Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Văn học chiến tranh => Tác giả chủ đề:: danhthanh trong 19 Tháng Tư, 2015, 01:53:40 am



Tiêu đề: Thềm nắng
Gửi bởi: danhthanh trong 19 Tháng Tư, 2015, 01:53:40 am
Lời đầu khi vào truyện :
- Mời các bác tiếp tục thưởng thức tác phẩm của nv Khuất Quang Thụy mang tên "Thềm nắng". ;) ;)
- TP này hơi ngắn nên chắc số hóa cũng nhanh nên có khi lâu lâu em mới post 1 phần cho nó "Dài"  ;D ;D
- Có 1 điều là ở ngoài bắc kể cả trên TVQG -31 Tràng Thi , nhà em cũng không tìm được cuốn "Đối Chiến" của nv Khuất Quang Thụy, hiện nay nhà em đang ở Thủ Dầu Một - Bình Dương, bác nào ở trong này (Bình Dương - TP HCM) có cuốn đấy mà không có thời gian số hóa thì có thể cho nhà em xin địa chỉ v sdt để liên lạc mượn các bác chụp ảnh rồi về số hóa phục vụ mọi người.
Trân Trọng.


Tiêu đề: Re: THỀM NẮNG - KHUẤT QUANG THỤY
Gửi bởi: danhthanh trong 19 Tháng Tư, 2015, 01:54:26 am
           
(https://scontent-sin6-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/91324155_2371200149844105_3108081898685988864_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=fXJxvg-5QGMAX87k_dO&_nc_ht=scontent-sin6-2.xx&oh=7cf28422ac7c9edaed42fd4ce4d4c45b&oe=5EAA942B)
KHUẤT QUANG THỤY

THỀM NẮNG

TẬP TRUYỆN

NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ

HÀ NỘI - 1986


Tiêu đề: Re: THỀM NẮNG - KHUẤT QUANG THỤY
Gửi bởi: danhthanh trong 19 Tháng Tư, 2015, 01:55:45 am
Đầu mùa mưa

  Những trận mưa đầu mùa đã đi qua, bầu trời lại xanh vời vợi. Lá rừng được nước mưa rửa sạch  bụi bặm, bóng lên như gương, hớn hở vẫy gió. Mặt đất, sau bao ngày khắc khoải đợi chờ nay mới được tưới mát, nhưng dường như vẫn còn khao khát lắm. Những cây khộp  khẳng khiu, trụi  lá tưởng như đã chết khô sau những ngày nắng lửa giờ đây đã lấm tấm nơi đầu cành những nụ lá non tơ. Lạ lùng thay, cái nụ non tơ ấy lại chồi  ra những chỗ xù  xì, mốc thếch tưởng như không còn nguyên chất sinh, không còn  sự sống . Chỉ nay mai thôi cái chồi non tơ ấy sẽ nở bung, xòe ra như một bàn tay bỡ ngỡ chìa ra đón ánh mặt trời. Cho đến đầu mùa khô, khi cái nắng cao nguyên bắt đầu hừng hực như  lửa táp thì cái bàn tay xanh non ấy đã xòe rộng ra như một chiếc quạt để đủ cho các cô gái Tây Nguyên che đầu mỗi khi đi nương rẫy về.
    Chúng tôi ướt hết nhưng dường như chẳng ai thấy bực mình vì trận mưa đầu mùa đến không hẹn trước. Sau cảnh vật như nhẹ nhõm hơn, lòng chúng tôi cũng  như được tưới tắm, lâng lâng thanh thản lạ lùng. Một đàn chim lông vàng mượt líu ríu bay qua vượt qua đầu chúng tôi rồi sà xuống  cánh đồng trước mặt. Ngọ quay lại hỏi:
 


Tiêu đề: Re: THỀM NẮNG - KHUẤT QUANG THỤY
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Tư, 2015, 10:42:06 pm
..trước khi vào tiếp truyện..xin hỏi ý kiến các bác..
..chẳng là sáng nay may mắn thay khi đi "Ngày sách Việt NAm" ở khu nhà thờ đức bà TP HCM - nhà em đã kiếm được cuốn "Đối Chiến" của bác KQT mới tái bản lại trong năm nay..
..xin hỏi ý kiến các bác muốn đọc tiếp "THềm NẮng" hay muốn chuyển sang "Đối Chiến" để nhà em phục vụ nhân dịp 40 năm thống nhất nước nhà...


