Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tự dịch => Tác giả chủ đề:: ngthi96 trong 04 Tháng Giêng, 2016, 09:46:01 am



Tiêu đề: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của M
Gửi bởi: ngthi96 trong 04 Tháng Giêng, 2016, 09:46:01 am
Hi cả nhà.. E bắt tay vào dịch cuốn này hầu các bác...

TRẬN ĐẦU.
Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu của Mỹ tại  Việt Nam


(http://i.imgur.com/nlvT9RQ.jpg)

Người dịch: ngthi96_ttvnol

Do là tác giả Mỹ nên không khỏi có những quan điểm, đánh giá mang tính phiến diện, chủ quan..thậm chí là sai lệch. Mong các bác gạn đục khơi trong ạ...Thanks



Lời tựa

Những bài học đã qua


Mùa hè năm 1965, tôi cùng trung đội trinh sát chiến đấu đang được triển khai, tăng phái cho tiểu đoàn đổ bộ số 2, trung đoàn 6 Thủy quân lục chiến (TQLC) ở Caribbean làm nhiệm vụ tuần tra đặc biệt dài ngày. Chỉ huy tiểu đoàn bỗng thông báo cho tất cả các đơn vị đang phân tán rộng lộ diện, dừng hoạt động chờ ông đến. Với 1 trung úy trẻ đang tham dự lần hành quân thứ 4 thì điều này có vẻ rất nghiêm trọng. Tin đồn lantruyền và tôi còn nhớ đám TQLC dưới quyền kháo nhau rằng chúng tôi bị gọi về đáp tàu đến thẳng 1 đất nước mà hầu hết mọi người còn chưa phát âm cho đúng. Đó là Việt Nam. Sắp được tham chiến rồi! Mọi người đều cảm thấy phấn khởi.

Tuy nhiên, kịch bản ko diễn ra như thế. Lý do của việc toàn chiến dịch bị tạm dừng là vì vị tiểu đoàn trưởng muốn đích thân đến gặp mọi đơn vị để thông báo cho mọi người biết tin quân ta vừa giành được 1 trận thắng lớn ở chiến trường Việt Nam xa xôi kia. Cơn hưng phấn vụt tắt; thật là chán ngán. Còn lâu chúng tôi mới được sang tham chiến cùng với họ như kỳ vọng.

Cuốn 'Trận Đầu' của Otto J. Leharck đã mô tả rất sinh động trận đọ sức lớn đầu tiên trong chiến tranh VN. Ngày 18 tháng 8 năm 1965, 1 trận đánh cấp trung đoàn đã diễn ra tại bán đảo Vạn Tường, gần căn cứ Chu Lai mới mở của TQLC. Phía Mỹ có 3 tiểu đoàn TQLC được đặt dưới sự điều động của đại tá Oscar Peatross, anh hùng trong 2 cuộc chiến tranh trước đây. Đối thủ của ông ta là trung đoàn 1 VC, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Đình Trọng, 1 cựu binh từng trải qua rất nhiều trận đánh với quân Pháp và VNCH. Trận đánh mở ra mối lạc quan lớn về tương lai của Mỹ tại VN. Mức độ tàn khốc của trận đánh đã khiến cho đối phương bị sốc. Với hỏa lực hỗ trợ kinh khủng gồm có pháo binh bắn từ căn cứ không quân Chu Lai phía phía bắc; pháo hạm (bao gồm cả pháo 203 ly của tuần dương hạm); sự chi viện liên tục của máy bay cánh bằng cùng chiến thuật trực thăng vận; quân địch lần đầu tiên được nếm trải những thứ mà TQLC Mỹ mang vào trận đánh. Chiến dịch Starlite là bài học kinh nghiệm cho những chiến dịch tiếp sau. Sau trận này VC ko tung ra trận đánh qui mô trung đoàn độc lập nào nữa và họ cũng sẽ ko đánh nhau với TQLC trừ phi có sự chi viện mạnh mẽ của quân chính qui Bắc Việt. Vài tháng sau đó Lục quân Mỹ cũng đánh trận qui mô lớn đầu tiên trên Tây Nguyên tại bãi đáp X-Ray - trận Ia Drang (được kể lại trong cuốn 'We Were Soldiers Once, and Young' của Harold G. Moore và Joseph L. Galloway). Đây là trận đánh chỉ với bộ đội Bắc Việt (ko có VC tham gia). Tuy nhiên những cuộc phỏng vấn sau chiến tranh cho thấy trận này phía Bắc Việt đã thay đổi chiến thuật đối phó với quân Mỹ qua những bài học rút họ ra được sau trận Vạn Tường.

Đối với những người kỳ vọng 1 cuốn sách viết về phía Mỹ trong trận đánh; bạn sẽ thỏa mãn bởi những mô tả chi tiết về thực tế chiến đấu. Để viết ra cuốn sách này Leharck đã phỏng vấn các TQLC từ cấp binh nhì đến cấp đại tá. Trận đánh được miêu tả từ góc nhìn chi tiết nhất của những người lính chiến mặt giáp mặt với quân thù. Tuy nhiên "Trận đầu" ko chỉ là 1 câu chuyện chiến tranh viết theo quan điểm người Mỹ. Khi viết sách, Leharck đã đến tận chiến trường thăm quan và trò chuyện với những cựu binh của trung đoàn 1 VC. Tất cả những người này đều những là cựu chiến binh lão luyện đã từng chiến đầu nhiều năm ròng trước khi Hoa Kỳ tham chiến.

Leharck hướng độc giả ngay vào năm 1965 - năm đánh dấu sự dính líu lâu dài thực sự của Mỹ vào Đông dương. Năm 1965 là năm mới có rất ít người Mỹ chống chiến tranh. Thương vong chỉ mới ở con số vài trăm người. Chính quyền và công chúng Hoa Kỳ hãy còn nghĩ đó chỉ là 1 cuộc chiến cao cả trong cuộc đấu tranh lâu dài chống lại chủ nghĩa Cộng sản và nó sẽ mau chóng kết thúc với hao tổn rất ít. Chiến dịch Starlite đã đưa cuộc chiến Việt Nam lên mặt báo toàn quốc và vào trong tâm trí người Mỹ rồi đeo đẳng ở đó suốt hơn 1 thập niên. Starlite là bước đầu tiên biến VN trở thành vũng lầy ko lối thoát của nước Mỹ. Họ càng cố gắng vật lộn để thoát ra thì càng vấp phải nhiều khó khăn hơn.

Tựa sách có ghi 'Operation Starlite and the Beginning of the Blood Debt in Vietnam'. Blood debt - trong tiếng Việt tức là sự báo thù hay món nợ danh dự, nợ máu.Từ 'Nợ máu' được người Việt sử dụng lần đầu trong chiến tranh chống Mỹ và việc chính quyền Johnson cũng bắt đầu tích lũy món Nợ máu với người dân Mỹ là từ trận đánh này. Đây là 1 bài toán cực kỳ hóc búa. Trước trận Vạn Tường, món 'nợ máu' với nhân dân Mỹ là tương đối nhỏ và có thể dễ dàng được xí xóa. Nhưng khi món nợ bắt đầu tăng lên thì Johnson cùng những kẻ kế vị của ông ta đã trở thành những con bạc khát nước. Họ liên tục ném sinh mạng, tiền của vào canh bạc với hy vọng lật ngược tình thế và biện minh cho món 'nợ máu' ấy.

'Trận đầu' cũng làm lộ ra mối xung khắc diễn ra giữa Lục quân và TQLC Mỹ về cách thức tiến hành cuộc chiến. Với kinh nghiệm chống nổi dậy, phiến loạn suốt nhiều thập niên, TQLC được định hướng chiến đấu dựa trên việc coi bình định làm cơ sở. Ngược lại, Lục quân, được huấn luyện chuyên để đối phó với quân đội Liên Xô trên bình nguyên nước Đức lại lựa chọn chính sách tìm - diệt các đơn vị lớn của địch. Trong đầy rẫy những câu hỏi "Nếu như" suốt lịch sử chiến tranh VN thì đây có lẽ là 1 trong những dấu hỏi lớn nhất.

1 năm sau thì hầu hết lính tráng trong cái trung đội từng nghe tiểu đoàn trưởng báo tin trận Vạn Tường đều đã sang VN cả. Phần lớn sẽ lại qua VN thêm lần nữa, nhiều người ko còn có thể trở về nhà. Tuy nhiên, ai trong số họ cũng cho rằng do ảnh hưởng của trận đánh này mà nhiều năm sau đối thủ VC đã  từ chỗ khống chế những vùng đông dân chuyển sang tránh né ko đánh những trận qui mô lớn, dàn quân mặt đối mặt với các đơn vị quân Mỹ nữa.

Đại tá John Ripley, giám đốc trung tâm lịch sử binh chủng TQLC Hoa Kỳ.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 05 Tháng Giêng, 2016, 06:43:59 am
Hồi kèn trận

Thiếu tá Andy Comer. Chu Lai, Việt Nam, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1965.
Vào khoảng 13g30 ngày 16/8/1965, thiếu tá Andy Comer, phó chỉ huy tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC được trung tá Joe Muir, tiểu đoàn  trưởng gọi về sở chỉ huy trung đoàn 4 TQLC tại Chu Lai. Muir báo cho Comer biết cuộc tấn công đổ bộ đường biển vào bán đảo Vạn Tường mà họ vẫn thường thảo luận, bàn kế hoạch nay đã được thực hiện. tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC sẽ đổ bộ từ biển vào trong lúc tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC của trung tá Joseph R. “Bull” Fisher (Bò đực) sẽ đổ bộ sâu vào đất liền bằng máy bay trực thăng. Chiến dịch được giữ bí mật tuyệt đối, thông tin được âm thầm phổ biến trên nguyên tắc bảo mật rất nghiêm ngặt.
Khi đại úy Cal Morris, chỉ huy đại đội Mikeike, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 được gọi tới nhà bạt của trung tá Muir để phổ biến nhiệm vụ đơn vị, anh còn được dặn ko được hé răng về nhiệm vụ cũng như địa điểm cho các sĩ quan trong đại đội .

Đại tá Oscar F. Peatross.Tối ngày 16/8/1965.
Đại tá Oscar F. “Peat” Peatross, chỉ huy lực lượng đổ bộ đã làm việc cả buổi tối với các đơn vị để chuẩn bị cho chiến dịch. Tầm nửa đêm, ông cử thiếu tá Floyd Johnson, sĩ quan tiếp liệu của mình ra nói chuyện với đại tá hải quân William R. McKinney, người sẽ chỉ huy các phương tiện đổ bộ cho chiến dịch, nói ông này giữ tàu lại vì lúc đó có 1 số chiếc đang định đi Hồng Kông. 1 tàu đã khởi hành và 1 chiếc khác thì ra Đà Nẵng để thả quân trung đoàn 9 TQLC mới từ Okinawa sang. Vị đại tá hải quân bảo Johnson."Thật kỳ cục. Trong cả sự nghiệp, tôi chưa từng nghe chiến dịch nào được tiến hành kiểu này hết." Johnson đáp: "Tôi nhận lệnh trực tiếp của đại tá Peatross và ông ấy thì nhận chỉ thị của tướng Walt. Chúng tôi sử dụng tàu của ông rồi sẽ đưa lệnh bằng văn bản sau. "McKinney đồng ý và bắt đầu lệnh cho các thuộc cấp làm việc.

Hạ sĩ nhất Bob Collins, tối ngày 16/8/1965.
Collins đang ở căn cứ hải quân trên vịnh Subic, Philippin thì có lệnh gọi. Đơn vị anh là tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC lúc ấy đang được cho 'tự do'. Collins vừa dùng bữa tối với cô 'ghệ' người Philipintrong câu lạc bộ giành cho lính tráng xong và đang đi bách bộ tới rạp hát của căn cứ để xem phim thì nghe tiếng loa gắn trên xe tải oang oang gọi toàn thể lính tiểu đoàn 3/7 về lại tàu. Collins vội dẫn cô gái tới cổng chính, ký tên để cô ta ra rồi quay về tàu trong mà lòng ko hiểu cái chuyện nhặng xị này nguồn cơn thế nào hết?

Chiều ngày 16/8/1965. Phương châm là bí mật. Từ khi bắt đầu cho đến lúc tất cả các đơn vị động binh, TQLC toàn làm việc theo lệnh miệng dù chi tiết chỉ được phổ biến trong 1 số ít người được chọn. Vì chiến dịch quá bí mật nên chẳng có gì được ghi ra giấy và nó cũng chẳng hề được đặt tên cho đến khi tin về tới sư đoàn 3 TQLC. Đến khi ban tham mưu sư đoàn được các sĩ quan của đại tá Peatross phổ biến thì đại tá Don Wyckoff, trường phòng hành quân sư đoàn 3 mới chọn ra cái tên Satellite - Vệ tinh. Sở dĩ ông ta chọn tên này là vì 2 lý do: tuần lễ diễn ra chiến dịch cũng là lúc NASA sắp phóng con tàu vũ trụ Gemini và bởi sự kỳ cục khi 2 tiểu đoàn thuộc 2 trung đoàn khác nhau là tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 với tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 sẽ "những vệ tinh" hoạt động dưới sự điều động của sở chỉ huy trung đoàn 7 TQLC trong chiến dịch. Khi các nhân viên văn thư phải thức đêm đánh máy mệnh lệnh chính thức thì máy phát điện lại bị hỏng và mọi việc phải tiến hành dưới ánh nến. Thế là trong hầm tối, 1 nhân viên văn thư đã đọc nhầm chữ trong bản viết tay và gõ thành 'Starlite' thay vì Satellite. Từ đây nó thường bị báo chí hay thậm chí trong 1 số tài liệu chính thức đọc sai thành “Starlight” tức "Ánh sao".

Trung sĩ nhất Ed Garr, chiều 16/8/1945.
Trung sĩ Ed Garr, tiểu đoàn 2/4 linh cảm chiến dịch này sẽ ko phải 1 cuộc hành quân bình thường nên moi chiếc áo thun 'may mắn' của Lục quân ông từng mặc trong 1 chiến dịch trước đó ra mặc. Những TQLC lão luyện từng trải qua nhiều trận thường cực kỳ mê tín. Nhiều người quyết mang theo những trang bị ưa thích hoặc làm vài 'nghi lễ' mỗi khi linh cảm điều gì lớn lao sắp xảy ra.

Trung úy Burt Hinson, sáng 17/8/1965.
Ngày 17/8/1965, trung úy Burt Hinson được báo là đại úy Jay Doub, chỉ huy đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 muốn gặp anh trên sở chỉ huy tiểu đoàn . Hinson đang ở cách đó khoảng 4 cây số. Địa hình nơi đây toàn cát lún, lại chẳng có phương tiện đi lại nên người trung úy đành phải lội bộ, mồm nguyền rủa Doubko tiếc lời. Khi đến nơi, vì giữ bí mật nên Doub chỉ bảo Hinson mỗi việc là cho trung đội mình ra bờ biển tập trung sẵn sàng để lên tàu sớm chiều hôm đó rồi lại bắt viên trung úy cuốc bộ qua bãi cát về 1 lần nữa; vừa đi vừa chửi. Hinson có mối quan hệ vừa yêu vừa ghét với Doub. "Tôi và Jay Doub vốn ko ưa nhau. Anh ta là gã cứng đầu nhất tôi từng gặp... cứ ngang như cua. Nhưng nếu phải ra trận lần nữa thì tôi lại chỉ muốn đi với Jay Doub. Ai mà khiến tôi phải học tập noi theo thì người đó chính là Jay Doub."

Trung tá Lloyd Childers, chập tối ngày 17/8/1965.
Trung tá Childers cùng các phi công dưới quyền vừa dự xong cuộc họp phổ biến đại cương chiến dịch. 2 phi đoàn máy bay trực thăng sẽ hỗ trợ đổ quân tiểu đoàn 2/4 vào lúc đầu trận đánh. Sau đó phi đoàn thứ 2 sẽ phải đi làm nhiệm vụ khác nên gánh nặng chi viện sẽ đè nặng lên vai phi đoàn trực thăng TQLC số 361 của Childers. Dù phi đoàn mới tới VN nhưng tất cả đều tràn trề nhiệt huyết.
Trung tá Childers là cựu lính Hải quân dự trận Midway trong chiến tranh TG thứ 2. Ông từng là xạ thủ đuôi của 1 trong 2 chiếc máy bay ném bom, phóng ngư lôi TBD còn lại trong số 36 chiếc TBD được tung ra chống quân Nhật trong trận đánh. Khi máy bay bị hỏng nặng, viên phi công đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống mặt biển gần 1 khu trục hạm Mỹ. Childers bị thương nặng đến độ hầu như ko còn ý thức gì nữa. 2 chân ông bị đạn súng máy bắn thủng lỗ chỗ. Thoạt đầu Childers được kéo lên xuồng rồi sau mới chuyển đến khu trục hạm kia. Tại đây vị bác sĩ trên tàu đã tiến hành phẫu thuật cho ông ngay trên chiếc bàn ăn tối trong phòng ăn sĩ quan. Người ta bảo ông sẽ chẳng bao giờ còn bay được nữa. Ấy thế mà đến năm 1965, ông lại chỉ huy 1 phi đoàn trực thăng TQLC và được coi là 1 chiến binh ko hề biết sợ, được mọi người vị nể. Những phi công cùng phi hành đoàn trong phi đoàn ông cũng đều tự hào về kỹ năng và sự liều lĩnh của mình.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 06 Tháng Giêng, 2016, 06:23:13 am
Lời nói đầu
Nước Mỹ năm 1965




3 thập niên chiến tranh của Mỹ tại VN được coi là 1 tấn bi kịch. Đó là 1 sự kiện khiến cho đất nước bị chia rẽ, 1 nhiệm kỳ tổng thống bị đổ, khiến nhân sinh quan của người Mỹ và những đánh giá của những quốc gia khác về họ đổi thay. Hầu như chẳng có ai sinh ra sau thập niên 40 còn nhớ chiến tranh VN từng được coi là 1 cuộc chiến cao cả ngoài những lời hứa viển vông và những bi kịch phải gánh chịu.

Điều hầu như đã biến khỏi ký ức mọi người là vào năm 1965, cuộc chiến VN với nhân dân Mỹ hay những người sẽ tham chiến vì nó, vẫn chỉ là 1 thứ gì đó rất xa lạ. Binh sĩ hầu hết đều thuộc thế hệ Baby Boomer trẻ tuổi, con trai của những người đã kinh qua thời kỳ Đại khủng hoảng. Chiến tranh lạnh cùng chính sách ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản đã tạo nên môi trường khiến họ cảm thấy được coi trọng và hình thành niềm tin trong họ. Đa số nam thanh niên giai đoạn này đều tình nguyện hay mong chờ được gọi nhập ngũ để có thể mặc quân phục phụng sự tổ quốc. Cha, ông họ đã từng chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh TG. Đến lượt mình họ sẽ đối mặt với mọi cái ác dù chúng xuất hiện ở bất cứ đâu hay dưới hình thức nào và sẽ nhất định ko lùi bước. Sau khi đã diệt phát xít ở châu Âu và châu Á; giờ đây thế giới lại kêu gọi Mỹ đối phó với hiểm họa Đỏ. Nước Mỹ thật ngây thơ khi tin rằng mình có đủ khả năng hoàn thành sứ mệnh này. Chúng ta đã tin vào chính phủ, tin vào lực lượng vũ trang mình. Chúng ta chẳng hề biết rằng dân chủ đâu phải là thứ ý thức hệ dễ dàng đem xuất khẩu sang 1 đất nước mà các vị linh mục do chúng ta dựng lên thì tham lam, bất tài trong khi phía đối địch, bất kể chính kiến thế nào cũng đều là những người dân tộc chủ nghĩa rất khắc kỷ.

Ngoài ra, ít nhất đối với những ai để ý thì Việt Nam đã 'dính' với chúng ta kể từ lúc người Pháp thất trận Điện Biên Phủ. VN, xét cho cùng là 1 đất nước nhiệt đới nhỏ bé, kỳ lạ có voi, hổ và những người dân thấp bé ăn bận sặc sỡ và - kể từ khi tổng thống Ngô Đình Diệm, đồng minh của chúng ta, chết thảm năm 1963 - thì trở thành 1 vùng đất với các chính phủ thay đổi như chong chóng. Chúng ta rất kinh ngạc trước những vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo, những người đều có tên bắt đầu là Thích hay đại loại như vậy và thấy ngạc nhiên trước việc những tay VC , những nông dân mảnh dẻ, đi chân đất vốn có thể bị đánh bại dễ dàng bởi chút hỏa lực, công nghệ tối tân Hoa Kỳ lại vẫn cầm cự được. Đúng là người Pháp đã thua họ nhưng người Pháp gần đây là những ai? Họ đâu còn tố chất huy hoàng thời Napoleon xưa kia nữa và chắc chắn Hoa Kỳ thì khác xa với Pháp.

Qua mùa xuân năm 1965 thì rõ ràng hỏa lực, công nghệ Mỹ phải do chính người Mỹ sử dụng và thế là những đơn vị bộ binh chính qui Hoa Kỳ được đổ vào VN. Đến tháng 8 năm đó số lượng quân Mỹ đã phát triển từ 1-2 tiểu đoàn  lên đến 88.000 người. Thương vong tương đối ít nhưng diễn ra thường xuyên và số lượng cũng ngày càng leo thang. Kể từ khi dính líu vào VN năm 1959 đã có 906 người Mỹ bỏ mạng ở đất nước này. Đối với gia đình, thân hữu của 906 trường hợp này thì cái chết nào cũng là bi kịch cả. Nhưng với dân chúng còn lại thì con số thương vong trên chưa có gì nghiêm trọng. Dù bi quan nhất cũng chẳng ai mường tượng nổi sẽ có ngày hơn 58.000 cái tên sẽ 'được' tô điểm trên bức tường đen tại thủ đô Hoa Kỳ. Hầu hết họ là nam giới; là tên của những người cha, người chồng, người con trai của nước Mỹ. Trong 10 năm tới có 8 triệu thanh niên nam nữ sẽ mặc quân phục làm nghĩa vụ với tổ quốc, 5 triệu người trong họ sẽ phục vụ tại VN, trên đất liền, trên trời hay trên biển. Bằng cách này hay cách khác, những sự kiện xảy ra trên cái đất nước nhỏ xíu, xa xôi này rồi cũng sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Với tháng 8 năm 1965 này thì tất cả vẫn còn ở tương lai. Nước Mỹ khi đó khác hẳn nước Mỹ sau này.Tin về VN còn đang phải cạnh tranh với nhiều sự kiện khác lấy chỗ trên mặt báo. Các thành phố đang trong thời gian cuối mùa hè ế ẩm, kỳ nghỉ hè sắp kết thúc và các trường học đang chuẩn bị mở cửa. Báo chí chỉ quan tâm đến các vấn đề quốc nội. Hồi giữa tháng đã khu Watts tại Los Angeles đã chìm trong lửa đỏ vì người da đen bạo loạn đòi quyền dân sinh. 2 phi hành gia Gordon Cooper và Charles Conrad đang chuẩn bị cưỡi con tàu vũ trụ Gemini 5 bay vào quĩ đạo, mở đường cho Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng 4 năm sau đó. Bộ phim 'The Sandpiper' của 2 tài tử Richard Burton và Elizabeth Taylor đang công chiếu trong các rạp chiếu phim khắp cả nước; Ban nhạc Beatles đang thu âm album Help!; Nữ danh ca Petula Clark đang nỉ non ca khúc Downtown; còn Sam the Sham (ca sĩ nhạc Rock & Roll. ND) thì trình làng bài Wooly Bully. Đội bóng chày Twins and Dodgers đang dẫn đầu giải đấu và sẽ dự cúp World Series 2 tháng tới. Sàn chứng khoán New York lập kỷ lục với trung bình 6,2 triệu cổ phiếu được giao dịch hàng ngày. Chỉ số Dow Jones vừa phá mức 900 điểm.

Đúng là đã có Việt Nam nhưng hiện nó vẫn còn ẩn trong bóng tối. Với người Mỹ thì đây là 1 cuộc chiến tranh cao cả, và nếu họ cố gắng hơn chút nữa thì kẻ thù 'xấu xa' sẽ mau chóng bỏ cuộc và rồi ở 1 nơi khác trên thế giới, 'công lý' sẽ lại chiến thắng. Chẳng 'thầy bói' nào bên ta biết Việt Nam và Mỹ hiện đang đứng trước bước ngoặt cả. Đúng tháng này, năm nay, VN sẽ trỗi dậy thành mối quan tâm lớn và cứ đeo đẳng mãi người Mỹ trong nhiều thập niên sau nữa. Trận Vạn Tường chính là bước đi đầu tiên của cái quá trình ấy.

Otto J. Lehrack


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 07 Tháng Giêng, 2016, 06:24:07 am
Chương 1
Nhích dần tới vực thẳm


Hoa Kỳ từng bước tiến tới vực thẳm với những bước đi chập chững với nỗi lo sợ đặc trưng của chiến tranh Lạnh, với cả sự ngạo mạn lẫn lơ là trong việc giám sát chính sách vĩ mô. Liên Xô, Trung Quốc và Cu Ba gần đấy đã thu hút hết sự chú ý của các chiến lược gia trong Nhà Trắng, Lầu Năm góc cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Sau 20 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh TG 2, những 'đầu não' tại Washington đang có nhiều việc cần làm hơn; VN chẳng là gì trong các sự kiện lớn của chiến tranh Lạnh. Rất ít nhà hoạch định chính sách Mỹ am hiểu về VN, về lịch sử cũng như những sự kiện diễn ra gần đây của đất nước này. Tiếng nói của những người biết chút gì đó về Đông Dương nhanh chóng chìm nghỉm dưới dàn hợp xướng của các 'chiến binh chiến tranh Lạnh' luôn đưa con ngáo ộp Liên Xô, Trung Quốc lên đầu chương trình nghị sự.

Nhân dân Việt Nam đã mong mỏi quyền tự quyết suốt mấy chục năm nay, và trong chiến tranh TG thứ 2 thì phong trào yêu nước của họ đã lớn mạnh vượt bậc. Sau khi quân đội Pháp bại trận trước đạo quân Wermacht của Hitler những ngày đầu cuộc Đại chiến thì chính phủ Vichy thân phát xít cũng chấp nhận 'luật' của Nhật Bản trên các thuộc địa vùng Đông Dương của mình. Du kích Việt Minh trong chiến tranh TG 2 đã chiến đấu chống Nhật với sự hỗ trợ của Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của CIA. 1 nhóm nhỏ cố vấn Mỹ đã chiến đấu kề vai sát cánh cùng người Việt chống lại kẻ thù chung. Mỹ cũng cung cấp vũ khí và huấn luyện cho lực lượng du kích non trẻ của VN, những người sau này sẽ chống lại cả Pháp và Mỹ.

Sau khi Nhật thua trận năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng Cộng sản VN hy vọng sử dụng vai trò chống Nhật của đất nước để giành độc lập trước âm mưu tái chiếm thuộc địa của Pháp thời hậu chiến. Cụ đã kêu gọi tổng thống Harry Truman bảo vệ. Hồ Chí Minh là 1 nhà trí thức uyên bác từng đi nhiều nơi trên thế giới. Cụ từng sống ở New York và chính tại đây năm 1918, cụ đã viết cuốn sách mỏng về cuộc sống khổ cực của người dân gốc Ý trong khu Harlem. Hồ Chí Minh cũng đến Paris năm 1920 và là 1 thành viên sáng ra lập Đảng Cộng sản Pháp. Nhưng ngoài việc Hồ Chí Minh bị từ chối giúp đỡ vì chính kiến chính trị của thì còn do Mỹ coi trọng mong muốn lấy lại thuộc địa của tổng thống Pháp Charles DeGaulle hơn. Dù gì đi nữa thì Pháp cũng là 1 đồng minh lớn của Mỹ và ước mơ chấn hưng của De Gaulle tại châu Á, chưa kể đến những hứa hẹn ủng hộ của ông ta đối với cuộc chiến tranh lạnh ở Âu châu, ngày đó cũng khiến tổng thống Mỹ xiêu lòng. Mầm mống cho sự dính líu của Mỹ với VN đã được gieo khi họ thuận theo tham vọng về Đông Dương của Pháp. Vài năm sau, cùng mối lo chiến tranh Lạnh, chính quyền Eisenhower đã cung cấp vũ khí, tài chính cho Pháp trong cuộc chiến chống lại những người Cộng sản VN. Qua năm 1950 thì tiền thuế của người dân Mỹ đã đảm nhận thanh toán đến 80% chiến phí. Rất ít người Mỹ biết hoặc quan tâm đến việc hàng triệu đô la của nước mình đang được chi ra giúp Pháp. 1 'món nợ' đơn thuần chứ ko phải là 'nợ máu' của con em chúng ta và có thể bỏ qua, hay quên đi 1 cách dễ dàng.

Thế nhưng cuộc chiến tranh đã làm nảy sinh những vấn đề nội bộ trong nước Pháp. Tổn thất phải gánh chịu đã khiến người dân Pháp mệt mỏi. Chiến tranh TG 2 mới qua được chưa lâu và thương vong ngày càng tăng ở cả Algeria lẫn Đông Dương đã thổi bùng lên ngọn lửa bất mãn. Để giảm bớt những lời chỉ trích chính phủ Pháp tìm cách sử dụng người bản xứ và lính lê dương nhằm đảm đương gánh nặng của cuộc chiến tranh. Nhưng chính sách này chỉ mua thêm được chút thời gian. Dân chúng Pháp đã chán ngấy cảnh máu đổ và chỉ muốn chiến tranh kết thúc. Đây cũng chính là tình cảm xuất hiện ở Mỹ 15 năm sau, khi áp lực của nhân dân khiến cho các chính quyền Johnson, Nixon, và Ford ko thể chịu đựng nổi.

Kết cục ngắn ngủi, buồn thảm của Pháp tại Đông Dương đã hoàn toàn sụp đổ năm 1954 tại trận Điện Biên Phủ. Thực ra chính người Pháp mới mong có trận đánh này. Lý do Pháp thành lập đơn vị đồn trú tại Điện Biên Phủ là nhằm thu hút Việt Minh vào 1 trận đánh qui ước, mà họ chắc mẩm sẽ giành chiến thắng. Pháp đã đánh giá thấp quyết tâm của người VN. Đại tướng Việt Minh Võ Nguyên Giáp đã chia cắt tập đoàn cứ điểm kiên cố này thành từng mảnh nhỏ với những đợt xung phong bộ binh, hỏa lực pháo binh đông đảo cùng những trận địa vây lấn. Pháo Việt Minh đã được kéo lên những quả núi vây quanh cứ điểm bằng bàn tay con người, qua bao gian lao, vất vả. Dưới làn đạn bắn ko ngừng của pháo binh, bộ đội Việt Minh tấn công hết lần này đến lần khác cho đến khi 13.000 lính phòng ngự đều bị giết hoặc bị bắt. Đây là thất bại cả về quân sự lẫn tâm lý to lớn của Pháp dưới tay 1 quân đội khởi thủy chỉ là 1 trung đội vỏn vẹn có 24 chiến sĩ 10 năm về trước. Đến đây thì nhân dân Pháp ko còn chịu đựng thêm được nữa.

Trong hiệp định chấm dứt chiến tranh, buộc Pháp rút quân, Việt Nam 'tạm thời' bị chia cắt. Thỏa ước kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước vào năm 1956 nhằm xác định 1 chính phủ cho công cuộc thống nhất. Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm đứng đầu 1 chính phủ theo kiểu phương tây ở miền nam trong khi lực lượng của Hồ Chí Minh tiếp quản miền Bắc đất nước.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 08 Tháng Giêng, 2016, 07:35:19 am
Giống như mọi người Việt, cả Diệm lẫn cụ Hồ đều mong muốn đất nước rồi sẽ thống nhất nhưng họ cũng quyết tâm điều này chỉ xảy ra dưới chế độ mình. Cả 2 bên bắt đầu tìm cách làm suy yếu chính quyền đối địch. Người Mỹ, từng chiến đấu chống phe Cộng sản ở Triều Tiên và lún sâu vào chiến tranh Lạnh, đã ko lãng phí thời gian để củng cố chính quyền phi Cộng sản dưới quyền tổng thống Ngô Đình Diệm ở nửa phía nam đất nước. Diệm vừa được dạy dỗ theo nền Công giáo tây phương vừa là thành viên tầng lớp thượng lưu đã  cai trị 1 đất nước với đại đa số dân chúng có tín ngưỡng thờ ông bà hay Phật giáo và chủ yếu sống bằng nghề nông. Với Mỹ thời điểm đó thì việc ủng hộ Diệm có vẻ dễ dàng, ko tốn xương máu lại giúp ngăn chặn được chủ nghĩa Cộng sản tiến xuống vùng Đông Nam Á.

Nhưng Diệm cùng gia đình mình lại chỉ chú trọng vào việc tham nhũng, duy trì quyền lực riêng nhiều hơn việc hướng đất nước đến nền dân chủ. Tháng 11 năm 1963, tình trạng bất ổn trong dân chúng đã khiến chính quyền Diệm chao đảo; nguy cơ quân du kích VC, những người muốn giải phóng miền nam khỏi tay Diệm, chiếm được đất nước đang đến gần. 1 cuộc đảo chính do lực lượng Thủy quân lục chiến VN tiến hành, dưới sự bật đèn xanh của Mỹ đã lật đổ Diệm. Vài tiếng đồng hồ sau, ông ta cùng người em trai đáng ghét đã bị những người âm mưu đảo chính sát hại. Sau đó đến 1 giai đoạn diễn ra liên tiếp các cuộc đảo chính và phản đảo chính. Những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, vẫn ảo tưởng vào việc chống lại Cộng sản ở châu Á với cái giá rẻ mạt, tự thuyết phục mình ủng hộ hết ông tướng này đến ông tướng khác leo lên bánh xe quyền lực, cho lên đến đỉnh rồi lại rơi tõm xuống đất và cứ thế, cuộc tranh giành quyền lực lại được tiếp tục. Từ tháng 11 năm 1963 cho đến tháng 2 năm 1965, ở nam VN đã thay đến 9 chính phủ khác nhau.

Việc các chính phủ thay đổi như chong chóng đã khiến miền nam trở nên hỗn loạn mở đường cho quân giải phóng gia tăng hoạt động và cũng khiến chính quyền Sài Gòn ko thể làm việc hiệu quả. Với sự mong manh của đồng minh, cùng việc bất lực trong việc kiểm soát những sự kiện xảy ra tại nam VN, Hoa Kỳ bắt đầu thay họ tiến hành chống lại miền Bắc.

Tháng 2 năm 1964, Hoa Kỳ và nam VN phát động kế hoạch 34A, 1 loạt các biện pháp bí mật chống Bắc VN, bao gồm các cuộc tập kích phá hoại nhằm vào các căn cứ quân sự dọc bờ biển. Dù trong thực tế phía VNCH tiến hành các cuộc tấn công này, nhưng việc lập kế hoạch cũng như hỗ trợ là của Mỹ. Hải quân Mỹ cũng đang thực hiệm chiến dịch DeSoto, tuần tra trên vùng biển vịnh Bắc bộ. Tư tưởng chủ đạo lúc này là nếu Mỹ cùng nam VN dằn mặt miền Bắc thì phe Cộng sản sẽ phải ngừng các hoạt động của mình ở miền Nam. Cái ý niệm ngây thơ này lại tồn tại rất nhiều năm dù chẳng có bằng chứng gì cho thấy Bắc Việt và VC sẽ chịu thua trước những sức ép đó. Mỹ đang tìm 1 cái cớ để có thể leo thang và cái gọi là 'sự kiện vịnh Bắc bộ' tháng 8 năm 1964 được họ tận dụng.

Mỹ kiên trì hỗ trợ cho quân đội nam VN, đầu tiên là trang thiết bị, sau đó là cố vấn và thêm nhiều khí tài nữa. Tổn thất đầu tiên của Mỹ tại VN là cái chết của thiếu tá Dale Buis cùng thượng sĩ Chester Ovnand ngày 8 tháng 7 năm 1959. 2 nhân viên tình báo đặc biệt của Không lực Mỹ này đang ngồi xem phim thì 1 VC đã ném chất nổ vào trong căn phòng mà họ đang thư dãn. Trong 6 năm tiếp đó, 'hóa đơn hàng thịt' từ từ dài dần ra và rồi hầu như khó nhận thấy nó đã bắt đầu tăng tốc. Từ 1-2 trường hợp đầu tiên, dòng chảy các túi đựng xác xuất phát từ Đông Nam Á cứ thế tăng dần về số lượng.

Năm 1962, tướng Paul D. Harkins bắt đầu đảm nhiệm vai trò tư lệnh bộ chỉ huy viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại VN (COMUSMACV). Harkins có cung cách của 1 vị tướng chiến thắng, ông ta luôn tỏ ra lạc quan thái quá về tiến triển của cuộc chiến. Những người phải rời Sài Gòn đi hành quân dã ngoại thì chẳng hề cùng suy nghĩ với ông ấy. Trong số những người ra chiến trường ngày ấy có cả các thành viên của 1 thế hệ nhà báo Mỹ mới, những người đã hạ quyết tâm tường thuật mọi điều mình chứng kiến. Những phóng viên trong số họ như Homer Bigart, Neal Sheehan, và David Halberstam...đã trở nên nổi tiếng vì những điều họ cảm nhận thực sự về tiến trình cuộc chiến cũng như sự yếu kém của quân đội VNCH. Vào lúc này, đã có rất nhiều sĩ quan cấp thấp của Mỹ, những người ra trận để cố vấn cho quân VNCH, lên tiếng cảnh báo về thảm họa sắp xảy ra do sự thiếu năng lực của chính quyền, đặc biệt là của đội ngũ sĩ quan nam VN. Dần dà chính quyền Johnson cũng đã nhận thức được có những thiếu sót ở Việt Nam, và cũng chính vì thế, tướng Harkins được lặng lẽ cho về vườn để thay bằng tướng William C. Westmoreland của lục quân Hoa Kỳ.

Trong cuốn tiểu sử tướng Harold K. Johnson, tham mưu trưởng Lục quân Hoa kỳ giai đoàn 1964-1968, Lewis Sorley có đề cập đến vài nhận xét khá thú vị đối với việc bổ nhiệm Westmoreland. Sorley cho biết các tướng Johnson, Creighton Abrams (người sau này kế nhiệm Westmoreland) cùng Bruce Palmer (người thay Johnson giữ chức phó tham mưu trưởng Lục quân, phụ trách về hành quân) đều hiểu rõ chìa khóa chống nổi dậy là phải thu phục được nhân tâm. Thế mà theo Sorley, Westmoreland lại chẳng hề biết điều này. Do hậu quả của việc đào tạo mà tư tưởng của ông ta, gắn liền với việc sử dụng chiến tranh qui ước với Hồng quân LX trên bình nguyên nước Đức. Tên của cả 4 vị tướng đều được trình lên cho tổng thống Lyndon Johnson để ông ta chọn ra 1 người đảm nhiệm vị trí thay cho Harkins đã bị mất uy tín. Westmoreland được tướng Maxwell Taylor, khi ấy là đại sứ Mỹ tại VN ủng hộ nhiệt tình và Sorely tin rằng chính ảnh hưởng của Taylor đã khiến Westmoreland được bổ nhiệm làm tư lệnh MACV.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 11 Tháng Giêng, 2016, 09:50:30 am
Sau khi đã chọn; Tham mưu trưởng, bộ trưởng bộ Quốc phòng cùng Tham mưu trưởng Liên quân đã giao cho Westmoreland toàn quyền tiến hành chiến tranh trong 4 năm sau đấy. Đó là giai đoạn mà cuộc chiến phát triển từ chỗ chống lại quân du kích mặc áo bà ba đến chỗ phải đánh nhau với 1 đối thủ chính qui, được trang bị tốt, được coi là 1 trong số những lực lượng bộ binh giỏi nhất thế giới, tức bộ đội chính qui Bắc Việt. Cũng cần lưu ý rằng bộ đội Bắc Việt là 1 đạo quân coi trọng lối đánh du kích: Nó ko chiến đấu kiểu qui ước mà hoạt động theo kiểu chiến tranh nhân dân.

Nhiệm kỳ của Westmoreland cũng chính là thời kỳ cuộc chiến đánh mất đi cảm tình, hay ít ra cũng được công chúng chấp nhận, dẫn đến sự tiêu vong của 1 đời tổng thống Mỹ.
Chẳng biết vị tư lệnh mới của Mỹ tại VN có đáp ứng được nhu cầu tác chiến trong 1 cuộc chiến tranh nhân dân hay ko nhưng đối thủ của ông ta, những người Cộng sản VN thì lại hiểu rất rõ. Người dân đất nước họ đã phải chiến đấu với quân xâm lược trong suốt nhiều thế kỷ.



Đối thủ

Douglas Pike, 1 học giả nổi tiếng về Đông Dương đã gọi người Việt là "dân Phổ của châu Á". "Vô số những cuộc chiến tranh đã xảy ra trong suốt lịch sử VN. Kinh nghiệm phong phú của người Việt suốt 2000 năm qua là 1 chuỗi luẩn quẩn giữa xâm lược, phong tỏa, chiếm đóng, nổi dậy - xen lẫn với những khoảnh khắc bị chia rẽ, đấu tranh bí mật.... Về mặt tinh thần, thì người Việt lúc nào cũng phải ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu."

Người Việt đã phải vật lộn chống lại sự xâm lăng ngoại bang trong hầu hết chiều dài lịch sử của mình. 1 nền văn minh độc nhất vô nhị, thịnh vượng do Triệu Đà sáng lập đã từng tồn tại với tên nước Nam Việt suốt mấy trăm năm cho đến năm 111 trước công nguyên, thì bị vương triều nhà Hán cử quân về phía nam tới chinh phục. (ở đây tác giả nhầm. Triệu Đà là kẻ xâm lược mới đúng. ND) Người Việt đã phải đấu tranh suốt 1000 năm dể thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc. Trong 1000 năm đó, rất nhiều người yêu nước đã trở thành anh hùng dân tộc, danh nhân được thờ phụng trong đền miếu khắp nước Việt. Mọi học trò người Việt đều biết đến tên tuổi của họ. Thế kỷ thứ 1 có chị em Hai bà Trưng. Họ đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại triều đình nhà Hán. Tuy cuộc nổi dậy đã bị đè bẹp, nghiền nát vào năm 43 sau công nguyên nhưng nó cũng đã chống lại được thế lực quân sự ghê gớm nhất châu Á khi ấy những 3 năm trời. Đến thế kỷ thứ 6 thì Lý Bí đã giành được 1 phần đất đai từ tay Trung Quốc, tự xưng vương và cai trị đất nước được 6 năm. Trong các thế kỷ thứ 7, 8 và 9 những cuộc nổi dậy của người Việt đã khiến biên giới phía nam nhà Đường rung chuyển. Cuối cùng, vào thế kỷ thứ 10, sau 1000 năm bị ngoại bang đô hộ, Ngô Quyền đã nhận chìm hạm đội Trung Quốc trong trận Bạch Đằng giang và giải phóng người Việt. Ba trăm năm sau đó, người Việt 2 lần đánh bại quân Mông Cổ, đạo quân từng chinh phục khắp lục địa Á - Âu từ bờ biển Thái Bình Dương đến tận miền trung nước Nga. Trần Hưng Đạo, người đã giành chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài 12 năm chống lại những kỵ binh can đảm nhất, được coi là thủy tổ loại hình tác chiến mà con cháu ông sẽ áp dụng khi tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông vừa bảo toàn lực lượng vừa khoét sâu vào điểm yếu của đối phương. Ông luôn tìm sự hỗ trợ của người dân. Trần Hưng Đạo ko cố giữ đất mà sẵn sàng bỏ lại các làng mạc hay thậm chí cả kinh thành nếu cần. Nếu thấy địch quá mạnh ông sẽ tránh giao chiến mà chỉ sử dụng du kích quấy rối, rồi tập kích bất cứ lúc nào thấy có lợi. "Địch cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được một đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."

Đến thế kỷ 15, Lê Lợi lại 1 lần nữa đánh lui quân Trung Quốc sau 20 năm bị chúng xâm lăng, cai trị bóc lột. Hầu như giờ đây mọi thành phố ở VN đều có đường phố mang tên Lê Lợi hoặc tượng đài của ông.

Sang thế kỷ 19, người Việt lại phải chống lại 1 kẻ xâm lăng mà họ phải mất gần 100 năm mới đánh đuổi được. Lần này chính là người Pháp. Tên xâm lược này đã chiếm Đà Nẵng năm 1858 rồi vây hãm Sài Gòn vào năm sau. Sau khi bị đẩy lui nhanh chóng, 2 năm sau Pháp trở lại Sài Gòn và đóng ở đó luôn. Đến năm 1883 thì Pháp đã kiểm soát toàn bộ VN. Năm 1887, họ sát nhập Đông Dương vào liên hiệp Pháp. Tới năm 1893 thì khu vực này đã gồm 5 vùng của Đông Nam Á. Ngoài 3 phần của VN là Bắc Kỳ, Trung Kỳ với Nam Kỳ ra, khối liên hiệp này còn bao cả các nước lân cận là Campuchia và Lào.

Chính quyền Pháp cai trị đất nước này cực kỳ hà khắc. Archimedes Patti, sĩ quan OSS Mỹ từng phục vụ ở VN hồi chiến tranh TG 2 đã tổng kết rằng: " Tôi khẳng định trong báo cáo của mình rằng, chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương là ví dụ tồi tệ nhất của việc lạm dụng, vi phạm nhân quyền, tham tàn diễn ra trong suốt 3/4 thế kỷ. Người VN đã bị bóc lột, ngược đãi 1 cách tàn nhẫn; bị chủ Pháp sử dụng như đồ vật trong nhà...Chính điều kiện kinh tế, xã hội tệ hại do chế độ thuộc địa của Pháp tạo ra là mầm mống cho sự bất mãn, nổi loạn..."

Do cách hành xử của người Pháp mà bất mãn, nổi loạn ngày càng nhiều thêm và ngày càng chở nên mạnh hơn. "Xứ Đông Dương thuộc Pháp" được ấn định là tên chính thức của đất nước, cái tên VN vẫn thường sử dụng bị qui cho là cách mạng và bị cấm tiệt.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 12 Tháng Giêng, 2016, 06:39:01 am
Sưu thuế quá cao khiến nông dân bị bần cùng hóa dẫn đến việc đất đai ngày càng tập trung vào tay 1 số ít người. Chẳng bao lâu sau, 50% ruộng đất đã thuộc quyền sở hữu của 2% dân số và tá điền phải trả tô đến 70% hoa lợi cho địa chủ. Người Pháp duy trì sự độc quyền trong sản xuất rượu, thuốc phiện và muối. Họ nhập khẩu cây cao su, phát triển thành 1 ngành công nghiệp mới giành cho 1 số ít người ngoại quốc nắm giữ.

Người Pháp bãi bỏ hệ thống quan lại cũ rồi thay bằng chính quyền riêng của mình. Người Việt chỉ leo được vào các vị trí công chức cấp thấp một khi họ là tín đồ Công giáo La Mã nói tiếng Pháp. Những người bản xứ bước chân vào được chính quyền dân sự thì cũng chỉ nhận được đồng lương ít ỏi, khả năng thăng tiến rất hạn chế. Ngay cả những người Pháp cấp thấp nhất cũng được trả lương cao hơn người Việt gấp 6 lần. Thêm vào đó, VN đã trở thành 1 'bãi rác' cho những người Pháp khao khát hành nghề dân sự nhưng lại ko kiếm nổi việc ở quê nhà. Số lượng người Pháp dùng để cai quản 30 triệu dân Việt còn nhiều hơn số lượng người Anh sử dụng để thống trị 325 triệu người Ấn. Tiền chi trả cho cái cấu trúc thượng tầng đồ sộ này hầu hết đều đến từ sưu cao, thuế nặng giáng xuống đầu người Việt.

Những người dân tộc chủ nghĩa đã nổi dậy chống Pháp; nhiều người trong số họ đã bị trừng phạt rất tàn khốc như xử tử hoặc lưu đày khổ sai. Pháp lê máy chém đi khắp nơi để đối phó với những người chống đối. Nhà tù Hỏa Lò, sau trở nên nổi tiếng trong chiến tranh với cái tên "Hanoi Hilton" cũng do Pháp xây dựng để bỏ tù những người Việt ương bướng.

Năm 1890, 1 nhà cách mạng tương lai đã được sinh thành trong gia đình họ Nguyễn ở tỉnh Nghệ An. Người đó được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung, người được cả thế giới biết đến bởi bí danh Hồ Chí Minh sau này. Ông thân sinh của cụ Hồ tuy xuất thân trong 1 gia đình nông dân nhưng lại được ăn học đến nơi đến chốn. Với học thức của mình, ông đã đạt được 1 chức quan nhỏ trong cái triều đình bù nhìn do Pháp điều khiển và từ vị trí này ông được tiếp xúc với những bằng chứng trực tiếp của sự thống trị ngoại bang. Chính những trải nghiệm này đã nuôi dưỡng xu hướng chống Pháp trong ông và được ông truyền lại cho các con của mình. Người con gái, bị bắt và phạt tù chung thân vì tội tuồn vũ khí cho quân phiến loạn. Người con trai cả trở thành 1 nhà văn yêu nước đã viết đơn kiến nghị cho nhà cầm quyền Pháp, phản đối điều kiện sống của đồng bào mình và đòi độc lập.

Lịch sử Đảng Cộng sản VN cho ta biết người con trai út, sau này trở thành Hồ Chí Minh, đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng khi mới 5 tuổi, với nhiệm vụ làm liên lạc giữa các nhóm nổi dậy chống Pháp. Cậu bé thông minh sáng dạ lắng nghe chăm chú những mẩu chuyện về các vị anh hùng đã giành độc lập cho nước Việt. Sau đó anh trở thành nhà giáo và tham gia dạy học 1 thời gian. Năm 22 tuổi anh lên tàu khách của Pháp rồi cập bến New York và sau đó là Paris, nơi có 1 cộng đồng người Việt sống tha hương đông đúc, cái nôi của cách mạng. Tuy nhìn có vẻ mảnh khảnh nhưng chàng trai Hồ Chí Minh lại là người rất thông tuệ và có sức lôi cuốn quần chúng. Anh đắm mình vào những ưu điểm của Chủ nghĩa xã hội và sau đó là những lời dạy của Lê Nin. Tiểu sử đầy cảm động của bác cho biết người có đủ cả 6 đức của Nho giáo là Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, liêm chính chí công vô tư. Người có khả năng lôi cuốn sự trung thành trong nháy mắt và tiếp tục ở nước ngoài thêm 30 năm nữa. Trong lúc người vắng mặt, những cuộc nổi dậy ở quê nhà vẫn tiếp tục xảy ra.

Năm 1930, xảy ra 1 sự kiện lớn tác động đến nhân dân VN. Vào đêm mùng 8 tháng 2, 1 nhóm phiến quân đã tập kích vào 1 đồn Pháp. Phía Pháp trả đũa bằng nhiều cuộc tấn công trên bộ, trên không với qui mô rộng lớn và có thể đã sát hại nhiều người dân vô tội, gồm 1 số lớn phụ nữ, trẻ em -  hơn là quân cách mạng. Hậu quả làm cho nhân dân rất phẫn nộ, thúc đẩy phong trào chiến đấu lan ra cả nước trong năm đó, cướp đi nhiều sinh mạng, tài sản. Để giảm bạo lực, Pháp tiến hành 1 cuộc đàn áp khốc liệt những người cách mạng chống đối. Hồ Chí Minh bị tuyên án tử hình vắng mặt. Nhiều người khác bị bắt, xử tử hoặc bị lưu đày. Võ Nguyên Giáp, người trở thành nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất của VN trong 2 cuộc kháng chiến, kịp thời trốn thoát sang Trung Quốc sống lưu vong. Vợ cùng đứa con gái nhỏ của ông đều bị bắt và mất trong tù. Vợ ông chết sau khi bị tra tấn dã man.

Năm 1941, cụ Hồ rời châu Âu đến Trung Quốc, ở vùng giáp biên với VN. Cụ đã gặp Giáp lần đầu tiên ở chính nơi này. 2 người gắn bó với nhau cho đến tận khi cụ Hồ mất năm 1969. Thời điểm họ gặp mặt cũng là lúc VN có 1 kẻ chiếm đóng mới, đó là người Nhật. Cụ Hồ và Giáp đã cộng tác với OSS chống Nhật với mơ ước Việt Nam được độc lập sau chiến tranh. Chỉ 2 tuần sau khi Nhật thất trận năm 1945, cụ Hồ đã bước lên lễ đài ở Hà Nội đọc bài diễn văn phóng tác theo ý bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Cụ khẳng định VN là 1 nước tự do và độc lập, kể từ nay sẽ tự trị ko cần sự can thiệp của nước ngoài. Pháp lúc đó chẳng có lực lượng nào để điều đến đàn áp phong trào của Hồ Chí Minh hết.

Cụ Hồ cùng với Võ nguyên Giáp bắt đầu xây dựng các đơn vị quân đội từ lực lượng bán quân sự được hình thành bởi những người dân tộc thiểu số hồi đầu thập niên 40. Trung đội đầu tiên của 1 quân đội hùng mạnh sau này đã được tổ chức vào năm 1944. Nó được lấy tên là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Việc chú trọng vào công tác tuyên truyền ko có gì sai mà nó phản ánh đúng kinh nghiệm chống ngoại xâm của người Việt. Cụ Hồ có ý nhắc nhở những chiến sĩ của mình rằng mọi sức mạnh đều từ nhân dân mà ra. Tướng Giáp cũng như những người tiền nhiệm, đều hiểu rõ sức mạnh của nhân dân. Dù mục đích vẫn được Hoa Kỳ rao giảng tại VN là giành lấy khối óc, con tim người dân thì cả người Pháp lẫn hầu hết người Mỹ sau này đều tin chỉ cần hỏa lực và công nghệ áp đảo là đủ để họ có thể hoàn thành mục tiêu đó. 1 cụm từ được nhắc đi nhắc lại trong suốt cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN là : "Cứ bóp chặt dái chúng, là con tim và khối óc chúng phải theo ngay".


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 13 Tháng Giêng, 2016, 09:31:30 am
Giáp tung lực lượng ra đánh Pháp ngay sau cụ-Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. . Thoạt tiên, quân nổi dậy bị tổn thất nặng vì họ sử dụng chiến thuật thông thường chống lại công nghệ vượt trội. Tướng Giáp cùng các cán bộ của mình nhanh chóng nhận ra rằng muốn khắc chế những ưu thế về quân số, hỏa lực, phi cơ, tính cơ động của Pháp thì Việt Minh sẽ phải quay về sử dụng chiến thuật của cha, ông mình. Với chiến thuật này, Giáp có thể ko có nhiều trận thắng quân Pháp. Nhưng ông cũng chẳng cần phải làm như thế mà chỉ muốn làm sao để chúng cút đi. Ông lật 1 trang trong cuốn sách do Trần Hưng Đạo, người đã lãnh đạo dân Việt chống quân Nguyên Mông, trong đó viết thế này "Giặc đã phải chiến đấu xa quê suốt nhiều năm nay...ta phải làm giặc thêm suy yếu bằng cách lôi chúng vào những chiến dịch dài ngày. Một khi nhuệ khí của chúng đã bị bẻ gãy thì chúng có thể bị tiêu diệt dễ dàng". Nhiều năm sau đó, hỏa lực, công nghệ tối tân của Mỹ cũng phải sa lầy khi chống lại triết lý này. Bất cứ ai từng tham gia chiến đấu hoặc nghiên cứu cuộc chiến tranh của Mỹ tại VN đều sẽ nhận thấy những chiến thuật mà tướng Giáp dùng hồi chống Pháp.

Giáp học được rằng đừng bao giờ giao chiến nếu mình ko chắc thắng. Người Mỹ, cực kỳ tự tin vì sự ưu việt của hỏa lực mình có, rất bực bội vì điều này. Họ dè bỉu chiến thuật của tướng Giáp là hạ cấp, tiểu nhân, ko fair play.

Thêm vào đó, hỏa lực phương tây cũng là 1 con dao 2 lưỡi. Rất khó kiểm soát hỏa lực thế nên chúng thường xuyên đánh nhầm người vô tội. Rất nhiều người VN, vốn ko theo Cộng sản, đã lên đường đi kháng chiến vì hỏa lực điên cuồng kia đã khiến gia đình, nhà cửa, ruộng vườn tan nát, mất kế sinh nhai...Những tuyên truyền viên của tướng Giáp cũng nhanh chóng khai thác lấy điều này.

Tướng Giáp khắc phục yếu điểm của quân mình bằng các chiến thuật kiểu như bắn 1 vài phát đạn vào những đồn địch nhỏ, vừa đủ để quân đồn trú xuống tinh thần buộc địch phải tăng quân, cùng trang thiết bị để bảo vệ.

Chỉ cần 1 du kích hay 1 tổ nhỏ là đã có thể, nhẩn nha cài mìn trên đường xá, cầu cống trong bóng đêm thanh mát. Rồi sau đó, toàn bộ những đội công binh Pháp hay Mỹ, cùng những toán quân đi kèm để bảo vệ họ, buộc phải làm việc hết sức căng thẳng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, cẩn thận từng ly từng tí, để dò, quét mìn trên đường cứ mỗi khi cần sử dụng.
Tướng Giáp cố gắng làm cho quân Pháp, quân Mỹ nhìn thấy gì cũng sợ. Chẳng đơn vị nào ko xảy ra những chuyện kiểu như bị trẻ con lẳng lựu đạn vào đội hình, bà già làm trinh sát cho súng cối địch bắn, hay tay sĩ quan, hạ sĩ quan VNCH kia bỗng đâu lại trở thành thành viên của VC. Dường như danh sách những mẩu chuyện kiểu này dài đến vô tận. Rồi thì chỗ nào cũng có mìn bẫy. Tại 1 số khu vực chúng gây đến 80% thương vong cho quân Pháp, quân Mỹ. Người Pháp nói quá trình tiêu hao này cứ thế bằng mọi cách gặm nhấm từ từ tinh thần của họ.

Tướng Giáp yêu cầu mọi đơn vị trên chiến trường phải tự chịu trách nhiệm về mình. Nếu gặp khó khăn thì phải tự mình tháo gỡ; thậm chí khi đối diện với nguy cơ bị tiêu diệt đi chăng nữa cũng đừng trông chờ vào sự cứu giúp từ bên ngoài. Chính mặt trái này bên phía đối phương cũng tạo ra lợi thế cho những người Cộng sản. Khi tập kích, mai phục 1 đơn vị địch xong họ lại sẵn sàng chờ phục kích lực lượng cứu viện mà người Pháp hay người Mỹ luôn điều đến. Đôi khi họ thu hút được hàng loạt đơn vị địch vào bẫy, gây cho địch những thiệt hại nặng nề rồi rút lui khi cảm thấy bị đe dọa. Người Pháp và nhất là người Mỹ từng liều mạng đổ rất nhiều nhân lực, vật lực vào chỉ để cứu lấy 1 đơn vị nhỏ hay thậm chí là 1 người duy nhất.

