Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2016, 03:05:53 pm



Tiêu đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2016, 03:05:53 pm
        
        - Tên sách : Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 1997
        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2016, 03:12:47 pm
        Chỉ đạo nghiên cứu:

                THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ VÀ BỘ TƯ LỆNH QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG

                VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG

        Cố vấn khoa học:

                - Cán bộ khoa học:

        Thượng tướng, GS HOÀNG MINH THẢO nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quân sự.

        Trung tướng, PGS NGUYỄN ĐÌNH ƯỚC Viện trưởng Viện LSQS.

        - Cán bộ lãnh đạo chỉ huy Quân chủng PK-KQ năm 1972.

        Trung tướng LÊ VĂN TRI Nguyên Tư lệnh Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng GS, PTS HOÀNG PHƯƠNG Nguyên Chính uỷ Quân chủng PK - KQ.

        Trung tướng NGUYỄN XUÂN MẬU Nguyên Phó chính uỷ Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng HOÀNG VÁN KHÁNH Nguyên Phó tư lệnh Quân chủng PK- KQ.

        Thiếu tướng NGUYỄN QUANG BÍCH Nguyên Phó tư lệnh Quân chủng PK - KQ.

        Thượng tướng ĐÀO ĐINH LUYỆN Nguyên Tư lệnh Không quân.

        Trung tướng HOÀNG NGỌC DIÊU Nguyên TMT Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng VŨ XUÂN VINH Nguyên Phó TMT Quân chủng PK- KQ.

        Thiếu tướng NGUYÊN DLPƠNG HÁN Nguyên Phó TMT Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng LUƠNG HỬU SẮT Nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng PK- KQ

        Trung tướng TRẦN NHẪN Nguyên sư phó 361.

        Thiếu tướng LÊ HUY VINH Nguyên sư phó 361.

        Chủ nhiệm công trình:   

        Thiếu tướng NGÔ HUYNH Tư lệnh Quân chủng PK

        Nghiên cứu và viết:

        Đại tá PGS- PTS NGUYỄN NGỌC QUÝ- chủ biên.

        Thiếu tướng NGUYỄN VĂN NINH

        Đại tá HỒ SĨ HƯU

        Đại tá TRẦN LIÊN

        Thượng tá TRỊNH NGỌC NGHI


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2016, 03:15:35 pm
       
        "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ củng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mói chiu thua. Phải dự kỉển trước tình huống càng sớm càng tốt, để có thòi gian mả suy nghĩ chuẩn bị. Nhá là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đả huỷ diệt Bình Nhương, ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khỉ thua trên bầu trời Hà Nội".

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH       


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2016, 03:22:11 pm
       
BÀI NÓI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỚI CÁN BỘ, CHIẾN SĨ ĐẠI ĐỘI 1 TIỂU ĐOÀN 1 ĐOÀN TAM ĐẢO
BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN
1

        Các chú thân mến,

        Hôm nay Bác đến thăm các chú, thấy chú nào cũng hăng hải, mạnh khỏe, phấn khởi, Bác rất vui lòng. Sau đây Bác dặn các chú vài lời tóm tắt:

        1. Giặc Mỹ đang "leo thang" ở miền Bắc, còn ở miền Nam chúng đang tăng thêm quân, thêm súng- có chú nào sợ không ?.

        - Đúng! Nó đưa thêm chừng nào, ta diệt thêm chừng đó. Các chú bộ đội phòng không- không quân đã cùng với quân dân ta bắn rơi gần 400 máy bay, lập công như vậy là tốt. Các chú có vất vả gian khổ, nhưng so với quân dân miền Nam thì chưa thấm vào đâu. Phải noi gương quân dân miền Nam đánh giỏi, đánh mạnh, đảnh trúng hơn nữa. Chúng ta hạ được gần 400 máy bay Mỹ, nhưng còn phải bắn rơi nhiều hơn. Đừng thấy thế mà chủ quan, đã gọi là quân sự thì phải cảnh giác cao, sẵn sàng chiến đấu tốt.

        2. Các chú chắc đã được nghe phổ biến Nghị quyết của Trung ương, Quản uỷ Trung ương, nhưng Bác tóm lại vài điểm cho dễ nhớ:

        - Phải nêu cao quyết tâm đánh thảng giặc Mỹ xâm lược, có quyết tâm thì làm gì cũng được. Các chú có quyết tâm không ? Quyết tâm có chắc không ?.

        - Phải có tinh thần dũng cảm. Quân dân ta rất anh hùng, cả các cháu bé cũng dũng cảm, nhưng các chú vẫn phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện. Phải có quyết tâm đánh, mà đã đánh phải có quyết tâm đánh thắng. Phải chuẩn bị tinh thần đánh liên tục, đánh cho khi nào giặc Mỹ phải cút khỏi Việt Nam mới thôi.

        - Phải làm sao đánh tiêu diệt được chúng. Vừa qua, súng của ta không phải ít nhưng chưa đánh tiêu diệt được. Ví dụ: nó vào 10 chiếc, ta bắn rơi có 2, đó là chưa đánh tiêu diệt được. Nguyên nhân tại sao ? Chú nào biết ? Không phải ta thiếu cảnh giác. Vấn đề là ở chỗ tình thần của con người phải truyền qua súng, tức là làm sao phải có kỹ thuật giỏi. Hồi này thằng địch không đến đúng tầm cho ta bắn như trước, ta phải tìm nó mà bắn. Muốn bắn trúng, bắn rơi máy bay ngay từ loạt đạn đầu tiên, phải tập luyện thật công phu. Có bắn trúng, bắn rơi ngay từ loạt đạn đầu thì mới bắn rơi được tại chỗ. Những yêu cầu đó liên hệ mật thiết với nhau. Bắn trúng từ loạt đạn đầu tiên, băn rơi tại chỗ sẽ tiết kiệm được đạn. Đạn đắt tiền lắm. Các chú bắn còn tốn đạn, tất nhiên là không chú nào muốn thế, nhưng chính vì kỹ thuật chưa cao. Thằng Mỹ nó đánh xong cũng rút kinh nghiệm, ta đánh xong cũng phải chú ý rút kinh nghiệm, đừng nặng về liên hoan, nhẹ về rút kinh nghiệm. Ta thường nói: "Một viên đạn, một quân thù", ở đây với cỡ pháo này, Bác cho các chú "20 viên một quân thù". Các chú cố học sẽ làm được.

        3. Bộ đội phòng không - không quân có nhiều binh chủng hợp thành, lúc đánh phải hiệp đồng cho tốt, ai đánh tầng thấp, ai đánh tầng giữa, ai đánh trên cao phải phối hợp rất chặt chẽ. Bác không phải nhà quân sự, nói như vậy có đúng không ? Phải có tình thần lập công tập thể. Ai cũng muốn lập công, khi máy bay địch đến ai cũng muốn bắn. Khi mảy bay rơi ai cũng bảo mình bắn, lúc bắn không rơi lại đổ lỗi cho nhau. Đó là điều không nên làm. Công là công chung. Tranh công đổ lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa đơn vị.

        4. Các chú phải hết sức chú ý vấn đề dân chủ và kỷ luật. Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật, Bác thấy có nơi còn có hiện tượng cán bộ cáu kỉnh với chiến sĩ, như vậy không tốt. Có gì cứ bình tĩnh bảo nhau, bàn với nhau. Càng cáu càng khó nghe. Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ phải gương mẫu phê bình và tự phê bình. Ví dụ: Bác và các chú khai hội với nhau, Bác tự phê bình trước thì các chú mới dám phê bình. Các chú có khuyết điểm, Bác phê bình lại. Mục đích phê bình và tự phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải để nói xấu nhau.

        Phải đoàn kết chặt chẽ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa bộ đội với nhau, giữa nhân dân vói bộ đội. Ta làm cách mạng thắng lợi, kháng chiến thành công, đánh Mỹ giỏi chính là do ta đoàn kết chặt chẽ. Một ngón tay thì yếu, nhưng năm ngón tay nắm lại thành quả đấm thì rất mạnh.

        Cuối cùng, Bác căn dặn các chú: Phải tin tưởng vững chắc là ta nhất định thắng, Mỹ nhất định phải thua. Lúc này mà còn phân vân: tàu địch to, tàu ta nhỏ, tàu bay địch nhiều, súng ta ít liệu có đánh được không là biểu hiện của quyết tâm chưa cao. Tuy không dám tự nhận là sợ địch nhưng chính đã sợ địch. Phải khẳng định rằng: Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay "bê" gì đì chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta củng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng.

        Ở đây có nhiều chú đã tham gia kháng chiến chắc còn nhớ lúc đẩu Tây nó rất mạnh, có đủ mọi thứ, mạnh gấp mấy ta. Nhưng Đảng nói: "Khảng chiến nhất định thắng lợi". Ta thắng lợi vì ta quyết tâm, ta đoàn kết. Vì có lòng tin ở thắng lợi nên ta dám dùng giáo, mác, đánh với xe tăng của địch, cướp súng địch giết địch, ta không có tàu bay mà đánh tan xác được hàng trăm mảy bay địch. Các đồng chí cũ nên kể lại những chuyện đó cho anh em mới nghe. Trước cách mạng cũng vậy, địch có chính quyền, quân đội, cảnh sát, tòa án... Ta cả Đông Dương có chưa đầy 5.000 đảng viên với hai bàn tay không, nhưng Đảng đã bảo: "Cách mạng nhất định thành công". Ta thành công chính vì ta đoàn kết, quyết tâm, tin tưởng.

        Bây giờ cũng vậy, Mỹ là tên đầu sỏ của phe đế quốc, rất nguy hiểm, rất xảo quyệt, nhưng đánh nhau với ta, vẫn bị thua. Năm 1960, quân dân miền Nam chưa có một tấc sắt trong tay, kẻ địch thì đủ mọi thứ, nhưng tới nay ta càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thăng. Sáu tháng đầu năm 1965, ta thắng đến nỗi bọn Mỹ phải kêu la ầm ĩ. Như ở Đà Năng tên thiếu tướng Mỹ khoe: "ở đó chuột không chui lọt, chim không bay qua nổi". Thế mà ta vào được, phá được. Chính vì ta có quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, dám đảnh và dám thắng.

        Ta phải có lòng tin sắt đả ở Đảng. Đảng đã nói: "Nhất định đảnh thăng giặc Mỹ xâm lược" là nhất định thắng. Hồi trước Cách mạng tháng Tám, trước kháng chiến ta còn yếu. Nay ta rất mạnh, cả thế giới lại ủng hộ ta. Có những nước ở tít vùng Bắc cực, Nam cực cũng ủng hộ ta. Đảnh nhau có hy sinh, có gian khổ, nhưng bền gan, vững chí thì cuối cùng ta nhất định thắng, địch nhất định thua.

        Các chú đã thông tình hình nhiệm vụ, còn phải tuyền truyền cho mọi người rõ, làm cho cả nước một lòng chống Mỹ, cứu nước và tin là nhất định thắng lợi.

        Bác chúc các chú mạnh khỏe, bắn rơi được nhiều máy bay Mỹ.

----------------
1. Nói ngày 19 tháng 7 năm 1965, tài liệu của Bộ tư lệnh PK- KQ. Hồ Chí Minh - Toàn tập. Tập 11. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 10.1996, tr. 465- 468.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2016, 03:27:14 pm
        
LỜI TỰA

        Trận "Điện Biên Phủ trên không" đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972 là một biểu tượng rực rỡ về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và của trí tuệ sáng tạo Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, một chiến công vẻ vang của lực lượng Phòng không - Không quân, của sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dãn Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

        Đó là một trận quyết chiến lớn, mang đầy đủ nhân tố của một chiến dịch lớn, có ý nghĩa quan trọng về chính trị, quân sự, ngoại giao, góp phần quyết định thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi "đánh cho Mỹ cút", tiến lên "đánh cho nguy nhào" giành toàn thắng.

        Trận chiến thắng không quân chiến lược của đế quốc Mỹ tháng 12 năm 1972 đã để lại nhiều bài học vô cùng quý giá cho toàn quân và toàn Đảng, cho mọi cấp của lực lượng vũ trang nhân dân, từ Tổng Tư lệnh đến cán bộ chiến sĩ trực tiếp đối mặt với quân thù.

        "LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972" do Quân chủng Phòng không tổ chức nghiên cứu biên soạn là một công trình rất có giá trị, có thê sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tốt trong các nhà trường quân đội và giáo dục truyền thống chiến đấu vẻ vang cho các thế hệ. Mong rằng sắp tới với sự phối hợp của Quân chủng Không quân, cùng nhau nghiên cứu và biên soạn ra một tài liệu tổng kết đầy đủ về trận quyết chiến lịch sử của lực lượng phòng không - không quân tháng 12 năm 1972 đánh thắng không quân chiến lược cùa Mỹ.

        Chúc cán bộ chiến sĩ lực lượng Phòng không, phát huy truyền thống anh hùng, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Không quân, luôn xứng đáng là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc bầu trời của Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/1%20-%200011_zpsxf8emm3w.jpg)         
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP        


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2016, 03:38:59 pm
        
LỜI MỞ ĐẦU

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân miền Bắc đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam; đồng thời đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.

        Trong lịch sử chiến tranh trên thế giới, hiếm thấy có một cuộc chiến tranh mà kẻ thù chỉ thuần tuý dùng không quân, hải quân để tàn phá, huỷ diệt một quốc gia có chủ quyền như đế quốc Mỹ tiến hành đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trải qua mấy nghìn năm giữ nước của dân tộc, chúng ta cũng chưa bao giờ phải đương đầu với một loại chiến tranh mà kẻ thù dùng sức mạnh của phương tiện tiến công đường không đánh phá có tính huỷ diệt các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước như đế quốc Mỹ tiến hành ở miền Bắc vào những năm cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ suốt gần một thập kỷ là một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không- một loại hình chiến tranh chưa từng có trong lịch sử của dân tộc và hiếm có trong lịch sử chiến tranh thế giới.

        Ngay từ trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt trong quá trình đấu trí, đấu lực rất quyết liệt của quân và dân ta với các lực lượng không quân (không quân chiến thuật, không quân hải quân, không quân chiến lược) của đế quốc Mỹ, để bảo vệ miền Bắc, bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, nghệ thuật tác chiến phòng không đã dần dần hình thành, phát triển ngày càng phong phú và sáng tạo.

        Trong cuộc chiến tranh mới mẻ, phức tạp và quyết liệt đó, nghệ thuật tác chiến phòng không được phát triển từ các trận đánh độc lập đến các trận đánh hiệp đồng với các quy mô khác nhau, các đợt đánh tập trung có tính chất chiến dịch, tiến tới chiến dịch phòng không khá hoàn chỉnh đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng lực lượng không quân chiến lược B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972.

        Ở thời điểm quyết định của cuộc chiến tranh, Ních-xơn đá sử dụng con bài răn đe chiến lược B-52, tổ chức cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn vào Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng coi đó là một biện pháp tác chiến chiến lược để làm nhụt ý chí của nhân dân ta, buộc ta phải chấp nhận kết thúc chiến tranh theo sự xếp đặt của Mỹ. Cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ tháng 12 năm 1972 chẳng những là một thử thách rất nghiêm trọng đối với chế độ, dân tộc và lực lượng phòng không ba thứ quân của ta, mà còn là một đòn răn đe phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên thế giới. Nhưng với ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch phòng không giành thắng lợi lớn, đập tan uy lực "siêu pháo đài bay" của đế quốc Mỹ.

        Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược ở chiến trường miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, mà đỉnh cao là chiến dịch phòng không đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972 của chúng là hai đòn chiến lược thúc đẩy và hoà nhịp với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, góp phần giành thắng lợi quyết định "đánh cho Mỹ cút", đưa cách mạng miền Nam sang giai đoạn chiến lược mới "đánh cho ngụy nhào" để giành toàn thắng.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một loại hình chiến dịch rất mới mẻ trong nền nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Trong quá trình xây dựng quyết tâm và kế hoạch chiến dịch, chúng ta chưa dùng danh từ chiến dịch, vì thực tiễn những đợt tác chiến đã qua chưa đủ điều kiện để ta khái quát thành lý luận của một chiến dịch phòng không trước khi tiến hành. Sau cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt 12 ngày đêm tháng lợi, từ thực tiễn và từ nghiên cứu lý luận, chúng ta mới có đủ cơ sở để kết luận cuộc đọ sức quyết liệt đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược của địch là một chiến dịch phòng không có ý nghĩa chiến lược và khá hoàn chỉnh. Như Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945- 1975) đá xác định: "chiến dịch phòng không quy mô lớn của lực lượng phòng không-không quân đầu tiên xuất hiện, được tổ chức và thực hành có bài bản và khá hoàn chỉnh giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược là một sự phát triển mới của nền nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật chiến dịch phòng không đã được khẳng định trong thực tế chiến đấu".

        Chiến dịch phòng không năm 1972 đã qua đi 25 năm, nhiều nhà quân sự thế giới đã và đang dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: tại sao ta đánh thắng ! Tại sao lực lượng không quân chiến lược của Mỹ - lực lượng mạnh nhất thế giới với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại ! Sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong mặt trận đối không tiềm ẩn ở đâu!... Và nhiều vấn đề khác. Họ tự vấn và tự trả lời. Hội chứng về chiến tranh Việt Nam nói chung và trên bầu trời Hà Nội tháng chạp 1972 nói riêng vẫn còn nặng nề và kéo dài ở nước Mỹ.

        Đối với chúng ta, chiến dịch phòng không 1972 còn để lại cho các thế hệ hiện nay và cho mai sau một mốc son rực sáng trong lịch sử chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

        Việc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về nghệ thuật chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 bao gồm sự tham gia tác chiến của các lực lượng phòng không ba thứ quân và không quân là một công việc khó khăn, phức tạp. Vì hoàn cảnh khách quan của chiến tranh, tư liệu để lại không nhiều. Các thế hệ trực tiếp làm nên sự kiện trọng đại ấy phần lớn đã nghỉ hưu, một số đã không còn nữa.

        Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng với ý nghĩa lớn lao của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, được sự chỉ đạo của Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng, thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không quyết tâm tổ chức nghiên cứu biên soạn "LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972" nhằm góp phần làm phong phú thêm nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, giữ vững và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, đồng thời làm cơ sở để nghiên cứu vận dụng và phát triển nghệ thuật chiến dịch phòng không trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

        Tuy vậy, với tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của chiến dịch trong chiến tranh, bộ phận nghiên cứu biên soạn dù có cố gắng đến đâu cũng chưa thể hoàn chỉnh. Việc nghiên cứu nghệ thuật chiến dịch phòng không năm 1972 sẽ còn tiếp tục tiến hành dưới các góc độ và bề sâu khác nhau của nhiều thế hệ Việt Nam nối tiếp.

        Trong quá trình nghiên cứu, quân chủng luôn luôn được sự đóng góp trí tuệ của các cán bộ lãnh đạo chỉ huy đã từng giữ các cương vị trọng trách trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 và một số cán bộ khoa học ở cấp chiến lược. Đặc biệt nhiều vấn đề đã được các đồng chí: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Phùng Thế Tài phân tích, lý giải.

        Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không xin chân thành cám ơn sự đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí đã chỉ huy chiến dịch, các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học và sự chỉ đạo giúp đỡ của Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng.

THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ VÀ                        
BỘ TƯ LỆNH QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG -        
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ
                      


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:14:21 pm
       
Chương một

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ
CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG TỪ 1965 ĐẾN 1972

        Chiến dịch phòng không là một loại hình chiến dịch của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến dịch phòng không có những đặc điểm chung với các loại hình chiến dịch khác của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đổng thời có những đặc trưng riêng của nó.

        Để thực hiện được nhiệm vụ chiến dịch, cần phải có các điều kiện nhất định về lực lượng, về tổ chức chỉ huy, về cách đánh chiến dịch, về hiệp đồng tác chiến của các lực lượng tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành nhiệm vụ do chiến lược giao cho

        Do bối cảnh cụ thể trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, các yếu tố cần thiết để tổ chức chiến dịch phòng không được hình thành từng bước theo quá trình phát triển của thực tiễn chiến tranh và nhiệm vụ tác chiến phòng không. Do vậy, chiến dịch phòng không chưa đủ điều kiện để xuất hiện ngay thời kỳ đầu chiến tranh và phải từng bước hình thành và phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

        Lực lượng phòng không ba thứ quân là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, trong đó lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không. Từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, bằng các loại súng bộ binh ta đã bắn rơi máy bay của giặc Pháp và dần dần hình thành các đơn vị phòng không chuyên trách trong các đơn vị bộ binh. Cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trung đoàn pháo cao xạ 367, lực lượng phòng không đầu tiên của quân đội ta ra đời và đã chiến đấu có hiệu quả, góp phần vào thắng lợi chung của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, những nguyên tắc và hình thức tác chiến cơ bản của phòng không bước đầu đã được hình thành.

        Thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước ta tạm chia ra làm hai miền. Cách mạng Việt Nam đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

        Lực lượng phòng không chuyển từ nhiệm vụ tham gia tác chiến trong bộ đội binh chủng hợp thành sang thực hiện chức năng chủ yếu bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong một lần đến thăm bộ đội cao xạ bảo vệ Hà Nội, Bác Hồ đã nói: "Hà Nội chưa có pháo cao xạ như một ngôi nhà chưa có nóc". Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng phòng không được phát triển nhanh chóng. Từ đó các binh chủng phòng không lần lượt ra đời và triển khai chiến đấu. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, bộ đội rađa bát đầu phát sóng. Từ đó, quân đội ta bắt đầu sử dụng thiết bị điện tử trong thực hiện nhiệm vụ quản lý vùng trời. Ngày 6 tháng 8 năm 1964, sau một thời gian xây dựng và huấn luyện, trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên đã triển khai sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc

        Trước những âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, năm 1963 Quân chủng Phòng không- Không quân được thành lập. Việc tổ chức và nâng cao chất lượng của lực lượng phòng không trên miền Bắc càng được tăng cường và phát triển khẩn trương hơn.

        Để chủ động đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của địch, bảo vệ miền Bắc, tháng 1 năm 1964, Bộ Quốc phòng triệu tập hội nghị phòng không nhân dân bàn biện pháp cụ thể đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch vào miền Bắc. Nhờ có sự chuẩn bị từ trước, quân và dân miền Bắc mà lực lượng chủ yếu là bộ đội phòng không và hải quân đã bình tĩnh, chủ động, trừng trị đích đáng không quân Mỹ ngay từ trận đầu khi chúng liều lĩnh lao vào đánh phá các mục tiêu ven biển của ta ngày 5 tháng 8 năm 1964. Trận đánh thắng ngày 5 tháng 8 năm 1964 giúp ta khẳng định, với vũ khí súng pháo phòng không hiện có, chúng ta vẫn có thể bắn rơi máy bay phản lực siêu âm của đế quốc Mỹ.

        Trước sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bác. Trong ngày nhậm chức tổng thống 20 tháng 1 năm 1965, Giôn-xơn tuyên bố: "Phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của quân đội Việt Nam cộng hoà và chính quyền miền Nam, giữ vững Nam Việt Nam".

        Để đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng ta chủ trương phát động một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không: toàn dân bắn máy bay và tàu chiến địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng nền kinh tế phục vụ quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ chi viện cho cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam và chi viện quốc tế.

        Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công và những tư tưởng chỉ đạo chiến tranh của Đảng vào tác chiến phòng không, ngay từ đầu năm 1965, Quân chủng Phòng không- Không quân đã xây dựng năm nguyên tắc tác chiến phòng không và từng bước bổ sung, hoàn thiện thành tám nguyên tắc cơ bản. Đó vừa là tư tưởng chỉ đạo, vừa là nguyên tắc và củng là yêu cầu của tác chiến phòng không. Đó cũng là nội dung cơ bản của nghệ thuật tác chiến phòng không đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác của đế quốc Mỹ, do hai đời tổng thống Mỹ Giôn- xơn và Ních- xơn tiến hành.

        Qua hai lần đọ sức với không quân Mỹ, nghệ thuật tác chiến phòng không đã hình thành các giai đoạn tương đối rõ nét: giai đoạn hoạt động chiến đấu phòng không độc lập, nhỏ lẻ thời kỳ đầu chiến tranh, giai đoạn hoạt động tác chiến phòng không hiệp đồng binh chủng ở quy mô chiến thuật, giai đoạn tác chiến phòng không tập trung có tính chất chiến dịch và tiến tới chiến dịch phòng không quy mô lớn khá hoàn chỉnh ở cuối cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:16:27 pm
       
I. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CHIÊN ĐẤU PHÒNG KHÔNG ĐỘC LẬP,
NHỎ LẺ THỜI KỲ ĐẦU CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT

        Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ được tiến hành liên tục từ chiến dịch "Mũi lao lửa", lấy cớ trả đũa các trận tiến công của quân dân miền Nam

        Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 1965, Quân giải phóng miền Nam tiến công vào một đơn vị quân Mỹ ở Plây Cu. Ngày 7 tháng 2 năm 1965, địch dùng lực lượng lớn máy bay trên ba hạm tàu vào đánh phá các doanh trại quân đội, trạm rađa 12 và bệnh viện Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Tiếp đó, ngày 8 tháng 2 năm 1965, địch sử dụng hỗn hợp cả không quân hạm đội 7 của Mỹ với không quân ngụy đánh phá đồng thời vào hai khu vực Vĩnh Linh và Quảng Bình.

        Mặc dù chưa có nhiều lực lượng phòng không chủ lực của quân chủng, nhưng với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, nhờ có kinh nghiệm đánh thắng trận đầu ngày 5 tháng 8 năm 1964, các lực lượng phòng không tại chỗ của các đơn vị bộ binh, của hải quân trên tàu, các tổ súng máy phòng không của các trạm rađa, các trận địa phòng không của dân quân tự vệ thị trấn, cơ quan, nông trường đã đánh trả mãnh liệt. Trong hai ngày đã bán rơi tám máy bay địch và bắn bị thương nhiều chiếc khác. Chiếc máy bay của tướng Nguyễn Cao Kỳ trực tiếp chỉ huy lực lượng không quân ngụy đánh phá Vĩnh Linh bị thương, phải về hạ cánh cấp tốc xuống sân bay Phú Bài (Huế).

        Chỉ mới qua hai ngày mở đầu chiến tranh, tổn thất chưa lớn, nhưng đã làm cho địch choáng váng. Giôn-xơn phải ra lệnh tạm dừng đánh phá, tiến hành trinh sát lại khu vực để chuẩn bị những trận đánh mới.

        Để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đánh trả không quân địch, chấp hành lệnh của Bộ Tổng Tham mưa, quân chủng và Quân khu 4 đã điều động cấp tốc một số tiểu đoàn cao xạ 37mm, một số đại đội súng máy phòng không 14,5mm tăng cường lực lượng cho phía nam Quân khu 4.

        Ngày 11 tháng 2 năm 1965, địch lại lấy cớ ta tiến công trại lính Mỹ ở Quy Nhơn để tiếp tục chiến dịch "Mũi lao lửa", tập trung đánh phá khu vực Vĩnh Linh và Quảng Bình. Tiểu đoàn cao xạ 37mm của quân chủng đã phát huy vai trò nòng cốt đánh máy bay địch trong khu vực, cùng các lực lượng phòng không tại chỗ bắn rơi sáu máy bay địch. Chỉ qua mấy ngày đọ sức với ta chiến dịch "Mủi lao lửa" của địch bị thất bại, Giôn-xơn tuyên bố kết thúc chiến dịch, chuyển sang hoạt động đánh phá nhỏ lẻ các đầu mối giao thông miền tây Quảng Bình.

        Sau khi nghiên cứu, các nhà quân sự Mỹ nhận thấy những hành động trả đũa không có khả năng gây sức ép buộc ta ngừng tiến công ở miền Nam. Ngày 13 tháng 2 năm 1965, Giôn-xơn quyết định sử dụng không quân mở rộng phạm vi đánh phá. Quyết định mới của Giôn-xơn được thực hiện bằng các chiến dịch "Sấm rền", đánh phá leo thang dần ra vĩ tuyến 19 rồi vĩ tuyến 20, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu quân sự và một số cơ sở kinh tế.

        Sau mấy ngày đầu, thế trận phòng không trên địa bàn Quân khu 4 đã được củng cố, một số tiểu đoàn, trung đoàn pháo cao xạ của quân chủng và của quân khu triển khai chiến đấu.

        Càng leo thang đánh phá ra phía ngoài, tổn thất của không quân Mỹ ngày càng lớn, số giặc lái bị chết và bị bắt sống ngày càng nhiều. Sau ba ngày đầu của chiến dịch "Sấm rền", Giôn-xơn lại phải ra lệnh tạm ngừng đánh phá, họp hội đồng an ninh quốc gia đánh giá lại tình hình phòng không miền Bắc và tìm cách đối phó. Các nhà quân sự Mỹ cho rằng đối tượng nguy hiểm trước tiên cần phải đánh phá là các trận địa rađa.

        Từ nhận định đó, địch tổ chức một đợt đánh phá tập trung vào các trận địa rađa nam Quân khu 4.

        Ngày 23 tháng 3 năm 1965, địch đánh trận địa đại đội rađa 11 ở Vĩnh Linh. Các lực lượng phòng không tại chỗ đã kiên quyết đánh trả bảo vệ trận địa, bắn rơi bảy máy bay Mỹ.

        Rút kinh nghiệm của đại đội rađa 11, đại đội rađa 12 ở Quảng Bình đã cơ động triển khai sang vị trí khác, bố trí trận địa rađa giả ở vị trí cũ để thu hút, phân tán lừa địch. Ngày 24 tháng 3 năm 1965, địch tập trung đánh vào trận địa rađa giả. Hai tiểu đoàn pháo cao xạ của quân chủng cùng lực lượng phòng không địa phương đã đánh địch quyết liệt, bắn rơi hai máy bay.

        Sau hai ngày địch liên tiếp đánh phá trận địa rađa, quân chủng nhận định: máy bay Mỹ còn tiếp tục đánh các trận địa rađa. Rút kinh nghiệm làm trận địa giả lừa địch của trạm rađa 12, quân chủng đá chỉ đạo phát triển thành kế nhử địch để đánh địch. Đại đội rađa 13 ở Hà Tĩnh được lệnh cơ động sang trận địa mới, tại vị trí cũ lập một trận địa giả. Tiểu đoàn 8 cao xạ được lệnh cơ động gấp từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh cùng với đại đội pháo cao xạ của Hà Tĩnh và lực lượng dân quân tự vệ tổ chức thành cụm pháo phòng không để thực hiện một trận đánh tiêu diệt. Đúng như dự kiến của ta, ngày 26 tháng 3 năm 1965, địch tổ chức trận đánh tập trung vào trận địa rađa giả ở Hà Tĩnh. Cụm phòng không đã đánh địch quyết liệt, tiêu diệt bốn máy bay địch.

        Kế hoạch của địch đánh phá các trận địa rađa phía trước bị thất bại, các trận địa rađa của ta vẫn phát sóng liên tục, quản lý chặt chẽ không phận phục vụ chiến đấu và phòng tránh trên địa bàn.

        Qua mấy tháng tập trung đánh phá các mục tiêu ở nam Quân khu 4, tuyến hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, hòng buộc ta ngừng tiến công ở miền Nam không đạt mục đích, bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Mác Namara đang kiểm tra ở chiến trường đã phải báo cáo với tổng thống: "Tình hình Nam Việt Nam rất nghiêm trọng, quân đội Việt Nam cộng hoà không còn đủ sức đương đầu với Việt cộng..., quyền chủ động đã thuộc về tay Cộng sản".


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:17:47 pm
        Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", ngày 1 tháng 4 năm 1965, chính quyền Giôn-xơn quyết định đưa bộ binh Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam, chuyển chiến lược: "Chiến tranh đặc biệt" sang chiến lược: "Chiến tranh cục bộ" và mở rộng quy mô đánh phá ra miền Bắc. Mỹ chuyển mục đích của chiến dịch "Sấm rền" từ chỗ "bẻ gãy ý chí Bắc Việt Nam" sang thực hiện "cắt đứt luồng tiếp tế người và hàng hoá từ miền Bắc vào miền Nam". Thực hiện mục tiêu trên, địch mở đợt đánh tập trung vào các tuyến giao thông quan trọng, phá hoại và làm hư hỏng một loạt cầu xung yếu: cầu Hàm Rồng, cầu Đò Lèn, cầu Cấm, cầu Hoàng Mai v.v...

        Trong hai tháng đầu chiến tranh, với ý đồ tập trung đánh trả đũa, gây sức ép ở nam Quân khu 4, chúng tổ chức từng trận đánh tập trung vào một số mục tiêu, lợi dụng địa hình ven biển, lòng sông bay thấp rồi đột ngột nâng độ cao chiếm lĩnh điểm bổ nhào đánh phá mục tiêu, kết hợp sử dụng một số tốp nghi binh hướng đột nhập và bay ở độ cao lớn để thu hút hoả lực phòng không của ta.

        Lực lượng phòng không trên chiến trường nam Quân khu 4 mới chỉ có một số phân đội cao xạ 37mm của quân chủng, một số phân đội phòng không của bộ binh, súng pháo trên tàu của hải quân, các trung đội, tiểu đội súng máy phòng không của các đơn vị, cơ quan, nông trường và lực lượng bắn máy bay rộng khắp bằng súng bộ binh của dân quân tự vệ. Quy mô tác chiến còn ở phạm vi tiểu đoàn trở xuống, hình thức hoạt động tác chiến còn mang tính chất độc lập, nhỏ lẻ. Một số trận đã hình thành cụm, nhưng quy mô còn nhỏ, chưa tổ chức được chỉ huy cụm thống nhất nên sức mạnh chiến đấu hiệp đồng chưa cao, chưa phát huy hết khả năng tiêu diệt địch của toàn cụm.

        Lực lượng phòng không của ta trong giai đoạn đầu chiến tranh mới tổ chức đến quy mô trung đoàn. Các trung đoàn pháo cao xạ đang triển khai bố trí bảo vệ .các thành phố, các khu công nghiệp, chưa có điều kiện vào tham gia chiến đấu ngay từ đầu. Trung đoàn không quân tiêm kích đã về nước từ ngày 6 tháng 8 năm 1964, nhưng ta mới chỉ có một sân bay phản lực ở Hà Nội, phạm vi hoạt động của máy bay hạn chế, chưa có điều kiện vào đánh địch ở phía nam Quân khu 4.

        Giai đoạn hoạt động tác chiến phòng không độc lập nhỏ lẻ diễn ra trong một thời gian ngắn ở địa bàn nam Quân khu 4, nhưng đã đem lại cho ta nhiều bài học thực tiễn vô cùng quý giá về nghệ thuật tác chiến phòng không:

        Bước đầu ta nhận biết được một cách cụ thể hoạt động của không quân địch: leo thang đánh phá dần ra miền Bắc, cường độ đánh phá ngày càng tăng, tập trung đánh vào từng hệ thống mục tiêu theo một ý đồ cụ thể. Đặc biệt chú trọng đánh phá hệ thống rađa phòng không và các trận địa phòng không trực tiếp bảo vệ mục tiêu. Khi bị tổn thất nặng, địch lại tạm dừng đánh phá. Trong vòng hai tháng đầu chiến tranh, Giôn-xơn đã phải ra lệnh tạm dừng đánh phá hai lần để nghiên cứu rút kinh nghiệm.

        Bước đầu vận dụng có hiệu quả phương thức tác chiến tại chỗ, rộng khắp của mọi lực lượng phòng không, mọi loại vũ khí, kể cả vũ khí bộ binh để bắn máy bay phản lực của Mỹ

        Các phân đội cao xạ chủ lực của quân chủng đã bước đầu phát huy được vai trò nòng cốt cho toàn dân bắn máy bay địch trên địa bàn, được sử dụng tương đối linh hoạt, nhanh chóng cơ động tập trung bảo vệ trực tiếp các mục tiêu bị uy hiếp. Điển hình là việc sử dụng tiểu đoàn 8 pháo cao xạ cơ động từ ngoài vào đánh địch bảo vệ trạm rađa 12 ở Quảng Bình, rồi lại khẩn trương cơ động ra Hà Tĩnh đánh địch bảo vệ trạm rađa 13.

        Bước đầu hình thành chiến thuật nghi binh nhử địch sáng tạo và khôn khéo. Đã tổ chức hai trận nhử địch đạt hiệu quả. Trận đầu mới chỉ nghi binh lừa địch, phân tán sự đánh phá của chúng. Trận sau đã phát triển nghệ thuật cao hơn, tổ chức cụm phòng không phục kích tiêu diệt địch ở khu nhử địch.

        Thực hiện triệt để các biện pháp nguy trang, nghi binh, cơ động trận địa, đặc biệt đối với các trận địa rađa tuyến ngoài, nên đã bảo toàn được lực lượng, phát sóng liên tục, thực hiện được nhiệm vụ quản lý không phận.

        Qua thực tiễn chiến đấu với không quân Mỹ trong những tháng đầu cho ta thấy rõ hơn lực lượng phòng không ba thứ quân phát triển chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng đơn vị, về vũ khí trang bị củng như về tổ chức và chỉ huy chiến đấu.

        Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, chúng ta đã tập trung xây dựng gấp nhiều đơn vị phòng không chủ lực, cấp tốc tổ chức hai trung đoàn tên lửa và chuẩn bị cho không quân sớm vào chiến đấu, triển khai rộng rãi các tổ bắn máy bay của dân quân tự vệ, chỉ đạo sơ tán phòng tránh cho các thành phố, xí nghiệp, tổ chức hệ thống thông báo báo động phòng không nhân dân.

        Trước tình hình địch leo thang đánh phá Quân khu 4, chúng ta đã điều chỉnh lại thế trận, tăng cường bảo vệ vững chắc các yếu địa quan trọng: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, đồng thời đưa một phần lực lượng dự bị và luân phiên các đơn vị bảo vệ yếu địa cơ động vào chiến trường Khu 4 đánh địch leo thang, bảo vệ giao thông vận chuyển và rèn luyện trong thực tế chiến đấu.

        Đây là một sự sáng tạo trong quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng tác chiến phòng không với lực lượng của ta còn có hạn. Từ thực tiễn chiến đấu trên chiến trường, quân chủng đã xác định được tư tưởng chỉ đạo tác chiến là: bí mật bất ngờ, cơ động nhanh, tập trung đúng lúc, đánh chắc thắng, tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:22:00 pm
        
II. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG
HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG QUY MÔ CHIẾN THUẬT

        Từ khi tên lửa và không quân bước vào chiến đấu, hệ thống phòng không được tăng cường đáng kể, hoả lực phòng không được mở rộng đã có khả năng đánh địch ở các tầm cao, tầm xa. Quân chủng Phòng không- Không quân đã có đủ bốn binh chủng: rađa, không quân, tên lửa, pháo cao xạ, bước đầu ổn định thế bố trí chiến lược trên toàn miền Bắc vừa bảo vệ mục tiêu trọng điểm chiến lược, vừa cơ động trong khu vực và trên các chiến trường. Đây là bước phát triển nhảy vọt về chất rất quan trọng của lực lượng phòng không.

        1. Các trận đánh mở đấu của không quăn và tên lửa thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất trong tác chiến phòng không.

        Ngày 9 tháng 11 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trung đoàn không quân đầu tiên. Bác căn dặn: "Tổ tiên ta ngày xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú"1.

        Với ý nghĩa to lớn đó và để khắc phục khó khăn của buổi ban đầu, Bộ tư lệnh quân chủng đã trực tiếp tố chức chỉ huy trận đánh đầu tiên của không quân. Hiệp đổng chặt chẽ với cụm pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng và được trạm rađa 29 dẫn đường chặt chẽ, trong hai ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, không quân ta đã cất cánh đánh trận đầu thắng lợi liên tiếp bắn rơi bốn máy bay Mỹ (hai "giặc nhà trời" F-8U và hai "thần sấm" F-105D) trên bầu trời Thanh Hoá làm cho đế quốc Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ trước sự xuất hiện của máy bay MiG-17 và càng bất ngờ hơn về lối đánh dũng cảm, mưu trí của không quân ta.

        Hai trận thắng liên tiếp của không quân cho ta nhiều kinh nghiệm quý báu về tổ chức chỉ huy dẫn đường, về hiệp đồng chiến đấu với pháo cao xạ ở mặt đất và đặc biệt về sự phối hợp chặt chẽ giữa máy bay công kích và máy bay yểm hộ. Đồng thời còn cho thấy, mặc dù số lượng ít, tính năng và vũ khí của MiG-17 còn hạn chế, nhưng với quyết tâm cao, với cách đánh mưu trí sáng tạo, không quân ta vẫn có thể tiến hành thắng lợi các trận đánh trên không với các lực lượng không quân hiện đại của đế quốc Mỹ.

        Trước sự leo thang đánh phá ngày càng ác liệt của địch ra miền Bác, ngày 18 tháng 7 năm 1965, được sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh quân chủng quyết định khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện đưa tên lửa ra quân đánh tháng trận đầu, tạo một cú đánh bất ngờ vào cân não kẻ thù.

        Do ý nghĩa quan trọng của trận đánh, để bảo đảm chắc thắng, Bộ tư lệnh quân chủng đã trực tiếp tổ chức và chỉ huy trận đánh. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũng tổ chức một bộ phận thường trực bên cạnh sở chỉ huy quân chủng để trực tiếp điều động lực lượng công an, dân quân tự vệ và nhân dân bảo đảm an ninh, cơ động, ngụy trang, tổ chức bắt giặc lái.

        Việc chọn khu vực tác chiến và tổ chức trận đánh đầu tiên đã được quan tâm đặc biệt. Từ sự nhận định chính xác địch chưa đánh Hà Nội, ta đã chọn khu vực tác chiến ở vòng ngoài để có thời cơ cho tên lửa diệt địch, đồng thời buộc địch phải giãn phạm vi đánh phá ra xa khu vực Hà Nội. Khu vực tác chiến được chọn ở khu vực Ba vì (Hà Tây) để đón đánh địch trên đường bay dọc sông Đà vào đánh phá khu vực Việt Trì.

        Lực lượng tên lửa ra quân gồm hai tiểu đoàn cùng với ba trung đoàn pháo cao xạ, hai tiểu đoàn cao xạ và 10   trận địa bắn máy bay của dân quân tự vệ Hà Tây. Để phục vụ cho trận đánh, quân chủng còn điều một đài rađa lên bảo đảm trực tiếp.

        Chiều ngày 24 tháng 7 năm 1965, bộ đội tên lửa Việt Nam phóng những quả đạn đầu tiên. Nhờ chọn thời cơ, chọn mục tiêu đúng, xử lý các tham số chính xác, bằng bốn quả đạn tên lửa bắn tập trung, hai tiểu đoàn 63 và 64 đã hạ cả tốp F4C của Mỹ. Bị đánh bất ngờ, địch hoang mang, lúng túng cho đến hết ngày hôm sau cũng chưa kịp phản ứng. Sau trận mở đầu thắng lợi, cả hai tiểu đoàn bí mật cơ động sang trận địa mới chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. Tại vị trí cũ, ta đã bố trí hai trận địa "tên lửa giả" bằng cót để nhử địch.

        Ngày 26 tháng 7 năm 1965, địch tiến hành trinh sát chuẩn bị cho trận đánh "trả đũa", cả hai máy bay trinh sát BQM-34A ở tầng cao và RF-101 ở tầng thấp đều bị tên lửa tiêu diệt.

        Với ba ngày đánh tháng liên tiếp, tên lửa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ra quân đánh thắng trận đầu. Tên lửa được lệnh bí mật cơ động rút ra khỏi khu vực để bảo đảm an toàn. Quân chủng trực tiếp chỉ huy lực lượng cao xạ đánh địch "trả đũa".

        Bất ngờ bị tên lửa tiêu diệt gọn cả tốp máy bay cường kích và cả hai máy bay trinh sát, Giôn-xơn cay cú quyết định tổ chức một trận tập kích lớn huỷ diệt tên lửa. Ngày 27 tháng 7 năm 1965, chúng sử dụng 36 máy bay cường kích, có cả máy bay tiếp dầu KC-135 và máy bay trực thăng cứu giặc lái HH-53 đánh vào hai trận địa tên lửa giả. Trúng kế nhử địch của ta, lực lượng cao xạ ba thứ quân tạo thành một cụm hoả lực mạnh đánh trả quyết liệt, bán rơi bảy máy bay địch, bắt sống giặc lái. Số máy bay địch còn lại hoảng loạn tháo chạy bỏ dở trận đánh.

        Sự xuất hiện bất ngờ của không quân và tên lửa bẳn rơi nhiều máy bay đã buộc địch phải thay đổi cách đánh và gây cho địch lúng túng trong chiến thuật: phải tăng thêm lực lượng làm nhiệm vụ chặn kích, đánh phá sân bay, đánh phá tên lửa, bay cao để tránh pháo cao xạ lại dễ bị không quân và tên lửa tiêu diệt, bay thấp để tránh không quân và tên lửa lại bị các loại súng pháo tầm thấp tại chỗ rộng khắp sẵn sàng đón đánh chúng.

        Với các trận ra quân đầu tiên thắng lợi của bộ đội không quân và tên lửa, lực lượng phòng không bắt đầu có thêm hai binh chủng hiện đại tham gia chiến đấu, hoả lực phòng không đã có đủ khả năng đánh địch ở mọi tầm cao và cơ động đánh địch từ xa. Đây là bước phát triển quan trọng trong tác chiến phòng không. Tác chiến phòng không từ hoạt động chiến đấu độc lập nhỏ lẻ chuyển sang giai đoạn tác chiến hiệp đồng binh chủng, tạo nên sức mạnh chiến đấu mới, đồng thời củng đòi hỏi tổ chức chỉ huy phải nâng cao trình độ lên một bước mới.

-----------------
1. Lịch sử Không quân nhãn dăn Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1993. Tr. 105.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:42:50 pm
       
        2. Tổ chức các cụm phòng không hỗn hợp cơ động đánh địch trên các hướng.

        Cuối năm 1965, để ngăn chặn chiều hướng thua, cùng với việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và khẩn trương triển khai thế trận chuẩn bị phản công, đế quốc Mỹ mở rộng leo thang đánh phá từng đợt ra các tuyến giao thông trên miền Bác: tháng 6 chúng đánh Ninh Bình, Nam Định, Tây Bắc; tháng 7 đánh tuyến Hà Nội - Lào Cai; từ tháng 8 đến tháng 10 đánh tuyến Hà Nội - Lạng Sơn; tháng 11 đánh phá đường 5 và đường 18; tháng 12 leo thang đánh ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng với cường độ đánh phá ngày càng ác liệt để thăm dò và răn đe ta.

        Trước tình hình địch leo thang đánh phá hệ thống giao thông miền Bắc, quân chủng chủ trương: tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ yếu địa và các tuyến giao thông chiến lược, tổ chức các cụm phòng không hỗn hợp gồm tên lửa và pháo cao xạ cơ động đánh địch trên từng hướng với quy mô thích hợp nhằm tổ chức các trận đánh tiêu diệt lớn, uy hiếp mạnh tinh thần giặc lái, từng bước hạn chế hoạt động của địch, tích cực đưa các lực lượng cao xạ bảo vệ yếu địa thay phiên nhau cơ động đánh địch, tiếp tục sử dụng không quân đánh địch để rèn luyện với tinh thần: đánh chắc thắng, chú ý giữ gìn lực lượng ta, mạnh dạn sử dụng AH-2 đánh tàu biệt kích địch trên biển gần. Thực hiện chủ trương trên, quân chủng sử dụng từ 64% đến 80% đơn vị tên lửa và 52% đơn vị pháo cao xạ làm nhiệm vụ cơ động đánh địch trên các hướng. Để thống nhất chỉ huy và hiệp đồng tác chiến, tháng 8 và tháng 9 năm 1965, Bộ tư lệnh tiền phương cơ động trên các hướng được thành lập. Việc tổ chức Bộ tư lệnh phòng không ở hai khu vực chiến lược và Bộ tư lệnh phòng không cơ động trên các tuyến giao thông quan trọng là một sự phát triển mới quan trọng trong hệ thống chỉ huy, bảo đảm chỉ huy tập trung thống nhất, có sự phân cấp hợp lý, phát huy tính năng động, sáng tạo, kịp thời xử trí các tình huống phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hướng, từng khu vực.

        Việc tổ chức các cụm phòng không hỗn hợp giữa tên lửa và cao xạ, tuy bước đầu còn nhỏ, nhưng đã biểu hiện một sự phát triển mới trong nghệ thuật tác chiến phòng không. Từ tác chiến độc lập đã tiến lên tác chiến hiệp đồng binh chủng ở quy mô chiến thuật. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của các lực lượng tên lửa và pháo cao xạ cơ động chiến đấu là: bí mật bất ngờ, cơ động nhanh, tập trung đúng lúc, đánh chắc thắng, tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu. Với không quân: dùng lực lượng nhỏ, đánh bất ngờ, đánh gần, đánh nhanh, rút nhanh, có công kích, có yểm hộ.

        Các cụm phòng không cơ động đã vận dụng cách đánh mưu trí, linh hoạt, bí mật, bất ngờ, cơ động kịp thời bố trí tập trung, bắn tập trung chuẩn xác, bần rơi tại chỗ kết hợp chặt chẽ giữa tên lửa với cao xạ, lúc tên lửa đánh, lúc lại phân tán để cao xạ đánh, lúc đánh ngày khi đánh đêm. Có trận tên lửa đánh khêu ngòi để nhử địch vào, tạo điều kiện cho cao xạ tập trung tiêu diệt như trận đánh của cụm tiền phương 2 ở khu vực Đồng Giao, Ninh Bình tháng 8 năm 1965. Nhờ tập trung nghiên cứu rút kinh nghiệm và rèn luyện chiến đấu đến cuối năm 1965, ta đã tổ chức được những trận đánh hiệp đồng đầy đủ bốn binh chủng. Trận đánh ngày 20 tháng 9 năm 1965 trên bầu trời Hà Bắc là một điển hình về trận đánh hiệp đồng bốn binh chủng: Rađa, không quân, tên lửa, pháo cao xạ. Không quân đánh ngoài khu vực hoả lực tên lửa, bắn rơi một máy bay F4 của địch. Tiếp đó, khi địch vào đến vùng hoả lực, tên lửa lại đánh rơi một máy bay AD-4. Địch hoảng loạn, hạ thấp độ cao rút chạy lại bị súng pháo phòng không tầm thấp bắn rơi thêm một máy bay A4E.

        Qua các đợt leo thang đánh phá năm 1965 của địch, ta càng thấy rõ sự lúng túng bị động và nhiều mặt hạn chế của chúng. Lực lượng của không quân địch cũng chỉ có hạn. Do đó, chúng không thể tổ chức đánh tập trung quy mô lớn đồng loạt tất cả các mục tiêu trên miền Bắc, trên tất cả các tuyến đường chiến lược, vì vậy, địch phải tập trung đánh phá lần lượt từng khu vực, từng tuyến đường. Đánh rộng ra miền Bắc thì lực lượng đánh phá giao thông ở Khù 4 lại giảm xuống. Khai thác mặt hạn chế này của địch, chúng ta đã tập trung lực lượng trên từng hướng, đúng thời cơ để tạo lực lượng mạnh đánh địch. Đồng thời, tranh thủ tổ chức vận chuyển gấp lực lượng và vật chất vào chiến trường.

        Càng leo thang đánh phá miền Bác, tổn thất của Mỹ ngày càng lớn, thất bại càng thảm hại. Trong năm 1965, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 834 máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái. Mục đích leo thang đánh phá ngăn chặn giao thông miền Bắc không đạt được. Việc vận chuyển chi viện tiền tuyến lớn ngày càng khẩn trương. Được sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc, quân và dân miền Nam liên tiếp tiến công quân xâm lược Mỹ ngay từ những ngày đầu chúng mới đặt chân vào miền Nam ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, Bầu Bàng, Dầu Tiếng ...


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:43:39 pm
        Trước thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam- Bắc, tổng thống Giôn-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ 24 tháng 12 năm 1965 đến 31 tháng 1 năm 1966 để lừa bịp dư luận và chuẩn bị thực hiện phản công chiến lược hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

        Bước vào năm 1966, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất từ 18 tháng 1 năm 1966 đến tháng 4 năm 1966, ổ ạt đánh ra trên hai chiến trường trọng điểm: Miền Đông Nam Bộ và Khu 5 hòng tiêu diệt chủ lực ta và bình định nông thôn, củng cố chế độ nguy quyền.

        Song song với việc tiến hành phản công chiến lược lần thứ nhất ở miền Nam, Giôn-xơn quyết định đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, sử dụng các biện pháp đối phó với phòng không một cách kiên quyết hơn.

        Các nhà quân sự Mỹ cho rằng, thủ đoạn lợi dụng địa hình bay thấp tránh bị phát hiện, cơ động tránh hoả lực tên lửa và không quân chỉ phù hợp với tốp nhỏ chiếc lẻ. Mặt khác, bay thấp lại càng bị lưới lửa phòng không tầm thấp của ta tiêu diệt nhiều. Do đó, han chế lớn đến khả năng đánh phá. Không quân địch buộc phải trở lại bay ở độ cao trung bình và tìm các biện pháp chế áp rađa, tên lửa, không quân. Với nền công nghiệp hiện đại của Mỹ, chúng đả nhanh chóng đưa kỹ thuật điện tử vào chiến tranh. Để đối phó với phòng không, thủ đoạn cơ bản của địch là sử dụng nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực ngoài đội hình để che giấu lực lượng vào đánh phá mục tiêu, dùng tên lửa tự dẫn đánh phá trận địa rađa, tên lửa, tăng cường lực lượng chặn kích, tăng cường đánh phá sân bay.

        Trước những thủ đoạn mới của địch, lực lượng phòng không gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt nhiễu ngoài đội hình từ các máy bay EB-66, với dải tần rộng đã gây cho các đài rađa cảnh giới, rađa dẫn đường, rađa tên lửa khó phát hiện được máy bay địch. Việc đánh trả của phòng không gặp nhiều khó khăn. Thủ đoạn phóng tên lửa tự dẫn của địch cũng gây cho ta nhiều thiệt hại. Địch tăng cường tiêm kích hộ tống làm cho không quân ta tuy tiêu diệt được địch nhưng ta củng bị tổn thất. Chỉ huy và dẫn đường cho MiG-21 chưa phù hợp, phi công ta sử dụng rađa và tên lửa không đối không chưa thuần thục, nên nhiều trận đánh chưa giành được thắng lợi. Tác chiến phòng không gặp những khó khăn mới. Phải sau một thời gian, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của quân chủng, với ý chí quyết đánh, quyết tháng, các cấp từ quân chủng đến đơn vị, từ cán bộ đến chiến sĩ, cả lĩnh vực kỹ thuật và chỉ huy đều tích cực đầu tư nghiên cứu cụ thể từng biện pháp kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật của chúng. Chúng ta đã nhanh chóng phát hiện được tính quy luật và sự hạn chế trong từng biện pháp, từng thủ đoạn của địch. Qua đó, bước đầu đã hình thành các biện pháp chiến thuật thích hợp, hiệu quả chiến đấu dần dần nâng lên.

        Đối với nhiễu ngoài đội hình, ngoài việc nghiên cứu các biện pháp phát hiện và đánh địch trong nhiễu, chúng ta đã tổ chức cho tên lửa, không quân phục kích đánh tiêu diệt máy bay EB-66 gây nhiễu ngoài đội hình, buộc EB-66 phải bay ở ngoài xa. Do đó, cường độ nhiễu che chắn giảm hẳn, tạo điều kiện cho các lực lượng phòng không chiến đấu được thuận lợi hơn.

        Trên các hướng, lực lượng phòng không đánh địch có nhiều tiến bộ, nhiều trận đánh đạt hiệu quả cao. Nhưng nhìn chung đánh chưa chắc, hiệu suất còn thấp. Trước tình hình đó, ngày 10 tháng 5 năm 1966, thường vụ Đảng uỷ quân chủng họp bất thường ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo chiến đấu của bộ đội không quân; ngày 15 tháng 5 năm 1966, thường vụ ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo chiến đấu đối với bộ đội tên lửa và cao xạ nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu, đối phó với các thủ đoạn của địch.

        Đối với MiG-17 phải luyện tập đánh địch ở độ cao thấp, phát huy tính năng cơ động mặt bằng, cắt bán kính nhanh, tiếp cận bắn gần. Đối với MiG-21 tập trung luyện tập đánh ở độ cao trung bình trở lên, nâng cao trình độ sử dụng tên lửa không đối không, nâng cao trình độ chỉ huy và dẫn đường phù hợp với tính năng chiến đấu của MiG-21.

        Đối với tên lửa và rađa tập trung nghiên cứu cách phát hiện đánh địch trong nhiễu, biện pháp đối phó với tên lửa tự dẫn của địch nhằm bảo toàn lực lượng để đánh địch.

        Đối với cao xạ luyện tập đánh địch ban đêm, đánh địch cơ động tổng hợp cả độ cao và hướng, nghiên cứu lại đối hình chiến thuật để vừa đánh địch bảo vệ được mục tiêu, vừa bảo tồn được lực lượng.

        Từ thực tiễn hoạt động chiến đấu của các cụm phòng không hỗn hợp cơ động trên các hướng đã giúp ta hoàn thiện một bước quan trọng về lý ỉuận tác chiến phòng không. Chiến thuật cơ động đánh địch được coi là một trong hai hình thức chiến thuật cơ bản của phòng không. Trong chiến thuật cơ động đánh địch được thực hiện với ba hình thức chiến thuật cụ thể: cơ động đánh địch từ xa, cơ động phục kích đánh địch trên đường bay và cơ động phục kích đánh địch ở khu nhử địch. Đồng thời cũng từ thực tiễn chiến đấu, trình độ tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến hiệp đồng được nâng lên một trình độ mới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:49:40 pm
       
        3. Ổn định thế bố trí chiến lược, tổ chức khu vực tác chiến. Hoạt động tác chiến phòng không từ hiệp đồng quy mô nhỏ tiến lên tác chiến hiệp đồng quy mô binh đoàn.

        Để tăng thêm khả năng chỉ huy, mở rộng quy mô tác chiến và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân trên từng hướng, từng khu vực, tháng 5 năm 1966, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội và Bộ tư lệnh Phòng không Hải Phòng; tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ tư lệnh Phòng không đường 1 Nam, Bộ tư lệnh Phòng không đường 1 Bắc, Bộ tư lệnh Phòng không đường 2- 3. Thế bố trí chiến lược của phòng không đã được hình thành một cách tương đối ổn định. Đây là một bước phát triển mới về mặt tổ chức lực lượng và bố trí thế trận. Quân chủng Phòng không - Không quân đã phân chia các khu vực tác chiến ở quy mô binh đoàn phòng không hỗn hợp tên lửa - cao xạ dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ tư lệnh Phòng không khu vực.

        Trước hành động leo thang mới, không quân địch đã mon men đánh vào ngoại vi Hà Nội- Hải Phòng, Quân chủng nhận định: địch có thể đánh lấn dần từ ngoài vào trung tâm. Đây củng là một dạng leo thang của địch, lấy trung tâm Hà Nội làm tâm điểm. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đều có nghị quyết chuyên đề về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong tình hình mới.

        Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước, quyết chiến quyết thấng giặc Mỹ xâm ỉược. Người chỉ rõ: "... chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn..."1

        Thực hiện lời dạy của Bác, lực lượng phòng không miền Bác tích cực nghiên cứu cách đánh, đối phó với từng thủ đoạn của địch, đặc biệt đã đối phó thành công với nhiễu ngoài đội hình của chúng. Hiệu suất chiến đấu của các lực lượng ngày càng nâng lên rõ rệt. Trong tháng thi đua hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, có ngày quân dân miền Bác bắn rơi 12 máy bay địch.

        Hoạt động tác chiến phòng không đã tổ chức nhiều đợt đánh tập trung quy mô binh đoàn trong cả hai nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược và bảo vệ các trung tâm yếu địa của đất nước.

        - Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo của quân chủng, sư đoàn 367 tổ chức đợt tác chiến cơ động ở đường 1 Nam bảo vệ giao thông vận chuyển, đã đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng phòng không cả về tổ chức chỉ huy và tác chiến hiệp đổng.

        Sau nhiều tháng chuẩn bị, Giôn-xơn quyết định mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 5 năm 1967, tập trung lực lượng nhàm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta ở miền Nam.

        Ở miền Bắc, địch tập trung đánh phá ngăn chặn giao thông vận chuyển một cách quyết liệt, nhất là tuyến đường 1 Nam. Để bảo vệ giao thông vận chuyển trên tuyến đường chiến lược, quân chủng giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Phòng không đường 1 Nam sử dụng toàn bộ lực lượng gồm bốn trung đoàn cao xạ, một trung đoàn tên lửa cơ động về phía nam, tổ chức đợt đánh tập trung tiêu diệt địch bảo vệ giao thông từ Phủ Lý đến Thanh Hoá.

        Căn cứ vào phạm vi hoạt động trên một địa bàn dài, có nhiều mục tiêu trọng điểm: Ninh Bình, Hàm Rồng, Đò Lèn, sư đoàn đã xác định tư tưởng chỉ đạo: bố trí bảo vệ trọng điểm kết hợp với cơ động trên tuyến, kiên quyết tập trung lực lượng đúng lúc vào mục tiêu chủ yếu và hết sức linh hoạt phân tán lực lượng kịp thời.

        Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1966, sư đoàn hình thành ba cụm bảo vệ Ninh Bình, Hàm Rồng, Đò Lèn và tổ chức một bộ phận cơ động trên tuyến.

        Cuối tháng 11 năm 1966, địch tập trung đánh phá khu vực Ninh Bình, sư đoàn đã hạ quyết tâm tập trung toàn bộ lực lượng về Ninh Bình tiến hành một đợt đánh tập trung tiêu diệt lớn. Cách đánh của sư đoàn được xác định: Kết hợp chặt chẽ hoả lực trực tiếp bảo vệ mục tiêu với hoả lực của các đơn vị cơ động bên ngoài đánh địch từ xa, tập trung hoả lực vào hướng chủ yếu, tốp máy bay chủ yếu, kiên quyết bẳn rơi tại chỗ, bảo vệ mục tiêu an toàn. Riêng đợt tác chiến tập trung của sư đoàn ở khu vực Ninh Bình từ 28 tháng 11 năm 1966 đến 21 tháng 1 năm 1967 đã diễn ra liên tục 386 trận đánh của tên lửa và cao xạ, trong đó có 44 trận đánh đêm, bẳn rơi 13 máy bay địch.

        Sau tháng 1 năm 1967, trên tuyến đường 1 Nam, địch chuyển sang hoạt động phân tán, nhỏ lẻ kết hợp với khống chế trên tuyến. Sư đoàn đã nhanh chóng phân tán lực lượng bảo vệ các mục tiêu trọng điểm, sử dụng từng trung đoàn, từng tiểu đoàn cao xạ, từng tiểu đoàn tên lửa với phương châm đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu, kết hợp với cơ động từng bộ phận đánh địch.

        Trong đợt chiến đấu liên tục, toàn bộ lực lượng của sư đoàn đã đánh 664 trận (cao xạ đánh 608 trận, tên lửa đánh 56 trận) bắn rơi 24 máy bay, hạn chế hoạt động đánh phá giao thông của địch, bảo đảm vận chuyển trên tuyến đường, đồng thời rèn luyện nâng cao năng lực chỉ huy của các cấp trong tác chiến hiệp đồng quy mô lớn.

-------------
1.  Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1996. Tr. 108


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 09:57:23 pm
        Tuy vậy, qua đợt đánh tập trung quy mô sư đoàn củng còn bộc lộ một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Thời cơ sử dụng lực lượng của quân chủng còn chậm. Địch đánh tập trung liên tục ở Ninh Bình, Thanh Hoá từ 12 tháng 9 năm 1966, nhưng đến cuối tháng 9 quân chủng mới có quyết tâm chuyển lực lượng về hướng nam. Trình độ chỉ huy đánh tập trung của ta còn yếu, tổ chức hoả lực, tổ chức hiệp đồng chưa chặt chẽ. Do đó, hiệu quả chiến đấu còn hạn chế, còn để lỡ thời cơ diệt địch trong một số trường hợp.

        Đợt cơ động tác chiến tập trung của sư đoàn 367 cuối năm 1966 ở đường 1 Nam thực hiện nhiệm vụ đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển, đồng thời là tiền đề cho tác chiến cơ động tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược sau này.


        - Tháng 12 năm 1966, quản chủng trực tiếp tổ chức và chi huy đợt đánh tập trung hiệp đồng binh chủng đấu tiên bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng là sự phát triển mới trong tác chiến bảo vệ yếu địa.

        Ở chiến trường miền Nam, cuộc hành quân lớn đầu tiên trong cuộc phản công chiến lược lần thứ hai vào miền Đông Nam Bộ bị thất bại, Giôn-xơn cho không quân tăng cường đánh phá miền Bắc, và tiến hành đợt leo thang đánh phá tập trung vào ngoại vi Hà Nội- Hải Phòng tháng 12 năm 1966.

        Kiên quyết đánh bại bước leo thang mới của địch, quân chủng tổ chức một đợt đánh tập trung hiệp đồng quy mô lớn bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Rút kinh nghiệm các trận đánh tháng 6 năm 1966, đội hình của tên lửa và cao xạ đã bố trí thích hợp hơn. Đưa cao xạ cỡ nhỏ vào từng mục tiêu điểm, pháo tầm trung và tầm cao bố trí tập trung trên từng hướng. Tên lửa bố trí thành tuyến có vòng trong, vòng ngoài để tạo chiều sâu hoả lực, bảo đảm đánh địch liên tục từ xa đến gần. Không quân đã vận dụng linh hoạt cách đánh, kết hợp tốt dẫn đường của rađa và quan sát trực tiếp của phi công, phát huy ưu thế tốc độ và độ cao, tạo được thế có lợi để công kích. Rađa đã tạo được thế bố trí có lợi, hỗn hợp nhiều loại, kết hợp với các vọng quan sát xa bảo đảm đầy đủ, kịp thời tình báo trên không cho các lực lượng.

        Để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, tư tưởng chỉ đạo được xác định: tập trung binh lực, tổ chức kết hợp hoả lực vào hướng chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, bảo đảm trên một hướng, một đường bay của địch có nhiều đại đội, tiểu đoàn tham gia bẳn, kết hợp giữa lực lượng bảo vệ trực tiếp và lực lượng cơ động đánh địch bên ngoài.

        Về mặt chỉ huy, quân chủng đã trao quyền cho Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội, Bộ tư lệnh Phòng không Hải Phòng trực tiếp chỉ huy cả tên lửa và cao xạ. Quân chủng chỉ huy không quân, rađa và chỉ huy hiệp đồng giữa không quân với tên lửa, cao xạ.

        Trên cơ sở chuẩn bị trước, được Bộ tư lệnh quân t chủng trực tiếp tổ chức chỉ huy, các binh chủng đều phát huy được khả năng chiến đấu trong tác chiến hiệp đồng binh chủng nên giành được thắng lợi lớn.

        Pháo cao xạ l00mm bảo vệ từng hướng đã tham gia đánh vào đội hình bay của địch đang tiếp cận vào mục tiêu đánh phá. Pháo cao xạ 57mm và 37mm bố trí ở từng mục tiêu điểm đã đánh địch quyết liệt bảo vệ mục tiêu. Tên lửa đã bắn 49 lần cấp tiểu đoàn, bắn rơi chín máy bay địch trong đó có ba máy bay rơi tại chỗ. Không quân đã tích cực cất cánh đánh 13 trận (11 trận của MiG-21 và hai trận của MiG-17), bắn rơi 11 máy bay địch và cản phá nhiều tốp khác.

        Tuy nhiên, qua đợt đánh tập trung quy mô lớn đầu tiên tháng 12 năm 1966 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, lực lượng phòng không còn bộc lộ một số nhược điểm, hạn chế:

        Đội hình chiến thuật của pháo cao xạ vẫn còn phân tán, dàn đều nên chưa thực hiện được bắn tập trung. Đội hình tên lửa có xu hướng bố trí vươn xa, lực lượng vòng trong mỏng, nên chưa thực hiện được bắn tập trung với mật độ hoả lực cao trên một đường bay của địch.

        Tổ chức chỉ huy hiệp đồng chưa được chặt chẽ, còn để lọt mục tiêu, để lỡ thời cơ, nhất là đối với tên ỉửa. Do đó, chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh diệt máy bay địch.

        Trình độ đánh của các đơn vị chưa chắc. Cao xạ chưa đánh tốt các đối tượng, hiện tượng bắn xua, bắn đuổi còn nhiều. Tên lửa đánh địch cơ động hiệu quả còn thấp, chọn đối tượng bắn chưa chuẩn xác, còn bắn nhiều vào tiêm kích nghi binh. Đặc biệt, khi địch bắt đầu dùng thủ đoạn nhiễu trong đội hình QRC, tên lửa còn lúng túng, chưa có cách đánh thích hợp, để địch đánh trả bị tổn thất.

        Qua thời gian đối mặt quyết liệt với không quân Mỹ, từ các đợt đánh tập trung, nhiều vấn đề về tác chiến phòng không cúng đã được khẳng định:

        + Tạo thế bố trí chiến thuật hoàn chỉnh, phát huy uy lực của mọi vũ khí trang bị, làm cho mọi lực lượng đều có điều kiện đánh được địch, tạo nên hệ thống hoả lực nhiều tầng cao, nhiều tuyến, tập trung vào hướng, vào đối tượng, vào khu vực chủ yếu đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của tác chiến phòng không. Khi thế trận đã được bố trí, thì cách đánh, trình độ chỉ huy, trình độ kỹ thuật của đơn vị đóng vai trò quyết định.

        + Tổ chức chỉ huy hiệp đồng phải kiên quyết, liên tục trong toàn đợt, trong từng trận, trên từng hướng, trên từng khu vực. Phương pháp hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và tên lửa phù hợp nhất với điều kiện và trình độ của ta là cho không quân đánh ngoài khu vực hoả lực của tên lửa. Chỉ trong điều kiện thật cần thiết mới cho không quân đánh trong khu vực hoả lực và hiệp đồng theo thời gian là chính.

        Đợt tác chiến tập trung bảo vệ Hà Nội tháng 12 năm 1966 là cơ sở thực tiễn cho hình thức chiến thuật cơ bản nhất của phòng không: hình thức chiến thuật đánh địch bảo vệ mục tiêu với hai chiến thuật cụ thể là: chiến thuật chốt vòng trong đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu và chiến thuật cơ động vòng ngoài đánh địch bảo vệ mục tiêu. Đợt tác chiến tập trung bảo vệ Hà Nội tháng 12 năm 1966 đă đặt nền móng cho sự phát triển các đợt tác chiến tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng sau này.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 11:34:32 pm
       
III. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG
TẬP TRƯNG QUY MÔ CHIẾN DỊCH (1967 - 1972)

        1. Các đợt tác chiến tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ yếu địa Hà Nội, Hải Phỏng cuối năm 1967.

        Sau cuộc hành quân lần thứ nhất (cuối năm 1966) vào chiến khu Dương Minh Châu bị thất bại nặng, tháng 1   năm 1967, địch quay về mở cuộc hành quân mới tiến công vào vùng "tam giác sẳt" Bến Súc- củ Chi- Bến Cát nhằm lập vành đai trắng phòng thủ Sài Gòn cũng bị tổn thất nặng nề. Với ý đồ đánh nhanh, thẳng nhanh, giành lại chủ động trên chiến trường, Giôn-xơn quyết định tập trung mọi nỗ lực cao nhất tiến hành đợt hành quân lần thứ hai với quy mô lớn hơn vào chiến khu Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, cơ quan Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Để phối hợp với cuộc hành quân lớn, ngày 21 tháng 1 năm 1967 đại diện Mỹ - nguy họp ở Hô-nô-lu-lu bàn định kế hoạch đánh phá miền Bắc với phương châm "gây áp lực không thương xót" nhằm: triệt phá đường viện trợ từ bên ngoài vào miền Bắc, cắt nguồn tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam, phá huỷ nặng nền kinh tế của miền Bắc, cô lập Hải Phòng với Hà Nội, cô lập Hà Nội, Hải Phòng với các khu vực khác, làm tê liệt giao thông vận chuyển.

        Từ ngày 22 tháng 2 năm 1967, chúng sử dụng pháo binh ở bờ nam sông Bến Hải và cho máy bay B-52 đánh phá mạnh khu vực Vĩnh Linh, Hồ Xá, nhằm ngăn chặn hậu phương trực tiếp của chiến trường Quảng Trị. Đồng thời cho hải quân Mỹ mở rộng phạm vi bắn phá ra ngoài vĩ tuyến 20 và thả thuỷ lôi phong toả các cửa sông, nhằm ngăn chặn đường tiếp nhận hàng từ ngoài vào miền Bác.

        Từ ngày 24 tháng 2 năm 1967, địch tập trung đánh phá liên tục các cơ sở công nghiệp của ta ở Uông Bí, Hòn Gai, Bắc Giang, Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Phòng, nhằm phá tiềm lực kinh tế quốc phòng của ta.

        Nghiên cứu quá trình tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc của địch, ta thấy một vấn đề có tính quy luật: Hà Nội luôn luôn là mục tiêu để dành cho nấc thang cao nhất trong từng giai đoạn. Nắm được quy luật đó, ta chủ trương: một mặt tập trung lực lượng, chuẩn bị mọi mặt đánh bại nấc thang cao nhất khi chúng đánh phá Hà Nội, đồng thời chủ động, tích cực tổ chức lực lượng cơ động đánh địch trên các hướng bảo vệ giao thông và các khu công nghiệp, tích cực sử dụng không quân đảnh địch phối hợp trên các hướng để phá thế tiến công từ xa của chúng, tạo điều kiện cho các lực lượng phía trong đánh địch.

        Ở miền Nam, cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty với nỗ lực cao nhất của Mỹ-nguy hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta bị thất bại.

        Nắm chắc quy luật hành động của đế quốc Mỹ, càng thất bại nặng ở miền Nam, chúng càng liều lĩnh leo thang đánh phá miền Bắc một cách tàn bạo hơn để trả đũa, để gây sức ép và ngăn chặn miền Bắc chi viện cho miền Nam.

        Nhạy bén trước diễn biến tình hình ở cả chiến trường trong nước và tình hình quốc tế, đầu năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự. Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ: năm 1967 có tầm quan trọng rất lớn đối với địch cũng như đối với ta. Địch sẽ ra sức tăng cường lực lượng nhầm đánh nhanh, thắng nhanh. Ta phải cố gắng hơn nữa về mọi mặt, tạo thời cơ giành tháng lợi quyết định... Vì vậy toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. ở cả hai miền phải nêu cao quyết tâm đánh Mỹ - ngụy, kiên quyết đập tan những bước leo thang điên cuồng của chúng..."

        Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương và của Bộ Tổng tư lệnh, quân chủng xác định nhiệm vụ trong năm 1967: phải tập trung mọi cố gắng, đem mọi khả năng nỗ lực vượt bậc, nhanh chóng nâng cao chất lượng bộ đội, nâng cao sức chiến đấu của các binh chủng, phát huy vai trò nòng cốt của quân chủng, cùng quân dân miền Bắc quyết đánh bại mọi bước leo thang đánh phá ác liệt nhất của địch. Trong giai đoạn này, chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền Bác của đế quốc Mỹ đã phát triển ngày càng cao, làm nền tảng cho các hoạt động tác chiến phòng không quy mô ngày càng lớn.

        Theo chủ trương của quân chủng, việc tập trung sử dụng lực lượng hết sức linh hoạt để đồng thời thực hiện cả hai nhiệm vụ bảo vệ yếu địa Hà Nội, Hải Phòng và bảo vệ giao thông vận chuyển. Khi địch đánh tập trung lớn vào Hà Nội thì nhanh chóng đưa hai sư đoàn phòng không 365 ở đường 1 Bẳc và 367 ở đường 1 Nam về tham gia đánh địch bảo vệ Hà Nội. Khi địch giãn ra đánh phá giao thông thì ngoài hai sư đoàn cơ động 365 và 367, ta còn mạnh dạn rút bớt lực lượng tên lửa, cao xạ bảo vệ Hà Nội cơ động ra đánh địch trên đường 1, đường 5. Trên địa bàn Quân khu 4, ta vẫn thường xuyên để một lực lượng tên lửa và cao xạ nhất định đánh địch bảo vệ giao thông chiến lược.

        Tuần đầu tháng 4 năm 1967, quân chủng đã chủ động điều lực lượng về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Ở Hà Nội có hai sư đoàn 361, 367 và một bộ phận bảo vệ sân bay Nội Bài của sư đoàn 365. Tổng lực lượng ở Hà Nội: cao xạ chiếm 51%, tên lửa chiếm: 58% lực lượng của quân chủng và toàn bộ lực lượng không quân. Ớ Hải Phòng được tăng cường một trung đoàn cao xạ cho sư đoàn 363, chiếm 11%, tên lửa bổ sung thêm hai tiểu đoàn, chiếm 22%. Ba trung đoàn rađa phục vụ chung cho tác chiến ở Hà Nội, Hải Phòng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 11:35:34 pm
        Rút kinh nghiệm các đợt tác chiến tập trung năm 1966 trên từng cụm mục tiêu, lực lượng cao xạ và tên lửa đã hình thành thế bố trí vòng trong, vòng ngoài . Ngoài ra còn tổ chức các cụm nhỏ hỗn hợp tên lửa cao xa cơ động phục kích đánh địch từ xa, đặc biệt đánh địch gây nhiễu ngoài đội hình.

        Nhìn chung, sự bố trí đã kết hợp giữa các cụm pháo cao xạ chốt trực tiếp bảo vệ mục tiêu với bảo vệ khu vực của tên lửa, tạo thành một hệ thống hoả lực liên kết chặt chẽ có chiều sâu tạo điều kiện tiêu diệt địch từ xa, từ mọi hướng, trên mọi độ cao và chi viện bảo vệ lẫn nhau.

        Từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4 năm 1967, địch mở đợt đánh mỗi ngày một trận với lực lượng nhỏ từ 12 đến 16 lân chiếc ngày vào ngoại vi Hà Nội, nhằm uy hiếp và thăm dò khả năng phòng không của ta.

        Từ ngày 4 tháng 5 đến ngày 22 tháng 5 năm 1967, địch tổ chức đợt đánh lớn, sử dụng 307 lần chiếc (có 72 lần chiếc máy bay của hải quân) đánh vào 32 mục tiêu, nhưng tập trung vào đánh cầu Đuống, cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ và khu công nghiệp Thượng Đình. Đặc biệt hai ngày 19 tháng 5 và 21 tháng 5 lực lượng không quân của hải quân đánh phá nhà máy điện Yên Phụ bằng bom quang tuyến truyền hình, nhưng không kết quả.

        Qua hai tháng đánh địch bảo vệ Hà Nội, các lực lượng phòng không đều phát huy tốt cách đánh. Tên lứa đã tìm được cách đánh có hiệu quả với thủ đoạn nhiễu trong đội hình đơn giản của địch. Không quân phát huy được cách đánh sở trường. Cao xạ đã đánh được đều trong giai đoạn địch bổ nhào. Hiện quả chiến đấu trong hai tháng đạt cao, bắn rơi 139 máy bay, trong đó: tên lửa bắn rơi 60 máy bay, cao xạ bắn rơi 41 máy bay, không quân bắn rơi 38 máy bay. Đặc biệt ngày 19 tháng 5 năm 1967, lực lượng phòng không Hà Nội, trong không khí thi đua lập công mừng sinh nhật Bác đã bắn rơi 13 máy bay địch.

        Sau đợt tập trung đánh phá Hà Nội, tháng 6 và tháng 7 địch tạm ngừng đánh phá Hà Nội để thăm dò thái độ của ta, đổng thời tập trung lực lượng đánh phá cắt đứt các đầu mối giao thông nhằm cô lập, uy hiếp Hà Nội và cắt đứt giao thông Hà Nội, Hải Phòng.

        Nhận định đúng hành động của địch, quân chủng quyết tâm đưa lực lượng cơ động bảo vệ vững chắc các trọng điểm giao thông, nhất là đường 5. Nhưng do hạ quyết tâm còn chậm, việc chỉ đạo các lực lượng chưa chặt chẽ, nên hiệu quả chiến đấu chưa cao.