Tiêu đề: Re: THỀM NẮNG - KHUẤT QUANG THỤY
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Tư, 2015, 10:42:45 pm
...
Thắng đoán chừng:
—   Như là- hoàng yến.
Ngọ lắc đầu:
—   Không phải hoàng yến. Chim Prếch ca đấy!
—   Prếch ca . nghe như tên một cô gái Nga ấy.
Ngọ mỉm cươi:
—   Ví von như vậy cũng được.
Một trảng cỏ mênh mông hiện ra trước mắt. Nếu là 1 mùa khô mà phải đi qua những trảng cỏ như vậy, quả là một cực hình, nhưng bây giờ chúng tôi háo hức muốn - được lao ngay ra bãi cỏ mênh mông, nếu cần thì cởi dép, đi chân không đạp lên những mầm cỏ non vừa mới  nhú, chạy tung tăng, hít căng lồng ngực bầu không khí,  sực nức những cỏ mật. Nhưng chúng tôi vừa chớm tớì trảng cỏ bỗng nghe tiếng Ngọ. quát khẽ:
—   Đứng lại !
Tưởng gặp địch chúng tôi né vội ra hai bên đường. Xuống tay súng sẵn sàng, Ngọ quay lại vẫy tay ra hiệu  yên lặng rồi chỉ về bên kia trảng cỏ. Tôi rướn người lên nhìn sang thì..trời ới! Hươu. Một đàn hươi chừng hơn chục con đang say sưa gặm cỏ. Mấy chú hươu con  lông vàng hươm tung tăng chạy nhảy, rượt đuổi nhau. Những con hươu bố hươu mẹ nghênh ngang cặp sừng  cong vút, vừa gặm cỏ, vừa âu yếm nhìn bầy con vui chơi. Thỉnh thoảng một vài con dừng lại nghển cổ, vểnh tai nghe ngóng.. không động tĩnh gì, chúng lại cúi xuống say sưa với những mầm cỏ non thơm ngát mà thiên nhiên ưu đãi chúng.
Ngọ ra hiệu cho chúng tôi yên lặng rồi lẹ làng men theo bìa rừng mé bên này trảng cỏ. Có lẽ Ngọ định «vu hồi» theo mép trảng để tiếp cận bầy thú rừng khôn ngoan kia.
Ngọ là một trung đội trường trinh sát kỳ cựu của sư đoàn, đồng thời cũng là một tay súng săn cự phách. Chúng tôi biết tiếng anh đã lâu, cũng đã, đi với anh vài lần nhưng chỉ có lần này đi xuống Đak Lăc nghiên cứu một căn cứ chuẩn bị cho một kế hoạch tác chiến mùa mưa của sư đoàn, chúng tôi mới được thấy hết tài năng của anh. Nhìn cái dáng nhanh nhẹn khôn ngoan của anh khi tiếp cận bày hươu tôi lại nhớ tới hôm vừa rồi anh bí mật tiếp cận bọn biệt động đi tắm giữa ban ngày để tìm cơ hội bắt sống lấy một tên. Chúng tôi nằm ở vòng ngoài, hồi hộp theo dõi từng hành động của anh cũng hệt như lúc này. Anh men theo một bìa nương rồi tụt xuống vườn chuối ven suối. Chúng tôi cũng nhích lên một quãng sẵn sàng bắn chặn con đường xuống suối chi viện cho anh. Năm sáu tên địch cửi truồng ngồng ngỗng vừa vùng vẫy vừa tản đù thứ chuyện nhảm nhí. Quan sát từ đầu chúng tôi thấy trong số bọn địch đi tắm chỉ có hai tên ôm theo chăn màn, quần áo, còn một số tên khác chỉ mang đồ lót. Vậy là Ngọ phải đợi chúng nó tắm xong lên bớt. Sau đó anh sẽ bật dậy lao sang khử một tên và tóm sống một tên. Lúc đó chúng tôi sẽ để hai tay súng kiềm soát con đường xuống suối, còn tôi và Thắng sẽ lao qua nương, nhanh chóng chi viện  cho Ngọ.
Đúng như chúng tôi dự đoán, bọn địch tắm xong thay quần áo rồi lục tục kéo lên. Nhưng ác thay, còn những ba thằng ở lại. Hai thằng giặt dưới suối, còn một thằng trời đánh nữa lại cứ ngồi lì. trên bờ suối tán róc
với hai thẳng kia. Và, một điều tai hại nữa là tên ngồi  trên bờ có một khẩu AK15. Không hiểu Ngọ có nhìn thấy khẩu súng của nó mà đề phòng không? Tôi  ra I hiệu cho Thắng rồi định trườn xuống bờ suối sẵn sàng  chi viện. Giữa lúc đó, chợt nghe tiếng «Tố hộ-” tô hốc-* tô hộ * tô hôốc». Tiếng chim công. Đúng rồi ! Tên địch ngồi trên bờ vụt dậy
—   Đù mẹ ! Con công gần quá tụi bay!
Một tên đang giặt ngửng lên giục :
—   Lẹ lên! Làm bữa nhậu chứ mậy ?
Tên trên bờ xách súng lom khom chạy đi. Tôi chợt  hiểu, Ngọ giả tiếng chim công đánh lừa địch để tạo thời cơ. Khi tên «đi săn công» vừa khuất sau một bụi 1e, tôi và Thắng bật dậy lao nhanh xuống bờ suối. Cùng lúc ấy, Ngọ nổ súng. Tôi còn kịp nghe tiếng tên « đi săn công»la lên mấy tiếng thất thanh. Hai tên địch đang giặt dưới bờ suối, hốt hoảng nhào cả xuống suối Ngọ lao tới bắn gục một tên nữa rồi ào xuống. Chúng tôi  cũng vừa kịp tới cùng Ngọ vác tên địch còn lại chạy biến. Mấy khẩu đại liên địch trong đồn hốt hoảng sủa ré lên, lát sau cối 61, 81 ly của địch cũng tới tấp bắn ra các bìa rừng và dọc theo dòng suối. Nhưng muộn rồi, chúng tôi đã xa chạy cao bay «cái lưõi» mà chúng tôi tóm được hôm đó quả lợi hại, hắn đã phun ra không sót một điều gì mà hắn biết trong căn cứ, do đó chúng tôi đã hoàn thành kế hoạch điều tra sớm hơn một tuần...
—   Đoàng-!   
Ngọ nổ súng rồi. Bầy hươu ngơ ngác giây lát rồi đạp chạy rào rào. Trên bãi cỏ một con hươu vàng hươm 1 đang vừa đạp giẫy vừa la lên oác- oác thảm thiết.
Chúng tôi cũng reo lên rồi ào cả ra trảng cỏ. Con hươu giẫy giụa một lúc rồi nằm xuôi xị. Chúng tôi lao đến thay nhau ôm chầm lấy Ngọ:
—   Giỏi quá ! giỏi quá !
—   Đúng là «bách xạ xuyên dương”
—   Bách xạ xuyên- hươu chứ !
Chúng tôi quyết định nghỉ chân sớm hạ trại ngay bên một khe nứớc nhỏ ở bìa trảng cỏ. Đêm nay lại đúng đêm rằm, Tôi chợt nhớ ra điều ấy và thấy vui vui, đón trăng treo võng bên bìa trảng thì thật tuyệt. Chúng tôi cỏ thể ngồi với nhau trên bãi cỏ mà ngắm trăng, ngắm trăng tròn đầy nguyên vẹn của đêm rằm không bị khuất rừng, khuất núi. Điều đó cũng không phải đễ dàng có được trong những năm ở rừng. Chỉ mong sao đêm nay đừng có mưa.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 22 Tháng Tư, 2015, 11:00:00 pm
...
Chúng tôi cơm nước xong thì trăng sáng lồng lộng. Dường như sau mưa bầu trời trong sáng hơn nên ánh trăng cũng đẹp hơn. Gió thổi mát lộng, hương cỏ thơm nồng cứ từng đợt, từng đợt dâng lên ngây ngẩt. Rừng khộp cũng bồn chồn, xào xạc lá khua. Thắng đứng ngồi không yên, hết ngửa mặt nhìn trời lại vươn vai hít thở. Rồi đột nhiên nó kêu lên: Trăng ơi là trăng! Nhớ quá. Cũng chẳng rõ là mình nhớ điều gì nhưng trong mỗi chúng tôi đều cồn cào nỗi nhớ. Những lúc như thế này mới thấy cuộc đời chiến sĩ của chúng tôi thật đẹp, có một cái gì đó thật nên thơ, thật lãng mạn. Có lẽ phải có những phút như thế này thì chúng tôi mới đủ sức để vượt qua những gian lao, thử thách, những ngày trên chốt mùa khô, nắng cao nguyên như thiêu đốt, như vắt kiệt từng giọt nước, từng chút sức lực trong chúng tôi;  những ngày mưa rầu mưa rĩ trên chiến hào vây ép lúc nào cũng bùn đất nhớp nháp, quần áo hôi xì hôi xỉn,  khát khao từng tia nắng hiếm hoi.
Chúng tôi ngồi bên nhau trên bãi cỏ, tất cả yên lặng  một lúc lâu, bồi hồi cầm nhận những gi mà thiên nhiên  đã dành cho chúng tôi. Đêm yên tĩnh, địch cũng ở xa  nên không hề nghe thấy một tiếng súng. Chiến tranh như đã lùi ra khỏi mỗi cuộc đời chúng tôi, hay nói cho đúng hơn, vẻ đẹp huyền diệu của  thiên nhiên đã làm chúng tôi tạm quên đi những nỗi gian lao thử thách những lúc cái chết chỉ cách tấc gang. Những lúc như  thế ai cũng muốn được tâm tình, được mở lòng mình ra. Chao ôi ! Sao trong số chúng tôi lại không thằng nào biết làm thơ nhỉ ? Sau này không biết có  một nhà thơ  nào nói hộ chúng tôi những giờ phút hạnh phúc này  chăng?
  Ngọ mở đài, một giọng nữ vút lên trong trẻo, mượt mà. Tôi chợt nhớ tới bông hoa hông thêu trên chiếc túi đài và hai chữ H. H lồng vào nhau mà có lần tôi đã  tò mò hỏi anh, nhưng anh chỉ mỉm cười. Chắc rằng nó  phải là một câu chuyện lý thú. Tôi định bụng lúc nào rỗi rãi, thư thả sẽ tìm cách gợi chuyện anh. Bây giờ có đến cái lúc ấy rồi chăng? Tôi buông một câu thăm dò:
—   Kể chuyện gì cho vui đi, anh Ngọ
—   Chuyện gì ?
—   Chẳng hạn- chuyện bông hồng trên chiếc túi đài của anh.
Thắng cũng giục:
—   Phải đấy, kể đi anh. 
Anh trung đội trưởng trinh sát tài hoa của chúng tôi im lặng, chúng tôi cũng không giục, vì chúng tôi biết rồi anh sẽ kể. Ở chiến trường, chúng tôi không quen giữ riêng cho mình một cái gì, kể cả một chút kỷ niệm rất riêng. Trăng mỗi lúc một sáng hơn, gió nhẹ hơn mơn man khơi gợi, tiếng lá rừng rì rào. Thiên nhiên cũng đang tình tự, nữa là chúng tôi.
   Anh trung đội trưởng nhẹ nhàng đưa chúng tôi vào câu chuyện của mình. Tiếng anh nhỏ nhẹ, vừa đủ nghe, lính trinh sát vốn quen nói với nhau bằng thứ giọng êm nhẹ ấy. Hình như anh vừa hỏi đã có ai trong số chúng tôi có người yêu chưa. Thắng lắc đầu cười nhẹ. Bọn em đều chưa biết «nó» ra làm sao ?» Quả vậy, chúng tôi còn trẻ quá. Mươi tám tuổi rời ghế nhà trường vào bộ đội rồi đi chiến trường. Anh nào “giỏi lắm” cũng chỉ có một vài dòng lưu niệm, một chiếc khăn tay, một vài lá thư của mấy cô bạn gái với những câu chúc tụng hẹn hò rất mơ hồ. Anh Ngọ cũng chỉ hơn chúng tôi vài tuổi nhưng anh trải đời hơn chúng tôi, anh đã có năm năm lăn lộn ở chiến trường, vậy thì trong số «năm chàng ngự lâm... trinh sát chúng tôi anh «đi trước» trong chuyện yêu đương cũng là lẽ tự nhiên.
—   Các bạn ạ. Đối với mình, tình yêu vẫn là một  cái gì đó rất khó cắt nghĩa. Nó vừa là buổi sớm với những tia nắng mới mẻ, với làn sương mỏng manh e  ấp, vừa là buổi trưa với sự trong sắc thanh cao của  bầu trời, vừa là buồi chiều với nỗi buồn nhớ dịu dàng  của mặt đất khi ánh ngày sắp tắt. Nó đến với mình  thật bất ngờ, đến nỗi, khi nó đến mình lại thấy lạ lùng,  như trong một giấc mơ ta thấy có một người nào đặt
vào tay mình một vật quý và bảo: Cái đó là của anh. Mình không đẹp trai, điều đó thì các bạn đã rõ, tài cán cũng chẳng có gì đặc biệt, vậy mà..
Anh im lặng giây lát, đường như để cho lòng mình lắng lại đôi chút, rồi vẫn bằng cái giọng tâm tình ấy, anh kể tiếp:
   «... Hồi đó cũng vào đầu mùa mưa như thế này mình  đang điều trị ở quân y viện của cánh Bắc mặt trận . Mình bị  sốt rét ác tính, đó là một thứ bệnh bình thường nhất nhưng cũng nguy hiềm nhất ở chiến trường này. Sau  gần một tháng điều trị mình đã cắt sốt và đang ở vào thời  kỳ mà cánh lính ta gọi nôm là thời kỳ vỗ béo để chuẩn  bị ra viện, còn  các nhà chuyên môn thì gọi là thời  kỳ bồi dưỡng củng cố nâng đỡ cơ thể. Với cánh lính  chúng ta, đó là những ngày tẻ ngắt và đơn điệu với  cái điệp khúc «ăn— tiêm — ngủ — tán róc». Người chiến sĩ chúng mình thật lạ, trong những ngày ở đơn  vị đi trinh sát điểm có khi hàng tháng không được một  đêm ngủ cho ra ngủ, lúc đó chúng mình chỉ muốn được  ném vào một góc rừng nào đó thật yên tĩnh rồi ngủ, ngủ cho quên đời, quên đất. Ấy vậy mà khi vào viện được ngủ “thả ga» thì lại không ngủ được. Nhiều đêm hễ chợp mắt là lại mơ thấy mình đang luồn trong hàng rào hay đang lẩn như chạch trong những cánh rừng đầy gai góc. Phải chăng, chúng mình say những cái đó? Chắc là không phải như vậy, có ai cứ muốn đầy đọa mình mãi đâu ?
   Nhưng thôi, khéo mình lạc đề mất. Ở quân y viện đó, dĩ nhiên cũng như mọi quân y viện khác ở chiến trường, nghĩa là cũng có đủ bạn bè, đủ các thứ rắc rối và quan trọng nhất là cũng có một vài cô y tá, hộ lý nuôi quân - Trong đó có Hường, một cô y tá người «đất  thánh» khá đẹp. Những cô gái đẹp thường hay đựợc mọi người chú ý, nhất là cánh *bệnh binh* nhàn hạ chúng mình. Hôi đó ở quân y viện có một tay y sĩ khá bảnh trai đang tấn công Hường, đâu như anh ta tên là Thước thì phải. Anh chàng đã ngỏ lời nhưng Hường đang còn phải «nghiên cứu”. Dĩ nhiên là có hàng lô những giai thoại xung quanh thiên tình sử ấy, miễn kể. Nhưng, có thế chắc chắn là không anh nào trong «cánh sốt rét» chúng mình ưa anh chàng y sĩ đó. Không phải vì ghen đâu vì một cái gì đó-rất khó giải thích. Từ anh - ta toát lên một cái gì đó xa cách với cánh mình. Lúc nào hắn cũng chải chuốt sạch sẽ kiểu cách hơi quá đáng. Mỗi khi lên khám bệnh, mình rất khó chịu về những câu hỏi khô khan, dửng dưng của anh ta cũng giống như khó chịu vì cái thơm tho, chải chuốt của anh ta vậy. Nhưng anh ta cũng chẳng có tội -gì, chưa thấy anh ta quát lác, gắt gỏng với ai. Mỗi khi có ai «gắp đôi» anh ta với Hường, anh ta cũng chỉ mủm mỉm cười như muốn hỏi: «Các bạn cũng biết điều đó à?» Cái điệu bộ mới tự cao tự đại làm sao ? Dường như anh ta nghĩ: Hường thuộc về anh ta là lẽ dĩ nhiên, không sao khác được,
  Nói tóm lại, bọn mình chẳng ưa gì anh ta. Từ chỗ không ưa anh ta bọn mình đâm ác cảm cả với Hường. Một hôm Hường đến phát thuốc, vừa bước vào lán, mình liền đá móc thử một câu:
—   Chị sỹ đến phát thuốc, ngồi dậy đi chúng màỵ!
Hường nghiêm giọng:
—   Tôi là y tá đồng chí ạ,
Mình mát mẻ:
—   Bậy giờ chị còn là y tá nhưng mai này chị là « chị y sĩ », gọi trước đi là vừa.
—   Tổi không thích đùa như vậy đâu !
—   Thì tôi cũng có đùa đâu. Cách mạng tiến lên, chị cũng phải tiến lên chứ !
Đại khái là như vậy. Hôm sau, khi đi giặt dưới suối minh lại gặp Hường, Thú thật là mình rất hoảng những cú gặp gỡ tay đôi như thế, ở lán mạnh đàn, mình nói  ào ào, bây giờ chẳng biết nói năng ra sao. Hường cũng  lặng lẽ giặt, không nói gì, cái im lặng thật nặng nề và  khó chịu. Đến khi giặt xong lên bờ rồi nàng mới ném  lại một câu:   
—   Người trông thế mà ác!
Rủa nhau như thế có chết không? Mình đứng như chôn chân dưới suối mà ngẫm nghĩ xem vì sao mà người ta lại bảo mình ác.   
Thắng từ nãy đến giờ vẫn chăm chú ngồi nghe bỗng châm vào một câu :
—   Đúng là anh ác thật!  
—   Ngọ ngạc nhiên quay lại:
Cậu bảo sao? Mình ác... nghĩa là thế nào?
—   Nghĩa là ..chị ấy đã yêu .anh rồi !
—   Mình không hiểu !
—   Anh không hiểu nên anh mới ác !
—   Mà có lẽ vậy thật- Sau này trong một bức thư, CÔ ấy có nói như thế. Cô ấy nói rằng cô ấy yêu mình từ cái hôm mình lên cơn ác tính, nói mê toàn chuyện  luồn hàng rào căn cứ địch, chuyện mìn bẫy, chuyện bắt sống. Nhưng mình cho rằng con gái họ chỉ hay đặt chuyện ra như vậy, chứ nếu không có chuyện con hổ hôm ấy thì chưa chắc.
Thẳng khẽ nhíu mày, hỏi vặn:
—   Sao lại có hổ báo xen vào đây ?
—   Ấy thế mới gọi là- Nhưng này, sao cậu biết cô ấy yêu mình từ trước . Cậu chưa yêu sao nhận xét tinh vậy?
— Cũng chẳng rõ, Nhưng tôi- cảm thấy như thế,- Tôi còn nhận ra là chính anh cũng yêu cô từ lúc nào mà không biết, phải vậy không ?