Bóng ma trận Alamo hay cuộc tử thủ của Custer ko cho phép tư duy quân sự Mỹ hành động như thế. (trận Alamo diễn ra giữa quân Mexicco và quân Mỹ năm 1836, sau 13 ngày vây hãm quân Mexico chiếm được khu đồn, giết sạch lính cố thủ; Custer là Trung tá kỵ binh Mỹ bị lọt ổ phục kích của người da đỏ trong trận Little Bighorn năm 1876, toàn quân bị tiêu diệt. ND)






Chương 2
Mỹ vướng phải mớ bòng bong



Trước khi xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ tháng 8 năm 1964, Hoa Kỳ đã có thể rút khỏi VN 1 cách êm thắm. Các chính trị gia hiếm khi chịu nhận lỗi nếu như họ còn cách để nói dối quanh co, nhưng có 2 lý do như thế mà họ lại ko chịu tận dụng. Phương châm tránh sa vào 1 cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á của tổng thống Dwight Eisenhower là 1 trong số đó. Sự bất ổn, thay đổi xoành xoạch của chính phủ nam VN là lý do thứ 2.

Khó có thể tin câu hỏi "Ai để mất VN?" sẽ khiến đám đông la hét phản ứng kịch liệt hơn câu "Ai để mất Trung Quốc?" 10 năm trước, nhưng trong thực tế, năm 1964 lại là năm để bầu cử tổng thống. Dù tổng thống đương nhiệm là Lyndon Johnson có tô vẽ thượng nghị sĩ Barry Goldwater, ứng viên của đảng Cộng Hòa như 1 kẻ hiếu chiến đi nữa thì ông ta cũng ko muốn mình bị coi là yếu đuối. Ông ta vốn là dân Texas, và mẹ kiếp, có đủ mọi tính cách của đầu bò đầu bướu của họ. Johnson tự cho mình là 1 đấng trượng phu. Vài tháng sau cuộc bầu cử, trong 1 buổi họp ở Nhà Trắng, khi Arthur Goldberg, chủ tịch Pháp viện hỏi tổng thống Johnson lý do tại sao Mỹ ở lại VN? Johnson kéo khóa quần, móc 'thằng nhỏ' ra bảo: "Lý do đây nè". Việc Bắc Việt Nam có dùng tàu tuần tiễu khiêu khích các tàu chiến của Hải quân Mỹ tháng 8 năm 1964 hay ko hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng điều đó cũng chẳng có gì quan trọng khi mà chính Mỹ đã hỗ trợ các cuộc tập kích, đột nhập chống lại Bắc Việt cả chục năm nay hay việc những cuộc tuần tra của hải quân trong chiến dịch DeSoto có lẽ đã thật sự xâm phạm lãnh hải của họ.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 14 Tháng Giêng, 2016, 01:33:18 pm
Cuộc tấn công của Bắc Việt như 1 lý do hoàn hảo đã bị chộp lấy để chứng tỏ cho họ thấy được sức mạnh quân sự Mỹ. Tổng thống Johnson được trao quyền trả đũa bằng cách dùng tàu sân bay đánh phá các mục tiêu của Bắc VN. Vài tháng sau đó, 1 loạt sự cố leo thang ở cả trong lẫn ngoài miền nam VN đã khiến đất nước này được công chúng Mỹ chú ý mà chưa cần nói tới sự kích động của chính quyền Lyndon Johnson. Nhưng việc leo thang cũng chưa phải là di sản quan trọng nhất thời kỳ này. Bước ngoặt đã xảy ra khi Lyndon Johnson yêu cầu Quốc Hội trao cho mình được phép tiến hành 1 cuộc chiến tranh ko tuyên bố ở Đông Nam Á.

Chẳng phải người nào trong chính quyền cũng lạc quan trước triển vọng của Mỹ tại VN. Ngay từ đầu năm 1963, John McCone, giám đốc cơ quan tình báo trung ương (CIA) bày tỏ sự hồ nghi với tổng thống Kennedy về tính hiệu quả trong nỗ lực của Mỹ. Ông ta cho sự phiêu lưu ở VN là "thiếu khôn ngoan" và "cực kỳ nguy hiểm..." Quan điểm của McCone bị gạt phăng vì đã "đi chệch chính sách".

Vào tháng 4 năm 1964, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, chấp thuận tổ chức 1 chò trơi chiến tranh (war game) có tên là Sigma-I-64 nhằm kiểm nghiệm ảnh hưởng của việc tăng cường ném bom xuống miền Bắc VN. Dù được tiến hành bởi 1 nhóm sĩ quan có cấp bậc từ trung tá đến chuẩn tướng cùng các đối tác dân sự bên tình báo nhưng kết quả mà kịch bản này đem lại chẳng có gì khả quan. Kết luận cho thấy là vị thế của Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở nên xấu đi, đưa đến 2 lựa chọn - Hoặc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hoặc Mỹ leo thang dần dần. Phái diều hâu trong chính quyền ko tin những kết luận này, vì vậy 5 tháng sau, kịch bản thứ nhì có tên Sigma-II-64 được xúc tiến. Lần này những người tham gia có quân hàm, chức vụ cao hơn hẳn. Trong đó có tướng Earle Wheeler, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân; tướng Curtis LeMay, tham mưu trưởng Không lực; Cyrus Vance, thứ trưởng bộ quốc phòng cùng với Cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy. Thế nhưng, kết quả của SIGMA II cũng chẳng sáng sủa gì hơn lần trước. Ngỡ ngàng trước kết quả trên, Robert J. Meyer, người của CIA đã viết bức thư chỉ trích quyết liệt những nỗ lực của Mỹ ở VN. Với một thông điệp chính trị đáng tin cậy, ông ta ko những nghi ngờ hiệu quả của việc dùng sức mạnh Không quân chống miền Bắc mà còn khả năng dùng 1 lượng lớn quân Mỹ trên bộ nhằm đánh bại quân kháng chiến. Nhưng các nhà hoạch định chính sách lại cho rằng mình 'thông minh' hơn nên đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của Meyer.

Những tháng tiếp sau đó, dưới áp lực của quân giải phóng, tình hình nam VN xấu đi nhanh chóng. Cho đến cuối năm 1964, nhiều nơi VC hoạt động với qui mô cấp trung đoàn mà ko vấp phải sự phản kháng gì mấy từ chính phủ Sài Gòn. Tướng Giáp có tới 3 sư đoàn đầy đủ sức mạnh trong phạm vi 50 dặm quanh Sài Gòn và ông hy vọng có thể cô lập được nó khi thời cơ đến. Tháng 2 năm 1965, sau khi đi thăm cả 4 vùng chiến thuật của nam VN, trung tướng Bruce Palmer nhận thấy VC đã kiểm soát hoặc cắt đứt mọi tuyến đường sắt, đường bộ, giao thông liên lạc ở những vùng trọng yếu của quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội. Nam VN đang đứng trên bờ vực sụp đổ.

Tướng John Throckmorton, phó của Westmoreland, khi tới thăm Đà Nẵng, 1 thành phố lớn dân cư đông đúc ở vùng I chiến thuật, nằm về phía bắc nam VN, đã tuyên bố nơi đây đang nằm trong vòng nguy hiểm. Ko chỉ mối họa đến từ mặt đất, mà còn có nhiều lo ngại về việc Bắc Việt sẽ sử dụng máy bay do LX cung cấp tập kích những cơ sở trọng yếu ở Đà Nẵng. Căn cứ này càng trở nên quan trọng khi chính quyền Johnson quyết định tiến hành chiến dịch Sấm Rền - Rolling Thunder, với hàng loạt những cuộc không tập, ném bom xuống Bắc VN. Đà Nẵng trở thành 1 căn cứ xuất phát quan trọng cho các loại máy bay.

Để bảo vệ căn cứ chống lại các cuộc không kích có thể diễn ra của Bắc Việt, Westmoreland yêu cầu điều 1 đơn vị tên lửa phòng không Hawk đến và giao nó cho tiểu đoàn  tên lửa phòng không hạng nhẹ số 1, binh chủng TQLC. 2 tiểu đoàn  bộ binh TQLC là các tiểu đoàn 3, trung đoàn 9 cùng tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 đã đổ bộ vào ngày 8 tháng 3 để bảo vệ đơn vị tên lửa cũng như phòng thủ căn cứ chống lại các cuộc tấn công mặt đất. Việc các tiểu đoàn TQLC được triển khai tới phòng thủ tại sân bay Đà Nẵng là vì đây cũng là chỗ đóng quân của các đơn vị tên lửa thuộc cùng binh chủng và tướng Westmoreland thì cho rằng làm như thế sẽ đỡ lộn xộn. Nhiệm vụ của TQLC chỉ là 'chiếm lĩnh, bảo vệ các cơ sở quan trọng của sân bay'. Một cách rõ ràng, dứt khoát là họ "tuyệt đối ko được" tham gia các trận đánh dài ngày chống lại VC. Lyndon Johnso rất lo công chúng sẽ phản đối việc gửi TQLC đi. Ông ta bảo Robert McNamara: "Tác động tâm lý đối với việc gửi TQLC đến ngày càng tệ hại. Và tôi đủ khôn để nhận ra điều đó. Các bà mẹ sẽ nói thế này 'Uh-oh chuyện gì mà ghê vậy ta!’...Mẹ kiếp, tôi chả hiểu tại sao ta ko thay đám TQLC bằng cảnh sát? TQLC là quân tinh nhuệ. Nó sẽ gây ra lắm sự chú ý. 1 thằng Lục quân hay 1 thằng hải quân cũng ko gây chú ý nhiều đến thế. Nhưng..."

Lyndon Johnson cũng có những hoài nghi về khả năng giành chiến thắng của Mỹ tại VN, nhưng ko bao giờ tuyên bố công khai. Ngày 26 tháng 2 năm 1965, ông ta đã nói với McNamara: "Tuy chẳng bao giờ nghĩ đến khả năng xấu nhất là thua cả, nhưng tôi cũng chưa thấy được ta nên dùng cách nào để có thể chiến thắng." Ngày 24 tháng 3, ngay sau khi những TQLC đầu tiên đổ bộ vào VN, John McNaughton, Trợ lý về các vấn đề an ninh quốc tế đã phác thảo cho thủ trưởng mình là Robert McNamara trong bản báo cáo nội bộ về các mục tiêu hoạt động quân sự của Mỹ ở miền nam VN như sau:


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 15 Tháng Giêng, 2016, 08:37:08 am
70% là để tránh 1 thất bại nhục nhã (ảnh hưởng đến danh tiếng 'anh cả' của chúng ta)

20% để giữ lãnh thổ miền nam VN (cùng lân bang) khỏi tay Trung Quốc.

10% để cho người dân miền nam có được cuộc sống tốt hơn.

Ngoài ra - còn là để tránh vết nhơ khó thể tẩy rửa do những phương pháp đã sử dụng. Chứ chẳng phải là để - "giúp bạn bè", vì thật khó mà ở lại khi người ta chỉ trực đuổi cổ.
Bản báo cáo của McNaughton cho thấy, vào tháng 3 năm 1965, mối quan tâm chính của Mỹ khi mở rộng chiến tranh ở VN ko phải để bảo vệ dân chủ thế giới, cũng chả phải nhằm giữ cho Đông Nam Á khỏi rơi vào tay Cộng sản và chắc chắn càng ko phải là "để giúp bạn bè". Hoa Kỳ cố đấm ăn xôi vì cảm thấy thật bẽ mặt nếu như phải 'cút' thật. Vào lúc ấy mới có 581 người Mỹ thiệt mạng ở VN; bằng chưa đến 1% của tổng số cuối cùng.

Việc TQLC đổ bộ vào thời điểm này được chính quyền Johnson xem như nhằm 'giải quyết cho xong nhiệm vụ'. Sau khi đã thắng bầu cử và được Quốc Hội bật đèn xanh, tổng thống Mỹ giờ đủ khả năng để chơi rắn hơn với VN. Tuy nhiên, chương trình Xã hội vĩ đại mới là tình yêu đích thực của Johnson. Những thành tích đối nội mới khiến sự nghiệp chính trị của ông lên đến đỉnh điểm. VN chỉ là thứ gây khó chịu, làm mất tập trung. Johnson dự định việc Mỹ gia tăng áp lực sẽ giúp 'giải quyết rốt ráo mọi chuyện', để ông ta sau đó có thể rảnh tay với các vấn đề trong nước.

Như đã làm suốt cuộc chiến tranh, người Mỹ đánh giá cực kỳ thấp cái giá mà những người Cộng sản sẵn sàng chi trả. Bắc Việt sẵn sàng leo thang để đáp lại sự leo thang của Mỹ. Quyết định quan trọng nhất nhằm đáp lại việc hiện diện của Mỹ là Bắc Việc đã điều quân chính qui vào nam. Trước khi các đơn vị quân Mỹ thông thường đổ tới thì người Cộng sản gọi cuộc xung đột với chế độ miền Nam với vũ khí và cố vấn Mỹ là "chiến tranh đặc biệt - special war ". Đến khi đối mặt với những đơn vị chủ lực quân Mỹ chính sách của họ nhanh chóng đổi thành "chiến tranh trực tiếp - direct war ". Thật vậy, những người Cộng sản sẽ tiếp tục chiến tranh du kích nhằm khắc chế hỏa lực vượt trội, sức cơ động của Mỹ, nhưng họ cũng mong được đối đầu trực tiếp với những đơn vị tác chiến chuyên nghiệp của địch quân. Hạn mức quân Mỹ tham gia chỉ với 2 tiểu đoàn TQLC ko còn giữ được nữa. Harold K. Johnson, tham mưu trưởng Lục quân, người ở VN lúc TQLC đổ bộ, đã quay về Washington khuyến nghị cần triển khai thêm 1 sư đoàn lục quân nữa. Do chưa sẵn sàng trả giá về chính trị trước sự tăng quân lớn như thế, trong bị vong lục An ninh quốc gia số 328, ban hành ngày 4 tháng 6 năm 1965, tổng thống Johnson chỉ cho phép bổ sung thêm 2 tiểu đoàn TQLC. Tài liệu này cũng chỉ đạo: "thay đổi nhiệm vụ của tất cả các tiểu đoàn TQLC đã triển khai đến VN. Họ được phép hoạt động tích cực hơn nữa."

Các tiểu đoàn bắt đầu ùn ùn đổ vào VN như nước lũ. Việc triển khai các đơn vị TQLC đến thêm dẫn đến việc phải tổ chức ra những bộ chỉ huy có qui mô lớn hơn nữa. Các bộ phận thuộc sư bộ sư đoàn 3 TQLC, của thiếu tướng William Collins cũng đã đổ bộ để chỉ huy các cuộc hành quân của TQLC. Sau khi sang VN vài tuần thì tướng Collins quay về Mỹ kết thúc đợt phục vụ. Người đến thay ông ta là Lewis W. Walt, mới được thăng làm thiếu tướng trước khi sang VN mấy ngày và được coi là sĩ quan 'trẻ' khi lên tới cấp bậc như thế trong binh chủng TQLC.
Lew Walt là 1 người to lớn, vạm vỡ (ông mặc măng tô size 48) sinh ở Kansas và lớn lên tại Colorado. Từng là ngôi sao môn bóng bầu dục của đại học bang Colorado và là anh hùng trong chiến tranh TG 2 và chiến tranh Triều Tiên. Ở Guadalcanal ông được tặng thưởng huân chương sao bạc vì thành tích cứu thương binh dưới lằn dạn súng máy quân Nhật. Tháng 1 năm 1944, tại mũi Gloucester, đảo New Britain, Walt chứng kiến cảnh cả 6 thành viên 1 khẩu đội pháo 37mm TQLC bị thương vong khi họ cố đưa khẩu pháo của mình lên đỉnh đồi. Ko hề ngần ngại, Walt một mình lao lên trước, đẩy khẩu pháo. Noi gương ông, nhiều TQLC cũng xông lên giúp sức. Sau khi lên được đỉnh đồi, Walt cùng toán lính nhỏ đã chặn đứng 5 đợt phản kích dữ dội của quân Nhật. Vì thành tích này mà ông được tặng chiếc huân chương chữ thập hải quân đầu tiên. 8 tháng sau ông lại nhận huân chương chữ thập hải quân thứ 2 trên đảo Peleliu. Trong 1 trận kịch chiến với quân Nhật, khi cả chỉ huy trưởng lẫn chỉ huy phó 1 tiểu đoàn bộ binh TQLC đều tử trận, Lew Walt lập tức nắm ngay lấy quyền chỉ huy, xốc lại đơn vị dưới hỏa lực dữ dội của quân địch dẫn nó lên chiếm mục tiêu.

1 thời gian ngắn sau khi được bổ nhiệm tới VN, Walt được thăng lên trung tướng và sẽ trở thành 'kiến trúc sư' cho những chiến dịch của TQLC ở đó trong 2 năm. Lúc Walt lên chức cũng là lúc máy bay thuộc Không đoàn 1 TQLC được điều qua VN. Lực lượng kết hợp giữa các sư đoàn bộ binh và Không đoàn phi cơ này trở thành Lực lượng viễn chinh TQLC III và mấy hôm sau thì đổi tên thành Lực lượng thủy bộ III (III Marine Amphibious Force - MAF. Đơn vị cấp tương đương quân đoàn. ND). Lý do của việc đổi tên là vì cái từ "viễn chinh" làm cho người ta nhớ đến lực lượng viễn chinh Pháp, những kẻ đã phải rời VN ko kèn ko trống. Tướng Walt chính là tư lệnh đầu tiên của III MAF.

Tính tiền hậu bất nhất trong các chính sách của chính quyền Johnson ngày càng lộ rõ. Chỉ trong vòng có mấy tuần mà Hoa Kỳ đã chuyển từ chính sách bảo vệ sân bay sang "chiến lược vùng đất lõm" (enclave strategy) mà người đề xuất chính là tướng về hưu James Gavin."Chiến lược vùng đất lõm" có nghĩa quân Mỹ sẽ triển khai tới những vùng lõm quanh căn cứ chính rồi từ đó tiến hành các hoạt động tấn công trong bán kính 50 dặm. Chiến lược này được nhiều người trong binh chủng TQLC hoan nghênh và được coi là bước đầu tiên trong quá trình bình định và kiểm soát dân chúng. Tướng Walt tuyên bố khi tới VN nhận nhiệm vụ: "Với 100.000 người hiện đã nằm trong tầm bắn của súng cối 81mm tại Đà Nẵng, tôi sẽ làm bắt tay vào công cuộc bình định." Thật ko may là phương thức tiến hành chiến tranh này chỉ 'thọ' được trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 18 Tháng Giêng, 2016, 08:50:14 am
Chương 3
Sân bay có tên "chàng nhỏ"



TQLC Hoa Kỳ lúc này trở thành 1 đơn vị có cả không quân lẫn bộ binh vì sau khi triển khai các tiểu đoàn bộ binh đến VN thì tới lượt máy bay cũng được huy động. Các phi đoàn trực thăng TQLC vốn đã được luân chuyển liên tục đến VN hỗ trợ cho các đơn vị lính VNCH từ năm 1962. Phi đoàn trực thăng hạng trung 362 (HMM 362)TQLC của trung tá Archie Clapp đã hạ cánh xuống Sóc Trăng ngày 5/4/1962 và từ cái sân bay do Nhật xây dựng này đã bung ra hoạt động khắp vùng châu thổ sông Cửu Long. Việc các phi đoàn nối tiếp nhau được đưa tới đã cung cấp cho binh chủng TQLC lượng thông tin vô giá về các họat động tại VN. Những cuộc hành quân này được đặt tên là "Shufly". Đến đầu năm 1965, lượng trực thăng này được tăng lên thành 2 phi đoàn. Và giờ thì TQLC lại có thêm tại VN cả bộ binh với cả máy bay chiến đấu cánh bằng được tăng cường để không yểm tầm gần.

Nhu cầu về 1 sân bay thứ nhì cho máy bay cánh bằng ngày càng trở nên rõ ràng. Phi trường Đà Nẵng hiện đã quá đông với các phi đoàn của TQLC, Không quân Mỹ, các đơn vị thuộc không lực VNCH, hậu cần, tiếp liệu. Nó chỉ có duy nhất 1 phi đạo dài 3050m mà mấy năm trước phục vụ với vai trò sân bay cấp tỉnh cho phần lãnh thổ này của đất nước. Giờ đây nó phải đảm đương vai trò phi trường chính yếu trong cả vùng chiến thuật.

Theo lời thiếu tá phi công TQLC Al Bloom thì sân bay Đà Nẵng là "Cực kỳ nguy hiểm". Đã xảy ra hàng loạt những vụ tai nạn kinh hoàng, rất đau lòng tại đó. Sau đó đến lượt "Charlie 1 phát", đó là 1 VC chốt ở cuối phi đạo luôn bắn 1 phát đạn vào mỗi phi cơ bay ngang qua. Lính Mỹ chẳng bao giờ tìm ra tay VC này.

Nhờ tầm nhìn xa trông rộng của tướng Victor Krulak, tư lệnh TQLC tại Thái Bình Dương, 1 khu vực đã được nghiên cứu nhằm kiến tạo 1 sân bay ngắn phục vụ công tác yểm trợ chiến thuật. Nó nằm trên đồng bằng cát ven bờ biển Đông cách phía nam Đà Nẵng khoảng 80 cây số. Sau khi cân nhắc các kế hoạch dự phòng cho việc quân Mỹ gia tăng nhanh chóng ở VN, Krulak đề xuất vị trí này cho thủ trưởng của mình là đô đốc Grant Sharp, tư lệnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Đô đốc Sharp đồng ý và chuyển đề xuất này về Washington. Ngày 12 tháng 3 năm 1965, bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara phê duyệt việc xây dựng sân bay. Tướng Krulak quyết định đặt cái tên Chu Lai cho căn cứ mới.

"Chu Lai" ko phải là 1 cái tên Việt. Khi Krulak còn là 1 sĩ quan trẻ ở Trung Quốc những năm trước khi nổ ra đại chiến, ông thấy người Hoa đã phát âm tên của mình tương tự như vậy. Người Việt cũng đọc những chữ Hán đó thành "Chu Lai". Nó có nghĩa là "chàng nhỏ - little man" và nếu ứng với chiều cao 1,64m của Krulak thì cũng khá hợp. Tuy nhỏ con, nhưng Krulak lại là 1 TQLC nổi tiếng, ông là 1 anh hùng. Bạn cùng khóa ở học viện Hải quân từng đặt cho ông biệt hiệu "Brute - thú" vì tầm vóc nhỏ bé của mình. Có giai thoại kể rằng để đạt được chiều cao tối thiểu để vào trường Annapolis (học viện Hải quân Hoa Kỳ.ND) ông đã bảo bạn cấy giúp miếng bìa lên đầu để cao thêm 1 chút trong ngày khám sức khỏe. Trong chiến tranh TG 2, Krulak "thú" được tặng huân chương chữ thập Hải quân (huân chương cao quí xếp thứ 2 sau huân chương danh dự, được ban thưởng cho những quân nhân phục vụ trong lực lượng Hải quân, TQLC và tuần duyên Hoa Kỳ. ND), trở thành thiếu tướng trẻ nhất trong binh chủng TQLC, từng là cố vấn đặc biệt về chiến tranh chống nổi dậy cho các tổng thống Kennedy và Johnson. Ông là 1 người thông minh, nhạy bén tràn trề nhiệt huyết.

(Có 2 cách giải thích khác của địa danh Chu Lai là:
1. Do sân bay xây dựng vào tháng 7 (July) nên được dân gọi chệch đi mà thành. Tên này có từ hồi chống Mỹ.
2. nguyên tên Hán-Việt là Châu Lai (tức bến thuyền lớn) có từ hồi thế kỷ 15. Chẳng liên quan gì đến Krulak hết. ND)


Khi xem lại những kinh nghiệm chiến đấu ở những đất nước bán khai, thì TQLC đã từ lâu biết đến những lợi thế có thể có nếu xây dựng nhanh chóng và vận hành được 1 sân bay có thể tiếp nhận 2-3 phi đoàn không quân và có chiều dài từ 600m trở lên. Theo như hình dung ban đầu, thì các căn cứ này sẽ được xây dựng trên những sân bay hoang hóa hoặc địa bàn chưa khai khẩn.

Cũng như phi công của hải quân, các phi công TQLC có đủ kỹ năng để cất và hạ cánh trên phạm vi boong tàu sân bay. Vấn đề hiện giờ là chuyển các hoạt động này lên bờ. Ngoài phi đạo ra còn phải có đường lăn, khu đỗ máy bay, khu tiếp nhiên liệu, bảo dưỡng, tái trang bị vũ khí và đài kiểm soát không lưu nữa. Hơn nữa, do phải hoạt động trên 1 đường băng rất ngắn, đòi hỏi phải có những thứ đại loại như máy phóng sử dụng trên tàu để phóng máy bay cùng thiết bị móc đuôi để hãm chúng lại. Trung tâm phát triển tác chiến của binh chủng TQLC (The Marine Corps Development Center) đặt tại Quantico, Virginia yêu cầu mọi sân bay viễn chinh đều phải được thiết lập và hoạt động trong vòng từ 72 đến 96 giờ. Nhiều dự án khác nhau đang được tiến hành để đáp ứng nhu cầu này.

TQLC năm 1960 đã tiến hành 1 cuộc tập trận lớn nhằm kiểm nghiệm lý thuyết này ở Bình Đông, Đài Loan. Tại đó họ xây dựng và chiến đấu từ 1 sân bay SATS (short airfield for tactical support - sân bay dã chiến có phi đạo ngắn chuyên để yểm trợ chiến thuật. ND) trong điều kiện viễn chinh.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 19 Tháng Giêng, 2016, 12:56:46 pm
1 trong những nhu cầu cấp thiết ở Chu Lai là vật liệu lát phi đạo cùng đường lăn phải chịu được tải trọng và luồng nhiệt rất nóng phát ra từ ống xả máy bay phản lực. Sau nhiều thử nghiệm, người ta chọn loại ghi nhôm AM-2. Mỗi tấm có kích thước 70x365cm, nặng 63,5 kg có thể lắp ghép với nhau rất dễ dàng.

Thiết bị hãm trên tàu sân bay cũng được hoán cải. Nó là 1 thiết bị hấp thu năng lượng, tạo ma sát với sợi cáp được kéo vắt ngang đường băng. Cũng giống các anh em bên hải quân, máy bay cánh bằng TQLC cũng được trang bị móc hãm đuôi để khi phi công hạ cánh nó móc vào hệ thống hệ thống dây hãm. Thiết bị hãm máy bay tại sân bay Chu Lai làm việc rất tốt và sau đã trở thành tiêu chuẩn trong binh chủng TQLC.

Việc phóng máy bay vẫn còn 1 vấn đề cần phải khắc phục. Dù máy phóng máy bay trên đất liền đang được chế tạo nhưng vào tháng 3 năm 1965, khi có quyết định xây dựng sân bay Chu Lai, thì nó vẫn còn dang dở. TQLC đành quyết định tạm thời khắc phục vấn đề này bằng cách dùng những máy bay phản lực hỗ trợ cất cánh (JATO). Tức là dùng tên lửa đẩy gắn tạm để cho máy bay cất cánh rồi khi lên trời sẽ vứt bỏ. TQLC đã cải tạo loại máy bay tấn công hạng nhẹ A4 Skyhawk (Ó trời. ND) để sử dụng thiết bị này.

hệ thống thiết bị phân phối nhiên liệu với mức độ phân phối lớn dành cho đổ bộ, vốn phát triển cho cơ giới, cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp để dùng cho máy bay. Có 1 vấn đề mà những nhà thiết kế tại Quantico ko hình dung được là địa hình nơi xây dựng đường băng. Ở đó chẳng có sân bay nào bỏ hoang cả, thậm chí cũng chẳng phải là 1 vùng đất đúng nghĩa nữa. Toàn bộ khu vực này chỉ toàn cát là cát. Tuy nhiên Chu Lai lại gần 1 vịnh biển, nằm phía sau bán đảo có tiềm năng phát triển thành cảng dành tàu đổ bộ loại lớn LST. (tức vịnh Dung Quất. ND). 1 cảng có thể tiếp nhận 6 tầu LST 1 lúc sẽ nhanh chóng được xây dựng và sẽ hỗ trợ hầu như mọi nhu cầu về hậu cần cho cả sân bay. Đây cũng là 1 khu vực dễ phòng thủ và để giải tỏa mặt bằng thì chỉ phải di dời 1 số lượng dân cư nhỏ mà thôi.

Ngày 7 tháng 5 năm 1965, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC đổ bộ lên bờ tiến chiếm khu vực này. Ban chỉ huy trung đoàn 4 của đại tá James McClanahan cũng cập bờ để phối hợp hành quân và tiểu đoàn 10 Ong Biển (Naval Mobile Construction Battalion 10 - tiểu đoàn công trình cơ động hải quân) của trung tá J. M. Bannister cũng theo chân TQLC lên bãi biển để xây dựng sân bay SATS đầu tiên trong điều kiện chiến đấu.

***

Tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC là 1 bộ phận thuộc lữ đoàn 1 TQLC, có căn cứ tại Hawaii và đã sang VN cùng đơn vị chủ quản sau chặng dừng ngắn ở đảo Okinawa. Trung tá Joseph R. Fisher "Bull - Bò đực ", tiểu đoàn trưởng cùng hầu hết TQLC thuộc quyền đề đã ăn, ở cùng nhau suốt hơn 2 năm. Họ được huấn luyện tốt, kỹ lưỡng và hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhau. Nhiều người còn nắm rõ hoàn cảnh gia đình của nhau nữa.

Như mọi đơn vị TQLC khác, lính tiểu đoàn 2/4 là 1 lực lượng luôn sẵn sàng triển khai tác chiến bất cứ khi nào có lệnh. Tuy nhiên những tay súng của cuộc chiến Triều Tiên đã nằm im suốt 12 năm nay và hầu hết mọi người đều nghĩ cho đến lúc được đổi về nhà hoặc giải ngũ thì kỳ hạn phục vụ của mình với tiểu đoàn 2/4 sẽ diễn ra trong hòa bình. Thế nhưng đến mùa xuân năm 1965, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình đã thay đổi. Dự định tham gia chiến dịch Silver Lance ở California đã bị hủy bỏ. TQLC được lệnh viết chúc thư, chuyển lương về cho gia đình, thu dọn đồ đạc cá nhân. Bọn họ bị bắt tập đi tập lại các bài huấn luyện cho đến khi khăn gói lên tàu. Nhìn bề ngoài có vẻ TQLC đang đến Okinawa nhưng trong ruột thì họ đã biết tỏng. VN đã trở thành trọng tâm trong suy nghĩ và các cuộc kháo chuyện của bọn họ. TQLC ở lại Okinawa vài tuần, bắn thử vũ khí, tiêm chủng, đem cất vào kho những bộ quần áo dân sự cuối cùng. Họ làm việc quần quật suốt ngày đêm chuyển đạn lên tàu - lần này là đạn thật chứ chẳng phải là thứ đạn mã tử họ vẫn quen dùng lúc trước nữa. Họ luyện tập gian khổ, cố tăng cường sức khỏe để có thể đáp ứng những trận chiến ác liệt sắp phải tham gia. 1 số sĩ quan cùng hạ sĩ quan từng bị biệt phái qua VN nay trở về mang theo những câu chuyện chẳng phấn khởi gì về kẻ địch, cái nóng và dân chúng ở đó. TQLC tuy hưởng nhiều tự do tại Okinawa nhưng ngày nào vào lúc 5g sáng, trung tá Fisher cũng bắt bọn họ xếp hàng, tập thể dục buổi sáng rồi ăn kiểu dã chiến.

Đổ bộ

Rốt cục tiểu đoàn của Fisher cũng nhận mật lệnh sang VN và 1 lần nữa lại lên tàu thủy. Nhiệm vụ của nó là tới bảo vệ Chu Lai - địa điểm được chỉ định sẽ kiến tạo sân bay mới. Trong hành trình, lính TQLC được cho biết đích đến cũng như nhiệm vụ của mình. Vào đêm trước khi đổ bộ, thần kinh ai cũng căng thẳng. Trung tá Fisher 'Bò đực', 1 TQLC lão luyện từng trải qua nhiều chiến dịch biết mình phải làm gì.Ông lệnh cho các sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc quyền phải xuống động viên lính tráng cả đêm để chắc chắn tất cả bọn họ đều ổn. Tảng sáng, TQLC tập hợp trên boong tàu theo từng toán rồi trèo xuống lưới. Đỉnh đổ bộ chạy vòng vòng trên mặt nước nhận quân rồi xếp thành đội hình định trước hướng mũi tiến về phía bãi biển. Khi những tấm bửng được thả xuống, lính tiểu đoàn 2/4 vội vã xông vào bờ, đạn đã lên nòng, sẵn sàng giao chiến. Tuy nhiên kẻ thù đã từ chối tiếp chiến và cuộc đổ bộ diễn ra hết sức yên bình.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 20 Tháng Giêng, 2016, 09:38:15 am
TQLC nhanh chóng tiến sâu vào đất liền đến chiếm quốc lộ 1 - con đường có 2 làn xe, chạy dọc đất nước VN, từ bắc vào nam. Sau khi chiếm xong mục tiêu, TQLC đang tự hỏi sẽ phải làm gì tiếp thì nghe từ hướng bắc trên lộ có tiếng xe rồ máy chạy về phía mình. Ngay lập tức họ chĩa súng về phía đó, lòng nghi ngại ko biết đó có phải những người đến 'đón chào' mình hay ko? Bỗng những chiếc xe tải 2,5 tấn do Mỹ sản xuất hiện ra rồi dừng lại bên ngoài phòng tuyến của họ. Lái xe nam VN hạ bửng sau thùng xe tải, đỡ hàng chục cô gái xinh xắn xuống. Đám con gái vội vàng chạy đến chỗ TQLC, khoác vòng hoa vào cổ, chúc mừng họ tới VN. Dù trời nóng, cát bụi, TQLC đều nghĩ mình đã có 1 khởi đầu tốt tại VN. Sở chỉ huy tiểu đoàn 2/4 được thiết lập trên cao điểm 43, gần đầu tây bắc sân bay. Tại đó ban tham mưu tiểu đoàn lên kế hoạch bảo vệ phi trường. Ko lãng phí thì giờ, ngay hôm đó, TQLC bắt đầu lập ra những chốt cảnh giới, tổ chức tuần tra khu vực.

1 tuần sau đó, vào ngày 12/5/1965, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC cũng đổ bộ lên bờ để tăng cường cho lực lượng trú phòng. tiểu đoàn 3/3, dưới sự chỉ huy của trung tá William D. Hall, đã chuyển đến Okinawa từ tháng 1 (đây là phương thức luân chuyển các tiểu đoàn bộ binh, các phi đoàn máy bay cùng lúc trước chiến tranh VN. Đơn vị mới sẽ được thành lập và huấn luyện ở Mỹ trong vài tháng rồi sang viễn đông thay cho đơn vị khác, trải qua 13 tháng phục vụ nó sẽ lại quay trở lại quê nhà.) tiểu đoàn 3/3 của Hall là 1 trong những đơn vị cuối cùng được luân chuyển sang Á châu theo phương thức cũ. Cũng như tiểu đoàn 2/4, hầu hết binh sĩ đơn vị đều đã gắn bó, chịu đựng gian khổ cùng nhau ít nhất là 2 năm. tiểu đoàn 2/4 nhường lại quyền bảo vệ khu vực phía nam phi đạo cho tiểu đoàn 3/3 và đơn vị này cũng bắt tay ngay vào việc tổ chức phòng ngự.

Chỉ huy những lực lượng đã đổ bộ lên Chu Lai là chuẩn tướng Marion E. Carl, 1 phi công ưu tú - phi công át đầu tiên của của binh chủng TQLC, anh hùng trong trận Midway và chiến dịch Guadalcanal, từng 2 lần được tặng huân chương chữ thập Hải quân. Trong chiến tranh TG 2, tướng Carl đã bắn rơi 18 máy bay Nhật.

Ngày 10 tháng 3 năm 1965, tướng Carl bắt đầu cho lữ đoàn 1 TQLC của mình ở Hawaii lên tàu sang tây Thái Bình Dương. Tình cờ, tàu vận chuyển đến để đưa lữ đoàn về California tham dự chiến dịch Silver Lance vào tháng 2 cũng cập bến. Đến khi nhiệm vụ của đơn vị thay đổi, số tàu này đã có mặt đúng lúc để đưa TQLC về đông chứ ko phải qua tây nữa. Do tướng Krulak ko chỉ rõ vị trí sân bay Chu Lai nên, người phi công dày dạn của ông ta là tướng Carl đành phải tự xác định lấy.

Cát cộng với bầu không khí nóng nực, mặn chát gây trở ngại rất nhiều cho công việc của TQLC và lính Ong biển. Việc dỡ vật tư xuống tàu, rồi di chuyển chúng vượt địa hình lên bờ, là 1 nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Trang thiết bị hư hao nhanh hơn bình thường, lính tráng cũng mau chóng bị xuống sức. Phải dùng đến xe xích để di chuyển các dàn cẩu.

Binh nhất Glen Johnson, lính công binh, từng học được cách lái xe jeep qua bãi cát trong chiến dịch Steel Pike ở Tây Ban Nha 1 năm về trước. Kỹ thuật hiệu quả nhưng đầy nguy hiểm của anh là vào số thấp, dẫn động 4 bánh, chuyển sang số 2, tăng ga hết cỡ. Cứ thế họ có thể lướt qua những đụn cát trong những ngày trước khi lính Ong biển làm xong đường. Cách bãi biển ko xa, có 1 vùng đỏ quạch gọi là đá ong. Loại đá này theo kế hoạch sẽ được sử dụng xây phi đạo, làm lớp lót giữa cát với ghi sắt. Nhưng để làm được điều đó trước hết phải làm 1 con đường từ chỗ có đá ong đến nơi chúng sẽ được chuyển đến. Việc hoàn thành sân bay chỉ trong vòng 3-4 ngày với điều kiện như vậy thật ko tưởng. Tướng Krulak hào hứng đánh cược 1 két rượu Scotch với Richard G. Stilwell, thiếu tướng Lục quân, tham mưu trưởng MACV rằng trong vòng 30 ngày, sân bay sẽ hoạt động được.


Sống trong hộp cát

Trong lúc lính Ong biển xây sân bay thì TQLC cũng có khối việc để làm. Việc đầu tiên là phải thích nghi với thủy thổ. Cát quá nóng nên ko tài nào đi chân đất vào ban ngày. Cát cũng ko cho phép đào hố chiến đấu như đào trong đất được. Cát chui vào mọi ngóc ngách. Súng ống, điện đài, xe cộ, quân cụ, áo quần, đồ ăn, thức uống, tất cả mọi thứ của TQLC đều bị phủ 1 lớp cát. Ít ra thì chúng cũng dư thừa để cho vào bao, nên TQLC đã lấy luôn bao cát xây tường hầm. Để mái hầm có thể chống đạn cối, họ 'chôm' những tấm ghi lính Ong biển dùng làm phi đạo lót lên rồi mới chất bao cát. Điều kiện sống tuy khá khó khăn nhưng cũng chẳng tệ lắm vì đám lính trẻ đều đã có nhiều kinh nghiệm sống dã ngoại. Họ dùng khẩu phần C ngay trong lon, tắm dưới biển, ngủ dưới đất, hết đi tuần lại canh gác...TQLC thời kỳ này vẫn sử dụng súng trường M14, loại mới vừa thay cho khẩu súng trường 'thần thánh' M1 từ năm 1962.

Cả 2 tiểu đoàn đều thiết lập tiền đồn, thường xuyên cho quân ra gác, trên các điểm cao xung quanh căn cứ. tiểu đoàn 2/4 lấy tên các loài cá để đặt cho chúng. Họ gọi chúng là Cá trê và Cá rô. tiểu đoàn 3/3 lại đặt tên theo kiểu khác. 1 cái được gọi là Hickory vì tay trung sĩ phụ trách ở đó quê vùng Kentucky. Những cứ điểm nhỏ, hiếm khi có quá 1 tiểu đội trú đóng này nhanh chóng chở thành đối tượng để quân địch thăm dò, bắn tỉa.

Tổn thất do chiến đấu là điều tất yếu. Vài TQLC đã bị dính đạn trên đường tuần tra, nhiều người là nạn nhân của mìn, bẫy; 1 số ít lại bị nạn bởi chính sự ngu ngốc của mình. Chiều hôm ấy, có 2 hạ sĩ quan cấp cao thuộc 1 Liên đoàn không quân đã đi quá 1 trong số những tiền đồn của tiểu đoàn 3/3. Do người TQLC phụ trách chốt kiểm soát có cấp bậc thấp hơn nên 2 tay này ko chịu nghe lời cảnh báo, cứ thế đi đến ngôi làng gần đó. Họ khuất bóng sau con đường và rồi chẳng ai còn nhìn thấy 2 tay này nữa. Sau này TQLC nghe nói họ đã bị VC bắt, giải đi tới 1 chỗ cách căn cứ chừng 1 dặm, xử bắn rồi đem chôn. Chẳng ai tìm ra xác họ cả.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 21 Tháng Giêng, 2016, 07:47:51 am
Lính Mỹ và dân làng tiếp xúc với nhau rất dè chừng. Đối phương nói với dân chúng rằng bọn Mỹ rất xấu xa, trong khi hành động tàn ác của quân Pháp khi xưa thì vẫn còn ám ảnh các bậc trưởng thượng

Chiến tranh đã buộc những người lính phải làm những việc chẳng đặng đừng. Đêm đó, 1 đơn vị TQLC do trung sĩ nhất Gene Breeze cầm đầu ra nằm dọc theo bờ biển để phục kích VC từ hướng đó xâm nhập. Rạng sáng, TQLC phát hiện 3 kẻ địch có vũ trang, ko mặc quân phục tiến đến chỗ họ. Khi còn cách chỗ lính Mỹ tầm 50 thước thì 1 ông già cùng với 1 bé gái cũng xuất hiện, đi ngang qua bãi biển ngay giữa chỗ lính Mỹ đang nằm phục và toán VC.. Theo sắp đặt từ trước thì trung sĩ nhất Breeze sẽ là người bắn shotgun làm hiệu lệnh khai hỏa. Mấy người dân khiến Breeze do dự mất 1 lúc nhưng khi nhận thấy ko thể tránh được cuộc đọ súng thì anh đành phải hành động. Anh cẩn thận ngắm qua đầu đứa bé gái vào người 1 VC rồi mới siết cò. Súng ko nổ, anh phải hô người khác nổ súng làm hiệu. Khi khói súng lắng xuống thì ngoài máu ra chẳng thấy cái xác VC nào hết. Em bé gái đã dính dạn, chân bị thương nặng, trán thì bị 1 vết đạn sượt qua. Nó nhanh chóng được đưa đi bệnh viện cấp cứu và sau đã  bình phục.

1 khẩu súng phóng lựu M79 đã bị đánh cắp từ chỗ tiểu đoàn 3/3. Suốt mấy ngày sau đó, TQLC cố đi tìm nó bằng cách lục soát những ngôi làng lân cận, với sự tham gia của trưởng thôn và trong vài trường hợp là cùng với dân vệ. Họ phát hiện được 1 thiếu niên đã lấy cắp khẩu M79 cho quân địch. TQLC kinh hoàng chứng kiến tên trưởng thôn rút súng lục ra bắn bỏ cậu bé ngay tại chỗ.

Tại cầu An Tân, thuộc khu vực của tiểu đoàn 2/4, TQLC đã hạ sát 2 VC cố lợi dụng bóng đêm để xâm nhập. Họ thu được trên xác chết 1 sơ đồ chi tiết, hoàn chỉnh đến độ có cả những thay đổi trong các vị trí phòng thủ ngày hôm đó. Hóa ra kẻ gián điệp đã vẽ sơ đồ này chính là con trai của 1 trưởng thôn gần đó.

Rõ ràng có sự chia rẽ sâu sắc trong lòng người Việt, nhưng khó mà biết được bên nào áp đảo được bên nào. Những kẻ theo phe Mỹ đối xử vô cùng tàn ác với những ai giúp đỡ Cộng sản;. 1 số lúc thì ngả theo bên này lúc lại theo phe khác. Trạng thái này khiến cho lính Mỹ bối rối và mất tinh thần. Đây là cuộc chiến tranh ko có trận tuyến.

Những quyết định vốn chỉ có cấp cao trong những cuộc xung đột khác giờ lại rơi vào tay chỉ huy của những đơn vị nhỏ, những sĩ quan cấp úy, các hạ sĩ quan. Không có tuyến đầu cũng chẳng có hậu phương. 1 TQLC nhớ lại những người mà anh ngưỡng mộ nhất chính là những “old-salt corporals - hạ sĩ nhất dày dạn kinh nghiệm. ND". Họ là những lính trẻ, nhiều người chưa quá 20 tuổi, đã chỉ huy tiểu đội thực hiện các chuyến tuần tiễu cách xa căn cứ mẹ hàng trăm, nếu ko muốn nói là hàng nghìn mét. Họ có thể đọc bản đồ; sử dụng la bàn; gọi pháo hay không yểm; sơ tán thương binh, tử sĩ; tổ chức thông tin liên lạc và chiến đấu.

Trong những ngày đầu, qui tắc giao chiến khiến cho TQLC thấy rất vướng víu. Thoạt đầu họ ko được phép lắp đạn vào súng. Họ ko được quyền khai chiến mà chỉ được phép bắn trả nếu bị bắn trước. Đến khi qui tắc được nới lỏng thì họ được quyền bắn nếu xác định ai đó đúng là quân địch. Điều này là cực kỳ khó khăn vì đây là 1 kẻ địch ko mặc quân phục, ban ngày là nông dân, đến đêm mới trở thành du kích. Chu vi phòng thủ của TQLC chính là khu vực chiến thuật họ chịu trách nhiệm. Ko được nổ súng ngoài phạm vi này nếu chưa được phía VNCH cho phép. Giành được quyền sử dụng vũ khí bộ binh cũng khó như quyền sử dụng hỏa lực yểm trợ. Thông thường, đến khi TQLC chờ được lệnh do phía VNCH tuần tự từ trên chuyển xuống thì kẻ địch đã xổng mất.

Lúc ấy, giày và quần áo đi rừng vẫn còn ở thì tương lai. Những chiếc bốt da, vốn thiết kế để dùng ở những vùng khí hậu khác, mau chóng bị hỏng. Tương tự như thế, những bộ quân phục quá nặng nề và quá nóng đối với khí hậu VN. Nước uống là căn bệnh trầm kha. Tiêu chuẩn thông thường mỗi người 2 bi đông nước ko thể nào đủ được, vả lại do nước rất nóng, lại thường bị bỏ hóa chất vào dể lọc nên cũng rất khó uống. Dù chất lượng ko đảm bảo, chỉ huy cấp dưới vẫn phải bắt lính tráng uống nước. Tổn thất vì nắng nóng rất phổ biến trong thời gian đầu nhưng khi TQLC đã thích nghi, quen thuộc với môi trường sống thì điều này chẳng còn đáng lo nữa.

TQLC đã phải học cách sử dụng trực thăng trong môi trường kết hợp giữa cát, và nóng ẩm này. Dù đã thực hành các bài tập lái trực thăng từ nhiều năm nay nhưng lần này mới là thử thách lớn. Phóng viên Harry Reasoner đã kể về phi công trực thăng thế này: "Vấn đề là lái trực thăng khác hẳn các máy bay khác. Đặc điểm của máy bay cánh bằng là dễ bay nên nếu nó ko gặp trở lực quá lớn hoặc sai sót do phi công kém tài thì nó cứ bay đều đều. Còn trực thăng thì ko như thế. Nó bay trên trời được do 1 loạt các thao tác điều khiển, mạnh mẽ, đối lập nhau. Chỉ cần hơi mất cân bằng là chiếc trực thăng sẽ ngừng bay ngay và thảm họa xảy ra tức thì. Ko có cái gọi là 'lượn' trực thăng. Đó là lý do vì sao phi công trực thăng lại khác hẳn phi công máy bay cánh bằng; và vì sao mà phi công máy bay cánh bằng là những người sống hướng ngoại, cởi mở, tinh nhanh còn phi công trực thanh thì luôn ủ dột, sống nội tâm. Họ biết nếu có gì đó tồi tệ chưa xảy ra thì là do chưa phải lúc để nó xảy ra mà thôi."

Loại trực thăng mà TQLC dùng là loại H-34. Nó có tổng chiều dài từ đầu cánh quạt chính đến cuối chong chóng đuôi tầm 20,5m; cao 4,5m. Phi hành đoàn gồm 4 người - phi công, phi công phụ, cơ phi, xạ thủ. Con 'chim sắt' này nặng khoảng 4,5 tấn được trang bị 2 súng máy M60, 1 bố trí ở cửa khoang hàng bên sườn phải còn khẩu kia gắn trên chiếc cửa sổ bên sườn trái. Xạ thủ cùng cơ phi là người sử dụng 2 khẩu súng này.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 22 Tháng Giêng, 2016, 06:19:35 am
Tùy thuộc nhiệt độ và độ ẩm mà 1 chiếc H-34 có thể chở được tầm 7 TQLC, trang bị đầy đủ hoặc 10 lính VN. Bụi bẩn, hơi muối cùng cát trong khu vực khiến cho công tác bảo trì trực thăng H-34 cực kỳ vất vả. Động cơ vốn có thể hoạt động trong 1000 giờ thì nay chỉ chưa đầy 600 giờ đã hỏng. Máy móc chỉ chạy tầm 360 giờ đã yếu đi thấy rõ. Số cánh quạt chính cùng chong chóng đuôi bị hỏng luôn đạt mức báo động. Để kéo dài tuổi thọ của chúng có phi đoàn phải lấy dây băng quấn quanh cánh quạt để giảm hao mòn. Việc bảo trì càng thêm 'vất' trước thực tế các phi đoàn luôn phải bay gấp đôi số giờ được lên kế hoạch mỗi tuần. Nỗ lực của những nhân viên mặt đất để duy trì khả năng bay của những con 'chim sắt' cũng gần như là 'anh hùng'. Những vấn đề của trực thăng đã phản ánh 1 vấn đề lớn về hậu cần mà TQLC đang gặp phải. Vốn dĩ binh chủng TQLC là kiểu bộ binh nhẹ được xây dựng thành lực lượng viễn chinh nhằm đổ bộ lên chiếm giữ bãi biển 1 thời gian ngắn để cho những đơn vị nặng hơn cập bờ tác chiến lâu dài. Nhưng khi lên bờ biển VN, TQLC lại thấy mình trở thành đơn vị đồn trú dài ngàytrên đất liền; các đơn vị của họ đã phải ở đây suốt thời gian chiến tranh. TQLC đã phải đối mặt những khó khăn chưa từng thấy trong việc thiết lập, duy trì các sở hậu cần cần thiết để phục vụ cho các hoạt động dài hạn của mình.

Chiến thuật Trực thăng vận đã thống trị tư tưởng chỉ đạo tác chiến của người Mỹ trong suốt cuộc chiến. Vài ngày trước khi diễn ra chiến dịch Starlite, đại úy Howard Henry, phi công thuộc phi đoàn trực thăng 361 đang lái máy bay trở TQLC đến 1 tiền đồn của nam VN thì bị đạn dưới đất bắn lên. Trung sĩ Coy Overstreet, cơ phi, nghĩ tiếng súng là của 1 khẩu trung liên BAR cũ. Anh cố công tìm kiếm và phát hiện kẻ địch đang nấp trong mấy bụi cây. Trong lúc đại úy Henry cho trực thăng bay vòng tròn, Overstreet đọ súng cùng người lính giải phóng. Rốt cục tay TQLC cũng xua được đối phương bỏ súng vọt ra chỗ trống chạy về hướng 1 hố bom. Henry bảo phi hành đoàn "Cái quái gì thế. Bắt sống nó đi chứ" rồi cho 'con chim sắt' hạ xuống cạnh hố bom. 1 thành viên phi hành đoàn khác là trung sĩ Maynard dùng súng máy khống chế để Overstreet nhảy xuống, túm người lính VC vác lên vai, chạy về ném anh ta lên trực thăng. Phi hành đoàn lập tức bàn giao tù binh cho bên tình báo thẩm vấn.

1 lần khác, thiếu tá Al Bloom bay đêm trên chiếc trực thăng tải thương làm nhiệm vụ lấy thương binh sau 1 cuộc đọ súng. Vì TQLC dưới đất ko có đèn bin nên Bloom bảo 1 người lấy diêm ra đốt. Ông tắt đèn máy bay rồi cho nó xoay vòng đáp xuống để giảm thiểu khả năng luồng khí xả màu xanh bị kẻ thù dưới đất phát giác. Nhờ mấy que diêm làm dấu mà Bloom đã đáp được xuống thửa ruộng ngập nước, cho thương binh lên. Trong lúc đó đạn cối rót xuống khắp xung quanh nhưng ko nổ vì rơi xuống nước. Cuối cùng thì cũng xong việc. Khi ông đã bốc lên cao và đang cám ơn trời phù hộ thì TQLC lại gọi báo họ mới có thêm 1 người bị thương nữa. Khi Bloom hạ xuống lần thứ 2 thì nhiệm vụ bị hủy bỏ. Người thương binh kia đã chết.

***

Trong 2 ngày 12 và 13/8, trước trận Vạn Tường ít hôm, 24 chiếc trực thăng thuộc Liên đoàn bay TQLC số 16 đã tham dự trận tấn công đêm đầu tiên tại VN. Liên đoàn bay 16 là đơn vị trực thăng cấp trung gian, qui mô tương đương 1 trung đoàn. Chỉ huy của nó thuộc quyền tướng chỉ huy Không đoàn 1 TQLC và tới lượt ông này thì nằm dưới sự chỉ huy của tướng Walt.

Trực thăng đã đáp xuống thả bộ binh dưới ánh pháo sáng rồi quay về Đà Nẵng bình an vô sự. 14 con chim sắt thuộc phi đoàn 361 của trung tá Lloyd Childers, 6 chiếc của phi đoàn 261 và 4 máy bay thuộc phi đoàn quan sát số 2 TQLC (Marine Observation Squadron 2) cùng tham dự trận này. Họ đã chở 245 TQLC vào vùng hành quân.

Các máy bay trực thăng được tổ chức bay vào thành 2 đợt, mỗi đợt 10 chiếc dưới sự yểm hộ của 4 trực thăng vũ trang UH-1Huey thuộc Phi đoàn quan sát số 2. 2 đợt này cất cánh lúc 23g47 và 23g50 phút. Khi đã đổ lính xong, các trực thăng lại quay về Đà Nẵng nhận quân cho đợt 3 và đợt 4.

Cuộc hành quân diễn ra ở thung lũng sông Cu Đê (thung lũng Voi), gần Đà Nẵng. Đối với những ai mê tín thì đêm đó chẳng phải là 1 đêm dễ chịu. Cuộc đổ quân diễn ra giữa đêm trăng tròn thứ 6 ngày 13! 96 người thuộc các phi hành đoàn trực thăng, gồm cả sĩ quan sẽ tham gia vào phi vụ được cho là lần tập kích diễn ra ban đêm đầu tiên của trực thăng trong lịch sử. Họ bay vào thung lũng Voi vì tin báo tối đó sẽ quân giải phóng sẽ có 50 người đến.

Bộ binh tham gia là lính đại đội Hotel, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 TQLC được tăng cường thêm 1 trung đội thuộc đại đội Foxtrot. Bãi đáp được chuẩn bị bằng hỏa lực pháo binh. Tiếng pháo cũng sẽ át đi tiếng trực thăng bay đến.

Sau trận pháo, 4 trực thăng Huey bay đến khu vực mục tiêu làm mồi nhử cho địch bắn lên. Tuy nhiên ko thấy có phản ứng gì.

Ngay trước khi tiếp đất, khi trực thăng đang bay qua ngọn núi cao 823m, 1 máy bay Không quân bay tới thả pháo sáng soi rõ khu vực hạ cánh. Dù ánh sáng rất rực rỡ, nhiều phi công vẫn bắt cơ phi phải nhô người ra để ước tính khoảng cách 1,5m đến mặt đất. TQLC đã đổ bộ an toàn tuyệt đối.

Nhưng về phương diện tiêu diệt sinh lực địch thì chiến dịch này lại ko thành công. Chỉ có 1 VC được ghi nhận là tử trận. 30 kẻ tình nghi bị bắt giữ, 1 khẩu B-40 cùng mấy quả lựu đạn bị tịch thu.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 25 Tháng Giêng, 2016, 09:43:39 am
Chu Lai bắt đầu hoạt động

Vừa kịp Ngày kỷ niệm Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) thì phi đạo cùng 1 số đường lăn đã sẵn sàng tiếp nhận máy bay cánh bằng hạ cánh, nhưng do thời tiết xấu nên chúng vẫn được lệnh ở lại Philippines. Cuối cùng, sau mấy ngày trì hoãn thì máy bay cũng đã đến được Chu Lai. Quá 8g sáng ngày mùng 1 tháng 6 1 chút, đại tá John Noble, chỉ huy Liên đoàn bay số 12, lái chiếc máy bay đầu tiên trong tốp 4 chiếc A4 Skyhawks hạ cánh xuống sân bay mới. Ngay sau đó có thêm 2 phi đội nữa. Phi công cũng bắt tay vào làm nhiệm vụ ngay ko chậm trễ. Ngay trong ngày, sân bay mới đã cho xuất kích 1 phi vụ chiến đấu do trung tá Robert W. Baker, phi đoàn trưởng phi đoàn cường kích số 255 TQLC dẫn đầu.

Phi đoàn 255 có 1 lịch sử phi thường và cho tới thời điểm đó, nó  là 1 trong những phi đoàn cường kích được huấn luyện tốt nhất binh chủng TQLC. Ngoài trình độ chuyên môn, các thành viên trong phi đoàn còn được huấn luyện kỹ năng oanh tạc "vũ khí đặc biệt", tức là ném bom hạt nhân nữa. Để đạt tới kỹ năng cao cấp này, mọi thành viên phi đoàn đều có thời gian gắn bó, cộng tác với nhau hơn bình thường; với thời gian ít nhất là 2 năm. Chính tình thân hữu này đã khiến đơn vị hoạt động hiệu quả, tinh thần ai cũng rất cao. Năm 1963 họ đã giành được giải thưởng Commandant of the Marine Corps’ Efficiency Trophy của binh chủng. Ban đầu do những điều kiện quá sơ khai tại Chu Lai, phi đoàn chỉ cho máy bay xuất kích mỗi ngày 1 lượt mỗi chiếc. Thổ nhưỡng tự nhiên đã khiến hệ thống hãm máy bay phải thường xuyên sửa chữa, lắp lại. Cát cùng bụi đỏ là kẻ thù tệ hại nhất đối với máy bay và các khí tài liên quan. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi có chuyện các máy bay lao xuống mục tiêu nhả đạn mà súng lại bị kẹt.

Vấn đề tiếp liệu cũng rất thiếu thốn. Phi công thường hay gọi những quả bom có sẵn ở đó là 'bom nhìn 1 lần', những quả bom phá cũ xì ấy có vẻ như đồ thừa còn lại từ thời Thế chiến và việc mang theo nó cũng ko tiện. Gía đeo bom ko được thiết kế phù hợp với chúng nên lính quân khí rất khó gắn bom vào máy bay. Họ phải lấy búa gò bẹt cánh bom; nhưng chính điều này lại khiến cho quả bom rất khó lường. Phi công thường xuyên ko đoán được quả bom sẽ rơi trúng đâu hay liệu có nổ khi chạm đất? Trọng tải vũ khí cho phép của máy bay A-4 là đạn đầy cho 2 khẩu đại bác 20 ly gắn trên cánh cùng với 18 trái bom phá loại 250 cân Anh; hoặc gói tên lửa không đối đất AGM-12 Bull Pup; nalpam; bom phá; các bó rocket với số lượng 18 quả loại 70mm 1 bó có thể bắn loạt hay từng phát; cùng với loại rocket Zuni cỡ 127 ly mỗi bó có 4 quả. Thời gian đầu thì hiếm lắm mới có được rocket.

