chùa Ô Môi, cánh thứ hai có 15 xe lội nước ra Gãy Cờ Đen xuống dọc theo kinh Dương Văn Dương.

Ngày 4 và 5-6: Các cánh quân địch tiếp tục thọc sâu vào hai bên trục hành quân chính. Đi đến đâu chúng hung hăng đốt phá đến đấy vì luôn bị tiêu hao do bộ đội, dân quân du kích đánh hoặc bị vướng lựu đạn, mìn của ta.

Ngày 8-6: Vì không thể kéo dài hơn nữa cuộc càn quét, địch phải rút khỏi Đồng Tháp Mười.

Kế quả chung, sau cuộc càn quét vào Đồng Tháp Mười lần này, địch bị chết 400 tên. Bên ta, hy sinh 70 đồng chí (có đồng chí Đỗ Huy Rừa Tiểu đoàn trưởng 307 và đồng chí Hoàng Mai Phiên chính trị viên 309), hơn 700 nhà dân bị đốt (có nhà máy xay của Bộ Tư lệnh Nam bộ và nhà máy giấy khu 8), hơn 200 dân chúng bị chết, hàng 100 người bị thương vong.

So sánh về qui mô càn quét thì lần này là một cuộc càn mà Pháp tập trung quân đông nhất (kết hợp cả hải, lục, không quân) và dài ngày nhất (từ 1-6 đến 8-6-49) từ khi chúng trở lại xâm lược nước ta. Song cuối cùng chúng vẫn không đạt được mục tiêu đề ra.

Sau trận này, Ban chỉ huy căn cứ Đồng Tháp Mười đã tích lũy được những kinh nghiệm về cách đánh của các tiểu đoàn, của dân quân địa phương và tiến hành phát động chiến tranh du kích rộng rãi trong căn cứ.

Trong suốt thời gian tham dự cuộc chống càn quét vào căn cứ Đồng Tháp Mười lần này, Tiểu đoàn 307 đã chạm địch ở hai trận: chùa Ô Môi và Sài Tư.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:36:36 pm
TRẬN CHÙA Ô MÔI

Lúc 7 giờ 30, ngày 2-6-49 khi đang ở vị trí đóng quân, sẵn sàng chờ tiến công địch tại bờ kinh từ Mỹ An vào gò Tháp Mười thì đơn vị phát hiện máy bay thả quân dù xuống Cây Vông và tiếp đó là xuống Ba Sao. Lập tức, Ban chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh cho toàn đơn vị hành quân bộ, dọc theo hai bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp lên phía Ba Sao để diệt quân địch. Đơn vị vừa hành quân, vừa quan sát cảnh giới phía Nam bờ kinh về phía kinh 28, lộ 4.

Lúc 14 giờ, khi Ban chỉ huy tiểu đoàn và bộ phận trinh sát đến chùa Ô Môi thì phát hiện địch nhấp nhô trong đưng, sậy từ ngoài đồng tiến về pía bờ kinh, khoảng cách ta địch chừng 1km.

Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc ấy có Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa, Chính trị viên Nguyễn Văn Tiên, Tiểu đoàn phó Đỗ Văn Giọng thống nhất nhận định:

“Tiểu đoàn hành quân chặn đánh quân nhảy dù ở Ba Sao là hoàn toàn đúng, bởi vì quân dù không đông, ước chừng 200 đến 300 tên, trang bị vũ khí nhẹ, chúng vừa nhảy xuống địa hình chưa được củng cố, không thể làm kịp công sự cho nên tương đối dễ đánh. Nhưng hiện giờ có địch từ phía kinh 28 tiến vào, chúng đã đến gần bờ kinh: Nếu ta hành quân thẳng lên phía Ba Sao thì sẽ không kịp, lực lượng địch sẽ bám sát theo ta vì mục đích của chúng là lên Ba Sao để phối hợp với quân nhảy dù; nếu ta lên tới Ba Sao đánh quân nhảy dù, thì bọn địch mới vào bờ kinh sẽ tập hậu quân ta; ta lâm vào thế phải đối phó với hai đầu đều có địch; bề ngang kinh lại hẹp (20 - 30m) không thể triển khai nhiều quân. Như vậy rất bất lợi. Cho nên, trước hết phải bố trí lực lượng trên bờ kinh phía Nam chặn đánh bọn địch ở phía kinh 28 vào. Sau đó sẽ tùy tình hình mà xử trí. Lúc bấy giờ Ban chỉ huy chưa nắm được tình hình địch ở các hướng khác.

Tiểu đoàn trưởng lệnh cho các địa đội đi phía bờ Bắc qua kinh bố trí phục kích dọc theo bờ kinh phía Nam ở hướng quân địch tiến vào, theo thứ tự: Đại đội 931 (đầu đội hình phía Ba Sao) kế đó đại đội 932 và 933. Ban chỉ huy tiểu đoàn ở phía sau Đại đội 932. Tiểu đoàn bộ ở lại phía bờ Bắc kinh. Ta bố trí chiến đấu vừa xong, thì địch cũng vào cách bờ kinh 300m. Chúng dàn thành thế hàng ngang tiến vào. Bọn đi trước thọc ngay vào Đại đội 932 giữa đội hình của tiểu đoàn. Lệnh tiểu đoàn chờ địch đến sát bờ kinh mới nổ súng và xung phong ra. Bộ đội ta lợi dụng tốt địa hình cây cối trên bờ kinh, ẩn núp được bí mật, nên địch ngoài đồng vào sát đến bờ kinh độ 10m mà không phát hiện được. Ta bất ngờ nổ súng mãnh liệt vào quân địch. Chúng lớp chết ngay tại chỗ, lớp bị hương, có tên vứt súng hoảng hốt chạy lùi thục mạng. Tiếng “xung phong” vang trời, quân ta xốc tới đuổi theo địch bén gót, diệt thêm nhiều tên. Vì bên ngoài đồng trống, hơn nữa địch lui lại dựa vào một số bờ ruộng chống cự, ta đánh chính diện, không hình thành được thế bao vây, nên quân ta vừa nhanh chóng trở vào bờ kinh, vừa thu vũ khí của địch. Khí thế chiến thắng tràn ngập tiểu đoàn. Lệnh của Tiểu đoàn trưởng là: “Địch còn phản công nhiều đợt, cần lợi dụng các bờ mương làm công sự, củng cố lại chỗ ẩn núp, tiết kiệm đạn, và vẫn chờ địch đến gần mới đánh. Có thể chúng tưởng ta đánh xong rút đi rồi, nên sẽ tìm cách bám vào bờ kinh. Nếu địch không tiến vào mà cơ động qua lại, thì Đại đội 931 và 933 ở hai đầu đội hình tiểu đoàn, sẽ cho bộ phận cơ động theo, quyết đánh không cho chúng vào được bờ kinh”. Tranh thủ thời cơ địch chưa mở đợt phản công mới, Chính trị viên tiểu đoàn và Tiểu đoàn phó nhanh chóng xuống các đại đội, vừa động viên anh em, vừa nắm tình hình của ta.

Địch dùng cối 81, 60 bắn vào bờ kinh, và gọi pháo phía kinh 28 bắn vào nổ bên bờ Bắc kinh chùa Ô Môi và ngay trên dòng kinh. Địch mở liên tiếp 3 đợt phản công, nhưng đã bị quân ta đánh lui, và bị thiệt hại nặng nề phải bỏ chạy trở ra đồng. Chúng cho một bộ phận nhỏ cơ động bên ngoài dọc theo bờ kinh về phía Ba Sao, địch đột nhập vào bờ kinh, phía ngoài vị trí của tiểu đoàn phục kích. Nhưng bị ta phát hiện Đại đội 931 cho một trung đội cơ động theo địch dọc bờ kinh, khi chúng tiến vào bờ kinh. Liền nổ súng diệt bộ phận. Địch không sao vào được phải quay trở ra đồng.

Đến 17 giờ, số địch còn lại lùi ra ngoài xa, co cụm trên đồng, không tiến vào bờ kinh nữa. Bộ đội ta thu dọn chiến trường và chờ lệnh.

Kết quả trận đánh: Ta diệt và đánh bị thương phần lớn tiểu đoàn địch, làm chúng không thể vào được bờ kinh để liên hệ với quân nhảy dù ở Ba Sao.
 
Thu hơn 200 súng các loại.

Bên ta 5 hy sinh trong đó đồng chí Phan Đại đội phó Đại đội 932.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:37:06 pm
Trận Sài Tư:

Mãi đến chiều tối ngày 2-6-49 tại khu vực chùa Ô Môi trên kinh Nguyễn Văn Tiếp, Ban chỉ huy tiểu đoàn 307 mới nhận được tin địch vào đóng ở kinh Một Thước, Hàm Vồ, ngã tư Quần Oai và phía bên bờ kinh Dương Văn Dương.

- “Lẽ ra đêm 2-6-49, tiểu đoàn cho một bộ phận (1 – 2 trung đội) kềm chân bọn địch bị đánh ban chiều tại khu vực từ chùa Ô Môi lên phía gần Ba Sao, còn tiểu đoàn hành quân lên Ba Sao vây đánh bọn quân nhảy dù vào sáng sớm ngày 3-6-49 thì có thể thuận lợi hơn bởi vì bọn này còn ở thế cô lập và rất hoang mang vì thấy quân yểm trợ cho chúng bị đánh ở chùa Ô Môi” (Ý kiến của bộ chỉ huy khu 8 khi rút kinh nghiệm với tiểu đoàn sau này). Nhưng lúc bấy giờ vì muốn chặn đánh địch từ phía nam Thiên Hộ lên Mỹ An bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân vùng này, cho nên đêm 2-6 tiểu đoàn về đóng quân trên kinh Nguyễn Văn Tiếp từ Nam Mỹ An đến Đốc Binh Kiều. Từ ngày 3 đến ngày 6-6 tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu ở khu vực này, nhưng địch không vào. Đêm 6-6 tiểu đoàn về đóng ở kinh Phủ Huyện để phối hợp với tiểu đoàn 309 đón đánh địch có thể rút ra hướng lộ 4. Chiều ngày 7-6 có cuộc họp giữa Tỉnh đội Mỹ Tho, Ban chỉ huy tiểu đoàn 307, Ban chỉ huy tiểu đoàn 9, bàn kế hoạch đánh địch rút ra. Hội nghị nhận định: Địch có thể từ phía kinh Nguyễn Văn Tiếp rút ra lộ 4 theo các kênh rạch ra phía rạch Sài Tư như:

- Kinh Phủ Huyện ra Sài Tư.

- Kinh Mười ra Sài Tư.

- Rạch Chà Là ra Sài Tư.

Do vậy tiểu đoàn 307 đêm 7-6 về đóng trên Kinh Mười có đại đội 932, 933 và tiểu đoàn bộ, còn đại đội 931 đóng phía rạch Sài Tư. Tiểu đoàn 309 đóng phía rạch Chà Là.

+ Chiều ngày 7-6-49 địch tập trung các lực lượng càn quét sâu trong Đồng Tháp Mười (Bắc kinh Nguyễn Văn Tiếp) ra kinh Nguyễn Văn Tiếp đoạn từ Thiện Hộ xuống kinh 12. 7 giờ sáng ngày 8-6 chúng rút ra lộ 4 theo các ngã:

- Theo kinh 12 ra Cai Lậy.

- Theo Kinh Phủ Huyện ra Sài Tư. Cánh này có xe lội nước yểm trợ.

- Theo Kinh Mười ra Sài Tư.

- Từ vàm Kinh Mười ra rạch Chà Là ra Sài Tư.

Ở phía tiểu đoàn 307, một tiểu đoàn địch cho phần lớn lực lượng đi trước phía bờ đông Kinh Mười ngoài ruộng, cách bờ kinh độ 150 – 200m. Còn một bộ phận đi sau, trên hai bên bờ kinh, chiến thuật này của địch là điều bộ đội ta chặn đánh lực lượng địch đi bên ngoài bờ kinh, thì đại bộ phận lực lượng của chúng đi trước ngoài đồng đã sẵn thế trận có thể tấn công vào bên hông bội đội ta.

- Đại đội 932 và 933 bố trí bên bờ kinh hướng về phía đông nơi địch rút ra, song vì địch đi cách xa bờ kinh nên không nổ súng. Đến khi bộ phận đi đầu đội hình địch ở phía đông kinh vượt qua nơi bố trí của ta, thì ta cơ động theo ra phía Sài Tư vừa có thể đánh chúng khi chúng vào bờ kinh, đồng thời tránh lâm vào thế bị địch tấn công ở 3 phía. Nhưng đến khi rạch Sài Tư thì địch đi luôn ra lộ 4, chứ không tạt vào Kinh Mười.

- Đại đội 931 bố trí trên rạch Sài Tư chặn địch từ phía Thiên Hội xuống. Cánh này độ 1 tiểu đoàn địch, có xe lội nước của địch yểm trợ, đi bên ngoài đồng phía bờ Bắc rạch Sài Tư.

- Khi bộ binh địch đến gần, trung đội C đại đội 931 bố trí ngang rạch Sài Tư nổ súng, diệt tốp đi đi đầu. Thấy đường rút về bị chặn đánh, địch dồn quân lên phản công nhiều lần, xe lội nước cũng xáp vào gần bờ rạch nổ súng mãnh liệt vào trận địa đại đội 931 và bắn sang phía đại đội 932 đang dàn trận phía Tây bờ kinh mười đoạn sát với rạch Sài Tư. Đồng chí tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa lúc này có mặt tại trận địa đại đội 931, anh em khuyên đồng chí lui lại phía sau vì thấy chiến trận ác liệt, nhưng đồng chí nói: “Tôi quyết cùng với các đồng chí tử chiến với địch phen này”. Trận đánh xảy ra vô cùng ác liệt tại trung đội C, trên khoảng bờ rạch rộng chừng 50m. Ta và địch xáp lá cà, và khẩu đại liên 7,7 nổ đến gần đỏ nòng vào những xe lội nước đang xông vào bờ rạch. Trong lúc chiến đấu, tiểu đoàn trưởng trúng đạn hy sinh. Quân địch mở được đường máu theo rạch Sài Tư rút ra lộ 4.

- Tiểu đoàn men theo các rặng cây ngoài đồng rút về phía ngọn rạch Cà Đâm xã Hậu Mỹ. Dọc đường, một máy bay Đacôta của địch bay lượn quan sát, bắn đại liên và ném bom xuống, làm một ít anh em ta bị thương.

- Đón đánh địch càn quét Đồng Tháp Mười rút ra, đại bộ phận tiểu đoàn 307 không đánh được địch. Chỉ có phần lớn lực lượng của đại đội 931 chặn địch từ phía Sài Tư đã anh dũng quyết chiến với địch đông hơn ta gấp nhiều lần, lại có xe lội nước yểm trợ. Ta đã diệt gần một đại đội của địch. Bên ta hy sinh 20 đồng chí, trong đó có tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa và bị thương 15 đồng chí.

- Việc chặn đánh địch càn quét Đồng Tháp Mười khi rút không tốt do mấy nguyên nhân:

1)- Lực lượng địch rút ra hướng lộ 4 rất đông. Tuy nói là tiểu đoàn 307 và 309 phối hợp chiến đấu, nhưng thực ra về mặt bố trí chiến đấu, thì 2 tiểu đoàn ở xa nhau, không hỗ trợ lẫn nhau được mà coi như mạnh ai nấy đánh. Nếu sử dụng hai tiểu đoàn tập trung tiêu diệt một cánh quân của địch thì tốt hơn.

2)- Địch tập trung rút ra cùng một hướng bằng nhiều ngã, theo các kinh rạch từ kinh Nguyễn Văn Tiếp ra lộ 4. Nếu ta chặn đánh địch đi ngã bìa và gần phía kinh Nguyễn Văn Tiếp, thì lợi hơn là ta bố trí đánh địch đi ngã giữa và sát nơi giao điểm của các ngã về rạch Sài Tư.

3)- Không sử dụng được sức mạnh tiểu đoàn 307 đánh địch vì kế hoạch bố trí lực lượng mai phục không phù hợp với chiến thuật càn quét có thể nói lúc bấy giờ là mới của địch. Ta bố trí chiến đấu không hình thành được thế bao vây tiêu diệt địch, mà chỉ đánh chính diện trong khi địch hành quân đã triển khai hình thành thế đánh xuyên hông và có thể bọc hậu ta, buộc ta phải bị động đối phó.

Chiều ngày 8-6, được biết địch rút ra ngã rạch Chà Là bị tiểu đoàn 309 chặn đánh, diệt nhiều địch nhưng phía ta hy sinh 20 đồng chí trong đó có đồng chí chính trị viên tiểu đoàn Hoàng Mai Phiên.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Tư, 2018, 07:39:59 pm
(https://lh3.googleusercontent.com/vQXNMr5FvKlXmWfWdX-TGx4PMYA30PqBTQOvpKBLGvw0bzbN5DTp_1lcsI0Jfq_G3GrSXdBTkGHOGgYOYHG7OxJE-XkAGscW-7V-rkd-XfQQBfGaCe2jDS-_3fMPPr6lV3whiuloyhoJDKRwWDEkBlWacJljgBVHWulYKKdOeetKLq_D3FhZSf8R0WW0FgqNNDCfI2HqBoKLs2C8EiOhpvI0F8xexU6jvMBTSGokMEs_9qC4HIMSM2GnhgKLkJWpWIN3-VgJ3HEzTSM1k3SBnVy7U6ANkGWs4bw_k6UyMd8z7fr_bllgH1-t8bNDKNvxjWMK4dzf6i-rt4lzhrc_o8LWlQUofvpIsa408l6hQ048SLuE_JpZjHol9PHQRyJLgxKI-ezIRRASgxeaWd46B4ELWNoQH9DlqFTQuSZF4GLxPLONjJTyj7XDKuEO2US1wZD_ESDubfK_lT69HjE17mTPBSlVn4j32fw2TF2OpXIb9vQC3Gv_Jh5XkPsxUgKp-BAT9IAzA-xjrtLhyb-OKAUNENPTDUDLnuQwhYLlRnIEZa24Jdo_RO48B4AHCFM0ccRJPE0loEmY2Jc36vo5JCEtbOddInCv6ZrPguI=w361-h600-no)

Đồng chí Nguyễn Văn Tiên, Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên
của Tiểu đoàn 307 từ 1949 đến 1954..


(https://lh3.googleusercontent.com/EidBPIiFgaB5mILhefYTjBPTxtfhMoJxl2wv-nAUsViyXgM6Ll8wcaJKemp-CjvzA6LXy_V0lBmWsJsS9AGQa2P5-k2hXR8UFOqjFAuPGnkgP5x9S-nNgv7vzzCbDtj-t5aNL71YmsxsScJAPSMg2sLRNAY5ueOBWD4v9wzkwGHJq-sHtikShXUBO56qwLhOqV9MyXS5DyaRmfv7ZZVwwAYup8qigyX5pS0z1H1Gq32BoIoaJzsDjwe0D1D_dqD5yeUCRL6W9WL2PVCoMoozVO4R_BdKmz0JFCBZYzqGQog1qpWahn6Jz2JuOQ4TLBHf76Mw4lQCqlWGW4VIZVgMEYRHRFJqbCY-yTHWOzEqmW-k1m2s7fTlQfYg9nNjot5W9HwbUa5j729Ax6AqtN3CLliYGe2AuQnwJvBsfSo0JHzzVCdwqjqjoumzb7c3ByAvLYJKWlxjzNgiD5xs6_bYI7bcnnKptpaMCZw_Q2CTddeiQKBzCFrnDfIL1EvAr5Vq4Pn6N0AGUq1aMnKthfTDNUnqgX9i0hXsd0aneWLreRirTQH1mj6tsbX0WHrAGX3eEp3q_6kfL3_pXIivaBfZGLejtW7eqFDsEv04jOk=w800-h498-no)

Đ/C Đỗ Giọng tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 307.

(https://lh3.googleusercontent.com/INktbcexMnV0Tkmw0_CBC538_yqh9UIjLMVE2gIdA3Aj3N08HZxIBAJP4aJ_fo7lphNVDE9TNrVea8_5zjSYODX5nMZTV5A02vPnYu5wrNq8nGxAH-IP4qR-29EZQh7RtrbfOLZzloUqLmyrSq5UEqqOWL9wQKXyt8IdUDchVV_i5pR-7ErNdmlsMWD59Xo6qvj67_f9OtlukvtUO2uMBaeBRGm847Ai_iFAuUwL0jlCJq41vAnka5sfZdC63sd45FpgJsH863JtNMg0WAvWYl-_tO0SGd71fsvKaAKvjg5_D-6CAPNocvgXdWlTGZlpekgoNBfqUh1UGlorJVEkcU_IBh34TWsLkM7eb8IxUsbZ7J1p8XnwIABSyq-2k6KEOwojGb5S_5u4XACaoxFHlldmDgjQ3VFyEBlkNWDC8bOt3wX3IKSRwCQcixQpwLSYlQTPw787uAc4FoO6yM4ExhU_8w1UbJTQZXHdGNINmX6XI68EsayFLFMSaEri5QjnOPXSdk3fVwfbGiNEae643sS5sm3GXFfNmUZxLYkmo6DKn6QJJw9iWZ6pBFFXGuD4i3zvP37z6a-M8NrkmAEIf34dNQCeBsaMlfL2_CI=w1024-h669-no)

TRẬN SÀI TƯ 08-06-49


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:17:57 pm
THAM GIA CHIẾN DỊCH CẦU KÈ (Vĩnh Long)

Đến cuối năm 1949, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ ra lệnh chuẩn bị cuộc tổng phản công quân Pháp.

Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nước ta, đến thời điểm này Pháp cho rằng đây là lần đầu tiên họ phải đương đầu liên tục với áp lực rộng khắp của ta mọi nơi trên chiến trường Nam bộ.

Chính lúc này, ở khu 8, để phối hợp với chiến trường chung, ngoài các hoạt động khác, lần đầu tiên Bộ chỉ huy khu đã quyết định mở một đợt tiến công lớn: Chiến dịch Cầu Kè.

Quận lỵ Cầu Kè, địa bàn trọng điểm của chiến dịch là khu vực nằm sâu trong vùng nông thôn tiếp giáp với khu giải phóng tỉnh Vĩnh Long. Đây là vùng đất sinh sống của hơn 80% người Khmer. Với chính sách chia để trị, Cầu Kè là nơi Pháp sớm chiếm đóng để gây ảnh hưởng chính trị, tạo nguồn bổ sung nhân lực tại chỗ, chống phá cách mạng.

Chiến dịch Cầu Kè được khởi sự từ ngày 7-12-49 đến ngày 25-1-50 thì kết thúc, nhằm mục đích:

- Đánh vào dự trữ nhân lực của địch, giải phóng các sóc người Khmer khỏi sự kềm kẹp của địch, củng cố mặt trận đoàn kết dân tộc, mở rộng vùng căn cứ của ta.

- Tiêu hao làm tan rã lực lượng địch tại chỗ, giải giới bảo an, giải tán hội tề.

- Tiêu diệt quân tiếp viện.

- Phá hoại, cắt đứt giao thông từ Tiểu Cần đi Cầu Kè bao vây lâu ngày để địch thấy giữ Cầu Kè khó khăn phải bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho ta mở rộng vùng căn cứ giải phóng.

Để đạt mục đích chiến dịch, Bộ chỉ huy khu đã huy động một lực lượng gồm: Tiểu đoàn 307, Tiểu đoàn 308, các đại đội địa phương 975, 368, 999, đại đội 889 của trung đoàn 99, trung đội Miên – Việt liên quân, trung đội công an xung phong và dân quân các địa phương. Toàn bộ lực lượng được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Liên trung đoàn trưởng, trung đoàn 109-111: đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến và đồng chí Dương Cự tẩm, Chính ủy Liên trung đoàn.

Về phía Pháp, để bảo vệ quận lỵ, lực lượng tại chỗ gồm khoảng 1 tiểu đoàn đóng ở 3 cứ điểm chính: Cứ điểm dinh quận, cứ điểm nhà thương và cứ điểm Bát Cò. Chung quanh mỗi cứ điểm, quân Pháp đặt nhiều lô cốt để bảo vệ. Ở dọc theo tuyến giao thông từ quận lỵ Cầu Kè đi Tiểu Cần Pháp còn có một đồn cỡ trung đội nữa. Ngoài ra, ở hướng quận lỵ ra sông Hậu, Pháp còn có đồn Chông-Nô cỡ trung đội và 2 lô cốt cỡ tiểu đội. Trong các sóc, bọn bảo an đều được Pháp trang bị súng trường.

Tham dự chiến dịch Cầu Kè, Tiểu đoàn 307 đã đánh 10 trận lớn nhỏ. Trong đó có trận vận động chiến đấu tiêu diệt tiểu đoàn bộ binh Maroc (có 1 đại đội của Tiểu đoàn 308 phối hợp), trận hạ đồn Bắc-sa-ma, đồn Bù Hút tiêu diệt và làm bị thương 600 tên địch, bắt sống trên 200 tên, trong đó có 97 tên Âu Phi, thu gần 700 súng các loại.

Ngoài hoạt động chiến đấu, tiểu đoàn còn làm công tác vũ trang tuyên truyền, và giải giới bảo an trong nhiều xã bị địch chiếm đóng; hủy diệt và làm tan rã hệ thống đồn bót từ Tiểu Cần đến gần sát quận lỵ Cầu Kè, góp phần cùng các dơn vị bạn tạo nên thắng lợi chung của toàn chiến dịch. Diễn biến chính những hoạt động tiêu biểu của tiểu đoàn khi tham dự chiến dịch Cầu Kè gồm có:

a) Cuộc hành quân vượt sông Tiền.

Ngay sau khi được lệnh điều động của Bộ Chỉ huy khu 8 từ vùng Đồng Tháp Mười, tiểu đoàn nhanh chóng hành quân về xã Bình Hàng Tây, quận Cao Lãnh để chuẩn bị vượt sông Tiền, rồi qua quận Lai Vung về phối thộc với Liên trung đoàn 109 – 111 mở chiến địch.

Chặng đường từ Đồng Tháp Mười đến nơi tập kết quân khá xa, đơn vị phải hành quân qua nhiều vùng kiểm soát của địch và 1 cánh đồng lầy. Song quan trọng hơn cả là việc vượt sông Tiền.

Là đơn vị chủ lực cơ động trong khắp địa bàn khu 8, bao gồm các tỉnh ở hai bên bờ sông Tiền cho nên việc hành quân qua sông đối với tiểu đoàn cũng đã thành quen thuộc và có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong chiến đấu, ta không được quyền chủ quan, bởi vì việc vượt sông lớn một lúc cả tiểu đoàn với quân số hơn 1.000 người cũng là việc không ít khó khăn.

Theo kinh nghiệm cho thấy, đối với địch, để ngăn chặn bộ đội và cán bộ kháng chiến qua lại sông hoạt động và cũng để đề phòng quân ta phục kích trên bờ sông bắn tỉa tàu địch, chúng thường lập các đồn bót dọc theo hai bờ sông, cách khoảng chừng 1 đến 2 ki-lô-mét tùy sự khả nghi của địch ở từng khúc sông. Ngoài ra, chúng còn cho tàu thường xuyên tuần tiễu để dò xét, đối phó với mọi hoạt động của ta.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:19:42 pm
Về thời gian qua sông, kinh nghiệm của đơn vị trong nhiều lần vượt sông trước đây cũng cho thấy khoảng thời gian tốt nhất là vào lúc mờ sáng và lúc hoàng hôn xuống. Những lúc đó, địch tương đối ít hoạt động do chúng mới ngủ dậy, hoặc hết giờ qui định ban ngày chuyển tiếp vào giờ đêm.

Mặt khác, trong vấn đề vượt sông, việc nguy hiểm nhất là khi bộ đội ta đã ra đến giữa dòng sông thì tàu tuần tiễu của địch phát hiện. Vì vậy, việc tổ chức canh gác, quan sát hoạt động của tàu địch là công việc quan trọng nhất, phải có kế hoạch được chuẩn bị chu đáo và bảo đảm tuyết đội an toàn cho bộ đội ta.

Cuộc hành quân vượt sông Tiền của Tiểu đoàn 307 lần này được chuẩn bị kỹ, đơn vị qua sông an toàn theo kế hoạch thống nhất.

- Trong 2 ngày 24, 25-11 Ban chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho đại đội trinh liên, bố trí các tổ bám sát theo dõi các đồn bót địch dọc theo hai bên bờ sông để kịp thời báo cáo về Ban chỉ huy mọi hoạt động của địch. Từ sáng ngày 25-11 đại đội trinh liên (trinh sát, liên lạc) được lệnh sử dụng 20 chiếc xuồng chở 20 tổ trinh sát – mỗi tổ từ 2 – 3 người chia ra bố trí dọc hai bên bờ sông, mỗi bên 10 xuồng. Lấy địa điểm vàm rạch nơi vượt sông làm chuẩn, bố trí về phía Đông 5 ki-lô-mét. Như vậy, mỗi đầu cách chỗ vượt sông xa 10km đều có tổ quan sát. Các tổ này nhận nhiệm vụ vừa dùng ống nhòm phát hiện tàu địch trên sông vừa quan sát đề phòng tàu địch ẩn núp gần bến vượt sông của ta.

Dòng sông Tiền ở đoạn ta chuẩn bị qua sông rộng chừng 700 – 800 mét, việc bố trí lực lượng trinh sát như trên nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối, kể cả lúc lực lượng ta đang ở giữa dòng sông, khi nhận được tín hiệu của các tổ quan sát (dùng súng bắn chuyền để liên lạc) cũng còn đủ thời gian để xuồng chở quân ta cập bờ, trước khi tàu địch chạy đến vị trí ta hành quân.

Qua tin của đại đội trinh liên thì diễn biến tình hình hoạt động của địch trong ngày 24 và đến trước 17 giờ ngày 25-11 vẫn không có dấu hiệu gì ảnh hưởng đến việc vượt sông của ta. Đến 17 giờ ngày 25-11 Ban chỉ huy tiểu đoàn phát lệnh các đơn vị xuống thuyền tại nơi đóng quân và theo thứ tự chuẩn bị ra vàm nơi qua sông(1).

Đúng 18 giờ, cho 1 thuyền trinh sát mang theo đèn tín hiệu sang trước tiên; khi đến bến bên kia sông thì phát tín hiệu an toàn về (hồi đó, bộ đội ta chưa có máy thông tin bộ đàm).

Lúc nhận được tín hiệu an toàn, lập tức cho một trung đội của đại đội 931 qua sông trước, trung đội này có nhiệm vụ bố trí mai phục địch ở cự ly 500m của hai đầu bến để sẵn sàng đánh địch ở các đồn bót gần đó nếu chúng bung ra hoạt động.

Khi trung đội đi đầu bố trí xong, có tín hiệu đèn báo thì theo thứ tự lần lượt các đại đội 931, 932, tiểu đoàn bộ, trợ chiến, 933 xuất phát từ trong rạch ém quân theo hàng dọc nối tiếp nhau ra thành hàng ngang; mỗi đại đội cách nhau từ 2 đến 3 phút, cứ thế vượt liên tục qua sông cho đến hết quân. Tốc độ vượt sông rất nhanh, nhờ mỗi thuyền tiểu đội đều có chèo mũi, chèo lái và mỗi bên thuyền có 3 dầm bơi.

Lần vượt sông này chỉ xảy ra một sự cố nhỏ: Khi đến giữa sông thì xuồng của Ban chỉ huy đại đội 931 bị chìm vì sóng lớn. Nhưng nhờ công tác huấn luyện và phương tiện bảo đảm chu đáo, các cán bộ, chiến sĩ đều biết bơi, nên chỉ vài phút ngay sau khi xuồng chìm thì thuyền dự bị của đại đội đã đến kịp lúc để cứu họ(2).

Sau khi toàn đội hình tiểu đoàn qua sông an toàn, thì đại đội trinh liên mới lần lượt cho các tổ trinh sát bố trí ở hai bên bờ sông rời khỏi vị trí về địa điểm đóng quân của đơn vị.

Đêm đó và ngày hôm sau 26-11, tiểu đoàn bí mật dừng quân tại xã Tân Khánh Tây, một vùng du kích thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc, để lấy sức chuẩn bị tiếp tục vượt cánh đồng Long Thắng (còn gọi là đồng Chó Ngáp). Tối 26-11, tiểu đoàn hành quân bằng xuồng, theo kinh rạch chằng chịt, vượt qua đồn Hòa Hảo, đến cánh đồn Long Thắng mênh mông lau sậy chỗ nước chỗ khô, chỗ nước phải đẩy xuồng đến gần sáng mới ra khỏi cánh đồng, theo sông ra đóng quân ở xã Phú Nhuận Đông, Phú Hựu. Đêm 27-11, tiểu đoàn vượt lộ Vĩnh Long – Cần Thơ ở đoạn Ba Càng – Phú Quới. Từ đây đến nơi phối thuộc tham gia chiến dịch chỉ còn khoảng cách 1 ngày đường nữa.


(1) Vì hoạt động ở vùng sông nước Đồng Tháp Mười nên tiểu đoàn được trang bị đầy đủ thuyền tam bản đến tiểu đội. Mỗi tiểu đội một thuyền, còn cán bộ đại đội, các tổ trinh sát, liên lạc đều có xuồng ba lá nhỏ.
(2)  Thuyền dự bị có 2 người chèo chứ không chở người, sẵn sàng cứu hộ những thuyền bị chìm để cho các thuyền khác của toàn đại đội cứ việc vượt sông.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:20:31 pm
b)- Bước vào chiến dịch:

Đúng theo kế hoạch đã định, ngày 28-11-1949, Tiểu đoàn 307 đã kịp về đến kinh Thầy Phó, thuộc xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn – Vĩnh Long. Tại đây, tiểu đoàn được Ban chỉ huy chiến dịch quán triệt tình hình mục đích, yêu cầu của chiến dịch và phân công cho các đơn vị như sau:

Mặt trận A (phía sông Hậu vào quận lỵ Cầu Kè) lực lượng gồm có Tiểu đoàn 308, các đại đội địa phương 975, 308, đại đội 889 của trung đoàn 99, công an xung phong, trung đội dân quân thị trấn, có nhiệm vụ:

- Đánh chiếm đồn Chông Nô và giải giới Bảo an Khmer.

- Đánh chiếm các lô cốt trong quận lỵ Cầu Kè.

- Chặn tiếp viện đường bộ Chông-nô và đường sông Bong-Bot.

- Tiếp trợ mặt trận B khi cần thiết.

Mặt trận B (phía đường Tiểu Cần – Cầu Kè). Lực lượng gồm có Tiểu đoàn 307, đại đội địa phương 99, một trung đội Miên – Việt liên quân, có nhiệm vụ:

- Đánh chiếm đồn Bắc-sa-ma và các lô cốt dọc theo đường Cầu Kè – Tiểu Cần.

- Tước vũ khí Bảo an Khmer ở giồng Bắc-sa-ma.

- Chặn đánh quân tiếp viện từ Tiểu Cần lên Cầu Kè.

- Phá hoại đường bộ.

- Tiếp trợ mặt trận A khi cần thiết.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ của Ban chỉ huy liên trung đoàn giao, các can bộ chỉ huy của Tiểu đoàn 307 đã tổ chức nghiên cứu địa hình và nắm tình hình hoạt động trên địa bàn đơn vị phụ trách.

Ngày 4-12-1949, đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Tiểu đoàn trưởng kiêm Chính trị viên, đồng chí Đỗ Văn Giọng, Tiểu đoàn phó, đồng chí Vũ Đình Thông, tiểu đoàn phó cùng với các cán bộ đại đội trưởng, chính trị viên đại đội và cơ quan tham mưu, chính trị, quản trị tiểu đoàn họp quán triệt nhiệm vụ, cách đánh và đề ra yêu cầu cho bộ đội.

Vấn đề nổi bật được đặt ra trong cuộc họp này là bằng mọi cách ta phải làm chủ được tuyến giao thông Cầu Kè – Tiểu Cần, nhằm tạo điều kiện đánh quân tiếp viện từ Trà Vinh lên. Song ta phải chọn phương án nào để thu được kết quả cao nhất?

- Đợt tấn công đầu tiên nên đánh vào cứ điểm mạnh hay yếu của địch?

-Nếu đánh chỗ mạnh trước thì rất khó, nhưng khi đánh được thì ở các chỗ yếu, địch sẽ bị mất tinh thần, tự tan rã hoặc đầu hàng.

- Nếu đánh vào chỗ yếu trước thì dễ hơn và có thể cô lập được chỗ mạnh, nhưng khi ấy, lực lượng ta sẽ thiếu tập trung, lại có thể cũng bị tiêu hao quân số, từ đó việc đánh cứ điểm lớn cũng sẽ bị hạn chế kết quả.

Thông qua các ý kiến đề xuất và dự kiến về tình huống của tập thể cán bộ, cuối cùng, Ban chỉ huy tiểu đoàn đã đi đến quyết định: Tập trung lực lượng đánh trước vào đồn Bắc-sa-ma – chỗ mạnh nhất của địch – còn các lô cốt khác sẽ bao vây, bức rút, bức hàng. Đặc biệt, Ban chỉ huy tiểu đoàn còn thống nhất quyết định sau khi hạ được đồn Bắc-sa-ma thì lực lượng ta phải thừa thắng, nhanh chóng tiêu diệt đồn Phong Phú để làm chủ khu vực có địa hình thuận lợi cho việc phục kích, vận động đánh địch đi tiếp viện.

Thực hiện phương án này, Ban chỉ huy tiểu đoàn phân công:

- Đại đội 932 đánh đồn Bắc-sa-ma.

- Đại đội địa phương bao vây, tấn công các lô cốt còn lại trên đường Tiểu Cần – Cầu Kè và hỗ trợ dân quân phá đường.

- Đại đội 931 có nhiệm vụ đột nhập giải giới Bảo an từ Bắc-sa-ma về phía Đông tuyến giao thông Tiểu Cần – Cầu Kè.

- Đại đội 933 có nhiệm vụ đột nhập giải giới bọn Bảo an từ phía Tây tuyến giao thông (phía từ Mỹ Vân vào Bắc-sa-ma).

Sau khi giải giới Bảo an xong thì 2 đại đội 931 và 933 phối hợp phục kích trên hướng về Tiểu Cần để sẵn sàng đánh quân tiếp viện.

Cuối buổi họp, đồng chí Tiểu đoàn trưởng nhấn mạnh lại tầm quan trọng của nhiệm vụ mà tiểu đoàn được giao có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chiến dịch: đồng thời nhắc lại mục đích, yêu cầu chung của chiến dịch và động viên cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được phân công cùng theo 3 yêu cầu sau:

- Chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, kiên quyết tiêu diệt địch.

- Chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến đấu và kỷ luật chiến trường (kể cả kỷ luật dân vận và địch vận).

- Nêu cao tinh thần đoàn kết hợp đồng, nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn.

Sau cuộc họp ở tiểu đoàn, lần lượt các chi ủy, các đại đội, họp cán bộ thảo luận về kế hoạch đánh đồn Bắc-sa-ma, bao vây các lô cốt trên đường Cầu Kè – Tiểu Cần. Kế hoạch đột nhập vào giồng giải giới Bảo an và kế hoạch chuẩn bị vũ khí, đạn dược, chuẩn bị thang, ván vượt rào, cây bó bùi nhùi tẩm xăng để đốt đồn... Mọi việc được phổ biến, chặt chẽ trong toàn đơn vị và được hoàn thành chu đáo.

Về mặt công tác chính trị, tờ tin của tiểu đoàn in bằng mặt đá (Litho) phát hành số đặc biệt, có nhiều bài viết về ý nghĩa của chiến dịch, về tính chất quan trọng của nhiệm vụ mà tiểu đoàn được phân công; trao đổi về cách hành quân, chiến đấu, cách đánh đồn, cách đánh phục kích vận động thông báo về không khí sôi nổi chuẩn bị bước vào chiến dịch của các đơn vị trong tiểu đoàn. Ngoài ra tiểu đoàn cũng đã liên hệ với Hội phụ nữ, Hội mẹ chiến sĩ, cử các đoàn cán bộ Hội, các mẹ đến thăm, động viên các chiến sĩ trước khi xuất trận.

Trong những ngày chuẩn bị bước vào chiến dịch, khí thế sẵn sàng giết giặc lập công sôi nổi trong khắp tiểu đoàn và trong nhân dân vùng đóng quân. Nhiều đảng viên, nhiều chiến sĩ đã hăng hái viết quyết tâm thư gửi lên chi ủy, tiểu đoàn ủy, Ban chỉ huy đại đội, tiểu đoàn, hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các ba má, các anh chị và các cô thiếu nữ, các em thiếu nhi nơi đơn vị đóng quân đều thể hiện tình cảm thân thiết, tin yêu gửi đến cán bộ, chiến sĩ đi chiến đấu lần này lập được chiến công lớn và hẹn ngày về địa phương liên hoan mừng chiến thắng.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:21:12 pm
c)- Diễn biến chính các đợt tiến công:

Đúng 18 giờ ngày 7-12-1949, theo kế hoạch tác chiến được phân công, các đại đội của Tiểu đoàn 307 từ kinh Thầy Phó, xuất phát hành quân hướng về giồng Bắc-sa-ma giữa sự tiễn đưa tràn đầy tin tưởng, quyến luyến của đồng bào nơi đóng quân.

Giồng Bắc-sa-ma là địa danh của dải đất rộng chừng 200m và dài khoảng 2km, nằm vắt ngang qua lộ Cầu Kè – Tiểu Cần.

Tại ngã tư, giao điểm của tuyến lộ và con giồng này, địch cho bố trí một đồn lớn, nằm sát một ngôi chùa của đồng bào. Lực lượng địch thường trực đồn trú ở đây chừng 1 trung đội, phần đông là người Khmer. Ngoài ra để bảo đảm an ninh vòng ngoài địch còn bắt buộc hầu hết thanh niên tại chỗ tham gia vào lực lượng Bảo an, có trang bị vũ khí đầy đủ.

Theo đúng kế hoạch hợp đồng của Ban chỉ huy chiến dịch, lúc 20 giờ đêm 7-12-1949, các đại đội của tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ giải giới một bộ phận lính Bảo an, ở vòng ngoài đồn Bắc-sa-ma. Song song với thời gian này, thì các đồn bót dọc đường Tiểu Cần – Cầu Kè cũng bị đại đội địa phương bao vây, uy hiếp.

Về diễn biến tấn công đồn Bắc-sa-ma, mặc dù tiểu đoàn đã nổ súng công đồn đúng thời gian qui định của Ban chỉ huy chiến dịch, nhưng do trước đó ta chưa đủ điều kiện điều tra tỉ mỉ nên kế hoạch tấn công không sát thực tế.

Sau khi dùng hỏa lực khống chế các lỗ châu mai, thì đội xung kích ta đã nhanh chóng, dũng cảm, xung phong tiến sát vào vòng rào, ném lựu đạn cháy và bùi nhùi và đồn địch, nhưng trái với dự kiến, hỏa công không có tác dụng vì đồn này địch xây bằng gạch! Đợt tấn công phải dừng lại, địch trong đồn bắn ra dữ dội làm cho một số xung kích của ta bị thương. Đối phó với tình huống ngoài dự kiến này, Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết tâm cho lực lượng khẩn trương đào công sự, bố phòng cẩn mật mọi hướng, bám sát mục tiêu, chờ sáng hôm sau tìm khả năng tấn công mới. Suốt đêm hôm đó tình hình chiến sự không có dấu hiệu gì đáng lưu ý.

Rạng sáng ngày 8-12, kết quả quan sát địa hình cụ thể cho thấy: xung quanh đồn có nhiều cây thân lớn (vì đồn ở sát chùa) ta có thể ẩn núp để tiến sâu vào vòng rào của đồn; bên cạnh đồn về hướng Tiểu Cần có nhiều nhà dân, ta có thể thâm nhập được bên trong đồn thì về phía bờ sông là nhà bếp và kho lúa bằng gỗ, ta có thể dùng hỏa công.

Ngay sau khi quan sát được địa hình đồn Bắc-sa-ma thì tiểu đoàn cũng nhận được tin báo, ở khu vực hoạt động của Tiểu đoàn 308, quân địch tại đồn Chông-nô đã đầu hàng.

Tổng hợp các điều kiện mới, Ban chỉ huy tiểu đoàn nhanh cóng họp cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội, phân công và động viên tinh thần quyết thắng, phải chiếm cho kỳ được đồn Bắc-sa-ma nội nhật ngày 8-12.

Đúng 12 giờ 30, Ban chỉ huy tiểu đoàn phát lệnh tiến công. Trước hết cho lực lượng chiếm chùa để dùng làm bàn đạp uy hiếp đồn chính.

Ngay phút đầu tiên, hàng loạt đạn đại liên ta nổ giòn giã, áp chế địch từ 3 phía. Tiếng kèn xung phong vang lên, khẩn trương. Các bộ phận 932 ở phía sau, và 931 từ góc trái cùng một lúc phát triển mạnh, vượt rào tre, xung phong vào chùa, dùng búa, chày phá cửa cái, cửa sổ và nã đạn FM vào bên trong, khi cửa cái và cửa sổ vỡ tung, quân ta tung lựu đạn và tràn vào chiếm chùa. Xác địch chết và bọn bị thương nằm ngổn ngang, một bộ phận địch sống sót chạy thoát sang đồn chính. Một số đồng bào chạy trốn trong chùa được ta đưa ra ngoài an toàn.

Nhân đà thắng thế, ta cho mở ngay đợt tấn công sang đồn chính. Cùng một lúc các khẩu đại liên ở phía trước và phía sau đồn chuyển hỏa lực và lựu đạn tung vào các phòng tuyến địch; một góc tháp canh của đồn bị sụp đổ do hỏa lực của ta công phá.

Lúc này, 1 tổ 4 người của ta cũng đột nhập được vào và đốt cháy khu vực nhà bếp và kho lúa của địch. Ngọn lửa bốc cao dữ dội, gió tạt mạnh ngọn lửa vào đồn chính.