        Tháng 8 năm 1967, địch tổ chức hai. đợt đánh lớn vào Hà Nội (đợt 1 từ 10 đến 12 tháng 8 và đợt 2 từ 21 đến 23 tháng 8) nhằm cô lập Hà Nội với các khu vực khác. Chúng tập trung đánh phá cầu Đuống, cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ và đánh vào một số khu phố nội thành.

        Do phán đoán âm mưu dịch chưa thật đúng, ta vẫn cho ràng địch còn tập trung đánh giao thông tuyến ngoài, nên lực lượng điều về chậm, lực lượng mỏng, thế bố trí không liên hoàn, không tổ chức đánh tập trung được.

        Trong đợt này, địch đã thay đổi nhiều thủ đoạn mới. Máy bay hải quân thực hiện gây nhiễu xung trả lời (ALQ-51) tạo mục tiêu giả làm cho tên lửa bám sát máy bay địch bị sai lệch lớn. Mỗi máy bay của không quân đều mang một đến hai máy gây nhiễu tạp QRC-160 để tự vệ, đội hình bay trong từng tốp mở rộng các tốp bay hàng dọc làm cho các dải nhiễu trùng lên nhau. Tên lửa chưa tìm được cách đánh thích hợp để đối phó với thủ đoạn gây nhiễu mới, nên đánh kém hiệu quả, đạn tự huỷ nhiều. Địch sử dụng chiến thuật bay hai tầng khống chế sân bay. Không quân ta phát hiện chậm thủ đoạn mới của địch, nên nhiều trận bị tổn thất. Có thể nói đây là đợt đánh căng thẳng, quyết liệt nhất từ đầu chiến tranh.

        Sang tháng 9, địch tập trung đánh lại Hải Phòng, chúng cho rằng: con đường nhanh nhất để chấm dứt chiến tranh là phong toả các cảng, đặc biệt là cảng Hải Phòng để cắt nguồn chi viện từ nước ngoài vào miền Bắc, cô lập Hải Phòng với Hà Nội. Chúng tập trung đánh toàn bộ hệ thống cầu của Hải Phòng, thả thuỷ lôi xuống các ngã ba sông và cửa sông. Mặc dù lực lượng phòng không Hải Phòng đã đánh trả quyết liệt, bắn rơi 31 máy bay, nhưng hiệu quả bảo vệ thấp, các cầu đều bị đánh hỏng, tên lửa đánh vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

        Đây là một thời kỳ hết sức gay go, một thách thức lớn đối với bộ đội tên lửa. Trước tình hình khó khăn đó, Bộ tư lệnh quân chủng triệu tập hội nghị chuyên đề từ 16 đến 22 tháng 10 năm 1967 để bàn cách đánh của tên lửa. Hội nghị đã dân chủ bàn bạc, phân tích một cách khoa học đội hình bay QRC của không quân địch khi có một máy bay mang nhiễu và khi tất cả các máy bay đều mang nhiễu, phân tích đặc điểm nhiễu xung trả lời của hải quân để chọn cách bám sát có hiệu quả. Có thể nói đây là một hội nghị chuyên đề rất trí tuệ của cán bộ chiến sĩ tên lửa. Một cách đánh mới được đưa ra có cơ sở khoa học, có lý luận và giàu ý nghĩa thực tiễn.

        Để chủ động phá sự chuẩn bị cuộc phản công chiến lược lần thứ ba của địch, quân dân miền Nam thực hiện tiến công liên tục rộng khắp trên các chiến trường và tiến lên mở một cuộc tiến công chiến lược. Toàn bộ lực lượng Mỹ-ngụy đang ráo riết chuẩn bị phản công lại phải bị động kéo về phòng ngự xung quanh Sài Gòn- Gia Định và Trị Thiên - Huế.

        Để cứu vãn sự thất bại về chiến lược ở miền Nam, Giôn-xơn quyết định mở các đợt đánh phá tập trung quy mô lớn có tính chất chiến dịch vào Hà Nội, Hải Phòng nhằm gây sức ép tối đa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 11:36:11 pm
        Trong ba tháng cuối năm 1967, địch tổ chức liên tiếp ba đợt đánh lớn quy mô chiến dịch vào Hà Nội, Hải Phòng, mỗi đợt trên nghìn lần chiếc, liên tục từ 5 đến 7 ngày, mỗi đợt cách nhau từ 20 đến 25 ngày.

        Đợt 1 từ 24 đến 27 tháng 10 năm 1967, chúng sử dụng 1.279 lần chiếc. Đợt 2 từ 17 đến 20 tháng 11 năm 1967, chúng sử dụng 1.094 lần chiếc. Đợt 3 từ 15 đến 18 tháng 12 năm 1967 chúng sử dụng 1.259 lần chiếc.

        Để tập trung lực lượng lớn đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ còn sử dụng 45 máy bay của thuỷ quân lục chiến Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng đánh phá đồng thời ở khu vực Vĩnh Linh và khu vực hành lang cửa khẩu thay thế cho các lực lượng không quân và hải quân thường xuyên đánh phá trước đây.

        Do nhận định địch tập trung quy mô lớn vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, chúng ta đã tập trung lực lượng, tổ chức những đợt đánh tập trung tiêu diệt lớn ở quy mô chiến dịch để đập tan ý đồ chiến lược, chiến dịch của chúng.

        Trong ba đợt đánh tập trung cuối năm 1967 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, đợt đánh tập trung tháng 10 nổi rõ hơn cả tính chất của một chiến dịch phòng không chống tập kích đường không quy mô chiến dịch bằng không quân chiến thuật và không quân hải quân của địch.

        Trong kế hoạch tác chiến của các đợt đánh tập trung quy mô lớn có tính chất chiến dịch bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, quân chủng đã xác định:

        - Về nhiệm vụ tác chiến: tập trung lực lượng chủ yếu của quân chủng bảo vệ tốt các mục tiêu trọng điểm của Hà Nội. Hiệp đồng chặt chẽ các binh chủng tạo thành những trận đánh có tổ chức, có chuẩn bị, tiêu diệt nhiều máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ tốt mục tiêu, giữ gìn bổi dưỡng lực lượng ta, kiên quyết đánh bại mọi bước leo thang mới của địch.

        - Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến: quán triệt tư tưởng đánh tập trung và đánh tiêu diệt lớn không quân địch, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của bộ đội.

        - Về yêu cầu của đợt tác chiến: bắn trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái, buộc địch phải thay đổi thủ đoạn đánh phá. Bảo vệ vững chắc nhà máy điện Yên Phụ, quyết tâm bảo vệ lâu dài cầu Long Biên, cầu Đuống, hạn chế thiệt hại của sân bay Nội Bài để có thể nhanh chóng khôi phục, bảo đảm duy trì được hoạt động liên tục của máy bay ta.

        - Về bố trí sử dụng lực lượng: quân chủng quyết tâm điều lực lượng lớn về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời xác định Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu.

        Ở Hà Nội có bảy trung đoàn tên lửa, ba sư đoàn phòng không (11 trung đoàn pháo cao xạ, bảy tiểu đoàn pháo cao xạ độc lập), hai trưng đoàn không quân. Ngoài ra Bộ còn tăng cường cho Hà Nội ba trung đoàn và sáu tiểu đoàn cao xạ. Pháo cao xạ bố trí tập trung bảo vệ các mục tiêu khu tây và khu đông. Sư đoàn 361 là lực lượng chính bảo vệ khu Trung ương, nhà máy điện Yên Phụ, cầu Long Biên, cầu Đuống. Sư đoàn 367 là lực lượng tăng cường cùng với sư đoàn 361 bảo vệ khu Trung ương, nhà máy điện Yên Phụ, cầu Đuống, cầu Long Biên. Sư đoàn 365 là lực lượng chính bảo vệ sân bay Nội Bài và đánh địch vòng ngoài trên hướng đông bắc của Hà Nội. Lực lượng tăng cường của Bộ bố trí bảo vệ các mục tiêu khu nam và tây nam Hà Nội. Bộ đội tên lửa tập trưng lực lượng chủ yếu bảo vệ hướng bắc-tây bắc, nam-tây nam Hà Nội, hình thành hệ thống hoả lực có chiều sâu, có nhiều tuyến, tập trung trên các hướng chủ yếu, bẻ gãy từng hướng, từng đường bay của địch. Trung đoàn 236 là lực lượng chủ yếu bố trí vòng trong đánh địch hướng nam-tây nam.

        Trung đoàn 274 bố trí bảo vệ sân bay Nội Bài, đồng thời đánh tuyến ngoài trên hướng tây bắc. Trung đoàn 257 và 267 bố trí bảo vệ hướng đông-đông nam. Trung đoàn 268, 275, 278 đánh địch vòng ngoài hướng tây-tây nam. Không quân tiêm kích tập trung bảo vệ Hà Nội, có nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài và cả trên không phận Hà Nội theo phương án hiệp đồng. Bộ đội rađa tập trung quan lý chặt chẽ bảo đảm cho tác chiến chung, nhưng chủ yếu cho Hà Nội. Trung đoàn 291 quản lý hướng tây nam-đông nam. Trung đoàn 292 quản lý hướng tây - tây bắc. Trung đoàn 293 quản lý hướng bắc - đông bắc.

        Ở Hải Phòng ta bố trí một trung đoàn tên lửa tăng cường và một sư đoàn pháo phòng không.

        Cách đánh của đợt tác chiến tập trung được xác định: tập trung hoả lực của từng trưng đoàn tên lửa, từng trung đoàn và tiểu đoàn pháo cao xạ vào hướng chủ yếu, đội hình chủ yếu, thời cơ chủ yếu. Tập trung đánh tốp đi đầu, chiếc đầu. Kết hợp nhiều loại hoả lực đánh địch liên tục trên đường bay. Cao xạ: lấy đánh địch bổ nhào bảo vệ mục tiêu là chính, đánh bay bằng ở các hướng khác nếu có điều kiện và khi mục tiêu bảo vệ không bị uy hiếp. Tên lửa: tổ chức đánh tập trung, vào từng tốp trên từng đường bay, vận dụng linh hoạt các phương pháp bắn đón, bán đuổi, bắn trên đỉnh đầu yếu địa. Không quân: tích cực xuất kích, đánh đúng đối tượng chủ yếu là máy bay cường kích, chọn thời cơ đánh tốt nhằm đạt hiệu quả chiến đấu cao, dùng lực lượng nhỏ và vừa, lấy hiệu suất chiến đấu cao là chính.

        Qua ba đợt đánh tập trung, lực lượng không quân địch bị tổn thất nặng, buộc chúng phải chuyển sang hoạt động nhỏ lẻ. Ý định chiến lược của Giôn-xơn dùng không quân tập kích ồ ạt từng đợt vào Hà Nội để ép ta đã bị thất bại hoàn toàn. Qua ba đợt tác chiến tập trung mang tính chất chiến dịch, với quyết tâm cao và cách đánh sáng tạo, ta đã bố trí hợp lý, có sự chỉ huy thống nhất, bước đầu đá tạo được sự liên kết các trận đánh trong từng đợt hoạt động. Do đó, các lực lượng phòng không đã bắn rơi 120 máy bay Mỷ. Đây là một bước chuyển biến rất quan trọng trong nghệ thuật tổ chức tác chiến phòng không tập trung bảo vệ yếu địa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 07:54:19 am
        Lần đầu tiên chúng ta tổ chức các đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ một khu vực yếu địa chiến lược. Nghệ thuật tác chiến phòng không đã phát triển một cách nhảy vọt từ cách đánh hiệp đồng quy mô nhỏ chuyển sang cách đánh tập trung hiệp đồng quy mô chiến dịch.

        Mặc dù các đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch đầu tiên còn có mặt hạn chế, nhưng đã xuất hiện các yếu tố chiến dịch phòng không bảo vệ yếu địa tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho ta tổ chức chiến dịch phòng không sau này.

       - Thành công trước hết và cơ bản nhất là trong quá trình tổ chức và thực hành các đợt tác chiến tập trung ta đã quán triệt sâu sắc ý định của chiến lược, xác định rõ nhiệm vụ tác chiến nên hạ quyết tâm chính xác, có kế hoạch tác chiến hiệp đổng binh chủng, có tổ chức chỉ huy tập trung thống nhất, kịp thời chuẩn bị mọi mặt để giành chủ động ngay từ đầu.

        Cuối năm 1966 đầu năm 1967, ở miền Nam, mặc dù Mỹ nguy đang lâm vào thế bị động chiến lược, nhưng chúng vẫn cố tập trung mở cuộc phản công chiến lược nhâm giành lại quyền chủ động. Trên chiến trường cả hai miền Nam- Bác, địch huy động sức mạnh tối đa để tạo thế mới có lợi cho chúng ở chiến trường. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương tập trung mọi nỗ lực của cả hai miền đánh bại những nấc thang cao nhất của địch, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định .

        Quán triệt ý định của chiến lược, quân chủng đã nhanh chóng hạ quyết tâm tập trung trên 70% lực lượng phòng không chủ lực và xây dựng kế hoạch tác chiến tương đối hoàn chỉnh, đồng thời chuẩn bị mọi mặt để giành chủ động đánh địch.

        . Quân chủng đã nghiên cứu, phán đoán địch một cách chính xác ở cả phạm vi chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật để giành chủ động và đánh thắng địch.

        Từ những đợt đánh tập trung năm 1967, nhất là sau đợt đánh tập trung quy mô lớn vào Hà Nội tháng 8 rồi chuyển sang tập trung đánh Hải Phòng, chúng ta đã dự báo chính xác địch sẽ đánh trở lại Hà Nội với quy mô lớn hơn, liên tục hơn, nhằm cô lập bằng được Hà Nội để gây sức ép tối đa với ta trên chiến trường.

        Nám vững quy luật hoạt động leo thang của địch, quân chủng đã nhận định một cách cụ thể về lực lượng đánh phá của chúng bao gồm cả không quân chiến thuật và không quân của hải quân với quy mô lớn, xác định hướng tiến công chủ yếu từ bắc- tây bắc và nam- tây nam, mục tiêu đánh phá chủ yếu của chúng là cầu Long Biên, cầu Đuống, nhà máy điện Yên Phụ nhằm bao vây cô lập uy hiếp Hà Nội. Để thực hiện ý định trên, chủng sẽ tập trung đánh phá khống chế sân bay trước khi đánh phá mục tiêu, tổ chức đánh từng đợt tập trung quy mô chiến dịch, đánh đồng thời bằng cả hai lực lượng không quân chiến thuật và không quân hải quân.

        Về chiến thuật, địch sẽ kết hợp gây nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực, kết hợp nhiễu ngoài đội hình với nhiễu trong đội hình, kết hợp nhiễu ngụy trang của không quân với nhiễu giả mục tiêu nghi binh của hải quân nhằm đối phó với rađa, tên lửa của ta. Thực hiện bay cao, lượn vòng hẹp chiếm đỉnh bổ nhào nhanh trên mục tiêu để gây khó khăn cho cao xạ đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu. Tăng cường tỷ lệ hộ tống, thực hiện bay hai tầng để đối phó với không quân ta. Tăng tỷ lệ chế áp phòng không trước và trong quá trình đánh phá.

        Để phán đoán chính xác hoạt động của dịch, chúng ta đã kết hợp nghiên cứu ở nhiều cấp bổ sung cho nhau, nghiên cứu tổng kết qua các đợt đánh trước, theo dõi chặt chẽ quá trình chiến đấu, triệt để khai thác cung giặc lái và các trang thiết bị trong máy bay địch bị bắn rơi.

        • Các cấp chỉ huy chỉ đạo chặt chẽ cách đánh trong từng hình thức chiến thuật. Coi đây là một trong những nguyên nhân cơ bản để giành thắng lợi trong các đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch.

        Ý định của chiến lược, nhiệm vụ của đợt tác chiến chỉ có thể được thực hiện qua các trận đánh cụ thể. Do đó, trong chỉ huy tác chiến, quân chủng luôn luôn bám sát, chỉ đạo cách đánh cụ thể của từng binh chủng.

        Với pháo cao xạ: Thực hiện chiến thuật chốt ôm mục tiêu với cơ động quanh chốt, kết hợp chặt chẽ các loại hoả lực, tiêu diệt địch trong giai đoạn bổ nhào trước khi cắt bom. Phân chia hỏa lực hợp lý bắn tốp đi đầu và có hoả lực bắn vào tốp tiếp sau để phá thủ đoạn bổ nhào liên tiếp vào mục tiêu, thủ đoạn đánh nhanh rút nhanh của không quân chiến thuật Mỹ. Tập trung hoả lực chủ yếu bắn máy bay cường kích và dùng một bộ phận bắn máy bay tiêm kích để chống thủ đoạn dùng đội hình phân tán, nhiều hướng nghi binh của máy bay hải quân. Các trận địa vòng ngoài phải nắm chác địch, tích cực chủ động, bí mật, bất ngờ, cơ động tập trung nhanh lực lượng, phát huy hoả lực mãnh liệt chuẩn xác tiêu diệt địch. Các trận địa vòng trong phải kiên quyết, chủ động tiến công, dũng cảm ngoan cường, chọn đúng đối tượng, đánh đúng thời cơ, tập trung hoả lực mãnh liệt, chính xác tiêu diệt địch.

        Với tên lửa: Kết hợp chặt chẽ hoả lực của vòng trong với hoả lực vòng ngoài đánh địch liên tục từ xa đến gần trên đường bay, chọn đúng đối tượng, tiêu diệt địch trước khi ném bom và chi viện được cho nhau. Nắm chắc địch, mạnh dạn cơ động một lực lượng đánh máy bay EB-66 ở xa, tạo điều kiện cho các lực lượng phía trong đánh địch. Các đơn vị đánh địch ở vòng ngoài phải quán triệt tinh thần tích cực, chủ động, mưu trí, bí mật, bất ngờ, có khả năng cơ động nhanh, có trình độ đánh độc lập. Các trận địa đánh địch vòng trong phải kiên quyết, dũng cảm, ngoan cường, tích cực chủ động tiến công, đánh liên tục, đánh giỏi trong mọi tình huống, với mọi đối tượng, đánh tập trung, đánh tiêu diệt, đánh rơi tại chỗ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 07:56:55 am
        Với không quân: Tập trung lực lượng bảo vệ Hà Nội, quán triệt tư tưởng lấy ít địch nhiều, dùng lực lượng tinh nhuệ đánh bại kẻ địch có số lượng đông, .lấy hiệu suất chiến đấu cao là chính, kiên quyết đánh vào đội hình lớn của địch, chọn đúng đối tượng cường kích ném bom, chủ yếu đánh địch bay vào, có điều kiện thì đánh đuổi khi địch bay ra, hiệp đồng chặt chẽ giữa hai loại MiG-17 với MiG-21 và hiệp đồng chặt chẽ với tên lửa. MiG-17 đánh địch ở độ cao thấp, kết hợp cơ động mặt bằng với cơ động thẳng đứng, chú ý tạo yếu tố bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, không lượn lâu ở khu chờ. MiG-21 sử dụng tốp nhỏ, lợi dụng tốc độ, độ cao, chọn vị trí có lợi đánh nhanh, thọc sâu vào phía sau, bên sườn hoặc vào giữa đội hình lớn của địch. Khi cần thiết có thể sử dụng MiG-21 đánh máy bay trinh sát và máy bay gây nhiễu điện tử EB-66, tạo điều kiện cho tên lửa đánh địch. Thực hiện tốt đánh hiệp đồng giữa hai loại MiG. Trên một hướng thực hiện đánh phân đoạn, tiến công địch liên tục trên đường bay, trong một khu vực thực hiện đánh theo độ cao, MiG-21 đánh ở độ cao cao, MiG-17 đánh ở độ cao thấp để đối phó với thủ đoạn bay hai tầng của địch.

        Với rađa: củng cố vững chắc các tuyến, tập trung phát hiện địch chặt chẽ trên hướng chủ yếu, bảo đảm phát hiện địch ở các tầng không, nhất là tầng thấp và tầng trung thật vững, phải chống nhiễu làm rõ được phần tử các tốp vào đánh phá mục tiêu chủ yếu. Bảo đảm phát hiện và thông báo địch ngoài tuyến giao nhiệm vụ cho các đơn vị hoả lực. Tăng cường bảo đảm công tác dẫn đường và bảo đảm cho các lực lượng. Tăng cường số đài cho các trạm, đặc biệt các trạm ở Tây Bác và ven biển, đưa thêm một số trạm lên núi cao và ra đảo, không ngừng mở rộng trường rađa. Tổ chức các đại đội dẫn đường trực tiếp ở sân bay, tăng số đại đội dẫn đường để mở rộng phạm vi không chiến và nâng cao trình độ dẫn đường vững chắc. Nâng cao chất lượng thông báo bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu thắng lợi và cho phòng không nhân dân kịp thời.

        - Tổ chức hệ thống chỉ huy hợp lý, khoa học nhằm phát huy được đầy đủ sức mạnh chiến đấu của từng lực lượng và tạo được những trận đánh tập trung tiêu diệt lớn cũng là một thành công về nghệ thuật chiến dịch.

        Lực lượng tham gia tác chiến trong các đợt rất lớn, từng binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau, điều kiện bảo đảm chiến đấu khác nhau. Lực lượng đông, nhưng hiệu quả chiến đấu chưa được phát huy đầy đủ, trước hết do tổ chức hệ thống chỉ huy. Tại khu vực Hà Nội có nhiều trung đoàn tên lửa, và các sư đoàn cao xạ cùng bố trí triển khai tác chiến bảo vệ mục tiêu, đội hình bố trí đan xen nhau, nhưng lại tổ chức chỉ huy riêng biệt của từng lực lượng, từng sư đoàn. Do đó, rất khó khăn trong chỉ huy từ việc bố trí đội hình đến việc chỉ huy hoả lực, khó phát huy sức mạnh chiến đấu của từng lực lượng và khó tạo sức mạnh chiến đấu tổng hợp. Qua thực tiễn ta thấy, trên từng khu vực tác chiến, củng như trên từng cụm chiến đấu, cần phải tổ chức chỉ huy thống nhất.

        Trong các đợt tác chiến tập trung, công tác bảo đảm kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng cần phải được chỉ đạo chặt chẽ.

        Trong tác chiến tập trung quy mô chiến dịch, lượng đạn tiêu hao lớn, nhất là đạn tên lửa, yêu cầu cung cấp phải kịp thời. Do đó, công tác kỹ thuật cần tổ chức triển khai hệ thống kho, trạm ở các cấp một cách hợp lý, tránh vận chuyển chồng chéo, hoặc bị tắc nghẽn để bảo đảm kịp thời cho chiến đấu.

        Trong quá trình tác chiến, để vượt qua hệ thống phòng không vào đánh phá mục tiêu, địch tăng cường đánh phá hệ thống phòng không. Do đó, vũ khí trang bị hỏng nhiều. Để bảo đảm khí tài đánh địch liên tục, ta đã củng cố các trạm, xưởng sửa chửa, tổ chức đội sửa chữa cơ động trên các hướng, kết hợp với đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật tại chỗ của đơn vị bảo đảm sửa chữa, hiệu chỉnh kịp thời, chính xác để duy trì được chiến đấu liên tục.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 08:00:01 am
        Trong tập kích đường không quy mô lớn, địch thường sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp rất phức tạp, nhiều cải tiến kỹ thuật mới đã đem ra áp đụng và thay đổi trong từng đợt. Đầu năm 1967, địch gây nhiễu trong đội hình với mỗi tốp mang một máy bay gây nhiễu. Khi thủ đoạn này bị thất bại, đến các đợt tháng 8, tháng 9 địch thay đổi thủ đoạn, từng máy bay đều mang từ 1 đến 2 máy gây nhiễu bay theo đội hình QRC mở rộng, ta gặp khó khăn, lúng túng. Sau khi ta nghiên cứu cánh được địch với thủ đoạn mới, đến đợt tháng 12 năm 1967, địch lại áp dụng thủ đoạn gây nhiễu cường độ mạnh dải tần rộng gây khó khăn cho ta.

        Do đó trong công tác kỷ thuật, không chỉ đơn thuần giải quyết về cung cấp, sửa chữa mà còn phải giải quyết một vấn đề rất quan trọng là tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật của địch, nhạy bén phát hiện các biện pháp mới của chúng, phối hợp cùng với cơ quan tham mưu, cơ quan khoa học để chủ động nghiên cứu các biện pháp đối phó có hiệu quả.

        Hiệp đồng chặt chẽ với địa phương, huy động tối đa sức mạnh của chiến tranh nhân dân bảo đảm chiến đấu.

        Trong quá trình tác chiến tập trung quy mô lớn, mạng giao thông luôn luôn bị địch đánh phá, nhất là các trọng điểm gây ùn tắc, ảnh hưởng lớn đến việc cơ động lực lượng và vận chuyển tiếp đạn cho các đơn vị.

        Trong quá trình chiến đấu, các trận địa phòng không luôn bị địch đánh phá, nhất là các sân bay. Nếu không có lực lượng của địa phương và của Nhà nước thì không thể khôi phục kịp thời được, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng duy trì sức chiến đấu. Do đó, trong kế hoạch tác chiến cần phải coi việc hiệp đồng với địa phương bảo đảm cơ động, bảo đảm khôi phục trận địa, khôi phục sân bay thành một vấn đề hết sức quan trọng, cần được triển khai đổng bộ và cụ thể đến mọi cấp.


        Qua thực tiễn tô chức và thực hành các đợt tác chiến phòng không quy mô chiến dịch đầu tiên, ta thấy còn nhiều mặt thiếu sót làm hạn chế đến kết quả của các đợt:

        Tổ chức hệ thống chỉ huy chưa phù hợp với yêu cầu tác chiến tập trung ở quy mô chiến dịch, tổ chức hiệp đồng binh chủng chưa chặt chẽ, chưa tổ chức được các trận đánh tập trung tiêu diệt lớn có tính chất then chốt và then chốt quyết định, do đó lực lượng đông nhưng chưa phát huy hết khả năng chiến đấu.

        Có đợt, có thời gian chưa nắm chắc âm mưu, thủ đoạn đánh phá cụ thể của địch để có quyết tâm sử dụng lực lượng, điều chỉnh lực lượng kịp thời (các ngày 24, 25 tháng 10, ta chưa dự kiến được mức độ đánh phá có tính huỷ diệt của địch vào sân bay Nội Bài nên chưa tập trung bảo vệ và củng không điều động lực lượng tăng cường kịp thời). Tên lửa chưa tập trung đánh đúng đối tượng, còn bị tiêm kích địch nghi binh thu hút hoả lực. Cao xạ chuyển hoả lực còn chậm, tập trung đánh tốp đầu, nhưng không chuyển kịp hoả lực, nên mục tiêu thường bị địch phá huỷ từ tốp thứ hai trở đi.

        Tên lửa đánh địch trong nhiễu chưa vững chác, nhất là đợt tháng 12 năm 1967, khi địch gây nhiễu đạn ALQ-71 ta thường bỏ lỡ thời cơ, đạn tự huỷ và đạn rơi xuống đất nhiều.

        Không quân tổ chức đánh hiệp đồng theo độ cao giửa MiG-17 và MiG-21 trên một khu vực còn yếu, hiệu quả chiến đấu thấp.

        Rađa phát hiện địch ở độ cao thấp chưa đều, chưa vững chác, còn để lọt nhiều. Khả năng bảo đảm dẫn đường đồng thời nhiều tốp và dẫn đường trong điều kiện nhiễu còn khó khăn.

        Quản lý, chỉ đạo các lực lượng tăng cường, lực lượng phòng không địa phương chưa chặt chẽ.

        Tuy còn nhiều mặt hạn chế, nhưng các đợt tác chiến tập trung quy mô chiến dịch đầu tiên cuối năm 1967 đã giành thắng lợi lớn, đã thực hiện được ý định của chiến lược đập tan bước leo thang cao nhất của địch trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Bị thất bại trên cả hai miền Nam- Bắc nhất là sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân của ta, ngày 31 tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, thôi tranh cử tổng thống lần thứ hai và phải cử người đàm phán với ta ở hội nghị Pari, đánh dấu sự thất bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.

        Từ thực tiễn các đợt tác chiến phòng không quy mô chiến dịch đầu tiên bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, trong lãnh đạo chỉ huy quân chủng đã bắt đầu hình thành ý định tác chiến về chiến dịch phòng không, trình độ chỉ huy của các cấp trong tác chiến tập trung hiệp đồng quy mô lớn đã trưởng thành. Đặc biệt, chúng ta thấy rõ hơn về tổ chức hệ thống chỉ huy thống nhất tập trung trong một chiến dịch, trong từng khu vực tác chiến chiến dịch. Đợt tác chiến tập trung quy mô chiến địch cuối năm 1967 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng là cơ sở thực tiễn trực tiếp cho ta tổ chức chiến dịch phòng không quy mô lớn khá hoàn chỉnh thảng 12 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 08:02:38 am
       
        2. Đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược năm 1968.

        Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở miền Nam liên tiếp bị thất bại ngày càng nặng nề, các bước leo thang lớn nhất của chiến tranh phá hoại miền Bắc củng lần lượt bị bẻ gảy, làm cho đế quốc Mỹ lúng túng, bị động chuyển về chiến lược phòng ngự.

        Đang ở thế thua, chính quyền Giôn-xơn buộc phải xuống thang, từng bước phi Mỹ hoá chiến tranh. Trong bước chuyển chiến lược, Giôn-xơn quyết định tăng cường xây dựng quân ngụy, đưa thêm 13.000 quân Mỹ sang Việt Nam, thay biện pháp chiến lược "tìm diệt" bằng biện pháp chiến lược "quét và giữ", cải thiện thế phòng ngự không để thua to hơn về quân sự nhằm làm hậu thuẫn cho đàm phán ở hội nghị Pari.

        Ở miền Bắc, địch tập trung đánh phá ác liệt hệ thống giao thông vận chuyển của ta từ vĩ tuyến 20 trở vào nhằm ngăn chặn tối đa sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường, hỗ trợ cho những nỗ lực mới của chúng ở miền Nam.

        Trên cơ sở phân tích cụ thể tình hình chiến trường trên cả hai miền, Bộ Tổng tư lệnh xác định nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không- Không quân: phát triển thế tiến công, khẩn trương đưa lực lượng vào chiến đấu ở mặt trận phía Nam, kiên quyết tiêu diệt nhiều máy bay địch, bảo vệ giao thông vận chuyển thông suốt, tích cực chi viện cho chiến trường miền Nam. Đồng thời chuẩn bị mọi mặt, kiên quyết đánh bại địch ngay từ đợt đầu khi chúng tập kích lớn trở lại miền Bắc.

        Quán triệt nhiệm vụ của chiến lược giao cho, Bộ tư lệnh quân chủng quyết tâm đưa lực lượng cao xạ, tên lửa không quân vào Quân khu 4 tổ chức đợt đánh tập trung quy mô lớn bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược điều chỉnh lại thế bố trí rađa bảo đảm cho tác chiến và phòng tránh một cách có hiệu quả trên địa bàn Khu 4.

        Trung tuần tháng 4 năm 1968, ta đưa sư đoàn 367 vào Nghệ An, tháng 6 năm 1968 rút bớt một số đơn vị ở Hà Nội, Hải Phòng thành lập sư đoàn phòng không 377 ở Khu 4 và tháng 8 năm 1968 tiếp tục đưa sư đoàn 365 vào chiến trường Khu 4. Bộ Tổng tư lệnh chuyển giao một số trung đoàn cao xạ của quân khu triển khai ở bắc sông Gianh cho quân chủng trực tiếp chỉ huy.

        Cuối tháng 7 năm 1968, quân chủng đã tổ chức sở chỉ huy (SCH) tiền phương để thống nhất chỉ huy tác chiến phòng không trên địa bàn Quân khu 4.

        Lực lượng phòng không trên địa bàn Quân khu 4 trong thời gian này có: ba sư đoàn phòng không của quân chủng (với bảy trung đoàn cao xạ, ba trung đoàn tên lửa) triển khai phía bác sông Gianh, sư đoàn phòng không 375 thuộc Quân khu 4 triển khai tác chiến ở phía nam sông Gianh.

        Trước tình hình địch đánh phá tập trung ác liệt hệ thống giao thông chiến lược, nhiều trọng điểm bị ách tắc dài ngày, vận chuyển vào phía nam gặp khó khăn lớn, ngày 1 tháng 7 năm 1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về bảo đảm giao thông vận chuyển. Coi đây là một công tác chiến lược đột xuất của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng này, Chính phủ quyết định thành lập Bộ tư lệnh bảo đảm giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm tư lệnh. Trong Bộ tư lệnh bảo đảm giao thông gồm có đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ tư lệnh Quân khu 4, chính quyền các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nhằm thống nhất chỉ huy điều hành toàn bộ các lực lượng: lực lượng đánh địch bảo vệ, lực lượng bảo đảm sửa chữa và lực lượng vận chuyển. Bộ Tổng tư lệnh ra chỉ thị: bất cứ bầng cách nào cũng phải bảo đảm cho kỳ được giao thông vận chuyển thông suốt, không ảnh hưởng tới tiền tuyến.

        Địa hình Quân khu 4 dài và hẹp, các tuyến giao thông chiến lược chạy qua các vùng đồi núi miền Trung hiểm trở, có nhiều sông lớn, nhỏ chia cắt như sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Nhật Lệ... có hệ thống cầu dày đặc. Riêng Hà Tĩnh có 190 cầu, Nghệ An có 91 cầu. Các đường bộ, đường sông, đường sắt tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn đi vào các chiến trường bằng các đường 7, 8, 12, 20, 16, 10... Tác chiến phòng không bảo vệ giao thông vận chuyển có nhiều loại mục tiêu khác nhau rất phức tạp: loại cố định, loại cố định lâm thời, loại di động. Do đó, số lượng mục tiêu địch đánh phá để ngăn chặn và ta cần phải bảo vệ rất lớn, phân bố rải rác trên một diện rộng. Do vậy, đợt đánh tập trung bảo vệ giao thông vận chuyển trên địa bàn Quân khu 4 năm 1968 có ý nghĩa lớn về chiến lược, một nhiệm vụ hết sức nặng nề và phức tạp.

        Để ngăn chặn sự vận chuyển của ta, cách đánh cơ bản của địch là: sử dụng quy mô nhỏ và vừa là phổ biến đánh phá liên tục cả ngày và đêm. Ban ngày đánh các điểm nút, các đoạn đường khó khôi phục chủ yếu bằng bom từ trường, gây ùn tắc và đánh các chân hàng, các nơi sơ tán cất giấu. Ban đêm đánh lực lượng vận chuyển trên đường bằng cả bom bi, bom phá, mìn lá thả cây nhiệt đới và đánh bổ sung khống chế các trọng điểm gây khó khăn cho ta sửa chữa khôi phục. Đối với các mục tiêu lớn, chân hàng lớn địch tổ chức đánh từng đợt tập trung ba đến năm ngày. Song song đánh phá có chuẩn bị trước, hàng ngày địch còn sử dụng hai đến bốn máy bay thực hiện đánh thăm dò, vừa trinh sát vừa đánh phá.

        Thủ đoạn cơ bản của địch là tập trung đánh ác liệt các trọng điểm kết hợp với khống chế toàn tuyến, đánh ngày kết hợp khống chế ban đêm nhờ pháo sáng, ném bom đánh phá bằng phương pháp bổ nhào vào các mục tiêu điểm, kết hợp với ném bom bay bằng rải toạ độ vào các khu vực mục tiêu lớn, vào ban đêm và vào thời tiết xấu, dùng pháo sáng khống chế các trọng điểm, cầu phà quan trọng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 08:07:37 am
        Trong bảy tháng chiến đấu tập trung thực hiện nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược, quân chủng đã trực tiếp tổ chức đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch giải toả sông Lam trong tháng 8 và tháng 9 năm 1968, đồng thời đã chỉ đạo một số đợt đánh tập trung quy mô sư đoàn (đợt tháng 5 của sư đoàn 367 và sư đoàn 377, đợt tháng 9, tháng 10 của sư đoàn 365).

        Khu vực sông Lam bị địch tập trung đánh phá ác liệt, liên tục, giao thông vận chuyển bị ùn tắc nhiều ngày. Quân chủng tập trung lực lượng của ba sư đoàn 365, 367 và 377, hai biên đội MiG-21 và MiG-17, hai trung đoàn rađa để tổ chức một đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch nhảm giải toả sông Lam, bảo đảm vận chuyển một khối lượng lớn vũ khí đạn dược và hàng hoá vào chiến trường trước mùa mưa. Trong đợt tác chiến này, lực lượng được bố trí thành ba cụm: cụm Rạng, cụm Đô Lương, cụm Phương Tích, không quân chủ yếu cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, Thanh Hoá.

        Đây là đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch đầu tiên trên chiến trường Quân khu 4. Các binh chủng đều chiến đấu trên địa bàn địch đánh phá ác liệt ngày đêm, tiêu diệt được một phần sinh lực địch, buộc chúng phải thay đổi thủ đoạn đánh phá ngăn chặn giao thông vận chuyển, đánh giãn ra khỏi khu vực trọng điểm, tạo điều kiện cho ta vận chuyển một khối lượng lớn vào chiến trường, đáp ứng yêu cầu của chiến lược.

        Tuy vậy, do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức các đợt đánh tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô chiến dịch bảo vệ giao thông vận chuyển trên một địa bàn phức tạp, nên lực lượng đông nhưng phát huy hiệu quả tiêu diệt địch còn thấp, cả đợt đánh tập trung, ta tiêu diệt 27 máy bay địch.

        Xét về mặt nghệ thuật tác chiến tập trung hiệp đổng quy mô lớn trong bảo vệ giao thông vận chuyển đã xuất hiện những yếu tố chiến dịch, nhưng còn nhiều mặt thiếu sót làm hạn chế đến hiệu quả tác chiến của đợt hoạt động:

        - Trong quá trình thực hiện ta chưa tạo được những trận đánh tập trung hiệp đồng tiêu diệt lớn sinh lực địch mang tính chất của một trận then chốt.

        - Việc chuẩn bị lực lượng chưa chu đáo, công tác bảo đảm kỷ thuật còn nhiều thiếu sót, hệ số bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị thấp, nên chưa thực hiện được đánh tập trung quy mô lớn và duy trì chiến đấu liên tục.

        - Tư tưởng chỉ đạo tác chiến tập trung trong nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển chưa được quán triệt sâu sắc đến các cấp. Xác định mối quan hệ tiêu diệt địch và bảo vệ giao thông vận chuyển chưa rõ ràng. Có đơn vị nặng về lo bảo vệ an toàn mục tiêu nên bẳn xua, bắn đuổi, hiệu quả tiêu diệt kém. Ngược lại có đơn vị nặng về đánh chắc tháng nên bỏ lỡ thời cơ, chưa phát huy được hoả lực trong bảo vệ giao thông vận chuyển.

        - Thế bố trí tác chiến còn thiên về hình thức bố trí bảo vệ khu vực yếu địa, chưa phù hợp với cách đánh trong bảo vệ giao thông vận chuyển.

        - Công tác chuẩn bị chiến trường chưa đáp ứng được yêu cầu đánh tập trung. Bảo đảm cho tên lửa cơ động và bảo đảm dẫn đường cho không quân còn nhiều hạn chế, nên chưa phát huy được đầy đủ khả năng của tên lửa và không quân trong tác chiến.

        Qua đợt đánh tập trung giải toả tuyến sông Lam đã cho ta nhiều bài học sâu sắc về tổ chức chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển:

        - Sử dụng lực lượng càng lớn, càng tập trung thì hệ thống chỉ huy càng phải tổ chức chặt chẽ, bảo đảm chỉ huy một cách liên tục, kịp thời mới phát huy được sức mạnh chiến đấu của các lực lượng.

        - Trong giao thông vận chuyển, lực lượng phòng không, lực lượng bảo đảm và lực lượng vận chuyển phải gắn bó với nhau theo một kế hoạch thống nhất. Trong mối quan hệ đó, phải lấy yêu cầu của lực lượng vận chuyển làm trung tâm, làm mục đích cao nhất của kế hoạch tác chiến phòng không. Do đó, kế hoạch tác chiến phòng không không mang tính độc lập như tác chiến chiến dịch bảo vệ yếu địa mà chỉ là một mặt trong kế hoạch chung của Bộ tư lệnh bảo đảm giao thông vận chuyển, nó phải phục vụ theo yêu cầu của giao thông vận chuyển. Đặc biệt là tập trung vận chuyển vào ban đêm.

        - Công tác nắm địch và chuẩn bị chiến trường là hai mặt rất quan trọng chi phối đến toàn bộ hoạt động tác chiến và chuẩn bị bảo đảm tác chiến, là cơ sở thực tiễn để thực hiện phương châm, cách đánh phù hợp với tình hình nhiệm vụ, đặc điểm địch, ta và địa hình của từng chiến trường.

        - Công tác bảo đảm tác chiến, nhất là bảo đảm kỹ thuật phải đi trước một bước, phải có một lực lượng dự trữ cần thiết trong địa bàn và tổ chức các đội cơ động bảo đảm kỹ thuật kịp thời nhằm duy trì sức chiến đấu liên tục.

        - Phải vận dụng cách đánh rất linh hoạt để đối phó có hiệu quả với các thủ đoạn và cách đánh của địch, phù hợp với đặc điểm chiến trường và yêu cầu vận chuyển của ta. Kết hợp chốt với cơ động tạo thế vững chắc bảo vệ trọng điểm, đồng thời giành chủ động đánh địch bảo vệ các lực lượng vận chuyển trên tuyến. Kết hợp đánh tập trung tiêu diệt lớn buộc địch phải giãn ra khỏi khu vực trọng điểm để giải toả, đồng thời đánh nhỏ, cơ động đánh liên tục nhằm hạn chế sự khống chế của địch.

        Năm 1968, tuy tuyên bố ném bom hạn chế, nhưng không quân địch tập trung đánh phá quyết liệt hệ thống giao thông vận chuyển của ta trên địa bàn Quân khu 4. Trong bảy tháng từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10 năm 1968, địch đánh 2.019 lần với 5.300 lần chiếc, ném khoảng 37.500 tấn bom, thả 5.000 quả mìn. Với cường độ đánh phá ác liệt của địch đã gây cho ta nhiều khó khăn. Với quyết tâm cao, Quân chủng Phòng không- Không quân đã tổ chức đợt đánh tập trung kéo dài bảy tháng liên tục cùng quân dân trên địa bàn Quân khu 4, bắn rơi 425 máy bay, bắn cháy 31 tàu chiến, góp phần bảo vệ giao thông vận chuyển một cách tích cực.

        Nhờ sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Trung ương Đảng, nhờ có các biện pháp đối phó kiên quyết, các lực lượng đánh địch, bảo đảm sửa chữa, vận chuyển đã vượt qua muôn vàn khó khăn vận chuyển được một khối lượng vật chất lớn ra chiến trường, tăng gấp 2 lần so với năm 1967, quân số bổ sung cho chiến trường củng tăng 1,7 lần.

        Âm mưa của Mỹ giành thế mạnh trên chiến trường ơ miền Nam bị thất bại, đánh phá ngăn chặn miền Bắc càng bị tổn thất nặng, mục tiêu đánh gẫy "Cán xoong" chặn nguồn tiếp tế từ miền Bác vào miền Nam không đạt được, Mỹ muốn ngụy quân, ngụy quyền miền Nam mạnh lên, nội bộ nước Mỹ bớt lục đục, nhưng kết cục lại ngược với ý đồ của Mỹ. Ở miền Nam, Mỹ-ngụy càng lún sâu vào bị động lúng túng. Trong nước Mỹ, phong trào đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam càng lên cao, nội bộ tập đoàn Giôn-xơn càng mâu thuẫn gay gắt. Trước tình thế đó, ngày 1 tháng 11 năm 1968, Giôn-xơn buộc phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và ngày 13 tháng 11 năm 1968, Mỹ phải chấp nhận họp hội nghị 4 bên về Việt Nam ở Pari.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 11:31:29 pm
        
        3. Đợt tác chiến tập trung quy mô lớn bảo vệ chiến dịch tiến công Trị - Thiên năm 1972.

        Phải tiếp nhận thất bại của Giôn-xơn để lại, nên sau khi trúng cử tổng thống, Ních-Xơn thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" với mục tiêu cơ bản là giữ miền Nam Việt Nam trong quỹ đạo của Mỹ, giảm bớt dính líu trên bộ, rút dần quân Mỹ, tăng cường viện trợ cho nguy quân, ngụy quyền đủ sức đứng vững. Phương châm chiến lược của Mỹ là tăng cường bình định ở miền Nam, mở các cuộc tiến công sang Campuchia và Lào, đánh phá ngăn chặn miền Bắc, thực hiện bao vây chia cắt cô lập miền Nam để tiến tới dập tắt cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam của ta. Với mục tiêu chiến lược đó, Mỹ ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, giao dần căn cứ và trang bị kỹ thuật cho quân nguy, hỗ trợ quân nguy mở các cuộc hành quân càn quét và bình định để từng bước rút dần quân Mỹ về nước.

        Năm 1970, địch chủ quan cho ràng công cuộc bình đinh đã xong, chúng mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào nhằm phá "thánh địa của Việt cộng" và cô lập miền Nam. Bị thất bại nặng nề trên chiến trường Campuchia, Mỹ tổ chức cho quân nguy mở một cuộc hành quân quy mô lớn dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ sang đường 9 - Nam Lào theo công thức quân ngụy cộng hoả lực Mỹ hòng cắt đứt hoàn toàn tuyến vận chuyển chiến lược của ta. Nắm đúng ý đồ của địch, ta tổ chức chiến dịch phản công, hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của địch, đánh một đòn quyết định vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Ních-xơn.

        - Sau thẳng lợi của chiến dịch đường 9- Nam Lào, tháng 5 năm 1971, Bộ Chính trị ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt: động viên toàn Đảng, toàn dân nắm thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị, ngoại giao, phát triển thế tiến công mới trên chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại "Việt Nam hoá chiến tranh" giành thắng lợi lớn trong năm 1972 làm xoay chuyển tình thế ở chiến trường.

        Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố chiến trường, Bộ Chính trị quyết định lấy chiến trường Trị- Thiên là hướng tiến công chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

        Theo chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh, Quân chủng Phòng không- Không quân điều chỉnh lại thế bố trí chiến lược nhằm thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: bảo vệ yếu địa miền Bắc, bảo vệ giao thông vận chuyển trên tuyến hành lang cửa khẩu và chuẩn bị tham gia chiến dịch tiến công Trị- Thiên năm 1972.

        Chiến dịch Trị- Thiên năm 1972 là một chiến dịch tiến công quy mô lớn hiệp đồng binh chủng, là hướng chính trong cuộc tiến công chiến lược của ta năm 1972 nhằm tiêu diệt lớn sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, cùng với các hướng chiến trường khác làm thay đổi nhanh chóng so sánh lực lượng có lợi cho ta để bằng những đòn đánh quyết định làm xoay chuyển tình thế. Để thực hiện quyết tâm chiến lược, ta đã sử dụng: ba sư đoàn bộ binh, bảy trung đoàn pháo, hai trung đoàn xe tăng, thiết giáp, hai trung đoàn công binh và nhiều đơn vị bảo đảm khác. Do quy mô chiến dịch binh chủng hợp thành lớn, nên phải vận chuyển một lượng vật chất, cơ động lực lượng với vũ khí trang bị nặng nề, cồng kềnh hết sức phức tạp. Vì vậy, nhiệm vụ tác chiến phòng không bảo vệ chiến dịch và chia cắt giữa hoạt động trên không với hoạt động trên mặt đất của địch, tạo điều kiện cho chiến dịch tác chiến thắng lợi trở thành một yêu cầu lớn. Nhận rõ ý nghĩa chiến lược quan trọng của chiến dịch Trị - Thiên, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng Phòng không - Không quân đưa bốn sư đoàn phòng không 367, 365, 377, 363b vào tham gia tác chiến chiến dịch. Lực lượng phòng không trong chiến dịch còn có: phòng không Quân khu 4, phòng không của Đoàn 559, phòng không trong các sư đoàn bộ binh và lực lượng phòng không của các binh chủng trong chiến dịch. Quân chủng đã tổ chức sở chỉ huy tiền phương quân chủng bên cạnh sở chỉ huy và chỉ đạo chiến dịch để trực tiếp chỉ huy các lực lượng phòng không chiến dịch.

        Ngày 17 tháng 1 năm 1972, lực lượng chiến dịch bắt đầu hành quân từ Quảng Bình vào với 1.500 xe vận chuyển, 200 xe xích, 130 xe tải, 350 khẩu pháo. Để ngăn chặn cuộc tiến công của ta, địch tăng cường không quân, nhất là dùng B-52 đánh phá khu vực hậu phương chiến dịch, ngăn chặn và bịt các cửa khẩu.

        Nhiệm vụ của lực lượng phòng không trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch vô cùng nặng nề, vừa cơ động lực lượng triển khai theo thế bố trí chiến dịch, vừa tổ chức đánh địch bảo vệ các cụm quân ở khu vực tập kết, triển khai thế trận ban đầu và đánh địch bảo vệ vận chuyển cho chiến dịch. Lực lượng phòng không đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho các lực lượng chiến dịch cơ động triển khai đúng thời gian, đúng ý định và giữ được bí mật tuyệt đối trước khi mở màn chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 11:33:42 pm
        Trong quá trình tác chiến chiến dịch, sư đoàn phòng không 367 nằm trong đội hình binh chủng hợp thành tiến công trên hướng chủ yếu của chiến dịch. Sư đoàn phòng không 365 bảo vệ hậu phương chiến dịch, các cụm pháo binh, bảo vệ vận chuyển chiến dịch và sẵn sàng cơ động lực lượng, cơ động hoả lực chi viện cho đội hình binh chủng hợp thành tiến công phía trước. Sư đoàn phòng không 377 bảo vệ tuyến hành lang chiến lược phía tây chiến dịch, bảo vệ hậu phương và giao thông chiến dịch. Sư đoàn phòng không 363b đứng phía sau đội hình vừa đánh địch bảo vệ vận chuyển chiến lược và vận chuyển chiến dịch, vừa làm nhiệm vụ lực lượng dự bị cơ động. Lực lượng phòng không các binh chủng và đơn vị bộ binh cơ động đánh địch bảo vệ trực tiếp hoạt động chiến đấu của binh chủng, của đơn vị trong quá trình tác chiến chiến dịch.

        Để đối phó với cuộc tiến công lớn của ta ở hướng Trị- Thiên, Mỹ lấy không quân là lực lượng chính nhằm ngăn chặn ta tiến công Quảng Trị, Huế. Chúng đã sử dụng tập trung cả không quân chiến thuật và không quân chiến lược B-52 chi viện cho bộ binh, đánh ngăn chặn giao thông. Đặc biệt chúng sử dụng B-52 vào nhiệm vụ chiến thuật như chuẩn bị hoả lực, phá vây, chia cắt hậu phương với mặt trận. Trong chiến dịch Trị - Thiên, 97% hoạt động của không quân do Mỹ đảm nhiệm với 30.354 lần chiếc máy bay chiến thuật và 9.703 lần chiếc B-52. Riêng B-52 ném 290.082 tấn bom (chiếm 88% số bom đạn trong chiến dịch) trong đó- 34% trực tiếp hỗ trợ cho tuyến trước và 66% đánh chia cắt tuyến trước và hậu phương chiến dịch.

        Mặt trận đánh địch trên không trong chiến dịch diễn ra hết sức quyết liệt. Lực lượng phòng không, với ý chí quyết đánh đã vượt qua mọi khó khăn, đánh địch quyết liệt, cơ động bám sát các hướng tiến công, trụ vững, đánh địch cả ban ngày và ban đêm, đánh cả B-52, cường kích ném bom, trực thăng vú trang, trực thăng đổ bộ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của chiến dịch.

        Hoạt động tác chiến phòng không tham gia chiến dịch Trị - Thiên đã cho ta nhiều bài học về mặt nghệ thuật tác chiến phòng không tập trung quy mô lớn trong chiến dịch hiệp đồng quân binh chủng.

        Tác chiến phòng không là một mặt rất quan trọng của tác chiến chiến dịch. Trong chiến dịch, địch đã sử dụng một lực lượng không quân rất lớn, được coi là một hoả lực chính trong phản công, đặc biệt dùng B-52 với cường độ lớn. Nếu lực lượng phòng không không đủ sức hạn chế được hoạt động trên không của địch, thì tình huống chiến dịch sẽ vô củng phức tạp và khó đạt được hiệu quả tác chiến. Vì vậy, cơ quan chỉ huy phòng không trong chiến dịch phải được coi là một bộ phận của cơ quan chỉ huy chiến dịch do Tư lệnh chiến dịch trực tiếp chỉ đạo mới có thể kết hợp chặt chẽ giữa hai mặt đánh địch trên không và đánh địch ở mặt đất trong quá trình chiến dịch, mới có thể phá vỡ thế mạnh liên kết của địch, chia cắt địch giữa trên không và mặt đất, phá chỗ dựa mạnh nhất của địch.

        Trong chiến dịch quân binh chủng hợp thành, lực lượng phòng không phải trực tiếp đánh rất nhiều đối tượng khác nhau: không quân chiến lược, không quân chiến thuật, trực thăng vũ trang, trực thăng đổ bộ và bộ binh địch. Do đó, lực lượng phòng không tham gia chiến dịch phải được chuẩn bị một cách đầy đủ, huấn luyện chu đáo mới có thể phát huy được hiệu quả trong chiến đấu.

        Lực lượng phòng không phải luôn cơ động theo đội hình chiến dịch, cần phải có biên chế hợp lý, sức cơ động cao, luôn luôn bám sát theo dõi chặt chẽ quá trình tác chiến chiến dịch để chủ động chuẩn bị. Mọi kế hoạch tác chiến phòng không đều phải lấy bảo vệ tác chiến binh chủng hợp thành trong chiến dịch làm mục đích. Qua chiến dịch Trị - Thiên, hình thức chiến thuật đi cùng đánh địch bảo vệ mục tiêu của phòng không được phát triển lên một bước mới.

        Tác chiến trong chiến dịch quân binh chủng hợp thành hết sức quyết liệt, công tác chuẩn bị bảo đảm các mặt phải rất chu đáo, phải được chuẩn bị trước và liên tục bổ sung mới có thể duy trì được sức chiến đấu trong suốt quá trình chiến dịch.

*

*      *

        Vượt qua biết bao khó khăn thử thách ác liệt trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, lực lượng phòng không đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về nghệ thuật tác chiến. Từ tổ chức quy mô tiểu đoàn, trung đoàn đã tiến lên tổ chức quy mô sư đoàn. Nghệ thuật tác chiến phòng không từ chiến đấu độc lập, từng bước phát triển lên chiến đấu hiệp đồng nhiều quy mô và đã tổ chức nhiều đợt tác chiến tập trung quy mô lớn. Đặc biệt đã tổ chức các đợt tác chiến tập trung có tính chất chiến dịch bảo vệ yếu địa Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1967, đợt tác chiến tập trung quy mô chiến dịch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược năm 1968 và đợt tác chiến tập trung quy mô lớn trong chiến dịch hiệp đổng quân binh chủng năm 1972 trên hướng Trị - Thiên. Năng lực tổ chức chỉ huy và cách đánh của bộ đội phòng không đã phát triển lên một trình độ mới. Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn rất quan trọng tạo nền móng cho lực lượng phòng không, không quân tiến hành chiến dịch có ý nghía chiến lược đảnh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng thảng 12 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 11:51:19 pm
       
Chương hai

CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972

        I. BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC DẪN ĐẾN CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972

        Năm 1972, năm thứ 18 của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, năm có tầm quan trọng quyết định về chiến lược, đòi hỏi ta phải nỗ lực vượt bậc, tạo ra thế và lực mạnh có lợi cho mình để giành thắng lợi trên chiến trường

        Trong thư gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 29 tháng 6 năm 1971, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết: "Lúc này ta có khả năng kéo Mỹ xuống một bước nữa để giành một thắng lợi căn bản tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn... Muốn kéo Mỹ xuống nữa... phải dùng chính trị, ngoại giao kết hợp quân sự... Thắng lợi trong mùa xuân năm 1971, việc Mỹ rút thêm quân cuối năm nay và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1972 là những sự kiện do trùng hợp với nhau mà tạo nên thời cơ thuận lợi"1.

        1. Cuộc tiến công chiến lược 1972 của ta giành thắng lợi lớn đã làm thất bại căn bản chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh của đế quốc Mỹ.

        Sau những tháng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ba nước Đông Dương trong xuân - hè 1971, cục diện chiến trường đã có những bước chuyển biến rất cơ bản có lợi cho ta. Gần 40 vạn quân Mỹ và quân chư hầu rút khỏi miền Nam, làm cho sức mạnh quân sự của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn suy yếu nghiêm trọng. Mặc dù chúng ra sức đôn quân, bắt lính, nhưng vẫn không sao bù đắp nổi khoảng trống của mấy chục vạn quân viễn chinh và vũ khí, phương tiện kỹ thuật chiến tranh hiện đại của Mỹ. Mâu thuẫn giữa tập trung quân cơ động với phân tán lực lượng để giữ đất càng trở nên gay gắt. Tình hình đó đặt chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ trước những thử thách nghiêm trọng cả về mục tiêu và ý đồ chiến lược, cả trong biện pháp và các thủ đoạn tác chiến chiến lược. Nhạy cảm trước sự phát triển mới của cuộc kháng chiến, ngay từ tháng 5 năm 1971, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp đánh giá tình hình, xác định thời cơ chiến lược và đề ra nhiệm vụ cần kíp của quân và dân ta: "Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương; đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Campuchia và Lào, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài"2.

        Phương hướng chung của năm 1972 mà Bộ Chính trị đề ra là mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn chiến trường Đông Dương. Hướng tiến công chính là chiến trường miền Nam, đồng thời đẩy mạnh đánh phá "bình định" ở nông thôn, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị, phát huy thế chủ động chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, tạo một chuyển biến cơ bản, tiến lên làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường ở miền Nam và Đông Dương.

        Ngày 23 tháng 3 năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua lần cuối và phê chuẩn kế hoạch tiến công chiến lược năm 1972, quyết định thành lập Bộ tư lệnh và Đảng uỷ của ba chiến dịch lớn. Sau khi kế hoạch đã được Bộ Chính trị thông qua, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo quân và dân ta dồn mọi nỗ lực cao nhất để thực hiện quyết tâm chiến lược cua Bộ Chính trị Trung ương Đảng và của Quân uỷ Trung ương.

        Thực hiện quyết định của Bộ Thống soái tối cao, Bộ tư lệnh 559 vừa củng cố, mở rộng tuyến đường đông Trường Sơn, vừa gấp rút xây dựng tuyến đường tây Trường Sơn dài gần 3.000km qua các cánh rừng đại ngàn bảo đảm vận chuyển cả ban ngày, ban đêm. Các đơn vị pháo binh, xe tăng và binh khí kỹ thuật nặng đã có đường dành riêng để cơ động vào mặt trận. Các quân khu, các mặt trận cũng dổn mọi nỗ lực tập trung mạng đường chiến lược và chiến dịch cho chiến trường. Chỉ trong ba tháng đầu năm 1972, Đoàn 559 đã hoàn thành chỉ tiêu vận chuyển cả năm và đưa 55.000 cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào các chiến trường.

        Để thực hiện cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Bộ quốc phòng đã tổ chức ba tập đoàn chiến dịch binh chủng hợp thành trên ba hướng chiến lược. Đây là một sự phát triển nhảy vọt về quy mô tập trung lực lượng và sức mạnh chiến đấu của bộ đội chủ lực ở chiến trường miền Nam. Đến trung tuần tháng 3 năm 1972 các lực lượng tham gia tác chiến chiến dịch trên cả ba hướng chiến lược đã vào vị trí tập kết.

        Mặc dù Mỹ-ngụy dự đoán ta sẽ tiến công, nhưng chúng không xác định được thời điểm, hướng và quy mô của cuộc tiến công. Chúng dự đoán hoạt động của ta chỉ như năm 1971, hướng chủ yếu ở Tây Nguyên và vào dịp tết Nhâm Tý (xuân 1972). Nhưng Tết đã qua đi, chưa thấy ta hoạt động lớn, địch cho rằng chúng đã đánh giá đúng chủ trương chiến lược của ta nên càng chủ quan. Lợi dụng những sai lầm của địch, ngày 30 tháng 3 năm 1972, trên hai hướng chiến lược Trị- Thiên và Tây Nguyên, quân và dân ta đồng loạt mở màn chiến dịch. Tiếp ngày hôm sau, 1 tháng 4 năm 1972, chiến dịch tiến công ở Đông Nam Bộ cũng mở màn đã gây cho địch hoàn toàn bất ngờ và bị tổn thất nặng ngay từ những ngày đầu chiến dịch.

        Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 là một đòn bất ngờ đối với địch cả về hướng chủ yếu, về quy mô, về cường độ và thời điểm của cuộc tiến công, đã đẩy dịch vào thế bị động đối phó. Bị bất ngờ về chiến lược và trước những thất bại nặng nề ở chiến trường, ngày 4 tháng 4 năm 1972, Ních-Xơn quyết định thực hiện "bằng bất kỳ hành động nào cần thiết để bảo vệ lực lượng Mỹ ở Việt Nam", nhanh chóng cơ động lực lượng lớn không quân, hải quân Mỹ trở lại chi viện ứng cứu cho quân nguy thực hành phản kích. Ngày 6 tháng 4 năm 1972, Ních-Xơn ra lệnh huy động tới 40% máy bay chiến thuật, 50% máy bay chiến lược của nước Mỹ (đến tháng 5 năm 1972 đã huy động 193 máy bay chiến lược B-52, 1.000 máy bay chiến thuật), 65 tàu chiến và bảy trong số 14 tàu sân bay ổ ạt trở lại tham chiến ở miền Nam và gây lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách tàn khốc. Chỉ riêng năm 1972, không quân Mỹ-ngụy đã thực hiện 1.996.020 lần chiếc máy bay chiến thuật (tăng 86%) và 18.854 lần chiếc máy bay chiến lược B-52 (tăng 58% so với năm 1971). Song với những nỗ lực vượt bậc, bằng cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, quân và dân ta đã thực hiện được quyết tâm chiến lược của Đảng, đã tổ chức nhiều chiến dịch với các loại hình phong phú, tiến công dồn dập trên tất cả các hướng: Trị - Thiên, Khu 5, Tây Nguyên và Nam Bộ. Các chiến dịch đều đã hoàn thành được nhiệm vụ của chiến lược giao cho, tiêu diệt lớn sinh lực địch với quy mô tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, giải phóng nhiều vùng rộng lớn với quy mô tỉnh, huyện, đặc biệt đã tạo được nhiều "căn cứ lõm" ngay trong hậu phương địch, làm cho cục diện chiến trường miền Nam thay đổi lớn có ý nghĩa quyết định, phá vỡ thế chiến lược của địch tạo ra cho ta một bước ngoặt mới của chiến tranh đặt chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. So sánh lực lượng trên chiến trường thay đổi hẳn có lợi cho ta, buộc chính quyền Ních-Xơn phải "Mỹ hoá trở lại" cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân Mỹ để cố giữ cho ngụy quân, ngụy quyền khỏi sụp đổ, đồng thời trắng trợn gây lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, hòng buộc ta phải ngừng các cuộc tiến công ở miền Nam.

--------------
1. Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nhả xuất bản Sự thật, 1985. Tr. 271, 272.
2. Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945-1975-Viện LSQS Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 1995, Tr. 401.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 11:53:58 pm
       
        2. Quân và dãn miên Bắc liên tiếp đánh bại các cuộc tập kích đuởng không, bao vây phong toả trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, không ngừng tăng cường chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng chiến lược 'Việt Nam hoá chiến tranh!' của Mỹ.

        Song song với việc tập trung mọi nỗ lực để phản kích ở chiến trường miền Nam nhằm tái chiếm các vùng đã mất, ngày 6 tháng 4 năm 1972, Ních-Xơn ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác lần thứ hai, coi đó là một biện pháp chiến lược để cứu vớt sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

        Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc lần thứ hai, không còn dừng lại với tính chất phối hợp chiến trường, mà trở thành một biện pháp chiến lược đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Ních-xơn.

        Theo báo cáo của phái đoàn quốc hội Mỹ sang điều tra ở miền Nam Việt Nam, ngày 22 tháng 6 năm 1972 đã xác định: do không thể leo thang trở lại cuộc chiến tranh trên bộ nên Không quân Mỹ đóng vai trò quyết định cứu vớt sự bại trận của quân đội Sài Gòn trên chiến trường .

        Trước những hành động phiêu lưu quân sự mới của kẻ thù, ngày 7 tháng 4 năm 1972, Quân uỷ Trung ương ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang: "Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết chiến đấu bảo vệ miền Bắc và làm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến trong tình hình mới". Bộ Tổng Tham mưu đã lệnh cho lực lượng vũ trang trên miền Bắc chuyển vào chiến đấu, giao nhiệm vụ cụ thể cho Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không- Không quân chuẩn bị sẵn sàng đánh địch.

        Trong tình thế tiến lui đều khó khăn, các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Ních-Xơn cho rằng: để làm cho lực lượng giải phóng miền Nam không còn chỗ dựa và tàn lụi dần, phải cắt bằng được mọi nguồn cung cấp vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam. Ních-Xơn trắng trợn tuyên bố: chỉ có một cách duy nhất để chấm dứt cuộc chiến tranh bi thảm này là giữ không cho vũ khí chiến tranh vào tay Bắc Việt Nam. Phải làm cho Hà Nội không có được các vũ khí và đồ tiếp tế mà Hà Nội cần để tiếp tục chiến tranh.

        Để thực hiện được ý đồ trên, các nhà hoạch định chiến lược của Lầu Năm Góc đưa ra các biện pháp: dùng chính sách ngoại giao thoả hiệp với các nước lớn đê không giúp hoặc hạn chế sự giúp đỡ của họ đối với Việt Nam, bao vây phong toả các cửa khẩu nhập hàng từ nước ngoài vào miền Bắc, đánh bịt các cửa khẩu từ miền Bắc vào miền Nam, đánh ngăn chặn vận chuyển từ Bắc vào Nam trên tất cả các tuyến đường sắt, đường bô đường biển, đánh huỷ diệt hậu phương miền Bắc làm mất tiềm lực kháng chiến của Việt Nam.

        Để thực hiện biện pháp chiến lược đó, Ních-Xơn đã huy động mọi lực lượng không quân, kể cả lực lượng ném bom chiến lược B-52, đánh phá dồn dập, ác liệt có tính chất huỷ diệt nhiều mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự trên miền Bắc, đồng thời sử dụng hải quân thả hàng vạn quả mìn và thuỷ lôi phong toả các cửa biển của ta. Nghiêm trọng hơn, ngày 10 tháng 4 năm 1972 Mỹ cho máy bay B-52 đánh Vinh, ngày 13 tháng 4 năm 1972 cho B-52 đánh Thanh Hoá, đặc biệt ngày 16 tháng 4 năm 1972, Ních-Xơn cho B-52 đánh Hải Phòng đồng thời với không quân chiến thuật đánh Hà Nội.

        Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, phải sau hai năm Giôn-xơn mới dám cho không quân mon men đánh phá ngoại vi Hà Nội. Nhưng trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, chỉ sau 10 ngày, Ních-xơn đã liều lĩnh cho máy bay ném bom đánh phá Hà Nội. Tổng thống Giôn-xơn mới chỉ dám cho B-52 đánh phá hành lang cửa khẩu, còn tổng thống Ních-xơn đã liều lĩnh cho B-52 đánh sâu vào hậu phương miền Bắc, đánh vảo thành phố cảng Hải Phòng, thương cảng giao lưu với quốc tế lớn nhất của ta.

        Song song với việc sử dụng các lực lượng không quân, kể cả không quân chiến lược B-52 đánh phá huỷ diệt miền Bắc, ngày 9 tháng 5 năm 1972, Ních-Xơn ra lệnh thả thuỷ lôi, mìn từ trường phong toả tất cả các cửa sông, các cảng biển từ Vĩnh Linh đến Móng Cái nhằm cắt đứt mọi khả năng tiếp nhận hàng hoá từ các nước vào miền Bắc. Đồng thời với việc phong toả biển, không quân địch còn mở nhiều đợt tập trung đánh phá ác liệt vào tất cả các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đánh phá kho tàng, cơ sở công nghiệp và năng lượng, đê đập, kè cống. Địch còn dã man đánh cả vào những vùng đông dân, nhằm làm giảm ý chí kháng chiến của nhân dân ta.

        Từ tháng 6 năm 1972, Ních-Xơn cho máy bay B-52 thường xuyên đánh phá với quy mô ngày càng lớn, tập trung vào khu vực các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Mỗi ngày trên miền Bắc, không quân địch sử dụng trung bình từ 250 đến 300 lần chiếc, trong đó thường xuyên có từ 9 đến 18 lần chiếc B-52.

        Song song đánh phá bằng các lực lượng không quân, Ních-xơn còn cho hải quân bắn phá thường xuyên các vùng ven biển của Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, rồi leo thang dần ra bán phá vùng ven biển Hải Phòng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2016, 11:58:30 pm
        Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Ních-Xơn được tiến hành một cách ồ ạt, kết hợp bằng nhiều lực lượng, thực hiện đồng thời bâng nhiều biện pháp nhằm tạo sức mạnh phá huỷ, ngăn chặn tối đa làm cho ta không đủ sức tiếp tục cuộc tiến công ở miền Nam.

        Trước hành động leo thang đồn dập đánh phá và phong toả miền Bắc của Ních-Xơn, tháng 6 năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết: "Đế quốc Mỹ đã trắng trợn gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, đánh phá bằng không quân và hải quân trên quy mô lớn. Chúng âm mưu ngăn chặn cuộc tiến công và nổi dậy nhằm hạn chế thắng lợi của quân và dân ta, hòng cứu vãn chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", cố giữ cho cục diện chiến trường miền Nam không xấu hơn đối với chúng. Tập đoàn Ních-Xơn cố sức thực hiện âm mưu ấy, một mặt do bản chất đế quốc cực kỳ hiếu chiến và ngoan cố của chúng, mặt khác củng do tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp mới. Nhân dân ta phải vững vàng, nâng cao cảnh giác tích cực đề phòng, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống. Quyết tâm của ta sẽ góp phần vào phong trào thế giới tăng cường đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược buộc chúng phải lùi bươc”1.

        Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, quân và dân miền Bắc bình tĩnh, kiên định bước vào cuộc chiến đấu mới vô cùng quyết liệt. Một lần nữa, mọi hoạt động trên miền Bắc lại chuyển sang thời chiến. Công tác phòng không nhân dân được Đảng và chính quyền các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện với những biện pháp cụ thể thiết thực. Các cơ sở sản xuất, cơ quan trường học, bệnh viện và phần lớn nhân dân trong các thành phố, các khu công nghiệp lại sơ tán đến các khu vực mới, tiếp tục duy trì công tác, sản xuất và ổn định cuộc sống sinh hoạt.

        Lực lượng phòng không ba thứ quân nhanh chóng phát triển thêm lực lượng, điều chỉnh lại thế trận, tiến hành các đợt đánh tập trung bảo vệ từng khu vực mục tiêu, từng đợt vận chuyển trên các tuyến giao thông chiến lược.

        Địch đánh phá tập trung, ác liệt với toàn bộ các lực lượng không quân chiến lược, không quân chiến thuật, không quân hải quân với các phương tiện vũ khí trang bị đã được cải tiến rất tinh vi. Với tinh thần quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, các lực lượng phòng không miền Bắc vừa đánh, vừa nghiên cứu, sáng tạo nhiều cách đánh phong phú đạt hiệu quả chiến đấu cao. Chỉ trong vòng gần sáu tháng (từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 22 tháng 10 năm 1972) quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 561 máy bay địch, trong đó có 14 máy bay B-52, diệt và bắt sống nhiều giặc lái. Trong đó có nhiều ngày đánh tháng giòn giã: ngày 10 tháng 5 năm 1972, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 18 máy bay; ngày 27 tháng 6 không quân diệt gọn cả tốp bốn chiếc F4 trên vùng trời Sơn La; đêm 23 tháng 7 dân quân Thái Thuỵ (Thái Bình) bắn rơi hai máy bay A7; đêm 17 tháng 10 dân quân Yên Lãng (Vĩnh Phú) bắn rơi một máy bay cánh cụp cánh xoè F.111A.

        Cùng với lực lượng phòng không ba thứ quân bắn rơi nhiều máy bay địch, bắt sống giặc lái, các lực lượng pháo binh ba thứ quân đã kiên trì bám trụ, vượt qua bom đạn của kẻ thù chiến đấu bảo vệ bờ biển, đã bắn cháy và bán bị thương 60 tàu chiến địch, hạn chế lớn đến hoạt động bắn phá của hải quân địch vào các mục tiêu ven biển.

        Để đánh bại âm mưu phong toả miền Bắc của Ních-xơn, Chính phủ đã tổ chức thực hiện một loạt biện pháp khẩn cấp: chuyển cửa khẩu chính, xây dựng thêm một số cảng lâm thời để tiếp nhận hàng. Điều hoà khối lượng vận chuyển hàng từ ngoài vào bẳng cả đường biển và đường sắt. Nhanh chóng mở thêm các tuyến đường bộ để giải toả các chân hàng. Xây dựng thêm một số đường ống để vận chuyển nhiên liệu. Thành lập thêm các binh trạm vận tải quân sự lên giáp biên giới phía bắc. Thành lập các ban chỉ huy thống nhất bảo đảm giao thông vận chuyển trên các khu vực trọng điểm. Tổ chức lực lượng rà phá bom mìn, kết hợp lực lượng chuyên môn của hải quân, công binh và lực lượng dân quân tự vệ của các ngành, của các địa phương để mở thông cảng và tuyến vận chuyển biển, vận chuyển trên sông.

        Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, Ních-xơn dùng cả không quân và hải quân thực hiện đánh phá kết hợp với bao vây phong toả. Nhưng với trí tuệ của người Việt Nam, quân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tích cực, kiên quyết đánh địch bảo vệ miền Bắc, bảo vệ việc tiếp nhận và vận chuyển chi viện lực lượng cho miền Nam, đồng thời tích cực thực hiện mọi biện pháp để phá thế bao vây của địch. Do đó, khối lượng hàng nhập qua các cửa khẩu vẫn tăng 1,7 lần, khối lượng vật chất chuyển vào chiến trường tăng 1,7 lần so với năm 1971. Chính kẻ địch cúng phải thừa nhận sự thất bại của chúng trong biện pháp chiến lược đánh phá, ngăn chặn bao vây miền Bắc. Trong báo cáo của Ních-Xơn ngày 12 tháng 5 năm 1972 có đoạn viết: "ném bom không làm hao mòn tinh thần của Bắc Việt Nam, không làm giảm khả năng vật chất của Bắc Việt Nam chi viện cuộc chiến tranh".

-------------
1. Cuộc khảng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Viện lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1988-tr 265.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 12:00:25 am
        Trước những thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam- Bắc, ngày 22 tháng 10 nám 1972, Ních-Xơn phải ra lệnh ngừng ném bom bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra, nhằm xoa dịu dư luận để hy vọng tái cử tổng thống nhiệm kỳ hai vào tháng 11 năm 1972. Nhưng chúng vẫn duy trì đánh phá tập trung quyết liệt tuyến giao thông vận tải từ Nghệ An trở vào. Mức độ đánh phá từ 250 đến 300 lần chiếc ngày của không quân chiến thuật và từ 18 đến 27 lần chiếc ngày của máy bay B-52. Địch ném bom liên tục các tuyến giao thông ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đặc biệt các trọng điểm: Bến Thuỷ, sông Gianh, Long Đại, Quán Hầu, Linh cảm, địch tổ chức đánh phá ác liệt, liên tục ngày đêm.

        Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương đã nhận định: "Địch sẽ tập trung đánh phá ác liệt từ Thanh Hoá trở vào, đồng thời có nhiều khả năng chúng sẽ đánh phá lại toàn miền Bắc. Do đó, trong khi tiếp tục chỉ đạo cuộc chiến đấu bảo vệ giao thông ở phía nam, ta phải nâng cao cảnh giác, tích cực chuẩn bị, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu ở phía bắc để đối phó có hiệu quả khi địch đánh trở lại" và nhắc nhở quân và dân ta phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao nhất, kiên quyết đánh tháng địch khi chúng leo thang trở lại. Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng Phòng không- Không quân đã tăng cường một phần lực lượng phòng không vào phía nam vĩ tuyến 20 để đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược. Lực lượng phòng không ba thứ quân trên chiến trường Khu 4 đã vượt mọi khó khăn ác liệt, hiệp đồng chặt chẽ đánh địch một cách quyết liệt, bảo đảm giao thông vận chuyển cho chiến trường. Từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 17 tháng 12 năm 1972 quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 40 máy bay địch trong đó có hai máy bay B-52, bắt sống nhiều giặc lái.

        Đến giữa tháng 12 năm 1972, các tỉnh phía bắc (từ vĩ tuyến 20 trở ra) đã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, ra sức làm vụ đông xuân, đã khôi phục được tất cả các sân bay phía bắc (Nội Bài, Kép, Yên Bái, Thọ Xuân...), các tuyến đường sắt, đường bộ vận chuyển gấp hàng hoá trước đây đang bị ùn lại, lập các chân hàng mới ở Thanh Hoá. Con đường sắt Lạng Sơn- Hà Nội đã trở thành một trục đường rất quan trọng. Các ga Lạng Sơn, Đồng Mỏ đã trở thành "cảng nổi" của đất nước. Thành phố Thái Nguyên vẫn duy trì sản xuất suốt ngày đêm.

        Hệ thống còi điện, loa phóng thanh phục vụ cho thông báo báo động phòng không ở Hà Nội, Hải Phòng cũng như các nơi khác được củng cố thông suốt. Hệ thống công sự chiến đấu, hầm hào ẩn nấp được sửa chữa và xây dựng thêm. Nhân dân các tỉnh, thành phố đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng đoàn kết, vững tin vào - sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, đã quen nếp sống chiến tranh, hăng hái sản xuất, làm việc, học tập; trật tự xã hội được bảo đảm.

        Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước là nơi đại bản doanh của Bộ Thống soái tối cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ ta đã không di chuyển vị trí, vẫn ở lại Hà Nội để tiếp tục chỉ đạo công cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối, vào thời điểm chiến lược quyết định "đánh cho Mỹ cút". Một bạn nước ngoài đánh giá trong chống Mỹ, Hà Nội là "Thủ đô của phẩm giá con người". Không ít phi công Mỹ đã gọi Hà Nội là ”toạ độ lửa".

        Thủ đô Hà Nội giờ đây thực sự đã trở thành một tổng kho hàng hoá, trung tâm giao thông vận chuyển lớn nhất cả nước. Tháng 12 năm 1972, ở phía bắc trời rét đậm, nhiều mây mù nhưng là mùa khô, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của không quân. Mực nước các con sông, nhất là sông Hồng, sông Đuống đều ở mức thấp, thuận lợi cho việc bắc cầu phao và vận chuyển qua sông suốt ngày đêm.

        Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt và tàn bạo. Nhưng quân và dân miền Bắc vẫn vững vàng, đánh thắng mọi bước leo thang của địch, thực hiện nhiệm vụ của hậu phương lớn chi viện ngày càng nhiều cho chiến trường. Càng đánh phá ác liệt, thì số lượng máy bay của Mỹ bị bắn rơi càng nhiều, danh sách giặc lái bị chết và bị bắt sống củng ngày càng tăng thêm, nhưng mưu đồ đen tối của Mỹ vẫn không đạt được. Thất bại và ngạo mạn về sức mạnh của Mỹ đả làm cho Ních-Xơn và giới cầm quyền Mỹ tính toán đến những nước cờ tàn bạo nhất như chúng đă làm ở Bình Nhưỡng trước khi phải chấp nhận thua trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

        Trong khi quân và dân Quân khu 4 đang tích cực đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược, bảo đảm chi viện cao nhất cho chiến trường, quân và dân miền Bắc, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu đã chuẩn bị tích cực cho lực lượng phòng không, giành chủ động đánh bại bước leo thang cao nhất của địch chủ yếu bằng lực lượng không quân chiến lược B-52 của chúng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 12:07:02 am

        3. Cuộc đấu tranh ngoại giao ở hội nghị Pari đang bước vào giai đoạn quyết định nhưng vô cùng phức tạp và quyết liệt. Ta tỏ rõ thiện chí, mở cho địch một lối ra, Mỹ phải xuống thang thoả thuận hiệp định rồi lại lật lọng ngay.