Dù máy bay đã có thể chiến đấu, nhưng tướng Krulak vẫn thua cược tướng Stilwell vì đến hạn mới chỉ có phân nửa chứ ko phải toàn phi đoàn hoạt động được. Tuy nhiên đến cuối tháng 7 thì đã có 3 phi đoàn A-4 tới làm nhiệm vụ tại sân bay Chu Lai. Công cuộc xây dựng sân bay kéo dài dường như vô tận. Đá ong chỉ vô tích sự nên gần 2500m đường băng đã phải làm lại, phí phân nửa thời gian cho đến khi tìm được vật liệu tốt hơn. 1 phương pháp mới được đem áp dụng trước khi hết hạn. Đó là cách đầm chặt cát, cố định chúng với 1 lớp nhựa đường rồi sau đến 1 màng plastic để ngăn nước mưa thấm vào lòng đất.

Tháng 4 năm 1966, 1 máy phóng máy bay được lắp đặt, chấm dứt việc sử dụng tên lửa đẩy. Những năm sau đó, đường băng bằng bê tông cũng bắt đầu được làm ở mé tây phi đạo dã chiến và đến cuối thì căn cứ đã có 2 Liên đoàn bay đến hoạt động. Tới năm 2003, Chu Lai vẫn là sân bay có đường băng dài nhất nước. Người Việt đang xây dựng gần đó 1 nhà máy lọc dầu với kỳ vọng biến nơi đây thành 1 đặc khu kinh tế lớn.





Chương 4
Leo thang tiếp tục


Trong khi TQLC ở Chu Lai còn đang học cách chiến đấu với kiểu chiến tranh mới thì cả 2 phe đều đang triển khai quân ồ ạt vào nam VN. Vào tháng 6 năm 1965, tình báo phát hiện nhiều đơn vị thuộc sư đoàn 325 Quân đội nhân dân VN đã vào miền nam cùng với những bằng chứng cho thấy sư đoàn 308 của họ cũng đang trên đường xâm nhập. Tướng Westmoreland nhanh chóng yêu cầu triển khai thêm quân và đến ngày 22/6 thì ông được hứa sẽ được gửi gấp cho thêm 40 tiểu đoàn chiến đấu nữa. Người Mỹ đã chấp nhận dấn thân vào vũng lầy mà họ ko tài nào thoát ra nổi suốt 1 thập niên nữa, với phí tổn là 58.000 nhân mạng.

Lúc này đang là thời điểm mà cuộc chiến tranh tiêu hao, đặc trưng cho xung đột VN, bắt đầu được tiến hành. Tướng Westmorelandđã chấm dứt "chiến lược vùng đất lõm", chuyển sang giao chiến với các đơn vị chủ lực quân địch trong những vùng núi non, rừng rú. Những chiến dịch tìm - diệt đầu tiên đã được Lục quân Mỹ phát động gần Sài Gòn trong tháng 6. Dù bị nhiều chỉ trích, nhưng chiến tranh tiêu hao là 1 trong số ít những lựa  chọn còn lại của Westmoreland, vì bản thân ông thì chống lại kiểu chiến tranh bình định mà TQLC ủng hộ, còn chính quyền Johnson lại loại trừ khả năng xâm lược hay huy động sức mạnh tổng lực chống lại miền Bắc.

Bên kia sông

Căn cứ Chu Lai nằm trên ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín. Đầu phía nam sân bay, cách sông Trà Bồng vài cây số là 1 khu vực rộng lớn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Vùng đất phía nam sông Trà Bồng, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là 1 'thành trì''=truyền thống của VC và giữ 1 vị trí đặc biệt trong lịch sử VN. Chính từ nơi này mà vương triều nhà Nguyễn bắt đầu công cuộc 'nam tiến' dài đằng đẵng đầy khó khăn gian khổ nhằm sát nhập những vùng đất mới vào lãnh thổ. Đây cũng là 1 tỉnh kháng Pháp nổi danh. Ngay từ năm 1868, khi Pháp chiếm VN, qua suốt những cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại các quan chức thân Pháp đầu những năm 1930 cho đến các hoạt động chống Pháp sau chiến tranh thế giới 2, đuổi được chúng khỏi đất nước, thì người Việt nơi đây đã phải chiến đấu rất trường kỳ, gian khổ chống lại ngoại xâm và tay sai


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 26 Tháng Giêng, 2016, 09:21:02 am

Năm 1948, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố đây tỉnh này là 1 trong số ít những vùng 'tự do' trên cả nước. Tự do ở đây có nghĩa là thoát khỏi sự ảnh hưởng của Pháp và chính quyền bù nhìn của hoàng đế Bảo Đại. Chính phủ Diệm từng cố gắng 'bình định' khu vực chống đối này thông qua việc lùa hầu hết dân cư của nó vào trong 'ấp chiến lược'. Với những người nông dân cố cựu thì việc bị buộc rời khỏi ngôi làng thân thuộc mà họ đã sống hàng trăm năm nay, cùng những mồ mả tổ tiên đúng là 1 tai họa. Cán bộ VC lợi dụng ngay chính sách này, họ lấy nó làm ví dụ cho thấy sự đàn áp của chính quyền bù nhìn VNCH, tay sai bọn xâm lược Mỹ.. Bất chấp mọi nỗ lực của chính phủ, dân chúng khu vực này vẫn mạnh mẽ ủng hộ VC, kiên quyết chống lại Sài Gòn. Do khu vực phức tạp này nằm rất gần vùng trách nhiệm của tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC nên đơn vị đã bắt đầu tuần tiễu sang bờ nam con sông. Thoạt đầu TQLC chỉ cử vài trung đội tới khu vực này. Nếu các trung đội gặp phải rắc rối thì họ mới tung vào toàn thể đại đội vào. Tuy nhiên thấy TQLC quan tâm đến khu vực này đối phương cũng làm y như vậy. Quân giải phóng ko trụ lại chiến đấu mà sử dụng kế sách quấy rối, đánh lạc hướng, làm bối rối các đơn vị Mỹ có quân số đông hơn. Cuối cùng mỗi khi hành quân sang bên kia sông Trà Bồng, tiểu đoàn trưởng đều phải huy động nhiều hơn 1 đại đội. Sau đây là 1 cuộc hành quân qui mô nhiều đại đội mà lần đầu tiểu đoàn phải nếm mùi đau khổ.

Cuối tháng 7, trung tá Hall cùng TQLC thuộc quyền sang sông để kiểm chứng tin báo về các hoạt động của quân giải phóng, chẳng hạn như việc họ đào hầm chiến đấu hay tương tự như thế. TQLC đã chiến đấu khá tốt nhưng vẫn bị tổn thất nhiều quân trong đó có trung úy Douglas Wauchope, sĩ quan đầu tiên của họ bị tử trận tại VN. Họ cũng buộc phải phá hủy 1 xe bọc thép lội nước để tránh cho nó khỏi rơi vào tay kẻ thù. Đêm đó họ đã phải tháo chạy về bờ bên kia. Sáng hôm sau, thiếu tướng Walt bay đến Chu Lai, đích thân cách chức Hall rồi thuyên chuyển và bãi nhiệm 1 loạt sĩ quan khác. Trung tá Joseph E. Muir được gửi tới nắm quyền chỉ huy đơn vị gần như ngay sau đó.

Cũng như Fisher 'Bò đực', Joe Muir khởi đầu binh nghiệp từ lính trơn và leo lên cấp này bằng tài năng của chính mình. Nhưng Muir khác với người kia ở vóc người thanh mảnh, nói năng nhẹ nhàng luôn gây cho người ta thấy được sự tự tin mỗi khi ông đến. 1 số TQLC dưới quyền đã trìu mến gọi ông là "châu chấu" vì dường như ông có thể nhảy ngay tới mọi nơi, mọi lúc. Lính tráng rất kính phục Muir.



Trung đoàn Ba Gia

Vào cuối những năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa đất nước tiến hành cải cách ruộng đất, kiên quyết giành lại đất đai cho bần nông. Những tướng lĩnh của cụ, chủ yếu là Võ Nguyên Giáp, lo xây dựng lực lượng vũ trang và đánh bại các hoạt động biệt kích, phá hoại do chế độ Diệm ở miền nam tiến hành. Hành vi của miền nam VN chỉ được họ coi là quấy rối. VN là 1 xã hội đóng cửa, dân chúng đa số làm nông nên nếu có người lạ xuất hiện, họ sẽ lập tức bị nghi ngờ và báo cho chính quyền. Hầu hết biệt kích đưa ra Bắc đều bị giết, bị bắt, trở cờ hoặc đơn giản là biến mất.
Tháng 1 năm 1959, Ủy ban Trung Ương Đảng Cộng sản VN ko còn muốn chờ tới khi miền nam tự sụp đổ nữa. Nghị quyết 15 đã được thông qua trong đó nêu rõ " phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh ở VN là dùng bạo lực cách mạng ". Khuynh hướng này đã đặt nền tảng cho sự nổi dậy có tổ chức ở miền Nam.

Theo đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập nhằm thu hút, đoàn kết nhân dân trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ Diệm. Tận dụng hình ảnh đáng ghét của Pháp dưới mắt mọi tầng lớp người dân, những người Cộng sản luôn gán "chế dộ bù nhìn Ngô Đình Diệm" với 1 kẻ áp bức da trắng khác, đó chính là Hoa Kỳ. Họ gọi chính thể VNCH là chế độ Mỹ-Diệm.

Trong các năm 1961 - 1962, những đơn vị Việt Minh cũ ở miền Nam sau khi ra Bắc tập kết năm 1954 đã xâm nhập trở lại, đào vũ khí được chôn giấu lên, tuyển mộ nam nữ thanh niên nhập ngũ. Trung tá TQLC William R. Corson, người đã tiến hành 1 trong số ít những nỗ lực bình định thành công trong cuộc chiến, khẳng định quân giải phóng đã tuyển quân theo 3 cách: Khoảng 40-42% tân binh nghe theo tuyên truyền, thuyết phục của Cộng sản; 40-42% khác thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc; số còn lại là những thanh niên trẻ chán ghét chính quyền miền Nam tự nguyện bỏ đi tham gia VC. VC cũng thu hút 1 số lượng phụ nữ đáng kể nhưng trái với những bức ảnh tuyên truyền vẫn thấy, số người là chiến đấu viên ko nhiều. Đa số họ làm cấp dưỡng, y tá, tình báo, dân công cho các đơn vị bộ đội chủ lực là nam giới.

Bộ đội luôn khẳng định họ ko có cố vấn Nga hay Trung Quốc ở miền Nam. Lý do là họ ko muốn phải gánh lấy món 'nợ xương máu'. Những khoản nợ tiền bạc, vũ khí tương đối dễ trả và theo họ thì dù có ko trả, cũng dễ dàng được bỏ qua. Nợ xương nợ máu thì khó thanh toán hơn nhiều. Đó là khoản nợ cực kỳ nặng và cái giá để trả cũng cự kỳ cao. Đây chính là thuật ngữ "nợ máu" của người Việt dù nó thường hay được sử dụng với ý "báo thù" hay thậm trí là "hận thù" hơn.

Ngay từ thuở đầu, quân giải phóng đã chủ trương dựa vào nhân dân, chứ ko phải chống lại họ. Tư tưởng chỉ đạo là phát huy tinh thần dân tộc, chứ ko phải Cộng sản, sẵn sàng hợp tác với viên chức chính quyền bất cứ khi nào có thể. Và như thế những viên chức, trưởng thôn, v.v..bị rơi vào thế rất khó xử. Được chính quyền Sài Gòn bổ nhiệm, họ thường xuyên bị kẹt giữa cuộc xung đột giữa số địa chủ ít ỏi với 1 biển nông dân ko có đất dù rất muốn đứng ngoài. Số quan chức chính quyền bị 'trừ gian diệt ác' ngày càng nhiều. Cán bộ VC chỉ cho viên chức lực chọn hoặc là theo cách mạng hoặc là kẻ thù của nhân dân. Thời kỳ đó người ta có thể dễ dàng trừ khử 1 người mà chẳng gây ra nhiều sự chú ý. Những nông dân, những gia đình nghèo khổ luôn bị địa chủ áp bức thường chẳng thèm quan tâm mà thậm chí còn tỏ ra vui khi thấy những việc như thế xảy ra.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 27 Tháng Giêng, 2016, 08:53:01 am
Ngày 20 tháng 11 năm 1962, trung đoàn 1 quân giải phóng miền Nam, gồm 3 tiểu đoàn, được thành lập ở khu 5, 1 vùng bao gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Để tránh tai vách mạch dừng, khi đề cập đến tên đơn vị này trong các cuộc nói chuyện, thư tín, thông tin liên lạc quân giải phóng đều gọi là "công trường 1". Bộ đội trong Trung đoàn 1 ko phải là những chiến sĩ du kích hoạt động bán thời gian trong bộ quần áo bà ba đen mà là những quân nhân chuyên nghiệp thuộc các đơn vị chủ lực. Rất nhiều cán bộ của nó là cựu binh thời kháng chiến chống Pháp. Ngoài vai trò là đơn vị chủ lực, trung đoàn còn phụ trách cả bộ đội địa phương, dân quân du kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Mặc dù chính quyền VNCH gần như đã bị vô hiệu hóa, nỗi lo những cuộc đổ bộ gần đây của quân Mỹ đã khiến quân giải phóng gia tăng hoạt động. 1 tiểu đoàn thứ 4 gồm toàn người quê gốc miền Nam nhưng lớn lên ngoài Bắc đã được giao về cho trung đoàn 1.

Điển hình cho cán bộ của trung đoàn 1 là Dinh The Pham. Ông đã sống sót qua nhiều chiến dịch ác liệt và giờ trở thành chính trị viên phó tiểu đoàn 40, trung đoàn 1 quân giải phóng miền nam. Pham sinh năm 1928, nhập ngũ đánh Nhật từ năm 16 tuổi. Sau chiến tranh TG 2, ông chiến đấu liên tục trong trong hàng ngũ Việt Minh trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và đã tham gia trận đánh khốc liệt tại Điện Biên Phủ năm 1954. Anh là 1 trong số những chiến sĩ đã dùng sức mình kéo pháo lên những quả đồi bao quanh các vị trí của quân Pháp rồi sau lại tiếp tục tham gia đánh chiếm nhiều cứ điểm kiên cố. tiểu đoàn của ông đã bắt sống chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Cũng giống như nhiều bộ đội Việt-Minh khác, Pham ra Bắc tập kết sau khi có hiệp định hòa bình, để "tái thiết quê hương".

Đầu những năm 1960, Dinh The Pham tình nguyện vào nam cùng tiểu đoàn mới. (có nhiều tên tiếng Việt bị phiên âm sang tiếng Anh làm mất dấu e ko biết1 đích xác nên đành để nguyên. Các bác trên diễn đàn có tài liệu thì truy nguyên giúp e với. Xin cảm ơn). Do tin chắc sẽ giành thắng lợi nên những người Cộng sản đã đặt ra tiêu chí gắt gao khi tuyển chọn người vào nam. Những người quê ở miền Nam là được ưu tiên nhất. Vào lúc này người miền Bắc chưa có nhiều trong hàng ngũ Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Vào mùa hè năm 1965, bộ đội quê ở miền Bắc chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số chiến sĩ đang chiến đấu tại miền Nam. Vào thời điểm này những người đã lập gia đình cũng sẽ ko được chọn. Cuối cùng, những người tình nguyện phải là người có sức khỏe tuyệt vời. Để chứng minh là mình có sức khỏe và cũng để chuẩn bị cho hành trình dài vào Nam, họ phải đeo ba lô đất, đá nặng đến 40kg sau lưng, tập leo đồi dốc trong những ngày cuối tuần.

Lúc đó Pham, đang là thiếu úy; sau này ông sống sót qua kháng chiến chống Mỹ và về hưu với quân hàm thiếu tá. Vì tổn thất cao cộng với nhu cầu phát triển của đơn vị mà những người còn sót lại sau các trận đánh thường xuyên được thăng cấp. Sau 1 trận đánh ác liệt, để thay cho số hy sinh, nhiều người đã được thăng chức mà chẳng cần phải qua các khóa huấn luyện quân sự, chính trị bổ sung gì cả. Nhiều người sống sót tuy chỉ là chiến sĩ nhưng đã đạt những cấp bậc rất cao sau này. Rất nhiều vị đại tá dù ít học nhưng lại rất giàu kinh nghiệm và là những chỉ huy tuyệt vời.

Trong suốt năm 1963 cho tới đầu năm 1964, trung đoàn cùng các tiểu đoàn trực thuộc là tiểu đoàn 40, tiểu đoàn 60 và tiểu đoàn 90 tiến hành huấn luyện, trang bị và đánh 1 số trận nhỏ với quân VNCH. Đến giữa năm 1964 thì họ gia tăng đáng kể hoạt động. Sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm, các cuộc đảo chính, phản đảo chính diễn ra liên tục khiến chính phủ nam VN rơi vào hỗn loạn, tạo điều kiện cho những người Cộng sản nắm được nhiều lợi thế.

Trong năm 1964, các tiểu đoàn của trung đoàn 1 đã đánh 3 trận lớn với quân VNCH và đều tuyên bố giành chiến thắng. Vào tháng 7, tiểu đoàn 60 đã phục kích 1 đại đội công binh VNCH, phá hủy hầu hết trang thiết bị. Tháng 8, tiểu đoàn 90 tập kích 1 đoàn xe bọc thép chở quân, tiêu diệt nhiều xe. Đến tháng 10, tiểu đoàn 40 đánh chiếm doanh trại của 1 đại đội VNCH gần Tam Kỳ, giết và đuổi hết lính đồn trú, phá hủy 2 khẩu lựu pháo 105mm.

Giai đoạn đầu năm 1965, họ gia tăng tập kích các đơn vị VNCH nhưng những hoạt động này đều chưa đạt tới qui mô cấp trung đoàn. Từng tiểu đoàn riêng lẻ đã tham gia đánh 2 trận lớn trong tháng 2, tiếp 2 trận khác vào tháng 3 và sang tháng 4 thì thêm 1 trận nữa. Sau đó đến ngày 19/4/1965 cả trung đoàn hợp sức tấn công khu vực từ chợ Vinh Huy (Minh Huy?) đến cầu Ông Triệu (huyện Thăng Bình, Quảng Nam. ND). Họ đã giết và làm bị thương 151 lính VNCH, phá hủy 5 xe cơ giới, tịch thu 51 khẩu súng.

Trong gần 6 tuần sau đó trung đoàn được biên chế thêm tiểu đoàn 45 hỏa lực và tham gia trận đầu tiên trong 1 loạt các trận đánh xung quanh khu đồn có tên là Ba Gia, 1 cái tên còn vang mãi đến ngày nay.

Bản tài liệu về loạt trận đánh này có tên "mệnh lệnh tác chiến số 1" gồm 10 trang giấy lên kế hoạch chi tiết cho 1 chiến dịch dài ngày diễn ra từ ngày 20/5 đến 20/8 năm 1965. Tài liệu phân công chính xác tới từng nhiệm vụ cho các tiểu đoàn và các đơn vị trợ chiến của trung đoàn. Nó cũng đã tính đến và có kế hoạch đối phó trong trường hợp bị các đơn vị TQLC Mỹ, đã đổ bộ lên Đà Nẵng 2 tháng trước và mới tới Chu Lai, can thiệp. Mục tiêu sau khi được tính toán kỹ lưỡng của quân giải phóng là trung đoàn 51 VNCH cùng các đơn vị cơ giới, pháo binh, máy bay chi viện. Bản kế hoạch cũng đã qui định trước cả các hướng rút quân. Tất cả các đơn vị phải hoàn tất mọi việc chuẩn bị như, tổ chức chiến đấu, làm công tác tư tưởng, tiếp tế bảo đảm trước 18g ngày 25/5/1965. Sở dĩ trung đoàn 51 được 'ưu ái' vì nó là mối đe dọa cho các tổ chức VC ở 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi. Trung đoàn này là 1 bộ phận thuộc sư đoàn 2 VNCH của chuẩn tướng Hoàng Xuân Lãm. Vùng trách nhiệm của Sư đoàn 2 là toàn bộ nửa phía nam vùng I chiến thuật. Tướng Lãm là 1 viên tướng khá năng nổ, tích cực của quân lực VNCH. Các đơn vị dưới quyền ông ta đang tiến hành xâm nhập vào vùng kiểm soát của quân giải phóng. Trung tá Nguyễn Thọ Lập, trung đoàn trưởng trung đoàn 51, cũng là 1 cấp chỉ huy đáng tin cậy và xông xáo của VNCH. Ông này liên tục quấy rối cái khu vực mà quân giải phóng chiếm ưu thế từ nhiều năm nay.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 28 Tháng Giêng, 2016, 06:41:33 am
Để chuẩn bị cho trận đánh, quân giải phóng cho đặc công - trinh sát vào điều nghiên mục tiêu. Bộ đội đặc công là những người được huấn luyện đặc biệt cho những nhiệm vụ kiểu này, với thần kinh thép và lòng kiên nhẫn vô hạn. Họ chia thành từng tổ gồm 3-4 người, mặc đồ đen hoặc nâu, ngoài 1 ít trang bị khác thì ai cũng đem theo cái kìm dùng để cắt rào kẽm gai. Họ được huấn luyện vận động vào mục tiêu cực êm theo hướng gió. Các tổ đặc công, chậm rãi vừa đi vừa bò theo 1 hàng dọc cách nhau chừng 5m. Khi vào đến gần vị trí do thám hơn, thì họ bò thật khẽ lên quan sát. Càng tới gần, đặc công càng lợi dụng địa hình, địa vật, nép mình trong bóng tối để tìm đường xâm nhập. Sau khi xem xét 1 vòng hết các mục tiêu, các tổ tập kết về nơi được chỉ định từ trước bàn bạc. Sau khi đã chọn được hướng vào, họ mới theo người tổ trưởng tiềm nhập vào vị trí địch, anh này dùng kìm đi trước cắt rào ko gây tiếng động. Các chiến sĩ đặc công, di chuyển với cự ly cách nhau tầm 1 m. Nếu bị địch rọi đèn, họ nhẹ nhàng nằm dán xuống đất, bất động. Lúc trườn tới, lính đặc công chỉ nhích từng chút một, dùng cả tay và chân trần sờ soạng tìm xem có dây mìn hay lựu đạn gài gần đó ko. Khi phải vượt qua ruộng lúa ngập bùn và nước, chiến sĩ đặc công sẽ lội qua bằng cách lặng lẽ bằng cách cho đầu ngón chân xuống trước rồi mới đến cả bàn chân. Nếu thấy chó sủa hay có chướng ngại bất ngờ xuất hiện, họ sẽ nằm im và báo tổ trưởng tìm cách xử trí. Khi đã ở trong cứ điểm địch, tất cả sẽ tụ lại 1 chỗ, quan sát kỹ lưỡng. Sau đó, tất cả sẽ theo đường cũ rút ra, người này tiếp đến người kia. Họ tập kết tại vị trí an toàn định trước, cùng nhau bàn bạc. Những chiến sĩ tài ba này có thể ra vào đồn địch như chỗ ko người. Kỹ năng tinh nhuệ của đặc công giải phóng đã khiến lính Mỹ sau này rất nể sợ như thể họ là 1 lực lượng bất khả chiến bại.

Về tới nơi an toàn thì các chiến sĩ đặc công-trinh sát đã nắm rõ vị cứ điểm địch có mấy lớp rào bao quanh, bao nhiêu lối ra vào, số lượng các lô cốt, vị trí đặt súng máy, có bao nhiêu nhà trại, thời điểm bọn lính đi ngủ...Các tổ viên đều báo hết những gì mình quan sát thấy cho chỉ huy của mình để họ vẽ thành sơ đồ, lập báo cáo chi tiết đưa lên cấp trên.

Sau vài lần điều nghiên như thế thì vào đêm 28 và 29/5, quân giải phóng tập kích trung đoàn 51 VNCH ở nhiều chỗ. Đơn vị đầu tiên nếm đòn là 1 đại đội VNCH đang bảo vệ cây cầu cách Ba Gia 1500m về hướng nam. Sau đó, khi trời vừa sáng, 1 đại đội khác đang đi càn ở phía đông cũng bị đánh. Lúc này, quân giải phóng chỗ cây cầu đã dứt chiến. Chỉ huy VNCH lệnh 1 trung đội thuộc đại đội bảo vệ cầu quay về tăng cường cho đồn Ba Gia còn 2 trung đội kia thì theo mình lên đường tới cứu đơn vị ở phía đông đang bị vây chặt. Các tiểu đoàn 60 và 90, trung đoàn 1 quân giải phóng đã phục kích lực lượng cứu viện này; thông tin liên lạc vô tuyến giữa số quân VNCH kia với bên ngoài bị mất. 3 cố vấn Mỹ đi cùng lực lượng này tuy được báo là mất tích nhưng ai cũng sợ rằng họ đã tử trận cùng với viên tiểu đoàn trưởng và ban tham mưu tiểu đoàn .

Dù tiểu đoàn 1, trung đoàn 51 báo cáo thương vong trận này ko lớn nhưng điều kinh hoàng là số quân mất tích lại lên đến 300 người. Đến giữa buổi sáng ngày 29 tháng 5 thì các tiểu đoàn 39 biệt động quân; tiểu đoàn 2, trung đoàn 51 và tiểu đoàn 3 TQLC VNCH đều được tung vào trận.

Tiểu đoàn 39 Biệt động quân nhanh chóng bị vây chặt và ko còn làm chủ được tình hình. Tiểu đoàn trưởng cùng sĩ quan hành quân đều bị thương nặng. tiểu đoàn phó thì tử trận. 1 cố vấn Mỹ là đại úy Christopher O’Sullivan cũng bị giết; viên sĩ quan phụ trách tình báo phải lên nắm quyền chỉ huy. Tổn thất của Biệt động quân nặng đến nỗi khi chiến dịch kết thúc, đơn vị này chỉ còn lại 1 đại đội còn có thể chiến đấu. Thiếu tướng, Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh vùng I chiến thuật yêu cầu cho 1 tiểu đoàn TQLC Mỹ cùng 2 tiểu đoàn nhảy dù VNCH đến cứu. Dù bị từ chối nhưng ông vẫn được 1 số máy bay trực thăng và máy bay cánh bằng của TQLC Mỹ tới hỗ trợ. Để làm suy yếu quân tăng viện, Ba Gia 1 lần nữa lại bị pháo binh, súng cối, súng bộ binh tấn công. Đến đêm thì tiểu đoàn TQLC VN bị tập kích, thiệt hại mất 60 binh sĩ. Hôm sau thì các cố vấn Mỹ mất tích được quân cứu viện tìm thấy mang về; sau phẫu thuật họ đều qua khỏi. tiểu đoàn 1, trung đoàn 51 VNCH bị đánh tan nát. Trong số 500 quân ban đầu, có đến 393 chết hoặc mất tích; 446 vũ khí cá nhân cùng 90 vũ khí cộng đồng bị rơi vào tay địch.

Tổn thất của quân giải phóng cũng ko phải là nhỏ. Thiệt hại nặng nhất là tiểu đoàn 40. Bước vào chiến dịch tiểu đoàn này có 4 đại đội .1 trong số này là đại đội 361 đã bị xóa sổ khi dẫn đầu cuộc tiến công. Cả 95 chiến sĩ, cán bộ đại đội đều thương vong chỉ trừ chính trị viên Mien. 3 đại đội trưởng của tiểu đoàn cũng hy sinh trong trận đánh.

Nguyên nhân tổn thất cao là thông tin ko chính xác của đặc công - trinh sát đại đội 361. Những người này báo cáo trên hướng tấn công của đại đội chỉ có 1 trung đội địch phòng thủ. Nhưng thực ra lực lượng này có tới 1 đại đội . Những trinh sát báo tin sai lệch sau đều bị tước vũ khí, bắt giam.

Trong số lính VNCH mất tích có khoảng 220 người được đưa về 1 trại cách đó rất xa để học tập cải tạo. Họ được tuyên truyền lòng căm thù giặc Mỹ, bài bác chế độ miền Nam, ca ngợi miền Bắc. Họ cũng được dạy cách đào giao thông hào, dựng chướng ngại vật, cùng chiến thuật đánh công kiên. Thời gian học tập kéo dài từ 4g30 sáng cho đến 9g30 tối với đủ loại khoa mục như đánh bộc phá, đánh hào giao thông, tấn công lô cốt, phòng ngự chống phi pháo, ngụy trang và các chiến thuật vận động.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 29 Tháng Giêng, 2016, 07:34:36 am

Duong Van Phuoc là 1 trong số đó. Anh chàng 22 tuổi này là 1 thành viên thuộc trung đội 3, đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn 51 VNCH. Sau khi bị bắt anh ta cùng những cựu lính VNCH được giao về bổ sung cho số tổn thất của tiểu đoàn 40 trong trận Ba Gia và đã chiến đấu trong hàng ngũ quân giải phóng tại trận Vạn Tường. Vào ngày 22/8, trong lúc trận đánh đang diễn ra hỗn loạn, anh ta chuồn khỏi đơn vị mới, đem súng ra hàng quân đội VNCH.

Ngày 31 tháng 5 năm 1965, trận đánh kết thúc sau 3 ngày chiến đấu. Trung đoàn 1 quân giải phóng được tuyên dương và trao tặng lá cờ thi đua có hàng chữ "Trung với Đảng, hiếu với Dân. Đơn vị chiến thắng Ba Gia" Cho đến hôm nay, những cựu chiến binh của trung đoàn 1 quân giải phóng vẫn còn gọi đơn vị mình là trung đoàn Ba Gia và tự hào là những chiến sĩ ưu tú của quân đội.

Trung đoàn 1 lại tập kích đồn Ba Gia 5 tuần sau đó. Vào lúc 3g sáng ngày 5 tháng 7, 1 lần nữa quân giải phóng lại đè bẹp tiểu đoàn 1, trung đoàn 51. Trong số 257 binh sĩ VNCH ban đầu, chỉ còn lại 40 người khi quân cứu viện tới nơi sau trận đánh. Số lính kia cùng với đại úy lục quân William Eisenbraun, cố vấn Mỹ, đã mất tích. Xác của Eisenbraun được tìm thấy vào hôm sau cùng với xác trung sĩ nhất Henry Musa, người từng mất tích trong trận Ba Gia lần 1. quân giải phóng thu được rất nhiều vũ khí trong đó có cả 2 khẩu lựu pháo 105mm cùng hàng trăm quả đạn. Những khẩu pháo này đã bị quân giải phóng dùng xe jeep kéo đi mất. Trong số lính VNCH mất tích có cả 14 pháo thủ, những người nắm rõ cách thức sử dụng loại vũ khí này. Suốt nhiều năm người Mỹ rất sợ việc các khẩu pháo này được VC dùng bắn vào chính mình. Trung tá Trung, QĐNDVN, đã kể với tác giả vào năm 1999 rằng mấy khẩu pháo đó đã được bộ đội chôn dưới mấy quả đồi phía tây nhưng ko đem sử dụng. Rốt cục quân VNCH đã tìm thấy chúng nhưng lại lờ đi chẳng cho người Mỹ biết.

Phi cơ đồng minh đã thực hiện chi viện 110 phi vụ trong 2 ngày 5 và 6/7. 1 trực thăng Mỹ bị bắn rơi khiến cho viên phi công phụ là chuẩn úy Allen Holt tử nạn. quân giải phóng dùng súng cối và súng cá nhân quấy rối Ba Gia suốt 2 ngày sau đó rồi mới chịu rút lui khi thấy đồn được tăng viện. đại đội 364, tiểu đoàn 40 được điều sang tăng cường cho đại đội 361, đơn vị bị xóa sổ trong trận Ba Gia lần thứ nhất. đại đội 361 lại 1 lần nữa dẫn đầu cuộc tấn công. Chỉ còn người chính trị viên từng thoát trận đầu tiên cùng với 1 chiến sĩ vô danh nữa là ko bị thương vong. Những đại đội khác cũng bị thiệt hại nặng, đặc biệt là trong hàng ngũ cán bộ.

Trong suốt 2 tháng, trung đoàn lên kế hoạch và tổ chức hoạt động mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, gia tăng sức ép với đối phương, xoá bỏ các ấp chiến lược, thu vũ khí. Cuối cùng, đến đầu tháng 8 thì trung đoàn Ba Gia quay về nơi dưỡng quân. Trung đoàn bộ cùng các tiểu đoàn 40 và 60 đóng lại ven bờ biển Vạn Tường trong khi 2 tiểu đoàn còn lại trú đóng sâu hơn vào đất liền, cách đó 15km về hướng nam. Ngoài việc nghỉ ngơi, trung đoàn còn tiến hành bổ sung quân số và nhận hàng tiếp tế từ ngoài biển vào.

Trung đoàn trưởng trung đoàn 1 là Lê Hữu Trữ, người từng chỉ huy trung đoàn 803, sư đoàn 324 ở Điện Biên Phủ năm 1954. Chính uỷ trung đoàn là Nguyễn Đình Trọng, người từng giữ chức vụ tương tự ở thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Pháp. tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 60 là Nguyen Xuan Phung(?), chính trị viên tiểu đoàn là Nguyen To(?). Duong Ba Loi(?) là chỉ huy tiểu đoàn 40, chính trị viên tiểu đoàn là Le Lung(?), phụ tá cho người này là Dinh The Pham(?).

Các cán bộ chính trị có từ cấp cao nhất xuống đến tận cấp đại đội. Nhiệm vụ của họ là coi sóc tư tưởng các thành viên trong đơn vị. Được trở thành chính trị viên là 1 vinh dự lớn lao. Họ được chọn trong số những Đảng viên tỏ ra thấm nhuần lý tưởng chiến đấu nhất, có tài thuyết phục người khác và cực kỳ dũng cảm trong trận mạc. Ngoài cương vị chính trị viên, họ còn như người cha, người anh của các chiến sĩ. Do các chính trị viên đều từng tham gia chiến đấu từ rất lâu nên họ được các chiến sĩ rất mực coi trọng. Chức năng của họ ko chỉ là động viên, khuyến khích chiến sĩ chiến đấu dũng cảm mà còn nhắc nhở họ phải làm tốt công tác dân vận, lôi kéo nhân dân theo cách mạng. Những mẩu chuyện tuyên truyền của họ là sự độc ác của địa chủ, sự áp bức của chính quyền, điều mà hầu hết mọi chiến sĩ đều đã trải qua. Cán bộ chính trị cũng rất hay đề cập đến chủ đề chống thực dân, chỉ có điều thời gian này đối tượng căm thù ko còn là người Pháp nữa mà là người Mỹ. Các cán bộ chính trị sáng tác ra những bài thơ, khẩu hiệu, bài hát có câu từ dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Phê bình và tự phê bình là công tác bắt buộc. Mọi chiến sĩ, cán bộ đều phải tham gia những buổi tự kiểm được tổ chức công khai ngoài trời. Bản tự kiểm được đọc cho tất cả nghe và mọi người ai cũng hài lòng trước tinh thần tự phê bình ấy. Điều này khiến cho cả những binh nhì cũng thấy ý kiến của mình được tôn trọng…

Thông thường cứ sau mỗi chiến dịch lớn là quân giải phóng lại triệu tập các chỉ huy về khu để bàn kế hoạch tác chiến tiếp theo. Đây cũng là lúc các đơn vị được giao cho cán bộ chính trị chỉ huy. Trường hợp của trung đoàn Ba Gia đầu tháng 8 năm 1965 cũng như vậy. Trung đoàn trưởng Lê Hữu Trữ cùng cấp phó là Luu Thanh Duc(?) và các tiểu đoàn trưởng đều rời đơn vị tới 1 địa điểm bí mật nằm trên vùng cao phía tây Chu Lai dự họp. Quyền chỉ huy trung đoàn được giao lại cho chính uỷ Nguyễn Đình Trọng cùng các cán bộ chính trị khác.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 01 Tháng Hai, 2016, 09:01:46 am
(đoạn trên có lẽ tg Mỹ đã nhầm. các đơn vị của sư đoàn 324 trong kháng chiến chống Pháp chủ yếu hoạt động trên địa bàn Liên khu 5 (quân khu 5 hiện giờ) , sau năm 1954 mới tập kết ra Bắc chứ ko tham gia đánh trận Điện Biên Phủ. Do đó chuyện trung đoàn 803 hay tiểu đoàn của Dinh The Pham tham gia trận Điện Biên, bắt được chỉ huy giặc có lẽ ko có thực. ND)

Việc đầu tiên của 2 tiểu đoàn làm khi đến Vạn Tường là củng cố, nguỵ trang công sự. Điều cốt tử sống còn của họ trong kháng chiến chống Pháp và bây giờ là chống Mỹ là làm sao che được mắt địch. Mọi chiến sĩ đều mang theo mình 1 cái xẻng nhỏ dùng được trong rất nhiều việc. Các đơn vị quân giải phóng đào hầm, hào với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Kỷ luật nguỵ trang của họ cũng thật tuyệt vời. Quân Mỹ do quá tin vào hoả lực, công nghệ lại trở nên sao nhãng với việc này. Cứ mỗi khi phải nguỵ trang, lính Mỹ chỉ việc lấy cành cây hoặc thứ gì tìm được cắm lên mũ sắt hay quanh vị trí mình rồi sau cứ để nguyên thế chẳng thèm thay đổi dù môi trường đã khác.

Việt Minh và những người thừa kế sau này của họ là quân giải phóng miền Nam đã nghiệm ra rằng để khắc chế công nghệ của đối phương, đặc biệt là của không quân, nhất thiết phải làm chủ nghệ thuật ngụy trang. Ngay cả trong những an toàn khu thì quân giải phóng cũng khéo léo tận dụng mọi thứ để nghi trang vị trính mình cho khỏi lộ. Họ ngụy trang mũ cối bằng cành lá; sau lưng ai cũng có cái khung bằng tre hay dây để bố trí những vật liệu nghi trang. Cứ mỗi khi sang 1 khu vực khác là họ lập tức thay đổi cành lá ngụy trang cho phù hợp với môi trường xung quanh. Ví dụ nếu đi từ khu lá non sang rừng cây lá già, hay từ nơi xanh tốt sang nơi héo úa, họ sẽ cứ thế dừng lại thay màu lá ngụy trang. Và thế là khi có máy bay trên đầu họ chỉ cần bất động là có thể tránh bị phát hiện.

Bộ đội trung đoàn 1 chẳng hề mong việc xảy ra trận Vạn Tường. Họ đang muốn được nghỉ ngơi. Bộ đội cải thiện khẩu phần thức ăn dã chiến nghèo nàn với ít rau hay miếng thịt heo, con cá nhỏ. Họ cũng định giao lưu văn hóa với dân địa phương, những người luôn ủng hộ chính nghĩa của họ. Hầu hết các chiến sĩ đều còn rất trẻ, tuổi trung bình là 19, cũng ko khác mấy so với phía đối địch. Nhưng do vừa trải qua 1 chiến dịch ác liệt, nên những anh chàng còn 'non' nhất của họ cũng dày dạn kinh nghiệm hơn lính Mỹ. Bộ đội luôn phải chịu đựng nỗi sợ hãi, đói khát, lao lực, mất vệ sinh. Họ hiểu sự kinh hoàng khi phải chiến đấu mà chưa kịp chuẩn bị cũng như nỗi buồn tang tóc trước những dồng chí hy sinh. Ko như TQLC Mỹ, bộ đội chẳng được về nhà sau 13 tháng. Họ chỉ ngừng chiến đấu khi chết đi hoặc giành được thắng lợi cuối cùng. Điều họ mong nhất hiện nay là có được vài tuần để cải thiện, đàn hát, giao lưu với những cô gái địa phương.

***
Quân giải phóng miền nam cũng đã có những phương sách để đối phó với lính Mỹ. Bản đánh giá đề ngày 3 tháng 7 năm 1965 có nội dung thế này:

"Điểm mạnh của quân Mỹ: Được huấn luyện bài bản theo tiêu chuẩn quân đội viễn chinh

Trang bị vũ khí hiện đại nhưng ko nặng nề như quân Pháp. Có khả năng tiếp vận, cơ động nhanh chóng. Tốc độ tăng viện nhanh bằng cả ô tô, máy bay lẫn tàu thủy.

Thường tác chiến tập trung đơn vị lớn.

Điểm yếu khi so với quân Pháp:

Ko có tinh thần chiến đấu; sợ du kích; luôn ỷ vào vũ khí hiện đại nên mất đi tính chủ động và sự tự tin (cứ có đụng độ, là chúng gọi hỏa lực yểm trợ, xin quân cứu viện); đôi khi pháo binh phải tiến hành yểm trợ hỏa lực trong suốt cả thời gian chiến dịch.

Thiếu kinh nghiệm tác chiến, toàn chiến đấu theo sách vở.

Thêm vào đó do lạ nước lạ cái, nên chúng thường xuyên lơ ngơ đi ra chỗ trống (với du kích, lính Mỹ là mục tiêu dễ ăn nhất).

Nhu cầu ăn uống, sinh hoạt quá phức tạp. Bữa ăn nào cũng phải chờ trực thăng chở đến.

Mỗi khi di chuyển đều phải dùng trực thăng, pháo binh yểm trợ, do đó rất dễ bị lộ, tạo điều kiện tốt để du kích đeo bám.

Khả năng chịu đựng khó khăn gian khổ dài ngày kém. Mỗi khi hành quân xa căn cứ từ 7km trở lên đều phải dùng phương tiện cơ giới. Binh sĩ dễ ốm đau do ko hợp thủy thổ địa phương.
Trận địa phòng khủ được tổ chức tốt nhưng đôi khi do vậy lại thành chậm. Có khi tổ chức phòng thủ vị trí mà mất đến 10 ngày, gài mìn mất 30 ngày.

Ko quen thuộc địa hình. Chạy chậm."

Bản đánh giá kết thúc bằng câu: "Giặc Mỹ đã đến miền Nam, cướp phá, giết chóc, hãm hiếp phụ nữ, gây ra nhiều nợ máu với nhân dân ta."

Quân giải phóng cũng cho biết họ có thể đoán được mục tiêu các cuộc hành quân của TQLC Mỹ qua phương thức di chuyển, công tác tiếp vận cùng hỏa lực chuẩn bị.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 02 Tháng Hai, 2016, 06:23:19 am

Phần 2



Chương 5
Trận đánh



Kẻ thù uy hiếp

Để lập kế hoạch quân sự người ta thường phải phán đoán khả năng của đối phương trước rồi mới tới ý đồ của mình. Suốt nhiều tháng qua, tình báo đồng minh ước tính địch có khả năng đã đưa 2 trung đoàn đủ từ Trường Sơn, dãy núi lởm chởm, hùng vĩ chạy suốt chiều dài VN, xuống khu vực. Dãy núi bắt nguồn từ Trung Quốc xuôi về phương nam với các đỉnh núi có độ cao trung bình là 1500m. 1 nhánh Trường Sơn với rừng rậm phủ đầy chạy ra biển chỉ cách đồng bằng Chu Lai 10 cây số. Ẩn dưới tán rừng là rất nhiều lối mòn khiến địch có thể tiếp cận Chu Lai và thoát đi dễ dàng. Nhưng trên khía cạnh khác, việc có 2 trung đoàn đông đảo trên cùng 1 khu vực cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Nếu chẳng may bị quân Mỹ hoặc VNCH phát hiện, lực lượng lớn như thế có thể bị hỏa lực áp đảo của đồng minh đánh cho tan nát. Ngược lại, lực lượng này của quân giải phóng cũng là hiểm họa lớn đối với căn cứ không quân TQLC.

Những tuần lễ sau trận Ba Gia, sư đoàn 2 VNCH đã cất công truy tìm quân địch nhưng ko thành. Họ cứ ngỡ đối phương đi về phía vùng đồi núi rậm rạp nhưng như chúng ta đã thấy, quân giải phóng sau chiến dịch Ba Gia lại di chuyển về gần Chu Lai hơn để dưỡng quân.

Những sĩ quan tình báo cao cấp trên sư đoàn 3 TQLC dưới quyền thiếu tá Charles Williamson cùng cấp phó là đại úy Mike Dominguez đã nắm được việc này. Họ bắt đầu có những thông tin cho thấy trung đoàn 1 quân giải phóng đang có sự di chuyển về phía đông.

Đại tá Leo J. Dulacki, sĩ quan phụ trách tình báo của tướng Walt, thuật lại cố gắng của nhóm Williamson-Dominguez thế này: "Đầu tháng 8, chúng tôi nhận được vô số thông tin thô từ nhiều cơ sở liên quan đến sự di chuyển của trung đoàn 1 VC. Nguồn tin của hầu hết các báo cáo trên đều rất đáng ngờ, và trong thực tế còn mâu thuẫn với nhau nữa. Dù có đáng tin hay ko thì chúng cũng cho ra hàng trăm báo cáo về hướng di động của địch trên bản đồ. Sau khi loại bớt những thông tin rác, lộ ra 1 điều rằng trung đoàn 1 VC thực ra đang di chuyển về hướng Chu Lai dù cho hầu hết sĩ quan tình báo của cả quân lực VNCH lẫn ban cố vấn lục quân Mỹ tại vùng I đều loại trừ khả năng này. Tôi nói cho đại tá Edwin Simmons, phụ trách hành quân Quân đoàn III thủy bộ, những gì phát hiện và đề nghị anh nghiên cứu, nếu các dấu hiệu rõ ra thêm, thì tổ chức 1 chiến dịch đánh vào khu vực phía nam Chu Lai."

Dựa vào thông tin tình báo trên, trung đoàn 4 TQLC đã tổ chức cuộc hành quân lùng sục ở phía nam sông Trà Bồng với tiểu đoàn Mỹ cùng trung đoàn 51 VNCH. Ám danh của cuộc hành quân này là Thunderbolt, kéo dài trong 2 ngày 6 và 7 tháng 8, trên phạm vi rộng khắp 7000m phía nam con sông và tây đường số 1. Lính VNCH và TQLC Mỹ tìm thấy vài dấu vết quân địch và đã có 1 số cuộc chạm trán với những toán địch nhỏ. Cái nóng 41-42 độ C khiến cho TQLC thiệt hại còn nhiều hơn là do kẻ địch. Dù vậy, đại tá James McClanahan, trung đoàn trưởng trung đoàn 4 TQLC vẫn coi chiến dịch này là 1 bài tập bổ ích cho công tác chỉ huy. Tuần sau đó mới thực là gay go.

***

Đại úy Cal Morris, chỉ huy đại đội Mike, tiểu đoàn 3, trung đoàn3 TQLC đã cùng đơn vị mình tuần tiễu bên bờ nam sông Trà Bồng trong 2 ngày 15 và 16 tháng 8, lính của anh đã đụng độ và hạ sát được 1 số quân địch. Những đối phương bị hạ đều mặc quân phục kaki chứ ko phải là bộ bà ba đen thường thấy của du kích địa phương mà TQLC từng thấy trước đó. Địch cũng được vũ trang tốt hơn. Có cả 1 khẩu B-40, loại vũ khí chống tăng và lô cốt mà trong chiến tranh thời điểm đó còn rất hiếm. Những người kia được trang bị súng tự động có lẽ do Trung Quốc sản xuất. Với TQLC thì đây là loại súng lạ mà ở cấp đại đội họ ko tài nào nhận diện được. Sau đó đại úy Morris nghĩ có thể chúng là súng AK-47, loại được dùng phổ biến sau này. Xác địch cùng vũ khí được chuyển ngay về phía sau để đánh giá.

Cũng trong ngày 15/8, tiểu đoàn tình báo kỹ thuật TQLC số 1 (1st Marine Radio Battalion) đã xác định được 1 nơi có thể là sở chỉ huy trung đoàn 1 quân giải phóng gần thôn Vân Tường. TQLC đã chặn được những cuộc đàm thoại vô tuyến của đơn vị mà họ tin là trung đoàn 1 rồi dùng những thiết bị dò sóng để định vị. Thông tin trên được khẳng định sau khi lại chặn bắt được thêm nhiều thông điệp khác và chúng đã được chuyển cho nhóm tình báo của thiếu tá Williamson. Họ lập tức xử lý rồi báo với bộ tham mưu Quân đoàn III thủy bộ của tướng Walt.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 03 Tháng Hai, 2016, 06:28:03 am
Kẻ đào ngũ

Cũng hôm đó, thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh quân lực VNCH tại vùng I chiến thuật đã báo cho tướng Walt 1 tin khẩn. Thi cho vị tướng Mỹ hay là 1 VC đào ngũ đã tiết lộ tin trung đoàn 1 lừng danh của quân giải phóng đang tập trung gần thôn Vân Tường, trên bán đảo phía nam sông Trà Bồng để chuẩn bị tập kích căn cứ TQLC tại Chu Lai. Với quân số chừng 2000 người, lực lượng này sẽ tấn công, phá hủy nhà ga, máy bay trong khi du kích địa phương đảm nhiệm việc kiềm chế, cầm chân quân phòng thủ. Kẻ đào ngũ tên Vo Thao, 17 tuổi, vào VC từ hồi Tết. Sau vài tuần huấn luyện Thao được giao về tiểu đoàn 40, trung đoàn 1. Cũng giống như nhiều người VN khác, Thao cũng có thân nhân chiến đấu cho cả 2 phe. 1 ông bác của Thao là thành viên VC, 3 người chú khác lại phục vụ cho Mỹ và VNCH. Cha dượng cậu ta là trung sĩ VNCH. Do bị chỉ huy ko cho về thăm nhà, Thao đã làm giả giấy phép rồi bỏ trốn.

Thi nói với Walt đây là những thông tin tốt và đáng tin cậy nhất của đối phương mà ông ta từng thu được trong toàn bộ cuộc chiến. Do sợ tin này rò rỉ đến tai đối phương, Walt yêu cầu tướng Thi đừng để lộ nó cho những chỉ huy VN khác biết. Sau đó tướng Walt đi Chu Lai để bàn việc này với các chỉ huy của mình tại đó. Thông tin của tướng Thi chỉ đúng 1 phần. Lực lượng Trung đoàn 1 ở Vạn Tường khi đó chỉ có tiểu đoàn 40, tiểu đoàn 60 và vài bộ phận của tiểu đoàn 45 hỏa lực. Những đơn vị còn lại đang ở xa hơn về phía nam khoảng 15 cây số. Và quân giải phóng cũng ko hề có ý định tung cả trung đoàn ra tấn công Chu Lai. Các chỉ huy quân địch đã quyết định sẽ chỉ tập kích Chu Lai bằng lối đánh nhỏ, luôn di chuyển của đặc công. Vào lúc đó, chỉ huy trung đoàn 1 đều đã lên đường tới vùng núi phía tây Chu Lai họp bàn tìm cách dụ Mỹ ra khỏi căn cứ và phương án hạn chế hiệu quả của hỏa lực hỗ trợ cùng tính cơ động của họ.


Các lựa chọn

Ngày 16 tháng 8, tướng Walt tổ chức 1 cuộc họp tại Chu Lai với chuẩn tướng Frederick Karch sư đoàn phó; đại tá James McClanahan, trung đoàn trưởng trung đoàn 4 TQLC; đại tá Oscar “Peat” Peatross, chỉ huy trung đoàn 7 đổ bộ TQLC (Regimental Landing Team 7 - đơn vị cỡ trung đoàn tăng cường, nguyên khởi thủy là trung đoàn 7 TQLC. ND); cùng 1 số sĩ quan tham mưu. Ông báo cho mọi người biết tình hình và nói rõ những thông tin này là rất nhạy cảm, chỉ nên phổ biến từ cấp tiểu đoàn trở lên. Sau khi tiết lộ thông tin tình báo, vị tướng bắt đầu nghiên cứ những tùy chọn của mình. Walt phải đối mặt với quyết định nên tấn công lực lượng VC trước để ngăn ko cho họ tập kích căn cứ hay nên phòng thủ?. Nếu theo cách đầu, thì sẽ phải huy động hầu hết các đơn vị đồn trú, khiến Chu Lai trở thành mục tiêu ngon xơi. Còn nếu theo cách sau thì lại khiến đối phương có thêm thời gian tổ chức công tác hậu cần, tăng cường sức mạnh cho trận đánh sẽ diễn ra sau đó 1 ngày. Biết chẳng chóng thì chầy thì mình cũng sẽ phải chống lại quân giải phóng nên tướng Walt đã hạ quyết tâm đánh trước.

Sau khi tính toán các lực lượng trong khu vực trách nhiệm của mình, Walt biết sẽ chẳng thể nào lấy quân ở Đà Nẵng vào được. Ông nghĩ tối ưu thì phải tung vào chiến dịch này 2 tiểu đoàn TQLC, và đó phải là tiểu đoàn 3/3 cùng tiểu đoàn 2/4. Sau khi đã quyết định, để tăng khả năng thành công trên chiến trường ông phải vơ vét thêm nhiều nguồn lực khác. Học thuyết trong những năm 1960 cho rằng muốn tổ chức 1 chiến dịch thành công thì quân tấn công phải có binh lực, hỏa lực áp đảo 3:1 so với bên phòng ngự. 2 tiểu đoàn TQLC tiến đánh 1 lực lượng đối phương có gần 2000 quân có nghĩa là binh lực cả 2 chỉ xấp xỉ nhau. Và như vậy Walt sẽ phải trông cậy vào hỏa lực hỗ trợ. Ông tướng nhìn sang đại tá Peatross nói: " Peat ạ, anh là người duy nhất có thể đảm đương nhiệm vụ này. Tôi biết các phương tiện của anh hiện vẫn ngoài bãi biển vì chúng mới cập bờ hôm qua thôi"

Sau này Peatross nhớ lại là Walt đã cho mình lựa chọn giữa đồng ý và ko đồng ý thực hiện nhiệm vụ này và bảo thêm rằng nếu ông ta ko chịu đi thì chiến dịch sẽ bị hủy bỏ. Chẳng có bằng chứng nào cho thấy những cựu lính đột kích TQLC (Raiders Marine. 1 đơn vị tinh nhuệ của binh chủng trong chiến tranh TG 2, trang bị nhẹ với chiến thuật đặc trưng là dùng xuồng cao su đổ bộ vào sau lưng phòng tuyến địch. ND) hăng máu như Peatross và Walt mà lại chấp nhận chịu bó tay cả. Tuy nhiên Peatross lại nói ông muốn bàn với các tiểu đoàn trưởng sẽ tham gia đã. Walt cho Peatross 1 lựa chọn khác, đó là sử dụng tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 đổ bộ TQLC, 1 đơn vị dưới quyền Peatross, tham gia với đề nghị để họ tiếp tục những gì đang làm là tới thay tiểu đoàn 3/3 làm nhiệm vụ phòng thủ Chu Lai rồi để tiểu đoàn 3/3 tiến hành chiến dịch. Peatross rất khoái trích lời thống tướng Omar Bradley, người từng nói nếu chỉ huy mà am hiểu cấp dưới thì trận đánh sẽ thắng đến 90%. Peatross lại rất thân với các chỉ huy tiểu đoàn 3/3 và tiểu đoàn 2/4. Ông quen trung tá Muir từ hồi ông này mới học qua trường cơ bản ở Quantico với hàm thiếu úy và sau gặp lại tại căn cứ Pendleton, khi lên nắm trung đoàn 7 TQLC. Ông cũng từng chiến đấu với trung tá Fisher trên đảo Iwo Jima. Trong thực tế Peatross quen 2 sĩ quan này còn lâu hơn mấy tiểu đoàn trưởng dưới quyền. Sau khi nói chuyện với Muir cùng Fisher, và bay với họ ra vùng hành quân, thì Peatross xác nhận mình sẽ thực thi nhiệm vụ. Ông yêu cầu tướng Walt cố xin đô đốc Sharp, tư lệnh Thái Bình Dương giao lại cho mình tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 để làm dự bị. Tiểu đoàn này vốn được giao nhiệm vụ như là đơn vị đổ bộ đặc biệt, lực lượng trừ bị cho toàn chiến trường Thái Bình Dương. Walt chấp thuận và đô đốc Sharp từ bộ tư lệnh ở Hawaii cũng lập tức chuẩn y yêu cầu này. Vấn đề còn lại là đơn vị này hiện vẫn còn ở Philippines.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 04 Tháng Hai, 2016, 05:48:36 am
***
Đúng là trang thiết bị của Peatross hiện vẫn còn nằm ngoài bãi biển nhưng trung đoàn của ông đã đổ bộ kiểu 'Land administratively' vào VN rồi. Ở căn cứ Pendleton, California, người ta bảo ông chuẩn bị đổ bộ kiểu 'land tactically', rồi sau đó khi đến VN thì sư đoàn 3 TQLC lại nói phải đổ bộ theo kiểu 'Land administratively'. Và thế là, thiết bị, khí tài của ông giờ đang chồng chất ngoài bãi biển. Đổ bộ 'Land administratively' nghĩa là ưu tiên cho việc tối ưu hóa không gian trên tàu khi chất hàng vào hầm và làm sao để dỡ trang bị 1 cách nhanh nhất bất kể thứ tự sắp xếp thế nào. Landing tactically có nghĩa tàu sẽ xếp hàng để tác chiến với khí tài, trang bị chiến đấu cần thiết nhất sẽ ở tầng trên cùng hầm chứa hàng, và do đó có thể bốc dỡ theo thứ tự ưu tiên những gì mà các đơn vị đang giao chiến cần nhất khi chiến đấu. Chính vì thế do trung đoàn 7 TQLC đổ bộ kiểu 'Land administratively' nên trang bị của nó cứ thế mà nằm bừa bãi, lộn xộn trên bờ biển.


Đại tá Peatross

Đối với chiến trường VN thì Peat Peatross cùng trung đoàn còn rất mới, nhưng bản thân ông đại tá lại là cựu chiến binh từng tham gia cả 2 cuộc chiến tranh trước đó. Đó là 1 người miền nam, đeo kính, chỉnh chu, nói hay nhấn giọng. Nhìn Peatross giống 1 kỹ sư dệt may do đại học Bắc Carolina đào tạo hơn là 1 anh hùng quân đội. Oscar Peatross từng là thành viên trong đơn vị 'đột kích TQLC' lừng danh của trung tá Evans F. Carlson hồi chiến tranh TG 2. Lính của Carlson, trong đó có cả James Roosevelt, con trai tổng thống Roosevelt, từng tổ chức cuộc đột kích táo bạo lên hòn đảo Makin thuộc quần đảo Gilbert do quân Nhật chiếm đóng hồi đầu cuộc chiến. Đảo Makin cũng là giới hạn khu vực bị Nhật đánh chiếm thần tốc trên Thái Bình Dương trong những ngày đầu chiến tranh. Lực lượng địch có quân số vượt trội đã hoàn toàn ko ngờ đến việc trung tá Carlson cùng đơn vị đột kích nhỏ dưới quyền từ tàu ngầm dùng xuồng cao su đổ bộ lên đảo trong đêm tối. Toán quân của Peatross, dạt vào bờ biển cách lực lượng chính khá xa, lọt vào giữa 1 đơn vị quân Nhật lớn và đã phải đánh mở đường về nhập đội. Mũi tiến quân của ông ta tuy rất ác liệt nhưng đã giành thắng lợi; số TQLC này đã giết được hàng chục quân địch. Với vai trò chỉ huy trong trận đánh mà Peatross được thưởng huân chương chữ thập Hải quân, phần thưởng cao quí thứ nhì của quốc gia cho những hành động dũng cảm trong chiến đấu. Peatross cũng tham dự nhiều chiến dịch khác trên chiến trường Thái Bình Dương và sau trở thành 1 tiểu đoàn trưởng dưới quyền đại tá Lew Walt tại Triều Tiên.


