Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 02:35:00 pm



Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 02:35:00 pm
Tên sách: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 1996
Số hoá: ptlinh, chuongxedap


CÓ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ TẬP THỂ ANH HÙNG.
CÓ TẬP THỂ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ NHÂN DÂN ANH HÙNG, DÂN TỘC ANH HÙNG, ĐẢNG ANH HÙNG.
HỔ CHÍ MINH




* Chỉ đạo nội dung
Thượng tướng ĐẶNG VŨ HIỆP

* Những người biên soạn
Đại tá   NGUYỄN MẠNH ĐẨU
Đại tá   PHẠM LAM
Đại tá   PTS PHẠM GIA ĐỨC
Thượng tá   LÊ ĐẠI HIỆP
Thượng tá   LÊ HẢI TRlỀU
Thượng tá   NGUYỄN TINH




ANH HÙNG PHAN BÁ MẠNH
(Liệt sĩ)


Phan Bá Mạnh sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Tế Nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 10, tiểu đoàn 3, trung đoàn 2, sư đoàn 3, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Phan Bá Mạnh tham gia chiến đấu ở chiến trường Khu 5, lập được chiến công xuất sắc, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, dù địch đông gấp nhiều lần cũng kiên quyết đánh. Phan Bá Mạnh đã chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên địch, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch. Trong quá trình chiến đấu đồng chí dùng 4 loại súng (AK, trung liên, B40, M79) của những đồng chí hy sinh, diệt 35 tên địch.

Ngày 20 tháng 2 năm 1979, địch chiếm đóng đồi Chậu Cảnh, chúng bắn ngăn chặn ta rất ác liệt. Phan Bá Mạnh chỉ huy đơn vị tấn công hướng chủ yếu của tiểu đoàn, đã nhanh chóng thọc sâu, chia cắt địch, diệt gần 100 tên, thu 8 súng, 1 máy vô tuyến điện.

Ngày 23 tháng 2 năm 1979, địch bắn phá dữ dội để yểm trợ cho bộ binh của chúng (đông hơn ta hàng chục lần) tấn công vào trận địa do đại đội đồng chí đảm nhiệm. Phan Bá Mạnh đã bình tĩnh, chờ địch đến gần mới cho đơn vị đồng loạt nổ súng diệt hết lớp địch này đến lớp địch khác, đánh lui nhiều đợt tấn công của chúng. Riêng đồng chí diệt 20 tên.

Ngày 27 tháng 2 năm 1979, địch cho 1 tiểu đoàn được pháo binh yểm trợ đánh phá ác liệt vào chốt phía nam Bản Phàn, Phan Bá Mạnh chỉ huy đơn vị chiến đấu rất dũng cảm, diệt gần 100 tên địch, đánh lui 10 đợt tấn công của chúng. Riêng đồng chí dùng súng của những anh em hy sinh diệt gần chục tên địch.

Hành động dũng cảm của đồng chí đã có tác dụng nêu gương cho toàn đơn vị học tập. Phan Bá Mạnh đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 12 bằng khen và giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phan Bá Mạnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 03:39:02 pm

ANH HÙNG PHAN NGỌC YỂNG
(Liệt sĩ)

Phan Ngọc Yểng sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Hòa, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 8 năm 1971. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 2, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12, sư đoàn 3, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ngày 17 tháng 2 năm 1979, đại đội Phan Ngọc Yểng chốt giữ đồi Thâm Mô. Địch muốn chiếm đóng Đồng Đăng thì trước hết phải chiếm được đồi này, nên chúng bán pháo rất ác liệt và hàng chục lần cho bộ binh với số lượng đông gấp nhiều lần ta, chia làm nhiều mũi tấn công lên đồi Thâm Mô. Đồng chí đã đi sát mọi người, động viên giữ vững quyết tâm. Đơn vị Phan Ngọc Yểng chiến đấu rất dũng cảm, giành giật quyết liệt với địch từng mỏm đồi, hầm hào, công sự.

Từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 2 năm 1979, Phan Ngọc Yểng đã cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị diệt hơn 500 tên địch. Riêng đồng chí dùng súng AK, M79 diệt hàng chục tên. Đặc biệt:

Ngày 19 và 20 tháng 2 năm 1979, thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hỏa lực và bộ binh gấp hơn chục lần, có xe tăng yểm trợ liên tiếp mở những đợt tấn công. Khu vực chốt có 6 mỏm, địch chiếm được 5. Phan Ngọc Yểng vẫn động viên mọi người kiên quyết chiến đấu diệt hàng trăm tên, giữ vững mỏm đồi thứ 6. Riêng đồng chí đã diệt hàng chục tên.

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, địch cho lực lượng đông gấp nhiều lần bắn phá ác liệt và đánh lên chốt. Sau khi diệt được một số tên thì hết đạn, 2 tên địch xông lên định bắt sống đồng chí. Phan Ngọc Yểng đã dũng cảm vật lộn với 2 tên địch. Được một chiến sĩ hỗ trợ, Phan Ngọc Yểng và chiến sĩ kia đã quật chết cả 2 tên địch.

Hành động dũng cảm của Phan Ngọc Yểng đã nêu gương cho toàn đơn vị học tập. Sau đó đồng chí bị trúng đạn hy sinh.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng 8 bằng khen và giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phan Ngọc Yểng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,






ANH HÙNG PHẠM XUÂN HUÂN
(Liệt sĩ)


Phạm Xuân Huân sinh nãm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Hòa, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng bộ binh, đại đội 10, tiểu đoàn 6, trung đoàn 148, sư đoàn 316, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975. Phạm Xuân Huân tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào, miền Nam Việt Nam, đã lập nhiều chiến công xuất sắc, 3 lần được thưởng Huân chương Chiến công, được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy linh hoạt. Đơn vị đồng chí đã diệt 250 tên địch. Riêng đồng chí diệt được 45 tên.

Ngày 22 tháng 2 năm 1979, địch cho quân đông có pháo binh yểm trợ đánh dữ dội vào trận địa của đơn vị, Phạm Xuân Huân bình tĩnh, đi sát từng trung đội chỉ huy chiến đấu linh hoạt, vừa tích cực đánh địch ở phía trước, vừa tổ chức đánh vào sườn, vào phía sau địch. Trận này đơn vị đồng chí đã diệt hàng trăm tên địch, đánh lui các đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa.

Ngày 23 tháng 2 năm 1979, một tiểu đoàn địch có pháo binh yểm trợ, chia làm nhiều mũi đánh vào trận địa của ta. Phạm Xuân Huân chỉ huy đơn vị chiến đấu quyết liệt, giành giật với địch từ công sự, hầm hào. Khi hết đạn Phạm Xuân Huân dùng dao găm diệt địch. Trong trận này, riêng đồng chí diệt 45 tên.

Ngày 28 tháng 2 năm 1979, địch dùng lực lượng lớn chia làm nhiều mũi đánh vào trận địa của ta từ nhiều phía, Phạm Xuân Huân chỉ huy đơn vị chiến đấu suốt từ sáng đến chiều, bẻ gãy các đợt tấn công của địch và đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phạm Xuân Huân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:41:28 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NHÂM
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Nhâm sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 11 năm 1965. Lúc hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng bộ binh đại đội 3, tiểu đoàn 2, bộ đội địa phương huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Nhâm tham gia chiến đấu 32 trận ở chiến trường miền Nam, đã lập nhiều chiến công xuất sắc, được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 địch dùng trung đoàn bộ binh có pháo binh yểm trợ đánh phá ác liệt và mở nhiều đợt tấn công, hòng chiếm điểm cao 1262 (Sình Hồ). Nguyễn Văn Nhâm chỉ huy đơn vị đánh địch rất quyết liệt ở phía trước, đồng thời tổ chức lực lượng xuất kích đánh vào sườn, giành giật với địch từng công sự, hầm hào suốt từ sáng đến 13 giờ. Quá trình chiến đấu đồng chí luôn luôn đi sát mọi người động viên, giữ vững quyết tâm kiên quyết bảo vệ trận địa. Nguyễn Văn Nhâm bị thương nặng vẫn ở lại trận địa tiếp tục chiến đấu. Hành động của Nguyễn Văn Nhâm đã động viên cổ vũ mọi người noi theo. Trong đơn vị nhiều anh em bị thương vào chân vẫn ngồi tại chỗ nạp đạn; có người bị thương tay phải vẫn dùng tay trái bắn địch, hoặc lấy răng rút chốt lựu đạn ném vào đội hình địch. Kết quả trận này đơn vị Nguyễn Văn Nhâm đã diệt hơn 100 tên địch. Riêng đồng chí diệt hơn 50 tên, Nguyễn Văn Nhâm đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 2 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Văn Nhâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




ANH HÙNG PHAN ĐÌNH LINH
(Liệt sĩ)

Phan Đình Linh sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 8 năm 1971. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, học viên trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự đi thực tập ở đại đội 10, tiểu đoàn 6, trung đoàn 677, sư đoàn 346, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ngày 17 tháng 2 năm 1979, Phan Đình Linh đã nêu cao tinh thần dũng cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, chỗ nào khó khăn đồng chí đều có mặt, động viên đơn vị giữ vững quyết tâm kiên quyết đánh địch.

Đặc biệt ngày 26 tháng 2 năm 1979, địch cho một lực lượng lớn, đông hơn nhiều lần đánh phá ác liệt vào trận địa chốt của đơn vị. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt hơn. Đến gần 10 giờ, địch đã chiếm được một số đoạn giao thông hào. Đại đội chỉ còn 4 người, đạn ít dần, Phan Đình Linh chỉ huy đơn vị bám sát địch; cướp súng địch để đánh địch. Khi hết đạn, đồng chí dùng lê đâm chết 1 tên. Một tên khác xông lên, đồng chí quật ngã và diệt tên này. Địch ném lựu đạn về phía đồng chí, Phan Đình Linh ném trả lại, diệt nhiều tên, buộc chúng phải lui về phía sau. Sau đó Phan Đình Linh bị trúng đạn, anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trận này đơn vị đồng chí đả diệt hàng trăm tên địch.

Hành động dũng cảm của Phan Đình Linh đã động viên cổ vũ mọi người noi theo.

Phan Đình Linh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, được tặng 6 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phan Đình Linh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:44:01 pm

ANH HÙNG HOÀNG QUÝ NAM
(Liệt sĩ)

Hoàng Quý Nam sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1973. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 42, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12, sư đoàn 3, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 2 năm 1979, Hoàng Quý Nam chiến đấu ở khu vực Đồng Đăng (Lạng Sơn). Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy đơn vị kiên quyết đánh địch, diệt hơn 400 tên, phá hủy 6 xe quân sự, có 3 xe tăng. Riêng Hoàng Quý Nam đã diệt 2 xe tăng và hàng chục tên địch.

Ngày 20 tháng 2 năm 1979, địch thấy lực lượng ta ít, chúng dùng pháo bắn phá ác liệt và cho xe tăng, bộ binh - có số lượng đông gấp nhiều lần - đánh vào trận địa ta. Chúng dùng bộc phá đánh sập cửa hầm, bao vây xung quanh, kêu gọi hàng... Hoàng Quý Nam đã chiến đấu rất kiên cường, bị thương vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy đơn vị kiên quyết đánh địch.

Ngày 25 tháng 2 năm 1979, địch lại cho một lực lượng đông hơn đơn vị nhiều lần, có pháo binh, xe tăng yểm trợ liên tiếp mở nhiều đợt tấn công đánh phá ác liệt vào trận địa. Hoàng Quý Nam chỉ huy đơn vị chiến đấu quyết liệt, giành giật với địch từng công sự, hầm hào, đã diệt gần 100 tên, đánh lui các đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hành động dũng cảm của Hoàng Quý Nam đã động viên lôi kéo mọi người noi theo.

Hoàng Quý Nam đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, được tặng huy hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Hoàng Quý Nam được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN KIM

(Liệt sĩ)

Nguyễn Xuân Kim sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 5 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, quyền đại đội trưởng đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 192, bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Xuân Kim chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, đã lập nhiều chiến công xuất sắc, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Trận đánh quân xâm lược ngày 17 tháng 2 năm 1979, đơn vị Nguyễn Xuân Kim giữ chốt ở khu vực Cốc San (huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai). 1 tiểu đoàn địch có pháo binh, xe tăng yểm trợ chia làm nhiều mũi đánh phá ác liệt vào trận    địa. Nguyễn Xuân Kim bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy linh hoạt, chờ địch đến gần mới nổ súng. Bị thương lần thứ nhất tự băng bó rồi tiếp tục chiến đấu. Bị thương lần thứ hai, ngất đi, khi tỉnh dậy lại động viên đơn vị giữ vững quyết tâm chiến đấu và tổ chức lực lượng phản kích đánh vào sườn và phía sau địch. Bị thương lần thứ ba, ngất đi nhiều lần, sau mỗi lần tỉnh dậy Nguyễn Xuân Kim lại tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Thấy địch đến gần, đồng chí cố gượng dậy dùng lựu đạn, AK đánh vào đội hình địch. Kết quả trận này, đơn vị đã đánh lui 8 đợt tấn công của địch, diệt hơn 200 tên địch. Riêng đồng chí diệt 60 tên địch. Hành động dũng cảm của Nguyễn Xuân Kim đã động viên cổ vũ toàn đơn vị kiên quyết chiến đấu giữ vững trận địa. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nguyễn Xuân Kim đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Xuân Kim được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:48:06 pm

ANH HÙNG TRẦN TRỌNG THƯỜNG
(Liệt sĩ)

Trần Trọng Thường sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Sơn, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 6 năm 1977. Khi hy sinh đồng chí là hạ sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh, đại đội 51, tiểu đoàn 5, trung đoàn 2, sư đoàn 3, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Trần Trọng Thường chỉ huy tiểu đội chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, diệt hàng trăm tên địch, riêng đồng chí diệt 47 tên, thu 1 súng.

Từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 2 năm 1979, đơn vị chiến đấu ở tây - bắc Đồng Đăng (Lạng Sơn). Mặc dù lực lượng địch đông, được pháo binh bắn yểm trợ đánh phá ác liệt và mở nhiều đợt tấn công vào trận địa của ta, đồng chí đã bình tĩnh chờ địch đến gần mới nổ súng, diệt 7 tên, chỉ huy tiểu đội diệt nhiều tên khác.

Từ ngày 25 đến 28 tháng 2 năm 1979, địch sử dụng lực lượng lớn đánh phá vào khu vực trận địa của đơn vị. Trần Trọng Thường đi sát từng người, động viên giữ vững quyết tâm kiên quyết đánh địch. Riêng đồng chí diệt 39 tên, thu 1 súng, cùng tiểu đội diệt nhiều tên khác.

Ngày 2 tháng 3 năm 1979, sau khi diệt một số tên thì hết đạn, Trần Trọng Thường nhanh chóng xông vào dùng báng súng đập chết 1 tên.

Ngày 3 tháng 3 năm 1979 trong lúc đang dẫn đầu một bộ phận tấn công vào đội hình địch thì bị trúng đạn của địch, Trần Trọng Thường đã anh dũng hy sinh. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã động viên cổ vũ mọi người noi theo.

Trần Trọng Thường đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Trọng Thường được Chủ tịch nước Cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




ANH HÙNG TRẦN XUÂN VỊNH
(Liệt sĩ)

Trần Xuân Vịnh sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Lập, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ năm 1974. Khi hy sinh đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng bộ binh, đại đội 10, tiểu đoàn 3, trung đoàn 193, bộ đội địa phương tỉnh Lai Châu, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Trần Xuân Vịnh đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, dù địch đông gấp nhiều lần cũng kiên quyết đánh để giữ vững trận địa.

Ngày 28 tháng 2 năm 1979, một tiểu đoàn địch có pháo binh yểm trợ, chia làm nhiều mũi tấn công vào trận địa chốt của trung đội đồng chí phụ trách. Trần Xuân Vịnh đi sát từng người, động viên cổ    vũ giữ vững quyết tâm cho đơn vị, chờ địch đến gần mới nổ súng, giành giật quyết liệt với địch từng công sự, từng đoạn giao thông hào, đánh lui hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác của địch. Đến chiều đơn vị hết đạn, Trần Xuân Vịnh dẫn đầu đơn vị bám sát, dùng lưỡi lê, báng súng diệt địch. Kết quả trận này, đơn vị đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch, đẩy lùi các đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa. Riêng đồng chí diệt hơn 10 tên và đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hành động chiến đấu dũng cảm của Trần Xuân Vịnh đã động viên lôi kéo mọi người noi theo.

Trần Xuân Vịnh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Xuân Vịnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:49:36 pm

ANH HÙNG TRẦN NGỌC SƠN
(Liệt sĩ)

Trần Ngọc Sơn, sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 5 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó công binh, đại đội 16 công binh, trung đoàn 12, sư đoàn 3, Quân khu 1, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong trận chiến đấu chống quân xâm lược ngày 17 thảng 2 năm 1979, mặc dù lực lượng địch đông gấp nhiều lần, được pháo binh bắn yểm trợ đánh phá ác liệt vào trận địa ta, Trần Ngọc Sơn đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, cơ động, nghi binh địch, chờ địch đến gần mới nổ súng, khi dùng lựu đạn, khi dùng súng AK đánh địch, bị thương không rời trận địa, tiếp tục chiến đấu. Lúc còn một quả lựu đạn, đồng chí chờ địch đến gần mới ném vào đội hình dày đặc của chúng và anh dũng hy sinh. Trận này, Trần Ngọc Sơn diệt 70 tên địch. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí Trần Ngọc Sơn đã động viên cổ vũ mọi người hăng hái thi đua giết giặc lập công.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Ngọc Sơn đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




ANH HÙNG ĐỖ DUY PHÚ
(Liệt sĩ)

Đỗ Duy Phú sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, nhập ngũ tháng 5 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, chiến sĩ trinh sát, đại đội 20, trung đoàn 124, sư đoàn 345, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Đỗ Duy Phú đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, luôn bám sát địch, theo dõi nắm tình hình được kịp thời, báo cáo lên cấp trên dược chính xác.

Đặc biệt, ngày 28 tháng 2 năm 1979, đài quan sát của Đỗ Duy Phú bố trí trên điểm cao 598, 433 (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Địch nhiều lần tổ chức lực lượng đánh phá ác liệt hòng chiếm bằng được 2 điểm cao này. Đồng chí cùng tổ vừa làm nhiệm vụ nắm địch, báo cáo kịp thời, chính xác cho pháo binh của ta bắn chính xác vào đội hình địch, vừa dùng súng bộ binh đánh địch. Đỗ Duy Phú bị thương lần thứ nhất vào vai, đồng chí vẫn kiên quyết chiến đấu. Bị thương lần thứ 2, máu chảy ướt đầm áo, sau khi được băng bó, đồng chí vẫn không rời trận địa, tiếp tục chiến đấu, dùng lựu đạn, súng AK đánh vào đội hình địch. Quá trình chiến đấu, Đỗ Duy Phú động viên mọi người kiên quyết đánh địch đến cùng. Kết quả trận này Đỗ Duy Phú đã diệt hơn 100 tên xâm lược. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hành động dũng cảm của đồng chí đã động viên cổ vũ toàn đơn vị noi theo.

Đỗ Duy Phú đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Đỗ Duy Phú được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:51:13 pm

ANH HÙNG NGUYỄN NHO BÔNG

Nguyễn Nho Bông sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 9 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1 công binh, tiểu đoàn 15, sư đoàn 3, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Nguyễn Nho Bông chỉ huy đơn vị chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diệt 270 tên địch, phá hủy 3 xe tăng, thu 40 súng các loại. Riêng đồng chí diệt được 39 tên, bắn cháy 1 xe tăng, thu 6 súng.

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, 1 tiểu đoàn địch đóng trên điểm cao 438 (tây Đồng Đăng) bắn phá rất ác liệt để ngăn chặn bước tiến của ta. Đồng chí chỉ huy chiến đấu rất dũng cảm, linh hoạt, đánh nhanh, đánh mạnh, diệt được 1 đại đội, chiếm lại được điểm cao này. Riêng đồng chí diệt được 10 tên địch.

Ngày 20 tháng 2 năm 1979, địch cho 2 tiểu đoàn có hỏa lực mạnh, được pháo binh chi viện bắn phá ác liệt hòng chiếm lại điểm cao 438. Tuy quân số hao hụt, Nguyễn Nho Bông đã cùng chính trị viên động viên giữ vững quyết tâm cho bộ đội kiên quyết đánh địch, giữ vững trận địa. Trận này đơn vị đồng chí diệt gần 100 tên địch, thu 8 súng.

Ngày 4 tháng 3 năm 1979, Nguyễn Nho Bông chỉ huy đơn vị phối hợp cùng đơn vị bạn diệt 1 đại đội địch, có xe tăng yểm trợ, đánh lui các đợt tấn công của chúng. Quá trình chiến đấu, đồng chí dũng cảm, mưu trí giật súng B40 từ trong tay địch đập chết 1 tên. Một tên khác giương lê định đâm, Nguyễn Nho Bông nhanh chóng dùng súng ngắn bắn bị thương rồi cướp súng, đâm chết tên địch này. Khi địch bỏ chạy, đồng chí liền đuổi theo dùng súng, lựu đạn diệt địch. Kết quả trong trận này riêng đồng chí diệt được 29 tên, bắn cháy 1 xe tăng. Hành động chiến đấu dũng cảm của Nguyễn Nho Bông có tác dụng động viên lôi kéo mọi người noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Nho Bông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Nguyễn Xuân Trường sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 2 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 5, bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 46, sư đoàn 326, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 2 năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Xuân Trường chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên, đã lập chiến công xuất sắc, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Nguyễn Xuân Trường chỉ huy đơn vị chiến đấu dũng cảm, mưu trí, bẻ gãy 21 lần tấn công của địch, diệt 500 tên, giữ vững trận địa. Đồng chí bị thương nặng vào tay vẫn kiên quyết chiến đấu, diệt hơn chục tên địch.

Ngày 20 tháng 2 năm 1979, Nguyễn Xuân Trường giữ chốt ở điểm cao 551 (Lai Châu), một lực lượng lớn quân địch có pháo binh bắn yểm trợ mở nhiều đợt tấn công ác liệt hòng chiếm trận địa của ta. Đồng chí chỉ huy linh hoạt, đánh địch phía trước, đồng thời tổ chức lực lượng xuất kích đánh vào sườn, và phía sau địch giành giật với chúng từng công sự. Đơn vị đồng chí đã diệt 150 tên, giữ vững trận địa. Đến tối Nguyễn Xuân Trường tổ chức 2 trung đội đi thu nhặt vũ khí của những tên địch chết bỏ lại tại trận địa để tự trang bị cho mình, nhờ đó đã giải quyết được một phần khó khăn trong việc vận chuyển tiếp tế của trên.

Ngày 21 tháng 2 năm 1979, địch cho lực lượng lớn hơn, có pháo binh yểm trợ bắn phá ác liệt hơn hôm trước, hòng cố chiếm bằng được trận địa của ta. Nguyễn Xuân Trường chỉ huy đơn vị chiến đấu rất kiên cường, bẻ gãy hơn chục đợt tấn công của địch. Kết quả trận này, đơn vị đồng chí đã diệt hơn 300 tên địch, giữ vững trận địa. Gương chiến đấu dũng cảm của Nguyễn Xuân Trường đã động viên cổ vũ mọi người trong đơn vị hăng hái hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 nảm 1979, Nguyễn Xuân Trường được Chủ tịch nước Cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:52:37 pm

ANH HÙNG ĐÀO VĂN QUÂN


Đào Văn Quân sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Công Lạc, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 12 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội đặc công, tiểu đoàn 45, Bộ tư lệnh đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1972 đến năm 1974 Đào Văn Quân tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong đợt chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Đào Văn Quân đã góp phần cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí có nhiều cách đánh hay, đạt hiệu suất cao. Đại đội Đào Văn Quân đã diệt 640 tên xâm lược; phá hủy 18 xe, 2 giàn hỏa tiễn H12, 5 tấn đạn, 1 đại liên. Riêng đồng chí diệt 90 tên địch, bắt 1 tên, phá hủy 1 giàn hỏa tiễn, 1 đại liên, bắn cháy 8 xe quân sự, thu 1 khẩu súng CKC.

Ngày 21 tháng 2 năm 1979, đơn vị Đào Văn Quân trên đường hành quân vào thị xã Cao Bằng thì gặp địch phục kích, chúng bắn mạnh vào đội hình của đơn vị. Đồng chí đã động viên giữ vững quyết tâm cho mọi người, cùng đại đội trưởng nhanh chóng triển khai đội hình, đánh trả quyết liệt suốt từ sáng đến chiều, diệt 130 tên, bắt 4 tên, phá hủy 1 đại liên. Trận này riêng Đào Văn Quân diệt 10 tên, phá 1 đại liên, thu 1 súng, bắt 1 tên.

Sau 2 ngày kiên trì, bí mật phục kích chờ địch, hồi 9 giờ ngày 10 tháng 3 năm 1979 một đoàn xe 18 chiếc chở đầy lính lọt vào trận địa, ngay phút đầu đồng chí nhanh chóng diệt chiếc xe đi đầu. Cả đoàn xe bị ùn lại. Đào Văn Quân cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị bám sát địch, đánh nhanh, đánh mạnh, địch hốt hoảng bỏ chạy. Đơn vị liền đuổi theo diệt gọn cả đoàn xe 18 chiếc và 510 tên địch, phá hủy 2 giàn hỏa tiễn H12.

Đào Văn Quân luôn luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, có tinh thần học tập, chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, được mọi người trong đơn vị tin yêu.

Đào Văn Quân được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Đào Văn Quân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG LÊ ĐÌNH THỊNH

Lê Đình Thịnh sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xà Hướng Đạo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 11 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng bộ binh, đại đội 10, tiểu đoàn 9, trung đoàn 124, sư đoàn 345, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 1979, trung đội Lê Đình Thịnh làm nhiệm vụ chốt giữ điểm cao 498 (Bảo Thắng, Hoàng Liên Sơn). Mặc dù địch đông, được pháo yểm trợ bắn phá ác liệt vào trận địa và mở nhiều đợt tấn công hòng chiếm điểm cao này, đồng chí đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, chỉ huy đơn vị đánh địch quyết liệt, giành giật với chúng từng đoạn giao thông hào, công sự. Bản thân luôn cơ động trên trận địa, vừa chỉ từng mục tiêu cho anh em đánh, vừa dùng lựu đạn, súng AK nhằm những nơi địch tập trung đông, những mũi tiến công hiểm yếu của địch để tiêu diệt. Kết quả trận này, trung đội của đồng chí đã diệt 200 tên, đánh lui các đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa. Riêng Lê Đình Thịnh diệt 50 tên. Hành động dũng cảm của đồng chí đã động viên cổ vũ mọi người noi theo.

Lê Đình Thịnh đă được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Lê Đình Thịnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:54:13 pm

ANH HÙNG NGUYỄN CHÍ CƯƠNG

Nguyễn Chí Cương sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Tiên, huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 9 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, chính trị viên phó đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 1, trung đoàn 567 bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Nguyễn Chí Cương đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, chỗ nào khó khăn, đồng chí đều có mặt, đi sát động viên giữ vững quyết tâm cho đồng đội. Nguyễn Chí Cương đã góp phần chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Nguyễn Chí Cương diệt 60 tên địch, bắn cháy 3 xe tăng, bắn đứt xích 1 xe tăng, thu 2 AK, 2CKC, 5 quả đạn B41.

Ngày 17 và 18 tháng 2 năm 1979, địch dùng lực lượng đông gấp chục lần, có xe tăng, pháo binh yểm trợ mở nhiều đợt tấn công ác liệt đánh vào trận địa chốt của đơn vị. Nguyễn Chí Cương đã đánh địch rất quyết liệt, diệt 30 tên, bắn cháy 3 xe tăng, bắn đứt xích 1 xe tăng, thu 4 khẩu súng và 5 quả đạn B41.

Ngày 22 tháng 2 năm 1979, 2 tiểu đoàn địch mở nhiều đợt tấn công định đánh chiếm đèo Khâu Chỉ (Cao Bằng), Nguyễn Chí Cương đã chiến đấu dũng cảm nhiều lần dẫn đầu bộ đội xuất kích đánh vào sườn địch, làm đội hình chúng bị rối loạn. Đến đêm, đồng chí trực tiếp chỉ huy một trung đội và 3 dân quân tập kích vào điểm co cụm của địch, lấy lại được khu vực địch chiếm ban ngày. Kết quả trận này, đơn vị Nguyễn Chí Cương đã diệt 150 tên, phá hủy 3 súng cối. Riêng đồng chí diệt 12 tên.

Nguyễn Chí Cương luôn luôn gương mẫu, khiêm tốn trong sinh hoạt, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt trong chiến đấu, được mọi người tin yêu và noi theo.

Nguyễn Chí Cương đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Chí Cương được Chủ tịch nước Cộng hòa xă hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. .





ANH HÙNG PHAN VĂN THẮNG

Phan Văn Thắng sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Thọ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 5 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, học viên học viện hậu cần; đi thực tập ở tiểu đoàn 4, trung đoàn 12, sư đoàn 3, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979. Phan Văn Thắng đã nêu cao tinh thần chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, tích cực đánh địch. Đơn vị đo đồng chí chỉ huy đã diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 2 xe kéo pháo, thu 1 xe đạn và lựu đạn, 2 súng CKC, 1 súng AK. Riêng đồng chí diệt 30 tên, thu 1 súng AK.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, sở chỉ huy tiểu đoàn 4 ở điểm cao 423 (khu vực Đồng Đăng) bị pháo địch bắn phá ác liệt, bộ binh của chúng bao vây xung quanh và nhiều lần tấn công lên chốt. Phan Văn Thắng đã cùng 2 trinh sát bám địch, bắn kiềm chế địch và thu hút hỏa lực về phía mình để tạo điều kiện cho sở chỉ huy tiểu đoàn chuyển sang vị trí mới được an toàn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên, Phan Văn Thắng được chỉ định thay thế đại đội trưởng đại đội 2 hy sinh, chỉ huy đơn vị liên tục chiến đấu suốt từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 2 năm 1979. Phan Văn Thắng đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dù địch đông gấp nhiều lần, hỏa lực của chúng bắn phá rất ác liệt, đồng chí vẫn bình tĩnh, mưu trí, chỉ huy linh hoạt, kiên quyết đánh, giành giật quyết liệt với địch từng công sự, mô đất. Bị thương ngất đi, khi tỉnh dậy Phan Văn Thắng vẫn ở lại trận địa tiếp tục chiến đấu. Khi sử dụng B41, khi dùng súng CKC đánh địch. Địch 3 lần ném lựu đạn vào chỗ Phan Văn Thắng, đồng chí đã nhanh chóng nhặt lựu đạn đang xì khói ném trả lại địch. Khi hết đạn Phan Văn Thắng đã cùng đồng đội lấy súng và lựu đạn của những tên địch chết để tiếp tục đánh địch phá vòng vây đưa thương binh về phía sau an toàn.

Kết quả trong 4 ngày chiến đấu, Phan Văn Thắng đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 100 tên địch, phá hủy 2 xe kéo pháo, thu 1 xe đạn, 2 súng CKC, 1 súng AK. Riêng đổng chí diệt 30 tên, thu 1 súng AK.

Quá trình chiến đấu, đổng chí đã thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sĩ, băng bó và tổ chức đưa về phía sau 3 thương binh. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã được đơn vị nêu gương học tập.

Phan Văn Thắng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phan Văn Thắng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:55:45 pm

ANH HÙNG KIỀU XUÂN THÀNH

Kiều Xuân Thành sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 8 năm 1973. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó bộ binh, đại đội 1, tiểu đoàn 8, trung đoàn 98, sư đoàn 316, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, Kiều Xuân Thành chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đã lập chiến công xuất sắc    được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Kiều Xuân Thành đã nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực đánh địch, diệt 25 tên địch, chỉ huy tiểu đội diệt nhiều tên khác.

Ngày 27 tháng 2 năm 1979, thấy 3 tên thám báo ở trên cây cao đang quan sát trận địa chốt của ta đồng chí bắn chính xác với 3 viên đạn, cả 3 tên trúng đạn rơi xuống đất. Đồng chí nhanh chóng thu 1 đại liên, 1 trung liên.

Ngày 28 tháng 2 năm 1979, địch cho lực lượng đông mở nhiều đợt tấn công đánh vào chốt 805 (Phong Thổ, Lai Châu). Kiều Xuân Thành bình tĩnh đi sát động viên giữ vững quyết tâm cho anh em trong tiểu đội kiên quyết giữ chốt. Bị thương lần thứ nhất Kiều Xuân Thành vẫn không rời trận địa, tự băng bó rồi lại tiếp tục chiến đấu. Bị thương lần thứ hai vỡ xương chậu, đồng chí vẫn chiến đấu, khi dùng súng AK, khi dùng lựu đạn, khi dùng B40 đánh địch. Kiều Xuân Thành đã diệt 23 tên, chỉ huy tiểu đội diệt nhiều tên khác, giữ vững trận địa. Hành động dũng cảm của đồng chí đã động viên cổ vũ mọi người trong đơn vị noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Kiều Xuân Thành được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG NGUYỄN DUY NHẤT

Nguyễn Duy Nhất sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 2 năm 1977. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, y tá đại đội 2, tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Quân khu 1, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong trận chiến    đấu ngày 27 tháng 2 năm 1979 ở điểm cao 499 (thuộc xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), mặc dù địch đánh phá rất ác liệt, Nguyễn Duy Nhất vẫn bình tĩnh, nhanh chóng cơ động trên trận địa băng bó được 2 thương binh và chuyển đến chỗ an toàn. Sau đó trở lại trận địa, động viên đồng đội giữ vững quyết tâm, kiên quyết chiến đấu, đồng chí lấy súng AK, trung liên, lựu đạn của đồng đội bị thương để đánh địch. Mặc dù địch rất đông, đồng chí đã bình tĩnh chờ địch đến gần mới nổ súng để bắn được chắc trúng. Nguyễn Duy Nhất đã luôn cơ động, tìm địa điểm có lợi mới bắn. Nhiều khi ra khỏi công sự, đứng thẳng người bắn vào đội hình dày đặc của địch. Đến trưa, địch lại tập trung hỏa lực bắn rất ác liệt và cho quân tiến lên chiếm điểm cao. Đồng chí đã ném hết 2 quả lựu đạn và bắn hết loạt AK vào đội hình địch, diệt thêm 1 số tên. Địch phải dừng lại, nhờ đó đã bảo vệ cho đồng đội hết đạn rút được an toàn.

Nguyễn Duy Nhất đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Duy Nhất được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:57:30 pm

ANH HÙNG LÝ TRUNG PHẨM

Lý Trung Phẩm sinh năm 1950, dân tộc Sán Chỉ, quê ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất chiến sĩ bộ binh, đại đội 10, tiểu đoàn 3, Trung đoàn 460, sư đoàn 338, Quân khu 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trận đánh quân xâm lược ngày 2 tháng 3 năm 1979, Lý Trung Phẩm cùng tiểu đội chốt giữ một điểm cao thuộc huyện Đình Lập (Lạng Sơn). Quân địch đông, được pháo yểm trợ đánh phá ác liệt và mở nhiều đợt tấn công lên chốt. Bị thương lần thứ nhất vào mi mắt phải, máu chảy nhiều, đống chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Bị thương lần thứ 2, lần thứ 3 đồng chí vẫn không rời trận địa, kiên quyết chiến đấu. Khẩu súng AK của Lý Trung Phẩm bị trúng đạn hỏng, đồng chí đã nhanh chóng chạy đến chỗ đồng đội hy sinh, lấy khẩu trung liên để đánh địch. Sau khi bắn hết đạn, thấy địch đến gần, đồng chí dùng lựu đạn diệt địch. Quá trình chiến đấu, Lý Trung Phẩm bình tĩnh dũng cảm chờ địch đến gần, có lúc chỉ cách 15 mét mới bắn súng, ném lựu đạn. Đồng chí luôn cơ động từ đoạn giao thông hào này, sang đoạn giao thông hào khác, tìm địa hình có lợi, nhằm vào chỗ địch đông để diệt. Kết quả trận này Lý Trung Phẩm đã diệt 76 tên địch, bắn bị thương nhiều tên khác. Khi hết đạn và lựu đạn, đồng chí còn tìm cách đưa 1 thương binh và 1 khẩu súng AK của đồng đội về chỗ an toàn. Hành động dũng cảm của Lý Trung Phẩm có tác dụng động viên lôi kéo đổng đội noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Lý Trung Phẩm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG LA VĂN TIẾN

La Văn Tiến sinh năm 1953, dân tộc Nùng, quê ở xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ nãm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó, đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn 123 bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn, Quân khu 1, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, La Văn Tiến đã nêu cao tinh thần chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng kiên quyết bám trận địa, tích cực đánh địch, lập được chiến công xuất sắc.

Đặc biệt ngày 17 tháng 2 năm 1979, địch cho một lực lượng lớn có pháo binh yểm trợ bắn phá ác liệt vào điểm cao 421 (Pò Tầm, Chi Ma, Lộc Bình). Đơn vị La Văn Tiến chiến đấu rất dũng cảm, đánh hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác của địch, diệt hàng trăm tên. Sau hơn một giờ chiến đấu quyết liệt với địch, trung đội đồng chí có một số hy sinh và bị thương được đưa về phía sau. La Văn Tiến và 2 đồng chí khác ở lại tiếp tục chiến đấu, cơ động, nghi binh lúc ở đoạn giao thông hào này, khi sang đoạn giao thông hào khác, lúc ở hướng này, khi ở hướng khác, tùy theo số lượng địch, khoảng cách gần hay xa mà sử dụng các loại súng AK, B40, hay ném lựu đạn v.v. làm cho địch tưởng lực lượng của ta còn nhiều không dám xông lên. Kết quả trận này đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch, bảo vệ được 2 thương binh. Đêm 27 tháng 2 năm 1979, khi hết đạn đồng chí rút khỏi trận địa và sang phối hợp với đại đội 4 tiếp tục chiến đấu. Gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Tiến đã động viên cổ vũ toàn đơn vị noi theo.

La Văn Tiến đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, La Văn Tiến được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:59:45 pm

ANH HÙNG TÒNG VĂN CHÔ

Tòng Văn Chô sinh năm 1955, dân tộc Thái, quê ở xã Na Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai, nhập ngũ tháng 9 năm 1976. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó, đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đcàn 254, bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Tòng Văn Chô đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, không sợ hy sinh, tích cực đánh địch, đã diệt 23 tên địch và cùng đồng đội diệt hàng trăm tên khác.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, địch đánh phá rất ác liệt vào chốt của đơn vị. Tuy bị sức ép do hỏa lực địch bắn, đồng chí vẫn bình tĩnh bắn tỉa diệt 5 tên xâm lược.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, hỏa lực súng cối, đại liên, súng trường của địch bắn rất ác liệt vào trận địa của ta. Chúng nhiều lần cho bộ binh với số lượng đông gấp hàng chục lần đánh lên chốt, hòng tiêu diệt lực lượng của ta. Đồng chí bình tĩnh chờ địch đến gần, bắn 1 quả đạn B40 diệt 15 tên, cùng đồng đội dùng súng AK bắn chính xác vào đội hình địch rất dày đặc, đã diệt hàng trăm tên khác.

Ngày 21 tháng 2 năm 1979, đơn vị bố trí trên điểm cao 393. Địch bắn ác liệt vào trận địa, và cho bộ binh đông tấn công lên chốt. Đồng chí bị sức ép, nhưng vẫn bình tĩnh chờ địch đến gần mới bắn súng, ném lựu đạn. Thấy địch lên lấy xác đồng đội, Tòng Văn Chô nhanh chóng kéo 2 xác địch nhử chúng đến gần để đánh. Thấy 6 tên lên lấy xác đồng bọn, Tòng Văn Chô bắn diệt được 3 tên, buộc chúng phải lui xuống. 15 phút sau, chúng lại ném lựu đạn, bắn nhiều loại đạn vào chốt và tổ chức đợt xung phong mới vào trận địa. Bọn địch xông vào định bắt sống, Tòng Văn Chô diệt ngay 3 tên. Một tên khác ném lựu đạn vào chỗ Tòng Văn Chô, đồng chí nhanh chóng chộp quả lựu đạn đang xì khói ném trả lại diệt được một số tên khác.

Kết quả trận này, Tòng Văn Chô đã diệt 31 tên địch, góp phần cùng đồng đội đánh lui hơn chục đợt tấn công của địch.

Tòng Văn Chô đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Tòng Văn Chô được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu lực lượng vũ trang nhân dân.







ANH HÙNG HOÀNG MINH PHƯƠNG

Hoàng Minh Phương sinh năm 1950, dân tộc Tày, quê ở xã Phong Du Hạ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. nhập ngũ tháng 9 năm 1976. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó, đại đội 5, tiểu đoàn 64, trung đoàn 741, bộ đội địa phương tỉnh Lai Châu, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Hoàng Minh Phương đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, lập công xuất sắc, chỉ huy tiểu đội diệt 350 tên địch, đánh lui 6 đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa. Riêng Hoàng Minh Phương diệt hơn 100 tên địch.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, địch cho lực lượng đông hơn ta gấp nhiều lần, chia làm nhiều mũi và mở nhiều đợt tấn công lên trận địa chốt của ta, Hoàng Minh Phương chỉ huy tiểu đội súng cối chiến đấu rất dũng cảm, đã góp phần cùng trung đội diệt 150 tên, đánh lui 2 đợt tấn công của địch. Riêng Hoàng Minh Phương trực tiếp bắn 60 quả đạn cối diệt hơn 70 tên địch.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, địch lại cho lực lượng đông hơn hôm trước mở nhiều đợt tấn công vào trận địa chốt, Hoàng Minh Phương động viên tiểu đội kiên quyết giữ vững trận địa. Đến trưa, thấy lực lượng ta còn ít, sau khi bắn pháo dữ dội vào trận địa ta, chúng bao vây định bắt sống một số anh em của ta.

Hoàng Minh Phương bình tĩnh dùng lựu đạn đánh vào đội hình của địch, diệt 80 tên, những tên còn lại phải bỏ chạy, trận địa được giữ vững. Sau trận đánh, Hoàng Minh Phương còn đưa được thương binh về phía sau an toàn.

Hoàng Minh Phương đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Hoàng Minh Phương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 06:01:23 pm

ANH HÙNG GIÀNG A SÌNH

Giàng A Sình, sinh năm 1957, dân tộc H’ Mông, quê ở xã Phèn Hồ, huyện Sình Hồ, tỉnh Lại Châu, nhập ngũ tháng 10 năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là binh nhất, chiến sĩ nuôi quân đại đội, tiểu đoàn 2, bộ đội địa phương huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979 Giàng A Sình đã nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đặc biệt sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi đưa cơm nước cho bộ đội thì địch đánh vào trận địa, đổng chí xin đại đội cho ở lại tiếp tục chiến đấu. Lúc đầu không có súng, Giàng A Sình làm nhiệm vụ lắp đạn B41 cho đồng đội đánh. Sau đó Giàng A Sình trở về chỗ để vũ khí của đại đội lấy súng. Địch ở xa, Giàng A Sình dùng súng bắn trả diệt 5 tên địch. Thấy địch đến gần, Giàng A Sình dùng súng AK nhằm bắn vào đội hình của địch và những tên chỉ huy. Một tên địch xông đến định bắt sống, Giàng A Sình ném lựu đạn diệt chết tên này. Mặc dù địch tiến lên càng đông, đạn đã hết, Giàng A Sình vẫn bình tĩnh và nhanh chóng chạy đến những tên địch bị chết nhặt lựu đạn, ném vào đội hình địch. Kết quả trận này, Giàng A Sình diệt được 50 tên xâm lược. Hành động dũng cảm của Giàng A Sình đã động viên lôi kéo toàn đơn vị noi theo.

Giàng A Sình được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Giàng A Sình được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.







ANH HÙNG TRƯƠNG HỮU DEM

Trương Hữu Dem sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê ở xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là dân quân xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quấn xâm lược tháng 2 năm 1979, Trương Hữu Dem đã nêu cao tinh thần chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, tích cực, chủ động đánh địch diệt 125 tên, thu được 1 khẩu súng cối 82 ly, 1 súng ĐKZ 82 ly, 1 đại liên, 2 khẩu B40 và 4 hòm đạn súng trường. Hành động của Trương Hữu Dem đã động viên cổ vũ mọi người noi theo.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, mặc dù mới ốm dậy, thấy địch đánh vào xã, Trương Hữu Dem đã vận động nhân dân ở lại bám đất, chiến đấu, sản xuất. Trương Hữu Dem đến một đơn vị công an nhân dân vũ trang xin được 1 khẩu súng và đạn bắn tỉa. Trong 2 ngày 19 và 20 tháng 2 năm 1979, Trương Hữu Dem bám sát địch, tìm địa hình có lợi bắn tỉa, diệt được 100 tên xâm lược.

Ngày 21 tháng 2 năm 1979 đạn còn ít, mỗi lần bắn, đồng chí nhằm vào những tên chỉ huy, những tên giữ súng cối, đại liên để bắn diệt 25 tên. Đến đêm, đồng chí đến chỗ địch chết để lấy vũ khí, Trương Hữu Dem đã thu được 1 súng cối, 1 đại liên, 4 hòm đạn về trang bị cho dân quân.

Ngày 22 tháng 2 năm 1979, Trương Hữu Dem đã cùng người em ruột là Trương Hữu Trí, quân nhân phục viên dùng súng cối bắn hàng chục quả đạn vào đội hình địch, diệt nhiều tên.

Trương Hữu Dem đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trương Hữu Dem được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Hai, 2016, 06:03:04 pm

ANH HÙNG TRẦN NGHIÊM

Trần Nghiêm sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở tiểu khu Duyên Hải, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên khu đội tự vệ tiểu khu Duyên Hải, thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Trần Nghiêm đã đi sát mọi người trong đơn vị, động viên giữ vững quyết tâm, kiên quyết đánh địch. Đồng chí chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy linh hoạt, đơn vị đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch, bảo vệ cho dân sơ tán được an toàn.

Đặc biệt trận ngày 17 tháng 2 năm 1979, ngay khi phát hiện địch tấn công, mặc dù chúng đông, được pháo binh, xe tăng yểm trợ bắn phá ác liệt vào thị xã Lào Cai, Trần Nghiêm đã chỉ huy đơn vị bám sát địch, liên tục chiến đấu từ 3 giờ đến 9 giờ sáng. Đơn vị Trần Nghiêm diệt gần 100 địch, ngăn chặn được bước tiến công của chúng, tạo điều kiện tốt cho nhân dân sơ tán kịp thời.

Trần Nghiêm luôn giáo dục cho các con hăng hái tham gia tự vệ. Trong đợt đánh quân xâm lược tháng 2 năm 1979, đồng chí cùng 3 người con cùng đánh địch, và đều dũng cảm lập công, cả 3 người được đề nghị tặng thưởng Huân chương. Gương chiến đấu dũng cảm của gia đình đồng chí có tác dụng cổ vũ mọi người noi theo.

Trần Nghiêm được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Nghiêm đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC HÒA

Nguyễn Ngọc Hòa sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở tiểu khu Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tự vệ tiểu khu Lào Gai, thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1971, Nguyễn Ngọc Hòa vào bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Năm 1975 đồng chí phục viên và từ đó tham gia tự vệ ở tiểu khu Lào Cai, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, Nguyễn Ngọc Hòa đã nêu cao tinh thần rất dũng cảm, tích cực, chủ động đánh địch, thể hiện vai trò nòng cốt trong đơn vị.

Đặc biệt, ngày 19 tháng 2 năm 1979, bộ binh địch có số lượng rất đông, được xe tăng yểm trợ mở nhiều đợt tấn công đánh phá ác liệt vào thị xã Lào Cai. Đơn vị không có súng chống tăng, Nguyễn Ngọc Hòa đã dũng cảm, nhanh chóng vượt qua khu hỏa lực địch bắn rất dữ dội đến một đơn vị bộ đội ta mượn được khẩu súng B40, rồi nhanh chóng bám sát địch, đuổi theo xe tăng địch bắn 2 quả đạn diệt 2 xe tăng. Sau đó Nguyễn Ngọc Hòa bò lên mặt đường tìm chỗ có lợi dùng trung liên bắn vào đội hình bộ binh địch diệt thêm 2 xe tăng và 20 tên địch, tạo điều kiện cho đồng đội diệt nhiều tên khác. Nguyễn Ngọc Hòa đã góp vào thành tích chung của đơn vị diệt gần 70 tên địch, đánh lui nhiều đợt tấn công của chúng. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã có tác dụng động viên lôi kéo mọi người noi theo.

Nguyễn Ngọc Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Ngọc Hòa đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:31:32 am

ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG TIẾN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Công Tiến (tức Nguyễn Kim Tuấn) sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Phúc Lâm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1946. Khi hy sinh đồng chí là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Công Tiến liên tục chiến đấu ở chiến trường đồng bằng Liên khu 3.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Công Tiến lại liên tục chiến đấu trên nhiều chiến trường ở miền Nam. Đồng chí đã được rèn luyện, trưởng thành từ chỉ huy trung đội, đại đội, lên tới sư đoàn, quân đoàn. Qua các cương vị chỉ huy, Nguyễn Công Tiến luôn luôn nêu cao tinh thần nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị, ý chí tiến công, tác phong xông xáo, tỉ mỉ, cụ thể và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1977 đến ngày 17 tháng 3 năm 1979, với cương vị là Tư lệnh Quân đoàn 3, Nguyễn Công Tiến đã đem hết tài năng, sức lực và trí tuệ của mình cùng với Đảng ủy và Bộ Tư lệnh lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vượt qua khó khăn, dũng cảm, mưu trí, tích cực đánh địch, bảo vệ đất, bảo vệ dân ở biên giới Tây Nam và đánh địch trên đất Cam-pu-chia, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nguyễn Công Tiến là một cán bộ vững vàng, có tinh thần chiến đấu bền bỉ, có phẩm chất tốt đẹp, đoàn kết thương yêu đồng đội và đức tính gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, cần cù, được đồng đội tin yêu, quý mến.

Trên 30 năm liên tục chiến đấu, đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của nhân dân; cho sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 17 tháng 3 năm 1979, Nguyễn Công Tiến đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Công Tiến được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng nhất.





ANH HÙNG TẠ ĐÔNG TRUNG
(Liệt sĩ)

Tạ Đông Trung sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở phố Ngọc Lâm, thị trấn Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, lái máy bay phi đội 4, trung đoàn 937, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 10 năm 1977, Tạ Đông Trung đánh 11 trận, đều nêu cao tinh thần dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí cùng biên đội đánh thiệt hại nặng 2 sở chỉ huy trung đoàn, 3 trận địa pháo, đánh trúng hai vị trí hành quân lấn chiếm của địch, chi viện tích cực cho bộ binh ta đánh địch được thuận lợi.

Trong 3 ngày 11,12,13 tháng 6 năm 1975, Tạ Đông Trung chỉ huy biên đội đến đánh phá đảo Vai (cách đất liền 250 km). Mặc dầu địch ở mặt đất bắn lên mạnh Tạ Đông Trung vẫn bình tĩnh bay thấp, lượn nhiều vòng, thả bom diệt nhiều mục tiêu địch trên đảo. Đã tạo điều kiện cho hải quân ta diệt toàn bộ quân địch ở đây (có hơn một tiểu đoàn), giải phóng đảo.

Ngày 7 tháng 5 năm 1977, đồng chí chỉ huy biên đội bay thấp, giữ được bí mật, bất ngờ đến ném bom đánh trúng một số điểm cao ở vùng Khánh Hội (An Giang). Kết quả trận này Tạ Đông Trung đã cùng biên đội đánh thiệt hại nặng sở chỉ huy trung đoàn địch, phá hủy 2 trận địa pháo. Đã chi viện đắc lực cho bộ binh ta đánh địch được thuận lợi, bảo vệ được đất, được dân.

Ngày 18 tháng 7 năm 1977, Tạ Đông Trung được lệnh đánh trận địa pháo 130 ly của địch bố trí ở bên kia biên giới tỉnh An Giang, tuy địa hình mới lạ, không nắm được khu vực trận địa phòng không của địch ở dưới đất, đồng chí vẫn kiên quyết đánh. Ngay loạt bom đầu đã đánh trúng trận địa, sau đó lại bắn nhiều loạt rốc két diệt nhiều tên địch.

Ngày 29 tháng 9 và 1 tháng 10 năm 1977, mặc dù hỏa lực của địch ở mặt đất bắn lên, Tạ Đông Trung vẫn bình tĩnh chỉ huy linh hoạt, biên đội đã phá hủy 2 trận địa pháo, bắn cháy kho tàng quân sự, diệt nhiều địch ở khu vực Xa Mát (biên giới Tây Ninh). Sau khi cắt một loạt bom trúng vào trận địa địch thì máy bay bị trúng đạn hỏng nặng, Tạ Đông Trung buộc phải nhảy dù trên đất Cam-pu-chia, vừa đặt chân tới đất, thấy địch bao vây, định bắt sống, đồng chí đã dũng cảm dùng súng ngắn, dao găm diệt được một số tên. Tạ Đông Trung đã dũng cảm hy sinh ngày 1 tháng 10 năm 1977 sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tạ Đông Trung đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Tạ Đông Trung đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:33:14 am

ANH HÙNG NGUYẾN SÔNG THAO
(Liệt sĩ)

Nguyễn Sông Thao sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 bộ binh, trung đoàn 273, sư đoàn 341, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày hy sinh (18 tháng 7 năm 1978), Nguyễn Sông Thao liên tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam. Nguyễn Sông Thao đã đánh 40 trận, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, thường xuyên có mặt ở những nơi khó khăn ác liệt. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trận Pa Vét (Xoài Riêng) ngày 24 tháng 10 năm 1977, Nguyễn Sông Thao chỉ huy đại đội đánh bật 19 đợt tấn công của 1 tiểu đoàn địch, diệt nhiều tên (có 65 tên bỏ xác tại trận) thu 52 súng, giữ vững trận địa.

Trận Pờ-ra-sốt (trên đường số 1, tỉnh Xoài Riêng) ngày 17 tháng 2 năm 1977, Nguyễn Sông Thao chỉ huy tiểu đoàn luồn sâu 17 ki-lô-mét vào phía sau địch, nổ súng đúng thời gian quy định, tấn công kiên quyết, diệt 120 tên, bắt 11 tên, thu 34 súng (có 2 pháo 105 ly). Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trận phục kích 2 tiểu đoàn địch ở cầu Ta Cưng (tỉnh Xoài Riêng) ngày 3 tháng 1 năm 1978, Nguyễn Sông Thao bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh nhanh, đánh mạnh, đồng loạt xung phong chia cắt đội hình địch, đã diệt 170 tên địch, thu 75 súng; đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn địch. Quá trình chiến đấu, Nguyễn Sông Thao bị thương vào tay trái, tự băng bó lấy rồi tiếp tục chỉ huy đơn vị đánh địch cho đến khi trận đánh kết thúc.

Trận ngày 18 tháng 7 năm 1978, ở ngã ba Xăng Ke, Nguyễn Sông Thao chỉ huy đơn vị đánh địch và đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu.

Khi còn sống, Nguyễn Sông Thao luôn luôn gương mẫu, giản dị khiêm tốn, đoàn kết thương yêu đồng đội, được anh em trong đơn vị yêu mến tín nhiệm.

Trong chiến đấu ở Tây Nam, Nguyễn Sông Thao đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Sông Thao được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






ANH HÙNG PHẠM ĐÌNH THIỆN
(Liệt sĩ)

Phạm Đình Thiện sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở khu phố 4, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 5 năm 1974. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng trinh sát, đại đội 21, trung đoàn 429, sư đoàn 302, Quân khu 7, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phạm Đình Thiện tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến đấu dũng cảm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày hy sinh (11 tháng 7 năm 1978) đồng chí đã liên tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, luôn thể hiện quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Phạm Đình Thiện đã nhiều lần chỉ huy tiểu đội luồn sâu nắm được chính xác kịp thời, phục vụ đắc lực cho chỉ huy chiến đấu thắng lợi.

Ngoài nhiệm vụ trinh sát, Phạm Đình Thiện còn được giao trực tiếp chỉ huy đơn vị chốt giữ một số mục tiêu trên đường số 7. Có lần chỉ huy tiểu đội liên tục 5 ngày đánh địch phản kích, diệt 50 tên địch, bắt 2 tên, thu 20 súng, giữ vững trận địa được giao.

Đặc biệt ngày 11 tháng 7 năm 1978, Phạm Đình Thiện chỉ huy tổ 6 người gỡ bãi mìn của địch để mở đường cho đơn vị tấn công. Nhiệm vụ rất nặng nề phức tạp vì địch gài nhiều loại mìn, Phạm Đình Thiện đã làm tốt công tác lãnh đạo tư tưởng, xây dựng quyết tâm và bàn cách tháo gỡ. Trong quá trình thực hiện gặp những trường hợp khó khăn phức tạp về kỹ thuật, đồng chí đều xung phong nhận phần khó khăn nguy hiểm về mình, để đồng đội được an toàn. Đồng chí đã góp phần tích cực cùng tiểu đội phá gỡ được 80 quả mìn. Khi gặp trường hợp khó khăn nguy hiểm Phạm Đình Thiện cho anh em lui ra, tự mình tìm cách gỡ. Trong lúc đang tháo phá thì mìn xì khói, để bảo đảm an toàn cho đồng đội, đồng chí đã dũng cảm nằm đè lên quả mìn, Phạm Đình Thiện đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Phạm Đình Thiện luôn gương mẫu trong mọi việc, cần cù, giản dị, được đồng đội yêu mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba,

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phạm Đình Thiện được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:35:37 am

ANH HÙNG TRẦN VĂN THẾ
(Liệt sĩ)

Trần Văn Thế sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 6 năm 1975. Khi hy sinh Trần Văn Thế là trung sĩ, trung đội trưởng đại đội 1, tiểu đoàn 502, bộ đội địa phương tỉnh Đồng Tháp, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 1 năm 1978 đến ngày 15 tháng 12 năm 1978, Trần Văn Thế chiến đấu ở biên giới huyện Hồng Ngự, đã đánh 15 trận. Đơn vị do Trần Văn Thế chỉ huy đã diệt hàng trăm tên dịch. Riêng Trần Văn Thế diệt 24 tên, bắn bị thương 9 tên khác thu 7 súng (1 B40, 1 M79, 1 CKC, 4 AK), phá hủy 1 xuồng.

Trận ngày 13 tháng 10 năm 1978, ở Tân Hội, Trần Văn Thế chỉ huy tiểu đội đánh thắng vào chính diện quân địch. Địch bắn dữ dội, Trần Văn Thế bị thương vào vai vẫn tiếp tục chiến đấu và động viên mọi người kiên quyết đánh địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm khu vực được giao. Khi có lệnh rút, Trần Văn Thế còn dìu được 2 thương binh về phía sau an toàn.

Ngày 14 tháng 10 năm 1978, địch dùng lực lượng đông hơn ta nhiều lần đánh vào trận địa chốt của đơn vị. Trần Vãn Thế chỉ huy trung đội đánh địch quyết liệt, đánh lui các đợt tấn công của chúng. Thấy địch rút, đồng chí dẫn đầu đơn vị truy kích. Kết quả trận này địch phải bỏ lại 13 xác chết, ta thu 7 súng.

Ngày 15 tháng 12 năm 1978, 1 tiểu đoàn địch mở nhiều đợt tấn công ác liệt vào trận địa của trung đội, Trần Văn Thế chỉ huy trung đội đánh địch quyết liệt suốt từ sáng đến chiều. Khi gần hết đạn thấy địch còn đông và đang chuẩn bị để mở đợt tấn công mới, đồng chí đã dùng súng AK và M79 bắn vào đội hình địch, diệt 1 số, thu hút hỏa lực về phía mình. Địch tập trung hỏa lực bắn về phía đồng chí. Trần Văn Thế bị thương nặng vẫn không rời trận địa, tổ chức cho đơn vị đưa thương binh, tử sĩ về phía sau. Trần Văn Thế bị trúng đạn lần thứ hai đã anh dũng hy sinh. Trong trận này đồng chí đã diệt hàng chục tên địch. Gương chiến đấu dũng cảm của Trần Văn Thế đã động viên cổ vũ mọi người trong đơn vị noi theo.

Trần Văn Thế được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Văn Thế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG HÀ THỊ SẠN

Hà Thị Sạn sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hội, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội phó xã Tân Hội, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Thị Sạn làm giao liên ở xã. Năm 1975 - 1976 là hội phó Hội phụ nữ xã. Đến tháng 4 năm 1977, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã và được giao nhiệm vụ xã đội phó.

Từ tháng 4 năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, Hà Thị Sạn liên tục tham gia chiến đấu bảo vệ xã ấp. Đồng chí đã nêu cao tinh thần tích cực đánh địch, chỉ huy linh hoạt mưu trí. Đơn vị đồng chí đã diệt hơn 100 tên địch, có 50 tên bỏ xác tại trận. Riêng đồng chí diệt được 6 tên, thu 4 súng.

Một số thành tích điển hình:

Trận ngày 28 tháng 4 năm 1977 ở Ca-rông, địch có 1 đại đội, Hà Thị Sạn chỉ huy một mũi gồm 12 dân quân, diệt 6 tên địch, thu 6 súng góp phần cùng mũi khác đánh bật địch về bên kia biên giới.

Trận đánh địch ở Mường Ông Hối (tháng 8 năm 1978) Hà Thị Sạn chỉ huy 9 dân quân phục kích. Một trung đội địch lọt vào trận địa, đồng chí chỉ huy đơn vị nổ súng mãnh liệt, diệt một số tên, buộc địch phải tháo chạy, bỏ lại 4 xác chết và 2 súng.

Trận ngày 15 tháng 9 năm 1978, Hà Thị Sạn chỉ huy dân quân phối hợp với tiểu đoàn bộ đội tỉnh tập kích 1 tiểu đoàn địch ở Cầu Tròn. Mũi do đồng chí chỉ huy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, diệt 12 tên địch, bắt 2 tên, thu 1 số súng.

Trận ngày 14 tháng 11 năm 1978, 1 tiểu đoàn địch tiến dọc theo sông Sở Thượng đánh vào xã. Thấy một số dân quân thiếu bình tĩnh, Hà Thị Sạn đi sát từng người động viên kiên quyết đánh địch. Quá trình chiến đấu, đồng chí chỉ huy rất linh hoạt, mưu trí diệt nhiều địch góp phần cùng bộ đội địa phương huyện đánh bại cánh quân này, bảo vệ được đất, được dân.

Hà Thị Sạn luôn gương mẫu, khiêm tốn, được đồng đội và nhân dân tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Hà Thị Sạn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:36:34 am

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH KHOA

Nguyễn Đình Khoa sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 4 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, Nguyễn Đình Khoa là thiếu tá, trung đoàn phó, trung đoàn 917 Không quân, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 4 năm 1979, Nguyễn Đình Khoa tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, chịu khó nghiên cứu, tìm cách đánh thích hợp, trực tiếp tham gia chiến đấu để rút kinh nghiệm bồi dưỡng dìu dắt chiến sĩ lái.

Nguyễn Đình Khoa đã đánh 22 trận, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có trận máy bay bị trúng đạn phòng không của địch, đồng chí vẫn dũng cảm đánh tiếp rồi bình tĩnh xử lý đưa máy bay về căn cứ an toàn. Nguyễn Đình Khoa đã chỉ huy đơn vị đánh trúng 2 sở chỉ huy trung đoàn địch, diệt hàng trăm tên, bắn cháy 3 xe chở đạn, hỗ trợ đắc lực cho bộ binh trong chiến đấu. Ngoài ra đồng chí còn tham gia vận chuyển đạn, lương thực tới trận địa, chuyển hàng trăm thương binh từ hỏa tuyến về phía sau an toàn và chở hàng trăm lượt cán bộ đi trinh sát chuẩn bị chiến trường được tốt.

Ngày 6 tháng 12 năm 1977, Nguyễn Đình Khoa chỉ huy 1 biên đội bắn chính xác hàng ngàn viên đạn vào đội hình 1 trung đoàn địch càn quét vùng Bến Sỏi (Tây Ninh) diệt nhiều địch, bắn cháy nhiều xe, tạo điều kiện tốt cho bộ binh ta đánh thiệt hại nặng trung đoàn này, bẻ gãy cuộc tấn công của địch, bảo vệ tính mạng tài sản của dân.

Ngày 14 tháng 1 năm 1978, mặc dù hỏa lực địch bắn lên mạnh, máy bay bị thương lần thứ nhất, Nguyễn Đình Khoa vẫn tiếp tục bay lượn nhiều vòng và bắn trúng vào đội hình địch. Máy bay bị thương lần thứ hai đồng chí vẫn tiếp tục bay lượn nhiều lần và bình tĩnh bắn một loạt đạn nữa vào đội hình địch, diệt thêm một số sau đó mới cho máy bay hạ cánh xuống một khu vực an toàn. Trận này Nguyễn Đình Khoa đã chỉ huy biên đội đánh trúng sở chỉ huy trung đoàn địch, phá hủy 1 trận địa pháo, diệt nhiều tên, tạo điều kiện tốt cho bộ binh đánh chiếm các điểm cao ở Đầm Chít được thuận lợi.

Ngày 4 tháng 2 năm 1978, Nguyễn Đình Khoa chỉ huy 1 biên đội hiệp đồng chặt chẽ với máy bay A37 đánh vào các mục tiêu địch ở biên giới Hà Tiên, phá hủy 1 sở chỉ huy trung đoàn địch, tạo điều kiện tốt cho bộ binh diệt 3 tiểu đoàn địch.

Nguyễn Đình Khoa luôn gương mẫu, có trách nhiệm cao, tận tình bồi dưỡng, đào tạo lái mới. Bản thân chịu khó rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, sử dụng thành thạo 2 loại máy bay lên thẳng (MI4 và UH1), bay được trong điều kiện khí tượng phức tạp, ngày, đêm, trên đất liền, trên biển, đồng chí đã 5 lần bay chở đạn ra đảo Trường Sa và nhiều lần hạ cánh trên tàu hải quân chính xác.

Nguyễn Đình Khoa đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Đình Khoa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:37:57 am

ANH HÙNG LÊ KHƯƠNG

Lê Khương sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, Đại đội phó trung đoàn 935 không quân, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 1975 đến tháng 2 năm 1979, Lê Khương chiến đấu ở biên giới Tây Nam, đã đánh 38 trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí trực tiếp đánh và cùng đơn vị diệt 8 sở chỉ huy sư đoàn, trung đoàn địch, 20 lần đánh trúng đội hình bộ binh địch, phá hủy 7 trận địa pháo (22 khẩu từ 82 đến 130 ly), 2 kho quân sự lớn, 23 xe (có 3 xe tăng); đánh chìm, đánh hỏng nặng 5 tàu chiến. Trong các trận hiệp đồng đồng chí đã chi viện đắc lực cho bộ binh, xe tăng và hải quân ta đánh địch được thuận lợi ít bị thương vong.

Ngày 6 tháng 5 năm 1978, Lê Khương chỉ huy biên đội lần đầu sử dụng 4 máy bay F5 (loại máy bay lấy được của Mỹ - ngụy trước đây), bay thấp, lượn vòng trong điều kiện hỏa lực phòng không của địch từ dưới đất bắn lên dữ dội, đã ném bom bắn phá vào đội hình của một tiểu đoàn địch ở khu vực Tà Nốt, Xa Mát (Tây Ninh). Trận đánh thắng đã phá vỡ kế hoạch hành quân lấn chiếm của chúng.

Trong 2 ngày 3 và 4 tháng 7 năm 1978, đồng chí đã 5 lần chỉ huy biên đội đánh trúng đội hình của 2 trung đoàn địch ở khu vực điểm cao 62 và 105 (biên giới Tây Ninh) phá hủy 15 xe quân sự, diệt nhiều địch, chi viện đắc lực cho bộ binh diệt 400 tên, thu 10 tấn vũ khí, bẻ gãy các mũi tấn công của địch, bảo vệ được đất, bảo vệ được dân.

Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 26 tháng 7 năm 1978, Lê Khương đã 4 lần chỉ huy biên đội vượt lưới lửa phòng không của địch, ném bom phá hủy 11 khẩu pháo 105 và 130 ly, nhiều xe vận tải chở đồ dùng quân sự và diệt hàng trăm tên địch.

Ngày 7 tháng 1 năm 1979 đồng chí chỉ huy biên đội bay thấp, bất ngờ đánh phá sân bay Pô-chen-tông, làm cho địch hốt hoảng bỏ chạy, tạo điều kiện cho bộ binh phát triển đánh chiếm sân bay được nhanh chóng, thu 19 máy bay và rất nhiều xe cộ, đồ dùng quân sự. Trận đánh thắng đã tạo thuận lợi cho bộ binh liên quân Việt Nam - Cam-pu-chia phát triển tiến vào giải phóng Phnôm-pênh trước thời gian quy định.

Lê Khương luôn chịu khó rèn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật và tích cực dìu dắt đồng đội cùng tiến bộ, được mọi người tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Lê Khương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:39:33 am

ANH HÙNG ÂU VĂN HÙNG

Âu Văn Hùng sinh năm 1945, dân tộc Cao Lan, quê ở xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 11 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy lái máy bay, phi đội 4, trung đoàn 937, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 1 năm 1979, Âu Văn Hùng đã đánh 55 trận cùng biên đội đánh chìm 8 tầu xuồng chiến đấu; diệt 7 sở chỉ huy địch (có 2 sở chỉ huy chiến đấu địch, 2 sở chỉ huy sư đoàn, 3 sở chỉ huy trung đoàn); phá hủy 6 trận địa pháo, 15 xe quân sự, 1 phà, bắn cháy 3 kho hậu cần, chi viện đắc lực cho bộ binh, hải quân ta đánh địch được tốt.

Ngày 4 tháng 2 năm 1978, 1 trung đoàn bộ binh địch tấn công vào xã Khánh An, Khánh Hội (An Giang), chúng chiếm những lô cốt kiên cố của giặc Pháp xây dựng trước đây và chốt giữ các điểm cao khống chế các con đường độc đạo ngăn chặn mũi tấn công của bộ binh ta. Mặc dù hỏa lực phòng không của địch ở dưới đất bắn lên dữ dội, đồng chí đã dẫn đầu biên đội ngay từ loạt bom đầu đã đánh trúng sở chỉ huy trung đoàn địch. Tiếp đó đồng chí lượn nhiều vòng bắn nhiều loạt đạn và ném bom trúng các công sự kiên cố, trận địa pháo của địch diệt 40 tên. Đồng chí đã tạo điều kiện tốt cho bộ binh ta tấn công diệt nhiều tên, bảo vệ được đất, được dân.

Ngày 24 tháng 9 năm 1979, Âu Văn Hùng dẫn biên đội vượt qua lưới lửa phòng không của địch đến ném bom, bắn phá sở chỉ huy sư đoàn địch, 1 trận địa pháo, khu trung tâm thông tin, kho hậu cần ở Prây Viêng gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.

Ngày 6 tháng 11 năm 1978, tuy thời tiết xấu, Âu Văn Hùng chỉ huy biên đội bay thấp, bất ngờ đánh chìm 4 tầu, diệt nhiều tên địch, chi viện cho bộ đội ta giải phóng cù lao Xép (trên sông Tiền Giang, sông Hậu Giang giáp biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia). Trận này máy bay của Âu Văn Hùng bị thương, thủng nhiều chỗ, cả thùng dầu, đồng chí vẫn bình tĩnh không nhảy dù, tìm cách lái máy bay về hạ cánh an toàn.

Ngày 20 và 21 tháng 12 năm 1978, Âu Văn Hùng chỉ huy biên đội đánh chìm 2 tầu, đánh bị thương 1 chiếc khác (trên sông Hậu), tạo điều kiện cho bộ binh diệt địch ở đây.

Ngày 3 tháng 1 năm 1979, thấy địch ở Prây Viêng rút chạy qua bến phà Niếc Lương đi về Phnôm-pênh, Âu Văn Hùng chỉ huy biên đội chỉ sau ít phút đã đánh cháy phà và diệt 2 trận địa pháo ở bên kia sông, và đánh chìm 2 tầu, chặt đứt đường rút lui của địch, tao điều kiện tốt cho bộ binh ta bắt sống 600 xe quân sự và hàng ngàn tên địch, thu nhiều vũ khí, đẩy nhanh tốc độ tấn công giải phóng Phnôm-pênh.

Từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 1 năm 1979, Âu Văn Hùng đã nhiều lần chỉ huy biên đội đánh trúng nhiều điểm co cụm của địch ở Tà Keo, Phnôm-pênh, đảo Cô Công, diệt 2 trận địa pháo, nhiều cụm quân địch, đánh chìm 2 tầu, tạo thuận lợi cho bộ binh, hải quân ta đánh địch được nhanh chóng, ít thương vong.

Đồng chí tích cực rèn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, lái máy bay MIG17, A37 đạt loại giỏi. Trong 45 lần bay thử máy bay hồi phục sửa chữa đồng chí đều bảo đảm được an toàn.

Âu Văn Hùng luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được mọi người trong đơn vị yêu mến.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Âu Văn Hùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:40:34 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KHÁNG

Nguyễn Văn Kháng sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Huy, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 5 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy lái máy bay, phi đội 2, trung đoàn 934, sư đoàn 372, Bộ tư lệnh Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 1978 đến tháng 1 năm 1979, Nguyễn Văn Kháng đã đánh 45 trận, cùng biên đội diệt gần 400 tên địch; phá hủy 6 xe M113, 12 súng 12,7 ly và 2 pháo 40 ly; phá hủy nặng căn cứ hậu cần ở tây-bắc Xvây-riêng, nhiều trận địa pháo trên cảng Công Pông Xom, diệt nhiều cụm hỏa lực địch trên đảo Cô Công tạo điều kiện cho bộ binh, hải quân của ta diệt địch được thuận lợi, ít bị thương vong, làm chủ chiến trường, thu nhiều vũ khí đạn dược. Riêng đồng chí đánh chìm, đánh hỏng nặng 3 tầu trên sông Công Pông Chàm; phá hủy 5 xe vận tải, 2 trận địa pháo và diệt nhiều địch.

Ngày 6 tháng 5 năm 1978, trận đầu ra quân Nguyễn Văn Kháng nêu cao tinh thần dũng cảm vượt qua nhiều khu vực hỏa lực của địch từ mặt đất bắn lên ném bom và bắn nhiều đạn vào đội hình 1 tiểu đoàn địch, bẻ gãy cuộc càn quét của chúng ở vùng Tà-Nốt Xa Mát (Tây Ninh).

Ngày 26 tháng 5 năm 1978, 1 sư đoàn địch ở khu vực Prây Viêng định đánh sang biên giới ta, đồng chí đã cùng biên đội xuất kích 3 lần, lần nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, bình tĩnh bay thấp, chọn mục tiêu chính xác, ném bom và bắn chính xác vào các mục tiêu địch. Kết quả trận này Nguyễn Văn Kháng cùng biên đội diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 6 xe M113, 12 súng 12,7 ly, 2 pháo 105 ly. Trận đánh thắng đã làm thất bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch.

Ngày 26 tháng 9 năm 1978, Nguyễn Văn Kháng cùng biên đội vượt qua nhiều khu vực trận địa phòng không của địch, đến ném bom, bắn phá, diệt 3 trận địa pháo và súng cối, tạo thuận lợi cho bộ binh ta diệt địch ở Prây Viêng được thuận lợi, ít bị thương vong.

Ngày 3 tháng 1 năm 1979, địch rút khỏi Prây Viêng về dừng lại ở Niếc Lương, chống cự ta quyết liệt. Đồng chí đã cùng biên đội bay thấp, bất ngờ, ném bom bắn phá trúng trận địa pháo, bãi để xe, thị trấn Niếc Lương. Khi quay về thấy phà tầu địch chạy trên sông, Nguyễn Văn Kháng đã đánh trúng 1 phà, 1 tầu. Trận này đồng chí đã diệt nhiều địch, tạo điều kiện tốt cho bộ binh ta phát triển đánh địch thuận lợi, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Trận đánh đảo Cô Công ngày 15 tháng 1 năm 1979, tuy tầm hoạt động xa, địa hình chưa biết, thời tiết xấu, trên đảo có nhiều trận địa phòng không của địch, đồng chí vẫn cùng biên đội đánh phá hủy 3 trận địa pháo, đánh chìm 1 tầu chiến, chi viện đắc lực cho hải quân ta đánh chiếm đảo được nhanh chóng, diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí đạn dược.