        Bị thất bại nặng ở cả hai miền Nam- Bắc, đặc biệt sau những tổn thất nặng nề trong các đợt tập kích đường không ồ ạt vào Hà Nội cuối năm 1967 và sau cuộc Tổng tiến công, nổi dậy đồng loạt của quân dân miền Nam Tết Mậu thân 1968, ngày 31 tháng 3 năm 1968, tổng thống Giôn-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bâc từ vĩ tuyến 20 trở ra, thôi tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai và cử người đàm phán với ta ở hội nghị Pari.

        Kể từ ngàỵ 13 tháng 5 năm 1968, phiên họp đầu tiên giữa ta và Mỹ đến phiên họp cuối cùng ký hiệp định ngày 27 tháng 1 năm 1973, hội nghị Pari kéo dài tới bốn năm chín tháng, một cuộc hội nghị mà thời gian của nó hiếm có trong lịch sử đấu tranh ngoại giao của thế giới.

        Cuộc hội nghị có tới 204 phiên họp công khai và 24 cuộc tiếp xúc bí mật. Đây thực sự là một mặt trận đấu tranh vô cùng gay go, phức tạp và quyết liệt, được tiến hành song song với mặt trận quân sự trên chiến trường.

        Trong năm 1968, qua nhiều cuộc họp, nhưng hội nghị hai bên ở Pari vẫn chưa giải quyết được vấn đề gì cơ bản. Mặc dù vậy, cuộc đàm phán tiến hành ở ngay giữa thủ đô của một nước phát triển trong liên hiệp châu Âu đã mở ra một thời kỳ mới để ta tiến công địch trên mặt trận ngoại giao, kết hợp chặt chẽ với tiến công địch trên chiến trường. Hội nghị là diễn đàn để ta làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất hiếu chiến, xâm lược, ngoan cố và tàn bạo của đế quốc Mỹ, càng hiểu rõ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

        Qua ba năm đàm phán nhưng hội nghị không tiến triển được, Mỹ luôn luôn đưa ra điều kiện phi lý là quân xàm lược Mỹ và quân đội miền Bắc cùng rút khỏi miền Nam, giữ chính quyền Sài Gòn, không thừa nhận người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam là Mặt trận dân tộc giải phóng và sau này là Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam.

        Về phía ta, lập trường trước sau như một đã được nêu rõ trong tuyên bố của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2 tháng 11 năm 1968 và trong Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ngày 3 tháng 11 năm 1968 là quân Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam, công việc nội bộ của Việt Nam do nhân dân Việt Nam tự giải quyết.

        Trong phiên họp ngày 8 tháng 5 năm 1969, Mặt trận dân tộc miền Nam tuyên bố giải pháp 10 điểm vạch rõ ranh giới giữa ta và địch, phân biệt rõ hai loại vấn đề khác nhau: loại vấn đề giữa đế quốc Mỹ là kẻ đi xâm lược với nhân dân Việt Nam chống xâm lược, loại vấn đề giữa người Việt Nam với nhau. Việc Mỹ rút quân thuộc loại vấn đề thứ nhất. Mỹ đưa quân xâm lược vào thì phải rút quăn không điều kiện. Còn vấn đề các lực lượng vũ trang Việt Nam ỏ miền Nam thuộc vấn đề thứ hai do các bên Việt Nam tự giải quyết. Chính quyền Sài Gòn, công cụ tay sai của đế quốc Mỹ đang chống lại nhân dân không thể tồn tại. Tuy nhiên, trên tinh thần hoà hợp dân tộc, ta chủ trương tổ chức các lực lượng Chính trị ở miền Nam cùng nhau thương lượng để thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời, thực hiện quyền tự quyết bằng tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài.

        Để lừa bịp nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới, đồng thời lấy cớ mặc cả với ta "quân miền Bắc rút cùng quân Mỹ", Ních-Xơn tuyên bố rút 25.000 quân.

        Để vạch trần hành động lừa bịp của Ních-Xơn, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày ký hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, ngày 20 tháng 7 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhân dân Việt Nam kiên quyết đòi tất cả quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ phải rút hết sạch, chứ không phải chỉ rút 25.000 hoặc 250.000 hay là 50 vạn, mà phải rút toàn bộ, không điều kiện...

        Đế quốc Mỹ thất bại đả rõ ràng nhưng chúng chưa chịu từ bỏ dã tâm bám lấy miền Nam nước ta. Quân và dân cả nước ta, triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, khống sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến quyết thắng, đánh cho quân Mỹ phải chịu rút hết sạch, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà"
1.

---------------
1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.1966, tr. 478, 479


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 12:10:23 am
        Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục tiêu đấu tranh của ta ở hội nghị, kiên quyết giữ vững nguyên tác cơ bản để đạt được mục tiêu của cách mạng.

        Do thái độ ngoan cố của Mỹ, hội nghị Pari bị gián đoạn một thời gian dài từ tháng 10 năm 1970 đến tháng 5 năm 1971, sau đó được nối lại, nhưng hai bên vẫn giữ nguyên lập trường của mình.

        Thắng lợi to lớn trong cuộc tiến công chiến lược của ta năm 1972 ở miền Nam, buộc Ních-Xơn phải "Mỹ hoá" trở lại cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân, liều lĩnh tiến hành trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách hết sức tàn bạo để ép ta trong đàm phán.

        Trên bàn hội nghị Pari, cho tới tháng 10 năm 1972, Mỹ vẫn cố bám lập trường phi lý đòi rút quân miền Bắc khỏi miền Nam, giữ nguyên chính quyền Sài Gòn.

        Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta họp liên tục nhiều ngày để phân tích tình hình quốc tế, tình hình thắng lợi trên các chiến trường, dự kiến khả năng phát triển của tình hình và khẳng định kiên quyết đấu tranh giữ vững những nguyên tác cơ bản trên bàn hội nghị.

        Để thúc đẩy cuộc đàm phán mau chóng đi đến kết quả ngày 8 tháng 10 năm 1972, Chính phủ ta chủ động đưa ra bản dự thảo "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam". Chính phủ Mỹ phải thừa nhận bản dự thảo hiệp định do ta đưa ra là một văn kiện rất quan trọng và rất cơ bản mở đường đi tới một giải pháp. Qua nhiều ngày đàm phán, đến ngày 17 tháng 10 năm 1972, ta và Mỹ đã thoả thuận về hầu hết các vấn đề trên cơ sở bản dự thảo hiệp định của ta đưa ra. Hai bên đã thông qua văn bản "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam" và cũng đã thống nhất thời gian biểu: Ngày 22 tháng 10 ký tắt tại Hà Nội, ngày 31 tháng 10 sẽ ký chính thức tại Pari.

        Trong các thông điệp gửi Thủ tướng Chính phủ ta ngày 20 và 22 tháng 10 năm 1972, tổng thống Mỹ Ních-xơn hoan nghênh thiện chí của ta, xác nhận văn bản hiệp định có thể xem là đã hoàn thành, thoả mãn về những giải thích của Chính phủ ta.

        Việc nhanh chóng thừa nhận bản dự thảo của ta đưa ra chỉ là một mưu đổ chính trị giúp cho Ních-Xơn tái cư tổng thống nhiệm kỳ hai. Sau khi thăm dò thấy khả năng đắc cử, Ních-Xơn lại lật lọng, cố tình dây dưa, đề nghị thay đổi thời gian biểu, nêu lên nhiều khó khăn mới về chính quyền Sài Gòn, đòi ta phải tiếp tục đàm phán và không nói gì đến việc thực hiện những điều đã cam kết.

        Trước thái độ lật lọng, tráo trở của chính quyền Ních-xơn, ngày 26 thảng 10 năm 1972, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố về tình hình cuộc đàm phán về Việt Nam hiện nay. Bản tuyên bố nêu rõ diễn biến của cuộc đàm phán, những nội dung chủ yếu đã được thoả thuận và vạch trần thái độ không nghiêm chỉnh, thiếu thiện chí của Mỹ dẫn đến tình hình rất nghiêm trọng, đe doạ phá vỡ cuộc đàm phán ở Pari. Bản tuyên bố của Chính phủ ta đã có tác động rất lớn vạch trần thái độ ngoan cố xảo trá và lừa bịp của Ních-xơn trước nhân dân thế giới, nhân dân Mỹ và củng cố quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Để đối phó với sự tuyên bố công khai của Chính phủ ta, ngày 26 tháng 10, Kít-xinh-giơ họp báo để giải thích thái độ của Mỹ và tuyên bố "hoà bình trong tầm tay". Điều đó càng lộ rõ bộ mặt thật của Ních-Xơn. Sau này trong hồi ký của mình, Ních-Xơn đã thú nhận: "thứ ba 26 tháng 10, điều chúng tôi lo sợ đã đến, Hà Nội công bố hiệp định hoà bình, các điều khoản chung và lịch ký kết ngày 31 tháng 10 năm 1972". Trước đòn tiến công của ta và để tiếp tục lừa bịp dư luận, ngày 27 tháng 10 năm 1972, Mỹ gửi công hàm cho ta đề nghị một đợt họp mới để hoàn thành hiệp định và nhấn mạnh: "Hoa Kỳ cũng đồng ý không yêu cầu thêm thay đổi nào nửa sau khi đạt được sự thoả thuận trong đợt gặp này".

        Trong khi hai bên còn đang thoả thuận thời gian của đợt họp mới, ngày 2 tháng 11 năm 1972, Ních-Xơn đã ra lệnh tăng cường sử dụng B-52 ném bom trở lại miền Bắc và coi đây là "sự mở đầu cho phương án hoà bình". Đặc biệt sau ngày 8 tháng 11, Ních-Xơn trúng cử tổng thống nhiệm kỳ hai, Mỹ càng ráo riết tăng cường viện trợ quân sự ồ ạt cho chính quyền Sài Gòn và đẩy mạnh đánh phá tuyến giao thông Khu 4.

        Do buộc phải ngổi họp lại để hoàn thành hiệp định, nhưng thực tế Mỹ vẫn ngoan cố phá vỡ đàm phán, nên trong phiên họp ngày 20 tháng 11, Mỹ đề nghị sửa nhiều điểm của hiệp định, nhất là các chương về ngừng bắn, rút quân và chế độ chính trị ở miền Nam, Mỹ vẫn giữ những yêu cầu ban đầu: đòi rút quân miền Bắc, không công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, muốn duy trì miền Nam thành một quốc gia riêng.

        Ngày 13 tháng 12 năm 1972, hội nghị Pari bế tắc do phía Mỹ gây ra. Kít-xinh-giơ về Mỹ đề nghị Ních-xơn cho B-52 ném bom miền Bắc theo kế hoạch đã được chuẩn bị trước. Ngày 14 tháng 12 Ních-Xơn phê chuẩn kế hoạch tập kích ồ ạt bằng không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời tiếp tục ra lệnh thả thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng. Kế hoạch của cuộc tập kích sau ba ngày phải thực hiện.

        Trong khi các máy bay B-52 đang trên đường bay từ Guam vào oanh tạc Hà Nội thực hiện cuộc tập kích chiến lược thì hổi 14 giờ ngày 18 tháng 12 Mỹ gửi công hàm cho Chính phủ ta đề nghị nối lại cuộc đàm phán sau ngày 26 tháng 12 năm 1972. Công hàm của Mỹ lúc đó không có ý nghĩa thúc đẩy cuộc đàm phán mà thực chất là một thủ đoạn che đậy cuộc tập kích đường không chiến lược đã được chuẩn bị từ trước và đang bắt đầu thực hiện.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 12:15:06 am
   
*
*    *

        Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ coi Hà Nội là mục tiêu đánh phá huỷ diệt cuối cùng để gây sức ép với ta. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất trước khi chấp nhận thất bại, cuối năm 1967 Giôn-xơn đã tiến hành ba đợt tập kích tập trung quy mô lớn liên tục vào Hà Nội để gây sức ép tối đa với ta. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, chỉ sau 10 ngày, tổng thống Ních-xơn đã cho không quân chiến thuật đánh phá Hà Nội, cho lực lượng răn đe chiến lược B-52 đánh phá Hải Phòng để thăm dò khả năng phòng không của ta và dư luận quốc tế. Riêng Hà Nội vẫn chưa dùng B-52 đánh phá để còn gây sức ép với ta ở thời điểm quyết định cuối cùng.

        Ngay khi Giôn-xơn cho B-52 mon men đánh phá hành lang cửa khẩu Quảng Bình, cuối năm 1967, trong một lần làm việc với Tư lệnh và Chính uỷ Quân chủng Phòng không- Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ỏ Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã huỷ diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bâu trời Hà Nội"1. Lời dự báo thiên tài của Bác đả chỉ rõ bản chất ngoan cố, hiếu chiến và quy luật "thua" của đế quốc Mỹ. Chỉ khi nào bị thất bại nặng ở chiến trường không còn hy vọng cứu vãn
nổi, đế quốc Mỹ mới chịu ngồi đàm phán một cách nghiêm chỉnh.

        Sau này, trong hồi ký của mình, Ních-Xơn thừa nhận: "ngày 14 tháng 12 năm 1972, tôi ra lệnh rải thuỷ lôi cảng Hải Phòng, tiến hành trinh sát toàn miền Bắc Việt Nam và ném bom các mục tiêu quân sự ở khu vực hỗn hợp Hà Nội- Hải Phòng bằng B-52. Đó là một quyết định khó khăn nhất, liên quan đến Việt Nam mà tôi thực hiện trong thời gian ở cương vị tổng thống. Nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi tin rằng nếu chúng tôi không buộc Bắc Việt Nam đồng ý những điều kiện của chúng ta, quốc hội sẽ buộc chúng tôi chấp nhận thất bại bằng cách đồng ý rút quân để đổi lấy tù binh của chúng ta"2.

        Rõ ràng, việc Ních-Xơn cố tình dây dưa, lật lọng không chấp nhận bản dự thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ta và Mỹ thoả thuận tháng 10 năm 1972 đồng thời ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội tháng 12 năm 1972 là một vấn đề có tính quy luật thuộc về bản chất ngoan cố hiếu chiến của đế quốc Mỹ, là một hành động cuồng chiến có chuẩn bị của Ních-Xơn trước khi ký một hiệp định "bại trận" trong chiến tranh Việt Nam.

        Tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, quân và dân miền Bác đã chuẩn bị sẵn sàng để
đánh bại hành động cuồng bạo trên bầu trời Hà nội của đế quốc Mỹ.

--------------
1.  Hồ Chí Minh, Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - Hà Nội 1990, tr 203.
2. Cựu tổng thống Richard Nixon trong "No More Việt Nam" .


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 01:00:13 pm

II. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972

        1. Chủ động đưa lực lượng váo chiến trường nghiên cứu đánh B-52 - lực lượng tiến công chủ yếu của địch trong cuộc tập kích đường không chiến lược.

        Để hỗ trợ trực tiếp cho các cuộc phản công chiến lược của quân đội Mỹ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Giôn-xơn quyết định sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B-52 nhằm tăng sức mạnh chiến đấu của quân Mỹ trên chiến trường miền Nam, đánh phá ngăn chặn chi viện của miền Bắc và uy hiếp tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Ngày 18 tháng 6 năm 1965, lần đầu tiên Mỹ cho 30 máy bay B-52 cất cánh từ đảo Guam vào đánh phá khu vực Bến Cát tây bắc Sài Gòn, mở dẫu cho hoạt động thường xuyên của lực lượng ném bom chiến lược trên chiến trường. Từ đó B-52 được sử dụng ngày càng tăng ở chiến trường miền Nam. Để phục vụ cho không quân chiến lược hoạt động, Mỹ còn chuẩn bị các sân bay B-52 ở Thái Lan nhằm giảm cự ly bay đến mục tiêu và tăng cường độ đánh phá đến mức tối đa ở chiến trường Đông Dương.

        B-52 là một loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ được sản xuất từ năm 1952, đã qua nhiều lần cải tiến. Có thể nói máy bay B-52 là sản phẩm hội tụ nhiều lĩnh vực công nghiệp hiện đại nhất của Mỹ. Mỗi B-52 là một trung tâm tác chiến điện tử (15 máy) và là một kho bom (20 - 30 tấn) di động trên không. Sức tàn phá của mỗi máy bay B-52 tương đương với khả năng đánh phá của 40 đến 60 máy bay cường kích chiến thuật. Mỗi tốp ba máy bay B-52 có thể thay thế cho 120 đến 200 máy bay chiến thuật vào đánh phá khu vực. Mặt khác chỉ trong vòng vài chục phút một tốp B-52 đã có thể ném 60- 100 tấn bom trên một diện rộng. Nhưng trong thời gian đó, không quân chiến thuật không thể tổ chức được một trận đánh quy mô lớn như thế. Từ khi ra đời, B-52 đã được xác định là một trong ba lực lượng răn đe chiến lược của đế quốc Mỹ. Phải sử dụng đến lực lượng ném bom chiến lược B-52 để hỗ trợ cho các cuộc hành quân tiến công, càn quét ở miền Nam, đánh phá ngăn chặn giao thông vận chuyển thể hiện sự lúng túng trong sử dụng lực lượng của Mỹ và sự bất lực của các loại máy bay chiến thuật trên chiến trường Việt Nam.

        Ngày 19 tháng 7 năm 1965, khi đến thăm bộ đội phòng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52 hay "bê" gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng". Thực hiện lời dạy của Bác, lãnh đạo chỉ huy quân chủng đã có suy nghĩ về việc nghiên cứu đánh B-52, nhưng do ta chưa có đầy đủ tư liệu, hơn nữa địch chưa sử dụng B-52 để đánh phá miền Bắc nên ta chưa có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu.

        Trên chiến trường miền Nam và trên tuyến hành lang cửa khẩu, B-52 đánh phá ngày càng ác liệt. Đặc biệt ngày 12 tháng 4 năm 1966, tổng thống Giôn-xơn ra lệnh cho B-52 đánh phá đèo Mụ Giạ (Quảng Bình) cửa khẩu Việt- Lào trên đường 12. Đây là một hành động vừa răn đe, vừa thăm dò lực lượng phòng không miền Băc. Củng từ hành động này của địch cho ta cơ sở để dự báo địch có khả năng liều lĩnh cho B-52, con bài chiến lược cuối cùng của chúng đánh phá sâu vào hậu phương miền Bác kể cả Hà Nội- Hải Phòng.

        Việc lực lượng phòng không phải đụng độ với máy bay B-52 trên bầu trời miền Bắc là điều tất yếu không tránh khỏi. Rõ ràng, khi máy bay B-52 xuất hiện thì tác chiến phòng không đòi hỏi có sự phát triển mới. Đối tượng tác chiến chủ yếu của phòng không sẽ không còn đơn thuần chỉ là các lực lượng không quân chiến thuật mà chủ yếu là lực lượng không quân ném bom chiến lược B-52 của chúng. Do đó, việc tổ chức nghiên cứu đánh B-52 trở thành một yêu cầu hết sức cấp bách. Trong một lần đến thăm tiểu đoàn tên lửa 81 trung đoàn 238 tại trận địa phía nam Hà Nội, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã nói rõ ý định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương muốn đưa tên lửa vào chiến trường để đánh B-52. Khi Bộ Tổng Tham mưa quyết định mở mặt trận B5, tên lửa được lệnh vào chiến trường, vừa làm nhiệm vụ trước mắt chi viện hoả lực cho mặt trận đường 9- Khe Sanh, vừa nghiên cứu chuẩn bị cho nhiệm vụ sau này.

        Tháng 5 năm 1966, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, quân chủng tổ chức cho trung đoàn tên lửa 238 cơ động phục kích nghiên cứu cách đánh B-52 trực tiếp tại chiến trường Vĩnh Linh. Trong bối cảnh không quân địch đang mở rộng phạm vi đánh phá miền Bắc, đang lấn dần vào đánh phá ngoại thành Hà Nội, lực lương tên lửa ra quân chưa đầy đủ, việc sử dụng một trung đoàn tên lửa đang triển khai chiến đấu bảo vệ Hà Nội vào chiến trường đánh B-52 là một quyết tâm rất cao, thể hiện tư tưởng chủ động tích cực tiến công, một quyết định hết sức đúng đắn và sáng suốt của cấp chiến lược.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 01:01:47 pm
        Theo tính năng kỹ thuật, khí tài tên lửa không có khả năng cơ động đường dài. Nhưng chúng ta đã đưa cả một trung đoàn tên lửa hoàn chỉnh với đầy đủ các đơn vị hoả lực, đơn vị lắp ráp đạn cơ động trên đoạn đường hơn 600 km vào đến chiến trường, qua hàng trăm cầu, phà, ngầm, đường cheo leo vách núi Trường Sơn trong điều kiện địch đánh phá liên tục ngày đêm. Điều đó thể hiện ý chí quyết tâm khắc phục muôn vàn khó khăn, gian khổ, hỵ sinh của cán bộ chiến sĩ và năng lực tổ chức chỉ huy của trung đoàn tên lửa 238.

        Qua gần một năm hành quân, vừa chiến đấu vừa cơ động, trung đoàn mới đưa được hai tiểu đoàn hoả lực 81 và 83 vào đến Vĩnh Linh để phục kích đánh B-52. Trên đất lửa Vĩnh Linh, không quân địch phối hợp với pháo trên hạm tàu, pháo từ bên kia sông Bến Hải đánh phá liên tục ngày đêm hết sức ác liệt. Việc triển khai chiến đấu và trụ vững được một tiểu đoàn tên lửa là vấn đề cực kỳ khó khăn. Được sự hỗ trợ của nhân dân, sự chi viện của Quân khu 4, trung đoàn đã nhanh chóng chọn và làm 24 trận địa trong lòng đất. Mặc dù địch đánh phá ác liệt có bị tổn thất về người, vũ khí khí tài, lại xa hậu phương, bảo đảm kỹ thuật có nhiều khó khăn, nhưng trung đoàn vẫn kiên trì trụ vững và quyết tâm tổ chức đánh tập trung hai tiểu đoàn để bảo đảm đánh thắng trận đầu, gây bất ngờ lớn cho địch.

        Trong quá trình chuẩn bị và xây dựng phương án trung đoàn đã tổ chức nghiên cứu tìm hiểu B-52. Nhân dân Vĩnh Linh trực tiếp chịu đựng những trận mưa bom của B-52 nên hiểu rõ quy luật hoạt động của chúng trong khu vực đã cung cấp những thông tin đầu tiên cho bộ đội ta. Cán bộ chiến sĩ đi nghiên cứu các bãi bom B-52 đánh phá để từ đó dựng lên đội hình chiến thuật trên không của B-52, tổ chức quan sát B-52 để phân tích đội hình bay của chúng. Có thể nói những tư liệu "tuyệt mật” của B-52 lại được trung đoàn tên lửa 238 khám phá đầu tiên từ những biện pháp thô sơ, thực tiễn và rất độc đáo.

        Ngày 15 thẩng 3 năm 1967, B-52 xuất hiện, trung đoàn chỉ thị cho cả hai tiểu đoàn 81 và 83 chuẩn bị thực hiện đánh tập trung. Tiểu đoàn 81 phát sóng đầu tiên bắt được tín hiệu mục tiêu B-52, chuẩn bị chờ lệnh. Nhưng đáng tiếc, khí tài của tiểu đoàn 83 không ổn định, trận đánh tập trung đầu tiên không thực hiện được. Mặc dù ta chưa đánh, mới chỉ phát sóng, nhưng nhờ máy thu trên máy bay, địch đã phát hiện được ở Vĩnh Linh có tên lửa phòng không. Ngày 17 tháng 3 năm 1967, địch sử dụng 100 lần chiếc cường kích đánh tập trung vào trận địa tiểu đoàn 83.

        Trên mặt trận Đường 9- Khe Sanh, không quân địch đang đánh phá hậu phương chiến dịch và ngăn chặn ác lực lượng tiến công của ta một cách quyết liệt, Bộ tư lệnh mặt trận yêu cầu tên lửa đánh tất cả các đối tương- Mặc dù chỉ còn tiểu đoàn 81 đang sẵn sàng chiến đấu, trung đoàn đã tích cực, chủ động thực hiện nghiêm chỉnh mệnh lệnh của mặt trận. Ngày 10 tháng 5 năm 1967, tiểu đoàn 81 đã phóng những quả đạn đầu tiên trên vùng trời Vĩnh Linh, tiêu diệt hai máy bay A6 của địch, rơi ngay tại chỗ ở khu vực Cồn Tiên và cửa Việt. Cay cú, địch săn tìm tiểu đoàn 81 để tiêu diệt. Với trí thông minh và lòng dũng cảm, với quyết tâm cao, tiểu đoàn 81 luôn luôn cơ động trận địa, bảo tồn lực lượng và đánh thắng liên tiếp. Ngày 20 tháng 5 năm 1967, tiểu đoàn đã bắn rơi hai máy bay trinh sát L-19 ở hai bờ sông Bến Hải. Ngày 6 tháng 7 năm 1967, tiểu đoàn 81 lại đánh thắng liên tục tiêu diệt hai máy bay F105 và một máy bay F4.

        Có thể nói, trên đất thép Vĩnh Linh, tiểu đoàn 81 đã trụ vững trong một thời gian dài, là đơn vị phát sóng đầu tiên phát hiện B-52, là đơn vị phóng những quả đạn tên lửa đầu tiên tiêu diệt địch và hoàn thành xuất sắc mệnh lệnh của mặt trận. Tuy nhiên nhiệm vụ chiến lược giao cho đánh B-52 vẫn chưa thực hiện được.

        Sau khi thực hiện yêu cầu trước mắt và trực tiếp của chiến dịch, trung đoàn 238 lại được lệnh chuẩn bị mọi mặt thực hiện cho được nhiệm vụ chủ yếu "đánh B-52". Để giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, quân chủng tăng cường một bộ phận cán bộ cơ quan dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Phó tư lệnh Binh chủng Tên lửa vào cùng trung đoàn nghiên cứu để thực hiện bằng được yêu cầu của chiến lược.

        Trung đoàn quyết định đưa hai tiểu đoàn 82 và 84 vào thay thế. Từ thực tiễn của chiến trường, địch săn tìm tên lửa đánh phá liên tục ngày đêm, khí tài để trong hầm ẩm ướt, mưa ngập cả dây cáp. Việc bảo đảm sẵn sàng cho cả hai đơn vị trong cùng một thời điểm phóng đạn là một điều vô củng phức tạp, khó thực hiện được. Do đó, trung đoàn quyết định cho tiểu đoàn 84 triển khai ở khu tây đánh trước, tiểu đoàn 82 ở khu đông làm lực lượng dự bị và đánh sau.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 01:03:03 pm
        Trong tháng 8 năm 1967, cuộc đấu trí, đấu lực giữa bộ đội tên lửa với không quân địch trên tuyến lửa Vĩnh Linh diễn ra rất quyết liệt. Địch săn tìm đánh phá trận địa tên lửa liên tục. Nhiều lần tiểu đoàn tên lửa 84 phát sóng nhưng do nhiễu nặng không đánh được. Có một số lần phát sóng đã phát hiện được B-52 trên đoạn bay ra. Do xử trí chưa phù hợp, bị địch phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa gây tổn thất người và khí tài.

        Với quyết tâm thực hiện bâng được nhiệm vụ đánh B-52, trung đoàn quyết định tập trung mọi lực lượng cả người và khí tài của toàn trung đoàn tạo nên một tiểu đoàn mạnh trên cơ sở của tiểu đoàn 84 để tiêu diệt bằng được B-52.

        Ngày 17 tháng 9 năm 1967, "tiểu đoàn hỗn hợp 84" đã đánh hai trận, tiêu diệt hai máy bay B-52 rơi ở phía nam sông Bến Hải và Cửa Tùng. Sau nhiều năm gian khổ vượt qua mọi thử thách hy sinh, trung đoàn 238 đã thực hiện được yêu cầu của chiến lược: "tiêu diệt B-52" của Mỹ.

        Trận đánh ngày 17 tháng 9 năm 1967 tiêu diệt B-52 trên đất Vĩnh Linh là sự kết tinh trí tuệ, sức lực và xương máu của cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn với sự đóng góp to lớn của quân và dân trên đất thép anh hùng. Phát huy kết quả đánh thắng trận đầu, trung đoàn còn tổ chức đánh thắng liên tục, bắn rơi bốn máy bay B-52 trên đất Vĩnh Linh. Sau khi hoàn thành xuất sác nhiệm vụ đánh B-52, trung đoàn được lệnh ra Bắc để củng cố, chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.

        Trong những năm tháng kiên cường trụ vững trên đất lửa Vĩnh Linh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đánh B-52, trung đoàn 238 đã bước đầu phát hiện được triệu chứng hoạt động của B-52, phân biệt tín hiệu và nhiễu của B-52 với các loại nhiễu khác. Đả đánh được B-52 ở cự ly nhất định với những tham số nhất định. Tuy đó chỉ là những khám phá ban đầu nhưng rất quý giá, tạo cơ sở tiếp tục nghiên cứu và phát triển cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa sau này.

        Để tiếp tục nghiên cứu về B-52, theo chỉ thị của quân chủng, Binh chủng Rađa đã tổ chức một đoàn cán bộ do đồng chí Tư lệnh binh chủng trực tiếp chỉ huy vào Vĩnh Linh, cùng các đại đội rađa phía trước nghiên cứu về B-52. Đoàn nghiên cứu của rađa đã ghi được hình ảnh của tín hiệu B-52 với các dạng nhiễu của nó. Có thể nói đây là một tài liệu đầu tiên về B-52. Trên cơ sở thực tiễn các trận đánh B-52 đầu tiên, những khám phá ban đầu của trung đoàn 238 và tài liệu nghiên cứu của binh chủng rađa, ngày 7 tháng 1 năm 1969, Bộ Tham mưu quân chủng đã tổng hợp viết thành tài liệu "dự thảo B-52".

        Sau khi ngừng ném bom bắn phá miền Bắc năm 1968, không quân địch tập trung đánh phá quyết liệt ngăn chặn giao thông vận chuyển trên các hành lang cửa khẩu từ miền Bắc vào miền Nam và Lào. Lực lượng B-52 được Mỹ sử dụng với cường độ lớn, trung bình 30 lần chiếc trong một ngày.

        Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lựợc và để có thêm thực tiễn đánh B-52, quân chủng đã quyết định đưa tên lửa và không quân vào đánh địch bảo vệ hành lang cửa khẩu, tập trung đánh B-52.

        Sau thời gian củng cố, trung đoàn tên lửa 238 lại được lệnh lên đường. Ngày 19 tháng 12 năm 1969, tiểu đoàn 84 phóng những quả đạn đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn, cửa khẩu đường 20. Tuy chưa bắn rơi B-52, nhưng sự xuất hiện của tên lửa trên đường vận tải Trường Sơn đã làm cho địch bất ngờ, hoang mang lúng túng. Ních-Xơn phải quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng B-52 đánh phá cửa khẩu. Sau thời gian nghiên cứu đối phó, địch lại tiếp tục cho B-52 đánh phá giao thông phía bên kia cửa khẩu. Với tinh thần tích cực tiến công, trung đoàn 238 cho hai tiểu đoàn vượt cửa khẩu sang đánh B-52 trên đất Lào.

        Phạm vi tác chiến trên các hành lang cửa khẩu rất rộng, khó khăn lớn trong tổ chức chỉ huy và bảo đảm- Cuối tháng 12 năm 1970, Bộ Quốc phòng quyết định điểu thêm các tiểu đoàn tên lửa 56 và tiểu đoàn 69 phối hợp với trung đoàn 238 và tách ra thành hai trung đoàn: 238 và 237. Trung đoàn 238 làm nhiệm vụ chiến đấu ở tây Trường Sơn, trung đoàn 237 tác chiến ở đông Trường Sơn. Cả hai trung đoàn đều tham gia tác chiến bảo vệ chiến dịch đường 9- Nam Lào.

        Trong điều kiện địa hình rừng núi Trường Sơn hiểm trở, khó có thể tìm được một trận địa phù hợp với điều kiện xạ kích của tên lửa. Trung đoàn 238 đã đánh một số trận nhưng không kết quả, đạn rơi xuống đất. Chiến dịch đường 9- Nam Lào đang diễn ra hết sức khẩn trương quyết liệt. Mặt trận yêu cầu hoả lực tên lửa phải vươn tới trung tâm chiến dịch. Tiểu đoàn 84 đã cơ động xuống phía nam đường Coongle. Nhưng do địch đánh phá ác liệt dọc đường và địa hình Trường Sơn hiểm trở, đơn vị đã phải ba lần thay anten mới triển khai chiến đấu được. Khi tiểu đoàn phát sóng chuẩn bị đánh B-52, lại bị địch phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa. Trận đánh không thực hiện được.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 01:05:58 pm
        Trên hướng đông Trường Sơn, tiểu đoàn 69 được lệnh lên chiếm lĩnh trên đỉnh Ta Păng. Bộ tư lệnh 559 đã nhanh chóng mở một con đường 16Đ cho tên lửa lên chiếm lĩnh trận địa. Ngày 18 tháng 3 năm 1971, từ trên đỉnh cao Trường Sơn, tiểu đoàn 69 đã phóng đạn vào vùng trời chiến dịch, tiêu diệt một máy bay B-52, bảo vệ lực lượng chiến dịch tiến công vào Bản Đông. Các tiểu đoàn khác tuy không bắn rơi B-52, nhưng đã tích cực tiêu diệt nhiều loại máy bay cường kích, trinh sát của địch bảo đảm vững chắc cho hoạt động tác chiến chiến dịch và vận chuyển chiến lược qua các cửa khẩu. Kết thúc chiến dịch đường 9- Nam Lào trung đoàn 237 giải thể, trung đoàn 238 lại tiếp nhận các tiểu đoàn cũ của mình và được lệnh chuyển ra củng cố lực lượng, triển khai chiến đấu bảo vệ thành phố cảng Hải Phòng.   

        Chấp hành chỉ thị của quân chủng đưa sở chỉ huy trung đoàn rađa 291 và sở chỉ huy của trung đoàn không quân 921 vào sân bay Thọ Xuân Thanh Hoá bảo đảm cho không quân hoạt động sâu vào phía nam. Bô tư lệnh Binh chủng Không quân đã tích cực chủ động đưa không quân vào đánh địch bảo vệ tuyến hành lang cửa khẩu. Điều kiện bảo đảm chiến đấu cho không quân vô cùng khó khăn và phức tạp. Cơ quan tham mưu binh chủng cùng các trung đoàn xây dựng kế hoạch và tổ chức cho một số phi công có kinh nghiệm chiến đấu huấn luyện theo phương án đánh B-52.

        Đầu năm 1970, MiG-21 của ta đã xuất hiện trên bầu trời khu vực hành lang cửa khẩu. Theo yêu câu của Bộ tư lệnh 559, không quân ta thường sử dụng biên đội nhỏ làm nhiệm vụ nghi binh thu hút địch, làm cho máy bay B-52 và AC-130 giảm hoạt động trên một số khu vực ở những thời điểm nhất định để cho lực lượng vận chuyển vượt qua các trọng điểm cửa khẩu an toàn.

        Để thực hiện nhiệm vụ đánh B-52, Bộ tư lệnh binh chủng đã cử một số cán bộ tham mưu, phi công quan sát trực tiếp tìm hiểu đội hình, quy luật hoạt động của B-52 cả ban ngày và ban đêm. Cuối 1971, binh chủng đưa cả rađa dẫn đường vào Quảng Bình và Vĩnh Linh phục vụ tác chiến. Trên cơ sở những tư liệu nghiên cứu được và các tư liệu của trung đoàn 238, của Binh chủng Rađa, cuối tháng 9 năm 1971, Binh chủng Không quân mở hội nghị chuyên đề bàn cách đánh B-52.

        Ngày 4 tháng 10 năm 1971, MỈG-21 của ta cất cánh, do địch gây nhiễu nặng, chỉ huy ở sân bay dẫn đường không chính xác. Vào đến khu vực chiến đấu, phi công ta đã phát hiện thấy B-52, nhưng ở thế đối đầu bất lợi, không đánh được phải quay về hạ cánh. Trước tình hình đó, Binh chủng Không quân quyết định đưa thêm môt số máy bay MiG-21 vào tăng cường lực lượng.

        Ngày 20 tháng 11 năm 1971, một MiG-21 của ta được lệnh cất cánh. Do dẫn đường tốt, MiG-21 của ta đã tiếp cận được tốp B-52, phi công ta phóng tên lửa vào hai máy bay B-52 địch. Một B-52 địch bị thương phải về hạ cánh bát buộc ở sân bay Thái Lan. Đây là trận đánh đầu tiên của không quân ta vào đối tượng B-52. Trận đánh được chuẩn bị công phu, chỉ huy và dẫn đường tốt, nên đã đưa được máy bay ta vào chiếm thế công kích có lợi, giữ được bí mật bất ngờ cho đến khi nổ súng. Kết quả trận đánh chưa đạt được như mong muốn, nếu phi công tá bẳn tập trung cả hai quả tên lửa vào một máy bay B-52, thì đã có thể bẳn rơi tại chỗ. Từ thực tiễn trận đánh đầu tiên cho ta khẳng định MiG-21 của ta có thể bắn rơi B-52 của địch.

        Đầu năm 1972, để bảo vệ chiến dịch Trị- Thiên, hướng chủ yếu trong cuộc tiến công chiến lược của ta năm 1972, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, quân chủng đưa bốn sư đoàn phòng không vào tham gia tác chiến chiến dịch, trong đó có 4 trung đoàn tên lửa (236, 274, 267 và 275).

        Khác với điều kiện khó khăn ban đầu của trung đoàn 238 vào đánh B-52 trên đất Vĩnh Linh năm 1967 các trung đoàn 236, 274 được kế thừa kinh nghiệm của trung đoàn tên lửa 238, được thừa hưởng hệ thống trận địa do trung đoàn 238 cùng quân dân Vĩnh Linh xây dựng trước đây. Nếu như trong năm 1967, trên đất lửa Vĩnh Linh, phải vượt qua muôn vàn khó khăn, hy sinh gian khổ mới có được một tiểu đoàn tên lửa trụ vững ở chiến trường đánh B-52, thì trong chiến dịch này, tên lửa đã được bố trí tương đối hoàn chỉnh có tuyến trước, tuyến sau, tuyến hậu phương và tuyến cạnh sườn. Tên lửa đã trở thành lực lượng hoả lực phòng không mạnh làm nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch, tập trung đánh B-52.

        Ngày 30 tháng 3 năm 1972, chiến dịch tiến công Trị - Thiên mở màn, thì ngày 2 tháng 4 năm 1972, lực lượng B-52 bắt đầu tập trung đánh phá huỷ diệt nhằm ngăn chặn các lực lượng tiến công của ta. Các tiểu đoàn phía trước được lệnh tập trung đánh B-52. Ngay trận đầu đã tiêu diệt một máy bay B-52. Tiếp đó, theo mệnh lệnh của chiến dịch, ta đã đánh liên tiếp nhiều trận vào B-52, bảo vệ một cách có hiệu quả cho lực lượng tiến công của chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2016, 01:08:55 pm
        Mặc dù tên lửa đã bắn rơi nhiều máy bay B-52, nhưng chưa bắn rơi được tại chỗ. Đây vẫn còn là một vấn đề hết sức khó khăn cần được nghiên cứu. Nguyên nhân chủ yếu là lần đầu tiên các đơn vị tên lửa tham gia tác chiến trong một chiến dịch quân binh chủng hợp thành quy mô lớn, hành động chiến đấu của các tiểu đoàn chưa điêu luyện với điều kiện tác chiến mới. Đội hình bố trí quá rộng, rất khó thực hiện cho đạn nổ tập trung đồng thời vào một tốp máy bay địch. Ban đầu đội hình tên lửa bố trí phía bắc Bến Hải xa đội hình tiến công của chiến dịch, trong khi đó tốc độ tiến công của chiến dịch rất lớn, buộc tên lửa phải đánh xa, đánh hết tầm hiệu quả để chi viện cho các lực lượng tiến công theo yêu cầu của Bộ tư lệnh chiến dịch. Do vậy mới chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ uy hiếp, đánh giãn địch bảo vệ có hiệu quả cho lực lượng chiến dịch, nhưng chưa có điều kiện bắn rơi tại chỗ B-52. Về sau do yêu cầu của tác chiến, chúng ta đã cố gắng đưa một số tiểu đoàn tên lửa sang bờ nam sông Bến Hải, nhưng cũng chỉ tác chiến trong một thời gian ngắn.

        Khi địch chuyển sang phản kích, không quân địch tập trung đánh phá ác liệt, chia cắt hậu phương với tuyến trước, lực lượng tên lửa bị tiêu hao lớn, bổ sung không kịp, khó duy trì được sức chiến đấu liên tục và tổ chức đánh tập trung, ta chuyển sang đánh độc lập từng tiểu đoàn.

        Thành công trong chiến đấu của bộ đội tên lửa tham gia chiến dịch đã được Bộ tư lệnh chiến dịch đánh giá cao, bắn rơi nhiều B-52 và các loại máy bay khác đáp ứng yêu cầu chiến dịch.

*
*   *

        Trải qua bốn đợt chủ động đưa tên lửa và không quân vào chiến trường trực tiếp nghiên cứu đánh B-52, đặc biệt bộ đội tên lửa đã duy trì lực lượng thường xuyên liên tục ở mặt trận suốt từ năm 1966 đến 1972 Các tư liệu về B-52 ngày càng được bổ sung và được phân tích một cách khoa học. Củng từ thực tiễn chiến đấu, nguyên nhân đánh tháng và chưa thắng càng nổi rõ, làm cơ sở để hoàn thiện về cách phát hiện B-52 của rađa, cách đánh B-52 của tên lửa và không quân.

        Đó là những kết quả lớn trong những năm tháng đầy gian khổ, đấu trí, đấu lực một cách quyết liệt với địch trên chiến trường ác liệt, biết bao tổn thất hy sinh của cán bộ chiến sĩ đã để lại cho ta một tài sản vô cùng quý báu làm cơ sở cho mọi kế hoạch, mọi cách đánh thắng B-52 trong cuộc tập kích chiến lược của chúng trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2016, 02:38:34 am
       
        2. Bước chuẩn bị trước của chiến dịch.

        Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trên hai miền Nam, Bắc và tình hình cuộc đấu tranh ngoại giao, trên bàn hội nghị Pari, ngay từ tháng 6 năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã nhận định tình hình và đề ra nhiệm vụ mới cho toàn Đảng toàn dân. Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ: đế quốc Mỹ đã trắng trợn gây lại chiến tranh phá hoại, đánh phá bằng không quân và hải quân trên quy mô lớn khắp miền Bắc nước ta. Chúng âm mưu ngăn chặn cuộc tiến công và nổi dậy, hạn chế thắng lợi của quân và dân ta, hòng cứu vãn "Việt Nam hoá chiến tranh" và cố giữ cho cục diện chiến trường miền Nam không xấu hơn nửa đối với chúng. Nhân dân ta phải luôn luôn vững vàng, nâng cao cảnh giác, tích cực đề phòng, tiếp tục chiến đấư và chiến thắng trong mọi tình huống. Miền Bắc phải khẩn trương chuyển hướng mọi hoạt động cho phù hợp với thời chiến, mở rộng lực lượng vũ trang, chống địch phong toả, tập trung sức thực hiện nhiệm vụ đột xuất số một là giữ vững giao thông vận tải, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

        Thực hiện nhiệm vụ Bộ Chính trị đề ra, tháng 7 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Quân chủng phòng không- Không quân thực hiện gấp việc tiếp tục nghiên cứu và triển khai kế hoạch đánh máy bay B-52, biên soạn tài liệu để huấn luyện bộ đội đánh máy bay B-52 trong tình huống phức tạp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp làm việc với Quân chủng Phòng không - Không quân, tư lệnh các binh chủng rađa, không quân và sư đoàn trưởng sư đoàn phòng không Hà Nội để xác định phương án đánh máy bay B-52 bảo vệ Hà Nội.

        Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị và chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, Quân chủng Phòng không- Không quân nhận thức sâu sắc đây là mệnh lệnh cơ bản có quy mô chiến dịch phòng không do cấp chiến lược giao cho, đã chủ động bước vào giai đoạn chuẩn bị. Trong thực tiễn, việc chuẩn bị chiến dịch đã hình thành hai bước: bước chuẩn bị trước và bước chuẩn bị trực tiếp.

        Để biến quyết tâm của Đảng thành hành động của cán bộ và chiến sĩ, trung tuần tháng 7 năm 1972, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân tổ chức nghiên cứu quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới.

        Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân gồm có: đồng chí Lê Văn Tri Tư lệnh đồng chí Hoàng Phương Chính uỷ - Bí thư, đổng chí Nguyễn Xuân Mậu Phó chính uỷ - Phó bí thư, các đồng chí Phó tư lệnh Hoàng Văn Khánh, Nguyễn Văn Tiên Nguyễn Quang Bích, đồng chí Đào Đình Luyện Tư lệnh không quân và đồng chí Bùi Đình Cường Tư lệnh rađa.

        Tình hình diễn biến của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ngày càng phức tạp. Nghiêm trọng hơn là trong ba ngày 10, 13, 16 tháng 4 đế quốc Mỹ đã sử dụng B-52 ra đánh Vinh, Thanh Hoá và Hải Phòng nhằm đe doạ, thăm dò và có tính chất thử nghiệm, chuẩn bị cho B-52 đánh ra toàn miền Bắc. Kết hợp nghiên cứu những tin tức qua cung giặc lái, nghiên cứu quy luật tiến hành chiến tranh trong giai đoạn cuối của đế quốc Mỹ và dự kiến hành động của Ních-Xơn, Đảng ủy và Bộ tư lệnh quân chủng nhận định: đế quốc Mỹ có âm mưu tiến hành một bước leo thang cao nhất, sử dụng ồ ạt máy bay B-52, kết hợp với máy bay chiến thuật của không quân và hải quân, đánh ra miền Bắc ngoài vĩ tuyến 20, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, nhất là Hà Nội để buộc ta phải chấp nhận những điều kiện của Mỹ trên bàn hội nghị.

        Mặc dầu đang phải chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng chiến đấu trên các hướng, hoàn thành cùng một lúc cả ba nhiệm vụ: bảo vệ yếu địa miền Bắc, bảo vệ giao thông vận chuyển và tác chiến trong chiến dịch binh chủng hợp thành ở Trị - Thiên. Nhưng lãnh đạo và chỉ huy quân chủng đã đặt sự quan tâm và tập trung đặc biệt vào chuẩn bị kế hoạch đánh trả cuộc tập kích bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng.

        Thực ra, ngay từ đầu nám 1968, khi quân và dân ta đang đẩy mạnh cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt ở miền Nam, Quân uỷ Trung ương đã giao cho Bộ tư lệnh quân chủng nghiên cứu chuẩn bị đánh B-52 khi chúng liều lĩnh ra đánh phá miền Bắc. Nhưng lúc đó, các tư liệu về B-52 của ta chưa có được đầy đủ. Chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn đưa lực lượng vào chiến trường trực tiếp đánh B-52 mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch. Do đó cơ quan quân chủng củng mới chỉ phác hoạ ra được một số vấn đề cơ bản ban đầu. Đến đầu năm 1972, khi đế quốc Mỹ gây lại cuộc chiến tranh phá hoại trên miền Bắc và nhất là khi B-52 đánh phá ngoài vĩ tuyến 20, kế hoạch đã được khẩn trương hoàn thiện thêm một bước. Đến tháng 9 năm 1972, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, quân chủng hoàn thành việc xây dựng kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và tiếp tục triển khai công việc chuẩn bị. Kế hoạch này (về sau được gọi tắt là "kế hoạch tháng 9") như một kế hoạch tác chiến chiến dịch tương đối hoàn chỉnh.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2016, 02:41:17 am
        Kế hoạch đã phân tích khả năng lực lượng không quân Mỹ bố trí trên chiến trường Đông Nam Á, diễn biến hoạt động của không quân địch trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc và nhận định: những đợt đánh phá của không quân Mỹ trước đây, kể cả đợt tháng 4 năm 1972 của máy bay B-52 đánh Vinh, Thanh Hoá, Hải Phòng chưa phải là bước leo thang cao nhất. Địch sẽ tiến hành bước leo thang cao nhất nhằm mục đích gây sức ép tối đa với ta bằng một đợt đánh phá ồ ạt của máy bay B-52 kết hợp với máy bay chiến thuật của không quân và của hải quân ra ngoài vĩ tuyến 20. Khu vực tập kích của địch có thể là đường 1 Nam, đường 1 Bắc, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hà Nội. Khu vực đánh phá chủ yếu của địch là Hà Nội và Hải Phòng, trọng điểm là Hà Nội. Đợt đánh có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Cường độ sử dụng máy bay B-52 là 50 lần chiếc ngày. Trong một khu vực mục tiêu, địch sử dụng trên dưới 30 lần chiếc B-52 trong ngày. Hải quân có thể sử dụng 3 đến 4 tàu sân bay. Có thể sử dụng toàn bộ không quân chiến thuật trên các sân bay ở Thái Lan, với cường độ từ 250 đến 300 lần chiếc, cao nhất có thể 300 lần chiếc trong mỗi ngày.

        Về thủ đoạn đánh phá của địch, kế hoạch nêu rõ: máy bay B-52 sẽ đánh phá kết hợp với máy bay chiến thuật. B-52 sẽ đánh đêm là chủ yếu. Đội hình B-52 được tăng cường yểm hộ và hộ tống bằng không quân tiêm kích. Sử dụng máy bay chiến thuật đánh xen kế giữa các đợt đánh của B-52 và đánh bổ sung ban ngày. Mục tiêu đánh phá của máy bay chiến thuật có thể là khu vực B-52 đã đánh phá hoặc các khu vực mục tiêu khác. Tăng cường nhiễu điện tử các loại rađa, các phương tiện thông tin. Dùng cường kích làm tốp "B-52 giả" để đánh lừa ta. Tăng cường đối phó với lực lượng phòng không và không quân. Dùng máy bay chiến thuật đánh phá, tiêu hao tên lửa, đánh phá và khống chế sân bay, đánh thành đợt trước và trong quá trình B-52 đánh phá.

        Về ta kế hoạch nêu rõ quyết tâm cơ bản là "chủ động và phát huy sức mạnh tổng hợp của quân chủng, đánh bại bước leo thang cao nhất của Mỹ. Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ để đánh tháng, kiên quyết bắn rơi máy bay B-52 tại chỗ. Kiên quyết tập trung lực lượng từ vĩ tuyến 20 trở ra kể cả không quân, lấy Hà Nội là mục tiêu bảo vệ chủ yếu, nơi tập trung lực lượng chủ yếu.

        Về sử dụng lực lượng:

        Ở Hà Nội có sư đoàn 361 gồm hai trung đoàn tên lửa (261, 257) và năm trung đoàn pháo cao xạ. Phối hợp chiến đấu với lực lượng phòng không của quân chủng còn có bốn đại đội pháo trung cao và các lực lượng súng pháo khác của dân quân tự vệ và của Thành đội Hà Nội. Dự kiến tăng cường trung đoàn tên lửa 274 mới ở chiến trường ra cho Hà Nội.

        Ở khu vực Hải Phòng có sư đoàn 363 gồm hai trung đoàn tên lửa (238, 285) và một trung đoàn pháo cao xạ. Phối hợp chiến đấu với lực lượng phòng không của quân chủng còn có lực lượng phòng không của sư đoàn 350 và lực lượng phòng không của dân quân tự vệ trong khu vực.

        Ở khu vực đường 1 Bắc có sư đoàn 375 gồm một trung đoàn tên lửa, năm trung đoàn pháo cao xạ. Phối hợp chiến đấu với lực lượng phòng không của quân chủng còn có lực lượng phòng không của quân khu và các tỉnh.

        Ở khu vực đường 1 Nam có sư đoàn 365 gồm hai trung đoàn tên lửa và năm trung đoàn pháo cao xạ. Phối hợp chiến đấu với các lực lượng phòng không của quân chủng còn có lực lượng phòng không của Quân khu 4 và các tỉnh trong quân khu.

        Lực lượng dự bị tăng cường cho Hà Nội sẽ điều động khi cần thiết là trung đoàn tên lửa 267 của sư đoàn 365 từ đường 1 Nam về và trung đoàn tên lửa 285 của sư đoàn 363 từ Hải Phòng lên.

        Sử dụng toàn bộ lực lượng của Binh chủng Không quân trong đó có bốn trung đoàn không quân chiến đấu 921, 923, 925, 927 và toàn bộ lực lượng của Binh chủng Rađa bố trí trên miền Bắc.

        Về nhiệm vụ và cách đánh của từng binh chủng, kế hoạch xác định:

        Bộ đội rađa phải phát hiện cho được máy bay B-52, thông báo báo động bảo đảm không bị bất ngờ, bảo đảm cho máy bay ta kịp cất cánh, dẫn máy bay ta đánh B-52. Phân biệt B-52 thật, giả, không để bị động, bị nghi binh đánh lừa, Bố trí bảo đảm phát hiện và thông báo máy bay bay thấp. Chống tên .lửa tự dẫn của địch có hiệu quả để giữ vững trường rađa làm việc liên tục.

        Bộ đội không quân đánh máy bay B-52 vả đánh máy bay cường kích, đánh địch từ xa ngoài vòng hoả lực của tên lửa, chủ yếu đánh hướng tây bắc, tây nam. Chuẩn bị sân bay dá chiến vòng ngoài để bí mật, bất ngờ đánh địch. Chuẩn bị huấn luyện phi công đánh đêm, đánh trong thời tiết xấu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2016, 02:43:36 am
        Bộ đội tên lửa bố trí thành đội hình đánh máy bay B-52 là chủ yếu nhưng đồng thời phải đánh cả cường kích, lấy Hà Nội là khu vực mục tiêu bảo vệ chủ yếu để bố trí lực lượng một cách hợp lý. Ở Hà Nội, lực lượng bố trí chủ yếu trên các hướng: tây- tây bắc, tây nam đông- đông nam, bắc- đông bắc. Thế bố trí bảo đảm đánh cả vòng trong, vòng ngoài. Tạo đội hình rộng để kết hợp đánh phía trước, đánh sườn, đánh đằng sau. Chuẩn bị đưa một số-tiểu đoàn phục kích đánh từ xa. Mục tiêu chủ yếu của tên lửa là đánh máy bay B-52 có nhiễu dải nặng, cho nên tên lửa phải sử dụng phương pháp "T" là chủ yếu, nhưng đồng thời tranh thủ phát sóng phát hiện mục tiêu trong nhiễu để sử dụng phương pháp điều khiển tên lửa có hiệu quả nhất.

        Bộ đội cao xạ là lực lượng chủ yếu đánh máy bay chiến thuật bảo vệ trực tiếp một số mục tiêu điểm, đánh máy bay bổ nhào và bay thấp, bảo vệ tên lửa, bảo vệ sân bay. Pháo trung cao trên các khu vực có nhiệm vụ tham gia đánh máy bay B-52.

        Ngoài ra, kế hoạch còn đề ra một số nội dung cơ bản của công tác chuẩn bị bảo đảm chiến đấu.

        Trên cơ sở kế hoạch tác chiến cơ bản1, các ngành bảo đảm đều có kế hoạch của ngành mình, để thực hiện kế hoạch của quân chủng.

        Như vậy, tuy là một kế hoạch đầu tiên, sau này trong quá trình chuẩn bị còn có những bổ sung, thay đổi. Nhưng nó đã được chuẩn bị rất công phu, có đầy đủ nội dung của kế hoạch chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng.

        Một trong những nội dung được Đảng uỷ và chỉ huy các cấp trong quân chủng tập trung giải quyết là cách đánh thắng và bắn rơi tại chỗ B-52. Do đó, trong công tác chuẩn bị, vấn đề được quan tâm nhất là chuẩn bị bộ đội, huấn luyện nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân chủng.

        Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị, Đảng uỷ quân chủng đã lãnh đạo các binh chủng và các sư đoàn, trung đoàn mở hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu và xây dựng trong sáu tháng qua và tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về cách đánh B-52.

        Ngày 6 tháng 10 năm 1972, Bộ tư lệnh quân chủng triệu tập hội nghị quân chính, tổng kết sáu tháng chiến đấu và sau đó nghiên cứu thế trận đánh B-52 và các đối tượng khác nhâm tăng cường bảo vệ miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng.

        Cuối tháng 10 năm 1972, Đảng uỷ Binh chủng Rađa họp quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ quân chủng, xác định quyết tâm phát hiện chính xác, kịp thời mọi loại máy bay địch trên các tầng cao, trong bất kể tình huống nào cúng không để bị bất ngờ, nhất là khi máy bay B-52 ra đánh Hà Nội, Hải Phòng. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát hiện, thông báo, bảo đảm rađa cho các đơn vị hoả lực đánh thắng từ trận đầu, đợt đầu và bảo đảm kịp thời báo động phòng không nhân dân. Để bàn cách phát hiện máy bay B-52 khi địch gây nhiễu nặng, Bộ tư lệnh rađa đã mở hội nghị trắc thủ tại đại đội 18 rađa (trung đoàn 291). Hội nghị đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm phát hiện B-52, phân tích được những đặc điểm của nhiễu B-52, khả năng phát hiện của từng loại đài rađa. Qua đó "quy trình bắt máy bay B-52" trong nhiễu được hình thành, làm cơ sở để huấn luyện cho các đơn vị trong quân chủng. Ngoài ra binh chủng còn tổ chức cho các trác thủ vào Quân khu 4, nơi B-52 địch thường xuyên hoạt động để luyện tập phát hiện B-52 tại chỗ. Nhờ đó, trình độ của cán bộ và chiến sĩ trong thao tác phát hiện máy bay B-52 trong nhiễu, khả năng nhận dạng nhiễu B-52, cách xử trí chống tên lửa tự dẫn của địch, được nâng lên rõ rệt. Lòng tin phát hiện được máy bay B-52 trong cán bộ, chiến sĩ rađa được củng cố vững chắc. Với lòng tin và quyết tâm của cán bộ chiến sĩ, Binh chủng Rađa đã xây dựng quyết tâm "vạch nhiễu tìm thù", không để Tổ quốc bị bất ngờ. Để bảo đảm tác chiến chiến dịch, binh chủng đã chủ động bố trí lại đội hình, tạo thành nhiều tuyến để phát hiện và bám sát liên tục, thay đổi trang bị mới nhằm mở rộng phạm vi phát hiện B-52 từ xa, tổ chức ưu tiên thông báo, báo động B-52 trên mạng tình báo quốc gia.

        Đối với bộ đội không quân, trong cách đánh B-52 đã tập trung nghiên cứu biện pháp vượt qua hàng rào máy bay F4 bảo vệ B-52 mà không phải đụng đầu với nó, khắc phục được nhiễu địch gây cho rađa trên máy bay ta. Có như vậy không quân mới có điều kiện tiếp cận được máy bay B-52. Đồng thời tổ chức luyện tập cho phi công ta cất cánh đánh địch ban đêm. Đây là những khó khăn thực tế mà binh chủng không quân đã công phu nghiên cứu nhiều năm chưa giải quyết được. Trên cơ sở những kinh nghiệm tích luỹ được, qua những lần đụng độ trực tiếp với B-52 trong chiến tranh, Bộ tư lệnh binh chủng không quân chỉ đạo tập trung nghiên cứu, phát huy dân chủ bàn bạc, sáng tạo cách đánh để khắc phục những khó khăn, tồn tại, xây dựng quyết tâm đánh rơi tại chỗ máy bay B-52 của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2016, 02:45:49 am
        Bộ đội tên lửa thấy rõ trách nhiệm nặng nề, ra sức chuẩn bị, tập trung vào việc rút kinh nghiệm và bàn cách đánh B-52. Đầu tháng 11 năm 1972, Bộ tư lệnh quân chủng triệu tập hội nghị gồm các cán bộ chỉ huy sư đoàn, trung đoàn và một số kíp chiến đấu tiểu đoàn tên lửa đã từng đánh máy bay B-52 để bàn cách đánh Trên cơ sở thực tiễn đánh B-52 trên chiến trường của các đơn vị, Bộ tham mưu quân chủng đã tổ chức một bộ phận tổng hợp ý kiến, nghiên cứu hoàn thiện tài liệu "cách đánh B-52" đã được dự thảo từ năm 1969 và trình bày trước hội nghị.

        Vấn đề trung tâm được đặt ra trong hội nghị để thảo luận là tại sao bộ đội tên lửa đã đánh nhiều nhưng chưa đánh được máy bay B-52 rơi tại chỗ. Với phong cách làm việc dân chủ, hội nghị đã phát huy được trí tuệ tập thể, đặc biệt đối với cán bộ chiến sĩ cơ sở, Các đơn vị đã trực tiếp đánh B-52 trên chiến trường lần lượt trình bày những phát hiện của mình về B-52, những kinh nghiệm thành công và chưa thành công của đơn vị. Qua phân tích một cách khoa học, cụ thể của từng vấn đề, từng kinh nghiệm thực tế, hội nghị đã khái quát lên những nguyên nhân cơ bản chưa bắn rơi B-52 tại chỗ là: trên chiến trường chưa có điều kiện triển khai đội hình tạo thế đánh tập trung ở vùng hoả lực có hiệu quả nhất. Chưa tạo được trận địa bố trí nhiều bệ nên từng tiểu đoàn thường đánh một trận rồi cơ động, chưa đủ khả năng đánh liên tiếp tạo hiệu quả tiêu diệt. Trên núi rừng Trường Sơn, góc bắn hẹp
nên chọn được một trận địa phù hợp với đường bay của địch gặp nhiều khó khăn. Mặt khác chúng ta chưa có kinh nghiệm vận dụng linh hoạt các phương pháp bắn. Từ đó hội nghị đã kết luận những nội dung cơ bản trong cách đánh máy bay B-52 cả về chiến thuật và phương pháp bắn.

        Điều nổi bật về cách đánh B-52 của tiểu đoàn tên lửa là ngoài cách chọn dải nhiễu, bám sát, đánh bằng phương pháp "T", thì trong điều kiện bộ khí tài SAM-2, đã được cải tiến qua nhiều giai đoạn, nếu có một đội hình bố trí thích hợp, đường bay B-52 vào khu vực hoả lực thì có khả năng đánh được bằng nhiều phương pháp điều khiển, nếu ta tích cực phát sóng và phát sóng đúng thời cơ, sẽ tạo điều kiện bắn trúng mục tiêu, bảo đảm cho tên lửa bắn rơi tại chỗ B-52 của địch.

        Về mặt chiến thuật, hội nghị cho rằng: chiến đấu ở phía bắc nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn ở nam Quân khu 4, cần có đội hình bố trí đánh tập trung vừa tăng được mật độ hoả lực, vừa có thể làm hạn chế tác động chiến tranh điện tử của địch.

        Hội nghị cúng cho rằng các phương tiện bổ trợ như PA-00, rađa K8-60 vừa qua cũng có tác dụng giúp cho việc phát hiện máy bay B-52. Rađa K8-60 đã được đưa vào chiến dịch Trị - Thiên để thực nghiệm nhưng chưa sử dụng để đánh. Riêng các đài trinh sát nhiễu đã phục vụ tốt cho việc thông báo thời cơ xuất hiện của máy bay B-52.

        Hội nghị bàn cách đánh B-52 của quân chủng thật sự đã đem lại niềm tin tưởng cho cán bộ, chiến sĩ tên lửa nhất định sẽ đánh rơi được B-52 tại chỗ trên khu vực chiến dịch.

        Từ kinh nghiệm thực tiễn đã được tổng hợp, phân tích trong hội nghị, Bộ tham mưu quân chủng bổ sung biên soạn tài liệu "cách đánh máy bay B-52" và nhanh chóng tổ chức huấn luyện bộ đội. Sau hội nghị nghiên cứu đánh B-52, Bộ tham mưu quân chủng tổ chức một đoàn cán bộ cùng với một số kíp chiến đấu tiểu đoàn tên lửa vào Nghệ An cùng trung đoàn tên lửa 263 đánh B-52 để nghiên cứu trong thực tế. Đêm 22 tháng 11 năm 1972, hai tiểu đoàn 43 và 44 đã thực hiện trận đánh tập trung phóng bốn quả đạn, tiêu diệt hai máy bay B-52, trong đó có một chiếc rơi ở biên giới Lào- Thái Lan, cách trận địa 200 cây số và cách căn cứ Ư-ta-pao (Thái Lan) 64 cây số. Tuy máy bay B-52 không rơi trên miền Bác, nhưng chiến thắng của trung đoàn 263 khẳng định trên thực tế bộ đội tên lửa hoàn toàn có thể bắn rơi tại chỗ loại "siêu pháo đài bay" của Mỹ.

        Kinh nghiệm đánh rơi B-52 của trung đoàn tên lửa 263 nhanh chóng được phổ biến. Bộ đội tên lửa càng thêm tin tưởng, hăng say luyện tập, quyết tâm lập công bắn rơi B-52 của Mỹ.

        Bộ đội pháo cao xạ củng chuẩn bị rất sôi động, phong trào tập luyện, nghiên cứu cách đánh máy bay chiến thuật nhất là trong trường hợp địch sử dụng bom lade, bom quang tuyến truyền hình, luyện tập đánh đêm, đánh bằng khí tài tổng hợp. Chú trọng rút kinh nghiệm đánh máy bay bay thấp ban đêm. Đặc biệt luyện tập đánh máy bay F-111 bảo vệ sân bay, bảo vệ
trận địa tên lửa. Đây là đối thủ sẽ gây nhiều khó khăn cho ta và là đối tượng chính của các lực lượng súng, pháo cao xạ các loại.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2016, 02:47:59 am
        Từ tháng 9 năm 1972, Mỹ đã điều 48 máy bay F-111 của liên không quân 47 đến sân bay Tắc li (Thái Lan). Nhất định chúng sẽ hoạt động nhiều trong thời ơian sắp tới. F-111 là loại máy bay cường kích bay thấp bay đêm rất nguy hiểm, mang được lượng bom lớn trên bốn tấn, có trang bị pháo 20 ly 6 nòng, cánh của nó cố thể thay đổi để tăng, giảm tốc độ. Đặc biệt F-111 có thiết bị tự động bay ở độ cao rất thấp (300 đến 500m) trên các địa hình phức tạp rađa khó phát hiện, nên dễ gây bất ngờ cho các lực lượng phòng không. Nhiệm vụ đánh địch hoạt động ở độ cao thấp, nhất là loại F-111 chủ yếu do cao xạ đảm nhiệm. Đó là loại mục tiêu khó bắn rơi, phải nghiên cứu tiếp tục cách đánh trong bộ đội pháo cao xạ, nhưng bộ đội pháo cao xạ đã từng đánh rơi máy bay A6, A7 bay đêm, nhất định sẽ đánh rơi được F-111 nếu được chuẩn bị tốt.

        Cùng với việc nâng cao trình độ tác chiến của bộ đội, công tác chuẩn bị các mặt bảo đảm cho tác chiến chiến dịch có một vị trí rất quan trọng.

        Để giành thẳng lợi cho chiến dịch, các cấp đều tích cực nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện việc tổ chức sở chỉ huy bảo đảm đánh tập trung quy mô lớn, quy định tín hiệu báo động B-52 (333), rèn luyện động tác chỉ huy, thành thạo sử dụng khí tài thông tin vô tuyến điện, hiệp đồng kíp chiến đấu sở chỉ huy, bảo đảm phát huy hoả lực đánh tập trung, chỉ huy các đơn vị có hiệu quả trong xử trí các tình huống.

        Hệ thống thông tin liên lạc các cấp được củng cố mở rộng thêm hệ thống thông tin dự bị để bảo đảm chỉ huy vả thông báo, báo động B-52 một cách vững chắc. Trên cơ sở đó, từ sở chỉ huy quân chủng có thể nắm trực tiếp đến các trạm rađa trên hướng chủ yếu, sở chỉ huy sư đoàn có thể chỉ huy trực tiếp các tiểu đoàn tên lửa khi cần thiết. Binh chủng Không quân đã tổ chức hệ thống dẫn đường dự bị bảo đảm cho máy bay ta có thể cất cánh đánh địch trong mọi tình huống.

        Trong các mặt bảo đảm tác chiến chiến dịch, công tác bảo đảm kỹ thuật là khó khăn và phức tạp nhất. Do đó, công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật được đặc biệt chú ý. Ngay từ tháng 8 năm 1972, Bộ tư lệnh quân chủng đã ra nhiều chỉ thị về tăng cường tốc độ sửa chữa khí tài và chuẩn bị đạn tên lửa. Tình hình vật chất kỹ thuật lúc này đang có nhiều khó khăn, phần lớn phải tập trung bảo đảm chiến đấu trên hướng Quảng Trị. Ở phía bắc, nhiều bộ khí tài đã cũ, một số bộ khí tài đá có giờ tích luỹ trên 6.000 giờ, đến thời hạn trung tu nhưng vẫn phải triển khai chiến đấu. Trung đoàn 274 mới ở chiến trường ra chưa có khí tài trang bị. Bộ tư lệnh quân chủng yêu cầu phải có đủ khí tài chiến đấu cho các đơn vị, hệ số kỹ thuật cao, đạn phải đầy đủ theo yêu cầu kế hoạch đề ra. Đây là yêu cầu rất cao, nhưng là một yêu cầu rất cấp thiết. Thực hiện quyết tâm của lãnh đạo và chỉ huy quân chủng, Cục Kỷ thuật đã tổ chức nhiều cuộc họp liên tiếp ở cấp quân chủng, cấp trạm, xưởng để tháo gỡ các khó khăn. Tổ chức các đội cơ động cùng với đơn vị kiểm tra định kỳ sửa chữa, nâng cao hệ số kỹ thuật. Ngoài trận địa cơ bản các tiểu đoàn kỹ thuật còn chuẩn bị những trân địa dã chiến để tổ chức lắp ráp đạn tên lửa.

        Về mặt đảm bảo công trình, quân chủng đặc biệt quan tâm xây dựng một số sân bay dã chiến ở Thanh Hoá ở Vĩnh Phú. Với sự hỗ trợ của Bộ tư lệnh công binh của các quân khu và có sự giúp đỡ tích cực của Đảng bộ và nhân dân địa phương đã khẩn trương xây dựng, bảo đảm cho máy bay ta có điều kiện hoạt động. Nhiều trận địa dự bị, trận địa giả cho tên lửa và cao xạ được xây dựng. Các trận địa đều được củng cố công sự vững chắc, bảo đảm chiến đấu liên tục.

        Trong khi các lực lượng phòng không thuộc quân chủng tiến hành công tác chuẩn bị rất sôi động, các lực lượng phòng không của quân khu, phòng không các địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn chiến dịch cũng được Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo chuẩn bị rất tích cực, bổ sung thêm pháo, súng, củng cố và tổ chức thêm lực lượng chiến đấu và hoàn thiện hệ thống thông báo báo động trên không.

        Loại pháo trung cao trước đây do lực lượng phòng không quân chủng sử dụng, đến trước chiến dịch đã chuyển phần lớn cho các quân khu và dân quân tự vệ. Ở Hà Nội có bốn đại đội dân quân tự vệ sử dụng loại pháo l00mm. Quân chủng giao trách nhiệm cho các trung đoàn bàn giao, hướng dẫn huấn luyện chiến đấu cho các đơn vị dân quân tự vệ. Ở Hà Nội và Hải Phòng còn tổ chức những liên đội tự vệ trực chiến và cơ động chiến đấu gồm nhiều khẩu đội súng máy cao xạ của các xí nghiệp và đường phố. Các tổ cứu thương, cứu sập được tăng cường trang bị, phương tiện. Hầm hào phòng tránh được nhân dân củng cố. Một số cơ sở kho tàng quan trọng, cơ quan và nhân dân thành phố chuẩn bị vị trí sơ tán.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tư, 2016, 04:35:03 pm
        Như vậy, công việc chuẩn bị cho chiến dịch đã được tiến hành đều khắp trong các lực lượng, trên tất cả các mặt. Những nội dung chuẩn bị chủ yếu về cơ bản được giải quyết, công việc chuẩn bị vẫn tiếp tục hoàn thiện

        Trong quá trình chuẩn bị, sự điều hành của Bộ tư lệnh và cơ quan được tiến hành chặt chẽ, nắm vững những khâu quan trọng nhất để tập trung chỉ đạo. Đặc biệt về cách đánh đã nhanh chóng bổ sung qua kinh nghiệm thực tiễn để huấn luyện bộ đội, nâng cao chất lượng chiến đấu. Đây là bước trưởng thành rất quan trọng về nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch.

        Trước sự tráo trở, lật lọng của chính quyền Ních-xơn, tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng và khẩn trương. Trước tình hình đó, tháng 11 năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: "Sắp tới địch sẽ ít bị ràng buộc hơn về chính trị vì cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ đã tiến hành xong, cho nên ta phải đề phòng Mỹ tăng cường hành động quân sự. Tuyệt đối không được lơ là mất cảnh giác. Nhưng dù đế quốc Mỹ có hành động phiêu lưu như thế nào, chúng không thể làm đảo ngược được tình thế hiện nay. Trên đà thắng lợi và thời cơ thuận lợi, chúng ta nhất định đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", giành thắng lợi to lớn hơn nữa".

        Bộ Chính trị chỉ ra nhiệm vụ của quân đội là phải ra sức xây dưng, chấn chỉnh và phát triển lực lượng, tiếp tục thực hiện cuộc tiến công chiến lược, đánh bại âm mưu và hành động lấn chiếm của địch ở miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại ở mức độ cao hơn trên miền Bắc, làm tốt nhiệm vụ chi viện chiến trường trong mọi tình huống; khắc phục những nhận thức, tư tưởng không đúng như ảo tưởng hoà bình, trông chờ thương lượng, lơ là mất cảnh giác...

        Quán triệt tình hình và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, ngày 27 tháng 10 năm 1972, Đảng uỷ quân chủng đã họp phiên bất thường ra nghị quyết lãnh đạo nâng cao trình độ mọi mặt của bộ đội để chiến đấu đạt hiệu suất cao, chất lượng công tác tốt hơn, bảo đảm toàn quân chủng đánh thắng, càng đánh càng mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống.

        Nhận thức rõ tính chất khẩn trương của tình hình, thực hiện nghị quyết của Đảng uỷ quân chủng, Đảng uỷ các sư đoàn, binh chủng, cơ quan đều ra .nghị quyết lãnh đạo triển khai thực hiện. Nhờ vậy, công tác chuẩn bị cho chiến dịch càng được xúc tiến mạnh hơn. Các binh chủng, sư đoàn, cơ quan đều có những chuyển biến mới về mọi mặt, nhất là trình độ sẵn sàng chiến, đấu và chuẩn bị các mặt bảo đảm.

        Ngày 27 tháng 10 năm 1972, Đảng uỷ sư đoàn phòng không Hà Nội họp để quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ quân chủng. Phân tích những diễn biến mới của tình hình, xác định nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng uy. Nghị quyết đảng uỷ sư đoàn chỉ rõ: dù khả năng nào xảy ra thì diễn biến tình hình củng rất phức tạp; địch nhất định đánh trở lại với mức độ ác liệt hơn B-52 nhất định được dùng để ném bom Hà Nội; nhưng địch đang trong thế thua, thế yếu, thế bị động, ta nhất định có điều kiện, có khả năng bán rơi tại chỗ máy bay B-52.

        Ở Hải Phòng, Đảng uỷ sư đoàn 363 củng họp khẩn cấp, quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ quân chủng và đề ra những nhiệm vụ mới. Tiếp đó bộ tư lệnh sư đoàn đã tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm cách tổ chức, bố trí đánh tập trung của tên lửa, pháo cao xạ trên địa bàn ven biển, thu nhiều kết quả.

        Ở các binh chủng và cơ quan quân chủng đều có các cuộc họp quán triệt tình hình mới, đề ra nhiệm vụ, động viên tăng cường chuẩn bị bảo đảm cho chiến dịch giành thắng lợi.

        Sau khi trúng cử tổng thống nhiệm kỳ hai, Ních-xơn ráo riết chuẩn bị hành động phiêu lưu quân sự mới. Ngay trong tháng 11 năm 1972, Mỹ gấp rút tăng viện trợ quân sự cho ngụy quyền Sài Gòn, đốc thúc quân ngụy phản kích, lấn chiếm nhiều vùng giải 'phóng của ta. Ngày 2 tháng 11 năm 1972, Ních-Xơn ra lệnh tăng cường sử dụng B-52 đánh phá miền Bắc. Riêng tháng 11, số phi vụ đánh phá của B-52 tăng vọt lên 786 lần chiếc, gấp 2 lần so với tháng 10. Trong khi ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, không quân Mỹ tăng cường đánh phá tuyến giao thông vận tải thuộc các tỉnh Quân khu 4, đồng thời tăng cường sử dụng máy bay trinh sát chiến lược SR-71 để trinh sát bầu trời miền Bắc, đặc biệt là khu vực Hà Nội nhằm chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn bằng máy bay chiến lược B-52.

        Trước những diễn biến phức tạp của tình hình và những hành động phiêu lưu quân sự mới của Mỹ, Quân Ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không-Không quân sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục nghiên cứu cách đánh, tích cực huấn luyện bộ đội, nhất là không quân và tên lửa, tập trung vào huấn luyện cách đánh máy bay B-52 để đánh rơi tại chỗ, nghiên cứu tìm biện pháp khắc phục nhiễu của địch, bộ đội pháo cao xạ chú ý nghiên cứu cách đánh địch sử dụng bom lade, bom quang tuyến truyền hình, cách đánh máy bay F-111 bay thấp, ban đêm.

        Kế hoạch chuẩn bị đánh trả và phòng tránh cuộc tập kích chiến lược chủ yếu bằng máy bay B-52 đã được triển khai với tinh thần tích cực chủ động và rất công phu. Căn cứ vào tình hình thực tế, so với kế hoạch dự kiến từ tháng 9 năm 1972, kế hoạch tác chiến chiến dịch có sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tư, 2016, 04:36:22 pm
        Về địch, kế hoạch xác định rõ: sau những lần điều động, bổ sung lực lượng để chuẩn bị cuộc tập kích vào miền Bắc chủ yếu bằng máy bay B-52, đối diện với ta trên khu vực Đông Nam Á: cho đến trước ngày 17 tháng 12 năm 1972 đã có 193 máy bay B-52 các loại, với 250 tổ bay, gần bằng 50% lực lượng không quân chiến lược của cả nước Mỹ, bố trí ở U-ta-pao (Thái Lan) 50 máy bay B-52D, còn lại là B-52D, B-52G bố trí ở Anderson (Guam); hai đại đội F-111A có 48 chiếc, bố trí ở sân bay Tácli (Thái Lan). Máy bay chiến thuật gồm 999 chiếc, bố trí ở các căn cứ Thái Lan 453 chiếc bố trí trên các căn cứ ở miền Nam Việt Nam 126 chiếc máy bay hải quân có 420 chiếc trên sáu tàu sân bay Ngoài ra ở Anderson và Subíc (Filippin) còn có một số máy bay tiếp dầu KC-135 và các máy bay bảo đảm chiến đấu khác. Số tàu chiến ở Vịnh Bắc Bộ đã tăng từ 18 tàu lên 66 tàu, chiếm 60% tổng số tàu chiến đấu và tàu đổ bộ của hạm đội 7. Các thiết bị trên máy bay chiến lược, chiến thuật, nhất là các phương tiện chiến tranh điện tử hiện đại rất hoàn chỉnh. Để tiến hành cuộc tập kích chiến lược, Mỹ đã cấp tốc thành lập bộ chỉ huy tập đoàn không quân chiến lược số 57 để chỉ huy chung các lực lượng trong đợt tập kích chiến lược. Kế hoạch tác chiến chiến dịch còn nhận định bổ sung và cụ thể hoá về thủ đoạn đánh phá của máy bay B-52, thủ đoạn gây nhiễu của địch theo những kinh nghiệm đá rút ra được trong quá trình chuẩn bị.