Trung đoàn 7 đổ bộ TQLC

Trung đoàn 7 đổ bộ TQLC từ California đến đảo Okinawa tháng 6 năm 1965. Ngay từ đầu tháng 5, nó đã được cho hay là sẽ chuyển sang VN và bắt đầu được phổ biến tin tức tình báo cập nhật hàng ngày. Việc này vẫn tiếp tục được thực hiện trong hành trình vượt Thái Bình Dương cùng suốt thời gian lưu trú ở Okinawa. Suốt tháng 7, vị đại tá cùng ban tham mưu đã thăm viếng tất cả những khu vực do TQLC đảm nhiệm ở VN để làm quen dần với kẻ địch cũng như những khó khăn khi chiến đấu ở đó. Đến tháng 8 thì đơn vị lên tàu của Hải đoàn Thủy bộ số 7 thực hiện hành trình đến VN. Lực lượng họ gồm có trung đoàn bộ, tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 và tiểu đoàn 3, trung đoàn 9. Hồi đó TQLC trung đoàn 7 được huấn luyện khá bài bản. Họ cũng được chuẩn bị kỹ trong công tác hiệp động với không lực cơ hữu cùng với các đối tác khác thuộc Hải quân hay TQLC. Việc huấn luyện cho TQLC lý thuyết về chiến thuật trực thăng vận đặc biệt quan trọng vì nó hiện đang rất phát triển. Khi xưa tại Triều Tiên, TQLC đã từng sử dụng máy bay trực thăng và nay tại VN thì họ cũng đã có 3 năm rưỡi làm việc với chúng trong vai trò cố vấn. Tuy nhiên họ vẫn chưa trực thăng vận 1 số lớn TQLC vào tác chiến phù hợp với những gì họ từng phát triển cả chục năm về trước. Chiến dịch Starlite sẽ là thử thách lớn đầu tiên.

Trên đường sang VN, lực lượng trung đoàn lại thay đổi 1 lần nữa do tiểu đoàn 3/9 bị lấy đi và phải chuyển hướng tới Đà Nẵng. Vì thế mà khi đến Chu Lai, trung đoàn 7 đổ bộ TQLC chỉ còn lại bộ chỉ huy cùng với tiểu đoàn 1/7.

Với chiến dịch Starlite, trung đoàn lại bị 'nhào nặn' thêm lần nữa. Và cuối cùng thì trung đoàn 7 đổ bộ TQLC gồm có tiểu đoàn 3/3; tiểu đoàn 2/4 cùng bộ tham mưu. Chiều ngày 16 tháng 8 thì đơn vị được báo động. tiểu đoàn 1/7 mới đến của trung tá James B. Kelly cũng đã tiếp quản, chiếm lĩnh xong những vị trí phòng ngự căn cứ Chu Lai của tiểu đoàn 3/3.


Kế hoạch

 Quyết định đã ra và các đơn vị thì cũng đã chọn xong, giờ đến lúc ra sức lập kế hoạch. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tìm phương pháp tấn công. Khả năng đổ bộ tất các lực lượng tham gia bằng trực thăng bị loại trừ vì ko đủ máy bay chuyên chở cả 2 tiểu đoàn  đến vùng hành quân. Và ngay cả nếu như có dồi dào trực thăng thì lực lượng của Peatross vẫn cần tàu thủy để đổ bộ lên bờ xe tăng cùng những thiết bị nặng nề khác, cũng như để đảm bảo công tác hậu cần phục vụ chiến dịch.

1 cuộc tấn công bằng đường bộ cũng đã được xem xét nhưng rồi cũng bị loại. Lượng xe tải hiện có ko đủ để vận chuyển nhanh chóng theo đường 1 số lượng TQLC lớn như thế. Còn nếu như bắt họ hành quân bộ thì sẽ làm mất đi yếu tố bất ngờ. Đường số 1 cách bán đảo Vạn Tường khoảng 12 km và nó cũng là con đường tiếp vận huyết mạch duy nhất. TQLC sẽ phải hành quân bộ đến mục tiêu bằng những con đường nhỏ và các lối mòn. Bảo vệ giao thông trên quốc lộ 1 và các con đường từ đó đến mục tiêu là việc bất khả thi. Chỉ có tấn công bằng đường không và đường biển mới bảo đảm được yếu tố bất ngờ. Ngoài việc thân với Joe Muir và Fisher 'Bò đực', Peatross cũng quen tướng Walt từ rất lâu nên họ có thể nhanh chóng giải quyết kế hoạch cũng như phối hợp làm việc giữa bộ tham mưu sư đoàn với trung đoàn bộ trung đoàn 7. Tương tự như thế, Peatross cùng ban tham mưu cũng từng cộng tác với đại tá hải quân McKinney, chỉ huy lực lượng tàu đổ bộ cùng tàu bè và các sĩ quan tham mưu của ông này trong chiến dịch Silver Lance ở California mới 5 tháng trước. Mối quan hệ này chắc chắn đã tác động đến việc McKinney sẵn sàng vào việc dựa trên chỉ thị miệng.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 16 Tháng Hai, 2016, 08:41:55 am

Sau đó trong ngày 16/8, 2 viên tiểu đoàn trưởng cùng đại tá Peatross; sĩ quan hành quân là đại úy Dave Ramsey; và thiếu tá Andy Comer khẩn trương làm 1 chuyến trinh sát trên khu vực tác chiến bằng trực thăng riêng UH-1E Huey của tướng Walt. Họ xác định các bãi đổ bộ còn trung tá Fisher thì tìm kiếm những bãi đáp trực thăng khả dĩ. Trong khi bay trên mục tiêu, họ phát hiện có 1 số người Việt ko hiểu là dân hay lính đang nhìn lên từ mấy vạt cây xa xa. Chuyến điều nghiên phải tiến hành vội vã để tránh làm lộ ý định. Những người trên máy bay nhận thấy khu chiến là 1 vùng đất nhấp nhô, với 75% diện tích là đất trồng trọt, còn những nơi khác thì có nhiều bụi cây cao từ 1-1,8m. Chia cắt khu vực là những hàng rào, lũy tre cao tầm từ 2 cho đến 30 thước. Bãi biển ở đây là những dải cát hẹp nhưng cũng đôi chỗ những đụn cát lấn sâu vào đất liền tới cả 2 cây số.


Đối phương được cảnh báo


Chuyến bay thám thính có vẻ tình cờ, chóng vánh đã ko đánh lừa nổi đối phương. Căn cứ vào thông tin mà trinh sát họ quan sát được ở Chu Lai, quân giải phóng đoán Mỹ sẽ đánh vào bán đảo Vạn Tường. Nhà văn Bernard Fall của Pháp từng phát biểu rằng tình báo của tướng Giáp có 1 lợi thế cực kỳ lớn. Tuy là viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng cảnh báo của ông cũng đúng trong chiến tranh với Mỹ. "Phải chấp nhận thực tế rằng mọi cuộc điều binh ở Đông Dương đều phơi ra trước mắt mọi người. Do ko thể hành binh ban đêm vì sợ phục kích nên ngay cả những động thái nhỏ nhất của lính tráng, xe tăng hay máy bay đều lập tức lọt vào mắt người dân và đánh động tới Việt Minh. Do vậy tính bất ngờ chỉ có thể đạt được bằng tốc độ cơ động chứ ko phải là che dấu nó. Vì thế, Việt Minh hầu như luôn biết chính xác lực lượng Pháp ở mọi khu vực xác định, biết bao nhiêu lính trong số này có thể sẵn sàng tham gia hành quân cơ động. Và do nắm được số quân cần thiết sẽ phải giành ra bảo vệ đường giao thông tùy theo độ dài của nó nên cũng sẽ tính ra được quãng đường tối đa mà quân Pháp thọc sâu cũng như khả năng kéo dài chiến dịch đó."

Trong trường hợp chiến dịch Starlite, quân giải phóng tuy xác định được mục tiêu nhưng lại ko đánh giá chính xác tốc độ tấn công mà TQLC có thể phát động. Họ cũng đoán sai cách đánh của quân Mỹ.

1 khó khăn nữa của quân giải phóng là cả trung đoàn trưởng Lê Hữu Trữ lẫn trung đoàn phó Lu Van Duc (?) đều đi vắng. Cả 2 đều đã đi lên vùng rừng núi rậm rạp phía tây Chu Lai dự họp. Mục đích của cuộc họp diễn ra sau chiến thắng chiến dịch Ba Gia là tìm phương hướng đối phó với TQLC Mỹ. Khác với khẳng định của Vo Thao (?), kẻ đào ngũ 17 tuổi, chẳng có bằng chứng nào thật sự cho thấy trung đoàn 1 quân giải phóng có ý định tổ chức tấn công tổng lực vào căn cứ Chu Lai và họ cũng sẽ chẳng bao giờ giao chiến với TQLC Mỹ bằng lối đánh đó.

Do trung đoàn trường và trung đoàn phó vắng mặt, chính ủy Nguyễn Đình Trọng cùng cấp phó của mình là Hu Tuong (?) phải gánh lấy việc đối phó với quân Mỹ. Họ phải cân nhắc liệu có nên gọi các tiểu đoàn 45 và tiểu đoàn 90 đang đóng quân phía nam Vạn Tường 15 cây số về hay ko? Chính ủy Trọng và Tuong ra quyết định chậm nên khi trận đánh nổ ra thì đã quá muộn. Nhưng cùng lúc đó các tiểu đoàn 40 và 60 đều đã được báo động và họ cũng đã quen việc phải đối phó với mọi tình huống bất ngờ.

Các chỉ huy quân giải phóng lại mâu thuẫn với nhau trong việc xác định hướng quân Mỹ sẽ tấn công. Họ phải cân nhắc đến 3 khả năng: Quân Mỹ vượt bờ nam sông Trà Bồng đánh xuống; đánh bằng đường bộ theo quốc lộ 1 hoặc dùng trực thăng đổ quân. Vào thời gian này họ chưa coi trọng tới khả năng hành quân thủy - bộ của TQLC nên đã bỏ qua phương án đổ bộ từ biển vào. Sau nhiều lần bàn bạc, cuối cùng họ thống nhất rằng đối phương đang thiếu trực thăng để tổ chức 1 cuộc tấn công đổ bộ đường không hiệu quả. Do vậy công tác chuẩn bị trước mắt là đối phó với các mũi tấn công bộ xuất phát từ phía bắc hoặc phía tây. Quân giải phóng tự tin có thể đón đánh TQLC Mỹ theo cách của mình. Theo đó họ sẽ phục kích, gây tổn thất cho quân Mỹ rồi biến mất như đã từng làm trong quá khứ.


Tiếp tục kế hoạch của Trung đoàn 7 TQLC


Sáng ngày 17 tháng 8, 1 nhà bạt được dựng lên trên bãi biển Chu Lai để cho các sĩ quan tham mưu Hải đoàn Thủy bộ 7 cùng Trung đoàn đổ bộ 7 TQLC họp. Những bãi biển dự định sẽ đổ quân đã từng được những toán người nhái Hải quân khảo sát trước và sau khi TQLC đổ bộ lên Chu Lai tháng 5 trước đó. 2 trong số những bãi biển này rất phù hợp để đổ bộ đường biển. Chúng nằm cách nhau chừng 4000m, đáy biển cùng có cát bằng phẳng. Ngoài vấn đề ấy ra thì chúng chẳng hề giống nhau.

Sau khi đã bay trên khu vực, các chỉ huy Mỹ bắt đầu thảo luận với nhau về cả 2 bãi biển: độ dốc, chiều rộng, độ kín đáo, thủy triều, địa hình trên đất liền...Cuối cùng Peatross và McKinney thống nhất chọn bãi biển phía nam gần thôn chài An Cường 1. Từ đây quân giải phóng có thể tiến đến Chu Lai hoặc tới 1 khu vực dễ dàng lập chốt chặn ngăn cản quân từ căn cứ theo đường bộ xuống. Khu vực này được đặt tên là Green Beach. Bãi biển ko được chọn nằm cách đó xa hơn về phía bắc, chỗ thôn Phước Thuận 3, nằm chính giữa 2 mũi đất, cách đều mỗi bên khoảng 1 dặm. Dù ngày 18/8, thủy triều chỉ thấp trước giờ H thì con nước lên, xuống, điều kiện sóng, độ dốc bãi biển thôn An Cường 1 vẫn được coi là phù hợp mọi lúc để đổ bộ.

Tiếp đó đến những bãi đáp trực thăng. Theo lý thuyết tác chiến thì tối ưu nhất là đáp trực thăng xuống sau chiến tuyến địch. Thế nhưng trận tuyến kiểu như thế lại chẳng có ở VN. quân giải phóng hoặc ko bảo vệ hoặc bảo vệ toàn bộ cả khu vực đứng chân, thường bao gồm cả nhà cửa, cây cối trong đó. Bãi đáp sẽ phải lớn đủ để cho trực thăng hạ cánh vừa sâu vào nội địa nhằm cô lập các đơn vị quân giải phóng trong mục tiêu với các đơn vị bên ngoài khu chiến. Chúng cũng lại phải nằm ko quá sâu trong đất liền để có thể dùng hỏa lực yểm trợ cho lực lượng đổ bộ đường biển trong quá trình họ từ bờ biển tiến vào. Thêm nữa ko thể chọn những nơi đông dân cư làm bãi đáp vì nhất thiết sẽ phải dùng pháo hạm cùng các loại hỏa lực hỗ trợ khác để dọn bãi. Cũng vì lý do đó mà chúng cũng phải cách xa nhau ra. Đã chọn được 3 bãi đáp chạy theo trục bắc - nam mỗi cái cách nhau chừng 2000m.


Tiêu đề: Re: TRẬN ĐẦU. Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 17 Tháng Hai, 2016, 07:32:08 am
Trong lúc Muir cùng Comer còn lăn tăn về các bãi biển, Fisher  'Bò đực' quả quyết chỉ vào bản đồ nói như đinh đóng cột: "Tôi sẽ đổ xuống đây, đây và đây nữa" khi chọn bãi đáp trực thăng cho các đại đội dưới quyền. Ông ta đặt tên các bãi đáp là Red, White và Blue theo thứ tự từ bắc xuống nam

Sau khi các chỉ huy bàn bạc thống nhất xong, kế hoạch được thiếu tá Elmer Snyder, phụ trách hành quân của Peatross, tổng hợp viết ra giấy sau khi cùng các sĩ quan tham mưu làm việc suốt đêm.

Trung tá Lloyd Childers, chỉ huy phi đoàn trực thăng sẽ gánh vác phần lớn việc hỗ trợ lại ko được mời đến họp vì nỗi lo bảo mật thái quá. Thay vì thế ông chỉ nhận lệnh hành động 1 cách rời rạc, cụt ngủn chẳng có ích gì. Hậu quả là phi đoàn trực thăng 361 rất mù mờ về thông tin để có thể hành động hiệu quả. 1 trong số đó là việc ban chỉ huy trung đoàn 7 TQLC sẽ tiến hành chiến dịch. Ông cứ ngỡ theo lẽ thường thì đó phải là việc của trung đoàn 4 TQLC, đơn vị đã đứng chân ở Chu Lai 3 tháng nay. Đâm ra chẳng ai nghĩ đến chuyện cập nhật tần số vô tuyến trung đoàn 7 cả. Chính vì thế mà trước khi mọi việc sáng tỏ, các phi công đã phải liên lạc với lực lượng mặt đất qua bộ chỉ huy trung đoàn 4. Điều này đã khiến cho chiến dịch bị chậm trễ ở nhiều thời khắc quan trọng.


Tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 gấp rút chuẩn bị


Trong lúc 2 viên tiểu đoàn trưởng còn đang bận họp với đại tá Peatross cùng ban tham mưu, thiếu tá Andy Comer vội vã quay quay về sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3 để cho đơn vị di chuyển. Theo kế hoạch thì ngày D là sáng mai, ngày 18 tháng 8. Giờ H chính là lúc mặt trời mọc, 6g30 sáng. Ko được phí thì giờ. Mọi việc có vẻ bớt khó khăn do tiểu đoàn từng lên trước 1 kế hoạch cho 1 chiến dịch diễn ra ở vùng này. Dù có được thuận lợi này, vẫn cần có thời gian để cho lính tráng chuẩn bị lên tàu chiều ngày 17 tháng 8. đại đội India, tiểu đoàn 3/3 dưới quyền đại úy Bruce Webb đang đi hành quân thì bị gọi về tống ngay lên tàu đổ bộ. Họ sẽ đi đợt đầu tiên của cuộc tấn công. 1 đại đội nữa cũng tham gia đợt đầu là đại đội Kilo của đại úy Jay Doub.


Vận dụng lý thuyết

Kế hoạch của Peatross là cô lập kẻ thù rồi tiêu diệt. Để có thể cô lập quân địch, các đơn vị dưới quyền trung đoàn 7 TQLC - sẽ được trực thăng thả xuống những bãi đáp và từ bờ biển đổ bộ vào - phải hội quân xong trước buổi trưa ngày D. Ý đồ của Mỹ là làm cho địch nghĩ họ chỉ còn 1 đường thoát duy nhất ở phía bắc. Và đường thoát này sẽ bị 1 đại đội súng trường xâm nhập từ đêm trước chiến dịch khóa chặt.

Đề đốc William McKinney chỉ thị cho các tàu dưới quyền neo lại cách bờ biển 2000m từ tảng sáng. Lý do tiểu đoàn của Muir được chọn đổ bộ từ biển vào là vì nó dễ xuống tàu do nằm gần bãi biển nhất.

Kế hoạch hành quân dựa hoàn toàn vào lý thuyết đổ bộ đường biển, được phát triển từ những năm 1930 và hoàn chỉnh đến độ gần như hoàn hảo trong chiến tranh TG 2. Khác biệt lớn nhất ở đây là yếu tố máy bay trực thăng. TQLC và Hải quân từng tập hành quân kết hợp giữa trực thăng và phương tiện đổ bộ nhiều lần nhưng chưa bao giờ gặp phải tình huống chiến đấu. Hải quân đặt tên tài liệu hướng dẫn đổ bộ lưỡng cư là NWP 22, còn TQLC gọi nó là LFM-01. Kế hoạch được lập khá mau lẹ vì các đơn vị đều đã được học và thực hành lý thuyết 1 cách nhuần nhuyễn.

Hầu hết binh sĩ trong 2 tiểu đoàn đều đã luyện tập hình thức tác chiến này cùng nhau suốt 2 năm qua dù chưa phải giáp mặt với quân địch. Điển hình là các sĩ quan tiểu đoàn 3/3 đều đã có tầm 20 lần được đi trên các phương tiện đổ bộ. Họ đều đã nằm lòng 5 qui tắc ứng chiến, truyền lại cho binh lính và chẳng ai cảm thấy lăn tăn gì. Đại đa số chỉ nghĩ đây là chuyện bình thường chứ ko hề biết trong thực tiễn cuộc hành quân sẽ khác lý thuyết rất xa.

Lực lượng đổ bộ rất may mắn khi có trong khu vực 3 tàu chiến để yểm hộ bằng hỏa lực pháo hạm. Chúng là tuần dương hạm USS Galveston (CLG 3) trang bị 6 pháo 127mm và 6 pháo 155mm, cùng 2 khu trục hạm USS Orleck (DD 886) và USS Prichett (DD 561) có 5 pháo 127 ly mỗi chiếc.

Tuy các hạm trưởng thường ko tham gia công tác lập kế hoạch nhưng họ đều là những 'tay tổ' trong việc yểm trợ bằng pháo trên tàu.

Khí tài, trang bị đều đã được sắp xếp sẵn sàng trên các bãi biển và bãi đỗ trực thăng trong ngày 17/8. Đến 14g cùng ngày thì trang thiết bị được đưa lên các tàu của Hải đoàn 7 Thủy bộ. Đại tá Peatross cùng trung đoàn bộ trung đoàn 7 TQLC lên chiếc tàu USS Bayfield (APA 33), kỳ hạm của đề đốc McKinney. Ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 cùng với các đại đội India và Kilo ra đi trên tàu USS Cabildo (LSD 16); còn đại đội Lima thì lên chiếc USS Vernon County (LST 1161).

Các sĩ quan chỉ huy, tham mưu hầu như ko ngủ suốt đêm tiếp tục tổ chức, phối hợp kế hoạch. Lực lượng đặc nhiệm sẽ nhổ neo ra khơi lúc 22g. Những ai đang theo dõi trên bờ đều sẽ nghĩ tàu Mỹ đang tiến về phía đông, hướng đường chân trời. Khi đã ra khỏi tầm nhìn của đối phương, dưới sự che chở của bóng đêm, những chiếc tàu sẽ cải hướng, tiến đến khu vực mục tiêu cho kịp thời gian cuộc tấn công bắt đầu. 1 lực lượng thiết giáp gồm cả xe tăng và xe tăng phun lửa thuộc các tiểu đoàn tăng số 1 và số 3 cùng các xe Ontos của tiểu đoàn chống tăng số 1 cũng được đưa lên các tàu đổ bộ LCU rồi cứ thế độc lập đi tới khu vực đổ bộ sao cho thời điểm đến nơi cũng trùng với thời điểm của các quân vận hạm.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 18 Tháng Hai, 2016, 07:57:31 am

Đám lính ko hề biết tí gì và cũng chẳng quan tâm lắm đến việc được cho lên tàu chiều hôm ấy. Họ bày ra những trò giết thì giờ mà chẳng mảy may nghĩ liệu chiến dịch này có khác gì với những lần 'dạo mát'  lúc trước hay ko? Trung úy Burt Hinson đang ở dưới bãi biển cho lính lên tàu thì trung sĩ Bradley, của ban hậu cần tiểu đoàn tới hỏi xem anh có cần lấy đạn nạp cho đầy khẩu súng lục .45 hay ko? Thậm chí Hinson còn chẳng biết là mình hiện còn bao nhiêu đạn bữa vì đại đội trưởng Jay Doub cho rằng sĩ quan ko cần phải mang theo súng. Đang bận tíu tít chỉ huy lính lác thì lấy đâu ra thì giờ mà bắn súng? Dù sao đi nữa Bradley cũng bảo Hinson cầm theo vài băng súng lục .45 đầy nhóc đạn.

Với phần lớn TQLC thì trên tàu chẳng có chỗ nào ngủ cả. Do đó họ tìm mọi cách để nghỉ ngơi trong xe thiết giáp lội nước, trong đỉnh đổ bộ và trong đám đồ đạc của mình. Họ nhìn ánh mặt trời chiếu xuống nước khi nó lặn mà tự hỏi sáng mai, khi mặt trời ló rạng, mình sẽ gặp những thứ gì khi đổ bộ lên bờ? Trong đám lính, những tay sùng đạo bắt đầu cầu nguyện, số khác thì viết thư về nhà nhưng cũng có nhiều người chỉ hút thuốc và tán gẫu.

Đêm đó họ xếp hàng lĩnh bữa tối với cơm trộn ớt cay xè. Tuy bữa cơm ăn với ớt có vẻ nghèo nàn nhưng TQLC vẫn thấy hài lòng vì họ đã phải sống cực chẳng đã bằng đồ hộp suốt 3 tháng rồi.

Họ chia nhau lên xe bọc thép lội nước theo đúng sơ đồ được học hồi ở trường huấn luyện. TQLC tiểu đoàn 3/3 đã cùng nhau luyện tập 1 thời gian dài nên nắm việc này rõ như lòng bàn tay. Tàu nhổ neo vào lúc 2g00 sáng, chuyển hướng 70 độ, hướng đông - đông bắc, rời khỏi điểm nhận quân. Quãng hơn 4g sáng, sau khi TQLC ăn bữa sáng với trứng và bánh kếp, thủy thủ đoàn được lệnh cho tàu đổi hướng quay ngược lại. Đến 5g sáng thì tàu tới ngoài khơi mục tiêu, thả neo cách bờ tầm 2,5km, chuẩn bị thả xuồng tấn công.


Báo động!

Dù quân giải phóng ko lường đến chuyện TQLC Mỹ đổ bộ từ biển vào, nhưng đó là điều đã xảy ra! Ngay khi vừa phát hiện tàu Mỹ, trung đoàn 1 lập tức báo ngay tin này cho các đơn vị trong khu vực qua điện thoại và lính liên lạc. Quân Mỹ ko chỉ từ ngoài biển tiến vào mà lúc này còn đổ bộ sớm hơn dự kiến. Hạm tàu đang đậu ngoài khơi cách bộ chỉ huy trung đoàn 1 qpg chưa đầy 4 cây số.

quân giải phóng lập tức phản ứng. Duong Hong Minh (?) cấp tốc được điều ra bãi biển bố trí quả mìn điều khiển từ xa chống quân Mỹ. Phan Tan Huan (?), cán bộ tham mưu thì lấy 1 lực lượng nhỏ ra tổ chức vị trí chốt chặn giữa bãi biển với sở chỉ huy. Nhiệm vụ của anh là chiến đấu cầm chân địch để tạo điều kiện cho cấp chỉ huy trung đoàn chuyển tới vị trí an toàn hơn.


Cái Đe vào vị trí

Đại úy Cal Morris đã cho đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 của mình vào vị trí từ đêm hôm trước. Tuy Morris nhìn ko có vẻ gì hầm hố nhưng anh lại là 1 người rất cứng rắn, được bạn bè, đồng đội quí mến. Nhiệm vụ của đại đội Mike trong chiến dịch này là làm cái Đe chốt chặn. Nó bố trí dọc theo 1 sống đất hẹp nằm phía bắc khu vực mục tiêu. Lực lượng đổ bộ đường biển là các đại đội khác cùng tiểu đoàn 3/3 và quân tiểu đoàn 2/4 của Fisher, đổ bộ bằng trực thăng, sẽ đóng vai trò cái Búa dồn đối phương về chỗ Morris để đơn vị anh cất vó.

TQLC đại đội Mike đi ngủ từ lúc hoàng hôn ngày 17 tháng 8. Đến 22g30 họ bị đánh thức dậy, mang theo trang bị hành quân bộ tới sông Trà Bồng. Tới đây họ theo dốc đi khoảng 2km về phía bãi biển rồi leo lên xe bọc thép lội nước LVTP5 vượt sông sang bán đảo Vạn Tường. Sau đó họ lại hành quân bộ trong đất liền cho đến khi tới được vị trí chốt chặn. Đêm đó trời tối đen như mực, để tránh bị lạc khỏi hàng quân, kẻ đi sau phải túm lấy ba lô người đi trước. Nếu bị lộ lính Mỹ sẽ là mục tiêu ngon xơi cho kẻ thù. May thay họ ko bị ai phát giác.

đại đội Mike tới mục tiêu êm thắm quãng 2g30 sáng và bắt đầu bắt tay đào công sự. Rạng sáng, 1 đại đội súng cối howtar 107mm thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 12 pháo binh TQLC được máy bay trực thăng chở đến trận địa của đại đội Mike để cung cấp hỏa lực yểm trợ tầm gần. (đây là loại cối 106,7mm gắn trên khung lựu pháo 75mm hạng nhẹ. ND). Trong số TQLC ra lập chốt chặn có trung úy Bill Krulak, con trai trung tướng Krulak, là 1 trung đội trưởng của đại đội Mike. Đến sáng, khi lực lượng đổ bộ đường biển tiến vào bờ thì đại đội Mike cũng đã sẵn sàng.

Magnificent Bastards - Lũ khốn cừ khôi

Joseph R. Fisher "bò đực", chỉ huy tiểu đoàn 2/4 là 1 trong những tiểu đoàn trưởng lỗ mãng nhất binh chủng. Đó là 1 TQLC to con cao tới 1m93, nặng tròm trèm 100kg. Ông đăng lính TQLC năm 1942 và 2 năm rưỡi sau đó thì đổ bộ lên đảo Iwo Jima với chức trung sĩ trung đội phó. Dù trận này bị trúng đạn súng máy 2 lần nhưng ông vẫn ko chịu đi sơ tán. Fisher rời hòn đảo khủng khiếp ấy với 1 huân chương sao bạc và được đề bạt phong làm sĩ quan. Khi đã là trung úy, ông chỉ huy 1 đại đội súng trường trong chiến dịch bi tráng hồ Chosin ( hồ Trường Tân. ND) hồi chiến tranh Triều Tiên và được thưởng huân chương chữ thập Hải quân ở đó. Vào thời điểm chiến dịch Starlite, dù đã hói và già đi nhiều, nhưng Fisher vẫn rất mạnh mẽ. Tuy là 1 gã thô lỗ, tục tằn nhưng ông cũng rất khôn ngoan. Ông ta luôn quan tâm đến binh lính và cũng rất được binh lính quí mến. Họ tự hào gọi mình là những “The Magnificent Bastard."


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 19 Tháng Hai, 2016, 07:36:36 am
Hotel Six

Buổi tối trước khi diễn ra chiến dịch Starlite, các sĩ quan, hạ sĩ quan đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 tập trung tại sở chỉ huy đại đội. Trung úy Homer K. “Mike” Jenkins, đại đội trưởng phổ biến tóm tắt nhiệm vụ. Anh thông báo có 1 lực lượng lớn địch được cho là đang ở phía nam sông Trà Bồng rồi vạch kế hoạch tấn công, giao mục tiêu trên bản đồ. Trung đội 1 dưới quyền trung úy Chris Cooney sẽ đi cùng ban chỉ huy làm nhiệm vụ dự bị. Trung đội 2 của trung úy Jack Sullivan sẽ chiếm cao điểm 43, mà người Việt gọi là núi Phổ Tinh, nằm phía tây nam các bãi đáp trực thăng. Trung úy Bob Morrison sẽ cùng trung đội 3 đánh chiếm thôn Nam Yên 3, ở đông bắc bãi đáp. đại đội Hotel cùng các đơn vị còn lại của tiểu đoàn 2/4 sẽ hợp lực dồn đối phương ra phía biển, nơi có tiểu đoàn 3 /3 đổ bộ hoặc đón quân địch đâm đầu vào chỗ mình. Qua những kinh nghiệm trước đó chẳng ai lường tới việc quân giải phóng sẽ trụ lại chiến đấu cả.

Chỉ có đôi điều về chiến dịch khiến Mike Jenkins hơi lo lắng. 1 là việc tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 tới bảo vệ phòng tuyến tạo điều kiện cho lính đại đội Hotel nghỉ hơi bị nhiều. Điều khác nữa là họ được pháo hạm chực chờ chi viện trong suốt chiến dịch. Cả 2 đều là những thứ lần đầu tiên họ từng gặp ở VN.

Jenkins bảo lính của mình chuẩn bị sẵn sàng để trực thăng bốc đi khi trời vừa sáng. Anh kết thúc bằng chỉ thị cho mọi người mang theo thật nhiều đạn dược, đổ nước đầy bi đông.

Jenkins là 1 trong số ít sĩ quan thuộc tiểu đoàn từng có kinh nghiệm tác chiến. Trước khi đơn vị rời căn cứ Hawaii sang VN mấy tháng, Jenkins đã tình nguyện tham gia chương trình cố vấn với việc các sĩ quan trẻ sẽ được luân chuyển tới VN từ 60 đến 90 ngày. Nhưng Jenkins lại là sĩ quan TQLC dự bị trong khi Fisher 'Bò đực' chỉ cho phép sĩ quan thường trực trong tiểu đoàn  được đi lấy kinh nghiệm chiến đấu mà thôi. Jenkins ko phải là 1 TQLC dễ bỏ cuộc, anh vật nài xin thủ trưởng cho sang VN bằng được. Suốt mấy tháng ròng, anh đến văn phòng viên trung tá 5 lần 7 lượt để xin mỗi việc ấy. Cuối cùng Fisher đành lắc đầu nói: "Về khăn gói đi, cậu sẽ được đi ngày mai."

Thuở ban đầu trước khi các lực lượng mặt đất Hoa Kỳ đổ vào thì đường đi sang VN khá là khó khăn. Jenkins cùng 1 sĩ quan khác đã phải mất cả tuần đón phi cơ bay lòng vòng khắp vùng viễn Đông rồi mới tới được Sài Gòn. Trong cuộc họp đầu tiên, chừng chục sĩ quan đi 'tham quan, nghiên cứu' được 1 đại tá phụ trách cố vấn TQLC phủ đầu "Theo thống kê thì trong các cậu sẽ có 1 về nhà trong quan tài, 2 tàn phế, 2 bị thương nhưng vẫn còn đi được, số còn lại nguyên vẹn ko 1 vết xước sau khoảng thời gian chóng vánh ở đây." Lời tiên đoán của ông đại tá khá chính xác. 5 trong số sĩ quan mới này sẽ tham gia 1 chiến dịch cùng TQLC VNCH. 2 trong đó về nhà bằng quan tài, 2 người khác bị trọng thương còn Jenkins thì qua khỏi chẳng hề hấn gì cùng mớ kinh nghiệm chiến đấu kiếm được. Chuyến phiêu lưu này sẽ là vô giá trên chiến trường Vạn Tường sắp tới.

Vào hôm trước khi diễn ra chiến dịch, anh cùng mấy sĩ quan khác bay trinh sát trên khu chiến. Jenkins đang ngồi so sánh địa hình thực địa với bản đồ chỗ cửa trực thăng thì có người bắn súng lục cỡ .45 lên máy bay. Đạn bắn lên từ bãi Blue, bãi đáp của đại đội Hotel ngày hôm sau. Sở dĩ Jenkins biết đó là khẩu súng lục .45 vì 1 viên đạn hết đà cày qua thân máy bay rồi lăn xuống sàn tàu về phía mình. Anh đã nhặt nó lên đút túi làm kỷ niệm.

Sau khi rời cuộc họp phổ biến nhiệm vụ do Jenkins tổ chức, hạ sĩ nhất Victor Nunez, biết địch có quân số tầm 200 người. Tuy nghĩ rằng như vậy chẳng ghê gớm lắm nhưng nó cũng đủ khiến cho  Nunez ngủ mất ngon. Trong khi lấy nước vào đầy bi đông, Nunez nói chuyện với hạ sĩ Joe “J. C.” Paul, chỉ huy 1 tổ hỏa lực 1 lát. Paul kết thúc bằng câu " Ngày mai bảo trọng nhé Vic". Câu trả lời là "Cậu cũng vậy nhé, bồ tèo". Đó cũng là lần cuối mà họ gặp nhau.

Hạ sĩ Ernie Wallace được người khác truyền cho biết những tin tức trên. Qua đó, anh hiểu lần này sẽ phải chiến đấu.

Rất nhiều TQLC trẻ tuổi tỏ vẻ bình tĩnh khi nghe có chiến dịch. Dù gì thì họ cũng đã trải qua khối 'chuyến dạo mát' và biết thường thì cũng chả có gì xảy ra đâu. Tính đến thời điểm này trong chiến tranh, lính Mỹ hiếm khi giao tranh với lực lượng quân giải phóng có quân số đông hơn 1 trung đội. Đối phương chỉ tung ra các đơn vị lớn đánh quân VNCH chứ ko dùng để chống lại quân Mỹ có hỏa lực tối tân. Do đoán đây chỉ là 1 chiến dịch bình thường, chỉ có vài lính tiểu đoàn 2/4 là tích cực mang thật nhiều đạn dược, đồ tiếp tế. Hầu hết họ chỉ nhét vào túi áo 1-2 lon đồ hộp, nại cớ sân bay Chu Lai chỉ nằm cách đó chừng 20 phút bay trực thăng và hàng tiếp tế sẽ được thường xuyên chở đến. Chẳng TQLC nào thèm mặc loại áo giáp chống đạn sau này sẽ được dùng phổ biến trong chiến tranh cả.

Tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC. 6g sáng

Fisher ' Bò đực' dự định xuống bãi đáp White cùng với đại đội Echo. Làm vậy ông sẽ ở trung tâm 3 đại đội  tham chiến; giữa đại đội Golf ở phía bắc và đại đội Hotel ở phía nam. đại đội Foxtrot sẽ ở lại Chu Lai tham gia bảo vệ sân bay.

1 thiếu tá mới có đến trình diện "Bò mộng" xin nhận nhiệm vụ. Lúc này tiểu đoàn 2/4 đang thiếu cả tiểu đoàn phó lẫn sĩ quan hành quân, các chức danh phải được giao cho cấp thiếu tá. Người mới đến sẽ đảm nhận 1 trong 2 vị trí này. Fisher quyết định để viên sĩ quan còn thiếu kinh nghiệm này lại hậu phương làm sĩ quan liên lạc cho mình và lấy trung sĩ nhất pháo thủ (gunnery sergeant) Ed Garr theo cùng làm trợ thủ. Garr là 1 cựu binh dày dạn kinh nghiệm từng tham chiến ở Triều Tiên và là người được vị trung tá tin yêu, hiểu rõ.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 22 Tháng Hai, 2016, 02:59:38 pm

Với vai trò mới trong chiến dịch Garr nghĩ hẳn đêm đó mình sẽ ko được ngủ nhiều nhưng như thế vẫn còn hơn chán so với việc cứ là trung sĩ nhất đại đội. Trung sĩ nhất pháo thủ vừa là cấp bậc và là chức danh trong binh chủng TQLC. Được gọi tắt là “gunny”, đây là chức danh phụ trách điều hành đại đội. Trung sĩ nhất là người mà đại đội trưởng trông cậy trong việc hoàn thành nội vụ. Nếu Gunny Garr vẫn ở vị trí được giao lúc trước tại đại đội Hotel, hẳn ông sẽ phải thức suốt đêm để chuẩn bị sẵn sàng nhân lực vật lực cho chiến dịch ngày mai.

Thuở đầu chiến tranh VN có rất nhiều loại vũ khí cá nhân ngoài biên chế trôi nổi trong các đơn vị. Thấy có người mang đến khẩu trung liên BAR, con 'ngựa già' từng phục vụ trong đại chiến TG 2 và chiến tranh Triều Tiên, trung tá Fisher bèn quyết định giao nó cho Garr bởi ông ta rất khoái loại súng đó và người trung sĩ nhất lại là 1 trong số ít TQLC của tiểu đoàn 2/4 biết cách sử dụng, bảo dưỡng khẩu súng. Tuy nhiên vác khẩu trung liên BAR lại chẳng hề là công việc thích thú gì. Cộng với cả chân súng nó nặng đến khoảng 9kg, còn nếu đem theo đủ cơ số đạn thì trọng lượng có thể tăng lên gấp đôi nữa.

Sau vài tuần mang mang vác nặng nhọc thì với sự chấp thuận của trung tá, Garr cũng tìm được cách tống khứ nó đi đổi lấy khẩu tiểu liên Thompson được ông sơn màu xanh lá và đặt cho cái tên "Green Hornet - Ong bắp cày xay". Khẩu Thompson hay “tommygun" có thể khạc ra rất nhiều viên đạn cỡ .45 nhưng lại ko được chính xác cho lắm. Rốt cục, Garr cũng cạy cục đổi nó lấy khẩu Smith and Wesson cỡ nòng .38 (súng lục ổ quay. ND) ngay trước chiến dịch Starlite 1 ngày. Ông vẫn rất mừng khi thoát được mấy cục nợ BAR và Thompson kia dù cũng đã được trang bị khẩu súng ngắn cỡ .45 tiêu chuẩn.

Dưới nhiệt độ 41-42 độ C, các máy bay trực thăng chỉ có thể chở nổi mỗi chuyến 7 TQLC với súng ống, đạn dược, trang bị 1 người lên đến xấp xỉ 109kg. Thời gian bay cùng khoảng cách quay lại phải được tính toán rất kỹ để xác định tải trọng nhiên liệu. Người ta sẽ phải chọn giữa phương án mang ít nhiên liệu, nhưng nạp lại thường xuyên để chở thêm lính và trang bị với việc mang nhiều xăng nhưng bớt đi số người cùng trang bị lại.

Thời điểm trực thăng đổ quân được qui định diễn ra sau giờ H đổ bộ lên bãi biển 15 phút. Điều này cho phép tập trung tối đa mọi nỗ lực để làm chủ bãi biển trước rồi sau đó là các bãi đáp, giúp tránh việc nguồn lực bị phân tán. Thêm vào đó, điều quan trọng là lực lượng mạnh hơn, tức là lực lượng đổ bộ lên bờ biển với xe tăng cùng các khí tài nặng, phải được triển khai trước nhất. Máy bay trực thăng ko đủ sức mang những xe tăng cùng thiết bị nặng nề đến vậy. 1 số thiết giáp sẽ lên bờ cùng với tiểu đoàn 3/3 đã được chỉ thị tới nhập đội cùng đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 vào giữa buổi sáng.


Hỏa lực yểm hộ. 6g15.


Lúc 6g15 sáng, 15 phút trước giờ giờ H, là đổ bộ lên bãi biển, pháo đội Kilo, tiểu đoàn 4, trung đoàn pháo binh 12 TQLC, đơn vị đã cơ động vào vị trí tác xạ trong tầm kiểm soát của Chu Lai, tại bờ bắc sông Trà Bồng đêm 17/8 bắt đầu cho pháo 155mm rót đạn xuống các bãi đáp trực thăng để dọn bãi. Đúng giờ H, 6g30, các đơn vị thuộc Không đoàn 1 TQLC là các phi đoàn cường kích 255, 214 sử dụng máy bay A4 Skyhawks; các phi đoàn tiêm kích - bom số 311, 513, 542 bay F4 Phantom (con ma); cùng phi đoàn quan sát số 2 với những trực thăng vũ trang UH-1 Huey cũng bắt tay chuẩn bị bãi đáp trực thăng bằng 18 tấn bom và napalm. 2 trung đội trực thăng Lục quân cùng 1 phần trung đội thứ 3, là những đơn vị từng hoạt động với quân VNCH ở đây và rất thông thạo vùng này cũng hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch.

Trung đội 3, pháo đội 1 đại bác 203 ly tự hành cũng hòa nhịp bằng những khẩu pháo lớn đầy uy lực. Từ lúc đổ bộ xuống Chu Lai, pháo đội gồm 6 khẩu M-53, tầm bắn tối đa lên đến gần 32km này là hỏa khí bắn xa nhất tại VN. Nhờ tầm bắn xa chúng có thể ở yên trong căn cứ Chu Lai mà vẫn yểm hộ cho chiến dịch được.




Chương 6
"Đổ quân vào bờ!"



TQLC tiểu đoàn 3/3 nhìn qua mũi tàu về phía tây hướng về bờ biển hãy còn mờ tối dù bầu trời sau lưng họ đã sáng hơn. Mặt trời hiện vẫn chưa lên khỏi đường chân trời. Vào lúc tảng sáng, bờ biển nhìn vẫn thấy tối đen ngoại trừ những dải sóng bạc từ biển đánh vào đất liền.

Đã có lệnh đầu tiên: "Tất cả TQLC về địa điểm bốc quân". Binh sĩ các đại đội Kilo và India ùa xuống khoang đổ bộ của tàu USS Cabildo chui vào xe bọc thép lội nước LVTP-5 1 cách khá trật tự (xe này tổ lái gồm 3 người có thể chở theo từ 30-34 lính. ND).

Khi đề đốc McKinney phát câu khẩu lệnh truyền thống "Toàn thể các thuyền. Đổ quân vào bờ!" thì cùng 1 lúc các đỉnh đổ bộ cũng rời tàu mẹ hòa vào sóng nước biển Đông. TQLC có thể nghe thấy tiếng bom nổ trên bờ khi các máy bay cánh bằng tiến hành dọn bãi cho trực thăng đáp. Do cửa các xe bọc thép lội nước ko kín nên khi xe của binh nhất Glenn Johnson vừa chui ra khỏi cửa đổ bộ con tàu LSD lao xuống biển thì nước cũng theo cửa sập phía sau sau tràn vào. Theo bản năng lính tráng nhích tới trước để tránh bị ướt.

Đám xe bọc thép ngập dưới nước, phun khói xanh mù mịt cứ thế chạy vòng vòng cho đến khi lập xong đội hình. đại đội India dưới quyền đại úy Bruce Webb ở bên trái đợt đổ quân đầu tiên. đại đội Kilo của đại úy Jay Doub đi bên phải.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 23 Tháng Hai, 2016, 07:43:31 am

Khi đã vào đúng vị trí, các xe lội nước bắt đầu cùng nhau hướng vào bờ, để lại sau lưng những vệt nước biển trắng xóa, ngầu bọt. Hầu hết binh sĩ vẫn tỏ ra bình tĩnh trong cái hành trình ầm ĩ, chật chội tiến đến mục tiêu. Chẳng ai nghĩ tới điềm gở vì họ đều đã quá quen với chuyện này.

Trong khi đám xe bọc thép lội nước vẫn đều đều tiến vào bờ, 1 phi đội máy bay TQLC bắn phá bờ biển trước mặt thôn An Cường 1, mục tiêu đầu tiên của tiểu đoàn 3/3. Các chỉ huy chóp bu đã quyết định ko cho dội bom bãi biển vì sợ gây thương vong cho dân làng.

Cuối cùng thì mặt trời cũng đã lên khỏi đường chân trời chiếu sáng khu vực mục tiêu. Cái nóng cũng bắt đầu gây cho người ta sự khó chịu, mệt mỏi.

quân giải phóng đã khai hỏa súng trường, súng máy. Jake Germeraad, sinh ra tại Hà Lan, hạ sĩ nhất chỉ huy tiểu đội súng cối 81 ly thấy 1 thành viên tổ lái xe bọc thép vừa rời vị trí nắp cửa của mình 1 lát thì 1 TQLC tò mò tiến đến ghế của người kia thò đầu nhìn ra bên ngoài. Anh ta lập tức bị đạn xuyên qua vai, ngã vào trong xe, máu phun thành vòi. Chưa chi tay TQLC bị thương đã kiếm được huân chương quả tim tím (huân chương chiến thương. ND) trong 1 tình huống lãng nhách ko ngờ tới.

Rất nhiều TQLC dị đoan với huân chương quả tim tím. Họ tin rằng nếu được tặng quả tim tím 1 cách ko xứng đáng thì sau rồi sẽ phải trả giá với vết thương trầm trọng hơn. Sự cố trên cũng chẳng làm cho họ bớt tin cái triết lý trên.

Khi xe bọc thép tới gần bờ, các TQLC duyệt trong óc lần cuối về trang bị mang theo cũng như những nhiệm vụ được giao phó.

Hạ sĩ Chris Buchs ngẩng đầu nhìn mặt trời mọc qua 1 nắp cửa trên chiếc xe bọc thép chở mình. Khi chiếc xe chạm vào nền cát mềm trên bờ, giảm tốc độ, mũi nghếch lên thì Buchs cùng các thành viên khác trong tiểu đội của hạ sĩ nhất Robert O’Malley cũng lên đạn, chuẩn bị ùa ra ngay khi tấm bửng hạ xuống. Ko ai biết điều gì sẽ đón chờ mình.

Bờ biển An Cường là 1 bãi cát mềm, trắng tinh bề ngang hầu hết đều rộng ngót 30m. Nó dài khoảng 1 cây số chạy theo hướng từ bắc xuống nam. Dải cát hình lưỡi liềm, trắng phau, hiền hòa bị 1 quả đồi đá cùng con suối đục ngầu bao quanh đầu bắc và 1 vùng đất thấp lổn nhổn đá chắn phía nam. Trong đất liền là ngôi làng chài cổ xưa với cây cối xanh um vây bọc. Sâu vào trong vài trăm mét hầu như chẳng còn thấy cát nữa mà chỉ còn màu đỏ bầm của đất đá ong. Cũng như mọi khi vào buổi sáng hôm đổ bộ, có nhiều thuyền chài nhỏ nằm phơi lưới trên bờ cát. Không gian tĩnh lặng, nóng bức. Nhiệt độ trước buổi trưa sẽ lên đến 35 độ C rồi sau đó sẽ vượt qua ngưỡng 40 độ.

Số xe bọc thép lội nước LVTP-5 gồm khoảng 30 chiếc, từ biển vào bờ theo 1 hàng ngang, hạ bửng xuống bờ cát 'ọe' ra đám TQLC.

1 vài TQLC lại chưa đi xe bọc thép lội nước bao giờ. Binh nhất Chuck Fink, đại đội India là 1 trong số đó. Anh nằm trong số những người lên xe lội nước đầu tiên trước khi nó rời tàu mẹ. Do cứ ngỡ sau khi xe lên đến bờ cát thì tấm bửng sẽ mở từ phía sau và ko muốn là người đầu tiên hứng đạn súng máy trên bờ bắn xuống nên anh cố len ra đằng trước, quay mặt ra sau, chắc mẩm mình sẽ là người nhảy ra cuối cùng. Khi chiếc xe bọc thép cập bờ, xích xe bám trên mặt cát đẩy mũi xe ngếch lên cao. Anh chàng Fink lúc ấy đang đứng quay lưng lại vô cùng kinh hãi, thất vọng khi nhận thấy tấm bửng sau lưng mình bắt đầu hạ xuống và mình không chỉ tính sai vị trí mà còn phải quay người lại thì mới nhảy ra được. Ngay khi tĩnh trí lại, anh hít 1 hơi thở sâu rồi chạy chối chết qua đám cát ngập đến mắt cá chân. Bỗng có 1 tiếng nổ khiến mọi hoạt động xung quanh như ngưng đọng lại.

Từ 1 chỗ vừa quá bãi cát, đất đá, tia nước phụt lên tung tóe, khói đen bốc lên mù mịt. Vụ nổ này là do Duong Hong Minh kích hỏa quả mìn điều khiển từ xa. Lo rằng tất cả lực lượng quân Mỹ đều đang xông đến chỗ mình đã khiến Minh vội điểm hỏa để còn kịp rút. Hơn nữa quyết định trên còn do anh được lệnh phải quay về bảo vệ sở chỉ huy nữa. May cho TQLC Mỹ, do lo lắng bồn chồn mà Minh đã điểm hỏa sớm. Tuy ko có ai thương vong nhưng mìn nổ cũng đã khiến mọi người hiểu rằng địch đã biết họ vào bờ.

đại đội India, tiểu đoàn 3/3. 6g30.

Khói bụi vừa tan đi, binh nhất Chuck Fink thấy 1 ông lão người Việt đang tập tễnh chạy khỏi bãi biển. Ko thấy ông này vũ trang gì ngoài cây gậy chống. Fink tự hỏi liệu mình có nên bắn ông già ko? trong trường hợp mình thì John Wayne (diễn viên Mỹ chuyên đóng phim cao bồi. ND) sẽ làm gì? rồi cứ thế đứng nhìn ông kia biến vào bụi rậm.

đại đội India, tiểu đoàn 3/3. 6g45.

Sau khi khựng lại 1 lúc vì vụ nổ trên bờ biển, đại đội India, tiểu đoàn 3/3 hơi xoay qua phía nam tiến đến khu vực lổn nhổn sau bãi cát. Đại úy Bruce Webb, đại đội trưởng, cắt 1 tiểu đội lên kiểm tra chỗ điểm hỏa quả mìn. Các TQLC tìm thấy cái hố lớn có dây điện đi qua 1 cái hào rồi chui xuống 1 cái hang. Khi đã tìm ra vị trí điểm hỏa và ko thấy có địch quân nào ở đó họ bắt đầu vận động vượt qua nửa phía nam thôn An Cường 1, nằm liền kề bãi biển, mà ko gặp sự cố gì nữa.

Tiến vào khu vực cây cối um tùm được 1 đoạn, quân Mỹ nảy ra ý dừng lại để đánh giá lại tình hình. Tiểu đội của binh nhất Glenn Johnson tổ chức thám thính 1 quãng ngắn và đã phát hiện ra 1 trạm xá địch; ngoài băng gạc dính máu, giường nằm ra thì chẳng còn trang thiết bị gì khác nữa. Chỗ này cách bãi biển tầm 100-200 thước và họ hoàn toàn bị cô lập với phần còn lại của đơn vị. Chẳng còn biết làm gì tiếp nên họ đành quay về đại đội India báo cáo những gì tìm thấy.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 23 Tháng Hai, 2016, 02:47:29 pm
đây là ảnh của bác Duong Hong Minh (trái), người điểm hỏa quả mìn khi đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đổ bộ rồi cùng bác Phan Tan Huan (phải) tổ chức cầm chân ko cho địch lại gần trung đoàn bộ.

(http://i.imgur.com/MQVdc42.jpg)

Còn đây là ảnh bác Dinh The Pham, phó chỉ huy tiểu đoàn 40

(http://i.imgur.com/sOoYyRy.jpg)

Ảnh do tác giả chụp. Ko biết tên gốc các bác ấy là gì?


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 24 Tháng Hai, 2016, 07:47:21 am
đại đội Kilo.

Đại đội của đại úy Jay Doub đi song hành bên phải đơn vị Webb cũng đã vào bờ và đang nhanh chóng tiến vào đất liền. Mấy phát đạn địch bắn đến đã khiến đám TQLC tỉnh ra đây sẽ ko còn là 'chuyến dạo mát' nữa. Trung đội 1 của trung úy Burt Hinson làm chủ và lục soát khu vực được giao trong thôn An Cường 1 trước sự kháng cự yếu ớt. Khi tiến quân qua thôn, trung sĩ Frank Blank, tiểu đội trưởng tiểu đội 1 của Hinson báo cáo nhìn thấy 1 số VC chui từ mấy căn nhà lá ra bỏ chạy. Hinson cũng chính mắt nhìn thấy 1-2 xác địch quân trên mặt đất. Các trung đội 2 và 3 của Doub vận động qua thôn tới chiếm khu đất cao ở mé tây, dừng lại 1 chút để định hướng rồi tiến sâu vào đất liền chừng 300m nữa.

Ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3

Ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 lên bờ trong chiếc đỉnh đổ bộ đáy bằng theo sau những đợt xung kích. Chuyến đổ bộ diễn ra suôn sẻ ngoại trừ việc chiếc đỉnh chở 'nhóm Alpha', trong đó có cả trung tá Joe Muir bị mắc vào 1 doi cát ngầm cách bờ 400m mất khoảng 20 phút. Đó là cái giá vì đã đổ bộ sau khi thủy triều xuống 1 tiếng đồng hồ nhưng mức phí phải trả chỉ là đôi chút bực mình chứ chưa phải là máu.

đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3. 6g45

Trung úy Burt Hinson cho quân đi tiếp cho tới khi lên đến đỉnh cao điểm 22, 1 khu đất cao ở phía tây và hơi chếch hướng bắc khu vực đổ bộ. Trung đội của trung úy Jack Kelly đi sát với đơn vị bên sườn phải đại đội India còn tiểu đội 1 của Hinson, do trung sĩ Frank Blank chỉ huy thì tiếp giáp với đơn vị Kelly. Hinson chưa có cơ hội kiểm tra xem điểm tiếp giáp là chỗ nào. Trong lúc TQLC đại đội Kilo nghỉ ngơi, bàn tính xem sẽ làm gì tiếp thì ở bên trái, trong khu vực của đại đội India, bắt đầu có đụng độ.

Ngay trước khi cường độ đụng độ chỗ đại đội India tăng lên, 2-3 xe bọc thép lội nước, trong đó có xe chỉ huy của trung tá Joe Muir, chẳng hiểu sao lại vượt lên trước đại đội Kilo. Khi đại úy Doub hỏi xin vị trí ban chỉ huy tiểu đoàn  rồi xem bản đồ thì phát hiện nhóm của Muir đang ở phía trước mình. Doub lấy điện đài gọi Muir: "Trung tá, ông làm gì trước mặt tôi thế? Phải chăng ông muốn nói với tôi là ban chỉ huy hiện đang dẫn trước đại đội đi đầu 500m hả?" Muir khoái trá lệnh cho đại đội Kilo khẩn trương tiến đến mục tiêu kế tiếp.

Mới tiến được vài mét, các trung đội 2 và 3 thuộc đại đội Kilo bỗng bị hỏa lực súng tự động bắn tạt đằng trước mặt buộc phải dừng lại. Hầu hết đạn đều từ 1 khu đất cao bên phải phía trước bắn đến, 1 số thì bắn ra từ 1 chiến hào bên tay trái. Hỏa lực trên là của toán bộ đội do Phan Tan Huan chỉ huy với nhiệm vụ cầm chân quân Mỹ, tạo điều kiện cho trung đoàn bộ chuyển vị trí.

Trung úy Hinson ko biết trong số lính thương vong của mình có cả trung sĩ Frank Blank, tiểu đội trưởng tiểu đội 1. Anh này chết vì trúng đạn vào bụng. Cùng lúc đó, trung đội phó của Hinson là trung sĩ Campbell "cá trê" cũng xơi 1 phát đạn sượt bìu dái. Sau anh được tản thương, may lại, rồi đến đêm thì quay về chiến đấu.

Cả đại đội Kilo lẫn ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 đều ko hay biết việc quân của Jay Doub đang đâm thẳng đến sở chỉ huy trung đoàn 1 quân giải phóng, đặt tại thôn Vạn Tường 1. Hỏa lực nhằm vào đại đội Kilo chỉ nhằm kéo dài thời gian cho sở chỉ huy này rút sang thôn Vạn Tường 3, lùi xa hơn về phía tây khi cần. Duong Hong Minh, người điểm hỏa quả mìn điều khiển từ xa trên bãi biển và Huan là những người chỉ huy lực lượng đang đối mặt với TQLC của Doub. Chính ủy Nguyễn Đình Trọng, người thay quyền chỉ huy khi trung đoàn trưởng vắng mặt đã hạ lệnh cho các chiến sĩ đóng gói đồ đạc chuẩn bị di dời nếu cần thiết.

Chỉ có 1 tiểu đội thuộc trung đội 1 của Burt Hinson, đại đội Kilo là ko bị hỏa lực quân giải phóng kìm chặt. Hinson liền dẫn tiểu đội này xung phong lên. Vừa thét lớn động viên lính tráng anh vừa nã đạn súng lục .45 về phía địch trong khi vận động. Lực lượng ít ỏi này đã mở đường đánh tới con dốc phía đông nam thôn An Thới, cách thôn An Cường 2 khoảng 1 cây số. Nếu đánh bật được quân địch ra khỏi đỉnh dốc, Hinson và tiểu đội sẽ giảm được áp lực trước mặt toàn tiểu đoàn 3. Tới nay anh vẫn chẳng biết toán quân của mình đã hạ được bao nhiêu địch nữa. Anh chỉ còn nhớ trên đường đi mình cứ nã đạn xối xả về phía quân giải phóng.

Vừa lên đến đỉnh dốc, Hinson thấy có 4 binh sĩ địch chạy xuống theo 1 hàng, anh liền chĩa súng miết cò lẩy hết cả băng đạn súng lục. Anh đã bắn hết sạch nhẵn dù trước đấy đã lấy hết số đạn mà trung sĩ Bradley đưa cho.

Vì quân giải phóng ở khu vực này đã rút hết, tiểu đoàn 3/3 lại tiếp tục tiến lên. Tới lúc này Burt Hinson mới nghe kể về cái chết của trung sĩ Blank cùng với việc trung sĩ trung đội phó Campbell bị thương. Về sau Jay Doub nói với trung úy Dave Steel, phụ tá hành quân tiểu đoàn rằng mình chẳng hiểu vì sao mà Hinson còn sống khi mọi vũ khí địch có đều nhắm vào anh lúc dẫn tiểu đội xung phong lên? Doub vốn “ngang như cua" và chẳng phải là người dễ bị kích động với những chuyện kiểu như thế. Burt Hinson đã được tặng huân chương Sao bạc cho hành động anh dũng ngày hôm ấy. Cùng lúc diễn ra hành động của Hinson, số binh sĩ còn lại của trung đội 1 cũng vượt qua hàng quân xông lên tấn công chiến hào bên tay trái. Do những khu vực gần đó cũng đang có đụng độ, nên hôm đó đại đội Kilo chẳng thể tiến xa hơn. Đơn vị dừng lại tổ chức phòng ngự ở vị trí cách trung đoàn bộ trung đoàn 1 quân giải phóng chưa đầy 1km. Huan và Minh cũng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, họ đã trì hoãn được mũi tiến quân của TQLC về phía trung đoàn bộ.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 25 Tháng Hai, 2016, 02:23:54 pm
đại đội Lima, tiểu đoàn 3/3. 7g30

đại đội Lima của đại úy Jim McDavid, làm dự bị của tiểu đoàn,  thuộc thê đội 2 cũng lên bờ sau đó. Đợt này có cả bộ phận thứ yếu của ban chỉ huy tiểu đoàn, gọi là nhóm 'Bravo' do thiếu tá Andy Comer phụ trách. Chiếc đỉnh LCM-8 chở nhóm Bravo đã húc mạnh phải 1 chướng ngại ngầm dưới nước khiến nhiều người trên đỉnh bị 'sứt đầu mẻ trán'. Chiếc đỉnh nhanh chóng lùi lại rồi thả toán của Comer lên đất liền lúc 7g rưỡi hơn.