Nguyễn Văn Kháng tích cực rèn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, xung phong bay thử những chuyến bay F5 mới phục hồi để kiểm tra chất lượng sửa chữa.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huấn chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Văn Kháng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:42:05 am

ANH HÙNG VŨ DUY VANG

Vũ Duy Vang sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên tiểu đoàn 278 công binh, trung đoàn 25, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vũ Duy Vang tham gia chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ đã lập thành tích xuất sắc, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba. Khi phụ trách chính trị viên đại đội 10, Vũ Duy Vang đã góp phần lãnh đạo, chỉ huy đơn vị lập thành tích xuất sắc, đại đội được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ tháng 9 năm 1977 đến nay, Vũ Duy Vang liên tục chiến đấu trên chiến trường Tây Nam, luôn thể hiện quyết tâm cao, thường xuyên có mặt ở những nơi khó khăn ác liệt, góp phần quan trọng xây dựng đơn vị tiến bộ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bản thân 2 lần bị thương vẫn giữ vững ý chí chiến đấu.

Tháng 5 năm 1978, Vũ Duy Vang chỉ huy một bộ phận đi trinh sát mở đường chuẩn bị cho đơn vị bộ binh tấn công một số mục tiêu trên đường số 13. Địa hình phức tạp, địch ra sức ngăn chặn. Vũ Duy Vang đã xây dựng đơn vị có quyết tâm cao, vượt qua nhiều khó khăn luồn lách đến mục tiêu quy định. Sau khi làm xong nhiệm vụ, trên đường về, gặp địch phục kích, Vũ Duy Vang đã kịp thời chỉ huy đơn vị đánh địch. Bản thân bị thương nhưng vẫn bình tĩnh tổ chức cho anh em đưa thương binh, tử sĩ về phía sau, còn mình tiếp tục chiến đấu diệt 4 tên địch.

Trong 2 tháng 10 và 11 năm 1978, Vũ Duy Vang chỉ huy đơn vị làm nhiệm vụ chốt giữ ở nam Xnun. Có ngày địch tấn công trên 20 đợt vào trận địa của ta. Đơn vị phần lớn là chiến sĩ mới bổ sung chưa có kinh nghiệm chiến đấu, Vũ Duy Vang đã cùng ban chỉ huy xây dựng cho đơn vị có quyết tâm cao, đề xuất cách đánh: gài mìn, lựu đạn ở chính diện và tổ chức lực lượng xuất kích đánh vào sườn và sau lưng địch. Đồng chí đi sát đại đội chốt giữ ở hướng chủ yếu, giúp đỡ xử trí những tình huống khó khăn được kịp thời. Kết quả đơn vị đã đánh lui các đợt phản kích của địch, diệt hàng trăm tên, giữ vững trận địa. Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cuối tháng 12 năm 1978, đơn vị phân tán làm nhiệm vụ gỡ mìn, khắc phục chướng ngại mở đường cho bộ binh và cơ giới ta phát triển tấn công. Tuy địa hình phức tạp, yêu cầu rất khẩn trương, có nhiều trường hợp phải dò gỡ mìn dưới làn hỏa lực địch, Vũ Duy Vang đã luôn đi sát những bộ phận có nhiều khó khăn ác liệt nhất, động viên giữ vững quyết tâm cho mọi người và chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bảo đảm cho bộ binh, pháo binh phát triển tấn công địch được nhanh chóng. Quá trình làm nhiệm vụ tuy bị thương đồng chí vẫn ở lại trận địa chiến đấu.

Vũ Duy Vang luôn gương mẫu, sâu sát mọi người, đoàn kết thương yêu đồng đội, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Vũ Duy Vang đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 10:15:46 am

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH TÂM

Nguyễn Đình Tâm sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở xã Lai Yên, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 8 thiết giáp, tiểu đoàn 3, lữ đoàn 273, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 12 năm 1977 đến tháng 6 năm 1979, Nguyễn Đình Tâm liên tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, luôn nêu cao tinh thần tích cực đánh địch, thường xuyên có mặt ở những mũi nhọn tấn công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, 4 lần bị thương không rời vị trí chiến đấu. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị bắn cháy 5 xe địch, diệt 85 tên; thu 1 xe M113, 34 súng các loại, góp phần chi viện cho bộ binh diệt nhiều địch, đánh chiếm các mục tiêu được phân công. Riêng đồng chí bắn cháy 2 xe, diệt 37 địch, thu 11 súng.

Trận ngày 19 tháng 7 năm 1978, ở điểm cao 105, Nguyễn Đình Tâm chỉ huy xe dẫn đầu đội hình tấn công của đơn vị. Địch tập trung hỏa lực bắn chặn, đồng chí bị thương vào tay đã nhờ anh em băng cho rồi tiếp tục chiến đấu. Khi phát hiện địch bắn trúng xe bên cạnh, Nguyễn Đình Tâm kịp thời bắn mãnh liệt chi viện cho đồng đội đồng thời cử người sang đưa thương binh về phía sau.

Trận ngày 14 tháng 8 năm 1978, ở điểm cao 119 địch chống cự mạnh, bộ binh ta phát triển gặp khó khăn, đồng chí đã lệnh cho lái xe tăng tốc độ, dũng cảm lao lên đè sập 3 công sự địch, diệt 5 tên. Nguyên Đình Tâm bị thương, máu chảy nhiều, đã dùng tay trái bịt chặt vết thương tay phải bắn trọng liên diệt 2 tên địch đang tháo chạy, và chỉ huy xe chiếm địa hình có lợi chi viện cho bộ binh đánh chiếm mục tiêu, diệt và làm tan rã 1 đại đội địch.

Trận ngày 10 tháng 1 năm 1979, Nguyễn Đình Tâm chỉ huy 2 xe M113 cơ động chiến đấu theo đội hình bộ binh trên đường số 6. Trên đường gặp xe địch đi cùng chiều, đồng chí đã nhanh chóng triển khai chiến đấu, cùng bộ binh bắn cháy chiếc xe đi đầu, diệt toàn bộ địch trên xe, thu 4 xe khác. Gần tới thị xã Xiêm Riệp thì gặp tuyến phòng thủ của địch, Nguyễn Đình Tâm chỉ huy đơn vị bắn mạnh và dũng cảm xông lên, chọc thủng tuyến phòng thủ này, diệt 15 tên, thu 17 súng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh đánh chiếm thị xã Xiêm Riệp đúng thời gian quy định.

Trận đánh chiếm thị xã Bát Tam Băng ngày 14 tháng 1 năm 1979, Nguyễn Đình Tâm chỉ huy thê đội 2. Khi thê đội 1 gặp khó khăn, đồng chí được .lệnh vào chiến đấu, xe đồng chí dẫn đầu đội hình tấn công dùng trung liên bắn mạnh vào quân địch, diệt 15 tên, bắn cháy 1 xe. Bị đánh phủ đầu, địch hoang mang rối loạn, bộ binh ta nhanh chóng xông lên phá vỡ tuyến phòng thủ của địch và tiến vào giải phóng thị xã Bát Tam Băng.

Nguyễn Đình Tâm luôn gương mẫu, cần cù, chịu khó học tập, sử dụng thành thạo loại xe thiết giáp (K63 và M113) và các loại vũ khí trang bị trên xe. Đồng chí luôn tận tình giúp đỡ đồng đội, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, chính sách, kỷ luật, được đồng đội tín nhiệm.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Đình Tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 10:18:56 am

ANH HÙNG TRẦN NGỌC GIAO

Trần Ngọc Giao sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Hà Tu, thị xã Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng xe tăng, đại đội 10, tiểu đoàn 2, lữ đoàn 22 thiết giáp, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 9 năm 1977 đến tháng 7 năm 1979, Trần Ngọc Giao liên tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đã nêu cao tinh thần tích cực đánh địch, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, luôn dẫn đầu đơn vị. Trung đội do đồng chí chỉ huy đã bắn cháy và phá hủy 12 xe quân sự (có 1 xe tăng), bắt 1 xe, diệt nhiều hỏa điểm và trên 100 tên địch. Riêng đồng chí diệt 23 tên địch, thu 16 súng.

Trận đánh địch ở thị trấn Chook (tỉnh Xoài Riêng) ngày 12 tháng 1 năm 1977, trên đường tiến quân xe Trần Ngọc Giao 2 lần bị trúng mìn, bản thân bị thương, vẫn dũng cảm xin theo xe khác vào chiến đấu đã cùng đồng đội chi viện cho bộ binh đánh chiếm thị trấn.

Trận ngày 5 tháng 1 năm 1979, đồng chí chỉ huy trung đội chi viện cho bộ binh đánh địch ở bến phà Niếc Lương. Khi phát hiện có 4 xe chở bộ binh địch chay về bến phà, Trần Ngọc Giao đã mưu trí chỉ huy trung đội bắn chặn diệt chiếc xe đi đầu. Số còn lại phải vứt xe bỏ chạy tán loạn tạo thuận lợi cho bộ binh ta nhanh chóng đánh chiếm bến phà.

Ngày 7 tháng 1 năm 1979, đồng chí chỉ huy xe, dẫn đầu đơn vị tấn công vào Phnôm-pênh. Dọc đường gặp địch ngăn chặn đồng chí đã dùng pháo diệt địch, buộc chúng phải bỏ lại 2 xe và 1 khẩu pháo 130 ly, tiếp đó đồng chí dùng xích xe nghiền nát nhiều tên địch. Trận đánh thắng đã mở đường cho bộ binh vào giải phóng thủ đô Phnôm-pênh.

Trần Ngọc Giao luôn gương mẫu, khiêm tốn, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Ngọc Giao đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG LÊ HOÀNG SƠN

Lê Hoàng Sơn sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Hòa Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 5 năm 1973. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó bộ binh, đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn Gia Định, Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Quân khu 7, đảng   viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chốpg Mỹ cứu nước, Lê Hoàng Sơn chiến đấu ở thành phố Sài Gòn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Từ cuối năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, đồng chí chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, với cương vị trung đội phó, Lê Hoàng Sơn đã tham gia 40 trận đều lập chiến công xuất sắc, diệt 22 tên địch, thu 9 súng, chỉ huy tiểu đội, trung đội diệt hàng trăm tên địch.

Trận ngày 4 tháng 1 năm 1978, ở Cát Đai (tỉnh Kra Chiê) đồng chí chỉ huy tiểu đội mũi nhọn, trên đường tiến quân bị địch phục kích đánh vào đội hình của đơn vị. Cán bộ đại đội, đồng chí trung đội trưởng và một số chiến sĩ bị thương vong. Lê Hoàng Sơn đã thay thế chỉ huy trung đội nhanh chóng tiến lên diệt hỏa điểm đại liên địch, và chủ động hợp đồng với 2 trung đội bạn đánh địch trong công sự và đánh tỏa ra, tạo thuận lợi cho các mũi khác hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả đại đội Lê Hoàng Sơn đã diệt gọn 1 đại đội địch, có 32 tên bỏ xác tại trận, thu 39 súng. Riêng đồng chí diệt 16 tên.

Trận ngày 28 tháng 10 năm 1978, Lê Hoàng Sơn chỉ huy trung đội chốt giữ trên hướng chủ yếu của đại đội. Địch dùng 1 đại đội đánh vào trận địa, đồng chí đã bình tĩnh tổ chức chiến đấu, giành giật với địch trong 3 ngày. Có ngày, trung đội đánh lui hàng chục đợt phản kích của địch và đồng chí chỉ huy anh em chủ động xuất kích, đánh bật địch mở rộng địa bàn. Đơn vị đồng chí đã diệt nhiều địch, có 25 tên bỏ xác tại trận.

Đồng chí luôn có tác phong gương mẫu khiêm tốn, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Lê Hoàng Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 10:20:01 am

ANH HÙNG LÊ THÁI BÊ

Lê Thái Bê sinh năm 1957 dân tộc Kinh, quê ở xã Tế Tân, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 6 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, chính trị viên phó đại đội 21 trinh sát, trung đoàn 429, sư đoàn 302, Qụân khu 7, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lê Thái Bê tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Từ tháng 10 năm 1977 đến tháng 12 năm 1979, Lê Thái Bê liên tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, hàng chục lần chỉ huy tiểu đội, trung đội vượt qua khó khăn, nguy hiểm, luồn sâu vào sau lưng địch để trinh sát nắm tình hình. Đồng chí đã cùng đơn vị điều tra nắm tình hình địch ở 20 mục tiêu chính xác, phục vụ kịp thời cho trên chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu được tốt. Khi đánh địch, đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên, bắt liên lạc và đưa trên 250 cán bộ và nhân dân bạn ra vùng giải phóng an toàn. Riêng đồng chí đã diệt hàng chục tên địch, phá sập 1 cầu.

Tháng 4 năm 1978, đồng chí nhận nhiệm vụ chỉ huy đơn vị thọc sâu vào sau lưng địch trên 15 ki-lô-mét điều tra vị trí Phum Lam, Phum Mông, và 2 chiếc cầu ở Phum Đa, đồng chí đã làm tốt công tác tổ chức và xây dựng quyết tâm, vượt qua nhiều khó khăn, nắm địch được chính xác. Tiếp đó được giao nhiệm vụ chỉ huy 1 tổ đánh cầu ở Phum Đa, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí đưa đơn vị luồn lách qua các tuyến canh gác của địch, đánh sập được cầu. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tháng 6 năm 1978, Lê Thái Bê chỉ huy trung đội vượt qua nhiều khu vực có địch tuần tra canh gác vào điều tra các vị trí địch ở Mi Mốt, Cang Đôn, Sa La... đã năm chắc tình hình địch phục vụ cho đơn vị chiến đấu thắng lợi. Sau đó được giao nhiệm vụ chỉ huy 1 tiểu đội chốt giữ ở Sa La. Tuy địch liên tục phản kích với lực lượng đông gấp bội, đơn vị chỉ còn 4 người, Lê Thái Bê vẫn bình tĩnh động viên đơn vị, kiên cường bám trụ trong hơn 20 ngày, đánh lui hàng chục đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa.

Tháng 9 năm 1978, đơn vị Lê Thái Bê có nhiệm vụ thọc sâu nắm tình hình địch ở khu vực đường số 7 và tìm cách bắt liên lạc với lực lượng nổi dậy của bạn. Đồng chí đã nêu cao quyết tâm, tổ chức vượt sông Vàm Cỏ trong mùa nước lớn, len lỏi qua nhiều bãi mìn, ổ phục kích của địch, hàng chục lần gặp địch phục kích đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, diệt nhiều tên. Kết quả đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nắm địch và đưa được 250 cán bộ, nhân dân Cam-pu-chia về nơi quy định an toàn.

Lê Thái Bê luôn gương mẫu, khiêm tốn, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 5 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Lê Thái Bê được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 10:22:34 am

ANH HÙNG VŨ TRỌNG CƯỜNG

Vũ Trọng Cường sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hồng, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 8 năm 1973. Khi được tuvên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó công binh, tiểu đoàn 25, sư đoàn 5, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vũ Trọng Cường tham gia chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Từ tháng 9 năm 1977 đến tháng 12 năm 1979 đồng chí đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu hơn 100 trận ở chiến trường Tây Nam, luôn thể hiện quyết tâm cao, dũng cảm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, hai lần bị thương không rời vị trí chiến đấu.

Trong đợt chiến đấu tháng 4 và tháng 5 năm 1978, Vũ Trọng Cường trực tiếp chỉ huy đơn vị mở đường cho bộ binh đánh địch ở khu vực Mi Mốt. Có nhiều đoạn đường địch gài mìn dày đặc, đồng chí đã không quản khó khăn, nguy hiểm tự mình gỡ phá những quả khó nhất và cùng đồng đội gỡ hàng trăm quả khác, mở thông đường phục vụ cho bộ binh cơ động kịp thời tấn công đánh chiếm các mục tiêu quy định.

Trận đánh ở điểm cao 142 (khu vực Mi Mốt), Vũ Trọng Cường là đại đội phó chỉ huy đơn vị chốt giữ ở hướng chủ yếu của tiểu đoàn. Địch sử dụng 2 tiểu đoàn phản kích, đánh vào trận địa của đại đội. Đồng chí chỉ huy đơn vị ngoan cường chiến đấu đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Đơn vị bị thương vong nhiều, bản thân bị sức ép, trên cho về phía sau nhưng đồng chí vẫn xin ở lại tiếp tục chiến đấu. Có ngày đồng chí dùng nhiều loại vũ khí đánh địch trên một hướng, diệt hàng chục tên, góp phần giữ vững trận địa. Khi đơn vị được lệnh lui ra, Vũ Trọng Cường được giao sử dụng khẩu 12,8 ly, đồng chí đã bình tĩnh bắn kiềm chế địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Vũ Trọng Cường có tác phong gương mẫu, luôn nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, chấp hành chính sách, kỷ luật nghiêm, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu.

Vũ Trọng Cường đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Vũ Trọng Cường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG HUỲNH VŨ HÙNG

Huỳnh Vũ Hùng sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhơn Hưng, huyện Bẩy Núi, tỉnh An Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã đội Nhơn Hưng, huyện đội Bẩy Núi, bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huỳnh Vũ Hùng là giao liên đưa đường cho bộ đội, cán bộ hoạt động trong vùng địch.

Tháng 6 năm 1977, Huỳnh Vũ Hùng phụ trách xã đội phó rồi chính trị viên xã đội. Từ đó đến tháng 1 năm 1979, đồng chí Huỳnh Vũ Hùng liên tục tham gia chiến đấu bảo vệ xã, ấp, luôn thể hiện quyết tâm cao, chỉ huy mưu trí, vận dụng linh hoạt nhiều cách đánh thích hợp. Đơn vị do đồng chí chỉ huy đã diệt 150 tên địch (có 70 tên địch chết vì mìn, lựu đạn do đồng chí bố trí), bắt 3 tên, thu 31 súng.

Trận ngày 22 tháng 2 năm 1978, 1 tiểu đoàn địch chia làm nhiều mũi đánh vào phía sau các chốt của dân quân. Đồng chí chỉ huy các chốt kìm chặt địch và tổ chức một bộ phận cơ động bất ngờ đánh mạnh vào sườn đội hình địch, buộc chúng phải rút chạy bỏ lại 11 xác chết và một số súng đạn.

Trận ngày 15 tháng 5 năm 1978, 1 tiểu đoàn địch có pháo binh yểm trợ đánh vào xã Nhơn Hưng. Đồng chí chỉ huy dân quân chặn đánh địch quyết liệt và lừa chúng vào bãi mìn của ta đã bố trí sẵn. Kết quả trận này địch bỏ lại trận địa 20 xác chết và 10 khẩu súng.

Huỳnh Vũ Hùng đã góp nhiều công xây dựng lực lượng dân quân phát triển từ 7 người lên 50 người có chất lượng tốt.

Tháng 1 năm 1979, để bảo đảm an toàn cho nhân dân sản xuất, đồng chí xung phong đi gỡ mìn. Sau khi tháo được hơn 100 quả an toàn, đến quả cuối cùng mìn nổ, Huỳnh Vũ Hùng bị thương cụt 2 chân. Sau 3 tháng điều trị đồng chí trở về địa phương tiếp tục tham gia công tác.

Huỳnh Vũ Hùng luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị được nhân dân địa phương tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Huỳnh Vũ Hùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 10:24:28 am

ANH HÙNG TRẦN THẾ LẠI

Trần Thế Lại sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 8 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, đội trưởng đội công tác thuộc đoàn 1, Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trần Thế Lại hoạt động ở chiến trường xa, có rất nhiều khó khăn, địch luôn luôn theo dõi, nhưng đồng chí vẫn kiên trì hoạt động, xây dựng được một số cơ sở và đưa lực lượng của ta vào hoạt động. Nhiều lần đồng chí dẫn bộ đội vào tận sân bay, khéo ngụy trang và bí mật ẩn nấp để điều tra theo dõi máy bay Mỹ lên xuống. Trần Thế Lại đã chỉ huy đơn vị phá hủy 10 máy bay, trong đó có một số máy bay B52, 2 giàn ra-đa và diệt nhiều lính Mỹ.

Ngày 28 tháng 7 năm 1969, đồng chí chỉ huy một tổ vượt qua lớp rào thép gai, bãi mìn, khu vực có địch canh gác, phá hủy được 2 máy bay, 2 giàn ra-đa.

Ngày 10 tháng 1 năm 1972, sau nhiều lần trinh sát nắm chắc tình hình địch, đồng chí tổ chức cho một bộ phận bí mật vượt qua nhiều khu vực có địch kiểm soát chặt chẽ, tập kích vào sân bay, phá hủy được 8 máy bay địch, trong đó có 1 số máy bay B52 và diệt hàng chục giặc lái Mỹ.

Nhiều năm xa sự chỉ đạo của cấp trên, hoạt động độc lập ở chiến trường xa, phải tự lo liệu về ăn, mặc, Trần Thế Lại luôn tỏ ra vững vàng, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, luôn tìm mọi cách động viên đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hành động của đồng chí có tác dụng động viên lôi kéo mọi người trong đơn vị noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 12 bằng khen và giấy khen.





ANH HÙNG BÙI VĂN PHƯƠNG

Bùi Văn Phương sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, đoàn 1 đặc công, Bộ tư lệnh đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 11 năm 1969 đến năm 1972, Bùi Văn Phương hoạt động ở chiến trường xa. Tuy có nhiều khó khăn, địch luôn luôn theo dõi, ăn uống thiếu thốn, bản thân nhiều lần bị ốm, nhưng đồng chí đã tìm nhiều cách che giấu địch, xây dựng được nhiều cơ sở, nắm tình hình địch được chính xác, kịp thời.

Đêm 10 tháng 1 năm 1972, sau nhiều lần theo dõi nắm tình hình địch ở sân bay, Bùi Văn Phương đã chỉ huy tổ vượt qua nhiều chỗ có địch canh gác vào phá hủy 8 máy bay, trong đó có một số máy bay B52, diệt hơn chục tên giặc lái. Riêng Bùi Văn Phương phá hủy 5 chiếc. Trận đánh gây cho địch nhiều thiệt hại lớn, máy bay địch phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài.

Bùi Văn Phương luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Bùi Văn Phương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 10:25:38 am

ANH HÙNG ĐỖ SĨ HỌA
(Liệt sĩ)

Đỗ Sĩ Họa sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Hưng. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, phó trưởng đồn 209, công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Đỗ Sĩ Họa đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, lập công xuất sắc, được thưởng Huân chương Chiến công, bị thương, sức khỏe giảm sút, đồng chí vẫn tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công, đồn trưởng đi công tác xa. Đỗ Sĩ Họa đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu theo phương án, trực tiếp phụ trách hướng chính diện. Đồn và các chốt bị pháo và cối của địch bắn cấp tập. Ở vị trí chỉ huy, Đỗ Sĩ Họa bình tĩnh quan sát địch. Khi địch ngừng bắn pháo để bộ binh xông lên, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên. Phát hiện hỏa lực lợi hại của ta ở Đồi Quế, địch dùng chiến thuật biển người ào lên. Các chiến sĩ chốt trên Đồi Quế ngoan cường chiến đấu, diệt nhiều tên địch. Nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, Đồi Quế đã bị địch chiếm giữ. Quyết giành lại, Đỗ Sĩ Họa đã tổ chức lực lượng tấn công địch, chiếm lại được Đồi Quế.

Địch vừa ào lên hết đợt này đến đợt khác, vừa leo lên kêu gọi ta đầu hàng. Đỗ Sĩ Họa trả lời: "Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết". Đi tới từng ụ súng, đồng chí động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ đồn, bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn người chỉ huy mặt bê bết máu, ánh mắt rực lửa căm thù, các chiến sĩ vô cùng xúc động, tin tưởng.

Noi gương người chỉ huy cả đơn vị ngoan cường chiến đấu, tiêu diệt 227 tên địch, làm bị thương nhiều tên, giữ vững trận địa.

Đỗ Sĩ Họa bị thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ... cho đến lúc anh dũng hy sinh cũng không rời trận địa.

Đồn 209 được đề nghị tuyên dương Đơn vị Anh hùng.

Đồng chí được truy tặng cấp hàm thượng úy và 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Đỗ Sĩ Họa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Hai, 2016, 10:27:43 am

ANH HÙNG LỘC VIỄN TÀI
(Liệt sĩ)

Lộc Viễn Tài sinh năm 1940, dân tộc Tày, quê ở xã Vĩ Thường, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, đồn trưởng đồn 155, công an nhân dân vũ trang Hà Tuyên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lộc Viễn Tài là cán bộ đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận xuất sắc, đạt hiệu suất chiến đấu cao, giữ vững được trận địa, bảo vệ được dân.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược dồn dập bắn pháo, cối dọn đường, rồi thúc quân ồ ạt tấn công đồn 155, Lộc Viễn Tài bình tĩnh quan sát địch, đồng thời đi sát động viên từng chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ đồn. Chỉ huy mũi chính  diện, đồng chí trực tiếp bắn đại liên vào đội hình địch. Phát hiện ba tên chỉ huy của địch, Lộc Viễn Tài đã lệnh cho cối bắn trúng, diệt chúng. Đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, tiêu diệt gần 100 tên, tạo điều kiện cho 2 tổ chốt diệt gần 100 tên nữa. Bị thiệt hại nặng, địch cho bộ binh lui ra để củng cố đội hình, đồng thời cho pháo bắn cấp tập vào trận địa ta. Nhưng khi bộ binh địch lại xông lên, chúng đã bị cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng 155 đánh bật ra.

Ngày 5 tháng 3 năm 1979, địch tập trung lực lượng quyết chiếm đồn 155 vào cao điểm 1379 của ta. Với thủ đoạn cho pháo bắn suốt một tiếng đồng hồ, sau đó dùng bộ binh chia thành nhiều mũi ồ ạt tấn công, nhưng địch vẫn bị đánh bật ra. Địch phải tăng quân. Lợi dụng sương mù, Lộc Viễn Tài đã tổ chức lực lượng phục kích, đánh dồn địch vào hầm chông, bãi mìn gài sẵn, diệt nhiều tên, buộc địch phải thu quân, củng cố đội hình, rồi mở đợt tiến công mới. Lộc Viễn Tài chỉ huy một tổ chặn đánh địch từ xa, chia cắt đội hình địch ra, tiêu diệt nhiều tên. Quân địch quá đông, đạn sắp hết, đồng chí lệnh cho hai chiến sĩ rút lui, còn mình dùng những viên đạn cuối cùng ghìm chân địch, bảo vệ đồng đội. Trong tay còn hai quả lựu đạn nữa Lộc Viễn Tài chờ địch đến gần, đồng chí giật nụ xòe, ném vào đội hình địch, diệt thêm gần chục tên và đã anh dũng hy sinh.

Tính chung trong các trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, riêng Lộc Viễn Tài đã diệt 91 tên.

Đồng chí được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lộc Viễn Tài được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG ĐỖ CHU BỈ
(Liệt sĩ)

Đỗ Chu Bỉ sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội phó đại đội 6, công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong trận đánh ngày 1 tháng 3 năm 1979, Đỗ Chu Bỉ trực tiếp chỉ huy phân đội giữ chốt A1, là chốt án ngữ trên tuyến đầu, cách đường biên 400 mét, cách đồn biên phòng Hoành Mô 300 mét.

Pháo địch bắn cấp tập vào các chốt của đồn và đồn biên phòng Hoành Mô suốt một tiếng đồng hồ. Pháo vừa dứt, 4 tiểu đoàn địch xông lên đánh chiếm chốt A1. Đỗ Chu Bỉ bình tĩnh chờ cho địch đến gần, đồng chí hạ lệnh cho phân đội đồng loạt nổ súng, bắn mãnh liệt vào đội hình địch, hàng chục tên bị tiêu diệt. Phân đội chốt A1 đã dũng cảm, mưu trí bẻ gãy hàng chục đợt tấn công của địch.

Pháo địch lại bắn cấp tập vào chốt A1. Khi pháo chuyển làn, bộ binh địch lại ồ ạt xông lên. Lần này địch tràn vào được một đoạn chiến hào phía bên phải. Đỗ Chu Bỉ bình tĩnh chỉ huy đơn vị dùng lựu đạn và lưỡi lê, báng súng đánh địch bật trở ra. Tranh thủ những phút im lặng giữa hai trận đánh, đồng chí đi khắp trận địa nắm tình hình, củng cố tổ chức, động viên chiến sĩ, giải quyết vấn đề thương binh, tử sĩ.

Địch cho tăng viện một tiểu đoàn, một mũi đánh vào đồn, một mũi đánh chiếm chốt A1. Đỗ Chu Bỉ chỉ huy đơn vị đánh địch cả hai hướng, diệt 200 tên, giữ vững trận địa. Bị thương vào tay, rồi vào sườn, đồng chí vẫn không rời trận địa. Cuộc chiến đấu kéo dài. Trời mưa, chiến hào lầy lội. Đỗ Chu Bỉ đã tổ chức cho đưa thương binh sang chốt A2, rồi tiếp tục chỉ huy chiến đấu bảo vệ chốt A2, giữ chốt A1. Địch chia thành nhiều mũi ồ ạt xông lên. Phân đội chốt do đồng chí chỉ huy đã đánh trả mãnh liệt, đánh bật mọi đợt tấn công của địch. Khi đang chỉ huy đơn vị chiến đấu, Đỗ Chu Bỉ trúng đạn địch đã anh dũng hy sinh.

Đỗ Chu Bỉ được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất và quân hàm cấp trung úy.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Đỗ Chu Bỉ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:27:55 pm

ANH HÙNG NÔNG VĂN GIÁP
(Liệt sĩ)

Nông Văn Giáp, sinh năm 1945, dân tộc Nùng, quê ở xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đồn phó đồn 191, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nông Văn Giáp đã qua chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, đồng chí tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, đã lập nhiều thành tích chỉ huy đơn vị xây dựng thế trận mới.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công. Chúng dùng pháo bắn cấp tập vào đồn, sau đó cho bộ binh địch xông lên. Với kinh nghiệm dày dạn qua 9 năm chiến đấu chống Mỹ, Nông Văn Giáp bình tĩnh chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt 100 tên. Dùng chiến thuật biển người, vừa tấn công chính diện, địch vừa đánh tạt sườn vào trận địa ta. Phát hiện sớm mưu đồ của địch, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu linh hoạt, cơ động, ngay từ đầu đã diệt được cụm thông tin, chỉ huy và hai tên thổi kèn. Đội hình địch rối loạn, chúng không dám xông lên, buộc lui quân, tổ chức đợt tấn công mới. Các chiến sĩ tin tưởng ở Nông Văn Giáp - người chỉ huy gan dạ, mưu trí và quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Địch lại cho nhiều tốp, nhiều toán, có hỏa lực yểm trợ, liên tục tấn công.

Đồng chí nhảy lên khỏi chiến hào, hô to: "Xung phong!". Các chiến sĩ theo người chỉ huy bật dậy, kiên quyết phản kích, đẩy địch xuống chân đồi. Đồng chí bị thương nặng. Đồng chí Rô (tiểu đội trưởng) băng bó cho cấp trên của mình. Đồng chí Giáp bình tĩnh, cầm tay đồng chí Rô căn dặn: "Chiến sự còn ác liệt. Tôi bị thương. Đồng chí thay tôi chỉ huy phân đội chiến đấu, giữ vững trận địa đến cùng. Nhớ: tiết kiệm đạn, diệt nhiều địch".

Địch lại hò nhau xông lên. Xạ thủ trung liên bị thương. Đồng chí Giáp cố lê người đến thay thế, dùng sức còn lại bắn mãnh liệt vào đội hình địch, diệt nhiều tên, cùng đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch và anh dũng hy sinh.

Tấm gương chiến đấu của đồng chí đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị quyết tâm diệt nhiều địch, trả thù cho đồng đội, bảo vệ Tổ quốc.

Nông Văn Giáp được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nông Văn Giáp được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:35:04 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VŨ TRÁNG
(Liệt sĩ)

Nguyễn Vũ Tráng sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, chính trị viên phó đồn 1, công an nhân dân vũ trang Lai Châu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong năm 1969, Nguyễn Vũ Tráng đã lập chiến công: tham gia chiến đấu ở chiến trường C, đồng chí đã được khen thưởng và kết nạp Đảng tại trận.

Sau khóa đào tạo sĩ quan biên phòng, Nguyễn Vũ Tráng về đội công tác của công an nhân dân vũ trang Lai Châu, đồng chí luôn luôn tận tụy, nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, lăn lộn khắp địa bàn, tham gia xây dựng phòng tuyến nhân dân và thế trận mới bảo vệ biên giới.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược bắn hàng ngàn quả pháo, rồi cho bộ binh ồ ạt tấn công đồn biên phòng số 1 của ta. Theo phương án đã được xây dựng và luyện tập, đồng chí chỉ huy mũi chính diện, chặn bước tiến của địch. Ngay loạt đạn đầu, đơn vị đã diệt nhiều tên, địch hoảng hốt lui quân củng cố đội hình, lại xông lên. Có đồng chí không kịp lắp đạn. Nguyễn Vũ Tráng đã mưu trí dùng đá ném về phía địch, địch lầm tưởng là lựu đạn, chúng dạt ra, chiến sĩ ta có điều kiện lắp đạn tiếp tục chiến đấu. Địch hò hét xông lên, Nguyễn Vũ Tráng quét 4 loạt súng, diệt 30 tên, cùng đồng đội diệt hàng trăm tên, đẩy lùi 15 đợt tiến công của chúng.

Ngày 6 tháng 3 năm 1979, lợi dụng sương mù, địch cho nhiều mũi tấn công vào đồn và đại đội 5 của công an nhân dân vũ trang Lai Châu. Hiệp đồng chặt chẽ với đại đội 5, Nguyễn Vũ Tráng chỉ huy đơn vị đánh địch quyết liệt, tiêu diệt 150 tên. Thấy khẩu 12,7 ly của chốt bạn bị hỏng hóc, đồng chí đã băng qua lưới đạn của địch đến sửa chữa súng cho đồng đội. Bị thương gãy cả hai chân, Nguyên Vũ Tráng vẫn ngoan cường chỉ huy đơn vị chiến đấu.

Khi có lệnh lui về phía sau, đồng chí xin ở lại cản giặc. Thấy chỉ còn một đồng chí, địch hò hét xông lên. Nguyễn Vũ Tráng dùng lựu đạn và súng AK đánh trả địch, diệt nhiều tên nữa và anh dũng hy sinh.

Nguyễn Vũ Tráng được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Vũ Tráng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:36:03 pm

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH THUẦN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Đình Thuần sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 12, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, Nguyễn Đình Thuần đã trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu. Ngày 28 tháng 11 năm 1977, bị thương vào đùi, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Về trạm xá điều trị, vết thương chưa lành hẳn, đồng chí đã xin trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu, góp phần cùng đơn vị lập công xuất sắc.

Năm 1978, Nguyễn Đình Thuần cùng đơn vị chuyển ra bảo vệ biên giới phía Bắc. Ngày 25 tháng 8 năm 1978, đồng chí đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đơn vị bằng tay không đánh đuổi bọn côn đồ gây rối ở cửa khẩu Hữu Nghị.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, một trung đoàn quân xâm lược có xe tăng và pháo yểm trợ, tấn công vào trận địa của đơn vị do đồng chí phụ trách. Hướng chính diện địch có 2 tiểu đoàn. Đồng chí lệnh cho cối và hỏa lực của đơn vị bắn tập trung vào đội hình địch, đẩy lùi đợt tấn công của chúng, 8 chiếc xe tăng địch đang xông lên ở hướng trái. Đồng chí chỉ huy các chiến 31 dùng súng B40 vận động đón đánh, diệt 3 chiếc, bọn còn lại hoảng sợ tháo chạy.

Bị thương gãy nát cánh tay, đồng chí tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu, đẩy lùi đợt tấn công mới của địch. Lần thứ hai, đồng chí bị thương vào đùi, quân y muốn đưa đồng chí về tuyến sau. Đồng chí nói: "Tôi còn đủ sức chiến đấu. Các đồng chí đừng lo cho tôi". Địch lại ồ ạt xông lên hết đợt này đến đợt khác.

Nguyễn Đình Thuần tiếp tục chỉ huy đơn vị đẩy lùi ba đợt tấn công nữa của địch. Nhưng đồng chí lại bị thương vào bụng. Quân y vừa băng bó vừa chuẩn bị đưa đồng chí về tuyến sau. Nguyễn Đình Thuần mỉm cười, nói: "Tôi còn, các đồng chí còn. Chúng ta quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc". Nói xong đồng chí gắng gượng dùng súng AK diệt thêm một số tên địch nữa và anh dũng hy sinh.

Nguyễn Đình Thuần được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Đình Thuần được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:37:43 pm

ANH HÙNG VÕ ĐẠI HUỆ
(Liệt sĩ)


Võ Đại Huệ sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 11, tiểu đoàn 3, trung đoàn 16, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1969 đến năm 1972, Võ Đại Huệ tham gia chiến đấu chống Mỹ trên các chiến trường Đường 9, Khe Sanh, Tây Nguyên... Đồng chí đã lập nhiều chiến công, được thưởng hai Huân chương Chiến công. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Võ Đại Huệ tình nguyện sang công an nhân nhân vũ trang và được điều động về trung đoàn 16.

Sáng 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược cho pháo các cỡ bắn cấp tập, rồi dùng bộ binh có xe tăng yểm trợ ồ ạt tấn công vào khu vực Mường Khương. Do chuẩn bị trước, sẵn sàng thế trận bảo vệ Tổ quốc, đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh trả địch quyết liệt, làm cho bộ binh địch không phối hợp được với xe tăng của chúng, phải ùn lại. Võ Đại Huệ lệnh cho hỏa lực bắn chính xác vào đội hình địch, đồng thời trực tiếp chỉ huy một tổ dùng B40 chặn đánh xe tăng ở ngã ba Mạn Tuyển, diệt liên tiếp 2 chiếc. Nhiều chiếc khác xông vào phía Mường Khương. Đồng chí dẫn tổ B40 chạy tắt đường, đón đánh. Chiếc đi đầu bị bắn cháy. Nhiều chiếc sau ùn lại. Võ Đại Huệ trực tiếp bắn cháy 4 chiếc nữa.

Sáng ngày 18 tháng 2 năm 1979, được pháo yểm trợ, địch cho lực lượng chia thành ba mũi tấn công lên núi Na Khuy. Võ Đại Huệ mưu trí và dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh bật địch xuống, giữ vững trận địa. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Bị thương vào tay, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy và động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu, diệt nhiều địch, giữ vững trận địa. 11 đợt tấn công của địch đã bị đẩy lùi. Đơn vị đã diệt 300 tên địch. Riêng đồng chí đã diệt 48 tên, trong đó có tên chỉ huy xe tăng.

Chiều ngày 18 tháng 2 năm 1979, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Võ Đại Huệ chỉ huy đơn vị phá vòng vây dày đặc của địch, di chuyển đến vị trí mới, đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Võ Đại Huệ được truy thăng cấp hàm trung úy và truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Võ Đại Huệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HIỀN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Hiền sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Long, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Nhập ngũ năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, cán bộ đồn 33, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1969, tốt nghiệp phổ thông, Nguyễn Văn Hiền xung phong nhập ngũ, trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước; Được vào lực lượng công an nhân dân vũ trang, đồng chí đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Làm chiến sĩ nuôi quân, làm quản lý, Nguyễn Văn Hiền đã thực sự liêm khiết và tận tụy chăm sóc các bữa ăn cho đơn vị. Được giao nhiệm vụ làm công tác cơ sở, đồng chí đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, hết lòng thương yêu đồng bào các dân tộc, tích cực động viên nhân dân định canh định cư, cải tiến kỹ thuật, nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần; xây dựng phong trào bảo vệ trật tự trị an biên giới. Là một cán bộ gương mẫu mọi mặt, Nguyễn Văn Hiền đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có xe tăng, pháo yểm trợ, ồ ạt tấn công đồn biên phòng 33, Lai Châu, Nguyễn Văn Hiền chỉ huy một phân đội dũng cảm chặn đánh địch ở mũi chính diện. Dưới sự chỉ huy của đồng chí, phân đội đã đẩy lùi 15 đợt tấn công liên tiếp của địch, diệt hàng trăm tên, bắn cháy 2 xe tăng. Riêng đồng chí diệt 40 tên.

Ngày 18 tháng 2, địch tăng quân, ồ ạt tấn công. Nguyễn Văn Hiền chỉ huy đơn vị ngoan cường chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch. Bị thương vào tay, đồng chí tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Lần thứ ba, bị thương gãy cả hai chân, Nguyễn Văn Hiền vẫn không rời vị trí, tiếp tục động viên chiến sĩ phản kích địch quyết liệt. Địch dùng chiến thuật biển người ào lên hết đợt này đến đợt khác. Đạn sắp hết, đồng chí chỉ lệnh cho 12 chiến sĩ phá vây, rút về tuyến sau, tiếp tục chiến đấu. Một mình ở lại ghìm chân địch và anh dũng hy sinh.

Nguyễn Văn Hiền được truy tặng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngàv 19 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Văn Hiền được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:38:36 pm

ANH HÙNG HỒ ĐĂNG KHẦM
(Liệt sĩ)

Hồ Đăng Khầm sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là chuẩn úy, phó đồn trưởng đồn 829, công an nhân dân vũ trang tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Đăng Khầm là đội trưởng vũ trang của đồn biên phòng 829, có nhiệm vụ giữ chốt Bà Tà Pô, trên bờ kênh Giang Thành, là một trọng điểm địch thường xuyên xâm nhập phá hoại và lấn chiếm. Đồng chí đã đi sâu tìm biểu, nắm vững tình hình mọi mặt, xây dựng quyết tâm chiến đấu cho toàn đơn vị.

Cuối năm 1977, biết rõ một số trận địa cối của lính Pôn Pốt thường ngang ngược bắn sang lãnh thổ Việt Nam, Hồ Đăng Khầm đề xuất cho tổ vũ trang tập kích trừng trị địch để chủ động bảo vệ biên giới. Được cấp trên phê duyệt, đồng chí chỉ huy đơn vị vượt kênh, đánh tiêu diệt ba trận địa cối của dịch. Kết quả: đơn vị đã diệt 13 tên địch, phá hủy vũ khí của chúng, rút an toàn.

Ngày 17 tháng 1 năm 1978, một tiểu đoàn lính Pôn Pốt tấn công đồn biên phòng 829 của ta. Hướng chính diện là trận địa chốt của đội vũ trang. Hồ Đăng Khầm đã chỉ huy, tổ chức đơn vị thành một mũi nhọn thọc sâu chia cắt đội hình địch, tạo điều kiện cho đồn bẻ gãy 7 đợt tấn công của địch, diệt 9 tên. Địch buộc phải chuyển hướng tấn công. Phán đoán đúng ý đồ đó của địch, đồng chí đề xuất với ban chỉ huy nhanh chóng bố trí lại lực lượng và trận địa, tổ chức một phân đội cơ động chiến đấu bảo vệ đồn. Kết quả: đơn vị đã đánh bật địch ra, bảo vệ vững chắc địa bàn phụ trách. Sau trận đó, đồng chí được khen thưởng và được đề bạt đồn phó.

Ngày 17 tháng 5 năm 1978, bọn phản động Cam-pu-chia cho 3 tiểu đoàn tấn công đồn 829. Hồ Đăng Khầm đã chỉ huy đội vũ trang chiến đấu mưu trí, dũng cảm, diệt 12 tên địch, thu vũ khí.

Mờ sáng ngày 18 tháng 5, địch tăng quân, hình thành thế bao vây đồn. Hồ Đăng Khầm chỉ huy đơn vị sẵn sàng phản kích địch, đồng chí đến từng tổ chiến đấu, động viên, xây dựng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đồn. Khi địch lại tấn công, Hồ Đăng Khầm cùng đơn vị tiêu diệt nhiều tên địch. Bị thương nặng ở bụng, máu ra nhiều, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em chiến đấu và anh dũng hy sinh.

Hồ Đăng Khầm được truy tặng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Hồ Đăng Khầm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:40:37 pm

ANH HÙNG QUÁCH VĂN RẠNG
(Liệt sĩ)

Quách Văn Rạng sinh năm 1956, dân tộc Mường, quê ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, trung đội phó, đồn 125, công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quách Văn Rạng đã có nhiều công lao trong việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng thế trận bảo vệ Tổ quốc ngay ở tuyến đầu do đồn 125 phụ trách.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có xe tăng và pháo yểm trợ tấn công vào đồn biên phòng 125 và khu vực thị xã Lào Cai. Thực hiện quyết tâm chiến đấu của đồn, Quách Văn Rạng đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa đầu cầu (bên bờ sông Nậm Thi). Chiều hôm đó, đồng chí dẫn hai chiến sĩ vượt khỏi chiến hào tiến đánh xe tăng địch ở khu vực dốc Máng Nước, thị xã Lào Cai, bắn cháy 2 xe tàng của địch, diệt nhiều tên.

Khi đơn vị di chuyển trận địa, tổ Quách Văn Rạng xung phong ở lại chiến đấu chặn địch và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 5 ngày đêm trong vòng vây của địch, đồng chí đã cùng đồng đội tìm đường về đơn vị phối hợp chiến đấu.

Trong một trận chiến đấu, một chiến sĩ bị lạc, một chiến sĩ bị thương nặng. Quách Văn Rạng vừa cõng đồng đội vừa mang vũ khí gồm B40, AK và lựu đạn luồn lách trong rừng. Địch phát hiện, chúng xông đến quá đông. Đồng chí đưa chiến sĩ bị thương vào chỗ khuất ẩn nấp, nói: "Không thể để cả hai người cùng sa vào tay giặc", rồi chạy ra, đánh lạc hướng địch. Địch bâu đến. Chúng hò nhau bắt sống. Quách Văn Rạng ném hai quả lựu đạn cuối cùng, diệt nhiều tên, nhưng đồng chí không thoát khỏi trước bọn lính đông đặc. Bị địch bắt, chúng tra tấn dã man, ép đồng chí chỉ đường về vị trí mới của đơn vị. Quách Văn Rạng giữ tròn khí tiết, quyết không khai. Địch đã giết hại đồng chí ngay tại trận.

Ở nơi ẩn nấp, người đồng đội bị thương đã chứng kiến hành động quả cảm của Quách Văn Rạng.

Trong hơn 5 ngày đêm liên tục chiến đấu, riêng Quách Văn Rạng đã lập công xuất sắc và quên mình để cứu đồng đội.

Quách Văn Rạng đã được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Quách Văn Rạng đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:42:22 pm

ANH HÙNG LÊ MINH TRƯỜNG
(Liệt sĩ)

Lê Minh Trường sinh năm 1960, dân tộc Kinh, quê ở phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, chiến sĩ đại đội 5, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, bộ binh xâm lược có pháo và xe tăng yểm trợ, ồ ạt tấn công vào hướng trận địa của đại đội 5. Lê Minh Trường cùng đồng đội xông ra, chiếm lĩnh pháo đài Đồng Đăng, đánh trả địch quyết liệt. Thấy 8 xe tăng địch dẫn bộ binh xông lên, đồng chí dùng B40 tiếp cận mục tiêu, bắn cháy chiếc đi đầu. Những chiếc khác hoảng loạn, tháo chạy. Lê Minh Trường đã góp phần tích cực cùng đơn vị bẻ gãy đợt tấn công ồ ạt của địch. Sau khi củng cố đội hình, địch lại xông lên. Đồng chí nhằm thẳng chiếc xe tăng đi đầu, bóp cò. Nhưng quả đạn B40 lần này không nổ. Lê Minh Trường đã nảy ra cách đánh khác: cùng một lúc giật tất cả dây cháy chậm của vài quả lựu đạn rồi tung vào xích xe tăng làm cho xích xe địch hỏng. Địch trong xe lóp ngóp chui ra, đồng chí dùng AK tiêu diệt. Những chiếc đi sau không dám tiến lên nữa. Nhưng bộ binh địch vẫn xông lên. Đồng chí cùng đồng đội bình tĩnh chiến đấu diệt hàng chục tên. Địch cho một bộ phận luồn sâu vào phía sau trận địa ta, đánh tạt sườn hòng chia cắt đội hình của đại đội 5. Không sợ nguy hiểm, Lê Minh Trường đã đi chuyển linh hoạt, kịp thời chặn địch, góp phần tích cực cùng đồng đội giữ vững pháo đài Đồng Đăng. Lần này đồng chí bị thương, nhưng tự băng bó, rồi tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh dũng hy sinh.

Lê Minh Trường được truy tặng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lê Minh Trường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG HOÀNG KIM LONG
(Liệt sĩ)

Hoàng Kim Long sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Tây, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó, đồn 801 công an nhân dân vũ trang tỉnh An Giang, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Hoàng Kim Long là chiến sĩ mới, sau một khóa huấn luyện, được về đồn 801 bảo vệ một đoạn biên giới Tây Nam Tổ quốc, đồng chí nhanh chóng hòa vào tập thể đơn vị, hăng say học tập, rèn luyện và công tác, trở thành một chiến sĩ vững vàng. Lúc chưa đầy một tuổi quân, Hoàng Kim Long đã được đề bạt tiểu đội phó.

Đồng chí đã tự giác, tranh thủ học tập tính năng, tác dụng, cách bắn súng ĐKZ82. Nhờ vậy, Hoàng Kim Long đã dùng ĐKZ diệt được nhiều hỏa điểm lợi hại của bọn phản động Cam-pu-chia từ bên kia biên giới bắn sang địa bàn đơn vị phụ trách. Đồng chí còn bắn chính xác ĐKZ82 diệt các hỏa điểm của địch trong các trận chiến đấu, tạo điều kiện cho đồng đội diệt nhiều tên địch, giữ vững trận địa.

Gom nhặt đạn lép, Hoàng Kim Long cải tiến thành mìn, trực tiếp xây dựng bãi gài, đánh địch.

Ngày 27 tháng 2 năm 1978, bộ binh địch có hỏa lực yểm trợ tràn qua biên giới hòng đánh chiếm vùng Kênh Năm Xã. Đơn vị mưu trí, ngoan cường chiến đấu, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch. Hoàng Kim Long tự vác nòng khẩu DKZ82 liên tục di chuyển, bắn chính xác, diệt 3 ổ đại liên và 1 ổ 12,7 ly của địch, góp phần cùng đơn vị diệt 27 tên địch, giữ vững trận địa.

Ngày 17 tháng 4 năm 1978, một trung đoàn địch có pháo yểm trợ, tấn công vào chốt Chúa Thầy Bảy và đồn 801. Đơn vị đánh địch quyết liệt. Đồng chí dùng ĐKZ diệt 4 hỏa điểm của địch. Đang di chuyển, phát hiện 2 hỏa điểm khác của địch, đồng chí diệt luôn một khẩu DKZ75. Chuẩn bị di chuyển để diệt tiếp hỏa điểm còn lại của địch thì đồng chí bị trúng đạn của địch đã anh dũng hy sinh.

Tính chung Hoàng Kim Long đã chiến đấu 35 trận, diệt 50 tên địch và nhiều hỏa điểm của chúng, lập công xuất sắc. Đồng chí được truy tặng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979. Hoàng Kim Long được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 08:43:16 pm

ANH HÙNG HOÀNG VĂN KHOÁY

Hoàng Văn Khoáy sinh năm 1945, dân tộc Nùng, quê ở xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, đại đội phó đại đội 3, công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Bằng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong những năm từ 1969 đến 1975, Hoàng Văn Khoáy lập nhiều chiến công trong các trận chiến đấu chống Mỹ - ngụy tại chiến trường miền Nam. Là một thương binh, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đồng chí tình nguyện sang công an nhân dân vũ trang, trực tiếp tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Hoàng Văn Khoáy trực tiếp chỉ huy một trung đội chi viện cho phân đội giữ chốt Chông Mù (thuộc xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh). Phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích, đơn vị đồng chí đã góp phần tích cực đánh đuổi địch khỏi đồi Chông Mù, diệt 77 tên, phá tan kế hoạch bao vây, đánh điểm chốt của ta, đồng thời làm tan rã 1 tiểu đoàn địch.

Ngày 8 tháng 3 năm 1979, địch càn quét qua xã Thắng Lợi, huyện Trùng Khánh. Hoàng Văn Khoáy lại trực tiếp chỉ huy một trung đội, có 18 thanh niên xung phong và 14 dân quân phối hợp, khẩn trương vận động đến bản Lan, bất ngờ tập kích vào đội hình địch, diệt 100 tên. Vừa chỉ huy vừa trực tiếp bắn B40, Hoàng Văn Khoáy đã diệt 10 tên địch.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, đồng chí lại chỉ huy đơn vị gài mìn xung quanh nhà máy thủy điện Thong Cót, thuộc xã Chí Viễn, đề phòng địch phá hoại. Địch kéo đến, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu, dồn địch vào bãi mìn, diệt nhiều tên.

Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Hoàng Văn Khoáy chỉ huy đơn vị tập kích bất ngờ vào đội hình địch diệt hàng chục tên.

Là một cán bộ gương mẫu mọi mặt, chỉ huy mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả chiến đấu cao, Hoàng Văn Khoáy đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Hoàng Văn Khoáy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 10:01:51 pm

ANH HÙNG LÊ KHẮC XUÂN

Lê Khắc Xuân sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Vận, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tham gia cách mạng năm 1971, năm 1975 nhập ngũ. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, đội phó đội cơ sở, đồn 133, công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thời gian từ 1971 đến 1974, Lê Khắc Xuân là công nhân công ty cầu đường Thanh Hóa, đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, liên tục được bầu là lao động tiên tiến.

Năm 1975, Lê Khắc Xuân nhập ngũ vào công an nhân dân vũ trang, đồng chí tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc, và cùng đơn vị lập nhiều thành tích trong công tác vận động nhân dân xây dựng thế trận mới bảo vệ Tổ quốc.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1989, Lê Khắc Xuân chỉ huy một tổ chốt chặn địch, đồng chí cùng đồng đội bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, sau đó dẫn cả tổ vượt qua lưới đạn của địch, chiếm giữ điểm cao, và chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt tần công của chúng. Được giao nhiệm vụ bắt liên lạc với đại đội 117, bộ đội địa phương, đang đánh địch tại phố Pha Long, Lê Khắc Xuân đã chỉ huy tổ, vận động đến trận địa của đơn vị bạn. Nhưng trận địa này đã bị địch chiếm. Đồng chí chỉ huy tổ chiến đấu diệt nhiều tên địch, rồi chuyển thương binh về tuyến sau.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, địch ồ ạt xông lên chiếm đồn. Lê Khắc Xuân được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu ở mũi chính diện, có lúc đồng chí đã nhảy lên khỏi chiến hào, đánh giáp lá cà với địch, diệt địch, thu vũ khí.

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, địch vẫn ồ ạt tấn công, Lê Khắc Xuân chỉ huy tổ phản kích quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của chúng, làm chủ trận địa. Đêm ấy, được giao nhiệm vụ tìm đường cho đơn vị rút ra ngoài, tiếp tục chiến đấu, Lê Khắc Xuân bị địch phát hiện, bao vây. Nhưng đồng chí đã phá vây, hoàn thành nhiệm vụ. Tổ đồng chí đã cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 90 tên. Lập công xuất sắc.

Lê Khắc Xuân được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và huy chương Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lê Khắc Xuân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 10:03:29 pm

ANH HÙNG LỪU A PHỪ

Lừu A Phừ dân tộc H'Mông, sinh năm 1950, quê ở xã Tá Phình, huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, tiểu đội trưởng nuôi quân, đồn một công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lừu A Phừ nhập ngũ vào công an nhân dân vũ trang, từng làm nhiệm vụ quay máy phát vô tuyến điện; tham gia khảo sát biên giới, vượt qua mọi khó khăn, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làm chiến sĩ nuôi quân, Lừu A Phừ tận tụy tìm rau, kiếm măng rừng, săn bắn, đảm bảo đủ thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Đồng chí còn tranh thủ thời gian được nghỉ để chăn nuôi gà, lợn cho đơn vị.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược bắn pháo cấp tập, rồi ồ ạt tràn sang đánh chiếm đồn một. Nhận nhiệm vụ chỉ huy một tổ chốt giữ điểm cao, Lừu A Phừ đã cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, hai chiến sĩ hy sinh, hai chiến sĩ nữa bị thương, đồng chí cũng bị thương vào tay và mặt. Nhưng Lừu A Phừ vẫn cùng chiến sĩ chưa bị thương, cơ động chiến đấu. Phát hiện một tên địch nhảy vào chiến hào có B41, đồng chí dùng AK diệt ngay và thu vũ khí.

Ở một đoạn chiến hào khác có một tên địch chuẩn bị ném lựu đạn về phía mình, Lừu A Phừ giương lê lao tới, cùng 1 chiến sĩ khác diệt được tên địch. Tiếp tục cơ động chiến đấu giữ trận địa, khi thì dùng AK, lựu đạn, khi thì dùng B40, B41, đồng chí đã diệt tiếp nhiều tên địch. Sau đó, đồng chí bị thương nặng.

Đêm ấy, đơn vị di chuyển trận địa, Lừu A Phừ dẫn đầu đưa thương binh cùng đi an toàn.

Đồng chí luôn luôn thực hiện tốt đoàn kết nội bộ và đoàn kết quân dân, giữ nghiêm kỷ luật, gương mẫu toàn diện, được nhân dân và đồng đội tin yêu.

Lừu A Phừ đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lừa A Phừ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




ANH HÙNG TÀO VĂN TEM

Tào Văn Tem dân tộc Thái, sinh năm 1956, quê ở xã Chà Tớ, huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trinh sát viên, đồn một công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Là trinh sát viên của đồn, Tào Văn Tem tích cực bám địa bàn, bám dân, vừa công tác tốt, vừa tự học được tiếng nói của các dân tộc: H’Mông, Hà Nhì, Dao, Quan Hỏa, xây dựng được nhiều cơ sở, luôn luôn chủ động nắm chắc tình hình, đồng chí đã góp phần cùng đơn vị và chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn phụ trách.

Khi quân xâm lược tràn sang đánh chiếm địa bàn đồn phụ trách, đồng chí đã kịp thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền đia phương tổ chức cho nhân dân sơ tán. Bản thân tích cực tham gia hướng dẫn, bảo vệ cho dân sơ tán an toàn.

Được giao nhiệm vụ chỉ huy một tổ chiến đấu, chặn đánh địch Tào Vàn Tem vừa mưa trí chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu, cùng đồng đội diệt nhiều tên địch. Riêng đồng chí đã diệt được 10 tên, cùng toàn tổ giữ vững trận địa.

Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Tào Văn Tem đã mưu trí, dũng cảm luồn sau lưng địch, vừa nắm chắc tình hình, vừa chủ động phòng ngừa âm mưu, thủ đoạn mới của chúng. Dựa vào cơ sở, đồng chí đã bắt, xử lý nhiều tên phản động, chỉ điểm thám báo, góp phần đập tan âm mưu nhen nhóm tổ chức phản động, gây bạo loạn cướp chính quyền của địch, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Hoạt động ở sau lưng địch, Tào Văn Tem đã kịp thời tổ chức, củng cố đội ngũ dân quân, cùng dân quân bám trụ chiến đấu bảo vệ địa bàn.

Tào Văn Tem đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Tào Văn Tem được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 10:04:41 pm


ANH HÙNG TÒNG VĂN KIM

Tòng Văn Kim dân tộc Thái, sinh năm 1956, quê ở xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Năm 1972, Tòng Văn Kim tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, đến năm 1975, hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương, đồng chí được bầu làm kế toán đội sản xuất.

Tháng 5 năm 1977, nhập ngũ vào công an nhân dân vũ trang. Sau khóa huấn luyện, đồng chí được điều động về phân đội công binh, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu.

Ngày 4 tháng 2 năm 1979, Tòng Văn Kim nhận nhiệm vụ về đồn 33, cùng đơn vị chuẩn bị trận địa chiến đấu bảo vệ biên giới.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi quân xâm lược ồ ạt tấn công qua biên giới, đồng chí được giao nhiệm vụ chỉ huy một tổ (6 người) vận động gấp từ đồn lên trạm biên phòng phối hợp chặn đánh dịch. Lợi dụng địa hình và trận địa vững chắc, Tòng Văn Tem chỉ huy tổ phối hợp với tổ bạn chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi đợt tấn công của địch.

Ỷ thế đông quân, có xe tăng, pháo binh yểm trợ, địch xông lên hết đợt này đến đợt khác, đồng chí đã góp phần tích cực cùng cán bộ, chiến sĩ trạm biên phòng 33 liên tiếp bẻ gảy các đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương hàng trăm tên. Luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và ý chí quyết chiến quyết thắng, đồng chí đã chủ động và tích cực tiêu diệt địch trong mọi tình huống.

Trên đường di chuyển sang vị trí chiến đấu mới, bất ngờ gặp một tên lính xâm lược đang chuẩn bị dùng lựu đạn để ám hại đồng chí, Tòng Văn Kim đã chủ động tiêu diệt địch. Sau đó, phát hiện một toán 5 tên địch khác đang vận động theo bờ hào, đồng chí cũng kịp thời diệt gọn. Phát hiện bọn địch định chiếm khu vực kho của đơn vị, Tòng Văn Kim cùng đồng đội dũng cảm tiếp cận, diệt hàng chục tên, bảo vệ được tài sản của đơn vị. Địch tổ chức bao vây để bắt đồng chí, Tòng Văn Kim mưu trí và dũng cảm diệt địch, rồi thoát vây. Bị sức ép của pháo địch, đồng chí vẫn xung phong cùng đồng đội làm nhiệm vụ đưa thương binh về tuyến sau, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tòng Văn Kim đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Tòng Văn Kim được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 12 Tháng Hai, 2016, 10:06:21 pm

ANH HÙNG NÔNG VĂN PHIAO

Nông Văn Phiao sinh năm 1957, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là binh nhất, chiến sĩ đại đội 5, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn.

Sáng 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có pháo và xe tăng yểm trợ ồ ạt tấn công khu vực Đồng Đăng. Nông Văn Phiao đã cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm, diệt hàng trăm tên địch, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Được giữ súng trung liên, cùng tổ chiến đấu ở hướng chính diện, bảo vệ pháo đài Đồng Đăng, đồng chí đã cơ động linh hoạt, diệt nhiều tên địch, bẻ gảy hàng chục đợt tấn công của chúng. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, giữa vòng vây của địch, đơn vị bị thiếu nước nghiêm trọng. Ban đêm, Nông Văn Phiao đã xung phong một mình len lỏi qua vòng vây của địch, lấy nước suối về phục vụ đồng đội.

Nông Văn Phiao thường xuyên có mặt ở chiến hào, cảnh giác theo dõi, kịp thời chặn đánh địch, góp phần tích cực tiêu diệt nhiều tên địch bảo vệ pháo đài. Sau một tuần, địch tăng quân, tập trung hỏa lực đánh chiếm pháo đài. Chúng dùng bộc phá đánh sập tầng trên, dùng lựu đạn cay, chất độc hóa học, xăng trút xuống tầng dưới, nơi đơn vị đang cố thủ. Đói và khát, nóng, ngạt thở, Nông Văn Phiao đã cùng đồng đội kiên trì bới đất tìm lối ra. Sau 3 ngày đêm, các đồng chí đã đưa thương binh cùng thoát ra khỏi pháo đài, tìm đường về đơn vị, tiếp tục chiến đấu.

Trong một tuần liên tục chiến đấu, riêng đồng chí đã diệt 70 tên địch.

Nông Văn Phiao đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và Huy chương "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc".

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nông Văn Phiao được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG THUẬN

Nguyễn Công Thuận sinh năm 1951, quê ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Công Thuận đã trực tiếp chiến đấu chống Mỹ - ngụy trên chiến trường miền Nam, lập nhiều chiến công, được thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 26 tháng 8 năm 1978, bọn côn đồ vượt biên giới sang gây rối, hành hung cán bộ phụ nữ Việt Nam tại cửa khẩu Hữu Nghị. Mặc dù bọn chúng đông và hung hãn, Nguyễn Công Thuận đã ba lần chỉ huy đơn vị đến giải tỏa, bảo vệ được cán bộ, buộc bọn côn đồ và 4.300 người Hoa nằm lại lâu ngày ở đây phải về bên kia biên giới.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược sau 1 giờ bắn pháo liên tục, đã cho xe tăng và bộ binh ồ tạt tấn công vào khu vực đơn vị đồng chí chốt giữ. Bình tĩnh, tự tin, Nguyễn Công Thuận động viên các chiến sĩ: "Địch đông, ta ít, các đồng chí phải bắn tiết kiệm đạn để chiến đấu lâu dài. Quyết tâm giữ vững trận địa".

Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đẩy lùi 11 đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa.

Địch củng cố đội hình, lại xông lên. Nguyễn Công Thuận bị thương vào đùi, tự băng bó, nén đau, tiếp tục chỉ huy. Cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt thì xạ thủ cối 60 ly bị thương nặng. Đồng chí vừa chỉ huy vừa trực tiếp bắn cối vào đội hình địch, góp phần cùng đơn vị tiêu diệt hàng trăm tên, làm bị thương nhiều tên, bắn cháy 3 xe tăng của địch. Riêng Nguyễn Công Thuận vừa chỉ huy đơn vị chiến đấu tiêu diệt địch, giữ vững trận địa, vừa dũng cảm diệt 30 tên.

Nguyễn Công Thuận đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Công Thuận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Hai, 2016, 11:46:51 pm

ANH HÙNG ĐINH TRỌNG LỊCH
(Liệt sĩ)

Đinh Trọng Lịch sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, tiểu đoàn 41 Đặc công, Bộ tham mưu Quân khu 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 10 năm 1979, đơn vị Đinh Trọng Lịch được giao nhiệm vụ bảo vệ cảng Hải Phòng, đồng chí đã chỉ huy trung đội tuần tra canh gác chặt chẽ, suốt ngày đêm. Trung đội Đinh Trọng Lịch lúc nào cũng có người ở những nơi để hàng, những nơi kẻ gian có thể đột nhập. Đồng chí kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng ăn cắp, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản của công. Đinh Trọng Lịch đã cùng đơn vị bắt quả tang 10 vụ ăn cắp, trong đó có vụ bắt 4 tên lấy tài sản có giá trị lớn.

Ngày 17 tháng 4 năm 1980, đồng chí thấy 1 xe IFA mang số hiệu 34A-0174, trên xe có chở hàng từ kho 11 đi tránh đường chính chạy ra cổng, Đinh Trọng Lịch nhanh chóng chạy ra ngăn lại để kiểm tra. Tên lái xe thấy đồng chí, liền cho xe chạy tốc độ chạy trốn. Đồng chí tiếp tục đuổi theo và yêu cầu người công an gác cổng giữ xe lại. Thấy người công an không chấp nhận ý kiến của mình và còn mở cổng cho tên lái xe đi, mặc dù rất nguy hiểm, xe đang chạy với tốc độ lớn, đồng chí vẫn gắng sức, dũng cảm nhảy lên bậc bên phải thành xe và yêu cầu tên lái xe phải dừng lại. Tên lái xe càng tăng tốc độ, nhiều lần định hất ngã đồng chí xuống đường để hòng tẩu thoát. Thấy đồng chí bám chặt thành xe, hắn tiếp tục cho xe chạy với tốc độ cao hơn. Đến gần một cột điện và hàng cây bên đường, tên lái xe cho thành xe phía đồng chí đứng cọ mạnh vào cột điện và hàng cây với mưu đồ giết hại đồng chí để phi tang. Đinh Trọng Lịch bị thương ngã xuống đường. Tên lái xe hung hãn lại đè chết một công nhân thuộc cảng ở đấy rồi chạy trốn. Những người đi đường thấy đồng chí bị thương chạy đến cấp cứu. Khi được đưa vào bệnh viện, Đinh Trọng Lịch còn nói được một câu: "Bắt lấy tên lái xe và đồng bọn" sau đó đồng chí hy sinh.

Từ vụ bắt được tên lái xe này, cảng đã khám phá được nhiều vụ mất cắp trước đấy chưa tìm ra, và nắm thêm được một số phần tử xấu chui vào cảng từ lâu để ăn cắp, phá hoại và đã từng gây nhiều thiệt hại của công.

Hành động của Đinh Trọng Lịch đã được đơn vị và nhân dân ở khu vực cảng Hải Phòng rất khâm phục. Đồng chí đã nêu cao phẩm chất, đạo đức của người chiến sĩ quân đội nhân dân dũng cảm quên mình để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Gương sáng của đồng chí đã được phát động học tập trong toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cảng Hải Phòng.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 bằng khen và được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Ngày 14 tháng 8 năm 1980, Đinh Trọng Lịch được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Hai, 2016, 11:47:52 pm

ANH HÙNG HOÀNG ĐÌNH HỢP
(Liệt sĩ)

Hoàng Đình Hợp sinh năm 1930, dân tộc Tày, quê ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 9 năm 1950. Khi hy sinh đồng chí là thiếu tá, tham mưu phó sư đoàn 31 bộ binh, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hoàng Đình Hợp chiến đấu ở chiến trường Lào. Đồng chí đã đánh hàng trăm trận, trưởng thành từ chiến sĩ lên trung đoàn trưởng, tham mưu phó sư đoàn. Qua các cương vị được giao, Hoàng Đình Hợp đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đơn vị đồng chí đã diệt hàng nghìn tên địch, giúp bạn xây dựng hàng chục cơ sở, tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng, dân quân ở nhiều huyện, được bạn tin yêu. Đơn vị do Hoàng Đình Hợp chỉ huy đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1978, Hoàng Đình Hợp chỉ huy trung đoàn 866, vượt qua nhiều khó khăn, tích cực đánh địch. Đơn yị đồng chí đã diệt trên 1.000 tên địch, đánh bại nhiều đợt tấn công lấn chiếm của chúng, bảo vệ được đất, được nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ngày 19 tháng 8 năm 1978, Hoàng Đình Hợp đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hoàng Đình Hợp là một cán bộ vững vàng, có tinh thần chiến đấu bền bỉ, có năng lực hành động và phẩm chất cao đẹp được đồng đội tin yêu, quý mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 15 bằng và giấy khen.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Hoàng Đình Hợp được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Hai, 2016, 11:48:57 pm

ANH HÙNG LÊ HỮU HÒE
(Liệt sĩ)

Lê Hữu Hòe sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 12 bộ binh, tiểu đoàn 3, trung đoàn 141, sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lê Hữu Hòe tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên.

Từ tháng 10 năm 1977 đến ngày 25 tháng 4 năm 1978, Lê Hữu Hòe chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, xông xáo, gương mẫu đi đầu trong những tình huống khó khăn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 30 trận, riêng đồng chí diệt 29 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng các loại.

Tháng 1 năm 1978, Lê Hữu Hòe chỉ huy đơn vị chốt giữ khu vực Long Giang (tỉnh Tây Ninh). Địch dùng thủ đoạn bao vây, ban đêm vào sát trận địa phục kích, gài chông, mìn, gây cho ta rất nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề xuất ý kiến mở đợt sinh hoạt dân chủ bàn bạc cách đánh. Sau đó, đồng chí trực tiếp chỉ huy một tổ đi gỡ chông, mìn, phục kích bắn tỉa. Qua thực tế chiến đấu rút được kinh nghiệm phổ biến trong đơn vị, động viên được mọi người hăng hái tham gia đánh địch, giữ vững trận địa. Riêng Lê Hữu Hòe đã gỡ được 12 quả mìn các loại và bắn tỉa diệt 15 tên địch.

Trong ngày 20 tháng 3 năm 1978 ở ấp Mặt Cật (tỉnh Tây Ninh), đại đội đồng chí làm nhiệm vụ dự bị, Lê Hữu Hòe xin được thay thế chỉ huy đại đội khác do thiếu đại đội trưởng, đánh địch ở mũi chủ yếu. Được cấp trên chấp thuận, đồng chí nhanh chóng làm công tác tổ chức và trong chiến đấu đã đẫn đầu đơn vị tấn công nhanh, mạnh, tiêu diệt gọn địch trong khu vực đảm nhiệm. Trận này, đại đội diệt 50 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng. Riêng đồng chí diệt 5 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng.

Trận ngày 25 tháng 4 năm 1978 ở khu vực Bến Sỏi (Tây Ninh), địch chống cự quyết liệt, đơn vị bị thương vong một số. Đồng chí bình tĩnh bò đến từng chiến sĩ động viên anh em giữ vững quyết tâm và tổ chức lực lượng tiếp tục tấn công địch. Giữa lúc đang chỉ huy đơn vị xung phong thì Lê Hữu Hòe trúng đạn đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống Lê Hữu Hòe nêu cao tinh thần khiêm tốn, gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Lê Hữu Hòe được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Hai, 2016, 11:50:35 pm
ANH HÙNG TRẦN MINH XUNG
(Liệt sĩ)

Trần Minh Xung sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1974. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng, đại đội 10 bộ binh, tiểu đoàn 6, trung đoàn 24, sư đoàn 10 bộ binh, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trần Minh Xung tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, lập thành tích xuất sắc, được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Từ tháng 12 năm 1977 đến tháng 4 năm 1978, Trần Minh Xung chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, trong tình huống khó khăn luôn dẫn đầu đơn vị. Đồng chí đã chỉ huy đại đội diệt trên 150 tên địch, bắn cháy 2 xe tăng, thu trên 20 súng các loại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bản thân diệt gần 20 tên địch, thu 4 súng.

Trong trận đánh ngày 1 tháng 4 năm 1978 ở Pơ Loong (tỉnh Công Pông Chàm), tuy địch đông gấp nhiều lần, liên tục tổ chức tấn công vào trận địa của đơn vị, Trần Minh Xung vừa chỉ huy chiến đấu vừa trực tiếp sử dụng 4 loại súng (AK, B40, B41, M79) đánh địch, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Trận đánh kéo dài, trong đơn vị một số bị thương vong, Trần Minh Xung vẫn bình tĩnh tổ chức lực lượng còn lại kiến quyết giữ vững trận địa, bản thân dùng nhiều loại súng cùng anh em chiến đấu. Khi bị thương, đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu và hy sinh. Hành động dũng cảm của Trần Minh Xung đã góp phần cổ vũ đơn vị chiến đấu giữ vững được trận địa. Riêng trận này, Trần Minh Xung diệt được 11 tên địch.

Khi còn sống, Trần Minh Xung luôn gương mẫu, cần cù, đoàn kết thương yêu đồng đội, được anh em yêu mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Trần Minh Xung được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Hai, 2016, 11:53:03 pm

ANH HÙNG NGÔ KHẮC QUYỀN
(Liệt sĩ)

Ngô Khắc Quyền sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Thọ Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, trung đội trưởng bộ binh, đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 273, sư đoàn 341, Quân đoàn 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày 18 tháng 7 năm 1978, Ngô Khắc Quyền chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Đồng chí có quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đã tham gia chiến đấu trên 80 trận, tự tay diệt 35 tên địch, thu 40 khẩu súng các loại.

Trận ngày 24 tháng 10 năm 1977 ở Lục Sơn, địch lợi dụng ban đêm cho 1 tổ vào trinh sát trận địa ta, Ngô Khắc Quyền chỉ huy tiểu đội kịp thời nổ súng, bắt 2 tên. Sáng hôm sau, địch tổ chức phản kích, đồng chí kiên cường bám trận địa chỉ huy đơn vị đánh lui 9 đợt tấn công của địch. Riêng đồng chí diệt 7 tên, thu 5 súng, góp phần giữ vững trận địa.

Trận ngày 18 tháng 7 năm 1978 ở Búa Lớn (tỉnh Tây Ninh) địch tập trung lực lượng đông đánh vào trận địa đơn vị. Ngô Khắc Quyền chỉ huy đơn vị ngoan cường chiến đấu, bản thân sử dụng 4 loại vũ khí để đánh địch. Trận đánh kéo dài từ sáng đến chiều, Ngô Khắc Quyền bị thương nặng nhưng vẫn không rời vị trí, tiếp tục động viên đơn vị giữ vững quyết tâm và đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Ngô Khắc Quyền luôn gương mẫu, đoàn kết, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường, được đồng đội tin yêu.

Ngô Khắc Quyền đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Ngô Khắc Quyền được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Hai, 2016, 04:13:53 pm

ANH HÙNG RƠ O CHEO

Rơ O Cheo sinh năm 1952, dân tộc Gia Rai, quê ở xã EaRSai, huyện A Dun Pa, tỉnh Gia Lai, nhập ngũ tháng 8 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 303 bộ binh bộ đội địa phương tỉnh Đắc Lắc, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Rơ O Cheo tham gia chiến đấu nhiều trận đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, đồng chí chỉ huy trung đội chặn đứng đoàn xe địch rút chạy trên đường số 7, bắn cháy 1 xe tăng, diệt trên 200 tên địch, góp phần tạo thuận lợi cho đơn vị bạn tiêu diệt quân địch rút chạy từ Tây Nguyên về đồng bằng.