Nằm trong vòng vây, lại bị tiêu hao nặng về quân số, tinh thần địch trong đồn càng hoảng hốt, sức chống trả yếu dần.

Từ công sự phòng thủ tại ngôi chùa ta liên tiếp phát lệnh gọi hàng và răn đe, cảnh cáo để uy hiếp mạnh tinh thần quân địch.

Đúng 17 giờ 30 ngày 8 tháng 12, vì không thể kéo dài tình hình được nữa, số địch còn sống sót trong đồn buộc phải kéo cờ trắng ra hàng! Quân ta tràn vào chiếm lĩnh hoàn toàn đồn Bắc-sa-ma một cứ điểm mạnh tại giao điểm con giồng và tuyến lộ Cầu Kè – Tiểu Cần của địch bị triệt hạ.

Biết tin đồn Bắc-sa-ma bị hạ, lực lượng địch ở đồn Phong Phú và các lô cốt khác trên đường Cầu Kè – Tiểu Cần như Trà Diêu, Ô Tà Từ, Ông Sư hoặc ra hàng hoặc tìm cách trốn thoát khỏi vòng vây, bỏ ngỏ con đường Cầu Kè – Tiểu Cần.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:22:01 pm
Đêm 8-12, theo kế hoạch dự kiến của Ban chỉ huy tiểu đoàn từ trước khi đánh đồn Bắc-sa-ma, ta cho phá cầu sắt ở giồng Bắc-sa-ma và bố trí 1 toán trinh sát cùng 1 bộ phận liên quân Miên – Việt làm công tác vũ trang tuyên truyền tại chỗ. Lực lượng chính của tiểu đoàn được lệnh di chuyển về giồng Phong Phú, chuẩn bị chặn đánh quân tiếp viện.

Giồng Phong Phú, cách xa giồng Bắc-sa-ma khoảng 3km, có bề rộng chừng 600m và dài khoảng 3km. Đầu con giồng này tiếp giáp với đường Cầu Kè – Tiểu Cần và đuôi giồng hướng về ngã Mỹ Văn, ra đến sông Hậu.

Từ vị trí này, tiểu đoàn lệnh cho đại đội 933, hai trung đội 931 và 1 trung đội 932 bố trí ngang đầu giồng để chặn quân tiếp viện ở Tiểu Cần lên.

- Một trung đội 931 bố trí ở Châu Điền cách giồng Phong Phó bởi 1 cánh đồng lớn hơn 1km về phía Cầu Kè, chặn địch từ Cầu Kè ra.

- Hai trung đội 932 bố trí ở Mỹ Văn để chặn địch từ sông Hậu vào.

- Sáng ngày 11, bộ phận liên quân Miên Việt theo lệnh của Ban tham mưu liên trung đoàn rút đi nhưng sơ suất không báo cho tiểu đoàn nên chiều hôm đó địch từ Tiểu Cần lên, chiếm lại giồng Bắc-sa-ma và cho 1 đại đội tiếp tục hành quân qua giồng Phong Phú. Đại đội này đến ven bìa giồng thì dừng lại chỉ để 1 tốp gần 20 tên trinh sát tiến đến Cầu Đúc (đoạn đầu Giồng); đến đây biết có lực lượng ta, nên chúng nhanh chóng rút trở lại Bắc-sa-ma. Lúc này trung đội 933 bố trí ở đầu giồng phát hiện được địch và nổ súng đuổi theo nhưng không kịp.

Đêm 11-12, đồng chí Phạm Huỳnh, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 308 sang giồng Phong Phú báo cho Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 và tham mưu phó liên trung đoàn; đồng chí Dương Văn Lợi biết tin, từ phía sông Hậu, quân tiếp viện địch đã vào được quận lỵ. Đồng chí Phạm Huỳnh cũng đề xuất việc điều hai đại đội của Tiểu đoàn 308 về phối hợp với Tiểu đoàn 307 để đánh viện.

Trong đêm này, tại chùa Phong Phú, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 họp với đồng chí Lợi, đồng chí Huỳnh và các đại đội trưởng, chính trị viên đại đội của 2 tiểu đoàn, bàn kế hoạch đánh viện binh địch ngày hôm sau.

Sau gần 2 giờ làm việc mọi người đều nhất trí nhận định trong ngày mai, chắc chắn quân địch từ Tiểu Cần sẽ đi lên giải vây cho quận lỵ Cầu Kè. Tuy nhiên, ta nên bố trí trận địa như thế nào?

- Có ý kiến cho là trận địa đã bị lộ, nên chọn chỗ khác.

- Có ý kiến cho cứ ở lại giồng Phong Phú, nhưng phải có biện pháp đủ sức đối phó với tình huống địch đã biết trước khu vực có lực lượng ta phục kích.

Để thống nhất ý kiến chung, đồng chí Nguyễn Văn Tiên, Tiểu đoàn trưởng 307, người chủ trì cuộc họp đã kết luận: “Tuy là hồi chiều, ta có đánh hụt toán trinh sát địch, nhưng lực lượng ta chỉ bộc lộ chừng 1 trung đội, có thể địch phán đoán là bộ đội địa phương hoặc cho là trận địa đã bị lộ, ta không dám ở lại phục kích.

Để tạo được tình huống bất ngờ, lần này, chúng ta phải táo bạo, lợi dụng tâm lý quân sự chủ quan của bọn chỉ huy địch. Phải quyết tâm bố trí trận địa phục kích ngay tại giồng Phong Phú, nơi địch đã phát hiện lực lượng ta hôm qua, miễn là làm thế nào, ta ngụy trang cho thật khéo léo vì chắc chắn địch cũng sẽ dè dặt hơn. Các khả năng có thể phải đề phòng là: chúng sẽ cho lực lượng lùng sục sâu đoạn vào đầu giồng để phát hiện chỗ mai phục của ta. Cao hơn, chúng có thể cho 1 cánh quân từ phía bờ sông tiến lên phía đuôi giồng để tập hậu ta. Mặt khác, hiện giờ địch đã vào được quận lỵ có thể từ đó chúng cho một cánh quân theo đường lộ từ Cầu Kè đi xuống Phong Phú để phối hợp với bọn từ Tiểu Cần lên.

Như vậy, cách đánh của ta là tập trung lực lượng đánh mạnh, diệt gọn cánh quân địch từ Tiểu Cần qua Bắc-sa-ma lên Phong Phú. Bọn này chừng 1 tiểu đoàn. Song song đó, phải đề phòng 2 hướng, phía sông lên và phía Cầu Kè xuống, kể cả việc đề phòng địch dùng máy bay oanh tạc tại đầu giồng.

Để tránh địch lùng sục phát hiện, lực lượng ta nên bố trí theo hàng dọc sâu vào trong giồng, cách đường địch đi khoảng 500m, khi được lệnh tấn công thì mỗi đại đội vận động ngay 1 đến 2 mũi ra đầu giồng, bố trí thành hàng ngang để tiêu diệt địch. Mặt khác, để diệt địch được nhanh gọn phải có một bộ phận bố trí kín đáo gần đường địch đi để khi chúng lọt vào trận địa thì vận động nhanh nhằm chặn đầu khóa đuôi địch; trong khi đó một đại đội sang hẳn qua bên kia đườn bố trí phục kích dọc theo bờ rạch Phong Phú sẵn sàng phối hợp với cánh quân chính của ta vận động từ trong giồng ra. Khi đó, nhất định địch sẽ dựa vào phía bên kia đường để chống lại. Đại đội bên kia đường sẽ dàn quân tập kích sau lưng địch và hình thành thế bao vây không cho địch chạy thoát. Cách bố trí cánh quân này, tuy có táo bạo, song sẽ rất bất ngờ với địch vì hai bên rạch là ruộng lúa, cây cối dọc theo rạch Phong Phú không nhiều.

Tiểu đoàn trưởng vừa dứt lời thì chính trị viên đại đội 932 xin được nhận nhiệm vụ đưa đại đội mình sang phục kích bên kia đường, ở ven rạch Phong Phú.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:22:45 pm
Sau khi chấp thuận đề nghị của chính trị viên và đại đội trưởng đại đội 932, đồng chí Tiểu đoàn trưởng tiếp tục giao nhiệm vụ nhanh cóng tiến ra chặn đầu địch tại cầu Phong Phú – mép ranh bờ giồng phía Bắc; bộ phận còn lại bố trí tấn công địch từ cầu Phong Phú trở về phía đường đất rẽ vào giữa giồng.

- Đại đội 937 của Tiểu đoàn 308 đánh địch từ giữa giồng ngược về phía Bắc-sa-ma.

- Đại đội 933 bố trí một trung đội đào hầm ngoài đồng lúa ở đoạn cuối trận địa chờ địch lọt vào trận địa thì xông lên làm nhiệm vụ khóa đuôi, không cho địch chạy thoát trở lại Bắc-sa-ma. Bộ phận còn lại bố trí chặn địch từ Cầu Kè xuống tại Châu Điền.

- Đại đội 935, Tiểu đoàn 308 phục kích ở khu vực đuôi giồng Phong Phú, đề phòng địch từ sông Hậu lên phía Mỹ Văn tập kích sau lưng mặt trận ta.

- Đại đội trợ chiến, bộ phận cối thuộc tiểu đoàn chỉ huy, bộ phận 12,7 ly có nhiệm vụ sẵn sàng bắn máy bay địch khi quân ta tiến công ra đường lộ.

- Vị trí chỉ huy tiểu đoàn đặt tại đầu giồng Phong Phú.

Đúng 5 giờ sáng ngày 12-12 tất cả các đơn vị phải sẵn sàng ở vị trí chiến đấu, khi đánh xong, các đại đội rút quân vào trong giồng bố trí thứ tự: đại đội 931 (Tiểu đoàn 307) ở đầu giồng dọc theo đường Cầu Kè – Tiểu Cần. Đại đội 932 (Tiểu đoàn 307) bố trí dọc theo bờ bắc giồng. Đại đội 937 (Tiểu đoàn 308) bố trí dọc theo bờ phía nam giồng. Đại đội 935 (Tiểu đoàn 308) bố trí ở đuôi giồng, phía Mỹ Văn. Vị trí chỉ huy tiểu đoàn đặt ở chùa Phong Phú.

Đúng 7 giờ 30 phút, ngày 12-12, trinh sát của ta ở Bắc-sa-ma chạy về báo cáo có khoảng 1 tiểu đoàn địch đang ở Bắc-sa-ma. Vì cầu Bắc-sa-ma đã bị ta phá sập, địch có thể sẽ hành quân bộ lên Phong Phú.

Nguồn tin trên được Ban chỉ huy tiểu đoàn cho thông báo ngay đến các đại đội. Theo kế hoạch chiến đấu, địa bàn bố trí lực lượng của ta hoàn toàn giữ được bí mật và sẵn sàng chờ lệnh tấn công.

Hơn 1 tiếng đồng hồ chờ đợi, tại vị trí phục kích, ta phát hiện chừng 20 tên địch đi đầu tiến đến đầu giồng Phong Phú, tại đây, chúng cảnh giác dừng lại quan sát, lùng sục. Thấy không có dấu hiệu khả nghi – có thể địch cho rằng lực lượng ta bị “lộ” ngày hôm qua nên đã rút đi – chúng cho 4 tên tiếp tục tiến qua cầu; chờ khi 4 tên này đi được chừng 200m thì bọn còn lại bắt đầu bám theo. Cùng lúc đó, đội hình chủ yếu của địch cũng vừa tiến đến đầu giồng Phong Phú. Chúng hành quân theo hàng dọc.

Ngay lập tức, khi toàn đội hình địch lọt vào trận địa phục kích của ta, trung đội khóa đuôi của ta, tung cỏ ngụy trang vượt lên cắt ngang đường – nổ súng khóa đuôi – cùng lúc đó – tiểu đội chặn đầu cũng vận động nhanh ra chiếm lĩnh đầu cầu Phong Phú, bắn mạnh dọc theo đường chặn đầu địch. Lúc này, chỉ có 4 tên địch đã qua cầu, chạy thoát được vòng vây về phía Cầu Kè.

Trước đó, qua theo dõi thấy địch không lùng sục sâu vào trong giồng. Các đại đội ta đã tranh thủ vận động ra gần sát đầu giồng. Do đó, đã phối hợp tấn công địch ngay trên lộ cùng lúc với tiếng súng của 2 bộ phận chặn đầu, khóa đuôi đội hình địch. Trước tình huống hoàn toàn bị bất ngờ địch, địch chỉ còn con đường lội dụng địa hình bên kia đường để chống trả. Nhưng không còn kịp nữa theo phương án dự kiến trước, lúc đó Đại đội 932 từ trong bờ rạch Phong Phú xông ra đã sẵn sàng tung hỏa lực tập kích từ phía sau lưng địch.

Sau 15 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Tiêu diệt tại chỗ hầu hết quân địch (trong đó có tên thiếu tá: Beaulanc chỉ huy tiểu đoàn viện binh địch), bắt sống 97 tên (trong đó có 1 đại úy, 1 thiếu úy).

Được biết lực lượng địch bị xóa sổ trong trận này là tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn bộ binh Maroc thứ nhất (1 er Régiment Tirai lleur Marocdin) từ Bắc Phi sang Sài Gòn từ tháng 8-1949.

Sau trận đánh, quân ta rút về bố trí trong giồng đúng theo kế hoạch, bọn tù binh, ta giải về giam giữ tại chùa Phong Phú, chờ lệnh của Ban chỉ huy chiến dịch.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:23:12 pm
Về diễn biến hoạt động ở phía Châu Điền, cùng thời điểm lúc 9 giờ ngày 12-12, lực lượng địch chừng 1 đại đội xuất phát từ Cầu Kè hành quân về Phong Phú.

Về đến Châu Điền, lực lượng này bị đại đội 933 diệt gọn 15 tên. Trận này, lẽ ra ta có đủ điều kiện đánh địch tiêu diệt toàn bộ quân địch vì đã phán đoán đúng ý định của địch, và chủ động bố trí lực lượng ở địa thế có lợi. Nhưng khi địch đến gần vị trí mai phục thì do lệnh truyền sai, có 1 bộ phận vượt qua đường để địch phát hiện, nên chúng không bị sa vào trận địa mai phục mà chỉ hoảng loạn đội hình rồi tháo chạy trở lại Cầu Kè.

Một giờ sau khi ta đánh tiêu diệt địch ở giồng Phong Phú và rút vào bố trí trong giồng, thì được trinh sát báo tin, xe lội nước địch từ phía vàm sông vào Cầu Kè đang tiến đến giồng Phong Phú.

Việc bố trí lực lượng ta ở lại giồng Phong Phú theo kế hoạch dự kiến ban đầu đã nhằm đúng ý định của địch.

Khi được trinh sát báo cáo tình hình, Ban chỉ huy tiểu đoàn và các đại đội đã sẵn sàng tiến công quân địch.

Giồng Phong Phú được bao bọc bởi nhiều lũy tre nối tiếp và lớp cây cối rậm rạp, xe không thể vào được. Đường vào giồng, nơi nào trống trải ta cho chặt cây ngụy trang để địch không biết lối đi.

Về cách tiến công địch, nếu xe ở xa thì dùng súng cối bắn, nếu xe vào gần thì dùng đại liên, trung liên bắn và lợi dụng địa hình rậm rạp, xông đến gần, ném lựu đạn lên xe.

Mở đầu đợt phản công, 10 xe lội nước địch gầm rú xung quanh giồng, nã đạn liên tục vào bên trong. Trong giồng, súng cối ta phóng ra trả đũa; xe địch vừa chạy vừa bắn. Nhờ địa thế thuận lợi hỏa lực ta áp đảo, nhiều lần xe địch áp sát ranh giồng bị trúng đạn phải dạt trở ra xa, 1 số tên bị thương vong. Cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt đến 15 giờ cùng ngày, địch phải bỏ dở cuộc hành quân, rút lui về phía vàm sông vào Cầu Kè.

Như vậy, chỉ trong 4 ngày (từ 8 – 11-12) địch đã tập trung viện binh ở 3 nơi chính là Tiểu Cần, Cầu Kè và hướng sông Hậu. Đến ngày 12-12 chúng cho mở cuộc phản công quyết liệt cùng 1 lúc từ 3 điểm tập trung quân đồng loạt tiến về Phong Phú để tiêu diệt lực lượng ta. Nhưng âm mưu của địch đã bị ta phán đoán chính xác – kết quả cuối cùng là địch bị thất bại thảm hại.

Đánh giá về bộ đội ta, tên Carbonneau – tù binh trận Phong Phú – trong thư viết cho bạn y ngày 6-1-1950 phải thừa nhận: “Trong trận Phong Phú, quân đội Việt Nam đã hơn hẳn chúng ta về chiến thuật, trong việc hành quân mau lẹ, trong kỷ luật và trong hành động chiến đấu. Họ ngụy trang bằng lá cây thật khéo léo, khiến quân lính của ta không hay biết gì cả. Cuộc dàn trận thành thế bao vây, sự lựa chọn địa hình mai phục làm cho quân đội Việt Nam lợi dụng được triệt để lối đánh bất ngờ, chứng tỏ họ có một trí thức cao về chiến thuật”. Còn một tù binh khác, tên Membré Bernard đã viết: “Sau những loạt súng đầu, phía chúng tôi đã có nhiều người chết. Lực lượng của đối phương với lối đánh bất ngờ khiến chúng tôi rối loạn hàng ngũ. Địch thủ tiến lên với sức mạnh lẹ ghê gớm, trong phút chốc, từ 4 phía họ đã tràn vào chúng tôi”.

Sau chiến thắng Phong Phú, địch vẫn còn cay cú, tập trung thêm quân ở thị xã Trà Vinh, Vĩnh Long, nhưng không dám đi tiếp viện nữa. Hàn ngày, có lẽ để trấn an tinh thần, chúng lệnh cho hàng chục lượt máy bay oanh tạc tại các giồng xung quanh khu vực Cầu Kè. Trong khi đó, lực lượng ta vẫn tiếp tục bao vây quận lỵ, tiến hành giải tán toàn bộ hội tề ở vùng nông thôn, tuyên truyền chiến thắng trong nhân dân và khẩn trương xây dựng cơ sở cách mạng ở xã, ấp.

Bình luận chung về chiến dịch Cầu Kè của ta, từ Union Francaise (Liên hiệp Pháp) số 969 ra ngày 28-12-1949 đã kêu lên “... Cầu Kè nơi đây là một chiến trường bi thảm trong đó quân đội viễn chinh Pháp đã tổn thất nặng nề, chẳng những theo dự luận công chúng mà còn theo báo chí ở Paris loan báo dựa vào tin tức của Bộ Pháp quốc hải ngoại”

Kết thúc chiến dịch, Tiểu đoàn 307 hân hoan trở về kinh Thầy Phó (Vĩnh Long) trong sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân. Tại đây từ 30-1 đến 2-2-1950 Ban chỉ huy chiến dịch tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm chiến dịch Cầu Kè – chiến dịch đầu tiên của khu 8.

Tham dự hội nghị, các đồng chí Nguyễn Văn Quạn – Khu trưởng, Nguyễn Văn Vịnh – Chính ủy Khu – thay mặt Bộ chỉ huy Khu đã long trọng tuyên dương công trạng: “... Tham dự chiến dịch Cầu Kè, Tiểu đoàn 307 đã chiến thắng giòn giã, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Ban chỉ huy chiến dịch đã giao; đặc biệt là trận tiêu diệt tiểu đoàn bộ binh Maroc đi tiếp viện tại Phong Phú, góp phần quan trọng nhất vào thắng lợi của chiến dịch”.

Chiến thắng vang dội của chiến dịch Cầu Kè là động lực thúc đẩy phong trào nhân dân chiến tranh ở 2 tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh phát triển mạnh mẽ. Nó còn góp phần quan trọng cổ vũ cho niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân cả nước ta.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:25:18 pm
(https://lh3.googleusercontent.com/BW5fqJ5nyqDcWg0jIDrjvwnC5jufameblW4LXa4juSGwYEJkbN-UQWQwurA4EqM7mQXaq45kY1vURRfOj4g0zC8NyT3dKoeSJ5d3kC59gXd1BKZoFGW4-_lpZwLFG0q9Je_QC8Xj21r47kd4EVH4oTL3TDtOOllHiSzNx1M91_CmSTnmxCMbehmpg_-pmDD6VBx23i-OGLOQI3Yak1mfIfOEUBPUFwCRuscEPSMz64b_wtjL-1--ZxUpqvDwUPznkyTGSKlvvuaD2262n63_kH5jmcKCCgRkywX0JxIw9jMcw6zJ6QmFCCvYzY2mpounCk6lwFkEwTHRQ0byvsvG3FvfPcHDcRMrKYfm0TPY2Z8QBCgF8u5UoEHPAeN4mkDa5AFIuv4sOh8NvklEZV1Y7zNwdlQz6ep9K4xPXzw3jmQhaOAMna7e5EhQ9WV-ObRCfNhihDev9ZXo7JIBpQwTZ9eLm0rLg0KSkekGdR7vUk9iS6xWzt42hMb7ZNqPyCH_uxRQzk535kyDTj-BzBgpZ52NmYdqLkrX1XqxfrrcCU4luFUsnBoFm8Q05RK2wNihrZu9vxmpv-oeZiTJH-Pne1av91ZlLQrAFGiz2Ok=w800-h531-no)

Chiến dịch Cầu Kè: Tấn công chiếm đồn Bắcsama.

(https://lh3.googleusercontent.com/hGb8LJTM60v-8us-pEyKobIbpPtuyO-jVtLjtJKtaXbmhlLDIp2cawW-KZSrDj55uGS1ApryWsrFo957JiawhFY2Bsao4IA2Lqsl50J1zQMxDCHDjtEpxJCuGMcyr2ZKMoNpm0b4BitXPNdnaf5ryXb92qk5_N7ydu_1-xL6OP4sArBKje8ZARq-XsP4rTf-3i_6g73yycQrE437TuiORjxkiCZg4cN5_S0VRsw8ooh4q3y81hDhgKdfAgjIgV5o_6ucxGj6zaQQCsII7-UCi4rZKwEOCmfkzMA-6LAYeYXHMh09YqAnii8ARBPPrGAkSr_0ePZ2v9HAnXQf44ZjSXX3EHIcn3C41jnBMv_6FrQMcZ_H_nDSpAIylM5Ka3DNyMA57CkfMXKWA3Dw3W17itm1lzkw2DjNi6vcvo-2Id-psA34Sx-4v8NjlG6EmkhoMNkff36JpubMH8nI_FZhsfko1JI2QfxadC-Xn4fgiZtWoNdHr14p3W8sGaYJTTrI8WttYBPF1IQrasoWmj2fzs_0p1sgKiRU_dh-hYBBcRaReZbEIwH3mM-QE17GBGVCic7Oz8JSscOpJblTC-jABcYMVWkPeEg4VKhEvoc=w800-h500-no)

Chiến dịch Cầu Kè: Tù binh trận Phong Phú.

(https://lh3.googleusercontent.com/_5n-Pm6XTD8fk8AD5bL1v7Urs11o7-NEjphyOvHpzTZaMtJ1P1W08Qoh4JHEk-TPsuebKK6HkZ4T9J9tX-RqasHPipxuwh8C2yuSF6quvJyVJ8XVun12va8ndvGPUXNaDQsD9TOd0InyowAbK57Bbtmyd4Nq14-1Wcu-S3PTpyflyIFJwNZeVllBEggozuLG-PO2_F3hf3ZXwX4T8IgPDELpBy4qtRwojpTQXQLkzmoLusfKP9JbyWKjh4P6sF4KPB5PZpYiSsuFKjcT8oddQ9ECO2V0_UPgDigthkrZq1fsYTYTpeOCNM6ITCAY0cuyKC9JA4zyAVkR1JRXetbTmJL5Ima7cjMWEGLps6i4TwdwVxLjxkiPyy4hdWypYU5n2qWGcLHFgSlTmpTKjB-EeRzFJsY4Z6eGGVgaZLnwhT4OyGGzoqlcR_wmJP7D-YZnUCOsugPTEZErKY3sLOO10r2IepkRmaxo_YAdel-W3pCNEnWT6F3BEHqCV7PE2MLdDeixwrtU8erM2ur3sLrMupSmDwmoKcUWiIxFRJ4mJYfEGrH4Npjj70-_yS8vZOalko8ByCjWnDnGxs8vNheIf5zf_j8uivB9WlqH_IU=w1200-h736-no)

TRẬN PHONG PHÚ (CHIẾN DỊCH CẦU KÈ)
12-12-49


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:26:37 pm
THAM DỰ CHIẾN DỊCH TRÀ VINH

Sang đầu năm 1950, tình hình trong và ngoài nước có những chuyển biến quan trọng.

Thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy và Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Khu 8 chủ trương tiếp tục mở các chiến dịch cần thiết.

Sau khi kết thúc các chiến dịch Cầu Kè (17-12-49 – 25-1-49) và Cao Lãnh (27-1-50 – 1-2-50), từ 26-3 đến 7-5-1950 Bộ Tư lệnh khu 8 trực tiếp tổ chức thực hiện chiến dịch Trà Vinh.

Đây là chiến dịch tấn công nằm trong chiến dịch mùa xuân 1950 do Bộ Tư lệnh Nam bộ tổ chức chỉ đạo nhằm mục đích:

- Giải giới Bảo an Miên, gây dựng cơ sở cách mạng, phá hoại kế hoạch “vết dầu loang” của địch, dùng người Khmer chống lại kháng chiến.

- Bao vây, đánh chiếm, bức rút, bức hàng các đồn bót.

- Bao vây các cứ điểm và đánh diệt sinh lực địch đến tiếp viện.

- Chống địch cướp phá kinh tế, bảo vệ dự trữ ta.

Để chuẩn bị kế hoạch, Bộ chỉ huy liên trung đoàn 109/111 được Bộ tư lệnh khu 8 ủy nhiệm nghiên cứu chiến trường mở chiến dịch gồm:

Đợt 1: Mặt trận chính từ Giồng Lức đến Bắc Trang, Đôn Châu nằm trên 2 huyện Trà Cú – Tiểu Cần.

Đợt 2: Mặt trận chính từ Trà Sát đến Đôn Châu, huyện Trà Cú.

Đợt 3: Mặt trận chính là Cầu Kè – Mặt bác Tiểu Cầu Ô Chát đến Láng Thé thuộc 2 huyện Cầu Kè – Tiểu Cần.

Về phía địch: Sau chiến dịch Cầu Kè của ta, các hoạt động lấn chiếm của chúng đều bị đình trệ, tinh thần quân chiếm đóng tại chỗ gồm lính Miền và Bảo an vẫn hoang mang, lo sợ ta tấn công lần thứ 2. Hệ thống đồn bót ở Cầu Kè như: Chông Nô, Ông Sư, Xà Chịa, Cây Tu và Cầu Ngang như Nhị Trường, Bình Tân vẫn còn bỏ ngỏ. Các vùng hoạt động mới của ta, địch không đủ khả năng kiểm soát.

Khi ta mở chiến dịch tấn công, địch có khả năng sẽ điều lực lượng từ Sóc Trăng và Trà Vinh phối hợp đối phó. Lực lượng này có thể từ 1 đến 2 tiểu đoàn, có xe lội nước và máy bay yểm trợ. Tình hình này mở ra khả năng nếu chiến dịch mùa Xuân ở Nam bộ nổ ra đồng loạt, lực lượng ứng chiến của địch sẽ bị căng kéo, hạn chế khả năng đối phó.

Về ta, sau khi chuẩn bị chiến trường, chiến dịch Trà Vinh được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí:

- Nguyễn Văn Quạn – Tư lệnh Khu 8 – Chỉ huy trưởng.

- Nguyễn Đăng – Phó Tư lệnh khu 8 – Chỉ huy phó.

- Nguyễn Hữu Xuyến – Liên trung đoàn trưởng 109/111, chỉ huy phó.

- Lê Văn Bôn, Ủy viên Ban kháng chiến hành chánh Trà Vinh, ủy viên.

Ban tham mưu có:

- Tham mưu trưởng: đồng chí Dương Văn Lợi (cấp Tiểu đoàn trưởng).

- Tham mưu phó: đồng chí Nguyễn Đức Hinh (cấp Tiểu đoàn trưởng).

- Ban chính trị có:

- Trưởng ban: đồng chí Lê Văn Phổ - Đại diện Phòng Chính trị khu 8.

- Phó ban: đồng chí Nguyễn Văn Dậu – Đại diện Ban chính trị liên trung đoàn 109/111.

Các ủy viên chiến dịch có:

- Đồng chí Nguyễn Hà – Đại diện Mặt trận Liệt Việt tỉnh Trà Vinh.

- Đồng chí Dương Văn Phúc: Đại diện Ty Thông ty Trà Vinh.

- Đồng chí Kim Thanh – Đại diện Isarak.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm:

- Ở mặt trận chính, sử dụng 5 tiểu đoàn chủ lực: Tiểu đoàn 307 (khu 8), Tiểu đoàn 308 và 312 (2 đại đội) thuộc liên trung đoàn 109/111; Tiểu đoàn 309 thuộc liên trung đoàn 105/120; Tiểu đoàn 310 (2 đại đội) thuộc trung đoàn 99; 1 trung đội liên quân Miên – Việt và 1 trung đội công binh.

- Ở mặt trận phụ: có các đại đội độc lập (973, 975, 997, 999), các trung đội du kích, dân quân địa phương, các đội biệt động và công an xung phong.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 05:27:19 pm
Theo kế hoạch của Bộ chỉ huy chiến dịch, các đơn vị đã triển khai lực lượng và sẵn sàng nổ súng mở màn chiến dịch vào 5 giờ sáng 26-3-1950. Đêm 25-3-1950 Bộ Tư lệnh Nam bộ lệnh cho dời ngày N đến 2-4-1950 vì chiến dịch Sóc Trăng chuẩn bị chưa xong. Xét tình hình không thể hoãn lại, nên Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định vẫn nổ súng tấn công theo kế hoạch ban đầu.

Tham dự chiến dịch Trà Vinh lúc đầu, Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ:

- Giải giới Bảo an ở Sóc Xà Lôn.

- Diệt bót Xà Lôn.

- Diệt bót vòng ngoài cứ điểm Bắc Trang.

- Phối hợp với Tiểu đoàn 309 đánh quân địch từ phía sông Hậu đến tiếp viện cho cứ điểm Bắc Trang.

Thực hiện nhiệm vụ trên, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 giao cho đại đội 931 giải giới bảo an sóc Xà Lôn, đại đội 932 diệt bót Xà Lôn và đại đội 933 diệt vòng ngoài cứ điểm Bắc Trang.

Đêm 25-3 đội hình các đại đội được triển khai chu đáo tại vị trí sẵn sàng chiến đấu.

Rạng sáng ngày 26-3 sau các đợt tấn công, các đại đội đều hoàn thành nhiệm vụ được giao: Hạ 2 bót, thu toàn bộ vũ khí và giải giới được bọn Bảo an ở sóc Xà Lôn.

Sau đó, phán đoán địch có thể từ sông Hậu đổ bộ lên chi viện cho cứ điểm Bắc Trang, nên Tiểu đoàn 307 có sự phối hợp của đại đội 940 (Tiểu đoàn 309) chuyển quân bố trí ngoài cánh đồng giữa căn cứ Bắc Trang và sóc bên cạnh để chặn đánh địch. Nhưng, địch không vào hướng này.

Đến chiều ngày 27-3, ta mới phát hiện địch đổ bộ từ phía ngã ba Tiểu Cần – và đến chiều ngày 28-3 một tiểu đoàn địch hành quân từ phía Bắc xuống để giải tỏa cứ điểm Bắc Trang. Nắm được tin này, Tiểu đoàn 307 và đại đội 940 (Tiểu đoàn 309) phải vận động qua cánh đồng để đón địch tại giồng Sóc Tro, đánh địch bật xa con giồng này, diệt được chừng 50/60 tên.

Đến đây, tiểu đoàn được Ban chỉ huy chiến địch giao nhiệm vụ bao vây đồn Đôn Châu ở huyện Trà Cú và nếu có điều kiện thì tiêu diệt hoặc bức rút đồn này, đồng thời tiếp tục tổ chức hành quân tiếp viện theo kế hoạch, Ban chỉ huy tiểu đoàn cho 1 đại đội bao vây đồn Đôn Châu và 2 đại đội chặn đánh quân tiếp viện.

Qua 2 đêm dùng hỏa công kết hợp với xung kích tiến công đồn không thành công, Ban chỉ huy chiến dịch gợi ý tiểu đoàn chuyển sang phương án đào hào và tiếp cận đồn. Tuy nhiên do mùa khô đất cứng và có nhiều rễ cây lớn nên tiến độ đào hào chậm chạp, mất 2 ngày đêm đường hào vẫn chưa vào được đến đồn thì quân tiếp viện của địch từ Trà Vinh đã tới.

Ngày 2-4-1950, lực lượng đánh viện của tiểu đoàn phục kích trên lộ vào đồn Đôn Châu, bắn cháy 1 xe bọc thép, bắn hư hỏng 3 xe khác. Diệt được 30 tên địch (trong đó có 1 trung úy) làm bị thương 35 tên khác (trong đó có 1 trung úy). Bên ta: hy sinh 4 đồng chí (trong đó có 1 đồng chí trung đội phó) và bị thương 15 đồng chí.

Bộ phận địch còn lại vẫn tiếp tục tăng cường được cho đồn Đôn Châu.

Đến 17 giờ ngày 3-4-1950 đoàn xe lội nước gồm 36 chiếc của địch đi chi viện cho đồn Đôn Châu rút qua cánh đồng nhỏ gần giồng Trà Kha để về Trà Vinh. Tiểu đoàn cho 1 đại đội phục kích trên giồng dùng đại liên và trung liên đánh tiếp tục tiêu hao được một số lính trên xe.

Ngày 4-4 chiến dịch Sóc Trăng nổ súng, địch phải rút hết lực lượng viên binh ở Trà Vinh về ứng cứu. Nhân thời cơ này ta mở đợt 2 của chiến dịch Trà Vinh. Vào đợt, ta thực hiện công đồn đả viện trên khu vực từ Trà Sắt đến Đôn Châu.

Ngày 8 và 9-4 đại đội 940/Tiểu đoàn 309 tấn công đồn Bắc Trang (không kết quả). Tiểu đoàn 307 đánh cứ điểm Đôn Châu, nhưng kế hoạch bị lộ, địch chuẩn bị đối phó.

Ngày 12-4, địch cho 2 đại đội Âu Phi, 1 trung đội ngụy, 1 trung đội pháo, 22 xe lội nước và thiết giáp đến giải tỏa, Tiểu đoàn 307 phục kích chặn đánh suốt 4 giờ liền địch mới vào được Đôn Châu.

Từ 15 đến 17-4, địch tiếp tục cho 1.000 quân có xe lội nước yểm trợ hành quân càn quét, giải tỏa vùng Đôn Châu, Cà Tốc, Hàm Giang. Lúc này lực lượng 307 đã rút về Vĩnh Long, đóng tại kinh Thầy Phó, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tổ chức đánh đồn Ô Tà Tưng. Đêm 1-5 tiểu đoàn cho đại đội 933 tấn công đồn nhưng không hạ được. Đêm 2-5 ta ném bùi nhùi tẩm xăng và cho xung kích nấp sau xe bò chất đầy bao trấu che đạn đẩy vào sát đồn tấn công bằng lựu đạn hạ được đồn Ô Tà Tưng, thu toàn bộ vũ khí.

Bên ta, đồng chí Quang Nguyên – Đại đội trưởng 933, vừa đi học ở khu về tham gia trận đánh này, hy sinh đêm 2-5-1950.

Kết thúc chiến dịch Trà Vinh, Tiểu đoàn 307 cùng các đơn vị bạn hành quân về đóng ở vùng Tân Nhuận Đông – Phú Hựu – Sa Đéc để tham dự hội nghị tổng kết chiến dịch được tổ chức từ 15 giờ ngày 13-5-1950 đến 22 giờ ngày 17-5-1950.

- Chiến dịch Trà Vinh là một chiến dịch lớn về qui mô sử dụng lực lượng và thời gian chiến đấu. Qua chiến dịch này ta rút ra được nhiều kinh nghiệm quí giá về chọn chiến trường, sử dụng lực lượng, đánh giá địch ta và kế hoạch tổ chứ, chuẩn bị thực hành chiến dịch.

Tham dự chiến dịch Trà Vinh, Tiểu đoàn 307 hạ được 3 bót địch, giải giới bảo an ở 1 sóc, đánh quân tiếp viện hai lần, diệt và làm bị thương 150 tên địch, bắn cháy 1 xe bọc thép và bắn hư hỏng 3 chiếc khác, thu được một số súng các loại.

Kết quả diệt địch không lớn, vì ở hướng Bắc Trang ta phán đoán không đúng hướng vào tiếp viện của địch, còn ở hướng Đôn Châu thì lực lượng địch được nhiều xe cơ giới yểm trợ.

Sau chiến dịch Trà Vinh, tiểu đoàn được lệnh hành quân về đóng tại xã Long Toàn, huyện Long Vĩnh – Trà Vinh để tổ chức luyện quân.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:23:22 pm
THAM DỰ CHIẾN DỊCH BẾN TRE

Từ đầu năm 1950, trên địa bàn Bến Tre, Pháp đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch bình định, lấn chiếm.

Sau khi chiếm đóng được cù lao An Hóa và phần lớn cù lao Bắc, địch cho súc tiến ngay kế hoạch tập trung quân cơ động và lực lượng địa phương chuẩn bị lấn chiếm cù lao Minh và toàn tỉnh Bến Tre.

Trong tháng 5-1950 Bộ chỉ huy Khu 8, và Tỉnh ủy Bến Tre mở hội nghị tại cù lao Minh, có một số cán bộ thuộc tiểu đoàn chủ lực quân khu hoạt động tại chiến trường Bến Tre tham dự. Hội nghị quyết định mở chiến dịch Bến Tre nhằm phá kế hoạch của địch lấn chiếm cù lao Minh, đồng thời giải phóng và giữ vững một số vùng theo sự chỉ đạo của Khu 8.

Cù lao Minh vào giữa năm 1950 còn là vùng giải phóng rộng lớn. Cách thi trấn Mỏ Cày 2km về hướng Đông Nam xuống tận Thạnh Phú, giảp biển là vùng căn cứ của ta. Địch chỉ kiểm soát được trục lộ giao thông 30 từ thị trấn Mỏ Cầy đi Chợ Lách và đoạn đường liên tỉnh 6A từ Bắc Hàm Luông đến Bắc Cổ Chiên. Địch ở các đồn không dám bung ra hoạt động, tại thị trấn Mỏ Cày chúng chỉ có một đại đội bảo an lưu động.

Việc chọn hướng chiến dịch đã được hội nghị thảo luận, cân nhắc và đi đết kết luận; Mở chiến dịch tại vùng Bắc Mỏ Cày.

Phạm vi chiến dịch diễn ra chủ yếu thuộc 2 huyện Cái Mơn và Mỏ Cày.

Địa hình khu vực hoạt động chiến đấu này nối liền nhau, ít sông rạch ngăn cách, cho phép ta tập trung đánh lớn, có khả năng diệt từ 1 đến 2 tiểu đoàn địch. Hậu phương rộng, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ chiến dịch được dài ngày.

Đối tượng chủ yếu là đánh quân cứu viện cấp tiểu đoàn, thuộc các tiểu đoàn cơ động – 501 – 502, UMDC. Diệt được phần lớn quân cơ động sẽ bẻ gãy kế hoạch lấn chiếm vùng căn cứ, mở thêm một số lõm du kích ở vùng Bắc Mỏ Cày.

- Ban chỉ huy chiến dịch gồm có: đồng chí Nguyễn Đăng: Khu phó Khu 8 làm Chỉ huy trưởng – Đồng chí Võ Văn Thời chính trị viên và các đồng chí Phan Vũ Hòa – Tỉnh đội trưởng Bến Tre – Đồng Văn Cống, Bùi Sĩ Hùng giữ chức chỉ huy phó.

Chiến dịch gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ 3 đến 6-7-1950 ở khu vực Cái Mớn.

- Giai đoạn 2: Từ 12 đến 21-7-1950 ở khu vực Mỏ Cày.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm các tiểu đoàn chủ khu Quân khu 8: 307, 308, 310, 2 đại đội địa phương tỉnh, 1 đại đội địa phương huyện Mỏ Cày – Chợ Lách cùng lực lượng dân quân du kích. Ta huy động gần 1.000 dân công phục vụ chiến đấu. Nhân dân Mỏ Cày – Chợ Lách làm nhiệm vụ tiếp tế nuôi quân suốt quá trình chiến dịch.

Tham dự chiến dịch Bến Tre, Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ:

- Trong giai đoạn 1: Bao vây tiêu diệt, bứt rút, bức hàng 6 bót ven thị trấn Cái Mớn.

Đêm 3-7-1950 chiến dịch mở màn. Tiểu đoàn giao nhiệm vụ cho các đại đội 931 đánh bót Hòa Khánh; Đại đội 932 đánh 2 bót: cây Da, Bác Vật Vinh; Đại đội 933 đánh các bót: Ông Kèo, Tà Thiết, Giáp Sang – đều không đạt kết quả. Ngày 4 tháng 7 ta vây chặt vòng ngoài chờ đêm tối sẽ tiếp tục tấn công. Trong tình thế bị vây ép, đến 16 giờ địch ở bót Hòa Khánh rút chạy; Sau đó, lúc 18 giờ thì bọn ở bót Cây Da bỏ đồn lẩn trốn, ta chặn bắt được một số tên, và đến 20 giờ thì địch ở bót Bà Thiết cũng chuồn thẳng. Ngày 5-7 địch ở bót Ông Kèo kéo ra đầu hàng.

- Trong giai đoạn 2: Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ đánh địch chi viện cho đồn Giồng Keo đang bị ta bao vây. Sau khi nhận nhiệm vụ, lực lượng tiểu đoàn được bố trí 2 bên bờ rạch giữa chợ Xếp vào Giồng Keo.

Lúc 16 giờ ngày 19-7 địch hành quân theo đường vườn và băng đồng qua đồn Giồng Keo, tiến về phía đội hình của đại đội 933. Tiểu đoàn lập tức điều đại đội 931 và 932 sang phối hợp đánh địch. Mở đầu cuộc tiến công, do đại đội 933 xung phong quá sớm, nên ta không hình thành kịp thế bao vây địch, để chúng chạy thoát vào phía đồn Giồng Keo. Trận này địch chết và bị thương chừng 30 tên.

Ngày 21-7-1950, một tiểu đoàn địch từ Mỏ Cày tiến vào Giồng Keo, có xe lội nước và pháo binh yểm trợ. Nhân cơ hội này, bọn lính đồn trú bót Giồng Keo cùng rút luôn theo đường bộ bọc bờ phía Nam rạch Mỏ Cày – Giồng Keo.

Lực lượng tiểu đoàn không đánh được trận này vì sau khi chạm địch ngày 19-7 đơn vị đã chuyển đội hình sang bố trí ở cách vườn phía Bắc rạch Mỏ Cày – Giồng Keo.

Chiến dịch Bến Tre kết thúc vào cuối tháng 7-1950. Nhiệm vụ chủ yếu của chiến dịch là diệt quân cơ động không thực hiện được. Sau đó, chiến dịch chuyển hướng hoạt động vào sát thị trấn Mỏ Cày, đánh địch ở vùng khánh Thạnh Tân, Đa Phước Hội, An Thạnh – Thom và Thành Thới.

Sau chiến dịch, ta chỉ diệt 4 đồn tua, giải phóng 1 xã giành thắng lợi không cao vì chưa đánh được quân cơ động của địch và vùng du kích chưa được mở rộng. Lực lượng địch vẫn còn sung sức.

Tham dự chiến dịch Bến Tre, Tiểu đoàn 307 không tổ chức đánh lớn được địch, chủ yếu do ta phán đoán đường địch vào tiếp viện cho đồn Giồng Keo không chính xác.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:28:36 pm
TRẬN TÂN HƯƠNG (Bến Tre)

Sau khi bứt rút đồn Giồng Keo trong chiến dịch Bến Tre, Tiểu đoàn 307 vẫn lưu tại cù lao Minh.

Nhiệm vụ của Tiểu đoàn lúc này là tổng kết rút kinh nghiệm chiến dịch Bến Tre và bồi dưỡng lực lượng. Để giữ bí mật khu vực đóng quân, một mặt, Tiểu đoàn 307 lui về đóng tại vùng vườn trục An Định, Mỏ Cày, Tân Hương chờ giặc; còn ở khắp các chiến trường Trà Vinh, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Đồng Tháp, hoạt động du kích rộ hẳn lên để đánh lạc hướng địch.

Trung tuần tháng 8-1950, địch vẫn còn tiếp tục thực hiện kế hoạch lấn chiếm cù lao Minh (Bến Tre).

Từ thị xã Bến Tre, tiểu đoàn hỗn hợp UMDC(1) vừa được huấn luyện ở trường ra và đại bộ phận là lực lượng do tên tây lai quan ba Jean Léon Leroy chỉ huy hành quân bằng tàu theo sông Hàm luông đổ bộ lên 2 xã Tân Trung và Minh Đức (Tân Hương) thuộc huyện Mỏ Cày.

Lúc này, Tiểu đoàn 307 không nắm được tình hình địch, vẫn còn đang chuẩn bị tổng kết kinh nghiệm sau chiến dịch và làm lễ khao quân trên địa bàn xã Minh Đức. Khi địch đổ bộ và nổ súng tại vàm Tân Hương cách vị trí đóng quân của tiểu đoàn khoảng 1.500m, ta mới phát hiện. Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Tiểu đoàn trưởng kiêm chính trị viên, đồng chí Đỗ Văn Giọng và đồng chí Vũ Đình Thông – Tiểu đoàn phó nhận định:

- Nếu ta đánh địch ngay khi vừa đổ bộ thì có thuận lợi vì chúng chưa ổn định đội hình, nhưng giặc có thể rút xuống tàu để bảo toàn lực lượng. như vậy chỉ đơn thuần là chống càn. Ý định của ta là phải đánh tiêu diệt gọn vì trong 2 chiến dịch Trà Vinh và Bến Tre, tiểu đoàn chưa đánh được trận tiêu diệt nào lớn.