Trung úy David Steel, sĩ quan phụ tá hành quân, vừa cùng nhóm của thiếu tá Comer đổ bộ thì 1 ổ súng máy VC bố trí bên tay phải nổ súng. 1 hạ sĩ tóc đỏ trên bãi biển bảo trung úy Steel phải cẩn thận. Ngay sau đó người hạ sĩ dính đạn và bị thương nhẹ. TQLC nhanh chóng bắt khẩu súng im tiếng và đạn bắn ra từ hướng đó chỉ còn ko đáng kể.

Bộ chỉ huy trung đoàn 7 TQLC cập bờ


Quá 7g30 1 chút, ngay sau tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 3/3, các bộ phận thuộc bộ chỉ huy trung đoàn 7 TQLC cũng đổ bộ lên bãi Green. Tới trưa thì trung đoàn bộ trung đoàn 7 đã được đặt sâu vào đất liền 1000m. Đề đốc William McKinney, tư lệnh hải đoàn thủy bộ, cũng giao lại quyền điều hành chiến dịch cho đại tá Peat Peatross, chỉ huy lực lượng mặt đất.

Vốn Peatross cũng có thể đi cùng với lực lượng trực thăng vận nhưng ông đã chọn đi cùng quân đổ bộ đường biển cho đúng theo sách vở. Việc này cho phép ông phát huy sở trường chỉ huy xe bọc thép lội nước của mình cũng như theo sát những bộ phận chỉ huy, hậu cần nặng nề dưới quyền. Nói cách khác, từ vị trí này ông có thể chỉ huy trận đánh 1 cách tối ưu nhất. Đến cuối ngày thì các tổ chức chỉ huy, kiểm soát, tiếp vận đều đã được thiết lập và đưa vào hoạt động.



Chương 7
Đột kích đường không


Trong khi TQLC tiểu đoàn 3/3 đổ bộ vào bờ, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 cũng ra bãi bốc quân. TQLC kinh ngạc trước số lượng máy bay trực thăng đến để chở mình. Hầu hết đều chưa từng thấy cảnh chúng tập trung đông đảo cùng 1 chỗ như thế bao giờ cả. Trực thăng cứ kìn kìn bay đến, chiếc sau nối chiếc trước. Thiếu tá Homer Jones, trước gốc phi công trực thăng và giờ thì lái máy bay tiêm kích - bom đi đến chỗ thiếu tá Al Bloom, sĩ quan hành quân phi đoàn 361. Jones vốn là bạn cũ của Bloom và nay muốn xin theo làm phi công phụ. Bloom nhanh nhẩu đồng ý. Trên đường từ phòng chờ ra máy bay, thượng sĩ R. M. Hooven, đội trưởng đội bảo trì chặn Bloom lại. Hooven cũng muốn tham gia với vị trí cơ phi và còn đòi cho thêm thượng sĩ nhất Dorsett làm xạ thủ nữa. Dorsett,  vốn là lính bộ binh thủ cựu vừa gia nhập phi đoàn rất thành kiến với kiểu tác phong mà anh coi là phi quân sự cùng thái độ của đám "chó sục", cách gọi khinh miệt của lính mặt đất chỉ các phi hành đoàn TQLC. Thượng sĩ Hooven muốn cho anh thượng sĩ nhất kia chống mắt lên xem TQLC có thể làm được gì. Thiếu tá Bloom chấp thuận và cho phi hành đoàn 'cỡ bự' của mình lên máy bay, rồi bốc cao bám theo chiếc trực thăng dẫn đầu của trung tá Childers và bay đến khu vực bốc quân trong hành trình dài 50 phút.

đại đội Golf là đơn vị đầu tiên lên trực thăng đến bãi đáp Red. Vào lúc 6g45, đơn vị bắt đầu đổ bộ xuống bãi đáp mà ko gặp bất kỳ sự chống cự nào. Đến 7g15 thì toàn bộ binh sĩ đều đã xuống hết và tiến về phía đông bắc, mục tiêu đầu tiên của mình.

đại đội Echo được bốc tiếp theo đưa đến bãi đáp White. Đơn vị nhanh chóng tiếp đất, thiết lập chu vi phòng thủ chờ ban chỉ huy tiểu đoàn, sẽ đổ xuống chuyến tiếp sau.

tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC. 7g sáng


Trung tá Bull Fisher; trung sĩ nhất Ed Garr; đại úy Riley, phụ tá hành quân tiểu đoàn cùng tổ điện đài đều đã lên máy bay. Sau mấy tháng ở VN, Garr đã học được cách kiểm tra sàn trực thăng xem có vỏ đạn rỗng ko. Nếu có thì đấy do xạ thủ đã phải bắn súng máy và đó cũng là dấu hiệu cho thấy họ sẽ phải đáp xuống 1 bãi đáp 'nóng' (bãi đáp có địch chờ sẵn. ND). TQLC nào cũng khiếp khi phải xuống bãi đáp 'nóng' cả. Thật ko có cảm giác bất lực nào hơn việc phải hạ xuống 1 bãi đáp dưới hỏa lực địch với những viên đạn chỉ chực bắn xuyên qua sàn tàu. Lần này thì chẳng thấy vỏ đạn rỗng nào và tay cơ phi cũng bảo chưa thấy ai nói dưới mặt đất xảy ra sự cố gì. Garr thở phào nhẹ nhõm.

Ban chỉ huy của Fisher bay tới đáp xuống bãi đáp White rồi theo đại đội Echo tiến về phía đông bắc, đến mục tiêu thứ nhất. Bộ đội giải phóng trong những hỏa điểm trên triền đất phía đông và đông bắc bãi đáp đã bắt đầu tập kích đại đội Echo bằng mấy quả đạn cối, vài tràng súng máy, súng cá nhân.

Đơn vị lên trực thăng cuối cùng là đại đội Hotel của trung úy Mike Jenkins. Binh nhất Jim Scott, điện đài viên mạng đại đội của Jenkins, cùng binh nhất Morris Robinson, lính truyền tin mạng tiểu đoàn cũng chen chúc cùng đại đội trưởng của mình trên máy bay. Nhìn ra Scott thấy binh nhất Henry Jordan đang chạy đuổi theo rồi nhảy lên trực thăng mình. Jordan cười toe, ngón tay cái giơ lên. Hôm trước chiến dịch, anh mới nhận được mớ ảnh họp mặt của gia đình từ Mỹ gửi sang. Jordan quả là 1 TQLC hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 26 Tháng Hai, 2016, 09:21:27 am
Chở lại bãi đáp White, có cuộc gọi điện đài cho Sudden Death 6, ám danh liên lạc của Fisher, khi đó vẫn chưa rời bãi đáp, bảo đại tá Peatross đang đến và muốn nói chuyện với ông.

Trong lúc chờ, ban chỉ huy tiểu đoàn chứng kiến cảnh đại đội Echo chạm địch, tiếp chiến và đã có thương vong. Họ thấy TQLC xông lên đồi dưới lằn đạn cối, đạn súng cá nhân địch. Echo là 1 đại đội giỏi, chưa bao giờ chịu thua ai và vẫn kiên cường chiến đấu với đối thủ.

Do 1 số trực thăng bay đi bay lại nhiều chuyến nên lượng xăng đã gần cạn và phải dừng lại tại điểm tiếp liệu để nạp thêm rồi mới thực hiện đợt chở quân cuối cùng là đại đội Hotel xuống bãi đáp Blue.

Nhảy vào bãi đáp 'nóng'


Binh nhất Dick Boggia là 1 tay 'ăn no vác nặng'. Anh 18 tuổi và chẳng bao giờ có được sinh nhật thứ 18. Khi đáp tàu vượt Thái Bình Dương, mọi người đã phải vượt qua đường Đổi ngày (International Dateline) nên lịch cũng tăng thêm 1 ngày và thế là qua mất ngày sinh nhật của anh chàng binh nhất. Boggia là tay 'bèo' nhất trong khẩu đội súng máy với nhiệm vụ thồ số đạn nặng trịch gồm 400 viên cỡ 7.62mm cho khẩu M60.

Do tiểu đội ko đủ quân số, anh cũng phải vác luôn cả bộ chân giá cho khẩu súng. Những thứ này cùng với khẩu súng trường, trang bị và mớ đạn dược đều chất hết lên lưng anh. Dù vác nặng nhưng Boggia vẫn thấy vui và tự hào vì được tham gia chiến dịch. Anh hóng được nhiệm vụ của đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 là dồn VC về phía chốt chặn của đơn vị TQLC khác. Rất hiếm khi Boggia được đi trực thăng nên anh cảm thấy khá thích thú. Tình cờ anh lại được ngồi ghế đối diện tay xạ thủ nên nên có thể nhìn xuống ngắm cảnh vùng quê. Anh rất đỗi ngạc nhiên khi sương muối tan đi để lộ ra những mảng xanh đẹp đẽ bên dưới. Bay đến gần mục tiêu, anh chứng kiến cảnh trực thăng vũ trang đang bắn phá những cao điểm lân cận.

Hạ sĩ nhất Dick “Nootch” Tonucci là tiểu đội trưởng bộ binh thuộc trung đội 2 của trung úy Jack Sullivan. Trên đường bay đến bãi đáp anh lo lắng nghĩ cách liên kết với các đồng đội khác trong khi vừa tìm chỗ nấp vừa lập chu vi phòng thủ vòng tròn quanh bãi đáp nhằm bảo vệ cho những đợt đổ quân tiếp theo. Anh ko nghĩ đây là chuyến đổ bộ bình thường và đã chuẩn bị sẵn sàng chờ điều tồi tệ nhất. Hẳn anh cũng chẳng lấy làm vui nếu được biết trước rằng bãi đáp họ chọn, 1 cách hoàn toàn ngẫu nhiên, lại chính là trận địa phòng ngự của tiểu đoàn 60 quân giải phóng. Người ta bảo bãi đáp ko 'nóng' đâu nhưng càng đến gần thì càng thấy sợ hãi. Anh rất ghét đám trực thăng.

Hạ sĩ nhất Ernie Wallace là xạ thủ súng máy của Tonucci. Lính mang đạn cho Wallace là binh nhất Jim Kehres, người thậm chí đáng ra còn ko được đi cùng nữa. Cậu ta mới 17 tuổi. Binh chủng TQLC trong khi cho phép lính 17 tuổi nhập ngũ lại cấm ko cho họ ra trận nếu chưa đủ 18 tuổi. Chẳng hiểu làm thế nào mà Kehres lại được ban phụ trách cho qua.

Tiểu đội trưởng súng máy Juan Moreno biết sẽ chạm địch nhưng cố ko nghĩ đến cái chết vì sợ nó sẽ khiến mình mất tập trung trong việc thực hiện chức trách. Anh lo cho đám lính dưới quyền quá, nghĩ bụng chúng chỉ là mấy thằng nhóc vô tư lự. 1 khi đụng trận chúng sẽ lập tức trở thành chiến sĩ ngay. Nhưng rồi khi mọi chuyện đã qua anh lại vẫn phải hò hét :" Lau súng, đánh răng đi, uống thuốc sốt rét vào..."

Con chim sắt của Tonucci là chiếc đầu tiên tiếp đất. Các TQLC vội nhảy ra. Vì là tiểu đội trưởng nên Tonucci là người đầu tiên ra ngoài. Anh chỉ thị cho lính tới chiếm lĩnh vị trí của mình trên bãi đáp. Hạ sĩ Jimmy Brooks, người cao gầy mọi người vẫn gọi là 'Diều hâu' chạy đi, tiếp theo là Lou Grant và sau đó là 2 cậu khác.

Vừa mới xác định phương hướng và bố trí quanh bãi đáp thì địch trên cao điểm 43 ở hướng tây nam bắn mạnh vào họ. Mấy trực thăng vũ trang Huey thuộc trung đội 7 không vận của Lục quân nã đạn xuống đối phương trên núi để TQLC lập xong chu vi phòng thủ bãi đáp. 3 bộ đội bị giết trong khi TQLC cố gắng giành lại ưu thế về hỏa lực. Đến khi 1 trong số những phi công của Lục quân là thiếu tá Don Radcliff chết do đạn xuyên thấu cổ và 1 thành viên khác bị thương trong lúc chi viện cho TQLC tại bãi Blue thì những máy bay khác đành phải tháo lui. Viên thiếu tá này thuộc nhóm quân đang đi tìm nơi đặt căn cứ cho sư đoàn 1 Kỵ binh bay, sắp lên đường sang VN. Ông tình nguyện thực hiện sứ mạng này và trở thành trường hợp tử trận đầu tiên của sư đoàn tại VN. Sư đoàn 1 Kỵ binh bay đã vinh danh ông bằng cách đặt tên căn cứ đầu tiên của mình ở VN là căn cứ Radcliff.

Tonucci vừa cho tiểu đội vận động về hướng 1 cái rãnh để lấy chỗ nấp thì bắt gặp hạ sĩ Jimmy Brooks: " Nootch! Tôi bị thương rồi. Đạn trúng vai." Tonucci dìu Brooks tới rãnh rồi giật tung áo anh lính trẻ này ra, thấy toàn máu là máu. Máu ở đâu ra nhỉ? Sau anh thấy vết thương nơi vai của Brooks là 1 lỗ đạn cỡ 50 calib xuyên thấu. Đầu đạn 50 dài cỡ khoảng 5cm, đường kính 12,7mm có sức công phá khủng khiếp. Tonucci ôm chặt Brooks trong tay để người lính cứu thương tiêm 1 mũi morphine. Người TQLC với vết thương chí mạng ngày càng tái nhợt đi. Cuộc sống đang dần rời bỏ anh. Brooks là người chết đầu tiên mà Nootch từng chứng kiến và đấy vẫn chưa phải là người cuối cùng.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 29 Tháng Hai, 2016, 08:23:54 am
Trực thăng vẫn tiếp tục bay đến góp thêm vào trận đánh tiếng ầm ầm của động cơ, tiếng chong chóng quay phành phạch, mùi khói xả với tiếng súng nổ đinh tai nhức óc, mùi thum thủm của thuốc súng cùng mùi tanh nồng của máu. quân giải phóng lại phát dương hỏa lực khi số quân còn lại của đại đội  đổ xuống. Thấy 1 quả đạn cối nổ tung gần vị trí của Tonucci, người hạ sĩ nhất trẻ tuổi vội lấy điện đài gọi súng cối điều chỉnh góc bắn vì đạn đang đi hụt tầm, gây nguy hiểm cho quân nhà. Trung úy Mike Jenkins cũng nghe thấy tiếng nổ liền quát điện đài viên của mình "Xem thử chúng nó làm cái quái gì vậy. Đứa nào ném quả lựu đạn ấy?". Ngay sau đó Jenkins nhận ra rằng tiếng nổ vừa rồi là của đạn cối địch.

Thêm nhiều TQLC nữa đã tử trận trong những phút đầu tiên của chiến dịch. 1 trong số đó là Henry Jordan, anh chàng hân hoan trèo lên máy bay trực thăng với mớ ảnh gia đình trong túi áo.

Thuộc 1 trong những đợt đổ quân cuối cùng dưới lằn đạn xuống bãi đáp Blue, trung sĩ cơ phi Coy Overstreet, phát giác có người mặc đồ kaki mang súng đang lao về phía con chim sắt đang đậu của mình. Anh cứ ngỡ đó là 1 thông dịch viên cho đến khi thấy 1 người mặc áo bà ba đen bật dậy chạy cùng người mặc đồ ka ki. Đây là lần đầu tiên Overstreet chứng kiến cảnh đối phương xông đến trực thăng của TQLC. Anh rê nòng khẩu súng máy M60 chĩa về phía 2 bộ đội chờ cho địch vượt qua cái rãnh thì khai hỏa. Khi đối phương đã nhảy qua rãnh, thình lình Overstreet thấy có chừng 20 'bụi cây nhỏ' bật dậy nhất tề xông tới bãi đáp. Đó chính là những quân giải phóng ngụy trang tài tình, dàn quân theo đội hình bậc thang nhằm về phía anh nổ súng. Người TQLC liền khai hỏa bắn gục 2 và phá tan đội hình quân địch. Khi chiếc trực thăng của anh bắt đầu bốc lên cao nó bỗng rung lắc dữ dội như thể bị đạn xuyên thép bắn trúng. Phi công vội tăng lực cố thoát khỏi bãi đáp cáng nhanh càng tốt. Khi máy bay đã lên trời và ổn định trở lại, anh chuyển qua mạng vô tuyến đại đội báo cho Jim Scott, lính điện đài của Mike Jenkins biết TQLC đã bị những kẻ địch ngụy trang thành bụi cây bao vây.

Khẩu đại liên 50 đã bắn chết Jimmy Brooks được trí ngay trên cao điểm 43, ngay trước mặt đại đội Hotel. Nó cùng 1 số lính bắn tỉa đang ghim chặt TQLC. Cũng như phần lớn đồng đội, hạ sĩ nhất Victor Nunez đang bắn về phía địch nhưng do quân giải phóng ngụy trang quá khéo nên thật khó để phát hiện được họ. Do có thể thấy được những chớp lửa đầu nòng xanh lét nên Nunez chỉ dám chắc là đối phương hiện đang ở rất gần bãi đáp và hướng nòng súng máy nã vào đó.

TQLC cũng bị bắn mạnh từ cái lán gần đó. 1 tổ bazooka 90ly nã vào đó 1 phát đạn nhưng trượt. Trung úy Sullivan giật lấy ống phóng đã nạp lại đạn từ tay xạ thủ, đích thân khai hỏa. Anh ngắm ko chuẩn; quả đạn bắn cắm xuống nền đất ngay trước mục tiêu. May sao nó lại nảy lên bay vào trong lán nổ tung.

quân giải phóng đã vào tầm tấn công số trực thăng đang chở bộ phận cuối cùng của đại đội Hotel xuống bãi đáp. 1 TQLC bị bắn bay mất quai hàm. 1 trực thăng trong số đó trúng tới 5-6 phát đạn trung liên. Đại úy phi công Howard Henry nhận thấy TQLC cứ nhắm mắt nhảy bừa xuống mặc kệ đạn bắn đến.

Trung úy Ramsey Myatt, phi công phụ thuộc phi đoàn 361 đang thực hiện phi vụ tải thương thì bị mảnh đạn làm bị thương. Anh băng bó vết thương rồi lại bay tiếp. Đạn địch đã làm hỏng 1 cánh quạt khiến cơ phi của Myatt là trung sĩ Dale Bredeson phải thay mất 10 phút đồng hồ. Đến gần trưa thì Myatt lãnh thêm 1 phát đạn vào chân nhưng anh vẫn nhất quyết ko chịu rời cần điều khiển, cứ bay tiếp đến khi kiệt sức. Hỏa lực đối phương cũng làm chiếc máy bay hư hại nặng đành phải lết về căn cứ và bị loại khỏi vòng chiến cho đến hết trận.
1 phi công khác là Stu Kendall cũng bị đạn bắn xuyên qua chân và tay phải. Phi công phụ phải lái thay đưa chiếc trực thăng về nơi an toàn.

Chẳng thành viên tổ bay nào quen với việc bị đạn ghim thun thút vào thân tàu cả; nhưng vào hôm ấy chuyện này rất phổ biến. Những lính bay cảm tưởng như mình đang là bia tập bắn cho súng trường vậy.

Trong 1 chuyến bay tản thương diễn ra lúc đầu, đúng lúc thiếu tá Al Bloom đang bốc lên, tăng tốc thì ông bỗng phát giác bên trái có 1 hàng bộ đội nằm sấp, vai kề vai đang bắn vào lính bộ binh TQLC trước mặt. Thượng sĩ nhất Dorsett, lính bộ binh bị biến thành xạ thủ, biết ngay mình sẽ phải làm gì. Do từ vị trí Dorsett đến mục tiêu là 1 đường thẳng tưng nên ông này xả ngay 1 tràng dài cày dọc tuyến quân địch. Bloom ko rõ số địch bị hạ là bao nhiêu vì chẳng dại gì mà bay vòng lại để đếm xác cả. VC có thể ko nhìn thấy khi họ đến nhưng chắc sẽ rình sẵn nếu họ dám nhào xuống làm lượt thứ 2.

Theo kế hoạch, trung đội 2, đại đội Hotel sẽ bắt đầu đánh lên cao điểm 43 còn trung đội 3 thì tiến chiếm thôn Nam Yên 3. Trung úy Jenkins sẽ đi cùng với lực lượng dự bị là trung đội 1 cũng tiến về hướng thôn Nam Yên 3, mục tiêu chính của đại đội .

Số quân giải phóng chốt giữ 2 mục tiêu này đã trụ lại chiến đấu. Cả 2 trung đội tấn công sẽ vấp phải sự kháng cự rắn hơn dự kiến rất nhiều, và đều bị chặn cả lại.

Trung đội 2 của trung úy Sullivan, đơn vị đang cố đánh chiếm cao điểm 43, ko tài nào lên khỏi chân núi.

Cảnh giác trước quân địch, hạ sĩ Ernie Wallace phát hiện 1 số đông bộ đội vận động theo giao thông hào luồn ra sau lưng TQLC. Anh liền nã 1 cơn mưa đạn súng máy vào quân địch rồi vừa bắn xối xả vừa xốc tới. Người xạ thủ to con đã 'thắng to'. Ước tính, 1 mình anh hạ phải đến 25 lính đối phương.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 01 Tháng Ba, 2016, 08:47:51 am
Trong lúc hỗn chiến Wallace và người vác đạn là binh nhất Jim Kehres đã bị lạc nhau. Chẳng biết phải làm gì, Kehres đành tới trợ giúp bất cứ nơi này anh thấy cần đến mình. Về sau anh được thưởng huân chương Commendation Medal của Hải quân (loại này thấp hơn huân chương Sao đồng. ND) vì thành tích sơ tán thương binh dưới lằn đạn địch.

Mike Jenkins cho tạm dừng tấn công xin máy bay không kích cao điểm 43. Những chiếc phản lực F4 Phantom của các phi đoàn tiêm kích - bom 513 và 342 đã oanh tạc quả núi bằng bom phá và napalm. TQLC rất may mắn vì sở hữu loại bom ' Snake Eye - mắt rắn' (tức loại bom Mk82 nặng 500 cân Anh. ND) cực kỳ hiệu quả khi sử dụng cùng napalm trong đòn kết hợp “snake-and-nape”. Napalm sẽ lùa đối phương ra chỗ trống khiến họ dễ ăn mảnh bom phá được ném xuống ngay sau. Loại bom Snake Eye được phát triển chuyên để yểm hộ tầm gần. Khi những trái Snake Eye rời khỏi máy bay, những cánh bom lớn của chúng sẽ xòe ra nghe đánh bốp 1 cái rồi từ từ rơi xuống đất. Điều này cho phép máy bay có đủ thì giờ thoát ly, tránh khả năng bị dính mảnh bom của chính mình. Nếu là 1 TQLC dưới mặt đất đủ gần để nghe tiếng 'bốp' khi cánh bom mở, thì đúng là ta đã được yểm trợ tầm gần. Napalm chỉ đơn giản là xăng trộn với hoạt chất làm cho nó đặc lại. Nó ko chỉ dùng nhiệt thiêu đốt mục tiêu mà còn dính chặt vào chúng nữa. Napalm tạo ra cả 1 hỏa ngục và là thứ vũ khí cực kỳ ghê sợ.

trong lúc trung đội 2 đang chật vận đánh chiếm cao điểm 43, trung úy Mike Jenkins cùng 2 trung đội khác lập đội hình tiến đến thôn Nam Yên 3. Họ bắt đầu từ từ len lỏi lần theo cái khe vào 1 nơi toàn là đá cùng những mảnh ruộng khô cằn toàn rơm rạ được những rặng cây bao quanh. Trực thăng vũ trang vẫn đang bao vùng; phản lực cơ Skyhawk và Phantom nhào xuống ném bom, bắn phá mọi thứ trông có vẻ là mục tiêu. Từ mặt đất, khói đen cuồn cuộn bốc lên từ những hàng cây do hậu quả của những đợt oanh kích. Trong khi men 1 cánh đồng lúa lớn bằng cách lần theo rặng cây bao quanh, TQLC bị vài phát súng bắn tỉa. Bất chấp nguy hiểm, binh nhất Dick Boggia, người đang vận động cùng với hạ sĩ nhất Renfro, khẩu đội trưởng và hạ sĩ Ken Stankiewicz, xạ thủ súng máy vẫn cảm thấy khá an toàn. Trên hết thảy, các đồng đội đều đang ở bên anh. Trung sĩ Jerry Tharp, nổi trội giữa số hạ sĩ quan. Anh khiến mọi cho người cảm thấy tự tin hơn bằng cách đi xổng lưng mặc kệ những viên đạn bắn tỉa đang bay viu víu.

Tấn công thôn Nam Yên 3.

Khi các trung đội 1 và 3, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 tiến gần tới thôn Nam Yên 3 thì dấu hiệu của sự sống đầu tiên trong thôn là 1 người đàn ông mặc bà ba đen chẳng hiểu từ đâu xuất hiện, chạy dọc theo 1 lối trũng. Nhiều TQLC nổ súng nhưng người này đã mất dạng trong đám cỏ cao, có vẻ chẳng hề hấn gì. Có lẽ người này định dụ lính Mỹ đuổi theo và lọt vào ổ phục kích. Sau những bài học xương máu TQLC ko còn lạ gì mẹo ưa thích này của đối phương nữa. 1 vài địch quân sẽ bật dậy chạy qua khu vực chết chóc có đồng chí họ phục sẵn. Lính Mỹ đuổi theo khi lọt vào khu vực này là sập bẫy ngay. Thế nên lần này lính đại đội Hotel chỉ nổ súng bắn theo mà thôi.

Mike Jenkins lệnh cho trung đội 1 đánh vào vào ngôi làng trong khi trung đội 3 tổ chức hỏa lực chi viện. Thôn Nam Yên 3 vẫn tĩnh mịch. Từ trong thôn, ko thấy ai nổ súng vào TQLC cả. Tuy nhiên khi đến gần hơn họ phát hiện ra nhiều hố chông ngụy trang rất kỹ cùng nhiều dấu hiệu cho thấy ở đây đã có chuẩn bị phòng thủ.

Mọi việc thay đổi chỉ trong nháy mắt. Địch thình lình phát dương hỏa lực nhằm vào lính của Jenkins. Những bụi cây bất ngờ 'sống dậy'. TQLC chỗ nào cũng thấy hàng chục 'bụi cây' đang vận động. Tình hình trở nên cực kỳ ác liệt. quân giải phóng từ hố cá nhân, hầm ngầm, nhà lá nã đạn vào TQLC. Lính Mỹ cũng nổ súng và ném lựu đạn đáp trả. Lính bắn tỉa địch buộc mình vào ngọn cây từ độ cao 6-7m nhắm bắn TQLC.

Quân Mỹ vận động tới bìa làng dưới lằn đạn địch dày đặc. Rất nhiều nhà cửa trong thôn bỗng hóa ra hầm chiến đấu. Khi giao tranh nổ ra, các vách nhà được hạ xuống để lộ xạ trường đã được chuẩn bị trước cho người bên trong. Những hố cá nhân ngụy trang khéo léo có ở khắp mọi nơi trong thôn.

Đại đội 3, tiểu đoàn 60 quân giải phóng do chính trị viên Nguyễn Ngọc Nhuận chỉ huy là đơn vị chốt trong thôn. Công sức chuẩn bị vất vả của quân giải phóng đã được đền đáp; hệ thống hầm hào, công sự của họ đã tỏ ra rất hiệu quả trong 1 trận đánh phòng ngự.

Trung đội 3 của Jenkins cùng với ban chỉ huy đại đội cũng tiến đến Nam Yên 3. Lúc tới chỗ rặng cây thì giữa họ và thôn còn 1 khu ruộng trống nữa. Khi những lính xích hầu tiến lên thì các TQLC còn lại nấp sau hàng cây chờ lệnh xung phong. quân giải phóng để mấy lính xích hầu đến sát vị trí mình rồi mới nổ súng mãnh liệt, đốn ngã binh nhất Harry Kaus cùng hạ sĩ Eddie Landry. Trung úy Bob Morrison hô trung đội xung phong, TQLC dữ dội xông về phía hàng giậu, vừa chạy vừa nã đạn xối xả.

Binh nhất Dick Boggia tham gia đợt tấn công của trung đội mà ko hiểu rõ đầu cua tai nheo gì mấy. Khi theo cùng xạ thủ súng máy Ken Stankiewicz lên chiếm lĩnh vị trí đặt khẩu M60 yểm hộ cho đợt xung phong thì anh thấy hạ sĩ nhất “Rat” Renfro, khẩu đội trưởng dính đạn chỉ cách đó mấy mét. Renfro ngã xuống, ba lô phụt lửa tóe loe, khói mù mịt vì mấy trái sáng anh mang theo. Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Stankiewicz đưa khẩu M60 cho Boggia rồi cố kéo ba lô của Renfro ra. Đạn bắn đến vẫn rất mạnh, chứng kiến những gì đang xảy ra cho Renfro khiến Boggia rất hãi, nhưng anh vẫn giữ nguyên vị trí nổ súng bắn trả quân địch. Ba lô của Renfro càng lúc càng cháy dữ.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 02 Tháng Ba, 2016, 09:53:10 am
Boggia biết trong đó hẳn còn có vật liệu nổ khác, anh điếng người mường tượng 1 tiếng nổ sẽ đến trong giây lát nữa. Stankiewicz vẫn bình tĩnh bất kể nguy nan và rồi cũng đã tháo được ba lô của Renfro ra. Sau đó Renfro được kéo ra cho đi tản thương. Thế rồi Boggia bặt tin của anh ta luôn.

Cường độ hỏa lực quân giải phóng vẫn tiếp tục gia tăng, hết quả lựu đạn này tới quả lựu đạn khác nổ tung trong đám quân Mỹ. TQLC cũng bắn mãnh liệt, kết hợp với hỏa lực súng máy cùng súng bazooka 90ly nữa. Khi tới được hàng giậu, họ thấy có nhiều xác quân địch ở đó. Tuy nhiên họ vẫn chẳng thể nhìn thấy gì ở trong thôn và cũng chẳng sao bắt hỏa lực địch dịu lại được. Quân Mỹ ko tài nào tiến sâu hơn vào Nam Yên 3.

Đạn dường như bay đến từ khắp nơi, chúng rít veo véo trên đầu, ghim phầm phập xuống mặt đất xung quanh họ. Hỏa lực địch quá dữ dội khiến TQLC buộc phải rút về tập hợp lại chỗ rặng cây. Boggia ngó thấy thi thể 2 TQLC đã được poncho bọc lại.

Hỏa lực địch khiến cho mọi người hoang mang, nhất là số TQLC trẻ tuổi mới thử lửa trận đầu. Lựu đạn hình như từ khắp mọi chỗ ném tới; cả 2 phía đều có thương vong. Tiếng nổ, lửa khói, mùi thuốc súng càng khiến lính Mỹ thêm hoảng hốt. Trước hỏa lực áp đảo của đối phương, trung đội 1 cũng đã phải rút ra khỏi làng. Cuối cùng, Mike Jenkins đành liên lạc về bãi đáp White gặp trung tá Fisher thừa nhận mình đã bó tay. Báo cáo trên về đến bộ chỉ huy trung đoàn cùng lúc với tin của đại úy Bruce Webb, chỉ huy đại đội India, tiểu đoàn 3/3 báo bị đạn từ An Cường 2, khu vực ngoài phạm vi trách nhiệm của anh nhưng nằm giữa chỗ anh và đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 của Jenkins, bắn đến. Webb xin phép được 'phá rào' đánh sang thôn An Cường 2 với hy vọng giảm phần nào áp lực mà đại đội Hotel đang phải chịu. Đề nghị trên lập tức được chấp thuận.

Mike Jenkins liên lạc với trung úy Chris Cooney bảo anh này rút trung đội 1 ra xa Nam Yên để gọi máy bay không kích. Lính đại đội Hotel vừa rút qua khỏi ruộng lúa thì máy bay đã tới dùng bom phá và napalm oanh tạc ngôi làng. Phi công ném những trái bom 250 cân Anh sát sạt vị trí TQLC dưới mặt đất. Dù tuyến quân nhà đã được đánh dấu bằng khói vàng, mảnh 1 quả bom cũng đã tiện đứt cái cây con cạnh chỗ Jenkins. Mảnh bom sắc lẻm, bỏng giãy, bay với tốc độ rất lớn như thế có thể cắt người ta ra làm đôi dễ như chơi. Trong quá trình không kích, TQLC vẫn tiếp tục lãnh đạn súng bộ binh từ trong làng bắn ra.

Mảnh bom cũng văng cả đến An Cường 2, nơi mà đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đang tiến đến nhằm chi viện cho đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. Chúng đã khiến nhiều TQLC của đại đội India bị thương. Lính Jenkins chứng kiến cảnh các binh sĩ đối phương, khắp người đầy lửa napalm, cháy như những ngọn đuốc chạy ra khỏi ngôi làng. Họ đều bị TQLC bắn hạ hết.

Trong khi đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 bị đạn từ khắp nơi châu đến, trung úy Jenkins quyết định sẽ tập trung giải quyết từng mục tiêu một. Anh chọn đánh chiếm cao điểm 43 đầu tiên. Điểm cao này là có vị trí cao nhất trong khu vực, nằm trong tầm súng bộ binh và vẫn quấy rối sau lưng anh.

Ngay khi máy bay không kích xong, đại đội Hotel vượt qua khoảng cách 500m giữa 2 mục tiêu quay về, tiếp tục đánh lên quả núi. Lần này Jenkins tung cả 3 trung đội thuộc quyền lên công kích.

Thoạt đầu khi tiến lên đỉnh núi, TQLC đã vấp phải hỏa lực rất mạnh của địch và gặp nhiều khó khăn. quân giải phóng chống trả rất kiên cường nhưng lính Mỹ vẫn đánh lên ráo riết. TQLC chỉ chiếm được quả núi nhờ sự tăng cường kịp thời của lực lượng xe tăng mới đổ bộ lên bãi biển cùng nhiều đợt không yểm nữa.

Trong quá trình không kích, đại đội Hotel tổ chức sơ tán 11 thương binh cùng 2 tử sĩ của mình. Khi đang đưa 1 thương binh lên xe tăng, binh nhất Jim Kehres, sau khi lạc khỏi xạ thủ Ernie Wallace và quay sang giúp người bị thương, đã bị đạn xiên qua cặp mông quật ngã xuống đất. Thế là anh cũng được đưa đi sơ tán.


Cùng SUDDEN DEATH 6

Điện đài của ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 đều đang bận túi bụi. Chúng cho hay đại đội Golf đã từ bãi đáp Red tiến đến mục tiêu được giao hầu như ko có đụng độ; đại đội Echo cũng đã giải quyết xong những thách thức của mình; chỉ đại đội Hotel là vẫn còn khó khăn. Tuy đã biết đại đội Hotel bị bắn mạnh và đang gặp nhiều cản trở nhưng do thông tin liên lạc kém, trung tá Fisher vẫn chưa hình dung được hết những gì đang diễn ra.

Khoảng thời gian chờ đại tá Peatross đến bãi đáp dường như dài vô tận, nhất là khi ban chỉ huy của Fisher đang nằm dưới lằn đạn súng bộ binh và thỉnh thoảng lại bị cối 60ly câu đến.

Peatross đã bay đến và cùng thảo luận với 'Bò đực'. 2 người đặc biệt quan tâm đến tình hình của đại đội Hotel. Dù đại đội Hotel chỉ nằm bên kia sống đất nhưng họ ko cách gì biết bên đó đang diễn ra thế nào. Họ biết là trung úy Mike Jenkins đang phải kịch chiến nhưng "Bò đực" tin tưởng vào anh và nói sẽ đảm bảo ưu tiên huy động mọi hỏa lực đến hỗ trợ đại đội Hotel. Sau khi nghe nói thế Peatross bay về sở chỉ huy trung đoàn bộ còn Fisher thì cùng ban chỉ huy leo lên ngọn đồi tới sau lưng đại đội Echo.

Trong đợt tấn công đầu tiên lên đồi, đại đội Echo có 2 binh sĩ tử trận, 3 bị thương trong khi 3 bộ đội bị 1 phát đạn bazooka 90ly hạ sát. Khi tiếp tục đánh lên, đại đội Echo lại có thêm 12 người bị thương nữa. Đó là 1 trận đánh diễn ra trên 1 khu vực gợi cho trung sĩ nhất Garr nhớ đến vùng đồi quê Texas của mình, ngoại trừ việc ở đây có thêm những hàng rào cây.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 03 Tháng Ba, 2016, 08:39:45 am
   

    Garr, đại úy Riley, Fisher 'bò đực', cùng mấy lính điện đài đi cùng nhau nhưng ko sát với nhau mấy. 1 quả đạn cối đáp xuống ngay trước mặt họ nhưng chỉ có duy nhất Riley bị thương. Anh này cùng 'Bò đực' và mấy điện đài viên cố chạy đến con mương cách đó chừng 20 thước. Garr nằm dán xuống đất và ở nguyên đó mất 1 lúc. Sau rồi nhớ đến kinh nghiệm '2 quả đạn ko bao giờ rót vào cùng 1 chỗ' ở Triều Tiên ông bò tới nằm đúng chỗ quả đạn cối vừa phát nổ. Mặt đất chỗ đó nóng giãy nhưng Garr vẫn nằm đó hồi lâu mặc cho 'Bò đực' cứ gào lên "Gunny! Gunny! cậu ko sao chứ?"

    1 tiểu đội quân cảnh của bộ chỉ huy trung đoàn 7 cũng đi theo làm nhiệm vụ giữ tù binh. 1 TQLC của tiểu đội này nằm ngay đằng sau trung sĩ nhất Garr. Garr hỏi cậu quân cảnh có ổn ko? Anh này đáp ko sao nhưng nghe giọng có vẻ ko được dứt khoát. Garr bảo "Bò đến chỗ tôi đi rồi chờ cho qua chuyện." Anh TQLC kia mừng quá bèn bò tới nằm cùng. Thấy trung tá Fisher vẫn gọi hỏi xem Garr có bị gì ko nên ông này hét lên trả lời mình sẽ ở lại hõm đất đất với cậu quân cảnh.

    'Bò đực' cùng ban chỉ huy chẳng nhúch nhích gì được. đại đội Echo cũng tạm thời bị đạn địch chặn lại. Khi hỏa lực quân giải phóng ngơi bớt, Garr bảo cậu quân cảnh " Theo tôi nhảy tới tới cái mương kia nhé". Bọn họ phóng đến chỗ của 'Bò đực'. Thấy Garr mọi người đều mừng vì cứ tưởng ông này đã bị thương nặng.

    Đạn cối địch bắt đầu rót dọc theo cái mương nơi ban chỉ huy đang nấp. Ngoài Riley ra, chỉ trong 1 lúc đã có thêm 4 người trong nhóm này bị thương. Tay trung sĩ phụ trách hậu cần (S-4) cũng nằm trong số đó. Tiểu đoàn vốn thiếu sĩ quan quân lực (S-1), thượng sĩ cố vấn cùng tiểu đoàn phó. Giờ do Riley bị thương lại thành ra ko có cả sĩ quan hành quân (S-3) cũng như các sĩ quan phụ trách hỏa lực hỗ trợ. Ban tham mưu chỉ còn duy nhất mình Garr. Fisher nhìn Ed Garr rồi nói: "Giờ thì ông trung sĩ nhất tài ba của tôi, đã là sĩ quan hành quân rồi nhé". Vị trung tá vẫn hay gọi những sĩ quan, hạ sĩ quan mà mình lưu ý theo kiểu " Giờ thì trung úy (hay đại úy, v..v) tài ba của tôi". Đó là dấu hiệu cho thấy 'Bò Đực' đang rất mực quan tâm đến bạn.


    đại đội India rời khu vực của mình. 9g sáng.

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 của đại úy Bruce Webb khi đổ bộ lên bờ đã lấy 1 con suối đánh dấu vị trí sườn trái mình. Con suối này đi sâu vào đất liền khoảng 1800m rồi ngoặt lên hướng bắc chạy song song với bờ biển. Vào tầm 9g sáng thì đại đội India đã tiến đến khúc suối cong và chuyển hướng rẽ lên phía bắc. Thôn An Cường 2, phía bên kia bờ suối, ngoài vùng trách nhiệm của đại đội India giờ là sườn trái của đơn vị.

    Chỉ trong vòng mấy phút, lính của Webb phát hiện ở giữa làng 1 toán chừng 15 bộ đội, rồi sau là toán thứ nhì có khoảng 20 người. quân giải phóng khai hỏa súng trường, súng liên thanh. Trước nguy cơ bị đánh tạt sườn, Webb phải xin vượt sang khu vực của tiểu đoàn 2/4 tấn công số quân giải phóng đang bắn đại đội mình. Tin này về đến trung đoàn bộ đúng lúc đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, nên lập tức được chấp thuận. Do An Cường 2 nằm ở giữa đại đội India và đại đội Hotel nên đại tá Peatross cho rằng quân của Webb vừa có thể bảo vệ sườn vừa giảm áp lực đang đè nặng lên đại đội Hotel.

    Yêu cầu được chấp thuận, TQLC đại đội India lập tức tổ chức xung phong về phía địch. Họ lao xuống dốc vượt qua 1 khu đất bằng rồi mới bị đạn từ trong hàng cây thấp bắn ra. Cuộc đột kích đã khiến quân phòng ngự bất ngờ. TQLC tràn ngập vị trí địch và bắt được mấy tù binh. 1 VC bị bắt, chẳng hiểu vì sợ hãi hoặc ko muốn hợp tác với những kẻ bắt được mình, nhất quyết ko chịu ngồi dậy, tự cắn lưỡi, máu ứa ra ngoài miệng. Khi thượng sĩ nhất Art Petty bắt đầu sơ tán số tù binh, anh cùng 1 TQLC to con phải nhấc bổng người này lên khiêng đến chỗ trực thăng để đưa về hậu phương thẩm vấn. Khi máy bay cất cánh, người chiến sĩ đối phương vẫn còn trong trạng thái hầu như vô thức.

    TQLC đại đội India cố sức tiêu diệt những binh sĩ đối phương mà họ ko thể bắt sống. Trung úy Richard Purnell, đại đội phó phát hiện 1 nhóm địch định vòng qua bên sườn thoát xuống lòng suối. Anh lẩy cò khẩu súng lục nhanh như máy cố chặn quân địch lại mồm gào toáng: "Bắt lấy chúng!"

    Thượng sĩ nhất Petty cùng đại úy Webb đứng quan sát 1 trung đội thuộc đại đội India vượt qua lòng suối. Bên kia bờ là ngọn đồi dốc phủ đầy cỏ cao tới đầu gối. 2 người nhìn rất rõ cảnh 1 số địch bung ra bỏ chạy. Ai từng đi săn chim cút sẽ thấy cảnh này khá là quen thuộc. 1 VC rời vị trí chạy tới chỗ 1 đồng đội khác, dừng lại 1 lát. Rồi cả 2 lại chạy sang 1 vị trí khác, cùng nhau lập thành 1 tổ rồi mới rút. Điều này có lẽ do quân giải phóng đã chia lực lượng mình thành từng tổ tam tam, cùng nhau tiến thoái. .

    Thượng sĩ nhất Petty nhập cùng toán lính tiến bên trái ban chỉ huy đại đội. Vừa băng qua lòng suối thì bỗng nghe tiếng đạn cối rót xuống. Ông nằm dán xuống đất đợi tới khi tiếng nổ dứt.

    Đoạn suối chạy trước mặt đại đội chạy song song với bờ biển. Vuông góc với nó là 1 cái hào hoặc mương nước chạy từ đông sang tây. Số lính đi đầu trong đơn vị của đại úy Webb đã vượt sang bên kia con hào và đang đọ súng quyết liệt.

    Ban chỉ huy đại đội India dừng lại 1 chốc bên lòng suối với đội hình tản rộng. 1 TQLC gần đó bị trúng 1 phát đạn vào mặt trong đùi trái. Anh này kêu gào thảm thiết vì tưởng mình bị mất tiêu 'thằng nhỏ' rồi. Cậu lính quân y phải vất vả lắm mới tụt được quần anh ta ra khám thấy đùi tuy bị thương nặng nhưng 'vốn đàn ông' thì vẫn còn nguyên. Đại úy Webb gọi trực thăng tải thương đến và cử binh nhất Glenn Johnson về đón những người bị thương khác vì cho là họ lên đây thì dễ hơn đưa tay TQLC kia quay lại. Johnson bỏ ba lô cùng gói bộc phá lại rồi lập tức vọt đi. Đạn cày tung đất bên dưới đôi chân anh. Anh phóng đến khu vực rậm rạp phía sau bảo thương binh cùng những người trợ giúp di chuyển.



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 04 Tháng Ba, 2016, 08:11:48 am
Trong số TQLC bị đạn có trung sĩ Massey, trợ thủ của trung sĩ trung đội phó trung đội 1. Viên đạn sượt qua cái xẻng, xuyên thấu tay Massey nhưng anh vẫn quyết định ở lại chiến trường. Anh đã chiến đấu suốt ngày hôm ấy và vẫn còn sống.


Ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 TQLC. 9g sáng

Ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 gọi xin trực thăng tải thương đến sơ tán đại úy Riley cùng các thương binh khác. Khi trực thăng bay đến, Gunny Garr lấy điện đài báo cho viên phi công biết rằng mình vẫn đang bị 'ăn' cối địch, rồi dùng quả lựu đạn khói màu xanh đánh dấu khu vực đạn rơi. Viên phi công cho máy bay đáp xuống ko do dự. Trong lúc lính dưới đất đưa thương binh lên trực thăng, Garr để ý thấy trên sàn tàu lăn lóc nhiều vỏ đạn rỗng. Hẳn là con chim sắt này hôm ấy cũng đã ít nhiều đụng độ.


Đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4.

Đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 đã đi trước ban chỉ huy khá xa cùng với tiểu đội cối gồm 2 khẩu 81mm và mấy khẩu đại liên 50 nữa. Dù trang bị nặng nề như thế họ vẫn tiến khá nhanh. Đi cùng họ còn có 1 số lính Nghĩa quân của quận Bình Sơn, được phối thuộc tham gia chiến dịch vào những phút cuối cùng.

đại đội Echo tiếp tục di chuyển về hướng tây bắc. Có lúc TQLC đã phát hiện khoảng 100 quân địch ngoài đồng trống và xin pháo dập. Số địch này liền chạy lúp xúp qua hướng đối diện, nhưng song song với quân Mỹ, cách đó vài trăm thước. quân giải phóng mặc quân phục xanh dương, mang theo vũ khí và còn có cả súng cối nữa...

TQLC đại đội Echo khẩn trương tìm cách dùng hỏa lực tiêu diệt. Địch ở quá xa nên súng nhỏ chả ăn thua gì; ngoài ra giữa 2 bên còn có khe núi ngăn cản việc mở đợt tấn công trực diện. Hệ thống liên lạc vô tuyến đang quá tải khiến ko thể gọi theo lối thông thường được. Cuối cùng quân Mỹ phải dùng quyền ưu tiên, chỉ dành riêng cho những tin tối quan trọng thì mới kết nối được. Thế rồi họ gọi điện xin pháo bắn.

Những khẩu cối howtar 107mm của tiểu đoàn 3/12 pháo binh được trực thăng đưa đến chốt chặn của đại đội Mike lập tức dội lửa lên đầu quân địch. Trung tá Fisher, người sau đó bay trên trực thăng ngang qua vùng oanh kích, ước tính cối howtar đã diệt được cỡ 90 lính đối phương.

Đòn pháo kích đã khiến ý chí kháng cự của quân giải phóng suy giảm tạo điều kiện cho đại đội Echo tiếp tục tiến lên sau vài sự chống trả ko đáng kể.


Tiểu đội O’Malley

1 phân đội xe tăng M48 đã đổ bộ lên bờ trong đợt thứ nhì rồi bắt kịp đại đội India, tiểu đoàn 3/3 ngay khi đơn vị này tiến đến An Cường 2. Đại úy Webb cho tiểu đội 1, của hạ sĩ nhất Robert O’Malley thuộc trung đội 1 đi cùng mấy chiếc xe tăng.

Hỏa lực quân giải phóng trở nên mạnh mẽ khi đại đội tiến gần đến rìa thôn. TQLC nhanh chóng triển khai đội hình tấn công với trung đội 1 đi bên trái, trung đội 2 đi bên phải, trung đội 3 làm dự bị.

Phía nam thôn có 1 cái hào bề ngang khoảng hơn 3m, sâu từ 1,8-2,1m. Nó có vẻ được đào từ rất lâu và tuy chẳng phải chuyên dùng để bẫy xe tăng nhưng vì rộng nên xe tăng cũng khó có thể vượt qua nổi. Do vậy chúng đành chạy dọc theo cái hào về phía tây. Viên trung úy chỉ huy mấy chiếc xe tăng khá năng nổ; xe anh ta với lính của O’Malley dẫn đầu các xe khác, tách xa khỏi lực lượng chính của đại đội India. Trong khi đại đội India tấn công vào thôn từ mặt bắc thì mấy cái xe tăng vẫn đi về hướng tây men theo cái hào.

Hạ sĩ nhất O’Malley chia tiểu đội mình thành 3 tổ. O’Malley, hạ sĩ Chris Buchs, và binh nhất Robert Rimpson ngồi trên chiếc xe tăng dẫn đầu. Hạ sĩ nhất Forrest Hayden, hạ sĩ James Aaron, cùng hạ sĩ Merlin Marquardt leo lên chiếc tăng đi giữa. Xe đi cuối chở số lính còn lại của tiểu đội.

Lúc này đại đội India đã có thương vong nhưng lính của O’Malley thì vẫn chưa bị bắn rát đến mức phải lo lắng. Họ có thể nghe thấy cả tiếng súng dậy lên chỗ đại đội India lẫn tiếng đại đội Hotel đang đọ súng xa xa.

2 chiếc xe tăng đi đầu tiến nhanh hơn 1 chút trong khi chiếc thứ 3 cứ lừng chừng phía sau như để đoạn hậu. Khi đám tăng đi nương theo lũy tre nhằm lợi dụng nó để che chắn chút đỉnh thì thình lình trong tán lá 3 phát trung liên BAR nổ vang, trúng ngay Marquardt.

O’Malley nhanh chóng bảo xe tăng dừng lại hô Hayden cùng Aaron đỡ Marquardt xuống xe tiến hành sơ cứu. Sau đó anh cử Chris Buchs đi tìm lính cứu thương còn mình cùng số lính còn lại vừa bắn vào lũy tre chế áp địch vừa lo cho Marquardt.

Buchs băng qua ruộng chạy về gặp 1 lính cứu thương đang bận chăm sóc cho những thương binh khác. Nghe người lính quân y hứa sẽ ra đó vài phút nữa sau khi xong việc, Buchs bèn quay về tiểu đội. Đúng lúc anh cứu thương tới nơi thì Marquardt chết.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 07 Tháng Ba, 2016, 10:21:55 am
Hạ sĩ nhất O’Malley vẫn ở trên chiếc xe tăng đi đầu từ bên trái bắn về phía lũy tre như đổ đạn. Buchs từ bên phải nổ súng chế áp địch bên trong đó. Họ cố ném lựu đạn vào đám cây lá rậm rạp ấy nhưng chẳng có kết quả bao nhiêu. quân giải phóng nấp dưới chiến hào phía bên kia hàng giậu nên lựu đạn ném ra toàn bật lại hoặc mắc vào bụi tre trước khi đáp trúng mục tiêu.

Buchs phát hiện có 1 chỗ trống nhỏ nơi lũy tre liền báo cho O’Malley biết. Buchs hô: "Tôi sẽ yểm hộ cho anh xông qua"

O’Malley đáp "Được, đi nào Buchs" rồi vọt qua bụi rậm trước, sau đó tới Buchs. Họ nhảy vào chiến hào, đọ súng với VC. Buchs đánh sang trái trong khi tiểu đội trưởng của mình tạt sang phải. Họ áp đảo khoảng 1 tá lính đối phương. O’Malley bắn chết 8 còn Buchs hạ được 4 địch.

Bắn hết đạn thì 2 người thấy nhiều bộ đội khác đang theo chiến hào lao đến chỗ mình. Họ vội nhảy lên khỏi hào nạp đạn rồi lại lăn xuống tiếp tục tấn công. O’Malley gọi hạ sĩ Hayden tới lục soát số địch quân bị hạ và lệnh cho Rimpson, người thủ khẩu phóng lựu M79, tới chiếm lĩnh vị trí đoạn đầu chiến hào. O’Malley đang theo hào đi sang bên trái dưới sự yểm hộ của Buchs thì 1 bộ đội đang giả chết bỗng bật dậy ném lựu đạn vào Hayden. Hayden bật lùi lại ngã xuống trong lúc Buchs bắn hạ người lính địch. Hayden trúng mảnh lựu đạn vào hông còn O’Malley thì bị vào bàn chân. Buchs thu súng đối phương rồi phụ O’Malley đưa Hayden lên khỏi hào.

Rimpson tới nhập bọn cùng họ và dùng khẩu phóng lựu hạ thêm 1 lính địch nữa đang xông đến từ khoảng cách chừng 15m. May là nhóm TQLC ko bị thương thêm nữa vì họ cũng nằm trong bán kính sát thương của quả đạn M79 mà Rimpson bắn ra.

Sau khi thu súng của địch xong họ đem chúng bỏ lên xe tăng định đưa về bãi đáp cho trực thăng tới chở đi. Dù bị thương nhưng O’Malley vẫn quyết định ở lại cùng lính của mình, ko chịu đi sơ tán.




Chương 8

Đánh chiếm thôn An Cường 2



An Cường 2 có nhiều cây cối rậm rạp và được củng cố khá chắc chắn. Trong số 25-30 căn nhà lá trong làng, nhà nào cũng có hầm hào, lô cốt. Hầu hết công sực đều có lát gỗ và phủ lá chuối để ngụy trang.

Khi TQLC đại đội India, tiểu đoàn 3/3 vận động tới làng thì súng địch lại rộ lên. 1 tổ súng máy lúc băng qua ruộng đã đâm thẳng vào họng súng liên thanh đối phương, có lẽ là 1 ổ đại liên. Binh nhất Howard Miller là người duy nhất trong tổ súng máy gồm 4 người còn sống. Các binh nhất Gilbert Nickerson, Walter Smith, và James White đều chết. Với chức phận thấp nhất trong tổ, Miller mang theo khẩu súng trường cùng 200 viên đạn súng máy M60 đựng trong 1 thùng sắt. Sau khi mất các thành viên khác, anh quàng súng trường ra sau lưng, 1 tay xách thùng đạn, tay kia ôm khẩu M60.

Miller tìm nơi ẩn nấp và nhìn thấy 1 chỗ giống như là hố đạn pháo. Khi nhảy xuống anh vô ý để thùng đạn đập mạnh vào mũ sắt 1 TQLC khác. Người này cắt ngang lời xin lỗi của Miller nói đừng ngại và bảo anh cùng đào tiếp. "Chúng ta phải rúc sâu thêm nữa!"

Nhiều TQLC tiến dọc theo đồng lúa và con mương thoát nước ngay ngoài thôn An Cường 2. 1 số đạn cối 60 ly bắt đầu rót xuống đầu quân tấn công nhưng trong cái thời điểm ồn ào, hỗn loạn ấy, vài TQLC vẫn chưa tin đó là đạn cối thực.

Đạn cối rất đáng sợ do chúng ko gây ra nhiều tiếng ồn khi rơi xuống. Nếu ko biết có cối bắn, thì chúng cứ thình lình rơi xuống nổ tung, bắn ra hàng chục mảnh sắt nóng đỏ, sắc như dao cạo. Nhưng ở cự ly thích hợp cộng với mức độ ồn ào vừa phải thì vẫn có thể nghe được tiếng đạn cối rời nòng. Và thế là khoảnh khắc chờ đợi đằng đẵng bắt đầu. Cối là loại hỏa khí bắn gián tiếp, góc bắn lớn, đạn đi theo hình cầu vồng và do bay rất êm nên người dưới đất khó lòng biết điểm nổ của chúng sẽ là đâu. Nếu nghe thấy tiếng cối đề pa người ta sẽ hô :"pháo kích!" và tất cả sẽ nằm rạp xuống, nhảy vào nấp dưới hố hay sau thứ gì đó, cố thu mình lại càng nhỏ càng tốt. Chẳng có cách nào hoàn hảo để tránh đạn cối cả. Do góc bắn lớn cối có thể tiêu diệt mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Ngay cả trốn dưới hố cũng ko an toàn vì đạn cối hoàn toàn có thể lọt vào trong hố hay rơi vào chiến hào. Cảm giác đạn cối đang từ trên trời rơi xuống sẽ khiến ta vừa khiếp hãi vừa hy vọng, chỉ mong "chúa Trời" rủ lòng thương. Những người ko bị thương sau trận cối đều có cảm giác sung sướng là "nó trừ mình ra" cứ như vừa được tái sinh vậy.

Trong trường hợp này, tiếng súng nổ ầm ầm đã khiến cho TQLC đại đội India, tiểu đoàn 3/3 ko nghe thấy tiếng cối đề pa. Khi trung sĩ Pat Finton vỡ lẽ cái thứ vừa rơi xuống sát bên, cánh còn lòi trên mặt ruộng là 1 qủa đạn cối ko nổ thì mọi người mới tin là thật, thốt lên những câu đại để như “Oh, ****!” rồi nhảy cả xuống mương. Mấy lính công binh là binh nhất Glenn Johnson cùng trung sĩ Wilson lại quyết định cứ ở lại ngoài ruộng vì kinh nghiệm việc địch hay gài mìn bẫy dưới mương, rãnh. Trên đầu đội hình đơn vị hô lớn: "FO đâu lên đây!"; họ đang cần 1 tiền sát pháo binh lên đó. Wilson phải quay lại dẫn tiền sát viên pháo binh ra phía trước. Đạn cối nổ tung ko ngớt xung quanh đến độ mấy chú công binh nghĩ việc nhảy xuống mương nấp có khi lại đúng cũng nên. TQLC quanh họ đều đang rúc xuống hố hay nằm dí mũi xuống đất.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 08 Tháng Ba, 2016, 07:45:51 am
   

    Sau khi nấp chừng 20 phút và xin hỏa lực dập xuống trước mặt; quân giải phóng bắn thưa dần. TQLC đại đội India lại đứng dậy tiếp tục tiến công.

    Cường độ trận đánh lúc tăng lúc giảm chẳng vì 1 lý do cụ thể nào cả. Đôi lúc đồng loạt súng rộ lên cả 4 phương 8 hướng còn có khi tiếng súng nổ lại chỉ nghe thấy lác đác.