Từ sau miền Nam giải phóng, trong nhiệm vụ truy quét Phun rô, đồng chí luôn thể hiện nhiệt tình trách nhiệm cao, ý chí chiến đấu tốt, mưu trí, dũng cảm, chỉ huy đơn vị diệt 67 tên địch, bắt 150 tên, phát động quần chúng gọi hàng trên 500 tên, thu trên 3.000 khẩu súng các loại.

Tháng 6 năm 1975, Rơ O Cheo chỉ huy đơn vị làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch ở khu vực Cheo Reo, đồng chí đã kết hợp lùng sục trong rừng với công tác phát động quần chúng ở các buôn. Kết quả trong một thời gian ngắn đã cùng với nhân dân bắt và gọi ra trình diện trên 500 tên địch, thu trên 100 súng các loại, góp phần phá âm mưa của địch định cướp chính quyền ở huyện lỵ Cheo Reo.

Ngày 30 tháng 6 năm 1978, Rơ O Cheo chỉ huy tập kích Phun rô ở khu rừng thuộc huyện EaSúp, Rơ O Cheo chỉ huy 1 tiểu đội. Khi phát hiện được mục tiêu, đồng chí dũng cảm bò vào từng chiếc võng của địch rồi mới tổ chức đơn vị vây chặt. Rơ O Cheo dẫn đầu mũi tấn công, ngay loạt đạn đầu, đồng chí đã diệt 3 tên địch. Bị thương đồng chí vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Kết quả đơn vị diệt gọn toán địch (diệt 6 tên, bắt 8 tên) thu 16 súng các loại. Trận đánh có tác động lớn, sau đó có hàng chục tên mang súng ra hàng.

Rơ O Cheo là một cán bộ gương mẫu, có đạo đức phẩm chất tốt, có tinh thần đoàn kết và năng lực vận động quần chúng. Đồng chí đã góp phần xây dựng đại đội 303 trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua của bộ đội địa phương Quân khu 5.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Rơ O Cheo được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Hai, 2016, 04:14:50 pm

ANH HÙNG LƯƠNG VĂN XUÂN

Lương Văn Xuân sinh năm 1959, dân tộc Thái, quê ở xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó bộ binh đại đội 7, tiểu đoàn 8, trung đoàn 209, sư đoàn 7 bộ binh, Quân đoàn 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ tháng 8 năm 1978 đến tháng 8 năm 1980, Lương Văn Xuân chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đã đánh 30 trận. Trong chiến đấu đồng chí nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, ngoan cường, có tính quyết đoán trong những tình huống khó khăn. Bản thân đồng chí diệt 27 tên địch, bắt 3 tên, thu 14 súng các loại, đặc biệt: Trận ngày 20 tháng 11 năm 1978, đơn vị Lương Văn Xuân bị địch bắn mạnh không phát triển tấn công được, một số bị thương vong. Trước tình huống khó khăn, đồng chí chủ động đề xuất ý kiến vượt qua cánh đồng trống chiếm địa hình có lợi để kiềm chế và thu hút hỏa lực địch, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong diệt gọn địch. Riêng đồng chí diệt 3 tên, thu 2 súng.

Trận ngày 20 tháng 2 năm 1979 đánh địch ở khu vực đông - nam thị xã Kông Pông Xpư đơn vị bị thương vong một số; Lương Văn Xuân đã bình tĩnh dìu thương binh xuống chiến hào rồi xông ra chặn địch. Đồng chí linh hoạt luôn di chuyển vị trí, sử dụng nhiều lọại vũ khí diệt địch. Hành động dũng cảm của Lương Văn Xuân đã cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu. Kết quả trận này ta đã bẻ gãy 5 đợt tấn công của địch giữ vững trận địa, bảo vệ an toàn thương binh. Riêng đồng chí đã diệt 14 tên, thu 4 súng.

Lương Văn Xuân luôn khiêm tốn, gương mẫu chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường tốt, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 6 bằng và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Lương Văn Xuân được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 17 Tháng Hai, 2016, 04:16:26 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THUYỀN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Thuyền tức Dũng sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Thành Thới, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úv, đại đội trưởng đại đội 3 bộ binh, tiểu đoàn 179, đoàn 9904, mặt trận 979, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 1 năm 1979 Nguyễn Văn Thuyền được bổ nhiệm đại đội trưởng, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu ở khu vực Tà Keo, tỉnh Căng Đan (Cam-pu-chia). Trong chiến đấu khó khăn ác liệt, Nguyễn Văn Thuyền vẫn nêu cao tinh thần dũng cảm, chỉ huy mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Riêng đồng chí diệt 11 tên địch, bắt 4 tên, thu 19 khẩu súng, điển hình:

Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Nguyễn Văn Thuyền chỉ huy đơn vị đánh chiếm trận địa ở núi Tà Ri. Địch ở thế cao, ném lựu đạn và thủ pháo xuống chặn đội hình tấn công của ta. Đồng chí chỉ huy mưu trí đánh vào sườn và phía sau lưng địch, làm chúng phải bỏ chạy, đơn vị làm chủ trận địa. Đêm đó, địch dùng lực lượng tập kích vào đơn vị, đồng chí chỉ huy anh em đánh lui nhiều lần tập kích của địch, giữ vững trận địa.

Ngày 11 tháng 3 năm 1979, đồng chí làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch ở tây - nam núi Tương Lăng. Địch lợi dụng địa thế cao, chống trả quyết liệt. Nguyễn Văn Thuyền chỉ huy đơn vị vừa đánh địch phía trước, vừa gỡ mìn và cho một bộ phận bí mật, bất ngờ đánh vào sườn địch, làm cho chúng hoảng sợ bỏ chạy. Đơn vị làm chủ trận địa, thu nhiều vũ khí và 5 tấn đạn, giải phóng hơn 1.000 dân.

Ngày 31 tháng 3 năm 1979, Nguyễn Văn Thuyền chỉ huy đơn vị chiến đấu liên tục cả ngày ở khu vực ngã tư chữ K, đánh lui 10 đợt tấn công của tiểu đoàn địch có xe tăng yểm trợ. Khi bị thương nặng, Nguyễn Văn Thuyền vẫn động viên anh em quyết tâm giữ vững trận địa. Do vết thương quá nặng đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Nguyễn Văn Thuyền gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 bằng khen.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Nguyễn Văn Thuyền được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 08:18:56 am

ANH HÙNG BÙI XUÂN TIẾP
(Liệt sĩ)

Bùi Xuân Tiếp sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1974. Khi hy sinh đồng chỉ là thiếu úy, phó đại đội trưởng đại đội 21 trinh sát, trung đoàn 1, sư đoàn 9, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bùi Xuân Tiếp đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, diệt được 3 tên địch, thu 2 súng.

Từ tháng 9 năm 1977 đến ngày 19 tháng 11 năm 1981, Bùi Xuân Tiếp đã 95 lần làm nhiệm vụ trinh sát ở biên giới Tây Nam, đã nêu cao tinh thần dũng cảm, đi sâu vào vùng địch kiểm soát để nắm tình hình. Nhiều lần Bùi Xuân Tiếp phải ngụy trang hoặc bí mật vượt qua 3 tuyến phòng ngự dày đặc của địch, vào giữa căn cứ để nắm tình hình được chính xác, bảo đảm cho các trận đánh giành thắng lợi. Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí còn diệt được 13 tên địch, thu 5 súng, chỉ huy tổ trinh sát diệt nhiều tên địch khác, điển hình:

Ngày 10 tháng 4 năm 1978, địch tấn công sang đất ta ở biên giới Tây Ninh. Bùi Xuân Tiếp chỉ huy tổ vượt qua 3 tuyến phòng ngự của địch, và qua nhiều bãi mìn để vào khu vực địch chiếm đóng. Quá trình làm nhiệm vụ, 3 đồng chí bị thương, 1 đồng chí hy sinh, đồng chí cũng bị thương vào chân. Bùi Xuân Tiếp chỉ huy tổ viên quyết đánh địch, diệt 7 tên. Riêng đồng chí diệt 4 tên. Đồng chí cất giấu tử sĩ, dìu 2 thương binh và mang 4 khẩu súng về phía sau an toàn, rồi lại dẫn bộ đội vào đánh địch.

Ngày 14 tháng 6 năm 1978, Bùi Xuân Tiếp chỉ huy một tổ 7 người đi nghiên cứu nắm địch ở Phum Thanh. Bị địch bao vây, đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy phân đội chiến đấu dũng cảm, nghi binh lừa địch, cất giấu tài liệu. Trận này tổ đồng chí diệt 11 tên. Riêng đồng chí diệt 3 tên.

Ngày 7 tháng 7 năm 1978, Bùi Xuân Tiếp chỉ huy một tổ nắm địch ở cầu Tà Yên một căn cứ cách biên giới hơn 30 ki-lô-mét, có nhiều tuyến phòng thủ kiên cố, bãi mìn dày đặc. Đồng chí đã cùng tổ bí mật vào hẳn căn cứ địch nghiên cứu vẽ sơ đồ khu vực bố trí chặn đường rút của quân ta và bố trí lực lượng bao vây. Đồng chí bình tĩnh cất giấu tài liệu và kiên quyết đánh địch, cả tổ diệt 16 tên. Riêng đồng chí diệt 5 tên, thu 1 khẩu súng B41.

Ngày 19 tháng 11 năm 1981, Bùi Xuân Tiếp chỉ huy đơn vị đi trinh sát nắm địch ở khu vực được phân công cho trung đoàn tổ chức chiến đấu thì bị trúng đạn địch hy sinh.

Khi còn sống, Bùi Xuân Tiếp luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 18 bằng và giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Bùi Xuân Tiếp được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 08:20:06 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TẤN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Tấn sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 6 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là chuẩn úy, phó đại đội trưởng đại đội 2 bộ binh, tiểu đoàn 44, trung đoàn 176, Binh đoàn 678, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Tấn đã nêu cao tinh thần quốc tế cao cả, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, công tác gương mẫu, tận tụy, hết lòng thương yêu đồng đội.

Tháng 9 năm 1972, Nguyễn Văn Tấn tham gia chiến dịch 972, chiến đấu ở đường 8a, 8b, đường 12 và đường 13, đã chiến đấu hàng chục trận. Trận đánh ở cầu Xê Băng Phai ngày 25 tháng 12 năm 1972, khi đơn vị đang vượt sông thì bị đại liên của địch bắn chặn. Nếu không diệt thì bị thương vong lớn và đơn vị sẽ không thực hiện được ý định của trận đánh. Nguyễn Văn Tấn đã xung phong lên diệt hỏa lực đó, tạo thuận lợi cho trận đánh.

Trận ngày 8 tháng 9 năm 1977, ở Phu Bia, được cơ sở báo tin có 1 toán địch đã xuống núi, Nguyễn Văn Tấn cùng 1 chiến sĩ bám sát bờ sông thì phát hiện 4 tên địch trên bè chuối. Đồng chí mượn thuyền của dân đuổi bắt sống chúng. Khi thuyền của Tấn lao ra sông địch bắn mạnh cản đường. Nguyễn Văn Tấn đã bình tĩnh cùng chiến sĩ trên thuyền bắn chết 2 tên và kêu gọi 2 tên còn lại đầu hàng.

Đơn vị đóng quân trên một địa bàn rất phức tạp. Trong dân bản địch ra sức tuyên truyền xuyên tạc. Đây là khu vực lần đầu tiên có bộ đội Việt Nam đến hoạt động, nên hầu hết nhân dân đều lo sợ. Nguyễn Văn Tấn đã cùng đội công tác của bạn bám dân, bám bản, tuyên truyền vận động nhân dân, xây dựng dân quân du kích, hiệp đồng và hỗ trợ cho bạn truy quét bao vây bắt gọn những tên địch nằm vùng.

Hồi 15 giờ ngày 6 tháng 4 năm 1979, được cơ sở báo tin có 1 toán địch khá đông đang triển khai phục kích trên đường 13, đánh vào đoàn xe chở hàng của bạn. Nếu để chậm thì cả đoàn xe của bạn bị địch cướp. Mặc dầu vẫn đang sốt rét nhưng Nguyễn Văn Tấn đã động viên được 12 anh em khác cũng đang sốt, ốm của đơn vị còn lại tổ chức đánh địch. Trong 20 phút chiến đấu, địch chết và bị thương một số trong đó có tên chỉ huy bị diệt tại trận. Đồng chí động viên anh em truy kích diệt thêm một số và Nguyễn Văn Tấn anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, đồng chí luôn khiêm tốn, giản dị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, nhiệt tình. Trong chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Trong sinh hoạt sâu sát, hòa nhã với anh em, được mọi người mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 năm là Chiến sĩ quyết thắng, 2 năm là Chiến sĩ thi đua.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Nguyễn Văn Tấn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 08:21:16 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN SỨ
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Sứ sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, phó đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 263, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre, mặt trận 979, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 12 năm 1978, Nguyễn Văn Sứ được bổ nhiệm chức vụ phó đại đội trưởng.

Đồng chí đã góp phần chỉ huy đơn vị chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và Cam-pu-chia. Trong chiến đấu gay go, quyết liệt, Nguyễn Văn Sứ nêu cao tinh thần dũng cảm mưu trí. Đơn vị đồng chí đã diệt 135 tên địch, bắn cháy 2 xe tăng, thu một số vũ khí đạn dược. Riêng đồng chí diệt 30 tên địch, phá hủy 2 khẩu súng (12,8 ly và đại liên), bắn cháy 2 xe tăng.

Ngày 22 tháng 1 năm 1979, tại ngã ba Rô Ninh thuộc tỉnh Tà Keo (Cam-pu-chia), địch dùng lực lượng bộ binh đông có 9 xe tăng và 1 đại đội pháo binh yểm trợ bao vây và tấn công đội hình của ta. Nguyễn Văn Sứ chỉ huy một mũi đánh bật 6 đợt tấn công của địch, buộc chúng phải rút chạy. Riêng đồng chí dùng B40 bắn cháy 1 xe tăng.

Ngày 31 tháng 3 năm 1979, Nguyễn Văn Sứ chỉ huy đơn vị giữ chốt tại ngã ba chữ K. Một tiểu đoàn bộ binh địch có 6 xe tăng yểm trợ mở nhiều đợt tấn công lên trận địa chốt của đơn vị. Đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị liên tục chiến đấu 18 giờ liền, đánh lui 7 đợt tấn công của địch. Đến 18 giờ, địch lại cho 4 xe tăng và bộ binh tập trung mở đợt tấn công ồ ạt đánh vào trận địa của đơn vị. Một số chiến sĩ bị thương vong, công sự tuyến trước bị sập. Nguyễn Văn Sứ vẫn bình tĩnh tổ chức lại đội hình chiến đấu. Đồng chí vừa chỉ huy vừa dùng súng B40 và AK diệt 2 hỏa điểm súng máy và bắn cháy 1 xe tăng của địch. Sau đó đồng chí bị trúng đạn hy sinh.

Khi còn sống, Nguyễn Văn Sứ gương mẫu về mọi mặt, giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng chí, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Nguyễn Văn Sứ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 08:22:26 am

ANH HÙNG QUÁCH VĂN THẮM
(Liệt sĩ)

Quách Văn Thắm sinh năm 1959, dân tộc Mường, quê ở xã Mạn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, trung đội phó trinh sát. đại đội 21, trung đoàn 429, sư đoàn 302, Bộ tư lệnh 479, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Quách Văn Thắm vào bộ đội tháng 4 năm 1978. Đồng chí tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam và giúp bạn Cam-pu-chia. Trưởng thành từ chiến sĩ lên trung đội phó, ở cương vị nào Quách Văn Thắm cũng có quyết tâm cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quách Văn Thắm đã 33 lần làm nhiệm vụ luồn sâu vào hậu cứ của địch, lần nào đồng chí cũng mưu trí, dũng cảm vượt qua tuyến phòng thủ và các bãi mìn của địch, nắm chắc được tình hình, báo cáo kịp thời chính xác, giúp trên tổ chức chiến đấu. Đồng chí 2 lần trực tiếp chỉ huy phân đội phục kích, diệt được 21 tên địch, thu 4 súng. Riêng đồng chí diệt được 10 tên địch, thu 2 súng. Đặc biệt:

Ngày 22 tháng 11 năm 1980, Quách Văn Thắm cùng tổ đi trinh sát, phát hiện hành lang của địch, đã chỉ huy tổ phục kích, diệt 8 tên, thu 5 súng.

Ngày 27 tháng 11 năm 1981, địch phát hiện được trận địa phục kích của ta, chúng dùng lực lượng đông, đánh vào phân đội 8 người của ta. Quách Văn Thắm chỉ huy phân đội chiến đấu dũng cảm, đánh lui các đợt tấn công của chúng. Khi bị thương nặng, biết mình không sống nổi, Quách Văn Thắm động viên anh em đưa thương binh về tuyến sau, còn mình ở lại tiếp tục chiến đấu, thu hút hỏa lực địch về mình, tạo điều kiện cho đồng đội đưa thương binh về tuyến sau an toàn. Quách Văn Thắm đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Quách Văn Thắm là một cán bộ gương mẫu về mọi mặt, có tinh thần trách nhiệm cao, được đồng đội tin yêu, quý mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Quách Văn Thắm được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 08:24:47 am

ANH HÙNG TỐNG DUY TỤNG
(Liệt sĩ)

Tống Duy Tụng sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Phong, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1974. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng, đại đội 2, tiểu đoàn 572, lữ đoàn 101, vùng 5, Quân chủng Hải quân, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong chiến đấu, Tống Duy Tụng đã nêu cao tinh thần dũng cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, dù khó khăn ác liệt thế nào, dù địch đông gấp nhiều lần cũng quyết đánh. Đặc biệt trong trận chiến đấu bảo vệ đảo Cô Ma Nô (tây - bắc cảng Công Pông Xom) ngày 21 tháng 2 năm 1979, 1 đại đội địch bí mật dùng xuồng nhỏ và phao bơi bất ngờ lên đảo nổ súng dữ dội vào tiểu đội của đồng chí. Tống Duy Tụng đã bình tĩnh chỉ huy tiểu đội dũng cảm đánh trả địch quyết liệt. Biết địch đông gấp nhiều lần, Tống Duy Tụng động viên mọi người tiết kiệm đạn, chờ địch đến gần mới nổ súng. Đồng chí linh hoạt vượt ra khỏi công sự tiến sát địch tiêu diệt chúng. Cuộc chiến đấu càng trở nên quyết liệt, tiểu đội Tống Duy Tụng chỉ còn 2 người, Tống Đuy Tụng bị thương nặng vẫn kiên quyết chiến đấu diệt nhiều tên. Thấy ta hết đạn, địch xông lên định bắt sống, Tống Duy Tụng dùng quả lựu đạn cuối cùng ném về phía địch diệt nhiều tên. Địch bị thương vong nhiều, chúng hoảng sợ bỏ chạy. Tống Duy Tụng vì vết thương quá nặng, đã anh dũng hy sinh. Hành động dũng cảm của đồng chí đã được toàn đơn vị phát động học tập noi theo.

Khi còn sống, Tống Duy Tụng luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 bằng khen, 2 năm là Chiến sĩ thi đua.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Tống Duy Tụng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGỘ
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Ngộ sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ An Phú, huyện Bến Thủ, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 8 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, trung đội phó, đại đội 2 bộ binh, tiểu đoàn 502, Bộ tư lệnh 779, Quân khu 7, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Ngộ đã tham gia chiến đấu 13 trận trên đất Cam-pu-chia. Trong chiến đấu đồng chí nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng tìm cách đánh địch. Nguyễn Văn Ngộ chỉ huy tiểu đội diệt 33 tên địch, thu 30 súng, góp phần tích cực cùng đại đội giữ vững trật tự trị an ở khu vực được giao.

Đặc biệt ngày 1 tháng 9 năm 1979, Nguyễn Văn Ngộ được tin báo có 2 người dân bị chết trong bãi mìn của địch đã 2 ngày chưa đưa ra được. Trước tình hình đó, đồng chí xung phong vào bãi mìn của địch để đưa 2 người dân ra. Khi đến nơi lại thấy thêm một người bị mìn nổ chết và một em bé bị thương đang kêu khóc. Nguyễn Văn Ngộ không quản ngại hy sinh đã nhanh chóng tổ chức phá gỡ mìn để cứu nhân dân. Tháo gỡ được hơn một chục quả mìn, thì một quả mìn nổ đồng chí bị thương nặng. Nguyễn Văn Ngộ bình tĩnh động viên nhắc nhở đồng đội tiếp tục làm nhiệm vụ tìm cách đưa dân ra khỏi bãi mìn, sau đó đồng chí đã hy sinh.

Hành động hy sinh dũng cảm của Nguyễn Văn Ngộ được chính quyền, nhân dân Cam-pu-chia nơi đơn vị đóng quân và đồng đội rất khâm phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Nguyễn Văn Ngộ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 10:47:22 pm

ANH HÙNG TRIỆU XUÂN HÒA

Triệu Xuân Hòa sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn trinh sát, Bộ tham mưu, Bộ tư lệnh 479, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1977, đang làm trợ lý tiểu đoàn, Triệu Xuân Hòa đã tự nguyện xin xuống đơn vị trực tiếp chiến đấu, đã qua các chức vụ: đại đội phó về chính trị, đại đội trưởng, tiểu đoàn phó, tiểu đoàn trưởng, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Triệu Xuân Hòa quan tâm xây dựng đơn vị về mọi mặt, 2 năm liền đạt Đơn vị Quyết thắng. Đồng chí có bản lĩnh chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, chỉ huy mưu trí, dũng cảm, linh hoạt đánh thắng nhiều trận, đạt hiệu quả cao.

Qua 5 năm chiến đấu ở Cam-pu-chia, Triệu Xuân Hòa đã trực tiếp chỉ huy đơn vị 36 lần đi sâu vào vùng địch kiểm soát để trinh sát, nắm tình hình chính xác phục vụ đắc lực cho trên chỉ đạo tác chiến tốt. Bản thân 36 lần gặp địch, 7 lần nổ súng, đã diệt 30 tên, thu 11 súng, bảo đảm an toàn cho trận chiến đấu giành thắng lợi, đặc biệt:

Tháng 4 năm 1978, Triệu Xuân Hòa chỉ huy một đơn vị luồn sâu vào hậu phương địch từ 30 đến 50 ki-lô-mét để nắm tình hình và tìm cách liên lạc với lực lượng ly khai. Gần 1 tháng ăn đói, chịu khát, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, đồng chí vẫn gương mẫu động viên anh em vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Triệu Xuân Hòa đã dẫn đường đưa cán bộ bạn đi tuyên truyền xây dựng được 4 cơ sở. Tháng 8 năm 1978 đồng chí chỉ huy một đại đội 4 lần dẫn đường cho 3 trung đoàn đến đúng thời gian quy định, đánh trúng mục tiêu, diệt nhiều địch.

Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1979, Triệu Xuân Hòa chỉ huy đơn vị 2 lần trực tiếp trinh sát địch ở Sa Pa, Công Pông Thom, nam Sa Vay Chét, nam Xiêm Riệp và ở vùng biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan nơi địch tổ chức tuần tra canh gác nghiêm ngặt. Quá trình làm nhiệm vụ, đơn vị đồng chí đã tích cực truy lùng địch, bản thân Triệu Xuân Hòa cũng diệt nhiều tên.

Năm 1981, đồng chí chỉ huy đơn vị đánh địch ở bắc Ăng Co, Pa-ca-sơ-mây, Vườn Soài, bắc Căng Đan, diệt 13 tên, thu 8 súng, bảo vệ an toàn vùng này.

Triệu Xuân Hòa luôn sâu sát giáo dục cán bộ, chiến sĩ chấp hành đường lối chính sách của Đảng bạn. Bản thân tích cực học tập, đã nói và viết được chữ Cam-pu-chia, gương mẫu chấp hành kỷ luật, được quần chúng tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần Chiến sĩ quyết thắng, 1 lần Chiến sĩ thi đua, 11 bằng và giấy khen.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Triệu Xuân Hòa được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 10:49:37 pm

ANH HÙNG HOÀNG VĂN LƯỢNG

Hoàng Văn Lượng sinh năm 1954, dân tộc Mường, quê ở xã Tân Phú, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trung đội trưởng đặc công, đoàn 381, Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1978 đến năm 1982, Hoàng Văn Lượng 2 lần tham gia chiến đấu ở Cam-pu-chia. Đồng chí nêu cao bản lĩnh chiến đấu kiên cường, táo bạo, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng tìm cách khắc phục, tìm ra lối đánh thích hợp, đạt hiệu quả cao.

Tháng 9 năm 1981, mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn về đời sống, Hoàng Văn Lượng được tuyển chọn từ trung đoàn 113 về đoàn 381 để đi chiến đấu, đồng chí không ngần ngại, hăng hái lên đường đi ngay. Quá trình làm nhiệm vụ, Hoàng Văn Lượng đã 8 lần đi sâu vào vùng địch kiểm soát, vượt qua nhiều bãi mìn, nơi địch phục kích bí mật lọt vào căn cứ của chúng, điều tra nắm tình hình, ăn đói, nhịn khát 9, 10 ngày liền. Có lần đã ở bờ bụi dưới trời mưa tầm tã 2 ngày đêm liền, chỉ huy tổ diệt cả toán địch. Đồng chí đã khéo léo đóng giả làm người dân địa phương, làm họ tin, không nghi ngờ, để tạo thời cơ tiêu diệt địch.

Trận ngày 24 tháng 11 năm 1981, Hoàng Văn Lượng dẫn tổ bí mật lọt vào căn cứ hậu cần của bộ tư lệnh tiền phương bọn Pôn Pốt, ăn ở trong đó 2, 3 ngày liền theo dõi hoạt động của chúng. Khi đánh, đồng chí tự tay đặt thuốc nổ phá hủy 6 mục tiêu trong số 9 mục tiêu của trận đánh. Đơn vị đồng chí đã phá hủy hoàn toàn 23 nhà ở của địch (có 4 nhà của bọn sĩ quan); phá hủy 3 kho chứa 100 tấn đạn B40, B41 và đạn cối 82 ly, ta an toàn.

Trận đánh thắng làm bọn địch hoang mang, giao động, phải bỏ căn cứ này.

Trận ngày 30 tháng 5 năm 1982, Hoàng Văn Lượng chỉ huy tổ vượt nhiều trạm canh gác cẩn mật của địch, nhiều đoạn đường địch bố trí mìn, bí mật đột nhập vào sở chỉ huy sư đoàn 801 của địch, đánh nhanh, đánh mạnh, phá hủy 4 nhà, diệt 21 tên, phần lớn là sĩ quan tham mưa. Trận đánh thắng, có tác động lớn, động viên cổ vũ mọi lực lượng của ta hăng hái, tin tưởng là ta có thể đánh thắng địch.

Hoàng Văn Lượng luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu, gương chiến đấu của đồng chí được phát động trong đoàn 381 học tập, noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 bằng và giấy khen.

Ngày 25 tháng 1 năm 1982, Hoàng Văn Lượng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 10:51:27 pm

ANH HÙNG TRẦN ĐỨC CƠ

Trần Đức Cơ sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã An Ninh, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 6 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội trinh sát, tiểu đoàn 27, sư đoàn 302, Bộ tư lệnh 479, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1979 đến năm 1983, Trần Đức Cơ làm nhiệm vụ chiến đấu trên đất Cam-pu-chia, đồng chí chỉ huy đơn vị đánh 23 trận và 34 lần dẫn đơn vị luồn sâu nắm tình hình. Trong các trận chiến đấu cũng như các lần đi trinh sát nắm địch, Trần Đức Cơ đều nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị diệt hơn 100 tên địch. Riêng đồng chí diệt 25 tên, bắt 1 tù binh, thu 5 súng, 1 máy thông tin, phá hủy 1 kho đạn, 1 kho quân trang và 21 khẩu súng.

Trong 3 ngày đêm từ 19 đến 21 tháng 3 năm 1980, Trần Đức Cơ chỉ huy một bộ phận cải trang bí mật vào sở chỉ huy của bọn tàn quân địch đóng trên đất Thái Lan để nắm tình hình và tổ chức đánh địch. Đêm 21 tháng 3 năm 1980, khi địch đang ngủ say đồng chí tổ chức gài mìn ở cửa ra vào các nhà ngủ của chúng. Sau đó bất ngờ nổ súng. Địch hốt hoảng chạy ra ngoài, bị vướng mìn nổ. Kết quả trong trận này đơn vị đồng chí đã phá hủy hàng chục căn nhà, diệt hàng trăm tên. Riêng đồng chí bắn chết 7 tên, thu 2 súng.

Trong đợt chiến đấu tháng 11 năm 1981, Trần Đức Cơ chỉ huy đơn vị bí mật luồn rừng lội suối sang đất địch để nắm tình hình. Tuy có nhiều khó khăn, gian khổ, thiếu nước, đói cơm, nhiều tuần lễ chỉ ăn gạo sấy, muối rang, sức khỏe giảm sút... đồng chí vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đi sâu sát từng chiến sĩ, nhường cơm nhường thuốc cho anh em ốm yếu, động viên đơn vị quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả trong trận này, Trần Đức Cơ đã nắm chắc được tình hình địch, cung cấp kịp thời cho cấp trên có phương án tác chiến tốt, diệt gần 100 tên, ta an toàn. Riêng đồng chí diệt 9 tên địch; đốt cháy 1 kho quân trang.

Trong chiến đấu, Trần Đức Cơ là một cán bộ mưu trí, dũng cảm; trong sinh hoạt giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, được đơn vị tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 năm liền được tặng danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng và Chiến sĩ thi đua.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Trần Đức Cơ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 10:52:46 pm

ANH HÙNG LÂM THANH HỒNG

Lâm Thanh Hồng sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; nhập ngũ tháng 1 năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, phó đại đội trưởng về chính trị, đại đội 6, tiểu đoàn 2, đoàn 9905, bộ đội địa phương tỉnh An Giang, mặt trận 979, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hơn 4 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và hoạt động ở Cam-pu-chia, Lâm Thanh Hồng đã chiến đấu gần 100 trận góp phần tích cực chỉ huy đại đội đánh thiệt hại nặng 2 đại đội địch, diệt 45 tên, thu 147 súng và 3 tấn đạn. Riêng đồng chí diệt 16 tên, bắt 5 tù binh, thu 21 súng.

Tháng 10 năm 1978, Lâm Thanh Hồng cùng 3 cán bộ đại đội, tiểu đoàn trinh sát trận địa địch ở Mương Tám Sớm thuộc xã Phước Hưng, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang. Suốt 4 đêm liên tục ngâm mình dưới nước sâu để trinh sát nắm địch, sau nhiều lần đi lại kiểm tra lần cuối bị vướng mìn của địch, cả 4 người bị thương vong. Địch phát hiện được chúng tăng cường tuần tra, bắn dữ dội, đồng chí vẫn bình tĩnh cứu chữa thương binh suốt 7 giờ liền và tìm cách đưa thương binh, tử sĩ về phía sau an toàn.

Ngày 3 tháng 1 năm 1979, Lâm Thanh Hồng chỉ huy trung đội cùng với các đơn vị trong tiểu đoàn đánh địch hơn 10 giờ liên tục. Đồng chí đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy trung đội bí mật, luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ở hướng chính chia cắt đội hình phòng ngự của chúng để tiêu diệt. Kết quả trận này đơn vị Lâm Thanh Hồng đã góp phần đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch, Riêng đồng chí diệt 3 tên, thu 4 súng.

Đi đến đâu, Lâm Thanh Hồng cũng chú ý chỉ huy đơn vị làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân, được nhân dân bạn tin yêu, giúp đỡ bắt nhiều tên xấu hoạt động 2 mặt trong chính quyền cách mạng. Có gia đình đã gọi con và 4 thanh niên khác theo địch mang 5 súng trở về với cách mạng. Đơn vị đồng chí đã giúp bạn xây dựng chính quyền và lực lượng dân quân ở 5 xã vững mạnh.

Lâm Thanh Hồng luôn gương mẫu, giữ nghiêm kỷ luật, tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết thương yêu đồng đội, được đơn vị tín nhiệm.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Lâm Thanh Hồng được Chủ tịch Hội đồng nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 10:54:51 pm

ANH HÙNG DƯƠNG ĐỨC THÙNG

Dương Đức Thùng sinh năm 1954, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 8 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội trưởng đại đội công binh, tiểu đoàn 4, lữ đoàn 25, Quân đoàn 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Xuân 1975, Dương Đức Thùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1979 đến năm 1983, Dương Đức Thùng làm nhiệm vụ trên đất Cam-pu-chia, đồng chí đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, dũng cảm, mưu trí, gương mẫu đi đầu trong mọi việc, vượt khó khăn, gian khổ, đi sâu sát nhân dân bạn, làm công tác phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, tổ chức lực lượng đánh địch, giữ vững trật tự xã hội ở nhiều xã thuộc huyện Kiêng Vay, tỉnh Căng Đan.

Tháng 2 năm 1979, Dương Đức Thùng là đội trưởng đội công tác phát động quần chúng ở xã Đông Ất, huyện Kiêng Vay, tỉnh Căng Đan. Nhân dân ở đây chưa được giác ngộ, đời sống đói khổ, bệnh tật, địch ra sức tuyên truyền xuyên tạc những chủ trương chính sách của Đảng và Mặt trận dân tộc cứu nước Cam-pu-chia. Đồng chí đã xác định trách nhiệm, bản thân gương mẫu tự học tập và động viên mọi người học tập tiếng Cam-pu-chia. Chỉ sau một thời gian ngắn Dương Đức Thùng đã nói được tiếng Cam-pu-chia. Thấy dân rách, đồng chí có 2 bộ quần áo, biếu một bộ cho một cụ già. Nhiều lần thấy trẻ em ghẻ bẩn, đồng chí đã tắm rửa cho chúng. Thấy nhà dân bề bộn, mất vệ sinh, Dương Đức Thùng đã dọn dẹp sạch sẽ. Có lần thấy một người dân bị rắn độc cắn, người mê man, Dương Đức Thùng đã nhanh chóng tìm lá đắp vào vết rắn cắn và cho uống nước lá giải độc. Sau 20 phút người này đã tỉnh. Một số người đòi tiêm thuốc cho người dân này với ý đồ xấu. Đồng chí kiên quyết không cho tiêm. Kết quả chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ, sức khỏe người dân được hồi phục. Một lần gặp một phụ nữ đẻ khó, Dương Đức Thùng đã tìm thứ lá gia truyền cho uống, giúp chị đẻ an toàn.

Nhân dân bị đói, lại không chịu đi làm do ảnh hưởng của luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch: "Dân không cần sản xuất, Xi-ha-núc sẽ cấp cho mỗi gia đình 1 tấn gạo..." Dương Đức Thùng động viên mọi người trong đội công tác đi sâu sát nhân dân, tuyên truyền giải thích, vạch mặt những luận điệu xảo quyệt của địch; mặt khác tích cực giúp đỡ nhân dân lao động sản xuất và bằng những hành động cụ thể, thực tế của mình để giảm bớt khó khăn trong đời sống của nhân dân. Nhân dân tin tưởng ở bộ đội Việt Nam, đã chỉ những tên địch lọt vào hàng ngũ chính quyền cách mạng để ta cải tạo.

Nhiều lần, địch dụ dỗ, mua chuộc, dọa dẫm, những phần tử xấu tìm cách giết hại đồng chí. Chúng treo giải: Ai giết được Dương Đức Thùng thì chúng thưởng 10 lạng vàng, nếu bắt được thì được thưởng nhiều hơn. Đồng chí vẫn vững vàng, càng tích cực lăn lộn, hoạt động, có lần Dương Đức Thùng cải trang làm dân, vượt qua 2 tên gác bí mật đến gần nghe cuộc họp của địch, và tổ chức lực lượng bắt được 2 tên từ Thái Lan về; bắt 3 tên khác ra trình diện, thu 21 súng, 300 viên đạn. Kết quả này đã gây được lòng tin trong nhân dân, củng cố được chính quyền trong sạch vững mạnh.

Một lần khác, vào lúc 19 giờ, 3 tên địch phục kích dùng gậy xông vào đánh, đồng chí đã bình tĩnh dũng cảm đánh trả lại, 3 tên này phải bỏ chạy. Sau vụ này bọn địch ở trong xã bỏ trốn, có tên ra trình diện và nói: Trước đây tôi lầm đường theo địch giết anh, nay tôi ân hận...

Đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt. Được bạn tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 18 bằng và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Được Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia tặng Huân chương.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Dương Đức Thùng được Chủ tịch hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Hai, 2016, 10:56:23 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGHĨA

Nguyễn Văn Nghĩa sinh năm 1961, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Cửu Long, nhập ngũ tháng 4 năm 1979. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, đại đội 2, tiểu đoàn trinh sát, bộ tham mưu Quân khu 9, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ năm 1980 đến năm 1983, Nguyễn Văn Nghĩa hoạt động trên đất Cam-pu-chia, đồng chí đã hơn chục lần cùng đơn vị luồn sâu vào đất địch để trinh sát, mỗi lần từ 10 đến 30 ngày. Tuy điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn gian khổ, phải ăn cơm sấy, muối rang, nước suối, ngủ rừng, chống đỡ muỗi vắt, và bệnh sốt rét, Nguyễn Văn Nghĩa vẫn kiên định vững vàng bám sát đơn vị, chăm sóc sức khỏe cho anh em, để tậo điều kiện cho đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngày 24 tháng 10 năm 1981, địch tập kích vào đội hình đơn vị, làm 1 người hy sinh, 1 người bị thương vào 2 chân. Để đảm bảo cho đội trinh sát tiếp tục đến mục tiêu quy định, Nguyễn Văn Nghĩa xung phong nhận việc cứu chữa thương binh và bảo vệ thi hài tử sĩ. Suốt 7 ngày đêm, một mình ở trong vùng địch kiểm soát, vừa phải lo cứu chữa thương binh, vừa phải tự dò gỡ mìn tìm đường để đưa thương binh ra ngoài vùng địch. Đêm thứ 8, tình thế hết sức ngặt nghèo, địch tăng cường lùng sục, lương thực gần hết, vết thương của thương binh chưa ổn định... đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm không để thương binh, tử sĩ rơi vào tay địch, đã tìm cách chôn cất tử sĩ chu đáo, chăm sóc, và cõng thương binh đi suốt 3 đêm liền vượt ra khỏi vòng vây của địch đưa về nơi an toàn. Hành động trên của Nguyễn Văn Nghĩa đã được đơn vị nêu gương học tập.

Nguyễn Văn Nghĩa luôn gương mẫu, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị quý mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công, 3 bằng và giấy khen.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Nguyễn Văn Nghĩa được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Hai, 2016, 12:04:50 pm

ANH HÙNG HOÀNG HỮU CHUYÊN
(Liệt sĩ)

Hoàng Hữu Chuyên sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi hy sinh đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 bộ binh, trung đoàn 174, sư đoàn 316, Quân đoàn 29, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoàng Hữu Chuyên đã tham gia 5 chiến dịch lớn, chiến đấu 32 trận, 6 lần bị thương, sau khi chữa khỏi, mặc dù sức khỏe giảm nhiều, trên cho về phía sau, đồng chí đều tha thiết xin ở lại đơn vị chiến đấu.

Trong trận chiến đấu tháng 12 năm 1970 ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) mặc dù địch đông, Hoàng Hữu Chuyên vẫn chỉ huy phân đội chiến đấu diệt nhiều tên, bảo vệ được nhân dân. Bạn rất ca ngợi bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Tháng 12 năm 1971, đồng chí chỉ huy trung đội bí mật luồn rừng, leo núi trong mấy ngày liền đánh điểm cao 1663 ở bắc Phú Long Chẹng (Lào) diệt gọn 1 đại đội địch ở đây.

Tháng 10 năm 1972, Hoàng Hữu Chuyên chỉ huy trung đội chiến đấu ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) mặc dù địch đông gấp nhiều lần, đồng chí vẫn kiên quyết đánh, chỉ huy linh hoạt, mưu trí, diệt hơn 100 tên.

Trận chiến đấu ngày 10 tháng 3 năm 1975, đánh cao điểm Chư Duê ở Buôn Ma Thuột, mặc dù máy bay, pháo binh bắn phá dữ dội vào đội hình tiến quân của đơn vị, Hoàng Hữu Chuyên vẫn bình tĩnh chỉ huy đại đội đánh nhanh, đánh mạnh. Sau 30 phút chiến đấu ác liệt, đại đội đồng chí chiếm được điểm cao và cắm cờ trên sở chỉ huy của sư đoàn 23 ngụy.

Đặc biệt trận chiến đấu ngày 12 tháng 7 năm 1984 ở điểm cao 233 Hà Tuyên. Địch ở thế có lợi, có hỏa lực mạnh bắn ác liệt ngăn chặn đường tiến quân của ta, Hoàng Hữu Chuyên bình tĩnh, xông xáo chỉ huy tiểu đoàn nhanh chóng đánh nhanh, đánh mạnh, kiên quyết tấn công tiêu diệt địch. Kết quả chỉ sau 20 phút, đơn vị đã đánh chiếm được mục tiêu và diệt hàng trăm tên.

Địch tập trung hỏa lực bắn hàng ngàn đạn pháo và nhiều loại súng, đồng thời tổ chức lực lượng mở nhiều đợt tấn công, hòng đánh chiếm lại trận địa. Hoàng Hữu Chuyên nêu cao tinh thần dũng cảm bình tĩnh chỉ huy linh hoạt, mưu trí tiêu diệt địch ở từng đoạn giao thông hào, công sự, đánh bật các đợt tấn công của chúng. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba và được truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Hữu Chuyên được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Hai, 2016, 12:06:28 pm

ANH HÙNG NGUYỄN QUỐC THẤT
(Liệt sĩ)

Nguyễn Quốc Thất sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội 8 công binh, tiểu đoàn 276, trung đoàn 550, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau khi học xong lớp 9 phổ thông, Nguyễn Quốc Thất xung phong nhập ngũ, được bổ sung về Quân đoàn 4. Đồng chí luôn chịu khó công tác và học tập, được chọn đi học văn hóa cấp 3. Thi tốt nghiệp lớp 10 đạt giỏi. 5 năm học ở Học viện Kỹ thuật quân sự, năm nào đồng chí cũng là học sinh tiên tiến, thi tốt nghiệp đạt loại ưu tú.

Tháng 10 năm 1982, Nguyễn Quốc Thất được điều về trung đoàn 550 công binh thuộc Quân đoàn 4 hoạt động ở chiến trường Cam-pu-chia. Một năm làm trợ lý tác chiến đồng chí chịu khó đi sâu nghiên cứu công việc đề xuất được nhiều ý kiến hay giúp cho trung đoàn chỉ huy các đơn vị được tốt.

Tháng 10 năm 1983, đồng chí xin xuống đơn vị cơ sở, được giao nhiệm vụ đại đội trưởng. Nguyễn Quốc Thất luôn đi sát, hướng dẫn cho mọi người biết sử dung thành thạo vũ khí có trong tay, và biết cách tháo phá nhiều loại mìn. Chỗ nào khó khăn nguy hiểm đồng chí đều có mặt. Năm 1984, địch dùng nhiều thủ đoạn nham hiểm, vừa phục kích, vừa bố trí nhiều bãi mìn chồng ép lên nhau. Việc phá gỡ của ta gặp nhiều khó khăn, chỉ sơ suất một chút có thể bị thương vong. Nguyễn Quốc Thất khi tìm cách tháo gỡ từng quả, khi dùng sắt có cán dài nấp sau vật cản để phá. Đồng chí đã tháo phá được 98 quả - là người tháo phá được nhiều nhất đơn vị.

Ngày 28 tháng 3 năm 1984 sau khi gài mìn diệt địch xong, trên đường về, phát hiện có một bãi mìn do địch gài, Nguyễn Quốc Thất dẫn 2 cán bộ trung đội vào phá. Sau khi phá được 3 quả, đến quả thứ 4 thì vướng vào quả mìn bên cạnh, thấy ánh lửa lóe lên, Nguyễn Quốc Thất nhanh chóng đè lên trên để tránh nguy hiểm cho 2 đồng chí kia. Khi tiếng nổ phát ra, 2 cán bộ trung đội chạy lại thấy thân thể Nguyễn Quốc Thất dập nát, máu chảy đầm đìa.

Đồng chí mất đi, cả đơn vị vô cùng thương tiếc, đã phát động phong trào noi gương Nguyễn Quốc Thất.

Nguyễn Quốc Thất đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Quốc Thất được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 19 Tháng Hai, 2016, 12:08:04 pm

ANH HÙNG PHẠM HÙNG DŨNG
(Liệt sĩ)

Phạm Hùng Dũng sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ năm 1977. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đại đội 732, tiểu đoàn 4 bộ binh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp, Quân khu 9, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phạm Hùng Dũng là dân quân, dũng cảm bám đất, bám dân, nhiều lần dẫn đường cho bộ đội đi sâu vào vùng địch kiểm soát để đánh địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ tháng 4 năm 1977 đến ngày 18 tháng 3 năm 1978, Phạm Hùng Dũng đã chiến đấu 30 trận, diệt 27 tên địch, bắn bị thương 9 tên, thu 7 súng.

Trận ngày 18 tháng 2 năm 1978, 1 tiểu đoàn quân Pôn Pốt khoảng 300 tên đánh chiếm một đồn biên phòng của ta ở Ẩp Một. Đồng chí đã dẫn đầu đơn vị chạy bộ hơn chục ki-lô-mét đến Ấp Một đúng thời gian quy định và triển khai lực lượng bám sát, đánh nhanh, đánh mạnh địch. Kết quả trận này đơn vị đồng chí góp phần quan trọng cùng đơn vị bạn diệt tại chỗ 75 tên, bắt 2 tên, thu 30 súng. Bọn còn lại bỏ chạy về bên kia biên giới.

Trận ngày 18 tháng 3 năm 1978, khoảng 400 tên địch chia làm 2 cánh từ bên kia biên giới đánh sang. Ý đồ của chúng định đánh chiếm Ấp Một và đánh xuống Mương Kinh. Phạm Hùng Dũng chỉ huy đơn vị vận động bám sát địch, nổ súng mãnh liệt, diệt nhiều tên. Khi bị thương, Phạm Hùng Dũng vẫn không rời trận địa tiếp tục chiến đấu cho đến lúc hy sinh.

Hành động của đồng chí có tác dụng động viên, cổ vũ mọi người hăng hái noi theo, chiến đấu dũng cảm đánh bật địch về bên kia biên giới.

Phạm Hùng Dũng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 6 bằng và giấy khen.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Phạm Hùng Dũng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Hai, 2016, 01:25:55 pm

ANH HÙNG TRẦN VĂN THÁI
(Liệt sĩ)

Trần Văn Thái sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 1 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng vô tuvến điện, trung đoàn thông tin, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trần Văn Thái xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Lớn lên trên quê hương có truyền thống cách mạng kiên cường. Vào bộ đội đồng chí được đào tạo thành chiến sĩ báo vụ. Ra trường Trần Văn Thái tích cực rèn luyện nâng cao trình độ, đồng chí đã đảm nhiệm phiên liên lạc khó khăn cự ly xa và là nòng cốt trực tiếp chuyển nhận phần lớn điện của tổ điện đài.

Trong toàn cảnh chiến trường gian khổ, ác liệt, phương tiện khí tài thiếu thốn, Trần Văn Thái vẫn dũng cảm kiên cường bám đài, bám đơn vị, bám địa bàn, khắc phục khó khăn chuyển nhận điện kịp thời, chính xác, giữ vững thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1968, Trần Văn Thái bị thương đứt gân gót chân trái và cụt một phần ba cánh tay phải, đồng đội có người đã khuyên đồng chí nên về địa phương công tác cho phù hợp với sức khỏe. Nhưng với nguyện vọng thiết tha được tiếp tục ở lại đội ngũ cùng đồng đội phục vụ chiến đấu đồng chí đã kiên trì khổ luyện. Sau một thời gian tập luyện, Trần Văn Thái đã sử dụng được máy thu phát tín hiệu bằng tay trái (tuy không nhanh bằng trước đây) và trong các chiến dịch đồng chí vẫn theo đơn vị hành quân làm nhiệm vụ.

Địch càn vào căn cứ, Trần Văn Thái bố trí cho anh em đưa tài liệu về phía sau, bản thân cùng 2 người khác ở lại chiến đấu. Đồng chí đã dùng tay trái gài lựu đạn và sử dụng AK bắn bộ binh và máy bay lên thẳng của địch, cùng anh em bẻ gãy một mũi càn của chúng, bảo vệ an toàn tài liệu và máy móc.

Tháng 3 năm 1971 Trần Văn Thái được giao làm đại đội trưởng vô tuyến điện trong tình hình địch thường xuyên càn quét, đơn vị liên tục bị oanh tạc. Anh em thương vong nhiều, một số người nao núng, ngại công tác ở đơn vị làm nhiệm vụ phát sóng dễ bị địch phát hiện tập trung B52 và pháo binh sát thương. Bằng hành động gương mẫu, tận tụy, dũng cảm và bình tĩnh, Trần Văn Thái thuyết phục được mọi người yên tâm làm nhiệm vụ. Đơn vị thương vong còn 1 phần 3 quân số, không đủ người thay thế. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến đấu, Trần Văn Thái ngoài chức trách của đại đội trưởng còn làm việc của chính trị viên, quản lý, y tá, ra sức động viên mọi người kiên quyết bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi.

Trần Văn Thái hy sinh ngày 8 tháng 8 năm 1971. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 14 bằng và giấy khen, 3 lần danh hiệu Dũng sĩ quyết thắng.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985 Trần Văn Thái được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Hai, 2016, 01:27:18 pm

ANH HÙNG NGUYỄN HỒNG CAO
(Liệt sĩ)

Nguyễn Hồng Cao sinh năm 1962, dân tộc Tày, quê ở xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nhập ngũ tháng 2 năm 1982. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, trung đội phó đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 3, bộ đội địa phương tỉnh Hà Tuyên, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Nguyền Hồng Cao rất chịu khó đi sâu học tập kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phấn đấu rèn luyện về mọi mặt, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đội phó. Trong chiến đấu đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng tĩch cực đánh địch. Gần 1 năm chỉ huy trung đội chốt giữ trận địa ở hướng chủ yếu của đại đội trên điểm cao 1250 (huyện Yên Minh, Hà Tuyên), mặc dù hàng ngày pháo địch bắn phá vào khu vực đơn vị, bộ binh địch luôn luôn áp sát, Nguyễn Hồng Cao đi sát từng chiến sĩ, kiểm tra, hướng dẫn mọi người trong trung đội, tổ chức tuần tra canh gác chặt chẽ, nắm chắc mọi tình hình hoạt động của địch, báo cáo kịp thời giúp cho trên chỉ huy, chỉ đạo được chính xác, hạn chế được nhiều thiệt hại cho đơn vị.

Từ ngày 2 đến ngày 30 tháng 4 năm 1984, địch bắn hàng vạn đạn pháo cối vào khu vực điểm cao 1250. Có ngày chúng bắn hơn 1.000 quả và dùng bộ binh tấn công lên trận địa của ta. Nguyễn Hồng Cao bình tĩnh chờ địch đến gần mới nổ súng, đẩy lùi các đợt tấn công của chúng. Đơn vị Nguyễn Hồng Cao diệt nhiều tên, giữ vững trận địa.

Ngày 30 tháng 4 năm 1984, địch lợi dụng sương mù, dùng nhiều loại pháo bắn dữ dội vào trận địa và cho lực lượng bộ binh đông hơn ta nhiều lần, mở nhiều đợt tấn công ác liệt vào trận địa ta. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy linh hoạt, có bộ phận bắn thẳng vào đội hình tấn công của địch, có bộ phận xuất kích đánh vào sườn, vào phía sau địch, diệt nhiều tên, đẩy lùi 6 đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa. Riêng Nguyễn Hồng Cao diệt hơn 40 tên. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gương chiến đấu của Nguyễn Hồng Cao có tác dụng động viên cổ vũ mọi người noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Hồng Cao được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Hai, 2016, 01:28:15 pm

ANH HÙNG BÙI VĂN BÌNH
(Liệt sĩ)

Bùi Văn Bình sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 10 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, trợ lý tham mưu tiểu đoàn 14 bộ binh, đoàn 7701, mặt trận 779, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1979 đến ngày 25 tháng 1 năm 1984 (lúc hy sinh), Bùi Văn Bình làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Cam-pu-chia. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bùi Văn Bình đã trực tiếp tham gia 5 chiến dịch, trận đánh nào đồng chí cũng đi trước điều tra nắm tình hình địch, đề xuất phương án tác chiến tốt, giúp cho tiểu đoàn hạ quyết tâm chính xác, giành thắng lợi.

Trận ngày 25 tháng 1 năm 1984 tại Phum Bông Sang Khao (giáp ranh huyện Ba Rài và San Túc), Bùi Văn Bình nhận nhiệm vụ chỉ huy một bộ phận 12 người bám sát địch, đánh nhanh, đánh mạnh, ngay phút đầu đã diệt 3 tên, bọn địch hoảng sợ bỏ chạy. Đồng chí chỉ huy đơn vị truy kích diệt thêm 3 tên khác, lúc này đơn vị có một số hy sinh và bị thương, bản thân Bùi Văn Bình cũng bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu. Thấy lực lượng ta ít, địch lại huy động thêm lực lượng phản kích. Bùi Văn Bình bình tĩnh, sử dụng 3 loại súng (B40, AK, RPD) và ném lựu đạn vào đội hình địch diệt thêm 1 số. Đồng chí đã anh dũng hy sinh trong lúc đang chiến đấu.

Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí có tác dụng động viên cổ vũ mọi người hăng hái noi theo.

Nhân dân 18 xã của huyện Ba Rài (nơi đồng chí Bình công tác), vô cùng thương tiếc, đã làm lễ cầu phước (theo phong tục tập quán địa phương) để tưởng nhớ đến người chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Bùi Văn Bình được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Hai, 2016, 11:12:30 pm

ANH HÙNG HUỲNH THỊ HƯỞNG
(Liệt sĩ)

Huỳnh Thị Hưởng (tức Sáu Hồng) sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, tham gia cách mạng năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là du kích xã Hội An, huyện đội Chợ Mới, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lớn lên trong phong trào của một địa phương có truyền thống cách mạng, đồng chí luôn coi việc giải phóng dân tộc là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình.

Trong những năm 1962 - 1965 xã Hội An bị địch lấn chiếm. Chấp hành nghị quyết của huyện ủy, tất cả cán bộ Hội An phải bám dân để phát động quần chúng đấu tranh chống địch. Là đảng viên, là cán bộ nữ, việc ăn ở và hoạt động bí mật trong vùng địch tạm chiếm rất gian khổ. Bọn địch tung mật thám khắp vùng để bắt cán bộ, nhưng Huỳnh Thị Hưởng không chùn bước, vẫn ra sức vận động bà con theo cách mạng.

Đồng chí làm công tác quần chúng rất giỏi, với tác phong cần cù, tháo vát, tình cảm gần gũi quần chúng, đồng chí được chi bộ và quần chúng rất thương mến tín nhiệm. Lời nói và hành động gương mẫu của đồng chí có sức thuyết phục cao đối với mọi người. Với cương vị là phó bí thư chi bộ xã, Huỳnh Thị Hưởng cùng với các đồng chí trong chi bộ xây dựng phong trào của xã như thuế nông nghiệp, vận động tòng quân, xây đựng cơ sở, đào hầm, nuôi giấu cán bộ, xây dựng du kích mật, diệt ác phá kìm... phát triển tốt, làm cho bọn ngụy quân, ngụy quyền vùng Hội An luôn sống trong kinh hoàng lo sợ, bọn lính ngụy ở địa phương không dám ra khỏi đồn lấy nước uống. Cơ sở cách mạng được tổ chức, vùng giải phòng ngày càng mở rộng, quần chúng rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Huỳnh Thị Hưởng, một người con gái dịu hiền, với đồng chí, đồng đội hết lòng thương yêu chăm sóc, cho anh em từng ngọn rau, viên thuốc, nhưng với kẻ thù đồng chí lại tỏ ra là một chiến sĩ kiên cường bất khuất. Theo chỉ thị của huyện ủy ngày 16 tháng 6 năm 1965, trong khi đi làm nhiệm vụ trừng trị tên xã trưởng ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, đồng chí bị chỉ điểm sa vào tay giặc. Đòn tra tấn dã man của 4 tên cố vấn Mỹ và bọn ngụy quyền tay sai cũng không hề khuất phục được khí phách hiên ngang của người nữ đảng viên cộng sản trẻ tuổi. Trước luận điệu chiêu hồi của địch, Huỳnh Thị Hưởng đã xé túi áo nhét vào lỗ tai để khỏi phải nghe chúng phản tuyên truyền.

Địch giở trò đánh vào tinh thần quần chúng, đưa đồng chí ra chợ để lừa gạt nhân dân rằng: “Sáu Hưởng đã hồi chánh với quốc gia”. Biết tin đồng chí bị địch tra tấn dã man mà không hề khai báo, quần chúng càng thương yêu chị, người kéo về chợ càng đông. Gắng gượng trước những đau đớn do địch tra tấn, Huỳnh Thị Hưởng nói với đồng bào: “Bà con cứ an tâm, tôi không khai báo gì cả, tôi có chết đi, nhưng nhiều đồng chí đồng bào thay tôi để làm cách mạng, có Đảng lãnh đạo sáng suốt, cách mạng nhất định thắng lợi, bọn Mỹ - ngụy dã man nhất định bị tiêu diệt”. Và đồng chí thét vào mặt kẻ thù: “Tao làm cách mạng không phải là để khai báo cho tụi bay”. Tức giận vì không khuất phục được Huỳnh Thị Hưởng, bọn địch đào hố chôn chỉ để ló đầu lên để tra tấn nhưng Huỳnh Thị Hưởng vẫn không hề khai. Bọn chúng lại lôi đồng chí lên, Huỳnh Thị Hưởng lại tiếp tục vạch mặt kẻ thù. Biết mình không thể sống nổi, đồng chí dồn hết sức hô to:

“Hồ Chí Minh muôn năm!”
“Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”.

Tên cố vấn Mỹ đã dùng lưỡi lê rọc miệng, cắt lưỡi, cắt tai và từng bộ phận trên thân thể đồng chí cho đến khi chết hẳn.

Huỳnh Thị Hưởng hy sinh nhưng hình ảnh của đồng chí vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân xã Hội An, huyện Chợ Mới. Sau đó nhiều quần chúng cách mạng bị địch bắt tra tấn dã man nhưng vẫn một lòng giữ vững khí tiết.

Lực lượng vũ trang huyện Chợ Mới nêu khẩu hiệu: “Tất cả chiến đấu diệt địch trả thù cho đồng chí Huỳnh Thị Hưởng". Khí thế phong trào cách mạng đi lên rõ rệt, thanh niên hăng hái tòng quân, thành lập thêm nhiều đội du kích sẵn sàng chiến đấu chống đàn áp khủng bố trả thù cho đồng chí. Hiện nay có 1 đường phố của huyện Chợ Mới và nhà trẻ lớn nhất của tỉnh An Giang được mang tên Huỳnh Thị Hưởng - người con gái trung kiên bất khuất cuả quê hương.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985. Huỳnh Thị Hưởng đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Hai, 2016, 11:13:38 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VIẾT NINH
(Liệt sĩ)

Nguyễn Viết Ninh sinh năm 1962, dân tộc Mường, quê ở xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 9 năm 1980. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ binh, đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 876, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Viết Ninh trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu chịu khó rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, qua các lần kiểm tra, đồng chí đều đạt loại giỏi, trong hội thao kỹ thuật do Quân khu 2 tổ chức, Nguyễn Viết Ninh đạt loại xuất sắc, được tặng bằng khen.

Tháng 4 năm 1983, Nguyễn Viết Ninh được bổ sung đi chiến đấu ở biên giới Hà Tuyên, đồng chí động viên cả tiểu đội hăng hái lên đường, tới đích đúng thời gian quy định.

Trận ngày 12 tháng 7 năm 1984, Nguyễn Viết Ninh chỉ huy tiểu đội diệt hàng chục tên xâm lược, giữ vững trận địa.

Trong đợt chiến đấu từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 1 năm 1985, Nguyễn Viết Ninh chỉ huy trung đội chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Dù khó khăn ác liệt thế nào, địch đông gấp nhiều lần, có hỏa lực mạnh... đồng chí vẫn bình tĩnh dũng cảm, xông xáo đi đầu đơn vị trong các lần phản kích bám sát địch để diệt địch.

Ngày 16 tháng 1 năm 1985, Nguyễn Viết Ninh bị thương lần thứ nhất vào tay trái, vẫn chiến đấu diệt nhiều tên; lần thứ hai vào bụng, vẫn không rời trận địa tiếp tục chiến đấu, và đi lại trên trận địa thu nhặt súng, lựu đan của đồng đội bị thương vong, đi sát động viên cổ vũ mọi người kiên quyết đánh địch, giữ vững trận địa.

5 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 1985, địch dùng nhiều loại pháo bắn ác liệt và cho bộ binh đông gấp nhiều lần mở nhiều đợt tiến công vào trận địa trung đội đồng chí. Mặc dù vết thương trước còn rất đau, ngay phút đầu của trận đánh, Nguyễn Viết Ninh bị 3 viên đạn vào ngực, bụng và 2 chân, anh em định đưa về phía sau. Thấy trước tình huống ác liệt đồng chí kiên quyết ở lại tiếp tục chỉ huy trung đội chiến đấu đến gần trưa, đánh lui 6 lần phản kích của địch, diệt hàng trăm tên. Bọn địch bị thiệt hại nặng phải rút, đơn vị Nguyễn Viết Ninh giữ vững trận địa. Vì vết thương quá nặng, đồng chí Nguyễn Viết Ninh đã hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí có tác dụng động viên cổ vũ đơn vị noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng, Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Viết Ninh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 21 Tháng Hai, 2016, 11:14:41 pm

ANH HÙNG LÊ TRẦN MẪN
(Liệt sĩ)

Lê Trần Mẫn sinh năm 1961, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngữ tháng 3 năm 1979. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, y tá, đại đội 7 bộ binh, tiểu đoàn 5, trung đoàn 153, sư đoàn 356, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lê Trần Mẫn luôn nêu cao tinh thần tích cực tận tụy công tác, có nhiều biện pháp tích cực tổ chức phòng tránh bệnh cho đơn vị. Mỗi khi đơn vị có người ốm đau, đồng chí rất tận tình chăm sóc, được anh em yêu mến.

Trong đợt chiến đấu ở Vị Xuyên từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 1 năm 1985, sau khi bắn hàng nghìn đạn pháo, địch liên tiếp tổ chức tấn công vào điểm cao 685. Sau mỗi lần thất bại, địch lại tăng quân và bắn phá dữ dội hơn. Đơn vị bị thương vong nhiều, Lê Trần Mẫn kịp thời lên thay thế chỉ huy đơn vị chiến đấu giành giật với địch từng đoạn giao thông hào. Có ngày đánh lui 7 đợt tấn công của chúng.

Ngày 24 tháng 12 năm 1985, thấy đơn vị đồng chí còn ít người, chúng càng tập trung hỏa lực và quân đông mở 8 đợt tấn công lên chốt. Sau khi cùng 3 người khác diệt hơn 100 tên địch, thì đạn gần hết. Thấy địch cắm cờ lên điểm chốt, Lê Trần Mẫn chỉ huy 3 chiến sĩ tập trung hỏa lực diệt địch tại đây và nhổ được cờ của chúng. Đồng chí bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh tại điểm cao 685.

Gương chiến đấu của Lê Trần Mẫn được anh em trong đơn vị phát động học tập.

Lê Trần Mẫn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Lê Trần Mẫn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2016, 01:09:21 pm

ANH HÙNG NGÔ ĐÌNH QUỲ
(Liệt sĩ)

Ngô Đình Quỳ sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Lam Hạ, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 3 năm 1946. Khi hy sinh đồng chí là trung tá, chủ nhiệm khoa sốt rét, Viện vệ sinh phòng dịch Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ gia đình nông dân yêu nước, có 4 anh em trai thì 3 người đi bộ đội, có 2 người là liệt sĩ. Ngô Đình Quỳ đã tham gia quân đội từ năm 16 tuổi. Trải qua các cương vị: chiến sĩ liên lạc, y tá, y sĩ, bác sĩ, chuyên khoa cấp 2, đồng chí luôn luôn đi sát cơ sở để phục vụ chiến sĩ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Năm 1983, Cục Quân y cử Ngô Đình Quỳ phụ trách tổ đi nghiên cứu phòng chống sốt rét ở biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan. Ngô Đình Quỳ đến trung đoàn 14, sư đoàn 339, mặt trận 979, Quân khu 9 nơi có trọng điểm sốt rét của chiến trường Cam-pu-chia. Đồng chí cùng quân y đơn vị lập kế hoạch phòng chống sốt rét rất có hiệu quả góp phần nhanh chóng ổn định sức khỏe bộ đội đáp ứng yêu cầu chiến đấu trước mắt và lâu dài. Ngô Đình Quỳ đã trực tiếp lên tận các điểm chốt tiền tiêu, tìm hiểu nghiên cứu và đề ra những biện pháp phòng chống sốt rét có hiệu quả cho bộ đội. Cùng các y sĩ trong đoàn khám cho hàng vạn lượt cán bộ, chiến sĩ ốm và sốt rét. Huấn luyện bồi dưỡng kinh nghiệm phòng chống sốt rét cho quân y trung đoàn (2 bác sĩ, 5 y sĩ và trên 70 y tá). Đào tạo được 29 y tá từ chiến sĩ đảm bảo cho mỗi đại đội có 3 y tá chăm sóc sức khỏe bộ đội.

Ngô Đình Quỳ đã đề xuất với chỉ huy viết chỉ thị phòng chống sốt rét, mở hội nghị nuôi quân phòng bệnh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất cải thiện đời sống nâng cao sức khỏe bộ đội.

Đồng chí còn hướng dẫn sản xuất và sử dụng thuốc nam góp phần tăng cường thuốc cho công tác điều trị, bồi dưỡng sức khỏe. Do vậy, đơn vị đã lấy được hàng tạ thuốc gồm cao hoàng đằng chữa bệnh đường ruột; cao tắc kè; ngũ gia bì bồi dưỡng cơ thể; rễ cỏ tranh điều trị gan trong sốt rét...

Đồng chí đã tổng kết được 5 vấn đề đặc trưng về sốt rét khu vực giúp trên chỉ đạo phòng chống sốt rét được tốt hơn.

Ngoài nhiệm vụ chính, Ngô Đình Quỳ còn tham gia phục vụ phòng chống sốt rét giúp đơn vị bạn như đoàn A583, Binh đoàn 2 của bộ đội bạn, khám và phân loại cho hơn 300 cán bộ, chiến sĩ, bồi dưỡng kinh nghiệm cho cán bộ chuyên môn, phòng chống sốt rét cho bộ đội ta và bạn Cam-pu-chia và trực tiếp cứu chữa thương bệnh binh.

Trong thời gian công tác ở trung đoàn 14 Ngô Đình Quỳ đã góp phần tăng cường sức khỏe cho đơn vị, tỷ lệ quân số khỏe năm 1983 là 75%; năm 1984 là 80%. Tỷ lệ sốt rét tử vong năm 1983 là 689/54; năm 1984 là 312/14. Đặc biệt giảm tử vong do sốt rét ác tính chỉ còn 25% so với năm 1983.

Ngô Đình Quỳ là gương sáng về phẩm chất người thầy thuốc cách mạng. Đồng chí bị bệnh sốt rét ác tính đã hy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1985.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng, 4 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Ngày 25 tháng 1 năm 1985 Ngô Đình Quỳ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2016, 01:10:19 pm

ANH HÙNG BÙI VĂN TÌNH
(Liệt sĩ)

Bùi Văn Tình sinh năm 1960, dân tộc Kinh, quê ở xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, nhập ngũ tháng 3 năm 1979. Khi hy sinh đồng chí là hạ sĩ tiểu đội phó, đại đội 9, trung đoàn 179, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần, đang làm nhiệm vụ ở Cam-pu-chia.

Ngày 10 tháng 7 năm 1980, Bùi Văn Tình cùng 19 cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị được lệnh đi cứu vớt gạo ở chiếc tàu Ninh Giang 3 thuộc công ty Sô Cô Vi vận tải đường sông chở 80 tấn gạo từ Trà Nóc lên Công Pông Chàm giao cho bạn, nhưng bị đắm cách bờ 15 mét. 70 tấn gạo bị chìm sâu trong khoang kín, cách mặt nước chừng 5 mét. Khoang tầu chỉ có 1 cửa lên xuống rộng 1 mét, dài 1,2 mét.

Trong lúc nhân dân Cam-pu-chia thiếu gạo gay gắt, đơn vị đã hạ quyết tâm và bàn cách vớt gạo.

Người lặn có nhiệm vụ dùng 2 móc có buộc dây lặn xuống móc vào 2 bao gạo rồi dùng sức đẩy lên khỏi cửa khoang để người trên xà lan kéo lên. Bùi Văn Tình được phân công ở tổ chuyển gạo ướt lên bờ phơi.

Sau 4 lần lặn của 2 người trước đó chưa đạt kết quả, thấy vậy Bùi Văn Tình xung phong lặn xuống vớt gạo.

Ngay từ lần lặn đầu tiên đồng chí đã móc được 2 bao gạo đẩy lên cửa boong tầu. Trong 2 giờ đồng hồ Bùi Văn Tình đã lặn 45 lần móc được 90 bao gạo lên (khoảng trên 7.000kg). Do đống gạo đã bị lấy rỗng ở giữa nên gạo 3 bên thành tầu đổ xuống đè lên người Bùi Văn Tình lúc 6 giờ 30 phút ngày 10 tháng 7 năm 1980, Bùi Văn Tình đã hy sinh.

Hành động hy sinh dũng cảm của Bùi Văn Tình là một gương sáng cho đơn vị học tập, thể hiện tinh thần quốc tế cao cả.

Bùi Văn Tình đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Bùi Văn Tình được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2016, 04:55:27 pm

ANH HÙNG ĐỖ XUÂN HỢP

Đỗ Xuân Hợp sinh năm 1906, dân tộc Kinh, quê ở phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 11 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Thiếu tướng, giáo sư, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Quân y.

Trước Cách mạng tháng Tám, Đỗ Xuân Hợp là giáo sư trường Đại học Y Đông Dương, đồng chí tham gia các hội cứu tế, hội chữ thập đỏ, khám bệnh cho người nghèo.

Từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 6 năm 1946, đồng chí là Chủ tịch ủy ban khu phố Chợ Hôm, Hội trưởng Hội cứu đói toàn quốc.

Tháng 7 năm 1946, Đỗ Xuân Hợp là một trong một số sáng lập viên Đảng Xã hội Việt Nam, sáng lập viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

Từ tháng 11 năm 1946 đến nay Đỗ Xuân Hợp liên tục phục vụ quân đội. Đồng chí đã giữ các cương vị:

Viện trưởng Viện Quân y 10, Hiệu trưởng trường Quân y sĩ, trường Sĩ quan Quân y, trường Đại học Quân y, chuyên viên Viện Nghiên cứu y học quân sự. Ở cương vị nào, đồng chí cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy công tác, có nhiều cống hiến xuất sắc cho ngành quân y.

Đỗ Xuân Hợp rất say mê nghiên cứu khoa học. Đồng chí đã có hơn 100 công trình; viết 15 cuốn sách giáo khoa dùng cho cán bộ từ trình độ y tá đến bác sĩ, có nhiều công trình có giá trị cao như:

Công trình nghiên cứu về đặc điểm, giải phẫu và nhân học người Việt Nam.

Công trình bàn về kết hợp 2 nền y học trong y học nói chung và hình thái học nói riêng.

Tài liệu “Một số thuyết cơ bản y học cổ truyền của các dân tộc qua các thời đại” in năm 1978, được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đọc và viết thư khen ngợi.

Đỗ Xuân Hợp còn trực tiếp chỉ đạo đề tài nghiên cứu nhân trắc học người Việt Nam, làm cơ sở ứng dụng trong các binh chủng, quân chủng.

Đỗ Xuân Hợp là người chỉ đạo biên soạn cuốn Từ điển thuật ngữ giải phẫu bằng 4 thứ tiếng (La-tinh, Pháp, Anh, Việt). Đồng chí là người đầu tiên trong ngành y của ta xây dựng nên hệ thống ngôn ngữ nói chung và ngành giải phẫu Việt Nam nói riêng. Đồng chí đã đề xuất và thực hành giảng dạy kiến thức chuyên môn y học hoàn toàn bằng tiếng Việt ở trường Đại học y từ trong kháng chiến chống Pháp.

Ngay từ năm 1946, Đỗ Xuân Hợp đã viết sách bằng tiếng Việt “Cuốn sổ tay thực hành bệnh viện” và năm 1952, đồng chí viết cuốn “Giải phẫu tứ chi và thực dụng ngoại khoa”, được Bác Hồ khen ngợi và tặng Huân chương Kháng chiến hạng ba cho cuốn sách thứ 2.

Đỗ Xuân Hợp rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ trẻ. Đồng chí đã trực tiếp hướng dẫn cho ngành giải phẫu Việt Nam được 3 phó giáo sư, 10 tiến sĩ y khoa, và nhiều đồng chí nay trở thành chuyên viên đầu ngành của Nhà nước và quân đội.

Đỗ Xuân Hợp không những hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quân đội mà còn hoàn thành xuất sắc các trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó như: Đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 6 (Ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa 4); Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 3 và 4; Chủ tịch hội Thái - Việt Nam; giáo sư trường Đại học y khoa Hà Nội.

Đỗ Xuân Hợp là một trí thức cách mạng, sống giản dị, khiêm tốn, liêm khiết, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, vì chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp chung của ngành quân y. Đồng chí được các tầng lớp trí thức trong ngành y mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Quân công hạng ba; Huân chương Chiến thắng hạng nhất; Huân chương Chiến công hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Đỗ Xuân Hợp được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2016, 04:57:07 pm

ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC DOÃN

Nguyễn Ngọc Doãn sinh năm 1914, dân tộc Kinh, quê ở phường Thịnh Hào, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 11 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại tá, chuyên viên 7, giáo sư. Viện phó Viện Quân y 108.

Tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1939, Nguyễn Ngọc Doãn làm nghề tự do đến tháng 10 năm 1946, đồng chí nhập ngũ. Từ tháng 11 năm 1946, Nguyễn Ngọc Doãn liên tục phục vụ trong quân đội đến nay. Đồng chí đã qua các cương vị: Trưởng ban Quân y trung đoàn 115 kiêm Viện trưởng bệnh viện Yên Bái; Viện phó Viện Quân y 108, chuyên viên y học - Bộ Quốc phòng. Ở cương vị nào, đồng chí cũng nêu cao tinh thần tận tụy, tích cực công tác, không quản gian khổ, vất vả hy sinh. Trong kháng chiến nhiều lần đồng chí đi sát mặt trận cứu chữa thương binh, giải quyết thành công nhiều trường hợp hiểm nghèo.

Nguyễn Ngọc Doãn rất say mê nghiên cứu khoa học, đã có trên 70 đề tài, công trình có giá trị được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong toàn quân.

Đề tài về những cây thuốc Việt Nam, xác định đặc tính của nhựa cây duối, cây thủy xương bồ chữa loạn nhịp tim mạch; cây dừa cạn chữa bệnh cao huyết áp, tua rễ đa chữa chứng tràn dịch màng bụng trong các bệnh về gan... Những đề tài này có tác dụng trong điều trị, được Bộ Y tế khen thưởng.

Công trình nghiên cứu về gan đang được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi khuẩn về bệnh xơ gan.

Công trình nghiên cứu về thận, trong đó có 2 đề tài được nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam như: Thẩm phân phúc mạc giải quyết những trường hợp urê huyết cao. Đề tài cặn ĐĐY nước tiểu lấy để trong 3 giờ nhằm để chẩn đoán các tổn thương ở thận.

Hầu hết các đề tài, công trình khoa học của Nguyễn Ngọc Doãn đều được đăng ở Tạp chí Y học, các báo Dược học, Nội khoa, Y học thực hành, Thông tin, Y học Việt Nam. Có nhiều đề tài đã được xuất bản bằng tiếng Pháp để trao đổi với nước ngoài.

Đồng chí đã có 7 cuốn sách nói về dược lý, dược Việt Nam, tim mạch, bệnh gan, mệt, tăng huyết áp.