        Về ta, lực lượng đã có một số thay đổi. Trong kế hoạch tháng 9, trung đoàn tên lửa 267 được xác định là lực lượng dự bị cho Hà Nội thì ngày 15 tháng 11 năm 1972 đã được lệnh của Bộ Tổng Tham mưu tiến sâu vào Khu 4. Trung đoàn tên lửa 285 trong kế hoạch tháng 9 củng được xác định là lực lượng dự bị cho Hà Nội, nhưng trước mắt triển khai chiến đấu tại Hải Phòng. Trung đoàn tên lửa 274 từ nam Quân khu 4 ra còn đang chuẩn bị khí tài chưa trực tiếp tham gia tác chiến được. Trung đoàn 268 tên lửa do điều kiện kỹ thuật nên không thể đánh được. Như vậy, chiến dịch phòng không năm 1972 không có lực lượng dự bị và trên khu vực đường 1 Bắc không có tên lửa.

        Ngày 24 tháng 11 năm 1972, Tổng Tham mưu trưởng nghe Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không- Không quân báo cáo lần cuối "kế hoạch chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng". Đồng chí nhấn mạnh một số công việc cần làm ngay, phê chuẩn kế hoạch và lệnh cho Bộ tư lệnh quân chủng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu trước ngày 3 tháng 12 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tư, 2016, 04:42:25 pm

        3. Bước chuẩn bị trực tiếp.

        Chấp hành lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, quân chủng bước vào thời kỳ khẩn trương chuẩn bị trực tiếp cho chiến dịch, tiếp tục hoàn thiện những công việc đã làm, hoàn thành tốt những công việc còn lại, tạo điều kiện bước vào tác chiến chiến dịch một cách chủ động.

        Ngày 25 tháng 11 năm 1972, Quân uỷ Trung ương ra chỉ thị tăng cường sẵn sàng chiến đấu. Chỉ thị nêu rõ: sắp tới chúng ta cần đề phòng địch có thể có những hành động phiêu lưu mới. Chúng có thể ném bom bắn phá trở lại từ vĩ tuyến 20 trở ra với mức độ ác liệt hơn trước. Chúng có thể liều lĩnh dùng máy bay B-52 đánh phá các trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, các chân hàng, các đầu mối giao thông, các vừng đông dân; dùng hải quân tăng cường bắn phá bờ biển. Các đơn vị phải hết sức đề cao cảnh giác, kiểm tra và hoàn chỉnh thêm công tác sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch tác chiến và phòng tránh sơ tán. Tiếp đó, ngày 27 tháng 11, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các lực lượng vũ trang tăng cường các mặt chuẩn bị chiến đấu, đồng thời nhận định có nhiều khả năng địch đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng B-52 đánh ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng. Do đó: "nhiệm vu trung tâm đột xuất trước mắt của Quân chủng Phòng không- Không quân là tập trung mọi khả năng nhằm đối tượng chinh là mảy bay B-52 mà tiêu diệt"1.

        Trên mặt trận giao thông vận chuyển, không quân địch, đặc biệt B-52 đang đánh phá rất ác liệt, nhiệm vụ vận chuyển chiến lược gặp nhiều khó khăn. Ngày 1 tháng 12 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu lệnh điều 100 quả đạn tên lửa vào Khu 4 để bảo đảm đánh địch liên tục giữ vững giao thông vận chuyển chiến lược, và ngày 8 tháng 12, lệnh cho trung đoàn 261 chuẩn bị cơ động vào chiến trường phía nam.

        Trên cơ sở phân tích tình hình, cân nhấc giữa các nhiệm vụ, quân chủng chủ động đề nghị Bộ cho phép giữ trung đoàn tên lửa 261 ở lại đánh địch bảo vệ Hà Nội và trung đoàn 267 tiếp tục làm lực lượng dự bị. Trong khi Bộ Tổng Tham mưu chưa phê chuẩn, Bộ tư lệnh quân chủng vẫn chuẩn bị cho trung đoàn 261 lên đường vào tuyến trong, đồng thời vẫn chuẩn bị điều chỉnh thế bố trí tác chiến chiến dịch trong cả hai trường hợp có trung đoàn 261 và không có trung đoàn 261 tham gia chiến đấu trên địa bàn chiến dịch.

        Cân nhắc yêu cầu tác chiến trên các chiến trường, ngày 15 tháng 12 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu đồng ý với đề nghị của quân chủng để trung đoàn 261 ở lại Hà Nội tham gia tác chiến chiến dịch, nhưng không điều trung đoàn 267 từ phía trong ra nữa.

        Như vậy, trước ngày 18 tháng 12 năm 1972, lực lượng phòng không trên địa bàn chiến dịch có sáu trung đoàn tên lửa (trong đó có một trung đoàn thiếu (274) và một trung đoàn không chiến đấu được (268), 14 trung đoàn và tám tiểu đoàn pháo cao xạ. Toàn bộ lực lượng Binh chủng Không quân trong đó có ba trung đoàn không quân chiến đấu trang bị các loại MiG-17, MiG-19 và MiG-21; toàn bộ hệ thống rađa gồm bốn trung đoàn và một tiểu đoàn (tổ chức thành 36 trạm và trang bị 111 đài các loại), 356 trận địa phòng không của lực lượng dân quân tự vệ được trang bị đủ các loại pháo súng từ súng máy trung liên, đại liên đến pháo l00mm.

        Sau khi kế hoạch tác chiến chiến dịch đả được phê chuẩn, công tác chuẩn bị trực tiếp cho chiến dịch tập trung vào việc chuyển hóa thế bố trí phù hợp với cách đảnh chiến dịch.

        So với kế hoạch tháng 9, về lực lượng có sự thay đổi, nhất là lực lượng dự bị của tên lửa. sở dĩ có sự thay đổi đó vì lực lượng phòng không đang phải đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ bảo vệ yếu địa, bảo vệ giao thông vận chuyển và tác chiến trong chiến dịch quân binh chủng hợp thành đang ở giai đoạn quyết định. Trên chiến trường miền Nam, nhất là trên hướng Trị- Thiên, cuộc tiến công chiến lược đang diễn ra hết sức quyết liệt. Trên vùng "Cán xoong", sau khi địch tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, chúng tập trung đánh phá ác liệt hòng cắt đứt hoàn toàn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường. Trong mối liên quan máu thịt giữa hai chiến trường Nam- Bắc, giữa hai nhiệm vụ cách mạng thường xuyên tác động đến sư chỉ đạo của chiến lược. Sự phân bố lực lượng để đồng thời thực hiện các nhiệm vụ là vấn đề cần thiết. Vì vậy trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, lực lượng tên lửa ở Hà Nội ít hơn nhiều so với thời kỳ 1967. Do lực lượng hạn chế, việc bố trí đội hình trên khu vực Hà Nội đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách phù hợp. Trong kế hoạch tháng 9, chủ trương bố trí có vòng trong, vòng ngoài, có dự kiến đưa một số tiểu đoàn tên lửa ra xa. Cách bố trí này thể hiện nét đặc sắc của hình thức tác chiến kết hợp bố trí vòng trong trực tiếp bảo vệ mục tiêu với cơ động vòng ngoài để tạo chiều sâu, bảo đảm đánh liên tục trên đường bay đã được rút ra trong nhiều năm chiến đấu của bộ đội phòng không. Trong thực tế chiến đấu năm 1967, thế bố trí đó đã đạt hiệu quả cao. Nhưng trong điều kiện thực tế của năm 1972, lực lượng có hạn, nghệ thuật tác chiến của ta đã đạt trình độ cao, ta đã vận dụng linh hoạt cách bố trí thế tác chiến chiến dịch một cách hợp lý. Thế bố trí chiến dịch hình thành từng khu vực trọng điểm, từng hướng trọng điểm, kết hợp rộng khắp và tạo chiều sâu hoả lực.

-------------
1. Điện số 420A ngày 24 tháng 12 năm 1972 của Bộ Tổng Tham mưu gửi Quân chủng Phòng không- Không quân.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 08:50:57 am
        Trước khi bước vào chiến dịch, ở Hà Nội, Hải Phòng ta đã xây dựng đội hình chiến dịch một cách cơ bản, tương đối hoàn chỉnh với cách bố trí tập trung ở vòng trong trực tiếp bảo vệ mục tiêu, được vận dụng một cách linh hoạt.

        Trên khu vực Hà Nội có sư đoàn 361 gồm ba trung đoàn tên lửa: 257, 261 và 274. Trong đó trung đoàn 274 mới có hai tiểu đoàn triển khai (88 và 86), hai tiểu đoàn 87 và 89 đang nhận khí tài, tiểu đoàn kỹ thuật của trung đoàn vẫn còn một bộ phận trên hướng Trị- Thiên chưa ra kịp ; năm trung đoàn pháo cao xạ là 220 221, 212, 244, 260; lực lượng phòng không dân quân tự vệ gồm 226 đội, trang bị 741 khẩu pháo, súng máy phòng không đủ các loại, trong đó có bốn đại đội dân quân tự vệ trang bị 20 khẩu pháo l00mm, có thể tham gia bắn máy bay B-52. Ở khu vực Hải Phòng có sư đoàn 363 gồm hai trung đoàn tên lửa 238 và 285; một trung đoàn pháo cao xạ (252); lực lượng phòng không của quân khu Tả Ngạn gồm một trung đoàn pháo cao xạ (272) và bốn tiểu đoàn độc lập. Lực lượng phòng không dân quân tự vệ có 90 đội bắn máy bay, trang bị pháo, súng máy phòng không các loại  trong đó có 12 khẩu pháo l00mm. Ở khu vực đường 1 Bắc (Hà Bắc, Lạng Sơn) có sư đoàn 375 gồm trung đoàn tên lửa (268) nhưng do kỹ thuật không có đủ điều kiện tham gia bắn; năm trung đoàn pháo cao xạ: 282, 224, 216, 240, 214; lực lượng phòng không Quân khu Tả Ngạn có hai tiểu đoàn pháo cao xạ ở Hà Bắc. Lực lượng phòng không dân quân tự vệ Hà Bắc có 20 đội, trang bị 112 khẩu súng máy phòng không (từ trung liên đến súng máy 14,5 mm. Ở khu vực Bắc Thái và Yên Bái có lực lượng phòng không của Quân khu Việt Bắc gồm trung đoàn pháo cao xạ (256) bố trí ở Thái Nguyên, trung đoàn có hai đại đội pháo l00mm và ba đại đội pháo 37mm. Ở Yên Bái có trung đoàn pháo cao xạ 254. Dân quân tự vệ có 15 đội bắn máy bay, trang bị 65 khẩu súng từ trung liên đến súng máy Trên hướng đường 1 Nam có các trung đoàn tên lửa 275, 267, 263 và các lực lượng pháo cao xạ đánh phối hợp chiến dịch.

        Ba trung đoàn không quân đã sẵn sảng ở căn cứ trước mắt triển khai trên các sân bay vòng trong theo phương án đánh B-52 trên năm hướng xung quanh Hà Nội.

        Hệ thống rađa gồm trung đoàn 293 và tiểu đoàn 8 dẫn đường ở Hà Nội, trung đoàn rađa 290 ở Quảng Bình, trung đoàn rađa 291 ở Nghệ An, trung đoàn rađa 292 ở Tây Bắc đã hình thành thế bố trí có tuyến trước tuyến sau, có chính diện, có bên sườn, kết hợp với một hệ thống 12 trạm và 48 vọng quan sát mắt, hai đại đội trinh sát nhiễu ở miền tây Quảng Bình và Nghệ An có khả năng phát hiện xa, phân biệt B-52, bảo đảm báo động sớm, phục vụ có hiệu quả cho tác chiến và phòng tránh.

        Cùng với việc hoàn chỉnh thế trận chiến dịch, các mặt công tác đảm bảo tác chiến củng được gấp rút hoàn thành.

        Ngành kỹ thuật đã huy động đội ngũ cán bộ và nhân viên chuyên môn, kết hợp chặt chẽ giữa nhà máy, xí nghiệp của quân chủng với đơn vị, tổ chức kiểm tra sửa chữa khí tài, trang bị. Do vậy, hệ số bảo đảm kỷ thuật của các loại ra đa, cao xạ, tên lửa đều được nâng lên.

        Đạn tên lửa đảm bảo cho Hà Nội 2,16 cơ số, Hải Phòng bảo đảm 1,8 cơ số. Ở Hà Nội đã hình thành hai khu vực tiếp đạn ở hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng. Ở Hải Phòng củng tổ chức hai khu vực, ở Thuỷ Nguyên và ở thành phố, đã có kế hoạch chuẩn bị một số đạn tên lửa ở kho để bổ sung kịp thời cho chiến dịch khi cần thiết.

        Đạn pháo cao xạ có phong phú hơn. Ở Hà Nội bảo đảm từ 5 đến 7 cơ số; ở Hải Phòng có từ 6 đến 8 cơ số. Ngoài lượng dự trữ đạn ở kho quân chủng, các kho của tổng cục kỹ thuật củng đã chuẩn bị một khối lượng lớn sẵn sàng bổ sung cho chiến dịch.

        Các đội sửa chửa kỷ thuật cơ động cũng được tổ chức ở Cục Kỹ thuật và ở xưởng A31 để sẵn sàng phục vụ chiến dịch.

        Việc sơ tán phòng tránh ở căn cứ hậu phương của quân chủng về cơ bản hoàn thành. Các cơ sở hậu phương của cơ quan quân chủng, sư đoàn, nhà trường đều sơ tán về vị trí dự bị. Đặc biệt, việc sơ tán các kho hậu cần, trạm xưởng kỹ thuật là một công tác lớn, vận chuyển sơ tán hàng vạn tấn thiết bị, khí tài vật tư kỹ thuật đến trên 60 vị trí.

        Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, quân chủng đã chỉ đạo sơ tán máy bay chiến đấu, bom, đạn, các xe chuyên dùng vào trong hầm và ngụy trang kín đáo. Ở các trận địa, công sự, hầm hào được củng cố và ngụy trang, kể cả trận địa dự bị.

        Trong quá trình chỉ đạo quân chủng chuẩn bị, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai lực lượng chiến đấu của các quân khu, các địa phương, tạo nên một lưới lửa rộng khắp, đủ các tầng cao, để phát huy sức mạnh tổng hợp đánh không quân địch trên khắp địa bàn chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 08:52:17 am
        Sau khi công tác chuẩn bị mọi mặt cơ bản đả hoàn thành, ngày 1 tháng 12 năm 1972, Bộ tư lệnh báo cáo quyết tâm lên Bộ Tổng Tham mưu. Nội dung của quyết tâm của quân chủng nêu rõ: Đế quốc Mỹ sẽ tổ chức đợt đánh phá ác liệt, sử dụng ào ạt máy bay B-52 kết hợp với máy bay chiến thuật của không quân và máy bay hải quân nhằm gây sức ép tối đa, hòng kết thúc chiến tranh trên thế mạnh. Khu vực mục tiêu địch đánh là Hà Nội, Hải Phòng, trong đó Hà Nội là khu vực chủ yếu.

        Từ nhận định trên, quân chủng quyết tâm tập trung lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp của quân chủng, không để bị bất ngờ, đánh rơi nhiều máy bay, đánh rơi tại chỗ máy bay B-52, bắt sống giặc lái, đánh bại âm mưu chiến lược của địch; tổ chức phòng tránh tốt, giảm tổn thất thương vong thấp nhất. Xác định khu vực tập trung bảo vệ là Hà Nội, Hải Phòng, chủ yếu là Hà Nội.

        Trên cơ sở quyết tâm, kế hoạch tác chiến đã được chuẩn bị, Bộ tư lệnh quân chủng đả báo cáo đầy đủ những vấn đề cốt lõi nhất của quyết tấm với Bộ Tổng Tham mưu, đặc biệt là cách đánh B-52 và đề nghị cho phép sử dụng trung đoàn tên lửa 267 làm lực lượng dự bị của chiến dịch. Sau khi đã tiến hành kiểm tra mọi công tác chuẩn bị, ngày 4 tháng 12 năm 1972, Bộ tư lệnh quân chủng báo cáo với Bộ Tổng Tham mưu một lần nữa về mọi mặt công tác chuẩn bị của quân chủng đã xong, kiên quyết không để bị bất ngờ, đánh rơi máy bay địch tại chỗ, bắt sống giặc lái, kể cả máy bay B-52. Đồng thời, quân chủng nhận được thông báo của Bộ Tổng Tham mưu trong đó khẳng định: "đi đôi với việc sử dụng không quân chiến thuật và máy bay hải quân, đich sẽ sử dụng B-52 đánh rộng ra các tỉnh miền Bắc. Thủ đoạn đánh phá có thể là bất ngờ, ồ ạt, đánh ngay vào một số mục tiêu trọng yếu nhất như Hà Nội, Hải Phòng, một số vùng dân cư, giao thông, chân hàng, sân bay trận địa. Đánh có tính chất huỷ diệt nhằm gây sức ép tối đa với ta.

        Bên cạnh việc chỉ đạo chặt chẽ sát sao các lực lượng phòng không ba thứ quân khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu cao, Bộ Tổng Tư lệnh còn chăm lo đến việc tổ chức phòng tránh sơ tán bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do địch gây ra. Ngày 6 tháng 12 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu đã họp với các quân khu, quân chủng, thành phố để kiểm điểm mọi công tác chuẩn bị, làm tham mưu cho uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố về lãnh đạo nhân dân tích cực tham gia phục vụ chiến đấu, phòng tránh sơ tán, tiếp tục sản xuất và giữ gìn trật tự an ninh, bảo đảm mọi sinh hoạt xã hội khi địch đánh phá trở lại, làm cho mọi người thấy rõ âm mưu của Mỹ là dùng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng nhằm ép ta phải chấp nhận những điều kiện kết thúc chiến tranh của Mỹ. Toàn quân, toàn dân ta chủ động, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ với phương châm "bảo đảm đánh địch với hiệu quả cao nhất và giảm thiệt hại của ta đến mức thấp nhất". Với phương châm kết hợp chủ động đánh địch và triệt để sơ tán phòng tránh, quân và dân miền Bắc đã nỗ lực vượt bậc chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến đấu mới. Riêng Hà Nội, trong thời gian ngắn đã củng cố và đào được 63 vạn hố cá nhân, 5.000 hầm tập thể và 11.300 cây số hào giao thông. Kể cả trong quá trình chiến dịch, Hà Nội sơ tán được 50 trên 60 vạn dân nội thành, Hải Phòng sơ tán 20,7 vạn trên 27 vạn dân. Các thành phố khác như Nam Định, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Giang đều tổ chức sơ tán 90% dân số. Các đường giao thông vận chuyển, các cầu phà quan trọng đều có kế hoạch bảo đảm. Hệ thống thông báo, báo động phòng không được tổ chức chặt chẽ. Về công tác bảo đảm giao thông vận chuyển chi viện chiến trường, Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông đề ra kế hoạch bảo đảm vận chuyển ngay cả khi địch đánh phá ác liệt, tổ chức chỉ huy thống nhất vào một đầu mối do quân sự chủ trì. Cố gắng khắc phục phá mìn, thuỷ lôi, tạo luồng thông suốt ở cửa biển phía bắc, cơ quan Bộ Tổng Tham mưu thường xuyên thông báo hoạt động của địch cho Bộ Giao thông và các cơ quan Nhà nước có liên quan, đề xuất những kiến nghị về bảo vệ, sơ tán các chân hàng, các kho tàng nhất là ở các khu vực trọng điểm.

        Những ngày tiếp sau, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Bộ tư lệnh quân chủng liên tiếp tổ chức nhiều đoàn kiểm tra các đơn vị, đôn đốc việc sẵn sàng chiến đấu, động viên bộ đội sẵn sàng đánh địch. Thông qua kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn của chỉ huy và cơ quan, những thiếu sót tồn tại đều được khẩn trương khắc phục.

        Nét nổi bật về nghệ thuật chiến dịch trong giai đoạn chuẩn bị là Bộ tư lệnh chiến dịch đã nắm vững và xoay quanh kế hoạch chiến dịch, điều hành một cách chủ động và toàn diện. Tập trung vào khâu then chốt khâu chủ yếu để chỉ đạo, nhất là cách đánh rơi tai chỗ máy bay B-52. Khai thác được những kinh nghiệm thực tế của quần chúng, kết hợp với những luận giải khoa học, Bộ tham mưu quân chủng đã nghiên cứu biên soạn tài liệu "cách đánh thắng máy bay B-52" có cơ sở thực tiễn, tạo 'niềm tin tất thắng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 08:53:23 am
        Trên cơ sở đánh giá, so sánh tương quan lực lượng đúng đắn, Bộ tư lệnh quân chủng đã chuyển dần nội dung chuẩn bị từ chỗ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh, phù hợp với diễn biến tình hình về địch, về ta, nhất là việc hoàn chỉnh cách bố trí đội hình tên lửa. Chuyển dần công tác chuẩn bị từ trong trạng thái tác chiến thường xuyên sang trạng thái chiến dịch, tạo điều kiện giành hoàn toàn chủ động bước vào chiến dịch.

        Nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch trong giai đoạn chuẩn bị là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ các cấp trong việc quán triệt sâu sắc quyết tâm của chiến lược, hiểu rõ tình thế cách mạng, dự kiến trước mọi tình huống, xây dựng được quyết tâm, chuẩn bị tốt mọi mặt, phát huy trí tuệ sáng tạo của quần chúng, huy động mọi lực lượng hăng say chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu mới vô cùng quyết liệt. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công tác đảng, công tác chính trị với nghệ thuật tác chiến trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch đã góp phần quyết định thắng lợi trong giai đoạn thực hành chiến dịch.

        Ngày 14 tháng 12 năm 1972,Ních-Xơn ra lệnh thả thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng, tiến hành trinh sát toàn miền Bắc nước ta, chính thức thông qua kế hoạch tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội bắt đầu từ ngày 17 tháng 12 năm 1972 (giờ Hà Nội là ngày 18 tháng 12 năm 1972) với mật danh "Lainơbếchcơ II".

        Mục đích cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ nhằm gây sức ép mạnh buộc ta phải nối lại cuộc  đàm phán ở Pari trên thế yếu, phải chấp nhận các sửa đổi của Mỹ. Với mục tiêu chính trị đó địch tập trung đánh phá huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc nhằm làm suy yếu đáng kể sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào và Campuchia, gây hậu quả to lớn cho sự phát triển thế và lực của ta sau hiệp định Pari. Chúng đánh cả vào khu dân cư đông đúc để gây rối loạn xã hội, tạo làn sóng phản đối của nhân dân đối với Chính phủ. Tiến hành cuộc tập kích chiến lược, Mỹ còn nhằm đe doạ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân tiến bộ trên thế giới và trấn an bọn ngụy quân ngụy quyền ở miền Nam. Để đạt ý đồ trên, mục tiêu oanh tạc chủ yếu của địch là Hà Nội, Hải Phòng, các trọng điểm giao thông từ các nơi về Hà Nội, các nhà máy, kho tàng, khu dân cư. Chúng kết hợp đánh phá bằng các lực lượng không quân với thả thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng và các cảng khác.

        Cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ tháng 12 năm 1972 đặt dưới sự điều hành trực tiếp của chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Thời gian cuộc tập kích chiến lược, Mỹ dự tính từ ba đến sáu ngày. Nỗ lực cao nhất của Ních-Xơn là trong ba ngày.

        Ngày 16 tháng 12 năm 1972, Mỹ cho nhiều tốp máy bay trinh sát Hà Nội, Hải Phòng và hệ thống các sân bay trên miền Bác.

        Ngày 17 tháng 12 năm 1972, chúng bắn phá khiêu khích và thả thuỷ lôi xuống vùng ven biển Hải Phòng từ cửa Nam Triệu đến đảo Cát Bà.

        Theo dõi chặt chẽ âm mưu và các hoạt động của địch, ngày 17 tháng 12, Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho bộ đội phòng không- không quân chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng máy bay B-52 đánh đêm từ vĩ tuyến 20 trở ra.

        10 giờ 30 phút cùng ngày, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân chỉ thị cho các binh chủng, các sư đoàn khẩn trương kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cao, đảm bảo hệ số kỹ thuật các loại khí tài cao nhất, thông tin thông suốt, chú ý kiểm tra việc chuẩn bị đạn tên lửa. Duy trì chặt chẽ mối quan hệ hiệp đồng.

        Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không- Không quân đã sẵn sàng bước vào cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt để đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ tháng 12 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:00:26 am

III. CUỘC ĐẤU TRÍ ĐẤU LỰC QUYẾT LIỆT
GIỮA TA VÀ ĐỊCH
TRONG QUÁ TRÌNH TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH

        1. Tập trung mọi nổ lục đánh tháng trận đẩu đêm 18 và ngày 19 tháng 12.

        Thường ngày, không quân địch, kể cả B-52 liên tục đánh phá quyết liệt tuyến vận tải chiến lược và trên chiến trường Trị-Thiên. Đột nhiên, ngày 18 tháng 12 năm 1972, Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương ra lệnh đình chỉ các phi vụ hoạt động của máy bay B-52 trên toàn chiến trường Đông Dương để tập trung cho cuộc tập kích đường không chiến lược của chúng. Từ sáng đến chiều, không quân địch, đặc biệt lực lượng B-52 ngừng hẳn mọi hoạt động đánh phá trên miền Bấc cũng như toàn chiến trường. 10 giờ 15 phút, một máy bay không người lái ở độ cao 10 km từ Thái Lan bay qua Lào, đột nhập vào Tây Bắc, qua Yên Bái, Tam Đảo, bay dọc theo sông Hồng qua trung tâm Hà Nội và thoát ra theo hướng Hoà Bình. 10 giờ 45 phút, một máy bay không người lái bay thấp từ cửa Nam Triệu đột nhập vào Hải Phòng, Kiến An vòng qua cửa Bà Lạt ra biển.

        Từ những dấu hiệu khác thường, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định: đây có thể là triệu chứng của một cuộc tập kích lớn. Trinh sát Hà Nội, Hải Phòng có thể là những lần trinh sát trực tiếp cho trận tập kích đầu tiên. Những nhận định trên được báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu, đồng thời Bộ tư lệnh quân chủng chỉ thị cho các binh chủng, các sư đoàn tăng cường sẵn sàng chiến đấu. 16 giờ 30 phút, Bộ Tổng Tham mưu thông báo "có nhiều tốp máy bay B-52 xuất kích từ sân bay Ạnderson (Guam) sang đánh miền Bâc".

        Qua nghiên cứu, phân tích, quân chủng nhận thấy: thời gian qua Mỹ đã dùng B-52 đánh Vinh, Thanh Hoá, lấn dần đến Hải Phòng, giờ đây Mỹ muốn gây sức ép tối đa, chỉ còn có Hà Nội. Nếu dùng B-52 đánh vào Hà Nội, nơi có lực lượng phòng không mạnh, chúng sẽ đánh vào ban đêm, sớm nhất thì cuộc tập kích cũng phải bắt đầu khi thời gian đã chuyển về đêm. Từ nhận định đó, quân chủng chỉ thị cho các đơn vị kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị và khẩn trương hoàn tất mọi công việc, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu toàn bộ trước 17 giờ. Ở sở chỉ huy chiến dịch, chiều 18 tháng 12 năm 1972, không giao ban như thường lệ. Toàn bộ chỉ huy và cơ quan giành thời gian cho việc đôn đốc, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị.

        Lúc 18 giờ, trạm rađa 12 thuộc trung đoàn rađa 290 phát hiện có nhiễu B-52 trên một dải quạt rộng từ hướng đông nam đến hướng tây. Tiếp đó trạm rađa 16 của trung đoàn 291 đã phát hiện được tín hiệu B-52 bay dọc biên giới Lào - Thái Lan. Cùng lúc, các đài rađa trên hướng tây nam phát hiện liên tiếp nhiều tốp máy bay cường kích của địch bắt đầu bay vào miền Bắc nước ta.

        Trong khi dùng các đài rađa tốt nhất, chính xác nhất ở vị trí thuận lợi nhất để theo dõi máy bay B-52 đang bay ở xa, xác định dần phần tử của chúng, mạng rađa vẫn có bộ phận phát hiện và theo dõi, giám sát các tốp máy bay cường kích F4, F111 bay thấp đột nhập vào Hà Nội. Vấn đề trung tâm, khẩn cấp nhất của sở chỉ huy chiến dịch trong lúc này là phải xác định chính xác B-52 vào Hà Nội hay không? Nhờ có tổ chức hệ thống thông tin đường dài từ tổng trạm đến sở chỉ huy trung đoàn rađa 290 và trung đoàn rađa 291, với chế độ ưu tiên, trong khoảnh khắc ta đã xác định được hành động của địch: khác với những lần trước, khi các tốp B-52 đầu tiên đá vượt quá phương vị mà từ đó B-52 vòng sang đánh vùng Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng, chúng vẫn giữ đội hình bay về hướng tây bắc nước ta. Sau khi nắm chắc tình hình theo dõi địch của các đại đội 16 và 45, trung đoàn trưởng trung đoàn rađa 291 đã khẳng định và báo cáo về tổng trạm rađa: "B-52 vào đánh Hà Nội". Phân tích tình huống trên tiêu đồ, sở chỉ huy chiến dịch củng nhận định như vậy. Trên cơ sở đánh giá tình hình, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định báo cáo lên Bộ Tổng Tham mưu và lệnh cho thông báo B-52 trên mạng tình báo quốc gia tín hiệu "B.B..."

        Các lực lượng phòng không chiến dịch nhanh chóng chuyển cấp chiến đấu. Cục Tác chiến phát lệnh báo động phòng không cho Hà Nội. Các khu vực của chiến dịch củng đã nhận được tín hiệu B-52 trên mạng tình báo quốc gia. Nhờ tình báo của mạng rađa, quân và dân miền Bác sẵn sàng đánh trả cuộc tập kích tàn bạo của đế quốc Mỹ. Bộ đội rađa đã thực hiện được quyết tâm "không để Tổ quốc bị bất ngờ", đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời điểm mở đầu của một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, tạo điều kiện cho chiến dịch giành chủ động ngay từ đầu.

        Đêm 18 rạng sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972, Mỹ đã huy động 901  lần chiếc máy bay B-52 và 135 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân đánh phá Hà Nội ba đợt và 28 lần chiếc máy bay hải quân vào đánh Hải Phòng.

---------------
1.  Theo các tài liệu của Mỹ, đêm 18 đã cất cánh 129 B-52(42 B-52D từ căn cứ Utapao và 54 B-52G, 33 B-52D tử Guam)


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:03:04 am
        Theo các đường bay đã trinh sát buổi sáng, B-52 vào đánh Hà Nội từ hướng tây bắc, lấy ngã ba sông Việt Trì làm điểm kiểm tra cuối cùng, đánh thẳng xuống Hà Nội và thoát ra hướng tây - tây nam. Đội hình đánh phá của B-52 được tổ chức khá chặt chẽ. Các tốp máy bay B-52 được yểm hộ bởi một hàng rào máy bay F4, chìm trong một khối nhiễu dày đặc và hỗn hợp của bản thân B-52, nhiễu của các loại máy bay chiến thuật đi hộ tống, của màn nhiễu tiêu cực và nhiễu ngoài đội hình của máy bay EB-66.

        Các tốp máy bay F4 được trang bị máy gây nhiễu tích cực vừa có nhiệm vụ quét sạch vùng trời dọn đường cho B-52, vừa có nhiệm vụ thả nhiễu tiêu cực trên một hành lang rộng từ nam Việt Trì đến Tam Đảo đồng thời hoạt động đã gây cho ta nhiều khó khăn trong phát hiện và đánh địch. Để nghi binh lừa ta, địch tổ chức các tốp F-105G bay gần giống như các tốp B-52, được trang bị các máy gây nhiễu tích cực vào trước đội hình B-52, làm nhiệm vụ tạo "B-52 giả", thu hút hoả lực tên lửa và cũng là những "bản tay sắt" phóng tên lửa tự dẫn vào các đài rađa điều khiển tên lửa.

        Bộ tư lệnh không quân chiến lược SAC cho rằng: với lớp nhiễu dày đặc và phức tạp như vậy, tên lửa phòng không sẽ bị vô hiệu hoá. Đối thủ nguy hiểm nhất của B-52 chỉ còn lại là MiG. Vì vậy, ngay từ phút đầu, địch đã cho các tốp F111 cùng một lúc đánh phá hầu hết các sân bay của ta và khống chế liên tục, hòng làm cho không quân ta không thể cất cánh được. Các nhà vạch kế hoạch cuộc tập kích chiến lược Mỹ chủ quan cho rằng đây là lần đầu tiên trong chiến tranh, Mỹ đă có một cố gắng quyết định trong việc áp đảo hệ thống phòng không của Hà Nội và hy vọng những cuộc ném bom của B-52 như những "cuộc dạo chơi".

        Mặc dù F111 đang đánh phá sân bay, nhưng Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân nhận thấy đường băng vẫn còn sử dụng được. Lúc 19 giờ 25 phút, ta cho một MiG-21 cất cánh để đánh địch từ xa. Được rađa dẫn đường chính xác, bay đến vùng trời Hoà Bình, phi công đã phát hiện được máy bay B-52 theo ánh đèn của chúng, tiến vào công kích. Nhưng hàng rào F4 trực tiếp bảo vệ B-52 đã phân tán đội hình, phóng tên lửa dồn dập vào máy bay ta. Vừa phải đối phó với F4, vừa phải bám sát theo dõi B-52 để chọn hướng công kích có lợi. Trong quá trình đó, B-52 tắt đèn, màn hiện hình rađa trên máy bay của ta bị nhiễu địch phủ kín. Không theo dõi được mục tiêu, máy bay ta phải quay về căn cứ trong lúc sân bay đang bị đánh phá, hệ thống đèn bị hỏng. Nhưng với trình độ điêu luyện, nhờ ánh sáng của các loại hoả lực mặt đất bắn lên và ánh sáng của một máy bay địch đang bốc cháy, phi công ta đã hạ cánh an toàn. Cùng thời gian đó, từ sân bay khác, không quân ta cũng cất cánh, nhưng không phát hiện được địch phải quay về.

        Trận đánh của không quân ta tuy chưa đạt mục đích bán rơi B-52 nhưng đã tạo điều kiện cho các trắc thủ tên lửa xác định B-52 chính xác hơn, đánh hiệu quả hơn.

        19 giờ 44 phút, nhiều tốp B-52 có máy bay F4 yểm hộ, tiếp cận không phận Hà Nội. sở chỉ huy sư đoàn phòng không Hà Nội theo dõi chặt chẽ, xác định chính xác từng tốp B-52 và giao nhiệm vụ tiêu diệt cho các trung đoàn rất sớm. Nhưng trên màn hiện sóng rađa của bộ đội tên lửa dày đặc các loại nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình và nhiễu tiêu cực. Tiểu đoàn 78, trung đoàn 257,. đã phóng những quả đạn tên lửa đầu tiên đánh tốp máy bay B-52 vào đánh phá sân bay Hoà Lạc mở màn chiến dịch. Mặc dầu kíp chiến đấu đã sử dụng mọi biện pháp khắc phục nhiễu, nhưng do nhiễu quá nặng, không thấy mục tiêu, phải đánh bằng phương pháp "T". Ở thời điểm cuối của quá trình điều khiển, khi B-52 vào gần, tiểu đoàn phát sóng. Cả ba màn của trác thủ đều nhìn thấy tín hiệu mục tiêu B-52 trên nền nhiễu. Nhưng đã muộn, tiểu đoàn không kịp chuyển sang phương pháp điều khiển có hiệu quả hơn. Trận đánh không tiêu diệt được máy bay địch.

        Trận đánh kế tiếp của tiểu đoàn 57 trung đoàn 261 củng không thành công, đã đánh nhầm vào tốp tiêm kích "làm giả" máy bay B-52.

        Trong tình huống địch gây nhiễu vô cùng phức tạp, các trung đoàn 257, 261 đã kiên quyết tổ chức những trận đánh tập trung, các tiểu đoàn đã phóng 11 quả tên lửa nhưng vấn chưa tiêu diệt được mục tiêu. Phát hiện lực lượng tên lửa của ta, các tốp máy bay F-105 liên tiếp phóng nhiều tên lửa tự dẫn vào cánh sóng rađa của các tiểu đoàn. Nhưng tên lửa địch không gây thiệt hại gì cho ta.

        Đến 20 giờ 11 phút, các tiểu đoàn tên lửa đã liên tiếp đánh một số trận vẫn chưa bắn rơi được B-52. Không khí trong sở chỉ huy các cấp lúc này hết sức căng thẳng.

        Trong tình huống hết sức phức tạp và khẩn trương, tại sở chỉ huy sư đoàn 361 lúc này chỉ có đồng chí Tham mưu trưởng và đồng chí Phó chính uỷ sư đoàn đảm nhiệm việc chỉ huy, một số đồng chí khác trong Bộ tư lệnh sư đoàn đang ở các đơn vị trực tiếp chỉ đạo chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:04:57 am
        Trong những phút đầu, một số trận đánh diễn ra lẻ tẻ, có những trận đánh tập trung nhiều tiểu đoàn. Nhưng về xạ kích, ta chưa có nhiều kinh nghiệm, nên không có hiệu quả. Đó cũng là một thực tế khách quan. Hầu hết các đơn vị tên lửa đánh địch bảo vệ Hà Nội trong chiến dịch chưa có điều kiện tham gia trực tiếp đánh B-52 ở chiến trường, các trắc thủ chưa một lần nhìn thấy tín hiệu B-52 trên màn hiện sóng. Đây là điều khó khăn nhất đối với các trung đoàn tên lửa trong lần đầu tiên đối mặt với B-52 trên bầu trời Hà Nội. Tuy đã được huấn luyện trước theo tài liệu, nhưng đó cũng mới chỉ là lý thuyết. Trong chiến đấu, lý thuyết và thực tế có một khoảng cách khá xa, đòi hỏi phải có sự vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Trước tình huống khó khăn đó, cần để cho bộ đội bình tĩnh, động viên cán bộ chiến sĩ nghiên cứu rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu đánh B-52. Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ thị cho sư đoàn nhanh chóng phát hiện nguyên nhân hạn chế kết quả bắn, rút kinh nghiệm phổ biến ngay, nhất là kinh nghiệm phát sóng của tiểu đoàn 78, chỉ đạo các trung đoàn kiên trì tổ chức đánh tập trung, chọn đúng thời cơ để tập trung hoả lực, tích cực phát sóng tìm mục tiêu ở cự ly thích hợp và khẩn trương đánh địch ở cự ly gần.

        20 giờ 15 phứt, khi tốp máy bay B-52 (671) bay chếch về hướng Tam Đảo, xuống đánh Đông Anh, trung đoàn 261 lệnh cho các tiểu đoàn 94, 57 và tiểu đoàn 59 đánh tập trung. Ở điều kiện thuận lợi, tiểu đoàn 59 đả phân biệt rõ dải nhiễu, bám sát đúng, phóng tên lửa và điều khiển bằng phương pháp "T". Một B-52 trúng đạn, bốc cháy, rơi xuống cánh đồng Chuôm thuộc xã Phù Lỗ huyện Đông Anh, cách trận địa chưa đầy 10 km. Để kịp thời rút kinh nghiệm lãnh đạo, trong lúc địch đang đánh phá ác liệt, Chính uỷ quân chủng cùng một số cán bộ cơ quan đã xuống sở chỉ huy sư đoàn 361 để cổ vũ động viên cán bộ chiến sĩ phát huy kết quả đánh thắng trận đầu, hạ quyết tâm đánh thắng lớn hơn trong các trận tiếp theo.

        Đây là trận đánh có ý nghĩa lịch sử về nhiều mặt. Chẳng những là trận đánh rơi B-52 tại chỗ đầu tiên của chiến dịch mà còn là trận đánh rơi B-52 tại chỗ đầu tiên trong cuộc chiến tranh. Sự kiện đó đã gây bất ngờ trong các nhà vạch kế hoạch cuộc tập kích chiến lược của địch và trong các lực lượng không quân chiến lược của Mỹ, đặc biệt đối với bọn giặc lái trực tiếp tham gia trận tập kích.

        Về xạ kích, trận đánh được thực hiện bằng một phương pháp điều khiển "T". Trong điều kiện thông thường thì phương pháp điều khiển T kém hiệu quả hơn so với các phương pháp điều khiển tên lửa khác. Thành công đó đã tạo niềm tin trong bộ đội tên lửa có thể bắn rơi tại chỗ máy bay B-52 bằng bất cứ phương pháp điều khiển nào.

        Tin máy bay B-52 rơi tại chỗ ở Hà Nội được báo cáo ngay về Tổng hành dinh. Đồng chí Đại tướng Tổng tư lệnh trực tiếp gọi điện xuống sư đoàn phòng không Hà Nội biểu dương thành tích của sư đoàn, và nhắc nhở bộ đội cần phát huy thành tích đã lập được, tiếp tục bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 hơn nữa.

        Bộ tư lệnh chiến dịch kịp thời thông báo tin chiến thắng cho các đơn vị, biểu dương tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ các binh chủng và sư đoàn phòng không Hà Nội, đã đưa đến chiến thắng đầu tiên. Đồng thời chỉ thị cho các đơn vị cần nhanh chóng phổ biến kinh nghiệm để tiếp tục đánh tháng.

        Trong đợt chiến đấu này, pháo cao xạ l00mm của bốn đại đội dân quân tự vệ Hà Nội đã phối hợp với bộ đội tên lửa tạo màn đạn bắn vào các tốp B-52.

        Trên hướng phối hợp chiến dịch, lúc 20 giờ 16 phút, tại Nghệ An, tiểu đoàn 52 trung đoàn 267 Sư đoàn 365 bắn rơi một máy bay B-52 ở biên giới Lào- Thái Lan khi chúng vừa gây tội ác ở Hà Nội, trên đường về căn cứ.

        Đợt đánh B-52 đầu tiên đêm 18 kết thúc lúc 20 giờ 40 phút.

        Lực lượng phòng không chiến dịch đá bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái đã làm chuyển biến hẳn tình hình. Trên, dưới đều vui mừng phấn khởi tin tưởng, tạo đà thuận lợi cho cuộc chiến đấu tiếp sau.

        Đợt đánh phá của B-52 vừa chấm dứt, từng chiếc máy bay F-111, cùng với máy bay chiến thuật tiếp tục vào đánh các sân bay, các trận địa pháo cao xạ trong nội thành. Mặc dù còn phải khác phục hậu quả do địch đánh phá, lưới lửa tầm thấp của các lực lượng phòng không chủ lực và dân quân tự vệ đều nổ súng giòn giã đánh địch một cách quyết liệt

        Trong khi B-52 đánh phá Hà Nội, thì ở Hải Phòng máy bay hải quân cũng tổ chức những trận đánh lớn vào nhà máy cơ khí Hải Phòng, sân bay Kiến An, xí nghiệp thuỷ tinh Nam Hải và khu vực Thuỷ Triều (Thủy Nguyên). Các lực lượng của sư đoàn phòng không 363 và dân quân tự vệ Hải Phòng đã đánh trả mãnh liệt. Trung đoàn pháo cao xạ 252 bắn rơi tại chỗ một máy bay A7.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:06:28 am
        23 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1972, Bộ Tổng Tham ttiưu thông báo cho sở chỉ huy chiến dịch sẽ có đợt B-52 tiếp tục vào đánh Hà Nội. 23 giờ 09 phút các tốp máy bay F4 đã vào bầu trời Yên Bái chặn kích máy bay ta. Cùng lúc đó, máy bay F-111A đánh vào khu vực Bạch Mai. Tiếp đến là các tốp máy bay B-52 với đội hình như đợt trước vào đánh phá Hà Nội.

        Tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 rồi tiếp đến các tiểu đoàn 57, 93 của trung đoàn 261 đều đánh đúng đối tượng, nhưng không hạ được máy bay địch. Đến 0 giờ 7 phút ngày 19 tháng 12 năm 1972, tiểu đoàn 77 đánh tiếp trận thứ hai. Lúc đầu đơn vị đánh bằng phương pháp "T". Nhưng khi B-52 vào cự ly gần, phát sóng nhìn thấy tín hiệu mục tiêu, đơn vị đã nhanh chóng chuyển phương pháp điều khiển, bám sát hỗn hợp. Mặc dù chưa bắn rơi máy bay, nhưng qua trận đánh cho thấy trong quá trình điều khiển có thể thực hiện chuyển đổi liên tiếp bằng nhiều phương pháp khác nhau.

        Đợt đánh thứ ba của máy bay B-52 bắt đầu từ 4 giờ 16 phút ngày 19 tháng 12 năm 1972. Lần này chúng tăng cường sử dụng các tốp "B-52 giả". Các tiểu đoàn 57, 59, 86 đã đánh nhầm vào các tốp cường kích nên không thành công. Lúc 4 giờ 39 phút, tiểu đoàn 77 phát sóng, ở cự ly thích hợp, phát hiện được tín hiệu B-52 trên nền nhiễu nhẹ. Tiểu đoàn đánh bằng phương pháp điều khiển hiệu quả nhất chọn chế độ bám sát thích hợp. Chiếc B-52 trúng đạn rơi xuống cánh đồng xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là chiếc B-52 thứ hai bị bắn rơi tại chỗ trong đêm đầu của chiến địch.

        Chiến thắng của tiểu đoàn 77 cùng với chiến thắng của tiểu đoàn 59 khẳng định trên thực tế, tên lửa có thể bắn rơi B-52 tại chỗ bằng bất cứ phương pháp điều khiển nào, bằng bất cứ chế độ bám sát nào.

        4 giờ 51 phút, B-52 còn tiếp tục vào đánh đài phát thanh Mễ Trì hòng bịt tiếng nói chính nghĩa của nhân dân ta. Cơ sở phát sóng của đài bị hỏng. Cán bộ và công nhân kịp thời sửa chữa, chỉ sau chín phút, Đài Tiếng nói Việt Nam lại cất tiếng nói dõng dạc tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ và loan báo tin chiến thắng bắn rơi máy bay B-52 Mỹ của quân và dân ta với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

        Cả ngày 19 tháng 12 năm 1972 ,địch sử dụng 118 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá tiếp Đài Phát thanh Mễ Trì, Đại học Bách khoa Hà Nội và nhiều nơi khác ở Hải Phòng. Các lực lượng không quân và pháo cao xạ đánh trả quyết liệt.

        Địch đánh phá nhiều sân bay, đánh sập nhiều hầm, hào, nhà cửa. Nhưng nhờ sơ tán, phòng tránh kịp thời nên giảm được tổn thất thương vong.

        Ngay trong đêm 18 tháng 12, Thường vụ Quân uỷ Trung ương đã họp và nhận định: "giặc Mỹ đã mở cuộc tập kích lớn bảng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng. Chúng đã sử dụng máy bay chiến lược B-52, đánh ồ ạt, quy mô lớn, ác liệt và sẽ đánh phá liên tục trong một thời gian ngắn. Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang ta, đặc biệt là bộ đội phòng không- không quân phải cùng toàn dân quyết tâm đánh bại bước leo thang rất nghiêm trọng của địch, trước mắt là kiên quyết đánh địch, triệt để sơ tán phòng tránh và tích cực bảo đảm giao thông vận tải. Tiếp đó, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Bộ tư lệnh chiến dịch: địch còn đánh quyết liệt, liên tục, mục tiêu địch tập trung đánh phá là Hà Nội, bộ đội phòng không- không quân phải kiên quyết đánh thắng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B-52, trước mắt phải nhanh chóng rút kinh nghiệm, khẩn trương khắc phục mặt còn yếu, phát huy sức mạnh của không quân quyết tâm tạo thời cơ và bảo đảm tốt cho không quân ta bắn rơi máy bay, gấp rút sửa chửa các sân bay bị đánh phá, sử dụng các sân bay vòng ngoài chưa bị đánh, cần sơ tán nhanh các lực lượng không trực tiếp phục vụ chiến đấu, tránh thiệt hại do địch gây ra; chú ý củng cố hệ thống chỉ huy để nắm chắc tình hình, tăng cường chỉ đạo bảo đảm vật chất kỹ thuật, nhất là khí tài và đạn tên lửa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:11:05 am
        Sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, sau khi nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình chiến đấu trong đêm 18 tháng 12, Bộ Chính trị đã biểu dương lực lượng phòng không- không quân đánh tốt, nhắc các đơn vị nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan thoả mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi nhiều máy bay B-52, bắt sống giặc lái. Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân đã họp để quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, đồng thời đánh giá tình hình chiến đấu đêm 18 tháng 12 và nhận định hoạt động của địch. Quân chủng nhận định, trong những ngày tới địch sẽ đánh ác liệt hơn, thủ đoạn phức tạp hơn, mục tiêu đánh phá chủ yếu của địch vẫn là Hà Nội. Bộ tư lệnh quân chủng chỉ thị cho các binh chủng, các sư đoàn nhanh chóng rút kinh nghiệm phổ biến kinh nghiệm để đánh thắng giòn giã hơn Các trung đoàn tên lửa cố gắng tổ chức nhiều trận đánh tập trung, các tiểu đoàn tên lửa phải rất linh hoạt trong xạ kích, tích cực phát sóng, phát sóng đúng thời cơ, khẳng định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52. BỘ đội không quân rút kinh nghiệm tìm cách đánh linh hoạt để có thể đánh thắng trong những trận đánh sắp tới. Bộ đội cao xạ chuẩn bị mọi mặt đánh liên tuc cả ngày lẫn đêm, tích cực đánh địch bảo vệ các sân bay và trận địa tên lửa.

        Cục kỹ thuật tìm mọi biện pháp tăng cường tốc độ lắp ráp và tiếp đạn cho các đơn vị đáp ứng yêu cầu chiến đấu khẩn trương. Để tăng cường lực lượng chiến đấu trên địa bàn chiến dịch, Bộ tư lệnh chủ trương nhanh chóng đưa các trung đoàn 274 và 237 vào chiến đấu toàn bộ, điều trung đoàn 240 về bảo vệ Yên Viên, cầu Đuống.

        Phát huy kết quả chiến đấu của đêm 18, Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh đã gửi thư động viên cán bộ và chiến sĩ, biểu dương thành tích và quyết định mở đợt động viên chính trị trong toàn quân chủng. Phát huy trí sáng tạo, bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 hơn nữa để thiết thực chào mừng ba ngày kỷ niệm lịch sử 19, 20, 22 tháng 12.

        Ở thành phố Hà Nội, đồng chí Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố và nhiều cán bộ Đảng, chính quyền, Thành đội Hà Nội đến thăm các trận địa pháo, Đài Phát thanh Mễ Trì, Yên Viên, Gia Lâm, động viên chiến đấu và khắc phục hậu quả. Hội đồng phòng không thành phố công bố lệnh sơ tán cấp tốc. Trong khi các lực lượng phòng không đánh máy bay địch, thi guồng máy điều hành, tổ chức thực hiện việc sơ tán phòng tránh, vận chuyển đều hoạt động có hiệu quả cao.

        Trên các trục giao thông vận tải ở Quân khu 4 nhân lúc địch tập trung đánh phá Hà Nội, ta đã tập trung mọi nỗ lực để tăng nhanh tốc độ vận chuyển hàng vào chiến trường.

        Ngay từ đêm đầu của chiến dịch, quân và dân ta đã chủ động giáng cho đế quốc Mỹ đòn phủ đầu đích đáng, bắn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ1, và bắn rơi bốn máy bay chiến thuật, bước đầu thực hiện được quyết tâm chiến dịch là bắn rơi B-52 tại chỗ.

        Các lực lượng phòng không chiến dịch, nòng cốt là lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân bước đầu đã rút được kinh nghiệm, thêm cơ sở thực tiễn để khẳng định cách đánh thắng B-52 và đánh thắng các loại máy bay khác của từng binh chủng, càng thêm tin tưởng vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch của mình.

        Chiều ngày 19 tháng 12, tại câu lạc bộ quốc tế ở Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo, thông báo chiến thắng lớn của quân và dân ta, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ. Trước đông đảo phóng viên trong nước và nước ngoài những tên giặc lái B-52 của Mỹ bị bắt đã phải cúi đầu xác nhận hành động chiến tranh nguy hiểm, tàn bạo của Ních-Xơn và thất bại của chúng, cả loài người tiến bộ phẫn nộ lên án tội ác của Ních-Xơn. Phong trào chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, ủng hộ Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ, ngay cả trong nước Mỹ.

        Trận thắng mở đầu bắn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc B-52 rơi tại chỗ, có ý nghĩa lớn đối với lực lượng phòng không chiến dịch, đối với quân dân ta trên cả hai miền Nam Bắc, đối với cả trong nước và quốc tế.

        Thực tiễn bắn rơi hai máy bay B-52 ngay trên bầu trời Hà Nội là cơ sở củng cố lòng tin đối với lực lượng phòng không chiến dịch. Từ thực tế đó, ta có thể khẳng định bắn rơi B-52 tại chỗ, một vấn đề mà nhiều năm vượt qua biết bao thử thách hy sinh trên chiến trưởng, nhưng chúng ta vẫn chưa thực hiện được.

        Chiến thắng bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội là một nguồn cổ vũ động viên và củng cố ý chí quyết tâm của quân và dân ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Hà Nội Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhãn dân ta quyết không sợ ! Không có gi quý hơn độc lập tự do". Chiến thắng B-52 ngay ngày đầu chiến dịch đã làm vơi đi nỗi lo lắng cho Hà Nội của đồng bào miền Nam ruột thịt đã từng chịu đựng những đợt mưa bom của B-52, càng làm tăng thêm lòng tin của nhân dân miền Nam đối với hậu phương lớn miền Bắc. Tin chiến thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội giải toả những suy tư của bạn bè năm châu trước những âm mưu của Ních-Xơn: đưa Việt Nam trở về thời kỳ "đồ đá" bằng sức mạnh phá huỷ tàn bạo của lực lượng ném bom chiến ỉược B-52. Tin chiến thắng B-52 ngay trên bầu trời Hà Nội làm cho bạn bè càng tin tưởng vào sức mạnh Việt Nam và tăng cường giúp đỡ nhân dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

        Bị bẳn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ ngay từ trận đầu đă gây bất ngờ, choáng váng trong các nhà điều hành cuộc tập kích chiến lược và bản thân lực lượng không quân chiến lược của chúng. Đặc biệt đối với bọn giặc lái tham gia trận tập kích. Lực lượng ném bom chiến lược B-52, một trong ba lực lượng răn đe chiến lược của Mỹ đối với thế giới, một công cụ "bất khả chiến bại", lần đầu tiên trong lịch sử của nó đã bị lực ỉượng phòng không Hà Nội bắn rơi. Bị thất bại nặng, tinh thần giặc lái hoang mang, các tướng chỉ huy, cơ quan tham mưu cuộc tập kích lúng túng và nghi ngờ lẫn nhau. Sự ngông cuồng, chủ quan ban đầu, coi B-52 vào ném bom Hà Nội như một "cuộc dạo chơi trên không" bị tiêu tan, làm cho địch phải nghiên cứu đánh giá lại tình hình.

        Trận đánh phủ đầu đêm 18 tháng lợi, tuy chưa bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ, nhưng lại rất có giá trị về nhiều mặt cả về chính trị và quân sự, làm cơ sở phát triển một cách thuận lợi cho quá trình tác chiến của chiến dịch.

--------------
1. Địch thú nhận: đêm 18 bị bắn rơi ba B-52: hai B-52G của căn cú Andersen, một B-52D của cân cứ Utapao, (hai chiếc roi tại chỗ, một chiếc rơi ở biên giới Thái Lan).


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:14:29 am

        2. Vượt qua khó khăn đêm 19 đánh trận then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 và ngày 21 tháng 12.

        Đêm 19, lực lượng phòng không chiến dịch đánh đich đạt hiệu quả thấp. Cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, rút kinh nghiệm, chuẩn bị mọi mặt để tiến hành trận đánh then chốt tiêu diệt lớn.

        Từ 19 giờ đêm 19 đến 0 giờ 54 phút sáng 20 tháng 12, địch sử dụng 87 lần chiếc B-52 và 165 lần chiếc máy bay chiến thuật tổ chức đánh ba đợt, tập trung vào các đầu mối giao thông, chân hàng ở phía bắc ngoại thành Hà Nội, kết hợp với 17 lần chiếc máy bay F-111 hoạt động xen kẽ giữa các đợt đánh của B-52. Ngày 20 tháng 12, từ 12 giờ 10 phút đến 12 giờ 45 phút, 52 lần chiếc không quân chiến thuật và 30 lần chiếc máy bay hải quân đánh bổ sung vào các mục tiêu bắc Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

        Bộ đội rađa vẫn phát hiện B-52 sớm, các lực lượng chiến dịch chủ động đánh địch và báo động kịp thời cho nhân dân thành phố phòng tránh. Các trận đánh B-52 của các lực lượng phòng không vẫn diễn ra quyết liệt. Trong đêm 19 tháng 12 và cả ngày 20 tháng 12 các lực lượng phòng không đã bắn rơi bảy máy bay. Hà Nội bắn rơi hai chiếc B-52, Hải Phòng bắn rơi tại chỗ một máy bay A7. Nhưng kết quả đánh máy bay B-52 của Hà Nội giảm, không có máy bay B-52 rơi tại chỗ. Đó là điều làm các cấp chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch suy nghĩ lo lắng

        Ngay sáng 20 tháng 12, nhận chỉ thị của đồng chí Tổng Tham mưa trưởng, Bộ tư lệnh chiến dịch đã cùng sư đoàn phòng không Hà Nội nghiêm túc rút kinh nghiệm.

        Trong đêm 19 tháng 12, chúng ta thấy B-52 chủ yếu đánh các mục tiêu ở ngoại vi phía bắc Hà Nội như Uy Nỗ, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm. Muốn đánh tập trung trên hướng này, các tiểu đoàn ở phía nam đội hình phải đánh từ cự ly xa mới tập trung được hoả lực trên "quyết chiến điểm", nhưng điều đó đã không làm được. Bộ đội chưa chủ động đánh xa, tâm lý chung còn chờ địch vào gần có điều kiện thuận lợi phát sóng đánh đạt hiệu quả hơn. Trong khi đó, sở chỉ huy sư đoàn 361 đang di chuyển, thông tin không vững chắc, sự chỉ đạo thiếu chặt chẽ, liên tục. Do đó, trong quá trình chiến đấu, xảy ra tình trạng đánh thiếu tập trung, nhất là trong đợt đánh thứ ba. Mặt khác, bộ đội cũng còn tâm lý sợ thiếu đạn. Ngày 19 tháng 12, số đạn tiếp cho các tiểu đoàn hoả lực chưa bù lại được số đạn tiêu thụ trong đêm trước, nên đánh với một số lượng đạn ít trong mỗi lần bắn. Mặt khác, mới chỉ qua kinh nghiệm của một đêm chiến đấu, chưa thể giải quyết hết những khó khăn về xạ kích. Bộ đội chưa thật nhạy bén trong xử trí, vận dụng các phương pháp chiến đấu. Đêm 19 tháng 12, không quân ta không cất cánh được, do đó cách đánh hiệp đồng chiến dịch không thực hiện được hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến kết quá chiến đấu chung.

        Hiệu quả đánh kém trong đêm 19 tháng 12 là do tổng hợp nhiều nguyên nhân. Điều đó cho ta thấy nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy phải được quán xuyến nhiều khâu từ chiến dịch, đến chiến thuật, chiến đấu và xạ kích. Một khâu nào đó có trục trặc, sẽ dẫn đến hiệu quả đánh địch sút kém. Mặc dầu đã có phương án đánh từ trước, nhưng trong quá trình vẫn đòi hỏi có sự chỉ huy chặt chẽ, liên tục, kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế thì mới đem lại hiệu quả chiến đấu cao.

        Trên cơ sở phân tích nguyên nhân dẫn đến hiệu quả chiến đấu thấp trong trận đánh đêm 19 tháng 12, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị tốt mọi mặt để thực hiện trận đánh tập trung tiêu diệt lớn trong những đêm tiếp theo.

        Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh quân chủng chỉ thị cho sư đoàn phòng không Hà Nội rút kinh nghiệm tìm cách khắc phục những yếu kém trong đêm 19, chỉ thị cho Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân kiên quyết tìm cách đánh sáng tạo bảo đảm cho không quân đánh được B-52, để thực hiện được cách đánh hiệp đồng chiến dịch. Qua hai đêm chiến đấu, ta nhận thấy thế bố trí chiến dịch trên hướng đông bắc Hà Nội mỏng, địch đánh Hải Phòng có mức độ, Hà Nội càng nổi lên là khu vực tác chiến chủ yếu. Bộ tư lệnh quân chủng đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho điều hai tiểu đoàn 71, 72 của trung đoàn tên lửa 285 ở Hải Phòng lên bố trí đánh địch trên hướng đông- đông bắc Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:16:50 am
        Trong hai đêm 18 và đêm 19 tháng 12, ta nhận định nhất định địch sẽ tìm cách đánh tên lửa, Bộ tư lệnh quân chủng quyết định điều trung đoàn pháo cao xạ 262 đang ở Thanh Hoá và trung đoàn pháo cao xạ 223 ở Nam Định về Hà Nội lầm nhiệm vụ bảo vệ tên lửa. Chỉ thị cho Cục Kỷ thuật tìm mọi cách bảo đảm khí tài cho các tiểu đoàn 87, 89 trung đoàn 274 nhanh chóng bước vào chiến đấu. Vấn đề nổi cộm nhất của công tác kỹ thuật trong chiến dịch là vấn đề cung cấp đạn cho các đơn vị tên lửa. Chấp hành nghiêm chỉ thị của Bộ tư lệnh, Cục Kỹ thuật đã thành lập bộ phận chuyên trách về bảo đảm đạn do đồng chí cục trưởng trực tiếp phụ trách, tăng cường cả khâu lắp ráp và khâu chỉ huy điều hành tiếp đạn. Cục Kỹ thuật đã điều lực lượng tiểu đoàn 5 của trung đoàn 274 mới ở chiến trường ra và đội bảo quản đạn ở kho Cục Kỹ thuật phối hợp với tiểu đoàn 5 của trung đoàn 257 bố trí thành ba dây chuyền láp ráp đạn liên tục ở khu vực cất giấu đạn. Đến ngày 26 tháng 12, số đạn ở khu vực cất giấu đã được lắp ráp xong cung cấp cho các đơn vị chiến đấu. Sau đó các bộ phận lại chuyển về hai vị trí mới để tiếp tục láp ráp đạn phục vụ tác chiến chiến dịch. Trong mấy ngày đầu, đạn ở tiểu đoàn kỹ thuật vẫn có đủ và năng suất lắp ráp đạn vẫn duy trì tốt. Nhưng khâu tổ chức tiếp đạn chưa chặt, nên đạn đến các tiểu đoàn hoả lực chậm, thậm chí có trường hợp đưa nhầm đạn của tiểu đoàn này sang tiểu đoàn khác.

        Nhận rõ trách nhiệm của từng người, từng đơn vị trước thắng lợi của những trận chiến đấu sắp tới, cả guồng máy chiến dịch từ đơn vị đến cơ quan đều tập trung nỗ lực để giải quyết tốt mọi việc, quyết giành thắng lợi trong trận chiến đấu mới.

*

*      *

           Đêm 20 tháng 12, để thế trận của bộ đội tên lửa hợp lý hơn, ta điều chỉnh vị trí của hai tiểu đoàn. Ở Hà Nội có chín tiểu đoàn tên lửa đã sẵn sàng đánh địch trên các hướng. Từ 19 giờ 20 ngày 20 tháng 12 đến 06 giờ ngày 21 tháng 12, địch sử dụng 93 lần chiếc B-52, 151 lần chiếc máy bay chiến thuật vả máy bay hải quân, tổ chức đánh ba đợt vào Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng. Riêng B-52 vẫn tập trung chủ yếu đánh Hà Nội hai đợt và đánh Thái Nguyên một đợt.

        Nếm trải những thất bại trong hai đêm đầu đánh vào Hà Nội, địch đã thay đổi thủ đoạn và quy luật đánh phá. Địch nhận ra đối thủ chính của chúng là tên lửa. Do đó, trước khi đội hình B-52 vào, ngoài việc đánh phá các sân bay của máy bay F-111, địch sử dụng máy bay F4 và máy bay F-105 lùng sục đánh các trận địa tên lửa để dọn đường. Tăng cường nhiễu các loại. Tăng cường sử dụng các tốp "B-52 giả".

        Đêm 20, bộ đội rađa vẫn đĩnh đạc thông báo các tốp mục tiêu, tập trung chủ yếu phát hiện và thông báo các tốp B-52 cho chiến dịch.

        Mặc dầu các sân bay bị đánh phá, khống chế liên tục, sửa chửa không kịp, nhưng không quân đã khắc phục mọi khó khăn, cho máy bay cất cánh từ đường lăn lên đánh B-52. 19 giờ 27 phút, hai tốp MiG được lệnh cất cánh. Một tốp lên hướng Việt Trì Phú Thọ, một tốp lên hướng Mộc Châu, Suối Rút. cả hai tốp đều phát hiện được B-52. Tuy chưa đánh rơi được B-52, nhưng không quân ta đã chủ động tích cực cản phá địch từ vòng ngoài tạo được thế thuận lợi cho tên lửa và pháo cao xạ đánh.

        Từ 19 giờ 41 phút đến 19 giờ 55 phút, nhiều tốp "B-52 giả" vào khu vực hoả lực tên lửa. Với kinh nghiệm của những đêm trước, bộ đội tên lửa đã nhanh chóng nhận dạng được tín hiệu "B-52 giả" của địch, nên không một tiểu đoàn tên lửa nào đánh nhầm. Đây là một thành công lớn trong cuộc đấu trí với địch.

        20 giờ 05 phút, hai tốp B-52 vào đánh khu vực Gia Lâm. Học tập kinh nghiệm của tiểu đoàn 77, tiểu đoàn 93, thực hiện điều khiển bằng nhiều phương pháp trong cùng một lần bắn, tiêu diệt một B-52 rơi xuống địa phận xã Yên Thượng, Yên Viên cách trung tâm Hà Nội 10km. Trận đánh thẳng đầu tiên trong đêm 20 tháng 12 của tiểu đoàn 93 đã giải toả được những căng thẳng sau đêm 19 không bắn rơi tại chỗ được B-52, hoàn thiện hơn cách đánh của bộ đội tên lửa ở phạm vi xạ kích. Các tiểu đoàn khác tiếp tục đánh các tốp B-52 đi sau đội hình. Nhưng trong quá trình đánh địch, một trở ngại lớn là khi B-52 bay vào, tên lửa đang cần tập trung đánh mãnh liệt vào đội hình B-52 của địch, thì củng là lúc máy bay ta đang bay về hạ cánh xuống căn cứ. Đây là một khó khăn khi các sân bay nằm trong vùng hoả lực của tên lửa. Nhiều tiểu đoàn phải ngừng bắn, mở loa để bảo đảm an toàn cho máy bay ta về căn cứ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:19:21 am
        20 giờ 34 phút, tiểu đoàn 77 lợi dụng thuận lợi của một trận địa chốt, phát sóng tìm thấy tín hiệu mục tiêu và đánh bằng phương pháp có hiệu quả nhất, bắn rơi tại chỗ một máy bay B-52 xuống xã Vạn Thảng huyện Ba Vì, Hà Tây.

        Sau những thắng lợi giòn giã đầu tiên của đêm 20, khí thế chiến đấu của toàn chiến dịch thay đổi hẳn. Kinh nghiệm chiến đấu của các tiểu đoàn 93, 77 được nhanh chóng phổ biến đến các đơn vị. Tiếp đó 20 giờ 36 phút, tiểu đoàn 94 đã bắn một máy bay B-52 rơi ở biên giới Thái Lan- Lào.

        Tiểu đoàn 76 cũng vận dụng phương pháp phát sóng gần bắt mục tiêu. Nhưng do thao tác phát sóng không hợp lý, không đúng thời cơ nên bị tốp hộ tống B-52 phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa tiểu đoàn tạm thời mất sức chiến đấu. Trận đánh của tiểu đoàn 76 cho ta thấy cần hiểu rõ và vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm của đơn vị bạn thì mới thành công và cũng cần hiểu rõ mối tương quan giữa trận địa của mình với đường bay địch vào, để chọn thời cơ phát sóng đúng. Việc chọn thời cơ phát sóng từ một trận địa cụ thể, trên một đường bay cụ thể không phải chỗ nào cũng giống nhau, điều đó đòi hỏi phải tính toán kỹ để vận dụng đúng, không phải chỉ có tích cực "phát sóng". Đây thực sự là một vấn đề khoa học, rất trí tuệ và rất dũng cảm của bộ đội lửa Việt Nam.

        Trong đêm 20 tháng 12, các đại đội pháo trung cao đã hiệp đồng với tên lửa bắn 217 viên đạn đánh vào các tốp B-52. Các đơn vị pháo cao xạ tầm thấp và súng máy của dân quân tự vệ đánh quyết liệt vào các máy bay F-111, máy bay chiến thuật của địch.

        Tại Hải Phòng, máy bay hải quân địch dùng thủ đoạn bay thấp vào đánh lén. Lúc 22 giờ 22 phút, tiểu đoàn 72 trung đoàn tên lửa 285 đã bắn rơi một máy bay F4 và tiểu đoàn 83 trung đoàn 238 củng bắn rơi một máy bay F4 lúc 0 giờ 10 phút ngày 21 tháng 12.

        Từ 23 giờ 30 phút đến 0 giờ 45 phút, B-52 đánh giãn ra khu vực Thái Nguyên, đánh nhà máy điện Cao Ngạn, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.

        Trên khu vực Hà Nội, máy bay F-111 vào đánh xen kẽ. Các tốp tiêm kích, cường kích săn tìm trận địa tên lửa, bay lởn vởn ngoài vòng hoả lực tên lửa làm mồi nhử cho tên lửa đánh, để khi B-52 vào đánh phá mục tiêu thì tên lửa không còn đạn, đồng thời nhử cho ta phát sóng tự bộc lộ đội hình để địch đánh trả bằng tên lửa tự đẫn. Nhưng các tiểu đoàn tên lửa đã dày dạn với thủ đoạn nghi binh của địch, nên không bị đánh lừa. Đây cũng là một vấn đề rất nghệ thuật, muốn đánh được địch, trước hết không bị địch lừa để đánh minh.

        Từ 4 giờ 10 phút ngày 21 tháng 12, địch tổ chức đợt đánh phá thứ ba, chúng huy động 45 lần chiếc máy bay B-52 tiếp tục đánh Hà Nội. Hướng đánh vẫn từ tây bắc xuống, tập trung đánh vào khu vực Yên Viên, Đông Anh, Gia Lâm. Vào đợt chiến đấu thứ ba trong đêm, đạn ở một số tiểu đoàn tên lửa chưa được bổ sung. Đây là một tình huống hết sức khó khăn. Theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh chiến dịch, sư đoàn phòng không Hà Nội chỉ thị cho các tiểu đoàn tích cực phát sóng đánh bảng phương pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm đạn, tiếp tục bắn rơi tại chỗ máy bay B-52. Mặt khác Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ thị cho Cục Kỹ thuật tìm mọi cách tăng nhanh số lượng đạn ở các tiểu đoàn hoả lực tên lửa. Lệnh cho các lực lượng pháo cao xạ tích cực đánh bảo vệ trận địa tên lửa. Trong tình huống đặc biệt khẩn trương đòi hỏi phải xử trí một cách đồng bộ bằng nhiều biện pháp với tinh thần trách nhiệm cao. Các lực lượng chiến dịch đã nỗ lực hơn bao giờ hết để thực hiện tốt mệnh lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch.

        Trên các bãi lắp ráp, các cán bộ, chiến sĩ kỷ thuật làm việc ngày đêm. Trên đường vận chuyển tiếp đạn tên lửa, từng chặng, từng ngã ba vào trận địa hoả lực đều có người đón, tiếp nhận nhanh nhất, bỏ qua mọi thủ tục không cần thiết trong những giờ phút chiến đấu khẩn trương. Việc tiếp đạn không những chỉ đóng khung trong trách nhiệm của Cục Kỹ thuật, mà cả Cục Chính trị, Bộ tham mưu quân chủng đều góp sức. Tất cả vì chiến tháng. Cho đến gần sáng ngày 21, đạn đã được bổ sung tương đối đầy đủ cho các trận địa hoả lực.

        Sau các trận đánh tập trung, đạn bảo đảm chưa kịp. Các đơn vị phải cân nhắc tính toán sử dụng đạn trong từng trận và chọn phương pháp điều khiển thích hợp. Lúc 5 giờ 9 phút, tiểu đoàn 77 bắn rơi một B-52 xuống thị xã Phúc Yên và tiểu đoàn 57 bắn rơi một máy bay B-52 khác, năm phút sau tiểu đoàn 79 lại bắn rơi một B-52 ở Phả Lại. Với cự ly đánh và phương pháp điều khiển thích hợp, với trình độ bám sát điêu luyện của kíp chiến đấu, chỉ bằng một quả đạn, tiểu đoàn 57 đã tiêu diệt một máy bay B-52 rơi tại khu vực chợ Thá, gần núi Đôi lúc 5 giờ 14 phút. Đó cúng là trận đánh cuối cùng kết thúc chiến đấu đêm 20 rạng sáng ngày 21 tháng 12 và cũng là một trận đánh hết sức điển hình về tài nghệ chiến đấu của bộ đội tên lửa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:21:49 am
        Cả ngày 21 tháng 12, địch sử dụng số lượng lớn máy bay không quân chiến thuật và máy bay hải quân đánh nhiều mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Các lực lượng không quân và pháo cao xa đánh trả quyết liệt. Ớ Hà Nội địch đánh vào ga Hàng Cỏ và nhà máy điện Yên Phụ, gây một số tổn thất.

        Đêm 20 và ngày 21 tháng 12 chiến dịch giành thắng lợi lớn, tiêu diệt bảy máy bay B-52 trong đó có năm máy bay B-52 rơi tại chỗ và bảy máy bay chiến thuật trong đó có một máy bay F-111, một máy bay F-105, hai máy bay F4, một máy bay A6 và một máy bay A7. Hiệu suất chiến đấu đêm 20 và ngày 21 đạt rất cao, chỉ trong chín phút của đợt đầu đã bắn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ. Đợt hai, địch đánh Thái Nguyên, đường bay B-52 nằm ngoài khu vực hoả lực của tên lửa nên không đánh được. Trong 20 phút của đợt ba đã bắn rơi bốn máy bay B-52 trong đó có ba chiếc rơi tại chỗ.

        Các trận đánh đêm 20 tháng 12 diễn ra chủ động. Không quân khắc phục được khó khăn, cất cánh đánh đich, các kíp chiến đấu tiểu đoàn tên lửa phát huy được kinh nghiệm chiến đấu, thuần thục hơn trong vận dụng cách đánh. Việc đảm bảo đạn cho bộ đội tên lửa đă tìm được khâu yếu để khắc phục. Báo động phòng không cho nhân dân được kịp thời.

        Trận đánh đêm 20 và ngày 21 tháng 12 thực sự là một trận then chốt tiêu diệt lớn lực lượng B-52 của địch trong chiến dịch, đã làm thay đổi lớn về kế hoạch sử dụng lực lượng và cách đánh cả của địch và của ta.

        Đối với địch: trong một đêm bị tiêu diệt bảy máy bay B-52, trong đó có năm chiếc B-52 bị bắn rơi tại chỗ, nhiều giặc lái bị chết và bị bắt sống trên miền Bắc Việt Nam đã gây nên một nỗi kinh hoàng cho Ních-Xơn và các tướng lĩnh điều hành trận đánh, gây hoang mang trong hàng ngũ giặc lái B-52. Các nhà quân sự Mỹ và chính Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ cũng đánh giá: "SAC không thể tiếp tục làm nhiệm vụ nếu để mất mỗi đêm sáu máy bay B-52 hoặc thậm chí chỉ ba chiếc thôi".

        Cùng với tháng lợi của các trận đánh đêm 18 và đêm 19, trận đánh đêm 20 đã làm phá vỡ kế hoạch ban đầu của cuộc tập kích chiến lược do chính Ních-Xơn vạch ra. Chủ quan với sức mạnh của B-52, kế hoạch ban đầu của cuộc tập kích đường không chiến lược, Ních-xơn cho Tằng, chỉ cần ba ngày củng đủ làm cho ta phải khuất phục. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Trong ba ngày, 30 máy bay bị bắn rơi trong đó co11 chiếc B-52 (kể cả một máy bay B-52 do tên lửa ta ở Nghệ An bân rơi trên đường bay ra), tỉ lệ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày càng tăng. Cay cú trước thất bại nặng nề, với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Ních-Xơn chưa chịu từ bỏ và ra lệnh kéo dài cuộc tập kích. Các nhà vạch kế hoạch cuộc tập kích buộc phải đánh giá lại tình hình, đánh giá lại vai trò của MiG và tên lửa Bắc Việt Nam, thay đổi kế hoạch đánh phá. Trong khi chưa tạo ra được cách đánh hữu hiệu, trước mắt cho lực lượng B-52 ở Guam tạm nghỉ, sử dụng lực lượng B-52 ở Utapao đánh phá quy mô nhỏ để duy trì cuộc tập kích, tạm thời đánh xa khu vực Hà Nội để bảo đảm an toàn và tạo kế nghi binh chiến dịch, kéo tên lửa ta khỏi Hà Nội để chuẩn bị tập kích bất ngờ vào Hà Nội với quy mô lớn hơn.

        Đối với ta: trận then chốt tiêu diệt lớn B-52 đêm 20 có ý nghĩa lớn về xây dựng quyết tâm và phát triển cách đánh chiến dịch.

        Trận đánh thẳng đêm 20 là một thực tế chứng minh những thiếu sót của ta trong đêm 19 và qua đó đã giải quyết tốt về mặt tư tưởng. Trận đánh đêm 20 càng làm rõ quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp của ta. Trong chiến dịch phòng không hiện đại, không thể duy trì cách đánh độc lập của từng binh chủng, cách đánh nhỏ lẻ -độc lập của từng đơn vị mà đòi hỏi phải tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Rõ ràng sự xuất hiện của không quân ta đánh B-52 ở vòng ngoài trong đêm 18, đêm 20 và không quân ta không cất cánh được trong đêm 19 đã có tác động rất lớn đến khả năng đánh của tên lửa ở phía trong. Mặc dù không quân ta chưa bắn rơi được B-52, nhưng đã tạo được thế liên kết chặt chẽ trong các trận đánh, liên kết giữa trận đánh trước với trận đánh sau, binh chủng này tạo điều kiện cho binh chủng khác.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:23:42 am
        Đối với tên lửa, phải chuẩn bị đầy đủ và tạo mọi điều kiện đánh tập trung mới có thể đạt hiệu quả tiêu diệt lớn. Qua các trận đánh đêm 18, đêm 19 và đặc biệt đêm 20 càng nổi rõ hiệu quả trong cách đánh tập trung. Qua trận đánh đêm 20 càng khẳng định vai trò của từng lực lượng và hoàn chỉnh nghệ thuật sử dụng các lực lượng trong chiến dịch. Sau trận đánh đêm 20, chúng ta vẫn khẳng định ba lực lượng đánh B-52 là MiG-21, tên lửa và pháo cao xạ 100, nhưng ta đã xác định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52 có hiệu quả nhất của chiến dịch. Trên cơ sở đó, việc sử dụng lực lượng chiến dịch đã có sự thay đổi. Quân chủng quyết tâm tập trung sử dụng tên lửa chỉ đánh B-52 ban đêm, ban ngày không đánh các loại máy bay chiến thuật để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho đêm tới. sử dụng không quân đánh B-52 ở vòng ngoài, thay thế tên lửa đánh cường kích ngay trên khu vực mục tiêu cả ban ngày và ban đêm. Điều chỉnh lực lượng cao xạ để bảo vệ tên lửa.

        Qua ba đêm chiến đấu, nghệ thuật chiến dịch thể hiện đặc sắc về mặt điều hành tác chiến. Các cấp chỉ đạo, chỉ huy liên tục có những nhận định, chỉ đạo kiên quyết khắc phục những khâu yếu kém, giữ vững, tạo thế phát triển đi lên của chiến dịch. Đặc biệt, cấp chỉ đạo, chỉ huy đã nắm vững đặc điểm của tác chiến phòng không, chỉ đạo sâu đến xạ kích, đến ký thuật chiến đấu. Nhờ vậy, các tiểu đoàn tên lửa đã từ vận dụng một phương pháp điều khiển trong một lần bắn, tiến đến biết vận dụng kết hợp nhiều phương pháp trong một lần bắn, làm cho hiệu quả bắn tăng lên rõ rệt.

        Qua thực tiễn chiến đấu, càng thể hiện rõ nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch về xác định cách đánh tập trung hiệp đổng binh chủng, về tổ chức sử dụng lực lượng và lập thế trận. Chính những thành công đo đã tạo điều kiện cho cách đánh tập trung của tên lửa có hiệu quả, phát huy được mọi cách đánh của tiểu đoàn hoả lực tên lửa.