    TQLC nhanh chóng học được 1 bài thực tế mà mọi chiến binh từ thời cổ tới giờ đều biết rõ. Về mặt lý thuyết, để tấn công, binh lính cần phải dàn ra theo đội hình đã lên kế hoạch từ trước rồi mới xung phong. Nhưng khi đã giáp chiến rồi thì đội hình này sẽ nhanh chóng phân rã thành 1 loạt những cuộc giao tranh cục bộ nhỏ. Vạn Tường cũng như hầu hết các trận đánh khác, giao tranh kịch liệt ở đây thường chỉ diễn ra giữa những toán lính 4-5 người với lực lượng có số lượng tương đương của đối phương. Người chiến sĩ khi đó bận túi bụi chỉ cốt cố giữ lấy mạng chứ ít khi quan tâm đến những việc diễn ra cách đó vài mét. Sự ồn ào, mùi khói, mùi thuốc súng cũng nỗi kinh hoàng đã tạo ra cái thứ "sương mù chiến tranh" khét tiếng và qua đó lý giải vì sao lại có những mô tả rất khác nhau về cùng 1 trận đánh.

    Giữa cơn hỗn loạn, rối rắm ấy, dường như chỗ nào cũng có mặt đại úy Bruce Webb. Người đại đội trưởng được nhiều người quý mến ấy đã nhiều lần ko ngại hiểm nguy động viên lính tráng tiến lên, đưa ra chỉ thị và gọi hỏa lực yểm trợ.

    Để chuẩn bị xung phong vào làng, đại úy Webb dùng điện đài xin không yểm tầm gần. Do điện đài của TQLC ko liên lạc được với trung tâm Trung tâm chi viện trực tiếp của không quân (DASC) nên 2 sĩ quan điều không tiền tuyến (FAC) là đại úy Dalby và trung úy Schwend, phải liên lạc trực tiếp với các phi công, theo số hiệu của máy bay. Chỉ cần liếc qua là họ biết máy bay được trang bị loại vũ khí gì. Những chiếc máy bay F4 Phantom và A4 Skyhawk đang lượn vòng quanh khu vực đều được lắp bom phá, napalm và sẵn sàng nhào xuống oanh kích mục tiêu mỗi khi lực lượng mặt đất cần. Tuy các thành viên sách vở của DASC lúc nào cũng tuân theo nguyên tắc nhưng những kết quả ấn tượng lại thường có được từ những sự phối hợp đầy sáng tạo giữa quân dưới đất với phi công. Sĩ quan điều không tiền tuyến cũng kiêm luôn việc hiệp đồng giữa phi công với pháo binh khi đạn pháo bắn cao quá 600m trong khu vực máy bay sẽ bay vào.

    Sau chiến tranh Thế giới 2, các sĩ quan điều không tiền tuyến và phi công TQLC nghiệm ra rằng sự phối hợp ko trợ tốt nhất chính là giữa phi công dưới mặt đất với phi công ở trên trời.

    Thời gian đi về của máy bay A4 và F4 đến khu chiến rất ngắn. Căn cứ của máy bay F4 nằm tại Đà Nẵng chỉ cách đó hơn 80 cây số còn căn cứ của máy bay A4 thì ở ngay đó, tại Chu Lai. Khu vực mục tiêu của chúng trong chiến dịch Starlite là kiểu mẫu để thực hành những phương án lưu thông trên đường băng. Yếu tố giới hạn của A4 chỉ là làm sao hạ cánh, tái vũ trang, rồi cất cánh nhanh nhất. Máy bay cánh bằng đã thực hiện 78 phi vụ yểm trợ trong chiến dịch, hầu hết chúng đều diễn ra trong ngày đầu tiên. Những chiếc Phantom và Skyhawk đã sử dụng hết 65 tấn bom, 4 tấn napalm, 533 quả rocket cỡ 70mm cùng 6000 viên đạn 20ly xuyên giáp. Hơn 500 lần chiếc trực thăng đã được huy động cùng với 3 máy bay vận tải KC-130 của phi đoàn vận tải TQLC số 152 tham gia vào việc sơ tán thương binh, tử sĩ từ Chu Lai ra Đà Nẵng.

    Thấy máy bay TQLC bay đến An Cường 2, quân giải phóng liền vọt ra khỏi hầm nổ súng bắn lên. Lính Mỹ dưới mặt đất cũng khai hỏa vào quân địch. Khi máy bay đã vút qua, quân giải phóng lại vội vã trở về nơi trú ẩn và bộ binh Mỹ chẳng còn thấy rõ mục tiêu nữa. Việc này tái diễn nhiều lần nhưng do hầu hết chỉ bắn loạn xạ chứ chẳng ai kịp lấy đường ngắm nên hiệu quả hỏa lực súng cá nhân của 2 phe xem ra cũng ko cao.

    Giữa 1 đợt không kích, 1 nhóm TQLC đã ra phía sau đồi hút thuốc. Mảnh bom rít vèo vèo trong không trung khiến số lính này phải nấp trong mấy lùm cây trong khi những mảnh sắt bỏng giãy, sắc lẻm cứ găm vào thân cây phầm phập. Loạt bom đã khiến nhiều TQLC đại đội India bị thương trong đó có các hạ sĩ nhất Walker và Thomas. Cả 2 đều ko chịu đi sơ tán.

    Tuy hầu hết TQLC đều nằm dán xuống đất nhưng vẫn có người muốn kiếm mảnh bom làm kỷ niệm. Khi vừa chộp lấy 1 mảnh bom dài khoảng 15cm định rút ra khỏi thân cây thì anh này vội phải buông tay ra ngay vì nó bỏng giãy.

    Trung tá Muir nài nỉ thượng cấp cho sử dụng loại hỏa lực 'chủ bài' để chi viện. TQLC biết pháo hạm là loại hỏa khí bắn đạn theo quỹ đạo phẳng. Điều này có nghĩa do ko có pháo mặt đất bắn góc bắn lớn nên khoảng thời gian giữa lúc gọi hải pháo và không yểm sẽ rút ngắn lại. Điều này cho phép duy trì áp lực và khiến quân địch chịu tổn thất lớn.

    ***

    Khi tiến ngang qua cánh đồng, binh nhất Chuck Fink bỗng thấy có 1 thứ rất lạ. Tiểu đội ngừng vận động, anh chú ý thấy đất ở đây có 1 chỗ nhô cao chừng 1,5 -1,8m, rộng 9m và kéo dài hàng trăm thước. Anh phát hiện 1 cái lỗ tròn vo trên bờ luống đất này. Tới gần xem anh thấy ló ra mấy cánh đuôi đạn cối. Chẳng biết có nên giật nó ra hay ko nữa? Bất giác anh nghĩ có lẽ đây là lỗ thông hơi cho 1 hệ thống hầm ngầm.

    Fink gọi báo trung sĩ George Emerick những gì mình phát hiện. Vào lúc này quân giải phóng dường như biến đâu mất cả nên Fink nghĩ có thể địch đã rút cả xuống hầm rồi. Anh muốn gọi không kích nhưng chưa kịp ngỏ lời với đại đội trưởng thì tiểu đội đã có lệnh tiến lên. Vừa mới vượt qua khu vực này thì quân giải phóng từ phía sau bắn mạnh vào bọn họ.



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 09 Tháng Ba, 2016, 07:43:58 am
Khi Fink cùng tiểu đội được điều trở lại dập tắt hỏa lực đối phương anh nhận thấy mình cùng binh nhất John Jemison, lính phóng lựu M79, là những người đi đầu tiên. 2 người nằm phục xuống rồi lăn đến nấp sau bờ ruộng ghé mắt nhìn lên. Fink phát hiện cách đó tầm 50 thước có 1 ổ súng máy đang nã đạn về phía đại đội. Bộ đội vẫn chưa phát giác các TQLC dù vẫn nã đạn bay vèo vèo qua đầu 2 người. Ổ súng máy được ngụy trang tài tình đến độ Jemison ko tài nào định vị được nó trong đám cây dù Fink đã nhìn thấy. Fink bảo mình sẽ bắn 1 phát súng trường ngay dưới ổ súng để làm dấu cho Jemison dùng súng phóng lựu tiêu diệt.

Khi Fink vừa bắn xong, Jemison reo lên nhìn thấy mục tiêu và lập tức khai hỏa khẩu M79. Quả đạn đầu tiên mà Jemison bắn khi chiến đấu đáp ngay mũ người xạ thủ địch nổ tung, khiến người này chết ngay. Tuy nhiên những bộ đội còn lại đã phát hiện ra vị trí của Jemison. Jemison vừa lắc mình qua nạp lại đạn thì 1 quân giải phóng bật dậy quất 1 loạt đạn vào chỗ anh. Jemsion bị đạn trúng đầu chết ngay tức khắc. Đến khi Fink bắn gục tay xạ thủ VC thứ 2 thì 3 thành viên còn lại của tổ súng máy bật dậy chạy. Chuck Fink bắn hạ tất cả.

Bỗng ở đâu đó chếch bên trái, 1 bộ đội phụt vào Fink 1 phát B-40. Phần lớn sức công phá của quả đạn đều giáng vào bờ ruộng trước mặt Fink, lực tác động còn lại khiến báng khẩu súng trường bị vỡ, mảnh găm vào mặt và cánh tay anh. Sức nổ hất Fink ngã chổng vó với 1 tư thế mà anh cho rằng rất buồn cười. Anh nằm ngửa, mũ sắt lật đằng sau, kính mắt trợt lên trán. Mất vài giây anh mới hoàn hồn, chỉnh lại kính và mũ sắt, cố cầm máu đang chảy nơi tay.

Tiểu đội trưởng của Fink là hạ sĩ nhất Jones đến gần hỏi: "Cậu ko sao chứ?". Fink đáp mình chỉ mới 'bị xém' chút đỉnh và bảo "tôi nghĩ John Jemison chết rồi". Jones trả lời rằng Jemison đã chết rồi lấy băng gạc ra băng tay Fink. Đang quỳ cạnh Fink bỗng Jones khựng lại nói vẻ bình tĩnh "Chắc tôi bị đạn vào vai rồi". Hành vi này khiến Fink thấy lạ. Anh thắc mắc tại sao có người bị bắn mà lại ko 'chắc' được? Nhìn Jones thì thấy đúng anh này đã trúng đạn vào vai thật. Đạn vẫn còn nằm trong người chứ ko trổ ra ngoài. Fink lấy gói băng của Jones rồi quàng nó quanh người anh này. Lúc này tay Fink trở nên cứng quèo, rất chi là lóng ngóng.

***

Khi binh nhất Howard Miller tiếp tục tiến và sắp sửa nhảy qua cái hào thì 1 bộ đội lẳng về phía anh quả lựu đạn chày. Tuy ko bị thương vì mảnh lựu đạn nhưng sức nổ hất anh ngã bật vào thành hào đánh ự. Mất 1 lúc mới thấy mình chưa bị thương, anh cố gắng đứng lên nhảy khỏi hào tiếp tục làm nhiệm vụ.

Bruce Webb chạy đôn chạy đáo khắp nơi, dẫn đại đội xông lên tấn công. Lòng can đảm cùng sự điềm tĩnh khiến anh được mọi người nể phục.

Các mũi tiến công của đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đã làm chủ thôn An Cường 2. Hơn 40 bộ đội đã hy sinh trong trận đánh chiếm ngôi làng.


Tiểu đội O’Malley. 11g


Những xe tăng đi cùng tiểu đội của hạ sĩ nhất Robert O’Malley bị súng chống tăng địch nhắm bắn làm 1 chiếc trúng đạn. Các xe khác liền khạc lửa về phía hỏa điểm địch khiến nó phải im tiếng. Lính của O’Malley đưa thương binh lên xe tăng rồi tất cả lại tiếp tục tiến. Đang ngon trớn thì chẳng hiểu vì sao xe tăng lại dừng. Trong nháy mắt súng cá nhân và súng cộng đồng đối phương lại bắn đến chỗ họ. Cho thương binh lên nằm trên xe tăng là ý tưởng rất dở. quân giải phóng dễ dàng nhìn thấy bọn họ và nhiều người lại bị thương thêm lần nữa.

Đám xe tăng co cụm lại để bảo vệ chiếc tăng bị thương. Hạ sĩ nhất O’Malley nhảy vào bụi cây chỉ thị mục tiêu cho các tổ lái nhưng hỏa lực súng cá nhân địch bên sườn phải bắn quá rát khiến mấy TQLC phải quay lui xuống chiến hào. Khi đạn cối bắt đầu rót xuống đám xe tăng thì chúng bắt đầu tháo lui. TQLC dưới hào biết nếu xe tăng lùi lại thì đạn cối sẽ đuổi theo và rơi xuống đầu mình.

Hạ sĩ Chris Buchs nhìn O’Malley rồi nói: 'Tốt hơn ta nên rời chỗ này". O’Malley đồng ý nhưng dường như là hơi muộn. Vừa lên khỏi hào thì 1 loạt cối rơi xuống chỉ cách họ mấy mét, hất văng cả 2 xuống đáy lại. O’Malley bò lên khỏi hào với vết thương thứ nhì, với 1 mảnh đạn cối găm vào cánh tay. Anh bắt đầu cho lính mình rút lui.

Trong cơn hỗn loạn, Buchs ko thấy O’Malley đâu cả. Anh bèn hỏi binh nhất Robert Rimpson xem tiểu đội trưởng đâu? Rimpson báo lần cuối mình thấy O’Malley là lúc anh ta quay lại chiến hào. Buchs và Rimpson lại chạy lên tìm; O’Malley lúc này ko đếm xỉa gì đến 2 vết thương, đang cố kéo 1 thương binh khác. Người hạ sĩ nhất trẻ tuổi lệnh Buchs cùng Rimpson tới cứu thêm 1 thương binh nữa rồi tất cả cùng rút về.


Đại đội trưởng đại đội India bị hạ. 10g sáng.

Vào lúc mà trung úy Richard Purnell, đại đội phó đại đội India, nhận được tin báo tiểu đội O’Malley, nằm dưới hào cách đó mấy trăm mét có mấy ca thương vong. Anh bèn cùng 1 toán lính đến chỗ đám xe tăng để đưa thương binh đi sơ tán. Lúc này ko thấy đạn địch bắn thêm chỗ chiến hào nữa nhưng TQLC nhìn thấy 1 số bộ đội chạy về hướng ngôi làng ở phía bắc mất dạng.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 10 Tháng Ba, 2016, 07:57:10 am
Sau khi dập tắt các hỏa điểm địch bên trong và xung quanh An Cường 2, đại đội India đã có thể băng qua con suối, vượt qua chiến hào tới 1 khu đất bằng phẳng. Trong khi đi, để chắc ăn, trung sĩ Jean Pinquet đã dùng khẩu súng lục .45 bắn vào đầu những địch quân nằm dưới đất. Người ta đồn rằng Pinquet từng đi lính lê dương hoặc tham gia quân kháng chiến Pháp trong chiến tranh TG 2. Dù quá khứ có thế nào đi nữa, tay này vẫn được coi là 1 gã TQLC hung bạo. Đại úy Webb tới lệnh cho gã dừng cái trò đó lại, bảo đó là việc làm vô nhân đạo.

Binh nhất Glenn Johnson, đang ở cách Webb vài bước chân, lúc người đại úy gọi điện đài thì bỗng 1 ánh chớp lóe lên. Johnson hét: "Lựu đạn!" rồi vung tay đẩy binh nhất Freddy Link, đang đứng ngay phía sau, cùng lăn xuống cái rãnh. Khi 2 người đứng dậy thì viên đại úy cùng người lính điện đài đều gục cả.

1 bộ đội tưởng đã chết rồi bỗng lăn qua ném quả lựu đạn về phía ban chỉ huy đại đội. Tuy lính Mỹ nhanh chóng bắn gục người này nhưng cũng chẳng thể tránh cho Webb cùng mấy TQLC khác khỏi thương vong.

Thẳng bên trái có 1 vật xây bằng gạch giống như bếp lò cao chừng 1,1m ngang hơn 75 cm. Thấy Johnson tiến đến, 2 thanh niên trẻ người Việt nhô ra. Johnson đang định bắn thì có tiếng hô: "Đừng bắn! bắt chúng làm tù binh". 2 người này mặc quần áo dân thường, ko vũ trang gì nên TQLC lôi ra trói lại. Quay về chỗ ban chỉ huy, mọi người vẫn đang lo cứu chữa Webb cùng mấy thương binh khác.

Thượng sĩ nhất Petty vội chạy lên xem chuyện gì xảy ra. Ông bắt gặp trung sĩ nhất Martin, người cũng bị thương do lựu đạn nổ. Martin bảo thượng sĩ nhất rằng đại đội trưởng đang nằm sau cái cây nhỏ và đã chết rồi nhưng mình vẫn giấu đám lính mà chỉ nói là Webb bị thương thôi. Petty tới xem người đại đội trưởng, chỉ thấy ngực Webb toàn máu là máu.

Lúc này chiếc trực thăng tải thương đang cố gắng đáp xuống bãi đất trống nhỏ xíu nằm ở góc đông nam An Cường 2. Do ko có ai hỗ trợ nên Petty đành chạy qua dùng tay xi nhan cho phi công.

Vào lúc thiếu tá Al Bloom cho trực thăng hạ xuống để tải thương, ông hết sức ngạc nhiên khi thấy 1 TQLC đứng xổng lưng dưới tầm bắn của địch, dùng tay ra hiệu, hướng dẫn mình. Bloom hét lên bảo tay TQLC kia khom người xuống nhưng vô ích. Ông chẳng hề nghĩ đến chuyện chiếc trực thăng mình mới là mục tiêu béo bở cho VC chứ đâu phải tay TQLC đơn độc kia. Lơ lửng trên cao gần 4m nhìn xuống, Bloom kinh hoàng thấy mình sắp sửa đáp thẳng xuống ngực 1 thương binh. Ông vội vàng bốc cao lên rồi hạ xuống bên trái người bị thương.

Thực ra chuyến tản thương chở thương binh đã được gọi từ trước nhưng lúc nó tới lại đúng ngay sau khi lựu đạn nổ. Binh nhất Johnson cũng tham gia đưa đại úy Webb lên cáng khiêng ra trực thăng. Webb nằm ngửa, đầu hướng về phía trước. Đi bên trái, Johnson thấy tay của Webb đặt chéo trên bụng. Anh lính trẻ nghĩ đại úy chết rồi vì tay phải Webb toạc 1 vết lớn nhưng lại ko thấy máu chảy ra.

Người đại đội trưởng can đảm, đáng mến, đầy nghị lực, chỉ huy binh sĩ dưới quyền rất gan dạ hôm ấy vừa mới lên bờ chưa đầy 4 tiếng đồng hồ. Anh được truy tặng huân chương Chữ thập Hải quân.

Johnson nhìn thấy trong số khiêng cáng có 1 người đeo lon thượng sĩ nhất. Đó chính là thượng sĩ nhất Art Petty. Johnson nghĩ: "Ông thượng sĩ này ra đây làm gì nhỉ?". Cho rằng mình đã cống hiến đủ rồi nên nhiều thượng sĩ nhất đã ko thèm ra trận mà chỉ lo công việc hành chính ở hậu phương. Vậy mà Petty, người cựu binh từng tham gia 3 cuộc đổ bộ lớn chống quân Nhật trong chiến tranh TG 2, lại vẫn ra tận tuyến đầu.

Bruce Webb là TQLC đầu tiên tử trận ngay trước mắt Johnson. Cũng như những người lính khác, do bận làm nhiệm vụ nên mãi sau này Johnson mới hiểu cặn kẽ mọi việc. Anh rất quí Webb, người mà anh cho là luôn hoàn thành nhiệm vụ nhưng chẳng bao giờ bắt lính dưới quyền phải mạo hiểm vô ích. Webb là 1 sĩ quan TQLC tài giỏi, cư xử đúng mực, rất tôn trọng những người xung quanh, luôn quan tâm chăm sóc lính tráng. Binh nhất Gary Hammet xót xa: "Chúng tôi mất đại đội trưởng, mất điện đài viên và 1 binh nhất. Giá như đại úy Webb cứ để tay trung sĩ kia làm cái việc tồi tệ ấy thì có lẽ đến giờ anh vẫn còn sống. Đại úy Webb rất tốt, anh ko bao giờ bắt chúng tôi làm những gì mà chính anh cũng ko làm nổi. Âu cũng là cái số của đại úy."

Chẳng phải mọi TQLC trong đại đội India đều nghĩ rằng Webb đã chết. Lúc anh mới bị nạn và chưa được đưa đi sơ tán, 1 TQLC còn nhặt khẩu súng lúc .45 của anh lên nói rằng "Đây là súng của đại đội trưởng, tôi sẽ giữ nó giùm anh ấy."

***

Tử sĩ cùng những thương binh, băng bó đầy mình được khiêng bằng poncho hoặc cáng tới bãi đáp tạm để lính cứu thương và đồng đội chăm sóc. Art Petty chỉ huy việc đưa những người bị nặng nhất lên trực thăng. Ông cố đưa 1 hạ sĩ quan của đại đội India là hạ sĩ nhất Reed, thương tích đầy mình, lên đám 'chim sắt' nhưng tay phi công xua tay bảo đã quá tải rồi. Reed vui vẻ trấn an Petty "Đừng lo sếp ạ. Tôi sẽ đi chuyến tiếp theo". Anh lên chiếc trực thăng sau đó và thoát chết.

Trong khi Petty đang bận lo tản thương, súng lại nổ bên phía tay trái. Nhìn qua ông thấy mấy VC đang cố chui xuống hố chỗ luống đất. Lính Mỹ cách đó chừng 7-m đang xả súng vào lưng bọn họ.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 11 Tháng Ba, 2016, 07:31:41 am
rung úy Richard Purnell, người coi sóc thương binh dưới chiến hào, đang rất mong trực thăng tải thương đến. Khoảng 15-20 phút sau, 1 chiếc trực thăng đáp xuống phía sau, gần thôn An Cường 2, rồi lại bay đi mất làm viên trung úy chẳng hiểu gì hết. Hồi lâu sau thì trực thăng mới đến chỗ anh bốc thương binh.

1 thương binh trên chiếc trực thăng này báo anh biết tin dữ rằng đại đội trưởng đã dính chấu phải đưa đi sơ tán. Tay TQLC còn cho biết thêm là, trung sĩ nhất đại đội, sĩ quan tiền sát pháo cùng 2 lính điện đài nữa cũng đã thương vong. Trung úy Purnell vừa mới đến đại đội India nên chưa biết các trung đội, tiểu đội trưởng nhiều và còn ít kinh nghiệm tác chiến. Đây là chiến dịch lớn đâu tiên mà anh được tham gia. Thế mà đại đội trưởng lại mới vừa tử trận. Đúng là họa vô đơn chí. Thật là gánh nặng quá sức đối với 1 sĩ quan còn non kinh nghiệm như anh. Giờ anh phải chỉ huy đại đội khi mà nó đang gặp nhiều khó khăn. Nhưng Purnell đã vượt qua được thử thách và được tặng thưởng huân chương Sao bạc vì những thành tích trong ngày hôm ấy.

***

Sau khi tản thương xong, đại đội India tiến ra ngoại vi An Cường 2. Đơn vị chỉ bị đạn bắn lác đác khi nó tiến hơi chếch sang phải xuống 1 con đường mòn.

Trung úy Purnell báo cho chỉ huy tiểu đoàn biết việc đại đội trưởng đã tử trận, anh hiện đang chỉ huy đơn vị và tình hình hiện tại. Có đụng độ với địch nhưng cường độ đã giảm hẳn, hiện đơn vị hầu như ko bị đạn bắn đến. Trung tá Muir lệnh Purnell cho đại đội cải hướng về phía bắc, tới hội quân cùng các đơn vị còn lại trong tiểu đoàn .


Thôn Nam Yên 3. 11g30 phút

Sau khi chiếm được cao điểm 43, trung đội 1 thuộc đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 của trung úy Mike Jenkins tiếp tục tiến về thôn Nam Yên 3. Đạn từ 1 cái nhà gần cao điểm 43 bắt đầu quấy nhiễu số TQLC. 1 xe tăng M48 tiến đến diệt căn nhà nhưng lại bị trúng đạn chống tăng. Chiếc xe tăng thứ 2 xông lên bắn tuy cũng bị trúng đạn nhưng đã phá hủy được ngôi nhà, khiến hỏa lực cá nhân địch ở khu vực đó phải im tiếng. Cả 2 xe tăng chỉ bị thương nhẹ và lại có thể chiến đấu tiếp sau ít phút.

Sau đó, từ 1 hàng rào cây phía đông nam cao điểm 43, súng quân giải phóng rộ lên bắn vào TQLC. 1 xe tăng phun lửa ầm ầm xông đến, phụt lửa thiêu trụi cái hàng rào.

Trung đội 1 cùng 2 xe tăng tổ chức 1 đợt tấn công phối hợp giữa bộ binh và thiết giáp nhằm giải tỏa áp lực cho trung đội 2, hiện đang bị hỏa lực địch, có cả súng cối 82mm và 60mm ghìm chặt.

Hạ sĩ nhất Dick Tonucci trèo lên sau lưng chiếc xe tăng, mở lấy cái điện thoại gắn phía sau xe. Anh chỉ cho tổ lái vị trí ổ đại liên 12 ly 7 của địch đang đùng đùng nhả đạn. 1 viên đạn cỡ lớn bắn trúng chiếc xe, gây hư hại nặng. Thùng xăng xe tăng đã vỡ toác, lửa phụt lên khiến Tonucci bị hất văng lên rồi rơi xuống ruộng lúa ngập nước. Đến hôm sau khi xem xét chiếc xe tăng mới thấy khoang động cơ bị phá hủy hoàn toàn; xích bên phải cháy thui; lọc gió, hộp đựng đồ, cùng chắn bùn cháy đến mức chẳng còn hình thù gì nữa; điện đài cũng chảy vón thành 1 cục. Dù đạn pháo 90 ly vẫn chưa phát nổ, giá đựng đạn trên xe cũng bị biến dạng. Do ko còn khả năng sửa chữa, công binh đành phá hủy chiếc M48 ngay tại chỗ. Xác nó đến nay hiện vẫn còn.

Tonucci tránh xa cỗ xe đang cháy rực, lần theo 1 cái hào sang bên phải định diệt hỏa điểm địch. Anh để hạ sĩ J. C. Paul lại bảo vệ các thương binh. Chính bản thân Paul cũng bị thương. Dù đã leo lên trực thăng tải thương rồi nhưng khi thấy mọi người đang cần giúp đỡ, anh lại rời trực thăng trở về chiến đấu tiếp.

Lúc này 1 toán quân giải phóng đang cố đánh tới nhằm tiêu diệt số thương binh đang nằm trên mặt đất. Dù chẳng có súng lớn để đấu với đại liên địch, Tonucci vẫn nghĩ mình có thể vô hiệu hóa được nó tạo điều kiện để đại đội Hotel tiến đến mục tiêu được giao. Anh hô Paul bảo vệ thương binh còn mình tập trung nỗ lực vào ổ súng địch.

1 toán bộ đội theo giao thông hào chạy về phía Tonucci. Địch đang bị 1 chiếc tăng phun lửa truy kích, lưỡi lửa napalm khạc ra. Mấy lính địch người đầy lửa nhảy ra khỏi hào. Họ bị những TQLC gần đó bắn gục.

Chiếc tăng phun lửa cứ thế xông thẳng đến chỗ Tonucci, lưỡi lửa dài chết chóc quét ra đằng trước. Như 1 con mèo, Tonucci vọt ra khỏi hào, tí nữa thì chết cháy. Anh vẫn tiếp tục áp sát ổ đại liên địch. Gần tới nơi thì bỗng nghe sau lưng có tiếng lách cách. Anh quay ngoắt lại, tí nữa thì nổ súng, nhưng may mà kìm lại được. Đó là binh nhất Ronny Centers lên theo yểm trợ cho anh. 2 người diệt được 1 ổ súng phóng lựu, căn hầm đại liên và 1 hầm chiến đấu nữa cạnh đó.

Thấy mấy bộ đội từ dưới đất chui lên thế vào chỗ các xạ thủ vừa bị diệt, Tonucci và Centers cũng hạ số này luôn. Cả thảy 2 TQLC đã bắn hạ 14 quân đối phương. Tổ lái tăng đã đề nghị tặng huân chương Sao bạc cho cả 2 người qua những hành động anh dũng mà họ được chứng kiến. Đề nghị đã được chuẩn y.

Trong khi đó, hạ sĩ Paul phải bảo vệ thương binh trước sức ép nặng nề của địch. Ngoài hỏa lực súng cối, súng không giật, súng cá nhân.. quân giải phóng còn sùng súng trường bắn lựu đạn phốt pho trắng vào nữa. Phốt pho trắng cháy với nhiệt lượng rất cao và cháy được cả ở dưới nước. Nó có thể thiêu người ta cháy đến tận xương. Paul chạy cắt qua mặt ruộng, chiếm lĩnh vị trí giữa số thương binh và địch quân ngoài đồng trống, nã đạn xối xả nhằm thu hút đối phương, kéo dài thời giờ để thương binh sơ tán. Anh bảo vệ người bị thương với tinh thần quyết tử, dù mấy lần bị thương vẫn ko chịu rời vị trí trước lúc thương binh được kéo hết đến nơi khác. Sau khi tất cả thương binh đều đã an toàn, Tonucci đi tìm Paul và đưa anh lên trực thăng tải thương. Dù rất mong Paul sống sót nhưng Tonucci cũng ko dám tin rằng anh này sẽ qua khỏi. Joe Calvin Paul, chàng trai ít nói quê ở Kentucky, đã được truy tặng huân chương Danh dự. Để vinh danh, Hải quân đã lấy tên anh đặt cho 1 tàu khu trục nhỏ. Đó là chiếc USS Paul (FF 1080) sau này.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 12 Tháng Ba, 2016, 07:55:00 am
ảnh do người dịch sưu tầm:

trung tá "Bò đực"

(http://i.imgur.com/uLEmWCP.jpg)

chiếc xe tăng M48 bị diệt... ngày đó và bây giờ
(http://i.imgur.com/EXR3wap.jpg)

(http://i.imgur.com/cpTDSCi.jpg)

(http://i.imgur.com/tl0C8tf.jpg)


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 16 Tháng Ba, 2016, 07:55:10 am
   

    ***

    Mũi tiến công kết hợp giữa xe tăng và bộ binh đã buộc quân giải phóng phải dứt chiến, rút về phía tây. Mike Jenkins xin cho máy bay tới không kích lực lượng địch đang rút lui. Cuối cùng sau khi làm chủ hoàn toàn cao điểm, anh cho đại đội tiến lại đến thôn Nam Yên 3. Ngoài số VC bị chết, TQLC của Jenkins còn bắt thêm 1 tù binh, tịch thu 40 vũ khí trong những cái hầm được ngụy trang kín đáo nơi các hàng rào cây.


    Tiểu đội O'Malley. 11g30


    Khi hạ sĩ nhất Robert O’Malley cùng những người còn sót lại trong tiểu đội tìm đường về đến đại đội India, họ thấy TQLC trong đơn vị đang cố gắng phá vỡ ý đồ bao vây của quân giải phóng. Do những TQLC thương vong vẫn còn nằm ngoài chỗ trống nên O’Malley lại 1 lần nữa liều mình. Anh dẫn lính mình xông ra ruộng lúa và lại phải chịu thêm 1 trận cối nữa.

    Lần này thì O’Malley ăn mảnh cối vào ngực, bị thủng phổi. Hạ sĩ Chris Buchs chứng kiến cảnh tiểu đội trưởng O’Malley bị thương nhưng vẫn xốc tới đưa các tử sĩ lên xe tăng. Trong khi giao chiến, binh nhất Robert Rimpson bị mảnh đạn ghim sát gần mắt, khiến nó lồi cả ra ngoài. Rimpson ấn mắt vào lại nhưng từ khi đó, thị lực của anh trở nên rất kém.

    Đúng lúc tiểu đội O’Malley vào tới chu vi phòng thủ của đại đội India thì đơn vị này cũng vừa củng cố xong vị trí. Buchs đỡ O’Malley và Rimpson ngồi xuống rồi cố gắng chăm sóc vết thương cho họ. Thương binh trong đại đội cũng được sơ cứu rồi chuyển đến bãi đáp chờ trực thăng tới chở đi.

    ***

    Những chim sắt tải thương thuộc 2 phi đoàn trực thăng TQLC được điều tới nhưng ko tài nào đáp xuống nổi vì địch bắn quá rát. Dường như khẩu đại liên 30 bố trí trên 1 điểm cao gần đó đã ngăn ko cho trực thăng hạ cánh. Trung úy Dick Hooton, thuộc phi đoàn 361 vẫn quyết định bay vào. Anh báo qua điện đài : "Tarbrush (mật danh liên lạc của anh) đang vào đây, đang vào đây ". 1 máy bay khác của phi đoàn 361 cũng theo Hooton bay vào bãi đáp. Đúng ra hôm ấy Hooton ko phải ra đây. Hôm đó anh được giao làm sĩ quan bảo trì của phi đoàn nhưng do các bạn của anh là các phi công Ramsey Myatt, Bud Sanders, và Stu Kendall đều bị thương nên Hooton mới tham chiến.

    Lúc chiếc trực thăng của Hooton đáp xuống, lính của O’Malley đang cố khóa mõm ổ đại liên 30 đe dọa máy bay của anh lại. Rimpson định dùng súng M79 diệt nó nhưng do mắt bị thương, anh ko tài nào ngắm chính xác được, đạn toàn trệch mục tiêu. Sau mấy phát bị trượt, Buchs lấy súng của Rimpson bắn và đến phát đạn thứ nhì thì hạ được ổ đại liên. Trong suốt thời gian đó, hạ sĩ nhất O’Malley vẫn bắn lên cao điểm, dù đã bị thương,.

    Có khoảng 15 thương binh, tử sĩ được đưa đi sơ tán khi Hooton cùng chiếc trực thăng kia đáp xuống. Số thương vong đầu tiên được đưa lên chiếc trực thăng thứ nhì. O’Malley lại 1 lần nữa ko chịu đi tản thương trước khi mọi người lên tàu hết.

    Trong lúc 7 TQLC đầu tiên được đưa lên trực thăng thì O’Malley cùng những người còn lại trong đại đội India vẫn bắn mạnh lên cao điểm địch đang chốt giữ. Sau khi chiếc trực thăng kia đã bay đi thì O’Malley và các đồng đội còn lại trong tiểu đội mới leo lên con chim sắt của trung úy Hooton.

    Trong khi bay số TQLC tranh thủ nghỉ ngơi chút đỉnh. Hạ sĩ Chris Buchs bỗng thấy ngực mình có gì khác lạ. Anh nhìn xuống và hết sức ngạc nhiên thấy mình đã bị thương.

    1 phát đạn bắn trúng trực thăng khiến hệ thống thủy lực của nó bị hư hại. Máy bay của Hooton bay đến tàu USS Iwo Jima nhưng chiếc tàu chở trực thăng lại xua nó đi khi thấy nó bị thương. Hooton kiên quyết nói mình chẳng còn biết đi đâu hết, thông báo tình trạng nguy cấp rồi dùng hết khả năng đáp xuống 1 cách an toàn.

    Thương binh lập tức được đưa tới trạm xá trên tàu để chữa trị. Vừa khâu xong vết thương, lính dưới quyền O’Malley liền đi xem xem anh thế nào. Họ gặp bác sĩ điều trị cho O’Malley và được bảo rằng anh ta đã ổn. 6 tháng sau đó tại Austin, Texas, tổng thống Lyndon Johnson đã trao tặng Robert Emmett O’Malley tấm huân chương danh dự đầu tiên thưởng cho 1 TQLC trong chiến tranh VN.

    ***

    Chiếc H-34 của trung úy Dick Hooten ngày hôm đó lại trúng đạn thêm lần nữa nhưng vẫn lết được về sân bay Chu Lai dưới sự hộ tống của 1 máy bay A4. Trung úy Ken Slowey, phi công phụ của Hooton, bị thương nhẹ ở tay. Hạ sĩ nhất Ely, cơ phi, bị mất 1 ngón chân. Dù vậy Hooton vẫn nhận 1 chiếc máy bay khác rồi lại quay ra làm nhiệm vụ. Anh được tặng thưởng huân chương Chữ thập Hải quân vì tinh thần anh dũng ngày hôm ấy.

    Hôm đó có rất nhiều máy bay trực thăng bị đạn địch bắn trúng. Trong số 18 chiếc trực thăng của phi đoàn 361 tham gia nhiệm vụ hôm ấy, thì có 14 chiếc dính đạn. Thường thì quá nửa những trường hợp bị đạn này sẽ khiến máy bay rơi nhưng chẳng biết làm thế nào chúng vẫn lết về được căn cứ để cho các đội sửa chữa rã tung những chiếc bị nặng nhất ra lấy phụ tùng thay thế cho chiếc khác. Nếu có thành viên tổ lái nào thương vong, những người tình nguyện lập tức tới thay vào vị trí.




Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 17 Tháng Ba, 2016, 08:56:29 am
Chương 9

Tứ bề thọ địch




đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. 11g30


Đúng 11g30, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 lại bắt đầu lại từ đầu cuộc tấn công vào Nam Yên 3 với trung đội 2 đi bên phải, trung đội 3 đi giữa, trung đội 1 đoạn hậu. Trong lúc đại đội tiến về phía thôn thì 2 xe tăng còn lại, bố trí ngay sau lưng các trung đội chủ công cùng 3 xe Ontos (loại xe xích bọc thép, vũ trang 6 súng không giật 106,7mm và 1 đại liên. ND) cũng tiến theo để bảo vệ 2 bên sườn, phía sau và tổ chức yểm hộ. Do ruộng lúa ở đây ngập nước nên các xe tăng phải cơ động rất vất vả. Khi các trung đội 2 và 3 tiến đến con suối và các thửa ruộng ở phía đông thôn Nam Yên 3 thì đạn liên thanh địch từ phía sau bắn mạnh vào trung đội 1 và sườn đông của đại đội .

Lập tức trung đội 2 và trung đội 3 cũng gặp nguy cơ lớn. Đầu tiên là đạn súng bộ binh rồi sau đó tới đạn cối 60 và 82 ly. 2 trung đội nhanh chóng vận động qua cánh đồng tới lập vị trí phòng thủ gần đầu nam thôn An Cường 2. Xe tăng và xe Ontos ko thể nào cơ động qua cánh đồng ngập nước tới chỗ họ được. Do chẳng tìm được lối đi nào thích hợp, các xe Ontos đành bám theo dấu bộ binh cố vượt qua. Chiếc đầu qua khỏi nhưng xe thứ nhì lại sa lầy. Chiếc Ontos thứ 3 cố gắng kéo chiếc xe bị kẹt ra khỏi ruộng bùn dưới lằn đạn địch dày đặc.

Trong khi đó, hỏa lực súng bộ binh và cối địch được tăng cường thêm bằng súng chống tăng bố trí gần cao điểm 30, 1 doi đất vươn ra phía đông, nơi quân giải phóng có thể nhìn xuống cánh đồng đại đội Hotel đang vượt qua rõ mồn một. 3 chiếc Ontos cố tìm đường thoát khỏi khu ruộng nhưng do bùn lầy nhiều quá cộng với bờ bao quá cao làm cản hết tầm nhìn. 2 xe Ontos phía ngoài bị trúng đạn, còn chiếc thứ 3 thì bị 'tiêu' điện đài.

Hạ sĩ nhất Robert “Frenchie” Bousquat, trưởng xe mở nắp cửa ra, đứng xổng người mặc kệ đạn bay, quan sát cố tìm đường thoát khỏi ruộng lúa. Anh bị đạn bắn xuyên mũ công tác rồi lại thêm phát nữa trúng ngực. Tuy nói với lái xe "Chắc tao chẳng thọ lâu đâu" nhưng anh vẫn đứng thẳng người trong nắp cửa, phơi mình giữa đạn địch cho tới khi tìm được lối đưa cả 3 xe ra ngoài rồi mới gục xuống tắt thở. Hạ sĩ Thomas Spradling làm theo những gì được Bousquat đào tạo, anh đẩy xác người trưởng xe trẻ tuổi sang bên rồi nắm quyền chỉ huy chiếc Ontos.

Ở phía ngôi làng, lính của trung úy Mike Jenkins xông đến 1 con hào của bộ đội sâu tới 3,5 thước, có đáy rộng gần 1m và miệng rộng xấp xỉ 3m. Bên dưới cắm đầy chông tre nhọn hoắt nhằm vô hiệu hóa những kẻ tấn cống thiếu cẩn trọng. TQLC đại đội Hotel tấn công con hào, đánh bật đối phương ra ngoài.

Vì hào quá rộng ko thể nhảy qua được, TQLC phải lần xuống rồi leo lên thành bên kia. Binh nhất Jim Scott, lính điện đài của trung úy Jenkins bị vướng vào 1 ngọn chông. Nó xé toạc quần anh từ gấu cho đến tận thắt lưng. Tuy ko bị thương, nhưng Scott cứ thế phơi mông ra trong suốt thời gian còn lại của chiến dịch.

Jenkins tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi dưới con hào để gom các trung đội trưởng lại giao cho họ đánh vào làng theo từng mũi. Do tứ phía đều bị bắn nên anh ko giữ lại đơn vị nào làm dự bị nữa.

Sợ rằng nếu ở dưới hào quá lâu, địch sẽ tập trung rót cối xuống, Jenkins ra dấu cho mọi người leo lên khỏi hào rồi dàn hàng ngang tiến về phía ngôi làng. Khoảng cách từ con hào đến rìa đám cây cối rộng chừng 5 mẫu Anh bao quanh thôn là khoảng tầm 50 thước. TQLC được lệnh tiến vào đám cây ngoài bìa làng.

Khi lính Mỹ đến gần thôn thì quân giải phóng từ dưới các hầm, hố lẻn ra định luồn lại đánh vào sau lưng họ. 1 trung đội đã phải đổi hướng để chống lại sự vận động của đối phương.

Nhiều TQLC bị chia cắt khỏi tiểu đội, trung đội mình đã tụ lại thành nhiều nhóm nhỏ đổ xô đến cái mương thoát nước đào sâu đủ để đứng thẳng người mà ko lo bị bắn bay đầu gần hàng cây. Trung sĩ Jerry Tharp, tỏ vượt trội trong số chỉ huy cấp thấp bằng cách quát tháo ra lệnh vãn hồi trật tự. Bên kia mương nước là những hàng rào tre xen lẫn với đám dây thép gai khiến đà tiến của đại đội Hotel bị chậm lại. TQLC bất ngờ chạm trán với 1 toán Nghĩa quân nam VN chẳng hiểu từ đâu chui ra đang túm tụm nấp dưới mương. Quần áo, quân trang của mấy tay đồng minh này còn mới và tốt hơn cả của TQLC. Lính Mỹ ra hiệu cho họ tiến theo mình chiến đấu nhưng đám này tỏ ra chẳng hào hứng cho lắm. TQLC tiếp tục tiến lên.

Nghĩa quân là 1 kiểu tự vệ thôn. Họ chỉ được huấn luyện quân sự sơ sài và do ko được trung thành lắm nên cũng chẳng được coi là lực lượng đáng tin cậy. TQLC lẽ ra phải cảnh giác trước việc họ lại có mặt trong 1 cứ điểm của VC. Đang giao chiến thình lình tình thế quay ngoắt 180 độ. Nhiều lính Nghĩa quân vứt bỏ chiếc khăn quàng cổ màu đỏ đặc trưng đi rồi quay sang bắn người của trung úy Jenkins. Hạ sĩ nhất Edward Vaughn, xạ thủ súng máy cùng những TQLC khác lập tức đáp trả dữ dội, bắn gục những kẻ nổ súng.

Cảnh tượng thật hỗn loạn, tiếng người la hét khắp nơi. Trong khi đó binh nhất Dick Boggia nhìn quanh cố tìm xạ thủ của mình là hạ sĩ Ken Stankiewicz. Boggia gọi to xem có ai thấy Stankiewicz đâu ko nhưng chẳng người nào biết cả.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 18 Tháng Ba, 2016, 10:29:22 am
   

    Vào lúc đại đội Hotel đang tìm cách tiến lên thì khắp xung quanh, đặc biệt là ở bên phải, hướng cao điểm 43 tiếng súng dậy lên mãnh liệt. Vừa qua khỏi điểm cuối con mương họ lập tức vấp phải 1 lưới lửa rất dữ dội và chính xác.

    Lính bắn tỉa quân giải phóng chiến đấu rất cừ, họ bắt những TQLC đang lơ ngơ ngoài chỗ trống phải trả giá đắt. 1 số TQLC sau khi tìm được chỗ nấp an toàn như Dick Tonucci bèn vận động đến các vị trí có thể yểm hộ đồng đội mình rút lui. Dick Boggia nằm chết dí sau bờ ruộng dưới lằn đạn bắn tỉa đến từ cả 2 phía, trước sau cố vắt óc nghĩ cách thoát ra.

    Trong số những người bị ghìm chặt có hạ sĩ nhất Spurrier, tổ trưởng tổ hỏa lực. Anh này vừa ko có nơi ẩn nấp lại vừa hết đạn. Binh nhất Robert Lee Stipes, xạ thủ trung liên, quyết định ra cứu anh ta về. Stipes là 1 cậu trai quê mùa chưa đi đâu xa khỏi làng và hay gặp rắc rối với quân quyền. Anh từng vài lần bị giáng cấp vì thái độ phi quân sự. Hôm ấy anh đã chứng tỏ bản thân mình bằng cách xông ra chỗ trống, xả đạn dữ dội về phía địch tạo điều kiện cho Spurrier cùng những người khác rút về nơi an toàn. Hành động can đảm ấy cùng với việc tham gia sơ tán thương binh dưới lửa đạn đã khiến anh được thưởng huân chương Sao đồng.

    Trung sĩ Jerry Tharp hò hét bảo TQLC tản ra sau bờ đất nhỏ tiếp giáp con đường đất chạy song song với khu làng để chuẩn bị tấn công tiếp. Trong lúc bàn bạc với trung úy Jenkins kế sách tấn công, Tharp ló đầu lên lần cuối để quan sát. Anh lập tức bị trúng đạn. Máu từ cổ phun ra, chảy ào ào xuống ngực. Tharp cố sức cởi bỏ trang bị rồi theo lời kể của Jenkins "ngã quị ngay trước mắt tôi". Máu ộc ra đằng miệng, Tharp chết. Căn cứ vào góc đạn đi có thể thấy rõ anh bị 1 lính bắn tỉa nấp trên cây hạ sát.

    Cùng lúc đó đại đội Hotel cũng bị mất trung sĩ nhất Al Raitt. Trung sĩ Raitt là 1 cựu binh từng được thưởng nhiều huân huy chương trong thế chiến thứ 2 và chiến tranh Triều Tiên. Ông là TQLC duy nhất có thể vừa đồng thời nhai thuốc lá hiệu Red Man vừa uống cà phê. Raitt mang 1 khẩu shotgun đi chiến dịch nhưng rồi quyết định phải đổi lấy loại súng khác có tầm bắn xa hơn. Ông đổi khẩu shotgun cho Jim Scott, lính điện đài của Jenkins, lấy khẩu M14. Khi đang đứng trên bờ mương nã đạn liên hồi về phía kẻ thù thì Raitt bị bắn chết.

    Lính bắn tỉa địch nấp trên cây gây cho quân Mỹ rất nhiều tổn thất. Có những bộ đội hầu như bắn bách phát bách trúng. Thấy 1 TQLC bị đạn xuyên qua má gục xuống, Tonucci cùng John Slaughter “Thỏ” liền tìm diệt thủ phạm. Sở dĩ gọi Slaughter, là “Thỏ" vì anh này nhỏ người, nhanh nhẹn, luôn sẵn sàng gây gổ. Từ lúc sang VN anh bị sút khá nhiều cân và đến khi đó chỉ nặng tầm 45-46 kg. Anh chàng nhỏ con này là 1 TQLC rất 'chì' luôn phải vất vả dưới sức nặng của trang bị cùng rất nhiều đạn dược cho khẩu phóng lựu M79 bắn phát một mang theo. Ngày hôm ấy anh mang theo 72 quả đạn, với trọng lượng mỗi quả nặng hơn 200g do vậy anh đã phải thồ lượng đạn lên đến quá 16kg từ đầu. Trong ngày anh còn được tiếp tế thêm chừng 3-4 lần như vậy nữa. Nòng khẩu súng đã mòn đến độ theo lời anh là "bóng như gương" và trở thành mục tiêu đầy cám dỗ. Từ khi đổ bộ xuống bãi đáp đến giờ anh sử khẩu M79 như dùng súng shotgun, lẩy cò nhanh như máy vậy. Sau khi đánh nhau được khoảng 1 tiếng đồng hồ thì anh bị dính mảnh đạn súng ĐKZ. Những mẩu sắt nóng đỏ găm chi chít trên mặt và rạch 1 đường sâu hoắm dưới mắt anh. "Thỏ" đúng là 1 ngưởi lính cứng cựa, quân y vừa mới băng sơ sơ vết rách anh lại cùng khẩu súng quay ngay lại chiến trường rồi ở đó suốt cả ngày. Chẳng hiểu vì sao lại ko có tên anh trong danh sách được tặng huân chương Quả tim tím. Tấm huân chương chỉ tái ngộ với anh vào 32 năm sau, đó là năm 1997.

    Khi ấy Slaughter 'thỏ' hầu như chẳng đề ý đến vết thương. Mục tiêu của anh có ở khắp nơi. Với sự yểm hộ và chỉ thị mục tiêu của Tonucci, 'thỏ' lần lượt lốp đạn lên các ngọn cây. Tay bắn tỉa của địch vẫn tiếp tục gieo giắc thiệt hại và cần phải bị tiêu diệt. Khi chỉ còn 2 quả đạn cuối cùng thì Slaughter mới hạ được đối thủ. Người lính bắn tỉa hét lên khi trúng đạn. Do lấy dây buộc mình vào thân cây nên anh ta chỉ rơi xuống nửa chừng rồi cứ thế treo lủng lẳng mắt mở trừng trừng nhìn trận chiến mà mình ko còn tham gia nữa.

    Vào lúc này hạ sĩ Ernie Wallace mới nhận thấy khá nhiều bụi cây nhỏ hóa ra lại là bộ đội ngụy trang. Anh hét gọi Tonucci "Mấy cái cây! hạ mấy cái cây kia đi!". Thế là đủ, đám cây chính là những địch quân cải trang khéo léo. Khi TQLC xả súng, mấy bộ đội gục xuống, những người khác bắn trả hoặc chạy tứ tán. Tiểu đội Tonucci bắn hạ phần lớn số này. 1 lần nữa Ernie Wallace lại chứng tỏ uy lực của khẩu M60 với ít nhất là 15 địch quân bị hạ. Số này nâng số điểm thắng trong ngày của anh lên đến hơn 40 mạng.

    Khi có chiếc trực thăng tải thương đáp xuống, Wallace liền chạy lại đề nghị tổ lái đổi khẩu súng máy cho anh. Khẩu M60 của Wallace đã bị bắn bay mất càng và bị nhiều hư hỏng khác nữa. Tay cơ phi tỏ ra khá là miễn cưỡng nhưng do thấy anh chàng Wallace to con có ánh mắt quá quyết liệt, nên đành nhượng bộ. Vụ đổi trác diễn ra nhanh chóng.

    Dù bận túi bụi, nhưng Wallace cũng giành thì giờ chăm sóc binh nhất Jim Mazy, người bị nhiều mảnh đạn trúng tai và cằm. Wallace đã được tặng thưởng huân chương chữ thập hải quân nhờ sự quả cảm, hăng hái cùng tài sử dụng súng máy điêu luyện và thành tích cứu thương binh



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 21 Tháng Ba, 2016, 07:28:22 am
   

    Rốt cục thì binh nhất Dick Boggia cũng tìm thấy hạ sĩ Ken Stankiewicz với cánh tay bị thương. Anh này giao lại cho Boggia khẩu súng máy. Khi được đưa lên xe tăng sơ tán thì anh vẫn còn khá ổn. Nhưng việc dùng xe tăng chở thương binh hóa ra lại là 1 ý tưởng sai lầm. Chúng lập tức thu hút đạn địch bắn đến. Stankiewicz lại bị bắn trúng nhưng lần này thì tử vong.

    Binh nhì Sam Badnek cũng là 1 người lính hay vi phạm quân kỷ. Việc vẫn chỉ là binh nhì trong thời gian chiến dịch Starlite là minh chứng hùng hồn cho việc ấy. Tuy nhiên khi giáp chiến với đối phương thì Badnek lại tỏ ra rất cừ. Hồi đóng quân ở Hawaii, anh có xăm hình 1 con vẹt trên cánh tay. Lúc trung đội của Badnek vượt qua thôn Nam Yên 3, anh dính chấu ngay chỗ hình con vẹt cùng 1 vết thương trên đầu. Thật là quá sức chịu đựng đối với tay TQLC trẻ tuổi. Anh đã tự tay diệt được 1 hầm chiến đấu địch sau cơn bão đạn. Những người chứng kiến chẳng thể hiểu nổi vì sao anh vẫn sống sót được trước hỏa lực bắn trả của đối phương. Đến khi được tặng huân chương chữ thập Hải quân vì thành tích chiến đấu anh dũng nổi trội thì Badnek vẫn chỉ là 1 binh nhì quèn.

    Trung đội 1 điều 1 tiểu đội vòng qua phía tây bắc Nam Yên 3 và hạ sát được mấy pháo thủ 1 ổ cối 82mm địch. Đạn quân giải phóng bắn quá rát khiến tiểu đội phải tháo lui về chỗ mấy chiếc xe tăng nên ko thể thu được khẩu súng cối.

    Hạ sĩ nhất Edward Vaughn phát giác 1 khẩu đội cối khác của địch đang phóng đến chỗ hàng cây. Anh nhanh chóng dùng khẩu M60 nổ súng bắn 3 bộ đội đi cuối. Khẩu súng của Vaughn hôm đó cũng đã gây cho quân địch nhiều tổn thất. Anh đã được tặng huân chương sao bạc vì lòng dũng cảm trong trận đánh ngày hôm đó.

    Những phi công trực thăng can đảm đã sơ tán được nhiều thương binh, tử sĩ dưới lằn đạn dữ dội. Số thương vong còn lại thì được đưa lên xe tăng và đem về bãi đáp Blue.


    đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. 14g

    Trung úy Mike Jenkins vẫn tiếp tục duy trì áp lực lên đối phương. Trong khi sơ tán thương binh anh gọi pháo bắn vào thôn Nam Yên 3 và xin máy bay không kích cao điểm 30, nơi đã gây bao khổ sở cho đại đội Hotel lúc trước. Thấy đại đội Hotel đã bị thiệt hại nặng, trung tá Bull Fisher hạ lệnh cho đơn vị rút về bãi đáp Blue. Đúng 14g, cái đơn vị tả tơi cùng những bộ phận tăng phái sẽ rút về với trung đội 1 của Chris Cooney đi đầu tiên, các trung đội 2 và 3 đi phía sau vừa đánh vừa lùi cố cầm chân địch.

    Trong cơn hỗn loạn, xác trung sĩ Jerry Tharp đã bị bỏ lại phía sau. Trung sĩ Juan Moreno chọn ra 4 người bảo họ bỏ ba lô lại mang theo poncho quay lui tìm Tharp. Số TQLC này tìm thấy xác anh ở phía sau khoảng 200-300m, họ đặt anh vào tấm poncho rồi khiêng về. 1 trong số những truyền thống lâu đời nhất của TQLC là ko bao giờ bỏ lại thương binh, tử sĩ mình.

    Khi lính của Cooney bắt đầu rút lui, họ bị đạn súng cá nhân từ thôn Nam Yên 3 và góc đông nam thôn An Cường 2 kìm chặt sau bờ đất. Cùng lúc đó trung đội 3 cắt ngang qua cánh đồng trước mặt cao điểm 30 mà VC đã rút chạy. Trung đội Cooney cùng 1 số lính thuộc trung đội 2 bỗng nhiên bị chia cắt khỏi phần còn lại của đại đội Hotel đang rút về bãi đáp Blue.


    Tiểu đoàn 2/4. 14g00

    Fisher 'bò đực' cực kỳ quan tâm đến đại đội Hotel. Thông tin liên lạc giữa ông với các đại đội Golf và Echo hay với hậu cứ tại Chu Lai rất tốt. Thế nhưng liên lạc với đơn vị trung úy Mike Jenkins thì quá tệ. Các cuộc gọi nhiều quá làm cho mạng điện đài bị nhiễu khiến việc liên lạc với đại đội Hotel rất khó khăn.

    đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 vẫn đang chiến đấu mở đường qua các hàng rào cây dưới sự chống trả khá yếu của địch. Tiến ngay sau lưng họ là ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4. Trung sĩ nhất Ed Garr nhặt được mấy bao ngô hạt bèn bảo lính mỗi người lấy vài nắm bỏ túi. Do tốc độ tiến khá nhanh nên ông ko nghĩ có thì giờ để mà ăn nữa. Lính tráng cứ thế bốc ngô bỏ vào mồm ngậm. Làm thế vừa giúp họ giải cơn khát trong cái nóng hầm hập và cũng khiến hạt ngô mềm đi để có thể nhai, nuốt.

    Rốt cục đến đầu buổi chiều thì đại đội Echo cũng tới được mục tiêu và tổ chức phòng ngự. Ban chỉ huy tiểu đoàn 2/4 gọi phi pháo không ngừng nghỉ chi viện cho đại đội Hotel đang gặp khó khăn.


    Đoàn xe bị phục kích

    Sở chỉ huy phía sau của tiểu đoàn 3/3 được đặt gần trung đoàn bộ trung đoàn 7 TQLC nhằm giải quyết các nhu cầu về y tế và hậu cần của đơn vị. Lực lượng thiết giáp đều đã vào bờ hết. Tổng cộng có 9 xe tăng M48, 4 xe tăng phun lửa (chắc là loại M67. ND) và 8 chiếc Ontos. Ngoài ra còn có 1 đại đội xe bọc thép lội nước LVTP-5 chở đồ tiếp tế theo nữa. Sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3 lệnh cho 2 xe tăng phun lửa cùng 1 số xe bọc thép chở hàng tiến lên tái tiếp tế cho đại đội India, tiểu đoàn 3/3.

    Trung đội xe bọc thép lội nước do trung úy Bob Cochran chỉ huy chính là đơn vị đã đưa lính đại đội India đổ bộ lúc ban đầu. Sau đó Cochran được lệnh quay về tàu nhận đạn dược, nước uống rồi lại bơi vào bờ đợi chỉ thị. Vào lúc đám xe bọc thép lên lại bãi biển thì các đơn vị bộ binh đã tiến sâu trong đất liền khoảng 1000m.

    Sau chừng 30 phút chờ đợi, các xe bọc thép được lệnh tiến vào đất liền đến bộ chỉ huy trung đoàn 7. Trung úy Cochran cùng 23 binh sĩ thuộc quyền được giao nhiệm vụ tới tiếp tế cho đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đang ở sâu bên trong mấy trăm mét.




Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 22 Tháng Ba, 2016, 02:10:45 pm
   

    Quá trưa thì đoàn xe với trung úy Cochran đi trên chiếc xe tăng dẫn đầu bắt đầu tiến vào. Thiếu tá Andy Comer, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 3/3 phổ biến nhiệm vụ và vị trí hiện tại của đoàn xe. Đích đến cùng lộ trình được đánh dấu sẵn trên bản đồ. Đơn vị của Cochran cũng sẽ đi theo lối đi của số xe tăng đã tới chi viện cho đại đội Hotel lúc trước.