Từ nhận định trên, Ban chỉ huy tiểu đoàn cử 2 tổ trinh sát bám địch, đồng thời cho toàn đơn vị bí mật vận động ra hướng vàm Tân Hương.

Quá trình vận động gần 1km ta phát hiện đội hình hành quân của địch chia làm 3 mũi: 1 mũi từ vàm Tân Hương đánh vào, 2 múi khác từ lộ Giồng Cui (Tân Trung) đánh qua. Lập tức bộ đội ta dàn đội hình thành thế bao vây quân địch.

Khi chúng lọt vào ổ phục kích tại rạch Đập (Tân Hương), toàn đơn vị đã nổ súng quyết liệt và nhanh chóng thọc sâu, chia cắt diệt từng cụm để kháng của địch. Chỉ trong vòng hơn 30 phút chiến đấu, bộ đội ta đã diệt và bắt sống gần 200 tên, thu 70 súng có 9 trung liên (FM). Số còn lại hốt hoảng tháo chạy xuống tàu. Trận này tên Léon Leroy bị thương toạt đùi.

Trận Tân Hương là trận đánh tiệt diệt gọn 2 đại đội quân địch đầu tiên của Tiểu đoàn 307 ở chiến trường Bến Tre.

Sau trận đánh, nhân dân Tân Hương và các vùng lân cận vô cùng hân hoan, thỏa dạ. Những giai thoại của trận đánh này vượt thời gian, còn lưu giữ trong nhân dân và cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn như những tâm tình sâu lắng và thi vị!

(https://lh3.googleusercontent.com/5ztQFeRdamuz3XeaW7UCn7nhPQnNUY_VgWwptSp2MA-Ty8PyfFEU8VEC2n-QzbjgAjHGEZ0qPaSsBIJRKgGap2Hqeq4Ga-gNxPkznTtHrwRB3sw4knEIa-JgHZu_5KWXy6nzRgEsMKlk7e3jG9He25UxhmSqToRPSdGCtaleU_4ru9o0iEWqFCifbBFp3ZTjcrAR-jfiE6bEDYIKxFee7I1KNhvOwh7vJnkuiom8vWV0prWBTnAQqgV7hC6oRxkSdoq3RAx6NHbym5GH9jdCZQJfrx-LodoNG3UD-bOL4gEFDbHgT7f52SXcj1l-o-kPKCeOS1LtuK7D1J-E-A6GBzo-MrcqbhrVFKXNbdNQ-DP0c-gIIo4qXzWAizD3wrCqEvqzZ_ZkyYPa5Wylc6c-gNJoPqYi5Vh1w_WwUZKupcJW-Fvve45OULQJXh3dmDzNYoaBgehUis3rAI_4ptyS6o3JQ6e_gX1kr3UFrLpn1mm4cZv3VM4uZetafGDxlyJtxainrImjnUNRFcVqI99Baiy1YFp_jZT49ot6X3Bo0sgBKE7Gnm98w_HQW61mWPvGXA45Y8FjdSJpEONBiba9pTAbLSlNiGQ5qlXBCyQ=w1024-h648-no)

TRẬN TÂN HƯƠNG 01-08-50


(1) UMDC: Unités mobiles de défense de la chrétienté (các đơn vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa giáo).


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:30:52 pm
- “Duyên kỳ ngộ”:

Đồng bào Tân Hương, mọi lần trước, hễ có giặc đến đều tản cư hẳn sang Tân Phú Trung để qua Bình Khánh tránh giặc – Dù có tình cảm với kháng chiến nhưng đành vậy.
 
Lần này, mọi người biết có Tiểu đoàn 307 về đóng quân trong xã, không an bảo ai, đồng bào vẫn tự nhiên sinh hoạt bình thường: “Có tiểu đoàn, giặc không dám hung hăng đâu!”.

Không ngờ, khi giặc đến nơi, đồng bào chạy dồn vào Rạch Đập – có bộ đội mà! – thì bị kẹt giữa mặt trận!

Trong lúc truy đuổi du kích, giặc đã bắt theo rất nhiều đồng bào.

Biết tin này, một trung đội của đại đội 931 phục kích địch gần đấy lập tức chuyển phương án chiến đấu: Bằng mọi cách phải giải thoát đồng bào, từ khu vườn Tân Hương, trung đội vận động bọc hậu đội hình giặc, băng đồng vượt qua đuôi vườn Rạch Đập.

Theo các mương vườn, ta bí mật tiếp cận một ngôi nhà lớn thì nghe tiếng kêu khóc thảm thiết của đồng bào và phát hiện quân hậu tập của giặc đang tụm năm, tụm ba ở ngõ vào nhà.

- Tập trung 3 khẩu FM (trung liên) vào 1 chỗ, trung đội bất ngờ nổ súng quét dọc vào đội hình đứng, ngồi lố nhố của giặc, tiêu diệt được hơn phân nửa bọn này. Số còn lại hốt hoảng bỏ chạy. Cùng lúc đó, 1 tiểu đội ta bọc ra sau khu nhà chặn địch, thu ngay một máy bộ đàm.

Bị tấn công bất ngờ khi còn đang dở trò quái quỉ - một tốp 5 tên giặc khi tháo chạy vẫn ngoan cố vừa bắn trả vừa khống chế trong tay một cô gái.

Không thể để chúng chạy thoát, trung đội trưởng Viễn nhanh như cắt cùng 2 đồng đội vượt lên truy đuổi. Nhờ thói quen sống ở miệt vườn từ nhỏ, trong chốc lát Viễn đã vượt hàng chục con mương vườn, chĩa múi súng Thompson ngay tầm chạy của bọn giặc.

Sau loạt đạn, bọn giặc “râu xanh” choáng váng, bỏ tay cô gái, chạy thoát thân.

- Đoành! Đoành, đoành... khẩu tiểu liên lúc này nơi tay Viễn liên tục nhả đạn, giòn giã như trút lửa căm hờn!

Trở lại người con gái vừa thoát ra từ tay giặc đang len lét, thẹn thùng dưới mực nước mương vườn tới ngực, không mảnh vải trên người.

- Rất tự nhiên, Viễn mở chiếc khăn rằng quấn cổ trao cho cô gái ấy. Và từ đó, cuộc đời anh cũng mở ra chương đầu của thiên tình sử bi tráng.

- “Tình huynh đệ”:

Giữa lúc giao chiến với đại đội 933 và 932 ở khu vườn trên lộ Giồng Cui, thì đội hình giặc rối loạn, mất sự chỉ huy thống nhất, chúng phải dạt ra đồng trống, co cụm đề kháng sau những gò mả và bờ ruộng. Chính nơi đây, đã xảy ra một cuộc hạnh ngộ: người em tên là Bốn, lính 307 đang xung phong, bị một viên đạn từ một mô đất bắn ra ngay véo bên tai, anh bị lảo đảo nhưng gượng đứng dậy và lao tới luôn. Khi trườn lên mô đất, Bốn chĩa mũi súng xuống đầu kẻ đã bắn mình. Nhưng, may mắn nhờ con mắt nhanh hơn ngón tay, anh sửng sốt kêu lên: “Anh Hai hả”. Người lính ngụy buông súng đưa tay hàng.

- Trời ơi! Bốn hả em?

- Coi nè! Đáng giọng cho anh một cái quá! – Người em chỉ cái áo thủng đạn và vết sướt bên hông nói –

- Trời phật khiến! Anh bắn mà run. Anh bị bắt lính em à!

- Ai biểu, hồi đó rủ anh đi với tôi, anh chết nhát không đi?

Người anh bị dân quân trói, người em tiếp tục xông lên theo đội hình, chạy dọc năm bảy bước, người em quay trở lại căn dặn: “Anh đừng lo! Kháng chiến rất khoan hồng... Đừng làm gì bậy bạ nghe hông!”.

Cuối trận đánh, trong một ngôi nhà tại xã Tân Phú Trung, tù binh ngồi cả lên ngạch cửa. Tinh thần bất ổn không rõ số phận ra sao.

Chính trị viên tiểu đoàn nói với họ: “Là người chiến sĩ cách mạng cầm súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận. nhưng, cũng nên nói để các anh em rõ, chúng tôi không bao giờ được vui trọn vẹn, lắm khi trong niềm vui lại chưa đầy chua xót, khi nhìn trên chiến trường, kẻ chết đi hay người còn sống đều là da vàng máu đỏ, người Việt Nam mình với nhau cả. Chúng tôi thắng ở đây, nhưng thực dân Pháp chưa thua thì chúng còn gây được cảnh “huynh đệ tương tàn”.

Tôi nghe nói, trong số các anh ở đây có một số sợ bị xử tội. Thử hỏi đưa các anh về đây, chúng tôi giết các anh làm gì nữa? Giết các anh, tức là góp phần làm cho chính sách thâm độc “dùng người Việt để giết người Việt” của Tây thêm hiệu quả sao?

Đấy! Mấy lời của tôi là tâm tư, không lấy tư cách là người chiến thắng nói chuyện với kẻ thua trận mà là giữ mình là người Việt Nam với nhau. Niềm vui của người Việt Nam chúng ta chỉ trọn vẹn khi nào, những người theo Tây như các anh sáng ra, mà tự giác thấy rằng mình không nên bao giờ cầm súng đánh thuê bắn vào đồng bào mình, để cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập tự do của đất nước Việt Nam ta thắng lợi. Các anh sẽ được học tập để hiểu rõ về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, rồi sau đó sẽ được tự do.”

Chính trị viên vừa dứt lời, chiến sĩ Bốn nãy giờ núp nghe ngoài cửa, chạy ùa vào mừng rỡ ôm chầm lấy anh mình trong đám tù binh... mắt hai người... long lanh... ướt lệ!


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:34:09 pm
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU ĐOÀN SAU TRẬN TÂN HƯƠNG
ĐẾN TRƯỚC KHI KHU 8 GIẢI THỂ

Sau chiến thắng Tân Hương, tiểu đoàn còn lưu lại đây ít hôm để thăm hỏi và giúp đồng bào địa phương sửa chữa nhà cửa và vườn tược bị địch đánh phá.

Từ 11-8-1950 đến 15-8-1950, tiểu đoàn được lệnh chuyển quân về Giồng Luông (Đại Điền – Thạnh Phú – Bến Tre) làm nhiệm vụ bảo vệ Hội nghị tổng kết chiến dịch Bến Tre. Khi hội nghị kết thúc, tiểu đoàn bắt đầu tuyển quân bổ sung lực lượng và bước vào đợt huấn luyện toàn đơn vị.

Trong đợt này, hơn 200 thanh niên là con em đồng bào các huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày… đã hăng hái tình nguyện tòng quân, tham gia vào tiểu đoàn để trực tiếp cầm súng chiến đấu. Tuyển được số tân binh này, tiểu đoàn lập thêm đại đội bổ sung (gọi là đại đội bổ sung vì đây là đơn vị có nhiệm vụ huấn luyện tân binh để bổ sung cho các đại đội chiến đấu).

Đến cuối tháng 9-1950, được lệnh của Bộ chỉ huy Khu 8, tiểu đoàn lại lên đường hành quân sang Trà Vinh để cùng tiểu đoàn 310, mở đợt chiến đấu mới, góp phần kềm chân quân địch không cho chúng có điều kiện sén bớt lực lượng chi viện cho chiến trường Bắc Bộ lúc ta mở chiến dịch biên giới Việt - Trung.

Từ Thạnh Phú qua Trà Vinh, tiểu đoàn phải hành quân vượt sông Cổ Chiên – Ngoài số thuyền của đơn vị, đợt này ta có huy động thêm một số thuyền của nhân dân, không rõ có phải vì nguyên nhân huy động thêm thuyền của nhân dân mà cuộc vượt sông lần này bị lộ bí mật hay không? – Nhưng đêm đó, tàu chiến địch tuần tra từ đầu hôm đến quá nửa đêm trên khúc sông này. Đợi khi tàu địch rút hết, ta mới bắt đầu vượt sông, và mãi đến sáng đơn vị mới đến được xã Mỹ Long (Trà Vinh).

Dự phòng thuyền của nhân dân đưa bộ đội qua sông và trở về Bến Tre không kịp trước khi trời sáng, nên Ban chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh khi thuyền vào gần đến bãi sông, nơi mực nước ước chừng còn ngang ngực thì cho bộ đội nhảy xuống nước đi vào bờ, chứ không đợi thuyền cập vào bãi.

Sau này, khi tiểu đoàn về hoạt động ở Đồng Tháp Mười thì Sở Công an Nam bộ có trao cho Ban chỉ huy tiểu đoàn một hồ sơ nói về việc 1 tên gián điệp đã thâm nhập vào hàng ngũ tiểu đoàn và dự định thực hiện nhiệm vụ được giao trong cuộc hành quân nói trên. Theo hồ sơ của Sở Công an Nam bộ thì khi tuyển quân ở Bến Tre, tiểu đoàn có tiếp nhận một liên lạc viên của Tỉnh đội Bến Tre. Tên này trước đó bỏ nhiệm vụ về nhà nên bị kỷ luật tạm giam ở trại cải huấn. Khi hắn ra trại thì bị một nữ gián điệp dụ dỗ, và giao nhiệm vụ “nhập ngũ” vào tiểu đoàn để hoạt động. Trong lần tiểu đoàn vượt sông sang Trà Vinh, tên này nhận nhiệm vụ đầu độc cán bộ tiểu đoàn. Nhưng, ý đồ của hắn không thực hiện được vì lần vượt sông này, có cái may mắn là ta cho bộ đội xuống thuyền nơi gần bãi, khi mực nước sông còn ngang ngực nên thuốc độc hắn mang theo trong túi áo bị thấm nước, mất tác dụng. Khi bị bắt, hắn mới thú nhận: vì nhà cán bộ ở lúc nào cũng đông người, khó có thể hành động. Hơn nữa cán bộ tiểu đoàn không uống trà, nên không thể bỏ thuốc độc vào bình, còn bỏ vào lu nước thì lượng thuốc ít không có tác dụng.

Trận Long Sơn:

Theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Khu 8, khi qua được sông Cổ Chiên, Tiểu đoàn 307 dừng chân tại Mỹ Long rồi tiếp tục hành quân về Long Toàn để chuẩn bị đánh trận Long Sơn.

Kế hoạch tác chiến trận đánh này, được Bộ tham mưu Khu dự kiến:

- Đêm 3-10-1950: Tiểu đoàn 307 diệt 2 lô cốt trên tỉnh lộ giữa huyện lỵ Cầu Ngang và ngã ba Long Sơn.

- Đêm 4-10-1950 Tiểu đoàn 307 và Tiểu đoàn 310 phối hợp phục kích đánh địch đi tiếp viện.

Sau khi nhận được mệnh lệnh, Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Tiểu đoàn trưởng kiêm chính trị viên, đồng chí Đỗ Văn Giọng – tiểu đoàn phó và đồng chí Đoàn Hiến – Phó chính trị viên tiểu đoàn, khẩn trương tổ chức đi nghiên cứu chiến trường.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:35:50 pm
Hai lô cốt ở ấp Thủy Trung và ấp Thủy Hội được địch xây dựng theo kiểu mẫu chung giống các lô cốt khác nằm dọc theo các tuyến giao thông ở Trà Vinh. Bờ tường lô cốt được xây cao, có lỗ châu mai., Tháp canh được đặt cao, giữa lô cốt để quan sát. Xung quanh lô cốt có nhiều lớp rào dây thép gai chắc chắn. Lực lượng địch ở mỗi lô cốt ước chừng một tiểu đội, phần lớn là lính người Miên.

Địa hình khu vực đóng lô cốt và 2 bên đường là giồng cát, cây cối mọc thưa thớt.

Theo đúng kế hoạch tác chiến, đêm 3-10 Tiểu đoàn 307 sẵn sàng chiến đấu.

Tại lô cốt Thủy Trung, sau khi lực lượng ta bao vây bắn uy hiếp hiếp và cho thân nhân lính ngụy Miên kêu gọi thì toàn bộ lực lượng địch ở đây ra hàng.

Riêng lô cốt Thủy Hội địch vẫn còn ngoan cố chống trả. Bằng hỏa lực đại liên, trung liên và khẩu 30 ly (khẩu 30 ly – là súng tự tạo của quân giới Bến Tre do đồng chí Thành tức Thành Nga điều khiển(1) ta liên tục khống chế các lỗ châu mai, bắn phá sập tường và tháp canh địch. Đến đây, lực lượng ta dùng thang vượt rào, ném lựu đạn vào bên trong lô cốt và bắn tiểu liên, làm tiêu hao một số quân địch, nên số còn lại phải buông súng đầu hàng.

Sau khi hạn được 2 lô cốt Thủy Trung và Thủy Hội, bắt tù binh và thu toàn bộ vũ khí, bộ đội 307 đã cùng với dân quân và đồng bào địa phương san bằng lô cốt nhằm đề phòng lực lượng viên binh của địch có thể sẽ lợi dụng được vị trí các lô cốt này ẩn núp để phản công lại ta.

Trong đêm 4-10-1950, kế hoạch đánh quân tiếp viện của ta được bố trí chu đáo, thống nhất:

- Tiểu đoàn 307 bố trí từ ngã ba lộ và đường đất vào ấp Ô Răng trở ra phía Cầu Ngang (phía bên phải đường từ Cầu Ngang vào) có nhiệm vụ chặn đầu đội hình địch, và đánh xuyên hông ra phái đường tại vị trí lô cốt Thủy Hội ta vừa sản bằng.

- Tiểu đoàn 310, cho 2 đại đội bố trí tiếp theo đội hình Tiểu đoàn 307 có nhiệm vụ đánh xuyên hông địch ra phía đường gần vị trí lô cốt Thủy Trung. Còn lại 1 đại đội làm nhiệm vụ dự bị cho liên trung đoàn 109 – 111 bố trí tại Sóc Trà Kim Lớn.

Để giữ bí mật trận địa, toàn bộ đội hình lực lượng ta đều bố trí sâu vào phía trong, cách con lộ chừng 300m, có đào công sự và ngụy trang để địch không thể phát hiện.

Đến 5 giờ sáng ngày 5-10-1950, tại vị trí sẵn sàng chiến đấu ta nhận được tin của Liên trung đoàn 109 – 111 cho biết, trong đêm 3-10, khi nghe tin 2 lô cốt Thủy Trung và Thủy Hội bị hạ địch dự đoán ta có lực lượng lớn, nên chúng đã cho điều động pháo 90 ly về thị trấn Cầu Ngang.

Đúng như dự kiến của ta, lúc 9 giờ ngày 5-10-1950 địch cho một tiểu đoàn viện binh có xe bọc thép yểm trợ từ Cầu Ngang tiến về Long Sơn. Chúng hành quân chậm chạp, dè dặt lùng sục 2 bên đường vì sợ ta phục kích – Nhờ ta ngụy trang khéo léo và bố trí đội hình sâu vào bên trong giồng nên địch không phát hiện được. Đợi khi đội hình địch lọt vào trận địa phục kích, đại đội 931 lập tức nổ súng chặn địch, rồi toàn bộ lực lượng ta khẩn trương xung phong ra đường tiến công vào sườn đội hình địch. Bị bất ngờ, quân địch nhốn nháo đội hình dạt về phía bên kia đường ẩn núp không kịp chống trả. Cùng lúc đó đại đội 931 của ta chớp thời cơ xông lên bắn liên tiếp dọc theo ven đường nơi địch vừa ẩn núp. Vì không thể chống trả được, quân địch buộc phải rút lui khỏi trận địa và điện báo cho pháo địch từ thị trấn Cầu Ngang rót đạn vào khu vực phục kích của ta nhưng không còn kịp nữa, bộ đội ta lúc này đã xung phong bám sát đội hình đang rút lui của địch. Tại trận địa, khi lực lượng bộ binh bỏ chạy, địch cho các xe bọc thép tiến về gần nền lô cốt Thủy Trung và dùng đại liên 12 ly 7 bắn vào đội hình đang xông lên của Tiểu đoàn 310. Quân ta vẫn tiếp tục phát triển chiếm mặt đường vừa chống trả xe bọc thép vừa thu vũ khí. Sau nhiều lần địch cho máy bay trinh sát và máy bay ném bom vào đội hình ta gần chùa Ô Răng và gần Sở chỉ huy Liên trung đoàn nhưng không gây được thiệt hại gì đáng kể, xe bọc thép và quân địch còn lại cũng rút về thị trấn Cầu Ngang.

Kết quả trận này, Tiểu đoàn 307 đã hạ được 2 lô cốt, phối hợp đánh thiệt hại tiểu đoàn viện binh của địch, có máy bay, xe bọc thép và pháo binh yểm trợ - Về phía ta lực lượng cũng bị tiêu hao.

Nguyên nhân thiệt hại của ta, chủ yếu là do anh em Tiểu đoàn 310 chưa quen đánh ở đất giồng, địa hình trống trải và do hỏa lực của xe bọc thép địch khi ta xung phong lên chiếm lộ.


(1) Ở Tiểu đoàn 307 có anh Thành là người Nga tham gia kháng chiến, thường gọi là Thành Nga tên Nga là Platon Alexdrovích.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:37:06 pm
Sau trận Long Sơn, Tiểu đoàn 307 về đóng quân tại Long Toàn, Long Vĩnh để tổ chức đợt huấn luyện dài ngày. Nội dung đợt này, chủ yếu là huấn luyện tân binh thu nhận phần lớn ở Bến Tre để bổ sung cho các đại đội chiến đấu. Trong thời gian huấn luyện địch cũng một lần hành quân càn quét khu vực Long Vĩnh, có xe lội nước yểm trợ. Tiểu đoàn chặn đánh tiêu hao địch tại Mươn Ngang, phía Tây chợ Long Vĩnh, và tại lộ quẹo gần nhà thờ Long Vĩnh.

Đến cuối tháng 10-1950, tại bờ kênh Dương Văn Dương thuộc chiến khu Đồng Tháp, Xứ ủy Nam bộ tổ chức một cuộc hội nghị. Trong hội nghị này để thực hiện chủ trương đẩy mạnh vận động chiến tiến tới, Xứ ủy quyết định thành lập 4 trung đoàn chủ lực trên chiến trường Nam bộ, lấy phiên hiệu Đồng Nai, Đồng Tháp, Cửu Long và Tây Đô. Sau hội nghị này, trung đoàn Đồng Tháp gồm các tiểu đoàn 307, 309 và 311; trung đoàn Cửu Long gồm các Tiểu đoàn 308, 310 và 312 được thành lập và hoạt động ở chiến trường Khu 8.

Tuy đã thành lập trung đoàn, nhưng các tiểu đoàn vẫn hoạt động độc lập ở từng vùng, chưa có tác chiến tập trung và trung đoàn. Trong thời gian này, Tiểu đoàn 307 được phân công hoạt động ở khu vực từ Cao Lãnh xuống Ngã Sáu, Thiên Hộ.

Từ cuối năm 1950, có thêm sự chi viện của đế quốc Mỹ, Bộ chỉ huy Pháp ở Nam bộ quyết định tăng cường các hoạt động quân sự tiến hành “bình định”, tạo điều kiện cho quân ngụy đảm nhiệm địa bàn để điều quân cơ động ra ứng chiến ở miền Bắc.

- Tình hình mọi mặt của cuộc kháng chiến ở Nam bộ vào cuối 1950 đầu 1951 lại đứng trước những khó khăn mới: Vừa phải đối phó với hoạt động quân sự mạnh của địch vừa lo củng cố, chấn chỉnh lực lượng.

Trong lúc đó, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang của ta bộ lộ nhiều khó khăn. Mối tương quan giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích chưa cân đối và phù hợp. Bộ đội địa phương và dân quân du kích chưa đủ khả năng bảo đảm địa bàn tại chỗ. Bên cạnh đó, các đơn vị chủ lực lại xây dựng theo hướng phát triển qui mô lớn trong điều kiện bảo đảm công tác hậu cần và kỹ thuật không theo kịp.

Hoạt động của địch đã làm ho các chiến trường của ta bị chia cắt, manh mún. Sự tiếp viện, liên lạc, chỉ đạo từ Trung ương xuống cơ sở, từ vùng này sang vùng khác của ta gặp rất nhiều khó khăn. Có lúc, có nơi bị đình trệ, gián đoạn hẳn.

Sông Cửu Long, sông Soài Rạp được cán bộ, chiến sĩ gọi vui là sông “Bạc Đầu” vì mỗi lần qua sông là lo đến bạc tóc.

Tình hình đó đặt ra cho lãnh đạo phải kịp thời có chủ trương mới và nghiên cứu tổ chức chỉ đạo cụ thể, thích ứng với từng chiến trường.

Tháng 5-1951, Trung ương Cục quyết định phân chia lại chiến trường, sắp xếp lại lực lượng kiện toàn tổ chức trên toàn Nam bộ.

Các khu 7, 8, 9 được giải thể. Chiến trường Nam bộ được chia thành 2 phân liên khu (lấy sông Tiền Giang làm ranh giới địa lý), Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây.

Lực lượng vũ trang cũng được tổ chức ắp xếp lại theo hướng tập trung xây dựng các tiểu đoàn tập trung của tỉnh, các đại đội độc lập của huyện, phát triển các đội binh chủng chuyên môn, vũ trang tuyên truyền làm cho tỉnh, huyện đủ sức bảo vệ địa phương, chủ động tiêu hao, tiêu diệt địch, phát triển chiến tranh du kích đến từng xã. Theo đó các trung đoàn Đồng Tháp, Cửu Long được giải thể. Từ đầu năm 1951, địch lấn chiếm sâu vào Đồng Tháp Mười ở các vùng Ngã Sáu, Thiên Hộ. Theo lệnh trên, Tiểu đoàn 307 phân tán hoạt động từng đại đội độc lập nhằm phát động du kích chiến tranh chống lấn chiếm, hướng dẫn giúp đỡ bộ đội địa phương, dân quân, tiêu hao địch, và làm công tác ngụy vận. Tiểu đoàn phân công đại đội 933 phụ trách vùng Ngã Sáu, đại đội 932 phụ trách vùng Thiên Hộ, còn đại đội 931 và đại đội trợ chiến, làm lực lượng cơ động dự bị của tiểu đoàn hoạt động ở huyện Cao Lãnh.

Các đại đội 933 và 932 bám sát vùng Ngã Sáu và Thiên Hộ, khi hoạt động có hai đại đội, khi phân công các trung đội thay phiên cùng dân quân địa phương phục kích tiêu diệt toán nhỏ, bắn tỉa khi chúng ra ngoài đồn. Tổ chức các tổ săn tàu địch trên kinh xáng khi tàu địch vào tiếp tế cho các đồn mới đóng hoặc thay quân. Liên hệ với thân nhân lính ngụy trong đồn, móc nối, lấy tin tức địch, đạn dược, làm nội ứng cho ta chiếm đồn hoặc bỏ hàng ngũ về với gia đình.

Kết quả hoạt động khá tốt, đã tiêu hao tiêu diệt gần 200 tên địch, bắn chìm và bắn cháy 4 tàu trên kinh Nguyễn Văn Tiếp. Đại đội 933 đã vận động được một trung đội lính Hòa Hảo, bỏ đồn về quê hương (Long Xuyên). Bộ đội địa phương và dân quân được củng cố và phát triển.

Kế hoạch lấn chiếm sâu vào Đồng Tháp Mười của địch, thời gian này bị ngừng trệ.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:37:58 pm
Sau đây lược kể một câu chuyện làm công tác ngụy vận của đại đội 933 tại vùng Ngã Sáu:

Quán ba cọ:

Ở Ngã Sáu có một quán hủ tiếu, đứng bán quán là hai chị em ruột. Cô chị là Mỹ Hạnh còn cô em là Mỹ Dung.

Khách lui tới quán vùng ven này đa phần là trai tráng, dân thường có, lính ngụy có. Các anh chàng đang độ tuổi thanh xuân làm sao mà không khao khát, mơ ước... tình cảm. Có lẽ bọn họ chỉ chờ đợi chỉ một cái liếc mắt... hờ thôi, cũng coi như là... đủ vốn. Nghề chạy bàn trong ngôi quán tranh nghèo, chật hẹp sao né khỏi ẩn ý này nọ... Phải chăng cái hiệu quán không treo bảng lại thành danh này là ẩn ý: Quán ba cọ.

Nói về chú quán: Cô Mỹ Dung, dán người đẹp như tên cô vậy, đôi mắt sắc lẻm, má lúm đồng tiền, nước da mịn màng. Quần áo (thời phải tránh máy bay) bà ba đen, càng suy tôn nước da trắng trẻo thêm ra. Nhưng chớ có xem dáng người là lầm, tính tình cô rất cứng rắn – Không như vậy làm sao đối phó được với các anh chàng giả đò... đi ăn hủ tiếu này;

Có một hôm sớm tinh mơ, hai cô đang cầm chổi quét sân. Một tốp trai tráng đi ngang qua, bỗng một anh chàng nào đó động tình cốp theo nhạc một bài ca phịa lời hát lớn:

- Cô Mười, cô Chín hai cô anh muốn cô nào?

Lập tức cô Mười Mỹ Dung chống chổi đáp lại ngay:

- Chổi chà, chổi quét hai cây, anh muốn cây nào!

Cái đài phát thanh tần số “ba lăm” ấy lập tức bị “cứng họng” ngay giữa tiếng cười rộ lên của mọi người.

So với cô em Mỹ Dung, cô chị Mỹ Hạnh thì điềm đạm hơn. Có khác đến quán, cô thường đứng bếp, chiên xào, nấu nướng, cho cô em bưng ra phục vụ - Cô ít nói, ít giao tiếp, dường như cái lộc trời cho của người con gái, cô đã nhường hết cả cho em mình rồi.

Thấy vậy, mà cũng không phải vậy, cái duyên thầm của cô Mỹ Hạnh lại bốc lên theo mùi hành tỏi phi mỡ thơm lừng từ tô hủ tiếu do bàn tay khéo léo của cô đã len lỏi đến tận tâm hồn của một anh lính trẻ, đại đội 933, Tiểu đoàn 307, tỉnh thoảng đi công tác qua, cùng anh em giữa đêm khuya cặp xuồng, ghé quán kiếm món gì bỏ bụng.

Sau mỗi lần như vậy, rồi anh lính xuống xuồng tách hẳn ra đi xuôi theo dòng kênh Mỹ An – Ngã Sáu. Đêm khuya, gió mát, trăng thanh, tiết trời se lạnh, theo thói quen, thèm thuốc, sờ lên túi áo, phát hiện có cái gì cồm cộm, lấy ra được điếu Cotab. Cô Chín đã âm thầm gửi vào túi áo anh từ lúc nào! Người lính trẻ đưa điếu thuốc lên mũi, cảm nhận hương vị thơm tơ... rồ liên tưởng đến cái quán nghèo trên bờ kênh xanh.

*
*   *

Đồng Tháp Mười hồi ấy bị Pháp càn quét, lấn chiếm liên tục. sau trận nhày dủ đánh phá cơ quan đầu não kháng chiến ở Ba Sao, Pháp thực hiện chiến thuật vết dầu loang, cứ sau mỗi trận càn, chúng đóng thêm năm ba lô cốt để lấn đất.

Lâu dần, Quán ba cọ trước là vùng ven nay lọt hẳn vào vùng bị chiếm đóng, nằm sau một cái bót tiền tiêu, ngăn cách với vùng kháng chiến.

Tình không dang dở, nhưng cảnh lại phân ly, lâu lâu Mỹ Hạnh tìm cách tháp tùng với xuồng ghe vào vùng kháng chiến, thăm lại người xưa. Nhưng đời người lính theo đơn vị nay đây mai đó đã như tăm cá, không có hạn, biết đâu mà tìm.

Cho đến một đêm mưa dầm, bầu trời không một ánh sao, giò lùa qua bức vách, hạt mưa lách tách rơi, tàu chuối ngoài hiên dường như cũng biết trăn trở. Bỗng hai chị em giật mình vì nghe tiếng nổ long trời miệt ngoài Ngã Sáu. Tiếp theo là tiếng súng lớn, súng nỏ rộ lên, hảo châu từ các lô cốt kêu cứu, rực sáng trên bầu trời.

Cả nhà thức giấc, không dám lên đèn, cứ ngồi đó mà lòng nao nao, thường cho anh em cách mạng đằng mình đang ở ngoài sương gió.

Súng rộ hơn một giờ rồi thưa dần, báo hiệu cho nhau rằng mình vẫn tồn tại.

Cơn mưa dầm rồi cũng dứt hạt, tiếng súng im bắt, trả lại sự hoang vắng, mênh mông cho đồng nội.

Chợt có tiếng chân khuấy nước sau hè, rồi tiếng kèn kẹt khe khẽ của bức líp tre.

- Mỹ Dung, Mỹ Hạnh, có nhà không?

- Ai đấy?

- Anh đây! Nghĩa đây!

- Trời ơi! Anh vìa đó hả!

Cô gái đẩy nhẹ tấm líp. Ba người lính lách vào trong bống tối, những bàn tay nhỏ dịu dàng sờ khắp người các anh lính, mừng rỡ, không có thương tích gì cả.

- Không sao đâu, ba anh chỉ tốn có một phát Lance – Bombe thôi mà cả vùng chúng nó rải đạn suốt tiếng đồng hồ. Lô cốt Kinh Ngang sập rồi.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:39:12 pm
*
*   *

Sua một đem thức trắng – mệt nhoài, Bảy Phụng – sếp lô cốt tiền tiêu – ra quán hai cô gọi thịt quay bánh hỏi và một xị rượu.

- Sao buồn vậy anh Bảy?

- Lô cốt King Ngang sập rồi – Không biết bữa nào đây tới phiên các anh! Cái thứ súng “căm xe” này của “họ” độc lắm!

- Nói dại nè! Mồm miệng ăn nói không kiêng cử gì hết trơn. Họ đánh là đánh đồn Tây chứ đánh các anh làm gì. Các anh là giáo phái mà! Nếu họ muốn là họ đánh rồi, chứ bõ công lặn lội vào Kinh Ngang xa lắc làm gì?

- Thiệt hôn em Mười?

- Em nói là nói vậy thôi, theo cái hiểu nông cạn của mình, chứ em có phải là chỉ huy Việt Minh đâu mà nói thiệt hay giả.

Bảy Phụng nâng ly rượu, nhìn trân trân một lúc vào mắt cô Mười rồi nốc cạn.

- Từ ngày bị điều động về đóng đồn tiền tiêu đầu sóng ngọn gió, làm bia đỡ đạn nơi vùng giáp ranh này, tinh thần binh lính giáo phái rất bất mãn và sa sút. Nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa tên chỉ huy Secteus và lực lượng Hòa Hỏa ở trục lộ Vĩnh Long, tranh chấp phạm vi đóng đồn để mở rộng vùng thu lúa ruộng. Ba Cụt chỉ huy Hòa Hảo đã bực tức khi thắng quan Tây đi xe Jeep đến điều đình, dám bạt tai hắn còn chửi thề... “Mẹ mày! Muốn lấn đất của ông hả?...”.

Tên sếp Secteus từ đó cố ý trả thù – Hắn tìm cách phân tán lực lượng Hòa Hảo cho giữ các lô cốt vùng xung yếu. biết mắc kế độc, nhưng chỉ âm thầm bất mãn, không làm gì được, vì lực lượng giáo phải vẫn lĩnh lương và súng của Tây.

- Theo em, miễn các anh ăn ở hiền lành, đứng bắt bớ, sách nhiễu “các ổng” đối phó với mấy anh làm gì?

- Có thật không em Mười?

- Nếu không thật thì em đã dỡ quán dọn đi rồi, quán em ở sát nách đồn anh, có gì hai bên bắn nhau, em chết trước... Em ra vô hoài ở trỏng em biết, họ rành hoàn cảnh các anh hơn cách anh tự hiểu...

- Hắn đưa tay vẫy vẫy có ý ra hiệu bảo cô Mười kéo ghế đến gần để hắn kề va nói nhỏ:

- Em ra vô như vậy chắc có dịp gặp các ngài chỉ huy ở trỏng.

- Mấy ổng hả? Ông nào em chẳng quen, hủ tiếu chị Chín em nấu “các ổng” ăn đến mòn răng rồi!

- Vậy anh trông cậy, muốn nhờ em gửi riêng chút ít đường, sữa, trà, thuốc cho mấy ổng để làm quen được hông?

- Các ổng không lấy đâu! Làm vậy mấy ổng rầy chết. Các ông ấy cần thứ khác cơ!

- Cân thứ gì em nói đi?

- Kề tai lại đây... Đạn! Hiểu chưa?

*
*   *

Nhà ông Tư Hạnh trước đây là cái lẫm lúa của ông Hội đồng ở ngoài thị trấn Cái Bè. Nhà ở cách đồn chừng 500 thước về phía vùng kháng chiến kiểm soát. Hôm nay nhà ông có giỗ, mời bà con xóm giếng đông đủ.

Là khu vực đệm để đân hai vùng qua lại mua bán nên cả hai bên đều không bắn phá khu vực nhà ông Tư dù là không hẹn.

Bảy Phụng – Sếp đồn – cũng được mời dự tiệc, y mặc quần áo xi-vin.

Khi nhang cúng giỗ vừa tàn, thì tiệc giỗ cũng dọn sẵn chủ khách phân ngôi thứ ngồi vào bàn cầm đũa.

 Ông khách ngồi bên cạnh Bảy Phụng vui vẻ nói:

- Hay quá! Ngài với tôi, chúng ta cùng cầm đũa tay trái. Vậy để làm quen, tôi kiến ông anh uống trước nửa ly, sau đó tôi sẽ uống nốt nửa ly?

- Tán thành lắm! Nhưng tôi uống trước là thất lễ, phải mỗi người một ly đầy, cùng nâng cốc một lượt mới là thật lòng.

Ông chù nhà thủ sẵn “chai đế”, xếp cẩn thận hai cái ly trước mặt hai người, rót đầy đến ngọn, rồi đi giáp vòng bàn rót tượu.

- Xin mạn phép mời hai ông cạn ly cho tất cả mọi người và xếp phó hưởng ứng.

Hưởng ứng xong, đặt ly xuống trước mặt, đầu óc mỗi người như nảy đom đóm. Đế của ông Tư uống đã quá!

Hai cánh tay trái cùng cầm đũa gắp thịt quay chấm nước mắm đúng một lúc nên lỡ đà, cả hai tay đều dừng tay lại, nhường nhau.

Người khách mới quen là Nghĩa, tỏ vẻ nhường nhịn nói:

- Sách có nói: Người Việt Nam mình dù chính kiến ra sao, hễ ngồi lại chung mâm đều chấm chung một đĩa nước mắm.

- Tôi hiểu! Tôi hiểu cao ý của ông anh rồi! Là “Tứ hải giai huynh đệ ấy mà”! Có phải không cô Mười, cô Chín – Anh đồn trưởng vừa gật gù vừa nói.

Ông Tư Hạnh nhân đó, kề vai nói nhỏ với cả hai người:

- Chốc nữa xong tiệc, tôi mời riêng hai ông nói chuyện với ấm trà.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 24 Tháng Tư, 2018, 06:41:12 pm
Nghĩa dẫn hai tiểu đội đi đánh đồn giáp ranh. Anh cho bộ đội băng đồng, bò sát mặt đất, tiếp chận hàng rào dây thép gai, đào hầm, bố trí súng ống vào các vị trí bí mật. Anh cẩn thị đi kiểm tra chỗ của từng người, chỉ mục tiêu cho họ và căn dặn mọi người nằm im chờ khi có lệnh là phát hỏa.

- Nhớ nhằm đúng mục tiêu, đừng bắn bậy bên kia, phái trái sau đồn là quán cô Mười, cô Chín nghe chưa! Động đến mấy bả là đổ nợ đấy!

Nghĩa bàn giao nhiệm vụ lại cho trung đội phó rồi đeo súng đi thẳng đến đầu cầu, bắt tay hỏi nhỏ: “xong chưa”?

- Thưa ngài, lính tôi đã ra ngoài cả rồi.

- Vậy đồn trưởng cho anh em mang súng đi theo bờ kênh ra phía sau đội hình chúng tôi để xem súng nổ. Sau khi đã cắt hết các rào thép gai, đợt tấn công vào đồn bỏ trống bắt đầu. Súng nhỏ, súng lớn cùng lúc bắn vào các lỗ châu mai, phóng lựu nháo lên đánh sập Mirador.

Nghĩa thúc hối đồn trưởng bắn hỏa châu lên trời để báo nguy. Cả hệ thống đồn bót của quân Pháp từ kinh Ngã Sáu, Tân Mỹ ra đến lộ Đông Dương bắn súng báo động chuyền, nghe như một trận đánh lớn. Gạch ngói trong đồn đổ xuống lổn ngổn, các lỗ châu mai há ra rộng hoác. Đạn lửa xuyên chèn ngang trời, quân lính Hòa Hảo ngồi sau trận coi khoái mắt vỗ tay cười ha hả!

- Bây giờ tới phiên mấy anh!

Nghĩa cho anh em ngưng nổ súng. Đồn trưởng cho người hướng dẫn “đối phương” đến Quán ba cọ. Hai con heo đã bị chọc tiết từ đầu hôm, tiết pha nước mắm thật mặn để chống đông. Cô Mười vừa thấy mọi người nhanh nhảu nói:

- Cháo lòng không có tiết, trắng nhợt, các anh ăn tạm... để tiết dùng vào việc khác.

Trong lúc đó, lính đồn theo bờ kênh kéo trở lại đồn, bắt đầu cuộc “đánh trả”. Họ tha hồ bắn, bắn đến sướng tay, sẵn ánh hỏa châu, cứ nhằm vào các công sự Việt Minh mà bắn – Đạn vãi tưới bột sen, dù con nhái bầu nằm ở công sự cũng chết, lựu đạn O.F rút chốt liên tục, tuôn qua lỗ châu mai, nổ như pháo địa chen giữa chàng tiểu liên, liên hồi như ngày Tết.

- Đủ chưa! Ông đồn trưởng. Đói bụng thèm thịt heo lắm rồi.

- Làm vài loạt nữa đi! Đạn bên chính quốc chở qua thiếu gì, bắn cho đã tay.

Tiếng súng rồi cũng im, từ giữa quán hai cô, an hem bộ đội xuống xuồng bơi đến cặp cầu tàu. Binh lính Hòa Hỏa vác đạn từ trong đồn ra, cạy nắp thùng để cả xuống xuồng. Cho đạn chứ không cho thùng, thùng để lại báo cáo với Tây. Còn lựu đạn xếp đây cả khoảng xuồng, không có cân nên không biết trọng lượng là bao nhiêu, nhưng “đuổi” hết người lên bờ hành quân bộ, be xuồng khẳm đến liếm mặt nước.

Đồn trưởng Bảy Phụng bắt tay Nghĩa thật chặt trước khi giã từ:

- Thưa ông trung đội 307, tôi thỉnh cầu ông sắp xếp thời gian lúc nào mình choảng nhau một trận nữa, đánh nhau kiểu này binh sĩ tôi lên tinh thần lắm.

Xuồng tách bến về vùng sâu. Đi được một lúc, thấy đồn giáp ranh bắn lên 3 phát hỏa châu, Nghĩa nói với anh em:

- Họ vừa tiễn mình vừa báo cáo cho bọn chỉ huy Sous Secteus rằng đồn giáp ranh vẫn tồn tại.

Nói xong, theo thói quen thèm thuốc, anh sờ tay lên túi áo, lần này... không phải... chỉ có một điếu mà là cả gói Cotab – Đưa lên môi mùi hương nho và... tình riêng của cô Chín.

*
*   *

Ngày hôm sau, khi mặt trời lên quá ngọn Ô môi, tàu chiến tiếp viện của Pháp vào đến. Lính Pháp đổ bộ lên bờ bố phòng cẩn mật, hộ tống quan ba chỉ huy Sous Secteus lên thị sát trận chiến đêm qua. Ngài quan lớn lên tận chỗ Mirador sập, lội xem từng hố công sự của Việt Minh thấy máu loang lổ ra khắp nơi dưới hố cá nhân, trên trụ dây thép gai và rải rác dọc đường rút lui nữa.

Sau này, ra quán ăn hủ tiếu, đồn trưởng Bảy Phụng nói với hai cô: Nếu có xáp chiến nữa phỉa làm ba bốn con heo hoặc vài con bò mới đủ tiết để rải ra công sự...

Ngoài sau đồn có hai cái mả mới đắp: Không lẽ đánh trận ác liệt như vậy mà đằng Hòa Hảo không có người chết. Tiện thể có hai anh lính hoàn cảnh vợ để cho trốn về, sau khi làm xong nhiệm vụ tự đắp mả cho mình.

Quan ba Pháp tập hợp lính lại, cho thổi kèn Tây, gắn “mề đay” cho ông đồn trưởng, thăng cấp lên một bậc- Ngài khen ngợi binh lính đồn giáp ranh và nói bằng tiếng Pháp:

- Clest Défendu héroïquement! (Có nghĩa là: Tự vệ rất anh hùng!)

Lúc này, bộ đội ta đang chuyển từ xuồng lên cho các đơn vị đầu sóng ngọn gió một cơ số đạn gấp ba lần trước.

*
*   *


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:40:55 pm
B- THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG Ở PHÂN LIÊN KHU MIỀN TÂY.

Sau khi Trung ương Cục quyết định phân chia lại chiến trường và bố trí lại lực lượng ở Nam bộ, Tiểu đoàn 307 vẫn còn đứng chân ở Đồng Tháp Mười để bảo vệ chiến khu và làm nhiệm vụ tiếp vận ho miền Đông. Cho đến tháng 3-1952, theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây, Tiểu đoàn 307 rời căn cứ Đồng Tháp Mười, hành quân vượt sông Tiền và sông Hậu để về hoạt động ở chiến trường mới: Phân liên khu miền Tây. Từ đây, tiểu đoàn trở thành đơn vị chủ lực cơ động của Phân liên khu miền Tây đến khi tập kết chuyển quân ra miền Bắc.