Nguyễn Ngọc Doãn đã hướng dẫn 2 luận văn bảo vệ thành công phó tiến sĩ trong nước, gợi ý đề tài, dịch đề cương luận văn cho nhiều cán bộ quân y, dân y đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Đồng chí đã duyệt luận văn của nhiều cán bộ quân y, dân y về chuyên khoa cấp 2 theo đào tạo chính quy, bổ túc nâng cao trình độ chuyên khoa cấp 1, 2 về bộ môn dược lý cho nhiều cán bộ quân y, dân y.

Ngoài ra, đồng chí còn được giao và đã làm tốt nhiệm vụ như: Chủ nhiệm bộ môn dược lý trường Đại hoc y Hà Nội từ năm 1955; Phó Chủ tịch Hội đồng nội khoa; Tổng hội Y học Việt Nam; Ủy viên Hội đồng giám định y khoa - Bộ Quốc phòng.

Suốt 38 năm phục vụ trong quân đội, nay tuy đã 72 tuổi Nguyễn Ngọc Doãn luôn luôn nêu cao tinh thần tận tụy, đi sâu nghiên cứu khoa học, có nhiều công trình có giá trị và đang được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh có hiệu quả. Đồng chí còn quan tâm hướng dẫn, truyền đạt kiến thức về y học và dược cho những lớp trẻ. Nguyễn Ngọc Doãn sinh hoạt giản dị, trong sạch, lành mạnh, có tín nhiệm trong hàng ngũ cán bộ quân y.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhất, 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Ngọc Doãn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2016, 04:58:41 pm

ANH HÙNG ĐẶNG TRUNG THÀNH

Đặng Trung Thành sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Lai, huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 31 đặc công, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đặng Trung Thành tham gia chiến đấu 25 trận, 2 lần bị thương. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt nhiều tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.

Trận ngày 28 thảng 11 năm 1980, Đặng Trung Thành chỉ huy trung đội đánh vào một căn cứ địch ở đường 8 (Trung Lào). Địch chống cự quyết liệt và tổ chức nhiều đợt phản kích, đồng chí bình tĩnh chỉ huy đơn vị diệt 134 tên địch.

Trận ngày 24 tháng 4 năm 1971, Đặng Trung Thành chỉ huy trung đội đánh vào căn cứ do 1 tiểu đoàn địch đóng trong công sự vững chắc, đã diệt 100 tên, đơn vị chỉ hy sinh 1 người.

Trận ngày 2 tháng 4 năm 1972, Đặng Trung Thành đánh điểm cao 1803. Địch ở đây đông, có công sự vững chắc. Khi phát hiện thấy ta, chúng tập trung hỏa lực bắn dữ dội vào đội hình của đơn vị. Quá trình chiến đấu đồng chí 2 lần bị thương vẫn tiếp tục chỉ huy đại đội kiên quyết tấn công, tiêu diệt gần 1 đại đội địch, chiếm được điểm cao này.

Trận ngày 24 tháng 12 năm 1981, Đặng Trung Thành dẫn một tổ luồn sâu vào vùng địch kiểm soát qua nhiều chặng có địch tuần tra canh gác, diệt 40 tên, phá hủy hơn 100 tấn hàng quân sự, ta an toàn. Bọn địch hoang mang, hoảng loạn bắn lẫn nhau chết hơn 100 tên.

Đặng Trung Thành đã góp nhiều công sức xây dựng tiểu đoàn 31 trở thành đơn vị vững mạnh, lập công xuất sắc.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được Chính phủ nước bạn Lào và Cam-pu-chia tặng thưởng Huân chương cao quý, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng, 8 lần Chiến sĩ thi đua.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Đặng Trung Thành được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2016, 04:59:31 pm

ANH HÙNG NGUYẾN VĂN ĐỆ

Nguyễn Văn Đệ sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 10 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, Viện phó phân viện tên lửa thuộc Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

38 năm phục vụ quân đội, Nguyễn Văn Đệ được giao nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác sử dụng, cải tiến, sửa chữa và thử nghiệm vũ khí, đạn dược phục vụ bộ đội chiến đấu. Trưởng thành từ công nhân sửa chữa vũ khí, được tổ chức đưa đi đào tạo cán bộ trung cấp rồi kỹ sư ngành đạn, đồng chí luôn cố gắng học tập, không sợ hy sinh gian khổ, tích cực nghiên cứu trong thực tế sản xuất và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao.

Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Đệ tham gia chế thử hạt lửa nụ xòe, pháo dù... và là nhân viên thử nghiệm khối lắp vũ khí SKZ 40 và 51 ly, cối 60, 81 và 120 ly. Sau chiến dịch Biên Giới 1950, ta thu được nhiều vũ khí, đạn dược của Pháp. Đồng chí là một trong số người được giao nhiệm vụ tháo gỡ khảo sát làm tài liệu hướng dẫn cho bộ đội sử dụng những loại vũ khí lấy được của địch đánh địch, góp phần giải quyết khó khăn về thiếu thốn vũ khí cho bộ đội ta.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Văn Đệ nêu cao tinh thần dũng cảm, không quản nguy hiểm, nơi nào địch thả loại bom mới, đồng chí đi đến tìm cách tháo gỡ để kịp hướng dẫn cho các đơn vị cách tháo gỡ bom mìn, thủy lôi. Nhờ đó đã góp phần hạn chế thương vong, tổn thất cho bộ đội ta. Nguyễn Văn Đệ còn góp nhiều ý kiến trong việc nghiên cứu thành công tháo gỡ nhiều loại tên lửa có điều khiển, nhiều loại máy phát nhiễu của Mỹ gắn trên máy bay, phục vụ có hiệu quả cho các đơn vị phòng không bắn rơi nhiều loại máy bay, kể cả máy bay B52 của địch. Nguyễn Văn Đệ cũng thành công trong việc nghiên cứu, chế tạo dụng cụ để tháo gỡ an toàn nhiều loại tên lửa có điều khiển do ta thu hồi được của địch. Thành công trong việc nghiên cứu dùng đạn rốc két không đối đất của Mỹ để thành đất đối đất sử dụng ở chiến trường K đầu năm 1983 và đánh quân xâm lược tháng 6 năm 1984 đạt kết quả tốt.

Nguyễn Văn Đệ đã thành công trong việc nghiên cứu xác định được tuổi thọ của thuốc phóng ghế ngồi trong máy bay Mỹ. Từ kết quả này đã giúp cho người lái của ta yên tâm sử dụng máy bay Mỹ ta thu hồi được (đề tài này trước đây nhiều đồng chí bỏ dở vì khi nghiên cứu xảy ra tai nạn).

Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, Nguyễn Văn Đệ đã có nhiều biện pháp tích cực để bảo đảm an toàn, nhưng vẫn 3 lần bị thương, đồng chí không hề nản chí. Có lần vết thương chưa lành, nhưng để tránh nguy hiểm cho đồng đội, đồng chí xin ra viện sớm về hướng dẫn cho anh em nắm vững những nguyên nhân thường xảy ra mất an toàn.

Nguyễn Văn Đệ có tinh thần trách nhiệm trong mọi việc, gương mẫu, giản dị, được đồng đội mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công, 11 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 9 lần Chiến sĩ quyết thắng.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Văn Đệ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Hai, 2016, 05:00:41 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÌNH

Nguyễn Văn Bình sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nhập ngũ tháng 9 năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 4 bộ binh, tiểu đoàn 3 đoàn 7701, mặt trận 779, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1979 đến năm 1985, Nguyễn Văn Bình liên tục hoạt động trên đất Cam-pu-chia. Đồng chí đã chiến đấu 35 trận, chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 10 tên, bắt 3 tên, thu 15 súng.

Tháng 5 năm 1981 được tin báo 150 tên địch đi cướp thóc gạo của nhân dân, Nguyễn Văn Bình chỉ huy tiểu đội nhanh chóng vận động 5 ki-lô-mét bao vây bám sát địch. Thấy lực lượng ta ít địch vừa chống trả quyết liệt vừa rút vào rừng. Đồng chí dẫn đầu đơn vị đuổi đánh, diệt được một số tên. Riêng Nguyễn Văn Bình bắt 1 tên, thu 1 súng AK và 100 viên đạn. Bọn địch hoảng sợ bỏ chạy. Trận đánh thắng, đã bảo vệ an toàn tính mạng tài sản của nhân dân.

Tháng 7 năm 1981, Nguyễn Văn Bình chỉ huy 1 tổ 5 người phục kích địch. Mặc dù đã 6 ngày dưới trời mưa không thấy địch, một số anh em đề nghị cho rút, đồng chí đã động viên mọi người kiên trì chờ đợi. Đến ngày thứ 7, 15 tên địch chia làm 2 tốp, tốp đi đầu 5 tên, tốp sau 10 tên mò vào trận địa phục kích của Nguyễn Văn Bình. Đồng chí chờ địch đến gần mới nổ súng. Thấy lực lượng ta ít, chúng bắn lại dữ dội Nguyễn Văn Bình chỉ huy đơn vị kiên quyết đánh trả. Trận này tổ Nguyễn Văn Bình diệt 4 tên, số địch còn lại bỏ chạy.

Sau đó ít ngày, Nguyễn Văn Bình chỉ huy 10 người phối hợp với 15 bộ đội Cam-pu-chia bao vây truy quét địch, 10 ngày liền trên hành lang biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan. Đồng chí luôn dẫn đầu đơn vị lùng sục địch ở từng gốc cây, bụi rậm, diệt 5 tên, bắn bị thương nhiều tên, thu 5 súng và một số đồ dùng quân sự. Riêng đồng chí diệt 2 tên, thu 2 súng, địch hoảng sợ bỏ chạy về bên kia biên giới Thái Lan.

Trong những lần chiến đấu phối hợp với bạn, đồng chí luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. Chấp hành tốt kỷ luật chiến trường, được bạn tin yêu.

Nguyễn Văn Bình được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Văn Bình được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2016, 09:58:34 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN VƯỢNG

Nguyễn Văn Vượng sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 2 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là công nhân quốc phòng thuộc nhà máy Z121, Tổng cục Kỹ thuật, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Vượng chuyển về nhà máy Z121 công tác ở phân xưởng chế tạo thuốc gợi nổ từ năm 1967. Đây là phân xưởng điều kiện làm việc nguy hiểm và độc hại, đòi hỏi phải có quyết tâm cao.

Năm 1967, Nguyễn Văn Vượng được giao nhiệm vụ sản xuất mặt hàng mới phục vụ chiến đấu, có tính độc hại cao và có thể nổ ở các môi trường kể cả dưới nước. Đồng chí luôn gương mẫu và vận động anh em trong tổ chấp hành đúng quy tắc an toàn và rất thận trọng lúc thao tác, nên đã góp sức vào việc hoàn thành kế hoạch của đơn vị, chất lượng sản xuất tốt.

Năm 1980, Nguyễn Văn Vượng được giao nhiệm vụ tổ trưởng sản xuất, phụ trách một tổ quay trộn hỗn hợp các loại thuốc gợi nổ. Công việc đòi hỏi bảo đảm chất lượng cao. Nhưng một số anh em công tác lâu năm có kinh nghiệm đã chuyển đi nơi khác. Nhà máy đưa một số anh chị em học sinh vào học nghề thay thế. Trong tổ 1 phần 3 là phụ nữ có con nhỏ, công việc phụ thuộc vào máy móc, nhiệt độ, độ ẩm, vật liệu phụ thuộc vào đơn vị bạn cung cấp, nên gặp nhiều khó khăn, nhưng đồng chí đã cùng với tập thể trong tổ tìm cách khắc phục hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại thuốc gợi nổ cho đơn vị bạn sản xuất.

Đối với các anh chị em mới vào nghề Nguyễn Văn Vượng tận tình giúp đỡ hướng dẫn chu đáo, tỷ mỉ cách thao tác đúng quy trình sản xuất.

Nguyễn Văn Vượng là người có ngày công cao nhất (26 ngày/tháng). Đồng chí đã cùng anh chị em trong tổ phát huy được 9 sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Riêng đồng chí có 4 sáng kiến, có sáng kiến tăng năng suất lao động lên 40%.

Đồng chí đã cùng tập thể xây dựng tổ từ một tổ yếu kém trở thành tổ Lao động xã hội chủ nghĩa liên tục 4 năm liền từ năm 1980 đến 1983.

Là một công nhân chế tạo thuốc hỏa cụ, Nguyễn Văn Vượng luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có tính sáng tạo, dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí luôn luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chế độ, nội quy, không để gây ra một sai sót nào trong sản xuất.

Đồng chí có lối sống cần cù, giản dị, được mọi người yêu mến. Trong quá trình công tác, đồng chí luôn luôn phấn đấu tu dưỡng rèn luyện nên liên tục từ 1967 đến 1983 năm nào cũng đạt Lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhiều năm được tặng danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng.

Nguyễn Văn Vượng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 bằng khen, 16 giấy khen.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Văn Vượng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2016, 09:59:31 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN PHẢ

Nguyễn Văn Phả sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là công nhân quốc phòng, tổ trưởng tổ sản xuất phân xưởng 48, Cục kỹ thuật, quân chủng Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1963 đến năm 1967, Nguyễn Văn Phả là chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 1, khu phòng thủ 2, quân khu Đông Bắc.

Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1979, Nguyễn Văn Phả chuyển về công tác ở phân xưởng 46, quân chủng Hải quân, làm nhiệm vụ đục đá xây hầm. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy, là một trong số người có ngày công và năng suất cao.

Từ tháng 4 năm 1979 đến tháng 1 năm 1981, Nguyễn Văn Phả đi học lớp thợ hàn ở nước ngoài. Kết quả đạt loại xuất sắc, được Đại sứ ta tặng bằng khen.

Từ tháng 2 năm 1971 đến tháng 9 năm 1976, Nguyễn Văn Phả trở về nước công tác ở xưởng 48 làm thợ hàn sửa chữa tầu. Năm 1972 máy bay Mỹ đánh phá ác liệt khu nhà máy, đồng chí vẫn kiên trì bám trụ không sơ tán để mỗi khi có tầu hỏng là nhanh chóng sửa ngay.

Mỗi khi hàn, đồng chí phải chịu hàng 2, 3 giờ liền ở trong khoang tầu kín gió, nhiệt độ về mùa hè có lúc lên tới 40°c, áo quần ướt đầm mồ hôi... và không quản ngại còn động viên anh em khác cùng làm.

Từ năm 1977 đến năm 1985, Nguyễn Văn Phả là tổ trưởng tổ hàn mộc tiện ở phân xưởng đúc nồi của nhà máy 48, Quân chủng Hải quân. Điều kiện làm việc rất vất vả: Đốc neo đậu xa đơn vị gần 20 ki-lô-mét, nhiều khi phải khênh vác phụ tùng từ bờ ra đốc từ 600 đến 700 mét... một số người trong tổ ngại, đồng chí gương mẫu làm nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày trong tháng và đảm nhiệm những phần việc nặng nhọc, không kể lúc nào, khi có việc gấp đồng chí không nề hà, sẵn sàng làm ngay, để lôi cuốn anh em.

Đồng chí luôn chú trọng đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất. Có 4 sáng kiến có giá trị cao góp phần đưa năng suất tăng gấp 2, 3 lần. Như: bản thân bơm nước biển; hàn chân vịt tầu bị mẻ ngay khi còn lắp trên trục chân vịt; chế tạo hệ thống đường ống hàn hơi chạy từ cơ xưởng sang đốc và chạy chung quanh đốc; sáng kiến chế tạo máy hàn hơi thô sơ bằng các vỏ chai hơi. Thành công này đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu máy hàn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sửa chữa. Từ chỗ một tháng phân xưởng chỉ bàn giao xuất xưởng 1 tầu, nay 1 tháng đã xuất xưởng được 4 chiếc.

Ngoài việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, Nguyễn Văn Phả còn làm phó thư ký công đoàn bộ phận, ủy viên ban chấp hành công đoàn nhà máy... công tác nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt.

Đồng chí sinh hoạt giản dị, khiêm tốn, được anh em trong đơn vị tín nhiệm.

Nguyễn Văn Phả đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 16 năm Chiến sĩ thi đua, 3 năm Chiến sĩ quyết thắng.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Văn Phả được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2016, 10:00:46 am

ANH HÙNG PHÙNG HẠNH PHÚC

Phùng Hạnh Phúc sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, làm công nhân quốc phòng năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là kỹ thuật viên phòng luyện kim thuộc nhà máy Z111, Tổng cục Kỹ thuật, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp trung cấp hóa chất, Phùng Hạnh Phúc được điều vào quân đội công tác ở nhà máy Z111 từ năm 1960 đến năm 1985. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy công tác, hàng năm có ngày công cao, thường xuyên trên 270 ngày, hàng ngày thực hiện đúng 8 giờ lao động có ích. Nhiều khi do yêu cầu gấp, Phùng Hạnh Phúc làm việc liên tục cả ngày đêm không nghỉ. Nhiều đợt hàng tuần lễ liền mỗi ngày đồng chí làm việc trên 10 tiếng đồng hồ.

Quá trình làm việc Phùng Hạnh Phúc thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại, mặc dù đã có nhiều biện pháp bảo hộ, nhưng đồng chí vẫn mắc một số bệnh nghề nghiệp có ảnh hưởng đến mũi, mắt, tim, phổi. Tuy vậy, Phùng Hạnh Phúc vẫn hăng say nghiên cứu kỹ thuật. Đồng chí có 54 sáng kiến có giá trị tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, giải quyết được khó khăn và khan hiếm nguyên vật liệu của ta, giảm chi phí hàng chục vạn đồng, nhiều sáng kiến có giá trị như:

Nghiên cứu sấy mô bằng mở 30-PC, lập được quy trình ổn định về chế tạo được loại mở trên với vật liệu có sẵn, không phải mua của nước ngoài.

Sáng kiến giảm tỷ lệ muối khi thái sinh than làm đầm nước cho nồi hơi.

Pha chế dầu xanh ngọt cho ngòi pháo.

Nghiên cứu chất cho thêm vào dung dịch cốt hóa để làm việc được ở nhiệt độ 50°c, phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Cải tiến cách mạ đồng, mạ thiếc, mạ bạc, mạ hợp kim thiếc, mạ các kính phản quang... để phục vụ sản xuất ngòi nổ chậm thủy lôi, ống dẫn sóng ra-đa, máy quang học...

Trong thời gian từ năm 1965 đến 1975, Phùng Hạnh Phúc được giao nhiệm vụ theo dõi sản xuất ngòi nổ chậm hóa học, một công việc rất khó khăn phức tạp, yêu cầu chất lượng của sản phẩm rất cao, theo dõi việc cho nổ thử rất nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn. Trong khi đó vật tư nguyên liệu khan hiếm, mua của nước ngoài , gặp nhiều khó khăn, đồng chí đã nghiên cứu thành công nghề mạ dây treo kim hỏa, đã tìm được quy trình công nghệ phù hợp, dây sau khi mạ xong, qua thử nghiệm và lắp vào ngòi nổ chậm đạt chất lượng tốt. Sáng kiến này đã tận dụng được hết các loại dây có sẵn hồi đó không phải mua của nước ngoài.

Phùng Hạnh Phúc còn nghiên cứu thành công loại ngòi nổ chậm có thời gian dài bảo đảm an toàn cho bộ đội khi sử dụng, giảm độc hại trong khi nhồi lắp thuốc đồng thời đưa năng suất tăng gấp đôi so với trước.

Đồng chí tìm ra được một loại men thủy tinh có nhiệt độ chảy thấp, với các nguyên liệu có sẵn, dễ kiếm chế tạo giản đơn, không độc hại. Men chế tạo một lần có thể dùng cho cả năm sản xuất. Chất men bám vào thủy tinh rất chắc, không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm, năng suất lại tăng gấp 10 lần so với trước.

Phùng Hạnh Phúc rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật mạ cho hơn chục người có tay nghề giỏi, bổ sung cho các nhà máy khác. Bản thân tích cực học tập ngoại ngữ để nghiên cứu thêm sách kỹ thuật nước ngoài, đồng chí đã dịch được một số tài liệu tiếng Nga sang tiếng Việt cho công nhân nghiên cứu.

Phùng Hạnh Phúc gương mẫu về mọi mặt, giản dị, được mọi người tin yêu.

Phùng Hạnh Phúc 17 năm được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 4 năm Chiến sĩ quyết thắng, 5 bằng và giấy khen.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Phùng Hạnh Phúc được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng đanh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2016, 05:40:31 pm

ANH HÙNG PHAN VĂN NHỜ

Phan Văn Nhờ (tức Tư Mau) sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Điền, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải, nguyên là thượng tá, Đoàn trưởng đoàn 962 vận tải biển, Quân khu 9. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, Phan Văn Nhờ hoạt động ở vùng địch tạm chiếm, tỉnh Minh Hải. Đồng chí luôn bám đất, bám dân, xây dựng và chỉ huy lực lượng vũ trang huyện Giá Rai đánh địch, xây dựng cơ sở cách mạng. Hai lần đồng chí bị địch bắt, chúng tra tấn dã man, nhưng Phan Văn Nhờ vẫn nêu cao khí tiết cách mạng, một lòng trung thành tuyệt đối với Đảng.

Từ năm 1955 đến năm 1959, Phan Văn Nhờ được giao nhiệm vụ hoạt động xây dựng cơ sở ở nhiều vùng thuộc tỉnh Bến Tre - nơi địch thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng lùng bắt những người kháng chiến cũ và cán bộ cách mạng. Trong thời gian này bị địch bắt 2 lần, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm chịu đựng mọi cực hình tra tấn, giữ vững khí tiết, không hề tiết lộ nhiệm vụ của mình, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng.

Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, Phan Văn Nhờ được giao nhiệm vụ tổ chức vận chuyển vũ khí, thuốc men bằng đường biển từ miền Bắc vào miền Nam. Hoàn cảnh hoạt động có rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Địch luôn luôn phong tỏa ven biển và ngoài khơi, kiểm tra rất ngặt nghèo mọi tầu thuyền đi lại. Phan Văn Nhờ đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, khi giả làm người đánh cá, khi giả làm người buôn. Đồng chí hai lần bị địch bắt đã khôn khéo giữ được bí mật. Phan Văn Nhờ tự nguyện hy sinh lột da đầu, xoay phần tóc phía sau ra phía trước, sửa lại hình dạng mặt để che mắt địch. Có nhiều lần để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của địch ở ven biển, đồng chí cho thuyền ra khơi, gặp sóng to gió lớn rất nguy hiểm, thuyền lênh đênh ở biển hàng tháng, thiếu ăn, mất ngủ, đồng chí vẫn kiên quyết tìm cách chuyển vũ khí đến đích an toàn. Kết quả đồng chí đã tổ chức vận chuyển an toàn 37 chuyến tầu chở vũ khí, thuốc men từ Bắc vào Nam với tổng số hơn 600 tấn, góp phần bảo đảm cho chiến trường Nam Bộ tiếp tục phát triển trong những thời điểm khó khăn nhất.

Từ sau năm 1975 đến nay, đồng chí Phan Văn Nhờ đảm nhiệm các nhiệm vụ: Phó Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang; Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, kiêm giám đốc Ty thủy sản tỉnh Kiên Giang... đồng chí đều nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Phan Văn Nhờ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất,

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Phan Văn Nhờ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2016, 05:42:17 pm

ANH HÙNG TRẦN ĐỨC THÁI

Trần Đức Thái sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Hải, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1972. Về địa phương năm 1984. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thương binh hạng 2/4 đang nghỉ tại gia đình ở xã Định Hải, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa.

Từ năm 1972 đến năm 1974, Trần Đức Thái tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Từ năm 1975 đến năm 1983, Trần Đức Thái điều trị và an dưỡng ở bệnh viện 16, đoàn 585, đoàn 582 đồng chí tích cực rèn luyện nâng cao thể lực, luôn lạc quan, sống giản dị, được mọi người yêu mến.

Năm 1984, Trần Đức Thái xin chuyển về sống với gia đình, tuy được Nhà nước nuôi dưỡng hoàn toàn, địa phương miền giảm mọi khoản đóng góp, nhưng đồng chí không vì thế mà ỷ lại địa phương, Nhà nước mà luôn ghi sâu lời Bác Hồ dạy: "Thương binh tàn nhưng không phế".

Trần Đức Thái đã khắc phục mọi khó khăn về đời sống kinh tế của gia đình và thương tật của bản thân, tích cực tham gia mọi mặt công tác xây dựng quê hương như: đội trưởng đội bảo vệ đê, đội trưởng văn nghệ, đội trưởng bóng chuyền xã... đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt 15 giờ ngày 5 tháng 8 năm 1985 ở cửa hàng hợp tác xã mua bán xã Định Hải, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa có tiếng kêu cướp... cướp... của chị mậu dịch viên. Trần Đức Thái lúc này đang ở quán nước cách cửa hàng hợp tác xã mua bán 30 mét nghe thấy tiếng kêu liền nhanh chóng chạy ra cửa hàng thì thấy một tên cướp đang vác một kiện vải, còn một tay cầm quả lựu đạn đe dọa và khống chế mọi người xung quanh định chạy thoát thân. Trước tình hình này mọi người hoảng sợ không ai dám đến bắt tên cướp, Trần Đức Thái đã dũng cảm, kiên quyết đuổi bắt bằng được tên cướp để lấy lại tài sản cho hợp tác xã mua bán và để nhân dân trừng trị hắn.

Biết không thể thoát thân tên cướp đã phải vứt kiện vải lại để chạy cho nhanh hơn, nhưng Trần Đức Thái vẫn tiếp tục đuổi bắt tên cướp cùng với sự hỗ trợ tích cực của Lê Mạnh Tuấn (quân nhân phục viên).

Tên cướp thấy khó có thể chạy thoát thân liền dừng lại rút chốt quả lựu đạn để hòng giết hại Trần Đức Thái và Lê Minh Tuấn.

Trước tình thế đó Trần Đức Thái không trù trừ do dự, đồng chí bình tĩnh, dũng cảm, dùng gối đánh mạnh vào bụng tên cướp một cách bất ngờ nên nó ngã gục. Trần Đức Thái dùng chân nhanh chóng dẫm lên tay cầm quả lựu đạn của tên cướp dìm xuống bùn, nhằm hạn chế uy lực sát thương của lựu đạn đối với Lê Mạnh Tuấn. Quả lựu đạn nổ. Trần Đức Thái cụt mất một chân. Nhưng tên cướp đã bị bắt, tài sản của hợp tác xã mua bán đã được thu lại đầy đủ. Đồng chí Tuấn người bạn cùng đuổi bắt tên cướp chỉ bị thương nhẹ.

Hành động dũng cảm, mưu trí của Trần Đức Thái đã nêu gương sáng cho cán bộ, nhân dân xã Định Hải, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa học tập về tinh thần trách nhiệm cao chống tiêu cực bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

Trần Đức Thái đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 6 bằng và giấy khen.

Ngày 22 tháng 12 năm 1986, Trần Đức Thái được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2016, 05:43:45 pm

ANH HÙNG TRẦN VĂN PHƯƠNG
(Liệt sĩ)

Trần Văn Phương sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 3 năm 1983. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trần Văn Phương, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống cách mạng. Học xong lớp 10 đồng chí vào bộ đội, được cử đi học lớp kế toán trinh sát pháo binh của quân chủng.

Tháng 1 năm 1984, Trần Văn Phương được bổ sung về làm khẩu đội trưởng pháo thuộc tiểu đoàn 562 lữ đoàn 146, vùng 4 hải quân. Qua rèn luyện và công tác Trần Văn Phương luôn tỏ ra một cán bộ có năng lực và trách nhiệm, đơn vị cử đồng chí đi học trường Quân chính Quân khu 7.

Tháng 1 năm 1986, Trần Văn Phương trở về đơn vị được bổ nhiệm trung đội trưởng và đề bạt quân hàm thiếu úy.

Đầu tháng 3 năm 1988, quân xâm lược ngang ngược cho nhiều tầu chiến khiêu khích và chiếm đóng trái phép đảo đá ngầm Chữ Thập và Chân Viên. Lúc này Trần Văn Phương được trên bổ nhiệm phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn - quần đảo Trường Sa).

17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1989, tầu chiến địch kéo đến, chúng gọi loa khiêu khích, buộc tầu ta rời đảo. Mờ sáng ngày 14 tháng 3, địch hạ xuồng cho lính giương lê dàn hàng ngang xông về phía lá cờ Tổ quốc ta. Trần Văn Phương tổ chức lực lượng, động viên chiến sĩ bình tĩnh không mắc mưu khiêu khích của địch, quyết bảo vệ cờ Tổ quốc.

Địch hung hăng cậy thế đông người có vũ khí trong tay chúng xông vào cướp cờ của ta. Không sợ hy sinh, coi thường kẻ địch Trần Văn Phương lao vào giằng giật lại lá cờ Tổ quốc. Thấy chúng đang uy hiếp tính mạng một chiến sĩ đồng chí xông vào cứu. Kẻ địch đê hèn đã nổ súng vào Trần Văn Phương.

Gương anh dũng hy sinh của Trần Văn Phương đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên đảo kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc mình.

Ngày 6 tháng 1 năm 1989, Trần Văn Phương đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Hai, 2016, 05:44:51 pm

ANH HÙNG VŨ HUY LỄ

Vũ Huy Lễ sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vũ Huy Lễ được đào tạo qua trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân trong nước và ở Liên Xô. Đồng chí đã được giao chỉ huy nhiều dạng tầu của hải quân.

Tháng 6 năm 1982, Vũ Huy Lễ được điều làm thuyền trưởng tầu HQ505, loại tầu vận tải đổ bộ hạng lớn của Mỹ ta thu được sau ngày miền Nam giải phóng.

Tầu HQ505 sản xuất từ năm 1942, nên máy móc thiết bị trên tàu hỏng hóc nhiều, Vũ Huy Lễ cùng anh em tích cực sửa chữa bảo quản giữ gìn để tăng cường sức sống cho con tầu và làm chủ nó. Do vậy nhiều chuyến đi tầu bị hỏng, Vũ Huy Lễ và anh em đã tự sửa chữa thành công tiếp tục làm nhiệm vụ.

Ngày 13 tháng 2 năm 1988 (27 Tết Mậu Thìn) Vũ Huy Lễ chỉ huy tầu chở người, vật liệu, lương thực và kéo tầu LCu 556 và Pông Tông Đ02 ra chốt giữ đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ đưa LCu 556 và Pông Tông Đ02 vào vị trí cố định trong điều kiện hết sức khó khăn.

9 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1988, Vũ Huy Lễ được lệnh đưa tầu HQ505 đến chốt giữ đảo Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). Cùng đi có tầu HQ604. Địch cho tầu chiến lao cắt hướng đi của tầu 604 không thành, chúng quay sang chặn cắt hướng đi của tầu 505. Vũ Huy Lễ mưu trí lừa địch đưa tầu HQ505 đến đúng vị trí chiếm lĩnh ở đảo Cô Lin vào lúc 16 giừ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1988.

Địch tăng thêm 2 tầu chiến đến khiêu khích. Vũ Huy Lễ chỉ thị cho anh em trên đảo kiên quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc mình.

7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3 năm 1988, địch đổ quân lên đảo Gạc Ma, giành giật cờ của ta trên đảo. Và chúng đã ngang ngược bắn vào tầu HQ604. Sau đó ít phút chúng bắn vào tầu HQ505. Vũ Huy Lễ lệnh cho anh em nổ súng đánh trả địch. Đạn của địch làm lái điện hỏng, bình khí nén hỏng không đóng được ly hợp, máy chính cũng bị đạn làm hỏng nặng. Vũ Huy Lễ bình tĩnh ra lệnh cứu chữa thương binh, vừa cho cơ điện khắc phục máy khẩn cấp, dùng tay điều khiển trực tiếp máy thay ly hợp cho tầu tiến hết tốc lực lao lên đảo. Lúc này cả 3 tầu chiến địch tập trung đánh mạnh vào HQ505. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra quyết liệt. 8 giờ 45 phút tầu HQ505 bị bốc cháy lớn.

Tầu địch tạm thời ngừng bắn. Vũ Huy Lễ cho anh em hủy tài liệu mật và tổ chức cứu tầu. Đồng chí động viên anh em dù phải chiến đấu đến người cuối cùng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước. Biết không khuất phục được tàu HQ505 địch buộc phải lùi xa. Trong khi đó tàu 604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn chìm hẳn. Vũ Huy Lễ cử một tổ khẩn trương đưa chiếc xuồng còn lại đến đảo Gạc Ma đưa 44 anh em (có 8 thương binh và một tử sĩ) về tầu HQ505.

Vũ Huy Lễ cùng đồng đội và con tầu HQ505 vẫn hiên ngang ngay trên đảo Cô Lin khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa của Tổ quốc ta trên biển Đông.

Ngày 6 tháng 1 năm 1989, Vũ Huy Lễ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Hai, 2016, 08:42:20 am

ANH HÙNG PHẠM VĂN ĐẮP
(Liệt sĩ)

Phạm Văn Đắp sinh năm 1963, dân tộc Re, quê ở làng Thương, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 2 năm 1986. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chiến sĩ thuộc đại đội 9 bộ binh, tiểu đoàn 9, trung đoàn 733, sư đoàn 315, mặt trận 579, Quân khu 5.

Tháng 2 năm 1986, Phạm Văn Đắp tình nguyện nhập ngũ, sau 3 tháng huấn luyện, đồng chí cùng đơn vị lên đường làm nhiệm vụ giúp bạn trên đất nước Cam-pu-chia.

Trong huấn luyện, do trình độ văn hóa thấp, tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn nhưng đồng chí rất cần cù, say mê, chịu khó học tập, đồng chí đã xác định "Có học giỏi mới bắn trúng được kẻ thù". Kết thúc huấn luyện, đồng chí đạt loại ưu tú được trên tặng bằng khen.

Quá trình tham gia chiến đấu, đồng chí luôn bình tĩnh, dũng cảm, cùng đơn vị đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, bị thương nặng, trên cho về phía sau đồng chí xin ở lại cùng đồng đội chiến đấu.

Trong trận phòng ngự ngày 23 tháng 2 năm 1987 tại cao điểm 416, đồng chí cùng đồng đội kiên cường chiến đấu dưới hỏa lực của pháo binh địch, đẩy lùi nhiều lần tấn công của bộ binh địch. Sau một ngày chiến đấu, quân số thiếu hụt do thương vong, địch tiếp tục tổ chức tấn công, đồng chí đã cùng đồng đội chiến đấu quyết liệt, giành giật với địch từng ụ súng, mép hào... Đồng chí đã khôn khéo nhử địch đến gần, bắn B40 và ném hàng chục quả lựu đạn vào đội hình của chúng, diệt hàng chục tên, buộc chúng phải tháo chạy. Khi bị thương nặng, đồng chí vẫn bám trận địa, bắn quả đạn B40 cuối cùng diệt 4 tên và anh dũng hy sinh, góp phần cho đơn vị giành thắng lợi, bảo vệ vững chắc trận địa.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Phạm Văn Đắp được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



ANH HÙNG LÊ VĂN VẰN
(Liệt sĩ)

Lê Văn Vằn sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Trào, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 12 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp, tiểu đội trưởng lái xe ô tô vận tải đại đội 51, tiểu đoàn 782, Cục Hậu cần, mặt trận 579 Quân khu 5, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lê Văn Vằn tham gia lái xe phục vụ đơn vị chiến đấu trong các chiến dịch Nông Sơn, Đức Dục, Tiên Phước, Chu Lai, Đà Nẵng, Quy Nhơn và chiến dịch Hồ Chí Minh. Là một lái xe xông xáo, luôn tìm tòi sáng tạo đồng chí xử trí được nhiều tình huống khó... để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đồng chí chuyên chở lương thực, thực phẩm, vũ khí, trang bị cho các đơn vị chiến đấu, trong 6 tháng cuối năm 1978 đồng chí đã vận chuyển được 26 chuyến hàng từ La Sơn - Plây-cu lên các chốt. Có lần xe bị mìn, hỏng xăm lốp, nhíp, nhưng Lê Văn Vằn đã nhanh chóng khắc phục đưa hàng đến đích an toàn.

Trong 2 năm (1978 - 1979), đồng chí đã vận chuyển 105 chuyến hàng với 332 tấn, bình quân 3,5 tấn/xe, đạt 57.710 tấn/km. Đồng chí đã vận chuyển 1.775 lượt người an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có 2 lần xe Lê Văn Vằn bị vấp mìn tăng, sức khỏe giảm sút, cấp trên định đưa đồng chí về phía sau công tác, nhưng đồng chí xin được ở lại, tiếp tục lái xe vận tải phục vụ đơn vị chiến đấu.

Ngày 10 tháng 3 năm 1979, trong chuyến chở hàng lên phía trước, khi quay về kết hợp chở thương binh, xe bị vấp mìn, Lê Văn Vằn bị thương quá nặng đã anh dũng hy sinh.

Lê Văn Vằn đã nêu một tấm gương sáng trong đội ngũ chiến sĩ lái xe của mặt trận 579, có quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, có tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo trong công tác, sống giản dị được đơn vị yêu mến.

Lê Văn Vằn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 24 bằng và giấy khen.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Lê Văn Vằn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Hai, 2016, 08:44:14 am

ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC HÀNH
(Liệt sĩ)

Nguyễn Đức Hành sinh năm 1960, dân tộc Kinh, quê ở xã Triệu Phước, huyện Triệu Hải, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhập ngũ ngày 15 tháng 2 năm 1983. Khi hy sinh đồng chí là hạ sĩ, tiểu đội phó trinh sát thuộc tiểu đoàn 504, trung đoàn 320, mặt trận 779, Quân khu 7.

Sau 3 tháng huấn luyện Nguyễn Đức Hành cùng đơn vị nhận nhiệm vụ chiến đấu trên địa bàn tỉnh Công Pông Thom (Cam-pu-chia). Đồng chí đã chiến đấu nhiều trận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 26 tháng 7 năm 1983 tại Phum Cô-ca-ếch tổ trinh sát của đồng chí gồm 3 người đang đi làm nhiệm vụ, bất ngờ bị địch phục kích, đồng chí mưu trí linh hoạt cho đồng đội vòng sang phải đánh tiêu diệt 5 tên và thu 2 khẩu súng, đơn vị an toàn.

Ngày 19 tháng 12 năm 1983, Nguyễn Đức Hành chỉ huy trung đội phục kích địch tiêu diệt được 20 tên. Đặc biệt ngày 25 tháng 2 năm 1984 ở Phum Tà Bông, xã Tăng Cà Xâu, huyện Xăng Túc, tỉnh Công Pông Thom, trung đội đang hành quân thì bị địch phục kích, một số đồng chí trong đơn vị bị thương, trong đó có Nguyễn Đức Hành. Trước tình thế khó khăn đó, đồng chí đã ở lại chặn đánh địch để đơn vị đưa thương binh rút ra ngoài an toàn. Nguyễn Đức Hành đã chiến đấu rất dũng cảm, đạn hết, bọn địch xông lên bao vây định bắt sống, đồng chí chờ cho địch đến gần, mới cho nổ quả lựu đạn cuối cùng diệt tại chỗ 5 tên làm bị thương một số tên khác và đã anh dũng hy sinh. Hành động của Nguyễn Đức Hành đã nêu một tấm gương sáng tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập noi theo.

Mới 11 tháng tuổi quân nhưng Nguyễn Đức Hành đã có 8 tháng chiến đấu trên đất bạn, đã cùng trung đội diệt 200 tên địch, thu 15 khẩu súng và một số trang bị quân sự khác của địch.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Nguyễn Đức Hành được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



ANH HÙNG NGUYỄN VĂN VIỆT
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Việt sinh năm 1961, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ ngày 15 tháng 5 năm 1979. Khi hy sinh đồng chí là hạ sĩ, chiến sĩ trinh sát thuộc đại đội trinh sát đoàn 7701, mặt trận 479, Quân khu 7, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Việt sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng, ông nội và anh trai là liệt sĩ. Sau khi nhập ngũ, đồng chí cùng đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu giúp bạn trên đất Cam-pu-chia. Quá trình công tác, chiến đấu, Nguyễn Văn Việt luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày 13 tháng 5 năm 1981 đồng chí được giao phụ trách 1 tổ 4 người bảo vệ 1 cán bộ cấp tỉnh của bạn đi công tác xuống các huyện. Khi đến Phum Ta-beng Rút-xây thì bị 50 tên địch phục kích nhằm bắt sống đồng chí cán bộ của bạn. Nguyễn Văn Việt đã chỉ huy tổ đánh vào 2 bên sườn đội hình địch, còn đồng chí đánh thẳng vào chính giữa đội hình tiêu diệt một số tên. Trong quá trình chiến đấu đồng chí bị thương vẫn kiên quyết đánh địch bảo vệ cán bộ bạn an toàn và đã anh dũng hy sinh.

Cảm kích trước sự hy sinh cao cả của Nguyễn Văn Việt, đồng chí cán bộ đó nói: "Anh tôi, em tôi, vợ tôi và cả con tôi nữa cũng chưa chắc dám chết để cho tôi được sống, nhưng đồng chí Việt đã dám hy sinh cho tôi được sống, cho tôi cả cuộc đời. Tôi cảm ơn đồng chí Việt và gia đình tôi xin thờ cúng đồng chí và tôi đề nghị Nhà nước Việt Nam khen thưởng cho đồng chí Nguyễn Văn Việt...".

Nhân dân tỉnh Công Pông Thom còn nhớ mãi tấm gương chiến đấu dũng cảm quên mình vì cách mạng Cam-pu-chia của người chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam.

Nguyễn Văn Việt đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Nguyễn Văn Việt được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Hai, 2016, 08:45:18 am

ANH HÙNG CAO XUÂN THĂNG
(Liệt sĩ)

Cao Xuân Thăng sinh năm 1965, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 11 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, phó đại đội trưởng về chính trị đại đội 7 bộ binh thuộc tiểu đoàn 54, trung đoàn 20, sư đoàn 4, mặt trận 979, Quân khu 9.

Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội trong điều kiện chiến đấu ở chiến trường có nhiều khó khăn ác liệt, địa hình rừng núi hiểm trở, đói cơm, thiếu nước, sức khỏe lại yếu, gia đình đang gặp nhiều khó khăn, đơn vị cho xuất ngũ, nhưng Cao Xuân Thăng đã tình nguyện xin được ở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tháng 5 năm 1979, đánh địch co cụm ở núi Tượng Lăng, Cao Xuân Thăng đã cùng đơn vị chiến đấu dũng cảm, diệt hàng chục tên địch và thu vũ khí.

Từ năm 1979 đến năm 1981 Cao Xuân Thăng cùng đơn vị chiến đấu ở ngã ba LaÉc bắc quốc lộ 4 thuộc khu vực cảng Công Pông Xom và chiến đấu ở biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan. Với cương vị là trung đội trưởng, đồng chí đã chỉ huy đơn vị luồn sâu, bám sát địch đánh hàng chục trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba và được phong quân hàm thiếu úy, giữ chức phó đại đội trưởng về chính trị.

Tháng 3 năm 1983, đơn vị truy quét địch ở Tô Luốt Pông thuộc tỉnh Cam Pốt, đồng chí chỉ huy một mũi đánh thẳng vào đội hình địch, làm cho quân địch rối loạn, chớp thời cơ để cho đơn vị tiêu diệt toàn bộ quân địch. Kết quả trận này đơn vị đã diệt gần 100 tên. Riêng đồng chí diệt 10 tên và thu 7 khẩu súng của địch.

Cao Xuân Thăng tích cực học tập, sử dụng được nhiều loại súng, trong chiến đấu luôn đạt hiệu qủả cao. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội quý mến.

Cao Xuân Thăng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Cao Xuân Thăng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Hai, 2016, 06:15:11 pm

ANH HÙNG LÊ QUANG

Lê Quang sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Thuận Vi. huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại tá, trưởng phòng quân y mặt trận 479, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Quang đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trên cương vị phụ trách, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1964 đến năm 1972, đồng chí làm công tác quân y tại chiến trường Quân khu 5.

Từ năm 1972 đến năm 1979, Lê Quang là Viện phó Viện K113 - miền Đông Nam Bộ.

Trong 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia với cương vị là Viện trưởng Viện Quân y 7E, trưởng phòng quân y mặt trận 479, đồng chí đã lập thành tích: luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát nhiệm vụ, bám sát đơn vị, tổ chức lực lượng quân y phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, cứu chữa kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế của thương, bệnh binh. Trong chiến dịch mùa khô 1983 - 1984, Lê Quang đã tổ chức cụm phẫu thuật cấp cứu dã chiến, trực tiếp phụ trách đội di chuyển nằm sát các đơn vị chiến đấu để sơ cứu, ổn định vết thương, rồi mới chuyển thương binh về phía sau, giảm tỷ lệ tử vong ở 2 cấp (trung đoàn, sư đoàn) từ 2,11% (mùa khô 1983 - 1984), xuống 2,1% (mùa khô 1984 - 1985).

Lê Quang đã nghiên cứu, tổ chức điều động lực lượng chuyên môn và cấp phát thuốc quân y theo hướng bệnh tật và yêu cầu nhiệm vụ, nên đã đáp ứpg được yêu cầu chiến đấu. Trong lúc khó khăn, đồng chí trực tiếp cho máu 3 lần, và động viên bộ đội cho máu để truyền cho thương binh, nên cứu chữa được nhiều ca hiểm nghèo. Có lần Lê Quang chỉ huy đưa thương binh về phía sau, bị phục kích, lái xe hy sinh, đồng chí vẫn bình tĩnh, dũng cảm chăm sóc tốt thương binh.

Năm 1983 đề tài "Nhận xét biến chứng chèn ép trong thi thể do vết thương mìn" của đồng chí được áp dụng vào thực tiễn ở đơn vị đạt kết quả tốt.

Năm 1986, đề tài "Đưa cấp cứu sốt rét nặng xuống cấp tiểu đoàn một cách đồng bộ của cán bộ chuyên môn, thuốc men, nuôi dưỡng, cấp cứu... cho đến khi ổn định mới chuyển về bệnh xá trung đoàn" đã giảm được tỷ lệ tử vong do sốt rét nặng toàn mặt trận từ 7,08% xuống 4,83%.

Năm 1987, đề tài "Mấy ý kiến về nguyên nhân gia tăng sốt rét đái huyết cầu tố của mặt trận 479" vận dung vào thực tiễn đã hạ được số ca sốt rét đái huyết cầu tố từ 233 ca còn 15 ca.

Lê Quang đã tích cực "tổ chức trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên và chiến sĩ thuộc quyền và bồi dưỡng về nghiệp vụ quân y cho cán bộ Cam-pu-chia có kết quả tốt, đồng thời trực tiếp tham gia cứu chữa, điều trị cho thương bệnh binh và nhân dân bạn. Bạn đã trưởng thành, tự đảm đương được nhiệm vụ tốt.

Là một cán bộ chỉ huy, một bí thư chi bộ, Lê Quang luôn chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện để anh em hoàn thành nhiệm vụ, chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công và 1 cờ luân lưu của mặt trận.

Lê Quang đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công, 2 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 1 lần là Chiến sĩ thi đua.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Lê Quang được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Hai, 2016, 06:16:09 pm

ANH HÙNG HỒ KHẢI HOÀN

Hồ Khải Hoàn sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Thành, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 8 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 157 bộ binh, sư đoàn 339, mặt trận 979 Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Khải Hoàn tham gia du kích từ năm 16 tuổi. Tháng 8 năm 1972 đồng chí giữ chức trung đội trưởng du kích xã và được điều vào tiểu đoàn U Minh 2 giữ chức trung đội phó rồi trung đội trưởng. Đến tháng 5 năm 1975 đồng chí giữ chức đại đội trưởng. Trong chống Mỹ cứu nước, Hồ Khải Hoàn đã trực tiếp tham gia chiến đấu 47 trận, diệt 67 tên, thu 55 súng các loại, 5 máy thông tin PRC-25 của địch.

Trong chiến tranh bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang ở Cam-pu-chia, đồng chí đã chỉ huy đơn vị trực tiếp chiến đấu nhiều trận và lập công xuất sắc. Một số trận đánh tiêu biểu:

Tháng 1 năm 1979 Hồ Khải Hoàn trinh sát phát hiện một cụm địch khoảng 200 tên cách lộ 4 về phía tây 20 ki-lô-mét, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn bí mật tiếp cận bao vây, bất ngờ nổ súng diệt tại chỗ 23 tên, bắt 1 xe tăng, thu 32 súng các loại, 3 máy thông tin, đơn vị an toàn.

Tháng 10 năm 1983, Hồ Khải Hoàn chỉ huy đơn vị hoạt động dài ngày ở Tà Sanh (cách nơi đóng quân 80 ki-lô-mét). Sau 7 ngày đêm hành quân, phục kích diệt 12 tên lính Pôn Pốt. Máy thông tin bị hỏng không liên lạc được với cấp trên, nhưng thấy nhiều dấu vết địch hoạt động, Hồ Khải Hoàn chỉ huy đơn vị phục kích đến ngày thứ 11, địch xuất hiện, đơn vị nổ súng diệt 16 tên.

Mùa khô năm 1984-1985, Hổ Khải Hoàn là cán bộ trung đoàn trực tiếp chỉ huy đơn vị trinh sát nghiên cứu căn cứ sư đoàn 3 Pôn Pốt ở Đơ Mon. Cùng anh em vượt qua nhiều trở ngại chông, mìn dày đặc và núi cao, vượt sông Mê Man vào căn cứ nắm địch, rồi chỉ huy đơn vị đánh tiêu diệt căn cứ tiền phương bộ tổng tham mưu Pôn Pốt.

Tháng 2 năm 1982, đơn vị làm nhiệm vụ truy quét địch ở Bắc Mung, đánh căn cứ trung đoàn 52, sư đoàn 1 Pôn Pốt và tiểu đoàn 78 lữ đoàn 6 Mô-li-ni-ca. Hồ Khải Hoàn đã nghiên cứu, nắm chắc tình hình, âm mưa, thủ đoạn tác chiến của địch, sử dụng lực lượng hợp lý, chọn cách đánh thích hợp, diệt 38 tên, bắt sống 7 tên trong đó có 1 trung đoàn trưởng trung đoàn 57, 1 tiểu đoàn trưởng và 1 đại đội trưởng. Đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Riêng đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì.

Hổ Khải Hoàn là cán bộ trưởng thành từ chiến sĩ lên, qua các chức vụ đảm nhiệm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, là một cán bộ thường xuyên chăm lo xây dựng đơn vị phát triển mọi mặt. Tuy bị thương đứt nhiều đoạn ruột, sức khỏe giảm sút nhiều, nhưng đồng chí vẫn bám sát đơn vị, chiến đấu dũng cảm, linh hoạt, bình tĩnh, được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tín nhiệm và yêu mến.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Khải Hoàn đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 37 bằng và giấy khen.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, Hồ Khải Hoàn đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công các hạng, 3 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 7 bằng khen.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Hồ Khải Hoàn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Hai, 2016, 06:17:11 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THAM

Nguyễn Văn Tham sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 10 năm 1976. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn trinh sát thuộc đoàn 330, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Qua các cương vị từ chiến sĩ liên lạc đến chỉ huy cấp tiểu đoàn Nguyễn Văn Tham luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Trong chiến đấu đồng chí, mưu trí, dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ ác liệt, thiếu thốn cùng đồng đội trinh sát nắm vững địch và trực tiếp chỉ huy đánh địch, giành thắng lợi ở những trận then chốt.

Tháng 1 năm 1979 đơn vị đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 210 Pôn Pốt ở Tà Ni - Tà Keo, Nguyễn Văn Tham cùng đơn vị phát triển đánh chiếm đài phát thanh, sân bay Pô Chen Tông, thủ đô Phnôm-pênh đúng thời gian quy định; sau đó phát triển đánh sang sân bay và thị xã Công Pông Chư Năng và làm chủ ga xe lửa thị xã Pu Sát, được sư đoàn đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tháng 3 năm 1979, đơn vị truy quét địch ở vùng núi Tượng Lăng, tỉnh Tà Keo, Nguyễn Văn Tham chỉ huy trung đội khắc phục khó khăn về địa hình và thời tiết khắc nghiệt, bí mật luồn rừng sâu, núi cao bất ngờ nổ súng diệt gọn 1 đại đội địch, thu 18 súng. Riêng đồng chí diệt 18 tên, thu 1 súng B40, 4 súng AK, Nguyễn Văn Tham cùng đơn vị vận động đưa hơn một nghìn dân bị lính Pôn Pốt lùa vào rừng về làng cũ làm ăn, sinh sống.

Tháng 4 năm 1981, phát hiện căn cứ ở điểm cao 1.004 núi Cam Chay tỉnh Cô Công, Nguyễn Văn Tham chỉ huy đơn vị bí mật, luồn sâu bất ngờ nổ súng tập kích diệt 15 tên, thu 500 kg gạo, 2 khẩu B40, 5 súng ĐKZ, 1 súng ngắn. Riêng đồng chí diệt 5 tên, thu 1 súng B40… đơn vị an toàn.

Tháng 5 năm 1985, sau khi được đề bạt làm tiểu đoàn trưởng, thấy rõ trách nhiệm và nhiệm vụ nặng nề của đơn vị, Nguyễn Văn Tham đã cùng ban chỉ huy luôn chăm lo xây dựng đơn vị về mọi mặt, vừa huấn luyện, vừa chiến đấu, đóng quân ở đâu đơn vị cũng xây dựng có nền nếp, bảo đảm đời sống và luôn sẵn sàng chiến đấu cao.

Từ mùa khô năm 1984-1985 đến năm 1989, Nguyễn Văn Tham đã tham gia chỉ huy đơn vị chiến đấu 25 trận lớn, nhỏ đều thắng lợi, được sư đoàn và mặt trận tổng kết, viết chiến lệ phổ biến kinh nghiệm cho toàn quân. Riêng đồng chí diệt 28 tên địch, thu 12 súng trong đó có một khẩu pháo 100 ly, 1 khẩu 12,7 ly, 3 khẩu B40, 4 khẩu AK và một số đồ dùng quân sự khác.

Nguyễn Văn Tham là một cán bộ gương mẫu, tận tụy công tác, hết lòng thương yêu đồng đội. Trong chiến đấu chỉ huy linh hoạt, đi trước về sau, gặp khó khăn, phức tạp, kiên quyết tìm cách hoàn thành, Nguyễn Văn Tham là cán bộ có năng lực, có uy tín với đơn vị.

Đồng chí được tặng thưởng 8 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 năm là Chiến sĩ quyết thắng, 4 năm là Chiến sĩ thi đua và nhiều bằng, giấy khen.

Ngày 30 tháng 8 năm 1989, Nguyễn Văn Tham được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 08:32:12 am

ANH HÙNG TRẦN ĐỨC THÔNG
(Liệt sĩ)

Trần Đức Thông sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ ngày 7 tháng 4 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là trung tá, phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1984 trở về trước, Trần Đức Thông đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với nhiều cương vị từ thấp đến cao (thợ sửa chữa pháo của lữ đoàn 335 phòng không, trạm trưởng sửa pháo của trung đoàn 227, Quân khu Hữu Ngạn, trợ lý tác chiến trung đoàn 223, Quân khu Trị Thiên), đồng chí luôn tận tụy công tác, chiến đấu dũng cảm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Sau khi Tổ quốc thống nhất, Trần Đức Thông xác định tốt nhiệm vụ, gắn bó với quân đội. Học xong chương trình trung cấp ở trường Phòng không đồng chí về nhận công tác ở đơn vị bảo vệ đảo Trường Sa.

11 năm gắn bó với nhiệm vụ xây dựng đảo, bảo vệ Trường Sa, Trần Đức Thông luôn nêu cao phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên, gương mẫu, không ngại gian khổ, có tinh thần đoàn kết giữ nghiêm kỷ luật, hết lòng thương yêu bộ đội; có tác phong lãnh đạo chỉ huy sâu sát, năng nổ, tỏ ra là một cán bộ có kinh nghiệm và năng lực tổ chức thực hiện, được nhân dân và đồng đội tin yêu.

Ở đảo nào, Trần Đức Thông cũng góp phần xây dựng đảo vững mạnh về mọi mặt, đảo Sơn Ca (1982) từ trung bình lên khá nhất trong quần đảo Trường Sa (1983 - 1984). Trần Đức Thông thường trực đảo Nam Yết 3 năm (1984-1987) tổ chức tiếp nhận hàng ngàn tấn vật liệu và chỉ huy xây dựng đảo Thuyền Chài, tiếp nhận vũ khí, trang bị ra đảo an toàn, đúng kế hoạch.

Vừa là cán bộ trong ban chỉ huy lữ đoàn, vừa hoạt động trong Ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, Trần Đức Thông đã suy nghĩ, đóng góp và đề ra biện pháp công tác phù hợp, làm cho hoạt động quân sự và chính quyền có nền nếp. Huyện đảo Trường Sa đã thực sự trở thành nơi gắn bó, đoàn kết giữa các khối đảo với các địa phương của tỉnh Phú Khánh, tạo điều kiện giúp đỡ tinh thần và vật chất có hiệu quả đối với bộ đội đảo, Trần Đức Thông được nhân dân yêu mến, tín nhiệm.

Trong cuộc chiến đấu chống lấn chiếm các đảo ở biển tháng 3 năm 1988 của hải quân xâm lược, Trần Đức Thông đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng và quyết tâm cao trong việc chỉ huy bộ đội giữ vững chủ quyền của ta trên các đảo. Đầu tháng 3 năm 1988 Trần Đức Thông đang nghỉ phép thì có điện gọi về đơn vị. Đồng chí đã chỉ huy một lực lượng ra đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Lan Đao (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). 16 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 tới vị trí, Trần Đức Thông tổ chức lực lượng đi khảo sát, xác định vị trí cắm cờ, làm nhà. 4 giờ sáng ngày 14 tháng 3, đồng chí chỉ huy bộ đội bốc dỡ vật liệu từ tầu HQ604 xuống đảo Gạc Ma, lúc này tầu địch đang bao vây, uy hiếp, dùng xuồng máy đổ quân lên đảo hòng nhổ cờ, và chiếm đảo.

Trần Đức Thông đã cho điện báo về sở chỉ huy và xác định quyết tâm “dù địch vây ép, dù mất tầu, chúng tôi quyết không lùi”. Trần Đức Thông lệnh cho bộ đội trên tầu xuống đảo hỗ trợ lực lượng bảo vệ cờ và đấu tranh với địch, đồng thời nhắc nhở bộ đội, hãy bình tĩnh, không được nổ súng khi chưa có lệnh để tránh sự khiêu khích của địch.

Trên đảo đã xảy ra đụng độ giữa ta và địch, tầu địch vòng dãn ra xa và dùng pháo bắn nhiều loạt vào tầu HQ604. Tầu ta trúng đạn, nước tràn vào và chìm nhanh, Trần Đức Thông bị thương nặng vào đầu nhưng vẫn ở mũi tầu chỉ huy bộ đội, cho đến lúc hy sinh. Trần Đức Thông đã nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu, kiên quyết cùng bộ đội đấu tranh giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Quá trình công tác, đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 12 bằng và giấy khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Trần Đức Thông đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng đanh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 08:34:08 am

ANH HÙNG VŨ PHI TRỪ
(Liệt sĩ)

Vũ Phi Trừ sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là đại úy, thuyền trưởng tầu HQ602 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vũ Phi Trừ trưởng thành từ chiến sĩ lên, đã được đào tạo tại trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân (1978-1981), được điều về làm phó tầu HQ604 (1981-1983) rồi thuyền trưởng (1984-1988).

Quá trình công tác và nhất là thời gian phụ trách tầu, Vũ Phi Trừ nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu học, chịu rèn, năng nổ sâu sát chiến sĩ và tỏ rõ năng lực tổ chức đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, Mặc dù tầu HQ602 là tầu cũ, đã xuống cấp, đồng chí cùng anh em chăm lo bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời nên duy trì sức sống cho con tầu; tập thể tầu HQ602 đã đi lại hàng chục ngàn hải lý an toàn với nhiệm vụ chi viện tiếp tế và phục vụ bộ đội quần đảo Trường Sa.

Là thuyền trưởng kiêm phó bí thư chi bộ, Vũ Phi Trừ luôn chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ, xây dựng chi bộ đảng đạt trong sạch vững mạnh, duy trì nền nếp kỷ luật, bảo đảm đời sống của chiến sĩ, đồng chí được quần chúng tin tưởng, quý mến.

Khi xảy ra sự kiện hải quân xâm lược khiêu khích và lấn chiếm Trường Sa, Vũ Phi Trừ cùng tập thể tầu luôn xây dựng quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã chỉ huy bộ đội chiến đấu với kẻ thù, góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các đảo và lãnh hải của Tổ quốc.

Ngày 11 tháng 3 năm 1978, Vũ Phi Trừ nhận lệnh chỉ huy tầu HQ602 chở người, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng đi chốt giữ và xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). Mặc dù sóng to, biển động tầu ra khơi vẫn đúng kế hoạch trong hành trình công tác cùng với hai tầu bạn trong biên đội.

Đoạn đường biển từ đảo Đá Lớn đến đảo Gạc Ma, địch cho tầu chiến khiêu khích, lao tầu đến cắt ngang hướng đi của tầu ta, Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh, kiên quyết giữ nguyên tốc độ và hướng đi của tầu, buộc tầu địch phải lái vòng về sau. Khi tầu địch quay lại, đồng chí đã cho tầu của ta tiến thẳng đến vị trí đã định, thả neo và chốt giữ đảo Gạc Ma. Vũ Phi Trừ đã cùng với chỉ huy chốt giữ đảo và lực lượng công binh, tổ chức cắm cờ Tổ quốc trên đảo vào lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988.

4 giờ 30 phút sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội chuyển vật liệu xây dựng và đưa bộ đội lên đảo, lúc này hai tầu địch cỡ lớn tới bao vây, chĩa pháo uy hiếp ta và dùng loa gọi ta rút ra khỏi đảo Gạc Ma. Vũ Phi Trừ đã lớn tiếng trả lời chúng: "Hãy ra khỏi khu vực này, đây là lãnh thổ Việt Nam”. Lời nói đó đã khích lệ, cổ vũ tinh thần bộ đội ta.

Vũ Phi Trừ cùng Trần Đức Thông thống nhất báo cáo tình hình về sở chỉ huy và xây dựng phương án đánh trả địch nếu chúng tấn công ta.

Địch dọa ta không được, chúng đổ quân lên đảo để nhổ cờ, bộ đội ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Tầu địch lùi ra xa, khi trên đảo có súng nổ thì tầu địch cũng bắn vào tàu HQ602. Tình thế trở nên ác liệt, phức tạp, bộ đội ta chiến đấu trong điều kiện không cân sức, tầu ta bị hỏng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh, chỉ huy bộ đội xuống các xuồng, dùng súng bộ binh chiến đấu tự vệ, đồng thời cho băng bó, cấp cứu các đồng chí bị thương còn trên tầu. Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy, vừa trực tiếp chiến đấu bằng súng AK và B40 chi viện cho anh em trên đảo. Vũ Phi Trừ bị thương nặng, tầu chìm nhanh và đã anh dũng hy sinh.

Vũ Phi Trừ là cán bộ hải quân gắn bó với tầu, với biển, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong cuộc chiến đấu giữ vững chủ quyền của nước ta trên biển Đông.

Vũ Phi Trừ đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, 2 năm 1986-1987 là Chiến sĩ thi đua và được tặng 4 bằng khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Vũ Phi Trừ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 08:35:36 am

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH HOÀNG
(Liệt sĩ)

Nguyễn Đình Hoàng sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ ngày 15 tháng 9 năm 1978, Khi hy sinh đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 bộ binh, trung đoàn 733, sư đoàn 315 thuộc Mặt trận 579, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1978, khi có chiến tranh ở biên giới Tây Nam, Nguyễn Đình Hoàng đang làm kế toán lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc, đồng chí tình nguyện xin nhập ngũ nhưng cơ sở do điều kiện công tác không đồng ý. Nguyễn Đình Hoàng đã viết đơn bằng máu gửi chủ tịch tỉnh xin được vào quân đội cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí đã được trên chấp thuận và đứng trong quân ngũ.

Từ một chiến sĩ, do say mê học tập và rèn luyện đạo đức cách mạng, Nguyễn Đình Hoàng đã phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng và được đào tạo trở thành người sĩ quan và đã cùng đơn vị liên tục tham gia chiến đấu giúp bạn trên chiến trường Cam-pu-chia. Trên các cương vị đại đội, tiểu đoàn, đồng chí luôn thể hiện rõ trách nhiệm cao trước mọi nhiệm vụ; năng nổ công tác, nắm bắt tình hình nhanh, xử lý hoạt bát, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Từ sau tháng 1 năm 1979 và những năm tiếp theo, Nguyễn Đình Hoàng chỉ huy đơn vị liên tục tham gia truy quét, đánh địch trên địa bàn Cam-pu-chia, phát động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng ở thôn xã. Mùa đông 1981, trung đoàn tham gia đánh chia cắt, tiêu diệt căn cứ địch ở đông ngã ba biên giới (Lào - Cam-pu-chia - Thái Lan), Nguyễn Đình Hoàng được lệnh ở lại gần biên giới Thái Lan chiến đấu đánh địch, đây là nơi có nhiều khó khăn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận, diệt nhiều tên địch, có lần Nguyễn Đình Hoàng trực tiếp chiến đấu diệt 4 tên tại chỗ, thu vũ khí.

Năm 1985, sau khi giải phóng khu vực ngã ba biên giới, đại đội của Nguyễn Đình Hoàng được giao nhiệm vụ luồn sâu, đánh cắt quân địch tháo chạy, diệt nhiều tên. Đơn vị được lệnh mở cửa tấn công phía tây cao điểm 581 (khu vực Mê Ri Ca), bộ phận đi đầu gặp khó khăn, 4 đồng chí bị thương nặng. Nguyễn Đình Hoàng bình tĩnh chỉ huy đơn vị vượt qua dốc cao, qua những đoạn thang dây đưa hết thương binh về phía sau an toàn, sau đó tiếp tục tấn công, đã thọc sâu, chia cắt địch tạo thuận lợi cho đơn vị bạn đánh nhanh, giải quyết nhanh.

Năm 1987 Nguyễn Đình Hoàng được cử về quân khu học tập, đồng chí xin lãnh đạo, chỉ huy mặt trận là học xong xin trở lại chiến trường. Sau khi kết thúc lớp học, do sức khỏe yếu, đồng chí bị sốt đái huyết cầu tố hay ngất vì yếu tim; quân khu sắp xếp ở lại hậu phương công tác; nhưng Nguyễn Đình Hoàng vẫn quyết tâm xin trở lại chiến trường làm nhiệm vụ. Trở lại chiến trường, đơn vị sắp xếp đồng chí làm nhiệm vụ vận tải, một lần nữa, Nguyễn Đình Hoàng xin ra chỉ huy đơn vị chiến đấu. Đồng chí đã cùng đơn vị tham gia đánh nhiều trận. Trong một lần đi công tác Nguyễn Đình Hoàng bị địch phục kích và anh dũng hy sinh.

Từ chiến sĩ lên cán bộ, từ quần chúng phấn đấu thành đảng viên, Nguyễn Đình Hoàng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm có ý chí chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Với đơn vị đồng chí luôn đoàn kết, thương yêu bộ đội, góp phần xây dựng đơn vị trưởng thành về mọi mặt, cuộc đời quân ngũ của đồng chí luôn gắn bó với chiến trường, với cách mạng Cam-pu-chia, Nguyễn Đình Hoàng là tấm gương sáng trong đơn vị.

Nguyễn Đình Hoàng được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 3 lần là Chiến sĩ thi đua.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Nguyễn Đình Hoàng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 02:37:21 pm

ANH HÙNG BÙI ĐẠI

Bùi Đại sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Châu Cầu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 10 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là Thiếu tướng, giáo sư cấp 2, tiến sĩ Viện trưởng Viện quân y 108. Bùi Đại đã được Nhà nước ta tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bùi Đại còn là Ủy viên Hội đồng khoa học Bộ Y tế, Phó chủ tịch Hội đồng bảo vệ sức khỏe Trung ương, Ủy viên thường trực Hội đồng khoa học y học Bộ Quốc phòng, Trưởng tiểu ban Phòng dịch quân sự, chuyên viên đầu ngành về dịch tễ học và nhiều chức danh khoa học khác ở trong nước và thế giới.

Bùi Đại liên tục công tác trong ngành Y, luôn nêu cao quyết tâm sẳn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ trên các cương vị khác nhau, trên các chiến trường trong nước và nước bạn. Đồng chí say mê học nghiên cứu tìm tòi và vận dụng sáng tạo những kiến thức y học hiện đại vào thực tiễn Việt Nam. Bùi Đại đã có nhiều đóng góp to lớn về lý luận và thực tiễn trong xây dựng ngành truyền nhiễm Việt Nam và công tác phòng, chống dịch bệnh trong quân đội và ngoài xã hội.

Trong kháng chiến chống Pháp, Bùi Đại đã tham gia các chiến dịch lớn: Tây Bắc, Thượng Lào (Xiêng Khoảng) và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí đã có mặt trên các chiến trường gian khổ, ác liệt nhất ở miền Nam: Tuyến đường mòn Hồ Chí Minh (1966), Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh (1968), Mặt trận Tây Nguyên - Đông Nam Bộ (1971-1972), Mặt trận Trị - Thiên (1973), chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh (1974-1975).

Từ năm 1960 đến năm 1989, ngoài thời gian có mặt trên chiến trường chính miền Nam và làm công tác nghiên cứu giảng dạy, Bùi Đại đã phụ trách nhiều đoàn chống dịch bệnh lớn: Năm 1967, giúp Trung Quốc chống dịch bệnh viêm màng não; năm 1969 chống dịch lỵ ở Nam Hà; năm 1971, giúp Cam-pu-chia chống dịch hạch; năm 1976, chống dịch tả ở Hải Phòng; năm 1977 giúp Lào chống dịch DXH (đái đen) và 4 lần đi chống dịch sốt rét ác tính và sốt rét đái huyết cầu tố ở biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan.

Trong thời gian Bùi Đại làm Chủ nhiệm bộ môn truyền nhiễm Viện quân y 103, Chủ nhiệm khoa truyền nhiễm Viện quân y 108, Viện trưởng Viện quân y 103, Viện phó Học viện quân y, rồi Viện trưởng Viện quân y 108, đồng chí đã nghiên cứu, biên soạn 15 cuốn sách trong đó có 2 sách giáo khoa chương trình đại học, 13 sách chuyên đề sau và trên đại học. Trong đó 8 cuốn đồng chí tự viết và 7 cuốn do đồng chí chủ biên (11 sách xuất bản trong quân đội, 4 sách do Bộ Y tế xuất bản). Những tài liệu này đã đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và điều trị cho các đơn vị cơ sở trong toàn quân.

Bùi Đại đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học (49 công trình in trên tạp chí, 45 báo cáo ở các hội nghị) ngoài ra còn viết 40 bài báo về chuyên ngành có tính chất tổng kết kinh nghiệm hoặc tài liệu chỉ đạo ngành. Riêng về sốt rét có 40 công trình đồng chí cùng đồng đội triển khai công tác ở các bệnh viện, đơn vị an dưỡng và ở các chiến trường.

Từ năm 1960, Bùi Đại đã tham gia giảng dạy đại học và sau đại học, tham gia đào tạo các lớp dài hạn và chuyên tu, đã đào tạo 6 lớp chuyên khoa truyền nhiễm, trực tiếp hướng dẫn 5 nghiên cứu sinh và giảng dạy tại trường Đại học Y khoa. Ngoài ra còn tham gia chấm thi trong nước và năm 1984 được mời giảng dạy về bệnh nhiệt đới cho 34 bác sĩ Học viện Ki-rốp (Liên Xô). Trong xây dựng ngành Bùi Đại đã soạn 15 chỉ thị về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.

Đồng chí là một cán bộ nghiên cứu đồng thời là một cán bộ phụ trách đơn vị luôn gương mẫu, nhiệt tình, tận tụy với công tác, giữ vững đoàn kết, được cấp trên tin cậy, quần chúng yêu mến và kính trọng.

Bùi Đại đã được thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 6 năm là Chiến sĩ thi đua và nhiều bằng và giấy khen. Đồng chí còn được Nhà nước ta trao tặng Huân chương vì sức khỏe phân dân, Huân chương vì thế hệ trẻ, được Nhà nước Lào và Cam-pu-chia tặng thưởng Huân chương cao quý.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Bùi Đại được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 02:38:26 pm

ANH HÙNG PHÙNG HỒNG LÂM

Phùng Hồng Lâm sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 1 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là Đại tá, thuộc Cục nghiên cứu Bộ Quốc phòng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Được Đảng, nhân dân và quân đội tin cậy giao cho những nhiệm vụ quan trọng, hết sức nặng nề và rất vẻ vang trên trận tuyến thầm lặng tại chiến trường. Mặc dù sống và hoạt động ở địa bàn xa, tình hình xã hội phức tạp, tính chất nhiệm vụ đặc biệt và rất khó khăn, nguy hiểm. Phùng Hồng Lâm vẫn luôn giữ vững được phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Với cương vị được giao, đồng chí luôn thể hiện trách nhiệm cao, nhiệt tình, tận tụy, có tác phong sâu sát, tỷ mỉ, cụ thể, chu đáo, giữ vững các nguyên tác hoạt động bí mật, an toàn của ngành. Phùng Hồng Lâm đã bám trụ kiên cường ở địa bàn, chủ động xây dựng và phát triển lực lượng, xây dựng được một số quan hệ điệp báo có giá trị ở một số mục tiêu quan trọng của đối phương, thu được nhiều tin tức trong đó có những tin có giá trị về chiến lược trong từng thời kỳ, kịp thời báo cáo giúp lãnh đạo, chỉ huy có cơ sở khẳng định, đánh giá đúng về địch, từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

39 năm chiến đấu, công tác liên tục, Phùng Hồng Lâm đã tỏ rõ là một cán bộ có kinh nghiệm hoạt động và hoạt động có hiệu quả cao, đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Phùng Hồng Lâm đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất và nhiều bằng và giấy khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Phùng Hồng Lâm đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 02:39:09 pm

ANH HÙNG TRƯƠNG QUANG LUẬT

Trương Quang Luật sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Tịnh Ấn, huỵện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại tá, Viện trưởng Viện quân y 21 thuộc Cục Hậu cần, mặt trận 579, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

44 năm phục vụ trong quân đội, Trương Quang Luật đã trưởng thành từ chiến sĩ cứu thương đến bác sĩ chuyên khoa cấp 2, đồng chí luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1966-1970) Trương Quang Luật là đại đội trưởng đại đội 20 quân y thuộc Quân khu 4 (khu Vĩnh Linh). Đồng chí đã tổ chức cứu chữa thương bệnh binh kịp thời, chăm lo xây dựng đơn vị được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng năm 1968.

Trong những năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam-pu-chia, Trương Quang Luật được bổ nhiệm từ bác sĩ chủ nhiệm khoa ngoại Viện quân y 17 thuộc Quân khu 5, làm Viện trưởng Viện quân y 21, măt trận 579. Là bệnh viện hoạt động trên địa bàn rừng núi, xa hậu phương, tiếp tế đi lại khó khăn, nên thương bệnh binh về đến viện thường nặng và suy kiệt sức khỏe. Trương Quang Luật đã tập trung y bác sĩ khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến để chữa chạy, nuôi dưỡng thương bệnh binh mau khỏi bệnh, trở về đơn vị, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và công tác của chiến trường.

Về nghiệp vụ chuyên môn, qua 10 năm Trương Quang Luật đã trực tiếp mổ hơn 50 ca phức tạp như vết thương thấu bụng, thủng dạ dày, thủng đại tràng ngang... thành công.

Trường hợp lái xe Phan Viết Phước, bị thương ngày 13 tháng 9 năm 1981 đạn thẳng xuyên qua phổi, máu ra nhiều, phổi lòi ra ngoài, choáng nặng, không lấy được huyết áp. Trương Quang Luật đã bình tĩnh phẫu thuật thành công.

Trường hợp Nguyễn Xuân Nam, nhân viên của viện đi công tác về bị đau bụng, hội chẩn triệu chứng viêm phúc mạc phải mổ gấp, nhưng máy nổ hỏng, Trương Quang Luật dùng đèn pin, đèn ô tô chiếu sáng, sau hai giờ phẫu thuật một đoạn ruột dài gần 10 phân lồng vào đại tràng, bệnh nhân được cứu sống.