    Mới tiến được về phía tây bắc sở chỉ huy khoảng 400 thước thì đoàn xe bị súng cá nhân địch bắn vào sườn. Tất cả liền dừng lại xác định vị trí đối phương để bắn trả. Sau mấy phút thì tiếng súng ngừng lại. Đoàn xe TQLC lại tiếp tục theo con đường đi tìm đại đội India. Đi thêm vài trăm nét nữa thì đến 1 chỗ ngoặt gấp. Trong khi chiếc xe tăng đi đầu cùng 2 xe bọc thép tiếp theo giảm tốc độ để ôm cua tiến vào 1 khu vực có nhiều cây cối thì số xe còn lại buộc phải dừng lại. Đối phương đã phục sẵn cách đó có 50 thước.

    Trung sĩ trung đội phó Jack Marino khi đó đang ngồi trong nắp cửa chiếc xe bọc thép đi cuối cùng. Cứ ngỡ mình đã tới nơi nên sau khi chờ vài phút anh quyết định rời xe lên nói chuyện với trung úy Cochran. Người trung sĩ vừa nhảy khỏi xe thì bỗng có tiếng nổ lớn chỗ chiếc xe tăng dẫn đầu. Đồng thời 1 loạt đạn cối, đạn chống tăng gồm cả B-40 lẫn ĐKZ 57mm nã vào đám xe bọc thép lội nước.

    Cuộc phục kích nổ ra khi Trung úy Cochran vừa rời xe đi kiểm tra đội hình được vài phút thì. Cố lờ đi lửa đạn, viên trung úy chạy hết từ chiếc xe này sang chiếc xe khác tìm xem cái nào có thể liên lạc với bộ chỉ huy trung đoàn.

    quân giải phóng chọn vị trí mai phục rất đắc địa. Đám xe TQLC chẳng có mấy chỗ để mà cơ động. 1 phía đường là ruộng sâu còn phía bên kia thì là 1 hàng cây rậm rạp.

    Cochran và Marino định thốc qua luôn đánh bật địch quân. Xe của Marino di chuyển lên đối mặt với các hỏa điểm địch. Khói, bụi mù mịt khiến họ chẳng thấy gì cả. Khi khói lắng bớt, Marino thấy nhiều xe bọc thép đã hỏng nặng và bị các tổ lái bỏ lại. 1 số thành viên tổ lái chạy xuống nấp trong đám lúa.

    Trận phục kích đã buộc trung sĩ Robert F. Batson rời khỏi xe chỉ kịp mang theo có con dao găm. Anh này ko tài nào lấy được khẩu súng trường khi chiếc bọc thép trúng đạn vì nó nằm kẹt trong đám hàng chở theo xe. Vừa vọt ra khỏi chiếc xe bị bắn hỏng, Batson lập tức bị đạn địch đốn ngã. Xác anh này được tìm thấy ngày hôm sau với con dao vẫn còn nắm khư khư trong tay.

    Trong số xe bọc thép bị hỏng nặng có 1 chiếc mà người trung đội trưởng còn liên lạc được. Trung úy Cochran bình tĩnh lệnh cho kíp xe sơ tán ko quên nhắc họ mang theo đạn súng máy để chúng khỏi rơi vào tay quân địch.

    Vẫn ko đếm xỉa đến đạn địch đang dồn dập bắn đến, anh chỉ huy số lính chuyển sang 2 chiếc xe khác. Sau khi chắc mấy TQLC dưới quyền đã an toàn, anh chạy đến chiếc xe có tầm nhìn quang đãng nhất. Lòng can đảm của Cochran đã phải trả giá đắt, anh bị thương nặng. Sợ lính bên trong phải phơi mình ra khi hạ cửa ra đón, anh cố leo lên chui qua nắp cửa trên nóc xe của trung sĩ Marino. Nhưng Cochran vừa lên đến thì bị bắn chết. Sau trận đánh anh được truy tặng huân chương Chữ thập hải quân vì lòng dũng cảm phi thường của mình.

    TQLC trong chiếc bọc thép cạnh xe của Marino vừa mới khai hỏa khẩu đại liên thì bị 1 phát B-40 sượt qua mũi xe trúng tháp súng khiến cho nó bị kẹt. Xa đoàn vội chộp lấy súng cá nhân rồi bỏ xe chui ra. Đúng lúc đó 1 quả đạn cối địch rót trúng nắp cửa sau giết chết binh nhất James Kalil. Khi trung sĩ Chester Wauters nhảy xuống ruộng, anh vấp phải xác 1 trung sĩ quân nhu bị xích xe cán đứt đôi sau khi người này vọt ra khỏi xe bọc thép. Khi cố chạy đến 1 xe bọc thép khác thì Wauters bị đạn vào 2 chân. Tổ lái kéo anh vào qua cửa thoát hiểm. Suốt đêm hôm ấy anh nạp đạn vào băng cho những người còn khỏe mạnh.

    Trong xe 1 TQLC hô "Ta là TQLC cơ mà, hãy ra tiêu diệt chúng!" rồi qua nắp cửa chui ra ngoài. Anh này chết ngay tức khắc vì bị đạn bắn trúng đầu.

    Những khẩu đại liên duy nhất còn bắn trả lại địch là những khẩu gắn trên xe bọc thép của Marino và chiếc xe tăng dẫn đầu. Chúng khạc đạn đại liên 50 cal về phía đối phương ở bên kia ruộng lạc. Marino ko cách gì cho xe mình di chuyển nổi. Đang nỗ lực thì xe bị 1 quả cối 82 ly phá hỏng động cơ, hất anh văng khỏi ghế chỉ huy và bất tỉnh mất mấy giây đồng hồ.

    Bộ binh giải phóng, dưới sự chỉ huy của trung sĩ Ho Cong Tham (?) đang áp sát. Tuy ngụy trang rất tài tình, vẫn có thể nhìn qua đám khói mù thấy họ đang tập hợp thành từng nhóm, chuẩn bị xung phong từ các hướng.

    Đạn ĐKZ 57 ly và đạn cối vẫn đang bắn liên hồi. Khẩu đại liên 50 gắn trên xe tăng dẫn đầu tạm thời bị loại khỏi vòng chiến do bị đạn cối làm nứt tháp súng. Súng vừa mới hoạt động trở lại thì tháp pháo lại ăn 1 quả 57 ly bên hông làm 2 thành viên tổ lái bị thương, vỡ kính ngắm. Người lính tăng thứ 3 cố hạ nòng khẩu súng phun lửa nhằm vào 1 toán có khoảng 60 bộ đội. Tuy có thể cho tháp pháo xoay ngang nhưng anh ko tài nào hạ thêm tầm khẩu súng. Mặc kệ, anh cứ bắn bừa nhưng do hỗn hợp napalm có chất lượng tồi quá nên luồng lửa từ xe tăng phụt ra ko đủ mạnh. Chúng chỉ đủ khiến cho bộ đội ngạc nhiên và tạm thời dừng lại. 1 số cố gắng dập lửa đang bám trên quân phục. Luồng lửa vừa rồi ko đủ làm cho địch quân thoái chí. Phát ĐKZ tiếp theo giết chết người pháo thủ. Sau khi chiếc tăng bị diệt, xe của Marino là chiếc duy nhất còn có thể nã đại liên về phía quân thù.



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 23 Tháng Ba, 2016, 08:34:22 am
Chiếc xe bọc thép lội nước của trung sĩ James Mulloy bị trúng đạn khiến nhiều đồng đội của anh bị thương. Mulloy bình tĩnh vừa chăm sóc thương binh vừa chỉ huy TQLC xung quanh mình chiến đấu. Thái độ cứ như ko có chuyện gì của anh đã khiến tình trạng hoảng loạn quanh đó giảm đi nhiều. Do cỗ xe đã bị sa lầy, tầm nhìn bị hạn chế nên anh nhận thấy nguy cơ nó rất dễ bị địch tràn ngập. Anh liền rời xe chạy xuyên qua lằn đạn đối phương đến 1 chỗ trong ruộng lúa mà từ đó có thể nhìn thấy cả đoàn xe. Anh đã mấy lần bắn hạ những địch quân đi lẻ hay những nhóm nhỏ bộ đội đang xung phong đến đoàn xe. Khi quân giải phóng phát hiện Mulloy đang làm trò kỳ đà cản mũi, họ liền tìm cách trừ khử kẻ phá bĩnh.

Sự hỗn loạn càng tăng thêm khi điện đài viên trên 1 xe bọc thép lội nước do quá hoảng hốt trong khi khẩn khoản xin cứu viện đã bóp cứng nút gọi đi trên điện đài ko nhả suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Việc làm này gây nghẽn mạng vô tuyến trên các xe bọc thép và khiến cho bộ chỉ huy trung đoàn ko tài nào nắm được thông tin chính xác về đoàn xe. Trung úy Dave Steel là người đã nghe được tiếng kêu cứu khẩn thiết của cậu TQLC trẻ tuổi ấy.

Khi biết có phục kích, bộ chỉ huy trung đoàn 7 lập tức có hành động ứng cứu. Suốt cả buổi chiều và kéo dài đến tận đêm, trung úy Steel duy trì liên lạc với cậu TQLC đang khiếp sợ trên chiếc xe bọc thép chỉ huy. Bộ đội đang vây quanh chiếc xe và theo như cậu ta báo thì đang bắn và tống lựu đạn nhằm phá bung cửa nắp để diệt sạch binh sĩ bên trong. Ngoài cậu ta ra thì tất cả lính trong xe đều đã chết.


đại đội India, tiểu đoàn 3/3


Gần như đúng vào lúc đại đội India chuẩn bị quay về hội quân với lực lượng chủ yếu của tiểu đoàn thì 1 chiếc trực thăng Huey thuộc phi đoàn quan sát số 2 đã bị thương vì đạn mặt đất và buộc phải đáp xuống gần vị trí của đại đội. Nghe tin báo, trung tá Joe Muir chỉ đạo trung úy Richard Purnell để mấy xe tăng cùng 2 tiểu đội lại bảo vệ chiếc trực thăng. Sau khi chiếc trực thăng được sửa xong, phân đội này sẽ cấp tốc đuổi theo đội hình đại đội .

Có vẻ như chiếc trực thăng chưa bị hỏng nặng. Tuy thùng xăng bị thủng nhiều lỗ nhưng viên phi công bảo mình có thể khắc phục và bay đi trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Purnell ko thể để 2 tiểu đội đầy đủ ở lại vì quân số hiện đang thiếu hụt. Vì thế anh chỉ để 10 TQLC ở lại cùng xe tăng. Những binh sĩ còn lại của đại đội thiếu thì quay về với tiểu đoàn . Các TQLC cùng xe tăng triển khai lập vị trí phòng thủ rồi chờ ở đó. Sau khi con chim sắt được sửa xong, nó tháo bỏ rocket mang theo để giảm tải rồi bay mất.

Đúng lúc phân đội bảo vệ trực thăng hỏng chuẩn bị khởi hành thì nó gặp trung đội 1 của Chris Cooney, đây là đơn vị đang bị chia tách khỏi đội hình đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. Lính của Cooney, những người đang khiêng theo thương binh, tử sĩ, ko có điện đài liên lạc, thở phào nhẹ nhõm khi gặp những TQLC bạn. Mấy công binh phối thuộc cho trung đội xúm vào giúp lính đại đội India cho nổ đám rocket để ngăn chúng bị kẻ thủ sử dụng.

Đã xảy ra mấy lần chạm súng trong quá trình đuổi theo đội hình đại đội India. Lực lượng nhỏ bé này đã phải đổi hướng nhiều bận để vòng tránh những chỗ có đụng độ. Dù phải mang theo gánh nặng thương binh tử sĩ, các TQLC vẫn khẩn trương đuổi kịp đội hình đại đội India và di chuyển đến vị trí của tiểu đoàn ở cách An Cường 2 khoảng 600m về phía đông bắc. Cuối cùng thì đại đội India cũng đã về đến phòng tuyến của tiểu đoàn và tới đóng cạnh đại đội Kilo lúc quá trưa.


Đoàn xe cứu viện. 13g

Mãi sau này mọi người mới biết trận đụng độ xảy ra giữa đoàn xe tiếp tế hậu cần và quân giải phóng đã cứu bộ chỉ huy trung đoàn 7 khỏi bị 'hốt ổ'. Dường như lực lượng quân giải phóng đang hướng thẳng đến vị trí trung đoàn bộ thì lại tao ngộ phải đoàn xe này. Tuy nhiên những chiến sĩ đối phương còn sống sau này nói trung đoàn bộ trung đoàn 7 ko phải là mục tiêu của vì ko ai biết được vị trí của nó ở đâu cả. Thiếu tá Andy Comer khen quân giải phóng rất thông minh, linh hoạt và cho rằng họ đã bắt được tần số vô tuyến của TQLC. Điều này hóa ra lại đúng sự thực. quân giải phóng đã sử dụng 1 số lượng lớn sinh viên, học sinh biết tiếng Anh để chặn bắt, rồi dịch lại các cuộc gọi liên lạc của quân Mỹ. Công tác bảo mật thông tin liên lạc của TQLC gần như chẳng có gì và cũng tồi y như kỹ thuật ngụy trang của họ.

Khi biết tin về trận phục kích vào lúc 13g kém, Joe Muir quyết định cho đại đội India chở lại tham chiến. ko ai hiểu lý do vì sao mà Muir lại điều cái đại đội mệt mỏi nhất của mình đi cứu đoàn xe 21. Hẳn Muir phải có lý do chính đáng vì ông là 1 tay TQLC lão luyện. Có lẽ sau khi đánh giá khả năng của các đơn vị dưới quyền, ông đã chọn đại đội có kinh nghiệm tác chiến tốt nhất. Dù lý do gì đi nữa thì đây cũng là 1 quyết định đúng.

Do đại đội Lima được điều lên vị trí của đại đội India lúc trước nên giờ thì các đại đội Kilo và Lima đều ở ngang với nhau trên tuyến tấn công. tiểu đoàn 3/3 lúc này đã hết sạch lực lượng dự bị.

Trước khi đi cứu đoàn xe tiếp tế, đại đội India phải quay về khu vực tập kết hậu cần của trung đoàn 7 để lấy 1 số xe tăng, xe bọc thép lội nước và đón người chỉ huy cuộc giải cứu là thiếu tá Andy Comer. 1 nhóm gồm có 5 xe bọc thép lội nước cùng 5 xe Ontos được chỉ định theo yểm hộ nhiệm vụ này. Ngoài ra đại tá Peatross còn cho chiếc xe tăng M48 cuối cùng hiện có tham gia vào sứ mệnh này nữa.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 25 Tháng Ba, 2016, 07:26:45 am
   

    Kế hoạch là mũi bộ binh - thiết giáp này sẽ tiến thật nhanh để quân giải phóng bị bất ngờ và đột phá tới đoàn xe tiếp tế.

    Quân Mỹ vẫn chưa nắm được chính xác vị trí của đoàn xe bị hãm. Vào thời điểm lực lượng cứu hộ lên đường, 1 trong 2 xe tăng phun lửa trong đoàn xe bị phục kích ầm ầm chạy về tới bộ chỉ huy. Khẩu đại liên 50 trên xe đã bị hỏng, kính quan trắc vỡ hết cả, tổ lái có 2 người bị thương còn khẩu đại liên 30 thì hết đạn. Dù mới từ cõi chết trở về, người trưởng xe vẫn tình nguyện dẫn lực lượng giải cứu đến chỗ phục kích. Anh còn cho biết mình đã đi qua thôn An Cường 2 mà chẳng gặp phải sự cố gì.

    Lính đại đội India của trung úy Purnell trèo lên ngồi hết trên xe. 1 số binh sĩ chui vào ngồi bên trong xe bọc thép nhưng nhiều người khác do nóng nực cộng với việc thùng xăng dung tích 500 gallon (tương đương 1893 lit. ND) nằm ngay bên dưới khoang chở quân lại chọn cách lên ngồi trên nóc xe.

    Đúng 13g05 thì viện binh lên đường. Sau khi đi mấy phút được tầm vài trăm mét đang đi qua quả đồi rậm rạp nằm ở phía đông thôn An Cường 2 thì chiếc xe tăng dẫn đầu lãnh 1 quả B-40 vào giáp trước, đoàn xe lập tức ùn lại và bắt đầu 'ăn' đạn cối cùng đạn súng cá nhân.

    Chiếc xe bọc thép binh nhất Howard Miller đang ngồi rung chuyển dữ dội khi bị bắn trúng. Hầu hết số TQLC ngồi trên nóc xe đều bị quăng xuống đất. Miller văng ra ngay phía trước luồng đạn địch. Anh nghe tiếng lính trong xe kêu gào inh ỏi khi xa đoàn cố hạ cửa xe xuống. Chiếc xe bọc thép hết tiến rồi lui nhưng tấm cửa mới chỉ hạ xuống được 1/3.

    Trung sĩ Peter Towne bị thương nặng nằm dưới lằn đạn dữ dội của địch. 1 TQLC cố kéo Towne đi nấp nhưng ko kịp, viên trung sĩ đã tử vong. Khi trận tập kích nổ ra binh nhất Gary Hammett lăn sang bên phải chiếc xe bọc thép. Vừa lúc đó thì 1 quả đạn cối rót xuống ngay sau lưng. Cậu TQLC đằng sau Hammett hứng trọn quả đạn chết ngay tức khắc. Hammett may mắn thoát nạn.

    Lúc quả B-40 lao đến thì trung sĩ George Emerick đang ngồi trên nóc chiếc xe bọc thép lội nước. Sức nổ hất văng 2 TQLC ra khỏi xe khiến họ bị xây xát và làm 2 thành viên tổ lái bên trong bị thương. Emerick choáng váng, khiếp hãi nhưng vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên, lại ko thấy khẩu súng trường của mình đâu. Anh nhảy khỏi xe ra giúp cứu chữa thương binh. Hôm sau khẩu súng mới được đội thu nhặt tìm thấy, nòng súng bị cụt còn có 1/4. Đến khi xem số sê ri anh mới nhận đó là súng của mình.

    Đối phương đã bắn liệt chiếc xe bọc thép đi đầu. Thành viên tổ lái bị thương được đưa đến nơi an toàn trong chiếc xe bọc thép đi ngay phía sau. Do cuống cuồng tránh đạn, chiếc xe tăng đã lùi trúng chiếc xe bọc thép hỏng húc nó văng rồi lủi vào trong đám cây rậm mất tích. Mọi cố gắng để liên lạc với chiếc xe tăng này đều thất bại. Cái điện thoại để bộ binh liên lạc với lính tăng gắn sau đít xe đã nát bét trong khi tổ lái lại ko trả lời các cuộc gọi vô tuyến.

    Phân đội xe Ontos do trung úy Malloy chỉ huy triển khai lên chế áp hỏa lực địch và bảo vệ những xe còn lại trong đoàn. Purnell để trung úy Jack Kelly cùng 1 trung đội lại lo giải quyết thương binh, tử sĩ và bảo vệ nhóm của thiếu tá Comer.

    Nghe tin báo, mấy trực thăng tải thương liền bay tới bốc binh sĩ thương vong nhưng bị quân giải phóng bắn lên rất dữ.

    Trung úy Paul Bronson cùng phi công phụ là trung úy Roger Cederholm bay trên chiếc trực thăng dẫn đầu. Bronson bảo chiếc bay số 2 do các trung úy Dan Armstrong và R.G. Adams lái đợi ở trên cao trong khi anh đáp xuống. 1 TQLC đứng xổng lưng dưới lằn đạn hướng dẫn chiếc trực thăng tiếp đất. Khi Bronson xuống còn cách mặt đất chừng 60 thước thì 1 toán bộ đội trong hàng cây đứng vụt dậy nã đạn bắn chiếc trực thăng thủng lỗ chỗ. Armstrong và Adams lập tức hạ độ cao xuống tầm 300m, khạc đạn 2 khẩu M60 xuống đầu quân địch. Tiếng Bronson gào lên trên bộ đàm báo mình đã mất điều khiển vòng quay (Lost control of the RPM) nhưng rồi anh vẫn cố lấy lại thăng bằng và quay đầu bay ra phía biển. Về sau anh mới biết hệ thống trợ lực thủy lực (Hydraulic servo) bị bắn hỏng kéo theo mất điều khiển vòng quay khiến máy bay ko còn cân bằng nữa.

    Bở biển chỉ cách đó non 1 dặm nhưng con chim sắt nhanh chóng mất độ cao. Chiếc trực thăng số 2 bay phía bên trái chiếc của Bronson. Vào phút cuối, chiếc trực thăng ngóc mũi lên rồi rơi thẳng xuống giữa đám xuồng tam bản đậu trên bãi.

    Vừa rơi xuống Bronson lập tức bị đạn từ hàng cây gần đó bắn ra. Hạ sĩ nhất Clouse, cơ phi, bị bắn trúng bụng, ruột lòi cả ra ngoài. Người xạ thủ cũng bị thương vào bàn chân. Bronson nhảy khỏi buồng lái, chạy tới nhét ruột vào lại cho Clouse rồi vác anh đến chỗ chiếc trực thăng kia trong lúc Cederholm lo tắt động cơ, khóa cánh quạt. Xạ thủ đại liên trên chiếc trực thăng thứ 2 xả súng áp đảo quân địch cho phi hành đoàn Bronson leo lên rồi chở họ về trạm y tế. Bronson được thưởng huân chương sao đồng vì đã cứu sống Clouse.

    Thiếu tá Comer cùng trung úy Purnell nhanh chóng bàn kế dùng bộ binh để đánh tiếp. Họ hy vọng quét sạch được thôn An Cường 2 rồi tìm kiếm đoàn xe ban đầu. Do đây là khu vực mà đại đội India từng đi qua mấy tiếng đồng hồ trước nên ai cũng nghĩ nó sẽ an toàn. Lập kế hoạch thì dễ thôi nhưng việc thực hiện được nó mới là khó. Trên hướng họ vào, quân giải phóng đã tổ chức phòng ngự rất vững chắc.



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:57:14 am
Tình hình chung lúc 15g

Các đại đội Golf và Echo, tiểu đoàn 2/4 đều đã chiếm được mục tiêu được giao. đại đội Golf chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt nhưng đại đội Echo thì đụng nặng hơn. Tuy nhiên nó vẫn giải quyết được. Rốt cục đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 cũng làm chủ được cao điểm 43 nhưng 2 lần tấn chiếm Nam Yên 3 thì đều thất bại. đại đội Hotel được lệnh phải quay về bãi đáp Blue dù đã gây cho quân địch khá nhiều tổn thất.

Các đại đội Kilo và Lima, tiểu đoàn 3/3 đã tiến sâu vào đất liền mấy cây số và đang sẵn sàng tiến đánh Vạn Tường 1. đại đội India, tiểu đoàn 3/3 bị thiệt hại nặng trong khi đánh chiếm An Cường 2, mất cả đại đội trưởng. Nó được lệnh quay về tiểu đoàn rồi lại bị điều đi tìm cứu đoàn xe tiếp tế đang bị bao vây cô lập.

Ban chỉ huy trung đoàn 7 và tiểu đoàn 3/3 cũng đã vào sâu trong đất liền 3000m. Tất cả xe tăng và Ontos của trung đoàn đều đã tham chiến nhưng các bộ phận thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC thì vẫn còn ở ngoài khơi.



Chương 10

Gọi cứu viện



Tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC đổ bộ. 15g

Vào khoảng 3g chiều, đại tá Peatross quyết định tăng viện cho lực lượng mặt đất nên đã hạ lệnh cho Chiến đoàn đổ bộ đặc biệt (Special Landing Force) để tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC dưới sự chỉ huy của trung tá Charles H. Bodley vào bờ. tiểu đoàn 3/7 đang đóng tại Philippines thì nhận lệnh tiến đến vùng hành quân vào ngày 16 tháng 8. Binh sĩ của tiểu đoàn vẫn ở nguyên trên tàu phòng khi cần phải tham chiến. Giờ thì thời khắc đó đã tới. đại đội Lima của tiểu đoàn vốn được huấn luyện tác chiến đổ bộ trực thăng vận đã lên tàu USS Iwo Jima, tàu sân bay dành cho trực thăng cùng với đại đội India. Là chiếc nhanh nhất trong những chiếc tàu trong đoàn, chiếc Iwo đã tới nơi sớm hơn mấy tiếng đồng hồ so với những tàu chậm hơn chở theo số quân còn lại của tiểu đoàn 3/7 TQLC.

Tiểu đoàn 3/7 cũng có được 1 số kinh nghiệm ngắn ngủi tại VN. Với sự hỗ trợ của những con chim sắt thuộc phi đoàn trực thăng HMM-63 của trung tá Norman Ewers, tiểu đoàn từng đổ bộ lên Qui Nhơn để bảo vệ các đơn vị Lục quân Hoa Kỳ đang được chuyển đến.

Ngày 18 tháng 8, trên đường tiến đến bãi biển Vạn Tường, TQLC tiểu đoàn 3/7 đã mường tượng có điều gì đó lớn lao sắp xảy ra. Tuy chả ai thèm báo cho đám lính quèn biết nhưng họ để ý thấy trong đêm các sĩ quan đã có những cuộc họp bất thường. Càng đến gần VN thức ăn lại càng ngon hơn. Đám lính cựu cho rằng đó chính là dấu hiệu sắp có đánh lớn. Sống ở trên tàu 'êm' hơn trên bờ nhiều. Chả có mấy chỗ để mà tập luyện, nơi ở của lính nhiều nơi được trang bị cả máy lạnh, đồ ăn thì khá là ngon. Tất cả các đơn vị sang VN từng đi tàu khi đổ bộ bỗng đều cảm thấy mình 'yếu' hẳn đi so với lúc còn trên tàu. Tiểu đoàn 3/7 TQLC cũng không phải ngoại lệ.

Đến chiều ngày 18 tháng 8 thì đã nhìn thấy bờ biển VN. Trước mắt đám TQLC trên tàu Iwo Jima là 1 cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh. Họ tròn xoe mắt nhìn cảnh những chiếc máy bay đang thả bom và napalm, pháo hạm trên các tàu chiến ầm ầm bắn yểm trợ. Hầu hết binh sĩ đều từng đổ quân diễn tập cả chục lần, thế nhưng lần này thì mới đúng là đổ bộ thật.

Lệnh được truyền qua hệ thống liên lạc nội bộ gọi lính tập hợp về khoang. Đại úy Ron Clark, chỉ huy đại đội Lima, vẻ điềm tĩnh bước vào nơi tập trung của đơn vị mình. Anh báo cho đám TQLC đang tập hợp biết là các đơn vị đã đổ bộ hiện đang gặp khó khăn và rất cần chi viện. Lính đại đội Lima lập đội hình theo từng toán rồi di chuyển lên hầm chứa máy bay. Tại đây họ xếp hàng lĩnh nhứ thứ chẳng bao giờ được phép sờ tới trừ lúc ra trường bắn. Đó là lựu đạn nổ mảnh, lựu đạn khói cùng rất nhiều băng đạn đã được nạp đạn thật.

Hạ sĩ nhất Bob Collins, tổ trưởng 1 tổ hỏa lực, đang xếp hàng đợi lên trực thăng thì hạ sĩ nhất C. C. Pearch bước tới ôm anh thật chặt rồi nói: "Chúa phù hộ cho cậu, nhóc ạ". Pearch là 1 cựu binh với 18 năm phục vụ. Anh từng tham gia trận hồ Chosin ở Triều Tiên năm 1950 nhưng vẫn lẹt đẹt chức hạ sĩ nhất vì bị tòa án binh giáng chức trong thời gian làm trung sĩ huấn luyện.

Anh từng được thưởng 2 huân chương quả tim tím vì bị thương ở Triều Tiên. Nỗ lực động viên của Pearch giành cho Collins hóa ra lại phản tác dụng. Đúng ra thì Collins đã ko còn ở đây nữa. Anh đã hết hạn phục vụ từ tháng 6, trước lúc tiểu đoàn 3/7 được triển khai tới VN. Do ko muốn bỏ lỡ cái vụ 'náo nhiệt' này mà anh tình nguyện gia hạn phục vụ để được tham chiến. Và tới ngày 18 tháng 8 năm 1965 thì anh bắt đầu hoài nghi về tính khôn ngoan của cái quyết định mà mình đưa ra.

Khi các TQLC đã hoàn tất công tác chuẩn bị, có lệnh gọi lính khiêng cáng lên boong chờ tiếp nhận thương binh, tử sĩ. Khi thang máy đi xuống thì thấy thương binh nằm chen chúc trên đó. 1 trong số đó là lính Nghĩa quân VNCH. Khi cáng anh này đi ngang qua Collins thì 1 chiếc giày rơi xuống sàn tàu. Collins nhặt lên và phát hiện chân anh này hãy còn trong đó. Người lính VN nhăn mặt nói "Ko sao đâu, Joe, ko sao hết" khi người ta đưa cáng anh vào phòng mổ.

Trực thăng tiểu đoàn 3/7 phải giảm bớt tải trọng vì sức nóng và độ ẩm khiến lực nâng giảm sút. TQLC cũng phải bỏ bớt các trang bị nặng nề. Họ đều phải bỏ áo giáp, chăn cuộn lại chỉ còn mang mũ sắt và trang bị nhẹ để hành quân.

Vì là toán trưởng 1 toán lên trực thăng, nên hạ sĩ nhất Collins có nhiệm vụ kiểm đếm lính khi họ lên máy bay và cũng là người đi cuối cùng. Anh ngồi ngay cửa chiếc trực thăng và sẽ là người phải nhảy ra đầu tiên để chỉ cho lính tới vị trí phòng thủ bãi đáp. Đây là cái 'bài' họ từng tập đi tập lại rất nhiều lần. Trung đội 2, đại đội Lima của Collins luôn là đơn vị đầu tiên bảo đảm bãi đáp. Toán quân của anh sẽ bảo vệ vị trí 12 giờ của bãi đáp trong khi các toán thứ 2 và thứ 3 thì thủ ở vị trí 4g và 8g.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 29 Tháng Ba, 2016, 07:35:48 am
***

Vào lúc 15g43, đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 đổ quân xuống gần bộ chỉ huy của đại tá Peatross mà ko gặp trục trặc gì. Họ sẽ lập tức được tăng phái cho tiểu đoàn 3/3 với nhiệm vụ tiến đến khu vực mà đại đội India, tiểu đoàn này đang kịch chiến với quân địch. Trung tá Joe Muir lệnh cho đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tới chi viện cho đại đội India, tiểu đoàn 3/3 tìm cứu đoàn xe mất tích.

Đại đội tiến về hướng thôn An Cường 2 và ngay lập tức bị đạn bắn tỉa lẻ tẻ. Trong lúc TQLC dùng súng máy đáp trả thì đạn lửa bắn ra đã khiến hàng cây bén lửa, góp thêm khói, hơi nóng, sự lộn xộn vào khung cảnh vốn đã hỗn loạn. Chiếc xe tăng phun lửa đậu gần sở chỉ huy xông lên rải đạn đại liên 50 gắn trên tháp súng ra khắp khu vực. Đạn bắn trả của quân giải phóng liền được 'đáp lễ' bằng 1 luồng lửa napalm phụt ra từ pháo chính.

Khi toàn thể đại đội đã đổ bộ xong, các trung đội 2 và 3 liền tiến về hướng hỏa lực địch bắn ra trong khi trung đội 1 ở lại bảo vệ phía sau.

TQLC vừa bắt đầu tiến lên thì hạ sĩ nhất Bob Collins đi ngang qua 1 vật mà anh tưởng là cái găng tay màu đen. Đến khi cầm lên thấy xương rơi ra anh mới biết mình vừa nhặt phải 1 bàn tay người.

Binh nhất Jim “Guts” Guterba rất ngạc nhiên khi thấy dù xung quanh đang giao tranh ác liệt, ruồi nhặng và chuồn chuồn vẫn cứ bay lượn như thể cuộc chiến chẳng hề có mặt. Khi vừa nghe tiếng viên đạn súng trường bay sát mang tai chân anh bỗng quíu cả lại khiến anh quị xuống thở gấp. Có người nắm thắt lưng anh quát: "Đứng dậy, nhóc con, mày chưa bị ăn đạn đâu". Người đó là trung sĩ Stone, 1 cựu binh chiến tranh Triều Tiên khác của đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7. Guterba nhận thấy khi đà tiến bị hỏa lực địch chặn lại, 1 số lính cũ nhiều kinh nghiệm điềm nhiên ngả lưng lấy khâu phần C ra ăn. Họ giảng giải "Này, cứ ăn khi có dịp". Đây ko chỉ là lời khuyên thiết thực mà nó còn tác dụng khiến đám TQLC trẻ bình tĩnh trở lại.

Dấu tích trận đánh lúc trước có ở khắp nơi. Họ đi qua 1 nơi nhằng nhịt dấu xích xe hằn sâu vào mặt đất. 1 cái xác cháy đen, trương phồng, nứt nẻ như khúc xúc xích quá lửa trên vỉ nướng nằm gần đó. Giòi đã xuất hiện, mùi thối bốc ra nồng nặc. Thật là 1 cảnh tượng khủng khiếp đối với TQLC đại đội Lima, những người thi thoảng mới thấy 1 thi hài nằm trong nhà tang lễ 1 cách yên bình.

Nước uống cạn đi nhanh chóng nhưng TQLC đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 đã được khuyến cáo cấm uống nước giếng trong làng hay nước dưới ruộng. Lính tiểu đoàn 3/3 và tiểu đoàn 2/4 đã ngộ ra rằng tuy viên lọc nước khiến nước uống có mùi rất kinh nhưng ít ra thì nó cũng an toàn. Thêm vào đó TQLC lại đựng nước trong những bi đông kiểu cũ làm bằng kim loại khiến nước bị nung nóng đến độ rất khó uống trong cái khí hậu nóng nực này. Lính tiểu đoàn 3/7 bắt đầu trả giá cho cuộc sống 'ấm êm' trên tàu bằng những nạn nhân do cái nóng gây ra.

đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tiến lên thu gom tù binh và những người bị tình nghi là quân giải phóng. 1 số địch quân nhanh chóng buông xuôi nhưng nhiều người khác vẫn cố chứng mình chỉ là người dân. Theo đúng qui trình thì mọi nam giới trong lứa tuổi quân dịch đều bị vây bắt, trói xâu với nhau bằng dây điện thoại rồi giải về tuyến sau. Jim Guterba cùng với 1 TQLC đi phía trước đang áp giải mỗi người 1 VC thì bỗng bị đạn từ phía bên phải bắn đến. Đạn cày đất bay tung tóe, 2 TQLC vội vọt qua bên kia bờ ruộng. 1 tù nhân quị xuống khiến Guterba phải quay lại tìm. Anh này thở dốc nằm trên nền đất bụi bặm, nóng hổi, đùi bị thủng 1 lỗ lớn lộ cả xương trắng lóa dưới ánh mặt trời. Vừa lấy cuộn băng của mình ra nhét vào vết thương thì bị 1 tay lính cựu mắng: "Nên giữ nó cho riêng mình thì tốt hơn, con ạ". Guterba vác người bị thương lên vai rồi đi tiếp đến điểm thu gom tù nhân.

Vào khoảng 18g45, khi đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tiến đến mục tiêu thì ngay lập tức nó được 'chào đón' bằng đạn cối, đạn liên thanh, và súng trường của quân giải phóng. 1 xe tăng phun lửa cố dập tắt sự kháng cự bằng cách khạc lửa napalm về phía địch quân. Mùi hôi của xác chết dưới cái nóng kinh người xứ nhiệt đới cùng với mùi thịt người cháy khét tạo thành 1 thứ ko sao chịu nổi.

Loạt cối địch nổ tung trong hàng ngũ TQLC đã gây ra thiệt hại lớn. Tin tức lan truyền trong đám lính đang nằm mọp dưới bờ ruộng. Wilson chết, Long chết, Firth chết. Trung úy Dale Shambaugh, chỉ huy trung đội 3 cũng bị đạn bắn tỉa hạ sát.

Hạ sĩ Gregorio Valdez, tay súng M14 dưới quyền hạ sĩ nhất Bob Collins bị đạn bắn xuyên qua gối. Collins vừa gọi anh này chạy đến chỗ bờ ruộng vừa nổ súng về phía khẩu súng máy đang gây phiền toái cho quân Mỹ. Collins hét: "Chạy đi. Ko thể sợ hãi vào lúc này đâu." "Tôi bị thương chứ đâu có sợ" Anh kia đáp lại. Nghe Valdez nói thế, Collins cùng 1 TQLC khác là hạ sĩ Robert Parker bèn liều chạy lên trước cứu anh ta về. Họ làm được điều ấy là vì nếu xạ thủ đối phương hạ nòng đủ tầm để bắn thì sẽ bộc lộ vị trí. Greg Valdez được cứu thoát và qua được trận Vạn Tường nhưng 5 tháng sau lại mất mạng trong 1 trận đánh khác.

TQLC nhận thấy 1 số 'đấng nam nhi hổ báo' thời bình nay bỗng trở nên cực kỳ cẩn trọng khi phải đối mặt với đạn thật bắn đến trong khi số người vốn kín tiếng nhất trong doanh trại lại chiến đấu như mãnh sư. 1 người lính như thế đã 1 mình xung phong qua bờ ruộng, khẩu súng trường tự động nhả đạn liên hồi. Tới khi các đồng đội bắt kịp thì trước mặt anh đã có 4 xác địch quân.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 30 Tháng Ba, 2016, 07:52:44 am
1 quả đạn cối gần như đáp xuống ngay chỗ binh nhất C. B. Hitt, xạ thủ số máy số 2, hất anh văng lên không. Tuy ko bị thương gì nhưng Hitt phải nằm đờ mất 1 lúc mới hoàn hồn trở lại.

Binh nhất L. M. Grant, xạ thủ súng phóng lựu M79, cũng dính chấu. Hạ sĩ Don Parker do bị thương ở tay không nhấc nổi khẩu súng trường nên bèn bò qua chỗ Grant lấy khẩu súng lục rồi tiếp tục tiến về phía địch cùng với nó.

Trời đã xẩm tối nhưng những chiếc trực thăng Huey thuộc phi đoàn quan sát 2 vẫn tiếp tục đổ lửa xuống bờ đất trước mặt các TQLC.

Bob Collins bỗng thấy nhói bên hông nên cứ ngỡ mình đã bị thương. Anh vội kiểm tra xem thì thấy hóa ra mình đang nằm đè lên quả lựu đạn mang theo khiến nó thúc vào mạng sườn. Anh thấy có thể xử lý được ổ súng máy đang bắn về phía mình bằng cách dùng lựu đạn. Khi Collins đang tiếp cận hầm súng địch thì 1 bộ đội bật dậy lia 1 băng đạn về phía anh rồi lại nạp đạn bắn tiếp. Collins hơi do dự vì chưa bao giờ phải giết ai cả. Hạ sĩ Larry Falls, xạ thủ súng trường tự động M14 chạy tới sau lưng anh quạt cả băng đạn bắn chết người lính địch. Cuối cùng thì Collins cũng ném lựu đạn. Sau tiếng nổ, quân địch bỏ chạy, 1 số chạy thẳng về phía 2 TQLC và bị bắn gục ngay. Ước tính có khoảng 16 bộ đội bị giết trong trận đọ súng nhưng số xác thực sự 'đếm được' thì chỉ có 5.

1 bộ đội giải phóng dùng súng cạc bin bắn 1 trung úy TQLC. Hạ sĩ Charlie Davis, xạ thủ súng máy, cố bắn hạ người này nhưng súng lại bị hóc. Xử trí rất nhanh, Davis bỏ súng xuống rút khẩu súng lúc .45 ra nhả đạn về phía địch. Về sau anh được tặng huân chương Anh dũng bội tinh của Việt Nam. Súng của Davis ko phải là khẩu duy nhất bị kẹt đạn ngày hôm ấy. Súng của Guterba cũng bị kẹt khi anh đang cố nhắm bắn mấy lính đối phương bỏ chạy. Chờ tới lúc làm sạch được nó thì kẻ địch đã mất dạng.

Trong lúc đi qua 1 góc ruộng, hạ sĩ nhất Collins phát hiện 1 con hào có bờ đất cao. Anh cùng các TQLC khác lần theo chiến hào thì chạm trán 1 quân giải phóng cách đó tầm 6-7 thước. Người lính địch quay đầu chạy, Collins nã theo 3 phát đạn. Trong bóng tối chập choạng, thấy chiếc xe bọc thép lội nước cháy đen trên đám ruộng bên trái trước mặt, Collins cùng 1 TQLC tên là Clark dừng lại nhìn. Trong lúc mọp sát đất cẩn thận quan sát lối mòn, bỗng có 1 giọng cất lên hỏi: "Các cậu đang làm gì thế, 'nứng' quá rồi sao?". Người đó chính là trung tá Joe Muir, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/3, đang đi kiểm tra tình hình. Collins đáp: "Dạ tôi chỉ cố càng gần mẹ Đất nhất càng tốt thôi mà sếp". Viên trung tá bật cười rồi đi tiếp.

***

Joe Muir là 1 chỉ huy từng ko quản gian nguy đích thân đi cùng các đại đội xung kích, luôn cố ra sát tiền duyên khi có thể. Tướng Walt đã nhiều lần la rầy ông vì cái tội hay chường mặt ra ở những chỗ ác liệt nhất. Suốt 3 ngày trong chiến dịch Starlite, ông đã hầu như ko ngủ. Dù rất anh dũng trong trận Vạn Tường nhưng chỉ 3 tuần sau đó ông đã thiệt mạng do dẫm phải quả mìn làm từ đạn pháo 155mm và chở thành vị tiểu đoàn trưởng đầu tiên của TQLC tử trận ở VN. Ông được truy tặng huân chương chữ thập Hải quân cho những thành tích trong chiến dịch Starlite.

***

Phi vụ cuối cùng ngày hôm đó của thiếu tá Al Bloom, phi đoàn trực thăng 361 là đáp lại tín hiệu lựu đạn khói màu xin di tản thương binh. Bloom vừa cho người thương binh nặng lên máy bay và đang chuẩn bị cất cánh thì thượng sĩ Hooven báo cho ông biết trục dẫn động chong chóng đuôi (tail rotor drive shaft) chiếc H-34 đã bị bắn trúng. Trục này vốn là 1 cái ống mỏng, chạy dài suốt chiều dài đuôi máy bay rồi chui lộ ra chỗ khoang chở hàng. Nếu ko có cái trục này, chong chóng đuôi sẽ bị vô hiệu hóa khiến máy bay sẽ quay vòng vòng, chao đảo dữ dội quanh 1 trục thẳng đứng rồi rơi. Kiểm tra cần lái thấy máy bay vẫn điều khiển được, lại nghe Hooven bảo cái trục vẫn quay ổn định, Bloom bèn quyết định quay về căn cứ.

Sau khi đáp xuống ở Đà Nẵng, thiếu tá Homer Jones, viên phi công chiến đấu ngồi ghế phi công phụ mới tuyên bố rằng đám phi công trực thăng đều điên cả nút và ông sẽ ko bao giờ bay cùng với bọn họ nữa.

Phi hành đoàn khi đó mới tròn mắt kiểm tra những thương tích của con chim sắt, miệng ko tiếc lời ca ngợi Sikorsky, hãng sản xuất ra chiếc H-34. Thân tàu có ít nhất là 1 chục lỗ thủng cộng với 1 vết đạn gọt mất 1/3 đường kính trục dẫn động chong chóng đuôi. Về sau thượng sĩ Hooven kể cho Bloom rằng ông ko còn nghe thượng sĩ nhất Dorsett chê bai gì đám 'chó sục' nữa. Ông này hẳn cũng đã kể cho đồng đội bên bộ binh về những trải nghiệm chiến đấu trên không của mình.

Tại Đà Nẵng, con số máy bay trực thăng còn bay được của phi đoàn 361 ngày càng giảm. Đến xế chiều thì bất chấp những nỗ lực phi thường của các đội nhân viên sửa chữa mặt đất, toàn phi đoàn chỉ còn có 8 chiếc trực thăng có thể bay. Chiếc nằm ngoài bãi biển đã hỏng nặng đến độ ko thể phục hồi phải xin máy bay tới oanh kích nhằm ngăn súng, đạn của nó ko lọt vào tay địch quân. Thay thế cho phi đoàn 361, phi đoàn trực thăng H-34 số 163 của trung tá Norm Ewers giờ đảm trách công tác tải thương và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác sau khi đã đổ lính đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 lên bờ. Phi đoàn HMM-163 đã phục vụ ở VN từ hơn 4 tháng trước và được chuyển giao cho chiến đoàn đổ bộ đặc biệt (Special Landing Force - đơn vị tương đương cấp trung đoàn. ND). Theo tiêu chuẩn hồi ấy thì đây là 1 đơn vị lão luyện trong các hoạt động ở VN. Trong ngày 18 tháng 8, phi đoàn đã bay 232 phi vụ và qua tuần sau thì tổng số phi vụ đạt xấp xỉ con số 3000, trong số đó nó đã sơ tán được 197 thương binh TQLC.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 31 Tháng Ba, 2016, 07:48:23 am
***

Trong cái buổi chiều dài lê thê ấy, trung úy Dave Steel đang rất cần đến chỗ của trung tá Muir. Anh chạy đến tìm đại tá Peatross và được ông này cho đi theo trực thăng của mình. Anh cùng Peatross rời tàu bay đi thăm tiểu đoàn 2/4 trước. Peatross đi đến chỗ Fisher bảo: "Ê, Bò đực, thế nào rồi?" Fisher 'bò đực' quay bộ mặt căng thẳng qua Peatross nói mấy câu đại để: "********! Mẹ nó chứ! Tôi cần nước uống! Ông có hiểu ko? Phải có nước cho quân của tôi. Tôi đang cần nước lắm!", Peatross vẫn điềm đạm quay đi lấy bi đông nước của mình đưa cho Fisher. Fisher ném nó xuống đất hét "Ko phải cho tôi. Mẹ kiếp. Tôi cần nước cho đám lính chết tiệt dưới quyền. Tôi cần nước uống ngay bây giờ!" Nhìn thấy trung úy Steel trong lúc tạm ngừng lấy hơi, Fisher nói: "Ồ. Chào Dave" rồi lại quay lại nói tràng giang đại hải về vấn đề nước uống. Peatross lập tức gọi điện đài làm hết sức mình để đưa nước uống tới cho quân lính.

***

Trời đã tối tuy đạn địch vẫn ngăn cản số quân đi đầu của tiểu đoàn 3/7 tiến đến chỗ đám xe bọc thép nằm bất động nhưng họ cho rằng mình vẫn có thể tiếp cận xác 1 chiếc xe tăng. 1 trung úy đến bảo hạ sĩ nhất Bob Collins chọn 2 người tình nguyện băng qua đám ruộng đến chỗ cái xe xem có ai còn sống không. Vì cả Collins lẫn viên trung úy đều chẳng muốn bắt người khác phải đi nên họ đành vọt qua đồng lúa tới kiểm tra. Tổ lái đã chuyển đi hết nhưng mặt đất xung quanh hãy còn nhiều mảnh xác cùng mấy khẩu súng trường.

Trong lúc vẫn còn ở trên chiếc tăng, Collins bỗng giật thót người khi có mấy tiếng súng nổ ngay bên cạnh. Trung sĩ Bill Stone hiện ra trong bóng tối lờ mờ giải thích mình vừa bắn vào 1 con chó định lôi xác chết đi. Stone cũng là 1 TQLC lão làng - với 16 năm trong binh chủng - từng tham gia đổ bộ lên Inchon trong chiến tranh Triều Tiên. Collins nhảy từ xác chiếc xe tăng xuống, nhặt mấy khẩu súng trường, lấy đạn ra, tháo cơ bẩm bỏ vào ba lô, rồi kê nòng vào xích xe bẻ cho cong đi để ko ai còn sử dụng chúng được nữa. Về tới vị trí, họ bỗng thấy có người từ phía sau tiếp cận. Sau khi hô lớn hỏi "Ai?" mà ko thấy trả lời, các TQLC liền nổ súng.

***

đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 chuẩn bị 1 chặng hành quân đêm đầy khiếp hãi để quay về chu vi phòng thủ tiểu đoàn 3/3. Cách duy nhất để lính khỏi lạc nhau là nắm chặt thắt lưng người đi trước nhưng như thế nếu lọt phải ổ phục kích thì họ sẽ bị 'làm cỏ' dễ dàng.


đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4. 16g30 phút

Số quân còn lại của đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 về tới bãi đáp Blue vào đúng 16g30 phút. 1 đợt không kích nữa lại giáng xuống cao điểm 43 để đảm bảo ko còn quân giải phóng nào còn trên đó. Fisher 'bò đực; chỉ thị cho đại đội Hotel đóng lại bãi đáp Blue tổ chức vị trí phòng thủ ban đêm. Do những lính TQLC mệt nhoài vẫn thỉnh thoảng bị đạn súng cá nhân từ thôn Nam Yên 3 nhắm bắn nên các xe Ontos và xe tăng phải tiến hành san bằng mọi ngôi nhà còn sót lại để loại trừ mối đe dọa.

Dù đã kiệt sức sau 1 ngày chiến đấu dài đằng đẵng, trung úy Mike Jenkins vẫn phải bảo 24 TQLC dưới quyền cùng với 3 tổ lái xe tăng, 3 tổ lái Ontos đào công sự thật sâu để vị trí cố thủ ban đêm thêm vững chắc. Khi trung úy Jack Sullivan hỏi Jenkins liệu John Wayne sẽ làm gì trong tình cảnh thế này thì anh lập tức trả lời: "Cho xe quây thành vòng tròn". Và họ thực hiện đúng như thế thật. Số thiết giáp liền lập thành vòng tròn, xe còn chạy được kéo theo xe bất động còn đám bộ binh thì đào công sự xung quanh hoặc dưới gầm xe. Đến 18g thì số TQLC này được tiếp tế đồ ăn, nước uống và đạn dược. Họ xin nhiên liệu cho các xe Ontos vì mỗi xe đều chỉ còn 1/8 lượng xăng trong bình nên ko thể đi đâu xa hết. Họ còn được tăng cường thêm 1 tiểu đội súng cối 81mm nữa. Binh nhất Jim Mazy, người có chiếc điện đài duy nhất còn hoạt động được, tất bật liên lạc với sở chỉ huy của trung tá Fisher suốt cả đêm. Tuy được kẻ địch để yên nhưng ai cũng căng thẳng dù đêm ấy khá yên tĩnh. Đám TQLC đứng ngồi không yên xả súng vào bất cứ thứ gì nhìn thấy trong thứ ánh sáng ma mị của đủ loại pháo sáng.




Chương 11

Tình thế lúc chiều muộn




Đến xế chiều thì TQLC đã bao vây toàn bộ khu vực mục tiêu. Bờ biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam thì hướng tây bắc đã bị đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 cùng đại đội Golf, tiểu đoàn 2/4 khóa chặt. đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 thì đã đứng vững ở mặt tây; đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 tuy chật vật nhưng vẫn kiểm soát được khu vực tây nam của mình; còn các đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 và đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 thì đang càn quét trên hướng đông nam. Giao tranh ác liệt ngày hôm đấy chỉ diễn ra trong khu vực rộng vài nghìn mét vuông quanh các thôn An Cường 2, Nam yên 3. Đoàn xe tiếp tế bị phục kích cũng trên đoạn đường ở giữa 2 ngôi làng ấy.

Chú chó tên Combat

Đến cuối ngày, khi giao tranh đã tạm lắng, 1 TQLC đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 tìm thấy trong làng 1 con chó nhỏ bé, gầy nhom. Cũng như nhiều chàng trai Mỹ khác, anh bế 'chú chàng' lên cho theo cùng. Sau, đến khi trời tối khi phải ra lập chốt cảnh giới anh giao nó lại cho hạ sĩ Ed Nicholls, người sẽ chăm lo cho chú mấy tháng sau đó.

Combat, theo tên anh đặt, đã trở thành 1 chú chó TQLC thực thụ. Nó béo lên nhờ ăn đồ hộp và tỏ ra rất thân thiện. Những bài viết về Combat đã xuất hiện trên mặt báo khắp nước Mỹ và chú chó cũng thường xuyên nhận được thư bày tỏ lòng hâm mộ của các cháu học sinh. Combat đã trải qua rất nhiều đời chủ khi họ kết thúc kỳ hạn phục vụ và phải về nước. Cuối cùng nó cũng chết như 1 TQLC do dẫm phải mìn bẫy của quân địch.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 06 Tháng Tư, 2016, 07:59:42 am
   

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 lúc xế chiều

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 vẫn tiếp tục đi tìm đoàn xe tiếp tế. Khi tới gần thôn An Cường 2, nó phải dừng lại vì bị bắn và phải gọi xin không kích. Máy bay phản lực TQLC đã ném nhiều quả bom 250 cân Anh xuống khu vực mục tiêu. Địch quân trong thôn hoặc đã chết hoặc rút chạy, ko còn thấy bắn ra nữa. Phía tây thôn là đồng ruộng với hàng rào cây có ở khắp nơi. Đây ko phải là ruộng lúa mà là ruộng trồng khoai tây hay hoa màu gì đó.

    Trừ cái trung đội vẫn ở lại phía sau với thiếu tá Comer, đại đội India hiện đã cách xa đội hình tiểu đoàn từ 2000 đến 2500m và nó vẫn chưa tìm thấy đoàn xe tiếp tế ở đâu hết.

    Khi đại đội India vượt qua thôn An Cường 2 tầm hơn 800m thì trời sụp tối. Trung úy Richard Purnell gọi điện đài xin chỉ thị thì được bảo quay về chỗ đóng quân của tiểu đoàn. Đêm đó, đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đã ko thể tìm nổi đoàn xe tiếp tế.

    TQLC quyết định thắp sáng khu vực bằng đạn pháo sáng do pháo hạm và pháo mặt đất bắn ra suốt đêm. Trong lúc pháo sáng giúp đoàn xe tự vệ dễ dàng hơn, gây khó khăn cho việc rút quân của quân giải phóng, thì nó cũng gây rắc rối cho đại đội India. Trên đường trở về sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3, cứ được vài bước là lính tráng lại phải nằm dán xuống đất chờ cho dù pháo sáng lờ đờ rơi xuống đất mới dám đi tiếp. Nếu ko làm vậy họ sẽ trở thành mục tiêu rõ ràng cho những bộ đội vẫn còn hoạt động trong khu vực.

    đại đội India, tiểu đoàn 3/3 về được nửa đường thì lại ăn đạn. Lần này là của 5,6 địch quân nấp trong hàng rào cây. dù quân giải phóng chỉ cách đó khoảng 25-30m nhưng do sợ pháo sáng làm lộ, lính đại đội India đành nằm chết dí. 1 TQLC bị giết, 1 người nữa bị thương. Theo phản xạ, TQLC vận động sang bên sườn rồi nổ 1 cơn mưa đạn bắn trả địch. Khi tiếng súng dứt, 1 trung đội được phái lên kiểm tra hàng rào cây nhưng chẳng tìm thấy gì.

    Trong lúc tạm dừng trên quãng đường hành quân dài dằng dặc, 1 xạ thủ súng máy đi đoạn hậu của Purnell phát giác có 5 bộ đội khiêng theo 1 thương binh. Tay TQLC nằm dọc theo lối mòn, ẩn kín dưới đám cây bụi và có khả năng sẽ bị quân địch giẫm phải nếu ko hành động. Anh lấy đường ngắm, khai hỏa và giết sạch số địch. Lát sau, cậu TQLC xích hầu, khi tiến xuống 1 chiến hào tới 1 khúc quanh cũng trạm chán phải 1 bộ đội. Người này liền bị anh hạ sát.

    Trung úy Purnell xin máy bay tải thương đến gấp chở thương binh tử sĩ. Thiếu tá Comer liên lạc được với 1 chiếc trực thăng và được người phi công hứa sẽ đáp xuống nếu đúng là có trường hợp khẩn cấp. Sau viên phi công yêu cầu đại đội India bằng cách nào đó chỉ cho mình vị trí của họ. Tín hiệu dùng ban đêm khi đó chỉ có mỗi là đèn bin. Khi TQLC dưới dất báo họ sẽ bật 1 cái đèn bin thì viên phi công lại bảo đâu đâu anh ta cũng thấy ánh đèn cả. TQLC đoán chắc quân giải phóng đã nghe được cuộc gọi vô tuyến của họ.

    Cuối cùng họ phải lấy chăn ra bọc quanh đèn bin rồi hướng lên trời, bấm chớp tắt. Chiếc trực thăng liền hạ xuống. Thật đáng nể; chỉ cần có tí ánh sáng ấy thôi mà viên phi công đã đáp xuống ngay chóc. Tử sĩ, mấy thương binh, cùng 1 TQLC bị suyễn nặng lập tức được đưa lên máy bay, nó bay đi ngay sau đó.

    Phải mất hết đêm, đại đội India mới về đến mục tiêu vì những trận chạm súng, vì phải sơ tán lính thương vong, và vì lo sợ pháo sáng. Đến khoảng 4g30 thì đơn vị mới về được vị trí tiểu đoàn .


    tiểu đoàn 3/3 TQLC khi hoàng hôn xuống.

    Đại tá Peatross tới thăm trung tá Joe Muir, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/3 vào lúc mặt trời lặn. Sau khi ông đi khỏi, Muir cho 2 đại đội còn lại tiến lên hướng bắc 1 chút để chiếm lĩnh vị trí phòng ngự nghỉ đêm có lợi hơn. Ông muốn chuyển lên đóng trên 1 quả đồi nhưng phải đảm bảo trên đó ko còn địch trước đã. Nhìn lên đồi Muir nói: "Tôi sẽ ko mất thêm TQLC chiến nào 1 cách vô ích nữa" rồi huy động 1 đợt hỏa lực 'hoành tráng' nhất mà trung úy Dave Steel từng thấy. Muir liên tục giã nát quả đồi bằng cả phi pháo, pháo hạm lẫn súng cối của mình. Steel khá kinh ngạc trước những gì Muir có thể làm với hỏa lực chi viện, dù từng loại hay đồng thời 1 lượt.

    Các bộ phận chính của tiểu đoàn 3/3 vừa bắt đấu tiến lên thì đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 gọi đến xin nước uống đồng thời báo Muir biết mình ko thể di chuyển. Muir quay sang đại úy Dave Ramsey, sĩ quan hành quân tiểu đoàn 3/3 nói "Tôi sẽ qua đó". Vào lúc ông tới chỗ đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 thì ở đây đang có quá nhiều ca cần phải đi sơ tán vì cái nóng, bao gồm cả đại đội trưởng.

    Trong khi vất vả tiến lên đồi, Dave Steel làm mất chiếc nhẫn kỷ niệm của trường đại học vì nó trượt ra khỏi ngón tay. Anh đứng nhìn theo nó lăn lông lốc xuống chân đồi 1 lúc rồi chửi "mẹ nó" và lại quay lên tiếp.

    Khi tiểu đoàn 3/3 lên đến nơi và yên vị thì đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 vẫn còn bên dưới chân đồi. Trời đã gần tối nên chỉ huy trung đội của Purnell lúc trước là trung sĩ trung đội phó Bill Wright phải xuống hướng dẫn lính tiểu đoàn 3/7 lên đồi.

    Trời vừa tối thì ko biết từ đâu mọc ra 1 xe bọc thép lội nước. Trung sĩ Bradley đã leo lên 1 xe chở đồ tiếp tế ngoài bãi biển rồi cứ thế rong ruổi đi tìm tiểu đoàn. Anh có rất nhiều nước uống, đồ ăn và đạn dược. Joe Muir tới bên Bradley bảo: "Được, tôi ko giận đâu nhưng cho tới mai thì cấm cậu ko được đi đâu hết". Với Bradley thì thế là tốt rồi. Dù là trung sĩ quân nhu nhưng anh vẫn muốn ra cùng đám lính trên tuyến đầu.