Các chiến công của Tiểu đoàn 307 trong suốt thời kỳ này được nối tiếp theo thời gian qua các trận đánh được ghi lại sau đây:

TRẬN BẢY NGÀN (Cần Thơ)

Trận Bảy Ngàn xảy ra ngày 16-8-1952. Đây là trận đánh mà Tiểu đoàn 307 đã dùng đặc công kết hợp kỳ tập để tiêu diệt một cứ điểm quan trọng của địch.

Khu vực cứ điểm Bảy Ngàn là trung tâm đề kháng của đồn điền Bảy Ngàn rộng lớn, từ kinh xáng Xà No đến tận huyện Long Mỹ. Đồn điền này do gia đình tên thực dân Pháp Albert Gressier quản lý khai thác từ khi thực dân Pháp đánh chiếm được Cần Thơ. Trước khi Albert Gressier chết, hắn giao lại cho hai đứa con là Léon Gressier và Rémy Gressier đã cầu kết chặt chẽ với guồng máy chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Họ đứng ra trực tiếp chỉ huy xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ lên đến đại đội bộ binh đứng tại bờ phía Đông kinh xáng Xà No, lực lượng này là công cụ thường trực quản lý, bóc lột hàng ngàn tá điền Việt Nam tại đồn điển Bảy Ngàn.

Từ năm 1947 đến hết năm 1951, nhiều đơn vị bộ đội ta ở khu 9 đã tấn công cứ điểm này, nhưng vẫn chưa hạ được. Kết quả là sau mỗi lần tấn công của ta, địch lại tăng cường hỏa lực mạnh hơn và sự kiên cố, cẩn mật của cứ điểm cũng được chúng hoàn chỉnh thêm. Vì vậy, mãi đến năm 1952 cứ điểm Bảy Ngàn vẫn vênh váo đứng vững – Nó tồn tại như một sự thách thức đầy ngạo mạn, làm nhiệm vụ tập kết và xuất phát của địch khi chúng mở các đợt tấn công vào các vùng căn cứ Vị Thanh, Hỏa Lựu của ta.

Trước khi Tiểu đoàn 307 mở cuộc tiến công, cứ điểm Bảy Ngàn có công sự kiên cố gồm một đồn chính có một tầng lầu. ngoài đồn chính, chúng còn lập 2 trại lính, đặt án ngữ hai mặt đồn. Xung quanh đồn chính và các trại lính là hệ thống các lô cốt; ở giữa sân đồn là một trận địa súng cối 60 ly và 81 ly. Chung quanh khu vực cứ điểm là 3 vòng rào dây thép gai có linh canh phòng tuần tiễu thường xuyên vào ban đêm. Toàn cảnh của cứ điểm Bảy Ngàn về mặt Tây Bắc là con lộ chạy dọc theo kinh xáng Xà No – dày đặc lô cốt; mặt Đông Bắc tiếp cận đồn là con rạch thông từ từ kinh xáng Xà No ra cánh đồng rộng 5km nối liền với kinh Lái Hiếu. Mặt Tây Nam đồn, cách 50m là khu vực Bảy Ngàn, chỉ còn mặt Đông Nam là cánh đồng lúa, rộng mênh mông, ở phái này, từ lầu đồn chính, tên Rémy Gressier có thể phóng tầm nhìn rất xa và hắn cũng có thể dùng đại liên đặt ở nóc lầu sát thương đối thủ trong khoảng từ 1 đến 2km.

Tiểu đoàn 307, vừa xuống đến Phân liên khu miền Tây, đầu tháng 8 năm 1952, sau khi đánh tiêu hao địch, chống càn quét ở Sẻo Sinh và Giồng Sao, thì được Bộ tư lệnh Phân liên khu giao nhiệm vụ hạ cứ điểm Bảy Ngàn. Hạ được cứ điểm này tức là xóa bỏ sự bóc lột trực tiếp của Pháp đối với nông dân tại chỗ và thủ tiêu nơi tập trung quân thuận tiện của giặc để đánh phá sâu vào căn cứ kháng chiến của ta.

Nhận nhiệm vụ hạ cứ điểm Bảy Ngàn, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 lúc này gồm có: Đồng chí Đoàn Văn Tám – Tiểu đoàn phó (đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Tiểu đoàn trưởng lúc này đang theo học Trường Đảng của Trung ương Cục miền Nam kể từ khi đơn vị về miền Tây), đồng chí Trần Đình Cửu – Chính trị viên tiểu đoàn và đồng chí Đoàn Hiền, chính trị viên phó tiểu đoàn.

Để chuẩn bị cho trận đánh trước tiên Ban chỉ huy tiểu đoàn cho xúc tiến kế hoạch điều nghiên công sự, vị trí bố phòng và toàn bộ qui luật canh gác, sinh hoạt của cứ điểm Bảy Ngàn. Bộ phận thực hiện kế hoạch này được chia làm 5 tổ: 4 tổ trinh sát đặc công và một tổ công tác. Nhiệm vụ chung của mỗi tổ đặc công là điều nghiên một mặt của cứ điểm, trong đó, đồng chí chủ công chịu trách nhiệm đánh vào vị trí then chốt, và 2 đồn chí còn lại được phân công điều nghiên vị trí nào thì phải nắm được cụ thể chi tiết như thuộc lòng bàn tay của chính mình. Ngoài ra, các đồng chí trong mỗi tổ đặc công còn luân phiên nhau nghiên cứu phần việc của đồng đội, nhằm bảo đảm 100% nắm chắc từng ổ đề kháng của địch ở cánh mà tổ mình được phân công.

Trong khi làm nhiệm vụ, toàn thân người chiến sĩ đặc công thoa đầy bùn đất (chỉ mặc slip) để tiệp với màu đất khu vực điền nghiên, còn các chiến sĩ đặc công ở mặt có kinh rạch thì phải đầm mình dưới nước, đầu ngụy trang bằng dề lục bình, di chuyển theo dòng nước.

Đối với tổ công tác thì có nhiệm vụ cải trang, len lỏi trong các sinh hoạt thường ngày của dân để tiếp cận quan sát cứ điểm. Có nhiều hình thức cải trang như: giả người khuân vác mướn, mang hàng vào nội vi đồn hoặc làm người phát cỏ mướn gần đồn.

Sau khi các tổ nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ thì các đồng chí tiểu đoàn, trưởng ban tác chiến và tổ trương xung kích trực tiếp thâm nhập thực địa (theo sự hướng dẫn của tổ đặc công) để tận mắt quan sát, thẩm tra làm cơ sở cho việc hạ quyết tâm.

Căn cứ vào tình hình các mặt đã điều nghiên kỹ lưỡng, Ban chỉ huy tiểu đoàn hạ lệnh hạ đạt mệnh lệnh trên sa bàn cứ điểm Bảy Ngàn và giao nhiệm vụ cho từng đại đội:

- Đại đội 931 là đơn vị chủ công có nhiệm vụ đột nhập tấn công từ hai mặt: Đông Bắc và Đông Nam của cứ điểm.

- Đại đội 933, đột nhập vào khu chợ, tấn công vào các lô cốt và các vị trí chiến đấu của địch ở phía Tây Nam.

- Đại đội 932 diệt lô cốt đầu cầu và khống chế các lô cốt dọc theo kinh xáng Xà No về phía Đông Bắc.

- Đại đội trợ chiến khống chế địch ở các lô cốt phía bên kia bờ kinh Xà No – hướng đối diện với cứ điểm.

Sau khi nhận nhiệm vụ, các cán bộ đại đội và trung đội do đặc công cánh mình hướng dẫn lại tiến hành trinh sát thực địa vào ban đêm.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:41:24 pm
Đến trước khi trận đánh chính thức diễn ra, dựa vào địa hình tương tự như cứ điểm Bảy Ngàn, tiểu đoàn cho lập một cứ điểm giả từ vàm kinh 13, xã Hồ Văn Tốt thông qua Vịnh Chèo để làm nơi diễn tập cho các tổ đặc công và các đại đội xung kích. Vào những đêm luyện tập, Ban chỉ huy tiểu đoàn và một số cán bộ đại đội đứng trên chòi canh, dùng đèn 5 pin quan sát và lắng nghe tiếng động tĩnh. Cuộc chiến đấu cuối cùng đã đạt kết quả mỹ mãn: Ngày dưới sàn gác của chòi canh, nơi cán bộ chỉ huy đang căng mắt quan sát và lắng nghe động tĩnh, các chiến sĩ đặc công và đơn vị xung kích đã tiến vào bố trí đúng nơi qui định – không một tiếng động nhỏ!

Trận thế Bảy Ngàn đã dàn ra trên những ưu điểm về kỹ thuật tiếp cận cứ điểm địch của Tiểu đoàn 307!

Chiến sự được Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định 0 giờ ngày 16-8-1952.

Theo kế hoạch tác chiến từ chiều ngày 16-8 xuất phát từ Vịnh Chèo – Hỏa Lựu - Tiểu đoàn tập kết quân tại ngã tư Lái Hiếu cách cứ điểm Bảy Ngàn chừng 5km. Vừa tối, các đơn vị đi xuồng theo con rạch hành quân tiến thẳng về Bảy Ngàn. Đến vị trí còn cách cứ điểm Bảy Ngàn khoảng 1km, thì rời xuống và hành quân bộ, khẩn trương tiếp cận mục tiêu. Mở màn trận đánh đầu tiên, những chiến sĩ đặc công, vai vác bộc phá, bí mật vượt các vòng rào dây thép gai tiến thẳng vào đồn chính, đặt bộc phá đúng vị trí đã định, an toàn.

Đúng 21 giờ kém 15, các đội xung kích sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. Sau 10 phút, Ban chỉ huy tiểu đoàn được tin Đặc công trở ra cho biết tiếng động khi lực lượng ta di chuyển, trong đồn có thể nghe thấy! Nguồn tin này được truyền miệng để nhắc nhở toàn đơn vị - May mắn thay, cùng lúc đó, trời đổ cơn mưa lớn. Chớp lấy thời cơ thuận lợi, chỉ huy trận đánh ra lệnh cấp tốc tiến quân chiếm lĩnh trận địa. Sau 30 phút, tất cả các cánh quân ta đều báo tin về chỉ huy sở tiểu đoàn là đã bố trí xong – trời vẫn còn mưa to. Nhưng trước giờ G (0 giờ) 15 phút, một chiến sĩ đặc công do chủ quan, thiếu cẩn trọng không làm đúng kỹ thuật di chuyển trong lúc đặt bộc phá, bị lính địch chiếu đèn phát hiện. Hắn ngờ là kẻ trộm nên la to: “Ăn trôm. Ăn trộm” đồng chí đặc công lập tức phóng mình qua một bên để tránh ánh đèn, không ngờ, cú nhảy lại vướng vào đường dây điện từ tay 2 đồng chí đặc công khác, cùng tổ, làm một mối dây bộc phá dẫn đến ụ cối 82 ly. Bình tĩnh và nhanh nhẹn, đồng chí tổ trưởng đặt công, ôm ổ pin lao tới, kìm được mối dây và dí điện.

Ầ...m! Tiếng bộc phá của tổ đặc công này trở thành tiếng nổ của lệnh tấn công. Trong giây phút, tiếp sau đó là một loạt 8 tiếng nổ rền vang, rồi lần lượt 36 quả khác nổ cách khoảng tiếp theo như kịp lúc hòa hợp với tiếng hô xung phong và tiếng kèn xung trận của lực lượng.

Bị tấn công bất ngờ, quân địch rối loạn hàng ngũ, không kịp chống trả. Ngay phút đầu, ta hoàn toàn làm chủ tầng trệt của đồn chính. Nhưng sau đó, kịp hoàn hồn phía cánh phải của cứ điểm có hệ thống phòng thủ kiên cố do tên Léon chỉ huy bắt đầu nổ úng chống trả mãnh liệt – Rồi khẩu trung liên chúng đặt tại nhà máy (cách hông của cứ điểm) cũng điên cuồng nã đạn, tuy không gây được thiệt hại nào cho ta những đã thực sự cản bước các tổ xung kích ta đánh chiếm tầng lầu của đồn chính, nơi tên Rémy đang cầm cự bằng khẩu đại liên.

Sau 15 phút giằng co quyết liệt, ta bắt sống được tên Léon và đưa hắn vào tầng trệt để gọi tên Rémy đầu hàng. Nhưng hắn vẫn tiếp tục ngoan cố chống trả; lập tức, đồng chí So, một tổ trưởng đặc công dày dạn phải đu mình theo chiếc thang gãy leo lên tầng lầu tung lựu đạn, lúc đó Rémy mới bỏ khẩu Lewis giơ tay hàng. Thế là hai tên chỉ huy đều bị bắt sống, căn cứ Bảy Ngàn bị hạ, trận đánh kết thúc và cơn mưa cũng vừa dứt.

Kết quả trận này ta bắt sống được 95 tù binh (trong đó có hai tên chỉ huy là anh em ruột Léon và Rémy. Riêng tên Rémy ta còn bắt được cả vợ con hắn). Thu chiến lợi phẩm gồm hơn 150 súng các loại và nhiều máy móc điện đài, đạn dược cùng toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách của đồn điển Bảy Ngàn.

Về phía ta trong trận này có 2 đồng chí hy sinh: một là cán bộ trung đội và một chiến sĩ.

Về phía địch, sau khi khai thác và giáo dục, Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây theo chính sách nhân đạo khoan hồng đã trả tự do cho chúng về Sóc Trăng trong dịp tết. Ngày được khoan hồng, tên Rémy Gressier đã tỏ lời cám ơn bộ đội Việt Minh cứu mạng. Hắn còn trố mắt thán phục khi được cán bộ phụ trách tù binh của ta cho biết: “Người cứu mày và vợ con mày là một chiến sĩ Tiểu đoàn 307 – đồng chí Lê Quang So đã dũng cảm dùng lựu đạn khống chế cho mày đầu hàng chớ không diệt, và cũng là người cõng vợ con mày xuống lầu bằng cầu thang đã gãy một bên...”.

Cứ điểm Bảy Ngàn từ đó, không còn là trung tâm cướp lúa của chủ điền, không còn là vị trí tập trung quân để xuất phát càn quét, vào căn cứ kháng chiến của ta nữa.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:44:58 pm
(https://lh3.googleusercontent.com/6CiuTnh5RsRbKMiIKa5z38dUaCGei9VevMXFlKkrmzNzv8pVMjUfFCz_B38ARQBavKD5EGmRfbJ-1hBzg8M7Th92rNhlj-Q1xZPAlhV2pa9bWdvxk0h5GqFkZJc5poXpbVqz275Hjkg12K52DjSa2nnIVlzU0Gva9FRNMfW38sTYoGe0D2lWEEDUWY_GcrN61HYMKynIzPCgDpzT9TDRom9TAUZPoSZmUBjQffn8RrI0NzI4O9LNgfIO2G5Inh98OXALHOcXjHrJ4txNxfCRV4arO1X4dXk6-s7uwdga_eFnTL4j0em3oDraf5HnWtdmQvGt7P0fCerU3ka_G9qwyM6qKnirjs3taDg6t0xl9j0jk9dA7jueujjpKwoebskXwWg5cZrsXNYUCg-3VNs9lHHUiqI-l7v-2ytc_AykAKO5H7PUkhZUL0qABaetWMLD3pxlgwwBnQ01CzYt435zFX_Zpg_RWzU2OLxlOZGv-wWKOOJZR3kuKma9R4CtfBEtxxoxgNsh9dHIWldDOPO4DpkkeBIRynF1yuZmUg94gz0FqkgLWf7lws_NosEjH0wzn9CpuaHbkm_SyBZykrOdDDlR0OKvKXlNW0oY23U=w800-h502-no)

Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 lúc đánh đồn Bảy Ngàn
(Từ trái qua phải: Trần Đình Cửu, Đoàn Văn Tám, Đoàn Hiền).


(https://lh3.googleusercontent.com/bjPnrO218VhvHCutS2tALEoArJR2onbVrY4pcWCnHUC98PvPbCFIyzrCVqjdMMV8zgPiPpjIlLnFe8dM0yChMeDu6zqV0M8PLu_2qtCoS3lEH1kpdMYc70Ok_rcQknK3ht4pV3YJv3eZGVJmtLkeVN4zQT8m1kB69gKj_pfa-NHNazdNkFWvbkb80OEnkz7SS4RQF3gseQaJMaGEeX556bShnaYAWDO18VNDjXn9YhfABDsPT-HkcGhvpBeyLNYXHNqmzfUr8DQzB6GbK0NQNNbImja_1JBixkJVOFXQTYqzHxrzBa0tcEcz-gjaJVvbgR-NC5vrPimfeMAJeVl41Wp2Ei3oID6RN_2FdAlAQBKyjjIRwT5_OJglajgGUhA_50wMdfvXLwdGaKyDP_5plFhaxzSCWECLq-vqpnp-vEU1647QQOzMRk-JakrOOlrhg8FFsirQv36Fs9CLKBt0g_TyE0Z6GF2bmr0mmuDccJYV9LeNCMHCccT6KqwEc-D0yUAGD4srIT-lNyf6_w7GRWgsDyQjtaLOAM5k9daOxQybvNadGv2SIUDS34cgyJuY2NoXoiOS8eRDUKFp3YeSYnwIEnlW_JZjR3IjaPM=w1024-h622-no)

TRẬN BẢY NGÀN 16-08-52


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:46:49 pm
TRẬN AN XUYÊN (Cà Mau)

Vào những tháng cuối năm 1952 đầu năm 1953, để tiếp tục mở rộng vùng kiểm soát, thực dân Pháp đã cho quân ở thị xã Bạc Liêu (BVN) và thị trấn Cà Mau (bọn Cao Đài phản động, do tên thiếu tá Nhã chỉ huy) ráo riết tiến hành càn quét sâu vào hai bên trục lộ Bạc Liêu – Cà Mau). Đặc biệt tại An Xuyên – Tân Lộc, một khu vực cách thị trấn Cà Mau chừng 30 km. Các cuộc càn quét của địch diễn ra gần như thường xuyên. Làm được như vậy, vì ở vùng này địch tổ chức được mạng lưới gián điệp mạnh, chúng có thể nắm chắc được khi nào bộ đội cách mạng đến hoặc đi. Thường là, khi có bộ đội đến thì chúng không vào còn bộ đội vừa đi tối đêm trước, thì sáng ngày hôm sau chúng càn quét ngay.

Mấy năm trước, vùng An Xuyên – Tân Lộc là nơi dân cư đông đúc, cuộc sống của nhân dân ở đây khá sung túc nhờ lúa gạo và nguồn lợi thủy sản phong phú. Nhưng do địch càn quét nhiều lần, dân chúng phải dần dần tản cư lánh nạn, ruộng vườn phải bỏ hoang – Hoạt động của địch thực tế đã biến vùng An Xuyên – Tân Lộc thành vành đai trắng, hoạt động của chính quyền, đoàn thể cách mạng yếu ớt.

Để kịp thời đối phó với âm mưu của địch, sau khi Tiểu đoàn 307 hạ được cứ điểm Bảy Ngàn (Cần Thơ), Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây đã cho lệnh điều động tiểu đoàn về Bạc Liêu, đóng quân tại Thới Bình... tiến hành điều tra, nắm tình hình địch ở thị xã Cà Mau và trục lộ Bạc Liêu – Cà Mau để thực hiện các nhiệm vụ:

- Tiêu hao, tiêu diệt địch, không cho chúng mở rộng vùng kiểm soát hai bên lộ Bạc Liêu – Cà Mau và lấn sâu vào vùng căn cứ kháng chiến.

- Bảo vệ căn cứ kháng chiến tỉnh Bạc Liêu, nơi có cơ quan Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ đóng.

- Bảo vệ tính mạng, tải sản của nhân dân chống lại âm mưu càn quét, lấn chiếm của địch, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, xây dựng lực lượng cách mạng tại chỗ.

Nhận nhiệm vụ được giao, Tiểu đoàn 307 khẩn trương xây dựng ý định và kế hoạch tác chiến tại khu vực trách nhiệm nhằm:

- Phục kích đánh cho kỳ được quân địch từ thị trấn Cà Mau ra càn quét, cướp lúa và tài sản nhân dân vùng An Xuyên – Tân Lộc.

- Dùng kỳ tập và đặc công tiêu diệt cứ điểm Hộ Phòng trên đường Bạc Liêu – Cà Mau.

- Đánh 1 – 2 trận giao thông trên đường Bạc Liêu – Cà Mau nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.

Thực hiện ý định trên, Tiểu đoàn 307 đã 2 lần hành quân về đóng tại vùng An Xuyên – Tân Lộc, để phục kích đánh địch vào càn quét. Song cả 2 lần khi tiểu đoàn về đây thì địch không vào, đến khi tiểu đoàn vừa rút đi tối hôm trước thì sáng hôm sau địch càn vào cướp phá, đánh đập, bắt bớ nhân dân và huênh hoang: “Tại sao Tiểu đoàn 307 không giỏi ở lại đây!...”.

Sau 2 lần phục kích, không gặp địch, Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có các đồng chí Phạm Hồng Sơn – Tiểu đoàn trưởng – Nguyễn Văn Tiên Chính trị viên, Đoàn Văn Tám – Tiểu đoàn phó đi đến nhận định: “Địch có mạng lưới gián điệp khá mạnh ở vùng An Xuyên – Tân Lộc, chúng nó nắm được cả thời gian bộ đội ta đến và đi, nhưng chúng không dám đụng độ với tiểu đoàn. Muốn đánh được địch, ta nhất thiết phải nghi binh”. Sau đó đồng chí tiểu đoàn trưởng cùng một số đặc công đi điều tra cứ điểm Hộ Phòng, đồng chí Tiểu đoàn phó đi công tác vắng. Ngày 10-3-1953 chính trị viên tiểu đoàn họp với cán bộ đại đội dự định kế hoạch nghi binh đánh địch ở An Xuyên – Tân Lộc như sau:

- Đêm 10-3-1953 hành quân về đóng ở An Xuyên – Tân Lộc và lưu lại đây trong hai ngày 11 và 12 tháng 3.

- Đến chiều ngày 12-3 ban chỉ huy tiểu đoàn sẽ cho lệnh hành quân, không nói rõ về đâu, nhưng bộ đội được dàn đội hình vượt cánh đồng về phía Thới Bình. Đến giữa cánh đồng, cho bộ đội dừng lại nghỉ. Đến 23 giờ, cho tập hợp cán bộ và phổ biến kế hoạch nghi binh đánh địch. Sau khi phổ biến kế hoạch, tiểu đoàn sẽ bí mật quay trở lại An Xuyên – Tân Lộc, theo đường đồng, đi tắt, không trở lại khu vực đóng quân cũ. Con đường tắt có lợi thế là khu vực vành đai trắng, dân cư thưa thớt, lao sậy um tùm, đường đồng vào mùa nắng khô ráo, đơn vị có thể bí mật luồn ra hướng An Xuyên – Bàu Thái (phía Cà Mau) để ém quân phục kích địch.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:47:35 pm
Theo kế hoạch này, ta dự đoán địch sẽ huy đông một lực lượng gồm đại đội Cao Đài ở thị trấn Cà Mau và 2 đại đội BVN ở Bạc Liêu kết hợp mở cuộc càn quét vào An Xuyên – Tân Lộc theo 2 ngả:

- Một là theo đường lộ (đã bị ta phá hoại) từ thị trấn Cà Mau vào Tân Lộc.

- Hai là theo bờ rạch Bàu Thúi vào An Xuyên.

Để đối phó với quân địch, theo đường lộ vào Tân Lộc, ban chỉ huy tiểu đoàn sẽ cho Đại đội 933 vận động ra đường lộ tiến về Tân Lộc. Đại đội 932 tiến theo rạch Bàu Thúi vào An Xuyên. Hai Đại đội này sẽ phối hợp chặn đánh địch trên đường chúng trở về.

- Đại đội 931 đóng tại Bàu Thúi làm lực lượng dự bị của tiểu đoàn.

- Đại đội trợ chiến bố trí đánh máy bay và xe cơ giới địch nếu có.

Trong trường hợp địch vào theo đường Bàu Thúi thì Đại đội 931 sẽ bố trí chặn đánh địch; Đại đội 932 và 933 sẽ vận động lên thành 2 cánh đánh vào 2 bên sườn đội hình địch để hình thành thế bao vây, chia cắt địch.

Thực hiện kế hoạch của tiểu đoàn, đêm 10-3-1953 tiểu đoàn từ xã Trí Phải (huyện Thới Bình) hành quân bằng xuồng về An Xuyên - Tân Lộc – Nhân dân mừng rỡ, đón tiếp, tuy nghèo nhưng bà con đối với bộ đội rất nhiệt tình. Trong 2 ngày 11 và 12-3 rõ ràng địch không vào càn quét.

Chiều ngày 12-3-1953, các chiến sĩ tiểu đoàn đóng quân ở đâu, từ giã bà con ở đấy để chuẩn bị hành quân đi nơi khác. Các gia đình nhân dân nơi đóng quân, vừa lưu luyến tiễn đưa bộ đội ta, vừa lo âu những ngày sắp tới, địch ở Cà Mau sẽ vào đánh phá.

Sau khi từ giã nhân dân xong, trời vẫn còn sớm, bộ đội ta xuống xuồng theo rạch nhỏ đi về phía Thới Bình, thực hiện đúng kế hoạch.

Cánh đồng giữa Tân Lộc – Thới Bình rộng mênh mông, mùa này lúa vừa gặt xong còn trơ gốc rạ, từng đại đội ta chia nhau nằm nghỉ trên ruộng rạ, chờ giờ phút xuất phát. Sau khi được phổ biến tình hình và phương án tác chiến, ai nấy đều phấn khởi, thầm ca ngợi Ban chỉ huy tiểu đoàn và kế hoạch nghi binh đánh địch. Lần này chúng sẽ không thể thoát được!

- Đúng 23 giờ đêm, Ban chỉ huy tiểu đoàn cho lệnh xuất phát hành quân, toàn tiểu đoàn đều vùng dậy, súng ống chỉnh tề, theo thứ tự vị trí từng đại đội đã qui định, toàn đơn vị hành quân bí mật trở lại An Xuyên – Tân Lộc tắt theo đường đồng, không qua nơi đóng quân cũ.

- Đến 3 giờ sáng ngày 13-3, toàn đơn vị đã đến nơi bố trí chiến đấu – Từ Bàu Thúi trở ra phía Cà Mau. Tất cả đều im lặng, theo sự hướng dẫn của cán bộ, chiếm lính địa hình, chờ địch.

- Lúc 6 giờ sáng trinh sát từ phía Tân Lộc về báo cáo địch vừa vào đến Tân Lộc: Một cánh theo đường lộ (con lộ này đã bị ta phá hoại từ trước) từ thị trấn Cà Mau vào; còn một cánh khác từ đường Bạc Liêu – Cà Mau theo ngọn rạch Quan Lộ vào. Vừa nhận được tin của trinh sát thì tiểu đoàn cũng nghe được tiếng súng địch nổ, và có khói bốc lên cao ở Tân Lộc.

Ngay sau đó, tiểu đoàn ra lệnh cho đại đội 933 băng ra phía lộ bị phá hoại tiến vào Tân Lộc; vừa đi vừa trinh sát thăm dò tình hình địch và triển khai kế hoạch chiến đấu, chặn đường về của chúng ở phía này. Đại đội 933 còn được lệnh phải liên lạc chặt chẽ và phối hợp với Đại đội 932 ở phía rạch Bàu Thúi vào An Xuyên.

- Đại đội 932, theo rạch Bàu Thúi tiến lên phía An Xuyên, dàn thành thế trận đánh địch khi chúng kéo từ Tân Lộc, An Xuyên ra; bắt liên lạc và phối hợp với Đại đội 933 trên đường lộ bị phá hoại đang đi vào Tân Lộc.

- Đại đội 931 tiến lên nối theo Đại đội 932, làm lực lượng dự bị của tiểu đoàn, sẵn sàng xông lên hình thành thế bao vây về phía Động rạch Bàu Thúi. Khi Đại đội 932 đụng địch chúng sẽ qua rạch chạy ra cánh đồng phía lộ Bạc Liêu – Cà Mau.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:51:06 pm
Chủ trương của tiểu đoàn là đón đánh tiêu diệt địch trên đường về từ Tân Lộc – An Xuyên ra.

Về phía quân địch khi đến Tân Lộc không thấy lực lượng ta chúng đinh ninh là Tiểu đoàn 307 đã rút đi đúng như tin của gián điệp báo cáo. Như mọi lần rước chúng thả sức cướp lúa, lấy ghe xuồng của dân để chở về Cà Mau.

- Đến 8 giờ, bộ phận trinh sát của tiểu đoàn báo cáo về tiểu đoàn là quân địch đang bắt đầu rút theo đường rạch Bàu Thúi, chúng vừa đi vừa bắn vu vơ để thị oai.

Đúng theo nguồn tin của trinh sát và kế hoạch tác chiến của ta, chỉ một lúc sau địch đã đến trận địa bố trí của Đại đội 932. Đại đội trưởng Nguyễn Tấn Đắc cho tập trung 3 khẩu trung liên, chờ địch đến gần bất nờ nổ súng, hạ ngay toán địch đi đầu, toàn đại đội xông lên diệt địch. Cùng lúc đó, về phía Đại đội 933, khi được tin địch rút về; Đại đội trưởng Lê Minh Quang (tức Nơi) đã cho đại đội từ phía lộ bị phá hoại tiến về phía rạch Bàu Thúi tấn công vào hông địch. Bị tấn công từ hai mặt, số địch còn lại ùa nhau lội qua rạch, rút chạy qua cánh đồng phía Đông rạch Bàu Thúi. Tại đây, đúng theo kế hoạch dự kiến, ngay từ khi nghe tiếng súng nổ ở hướng Đại đội 932, Đại đội 931 đã cho 2 trung đội vượt rạch qua cánh đồng phía Đông. Khi phát hiện địch rút chạy, Đại đội 931 lập tức truy đuổi, tiêu diệt tại chỗ và bắt sống nhiều tên.

Trước sự thua chạy ra cánh đồng trống, các đại đội của tiểu đoàn đều tập trung truy kích theo địch. Lúc này, nhân dân trong vùng, già có, trẻ có, kẻ vác mác, người vác gậy bung ra cánh đồng cùng bộ đội đuổi tốc theo quân địch đang tháo chạy tán loạn về phía sông Quan Lộ để ra đường Bạc Liêu – Cà Mau. Chạy đến sông Quan Lộ, bị quân và dân ta bám sát, nhiều tên bị đánh chết, bị bắt sống trên bờ sông – có tên hốt hoảng phóng thẳng xuống sông bị chết chìm, hoặc bị ta bắn hạ giữa dòng sông, một số tên khác ẩn nấp, sau đó dùng lu của nhân dân bơi qua sông cũng bị quân dân ta phát hiện bắn bể lu, chìm lỉm. Cuộc truy đuổi địch diễn ra thật ngoạn mục.

Trong lúc bộ đội ta truy kích địch về phía Đồng Bàu Thúi, thì còn một bộ phận quân Cao Đài đang lẩn trốn lại phía sau, trong đó có tên thiếu tá Nhã đã theo đường lộ phá hoại chạy về phía Cà Mau. Lúc đó, Đại đội 931 còn lại một bộ phận nhỏ đã phát hiện địch, nhưng ta không truy kích theo vì đội đội còn hăng say đuổi địch ở phía Đông chưa tập hợp đủ.

Sau hơn 1 giờ chiến đấu và truy kích, bọn địch bị đánh tan tác; đến 9 giờ 15 phút quân ta rút về đóng tại vườn An Xuyên – Tân Lộc.

Đến 10 giờ, địch cho 2 máy bay quần đảo, ném bom tại vùng xảy ra trận đánh, nhưng không gây được thiệt hại gì.

Kết quả trận này ta diệt được 300 tên địch, thu toàn bộ vũ khí; bắt sống 40 tên (phần lớn là bọn thuộc tiểu đoàn BVN ở Bạc Liêu – trong đó có tên Trung úy Nguyễn Văn Hai).

Về phía ta, có 8 đồng chí hy sinh, trong đó có Đại đội trưởng 933: Lê Minh Quang. Nhân dân vô cùng thương tiếc, làm lễ an táng trọng thể tại địa phương.

Ngày hôm sau, tiểu đoàn hành quân về Thới Bình. Tại đây, trong hội nghị rút kinh nghiệm trận đánh, đồng chí Dương Quốc Chính – Tư lệnh phân liên khu miền Tây đã đến dự, và biểu dương thành tích của tiểu đoàn.

Chiến thắng An Xuyên là chiến thắng đầu tiên của Tiểu đoàn 307 khi về hoạt động tại tỉnh Bạc Liêu.

Sau trận này, tinh thần quân địch bị chấn động mạnh, từ đây cho đến khi ký kết Hiệp định Genevè chúng không một lần nào dám bén mảng về An Xuyên – Tân Lộc. Vùng căn cứ kháng chiến của ta được giữ vững và dần dần được mở rộng ra sát thị trấn Cà Mau.

(https://lh3.googleusercontent.com/OHWmjmJDV-LVmFu3bWc2-2Le6Nmewgj9vIopDG1QvK-7eS1eL3sBCtoSr5vjWhS0LxIPl--gqATvh-Mhet_oPt4joKGqKw770zIAatzIazhRSawgB1sgDkRqiN9wG1arsKrb-paS9ow-5yAiNfIQ692RYaTU-u_bUZNl2WsbASgo0QdbvuHP9GFzKQHdFSy_XESinLEvQwO1U-85GDSEYcf-Luu68q1IuMJ3nqeh4Me_jJfqqIqJxZQmVi0nAxz978YITn3PJYruOKVSKjq0J_HlrZY-0MLLp8cIXSRs1KlvIYe5kKTYAjMOt2r-7GleL7LZ9LyAh50hmkD4n0NBDHNTejyru1vnFOXV2pQlTZEbYbtJcuN0toY_CkTeTh4bogwW9q9ftQNezdxj9qoetis-hnb_bd-kmEJcnY1IC6r04CGrjohj7S1lA1lW-OyGr7d486h88FvXULqH68DkeDxujy7YJMfUxS-jyAk0rgb95e8snuqDBx_BNMLJarE60znh6qDeNUnORJZxBNPOs3DBzYwN15BxXhzB7KDO93uj1JkrJJ8Dfdt3mV0HeEIFWhLlzgHserg2F-ShrUUwNZxifHbgFLX_-A3sFT4=w800-h524-no)

Trận An Xuyên – Đ/C Nguyễn Văn Quang Trưởng ban chính trị
Tiểu đoàn 307 đang giải thích chính sách cách mạng cho tù binh.


(https://lh3.googleusercontent.com/koKfa3QmSFpHTNDKmgHX_u19cWrcDFN6lDzEK_lpgNyAFabm0bgZ0eJ28aIcxjekmcG-9HrQR_m-_luXZBKCE54mRo47No-Zt1ci4aARjtop7HV2GXwDSDManQcV9Lwx-MlHoaN2CPZlP5gcptSxjrB8wMLCJkAyuVzvCQedjJVf0Vjs1REof_wZzVLRlTYK3oLDw5dI_I97A9e5X0qYS_KBUJmQziPsONlYOWRALEycHQuywFCaN6yCGTurIlJD9yXRfxFDdrgXjaLAN9lWzpCQckEk92R5KvUoyxBkWY6rKDoZXaZxucnLtW9u6thLLFsBz5QINbkfB0rxAGuUJsMztZFfcdFhqPO8Es9HEyAlyoth5bhmGVmZ-I4jKuQuuUV084u353hPTVljpeu43M2dxN8LfVfg6WOdzm3GxjnQdFntE1OyedRmH5yVmIHrqRCOQYMoJKrtfb_eEvtFUuQ1fvEDJfarjSfa13Pu7cRldP51o341tDLvvqdXu6dSvGXu6WzA5u8ylZ-pseP1nbsIP_OOgRqfZfkXYwywWOezstghnLi42v1eBWNUt8m_toV843gs-ObiDn4pbA0hRRi6qrU3SamRX-jSOAc=w1200-h754-no)

TRẬN AN XUYÊN 13-03-53


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:54:28 pm
TRẬN HỘ PHÒNG (Bạc Liêu)

Trận đánh đồn Hộ Phòng của Tiểu đoàn 307 xảy ra đêm 11-5-1953. Về chiến thuật, trận đánh này diễn ra tương tự như trận hạ đồn Bảy Ngàn ở Cần Thơ.

Hạ đồn Hộ Phòng là một nhiệm vụ mà Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây đã giao cho Tiểu đoàn 307 từ khi tiểu đoàn được điều động về hoạt động ở Bạc Liêu. Vì vậy, tiếp sau trận nghi binh đánh địch ở An Xuyên, việc điều nghiên đồn Hộ Phòng cũng được xúc tiến khẩn trương và ngay sau khi kết thúc hội nghị rút kinh nghiệm trận An Xuyên, tiểu đoàn bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch hạ đồn Hộ Phòng.

Đồn Hộ Phòng được địch thiết lập ở một vị trí thuận tiện phòng thủ - Mặt trước đồn là kinh xáng Cà Mau – Bạc Liêu, và phía bên kia con kinh là quốc lộ chạy ngang qua chợ Hộ Phòng khá sầm uất. Mặt phía Tây, sát đồn là con kinh từ sông Gành Hào nối liền chợ Hội, chỉ còn phía Đông và phía Nam là đồng ruộng sình lầy. Từ đồn Hộ Phòng thẳng qua cánh đồng phía Nam đến ven xã Long Điền Tây là một con đường đất, do bọn đồn trú ở Hộ Phòng bắt dân đào đắp để chúng tiện việc bung ra càn quét, bắt bớ nhân dân và kềm chế hoạt động của du kích địa phương.

Hệ thống phòng thủ chung quanh đồn là tường gạch và nhiều lớp rào kẽm gai – Bốn góc đồn có tháp canh cao, ở giữa là đồn chính và trại lính, mỗi nơi đều có công sự chắc chắn. Ở mặt phía nam là mặt dễ tiếp cận, địch nuôi một chuồng ngỗng đặt sát bên trong rào. Bên bờ kênh từ sông Gành Hào đến Hộ Phòng có lô cốt tiền tiêu cỡ tiểu đội – Phía quốc lộ, gần chọ Hộ Phòng có hệ thống lô cốt vừa bảo vệ quốc lộ vừa bảo vệ đồn Hộ Phòng.

Việc điều nghiên đồn Hộ Phòng do tiểu đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy nên thực hiện nhanh chóng nhờ kinh nghiệm kết hợp đặc công với xung kích kỳ tập đồn Bảy Ngàn ở Cần Thơ vừa qua. Theo phương án tác chiến, tiểu đoàn cho lực lượng tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo kháng chiến của địa phương ở huyện Giá Rai và các xã Long Điền Tây, Long Điền Đông, móc nối với cơ sở của ta ở chợ Hộ Phòng để có nơi ẩn trú, quan sát đồn Hộ Phòng vào ban ngày. Các tổ đặc công thì dựa vào quần chúng tốt, ban đêm bí mật vượt qua cánh đồng trống trải xuyên qua rào vào thẳng đồn địch mà chúng vẫn không hay biết. Tuy nhiên các chiến sĩ đặc công của ta trước khi vào được đồn Hộ Phòng cũng gặp phải các khó khăn nhất định. Trước hết là khi tiếp cận đồn phải vượt qua một khoảng đồng trống trải, thứ hai là phải đối phó với bầy ngỗng, hễ biết hơi người là chúng kêu toáng lên! Song nhờ kinh nghiệm cuộc sống, ta biết loài ngỗng vốn sợ rắn hổ hành. Nếu khi thâm nhập đồn các chiến sĩ đặc công chỉ cần thoa hành lá vào tay là vô hiệu hóa được thứ quân canh phòng khá nguy hiểm này.

Còn ở mặt phía Tây đồn Hộ Phòng Ban chỉ huy tiểu đoàn giao nhiệm vụ cho đồng chí Thạch (là cán bộ nhiếp ảnh của Ban chính trị tiểu đoàn) dùng máy ảnh Rolay Flex nấp trong nhà cơ sở của ta ở tại chợ vạch vách lá ra chụp được toàn cảnh mặt đồn phía bờ kinh.

Khi đã điều nghiên tỉ mỉ đồn Hộ Phòng, Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này gồm có đồng chí Phạm Hồng Sơn – Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Chính trị viên và đồng chí Đoàn Văn Tám – Tiểu đoàn phó đã cho lập sa bàn đồn Hộ Phòng để nghiên cứu và giao nhiệm vụ cho các đại đội:

- Đại đội 932 là đại đội chủ công có nhiệm vụ đánh vào đồn chính nơi có tên trung úy chỉ huy.

- Đại đội 931 đánh vào trại lính phía Tây đồn chính.

- Đại đội 933 đánh vào các lô cốt phía Nam chợ - tức phía trước mặt đồn.

Sau khi giao nhiệm vụ cho các đại đội, cũng như trong trận Bảy Ngàn, lúc này tiểu đoàn cũng chọn vị trí lập đồn Hộ Phòng giả, cho bộ đội huyện tập tại kinh 7 xã Trí Phải. Qua nhiều đêm luyện tập của đặc công, nhất là hàng động bí mật chiếm lĩnh trận địa của các đội xung kích được kiểm tra, chấn chỉnh nghiêm khắc thấy đạt yêu cầu là trên chòi canh khó thế nào phát hiện được, mặc dù có đèn pin soi rọi bốn phía, cũng như không nghe tiếng lội nước ồn ào, lúc đó Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định hạ đồn Hộ Phòng.

Mở cuộc hành quân đánh đồn Hộ Phòng tiểu đoàn phải vượt một chặng đường khá xa: từ xã Trí Phải huyện Hồng Dân, đơn vị phải đi vòng xuống phía Nam thị trấn Cà Mau, ra phía sông Gành hào ven biển rồi vòng lại xã Long Điền Tây để tiếp cận mặt sau lưng đồn.

Cuộc hành quân đêm tuy dùng xuồng, nhưng lại kéo dài liên tục nên bộ đội cũng mệt nhọc, nhất là khi lên bộ tại xã Long Điền Tây – còn cách đồn chừng 1km, bộ đội vẫn không dừng quân mà phải tiến thẳng đến vị trí quy định và cuộc tấn công ngay trong đêm đó mở đầu.

Về trang bị, các đội xung kích dùng mã tấu và tiểu liên, còn tổ chiến sĩ đặc công thì vác một đoạn tre chẽ đôi dài chừng 1 m đầu đoạn tre cột quả bộc phá nặng 5 đến 7kg. Ngoài ra có một tổ chiến sĩ vác theo những chiếc mền, tấm bạt dầy và mấy cây thang ngắn dùng để các đội xung kích vượt rào dây thép gai để kịp thời xung phong khi bộc phá của tổ đặc công nổ.

Đúng 10 giờ 45 phút, các cánh quân của ta đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. Bọn lính đồn trú vẫn không hay biết gì. Phút chót im lặng chờ đợi thật căng thẳng. Bỗng ầm, ầm..., tiếng bộc phá của các chiến sĩ đặc công ở Đại đội 932 đã nổ lịnh, và liên tiếp sau đó trên 40 quả bộc phá ở các cánh nổ liên hồi. Đồn Hộ Phòng chìm ngập trong khói lửa. Các lô cốt ở 4 góc và trại lính đều sụp đổ. Tiếng hô xung phong của bộ đội ta, tiếng la khóc của vợ con địch trong đồn, tiếng súng nổ vang dội hòa lẫn nhau như xé tan màn đêm, làm quân địch hoang mang khiếp đảm, sức kháng cự rời rạc rồi tắt hẳn. Chỉ sau 10 phút chiến đấu các đội xung kích và đặc công của ta đã làm chủ hoàn toàn đồn Hộ Phòng. Cùng lúc đó các lô cốt ở phía chợ một số cũng bị diệt, một số rút chạy chỉ còn lô cốt tiền tiên sông Gành Hào tồn tại vì ta không tấn công.

Kết quả trận này, ta bắt sống được 10 tù binh, thu toàn bộ vũ khí của hai trung đội địch.

Về phía ta, đồng chí Phạm Văn Bang Chính trị viên Đại đội 932 hy sinh.

Chiến thắng Hộ Phòng là bài học được nâng cao sau lần chiến thắng cứ điểm Bảy Ngàn. Nó chứng tỏ trình độ tổ chức chỉ huy, thao tác kỹ thuật nhuần nhuyễn của tiểu đoàn trong chiến thuật diệt đồn địch bằng đặc công kết hợp với xung kích.

Chỉ trong vòng hai tháng, sau thất bại nặng nề ở An Xuyên, đồn Hộ Phòng một cứ điểm được lập ở vị trí thuận lợi của địch cũng bị tiêu diệt. Hai lần chiến thắng giòn giã của ta cũng là hai lần thất bại thảm hại của địch đã làm chấn động tinh thần quân địch ở khu Bạc Liêu – Cà Mau. Đối với nhân dân cả vùng căn cứ và vùng tạm chiếm đều hân hoan phấn khởi, tin tưởng vào sức mạnh của lực lượng kháng chiến.