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 22 Tháng Tư, 2015, 11:00:40 pm
...
Ngọ ngẫm nghĩ một lát rồi khẽ gật đầu:
—   Cậu nói đúng. Mình cũng yêu cô ấy từ trước đod. Nghĩa là- từ trước cái đêm có con hổ. Chuyện này mình sẽ kể sau. Nhưng có lẽ từ cái hôm mình bừng tỉnh dậy sau mấy. ngày mê man vì cơn sốt ác tính. Lúc ấy có lẽ đã gần sáng, vậy mà cô ấy vẫn ngồi bên mình.
 Không thể hiểu rằng nếu cái phút ấy, khi mình như vừa đi dạo một vòng quanh địa ngục trở về, mở mắt ra mà lại không thấy cô ấy, không có cái bóng của cô ấy chập
chờn in trên vách nứa và bàn tay của cô ấy hiền dịu  ân Cần đặt lên trán mình thì mình sẽ cô đơn, buồn tủi đến mức nào ? Nếu có một chỗ bắt đầu thì có lẽ mối  tình của mình bắt đầu từ cái phút diệu kỳ ấy. Nhưng nói cho cùng thì- cánh lính chúng mình đã điều trị ở  đó, chẳng có anh nào mà lại không yêu cô ấy. Có điều, chúng mình cứ cho rằng chúng mình không xứng đáng  với cô ấy thôi.
—   Thế còn tay y sĩ .
—   Hắn lại càng không xứng đáng. Để minh kề tiếp  rồi các cậu sẽ rõ.   
Hôm ấy có một chuyện bất thường xảy ra B.52  dội bom trúng vào vị trí đóng quân của một đơn vị  công binh gần đó. Bộ  đội ta bị thương khá nhiều, cáng khênh đến quân y viện tới tấp, bác sĩ, y sĩ, y tá chạy nháo cả lên. Trong lúc bận rộn như thế, quân y viện ị yêu cầu anh em bệnh binh đã khỏe giúp đỡ một số việc,
 
Bọn mình cũng muốn được góp một tay trong việc cứu chữa đồng chí,đồng đội nên mỗi anh nhận ngay một, việc gì đó: cáng thương binh vào hầm phẫu, chuển bị giường nằm cho các đồng chí nhẹ, khênh nước giúp hộ lý. V.V.. Riêng mình thì được gọi lên phòng thường trực, chẳng hiêu để làm gì. Đến nơi thì thấy từ trong phòng trực vang lên những tiếng tranh cãi, mình nhận  ra tiếng của hai người: tay y sĩ đẹp mã và đồng chí  viện trưởng. Tiếng Thước:
—   Tôi đề nghị nếu cần người đi với đồng chí Hường thì hãy cử anh em trong viện. Chứ người ngoài, tôi ngại lắm. Với lại trời sắp tối rồi.
Tiếng đồng chí viện trưởng:
—   Anh thử tính xem. còn ai nữa, mỗi người, mỗi  việc bộn cả lên rồi.
Tiếng Thước:
- Nếu cần... để tôi đi với đồng chí Hường.
Tiếng đồng chí viện trưởng :
—   Anh lạ nhỉ ! Vậy ai sẽ phụ mổ cho tôi.
Im lặng. Nghe những câu đối thoại ấy    mặt mình nóng bừng. Hắn ghen, có vậy thôi. Mình chưa hiểu    là sẽ đi đâu với Hường nhưng... cũng thấy thu thú. Mình  bước vào phòng thì đã thấy cô ấy ngồi trên giường tay mân mê cái quai súng.  Mặc cho tay y sĩ kia đứng  như trời trồng, bác sĩ viện trưởng giao nhiệm vụ cho mình. Nghĩa là ngay trong đêm đó mình và Hường phải tới kho dược của mặt trận xin thêm một ít thuốc trợ lực và gây tê gì đó để về cứu chữa thương binh. Đồng chí viện trưởng vỗ vai mình căn dặn thêm: Các đồng chí đi đường phải chú ý quan sát đề phòng có thám báo biệt kích, và phải về càng nhanh , càng tốt. Tính mạng anh em thương binh một phần phụ thuộc vào các đồng
chí». Rồi ông hỏi thêm: «ĐỒng chí lồ chiến sĩ trinh sát phải không». Mình đáp.«Vâng” , Ông khẽ mỉm cười và quay sang nói với tay y sĩ  “vậy cử đồng chí ấy đi với Hường là đúng, chúng ta có thể yên tâm»,
Bọn mình ra tới đường trục. thì trời cũng vừa sập tối. Mình khoác súng đi trước, thỉnh thoảng lại quét đèn pin sang hai bên đường, đó là thói quen của những anh chàng máu mê săn bắn, may ra vớ được con nai con hoẵng gì thì cũng hay. Hường lùi lũi bước theo, ím thít. Mình cũng muốn nói chuyện cho đỡ buồn nhưng chẳng biết bắt đầu như thế nào, Hai ngươi cứ im lặng - đi như vậy khá lâu, dượng như ngầm thách thức nhau xem ai chịu im lặng được lâu hơn. Cố nhiên là mình thắng, lính trinh sát quen im lặng mà. Cô nàng buộc phải lên tiếng trước:
—   Anh Ngọ này..
—   Gì thế?
—   ... Có biết tại sao viện lại cử anh đi vởi Hường không?
—   Chịu,
—   ... Vì Hường biết anh là trinh sát, giỏi đi đêm nên..
Ra chính nàng tiến cử mình, thảo nào ? Vậy thi phải tấn công luôn
— Nhưng... tôi sợ ma lắm !
—   Nói dóc !
—   Không... tôi sợ thật đấy.
Cô ta cưòi khúc khích, tiếng cười của cô ấy thật thích. Nó vui vui, ngồ ngộ, âm ấm thế nào ấy.
—   Có lần anh bị thương nằm lại trên trận địạ ngồn ngang xác địch còn không sợ, lại còn đi mởc ba lô sau lưng bọn nó tìm đồ hộp ăn kia mà.
—   Sao biết ?
—   Có người kể
—   Ai!
—   Anh chứ ai !
Các cậu thấy có kỳ không ? Mình đã nói những cái chuyện quỷ quái ấy với cô ta bao giờ đâu-? có lẽ khi mình cao hứng kể chuyện cho anh em trong lán nge cô nàng đã đứng đâu đó nghe trộm. Hóa ra cô ấy hiểu mình nhiều hơn cả mình tưởng.
Sau những câu vớ vẩn bọn minh lại im lặng đi. Khó nói chuyện với nhau quá nhưng hình như cả hai đều cảm thấy gần nhau hơn. Giữa lúc đó, hình như có linh tính hay do một sự nhạy cảm đặc biệt nào đó mà tự nhiên mình đứng sững lại. Thoáng ngửi thấy mùi thôi thối, chua chua... Hổ!  Mình thoáng nghĩ như vậy và xuống tay súng. ở tư thế sẵn sàng! Hường chưa hiểu có chuyện gì nhưng cũng hốt hoảng nép vào người mình! Hơi thở của Hường nóng hôi hổi phả vào sau gáy,mình có cảm tưởng nghe rõ tiếng tim Hường đập rộn lên tiếng bước chân con thú đạp trên lá khô ràn rạt. Mình kẹp đèn pin vào ốp tay súng. Một ý chí quyết liệt dồn lên. Mình bật công tắc đèn. Một người đi săn ngờ ngếch đến mấy cũng biết rằng kẹp đèn như vậy bắn rất khó trúng. Nhưng trong trường hợp này đâu có thời gian mà treo đèn lên đầu, Khi luồng sáng lóe lên thì cách nó chừng vài chục thước dai đốm sáng đỏ dọc cũng vụt hiện. Mình thoáng lạnh người, con thủ hung dữ đang ở trước mặt. Nếu mình run tay bắn trượt thì lập tức cả mình và cô gái xinh đẹp sau lưng sẽ lần lượt bị xẻ nát. Chỉ có một con đường — phải tiêu diệt nó.  Rất nhanh, mình trấn tĩnh đưa đèn qua lại một lần nữa để xác định mục trêu. Con thú cũng nghênh theo ánh đèn, thách thức. Ngón tay trỏ như nóng rực lên. Mình xiết cò. Con thú gầm một tiếng chuyển đất rồi nhảy dựng lên. Nó đã trúng đạn. Mình bồi thêm một loạt nữa. Nó lại chồm lện lao xầm vào bụi ô rô bên  đường, giẫy đạp điên loạn. Như đã trút hết nghị lực  và lòng dũng cảm vào một loạt đạn, mình đứng lặng,  mồ hôi vã ra, gân bắp rã rời. Dường ôm chặt lấy mình  từ lúc nào. chẳng rõ, mình cảm thấy toàn thân Hường
đang run lên trong tiếng nấc. Dưòng như có những giọt nước mắt rơi vào vai áo mình, thấm vào da thịt  mình rạo rực, Một tình cảm lạ lùng dâng lên trong  lòng mình. Thương em quá. Nếu như không vì sự toàn  thắng của cuộc chiến tranh này thì một cô gái trồng hoa bên Hồ Tây hiền dịu và xinh đẹp như em đâu phải tới đây để trải qua những phút hiểm nghẽo dữ dội như  vừa rồi. Mình quay lại, ôm choàng lấy Hường, vuốt nhẹ lên mái tóc đen dày và ngào ngạt hương rừng của Hường. Hường gục đầu vào ngực mình tin cậy. Rừng đêm như lặng đi, Con chim khảm khắc cũng im bặt từ lúc nào.  Cả sự việc dữ dằn vừa qua cũng như bị lãng quên, bị chìm đi trong nhịp tim rạo rực của hai đứa. Tình yêu đó chăng?' Nó như đang đậù ở đầu lưỡi, vành môi, nhưng làm sao mà gọi ra cho được. Một lát
sau Hường mới khẽ khàng lên tiếng:
—   Anh- Em- sợ quá-" .
—   — Có anh - Em đừng. sợ.
—   Vâng.
Hường đáp khẽ rồi lại nép vào ngực mình ngoan ngoãn như một đứa trẻ. Một hồi lâu khi 
sự xao động trong  lòng đã dịu đi, Hường bỗng khúc khích cựời rồi giục mình   - Ta lại xem con hổ đi
Con thủ dữ dằn nằm phủ phục trong bụi ô rô. Hẵn sống dữ dội nên chết cũng thật đữ dội. Bụi ô rô nát bấy vì sự cào cấu tuyệt vọng củano  trước phút từ giã cõi đời, miệng nó xùi ra một đống bọt trắng xốp từ đó bốc lên mùi thối hoắc. Một viên đạn trúng giữa sọ, một viên khác trúng mắt trái, từ đó máu vẫn đang rỉ ra đen thẫm.
—   Một nồi cao xương hò tụyệt vời.
Tôi kết luận và tắt đèn. Hường lại ôm choàng lấy tôi, giọng mềm và ấm:
—   Nếu- nếu hôm nay mà không có anh thì- sẽ ra sao?
Mình phì cười, kháy nhẹ một cậu:
 — Giá anh Thước mà đi với Hường thì anh ấy cững dư sức hạ con hổ này.
Hường cười nhạt:
—   Hứ! Hắn ta à ? Gặp con trăn đất còn xanh mắt mèo nữa là hổ.
—      Vậy cơ à ?
—   Chứ sao! Chẳng thế mà cứ co ro ở phía sau, đố có dám ra phía trước. Anh không biết chứ, hắn luồn như trạch ấy đấy, mấy lần được cử xuống làm y sĩ  cho đơn vị chiến đấu hắn đều tìm cách chạy chọt nơi này nơi nọ để được ở lại. Loại người ấy..  em cho ra rìa!
-   Thảo nào! Vậy ra cách nhìn người của những người chiến sĩ từng lăn lộn ngoài chiến hào cũng không đến nỗi xoàng. Từ đó đến náy mình cứ luôn nghĩ rằn cái giả dù tinh vi đến đâu cũng không thề lẫn với cái thật. Cả trong tình yêu cũng vậy, hắn ta đâu có
yêu Hường, hắn chỉ thích một người con gái , đẹp và muốn chiếm đoạt cho riêng mình thôi, phải không các bạn?
Ngọ đã ngừng kể. Chúng tôi cũng chẳng cần phải hỏi gì thêm nữa. Riêng tôi, tôi cứ nghĩ mãi về một  điều, ở chiến trường xa xôi này, trong muôn vạn câu chuyện về cuộc đời chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ, dữ dội, hiểm nguy của người chiến sĩ vì sao lại xen vào một chuyện tình thú vị đến thế ? Có lẽ cũng giống như thiên nhiển khắc nghiệt và bao dung của cao nguyên này, khi mùa mưa đến thường là suốt ngày đêm mưa xì mựa sụt, trời đất tối sầm, sương mưa giăng kín trời kín đất- nhưng rồi, thiên nhiên - vẫn dành riêng cho chúng tôi một đêm trăng đẹp đến sững sờ như thế này đề chúng tôi có thề kề cho nhau nghe về những nỗi gian truân và cả những niềm hạnh phúc ngọt ngào của cuộc đời chiến sĩ.../
 1976 —1985



Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 23 Tháng Tư, 2015, 10:56:25 pm
SAU MỖI NỤ CƯỜI
    Đêm nay là đêm cuối cùng chị sống với anh. Đó là một sự thật, nhưng sao cho đến tận lúc này chị vẫn không thế nào tin được. Có lẽ, cũng giống như hơn mười năm trước đây, vào cái đêm trước ngày cưới chị đã từng nghĩ rằng thật vô lý khi từ ngày mai trở đi mình sẽ sống trong một gia đình khác, dù để sống vơi anh, người mà chị yêu thương nhất mực.
 Nhưng mọi việc đã xong xuôi cả rồi. Chiều nay anh chị đã ra tòa án huyện. lần cuối cùng và đã làm xong mọi thủ tục ly hôn. Tối nay gia đình tổ chức một bữa liên hoan để tiễn chị. Ngày mãi chị sẽ trở về sống với mẹ như hơn mười năm trước đây, khi chị còn là con gái. Mẹ chị không chờ đợi cuộc trở về này mặc dù hiện nay bà đang sống một mình. «Con ơi lỡ dở như thế này là điều cực chẳng đã, mẹ ơi». Chị muốn kêu lên như vậy và nước mắt lại ứa ra.
   Sau bữa cơm, không khí gia đình bỗng lặng hẳn xuống. Ngay cả những đứa trẻ vốn nghịch như quỷ cũng không dám làm ồn. Mấy ông già ngồi tư lự bên ấm trà thỉnh thoảng mới trao đi đòi lại vài ba câu chuyện về tình hình mùa màng, thời tiết, không ai muốn nhắc đến mục đích của cuộc họp mặt này. ở bên  gian hiên, mấy người bạn thanh   niên quây quần   bên   anh Thảo, chồng chị. Anh đang   kể   cho họ nghe   một   câu chuyện gì đó về mặt trận, anh nói rất to và thỉnh thoảng lại cười vang. «Anh - cũng chỉ gượng nói, gượng cười vậy thôi, phảĩ không anh Thảo? Chứ thực tình lòng anh cũng khác chi lòng em, đang như một búi tơ vò. Gắng gượng vậy rồi nay mai, khi em đi, anh ốm xập xuống rồi làm sao ».
   Không chịu nồi không khí gượng gạo ở trên nhà, ; Vân lặng lẽ đi xuống bếp.   Cái   bếp, từ bao năm nay đã là nơi ẩn nấp của chị.   Mỗi    khi chị nhớ   anh,   mỗi khi nghe một tin đồn -thất thiệt về anh, chị thường trốn xuống đây khóc thầm, ở đây, chị đã thuộc làu mọi thứ đồ vật, mọi ngóc ngách, thuộc tới cái mức mỗi buổi sáng dậy nấu cơm không cần thắp đèn, chị vẫn có thể tuần tự lấy được mọi thứ cần thiết  cho công việc bếp núc của mình. Đã hơn chục năm nay mỗi ngày mới của chị đều bắt đầu từ căn bếp này. Thường thường, khi cơm nước đã xong xuôi thì trời cũng vừa chạng vạng, chị xách phích nước lên nhà pha một ấm trà cho ông bố chồng lúc đó cũng đã trở dậy vừa ho khoạc vừa kéo lê đôi guốc mộc loẹt quẹt trên nền nhà. Rồi chị vào chuồng trâu dắt con trâu sứt mũi ra buộc ở gốc táo cho nó ỉa đái. Kế đó chị mới trở vào đánh thức thằng em út dậy cho nó ôn bài, và đánh thức cô em chồng vừa xấu người lại hơi ngơ ngẩn đề cô ấy ra đầu hè ngồi ngủ gật. Xong xuôi từng ấy công việc chỉ mái trở về căn buồng của mình chuẩn bị sách vở, giáo cụ cần thiết cho việc lên lớp buổi sáng ở trường cấp một ngoài đầu làng…
   Tất cả những bận bịu, vất vả ấy của hơn chục năm làm dâu đã cột chặt  cuộc đời chị với gia đình này. Nó là phận sự của chị nhưng cũng là hạnh phúc của chị mỗi khi chị nghĩ tới ngày anh trở về sẽ được nghe một lời bố chồng khen con đâu hiếu thảo. Vậy mà, từ ngày mai chị sẽ bị tước mất tất cả những bận bịu ấy. Chị sẽ rỗi rãi  và nhàn hạ hơn, nhưng cuộc đời chị vì thế mà sẽ trổng trải, lạnh lẽo biết bao nhiêu ?
Đêm nay cái bóng của chị vẫn còn in trên vách kia. Nhưng, từ ngày mai, ngày kia sẽ là bóng ai? Cô  Tảo mà phải dậy nấu cơm thì, trời ạ, không vỡ nồi vỡ  niêu thì mèo chó cũng tha hồ mà khồ sở. Mà rồi có được miếng cơm cho ra miếng cơm mà ăn hay không ? Đển  nông nỗi ấy rồi thì chính anh phải dậy nấu lấy miếng cơm mà ăn thôi, anh Thảo ạ. Vậy sao anh cứ nhất định buộc em phải ra đi ? Đành rằng... đôi khi em không chịu đựng nổi, nhưng đâu phải lỗi tại em, mà tại vì em còn trẻ quá, mai này khi em già đi, mọi điều đỡ hơn và em có thể sống bên anh trọn đời. Em vẫn muốn thế, bởi vì em yếu anh, thương anh biết mẩy. Có tiếng chân bước bận bạy, rồi tiếng khóc thút thít. Vẩn giật mình quay lại và nhận ra cô Tảo,đang bước  như lao về phía mình.
—   Chị Vấn !
Thân hình nặng nề của Tảo đè lên vai Vấn. Rồi cô khóc tức tưởi. Tiếng khóc mỗi lúc. một to, ồ ồ, nức nở, không giấu diếm.
—   Im đi Tảo . Người ta cười cho kia kìa.
—   Kệ họ-. Em cứ khóc-.. Em thương -thương chị  quá…
—   Chị cũng vậy. Chị thương, em, thương bố, thương thằng út- nhưng...
—   Chị — Tảo mếu máo — chị cứ ở đây— Chị đừng đi nữa. ,Nếu chị không sống với anh Thảo được  thì chị sổng với em - chẳng ai lấy em đâu - chị em mình ở riêng.   
—   Tảo.
Vấn ôm lấy mái đầu bù xù, vụng về của Tảo áp vào ngực mình và nghẹn  ngào trước tấm lòng chân  thực của cô em chồng. Tạo hóa đã không cho Tảo có  đủ trí khôn để hiều hết mọi ngóc ngách, mọi éo le của cuộc đời mỗi con người. Ngay cả nỗi bất hạnh của  chính mình, Tảo cũng chưa hiếu hết, làm sao Tảo có thể hiêu được sự tan vỡ tưởng như vô cớ của anh chị. Ngay cả những bận bè thân thiết của chị cũng đã mấy ai hiếu hết nỗi đau khổ của chị đâu ? Phải đâu mỗi lúc có  thể nói cho họ hiếu hết mọi nỗi uẩn khúc của cuộc đời mình. Ấy vậy mà người đời vẫn thường vội vã phán xét. Điều ra tiếng vào đâu có ít. Nhiều kẻ độc mồm độc miệng còn nói sau lưng chị «Gái chồng bỏ không chứng nọ cũng tật kia». Mỗi khi đi ra đường chị luôn cảm thấy có những ánh mắt nhìn theo mình và sau đó là những lời xì xèo to nhỏ. Nhưng bây giờ thị chẳng đủ sức mà quan tâm tới điều đó nữa. Chị mệt mỏi lắm  rồi. Ngày mai chị về bên ấy, chị buộc phải xa cái gia đình thân yêu này.
—   Chai thuốc bóp chị để trong tủ áo, ngăn trên cùng ấy, Tảo nhé. Khi nào thầy kêu đau mình thì em lấy xuống đề thầy dùng.
 — Vâng- chị-
—   Sáng có dậy nấu cơm em phải chú ý đừng ngủ gật kẻo chúi đầu vào bếp thì khổn đấy,
—   ….
—    Con lợn cái chỉ nay mai là nó đẻ. Em phải chú ý theo dõi nó nhé. lơ là một chút là công- toi đấy Tảo ạ.
—   Trời ơi ! — Tảo bỗng la lên — nhưng tại sao anh chị lại cứ nhất thiết phải bỏ nhau?
Có lẽ tiếng Tảo la to quá nên anh Thảo nghe  tiếng, vội vã chạy xuống bếp. Thấy hai chị em đang than thở, anh vội máng át đi.
—   Kìa !...Có ra làm sao không? Vấn bao em nó
nín đi chứ.    
Vấn vùng vằng:
—   Kệ ! Anh đi mà bảo nỏ. Em chịu. Tại anh cả
đấy.
Thảo cười gượng:
—   Thì tôi có đổ lỗi cho ai đâu. Thôi,hai chị em lên nhà đi.
Anh nói vậy rồi vội vã quaỵ lên nhà. Vấn nhìn theo cái dáng đi tất bật như lao về phía trước của anh và khẽ thở dài.   


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 23 Tháng Tư, 2015, 11:23:44 pm
.....