Đối với thương binh Som Năng (bộ đội Cam-pu-chia) ngày 29 tháng 4 năm 1978 đưa từ tuyến trước về vì vết thương ở khoeo chân trái sưng to bằng quả bưởi. Hội chẩn là khối máu tụ do thủng động mạch. Đây là một ca mổ chuyên khoa về di chứng vết thương mạch máu. Trương Quang Luật vừa phẫu thuật, vừa hướng dẫn từng động tác cho y, bác sĩ của viện phẫu thuật thành công, thương binh được cứu sống.

Đối với tên Năm Hỗ - tù nhân trong nhóm phản động Hoàng Cơ Minh - bị gãy xương đùi, lở loét, suy nhươc gần chết, được Viện quân y 21 cứu sống, làm nhân chứng tố cáo âm mưu và tội ác của nhóm phản động hải ngoại này. Bộ Nội vụ đã gửi thư cảm ơn.

Trương Quang Luật có 13 đề tài khoa học có giá trị, nhiều đề tài đã được đăng trên tạp chí Y học quân sự.

Trong 10 năm ở chiến trường Cam-pu-chia, Trương Quang Luật đã cùng đồng nghiệp cứu chữa, điều trị 28.052 thương, bệnh binh, tham gia giám định 1.875 thương binh, tổ chức 4 lớp học ngoại ngữ cho y, bác sĩ của viện.

Trong công tác giúp bạn, Trương Quang Luật thường xuyên giữ quan hệ tốt với bệnh viện tỉnh Stung-Treng và bệnh viện khu vực 1, trao đổi kinh nghiệm hoặc trực tiếp phẫu thuật các ca khó vượt quá khả năng của bạn, được bạn tin yêu và mến phục.

Trương Quang Luật đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ huy viện, phát huy vai trò tập thể xây dựng viện ngày một tiến bộ và trưởng thành. Năm 1986, Viện quân y 21 được Hội đồng Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trương Quang Luật luôn tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, chăm lo xây dựng đội ngũ y, bác sĩ của viện. Trong những năm giúp bạn, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đồng chí đã được thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 8 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Chiến sĩ quyết thắng và nhiều bằng, giấy khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Trương Quang Luật được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 02:40:11 pm

ANH HÙNG HÀ MINH THÁM

Hà Minh Thám sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Hòa, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 12 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, phó trung đoàn trưởng về chính trị, trung đoàn 95 thuộc mặt trận 579, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 12 năm 1972, tuy chưa đến tuổi nghĩa vụ quân sự nhưng Hà Minh Thám đã tình nguyện viết đơn bằng máu để được nhập ngũ, lên đường tham gia chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Từ tháng 7 năm 1973, đồng chí công tác tại tiểu đoàn 52 thuộc tỉnh đội Bình Định cho đến ngày miền Nam giải phóng. Hà Minh Thám được đào tạo qua lớp quản trị trưởng, ra trường về làm cán bộ trung đội thuộc trung đoàn 95, Quân khu 5.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới ngày 4 tháng 6 năm 1978, Hà Minh Thám đã chỉ huy đơn vị chiến đấu tiêu diệt được địch, giữ vững trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Hà Minh Thám đã chỉ huy đơn vị với cương vị đại đội phó, chốt giữ điểm cao biên giới liên tục trong 3 tháng liền. Trận ngày 14 tháng 9 năm 1978 Hà Minh Thám đã tổ chức đơn vị đánh bại nhiều cuộc tấn công của địch, giữ được chốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Trong quá trình chỉ huy đơn vị tham gia chiến đấu giúp bạn trên đất Cam-pu-chia, nhiều lần bị thương sau khi điều trị, tuy còn yếu nhưng Hà Minh Thám vẫn xin trên trở về đơn vị tham gia chiến đấu, đơn vị đã góp phần giải phóng khu vực Bung Lùng, Lọm Phát, Stung-treng, Choam Ka San - chùa Prét-vi-hia thuộc vùng đông - bắc.

Từ năm 1979 đến năm 1984, Hà Minh Thám đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các cương vị công tác khác nhau. Trong thời gian cùng đại đội 3, tiểu đoàn 1 phòng ngự tại chùa Prét-vi-hia, hai năm liền là Chiến sĩ thi đua. Chiến dịch M1 (đánh điểm cao 547) với cương vị là tiểu đoàn phó chính trị tiểu đoàn 3, Hà Minh Thám đã cùng tập thể khắc phục khó khăn, giữ vững quyết tâm, chiến đấu thắng lợi, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Nổi bật là trận đánh ngày 8 và 9 tháng 12 năm 1984 tại điểm cao 677 (núi Cụt), đơn vị Hà Minh Thám được giao nhiệm vụ tiến công hướng chủ yếu, địch chống trả quyết liệt. Sau 8 giờ chiến đấu, đơn vị chưa đánh chiếm được mục tiêu, một số cán bộ, chiến sĩ thương vong, đạn dược tiêu thụ gần hết, đồng chí đã kêu gọi đơn vị giữ vững quyết tâm, tổ chức lại lực lượng, củng cố trận địa, tiếp tục chiến đấu, bám trụ chờ lực lượng bổ sung. Với cương vị bí thư chi bộ, được sự đồng ý của đảng viên, đồng chí tuyên bố kết nạp 2 quần chúng có thành tích vào Đảng đã có tác dụng cổ vũ động viên khí thế của đơn vị, cùng lực lượng phía sau chiến đấu tiêu diệt địch chiếm được mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trận này đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì. Hà Minh Thám được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Trong trận đánh đầu tháng 1 năm 1985, Hà Minh Thám trực tiếp chỉ huy 2 đại đội truy kích địch từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều ngày 5 tháng 1 năm 1985, diệt 96 tên bắt 42 tên, thu 61 súng các loại và một số đồ dùng quân sự khác. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, Hà Minh Thám được thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì.

Với cương vị chủ nhiệm chính trị rồi phó trung đoàn trưởng trung đoàn 95, Hà Minh Thám đã có nhiều cố gắng cùng tập thể phát huy truyền thống Đơn vị Anh hùng, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng trung đoàn là điển hình tiêu biểu của mặt trận 579. Năm 1988, đơn vị nhận cờ thưởng thi đua luân lưu của Bộ Quốc phòng.

Quá trình công tác, Hà Minh Thám luôn gương mẫu, chấp hành mọi quy định, ở đâu cũng cùng đơn vị giữ vững và phát triển tình đoàn kết quân đội Việt Nam với nhân dân, lực lượng vũ trang Cam-pu-chia, tạo điều kiện giúp bạn về mọi mặt trên địa bàn.

Hà Minh Thám được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công trong 11 năm làm nhiệm vụ quốc tế và bằng và giấy khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Hà Minh Thám được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 02:41:34 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN LANH

Nguyễn Văn Lanh sinh năm 1966, dân tộc Kinh, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1985. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83, Quần chủng Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Lanh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em, học lớp 7/10 đồng chí phải ở nhà làm ruộng giúp đỡ gia đình, là một thanh niên cần cù, chịu khó trong lao động và tích cực tham gia công tác đoàn ở địa phương.

Tháng 8 năm 1985 Nguyễn Văn Lanh nhập ngũ. Sau thời gian huấn luyện, đồng chí về công tác tại trung đoàn 83 công binh hải quân.

Từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 2 năm 1988, Nguyễn Văn Lanh tham gia xây dựng công trình K25 (Hải Phòng), sau đó xây dựng khu hậu cứ Hòa Khương (Đà Nẵng). Trong hơn hai năm, Nguyễn Văn Lanh luôn nhiệt tình công tác, hăng hái, chịu khó rèn luyện và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngày 25 tháng 2 năm 1988, đơn vị nhận nhiệm vụ xây dựng công trình phòng thủ ở Trường Sa, Nguyễn Văn Lanh xác định quyết tâm, phấn khởi lên đường. Ngày 8 tháng 3 năm 1988 Nguyễn Văn Lanh được giao làm tiểu đội trưởng, cùng đơn vị xây dựng công trình tại đảo Gạc Ma, đồng chí đã làm tốt việc bốc dỡ, vận chuyển vật liệu và tham gia xây dựng công trình theo kế hoạch.

Sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Nguyễn Văn Lanh trong khi cùng đơn vị vận chuyển vật liệu từ tầu HQ604 lên đảo, thì tầu địch đến bao vây, uy hiếp. Tình thế rất căng thẳng. Khi địch đổ quân xuống đảo, vây ép bộ đội, giật cờ của ta hòng chiếm đảo, theo lệnh của đồng chí Trần Đức Thông, chỉ huy cụm đảo: “Đồng chí nào biết bơi, bơi ngay vào đảo hỗ trợ cho các đồng chí trên đảo bảo vệ cờ”. Nguyễn Văn Lanh cùng 11 anh em khác nhảy xuống biển và bơi vào đảo. Khi đó trên đảo, địch đã nổ súng, đồng chí Trần Văn Phương, người giữ cờ hy sinh. Nguyễn Văn Lanh đã xông đến bảo vệ cờ; mặt giáp mặt với kẻ thù, đồng chí vẫn bình tĩnh, dũng cảm và kiên cường đấu tranh với địch. Khi địch tiến đến giằng cờ, Nguyễn Văn Lanh kiên quyết giữ lại, đôi bên giằng co, địch nhổ xà beng đánh, Nguyễn Văn Lanh né tránh được. Địch dùng lê đâm, đồng chí tránh nhưng bị sạt qua bả vai. Khi thấy tên sĩ quan địch dùng súng ngắn định bắn, bằng một động tác bất ngờ, Nguyễn Văn Lanh đánh bật khẩu súng trong tay hắn. Địch bên ngoài điên cuồng nổ súng, đồng chí bị thương đạn vào bả vai. Một tên xông tới gí lưỡi lê vào bụng Nguvễn Văn Lanh, hăm dọa bắt hạ cờ. Đồng chí kiên quyết gạt lê ra thì tên địch nổ súng, đạn xuyên vào bả vai trái, làm đồng chí mất đà, ngã nhào xuống nước. Đồng đội đã vào tiếp cứu và tiếp tục giương cao cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền của ta trước mặt kẻ thù.

Khi địch rút ra xa, Nguyễn Văn Lanh được đồng đội tìm kiếm và đưa ra tầu HQ505 cấp cứu, sau đó được đưa về sau điều trị. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, Nguyễn Văn Lanh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Lanh đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm kiên quyết chiến đấu mặt giáp mặt với kẻ thù và đã chiến thắng, góp phần giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma.

Nguyễn Văn Lanh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 bằng và giấy khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Nguyễn Văn Lanh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Hai, 2016, 02:43:14 pm

ANH HÙNG TRẦN THỊ LÝ

Trần Thị Lý (tức Trần Thị Nhâm) bí danh Bích Ngọc, sinh ngày 30 tháng 12 năm 1933, quê xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng ngày 19 tháng 8 năm 1948, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trần Thị Lý sinh ra và lớn lên trên vùng cát huyện Điện Bàn, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng. Năm 12 tuổi, Trần Thị Lý tham gia thiếu nhi cứu quốc của xã. Năm 1946, đồng chí được điều về làm cán bộ văn phòng thanh niên cứu quốc của huyện Điện Bàn và là thường vụ ban chấp hành thanh niên cứu quốc huyện. Tuổi nhỏ, chí lớn, Trần Thị Lý lăn lộn với phong trào kháng chiến cứu quốc ở địa phương, vận động thanh niên tham gia kháng chiến. Năm 16 tuổi, Trần Thị Lý được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Đầu năm 1952, trong một lần đi công tác không may Trần Thị Lý bị địch bắt, chúng dùng mọi thủ đoạn và cực hình tra trấn, nhưng không khai thác được gì. Đến tháng 11 năm 1952, địch phải trả tự do cho đồng chí.

Ra tù Trần Thị Lý càng hăng say hoạt động. Năm 1953, đồng chí được điều về làm công tác thanh niên của tỉnh. Trần Thị Lý lại ngày đêm bám sát cơ sở, góp phần đưa phong trào thanh niên của tỉnh lên một bước mới.

Tháng 7 năm 1954, Trần Thị Lý được giao nhiệm vụ làm cán bộ giao liên huyện.

Tháng 1 năm 1955, đồng chí phụ trách đường dây bí mật của tỉnh tại Đà Nẵng. Thời gian này, địch kiểm soát gắt gao, truy tìm cán bộ của ta nằm vùng ở khắp các địa phương, Trần Thị Lý đã kiên trì, bền bỉ và khôn khéo liên lạc, tập hợp các đồng chí ở các huyện, tìm cách lánh ra Đà Nẵng tránh được tổn thất cho cách mạng.

Tháng 6 năm 1955, Trần Thị Lý bị địch bắt lần thứ hai. Địch tra tấn vô cùng dã man, đồng chí vẫn cắn răng chịu đựng mọi cực hình, kiên quyết không khai, bảo vệ bí mật của Đảng và cơ sở cách mạng. Sau 5 tháng giam cầm, tra tấn không khai thác được gì, chúng buộc phải thả chị.

Tháng 11 năm 1955, tuy sức khỏe còn yếu, Trần Thị Lý vẫn xin tổ chức tiếp tục công tác, phụ trách đường dây bí mật của tỉnh.

Tháng 6 năm 1957, trong lúc đang làm nhiệm vụ, Trần Thị Lý bị địch bắt lần thứ ba. Đồng chí đã chịu mọi cực hình tra tấn cực kỳ dã man của địch “điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung", nhưng chúng cũng không lay chuyển được Trần Thị Lý.

Tháng 10 năm 1958, đồng chí kiệt sức, địch nghĩ Trần Thị Lý không thể sống được nữa nên chúng đem vứt chị ra ngoài nhà lao. Trần Thị Lý được cơ sở đưa về nhà, sau đó đưa ra khỏi Gò Nổi và được tổ chức cho ra miền Bắc chữa trị các vết thương.

Sự kiên trinh bất khuất của Trần Thị Lý - người con gái đất Quảng trước kẻ thù đã in đậm trong tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân cả nước và bầu bạn thế giới.

Với hơn 50 vết thương trên cơ thể. Trần Thị Lý vẫn tích cực tham gia hoạt động xã hội.

Ngày 2 tháng 2 năm 1992, Trần Thị Lý được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 27 Tháng Hai, 2016, 10:15:23 am

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
(Liệt sĩ)

Nguyễn Đình Chính (tức Nguyên Đình Giai) sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là chỉ huy Ban công tác 1 - một trong những đơn vị tiền thân của biệt động thành Sài Gòn.

Tháng 4 năm 1944, Nguyễn Đình Chính trốn khỏi hàng ngũ hải quân Pháp trong chế độ "lính thợ bản xứ" ở Hải Phòng để vào Sài Gòn làm công nhân ở xưởng Ba Son. Ở đây đồng chí cùng anh em tổ chức bãi công, gây xô xát với bọn cai xếp. Tháng 8 năm 1945, đồng chí chính thức gia nhập hàng ngũ cách mạng tại Thủ Dầu Một, đảm nhiệm việc huấn luyện dân quân địa phương, tổ chức phục kích xe chở súng đạn của địch ở các làng xã miền Tây Nam Bộ, đồng thời tổ chức thành lập một công binh xưởng thô sơ để sửa chữa vũ khí. Sau 2 lần bị Nhật bắt làm tù binh, Nguyễn Đình Chính đã vượt ngục về Sài Gòn gia nhập Ban trinh sát quân chính khu 7. Đến tháng 3 năm 1946 đồng chí được tổ chức giao làm chỉ huy Ban công tác 1. Từ giữa năm 1946 đến năm 1947, Ban công tác của đồng chí đã liên tiếp giáng xuống đầu kẻ thù những đòn chí mạng làm cho giặc Pháp và bọn tay sai vô cùng khiếp đảm.

Một trong những trận đánh tiêu biểu nhất đó là vào giữa năm 1946. Nguyễn Đình Chính cùng 5 người khác có nhiệm vụ tiêu diệt tên phản bội chiêu hồi Nguyễn Thượng Hiền có nhiều nợ máu với nhân dân. Chính hắn đã chỉ điểm cho địch bắt hơn 10 cán bộ của ta, gây tổn thất rất lớn cho cách mạng. Vào một buổi trưa Nguyễn Đình Chính cùng 5 đồng đội của mình đóng giả những trí thức thân Pháp đi qua được bọn bảo vệ, đột nhập vào nhà, chỉ 10 phút sau các đồng chí đã dùng dao găm diệt gọn 5 tên ác ôn phản động.

Ngày 26 tháng 2 năm 1947 trong khi làm nhiệm vụ đồng chí đã sa vào ổ phục kích của giặc. Trong thời gian từ tháng 2 năm 1947 đến tháng 2 năm 1949, địch đã dùng mọi thủ đoạn dã man tàn bạo nhất để tra tấn hòng khuất phục đồng chí, nhưng Nguyễn Đình Chính đã giữ vững khí tiết của người cộng sản. Địch đã xử Nguyễn Đình Chính hai án tử hình. Ngày 9 tháng 2 năm 1949 giặc đưa đồng chí ra pháp trường khám Chí Hòa. Tại đây Nguvễn Đình Chính đã kịp viết thư bằng máu của mình gửi Bác Hồ với tất cả lòng kính trọng và niềm tin bất diệt vào thắng lợi cuối cùng trước lúc hy sinh.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Đình Chính được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 27 Tháng Hai, 2016, 10:16:42 am

ANH HÙNG NGÔ THẤT SƠN
(Liệt sĩ)

Ngô Thất Sơn (tức Trịnh Ngọc Ánh) sinh năm 1919, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Khi hy sinh đồng chí là chỉ huy trưởng bộ đội Si-vô-tha khu đông bắc Cam-pu-chia thuộc Bộ tư lệnh Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngô Thất Sơn tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1945. Đồng chí đã được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng: làm đội phó đội bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ; chỉ huy phó bộ đội Hải ngoại số 1 Nam Bộ; chỉ huy trưởng bộ đội Si-vô-tha khu đông bắc Cam-pu-chia.

Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Ngô Thất Sơn được bố mẹ đưa lên Cam-pu-chia học hành và xây dựng sự nghiệp. Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp. Đồng chí đã từ biệt vợ con, danh vị để về nước tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945. Ngô Thất Sơn đã được giao làm đội phó đội bảo vệ Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Cuối năm 1945 trên đường làm nhiệm vụ ra Bắc đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó đi học trường Võ bị Sơn Tây. Ra trường với tấm bằng loại ưu, Ngô Thất Sơn được cử về làm phát thanh viên tiếng Cam-pu-chia đầu tiên trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam.

Đầu năm 1946 đồng chí được giao nhiệm vụ sang Thái Lan, cùng với một số đồng chí ở đây mua sắm vũ khí, tuyển mộ huấn luyện cấp tốc đội "Độc lập số 1" sau gọi là bộ đội Hải ngoại số 1 gồm 105 đồng chí. Ngô Thất Sơn được cử làm chỉ huy phó.

Cuối năm 1946, sau nhiều ngày xuyên rừng, lội suối, ăn đói nhịn khát, vừa đi vừa chiến đấu, thu lượm vũ khí và vận động nhân dân giúp đỡ cách mạng. Nhiều đồng chí đã hy sinh, nhiều đồng chí bị lạc. Tháng 10 năm 1946 đội của Ngô Thất Sơn về tới Cây Cầy thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, lúc này đồng chí đã được chỉ định làm chỉ huy trưởng.

Hai năm 1946 - 1947, đơn vị đồng chí được giao nhiệm vụ hoạt động ở địa bàn Tây Ninh. Bọn địch ở đây ra sức đàn áp, lùng sục, gây chia rẽ hận thù dân tộc giữa đồng bào Cam-pu-chia với ta. Trước tình hình đó đồng chí chỉ huy anh em thâm nhập, giải thích, vận động, nhân dân hiểu ra và hết lòng giúp đỡ cách mạng. Trong vòng 3, 4 tháng hầu hết các phum đều tổ chức được hội đoàn kết cứu quốc, các đội dân quân tự vệ. Có lần Ngô Thất Sơn dùng hàng binh Pháp đóng giả làm lính Pháp xộc thẳng vào nhà tên xã trưởng, tập trung lính, thu vũ khí, treo cờ IsSarăk, Ngô Thất Sơn tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch.

Đầu năm 1948 Ngô Thất Sơn chỉ huy một trung đội mạnh có 2 hàng binh Pháp đóng giả quân lính Pháp đột nhập vào đồn Com Pong Chac, bắn chết tên gác cổng, quân lính bỏ chạy toán loạn, số còn lại đầu hàng, bắt sống tên quận phó Chey-sóc, thu trên 30 súng trường và nhiều đạn dược. Cũng trong thời gian này Ngô Thất Sơn đã trực tiếp bồi dưỡng và giúp đỡ nhiều đồng chí của bạn học tập và sau này trở thành những cán bộ chủ chốt.

Tháng 8 năm 1948 Ngô Thất Sơn được cử làm trung đoàn phó trung đoàn 305, gồm 5 chi đội và bộ đội Hải ngoại số 1. Tháng 10 năm 1948 đơn vị được điều lên Cam-pu-chia với danh nghĩa là quân tình nguyện và đổi tên thành bộ đội Si-vô-tha. Đồng chí được cử làm trung đoàn trưởng. Với uy tín của mình, nhân dân Cam-pu-chia tôn đồng chí làm ông Quan Năm, Đại tá Nai Sơn SLCHAN, giặc Pháp theo đó cũng gọi đồng chí là Colorel Naisơn Srchan và viết thư hứa hẹn, dụ dỗ đầu hàng.

Ngày 2 tháng 6 năm 1949, trong khi đang họp với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tây Ninh nghe tiếng súng nổ, Ngô Thất Sơn đã xin về để trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Lực lượng quá chênh lệch, nhiều đồng chí đã hy sinh, Ngô Thất Sơn bị thương và sa vào tay giặc.

Biết đồng chí là một thủ lĩnh "cỡ bự", bọn địch ra sức dụ dỗ, mua chuộc và dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man. Chúng đưa đồng chí hết nhà giam này đến nhà giam khác, song không thể lung lạc được ý chí của người cộng sản. Chính tên quan ba đã phải thốt lên: "Từ trước tới nay tôi chưa gặp người Việt Nam nào dũng cảm như ông". Đã có lần chúng đề nghị đánh đổi đồng chí để ta thả 2 tên đại tá Chavton và Lepage nhưng chúng đã không dám thực hiện bởi như vậy có khác chi thả hổ về rừng.

Ngày 10 tháng 11 năm 1952 bọn giặc đã lén lút thủ tiêu đồng chí tại khám lớn Đức Hòa (tỉnh Long An).

Tin đồng chí hy sinh đã làm cho bạn bè và nhân dân quen biết trên đất Việt và Cam-pu-chia hết sức xúc động, đau xót, tiếc thương và khâm phục về tinh thần anh dũng, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Ngô Thất Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 27 Tháng Hai, 2016, 10:18:10 am

ANH HÙNG NGUYỄN BÁ LAI
(Liệt sĩ)

Nguyễn Bá Lai sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng bộ đội địa phương huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình nông dân ở quê hương có truyền thống cách mạng nên Nguyễn Bá Lai sớm giác ngộ đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 17 tuổi. Từ năm 1960 đến năm 1970 trải qua các cương vị: làm liên lạc, đội viên du kích ở xã rồi vào bộ đội huyện làm tiểu đội trưởng trung đội trưởng, đại đội trưởng đồng chí đều thể hiện năng nổ, linh hoạt, sáng tạo, gan dạ, dũng cảm và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thành tích đặc biệt tiêu biểu là:

Nguyễn Bá Lai tích cực nghiên cứu học tập nắm chắc và sử dụng thành thạo 2 loại súng AK và B40, liên tục chủ động tìm địch để diệt địch. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận, diệt 97 tên, bắn rơi 4 máy bay, thu 153 khẩu súng các loại, phá 12 ấp chiến lược, làm rã 12 đội thanh niên chiến đấu của địch. Trận đánh năm 1962 ở xã Phong Sơn, Nguyễn Bá Lai chỉ huy tiểu đội du kích gồm 4 người đánh 1 trung đội địch rất quyết liệt. Ba đồng chí hy sinh, còn một mình Nguyễn Bá Lai vẫn tiến công đánh địch bằng 2 loại súng và đã làm chủ trận đánh diệt 41 tên, thu toàn bộ vũ khí của địch.

Trận đánh năm 1963, Nguyễn Bá Lai chỉ huy tổ du kích đánh phục kích 1 đại đội bảo an địch ở Cổ Bi diệt 32 tên, thu 21 súng, số còn lại phải tháo chạy.

Năm 1964, đồng chí chỉ huy trung đội du kích đánh địch ở Cầu Cháy diệt gọn 1 trung đội ngụy, thu 29 khẩu súng.

Năm 1967, Nguyễn Bá Lai chỉ huy trung đội bộ đội huyện tấn công một đại đội địch đóng ở Ba Áng, Cổ Bi diệt gọn hoàn toàn đại đội này và thu toàn bộ vũ khí.

Cuối năm 1968, Nguyễn Bá Lai chỉ huy 1 tổ 3 người đánh 1 đại đội địch ở thôn Tứ Chánh, diệt 57 tên thu nhiều súng, buộc địch phải tháo chạy.

Trận đánh ngày 26 tháng 3 năm 1970, đồng chí chỉ huy 1 tổ 3 người dùng súng AK và lựu đạn tiêu diệt gọn trung đội thám báo địch. Sau đó tiếp tục đánh 1 đại đội Mỹ - ngụy ở xã Phong An thì đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Gương chiến đấu dũng cảm hy sinh của đồng chí Nguyễn Bá Lai đã được quân dân huyện Phong Điền noi theo học tập.

Nguyễn Bá Lai trong sinh hoạt giản dị, khiêm tốn, sống trung thực luôn nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, được đồng đội và nhân dân quý mến.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Bá Lai được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 27 Tháng Hai, 2016, 10:19:26 am

ANH HÙNG HÀ VĂN CÁCH
(Liệt sĩ)

Hà Văn Cách sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tham gia cách mạng năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng dân quân xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hà Văn Cách xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, mẹ mất sớm, năm 1952 bố lại trúng mìn của địch chết, hai anh em ở với mẹ kế, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đồng chí đã tự lập đi làm thuê để nuôi em. Đầu năm 1960 Hà Văn Cách vào đội du kích rồi được tổ chức phân công làm tiểu đội trưởng, trung đội trưởng dân quân, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt:

Ngày 18 tháng 6 năm 1966, máy bay địch đến đánh phá bến phà Quán Hầu, Hà Văn Cách đã chỉ huy trung đội dân quân dùng súng bộ binh bắn cháy 1 máy bay Mỹ.

Từ năm 1967 đến năm 1968, máy bay địch tăng cường đánh phá vào xã Vĩnh Ninh rất quyết liệt bằng các loại bom nổ chậm, thủy lôi, từ trường, bom bi... để chặn đứng con đường vận chuyển của ta vào chiến trường miền Nam. Trước hoàn cảnh bom địch thả nhiều xuống đồng ruộng, sông, đường, làm ách tắc giao thông và nhân dân không sản xuất được, Hà Văn Cách đã nghiên cứu đề xuất được phương án phá bom nổ chậm của địch, và đã trực tiếp chỉ huy 1 tiểu đội thường trực để đếm bom địch thả, đánh dấu chỗ bom rơi và phá bom đạt hiệu quả cao. Lúc này gia đình đồng chí đang gặp khó khăn, nhà bị bom địch đánh cháy, vợ bị bom chết, để lại 4 đứa con thơ dại (con lớn nhất 12 tuổi, con nhỏ nhất 1 tuổi). Vì vậy tổ chức không muốn giao cho đồng chí đi phá bom địch nữa. Nhưng Hà Văn Cách đã tự nguyện tha thiết đề nghị được nhận nhiệm vụ. Kết quả đồng chí đã tự tay phá được 49 quả bom các loại, là người đạt kỷ lục cao nhất, là tấm gương tiêu biểu cho dân quân toàn xã học tập noi theo anh.

Đêm 7 rạng ngày 8 tháng 11 năm 1968, máy bay địch tiếp tục đánh phá khu vực phà 2 rất ác liệt và thả một loạt bom nổ chậm làm ách tắc giao thông. Mặc dầu mới ốm dậy, sức khỏe còn yếu nhưng đồng chí vẫn gửi con để ra nơi bom rơi chỉ huy tổ rà phá bom địch. Có 1 quả bom nắm sâu chừng 1,5 mét ở giữa đường, là loại bom mới chưa thấy bao giờ. Sau khi nghiên cứu khảo sát kỹ, đồng chí đề xuất dùng bộc phá gây nổ và xin được trực tiếp phá quả bom này. Hà Văn Cách đã dự kiến những trắc trở có thể xảy ra nên đã dặn lại đồng đội giúp đỡ chăm sóc các con anh khi anh không trở về, rồi ôm bộc phá lên đặt cho nổ. Lần thứ nhất bộc phá nổ nhưng bom không nổ. Đồng chí lại lao lên định đặt bộc phá lần thứ 2 thì bất ngờ quả bom nổ. Hà Văn Cách đã anh dũng hy sinh.

Gương hy sinh của đồng chí đã được nhân dân Vĩnh Ninh và cả tỉnh Quảng Bình học tập noi theo và đã làm thành một bài thơ để lưu truyền giáo dục thế hệ mai sau.

Từ khi vào dân quân đến khi hy sinh, đồng chí luôn luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, liên tục được bầu là chiến sĩ thi đua, được xã cử đi báo cáo điển hình tại Hội nghị 2 giỏi của huyện Quảng Ninh.

Đồng chí sống đoàn kết, khiêm tốn, gương mẫu được đồng đội và nhân dân Vĩnh Ninh quý mến.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Hà Văn Cách được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Ba, 2016, 03:13:38 pm

ANH HÙNG AVẦU
(Liệt sĩ)

A Vầu sinh năm 1930, dân tộc Pakô, quê xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1955. Khi hy sinh đồng chí là du kích xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1955 đến 1960, A Vầu hoạt động cách mạng tại địa bàn rất khó khăn gian khổ, địch đánh phá kìm kẹp gắt gao, quần chúng khổ cực tăm tối lạc hậu chưa hiểu biết về cách mạng. Được giao các nhiệm vụ làm giao liên, rồi làm cán bộ xây dựng cơ sở, đồng chí đã nêu cao quyết tâm, dũng cảm, mưu trí, xông xáo, năng động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1955 - 1956, A Vầu thường xuyên dẫn đường cho cán bộ đi lại từ đồng bằng lên chiến khu, đã bảo đảm 100 chuyến đi an toàn. Đồng chí đã tuyên truyền xây dựng được 2 cơ sở kiên trung từ đó nhân rộng lên nhiều cơ sở khác, tạo nên phong trào sôi nổi ở địa phương.

Một lần, bị địch bắt, chúng đã đe dọa và tra tấn, đánh đập rất dã man tàn nhẫn nhưng A Vầu giữ vững khí tiết kiên quyết không khai báo một lời. Địch không tìm được chứng cứ phải trả lại tự do cho đồng chí.

Năm 1957 đến năm 1960, A Vầu đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân làm bẫy đá, hầm chông để đánh địch, bảo vệ làng xóm. Có lần đồng chí đã cùng du kích dùng cách đánh thô sơ diệt được 50 tên địch, khiến chúng phải tháo chạy khỏi đồn bốt ở địa phương.

Khi địch khủng bố quá mạnh, A Vầu vẫn kiên trì bám địa bàn hoạt động, một mình vừa chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương vừa trực tiếp làm giao thông liên lạc nhận chỉ thị mệnh lệnh từ trên. Trong hoàn cảnh và thời kỳ khó khăn nhất vẫn củng cố các cơ sở cách mạng đã xây dựng ngày càng phát huy tác dụng tốt. Có lần A Vầu đã tổ chức cơ sở bí mật tạo điều kiện diệt được 3 tên ngụy, thu 2 súng và 3 ba lô trong có tài liệu mật quan trọng của địch để nộp cho cấp trên.

Ngày 10 tháng 10 năm 1960, A Vầu đã anh dũng hy sinh trước những đòn thù hiểm độc của kẻ thù.

A Vầu đã lập nhiều thành tích và có đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng ở địa phương, được nhân dân hết sức tin yêu khâm phục.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, A Vầu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Ba, 2016, 03:14:43 pm

ANH HÙNG PHẠM THỊ LIÊN
(Liệt sĩ)

Phạm Thị Liên sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1963, nhập ngũ năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là bí thư đảng ủy xã Hương Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo có cha là liệt sĩ, bản thân Phạm Thị Liên tham gia du kích xã lúc 15 tuổi. Đồng chí trải qua các cương vị xã đội trưởng, trung đội trưởng kiêm chính trị viên đội công tác thuộc huyện đội, rồi bí thư đảng ủy xã... Ở cương vị nào, làm nhiệm vụ gì đồng chí cũng nêu cao quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, công tác năng nổ, linh hoạt, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1968, tiểu đội nữ do Phạm Thị Liên chỉ huy đã chuẩn bị tốt, đồng thời đã mưu trí dũng cảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chiến đấu, dẫn đường, tải thương, cứu thương, vận chuyển cho bộ đội. Suốt 26 ngày chiến đấu trong thành phố Huế, đến ngày 22 tháng 1 năm 1968, được giao nhiệm vụ chặn đánh địch phản kích, Phạm Thị Liên đã chỉ huy chiến đấu suốt ngày tại ngã ba chợ Cống phường Phú Hội, diệt hơn 120 tên lính Mỹ, đẩy lùi các hướng phản kích của địch. Đồng chí bị thương vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị cố thủ trận địa tạo điều kiện cho các đơn vị bạn rút được an toàn. Trận đánh này đã trở thành một kỳ tích mang tên "11 cô gái Sông Hương" được quân và dân cả nước biết đến.

Sau chiến dịch, Phạm Thị Liên liên tiếp bám trụ địa bàn xây dựng cơ sở cách mạng, vận động thanh niên tham gia cách mạng, vận động binh lính ngụy bỏ súng trở về đạt kết quả tốt.

Tháng 7 năm 1968 Phạm Thị Liên được giao nhiệm vụ chỉ huy đội công tác đánh địch, thu mua lương thực trên địa bàn phía tây Hương Trà. Đồng chí đã không ngại gian lao cực khổ và bom đạn ác liệt cùng đồng đội bám địa bàn mới, móc nối xây dựng được hàng trăm cơ sở, thu mua được hàng tấn lương thực, chuẩn bị tốt địa bàn ven thành phố cho chiến dịch tiếp theo.

Đầu năm 1971, Phạm Thị Liên được giao nhiệm vụ làm bí thư đảng ủy xã Hương Long. Đồng chí đã lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị vũ trang và nhân dân chống phá kế hoạch bình định, lấn đất, giành dân xây dựng ấp chiến lược của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 12 tháng 7 năm 1972, trong khi đi làm nhiệm vụ gặp địch đồng chí đã tổ chức đánh trả địch gần nửa ngày, tiêu diệt 1 trung đội bình định và kịp hủy tài liệu quan trọng trước khi hy sinh.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huy hiệu Bác Hồ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phạm Thị Liên được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Ba, 2016, 03:15:40 pm

ANH HÙNG NGUYỄN ĐĂNG BẠN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Đăng Bạn sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1964, nhập ngũ năm 1965. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ trung đội trưởng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, 15 tuổi Nguyễn Đăng Bạn đã tham gia du kích, sau đi bộ đội. Trưởng thành từ chiến sĩ lên trung đội trưởng, ở cương vị nào đồng chí cũng nêu cao quyết tâm vượt mọi khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Nguyễn Đăng Bạn say mê đánh giặc, trận nào cũng mưu trí, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 21 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Đăng Bạn được phân công đánh sâu vào sào huyệt để gây hoang mang cho địch và cổ vũ động viên tinh thần quần chúng chuẩn bị tiến tới Tổng tiến công Xuân 1968. Đồng chí đã cải trang trà trộn với bọn lính dù, thám báo vào tận nhà riêng tên ác ôn khét tiếng, cảnh sát trưởng phụ trách vùng bắc Ô Lâu chuyên chỉ huy đánh phá trục hành lang và vùng giải phóng của ta. Khi tên này vừa bước chân về nhà, Nguyễn Đăng Bạn nổ súng diệt ngay, rồi quấy rối làm bọn lính dù, thám báo, dân vệ bên ngoài nghi ngờ bắn lẫn nhau và đồng chí rút an toàn, thu được súng và tài liệu quan trọng của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Năm 1968, Nguyễn Đăng Bạn đã cùng đơn vị chiến đấu hàng chục trận trên địa bàn huyện Phong Điền, diệt nhiều tên Mỹ - ngụy. Trong trận đánh bọn biệt kích Mỹ ban đêm không nổ súng được, đồng chí đã dùng vũ thuật đánh ngã một tên Mỹ to lớn hơn mình tại thôn Mỹ Xuyên xã Phong Hòa thu được súng.

Một lần trong tháng 6 năm 1968, quân Mỹ tổ chức một trận càn bất ngờ vào thôn Phò Trạch xã Phong Bình, chúng bắn giết đốt phá rất dã man, Nguyễn Đăng Bạn đã khẩn trương chấp hành mệnh lệnh đưa một tổ 3 người đánh vào phía sau lưng địch diệt được 5 tên, thu 3 súng, làm địch rối loạn đội hình phải rút bỏ cuộc càn.

Sau nhiều trận chiến đấu, nhiều lần bị thương, được trên quan tâm đưa về hậu cứ điều trị. Song đồng chí đã thiết tha xin được ở lại chiến trường tiếp tục chiến đấu đánh địch trong hoàn cảnh khó khăn ác liệt gấp trăm lần sau Tổng tiến công Xuân 1968. Đồng chí đã cùng đơn vị chiến đấu liên tục 6 tháng liền, diệt nhiều địch cùng các phương tiện chiến tranh, Nguyễn Đăng Bạn đã anh dũng hy sinh vào ngày 5 tháng 8 năm 1968.

Khi còn sống Nguyễn Đăng Bạn luôn nêu gương về tôn trọng yêu mến nhân dân nơi đóng quân, đơn vị và bản thân đồng chí đi đến đâu cũng giúp đỡ bảo vệ nhân dân rất tận tình, được nhân dân yêu mến, tin cậy.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Đăng Bạn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 01 Tháng Ba, 2016, 03:16:34 pm

ANH HÙNG HUỲNH KHÁI
(Liệt sĩ)

Huỳnh Khái sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội vũ trang xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huỳnh Khái xuất thân từ gia đình có truyền thống cách mạng, cha mẹ, em trai và vợ đều tham gia hoạt động. Năm 16 tuổi đồng chí đã vào du kích rồi trở thành bộ đội địa phương. Từ năm 1964 đến khi hy sinh đồng chí được cử đến xã Vinh Hà lãnh đạo phong trào và chỉ huy đội vũ trang nhân dân. Hoạt động trong thời kỳ cách mạng còn bí mật, lực lượng nhỏ yếu, kẻ địch tiến hành lùng sục đánh phá ác liệt, ở cương vị nào đồng chí cũng nêu cao quyết tâm khắc phục khó khăn nguy hiểm, mưu trí sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Huỳnh Khái đã xây dựng lại hầu hết các cơ sở ở xã Vinh Hà, thành lập đội vũ trang làm nòng cốt tiến hành "diệt ác, trừ gian" củng cố chính quyền của ta, đẩy phong trào cách mạng xã phát triển mạnh mẽ, tiến tới đánh thắng địch nhiều trận gây tiếng vang trong toàn huyện.

Ngày 12 tháng 5 năm 1967, Huỳnh Khái cùng 3 chiến sĩ cải trang làm dân đánh cá, bất ngờ áp thuyền vào bắt sống 2 tên ác ôn khét tiếng, một tên là cảnh sát đặc biệt và một tên là ấp trưởng, giữa ban ngày. Trận đánh gây khiếp sợ cho bọn ác ôn, động viên khí thế quần chúng.

Đêm 27 tháng 4 năm 1968, sau khi điều tra nắm tình hình một tiểu đội lính Mỹ dã ngoại đóng tại nhà một tên ác ôn, Huỳnh Khái cùng 2 chiến sĩ bò vào tận cửa nhà ném lựu đạn diệt gọn 12 tên, thu 8 súng, 1 máy thông tin, 1 bản đồ, 1 máy ảnh.

Ngày 15 tháng 5 năm 1968, Huỳnh Khái cùng 3 chiến sĩ đi trinh sát đã mưu trí quay ngược hướng mìn của chúng bố trí phòng thủ rồi ném lựu đạn làm cho bọn chúng hốt hoảng bấm mìn tự diệt cả 10 tên Mỹ. Trận này đã phá được kế hoạch đi càn của một tiểu đoàn Mỹ.

Ngày 4 tháng 9 năm 1968, bị chỉ điểm trúng hầm bí mật, khi địch đã bao vây, gọi hàng và chuẩn bị khui hầm bắt sống, đồng chí vẫn bình tĩnh chờ địch tập trung sát miệng hầm mới bật lên ném liên tiếp 4 quả lựu đạn, diệt được 4 tên địch và lợi dụng khói mù chạy thoát khỏi vòng vây địch.

Đồng chí đã anh dũng hy sinh ngày 27 tháng 2 năm 1969, trong khi chỉ huy đơn vị đánh địch.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Huỳnh Khái được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Ba, 2016, 05:06:38 pm

ANH HÙNG PHẠM NỔI
(Liệt sĩ)

Phạm Nổi sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phạm Nổi xuất thân từ gia đình ngư dân nghèo, bố mẹ và 2 em đều tham gia hoạt động cách mạng, có một em là liệt sĩ, một em là thương binh. Đồng chí trải qua các cương vị đội viên du kích, trung đội trưởng, xã đội trưởng. Phạm Nổi đã nghiên cứu vận dụng nhiều cách đánh địch đạt hiệu quả cao, xây dựng lực lượng du kích xã và thôn phát triển mạnh, tiêu diệt được nhiều sinh lực, thu được nhiều vũ khí của địch, bảo vệ và giữ được phong trào cách mạng ở địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ tháng 1 năm 1964 đến tháng 4 năm 1967, Phạm Nổi đã chỉ huy đơn vị đánh 115 trận, diệt 1.765 tên, thu 37 khẩu súng, 4 máy thông tin, bắn cháy 2 xe tăng. Bảo vệ được lực lượng cách mạng và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng trong xã. Những trận đánh tiêu biểu:

Trận đánh tập kích quân Mỹ đóng ở Núi Chúa tháng 6 năm 1966, Phạm Nổi chỉ huy 1 tiểu đội du kích mưu trí dũng cảm trèo lên đỉnh núi, dùng lựu đạn và súng bộ binh đánh tiêu diệt 74 tên, thu 1 khẩu súng, đơn vị an toàn.

Trận đánh một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở hai chốt thuộc xã Hòa Hải, chốt nọ cách chốt kia 700 mét. Phạm Nổi tổ chức du kích thành 2 bộ phận, một bộ phận đánh tập kích vào một chốt còn một bộ phận phục kích để đánh địch đến chi viện cho chốt kia khi bị đánh. Kết quả đã diệt 80 tên, thu 4 khẩu súng, số địch sống sót đã phải chạy về Đà Nẵng.

Trận đánh một đại đội Mỹ đêm 18 tháng 4 năm 1967, khi phát hiện được địch, Phạm Nổi đã chỉ huy một tổ du kích luồn sâu vào sở chỉ huy của địch diệt 47 tên, trong khi vận động để đánh địch tiếp thì đồng chí trúng đạn bị thương nặng, đơn vị chuyển về vị trí tập kết thì Phạm Nổi hy sinh.

Phạm Nổi là tấm gương tiêu biểu về ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong đánh giặc bảo vệ quê hương, đồng chí đã góp phần xây dựng lực lượng vũ trang xã Hòa Hải thành Đơn vị Anh hùng, được nhân dân quý mến học tập noi theo.

Phạm Nổi đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì và nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phạm Nổi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Ba, 2016, 05:07:30 pm

ANH HÙNG HUỲNH THỊ TRÀ
(Liệt sĩ)

Huỳnh Thị Trà (tức Huỳnh Thị Thanh Trà) sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng năm 1960, nhập ngũ năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là trung úy thị đội phó thị đội Quảng Ngãi, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, 13 tuổi Huỳnh Thị Trà đã tham gia làm cơ sở cách mạng, năm 17 tuổi đồng chí tham gia du kích, trưởng thành từ chiến sĩ du kích lên thị đội phó phụ trách đội biệt động thị xã Quảng Ngãi. Ở cương vị nào Huỳnh Thị Trà cũng nêu cao quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Từ năm 1964 đến năm 1971, đồng chí tham gia và chỉ huy hơn 250 trận đánh trên địa bàn vành đai và trung tâm thị xã. Bản thân đã diệt và làm bị thương hơn 200 tên địch, có nhiều Mỹ, ác ôn và sĩ quan địch.

Đầu tháng 7 năm 1970, trên đường đi công tác Huỳnh Thị Trà và 1 tiểu đội bất ngờ gặp 1 đại đội biệt kích Mỹ đánh vào đội hình, đồng chí đã bình tĩnh phân công 1 đồng chí bảo vệ thương binh, tử sĩ và khí tài, tài liệu còn mình vòng ra phía sau bất ngờ đánh vào đội hình địch, giành giật suốt 2 giờ diệt và làm bị thương 24 tên buộc chúng phải rút chạy, bảo vệ được lực lượng ta.

Từ năm 1969 đến tháng 1 năm 1971, Huỳnh Thị Trà là thị đội phó trực tiếp chỉ huy đội biệt động, đồng chí đã tổ chức hơn 50 trận đánh trong thị xã, diệt hàng trăm tên sĩ quan Mỹ và ác ôn ngụy.

Đầu tháng 1 năm 1971, Huỳnh Thị Trà đã chỉ huy một tổ 5 người đánh lại 2 đại đội địch (1 đại đội cảnh sát dã chiến, 1 đại đội bảo an) đến bao vây xăm tìm hầm bí mật. Đồng chí đã nhận vị trí nguy hiểm nhất, ghìm địch cho đồng đội rút ra khỏi vòng vây. Huỳnh Thị Trà đã chiến đấu 3 giờ liền, diệt được 22 tên địch, và anh dũng hy sinh.

Đồng chí luôn tích cực xây dựng lực lượng, trong 3 năm làm thị đội phó Huỳnh Thị Trà đã xây dựng mạng lưới cơ sở, đội công tác, đội biệt động luôn vững mạnh.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 4 năm là Chiến sĩ thi đua.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Huỳnh Thị Trà được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Ba, 2016, 05:08:26 pm

ANH HÙNG TRẦN LUÂN
(Liệt sĩ)

Trần Luân (tức Trần Dũng) sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội vũ trang tuyên truyền xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, năm 15 tuổi Trần Luân đã tham gia hoạt động trong đội vũ trang xã. Trong kháng chiến chống Pháp đồng chí làm thôn đội trưởng, chỉ huy đơn vị diệt 15 tên địch, bắt 1 tên mật thám, thu 1 súng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Từ năm 1955 đến năm 1964, Trần Luân được phân công ở lại địa phương duy trì tổ chức bí mật và lãnh đạo phong trào cách mạng ở xã. Trong hoàn cảnh địch khủng bố kìm kẹp lùng sục rất gắt gao, lực lượng ta còn hết sức mỏng, hoạt động gặp rất nhiều khó khăn nguy hiểm đồng chí đã nêu cao quyết tâm, kiên trì bám trụ, vận động quần chúng xây dựng lực lượng đánh địch để hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của địa phương. Trần Luân đã chỉ huy đánh 41 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 207 tên địch, có 4 sĩ quan ngụy, 5 Mỹ, 5 ác ôn, diệt gọn 1 tiểu đội, thu 4 súng, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng.

Ngày 22 tháng 1 năm 1963, Trần Luân trực tiếp phụ trách 1 tổ 5 du kích, phục kích đánh 1 trung đội dân vệ tại Dốc Ổi. Khi 4 đồng đội bị thương, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên các anh em bị thương nhẹ tiếp tục chiến đấu, kết quả diệt 7 tên địch, thu 1 súng làm địch hoảng sợ bỏ chạy. tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nổi dậy trở về làng cũ.

Trận ngày 24 tháng 12 năm 1963, Trần Luân chỉ huy 1 tổ 3 người chống cuộc càn của 1 tiểu đoàn địch vào thôn Đồng Đế trong xã. Ngay phút đầu đồng chí đã diệt được 8 tên địch, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, làm rối loạn đội hình địch khiến cho máy bay chúng ném bom vào nhau làm 20 tên chết, nhiều tên khác bị thương. Trong một ngày đã loại khỏi vòng chiến đấu 103 tên (chết 41 tên, bị thương 62 tên), đánh lui cuộc càn của địch.

Đêm 29 tháng 3 năm 1964, Trần Luân chỉ huy đội công tác phối hợp với quần chúng nổi dậy diệt ác ôn, phá ấp chiến lược ở các thôn phía nam xã Phổ Thanh. Sáng hôm sau địch cho 1 tiểu đoàn chủ lực ngụy đến cứu, đội công tác quay ra tổ chức chống chặn địch. Hai người trong đội bị thương, đồng chí phân công anh em đưa thương binh ra ngoài còn một mình tiếp tục chiến đấu đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 21 tên, khiến địch phải bỏ cuộc càn.

Đồng chí đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu ngày 3 tháng 6 năm 1964.

Khi còn sống, Trần Luân đã làm tốt công tác lãnh đạo mọi mặt trong xã với cương vị bí thư chi bộ, được quần chúng tin yêu mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huy hiệu Bác Hồ, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Dũng sĩ, 5 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Trần Luân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Ba, 2016, 05:09:27 pm

ANH HÙNG TRẦN THỊ KỶ
(Liệt sĩ)

Trần Thị Kỷ sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, tham gia cách mạng năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là y tá, đội viên du kích xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, Quân khu 5, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trần Thị Kỷ xuất thân trong gia đình cha mẹ và 2 em đều tham gia hoạt động cách mạng, có một em là liệt sĩ. Bản thân đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, đã làm các nhiệm vụ liên lạc, chiến đấu, y tá... được giao nhiệm vụ nào Trần Thị Kỷ đều tìm cách hoàn thành xuất sắc.

Từ tháng 2 năm 1963 đến đầu năm 1965, đồng chí làm nhiệm vụ chuyển thư từ công văn từ huyện ủy An Nhơn đi các nơi trong thời kỳ địch còn kìm kẹp hết sức gắt gao. Trần Thị Kỷ đã mưu trí dũng cảm vượt qua mạng lưới tề, ngụy, cảnh sát, mật vụ dày đặc của địch, trong suốt 2 năm, hàng trăm lần chuyển thư đều bảo đảm bí mật an toàn, đã góp phần quan trọng giúp huyện lãnh đạo phong trào diệt ác phá kìm chuẩn bị "đồng khởi".

Từ tháng 2 năm 1965, Trần Thị Kỷ vừa chiến đấu vừa làm y tá cứu chữa thương binh, vừa tham gia đấu tranh chính trị. Đặc biệt trong việc cứu chữa thương binh, điều kiện lúc đó địch đang thực hiện chủ trương "tát nước bắt cá", tập trung dân vào khu dồn, hễ bắt được ai tiếp giúp du kích đều tra tấn đánh giết rất dã man. Với trình độ y tá nhưng Trần Thị Kỷ phải chữa những trường hợp bị thương nặng, hiểm nghèo, trong điều kiện thiếu thuốc men, thậm chí thiếu cả cơm cháo, lại phải thường xuyên bảo vệ thương binh khi địch càn quét đánh phá, có lúc một mình phải cõng thương binh đi cất giấu. Nhiều đêm một mình nhưng Trần Thị Kỷ phải luồn lách vượt qua đồn bốt, ổ phục kích của địch xuống từng nhà cơ sở vận động xin thuốc men hoặc ra đồng mót lúa về làm gạo nấu cháo cho anh em...

Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn gian khổ đó, Trần Thị Kỷ đã cứu chữa được hơn 200 thương bệnh binh.

Đồng chí còn tham gia làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào, nhất là phụ nữ trong xã. Một lần vào tháng 10 năm 1965, Trần Thị Kỷ đã cùng một số chị em dẫn đầu đoàn biểu tình chống địch cày ủi nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân trong xã để làm sân bay Gò Quánh. Mặc dù địch khủng bố hết sức dã man, bắn, giết, hãm hiếp nhiều chị em trong đoàn biểu tình, Trần Thị Kỷ vẫn không hề nao núng cùng bà con đấu tranh khiến địch phải chùn sợ.

Ngày 18 tháng 5 năm 1966, đồng chí nhận nhiệm vụ đưa 20 cán bộ và thương binh xuống hầm bí mật để tránh địch đi càn, vừa đậy nắp hầm và ngụy trang xong thì Trần Thị Kỷ bị địch bắt. Chúng tra tấn đồng chí hết sức dã man như đóng đinh vào đầu ngón tay, xăm lưỡi lê vào người, đốt tóc... nhưng đều không moi được một lời khai nào. Cuối cùng địch đã phải thiêu sống vì không khuất phục được Trần Thị Kỷ. Trước khi hy sinh đồng chí còn hô nhiều khẩu hiệu cách mạng.

Gương hy sinh oanh liệt của Trần Thị Kỷ đã cổ vũ mạnh mẽ lực lượng vũ trang nhân dân và toàn Quân khu 5 lúc đó, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi giết giặc lập công.

Đến nay đã có 3 địa phương ở tỉnh Bình Định lấy tên Trần Thị Kỷ đặt cho đường phố.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Trần Thị Kỷ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 02 Tháng Ba, 2016, 05:10:23 pm

ANH HÙNG LÂM VĂN TƯƠNG
(Liệt sĩ)

Lâm Văn Tương (tức Lâm Tài) sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, tham gia cách mạng năm 1962, nhập ngũ năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng đặc công Đ10 bộ đội địa phương tỉnh Bình Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lâm Văn Tương xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ chết sớm phải đi ở với cha nuôi. Cha và các anh em đều tham gia cách mạng, một em là liệt sĩ, bản thân đồng chí tham gia du kích từ năm 15 tuổi, đến năm 16 tuổi nhập ngũ vào đơn vị Đ10 đặc công. Trưởng thành từ chiến sĩ lên trung đội trưởng, dù nhận công việc sản xuất, huấn luyện chiến đấu hay chỉ huy trung đội, việc nào đồng chí cũng làm hết sức mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiến đấu dũng cảm mưu trí, bị thương vẫn không rời vị trí, luôn tìm mọi cách làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ. Lâm Văn Tương đã trực tiếp đánh 30 trận, diệt 977 tên địch (có 50 tên Mỹ), thu 3 súng, 1 máy thông tin.

Ngày 22 tháng 6 năm 1966, Lâm Văn Tương được giao nhiệm vụ tổ trưởng thọc sâu trong đội hình mũi chủ yếu sẽ đánh vào chốt Lường Cày có 1 đại đội bảo an tăng cường của địch (tại Phù Cát). Khi nổ súng, 2 tổ viên hy sinh còn lại một mình đồng chí vẫn bình tĩnh chiến đấu đánh chiếm mục tiêu sở chỉ huy địch, sau đó cùng tổ bạn đánh chiếm các mục tiêu còn lại góp phần cùng đơn vị diệt gọn đại đội bảo an này, có 120 tên chết. Riêng Lâm Văn Tương đã diệt 15 tên. Đồng chí còn ba lần cõng thương binh ra nơi an toàn.

Dịp Tết năm 1967, Lâm Văn Tương được giao chỉ huy trung đội chiến đấu chặn địch để đồng đội rút khỏi vòng vây của 1 tiểu đoàn Mỹ có máy bay, pháo binh, xe tăng yểm trợ. Đồng chí đã bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy bộ đội bám từng gốc cây, ụ đất, giành giật từng căn nhà với địch, giữ vững trận địa. Sau khi đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của địch, ta bị thương vong nhiều, đồng chí tranh thủ lúc địch đang củng cố đội hình, đã băng bó và giấu thương binh nặng, động viên thương binh nhẹ tiếp tục chiến đấu. Địch bắn cháy ngôi nhà giấu thương binh, Lâm Văn Tương tự mình lao vào cứu rồi nhân lúc địch ném bom trúng đội hình của chúng, đồng chí hô xung phong dọa địch, đẩy lùi chúng ra khỏi làng, thu 1 súng và 1 máy PRC-25. Trung đội còn 4 người, Lâm Văn Tương vẫn chỉ huy anh em chiến đấu bẻ gãy đợt tiến công cuối cùng của địch. Khi trời tối, bản thân bị thương nhưng vẫn tiếp tục tổ chức giải quyết thương binh, tử sĩ, tự mình chuyển 13 thương binh đến nơi an toàn song dùng thuyền đưa thương binh thoát khỏi vòng vây. Trong trận này Lâm Văn Tương đã diệt 50 tên Mỹ, thu 3 súng.

Trận đánh vào quận lỵ Tuy Phước ngày 22 tháng 12 năm 1967, sau 10 ngày chuẩn bị chiến trường đồng chí tình nguyện nhịn đói, khát nằm lại trong căn cứ địch thêm 2 ngày để theo dõi tình hình và cắt 7 hàng rào đưa đơn vị vào rồi chỉ huy đánh khu trung tâm. Bị thương nặng nhưng Lâm Văn Tương vẫn ném lựu đạn, bắn súng diệt được ổ đại liên địch. Tính chung trong trận này đồng chí đã diệt được 20 tên, trong đó có ban chỉ huy chi khu Tuy Phước, ban cố vấn Mỹ - Nam Triều Tiên, trận đánh gần kết thúc Lâm Văn Tương đã anh dũng hy sinh.

Gương hy sinh của đồng chí đã kịp thời cổ vũ đồng đội trong đơn vị xông lên nhanh chóng làm chủ hoàn toàn trận địa và được các đơn vị trong tỉnh tổ chức học tập.

Lâm Văn Tương đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lâm Văn Tương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 03 Tháng Ba, 2016, 10:43:18 pm

ANH HÙNG VÕ GIỮ
(Liệt sĩ)

Võ Giữ (tức Võ Văn Sơn) sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tham gia cách mạng năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Võ Giữ xuất thân trong gia đình nông dân, cha và ba anh em tham gia hoạt động cách mạng, một người em là liệt sĩ. Đồng chí đã trải qua các cương vị tổ trưởng, trung đội trưởng, xã đội trưởng, luôn nghiên cứu vận dụng nhiều cách đánh đạt hiệu quả cao, chỉ huy chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tiêu diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí, bảo vệ và giữ vững phong trào cách mạng ở địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ tháng 8 năm 1961 đến tháng 9 năm 1967, đồng chí đã chỉ huy và chiến đấu 90 trận. Riêng đồng chí đã loại khỏi vòng chiến đấu 210 tên địch (có 30 tên Mỹ, 12 tên ác ôn), thu 160 súng, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng.

Ngày 25 tháng 9 năm 1964, Võ Giữ chỉ huy tổ du kích cải trang tập kích diệt gọn 1 trung đội bảo an chốt ở cầu An Thường, diệt 22 tên, làm bị thương 7 tên, thu 11 súng.

Ngày 22 tháng 3 năm 1965, Võ Giữ chỉ huy du kích xã dùng đạn pháo của địch cải tiến thành mìn bố trí phục kích 1 đại đội bảo an địch đi càn quét, diệt 35 tên làm bị thương 13 tên, thu 18 súng, ta còn lấy lại được 26 con bò địch bắt trả lại cho nhân dân.

Ngày 22 tháng 5 năm 1966, Võ Giữ chỉ huy du kích xã chống cuộc càn của 1 tiểu đoàn chủ lực ngụy, ta và địch giành giật quyết liệt 2 ngày đêm, đánh lui 19 đợt tấn công của địch, diệt 27 tên, làm bị thương 15 tên, thu 16 súng.

Ngày 5 tháng 9 năm 1966, Võ Giữ đứng ra thử nghiệm một số vũ khí tự tạo và cách bố trí trận địa mới tìm ra. Đồng chí đã chủ động nổ súng nhử địch vào các khu vực đã bố trí. Một mình Võ Giữ liên tục vừa bắn, nổ mìn, vừa cơ động vừa hô xung phong lừa địch suốt một ngày diệt được 56 tên làm bị thương 10 tên (có 20 tên dính hầm chông), bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 20 súng, 80 lựu đạn.

Võ Giữ còn theo dõi phát hiện quy luật hoạt động của tên Thuần - đại đội trưởng bảo an, một tên ác ôn khét tiếng và cực kỳ xảo quyệt tại địa phương (hắn đã nhiều lần thoát chết nên có người cho là hắn có "ngọc tránh đạn"), nhưng Võ Giữ đã diệt tên này bằng lựu đạn gài vào ngày 16 tháng 10 năm 1966, làm nhân dân xã Ân Thạnh và cả huyện rất phấn khởi.

Đồng chí tích cực tham gia công tác xây dựng lực lượng, bản thân đã đưa 87 thanh niên vào du kích xã (có 27 là du kích mật), xây dựng được cơ sở nội tuyến trong lực lượng dân vệ, kêu gọi được 15 binh lính bỏ hàng ngũ địch.

Cuối tháng 9 năm 1969, Võ Giữ hy sinh trong khi đuổi bắt 1 tên đầu hàng phản bội.

Gương chiến đấu quên mình của đồng chí đã được quần chúng trong huyện, tỉnh khâm phục, ca ngợi.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhì, 2 lần là Chiến sĩ thi đua của tỉnh. Nhiều lần được công nhận là Dũng sĩ diệt Mỹ, 20 bằng khen và nhiều giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Võ Giữ được Chủ tịch nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 03 Tháng Ba, 2016, 10:44:12 pm

ANH HÙNG NGUYỄN TIỆM
(Liệt sĩ)

Nguyễn Tiệm (tức Nguyễn Văn Phi) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tham gia cách mạng năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 314 biệt động, bộ đội địa phương thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễm Tiệm xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, từ khi gia nhập quân giải phóng, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào đồng chí cũng thể hiện quyết tâm cao, luôn gương mẫu đi đầu trong những lúc khó khăn gian khổ nhất. Trong chiến đấu và chỉ huy chiến đấu Nguyễn Tiệm luôn dũng cảm mưu trí, xử lý tình huống nhanh, bị thương vẫn không rời vị trí.

Đơn vị đồng chí luôn được giao nhiệm vụ đánh vào bọn chỉ huy đầu não được bảo vệ hết sức cẩn thận. Từ năm 1961 đến đầu năm 1964, Nguyễn Tiệm đã chỉ huy đơn vị diệt 450 tên địch cùng nhiều phương tiện chiến tranh của chúng tại các căn cứ lớn.

Từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 3 năm 1967, Nguyễn Tiệm đã chỉ huy đại đội đánh nhiều trận bảo vệ hành lang chiến lược, cơ quan đầu não cấp tỉnh và căn cứ cách mạng của ta. Tiêu biểu nhất là trận đánh vào cứ điểm quân cảnh Mỹ ở số nhà 35 phố Hùng Vương thị xã Phan Rang - nơi địch có cuộc họp rất quan trọng của Bộ chỉ huy hỗn hợp Mỹ - Nam Triều Tiên của 4 tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Lạt) bàn kế hoạch mở cuộc càn quét dài ngày quy mô lớn. Mặc dù yêu cầu nhiệm vụ rất cao, điều kiện chiến đấu vô cùng khó khăn, nhưng Nguyễn Tiệm đã cùng đơn vị tìm mọi cách chuẩn bị tốt trận đánh. Kết quả đã phá sập được ngôi nhà nơi họp của địch, diệt 120 tên sĩ quan Mỹ và Nam Triều Tiên (có 7 tên từ thiếu tá đến đại tá), ta rút an toàn. Trận đánh đã phá vỡ cuộc càn của địch từ trong trứng, có ảnh hưởng rất lớn, đánh dấu khả năng một đơn vị tinh nhuệ của bộ đội địa phương có thể đánh thắng quân Mỹ và chư hầu.

Tháng 9 năm 1968, Nguyễn Tiệm chỉ huy một tổ 13 đồng chí đánh vào cứ điểm Mỹ trong thị xã Phan Rang diệt 47 tên Mỹ, ngụy, Nam Triều Tiên. Đồng chí bị thương vào đầu và ngực, máu chảy nhiều nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị đến khi đưa được tất cả anh em rút ra an toàn.

Tháng 1 năm 1969, Nguyễn Tiệm chỉ huy đơn vị đánh vào cơ quan MACV của Mỹ (cơ quan viện trợ Mỹ) tại Phan Rang, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng chí bị thương nặng và đã hy sinh khi về bệnh xá.

Khi còn sống Nguyễn Tiệm hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, bản thân sống trung thực, khiêm tốn, giản dị được quần chúng tin phục.

Đồng chí đã được tăng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 4 huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Tiệm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 03 Tháng Ba, 2016, 10:45:11 pm

ANH HÙNG HUỲNH PHƯỚC
(Liệt sĩ)

Huỳnh Phước (tức Huỳnh Hữu Phước) sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tham gia cách mạng năm 1961, nhập ngũ năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 200C Đặc công, Quân khu 6, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huỳnh Phước xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bản thân phải tự lập rất sớm nên lúc 12 tuổi đồng chí đã đi theo cách mạng. Từ năm 1964 đến năm 1975 Huỳnh Phước đã trực tiếp chiến đấu, trưởng thành từ chiến sĩ lên tiểu đoàn trưởng. Ở cương vị nào đồng chí cũng chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đạt hiệu quả cao. Huỳnh Phước đã trải qua 32 trận đánh, bản thân diệt 181 tên địch (có 32 lính Nam Triều Tiên), bắt 9 tên, bắn cháy 1 xe ô tô, bắn rơi 2 máy bay, thu 13 súng.

Đầu năm 1963 (mới 13 tuổi), Huỳnh Phước đã dẫn đường cho bộ đội đánh đồn Phước Hữu, và tham gia chiến đấu. Đồng chí bình tĩnh nhanh nhẹn nhặt lựu đạn của địch ném trả địch diệt 9 tên.

Tháng 7 năm 1965, Huỳnh Phước chỉ huy tiểu đội hỗ trợ đội công tác Thuận Tâm (thuộc huyện Thuận Nam lúc đó) vào ấp ban ngày. Đội bị lọt vào ổ phục kích của địch, đồng chí đã chỉ huy đơn vị chia cắt đội hình địch ra để đánh, diệt được 9 tên, bảo vệ an toàn cho đội công tác. Tháng 2 năm 1965, Huỳnh Phước được giao chỉ huy đại đội đánh vào sân bay Thành Sơn (một trận quyết tử, tổ chức đã phải làm lễ truy điệu trước khi xuất phát). Khắc phục được các hàng rào bố phòng dày đặc của địch thì trời đã gần sáng, đồng chí liền đánh cháy một bồn dầu để gây hoảng loạn cho địch và tạo thuận lợi cho ta. Huỳnh Phước còn phá hủy 1 máy bay lên thẳng và đón đầu bắn rơi 1 máy bay B57 tạo thuận lợi cho đơn vị rút khỏi sân bay. Trên đường về bất ngờ gặp một đại đội lính Nam Triều Tiên đi càn trở về, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu diệt 32 tên, bọn còn lại bỏ chạy, ta an toàn.

Tháng 10 năm 1970, Huỳnh Phước được phân công chỉ huy một tổ 4 người đi đánh diệt 1 trung đội bảo an đóng tại núi Sơn Hải. Vừa nổ súng thì địch đưa 1 trung đội khác đến bao vây và bắn bị thương 3 đồng chí. Còn lại một mình, Huỳnh Phước vẫn bình tĩnh dũng cảm chiến đấu bằng các loại súng của đồng đội, diệt 8 tên, bắn cháy 1 xe ô tô làm địch hốt hoảng tháo chạy. Đồng chí thu được 13 khẩu súng, đưa được thương binh về hậu cứ an toàn.

Cũng trong tháng 10 năm 1970, Huỳnh Phước chỉ huy đại đội 314 đánh đồn Từ Tâm. Khi đột nhập gặp một ổ đại liên của địch chống trả quyết liệt, đồng chí đã dẫn một tổ 3 người vòng ra phía sau dùng B40 tiêu diệt tạo thuận lợi cho đơn vị tiến lên phá sạch đồn, diệt 120 tên.

Tháng 2 năm 1975, Huỳnh Phước được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn tiến công đồn Bảo Đại thuộc quận Hoài Đức. Đồng chí cùng đơn vị giành giật quyết liệt với địch 3 ngày đêm, làm chủ đồn Bảo Đại (đây là một cứ điểm mà các đơn vị chủ lực và địa phương trước đó đã đánh nhiều lần mà không dứt điểm).

Ngày 15 tháng 4 năm 1975, trong trận tấn công vào căn cứ Tân Điền, quận Hàm Tân đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, Huỳnh Phước luôn chăm lo xây dựng đơn vị về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng chí đồng đội, sống giản dị, khiêm tốn, được quần chúng tin cậy.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Huỳnh Phước được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 03 Tháng Ba, 2016, 10:46:11 pm

ANH HÙNG SIU BLÊH
(Liệt sĩ)

Siu Blêh sinh năm 1944, dân tộc Gia Rai, quê ở xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai (tức xã E3 Khu 5 Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ), tham gia cách mạng năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là cán bộ đội công tác của tỉnh Gia Lai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Siu Blêh xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở địa phương có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đồng chí đã qua các cương vị đội viên du kích, xã đội trưởng, cán bộ tuyên truyền vũ trang của huyện và cán bộ đội công tác của tỉnh... ở cương vị nào Siu Blêh cũng khắc phục mọi khó khăn gian khổ thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu mưu trí dũng cảm, công tác năng động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Từ năm 1963 đến tháng 8 năm 1969, Siu Blêh là du kích rồi xã đội trưởng. Đồng chí đã tham gia đánh 623 trận, tự tay diệt 143 tên địch (có 86 tên Mỹ, 1 đại úy ác ôn) bắt 30 tên, phá hủy 2 xe tăng, 7 xe bọc thép, 6 xe GMC, bắn rơi 6 máy bay.

Ngày 12 tháng 4 năm 1967, một mình Siu Blêh phục kích bắn máy bay bay thấp, chỉ với 2 băng đạn đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay lên thẳng, động viên mạnh mẽ tinh thần toàn đội du kích thi đua bắn máy bay địch. Đến cuối năm đó, đồng chí chỉ huy đội du kích bắn rơi 2 chiếc máy bay đổ quân càn quét, bắn bị thương 1 chiếc khác, đẩy lùi cuộc càn của địch, ta an toàn.

Ngày 15 tháng 7 năm 1968, Siu Blêh được giao nhiệm vụ tổ chức chống địch càn vào xã Lệ Thanh. Địch có 1.200 quân Mỹ và 80 xe tăng yểm trợ nhưng đồng chí vẫn quyết tâm động viên du kích bố trí trận địa hợp lý sẵn sàng đánh địch. Kết quả ngay ngày đầu ta đã phá hủy 4 xe tăng, diệt 39 tên, làm bị thương nhiều tên. Ngày thứ hai, địch thay đổi chiến thuật cho bộ binh đi trước. Siu Blêh đã chỉ huy du kích phục bắn chết ngay 12 tên, làm bị thương 5 tên. Địch hoang mang vì chết nhiều mà không phát hiện được du kích nên đã bỏ chạy không dám càn nữa. Trong trận này riêng Siu Blêh đã diệt 16 tên, phá hủy 2 xe tăng.

Đồng chí còn tích cực xây dựng lực lượng du kích xã, có 2 trung đội và 3 tiểu đội (cả thiếu nhi và nữ cũng tham gia chiến đấu giỏi). Đã tổ chức 6 đợt du kích phối hợp với nhân dân phá ấp chiến lược. Bản thân tích cực tăng gia sản xuất, động viên gia đình mình đóng góp cho kháng chiến 18 gùi lúa.

Từ năm 1969 đến năm 1976 Siu Blêh đảm nhiệm công tác trong đội tuyên truyền vũ trang của huyện và đội công tác tỉnh, đồng chí vừa chỉ huy du kích đánh địch vừa tích cực tiến hành xây dựng cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân dọc đường 19, vùng Mang Yang, tây - nam huyện Chư Prông nổi dậy mở rộng vùng giải phóng, chống âm mưu "tràn ngập lãnh thổ” của địch. Sau ngày giải phóng miền Nam đồng chí vẫn tiếp tục đi khắp các địa bàn xung yếu trong tỉnh tiến hành vận động quần chúng xây dựng cơ sở, truy quét phun rô.

Đồng chí đã hy sinh trên đường đi công tác do bị phun rô phục kích tháng 7 năm 1976.

Đồng chí đã được tặng thưởng 4 bằng khen của tỉnh và danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 1968.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Siu Blêh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:10:58 am

ANH HÙNG ĐINH VĂN GIÓ
(Liệt sĩ)

Đinh Văn Gió (tức A Gió) sinh năm 1914, dân tộc H’Rê, quê ở xã Nước Lò, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, tham gia cách mạng năm 1944. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng du kích xã Nước Lò, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đinh Văn Gió xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, đồng chí đã tham gia đội du kích Ba Tơ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp lập nhiều thành tích xuất sắc. Đồng chí là người đầu tiên ở Kon Tum dùng tên tẩm thuốc độc để đánh Pháp. Trong trận đánh thác Anao Sơn Hà, diệt tại chỗ 20 tên thu toàn bộ vũ khí. Sau đó chỉ huy du kích nhiều lần chống càn thắng lợi, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Trong chiến đấu có lần bị thương nặng, Đinh Văn Gió vẫn tiếp tục chỉ huy đánh chiếm 2 đồn địch.

Từ năm 1954, được phân công ở lại miền Nam tiếp tục xây dựng cơ sở bí mật bảo vệ kho vũ khí của ta trên đường Trường Sơn và tổ chức vận chuyển vũ khí chuẩn bị cho các nơi chuyển sang đấu tranh vũ trang, Đinh Văn Gió đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bảo đảm an toàn cho các cơ sở, đồng thời tích cực theo dõi nắm tình hình hoạt động của địch, chủ động tổ chức chuyển được toàn bộ kho vũ khí đến nơi an toàn, tránh được cuộc tập kích của địch trong 5 năm. Đến cuối năm 1959, Đinh Văn Gió không may bị địch bắt. Chúng tra tấn cực kỳ dã man (cắt tai, đốt tóc, đập gãy răng, trói người vào xe ô tô kéo lê trên đường...) nhưng đồng chí vẫn kiên quyết không khai báo, bảo vệ cán bộ và vũ khí đến cùng. Đinh Văn Gió hy sinh ngày 5 tháng 11 năm 1959, đồng chí đã nêu cao tấm gương trung thành với cách mạng cho nhân dân toàn tỉnh học tập nói theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 1 bằng khen của Liên khu 5 và 3 bằng khen của tỉnh.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Đinh Văn Gió được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:11:42 am

ANH HÙNG NGUYỄN HỒNG ĐẠO
(Liệt sĩ)

Nguyễn Hồng Đạo (tức Trần Quang Giáo) sinh năm 19-29, dân tộc Kinh, quê ở xã Cát Hanh, huyện Phù Cát; tỉnh Bình Định, tham gia cách mạng năm 1945, nhập ngũ năm 1947. Khi hy sinh đồng chí là đại úy tiểu đoản trưởng tiểu đoàn 50 bộ đội địa phương tỉnh Bình Định, đảng viên-Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Hồng Đạo xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đồng chí đã hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, tham gia giành chính quyền ở địa phương trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi đồng chí tập kết ra Bắc. Năm 1959 Nguyễn Hồng Đạo xung phong về chiến đấu ở chiến trường Bình Định. Từ đó đến khi hy sinh đồng chí đã trải qua các chức vụ: trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng. Ở cương vị nào Nguyễn Hồng Đạo cũng chiến đấu dũng cảm mưu trí, luôn nhận nhiệm vụ chỉ huy những trận đánh vào các vị trí hiểm yếu của địch hoặc các trận đánh có ý nghĩa then chốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 23 tháng 9 năm 1960, Nguyễn Hồng Đạo chỉ huy đội vũ trang tuyên truyền 2-9 của tỉnh (mới thành lập được 20 ngày) bí mật tập kích vào trụ sở ngụy quyền xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn (nằm sát quốc lộ 1). Chỉ 30 phút đã bắt gọn trung đội dân vệ, thu 22 súng. Sau đó tiến hành tuyên truyền giải thích về chủ trương chính sách của cách mạng và phóng thích họ. Trận đánh có ý nghĩa lớn về chính trị, quân sự trong thời kỳ lực lượng cách mạng còn đang bí mật nhen nhóm, đã gây ảnh hưởng sâu rộng ở vùng đồng bằng tỉnh Bình Định và Khu 5.