        Sau ba ngày đầu chiến đấu và chiến thắng, sáng 21 tháng 12, đồng chí Tổng tư lệnh đã chỉ thị "thắng lợi của chúng ta trong những ngày qua là rất lớn, cần phải phát huy hơn nữa; từ hôm nay trở đi, địch sẽ tìm và đánh trận địa tên lửa ác liệt, ta phải tìm mọi cách bảo vệ tên lửa để tiêu diệt B-52, phải bảo đảm cho tên lửa đánh liên tục, cố gắng phát huy tác dụng của không quân". Đồng chí Tổng tham mưu trưởng triệu tập Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân lên trực tiếp báo cáo tình hình chiến đấu. Sau khi nhận định âm mưu, mục đích, tính chất cuộc tập kích, đồng chí chỉ rõ: sắp tới địch còn đánh lớn vào Hà Nội, đánh thẳng vào nội thành, đánh cả vào dân, không chừa một mục tiêu nào, thủ đoạn địch sẽ thay đổi nhanh. Ta phải cảnh giác, theo dõi chặt chẽ. Hiện nay tên lửa là đối tượng nguy hiểm của địch, chúng sẽ tìm cách đánh vào trận địa tên lửa. Máy bay B-52 bị tổn thất nặng có thể giãn ra đánh ngoài hoả lực tên lửa: như đánh Bắc Thái, đường 1 Bắc, Nam Định, nhưng địch còn leo thang, xảo quyệt. Đồng chí nhấn mạnh: phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng, tạo điều kiện cho không quân đánh thắng B-52. sử dụng không quân phải bí mật, bất ngờ đánh thọc từ sau lưng địch, đánh ồ các khu vực B-52 giãn ra và không có tên lửa như Thái Nguyên, Quảng Ninh, phải đánh cả ban ngày, đánh máy bay cường kích, chuẩn bị có thể phải đánh cả tàu chiến địch. Cao xạ phải phát huy uy lực đánh đich ở độ cao thấp, phải chuẩn bị các mặt đánh dài ngày- Chú ý khâu chuẩn bị đạn, khí tài tên lửa dự bị, tăng thêm người cho các kíp trắc thủ. sửa chửa sân bay. Tích cực bảo vệ tên lửa.

        Sáng ngày 21 tháng 12, Bộ tư lệnh quân chủng họp quán triệt những chỉ thị của trên, đánh giá tình hình chiến đấu những ngày qua và chủ trương: tạo mọi điều kiện để sử dụng không quân đánh B-52. Xác định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52. Đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho điều hai tiểu đoàn 71 và 72 của Hải Phòng tăng cường cho Hà Nội. Chỉ thị cho Cục Kỹ thuật tăng thêm người để nâng cao tốc độ lắp ráp đạn. Khắc phục khâu yếu trong tổ chức tiếp đạn. Chỉ thị cho cơ quan tổ chức nhanh chóng việc đưa pháo cao xạ từ Thanh Hoá ra bảo vệ tên lửa.

        Trên thực tế, từ sau đêm thứ ba đến kết thúc đợt một, cường độ đánh phá của B-52 giảm hẳn. Trong các đêm từ 21 đếri 24 tháng 12, mỗi đêm B-52 chỉ đánh một đợt với số lượng từ 24 đến 33 lần chiếc.

        Đêm 21 tháng 12, địch sử đụng 24 lần chiếc B-52 có 36 lần chiếc không quân hộ tống đánh vào các khu vực chân hàng phía nam ngoại thành Hà Nội như Giáp Bát, Vãn Điển và đánh cả vào trận địa tên lửa. Đánh xen kẽ trong đêm, có 18 lần chiếc F-111. Ngày 22 tháng 12, địch dùng 52 lần chiếc không quân chiến thuật đánh khu công nghiệp Việt Trì. Do thời tiết xấu máy bay hải quân chỉ có trên 10 lần chiếc hoạt động lẻ tẻ ở các khu vực ven biển.

        Tiếp tục phát huy thắng lợi, không quân ta cất cánh đánh địch từ xa phối hợp với lực lượng phía trong, các lực lượng phòng không chiến dịch bẳn rơi bảy máy bay địch, trong đó có ba máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ ở khu vực Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:26:16 am

*

*       *

        Sau nhiều đêm đánh vào Hà Nội bị thất bại, đêm 22 tháng 12 và rạng sáng 23 tháng 12, địch đánh giãn ra ngoài Hà Nội, sử dụng 24 lần chiếc B-52 được 37 lần chiếc không quân chiến thuật hộ tống đánh một đợt vào Hải Phòng.

        Các tốp B-52 đánh Hải Phòng đột nhập từ hướng đông- đông nam và thoát ra biển. Địch tập trung đánh Sở Dầu, nhà máy xi măng, cầu quay An Dương. Lực lượng tên lửa ở Hải Phòng bẳn rơi hai chiếc B-52.

        Đêm 23 rạng sáng 24 tháng 12, địch sử dụng 33 lần chiếc B-52 đánh Đồhg Mỏ, là đầu mối giao thông và khu vực chân hàng quan trọng trên đường 1 Bắc. Các tốp B-52 bay vào từ hướng đông bắc và theo hướng đông thoát ra biển. Tên lửa không vươn hoả lực đến được. Không quân ta tích cực cất cánh đánh chặn B-52.

        Đêm 24 tháng 12 địch cũng sử dụng 33 lần chiếc B-52 đánh một đợt vào khu công nghiệp Thái Nguyên. Cụm pháo phòng không của quân khu đánh trả quyết liệt, trung đoàn pháo 100 của quân khu đã bắn rơi một máy bay B-52. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị pháo cao xạ tầm cao bắn rơi.

        Trước sự thay đổi thủ đoạn và mục tiêu đánh phá của địch, ta nhận định: địch đánh giãn ra phía ngoài là kế nghi binh chiến dịch của địch nhẳm kéo giãn lực lượng tên lửa của ta ra khỏi Hà Nội rồi tập trung B-52 bất ngờ đánh Hà Nội với quy mô lớn hơn. Với nhận định đó, chẳng những ta không giảm lực lượng ở Hà Nội, mà còn tăng cường hai tiểu đoàn tên lửa từ Hải Phòng lên, bố trí đánh vòng ngoài trên hướng đông bắc bảo vệ Hà Nội. Đây là một nhận định tình huống chính xác và xử trí rất kiên quyết của Bộ tư lệnh chiến dịch.

        Trong các đêm 22, 23, 24 tháng 12, đội hình đánh phá của B-52 vẫn được tổ chức rất chặt chẽ, mỗi đêm có từ 30 đến 40 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, gây nhiễu trong, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực dày đặc.

        Trong khi B-52 đánh phá ở Hải Phòng, Đổng Mỏ, Thái Nguyên, ở Hà Nội địch cũng tổ chức những tốp máy bay chiến thuật tạo giả các tốp B-52 đột nhập từ hướng tây vào đến Hoà Bình rồi quay ra, kết hợp với máy bay F-111 đánh các mục tiêu ở nội thành nhằm phân tán sự chỉ huy chiến dịch. Đêm 22 tháng 12, dân quân tự vệ Hà Nội lập một chiến công xuất sắc. Khi một máy bay F-111 từ hướng tây bắc xuống, bám theo sông Hồng vào cảng, qua trận địa Vân Đồn đã bị hoả lực của năm khẩu đội súng máy cao xạ nổ đồng loạt tiêu diệt và rơi xuống huyện Lương Sơn, Hoà Bình. Dân quân Hoà Bình phối hợp bắt giặc lái. Do địa hình rừng núi phức tạp, nên cuộc chiến đấu của dân quân Hoà Bình với gần 40 lần chiếc máy bay chiến thuật của địch cứu đồng bọn, diễn ra cho đến đêm 24 tháng 12. Cuối cùng quân dân Hoà Bình đã bắn rơi một máy bay lên thẳng HH-53 đến cứu giặc lái. Thế mạnh của chiến tranh nhân dân trong chiến dịch lại được chứng minh bằng một sự phối hợp rất chặt chẽ. Các lực lượng phòng không ba thứ quân đều đã phát huy tác dụng đánh địch và bắt sống giặc lái.

        Trong những ngày này, máy bay chiến thuật của địch cũng hoạt động liên tục, từ 45 đến 50 lần chiếc ngày, đánh phá các khu vực Từ Liêm, Hoài Đức, Nhổn, đặc biệt chúng tập trung đánh các trận địa tên lửa ở Hà Nội. Ngày 24 tháng 12, tập trung đến 44 lần chiếc đánh nhà máy điện Cao Ngạn. Máy bay hải quân đánh các mục tiêu ở Quảng Ninh và ở Hải Phòng. Lực lượng phòng không và dân quân tự vệ Hà Nội, Hải Phòng đã bắn rơi hai máy bay chiến thuật. MiG-21 của trung đoàn 927 bắn rơi một chiếc F4. Trong bốn đêm chiến đấu, không quân ta đã khắc phục mọi khó khăn xuất kích nhiều lần. Đêm 21 tháng 12, lúc 3 giờ 0 phút, máy bay MiG-21 xuất kích lên hướng Phú Thọ và hướng Nho Quan đón đánh B-52. Đêm 23 tháng 12 không quân ta lại lên đón đánh B-52 ở Bình Gia. Nhưng các lần xuất kích đều không phát hiện mục tiêu. Tuy nhiệm vụ đánh rơi B-52 vẫn chưa thực hiện được, nhưng không quân ta đã trở thành lực lượng chủ yếu thay thế tên lửa đánh máy bay địch ban ngày trên khắp địa bàn chiến dịch, đồng thời tích cực cất cánh đánh B-52 ở khu vực mà hoả lực tên lửa không vươn tới được.

        Tranh thủ lúc cường độ hoạt động của địch giảm, cùng với sự nỗ lực của ngành kỹ thuật, các bộ khí tài bi địch đánh hỏng đều được sửa chửa nhanh chóng. Các phương tiện xe kéo được tập trung, giải quyết việc cơ động các tiểu đoàn tên lửa và các đại đội pháo cao xạ được khẩn trương. Số lượng đạn ở các tiểu đoàn tên lửa tăng nhanh. Nhân dân các vùng đông dân cư được tiếp tục tổ chức sơ tán. Hàng vận chuyển từ Nghệ An, Thanh Hoá vào chiến trường ngày càng nhiều.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:27:10 am
        Một sự kiện quan trọng trong những ngày chiến đấu ác liệt với không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến sở chỉ huy chiến dịch thăm hỏi động viên bộ đội, Đại tướng Vó Nguyên Giáp đến trận địa tiểu đoàn 77 chúc mừng thắng lợi của tiểu đoàn và thắng lợi của toàn chiến dịch. Sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội là một sự cổ vũ lớn đối với các lực lượng tham gia chiến dịch. Bộ đội đã phấn khởi càng phấn khởi hơn, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn.

        Do bị thất bại nặng, và lấy cớ nghỉ lễ Nô-en, 24 giờ ngày 24 tháng 12 năm 1972, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần giặc lái, rút kinh nghiệm tìm thủ đoạn đánh phá mới.

        Kết thúc đợt một chiến dịch, các lực lượng phòng không trên miền Bắc đã đánh rơi 53 máy bay địch, trong đó có 18 máy bay B-52. Trên địa bàn chiến dịch, các lực lượng phòng không bắn rơi 46 chiếc, trong số đó có 17 máy bay B-52 và năm máy bay F-111, bắt sống nhiều giặc lái. Các lực lượng không quân, tên lửa, pháo cao xạ của quân chủng, các lực lượng phòng không của quân khu, địa phương, dân quân tự vệ đều bắn rơi máy bay địch. Riêng bộ đội tên lửa, lực lượng chủ yếu của chiến dịch đã bắn rơi 23 chiếc trong đó có 16 máy bay B-52.

        Qua bảy ngày đêm chiến đấu, nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch là ta đã nhận định, đánh giá, dự đoán đúng hành động của địch trong từng ngày, từng trận; điều hành các lực lượng phòng không chiến dịch vào trận chủ động, đĩnh đạc, giữ vững được thế chủ động trong suốt quá trình chiến đấu. về sử dụng lực lượng, ngay sau đêm đầu và đặc biệt sau đêm 20 ta đã khẳng định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52. Kiên quyết giữ lực lượng tên lửa đánh đêm, kiên trì chỉ đạo lực lượng không quân tìm cách đánh thắng B-52, quyết tâm sử dụng không quân trong tác chiến hiệp đồng chiến dịch. Về cách đánh, chiến dịch đã tổ chức được những trận đánh hiệp đồng đem lại hiệu quả chiến đấu lớn như đêm 18, đêm 20 tháng 12, chỉ đạo cụ thể cách đánh chiến thuật của các binh chủng và phương pháp xạ kích của các tiểu đoàn tên lửa. Tập trung chỉ đạo, chỉ huy đánh thắng trận mở đầu đêm 18 tháng 12 và trận then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 tháng 12, tạo nên những bước phát triển quan trọng. Chỉ đạo thành công việc xử trí các tình huống phức tạp trong quá trình chiến đấu. Sau một số trận đầu chưa thắng của đêm 18, tình hình bất lợi đêm 19 tháng 12, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh quân chủng đả kịp thời chỉ đạo rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân và biện pháp khác phục, đồng thời phổ biến kinh nghiệm những trận đánh thành công.

        Những thành công nổi bật về nghệ thuật đánh giá địch, xác định cách đánh, sử dụng lực lượng, tổ chức thế trận và nghệ thuật dẫn dắt điều khiển các tình huống chiến dịch trong đợt một, chứng tỏ bước trưởng thành rất quan trọng về trình độ tổ chức chỉ huy thực hành chiến dịch, đồng thời củng đánh dấu bước phát triển mới ngày càng phong phú và sáng tạo của nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:28:21 am
        3. Kiên quyết tổ chức đánh trận then chốt quyết định đêm 26 ngáy 27 tháng 12.

        Sau thất bại đợt 1, nhân lễ Nô-en, Ních-Xơn ra lệnh tạm ngừng đánh phá. Tranh thủ thời gian nghỉ 36 giờ, địch tập trung lực lượng để đánh đòn lớn hơn sau lễ giáng sinh. Ta củng chuẩn bị dồn mọi nỗ lực cao nhất để đánh đòn quyết định. Mặc dù bị thiệt hại nặng, bị choáng váng, bất ngờ trước sự đánh trả có hiệu quả của ta, ngày 22 tháng 12, Mỹ gửi công hàm cho Chính phủ ta đề nghị nối lại hội đàm Pari, nhưng vẫn không từ bỏ ý đồ dùng sức mạnh quân sự ép ta theo điều kiện của chúng. Để chuẩn bị cho đợt đánh mới giành hiệu quả lớn hơn, đồng chí Tổng tham mưu trưởng đã chỉ thị cho Bộ tư lệnh chiến dịch, tranh thủ lúc địch ngừng đánh phá để củng cố lực lượng, chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt, quyết đánh thắng địch lớn hơn nữa trong đợt chiến đấu thứ 2 giành toàn thắng cho chiến dịch. Bên cạnh việc đánh giá thắng lợi của ta là rất to lớn, biểu dương các lực lượng chiến dịch, đồng chí cũng chỉ ra một số nhược điểm, và đề ra một số công việc:

        Với không quân, trước đây khi Mỹ ngừng ném bom bắc vĩ tuyến 20, ta chủ trương vươn không quân về phía nam, nay tình hình thay đổi, phải tập trung không quân chủ yếu ở ngoài này để đủ sức đánh. Bộ tư lệnh chiến dịch cần giải quyết cho không quân đánh thắng. Không quân đánh ở hướng tây, tây bắc, về sau có thể đánh hướng đông bắc. Cần giải quyết mọi công tác đảm bảo cho không quân, sân bay, người lái, dẫn đường. Chỉ huy không quân phải mưu trí linh hoạt và quyết đoán. Với tên lửa, đồng chí nhấn mạnh phải đánh tập trung, sử dụng tập trung bảo vệ mục tiêu chủ yếu, bố trí phải tập trung, bắn tập trung và cơ động củng phải ở thế tập trung, đừng đánh lẻ loi, đánh không được, mà địch gây tổn thất cho ta. Về sử dụng bộ đội pháo cao xạ, đồng chí cúng nhấn mạnh vấn đề bố trí phải tập trung, đánh tập trung. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là bảo vệ tên lửa, cần điều chỉnh lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ này. Khi cân nhắc việc sử dụng lực lượng để đánh đợt 2, đồng chí Tổng tham mưu trưởng chỉ rõ: Thái Nguyên, Việt Trì hiện nay chưa phải cấp thiết so với đường 1 Bắc nên chỉ cần dùng một số lực lượng nhất định. Việc cơ động lực lượng từ Nghệ An ra chưa vội, vì đich có thể tụt thang đánh phá ác liệt phía nam, trong lúc đó ta cũng phải bảo vệ chân hàng, các tuyến giao thông và vận chuyển vào chiến trường rất khẩn trương. Đồng chí còn nhắc nhở cần chú ý đến vấn đề ngụy trang, nghi binh, phòng tránh sơ tán. Những chỉ thị của đồng chí Tổng tham mưu trưởng có tính toàn diện cả về nhận định, phán đoán địch, cả về cách đánh, sử dụng lực lượng, làm cơ sở định hướng để chuẩn bị cho đợt hai chiến dịch.

        Ngày 25 tháng 12, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch triệu tập hội nghị gồm các đồng chí chỉ huy các binh chủng, sư đoàn và cán bộ các cơ quan để rút kinh nghiệm đợt một chiến dịch. Hội nghị quán triệt những nhận định, chỉ thị của đồng chí Tổng tham mưu trưởng, khẳng định mục tiêu chủ yếu địch đánh vẫn là Hà Nội. Nhưng thủ đoạn nhất định sẽ phức tạp hơn. Hướng đánh có thể thay đổi, ngoài việc đánh hướng tây-bắc, còn tăng cường đánh hướng tây-nam, đông-bắc. Hướng thoát ra cũng thay đổi, không vào ra cùng một hướng như trước. Địch sẽ tăng cường nhiễu các loại, tăng cường chế áp tên lửa. Để tăng cường sức ép ta, địch có thể liều lĩnh đánh vào bất cứ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu dân cư. Hội nghị biểu dương thành tích cua các lực lượng phòng không chiến dịch trong đợt vửa qua, đề ra phương hướng lãnh đạo tư tưởng tránh quan thoả mãn, không thấy hết khó khăn khi địch thay đổi thủ đoạn, dự kiến mọi tình huống phức tạp để chủ động xử trí, giành thắng lợi lớn hơn.

        Bộ tư lệnh chiến dịch đã đề ra biện pháp, tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu: nhanh chóng triển khai thêm lực lượng trên hướng đông-bắc và tây-nam Hà Nội, tổ chức lực lượng để bảo vệ các trận địa tên lửa, đảm bảo đạn tên lửa đánh liên tục; bảo đảm cho không quân đánh rơi được máy bay B-52; tăng cường bảo đảm hậu cần giữ gìn sức khoẻ bộ đội chiến đấu liên tục.

        Cho đến cuối ngày 25 tháng 12, việc cơ động lực lượng đã ổn định. Trên hướng đông-bắc Hà Nội đã có hai tiểu đoàn 71 và 72 của trung đoàn 285, từ Hải Phòng lên - Trên hướng tây-nam có thêm tiểu đoàn 87 của trung đoàn 274 . Như vậy vào đợt chiến đấu mới, ở Hà Nội đả có 13 tiểu đoàn tên lửa, đội hình bố trí tên lửa ở trung tâm Hà Nội không có gì thay đổi lớn, chỉ có một số tiểu đoàn cơ động chiến đấu xung quanh các trận địa cơ bản, quanh chốt, không có ảnh hưởng đến chiến thuật. Thế trận tập trung của tên lửa vẫn giữ vững và được củng cố.

        Các lực lượng pháo cao xạ của trung đoàn 223 và 260 được phân bố chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ tên lửa. Ở mỗi trận địa tên lửa ít nhất có một đại đội pháo bảo vệ. Ở những trận địa chốt, bố trí một tiểu đoàn bảo vệ. Các mục tiêu quan trọng ở nội thành cũng được tăng cường pháo cao xạ bảo vệ.

        Sau khi được bổ sung, số lượng đạn tên lửa chiến đấu ở Hà Nội và Hải Phòng củng mới đạt bằng 50% số lượng ban đầu khi bước vào chiến dịch. Đạn điều động từ Khu 4 ra đang trên đường về Hà Nội. Các dây chuyền lắp ráp đạn được tăng cường lực lượng cho các thành phần chủ yếu.

        Cơ quan hậu cần các cấp đã có nhiều biện pháp như nâng cao định suất ăn cho bộ đội, tổ chức thêm bữa ăn đêm, cải tiến món ăn, bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho các thành phần theo quy định. Nhờ vậy, mặc dù chiến đấu căng thẳng nhưng việc bảo đảm ăn uống và sức khoẻ cho bộ đội vẫn được giữ vững.

        Trong những ngày địch tạm ngừng đánh phá, ở các thành phố, địa phương đã tập trung giải quyết nhanh chóng hậu quả chiến đấu và khẩn trương chuẩn bị đối phó với tình huống mới. Nhân dân ở các địa phương đã phối hợp với bộ đội củng cố hầm hào, công sự, giúp bộ đội ngụy trang, củng cố trận địa, sửa chữa sân bay, nhanh chóng sơ tán vật chất kỹ thuật ở các bãi bốc dỡ, tránh tổn thất khi địch đánh trở lại.

        Ở khắp các địa phương. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tổ chức đến thăm hỏi, động viên và giúp đỡ bộ đội về nhiều mặt. Ở Hà Nội, các đồng chí lánh đạo thành uỷ đã trực tiếp gặp gỡ xem xét giải quyết từng vấn đề cụ thể cho sư đoàn 361. Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương là sự cổ vũ to lớn, động viên các lực lượng tham gia chiến dịch tích cực, khẩn trương hơn trong việc chuẩn bị đợt chiến đấu mới, ác liệt hơn, phức tạp hơn.

        Cuối ngày 25 tháng 12, các lực lượng phòng không và nhân dân trên địa bàn chiến dịch đã sẵn sàng đợt chiến đấu mới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:43:05 am

*

*       *

        Mặc dù bị thất bại nặng, Ních-Xơn vẫn ngoan cố tiếp tục chiến dịch "Lainơbếchcơ II". Từ 11 giờ 28 phút đến 12 giờ 14 phút ngày 26 tháng 12, địch tổ chức trinh sát ba lần vào Hà Nội bằng máy bay không người lái tầng thấp, tiếp đó từ 13 giờ đến 14 giờ 15 phút, chúng sử dụng 52 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống các khu Đông Anh, cổ Loa, lùng sục tìm đánh trận địa tên lửa. Ở Hải Phòng, Thái Nguyên, từ 12 giờ ngày 26 tháng 12, máy bay chiến thuật cũng đánh phá trở lại.

        17 giờ 30 phút, sở chỉ huy chiến dịch nhận định địch sẽ tập kích bằng máy bay B-52 vào Hà Nội từ 18 giờ 30 phút trở đi và lệnh cho các binh chủng, sư đoàn kiểm tra lại mọi mặt chuẩn bị chiến đấu. Khác với mọi đêm, từ chập tối đến gần nửa đêm không có B-52 vào đánh phá. Rõ ràng địch lại có thủ đoạn mới. Các lực lượng phòng không sẵn sàng chờ đánh địch.

        Từ 21 giờ 49 phút đến 23 giờ 12 phút, Mỹ huy động 1051  lần chiếc B-52 có 90 lần chiếc không quân chiến thuật yểm hộ, cùng một lúc đánh vào ba khu vực: Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên, nhằm oanh tạc đến mức bão hoà và làm rối loạn hệ thống phòng không, ở Hà Nội, địch tập trung 66 lần chiếc B-52 đánh phá dã man khu vực nam Hà Nội, nhiều khu vực dân cư trong nội thành, trong đó có phố Khâm Thiên.

        Cùng lúc, 21 lần chiếc B-52 đánh nhà máy xi măng và Sở Dầu Hải Phòng, 18 lần chiếc đánh khu vực ga Lưu Xá- Thái Nguyên.

        Ngày 27 tháng 12, địch sử dụng 66 lần chiếc không quân chiến thuật đánh tiếp các khu vực ở nam Hà Nội và 90 lần chiếc máy bay hải quân đánh tiếp ngoại vi Hải Phòng trong đó có sân bay Kiến An.

        Đây là mức huy động cao nhất máy bay B-52 trong cuộc tập kích đường không chiến lược của chúng.

        Đêm 26 tháng 12, địch đã thay đổi nhiều thủ đoạn. Chúng đánh tập trung, dồn dập, đánh nhiều mục tiêu cùng một lúc trong thời gian ngắn hòng gây cho ta lúng túng, không kịp xử trí ngay từ đầu.

        Cũng với mục đích đó, ở Hà Nội chúng đã thay đổi hướng đánh, thay đổi đường bay vào và bay ra. Một số biên đội B-52 bay qua Lào vào Hà Nội đánh từ hướng tây bắc và cả hướng tây nam, thoát ra Vịnh Bắc Bộ. Một số biên đội khác ngược lại, bay vào từ hướng đông nam lên đông bắc vào đánh phá Hà Nội rồi thoát ra hướng Lào.

        Tăng cường gây nhiễu ngoài đội hình từ các máy bay EB-66 trên hướng tây, tây nam và trên hướng biển. Khu vực gây nhiễu tiêu cực mở rộng, phủ kín từ tây bắc xuống tây nam Hà Nội. Tăng cường máy bay F-111 đánh phá sân bay và trận địa tên lửa trước khi B-52 vào đánh.

        Ở Hải Phòng, B-52 bay vào từ hướng đông nam và đông bắc thoát ra hướng biển, sử dụng máy bay A6 chế áp các trận địa tên lửa.

        Đặc điểm nổi bật trong cách đánh mới của địch đêm 26 là lực lượng B-52 được phân ra thành bảy mũi, trong đó có bốn mủi đánh Hà Nội từ bốn hướng, một mũi đánh Thái Nguyên, hai mũi đánh Hải Phòng từ hai hướng khác nhau. Tất cả các mũi đều thống nhất đến mục tiêu ném bom cùng một thời điểm 22 giờ 30 phút. Địch tổ chức tiến công đồng thời từ nhiều hướng như vậy gây cho ta khó khăn trong việc tập trung hoả lực và di chuyển hoả lực. Đồng thời địch phân ra nhiều mũi cùng đánh nên mặc dù số lượng đông nhưng đội hình B-52 không kéo dài, thời gian của B-52 lưu lại trong khu vực hoả ỉực chiến dịch không lâu, trận đánh của B-52 trên tất cả ba khu vực chỉ xảy ra trong vòng vài chục phút.

        Được chuẩn bị trước về mọi mặt, các lực lượng phòng không chiến dịch đã vào trận với khí thế chiến thẳng và chủ động. Mặc dù địch có thay đổi thủ đoạn, nhưng ta không bị bất ngờ. Bộ đội rađa vẫn sớm phát hiện và thông báo các tốp B-52 bay vào. Báo động vào cấp 1 của lực lượng phòng không chiến dịch và phòng không nhân dân kịp thời.

        Tình huống ban đầu rất phức tạp. Nhiễu nặng, nhiều tốp "B-52 giả" vào từ cả hai hướng đông bắc và tây nam, các tốp "bàn tay "sắt" phóng tên lửa tự dẫn liên tục. Nhiễu thông tin nặng, sư đoàn 361 đã phải sử dung mạng thông tin riêng chỉ huy trực tiếp các tiểu đoàn hoả lực. Mặc dầu vậy, tên lửa đã tổ chức được trận đánh tập trung thành công, chứng tỏ trình độ tác chiến đã được nâng lên rõ rệt. Ngay từ phút đầu khi B-52 bay vào, tên lửa đã thực hiện một trận đánh tập trung bốn tiểu đoàn vào một đường bay, một máy bay B-52 rơi ngay xuống xã Đình Công huyện Thanh Trì Hà Nội lúc 22 giờ 30 phút, thể hiện một quyết tâm rất lớn. Tương kế tựu kế, các tiểu đoàn tên lửa đã sử dụng biện pháp "kiểm tra" B-52 thật hay giả một cách thành thạo. Đây là một hành động hết sức táo bạo, một ý chí quyết đánh rất cao của bộ đội tên lửa. Với bề dày kinh nghiệm, bộ đội tên lửa đã phân biệt khá chính xác sự khác nhau của dải nhiễu B-52 với nhiễu của cường kích, không đánh nhầm đối tượng.

-------------
1. Theo tài liệu của Mỹ, đêm 26 tháng 12 địch cất cánh 120 B-52-


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:45:44 am
        Từ 22 giờ 30 phút đến 22 giờ 50 phút, nhiều tốp B-52 liên tục bay vào từ nhiều hướng, bộ đội tên lửa vẫn quyết tâm thực hiện cách đánh tập trung làm cho hỏa lực liên kết với nhau tăng hiệu quả tiêu diệt. Tiểu đoàn 86 trung đoàn 274 đánh một trận điều khiển bằng phương pháp "T" tiêu diệt một máy bay B-52, tiểu đoàn 76 trung đoàn 257 củng bàng phương pháp "T" hạ một B-52 rơi xuống địa phận quận Hai Bà Trưng thuộc nội thành. Tiếp đó tiểu đoàn 93 bắn rơi một B-52 ở đèo Khế, Tuyên Quang và tiểu đoàn 79 bắn rơi một B-52 ở Sơn La.

        Trong quá trình chiến đấu, bộ đội tên lửa đã vận dụng các phương pháp điều khiển rất linh hoạt và phát triển cách đánh ngày càng hoàn chỉnh, liên tiếp bắn rơi năm máy bay B-52 trong đó có bốn chiếc rơi tại chỗ. Tuy vậy, do địch vào dồn dập nhiều tốp một lúc, ta đánh không kịp, nên trên hướng tây nam, một tốp đã lọt vào, ném bom xuống khu phố Khâm Thiên gây tổn thất lớn cho nhân dân.

        Ớ Hải Phòng, máy bay hải quân liên tục khống chế trận địa, phóng tên lửa tự dẫn chế áp mạnh các đài rađa tên lửa, nhưng các tiểu đoàn tên lửa đều xử trí được, tiểu đoàn 81 trung đoàn 238 bắn trúng máy bay B-52 rơi xuống biển, pháo cao xạ 100mm của trung đoàn 252 bắn rơi một máy bay B-52 lúc 22 giờ 54 phút. Ở Thái Nguyên trung đoàn pháo cao xạ 256 bắn rơi một B-52.

        Trận đánh đêm 26 tháng 12 diễn ra rất nhanh, không đầy một giờ đồng hồ, lực lượng phòng không chiến dịch trên cả ba khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đều đánh địch quyết liệt, tiêu diệt tám máy bay B-52 trong đó có bốn chiếc rơi tại chỗ. cả tên lửa và cao xạ trên ba khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đều bắn rơi B-52.

        Ngày 27 tháng 12 năm 1972, địch sử dụng một lực lượng không quân chiến thuật và không quân của hải quân đánh phá bổ sung các khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Riêng ở Hà Nội, chúng tập trung hơn 100 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh vào nhiều trận địa tên lửa và nhiều mục tiêu khác ở nội thành. Đơn vị pháo cao xạ bảo vệ tiểu đoàn tên lửa 86 tiêu diệt một máy bay F4 rơi xuống Xuân Mai.

        Trận đánh đêm 26 tháng 12 bằng B-52 của Mỹ càng bộc lộ tính chất tàn bạo, huỷ diệt của cuộc tập kích. Ngoài huỷ diệt khu phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai, bom đạn do máy bay B-52 ném xuống còn phá huỷ các khu vực Yên Viên, Gia Lâm, Uy Nỗ. Trong gần 100 điểm địch đánh phá trong đêm, gần hai phần ba là khu vực đông dân, có điểm địch đánh đi đánh lại hàng chục lần như Uy Nỗ, Gia Lâm. Đế quốc Mỹ bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân thế giới, pháp luật và thông lệ quốc tế, tráng trợn cho máy bay đánh cả vào các đại sứ quán của Hunggari, Cu Ba, Anbani, Pháp, Ấn Độ, Ai Cập, Campuchia.

        Vượt qua mọi khó khăn, đối phó có hiệu quả với mọi thủ đoạn của không quân Mỹ, các lực lượng phòng không chiến dịch đã thực hiện trận đánh xuất sắc. Trong đêm 26 và ngày 27 tháng 12, ta đã tiêu diệt 18 máy bay, trong đó có tám máy bay B-52. Đây là trận đọ sức cao nhất, quyết liệt nhất kể từ đầu chiến dịch. Quân và dân miền Bắc đã vượt lên trong lửa đạn, đánh trả quyết liệt và giành thắng lợi giòn giã, đều khắp trên các khu vực, trong các lực lượng tham gia chiến dịch.

        Ngay trong đêm, mặc dầu địch còn đang đánh phá ác liệt, các đội cứu thương, cứu sập và dân quân tự vệ các khu phố đã nhanh chóng khắc phục hậu quả. cả Hà Nội và các thành phố, địa phương khác vẫn bình tĩnh tiếp tục cuộc chiến đấu.

        Sáng 27 tháng 12, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và quân đội ta đã đến các vùng dân cư bị tổn thất thăm hỏi và động viên mọi người giữ vững quyết tâm chiến đấu. Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tuy tuổi cao vẫn đến phố Khâm Thiên thăm hỏi, chia sẻ với đồng bào những mất mát hy sinh do tội ác của đế quốc Mỹ gây ra. Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi thị sát tình hình đã đến sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp nghe báo cáo tình hình chiến đấu, nhắc nhở, động viên cán bộ chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bắn rơi nhiều máy bay B-52 hơn nữa để trả thù cho đồng bào và đồng đội đã hy sinh.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:47:49 am

        Trận đánh đêm 26 và ngày 27 thực sự lả một trận đảnh then chốt quyết định của chiến dịch.

        Một mặt lợi dụng nghỉ lễ Nô-en để lừa bịp dư luận, mặt khác Ních-xơn chuẩn bị huy động nỗ lực tối đa để tiến hành một trận đánh quyết định, đánh dồn dập tới mức bão hoà hòng làm vô hiệu hoá khả năng đánh trả của ta, chúng đánh cả vào khu đông dân hòng gây rối loạn xã hội, tạo sức ép chính trị, buộc ta chấp nhận những điều kiện của Mỹ.

        Với sự nhạy cảm sắc bén của một dân tộc đã từng đương đầu mấy chục năm với đế quốc Mý, chúng ta đã thấy rõ dã tâm của chúng. Trong khi địch tuyên bố nghỉ lễ Nô-en, quân và dân ta đã nỗ lực vượt bậc, chuẩn bị lại thế trận, tăng cường lắp ráp và bảo đảm đạn, tăng thêm lực lượng tạo khả năng tối đa để đánh một trận then chốt quyết định, làm xoay chuyển tình thế chiến dịch, đẩy địch vào thế suy sụp không gượng lại được, buộc chúng phải kết thúc cuộc tập kích chiến lược.

        Địch huy động khả năng tối đa, tổn thất của chúng lại càng lớn. Đêm 26 tháng 12, tám máy bay B-52 bị bắn rơi trong vòng một giờ đồng hồ, một tỷ lệ tổn thất về phương tiện tiến công đường không chiến lược mà một cường quốc quân sự giàu có như Mỹ cũng không thể chịu đựng nổi. Chính tướng hải quân đánh bộ Mỹ Ray Mond David viết trong bài: "Chính trị và chiến tranh, 12 quyết định tai hại dẫn đến thất bại ở Việt Nam" có đoạn: "các ngọn đồi xung quanh Hà Nội trở thành các kho chứa máy bay Mỹ rơi, các nhà tù ở Hà Nội đầy rẫy phi công Mỹ". Uy danh của lực lượng ném bom chiến lược B-52 đã đổ vỡ hoàn toàn, thế thua đã rõ ràng. Ních-Xơn buộc phải xuống thang. Ngày 27 tháng 12 năm 1972, Ních-Xơn phải gửi công hàm cho ta đề nghị họp lại hội nghị Pari theo nội dung đã thoả thuận tháng 10 năm 1972.

        Về mặt nghệ thuật, trận đánh đêm 26 tháng 12, chứng minh sự chỉ đạo chiến lược, chỉ huy chiến dịch đúng đắn, phán đoán đúng âm mưu địch, tranh thủ được 36 tiếng dồng hồ địch ngừng đánh, kiên quyết khẩn trương chuẩn bị tích cực, toàn diện, tập trung vào những khâu chủ yếu làm chuyển biến chất lượng chiến đấu của các lực lượng. Cán bộ chiến sĩ phòng không rất dũng cảm, rất thông minh và sáng tạo, điêu luyện trong cách đánh, đã thực hiện một trận đánh tiêu diệt xuất sắc.

        Phát huy hiệu quả của trận then chốt quyết định, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung chỉ đạo tiếp tục đánh đich xuống thang, đảnh gục hoàn toàn trong giai đoạn kết thúc chiến dịch.

        Mặc dù thế thua đả rõ ràng, Ních-Xơn đã phải xuống thang, đã phải đề nghị ta nối lại hội nghị Pari với bản dự thảo hiệp định tháng 10. Nhưng cay cú, Ních-xơn vẫn cho tiếp tục đánh những trận "vớt vát" cuối cùng để cố tìm một sức mạnh trên hội nghị.

        Sau trận đêm 26 tháng 12, Bộ tư lệnh chiến dịch đã kịp thời chỉ đạo bộ đội: thắng lợi không được chủ quan, phải rút kinh nghiệm để tiếp tục đánh tháng. Địch có thể sử dụng B-52 đánh một số mục tiêu khác, nhưng mục tiêu chủ yếu vẫn là Hà Nội, phải sẵn sàng đối phó với những thủ đoạn mới của địch, sửa chữa nhanh các khí tài tên lửa bị địch đánh hỏng, không quân tìm mọi biện pháp đánh được B-52.

        Đêm 27 và ngày 28 tháng 12, trên khu vực Hà Nội có 12 tiểu đoàn tên lửa, ở Hải Phòng vẫn đủ lực lượng như đêm trước. Đạn tên lửa ở Hà Nội vẫn đủ, ở các tiểu đoàn kỹ thuật vẫn có đủ đạn tên lửa sẵn sàng tiếp cho các trận địa. Trong đêm, địch sử dụng 36 lần chiếc B-52 có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh các khu vực Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Văn Điển, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, cổ Loa và 18 lần chiếc B-52 vào đánh Đồng Mỏ Xen kẽ giữa các lần đánh của B-52 có 17 lần chiếc F-111 liên tục vào đánh, gây căng thẳng. Tại Hải Phòng, máy bay hải quân vào đánh phá khu vực cảng, sở dầu, nhà máy xi măng, sân bay Kiến An và cầu Quay.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:49:50 am
        Sau những ngày rút kinh nghiệm, chuẩn bị cách đánh chu đáo, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết tâm sử dụng không quân đánh B-52. Đồng chí Phùng Thế Tài, phó tổng tham mưu trưởng đã trực tiếp xuống cùng Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo không quân đánh B-52 trong các đêm 27 và 28.

        Trong những ngày từ 18 đến 26, địch đánh phá liên tục các sân bay, sửa xong địch lại phá, sân bay Yên Bái trong các đêm 22, 23 , 24, 26 tháng 12 địch đánh liên tục bằng máy bay F-111. Địch cho rằng các sân bay vòng ngoài bị phá huỷ nặng, ta không thể sử dụng để cất cánh được. Nhưng ta huy động bộ đội và nhân dân địa phương tập trung lực lượng sửa chửa gấp một phần sân bay để sử dụng. Chiều 27 tháng 12, Bộ tư lệnh Không quân tổ chức bí mật đưa MiG-21 ra sân bay tuyến ngoài sẵn sàng cất cánh tạo bất ngờ đánh B-52. Sở chỉ huy trung tâm, sở chỉ huy trung đoàn, sở chỉ huy bổ trợ cùng phối hợp dẫn dắt bảo đảm cho máy bay ta hạ cánh an toàn xuống sân bay. 22 giờ 20 phút đêm 27, MiG-21 từ sân bay tuyến ngoài được lệnh cất cánh. Được sự dẫn dắt của sở chỉ huy trung tâm, sở chỉ huy trung đoàn, và sở chỉ huy bổ trợ, đến Sơn La, phi công phát hiện được địch. Thực hiện cách đánh từ phía sau đội hình, phi công lướt qua được hàng rào máy bay F4, bay ngang đến chiếc B-52 ở sau cùng của tốp, phóng liền hai tên lửa vào chiếc B-52 phía trước rồi nhanh chóng hạ thấp độ cao thoát ly chiến đấu trở về căn cứ an toàn. Chiếc máy bay B-52 bị bốc cháy. Đây là một thành công lớn về cách đánh B-52 của không quân. Vượt qua được hàng rào máy bay F4, tiếp cận được B-52, phóng được tên lửa vào B-52 là vấn đề khó khăn lâu nay chưa giải quyết được. Kinh nghiệm của trận đánh được nhanh chóng phổ biến, tăng thêm lòng tin đánh thâng B-52 của không quân ta.

        Cùng với thắng lợi của không quân ta, lực lượng tên lửa Hà Nội bắn rơi bốn máy bay B-52 trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ. Đặc biệt hai tiểu đoàn 71 và 72 từ Hải Phòng lên đả bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 xuống làng Ngọc Hà cạnh đường Hoàng Hoa Thám (nội thành Hà Nội). Đây là chiếc B-52 duy nhất bị bắn rơi khi chưa kịp cắt bom. Kết quả cho ta thấy: nếu ta có thêm lực lượng bố trí được cả vòng ngoài thì thời cơ bắn rơi máy bay trước khi chúng cắt bom có nhiều hơn, hiệu quả bảo vệ mục tiêu lớn hơn.

        Trong ngày 28, địch sử dụng 131 lần chiếc máy bay chiến thuật vào đánh một số trận địa tên lửa và các mục tiêu ngoại vi Hà Nội. Không quân ta cất cánh đánh địch bảo vệ tên lửa bán rơi một máy bay RA5C.

        Từ 21 giờ 40 đến 22 giờ 48 phút đêm 28 rạng ngày 29 tháng 12, địch hoạt động quy mô nhỏ, sử dụng 30 lần chiếc B-52 đánh các khu vực ngoại thành Hà Nội như Đông Anh, Đa Phúc, cầu Đuống, Yên Viên, một số trận địa tên lửa, và sử dụng 30 lần chiếc B-52 đánh khu vực Đồng Mỏ.

        Phát huy thắng lợi của đêm 27, đêm 28, một MiG-21 của ta bí mật cất cánh từ sân bay vòng ngoài ở hướng nam được sở chỉ huy dẫn đường, phi công bay vòng phía sau đội hình B-52, đến vùng trời Sơn La tiếp cận và công kích. Nhưng khi phi công ta phát hiện được B-52 thì khoảng cách giữa ta và địch quá gần, không thể vượt qua rồi mới vòng lại công kích, như thế địch sẽ phát hiện và kịp đối phó. Phi công quyết định phóng hai tên lửa vào một chiếc B-52. Nhưng do cự ly quá gần, nên khi tên lửa nổ trúng mục tiêu, quầng lửa vừa bùng lên thì củng chính là lúc máy bay ta lao vào đám cháy. Phi công ta anh dũng hy sinh. Với hai trận thắng liên tiếp trong hai đêm, không quân ta đã giải quyết thành công phương pháp chiến đấu của máy bay MiG-21 đánh "siêu pháo đài bay"B-52 của Mỹ.

        Trong ngày 29, địch sử dụng 60 lần chiếc máy bay của không quân chiến thuật đánh các mục tiêu ở Thái Nguyên- máy bay hải quân hoạt động lẻ tẻ ngoài biển.

        Càng đánh kéo dài càng bị tổn thất. Tập trung đánh đến mức tối đa cúng chưa tạo được sức ép thì đánh vớt vát lại càng không thực hiện được. Số lượng máy bay B-52 bị bắn rơi ngày càng nhiều, danh sách giặc lái bị chết và bị bắt sống ngày càng dài thêm. Hoạt động của địch yếu dần. Ý đổ kết thúc cuộc tập kích chiến lược của Ních xơn đã rõ ràng.

        Nắm được ý đồ của địch, ta cũng chủ động kết thúc chiến dịch. Ngày 29 tháng 12, Bộ Tổng Tham mưu đã thông báo cho Bộ tư lệnh chiến dịch, nhận định địch đã nao núng có thể chấm dứt ném bom trong vài ngày tới. Khi đến thăm sở chỉ huy quân chủng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng thông báo nhận định đó.

        Với ý định kết thúc chiến dịch bằng những trận thắng giòn giã, Bộ tư lệnh chiến dịch đá cử một đồng chí phó tư lệnh xuống trực tiếp chỉ đạo sư đoàn 361 đánh những trận cuối cùng.

       
       Đêm 29 tháng 12 địch hoạt động yếu ớt, từ 22 giờ 57 phút đến 23 giờ 30 phút, chỉ có 33 lần chiếc B-52 đánh Thái Nguyên, 21 lần chiếc B-52 đánh Đồng Mỏ và sân bay Hoà Lạc. Ở Hà Nội B-52 hoạt động ở ngoài vùng hoả lực của tên lửa, chỉ có tiểu đoàn 79 trung đoàn 257 có điều kiện đánh trận cuối cùng bắn rơi một máy bay B-52 lúc 23 giờ 16 phút.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:52:54 am
        Để đề phòng B-52 tiếp tục đánh trên hướng tây bắc, trong lúc các lực lượng tên lửa trên hướng này có phần giảm vì phải củng cố sửa chữa khí tài. Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định điều toàn bộ trung đoàn 274 từ hướng tây nam vượt sông Hồng sang tăng cường hướng tây bắc. Trong điều kiện rất khó khăn, chỉ sau hai đêm, trung đoàn đá sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn mới.

        Trong khi xuống thang cuộc tập kích chiến lược, từ 27 tháng 12 năm 1972, Ních-Xơn đã cho không quân của hải quân tiếp tục đánh phá khu vực Nghệ An, cho B-52 đánh phá trở lại khu vực Vĩnh Linh. Để phát huy thắng lợi của chiến dịch, quân chủng đã chỉ đạo các lực lượng phòng không trên vùng "Cán xoong" sẵn sàng đánh B-52. Đồng thời cử một đồng chí Phó tư lệnh vào tổ chức sở chỉ huy tiền phương quân chủng ở Nghệ An, phổ biến- kinh nghiệm đánh B-52 cho các đơn vị và chuẩn bị sẵn sàng đánh bồi cho chúng thiệt hại lớn hơn nữa.

        Bị thất bại nặng, 7 giờ sáng ngày 30 tháng 12, Ních-xơn buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích đường không chiến lược tàn bạo của chúng, ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp đại biểu ta tại Pari để bàn việc ký hiệp định.

        Cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng bị đập tan. Mưu đồ thương lượng trên thế mạnh của tập đoàn Ních-Xơn hoàn toàn bị thất bại.

        Sáng 30 tháng 12, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận lệnh của Bộ Tổng Tham mưu kết thúc chiến dịch và những chỉ thị về nhiệm vụ mới.

        Đợt chiến đấu thứ hai kết thúc và cùng kết thúc toàn bộ chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bẳng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng.

        Nét nổi bật trong nghệ thuật điều hành đợt hai chiến dịch là cấp chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch đã giải quyết rất thành công sự liên kết giữa các đợt đánh. Nhận rõ thủ đoạn địch, dự kiến phải đối đầu với một nỗ lực cao nhất của Mỹ, nên chỉ trong vòng 36 giờ đã chuẩn bị đầy đủ các mặt, nhất là chủ trương tăng cường lực lượng trên hai hướng đông bắc và tây nam Hà Nội, tăng cường lực lượng pháo bảo vệ tên lửa, kiên quyết đưa không quân vào chiến đấu, đánh bằng được B-52. Giành thẳng lợi lớn ngay từ trận đầu của đợt hai. Sau thẳng lợi của đêm 26, thế thẳng của chiến dịch tăng lên, tâm lý thất bại đè nặng lên các nhà chỉ đạo Lầu Năm Góc và trong các lực lượng trực tiếp chiến đấu của Mỹ. Sau trận đầu thất bại của đợt hai, số phận cuộc tập kích được định đoạt. Ta giữ vững được quyền chủ động cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và xạ kích, phát huy được thắng lợi đến kết thúc chiến dịch.

*

*    *

        Xem xét tổng thể cả chiến dịch, về nghệ thuật chúng ta đã giải quyết khá thành công các vấn đề cơ bản như nhận định, đánh giá và phán đoán về địch, xác định cách đánh, tổ chức sử dụng lực lượng, lập thế trận; tổ chức hiệp đồng chiến dịch, chỉ đạo, chỉ huy điều hành chiến dịch; kết hợp tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, bảo đảm giao thông vận chuyển, kết hợp phòng tránh và đánh trả không quân địch; chống chiến tranh điện tử; tổ chức hậu phương đảm bảo chiến dịch được thực hiện một cách rất linh hoạt trong thực tiễn chiến đấu sinh động của 12 ngày đêm chiến dịch.

        Với thắng lợi vẻ vang đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ tháng 12 năm 1972, quân và dân ta, lại ghi tiếp một chiến công mới xuất sắc "đánh gục chủ bài B-52, hạ uy thế không lực Hoa Kỳ, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, góp phần quan trọng cùng với chiến trường miền Nam và mặt trận ngoại giao thực hiện thắng lợi một giai đoạn trong nghệ thuật đánh tháng địch từng bước của chiến tranh nhân dân Việt Nam- giai đoạn đánh cho Mỹ cút" để Cách mạng nước ta bước sang một giai đoạn mới- giai đoạn "đánh cho nguy nhào" giành toàn thắng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:56:48 am

IV. KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH
Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI

        1. Đánh giá kết quả chiến dịch.

        Về đánh địch:

        Liên tục chiến đấu 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 chống lại cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng không quân của đế quốc Mỹ, quân dân miền Bắc đã giành được thắng lợi rất to lớn, bắn rơi 81 máy bay địch trong đó có 34 máy bay B-52, năm máy bay F-111, 21 máy bay F4, 12 máy bay A7, một máy bay F-105, bốn máy bay A6, một máy bay lên thẳng HH-53 và một máy bay trinh sát không người lái. Bắt sống nhiều giặc lái, trong đó có cả giặc lái B-52. Đặc biệt lực lượng ném bom chiến lược B-52 chưa từng bị bắn rơi trên thế giới, nhưng lại bị tổn thất nặng nề nhất trước lực lượng phòng không Việt Nam. Trong số 193 máy bay B-52 huy động vào cuộc tập kích đã bị tiêu diệt 34 chiếc chiếm tỷ lệ 17,6%. Với tỷ lệ này, Mỹ không chịu nổi, buộc phải kết thúc cuộc tập kích.

        Trong thắng lợi to lớn đó, Quân chủng Phòng không- Không quân đã phát huy vai trò nòng cốt bắn rơi 53 máy bay chiếm 65,43% tổng số máy bay bị bắn rơi, gồm 32 máy bay B-52; 14 máy bay F4, hai máy bay A6, hai máy bay A7, một máy bay RA 5C và một máy bay F-111.

        Để làm nên chiến thắng, bộ đội rađa đã sử dụng 355 lần đại đội, mở 477 lần máy các loại phối hợp với các vọng quan sát mắt để phục vụ cho các đơn vị hoả lực, dẫn đường cho không quân, và báo động phòng không nhân dân kịp thời. Phát hiện máy bay B-52 từ xa và ít bị sót lọt, nhất là trên hướng chính. Đối với máy bay tầng thấp như máy bay F-111 ở độ cao từ 300 đến 500 mét phát hiện xa khá chính xác bảo đảm cho các lực lượng phòng không chuyển cấp chiến đấu kịp thời. Đã kết hợp thế bố trí toàn mạng, kết hợp các loại đài, kết hợp các phương tiện, chống nhiễu điện tử tháng lợi, thực hiện tốt các yêu cầu tác chiến và phòng tránh trong chiến dịch

        - Bộ đội không quân, trong 12 ngày đêm đã vượt qua mọi khó khăn, tích cực cất cánh đánh địch. Đã bắn rơi bảy máy bay địch gồm hai máy bay B-52, bốn máy bay F4, một máy bay RA5C. Số máy bay do không quân bắn rơi chiếm 8.6% tổng số máy bay bị bắn rơi trong 12 ngày đêm. Trong nhiều đêm cất cánh đánh B-52, cũng có những đêm không đánh rơi máy bay địch, nhưng đã phát huy được tác dụng cản phá, gây rối loạn đội hình của chúng, tạo thế có lợi cho các lực lượng phòng không mặt đất tiêu diệt chúng, thực hiện hiệp đồng tác chiến có hiệu quả.

        - Bộ đội tên lửa đã phát huy vai trò chủ yếu, tập trung đánh B52 bắn rơi 38 máy bay địch, trong đó có 29 máy bay B-52, (16 chiếc B-52 bị bắn rơi tại chỗ). Số máy bay do tên lửa bắn rơi chiếm 47% tổng số máy bay bị bắn rơi trong 12 ngày đêm. Riêng bộ đội tên lửa bảo vệ khu vực Hà Nội bắn rơi 25 B-52 (kể cả một B-52 do tiểu đoàn 72 bộ đội tên lửa Hải Phòng được điều lên đánh tuyến ngoài khu vực Hà Nội bắn rơi đêm 27 tháng 12). Bộ đội tên lửa bảo vệ khu vực Hải Phòng bắn rơi ba máy bay B-52. Bộ đội tên lửa trên hướng phối hợp chiến dịch ở Nghệ An bắn rơi một máy bay B-52.

        - Bộ đội pháo cao xạ trong 12 ngày đêm đã bắn rơi 25 máy bay địch trong đó pháo trung cao bắn rơi ba máy bay B-52 (pháo cao xạ Quân khu Việt Bắc bắn rơi hai B-52, pháo cao xạ của sư đoàn 363 bắn rơi một máy bay B-52). Số máy bay do bộ đội pháo cao xạ bắn rơi chiếm 30,8% tổng số máy bay bị bắn rơi trong 12 ngày đêm. Tính trung bình tiêu thụ 2.000 viên đạn các loại, bắn rơi một máy bay. Pháo cao xạ đánh trong điều kiện phức tạp, đã tích cực sử dụng khí tài tổng hợp. Pháo cao xạ ở Hải Phòng đã có 62% số trận đánh sử dụng được khí tài tổng hợp để đánh địch. Trong nhiệm vụ đánh địch trực tiếp bảo vệ trận địa tên lửa, các đơn vị cao xạ đã chiến đấu quyết liệt, hạn chế được tổn thất của tên lửa. Có tiểu đoàn đã bắn rơi máy bay F4 (tiểu đoàn 20 trung đoàn 244) bảo vệ trận địa tên lửa an toàn.

        - Lực lượng bắn máy bay của dân quân tự vệ có 356 đơn vị triển khai, trong 12 ngày đêm đã bắn rơi 11 máy bay. Số máy bay của dân quân tự vệ bắn rơi chiếm 13.6% tổng số máy bay rơi trong 12 ngày đêm. Có những trận đánh xuất sắc như cụm súng máy 14.5mm của tự vệ Hà Nội bố trí ở Phà Đen bắn 21 viên đạn hạ tại chỗ một máy bay F-111, dân quân Hoà Bình bắn rơi một máy bay lên thẳng HH-53 khi địch đến cứu giặc lái. Dân quân xã Xuân Sơn huyện An Thuy, Hải Phòng phối hợp với pháo cao xạ của bộ đội bắn rơi tại chỗ một máy bay A6. Dân quân tự vệ cùng nhân dân các địa phương trong 12 ngày đêm chiến đấu đã phối hợp với bộ đội bắt giặc lái kể cả ban ngày và ban đêm, trên các địa hình đồng bằng, rừng núi. Chẳng những không để địch cứu thoát phi công mà còn bắn rơi cả máy bay đến cứu giặc lái. Song song với việc bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B-52, việc bắt giặc lái là một thành công lớn của chiến dịch. Chính việc bắt nhiều giặc lái đã làm suy sụp ỷ chí chiến đấu của các lực lượng không quân Mỹ, tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ, làm cho cả Nhà Trâng và Lầu Năm Góc phải tính đến hậu hoạ của cuộc tiến công chiến lược nếu chúng kéo dài.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 09:59:52 am

        Về phòng tránh sơ tán, giữ gìn an ninh xã hội:

        Cùng với kết quả tiêu diệt máy bay địch, bắt sống giặc lái, công tác phòng tránh thu được nhiều kết quả to lớn trên các mặt: thông báo báo động, xây dựng củng cố hầm hào, sơ tán phân tán nhân dân và khác phục hậu quả do địch gây ra.

        Trong chiến dịch, việc tổ chức thông báo báo động phòng không rất chặt chẽ, báo động kịp thời cho nhân dân ẩn nấp phòng tránh. Ở thị trấn, thành phố thường được báo động trước từ 30 phút đến 1 giờ. Ở các cơ sở sản xuất, các thôn xóm cũng đều tổ chức thông báo, báo động chặt chẽ bằng nhiều hình thức, nên việc phòng tránh được chủ động. Trước khi địch tiến hành cuộc tập kích chiến lược, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, nhân dân trên địa bàn, hệ thống hầm hào ẩn nấp được củng cố và làm thêm. Thực hiện đâu có hoạt động của con người thì ở đó có hầm hào vững chắc. Tính trung bình mỗi người có ba hầm hố phòng tránh: ở nơi làm việc, trên đường đi và ở gia đình. Riêng ở Hà Nội, toàn thành phố đá đào và củng cố được 63 vạn hố cá nhân, 569 hầm tập thể và 1.130km hào giao thông.

        Việc sơ tán, phân tán nhân dân và các cơ sở sản xuất, các cơ quan là một vấn đề rất lớn. Do được tổ chức tốt nên các thành phố lớn đã sơ tán đạt 85% đến 95% số dân. Ớ nơi sơ tán, nhân dân được tiếp đón chu đáo. Việc sơ tán phân tán đề ra các mức thích hợp tuỳ theo hoàn cảnh và yêu cầu của nhiệm vụ: sơ tán lâu dài, sơ tán cấp tốc, phân tán tại chỗ. vì vậy, vẫn đảm bảo phòng tránh được an toàn, đồng thời có lực lượng ở lại phục vụ chiến đấu, bảo đảm trật tự an ninh thành phố, thị trấn, thôn xóm và duy trì công tác, sản xuất.

        Các đội cứu thương, cứu sập, cứu hoả được xây dựng và củng cố ở từng khu phố, từng làng xã ngoại thành, kết hợp với các lực lượng cơ động khắc phục hậu quả nên đã giải quyết nhanh chóng những thiệt hại do địch gây ra. Ở các khu vực bị đánh phá liên tục, ác liệt như bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên, khu An Dương, khu vực Hạ Lý, Hải Phòng, công tác cấp cứu được triển khai ngay sau khi tiếng bom B-52 vừa dứt, nên đã cứu sống được nhiều người từ trong các đống gạch ngói đổ nát. Riêng ở Hà Nội, lực lượng cứu sập gồm 7.000 người do chín đơn vị kiến trúc phụ trách. Công tác cấp cứu tải thương tổ chức thành bốn tuyến gồm 64 đội và 11 đội phẫu thuật lưu động.

        Trong các lực lượng chiến đấu, nhờ làm tốt công tác phòng tránh nên khi địch đánh vào các trận địa, sân bay, các cơ sở cất giấu phương tiện vật chất kỹ thuật đã hạn chế được tổn thất, duy trì được sức chiến đấu lâu dài.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược, Mỹ đã trút xuống miền Bắc Việt Nam hàng vạn tấn bom trong thời gian 12 ngày đêm, trong đó Hà Nội với một diện tích không lớn đã phải chịu đựng hơn một vạn tấn. Nhưng nhờ chuẩn bị tốt cả đánh địch và sơ tán phòng tránh, nên khi địch đến đánh phá, ta vừa chủ động bán rơi nhiều máy bay B-52 và các loại máy bay khác, bắt sống nhiều giặc lái, vừa làm tốt công tác phòng tránh. Do đó, đã hạn chế được rất lớn thiệt hại về người và tài sản, duy trì được chiến đấu liên tục, bảo đảm sinh hoạt cho nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội.

        Về bảo đảm giao thông vận chuyển:

        Trong chiến dịch phòng không, do ta đã kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch, phòng tránh với chủ động bảo đảm giao thông vận chuyển, nên hoạt động giao thông vận chuyển đạt hiệu quả cao. Việc đánh rơi nhiều máy bay B-52, bát sống nhiều giặc lái vừa bảo vệ, vừa thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao thông vận tải chi viện chiến trường.

        Ta đã tổ chức tốt việc vượt sông: trên sông Đuống có hai cầu phao và một cầu treo, trên sông Hồng có ba cầu phao và hai bến phà bảo đảm trong một ngày đêm thông 2.500 xe (lúc cao nhất), ở Hải Phòng tất cả các cầu đều được giữ vững, bến phà Bính được tăng cường hơn nhiều so với trước. Việc chỉ huy, điều hành, phân luồng trên các trọng điểm được tổ chức chặt chẽ nên ít bị ùn tắc trong khi địch đánh phá ác liệt. Nhờ vậy, trong 12 ngày đêm, giao thông vận chuyển trên các tuyến đường bộ ở Hà Nội, Hải Phòng, đường số 1 vẫn liên tục được giữ vững.

        Tuyến đường sắt, sau những lần địch đánh phá, cán bộ và công nhân đường sát đã nhanh chóng khôi phục. Nhờ vậy chỉ một tuần sau khi chiến dịch kết thúc, xe lửa đã bắt đầu chạy từng chặng và không lâu sau đó các cầu lớn như cầu Long Biên, cầu Đuống, cầu Sắt, Hải Phòng đều sửa chữa xong, tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng được thông suốt.

        Giao thông trên biển có khó khăn hơn, từ sau ngày 9 tháng 5 năm 1972, Mỹ đã thả thuỷ lôi phong toả các cửa sông, bến cảng, ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. Chấp hành nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Quân chủng Hải quân đã phối hợp với Bộ Giao thông cùng các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài quân đội đã nghiên cứu khác phục và rà phá hàng nghìn quả thuỷ lôi và đến ngày 18 tháng 1 năm 1973 các tàu đã ra vào được cảng Hải Phòng.

        Trong 12 ngày đêm, tranh thủ lúc địch tập trung đánh phá địa bàn chiến dịch không đủ lực lượng khống chế tuyến giao thông Khu 4, ta đẩy nhanh tốc độ vận chuyển, đã đưa được một khối lượng lớn vật chất kỷ thuật vào chiến trường. So với kế hoạch vận chuyển tháng 11, thì tháng 12 Thanh Hoá đã đạt 133%, Hà Tĩnh đạt 156%, Quảng Bình đạt 350%. Lượng xe thồ cung Thanh Hoá - Nghệ An- Hà Tĩnh đạt 139%. Trên mặt trận giao thông vận tải, địch tập trung đánh phá một số đầu mối nam, bắc sông Hồng như Đổng Mỏ, Kép, Yên Viên, Gia Lâm, Văn Điển gây cho ta một số tổn thất về người, toa xe, ô tô và một số hàng hoá chưa giải toả kịp, nhưng không lớn.

        Tuy nhiên, trong thắng lợi to lớn của chiến dịch, chúng ta vẫn còn một số hạn chế:

        Nhận định quy mô cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ và tính chất ác liệt của nó có chỗ chưa thật chính xác, tư tưởng co kéo trong ba nhiệm vụ đã có ảnh hưởng đến việc tập trung lực lượng và chuẩn bị bảo đảm các mặt cho tác chiến chiến dịch. Việc phân bố lực lượng phòng không giữa ba nhiệm vụ bảo vệ yếu địa lớn Hà Nội, Hải Phòng, bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược và tác chiến trong chiến dịch Trị - Thiên là một vấn đề cần thiết, nhưng chưa linh hoạt, chưa cân đối. Do đó trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 ta chưa có lực lượng dự bị. Củng do phân bố lực lượng trên các hướng chưa hợp lý, nên đạn tên lửa điều động vào tuyến trong khá nhiều. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, ta lại phải điều đạn ra, gây khó khăn cho việc bảo đảm đạn trong chiến dịch.

        Chưa phát huy được sức mạnh tác chiến hiệp đồng của quân chủng ngay từ đầu và chưa duy trì được thật vững chắc, đồng đều trong quá trình.

        Công tác phòng tránh sơ tán có nơi, có lúc chưa triệt để. Một số ít nhân dân, cán bộ còn mất cảnh giác trông chờ vào "hoà bình trong tầm tay” theo luận điệu của Mỹ nên đã ảnh hưởng đến việc phòng tránh sơ tán. Cơ quan phòng không nhân dân địa phương chưa tập trung được đầy đủ các ngành, các phương tiện nên còn để bị tổn thất và khác phục hậu quả chậm.

        Tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng kết quả của chiến dịch phòng không 1972 là toàn diện cả trong đánh địch, phòng tránh và bảo đảm giao thông vận chuyển.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 10:01:51 am

        2. Ỷ nghĩa và nguyên nhân thắng lợi.

        Cuộc tập kích chiến lược chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng bị thất bại. Ý đồ tìm thế mạnh của Ních-Xơn bị đập tan. Chiến dịch phòng không 1972 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chiến lược giao cho. Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 có ý nghĩa chiến lược rất lớn cả về mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, có ý nghĩa lớn cả trong nước và quốc tế.

        Phát triển thắng lợi to lớn của cuộc khảng chiến trên cả nước trong các giai đoạn trước, thắng lợi của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai mà đỉnh cao là chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một trong hai đòn chiến lược có ỷ nghĩa quyết định "đánh cho Mỹ cút", tạo điều kiện cho cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn "đánh cho nguy nhào" giành toàn thắng.

        Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bộ Chính trị, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Quân uỷ Trung ương; dưới sự chỉ đạo sắc bén, sâu sát, kịp thời của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan chiến lược, trong 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt với lực lượng không quân mạnh nhất của đế quốc Mỹ, quân và dân ta, nòng cốt là lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân đã tiến hành thắng lợi chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng. Như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá: "12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bác cũng như trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta". Trong tài liệu tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng đã khẳng định "Ta đã đánh thắng mọi thủ đoạn đánh phá, mọi bước leo thang, đỉnh cao là đánh thắng cưộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối tháng 12- 1972, buộc địch phải ký kết hiệp định Pari về Việt Nam".

        Đây là thắng lợi vẻ vang của chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc ở đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Trong thời điểm có ý nghĩa quyết định của cục diện chiến tranh, quân và dân ta phải đương đầu với một cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ, được tiến hành bằng một lực lượng chiến lược quy mô lớn dưới sự điều hành trực tiếp của tổng thống Ních-Xơn. Nhưng chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã huy động, tổ chức, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả ba thứ quân và nhân dân, tiến hành một chiến dịch phòng không đập tan cố gắng cuối cùng của Mỹ trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ hai trên miền Bắc.

        Ngày 11 tháng 1 năm 1973, trong buổi nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Quân chủng Phòng không- Không quân, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói rõ ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch phòng không 1972: "Ta đã thắng lợi lớn và đang bước vào một trang sử mới, không những đối với dân tộc ta mà đối với cả thế giới- thắng lợi mà nhân dân ta vừa giành được và các đồng chí đã góp phần to lớn, nhất là trong cuộc đánh bại trận tập kích chiến lược bằng không quân chiến lược và chiến thuật của đế quốc Mỹ vừa rồi sẽ là kết thúc những trang sử củ để bước vào những trang sử mới của dân tộc".

        Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, mở cuộc tiến công Tết Mậu Thân, quân và dân ta tiến lên đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, nổi bật là đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ và thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam tạo nên hai đòn chiến lược thúc đẩy và hoà nhịp với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao góp phần quyết định "đánh cho Mỹ cút", tạo điều kiện cho cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn "đánh cho ngụy nhào" để giành toàn thắng.

        Nhờ thắng lợi to lớn từ các chiến trường ở hai miền Nam- Bắc và trên mặt trận ngoại giao, ngày 27 tháng 1 năm 1973, hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết tại Pari. Theo các điều khoản hiệp định, Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lánh thổ của Việt Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam không điều kiện. Đây là thắng lợi chiến lược to lớn, làm thay đổi hẳn so sánh tương quan lực lượng có lợi cho ta, tạo điều kiện cơ bản nhất để cách mạng nước ta tiến lên giành tháng lợi cuối cùng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 10:03:46 am
        - Thắng lợi của chiến dịch phòng không 1972 biểu hiện sinh động sức mạnh của ý chí và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

        Tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, Ních-Xơn hy vọng: với sức mạnh tàn phá huỷ diệt của máy bay chiến lược B-52, tiềm lực của Việt Nam sẽ suy sụp, qua đó làm nhụt ý chí của nhân dân Việt Nam, buộc Việt Nam phải chấp nhận điều kiện của Mỹ để Mỹ rút ra trong danh dự, "thua” trên "thế thắng".

        Với truyền thống quật cường của dân tộc, trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam chưa chịu khuất phục bất kỳ một kẻ xâm lược nào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý chí Việt Nam được hun đúc và nâng lên tầm cao mới: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52 hay "bê" gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy mảy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta củng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng", "chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phả, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gi quỷ hơn độc lập tự do". Trước lúc đi xa, Người còn căn dặn "cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể còn phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn". Với ý chí quyết đánh của cả một dân tộc, thì mọi đội quân xâm lược, dù được trang bị hiện đại đến đâu, mạnh đến đâu củng không tránh khỏi thất bại. Càng tàn bạo, thất bại của chúng càng lớn.

        Với ý chí Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", "Nhằm thẳng quân thù mà bản", bộ đội phòng không chiến dịch đã anh dũng mưu trí, bình tĩnh điều khiển những quả đạn tên lửa một cách chính xác tiêu diệt máy bay địch được che giấu bởi các loại nhiễu dày đặc, tinh vi trong khi hàng chục tấn bom đang trút xuống, hàng chục quả tên lửa tự dẫn của địch đang lao vào trận địa. Không quân ta chủ động bám sát B-52 để tiêu diệt bằng được con át chủ bài của địch trong vùng công phá của đạn. Bộ đội cao xạ vẫn hiên ngang đối mặt với quân thù, đánh trả quyết liệt trong khi bom đạn địch vẫn trút xuống trận địa. Tất cả cán bộ chiến sĩ các lực lượng phòng không đều nguyện một ý chí chấp nhận mọi sự hy sinh cho sự tồn sinh của dân tộc. Với ý chí Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân trong địa bàn chiến dịch đã bất chấp mưa bom bão đạn của kẻ thù, vẫn bám trụ kiên cường bảo đảm mạch máu giao thông vận chuyển qua địa bàn và bảo đảm cho lực lượng phòng không cơ động lực lượng, tiếp đạn liên tục, đóng góp hàng vạn ngày công sửa chữa sân bay, đào đắp trận địa đáp ứng yêu cầu chiến dịch. Với ý chí Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân ta chấp nhận những mất mát hy sinh, vẫn bình tĩnh "tay cày tay súng", "tay búa tay súng" cùng lực lượng phòng không chủ lực tạo thành một lực lượng phòng không tầm thấp dày đặc, "một thiên la địa võng" làm cho kẻ thù khiếp sự, mà hội chứng về bầu trời Hà Nội tháng chạp năm 1972 vẫn để lại muôn đời trong lịch sử xâm lược của Mỹ. Ý chí Việt Nam dưới thời đại Hồ Chí Minh đã chiến tháng kẻ thù hung bạo nhất thế giới và được trang bị hiện đại nhất thế giới.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 chống cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ vừa là một cuộc đối chọi về ý chí, vừa là một cuộc đối chọi về trí tuệ hết sức quyết liệt giữa ta và Mỹ. Ních-Xơn huy động tới 50% lực lượng không quân chiến lược B-52 của Mỹ và toàn bộ không quân chiến thuật, không quân hải quân ở khu vực Đông Nam Á nhằm tạo sức mạnh áp đảo. Chúng ta, lực lượng có hạn, lại phải phân chia thực hiện đồng thời cả ba nhiệm vụ bảo vệ yếu địa, bảo vệ giao thông vận chuyển và tác chiến trên chiến trường, nhưng chúng ta đã chiến thắng. Với trí tuệ Việt Nam, chúng ta đã chọn lối đánh không chỉ làm hoảng loạn tinh thần của không quân địch ở chiến trường mà còn làm rối loạn nội tình nước Mỹ, làm lung lay ý chí của những người điều hành chiến tranh ở Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Chúng ta đã tập trung toàn bộ lực lượng và trí tuệ để tìm ra cách đánh hiệu quả nhất, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại theo cách đánh của ta, tiêu diệt đước nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52, bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ và bát sống giặc lái. Đây là một lối đánh rất hiểm, rất độc đáo của nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược, với nền công nghiệp hiện đại của Mỹ, các phương tiện tiến công đường không được trang bị hết sức tinh vi và đa dạng, đặc biệt là kỹ thuật nhiễu, kỹ thuật tạo mục tiêu giả. kỹ thuật điều khiển tên lửa tự dẫn và điều khiển bom đạn bằng lađe, bằng quang tuyến truyền hình, với nhiều thủ đoạn hoạt động hỗn hợp phức tạp.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 10:06:10 am
        Trải qua thử thách khốc liệt của chiến tranh, trí tuệ Việt Nam dưới thời đại Hổ Chí Minh được nâng lên tầm cao mới. Lực lượng phòng không, từ cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp đến người trắc thủ đều có một trình độ kỹ thuật, chiến thuật cao. Do đó, trong quá trình đụng độ trực tiếp với kỹ thuật hiện đại và thủ đoạn chiến thuật nham hiểm của Mỹ, với ý chí quyết đánh thắng, cán bộ, chiến sĩ đã dày công nghiên cứu tìm ra được mặt hạn chế của từng kỹ thuật, mặt yếu của từng thủ đoạn. Qua đó sáng tạo ra cách đánh hết sức linh hoạt, luôn luôn tạo ra sự bất ngờ cho địch. Chúng không thể hiểu nổi, tại sao với không gian nhiễu dày đặc như vậy, tên lửa Việt Nam lại tiêu diệt được B-52 của chúng. Tại sao tên lửa tự dẫn của chúng bám sát theo năng lượng sóng điện từ của ta mà ta vẫn "gạt" được tên lửa tự dẫn của địch ra khỏi trận địa trong khi đó ta vẫn phát sóng để điều khiển đạn của ta đến máy bay của chúng. Chúng không thể hiểu nổi, với nhiễu dày như vậy, tại sao ta vẫn phát hiện đúng B-52 không nhầm với đối tượng khác, vẫn dẫn được MiG lên đánh B-52, phi công ta vẫn chọc thủng được tốp F4 bảo vệ B-52 dày đặc để lao vào bắn đúng B-52 trong tốp. Chúng càng không hiểu được, tại sao máy bay cường kích F-111A "cánh cụp cánh xỏè" hiện đại của chúng bay rất thấp vào ban đêm, được điều khiển tự động theo độ cao mà lại bị súng pháo của dân quân tự vệ bắn rơi.

        Có thể nói cách đánh của ta trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 hết sức sáng tạo. Trí tuệ của người Việt Nam vượt lên trên tính toán của kẻ xâm lược, đã đánh thắng mọi thủ đoạn và phương tiện vũ khí trang bị hiện đại của địch. Điều đó đã trở thành bản lĩnh của "Bộ đội Cụ Hồ", trở thành tố chất của dân tộc Việt Nam quyết đánh và biết đánh thắng.

        Chiến thảng của chiến dịch phòng không tháng 12 năm, 1972 là một sự phát triển vượt bậc của bộ đội phòng không không quân và là một sự đóng góp xứng đáng cho sự phát triển nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.

        Cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ miền Bắc chống cuộc chiến tranh phá hoại bâng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ là một loại hình chiến tranh mới, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử chiến tranh giữ nước của dân tộc ta. Những thành công về nghệ thuật tác chiến phòng không cũng như chiến dịch phòng không năm 1972 đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại.

        Từ thực tiễn tổ chức và thực hành thắng lợi chiến dịch phòng không năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch, những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam đã được xác định. Trong nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, ngoài các chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự, chiến dịch tổng hợp, bắt đầu có thêm một loại hình chiến dịch phòng không trong mặt trận đối không. Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân - hải quân, nền nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước mở rộng và phát triển thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chống chiến tranh phá hoại, một mặt trận hết sức phong phú và cũng hết sức phức tạp. Trong quá trình chiến đấu, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày càng phát triển. Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 được tổ chức và thực hành thắng lợi là một thực tiễn vô cùng giá trị, tạo cơ sở để hình thành nghệ thuật chiến dịch phòng không và góp phần làm phong phú cho nền nghệ thuật chiến dịch Việt Nam hiện đại.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 10:09:04 am

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 mang ỷ nghĩa lớn đối với quốc tế.

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn đặt cuộc cách mạng của dân tộc ta trong ba dòng thác cách mạng trên thế giới, luôn luôn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Do đó, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến tranh giữa ta với Mỹ, mà là một cuộc chiến tranh có tầm vóc của thời đại, giữa một bên là bọn đế quốc xâm lược Mỹ và bọn tay sai chư hầu của Mỹ với một bên là nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ và loài người tiến bộ trên thế giới đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Chưa có một cuộc chiến tranh nào lại có được sự ủng hộ rộng rãi trên phạm vi quốc tế như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của - nhân dân Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô và Trung Quốc, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, nhiều Đảng cộng sản, nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân có tên tuổi, kể cả người Mỹ đã liên tục tỏ thái độ đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương, hội nghị đoàn kết nhân dân Á - Phi - Mỹlatinh, toà án quốc tế Béctơrăng - Rút xen xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân, hội nghị ngoại trưởng các nước không liên kết.... và nhiều tổ chức khác đều lên án hành động xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam. Hành động tàn bạo diệt chủng của Mỷ ở Việt Nam, không chỉ đánh vào nhân dân Việt Nam mà còn đánh cả vào loài người- Nhân dân tiến bộ trên thế giới coi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một sự ủng hộ trực tiếp và góp phần mạnh mẽ vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới, đồng thời là tấm gương chói lọi cổ vú mạnh mẽ toàn thể loài người tiến bộ. Nhân dân tiến bộ trên thế giới lấy ngày 10 tháng 7 làm "ngày Việt Nam" đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt, khi Ních-Xơn tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng, thì làn sóng đấu tranh của nhân dân thế giới dâng cao hơn bao giờ hết. Chính phủ 50 nước, 15 tổ chức quốc tế phản đối, cả tổng thư ký Liên hiệp quốc, giáo hoàng Giăng pôn 6, cả nhiều đồng minh của Mỹ ở châu Âu và các nghị sĩ Mỹ phản đối. Loài người tiến bộ trên thế giới lo lắng cho ta, đồng thời củng lo lắng cho chính mình: nếu Việt Nam không đánh thắng thì rồi đây thế giới sẽ còn chịu nhiều thảm hoạ do đế quốc Mỹ gây ra. vì vậy chiến thắng của chiến dịch phòng không 1972 đã vượt ra ngoài phạm vi đất nước mang ý nghĩa quốc tế.

        Thắng lợi to lớn đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của Mỹ có tầm vóc lớn của thời đại. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết: "Là một chiến dịch đầu tiên trên thế giới tiêu diệt lớn máy bay chiến lược B-52 của đế quốc Mỹ, giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của nó". Trong khi đế quốc Mỹ coi mình là kẻ lắm súng nhiều tiền, dùng siêu pháo đài bay B-52 đe doạ nhân dân thế giới, thì chiến dịch phòng không 1972 đánh bại lực lượng chiến lược B-52 của Mỹ, hạ uy thế không lực của Hoa Kỳ, đã cổ vũ nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới tiếp tục cuộr đấu tranh chính nghĩa của họ, thu hút được phong trào ủng hộ của các nước tiến bộ đối với cách mạng nước ta.

        Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, dưới thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã làm nên hai chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đánh bại hai đế quốc đầu sỏ. Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ 1954 kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp và chiến dịch phòng không tháng 12 nám 1972 được nhân dân thế giới ca ngợi như một "Điện Biên Phu trên không" kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc.