(https://lh3.googleusercontent.com/xyK2AuCFZ54SGw0W0W2yzSBLuwvzF6pOwKhJhgl6kNAQpUdxoX3SeCu2Me3D_Oj5rPaDa0kNLvKg0Q7da9PzcdCfglsVD_7WfCzs7k5f_g6yT-qZWx3LwXFnvfOoBRqqJvQV4gYPDDBAfs4rltGGKNqddpdIg4N10HkeogyPBv3n3DC82FDT8WROx8h2fZnGb-B6K3ZoqjWDVigb6LFcpMe8OF1PV4UEPOfHN7Cx6jUsSqKxC4gWWaeQ5KW4GrT-LAjQTGxMIoYDXHWI1vgPoen46tpUCoGt_BOPfZpZZ1PNtLlAcD2SGDM66vOMcpOZGkj5pusDCwy9d9xdE4XVPsi27QKDXzNXc7UpqXm1f_CbjiTMIi51vVfoGORA0DjZj6V6H4ZJbQGfdcVxXQyCAmaQW810VrPvQuuiy66AeevU6355uQTIzr8krQqA40oNfv-POuwqKfvuVORO3AdxePg8yIx_z1zgvROt3-soC_PeTxNZj4YbTS4TVYsMC1EIoehtrzaJifyTMcAl-K9HXQRAkcoP3rb-YhkM45FNIlAv62IXFgADgf5CkGwXFgo_xOjjzb-IJ2sLIux1lMOZwtclMIn9yoUfkI2SU5k=w1024-h636-no)

TRẬN HỘ PHÒNG 11-05-53


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:55:27 pm
PHỤC KÍCH ĐOÀN XE ĐỊCH TỪ BẠC LIÊU ĐI CÀ MAU

Sau khi đồn Hộ Phòng bị hạ, ngày 15-3-1953 địch cho bộ binh và tàu vào Huyện Sử, xuống Thới Bình để thị uy. Đang ở Long Điền Tây (Giá Rai) được tin này Tiểu đoàn 307 hành quân cấp tốc theo đường Rau Dừa sang sông Ông Đốc để chặn đầu địch. Khi đến Tắc Thủ thì địch cũng đến đây. Hai bên cách nhau 1 cánh đồng rộng 1km. Tiểu đoàn bố trí trong ven vườn chờ địch qua cánh đồng thì tấn công. Nhưng địch không tiến xuống, mà qua sông Ông Đốc, theo rạch Tắc Thủ về thị trấn Cà Mau, nên ta không đánh được.

Sau đó, tiểu đoàn về Thới Bình, Huyện Sử, bà con nhân dân đều vui mừng khi biết tiểu đoàn vừa hạ đồn Hộ Phòng, song ai cũng tiếc là địch đi càn qua đây, mà tiểu đoàn không kịp về để đánh địch.
   
Trong tháng 5-1953, tiểu đoàn trú quân tại huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), khi ở Trí Phải, khi Vĩnh Thuận, hay Cạnh Điền, Phố Sinh, nhưng không ngừng điều tra phát hiện cơ sở của địch trên hai hướng mà địch thọc sâu vào căn cứ địa kháng chiến miền Tây là trục đường Bạc Liêu, Cà Mau, và Rạch Giá vào An Biên.

Nắm được qui luật địch là cách 10 ngày thì có đoàn xe quân sự, từ Bạc Liêu xuống Cà Mau, tiểu đoàn quyết định phục kích cả tiểu đoàn ở đoạn Lộ Tẻ, phía bắc Tắc Vân 6km, thuộc xã Tân Thành (Cà Mau) để đánh đoàn xe với phương châm “bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, giải quyết nhanh”.

Một đêm giữa tháng 5-1953, tiểu đoàn hành quân từ ngã tư Phố Sinh ra vị trí bố trí bằng xuồng. Khi đến khu vườn cách đường Bạc liêu Cà Mau 600m, ta hành quân bộ ra nơi phục kích. Lúc 5 giờ sáng, các đại đội đã bố trí, đào công sự và ngụy trang xong. Tiểu đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn trực tiếp kiểm tra lại trận địa, nơi bộ đội ta phục kích địch chỉ cách đường có 50m, nhưng do ta khéo léo lợi dụng địa hình gò đất, bờ ruộng có cây lúp xúp, để đào hầm ngụy trang nên mặt trận được bảo đảm bí mật hoàn toàn mặc dù từ 5 giờ đến 9 giờ có nhiều xe cộ và người đi lại trên đường.

Đúng 9 giờ đoàn xe vận tải quân sự chở lính từ Bạc Liêu đi xuống phía Cà Mau. Trinh sát tiểu đoàn, giả thường dân đi trên đường làm tín hiệu cho bộ đội ta biết để chuẩn bị. Khi đoàn xe địch lọt vào trận địa phục kích của tiểu đoàn thì một trung đội của đại đội bố trí cuối cùng xông ra đường, chặn đầu đoàn xe và nổ súng. Các đại đội phục kích ven đường đồng loạt nổ súng và xung phong lên mặt đường. Đoàn xe địch bị chặn lại. Quân địch lớp chết lớp bị thương, số còn lại núp vào thành xe, lốp xe, không kịp chống trả vì bị tấn công bất ngờ. Khi quân ta chiếm lĩnh đường tiêu diệt thêm một số địch nữa. Số còn lại phóng xuống kinh xáng dọc bên kia đường tẩu thoát, bị bộ đội ta bắn chìm, một số chạy vào tháp canh 2 đầu trận địa bỏ trốn. Trong vòng 10 phút quân ta làm chủ trận địa, thu vũ khí và nhanh chóng rút vào khu vườn nơi để xuồng.

Một lúc sau, khi bộ đội ta rút gần hết vào khu vườn, thì địch từ phía Tắc Vân lên, dựa vào tháp canh ở đầu trận địa và bố trí trên đường bắn súng cối và tiểu liên về phía bộ đội ta. Có một vài đồng chí bị thương nhẹ, kết quả trận phục kích này ta diệt một đại đội địch thu vũ khí, đốt cháy 7 xe địch.

Sau trận đánh, trinh sát tiểu đoàn điều tra được biết trong số địch chạy thoát có tên Nguyễn Giác Ngộ tức Ba gà mổ (vì mặt tên này rổ, nên dân thường gọi lén hắn là Ba gà mổ), một tên chỉ huy của ngụy quân giáo phái Hòa Hảo. Từ đó, lính ngụy ở vùng Cà Mau gọi nơi trận địa phục kích của ta là “khu vườn Cụ Hồ”. Mỗi lần qua đây, chúng sợ bị bộ đội Việt Minh tiêu diệt.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:56:20 pm
PHỤC KÍCH TIÊU DIỆT TRUNG ĐỘI CÓ ĐỘNG CỦA ĐỒN TẮC VÂN

Cuối tháng 5-1953, trinh sát tiểu đoàn nắm được qui luật của đại đội địch đóng ở đồn Tắc Vân và các tháp canh dọc đường Bạc Liêu – cà Mau, trong phạm vi cách Tắc Vân 7km, nếu các lô cốt bị đánh phá, thì thế nào địch ở Tắc Vân cũng cho một trung đội đi tiếp viện, vừa để nắm tình hình, vừa động viên bọn này. Tiểu đoàn quyết định cho Đại đội 931, phục kích tiêu diệt trung đội cơ động của đồn Tắc Vân.

Lúc này mới vào mùa mưa, ruộng đồng còn khô ráo. Vì vậy, tiểu đoàn chấp thuận đề nghị của ban chỉ huy đại đội 931, là phục kích sát đồn Tắc Vân cách 300m, tạo thế bất ngờ, và bố trí sát đường 50m. Để giữ bí mật trận địa, mỗi chiến sĩ, cán bộ phải đào hố cá nhân ngồi lút đầu, đất phải đổ rải ra và lấy rơm rạ che khuất, trên miệng hầm dùng cành cây, búi cỏ rơm rạ phủ kín. Khi nào nghe súng lệnh của đại đội, bộ đội mới được tung hầm bắn địch và xung phong.

- 12 giờ đêm, Đại đội 931 tiến vào vị trí bố trí chiến đấu, và 3 giờ sáng thì cả đại đội đã đào hố và ngụy trang xong.

Ánh dèn điện và đèn măng xông ở thị trấn Tắc Vân sáng quắc, tạo điều kiện cho bộ đội thấy rõ cây cầu đúc bắc ngang rạch gần chợ. Tại đầu cầu là đồn địch lù lù, chớp lóe ánh đèn pin của những lô cốt 4 góc đồn.

Tiểu đoàn lệnh cho đại đội trợ chiến, bố trí một khẩu 12ly7 bắn vào tháp canh cách đồn Tắc Vân 1km về phía Bắc, nổ súng vào đúng 5 giờ sáng để khiêu khích địch ở đồn Tắc Vân.

Đúng theo qui luật và phán đoán của ta, khẩu đại liên 12,7 của đại đội trợ chiến nổ được vài loạt, thì địch trong đồn Tắc Vân đã báo động, tiếng hò hét của địch vọng rõ mồn một vào tai bộ đội ta đang ngồi dưới hầm. Tiếp đến là tiếng giầy định chạy rầm rập qua cầu, rồi tiếng giầy càng gần, chúng đã qua cầu và đang ở trên đường. Tên chỉ huy hò hét thúc lính mau lên.

Một loạt trung liên (FM) từ đầu phía Bắc trận địa chỗ ban chỉ huy đại đội, nổ xé tai làm hiệu lệnh tấn công. Lập tức từ dưới cánh đồn sát ngay bên đường, mời mờ sáng, các chiến sĩ Đại đội 931, tung hầm xông lên, đúng vào lúc trung đội địch đã lọt thỏm vào trận địa. Quá gần, đến nỗi chỉ bắn được 2 loạt tiểu liên, thì lực lượng ta đã đến mặt đường, giáp với kẻ địch, làm chúng không kịp trở tay. Nhiều tên bị bắn chết ngay trên mặt đường, số còn lại quăng súng phóng nhào xuống dòng kinh đang cơn nước lớn, lặn hụp tìm đường tẩu thoát. Đứng trên đường các chiến sĩ Đại đội 931 siết chặt cò súng vào đám địch đang xà quần dưới dòng kinh. Trận này ta diệt gọn một trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí và rút về căn cứ an toàn, trong khi bọn địch còn lại ở đồn Tắc Vân, không dám ra khỏi đồn.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:57:44 pm
HẠ ĐỒN DINH QUẬN AN BIÊN

Trong lúc tiểu đoàn đóng quân ở Thới Bình thì trinh sát tiểu đoàn điều tra địch vùng An Biên về báo cáo là dinh quận An Biên, địch có nhiều sơ hở, ban đêm bọn lính thường tụ tập cờ bạc, canh gác lỏng lẻo, đặc công ta đã mò được vào tận bên trong. Dinh quận là nơi địch là việc hành chính, nhưng thực sự cũng là một đồn địch, có công sự kiên cố. Ban chỉ huy tiểu đoàn, lập tức cho tiến hành điều tra tiếp tục và xây dựng kế hoạch hạ đồn dinh quận An Biên.

Sau khi nắm chắc tình hình, được biết rõ, phía sau đồn có 1 con rạch nhỏ từ ngoài chạy vào sát rào của đồn, chỗ này đất cao ráo, còn xung quanh ở các hướng thì mùa mưa nước ngập, lội vào dễ gây tiếng động. Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định dùng đặc công kết hợp với xung kích hạ đồn dinh quận An Biên, nơi có 1 trung đội địch canh giữ, và toàn bộ cơ quan hành chính của quận khoảng 30 người, tất cả đều ở trong đồn.

Tiểu đoàn giao cho một đại đội kết hợp với đại đội trinh sát đặc công thực hiện kế hoạch này. Đặc điểm của trận đánh là phải hành quân bằng xuồng đến sát rào của địch, mà địch không hay biết. Từ đó bộ đội đặc công qua rào, đặt bộc phá ở lô cốt 4 góc và nhà chính giữa, nơi cơ quan hành chính quận làm việc. Bộc phá ở nhà chính nổ là hiệu lệnh cho toàn bộ bộc phá nổ. Bộ đội xung kích cũng xuất phát từ hướng rạch đậu xuồng bên hông phải của đồn, vượt rào ngay sát cạnh đồn xông vào diệt địch.

Sau khi phổ biến kế hoạch, bổ đội được tập luyện về cách bơi xuồng không nghe tiếng động và nhất là đưa nhiều xuồng tập trung sát vào một nơi mà không để va chạm gây tiếng động trong lúc bộ đội đổ lên bờ. Trong cách mạng, có những việc tưởng chừng rất khó khăn, không sao làm được, nhưng với quyết tâm cao của các cấp chỉ huy, với sự kiên tri tập luyện của bộ đội và ý thức chấp hành kỷ luật cao, rồi mọi việc cũng qua được.

Tháng 7 năm 1953 đồn dinh quận An Biên bị hạ đúng theo kế hoạch tác chiến đã định. Trong đội lính địch và cơ quan hành chính quận, bị diệt tại trận hơn phân nửa, số còn lại bị bắt cùng với tên quận trưởng. Ta thu toàn bộ vũ khí và các phương tiện tuyên truyền của địch như máy phát thanh, máy chiếu phim, máy nổ… Quân ta an toàn, trở ra hướng đã vào, lên xuồng về căn cứ đóng quân.

Trận đánh xảy ra nhanh gọn, bọn địch trong đồn chính của tiểu khu An Biên, cũng lo phòng thủ. Khi tình hình yên tĩnh mới mò ra thì quân ta đã uống xuồng đi xa.

Sau trận Tắc Vân, tiểu đoàn hành quân về huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Trong thời gian này, đóng quân ở đâu, tiểu đoàn cũng ra sức giúp dân, và tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia kháng chiến. Từ việc đồng áng như cấy gặt, đào kinh dẫn nước, cho đến những việc trong nhà như dựng nhà, lợp nhà cho dân, sửa chữa trường học, tu bổ đường sá, cầu cống, tiểu đoàn đều phân công cho các đại đội đảm nhập trong phạm vi đóng quân của mình. Những công việc xã hội, công cộng thì vận động thanh niên trong địa phương cùng làm với bộ đội. Không khí phấn khởi rộn rã lao động trong tìn đoàn kết gắn bó quân dân, làm cho bộ mặt của địa phương có phần đổi mới, khang trang hơn. Nhân dân càng yêu thương, thân tình với bộ đội, bộ đội sống thoải mái trong lòng dân và coi công việc của dân như công việc nhà.

Ngoài việc giúp dân, tiểu đoàn cũng không ngừng xây dựng, củng cố nội bộ. Đối với anh em thương bệnh binh của tiểu đoàn, sau khi ra bệnh viên, hoặc sau khi được nhân dân chăm sóc ban đầu, để có chỗ an dưỡng tốt, sớm bình phục sức khỏe, trở lại chiến đấu, tiểu đoàn chủ trương xây dựng một trại an dưỡng tại kinh 30 thuộc xã Trí Phải huyện Hồng Dân. Trại an dưỡng được xây dựng trên một mãnh đất chưa khai phá sát bìa rừng U Minh độ 5 hạ dọc kinh 30, giữa kinh 6 và kinh 7. Toàn tiểu đoàn về trú quân ở các con kinh 6, 7, 8, 30 để lao động kế đó là đào mương lên liếp. Đất U Minh rất màu mỡ, trên có lớp đất đen, bên dưới toàn là mùn và rễ cây mục, nước quanh năm màu nâu, nhưng nấu ăn không việc gì, long phèn uống cũng được.

Lên liếp xong, thì xin chuối của bà con trồng lên, xen lẫn với cây đu đủ, khoai mì. Bộ đội xin phép chính quyền địa phương vào rừng đốn tràm, dựng hai dãy nhà 5 gian rộng rãi, lớp bằng lá dừa nước, vách cũng thưng bằng lá dừa nước như nhân dân địa phương ở đây thường làm. Bên trong nhà: giường, bàn, ghế đều làm bằng cây tràm, trên lót vạt bằng cây sậy bện bằng dây choại cũng chắc chắn và dễ coi. Tất cả đều là vật liệu của rừng U Minh do bàn tay khéo léo của bộ đội làm ra.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 25 Tháng Tư, 2018, 02:58:53 pm
Tiếp sau đó, ban chỉ huy tiểu đoàn cho điều chị Năm Gương nguyên là cán bộ cơ yếu của tiểu đoàn, cán bộ nữ duy nhất của tiểu đoàn nấu ăn rất ngon, chế biến giỏi, về trại an dưỡng làm trại trưởng, đồng thời điều động về trại một bác sĩ, một y tá và một cấp cưỡng. Khung trại chỉ có bấy nhiêu người mà có khi phải chăm sóc đế 4 – 5 chục bệnh binh, thương binh. Ngoài việc điều trị tiếp tục cho anh em, chăm lo cơm nước, còn nuôi được gà, vịt, heo, để có thể bồi dưỡng cho anh em. Về sau chuối, đu đủ có quả nên cuộc sống ở trại càng tươi hơn. Sức khỏe anh em nhờ đó được bình phục nhanh chóng. Anh em thương bệnh binh ở các đơn vị được về trại an dưỡng tiểu đoàn coi như được về nhà, vì ở đây có tình thương đồng đội và sự chăm sóc tận tình, tuy cơ sở vật chất đơn sơ, nhưng có những bữa com ngon miệng.

Mặt khác để tự túc một phần lương thực đỡ gánh nặng cho nhân dân, và còn cải thiện được đời sống của bộ đội, Tiểu đoàn cử cán bộ đi điều tra coi nơi nào đất đai còn bỏ hoang, và có khả năng sản xuất được để xin chính quyền địa phương đất này cho bộ đội trồng lúa. Xã Tân lộc và xã Thới Bình cho hơn một chục mẫu ở giữa cánh đồng từ Tân Lộc qua Thới Bình, tiểu đoàn giao cho đại đội 932 và đại đội trợ chiến làm. Xã Hồ Văn Tốt (Cần Thơ) cho hơn một chục mẫu ở Bến Ruộng, tiểu đoàn giao cho Đại đội 931 và Đại đội 933 làm.

Các đại đội có kế hoạch cho các trung đội đến phát cỏ, thuê trâu của nhân dân cày, cấy thì bộ đội vần đồi công với chị em ở địa phương vốn là những người cấy giỏi. Còn gặt thì toàn đại đội về nơi làm ruộng, giặt lúa. Lúa ra làm gởi cho bà con tại địa phương và lấy ăn dần.

Trong việc sản xuất lúa, tuy bộ đội làm là chính, nhưng bà con ở đị phương cũng giúp đỡ rất nhiều, nhất là cho bộ đội mượn công cụ, chỉ cách làm sao cho hợp thời vụ, đúng kỹ thuật, và những lúc cấy gặt bà con nông dân địa phương đều đến tham gia giúp dỡ. Bà con thương bộ đội ở chỗ “vừa đánh giặc có thể chết sống, lại vừa tăng gia cực nhọc” tất cả đều vì lợi ích của nhân dân. Bộ đội ta phần lớn là con em nông dân, cho nên cũng rành việc ruộng nương, có điều lâu ngày chỉ cầm súng, ít cầm cày cuốc nên bước vào làm có lúng túng lúc ban đầu. Nhìn đồng lúa, mình làm ra được, anh em tiểu đoàn ai cũng phấn khởi, ngày càng thấy ý nghĩa quan trọng của việc tăng gia sản xuất, càng thông cảm thêm cho nỗi khổ nhọc của bà con nông dân làm ra hạt gạo để nuôi bộ đội.

Tiểu đoàn cũng xin được Tỉnh ủy Bạc Liêu, một con rạch nhỏ dài 4km, từ trong bãi sú vẹt chảy ra biển Cà Mau. Tiểu đoàn xuất ra một số tiền của nhân dân cho từ hồi ở khu 8 đến nay, dành dụm được, mua lưới, thuyền để làm đáy bắt tôm ở cửa rạch. Con rạch này tôm rất nhiều. Đi xuồng từ nguồn ra đến biển, ngồi trên xuồng dùng một cành tre rà rà xuống nước, tôm nhảy vào xuồng có đến vài kilô. Đáy tôm của tiểu đoàn năm nào cũng trúng, mỗi năm thu được độ 2 triệu đồng tiền Đông Dương. Chính nhờ số tiền này, mà bộ đội may mùng, sắm quần áo, đóng xuồng cho bộ đội v.v… cải thiện khá nhiều đời sống vật chất của bộ đội.

- Ban quản trị (hậu cần) của tiểu đoàn mùa khô còn đi xin đìa trên các cánh đồng hoang ở các địa phương, tổ chức tát, lưới, bắt cá về làm mắm cho bộ đội ăn, vào mùa nước nổi, thực phẩm khó khăn. Ngoài ra đóng quân ở đâu, bộ đội cũng tận dụng đất trống trong vườn, xung quanh nhà để trồng rau, trồng cây ăn quả. Khi hành quân đi nơi khác thì giao lại cho chủ nhà chăm bón và sử dụng. Bộ đội còn đặt lờ, đặt trúm, giăng câu, giậm củ chuột, tìm rau rừng để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Chính nhờ chú trọng việc tăng gia sản xuất nên cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn không đến nỗi quá thiếu thốn.

(https://lh3.googleusercontent.com/XIwHy1ZZIq7QYlaBXE1SyHSySwsTxHRxrowhJSr7_tK60tActUSHl_G58L-u9JWze837I-h1aX3OdCc4nOYINzFWnWjIPTNDDow1wGOhcngNizD0MRyL4-IncHl2VJOeH1ef2um6wkgdApPyKIwKVztZqNt7NkXMcqYp6LmXY34TToClBbwRTQjNozecO5VAbfhW3_8r1W0LudAsPIMpK-Y8NQjZkQyq4Z-cfOOc2O6Y3CcLqfmTKtI8uPky2sUVJgmRT2T29zS5JKMdZbZJGzF9a_pmoYtraASP5KKxvsxvtAdQmhFFQdr8r8jQiIjMLF18NuluXHL9jTp_w-5kBNGOi8eXJTvhf6OuCgUE7OM8TNUyrIt4xIiuXqPh1H7TttAxi_YwaLpotLsUDNTXdJiwmZaxijjwmv19fyeegjFbsny95L0VHkMswM2tgoj_51NZMjaMVhwlZM7Y1Kfzb3LYwcjlOojBV4yvH9_9IyVmS7KVlkpIweGVIVQUcbepBqw2lMLsAzXEYWdgKlaxrV13k0dwA5DzNVAzapowd2OUX3CmtFfEZbZJok6mTXjixPHWZc4028KFXoUolbapeDMTu5yaxGSX3smnaGw=w314-h356-no)

Chị Nguyễn Thị Gương cơ yếu Tiểu đoàn 307 – Phụ trách Trại an dưỡng,
người cán bộ nữ duy nhất của tiểu đoàn


(https://lh3.googleusercontent.com/3xFw-TlejA75rEMpOyEscUbSGEwH1zz1Ryq7e-dLzW0fNo9GnYb_096pAi83F5FbJmmxdJbp9CKCm1Sl2zCo8U3fe0ADTv7Ds8u-uM-ueNE5rtgoLd5VRF-po98NZ2MBGUZTnEgSal9yZ6fyZOf48XMDp4GaOcsZMJZ8pBOcOaaa4XWj2pOIRra5bop2e3ZWirvdDdKuT-I1x-LmkFbD-LqnrTc00bpZJ8tHbxTXl1KzDkoBZ33kcRJ98AqdFUbcIDa4hQz1GnktsRs960pKey_BOu2Qexa4Ol6zdW1Q8NVbvZEZTruisA2ogn1WxyvjIInaICxDi2TN5Awu-wfQlhd0VUZqKHJC_BnjxU7PnN-pVMlkDQXYaI5_Vl1fJXXiUuml3MMitAYnFXDBZafIuNtVa26LNNsoQinAiwrEUpKdX_Oz19E2Tf8iyWyhvJM9R1jgVsh8e5dZIqnEzorU5hI8gm4JOZZjQsGZYUKZwRjqLuedKqJJZHi-NCUFEIBURmris_aPuHMmQnBR4DRp0AGA21IdLv0-xQbI4rbhcPy3yqJnI3F-qzgjr0jeZ3bEXuN6uQ5OtFKIafEcJg8tDjw0DEvU9-UAEURQk0U=w600-h380-no)

Chiến si Tiểu đoàn 307 giúp dân đào kinh


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:35:35 pm
TRẬN CHỐNG CÀN BẢO VỆ CĂN CỨ MIỀN TÂY (Bạc Liêu)

- Đây là trận đánh tàu địch, kết hợp với đánh bộ binh địch, tại vàm sông Nhị Nguyệt và trên bờ sông Bảy Háp, khi địch vào càn quét vùng căn cứ địa tỉnh Bạc Liêu từ 30 tháng 5 đến 4 tháng 6 năm 1953. Trận đánh chặn đường địch rút ra của tiểu đoàn 307 xảy ra vào chiều ngày 3-6 và sáng ngày 4-6-1953.

I- TÌNH HÌNH ĐỊCH:

Từ 30-5-1953 đến 4-6-1953, địch huy động 2 tiểu đoàn – với 10 tàu, có máy bay yểm trợ, mở cuộc càn quét sâu vào căn cứ địa tỉnh Bạc Liêu, nơi có cơ quan Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ đóng. Mục đích nhằm:

- Đánh phá nhân vật lực, trong khu căn cứ địa của ta. Đốt nhà, cướp của, giết người, bắt thanh niên, gây hoang mang trong dân chúng.

- Chuẩn bị cho việc mở các cuộc càn quét tiếp theo để đóng đồn lấn chiếm sâu vào căn cứ của ta.

- Gỡ lại ảnh hưởng chính trị và củng cố tinh thần binh lính địch sau những thắng lợi của ta ở An Xuyên và Hộ Phòng (Cà Mau) vào đầu tháng 5-1953...

Đêm 20-5-1953, địch cho 10 tàu chở lính, theo kinh xáng Hộ Phòng vào ngã tư Phố Sinh, xuống Huyện Sử, Thới Bình, phối hợp với bộ binh từ Cà Mau ra Tắc Thủ hoạt động dọc theo hai bờ sông Ông Đốc đến kinh xáng Bà Kẹo, qua Cái Keo, Bờ đập, theo sông Bảy Háp ra phía kinh xáng Đội Cường. Mặt khác, từ Cà Mau địch ra kinh xáng Đội Cường, và phía An Biên chúng cũng có hoạt động nghi binh.

II- TÌNH HÌNH TA:

Bước vào chiến cuộc Đông Xuân (1953) của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo chủ trương của Trung ương Cục miền Nam, Nam bộ phải đánh bại âm mưu càn quét, lấn chiếm bình định của địch, bảo vệ căn cứ địa kháng chiến, đồng thời kềm chân các đơn vị cơ động của địch, không cho chúng tăng viện cho chiến trường chính (Bắc bộ). Tiểu đoàn 307 cũng được giao nhiệm vụ đánh địch, bảo vệ căn cứ địa.

Lúc bấy giờ tiểu đoàn đóng quân tại xã Trí Phải huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, trên các con kênh nhỏ từ kinh xáng Chắc Băng vào rừng U Minh như kinh 5, 6 kinh 7, kinh 30... cách đường địch hành quân nơi gần nhất độ 5km. Do địch hành quân đêm, nổ máy tàu nhỏ, nên khi trinh sát của ta bố trí tại chợ Hội phát hiện chạy bộ về đơn vị báo cáo, thì địch cũng đến ngã tư Huyện Sử vào 5 giờ 30 ngày 30-5-1953. Vì vậy tiểu đoàn không kịp hành quân ra bố trí đánh địch trên kinh xáng Chắc Băng đoạn từ Huyện Sử đến Thới Bình. Được tin địch vào vùng căn cứ, tiểu đoàn lập tức ra lệnh cho toàn tiểu đoàn hành quân đuổi theo đánh địch.

III- Ý ĐỊNH TÁC CHIẾN:

Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có các đồng chí: Phạm Hồng Sơn – Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Tiên – Chính trị viên tiểu đoàn, Nguyễn Đắc Kiện – Tiểu đoàn phó, nhanh chóng hội ý và nhất trí nhận định:

- Địch lần này càn quét sâu vào căn cứ địa của ta, đánh phá nhân, tài, vật lực, để gây hoang mang cho nhân dân và gỡ lại ảnh hưởng thất bại vừa qua của chúng. Chúng có thể hoạt động nhiều ngày. Khi trở ra, chúng không dám theo đường cũ và sợ quân ta mai phục, nên nhiều khả năng chúng ra theo đường mới. Căn cứ vào thực tế địa hình, thì hướng ra chắc chắn là theo sông Bảy Háp, vào kinh xáng Đội Cường đến thị trấn Cà Mau. Mặt khác địch đi tàu cơ giới theo sông lớn, bộ đội ta chèo xuồng mà đuổi theo đuôi thì không thể kịp. Tốt nhất là bộ đội đi đường tắt theo rạch nhỏ, đón đầu địch ở hướng ra, thì mới đánh được địch.

- Việc quan trọng đầu tiên là phải chặn đánh được tàu địch. Tàu bị đánh chìm sẽ giữ chân quân địch lại, bộ đội ta sẽ kịp đến chặn đường ra của địch.

- Sử dụng toàn bộ trung đội súng phóng bom (Lance bombe) của đại đội trợ chiến mà anh em thường quen gọi là “đạn căm xe” vì quả bom có cán làm bằng cây căm xe, để đúc vào ống phóng do quân giới của ta sản xuất, có khả năng bắn chìm tàu sắt địch với công phá lỗ lớn đường kính trên dưới 1m (nếu bắn trúng sát mép nước của tàu thì tàu chìm). Đồng thời cho một trung đội bộ binh của đại đội trợ chiến theo yểm trợ. Hai trung đội của đại đội trợ chiến cấp tốc hành quân không kể ngày đêm theo đường rạch nhỏ, tắt qua rạch Rau Dừa đến sông Bảy Háp khoảng làm rạch Nhựt Nguyệt, tìm nơi thuận lợi phục kích đánh tàu. Toàn tiểu đoàn hàn quân tiếp sau, và đến ông Bảy Háp sẽ tùy tình hình chọn vị trí bố trí phục kích vận động đánh địch tại ba kinh xáng Đội Cường và sông Bảy Háp.

IV- DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH:

Sáng ngày 30-5-1953, toàn Tiểu đoàn 307, xuống xuồng từ các con kinh nhỏ cạnh mé rừng U Minh, để ra kinh xáng Chắc Băng, nhằm hướng Thới Bình thẳng tiến. Vì xuồng của Tiểu đoàn 307 được đặt đóng riêng, mỗi xuồng tam bản chở một tiểu đội, có chèo mũi, chèo lái, ở giữa mỗi bên ba dầm, tiểu đội thanh phiên nhau chèo, bơi, nên đi rất nhanh, gặp nước xuôi, người trên bờ kinh xáng chạy cũng không đuổi kẹp.

Xuồng bộ đội tấp nập đi trước, xuồng nhân dân hối hả theo sau. Trong mấy ngày đêm hành quân đón đánh địch, tiểu đoàn không dừng lại nấu cơm, mà ăn xôi, bánh của nhân dân tiếp tế, thay phiên nhau nghỉ, để kịp chặn đường ra của địch.

- Hai trung đội của đai đội trợ chiến, hành quân trước tiểu đoàn, có nhiệm vụ chặn đánh tàu địch để kiềm chân chúng lại, đã khẩn trương vượt đường tắt, nên chiều tối ngày 2-6-1953, bộ phận này đã đến sông Bảy Háp. Trong đêm đó vất vả lắm mới tìm được vàm rạch Nhự Nguyệt, bởi vì nhân dân dọc theo sông đã tản cư đi hết. Lực lượng đánh tàu chọn nơi bố trí chiến đấu phía bờ Đông sông Bảy Háp và phía này không có đường đi dọc theo bờ sông, bộ binh địch khó lòng sục sạo để phát hiện ta. Nơi bố trí cách vàm rạch Nhựt Nguyệt vài trăm thước. Anh em đào công sự, bố trí súng phóng bom, ngụy trang xong là trời sáng.

Khoảng 9 giờ ngày 3-6-1953 từ xa có tiếng rè rè của chiếc thủy phi thuyền Catalina vọng lại, và phút chốc quần đảo dọc theo sông để thám thính. Su đó có tiếng động cơ tàu càng lúc càng rõ dần. Anh em trong đơn vị đánh tàu vừa hồi hộp vừa vui mừng vì thế nào cũng đánh được tàu địch để làm hài lòng với nhân dân, chứ nếu để chúng nó thoát thì không biết ăn nói với nhân dân thế nào! Chiếc LCT đi đầu xuất hiện, những tên giặc mũi lõ, mình trần, mặt đỏ gay, vừa la hét vừa lăm lăm súng về phía hai bên bờ sông. Cách một khoảng ngắn 3 chiếc tàu khác chạy sát nhau, bọn này ít đề phòng hơn nên tụm lại từng nhóm trên tàu ăn nhậu cười đùa.

Ầm ầm!!! những tiếng nổ long trời của đạn “căm xe” trúng vào mạn tàu địch, đồng thời các loại súng bộ binh cũng nổ liên hồi vào quân địch trên tàu, nhiều cụm khói và nước bốc cao. Chiếc đi đầu trúng đạn “căm xe” chìm ngay, chiếc thứ hai thứ ba trờ tới cũng bị chung số phận. Có thể vì bị đánh bất ngờ, nên địch chống trả yếu ớt. Riêng chiếc thứ 4 ở sau bắn dữ dội lên hai bên bờ sông, trung đội bộ binh yểm trợ của ta cũng tập trung hỏa lực vào chiếc này. Những khẩu trung liên Brem do hai tiểu đội trưởng Phụng và Thông sử dụng tinh nhuệ đã buộc địch không ngóc đầu lên được. Khi tàu lướt tới nơi bố trí súng phóng bom, một tiếng nổ dữ dội của hai quả đạn “căm xe” cùng phóng ra một lúc đúng ngay mép nước của mạn tàu, tàu ngả nghiêng, khói và nước bốc lên, tiếng kêu la của địch lẫn tiếng ọc ọc của nước tràn vào trong tàu, tàu chìm trong giây lát.

Các tàu địch đi sau một khoảng, kịp dừng lại, vừa bắn dữ đội vừa đổ bộ lên bờ sông, địch bao vây bộ đội ta, nhưng không có lối đi, chúng còn phải len qua cây cối, dừa nước, nên đến được nơi phục kích, thì bộ đội ta đã rút lui sâu vào rạch Nhị Nguyệt.

Trận đánh kết thúc, 4 tàu địch bị chìm với khoảng một Đại đội lính chết và bị thương. Phía ta có hai đồng chí hy sinh, một bị thương.

Trận đánh tàu ảnh hưởng rất lớn đến địch, tinh thần chúng hoang mang, suốt ngày và đêm hôm ấy, chúng lo vớt xác đồng bọn, nhân dân ta trong vùng căn cứ kháng chiến vui mừng hể hả.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:36:32 pm
Đêm 3-6-1953 toàn tiểu đoàn đến sông Bảy Háp. Lúc chiều đồng chí tiểu đoàn trưởng và chính trị viên đã đến trước nghiên cứu địa hình, gặp gỡ các đồng chí chỉ huy bộ phận trợ chiến đánh tàu, nghiên cứu tình hình địch và đề ra phương án tác chiến đánh địch rút ra Cà Mau.

I. PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN

- Địch hiện tại hoang mang cực độ, chúng buộc lòng phải ở lại nơi phục kích đêm nay (3-6-1953) xong chúng không dám ở lâu, nên chắc chắn sáng ngày 4-6-1953 chúng sẽ rút ra thị trấn Cà Mau theo đường kinh xáng Đội Cường. Chúng sẽ không dám để bộ binh ngồi dưới tàu chiến, mà cho đi bộ theo bờ Tây sông Bảy Háp.

Căn cứ vào thực tế địa hình, bờ sông chỉ có một ven vườn mỏng, kế đó là ruộng rẫy, cách 400 mét mới có mép vườn rậm. Địch thế nào cũng sục xạo kỹ ven vườn sát sông. Hơn nữa do địa thế hẹp, ta không thể phục kích ở đó được, vì vậy phải tổ chức phục kích ở mép vườn rậm phía trong (cách sông 400m rồi vận động ra đánh địch đi trên bờ sông).

- Đại đội 931 bố trí ở gần ngã ba kinh xáng Đội Cường khi địch vào trận địa cho 1 trung đội vận động ra chặn đầu địch trên bờ sông còn 2 trung đội đánh vào sườn địch. Tiếng súng nổ chặn đầu địch của Đại đội 931 là tiếng súng lệnh của toàn mặt trận.

- Đại đội 932 bố trí nối theo Đại đội 931. Đại đội 933 nối theo Đại đội 932. Khi địch vào trận địa, vận động ra bờ sông tân công vào đội hình hành quân của địch, chia cắt chúng thành từng đoạn và tiêu diệt.

- Đại đội trợ chiến dùng súng đại liên bố trí ở ven vườn đánh máy bay địch khi trận địa đã nổ súng, yểm trợ cho các đại đội bộ binh diệt địch.

II. DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH:

- 7 giờ 00 ngày 4-6-1953, địch cho máy bay trinh sát và bắn phá 2 bên bờ sông để dọn đường.

- 7 giờ 30 địch từ nơi trú quân tạm tại chỗ tàu chìm (vàm rạch Nhị Nguyệt) bắt đầu tiến về phía Cà Mau, dọc theo bờ phía Tây sông Bảy Háp. Địch dè dặt vừa đi vừa chú ý lục soát ven sông, Dưới sông các tàu còn lại chạy tốc độ chậm, theo bộ binh.

- Phía ta các đại đội đã triển khai bố trí theo vị trí qui định và làm công sự ngụy trang xong, sẵn sàng vào lúc 5 giờ sáng.

- Khi địch lọt vào trận địa của ta, Đại đội 931 lập tức cho trung đội nhanh chóng xông ra chiếm bờ sông, chặn đường tiến lên của địch, tập trung 3 khẩu trung liên bắn mạnh dọc theo sườn. Các đại đội 932 và 933, trong lúc địch tiến vào trận địa của ta, đã tranh thủ lợi dụng địa hình bò dần ra phái bờ sông. Khi nghe tiếng súng lệnh của Đại đội 931 chặn đầu địch, thì tất cả xông lên chia cắt và tiêu diệt địch.

Địch chết và bị thương khá đông, còn lại nằm xuống bờ vườn chống trả. Vì địch bị chặn đường, không có lối thoát, một bên bị quân ta tấn công, một bên là sông rộng, cho nên địch cố dồn lên đầu đội hình phản kích lại Đại đội 931. Đại đội 931, dưới sự động viên của chính trị viên tiểu đoàn vừa đến kịp, đã đánh bại hai đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa, tạo điều kiện cho Đại đội 932 và 933 tiêu diệt địch.

Sau một giờ chiến đấu, địch lớp chết lớp bị thương, lớp nhảy xuống sông lội ra tàu, qua bên kia bờ sông. Đoàn tàu hoảng loạn bắn lên bờ dữ dội và chạy thục mạng ra kinh xáng Đội Cường về phía thị trấn Cà Mau. Ta làm chủ trận địa thu dọn chiến trường trong lúc trên trời máy bay địch không ngừng quần liệng.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:39:19 pm
III. KẾT QUẢ TRẬN ĐÁNH:

Trong trận chống càn địch vào căn cứ miền Tây (Bạc Liêu), Tiểu đoàn 307 ở thế bị động, song vì có quyết tâm cao, có sự phán đoán dúng ý đồ địch của Ban chỉ huy tiểu đoàn, với lòng hăng say đánh địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ toàn tiểu đoàn và sự giúp đỡ chí tình của nhân dân trong khu căn cứ, cho nên đã chuyển thành thế chủ động đánh địch có kết quả:

- 4 tàu địch bị bắn chìm.

- Tiêu hao tiêu diệt trên 400 tên địch.

- Thu trên 300 súng các loại.

Ảnh hưởng sau trận đánh rất tốt, tinh thần nhân dân phấn khởi, càng tin tưởng vào sức mạnh của quân dân ta, càng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Sau trận chống càn thắng lợi, thanh niên trong vùng căn cứ nô nức tòng quân vào bộ đội địa phương và gia nhập tiểu đoàn. Thắng trận này địch ở Cà Mau, Bạc Liêu và lính BVN ngờ vực, không tin tưởng nhau trong phối hợp hành quân, tạo điều kiện có lợi cho việc phát triển phong trào du kích chiến tranh và công tác địch ngụy vận (trích báo cáo của bộ Tư lênh Phân liên khu miền Tây lên Bộ tổng tham nưu).

- Khi tiểu đoàn vừa về đóng quân ở rạch Rau Dừa thì đồng chí Lê Đức Thọ có đến thăm, động viên tiểu đoàn cũng như chỉ cho tiểu đoàn những thiếu sót trong việc bảo vệ căn cứ cần khắc phục.

Bà con trong vùng hoan hỉ, tấp nập đến thăm các đơn vị trong tiểu đoàn và bộ đội địa phương, mang đến không biết bao nhiêu là quà bánh, heo, gà vịt. Nhân dân vùng địch hậu Cà Mau Bạc Liêu mang theo đủ thứ bánh kẹo, trà, thuốc lá, rượu tây để đóng ở xã Trí Phải huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) nơi xuất phát đi đánh địch, trước sự đón tiếp vui mừng của bà con ở đây. Tiểu đoàn tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về trận chống càn bảo vệ căn cứ Miền Tây có sự tham dự của Bộ Tư lệnh, cơ quan Phân liên khu Miền Tây và chính quyền, đoàn thể, trong huyện Hồng Dân và tỉnh Bạc Liêu.

(https://lh3.googleusercontent.com/rDjiEzUGGV64Tdu6SbYaBimZ8O3ADLHUiOiemIS3Bu-53pWYI2MTZcGvLS4FsGCDL97-KjkJ38pINY4NxEpktD6gQa3xqXY75iI1UEtn1JPlLatR8joThGgJo8l_DtfGJoGdQyoml9MRLK0XZTJnI9RuJX32dHq1k_ymHlHzCNVLxgL4ifCzyPd5V1VIcyELGF2N0hCqqN_ncKN60CSQe_43xJM9aX0ndoEVSFm86gQgZ8Y4C3s1ZuFRCEdmqJLcoBy3AvqgtN907UPHrVHNfNkWUMNW7Gwo2jCtXAbv8ZQg_azRe7FMeYGJh9-u7i4_vRDZOvcGgDaesYMr8g2vrt93yTxeIBL_VGGlAShJpPIgkmvD08v117NJEvaAP4Rt63MVaav2IRBsZHcNIUP-LbbVY_8JPWrt3NqOLdJbvetYp6M9PgpdNnGZvnoR6YqTe8AxF0sb2U86CNBb99OGI-1L4As7MwEtzz7HN05-USuwmhRLG9kxLgxJsmllN1T_7ZA7NhzOkTl45V1hsVDAjyzqT2F1fDFrc9LHKgcUaxqyWyFnLMMNn79OIorc_PfuPj7vqNWBd-2X4FFuOle0lddZH9SVwU_4hP7H300=w1200-h740-no)

TRẬN NHỊ NGUYỆT VÀ TRẬN BẨY HÁP
NGÀY 03 - 04-06-53


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:40:44 pm
GIẢI PHÓNG HUYỆN AN BIÊN (BẠC LIÊU)
(Hoạt động phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ)

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ đã mở màn vào cuối tháng 2 năm 1954, tại một ngôi nhà lá ở kinh 7 thuộc xã Trí Phải, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, đồng chí Sáu Thọ chủ trì một cuộc hội nghị bàn việc đẩy mạnh công tác địch ngụy vận phối hợp với tác chiến làm tan rã hàng ngũ địch, đẩy mạnh phong trào nhân dân chiến tranh, để phối hợp với chiến trường chính theo như chủ trương của Trung ương Cục miền Nam.

- Cuộc họp có các đồng chí Dương Quốc Chính, Phan Trọng Tuệ trong Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây, đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến Tham mưu trưởng và đồng chí Hoàng Thế Thiện chủ nhiệm chính trị và các đồng chí Tỉnh đội trưởng Chính trị viên Tỉnh đội, thay mặt cho Tiểu đoàn 307 các đồng chí Nguyễn Văn Tiên Chính trị viên tiểu đoàn, còn đồng chí Phạm Hồng Sơn Tiểu đoàn trưởng không dự vì đang đi nghiên cứu chiến trường huyện An Biên (Bạc Liêu).

Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến báo cáo tình hình:

+ “Trên chiến trường toàn quốc, quân dân ta đang đẩy mạnh tiêu diệt từng bộ phận sinh lực quan trọng của địch. Bao vây khu vực sinh lực lớn của địch ở Điện Biên Phủ. Những thắng lợi liên tiếp ở Trung Châu Bắc bộ, ở Tây Nguyên, ở Trung Hạ Lào có ảnh hưởng lớn đến tình hình Nam bộ. Hiện nay địch không ngừng rút quân ra chiến trường chính (Bắc bộ) từ lực lượng ứng chiến đến lực lượng pháo binh và khinh quân ở Nam bộ, do đó để lộ nhiều sơ hở”.

Ở Nam bộ chiến dịch ngụy vận phối hợp với tác chiến đang tiến hành ráo riết và thu được nhiều thắng lợi lớn trên chiến trường. Do thắng lợi của ta trên khắp toàn quốc, do bị động đối phó, tinh thần binh lính địch dao động. Từ đầu xuân đến nay địch đã phải co rút các tháp canh và các vị trí nhỏ dễ bị cô lập, về cố thủ các vị trí lớn, các thị trấn, thị xã.

Ở Miền Tây, trước hoạt động của ta, địch rút nhiều nhất ở Vĩnh Trà và Bến Tre hai nơi này vì bị ta đánh mạnh và vì địch phân tán mỏng, xa, cô lập, đã rút trên 90 đồn bót. Ở Cần Thơ bị ta đánh chiếm 6 bót ở tả ngạn sông Ô Môn. Địch không đóng lại mà còn rút thêm 6 bót ở hữu ngạn. Ở Sóc Trăng sau các trận ta đánh ở Kế Sách, Thạnh Trị, những nơi bị ta chiếm, phá hủy, địch bỏ luôn và co cụm lại từng quãng.