Đêm 16 tháng 7 năm 1961, Nguyễn Hồng Đạo chỉ huy 2 trung đội phối hợp với bộ đội huyện Hoài Nhơn tập kích vào trụ sở ngụy quyền xã Hoài Sơn (huyện Hoài Nhơn) diệt gọn 1 trung đội và bọn ác ôn chỉ huy tổng đoàn dân vệ, sau đó trụ lại đón đánh quân tăng viện của địch. Kết quả diệt 53 tên, làm bị thương 18 tên, bắt 13 tên, thu 45 súng các loại, ta an toàn. Trận đánh có tác dụng động viên cổ vũ lớn đối với quần chúng ở vùng đồng bằng và ven núi nổi dậy phá ấp chiến lược diệt ác ôn.

Ngày 8 tháng 10 năm 1963, Nguyễn Hồng Đạo chỉ huy đại đội chủ công trong đội hình tiểu đoàn đánh trả cuộc tấn công bằng chiến thuật "thiết xa vận" của địch. Đơn vị đã ngoan cường đánh lui nhiều đợt tiến công, bắn cháy 3 xe bọc thép M113, đánh hỏng nặng 3 chiếc khác, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch. Trận đánh này là trận đánh đầu tiên ta đánh bại chiến thuật "thiết xa vận", hạn chế việc địch dựa vào xe bọc thép để càn quét đánh phá địa bàn, gây khí thế cho quần chúng chiến đấu bảo vệ làng xã.

Ngày 12 tháng 2 năm 1965, đồng chí trực tiếp chỉ huy hướng chủ yếu đánh vào trung tâm chi khu Gò Hồi, cùng tiểu đoàn đánh chiếm toàn bộ chi khu, diệt gọn 1 đại đội bảo an và một số dân vệ, biệt kích, tạo thuận lợi cho nhân dân các xã Phước Sơn, Phước Hậu, Cát Chánh và một số xã phía đông huyện An Nhơn nổi dậy giải phóng xã.

Cuối năm 1967, Nguyễn Hồng Đạo cùng tiểu đoàn bám dân xây dựng địa bàn ở khu đông tỉnh Bình Định, chuẩn bị bàn đạp cho Tổng tiến công Xuân 1968. Khi đang đi hoạt động bị địch phục kích đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt và anh dũng hy sinh ngày 17 tháng 11 năm 1967.

Khi còn sống Nguyễn Hồng Đạo luôn chăm lo xây dựng đơn vị phát triển về mọi mặt, tiểu đoàn của đồng chí đã được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.

Đồng chí sống khiêrn tốn, giản dị; trung thực được quần chúng yêu mến, tin cậy.

Nguyễn Hồng Đạo đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Hồng Đạo được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:12:31 am

ANH HÙNG HUỲNH THỊ ĐÀO
(Liệt sĩ)

Huỳnh Thị Đào sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tham gia cách mạng năm 1960, nhập ngũ năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, huyện đội phó huyện đội Bình Khê tỉnh Bình Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huỳnh Thị Đào xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha là đảng viên, mẹ là cơ sở trung kiên của kháng chiến, bản thân cũng làm cơ sở cho du kích xã từ năm 1960. Năm 1962 Huỳnh Thị Đào vào đội du kích; năm 1964 làm xã đội trưởng, năm 1966 nhập ngũ vào bộ đội huyện Bình Khê làm trung đội trưởng rồi đại đội phó, đại đội trưởng, huyện đội phó. Ở cương vị nào đồng chí cũng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Huỳnh Thị Đào chiến đấu dũng cảm, mưu trí, bị thương không rời vị trí. Đồng chí đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 65 trận, bản thân diệt 95 tên (có 24 lính Nam Triều Tiên), phá hủy 3 xe quân sự, đánh xập 12 lô cốt, 4 cầu cống, thu 25 súng các loại.

Cuối tháng 3 năm 1967, Huỳnh Thị Đào chỉ huy 1 tổ phục kích diệt gọn 2 tiểu đội Nam Triều Tiên thu 23 súng, 1 máy thông tin PRC-25.

Ngày 6 tháng 8 năm 1967 Huỳnh Thị Đào chỉ huy 1 tiểu đội nữ phối hợp với du kích phục kích đánh giao thông địch trên đường 19 (đoạn Vườn Soài - Vĩnh Thạnh) diệt 1 trung đội biệt kích, phá hủy 3 xe GMC.

Mùa hè năm 1969, Huỳnh Thị Đào là đại đội trưởng, đồng chí chỉ huy đơn vị phục kích ở khu vực Hòa Mỹ, diệt gọn 1 trung đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí.

Trong trận ngày 16 tháng 1 năm 1970, bị thương thủng bụng Huỳnh Thị Đào vẫn vừa cõng thương binh ra khỏi trận địa, vừa bắn yểm hộ cho đồng đội. Khi về đến bệnh xá, vết thương đã bị nhiễm trùng phải mổ, vì người đã quá yếu không thể gây mê được, đồng chí đã động viên các thầy thuốc: "Các đồng chí cứ mổ đi, nếu tôi không qua được thì các đồng chí rút kinh nghiệm để cứu các đồng chí khác". Vết thương quá nặng, đồng chí đã hy sinh trên bàn mổ.

Khi còn sống Huỳnh Thị Đào luôn chăm lo xây dựng đơn vị về mọi mặt, bản thân sống khiêm tốn, giản dị, được quần chúng yêu mến. Gương hy sinh oanh liệt của đồng chí đã được cán bộ, chiến sĩ và quần chúng trong vùng khâm phục, noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 1 danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 1969.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Huỳnh Thị Đào được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:13:18 am

ANH HÙNG NGUYỄN NHÀN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Nhàn (tức Nguyễn Ánh) sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Đa, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội biệt động quận nhì thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Nhàn xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, bản thân làm thợ điện rồi tham gia đội biệt động ở thành phố. Trưởng thành từ chiến sĩ lên đội trưởng đội biệt động. Ở cương vị nào đồng chí cũng chiến đấu dũng cảm mưu trí, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Từ năm 1968 đến năm 1970, Nguyễn Nhàn đã tham gia và chỉ huy đơn vị đánh 27 trận trong thành phố Đà Nẵng - là một căn cứ quân sự lớn của địch. Riêng đồng chí đã diệt được 55 tên địch (phần lớn là sĩ quan, ác ôn Mỹ, ngụy), phá hủy 3 xe quân sự.

Khi mới gia nhập đội biệt động được 14 ngày, Nguyễn Nhàn được giao nhiệm vụ diệt tên thiếu tá mật vụ. Tuy nhiệm vụ rất khó khăn vì tên này xảo quyệt lại được bảo vệ rất cẩn mật, đồng chí vẫn vui vẻ nhận và tìm mọi cách thực hiện. Nguyễn Nhàn đã đóng vai thợ điện để vào nhà theo dõi nắm quy luật của hắn.

Đồng chí lợi dụng được lúc sơ hở gài mìn vào xe riêng phá hủy xe, diệt tên này giữa ban ngày.

Ngày 22 tháng 6 năm 1968, sau thời gian theo dõi nắm quy luật một bọn sĩ quan cao cấp tụ tập ở số nhà 69 Hoàng Diệu, đồng chí đã mưu trí dũng cảm vượt các điểm gác của địch đặt mìn nổ chậm, diệt 5 tên cả Mỹ, ngụy.

Trong trận đánh hẻm 10 đường Hoàng Diệu (năm 1968). Sau khi đánh hỏng cột đèn để cắt điện một phường, đồng chí đã chờ đánh bọn đến cứu viện, dùng lựu đạn phá được 2 xe, diệt nhiều địch, khi hết lựu đạn, Nguyễn Nhản bình tĩnh lấy đá ném bọn gác để lừa địch và rút an toàn.

Năm 1969, địch vây ráp khủng bố hết sức gắt gao, một mình lăn lộn với nhiệm vụ, vừa nắm địch vừa đánh tiếp 3 mục tiêu, đồng chí đã gây được lòng tin của quần chúng trong lúc cách mạng tạm thời khó khăn và làm kẻ địch rung động.

Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, đồng chí còn chăm lo xây dựng lực lượng, đã kết nạp được 14 biệt động là công nhân trong thành phố và xây dựng được 3 cơ sở, 4 trạm giao liên bí mật.

Năm 1970, bị địch bắt và tra tấn dã nam nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cho đến hơi thở cuối cùng.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Nhàn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:14:00 am

ANH HÙNG HỒ TƯƠNG
(Liệt sĩ)

Hồ Tương sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1958. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Tương xuất thân trong gia đình nông dân nghèo. Từ năm 1958 đến năm 1963 đồng chí làm giao liên và nuôi giấu bảo vệ cán bộ tại nhà. Từ năm 1964 Hồ Tương vào du kích rồi làm xã đội trưởng. Nhận nhiệm vụ gì, ở cương vị nào đồng chí cũng thể hiện quyết tâm cao, tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn để hoàn thành một cách tốt nhất. Thời gian địa phương chưa thành lập du kích, gia đình Hồ Tương là cơ sở cách mạng, bản thân là giao liên, đồng chí vừa làm tốt nhiệm vụ chuyển thư từ tài liệu, nuôi giấu bảo vệ cán bộ vừa mưu trí dũng cảm, một mình cũng tự tạo vũ khí diệt được 21 tên trong hoàn cảnh địch đang kìm kẹp lùng sục gắt gao, gây được thanh thế cho phong trào ở xã. Sau khi tham gia du kích, đồng chí nhanh chóng được giao cương vị chỉ huy, trong chiến đấu luôn thể hiện sự bình tĩnh, dũng cảm, kiên quyết, linh hoạt. Trong thời gian 3 năm (1964 - 1967) Hồ Tương đã chỉ huy 74 trận đánh, đơn vị đã diệt 113 tên (có 63 tên Mỹ, 1 tên ác ôn), bắn cháy 1 máy bay, thu 19 súng, Riêng đồng chí diệt được 79 tên (có 49 tên Mỹ), thu 4 súng trung liên và M79, bắn cháy 1 máy bay. Tính chung 2 thời kỳ, đồng chí đã diệt chẵn 100 tên địch.

Ngày 18 tháng 3 năm 1962, theo dõi nắm chắc quy luật hoạt động của trung đội bảo an bảo vệ đường Cái Mới, đồng chí đã dùng mìn tự tạo đặt trên đường hành quân của chúng và phục chờ sẵn, khi địch trúng mìn, Hồ Tương dùng súng diệt tiếp 12 tên, bọn còn lại hoảng hốt bỏ chạy.

Trận đánh ở bốt Mơ Diếc để mở hành lang cho lực lượng ta, đồng chí đã dùng mìn bố trí ở nơi địch thường lấy nước và tắm, kết hợp với bắn tỉa, trong 3 ngày đã diệt 16 tên buộc chúng phải cụm lại, ta mở được hành lang.

Tháng 8 năm 1964, đồng chí cải trang làm người dân mua lợn luồn được vào ấp chiến lược diệt tên Sanh - ấp trưởng ác ôn khét tiếng - giữa ban ngày làm cho bọn ngụy quyền hoảng sợ bỏ trốn, tạo thời cơ cho nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược trở về làng cũ.

Trong trận ngày 26 tháng 8 năm 1967, sau khi bắn rơi 1 máy bay Mỹ, Hồ Tương tiếp tục chiến đấu và anh dũng hy sinh.

Khi còn sống, đồng chí luôn chăm lo xây dựng phát triển lực lượng du kích xã, bản thân luôn gương mẫu đi đầu mọi công việc được quần chúng yêu mến tin cậy.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 9 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Hồ Tương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:14:50 am

ANH HÙNG LÊ TỰ NHẤT THỐNG
(Liệt sĩ)

Lê Tự Nhất Thống sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là thôn đội trưởng du kích thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Tự Nhất Thống xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha mẹ và anh trai là liệt sĩ. Bản thân đồng chí tham gia cách mạng từ năm 10 tuổi, làm liên lạc và theo dõi nắm tình hình địch, báo cho du kích. Năm 14 tuổi đồng chí vào du kích, năm 16 tuổi làm thôn đội trưởng. Tuy tuổi còn rất trẻ nhưng đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao. Chiến đấu dũng cảm mưu trí, bị thương vẫn tiếp tục đánh địch, đồng chí đã tham gia 33 trận, cùng đơn vị diệt 156 tên địch (có 42 tên Mỹ) làm bị thương 24 tên khác, bắt 2 tên. Riêng đồng chí đã diệt 74 tên (có 19 tên Mỹ, 2 ác ôn), phá hủy 1 xe cày ủi, thu 25 súng các loại, 1 máy thông tin, hơn 100 quả lựu đạn.

Thời kỳ làm liên lạc và trinh sát Lê Tự Nhất Thống đã làm tốt nhiệm vụ, đồng thời mưu trí lừa bọn Mỹ - ngụy lấy được nhiều súng đạn cung cấp cho du kích (gồm 2 khẩu M79, 6 khẩu AR15, 1 khẩu súng ngắn, 26 lựu đạn).

Một lần khi đang giấu súng trong người để tìm diệt địch, bất ngờ gặp 7 tên Mỹ đang tiến đến, đồng chí đã nhanh chóng cởi áo cuốn theo súng rồi đến giếng giả vờ tắm rất tự nhiên. Bọn địch không nghi ngờ, Lê Tự Nhất Thống đã kịp thời lấy súng bắn 1 băng diệt được 6 tên, tên còn lại bỏ chạy, đồng chí rút an toàn (lúc đó là tháng 10 năm 1969, đồng chí 15 tuổi).

Ngày 3 tháng 3 năm 1970, đồng chí chỉ huy 3 du kích tập kích 1 tiểu đội Mỹ, diệt gọn tiểu đội này. Địch cho pháo bắn làm đồng chí và một đồng đội bị thương nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh gài lựu đạn vào xác Mỹ rồi cõng thương binh rút an toàn. Hôm sau địch đến lấy xác bị trúng lựu đạn, chết thêm 5 tên.

Ngày 15 tháng 11 năm 1970, sau khi cùng đồng đội theo dõi nắm chắc quy luật hoạt động của 1 tiểu đội Mỹ, Lê Tự Nhất Thống đã dùng mìn và 2 lựu đạn M26 thu được của địch gài sẵn và phục kích chờ địch, xẩm tối địch lọt vào ổ phục kích một số bị mìn chết. Lợi dụng lúc địch hoảng loạn đồng chí ném tiếp lựu đạn và bắn, diệt gọn cả 9 tên, thu 4 súng, 1 máy thông tin và rút an toàn.

Ngày 7 tháng 10 năm 1971 Lê Tự Nhất Thống đã anh dũng hy sinh trong một trận chiến đấu tại xóm Trảng thôn Thanh Quýt xã Điện Thắng quê hương của đồng chí.

Khi còn sống, đồng chí luôn khiêm tốn và có ý thức kỷ luật cao, được quần chúng tin mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 6 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, 10 bằng khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Tự Nhất Thống được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:15:30 am

ANH HÙNG LÊ VĂN TRẦM
(Liệt sĩ)

Lê Văn Trầm sinh năm 1915, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Quý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tham gia cách mạng năm 1945. Khi hy sinh, đồng chí là phó chủ nhiệm hậu cần tỉnh Kiến Tường, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp Lê Văn Trầm tham gia công tác ở chính quyền xã, đồng chí đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc vận động quần chúng đấu tranh, xây dựng nhiều cơ sở và chính quyền cách mạng. Năm 1956 đồng chí được điều sang quân đội, phụ trách phòng hậu cần tỉnh đội Kiến Tường. Trên cương vị này trong 13 năm Nguyễn Văn Trầm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tổ chức, chỉ huy đảm bảo tốt công tác vận chuyển vũ khí, bảo đảm hậu cần phục vụ yêu cầu chiến đấu của các lực lượng vũ trang tỉnh Kiến Tường.

Ngày 11 tháng 6 năm 1969 trong khi đang điều trị vết thương tại trạm quân y X12 ở Kinh Chuối, xã Tân Ninh, địch dùng máy bay lên thẳng đổ quân bao vây trạm quân y, trước tình thế cấp thiết đó, đồng chí đã dũng cảm, trực tiếp chỉ huy 2 chiến sĩ chiến đấu ngăn chặn và thu hút lực lượng địch về phía mình để trạm quân y tổ chức đưa thương binh rút đi an toàn. Toàn tổ chiến đấu do Lê Văn Trầm chỉ huy đã anh dũng hy sinh, nhưng nhiệm vụ bảo vệ thương binh đã hoàn thành xuất sắc. Trong trận chiến đấu này riêng đồng chí đã diệt được 12 tên địch, bắn bị thương 20 tên khác.

Tấm gương ngời sáng quên mình vì đồng đội, sẵn sàng xả thân vì nhiệm vụ trong tình thế khó khăn hiểm nghèo của đồng chí được cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh mãi mãi nhắc đến, kính trọng và tin yêu.

Đồng chí còn là người cha của 5 liệt sĩ và 2 thương binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Văn Trầm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:16:09 am

ANH HÙNG TRẦN VĂN HÙM
(Liệt sĩ)

Trần Văn Hùm sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, tham gia du kích năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, phải đi làm thuê kiếm sống, chứng kiến cảnh bất công trong xã hội Mỹ - ngụy, với lòng căm thù giặc sâu sắc, Trần Văn Hùm đã tham gia du kích xã, hăng hái luyện tập, hoạt động bảo vệ quê hương. Trong quá trình tham gia du kích xã, trên bất cứ cương vị nào đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy đội du kích xã chiến đấu tiêu diệt hơn 200 tên địch, trong đó có 69 tên lính Mỹ, diệt 4 xe cơ giới, bắn rơi 1 máy bay, thu nhiều vũ khí đạn dược.

Tháng 10 năm 1967, sau nhiều ngày điều tra nắm tình hình địch, đồng chí đã mưu trí, tổ chức chỉ huy đơn vị du kích đánh tập kích vào nơi trú quân của 2 đại đội Mỹ. Với lối đánh táo bạo dũng mãnh, đơn vị do đồng chí chỉ huy đã tiêu diệt và làm bị thương trên 1 trung đội lính Mỹ, trong đó có tên trung úy chỉ huy.

Cũng trong năm 1967, Trần Văn Hùm đã chỉ huy du kích xã chiến đấu chống 2 trận càn của địch giành thắng lợi, lối đánh của đồng chí là kết hợp cả hầm chông, ong vò vẽ, khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ.

Năm 1968, đồng chí chỉ huy du kích phối hợp với đặc công tập kích vào căn cứ Rạch Kiến, tiêu diệt 1 đại đội lính Mỹ.

Ngày 7 tháng 7 năm 1972 Trần Vàn Hùm chỉ huy đội du kích và phối hợp với lực lượng của trên đánh đồn Tân Trạch. Trận chiến diễn ra ác liệt, đồng chí chỉ huy 1 mũi thọc sâu vào đồn giặc, bị thương nặng, trời lại gần sáng - tình thế hiểm nghèo đồng chí đã ra lệnh cho 2 chiến sĩ bị thương nhẹ rút ra để mình ở lại kìm chân địch.

Địch kêu gọi đầu hàng nhưng Trần Văn Hùm đã kiên quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Trần Văn Hùm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:17:41 am

ANH HÙNG PHẠM VĂN KHUY
(Liệt sĩ)

Phạm Văn Khuy sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tham gia du kích năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là cán bộ xã đội xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Phạm Văn Khuy sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng. Năm 1968 sau khi hai anh ruột hy sinh, đồng chí tham gia du kích ấp; thời điểm lúc này vô cùng ác liệt, địch mở nhiều cuộc hành quân đánh phá vào xã hòng biến Lộc Hưng thành một vùng trắng. Hưởng ứng phong trào lấy vũ khí địch đánh địch của xã phát động, Phạm Văn Khuy đã vận động nhân dân và tự mình tìm kiếm bom, đạn lép của địch, cải tiến thành vũ khí đánh địch. Trong năm 1968, Phạm Văn Khuy đã chế tạo hơn 100 trái gài từ pháo 105, đạn cối 81 ly và xây dựng một bãi gài rộng hơn 1 hécta và chủ động gài trái rải rác trong ấp để đánh địch. Tháng 2 năm 1968, lực lượng Mỹ càn vào địa phương vấp phải trái gài chết 22 tên, số còn lại phải rút chạy bỏ dở cuộc càn.

Năm 1969, Phạm Văn Khuy được rút về văn phòng xã ủy vừa làm nhiệm vụ bảo vệ, vừa phụ trách công trường chế tạo vũ khí của xã. Trong năm đó đã sản xuất hơn 300 trái các loại cấp phát cho lực lượng du kích xã. Riêng đồng chí lúc nào cũng có 20 trái sẵn sàng chiến đấu bảo vệ xã ủy, huyện ủy, Phân khu 1 đứng chân tại Lộc Hưng.

Tháng 2 năm 1969 đồng chí được kết nạp vào Đoàn.

Năm 1970 trong một trận chiến đấu với lính sư đoàn 25 ngụy càn vào xã, đồng chí đã gài 40 trái diệt 93 lính ngụy, địch rút chạy, căn cứ được bảo vệ an toàn.

Tháng 4 năm 1971, rút kinh nghiệm các lần càn cũ, địch không dám đi bừa bãi, buộc đi theo đường dân thường đi lại. Do nắm được tình hình trên Phạm Văn Khuy gài 2 trái 175 ly, khi địch đến, Khuy giật nổ làm chết và bị thương 32 tên.

Tháng 2 năm 1972, đồng chí đã dẫn đường và kết hợp với tiểu đoàn 16 chặn đánh địch càn vào xã diệt hàng trăm tên.

Tháng 11 năm 1972, Phạm Văn Khuy gài 2 trái nổ phá hủy 2 xe ủi, diệt 4 tên Mỹ khi chúng huy động 18 xe ủi đến ủi phá xóm làng.

Cuối năm 1972, 1 đại đội bảo an càn vào ấp Bộc An, đồng chí đã vừa gài trái chặn địch, vừa trực tiếp đánh diệt nhiều tên và đã anh dũng hy sinh.

Là một chiến sĩ du kích dũng cảm, luôn tìm cách đánh địch có hiệu quả cao, đồng chí luôn được lãnh đạo tin cậy, nhân dân và đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã sản xuất được 800 trái gài các loại, đánh 52 trận, gài nổ 46 trái (có 3 trái giật dây), diệt và làm bị thương 158 tên địch (có 26 tên Mỹ), phá 2 xe ủi đất, thu 2 súng.

Phạm Văn Khuy đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 5 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, được 5 bằng khen do Phân khu 1 cấp và 11 giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phạm Văn Khuy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:18:28 am

ANH HÙNG NGÔ VĂN TÔ
(Liệt sĩ)

Ngô Văn Tô sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, tham gia cách mạng tháng 6 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngô Văn Tô sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, sớm giác ngộ cách mạng, năm 15 tuổi, đồng chí gia nhập du kích xã. Quá trình chiến đấu Ngô Văn Tô đã trực tiếp đánh 70 trận, chỉ huy lực lượng du kích xã phối hợp với lực lượng của trên ngăn chặn 26 cuộc càn quét của địch vào xã. Đồng chí đã dùng các loại trái gài tự tạo diệt 2 xe tăng và 11 tên Mỹ, vừa chỉ huy đơn vị vừa trực tiếp chiến đấu diệt 120 tên lính ngụy. Đồng chí còn cải trang trà trộn trong dân vào ấp chiến lược 12 ngày đêm liên tục, để tiêu diệt ác ôn, gỡ thế kìm kẹp cho nhân dân, kết quả diệt 6 tên trưởng ấp, sau đó phục kích giữa đồng ruộng diệt 2 tên trưởng và phó đồn An Khương.

Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, Ngô Văn Tô còn đi sâu vận động nhân dân ủng hộ hàng trăm xe bò thóc gạo ra vùng giải phóng nuôi quân. Trong một trận chiến đấu không cân sức giữa lòng địch, biết không thể chiến đấu lâu dài với chúng đồng chí đã tổ chức cho lực lượng du kích tìm cách thoát ra ngoài căn cứ an toàn. Còn lại một mình, Ngô Văn Tô tiếp tục một người một súng, tả xung hữu đột, đánh lạc hướng địch để lực lượng ta rút ra ngoài. Đồng chí đã hy sinh anh dũng ngày 20 tháng 1 năm 1973, sau khi diệt được 6 tên địch tại ấp chiến lược Suối Sâu xã An Tịnh.

Khi còn sống Ngô Văn Tô có quyết tâm chiến đấu cao, chăm lo xây dựng đơn vị trưởng thành về mọi mặt (xã được tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng), sinh hoạt giản dị được nhân dân và đồng đội tin yêu.

Ngô Văn Tô đã được tặng nhiều danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe tăng, được tặng 7 bằng khen và nhiều giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Ngô Văn Tô được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:19:34 am

ANH HÙNG TRƯƠNG VĂN SẾN
(Liệt sĩ)

Trương Văn Sến sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Vào du kích tháng 1 năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là du kích xă Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, khi còn đi học Trương Văn Sến đã tham gia làm giao liên, đưa thư từ tin tức cho các chú, các anh hoạt động trong xã. Có lần bọn mật thám đến vây bắt, đồng chí kịp thời báo cho cán bộ chạy thoát, bản thân bị địch bắt chúng tra tấn dụ dỗ nhưng đồng chí không khai báo, buộc địch phải tha.

Năm 1961, Trương Văn Sến gia nhập du kích ấp, được phân công làm tiểu đội trưởng. Trong chiến đấu đồng chí luôn dũng cảm, đánh bộ binh, đánh xe cơ giới, đánh máy bay đều có hiệu quả. Địa bàn xã là nơi địch thường xuyên càn quét, đánh phá dữ dội. Trương Văn Sến xin trên đi học cách làm trái đánh xe tăng ở công trường sản xuất vũ khí xã Trung Lập, huyện Củ Chi. Trở về đồng chí bắt tay làm và phổ biến cho anh em trong xã cùng làm. Đồng chí tự sản xuất được 770 trái gài trong đó có 120 trái mìn gạt chống tăng bằng đầu đạn 105 và 175 ly lép của địch. Từ năm 1961 đến năm 1970, Trương Văn Sến đã chiến đấu 96 trận, diệt và làm bị thương 155 tên địch (có 144 tên Mỹ, 7 tên ngụy và 4 dân vệ), đánh hỏng và phá hủy 7 xe tăng, có 1 xe ủi đất, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng.

Tháng 3 năm 1966, một đoàn xe tăng Mỹ chạy từ hướng Đồng Dù lên, đồng chí vác trái chặn đầu tốp xe tại Bàu Tràm Lớn, 1 chiếc M113 cán mìn nổ tung, 7 tên Mỹ bị diệt.

Tháng 4 năm 1966, Mỹ càn vào ấp Lộc An, Trương Văn Sến chỉ huy tổ du kích 3 người, bò sát vào nơi đóng quân của Mỹ giữa ban ngày diệt 3 tên. Cũng trong tháng này một đoàn xe của Mỹ càn tới. Trương Văn Sến dùng trái đánh hư 1 xe M118 diệt 6 tên. Địch cho máy bay lên thẳng đến lấy xác, đồng chí nổ súng bắn rơi 1 chiếc máy bay này.

Tháng 2 năm 1967, địch ủi phá địa hình trong ấp để lập vành đai trắng, Trương Văn Sến cải trang gánh quả mìn bằng đầu đạn 175 ly đặt vào nơi chúng sẽ đến. Xe ủi tới, trái nổ làm tan xác chiếc xe này, diệt 2 tên. Chiến thắng này đã cổ vũ nhân dân trong xã và du kích tìm trái lép để cải tiến đánh địch.

Trong năm 1968, Trương Văn Sến đã 6 lần làm trinh sát dẫn đường cho bộ đội đánh vào các cụm dã chiến của Mỹ ở Bầu Tràm, Tâm Định... diệt nhiều tên.

Tháng 4 năm 1968, Trương Văn Sến đã đặt 7 trái gài ở chỗ máy bay lên thẳng đổ quân càn quét, đồng chí đã bắn rơi 1 chiếc, bọn địch hốt hoảng chạy vào bãi trái nổ chết và bị thương 15 tên.

Tháng 1 năm 1969, Trương Văn Sến cùng tổ du kích 9 lần bắn tỉa và pháo kích bằng ống phóng đầu đạn 105 ly vào chốt Mỹ ở Trảng Nhớt diệt 9 tên, làm bị thương 6 tên. Trong năm 1969 đồng chí đã nhiều lần dùng trái gài diệt và làm bị thương 40 tên, diệt 1 xe M113, bắn bị thương 1 máy bay.

Ngày 25 tháng 12 năm 1969, Trương Văn Sến cùng tổ gài 1 bãi trái ở rừng dâu Bầu Tràng Nhỏ cách bốt Mỹ 250 mét. Địch đi càn lọt vào, trái nổ, diệt 23 tên, chỉ còn sót 5 tên trở về.

Hồi 7 giờ sáng ngày 5 tháng 11 năm 1970, có 1 tên chiêu hồi chạy từ hướng Bầu Bàng về phía gò Ông Phát trong lúc Mỹ đang càn ở đây. Trương Văn Sến dùng trái nổ phóng diệt 2 tên Mỹ, bọn còn lại bắn chết tên chiêu hồi và gọi máy bay lên thẳng đổ quân bao vây. Đồng chí cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, Trương Văn Sến bắn hư 1 chiếc, địch bắn pháo ác liệt vào đội hình du kích, đồng chí đã hy sinh anh dũng.

Cuộc đời của Trương Văn Sến tuy ngắn ngủi nhưng tinh thần cách mạng, ý chí kiên cường trong chiến đấu, cách đánh có hiệu quả của đồng chí được nhân dân và du kích cảm phục.

Trương Văn Sến đã 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 3 lần Dũng sĩ diệt cơ giới, 2 lần Dũng sĩ diệt máy bay.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Trương Văn Sến được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:20:35 am

ANH HÙNG LÊ VĂN VIỆT
(Liệt sĩ)

Lê Văn Việt (tức Tư Việt) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Phước, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng đội 5/F100 biệt động Sài Gòn - Gia Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Văn Việt đi làm giao liên cho địa phương từ tháng 1 năm 1959 sau đó chính thức gia nhập biệt động thành tháng 12 năm 1960. Từ năm 1960 đến năm 1966 đồng chí đã tham gia hơn 45 trận đánh, cùng đơn vị diệt và làm bị thương 389 tên địch, phần lớn là Mỹ, diệt 7 đồn bốt, phá hủy 1 khách sạn của Mỹ, 1 phòng thông tin, 1 đài phát tín hiệu, tham gia đánh tòa Đại sứ Mỹ, đốt cháy gần 50.000 lít xăng.

Tháng 2 năm 1960 Lê Văn Việt được giao nhiệm vụ đi làm nội tuyến, đồng chí đã cướp 2 khẩu súng của địch mang về cho đơn vị. Tháng 3 năm 1960, đồng chí dùng súng ngắn bắn chết 1 cố vấn Mỹ ở xã Tăng Nhơn Phú.

Trong năm 1961 Lê Văn Việt tham gia đánh nhiều trận, tiêu diệt bọn an ninh liên trường võ bị Thủ Đức, thu nhiều vũ khí. Tháng 11 năm 1961 đến tháng 8 năm 1963 đồng chí được tổ chức cho đi học lớp trinh sát địa hình, trinh sát đặc công.

Trong những năm 1963 - 1964 đồng chí tham gia các trận đánh tiêu diệt bót Bà Bếp (Củ Chi), bót Cầu Xang (Hoóc Môn), đánh hỏng đài phát tiếng nói Quán Tre. Đặc biệt ngày 24 tháng 2 năm 1964, Lê Văn Việt đã cùng đồng đội thiết kế một xe du lịch chở 200kg thuốc nổ đánh sập cư xá Brink 5 tầng, loại khỏi vòng chiến đấu trên 100 tên sĩ quan Mỹ thường trú phần lớn từ cấp thiếu tá đến đại tá, phá hủy hoàn toàn một phòng thông tin của Mỹ ở tầng 3 và đốt cháy 5.000 lít xăng.

Trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ ngày 30 tháng 5 năm 1965 tại Hàm Nghi, quận 1 Sài Gòn, sau khi trinh sát nắm chắc quy luật hoạt động của địch, đồng chí đã báo cáo và đề xuất phương án tác chiến, được cấp trên đồng ý. Ngày 24 tháng 3 năm 1965 đồng chí về Sài Gòn để chuẩn bị cho trận đánh (trong khi đang bị bệnh kiết lỵ hành hạ). 3 giờ sáng ngày 30 tháng 5 năm 1965 mọi công tác chuẩn bị cho trận đánh đã được Lê Văn Việt kiểm tra lần cuối, Đúng 9 giờ chiếc xe chở 150kg thuốc nổ theo kế hoạch đã được đồng chí dẫn đường tiến thẳng tới cổng tòa Đại sứ Mỹ. Lê Văn Việt đã tự tay bắn gục 4 tên lính gác, lái xe hướng thẳng tới vị trí giật nụ xòe gây nổ và nhảy ra theo hướng đã định. Lê Văn Việt thu hút địch về phía mình để đồng đội hoàn thành mục tiêu chính. Đồng chí bình tĩnh vừa bắn vừa rút. Địch đã áp sát bắn đồng chí bị thương, ruột thòi ra ngoài. Lê Văn Việt gắng sức còn lại nhét vào, tiếp tục chiến dấu. Hết đạn, đồng chí rút chốt lựu đạn nhưng kiệt sức không rút nổi, đồng chí ngất đi và rơi vào tay giặc. Tòa Đại sứ Mỹ bị đánh thiệt hại nặng làm chấn động trong nước và trên thế giới.

Ngày 1 tháng 4 năm 1965 địch tuyên án tử hình Nguyễn Văn Hai (Lê Văn Việt khai khi bị bắt). Được tin, đồng bào đấu tranh đòi thả tự do cho Lê Văn Việt và tuyên bố nếu giết đồng chí thì cách mạng sẽ bắn tên Henly trung tá tình báo Mỹ. Vì vậy địch buộc phải hủy bản án tử hình và đầy anh ra Côn Đảo. Đêm 19 tháng 10 năm 1966 Lê Văn Việt cùng 2 người vượt ngục, nhưng kế hoạch không thành. Đồng chí bị bắt và bị địch tra tấn dã man cho đến chết, hôm đó là ngày 4 tháng 10 năm 1966.

Lê Văn Việt đã được tặng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Văn Việt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Ba, 2016, 11:21:24 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KHÁNH
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Khánh (tức Nguyễn Văn Be) sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tham gia du kích năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Khánh sinh ra và lớn lên trong vùng căn cứ cách mạng, được giáo dục, giác ngộ, đồng chí đã tham gia du kích xã, chiến đấu bảo vệ quê hương. Trong chiến đấu dù ở cương vị nào đồng chí đều tỏ ra rất dũng cảm, kiên cường, đạt hiệu quả chiến đấu cao. Trong 9 năm Nguyễn Văn Khánh đã diệt và làm bị thương 302 tên địch, bắn cháy, đánh chìm 5 tàu, 2 bobo, thu 62 súng, bắt sống 13 tên địch.

Ngày 13 tháng 11 năm 1963 để giải vây cho dồn Maren bị du kích vây đánh, địch cho 1 tàu chở 1 trung đội bảo an từ quận lỵ Tuyên Nhơn lên ứng cứu. Một mình Nguyễn Văn Khánh đã mưu trí dũng cảm đào công sự sát bờ sông và dùng B40 đánh chìm tàu này, tiêu diệt toàn bộ bọn lính trên tàu. Đây là chiếc tàu đầu tiên của địch bị ta đánh chìm trên khu vực tỉnh Kiến Tường.

Tháng 6 năm 1964, đồng chí lại chỉ huy 4 tổ du kích đánh đội thuyền của địch đi tuần trên sông Vàm Cỏ Tây bắn cháy 5 tàu sắt và 1 tàu chở dầu. Riêng đồng chí diệt 1 tàu sắt và 1 tàu chở dầu.

Trong trận chiến đấu ngày 22 tháng 4 năm 1969, Nguyễn Văn Khánh chỉ huy đơn vị đánh tập kích đoàn thuyền địch gồm 4 chiếc đậu trên sông Vàm Cỏ Tây (có 1 đại đội biệt kích bảo vệ trên bờ). Địch phát hiện được lực lượng của ta và tổ chức đối phó. Biết rằng nếu chiến đấu sẽ không thu được kết quả, đồng chí ra lệnh cho đơn vị rút lui, riêng mình tự nhận nhiệm vụ bắn thu hút địch để đơn vị được an toàn. Nguyễn Văn Khánh đã anh dũng hy sinh, nhưng toàn đơn vị được bảo toàn.

Đồng chí là một cán bộ có những phẩm chất tốt đẹp, dũng cảm, kiên cường, dám xả thân vì sự nghiệp cách mạng, vì đồng đội.

Tấm gương hy sinh quên mình của Nguyễn Văn Khánh được đồng đội và nhân dân mến phục.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Văn Khánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:21:49 pm

ANH HÙNG VÕ TẤN ĐỒ
(Liệt sĩ)

Võ Tấn Đồ sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở ấp An Định, xã An Ninh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội du kích xã An Ninh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Trong 4 năm (từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 4 năm 1972) Võ Tấn Đồ tham gia chiến đấu, tuy nhỏ tuổi nhưng được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng: giao liên, quân báo rồi làm đội trưởng du kích. Đồng chí tham gia chiến đấu trên 30 trận, đánh độc lập 23 trận loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, trong đó có 37 tên Mỹ, 4 tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, diệt 9 xe M113, 1 xe cơ giới, 1 máy bay HU1A, thu trên 40 súng các loại và hàng trăm lựu đạn, mìn của địch.

Năm 16 tuổi, Võ Tấn Đồ đã lén lấy súng của anh em du kích giấu lại trong nhà mình, phục kích chặn đầu 1 đại đội địch đi càn qua xóm, chờ địch đến thật gần mới nổ súng diệt tại chỗ tên đi đầu rồi rút lui an toàn. Sau trận này, Võ Tấn Đồ được giao làm giao liên, quân báo cho đội du kích xã.

Từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 7 năm 1969, bằng cách đánh gài mìn, lựu đạn và bắn tỉa, một mình đồng chí đã diệt 36 tên địch trong đó có 27 tên Mỹ.

Trận ngày 17 tháng 5 năm 1969, sau khi nắm chắc quy luật hoạt động của 1 trung đội biệt kích Mỹ, đồng chí đã gài mìn, lựu đạn rồi một mình mai phục và linh hoat sử dụng 3 khẩu súng (AK, Cacbin, AR15) diệt tại cho 6 tên Mỹ, thu 6 khẩu M16 và một số lựu đạn.

Tháng 2 năm, 1970 trong trận chống càn ở An Hòa Võ Tấn Đồ đã bắn chết tên chiêu hồi nguy hiểm dẫn đường cho một tốp lính, rồi kêu gọi cảnh cáo khiến cho địch hoang mang đến chiều tối chúng phải rút quân.

Tháng 6 năm 1970, hai chiếc máy bay HU1A bay thấp, phát hiện ra đội hình của ta, Võ Tấn Đồ bình tĩnh chờ máy bay lại gần mới nhả đạn 1 chiếc bốc cháy, chiếc còn lại hoảng sợ bay đi.

Những năm 1970 - 1971 chiến trường ngày càng ác liệt, địch đẩy mạnh chiến dịch bình định, đội du kích của đồng chí phải rời sang xã An Hưng, Võ Tấn Đồ xin được ở lại một mình tiếp tục bám địa bàn chiến đấu. Sau khi kiên trì nghiên cứu kỹ tình hình địch, bằng cách đánh dũng cảm, mưu trí, táo bạo, đồng chí đã diệt 9 xe M113, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục tên địch, làm nức lòng nhân dân xã An Ninh nói riêng và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Đức Hòa nói chung.

Tháng 4 năm 1972 trong lúc đi nhặt bom bi lép của địch về làm mìn chiến đấu, không may bom nổ, đồng chi hy sinh trong niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân xã An Ninh.

Trong quá trình chiến đấu ngắn ngủi, Võ Tấn Đồ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, danh hiệu Dũng sĩ diệt xe cơ giới cấp ưu tú, danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay và nhiều bằng khen của tỉnh và huyện.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Võ Tấn Đồ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:22:43 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BỬU
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Bửu sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Bửu tham gia đội du kích từ năm 1961, đồng chí được giao nhiều nhiệm vụ: làm ấp đội trưởng, xã đội phó rồi xã đội trưởng. Từ năm 1961 đến tháng 5 năm 1970, Nguyễn Văn Bửu đã chỉ huy đội du kích xã chiến đấu hàng trăm trận, trong đó có 7 trận xuất sắc, tiêu diệt 148 tên địch (có 32 tên Mỹ), đánh thiệt hại nặng 2 đại đội địch (có 1 đại đội Mỹ), bắt sống 3 tên biệt kích và hạ 1 máy bay HU1A. Riêng đồng chí đã diệt 70 tên địch (có 20 tên Mỹ), bắt sống 3 tên biệt kích và bắn hạ 1 máy bay HU1A.

Từ năm 1961 đến năm 1964 Nguyễn Văn Bửu được phân công hoạt động trong khu trù mật. Đồng chí đã nắm bắt tình hình và kịp thời báo cáo những thông tin quý giá với cấp trên. Đồng chí đã thu lượm, cất giấu được các loại pháo, cối lép của địch để chế tạo thành vũ khí đánh địch, tiêu diệt hàng chục tên ác ôn, làm cho địch vô cùng hoang mang lo sợ.

Đầu năm 1966, sau một thời gian trinh sát nắm chắc quy luật hoạt động của 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 2, sư đoàn 25 Mỹ ở Quéo Ba, Nguyễn Văn Bửu đã chỉ huy tổ du kích mật vừa sản xuất vừa đi gài mìn ở những nơi bọn địch thường qua lại, tụ tập. Kết quả chỉ trong 2 ngày của tháng 7 năm 1966, 32 tên địch bị diệt do vướng phải mìn của tổ, số còn lại hoang mang phải rút khỏi căn cứ.

Tháng 1 năm 1967, 1 tiểu đoàn biệt kích địch lại đến Quéo Ba để đàn áp phong trào cách mạng. Được sự đồng ý của cấp trên, Nguyễn Văn Bửu lúc này - là xã đội phó - đã dẫn một tổ du kích đột nhập vào Quéo Ba, đào hầm, bám trụ nắm tình hình địch rồi gài mìn để tiêu diệt chúng. Kết quả một đại đội biệt kích đã bị loại khỏi vòng chiến, 53 tên chết tại chỗ.

Đợt 1, Mậu Thân năm 1968 đồng chí được rút lên làm tiểu đội trưởng trinh sát bộ đội địa phương. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nguyễn Văn Bửu lại được phân công về làm xã đội trưởng xã Mỹ Quý Tây. Ngay trong tháng 5 năm 1968 đồng chí đã chỉ huy lực lượng du kích xã đánh địch đổ bộ bằng máy bay lên thẳng diệt 30 tên.

Từ cuối năm 1968 đến đầu năm 1969, Nguyễn Văn Bửu đã chỉ huy du kích xã đặt mìn tự tạo trên ngọn cây và nối dây mìn với máy gây nổ dưới đất bện bù nhìn làm giả bộ đội lấp ló như đang hành quân rồi nằm mai phục. Khi máy bay địch phát hiện thấy liền quần đảo, chà soát, đồng chí chập điện gây nổ, chiếc máy bay lên thẳng tan xác, 3 tên giặc phải bỏ mạng.

Tháng 5 năm 1970, trong một chuyến đi công tác, Nguyễn Văn Bửu bị lọt vào ổ phục kích của địch, đồng chí đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào, đồng chí xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ.

Đồng chí đã được tặng 2 đanh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 1, cấp 2; 3 lần danh hiệu Dũng sĩ quyết thắng và 1 danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Văn Bửu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:23:36 pm

ANH HÙNG LÊ VĂN RỈ
(Liệt sĩ)

Lê Văn Rỉ sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở ấp 1 xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội trưởng du kích xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Lê Văn Rỉ tham gia đội du kích từ tháng 9 năm 1960, đầu năm 1961 đồng chí là tiểu đội trưởng đã cùng tiểu đội gây cho địch nhiều tổn thất lớn. Lê Văn Rỉ vẫn thường nói với đồng đội rằng: “Tôi sẽ chiến đấu đến viên đạn và hơi thở cuối cùng, không bao giờ khuất phục kẻ thù”.

Trong những năm 1962 - 1964 địa bàn Lê Văn Rỉ phụ trách đã trở thành nơi ngăn chặn và đánh địch có hiệu quả tiêu biểu của địa phương. Bằng các loại vũ khí thô sơ chủ yếu là chông, mìn, trái tự tạo, đồng chí đã hình thành tuyến chống càn và sau này trở thành đường giao liên quan trọng cho đến ngày giải phóng.

Hai năm 1965 - 1966 là giai đoạn khó khăn nhất của lực lượng vũ trang địa phương, vũ khí thiếu nghiêm trọng, Lê Văn Rỉ đã chế tạo ra những bàn chông, quả mìn để trang bị cho bộ đội và cung cấp cho các đơn vị bạn, đồng thời đồng chí còn phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn mọi người cùng chế tạo.

Mùa khô năm 1965, Lê Văn Rỉ đã chỉ huy tiểu đội đặt mìn phục kích 1 đại đội biệt kích đang trên đường đánh vào căn cứ của ta. Đồng chí vừa chiến đấu vừa dụ địch vào trận địa bày sẵn. Một tiểu đội đich bị thiệt hại nặng, cơ quan lãnh đạo của xã được bảo vệ an toàn.

Tháng 12 năm 1966 địch tổ chức một trận càn với quy mô lớn hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của huyện. Với tinh thần mưu trí và dũng cảm, Lê Văn Rỉ đã chỉ huy một bộ phận nhỏ nổ súng thu hút hỏa lực của địch để bộ phận còn lại bí mật rút về phía sau cùng lực lượng tại chỗ bảo vệ huyện ủy. Trận càn của địch bị bẻ gẫy hoàn toàn.

Tháng 6 năm 1967, trong một lần đi làm nhiệm vụ, tổ của Lê Văn Rỉ không may lọt vào ổ phục kích của một tiểu đoàn địch. Lực lượng quá chênh lệch. Biết không thể qua được, đồng chí đã giục đồng đội rút lui còn mình ở lại quyết tử với kẻ thù, Lê Văn Rỉ bị thương gãy một chân, song vẫn kiên cường chiến đấu diệt 4 tên địch. Đến khi hết đạn và kiệt sức do vết thương quá nặng, kiên quyết không để sa vào tay giặc. Lê Văn Rỉ ôm gọn 2 trái lựu đạn bật chốt an toàn nằm sấp chờ giặc đến. Bọn giặc tưởng đồng chí đã chết, chúng tập trung lật dậy như để xem “tên Việt cộng”. Nhanh như chớp, với sức lực còn lại Lê Văn Rỉ tung 2 trái lựu đạn, diệt 12 tên giặc và đồng chí đã anh dũng hy sinh đúng như lời nguyền của mình khi còn sống.

Đồng chí đã nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ quyết thắng, danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng và được công nhận là một du kích tiêu biểu của tỉnh Long An.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Văn Rỉ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:24:20 pm

ANH HÙNG PHAN VĂN TÌNH
(Liệt sĩ)

Phan Văn Tình sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Phong Thạnh (nay là xã Bình An), huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, tham gia du kích năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là chiến sĩ trung đội du kích xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong gần 3 năm tham gia công tác và chiến đấu trong đội du kích của xã, Phan Văn Tình tỏ ra hăng hái, ngoan cường trong chiến đấu, đã đánh 10 trận đạt hiệu quả chiến đấu cao.

Ngày 20 tháng 10 năm 1962 trong khi cùng đồng đội đi vận động nhân dân đấu tranh chính trị, Phan Văn Tình gặp địch tại Rạch Cầu Kè. Để giữ bí mật và đảm bảo cho đồng đội an toàn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, đồng chí đã nhận thu hút địch về phía mình. Phan Văn Tình đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Bị sa vào tay giặc, đồng chí đã dũng cảm, hiên ngang không khai báo, bảo vệ an toàn cơ sở bí mật. Mặc dù bị địch tra tấn rất dã man, dùng xe kéo lê trên đường, dùng lưỡi lê đâm từ từ vào cổ họng. Song, Phan Văn Tình vẫn hiên ngang, lẫm liệt, chấp nhận cái chết vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ, để lại trong tâm khảm nhân dân trong vùng niềm kính trọng, yêu mến.

Đồng chí đã thể hiện ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất trước kẻ thù, là tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phan Văn Tình được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:25:07 pm

ANH HÙNG CHÂU VĂN BIẾT
(Liệt sĩ)

Châu Văn Biết sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Mỹ (cũ), nay là ấp Long Mỹ, xã Phước Long Hội, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi hy sinh, đồng chí là xã đội trưởng du kích xã Long Mỹ, huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai. Trải qua gần 4 năm tham gia cách mạng (từ cuối năm 1969 đến tháng 3 năm 1973) Châu Văn Biết đã chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 17 trận. Đồng chí đã diệt được 13 lính chư hầu, 17 tên lính ngụy, bắt 6 tù binh, phá hủy 1 xe M113, thu 4 súng cá nhân và hàng ngàn viên đạn cùng nhiều quân trang, quân dụng khác của địch.

Sau Tết Mậu Thân (1968), quân ngụy với sự hỗ trợ của liên quân Mỹ - chư hầu tiến hành bình định đặc biệt, chà đi xát lại rất ác liệt ở vùng xã Phước Long Hội nhằm đánh bật lực lượng cách mạng ra ngoài, hòng xóa căn cứ Minh Đạm của ta. Năm 1970, sau khi điều tra kỹ tình hình địch, Châu Văn Biết đã tự chế tạo 1 khối thuốc nổ 12kg gài tại Bàu Giang (Long Mỹ) phá hủy 1 xe M113 và diệt gọn 1 tiểu đội lính Úc 12 tên.

Tháng 7 năm 1972, Châu Văn Biết với cương vị là xã đội trưởng Long Mỹ đã cùng 3 đồng chí thuộc tiểu đoàn 445 của huyện chống trả với 2 đại đội bảo an thuộc tiểu đoàn 701 của địch càn vào Long Mỹ. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra quyết liệt từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, Châu Văn Biết cùng đồng đội liên tiếp nhặt và ném trả lựu đạn địch, có lúc dùng cả hai tay hớt quăng lên. Sau đó được tiểu đoàn 445 chi viện, đẩy lùi cuộc càn quét của địch. Tổ chiến đấu do đồng chí chỉ huy đã diệt hơn 40 tên địch, khiến cho tiểu đoàn bảo an 701 hoàn toàn mất tinh thần chiến đấu. Gương chiến đấu dũng cảm của Châu Văn Biết với chiến thắng Bàu Ong Vực (xã Long Mỹ) được huyện đội, huyện ủy phổ biến học tập trong quân và dân của huyện.

Ngày 26 tháng 3 năm 1973, khi Châu Văn Biết cùng một đồng chí đi nắm tình hình địch thì bị lọt vào ổ phục kích của một trung đội bảo an địch. Ngay loạt súng đầu tiên của địch đồng chí đã bị thương vào đùi. Châu Văn Biết vẫn bình tĩnh bảo vệ cho đồng đội rút lui rồi giả hàng để dụ địch vào gần mới ném lựu đạn. Nhưng lựu đạn không nổ, quả còn lại đồng chí mở chốt, gài vào người và nằm úp xuống. Địch từng bước tiến đến chỗ đồng chí nầm, khi chúng lật đồng chí lên lựu đạn nổ làm 2 tên chết và 1 tên bị thương.

Gương hy sinh anh dũng của Châu Văn Biết được đồng đội và nhân dân mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba và nhiều bằng khen, giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Châu Văn Biết được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:25:56 pm

ANH HÙNG ĐOÀN TRIẾT MINH
(Liệt sĩ)

Đoàn Triết Minh (tức Bẩy Đen), tên thật là Đặng Minh Nhuận, sinh năm 1932, quê ở xã Long Châu (nay là phường Ba), thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Nhập ngũ tháng 1 năm 1948. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1, tiểu đoàn 261, Quân khu 8, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Là một học sinh sớm giác ngộ cách mạng. Năm 16 tuổi Đoàn Triết Minh gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp tại quê hương. Năm 1954, đồng chí cùng đơn vị tập kết ra Bắc đến năm 1961 đồng chí được trở về miền Nam tham gia chiến đấu giải phóng quê hương. Qua các cương vị từ chiến sĩ đến cán bộ đại đội. Đoàn Triết Minh luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thành tích nổi bật đặc biệt xuất sắc của Đoàn Triết Minh là đã chỉ huy đại đội 1, tiểu đoàn 261, Quân khu 8 phối hợp với 1 trung đội (thiếu) bộ đội huyện Châu Thành và du kích xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (cũ) nay là tỉnh Tiền Giang, đánh bại cuộc càn của chủ lực Mỹ - ngụy dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, tư lệnh vùng 4 chiến thuật với số lượng đông gấp hàng trăm lần, có máy bay, pháo binh và xe bọc thép hỗ trợ tấn công vào Ấp Bắc, ngày 2 tháng 1 năm 1961.

Cuộc chiến đấu đã diễn ra vô cùng ác liệt trong 12 giờ liền (từ 6 giờ sáng đến 18 giờ). Mặc dù so sánh lực lượng không có lợi cho ta, địch đã sử dụng tối đa lực lượng quân dù thiện chiến, xe bọc thép M113 và trực thăng vũ trang. Bẩy Đen đã mưu trí, kiên quyết tổ chức bộ đội, cùng với bộ đội địa phương và du kích xã chặn đánh tiêu diệt địch ngay khi chúng tổ chức tiến công vào địa bàn, giữ vững trận địa. Quá trình chiến đấu, do bị bắn rơi nhiều máy bay trực thăng, bị phá hủy nhiều xe bọc thép và tổn hao về sinh lực, địch buộc phải bỏ dở cuộc càn và rút lui.

Dưới sự chỉ huy của Bẩy Đen, đại đội 1 cùng với quân dân Ấp Bắc đã đánh bại chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" của Mỹ trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long tạo nên khí thế mới trong phong trào thi đua diệt máy bay trực thăng và xe bọc thép của địch trong toàn quân khu. Với cương vị chỉ huy, Bẩy Đen đã thể hiện tư tưởng tiến công chỉ huy kiên quyết, linh hoạt, táo bạo và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đoàn Triết Minh đã anh dũng hy sinh trong trận chỉ huy đơn vị tiến công địch ở Mỹ Tho ngày 30 tháng 8 năm 1963.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Đoàn Triết Minh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:26:46 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CỐNG
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Cống (tức Út Ruộng) sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tham gia cách mạng năm 1950, nhập ngũ năm 1959. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đại đội 513 đặc công bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Cống sinh trưởng trong một gia đình nông dân, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, là cơ sở bảo vệ mật. Khi được chuyển sang lực lượng vũ trang, từ năm 1959 đến năm 1963 Nguyễn Văn Cống đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Là một trong những cán bộ đầu tiên xây dựng lực lượng đặc công của tỉnh Trà Vinh, Nguyễn Văn Cống đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong huấn luyện xây dựng và tổ chức lực lượng đáp ứng với các yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trong chiến đấu đồng chí tỏ rõ bản lĩnh ngoan cường của một cán bộ chỉ huy, mưu trí, linh hoạt và kiên quyết. Nguyễn Văn Cống đã cùng với đơn vị góp phần phá vỡ mạng lưới đồn bốt, giải phóng một số xã của hai huyện Cầu Ngang và Trà Cú, tạo thành thế liên hoàn cho lực lượng ta hoạt động.

Năm 1960 đồng chí đã chỉ huy đơn vị đặc công tỉnh - mới thành lập, có 7 người - đánh trận đầu thắng lợi, tiêu diệt công sở tề xã Long Vĩnh, diệt 20 tên. Tiếp đó, vào năm 1963 Nguyễn Văn Cống chỉ huy tiêu diệt đồn Cái Già, xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang tiêu diệt 1 trung đội địch chốt giữ trong đó có tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân.

Để bảo vệ cơ sở và cứu thoát cán bộ ta bị địch bắt đồng chí đã chỉ huy 3 chiến sĩ dùng kỷ thuật đặc công đột nhập vào bệnh viện quận Long Toàn cứu cán bộ của ta bị địch bắt đang giam giữ tại đây. Nhiệm vụ khó khăn, lại mới bị thương chưa lành hẳn, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao đồng chí vẫn kiên quyết tự nhận trách nhiệm chỉ huy thực hành nhiệm vụ đạt kết quả tốt.

Khi chỉ huy đại đội đặc công tham gia mũi chủ yếu, đồng chí linh hoạt, dũng cảm, có lối đánh táo bạo tổ chức chỉ huy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ mở cửa, đột phá tạo điều kiện để đơn vị bạn phát triển và giành thắng lợi.

Đồng chí là một cán bộ chỉ huy tiêu biểu, có nhiều công sức xây dựng lực lượng đặc công tỉnh Trà Vinh lớn mạnh, trưởng thành. Nguyễn Văn Cống sống giản dị, gần gũi được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được Quân khu tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công".

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Văn Cống được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:27:45 pm

ANH HÙNG HỒ MINH LUÔNG
(Liệt sĩ)

Hồ Minh Luông, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Thới An, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, tham gia cách mạng năm 1960, nhập ngũ tháng 1 năm 1962. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên đại đội 247 bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1960 Hồ Minh Luông đã tham gia công tác ở địa phương, là cán bộ xã đội, được đào tạo thành cán bộ trung đội, làm cán bộ chính trị tiểu đoàn Phú Lợi, sau đó làm chính trị viên đại đội 247. Suốt quá trình tham gia chiến đấu ở đại đội 247 đồng chí đã lập thành tích đặc biệt xuất sắc, thể hiện tư tưởng tiến công địch, không ngại gian khổ ác liệt, hy sinh; chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận đạt hiệu quả cao, diệt nhiều địch thu nhiều vũ khí, đơn vị giữ thế bám trụ vững chắc ở vùng ven Sóc Trăng suốt những năm ác liệt.

Tháng 6 năm 1967, Hồ Minh Luông đã táo bạo, kiên quyết chỉ huy đánh đồn Phú Hữu ngay giữa ban ngày, tiêu diệt 3 tên địch, bắt sống 7 tên, thu 90 súng các loại.

Trong trận tiến công vào thị xã Sóc Trăng ngày 17 tháng 1 năm 1968 đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh hiếm hậu cứ tiểu đoàn 3 trung đoàn 33 của địch, diệt 30 tên sau đó đơn vị bám trụ ở vùng ven thị xã đến cuối năm 1969. Trong thời gian này Hồ Minh Luông đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận, diệt và làm bị thương hơn 1.000 tên địch, bắn cháy và phá hỏng 10 xe M113, bắn rơi và bị thương 10 máy bay.

Ngày 3 tháng 9 năm 1969, trong khi đơn vị cùng với đội biệt động thị xã và du kích xã Trường Khánh lập bàn thờ và làm lễ truy điệu Bác Hồ tại ấp Trường Lộc, thì địch dùng 2 tiểu đoàn bộ binh, có máy bay và 18 xe M113 liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vào khu vực đơn vị và nhân dân tổ chức lễ truy điệu, Với tình cảm sâu sắc với lãnh tụ kính yêu, và quyết tâm cao đồng chí đã trực tiếp chỉ huy đơn vị bám trụ giữ vững trận địa và bàn thờ Bác. Trong suốt 7 ngày đêm chiến đấu với một lực lượng địch đông gấp hơn 20 lần có máy bay, pháo binh và xe bọc thép chi viện, bẻ gãy được cuộc càn, tiêu diệt 100 tên, 4 xe M113, bắn bị thương 4 máy bay; đại đội 247 với thành tích "Anh dũng, kiên cường, bám trụ diệt địch" đã được tuyên dương Đơn vị Anh hùng.

Ngày 12 tháng 11 năm 1969, trong một trận chiến đấu Hồ Minh Luông đã hy sinh anh dũng.

Đồng chí là một cán bộ chỉ huy, một bí thư chi bộ có đạo đức phẩm chất tốt, bản lĩnh chiến đấu kiên cường, có tinh thần đoàn kết, kỷ luật, được đồng đội và nhân dân tin yêu.

Ngày 20 thảng 12 năm 1994, Hồ Minh Luông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:28:31 pm

ANH HÙNG SƠN KHINH
(Liệt sĩ)

Sơn Khinh sinh năm 1930, dân tộc Khơ-me, quê ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, tham gia cách mạng tháng 12 năm 1958. Nhập ngũ năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là huyện đội phó, huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, Sơn Khinh sớm tìm đến với cách mạng. Từ năm 1958 gia đình đồng chí đã thường xuyên đưa đón cán bộ, nắm tình hình hoạt động của địch để cung cấp cho cách mạng. Năm 1960 Sơn Khinh chính thức tham gia du kích xã. Trong 8 năm công tác, chiến đấu trên các cương vị khác nhau đồng chí đã thể hiện bản lĩnh vững vàng của một cán bộ chỉ huy.

Năm 1960 trong một lần đi công tác, Sơn Khinh gặp tên phân liên đoàn trưởng, đồng chí cùng với 2 người khác đã xông vào dùng dao găm đâm chết tên này. Cũng năm đó, Sơn Khinh chỉ huy du kích xã Vĩnh Phước phối hợp với bộ đội tập kích 1 trung đội biệt kích ở chùa Trà Vôn, bọn địch ngoan cố ở trên nóc chùa xả súng dữ dội vào đội hình ta. Đồng chí đã dũng cảm dẫn đầu lực lượng xung phong tràn vào tiêu diệt hỏa điểm, tạo điều kiện cho đơn vị giành thắng lợị hoàn toàn.

Trong thời gian 4 năm làm xã đội trưởng Vĩnh Phước, Sơn Khinh đã chỉ huy đánh nhiều trận có hiệu quả cao, diệt và bắt sống 200 tên địch, thu 39 súng các loại.

Năm 1968, trên cương vị huyện đội phó đồng chí đã tham gia chỉ huy trận chống càn của sư đoàn 21 ngụy tại Chòm Điền xã Vĩnh Phước, lực lượng ta đã kìm chân sư đoàn ngụy tại đây mấy ngày, địch phải rút chạy để lại 50 xác chết. Trong trận này Sơn Khinh đã anh dũng hy sinh, để lại trong nhân dân và lực lượng vũ trang Vĩnh Phước niềm tiếc thương vô hạn.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huy chương Quyết thắng, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Sơn Khinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Ba, 2016, 03:29:22 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ BẨY
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Bé Bẩy (tức Nguyễn Văn A) sinh năm 1947 dân tộc Kinh, quê ở xã Long Điền, huyện Giá Rai tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 4 năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó thuộc đại đội 71, tiểu đoàn Phú Lợi, bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, cha mẹ mất sớm, Bé Bẩy phải đi ở làm thuê kiếm sống. Năm 13 tuổi đồng chí đi theo bộ đội, làm liên lạc. Trong hơn 5 năm tham gia chiến đấu Bé Bẩy luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong trận đánh đồn ngã tư Phổ Sinh tháng 8 năm 1945, Bé Bẩy là chiến sĩ liên lạc đại đội, đồng chí đã lọt vào trong đồn địch, dũng mãnh đánh xáp lá cà với địch, phối hợp cùng đại đội tấn công từ ngoài vào, tiêu diệt và làm bị thương trên 100 tên, thu 50 súng. Riêng đồng chí diệt 20 tên, thu 20 súng.

Tháng 1 năm 1965, Bé Bẩy cùng đại đội đi phục tích đánh tiểu đoàn bảo an đi cứu viện đồn Tam Sóc (Mỹ Tú - Châu Thành), đồng chí đã mưu trí gọi hàng 7 tên, thu 7 súng, cả tiểu đoàn địch bị đại đội của ta nổ súng phải tháo chạy.

Trong trận chống càn ở Định Hòa, Gia Hòa, Mỹ Xuyên tháng 12 năm 1965, mặc dù đang đợi để đi báo công, đồng chí vẫn xin được tham gia chiến đấu cùng đơn vị. Bé Bẩy được phân công nổ súng kìm chân địch, đồng chí đã mưu trí vừa đánh vừa dụ địch vào hỏa lực của ta để đơn vị tiêu diệt. Với tinh thần ngoan cường đồng chí đã bám trụ chống càn đến ngày thứ năm, bắn đến viên đạn cuối cùng. Không để súng rơi vào tay giặc, Bé Bẩy đã đập gẫy súng rồi vật lộn với địch và anh dũng hy sinh giữa lúc tuổi đời vừa tròn 18.

Sự hy sinh dũng cảm của Bé Bẩy đã góp phần cổ vũ đơn vị xông lên phản kích đập tan trận càn của địch. Trong trận này riêng đồng chí Bé Bẩy đã tiêu diệt 30 tên.

Trong hơn 5 năm tham gia chiến đấu và công tác đồng chí đã 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua cấp Quân khu và năm 1965 được báo cáo điển hình tại Đại hội Chiến sĩ thi đua Quân khu 9.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Văn Bé Bẩy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:40:17 am

ANH HÙNG VÕ VĂN KIẾT
(Liệt sĩ)

Võ Văn Kiết (tức Mười Quốc) sinh năm 1924, quê ở xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, tham gia cách mạng năm 1946. Khi hy sinh đồng chí là chiến đoàn phó chiến đoàn 2, Quân khu 8, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ ngày tham gia hoạt động cách mạng Võ Văn Kiết đã giữ nhiều chức vụ về đảng và chính quyền, luôn nêu tấm gương tiêu biểu, chủ động tiến công địch, tổ chức quần chúng đứng lên diệt ác, phá kim; luôn sâu sát, tận tụy trong công việc; chỉ huy chiến đấu dũng cảm, sáng tạo, luôn nhận khó khăn về mình nhường thuận lợi cho bạn, đã lập được nhiều chiến công xuất sắc.

Tháng 3 năm 1960 với cương vị trưởng ban quân sự huyện, Võ Văn Kiết đã tổ chức võ trang tuyên truyền phát động nhân dân diệt ác, phá kìm trong toàn huyện.

Năm 1963 đồng chí chỉ huy lực lượng vũ trang vào ấp chiến lược trừng trị bọn ác ôn và trụ lại trong ấp hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh, từ đó phát động toàn huyện phá ấp chiến lược.

Năm 1965 với cương vị chính trị viên kiêm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 514 bộ đội tỉnh, Võ Văn Kiết đã chỉ huy tiểu đoàn liên tục chiến đấu giành nhiều thắng lợi.

Tháng 6 năm 1966 Võ Văn Kiết chỉ huy tiểu đoàn tập kích trường huấn luyện hạ sĩ quan Tân Hiệp và tấn công quận Cái Bè tiêu diệt 100 tên địch có cả tên quận trưởng và tên cố vấn Mỹ, thu nhiều vũ khí, đạn dược.

Cuối năm 1966, Võ Văn Kiết chỉ huy tiểu đoàn đánh tiêu diệt gọn trung đội Mỹ bảo vệ căn cứ Bình Đức, sau đó chỉ huy 1 đại đội tập kích chi đội xe M113 tại Giồng Dứa, phá hủy 9 xe M113 thu nhiều vũ khí, trên đường trở về căn cứ đụng phải đại đội biệt kích Mỹ, đơn vị đã dũng cảm chiến đấu diệt hơn 60 tên.

Năm 1967, trên địa bàn của tỉnh địch tập trung 21 tiểu đoàn gồm lính Mỹ, quân chủ lực ngụy cộng với các tiểu đoàn lính bảo an tỉnh Long An, Vĩnh Long, Mỹ Tho mở cuộc càn lớn. Đồng chí đã chỉ huy tiểu đoàn 514 tập kích diệt gọn sở chỉ huy lữ đoàn 2, sư đoàn 9 Mỹ, diệt gần 200 tên, thu và phá hủy toàn bộ máy móc quân sự, đồng thời thu lại được toàn bộ số súng AK, đại liên, ĐK75 mà địch thu của đơn vị bạn.

Tết Mậu Thân (1968) Võ Văn Kiết chỉ huy tiểu đoàn 514 tiến công thành phố Mỹ Tho, đơn vị đồng chí là một trong những đơn vị đầu tiên vào nội đô thành phố.

Tháng 3 năm 1968, Võ Văn Kiết chỉ huy đơn vị chống càn ở Long Bình Điền (Chợ Gạo) bắn rơi 9 máy bay trực thăng của Mỹ.

Võ Văn Kiết đã anh dũng hy sinh trong trận chống càn ngày 10 tháng 5 năm 1968.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Võ Văn Kiết được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:41:00 am

ANH HÙNG PHAN THỊ RÀNG
(Liệt sĩ)

Phan Thị Ràng (tức Tư Phùng) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; trú quán tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Khi hy sinh, đồng chí là huyện ủy viên huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phan Thị Ràng được huyện ủy phân công về công tác ở xã Thổ Sơn. Tại đây đồng chí đã tích cực làm công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng, vận động được 20 thanh niên nhập ngũ được bà con tin yêu quý mến.

Tháng 1 năm 1962 địch tập trung 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ của ta ở Ba Hòn (Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc). Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt. Đồng chí vừa là liên lạc giữa các đơn vị trong khu vực, vừa tổ chức, vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận phối hợp với các hoạt động quân sự buộc địch phải bỏ dở cuộc càn. Đêm 8 rạng ngày 9 tháng 1 năm 1962, trên đường đi làm nhiệm vụ thì Phan Thị Ràng bị địch bắt. Mặc dù địch tra tấn dã man kể cả những nhục hình và dụ dỗ, đồng chí vẫn môt lòng trung kiên với cách mạng, tin tưởng ở thắng lợi thuộc về nhân dân, tiếp tục làm công tác binh vận, và tìm cách thông báo cho đồng chí đồng bào những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù. Lồng lộn, tức tối kẻ thù đã giết hại đồng chí một cách dã man.

Sự hy sinh và tấm gương sáng ngời của Phan Thị Ràng đã truyền thêm sức mạnh và lòng căm thù giặc cho các lực lượng vũ trang và nhân dân vùng Ba Hòn, quyết tâm đánh địch, bảo vệ quê hương.

Cuộc đời chiến đấu của Phan Thị Ràng, tuy ngắn ngủi, nhưng đã thể hiện đầy đủ bản chất, truyền thống chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Hình ảnh đồng chí đã khắc sâu trong tâm khảm người dân xứ Hòn cùng với những chiến công chói ngời của quê hương. Được nhà văn Anh Đức khắc họa bằng hình ảnh chị Bẩy Sứ trong tác phẩm Hòn Đất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phan Thị Ràng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:41:47 am

ANH HÙNG MAI THỊ NƯƠNG
(Liệt sĩ)

Mai Thị Nương (tức Mai Hồng Hạnh), sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, tham gia hoạt động cách mạng tháng 1 năm 1957. Khi hy sinh, đồng chí là đội trưởng diệt ác kiêm bí thư chi đoàn xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 1 năm 1957, Mai Hồng Hạnh được giao làm công tác giao liên cho xã. Do cha mẹ, anh chị chưa đồng ý cho đi, nên Hồng Hạnh phải đi lén gia đình. Một mình một xuồng xuôi ngược trên sông Cái Bè, nhiều đêm gặp giông, gió, hoặc đụng địch biệt kích, đồng chí đã bình tĩnh khôn khéo vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tháng 6 năm 1958, Hồng Hạnh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí được phân công vận động và chịu trách nhiệm tổ chức một đội vũ trang diệt ác bí mật ở ấp Cò Tuất (tiền thân đội du kích xã Thanh Hòa). Hồng Hạnh còn vận động và tổ chức cho bà con ấp Cò Tuất và một số ấp lân cận kéo lên quận lỵ Kiến Bình (nay là Giồng Riềng), đấu tranh đòi địch bồi thường tính mạng và tài sản cho những gia đình có người thân bị chết và hư hao tài sản do địch bắn phá bừa bãi. Trong các cuộc đấu tranh đó, đồng chí luôn bám sát và hướng dẫn quần chúng đấu tranh có tình, có lý buộc địch phải đáp ứng các yêu cầu. Qua đó đồng chí càng được quần chúng tin yêu.

Đầu năm 1959 một lần đi công tác, bị địch phục bắt Mai Hồng Hạnh đã khôn khéo khai là do gia đình ép gả lấy chồng nên phải trốn nhà ra đi. Vì không có chứng cớ gì và trước thái độ bình tĩnh cứng cỏi của đồng chí nên địch phải thả. Sau đó đồng chí phải rút vào hoạt động bí mật và được giao phụ trách đội vũ trang diệt ác kiêm bí thư chi đoàn xã Thạnh Hòa. Với cương vị đó đồng chí đã cùng đội diệt được nhiều tên ác ôn có nhiều nợ máu, tạo điều kiện cho cách mạng hoạt động.

Tháng 9 năm 1960, trong lúc Hồng Hạnh cùng đội vũ trang họp bàn kế hoạch diệt ác, thì bị bọn biệt kích bí mật bao vây và bất ngờ ập vào địa điểm họp. Đồng chí cùng đồng đội đã chiến đấu quyết liệt bằng vũ khí thô sơ làm bị thương 2 tên. Hồng Hạnh ra lệnh cho đội rút lui còn đồng chí chạy ra đồng đánh lạc hướng địch để đội vũ trang rút lui an toàn. Còn Hồng Hạnh bị địch bắt.

Bằng mọi thủ đoạn dụ dỗ, tra tấn rất dã man: đổ nước xà bông, gí điện vào vú, đánh chết đi sống lại nhiều lần nhưng Hồng Hạnh vẫn kiên cường chửi vào mặt chúng: "Tao chết đi sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người khác đứng lên tiêu diệt bọn bay" và đồng chí hô to: "Hồ Chí Minh muôn năm". Địch giết đồng chí bằng biện pháp rất man rợ: xẻo vú, xẻo tai, xẻo thịt, mổ bụng để lấy gan, mật. Phút cuối cùng đồng chí còn gắng gượng phun nước miếng vào mặt tên ác ôn.

Hồng Hạnh ngã xuống trước sự chứng kiến của hàng chục vợ lính. Họ khiếp sợ và khâm phục ý chí bất khuất của đồng chí và loan tin cả chợ Giồng Riềng đều xúc động thương tiếc.

Mai Hồng Hạnh đã nêu tấm gương sáng của người nữ đảng viên cộng sản một lòng vì nhân dân chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở đến hơi thở cuối cùng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Mai Hồng Hạnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:42:31 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KIẾN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Kiến, sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê ở xã Thổ Sơn, huyện Châu Thành A (nay thuộc huyện Hòn Đất), tỉnh Kiên Giang, tham gia cách mạng năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ liên lạc đơn vị quân y huyện Châu Thành A.

Nguyễn Văn Kiến sinh ra trong một gia đình cách mạng, cha bị giặc giết. Tuy mới lên 9 tuổi nhưng Nguyễn Văn Kiến đã có nguyện vọng thoát ly trực tiếp trả thù cho cha; được gia đình gửi vào đơn vị quân y làm liên lạc.

Trong nhiệm vụ liên lạc dù thời gian, hoàn cảnh nào Nguyễn Văn Kiến cũng tìm mọi cách hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt trong 2 trận càn 78 ngày năm 1969 và 132 ngày đêm năm 1971, Nguyễn Văn Kiến vượt qua hiểm nguy đi 120 chuyến liên lạc giữa đơn vị và cơ quan cấp trên an toàn. Ngoài nhiệm vụ liên lạc, Nguyễn Văn Kiến còn đi nhặt đạn lép cho du kích chế mìn đánh giặc.

12 giờ ngày 14 tháng 8 năm 1971 địch đột nhập vào cửa hang quân y, không kịp báo cơ quan, Nguyễn Văn Kiến dùng súng AR15 bắn vào đội hình địch diệt 5 tên, nhờ đó đơn vị kịp thời ra chiến đấu, bảo vệ được thương binh. Trong một trận, Nguyễn Văn Kiến cùng hai đồng chí khác dùng mìn phục kích ở một hang, khi địch vào, cho mìn nổ diệt gọn 1 trung đội địch.

Một lần phát hiện địch đi càn thường chui vào hang để nghỉ, Nguyễn Văn Kiến cùng 2 đồng chí đem mìn đến chôn trước và ngụy trang cẩn thận. Đúng như dự kiến, địch vừa đến hang, Nguyễn Văn Kiến chập điện, mìn nổ, ba người xông ra nổ súng diệt thêm một số tên. Kết quả, diệt được 1 trung đội địch sau đó trở về an toàn.