*

*   *

        Thắng lợi của ta trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là tháng lợi toàn diện cả về ý chí quyết đánh thắng và tài thao lược của con người Việt Nam, tháng lợi cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, cả về mặt chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật, có ý nghĩa lớn cả trong nước và quốc tế.

        Thắng lợi to lớn của chiến dịch trước hết do sự lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tổng Tư lệnh đã đánh giá đế quốc Mỹ một cách chính xác trong giai đoạn quyết định của chiến tranh, đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lớn, toàn diện, kịp thời, đúng đắn tạo cơ sở cho quân và dân miền Bắc chuẩn bị một mặt giành chủ động ngay từ đầu, đã phát huy đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và của thế trận chiến tranh nhân dân tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động tác chiến chiến dịch.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là thắng lợi của nghệ thuật tổ chức điều hành chiến dịch phòng không một cách toàn diện, chu động và sáng tạo. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Đảng uỷ và chỉ huy các cấp thường xuyên chăm lo giáo dục, củng cố ý chí quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch bảo vệ Thủ đô Hà Nội, phát huy trí tuệ tập thể của cán bộ chiến sĩ vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là thắng lợi của ý chí quyết đánh thắng của bộ đội, bất chấp mọi hy sinh gian khổ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, bình tĩnh, sáng tạo và rất linh hoạt đã đánh bại mọi biện pháp kỹ thuật hiện đại, mọi thủ đoạn chiến thuật nham hiểm của địch đạt hiệu quả chiến đấu cao.

        Thẳng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là tháng lợi của quân dân miền Bác dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ hy sinh, tất cả để chiến tháng đã cổ vũ động viên lẫn nhau, đùm bọc san sẻ khó khăn gian khổ với nhau, trực tiếp cầm súng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 có sự đóng góp cổ vũ to lớn của quân dân trên tiền tuyến lớn anh hùng đã tích cực tiến công địch "chia lửa" với quân và dân miền Bắc. Đồng thời còn có sự cổ vũ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới và của bạn bè quốc tế. Đặc biệt là sự ủng hộ có hiệu quả của nhân dân Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 10:13:54 am
       
Chương ba

NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỂ NGHỆ THUẬT
TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972

        Cho đến năm 1972, trong lịch sử chiến tranh thế giới cũng chưa có một quốc gia nào phải tổ chức một cuộc chiến tranh đất đối không chống lại cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân như ở Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Do vậy, trong thực tế, trên thế giới cũng hiếm có một chiến dịch phòng không độc lập. Mặc dù vậy, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, lý luận nghệ thuật chiến dịch phòng không cũng được đề cập và nghiên cứu ở nhiều nước. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, do hoàn cảnh cụ thể, đến cuối cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, chúng ta mới tổ chức thành công một chiến dịch phòng không quy mô lớn, khá hoàn chỉnh đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ cuối tháng 12 năm 1972. Qua thực tiễn, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật chiến dịch phòng không, làm cơ sở cho sự nghiên cứu phát triển lý luận nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

I. XÂY DỰNG Ý CHÍ QUYẾT ĐÁNH, QUYẾT THẮNG KHÔNG QUÂN CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ LÀ MỘT YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỂ GIÀNH THẮNG LỢI CHIẾN DỊCH

        Trong mọi hoạt động tác chiến, dù bất kỳ ở quy mô nào, đánh với đối tượng nào củng đòi hỏi phải có ý chí quyết đánh và quyết thắng. Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, dân tộc ta luôn luôn phải đánh bại mọi kẻ thù xâm lược có nền kinh tế phát triển cao hơn ta, có số lượng quân đội đông hơn và trang bị hiện đại hơn ta gấp nhiều lần, thì vai trò của ý chí quyết đánh, quyết tháng càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Chỉ có quyết đánh, quyết tháng mới phát huy được sức sáng tạo to lớn của quần chúng để tạo nên sức mạnh đánh tháng địch. Từ khi đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, dân tộc ta phải đương đầu trực tiếp với tên đế quốc đầu sỏ giàu nhất và mạnh nhất thế giới thì ý chí quyết đánh và quyết thắng trở thành một yếu tố quyết định để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó củng là một vấn đề có tính quy luật để giành tháng lợi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

        Ý chí quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc đả được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục và củng cố. Đặc biệt, đối với lực lượng vũ trang càng được Đảng và Bác quan tâm giáo dục và rèn luyện ý chí trong thực tiễn cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù.

        Ý chí quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không được hun đúc ngay từ ngày đầu và được tôi luyện trong suốt quá trinh chiến tranh. Quân uỷ Trung ương, Tổng cục Chính trị, Đảng uỷ các cấp trong quân chủng thường xuyên chăm lo giáo dục bồi dưỡng, củng cố ý chí và nhân lên thành sức mạnh để chiến thắng, đặc biệt trong những thời điểm gay go, quyết liệt của chiến tranh.

        Bước vào giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, củng như trong quá trình tác chiến chiến dịch, với những điều kiện cụ thể và với đối tượng cụ thể là B-52 thì vấn đề xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng của lực lượng phòng không chiến dịch lại ỉà một nội dung quan trọng của công tác lãnh đạo và trở thành một trong những yếu tố quyết định nhất để giành thắng lợi cho chiến dịch.

        Đế quốc Mỹ có lực lượng không quân mạnh, được trang bị hiện đại và có nhiều thủ đoạn đánh phá nham hiểm và tàn bạo nhất thế giới. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, Nich-xơn đã sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B52 nhằm huỷ diệt Hà Nội hòng gây sức ép chính trị với ta. Với sức tàn phá to lớn của nó, mỗi khi nói đến B-52, nhiều người hoảng sợ. Đứng trước một kẻ thù có sức mạnh như vậy, tàn bạo như vậy, thì ý chí quyết đánh không phải người nào cũng có, dân tộc nào củng có. Ngay cả một số nước lớn cũng khuyên ta bàng cách này hay cách khác tìm một giải pháp "mềm hơn". Thực tế chúng ta đả nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng chúng càng lấn tới. Đó là bản chất, là quy luật của kẻ xâm lược.

        Tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta đều cùng một ý chí quyết đánh, quyết thắng. Ngay trong khói lửa chiến tranh, lực lượng phòng không đã sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bước vào chiến dịch, mỗi cán bộ chiến sĩ đều phải giải quyết hai vấn đề có quan hệ lôgíc với nhau: Có dám đánh không và đánh như thế nào để giành thắng lợi. Nếu đã không dám đánh thì sẽ bị động ngay từ đầu và không thể chọn được cách đánh thẳng. Đó là một quy luật tất yếu trong tác chiến. Ý chí quyết đánh và quyết thắng được tập trung trước hết trong Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch. Trong tình thế cách mạng đang ở vào giai đoạn tiến công địch trên cả chiến trường và ngoại giao tháng lợi, đang đẩy Mỹ vào thế thua hơn nữa để tạo điều kiện kết thúc chiến tranh, chiến lược yêu cầu quân chủng Phòng không- Không quân phải làm nòng cốt cùng quân dân miền Bắc tổ chức chiến dịch đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của địch, phải tập trung tiêu diệt và bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bắt sống nhiều giặc lái. Trước yêu cầu nhiệm vụ đó, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch đã quán triệt nhiệm vụ của chiến lược, đặt chiến dịch phòng không trong bối cảnh chiến lược đó để hạ quyết tâm chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 10:15:20 am
        Trong quá trình chuẩn bị cũng như trong quá trình tác chiến, quyết tâm chiến dịch đã được quán triệt và cụ thể hoá đến từng đơn vị, đến từng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Đó là trách nhiệm, đồng thời cũng là một thành công về tổ chức công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch.

        Trong quá trình xây dựng và củng cố quyết tâm cho bộ đội, lãnh đạo chỉ huy các cấp đã phân tích rõ mặt mạnh, mặt yếu của địch, mặt mạnh, mặt yếu của ta một cách khách quan. Chúng ta không che giấu, không né tránh những tồn tại đang cần phải huy động trí tuệ của quần chúng để khác phục. Đặc biệt, với B-52, đối tượng chủ yếu chiến dịch cần phải tập trung tiêu diệt. Mặc dù chúng ta đã chủ động đưa lực lượng liên tục vào chiến trường đánh B-52, nhưng chưa bắn rơi được tại chỗ. Nhất là khi B-52 ra đánh Hải Phòng ngày 16 tháng 4 năm 1972, bộ đội tên lửa ở Hải Phòng đã đánh nhiều trận nhưng chưa rơi. Đó là một thực tế làm cho cán bộ chiến sĩ chưa có cơ sở xây đựng lòng tin đánh thắng. Đây là một vấn đề trọng tâm nhất của công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. Không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu dám đánh hay không, mà yêu cầu đặt ra phải đánh thắng. Nhưng đánh thế nào để thắng. Đây lại là một vấn đề vô cùng phức tạp. Nếu chúng ta không làm sáng tỏ được thì ý chí quyết thắng, quyết bắn rơi B-52 tại chỗ vừa chưa có cơ sở trong thực tiễn, vừa khó trở thành hiện thực trong chiến dịch. Vì vậy, lãnh đạo và chỉ huy các cấp từ cơ quan chiến dịch xuống đến các đơn vị đều tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ khả năng đánh B-52 của ta, nghiên cứu phân tích những thành công và chưa thành công trong quá trình đánh B-52 ở chiến trường, nêu ra những thuận lợi và khó khăn khi đánh B-52. Từ đó, tạo cơ sở khoa học để xây dựng lòng tin ban đầu cho bộ đội và chủ động chuẩn bị mọi mặt để đánh thắng. Bước vào chiến dịch, Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung chỉ đạo, chỉ huy đánh thắng trận đầu. Nhưng qua mấy chục phút đầu tiên, không quân ta lên đánh B-52 chưa có hiệu quả, tên lửa đã bắn nhiều trận chưa hạ được B-52. Đó là một thực tế dễ làm giảm ý chí của bộ đội. Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã sớm thấy được những khó khăn cụ thể của bộ đội, vừa động viên, vừa xác định cho bộ đội bình tĩnh để tìm cách đánh thích hợp. Đây là một thành công lớn về công tác lãnh đạo xây dựng quyết tâm, phát huy trí tuệ sáng tạo của cán bộ chiến sĩ. Khi phải đối chọi trực tiếp với kỹ thuật hiện đại nhất của địch và những thủ đoạn kỹ thuật, chiến thuật phức tạp nhất của chúng, ta không nôn nóng. Ý chí quyết đánh thẳng của bộ đội được biểu hiện ở sự bình tĩnh trước khó khăn, nỗ lực tìm tòi và sáng tạo ra những biện pháp mới để đánh thắng. Do vậy, chỉ sau thời gian ngắn ta đã bẳn rơi tại chỗ chiếc B52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội.

        Trận đánh thắng đầu tiên và những trận đánh thắng liên tiếp sau này, được Đảng uỷ và chỉ huy chiến dịch nhanh chóng phổ biến vừa để động viên, vừa có thực tiễn để học tập vận dụng vào quá trình chiến dịch.

        Quá trình tác chiến chiến dịch xảy ra rất quyết liệt, hiệu quả chiến đấu không phải đơn vị nào, trận nào củng như nhau, không phải lực lượng nào cũng có điều kiện phát huy như nhau. Đối với các trận đánh đạt hiệu quả thấp như đêm 19, đối với lực lượng chưa phát huy được đầy đủ khả năng đánh B-52 như MiG-21, Đảng uỷ và chỉ huy các cấp từ quân chủng đến đơn vị cơ sở đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu phân tích một cách khách quan mọi khía cạnh, mọi nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, Đảng uỷ và chỉ huy các cấp nghiêm khắc kiểm điểm tìm cách khắc phục. Đối với nguyên nhân khách quan cấp trên tìm cách hỗ trợ để giải quyết. Đó là một nghệ thuật giữ vững ý chí quyết đánh thắng cho bộ đội. Lãnh đạo và chỉ huy các cấp đã hoà nhập được cùng bộ đội tìm cách tháo gỡ những khó khăn để nâng cao hiệu quả chiến đấu. Đó chính là nguyên nhân, là yếu tố cơ bản quyết định để khắc phục trận đánh kém hiệu quả đêm 19 tạo nên trận đánh then chốt tiêu diệt lớn B-52 đêm 20. Đó củng là cơ sở để không quân chuyển thế bố trí và tìm cách đánh tháng B-52 liên tiếp trong các đêm 27, đêm 28.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 10:17:40 am
        Đối với bộ đội, việc xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng thông qua những vấn đề rất cụ thể, thông qua giải quyết những khó khăn cụ thể. Cùng phát sóng phát hiện B-52 để đánh địch , nhưng có đơn vị đánh thắng, có đơn vị khi phát sóng lại bị địch phóng tên lửa tự dẫn gây tổn thất. Rõ ràng ở đây không phải chỉ là vấn đề dám đánh, dám phát sóng, mà đòi hỏi một yêu cầu cao hơn là biết đánh thắng mà vẫn bảo vệ được mình để đánh liên tục. Cùng một phương pháp đánh có đơn vị đánh thắng, có đơn vị đánh không thắng, ở đây cũng không chỉ dừng lại ở chỗ dám đánh, mà một đòi hỏi khắt khe là phải biết chọn phương pháp đánh phủ hợp với điều kiện cụ thể, trên đường bay cụ thể mới tiêu diệt được địch. Đối với phi công ta củng vậy, không phải chỉ là vấn đề tích cực cất cánh, mà một yêu cầu cao hơn nhiều là làm thế nào có được cách đánh bí mật, bất ngờ, táo bạo, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay tiêm kích F4 phát hiện được B52, sử dụng hoả lực tập trung để đánh rơi B-52. Đó là những vấn đề rất cụ thể mà công tác đảng, công tác chính trị phải giải quyết để huy động được trí tuệ của bộ đội ngày đêm nghiên cứu.


        Trong chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch tháng 12 năm 1972, chúng ta đã có nhiều thành công trong xây dựng ý chí quyết đánh thắng. Sự lãnh đạo tập thể thống nhất và toàn diện của đảng uỷ các cấp và phát huy đầy đủ trách nhiệm của chỉ huy đá tạo nên một sự thống nhất về ý chí quyết đảnh, quyết thắng trong toàn chiến dịch, trong từng đơn vị, trong từng cơ quan, đến mọi cán bộ chiến sĩ, trong cả lực lượng chiến đấu và lực lượng bảo đảm. Đó chính là một yếu tố quyết định cho thắng lợi của chiến dịch.

        Nét nổi bật về công tác đảng- công tác chính trị trong chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972 là:


        Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã tạo được một quyết tâm chung. Đó là cơ sở quyết định nhất để mọi cấp mọi ngành, mọi cán bộ chiến sĩ chủ động và tự giác khắc phục mọi khó khăn, sáng tạo nhiều biện pháp để thực hiện thẳng lợi nhiệm vụ của chiến dịch bảo vệ Thủ đô trái tim của dân tộc và là trung tâm lãnh đạo cuộc cách mạng của cả nước.. Để có một quyết tâm chung, thống nhất, phải hiểu rõ được mối quan hệ biện chứng giữa chiến lược và chiến dịch, phải nghiên cứu tìm hiểu bối cảnh chiến lược đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho chiến dịch và thắng lợi của chiến dịch sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của chiến lược. Đó là cơ sở để cán bộ chiến sĩ hiểu rõ và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và của dân tộc.

        Ý chí quyết tâm đánh thắng là một quá trình rèn luyện liên tục, thường xuyên củng cố trong quá trình chiến tranh. Không phải chỉ khi bước vào chiến dịch mới đặt vấn đề xây dựng ý chí. Chúng ta xây dựng ý chí quyết đánh thắng một cách khách quan và khoa học trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ từng khía cạnh mạnh yếu của địch, mạnh yếu của ta, tình hình cụ thể trên chiến trường. Ý chí quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta nói chung, cũng như của lực lượng phòng không được rèn luyện và củng cố thường xuyên liên tục trong quá trình chiến đấu quyết liệt với địch trong suốt cuộc chiến tranh. Đó chính là cơ sở bền vững để ta xây dựng ý chi' quyết tâm đánh thắng trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.

        Xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng cho bộ đội, không phải chỉ dừng lại ở nghị quyết lãnh đạo, mà vấn đề cốt lõi là phải biến nghị quyết lãnh đạo thành hiện thực, chuyển hoá ý chí quyết đánh, quyết thắng thành sức mạnh thực tế trong quá trình tác chiến chiến dịch. Cán bộ chiến sĩ hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với một ý thức trách nhiệm rất cao, hành động tự giác và chủ động. Nhưng thực tiễn chiến đấu quyết liệt, không phải không có những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ lãnh đạo chỉ huy phải sâu sát, nắm bắt được đầy đủ mọi tình huống cụ thể, hoà nhập cùng với bộ đội tập trung giải quyết khó khăn một cách thiết thực kịp thời mới có thể tạo được sự thống nhất về ý chí và tạo sức mạnh thực tế trong tác chiến.

        Xây dựng tinh thần đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể. Trong chiến dịch phòng không, nhiều lực lượng, nhiều binh chủng cùng tham gia. Mỗi lực lượng, mỗi binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau. Nhưng khả năng chiến đấu của từng binh chủng, từng lực lượng chỉ có thể phát huy trong thế tác chiến hiệp đồng. Ngay trong từng đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi người cũng có chức trách và nhiệm vụ khác nhau. Cả tập thể ấy phải cùng hoàn thành nhiệm vụ thì chiến đấu mới đạt được hiệu quả. Quan hệ giữa các lực lượng đánh địch và bảo đảm, giữa cơ quan và đơn vị phải rất chặt chẽ. vì vậy, một trong những nội dung của công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch là phải xây dựng tinh thần đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:00:53 pm
     
II. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, PHÁN ĐOÁN SỚM, SÁT ĐÚNG ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA ĐỊCH CẢ VỀ CHIẾN LƯỢC, CHIẾN DỊCH, CHIẾN THUẬT, KỸ THUẬT LÀ YÊU TỐ ĐẦU TIÊN GIÀNH THẲNG LỢI CHIẾN DỊCH

        Đánh giá đúng địch là một vấn đề quan trọng đầu tiên trong mọi hoạt động tác chiến. Có đánh giá được đầy đủ chính xác về địch, chúng ta mới có cơ sở chuẩn bị và hành động đúng để đánh thắng địch. Nghiên cứu không đầy đủ, đánh giá địch mơ hồ, đánh giá địch quá cao hoặc quá thấp đều là những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong tác chiến, thậm chí dẫn đến thất bại. Do đó, đánh giá đúng địch luôn luôn là một vấn đề cơ bản trong nghệ thuật tác chiến của mọi cấp, mọi ngành, mọi quân binh chủng.

        Đối tượng tác chiến của chiến dịch phòng không có những đặc trưng riêng. Do đó, nghệ thuật nghiên cứu, đánh giá địch trong chiến dịch phòng không cũng có những nét độc đáo riêng.

        Trong tác chiến, hai bên đối địch luôn luôn tìm mọi biện pháp đánh lừa đối phương, che giấu hành động của mình để tạo bất ngờ tối đa, tạo hiệu quả tác chiến tối đa.

        Ngày 7 tháng 9 năm 1941, không quân Nhật đã bí mật tiến hành trận tập kích vào Trân Châu cảng, một căn cứ quân sự chủ yếu của Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đánh chìm, đánh hỏng tám tàu chiến đấu, một tàu tuần dương, 200 máy bay các loại, diệt nhiều sinh lực, làm cho Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ, đành phải chịu một đòn tổn thất nặng nề.

        Ngược lại, ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản củng hoàn toàn bị bất ngờ trước việc Mỹ cho máy bay B-29 đến ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-xi-ma và Na-ga-da-ki làm 220.000 người (trong tổng số 800.000 người) bị sát hại, 40% các công trình của hai thành phố bị phá huỷ, các di chứng về phóng xạ hết sức nặng nề còn tồn tại hàng chục năm sau.

        Việc nghiên cứu đối tượng tác chiến của phòng không cũng như nghiên cứu đối tượng tác chiến trong một chiến dịch phòng không cụ thể hết sức khó khăn và phức tạp. Trong chiến tranh hiện đại, việc nghi binh đánh lừa đối phương còn được tiến hành bằng nhiều biện pháp tinh vi và phức tạp hơn nhiều. Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội- Hải Phòng cuối năm 1972 cũng đã được che đậy bằng nhiều biện pháp kỹ thuật, bằng nhiều thủ đoạn chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật, kể cả những thủ đoạn chính trị và ngoại giao. Nhưng chúng ta đã nắm chắc địch, đánh giá đúng địch trước và trong quá trình chiến dịch. Đó là một thành công rất lớn về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chiến dịch trong đánh giá địch.

        Đối tượng tác chiến của chiến dịch phòng không có những đặc điểm riêng gây khó khăn rất lớn cho việc tổ chức nghiên cứu nắm địch:

        Các lực lượng tiến hành cuộc tiến công đường không đều triển khai trên các căn cứ của chúng ở nước ngoài và trên hạm tàu. Đặc biệt lực lượng ném bom chiến lược, chủ yếu triển khai ở Guam cách ta gần vạn cây số. Lực lượng nghiên cứu địch của chiến dịch không đủ khả năng nắm địch từ căn cứ và cũng không có khả năng phát hiện địch khi chúng còn bay ngoài phạm vi trường rađa của chiến dịch. Đây là một khó khăn rất lớn trong yêu cầu phát hiện địch sớm, trước khi địch tổ chức tập kích. Nếu không nắm được ý đồ tập kích của địch trước khi chúng hành động, thì chúng ta không thể chủ động tổ chức chuẩn bị chiến dịch và dễ dẫn đến bị động đối phó.

        Lực lượng không quân địch xuất phát từ căn cứ, từ hạm tàu bay vào không gian chiến dịch để tiến hành tập kích rồi lại trở về căn cứ. Thời gian lưu lại trên không rất ngắn. Sau mỗi trận tập kích, hoạt động của địch không còn để lại dấu ấn trên không gian. Do đó, mô hình tiến công đường không của địch, chúng ta cũng chỉ có thể dự báo. Nếu ta dự báo không chính xác thì bố trí thế trận chiến dịch sẽ khó phù hợp. Các lực lượng sẽ khó phát huy được sức mạnh vũ khí kỹ thuật để đánh địch, hạn chế đến hiệu quả tác chiến chiến dịch.

        Lực lượng không quân địch hoạt động trên không, lực lượng của phòng không lại triển khai ở mặt đất. Giữa ta và địch hoạt động ở hai phạm vi không gian khác nhau. Kẻ địch cơ động nhanh, có thể đột biến thay đổi hướng, thay đổi mục tiêu đánh phá. Còn ta chỉ có thể đánh địch trên thế trận đã bố trí. Chúng ta cũng có lực lượng không quân tiêm kích nhưng chưa đủ mạnh để tiêu diệt và cản phá mọi trận tập kích đường không của địch. Lực lượng phòng không mặt đất vẫn là lực lượng cơ bản của chiến dịch. Do đó việc tổ chức nghiên cứu nắm địch liên tục trong quá trình tác chiến phải được tiến hành rất chặt chẽ và cụ thể.

        Với tiềm lực công nghiệp của Mỹ, các lực lượng không quân, đặc biệt không quân chiến lược B-52 được trang bị rất hiện đại, nhất là các phương tiện tác chiến điện tử, nó có khả năng làm vô hiệu hoá hệ thống rađa tên lửa của ta, nhằm làm cho ta không phát hiện được địch trên không, dẫn đến đánh địch kém hiệu quả.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:02:57 pm
        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, do ta đã có công tác chuẩn bị tốt, đã trải qua quá trình thực tế chiến đấu nhiều năm, nên chúng ta đã đánh giá địch khá chính xác, phán đoán sớm, sát đúng âm mưu thủ đoạn của địch cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật làm cơ sở để chuẩn bị và thực hành chiến dịch tháng lợi. Đó là một thành công lớn, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Để nghiên cứu đánh giá đúng địch, phải kết hợp chặt chẽ nghiên cứu ở tất cả các phạm vi chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, phải kết hợp cả kỹ thuật và chiến thuật, phải kết hợp các phương tiện khác nhau.

        Trong các hoạt động chiến tranh đều có tính quy luật. Nghiên cứu nắm bắt hành động của địch, điều khiển hành động của địch là một nghệ thuật rất cao.

        Một trong những quy luật cơ bản của chiến tranh xâm lược là phải kết hợp vừa đánh phá ở chiến trường vừa kết hợp đánh phá hậu phương. Do đó cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta cũng vừa phải đẩy mạnh tiến công địch ở chiến trường miền Nam vừa xây dựng và chiến đấu bảo vệ hậu phương miền Bắc.

        Trong quá trình chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã phát hiện quy luật leo thang đánh phá miền Bắc của không quân địch tuỳ theo sự phát triển của cục diện chiến trường miền Nam và theo động thái chính trị của Mỹ. Mỗi khi bị thất bại nặng ở miền Nam, địch lại tổ chức đợt đánh phá tập trung quy mô lớn vào miền Bắc để phá huỷ, ngăn chặn và để ép ta ngừng tiến công. Mỗi khi có biến cố lớn về chính trị ở Mỹ địch lại tụt thang để xoa dịu dư luận, để vượt qua biến cố chính trị và sau đó lại tập trung đánh phá quyết liệt hơn, càng vào giai đoạn kết thúc chiến tranh, càng quyết liệt. Khi đánh phá miền Bắc, địch còn tiến hành quy luật leo thang theo dạng hình tròn, lấn dần từ ngoài vào trong, lấy Hà Nội làm tâm điểm cho nấc thang cao nhất để gây sức ép tối đa và mặc cả với ta.

        Tổng thống Ních-Xơn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ có điều Ních-xơn ngoan cố hơn, tàn bạo và liều lĩnh hơn. Ở giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, mọi biện pháp nhằm bao vây cô lập miền Nam không kết quả, Ních-xơn tráng trợn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách ồ ạt, sử dụng cả lực lượng máy bay chiến lược B-52 đánh phá Hải Phòng, cho không quân chiến thuật đánh phá Hà Nội. Như vậy Ních-Xơn chỉ còn dành lại việc sử dụng B-52 đánh Hà Nội cho nấc thang cuối cùng ở giai đoạn quyết định chiến tranh để ép ta về chính trị trên bàn hội nghị.

        Đây là một quy luật của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. Quy luật này đã được Hồ Chủ tịch khẳng định ngay từ cuối nám 1967: "sớm muộn rồi đế quốc Mỹ củng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua".

        Bị thất bại nặng trên cả hai chiến trường Nam- Bắc và để tranh thủ dư luận, ngày 22 tháng 10 năm 1972 Mý thoả thuận với ta về dự thảo hiệp định hoà bình ở Việt Nam, đồng thời Ních-Xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra. Đây vừa là hành động lừa bịp dư luận của Ních-Xơn nhằm tái cử tổng thống, đồng thời vừa là hành động nghi binh chiến lược để che giấu sự chuẩn bị cho nấc thang cao nhất của chúng.

        Từ nghiên cứu bản chất và quy luật của chiến tranh, ngay sau khi địch tuyên bố ngừng ném bom, Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương đả nhận định: "Địch sẽ tập trung đánh phá ác liệt từ Thanh Hoá trở vào, đồng thời có khả năng chúng sẽ đánh phá trở lại miền Bắc". Bộ Tổng Tham mưa đã chỉ đạo Quân chủng xây dựng kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội hoàn chỉnh hơn. Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác lần thứ nhất do Giôn-xơn tiến hành còn hạn chế ở mục tiêu chiến lược là nhằm hỗ trợ cho chiến tranh cục bộ của chúng ở miền Nam. Nhưng với Ních-Xơn, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác không chỉ dừng lại ở mục tiêu ngăn chặn, hỗ trợ mà trở thành một biện pháp tác chiến chiến lược trong "Việt Nam hoá chiến tranh". Đặc biệt khi phải "Mỹ hoá trở lại”, thì sử dụng không quân đả trở thành một biện pháp có tính chất quyết định. Ních-Xơn đã cho B-52 đánh phá thường xuyên liên tục Khu 4, đã điều động bổ sung lực lượng B-52 sang căn cứ Guam và Thái Lan để sẵn sàng cho cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn, đã bí mật thành lập Bộ tư lệnh không quân 57 để chỉ huy thống nhất cuộc tập kích đường không chiến lược.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:04:19 pm
        Trên cơ sở phân tích đầy đủ và toàn diện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Ních-Xơn, ta thấy một trong những phương pháp của chúng là tiến hành "chiến tranh bóp nghẹt" và nguyên tác "kết hợp giữa quân sự với ngoại giao", "vừa đánh vừa đàm" nhưng phải thương lượng trên thế mạnh, dùng sức mạnh 'răn đe tối đa" để buộc ta phải chấp thuận những điều kiện của chúng trên hội nghị. Do vậy, khi chưa tạo được sức mạnh răn đe cần thiết, thì việc thoả thuận bản dự thảo hiệp định "hoà bình ở Việt nam" chỉ là một hành động lừa bịp, xảo trá để thực hiện mưu đồ chính trị "tái cử tổng thống" của Ních-Xơn. Với bản chất ngoan cố, Ních-xơn tráo trở dùng biện pháp quân sự để tạo thế mạnh trong thế thua, vì vậy, Đảng ta đã nhận định, cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ ở vào thời điểm quyết định của chiến tranh với mục đích cao nhất là dùng sức mạnh quân sự tối đa để gây sức ép với ta trên bàn hội nghị.

        Việc nhận định chính xác thời điểm và mục đích chinh trị trong cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ cuối năm 1972 là một yếu tố cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đầu tiên để cho ta giành chủ động ngay từ đầu.

        Mặc dù chiến dịch phòng không là một sự chuyển hoá kế tiếp từ tác chiến phòng không thường xuyên sang tác chiến phòng không chiến dịch. Nhưng việc chuyển hoá đó vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị. Kế hoạch ban đầu của cuộc tập kích đường không chiến lược, Ních-Xơn dự kiến ba ngày. Nếu không có dự báo sớm về chiến lược, để địch bắt đầu tiến công ta mới chuẩn bị, mới điều động lực lượng thì cuộc tập kích của địch đã có thể kết thúc. Do chiến lược dự báo sớm, nên chiến dịch có điều kiện chuẩn bị trước hai tháng. Trên cơ sở chiến lược đã xác định chính xác mục tiêu chính trị của cuộc tập kích và lực lượng chủ yếu của cuộc tập kích tạo cơ sở đầu tiên cho cơ quan chiến dịch xây dựng kế hoạch tác chiến.

        Ngay trong quá trình tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng Tham mưu vẫn theo dõi chặt chẽ mọi biến động của địch có tác động trực tiếp đến chiến dịch và chỉ đạo kịp thời. Địch ngừng 36 tiếng nghỉ Nô-en, Bộ Tổng Tham mưu nhận định: địch còn tiếp tục đánh phá với mức độ cao hơn, chỉ đạo cho chiến dịch chuẩn bị mọi mặt đánh trận lớn hơn sau Nô-en, Sau đêm 28, Bộ Tổng Tham mưu đã nhận định địch sắp kết thúc chiến dịch. Đó là những nhận định hết sức chính xác về quá trình hoạt động của địch trong cuộc tập kích. Ngoài ra, bằng phương tiện của mình, Bộ Tổng Tham mưu đã theo dõi chặt chẽ và thông báo sớm cho chiến dịch về tình hình B-52 còn đang bay ở ngoài phạm vi quan sát của trường rađa chiến dịch, tạo điều kiện cho chiến dịch chuyển cấp chiến đấu kịp thời.

        Cơ quan chiến lược dự báo thời cơ và mục đích cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ. Nhưng để tổ chức và thực hành chiến dịch phòng không thắng lợi, còn nhiều vấn đề về đối tượng tác chiến cần phải được nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể hơn.

        Đối với cơ quan chiến dịch, thì vấn đề đầu tiên cần phải xác định khu vực tập kích chủ yếu của địch để ta tập trung lực lượng đối phó. Lực lượng của ta có hạn, không thể bố trí đồng đều bảo vệ tất cả các mục tiêu. Do đó, việc nghiên cứu xác định khu tập kích chủ yếu của địch là cơ sở đầu tiên để lập thế trận chiến dịch.

        Trên miền Bắc có rất nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố. Mỗi khu công nghiệp, mỗi thành phố có vai trò quan trọng khác nhau. Do đó, trong chiến tranh, địch cũng ít khi đánh đồng thời với cường độ như nhau. Việc tập trung đánh phá thành phố này hay khu vực khác tuỳ thuộc vào mục đích của từng đợt. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52, với mục đích dùng sức mạnh răn đe gây sức ép, thì chúng dùng B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực phụ cận. Nhưng đâu là trọng điểm. Ngay từ 16 tháng 4, địch đã cho B-52 đánh phá Hải Phòng, đồng thời cho không quân chiến thuật làm giả B-52 vào đánh Hà Nội để thăm dò. Hải Phòng là một cảng lớn nhất của ta, Hải Phòng cũng là một trọng điểm. Nhưng ở Hải Phòng, địch có lợi thế sử dụng đồng thời bao vây phong toả, pháo kích và không quân hải quân đánh phá. Mặt khác, sau khi bao vây phong toả Hải Phòng từ tháng 5 năm 1972, địch cũng đã theo dõi phát hiện ta chuyển cửa khẩu mới. Do đó, tác dụng đánh phá để ngăn chặn bao vây Hải Phòng không đạt mục tiêu ép ta.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:05:34 pm
        Hà Nội trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, nơi có Bộ Thống soái tối cao chỉ đạo chiến tranh của Đảng, Nhà nước và quân đội ta, là nơi nhạy cảm nhất về mặt chính trị, xã hội của đất nước. Do đó, trong thời kỳ đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Ních-xơn chưa dám dùng đến lực lượng răn đe chiến lược B-52 để đánh phá. Đây là mục tiêu dành lại cho bước leo thang cuối cùng của chiến tranh để ép ta. Trong đó, chúng ta khẳng định Hà Nội là khu vực chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược bằng B-52. Đây là một sự quyết đoán hết sức quan trọng để ta nghiên cứu lập một thế trận tối ưu. Vì vậy, sau mấy ngày đầu bị tổn thất nặng, địch cho B-52 đánh các khu vực Hải Phòng, Đồng Mỏ, Thái Nguyên. Chúng ta đã khẳng định ngay, đây là một hành động nghi binh chiến dịch của địch, hòng kéo lực lượng tên lửa ra khỏi khu vực Hà Nội. Có thể nói đó là những nhận định chính xác và sắc sảo của Bộ Tổng Tham mưu và Bộ tư lệnh chiến dịch.

        Sau khi xác định khu vực chủ yếu của địch, thì một vấn đề hết sức quan trọng của cơ quan chiến dịch là dự báo hướng tiến công của địch. Trên không phận, địch có thể bay bốn phương tám hướng. Nhưng để vào đánh phá một mục tiêu nhất định, địch cũng phải chọn các hướng đột nhập tối ưu của chúng, có hướng chính, hướng phụ, trên từng hướng lại có thể tách ra nhiều mũi. Khi tiến hành những trận tập kích đường không quy mô lớn, thì việc lựa chọn hướng đánh của dịch hết sức quan trọng. Đối với tốp nhỏ, chiếc lẻ, địch có thể sử dụng đội hình bay ở độ cao thấp. Nhưng với những đợt tập kích lớn, đội hình lớn thì chúng phải bay ở độ cao trung bình trở lên. Nghiên cứu hoạt động của địch trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, ta thấy, trong những đợt đánh lớn vào Hà Nội, địch thường tiến công từ hướng nam, tây nam và tây bác. Trên các hướng này, do điều kiện địa hình, lực lượng phòng không khó cơ động triển khai từ xa, lại có nhiều địa tiêu thuận lợi cho địch quan sát bằng rađa và điểm kiểm tra trong khi bay. Đối với lực lượng B-52 chưa hề vào đánh Hà Nội, lại bay ở độ cao 10 km, đồng thời phải phối hợp với lực lượng không quân chiến thuật ở Thái Lan để hộ tống. Do đó, ta xác định B-52 sẽ tiến công vào Hà Nội từ phía tây sang là chủ yếu và lặp lại hướng tiến công của không quân chiến thuật trước đây. Đây là một dự báo rất khoa học và chính xác. Trong những ngày đầu, B-52 chủ yếu tiến công vào Hà Nội từ hướng tây bắc, lấy ngã ba sông Việt Trì làm điểm kiểm tra cuối cùng của chúng trên đường bay.

        Sau mấy ngày đầu bị thất bại, địch đánh giãn ra ngoài khu vực Hà Nội. Chỉ huy chiến dịch nhận định: địch sẽ chuyển hướng tiến công vào Hà Nội từ hướng đông bắc để tạo điều kiện dễ dàng, vượt qua hệ thống hoả lực dày đặc của ta. vì vậy, ta đã quyết tâm đưa hai tiểu đoàn tên lửa từ Hải Phòng lên bố trí tuyến ngoài trên hướng đông bắc. Đúng như dự kiến, đêm 26 địch tiến công vào Hà Nội từ ba hướng. Nhờ chuyển thế trận nhanh chóng, tên lửa của ta đã đánh được địch cả trên ba hướng tiến công của chúng.

        Lực lượng của ta có hạn, nhưng lại phải tập trung lực lượng để tạo được một thế trận đánh địch ở khu vực mục tiêu chủ yếu, hướng chủ yếu, đồng thời vẫn bảo đảm đánh địch trên các hướng khác và sẵn sàng chuyển hoá thế trận, tập trung lực lượng đánh được địch khi chúng thay đổi hướng đánh. Mặt khác lại phải giữ được thế trận tương đối ổn định trước khi địch vào khu vực hoả lực. Do đó, việc xác định chính xác khu vực tập kích chủ yếu, hướng tiến công chủ yếu của địch và sự thay đổi của chúng là một thành công lớn về nghệ thuật lập thế trận và chuyển hoá thế trận kịp thời giành chủ động đánh địch trong chiến dịch,

        Một trong những vấn đề nghiên cứu địch quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chiến dịch phòng không là xác định cách đánh của địch làm cơ sở để chiến dịch sử dụng lực lượng một cách hợp lý nhất.

        Trên cơ sở nhận định của chiến lược: trong cuộc tập kích chiến lược này, địch dùng lực lượng răn đe chiến lược B-52 là chủ yếu và giao nhiệm vụ cho chiến dịch tập trung tiêu diệt B-52, cơ quan chiến dịch đã xác định chính xác cách đánh của địch trong cuộc tập kích chiến lược của chúng.

        Cách đánh của địch trong cuộc tập kích là lấy lực lượng B-52 làm chính, các lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân hoạt động xoay quanh đó để bảo vệ B-52 và đánh bổ sung. Qua quá trình theo dõi B-52 đánh phá Khu 4, ta thấy: thông thường B-52 vào đánh phá ban ngày. Nhưng khi có không quân và tên lửa ta xuất hiện, hoặc khi phải đánh sâu ra vùng Nghệ An, Thanh Hoá, thì B-52 chuyển sang đánh đêm là chủ yếu. Từ đó, ta nhận định, trong cuộc tập kích này, địch dùng B-52 đánh phá Hà Nội, một khu vực có hoả lực phòng không mạnh nhất của miền Bắc, thì địch sẽ dùng B-52 đánh từng đợt, bay theo đội hình mật tập. bay bằng cắt bom ở độ cao trên 10 cây số và vào ban đêm để bảo đảm an toàn cho chúng tránh phải đụng độ với không quân ta và hạn chế khả năng quan sát, đánh địch của các lực lượng. Đồng thời dùng các loại không quân chiến thuật gây nhiễu, chặn kích, chế áp tên lửa, đánh phá sân bay với một tỷ lệ cao. Không quân chiến thuật ngoài nhiệm vụ bảo vệ B-52 lả chính còn thực hiện đánh phá bổ sung, tìm diệt tên lửa, đánh phá sân bay xen kẽ giữa các đợt đánh đêm của B-52 và tổ chức các đợt đánh ban ngày để chuẩn bị cho các đợt đánh đêm của B-52. Hoạt động của các loại cường kích chủ yếu ở độ cao thấp, bổ nhào cắt bom là chính.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:07:11 pm
        Tuy vậy, trong phân tích cách đánh của địch, ta cũng còn một số hạn chế. Mặc dù dự kiến địch sẽ sử dụng lực lượng chế áp tên lửa, đánh phá sân bay. Nhưng ta chưa lường được địch lại coi không quân ta là đối thủ chính đối với B-52 của chúng, vì vậy, chúng tiến hành đánh phá có tính chất huỷ diệt hàng loạt sân bay ngay từ đầu, gây cho không quân ta gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ tác chiến.

        Chúng ta củng chưa dự kiến sát quy mô tập trung sử dụng lực lượng chiến lược B-52 của địch. Do đó, hạn chế đến việc tập trung lực lượng và tổ chức bảo đảm, nhất là bảo đảm đạn tên lửa.

        Để các lực lượng phòng không chiến dịch chuyển cấp báo động chiến đấu kịp thời, luôn chủ động đánh địch, chiến dịch phải tổ chức hệ thống trinh sát địch trên không, đủ khả năng phát hiện chính xác từng đối tượng, phát hiện từ xa, theo dõi và thông báo liên tục Đây củng là một vấn đề quan trọng đầu tiên. Nếu tổ chức hệ thống trinh sát trên không không bảo đảm, thì dù thế trận đã bố trí trước, chúng ta cũng không giành được chủ động đánh địch.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta đã tổ chức được một hệ thống trinh sát trên không nhiều tuyến, kết hợp nhiều loại đài, nhiều phương tiện kể cả các phương tiện trinh sát kỹ thuật, tập trung bố trí trên hướng tiến công chủ yếu của B-52, đã sử dụng toàn bộ lực lượng rađa của đất nước phục vụ chiến dịch, và được sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng trinh sát nắm địch của Bộ. Chúng ta đã phát hiện địch từ cự ly rất xa khi chúng còn đang bay ngoài không phận miền Bắc. Có thể nói, đây là một thành công rất lớn về tổ chức hệ thống trinh sát địch trên không của ta trong chiến dịch. Từ những năm tháng chiến tranh, chúng ta đã theo dõi phân tích các đường bay B-52 vào đánh phá Khu 4, đánh phá Thượng Lào để tìm quy luật bay của chúng. Khi tốp B-52 đầu tiên bay qua khu vực Cánh Đồng Chum (Lào), trường rađa của ta đã phát thông báo B-52 vào đánh Hà Nội. Ngay sau khi B-52 bắt đầu xâm phạm vùng trời miền Bắc, thì các vọng quan sát mắt ở biên giới miền Tây đã phát tình báo B-52 về cơ quan chiến dịch. Nhờ đó, chỉ huy chiến dịch luôn chủ động nhận định, đánh giá đúng tình hình địch, kịp thời xử trí các tình huống, kể cả tình huống khẩn trương, phức tạp nhất.

        Mọi ý định chiến lược, nhiệm vụ chiến dịch chỉ có thể được thực hiện thông qua các trận đánh. Do đó, cơ quan chiến dịch rất chú trọng nghiên cứu biện pháp kỹ thuật và các thủ đoạn chiến thuật của địch, đồng thời chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động nghiên cứu địch trong phạm vi chiến thuật và xạ kích để đánh đúng đối tượng và đạt hiệu quả tiêu diệt cao trong tác chiến chiến dịch. Nhờ kết quả nghiên cứu quy luật trong các đợt đánh lớn của địch vào miền Bắc, quy luật của B-52 đánh phá Khu 4, cơ quan chiến dịch đã xác định được những thủ đoạn cơ bản của địch trong cuộc tập kích của chúng như: phát nhiễu ngoài đội hình che chắn B-52 liên tục trước khi tốp B-52 đầu tiên xuất hiện và sau khi tốp B-52 cuối cùng ra khỏi khu vực nguy hiểm. Từng tốp máy bay chiến thuật bay trước đội hình B-52 từ 10 đến 15 phút thả nhiễu tiêu cực để che giấu B-52 ở khu vực cách Hà Nội khoảng 60km, sau đó làm nhiệm vụ chặn kích bảo vệ B-52, sử dụng lực lượng lớn không quân chiến thuật làm nhiệm vụ hộ tống B-52, chế áp phòng không. Các lực lượng cùng đồng thời phát nhiễu làm rối loạn tình hình trên không, làm vô hiệu hoá rađa phòng không, sử dụng các tốp cường kích tạo giả B-52 để phân tán hoả lực của ta và dò tìm đánh trận địa tên lửa của ta.

        Việc nghiên cứu từng biện pháp kỹ thuật, từng thủ đoạn chiến thuật của không quân Mỹ, được trang bị hiện đại nhất thế giới và luôn cải tiến là một vấn đề vô cùng khó khăn, khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn của chiến dịch. Trong quá trình chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, có những biện pháp kỹ thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch, chúng ta phải nghiên cứu hàng tháng, thậm chí hàng năm, phải tổ chức phối hợp nghiên cứu cả kỹ thuật với chiến thuật, phối hợp các viện nghiên cứu trong và ngoài quân đội! khai thác cả những thiết bị trên máy bay địch bị bắn rơi và cung giặc lái. Nhìn chung các biện pháp kỹ thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch đã được sử dụng lần lượt trong quá trình chiến tranh, cán bộ chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở trực tiếp đánh địch đã tiến hành nghiên cứu và cũng đã lần lượt đối phó thành công với mọi biện pháp kỹ thuật, mọi thủ đoạn chiến thuật của địch. Nhưng trong cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, địch sử dụng tổng hợp các lực lượng không quân chiến lược B-52, không quân chiến thuật, không quân hải quân, hội tụ tất cả các biện pháp kỹ thuật, mọi thủ đoạn chiến thuật làm cho tình hình trên không vô cùng phức tạp. Trong thực tiễn chiến đấu, bộ đội ta đã nhận rõ bản thân trong những biện pháp và thủ đoạn của địch đều có những mâu thuẫn nội tại của nó. Với ý chí quyết đánh, quyết thắng, bộ đội đã đánh giá đúng được địch, thấy được mặt mạnh, mặt yếu, mặt hạn chế trong từng biện pháp, trong từng thủ đoạn của địch. Mỗi hoạt động của địch đều có tính quy luật: quy luật hoạt động nhỏ lẻ, quy luật hoạt động đánh lớn, quy luật đánh phá của không quân chiến thuật, quy luật đánh phá của không quân hải quân, quy luật đánh phá của B-52. Tất cả những quy luật ấy, đã được các đơn vị cơ sở dày công nghiên cứu, phân tích trong quá trình chiến tranh. Do đó, đến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, tình hình có phức tạp hơn, nhưng bộ đội phòng không đã hiểu địch khá rõ ràng.

        Có thể nói, việc nghiên cứu phát hiện mặt hạn chế của từng loại nhiễu, phát hiện nhược điểm của từng thủ đoạn của lực lượng không quân chiến lược B-52, lực lượng không quân chiến thuật, lực lượng không quân hải quân, các thủ đoạn tạo giả, nghi binh, phóng tên lửa tự dẫn để đánh đúng đối tượng, đánh rơi tại chỗ bảo toàn lực lượng là cả một quá trình nghiên cứu lâu dài trong suốt quá trình của cuộc chiến tranh với biết bao hy sinh xương máu của nhiều thế hệ mới có được. Với những kinh nghiệm quý báu đó, các đơn vị cơ sở, từ cán bộ chỉ huy đến chiến sĩ đều đã dày công huấn luyện một cách thành thục, điêu luyện, đã trở thành "linh cảm của nghề nghiệp". Do đó, trong chiến dịch phòng không năm 1972, các đơn vị đã chỉ huy hoả lực, lựa chọn phương pháp bắn và phương pháp bám sát một cách rất linh hoạt trong các tình huống phức tạp của chiến dịch để chiến đấu đạt hiệu quả cao.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:08:37 pm

        Thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972 đã cho ta những kinh nghiệm quỷ báu về nghệ thuật nghiên cứu địch trong chiến dịch phòng không:

        Nắm vững địch là một yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên thắng lợi của chiến dịch. Chỉ có nắm được địch sớm, phán đoán sát đúng, thấy rõ mặt mạnh và mặt yếu của chúng, chúng ta mới chủ động trong chuẩn bị, giành và giữ được chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch.

        Mọi hoạt động chiến tranh trong tất cả các phạm vi chiến lược, chiến dịch, chiến thuật đều có tính quy luật. Để nghiên cứu nắm địch, chúng ta phải xem xét một cách toàn diện chiến lược chiến tranh của Mỹ trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, xả hội của chúng, nhất là ở giai đoạn kết thúc chiến tranh Phải dày công tổng hợp từ nhiều dấu hiệu riêng lẻ nghiên cứu khái quát thành quy luật hành động của chúng. Nếu không nắm được quy luật của địch, thì không có cơ sở để phán đoán dự báo một cách chính xác hoạt động của chúng.

        Lực lượng không quân địch ngày càng có vai trò quyết định trong chiến tranh, được sử dụng trong hoạt động tổng thể cả ba môi trường trên không, trên bộ, trên biển. Do đó, khi nghiên cứu đối tượng tác chiến chiến dịch phải xem xét toàn bộ cục diện trên các chiến trường có tác động đến hoạt động không quân của địch.

        Để đánh giá đúng lực lượng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, chúng ta không thể chỉ xem xét riêng Mỹ, mà phải nghiên cứu đầy đủ các mối quan hệ quốc tế của Mỹ, chiến lược của các nước lớn và sự liên minh thoả hiệp của họ trong chiến tranh với Việt Nam.

        Tuy không quân địch hoạt động ở trên không, nhưng yếu tố địa hình và khí tượng có tác động rất lớn. Qua thực tế cho ta thấy: địa hình là cơ sở để không quân địch lợi dụng lựa chọn đường bay, độ cao bay, điểm kiểm tra trước khi vào đánh phá. Khi tượng có tác động rất lớn đến thời điểm hoạt động, quy mô hoạt động của không quân địch. Do vậy, việc nắm vững địa hình và sự biến động của khí tượng là một cơ sở để ta nghiên cứu phán đoán mô hình đánh phá của địch.

        Kỹ thuật luôn luôn là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch và chiến đấu. Đặc biệt với không quân Mỹ luôn luôn được sử dụng sớm nhất những thành tựu mới của mọi thành quả khoa học. Với quan niệm tạo sức mạnh bằng vũ khí, hoạt động của không quân địch luôn luôn dựa vào sự phát triển của vũ khí trang bị. Do đó, chúng ta phải tổ chức nghiên cứu địch một cách thường xuyên ngay cả trong thời bình sự phát triển phương tiện chiến tranh của địch.

        Phải kết hợp chặt chẽ nghiên cứu địch ở tất cả các cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật kể cả việc kịp thời khai thác tư liệu từ những tên giặc lái bị bắt. Mỗi cấp có nội dung nghiên cứu đánh giá địch từng mặt, từng phạm vi nhằm phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo, chỉ huy của cấp đó. Mặt khác kết quả nghiên cứu của mỗi cấp lại làm cơ sở và bổ sung cho nhau. Điều đó đã trở thành nguyên tắc. Cấp chiến dịch, ngoài việc nắm địch do cấp chiến lược thông báo, còn phải tổ chức nghiên cứu xác định địch một cách cụ thể ở phạm vi chiến thuật để tìm cách đối phó có hiệu quả. Thành công của ta trong chiến dịch phòng không năm 1972, trước hết là đã phát huy đầy đủ tính chủ động nghiên cứu địch ở mọi cấp và đặc biệt rất coi trọng việc nghiên cứu địch ở các đơn vị chiến đấu. Hầu hết các biện pháp ký thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch lại được phát hiện đầu tiên từ những người lính, đặc biệt là kíp trác thủ trực tiếp đánh địch mà đến giờ phút chiến thắng huy hoàng của dân tộc có chiến sĩ không còn nữa. vì vậy, các loại nhiễu hiện đại của địch lại được đặt những tên rất hình tượng của người lính- nhiễu dải, nhiễu râu, nhiễu giọt mưa, nhiễu sâu bò. Cũng từ nhiều lần phát sóng ở chiến trường, người lính đã nhận ra dấu hiệu riêng của nhiễu B-52 để tìm cách đánh, đã phát hiện ra dấu hiệu ”B-52 giả" để tương kế tựa kế đối phó có hiệu quả với các thủ đoạn xảo quyệt của địch. Trong chiến tranh, chúng ta đã kết hợp sự phát hiện, nghiên cứu của cán bộ chiến sĩ ở đơn vị cơ sở với tổ chức bộ phận chuyên sâu gồm những cán bộ có kinh nghiệm thực tế và có trình độ lý luận để nghiên cứu, theo dõi, tổng kết cách đánh B-52. Việc đầu tư nghiên cứu trang bị kỹ thuật của không quân địch vừa để tìm cách đối phó với biện pháp kỹ thuật của chúng vừa để bổ sung cho việc nghiên cứu chiến thuật làm cho chiến thuật của ta phát triển ngày càng hoàn thiện.

        Phải kết hợp mọi phương tiện, xây dựng một hệ thống trinh sát trên không của chiến dịch một cách thích hợp để phát hiện theo dõi nắm chác địch một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động trên không của chúng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:09:46 pm
        Nghiên cứu phán đoán địch trước khi chúng hành động là một vấn đề vô cùng quan trọng để chủ động chuẩn bị. Nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất đối với phòng không là phải phát hiện sớm, theo dõi liên tục sự hoạt động trên không của địch mới bảo đảm đánh tháng địch. Trong chiến địch phòng không năm 1972 chúng ta đã khai thác triệt để mọi phương tiện cả thô sơ và hiện đại, kết hợp các trạm trinh sát kỹ thuật của Bộ, của quân chủng, các trạm rađa tuyến ngoài, tuyến trong, các vọng quan sát mắt dọc biên giới và trên đảo để phát hiện B-52 từ xa, theo dõi nắm chắc địch được liên tục. Trong nhiều trường hợp bị nhiễu dày đặc, ta đã dùng rađa tuyến ngoài phát sóng theo dõi địch từ phía sau, từ bên sườn, dùng các vọng quan sát mắt ở biên giới phát hiện thông báo vào tuyến trong. Có thể nói hệ thống trinh sát địch trên không trong chiến dịch được tổ chức, sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo.

        Trong chiến dịch, phải tổ chức nghiên cứu địch thường xuyên liên tục mới có cơ sở nghiên cứu đánh giá địch một cách nhanh chóng chính xác.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 tiến hành vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá địch trong chiến dịch có nhiều thuận lợi. Chúng ta đã nắm vững khá chính xác quy luật của chiến tranh, quy luật hoạt động của từng lực lượng không quân địch trong chiến tranh phá hoại, đã khám phá ra chỗ mạnh chỗ yếu trong từng biện pháp kỹ thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch nhất là thủ đoạn gây nhiễu và phóng tên lửa tự dẫn của chúng. Đặc biệt đối với B-52, chúng ta đã tổ chức nghiên cứu rất công phu. Ngay từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, khi B-52 mới đánh phá tuyến giáp ranh, trung đoàn tên lửa 238 đã được lệnh vào "phục sẵn" nghiên cứu đánh B-52 tại chiến trường nam Quân khu 4 . Những năm tiếp sau, nhiều trung đoàn tên lửa và không quân đã vào chiến trường trực tiếp đánh B-52 với phương châm vừa đánh vừa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật và chiến thuật của địch. Nhờ kết quả của quá trình "vừa đánh địch vừa nghiên cứu địch" suốt bảy năm chiến tranh vô cùng ác liệt với không quân địch, nên trong chiến dịch, ta đã đánh giá địch khá chính xác, tạo cơ sở cho ta giành và giữ chủ động. Ngày nay đất nước đã hoà bình, nhưng việc tổ chức nghiên cứu địch thường xuyên liên tục vẫn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng để lực lượng phòng không giành và giữ chủ động ngay từ đầu chiến tranh.

        Phải có ý chí, có trí tuệ và phải có cách xem xét khoa học mới có thể nghiên cứu đánh giá địch một cách chính xác.

        Nghiên cứu đánh giá địch là một vấn đề có tính nghệ thuật rất cao, phải có đầy đủ trí tuệ, phải có cách xem xét khoa học và thường xuyên liên tục mới có thể từ thực tiễn, từ những dấu hiệu riêng lẻ của địch khái quát thành quy luật, mới có thể từ những dấu hiệu bên ngoài phát hiện ra bản chất bên trong các hành động của địch, mới thấy hết chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng để tìm cách đánh đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta đã kết hợp chặt chẽ nghiên cứu địch ở tất cả các cấp: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc tập kích đường không chiến lược của địch một cách khá đầy đủ, chính xác và cụ thể.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:12:21 pm

II. XÁC ĐỊNH CÁCH ĐÁNH ĐÚNG, CHUẨN BỊ CHU ĐÁO TOÀN DIỆN ĐỂ GIÀNH CHỦ ĐỘNG ĐÁNH THẮNG NGAY TỪ NGÀY ĐẦU VÀ TRONG QUÁ TRÌNH CHIÊN DỊCH

        1. Cách đánh chiến dịch.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng lực lượng không quân ném bom chiến lược B-52 của Mỹ là một cuộc đọ sức quyết liệt, đòi hỏi Bộ tư lệnh chiến dịch phải vận dụng mọi sức lực và trí tuệ xác định cách đánh đúng, chuẩn bị chu đáo, toàn diện để các lực lượng chiến dịch giành chủ động đánh tháng địch ngay từ đầu và trong quá trình chiến dịch. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược, Ních-Xơn đã sử dụng lực lượng lớn không quân chiến lược (50%) và toàn bộ không quân chiến thuật, không quân hải quân ở khu vực Đông Nam Á hòng tạo sức mạnh áp đảo. Nếu chúng ta không xác định được cách đánh thích hợp, không có sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện thì chiến dịch dễ bị động, khó giành tháng lợi. Do vậy, sau khi quán triệt yêu cầu của chiến lược, thì vấn đề đầu tiên lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phải tập trung tâm huyết và trí tuệ để xác định cho được cách đánh của chiến dịch sao cho phát huy được tối đa sức mạnh chiến đấu của các đơn vị nhằm đạt hiệu quả tác chiến chiến dịch cao nhất. Trong cách đánh của chiến dịch phòng không phải xác định được đối tượng đánh chủ yếu, khu vực tác chiến chủ yếu, hướng đánh chủ yếu và cách sử dụng của từng lực lượng phòng không chiến dịch Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 chúng ta đã xác định được cách đánh đúng. Đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Nét đặc sắc của cách đánh trong chiến dịch phòng không tháng 12 nàm 1972 được thể hiện trên mấy mặt chủ yếu: chọn đối tượng tác chiến, chọn khu vực tác chiến, tiến hành các trận đánh then chốt, then chốt quyết định và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng.

        - Chọn B-52 là đối tượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch để tập trung tiêu diệt nhiều B-52, bắn rơi B-52 tại chỗ.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược năm 1972, Mỹ sử dụng tổng số 1.066 máy bay, trong đó có 193 B-52, 453 máy bay không quân chiến thuật ở Thái Lan, 420 máy bay của hải quân trên hạm tàu. Xét về ỉực lượng thì B-52 chỉ chiếm tỉ lệ 18% trong tổng số máy bay của địch sử dụng trong cuộc tập kích. Nhưng về khả năng mang bom của B-52 lại gấp hàng chục lần so với máy bay cường kích.

        Từ sự nghiên cứu cách đánh và vai trò của từng lực lượng không quân địch trong cuộc tập kích chiến lược của Mỹ ta thấy: B-52 là lực lượng oanh tạc chủ yếu, là lực lượng cơ bản nhất của địch trong cuộc tập kích. Các lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân là lực lượng đánh phá bổ sung, chế áp phòng không, chặn kích không quân ta và hộ tống cho B-52. Nếu ta không tập trung tiêu diệt B-52 thì chưa đánh gục được uy thế lực lượng ném bom chiến lược của Mỹ, lưc lượng cơ bản mà Ních-Xơn dùng để răn đe, để gây sức ép chính trị với ta. Ta đã tập trung tiêu diệt lực lượng ném bom chiến lược B-52, đánh gục con bài răn đe của Ních-xơn, để ép lại địch. Đó là một lối đánh trúng nhất, hiểm nhất để nhanh chóng kết thúc chiến dịch. Nhưng đây là vấn đề khó, vì trong nhiều năm chúng ta đã cho lực lượng tên lửa, không quân trực tiếp đánh B-52 trên chiến trường, nhưng chưa có chiếc B-52 nào rơi tại chỗ. Đối tượng B-52 còn nhiều bí ẩn ta chưa khám phá hết.

        Trên cơ sở phân tích mục tiêu chính trị của Ních-xơn trong cuộc tập kích đường không chiến lược, yêu cầu chiến lược đối với chiến dịch phòng không, chúng ta đã xác định B-52 là đối tượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch. Đây là một quyết tâm rất cao của chiến dịch. Trong bối cảnh cụ thể, lực lượng phòng không đang phải đồng thời thực hiện cả ba nhiệm vụ: bảo vệ yếu địa Hà Nội, Hải Phòng, bảo vệ vận chuyển chiến lược và bảo vệ hoạt động tiến công chiến lược của ta trên chiến trường nên khó tập trung được lực lượng lớn. Các trung đoàn tên lửa đánh địch bảo vệ Hà Nội lại chưa trực tiếp đánh B-52 trong chiến tranh. Trong cuộc tập kích chiến lược, địch sẽ tổ chức bảo vệ B-52 hết sức chặt chẽ bằng điện tử và bằng hoả lực. Chọn B-52 để đánh cũng có nghĩa là đánh ngay vào đối tượng chính, đánh vào chỗ mạnh nhất của địch trong cuộc tập kích, nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu ta vượt qua được khó khăn, tiêu diệt nhiều B-52, bắt sống giặc lái sẽ làm mất chỗ dựa cơ bản của Ních-Xơn buộc phải kết thúc sớm cuộc tập kích đường không chiến lược và tác động mạnh nhất tới chiến lược chiến tranh của chúng. Đó là một lối đánh trúng nhất, hiểm nhất của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Thực tiễn trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 chúng ta đã tập trung tiêu diệt nhiều B-52, bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, đã phá vỡ thế tiến công của địch, làm rung chuyển xã hội Mỹ, làm tan vỡ ý đồ tạo thế mạnh của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:14:19 pm
        - Xác định Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu của chiến dịch.

        Xác định khu vực tác chiến là một yếu tố cơ bản nhất để lập thế trận chiến dịch. Trong tác chiến phòng không luôn luôn đánh địch trên thế trận đã bố trí trước. Với quan điểm lấy ít địch nhiều, lực lượng ta có hạn, không thể bố trí một thế trận dàn trải. Một trong những nguyên tắc của tác chiến phòng không là phải tập trung lực lượng ở khu vực tác chiến chủ yếu. Nhưng việc chọn khu vực tác chiến chủ yếu để đạt hiệu quả cao cũng là một vấn đề cơ bản của cách đánh chiến dịch.

        Trên miền Bắc có nhiều thành phố, nhiều khu công nghiệp, nhiều trọng điểm giao thông. Mỗi một khu vực có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ thuộc ý định tập kích trong từng đợt mà địch tổ chức đánh phá các khu vực ở mức độ khác nhau.

        Nghiên cứu quy luật chiến tranh phá hoại của Mỹ và phân tích vai trò của từng khu vực ta thấy: Hà Nội luôn luôn là khu vực mà đế quốc Mỹ để dành lại nấc thang cao nhất. Để ép ta về chính trị thì Ních-Xơn phải dùng B-52 tập trung đánh phá Hà Nội. Vì Hà Nội là trung tâm đầu não của cách mạng cả nước, là nơi nhạy cảm nhất về chính trị. Ngoài Hà Nội ra chúng ta cũng dự kiến địch còn dùng B-52 đánh phá một số khu vực khác. Khi chọn khu vực tác chiến chủ yếu ta phải cân nhắc xem xét trên nhiều mặt: ý nghĩa chiến lược, chiến dịch của từng khu vực, sự tập trung lực lượng của địch trên từng khu vực, khó khăn của ta trên từng khu vực. Xuất phát từ yêu cầu chiến lược, chiến dịch ta đã chọn B-52 là đối tượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch, thì việc xác định Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu của chiến dịch cũng là một sự lựa chọn chính xác. Bởi vì địch sẽ tập trung lớn nhất lực lượng B-52 để đánh phá Hà Nội. Việc chọn Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu để tập trung lực lượng "đối đầu với B-52", khu vực tập trung nhất của địch, khu vực tác chiến quyết liệt nhất biểu hiện ý chí quyết đánh và quyết thắng rất cao của ta trong chiến dịch.

        Lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân giữ vai trò nòng cốt có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của chiến dịch, trong đó tên lửa là lực lượng chủ yếu tiêu diệt B-52 trong chiến dịch.

        Trên cơ sở nghiên cứu phân tích đối tượng tác chiến chủ yếu, cách đánh của địch trong cuộc tập kích đường không chiến lược, cán cứ vào nhiệm vụ chiến dịch và khả năng của từng lực lượng, từng binh chủng lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng lực lượng, từng binh chủng một cách phù hợp:

        Lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân luôn luôn giữ vai trò nòng cốt có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của chiến dịch. Trong Quân chủng Phòng không- Không quân củng có nhiều binh chủng khác nhau, mỗi binh chủng cũng có vai trò nhiệm vụ cụ thể khác nhau:

        Bộ đội rađa có nhiệm vụ thường xuyên quản lý vùng trời, phát hiện địch từ xa theo dõi địch liên tục, đặc biệt đối tượng B-52, thông báo báo động kịp thời tình hình trên không cho các lực lượng tác chiến chiến dịch và phục vụ công tác phòng tránh có hiệu quả.

        Bộ đội tên lửa là lực lượng chủ yếu của chiến dịch, tập trung đánh B-52, tập trung đánh địch ở khu vực tác chiến chủ yếu Hà Nội, Hải Phòng. Trong quá trình chiến dịch, nhiệm vụ của tên lửa được xác định cụ thể chỉ tập trung đánh B-52.

        Bộ đội không quân là lực lượng cơ động đánh địch vòng ngoài, tiêu diệt và phá vỡ thế tiến công từ xa của B-52, tạo điều kiện cho tên lửa phía trong đánh địch. Khi tên lửa ngừng hoạt động, không quân làm nhiệm vụ thay thế tên lửa đánh địch ngay trên khu vực mục tiêu để bảo vệ mục tiêu và tên lửa.

        Bộ đội cao xạ là lực lượng đánh địch tầng thấp trực tiếp bảo vệ các mục tiêu quan trọng của chiến dịch. Trong quá trình chiến dịch, một số trung đoàn cao xạ còn được điều động làm nhiệm vụ đánh địch trực tiếp bảo vệ tên lửa.

        Bộ đội phòng không quân khu tổ chức thành các cụm đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu quan trọng. Lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ và các tổ bắn máy bay bằng súng bộ binh tạo thành một hệ thống hoả lực phòng không rộng khắp có nhiệm vụ đánh địch hoạt động ở độ cao thấp, đánh địch liên tục, đánh địch trên mọi đường bay, tổ chức bắt giặc lái và đánh địch đến cứu giặc lái. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ còn có nhiệm vụ làm nòng cốt trong các hoạt động phục vụ chiến đấu và công tác phòng tránh góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chung của chiến dịch. Riêng pháo 100mm của các lực lượng phòng không quân chủng, phòng không quân khu, dân quân tự vệ được chỉ đạo tham gia đánh B-52 cùng với tên lửa và không quân.

        Tuy nhiên, trong việc tổ chức sử dụng lực lượng phòng không chiến dịch, cũng còn có những hạn chế: do lực lượng có hạn nên chưa tổ chức được lực lượng dự bị mạnh của chiến dịch, việc duy trì sức chiến đấu liên tục có hạn chế và thiếu lực lượng cơ động đánh địch từ xa. Chưa chủ động triển khai rộng rãi pháo 100mm để tạo hoả lực dày đặc đánh B-52. Trong các loại cao xạ chỉ có pháo 100mm đủ tầm cao đánh B-52, tuy pháo 100mm đánh các loại tiêm kích, cường kích có bị hạn chế, nhưng lại là một loại cao xạ tham gia đánh B-52 có hiệu quả. Thực tế trong chiến dịch phòng
không 1972, riêng pháo 100mm đã bán rơi ba máy bay B-52 và tham gia đánh cản phá các tốp B-52 rất tích cực.

        Tổ chức các trận đánh tập trung hiệp đồng binh chủng của Quản chủng Phòng không- Không quân để tạo nên những trận đảnh then chốt tiêu diệt lớn là chủ yếu. Kết hợp với các trận đánh quy mô nhỏ, độc lập của tất cả các lực lượng phòng không trên địa bàn chiến dịch là cốt lõi của cách đánh chiến dịch phòng không.

        Đây là sự vận dụng sáng tạo cách đánh của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam vào điều kiện cụ thể của chiến dịch phòng không năm 1972. Đặc trưng nhất của cách đánh chiến dịch phòng không là tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của Quân chủng Phòng không- Không quân. Đây là một yêu cầu rất cao trong nghệ thuật tổ chức chỉ huy tác chiến. Để thực hiện cách đánh chiến dịch, lực lượng phòng không ba thứ quân, đặc biệt lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ tác chiến độc lập nhỏ lẻ, hoạt động tác chiến hiệp đồng quy mô chiến thuật, hoạt động tác chiến tập trung có tính chất chiến dịch. Bước vào cuối 1972, chúng ta mới có đủ trình độ tổ chức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng trong một chiến dịch quy mô lớn, tạo được những trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đạt hiệu quả cao trong tác chiến chiến dịch.

        Vận dụng cách đánh hết sức linh hoạt và sáng tạo trong chiến dịch.

        Trong cách đánh của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, các đơn vị đã vận dụng hết sức linh hoạt và sáng tạo cách đánh, kết hợp tốt giữa đánh phía trước đánh bên sườn, đánh phía sau hình thành thế bao vây hoả lực tiêu diệt địch, đánh liên tục từ xa đến gần đánh địch trên nhiều độ cao phá thế liên kết của chúng làm cho địch bị lúng túng không đối phó được, tao điều kiện tập trung tiêu diệt B-52. Các đơn vị đã vận dụng khá nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp xạ kích đạt hiệu quả chiến đấu cao. Đây là một nét rất độc đáo, sáng tạo trong cách đánh của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:18:14 pm
       
        2. Chuẩn bị  tác chiến chiến dịch.

        Sau khi đã xác định được cách đánh chiến dịch, lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phải tập trung nỗ lực chuẩn bị mọi mặt để thực hiện cách đánh chiến dịch một cách hiệu quả nhất, giành chủ động đánh thắng ngay từ đầu và trong quá trình chiến dịch. Hai vấn đề cần tập trung nhất chuẩn bị cho chiến dịch phòng không là thế trận và lực lượng.

        Xây dựng thế trận của chiến dịch phòng không.

        Tác chiến phòng không luôn luôn thực hành đánh địch trên thế đã bố trí sẵn. Trong chiến dịch phòng không, thế trận bố trí không hợp lý, chuyển hoá thế trận không kịp thời sẽ không phát huy được khả năng tác chiến của chiến dịch. Lập thế trận và chuyển hoá thế trận đòi hỏi tư duy nghệ thuật năng động và sáng tạo của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy chiến dịch. Yêu cầu cao nhất của việc lập thế trận, chuyển hoá thế trận là tạo được lợi thế tối đa để phát huy sức mạnh chiến đấu của các lực lượng, của các loại vũ khí trang bị nhằm thực hành cách đánh của chiến dịch. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch là bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bắt sống giặc lái. Do đó thế trận của chiến dịch phòng không năm 1972 chủ yếu là xác lập thế trận đánh B-52. Khác với thế trận đánh địch trong các đợt tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ Hà Nội Hải Phòng trong những năm 1966, 1967. Đặc trưng của thế trận chiến dịch phòng không năm 1972 là thế trận tập trung đảnh B-52, lấy lực lượng tên lửa làm cơ sở để tạo thế và chuyển hoá thế trận.

        Trong quá trình lập thế trận của chiến dịch phòng không, ta đã nghiên cứu cân nhắc nhiều mặt: nhiệm vụ chiến dịch, cách đánh của địch, cách đánh của ta, lực lượng và điều kiện chiến trường. Thế trận chiến dịch nhằm hạn chế chỗ mạnh, khai thác chỗ yếu của địch, phát huy thế mạnh của ta để đánh địch đạt hiệu quả cao.

        Nói chung lực lượng là cơ sở của thế, lực càng mạnh càng có khả năng tạo ra thế mạnh. Nhưng thế trận hợp lý thì sức mạnh của chiến dịch cũng được nhân lên gấp nhiều lần. Trong điều kiện lực lượng của ta có hạn thì lập thế trận như thế nào để tạo được thế mạnh đánh địch. Lập thế trận trên cơ sở lực lượng có hạn là một yêu cầu rất cao trong tư duy nghệ thuật quân sự của người chỉ huy.

        Thế trận của chiến dịch phòng không được thiết lập và chuyển hoá trên cơ sở hệ thống trận địa, hệ thống sân bay, .hệ thống đường cơ động đã xây dựng trước, trên cơ sở địa hình khu vực và đường bay của địch. Vũ khí trang bị phòng không tương đối hiện đại nhưng rất cồng kềnh, đòi hỏi phải có vị trí triển khai thích hợp và đường cơ động bảo đảm yêu cầu. Thực tiễn cho ta thấy: có những vị trí có thể đánh địch đạt hiệu quả cao, nhưng địa hình không đủ điều kiện triển khai khí tài. Ngược lại có vị trí dễ triển khai khí tài nhưng không phù hợp với hướng đánh của địch, không phát huy được hiệu quả. Đối với không quân thì điều kiện cất cánh, hạ cánh nghiêm ngặt hơn nhiều. Mặt khác, để linh hoạt trong tác chiến, chuyển hoá thế trận kịp thời, hệ thống trận địa không chỉ được xây dựng đủ cho lực lượng triển khai trước mắt, mà còn phải có nhiều trận địa dự bị để cơ động, sẵn sàng tiếp nhận lực lượng bổ sung cho chiến dịch. Chúng ta đã xây dựng gấp và sửa chứa một loạt sân bay dã chiến vòng ngoài, củng cố nhiều trận địa tên lửa, pháo cao xạ. Riêng khu vực Hà Nội, trong quá trình chiến tranh chúng ta đã xây dựng trên 30 trận địa cho tên lửa, hàng trăm trận địa cho cao xạ. Đó là một cố gắng rất lớn trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch.

        Với lực lượng lớn, thế trận của chiến dịch phòng không thường bố trí nhiều tuyến bao quanh khu vực mục tiêu có chiều sâu, phối hợp nhiều tầng cao, bảo đảm đánh địch từ mọi hướng, trên mọi độ cao, đánh địch liên tục từ xa đến gần nhằm tiêu diệt, tiêu hao, cản phá không quân địch trước khi vào khu vực mục tiêu. Trong các đợt đánh tập trung năm 1967, khi quân chủng tập trung gần như toàn bộ lực lượng về bảo vệ Hà Nội, thì thế trận của ta bố trí một cách có bài bản và đạt hiệu quả chiến đấu cao. Nhưng trong chiến dịch phòng không 1972, do yêu cầu phải phân bố lực lượng đổng thời thực hiện ba nhiệm vụ; lực lượng phòng không trong chiến dịch rất hạn chế, đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo, khoa học về nghệ thuật tạo thế trong điều kiện cụ thể của chiến dịch. Đó củng là một thành công, một nét đặc sắc trong nghệ thuật chiến dịch phòng không năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:19:34 pm
        Thế trận trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 được xây dựng, trước hết trên cơ sở thế bố trí của tên lửa. Từ thực tiễn trong các đợt đánh tập trung, ta thấy tên lửa luôn luôn giữ vai trò nòng cốt. Vì vậy, tên lửa phải bố trí tập trung, cơ động cúng phải bảo đảm đánh tập trung. Vì vậy, với lực lượng chiến dịch có hạn, ta bố trí tên lửa thành hai cụm lớn: Hà Nội và Hải Phòng. Còn các khu vực mục tiêu khác tổ chức các cụm pháo phòng không để bảo vệ. Trong điều kiện lực lượng tên lửa ở Hà Nội chỉ có ba trung đoàn (trong đó có một trung đoàn chưa đủ khí tài triển khai chĩến đấu). Nếu ta bố trí phân tuyến thì tuyến nào cũng mỏng, địch dễ chọc thủng và không thực hiện được đánh tập trung. Nếu ta bố trí cụm ôm sát khu vực Hà Nội thì tạo được hệ số bội chồng của hoả lực cao, thực hiện được cách đánh tập trung tiêu diệt lớn, nhưng lại không có điều kiện đánh từ xa, đánh trước khi địch vào đánh phá khu vực. Có thể nói đây là một tình huống gay cấn nhất trong quá trình phân tích lựa chọn thế trận chiến dịch. Trên cơ sở lực lượng đã có, sau khi nghiên cứu phân tích các thế trận khác nhau,  chúng ta đã chọn một thế bố trí hợp lý nhất, tối ưu nhất là đưa tên lửa vào triển khai ở các trận địa chốt, các trận địa vòng trong để tập trung hoả lực tên lửa đánh B-52 ngay trên khu vực Hà Nội. Thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972 đã chứng minh việc lập thế trận chiến dịch đã tạo cơ sở phát huy được hoả lực tên lửa tiêu diệt được nhiều B-52, bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ (có chiếc rơi ngay trong nội thành), bât sống nhiều giặc lái. Tuy nhiên, với thế trận như vậy khó bảo đảm đánh địch từ xa trước khi địch cắt bom.

        Để nối liền với hoả lực tên lửa ở vòng trong, chiến dịch đã sử dụng không quân đánh chặn B-52 ở ngoài theo cánh cung phía tây từ Yên Bái đến Thanh Hoá, và sử dụng lực lượng tên lửa ở Hải Phòng vừa đánh địch bảo vệ Hải Phòng vừa làm nhiệm vụ đánh phía ngoài trên hướng đồng cho Hà Nội. Như vậy xét về mặt tổng thể, thì thế trận chiến dịch vẫn được hình thành từng cụm trọng điểm, từng hướng quan trọng, vừa rộng khắp, vừa có chiều sâu.

        Nét đặc sắc trong thế trận chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 còn là một thế trận kết hợp các cụm phòng không mạnh ở các khu vực tác chiến chủ yếu với bố trí rộng khắp trên địa bàn chiến dịch. Ở cụm phòng không Hà Nội, Hải Phòng bố trí hỗn hợp cả tên lửa và cao xạ. Ở cụm phòng không đường 1 Bắc và Thái Nguyên bố trí hỗn hợp các loại cao xạ. Với thế trận kết hợp đã bảo đảm cho chiến dịch tiến hành các trận đánh tập trung tiêu diệt lớn B-52, đồng thời bảo đảm đánh liên tục vào các loại máy bay chiến thuật của địch và sẵn sàng có lực lượng bắt sống giặc lái trên một địa bàn rất rộng của chiến dịch.

        Với cách bố trí tên lửa vào vòng trong tạo hệ thống hoả lực trùm trên mọi hướng làm cho thế trận chiến dịch tương đối ổn định, không bị xáo trộn lớn. Đó củng là một lợi thế để đánh địch liên tục. Đương nhiên, để bảo toàn lực lượng, trong từng cụm thường tiến hành cơ động chiến thuật, các đơn vị thường cơ động quanh chốt, quanh trận địa cơ bản. Nhưng hệ thống hoả lực chiến dịch vẫn ổn định. Đây là sự vận dụng nguyên tác: tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, bảo vệ mục tiêu chủ yếu, tạo ưu thế vào thời cơ và địa điểm thích hợp để tiêu diệt địch với hiệu suất cao.