Hiện nay địch hết sức bị động trên chiến trường toàn quốc. Địch phải rút quân ra ứng cứu cho chiến trường Điện Biên Phủ, nên chiến trường Nam bộ rất sơ hở. Các vùng địch hậu và du kích, ưu thế của địch ngày càng sút kém không có quân ứng chiến để càn quét, không đóng chiếm được thêm, tinh thần địch rất dao động. sau các cuộc hoạt động của ta, địch đối phó rất yếu ớt và phải rút bót, bỏ đồn, co lại ở nhiều nơi. Thời gian địch sơ hở và bị động này còn kéo dài, đó là thời cơ hết sức thuận lợi cho ta tiến mạnh vào địch, bám sát và bao vây địch, kịp thời tiêu diệt chúng, trừ gian, diệt tề, xây dựng củng cố và phát triển cơ sở và du kích chiến tranh, mở rộng căn cứ địa địch hậu. Quận An Biên (Cà Mau) nằm sát với căn cứ địa Miền Tây bị địch chiếm đóng từ năm 1946 ngoài đồn chính của tiểu khu trong quận lỵ, chúng xây dựng một hệ thống gồm 6 bót, dọc theo đường đất trên bờ kinh Cán Gáo, từ Xẻo Rô lên bờ sông Cái Lớn vào đồn quận lỵ xa độ 15km. Bên kia sông Cái Lớn là con đường nối liền với thị xã Rạch Giá.

Địch chiếm đóng quận An Biên với lực lượng cỡ tiểu đoàn, như cánh tay của kẻ cướp thọc vào căn cứ địa rừng U Minh của ta. Âm mưu của địch là là nhằm tiến chiếm lấu sâu vào căn cứ địa của ta. Chúng hoạt động về quân sự ít, nhưng về chính trị, do thám hoạt động mạnh, làm giải sút sức kháng chiến, gieo rắc tư tưởng cầu an trong dân chúng, thu hút được về kinh tế, đặt được lưới gián diệp trong các xã cận địch. Lực lượng địch ở đây có hỏa lực khá mạnh và thường được pháo hạm của địch từ sông Cái Lớn, bắn vào vùng giải phóng của ta để yểm trợ cho hoạt động của chúng.

Tuy nhiên tiểu khu An Biên là một hệ thống phòng ngự của địch có tính chất cô lập. Vì nằm sâu trong vùng căn cứ địa của ta, con đường từ sông Cái Lớn vào tiểu khu là đường độc đạo, việc vận chuyển tiếp tế của địch cho quận lỵ An Biên rất là trở ngại. Nếu quận lỵ bị ta tấn công, địch có đi tiếp viện từ Rạch Giá xuống phải qua sông Cái Lớn, và cũng không đường nào khác đường này.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:41:31 pm
Địa thế An Biên trong mùa khô lại thuận lợi cho sự hoạt động của ta, vì ruộng khô bộ đội ta có thể di chuyển dễ dàng.

Tình hình nhân dân và phong trào du kích chiến tranh ở An Biên cũng đang lên. Nhất là sau trận đánh tiêu diệt đồn dinh quận An Biên của Tiểu đoàn 307, bắt được tên Quận trưởng.

+ Từ tình hình trên Bô Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây chủ trương mở một đợt hoạt động vào quận An Biên và vùng xung quanh nhằm tiêu diệt, làm tan rã địch, hoạt động tác chiến kết hợp với địch ngụy vận để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ ở miền Bắc. Lực lượng tham chiến có Tiểu đoàn 307 và đại đội địa phương Bạc liêu 552.

- Kế hoạch lúc đầu là tổ chức bao vây quận lỵ An Biên để đánh viện binh của địch từ Rạch Giá đến, rồi nhân đà thắng lợi mà phát triển phong trào nhân chiến tranh. Đến lúc sắp thực hiện cuộc chiến đấu, Bộ Tư lệnh Phân liên khu chỉ thị cho tiểu đoàn tổ chức một đợt hoạt động 15 ngày không những công đồn ở quận lỵ, đánh viện, mà còn bao vây các đồn bót dọc theo đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô trên bờ sông Cái Lớn, kêu gọi bức hàng, bức rút, kể cả địch ở tiểu khu An Biên, nếu địch không có khả năng chi viện.

Đáng lý tiểu đoàn phải nghiên cứu thay đổi lại kế hoạch cho thích hợp, nhất là thời gian chuẩn bị chu đáo cần phải dài hơn, nên ngày bắt đầu hoạt động có thể lùi lại. Xong vì tình cảm muốn hoạt động ngay, có phần chủ quan khinh địch cho nên không đề nghị xin Bộ Tư lệnh lùi ngày khởi đầu hoạt động lại, mà chỉ xin Bộ Tư lệnh cho đội giải phẫu quân y viện do anh Trương Công Trung Giám đốc phụ trách cùng đi với tiểu đoàn. Đánh dài ngày, thương vong có thể nhiều, có đội giải phẫu Phân liên khu có anh Trung, anh em tin tưởng và yên tâm về mặt cứu chữa thương binh.

- Việc không có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, nhất là việc quán triệt cho bộ đội tư tưởng đánh liên tục dài ngày, đánh du kích, và cùng với cán bộ địa phương làm công tác địch ngụy vận. Sau này khi thực hiện xen kẽ có tiến hành giáo dục cho bộ đội thêm những kết quả cũng hạn chế.

+ Sau khi đồng chí tiểu đoàn trưởng cùng các đại đội trưởng đi nghiên cứu thực địa chiến trường quận An Biên về, Ban chỉ huy tiểu đoàn họp bàn, sau đó họp tiểu đoàn ủy để thông qua kế hoạch hoạt động và phổ biến cho các đại đội trong tiểu đoàn và đại đội địa phương Bạc Liêu 552.

- Đại đội 932 và đại đội trợ chiến bao vây đồn chính trong quận lỵ, và các lô cốt từ quận lỵ ra Xẻo Rô. Dùng súng cối, đại liên bắn uy hiếp và kêu gọi bỏ đồn về với gia đình, chính sách của cách mạng khoan hồng.

- Đại đội 931, đại đội 933 và đại đội 552 phục kích khoảng giữa Xẻo Rô đến Bào Môn trên đường vào quận lỵ An Biên để đánh quân tiếp viện. Phán đoán ngày đầu địch có đi tiếp viện, là lực lượng của phân khu Rạch Giá chỉ độ 2 đại đội. Địa hình ở nơi phục kích trên lộ từ Xẻo Rô vào thị trấn An Biên, một bên là kinh sát lộ, một bên là vườn hoang có cây rậm ven đường, bề ngang hẹp, phía sau là ruộng. Phục kích ở đây bất ngờ, nhưng nếu địch nghi ngờ sục sạo, thì dễ bị lộ trận địa.

Thời gian bắt đầu là 12 giờ đêm 1 tháng 3 năm 1954.

Khi nhận được lệnh hoạt động và tiến hành công tác chuẩn bị, tiểu đoàn đóng quân tại xã Trí Phải huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Trong khi đó, trinh sát tiểu đoàn quan hệ với địa phương biết đồn Nhà Thờ gần thị xã Cà Mau do 1 trung đội đóng có nhiều sơ hở. Sau khi điều tra nắm chắc, tiểu đoàn đã cho 1 trung đội trinh sát đặc công giả thường dân luồn bám vào được trong đồn, bất ngờ tấn công, buộc địch đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí. Thắng lợi đó làm phấn khởi mọi người trong tiểu đoàn, động viên nhau giết giặc lập công trong đợt hoạt động tới ở An Biên.

- Sau khi chuẩn bị, tiểu đoàn hành quân về đóng tại Sóc Ven thuộc xã Thúy Liễu huyện Gò Quao... Để đảm bảo bí mật cho việc đầu quân về vùng An Biên, ngày hôm sau từ lúc trời vừa tối, bộ đội xuống xuồng tất cả nằm trên sạp phủ chiếu, chỉ để 1 người chèo mũi, một người chèo lái, ăn mặc thường dân – 3 xuồng của trung đội đi gần nhau, còn trung đội và trung đội giãn cách, tiểu đoàn theo sông Cái Lớn đổ ra cửa biển về phía An Biên. Chiến sĩ chèo thuyền có thể hò như thuyền đi buôn. Những thuyền của dân ngược xuôi trên sông cũng không thấy bóng bộ đội ta. Đêm hôm đó và ngày hôm sau (1-3-54) tiểu đoàn trú quân dọc theo rạch phía Bắc huyện An Biên.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:42:13 pm
- Đêm 1-3-54, đại đội 932 phối hợp cùng Đại đội trợ chiến bao vây đồn chính của tiểu khu An Biên và các đồn bót trên đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô, dùng cối, đại liên bắn uy hiếp và kêu gọi bỏ đồn về với gia đình.

- Đại đội 931, 933 và đại đội địa phương 552 hành quân đến bố trí phục kích dọc theo ven lộ, Xẻo rô đến Bào Môn để đánh viện binh từ Rạch Giá vào. Đại đội 933 do đi nhầm đường nên gần sáng mới tới vị trí bố trí, ngụy trang cập rập không chu đáo, để lại nhiều dấu vết dẫm lên cây cỏ.

- 8 giờ trinh sát tiểu đoàn về báo cáo là địch độ 2 đại đội từ Rạch Giá đến đồn Xẻo Rô, đang qua sông Cái lớn, chắc là đi tiếp viện cho An Biên.

- 9 giờ địch theo đường lộ từ Xẻo Rô vào phía trận địa phục kích của ta. Chúng đi rất chậm, dè dặt vừa đi vừa quan sát ven đường. Đến đầu trận địa chúng phát hiện dấu vết giẫm cỏ, nên sục sạo sâu vào ven vườn bên đường. Đại đội 933 bố trí ở đoạn đầu, đụng địch buộc phải nổ súng, xông ra diệt được độ 20 tên. Địch rút chạy về đồn Xẻo Rô và trở về Rạch Giá. Lực lượng phục kích của ta rút vào trong vườn phía sau.

- Quân địch ở quận lỵ và trong các bót dọc đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô bị ta bao vây, pháo kích, bắn tỉa, có một số bị thương vong. Sau khi quân tiếp viện cho chúng bị ta đánh phải rút về Rạch Giá, chúng rất hoang mang, có bót đã cho người liên hệ với quân ta. Ban chỉ huy nhận định:

“Trận địa phục kích của ta bị lộ, mất thời cơ tiêu diệt bọn viên binh đầu tiên của địch là một thiếu sót lớn. Địch chắc chắn còn đi tiếp viện, nhưng cúng đã biết có quân ta mai phục, nên lực lượng sẽ đông hơn chứ không phải chỉ có bọn ở phân khu Rạch Giá, và chúng sẽ cẩn thận đề phòng hơn, trong lúc ta không thể bố trí mai phục đánh viện địch lần thứ 2 ở chỗ cũ được, mà ở đoạn khác thì còn các bót của địch trên đường. Vì vậy ban chỉ huy tiểu đoàn chủ trương:

- Tiếp tục bao vây pháo kích và bắn tỉa địch ở các bót, thế nào cũng bức hàng, bức rút được các bót dọc đường. Bởi vì địch sẽ không chịu nổi tình trạng thiếu gạo, thiếu nước, bị ta bắn tỉa, có người chết, bị thương nằm trong bót khi quân ta bao vây chúng dài ngày. Nếu hệ thống bót canh dọc đường bị tan rã, thì việc chọn trận địa cho tiểu đoàn và đại đội địa phương phục kích vận động đánh địch tiếp viện lần thứ 2 sẽ thuận lợi hơn”.

- Sau 3 đêm, 3 ngày bị vây hãm, đến chiều tối ngày 4 tháng, hệ thống canh dọc đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô, cái bị tiêu diệt, cái hàng, cũng có cái do ta bao vây không chặt đã bỏ đồn chạy trốn. Nhân dân các xã hai bên đường vô cùng phấn khởi đã mang chày, búa, cuốc, xà beng, rầm rộ ào ra san bằng hết các bót ngay trong đêm 4-3-1954, làm cho tiểu khu An Biên lâm vào thế cô lập hoàn toàn.

Ban chỉ huy tiểu đoàn nhận định thế nào địch cũng huy động lực lượng vào giải tỏa cho quận lỵ An Biên hoặc rút bỏ tiểu khu này. Lực lượng địch có thể từ 1 đến 2 tiểu đoàn có máy bay và trọng pháo trên pháo hạm ở sông Cái Lớn yểm trợ. Chúng sẽ rất dè dặt và chắc chắn chúng sẽ tổ chức lực lượng trắc vệ bên hông đi ngoài mé vườn sát đường, trong lúc lực lượng chủ yếu di trên đường cái. Do đó tiểu đoàn chủ trương chỉ để đại đội trợ chiến bao vây địch trong quận lỵ, sử dụng cả 3 đại đội khinh binh của tiểu đoàn và đại đội địa phương đánh quân tiếp viện của địch. Đồng thời để địch không phát hiện được trận địch phục kích của ta, lực lượng đánh viện bố trí lui về phía sau 400 – 500m cách đường. Trận địa phục kích được chọn từ rạch Bào Môn ra hướng Xẻo Rô nơi đây có địa hình thích hợp. Ngoài ra cho một trung đội của đại đội trinh sát đặc công cùng dân quân địa phương chia ra nhiều tổ bố trí ở khu vườn bên kia kinh, dài theo trận địa của ta. Nếu địch bị đánh. Có số lội sang bên kia kênh thì tiêu diệt.

- Đêm 5-3-1954 lực lượng của ta hành quân ra bố trí đúng kế hoạch của tiểu đoàn. Địa hình ở khu vực bố trí trận địa khô ráo, bộ đội ta làm công sự ẩn núp trong mé vườn bỏ hoang, cách đường cái 400 – 500m, giữa là ruộng khô, có cây lúp xúp theo bờ.

Đại đội 933 bố trí đầu, từ Xẻo Rô vào sẵn sàng cho 1 trung đội nhanh chóng vận động ra khóa đuôi của địch lọt vào trận địa ta.

Kế tiếp là đại đội 931, đại đội địa phương 552. Đại đội 932 bố trí cuối trận địa, cho 1 trung đội chặt đầu địch tại kinh Thầy Cai. 6 giờ sáng tất cả các đơn vị đều sẵn sàng, trinh sát bám sát đồn Xẻo Rô, bờ sông Cái Lớn, và leo lên cây cao sát chỉ huy sở tiểu đoàn bố trí ở giữa đại đội 931, để quan sát.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:43:02 pm
12 giờ ngày 6-3-1954 trinh sát tiểu đoàn từ Xẻo Rô về báo cáo, địch từ Rạch Giá sang Xẻo Rô độ 1 tiểu đoàn, dưới sông có tàu vận chuyển quân sang và pháo hạm, 14 giờ địch bắt đầu từ Xẻo Rô tiến vào tiểu khu An Biên. Đúng theo phán đoán của ta, địch cho 1 đại đội đi đầu trắc vệ bên ngoài ven vườn sát đường lộ từ 50 – 100m vào sục sạo trong vườn, trong lúc lực lượng chủ yếu đi sau một đoạn trên đường đất dọc bờ kinh. Khi quan sát thấy lực lượng trắc vệ của địch đi qua khỏi mình, từng đại đội của ta lợi dụng bờ ruộng có cây lúp xúp vận động ra phía đường. Khi tiếng súng của trung đội đại đội 932 chặn đầu địch ở kinh Thầy Cai nổ dữ dội, tất cả các đại đội đều nhanh chóng xông lên đường chia cắt địch ra từng đoạn và tiêu diệt. Vì địch đi thưa nên có một bộ phận độ 1 trung đội địch đi sau cùng chạy quay lại được ra phía Xẻo Rô. Còn bao nhiêu dựa vào bờ kênh chống lại ta. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, địch bị diệt gần hết, một số nhảy xuống kênh lội qua bên kia hòng trốn thoát, đã bị dân quân và trung đội trinh sát đặc công của tiểu đoàn bố trí bên kia kênh bắn chết và bắt sống.

Quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Ta thu hàng trăm súng các loại và mấy ngày sau dân quân còn mò được thêm ở dưới kênh. Pháo địch từ pháo hạm trên sông Cái Lớn bắn vào nhiều, nhưng vì ta với địch cận chiến, địch không dám bắn vào trong vườn ven đường nên phần lớn đạn pháo rơi ra phía sau ruộng. Máy bay địch đến, khi quân ta đang rút sâu vào trong vườn phía sau trận địa. Chúng đảo liệng, bắn, ném bom vào khu vườn nơi ta phục kích, nhưng không trúng vào đâu.

- Trước khi đánh vào quận lỵ An Biên, do nhận thức đây là một trận công đồn đả viện, nên tập trung vào việc lo đánh viện, chưa nghiên cứu đầy dủ về khả năng địch rút tiểu khu An Biên. Nhưng sau ngày 4-3 hệ thống tháp canh từ Xẻo Rô vào quận lỵ An Biên bị sản bằng và nhất là sau trận tiêu diệt viện quân địch, ngày 6-3, tiểu đoàn nhận định tiểu khu An Biên thế nào cũng rút. Khi rút địch sẽ cho quân tiếp viện vào đông hơn ngày 5-3, để đón bọn tiểu khu ra. Địch đi tiếp viện đã bị ta đánh 2 lần, cho nên lần này ngoài sử dụng lực lượng lớn hơn, địch sẽ hết sức đề phòng. Mặt khác về địa thế từ Xẻo Rô về An Biên, ngoài khu vực đánh ngày 6-3 không còn nơi nào tốt để ta tổ chức đánh lớn. Nếu ta đánh tập trung thì yếu tố bí mật bất ngờ không còn. Hơn nữa sau những ngày bao vây liên tục đồn chính của tiểu khu, san bằng hệ thống tháp canh trên đường từ Xẻo Rô và quận lỵ và sau trận đánh diệt viện ngày 6-3 lực lượng của ta có mệt mỏi và tiêu hao. Nếu đánh tập trung nữa thì chỉ là đánh ép không có lợi. Do vậy tiểu đoàn chủ trương phân tán ra từng đại đội cùng dân quân đánh du kích và sử dụng súng phóng bom, bắn tàu địch đi trên kênh, vì có nhiều khả năng tàu vào để chở đồ đạc cho bọn tiểu khu rút đi. Ngày 6-3 tiểu đoàn cho đại đội 932 tăng cường bao vây cứ điểm tiểu khu An Biên; tiếp tục pháo kích kết hợp với địch ngụy vận đồng thời đề nghị Bộ Tư lệnh Phân liên khu cho hỏa lực của pháo 88 đến phối hợp nhằm bức địch rút bỏ hoặc đầu hàng, nếu viện binh của địch đến chậm chứ không dùng cường tập để tránh tiêu hao lực lượng ta.. Pháo 88 ly là chiến lợi phẩm, khu 9 thu được trong trận Tầm Vu, lây này không sử dụng, ở khu căn cứ địa, không có đường lộ để kéo được pháo. Muốn sử dụng phải đưa pháo xuống xà lan vận chuyển đến quận lỵ An Biên bằng đường thủy. Đến nơi phải kéo lên bờ mới bắn được. Trong lúc ta đang chuẩn bị vận chuyển pháo thì sáng ngày 7-3 địch cho 2 tiểu đoàn đi viện lần thứ 3 theo đường Xẻo Rô vào quận lỵ An Biên. Trên đường đi địch bị bộ đội ta và dân quân du kích đánh nhiều trận, gài mìn dọc theo đường tiêu hao một số, làm cho việc tiến quân rối loạn và chậm chạp. Đến trưa bọn địch trong cứ điểm tiểu khu An Biên, thấy viện binh chưa vào tới, cố sống, cố chết, phá vòng vây, bị bộ đội ta diệt làm bị thương một số tại chỗ và truy theo bọn rút chạy tiêu hao thêm.

Trên đường địch rút ra, 1 tàu bị ta bắn chìm, 1 tàu bị thương. Bà con ở thị xã Rạch Giá kể lại: Chiếc tàu bị thương lủng lỗ to bằng cái nia, vì bộ đội ta phóng đạn “căm xe” hơi cao, trên mép nước. Trên tàu có 1 tên lính ngụy cũng bị trúng đạn “căm xe” thọc ngay vào giữa bụng. Có lẽ vì đạn trúng chỗ mềm nên không nổ. Bọn địch ở Rạch Giá tức tối gọi kỹ sư công binh ở Sài Gòn xuống để xử lý. Xem tới, xem lui, tên này không rõ là loại đạn gì nên không dám cho rút đạn ra, chúng bàn đưa tên lính ngụy mang theo quả đạn ra bờ biển Rạch Giá, đặt mìn dưới lưng tên ngụy và cho nổ. Tiếng mìn và tiếng đạn nổ “ầm” một phát chấn động cả thành phố. Những nhà ở gần, bay ngói và vỡ cửa kính. Nhìn lại xác tên ngụy tiêu tan đầu hết. Từ đó cái tên đạn “căm xe” và súng “lăng sờ bom” càng trở thành nỗi kinh hoàng của địch. Đồng bào thị xã chứng kiến vụ này, tấp nập đi gọi con em mình, bỏ đồn trốn về với cách mạng.

Quận An Biên hoàn toàn giải phóng, nhân dân trong vùng vô cùng phấn khởi, nô nức kẻ cuốc, người búa ào ra, san bằng cứ điểm và các bót của tiểu khu trong quận lỵ. Xong kéo đến dự lễ mừng chiến thắng, 1 ngày hội lớn chưa từng có trong vùng hiện An Biên, quận đầu tiên của Phân liên khu Miền Tây (mà có lẽ cũng là quận đầu tiên của Nam bộ) được quân dân ta giải phóng trong kháng chiến chống Pháp, mở rộng thêm căn cứ địa kháng chiến miền Tây.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:43:37 pm
- Kết quả hoạt động từ ngày 1-3-1954 đến ngày 7-3-1954 Tiểu đoàn 307 phối hợp với bộ đội địa phương 552, cùng dân quân địa phương diệt và làm bị thương gần 500 tên địch, gồm có lực lượng đi tiếp viện và đồn trú của địch, thu trên 400 súng các loại. Làm tan rã hệ thống tháp canh dọc đường từ quận lỵ An Biên ra Xẻo Rô, bức rút tiểu khu An Biên, giải phóng hoàn toàn huyện An Biên, mở rộng vùng căn cứ địa Miền Tây ra tận sông Cái Lớn.

Đợt hoạt động có ảnh hưởng lớn đến nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khắp nơi tích cực đẩy mạnh nhân dân chiến tranh tiêu hao, tiêu diệt và làm tan rã quân địch, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ.

Quân địch thì hoang mang cực độ, hạn chế mọi hoạt động, tạo điều kiện cho tiểu đoàn và lực lượng địa phương khuyếch trương chiến quả.

+ Sau chiến thắng An Biên, Tiểu đoàn 307 phối hợp cùng bộ đội địa phương 2062 và dân quân xung quanh thị xã Rạch Giá, mở một đợt nhập chiến đấu vào thị xã Rạch Giá và khu vực xung quanh để khuyếch trương chiến quả nhằm mục đích:

- Tiêu diệt tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, phối hợp với phá hoại, quấy rối trong thị xã, căn cứ đầu não của phân khu Rạch Giá, làm cho địch phải lúng túng, quay về đối phó ở địch vận, tạo cơ sở cho ta tăng cường hoạt động ở quận Châu Thành.

- Song song với hoạt động quân sự, tổ chức những đợt tuyên truyền xung phong, tiến hành công tác địch ngụy vận tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở nội thành và vùng quanh thị xã.

Để mở đầu cho đợt hoạt động tiểu đoàn đã tổ chức 1 đêm đột nhập chiến đấu vào trung tâm thị xã Rạch Giá. Ta dùng đặc công kết hợp với xung kích tiêu diệt hoàn toàn căn cứ tổng hợp dinh quân Cao Đài và 2 lô cốt.

Đánh sập 1 phần đồn cảnh sát, đánh gãy hai trụ cầu đúc nối liền 2 khu vực trong thị xã, làm cầu nghiên hư hỏng nặng.

Đánh hư nhà máy điện, pháo kích bằng cối 60, cối 81 và súng phóng bom (đạn căm xe) vào trúng khu vực chỉ huy của Tiểu đoàn BVN 15 (phân khu Rạch Giá) bức rút 2 tháp canh.

Sau đó 6 đêm liền đột nhập vào trong khu phố và ngoại ô, để tuyên truyền xung phong có kết quả tốt.

Địch chết và bị thương trên 100 tên, bị bắt 15 tên. Ta thu hàng chục súng và hàng ngàn đạn, lựu đạn.

Nhân đà thắng lợi, nhân dân trong vùng phấn khởi, tiểu đoàn hoạt động phân tán từng đại đội cùng bộ đội địa phương và dân quân liên tục hoạt động xung quanh thị xã và quận Châu Thành kết hợp tác chiến với địch ngụy vận rất có kết quả, đã bức rút bức hàng hàng chục đồn bót của địch, thu hẹp địa bàn của địch, mở rộng khu căn cứ của ta, nhân dân chiến tranh phát triển tốt. Tinh thần địch sa sút chưa từng thấy.

- Có cụ già đàng hoàng đi thẳng vào bót giặc nói: “Rắn mạnh là cốt ở cái đầu, đầu rắn hiện nay đang bị đập ở Điện Biên Phủ các chú ở trong này chỉ là cái đuôi, dù có ngo ngoe cho lắm rồi cũng không sống được bao lâu. Nghe qua nộp súng về với cách mạng là thượng sách, chứ nằm chờ đến phút chót, lóp ngóp ra hàng là hạ sách”. Thế là địch ra hàng.

- Có nơi bộ đội và du kích ban đêm lùa 5 – 7 con trâu lộ quanh bót giặc. Hơi xa xa, nghe “sộn sộn” liên hồi, địch tưởng như có hàng trăm bộ đội ta đang hành quân vây bót, nên rất hốt hoảng. Đồng thời dân quân tập trung 4 – 5 khẩu súng trường đồng loạt bắn vào bót và kêu gọi địch ra hàng, nếu không hàng, hãy lắng nghe “ba lẻ bảy” đang bao vây đồn và sẽ “lăng sờ bom” tiêu diệt bót. Địch im tiếng lắng nghe, tiếng lội nước ào ào mỗi lúc một gần như có hàng ngàn người đang tiến đến, địch hoảng sợ, cuối cùng xin hàng. Sau khi nộp súng đạn xong, chờ mãi không thấy bộ đội chủ lực đâu, có tên kêu lên: “Úy trời ơi! Té ra các anh là du kích à”.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:47:28 pm
Chiến dịch địch ngụy vận kết hợp với tác chiến mà Trung ương Cục miền Nam đề ra để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ rất có kết quả. Lúc đó ở tỉnh nào cũng lấy được hàng chục đồn bót địch, thu hàng trăm súng. Riêng ở Phân liên liên khu Miền Tây đã có hơn một vạn lính địch bị nhân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu.

Tiểu đoàn 307 đã cùng bộ đội địa phương Bạc Liêu và nhân dân trong vùng, thực hiện có hiệu quả chỉ thị của Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Phân liên khu. Chẳng những đánh bại âm mưu càn quét bình định lấn chiếm của địch vào căn cứ địa kháng chiến của ta, mà còn giải phóng quận An Biên, mở rộng vùng căn cứ địa rừng U Minh của ta. Đột nhập đánh vào trung tâm thị xã Rạch Giá và vùng địch hậu quận Châu Thành, bức rút, bức hàng, tiêu diệt, tiêu hao, nhiều sinh lực địch, kìm chân các đơn vị cơ động của địch không để chúng tăng viện cho chiến trường Điện Biên Phủ, tạo nên khí thế cách mạng sôi nổi trong nhân dân và lòng tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

(https://lh3.googleusercontent.com/EltermsBbAFsNJxELrrddqBH3s5LUlK_dbgAmJnUUc7QlmKESn-bi9oEH_2hYyWxPkThupjUz8LCMWhj5tigmii7dp3xbSV_YUMLHjfBmR5YBebmjk72XRLP8Kiix8Ynj1BpZ8uDxTu9ptfWgRQiWO2ldtbxLo9sQKq9lsLok_65wT1hGIJ4kdYVcLv-eVYdkj51JCJ3yLLVKkx7a54IhcVlTA8T8PqnDrJVAnyIK5pgTeF2bzhC3CfW7iYcf-4Sq2IFMTnpwQnsUzPOSKK53GL138BTedUdwvS3o6oaGz32ptQPtUBAfvr6YFhv2hecyZ9rRGxwqoYBeEysURx6ebWBqlVY4gOh7oDlA6E7Gnr6pOYt8lyKmnLWeW_YuFpT0S3CyA2wSDj1K71P8Gxuka5zxP08TyRdkkj49DKITzDSLWMtOtKyS0QgfgZGhsy8KAxrZJZgDSeNulY7yGt0_YX5jc92ghE7FTrBoG36GM6Jab_Wl0yzRjAzl8jKEdW7KkXMPkzT8p4vOcUrEW7TAOm3MBtYmc3YC0hlBGVfIkS7mHkRan-532yWuOLrZth6qJ1betTzkYHOwHbu5slxHA9Q9LSkSy1hNWh9EvY=w1024-h612-no)

TRẬN DIỆT QUÂN TIẾP VIỆN TẠI AN BIÊN NGÀY 06-03-54


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:48:37 pm
HẠ ĐỒN CÔNG GIÁO (CÀ MAU)

Đây là trận kỳ tập, đột nhập bất ngờ, ngay ban ngày vào đồn do một trung đội lính công giáo phản động đóng giữ, ta chiếm đồn, thu toàn bộ vũ khí. Trận đánh xảy ra vào 17 giờ ngày 1 tháng 12 năm 1953.

- Khi về hoạt động tại tỉnh Bạc Liêu, Tiểu đoàn 307 dần nắm chắc tình hình địch để chủ động lập kế hoạch tác chiến, nhất là những nơi địch có sơ hở. Trọng điểm trinh sát điều tra địch là thị trấn Cà Mau, thị trấn An Biên, và thị xã Bạc Liêu.

Đại đội trinh liên của tiểu đoàn, được tổ chức ra 3 đội trinh sát để làm nhiệm vụ ở 3 địa điểm trên.

Đội trinh sát bám địch tại vùng thị trấn Cà Mau do đồng chí Nguyễn Ngọc Thoàn (Hai Thoàn) trung đội phó phụ trách đội trưởng. Đội thường xuyên ở tại ấp Tân Đức xã An Xuyên và ấp 3, ấp 4 xã Tân Thành gần sát thị trấn Cà Mau. Ngoài việc điều nghiên ban đêm, còn giả dạng thường dân, đi mua bán, thăm hỏi bà con, công khai thị trấn Cà Mau và chợ Tắc Vân trên đường Cà Mau – Bạc Liêu.

Một dịp Hai Thoàn vào trinh sát Cà Mau, đi nhờ xuồng của anh Tư ở ấp Tân Đức, vào thị trấn Cà Mau, anh Tư rủ Hai Thoàn đi lên đồn Công giáo ở ngoại vi thị trấn để ăn giỗ người bà con. Đây là dịp để tiếp cận vào trong đồn này nên Hai Thoàn nhận lời cùng đi với anh Tư. Đồn này nằm trên trục lộ Cà Mau – Bạc Liêu, cách thị trấn Cà Mau 1km, do cha Công và 2 thiếu úy chỉ huy, tổ chức thành 7 tiểu đội gồm 72 lính trấn giữ làm tiền đồn bảo vệ phía đông thị trấn Cà Mau. Đồn có đồn chính và 6 lô cốt xung quanh, bên ngoài có mấy tầng rào dây thép gai, đồn chính có tầng trệt và tầng lầu.

Trong bữa giỗ Hai Thoàn được gặp linh mục Công, qua tiếp chuyện, Hai Thoàn được cảm tình của linh mục nên được linh mục mời lên nhà uống nước trà (nói là nhà nhưng cụ thể là tầng lầu của đồn chính). Trước khi đến phòng của linh mục, Hai Thoàn đã đi qua một phòng chứa đầy vũ khí đạn dược kề liền phòng của linh mục. Sau tiệc trà, Hai Thoàn chào linh mục ra về, đi ngang các lô cốt thấy không có lính gác, là cán bộ trinh sát Hai Thoàn tự hỏi: “Tại sao các lô cốt không có cái nào gác cả?”.

Qua tiếp cận được bên trong bót vài ngày sau Hai Thoàn cùng Mai Văn Đáo tiểu đội trưởng, đại đội phó trinh sát quyết định cải dạng cùng đi thị trấn Cà Mau và lên lại nhà quen ăn giỗ hôm trước để thăm và tổ chức “nhậu”. Trong tiệc rượu, Hai Thoàn giả vờ thắc mắc hỏi: Anh Năm (lính trong đồn vừa là chủ nhà) tại sao các lô cốt các anh không gác, không xét gì hết? Anh Nằm liền trả lời có chứ, chúng tôi gác từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng, qua đó Hai Thoàn tiếp tục khéo léo hỏi riêng chị Năm thì được biết – chiều khoảng 6 giờ thì lính lên lãnh súng gác (mà kho súng Hai Thoàn đã nhìn thấy) và 6 giờ sáng thì súng đưa về kho giữ. Ban ngày chỉ có một người gác ở trên chòi gác đồn chính (gọi là Mirador).

Đến đây, trong trí người cán bộ trinh sát đã xuất hiện phương án “phải kỳ tập chiếm đồn này”.

Về tại Tân Đức, Hai Thoàn triệu tập Mai Văn Đáo – Nguyễn Văn Xích – Trịnh Năm Năm tiểu đội phó trao đổi “quyết tâm của mình đánh kỳ tập chiếm đồn Công giáo” được anh em đồng tình.

Hai Thoàn, đồng chí Xích và đồng chí Năm về báo cáo quyết tâm và phương án đánh kỳ tập với Ban chỉ huy tiểu đoàn. Có cả đồng chí trưởng ban tác chiến tiểu đoàn tham dự.

Hai Thoàn báo cáo qui luật canh gác của bót này và báo cáo sẽ sử dụng lực lượng chủ yếu là 3 tổ trinh sát “kỳ tập” vào lúc 17 giờ khi địch chưa phát súng trong kho cho lính, nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tổ 1: Do Nguyễn Ngọc Thoàn chỉ huy chung và trực tiếp phụ trách tổ gồm có Hồ Văn Một, Lê Văn Quang có nhiệm vụ chiếm đồn chính, giữ kho súng đạn và đánh thốc lên chiếm điểm gác trên Mirador, tổ này cải trang hành quân theo rạch ra đồn. Trang bị 1 tiểu liên, 2 súng ngắn, 4 lựu đạn.

- Tổ 2 gồm Nguyễn Văn Xích, Trịnh Văn Năm sẽ chiếm cửa chính của đồn, không cho lính từ bên ngoài vào. Trang bị 2 súng ngắn, 2 lựu đạn – cải trang hành quân theo rạch lộ tẻ đi lên.

- Tổ 3 gồm: Mai Văn Đáo, Nguyễn Văn Hàng đánh chiếm lô cốt 2 (hướng Cà Mau) và nổ súng khi địch từ Cà Mau chi viện lên. Và nếu đánh địch chi viện, tổ này nổ súng thì trung đội bộ binh sẽ phối hợp đánh viện để bảo vệ các tổ trong đồn. Tổ này trang bị 1 tiểu liên, 1 súng ngắn và 2 lựu đạn – cải trang hành quân bằng xuồng đi qua thị xã Cà Mau vòng lên hướng đồn.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 28 Tháng Tư, 2018, 06:50:18 pm
Về lực lượng tiếp ứng đề nghị sử dụng 1 trung đội bộ binh (trung đội C đại đội 932) và 2 khẩu cối 60 do tổ trinh sát Nguyễn Văn Lễ, Lê Minh Điền, Nguyễn Văn Quang hướng dẫn có nhiệm vụ vừa chặn viện vừa hỗ trợ tiếp ứng khi cần thiết và sẵn sàng thu gom chiến lợi phẩm. Hành quân cải trang bằng ghe có mui chiến sĩ và súng đạn nằm im trong mui.

Về xác định phương châm chiến đấu: “Bí mật, dũng cảm, táo bạo, nhanh chóng”. Đặc biệt là phải bảo đảm bí mật tuyệt đối.

Sau khi nghe Hai Thoàn báo cáo và hỏi kỹ một số điểm, Ban chỉ huy tiểu đoàn nhất trí cho đánh. Nhưng còn 2 điểm mà theo đồng chí Hồng Sơn tiểu đoàn trưởng cần phải xin ý kiến Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây, đó là vấn đề đồn Công Giáo và đây là trận đánh mở màn của tiểu đoàn, trong hoạt động phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, tại huyện An Biên. Nếu thắng sẽ tạo khí thế tốt cho tiểu đoàn, nếu không thắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung của đơn vị. Đồng chí tiểu đoàn trưởng phân công đồng chí trưởng ban tác chiến và Hai Thoàn đi báo cáo và được Bộ Tư lệnh chấp thuận cho đánh, nhưng với điều kiện không được để cho Cha Công thương vong và quyết định ngày giờ đánh là 17 giờ 1-12-1953.

Sáng ngày 1-12-1953 họp các tổ trinh sát và đồng chí Miêng trung đội trưởng trung đội C, đại đội 932 để quán triệt nhiệm vụ và hợp đồng tác chiến, và phân công đồng chí Hồ Văn Một cải trang ra bót trước, nắm tình hình để làm ám hiệu báo cáo với Hai Thoàn khi tổ của Hai Thoàn đến cổng đồn – ám hiệu cụ thể “cầm thuốc hút là bình thường không lộ, không cầm thuốc hút là đã lộ”.

Sau đó các bộ phận chuẩn bị cải trang hành quân. Hai Thoàn mượn 1 cái vali của anh chị Tám Thành vừa đám cưới trước đây vài hôm, để đựng khẩu tiểu liên và lựu đạn – Quá trình hành quân có 2 sự kiện xảy ra mà trinh sát đã nhạy bén đối phó. Ở cánh tổ 1, khi Hai Thoàn và Quang kéo xuồng qua đoạn lộ Cà Mau có 1 tên lính đến hỏi: Hai anh đi đâu giờ này, Hai Thoàn nhanh trí trả lời: “Tôi ra nhà anh chị Năm mua heo mổ để sáng đem qua Cà Mau bán, mời tôi đến nhậu chơi” thì tên lính lại giúp kéo xuồng qua lộ. Lúc này hai đồng chí rất lo, sợ trong vali súng và lựu đạn khua sẽ nguy. Nhưng may là không sao. Còn cánh tổ 3 đến trạm kiểm soát gần cầu Quay thì hai tên cảnh sát hỏi: “Mấy cha nội đi đâu chiều tối vậy” Mai Văn Đáo nhanh trí trả lời: “Tôi có người nhà ở rạch Sập bị bệnh nặng sắp chết, nên phải đi thăm họ, xin mấy ông thông cảm”. Hai lính cảnh sát nói “thôi đi đi cha nội” đồng chí Đáo và Ràng nhẹ nhõm tiếp tục hành quân.

17 giờ kém 10 phút, 3 tổ chiến đấu đã liên lạc với nhau trên kinh Xáng trước cổng đồn và bắt liên lạc được với Hồ Văn Một, được biết tình hình bình thường. Hai Thoàn liền ra ám hiệu cho tất cả các tổ bắt đầu xung phong chiếm lĩnh các vị trí đã được phân công, Hai Thoàn dẫn đầu, kế tiếp là Quang và Một; tổ 2 Xích, Năm bám theo sát gót và chiếm đồn chính, chiếm kho súng tầng 2, chiếm cửa đồn chính và tổ 3: Đáo, Ràng, chiếm lô cốt số 2.

Khi tổ 1, tổ 2 xung phong vào chiếm bót chính trong lúc bọn lính còn đánh bóng chuyền ngoài sân, bọn chúng la hoảng: “Việt minh... Việt minh...” và chạy tán loạn. Tên lính gác trên nóc nghe là “Việt minh...” nhìn thấy quân ta đang chạy vào chiếm bót liền ném nhiều lựu đạn xuống trước cửa bót chính, ngăn quân ta tiến vào bên trong. Nhưng đã muộn, hai tổ trinh sát chiến đấu của ta đã vào hẳn bên trong nên được an toàn. Hai Thoàn và đồng chí Quang đánh thốc lên nóc gác, tên lính sợ quá tốc nóc nhà trốn trong máng xối anh em không phát hiện được chỉ thu khẩu đại liên trên nóc đem xuống, gọi trung đội bộ binh xông vào để thu dọn chiến trường, bắt tù binh và khi bộ binh vào đến Hai Thoàn phân công hai tiểu đội thu gom súng đạn, 1 tiểu đội cùng tổ trinh sát do Sáu Lễ phu trách lùng bắt số lính tập trung cả trước sân được 47 tên. Hai Thoàn cùng Sáu Lễ tuyên truyền giải thích chính sách khoan hồng của Việt minh và khuyên họ không đi lính cho Pháp và tuyên bố do chính sách khoan hồng của cách mạng thả họ tại chỗ.

Bộ phận thu vũ khí thu được 1 đại liên, 40 súng tiểu liên và súng trường, trên 100 lựu đạn, trên 3 tấn đạn.

Các tổ trinh sát rút về ấp Tân Đức xã An Xuyên, đại đội 932 rút về xã Tân Lộc với niềm vui phấn khởi của nhân dân, tặng gà nấu cháo mừng chiến thắng suốt đêm và ngày hôm sau tin chiến thắng lan rộng về Thới Bình, Huyện Sử, Trí Phải với sự vui mừng, khen ngợi của bà con.

- Bọn giặc ở Cà Mau thì vừa bàng hoàng, với tài “xuất quỉ nhập thần” của Việt minh, vừa nghi ngờ bọn chỉ huy bót này làm nội ứng cho Việt minh nên Việt minh mới lấy bót dễ dàng như vậy. Đặc biệt Cha Công được an toàn tuyệt đối cộng với tuyên truyền giải thích chính sách của ta và thả binh lính tại chỗ đã gây ảnh hưởng tốt cho đồng bào và binh lính công giáo.

- Nhân dân ở vùng tạm chiếm Cà Mau phấn khởi và khen ngợi bộ đội đánh lấy bót mà không tốn một viên đạn...

Sau chiến thắng này, Tiểu đoàn 307 hăng hái bước vào chiến dịch Đông Xuân lập chiến công và giải phóng hoàn toàn huyện An Biên (Bạc Liêu).

Trong trận này đông chí Nguyễn Ngọc Thoàn được Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây tuyên dương công trạng trong toàn liên khu.

(https://lh3.googleusercontent.com/stf6jjcz-bn8-_VGVysdM-JyxBmMJNXS19n6jm7fZdE7P5B0NV1liAUw9bbHOqmuqvRh_V0dizxKm79D9C4PLMgUAbBl32yZhtzWetOlldgxuztw7EU-vCxZIQpsWgWw8XvqjPV6vu-jDMy0Giv46GZOOC6-Sz2lr0yCis3RyMxMH77-0EgxfSvKqU30uSX1vkfm2Nk7yJ6w9yYb-FHOF8HN_aIf5qoHHZjtNaSzKTOj00kfYbt07ykLedXwvSkzwLnKN7xyP_zrmxKKsuiZwRhzAWsRUBJFCNRwrzMU-QrFHv1F68tyKpQS9bpSMyDYG68No7Yk_h02GfxaPuUtAK-FE-uWsYhf7f-h3mVoGDoGm3l4eDcNx32Ir_uFw0FfXCba3CqIJS1wSQWH-XlWcH0jx5qiVotdelq2ljY-xlxpUnTA12_hvQeNsDBd9jXrKuICL0IgDJXONhcoiU7upKczrtgyV8QgToeXvApzdMS-MhTgecYWpzFL3KLfMZZe3518OPoWqxq0pXQWIa-5CnexOG7TAAs76XZWkQ7gkdJ-lU1jbabMohqI0XAqqLyRFHsZHWNjutCkQL9byo_KGST-OYSvrM-EqAWsEm8=w1024-h580-no)

TRẬN ĐÁNH ĐỒN CÔNG GIÁO (CÀ MAU)
NGÀY 01-12-53


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:14:27 am
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU ĐOÀN
TRƯỚC NGÀY TẬP KẾT RA MIỀN BẮC

Tháng 7 năm 1954, Tiểu đoàn 307 được Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây điều động lên hoạt động ở Long Châu Hà (Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiền) với ý định tiếp tục hoạt động để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ.

Nhận được lệnh, tiểu đoàn hành quân từ Bạc liêu lên Cần Thơ, vượt lộ Cái Sắn về đóng quân trên bờ kinh Mỹ Hiệp Sơn gần núi Sập thuộc xã Mỹ Hiệp Sơn. Cuộc hành quân bằng xuồng liên tục trong 4 đêm.

Bộ phận đi trước của tiểu đoàn gồm cán bộ và trinh sát đã liên hệ với tỉnh lội Long Châu Hà và huyện đội Ba Thê nắm tình hình trong vùng:

Nhân dân ở đây phần lớn theo đạo Hòa Hảo. Nhà nào cũng thờ thầy (Huỳnh Phú Sổ) với lá cờ màu nâu.

- Vùng này trước đây là vùng địch hậu, ít có xảy ra tác chiến và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Bộ đội địa phương và dân quân tuy có nhưng ở trong vùng căn cứ, ít vào được trong vùng địch.

- Cán bộ địa phương cũng có móc nối với một số lính địch trong đồn.

Có một việc không may xảy ra, là khi đi quan sát địa hình trên đường Long Xuyên – Châu Đốc, địch đã bắt giữ đại đội trưởng 932 là anh Nguyễn Văn Hưng. Tuy nhiên việc hoạt động của tiểu đoàn vẫn tiến hành, vì anh Hưng đi tiền trạm nên chưa rõ kế hoạch tác chiến của tiểu đoàn.

Ý định của tiểu đoàn trước tiên là phải đánh một số đồn bót địch trên đường Long Xuyên – Châu Đốc, xem địch phản ứng thế nào. Sau đó sẽ tổ chức phục kích vận động đánh quân cơ động của địch.

- Theo báo cáo của cán bộ địch vận tỉnh, thì 2 đồn Mặc Cần Dưng và Chắc Cà Đao trên trục đường Long Xuyên – Châu Đốc có cơ sở của ta trong đồn. Cho nên tiểu đoàn giao cho đại đội 932 cử hai trung đội phối hợp với cán bộ địch vận kêu gọi và uy hiếp để bức hàng hai đồn nói trên, nếu không được thì đánh cường tập.