II
Gà đã gáy canh hai. Ngoài trời, mưa vẫn chưa ngớt. Cơn mưa kéo dai dẳng từ chập tối đến giờ có lẽ cũng đã mệt mỏi. Những hạt mưa rơi trên những tàu lá chuối ngoài kia không còn sôi nổi, ồn ào như lúc nó mới bắt đầu mà đều đặn uế oải, day dứt hơn. Không gian cũng như lắng lại. Chen lẫn trong tiêng mưa là tiếng những thân tre cót két cựa mình, và tiếng ễnh ương ềnh oàng, vô tư lự, ngoài ao rau muống.
Thảo vẫn chưa ngủ. Cái tiếng mưa đều đặn ngoài kia  đã khiến anh bứt dứt, không sao chợp mắt nồi.
Vả lại, cho đến tận lúc này, khi Vẩn đã thiếp đi sau bao nhiêu vật vã, anh mới có thề tĩnh tâm mà suy nghĩ, mà thấm thía nỗi đau của mình. Thực ra, anh chưa hình dung nổi rồi đây cuộc sống của mình sẽ xa sao nếu không còn có Vấn bên mình. Anh lại càng  không thề tin được rằng sẽ có một ngày nào đó, từ ngôi nhà-mà hơn mười năm trước đây anh và họ hàng đã tới đón Vấn về sẽ lại  có một đám cưới và một người đàn ông nào đó sẽ đón Vấn về làm vợ, mặc dù anh kiên quyết thuyết phục Vấn ly dị cũng là đề mong điều ấy sẽ đến với cuộc đời Vấn.
« Đêm nay sẽ là đêm cuối cùng». Anh tự nhủ thầm như vậy và nhẹ nhàng kéo Vấn lại sát bên mình. Vấn khẽ cựa mình, một tiểng nấc trầm từ nơi sâu thẳm của lòng Vấn trỗi lên, Không nén nổi lòng mình, Thảo kéo đầu Vấn vào ngực mình rồi khẽ khàng hôn lên đôi  mắt mòng mong như bất cứ lúc nào từ đó những dòng  lệ đẳng cay cũng có thề ứa ra. Vấn, khẽ ú ớ vài tiếng rồi rúc đầu vào ngực anh, tiếp tục giấc ngủ mê mệt như chìm đi nỗi đau của mình.
Trong tâm trí anh lại hiện ra một mỏm đồi đã bị bom đạn đào xới tời bời, đất đá, cây cối ngồn ngang, không gian như bị nung lên, khét nồng mùi thuốc bom. Đã ba ngày đại đội anh chốt giữ điềm cao ấy. Ngày thứ tư bắt đầu bằng một trận dữ dội, không cân sức giữa hơn hai chục tay súng còn lại của đại đội anh với một tiều đoàn lính biệt động ngụy. Anh bị thương đúng vào những lúc hiếm nghèo nhất của trận đánh. Gắng gương chỉ huy đại đội đánh lui đợt xung phong ấy của địch, anh mới khuỵu xuống, ngất lịm đi, mê man bất tỉnh. Vết thương của anh khá nặng và vô cùng oái
oăm. Chẳng thà anh bị cụt một chân hay một tay? Đằng này, Mỗi khi nghĩ đến Vấn đang khắc khoải đợi chờ ở nơi hậu phương xa thẳm kia, lòng anh lại nhói đau. Sau hai tháng trời nằm viện, anh đã bình phục. Nhưng, vết thưomg ấy không lành suốt cuộc đời anh. Chính vì vậy mà anh đã cương quyết không về cơ quan tham mưu của sư đoàn như gợi ý của cấp
trên. Anh xin được trở lại đơn vị, tiếp tục chiến đấu. Từ đó, mỗi lần ra trận anh đã chiến đấu với tất cả lòng căm thù sôi sục xuất phát từ nơi đau sâu kín cuả mình.
Bao đêm dài, trên những nẻo đường mặt trận, nằm trên chiếc võng dù mỏng manh hay trong hầm sâu, anh thao thức nghĩ đến Vấn, nghĩ đến ngày trở về. Ôi, trở về! Hình như chỉ có anh trong số ngàn vạn ngựờị chiến sĩ ngoài mặt trận là có  cảm giác kinh hoàng mỗi 'khi nghĩ tới ngày đó. Bởi vì, ngày đó sẽ là ngày anh phải đối mặt với nỗi bất hạnh của mình. Đôi lúc nghĩ quẩn, anh mong mình sẽ hy sinh trong một trận đánh nào đó.-Vấn sẽ đau xót, qụẳn quại một thời gịan rồi vết thương trong lòng Vấn sẽ lành, Vấn sẽ xây dựng lại cuộc đời mình. Nhưng cứ mỗi khi đối mặt với kẻ thù anh lại thấy mình không thề chết. Phải sống, sống để tiêu diệt hết kẻ thù, góp phần tiêu diệt đến tận gốc cội nguồn đau khố của triệu triệu con người — đó là những kẻ gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược và những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn trên khắp  trái đất này.
Nhưng cuối cùng, cái «ngày ấy» đã đến. Chiến tranh đã chấm đứt. Nhưng với anh, cuộc chiến tranh ẩy chưa phải đã kết thúc. Nó vẫn gào thét trong từng đường gân thớ thịt rực lửa thanh xuân của anh. Tiếng súng đã ngừng, nhưng tiếng khóc thì cho đến tận đêm nay vẫn vang lên bẽn tai anh. Nhưng, ngay cả trong lúc này, khi đang ngập chìm trong nỗi đau khổ của mình, anh vẫn đủ tỉnh tạo đề hiểu rằng: nếu như mọi việc lại trở lại từ lúc ban đầu thì anh và biết bao đồng đội anh, biết bao gia đình trên đất nước này đã phải chịư đựng những hy sinh lớn lao vẫn không chọn con đương nào khác hơn là con đường cầm súng chiến đấu bảo vệ Tồ quốc mình. Khầu súng của Vấn vẫn còn treo trên vách kia, khầu súng ấy đã cùng Vấn đứng vững trên trận địa của quề hương. Vấn đã kể cho anh nghe về những trận đánh không kém phần dữ dội đã diễn ra trên quê hương anh bằng cái giọng thủ thỉ như kể về những công việc thường nhật của một người phụ nữ trong nhà. ở ngay trên mảnh đất này Vấn cũng đã sẵn. sàng chấp nhận những hy sinh lớn lao nhất. Nhưng, khi nỗi đau này ập tới, Vấn vẫn bị choáng. Và chính anh cũng vậy, anh cũng  bị choáng. Những ngày mới trở về cả anh và Vấn đều sống như trong một cơn mệ hoảng, rồi anh sụp xuống ốm liền một tháng trời. Mọi ngõ ngách, mọi chân tơ kẽ tóc trên cơ thề anh đều ngấm đau. Anh đã tưởng rằng mình sẽ không bao giờ có thề gượng dậy được.
Nhưng cuộc sống, một lần nữa, lại dựng anh dậy. Tất cả những khó khăn, phức tạp của quê hương sau chiến tranh; tất cả những ngổn ngang, bê bối của một vùng quê đang dấn tìm một con đường theo lối làm ăn mới, đã thức giục anh. Ý thức Đảng, ý chí chiến đấu của người chiến sĩ kều gọi anh. Và, anh đã đứng dậy được, tiếp tục trở lại, vị trí chiến đấu của mình. Đảng ủy, chính quyền địa phương lần lượt giao cho anh. những công việc ngày càng nặng nề và phức tạp. Anh lại nhập cuộc, bắt đầu cuộc chiến đấu mới với tất cả bầu nhiệt huyết của mình.
Trong những nrĩày nầm liệt giường anh đã nghĩ đến vấn đề ly dị. «Phải trả lai tự do cho Vấn, để xây dựng lại cuộc đời. Bỏi vì, suy cho cùng, hạnh phúc của con người ta không phải chỉ là miếng cơm, manh áo cũng không phải chỉ là những gì mà mình được đóng  góp để xây dựng nên một xã hội ngày càng tốt đẹp, mà  hạnh phúc của con người còn có một phần không nhỏ ở trong những nhu cấu tình cảm có tính chất con người nữa». Ý nghĩ ấy đã đến với anh trong một buổi chiều - khi anh ngồi trong nhà nhìn ra ngọn cây rơm thấỵ những đôi chim bồ câu đang âu yếm nhau. Ỷ nghĩ quyết liệt ấy khiến lòng ạnh chợt nhói đau, vì có ai ở trên đời này yêu Vấn hơn anh ? Nhưng, cũng chính ý nghĩ ấy khiến lòng anh thư thải hơn, yên ổn hơn.   
Anh đã tự vạch cho mình sẵn một chương trình công  phu để thuyết phục Vấn ly dị. Đó cũng là một cuộc vật lộn gian khổ với tình yêu, với bao nhiêu giận hờn trách móc, với bao đêm thao thức trăn trở của cả hai người. Nhưng, cuối cùng mọi việc đã ổn thỏa. Vấn đi nghe lời anh... Và , ngày mai Vấn sẽ về bên ấy. Anh tự nhủ mình trong những ngày này phải thật tỉnh táo, bình tĩnh. Anh đã cố gắng huy động tất cả sinh lực và bình lĩnh để luôn tự chủ. Chính vì vậy mà đến lúc này, khi Vấn đã ngủ, anh mới thấy mệt mỏi, rã rời, tưởng như không còn hơi sức mà đứng dậy được nữa.
Đêm vẫn chậm chạp trôi trong tiếng mưa buôn tẻ. Anh mong đêm dài ra để anh được ở thêm bên- Vấn và có thêm sức lực để bước vào ngày mai, ngày thủ thách cuối cùng khi Vấn ra đi


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 25 Tháng Tư, 2015, 09:56:54 pm
III 
Hình như Thảo đã thiếp đi được một lát nhưng rồi anh lại choàng tỉnh. Anh nghe mơ hồ, trong tiếng mưa rả rích có tiếng lợn kêu. Sợ mình nằm mơ, anh nhỏm hẳn dậy, dỏng tai lắng nghe. Đúng rồi, rõ ràng con lợn nái đang kêu rít lên từng hồi, “có lẽ nó trở dạ». Anh nghĩ vậy và vội vã bật dậy, vặn to ngọn đèn dầu lên. nghe tiếng động Vấn cũng mở choàng mắt, ngơ ngác nhìn quanh. Thấy anh đã ngồi dậy , và đang quơ chân tìm dép, Vấn thảng thốt hỏi:   
—   Anh định đi đâu thế ?
—   Ra chuồng lợn.   Có lẽ con   nái hoa nó trở dạ.
Em nghe thấy tiếng nó    kêu chưa?
Đấy, để anh ra xem sao.
   Vấn cũng vội vàng   bật dậy, mặc áo rồi cùng Thảo
xách chiếc đèn chai  ra    thăm lợn. Mưa bỗng nặng hạt
hơn, ngọn đèn chai chao đi chao lại trên tay Vấn hắt những quầng sáng nhòe nhoẹt trên nền đất ướt. Tới nơi, Vấn trao đèn cho Thảo rồi xắn quần, lội ngay vào chuồng con lợn nhìn thấy cô mắt như sáng lên, ụt ịt vài tiếng rồi lại la toáng lên.
—   Yên nào ! Có thế mà cũng rống lên! Anh soi đèn vào đây xem nào. Thế, được rồi. Đề em kéo cho nó ít cỏ khô. Tội nghiệp, chị chàng đau quá đây mà. Anh trông, nó khóc đây này.
Vấn chỉ những vệt «nước mắt» chảy trên má con lợn và khúc khích cười. Chị loay hoay một lát, xoay con lợn vào ổ cỏ khô rồi quay ra. Thấy Thảo vẫn đứng lóng ngóng ngoài mưa, chị vội la lên:
 — Trời ơi! Anh ướt hết rồi kìa kia. Thôi, để mặc nó cho cm. Anh vào bắc cho nó nồi cháo gạo nếp nhé.

Để em làm «bà đỡ» cho. Với lại anh đứng đó nó xấu hổ, không xổ được đâu. Treo cái đèn lên cho em. được rồi. Anh đi vào bếp đi, ướt hết cả thế kia kìa
Thảo vội lập cập chạy vào nhà nhen lửa bắc nồi cháo lên. Đến tận lúc ấy ..anh mới thấy ngấm lạnh và rùng mình liền tiếp mấy cái. Tuy vậy, mải việc, anh quên cả thay áo quần. Khi ngọn lửa đã cháy bùng lên, bén lem lém vào củi, anh mới vội vã chạy lên nhà. Ngoài chuồng, Vấn vẫn đang nựng con lợn.
—   Yên nào, đừng có quýnh lên. Mọi việc rồi đâu vào đấy thôi mà.
Thay quần áo xong Thảo định trở ra xem vợ có cần giúp đỡ gì không, nhưng cái lạnh như ngấm vào tận xương tủy, hai hàm răng anh va vào nhau lập cập vậy. Vì vậy anh lại vội vã chạy xuống bếp xòe tay trên lửa như muốn nhờ ngọn lửa xua tan cái lạnh cứ ngày một ngấm sâu vào cơ thể anh.
—   Bỏ mẹ! Hay mình lại bị sốt rét rồi ?
Thảo tự hỏi như vậy khí bắt gặp cái cảm giác ớn lạnh rờn rợn quen thuộc bắt đầu chạy dọc sống lưng va đầu ê ẩm đau. Anh cho lửa cháy to thêm nhưng ngọn lửa đã tỏ ra bất lực trước cái lạnh từ trong ruột ngấm ra. Bên ngoài, có tiếng Vấn reo lên.
—   Mười hai con, anh Thảo ơi!
Nhưng Thảo mệt mỏi, choáng váng không buồn đứng dậy nữa. Lát sau, Vấn huỳhh huỵch chạy vào.
—   Cho em tí lửa, em đốt cho đám lợn con nó sưởi. Bụ lắm anh ạ, có lẽ đậu được cả, không sai con nào đâu.
Vấn châm lửa vào nắm nòm rồi lại quầy quả chạy ra chuồng lợn. Gương mặt Vấn bỗng rạng rỡ, tươi vui như rực lên trong ánh lửa. Nỗi đau trong lòng Vấn như tan biến đi trước sự sinh sôi nảy nở của tạo vật. Thảo bỗng hiều rằng sự gắn bó của cuộc đời Vấn với những công việc của gia đình này là một sự gắn bó hết sức tự nhiên, tự nguyện. Chính vì vậy nó mới trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc của cuộc đời Vấn.
Nồi cháo đã sổi sùng sục, mùi gạo nếp thơm phức tỏa ra khắp gian bếp. có một cái gì đó thật ấm cúng, thật dịu dàng đang lan tỏa trong căn nhà này. Cảm giác ấy khiến Thảo chợt bồi hồi, xao xuyến, nó giống y như Cái đêm nào, khi Vấn mới về làm dâu chưa dám dậy nấu cơm một mình nên hai đứa đã cùng dậy rất sớm, ngồi bên bếp lửa rủ rỉ tâm tình. Thoắt vậy mà đã hơn mười năm trôi đi cùng với một cuộc chiến tranh. Bao nhiêu nẻo đường anh đã qua, bao nhiêu ấn tượng dữ dội của những trận đánh, những cuộc hành qúân, những lần nằm trong khu-vực rải thảm của bom B52... chồng chất trong tâm trí anh mà cái kỷ niệm dịu ngọt, êm đềm kia vẫn chẳng phai mờ.
Vẫn với cái dáng đi nhanh nhẹn, vởi chiếc áo bà ba màu xanh nhạt ướt đẫm nước mưa, với đôi bắp‘chân "tròn chắc nịch, với nụ cười và những động tác hết sức chính xác, Vấn trở vào bếp. Cô dọn dẹp vài thứ, nhấc cái này, bỏ cái kia rồi lôi ra một chiếc chậu sành màu da lươn.
—   Cháo sắp được chưa anh ?
—   Có lẽ... cũng sắp...
—   Khéo trào  hết bọt đấy ! Sao anh đốt lửa to thế ?
—   Anh bị lạnh. Có lẽ.. lại...
—   Sao thế ? — Vấn vội vã đi tới, lo lẳng nhìn anh rồi nhẹ nhàng đặt tay lên trán anh — Anh bị sốt rồi phải không ?