        Trong quá trình tác chiến chiến dịch, thế trận được chuyển hoá một cách linh hoạt. Đây cũng là một thành công trong xử lý tình huống chiến dịch. Sau đêm 20, bị thất bại nặng ở Hà Nội, địch chuyển xuống đánh Hải Phòng, Thái Nguyên, đường 1 Bắc. Ta nhận định đây là hành động nghi binh chiến dịch của địch nhằm kéo tên lửa ra khỏi Hà Nội, đồng thời ta củng khẳng định, khi đánh trở lại Hà Nội, B-52 sẽ thay đổi hướng đánh. Do đó, chúng ta đã kiên quyết giữ lực lượng ở Hà Nội, đồng thời còn rút bớt hai tiểu đoàn tên lửa từ Hải Phòng lên đường 1 Bắc làm nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài trên hướng đông bắc bảo vệ Hà Nội, điều một số trung đoàn cao xạ ở Thanh Hoá, Nam Định về tăng cường bảo vệ tên lửa ở Hà Nội. Như vậy, thế trận chiến dịch không phải xáo trộn lớn mà chỉ bổ sung hoàn thiện thế trận ở Hà Nội - khu tác chiến chủ yếu của chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:20:50 pm
        Qua đợt một, chúng ta cũng thấy mặt hạn chế về thế bố trí của không quân trong chiến dịch. Bước vào chiến dịch, các căn cứ cất cánh của không quân bố trí bên trong khu vực mục tiêu bảo vệ để thực hiện đánh đich trên "5 cánh sao" và có hoả lực bảo vệ. Nhưng thực tiễn diễn biến rất phức tạp, các sân bay đều bị đich đánh phá ngay từ đầu và khống chế liên tục, nhất là các sân bay nằm trong trung tâm chiến dịch. Mặc dù không quân làm nhiệm vụ đánh địch phía ngoài, nhưng vì căn cứ xuất kích lại ở trong trung tâm hoả lực tên lửa, nên khi B-52 vào đánh phá, tên lửa cần tập trung hoả lực đánh địch, có lúc lại phải dừng lại để bảo đảm an toàn cho máy bay ta cất cánh, hạ cánh. Đây là một hạn chế lớn đến khả năng chiến đấu của tên lửa - lực lượng chủ công tiêu diệt B-52 trong chiến dịch. Mặt khác không quân ta cất cánh từ trung tâm chiến dịch đi ra là một điều bất lợi về chiến thuật, khó tạo được yếu tố bất ngờ, nằm trong tâm nhiễu dày đặc khó bảo đảm dẫn đường chính xác. Trên cơ sở phân tích khoa học, chiến dịch đã chuyển lực lượng MiG-21 ra sân bay tuyến ngoài cất cánh đánh B-52 tạo bất ngờ tiếp cận và đánh địch từ bên sườn, từ phía sau. Thực tiễn đợt 2 chiến dịch, việc bí mật chuyển trường của MiG-21 tạo điều kiện đánh rơi B-52 liên tục trong đêm 27 và đêm 28 là một sáng tạo linh hoạt tạo thế mới có lợi cho chiên dịch. Cúng qua chiến dịch phòng không năm 1972, ta thấy lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội chưa trực tiếp đánh B-52 trong chiến tranh, nhưng nhờ học tập kinh nghiệm chiến đấu với B-52 của các đơn vị, nhờ nhanh chóng rút kinh nghiệm của những lần đánh trước, đã phát huy lợi thế bố trí, tiêu diệt nhiều B-52 nhất, bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất. Lực lượng tên lửa ở Hải Phòng, tuy đã trực tiếp đánh B-52 ở chiến trường và trận 16 tháng 4 tại Hải Phòng, nhưng điều kiện địa hình khó bố trí thế trận tập trung, chủ yếu bố trí cánh cung phía sau mục tiêu bảo vệ, nên khó đánh rơi B-52 tại chỗ. Hai tiểu đoàn tên lửa của Hải Phòng lên phối hợp đánh vòng ngoài cho Hà Nội ở đợt 2 đã bắn rơi tại chỗ B-52 ngay trong nội thành Hà Nội. Thực tế đó cho ta thấy thế trận là một yếu tố rất quan trọng.

        Chuẩn bị lực ỉượng chiến dịch:

        Sau khi đã xác định cách đánh, ngoài việc lập thế trận thì vấn đề chuẩn bị lực lượng là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để thực hiện cách đánh.

        Trong việc tạo sức mạnh chiến đấu, ngoài việc tạo thế, chúng ta rất coi trọng tạo lực lượng và duy trì lực lượng trong quá trình chiến dịch. Nghệ thuật tác chiến của ta coi trọng cả thế và lực. Đối với ta, lực là một khái niệm bao hàm cả con người và vũ khí trang bị. cả hai yếu tố đó luôn luôn hoà quyện vào nhau tạo nên sức mạnh. Lực mạnh được đặt trong thế mạnh thì sẽ tạo cộng hưởng một sức mạnh gấp bội. Kẻ địch có lực mạnh, nhưng nằm trong thế yếu, thế bị động nên bị hạn chế rất lớn. Hiệu quả của chiến dịch đạt được trước hết đo khả năng phát huy sức mạnh chiến đấu của các lực lượng tham gia chiến dịch. Do đó, trong chiến dịch phòng không 1972, công tác chuẩn bị phức tạp nhất và củng tập trung nhất là chuẩn bị lực lượng chiến dịch.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, tiến hành vào giai đoạn cuối của chiến tranh. Đội ngũ cán bộ chiến sĩ phòng không đã trải qua gần hết hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác của đế quốc Mỹ, đã dày dạn kinh nghiệm, đã lần lượt đánh bại từng thủ đoạn kỹ thuật, chiến thuật của địch. Do đó, trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với không quân Mỷ, ý chí quyết đánh và quyết thắng của bộ đội phòng không được tăng lên gấp bội, trình độ đánh địch đã được nâng lên thành bản lĩnh, được vận dụng rất sáng tạo và linh hoạt, trình độ sử dụng vũ khí kỹ thuật của cán bộ, chiến sĩ qua nhiều năm đã trở nên điêu luyện.

        Thực tiễn có nước trên thế giới, cùng với loại vũ khí phòng không như của ta, thậm chí còn nhiều loại hiện đại hơn của ta, lại chịu thất bại trước không quân Mỹ. Nhưng đối với bộ đội phòng không Việt Nam, thì không có một phương tiện tiến công đường không nào của đế quốc Mỹ lại chưa bị bắn rơi. Đó chính là sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi cán bộ chiến sĩ phòng không Việt Nam. Trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí trang bị để tạo lực, chúng ta luôn luôn coi trọng con người là yếu tố quyết định. Tuy vậy, khi bước vào chiến dịch phòng không năm 1972, phải trực tiếp đánh bại lực lượng ném bom chiến lược của đế quốc Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết.

        Bên cạnh việc củng cố ý chí quyết đánh và quyết thắng, việc huấn luyện bộ đội thuần thục trong cách đánh củng là một trung tâm trong công tác chuẩn bị chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:24:04 pm
        Tổ chức huấn luyện bộ đội thực hiện cách đánh chiến dịch.

        Ý chí quyết đánh, quyết thắng chỉ có thể chuyển thành sức mạnh thông qua trình độ chiến đấu của bộ đội. Đối với B-52, chúng ta chưa bắn rơi tại chỗ. Nhưng chiến dịch đặt yêu cầu rất cao là bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bắt sống giặc lái. Mặt khác hoạt động tác chiến chiến dịch lại chỉ xảy ra chủ yếu vào ban đêm rất khó khăn cho không quân và cao xạ. Đây là một vấn đề mới đối với bộ đội. Nếu không tổ chức huấn luyện tốt, thì không thể đạt được hiệu quả tác chiến chiến dịch. Do vậy, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tham mưu, từng binh chủng, từng đơn vị đã tổ chức huấn luyện rất khẩn trương. Nhiều hội nghị chuyên đề bàn cách đánh, nhiều tài liệu huấn luyện được nhanh chóng biên soạn, nhiều đoàn cán bộ cơ quan tham mưu xuống các đơn vị để giúp đỡ. Đây là một giai đoạn chuẩn bị rất khẩn trương nhưng cũng rất có hiệu quả. Từ chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. ta thấy việc chuẩn bị trình độ chiến đấu của bộ đội phải được tiến hành trong một quá trình nhất định. Ở khâu nào ta chưa có quá trình chuẩn bị chu đáo, thì hiệu quả chiến đấu đạt thấp. Số lượng phi công của ta đánh đêm còn rất hạn chế, cách đánh B-52 cụ thể của MiG-21 cũng chưa được nghiên cứu sâu sắc từ trước, nên bước vào chiến dịch còn lúng túng trong những ngày đầu. Lực lượng pháo cao xạ nghiên cứu chưa cụ thể về cách đánh địch thả bom laze, bom quang tuyến truyền hình nên hiệu suất đánh chưa cao.

        Chuẩn bị vũ khí trang bị cho bộ đội.

        Con người và vũ khí là hai nhân tố cơ bản tạo sức mạnh chiến đấu. Trong mối quan hệ đó, con người là nhân tố quyết định, nhưng vũ khí trang bị cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Trong bối cảnh cụ thể của năm 1972, việc chuẩn bị vũ khí trang bị cho lực lượng chiến dịch cũng là một vấn đề lớn. Loại vũ khí mới, bộ đội đi huấn luyện đã về nước nhưng vũ khí trang bị chưa về. Một trung đoàn tên lửa do điều kiện tính năng kỹ thuật không tham gia chiến đấu được. Một trung đoàn tên lửa từ chiến trường ra chưa có khí tài trang bị. Đó là một hạn chế lớn đến khả năng phát huy sức mạnh của chiến dịch. Từ thực tế đó, cơ quan kỹ thuật chiến dịch đã phải nỗ lực vượt bậc, tổ chức kiểm tra hiệu chỉnh khí tài của các lực lượng chiến dịch, bảo đảm cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, đồng thời kiểm tra hiệu chỉnh đồng bộ khi tài để cung cấp cho các đơn vị ở chiến trường ra.

        Do xác định cách đánh đúng, và do có sự chuẩn bị chu đảo toàn diện chúng ta đã giành được chủ động đánh thắng ngay từ đêm đầu và giữ chủ động liên tục đánh thắng địch trong quá trình chiến dịch.

        Thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972 cho ta thấy:

        - Cách đánh chiến dịch là mạch sống của nghệ thuật chiến dịch và là một lĩnh vực hết sức phong phú phải được vận dụng với tinh thần sáng tạo, luôn phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể về địch, về ta và điều kiện chiến trường. Đặc biệt cách đánh của chiến dịch phòng không với một đối tượng có trang bị vũ khí hiện đại phải xuất phát từ hoạt động chiến đấu cụ thể của cán bộ chiến sĩ trực tiếp đánh địch. Do đó, khi lựa chọn cách đánh chiến địch phải phát huy đầy đủ trí tuệ của cán bộ chiến sĩ, phải kịp thời tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới có thể tìm ra được cách đánh hiệu quả nhất cho chiến dịch.

        - Chuẩn bị chu đáo toàn diện là một trong những yếu tố cơ bản để giành chủ động đánh thắng địch. Trong khi chuẩn bị toàn diện, cần phải tập trung chuẩn bị thế và lực. Lực mạnh là yếu tố để tạo thế mạnh. Nhưng ngược lại thế trận tốt củng là yếu tố để nhân sức mạnh lên gấp nhiều lần. Trong nhiều đợt đánh tập trung năm 1966, do thế bố trí chưa tốt, lực lượng lớn nhưng chưa phát huy được. Do đó, nghệ thuật chiến dịch của ta phải coi trọng cả tạo thế và tạo lực. Hai yếu tố này luôn hoà quyện vào nhau để tạo sức mạnh thắng địch.

        - Việc lập thế trận chiến dịch phòng không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình, hệ thống trận địa và sân bay đã được chuẩn bị trước. Nếu hệ thống trận địa, sân bay chuẩn bị không chu đáo thì thế trận chiến dịch sẽ bị cứng nhắc, khó chuyển hoá và khó lập thế theo cách đánh chiến dịch. Do vậy, trong giai đoạn hoà bình, trên cơ sở kết hợp kinh tế với quốc phòng, thế trận phòng không chiến lược của đất nước phải có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ ở những khu vực trọng điểm để sẵn sàng tổ chức các đợt đánh tập trung quy mô lớn hoặc chiến dịch phòng không khi cần thiết.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:26:58 pm
   
IV. PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG BA THỨ QUÂN, LẤY LỰC LƯỢNG QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG- KHÔNG QUÂN LÀM NÒNG CỐT, MƯU TRÍ SÁNG TẠO LINH HOẠT XỬ TRÍ CÁC TÌNH HUỐNG, GIỮ QUYỀN CHỦ ĐỘNG KIÊN QUYẾT ĐÁNH THẲNG TRẬN ĐẦU, TRẬN THEN CHÓT, THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VÀ ĐÁNH THẮNG LIÊN TỤC TRONG CHIẾN DỊCH LÀ TIÊU ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT CHỈ HUY CHIẾN DỊCH

        Đây là vấn đề cốt lõi nhất và củng là đặc thù nhất trong nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam. Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch phải sử dụng hợp lý các lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp mạnh hơn địch để thắng địch, phải mưu trí sáng tạo trong thực tiễn, phải xử trí đúng các tình huống để giữ chủ động và đặc biệt phải tổ chức tháng lợi các trận mở đầu, trận then chốt và then chốt quyết định của chiến dịch.

        Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quản, lấy lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân làm nòng cốt trong chiến dịch.

        Một trong những quy luật của chiến tranh, chiến dịch củng như chiến đấu là "mạnh được, yếu thua". Quá trình chiến đấu là quá trình đối chọi và chuyển hoá sức mạnh. Bên nào có sức mạnh lớn hơn, biết phát huy và duy trì sức mạnh của mình, biết sử dụng các biện pháp triệt tiêu hay làm giảm sức mạnh của đối phương, thì bên đó giành thắng lợi. Hiệu quả của tác chiến chiến dịch chính là thước đo cuối cùng của sức mạnh chiến đấu. vì vậy, tiêu điểm của nghệ thuật chiến dịch là phát huy cao độ sức mạnh của mình và làm suy yếu sức mạnh của đối phương để đánh bại chúng.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, xét về mặt số lượng và chất lượng vũ khí trang bị, ta yếu hơn địch rất nhiều. Đó là một mâu thuẫn gay gắt phải giải quyết thành công thì ta mới giành được tháng lợi trong chiến dịch.

        Xuất phát từ quan điểm chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, chúng ta tạo sức mạnh chiến đấu của chiến dịch bằng sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không 3 thứ quân triển khai đánh địch rộng khắp trên địa bàn, lấy lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân làm nòng cốt đã thực hiện kết hợp hai phương thức tác chiến: đánh địch rộng khắp của lực lượng phòng không địa phương với đánh địch tập trung hiệp đồng binh chủng của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân. Trong chiến dịch phòng không, có nhiều lực lượng cùng tham gia tác chiến, nghệ thuật chiến dịch phòng không cần phải xác định rõ vai trò nhiệm vụ của từng lực lượng, tổ chức hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ mới phát huy được khả năng chiến đấu cao nhất của từng lực lượng, đồng thời tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để tháng địch.

        Trong cuộc tập kích đường không, địch sử dụng đồng thời nhiều lực lượng khác nhau, nhiều phương tiện tiến công khác nhau, hoạt động trên nhiều độ cao, nhiều biện pháp kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật khác nhau. Nhưng không có một lực lượng nào. một phương tiện tiến công nào, một biện pháp kỹ thuật, chiến thuật nào lại hoàn hảo một cách riêng rẽ. vì vậy sức mạnh của không quân địch cũng tạo nên bằng sự liên kết giữa các lực lượng, giữa các phương tiện và các biện pháp. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972, sự liên kết của địch được tổ chức rất chặt chẽ trên cơ sở lực lượng ném bom chiến lược B-52 với biện pháp cơ bản nhất là gây nhiễu điện tử.

        Lực lượng phòng không chiến dịch cũng bao gồm nhiều lực lượng: Quân chủng Phòng không- Không quân, lực lượng phòng không quân khu, lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ trên khắp địa bàn, bao gồm nhiều binh chủng: rađa, không quân, tên lửa và pháo cao xạ các loại. Mỗi lực lượng, mỗi binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau. Nhưng cũng không có một lực lượng nào, một binh chủng nào có đầy đủ khả năng chiến đấu một cách hoàn chỉnh trước các đối tượng khác nhau, đối phó đầy đủ với các thủ đoạn khác nhau của địch trong chiến dịch. Khả năng chiến đấu của tửng lực lượng, từng binh chủng chi có thể phát huy cao nhất trong thế tác chiến hiệp đồng. Do đó, việc xác định đúng vai trò nhiệm vụ của từng lực lượng, từng binh chủng và tổ chức tốt hiệp đồng chiến đấu là một trong những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, quân chủng đã thực hiện chỉ huy tập trung và tổ chức hiệp đồng chặt chẽ trong từng trận đánh, từng đợt và trong suốt quá trình chiến dịch

        Tổ chức hiệp đồng chiến dịch, lấy hoạt động của lực lượng Quân chủng Phòng không - Không quân làm cơ sở, từ đó bố trí sử dụng các lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương và dân quân tự vệ trong từng trận đánh, lấy hoạt động chiến đấu của tên lửa làm cơ sở để tổ chức hiệp đồng chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:28:18 pm
        Trên thực tế, các tình huống chiến dịch diễn ra rất phức tạp. Địch sử dụng lực lượng máy bay B-52 và máy bay chiến thuật thực hiện các đợt đánh tập trung, ào ạt, xen lẫn với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm, lợi dụng ưu thế về trang bị kỹ thuật hiện đại gây cho ta không ít khó khăn, nhất là thủ đoạn gây nhiễu các loại, đánh phá huỷ diệt các sân bay và tìm diệt tên lửa, làm cho tổ chức hiệp đồng trong tác chiến phòng không vốn đã phức tạp, càng phức tạp hơn nhiều.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta đã tổ chức tốt việc hiệp đồng tác chiến, phát huy được tối đa khả năng chiến đấu của từng lực lượng, từng binh chủng, từng loại vũ khí trang bị. Đó là một nội dung quan trọng trong nghệ thuật sử dụng và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến dịch. Có được thành công trên do chúng ta đã tập trung giải quyết tốt bốn vấn đề trong tác chiến hiệp đồng:

        Hiệp đồng bảo đảm tình báo trên không của bộ đội rađa với các lực lượng phòng không chiến dịch và cơ quan phòng không nhân dân rất chặt chẽ, bảo đảm tình báo chính xác, kịp thời theo yêu cầu tác chiến và phòng tránh.

        Hiệp đồng chiến đấu giữa các binh chủng không quân, tên lửa, pháo cao xạ của các lực lượng phòng không ba thứ quân trên địa bàn chiến dịch.

        Hiệp đồng giữa chiến đấu và bảo đảm các mặt trong chiến đấu, nhất là bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm đạn trong chiến dịch.

        Hiệp đồng giữa các lực lượng phòng không chiến dịch với địa phương trong việc huy động lực lượng khôi phục sửa chữa sân bay, trận địa, bảo đảm đường cơ động trong quá trình chiến dịch.

        Thực hiện các hình thức hiệp đồng này chủ yếu bảng cách xác định nhiệm vụ và trách nhiệm, quy định các phương pháp hiệp đồng trong từng trường hợp, trong điều kiện chiến đấu cụ thể, nhằm thực hiện cách đánh chiến dịch, phát huy tối đa khả năng chiến đấu của từng lực lượng, nhưng không làm hạn chế lẫn nhau, tạo điều kiện, tạo thế thuận lợi cho nhau trong quá trình tác chiến.

        Bộ tham mưu chiến dịch tổ chức việc hiệp đồng khá chặt chẽ. Việc chỉ huy hiệp đồng được thực hiện từ sở chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị thông qua các phương tiện thông tin chiến dịch.

        Nét nổi bật về tổ chức hiệp đồng trong chiến dịch phòng không năm 1972 là :

        Hiệp đồng giữa không quân và tên lửa, lấy hoạt động chiến đấu của tên lửa làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hiệp đồng. Ban đêm, tên lửa tập trung đánh B-52 trong các đợt, thì không quân đánh ngoài khu vực hoả lực của tên lửa, đánh tiêu diệt và cản phá B-52 từ xa tác động vào đội hình bay của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho tên lửa đánh địch. Giữa các đợt đánh của B-52 và ban ngày, khi tên lửa được lệnh giữ bí mật không đánh các loại cường kích thì không quân thay thế tên lửa cùng với cao xạ đánh địch ngay trên khu vực bảo vệ mục tiêu và bảo vệ tên lửa. Khi không quân cất cánh, hạ cánh trong hoả lực của tên lửa thì tên lửa thực hiện "mở loa", "khép loa" bảo đảm an toàn cho không quân. Như vậy giữa không quân và tên lửa thực hiện hiệp đồng theo khu vực, hiệp đổng theo thời gian và hiệp đồng bảo vệ lẫn nhau trong tác chiến. Trong các điều kiện chiến đấu phức tạp, khả năng chỉ huy và các phương tiện bảo đảm hiệp đồng của ta còn hạn chế, các phương pháp hiệp đồng như vậy là phủ hợp, Do đó, trong quá trình chiến dịch chưa có lần nào không quân ta bị tổn thất do tên lửa gây ra.

        Hiệp đổng giữa không quân với các đơn vị bảo vệ sân bay. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, địch tổ chức đánh phá quyết liệt các sân bay ngay từ đầu và khống chế liên tục trong quá trình chiến dịch. Việc tổ chức đánh địch trực tiếp bảo vệ cho không quân ta cất cánh, hạ cánh, bảo vệ lực lượng sửa chửa sân bay hết sức quyết liệt. Việc hiệp đồng giữa không quân và các lực lượng bảo vệ sân bay được tổ chức rất chặt chẽ. Không quân ta cất cánh, hạ cánh trong điều kiện hết sức khó khăn: cất cánh, hạ cánh trên đường lăn, trên đường băng mới tạm sửa chứa, trong đêm không đầy đủ đèn tín hiệu và đặc biệt trong điều kiện địch khống chế vẫn bảo đảm được an toàn. Đây là một thành công rất lớn trong tổ chức hiệp đồng.

        Hiệp đồng giữa tên lửa và các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp bảo vệ tên lửa củng là một nét độc đáo trong chiến dịch. Ý định của chiến dịch sử dụng tên lửa tập trung đánh B-52. Do đó, tên lửa ít có điều kiện đánh địch để tự vệ, đánh địch bảo vệ lẫn nhau. Việc bảo vệ tên lửa chủ yếu giao cho một số đơn vị cao xạ và không quân. Sau mấy ngày đầu, số lượng B-52 bị tiêu diệt đều do tên lửa bắn. Địch tổ chức lực lượng tìm diệt tên lửa một cách liên tục ngày đêm. Quân chủng đã nhanh chóng điều một số trung đoàn cao xạ làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ tên lửa và giao cho không quân cùng tham gia đánh địch bảo vệ tên lửa. Việc hiệp đồng giữa tên lửa và các lực lượng bảo vệ được tổ chức rất chặt chẽ. Các đơn vị cao xạ đã tập trung hoả lực đánh mãnh liệt, lấy bảo vệ an toàn cho tên lửa là chính. Trong các trận đánh bảo vệ tên lửa, đã có đơn vị bắn rơi máy bay khi chúng lao vào đánh phá trận địa tên lửa của ta.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:29:58 pm
        Tuy nhiên, việc hiệp đồng chiến đấu trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 cúng có lúc thiếu chặt chẽ. Đêm 19, hoả lực của tên lửa ở phía nam và phía bắc chưa hiệp đồng chặt chẽ để tạo nên hoả lực tập trung. Đêm 20, không quân về hạ cánh ở căn cứ trong lúc tên lửa đang đánh mãnh ỉiệt vào các tốp B-52, tên lửa phải tạm ngừng để bảo đảm an toàn cho không quân. Hiệp đồng giữa đơn vị hoả lực và cung cấp đạn có lúc thiếu chặt chẽ gây nên tình trạng thiếu đạn ở một số đơn vị.

        Nhìn chung, trong 12 ngày đêm của chiến dịch, các lực lượng, các đơn vị đều nỗ lực chấp hành và thực hiện tốt kế hoạch hiệp đồng, có sự chỉ huy điều hành chặt chẽ. Các lực lượng đều phát huy được khả năng chiến đấu, chủ động tích cực thực hiện cách đánh hiệp đổng trong chiến dịch đạt hiệu quả cao. Bộ đội rađa đã hoàn thành nhiệm vụ phát hiện và thông báo tình báo kịp thời phục vụ cho tác chiến và phòng tránh trong chiến dịch. Đặc biệt bảo đảm cho bộ đội tên lửa tập trung tiêu diệt được nhiều B-52 rơi tại chỗ và dẫn đường cho bộ đội không quân đánh được B-52, đánh được máy bay cường kích ngay trong khu vực hoả lực của tên lửa. Bộ đội cao xạ hiệp đồng với tên lửa, với không quân đánh địch bảo vệ các mục tiêu, bảo vệ sân bay và trận địa tên lửa. Lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ vừa đánh địch bảo vệ mục tiêu, vừa chủ động, tích cực bắt sống giặc lái.

        Hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đã đạt hiệu quả cao. Đây là sự kết hợp khoa học giữa tri thức và kinh nghiệm có được trong nhiều năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hiệp đồng tác chiến đã trở thành một trong những nội dung quan trọng về nghệ thuật sử dụng lực lượng và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến dịch.

        Mưu trí sảng tạo linh hoạt trong cách đánh và phán đoản chính xác, xử trí đúng đản, kịp thời các tinh huống để giành và giữ vững chủ động trong tác chiến chiến dịch là một thành công lớn của nghệ thuật chiến dịch phòng không năm 1972.

        Trong điều kiện lực lượng ta có hạn, phải đánh thắng các lực lượng không quân hiện đại của đế quốc Mỹ, nhất là lực lượng ném bom chiẹn lược B-52, đòi hỏi các lực lượng phòng không chiến dịch phải rất mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong cách đánh và phán đoán chính xác, xử trí đúng đán kịp thời các tình huống mới giành và giữ được chu động trong tác chiến chiến dịch. Đấy là một thành công lớn trong nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. Mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong cách đánh phải dựa trên cơ sở phán đoản đúng đắn chỗ mạnh, chỗ yếu, ỷ đồ, quy luật và thủ đoạn hoạt động của địch, khả năng thực tế của ta, phải được vận dụng cả trong chiến dịch, chiến thuật và xạ kích.

        Khi đánh giá đối tượng tác chiến của chiến dịch, chúng ta không chỉ đánh giá mặt mạnh vật chất của nó, mà chúng ta còn nghiên cứu phát hiện những mâu thuẫn nội tại để khoét sâu làm giảm sức mạnh của địch, qua đó làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược năm 1972 của Mỹ chứa đựng các mâu thuẫn không thể khắc phục được:

        Thông thường tiến công đường không mang tính chủ động, nhưng cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ năm 1972 lại nằm trong thế bị động về chiến lược. Đang trong thế thua, nhưng lại muốn dùng sức mạnh quân sự để đi tìm thế mạnh. Ý đồ thì lớn, muốn tập trung lực lượng đánh ồ ạt đánh nhanh thắng nhanh, nhưng không thể tập trung toàn bộ lực lượng của Mỹ cho cuộc tập kích. Do vậy, khi bị đánh thiệt hại đến mức độ không thể chịu đựng được nữa nhất định sẽ phải kết thúc, không thể nào duy trì cố gắng liên tục cho đến khi đạt được mục đích của chúng.

        Muốn tập trung lực lượng lớn, nhất là B-52, nhưng lại sợ mất uy danh của con bài răn đe chiến lược, sợ mất sinh lực cao cấp sẽ đụng chạm đến xã hội chính trị của Mỹ mà Mỹ đang cố làm cho ổn định. Cho nên khó phát huy hết được sức mạnh vốn có của vũ khí trang bị.

        Muốn tập trung lực lượng đánh phá mục tiêu để đạt ý đồ nhưng lại phải phân tán lực lượng đối phó với phòng không của ta. Mục đích của cuộc tập kích đường không là tập trung bom đạn đánh phá mục tiêu. Nhưng muốn đánh phá mục tiêu, buộc địch phải phân tán lực lượng đánh phá phòng không để tạo không gian an toàn.

        Mâu thuẫn trong việc thực hiện các biện pháp chiến thuật và kỹ thuật. Muốn không sử dụng liên lạc vô tuyến để giữ bí mật, thì lại không hiệp đồng được giữa lực lượng B-52 với các lực lượng hộ tống. Muốn phát nhiễu để che giấu lực lượng thì lại bị lộ hướng đánh. Muốn tập trung đánh đêm để hạn chế không quân và pháo phòng không của ta thì lại làm hạn chế tính cơ động của các loại máy bay chiến thuật. Muốn bay an toàn phải chế áp điện tử phòng không, nhưng muốn phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa của ta lại phải để cho lực lượng phòng không phát sóng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:32:45 pm
        Từ sự phân tích khoa học bản chất của hoạt động tác chiến và tìm ra các mâu thuẫn nội tại của địch, chúng ta mới có thể xác định được các biện pháp, bước đi làm chuyển hoá tương quan lực lượng giữa ta và địch, tạo nên sức mạnh để thắng địch. Mưu trí sáng tạo linh hoạt trong cách đánh luôn được chỉ đạo và vận dụng xuyên suốt từ lúc xác định kế hoạch tác chiến, lập thế trận, điều hành chỉ huy tác chiến qua từng trận, từng đợt cho đến khi kết thúc thắng lợi chiến dịch. Mưu trí sảng tạo trong cách đảnh chiến dịch, trước hết ở chỗ chọn đúng đối tượng nguy hiểm nhất, khoét sâu vào chỗ yếu nhất của địch để đánh địch, chỉ cần tiêu diệt một số ít đối tượng đó cũng đủ phả vỡ dược thế mạnh trong tập kích đường không của địch. Chỗ mạnh nhất và củng là chỗ yếu nhất của địch trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972 là lực lượng B-52 và giặc lái của nó. Do đó, chúng ta dồn mọi nỗ lực, tập trung mọi trí tuệ để tìm cách tiêu diệt bàng được B-52 rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái. Đó là quyết tâm, là mưu kế rất độc đáo của ta. Thực tế số lượng B-52 bị bắn rơi so với các loại máy bay khác không nhiều. Nhưng chỉ với số lượng đó, đã đủ làm cho huyền thoại về sức mạnh của lực lượng răn đe chiến lược của Mỹ bị tiêu tan, chỗ dựa cơ bản của cuộc tập kích đường không chiến lược bị phá vỡ.

        Chỉ sau ba ngày đầu chiến dịch, ta đã bắn rơỉ 12 máy bay B-52 trong đó có bảy chiếc rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Trong số giặc lái B-52 của bảy máy bay rơi tại chỗ đã lên tới hàng chục tên chết và bị bắt sống chưa kể những tên bị chết và bị thương trong năm B-52 khác bị bắn rơi ngoài không phận miền Bác. Với tổn thất đó, tương quan lực lượng đã thay đổi hẳn, không còn hy vọng đánh nhanh thắng nhanh, buộc Ních-Xơn phải thay đổi kế hoạch kéo dài cuộc tập kích. Lực lượng B-52 ở Guam dừng một thời gian để nghiên cứu, giao cho lực lượng B-52 ở Utapao thực hiện quy mô nhỏ đánh phá tiếp theo ra ngoài phạm vi Hà Nội để nghi binh và phân tán lực lượng ta.

        Sau 36 giờ nghỉ lễ Nô-en, Ních-Xơn huy động cố gắng cuối cùng, tập trung nỗ lực tối đa tổ chức đánh đồng thời cùng một lúc vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên từ nhiều hướng. Địch càng vào đông, càng vào dồn dập, càng bị tiêu diệt nhiều, số giặc lái B-52 bị chết và bị bắt sống càng lớn. Riêng trong đêm 26 tháng 12 năm 1972, chỉ trong gần một tiếng đồng hồ, ta đã tiêu diệt tám máy bay B-52. Trong đó có bốn chiếc bị bắn rơi tại chỗ.

        Sau trận đánh then chốt quyết định 26 tháng 12, ta đánh bồi thêm một số trận, sức mạnh trong cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn, Ních-xơn phải tuyên bố kết thúc cuộc tập kích chiến lược.

        Mưu trí sáng tạo của ta được thể hiện trong việc lựa chọn cách đảnh phá vỡ thế liên kết của địch. Sức mạnh của địch trong cuộc tập kích chiến lược đường không 1972 là sự liên kết giữa B-52 với các loại tiêm kích hộ tống, cường kích chế áp, liên kết giữa B-52 với các tốp bay thả nhiễu che chắn. Nếu sự liên kết đó bị phá vỡ, bị tách từng lực lượng ra, thì với tốc độ chậm, khả năng cơ động hạn chế, máy bay B-52 khó lọt qua hệ thống phòng không vào đánh phá mục tiêu, vì vậy, trong nghệ thuật chuyển hoá tương quan lực lượng, làm giảm sức mạnh của địch, chúng ta rất chú trọng tao cách đánh phá thế liên kết của địch, tách B-52 ra để tiêu diệt.

        Mưu trí sáng tạo lình hoạt của ta được thể hiện rõ rệt nhất trong vận dụng chiến thuật của các binh chủng. Để thực hiện cách đánh tập trang hiệp đồng binh chủng, chúng ta đã chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ giữa không quân đánh xa, phá vỡ thế liên kết của B-52 với các lực lượng khác của chúng từ xa tạo điều kiện thuận lợi cho tên lửa và cao xạ đánh phía trong. Tổ chức đánh tập trung, đánh liên tiếp trên đường bay buộc địch phải cơ động tránh đạn làm cho đội hình bay bị phá vỡ, tạo điểu kiện cho các lần bắn sau đạt hiệu quả. Nhìn chung trong chiến dịch phòng không 1972, các lực lượng đã phát huy mọi khả năng chiến đấu để tạo nên một sự cộng hưởng sức mạnh đánh thắng địch.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ở phạm vi chiến thuật và kỹ thuật, không quân địch đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhất là kỹ thuật nhiễu, kỹ thuật phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa rađa và trận địa tên lửa, kỹ thuật và thủ đoạn phóng bom laze, bom quang tuyến truyền hình, các thủ đoạn dùng các loại máy bay F-105, F4 tạo giả các tốp B-52, cho máy bay F4 bay chặn kích hộ tống B-52... có thể nói đây là một cuộc đấu trí rất căng thẳng, bên nào có ý chí và thông minh hơn, dũng cảm và sắc sảo hơn, bên đó sẽ thắng và sẽ giành được chủ động trong cách đánh. Ngay đêm đầu tiên, cuộc đấu trí đã trở nên quyết liệt. Tên lửa đánh liền mấy trận đầu chưa tiêu diệt được B-52, có trận còn đánh nhầm vào tốp "B-52 giả" Nhưng với ý chí quyết tiêu diệt B-52, với trình độ điêu luyện, thông minh sáng tạo và độ nhạy cảm tuyệt vời bộ đội tên lửa đã bắn rơi tại chỗ B-52 đầu tiên bằng cách đánh dịch trong điều kiện nhiễu dày đặc không thấy mục tiêu. Sang đợt 2 trong đêm, tên lửa lại đánh rơi B-52 tại chỗ bằng cách kết hợp nhiều phương pháp điều khiển. Ngay trong đêm đầu tiên, bộ đội tên lửa đã tạo ra cách đánh rất sáng tạo, nhanh chóng phổ biến và vận dụng có kết quả trong cả quá trình tác chiến chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:35:05 pm
        Việc phân biệt dải nhiễu B-52 với dải nhiễu của các loại máy bay khác đã được bộ đội phòng không dày công nghiên cứu từ trước qua triệu chứng hoạt động và qua hình thái dải nhiễu của từng loại trên màn hiện sóng. Do đó, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, bộ đội tên lửa đã có kinh nghiệm phân biệt và chọn đúng đối tượng B-52 để tập trung đánh. Nhưng phân biệt giữa tốp B-52 thật và tốp F-105 làm "B-52 giả", chúng ta còn ít kinh nghiệm, vì vậy, địch coi đây là một trong những thủ đoạn nghi binh đánh lừa có hiệu quả để bảo vệ B-52. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ban đầu một số đơn vị củng đã đánh nhầm vào "B-52 giả" và do ý muốn đánh chắc thắng nên phát sóng thiếu linh hoạt đá bị chính "B-52 giả" phóng tên lửa vào trận địa. Nếu thủ đoạn chiến thuật này của địch không bị phá, thì chúng ta khó tập trung được hoả lực vào B-52, đối tượng chu yếu của chiến dịch mà lại phân tán đánh vào "B-52 giả". Để phân biệt giữa "B-52 giả" và "B-52 thật", tương kế tựu kế, lấy thủ đoạn địch lừa mình để lừa lại địch, đây là một biện pháp chiến thuật rất hiệu quả, một kế sách rất độc đáo trên cơ sở khai thác và sử dụng tối ưu tính năng khí tài đã được cải tiến.

        Trong quá trình chiến tranh, bộ đội rađa và tên lửa đã phải thường xuyên đối phó với tên lửa tự dẫn của địch. Do đó, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, bộ đội tên lửa đã thành thạo "gạt" tên lửa tự dẫn của địch bảo đảm an toàn. Bộ đội tên lửa vẫn điều khiển đạn tên lửa vào B-52 trong lúc đạn tên lửa của địch lợi dụng cánh sóng của ta đang lao xuống trận địa. Tình huống chỉ xảy ra trong giây lát. Đó không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật. Đây thực sự là vấn đề thử thách lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và sự bình tĩnh tự tin của bộ đội.

        Trong những ngày đầu, địch tập trung đánh phá huỷ diệt các sân bay, tổ chức đội hình dày đặc máy bay F4 bảo vệ B-52 để loại trừ khả năng của không quân. Được sự giúp đỡ của nhân dân và các ngành, với quyết tâm cao, không quân đã nhiều lẩn cất cánh từ đường lăn, từ đoạn đường băng khôi phục tạm lên đánh địch, đã đánh rơi nhiều cường kích để bảo vệ mục tiêu, bảo vệ tên lửa, đã tổ chức nhiều trận đánh cản phá đội hình B-52 từ xa, phá vỡ liên kết đội hình bay của B-52 tạo điều kiện cho các lực lượng tên lửa phía trong đánh địch thuận lợi. Tuy nhiên, không quân vẫn chưa tìm được biện pháp phá vỡ vòng vây máy bay F4 để vào đánh B-52. Bộ tư lệnh chiến dịch vẫn xác định quyết tâm sử dụng không quân tích cực đánh B-52 cùng với tên lửa.

        Qua nghiên cứu phân tích hướng bay của B-52 không quân đã tìm ra phương pháp tiếp cận tốp B-52 từ bên sườn, từ phía sau, táo bạo bất ngờ thọc sâu qua hàng rào máy bay F4 phóng tên lửa vào B-52 rồi nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực tác chiến. Để thực hiện được cách đánh táo bạo đó, không quân phải cất cánh từ các sân bay vòng ngoài, bay ở độ cao thấp để tránh theo dõi của địch, đến khu vực có địch mới nhanh chóng nâng độ cao để thực hiện đánh bất ngờ từ phía sau.

        Từ những ngày đầu, các sân bay đã bị địch đánh bỏng và đánh liên tục không cho ta khôi phục. Địch chủ quan cho rằng không quân ta không thể cất cánh từ các sân bay vòng ngoài được. Bộ tư lệnh không quân đã tổ chức hệ thống dẫn đường kế tiếp nhau nhiều tuyến, kết hợp cả dẫn đường ở sở chỉ huy cơ bản với sở chỉ huy bổ trợ, bảo đảm dẫn đường cho không quân đánh B-52. Chúng ta đã bí mật đưa một số máy bay ra một vài sân bay tuyến ngoài đã bị địch đánh hỏng. Trong hai đêm 27, 28, không quân ta đã cất cánh từ hai sân bay vòng ngoài trên hai hướng khác nhau tạo bất ngờ lớn, địch không kịp đối phó. Không quân ta giành chủ động tiêu diệt hai máy bay B-52. Có thể nói đây là một cố gắng rất lớn của không quân, cất cánh trong điều kiện ban đêm hết sức khó khăn. Trong đêm tối ở trên không, tìm thấy địch và đánh được địch đã khó, việc cất cánh, hạ cánh từ đường lăn trong điều kiện không có đèn tín hiệu, địch lại đánh phá khốc liệt, khống chế liên tục là một việc hết sức nguy hiểm. Chỉ có ý chí quyết đánh và sự thông minh sáng tạo của phi công ta mới làm được những việc đó.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ là một cuộc đấu trí, đấu lực giữa ta và địch rất quyết liệt. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, có nhiều tình huống xảy ra. Có những tình huống ta có thể dự kiến trước, nhưng củng có những tình huống đột biến xuất hiện. Việc phản đoán tình huống, xử trí tình huống đúng đản và kịp thời để giành và giữ chủ động là một thành công lớn trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:37:28 pm
        Trong các đợt đánh tập trung, lực lượng máy bay địch rất lớn trên không phận, tình huống trên không vô cùng phức tạp. Số lượng giặc lái bị chết và nhảy dù rất nhiều. Nếu chúng ta không tổ chức bắt giặc lái, nhất là giặc lái "cao cấp" B-52, để địch tổ chức cứu, thì việc tiêu diệt lực lượng địch chưa được trọn vẹn và tình huống trên không sẽ thêm phức tạp. Thực tiễn trong chiến tranh cho ta thấy, sử dụng lực lượng địa phương bắt giặc lái là hiệu quả nhất, kịp thời nhất. Trong chiến dịch phòng không năm 1972, quân và dân ta đã tổ chức bắt giặc lái, dù chúng nhảy dù xuống đồng bàng hay rừng núi. Một vài lần chúng tổ chức cứu, dân quân tự vệ chẳng những bắt sống được giặc lái, mà còn bắn rơi cả máy bay đến cứu giặc lái. Ở đây chúng ta đã loại trừ được một tình huống phức tạp, nếu chúng ta không thực hiện tốt sẽ xảy ra. Chủ động tập trung bắn rơi mảy bay tại chỗ và chủ động bắt giặc lải là hai vấn đề được tổ chức rất chu đảo, đã tác động tương hỗ lẫn nhau. Thế trận phòng không ba thứ quân trên địa bàn chiến dịch đã tạo thế chủ động đảnh địch và bắt sống giặc lái.

        Sau ba ngày đầu bị tổn thất nặng, địch giảm cường độ đánh phá, sau đó chuyển sang đánh Hải Phòng, Đồng Mỏ, Thái Nguyên. Cơ quan chiến dịch đã phán đoán đúng ý định của địch không phải chuyển mục tiêu đánh phá mà là hành động nghi binh chiến dịch nhằm đánh lạc hướng phán đoán của ta hòng kéo lực lượng tên lửa ra khỏi Hà Nội, tạo thời cơ bất ngờ đánh ập trở lại Hà Nội. Chúng ta không bị động, lực lượng phòng không Hà Nội vẫn ổn định, củng cố, bổ sung chuẩn bị đánh những trận lớn hơn. Trên đường 1 Bắc, chúng ta đã bố trí một sư đoàn phòng không và ở khu vực Thái Nguyên đã bố trí cụm phòng không của quân khu trực tiếp đánh địch. Đây là một sự nhạy cảm phán đoán tình huống chính xác, và cách xử trí rất đúng đắn của chỉ huy và của cơ quan chiến dịch. Sau mấy ngày đánh giãn ra khỏi Hà Nội, không thấy lực lượng ta cơ động, hành động nghi binh không có tác dụng, địch tạm nghỉ lễ Nô-en để chuẩn bị đánh lại Hà Nội với quy mô lớn hơn, thủ đoạn phức tạp hơn. Với tính năng kỷ thuật của máy bay, địch có thế đánh phá đâu cũng được, có thể đánh phá mục tiêu nào củng được, nhưng bao giờ địch cũng đánh theo một ý định cụ thể. Để giành chủ động bố trí thế trận đánh địch, ta phải phân tích rất kỹ mục đích đánh phá của chúng. Tuy vậy trong thực tế chiến tranh, đã có trường hợp do ta xác định ý định đánh phá của địch thiếu chính xác nên không kịp thời tổ chức lực lượng bảo vệ.

        Sau khi tập trung B-52 đánh phá Hà Nội liên tục mấy ngày bị tổn thất nặng, ta đã nhận định địch sẽ chuyển hướng đánh đế gây phức tạp cho ta. Cũng qua thực tế trong mấy ngày đầu chiến dịch, ta thấy hoả lực trên hướng đông bắc Hà Nội còn mỏng, chúng ta đã nhanh chóng điều bớt lực lượng tên lửa ờ Hải Phòng lên bố trí đường 1 Bắc làm nhiệm vụ đánh phía ngoài cho Hà Nội. Các đơn vị đã cơ động kịp thời triển khai tham gia đánh địch trong trận mở đầu đợt 2, trận then chốt quyết định của chiến dịch đêm 26 tháng 12. Đây là một sự chuyển hoá thế trận hết sức linh hoạt, thể hiện sự nhạy bén và quyết đoản của chỉ huy và cơ quan chiến dịch.

        Sau thắng lợi lớn của trận đánh then chốt quyết định đêm 26, chúng ta đã dự đoán địch có khả năng đánh vớt vát vài ngày rồi kết thúc. Lãnh đạo chỉ huy chiến dịch đã chủ động tổ chức lại lực lượng, điều chỉnh lại thế bố trí để phát triển tháng lợi, đánh các trận cuối cùng kết thúc chiến dịch một cách giòn giã. Đổng thời, quân chủng cũng đã chỉ đạo lực lượng phòng không trên địa bàn Quân khu 4 chuẩn bị đánh địch "tụt thang" bảo vệ vận chuyển chiến lược.

        Trong quá trình tác chiến chiến dịch, có nhiều tình huống đột biến xảy ra, có những tình huống có lợi và củng có nhiều tình huống bất lợi. Với những tình huống có lợi, chúng ta phải biết phát huy làm cho thắng lợi của chiến dịch ngày càng lớn hơn. Với tình huống bất lợi, chúng ta phải chủ động hạn chế, khắc phục để duy trì và phát huy sức mạnh chiến đấu. Ngay mở đầu chiến dịch, các sân bay của ta bị địch đánh phá và khống chế liên tục, hòng ngăn chặn khả năng cất cánh của không quân ta. Địch đã tập trung đủ các lực lượng, sử dụng tổng hợp các loại nhiễu, các thủ đoạn chiến thuật làm cho tên lửa đã đánh một số trận chưa tiêu diệt được B-52. Đây là một tình huống gay go ngay trong những phút mở đầu chiến dịch. Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo các đơn vị bình tĩnh để tìm cách đối phó có hiệu quả. Vượt qua mọi khó khăn, không quân ta vẫn cất cánh đánh địch trong những điều kiện vô cùng phức tạp. Chỉ vài phút sau, bộ đội tên lửa đã tìm được cách đánh thích hợp, bắn rơi B-52 tại chỗ. Đây là một bài học lớn về xử trí tình huống trong tác chiến. Càng khó khăn quyết liệt, càng phải bình tĩnh đế tìm cách đánh có hiệu quả nhất. Đêm 20, khi B-52 bay vào, tên lửa đang tập trung đánh thì không quân ta thực hiện xong nhiệm vụ đánh B-52 ngoài xa bay về hạ cánh xuống căn cứ làm hạn chế đến khả năng chiến đấu của tên lửa. Đây là một tình huống bất lợi. Việc bố trí không quân ở tuyến trong rõ ràng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của chiến dịch. Sau khi đả phân tích kỹ các mặt, xác định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52, các lực lượng khác phải tạo điều kiện cho tên lửa đánh, bảo vệ tên lửa và trên cơ sở nghiên cứu cách đánh của không quân, ta đã khắc phục khó khăn đưa không quân ra tuyến ngoài để tạo điều kiện tốt nhất cho không quân đánh B-52.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:39:44 pm
        Một vấn đề khỏ khăn lớn trong quá trình tác chiến chiến dịch là việc lắp ráp và tiếp đạn cho các đơn vị hoả lực chưa đáp ứng được yêu cầu đánh tập trung, gây nên tình trạng thiếu đạn ở một số đơn vị trong một số thời điểm. Lãnh đạo chỉ huy chiến dịch đã kịp thời chỉ đạo ngành kỹ thuật tổ chức chặt chẽ việc cung cấp đạn, đã chỉ đạo sử dụng các lực lượng của quân chủng có thể điều động được để phục vụ lắp ráp và tiếp đạn trong chiến dịch.

        Tác chiến phòng không cũng như tác chiến trong chiến dịch phòng không, chúng ta phải thực hiện đánh địch trên thế đã bố trí trước. Do đó, phán đoán các tình huống đúng mới có cơ sở để ta lập thế trận và chuyển hoá thế trận kịp thời, giành được thế chủ động để đánh địch. Trong quá trình tác chiến quyết liệt, nhiều tình huống đột biến khó lường trước, chúng ta phải xử trí kịp thời mới có thể duy trì sức chiến đấu, phát huy được khả năng chiến đấu giữ vững quyền chủ động trong tác chiến chiến dịch. Điều đó đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ và rèn luyện bản lĩnh chiến đấu.

        Kiên quyết đánh thắng trận đâu, trận then chốt, then chốt quyết định và đánh thắng liên tục trong chiến dịch.

        Một đặc điểm cơ bản trong cách đánh chiến dịch của ta là kiên quyết đánh thắng trận đầu, trận then chốt, then chốt quyết định và đánh thắng liên tục trong chiến dịch.

        Trận đánh mở đẩu chiến dịch thảng lợi giòn giã có ý nghĩa rất quan trọng, tác động rất lớn đến cả ta và địch trong quá trình chiến dịch.

        Nếu trận mở đầu đánh thắng giòn giã, tiêu diệt nhiều máy bay địch, bắt sống giặc lái thì động viên cổ vũ quân và dân ta giữ vững niềm tin, nâng cao khí thế hăng hái vượt khó khăn gian khổ hy sinh để đánh thắng lớn hơn, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thuận lợi. Ngược lại, đối với địch trận đánh mở đầu thắng lợi của ta sẽ gây cho địch hoang mang, lúng túng làm hạn chế lớn đến khả năng sử dụng phương tiện và vũ khí hiện đại của chúng. Với ý nghĩa quan trọng của nó, trận đánh mở đầu phải được chuẩn bị chu đáo. Trong thế bố trí chiến dịch phải đặc biệt chú ý tập trung lực lượng đầy đủ, chuẩn bị mọi mặt chu đáo và Tư lệnh chiến dịch phải trực tiếp tổ chức chỉ huy trận mở đầu giành thắng lợi. Lãnh đạo chỉ huy chiến dịch đã hạ quyết tâm chỉ đạo các đơn vị cơ sở kiên quyết tìm mọi cách đánh thắng trận đầu, bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái. Các lực lượng phòng không chiến dịch, nhất là bộ đội tên lửa củng cố quyết tâm đánh thắng trận đầu, bình tĩnh tìm cách đánh hiệu quả bắn rơi B-52 tại chỗ.

        Trận đánh mở đầu chiến dịch đêm 18 tháng 12 là trận đánh tập trung hiệp đồng đạt hiệu quả cao. Không quân lên chặn đánh địch từ xa, phá vỡ thế liên kết của địch tạo điều kiện cho các lực lượng tên lửa, cao xạ phía trong đánh địch thuận lợi. Tên lửa đã tập trung hoả lực mạnh thực hiện đánh đồng thời, đánh kế tiếp bắn rơi tại chỗ hai máy bay B-52, tên lửa ở khu vực Nghệ An cũng đánh địch trên đường bay ra phối hợp với chiến dịch bắn rơi một máy bay B-52. Các lực lượng cao xạ đánh trả mãnh liệt vào các máy bay chiến thuật bảo vệ mục tiêu, bảo vệ sân bay và bảo vệ tên lửa đã tiêu diệt năm máy bay.

        Đây là một trận đánh phủ đầu đạt hiệu quả chiến đáu cao có ý nghĩa là một trận then chốt mở màn của chiến dịch. Thắng lợi giòn giã của trận đánh mở đầu đã củng cố lòng tin của ta: có thể bắn rơi B-52 tại chỗ, gây cho địch hoang mang trước hệ thống phòng không chiến dịch. Trận đánh đêm 18 còn cho ta khẳng định: tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52 của chiến dịch.

        Vượt qua khó khăn của đêm 19, chiến dịch đã tổ chức và thực hiện trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21 làm chuyển hoá tương quan lực lượng và thúc đẩy chiến dịch phát triển một cách thuận lợi.

        Đây là một trận đánh hiệp đồng quy mô lớn trong chiến dịch. Trong đêm 19, do nhiều nguyên nhân, hiệu quả tác chiến bị giảm sút, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm khắc kiểm điểm, phân tích đầy đủ các khía cạnh, tìm ra nguyên nhân, chuẩn bị và bổ sung kế hoạch tác chiến, nhất là mặt chỉ huy và bảo đảm để tiến hành trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21.

        Tên lửa đã tập trung hoả lực tiêu diệt bảy máy bay B-52, trong đó có năm chiếc rơi tại chỗ. Không quân ta đã cất cánh chặn đánh B-52 từ Mộc Châu (Sơn La), chặn đánh B-52 ở điểm kiểm tra cuối cùng của chúng ở Việt Trì (Phú Thọ) thực hiện cản phá địch ở vòng ngoài, tạo thế cho tên lửa và cao xạ đánh địch được thuận lợi. Lưới lửa cao xạ tầm thấp đã phát huy hoả lực đánh tiêu diệt 12 máy bay các loại. Đặc biệt tiêu diệt một máy bay F-111A là loại cường kích hiện đại nhất của Mỹ.

        Trận đánh tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21 là một trận đánh then chốt của chiến dịch làm thay đổi kế hoạch tác chiến cả của ta và của địch, cả hai lực lượng mạnh nhất, phương tiện hiện đại nhất, chỗ dựa cơ bản nhất trong cuộc tập kích đường không của Mỹ là máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay cường kích oanh tạc F-111 đều bị bắn rơi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:41:16 pm
        Sau đêm 20, B-52 bị tổn thất nặng (7,5%) ngoài sự tính toán của Mỹ. Kế hoạch cuộc tập kích đường không chiến lược ba ngày của Ních-Xơn bị thất bại, mục đích chính trị chưa đạt được, buộc Ních-Xơn phải ra lệnh kéo dài cuộc tập kích và phải cho B-52 đánh phá quy mô nhỏ ra các khu vực khác để vừa nghi binh chiến dịch, vừa nghiên cứu lại cách đánh và giữ vững tinh thần giặc lái của chúng. Trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21 cho ta khẳng định bất kỳ lực lượng nào, phương tiện nào của không quân Mỹ, với cách đánh sáng tạo của lực lượng phòng không Việt Nam vẫn có thể đánh bại hoàn toàn. Qua trận đánh đêm 20 ngày 21, vai trò chủ yếu của tên lửa đánh B-52 trong chiến dịch càng được khẳng định. Do đó, ta thay đổi chủ trương sử dụng tên lửa chỉ tập trung đánh B-52 ban đêm, ban ngày ta cho tên lửa củng cố chuẩn bị cho đêm chiến đấu tới, vừa giữ gìn lực lượng tên lửa, vừa tiết kiệm được đạn để tập trung tiêu diệt B-52 và sử dụng các lực lượng không quân, pháo cao xạ vừa đánh địch bảo vệ mục tiêu, vừa đánh địch để bảo vệ tên lửa. Đây là một nét độc đáo sáng tạo về sử dụng lực lượng chiến dịch trong điều kiện tên lửa của ta có hạn.

        Tranh thủ thời gian, chuẩn bị mọi mặt, kiên quyết tổ chức trận đánh then chốt quyết định của chiến dịch đêm 26 ngày 27 tháng 12.

        Sau 36 giờ nghỉ lễ Nô-en, đêm 26 Ních-Xơn dồn mọi cố gắng tập trung lực lượng ở mức cao nhất dùng 105 máy bay B-52, tổ chức đánh đồng thời vào cả ba khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, tiến công đồng thời trên cả ba hướng tạo ra tình huống trên không vô cùng phức tạp hòng gây cho ta khó khăn, phân tán lực lượng. Nhưng chính đêm cố gắng cao nhất của Ních-xơn lại là đêm tổn thất B-52 lớn nhất. Trong vòng gần một giờ đồng hồ tám máy bay B-52 bị tiêu diệt, trong đó có bốn chiếc rơi tại chỗ. cả trên ba khu vực đánh phá của địch (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên), máy bay B-52 đều bị bắn rơi.

        Trận đánh đêm 26 có ý nghĩa then chốt quyết định của chiến dịch. Với ta, trận đánh đêm 26 chứng tỏ cách đánh của ta trong chiến dịch rất có hiệu quả, đã có thể khẳng định, ta có đủ khả năng đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược chủ yếu bằng B-52 của địch.

        Đối với Ních-xơn, sau trận đánh đêm 26, lực lượng B-52 bị tổn thất nặng. Từ đầu cuộc tập kích cho đến đêm 26 đã có 26 máy bay B-52 bị bân rơi, trong đó có 14 chiếc B-52 rơi tại chỗ, hàng chục giặc lái siêu cấp của B-52 bị chết và bị bắt sống trên miền Bắc, chưa kể số giặc lái B-52 bị chết, bị thương ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bị tổn thất nặng không chịu đựng nổi nữa mà mưu đồ chính trị vẫn không đạt được, giặc lái hoang mang, nội tình nước Mỹ rối loạn, buộc Ních- xơn phải giảm dần cường độ sử dụng B-52, đánh thêm một vài đêm tránh xa khu vực Hà Nội rồi kết thúc.

        Như vậy trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta đã tổ chức thành công trận mở đầu đêm 18 thảng lợi giòn giã, trận then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 và trận then chốt quyết định đêm 26 tạo nên những thay đổi lớn có ý nghĩa quyết định để giành thắng lợi chiến dịch.

        Song song với các trận đánh tập trung quy mô lớn, chúng ta còn kết hợp các trận đánh quy mô vừa và nhò phát huy cách đánh độc lập của từng lực lượng, tiêu diệt 16 máy bay B-52, trong đó có năm chiếc rơi tại chỗ. Bộ đội tên lửa, không quân và cao xạ tầm cao đều đánh rơi B-52. Lực lượng dân quân tự vệ triển khai rộng khắp tích cực đánh địch cũng đã tiêu diệt 11 máy bay địch, trong đó có một máy bay F-111A. Đặc biệt lực lượng dân quân tự vệ đã chủ động bắt sống giặc lái và bắn rơi một máy bay trực thăng đến cứu giặc lái.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta đã quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, chủ động đánh địch bằng mọi vũ khí trang bị, vận dụng tốt quan điểm chiến tranh nhân dân, tạo điều kiện cho các lực lượng phòng không ba thứ quân đều tham gia đánh địch đạt hiệu quả. Qua đó chứng tỏ chiến dịch đã lựa chọn cách đánh thích hợp, đã kết hợp được hai phương thức tác chiến phòng không: phương thức tác chiến tập trung của lực lượng phòng không quân chủng với phương thức tác chiến tại chỗ rộng khắp của lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong chiến dịch.

        Trong chiến dịch, ta đã tạo được các trận đánh đồng thời kế tiếp nhau liên tục từ khi chúng xâm phạm vào không phận miền Bắc đến không phận mục tiêu, đã tổ chức thành công các trận đánh then chốt, then chốt quyết định, đồng thời tổ chức đánh địch liên tục giữa các trận đánh lớn, trận trước tạo đà cho trận gau, càng đánh hiệu quả tiêu diệt càng lớn.

        Tuy nhiên trong cách đánh tập trung hiệp đồng quy dô lớn trong các trận đánh then chốt, then chốt quyết định ta chưa chỉ đạo kịp thời và chưa tạo được điều kiện tốt nhất để không quân đánh rơi B-52 sớm hơn, nên sức mạnh trong tác chiến hiệp đồng còn hạn chế.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:42:29 pm
        Chỉ đạo chiến thuật và phương pháp chiến đấu là một nội dung quan trọng trong nghệ thuật chỉ huy tác chiến chiến dịch.

        Đối với chiến dịch phòng không, chiến thuật và phương pháp chiến đấu của các đơn vị cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng. Mọi ý định của chiến lược, nhiệm vụ của chiến dịch đều được thực hiện thông qua kết quả của các trận đánh cụ thể của đơn vị cơ sở. Thực tiễn chiến tranh cũng cho ta thấy, đợt đánh tập trung bảo vệ Hả Nội tháng 8 năm 1967 và đợt tháng 12 năm 1967, do cách đánh của tên lửa chưa thích hợp nên kết quả chiến đấu của các đợt đánh tập trung đó còn thấp.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, cơ quan chiến dịch rất chú trọng chỉ đạo đơn vị, cùng đơn vị nghiên cứu chọn chiến thuật và phương pháp chiến đấu một cách chặt chẽ, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm từng ngày, thậm chí trong từng trận. Đó là một nội dung quan trọng của nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Nét nổi bật của chỉ đạo chiến thuật trong chiến dịch phòng không 1972 là chỉ đạo cách đánh tập trung của các binh chủng, nhất là đối với bộ đội tên lửa Hiệu quả cách đánh tập trung của bộ đội tên lửa đã góp phần quyết định tạo nên thắng lợi của chiến dịch. Hầu hết các trận đánh tập trung của tên lửa đều đạt hiệu quả tiêu diệt cao. Các trận đánh liên kết với nhau trận trước tạo điều kiện cho trận sau. Vì vậy, cấp chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo rất chặt chẽ, kiên quyết thực hiện đánh tập trung. Cơ quan chiến dịch đã đề ra: bố trí tập trung, đánh tập trung và trong cơ động củng phải trên thế tập trung. Để thực hiện cách đánh tập trung, trong chiến thuật đả chủ động sử dụng hoả lực vươn xa, đánh chéo cánh sẻ từ hai bên sườn tạo nên mật độ đạn tập trung cao nhằm đạt hiệu quả tiêu diệt lớn. Tuy nhiên, cũng có trận ta chưa thực hiện được đánh tập trung. Điển hình là đêm 19, tên lửa đánh tập trung chưa tốt nên hiệu quả tiêu diệt thấp. Điều đó chứng tỏ kiên quyết tổ chức cách đánh tập trung là hoàn toàn đúng.

        Bên cạnh việc chỉ đạo tên lửa đánh tập trung, chúng ta cũng chỉ đạo các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo, chớp thời cơ đánh tiêu diệt. Đối với lực lượng súng pháo tầm thấp của lực lượng địa phương, vận dụng chiến thuật phục kích đón lõng đường bay là chủ yếu. Nhờ đó, có đơn vị đã bắn rơi cả máy bay F-111A của địch. Đối với không quân, MiG-21 lực lượng chủ yếu tham gia đánh B-52 từ xa, chiến dịch đã kiên quyết chỉ đạo và tạo điều kiện cất cánh từ sân bay vòng ngoài, dẫn đường đánh B-52 đạt hiệu quả tiêu diệt liên tiếp trong hai đêm 27 và 28.

        Xuất phát từ đặc điểm của tác chiến phòng không, cấp chỉ đạo và chỉ huy chiến dịch không những chỉ đạo cách đánh chiến thuật mà còn chỉ đạo đến phương pháp xạ kích, vì mục đích cao nhất của chiến dịch là bắn trúng, bắn rơi máy bay tại chỗ, bát sống giặc lái. Cán bộ chiến sĩ các đơn vị cơ sở thường xuyên rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, phân tích một cách khoa học từng trận đánh thắng và từng trận đánh không thành công, nhất là các trận đánh máy bay B-52 của tên lửa và không quân. Do đó, đêm đầu tiên mới chỉ có hai tiểu đoàn bắn rơi B-52 tại chỗ, qua rút kinh nghiệm, hầu hết các đơn vị đều bần rơi B-52. Quá trình nghiên cứu đánh B-52, chúng ta đã chú trọng đi sâu nghiên cứu và tìm phương pháp xạ kích thích hợp. Trong các cuộc hội thảo và tập huấn về cách đánh B-52 đã tập trung và giải quyết phương pháp xạ kích của tên lửa, thao tác phát hiện B-52 của rađa và biện pháp chiến thuật đánh B-52 của không quân. Do đó, trong quá trình tác chiến chiến dịch, cách đánh B-52 ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả. Từ lúc đầu bắn B-52 bằng một phương pháp điều khiển đã tiến đến vận dụng đánh bằng tất cả các phương pháp điều khiển, chuyển hoá các phương pháp rất linh hoạt. Thậm chí trong một trận có đơn vị đã vận dụng sáng tạo quy tắc xạ kích, kết hợp được nhiều phương pháp điều khiển, đạt hiệu quả tiêu diệt cao. Đối với không quân, những ngày đầu đã vượt mọi khó khăn trong điều kiện sân bay bị đánh phá, tích cực cất cánh, đánh đúng đối tượng B-52. Nhưng chưa bắn rơi được B-52 mới chỉ tạo được hiệu quả ngăn chặn, phá thế liên kết từ xa của địch. Quân chủng đã tập trung chỉ đạo không quân một cách cụ thể về phương pháp tiếp cận và biện pháp chọc qua hàng rào máy bay F4 bảo vệ để tiêu diệt B-52, đồng thời tạo mọi điều kiện cho không quân đánh được B-52.

        Tuy nhiên, trong quá trình tác chiến, Bộ tư lệnh chiến dịch chưa chú ý chỉ đạo đúng mức chiến thuật của pháo cao xạ. Do đó, hiệu quả chiến đấu của cao xạ chưa phát huy được đây đủ, nhất là đánh đêm, đánh trong thời tiết xấu, đánh máy bay F-111A ở độ cao thấp. Chỉ đạo chiến thuật của không quân còn chậm, nên trong các trận đánh then chốt, then chốt quyết định, hiệu quả chiến đấu của không quân chưa được phát huy đầy đủ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:44:07 pm

        - Vận dụng sáng tạo đúng đắn nguyên tắc "tích cực tiêu diệt địch bảo vệ mục tiêu" là một vấn đề quan trọng của nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Mối quan hệ giữa tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu được vận dụng một cách linh hoạt trong tác chiến chiến dịch. Nói chung bảo vệ mục tiêu luôn luôn được coi là mục đích của hoạt động phòng không. Để bảo vệ mục tiêu trước các cuộc tập kích đường không của địch, ta vận dụng cả hai biện pháp: tích cực tiêu diệt địch và chủ động phòng tránh. Như vậy, tiêu diệt địch là một trong hai biện pháp để bảo vệ mục tiêu. Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và điều kiện cụ thể về lực lượng, có thể trong một trận đánh nào đó, một đợt đánh nào đó, lực lượng phòng không được xác định nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, thì việc bảo vệ mục tiêu, một phần do kết quả tiêu diệt địch, lại phải lấy biện pháp phòng tránh là chính. Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một điển hình về vận dụng sáng tạo nguyên tác cơ bản trên trong bối cảnh cụ thể.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, vấn đề tiêu diệt B-52 và bắt sống giặc lái được đặt thành mục tiêu hàng đầu cho lực lượng phòng không chiến dịch.

        Ở giai đoạn quyết định của cuộc chiến tranh, Ních-xơn sử dụng con bài chiến lược B-52 để răn đe gây sức ép với ta. Do đó, ta quyết tâm tập trung tiêu diệt B-52 và bắt sống giặc lái để ép lại chúng là một quyết tâm hoàn toàn chính xác và củng là nét độc đáo trong xác định mục tiêu của chiến dịch, Đương nhiên, khi mục tiêu chiến lược và quyết tâm chiến dịch đã đặt ra thì thế trận, sử dụng lực lượng và cách đánh cần phải tập trung giải quyết để thực hiện cho được quyết tâm đó. Trong điều kiện lực lượng có hạn, ta phải chấp nhận kết quả bảo vệ từng mục tiêu cụ thể không lớn lắm. Đó cũng là thực trạng của tình hình. Trong số máy bay B-52 bị bắn rơi, chỉ có một chiếc duy nhất chưa kịp ném bom.

        Trên góc độ chiến dịch, bảo vệ mục tiêu còn được hiểu theo nghĩa rộng. Chiến dịch bảo vệ một địa bàn rộng lớn trong đó có Hà Nội, Hải Phòng và nhiều trung tâm khác, trong đó Hà Nội là khu vực bảo vệ chủ yếu. Tuy có bị tổn thất một số mục tiêu cụ thể nhưng nhìn chung Hà Nội, Hải Phòng và các trung tâm khác vẫn được giữ vững. Một số mục tiêu giao thông cụ thể bị địch đánh phá liên tục như Đông Anh Yên Viên, Giáp Bát, nhưng cả một hệ thống giao thông chiến dịch, giao thông chiến lược vẫn thông suốt, hàng chi viện cho miền Nam ngày càng nhiều.

        Điều đó củng có nghĩa: ta lấy tập trung tiêu diệt nhiều B-52, bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, làm mục đích hành động. Nhưng qua đó buộc địch phải đánh giãn ra khỏi Hà Nội, buộc địch phải kết thúc sớm cuộc tập kích củng làm tăng độ an toàn cho hệ thống mục tiêu bảo vệ của chiến dịch.

        Tích cực tiêu diệt địch và chủ động phòng tránh giữ gìn lực lượng ta để đánh địch có mối quan hệ biện chứng cần được giải quyết tốt trong chiến dịch.


        Các lực lượng phòng không chiến dịch, bên cạnh việc tích cực đánh địch còn chủ động thực hiện tốt các biện pháp nguy trang nghi binh, công sự che chắn, sử dụng các biện pháp linh hoạt "gạt" tên lửa tự dẫn của địch, phát sóng hợp lý hạn chế không để địch đánh lại ta, giữ gìn lực lượng đánh địch liên tục và có hiệu quả. Trong tác chiến chiến dịch, chúng ta coi trọng việc xây dựng nhiều trận địa dự bị, sân bay dự bị, tạo điều kiện vận dụng linh hoạt chiến thuật cơ động để đánh địch và bảo toàn lực lượng ta. Vấn đề giữ gìn lực lượng được đặt vào trong nội dung kế hoạch chiến dịch, được thực hiện từng bước theo quá trình tác chiến chiến dịch.

        Các cơ sở hậu phương nhà máy, kho tàng được sơ tán phân tán triệt để, các máy bay củng thực hiện sơ tán, phân tán cất giấu để hạn chế tổn thất, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm sẵn sàng cất cánh đánh địch.

        Do nhận thức đầy đủ ý nghĩa của mối quan hệ tích cực tiêu diệt địch với chủ động phòng tránh giữ gìn lực lượng ta, trong chiến dịch, ta đã hạn chế được tổn thất đến mức thấp nhất, duy trì được sức chiến đấu liên tục để đánh địch. Có thể nói, trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ, nguyên tắc cơ bản trên đã thấm sâu trong cả quân và dân ta, trong lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, lực lượng sản xuất và nhân dân nói chung.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, các cấp lãnh đạo và chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã thực hiện mối quan hệ này một cách tích cực chủ động và sáng tạo.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:46:22 pm

V. CHỐNG CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ CỦA ĐỊCH CÓ HIỆU QUẢ LÀ MỘT YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG TRONG CÁCH ĐÁNH CHIẾN DỊCH, TRONG ĐÓ CON NGƯỜI CÓ Ý CHÍ CAO VÀ CÓ TRÌNH ĐỘ ĐIÊU LUYỆN GIỮ VAI TRÒ CHỦ YẾU, KẾT HỢP CHIẾN THUẬT VỚI KỸ THUẬT, LẤY CHIẾN THUẬT LÀM TRUNG TÂM
       
        Tác chiến điện tử là một trong những biện pháp tác chiến cơ bản trong chiến tranh hiện đại, đặc biệt luôn gần liền với hoạt động của không quân.

        Với lợi thế của nền công nghiệp hiện đại, ngay từ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, không quân Mỹ đã sử dụng tác chiến điện tử ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn, cường độ ngày càng mạnh hơn để đối phó với lực lượng phòng không.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, tác chiến điện tử được coi là một biện pháp quyết định nhất bảo đảm an toàn cho B-52 vượt qua hệ thống hoả lực phòng không, đặc biệt vượt qua hoả lực tên lửa. Kẻ địch đã chủ quan khẳng định rằng, với biện pháp và khả năng tác chiến điện tử của chúng, rađa và tên lửa của ta sẽ bị vô hiệu hoá, không phát hiện được và từ đó cũng không đánh được. Chúng ta không phủ nhận tác dụng to lớn về lĩnh vực tác chiến điện tử của Mỹ đã gây cho ta không ít khó khăn trong chiến đấu. Từ thực tiễn chiến tranh cho chúng ta thấy, nếu đối phó với chiến tranh điện tử của địch không thành công, thì hiệu quả tác chiến của chiến dịch khó đạt được. Mặt khác cũng từ thực tiễn đấu tranh điện tử với địch trong chiến tranh, ta thấy đây là một vấn đề rất phức tạp, cần phải tổ chức nghiên cứu công phu, kết hợp cả chiến thuật với kỹ thuật.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược, Mỹ sử dụng đồng thời cả ba lực lượng: không quân chiến lược B-52, không quân chiến thuật và không quân hải quân. Trong đó không quân chiến lược B-52 là chủ yếu, nhưng lực lượng chiến thuật của chúng cúng rất lớn (gần một nghìn máy bay). Do vậy, không gian nhiễu hỗn hợp các loại càng phức tạp. Nhiệm vụ của chiến dịch đòi hỏi phải tách được B-52 ra, đánh đúng và tiêu diệt nhiều B-52 rơi tại chỗ là một yêu cầu rất cao. Cuộc đấu tranh điện tử trong chiến dịch lại càng khó khăn, càng quan trọng, và quyết ỉiệt hơn nhiều. Nếu chống tác chiến điện tử của địch không có hiệu quả thì chúng ta không thể tiêu diệt được B-52 tại chỗ, nhiệm vụ chiến dịch khó hoàn thành.

        Thực tiễn của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta đã thắng trên lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch.

        Bộ đội rađa, ngay từ phút đầu đã phát hiện được B-52 từ xa thông báo kịp thời cho các cấp, các lực lượng giành chủ động đánh địch và báo động kịp thời cho nhân dân phòng tránh. Đồng thời nhiều trận đã bảo đảm tình báo B-52 phục vụ dẫn đường cho không quân tiếp cận đúng các tốp B-52 để đánh địch.

        Bộ đội tên lửa đã tập trung đánh đúng đối tượng B-52, nhanh chóng phân biệt được "B-52 giả", thực hiện đánh có hiệu quả, bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ, thực hiện tốt mục tiêu chiến dịch. Địch đã phóng hàng chục quả tên lửa tự dẫn vào trận địa, nhưng đều bị bộ đội tên lửa "gạt" ra ngoài, chỉ có một quả trúng trận địa.

        Không quân đã cất cánh nhiều lần, tiếp cận đúng đối tượng B-52 và đã tiêu diệt được B-52.

        Bộ đội cao xạ tầm cao cũng đả tập trung đánh B-52 và đã tiêu diệt được B-52 bằng khí tài tổng hợp.

        Có thể nói đây là một bất ngờ lớn nhất đối với địch. Sự ngạo mạn chủ quan về sức mạnh tác chiến điện tử trong cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ đã bị lực lượng phòng không Việt Nam đánh bại.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:48:38 pm

        Tử thực tiễn nghệ thuật đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972, ta thấy nổi lên mấy vấn đề:

        Cuộc đấu tranh điện tử trở thành một tiêu điểm về đối chọi ý chí và trí tuệ giữa ta và địch trong chiến dịch phòng không
. Tác chiến điện tử cũng như các hình thái tác chiến khác, thông thường hai bên tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Trong tác chiến điện tử, thông thường phải tiến hành cả hai biện pháp: gây nhiễu cho đối phương và phá nhiễu của đối phương. Nhưng điều kiện thực tế của ta trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chúng ta chưa có thiết bị để gây nhiễu cho không quân địch và củng chưa có thiết bị để chế áp, phá nhiễu của địch. Do đó, việc đấu tranh điện tử với không quân địch trong chiến tranh phá hoại và đặc biệt trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 vô cùng khó khăn. Với quan điểm vũ khí luận, kẻ địch cho rằng lực lượng phòng không Việt Nam hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tác chiến điện tử của chúng. Nhưng cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch trong chiến dịch, chúng ta đã thẳng.

        Quán triệt tư tưởng tiến công trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, trọng tâm trong công tác lãnh đạo chỉ huy chiến dịch là củng cố ý chí quyết đánh thắng. Chỉ có trên cơ sở quyết đánh thắng mới chủ động tích cực nghiên cứu cách đánh thắng địch trong điều kiện tác chiến điện tử phức tạp, hiện đại nhất của Mỹ. Kẻ địch chủ yếu dựa vào nhiễu để vượt qua hệ thống phòng không và phóng tên lửa có điều khiển từ xa để phá huỷ phòng không. Chúng ta phải tìm cách phá vỡ chỗ mạnh của địch, buộc địch phải bộc lộ mặt yếu, mới đánh được địch có hiệu quả. Vũ khí trang bị dù hiện đại đến đâu củng không bao giờ đạt được sự hoàn thiện tuyệt đối, vẫn có những hạn chế của nó. Mặt khác, tính năng của vũ khí trang bị có phát huy được hay không, còn phụ thuộc vào con người sử dụng nó. Trước hết, trong lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch, chúng ta đã thắng về ý chí. Bộ đội rađa vẫn bình tĩnh "vạch nhiễu tìm thù" để tìm cho được B-52 ẩn náu trong khối nhiễu dày đặc bao quanh nó, trong khi các tốp cường kích hộ tống đánh phá liên tục vào trận địa, nhất là các trận địa phía trước. Bộ đội tên lửa vẫn bình tĩnh điều khiển chính xác đạn tên lửa vào B-52 trong khi tên lửa tự dẫn của địch phóng xuống lợi dụng cánh sóng rađa của ta đang lao vào trận địa. Bộ đội không quân vẫn dũng cảm chọc thủng lớp máy bay bảo vệ F4 chọn hướng công kích ít bị nhiễu nhất để tiêu diệt B-52. Bộ đội pháo cao xạ 100mm, bằng khí tài tổng hợp vẫn dũng cảm hiên ngang tạo màn đạn quanh B-52 trong điều kiện B-52 rải thảm xuống khu vực.

        Đối với kẻ địch thì hoàn toàn ngược lại, mặc dù được trang bị đầy đủ các máy gây nhiễu với công suất khác nhau, dải tần khác nhau, tạo ra các loại nhiễu rất hiện đại và phức tạp. Nhưng hiệu quả tác chiến điện tử của địch đã tự bị hạn chế rất nhiều trước hệ thống phòng không Việt Nam, đặc biệt là hệ thống hoả lực phòng không Hà Nội, nơi chúng gọi là "toạ độ lửa". Mặc dù các tốp oanh tạc, nhất là B-52 được che chắn bởi nhiễu tiêu cực của các tốp tiêm kích tạo ra, nhiễu ngoài xa do các loại máy bay chuyên gây nhiễu EB-66 EC-130, hạm tàu để tạo bí mật bất ngờ cho ta, nhưng do hoảng sợ trước hệ thống hoả lực phòng không của ta, địch phải phát nhiễu để tự vệ và qua đó bộc lộ sự xuất hiện của nó. Các tốp hộ tống B-52 phải bám sát vào B-52 để gây nhiễu, để chặn kích không quân ta và chế áp phòng không, nhưng do hoảng sợ trước lưới lửa phòng không, trước sự xuất hiện MiG của ta đã phải nhanh chóng cơ động tránh đạn làm cho B-52 mất hẳn chỗ dựa, trở nên một mục tiêu đơn độc. Muốn lợi dụng cánh sóng của ta để đánh phá các trận địa bằng tên lửa tự dẫn thì phải để cho ta phát sóng, nhưng như vậy, lại dễ bị ta phát hiện và tiêu diệt. Do đó, địch lại phải gây nhiễu, nên hiệu quả đánh phá trận địa bị hạn chế. Từ thực tiễn chiến tranh và đặc biệt qua chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta có thể khẳng định: dù phương tiện hiện đại đến đâu, nếu không có ý chí cũng sẽ không phát huy được đầy đủ tính năng của nó. Đây thực sự là một cuộc đối chọi cả về ý chí và trí tuệ giữa ta và địch trong chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 02:50:00 pm

        Thành công của ta trên lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch là một sự kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh.

        Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, tác chiến điện tử của địch nhằm vô hiệu hoá và phá huỷ hệ thống phòng không chủ yếu tập trung trên hai lĩnh vực gây nhiễu và phóng tên lửa tự dẫn đánh phá phòng không của ta.