Đại đội 932 giao cho trung đội B trung đội trưởng Trần Bá Mai chỉ huy chuẩn bị thực hiện trận đánh đồn Mặc Cần Dưng. Còn đồn Chắc Cà Đao thì giao cho trung đội C do trung đội trưởng Nguyễn Độc Lập thực hiện. Mỗi trung đội được phối thuộc một khẩu địa liên của đại đội trợ chiến. Sau hai ngày chuẩn bị các mặt. Ngày 20-7-1954, trung đội B đánh đồn Mặc Cần Dưng vì ở xa nên đi trước. 7 giờ sáng, trung đội B/932 hành quân qua cánh đồng nước mênh mông, từ xã Hiệp Sơn đến kinh Bốn Tổng. Tối đến hành quân tiếp tục đến vị trí Mặc Cần Dưng có cán bộ địa phương dẫn đường. Cách đồn 1km thì gặp cán bộ địch vận địa phương, thống nhất kế hoạch chiến đấu. Đồn Mặc Cần Dưng nằm sát cầu Mặc Cần Dưng có nhiệm vụ khống chế dân trong vùng và bảo vệ cầu. Lực lượng địch trong đồn là một trung đội với đầy đủ vũ khí.

Trung đội B/932 lợi dụng khúc lộ cao, hình thành thế bao vây đồn. Cử một tổ đến chân cầu đặt ba khối thuốc nổ. Mọi việc đều bí mật địch không hề hay biết.

Đúng 24 giờ (giờ qui định) cán bộ địch vận phát loa kêu gọi sĩ quan, binh lính đồn Mặc Cần Dưng giao súng, giao đồ cho quân cách mạng, trở về với gia đình lo làm ăn không nên theo giặc Pháp – địch im lặng.

- Ta uy hiếp bằng cách cho nổ khối thuốc nổ thứ 1 (giả giờ ra lệnh cho phân đội vũ khí mới phát hỏa) và tiếp tục kêu gọi. Địch bắt đầu xôn xao, hoang mang. Ta tiếp tục ra lệnh cho bộ phận vũ khí mới phát hỏa. Đồng thời cho nổ khối thuốc nổ thứ 2 và 3. Địch hốt hoảng, một số lính trong đó có cơ sở của ta vượt ra cổng đồn đầu hàng ta. Ta ra lệnh ngừng nổ súng để sĩ quan và binh lính nên ra hàng, hay chịu chết khi đồn bị phá hủy. Súng vừa ngưng, toàn bộ sĩ quan và binh lính còn lại ra hàng. Ta vào đồn thu toàn bộ vũ khí, đạn dược và cùng cán bộ địa phương áp giải số hàng binh về trạm tiếp thu; bên ta an toàn. Nhân dân xung quanh đến san bằng đồn. Trung đội B lập tức hành quân về Chong Say, Chong Rày ngay trong đêm để sáng hôm sau có mặt ở đại đội 932 trong đội hình tiểu đoàn.

+ Trung đội C/932 do trung đội trưởng Nguyễn Độc Lập chỉ huy đúng 13 giờ 00 ngày 20-7 xuất phát từ xã Mỹ Hiệp Sơn qua cánh đồng, đến 22 giờ thì đến vị trí đồn Chắc Cà Đao do 2 tiểu đội địch đóng giữ, trục lộ Long Xuyên – Châu Đốc, cách thị xã Long Xuyên 10km, về phía Tây Nam.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:15:22 am
Theo kế hoạch thống nhất, thì vì đồn Mặc Cần Dưng ở xa nên phải lấy tiếng súng đánh địch ở Mặc Cần Dưng làm hiệu lệnh, qui định là lúc 24 giờ. Trung đội C/932 bí mật bao vây đồn Chắc Cà Đao. Đến 24 giờ nghe tiếng súng nổ ở Mặc Cần Dưng, thì trung đội cho cán bộ địch vận bắt loa kêu gọi binh lính địch về với cách mạng không nên theo giặc Pháp xâm lược, và trở về với gia đình. Kêu gọi được vài lần, thì đồn trưởng lên tiếng hỏi:

“Các anh là bộ đội nào?”. Ta trả lời: “Chúng tôi là đơn vị Tiểu đoàn 307”.

Đồn trưởng yêu cầu cho xem hỏa lực bố trí. Ta đồng ý, cho chúng rọi đèn pha, thấy súng trung liên, đại liên, moọc-chê và Bzoka của ta đang chĩa thẳng vào đồn. Chúng đồng ý đầu hàng và mời đại diện bộ đội ta đến cửa rào thứ nhất cùng chúng trao đổi về cách giao vũ khí đầu hàng. Ta đồng ý và cho cán bộ vào. Sau khi trao đổi, có hơn 1 tiểu đội mang súng đạn và vợ con ra hàng. Số còn lại lo sợ ta nên lợi dụng lúc hai bên trao đổi ý kiến, trời tối đã luồn ra phía sau đồn, lẩn trốn vào trong dân.

Cán bộ địa phương huy động nhân dân trong vùng ra phá hủy đồn. Bên ta an toàn và hành quân cấp tốc về Chong Say, Chong Rày để kịp thời khi trời sáng có mặt trong đội hình của tiểu đoàn.

Toàn bộ tiểu đoàn từ xã Mỹ Hiệp Sơn hành quân lúc 13 giờ ngày 20-7-54 qua cánh đồng Hoang đến 20 giờ thì đến rạch Cong Say, Chong Rày. Tiểu đoàn đang đóng quân ở Chong Say, Chong Rày trước hết để yểm trợ cho đại đội 932 đánh đồn Mặc Cần Dưng và Chắc Cà Đao, vì đêm 20-7 đánh xong, không thể nào về Mỹ Hiệp Sơn kịp phải ở lại Chong Say, Chong Rày. Vùng này là vùng địch hậu chưa có bộ đội ta về đây. Nếu chỉ một mình Đại đội 932 thế nào cũng bị địch uy hiếp. Nếu tình hình yên ổn thì tiểu đoàn sẽ từ đây lấn sâu vào vùng địch hậu Long Xuyên – Châu Đốc gần hơn, không phải vượt qua cánh đồng rộng lớn. Hai bên bờ rạch Chong Say, Chong Rày đều có cây cối và nhân dân phần lớn theo đạo Hòa Hảo. Ở cách ngã 3 sông lớn chia ra 2 rạch nhỏ Chong Say và Chong Rày độ 2km thì có đồn cỡ đại đội của quân ngụy Hòa Hảo. Chắc chắn chúng được tin của một số bổn đạo bảo có bộ đội Việt Minh về đóng ở đây. Ta cho trinh sát bám sát đồn và canh gác hướng địch có thể vào nơi ta trú quân. Sáng sớm ngày 22-7 đại đội 932 đánh đồn Mặc Cần Dưng và Chắc Cà Đao đã về đến Chong Say, Chong Rày. Buổi sáng địch huy động lực lượng các nơi tập trung bỏ đồn. Khoảng 1 tiểu, 15 giờ địch chia làm 2 cánh kéo vào Chong Say, Chong Rày. Một cánh đi trước ngoài đồng ven theo rạch Chong Rày cách mé vườn độ 300m. Cánh thứ 2 đi sau trên bờ rạch Chong Rày và rạch Chong Say. Do trinh sát tiểu đoàn bám sát đồn địch nên biết được cuộc hành quân của chúng ba về tiểu đoàn. Ý định của chúng là nếu cánh quân đi trong vườn bị ta chặn đánh thì cánh quân ngoài đồng đi trước vào sâu, sẽ tiến vào vườn, bọc hậu hoặc đánh vào ngang sườn của ta.

Tiểu đoàn bố trí đại đội 931 chặn địch trong vườn, còn các đại đội 932, 933 và đại đội trợ chiến thì bố trí dọc theo mé rạch Chong Rày hướng ra cánh đồng nơi địch vào. Khi cánh quân địch đi trong vườn bị đại đội 931 chặn đánh, thì cánh quân địch đi ngoài đồng bắt đầu xoay ngang tiến vào bờ rạch. Đại đội 932, 933 im lặng nằm chờ để địch tiến vào thật gần mới nổ súng. Địch một số chết, bị thương còn lại tháo chạy ngoài đồng, cụm lại một lúc lại tấn công vào, nhưng không dám lại gần mép vườn nơi ta đang phục kích chờ chúng.

Ở phía đại đội 931, tiểu đoàn trưởng Phạm hồng Sơn động viên bộ đội ta đánh mạnh vào địch trước mặt, bắt chúng ra phía vườn trống và xung phong. Đại đội 932 và 933 cũng rời mép vườn rạch Chong Rày, xung phong diệt địch đang nằm ngoài đồng làm chúng tháo chạy. Đại đội trợ chiến nã đại liên tiêu diệt một số tên còn ngoài xa hơn.

Toàn bộ 2 cánh quân địch đều tháo chạy, về phía đồn – quân ta truy kích theo bén bót, diệt thêm một số, cho đến khi chúng rút hết vào trong đồn. ý định của tiểu đoàn làm đêm đó sẽ bao vây đồn và tấn công. Chẳng may trên đường truy kích địch, ở giây phút cuối cùng tiếng súng gần như chấm dứt, thì tiểu đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn bị một viên đạn lạc trúng vào lưng. Anh còn tỉnh táo nhưng không ngồi được. Trận đánh thắng lợi, chỉ có vài anh em bị thương. Trước tình hình đó Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định ngay trong đêm tiểu đoàn rút về kinh Mỹ Hiệp Sơn, gần sáng thì đến nơi đóng quân.

Đại diện Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Ung Văn Khiêm và đại diện Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Tiên tạm thời thay đồng chí Phạm Hồng Sơn, làm tiểu đoàn trưởng kiêm chính trị viên.

Đêm 23-7-54, đồng chí Nguyễn Văn Tiên cùng cán bộ trinh sát vượt cánh đồng nước vào vùng địch hậu, trinh sát địa hình trên đường Long Xuyên – Châu Đốc để phục kích đánh xe địch tuần tra ban đêm và địa hình trên sông từ Long Xuyên vào cùng Chong Say, Chong Rày để phục kích đánh tàu và bộ binh địch.

Chiều ngày 27 tháng 7, tiểu đoàn hành quân ra phục kích trên đường Long Xuyên – Châu Đốc đánh bọn địch thường đi tuần tra ban đêm. Trong đêm đó địch lại không đi. Ta kéo quân về tới Mỹ Hiệp. Sơn trời đã sáng rõ, thì nghe tin Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp đã ký Hiệp định đình chiến tại Genève. Đồng thời lúc đó cũng được lệnh của đại diện Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Phân liên khu triệu tập phổ biến sơ bộ về việc đình chiến.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:16:55 am
Sau 2 ngày chuẩn bị, tiểu đoàn hành quân bàng xuông qua lộ Cái sắn, về vùng căn cứ kháng chiến của tỉnh Cần Thơ, sau đó về vùng căn cứ miền Tây của tỉnh Bạc Liêu, trong niềm hân hoan phấn khởi là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi buộc địch phải giao lại cho ta nửa nước ở miền Bắc, đồng thời cũng lo âu nửa nước miền Nam còn nằm trong sự kiểm soát của địch, chừng nào mới giải phóng? Tổng tuyển cử sau 2 năm đình chiến có thực hiện được không? Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây có tổ chức hội nghị phổ biến cho cán bộ toàn Phân liên khu về nội dung Hiệp định Genève, phân tích thắng lợi của cuộc kháng chiến, hình thức đấu tranh bằng phương diện hòa bình, và động viên bộ đội thi hành hiệp định tập kết ra miền Bắc.

Cán bộ tiểu đoàn đi dự hội nghị trên về phổ biến lại cho cán bộ đại đội và sau đố tổ chức cho bộ đội học tập, để quán triệt thi hành hiệp định. Anh em cũng tạm thông, nhất trí đi tập kết, đó là kỷ luật, song không dám tin lắm là 2 năm có thể tổng tuyển cử thống nhất đất nước và được trở về quê hương. Trong khi còn băn khoăn thì Bộ Tư lệnh Phân liên khu, phân công cho Tiểu đoàn 307 tiếp quản thị trấn Cà Mau trong vòng 300 ngày và tập kết ra miền Bắc sau cùng. Tiểu đoàn bố trí đại đội 931 đóng quân tại khu vực Tắc Vân, đại đội 932 tiếp quản thị trấn Cà Mau do địch bàn giao, đại đội 933, đại đội trợ chiến và tiểu đoàn bộ thì đóng trong vùng căn cứ kháng chiến xung quanh thị trấn Cà Mau.

Trong những tháng trước khi bắt đầu đi tập kết, phân liên khu tổ chức lại lực lượng thành 3 trung đoàn bộ binh. Trung đoàn 1 gồm Tiểu đoàn 307, Tiểu đoàn Bến Tre và Tiểu đoàn Vĩnh Trà. Trung đoàn 2 gồm có Tiểu đoàn 410, Tiểu đoàn Cần Thơ, Tiểu đoàn Long Châu Hà.

Trung đoàn 3 gồm có Tiểu đoàn 308, Tiểu đoàn Sóc Trăng, Tiểu đoàn Bạc liêu.

Điều động cán bộ trong phân liên khu phụ trách chỉ huy các trung đoàn trên. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên Chính trị viên Tiểu đoàn 307 được bổ nhiệm làm trung đoàn trưởng trung đoàn 1 cùng với đồng chí Dương Cự Tẩm làm chính ủy và đồng chí Mai Miêng làm trung đoàn phó. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 cũng có thay đổi. Đồng chí Đào Công Tâm làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Đắc Kiên làm chính trị viên và đồng chí Nguyễn Tự Xê làm tiểu đoàn phó. Cán bộ từ đại đội trở xuống, về cơ bản không có gì thay đổi.

Theo Chỉ thị tuyệt mật của Bộ Tư lệnh Phân liên khu, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 chọn 28 cán bộ trung đội, tiểu đội cốt cán, phần đông là chiến sĩ thi đua đại đội, tiểu đoàn, không đi tập kết, ở lại miền Nam làm bảo vệ cho Trung ương Cục. Trong những ngày tháng còn ở lại miền Nam. Tiểu đoàn 307 tích cực làm công tác dân vận, động viên bà con tin tưởng thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Địch nhất định còn lắm mưu mô thủ đoạn, tuy trước mắt không còn đấu tranh vũ trang, nhưng cuộc đấu tranh bằng phương pháp hòa bình sẽ không kém phần gay go, quyết liệt, để bảo vệ lấy quyền lợi của nhân dân và thành quả của cách mạng. Nhất định có ngày, bộ đội Cụ Hồ sẽ trở lại cùng với nhân dân.

Tiểu đoàn mong muốn lưu lại trong lòng nhân dân những tình cảm sâu sắc, cho nên ngoài việc tuyên truyền động viên, giúp đỡ công việc của từng gia đình. Cán bộ, chiến sĩ dốc sức giúp đỡ bà con nơi đóng quân những việc cần thiết và có tính chất lưu niệm như đắp đường, làm cầu, xây dựng trường học, đào kinh v.v.... Sau này bộ đội có xa nhân dân đi tập kết ra miền Bắc, bà con nhìn những công trình này sẽ nhớ bộ đội cách mạng, nhớ bản chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ để dù trong hoàn cảnh khó khăn nào nhân dân cũng luôn luôn hướng về cách mạng vì cách mạng bao giờ cũng đấu tranh vì lợi ích chính đáng của nhân dân.

Một trong điểm công tác dân vận tại thị trấn Cà Mau là làm vệ sinh đường phố. Bộ đội về tiếp quản thị trấn trong một tuần, thì đã dọn sách đường sá ngõ ngách đầy rác, dơ bẩn. Bà con ở thị trấn cùng tham gia với bộ đội. Bộ mặt của thị trấn đã sạch sẽ, mỹ quan hơn. Bà con dân phố ai cũng vui lòng và ca ngợi bộ đội cách mạng, nhưng muốn giải quyết tận gốc hơn vấn đề vệ sinh của thi trấn, thì phải vét cống Cà Mau. Hệ thống cống ngầm chạy ngang dọc thị trấn này, nghe nói từ ngày thực dân Pháp xây dựng thị trấn đến nay chưa bao giờ vét cống, bao nhiêu thứ dơ bẩn nhất vẫn còn ứ đọng ở dưới, nghẹt cả đường nước chảy. Cho nên khi trời mưa lớn, nước không rút ra được lại tràn ngập phố sá, chất dơ rác rưởi ở cống lại trôi nổi lềnh bềnh hôi thúi.

Tiểu đoàn quyết tâm vét sạch hệ thống cống thoát nước này để thiết thực cải thiện cuộc sống của nhân dân trong thị trấn. Phân công cho mỗi đơn vị phụ trách một hai đoạn. Bắt đầu giở nắp cống, một mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Dùng cuốc, xẻng, bờ cào móc lên, đủ thứ phế thải, rác rến ứ lại lâu ngày đã biến thành sền sẹt đen ngòm. Tuy bộ đội cách mạng đã từng lội sình, vượt suối, gian khổ biết bao, thế mà gặp hệ thống cống dơ bẩn này cũng ngán. Nhưng nếu bộ đội cách mạng không làm thì biết chừng nào bà con ở thị trấn mới hết cảnh dơ bẩn lầy lội. Cho nên hàng trăm cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 307, không quản dơ bẩn hôi thúi kiên quyết làm cho bằng được. Ban đầu dùng cuốc, cào, xẻng ở trên miệng cống cào vét, nhưng về sau trở thành một thứ lỏng ba lỏng bỏng, cuốc, cào, xẻng không tác dụng, cho nên phải nhảy xuống cống dùng tay với thau, chậu, thùng, móc vét, đưa lên mới thông cống được.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:18:14 am
Những cô gái thị trấn đi qua thấy bộ đội làm cực, đầu cổ lấm lem, tỏ ra e ngại. Chỉ có cô bác người già thì thông cảm với nỗi nhọc nhằn của bộ đội giúp dân, thế là trong hai ngày, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 đã làm sạch, thông phần lớn cống rãnh thoát nước trong thị trấn Cà Mau. Sau đó các chị, các cô đến nơi bộ đội đóng quân thăm hỏi và hết lời ca ngợi. Bộ đội các anh giỏi thiệt.

Trong những ngày Tiểu đoàn 307 tiếp quản trị thị thị trấn Cà Mau, thị trấn trở nên tấp nập khác thường. Gia đình của bộ đội cách mạng và của những anh em kháng chiến từ mọi miền Nam bộ đều đến đây thăm người thân, con em của mình, có khi 9 năm kháng chiến chống Pháp chưa hề bao giờ gặp, nhất là bà con ở các thành phố, vùng địch hậu xuống Cà Mau rất đông vì biết người thân, con em mình sắp tập kết ra miền Bắc. Xe cộ từ các nơi đến nhiều. Việc buôn bán trong thị trấn cũng mở rộng và nhộn nhịp hơn trước. Nhu cầu của những người đi tập kết cần mua sắm những thứ cần thiết cho một cuộc hành trình xa trên biển và cho cuộc sống ở miền Bắc, nghe nói lạnh nhiều hơn ở miền Nam.

Các đơn vị thuộc Phân liên khu Miền Tây và anh em dân chính đi tập kết ra miền Bắc lúc đầu bằng phương tiện của Pháp. Từ các nơi tập trung về vàm kinh xáng Chắc Băng. Ở đây có lán trại cho lực lượng đi tập kết nghỉ ngơi, có cầu tàu để tàu đổ bộ của Pháp đón bộ đội ta đưa ra Vũng Tàu. Ở đây có tàu lớn của Liên Xô và Ba Lan chờ tiếp ra Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Trong quá trình vận chuyển này, tuy có Ủy ban Liên hiệp đình chiến hai bên thỏa thuận kế hoạch, song phía Pháp cũng gây nhiều khó khăn, không cung cấp đủ phương tiện, nên việc vận chuyển bộ đội tập kết từ Chắc Băng (Bạc Liêu) ra Vũng Tàu chậm trễ. Chúng muốn và nghĩ rằng ta hoàn toàn phụ thuộc vào chúng. Chúng gây khó khăn để sau này đúng 300 mà ta không đưa hết quân đi tập kết, thì chúng đổ lỗi cho ta là không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định.

Trước tình hình đó Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây chủ trương bí mật tổ chức bên chuyển quân đi tập kết tại vàm sông Ông Đốc (Bạc Liêu), để sau cùng nếu phía Pháp càng gây khó khăn thì ta sẽ không cần phương tiện vận chuyển của chúng nữa, mà ta tự lo bằng đi con đường vàm sông Ông Đốc độ 5km. Lực lượng tập kết của ta được thuyền đi biển đánh cá của nhân dân, đưa đi từ nơi tập kết ở vàm sông Ông Đốc ra tàu lớn, từ đây đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) ngang qua bên ngoài Côn Đảo.

Một số cán bộ của cơ quan Bộ Tư lệnh, và anh em ở ngành hàng hải Nam bộ được huy động dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Văn Tiên trung đoàn trưởng trung đoàn 1, lo chuẩn bị bến đi tập kết mới này. Cần thăm dò, đo đạc luồng lạch, cắm cọc, xác định hướng đi từ vàm sông Ông Đốc ra khởi có đủ độ sâu cho tàu Viễn Dương đậu, đồng thời tổ chức xây dựng lán trại trên bờ vàm sông Ông Đốc làm chỗ nghỉ ngơi cho bộ đội khi tập trung về đây trước khi xuống tàu. Công việc được chuẩn bị trong một tháng coi như xong, sẵn sàng chuyển quân đi tập kết bằng hướng này.

Những ngày cuối năm 1954 phía Pháp càng gây nhiều khó khăn trong việc chuyển quân tập kết bằng đường Chắc Băng – Vũng Tàu,. Phía ta Ban Liên hiệp đình chiến tuyên bố không đợi phía Pháp vận chuyển nữa mà phía Việt Nam sẽ tự lo việc đưa bộ đội đi tập kết ra miền Bắc. Phía Pháp hết sức ngạc nhiên không hiểu nỗi vì sao ta làm được việc này, vì không biết ta sẽ đi bằng cách nào? Tất nhiên chúng phải “xuống nước” chịu theo kế hoạch đi tập kết của ta tại vàm sông Ông Đốc (Bạc Liêu). Thế là từ những ngày đầu năm 1955, lực lượng đi tập kết ra miền Bắc của Phân liên khu Miền Tây chuyển về tập trung từng đợt tại vàm sông Ông Đốc, được thuyền đánh cá của nhân dân đưa ra tàu Starôbôn (Liên xô) và tàu Kilinsky (Ba Lan) chở ra miền Bắc.

- Tiểu đoàn 307 đi tập kết chuyển cuối cùng tại vàm sông Ông Đốc.

Cuộc chia ly được báo trong 300 ngày, kể từ khi ký Hiệp định Paris

“Ôi! Cảnh biệt ly sao mà buồn vậy”.

Bài học thuộc lòng ấy trong sách quốc văn giáo khoa thư một câu chữ thôi, sau đủ lưu lại trong tâm khảm ta đến lúc tuổi già. Nhưng đây mới là cảnh chia ly của riêng một gia đình, bến nước con thuyền của một gia đình… Còn 300 ngày khắc khoải này là cuộc chia ly của cả dân tộc, của hàng vạn gia đình của hàng triệu con người – Bến nước là đại dương, con thuyền là một nửa nước non hùng vĩ?

Tại bến xe Cà Mau, cha mẹ, ông bà và người thân của anh em chiến sĩ từ khắp các địa phương các vùng bị tạm chiếm, các thành phố lục tỉnh đến tìm con em, ra đi đánh giặc cứu nước 10 năm nay rồi mới được gặp lại – Dẫu biết rằng gặp lại rồi phải xa nhau nữa, vì tiếng gọi của Tổ quốc.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:19:01 am
Các bà mẹ chiến sĩ biết hơn ai hết không còn gần được bao lâu ngày nữa, lại phải xa các con, từng phút từng ngày thời gian vô cùng quý giá. Không ngày nào bộ đội vắng mặt các mẹ, các đoàn thể nhân dân đến thăm viếng – Đại đội nào cũng có những bà mẹ giao việc nhà cho con cháu, sống hành quân với bộ đội, như một chiến sĩ, để chăm sóc cho anh em.

Áo ấm, khăn tay, ai đó thâu canh thêu thùa, tay trao tay, lòng dặn lòng, xếp vào ba lô chiến sĩ, phải chăng vì lời hò hẹn, câu thề bền gan chung thủy đợi chờ.

Từng tiểu đội anh em phân công nhau trở về các chiến địa cũ, vun đắp lại nấm mồ, thắp nén hương thơm cho bao nhiêu đồng đội đã ngã xuống, nguyện suốt đời kế tục sự nghiệp của đồng chí giao lại.

“Ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy?”

Buồn vậy nhưng ra đi mới dạ sắt gan vàng, không rời vũ khí. Buồn vậy nhưng người ở lại, tay không, sẵn sàng đương đầu với bao mưu mô chước quỷ!

Buồn vậy nhưng vẫn ước mơ ngày tái ngộ.

Buồn vậy mà lòng vững dạ thủy chung.

Ngày thứ 300 rồi cũng đến. Ngày 1-2-1955 Tiểu đoàn 307 rời thị trấn, xuồng ba lá bơi mái nước Cà Mau đến vàm sông Ông Đốc. Hai bên bờ sông nhân dân đứng tấp nập vẫy tay đưa tiễn. Ngoài các xuồng nhỏ, có người bơi xuống nước để kịp trao quà tận tay chiến sĩ mới cam lòng; xuồng nghe đồng bào còn bơi chèo theo, kéo dài cuộc đưa tiễn.

Điểm tập kết cuối cùng để xuống tàu ra Bắc là vàm sông Ông Đốc. Chiều ngày 2 tháng 2 năm 1955 toàn tiểu đoàn tập hợp theo đội hình dưới lá cờ truyền thống, giữa rừng băng cờ khẩu hiệu, cử hành lễ chai tay, đồng thời là lễ tuyên thệ nhận nhiệm vụ mới trước đồng bào “Ra miền Bắc xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh giải phóng Tổ quốc thống nhất đất nước”. Đặc biệt buổi lễ có rất đông các gia đình của anh em chiến sĩ khắp các nơi ở vùng giải phóng cũng như vùng bị tạm chiếm vào với con em, người thân của mình.

Sau mít tinh, đội hình tiểu đoàn diễu binh rầm rập bước qua phố chợ mới được xây dựng trêm vàm sông, gieo trong lòng bà con đưa tiễn sự trìu mến và cảm nhận bộ đội của mình thực sự trưởng thành qua 10 năm chiến đấu gian khổ! Mọi người đều xúc động không cầm được nước mắt.

Từ bến sông Ông Đốc, nhân dân đưa bộ đội ta xuống thuyền đánh cá của dân, đã xếp sẵn dọc bờ sông, đi thẳng ra tàu Kilinsky (Ba Lan) đậu ngoài khơi cách vàm sông 5km.

Bà con còn xuống tàu nhỏ, đò máy chạy ra khơi theo thuyền chở bộ đọi. Bộ đội lên tàu dưới sự kiểm soát của Ủy ban Quốc tế.

Hàng chục tàu nhỏ, đò máy chở nhân dân chạy quanh tàu lớn cho đến khi bộ đội ta lên hết trên boong tàu lớn, mặt hướng về các tàu nhỏ vẫy gọi tiễn biệt, bà con đưa tay vẫy gọi với 2 ngón tay xòe như nhắn nhủ 2 năm rồi sẽ gặp nhau; những bà mẹ, người chị lấy chéo khăn rằn lau nước mắt.

Cuộc tiễn đưa cuối cùng trên biển cả biết bao là xúc động, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 đứng trên boong tàu lộng gió, lòng bồi hồi nhớ lại bao kỷ niệm vui buồn, sống và chiến đấu với nhân dân miền Nam. Giờ tạm biệt quê hương, biết chừng nào mới trở lại! Tàu lớn đã nhổ neo từ lâu, tàu nhỏ, đò máy cùng bà con cũng đã quay về đất liền, mà người chiến sĩ 307 vẫn đứng yên lặng đó, lòng ngơ ngẩn, nhìn về phía quê hương, chỉ còn thấp thoáng một vệt mờ đen, chung quanh là biển và trời.

Thời gian vô cùng nghiệt ngã, lúc ra đi ai có ngờ đâu hai năm thành 20 năm. Tóc xanh đã thành điểm bạc. Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 ra miền Bắc được học tập trưởng thành, sau đó nhiều anh em được cử về miền Nam trước, tiếp tục chống Mỹ cứu nước. Trong đó nhiều đồng chí đã hy sinh. Số anh em còn lại chuyển ngành xây dựng miền Bắc, hoặc tiếp tục ở lại xây dựng quân đội, tham gia giải phóng miền Nam và tái ngộ với đồng bào thân thương sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:20:45 am
PHẦN BA

TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU
CỦA TIỂU ĐOÀN 307

- Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực cơ động, có quá trình hoạt động chiến đấu khắp các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc khu 8 và khu 9 cũ. Đến tỉnh nào tiểu đoàn cũng đều có đánh địch, lập chiến công.

Từ khi xuất quân (5-7-1948) cho đến khi ký Hiệp định Genéve đình chiến (20-7-1954) tiêu đoàn đã đánh tất cả trên 110 trận lớn nhỏ.

- Có trận phục kích vận động với lực lượng tiểu đoàn, trong đó có 9 trận diệt tiểu đoàn hoặc diệt phần lớn tiểu đoàn địch, làm chủ trận địa.

- Có 20 trận với lực lượng đại đội, diệt trung đội địch hoặc đánh thiệt hại nặng đại đội địch.

- Có 5 trận đánh bằng cường tập hoặc kỳ tập (kết hợp đặc công với xung kích) tiêu diệt đồn cỡ đại đội và trung đội địch.

- Có 50 trận diệt, bức rút, bức hàng, các bót địch cỡ 1 – 2 tiểu đội.

- Bức rút 1 tiểu khu địch và giải phóng 1 huyện, mở rộng vùng căn cứ kháng chiến của cách mang.

- Bắn chìm 9 tàu, bắn bị thương 1 tàu địch.

- Bắt sống hàng trăm tù binh, trong đó 94 tù binh Âu Phi.

- Thu hàng ngàn súng các loại và hàng chục tấn đạn dược, thực hiện “lấy vũ khí của địch, đánh lại địch”, vừa đổi mới trang bị của tiểu đoàn (tiểu đoàn đều dùng một loại súng trường Mỹ, loại trung liên Mỹ và Anh, 1 đại liên Mỹ (Broning) vừa trang bị một số cho bộ đội địa phương và dân quân.

- Đã tiến hành vũ trang tuyên truyền két hợp với giải giới bảo an, 12 lần ở các vùng bị tạm chiếm, đột nhập vào một thị xã 6 lần, vừa đánh địch vừa tuyên truyền vận động nhân dân kêu gọi con em đi lính ngụy trở về với gia đình, với cách mạng.

- Tiểu đoàn chiến đấu tập trung được, mà phân tán hoạt động từng đại đội, trung đội cũng được. Sở trường là đánh phục kích, vận động, nhưng khi cần thì đánh công đồn bằng cường tập hay kỳ tập, hoặc đột nhập vào thị xã thị trấn hoạt động cũng được. Tiểu đoàn đã làm tốt việc phối hợp chiến đấu với bộ đội địa phương, giúp đỡ và dìu dắt dân quân trong hoạt động chiến đấu và vận động nhân dân tham gia kháng chiến; nơi nào tiểu đoàn đến hoạt động thì ở đó nhân dân chiến tranh và du kích chiến tranh phát triển.

Tiểu đoàn đã làm đúng theo lời Hồ Chủ Tịch dạy “là đội quân vừa chiến đấu, vừa công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia kháng chiến, vừa tăng gia sản xuất”.

Điều quan trọng là Tiểu đoàn 307 bao giờ cũng xác định mình là bộ đội con em của nhân dân, vì nhân dân mà hy sinh chiến đấu. Luôn luôn kính trọng dân, bảo vệ dân và giúp đỡ dân, cho nên được nhân dân hết lòng tin yêu, đùm bọc, cổ vũ động viên. Đó là yếu tố cơ bản để tiểu đoàn thực hiện được nhiều trận đánh tiêu diệt địch, làm chủ trận địa, và từng bước giành được thế chủ động chiến trường, cho nên những chiến thắng của tiểu đoàn có ảnh hưởng vang dội, không những trong nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn lan ra khắp Nam bộ, gây được lòng tin vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi trong nhân dân, và gây nỗi lo âu, khiếp sợ cho quân thù.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động chiến đấu và trưởng thành tiểu đoàn không tránh khỏi có lúc vấp váp như có trận đánh không diệt bao nhiêu địch, mà ta bị tiêu hao, tổn thất (Sài Tư, Giồng Sao) nhưng nhìn chung toàn bộ, thì Tiểu đoàn 307 là một trong những tiểu đoàn tiêu biểu của lực lượng vũ trang Nam bộ, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ chỉ huy khu 8 và Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây giao phó.

Tiểu đoàn được tặng thưng 2 Huân chương quân công.

Một đồng chí được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Nguyễn Thành Út. Ba đồng chí được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc: Hồng Phú Ngữ, Lê Minh Cảnh…

- Nhiều cán bộ chiến sĩ được thưởng Huân chương quân công và chiến công.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:24:20 am
I- NHỮNG TRẬN ĐÁNH PHỤC KÍCH VẬN ĐỘNG CẢ TIỂU ĐOÀN.

1- Mộc Hóa (Tân An).

2- La Bang (Trà Vinh).

3- Chùa Ô Môi (Đồng Tháp).

4- Phong Phú (Cầu Kè – Vĩnh Long).

5- Bắc Trang (Trà Vinh).

6- Đôn Châu – đánh viện (Trà Vinh).

7- Tân Hương (Bến Tre).

8- Long Sơn – đánh viện (Trà Vinh).

9- Chống càn Long Vĩnh (Trà Vinh).

10- Chống càn Mỹ Thành (Cao Lãnh – Đồng Tháp).

11- An Xuyên (Cà Mau).

12- Giao thông Bạc Liêu – Cà Mau).

13- Chống càn Bảy Háp (Bạc Liêu).

14- An Biên đánh viện lần 2 (Bạc Liêu).

15- Chong Say – Chong Rày (Long Châu Hà).

II- NHỮNG TRẬN DIỆT HOẶC ĐÁNH THIỆT HẠI NẶNG TIỂU ĐOÀN ĐỊCH.

1- Mộc Hóa (Tân An).

2- La Bang (Trà Vinh).

3- Chùa Ô Môi (Đồng Tháp).

4- Phong Phú (Cầu Kè – Vĩnh Long).

5- Tân Hương (Bến Tre).

6- Long Sơn (Trà Vinh).

7- An Xuyên (Cà Mau).

8- Chống càn Bảy Háp (Bạc Liêu).

9- An Biên đánh viện lần 2 (Bạc Liêu).

III- NHỮNG TRẬN DIỆT ĐỒN ĐỊCH CỠ ĐẠI ĐỘI, TRUNG ĐỘI.

1- Bảy Ngàn (Cần Thơ).

2- Hộ Phòng (Bạc Liêu).

3- Dinh quận An Biên (Bạc Liêu).

4- Bắc Sa Ma (Cầu Kè – Vĩnh Long).

5- Bù Hút (Trà Vinh).

(https://lh3.googleusercontent.com/AeEGmIogqQYz2-tAyMmUg90rDFxkNtF06hLgmdUoW8MV2JEiPNfbXPFAdU-VoZ5lC7Z398Wof7I4LHIyoxDj6o-cHc7mb4S8QLVpWV-kOruWZDhuF-DGgaJFWlu8YX1820q-3nEKWdHlDv-57nS2wnmX44l_Sd03sgu00L5DCHWdiSrvjsQFoTJ19tv7zUhP-Elkwo6s24UQ6G55aJYTE0oMJUEhGqflOrReRIVXryhz5fWbz3PHA6IJos-wJtD40h5xXqApH3czmKNkRZuOAkHZvoIJ-LYGFwB-QJquSFBp1FGi_3rpXFZ2Xwl12-GLct9ul_V_TZpKVSDQdzzI6vG063ELra-V5_X46GKssZqsqXQHTTT7rDHvP2B2z1__gNXi0hcCp7h4ZwnrHHGCmOZuKERPnCj-ybpiAS-a-54hQdk9WIAFafnb89LIChK7ctjmNROAuf2TkeY9JwdelI1VSAyG4vSm56xd6UtenSh_Nz0jwftqRb4wppZwsXgtwErHLi48rlJh3c3ttQoWmq2TcALDReTrf5bdnjm2TRHD2uIVIrrJL1OPFgD09CJeCoKFh31YjUxmuf8lGimcAPpMK3iFOpwmf2WgBf0=w443-h600-no)

Đ/C Nguyễn Thành Út
Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:27:45 am
PHẦN BỐN

NGUYÊN NHÂN CHIẾN THẮNG CỦA TIỂU ĐOÀN 307

Tiểu đoàn 307 lập nên những chiến công oanh liệt, thành tích vẻ vang được nhân dân yêu mến, quân thù khiếp sợ, là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

I- SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SỰ CHĂM SÓC VỀ CÁC MẶT CỦA ĐẢNG ỦY BỘ CHỈ HUY KHU 8 BÀ ĐẢNG ỦY BỘ TƯ LỆNH PHÂN LIÊN KHU MIỀN TÂY, VAI TRÒ TIÊN PHÒNG GƯƠNG MẪU CỦA ĐẢNG BỘ TIỂU ĐOÀN.

1- Ngay từ khi thành lập, về mặt tổ chức cán bộ của tiểu đoàn, Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8 hết sức coi trọng, đã cử đồng chí Nguyễn Chánh, Tham mưu trưởng khu trực tiếp chăm lo.

Ngoài cán bộ chiến sĩ rút từ các trung đoàn trong khu lên mà hầu hết đều trải qua chiến đấu, khu đã bổ sung thêm cho tiểu đoàn, cán bộ chiến sĩ của Trường quân chính khu 8. Tuy là tiểu đoàn, nhưng lại là tiểu đoàn liên quân lưu động, hoạt động khắp trên các địa bàn thuộc khu 8, trực thuộc Bộ chỉ huy khu, nên Tiểu đoàn 307 về tổ chức ngoài 3 đại đội chiến đấu lúc đầu, sau này được tổ chức thêm đại đội trợ chiến, đại đội bổ sung (tuyển quân tình nguyện huấn luyện để bổ sung cho các đại đội chiến đấu) và cơ quan tiểu đoàn bộ có văn phòng (gồm cả tài vụ, cơ yếu) ban tác chiến, ban chính trị, ban quản trị (gồm quân nhu, quân y) ban vô tuyến điện. Tiểu đoàn có trung đội trinh sát liên lạc trực thuộc, sau này trở thành đại đội trinh sát đặc công. Nhờ Bộ chỉ huy khu 8 cho tổ chức thích hợp như trên, nên tiểu đoàn đủ sức xây dựng bộ đội cách mạng trưởng thành độc lập hoạt động, quân số lúc nào cũng đầy đủ (đến khoảng 1.200 người) tạo nên sức mạnh chiến đấu, từng bước giành thế chủ động đánh địch trên chiến trường.

- Sau khi tiến hành tổ chức biên chế xong, Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8 khẩn trương cho tiểu đoàn đến vùng căn cứ kháng chiến luyện tập trước khi chiến đấu. Theo gương đó, sau này hàng năm, tiểu đoàn cũng được dừng chân ở các vùng căn cứ kháng chiến để tổ chức huấn luyện từ 1 đến 2 tháng. Đây là những chủ trương đúng đắn của lãnh đạo cấp trên. Chính nhờ có các đợt huấn luyện này mà cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn thống nhất được ý chí, tư tưởng, thống nhất về kỹ thuật, tư thế tác phong, thống nhất về cách đánh địch, nâng cao được sự giác ngộ chính trị và bảnh lĩnh quân sự quân đội nhân dân. Nhờ vậy, ngay sau khi xuất quân (5-7-1948) tiểu đoàn đã tạo nên chiến thắng Mộc Hóa La Bang vang dội khắp chiến trường Nam bộ, cũng như sau này năm nào Tiểu đoàn 307 cũng có những trận thắng vẻ vang.

- Về cán bộ tiểu đoàn, đại đội, Thường vụ Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8 đã điều động về tiểu đoàn, những đồng chí có phẩm chất, có khả năng đã từng chiến đấu có kinh nghiêm. Riêng các đồng chí trong Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc mới thành lập coi như được nâng lên một bậc. Đồng chí Đỗ Huy Rừa nguyên là trung đoàn phó trung đoàn 109 thì về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307. Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 305 thì về làm Tiểu đoàn phó. Đồng chí Hồng Long, nguyên là Chính trị viên tỉnh đội ở miền Bắc mới vào thì được bổ nhiệm làm chính trị viên tiểu đoàn. Cán bộ đại đội hầu hết đã chỉ huy các đại đội độc lập tác chiến ở các trung đoàn như các đồng chí Đỗ Giọng, Nguyễn Duy Hải, Đặng Văn Tỷ v.v...

Việc bổ sung cán bộ của Thường vụ Đảng ủy Bộ chỉ huy khu 8 của Thường vụ Đang ủy Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây cho tiểu đoàn, thường kịp thời và đầy đủ, ngoài việc đề bạt cán bộ trong tiểu đoàn lên.

- Trong chỉ đạo tác chiến, ngoài những hoạt động do tiểu đoàn chủ động tiến hành, Bộ chỉ huy khu 8 cũng như Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây còn tổ chức các chiến dịch, các đợt hoạt động lớn (như chiến dịch Cầu Kè, Trà Vinh, Bến Tre, các đợt tác chiến kết hợp với địch ngụy vận v.v...) để tiểu đoàn có điều kiện phối hợp với các đơn vị bạn chiến đấu, giành thế chủ động đánh địch gây cho địch nhiều tổn thất.

Trong các trận đánh lớn, các cuộc hành quân xa, Đảng ủy và chỉ huy cấp trên đều có sự lãnh đạo chỉ huy cụ thể, nhất là về mặt chính trị, tư tưởng đã giúp cho tiểu đoàn quán triệt nhiệm vụ và quyết tâm thực hiện.

Sau các trận đánh lớn như chống địch càn quét vào Đồng Tháp Mười, các chiến dịch Cầu Kè, Trà Vinh, Bến Tre, chống địch càn quét vào căn cứ Bạc Liêu v.v... các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8, Đảng ủy Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây đều đến tiểu đoàn phân tích ưu khuyết điểm đề ra phương hướng khắc phục và động viên tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội, nâng cao khí thế đánh giặc lập công của tiểu đoàn.

- Về mặt bảo đảm vật chất Đảng ủy và chỉ huy cấp trên luôn động viên tiểu đoàn phát huy tự lực tự cường, tìm địch mà đánh cướp súng đạn của địch để diệt địch, đẩy mạnh tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực. Ngoài ra khu, Phân liên khu cũng cung cấp tối đa trong khả năng có thể, những yêu cầu chính đáng của tiểu đoàn như thuyền xuồng, chăn màn, quần áo, lúa gạo v.v... cho nên đời sống của tiểu đoàn trong kháng chiến tuy gian khổ song không đến nỗi quá thiếu thốn.

2- Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ chỉ huy khu 8, về sau là Đảng ủy, Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây (Nam bộ) Đảng bộ tiểu đoàn đứng đầu có Tiểu đoàn ủy, là một tập thể đảng viên kiên cường, tiên phong, gương mẫu, đã lãnh đạo tiểu đoàn tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Đảng bộ tiểu đoàn cũng là trung tâm đoàn kết toàn tiểu đoàn thành một khối thống nhất, dù trong gian khổ, lúc có tổn thất, hay khi thắng lợi vẻ vang, đều giữ vững ý chí, theo tinh thần Bác Hồ đã dạy: “Thắng không kiêu, bại không nản”, một lòng một dạ hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

- Lãnh đạo tiểu đoàn luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đối với cán bộ chiến sĩ. Nhận thức được rõ ràng chỉ khi nào người chiến sĩ hiểu rõ vì sao mình chiến đấu? Chiến đấu cho ai?, để tự giác nhận nhiệm vụ dù khó khăn gian khổ, hy sinh, thì khi ấy mới có ý chí chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt kẻ thù, mới đoàn kết nội bộ, đoàn kết gắn bó với nhân dân. Sự giác ngộ chính trị là cơ sở đầu tiên quan trọng để người quân nhân cách mạng thực hiện được 3 nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội cách mạng là chiến đấu, công tác và sản xuất... trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đảng bộ tiểu đoàn luôn coi công tác dân vận là yếu tố quết định sống còn của đơn vị, nên đã lãnh đạo tiểu đoàn thực hiện tốt sự đoàn kết quân dân, bằng những hành động cụ thể như trong mười lời thề của Vệ quốc đoàn: Kính trọng dân, bảo vệ dân, giúp đỡ dân...

- Lãnh đạo tiểu đoàn cũng hiểu rằng, có tinh thần chiến đấu chưa đủ, mà người chiến sĩ còn phải rèn luyện để có bản lĩnh chiến đấu giỏi phải thông thạo kỹ thuật chiến đấu, và phải có cách đánh tốt. Vì vậy bộ đội phải thường xuyên tập luyện, ngoài ra mỗi năm có 1 tháng đến 2 tháng được về khu căn cứ, tổ chức huấn luyện tập trung. Sau một trận đánh đều phải tổ chức rút kinh nghiệm nói lên mặt mạnh, để phát huy và mặt yếu kém để có cách khắc phục, cũng như không ngừng nghiên cứu thủ đoạn của kẻ thù để tìm ra cách đánh thích hợp, bất ngờ.