Ngày 13 tháng 5 năm 1971, địch tấn công lên đồi Hòn Đất, trong lúc đó một đơn vị chủ lực vừa đến trú quân, do không thông thạo địa hình nên định hành quân tránh địch. Nghe tin Nguyễn Văn Kiến gặp chỉ huy đơn vị nói: "Nếu các anh không đánh, địch vào được hang thì các anh chết hết". Nói xong một mình một súng Nguyễn Văn Kiến lao ra bắn vào đội hình địch. Địch phản công quyết liệt, bộ đội ta tổ chức chiến đấu chi viện. Địch cho pháo bắn tới, dùng M79 bắn lên, Nguyễn Văn Kiến đã trúng đạn hy sinh anh dũng lúc 14 tuổi.

Khi còn sống Nguyễn Văn Kiến luôn hăng hái nhiệt tình, không nề hà vất vả, khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, hăng say giết địch, tấm gương của Nguyễn Văn Kiến đã làm cho nhân dân và lực lượng vũ trang xã huyện tự hào mến phục.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Văn Kiến được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:43:18 am

ANH HÙNG TRẦN THANH LẠC
(Liệt sĩ)

Trần Thanh Lạc sinh năm 1945, quê ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, nhập ngũ năm 1966. Khi hy sinh, đồng chí là huyện đội trưởng huyện đội Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, có truyền thống cách mạng Trần Thanh Lạc sớm ý thức được lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

Trưởng thành từ chiến sĩ lên đại đội trưởng rồi huyện đội trưởng, ở cương vị nào Trần Thanh Lạc cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, thương yêu đồng chí, đồng đội, bám trụ chiến đấu kiên cường, chủ động tiến công địch trong mọi điều kiện. Đồng chí đã chiến đấu trên 60 trận, diệt hàng trăm tên địch, bắn rơi một máy bay F4, thu nhiều vũ khĩ, trang bị.

Đầu năm 1967, Trần Thanh Lạc chỉ huy 6 đồng chí trong đội biệt động kết hợp với trung đội bộ đội huyện tập kích 1 tiểu đoàn dù, diệt tại chỗ 75 tên, thu 6 súng

Tháng 5 năm 1968, Trần Thanh Lạc chỉ huy đội đặc công 15 người đánh tập kích 1 đại đội bảo an cách chi khu Tri Tôn 1 ki-lô-mét. Đồng chí chỉ huy cả 3 mũi luồn lách di chuyển dưới làn đạn địch, bám sát địch để đánh. Kết quả đánh thiệt hại nặng đại đội bảo an, số còn lại phải rút chạy, đơn vị thu vũ khí trở về căn cứ an toàn.

Trận chiến đấu 128 ngày đêm tại đồi Tức Dụp, đơn vị phải chịu đựng gian khổ, đói khát và hứng chịu nhiều bom đạn kể cả chất độc hóa học, nhưng đồng chí đã cùng anh em kiên trì bám trụ chiến đấu giằng co với địch từng vách núi, hang đá, mỏm đồi. Tháng 2 năm 1969, Trần Thanh Lạc chỉ huy 2 đồng chí đánh ngăn chặn cả 1 tiểu đoàn quân chi viện của địch. Đồng chí đã lợi dụng địa hình luồn lách theo vách đá, từ dưới hang lên cùng đồng đội dùng thủ pháo, lựu đạn diệt 36 tên, thu 3 súng M79, 1 máy truyền tin.

Tháng 7 năm 1969, địch hành quân càn quét núi Tờ có pháo binh, xe tăng và máy bay yểm trợ, Trần Thanh Lạc chỉ huy tiểu đội cùng đơn vị bạn phục kích đánh địch tiêu diệt được hai phần ba quân số của tiểu đoàn biệt kích. Tiểu đội đồng chí thu 6 súng. Riêng đồng chí bắn rơi 1 máy bay F4 bằng súng trung liên. Sau đó Trần Thanh Lạc chỉ huy tổ 3 người đột kích từ Lò Ảng lên đỉnh Thày Sòi dùng lựu đạn thủ pháo đánh xuống, tiêu diệt 1 đại đội địch đang co cụm, thu 6 súng rồi cùng đồng đội chốt chặn làm chủ trận địa.

Khi Tỉnh ủy có lệnh cho rút lực lượng ta ra khỏi Tức Dụp về căn cứ, Trần Thanh Lạc đã có sáng kiến gom súng đã hư hỏng chất lại rồi gài 4 quả mìn, cho anh em rút ra vị trí an toàn gần đó. Địch không thấy có quân ta chốt giữ liền đến gần, thấy súng chúng xô vào lục soát, mìn nổ chết hàng chục tên. Đến đêm đồng chí cùng đồng đội dùng 40 quả đạn cối, pháo, mìn và thuốc nổ TNT cho vào 2 bao gắn nụ xòe dùng ván cây thả xuống hang diệt gọn 1 đại đội địch đóng trong đó.

Đêm ngày 20 tháng 4 năm 1973, Trần Thanh Lạc chỉ huy 1 tiểu đội tập kích đồn cầu 13. Đơn vị giả trang lính ngụy hành quân theo trục lộ từ cầu 16 (thị trấn Tri Tôn) vào đến đồn cầu 13 là nổ súng tiến công tiêu diệt địch. Triệt hạ được cầu 13, đồng chí cũng bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu này.

Trần Thanh Lạc đã được tặng thưởng 3 danh hiệu dũng sĩ; 3 bằng khen; 9 giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Trần Thanh Lạc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:43:56 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KHẢI
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Khải sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ năm 1957. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội trưởng, đại đội đặc công bộ đội địa phương tỉnh Đồng Tháp.

Suốt 9 năm chiến đấu gian khổ, ác liệt Nguyễn Văn Khải luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập được nhiều chiến công. Đồng chí đã tham gia 85 trận chiến đấu lớn nhỏ, có 33 trận chiến đấu với cương vị từ tiểu đội trưởng đến đại đội trưởng.

Ngày 10 tháng 2 năm 1960, như thường lệ 2 xe bọc thép của địch đi tuần tra quanh khu trù mật Hậu Mỹ (một trong những khu gom dân hoàn chỉnh của địch) tiểu đội đặc công do Nguyễn Văn Khải phụ trách đã tổ chức phục kích, khi xe địch cách Hậu Mỹ khoảng 2 ki-lô-mét thì 1 chiếc trúng mìn bị phá hủy tại chỗ, chiếc còn lại điên cuồng bắn trả và tháo chạy. Nguyễn Văn Khải đã nhanh chóng đuổi theo lợi dụng địa hình lao lên xe dùng thủ pháo bắt sống kíp lái xe gồm 4 tên. Phát huy thắng lợi trên, ta đã bức rút 2 đại đội địch, san bằng khu trù mật giải phóng 10.000 dân. Thắng lợi trên đã được tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác học tập; mở màn cho phong trào đánh giao thông, diệt cơ giới ở tỉnh Kiến Phong.

Tháng 5 năm 1961 trung đội đặc công do Nguyễn Văn Khải phụ trách làm nhiệm vụ mở cửa và giữ cửa cho 1 đại đội của tiểu đoàn 502 diệt đồn Bà Dù. Ở đây địch có 1 đại đội gồm những tên ngoan cố và có kinh nghiệm lại được tăng cường 1 trung đội biệt kích. Đặc công ta bí mật áp sát đồn và cho nổ bộc phá đúng quy định, bộ binh ta xung phong. Nhưng ở hướng chủ yếu địch dựa vào lô cốt dùng đại liên khống chế, bộ đội bị thương vong. Nguyễn Văn Khải đã dũng cảm lao lên, luồn lách dưới làn đạn, bám sát góc chết của lô cốt. Lúc này lựu đạn đã hết, đồng chí mưu trí dùng bao bố cạnh đó bịt chặt lỗ châu mai. Chớp thời cơ bộ binh ta xông lên diệt gọn đồn Bà Dù.

Ngày 15 tháng 9 năm 1966 ta tổ chức tập kích khu thống lĩnh (Cao Lãnh). Sau gần 1 giờ chiến đấu quyết liệt, địch lợi dụng lô cốt chống trả, các mũi tiến công bằng ghe của ta không phát triển được phải tổ chức rút lui. Nhìn lại trận địa còn nhiều thương binh, tử sĩ của ta, Nguyễn Văn Khải đã động viên anh em quay lại đưa đồng đội của mình ra. Bản thân đồng chí đã lội nước dưới làn đạn địch đưa thương binh ra. Đến lần thứ 7 đồng chí bị trúng đạn và đã hy sinh.

Nguyễn Văn Khải đã để lại tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm, tình thương yêu đồng chí đồng đội sâu sắc, thủy chung.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Văn Khải được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:44:33 am

ANH HÙNG NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
(Liệt sĩ)

Nguyễn Hùng Cường (tức Phạm Văn Bẩy) sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng A, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 3 năm 1969. Khi hy sinh, đồng chí là chiến sĩ bộ binh bộ đội địa phương huyện Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp).

Qua 5 tháng ở bộ đội huyện Nguyễn Hùng Cường đã tham gia chiến đấu 24 trận, diệt và làm bị thương hơn 50 tên địch, bắn rơi 2 máy bay, bắn bị thương 1 chiếc khác.

Ngày 24 tháng 6 năm 1969 địch sử dụng 1 đại đội càn vào căn cứ của ta tại Rạch Bà Năm, xã Long Hưng. Bộ đội địa phương huyện Lấp Vò đưa 1 tiểu đội phục kích. Khi đi vào cách 5 mét đồng chí đã dùng lựu đạn tiến công diệt tại chỗ 3 tên thu 2 súng, sau đó được phân công ở lại kìm chân địch để đơn vị đưa thương binh về sau an toàn.

Ngày 9 tháng 10 năm 1969 địch sử dụng 1 máy bay L19 và 2 máy bay lên thẳng "cá nóc" đánh vào căn cứ của ta ở Vàm Trà Bông, lúc này chỉ còn 17 đồng chí giữ cứ. Sau khi phát hiện thấy ta, địch từ trên máy bay ném lựu đạn và bắn xuống. Nguyễn Hùng Cường dùng súng M79 bắn 7 viên, làm rơi 1 chiếc, chiếc thứ hai đến cứu viện cũng bị đồng chí bắn rơi, liền sau đó địch dùng 2 máy bay lên thẳng "cá lẹp" đến đánh phá, đồng chí đã bắn bị thương 1 chiếc.

Sau khi đánh phá bằng máy bay bị thiệt hại nặng, địch dùng 2 tiểu đoàn càn vào căn cứ để lấy xác máy bay buộc lực lượng ta phải rút lui. Nguyễn Hùng Cường đã tình nguyện ở lại chiến đấu giữ chân địch để lực lượng của ta rút lui được an toàn. Kết quả trận đánh này Nguyễn Hùng Cường đã bắn rơi 2 máy bay, bắn bị thương 1 chiếc khác, diệt tại chỗ 15 tên trong đó có 5 tên Mỹ. Nguyễn Hùng Cường là người bắn rơi máy bay đầu tiên của huyện Lấp Vò.

Ngày 9 tháng 10 năm 1969 đồng chí đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu với địch để đơn vị chuyển thương binh và rút lui an toàn.

Để ghi nhớ công lao của đồng chí, nhân dân địa phương đã đặt tên của đồng chí cho con kênh đào từ Trà Bông đến Nước Xoáy Dài là kênh Hùng Cường.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Hùng Cường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:45:11 am

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ PHIẾN
(Liệt sĩ)

Nguyễn Thị Phiến (tức Võ Thị Hồng) sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp. Tham gia cách mạng năm 1963, nhập ngũ năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là nữ y tá huyện đội Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Thạnh Hưng tỉnh Đồng Tháp).

Võ Thị Hồng là một nữ giao liên gan dạ, mưa trí nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ vững đường dây an toàn; tích cực vận động quần chúng tham gia xây dựng lực lượng, bản thân tự đào 7 hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ. Năm 1965 dược giao làm công tác quân y tại huyện đội đồng chí đã tận tình cứu chữa, chăm sóc thương bệnh binh.

Ngày 25 tháng 10 năm 1966. Do có 1 tên đầu hàng chỉ điểm, địch càn vào đánh phá căn cứ, có xe M113 yểm trợ đồng thời có chỉ điểm, đơn vị quân y lúc này chỉ có 2 người ở nhà do đồng chí phụ trách. Khi phát hiện địch đến gần Võ Thị Hồng cùng đồng đội đưa tất cả thương binh vào hầm trú ẩn, định quay ra gài lựu đạn tự tạo chặn địch nhưng không kịp. Hai người phải xuống công sự chuẩn bị chiến đấu, thấy lực lượng ta ít, địch đông, Võ Thị Hồng động viên đồng đội: “Nếu địch bắt được thương binh thì phải bước qua xác chết chúng ta”. Đồng chí phân công cho đồng chí ở trong công sự rút chốt lựu đạn để mình ném.

Chiếc xe M113 của địch chạy đến cách công sự khoảng 20 mét thì bị mìn chống tăng nổ, bốc cháy. Không thấy ta phản ứng, địch tổ chức xung phong và phát hiện công sự của ta, Võ Thị Hồng ném lựu đạn vào đội hình địch làm chết tại chỗ 2 tên, bị thương 2 tên, liền đó chiếc xe M113 thứ hai tiến vào, đồng chí ném tiếp lựu đạn vào nắp xe làm xe bị hỏng nhẹ. Địch hoảng sợ lui ra và đưa tên chỉ điểm đến kêu gọi 2 đồng chí ra hàng, sau 5 phút không kết quả, địch tiếp tục cho bộ binh xung phong dùng lựu đạn đánh vào công sự của hai đồng chí. Võ Thị Hổng cùng đồng đội tiếp tục dùng lựu đạn đánh trả làm cho địch chết và bị thương thêm một số tên. Một quả lựu đạn của địch rơi trúng công sự nổ Võ Thị Hồng hy sinh. Do bị thiệt hại nặng, trời lại tối, địch sợ ta phản kích phải rút lui. Đồng chí hy sinh, đồng đội bị thương nặng nhưng thương binh được bảo vệ an toàn. Do có công lớn, chính quyền và nhân dân địa phương lấy tên Võ Thị Hồng đặt cho trường phổ thông cơ sở xã Vĩnh Thạnh để con cháu mai sau học tập tấm gương của đồng chí.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Võ Thị Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng đanh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:45:49 am

ANH HÙNG PHAN BÌNH TRUNG
(Liệt sĩ)

Phan Bình Trung (tức Hoàng Lam) sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó, đại đội đặc công nước bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phan Bình Trung tham gia chiến đấu hàng trăm trận, tiêu diệt hơn nghìn tên địch trong đó có 200 tên Mỹ, đánh chìm và phá hủy 150 tầu thuyền, 40 khẩu pháo, 6 xe thiết giáp, đánh sập 20 cầu cống của địch. Riêng đồng chí đã đánh chìm 21 tầu giặc; phá hủy 4 cầu, 1 phà và diệt nhiều địch. Nổi bật:

Tháng 6 năm 1965 Phan Bình Trung được giao nhiệm vụ đánh cầu Bến Lức (Long An) thành công, làm sập 1 đoạn cầu gây tiếng vang lớn phía nam Sài Gòn.

Tháng 12 năm 1965 tổ săn tầu của Phan Bình Trung bám được 1 đoàn tầu địch nhưng chưa kịp đánh thì tầu đã chạy. Thực hiện khẩu hiệu "Bám thắt lưng địch mà đánh", Phan Bình Trung đã chỉ huy tổ bơi theo từ Bến Tre đến kênh Ran Râu thuộc tỉnh Mỹ Tho; khi tầu địch đậu lại, đồng chí đã tổ chức đánh chìm 4 chiếc.

Tháng 11 năm 1967, Mỹ đưa hạm đội 833 về Bến Tre, đây là hạm đội sửa chữa lớn nên chúng canh phòng rất cẩn mật. Phan Bình Trung cùng 3 đồng chí khác len lỏi nghiên cứu suốt 30 đêm để tìm cách đánh. Ngày tổ chức đánh thấy chưa chắc ăn do có sự thay đổi của địch đồng chí cho tổ lui ra thảo luận tìm cách đánh chắc thắng, sau đó đưa 200 kg thuốc nổ vào đánh chìm hạm đội và 10 tầu nhỏ của địch, tiêu diệt 200 tên có 100 tên sĩ quan và thợ sửa chữa (Mỹ), phá hủy 12 khẩu 105 và 155 ly. Đây là trận đánh chìm hạm đội lớn nhất của Mỹ đầu tiên ở chiến trường miền Nam. Tổng tiến công Xuân 1968, Phan Bình Trung là đại đội phó chỉ huy một bộ phận đặc công kết hợp bộ binh đánh vào căn cứ thiết giáp của địch ở gần dinh tỉnh trưởng Bến Tre. Do những khó khăn đặc biệt nên chỉ có bộ phận của đồng chí vào được. Chấp hành mệnh lệnh, đồng chí cho nổ súng diệt 6 xe thiết giáp. Địch phản công lại, đồng chí chỉ huy cho bộ đội rút lên lầu quyết chiến với kẻ thù. Khi hết vũ khí không chịu để sa vào tay giặc đồng chí đã nhảy từ trên cao xuống và đã hy sinh anh dũng giữ trọn khí tiết anh hùng của người chiến sĩ cách mạng.

Trong cuộc đời chiến đấu của mình, Phan Bình Trung đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công các loại, 50 bằng khen và nhiều lần được nêu gương vì có hành động anh hùng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phan Bình Trung được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:46:28 am

ANH HÙNG TRẦN HOÀNG NA
(Liệt sĩ)

Trần Hoàng Na sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ, tham gia du kích năm 1960. Khi hy sinh Trần Hoàng Na mới tròn 15 tuổi.

Lúc lên 10 tuổi Trần Hoàng Na đã giác ngộ cách mạng, muốn được cầm súng chiến đấu, nhiều lần xin theo các đồng chí cán bộ lãnh đạo địa phương nhưng không được chấp thuận vì tuổi còn nhỏ. Một hôm đến trường Trần Hoàng Na thấy bọn lính chi khu Cái Răng hành quân về hướng nhà mình, nơi các đồng chí lảnh đạo thị ủy đang họp. Trần Hoàng Na nhanh trí vượt qua trước bọn địch về báo tin kịp thời, nhờ đó các đồng chí rút lui an toàn. Năm 11 tuổi Trần Hoàng Na vẫn tiếp tục xin vào đội du kích, lần này được các đồng chí cán bộ đồng ý. Kế từ đó Trần Hoàng Na luôn luôn lập được thành tích xuất sắc.

Cuối năm 1960 Trần Hoàng Na tham gia đánh đồn Cái Da, một trong những trận đánh đầu tiên của đội du kích xã An Bình đã tiêu diệt hoàn toàn quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị cho lực lượng du kích. Cũng từ đó Trần Hoàng Na được giao nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo thị xã.

Năm 1961 sau khi điều nghiên căn lầu Vĩnh Phước Thành (gần chợ Cần Thơ, nơi đây có 7 tên cố vấn Mỹ thuê ở gồm 1 trung tá, 2 đại úy, 4 trung úy), Trần Hoàng Na đã dùng lựu đạn được ngụy trang trong cái bánh cầm trên tay để ăn. Lợi dụng lúc địch không để ý Trần Hoàng Na rút chốt ném vào bọn Mỹ làm 2 tên chết, 2 tên khác bị thương.

Đầu năm 1962, Trần Hoàng Na tham gia đánh bọn ác ôn ở Cầu Rạch Ngỗng thu 1 súng. Có lần đi công tác cùng đồng chí Tư Thái (bí thư thị ủy), đụng phải biệt kích, địch nổ súng, Trần Hoàng Na bình tĩnh nhanh chóng ném 1 quả lựu đạn vào bọn địch làm 4 tên chết và bị thương, bảo vệ an toàn cho đồng chí Tư Thái và một số cán bộ khác.

Tháng 6 năm 1963, Trần Hoàng Na khéo léo vào được nhà hàng Tân Cảnh (bến Ninh Kiều) nơi thường ngày bọn Mỹ ăn nhậu, bằng 1 quả lựu đạn làm chết 2 tên Mỹ và bị thương 4 tên khác.

Đầu năm 1964, Trần Hoàng Na tham gia diệt bọn ác ôn cảnh sát thu 1 số súng và đạn.

Tháng 8 năm 1964, địch huy động gần 300 quân, chia thành 4 mũi càn vào căn cứ thị xã Cái Da. Lúc này Trần Hoàng Na đang học chính trị tại cứ, địch bao vây chặt không còn lối thoát. Trước tình thế ấy. Na yêu cầu đồng đội rút xuống hầm bí mật, còn mình cùng một đồng chí khác nghi binh kéo địch sang hướng khác Địch đuổi theo, Trần Hoàng Na ném lựu đạn làm nhiều tên chết và bị thương. Địch tiếp tục bao vây chặt hơn Trần Hoàng Na ném tiếp 2 quả lựu đạn. Địch bắn xối xả Trần Hoàng Na hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm” và anh dũng hy sinh khi vừa tròn 15 tuổi. Trận này Trần Hoàng Na đã diệt 6 tên địch và bảo vệ được đồng đội và các đồng chí lãnh đạo.

Những trận đánh và diệt Mỹ - ngụy ngay tại đầu não của chúng tại thị xã Cần Thơ đã làm cho địch hoang mang khiếp sợ đồng thời gây tiếng vang lớn làm nức lòng quân và dân thị xã Cần Thơ gây được lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Trần Hoàng Na được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 07 Tháng Ba, 2016, 09:47:11 am

ANH HÙNG NGUYỄN PHI HÙNG
(Liệt sĩ)

Nguyễn Phi Hùng sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Thọ Nam, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 5 năm 1961. Khi hy sinh (tháng 7 năm 1968) đồng chí là thượng úy, trung đội trưởng lái máy bay thuộc đại đội 2, trung đoàn 923, sư đoàn 371, Quân chủng Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Phi Hùng được đào tạo lái máy bay MIG 17 tại trung đoàn 910 không quân, đến tháng 7 năm 1961 Hùng được cử đi học lái máy bay tại Liên Xô cho đến năm 1964 về nước. Đồng chí đã tham gia chiến đấu ở các trung đoàn 919, 910 và 923, cùng đồng đội chiến đấu 26 trận, trực tiếp bắn rơi 5 máy bay Mỹ gồm 2 F4, 2 F105 và 1 F8.

Ngày 7 tháng 10 năm 1967, Nguyễn Phi Hùng bay số 3 trong đội hình biên đội, đồng chí đã bắn rơi 1 F4 của địch trên vùng trời tỉnh Vĩnh Phú, phát hiện 3 lần địch bắn tên lửa, Nguyễn Phi Hùng kịp thời thông báo cho đồng đội tránh thoát.

Ngày 6 tháng 11 năm 1967, Nguyễn Phi Hùng đã chiến đấu dũng cảm bắn rơi 1 F105.

Ngày 19 tháng 11 năm 1967, Nguyễn Phi Hùng cùng biên đội bí mật di chuyển đội hình từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) xuống sân bay Kiến An (Hải Phòng) phục kích đánh địch. 10 giờ cùng ngày, địch huy động 20 máy bay cường kích A4 và 6 máy bay tiêm kích F4 yểm hộ vào đánh Hải Phòng. Biên đội 4 chiếc được lệnh xuất kích, chúng hoàn toàn bị bất ngờ khi biên đội của ta nhử bám được mục tiêu. Lợi dụng lúc thuận lợi Nguyễn Phi Hùng công kích và bắn 1 loạt hạ tại chỗ 1 máy bay F4 của địch. Trong vòng 3 phút, cả biên đội bắn hạ 3 chiếc, làm tan tác đội hình của chúng. Biên đội trở về sân bay an toàn. Đây là một trận đánh có hiệu suất cao bằng chiến thuật cơ động phục kích của không quân ta.

Tháng 7 năm 1968, trung đoàn tranh thủ huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, khắc phục khó khăn, cơ động lực lượng vào các sân bay Quân khu 4 đánh địch để bảo vệ đường giao thông chiến lược. Ngày 9 tháng 7 năm 1968 trong trận chiến đấu với máy bay địch tại vùng trời Hà Tĩnh, sau khi bắn rơi 1 máy bay F8 của địch, đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Nguyễn Phi Hùng là một cán bộ trẻ nhưng có quyết tâm chiến đấu cao, bản lĩnh chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, là một chiến sĩ lái đánh giỏi có hiệu suất cao. Tuy ở vị trí số 2, số 3 yểm hộ cho đồng đội nhưng đồng chí đã mưu trí, linh hoạt, chủ động tiến công kịp thời, lập công xuất sắc, bắn rơi 5 máy bay địch.

Đồng chí luôn tích cực tham gia xây dựng đơn vị đúc kết kinh nghiệm tham gia nhiều cách đánh hay. Đại đội 2 và trung đoàn 923 nơi đồng chí công tác được tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyễn Phi Hùng có nếp sống giản dị khiêm tốn, có ý thức kỷ luật, đoàn kết tốt được đồng đội tin yêu, mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Phi Hùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:33:53 am

ANH HÙNG LÊ QUANG TRUNG
(Liệt sĩ)

Lê Quang Trung sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng năm 1949. Khi hy sinh (tháng 4 năm 1970) đồng chí là thiếu tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 925. sư đoàn 371, Quân chủng Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Quang Trung được tuyển vào không quân năm 1956, được cử đi học lái máy bay ở Trung Quốc, đồng chí đã tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt. Năm 1964 về nước, đồng chí tiếp tục học tập nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật; nắm vững và làm chủ vũ khí khí tài. Là một cán bộ trưởng thành trong chiến đấu, có ý chí quyết tâm chiến đấu cao, cùng đồng đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Lê Quang Trung đã trực tiếp bắn rơi 5 máy bay Mỹ.

Năm 1969 Lê Quang Trung được bổ nhiệm làm trung đoàn trưởng trung đoàn 925, là trung đoàn không quân tiêm kích chuyển từ nước bạn về, tiếp tục huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Trung đoàn được trang bị hai loại máy bay MIG19 và MIG17, trong khi đó số phi công ít nên số anh em học lái MIG21 ở Liên Xô và học MIG17 ở trung đoàn 910 về phải huấn luyện chuyển loại. Đồng chí đã tổ chức huấn luyện, bay kèm cặp, bay trong các điều kiện, đồng thời cho bay thực tế theo nhiệm vụ. Trong một thời gian ngắn trung đoàn đã nhanh chóng bước vào chiến đấu với 9 phi công MIG19 và 4 phi công MIG17 có thể trực ban chiến đấu tốt. Trong một năm xây dựng và chiến đấu, trung đoàn đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 6 tháng 4 năm 1970, Lê Quang Trung đã hy sinh trong khi bay huấn luyện tại sân bay Yên Bái.

Lê Quang Trung là một tấm gương tiêu biểu của bộ đội không quân, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng chí thể hiện tốt trên cả 3 mặt: chiến đấu dũng cảm, bắn rơi nhiều máy bay địch; phẩm chất và lối sống trong sạch được đồng đội tin yêu, mến phục; là cán bộ có năng lực tổ chức chỉ huy, huấn luyện giỏi được cấp trên tin cậy.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Quang Trung được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:36:06 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BẨY
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Bẩy (tức Nguyễn Văn Bẩy B) sinh năm 1943, dân tộc kinh, quê ở xã Hưng Mỹ, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi hy sinh (tháng 5 năm 1972), đồng chí là trung úy, chiến sĩ lái máy bay thuộc đại đội 4, trung đoàn 923, sư đoàn 371, Quân chủng Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Bẩy là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1965 đồng chí nhập ngũ và được cử đi học lái máy bay ở Liên Xô, đến năm 1968 về nước vừa học tập vừa tham gia chiến đấu tại trung đoàn 910 và trung đọàn 923. Nguyễn Văn Bẩy luôn ham học hỏi, tự rèn luyện để trở thành phi công bay giỏi trong đất liền và trên biển.

Trước tình hình nhiệm vụ chiến đấu khẩn trương phải tìm phương án đánh địch trên biển, trung đoàn đã cơ động vào sân bay Khe Cát. Nguyễn Văn Bẩy là một trong số phi công đầu tiên được cử làm nhiệm vụ dùng máy bay MIG17 mang bom đánh tầu khu trục thuộc hạm đội 7 của Mỹ.

Sáng ngày 19 tháng 4 năm 1972, biên đội của Lê Xuân Dy số 1 và Nguyễn Văn Bẩy số 2 trực ban chiến đấu. 9 giờ 30 phút, phát hiện 3 tốp tầu địch. Nhưng do trời mù, tầm nhìn hạn chế nên sở chỉ huy chưa cho cất cánh. Đến 16 giờ 5 phút, biên đội được lệnh, hai phi công bay cách bờ khoảng 10 ki-lô-mét thì vòng phải, được sở chỉ huy thông báo tầu địch nằm chếch hướng nam 15 độ... Biên đội phát hiện mục tiêu, cắt 4 quả bom đều trúng mục tiêu làm 2 tầu khu trục bị cháy và hỏng nặng trong đó tàu Heg bee hỏng rất nặng. Tầu địch phải lùi xa, ngừng pháo kích vào đất liền một thời gian.

Trận đánh có ý nghĩa lớn, lần đầu tiên không quân tiêm kích của ta đánh bị thương tầu khu trục Mỹ trên biển Đông. Trận thắng đã mở ra khả năng chiến đấu mới của không quân ta.

Ngày 6 tháng 5 năm 1972, trong trận không chiến với không quân hải quân Mỹ tại vùng trời Thanh Hóa, sau khi bắn rơi 1 chiếc A6 của Mỹ, Nguyễn Văn Bẩy đã anh dũng hy sinh.

Lúc còn sống, đồng chí là một chiến sĩ có quyết tâm chiến đấu cao, tích cực học tập, làm chủ vũ khí trang bị, nhiệt tình công tác có nếp sống giản dị, khiêm tốn được đồng đội tin yêu. Quá trình chiến đấu tuy số lượng diệt địch không nhiều, nhưng trận đánh biển của đồng chí và Lê Xuân Dy đã đặt cơ sở cho lực lượng không quân cường kích bom của ta sau này.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 bẳng khen, 3 giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994; Nguyễn Văn Bẩy đã dược Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:36:51 am

ANH HÙNG VŨ XUÂN THIỀU
(Liệt sĩ)

Vũ Xuân Thiều sinh tháng 2 năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Trú quán tại 21 phố Đặng Dung, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, nhập ngũ năm 1965. Khi hy sinh (tháng 12 năm 1972) đồng chí là thượng úy trung đội trưởng thuộc đại đội 9, trung đoàn 927, sư đoàn 371, Quân chủng Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 6 năm 1965, theo tiếng gọi chống Mỹ cứu nước, Vũ Xuân Thiều tạm biệt năm thứ 3 khoa vô tuyến điện trường Đại học Bách khoa lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian huấn luyện, đồng chí trúng tuyển đi học lái máy bay chiến đấu tại Liên Xô. Năm 1968 về nước, Vũ Xuân Thiều được biên chế vào trung đoàn 921, sau đó chuyển sang trung 927. Quá trình tập luyện Vũ Xuân Thiều luôn có ý chí quyết tâm cao, chịu khó nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm anh em cũ, nhanh chóng nắm vững và sử dụng tốt vũ khí trang bị trong điều kiện đánh ban đêm. Năm 1972 do yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu khẩn trương đồng chí đã cùng đơn vị cơ động đến các sân bay thuộc Quân khu 4 trong điều kiện đường bay ngắn, rừng núi, thời tiết phức tạp nhưng vẫn bảo đảm cất cánh hạ cánh an toàn.

Trung tuần tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ mở rộng cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B52 vào thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Thời cơ lập công đã đến, Vũ Xuân Thiều cùng đồng đội quyết tâm diệt B52. Để đánh chắc thắng đồng chí đề xuất phương án công kích gần, mặc dù có khả năng nguy hiểm cho cả máy bay và người lái.

21 giờ 41 phút ngày 28 tháng 12 năm 1972, Vũ Xuân Thiều cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy (Thanh Hóa) được sở chỉ huy hướng dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch.

Đến vùng trời Sơn La, sau khi vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích bảo vệ cho máy bay B52, Vũ Xuân Thiều phát hiện được mục tiêu đồng chí báo cáo xin công kích. Được sự đồng ý của chỉ huy sở, Vũ Xuân Thiều đã nhanh chóng bắn trúng mục tiêu, chiếc B52 của địch bốc cháy, vì cự ly quá gần Vũ Xuân Thiều không kịp thoát ly và đã anh dũng hy sinh.

Chiến công của Vũ Xuân Thiều bắn rơi máy bay B52 đã kích lệ tinh thần chiến đấu của toàn Quân chủng, góp phần làm phong phú thêm cách đánh B52 của Mỹ - có lực lượng yểm hộ mạnh - cho không quân ta. Đồng thời là một kinh nghiệm về cách chỉ huy, dẫn đường máy bay ta đánh đêm ghi một chiến công vào trang sử chiến đấu của bộ đội không quân.

Chiến công của Vũ Xuân Thiều đã góp phần làm thất bại hoàn toàn đợt tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng kéo dài 12 ngày đêm, buộc chúng phải ký Hiệp đinh Pa-ri về Việt Nam.

Lúc còn sống, Vũ Xân Thiều có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sinh hoạt giản dị, khiêm tốn.

Vũ Xuân Thiều được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Vũ Xuân Thiều được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:38:09 am

ANH HÙNG LÊ HỒNG THỊNH
(Liệt sĩ)

Lê Hồng Thịnh (tức Lê Văn Cao) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1954. Khi hy sinh, đồng chí là trung úy sĩ quan điều khiển thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 81 tên lửa, trung đoàn 238, sư đoàn phòng không 363, Quân chủng Phòng không, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Hồng Thịnh xuất thân từ gia đình có truyền thống cách mạng, cha và anh trai là đảng viên, năm 17 tuổi đồng chí đã tình nguyện đi bộ đội. Từ trình độ học vấn thấp (4/10), Lê Hồng Thịnh phấn đấu lên sĩ quan ra-đa rồi sĩ quan điều khiển tên lửa. Đồng chí đã thể hiện tinh thần quyết tâm và trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn để nắm vững chuyên môn kỹ thuật. Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 7 năm 1967. Lê Hồng Thịnh là sĩ quan điều khiển, trưởng xe YA, giữ vị trí quan trọng có tính quyết định đưa tên lửa bắn trúng mục tiêu. Chiến đấu trong hoàn cảnh rất khó khăn, đơn vị chỉ có một kíp chiến đấu, phải trực và chiến đấu liên tục. Năm 1967 địch leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc cả ngày lẫn đêm, chúng dùng đủ loại máy bay (có cả B52), thả nhiều loại nhiễu và dùng các loại vũ khí tối tân hiện đại như bom la-de, tên lửa Srai để đánh phá các mục tiêư trên mặt đất và tìm diệt các trận địa phòng không, tên lửa của ta. Đơn vị lại luôn cơ động qua những địa hình phức tạp, đường xấu đi qua các địa phương Quảng Yên, Nam Hà, Hà Nội, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Linh, làm cho khí tài rơ rão hỏng hóc xuống cấp rất nhanh...

Lê Hồng Thịnh luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, ra sức tranh thủ mọi lúc mọi nơi để nghiên cứu cách đánh, rèn luyện thuần thục về kỹ thuật chiến thuật, bảo quản máy móc khí tài... Kíp chiến đấu của đồng chí đã điều khiển tên lửa được chuẩn xác, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Lê Hồng Thịnh đã chỉ huy đánh 23 trận, bắn rơi 17 máy bay các loại (rơi tại chỗ 13 chiếc). Một số trận tiêu biểu:

Trận đầu đơn vị ra quân ngày 5 tháng 10 năm 1965 bắn rơi tại chỗ 3 máy bay.

Trận ngày 22 tháng 12 năm 1965 bắn rơi tại chỗ 2 máy bay AD6 là chiếc máy bay thứ 99 và 100 ở thành phố Vinh.

Trận ngày 22 tháng 5 năm 1967 bắn rơi tại chỗ 4 máy bay ...

Những thành tích do kíp chiến đấu của đồng chí lập nên là một bộ phận quan trọng tạo nên thành tích chung của tiểu đoàn 81 tên lửa đã được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng (năm 1973).

Lê Hồng Thịnh đã anh dũng hy sinh trong trận đánh ngày 6 tháng 7 năm 1967 khi chỉ huy kíp bắn rơi 2 máy bay địch, để lại niềm thương tiếc lớn lao cho đơn vị.

Trong cuộc sống, đồng chí luôn gương mẫu đi đầu mọi công tác, khiêm tốn, giản dị, trung thực, được anh em trong đơn vị cũng như quần chúng nhân dân nơi đóng quân tin yêu quý mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Hồng Thịnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:38:52 am

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ HỒNG
(Liệt sĩ)

Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1954. Khi hy sinh (ngày 17 tháng 1 năm 1968), đồng chí là huyện ủy viên, hội trưởng hội phụ nữ huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1954 đến năm 1965, Nguyễn Thị Hồng là một trong những đầu mối cơ sở hoạt động sớm nhất ở địa phương. Đồng chí trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ lãnh đạo hoạt động bí mật tại địa phương. Đặc biệt từ năm 1960 đến năm 1965 là những năm địch càn quét, đánh phá phong trào cách mạng quyết liệt. Đồng chí bị địch bắt 11 lần và tra tấn dã man. Chúng đã giam Nguyễn Thị Hồng qua nhiều nhà tù ở Điện Phong, Vĩnh Điện, Hội An. Song đồng chí vẫn một lòng với cách mạng, không khai báo, bảo đảm bí mật cơ sở.

Năm 1964, sau khi thoát khỏi nhà lao Hội An trở về, Nguyễn Thị Hồng tiếp tục hoạt động cho đến năm 1965, Gò Nổi được giải phóng, Nguyễn Thị Hồng làm hội trưởng phụ nữ huyện, huyện ủy viên...

Xuân năm 1968, Nguyễn Thị Hồng được giao nhiệm vụ vận động nhân dân các xã Điện Thọ, Điện Phước, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong xuống đường đấu tranh trực diện với Mỹ - ngụy và đánh chiếm quận lỵ Điện Bàn. Đồng chí dẫn đầu đoàn quân hơn 1.000 người trong đó có cả lực lượng vũ trang, vừa đấu tranh cướp chính quyền, vừa đánh chiếm quận lỵ. Địch phát hiện đã cho quân lính ngăn chặn, bắn xối xả vào đoàn người. Nguyễn Thị Hổng là người đi đầu nên bị trúng đạn. Ráng chịu đau, chị cầm cờ hô hào quần chúng tiến lên uy hiếp địch để lực lượng vũ trang đánh địch. Nhưng do hỏa lực địch mạnh, đồng chí trúng đạn lần thứ hai, ngã xuống nhưng vẫn hô to: “Tiến lên, tiến lên” và Nguyễn Thị Hồng anh dũng hy sinh. Lời kêu gọi của Nguyễn Thị Hồng đã thúc giục đoàn người dũng cảm xông lên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang đánh chiếm được một số đồn bốt địch tại quận lỵ Điện Bàn. Đây là cuộc đấu tranh mang tính chất quy mô lớn nhất trong toàn tỉnh Quảng Nam lúc bấy giờ.

Tấm gương hy sinh anh dũng của Nguyễn Thị Hồng đã được nhân dân địa phương cảm phục và noi gương học tập.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Thị Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:39:51 am

ANH HÙNG HUỲNH THỊ HƯỜN
(Liệt sĩ)

Huỳnh Thị Hườn (tức Má Hai) sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1968. Khi hy sinh (ngày 31 tháng 1 năm 1968), đồng chí là hội trưởng hội phụ nữ xã Khuê Ngọc Điền, huyện 8 tỉnh Đắc Lắc.

Năm 1954, chồng Huỳnh Thị Hườn là đảng viên tập kết ra Bắc. Trong điều kiện Mỹ - ngụy tập trung đánh phá các gia đình có người thân tập kết, buộc lòng Má Hai phải mang các con lên sinh sống ở Buôn Ma Thuột và tìm cách liên lạc với cách mạng để hoạt động, địch luôn nghi ngờ, theo dõi ráo riết. Năm 1963, Má Hai chuyển sang buôn bán ở các khu dinh điền để có điều kiện hoạt động tiếp tế cho cách mạng. Địch phát hiện hoạt động của Má Hai và ra lệnh truy bắt, buộc lòng Má Hai phải gửi các con sống ở thị xã và vào hẳn xã Khuê Ngọc Điền bắt đầu cuộc sống thoát ly. Với các công việc xã hội cụ thể: hội trưởng hội phụ nữ xã, Má Hai đã tổ chức chị em phụ nữ làm nòng cốt quyên góp tiền, lương thực, thực phẩm ủng hộ các đơn vị bộ đội, chăm sóc thương, bệnh binh, vận động phụ nữ động viên chồng con tham gia du kích, đi dân công và sản xuất.

Trong thời kỳ xã Khuê Ngọc Điền bị đánh phá ác liệt, Má Hai đã đến từng nhà động viên mọi người kiên trì bám trụ, khắc phục khó khăn sản xuất, phục vụ cho lực lượng vũ trang chiến đấu, có một người con trai 15 tuổi Má Hai cũng động viên tham gia cách mạng. Trong cuộc sống, Má Hai tích cực lao động sản xuất, nuôi gà lấy trứng nuôi thương binh, bệnh binh, giành thời gian thăm hỏi động viên anh em bộ đội trú quân trong xã.

Năm 1966, Má Hai đã nuôi ròng rã 3 tháng liền một thương binh nặng tại nhà cho đến khi khỏe mạnh và gửi về đơn vị an toàn. Má Hai còn phát hiện bọn ác ôn để bộ đội tiểu đoàn 301 và du kích tiêu diệt.

Đầu năm 1968 Má Hai phụ trách đội binh vận 36 người dẫn đầu đoàn đấu tranh chính trị của huyện 8, huyện 9 gồm hàng ngàn người tiến vào thị xã Buôn Ma Thuột. Suốt dọc đường đi, Má Hai thường xuyên hô khẩu hiệu, khích lệ mọi người quyết tâm đấu tranh. Đoàn biểu tình đến khu vực xã Hòa Đông bị địch chặn lại và dùng súng bắn vào. Mặc dù bị thương Má Hai không chịu lùi bước vẫn dũng cảm dẫn đầu đoàn người tiến lên. Nhiều người ngã xuống, Má Hai vượt lên cầm cờ. Mặc dù bị thương lần thứ hai, lần thứ ba, Má Hai ráng chịu cùng 4 chị em khác tiến thẳng vào cửa chính đồn địch và kêu gọi binh lính không bắn vào đồng bào. Địch ngoan cố bắn 1 quả M79. Má Hai hy sinh trong khi lá cờ vẫn nắm trong tay. Hành động dũng cảm và hy sinh anh dũng của Má Hai đã cổ vũ, động viên mọi người xông tới.

Gương hy sinh của Má Hai trong tư thế tiến công kẻ thù đã gây xúc động cho nhân dân vùng căn cứ, vùng giải phóng và lan vào thị xã Buôn Ma Thuột. Má Hai là tấm gương sáng của một phụ nữ kiên cường, dũng cảm, chịu đựng gian khổ hy sinh, tất cả vì sự chiến thắng của cách mạng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Má Hai được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:40:48 am

ANH HÙNG PHAN ĐỊCH
(Liệt sĩ)

Phan Địch sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương từ năm 1962. Khi hy sinh (tháng 3 năm 1971), đồng chí là xã đội trưởng xã Phú Đa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phan Địch xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng (cha bị địch bắt và giết, mẹ là cơ sở nuôi dưỡng che giấu cán bộ cách mạng, chị gái tham gia kháng chiến chống Mỹ, là huyện ủy viên, hy sinh năm 1972; anh tham gia cách mạng hy sinh năm 1968). Sẵn lòng căm thù giặc Mỹ và bè lũ tay sai đàn áp, giết hại nhân dân, trong đó có người thân trong gia đình, nên đồng chí sớm giác ngộ cách mạng.

Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng chí vẫn kiên cường bám trụ tại địa phương, vận động nhân dân rào làng chiến đấu, tổ chức thành thế trận liên hoàn, nghiên cứu làm vũ khí tự tạo, chỉ huy lực lượng du kích xã đánh nhiều trận chống càn có hiệu quả, bảo vệ được nhân dân, cơ sở cách mạng. Đồng chí đã vận động nhân dân nuôi giấu cán bộ, bộ đội và thương binh, có đợt 750 thương binh được nuôi ở trong xã. Vận dụng sáng tạo giữa đấu tranh chính trị và tuyên truyền làm tan rã hàng ngũ địch. Đồng thời phối hợp với các lực lượng ở trên chỉ huy đánh nhiều trận xuất sắc tiêu hao nhiều sinh lực địch.

Trong 8 năm công tác và chiến đấu Phan Địch đã diệt 40 tên, bắt sống 21 tên, thu 17 súng, bắn cháy, bắn hỏng 6 xe tăng, bắn rơi 1 máy bay, bắn bị thương một chiếc khác. Trong xây dựng và chiến đấu đồng chí luôn chủ động, bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy vững vàng, mưu trí sáng tạo vận dụng linh hoạt, ứng xử kịp thời.

Tháng 3 năm 1966 du kích thôn do Phan Địch chỉ huy đã phối hợp với du kích xã đánh vào điểm bầu cử của địch, phá tan thùng bỏ phiếu, làm chết và bị thương 22 tên địch thu một số vũ khí.

Tháng 7 năm 1967, Phan Địch chỉ huy đội du kích xã phối hợp với đại đội 117, chặn đánh quân Mỹ - ngụy diệt 150 tên địch, bắn cháy 3 xe tăng và bắn bị thương nhiều chiếc khác. Riêng Phan Địch đã dũng cảm dùng mìn, lựu đạn diệt 2 xe tăng, tạo thuận lợi cho đơn vị xông lên tiêu diệt địch, buộc chúng phải rút khỏi xã.

Chuẩn bị cho quân ta tiến công vào thành phố Huế năm 1968 được trên giao nhiệm vụ, Phan Địch đã tổ chức, lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để vận chuyển hàng hóa, lương thực cho các đơn vị, bố trí ăn, ở, bảo vệ 2 tiểu đoàn trước ngày ta tấn công một cách bí mật và an toàn. Quân ta tiến công vào An Cựu, diệt 150 tên, thu 18 súng. Phan Địch chỉ huy du kích xã và nhân dân bao vây địch, diệt 17 tên, giải phóng hoàn toàn thôn Hoà Đông. Địch cho máy bay đến giải tỏa, ta bắn rơi 1 chiếc, diệt 125 tên Mỹ, phá hủy 4 xe quân sự.

Tháng 3 năm 1971, Phan Địch bị địch bao vây lật hầm biết không sống được anh đã hủy tài liệu, xé tiền không để rơi vào tay quân thù. Phan Địch đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Ngoài chiến công trên, Phan Địch còn tham gia chỉ huy hàng chục lần các trận chống càn, nhiều lần làm cho Mỹ - ngụy thất điên bát đảo.

Đồng chí là tấm gương sáng về đức tính hy sinh, sống chân thành, quý trọng tình nghĩa, thương yêu anh em đồng đội, bảo vệ dân, che chở cho dân, được nhân dân quý mến.

Đồng chí đã góp phần xây dựng xã Phú Đa trở thành Đơn vị Anh hùng.

Phan Địch 2 lần được cử đi báo cáo điển hình ở Quân khu, được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng và danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ và Dũng sĩ quyết thắng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phan Địch được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:41:33 am

ANH HÙNG HỒ ĐÔNG
(Liệt sĩ)

Hồ Đông sinh năm 1946, dân tộc kinh, quê ở xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương năm 1965. Khi hy sinh (tháng 10 năm 1970) đồng chí là đội trưởng đội biệt động huyện Phú Vang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Đông xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước (cha là cơ sở cách mạng, em ruột tham gia kháng chiến hy sinh năm 1967). Hồ Đông còn nhỏ được cử làm liên lạc cho cán bộ huyện, sau đó bổ sung vào lực lượng du kích xã. Do sớm được giác ngộ, căm thù giặc Mỹ và bè lũ tay sai, Hồ Đông luôn suy nghĩ tự tạo các loại bom mìn, các móc gài vũ khí mổ bất ngờ để tiêu diệt địch. Từ một giao liên, quá trình chiến đấu trưởng thành lên xã đội trưởng, rồi làm đội trưởng biệt động của huyện, đồng chí chỉ huy đơn vị, phối hợp với các lực lượng, dựa vào quần chúng tổ chức đánh nhiều trận xuất sắc, sử dụng nhiều lối đánh, hiểm hóc, khiến cho địch hoàn toàn bất ngờ để tiêu diệt. Trong vòng 8 năm công tác, chiến đấu Hồ Đông đã tiêu diệt 39 tên địch trong đó có 7 tên Mỹ, bắt sống 7 tên, làm bị thương 14 tên, phá 1 xe jép, thu 25 súng các loại.

Tháng 8 năm 1966, một đại đội lính Mỹ đổ bộ vào càn quét tại xã, đốt phá nhà cửa, bắn chết nhiều dân thường vô tội. Đề ngăn chặn tội ác của chúng cấp trên giao nhiệm vụ cho Hồ Đông chặn đánh bọn Mỹ, trả thù cho đồng bào ta. Đồng chí chỉ huy một tổ du kích bí mật đột nhập đánh vào sau lưng địch. Bị bất ngờ, địch đối phó lúng túng. Riêng đồng chí tiêu diệt 3 tên, thu 1 súng, 2 lựu đạn, bọn Mỹ vội vã rút quân. Thắng lợi đó tạo cho nhân dân trong xã phấn khởi, tin tưởng là sẽ đánh thắng Mỹ.

Tháng 5 năm 1968, bọn Mỹ tập trung quân mở trận càn lớn nhằm đánh phá vùng giải phóng của ta. Để hạn chế tổn thất và sự tàn phá của địch, cấp trên giao cho Hồ Đông phải chặn đánh bọn Mỹ, hạn chế cuộc càn quét. Đồng chí đã chỉ huy trung đội du kích xã dùng bom mìn tự tạo gài thành bãi mìn (gần 50 quả) trong đó có một quả bom nặng 250 kg, phục kích chờ sẵn. Khi địch vào đúng đội hình phục kích, toàn đơn vị nổ súng. Đồng chí bắn B40 vào đội hình bọn Mỹ, làm chúng rối loạn. Địch dàn quân ra chống cự vấp phải bãi mìn, chiếc xe jéep chỉ huy bị phá hủy trên xe có 5 tên Mỹ (trong đó có một tên đại tá), buộc chúng phải rút quân. Đây là trận đánh bom mìn tự tạo, đã tiêu diệt nhiều địch, hạn chế thương vong của ta.

Tháng 4 năm 1970, trung đội thám báo của địch thường xuyên tổ chức phục kích vây ráp bắn chết nhiều cán bộ ta. Hồ Đông đã chặn đánh diệt 2 tên, bắn bị thương 2 tên khác, và đồng chí bị trúng đạn đã anh dũng hy sinh.

Đồng chí là một tấm gương sáng để cho đồng đội học tập noi theo. Hồ Đông sống chân thành, tình nghĩa, một mực thương yêu anh em. Đồng chí đã chiến đấu không mệt mỏi để bảo vệ xóm làng và cuộc sống bình yên cho nhân dân yên tâm sản xuất, được nhân dân tin yêu, mến phục.

Hồ Đông được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, một Huấn chương chiến công Giải phóng hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng ba, 2 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, 2 bằng khen của tỉnh và huyện.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Hồ Đông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:42:24 am

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ BÉ
(Liệt sĩ)

Nguyễn Thị Bé sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, tham gia cách mạng tháng 2 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là huyện ủy viên, bí thư kiêm chính trị viên xã đội xã Suối Bà Tươi (nay là xã Phước Đông), huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thị Bé xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, có 9 anh chị em đều tham gia cách mạng và hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau. Tháng 2 năm 1961 từ một cô thợ may, Nguyễn Thị Bé tình nguyện tham gia công tác; tháng 6 năm 1961 được kết nạp vào Đoàn. Năm 1962 Nguyễn Thị Bé được kết nạp vào Đảng phụ trách bí thư xã đoàn. Năm 1970 Nguyễn Thị Bé là bí thư Đảng ủy xã kiêm chính trị viên xã đội.

Nguyễn Thị Bé luôn hăng say công tác, chịu khó rèn luyện, trong chiến đấu dũng cảm, mưu trí, trong cuộc sống luôn chan hòa , gần gũi với mọi người. Nhiều lần bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng đồng chí quyết không khai báo, buộc địch phải thả về. Nguyễn Thị Bé đã tham gia chiến đấu 29 trận diệt 18 tên (có 9 tên Mỹ), 1 tên chiêu hồi ác ôn, 1 tên chủ ấp bạo ngược, bắn cháy 1 xe tăng, bắt sống 3 tên, thu 5 súng. Ngoài ra đồng chí còn làm hàng trăm trái gài tự tạo và động viên nhân dân làm hàng ngàn chông cắm quanh căn cứ địch.

Nguyễn Thị Bé đã dùng loa phóng thanh, hàng đêm chĩa vào đồn địch giải thích chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, kêu gọi ngụy quân đầu hàng. Địch dùng súng bắn vào nơi có tiếng nói, nhưng do thay đổi vị trí linh hoạt nên tiếng súng vẫn nổ, tiếng loa vẫn vang làm cho địch hoang mang, ăn không ngon, ngủ không yên.

Năm 1966, Nguyễn Thị Bé đã giải tán 1 trung đội phòng vệ dân sự và diệt tên Bung, một tên chiêu hồi ác ôn, hạn chế tổn thất cho cách mạng.

Năm 1967, Nguyễn Thị Bé bị địch bắt, bọn Mỹ đã giam đồng chí ở Củ Chi, rồi đưa về trại giam tỉnh Tây Ninh. Mặc dù bị tra tấn, đánh đập dã man, (bắt nắm ngửa gí thuốc lá vào rốn), Nguyễn Thị Bé vẫn chịu đựng. Nhiều ngày tháng địch bắt chào cờ và hát quốc ca ngụy, đồng chí không nghe và còn đấu tranh vạch mặt chúng, không đủ chứng cớ, kẻ thù buộc phải thả về.

Tháng 3 năm 1968, mẹ của Nguyễn Thị Bé qua đời, sau khi sinh đứa con cuối cùng. Trước cảnh bố già nuôi con nhỏ, Nguyễn Thị Bé định ở nhà thay mẹ nuôi em.

Sau khi bàn bạc với bố và anh chị, Nguyễn Thị Bé tiếp tục công tác. Vì địch khủng bố gắt gao, gia đình đồng chí phải di chuyển 11 lần qua 9 địa điểm để Nguyên Thị Bé an tâm công tác.

Từ năm 1969 trở đi địch tăng cường đánh phá ác liệt và tổ chức lực lượng càn quét vào xã, Nguyễn Thị Bé cùng lực lượng vũ trang xã kiên trì trụ bám, tiếp tục xây dựng lực lượng, tổ chức đánh địch, diệt nhiều tên, buộc địch co lại đóng chốt trong các đồn bốt.

Có lần bị địch phát hiện hầm bí mật, đồng chí và một du kích đã dũng cảm bật nắp hầm ném lựu đạn và bắn súng vào đội hình địch diệt tại chỗ 3 tên, làm bị thương 2 tên, thoát ra an toàn.

Năm 1971 thực hiện chủ trương đột ấp phá kìm, Nguyễn Thị Bé đã 3 lần cùng đồng đội đột vào ấp bắt 3 tên, thu 5 súng, trong đó có tên Âu, chủ ấp ác ôn khét tiếng ở địa phương.

Tháng 3 năm 1973, địch tổ chức lực lượng có xe tăng vào cày ủi xã, Nguyễn Thị Bé đã chỉ huy du kích phối hợp với đại đội 33 của trên chiến đấu ngoan cường chặn đánh khi chúng vào địa phương. Trong lúc giao tranh ác liệt, Nguyễn Thị Bé bị trọng thương, đồng đội định đưa về phía sau, nhưng đồng chí kiên quyết ở lại và nói: "Các anh đừng bận tâm, hãy dồn sức cho trận đánh, đừng để lỡ cơ hội diệt địch". Nhờ có sự cổ vũ của Nguyễn Thị Bé đơn vị đã diệt 12 tên, bắn cháy 4 xe tăng, buộc địch tháo chạy. Nguyễn Thị bé đã hy sinh anh dũng.

Nguyễn Thị Bé sống giản dị, gương mẫu, chân thành, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên các cương vị khác nhau, được nhân dân và đồng đội tin yêu, mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 5 bằng khen, 3 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần là Dũng sĩ diệt xe tăng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Thị Bé được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:43:08 am

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN PHƯỚC
(Liệt sĩ)

Nguyễn Văn Phước (tức Út Phước) sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở ấp Rừng Sến, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, tham gia cách mạng từ năm 1959, nhập ngũ năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đại đội 2 đặc công, tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Võ Văn Tần, sớm được giác ngộ cách mạng, ý thức về con đường đấu tranh chống áp bức, căm thù giặc sâu sắc. Các anh chị em của Út Phước tham gia hoạt động cách mạng, đều trở thành đảng viên, là cơ sở trung kiên của cách mạng, 2 anh là liệt sĩ. Năm 1959 Út Phước tham gia hoạt động trong tổ chức thanh niên, được tổ chức bí mật cử đi tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia cách mạng; rời bỏ đồng ruộng làm công nhân lò bánh mì ở Củ Chi, vừa làm vừa giác ngộ công nhân. Sau đó, đồng chí làm liên lạc cho tổ chức từ Củ Chi về Đức Hòa. Tuy gặp nhiều khó khăn, ác liệt Út Phước luôn giữ vững ý chí, bình tĩnh trong mọi tình huống. Năm 1960 đồng chí gia nhập bộ đội huyện Đức Hòa. Út Phước tham gia nhiều trận đánh và được đề bạt làm đại đội trưởng đại đội đặc công 2. Đồng chí đã trực tiếp chỉ huy đánh công đồn hơn 130 trận lớn nhỏ. Út Phước trực tiếp tiêu diệt 80 tên địch trong đó có toàn bộ ban chỉ huy một tiểu đoàn, phá hủy 2 xe bọc thép, dùng mìn làm tan xác 3 xe ủi đất và 3 xe quân sự địch, thu gần 100 súng các loại. Đồng chí luôn là tiếng súng hiệp đồng trên dải chiến trường dọc sông Vàm Cỏ Đông từ Đức Huệ đi Cần Đước, Cần Giuộc... Ngoài nhiệm vụ chính, Út Phước còn tích cực chủ động bố trí cùng du kích địa phương dùng mìn tự tạo tiến công địch, ghìm chân không cho chúng lấn ra vùng giải phóng.

Năm 1963, địch dùng quân chủ lực đánh phá, đóng chốt lực lượng công binh và xe ủi đất của chúng phá sạch từ ngã ba Mỹ Hạnh đi Hậu Nghĩa, chia cắt xã thành 2 vùng. Được phân công về giúp địa phương, Út Phước đã nghiên cứu đánh đồn Đức Lập, dùng mìn tự tạo của du kích với tinh thần quả cảm và lối đánh đặc công đồng chí đã gài mìn làm nổ tan xác 4 xe ủi đất, 3 xe quân sự của địch, địch phải rút lui, ta củng cố địa bàn.

Trận đánh Đức Lập 2, ngày 27 tháng 10 năm 1965, đại đội đặc công do Út Phước chỉ huy đã tiêu diệt 1 đại đội biệt kích Mỹ, 1 trung đội cảnh sát dã chiến, bắn cháy 2 xe bọc thép. Thắng lợi lớn làm cho quân địch trong vùng hết sức hoang mang lúng túng, khí thế cách mạng trong vùng lên cao. Sau 3 trận đánh Đức Lập đã hình thành chiến thuật đánh bồi, đánh nhồi làm cho hệ thống phòng thủ của địch ở địa phương bị lung lay.

Tháng 4 năm 1967, ta đánh Phước Lý đúng thời gian Út Phước chuẩn bị cùng anh hùng Nguyễn Thị Hạnh đi dự hội nghị Chiến sĩ thi đua Miền. Do tính chất của trận đánh, tỉnh yêu cầu đồng chí ở lại tham gia đánh xong Phước Lý rồi lên đường. Trong trận này đại đội 2 đặc công kết hợp với nội ứng và 2 tiểu đoàn của tỉnh tiêu diệt tiểu đoàn 2 sư đoàn 25 ngụy. Riêng Út Phước đã diệt 30 tên trong đó có cả ban chỉ huy tiểu đoàn ngụy. Trong lúc ở lại sau cùng để tìm kiếm đồng đội bị thương đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Đồng chí luôn có quyết tâm cao trong mọi nhiệm vụ được phân công, có ý chí tiến công địch, trong mọi tình huống, sáng tạo và quả cảm trong các trận đánh, giản dị thương yêu đồng chí, đồng đội, hết lòng phục vụ nhân dân, được đồng đội, nhân dân tin yêu, mến phục, kẻ thù khiếp sợ trước uy danh của Út Phước.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, là Chiến sĩ thi đua Miền năm 1967.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Út Phước được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 09 Tháng Ba, 2016, 10:43:49 am

ANH HÙNG PHAN NHU
(Liệt sĩ)

Phan Nhu (tức A Ma Lê) sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là bí thư huyện ủy huyện 5, tỉnh Đắc Lắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phan Nhu sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí nhập ngũ tham gia chiến đấu trên chiến trường Quảng Nam. Năm 1950 theo yêu cầu nhiệm vụ, đồng chí được điều về tỉnh Đắc Lắc trực tiếp làm bí thư đảng xã Ta Bôl huyện MaĐrăc. Đồng chí đã bám dân tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng trong đồng bào dân tộc. Năm 1954, được tổ chức phân công ở lại hoạt động không tập kết ra Bắc. Năm 1959 đồng chí là tỉnh ủy viên phụ trách huyện Buôn Hồ, thời kỳ này địch tăng cường chính sách tố cộng. Đồng chí đã đổi tên là A Ma Lê, sống chung với đồng bào (từ ăn mặc, nói như người dân địa phương), nhờ vậy được đồng bào che chở, đùm bọc. A Ma Lê đã tổ chức xây dựng được nhiều đội du kích mật, chuẩn bị xây dựng lực lượng vũ trang.

Trong khó khăn gian khổ của rừng sâu, núi cao, thú dữ, bệnh tật hoành hành, A Ma Lê vẫn chịu đựng kiên trì trụ bám địa bàn. Có lần đi công tác A Ma Lê bị cọp bắt móc mắt, móc miệng, trên cho ra Bắc điều trị đồng chí xin ở lại. Mặc dù miệng méo, mắt mờ, sức khỏe giảm sút nhưng A Ma Lê vẫn tích cực hoạt động. Sau Nghị quyết 15 của Trung ương, đồng chí cùng một số cán bộ du kích xây dựng lực lượng vũ trang và thành lập Ban quân sự tỉnh Đắc Lắc.

Trận đánh đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh ngày 27 tháng 10 năm 1960 tiêu diệt 1 trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí ở Buôn Hoang đã có tác động lớn đến phong trào đồng khởi giành chính quyền trong toàn tỉnh.

Cuối năm 1965, A Ma Lê được giao làm bí thư huyện ủy huyện 5, là địa bàn chiến lược để tổ chức lực lượng đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đồng chí đã chỉ đạo xây dựng lực lượng, tiến hành 3 mũi giáp công, phát triển phong trào du kích chiến tranh, bảo vệ hành lang, tổ chức vận chuyển vũ khí cho tỉnh và khu. A Ma Lê có công lớn trong lãnh đạo đấu tranh chính trị, binh vận, giải phóng hàng mảng ấp chiến lược, làm tan rã phần lớn dân vệ, thu hàng ngàn khẩu súng, giải phóng một vùng rộng lớn sát thị xã, quận lỵ trong 2 năm 1964 - 1965.

Tháng 11 năm 1967 trên đường đi công tác, đồng chí bị địch phục kích và anh dũng hy sinh.

Phan Nhu là cán bộ Đảng, cán bộ quân đội ưu tú ở Đắc Lắc và ở Tây Nguyên. Từ năm 1950 đến năm 1967 đồng chí đã gắn bó và chỉ đạo phong trào cách mạng, góp phần tích cực đưa phong trào của tỉnh từ chỗ non yếu nhất của Khu 5 lên ngang tầm với phong trào chung của toàn Liên khu.

Trong công tác và sinh hoạt đồng chí sống giản dị, gần gũi, thân thương, được nhân dân quý mến gọi là đồng chí Miết A Ma Lê (Bác A Ma Lê kính trọng). Đồng chí đã để lại hình ảnh đẹp đẽ về "Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phan Nhu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:05:58 pm

ANH HÙNG LÊ VĂN A

Lê Văn A sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ chống Mỹ, đồng chí là thiếu tá huyện đội trưởng huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Văn A liên tục chiến đấu, gây dựng cơ sở trên nhiều địa bàn thuộc tỉnh Phước Long (cũ). Từ năm 1959 đến tháng 4 năm 1975 đồng chí đã tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu nhiều trận, loại khỏi vòng chiến đấu 29 tên địch, trong đó có 16 tên Mỹ, bắt sống 33 tên, bắn cháy 11 xe quân sự, bắn rơi và bắn cháy 3 máy bay, thu 4 máy thông tin, 47 quả lựu đạn và 44 khẩu súng, trong đó có 1 cối 60 ly và 2 trung liên, vận động một số binh lính địch trở về với cách mạng.

Từ năm 1959 đến năm I960, sau khi tham gia mở đường dây liên lạc chiến lược ra miền Bắc, đồng chí về bám địa bàn tại khu vực Sóc Bom Bo. Vượt qua muôn vàn khó khăn về địa hình rừng núi, khí hậu, phong tục tập quán; thường xuyên thiếu ăn, thiếu thuốc, thiếu muối, lạc đường, ngôn ngữ bất đồng; Lê Văn A đã cùng với đơn vị bước đầu gây dựng cơ sở trong đồng bào dân tộc ít người, mở thông đường dây liên lạc giữa các huyện trong tỉnh, nhen nhóm được lực lượng vũ trang.

Từ tháng 11 năm 1960 đến cuối năm 1964, để góp phần tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ đường dây liên lạc của tỉnh và chuẩn bị xây dựng căn cứ, Lê Văn A cùng đơn vị tiến hành nhiều trận đánh lẻ loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch, thu nhiều súng và quân trang quân dụng. Nhiều lần thọc sâu vào khu dổn dân của địch để diệt ác, trừ gian; nhiều lần cùng đơn vị đánh vào Đak Đạch. Bà Mua, Sở Lớn, Sở Nhỏ của quận Bù Đốp; phục kích đánh địch ở ngã ba sông Ông Chánh, đánh đường giao thông vào Phủ Riềng, Bù Gia Phú... diệt nhiều địch, bắt 6 tên, thu 5 súng, 1 máy thông tin, 30 quả lựu đạn, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng...

Từ năm 1965, đồng chí chỉ huy bộ đội địa phương kết hợp với lực lượng trên đánh vào chi khu Phước Bình, chi khu Đồng Xoài, tiểu khu Phước Long. Năm 1967, Lê Văn A dùng mìn định hướng đánh cháy 1 máy bay C130 đậu ở sân bay Phước Bình. Năm 1968, Lê Văn A chỉ huy đơn vị đánh sân bay Phước Bình, đốt cháy 10.000 lít xăng, phá hủy 2 xe bọc thép, diệt 16 tên. Năm 1974, đồng chí cùng với đặc công bò vào tận từng nhà, từng lô cốt, từng hỏa điểm của địch... rồi chỉ huy đơn vị đánh liên tục 4 ngày đêm, tiêu diệt và tiêu hao nhiều địch, bảo vệ được thương binh, tử sĩ.

Với tư tưởng một mình cũng tiến công, trong chiến đấu Lê Văn A luôn táo bạo, dũng cảm; chỉ huy kiên quyết, sáng tạo; trong cuộc sống đồng chí luôn khiêm tốn, gian dị, hết lòng thương yêu đồng đội, trên tin cậy, anh em quý mến.

Lê Văn A đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và nhiều bằng, giấy khen.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đồng chí nghỉ hưu và đã từ trần.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Văn A được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:07:05 pm

ANH HÙNG MAI THỊ ÚT

Mai Thị Út (tức Má Tám Hội) sinh năm 1912, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Hạnh Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Trú quán ở xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, tham gia cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ đồng chí là thượng úy, giao liên hợp pháp vận tải vũ khí thuộc phòng hậu cần, Quân khu 8, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Má Tám Hội xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lúc nhỏ ít được học hành nhưng đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng. Má Tám Hội có 8 người con đều noi gương cha mẹ hoạt động cách mạng. Chỉ trong 3 tháng năm 1961 Má Tám Hội vô cùng đau đớn vĩnh biệt chồng và 2 con trai hy sinh cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng chí là một tấm gương sáng về sự hy sinh cao cả cho sự nghiệp cách mạng. Trong chiến đấu đồng chí dũng cảm, mưu trí, khéo léo tổ chức quần chúng đấu tranh gây ảnh hưởng rất lớn trong phong trào đấu tranh chính trị tại xã Mỹ Phước Tây huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho.

Bằng sự mưu trí thông minh, sáng tạo Má Tám Hội đã vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy vận chuyển cho các chiến dịch hàng trăm tấn vũ khí và thuốc men an toàn, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Ngày 11 tháng 6 năm 1961, là Hội trưởng phụ nữ xã Má Tám Hội đã tập hợp khoảng 2.000 người đến khu trù mật Mỹ Phước Tây biểu tình phản đối Mỹ - Diệm. Địch đã bắn vào đoàn biểu tình làm chết chị Thái Thị Kiều và bị thương 3 người khác. Má Tám Hội đã bình tĩnh chỉ huy đoàn biểu tình cử người chở thương binh về bệnh viện Cai Lậy, còn mình trực tiếp quay về xã và huyện xin ý kiến chỉ đạo. Sáng hôm sau đồng chí tiếp tục lãnh đạo đoàn biểu tình khoảng 10.000 người tham gia, khiêng thi hài chị Kiều ra đấu tranh với quận trưởng buộc nó phải bồi thường nhân mạng, hứa trừng trị tên bắn chết chị Kiều và không bắn pháo bừa bãi, đốt nhà, gom dân vào khu trù mật.

Đầu năm 1972 yêu cầu vận chuyển cho chiến dịch rất lớn và khẩn trương, trong lúc đồn bốt địch dày đặc, chúng tăng cường lực lượng chốt chặn các kênh rạch, đường giao thông chính hòng cắt đứt các đường vận chuyển của ta, song Má Tám Hội đã mưu trí, khéo léo nghi binh địch dùng thuyền 2 đáy vận chuyển trót lọt hàng chục chuyến, gần 100 tấn vũ khí, 2 tấn thuốc men qua 25 đồn bốt địch an toàn. Có khi lặn lội suốt đêm đưa vũ khí cất giấu xuống hầm bí mật để bộ đội đến nhận, có lần vừa cất giấu xong địch phát hiện bắt đồng chí đánh đập dã man. Trước sự khéo léo và khí tiết anh dũng cộng với sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, địch không khai thác được gì buộc phải trả tự do cho đồng chí.

Bằng tấm lòng nhân hậu, bác ái Má Tám Hội đã tuyên truyền, giáo dục, kêu gọi được nhiều gia đình và anh em binh lính quay trở về với cách mạng.

Sau Xuân 1968, địch phản kích ác liệt, chúng dùng mọi thủ đoạn như đốt nhà, bắn pháo vào cánh đồng nơi dân ở nhằm tiếp tục thực hiện gom dân lập ấp chiến lược. Má Tám Hội đã đi đầu vận động bà con bám đất, sản xuất nuôi bộ đội, đồng chí đã dùng hết lúa gạo của nhà mình và vạy mượn thêm 27 dạ (540 kg) cung cấp cho bộ đội. Má Tám Hội còn sản xuất trên phần đất của mình và của bà con hàng xóm 17 công lúa 2 vụ thu hoạch trên dưới 500 dạ (10 tấn), hàng tạ heo, hàng trăm con vịt, tất cả đồng chí để nuôi bộ đội, không hề bán lấy tiền một thứ gì.

Mai Thị Út đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 12 bằng khen và giấy khen. Sau giải phóng miền Nam, Má Tám Hội nghỉ hưu và đã từ trần.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Mai Thị Út được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:07:52 pm

ANH HÙNG HỒ THỊ ĐƠM

Hồ Thị Đơm sinh năm 1940, dân tộc Pa-cô, quê ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1959, nhập ngũ năm 1966. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí là trợ lý dân quân quận 3, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Xuất thân từ gia đình là cơ sở cách mạng, năm 15 tuổi Hồ Thị Đơm đã tham gia hoạt động làm giao liên và mua hàng hóa, nắm địch giúp cán bộ ở địa phương.

Từ năm 1960 đến năm 1975 đồng chí là đội viên du kích rồi xã đội phó và cán bộ quân đội. Chiến đấu và công tác trên địa bàn rừng núi có truyền thống kháng chiến, bị địch thường xuyên càn quét đánh phá ác liệt. Hồ Thị Đơm luôn nêu cao quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã làm tốt việc nuôi dưỡng chăm sóc cán bộ, bộ đội, tích cực công tác binh vận, đặc biệt đồng chí còn là một người chỉ huy chiến đấu mưu trí, dũng cảm, say mê đánh giặc, lập nhiều chiến công. Tính chung Hồ Thị Đơm đã tham gia chỉ huy 316 trận chiến đấu, 7 trận diệt 335 tên địch (riêng đồng chí diệt 176 tên, có 47 tên Mỹ và chư hầu, 5 sĩ quan từ trung úy trở lên), bắt 8 tên, bắn rơi 1 máy bay, thu 27 súng các loại; đã vận động nhân dân vót hàng vạn cây chông, đào hàng vạn hầm chông, rải truyền đơn, tuyên truyển vận động binh lính địch 167 lần; cùng gia đình đóng góp 218 thùng gạo, 1230 gùi ngô, khoai, sắn để nuôi gần 200 cán bộ, bộ đội...

Các trận đánh tiêu biểu của đồng chí là:

Trận ngày 20 tháng 4 năm 1960, khi du kích trong xã còn chưa có súng để đánh giặc, Hồ Thị Đơm đã có sáng kiến dùng lá cây độc thả vào nguồn nước, diệt 30 tên địch làm cho tiểu đoàn địch đang càn quét - gây nhiều tội ác ở địa phương - phải khiếp sợ bỏ chạy.

Tháng 9 năm 1961, Hồ Thị Đơm được giao nhiệm vụ bảo vệ mùa màng cho dân khi lúa đang chín, đồng chí đã mượn súng của bộ đội, một mình kịp thời chiến đấu đẩy lùi bọn địch đến phá lúa, diệt 6 tên.

Ngày 5 tháng 10 năm 1961, Hồ Thị Đơm được giao nhiệm vụ phục kích địch trên đường A Lưới đi A Co. Bất ngờ gặp địch xuất hiện đông gấp hàng chục lần dự kiến, phía ta chỉ có 2 tay súng, 40 viên đạn, 2 quả lựu đạn. Đồng chí vẫn quyết tâm đánh, vừa bắn vừa nhử địch đi lọt vào trận địa chông, bẫy đã bố trí sẵn. Kết quả sau một ngày chiến đấu, với 39 viên đạn súng trường, 2 người đã diệt 18 tên địch, làm bị thương 8 tên. Riêng Hồ Thị Đơm diệt 11 tên, làm bị thương 2 tên.

Ngày 5 tháng 5 năm 1962, đồng chí chỉ huy một tổ 3 du kích sử dụng trận địa chông, bẫy đánh cuộc càn của 1 đại đội tăng cường của địch. Hồ Thị Đơm mưu trí dũng cảm sử dụng linh hoạt các loại bẫy, vừa đánh vừa lừa địch. Kết quả tổ đồng chí diệt được 21 tên, làm bị thương 19 tên khác, thu 17 súng và 400 viên đạn cùng nhiều đồ dùng quân sự, ta không nổ một phát súng nào, vẫn chặn đánh cuộc càn mùa khô của địch.

Ngày 3 tháng 4 năm 1969, Hồ Thị Đơm chỉ huy một tổ bộ đội địa phương 4 người đánh vào căn cứ A Bia gồm 1 đại đội lính dù Mỹ, có máy bay và pháo yểm trợ. Suốt ngày, lợi dụng những địa hình có lợi, cả tổ diệt được 51 tên địch, thu 8 khẩu súng và nhiều đồ dùng quân sự, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí diệt 17 tên Mỹ.