... Hơi sốt rồi... Bị nước mưa ngấm vào, với lại, mấy bữa nay người cứ ê ầm.-..
—   Thôi, anh đi nằm đi. Để đó em làm. Đã bảo anh rồi mà... Người đã không ra làm sao lại còn cứ...
Vừa nói Vấn vừa kéo anh đứng dậy. Nề vợ, Thảo buộc phải vào giường nằm. Vừa đặt lưng xuống anh hiểu rằng cơn sốt đang hoành rất dữ trong cơ thể và cỏ lẽ lần này nó sẽ «trị” anh ra trò. Anh kéo chăn đắp và khẽ rên lên vài tiếng .
Cứ như vậy, anh cuộn tròn trong chăn một mình vật lộn với cơn sốt rét rừng cho đến khi mệt lử, ngủ thiếp đi lúc nào không biết.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 25 Tháng Tư, 2015, 09:57:34 pm
IV
Liền ba ngày sau đó Thảo không dậy được và cứ đều đặn «lãnh đủ» mỗi   ngày   hai    cơn sốt   vào buổi  sáng và buối chiều. Người   anh   xọm    đi trông thấy dằn vặt về tinh thần đã kéo theo sự mệt mỏi về thể xác, tạo ra thời cơ cho vi trùng sốt rét trong người anh trỗi dậymở cuộc tấn công — nguyên nhân của đợt bệnh này chỉ giản đơn có vậy.
Đang sắp vào vụ gặt, công việc chuẩn  bị thu hoạch của hợp tác xã đang chồng chất cả lên, vậy mà anh phải nằm bẹp một chỗ. Hàng ngày các đồng chí  đội trưởng, các ủy viên ban quản trị phụ trách các ngành nghề và các khâu sản xuất phải lần lượt tới báo cáo tình hình hay hỏi ý kiến anh. Có những cuộc trao đổi kéo dài hàng giờ đồng hồ ngay   bên    giường anh khiến Vấn phải la lên:   
—   Thôi, mấy ông buông tha ông ấy ra cho tôi nhờ. Lúc nào cũng họp với hành. Các anh không thương cả người  ốm nữa hay sao ?
Một anh đội trưởng vội thanh minh :
 — Thì bọn tôi có muốn gây sự đâu. Tại anh ấy cả đấy thôi. Anh ấy cứ làm như là vắng anh ấy một ngày là bọn  tôi làm rối tinh lên hết.
Nói rồi họ nháy nhau tháo lui. Nhưng, thường thì  anh chỉ được yên ồn một hai tiếng đồng hồ. Đến ngày thứ tư, Vấn tức minh khóa cổng lại, đến khi nào đi lên lớp về mới mở. Nhưng khi bước vào đến sân, cô đã thấy «bá quan văn võ» của hợp tác xã có mặt gần như đông đủ trong nhà- Thấy «bà chủ» xuất hiện  mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Anh Thảo vội đứng dậy, đỡ lấy nón cho vợ rồi cười đón:
—   ờ- Hôm nay anh đỡ nhiều lắm rồi, có thể đi lại được- Các anh ấy đến thăm- tiện thề ta họp luôn-
   Vấn không đáp, làm mặt dỗi, vùng vằng bỏ vào buồng. Mọi người lặng đi một lát rồi không hiều sao bỗng cười ồ lên. Và, cuộc họp của họ lại tiếp tục; Trong buồng Vấn cũng mỉm cười và bỗng thấy vui. Thế là cuộc “ly dị» cũa họ không thành. Tại cái cơn ốm của anh Thảo, chứ, còn gì nữa?Anh ốm, dĩ nhiên chị phải ở lại săn sóc chồng  mà theo luật pháp thì bây giờ anh không còn là chồng chị nữa). Nhưng cũng chính trong những ngày ấy chị hiểu rõ lòng mình, hiếu rõ anh Thảo hơn bao giờ hết- Một ý nghĩ hết sức rõ ràng, minh bạch đã đến với chị: Chị sẽ ở lại gia đình này với anh. Bởi vì số phận đã gắn chặt họ với nhau, họ không thề nào sống thiếu nhau được. Họ không thề đi tìm hạnh phúc ở chỗ nào khác hơn .là ở chính trong căn nhà đầy kỷ niệm này. Ý nghĩ ấy khiến chị vui trở lại và chị lại  bắt tay vào mọi việc trong nhà một cách hết sức tự nhiên như chưa từng  xảy ra chuyện gì. Thỉnh thoảng trong lúc làm việc, ý nghĩ về cuộc ly dị chợt đến khiến chị giật mình, ngơ ngác giây lâu rồi vọi xu a đuổi  nó đi như xua một đám mây ám ảnh. Đôi lúc  chị tự hỏi: - mình và anh ấy  dù sa cũng có thể thu xếp được  với nhau nhưng còn pháp luật ? Nếu anh Thảo thôi không bắt mình về bên kia nữa thì… liệu có phải đi đăng  ký trở lại không? Ôi, nếu phải vậy thì xấ hổ chết/. nhưng .. chúng mình cần gì  cái tờ giấy kho khan ấy kia chứ? Phải không anh Thảo? cái cơ bản nhất của hôn nhân là tình yêu, là sự đồng cảm, sự hy sinh cho nhau, vì nhau chứ đâu phải cái sự ràng buộc  pháp lý? Thì đấy, chẳng phải chúng mình cứ tưởng cố gắng xé được tờ đăng ký kết hôn thì sẽ xa nhau được, vậy mà bây  giờ khi mọi việc đã xong xuôi thì em vẫn không làm sao mà dứt nó ra đi cho được. Còn anh, anh cũng hiểu rằng nếu mất em thì đời anh sẽ chẳng  còn niềm an ủi nào khác, phải không anh Thảo.

Vậy thì thôi nhé, chúng ta sẽ sống với nhau đến trọn đời. Cùng nhau gánh chịu những mất mát, hy sinh. Em sẽ là con người tồi tệ nếu em để một mình anh gánh chịu tất cả. Phải không anh?

Ngày tháng lại lặng lẽ trôi qua.
Một  ngày kia, Vấn từ ngoài trường hớt hải chạy về, vẻ mặt hết sức xúc động:
-   anh Thảo! Đi với em mau.

Thảo đang nằm bò trên giường với mấy tấm sơ đồ phân vùng chuyên canh vội ngẩng lên, ngơ ngác hỏi lại:

-   có chuyện gì thế?

-   Chúng   mình có thể… Vấn lúng túng tìm lời để  diễn đạt.. – Có thể..xin… cô bạn em mách.. chúng mình có thể xin…xin một đứa con trai.

Hiểu ý vợ. Thảo vội vã đứng dậy mặc quần áo và lấy xe đạp ra. Hai người vội vã đạp xe ra  bệnh viện huyện. Có một người mẹ đẻ khó đã phải mổ, khui lấy dược  đứa bé ra thì người mẹ kiệt sức, trút hơi thở cuối cùng. Bố đứa bé cũng đã chết trước đó vài tháng vì một tai nạn giao thông, nhưng người thân thích trong gia đình đều gặp khó khăn, không ai có thể nuôi đứa trẻ được. Sau một hồi thương lượng, người ta đã đồng ý trao đứa bé cho vợ chồng Thảo.

Đó là một đứa bé trai bụ bẫm và còn có tiếng khóc rất khỏe, rất vang. Nằm trên tay Vấn, cái sinh mệnh nhỏ bé ấy vẫn không thôi gào thét. Vấn vụng về nựng nó vài câu và, bỗng dưng nước mắt chị ứa ra, chảy chan hòa trên đôi gò má.

Tối hôm đó nhà Vấn đông nghịt người đến chơi. Ông bố chồng Vấn bỗng vui hẳn lên, cười nói rang rang. Bà con hàng  xóm kéo tới đầy nhà chúc mừng ông, chúc mừng vợ chồng Thảo. Mỗi người mag cho chú bé một thứ, người vài cái tã lót, người cái chậu, người hộp sữa, cân đường hay chục trứng…quà mừng chú bé chất đầy một bàn.
Nhà trường cho Vấn nghỉ hai tháng để chăm sóc đứa trẻ. Điều đó thật bất ngời, khiến VẤn vô cùng cảm động. Chị đâu có ngờ mình cũng được “nghỉ đẻ” như bất kỳ một người mẹ nào. Sự chăm sóc của bà con chòm xóm và của tập thể cơ quan khiến Vấn hiểu thêm định nghĩa của cuộc đời, của con người đối với con người.
Và hơn lúc nào hết, chị thấy mình hạnh phúc
Sơn Tây 1981 


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: achixd trong 01 Tháng Năm, 2015, 07:31:16 pm
tôi có quỷên Đối chiến, bạn ll trmchi@gmail.com nhé


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 01 Tháng Năm, 2015, 09:31:21 pm
 ;D ;D ;D cám ơn bác achixd - nhưng nhà tớ đã có nó rồi và đang số hóa phục vụ mọi người ởđây :
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,29539.0.html
--- về TP này vì nó là tuyển tập truyện ngắn do vậy nhà em sẽ số hóa dần dần
Trân Trọng