        Cuộc đấu tranh chống điện tử của địch được tiến hành một cách kiên trì, liên tục trong suốt cuộc chiến tranh. Đây thực sự là một cuộc đấu trí rất quyết liệt của lực lượng phòng không với không quân Mỹ.

        Không quân Mỹ luôn cải tiến, phát triển kỹ thuật nhiễu, từ nhiễu tiêu cực đến nhiễu tích cực, từ nhiễu ngụy trang đến nhiễu tạo giả mục tiêu và nhiễu đạn tên lửa. Chiến thuật gây nhiễu của Mỹ củng thay đổi từ gây nhiễu ngoài đội hình đến gây nhiễu trong đội hình rồi kết hợp các loại nhiễu, kết hợp các thủ đoạn tạo nên một không gian nhiễu đa tạp và biến động, gây ra không ít khó khăn cho lực lượng phòng không, nhất là rađa, tên lửa và không quân.

        Tác chiến điện tử là một lĩnh vực được thực hiện hiện bằng phương tiện kỹ thuật điện tử và kỹ thuật điều khiển rất hiện đại. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu nhiễu của địch vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có một thời gian. Trong điều kiện thực tế của chiến tranh chống Mỹ, chúng ta chưa có được thiết bị thu nhiễu của địch và phân tích kỹ thuật nhiễu của chúng một cách đầy đủ. Hầu hết các loại nhiễu của địch gây ra đều được cán bộ chiến sĩ từ đơn vị trực tiếp chiến đấu phát hiện qua hình thức- thể hiện của nó trên màn rađa. Từ việc cảm nhận nó, hiểu nó đến đối phó thắng lợi với nó là cả một quá trình nghiên cứa công phu. Thông thường từng loại nhiễu của địch, chúng ta phải nghiên cứu trong một thời gian mới tìm được biện pháp đối phó có hiệu quả. Trong quá trình chiến tranh các lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân, lực lượng B-52 của Mỹ củng sử dụng các trang thiết bị điện tử khác nhau, với thủ đoạn khác nhau. Nhưng hầu hết kỹ thuật nhiễu, thủ đoạn nhiễu, thủ đoạn phóng tên lửa tự dẫn của không quân chiến thuật, không quân hải quân, chúng ta đã dày công nghiên cứu đối phó từng bước có hiệu quả. Riêng đối với lực lượng ném bom chiến lược B-52 của Mỹ, chúng ta mới chỉ bước đầu phát hiện được những dấu hiệu đặc trưng của nhiễu, thủ đoạn nhiễu, nhưng chưa tìm được cách đánh có hiệu quả để bắn rơi B-52 tại chỗ. Do đó, ngay trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, bộ đội rađa, tên lửa vẫn còn tiếp tục triển khai nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp đối phó với nhiễu của địch, đặc biệt là nhiễu của B-52, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài liệu để huấn luyện bộ đội. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972, địch sử dụng tổng hợp các loại nhiễu, thực hiện tổng hợp các thủ đoạn gây nhiễu. Đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, không phải chỉ đơn thuần đối phó riêng lẻ từng loại nhiễu, từng thủ đoạn, mà phải đối phó đồng thời tổng hợp các loại nhiễu và các thủ đoạn nhiễu của địch. Vấn đề đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 trở nên vô cùng gay go phức tạp, đòi hỏi bộ đội phải vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo những kinh nghiệm đã có được trong chiến tranh.

        Thành công về đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972 biểu hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực chiến thuật, kỹ thuật, lấy chiến thuật làm chính.

        Đấu tranh điện tử với địch là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện đại, ngoài ý chí quyết thắng, còn đòi hỏi cán bộ chiến sĩ phải có một trình độ rất cao, hiểu biết sâu sắc cả về kỹ thuật và chiến thuật.

        Trong điều kiện nền công nghiệp của ta còn hạn chế, kỹ thuật của ta còn ở mức độ nhất định, vũ khí trang bị phần lớn thuộc thế hệ cũ, tính năng kỹ thuật hạn chế, rất dễ bị địch gây nhiễu, chúng ta không thể lấy vũ khí chọi vũ khí, kỹ thuật chọi kỹ thuật với không quân Mỹ. Trong điều kiện đó, chúng ta luôn luôn xác định phương châm trên cơ sở nắm vững kỹ thuật, lấy chiến thuật làm chính để đối phó với địch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:01:12 pm
        Về mặt chiến thuật, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta đã tạo lập một thế trận chiến dịch phù hợp bảo đảm không bị địch gây nhiễu đồng thời, hoặc bị nhiễu nhưng với cường độ không lớn vẫn có thể phát hiện và đánh được B-52 trong nhiễu. Do đó, bất kỳ địch tiến công trên hướng nào cũng có đơn vị phát hiện được và cũng có đơn vị đánh được. Chúng ta đã sáng tạo sử dụng tổng hợp mọi phương tiện từ thô sơ đến hiện đại, từ các vọng quan sát mắt, các loại đài rađa cũ, mới, các loại rađa với dải tần khác nhau để bổ trợ cùng phát hiện B-52 trong nhiễu. Chúng ta đã sử dụng không quân đánh chặn từ xa, sử dụng tên lửa đánh tập trung, đánh từ nhiều phía, đánh chéo cánh sẻ vào các tốp B-52. về mặt xạ kích, các đơn vị tên lửa đã chủ động linh hoạt vận dụng các phương pháp điều khiển, các phương pháp bám sát và chọn cự ly phóng thích hợp, ở đoạn bay thích hợp, đã bình tĩnh "gạt" tên lửa tự dẫn của địch một cách có hiệu quả.

        Về mặt kỹ thuật, chúng ta chưa có điều kiện phá nhiễu của địch, củng chưa có thiết bị gây nhiễu lại cho địch. Chúng ta mới chỉ tập trung nghiên cứu về bản chất kỹ thuật nhiễu của địch, làm cơ sở để từng bước cải tiến khí tài trước khi bước vào chiến dịch, đồng thời chế tạo các bộ phận cần thiết để phục vụ huấn luyện cho bộ đội đánh địch trong nhiễu, làm cơ sở để vận dụng các biện pháp kỹ thuật trong chiến thuật. Do đó, có thể nói: chỉ có trên cơ sở hiểu biết kỹ thuật, chúng ta mới có thể sảng tạo được các biện pháp chiến thuật thích hợp đối phó với tác chiến điện tử của địch. Nhưng mặt khác, với vũ khí trang bị của ta còn hạn chế, quán triệt quan điểm đánh địch bằng mọi vũ khí trang bị, kết hợp cả thô sơ và hiện đại, trong lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch, chúng ta đã kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật và chiến thuật, lấy chiến thuật làm chính mới giành được thắng lợi.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một sự thành công lớn về đấu tranh điện tử với địch. Lãnh đạo và chỉ huy các cấp đã phát động phong trào rộng rãi ở tất cả các đơn vị, các ngành cùng phối hợp
nghiên cứu những biện pháp chiến thuật, kỹ thuật để phát hiện và đánh đúng đối tượng B-52. Chính vì vậy, hiệu quả chống chế áp điện tử của địch trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đã có bước nhảy vọt, gây bất ngờ lớn cho không quân Mỹ. Ý chí và trí tuệ của chúng ta đã thẳng vũ khí kỹ thuật hiện đại của địch. Điều đó càng chứng minh quan điểm đúng đắn của Đảng ta về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh.

        Trong lời tựa cuốn "Chiến tranh không quân ở Đông Dương", một giáo sư trường đại học Goóc-nen Mỹ đã viết: "Thắng lợi của Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn tháng của con người đối với máy móc".

        Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến điện tử đã phát triển thành một biện pháp tác chiến cơ bản, một loại hình chiến tranh mới: "chiến tranh điện tử", đã trở thành một loại "vũ khí mềm" để vô hiệu hoá lực lượng phòng không đối phương, vì vậy, trong tác chiến phòng không, nhất là trong chiến dịch, nơi hội tụ mọi sức mạnh chiến tranh điện tử của địch, đối phó với tác chiến điện tử trở thành một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch tác chiến chiến dịch và là một yếu tố quyết định đến sự thành công của cách đánh chiến dịch. Nếu không được quan tâm đầy đủ, đối phó tác chiến điện tử không có hiệu quả, thỉ tác chiến chiến dịch phòng không khó có thể thành công. Ngay từ trong thời bình, chúng ta cần không ngừng bám sát theo dõi sự phát triển của chiến tranh điện tử mới có thể đối phó kịp thời, hiệu quả khi chiến tranh xảy ra.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:03:16 pm

VI. TỔ CHỨC BẢO ĐẢM ĐẨY ĐỦ CÁC MẶT, TẬP TRUNG VÀO KHÂU THEN CHỐT: ĐẠN, KHÍ TÀI, SÂN BAY ĐÁP ỨNG YÊU CẨU TÁC CHIẾN QUY MÔ LỚN, KHẨN TRƯƠNG, QUYẾT LIỆT, LIÊN TỤC CỦA CHIẾN DỊCH

        Trong chiến dịch phòng không, việc tổ chức bảo đảm đầy đủ các mặt nhằm phát huy và duy trì sức chiến đấu liên tục trong tác chiến tập trung, khẩn trương, ác liệt là một vấn đề vô cùng khó khăn và có vị trí rất quan trọng để giành thắng lợi chiến dịch. Lực lượng phòng không được trang bị những vũ khí, khí tài khá hiện đại như rađa, máy bay, tên lửa, pháo cao xạ các loại và đã qua nhiều bước cải tiến. Mỗi loại khí tài có yêu cầu kỹ thuật riêng, điều kiện chiến đấu riêng. Do đó, công tác bảo đảm rất phức tạp.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta đã tập trung giải quyết những khó khăn, nhất là bảo đảm đạn, bảo đảm khí tài, bảo đảm công trình sân bay.

        Các loại vũ khí trang bị kỹ thuật của bộ đội phòng không đều do các nước viện trợ, chủ yếu là Liên Xổ. Số lượng dự trữ của ta phụ thuộc rất nhiều vào sự viện trợ của nước ngoài. Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 diễn ra trong thời điểm mà mối quan hệ các nước không thuận lợi. Điều đó gây cho ta không ít khó khăn. Trong điều kiện chiến đấu ác liệt của năm 1972, khí tài, vật tư kỹ thuật tiêu hao lớn, viện trợ của các nước bổ sung chưa được đáp ứng. Khí tài tên lửa trong kho còn rất hạn chế và thiếu đồng bộ, lượng đạn tên lửa dự trử không nhiều, một số đã quá niên hạn sử dụng. Một số khí tài mới viện trợ còn nằm ở bến bãi, thời gian bàn giao, tiếp nhận giữa ta và bạn chưa xong. Có loại, đơn vị đi đào tạo đã về nước, nhưng khí tài và đạn vẫn còn ở bên kia biên giới. Trước những khó khăn đó, công tác bảo đảm kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 trở thành một vấn đề lớn.

        Quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ và kế hoạch tác chiến chiến dịch của Bộ tư lệnh quân chủng, Cục Kỷ thuật đã liên tiếp tổ chức các hội nghị chuyên đề. Từ ngày 3 đến 5 tháng 12 năm 1972, hội nghị ngành kỹ thuật toàn quân chủng được tổ chức để bàn về công tác bảo đảm cho chiến dịch. Ngày 10 tháng 12 năm 1972, Cục Kỹ thuật tổ chức hội nghị trạm xưởng để bàn về vấn đề sửa chữa, trung tu khí tài bảo đảm cho tác chiến chiến dịch. Ngày 15 tháng 12 năm 1972, Cục Kỹ thuật triệu tập hội nghị khẩn cấp bảo đảm đạn tên lửa cho Hà Nội và Hải Phòng.

        Trong công tác bảo đảm kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch phòng không năm 1972 nổi lên hai vấn đề lớn là bảo đảm đạn tên lửa và bảo đảm khí tài.

        Về tổ chức bảo đảm đạn tên lửa:

        Mặc dù số lượng đạn dự trữ không nhiều, chấp hành lệnh của Bộ Tổng Tham mứu, chúng ta vẫn tiếp tục đưa đạn vào nam Khu 4 một số lượng đáng kể, bảo đảm cho các lực lượng ở tuyến trong đánh địch bảo vệ vùng giải phóng và bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược. Cục Kỹ thuật đã chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tích cực sử dụng đạn đã qua sửa chửa, đạn đã được kéo dài niên hạn, chỉ đạo nhà máy tên lửa tập trung sửa chữa khôi phục đạn hỏng để nâng số đạn sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị. Bước vào chiến dịch, đạn tên lửa ở khu vực Hà Nội đã có 2,16 cơ số, ở khu vực Hải Phòng đã có 1,8 cơ số. Các tiểu đoàn kỹ thuật, mặc dù đã được củng cố nhưng mới chỉ có từ 1 đến 1,5 dây chuyền ở mỗi tiểu đoàn. Riêng tiểu đoàn lắp ráp đạn của trung đoàn tên lửa 274 mới từ tuyến trong ra chưa triển khai được.

        Trong ba ngày đầu chiến dịch, tên lửa ở Hà Nội, Hải Phòng đã tiêu thụ một số lượng đạn lớn, vượt quá dự kiến ban đầu và khả năng cung cấp thường ngày của ta. Với tinh thần tất cả cho chiến đấu, tất cả để chiến thắng, các tiểu đoàn kỹ thuật đã làm việc liên tục ngày đêm để phục vụ chiến dịch. Mặc dù vậy, đạn vận chuyển đến các đơn vị hoả lực chưa bù được số đạn tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức chiến đấu. Đó là một tình huống xảy ra chưa lường trước được. Để giải quyết khó khăn đó, Bộ tư lệnh chiến dịch đã tổ chức một bộ phận bảo đảm đạn tên lửa cho chiến dịch do đồng chí cục trưởng Cục Kỹ thuật trực tiếp phụ trách. Quân chủng đã huy động mọi khả năng của cơ quan và đơn vị để tăng cường vận chuyển đạn đến các đơn vị hoả lực. Cục Kỹ thuật đã điều hai tổ lắp ráp đạn của nhà máy tên lửa tăng cường cho các đơn vị ở Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:04:25 pm
        Trong bốn ngày tiếp theo, từ ngày 21 đến ngày 25, địch đánh phá quy mô nhỏ và đánh giãn ra Thái Nguyên, đường 1 Bắc. Số lượng đạn tên lửa tiêu thụ không nhiều. Nhưng số lượng đạn lắp ráp được ở các tiểu đoàn kỹ thuật lại giảm đáng kể. Thậm chí có ngày, có tiểu đoàn không lắp ráp được nào. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng năng suất lắp ráp đạn ở các tiểu đoàn kỹ thuật giảm là do việc cung cấp đạn ở tuyến trên xuống chưa kịp, thiếu đồng bộ, một số thiết bị phục vụ cho láp ráp và kiểm tra bị hư hỏng chưa sửa chửa kịp. Mặt khác, qua ba ngày đêm làm việc liên tục, thiếu đội ngũ thay thế, nên sức khoẻ bộ đội giảm sút củng ảnh hưởng lớn đến tiến độ lắp ráp đạn. Để khắc phục tình trạng này, Cục Kỹ thuật đã chủ động tổ chức vận chuyển đạn cho Hà Nội và Hải Phòng, bổ sung nhiên liệu của đạn, cánh đạn, chốt cánh đạn, cốt, phách... để đơn vị có đủ điều kiện đẩy nhanh tốc độ láp ráp đạn.

        Sau đợt một chiến dịch, lượng đạn tên lửa tiêu thụ rất lớn, khả năng cung cấp khó bảo đảm. Bộ tư lệnh quân chủng đã chủ động đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho điều một số đạn tên lửa từ Thanh Hoá ra Hà Nội. Nhưng mãi tới ngày 28 tháng 12, chuyến đạn đầu tiên từ Thanh Hoá mới ra đến Hà Nội bổ Sũng cho đơn vị chiến đấu.

        Sang đợt hai chiến dịch, lượng đạn tiêu thụ chỉ bằng 50% lượng đạn tiêu thụ trong đợt một. Sau thời gian củng cố, tốc độ lắp ráp đạn ở các tiểu đoàn kỹ thuật tăng lên rõ rệt và duy trì được trong suốt giai đoạn hai chiến dịch, bảo đảm đầy đủ đạn theo yêu cầu của tác chiến. Tuy vậy do lực lượng vận chuyển đạn được huy động từ nhiều đầu mối, tổ chức điều hành thiếu chặt chẽ, lái xe chưa nắm hết mạng đường sá và vị trí của từng đơn vị hoả lực, nên thường đưa đạn đến chậm, thậm chí có trường hợp đưa nhầm đạn của tiểu đoàn này cho tiểu đoàn khác.

        Có thể nói, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ngành kỹ thuật đã huy động mọi khả năng để lắp ráp và cung cấp đạn theo yêu cầu tác chiến chiến dịch. Qua đó cho chúng ta thấy: trong chiến dịch phòng không, lượng đạn tên lửa tiêu thụ rất lớn so với tác chỉến thường xuyên, vượt quá khả năng lắp ráp và tiếp đạn thông thường theo biên chế của đơn vị. Vì vậy, trong công tác chuẩn bị chiến dịch, cần phải có kế hoạch củng cố các tiểu đoàn kỹ thuật, biên chế đầy đủ các dây chuyền lắp ráp. Các tiểu đoàn kỹ thuật tổ chức lắp ráp đạn tập trung ở khu vực an toàn, xa đội hình để bảo đảm lắp ráp đạn liên tục ngày đêm cung cấp cho đơn vị. Cơ quan chiến dịch cần chuẩn bị sẵn một số dây chuyền lâp ráp đạn để hỗ trợ kịp thời cho các hướng trọng điểm. Phải có kế hoạch cung cấp bổ sung đạn trên từng tuyến rất chặt chẽ, kịp thời và đồng bộ mới có thể duy trì được tốc độ lắp ráp, đáp ứng yêu cầu của chiến dịch. Trong quá trình tác chiến rất khẩn trương, mạng đường sá thường có sự thay đổi do địch đánh phá, các đơn vị hoả lực thường cơ động vj trí chiến đấu. Do đó, việc tổ chức tiếp đạn phải rất chặt chẽ mới tránh được sai sót và chậm trễ trong khâu vận chuyển. Trong điều kiện như vậy, cơ quan Cục Kỹ thuật cần phối hợp với phòng kỹ thuật các sư đoàn tổ chức lâm thời đội vận chuyển tập trung, chuyên chở đạn đến cho các tiểu đoàn kỹ thuật của từng trung đoàn theo một kế hoạch thống nhất. Từng trung đoàn tổ chức đội tiếp đạn tập trung và trực tiếp điều hành việc chuyển đạn đến từng tiểu đoàn hoả lực. Thực tế trong chiến dịch phòng không năm 1972, cả hai khâu lắp ráp đạn ở các tiểu đoàn kỹ thuật và khâu tổ chức vận chuyển đạn đều có những vấn đề phức tạp riêng của nó, cần phải tổ chức chỉ huy điều hành ở các cấp một cách chặt chẽ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:05:30 pm

        Về tổ chức bảo đảm khí tài:

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, việc bảo đảm khí tài chiến đấu củng là một vấn đề lớn, đặc biệt là khí tài tên lửa.

        Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, ngành kỹ thuật quân chủng đã chủ động tổ chức kiểm tra, hiệu chỉnh khí tài và bảo dưỡng định kỳ được hầu hết ở các đơn vị rađa, tên lửa, pháo cao xạ, tổ chức cung cấp bổ sung vật tư phụ tùng thay thế. Khi bước vào chiến dịch, hệ số kỹ thuật đã đạt được ở mức cao. Cục Kỹ thuật đã tích cực chuẩn bị khí tài bổ sung cho trung đoàn tên lửa 274 từ nam Quân khu 4 ra, củng cố bổ sung trang thiết bị cho các trạm sửa chữa ở các trung đoàn.

        Trong ba ngày đầu chiến dịch, không quân địch chủ yếu tập trung đánh phá và khống chế sân bay. Do đó, khí tài chưa có gì tổn thất lớn. Nhưng từ ngày 21 trở đi, địch tập trung lực lượng cường kích đánh phá trận địa phòng không, nhất là tìm diệt tên lửa. Vũ khí trang bị của ta có bị tổn thất. Ngành kỹ thuật đã tổ chức tốt việc sửa chữa khôi phục khí tài chiến đấu trong quá trình tác chiến chiến dịch. Đội ngũ cán bộ nhân viên kỷ thuật của từng đơn vị đã chủ động hiệu chỉnh, sửa chửa những hỏng hóc thông thường, bảo đảm chiến đấu kịp thời. Lực lượng sửa chửa cơ động của chiến dịch đã tổ chức sửa chửa tại các đơn vị bị đánh hỏng nặng. Nên chỉ sau một đến hai ngày, đơn vị lại có khí tài triển khai chiến đấu. Đối với những khí tài hỏng nặng cần phải đưa về nhà máy để sửa chữa, Cục Kỹ thuật đã tổ chức thay thế khẩn trương cho các đơn vị bảo đảm chiến đấu ngay.

        Trong suốt quá trình tác chiến chiến dịch, không có một đơn vị nào phải ngừng chiến đấu vì lý do kỹ thuật, mặc dù có nhiều bộ khí tài củ đã đến mức phải đưa vào trung tu và số giờ mở máy liên tục tăng lên gấp hai lần thường ngày. Không có đơn vị nào phải ngừng chiến đấu quá ba ngày do khí tài bị địch đánh hỏng. Đây là một cố gắng rất lớn của ngành kỹ thuật trong công tác bảo đảm chiến dịch. Tuy vậy, trong công tác bảo đảm khí tài cho tác chiến chiến dịch, cũng còn một số hạn chế như: việc cung cấp khí tài đồng bộ cho trung đoàn 274 còn chậm. Đến ngày 29 tháng 12, trung đoàn tên lửa 274 mới có đủ bốn tiểu đoàn chiến đấu, nhưng tiểu đoàn kỹ thuật của trung đoàn vẫn chưa triển khai được đầy đủ để lắp ráp đạn. Do đó, ảnh hưởng lớn đến thế đánh tập trung của chiến dịch. Việc tổ chức định kỳ năm cho một số đơn vị hoả lực tiến hành còn chậm, ảnh hưởng đến lực lượng tác chiến chiến dịch. Như tiểu đoàn 84 của trung đoàn 238 phải dừng chiến đấu kiểm tra định kỳ từ đầu cho đến hết đợt một, sang đợt hai mới tham gia chiến đấu được.

        Qua chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, cho ta thấy: công tác bảo đảm khí tài chiến đấu cho chiến dịch phòng không là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Cần thiết phải chủ động chuẩn bị một số bộ khí tài đồng bộ, bí mật cất giấu trên một số hướng nhất định làm "lực lượng dự bị" của chiến dịch. Trong trường hợp khí tài bị hỏng nặng, tốt nhất là đơn vị bàn giao khí tài cho ngành kỹ thuật sửa chửa và nhanh chóng tiếp nhận khí tài triển khai chiến đấu mới duy trì sức chiến đấu liên tục của chiến dịch. Song song với việc chuẩn bị một số khí tài đồng bộ, cần chuẩn bị một số khí tài lẻ bố trí ở các khu vực để sẵn sàng thay thế cho đơn vị bảo đảm chiến đấu liên tục. Dù có khí tài mới bổ sung, thì việc sửa chửa hiệu chỉnh trong quá trình chiến đấu vẫn là một vấn đề quan trọng. Cần phải tổ chức kết hợp giữa sửa chữa tại chỗ với sửa chữa cơ động, đặc biệt phải có đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật giỏi ở đơn vị chiến đấu mới duy trì được hệ số kỹ thuật thường xuyên liên tục trong tác chiến chiến dịch, mới bảo đảm được tham số kỹ thuật chính xác để nâng cao hiệu quả tiêu diệt máy bay địch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:07:18 pm

        Về bảo đảm công trình sân bay:

        Từ thực tiễn chiến tranh, chúng ta thấy không quân địch rất chú trọng đánh phá các trận địa phòng không và sân bay.

        Các đơn vị phòng không và không quân làm nhiệm vụ đánh địch trên không, nhưng lại triển khai ở mặt đất. Tính cơ động, linh hoạt của nó rất hạn chế. Tuy nhiên, mỗi lực lượng có khó khăn riêng, yêu cầu riêng.

        Trong khi tên lửa có thể ngụy trang, nghi binh bí mật cơ động trận địa để đánh địch, thì không quân lại chỉ có thể cất cánh, hạ cánh trên sân bay đã có sự chuẩn bị. Ngay khi mở đầu cuộc tập kích và liên tiếp trong những ngày sau, không quân địch đã tập trung đánh phá hầu hết tất cả các sân bay vòng trong, vòng ngoài, kể cả sân bay dã chiến của ta với mức độ huỷ diệt, nhiều sân bay bị đánh đi, đánh lại hàng chục lần và khống chế liên tục. Việc khôi phục sân bay để có thể cất cánh, hạ cánh được gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải có thời gian và huy động một công sức rất lớn. Nhưng với tinh thần tích cực tiến công, với ý chí quyết đánh thắng, không quân ta đã vượt qua mọi khó khăn cất cánh 30 lần chiếc, trong đó có 16 lần chiếc cất cánh trong đêm từ đường lăn, từ đường băng khôi phục tạm và trong điều kiện không có đèn tín hiệu và đã bẳn rơi hai máy bay B-52, năm máy bay chiến thuật khác, cản phá nhiều tốp B-52 của địch, tạo điều kiện cho tên lửa ta đánh địch có hiệu quả. Tuy nhiên, việc địch tập trung đánh phá sân bay là một khó khăn lớn cho ta và củng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho lực lượng không quân chưa phát huy được hết khả năng trong tác chiến chiến dịch.

        Từ chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, xét về mặt bảo đảm công trình sân bay cho không quân ta thấy nổi lên một số vấn đề lớn cần phải tập trung giải quyết:

        Cần phải tổ chức cụm phòng không mạnh bảo vệ một số sân bay cơ bản, đặc biệt sân bay của MiG-21. Trong việc bảo vệ sân bay, phải kết hợp cả hoả lực của cụm pháo bảo vệ trực tiếp sân bay, hoả lực tên lửa và tổ chức không quân chiến đấu trên không bảo vệ căn cứ.

        Trong quá trình khôi phục sân bay, cần chuẩn bị kế hoạch huy động lực lượng công binh của Bộ, của quân khu, của quân chủng và huy động nhân dân địa phương, cần có tổ chức chỉ huy điều hành phối hợp chặt chẽ và chuẩn bị sẵn phương tiện, vật liệu (các tấm bê tông đúc sẵn) mới 'đẩy nhanh được tiến độ sửa chửa.

        Trong quá trình khôi phục khẩn trương, số lượng người ở sân bay rất lớn. Có sân bay phải huy động hàng nghìn người lao động cả ngày và đêm. Trong khi đó, địch lại đánh phá khống chế liên tục không cho ta sửa chửa khôi phục. Do đó, cần phải tổ chức cụm phòng không mạnh tác chiến trực tiếp để bảo vệ.

        Cần hoạch định hệ thống sân bay dã chiến bí mật, bảo đảm cất, hạ cánh trong điều kiện khẩn cấp. Cần phải nghiên cứu khai thác, huấn luyện cất cánh, hạ cánh trên những đường cao tốc quốc gia để tạo nên tính linh hoạt trong tác chiến.

        Ngoài những vấn đề trọng tâm trên, lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã chú trọng bảo đảm một cách toàn diện trên tất cả các mặt kỹ thuật, công binh công trình, bảo đảm hậu cần.

        Đối với công tác kỹ thuật, ngoài việc tập trung bảo đảm đạn tên lửa, khí tài tên lửa, cơ quan kỹ thuật chiến dịch phối hợp với cấp trên đã tổ chức hệ thống kho đạn pháo cao xạ các loại rất hoàn chỉnh, bảo đảm đầy đủ cho tất cả các lực lượng pháo cao xạ của ba thứ quân trong chiến dịch, đã tổ chức bảo đảm vũ khí trang bị khá đầy đủ cho rađa và pháo cao xạ.

        Về mặt bảo đảm công trình chiến đấu trong chiến dịch cũng rất lớn. Chiến dịch đòi hỏi một hệ thống trận địa đủ bảo đảm cơ động lực lượng theo cách đánh chiến dịch, cần phải có hệ thống sân bay nhiều tuyến để sử dụng không quân một cách linh hoạt. Mặt khác trong quá trình tác chiến, địch đánh phá có tính huỷ diệt và khống chế liên tục ngày đêm. Ta sửa chứa xong địch lại phá, nhưng ta vẫn có đủ trận địa cho các lực lượng cơ động triển khai, không quân ta vẫn cất cánh đánh địch. Các công trình chiến đấu vẫn được củng cố. Có thể nói đây là một vấn đề đòi hỏi sức lực vô củng lớn, phải có quyết tâm rất cao và sự giúp đỡ to lớn của các cấp chính quyền và nhân dân mới có thể thực hiện được.

        Trong giai đoạn chuẩn bị cũng như trong quá trình chiến dịch, chúng ta đã huy động tổng hợp mọi lực lượng: lực lượng của các đơn vị, lực lượng công binh của các cấp (của Bộ, của chiến dịch, của đơn vị), lực lượng công binh của địa phương. Đặc biệt, cơ quan chiến dịch cũng như đơn vị đã chủ động kết hợp với Đảng uỷ và chính quyền địa phương huy động một lực lượng vô cùng lớn của nhân dân. Có thể nói đây là một nét đặc sắc trong việc tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.

        Về mặt bảo đảm hậu cần trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 củng nổi lên nhiều vấn đề. Trong quá trình tác chiến chiến dịch hết sức ác liệt và liên tục suốt 12 ngày đêm, nhiều thành phần, nhiều đặc điểm, điều kiện chiến đấu khác nhau. Có bộ phận ngồi trên mâm pháo ngoài trời giá lạnh, có bộ phận thao tác chiến đấu trong buồng máy nóng bỏng, nhiệt độ có khi lên tới 40 độ, phi công phải túc trực thường xuyên ngày đêm bên máy bay, việc duy trì sức khoẻ bình thường đủ sức, đủ tỉnh táo để "vạch nhiễu tìm thù'r để đánh địch có hiệu quả trở nên vấn đề hết sức khó khăn. Mặt khác trong tác chiến ác liệt, không thể tránh khỏi thương vong. Việc giải quyết thương binh, liệt sĩ trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, hệ thống giao thông chiến dịch luôn luôn bị địch đánh phá trở nên vấn đề phức tạp.

        Trong cuộc chiến tranh phá hoại, công tác bảo đảm vật chất hậu cần đã có nhiều kinh nghiệm. Tuy vậy, việc tổ chức bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch phòng không quy mô lớn chống lại cuộc tập kích chiến lược có tính huỷ diệt của địch, vẫn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn gấp bội, đòi hỏi phải liên tục giải quyết. Quán triệt quan điểm chiến tranh nhân dân, cơ quan hậu cần chiến dịch đã chủ động phối hợp với ngành hậu cần của Bộ, của quân khu, đồng thời khai thác huy động khả năng hậu cần tại chỗ của các địa phương, kết hợp tổ chức tập trung với tại chỗ để bảo đảm đầy đủ yêu cầu cửa chiến dịch. Có thể nói trong điều kiện khó khăn, nghệ thuật tổ chức bảo đảm hậu cần đã trưởng thành vượt bậc cả về tổ chức chỉ huy, chỉ đạo và thực hiện hoàn thành được nhiệm vụ bảo đảm hậu cần chiến dịch.

        Từ thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972, vấn đề tổ chức bảo đảm mọi mặt cho chiến dịch trở thành một trong những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch. Trong tác chiến phòng không hiện đại, không chú trọng tổ chức bảo đảm một cách đầy đủ, chu đáo, toàn diện thì chắc chắn khó đạt được hiệu quả cao trong chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:12:21 pm
VII. KẾT HỢP TÁC CHIẾN VỚI PHÒNG TRÁNH CÓ HIỆU QUẢ VÀ GIỮ VỮNG GIAO THÔNG VẬN CHUYỂN THÔNG SUỐT LÀ MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ ĐÁNH BẠI CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG  CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỊCH

        Để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã phát triển đường lối chiến tranh nhân dân vào mặt trận đất đối không với tư tưởng chỉ đạo là: toàn dân bắn máy bay và tàu chiến địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải. Với đường lối đó, quân vả dân ta đá đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, những quan điểm cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân trong mặt trận đối không đã được vận dụng và thực hiện một cách sáng tạo có hiệu quả cao.

        Đối với các nước lớn có tiềm lực quân sự mạnh, họ có đủ khả năng tổ chức các trận không chiến áp đảo, tiêu diệt, cản phá, đẩy lùi các trận tiến công đường không của đối phương ngay từ ngoài biên giới, phối hợp với lực lượng phòng không mặt đất dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp đánh địch liên tục, buộc không quân đối phương phải bỏ cuộc tập kích. Nhưng đối với lực lượng phòng không của ta, số lượng còn hạn chế, tính năng vũ khí trang bị chưa hiện đại bằng các phương tiện tiến công đường không của đế quốc Mỹ, Ngay từ đầu cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, chúng ta đã nhanh chóng xác định được nguyên tắc: đánh địch để bảo vệ mục tiêu và tổ chức tốt công tác phòng tránh để bảo vệ mục tiêu. Trong điều kiện phải tiến hành cuộc chiến tranh không cân sức, cả hai biện pháp đó đều phải được tiến hành tích cực và chủ động. Đảng và Chính phủ ta đã liên tục chỉ đạo thực hiện chủ trương: đi đôi với việc tích cực tổ chức đánh địch, phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân, bảo đảm giao thông vận tải thông suốt. Sơ tán người và vật chất bảo đảm sinh hoạt cho nhân dân, duy trì mọi hoạt động xã hội và sản xuất trong chiến tranh là một vấn đề lớn.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Việc sơ tán là một bộ phận cần thiết trong việc phòng không", "Làm việc sơ tán thật tốt tức là góp phần đắc lực vào công việc phòng không vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thăng lợi hoàn toàn"1 .

        Đánh phá ác liệt giao thông vận chuyển nhằm ngăn chặn sự chi viện miền Bắc cho chiến trường miền Nam là một mục tiêu cơ bản trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Vấn đề bảo đảm giao thông vận chuyển là một vấn đề vô cùng gay go quyết liệt và có ý nghĩa chiến lược lớn trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Tại hội nghị thi đua bảo đảm giao thông vận tải ngày 24 tháng 3 năm 1966 Hồ Chủ tịch đã nói: "Giao thông vận tải rất quan trọng, quan trọng đối với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống nhân dân", "Giao thông vận tải cũng là giao thông vận tải nhân dân", "Chiến tranh của nó có thể nói là toàn diện về chính trị, về kinh tế, về tài chính, về tất cả các thứ. Nhưng ở ngoài Bắc ta đây nó nhằm nhiều vào giao thông vận tải". "Giao thông vận tải là một mặt trận'', ''Giao thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranh đã thắng lợi phần lớn rồi"2.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, mối quan hệ giữa tác chiến, phòng tránh và bảo đảm giao thông vận chuyển được quán triệt một cách sâu sắc, thực hiện một cách triệt để. Do vậy, mặc dù hầu hết máy bay B-52 bị bắn rơi sau khi đã trút bom, nhưng tổn thất của ta về người và tài sản không lớn như ý muốn của chúng. Đó là một thành công rất lớn về kết hợp tổ chức phòng tránh với tổ chức đánh địch làm thất bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Do khu vực tác chiến chủ yếu của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ xảy ra ở Thủ đô Hà Nội, nơi làm việc của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, các ngành, nên việc chỉ đạo kết hợp ba mặt đánh địch, phòng tránh và bảo đảm giao thông vận chuyển có nhiều thuận lợi.

--------------
1. Hồ Chí Minh Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1996. Tập 12. Tr: 105, 106.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội -1996. Tập 12. Tr: 58 - 62


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:17:49 pm
        Trên cơ sở thường xuyên duy trì nề nếp sẵn sàng chiến đấu, công tác và sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong chiến tranh và các mối quan hệ đã được xác lập từ trước, trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch, các mối quan hệ hiệp đồng lớn đã được cụ thể thêm và có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ Trung ương. Chính phủ chỉ đạo duy trì các hoạt động xã hội trong thời chiến, điều hành hoạt động của các Bộ, các ngành, các địa phương trên tất cả các mặt phù hợp với tình hình chiến tranh. Ngay sau trận đánh B-52 đầu tiên, sáng 19 tháng 12, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình tác chiến và chỉ thị cho các địa phương tổ chức chu đáo việc phòng tránh, triệt để sơ tán, bảo đảm giao thông vận chuyển chi viện hàng vào chiến trường, động viên quân và dân ta kiên quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Qua 12 ngày đêm đánh phá tập trung có tính chất huỷ diệt của đế quốc Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh của Mỹ đã viết: "Trong 12 ngày đêm, Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, thả 35.000 tấn bom vào hai trung tâm đô thị lớn của Bắc Việt Nam. Giới quân sự Mỹ cho rằng các trung tâm dân cư cũng như các mục tiêu quân sự sẽ bị quét sạch., khu vực mục tiêu chỉ còn là những đống gạch vụn..., đã làm tê liệt đời sống hàng ngày của Hà Nội, Hải Phòng và phá huỷ khả năng của Bác Việt Nam ủng hộ các lực lượng Nam Việt Nam. "Một cuộc tập kích đã có thể làm chết trên 13.000 dân thường trong hai tuần lễ"1.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 song song với việc tổ chức đánh địch đạt hiệu quả chiến đấu cao, bần rơi nhiều máy bay B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, chúng ta củng đã thành công lớn trong việc chỉ đạo phòng tránh và bảo đảm giao thông vận chuyển đạt nhiều kết quả, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do địch gây ra, giữ vững giao thông vận chuyển thông suốt chi viện cho chiến trường ngày càng tăng. Đây là một thành công rất lớn và cũng là một nét độc đáo trong chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Tử thực tiễn chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972, trên lĩnh vực phòng tránh và bảo vệ giao thông vận chuyển ta có thể rút ra mấy vấn đề:

        Phải tổ chức một hệ thống chỉ huy điều hành thống nhất chặt chẽ từ Trung ương đến các địa phương, đến từng nhà máy, cơ quan, từng cụm dân cư dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự điều hành của chính quyền các cấp. 

        Phải chủ động sơ tán, phân tán kho tàng, nhà máy, tài sản ra khỏi khu vực trọng điểm. Phải tổ chức chặt chẽ, kiên quyết và liên tục việc sơ tán nhân dân, đồng thời tổ chức nơi đón tiếp chu đáo, nhanh chóng ổn định đời sống và công tác khu sơ tán. Đây là biện pháp chủ động và tích cực nhất để bảo vệ tính mạng, tài sản trước cuộc tập kích đường không tàn bạo của địch. Việc sơ tán nhân dân phải tổ chức thành ba mức: sơ tán lâu dài những người không liên quan đến việc chiến đấu, phục vụ và sản xuất. Sơ tán cấp tốc những người được phân công ở lại duy trì sản xuất, công tác, phục vụ chiến đấu, nhưng trong điều kiện cụ thể cần rút bớt đi sơ tán tạm thời để giảm thương vong. Sơ tán tại chỗ những lực lượng tối thiểu phải ở lại để phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả, bảo vệ trật tự xã hội. Kế hoạch sơ tán phải rất cụ thể, phải xác định khu sơ tán cho từng cơ quan nhà máy, khu phố, tránh tạo ra mục tiêu mới để địch đánh phá và tránh gây quá tải trong việc bảo đảm đời sống sinh hoạt hàng ngày ở khu sơ tán, phải có kế hoạch phân luồng và huy động phương tiện bảo đảm sơ tán người và tài sản được nhanh chóng.

        Phải xây dựng củng cố thường xuyên hệ thống hầm hào ẩn nấp vững chắc rộng khắp, phân tán, chủ yếu hầm cá nhân, hầm ba đến bốn người, đúng quy cách. Đây là biện pháp có hiệu quả cao trong công tác phòng chống địch đánh phá, kể cả B-52.

        Phải tổ chức cấp cứu và khắc phục hậu quả một cách chặt chẽ, có đầy đủ phương tiện, kết hợp các lực lượng chuyên môn và nhân dân, kết hợp lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ, lấy lực lượng tại chỗ làm chính, lực lượng cơ động chi viện là quan trọng dưới sự chỉ đạo thống nhất của hội đồng phòng không địa phương.

--------------
1. Weddon Abrown: National University Publication Kennical Press. New Yook 1976.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:19:59 pm
        Trên lĩnh vực giao thông vận tải, cần chú trọng tập trung giải quyết các điểm nút, kết hợp giữa các lực lượng đánh địch, bảo đảm giao thông và vận chuyển. Phải kết hợp mọi phương tiện, mọi tuyến đường để nhanh chóng giải toả trọng điểm. Phải phân luồng thích hợp để tránh gây ùn tâc ở điểm nút, hoặc tạo nên những điểm nút mới. Phải nhạy bén lợi dụng thời cơ giữa các đợt đánh của địch, lợi dụng lúc địch chuyển mục tiêu đánh phá để nhanh chóng tập trung vận chuyển an toàn. Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Giao thông để thường xuyên nắm vững tình hình đánh phá của địch, chủ động điều hành công tác giao thông vận chuyển trong các tình huống. Phải kết hợp sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giao thông vận tải của Nhà nước, giao thông vận tải quân sự và lực lượng vận tải rộng lớn của nhân dân. Đặc biệt khai thác khả năng của các cán bộ khoa học trong và ngoài quân đội để nghiên cứu các biện pháp rà phá bom từ trường, thuỷ lôi góp phần quan trọng bảo đảm giao thông thông suốt.

        Cần tổ chức hệ thống thông báo báo động phòng không tập trung ở các thành phố, khu công nghiệp- Trên các khu vực nhỏ cần phải tổ chức vọng gác báo động phòng không để phục vụ trực tiếp cho nhân dân. Đây là một biện pháp hết sức cần thiết để mỗi người dân chủ động phòng tránh, bảo đảm an toàn trước khi địch đánh phá. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh khác đã tổ chức thu thông báo về địch trên không, nhất là tín hiệu B-52, trên mạng tình báo quốc gia và các trạm, đài quan sát khu vực để chủ động tổ chức báo động phòng không cho nhân dân. Việc thông báo báo động phòng không được thực hiện rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, cả thô sơ và hiện đại. Các đài quan sát phòng không trên từng khu vực, ngoài việc báo động phòng không, còn có trách nhiệm theo dõi tình hình ném bom của địch để báo cho người phụ trách kịp thời xử trí, điều lực lượng đến khắc phục hậu quả, phá gỡ bom nổ chậm, bom từ trường, sửa chửa đường sá và phân luồng giao thông.

        Trong tổng kết chiến tranh chống Mỹ, Đảng ta đã khẳng định: "Đây là một nghệ thuật quân sự biểu hiện tập trung tính tổng hợp của nhiều yếu tố tư tưởng tổ chức, cách đánh và phương thức phòng tránh. Đó là nghệ thuật kết hợp đánh địch với phòng tránh, kết hợp tác chiến với bảo vệ sản xuất và sản xuất, bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, kết hợp đánh thắng địch, bảo vệ miền Bắc với tăng cường không ngừng sức mạnh chiến đấu cho chiến tranh cách mạng miền Nam"1.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, việc tổ chức phòng tránh và bảo đảm giao thông vận tải thông suốt được chỉ đạo chặt chẽ từ cơ quan chiến lược, các ngành, các cấp và nhân dân nên đã tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng làm thất bại mục tiêu chiến lược của Ních-Xơn trong cuộc tập kích đường không chiến lược của chúng.

-------------
1.  Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Tổng kết cuộc kháng chién chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi và bài học. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H -1996. Tr: 237.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:21:44 pm

VIII. DƯỚI SỰ CHỈ ĐẠO TRỰC TIẾP CỦA CẤP CHIẾN LƯỢC, LÃNH ĐẠO CHỈ HUY CHIẾN DỊCH TỔ CHỨC ĐIỂU HÀNH TẬP TRUNG, THỐNG NHẤT, LINH HOẠT, SÁNG TẠO NHẰM PHÁT HUY CAO ĐỘ TRÍ TUỆ, NẢNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN TẠO sức MẠNH TỔNG HỢP ĐỂ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ CHIẾN DỊCH

        Chiến dịch phòng không là một bộ phận của chiến lược trong chiến tranh. Củng như các chiến dịch khác, chiến dịch phòng không được tổ chức nhằm bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ nhất định do chiến lược đề ra cho mặt trận đối không. Tuỳ từng giai đoạn chiến tranh, chiến lược đặt ra mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể cho chiến dịch phòng không, vì vậy chiến dịch phòng không củng như các chiến dịch khác phụ thuộc trực tiếp vào chiến lược, phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp chiến lược. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong nghệ thuật chiến dịch Việt Nam nói chung, củng như đối với chiến dịch phòng không nói riêng.

        Chiến dịch phòng không được tổ chức không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ta mà còn tuỳ thuộc vào quy mô tập kích đường không của địch. Trong thực tiễn chiến tranh của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, ta thấy: các cuộc tập kích đường không có quy mô chiến dịch của địch thường xảy ra trong những giai đoạn chủ yếu, quyết định của chiến tranh và có những âm mưu chiến lược khác nhau. Sau những thất bại nặng nề trong hai cuộc phản công chiến lược, các đợt đánh phá tập trung quy mô lớn vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1967 nhằm gây sức ép với ta ngừng các cuộc tiến công ở miền Nam. Sau khi bị thất bại trong các đợt đánh phá Hà Nội có tính chất chiến dịch, Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, tập trung toàn bộ lực lượng đánh phá hệ thống giao thông Khu 4 năm 1968 với âm mưu "bẻ gãy Cán xoong", ngăn chặn tối đa sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam trước khi chấp nhận thất bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Cuộc tập kích đường không chiến lược cuối năm 1972 củng vậy. Trước thắng lợi to lớn của ta trong cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, cùng với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao đẩy chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ đến nguy cơ thất bại hoàn toàn, Ních-Xơn ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng nhằm mục đích chiến lược gây sức ép với ta phải ký hiệp định Pari theo điều kiện của Mỹ.

        Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và dưới sự chỉ đạo của chiến lược, chúng ta cũng đã tổ chức các đợt tác chiến phòng không tập trung có tính chất chiến dịch cũng như tổ chức chiến dịch để đánh bại các cuộc tập kích đường không quy mô chiến dịch của địch. Càng vào giai đoạn kết thúc chiến tranh, chiến dịch phòng không được tổ chức ngày càng hoàn chỉnh, quy mô ngày càng lớn, ý nghĩa của chiến dịch phòng không đối với chiến lược càng quan trọng, sự chỉ đạo của chiến lược đối với chiến dịch phòng không ngày càng trực tiếp và chặt chẽ hơn. Do đặc điểm về đối tượng tác chiến, do tính chất hoạt động của chiến dịch phòng không phải kết hợp đồng thời cả hai mặt đánh địch và phòng tránh, sự chỉ đạo trực tiếp của chiến lược càng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của chiến dịch.

        Ý đồ cụ thể của địch trong cuộc tập kích đường không tuỳ thuộc vào cục diện chiến tranh, tuỳ thuộc vào biện pháp tác chiến chiến lược của địch. Đó là những vấn đề mà cơ quan chiến dịch chưa có đầy đủ điều kiện để xác định. Mọi hoạt động chuẩn bị cho cuộc tập kích đường không lại được bí mật tiến hành ngay trên đất địch. Đó củng là một khó khăn lớn mà cơ quan chiến dịch không có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu để tiến hành các bước chuẩn bị cho chiến dịch, dễ dẫn đến thế bị động ngay từ đầu.

        Chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972 đã được cấp chiến lược trực tiếp chỉ đạo rất sớm và ngày càng chặt chẽ. Đó là một trong những yếu tố quyết định để giành chủ động và đánh thắng địch trong chiến dịch.

        Sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu đưa các lực lượng tên lửa, không quân vào chiến trường nam Quân khu 4 nghiên cứu đánh B-52 từ năm 1966 đã tạo cơ sở cho cách đánh của chiến dịch phòng không cuối năm 1972. Ngay từ tháng 7 năm 1972, sau khi Mỹ buộc phải "Mỹ hoá trở lại" bằng không quân, hải quân, liên tục sử dụng B-52 đánh ra Khu 4, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không- Không quân xây dựng kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và chỉ đạo tiến hành các công tác chuẩn bị. Đó là những chỉ đạo rất sáng suốt của chiến lược, tạo điều kiện cho chiến dịch chuẩn bị sớm giành chủ động trong tác chiến chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:22:57 pm
        Trong quá trình chuẩn bị, trên cơ sở nắm vững tình hình chiến trường và diễn biến trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, Bộ Tổng Tham mưu đã thường xuyên chỉ thị cho quân chủng về khả năng cuộc tiến công đường không chiến lược của Mỹ bằng B-52 vào Hà Nội. Các chỉ thị kế tiếp nhau ngày càng rõ nét về đối tượng tác chiến chiến dịch, càng khẳng định tính chất và mục đích chính trị của Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược ở giai đoạn quyết định chiến tranh. Để đập tan ý đồ chính trị của Mỹ dùng lực lượng răn đe chiến lược B-52 ép ta phải chấp nhận điều kiện của chúng, chiến lược đã đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho chiến dịch phòng không là tập trung tiêu diệt B-52, bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với chiến dịch, nhưng là một quyết định sáng suốt nhất để nhanh chóng đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ, tạo nên một lực mạnh nhất để ép lại chúng phải chấp nhận điều kiện của ta. Song song với việc chỉ đạo quân chủng xây dựng kế hoạch tác chiến chiến dịch, tiến hành chuẩn bị lực lượng của quân chủng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các quân khu chuẩn bị lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương, dân quân tự vệ để tham gia tác chiến chiến dịch, đồng thời chỉ đạo tổ chức phòng tránh sơ tán ở các thành phố, khu công nghiệp trên địa bàn chiến dịch và bảo đảm giao thông vận chuyển. Đây cũng là một nội dung rất lớn, rất phức tạp và vô cùng quan trọng cùng với việc đánh địch để đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không của địch.

        Cơ quan lãnh đạo chỉ huy chiến dịch chủ yếu tập trung vào việc chỉ huy đánh địch, nên không thể chỉ đạo chặt chẽ việc phòng tránh sơ tán của nhân dân trên địa bàn, một mặt quan trọng của chiến dịch phòng không. Do đó, Bộ Tổng Tham mưu đă xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ trong chiến dịch:

        Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm việc thông báo tình hình cho các cơ quan của Đảng và Chính phủ, trực tiếp thông báo báo động phòng không cho Hà Nội.

        Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân, ngoài chức năng làm tham mưu cho Bộ về công tác phòng không toàn quốc còn trực tiếp đảm nhiệm chức năng của Bộ tư lệnh chiến dịch, sở chỉ huy Quân chủng Phòng không- Không quân có trách nhiệm thông báo báo động phòng không một cách dầy đủ, kịp thời trên mạng tình báo quốc gia. Các đơn vị của Quân chủng Phòng không- Không quân phải chủ động thông báo, báo động phòng không cho khu vực đóng quân và giúp đỡ nhân dân sơ tán, khắc phục hậu quả.

        Bộ tư lệnh các quân khu: Hữu Ngạn, Tây Bắc, Việt Bắc và thành đội Hà Nội chỉ đạo chỉ huy trực tiếp lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương tham gia tác chiến chiến dịch và bát giặc lái, chỉ đạo chặt chẽ các địa phương làm tốt công tác phòng tránh sơ tán, khắc phục hậu quả và bảo đảm giao thông vận chuyển trên địa bàn, huy động lực lượng phục vụ bảo đảm chiến đấu.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 có tác động rất lớn đến chiến lược chiến tranh của ta và của Mỹ, có ý nghĩa lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, cả trong nước và quốc tế. Do đó, chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chẳng những được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Tổng Tham mưu, mà còn được sự chỉ đạo liên tục của Đảng và Chính phủ. Ngay sau trận mở đầu chiến dịch đêm 18, ngày 19 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình, Bộ Chính trị đả chỉ đạo nhiều vấn đề cụ thể trên cả hai mặt tổ chức đánh địch và tổ chức phòng tránh sơ tán. Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài 30 năm, quân và dân ta đã tiến hành hơn 100 chiến dịch, nhưng chỉ có chiến dịch Biên giới năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo chiến dịch; cho đến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và quân đội: Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Tôn Đức Thẳng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đều đã trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo chiến dịch trong quá trình chuẩn bị, củng như trong quá trình tác chiến chiến dịch. Đó là một vinh dự lớn, thuận lợi lớn đối với chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, mà không phải chiến dịch nào cũng có được.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:24:21 pm
        Sau khi nhận nhiệm vụ của chiến lược, thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân đã tập trung nghiên cứu quán triệt ý định của chiến lược và hạ quyết tâm thực hiện sự chỉ đạo của chiến lược. Quy mô chiến dịch càng lớn, ý nghĩa của chiến dịch đối với chiến lược càng cao, thì trách nhiệm của lãnh đạo chỉ huy các cấp càng quan trọng, cần phải có sự lãnh đạo chỉ huy tập trung thống nhất, thống nhất giữa chiến lược với chiến dịch, thống nhất giữa chiến dịch với chiến thuật. Đó vừa là yêu cầu, vừa là nguyên tắc trong công tác lãnh đạo chỉ huy chiến dịch. Cơ quan lãnh đạo chỉ huy các cấp phải thường xuyên quán triệt đầy đủ ý định của chiến lược, tình hình địch, ta, quyết tâm của chiến dịch, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị. Trên cơ sở đó tạo nên sự thống nhất ý chí quyết tâm của toàn chiến dịch. Trong quá trình chuẩn bị, củng như trong quá trình tác chiến chiến dịch, Đảng uỷ và bộ tư lệnh quân chủng Phòng không- Không quân đã chủ động đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt đã đề xuất với Bộ về sử dụng lực lượng một cách hợp lý, giữ trung đoàn tên lửa 261 để tăng cường lực lượng bảo vệ Hà Nội, đưa hai tiểu đoàn tên lửa ở Hải Phòng lên tăng cường hướng bắc Hà Nội và dùng trung đoàn tên lửa 267 làm lực lượng dự bị của chiến dịch. Nhiều ý kiến đề xuất của Bộ tư lệnh quân chủng đã được Bộ Tổng Tham mưu chấp nhận.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã quán triệt sâu sắc ý định của chiến lược, xây dựng quyết tâm kiên quyết bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bát sống nhiều giặc lái, tập trung mọi nỗ lực của toàn chiến dịch để thực hiện quyết tâm đó. Đây là một vấn đề trung tâm nhất của hoạt động chỉ huy chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. Trong quá trình chỉ huy chiến dịch, lãnh đạo và chỉ huy quân chủng đã phán đoán và xử trí nhiều tình huống chiến dịch một cách chính xác, kịp thời và rất linh hoạt nên đã giữ được chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch, thúc đẩy cho chiến dịch phát triển một cách thuận lợi.

        Trong quá trình tác chiến chiến dịch, lãnh đạo và chỉ huy các binh chủng rađa, không quân, các sư đoàn và đơn vị cơ sở tổ chức chỉ huy chặt chẽ các hoạt động chiến đấu, đã chủ động sáng tạo và linh hoạt trong vận dụng chiến thuật, trong sử dụng hoả lực và trong xạ kích, thường xuyên củng cố ý chí quyết tâm của bộ đội, cùng với bộ đội tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể trong chiến thuật, xạ kích và thao tác chiến đấu để đạt hiệu suất chiến đấu cao.

        Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Vấn đề là ở chỗ tinh thẩn của con người phải truyền qua súng, tức là làm sao phải có kỹ thuật giỏi". Đặc biệt bộ đội phòng không Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc, xứng đáng với niềm mong đợi của quân và dân cả nước, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

        Tiêu diệt B-52 và bắt sống giặc lái là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau để cùng đạt được ý định của chiến lược. Hai vấn đề đó lại do hai lực lượng khác nhau tổ chức tiến hành. Đây là một nét đặc biệt trong chiến dịch phòng không, khác với chiến dịch bộ binh là lực lượng đánh địch và bắt tù binh địch có thể là một.

        Trong điều kiện cơ quan chiến dịch tập trung vào chỉ huy đánh địch nhằm bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, tạo điều kiện để bắt sống giặc lái, nhưng lại không có điều kiện chỉ đạo tổ chức lực lượng địa phương bắt giặc lái. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo các địa phương qua Bộ tư lệnh quân khu tổ chức bắt giặc lái. Đây là một thành công lớn trong tổ chức chỉ huy điều hành của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, được tổ chức trước khi chúng ta xây dựng lý luận nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam. Khi báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch với đồng chí Tổng tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân đã chủ động đề nghị tổ chức một chiến dịch phòng không hoàn chỉnh. Nhưng chiến dịch phòng không là vấn đề mới trong nền nghệ thuật quân sự của ta, cần phải có thêm thực tiễn và tiếp tục nghiên cứu lý luận. Do đó, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân thực hiện chức năng Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch, nhưng chưa bao hàm hết toàn bộ, các vấn đề mà mới chỉ tập trung lãnh đạo chỉ huy lực lượng của quân chủng thực hiện nhiệm vụ đánh địch. Bộ Tổng Tham mưu đã trực tiếp chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân, chỉ đạo lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tổ chức bắt giặc lái và chỉ đạo điều hành công tác phòng tránh sơ tán, bảo đảm giao thông vận chuyển trên địa bàn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:25:57 pm

        Từ thực tiễn của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta có thể rút ra một số vấn đề về tổ chức lãnh đạo chỉ huy đối với chiến dịch phòng không.

        Cần thiết phải có sự chỉ đạo chặt chẽ trực tiếp và liên tục của chiến lược thì chiến dịch phòng không mới có cơ sở chủ động trong quá trình chuẩn bị và giữ chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch. Chiến dịch phải luôn luôn tuân thủ sự chỉ đạo của chiến lược.

        Hệ thống lãnh đạo chỉ huy của chiến dịch là một hệ thống tổ chức lâm thời, chỉ tồn tại và có hiệu lực trong thời gian chiến dịch. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo chỉ huy chiến dịch cũng là một vấn đề cần phải nghiên cứu. Chiến dịch phòng không chỉ xảy ra ở một khu vực nhất định, trong một thời gian nhất định. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân là cơ quan lãnh đạo chỉ huy tác chiến phòng không trên phạm vi cả nước, đồng thời làm tham mưu cho Bộ về mặt trận đối không. Nhiệm vụ lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phòng không với lãnh đạo chỉ huy tác chiến phòng không thường xuyên trên phạm vi cả nước là hai vấn đề có liên quan với nhau, nhưng không đồng nhất. Do vậy, tuỳ địa bàn chiến dịch, tuỳ thuộc ý nghĩa của chiến dịch đối với chiến lược và điều kiện cụ thể để tổ chức hệ thống lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phòng không trên cơ sở cơ quan lãnh đạo chỉ huy Quân chủng Phòng không- Không quân một cách hợp lý.

        Cơ quan lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phòng không cần có đại diện của Bộ tư lệnh quân khu và Bộ tư lệnh Quân chủng Không quân tham gia để tăng thêm khả năng chỉ huy tác chiến của phòng không địa phương tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến dịch, chỉ đạo hoạt động phòng tránh sơ tán của địa phương, chỉ huy và sử dụng không quân tiêm kích một cách hợp lý.

        Từng địa phương trong địa bàn chiến dịch phải tổ chức cơ quan chỉ đạo cồng tác phòng không nhân dân của địa phương nhằm thực hiện các hoạt động phòng tránh và đánh địch trong chiến dịch.

        Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch phải thường xuyên củng cố ý chí quyết đánh thắng của bộ đội, phát huy cao độ trí tuệ tập thể, đánh thẳng mọi biện pháp chiến thuật và kỹ thuật của địch, luôn luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển thế và lực, tập trung chỉ huy và chỉ đạo bảo đảm đánh thắng trận mở đầu, trận then chốt và then chốt quyết định, chỉ đạo chặt chẽ các mặt bảo đảm cho tác chiến chiến dịch.

*

*      *

        Trên đây là những vấn đề cơ bản được rút ra từ thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972. Đó vừa là những nguyên nhân, những bài học, vừa là những nguyên tắc, đồng thời là những tư tưởng chỉ đạo về nghệ thuật chiến dịch phòng không, tạo cơ sở để giành và giữ chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch, nhằm tạo sức mạnh để đánh bại kẻ địch có sức mạnh vật chất, kỹ thuật hiện đại hơn ta nhiều lần. Những vấn đề cơ bản đó cần được tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào chiến dịch phòng không trong điều kiện cụ thể của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:27:24 pm

KẾT LUẬN

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một cuộc đấu trí đấu lực vô cùng quyết liệt của quân và dân ta với các lực lượng không quân của đế quốc Mỹ, đặc biệt với lực lượng không quân chiến lược B-52 của chúng, là một cuộc đối chọi về chiến lược chiến tranh giữa ta và Mỹ ở thời điểm quyết định. Với ý đồ gây sức ép buộc ta phải ký hiệp định theo điều kiện của chúng, đế quốc Mỹ đã dùng sức mạnh chủ yếu của lực lượng răn đe chiến lược B-52, tổ chức cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn vào Hà Nội, Hải Phòng.

        Với đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta, với nghệ thuật tạo sức mạnh kỳ diệu của dân tộc ta, chúng ta đã tổ chức một chiến dịch phòng không đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược của địch. Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường miền Nam và thắng lợi trên mặt trận ngoại giao đã buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận thất bại, phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, để lại cho hiện nay và mai sau nhiều bài học vô giá về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch phòng không trên nền tảng nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, chúng ta đã dự đoán và đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của địch, đã chuẩn bị từ trước để bước vào chiến dịch một cách chủ động. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, vấn đề nổi lên là giành và giữ chủ động. Một trong những quy luật khách quan của tác chiến là: bên nào giành và giữ được chủ động, thì bên đó sẽ có ưu thế giành phần thắng. Do đó, cả địch và ta đều tập trung mọi nỗ lực để giành và giữ cho được chủ động. Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch là một thực tế chứng minh cho nghệ thuật giành và giữ quyền chủ động của ta trong tác chiến phòng không.

        Để giành và giữ chủ động, cơ quan chiến dịch đã phân tích ý đồ, lực lượng và cách đánh của địch, biết rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng trong từng biện pháp, từng thủ đoạn để lập mưu kế, thế trận chiến dịch hợp lý, đã phán đoán khá chính xác các tình huống và xử trí kịp thời các tình huống xảy ra. Tháng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ đã làm đảo lộn mọi tư duy quân sự thông thường: kẻ tiến công giành chủ động, kẻ có lực lượng đông, vú khí mạnh giành chủ động. Với ý chí và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta đã giành và giữ chủ động trên cả ba phạm vi: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Mỗi phạm vi có vai trò khác nhau, biện pháp giành và giữ chủ động khác nhau, nhưng luôn luôn tạo cơ sở và bổ sung cho nhau.

        Một trong những quy luật thông thường của chiến tranh, của chiến dịch và trong chiến đấu là "mạnh được, yếu thua”. Quá trình tác chiến là quá trình đối chọi và chuyển hoá sức mạnh. Bên nào có sức mạnh lớn hơn, biết phát huy và duy trì sức mạnh của mình, biết sử dụng các biện pháp triệt tiêu hay làm giảm sức mạnh của đối phương, thì bên đó giành thắng lợi. Vì vậy, tiêu điểm của nghệ thuật chiến dịch là phát huy cao độ sức mạnh của mình và làm suy yếu sức mạnh của đối phương.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ là một thực tế chứng minh cho nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của ta để thắng địch. Sức mạnh của ta trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 trước hết là sức mạnh của ý chí Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh "không có gì quý hơn độc lập tự do" đã được Đảng uỷ các cấp từ Quân uỷ Trung ương đến các chi bộ đảng ở cơ sở luôn luôn củng cố và giữ vững trong suốt quá trình tác chiến quyết liệt với kẻ thù.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch được tạo nên do sự phát huy đầy đủ trí tuệ của cán bộ chiến sĩ vừa kiên cường dũng cảm, vừa làm chủ vũ khí khí tài hiện đại, chủ động sáng tạo trong việc tạo thế, tạo lực, trong việc dẫn dắt tình huống, trong việc chọn cách đánh phù hợp, trong việc kết hợp giữa chiến thuật với kỹ thuật một cách linh hoạt, làm cho địch luôn luôn lâm vào thế bị động dẫn đến thế thua.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:28:37 pm
        Sức mạnh của ta trong chiến dịch là sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp các lực lượng phòng không ba thứ quân trên cơ sở nòng cốt của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân. Chiến dịch phòng không của ta là một chiến dịch nằm trong thế trận của chiến tranh nhân dân đất đối không. Lực lượng phòng không chiến dịch bao gồm cả ba thứ quân, bốn binh chủng. Mỗi lực lượng mỗi binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau. Việc tổ chức sử dụng lực lượng một cách hợp lý để phát huy khả năng chiến đấu của từng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch là một vấn đề rất khoa học. Trên cơ sở nòng cốt của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân, chúng ta đã tổ chức các trận đánh then chốt, then chốt quyết định tiêu diệt lớn sinh lực địch, cùng với lực lượng phòng không ba thứ quân đã tạo ra một "thiên la địa võng" đánh địch rộng khắp trên địa bàn và bắt giặc lái.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là sức mạnh của chiến tranh nhân dân với phương châm toàn dân bắn máy bay, toàn dân làm công tác phòng tránh sơ tán, toàn dân làm công tác bảo đảm giao thông vận tải, đã kết hợp rất chặt chẽ, chủ động và phát huy cao độ hiệu quả cả về đánh địch cả về phòng tránh, bảo đảm giao thông, cùng tạo nên một hiệu quả chung đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch còn do tài năng lãnh đạo chỉ huy của các cấp từ chiến lược, chiến dịch đến chiến thuật và đơn vị cơ sở đã phát huy tối đa sức mạnh tiềm ẩn vào trong điều kiện cụ thể của tác chiến chiến dịch, biết tổ chức đánh địch cả bằng thế và lực, kết hợp cả các yếu tố con người, tổ chức và vũ khí trang bị, tạo nên sức mạnh lớn hơn địch để tháng địch. Cán bộ và chiến sĩ trên từng vị trí chiến đấu của mình đã có một quyết tâm cao, chấp nhận mọi hy sinh, vượt qua mọi thử thách khó khăn, chủ động và sáng tạo trong các tình huống cụ thể để đạt hiệu quả chiến đấu cao.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch còn là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đang tiến công địch một cách dồn dập trên tất cả các chiến trường Nam- Bắc trong giai đoạn quyết định của chiến tranh. Từ đêm 18 tháng 12, khi giặc Mỹ điên cuồng cho máy bay B-52 đánh phá Hà Nội, đài phát thanh Giải phóng liên tục phát tiếng nói "Sài Gòn gửi Hà Nội". Trong đó có đoạn: "lửa miền Bắc đã khêu lửa miền Nam, lửa Hà Nội đang giục lửa Sài Gòn và từ ngoài vô trong, từ hậu phương lớn bất khuất đến tiền tuyến lớn anh hùng đang vang lên tiếng trả lời đanh thép: Đánh !". Hoạt động tiến công của quân dân miền Nam đã cổ vũ và tăng thêm sức mạnh cho quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích đường không tàn bạo của Mỹ.

        Qua thực tế chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta có thể khái quát về chiến dịch phòng không Việt Nam trong thế trận chiến tranh nhân dân phát triển: chiến dịch phòng không là tổng hợp các hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân, lấy lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân làm nòng cốt, tiến hành các trận chiến đấu phòng không, các trận chiến đấu trên không đồng thời và liên tiếp, trong đó có các trận then chốt và then chốt quyết định được liên kết với nhau trong không gian, thời gian nhất định theo một kế hoạch thống nhất, chỉ huy thống nhất nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng và phương tiện tiến công chủ yếu của không quân địch, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trong chiến dịch, kết hợp củng hoạt động phòng không nhân dân trên địa bàn làm thất bại các cuộc tiến công đường không quy mô chiến dịch của địch, thực hiện nhiệm vụ quân sự, chính trị cụ thể do chiến lược giao cho. Trong điều kiện có thể, chiến dịch phòng không còn được phối hợp bằng các trận đánh vào căn cứ của không quân địch do chiến lược trực tiếp tổ chức.

        Như vậy, bản chất của chiến dịch phòng không Việt Nam có điều chung và cũng có điều khác với lý luận chiến dịch phòng không của các nước. Sự khác biệt giữa chiến dịch phòng không Việt Nam với chiến dịch phòng không các nước nổi lên hai vấn đề: lực lượng chiến dịch của các nước do các binh đoàn hoặc liên binh đoàn phòng không tiến hành. Lực lượng của chiến dịch phòng không Việt Nam là lực lượng phòng không ba thứ quân, lấy lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân làm nòng cốt trên thế trận của chiến tranh nhân dân trong mặt trận đất đối không, đánh địch bằng hai phương thức: tác chiến tại chỗ rộng khắp của lực lượng phòng không địa phương và tác chiến tập trung hiệp đồng quy mô lớn của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân.

        Do tiềm lực quân sự, kinh tế, kỹ thuật của ta còn hạn chế, lực lượng có hạn, nên lực lượng chiến dịch chỉ có thể tiêu diệt một bộ phận chủ yếu của địch, bảo vệ một số mục tiêu chủ yếu của chiến dịch, phải kết hợp với tổ chức phòng tránh có hiệu quả để vừa tiêu diệt địch vừa hạn chế sự phá hoại của chúng nhằm đạt mục đích đánh bại cuộc tập kích đường không của địch.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 nám 1972 của quân và dân miền Bắc đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội- Hải Phòng diễn ra cách đây 25 năm. Đó là một chiến dịch phòng không có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược và có nhiều bài học thực tiễn sinh động trong nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch phòng không.

        Việc nghiên cứu tổng kết lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không tháng 12 năm. 1972 là một công việc có giá trị lớn trong tổng kết chiến tranh. Ngay sau khi chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 kết thúc thắng lợi, đồng chí Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nói: "một vấn đề rất hệ trọng đối với các thế hệ sau này mà chúng ta cần nêu rõ trong bản tổng kết là không nhất thiết cứ phải trải qua chiến tranh, kinh qua chiến đấu mới đánh thắng địch. Một trong các yếu tố có tính chất quvết định là cần có cách đánh tốt và được huấn luyện công phu thì bộ đội sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu".

        Công trình nghiên cứu "Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972" được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không, sự chỉ đạo của Viện Lịch sử Quân sự Bộ Quốc phòng, được các đồng chí tướng lĩnh đã từng giữ các trọng trách trong lãnh đạo chỉ huy chiến dịch và một số cán bộ khoa học quân sự của quân đội ta cùng tham gia. Đây là một công trình tập thể lớn mà Đảng uỷ và Bộ tư lệnh quân chủng cúng như các đồng chí tướng lĩnh muốn truyền lại kinh nghiệm xương máu của mình và đặt niềm tin tưởng vào các thế hệ nối tiếp sẽ phát triển lên tẩm cao mới trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:33:00 pm
         
CÁC ĐỒNG CHÍ LẢNH ĐẠO ĐẢNG NHÀ NƯỚC, QUÂN ĐỘI ĐẾN ĐỘNG VIÊN, CHỈ ĐẠO CHIẾN DỊCH

* Tổng Bí thư Lê Duẩn:

        Ngày 18-11-1972 đến thăm bộ đội phòng không Hải Phòng.

* Chủ tịch Tôn Đức Thắng:

        - Thăm khu phố Khâm Thiên.

        - Trận địa của liên đội tự vệ Hà Nội đã bắn rơi máy bay F-111

        - Thăm tiểu đoàn tên lửa 77 trung đoàn 257 sau khi kết thúc chiến dịch.

* Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh:

        - Ngày 27-12-1972 đến thăm bệnh viện Bạch Mai, khu An Dương.

* Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

        - Ngày 22-12-1972 đến thăm sở chỉ huy quân chủng, và sỏ chỉ huy Binh chủng Rađa.

        - Thăm đài phát thanh Mễ Trì.

        - Ngày 27-12-1972 đến thăm bệnh viên Bạch Mai, khu phố Gia Lâm
*   Đại tưóng Võ Nguyên Giáp:

        - Ngày 22-12-1972 đến thăm tiểu đoàn tên lửa 77 trung đoàn 257

        - Ngày 27-12-1972 đến thăm khu phố Khâm Thiên.

        - Ngày 28-12-1972 đến thăm tiểu đoàn 79, thăm sở chỉ huy quân chủng.

        - Cùng Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến thăm tiểu đoàn 77 sau khi kết thúc chiến dịch.

* Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng:

        - Ngày 24-11-1972 phê chuẩn kế hoạch tác chiến chiến dịch.

        - Ngày 22-12-1972 cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm sở chỉ huy quân chủng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:41:24 pm
       
CÁC BƯỚC LEO THANG- TỤT THANG CỦA MỸ TRONG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIÊN BẮC

        CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN I:

        (Từ 7-2-1965 đến 1-11-1968)

        + Bước leo thang 1: Từ 7-2-1965 đến   17-3-1965:

        Đánh phá khu vực Quảng Bĩnh Vĩnh Linh rồi leo thang đánh dần ra đến vĩ tuyến 19.

        - Bước tụt thang 1: Từ 18-3-1965 đến 22-3-1965.

        Tạm ngừng ném bom đánh giá lại tình hình.

        + Bước leo thang 2: từ 23-4-1965 đến 26-12-1965 Đánh phá trở lại miền Bắc, leo thang đến vĩ tuyến 20 rồi đánh rộng ra ngoài vĩ tuyến 20, đánh ngoại vi Hải Phòng.

        - Bước tụt thang 2: Từ 27-12-1965 đến 31-1-1966 Ngừng ném bom miền Bắc để mặc cả với ta. *

        + Bưóc leo thang 3: Từ 1-2-1966 đến 2-12-1966 Đánh phá trở lại miền Bắc. Dùng B-52 đánh phá Quảng Bình.

        Đánh phá ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng.

        - Bước tụt thang 3: Từ 23-12-1966 đến 14-2-1967 Tạm ngừng ném bom miền Bắc để lừa bịp dư luận thế giới.

        + Bước leo thang 4: Từ 14-2-1967 đến 23-6-1967
Đánh phá rộng ra miền Bắc, đánh ác liệt Hà Nội- Hải Phòng.

        - Bước tụt thang 4: Từ 23-6-1967 đến 10-8-1967

        Tạm ngừng đánh phá Hà Nội trong bán kính 10 dặm, đánh phá mạnh đường 1 Bắc...

        + Bước leo thang 5: Từ 10-8-1967 đến 23-9-1967 Tập trung đánh Hà Nội.

        - Bước tụt thang 5 từ 24-8-1967 đến  9-1967

        Ngừng đánh phá Hà Nội chuyển đánh Hải Phòng và khu công nghiệp.

        + Bước leo thang 6: Từ 24-10-1967 đến 19-12-1967 Tập trung lực lượng đánh lớn vào Hà Nội

        - Bước tụt thang 6: Từ 20-12-1967 đến 30-3-1968

        Ngừng đánh phá Hà Nội chuyển đánh các vùng phụ cận đánh nhỏ lẻ.

        - Bước tụt thang 7: Từ 31-3-1968 đến 30-10-1968

        Ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.

        - Bước tụt thang 8: Từ 1-11-1968 đến 5-4-1972.

        Chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại lần 1.

        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỂN BẮC LẪN THỨ II.

        Từ 6-4-1972 đến 15-1-1973

        + Bưóc leo thang 1: Từ 6-4-1972 đến16-4-1972 Leo thang nhanh đánh rộng khắp miền Bắc. Dùng B-52 đánh Hải Phòng (16-4-1972) và không quân chiến thuật đánh phá Hà Nội.

        - Bước tụt thang 1: Từ 17-4-1972 đến 8-5-1972 Tập trung đánh từ Thanh Hoá trở vào.

        + Bước leo thang 2: Từ 9-5-1972 đến 21-10-1972

        Thả mìn, thuỷ lôi phong toả biển, đánh rộng khắp miền Bắc. Dùng B-52 đánh thường xuyên từ Nghệ An trở vào.

        - Bước tụt thang 2: Từ 22-10-1972 đến 17-12-1972

        Ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.

        + Bước leo thang 3: Từ 18-12-1972 đến 29-12-1972

        Mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 đánh phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng...

        - Bước tụt thang 3: Từ 30-12-1972 đến 15-1-1973

        Tuyên bố chấp nhận ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào.

        - Bước tụt thang 4:

        Buộc phải tuyên bố châm dứt vô điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.

        Tổng cộng:

        - Cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 có 6 bước leo thang, 8 bước tụt thang.

        - Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 có 3 bước leo thang, 4 bước tụt thang


Tiêu đề: Re: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2016, 03:55:12 pm
       
LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN ĐỊCH SỬ DỤNG TRONG CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC THÁNG 12 NĂM 1972

        I. TỔNG SỐ LỰC LƯỢNG: 1192 máy bay gồm:

1. Lực lượng B-52 là 193 máy bay và 250 tổ lái đóng tại;

        - Căn cứ Utapao là liên đội 307 có 70 máy bay, 70 tổ lái.

        - Căn cứ Guam là liên đội 43, 76 có 123 máy bay, 123 tổ lái.

2. Lực lượng không quân chiến thuật là 999 máy bay (trong đó có cả 1 liên đội F-111 khoảng 50 máy bay) đóng tại:

        - Căn cứ Thái Lan là 6 liên đội có 455 máy bay

        - Căn cứ miền Nam Việt Nam là 2 liên đội có 124 máy bay.

        - Trên các hạm tàu là 6 liên đội có 420 máy bay.

        Số máy bay trực tiếp tham gia đánh phá: 655 máy bay.

        II. CƯỜNG ĐỘ XUẤT KÍCH:


        1. Của B-52:

        Đêm            Cường độ xuất kích
        18                      90
        19                      87
        20                      93
        21                      23
        22                      23
        23                      33
        24                      33
        25                  Nghỉ Noen
        26                      105
        27                      54
        28                      60
        29                      60

        2. Không quân chiến thuật: Cao nhất là 465 lần chiếc ngày (ngày 19-12). Trung bình là 300 đến 400 lần chiếc ngày. Riêng F-111 xuất kích trung bình 17 đến 19 lần chiếc đêm. Cao nhất là 25 lần chiếc đêm (đêm 20-12).

        3.Tổng số lần xuất kích là 4583 lần chiếc trong đó:

        - B-52 là   :   663 lần chiếc.

        - Không quân chiến thuật là : 3920 lần chiếc.

        III. TỔNG SỐ BOM ĐẠN

        Trong 12 ngày đêm lực lượng không quân Mỹ đã ném xuống miền Bắc Việt Nam hàng vạn tấn bom đạn. Riêng Thủ đô Hà Nội lực lượng không quân Mỹ chủ yếu là B-52, đã ném xuống hơn một vạn tấn bom đạn.

        * Theo một số tài liệu nước ngoài: Mỹ đã sử dụng 209 máy bay B-52 và 1000 máy bay không quân chiến thuật cho cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số vùng phụ cận (Trích trong cuốn Linebacker 2. The Un told Story of the air raids over north Vietnam- N.Y Ballan time 1989. Trang 202- 218).

        * Máy bay chiến lược B-52 đã xuất kích 740 lần chiếc có 729 lần chiếc đến được mục tiêu đánh phá. Trong đó của căn cứ Guam: 389 lần/chiếc. Của Utapao: 340 lần chiếc B-52 đã ném 49000 quả bom xấp xỉ 1 vạn 5 nghìn tấn bom (Thống chế Hoàng gia Anh M.J. Armitage. Thiếu tướng Không quân Hoàng Gia Anh: R.A. Mason. Trong Air Power in the Nuclear Age 1945- 1982. The Mo Millan Press 1983 trang 108, 111).

        * Không quân chiến thuật (không kể không ngưòi lái trinh sát và trực thăng cứu giặc lái) đã xuất kích 2123 lần chiếc gồm: 1082 lần chiếc đánh đêm, 1041 lần chiếc đánh ngày. Riêng máy bay KC135 đã xuất kích 1300 lần chiếc để làm nhiệm vụ tiếp dầu(Tướng Alen tham mưu phó không quân Mỹ. Hội nghị chuyên đề về Linebacker II).

HẾT