Từ năm 1975 vì sức khỏe yếu (mất sức 61%) Hồ Thị Đơm trở về xây dựng quê hương, đồng chí luôn phát huy tốt truyền thống từ kháng chiến, được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu hội đồng nhân dân xã từ khóa 2 đến khóa 7.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 1 lần là Chiến sĩ quyết thắng và Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, 5 lần là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và quân khu (1961 - 1965) và nhiều bằng khen, giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Hồ Thị Đơm đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:08:40 pm

ANH HÙNG CHÂU THANH TRUYỀN

Châu Thanh Truyền sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Thăng, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1959, nhập ngũ năm 1962. Trong kháng chiến chống Mỹ đồng chí là trung úy, huyện đội phó huyện đội Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo có truyền thống cách mạng (một em là liệt sĩ), Châu Thanh Truyền tham gia hoạt động cách mạng từ năm 15 tuổi, làm liên lạc, rồi vào bộ đội, trưởng thành từ chiến sĩ lên huyện đội phó.

Từ tháng 1 năm 1962 đến tháng 4 năm 1975, Châu Thanh Truyền chiến đấu trên địa bàn thị xã Tam Kỳ và vùng phụ cận là nơi địch thường xuyên vây ráp càn quét và đánh phá ác liệt. Đồng chí đã nêu cao quyết tâm vượt qua khó khăn ác liệt, ở cương vị nào Châu Thanh Tuyền cũng chiến đấu mưu trí, dũng cảm, đánh địch càn quét hoặc đánh địch trong căn cứ đều đạt hiệu xuất chiến đấu cao. Đồng chí đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy đánh 250 trận, cùng đơn vị diệt 561 tên (có 55 tên Mỹ), làm bị thương hơn 200 tên khác, bắt 58 tên (có 5 sĩ quan và ác ôn), diệt gọn 5 đại đội, 28 trung đội, 2 đoàn bình định nông thôn, thu 102 súng các loại, bắn cháy 12 xe quân sự (có 6 xe tăng, xe bọc thép), đánh sập 9 cầu cống, 97 lô cốt, 51 nhà lính, phá sập 42 khu đồn bốt, 22 ấp chiến lược đưa 5.000 lượt dân về vùng giải phóng. Riêng đồng chí đã diệt được 187 tên (có 45 tên Mỹ), bắt 29 tên (4 sĩ quan, 3 ác ôn), bắn cháy 3 xe tăng của địch.

Ngày 10 tháng 4 năm 1965, khi đi công tác xuống xã Kỳ Anh được tin địch chuẩn bị càn vào xã, Châu Thanh Truyền đã cùng 3 du kích khiêng 2 quả bom tạ đã được cải tiến thành mìn điện, đặt vào hai nơi mà đồng chí dự đoán sẽ diệt nhiều địch. Kết quả đúng như dự đoán, Châu Thanh Truyền cho nổ mìn, diệt 182 tên địch - có cả ban chỉ huy tiểu đoàn - rất nhanh gọn. Trận đánh khởi đầu phong trào thi đua tìm bom đạn hỏng cải tiến thành mìn để đánh địch ở địa phương.

Ngày 15 tháng 4 năm 1969, đồng chí chỉ huy đánh cứ điểm Mỹ Cang phía bắc chi khu quân sự Quảng Tín, một cứ điểm lớn có 22 lô cốt công sự vững chắc, 14 hàng rào bao bọc, có 4 trung đội bảo an, 2 trung đội dân vệ, 1 đoàn bình định nông thôn với những tên chỉ huy khét tiếng gian ác. Lúc đầu đơn vị có 35 đồng chí định dùng chiến thuật tập kích bí mật, sau tình huống thay đổi phải chuyển sang đánh cường tập. Trận đánh diễn ra phức tạp, xạ thủ B41 bị thương, Châu Thanh Truyền bị thương nhưng vẫn cố gắng lấy B41 bắn diệt 4 lô cốt làm địch tháo chạy xuống ấp bị tổ đón lõng tiêu diệt. Kết quả đơn vị đã diệt gọn 1 đại đội bảo an (89 tên), 25 tên dân vệ và bình định, làm bị thương 25 tên, bắt 14 tên thu nhiều vũ khí đồ dùng quân sự. Trận thắng lớn đã hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược Mỹ Cang.

Đầu năm 1973, đồng chí chỉ huy 1 đại đội phối hợp với 2 đại đội bạn và du kích xã Kỳ Thịnh chiến đấu suốt 10 ngày đêm liền, giành giật với lực lượng địch đông gấp hàng chục lần, có xe tăng, máy bay yểm trợ ở thôn Ao Lầy, xã Kỳ Thịnh, diệt hơn 350 tên, làm bị thương hơn 50 tên khác, xóa phiên hiệu "tiểu đoàn biệt lập" tinh nhuệ nhất của quân ngụy tỉnh Quảng Tín, làm thất bại âm mưu lợi dụng Hiệp định Pa-ri để thực hiện "tràn ngập lãnh thổ" của địch, bảo vệ căn cứ "lõm" của ta gần tỉnh lỵ. Riêng đồng chí diệt 64 tên địch, phá hủy 10 khẩu cối, pháo, đại liên. Đồng chí và đơn vị cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Mùa Xuân 1975, Châu Thanh Truyền trực tiếp chỉ huy 1 đại đội có nhiệm vụ giải phóng các xã vùng đông thị xã Tam Kỳ. Đêm ngày 18 tháng 3 năm 1975, đơn vị vừa qua đường số 1 thì gặp địch phục kích. Đồng chí bình tĩnh tổ chức bộ đội đánh trả địch. Sau đó Châu Thanh Truyền chỉ huy đơn vị đánh tiếp một tiểu đoàn chủ lực có xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Chỉ trong 20 phút chiến đấu đơn vị do đồng chí chỉ huy đã bắn cháy và hỏng 5 xe tăng làm rối loạn đội hình buộc địch phải tháo chạy tạo thuận lợi cho các đơn vị bạn giữ vững trận địa, tiêu diệt các cánh quân khác của chúng, giải phóng vùng đông huyện Thăng Bình và thị xã Tam Kỳ, hình thành thế bao vây giải phóng thị xã. Trận này riêng đồng chí bắn cháy 2 xe bọc thép.

Châu Thanh Truyền đã cùng địa phương xây dựng 12 đội du kích chiến đấu giỏi và đưa hàng ngàn thanh niên nhập ngũ, tham gia làm hàng ngàn quả mìn, hàng vạn thủ pháo từ bom đạn hỏng.

Sau ngày đất nước thống nhất do sức khỏe yếu (hậu quả của các vết thương, sức ép trong chiến đấu), Châu Thanh Truyền được phục viên (năm 1977), đồng chí vẫn phát huy được bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" trong cương vị xã đội trưởng và bí thư chi bộ.

Đồng chí đã được tặng thưởng 7 Huân chương Chiến công Giải phóng (có 2 Huân chương hạng nhất), 3 lần Dũng sĩ diệt Mỹ, 3 lần Dũng sĩ diệt xe cơ giới, 2 lần Chiến sĩ thi đua, 32 bằng khen và giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Châu Thanh Truyền được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:09:27 pm

ANH HÙNG CHA MA LÉ CHÂU

Cha Ma Lé Châu sinh năm 1940, dân tộc Rắc Lây, quê ở xã Phước Trung, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tham gia cách mạng tháng 1 năm 1960, trong kháng chiến chống Mỹ đồng chí là chính trị viên xã đội (1965 - 1973) rồi bí thư Đảng ủy xã (1973 - 1985). Hiện nay là bí thư đảng ủy xã Phước Trung, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1960 Cha Ma Lé Châu tham gia du kích xã, dù ở cương vị chiến sĩ hay ở vị trí lãnh đạo chủ chốt trong xã, đồng chí luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao ý chí cách mạng, quyết tâm vượt qua hy sinh, gian khổ. Cha Ma Lé Châu phải trải qua cảnh đói rét, bệnh tật, thiếu thốn và sự ác liệt của chiến tranh, nhưng đồng chí vẫn vững vàng, luôn dũng cảm, mưu trí sáng tạo, chủ động đánh địch và xây dựng lực lượng. Đồng chí đã cùng đồng đội đánh địch nhiều trận bắn cháy 32 máy bay địch, trong đó đồng chí bắn rơi 7 chiếc (5 lên thẳng, 1 phản lực, 1 L19), diệt nhiều giặc lái. Cha Ma Lé Châu đã chỉ huy đội du kích và phối hợp với lực lượng đặc công của trên đánh hàng chục trận, diệt trên 100 tên địch, có cả lính Mỹ và lính Nam Triều Tiên, đốt cháy 7 bồn xăng dầu, phá sập nhiều nhà và vật tư chiến tranh của địch trong sân bay Thành Sơn.

Tháng 3 năm 1967, đồng chí tổ chức lực lượng đánh địch càn quét đổ bộ bằng máy bay, Cha Ma Lé Châu đã bắn cháy 4 máy bay (3 lên thẳng, 1 L19) tạo ra phong trào bắn máy bay bằng súng trường trong lực lượng vũ trang địa phương.

Tháng 7 năm 1967, địch mở cuộc càn lớn có máy bay và gần 400 tên (cả Mỹ và Nam Triều Tiên) vây kín hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng của xã để tạo thành vùng trắng bảo vệ sân bay. Đồng chí đã chỉ huy du kích dựa vào các hốc đá, cõng những cụ già, em nhỏ và dẫn 500 người dân ra khỏi vòng vây, đồng thời tổ chức du kích đánh sau lưng địch, diệt nhiều tên, buộc chúng phải rút ra khỏi xã. Đồng chí đã bắn rơi 3 máy bay khi chúng đổ quân xuống địa bàn.

Để ngăn chặn hoạt động đánh phá của không quân địch từ sân bay Thành Sơn ra các vùng phụ cận, Cha Ma Lé Châu tổ chức lực lượng du kích phục ém và bắn máy bay khi chúng cất và hạ cánh, gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc chúng phải thay đổi đường bay và chuyển hướng cất, hạ cánh, hạn chế sự đánh phá của địch.

Trong những năm 1968 đến năm 1975, đồng chí đá chủ động chỉ huy du kích và phối hợp dẫn đường cho lực lượng đặc công trên về đánh vào sân bay có kết qủa, đồng thời tổ chức chống càn, bảo vệ dân, bảo vệ sản xuất, diệt địch cho đến khi    xã hoàn toàn giải phóng. Năm 1970, du kích xã được tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ năm 1973 đến nay, với cương vị chủ chốt của xã Cha Ma Lé Châu đã tận tâm, tận lực gắn bó với địa phương, xây dựng phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh, đóng góp nhiều sức người cho cách mạng, bảo vệ được dân, bảo vệ căn cứ cách mạng ngay sát nách địch.

Hiện nay Cha Ma Lé Châu vẫn phát huy thành tích, luôn sống giản dị, gương mẫu, nêu cao vai trò trách nhiệm trong công việc được giao, tích cực cùng cấp ủy và chính quyền chăm lo đời sống của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng bộ xã Phước Trung thường xuyên vững mạnh toàn diện, đồng chí luôn được mọi người tin yên mến phục.

Cha Ma Lé Châu đã được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất và nhiều bằng khen, giấy khen của Quân khu 6, tỉnh và huyện.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Cha Ma Lé Châu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:10:08 pm

ANH HÙNG PHÙNG THỊ TÁM

Phùng Thị Tám sinh năm 1918, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, tham gia cách mạng năm 1958. Trong kháng chiến chống Mỹ, Phùng Thị Tám đã đảm nhiệm công tác giao liên vận tải thuyền thuộc phòng hậu cần tỉnh đội Vĩnh Long. Hiện nay nghỉ hưu tại quê nhà.

Với nhiệm vụ được giao là giao liên của phòng hậu cần tỉnh đội Vĩnh Long (từ năm 1958 - 1968), vận chuyển vũ khí từ đất bạn về phục vụ chiến trường (1969), đồng chí đã tỏ rõ bản chất kiên cường của một chiến sĩ bám trụ, hoạt động trong lòng địch, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Khi bị địch bắt Phùng Thị Tám đã giữ vững khí tiết của người cách mạng mặc dù bị kẻ thù tra tấn dã man và dùng nhiều cực hình kể cả việc bắn chết người chồng thân yêu ngay trước mặt.

Trong thời kỳ năm 1959 - 1968 chính quyền tay sai Mỹ kìm kẹp, khủng bố cách mạng, hòng uy hiếp tinh thần và ý chí cách mạng của nhân dân ta, phong trào cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động trong lòng địch rất nguy hiểm, Phùng Thị Tám đã mưu trí, kiên trì chuyển được hàng trăm thư từ, tài liệu một cách bí mật, an toàn.

Năm 1969 Phùng Thị Tám đã cùng chồng dùng thuyền 2 đáy các cỡ để vận chuyển vũ khí từ biên giới Cam-pu-chia về chiến trường Vĩnh Trà đảm bảo an toàn nhiều chuyến. Phùng Thị Tám là "người mở đường" cho phương thức vận tải công khai trước mắt địch, được Quân khu phát triển thành đoàn vận tải lớn để chuyên chở vũ khí.

Tháng 10 năm 1969, Phùng Thị Tám bị địch bắt tại Cần Thơ (cùng với chồng), đồng chí đã giữ vững khí tiết cách mạng, không một lời khai báo, chịu mọi cực hình tra tấn để bảo vệ tuyến vận tải vũ khí của Quân khu. Sau khi thoát khỏi nhà tù của địch (1973) đồng chí được về miền Bắc an dưỡng. Tháng 3 năm 1974 Phùng Thị Tám lại hăng hái trở lại chiến trường, phục vụ chiến đấu góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam. Từ tháng 1 năm 1979 đồng chí nghỉ hưu, vẫn tích cực tham gia công tác ở địa phương cho đến nay.

Phùng Thị Tám là một chiến sĩ cách mạng có những phẩm chất tốt đẹp, được đồng đội tin yêu, nhân dân quý mến.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và Huân chương chống Mỹ hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Phùng Thị Tám được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:10:49 pm

ANH HÙNG TRƯƠNG THỊ HOA

Trương Thị Hoa sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Châu Thành C, thị trấn Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp), tỉnh Cần Thơ, tham gia cách mạng năm 1956. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí là tổ trưởng công binh đánh cầu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trương Thị Hoa trong kháng chiến chống Mỹ là cán bộ cơ sở của công binh Quân khu 9, là người dũng cảm, mưu trí, bình tĩnh, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều lần tổ chức và trực tiếp đánh sập cầu cắt đứt giao thông của địch.

Ngoài những cầu bị sập: cầu Trắng Lớn, cầu Ban Thạch, cầu Xáng, cầu Kinh Cùng... tiêu biểu là 2 lần đánh cầu Phụng Hiệp và cầu Cái Tắc.

Trận đánh cầu Phụng Hiệp, Trương Thị Hoa treo bom dưới đáy ghe, khi đến mục tiêu định đánh sẽ cắt bom. Lần thứ nhất đồng chí cắt bom nhưng dây kẹt mối phải quay ghe lại lần thứ hai. Lần này bom rơi quá mạnh làm ghe quay tấp vào cột cầu. Tên lính bắt ghe phải đậu lại. Nếu đứng lâu, bom nổ thì rất nguy hiểm. Trương Thị Hoa đã nhanh trí quát mắng con nhỏ làm nó khóc thét kiếm cớ xin tên chỉ huy cho đi. Đêm đó, bom nổ, cầu Phụng Hiệp sập, 4 tên lính chết.

Trận đánh cầu Cái Tắc, Trương Thị Hoa mang bom ra tới lộ Ban Thạch thì có 4 tên lính đòi quá giang. Lúc đó nước dòng sát nếu đậu ghe lại thì quả bom treo dưới ghe bị cản, Trương Thị Hoa liền chọn chỗ khác cho chúng lên và lúc chúng xuống cũng thế. Đến gần cầu định đánh, gặp nước cạn đồng chí phải qua 2 chướng ngại vật mới tới cầu. Bọn lính định xuống đẩy ghe hộ, Trương Thị Hoa ngăn lại và tự mình xuống đẩy và cuối cùng bom được đưa tới mục tiêu đã định. Sáng hôm sau bom nổ, cầu sập chết 2 lính gác.

Trận đánh cầu lần thứ 9 (9-1972) Trương Thị Hoa bị bắt do có chỉ điểm. Địch tra tấn đồng chí dã man nhưng Trương Thị Hoa vẫn không khai báo. Địch giam đồng chí tại khám lớn Cần Thơ 5 tháng rồi phải thả. Sau đợt ấy tỉnh phân công Trương Thị Hoa đánh cầu Cái Răng. Mực nước chỉ sử dụng quả bom 500 kg vì thế tuy cắt bom trúng mục tiêu, bom nổ nhưng cầu chỉ sập một nhịp làm tắc nghẽn giao thông địch nhiều giờ.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trương Thị Hoa là trưởng ban chấp hành phụ nữ thị trấn, ủy viên ban chấp hành phụ nữ huyện Phụng Hiệp, trưởng ban thương binh xã hội thị trấn.

Tháng 10 năm 1982 sức khỏe yếu Trương Thị Hoa được nghỉ hưu.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến và danh hiệu Dũng sĩ quyết thắng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Trương Thị Hoa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:11:31 pm

ANH HÙNG CAO VĂN ĐẠT

Cao Văn Đạt (tức Cao Văn Hồng); sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Ngãi, huyện Trà Cú; tỉnh Trà Vinh. Trú quán thôn Hưng Mỹ, xã Thạnh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Tham gia cách mạng năm 1945. Trong kháng chiến chống Mỹ đồng chí là tổ trưởng sản xuất vũ khí xã Thạnh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo nhưng giầu lòng yêu nước, sớm được giác ngộ cách mạng, năm 1945 vào học thiếu sinh quân; năm 18 tuổi được vào đội du kích mật của xã, do công tác tốt, Cao Văn Đạt được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Năm 1960, đồng chí được xã cử đi học quân giới tỉnh. Tuy trình độ văn hóa thấp, nhưng với ý chí phấn đấu và quyết tâm cao, đồng chí đã vượt qua nhiều khó khăn, chịu khó học và đã nắm được những kiến thức cơ bản trở về đảm nhiệm tổ trưởng sản xuất vũ khí của xã. Trước yêu cầu đánh giặc khẩn trương, Cao Văn Đạt cùng anh em đã khắc phục khó khăn, tự tìm nguyên vật liệu, tự tạo phương tiện, dụng cụ, thu nhặt bom đạn lép của địch về nghiên cứu, cải tiến thành vũ khí đánh địch. Vũ khí sản xuất ra từ thô sơ đến phức tạp nhưng có tác dụng diệt địch đạt hiệu quả cao. Cao Văn Đạt và tổ đã sản xuất được 650 đầu đạn pháo tự tạo, 500 lựu đạn gài, 90 khẩu súng kíp, 70 khẩu súng ngắn và nhiều loại vũ khí thô sơ khác cung cấp cho nhu cầu chiến đấu của xã, ngoài ra còn cung cấp cho các xã bạn như Mỹ Hòa, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thạnh Lợi... cung cấp cho cả bộ đội huyện Mỹ An, tiểu đoàn 502 của tỉnh. Nổi nhất là đội du kích của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Che đã sử dụng toàn lựu đạn tự tạo của Cao Văn Đạt diệt trên 100 tên Mỹ ngụy. Trong những năm 1965 - 1967 là thời kỳ khó khăn, ác liệt, chủ trương của địa phương là phải tích cực sản xuất vũ khí để đánh giặc; nguyên liệu rất khan hiếm, Cao Văn Đạt và đồng đội phải lặn lội ngày đêm đi đào từng trái bom lép, đầu đạn pháo, hỏa tiễn của địch chưa nổ về để nghiên cứu, cải tiến. Một lần máy bay Mỹ ném một bệ bom "cam" bị lép, dù chưa hiểu hết về loại bom này, Cao Văn Đạt đã mày mò, dùng cây đẩy từng trái lấy trọn vẹn 125 trái trong bệ. Đồng chí nghiên cứu mở đầu, khoan bỏ bớt thuốc rồi gắn đầu lựu đạn tự chế để trở thành lựu đạn gài. Vũ khí này có tầm sát thương lớn. Trong một trận càn, địch vướng một trái bom cam, 8 tên chết tại chỗ.

Cao Văn Đạt đã nghiên cứu dùng đạn pháo 105 ly và đầu đạn pháo 155 ly lép của địch kết hợp với ngòi nổ tự tạo thành loại vũ khí đánh đồn có hiệu quả cao. Loại vũ khí này địch rất sợ vì không biết đạn bắn từ đâu tới.

Những loại vũ khí do đồng chí tạo ra được tỉnh, Quân khu phổ biến áp dụng rộng rãi.

Đồng chí đã trực tiếp tham gia chiến đấu chống địch càn vào nơi sản xuất, một mình chiến đấu nghi binh thu hút địch để đồng đội kịp thời cất giấu vũ khí và phương tiện sản xuất. Mặc dù bị thương cụt 1 chân, đồng chí ráng chịu đựng, đánh địch diệt 5 tên (có 1 tên đại úy), bảo vệ an toàn cơ sở sản xuất vũ khí. Sau thời gian điều trị vết thương, sức khỏe giảm, đi lại khó khăn, trên cho đồng chí nghỉ nhưng đồng chí vẫn kiên quyết xin được cùng tổ tiếp tục sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu, góp phần vào thắng lợi chung của xã, của huyện.

Cao Văn Đạt là một cán bộ dũng cảm, mưu trí, tận tụy, tích cực khắc phục khó khăn, tìm tòi và sáng tạo và đã sản xuất được nhiều loại vũ khí đánh địch có hiệu quả cao. Trong cuộc sống đồng chí luôn đoàn kết gắn bó thương yêu đồng đội.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 22 bằng và giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Cao Văn Đạt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:12:51 pm

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ÚT

Nguyễn Văn Út (tức Út Nồi) sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở thị trấn Cái Tầu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 6 năm 1964. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí là huyện đội trưởng huyện đội Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Út là cán bộ chỉ huy, dũng cảm mưu trí, sáng tạo; có tư tưởng tiến công, táo bạo. Đồng chí đã trực tiếp chỉ huy và tham gia chiến đấu 55 trận, riêng Nguyễn Văn Út diệt 195 tên địch, thu 32 súng các loại. Nổi bật:

Đêm 30 Tết Mậu Thân (1968) Nguyễn Văn Út đã cùng 2 chiến sĩ đánh diệt 1 lô cốt ở bến phà Mỹ Thuận, sau đó đánh sập cầu Huyền Báo, cắt đứt giao thông quốc lộ 4 đoạn Mỹ Thuận - Vĩnh Long, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội tỉnh đánh chiếm sân bay và các mục tiêu trong thị xã Vĩnh Long. Đây là trận đánh có ý nghĩa then chốt, đạt hiệu quả cao và hiệp đồng tác chiến tốt giữa lực lượng địa phương và bộ đội tỉnh.

Tháng 12 năm 1968, một mình đồng chí bám lộ 80 dùng mìn đánh lật 1 xe GMC diệt 13 tên địch. Đây là trận đánh gây bất ngờ cho địch vì chỉ cách đồn Cái Đa 300 mét.

Tháng 5 năm 1969, sau nhiều lần lặn lội điều tra nghiên cứu tình hình địch ở Tân Xuân, ven lộ liên tỉnh 80 cửa ngõ vào thị xã Sa Đéc, Nguyễn Văn Út đã có sáng kiến đội bèo lục bình (bèo tây) theo sông, bất ngờ tấn công đội hình địch đóng tại cầu Bà Vạch, xã Tân Xuân tiêu diệt 1 trung đội địch, thu nhiều vũ khí.

Trong những năm địch bình địch ác liệt (1969-1972), vũ khí của huyện không đủ sức đánh diệt các đồn lớn, Út Nồi có sáng kiến dùng bộc phá đánh hất quả bom cay (lấy của địch) vào đồn. Cách đánh này rất hiệu quả, đánh đồn nào là đồn đó rút chạy như đồn ngã ba Tân Hựu, đồn Ông Đại... gây cho địch hoang mang lo sợ.

Tháng 2 năm 1971, đồng chí chỉ huy 1 tổ đặc công vượt sông qua cầu An Hòa, xã An Nhơn, giải tán toán thanh niên phòng vệ, đồng thời vận động số thanh niên này thoát ly bổ sung cho bộ đội huyện, thu hơn 20 súng các loại.

Tháng 7 năm 1972 Út Nồi chỉ huy đánh ụ gác ở xã Phú Hựu thu hơn 15 súng các loại, trong đó có 3 khẩu M72. Ngày 25 tháng 11 năm 1972, đồng chí trực tiếp chỉ huy đánh tập kích trung đội thám báo thuộc đại đội 834 (đơn vị khét tiếng gian ác) của tiểu khu Sa Đéc tại xã Tân Nhuận Đông, diệt 20 tên thu 16 súng các loại và 1 máy thông tin. Sau đó đánh 1 tầu tại xã Hòa Tân tiêu diệt 1 tiểu đội địch thu 2 súng ngắn và 4 khẩu M16, 1 máy thông tin, các trận này góp phần vào thắng lợi chung của tỉnh trong chiến dịch hè 1972.

Trong Mùa Xuân 1975, trên cương vị huyện đội trưởng Nguyễn Văn Út đã chỉ huy bao vây, đánh diệt, bức rút 20 đồn, 10 lô cốt, góp phần vào thắng lợi chung giải phóng hoàn toàn huyện Châu Thành B, tỉnh Vĩnh Long.

Nguyễn Văn Út, là một cán bộ trưởng thành từ cơ sở, có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu, là một cán bộ chỉ huy biết kết hợp hài hòa giữa xây dựng lực lượng và tổ chức thực hành chiến đấu. Là thương binh 2/4, từ khi về hưu đến nay đồng chí luôn phát huy tốt bản chất cách mạng của người cán bộ quân đội; xứng đáng là tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đồng chí đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua (cấp Quân khu) và nhiều bằng khen, giấy khen.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Văn Út được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:13:31 pm

ANH HÙNG HỒ THỊ BI

Hồ Thị Bi (tức Hồ Thị Hoa) sinh năm 1916, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh), trú quán 226/34 đường Lê Văn Sĩ quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, tham gia cách mạng năm 1936. Trong kháng chiến chống Pháp đồng chí là trưởng ban công tác đội 12 kiêm đại đội trưởng đại đội 2804 Hóc Môn, sau là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 935, trung đoàn 312 Gia Định. Trong chống Mỹ Hồ Thị Bi công tác ở Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ gia đình nghèo, chồng tham gia hoạt động cách mạng và đã hy sinh. Bản thân đồng chí liên tục tham gia công tác cách mạng từ năm 1936 đến nay, trải qua nhiều cương vị chiến đấu và công tác khác nhau, được giao nhiều nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, nguy hiểm... ở cương vị nào, làm việc gì Hồ Thị Bi cũng thể hiện trách nhiệm cao, chiến đấu mưu trí dũng cảm, công tác năng nổ sáng tạo, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong kháng chiến chống Pháp, thời kỳ lực lượng cách mạng còn nhỏ yếu, tình hình hết sức khó khăn, là một phụ nữ đang nuôi 2 con nhỏ, Hồ Thị Bi đã tự lực vận động thành lập được một đơn vị tự trang bị vũ khí, đánh vào nơi địch đang ráo riết tiến hành khủng bố cách mạng, bắn giết, cướp bóc đe dọa nhân dân. Đồng chí đã biết kết hợp binh vận với tác chiến, tổ chức đánh diệt được địch, thu được vũ khí, ta lại an toàn, gây được khí thế cho nhân dân, bảo vệ uy thế cho cách mạng và cảnh cáo răn đe bọn phản động ở vùng Hóc Môn, ngoại thành Sài Gòn.

Từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 12 năm 1949, được giao nhiệm vụ vừa chỉ huy các đơn vị (từ ban công tác đến tiểu đoàn) chiến đấu trong lòng địch, vừa làm kinh tế lấy tiền nuôi trung đoàn 312, Hồ Thị Bi đã hoàn thành xuất sắc cả 2 nhiệm vụ, được Bác Hồ khen ngợi là: "Gương sáng tích cực kháng chiến cho các chị em phụ nữ".

Từ năm 1950 đến năm 1953, địch chủ trương giết trâu bò để triệt nguồn sức kéo của ta trong vùng kháng chiến, chúng từng tuyên bố: "Diệt 1 con trâu là diệt được 1 tiểu đội Vệ quốc đoàn", đã làm cho ta rất khó khăn. Hồ Thị Bi được giao tổ chức đường dây mua trâu bò từ Cam-pu-chia về cung cấp cho vùng kháng chiến, đồng thời mở hành lang ven theo Nam Trường Sơn nối ra miền Bắc. Đồng chí đã khắc phục mọi khó khăn, xây dựng đơn vị 999 luồn lỏi qua rất nhiều đồn bốt địch, mua được 300 con trâu đưa đến tận các nơi cần thiết, đồng thời đã mở thông được đường ra Bắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cuối năm 1973, với cương vị cán bộ cơ quan nghiên cứu chỉ đạo công tác chính sách ở Bộ Quốc phòng, được cử vào chiến trường miền Nam khảo sát tình hình thực hiện chính sách. Tuy tuổi đã cao (gần 60), sức khỏe yếu, đồng chí vẫn khẩn trương lên đường vào chiến trường và đã giải quyết được nhiều vấn đề ách tắc trong công tác này.

Trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam, với cương vị Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Thị Bi đã không quản ngại khó khăn phức tạp, lặn lội nhiều nơi liên hệ giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của hậu phương quân đội để động viên cán bộ chiến sĩ chiến đấu phía trước, đã cấp phát nhiều vật tư sinh hoạt cho cán bộ, bảo đảm công bằng, đúng nguyên tắc chế độ.

Từ năm 1980, tuy đã nghỉ hưu, đồng chí vẫn tích cực phát huy tính năng động sáng tạo, tham gia công tác xã hội, đã góp phần quan trọng xây dựng được Nhà bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và tích cực đóng góp giúp đỡ hoạt động xóa đói giảm nghèo cho nhiều gia đình cựu chiến binh.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hạng nhất; Huân chương Quân công hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Hồ Thị Bi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:14:49 pm

ANH HÙNG NGUYỄN THÀNH TRUNG

Nguyễn Thành Trung (tức Đinh Khắc Chung) sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Trú quán 324/7 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ năm 1969. Đồng chí là đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam đã chuyển ngành, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1960 đến năm 1968, Nguyễn Thành Trung là học sinh phổ thông và đại học tham gia phong trào học sinh, sinh viên đấu tranh, rồi làm cán bộ giao liên cho Ban binh vận T2 (Khu 8 ). Năm 1969, Nguyễn Thành Trung được kết nạp vào Đảng, rồi chuyển về công tác ở Ban binh vận Trung ương Cục, được phân công làm cơ sở nội tuyến trong không quân ngụy.

Nhận nhiệm vụ chiến đấu trong lòng địch trước mọi hiểm nguy rình rập bản thân và gia đình, song Nguyễn Thành Trung vẫn kiên định lập trường, xác định nhiệm vụ cách mạng Đảng giao. Đồng chí đã dũng cảm, mưu trí đánh bại sự theo dõi của kẻ thù, đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, quyết tâm thực hiện mục đích vào được hàng ngũ không quân ngụy để được lái máy bay phản lực F5, loại máy bay tối tân của Mỹ. Nguyễn Thành Trung đã hoàn thành nhiệm vụ, lập được nhiều chiến công xuất sắc.

Hơn một năm học ở Nha Trang, Tân Sơn Nhất và gần 3 năm du học ở Mỹ, Nguyễn Thành Trung vẫn giữ nghiêm kỷ luật công tác, thường xuyên liên lạc với cán bộ Ban binh vận Trung ương Cục.

Cuộc tiến công Xuân 1975 nhằm giáng đòn tâm lý đối với ngụy quân, ngụy quyền trung ương, đẩy chúng đã hoang mang càng thêm lúng túng. Ngày 8 tháng 4 năm 1975 từ căn cứ không quân địch, Nguyễn Thành Trung chủ động tìm cách xuất kích bằng máy bay F5E ném bom bắn phá vào dinh Độc Lập. Lần đầu bom không trúng. Nguyễn Thành Trung kiên quyết bay trở lại cắt bom lần nữa trúng đích đồng thời quay lại lần thứ ba dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè rồi mới bay về hạ cánh an toàn trên đường băng ngắn (1.000 mét) ở sân bay Phước Long, vùng căn cứ cách mạng.

Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thành Trung, nhận nhiệm vụ mới do Binh chủng Không quân là cùng với anh em gấp rút sửa chữa, phục hồi 5 chiếc máy bay A37 lấy được của địch, tập luyện cho anh em phi công ta lái máy bay Mỹ. Nguyễn Thành Trung điều khiển phi đội A37 từ sân bay Phan Rang vào Sài Gòn ném bom bãi đỗ máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất rồi bay về căn cứ an toàn.

Từ sau ngày miền Nam giải phóng mặc đù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nguyễn Thành Trung vẫn phát huy tốt bản chất cách mạng, đã vượt qua mọi khó khăn lao vào nhiệm vụ xây dựng lực lượng không quân bằng những máy bay và vũ khí ta thu được của địch. Đồng chí đã cùng anh em kỹ thuật ngày đêm sửa chữa, phục hồi số máy bay A37, máy bay F5, trực tiếp lái thử từng chiếc để xác định chất lượng, đồng thời tập luyện cho anh em phi công và huấn luyện cho số người mới học làm phi công. Nguyễn Thành Trung đã có nhiều công lao đóng góp trong việc thành lập trung đoàn cường kích A37 và trung đoàn tiêm kích F5 - trung đoàn duy nhất của Không quân Việt Nam.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Thành Trung được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:15:32 pm

ANH HÙNG VŨ XUÂN ĐÀI

Vũ Xuân Đài sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Dương Quang, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ năm 1965. Trong kháng chiến chống Mỹ đồng chí là đại đội trưởng đại đội 1, súng máy cao xạ 12,7 ly, thuộc tiểu đoàn 14, sư đoàn 2, Quân khu 5. Khi được tuyên dương Anh hùng Vũ Xuân Đài là sĩ quan đã nghỉ hưu tại phường Nguyễn Trãi, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 3 năm 1966 đến tháng 3 năm 1969, Vũ Xuân Đài cùng đơn vị hoạt động trên các địa bàn thuộc Quân khu 5, là xạ thủ số 1 súng 12,7 ly. Đồng chí đã tham gia chiến đấu khi khống chế các điểm cao, chi viện cho bộ binh chiến đấu; khi cùng khẩu đội phục kích bắn máy bay địch nhiệm vụ nào Vũ Xuân Đài cũng nêu cao quyết tâm chiến đấu đạt hiệu xuất cao, bị thương cũng không rời trận địa.

Vũ Xuân Đài chịu khó nghiên cứu thủ đoạn của máy bay địch, tìm ra cách đánh có hiệu xuất cao nhất. Nhiều lần đồng chí đem súng lên điểm cao bất ngờ bắn rơi máy bay địch khi nghi binh lừa địch đến để diệt. Tính chung trong 3 năm Vũ Xuân Đài đã bắn rơi 37 máy bay các loại (C130, C47, CH47, HU1A, HU1B, CH06, T28).

Có trận đồng chí bắn rơi 1 chiếc C47, tiêu diệt nhiều sĩ quan cấp cao của địch đi trên chiếc máy bay này.

Trận ngày 17 tháng 9 năm 1967, tại xã Bình Trị, Quảng Nam, Vũ Xuân Đài, chỉ với 9 viên đạn đã diệt gọn cả tốp 3 chiếc HU1A.

Từ tháng 3 năm 1969 đến tháng 11 năm 1978, Vũ Xuân Đài bị thương nặng (thương tật 2/4) được chuyển về làm tài vụ tại Viện quân y 7, Quân khu 3, đồng chí đã phát huy tốt phẩm chất trong chiến đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Từ tháng 12 năm 1978, Vũ Xuân Đài về nghỉ hưu tại phường Nguyễn Trãi, thị xã Hải Dương, đồng chí vẫn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia công tác địa phương được nhân dân tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và hạng ba, 1 Huy hiệu Bác Hồ, 4 năm là Chiến sĩ thi đua (1965, 1966, 1967, 1968), 19 bằng khen, nhiều danh hiệu khác như: "Chim đầu đàn", "Kiện tướng diệt máy bay", "Dũng sĩ diệt máy bay", "Dũng sĩ quyết thắng".

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Vũ Xuân Đài được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Ba, 2016, 06:17:04 pm

ANH HÙNG LÊ KIM HÀ

Lê Kim Hà sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Cường, huyện Châu Thành, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ ngày 1 tháng 5 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng tá, Phó chủ nhiệm khoa hồi sức cấp cứu viện 175, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Lê Kim Hà, trưởng thành từ y tá lên bác sĩ chuyên khoa cấp 2 ngành gây mê hồi sức. Lê Kim Hà vào bộ đội năm 1962 làm nhiệm vụ nuôi quân cho cơ quan tỉnh đội Phước Thành. Năm 1963 đồng chí được cử đi học lớp y tá sơ cấp do tỉnh đội mở, ra trường về công tác ở đại đội đặc công của tỉnh. Năm 1965 Lê Kim Hà được đi học lớp y sĩ, năm 1966 ra trường về công tác ở Viện quân y K71A và được học lớp chuyên khoa gây mê hồi sức. Năm 1970 Lê Kim Hà được điều về bệnh viện D72 thuộc Đoàn hậu cần 500. Năm 1973 Lê Kim Hà được đi học lớp bác sĩ chuyên tu khóa VIII, khóa cuối cùng của trường Quân y miền Nam. Năm 1975 tốt nghiệp bác sĩ về công tác ở khoa hồi sức cấp cứu Viện quân y 175 cho tới nay.

Khoa hồi sức cấp cứu là khoa thu dung bệnh nhân không nhiều, nhưng tính chất rất nặng nề, nguy kịch, đòi hỏi phải chẩn đoán, xử trí nhanh chóng, chính xác. Ranh giới giữa cái sống và cái chết rất mỏng manh, bệnh lại đa dạng, chỉ cần điều trị sớm vài ba phút có thể cứu được bệnh nhân khỏi tử vong. Những năm phục vụ chiến tranh biên giới Tây Nam, số lượng thu dung thương binh rất lớn, Lê Kim Hà đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy với công việc, chăm sóc thương bệnh binh bằng tất cả tình thương yêu của người mẹ, người chị, người em, người đồng chí. Không quản ngại ngày đêm, có thời gian đồng chí làm việc liên tục 14 đến 16 tiếng đồng hồ theo dõi bên giường bệnh nên đã xử trí, cứu chữa được nhiều ca bệnh hiểm nghèo. Lê Kim Hà đã làm đúng lời dạy của Bác Hồ "Người thầy thuốc phải như người mẹ hiền".

Trong học tập đồng chí là một tấm gương về tính kiên trì, bền bỉ, biết tận dụng trong mọi lúc, mọi nơi để nghiên cứu học tập như trong giao ban điểm bệnh hàng ngày, trong thực hành chuyên môn, hội nghị khoa học kỹ thuật trong và ngoài quân đội. Từ năm 1978 đến nay Lê Kim Hà đã thực hiện được 8 đề tài nghiên cứu khoa học, 2 thông báo chuyên môn đã được báo cáo trong hội nghị khoa học của viện, trong đó có những đề tài đáng chú ý như:

- Phương pháp tưới rửa ổ bụng liên tục trong điều trị viêm phúc mạc sau mổ do vết thương chiến tranh.
- Công tác theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng bệnh nhân chấn thương sọ não hôn mê dài ngày.
- Cơ cấu tỷ lệ Shock chấn thương trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

Ngoài ra đồng chí còn tích cực tham gia giảng dạy 6 lớp y tá sơ cấp, 3 lớp y tá trung cấp, 3 lớp y sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức. Hướng dẫn lâm sàng thực hành trong cấp cứu cho 2 lớp chuyên khoa cấp 1 nội, ngoại, 3 lớp y tá biên phòng thực hành theo dõi chăm sóc bệnh nhân nặng. Đồng thời Lê Kim Hà còn tận tình hướng dẫn, bồi dưỡng các bác sĩ trẻ của khoa cũng như các khoa bạn gửi đến thực hành kỹ thuật cấp cứu chọc tĩnh mạch dưới đòn, chọc ống sống, đặt nội khí quản, mở khí quản, hồi sinh tổng hợp...

Trưởng thành từ y tá lên bác sĩ chuyên khóa cấp 2 ngành gây mê hồi sức, Lê Kim Hà luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, sống giản dị trong sạch, luôn sâu sát tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của anh chị em, yên tâm công tác, có ý thức giáo dục, đấu tranh mạnh dạn với những việc làm sai trái, cùng với chỉ huy lãnh đạo xây dựng khoa ngày càng tiến bộ vững mạnh. Khoa đã được Đảng và Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1985).

Lê Kim Hà là một đảng viên gương mẫu, là một bác sĩ quân y tận tụy, được bệnh nhân rất tin tưởng, anh em chuyên môn mến phục.

16 năm đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Kim Hà được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:38:18 pm


ANH HÙNG LAO ĐỘNG

(GỒM 12 ĐỒNG CHÍ TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
ĐƯỢC NHÀ NƯỚC TUYÊN DƯƠNG ANH HÙNG LAO ĐỘNG)



ANH HÙNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

Trần Đại Nghĩa (tức Phạm Quang Lễ) sinh năm 1903, dân tộc Kinh quê ở xã Chấn Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, tham gia quân đội tháng 12 năm 1946, là Thiếu tướng, kỹ sư, Cục trưởng Cục Quân giới. Đồng chí nguyên là Cục trưởng Cục Pháo binh, Thứ trưởng Bộ Công thương, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hơn 10 năm du học và nghiên cứu ở nước ngoài, năm 1946, được Bác Hồ đưa về nước, về nước Trần Đại Nghĩa được Chính phủ và Bác Hồ giao trọng trách tổ chức xây dựng ngành quân giới, chế tạo vũ khí cung cấp cho bộ đội ta đánh giặc.

Trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến vô cùng khó khăn, địch phong tỏa, nguyên vật liệu thiếu thốn, trình độ công nhân còn non kém. Nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc. Trần Đại Nghĩa đã đem hết tâm trí và sự hiểu biết của mình cùng anh em công nhân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, xây dựng và phát triển ngành quân giới phục vụ tiền tuyến. Đồng chí đã áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào ngành quân giới, sản xuất cung cấp được nhiều vũ khí cho quân đội.

Trần Đại Nghĩa là một trí thức sát thực tế, luôn luôn chú ý đem hết những hiểu biết của mình kết hợp với khả năng trình độ anh em công nhân, tình hình nguyên vật liệu của ta để tổ chức lực lượng và xác định phương hướng phục vụ kháng chiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng đánh lớn của chiến trường.

Đồng chí luôn luôn chú ý lãnh đạo anh em công nhân hướng công tác chuyên môn theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, điều tra để nắm vững nhu cầu của cuộc kháng chiến và của bộ đội qua từng giai đoạn. Thời gian đầu của cuộc kháng chiến Trần Đại Nghĩa đã hướng ngành quân giới vào sản xuất, chế tạo được một số lựu đạn, mìn cải tiến. Đặc biệt đồng chí đã chế tạo thành công súng ba-dô-ca, SKZ, bom bay diệt xe tăng làm cho quân Pháp nhiều phen kinh hoàng.

Trần Đại Nghĩa đã kết hợp chặt chẽ lý thuyết và thực hành vừa nâng cao trình độ chuyên môn cho anh em công nhân, đào tạo được nhiều cán bộ và thợ giỏi vừa sản xuất chế tạo được nhiều loại vũ khí đáp ứng nhu cầu phát triển của cuộc kháng chiến.

Đồng chí luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, sâu sát giúp đỡ quần chúng, thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất.

Trần Đại Nghĩa đã được Bác Hồ, Chính phủ và Bộ Quốc phòng nhiều lần tuyên dương thành tích, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba. Trong Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952 đồng chí được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương kháng chiến hạng nhất.

Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Trần Đại Nghĩa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:39:12 pm

ANH HÙNG NGÔ GIA KHẢM

Ngô Gia Khảm sinh năm 1919, dân tộc kinh, quê ở xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân từ giai cấp vô sản, lại được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng. (Ngô Gia Khảm gọi đồng chí Ngô Gia Tự bằng cậu) nên sớm tiếp xúc với cách mạng và tham gia hoạt động.

Năm 16 tuổi, Ngô Gia Khảm vào học nghề thợ nguội trong nhà máy xe lửa Gia Lâm. Sống cuộc đời bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn, lại được tiếp xúc với phong trào công nhân, đồng chí sớm giác ngộ giai cấp và tham gia các hoạt động đấu tranh của công nhân trong nhà máy. Năm 1941, Ngô Gia Khảm cùng một số đồng chí khác bị Pháp bắt và đầy đi Sơn La. Trong tù, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng trung thành với Đảng và đã tham gia cuộc đấu tranh tuyệt thực 11 ngày (tháng 5 năm 1941).

Ra khỏi nhà tù, Ngô Gia Khảm lại tiếp tục hoạt động. Năm 1944, đồng chí cùng một số anh em khác nhận nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất vũ khí cung cấp cho bộ đội.

Ngô Gia Khảm là một trong những người đầu tiên xây dựng xưởng vũ khí của Quân giải phóng (tiền thân của Quân đội nhân dân ngày nay). Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: máy móc vật liệu thiếu thốn, kinh nghiệm chưa có, bọn mật thám của Pháp và Nhật chăng bẫy săn bắt phá hoại, đồng chí đã kiên trì và quyết tâm khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, vì nhiệm vụ, đồng chí đã kiên nhẫn công tác, sẵn sàng hy sinh thân mình để chế những chất thuốc nổ không có sẵn trong nước. Đồng chí luôn luôn chú ý cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất không ngừng, thúc đẩy phong trào thi đua, dìu dắt, bồi dưỡng lớp công nhân trẻ, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, đoàn kết cùng lập công tập thể.

Binh công xưởng, dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của đồng chí đã vượt muôn vàn khó khăn, sản xuất thành công quả lựu đạn đầu tiên được bộ đội dùng diệt 11 tên phát-xít Nhật trong chiến khu Hoàng Hoa Thám (năm 1945).

Sau cách mạng tháng Tám, Ngô Gia Khảm được giao nhiệm vụ thành lập xưởng hóa chất đầu tiên ở Việt Bắc. Nhiệm vụ rất nặng nề. Đồng chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, tích cực suy nghĩ tìm tòi, kết hợp chặt chẽ với những sáng kiến của tập thể nên đã vượt được mọi trở lực, chế tạo được thuốc nổ, để làm hạt nổ đầu tiên, sản xuất được vũ khí, xây dựng nhà máy ngày một vững mạnh. Trong khi sấy thuốc và pha chế, ba lần bị thương nặng nhưng đồng chí vẫn không nản chí, quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ mà Đảng giao cho. Ngô Gia Khảm đã có sáng kiến trong việc dập mồi nổ đạn DAM đưa năng suất từ 600 chiếc lên 140.000 chiếc một ngày. Sáng kiến trong việc chặt "tà-vẹt", chế máy dập xẻng đưa mức sản xuất tăng 800%.

Đồng chí luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, khiêm tốn, giản dị, chân thành, liêm khiết, được đồng đội tin yêu mến phục.

Ngô Gia Khảm đã được tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng nhì, 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhì, là Chiến sĩ thi đua của liên khu Việt Bắc năm 1950, Chiến sĩ thi đua toàn quân (năm 1951), Chiến sĩ thi đua số 1 của ngành công nghiệp.

Trong Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, tháng 5 năm 1952, đồng được Chính phủ và Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Ngày 19 tháng 5 năm 1952 Ngô Gia Khảm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:39:54 pm

ANH HÙNG NGUYỄN PHÚC ĐỒNG

Nguyễn Phúc Đồng sinh năm 1897, dân tộc Kinh, quê ở Linh Quang, ngoại thành Hà Nội, Tháng 1 năm 1947, đồng chí vào làm công nhân xưởng quân giới thuộc Bộ Quốc phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là công nhân quân giới.

Nguyễn Phúc Đồng, qua 13 năm nông tác trong ngành quân giới luôn luôn biểu thị tinh thần kiên trì công tác, phục vụ quân đội không điều kiện. Tuy tuổi đã cao nhưng đồng chí vẫn giữ vững tinh thần thi đua liên tục, bền bỉ, tiêu biểu cho đức tính cao quý của người thợ kiểu mẫu.

Nguyễn Phúc Đồng là một thợ giỏi, nhiều kinh nghiệm nhưng rất khiêm tốn, không bao thủ, tự giác học tập tiếp thu sáng kiến của anh em thợ trẻ và dìu dắt lớp trẻ cùng tiến. Đồng chí thường được giao sản xuất và sửa chữa những mặt hàng quan trọng, khó làm, cần phải đảm bảo độ chính xác cao. Lần nào đồng chí cũng khắc phục khó khăn làm đúng yêu cầu, đúng thời gian, bảo đảm chất lựợng tốt, được bộ đội tin tưởng. Nguyễn Phúc Đồng luôn luôn chú ý tìm tòi phát huy nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp sản xuất. Được giao làm đạn, đồng chí đã cùng tổ phấn đấu tăng năng suất 100%, làm các bộ phận của pháo, phấn đấu tăng năng suất 300 đến 500%, tiết kiệm được lao động, nguyên liệu, vật liệu, rút ngắn được thời gian, kịp thời phục vụ bộ đội trong các chiến dịch, góp phần vào thắng lợi chung.

Có những trường hợp được giao sản xuất các chi tiết của pháo và các mặt hàng khác rất khó, yêu cầu chất lượng cao lại không có mẫu sẵn, Ngô Phúc Đồng đã kiên trì tìm tòi nghiên cứu, triệt để chấp hành đúng quy trình chế tạo và quy định kỹ thuật nên đã sản xuất thành công, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng chí luôn luôn chú ý phổ biến kinh nghiệm cho đồng đội và hết lòng dìu dắt bồi dưỡng cho lớp công nhân trẻ, luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, khiêm tốn, giản dị, chân thành, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 28 lần được cấp trên tặng bằng khen và giấy khen, 10 năm liền là Chiến sĩ thi đua.

Ngày 7 tháng 7 năm 1958. Nguyễn Phúc Đồng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất và danh hiệu Anh hùng lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:40:51 pm

ANH HÙNG CAO VIẾT BẢO

Cao Viết Bảo sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở thôn Chương Nghĩa Đông, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là công nhân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo, 13 tuổi Cao Viết Bảo đã phải đi ở và học việc, bị hành hạ rất cực khổ. Cách mạng tháng Tám thành công, được cán bộ giác ngộ, hiểu rõ xưởng máy ngày nay đã thuộc về mình, đồng chí rất phấn khởi, tích cực sản xuất và xung phong vào tự vệ để bảo vệ xưởng máy. Tháng 2 năm 1946, Cao Viết Bảo vào làm công nhân xưởng quân giới thuộc Bộ Quốc phòng.

Qua 11 năm làm nhiều công tác khác nhau: rèn, hóa chất, tôi thép... tuy gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, công việc gian khổ, vất vả, đồng chí vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy, khẩn trương, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cao Viết Bảo còn luôn luôn thể hiện tác phong gương mẫu, tha thiết với nhiệm vụ, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, phát huy nhiều sáng kiến có giá trị, nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian, góp phần phục vụ bộ đội chiến đấu thắng lợi.

Đồng chí lúc nào cũng nghĩ đến bộ đội chiến đấu ngoài mặt trận nên đã quyết tâm phấn đấu không mỏi để sản xuất và sửa chữa vũ khí. Bao giờ Cao Viết Bảo cũng chịu khó đi sâu vào nghiệp vụ, tìm tòi học tập, áp dụng cái mới, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống mọi hiện tượng làm ẩu, triệt để làm theo đúng quy trình chế tạo nên bảo đảm được sản phẩm có chất lượng tốt, hoàn thành đúng thời gian. Điểm nổi bật của Cao Viết Bảo là tác phong gương mẫu, khẩn trương, hết sức nhiệt tình và tha thiết với nhiệm vụ.

Năm 1951-1952, tổ đồng chí làm nhiệm vụ rèn cuốc công binh. Cao Viết Bảo đã nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến thao tác, cùng tổ đưa mức sản xuất từ 3 giờ rèn được một cái, xuống 2 giờ, sau đó còn đưa mức lên 12 cái một ngày. Làm bản lề AT, tổ của đồng chí cũng tăng năng suất lên 200%. Trong công tác rèn và hàn đạn ĐKZ, Cao Viết Bảo đã cùng tổ luôn luôn phấn đấu tăng định mức 200% trở lên, bảo đảm chất lượng tốt, tiết kiệm được hàng tấn than củi.

Cuối năm 1953, đồng chí được điều đi phục vụ xưởng hóa chất, làm thuốc đạn, đồng chí đã cùng tổ hoàn thành vượt mức kế hoạch phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cao Viết Bảo sống và làm việc rất mực đạo đức, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết chân thành với anh em đồng đội, đồng chí được mọi người tin yêu, mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Lao Động hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất và hạng ba, 35 lần được tặng thưởng bằng khen và giấy khen, 8 năm liền (1951-1958) được bầu là Chiến sĩ thi đua của ngành quân giới Bộ Quốc phòng.

Ngày 7 tháng 7 năm 1958, Cao Viết Bảo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất và danh hiệu Anh hùng lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:41:50 pm

ANH HÙNG NGUYỄN MAI TÂM

Nguyễn Mai Tâm sinh ngày 1 tháng 1 năm 1935, quê ở xã Tân Tiến (nay là xã Đông Cao), huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên), nhập ngũ ngày 1 tháng 1 năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tổ trưởng tổ 5, đại đội 6, công trường 35, tổng đội 62, Cục Doanh trại, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay Nguyễn Mai Tâm nghỉ hưu tại quê. Trước, khi nghỉ hưu đồng chí là thiếu tá, đoàn phó Đoàn 5 Cục Doanh trại, Tổng cục Hậu cần.

Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ mất sớm, Nguyễn Mai Tâm đã sớm phải đi ở đợ, làm thuê kiếm sống. Đầu năm 1953, đồng chí đã cùng 4 thanh niên khác trong xã tình nguyện lên đường đánh giặc. Từ năm 1953 đến năm 1957 đồng chí đã tham gia chiến đấu và công tác ở các đơn vị thuộc huyện đội Phổ Yên, Quân khu Việt Bắc và Quân khu Tả Ngạn. Bất kỳ ở đơn vị nào và làm việc gì đồng chí cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Năm 1958, Tổng cục Hậu cần thành lập các tổng đội xây dựng doanh trại cho quân đội, đảm bảo cho bộ đội ăn, ở theo nền nếp chính quy. Nguyễn Mai Tâm được chọn đi học thợ nề. Tốt nghiệp ra trường, đồng chí được điều về đại đội 6, công trường 35, tổng đội 2 làm nhiệm vụ xây dựng doanh trại cho các đơn vị quân đội. Thấm nhuần đường lối xây dựng quân đội, Nguyễn Mai Tâm đã luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, lao động quên mình, tích cực thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động. Từ năm 1958 đến năm 1962, đồng chí đã phấn đấu vượt được 14 định mức lao động của Nhà nước và đơn vị. Tiêu biểu là:

Chỉ tiêu định mức xây dựng móng nhà của Nhà nước là 1,5m3/công, đồng chí đã phấn đấu nâng lên 3,7m3/công, rồi sau đó là 6,3m3/công. Chỉ tiêu định mức trát tường là 18m2/công, nhiều anh em làm chỉ đạt 15m2/công. Nguyễn Mai Tâm đã có sáng kiến đổ vữa lên ván, một người trát vữa vào tường, một người cầm ván vừa trát vừa nén, đạt năng suất 30m2/công, đồng thời rút được thợ phụ ra làm việc khác.

Chỉ tiêu rửa sỏi của công trường là 0,5m3/công, đồng chí có sáng kiến tận dụng gỗ vụn ghép thành 1 chiếc thuyền rửa sỏi, để sỏi vào thuyền gỗ chao đi chao lại dưới vòi nước chảy xiết nâng năng suất lên 2m3/công.

Với sáng kiến trát trụ bê tông theo phương pháp dây chuyền (trát 5,6 trụ một lượt đầu, khi vữa cầm chặt vào trụ quay lại trát lượt hai), Nguyễn Mai Tâm đã nâng năng suất trát trụ bê tông lên gấp hai lần.

Sáng kiến dùng thước ke áp vào ga để xây ga hình vuông vừa đảm bảo vuông góc, vừa đảm bảo chiều đứng tường của Nguyễn Mai Tâm đã nâng chỉ tiêu năng xuất từ 0,9m2/công lên 2,1m2/công. Chỉ tiêu xây đường đôi của công trường là 1,2m2/công, đồng chí đã đạt 2,5m2/công và cao nhất là 3,5m2/công. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất của Nguyễn Mai Tâm đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi ra toàn công trường. Đại đội 6 mà đồng chí là thành viên nhiều năm đã được công nhận là lá cờ đầu của đơn vị, được Chính phủ thưởng Huân chương. Tổ 5 do đồng chí làm tổ trưởng, luôn luôn đạt năng suất cao nhất công trường đã được Chính phủ công nhận là tổ Lao động xã hội chủ nghĩa.

Với tác phong khiêm tốn, giản dị, cần cù, chịu khó, lao động quên mình, Nguyễn Mai Tâm đã được đồng đội yêu mến, khâm phục. Từ năm 1953 đến đầu năm 1962, đồng chí đã được tặng 1 Huân chương Quân công hạng 3, 1 Huân chương Lao động hạng nhất, 1 Huy chương Chiến thắng hạng 2, 13 bằng khen, 14 giấy khen và 9 năm liên tục từ năm 1953 đến năm 1961 đều được bầu là Chiến sĩ thi đua.

Ngày 4 tháng 5 năm 1962, Nguyễn Mai Tâm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:42:38 pm

ANH HÙNG VŨ VIẾT HÒA

Vũ Viết Hòa sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Đan, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là bảo quản viên kho Quân khí, Cục Quân khí, Tổng cục Hậu Cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Là người được thử thách và rèn luyện trong kháng chiến chống Pháp, Vũ Viết Hòa có tinh thần hết lòng phục vụ quân đội. Đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, yên tâm và tích cực công tác "coi kho như nhà”. 12 năm làm công tác kho, Vũ Viết Hòa đã tận tụy, đêm nào cũng soi đèn kiểm tra diệt mối, bảo quản kho tốt, đạn dược không hư hỏng.

Đồng chí đã phát huy 9 sáng kiến cải tiến dụng cụ tháo, lắp đạn dược, có sáng kiến làm tăng năng suất 20 lần.

Trong mọi còng việc, dù thường xuyên hay đột xuất, trạm của đồng chí đều phục vụ kịp thời, bảo đảm chất lượng, đóng gói đúng quy cách.

Đối với tập thể, Vũ Viết Hòa luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nhận khó khăn nguy hiểm về mình, nhưởng thuận lợi, an toàn cho bạn. (Khi bốc và xếp hàng đồng chí nhận việc ở trên cao nhất; khi tiêu hủy đạn thì ở những vị trí nguy hiểm) nên được anh em rất yêu mến.

Vũ Viết Hòa là chiến sĩ quân khí tiêu biểu cho tinh thần trách nhiệm cao và đức tính cần kiệm, bảo vệ của công.

8 năm liền đồng chí là Chiến sĩ thi đua.

Cao Viết Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 Huy chương Chiến thắng hạng nhất.

Ngày 4 tháng 5 năm 1962, Vũ Viết Hòa được Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất và danh hiệu Anh hùng Lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:43:22 pm

ANH HÙNG PHẠM TUÂN

Phạm Tuân sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung tá, nhà du hành vũ trụ, nhà nghiên cứu vũ trụ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phạm Tuân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chuyên bay vũ trụ Xô - Việt đầu tiên trên tổ hợp quỹ đạo, nghiên cứu khoa học Chào mừng 6 - Liên hợp 36 - Liên hợp 37, đã tỏ rõ lòng dũng cảm và chủ nghĩa Anh hùng trong chuyến bay.

Ngày 31 tháng 7 năm 1980, Phạm Tuân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Cùng ngày 31 tháng 7 năm 1980, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô và Thư ký Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô đã ký lệnh tặng trung tá Phạm Tuân danh hiệu Anh hùng Liên Xô, kèm theo Huân chương Lê-nin và Huân chương Sao Vàng.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:44:06 pm

ANH HÙNG TRẦN VĂN CƯỜNG

Trần Văn Cường sinh năm 1948, quê ở xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, phó đoàn trưởng, tham mưu trưởng đoàn 565, trực tiếp làm trung đoàn trưởng trung đoàn 14, binh đoàn 12.

Trần Văn Cường là đoàn phó, tham mưu trưởng đoàn 565, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ được giao làm trung đoàn trưởng trung đoàn 14 - đơn vị đảm nhiệm đào đường làm công trình thủy điện Hòa Bình. Đồng chí luôn nêu cao quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, tổ chức chỉ huy chặt chẽ cùng tập thể lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: khoan đào hầm đạt từ 100 đến 123%; đổ bê tông đạt từ 110 đến 125%; bạt xả kênh bờ phải đạt từ 110 đến 135%.

Nổi bật là nhiệm vụ khoan đào hầm một công việc mới mẻ, khó khăn, Trần Văn Cường đã vận dụng nhiều biện pháp thi công và nhanh chóng làm chủ trang bị kỹ thuật mới. Tổ chức những đội xung kích mũi nhọn (đi lò nhanh) nên năm 1985 - 1986 đơn vị 2 lần lập kỷ lục khoan đào hầm từ 41,8 mét lên 51,2 mét, tháng. Các hầm do đơn vị đồng chí chỉ huy đều vượt tiến độ từ 5 đến 7 ngày, chất lượng công trình được lãnh đạo công trình và chuyên gia đánh giá cao.

Tính trong 6 năm thi công đường hầm đơn vị đồng chí đã khoan đào 4,8 ki-lô-mét, với 160.000 mét khối đất đá. Riêng năm 1988, chỉ trong 9 tháng đơn vị đã đạt 200%.

Trần Văn Cường luôn chú ý xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt được anh em tin yêu.

8 năm làm nhiệm vụ trên công trình thủy điện Hòa Bình đồng chí được tặng 8 bằng khen (có 4 bằng khen của chuyên gia Liên Xô) 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua, 1 Huy hiệu của Bộ Năng lượng Liên Xô tặng.

Ngày 8 tháng 2 năm 1989, Trần Văn Cường được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:44:48 pm

ANH HÙNG ĐINH THỊ DUNG

Đinh Thị Dung sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy chuyên nghiệp, quản lý và phụ trách nhà ăn cấp tá, Viện Quân y 103 thuộc Học viện Quân y, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đinh Thị Dung trưởng thành từ một công nhân làm nhiệm vụ cấp dưỡng (1959 - 1964), làm quản lý bếp ăn rồi phụ trách nhà ăn cấp tá của Viện Quân y 103 (1965 - 1989). Trong 30 năm công tác, Đinh Thị Dung đã xác định tốt tư tưởng, có quyết tâm cao, luôn an tâm gương mẫu, yêu nghề, say sưa với nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn trong điều kiện sơ tán, tập trung của bếp, bảo đảm từng bữa ăn cho cán bộ, nhân viên của viện, được quần chúng tin tưởng, mến phục.

Trong công tác chuyên môn, Đinh Thị Dung luôn tích cực học hỏi qua các lớp chuyên môn, học ở đồng chí, đồng đội, thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến, nâng cao chất lượng, dần dần đồng chí trưởng thành, tỏ rõ là người quản lý có năng lực, có nghiệp vụ. Quá trình công tác Đinh Thị Dung đã chấp hành nghiêm các chế độ kinh tế, tài chính, thực hiện công khai, không để xảy ra thâm hụt, giữ vững mức ăn cho bộ đội. Trong nuôi quân đồng chí đã chịu khó nắm vững nguồn lương thực, thực phẩm để khai thác, nghiên cứu sở thích và nhu cầu của từng đối tượng để phục vụ... Từ đó mà tìm cách cải tiến, chế biến món ăn, bảo đảm cho mọi người ăn đủ, ăn ngon trong tiêu chuẩn quy định. Đinh Thị Dung đã cùng nhà bếp thường xuyên chăm lo đến bữa ăn của các đồng chí trực đêm, đang mổ hoặc đi công tác xa về nhỡ bữa... lúc nào cũng đáp ứng chu đáo với thái độ vui vẻ, chân tình, góp phần cho anh em yên tâm làm nhiệm vụ.

Với tập thể bếp, Đinh Thị Dung đã xây dựng được tình đoàn kết thương yêu và giúp đỡ nhau lúc thường cũng như khi gặp khó khăn, do vậy tập thể bếp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, hàng năm tập thể bếp được khen thưởng và bếp được công nhận là “Nuôi quân giỏi, quản lý tốt”.

Trong 30 năm phục vụ, Đinh Thị Dung đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công; 9 năm là Chiến sĩ thi đua, 11 năm là Chiến sĩ quyết thắng, năm 1988 được Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Đinh Thị Dung được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:45:28 pm

ANH HÙNG TRẦN VĂN DƯỢC

Trần Văn Dược (tức Tư Dược) sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, nhập ngũ năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại tá, bác sĩ, phó phòng quân y Quân khu 9, nguyên giám đốc xí nghiệp 408 (nuôi trồng dược liệu) thuộc Cục Hậu cần, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trần Văn Dược đều bám trụ ở địa bàn Nam Bộ; chiến trường Khu 5 là địa bàn cực kỳ khó khăn, ác liệt. Đồng chí cùng đồng đội luôn bám dân, bám địa bàn, nằm hầm bí mật, tổ chức cứu chữa thương, bệnh binh và cho nhân dân, tham gia đánh địch bảo vệ thương, bệnh binh. Trần Văn Dược luôn yêu ngành, yêu nghề, ham học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong điều kiện khó khăn về thuốc chữa bệnh, thực hiện kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tự lực, tự cấp một phần thuốc nam. Được Quân khu giao nhiệm vụ Trần Văn Dược cùng 2 cán bộ của phòng quân y Quân khu xây dựng đội sản xuất nuôi, trồng dược liệu và sau này phát triển thành xí nghiệp 408 của Quân khu.

Quá trình xây dựng và phát triển, từ kinh nghiệm nuôi, bắt rắn của gia đình, Trần Văn Dược đã say mê nghiên cứu thử nghiệm và đã thành công việc nuôi rắn sinh sản với quy mô lớn với các hình thức: tự nhiên, bán tự nhiên và nuôi lồng, tạo ra sản lượng lớn, chế biến nhiều sản phẩm từ con rắn phục vụ chữa bệnh và bán rắn sống ra nước ngoài; vừa tăng nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh vừa có thu nhập để tiếp tục đầu tư sản xuất, phát triển trang bị kỹ thuật cho xí nghiệp và góp phần vào chương trình bảo vệ môi sinh, môi trường thiên nhiên. Trần Văn Dược đã nghiên cứu thành công thuốc trị rắn cắn, lập ra phác đồ cấp cứu, điều trị rắn cắn phổ biến cho toàn quân thực hiện. Đồng chí đã cùng anh em cấp cứu, điều trị thành công trên 4.000 ca bộ đội và nhân dân bị rắn cắn.

Ngoài ra, Trần Văn Dược còn chỉ đạo và tham gia việc chăn nuôi trăn, kỳ đà, cá sấu, nai, rùa... và nhiều cây thuốc quý khác để cung cấp nguyên liệu cho Quân khu và chế biến được 19 loại sản phẩm dược phục vụ chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân có chất lượng tốt, được hoan nghênh.

Quá trình công tác, đồng chí đã truyền đạt kinh nghiệm và góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ y tế kế tiếp có chất lượng cao. Trần Văn Dược đã xây dựng xí nghiệp 408 ngày càng trưởng thành phát triển đúng hướng, nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu khoa học thực hành, trong việc nghiên cứu y học của toàn quân.

Trần Văn Dược đã được tặng thưởng 8 Huân chương các loại, trong đó có 1 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công; 1 Huy hiệu và bằng lao động sáng tạo của Tổng công đoàn; 8 năm là Chiến sĩ thi đua; 8 năm là Chiến sĩ quyết thắng, được Nhà nước tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Trần Văn Dược được Chủ tịch Hội đồng Nbà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:46:33 pm

ANH HÙNG NGUYỄN THANH TÙNG

Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê xã Thủ Thiêm, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, vào xưởng Ba Son năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tổ trưởng sản xuất, thợ cơ khí 7/7 thuộc nhà máy Ba Son, Quân chủng Hải Quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thanh Tùng sinh ra và lớn lên trong một gia đình công nhân nghèo (bố là công nhân lái máy kéo ở cảng Sài Gòn do già yếu nghỉ việc năm 1974). Vì kinh tế gia đình khó khăn, sau khi học hết lớp 9/12 đồng chí xin vào làm thợ phụ tại xưởng Ba Son.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Tùng được tiếp nhận làm việc ở tổ sửa chữa máy của đội vận chuyển. Quá trình công tác, đồng chí luôn xác định được trách nhiệm, cần cù chịu khó, ham học và sau 5 năm, Nguyễn Thanh Tùng có tay nghề khá và được chuyển thành công nhân chính thức của xưởng Ba Son. Trong công tác, khi gặp khó khăn Nguyễn Thanh Tùng luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo cách giải quyết phù hợp. Đồng chí đã có 35 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị kinh tế cao, làm lợi cho tập thể 22 triệu đồng (thời giá lúc đó). Từ năm 1984 đến năm 1986 Nguyễn Thanh Tùng được Tổng công đoàn tặng 4 bằng khen và huy hiệu lao động sáng tạo.

Sau năm 1975, do công việc nặng nề, đội vận chuyển thiếu phương tiện lao động (nhất là xe cẩu) trong khi ở nhà máy có hàng chục xe cẩu, xe nâng các loại bị hỏng do thiếu vật tư, phụ tùng thay thế, phân xưởng và nhà máy đã liên hệ nhiều nơi nhưng cũng chỉ sửa chữa được vài chiếc. Nhận thấy khó khăn chung, với lòng say mê sáng tạo, Nguyễn Thanh Tủng đã mạnh dạn đề nghị nhà máy cho phép phục hồi một xe nâng của Mỹ loại 25 tấn. Sau hàng tháng trời nghiên cứu, chọn giải pháp, cải tiến các phụ tùng của các xe phế thải, nhờ phân xưởng cơ khí gia công chế tạo. Qua nhiều lần thử nghiệm đồng chí đã hoàn chỉnh chiếc xe cẩu nâng được trên 20 tấn, bảo đảm tốt và đưa vào sử dụng sau 2 tháng phục hồi, làm lợi cho nhà máy 400.000 đồng (giá năm 1982) được lãnh đạo, chỉ huy và công nhân nhà máy hoan nghênh và đánh giá cao.

Nhờ trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo của Nguyễn Thanh Tùng và sự giúp đỡ của các phân xưởng, xe máy đã được phục hồi (3 xe cẩu sức nâng 5 đến 25 tấn; 3 xe nâng từ 3 đến 7 tấn, 3 xe tải trọng tải 2 đến 10 tấn) và hoạt động tốt, kịp thời phục vụ sửa chữa tầu nhanh, nhất là sửa chữa kịp thời tầu của Quân chủng, phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu ở mặt trận Tây Nam, xây dựng và bảo vệ Trường Sa, bảo vệ công trình dầu khí... và các hoạt động kinh tế khác của nhà máy.

Nguyễn Thanh Tùng là một tổ trưởng sản xuất giỏi, có tay nghề cao (7/7), đồng chí biết tổ chức, điều hành hợp lý, thường xuyên sâu sát giúp đỡ anh em trong tổ cả lý thuyết và thực hành, đã có 4/12 công nhân đạt tay nghề từ 4/7 và 5/7. Năng suất lao động toàn tổ thường tăng 50%, vượt mức kế hoạch từ 30 đến 50%. Hàng năm đạt Tổ lao động xã hội chủ nghĩa. Nguyễn Thanh Tùng luôn nhận phần khó khăn về mình và chia đều thành quả lao động cho toàn tổ, đồng chí được toàn tổ tin yêu, toàn nhà máy mến phục.

Quá trình công tác từ năm 1979 đến 1988 Nguyễn Thanh Tùng 3 năm là Chiến sĩ thi đua và 7 năm là Chiến sĩ quyết thắng, được nhiều bằng và giấy khen của nhà máy, của đoàn thể.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Nguyễn Thanh Tùng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.


Tiêu đề: Re: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Tập 6
Gửi bởi: chuongxedap trong 11 Tháng Ba, 2016, 06:47:37 pm

ANH HÙNG LÊ XUÂN BÁ

Lê Xuân Bá sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; trú quán phường Tân Lập, thị xã Buôn Ma Thuột tỉnh Đắc Lắc; nhập ngũ năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại tá, giám đốc công ty xây dựng 470 thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Xuân Bá là cán bộ trưởng thành từ cơ sở lên, đồng chí đã cùng đơn vị tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lê Xuân Bá luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ khắc phục mọi khó khăn, ác liệt, góp phần cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị được tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976, riêng đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Từ năm 1976 đến năm 1983, đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ trên địa bàn Tây Nguyên. Lê Xuân Bá cùng tập thể chỉ huy sư đoàn lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mở rộng đường cấp phối, đường rải nhựa, xây dựng cầu cống bằng gỗ, và bê tông... đảm bảo kỹ thuật, chất lượng tốt, bàn gịao sử dụng đúng thời gian. Đồng chí trực tiếp chỉ huy xây dựng 30 ki-lô-mét đường đá dăm từ Đức Lập đi Đắc Song trên trục đường 14 nối liền các tỉnh miền Trung với thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa và củng cố quốc phòng, góp phần xây dựng kinh tế Tây Nguyên. Đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, riêng đồng chí được tặng 3 bằng khen của Bộ Quốc phòng.

Từ năm 1984 đến nay, đồng chí chỉ huy đơn vị thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng tập trung chủ yếu là chỉ huy đơn vị tham gia xây dựng thủy điện Đ’rây H’Linh là một công trình thủy điện do Việt Nam tự thiết kế và thi công. Nhiều đơn vị của Nhà nước đã đến thi công nhưng phải bỏ dở vì quá nhiều khó khăn. Với trách nhiệm cao vì sự nghiệp phát triển kinh tế và kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên, sư đoàn 470 nay là Công ty xây dựng 470 đảm nhiệm Tổng B toàn bộ công trình.

Đơn vị đã khắc phục khó khăn về nhiều mặt: tiền, vật tư công trình không đáp ứng kịp với tiến độ xây dựng; kinh nghiệm và phương tiện, trang bị của đơn vị không phù hợp với nhiệm vụ, đi lại, vận chuyển khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt... cán bộ, chiến sĩ đã xây dựng quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng và sáng tạo trong thi công các kỹ thuật tiên tiến... Ngày 30 tháng 10 năm 1989 đơn vị đã hoàn thành xuất sắc 14 hạng mục công trình và đến ngày 2 tháng 9 năm 1990 tổ máy số 2 và 3 phát điện. Công trình đã được Bộ Năng lượng (bên A), các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công, đơn vị được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.

Với cương vị chỉ huy, Lê Xuân Bá luôn sâu sát, có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, vừa làm vừa động viên anh em khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tổ chức thi công kết hợp lao động cơ giới với lao động thủ công, tạo ra năng suất cao đảm bảo tiến độ xây dựng, bản thân đồng chí đã tham gia và quyết định nhiều giải pháp thi công như:

Ứng dụng phương pháp nổ mìn vi sai dưới hố móng, tiết kiệm thuốc nổ trong điều kiện mặt bằng hẹp và nguy hiểm.

Chỉnh tuyến đường xuống lấy đá ở hố móng sâu 22,5 mét thay cho cần cẩu thấp, làm lợi hàng trăm triệu đồng.

Nghiên cứu và tham gia làm máy hút cát trên cơ sở tầu hút bùn, thay thế cho 70 lao động thủ công trong cùng một thời gian lao động.

Mạnh dạn ứng dụng chất phụ gia Lít-nhin vào bê tông, tiết kiệm 545 tấn xi măng...

Là cán bộ chỉ huy, đồng chí đã làm tốt công tác chính trị, luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến quần chúng, có lối sống giản dị, khiêm tốn, được anh em tín nhiệm, địa phương và các cơ quan hữu quan tin cậy và ủng hộ. Từ năm 1982, cùng lãnh đạo chuyển công ty từ bao cấp sang hạch toán có kết quả và nền nếp, là đơn vị tự cân đối, làm ăn có lãi, có đóng góp cho quân đội, Nhà nước.

Quá trình công tác đồng chí đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng trưởng thành. Đồng chí đã được khen thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 Huân chương Lao động hạng ba, 3 năm là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng.

Ngày 29 tháng 11 năm 1990, Lê Xuân Bá được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.