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Năm, 2015, 10:44:10 pm
Ánh sao trong đêm
Tiểu đội của Dân nhận nhiệm vụ đi tập kích địch lúc trời chạng vạng tối. họ có năm người, mang hai B.40, ba tiểu liên, ngang lưng mỗi người còn có thêm bốn quả lựu đạn vỏ vịt Mỹ. Đại đội trưởng tiễn họ ra tận con suối lớn. Trước lúc chi tay anh nắm tay Dân lắc lắc mấy cái và dặn:
-   Người dẫn đường đợi các cậu ngoài khe đá. Làm ăn cho tốt nge.
Tuy không nhìn rõ mặt đại đội trưởng những Dân vẫn hình dung thấy nụ cưởi hiền lành trên gương mặt xạm đen của anh. Anh ít cười, ngay cả những lúc cậu Khiển đã trổ hết tàu năng của một cây cù, anh cũng chỉ tủm tỉm như muốn nói  : “Chuyện của cậu chẳng có gì đáng buồn cười”. anh chỉ cười thoải  mái nhất vào những lúc tiễn các chiến sĩ đi làm nhiệm vụ hay họ lúc về.
Đi được chừng hai trăm mét quay đầu nhìn lại , Dân vẫn thấy cái đốm thuốc lá lập lòe trên đôi môi đại đội trưởng.
Lát sau họ ra khỏi rừng xanh. Một luồng gió bỗng chợt lên thốc vào người Dân mát rượi. cùng với gió,một làn hương quen thuộc dâng lên bát ngát khiến lòng anh trào lên một cảm xúc  kỳ lạ. Hương lúa đấy! Chỉ có lúa mới có cái hương thơm quyến rũ ấy. nó gần gũi thân thuộc như mùi áo nâu nhấn bùn mà mẹ anh vẫn mặc; nó như có đôi cánh mỏng banh đến mọi ngóc ngách, kín đáo lọt vào tâm hồn người chiến sĩ. Năm chiến sĩ đi tập kích đêm nay đều sinh ra ở một vùng đồng bằng màu mỡ,trù phú. Đôi mắt họ đã quen với những cánh đồng vàng vàng bát ngát mồi khi mùa về. Hương lúa đã thấm vào da thịt họ, gần gũi tới mức nó quấn quít cả trong những giấc ngủ chợp chờn giữa hai trận đánh.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 19 Tháng Năm, 2015, 08:43:56 pm
Đêm nay họ đi đánh trận giữ lúa.
Khi những hương lúa    bắt đầu ngả màu vàng hoe khi trên bầu trời của vùng   giải phỏng xuất hiện những chiếc máy bay trinh sát. Từ trên trời, những đôi mắt thèm thuồn nghiêng ngó,rình rập đầy tham vọng . Một kế hoạch ăn cướp hiện đại có sự tham gia của máy bay phản lực siêu âm và xe tăng M.48 đưỢc vạch ra từ Sài Gòn, và được những- tên cướp đầu sỏ ở tận bên kia.
 Thái Bình Dương phê chuẩn. Đầu tháng mười, kế hoạch đó được tiến hành ở vùng Tây Plây-cu này với sự tham gia của hai mươi lăm tiếu đoàn quân ngụy. Tiếng súng lại nổ. Núi rừng lại bị tàn phá. Không khí hòa bình đã khói bom văn đục. Cả vùng ven đường 19 lại trở lại cuộc sống chiến tranh, có nơi còn ác liệt hơn cả những ngày Hiệp định Pari chưa được ký kết. Những trận đánh bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ mùa màng  đã diễn ra mỗi ngày một dồn đập, Máu quân thù đã đỏ loang trên   những    làng bản vừa bị tàn phá,trên những nương lúa vàng mơ.
 
Trời mỗi lúc một tối hơn nhưng mỗi khi băng qua  những nương lúa họ đều cố gắng đi nhẹ chân, sợ dẵm phải lúa, Khiển vác B.40 đi đầu, thỉnh thoảng lại  xuýt xoa VÌ vấp phải những gốc cây phạt sát mặt đất. Cả Thành vừa đi vừa hát nho nhỏ một bài dân ca quan họ. Bản huýt sáo mồm đệm theo. Dân thấy lòng mình cũng lâng lâng theo tiếng hát và bỗng cảm tưởng mình đang ra đồng gặt lúa lúc trời sắp rạng đông.
Ra khỏi nương lúa thứ hai, Khiển chợt hỏi: -
—   Các cậu bảo người đưa đường hôm nay thế nào?
—     Cậu muốn hỏi thể nào ? — Thành hỏi lại.
—   Chẳng hạn người đưa đường già hay trẻ, có  phải đi đêm không ?
Bản đế vào luôn:
—   Sao cậu không hỏi thẳng là trai hay gái ?
—   Đưa đường, cho bộ đội đi tập kích đêm  mà dám bảo là gái ?
Thành trả lời bâng quơ:
—   Biết đâu đấy !   
Dân không tham gia cuộc tranh luận. Anh chỉ muốn được  một người đưa đường cho tốt. Gái hay trai đều được, nhưng con trai có lẽ được việc hơn. Đây là một trận đánh đột xuất không có chuẩn -bị. 'Buổi chiều, một đồng chí du kích mang bức thư của xã đội đến cho tiểu  đoàn báo tin địch cụm lại một cụm ở đầu làng Xiêu, có xe tăng và xe bọc thép, yêu cầu tiểu đoàn phối hợp đánh bọn này một trận, Nhưng tất cả các đại đội trong đoàn đã nhận nhiệm vụ trong kế hoạch tác chiểa trung đoàn. Tiều đoàn quyết định rút một tiểu đội của  đội dự bị đi đánh một trận tập kich nhỏ. Đối tượng chủ yếu là diệt bọn xe tăng và xe bọc thép. Diệt bọn này cùng góp phần làm chậm tốc độ hành quân của địch, góp phần thực hiện kế hoạch tác chiến của trung-đoàn. Hơn nữa bọn này phá lúa rất dữ, anh em du kích rất căm ,nhưng chưa nện cho chúng được trận nào vì họ không có súng chống tăng.
Trời mỗi lúc một tối hơn, nhưng dường như đêm càng tối thì những ngôi sao càng sáng rực lên. Ông Thần nông đang khom lưng gặt lúa bên dãy Ngân hà, Cạnh đó là ngôi sao chiến sĩ cầm gươm đứng canh trời canh đất.
 Họ đã tới khe đá. Mọi người đang lom khom sờ soạng vượt qua những tảng đá lô nhô giữa lòng khe thì một giọng con gái từ bờ bên hôi vọng sang:
—   Người của bộ đội Chính phải không ?
 «Cậu Thành đoán đúng» Dân nghĩ thầm như vậy rồi vội vã trả lời :
-   Vâng, chúng tôi đây. Người của xã độì trưởng Bơ Rim phải không ?
Cô gái không trả lời, chỉ cười khúc khích. Thành quay lại ghé sát vào tai Khiển nói nhỏ:
 — Đấy, cậu chịu chưa ?
Dàn vượt lên trên đội hình của tiều đội, tiến về phía trước rồi hỏi phỏng một câu vào đêm tốì vi chưa biết người con gái đứng chỗ nào:
—   Đồng chí đưa đường phải không ?
Một tiếng cười hồn nhiên vang lên ngay phía sau lưng anh:
—   Minh đứng ở đây, bộ đội không nhìn thấy à?
—   Trời tối quá !
Dân cười chữa thẹn. Bấy giờ anh mới thấy một đốm lân tinh lung linh trên búi tóc to như quả bưỏi của cô gái. Dân thầm nghĩ, cô này có kinh nghiệm dẫn đường trong đêm tối nên mới biết dắt lân- tinh lên búi tóc làm vẬt chuẩn cho người đi sau. Giọng nói lảnh lót như chim của cô gái lại vang lên trong đêm tối:
—   Xã đội trường Bơ Rim còn bám địch, cho mình vô đón. Bộ đội có nhiều người không ?
Khiên bắt chước giọng nói của cô:
—   Bộ đội ít ít người thôi. Du kích có ưng không?
Cô gái lại cười khúc khích, cái đốm lân tinh trên búi tóc cô củng lung linh theo tiếng cười. Cậu Khiển vẫn chưa chịu buông:
— Đồng chí du kích tên gì ? Nói cho mình biết , để minh gọi chứ!
ùi! Tên mình xấu hung. Bộ đội cứ gọi là du kích thôi.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Năm, 2015, 09:49:40 pm
..
Dân quy định tín hiệu nhận nhau rồi cho lệnh hành quân. Đi theo đường mòn một lúc, họ bắt đầu phải xuyên  rừng. càng đi, tiểu đội của DÂn càng cảm phục tài xuyên rừng trong đêm tối của cô du kích. Trời tối như bưng, xòe bàn tay ra trước mặt không  nhìn rõ, thế mà cô gái cứ đi thoăn thoắt . cái đốm lân tinh trên búi tóc cô như một ngôi sao nhỏ lấp lánh vẫy gọi. Thỉnh
Thoảng cái đốm sáng ấy lại vụt biến đi, ấy là lúc cô quay lại dắt từng người qua một lèn đá hay một cây gỗ đổ ngang đường. Những lúc đội hình bị bỏ xa một quãng, cô dừng lại bụm tai làm tiếng chim :
— Kơ túc - kơ- túc …
Các chiến sĩ lại theo hướng tiếng chim ấy mà tìm ra cái đốm sáng lân tinh trên búi tóc cô gái. Dân chợt thấy cô gái cũng giống như một con chim kơ túc, vừa thoăn thoắt chuyền cành vừa cất tiếng hót gọi bạn. Anh chưa nhìn thấy mặt cô gái nhưng chắc phải xinh lắm. Tiếng cười của cô gái mới hồn nhiên trong sáng làm sao ? Nó tự nhiên thoải mái như một dòng nước đang tinh nghịch lách qua những hòn đá tảng bằng nhiều ngả để rồi ùa vào một dòng nước lớn.
Họ đi như thế chừng một tiếng đồng hồ,thì ra đến con đường lớn. Khi còn cách đường chừng vài trăm mét, cô du kích dừng lại đợi Dân đến sát bên mình rồi thì thầm:
—   Sẳp ra đến cái đường to. Có thể a-dắt (địch) phục kích. Bộ đội ngồi chờ ờ đây, mình đi trinh sát.
—   Tôi sẽ đi với đồng chí;
Dân nói giọng kiên quyết đề buộc cố gái phải nghe theo lời mình. Nhưng giọng cô vẫn khô lạnh, kiên quyết:
— Đâu có được, mình đưa đường mà. ít người đi thằng địch không biết, lỡ nghe thấy tiếng động nó tưởng là con nai. đi ăn đêm thôi,
Nói xong cô quay ngoắt đi, cái đốm sáng vạch một đường vòng cung rồi rnất hút sau những vòm lá. Dân
quay lại truyền lệnh cho tiểu đội chuẩn bị chiến đấu. Anh cũng nhẹ nhàng mở chốt an toàn khẩu tiểú liên của mình. Có thể họ sẽ gặp địch và phải qúần nhau với chúng, nhưng không được ham đánh. Phải đến được mục tiêu chính.. Đại đội trưởng đã dặn họ rất kỹ việc này. Nếu như địa. hình đã quen, thuộc, tình hình địch đã nắm chắc thì Dân chẳng ngại gì. Nhưng đằng này đêm tối như bưng, địch nằm , ở chỗ nào chưa biết cô gái đi dò đường một mình anh vô cùng áy náy. Nhỡ chẵng may xảy ra chụyện gì, cô ta vấp phải một  trái lựu đạn gài hay lọt vào ổ phục kích của địch thì thật phiền. Càng nghĩ Dân càng thấy lo, trên người anh như đang có hàng ngàn con kiến bò.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Năm, 2015, 09:50:30 pm
..
Đêm đã khuya, rừng núi lặng như tờ. Qua kẽ rừng, Dân nhìn thấy một trời sao đầy chi chít như sân thóc. Hồi còn nhỏ, những đêm nhiều sao thế này mẹ Dân thường chỉ lên trời nói là ông Thần nông đang phơi thóc. Lúc ấy Dân mơ ước nhà mình cũng có một cái sân như thế để mẹ đỡ phảỉ mang thóc ra phơi ngoài đường nhựa. Hôm ghé về thăm nhà trước khi đi chiến đấu, tình cờ anh cũng nghe vợ anh nói với con như  vậy, nhưng khác với anh thủa nhỏ, con anh rủ rỉ nói với mẹ:
—   ông Thần nông ít thóc hơn hợp tác mẹ nhỉ
Vợ anh cười sung sướng ôm con vào lòng mà hôn đôi má bầu bĩnh, của nó. Còn anh, anh nghĩ đến một thế hệ mới đang lớn lên trong ấm no, hạnh phúc.
Khiển sột soạt bò đến bên anh hỏi nhỏ:
—   Mấy giờ rồi anh Dân ?
Dân mở túi lấy chiếc đồng hồ mặt có dạ quang xem rồi lẩm nhẩm như chỉ nói với riêng mình.
—   Nửa đêm rồi !
Cả hai im lặng đăm đăm nhĩn về phía trước chờ đợi một tiếng chim, một ánh sao luụg linh vẫy gọi.. Bỗng trong không gian yên tĩnh vang lên một tiếng chim  lảnh lót:
—   Kơ túc- kơ- tu- úc !
Dân vui mừng vỗ nhẹ vào vai Khiển. Khiển nhổm  người lên hướng về phía vừa có tiếng chim kơ túc bụm tay làm tiếng chim «khó khăn khắc phục». Tiếng chim kơ túc vang lên mấy tiếng liền vui sướng rồi lặng đi, Lát sau Dân nghe tiếng lá khô lạo xạo và liền đó tiếng cười trong veo của cô du kích vang lên :
—   Ta đi thôi các anh bộ đội. A-dắt không   dám   đi phục đêm, con cọp sợ mắc bẫy mà.
Dân khoát súng lên vai tiến lại gần cô   gái, một    câu
nói khách sáo tự nhiên buột ra khỏi miệng:
—   Cám ơn đồng chí du kích.
—   úi! Du kích phải cám ơn bộ đội nhiều nhiều, bộ đội đánh a-dắt giỏi, giữ lúa cho đồng bào mà.
Dân mỉm cười định nói gì nữa nhưng lại thôi.
Nửa-giờ sau họ tới nơi hẹn gặp xã đội trưởng BỜ Rim. Cô. du kích bảo các anh dừng lại rồi làm tiếng chim kơ túc gọi bạn, Từ trong vạt rừng đen thẫm trước* mặt, một tiếng chim kơ túc khác vang lên đáp lại, Cô du kích mưng rỡ, khẽ reo lên:
Bơ Rim đấy !
Lát sau, Bơ Kim rẽ rừng đi tới, Anh sờ soạng bắt tay từng người. Đôi bàn tay cứng như thép của anh xiết tay Dân chặt đến nỗi .anh phải nhăn mặt vì đau. Bờ Rim luôn lặp đi lặp. lại mấy 'câu:
~ Tốt nhiều rồi - Tốt nhiều rồi .
Rồi anh quay sang phía cô du kích:
—   Minh đang lo Y Sao lạc đường.
Cô gái «hứ» một tiếng rồi Dân nghe thấy tiếng Bàn tay cô đấm bình bịch vào lưng xã đội trưởng. Có lẽ tại Bơ Rim đá để lộ bí mật, tên cô ấy là Y. Sao. Cái tên hay thật. Bất giác Dân ngước nhìn cái đốm lân tinh trên búi tóc cô và càng thấy nó giống một ngôi sao