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 07 Tháng Tư, 2016, 08:23:39 am
Đêm tới trên bãi chiến trường

Trời vừa sập tối, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 gọi điện xin máy bay và pháo hạm dập xuống số ít quân địch đang vận động phía trước mặt họ tầm 200m. 1 phi vụ không kích đã gây ra vài tiếng nổ phụ.


đại đội Mike, tiểu đoàn 3/7 lúc nửa đêm


Trong đêm, đại tá Peatross đưa phần còn lại của tiểu đoàn 3/7 lên bờ. Lúc 18g thì đại đội India, tiểu đoàn 3/7 tới trung đoàn bộ và ở đó để tăng cường bảo vệ bộ chỉ huy. Trung tá Bodley cùng ban chỉ huy cũng tới sau đó 1 thời gian ngắn.

Gần nửa đêm, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/7 đi trên chiếc tàu chậm chạp USS Talladega cũng đã tới ngoài khơi bờ biển. Mặc dầu hầu hết giao tranh ngày hôm đó đã lắng xuống, những tiếng nổ và ánh chớp còn sót lại cũng khiến TQLC trên tàu mất tinh thần. Họ chen nhau ra đứng ở lan can bàn tán kiểu: "Ôi các cậu. Thật mừng vì ta ko phải tham gia vào mớ hỗn độn ấy." Mới được hưởng cảm giác làm khán giả có vài phút thì trung tá Bodley đã gọi cho đại đội trưởng của họ bảo chuẩn bị đổ bộ bằng xuồng lúc nửa đêm. Có tin đồn nói quân địch đang dùng thuyền nhỏ chuồn khỏi chiến trường nên phải có người ra chặn đường rút của họ. Thế là, lính đại đội Mike từ trên tàu Talladega phải leo lưới xuống y như trong phim để tiến hành đợt đổ bộ đường biển ban đêm đầu tiên trong cuộc chiến VN vì đêm ấy hạm trưởng ko muốn cho tiểu đỉnh đổ bộ LCVP xuống nước. Do hải đồ quá sơ sài, lại nghe sẽ phải đổ quân ở cái nơi bị "đạn từ khắp nơi bắn đến" nên ông ta nghĩ đi đỉnh lớn thì tốt hơn. Thế là toàn bộ đại đội với khoảng 200 mạng phải trèo lưới xuống mấy chiếc LCM để tiến vào bãi biển. Mấy chiếc LCM cũng ủi vào doi cát từng khiến ban chỉ huy tiểu đoàn 3/3 khổ sở và bị mắc cạn buổi sáng trước đó.

Khi trung úy John Covert, trung đội trưởng nhảy qua thành chiếc LCM xem nước sâu chừng nào thì cả người anh chỉ trừ cái mũ sắt lập tức chìm mất. Covert phải cởi bỏ bớt trang bị mới ngoi lên nổi và được kéo khỏi mặt nước. Sau khi đến gần bờ hơn 1 chút thì mấy cái đỉnh cũng xoay xở hạ được tấm bửng xuống để cho đám TQLC lội vào.

Lính đại đội Mike, tiểu đoàn 3/7 mới lên bờ được 1 đoạn ngắn thì tay trung sĩ tên là Tiger dẫm phải chỗ đất mềm khiến nó sụt xuống lộ ra 1 địa đạo có mà bộ đội đang tổ chức rút quân. Tiger cúi xuống tóm được 1 người tạo điều kiện cho đám TQLC mới đổ bộ được dịp tận mắt nhìn thấy 1 VC còn sống bằng xương bằng thịt.

***

Với sự hiện diện của tiểu đoàn thứ 3, đại tá Peatross đã có thể hoàn thành kế hoạch hành động sẽ diễn ra ngày hôm sau. Ý niệm hành quân của vị trung đoàn trưởng về cơ bản vẫn như cũ: Siết chặt gọng kìm quanh lực lượng quân giải phóng và lùa họ ra phía biển. Dựa trên kết quả chiến đấu trong ngày đầu tiên, ông tiến hành điều chỉnh lại ranh giới các tiểu đoàn .

***

đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 ở cách đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 khoảng 3000m đã tổ chức phục kích sau khi trời tối và đã giết được 1 VC, qua những trang thiết bị mang theo người được lính Mỹ đoán là trinh sát súng cối. Ngoài 1 số phát đạn ko chính xác bắn về phía đại đội Echo, tình hình hầu như khá là yên tĩnh.


Đoàn xe 21. Giao tranh vẫn tiếp tục


Quân giải phóng đã tiến gần hơn tới đoàn xe tiếp tế nằm bất động. Tình thế đã trở nên bế tắc 1 cách tuyệt vọng. Trung sĩ Jack Marino cùng thành viên tổ lái dùng cả lựu đạn, súng lục, súng trường lẫn khẩu đại liên để chống trả. Công việc của các TQLC trở nên dễ dàng hơn do quân giải phóng hay có thói quen tụ lại thành từng toán có từ 10-15 người. Tuy nhiên bộ đội vẫn ko ngừng tiến đến.

Tuy Marino thấy trong ruộng lúa hãy còn 4-5 TQLC nhưng anh ko biết trong họ có bao nhiêu người còn sống và có thể chiến đấu được. Anh vẫn còn 9 người còn trụ lại, nhưng hầu hết họ cũng đều đã bị thương. Trong những xe khác chỉ còn 1 chiếc là còn thấy 2 TQLC sống sót từ bên trong bắn ra. Số còn lại thì đều đã im lặng.

Trận đánh thêm ác liệt. Marino ước tính 1 lực lượng quân giải phóng đông đến hàng trăm người đang áp sát đoàn xe. Cạnh xe của Marino có 1 xe bọc thép lội nước bị bỏ lại. 1 số bộ đội đang bám theo gờ cửa đổ quân để leo lên xe. Bóng 1 quân giải phóng hiện rõ mồn một. Khi người này đưa thứ gì đó cho 1 đồng đội xem thì trung sĩ Mulloy, từ vị trí của mình nơi ruộng lúa bắn cả 2 ngã xuống. Nghĩ lính trong 1 xe bọc thép khác còn sống, quân giải phóng đã bắn bồi thêm 1 quả B-40 nữa. Nhưng người duy nhất trong xe đó thì đã chết rồi. Xe của Marino trúng 1 phát đạn 57mm bắn thẳng khiến anh cùng mấy TQLC nữa bị thương. Nhiều người trong số đó đã bị thương đến 2-3 lần.

Trong chiếc xe bọc thép có khẩu đại liên bị bắn hỏng từ đầu trận, 1 người trong số còn sống cố dùng súng trường bắn qua nắp cửa nhưng bị giết chết ngay. quân giải phóng cũng cố tung lựu đạn lọt qua nắp cửa đang mở trên xe của Marino. Khi định tới đóng cửa lại thì 1 loạt đạn khiến anh phải lùi lại. TQLC rốt cục cũng xoay sở đóng kín các cửa xe lại nhưng hơi nóng trong cũng xe lập tức tăng cao. Sau chừng 3 tiếng đồng hồ, lực lượng chính quân địch bỏ đi nhưng 1 toán chừng 50 người vẫn còn thấy trong đám cây gần đó lúc 1g sáng.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 08 Tháng Tư, 2016, 09:23:54 am
   

    Trung sĩ Jack Marino cố liên lạc với trực thăng nhờ di tản thương binh nhưng vẫn chưa ai xác định được vị trí đoàn xe cả. Viên trung sĩ xin máy bay đến không kích nhưng 1 lần nữa các phi công đành bó tay vì Marino ko thể cung cấp được tọa độ của mình. Trung tá Lloyd Childers, phi đoàn trưởng phi đoàn trực thăng HMM-361 đã mấy lần bay sà ngang qua khu vực trước khi trời tối nhưng vẫn ko sao phát hiện được đoàn xe.

    Trung úy Dave Steel vẫn liên lạc suốt đêm với cậu TQLC đơn độc đang kêu cứu. Cậu này năn nỉ mãi ko thôi: "Tôi cần trợ giúp. Xin hãy đến cứu tôi." Steel đã bảo cậu ta lấy càng nhiếu thứ phủ lên người càng tốt, kể cả dùng xác đồng đội.

    Cậu lính khóc lóc trên điện đài cả đêm. Steel hỏi đại úy Dave Ramsey, sĩ quan hành quân tiểu đoàn 3/3 xem có cách gì đến chỗ cậu ta được ko? Ramsey thẳng thừng từ chối; đó là 1 quyết định khó khăn nhưng chẳng thể làm được gì đêm đó cả. Họ ko biết chắc vị trí của cậu ta và liệu quân giải phóng có rình sẵn ở đó hay ko? Họ cũng chẳng cách nào biết được còn ai khác nữa trong đoàn xe còn sống. Người TQLC đơn độc cảm thấy mình bị bỏ mặc. Quyết định ko đi tìm cậu ta là cái quyết định khó khăn nhất mà trung tá Muir và đại úy Ramsey từng thực hiện.





    Chương 12

    Ngày thứ nhì



    Đúng 7g30 sáng ngày 19 tháng 8 năm 1965, các đại đội Kilo và Lima, tiểu đoàn 3/3 tiến song song với nhau tấn công về phía đông bắc. đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 làm dự bị. Cùng lúc đó, các đại đội Echo và Golf của tiểu đoàn 2/4 cũng tiến về phía đông ra biển để bắt tay với tiểu đoàn 3/3. đại đội Hotel đã tả tơi của tiểu đoàn 2/4 cùng đại đội India, tiểu đoàn 3/3 rút về trung đoàn bộ cho các đại đội India và Mike, tiểu đoàn 3/7 tiến ra tìm đoàn xe tiếp tế và đi về hướng thôn An Thới 2 lập chốt chặn ngăn ko cho quân giải phóng rút về phía nam. đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 được lệnh tiếp tục ở nguyên vị trí chốt chặn trên mặt bắc.

    đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 hoàn tất chuyến càn quét ra bãi biển mà ko gặp phải sự cố đáng kể nào. Vài phát bắn tỉa lẻ tẻ vô hại là tất cả những gì các binh sĩ vấp phải. Khi quan sát thôn Vạn Tường 1 họ phát hiện 1 số quân giải phóng và liền gọi xin không kích. Khi trận oanh tạc khiến địch chạy tứ tán, trung đội 3 đã nổ súng bắn số quân đang đối phương chạy và hạ sát khoảng 19 người.


    Chuyến giải cứu

    Mãi tới khi trời ngày 19/8 sáng rõ thì vị trí chính xác của đoàn xe 21 mới được xác định. Trung úy Howie Schwend, sĩ quan điều không tiền tuyến của tiểu đoàn 3/3 đã yêu cầu tất cả các máy bay đang họa động trong vùng đi tìm và anh đã thành công.

    tiểu đoàn 3/7 TQLC đã tiến vào vùng hoạt động của mình, nơi diễn ra trận ác chiến hôm 18/8. Nó phát hiện rằng hầu hết quân giải phóng đều đã rút đi. Không gặp kháng cự gì khi đi ngang qua thôn An Cường 2, các TQLC bèn tới hội quân với đoàn xe tiếp tế.

    Sáng đó, khi cậu lính trẻ kêu cứu trên điện đài cả ngày lẫn đêm hôm trước được giải cứu. Cậu ta chạy ra khỏi chiếc xe bọc thép khóc rống lên vì chuyện bị bỏ rơi "Họ cứ để mặc tôi ở đó! Họ đã bỏ rơi tôi!". Mỉa mai thay dù rất cay chuyện ấy, anh ta vẫn chọn theo nghiệp TQLC.

    quân giải phóng đã gài lại 1 trái nổ chứa trong vỏ lon đồ hộp khẩu phần C trên cửa chiếc xe gần chỗ Marino. Nó bị công binh phát hiện và vô hiệu hóa. Hơn 60 xác đối phương được tìm thấy gần đoàn xe. Số tử sĩ còn lại hẳn đã được địch đưa đi hết.

    1 xe bọc thép ko còn cách nào sửa chữa được nữa nên được công binh phá nổ ngay tại chỗ. Đống sắt vụn ấy đến nay vẫn còn và người VN đã xây dựng tại đó 1 bia kỷ niệm. Trong số xe cơ giới còn lại chỉ 1 chiếc là còn có thể tự mình di chuyển, số kia phải nhờ xe dắt lên kéo về.

    Trung sĩ James Mulloy, người nấp trong ruộng lúa đã làm kỳ đà cản mũi nỗ lực diệt sạch đoàn xe của quân giải phóng suốt nhiều giờ. Anh đã gây cho đối phương nhiều tổn thất. Sáng hôm ấy, khi cứu binh tới nơi, anh vẫn còn lo sơ tán toàn bộ thương binh rồi mới nghĩ đến mình. James Mulloy đã được tặng thưởng huân chương chữ thập Hải quân vì thành tích anh dũng ấy.

    Trung sĩ Jack Marino, cũng được tặng thưởng huân chương Sao bạc vì đã chiến đấu dũng cảm, ước tính xe mình bị trúng tới 5 phát B-40 hoặc ĐKZ. Hơn 300 lỗ đạn cùng sức công phá đạn cối 82 ly gây nên đã khiến động cơ xe bị hỏng hoàn toàn.


    tiểu đoàn 3/7

    đại đội Lima, tiểu đoàn 3/7 tới vị trí chốt chặn lúc 15g. Binh sĩ của đơn vị đã bắt được ở các thôn Vạn Tường 3, Vạn Tường 4, 8 thanh niên trong lứa tuổi quân dịch, bàn giao cho sĩ quan tình báo để thẩm vấn.

    Các đại đội India và Mike của tiểu đoàn 3/7 tiến hành càn quét khu vực mà đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 đã kịch chiến ngày hôm trước. Họ thấy 1 vài ba lô, mảnh vụn trang thiết bị nhưng chúng chẳng có mấy giá trị.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:20:55 am
   

    tiểu đoàn 2/4 và tiểu đoàn 3/3


    Lực lượng chính của các tiểu đoàn 2/4 và tiểu đoàn 3/3 TQLC trên đường càn ra phía biễn đã chạm trán với những toán nhỏ quân giải phóng. Địa hình ở đây rất phức tạp: các thửa ruộng đều có hàng rào cây và bờ đất bao quanh gây trở ngại cho việc vận động cũng như quan sát. Số quân giải phóng ít ỏi còn lại thì đều chuyển xuống nấp dưới các địa đạo, hang hốc. Địch thường xuyên bắn tỉa phía sau lưng TQLC khi họ di chuyển qua khu vực này. Phá hủy các hang động, địa đạo là công việc nguy hiểm và tốn rất nhiều thời gian.

    đại đội Echo, tiểu đoàn 2/4 cùng ban chỉ huy tiểu đoàn cũng càn qua thôn Vạn Tường 1. Trung sĩ nhất Ed Garr nghĩ đây là 1 nơi hãi hùng nhất mình từng thấy. Ông hườm sẵn trong tay cả 2 khẩu súng lục, cố tránh xa mấy chú lính có cần ăng ten trên đường đi. Mục tiêu ưa thích của lính bắn tỉa địch chính là các điện đài viên cùng những người đi, đứng gần đó vì đa số họ đều là thành viên ban chỉ huy cả.

    Hàng rào cây, giậu tre quây kín buộc người ta phải đi theo những lối nhỏ hẹp, những nơi có điều kiện lý tưởng để gài mìn bẫy hoặc mai phục. TQLC phát hiện trong sân trường học có đến hàng ngàn chiếc chông tre chắc là do đám trẻ con vót trong giờ giải lao. 1 cụ già tới giúp lính Mỹ tiêu hủy chúng.

    Dù lúc này trời đã sáng bạch, ngôi làng vẫn có vẻ âm u, hắc ám dưới 2 tầng tán lá. Cũng như hầu hết các thôn trong vùng có thể thấy hầm được đào khắp nơi trong làng.

    Do thu được khá nhiều ba lô, dây điện thoại nên TQLC đoan chắc nơi đây chính là bộ chỉ huy của trung đoàn 1 quân giải phóng. Đó là điều chính xác. Cho rằng cần phải tìm hiểu kỹ hơn nữa các chỉ huy quân Mỹ gọi về trung đoàn bộ trung đoàn 7 TQLC đề nghị cho 1 đơn vị VNCH tới đây lục soát thật kỹ sau khi họ đi khỏi. Các đơn vị Mỹ đã ra tới bờ biển. Đến đêm thì sự kháng cự có tổ chức chấm dứt.


    Lạc lối

    Buchs và Rimpson, lính thuộc tiểu đội của hạ sĩ nhất Robert O’Malley đã ở trên tàu bệnh viện 1 đêm nhưng rồi lại cho rằng mình chỉ bị thương nhẹ và vẫn còn có thể quay lại chiến đấu cùng đơn vị. Đang lan truyền tin đồn, kiểu vẫn hay xuất hiện trong và sau các trận đánh lớn, là đại đội India, tiểu đoàn 3/3 đã bị xóa sổ.

    2 TQLC xin đi quá giang về kho vũ khí của tiểu đoàn ở Chu Lai, lĩnh súng mới rồi lại xoay sở quay lên tàu. Sau đó leo lên 1 xe bọc thép lội nước tiến vào bờ và về lại tiểu đoàn. Tới thời điểm này thì giao tranh đã lụi tắt. đại đội India được rút về bãi biển làm nhiệm vụ bảo vệ sở chỉ huy. 1 thời gian dài sau trận đánh, những binh sĩ khác vẫn còn thấy ngạc nhiên trước việc có 2 tay với đầy đủ lý do chính đáng để tránh xa chiến trường đầy nguy hiểm lại quyết định quay về. Dù rất ngưỡng mộ trước quyết định cuả họ, những người khác vẫn trêu chọc 2 người mãi ko thôi. Nhất là Rimpson, anh này đã được đặt cho cái biệt hiệu là " Rimpson lạc lối".


    Những thứ còn tồn tại

    Tướng Walt tiếp tục tiến hành chiến dịch Starlite thêm 5 ngày nữa với hy vọng lính mình sẽ tìm thấy thêm nhiều kẻ thù dưới các địa đạo, hang động. Các tiểu đoàn của Fisher và Muir rút quân ngày 20 tháng 8 để cho tiểu đoàn 1/7 TQLC của trung tá James Kelly vào khu vực hoạt động cùng với tiểu đoàn 3/7. Đến ngày thứ 3 của chiến dịch Starlite thì lính sư đoàn 2 VNCH cũng tới tham gia tiến hành tảo thanh, quét sạch số quân giải phóng nào vẫn còn hoạt động bên rìa bán đảo. Họ rải 3-4 tiểu đoàn dọc theo vùng bờ biển từ phía nam Chu Lai trở xuống để ngăn ko cho quân giải phóng rút về hướng đó. Cố gắng của phía VNCH chẳng đem lại mấy kết quả. Chuẩn tướng Hoàng Xuân Lãm, sư đoàn trưởng sư đoàn 2 đã làm việc với đại tá Peatross nhiều lần. Peatross tuyệt đối tin tưởng Lãm và ko sợ bị ông này làm rò rỉ thông tin. Lãm đã cùng 1 số sĩ quan tham mưu tới thăm Peatross và trung đoàn 7 TQLC trong thời gian diễn ra chiến dịch và sau 2 người càng cộng tác với nhau thêm khăng khít.

    ***

    quân giải phóng chính là những người chủ động rút. Đối phương ra đi từ đêm đầu tiên bằng cách luồn qua sát trận địa nghỉ đêm của đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4 rồi vượt qua 1 tiền đồn VNCH đã bị họ mua chuộc ở phía nam, lính đồn chỉ việc tảng lờ như ko thấy.

    Bộ đội tuyên bố mình dứt chiến từ cuối ngày thứ nhất vì "cả mình lẫn quân Mỹ đều mệt mỏi". Họ để lại phía sau 1 đại đội dưới quyền chỉ huy của Phan Tan Huan để giúp dân làng chăm sóc người bị thương và quấy rối quân Mỹ. Đụng độ giữa 2 phe diễn nói chung là nhẹ, thiệt hại của TQLC khá ít. Để trả giá cho nỗ lực này quân giải phóng đã phải hy sinh thêm khoảng 60 chiến sĩ nữa. Ko có TQLC nào bị giết trong những cuộc chạm súng này.

    quân giải phóng cho hay khi trận đánh nổ ra, họ đã định đưa 2 tiểu đoàn khác từ phía nam lên nhưng sau đã từ bỏ ý đồ này vì ngại nếu hành quân vào ban ngày sẽ bị tổn thất lớn vì hỏa lực Mỹ.

    ***

    Trận Vạn Tường đã kết thúc nhưng nó sẽ sống mãi trong ký ức binh chủng TQLC Hoa Kỳ.



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:37:04 pm
Chương 13

Những phản ứng



Vào lúc những TQLC được cứu thoát về tới bộ chỉ huy trung đoàn 7 thì xuất hiện khoảng 25 phóng viên tới đưa tin về chiến dịch. Ký giả người New Zealand là Peter Arnett kéo cậu lính khóc lóc trên điện đài ra 1 góc để phỏng vấn những sự kiện diễn ra hôm trước. Thế rồi chẳng thèm cho ai biết, Arnett rời đi viết 1 bài báo nói rằng TQLC đã thua trận, thất bại trong việc cứu lính, các cấp chỉ huy ko nắm chắc tình hình chiến đấu ngày 18/8. Đại úy Richard Johnson, sĩ quan tham mưu thuộc phòng hành quân sư đoàn 3 TQLC lại kể 1 câu chuyện thứ nhì khác nhiều so với chuyện của Arnett. Anh làm thế theo yêu cầu của đại tá Don Wyckoff, sĩ quan phụ trách hành quân của Quân đoàn III thủy bộ sau khi có nhiều truy vấn do hậu quả bài báo của Arnette.

Ngày 21 tháng 8, đại úy Johnson cùng 1 số sĩ quan khác đã vào Sài Gòn tường trình với tướng Westmoreland cùng bộ tham mưu. Sau đó họ được yêu cầu ra trả lời giới phóng viên tại trung tâm báo chí Sài Gòn. Tham gia phát ngôn cho binh chủng TQLC ngoài Johnson còn có thiếu tá Williamson, sĩ quan tình báo sư đoàn 3 TQLC; 1 tiểu đội trưởng thuộc đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/4; 1 phi công lái máy bay F4; 1 sĩ quan quan sát đường không. Tất cả số này đều có tham gia vào chiến dịch. Buổi họp báo đang tiến triển tốt cho đến gần cuối thì Arnett giơ tay hỏi lý do khiến Johnson phản bác bài báo của anh ta.

Johnson thuật lại mọi việc và nói rõ anh chỉ ở cách chiến trường có vài trăm mét trong khi Arnett thì ko.

Arnett phản pháo bảo Johnson là tên nói dối rồi thách anh đến gặp mình ở văn phòng hãng thông tấn AP (Associated Press), nơi có tài liệu minh chứng. Do xuất hiện tranh cãi nên người đứng đầu trung tâm báo chí đã cho cuộc họp báo chấm dứt. Johnson cùng những người khác bị các phóng viên vây chặt xin phỏng vấn.

Phải mất 15 phút đồng hồ Johnson mới phá được vòng vây để tới văn phòng hãng AP, nơi nó đang đóng cửa. Cũng thấy tăm hơi Arnett. Họ rất ngạc nhiên vì hầu hết các cơ quan báo chí đều mở cửa 24 giờ 1 ngày.

Johnson ko bao giờ tái ngộ Arnett nữa nhưng người ký giả đã đạt giải Pulitzer lại nổi danh chính từ bài viết này trong khi tính xác thực theo TQLC thì vẫn còn phải tranh cãi.

***

"TQLC dồn vào bẫy 2000 VC" là 1 trong số những tiêu đề được đưa lên trang nhất trên mặt báo cả nước Mỹ. Đó thực sự là quãng thời gian đầy hứa hẹn cho những cố gắng của Hoa Kỳ tại VN. Tổng thống Lyndon Johnson ngây ngất đến độ gửi điện cho các tướng Westmoreland và Walt trong đó có đoạn "Xin gửi lời cảm ơn chân thành và chúc mừng các đơn vị dưới quyền các anh vừa giành thắng lợi to lớn trước trung đoàn 1 VC tại Chu Lai. Đất nước rất tự hào về những người chiến sĩ của nó. Nhân dân ở quê nhà đã xác định sẽ tiếp tục quyết tâm, đoàn kết và ủng hộ họ."

Và dân chúng đã làm đúng như thế được 1 thời gian. Phong trào phản chiến khi ấy còn chưa bắt đầu và đến tận cuộc tiến công Tết mậu thân năm 1968 mới lên đến đỉnh điểm. Sau những lạc quan của chiến dịch Starlite, bộ tham mưu Westmoreland, của chính quyền và Quốc hội đều mường tượng chỉ trong thời gian ngắn quân Mỹ sẽ phát hiện rồi tiêu diệt hoặc làm tan rã 1 số lượng lớn kẻ thù.

TQLC đã vượt qua bài kiểm tra lớn đầu tiên của mình tại VN. Thêm vào đó họ đã kiểm nghiệm được lý thuyết kết hợp giữa trực thăng vận với đổ bộ đường biển trên chiến trường mà họ từng nghiên cứu suốt hơn 1 thập niên. Thành công của chiến dịch Starlite khiến họ thêm tin về khả năng hoạt động hiệu quả của mình chống lại kẻ địch trong "bất kỳ không gian và thời gian nào".

***

Chỉ mấy tuần sau chiến dịch Starlite, TQLC lại tổ chức chiến dịch Piranha chống lại cái gọi là 'tàn quân' của trung đoàn 1 quân giải phóng diễn ra trên mũi Ba Làng An, cách chiến trường Vạn Tường khoảng 8 dặm về phía nam.

1 lần nữa đại tá Peat Peatross cùng với đại tá hải quân William McKinney, lại là những người chỉ huy quân đổ bộ cũng như lực lượng tàu đổ bộ. Các tiểu đoàn 3/7 của trung tá Charles Bodley’s cùng với tiểu đoàn 3/3 của trung tá Joseph E. Muir là những đơn vị tham gia hành quân. Lần này có thêm sự tham gia của đồng minh VNCH nữa. Tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 bộ binh và tiểu đoàn 3 TQLC VNCH đã đổ bộ bằng trực thăng ở khu vực phía nam chiến trường. So với chiến dịch Starlite thì kế hoạch lần này được lập xong ngay, cộng với việc thi hành cũng khá nhanh chóng tạo điều kiện cho cuộc hành quân được chuẩn bị kỹ hơn. Lần này khoảng thời gian giữa lúc lệnh cảnh báo được ban ra cho tới khi đổ bộ vào ngày 7 tháng 9 là 13 ngày.

Thế nhưng so với lần trước thì chiến dịch Piranha lại có thành tích khá khiêm tốn. Lực lượng đồng minh tuyên bố giết chết 178 VC, thu được 20 súng. Phía đồng minh có 2 TQLC Mỹ và 5 lính VNCH tử trận.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 13 Tháng Tư, 2016, 09:18:04 am
Mức độ giao tranh thấp trong chiến dịch có thể do nhiều yếu tố. Trong thực tế, điểm khác biệt lớn nhất chỉ là TQLC có nhiều thời gian để lập kế hoạch cho chiến dịch Piranha hơn. Tuy thời gian lập kế hoạch dài ra sẽ làm chiến dịch sẽ vận hành trơn tru hơn nhưng cũng khiến tăng khả năng rò rỉ thông tin tình báo.

Trong chiến dịch Starlite, chỉ có 2 vị tướng cấp cao của VNCH là được báo cho biết trước khi nó diễn ra. Nhưng do chiến dịch Pirhana mở rộng với sự tham gia của quân VNCH nên quá trình lập kế hoạch được khá nhiều người biết đến và chính điều này làm tăng khả năng thông tin bị rơi vào tay đối phương.

Có lẽ lý do chính yếu nhất khiến kết quả bị như vậy là quân giải phóng đã phán đoán đúng khả năng TQLC Mỹ sẽ lại triển khai đổ bộ đường biển theo đúng chiến dịch Starlite. Trong suốt cuộc chiến tranh quân giải phóng ko bao giờ cho phép các đơn vị của mình nấn ná ở vùng duyên hải thêm lần nào nữa. Nếu buộc phải thực thi 1 nhiệm vụ ở gần bờ biển thì họ sẽ tới tiến hành rồi lại rút sâu ngay vào trong đất liền. Dù quân giải phóng đã phát triển kỹ năng phòng không khá tốt tuy nhiên các loại vũ khí họ dùng trong chiến tranh lại chẳng có loại nào chuyên dùng để khắc chế đổ bộ đường biển cả.

Phải mất khá lâu quân Mỹ mới thấy kính phục khả năng phục hồi nhanh chóng của quân giải phóng. Sau khi chiến dịch Starlite kết thúc, quân đồng minh đã ko còn coi trung đoàn 1 quân giải phóng là 1 lực lượng chiến đấu nữa. Vậy mà chỉ 4 tháng sau, nhiều tiểu đoàn TQLC Mỹ trong đó có cả tiểu đoàn 3/3 lại tái ngộ với trung đoàn này, với đầy đủ sức mạnh, trong chiến dịch Harvest Moon diễn ra gần Chu Lai. Phía Mỹ rất hoang mang trước khả năng tự hồi phục của trung đoàn 1. TQLC Mỹ đã ko biết rằng trong chiến dịch Starlite họ chỉ mới giao chiến với 1 nửa trung đoàn này. Cũng chẳng ai hiểu được rằng trung đoàn 1 có thể bổ sung thiệt hại bằng những tân binh lấy từ các đơn vị bộ đội và du kích địa phương. Tuy bị tổn thất nặng nhiều lần, trung đoàn Ba Gia vẫn tồn tại suốt cuộc chiến. Trong những năm ấy đơn vị đã có hàng nghìn chiến sĩ hy sinh nhưng họ vẫn luôn hồi phục 1 cách nhanh chóng. Vào đầu năm 1966, nó trở thành 1 bộ phận của sư đoàn 2 QĐND VN, hoạt động quanh quẩn trong địa bàn quen thuộc của mình là tỉnh Quảng Ngãi và thung lũng Quế Sơn ở phía bắc. Vào tháng 9 năm 1967, sau khi kết thúc chiến dịch Swift, tình báo đồng minh lại đánh giá trung đoàn 1 quân giải phóng ko còn 'khả năng tác chiến' nữa. Thế nhưng trung đoàn 1 vẫn tiếp tục tiến hành hàng loạt trận đánh mạnh mẽ với các đơn vị TQLC và Lục quân Mỹ và tiếp theo đó là các đơn vị VNCH sau khi quân Mỹ rút đi.

***

Tuy vậy, trong hàng ngũ đồng minh ko phải ai cũng tỏ ra vui mừng sau chiến dịch Starlite. Các sĩ quan trong Bộ tổng tham mưu quân lực VNCH trách cứ Westmoreland về việc đã ko cho các đơn vị VN tham gia chiến dịch. Walt sau đó phải phân trần rằng tướng Lãm và tướng Thi đều có biết về chiến dịch và đã đồng ý với chủ trương giữ bí mật của ông ta.

***

Quân giải phóng cũng tuyên bố chiến thắng Vạn Tường. Theo đó trung đoàn 1 đã chứng minh được cách đánh thắng giặc Mỹ và đơn vị được tặng thưởng huân chương Giải phóng hạng nhất cùng lá cờ thi đua với hàng chữ "Anh dũng, kiên cường, đánh giỏi, diệt gọn". Sau chiến tranh, chính phủ VN đã nhà lưu niệm chỗ những xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy trong trận Vạn Tường. Tấm bảng ghi bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt cho khách tham quan biết rằng đây chỉ là 2 trong số nhiều xe cơ giới bị các chiến sĩ giải phóng tiêu diệt.

***

Trận Vạn Tường là 1 bước ngoặt cho cả 2 phía. Mỹ tiếp tục đổ nhân lực, vật lực vào VN với niềm tin chiến dịch Starlite sẽ xoay chuyển thế cục của VN. Trớ trêu thay, chiến thắng Starlite của TQLC lại củng cố quan niệm của tướng Westmoreland khi cho rằng chìa khóa thành công tại VN là tìm đánh các đơn vị chủ lực địch. Niềm tin này đã gạt phương châm bình định của TQLC của TQLC xuống hàng thứ yếu.

Về phần mình, quân giải phóng đã nhận ra "chiến tranh đặc biệt" cùng những triển vọng giành thắng lợi nhanh chóng nay đã không còn. Họ sẽ phải chuẩn bị trường kỳ kháng chiến. Và quân giải phóng đã phải mất đến 10 năm mới hoàn tất được mục tiêu của mình. Các cựu chiến binh VN đã kể với tác giả rằng trước trận Vạn Tường họ rất ngán khả năng cơ động và hỏa lực của quân Mỹ, chẳng biết làm thế nào để đối phó với chúng cả. Tuy nhiên, qua trận đánh họ đã học được cách thích nghi trong chiến đấu với quân Mỹ như đã từng làm được thời đánh Pháp.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 14 Tháng Tư, 2016, 07:54:41 am
Chương 14

Món nợ máu



Chiến dịch Starlite được loan báo trong khắp các đơn vị quân Mỹ và đồng minh như 1 thắng lợi lớn. Cái chết của 54 lính Mỹ dường như là cái giá hợp lý để đổi lấy 600 mạng quân thù. (1 nguồn khác của Mỹ cho hay TQLC tử trận 45, tử thương 5, chết vì lý do phi chiến đấu 2, bị thương 222. Tài liệu của ta công bố quân giải phóng sau 1 ngày chiến đấu đã loại khỏi vòng chiến đấu 919 tên địch. ND) Chiến dịch đã cho thấy những quân giải phóng khôn ngoan, mưu trí có thể bị hỏa lực và sức cơ động Mỹ đánh bại. Đã có những dự đoán đầy lạc quan cho rằng lính Mỹ sẽ sớm được về nhà. Rất ít người quan tâm đến việc có những sĩ quan TQLC mặc lễ phục xanh dương đi cùng các cha tuyên úy Hải quân sẽ phải bắt đầu cuộc hành trình đầy khó khăn qua các thành phố, thị trấn toàn trên 26 bang của nước Mỹ tới gặp 54 gia đình để báo cho họ biết việc cha, chồng, con, em mình đã hy sinh anh dũng vì tổ quốc. Cùng với nỗi đau thương mất mát đem lại cho gia đình, 54 cái tên kia sẽ được ghi thêm vào cuốn 'sổ nợ'. Món 'nợ máu' của nước Mỹ đối với đồng bào mình kể từ thời điểm này sẽ bắt đầu tăng vọt. Chiến dịch Starlite chỉ là điểm khởi đầu của 1 dòng chảy ồ ạt - dòng tử thi lính Mỹ trở về từ VN, tuy rất ít người ở cả 2 đất nước này nhận thấy.

Chưa đầy 3 tháng sau đó, Lục quân Mỹ đã tiến vào 1 khu vực khủng khiếp có tên là thung lũng Ia Drăng và đánh cho lực lượng bộ đội Bắc Việt đóng tại đây tổn thất nặng. Tuy nhiên 'món nợ máu' thì cũng tăng vọt với gần 300 cái tên, đem lại sự khổ đau cho hơn 300 gia đình. Toàn bộ 'món nợ' được bắt đầu từ thiếu tá Buis và thượng sĩ Ovnand giờ đã là 2057 mạng người.

Đến cuối năm 1956 thì con số trên là 2385.

Việc rút quân khỏi VN, vốn có thể thực hiện vài tháng trước mà ko gây ra nhiều tranh cãi, nay đã trở thành 1 lựa chọn ko thể nào chấp nhận được đối với chính quyền Johnson. Tổng thống biết nói sao với dân chúng đây khi đã phung phí hơn 2000 sinh mạng người Mỹ mà chẳng đem lại cái gì cả?

Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara, người luôn lạc quan trước các số liệu, giờ cũng tỏ ra hoài nghi trước cái viễn cảnh Hoa Kỳ sẽ chiến thắng cuộc chiến trong "sớm nhất là cuối năm 1965 và muộn nhất là đầu năm 1966". Thế nhưng ông ta lại hầu như để mặc cho tướng Westmoreland thực hiện cái chiến lược 'tìm - diệt' đẫm máu mà coi nhẹ công tác bình định cùng việc gây áp lực để chính quyền VNCH thật tâm cải cách.

Quân Mỹ sẽ có thêm nhiều 'chiến thắng' kiểu chiến dịch Starlite nữa nhưng đó là theo cách định lượng 'đếm xác' đầy tai tiếng chứ chẳng phải là cách thức chiến thắng theo đúng chuẩn dân chủ phương tây.

Tướng Westmoreland hứa hẹn cuộc chiến sớm muộn cũng sẽ bước đến "điểm giao nhau", là lúc những tổn thất mà Mỹ gây ra cho phía Cộng sản 1 ngày nào đó sẽ vượt quá khả năng tái bổ sung của họ. Theo ông tướng này biện bạch thì tới điểm ấy lực lượng đối phương sẽ nhanh chóng suy giảm khi phải tiếp tục đối mặt với những thắng lợi của phía Mỹ và VNCH. Các chứng minh đã cho thấy điểm giao nhau chỉ là điều không tưởng; chẳng cách gì đạt được điều đó vì những chiến lược gia Hoa Kỳ đã ko hiểu được quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm khỏi đất nước của người Việt. Khá lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, có người Mỹ còn há mồm kêu với tướng Giáp rằng "thưa Đại tướng, ông đã phải trả giá cho cuộc chiến này hơn 1 triệu quân". Thế mà vị đại tướng chỉ đáp lại rất giản dị "Đúng".

Trong 10 năm tới, Mỹ sẽ phải trả giá thêm 56.000 sinh mạng nữa cho 1 chính sách thất bại. Giống như những con bạc khát nước, sau khi đã mất hết tiền bạc, lại tiếp tục vay mượn, cầm cố xe cộ, nhà xưởng rồi đi chôm chỉa nhằm hy vọng vận may sẽ về lại với mình, các chính quyền Johnson và Nixon cũng lún sâu vào món nợ máu với hy vọng đảo ngược lại vận mệnh.

2 tháng trước khi diễn ra chiến dịch Starlite và việc tăng 1 số lượng lớn quân sang VN tham chiến, Lyndon Johnson còn bày tỏ với 1 tâm phúc sự hoài nghi về khả năng giành chiến thắng của Mỹ. Ông nói với thượng nghị sĩ Birch Bayh như sau về kẻ thù: "Địch mong ta sẽ mệt mỏi và tôi cũng tin là chúng sẽ bền sức hơn ta". Người Mỹ có khả năng chịu đựng đau thương, mất mát nhưng chỉ trong những thời điểm nhất định. Khi số gia đình phải nỗi đau thương lên tới 10.000, rồi sau là 15.000 thì những cuộc biểu tình phản chiến công khai bắt đầu diễn ra dữ dội và ngày càng tăng thêm. Đến khi số nợ máu đạt mức 30.000 sinh mạng thì sự chống đối trong dân chúng đã lan ra rộng khắp, những người ủng hộ chiến tranh giảm mạnh. Nước Mỹ đã đến 'điểm giao nhau' trước. Đây là 1 thắng lợi tuyệt vời của những người Cộng sản. Rõ ràng trong trường hợp chúng ta, đây ko phải là việc bị mất nhiều quân vượt quá khả năng bổ sung mà là tổn thất đã diễn ra nhanh hơn sự sẵn sàng bù đắp của nước Mỹ. Người dân Mỹ cũng đã chịu hết nổi như công chúng Pháp khi trước.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 15 Tháng Tư, 2016, 07:41:10 am
   

    Nhân dân chẳng còn có thể tín nhiệm việc chính quyền cứ thay đổi liên tục lý do vì sao khiến con em họ phải hy sinh. Qua nghiên cứu Hugh M. Arnold đã tìm ra đến 20 lý do mà chính quyền Mỹ dùng để biện minh cho cuộc chiến: Từ năm 1949 đến 1962 chú trọng đến hiểm họa xâm lăng của Cộng sản; từ 1962 đến 1968 là chống nổi dậy; sau năm 1968 lại là giữ gìn cam kết với đồng minh. Theo lời của McNaughton, dựa trên tài liệu của lầu 5 góc, thì 70% lý do hồi đầu năm 1965 là giữ gìn cam kết. Vào năm 1965 thì lập luận này có thể cho qua, nhưng đến năm 1968 thì chẳng còn thuyết phục nổi ai nữa.

    Do chẳng moi đâu ra lý do thuyết phục biện minh cho những hy sinh mất mát người dân Mỹ phải chịu đựng, chỗ đứng của chính quyền Johnson trong cuộc chiến trở nên ko ổn định. Đến khi nổ ra cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân cực kỳ ác liệt, khiến quân Mỹ tổn thất nặng thì vị trí này bắt đầu lung lay mạnh. Khoảng thời gian 2 năm rưỡi giữa trận Vạn Tường và tổng tiến công Tết, chính là lúc quân giải phóng học cách chiến đấu với quân Mỹ. Họ nhận ra cách đối phó với hỏa lực Mỹ cũng tương tự như cách họ từng làm với giặc Pháp. Đó là chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh"- nghĩa là khi giao chiến họ sẽ vận động vào càng gần địch càng tốt nhằm loại bỏ hiệu quả của hỏa lực chi viện của chúng vì nếu như bắn quá gần sẽ gây nguy hiểm cho lính Mỹ trong phòng tuyến. quân giải phóng cũng nhanh chóng tìm ra cách khắc chế lần lượt những kỹ thuật tối tân mà ta từng ca tụng. Đối phương cũng hiểu họ sẽ ko thể đánh bại Hoa Kỳ hay đồng minh nam VN của nó về mặt quân sự nếu như Mỹ vẫn quyết tâm ủng hộ. Họ cũng ko làm như thế với Pháp. Mục đích của họ là không để thua trong khi cố gây thương vong tối đa cho quân Mỹ. Chiến lược này đã đánh trúng điểm yếu nhất trong nền tảng chiến lược của nước Mỹ, đó là tinh thần của người dân.

    Máu đã đổ với số lượng cực kỳ lớn ờ miền nam VN. Theo ước tính của 1 học giả thì trong giai đoạn từ 1965 đến 1974, số dân thường thương vong ở đây là hơn 1,1 triệu người, trong đó có hơn 300.000 người chết. Với số dân gần 17 triệu thì số người thiệt mạng đã chiếm khoảng 1,8 % dân số. Nếu đem tỉ lệ trên áp dụng với Hoa Kỳ thì con số người chết sẽ là khoảng 3.600.000 người. Thương vong của dân thường cao như thế là do các loại vũ khí tàn bạo, vô nhân tính của quân đội Mỹ và VNCH. Hầu như mọi gia đình ở miền nam VN đều bị chiến tranh gây cho khổ đau, chết chóc. Nói 1 cách công bằng thì người dân nông thôn VN ít ai quan tâm đến hệ tư tưởng của miền Bắc hay là như thứ tương tự như thế ở miền Nam. Tuy nhiên quân giải phóng lại ko hỗ trợ nhân dân dựa trên ý thức hệ mà chỉ cố gắng tối đa để vỗ yên những người ủng hộ mình.

    Quân đội Mỹ và VNCH vẫn tiếp tục phung phí sinh mạng, của cải với cái chính sách tìm - diệt mà 'tìm' thì nhiều chứ 'diệt' thì chẳng được bao nhiêu. Vì thế trong khi chính phủ Mỹ phải cố biện minh về món nợ máu với nhân dân Mỹ và VN bằng những con số 'đếm xác' vớ vẩn thì quân giải phóng chứng minh cho đồng bào của mình thấy tinh thần dân tộc cao cả của mình.

    Tấn bi kịch mà nước Mỹ và VN phải chịu xuất phát từ việc những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ ko hiểu rõ bề dày lịch sử chống ngoại xâm của người Việt. Ít nhất sau năm 1965, đối thủ của Mỹ cũng đã kiên định và thành công trong việc gán nguồn cơn của cuộc chiến tranh này là của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chế độ VNCH chỉ là những con rối của Hoa Kỳ. Rất nhiều người VN tuy ko bị ảnh hưởng bởi các hệ tư tưởng nhưng vẫn trở nên tích cực chống ngoại xâm vì cảm thấy bất bình khi mà chiến tranh, hủy diệt cứ kéo dài mãi.

    TQLC và Lục quân đã sớm lún vào cuộc chiến tranh không qui ước tại VN. TQLC, những người đã có hàng chục năm kinh nghiệm rất nhiệt tình ủng hộ ý tưởng bình định, kiểm soát dân chúng, chống nổi dậy. Sự khác biệt chỉ là về tổ chức. Lục quân Mỹ thời kỳ này được huấn luyện nhằm chống lại lực lượng xe tăng đông đảo của Liên Xô trên bình nguyên trung tâm nước Đức hoặc đối phó với các cuộc xâm lấn kiểu chiến tranh Triều Tiên. Tướng Lục quân Mỹ Samuel “Hanging Sam” Williams, 1 trong những nhà sáng lập ra quân lực VNCH, đã được đào tạo theo khuôn mẫu ấy. Đại tá Harry Summers đã viết trong cuốn sách 'Mổ xẻ cuộc chiến tranh VN' rằng chiến tranh du kích đã được Lục quân đề cập đến trong 4 trang của cuốn Điều lệ chiến đấu Lục quân Hoa Kỳ, bản in năm 1939. Chỉ có 4 trang sách! Trong khi đó TQLC có cả cuốn sách Small Wars Manual chuyên nghiên cứu về thể loại chiến tranh này. Các tướng Krulak và Walt, cùng những chỉ huy cấp cao khác đều từng được trui rèn thời còn là sĩ quan TQLC trẻ trong chiến đấu với quân nổi dậy ở Philippin do Aguinaldo cầm đầu, với Sandino ở Nicaragua, và Charlemagne tại Haiti. Họ hiểu chiến tranh VN là cuộc chiến về chính trị chứ ko phải chỉ là quân sự. Ký ức về chống nổi dậy ở Lục quân chỉ còn giới hạn trong những chiến dịch chống thổ dân da đỏ hồi thế kỷ 19. Câu nói đáng hổ thẹn của tướng Phil Sheridan "Tên da đỏ tốt là khi nó chết rồi" đã phản ánh đúng cái triết lý tìm - diệt thời kỳ đó.

    Công tác bình định chỉ phát huy hiệu quả nếu chính quyền miền Nam tiến hành cải cách. Bằng cách giam chân quân địch ở những vùng núi non, rừng rậm và tổ chức dân vận dưới những khu vực đông dân trên đồng bằng ven biển, có lẽ ta sẽ đạt được 1 số tiến bộ chính trị nào đó. 1 kế hoạch như vậy chắc chắn sẽ giảm thiểu thương vong cho cả lính Mỹ lẫn người dân VN, kéo dài sự ủng hộ của công chúng. Thế nhưng tướng Westmoreland của Lục quân giờ lại là thượng cấp. Ông ta được cả tổng thống lẫn Robert McNamara, dù đang ngày càng hoài nghi, chống lưng.



Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 19 Tháng Tư, 2016, 10:20:45 am
Bản thân tổng thống Johnson vốn cũng từng là người nhiệt tình ủng hộ bình định. Nhưng ông ta cũng là người nóng nảy chỉ ham muốn giành thắng lợi ngay lập tức. Ông đã ngả theo những lời hứa hẹn giành chiến thắng theo kiểu Chiến tranh TG thứ 2. John McCone, giám đốc CIA, còn nhớ cuộc họp đầu tiên về vấn đề VN của mình với tổng thống như thế này:" Johnson cho rằng chúng tôi chú trọng quá nhiều vào cải cách xã hội và tỏ ra ko thể chịu được việc mất quá nhiều thời gian để nuôi những 'nhà cải cách' như thế". Dù vậy, trong hội nghị về cuộc chiến tranh ở Honolulu năm 1966, Westmoreland cũng nói mình sẽ chú trọng công tác bình định. William J. Porter, phó đại sứ Hoa Kỳ tại VN, cho rằng hội nghị đã được Washington chỉ đạo là phải quan tâm đến bình định. Ngày 8 tháng 2 năm 1966, tổng thống Hoa Kỳ Johnson cùng tổng thống nam VN Nguyễn Văn Thiệu đã ra "tuyên bố Honolulu", tái khẳng định lại chính sách trên.

Bất chấp chỉ đạo của trên, tướng Westmoreland hầu như chẳng làm gì để thay đổi triết lý sử dụng đơn vị lớn của mình cả. Ông tướng còn đòi tăng gấp đôi lực lượng để tiến hành các cuộc hành quân cấp tiểu đoàn mấy tháng tiếp đó, gây phương hại nặng cho chủ trương bình định. Ông ta bảo tướng Walt đừng mở rộng bình định ở VN và càng ko được làm nếu nó làm "ảnh hưởng đến trách nhiệm chính yếu là tiêu diệt lực lượng chủ lực đối phương". Thế là cỗ máy xay thịt lại tiếp tục làm việc, danh sách thương vong ngày càng dài ra, dài mãi cho đến khi Hoa Kỳ buộc phải rút lui nhục nhã.

Nhà lý luận quân sự Carl von Clausewitz từng viết: "Dù đã có kết quả chung cuộc nhưng chiến tranh vẫn luôn còn tiềm ẩn..quốc gia thua trận luôn coi kết quả này chỉ là thất bại tạm thời, và vẫn có thể tìm cách phục thù khi hoàn cảnh chính trị sau này thuận lợi. Liệu đây có đúng với trường hợp của VN?"

Hãy xem xét những điều sau: Phương Tây đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Lạnh mà cuộc chiến VN là 1 bộ phận quan trọng. Trong những năm 1960, hơn 60% dân số thế giới sống dưới các chế độ Cộng sản hay tự tuyên bố là Cộng sản. Cho đến năm 2000 thì ngoại trừ Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Trung Quốc, những chế độ khác đều ko còn nữa. VN và Trung Quốc vẫn đang dò dẫm tiến đến nền kinh tế thị trường, vốn chỉ phát triển mạnh trong môi trường tự do về chính trị. Người ta cũng cho rằng Cu Ba cũng sẽ thay đổi sau khi Fidel Castro ra đi.

Bắc Triều Tiên hiện vẫn là 1 ẩn số khó đoán theo kiểu những chế độ độc tài phi Cộng sản ở Syria, Iran, Libya, và Belorus. Sẽ là quá tham lam trong phạm vi cuốn sách này nếu cố xác định những tổn thất về kinh tế của Liên Xô khi chi viện cho VN đã dẫn đến sự sụp đổ của chính mình như thế nào. Chỉ cần nói nó đã chết thế là đủ.

Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) được sinh ra dưới sự bảo trợ của Mỹ từ những năm 1960. Nó đã phát triển từ 5 thành viên năm 1967 lên đến 9 thành viên, với cả Việt Nam gia nhập từ năm 1995. Hiệp hội bao gồm các con hổ kinh tế như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan lẫn những nước còn gặp nhiều khó khăn như là VN và Myamar. Đối với những quốc gia hiện đang có số liệu thì mức thu nhập binh quân đầu người giờ đã tăng so với thập niên 1960 khoảng 230 lần. Tuổi thọ trung bình người dân cũng tăng từ 56 lên 69.

1 trong những thứ đầu tiên khiến các cựu chiến binh Mỹ chú ý khi trở lại VN là logo hãng Pepsi Cola được sơn khắp những chiếc xe buýt đưa khách từ sân bay tới các dịch vụ du lịch. Tiếp sau đó là những bảng quảng cáo. 2 tấm bảng đầu tiên trên đường về Hà Nội năm 1997 là bảng của BMW và MasterCard, còn trong thành phố thì đầy rẫy bảng hiệu Hewlitt-Packard, Compaq, và Kodak. Hầu hết các khu phố đều có bán đồ gia dụng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nông dân giờ được sở hữu đất và tự kinh doanh cá thể. Ở đây có cả sân golf, những tòa nhà cao tầng cùng những khu nghỉ dưỡng sang trọng.. Tiếp viên trên các chuyến bay của Vietnam Airlines đều có thể nói tiếng Anh và 1 ngoại ngữ Á châu khác rất tốt. Những người dân thành thị, kể cả trẻ em dường như đều thích nói "xin chào" bằng tiếng Anh. 1 điều khác nữa mà các cựu binh để ý thấy là có cái gì đó 'thiếu vắng'. Ngoại trừ mấy người lính thường trực vẫn gác ngoài cổng các doanh trại còn trên phố chẳng thấy bóng dáng quân nhân có vũ trang. Không thấy hàng rào giây thép gai, chẳng có bao cát, ko ánh pháo sáng, ko tiếng máy bay trực thăng. Rất hiếm gặp những dấu tích chiến tranh còn lại dù là ở những nơi đã từng là căn cứ quân sự Mỹ. Tất cả những gì tìm thấy ở Cồn Tiên, Khe Sanh, Gio Linh cũng những căn cứ hay chiến trường khác chỉ là đôi ba bao cát lộ lên khỏi mặt đất cũng vài hõm đất nông chỗ những công sự chiến đấu khi xưa. Đúng như thế, vào năm 1997 chính tác giả đã thấy 1 nông dân cho trâu cày ruộng trên nơi xưa kia là bãi mìn.

VN đã hòa bình, thống nhất và chẳng thể coi là mối đe dọa cho thế giới và khu vực nữa. Sau chuyến thăm VN, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen đã công bố vào tháng 3 năm 2000 rằng triển vọng về liên minh quân sự giữa Mỹ và VN đang rất khả quan.

Chẳng ai có thể đoán những gì mà VN sẽ đem lại trong tương lai nhưng nếu như nó hoàn toàn hội nhập với các quốc gia khác thì món nợ xương máu này có lẽ cuối cũng sẽ được xí xóa.


Phần kết



Ngày 18 tháng 8 năm 2000, 1 nhóm nhỏ cựu chiến binh TQLC do đại úy Ed Garr dẫn đầu đã đi xe buýt tới thị xã Chu Lai. Những tòa nhà bên đường treo đầy cờ phướn và biểu ngữ kỷ niệm 35 năm chiến thắng Vạn Tường hay chiến dịch Starlite theo cách gọi của người Mỹ.

Sau chuyến tham quan chiến trường xưa, mọi người tụ họp tại 1 khác sạn địa phương để ăn trưa và gặp gỡ những cựu chiến binh của trung đoàn Ba Gia. Đề tài nói chuyện chuyển từ trận đánh sang cuộc chiến chống Pháp, các chiến thuật đánh Mỹ rồi tới cách mà người VN nhận dạng, chôn cất tử sĩ. Sáng hôm sau các cựu binh 2 nước tới tập trung tại nghĩa trang liệt sĩ nằm gần bãi chiến trường. Các TQLC đã viếng tặng 1 vòng hoa để vinh danh những chiến sĩ giải phóng đã ngã xuống dưới tiếng nhạc của 1 đội quân nhạc cùng hàng quân danh dự bồng súng đứng nghiêm. Những quan chức nhà nước, tỉnh và chỉ huy quân đội cũng tới đọc diễn văn. Buổi lễ kết thúc với cảnh trẻ em thả hàng trăm quả bóng bay lên bầu trời xanh.

1 lần nữa những cựu thù lại cùng nhau dùng bữa, từng người 1 đến bắt tay nhau nói lời chào tạm biệt hẹn ngày tái ngộ.


Tiêu đề: Re: Trận đầu: Chiến dịch Starlite - trận Vạn Tường, bắt đầu món nợ máu củ
Gửi bởi: ngthi96 trong 20 Tháng Tư, 2016, 02:57:02 pm
   

    Phụ lục

    Lời tuyên dương: Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ đại diện cho Quốc hội rất vinh dự truy tặng huân chương danh dự cho hạ sĩ JOE C. PAUL, binh chủng TQLC.

    Với sự gan dạ, dũng cảm ko quản ngại gian nguy, tính mệnh bản thân vượt ra khỏi nhiệm vụ của cương vị chỉ huy tổ hỏa lực, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 TQLC trong chiến dịch STARLITE gần Chu Lai, VNCH ngày 18 tháng 8 năm 1965. Trong trận đánh ác liệt, trung đội của hạ sĩ Paul đã bị thương vong 5 người và tạm thời bị lực lượng VC nấp trong công sự chắc chắn kìm chặt dưới hỏa lực dữ dội của súng cối, súng không giật, súng liên thanh, súng trường. Những TQLC bị thương đang ko thể di chuyển khỏi vị trí lộ liễu đầy nguy hiểm trước mặt số quân còn lại trong trung đội thì bất ngờ bị định dùng lựu đạn phốt pho trắng tập kích. Dù nhận thức hành động của mình chắc chắn sẽ khiến bản thân gặp nguy hiểm, hạ sĩ Paul vẫn gạt an toàn bản thân qua bên kiên quyết băng qua ruộng lúa dưới lằn đạn tới nằm chắn giữa thương binh và quân địch dùng súng M14 bắn mạnh thu hút hỏa lực đối phương tạo điều kiện để thương binh sơ tán. Dù đã bị thương nặng trong quá trình chiến đấu, anh vẫn ko chịu rời vị trí trống trải, vẫn tiếp tục nổ súng cho đến khi gục xuống phải đi sơ tán. Tinh thần dũng cảm, chấp nhận hy sinh của anh đã cứu sống 1 số TQLC đồng đội. Hành động anh dũng của anh đã khiến mọi người chứng kiến cảm phục và đã lan tỏa khắp binh chủng TQLC và lực lượng Hải quân. Anh đã hy sinh cuộc đời mình cho lý tưởng tự do.

    ***

    Tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ đại diện cho Quốc hội rất vinh dự truy tặng huân chương danh dự cho hạ sĩ nhất ROBERT E. O’MALLEY binh chủng TQLC.

    Với sự gan dạ, dũng cảm ko quản ngại gian nguy, tính mệnh bản thân vượt ra khỏi nhiệm vụ của cương vị tiểu đội trưởng, đại đội India, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3, sư đoàn 3 TQLC gần thôn An Cường 2, VNCH ngày 18 tháng 8 năm 1965. Trong khi chỉ huy tiểu đội tiến đánh 1 lực lượng định cố thủ trong công sự, đơn vị của anh đã vấp phải hỏa lực súng cá nhân bắn dữ dội. Ko ngại cho sự an toàn của bản thân, hạ sĩ nhất O’Malley đã xông qua ruộng lúa tới tuyến hào địch đang cố thủ. Anh nhảy xuống dùng súng trường, lựu đạn tấn công địch, 1 mình diệt 8 quân thù. Sau đó anh dẫn tiểu đội mình tới chi viện 1 đơn vị TQLC đang bị tổn thất nặng gần đó. Anh kiên quyết tiến lên, vừa nạp đạn vừa xạ kích vào các vị trí đối phương rồi đích thân yểm hộ cho 1 số thương binh di tản rồi lại quay về chỗ của tiểu đội, nơi đang phải chiến đấu ác liệt nhất. Khi 1 sĩ quan lệnh cho hạ sĩ nhất O’Malley đến điểm sơ tán, anh gom hết những thương binh cùng tiểu đội bị vây hãm lại rồi liều mình băng qua lằn đạn rút lui đến chỗ trực thăng.

    Dù đã bị 3 vết thương và luôn phải đối mặt với cái chết trước 1 lực lượng đối phương hết sức quyết tâm, anh vẫn ko chịu đi sơ tán mà ở lại nơi trống trải nổ súng yểm hộ mãnh liệt cho đến khi tất cả thương binh đều lên hết máy bay. Chỉ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng này anh mới chịu rời khỏi chiến trường. Lòng can đảm, tài lãnh đạo của anh đã khiến mọi người chứng kiến cảm phục và đã lan tỏa khắp binh chủng TQLC và lực lượng Hải quân.



    HẾT