Yếu tố lãnh đạo của Đảng bộ Trung ương Cục miền Nam xuống khu 8, Phân liên khu miền Tây xuống đến Đảng bộ tiểu đoàn là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất, nó tạo nên nhiều yếu tố khác quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, mà tổng hợp lại làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Tiểu đoàn 307.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tiểu đoàn 307 liên tục chiến đấu và chiến thắng, lập nên những chiến công oanh liệt và xây dựng tiểu đoàn trưởng thành, mang đầy đủ bản chất của một đội quân cách mạng, của bộ đội Cụ Hồ, vì nhân dân mà chiến đấu, và được nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hết lòng thương yêu, đùm bọc.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:29:36 am
II- SỰ GIÁC NGỘ CÁCH MẠNG, TẠO RA Ý CHÍ CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM KIÊN CƯỜNG, TÍNH KỶ LUẬT, SỰ ĐOÀN KẾT NỘI BỘ CỦA CÁN BỘ CHIẾN SĨ

1- Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307, đại đa số là con em nhân dân lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân ở đây có truyền thống cách mạng, yêu nước, cho nên đã đứng lên cùng toàn thể nhân dân Việt Nam, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và sự lãnh đạo của Đảng.

Thời kháng chiến chống Pháp, thanh niên vào bộ đội cách mạng chiến đấu là tình nguyện. Phần lớn anh em có ít nhiều hiểu biết về nỗi cơ cực của người dân nô lệ, mất nước, nên mới tình nguyện đi đánh đuổi quân xâm lược. Vào bộ đội cách mạng, được giáo dục thêm, anh em được giác ngộ về chính trị nên càng quyết tâm chịu đựng gian khổ, hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Một khi cán bộ, chiến sĩ đã hiểu rõ vì sao mình đi đánh giặc, đánh giặc đem lại lợi ích cho ai, đồng thời anh em tin tưởng vào cuộc kháng chiến do toàn dân tham gia chiến đấu, kháng chiến toàn diện trường kỳ, nhất định thặng lợi, thì ý chí chiến đấu của bộ đội càng cao. Lòng căm thù địch bóc lột, đàn áp nhân dân ta, gần một thế kỷ bắt nhân dân ta làm nô lệ. Việc bắn giết, đánh đập, đốt nhà, phá hoại ruộng vườn của đồng bào ta mỗi khi địch đi càn quét đã hun đúc ý chí diệt tù trong mỗi cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307. Vì vậy trong chiến đấu, một tiếng hô xung phong của người chỉ huy, hoặc khi nghe lệnh kèn xung trận, thì trăm người như một xông lên tiêu diệt kẻ thù. Không biết bao nhiêu chiến si bị thương, còn chiến đấu được là không chịu rời trận địa.

- Trong trận Mộc Hóa, khi truy kích địch, chiến sĩ Tạ Văn Bang bị thương dập nát cườm tay trái, bàn tay lủng lẳng, máu chảy dầm dề, anh gọi một đồng đội cắt giúp cho đỡ vướng. Thấy bạn ngần ngại vì sợ anh đau, anh rút phăng mã tấu trên lưng, kề tay xuống đường, tay phải chặt tay trái đứt phăng. Răng anh nghiến ken két không phải vì đau đớn mà vì căm thù địch. Anh tiếp tục xông lên với khẩu tiểu liên bắn bằng một tay, nổ liên tiếp vào quân địch.

- Trận La Bang, mặc cho địch nổ súng dữ dội về phía ta, đại đội trưởng Nguyễn Duy Hải dẫn đầu đại đội 932 xung phong tiêu diệt địch. Trận đánh thắng lợi hoàn toàn, thu hàng trăm súng nhưng Nguyễn Duy Hải đã ngã xuống để lại trong lòng đồng đội và đồng bào Miên – Việt Trà Vinh, lòng kính phục và tưởng nhớ không nguôi.

- “Tháp Mười vào dễ khó ra” đó là câu loan truyền của địch. Khi địch vào càn quét Đồng Tháp Mười, đến chùa Ô Môi, Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa đã chỉ huy tiểu đoàn đánh địch tơi bời, không bám được vào kênh xáng. Khi địch rút ra, ở hướng kinh Sài Tư, anh đã nói cùng anh em chặn địch. “Tôi quyết cùng các đồng chí tử chiến với địch ven này”. Trận đánh xáp lá cà xảy ra vô cùng ác liệt. Với khẩu súng colt 12F anh đã cùng đồng đội hạ bao nhiêu địch! Trong 2 trận Ô Môi và Sài Tư, Tiểu đoàn 307 diệt và làm bị thương gần 300 tên địch, song người tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 307 đã anh dũng hy sinh. Tinh thần chiến đấu kiên cường của anh sống mãi với tiểu đoàn

- Em trinh sát Nguyễn Văn Xe cầm cờ vượt rào, xung phong lên trước, máu em thắm đỏ lá cờ, thúc giục các chiến sĩ đại đội 931 xông lên hạ đồn Bắc Sa Ma, chiến công mở đầu thắng lợi cho Tiểu đoàn 307 trong chiến dịch Cầu Kè, nêu tấm gương tuổi nhỏ mà anh hùng.

- Trong trận đánh địch ở Cầu Ngang – Trà Vinh, địch cố thủ trong đồn Bù Hút. Tiểu đội trưởng Tống Văn công đại đội 931, dùng chày giã gạo phá cửa đồn. Địch ném lựu đạn ra bên này, anh nhảy sang góc bên kia, rồi lại tiếp tục bổ chày vào cửa. Lựu đạn ném ra liên tiếp, anh như con sóc, nhanh nhẹn, vừa nhảy tránh lựu đạn, vừa bổ chày vào cửa. Khói lửa mịt mù, người anh đem nám, loan lổ máu vì bị mảnh lựu đạn, nhưng cửa đồn bị anh phá tung, chiến sĩ xông vào, địch bị bắt gọn với toàn bộ vũ khí.

Những gương chiến đấu dũng cảm quên mình, ở tiểu đội nào cũng có. “Đánh giặc là phải gan dạ, mưu trí”, chiến sĩ nói như thế, vì anh em luôn nhớ:

“Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng
Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi
Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Nguyện một lòng gìn giữ non sông”.


2- Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 thương yêu nhau như ruột thịt, sống chết có nhau, vui buồn chia sẻ. Cán bộ cùng ăn cùng ở, cùng lao động với chiến sĩ, gian khổ chung chịu. Sự đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể được quán triệt đến mọi người. Trong chiến đấu và công tác, nơi nào khó khăn, nguy hiểm, cán bộ gương mẫu dẫn đầu. Cán bộ hết lòng dạy bảo dìu dắt chiến sĩ về mọi mặt nhất là bản lĩnh hành quân, chiến đấu, ngược lại chiến sĩ luôn tin tưởng phục tùng cán bộ và không bao giờ tiếc thân mình để bảo vệ cán bộ thi hành mệnh lệnh cấp trên.

Các trung đội trong đại đội, hay các đại đội trong tiểu đoàn, thường nhận phần chiến đấu gian khổ về mình, dành phần nhẹ hơn cho đơn vị bạn. Có tình huống cần chi viện cho đơn vị bạn, bao giờ cũng sẵn sàng làm hết sức mình, bất chấp khó khăn. Vì thế sự hợp đồng tác chiến trong tiểu đoàn, không phải chỉ bằng kế hoạch, mệnh lệnh mà bằng cả ý chí chiến đấu và tình thương đồng đội.

3- Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 bao giờ cũng đề cao kỹ luật của quân đội cách mạng,,bởi vì mọi người đều nhận thức rõ “kỹ luật là sức mạnh của quân đội” mệnh lệnh đã ban ra thì mọi người đều phải chấp hành, nhất là kỹ luật chiến đấu và kỹ luật dân vận. Tinh thần tự phê bình và phê bình được thực hiện phổ biến trong sinh hoạt của bộ đội.

Một đồng chí cán bộ tham mưu khuyết điểm, thì chưa đợi cấp trên kiểm điểm, cán bộ đồng cấp đã phê bình rất thắng thắn, giúp cho em nhận rõ sai lầm.

Có lần 2 chiến sĩ tỉnh sát theo dõi địch vào càn quét kinh Năm Ngàn Đồng Tháp Mười, chỉ cách địch có 100m. Đồng bào đã tản cư đi hết. Quá xế trưa rồi mà chưa ăn uống gì, bụng đói 2 chiến sĩ thấy ổ gà của dân, bèn lấy trứng xuống ăn đỡ lòng với ý nghĩ là chút nữa thế nào địch cũng tràn vào cướp phá sạch. Việc lấy của dân ấy được báo lên đại đội, tiểu đoàn. Một cuộc họp cán bộ từ trung đội trở lên tiểu đoàn, để kiểm điểm về kỹ luật đối với dân, có mời nhân dân trong xóm đến dự. Hai chiến sĩ đã phạm lỗi đứng lên xin lỗi nhân dân. Đồng chí Chính trị viên tiểu đoàn phân tích sâu sắc về khuyết điểm là cán bộ chưa giáo dục tốt chiến sĩ mới xảy ra việc bộ đội xâm phạm tài sản nhân dân. Đồng chí vừa khóc vừa xin lỗi nhân dân. Tất nhiên bà con sẵn lòng tha thứ, nhưng bài học đó, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 nhớ đời về lời thề và kỷ luật quân đội nhân dân “không lấy cây kim sợi chỉ của dân”.

- Đóng quân ở nhà dân, trước khi hành quân đi nơi khác bao giờ cán bộ tiểu đội cũng xin ý kiến chủ nhà và những và những người trong gia đình xem bộ đội và làm điều gì sai trái, làm cho gia đình không vừa lòng không! Nếu có, thì phải kiểm điểm trước gia đình, và giải quyết đến nơi đến chốn. Chính vì coi trọng kỷ luật dân vận, nên tiểu đoàn được nhân dân nơi đóng quân tôn trọng, tin cậy và mến yêu.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:32:19 am
III- SỰ ĐÙM BỌC, GIÚP ĐỠ HẾT LÒNG CHÍNH QUYỀN, ĐOÀN THỂ VÀ NHÂN DÂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG.

- Tiểu đoàn 307 là bộ đội cách mạng, con em của nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu, bao giờ cũng kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân, tôn trọng chính quyền, đoàn thể cách mạng. Đó là bản chất bộ đội Cụ Hồ, mà từ khi thành lập, cho đến sau này, Tiểu đoàn 307 luôn giữ vững và phát huy. Mặt khác tiểu đoàn đến hoạt động ở vùng nào, đều tạo nên chiến thắng, làm nức lòng dân, phong trào nhân dân chiến tranh địa phương tăng lên gây nỗi kinh hoàng cho địch. Vì thế Tiểu đoàn 307 được lòng dân: “Đi đôi dân nhớ, ở dân thương”.

- Đến địa phương nào hoạt động, tiểu đoàn đểu chủ động báo cáo với Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh và Tỉnh đội địa phương. Đóng quân ở huyện nào, xã nào đều cử cán bộ đến liên hệ với cơ quan chính quyền, đoàn thể để nắm tình hình địa phương, và luôn coi trọng ý kiến của địa phương.

- Có nơi lần đầu tiên tiểu đoàn đến trú quân, vì nhà dân chật hẹp, hoặc vì bà con chưa hiểu rõ bộ đội ta, nên chưa ưng cho ở trong nhà, thì tiểu đội ở ngoài vườn, ngoài sân, cho đến khi nào dân thương dân hiểu, dân cho ở thì mới vào nhà. Ở đâu cũng vậy, ngoài việc thường xuyên quét dọn nhà cửa, gánh nước đầy lu, cắt tóc tắm rửa cho trẻ em, dạy hát dạy chữ. Việc gì chủ nhà đang làm, bộ đội đều tận tình giúp đỡ như lớp nhà, vét mương, gieo mạ, gặt lúa. Công việc nhỏ trong xóm ấp, thì đại đội làm như sửa chữa lại cầu, đắp thêm đường. Nếu việc lớn hơn như cất trường học, đào kinh, dọn đất khai hoang, thì huy động cả tiểu đoàn cùng làm. Như vậy vừa giúp dân một cách thiết thực, vừa lưu lại trong lòng dân những kỷ niệm không quê. Vì thế mà ở nhiều nơi tiểu đoàn đóng quân, nhân dân trìu mến gọi “vườn chuối 307”, “cầu 307”, “trường học 307”. Trên cơ sở được nhân dân yêu thương tin cậy, mà bộ đội tuyên truyền chủ trương kháng chiến cứu nước với nhân dân.

- Đối với bộ đội địa phương và dân quân, tiểu đoàn, đại đội chủ động phối hợp hoạt động tác chiến, hết lòng huấn luyện dìu dắt dân quân chiến đấu nhất là khi tiểu đoàn phân tán hoạt động từng đại đội phát động du kích chiến tranh khi địch lấn chiếm Đồng Tháp Mười. Khi tiểu đoàn thắng trận thu được vũ khí đạn dược, thì ngoài kiện toàn trang bị của mình, đều dành một phần trao lại cho bộ đội địa phương và dân quân.

- Tình thương của nhân dân đối vơi Tiểu đoàn 307 mộc mạc, chân thành mà sâu sắc, tự nhiên nhưng rất thực tế: từ nắm trấu bà mẹ rắc lên chiếc cầu khi trơn trượt để bộ đội dễ đi qua, cho đến chiếc cáng thương binh trên đôi vai của chị em dân quân, dưới làn bom đạn, nỗi vui mừng của xóm làng khi bộ đội thắng trận trở về đông đủ, và mối lo âu của bà con khi thấy máy bay, pháo địch dội lửa xuống trận địa của bộ đội ta. Bà con nói: “Thương bộ đội, thì phải cho bộ đội ăn no để đánh mạnh”. Từ rổ khoai, nải chuối cho bộ đội ở ven đường, khi bộ đội hành quân khuya qua làng, cho đến những bữa ăn thịnh soạn của bà con nơi đóng quân, mời bộ đội trong những ngày Tết xa nhà, đều chứa một tình thương bao la của người dân đối với bộ đội cách mạng.

- Khi địch vào càn quét ở Đồng Tháp Mười hay ở Bạc Liêu, tiểu đoàn hành quân cấp tốc chặn địch, thì nhân dân theo sau, ghe xuồng rộng rã, tiếp tế cho bộ đội nào bánh tét, cơm gói, gà vịt... liên tiếp mấy ngày, cho đến khi:

“Sau thắng trận, đồng bào hể hả,
Niềm vui mừng kể xiết được đâu.
Quân dân nghĩa nặng tình sâu
Cùng nhau diệt giặc, công đầu các con”.


Một mẹ chiến sĩ hồi ấy đã cảm hứng thành thơ mà bây giờ anh em 307 hãy còn ghi nhớ.

- Cảm động biết bao và kỷ niệm không thể nào quên đối với cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307! Sau Hiệp định đình chiến Genevè 1954, một số ít đồng chí 307 được chọn ở lại bảo vệ Trung ương Cục miền Nam, còn hầu hết tiểu đoàn lên tàu Kinlinsky của Ba Lan, tại vàm sông Ông Đốc (Bạc Liêu) để tập kết ra miền Bắc, chuyến cuối cùng vào tháng 2-1955. Nhân dân các địa phương kể cả nhân dân thị xã Cà Mau, Bạc liêu đến thăm từ biệt tiểu đoàn rất đông, mang theo cho bộ đội đủ thứ quà bánh, lưu luyến tiễn đưa tiểu đoàn. Ai cũng không cầm được nước mắt. Bà con còn lên tàu nhỏ chạy ra tận ngoài khơi, nơi tàu lớn (Kinlinsky) đậu neo quay mũi ra khơi. Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 vô cùng xúc động, tất cả đều lên boong tàu, mặt hướng về các tàu nhỏ chở nhân dân còn lênh đênh trên mặt biển, hướng về đất liền mù xa, vẫy tay tạm biệt đồng bào thân yêu, quê hương yêu dấu, mãi cho đến khi chỉ còn thấy có biển và trời.

Tình đoàn kết quân dân giữa Tiểu đoàn 307 và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa là nguồn cổ vũ động viên người chiến sĩ xa nhà giết giặc cứu nước, vừa là nguồn khuyến khích nhân dân địa phương tích cực tham gia kháng chiến trường kỳ với lòng tin ở thắng lợi cuối cùng. Đó là tình cảm hết sức sâu đậm gắn bó giữa bộ đội và nhân dân mà trong đó tình thương và sự đùm bọc giúp đỡ thiết thực của nhân dân đối với bộ đội cách mạng thật vô bờ bến. Đúng như lời Hồ Chủ tịch đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đó là chân lý, là nguồn sức mạnh và bài học mà cán bộ chiến sĩ không bao giờ quên.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:35:02 am
IV. GIÀNH THẾ CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH, CÓ CÁCH ĐÁNH ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO, LINH HOẠT.

Bộ đội cách mạng thời kháng chiến chống Pháp, thường lấy ít đánh đông hơn, lấy trang bị vũ khí yếu, đánh với địch có trang bị vũ khí mạnh hơn. Sở dĩ đánh thắng được địch là nhờ có sức mạnh tổng hợp từ nhiều yếu tố, trong đó cách đánh là một trong những yếu tố quan trọng. Nhờ có cách đánh đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, mà biến được chỗ yếu của ta thành thế mạnh, và chỗ mạnh của địch thành thế yếu. Nói chung thì địch mạnh hơn ta, nhưng nếu ta biết tập trung lực lượng hành động bí mật, bất ngờ đánh vào chỗ yếu của địch, lúc địch sơ hở, thì ta hoàn toàn có thể tiêu diệt được địch, giành thắng lợi. Muốn vậy phải không ngừng điều tra, nắm chắc địch, từ đó có sự chuẩn bị thích hợp, chu đáo cho bộ đội ta, giành thế chủ động đánh địch trên chiến trường. Tránh chờ địch vào đánh ta, ta bị động đánh trả là thường bất lợi. Ngay khi địch vào tìm bộ đội ta để đánh, ta phải nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động đón đánh địch ở những nơi địch không ngờ nhất, thì cũng giành được thắng lợi.

- Tiểu đoàn 307 quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến nói trên của Đảng ủy Bộ chỉ huy khu 8 và Đảng ủy Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây, nên đã tổ chức nhiều trận đánh thắng lợi, nhất là từ khi xuống Phân liên khu miền Tây, tiểu đoàn liên tục chủ động đánh địch và trận nào cũng thu được kết quả tốt. Có thể nói tiểu đoàn đang đánh địch chỗ này, thì đã có cán bộ đi điều tra nắm sơ hở địch để chuẩn bị đánh địch ở nơi khác. Trận này đánh xong, vừa rút kinh nghiệm, thì phải chuẩn bị chuyển sang đánh trận kế tiếp. Như đang nghi binh đánh địch ở Tân Lộc, An Xuyên thì đã tiến hành điều tra nắm tình hình địch ở cứ điểm Hộ Phòng (Cà Mau). Đánh thắng ở An Xuyên, thì kế tiếp hạ cứ điểm Hộ Phòng. Đang chuẩn bị hành quân lên đánh địch ở huyện An Biên (Bạc Liêu) thì đồng thời nắm sơ hở của địch ở đồn Nhà Thờ (Cà Mau) có thời cơ thì dùng kỳ tập bất ngờ hạ đồn và bắt sống toàn bộ địch, thu vũ khí, động viên khí thế tiểu đoàn đi vào chiến đấu công đồn đả viện và giải phóng hoàn toàn huyện lỵ An Biên (Bạc Liêu)...

- Trong việc chủ động đánh địch ở chiến trường, vai trò chỉ đạo của Bộ tham mưu khu (Phân liên khu) rất quan trọng vì Bộ tham mưu nắm được tình hình địch trên chiến trường khu (Phân liên khu) hướng dẫn cho tiểu đoàn, những nơi địch có sơ hở cần nghiên cứu. Mặt khác bản thân tiểu đoàn có đội trinh sát đặc công mạnh (lúc đầu là trung đội sau là đại đội). Ban tác chiến tiểu đoàn có đầy dủ cán bộ có năng lực. Nhờ vậy, trong cùng một thời gian, tiểu đoàn có thể nghiên cứu được địch ở 2 – 3 nơi để chuẩn bị chiến trận.

- Là đơn vị chủ lực của khu (Phân liên khu) nên Tiểu đoàn 307 chủ yếu là tác chiến tập trung toàn tiểu đoàn. Song khi cần thiết cũng có lúc hoạt động phân tán từng đại đội để phát động du kích chiến tranh địa phương như khi địch lấn chiếm sâu vào Đồng Tháp Mười, tiêu hao, tiêu diệt từng toán địch nhỏ, kết hợp với huấn luyện, hướng dẫn cho dân quân đánh du kích.

- Đánh tập trung, sở trường của Tiểu đoàn 307 là phục kích và phục kích vận động chiến. Lúc đầu phục kích bí mật bất ngờ bên đường hành quân của địch, rồi tấn công địch. Nhưng về sau địch rút kinh nghiệm, khi hành quân, đều cho trỉnh sát đi trước sục sạo sâu vào hai bên đường, có khi xa đến 200 – 300m, cho nên nếu phục kích gần đường thường bị địch phát hiện, yếu tố bí mật bất ngờ không còn, địch không lọt vào trận địa phục kích của ta, ta khó tiêu diệt địch, cho nên tiểu đoàn áp dụng cách đánh phục kích vận động chiến. Mai phục cách xa đường hành quân của địch, có khi đến 500m trở lên. Sau khi trinh sát của địch sục sạo không phát hiện được gì, chúng chủ quan lọt sâu vào trận địa của ta, ta bí mật bất ngờ vừa nhanh chóng vận động từ nơi phục kích ra, vừa dàn thành thế trận tấn công địch.

Đánh phục kích hay phục kích vận động chiến, tiểu đoàn thường dùng hình thức công đồn, đánh viện như các trận: Mộc Hóa (Tân An), La Bang (Trà Vinh), Phong Phú (Cầu Kè – Vĩnh Long), Long Sơn (Trà Vinh), An Biên (Bạc Liêu) v.v... hoặc đánh giao thông như các trận Sông Thuận (Mỹ Tho) trên đường Bạc Liêu – Cà Mau, hay đánh địch đi càn vào vùng căn cứ kháng chiến như ở Ô Môi, Sài Tư (Đồng Tháp Mười), Tân Hương (Bến Tre), An Xuyên (Cà Mau), ngã ba kinh Đội Cường và sông Bảy Háp (Bạc Liêu). Nhiều trận diệt tiểu đoàn địch, bắt tù binh thu vũ khí làm chủ chiến trận, nổi bật nhất là các trận Mộc Hóa (Tân An), La Bang (Trà Vinh), Phong Phú (chiến dịch Cầu Kè), An Biên (Bạc Liêu).

- Ngoài ra tiểu đoàn tiêu diệt các cứ điểm, đồn địch bằng cách kết hợp đặc công với xung kích. Đặc công bất ngờ luồn vào cứ điểm địch dùng bộc phá đánh sập một phần trọng yếu của cứ điểm, bộ đội xung kích vượt rào xông vào diệt địch còn lại như trận Bảy Ngàn (Cần Thơ), Hộ Phòng (Bạc Liêu), dinh quận An Biên (Bạc Liêu). Khi gặp địch sơ hở, canh gác không nghiêm để dân vào đồn, thì táo bạo giả thường dân, cất dấu vũ khí, thâm nhập vào đồn rồi bất ngờ nổ súng khống chế địch, cướp đồn, thu toàn bộ vũ khí như trận đánh đồn Nhà Thờ (Cà Mau).

- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Tiểu đoàn 307 chưa được trang bị ĐKZ, hay B40, B41, nên việc cường tập hạ đồn địch thường áp dụng cách dùng hỏa lực trung đại liên khống chế hỏa lực địch ở các lỗ châu mai, điểu tựa, rồi lợi dụng hướng có địa hình dễ tiếp cận đồn địch xông vào, vượt rào, phá cửa, dùng lựu đạn ném vào đồn địch hoặc dùng hỏa công (bùi nhùi tẩm dầu ở đầu cây ngắn có thể ném được xa) để gây phát hỏa trong đồn địch. Như hạ đồn Bắc Sa Ma, đồn Bù Hút trong chiến dịch Cầu Kè.

Trong đánh địch, Tiểu đoàn 307 chú trọng việc nghi binh lừa địch, và táo bạo trong bố trí binh lực nhằm tạo thế bất ngờ diệt địch. Như ở trận An Xuyên (Cà Mau) địch thường vào càn quét vùng Tân Lộc, An Xuyên, cách thị trấn Cà Mau đến gần 20km, sâu trong vùng kháng chiến, nhằm bình định vùng này. Chúng có tai mắt ở địa phương nên khi Tiểu đoàn 307 về đóng quân ở Tân Lộc, An Xuyên thì chúng không vào, vì sự thật chúng cũng ngán đụng độ với Tiểu đoàn 307. Nhưng khi tiểu đoàn vừa rút đi chiều hôm trước, thì sáng hôm sau chúng lại vào, chửi bới, khủng bố, cướp của đồng bào và nói sao 307 giỏi không ở lại đánh với chúng. Tiểu đoàn tổ chức nghi binh kéo quân về An Xuyên, Tân Lộc đóng 2 ngày. Chiều ngày thứ hai chưa tối bộ đội đã từ giã đồng bào nơi trú quân rút đi nơi khác. Kỳ thực là tiểu đoàn ra nàm giữa cánh đồng An Xuyên – Thái Bình đến nửa đêm thì quay trở lại phục binh phía ngoài An Xuyên, Tân Lộc (phía gần Cà Mau). Địch ở Cà Mau được bọn chỉ điểm chiều trước báo tin Tiểu đoàn 307 đã rút quân đi khỏi Tân Lộc, nên sáng hôm sau chúng đã vào đến An Xuyên – Tân Lộc. Tiểu đoàn điều động các đại đội từ phía sau đánh tới, chặn hết đường về của địch. Địch dàn ra chống cự nhưng bị quân ta tiêu diệt phần lớn. Số còn lại lội qua rạch, rút chạy qua cánh đồng, bị bộ đội và nhân dân địa phương đuổi theo diệt gần hết. Từ đó đến khi đình chiến (1954) địch không bao giờ dám càn quét vùng An Xuyên Tân Lộc nữa.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:36:56 am
Trong đợt hoạt động tác chiến kết hợp với địch ngụy vận, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, tiểu đoàn phân tán ra từng đại đội cùng dân quân bao vây tấn công các đồn bót địch xung quanh thị xã Rạch Giá. Thực tế thì mỗi nơi chỉ có 1 trung đội và dân quân bao vây địch, nhưng nghi binh bắt đàn trâu lội ruộng nước xa xa quanh đồn, đồng thời cho thân nhân lính ngụy kêu gọi địch ra hàng cách mạng, nếu không Tiểu đoàn 307 đang vây đồn sẽ tiêu diệt. Lính địch trong đồn lắng nghe tiếng trâu lội xa xa, ào ào, hoảng vía tưởng hàng ngàn quân của tiểu đoàn đang vây đánh, phần khiếp sợ uy danh của tiểu đoàn nên chịu ra hàng.

- Hoặc có lúc bộ đội ta tập trung súng trung liên bắn vào đồn sau khi bị bao vây, cho chúng thấy đạn phóng bom rồi kêu gọi, nếu không ra hàng sẽ bị Tiểu đoàn 307 tiêu diệt. Dùng bao vây nghi binh bắn tỉa uy hiếp kết hợp với dùng thân nhân lính ngụy kêu gọi, tiểu đoàn cùng dân quân địa phương đã bức hàng bức chạy hàng chục đồn bót trên đường giao thông vài thị xã Rạch Giá, khiến thị xã lâm vào tình trạng cô lập.

- Trong trận Phong Phú chiến dịch Cầu Kè (Vĩnh Long) chiều hôm trước địch từ Trà Vinh đi tiếp viện cho thị trấn Cầu Kè bị ta bao vây đã đến đồn Bắc Sa Ma vừa bị tiểu đoàn hạ. Chúng cho một trung đội đi do đường, đã đụng một bộ phận nhỏ của bộ đội ta tại đầu giồng Phong Phú. Chúng bị thương mấy tên rút chạy trở về Bắc Sa Ma. Biết là địch đã biết bộ đội ta có mặt ở giồng Phong Phú nhưng tiểu đoàn lợi dụng tâm lý thông thường của địch là hễ bộ đội ta đã đụng địch, thường di chuyển đi nơi khác, nên tiểu đoàn vẫn ở lại tổ chức phục kích vận động cùng với 1 đại đội Tiểu đoàn 308 đánh địch trên đoạn đường ở đầu giồng này. Lại còn táo bạo cho 1 trung đội đào hầm, chôn mình giữa ruộng lúa, chờ địch đi qua đụng độ bộ đội thì xông lên khóa đuôi, không cho địch quay trở lại, đồng thời cho một tiểu đội lợi dụng bờ rạch Phong Phú chảy ngang qua lộ (có cầu) chặn đầu địch không cho chúng có thể chạy thẳng về thị trấn Cầu Kè. Táo bạo hơn là cho một đại đội (932) của tiểu đoàn sang bên kia lộ ẩn núp, dọc theo rạch Phong Phú cây cối lưa thưa giữa đồng trống nhưng rất bất ngờ. Chờ khi địch bị ta từ đầu giồng Phong Phú vận động ra tấn công, nhất định địch sẽ núp bên này đường chống cự, thì đại đội 932 vận động ra đánh vào sau lưng địch. Địch lâm vào thế bị bao vây bốn phía, nên trận này tiểu đoàn 2 của trung đoàn bộ binh Marốc số 1 của địch hoàn toàn bị tiêu diệt và bị bắt sống với toàn bộ vũ khí.

- Từ khi Tiểu đoàn 307 về hoạt động ở Phân liên khu miền Tây là vùng sông rạch chằng chịt, hành quân bộ rất trở ngại, nên tiểu đoàn được trang bị xuồng để hanh quân theo đường sông rạch. Xuồng của tiểu đoàn được đóng chở đủ 1 tiểu đội. Có chèo lái, chèo mũi và ba dầm bơi mỗi bên. Có khoang để gạo muối thức ăn, có sạp cho anh em thay phiên ngồi (thậm chí nằm) nghỉ ngơi khi hành quân xa. Ban chỉ huy đại đội có 1 xuồng, Ban chỉ huy tiểu đoàn mỗi người một xuồng. Đại đội trinh sát trang bị xuồng ba lá nhỏ cứ ba người một xuồng hai chèo. Hành quân bằng xuồng tốc độ nhanh, người đi trên bờ không thể nào theo kịp, lại bí mật vì sông rạch quanh co hai bên bờ có cây cối, dừa nước bao che, ban đêm đi rất êm không ai hay biết. Chiến sĩ hành quân bằng xuồng khỏe hơn là hành quân bộ, nhất là đỡ các việc mang vác nồi, chảo, gạo, muối. Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 ai cũng biết chèo bơi xuồng, không biết là phải học tập, ngay cán bộ tiểu đoàn vậy, bởi vì khi hành quân mọi người đều phải thay phiên nhau bơi chèo. Tiểu đoàn 307 hành quân bằng xuồng thành thạo và tổ chức chu đáo, kể cả vượt sông lớn an toàn như sông Tiền, sông Hậu, sông rạch chằng chịt vậy mà tiểu đoàn hành quân ban đêm, xuồng nối đuôi xuồng, không bao giờ lạc vì luôn có bố trí trinh sát chỉ đường bằng đèn tín hiệu. Gặp khi nước cạn thì đầy xuồng. Qua lộ có địch thì khiêng xuồng hoặc đẩy lăn trên thân cây chuối. Cũng có lúc bao vây uy hiếp đồn địch, cho đoàn xuồng theo rạch chui qua cầu mà vượt lộ. có lúc hành quân sát rào đồn mà địch không hay, cũng có khi dùng xuồng tiếp cận đồn địch, lên bộ đánh xong, xuống xuồng về nơi trú quân (như đánh dinh quận An Biên). Hành quân bằng xuồng cũng dễ nghi binh bảo mật, cho bộ đội nằm xuống dùng đệm phủ lên trên chỉ còn người chèo, ai nhìn thấy đều tưởng là xuồng chở hàng đi buôn (hành quân xuống đánh An Biên). Khi cần thì nhận chìm hết cả xuồng xuống sông rạch, để lên bộ hành quân chiến đấu, chiến đấu xong, lặn xuống nước vớt xuồng lên, lắc nước và tiếp tục hành quân bằng xuồng. Tiểu đoàn 307 hành quân bàng xuồng linh hoạt cơ động, khi ẩn, khi hiện, thoạt ở, thoạt đi, đánh được địch, giữ được mình cho nên bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long còn trìu mến gọi tiểu đoàn “bộ đội thủy quân lục chiến” của ta.

Những nguyên nhân chiến thắng của Tiểu đoàn 307 đồng thời cũng là những bài học truyền thống của tiểu đoàn. Trong kháng chiến chống xâm lược Pháp, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp trên và đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày một lớn hơn.

Bốn mươi lăm năm trôi qua, một số không ít cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 nằm xuống vùng đất phì nhiêu vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những người còn trong đội ngũ lúc ấy, một số được chọn ở lại miền Nam để bảo vệ Trung ương Cục, sau Hiệp định Genevè năm 1954, hầu hết tiểu đoàn tập kết ra miền Bắc chuyến cuối cùng tại vàm sông Ông Đốc (Bạc Liêu). Khi ra miền Bắc đơn vị không còn mang phiên hiệu 307 nữa, cán bộ chiến cũng được điều động thay đổi, xong bản chất cách mạng và truyền thống “bộ đội Cụ Hồ” của Tiểu đoàn 307 vẫn được các cán bộ chiến sĩ trước đây của tiểu đoàn giữ vững và phát huy trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phần lớn các đồng chí tiếp tục ở trong quân ngũ, và trở về miền Nam chống Mỹ cứu nước với cương vị cao hơn cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng có đồng chí trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chống Mỹ: Nguyễn Văn Quảng (tức Tám Lê). Trong cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 hiện có ba đồng chí cấp tướng, nhiều đồng chí cấp tá, một số còn tại ngũ, một số về hưu. Nhiều đồng chí được chuyển ngành ra cơ quan, xí nghiệp, nông trường v.v…. của Nhà nước để trở thành công nhân lành nghề, kỹ sư, bác sĩ, hoặc làm cán bộ quản lý như tổng giám đốc, giám đốc xí nghiệp, bệnh viện, nông trường và cán bộ các ngành.

Đơn vị được kế tục truyền thống Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn 2, trung đoàn 1, sư đoàn 330, trở về miền Nam chống Mỹ, sau này tham dự chiến ranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam vá làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Kampuchia, cũng không ngừng phát huy những bài học truyền thống của Tiểu đoàn 307, giành được thắng lợi vẻ vang. Tiểu đoàn đã hai lần được Nhà nước tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang”.

Truyền thống Tiểu đoàn 307 sẽ còn được phát huy mãi mãi cùng với non sông đất nước, bởi vì đó cũng là truyền thống của “bộ đội Cụ Hồ”, của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:40:11 am
DANH SÁCH CÁN BỘ CỦA TIỂU ĐOÀN 307

I- CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN:

1- Đỗ Huy Rừa Tiểu đoàn trường (1948-1949).
2- Nguyễn Văn Tiên Tiểu đoàn trưởng – chính trị viên (1949-1954).
3- Phạm Hồng Sơn Tiểu đoàn trưởng (1952-1954).
4- Hồng Long Chính trị viên (1948).
5- Nguyễn Văn Từ Chính trị viên (1949).
6- Trần Đình Cửu Chính trị viên (1951-1952).
7- Nguyễn Văn Sĩ Tiểu đoàn phó (1948).
8- Đỗ Văn Giọng Tiểu đoàn phó (1949-1951).
9- Vũ Đình Thông Tiểu đoàn phó (1951-1953).
10- Đoàn Văn Tám Tiểu đoàn phó (1951-1953).
11- La Duy Giọng Tiểu đoàn phó (1951).
12- Nguyễn Đắc Xuân Tiểu đoàn phó (1953-1954).
13- Đoàn Hiến Chính trị viên phó (1950).

II- CÁN BỘ ĐẠI ĐỘI:

1- Nguyễn Duy Hải Đại đội trưởng.
2- Đặng Văn Tỷ Đại đội trưởng.
3- Nguyễn Thanh Quang Đại đội trưởng.
4- Lê Minh Quang (Nơi) Đại đội trưởng.
5- Nguyễn Thành Hưng Đại đội trưởng.
6- Lê Đình Trọng Đại đội trưởng.
7- Nguyễn Công Khai Đại đội trưởng.
8- Trương Văn Chốn Đại đội trưởng.
9- Huỳnh thanh Chi Đại đội trưởng.
10- Nguyễn Tất Đắt Đại đội trưởng.
11- Dương Sử Liệu Đại đội trưởng.
12- Tạ Trung Ái Đại đội trưởng.
13- Phan Văn Mỹ Đại đội trưởng.

1- Nguyễn Đồng Sơn Chính trị viên.
2- Huỳnh Thiên Phương Chính trị viên.
3- Lê Chí Thành Chính trị viên.
4- Nguyễn Văn Ban Chính trị viên.
5- Võ Minh Quang (Thoàn) Chính trị viên.
6- Nguyễn Công Tâm Chính trị viên.
7- Nguyễn Quang Toản Chính trị viên.
8- Lê Quang Toản Chính trị viên.
9- Phan Lương Chính trị viên.
10- Đặng Hoài Ký Chính trị viên.
11- Quí Chính trị viên.

1- Phan Đại đội phó.
2- Tấn Đại đội phó.
3- Võ Thế Phong Đại đội phó.
4- Nguyễn Viết Xuân Đại đội phó.
5- Nguyễn Văn Đâu Đại đội phó.
6- Đỗ Thành Lai Đại đội phó.
7- Lê Văn Nhỏ Đại đội phó.
8- Võ Chí Viễn Đại đội phó.
9- Phạm Thư Đại đội phó.
10- Bùi Xuân Quang Đại đội phó.
11- Bùi Như Thụy Đại đội phó.
12- Nguyễn Văn Tươi Đại đội phó.
13- Hoàng Thành Đại đội phó.
14- Trương Văn Sắc Đại đội phó.
15- Đặng Văn Nhã Đại đội phó.
16- Phan Văn Trầm Đại đội phó.
17- Thủy Đại đội phó.

1- Trần Quốc Khánh Chính trị viên phó.
2- Vũ Khuê Chính trị viên phó.
3- Huỳnh Tú Chính trị viên phó.
4- Phạm Văn Nghĩa Chính trị viên phó.
5- Đỗ Văn Kỉnh Chính trị viên phó.
6- Dương Quốc Trợ Chính trị viên phó.

III- CÁN BỘ PHỤ TRÁCH CƠ QUAN TIỂU ĐOÀN BỘ:

1- Bùi Văn Cẩn (Quản trị).
2- Lê Thanh Trị (Văn phòng).
3- Trang Tử Long (Tác chiến).
4- Hà Tiến Tuân (Tác chiến).
5- Bùi Kim Sơn (Chính trị).
6- Dương Anh (Chính trị).
7- Hồ Dũng Sinh (Chính trị).
8- Nguyễn Văn Quang (Chính trị).
9- Huỳnh Hữu Lai (Quân y).
10- Huỳnh Văn Số (Quân y).
11- Trần Thừa Thính (Vô tuyến điện).
12- Lê Văn Ba (Cơ khí).
13- Cai (Cơ khí).
14- Nguyễn Thị Cương (Cơ yếu).

Có 2 chiến sĩ quốc tế:
1- Nguyễn Văn Kết – Trung đội phó (Rumani).
2- Nguyễn Văn Thành – Trung đội phó (Nga) tên Platon Alexndrovich.


Tiêu đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Gửi bởi: macbupda trong 29 Tháng Tư, 2018, 08:46:28 am
(https://lh3.googleusercontent.com/l6EcHJ5yvgP6RdPR8y7oub8CnojU14OvD_4GlVu3_ceqMzJ84wv_74Uu5km6U3LfS_tdqBN9z-9INObxi621dJ-kK1p6a2nv1C74PgM8i_djX3GqNrm_RUNyKdu5iNetRxAeHikUNeylFIeIMPo-5i_KlmU_HHPrz4V3DZ2EYFUHIuO0cznBd_aLdIM349-T1K66wTn5DyUoQizQaAT5cE4qFEn9uwqXTb89_bO7TZI4Le_X8cxaRr6qQDWGsl_ZAEDVnL8OZSW7Utll_p4FI53Razqdw0Xt4vCCpk3hTWVeYDoDXFsvbiW4qQ8bkfqqe5EjwYLvAlM1RlbBI4kjJMoNMPH_UWR_guXOkWn7EjJS8RDBYg6K8h45kBEtxDz7cAS3oJgvtDK4-_9_HwJSzF5nyPcbOmUZys4VrSMSnWqRhyzV_pjwZB6rPPk71qf10v0TqFXgI14XP2TPxOquazwjkQH9XUH-E-w-BxuQrTZ00G5HsdbeV1vtjRh5UplbEStagpno1TLnGGlIce96IHp7Huwg4Epl3eUY2Tu6M2YMfX3wBrO5n0Es_qOPMiZCGsskFE02CA-vshuIW6HbIthB32ldPGw17x_pjEU=w800-h512-no)

Cán bộ Tiểu đoàn 307 từ 1952 đến 1954
(Từ trái sang phải: Đoàn Hiến, Đoàn Văn Tám,
Nguyễn Văn Tiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Đình Cữu).


(https://lh3.googleusercontent.com/oYheDk7ifCpnqDmvksrHgxZrGLA7PgAevqRHX9yp13Lczcig349TazxBCmjgiMaNK5iFlVwOqFuJ2NzQGYaWWiE6-I1tbzIyEJg-6HELn03ubKw5lZYZU6SjQXmEF_PX5__9qD1lL2d-OwkL4owGG5PZmg-sjfpgTW42ditXFhlpPb-QDErueRlzvkLo2H-_sJhKI6xVAfvqLJGXeAU6auCKib60tMK4BOh3f1ZpIS8rQps7sdSpFq84hJ3hYo3bLyIxfkP92GNzKdelHq4xQyJXZAVwjJQ4QzKlW_MwK5zwLSRnpkWhNhmC2KVq9Q7ZVL9ZdOajjWQKztOTUEejt-9z64fCMcFsNd2a6QANipc4o3nmsvT1bhXG4Qiav98C_HEFHb8paL1QbxUQjydKLMmOmwWvYvHYn3EojLxa5PSjInonswWDYphxub9aCqY6JWsC4AR00MYkCpAaa-L6S9rRR3v1K42Luc1hH-GhDT6oeyvAdgLjCC45K7yWQvQMq-LxPriGNfEgz4DwjJpihHseXg4IZO39wqEsdOHz9G2X010Z6mr_LLUPWotDdTqwaMNO1w8Si-jnxI_OcWEE9QtROGXlw1ibiRw9Rpo=w437-h600-no)

(https://lh3.googleusercontent.com/kBYRX3o1b55Ig0qIVgJcwhnRqQxLT09lDPZk4S5vWFA_zaGFQsLV0GBb4CLeHdoKM4Ki0zLvtk5NKa4PHKOtsStH_NeD8ZQlPrWkZxnSz8tWoEHoF_MnIjA5MWBbEqYslyvcYHkIySR2PKyhoCJrqVj9M4WJCJd3s1O4908kxNEd4n4oognh13Ap_qMO0_ISAkf1Rj50ywWhmZS7bmrrCDFz9voau1LjB3OGKauxySud_DkIgjobB6SyHAjTxakTxaTfXHbiPVKeCWI4tnLwZF3o3rsZYwLZi5GWJbDiLfWkDq6cJNEVi2Mcs5x3hwXC4BMQNy8Si7maCcij1Bxg6qjEs-7TC5LrYTSSa8xofA1-HL_LDDv80WKNkuh9KSj38ghfldo64kG3l733NZTlB6rLn53y5mQZ-tkSTycUYU8o__5mapitJu4V4P1q4DopxPfKCrAbvjY94LY4vUeIkdzxWYTpsiZxZTS-hohBJf_0mlotMFEou1SIWRgptsnP1OryrJf1LGQtQoC309e__wGyCge8aPShx8pmYnKIHWyO4-Mbt59IIqYggKLd2GkiS0nh1iWYXl3O69qyivwkyREC6esZ3OCeJK62RIk=w750-h497-no)

Hội họp của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 nhân ngày truyền thống của tiểu đoàn.

(https://lh3.googleusercontent.com/iq_xQNf5z0VPg2uve3pWK3dYS767ZfID7lV_Gljm7EB1J8FQjYrYjvfDjuzanUHwD6zlJdycDWUfWqr-3XgMqbFsisy__auWKzaofPYdpeSgQBtE3jtxfEW0DgkroECzD3xAi_PuhYrfKvF25DHVzIFAK4ERLZ8r7pHMahFrOOqbQJQ9u5a9fiKzsHfrGqYJvl5FCqbD48rXYuUVGS_untRA6EqFTluSUPQIr4DvuGfdUsq2TAmrlCjUYnG6IqJUhgABFtylt5FjJBIyesC6AQZLq8OQPmhc44ltYzYuK8fk5fL_CK0N19zPKfipidgNUb-dUSNC6_OFVCeHx3bakYlN2bpTc7ldmZs-jVuHvVdFAF51aY2Qhrc3PpTDdpbSd9flviiHUnd8xDRcbfLZDVQHxowikHj4raJAWtWAPuZxUn5MKgOS1mOm8CRAraslIH8GbhBscRDbSt79P4sh1OF50aSDjrl2Jgt5XP6T0RAqx3Nw9gB9vvVLxzCN5tLvTKe8IcyaftTC9SkegiVZKtvuls4koph3k7xQlMsnJlNwsuDIbZsP-ELopLus3DSX8tcWCjWIPkTD4_x4cbhnEkmLshJrjea96SgEPmQ=w800-h586-no)

Đồng chí Thành (Nga) sau 40 năm sang Việt Nam
kỷ niệm ngày truyền thống Tiểu đoàn (5-7-1948 – 5-7-1988).