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Năm, 2015, 09:51:19 pm
..
Họ nhanh chóng thống nhất phương án tác chiến Theo Bơ Rim cho biết thi địch vẫn đóng quân trên một dải đồi thấp cách làng Xiêu chừng hơn một cây số đội hình bố trí thành hai cụm, mỗi cụm có ba xe tăng, ba xe bọc thép. Bọn bộ binh dựng nhà bạt nằm thành hai vòng xen kẽ nhau bao lấy sở chỉ huy tiểu đoàn ở giữa. Những con đường từ làng ra và từ đường lớn vào địch đều bố trí các tổ tiền tiêu chốt giữ. Chúng nằm rất im và cài gác rất cẩn mật. Xung quanh chúng gài đầy mìn địn hướng, mìn râu tôm và lựu đạn. Nhưng theo Bơ Him nói, con thú to không che kín nổi mình, chúng vẫn còn nhiều chỗ sơ hở đề ta có thể chọc vào được. Họ chia làm hai tổ, Bơ Rim dẫn một tồ gồm Thành, Tiến và đồng chí du kích nam đi với Bơ Rim từ chiều qua đánh cụm xe phía Bắc. Dân chỉ huy một tổ có Khiển, Bản do Y Sao dẫn đường đánh cụm xe phía Đông. Bơ Rim phảỉ đi vòng xa hơn nên được ưu tiên nổ sung trước làm lệnh cho trận đánh.
Thống nhất phương án xong hai tồ chia tay nhau Bơ Rim đến bên y Sao hỏi nhỏ:   -' ^ềÊÈi
—   Y Sao nhớ kỹ chỗ cụm xe chưa? Nó vẫn nằm chỗ hồi chiều ấy,
Y Sao trả lời cụt lủn:   
—   Nhớ  hung rồi.
Bơ Rim vẫn chưa hết băn khoăn:
—   Đừng để cho bộ đội vể không đấy ! Y Sao khẽ cười !
—   Đồng chí xã đội không tin tưởng phụ nữ rồi ! Bơ Rim vỗ nhẹ vào vai dân.
—   Phê bình con trai mình coi thường phụ nữ đấy.
Y SAO cái gi cũng đòi bằng nhau với con trai.
Họ buộc lại mọi thứ trên người rồi bắt đầu tiếp cận địch. Giai đoạn chiến đấu đã bắt đầu, họ đỉ nhẹ chân hơn và chỉ nói với nhau bằng cái giọng thì thàơ như giỏ thoảng. Y Sao nhanh nhẹn hoạt bát hẳn lên. Cái đốm lân tinh thoẳt .tới, thoắt lui. Dân đã trở lại với nếp suy nghĩ quen thuộc mỗi khi chuần bị bưỚc vàọ trận đánh, Trong đầu anh những dự kiến, những câu . hỏi cứ dồn đến rồi lại tản ra như những lớp sóng biền, Anh nhớ lại từng động tác phải làm khi tiếp cận địch. Sau lưng anh đội hình của tổ di chuyển nhịp nhàng như mọt cơ thê. Đi được một quãng, Dân lại gõ nhẹ vào báng súng một cái, liền sau đó tiếng gõ báng súng của các chiến sĩ lần lượt đáp lại. Y Sao dẫn đữờng chẳng kém gi một trinh sát lành nghề. Không hiểu cô nhận đường bằng gì. Nhưng chắc chắn không chỉ bằng mắt. Có lẽ phải bằng sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các gỉác quan.
   Họ đi như vậy chừng gần một tiếng thì Y Sao quay lại ghé vào tai Dân nói nhỏ :
— Địch trước mắt rồi đó.
Dân căng mắt nhìn vào bóng đêm nhưng chưa phát hiện được gì ngoài những vạt cây tối sấm trên dài đồi trươc mặt. Y Sao đến sát bên anh thì thào :
— Nó ở dưới cái cây cao cụt ngọn đứng một  mình đó. Lát sau Dân củng nhìn thấy cái cây cụt ngọn  ước lượng từ chỗ mình tới đó chừng năm trăm mét. khoảng cách đó không xa nhưng rất nguy hiểm vì dưới mặt đất địch có thể cài đủ các loại mìn. Bây giờ anh mới thấy lo cho Y Sao.  Các anh bò toài lăn lê vào ra vị trí dịch đã quen có thể dễ dàng vượt qua chặng đường đó đó. Nhưng còn Y Sao? Một sơ ý nhỏ cũng có thể tôn thất cho cả tổ. Chẳng lẽ bảo cô quay lại, lùi về một chỗ nào đó đợi các anh. Như vậy chắc chắn anh sẽ nhận được một sự phản đối mãnh liệt. Anh tin ràng Y Sao cũng có thể làm được tất cả nhữnggì các anh làm được.  Suy nghĩ như vậy Dân thấy thoải mải, tin tưởng hơn. Anh gõ báng súng ra tín hiệu tập hợp. Loáng một tá ba mái đầu đã chụm đến quanh Dân. Anh thoáng nhận ra hương hoa rừng thơm ngát tỏa ra từ mái đầu của Y Sao. Dân nói nhỏ nhưng chậm rãi, cốt để cho  Y Sao hiểu hết ý mình
— Địch đã ở trước mặt, chúng ta chuẩn bi chiến đấu. Các đồng chí kiềm tra lại trang bị, buộc lại cho chặt chẽ không để phát ra một tiếng động nhỏ nhất. Chúng ta phải bò thấp tiếp cận địch. Đội hình như sau: tôi bò trước dò mìn, sau tôi là Khiển mang B.41 tiếp là đồng chí Y Sao, cuối cùng là Bân. Đầu, người sau nối vào chân người trước không được chệch ngoài. Các đồng chí rõ cả chưa ?

Dân cho tổ chuẩn bị hai phút rồi bắt đầu tiến. Mấy phút sau anh đã phát hiện thấy mìn và lựu đạn gài của địch. Anh nhẹ nhàng tháo kíp, làm mất hiệu lực rồi để sang một bên. Người chiến sĩ khi đã dò mìn là bước vào một cuộc đấu tay đôi VỚỊ thần chết. Anh chỉ có thể sơ ý một lần và cũng là lần cuối cùng.  Một động tác nhỏ thiếu chính xác cũng có thể làm mìn nổ. Vào cuộc chiến đấu thầm lặng này người chiến sĩ phải thật tỉnh táo. Bằng sự nhạy cảm đặc biệt của hai bàn tay, người chiến sĩ nhận ra cái lạnh ngắt chứa đầy chết chóc của những trái mìn. Đôi bàn tay kỳ diệu của anh nhẹ nhàng gạt cái chết sang bên, mở đường cho đồng đội tiến lên tiêu diệt kẻ thù. Khi cửa mở đã thông, anh lại là người bật dậy đầu tiên nổ súng vào đầu thù. Nhưng chính anh không tự biết hoặc không muốn nhận mình là người lập công đầu. Nhưng đồng đội của anh thì không quên điều ấy . Họ hồi hộp theo dõi cuộc chiến đấu thầm lặng của anh. Nếu chẳng may một trái mìn nổ, anh hy sinh thì đồng đội sẵn sàng thay anh mở đường cho chiến thắng, là lúc đó họ lại quên mình, không nghĩ đến cái chết đang rình rập trước mắt. Họ chỉ nghĩ đến một điều duy nhất,sau lưng họ là đồng đội đang chờ xông lên giết giặc


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Năm, 2015, 09:52:31 pm
.......
Đôi tay Dân đã chạm phải một hàng rào kẽm gai kiểu bùng nhùng. Bọn này đóng quân dã ngoại nên chỉ trí một lớp rào. Bỗng một đốm lửa lóe lên ngaý trước mặt Dân. Qua ánh lửa Dân nhận ngay ra tên lính gác đang tựa lưng vào một chiếc xe tăng to lù châm thuốc
- Cậu nhằm vào cái đốm lửa kia mà lấy đường  ngắm. Tớ vượt rào nếu lộ thì nồ ngay và nhảy aò vao vào đánh tới. Rõ chưa ?
Khiển vừa kịp nâng B40 lên ngắm vào cái đốm thuốc lá của tên lính gác thì từ phía Bắc dải đồi,một cụm lửa da cam bùng lên cùng một lúc với tiếng nổ long trời của đạn b.40. Thành đánh rồi , Khiển xiết mạnh tay cò. Chiếc xe tằng vụt đỏ lựng lên như một cục lửa hồng. Nhanh như cắt, Dân nhảy vọt qua rào, Qua đám lửa của chiếc xe cháy anh đã thấy một chiếc nhà binh ngụy trang vụng về. Bọn lính ngụy bị dựng dậy bất ngờ đang nháo  nháo nhào lục đục tròng đó.
Dân tung
hai quả lựu đạn vào nhà bạt rồi cắp ngang AK xả liền  mấy loạt .  Bên trái anh, Bản va Y Sao cũng đã xả đạn vào một chiếc nhà bạt khác. Phía bắc dải đồi  tiếng súng của tổ Thành cũng nổ giòn giã. Bọn địch chẳng biết ta đánh từ hương nào tới nên nổ súng loạn xa, đạn lửa đan chéo nhau đỏ lừ. Pháo sáng, pháo hiệu hối hoảng vọt lên tới tấp. Khiển đã bắn quả đạn thử hai thiêu cháy thêm một xe M.113. Bỗng từ bên phải tiếng động cơ xe tăng rú lên:
—   Khiển ! Xe tăng địch bên phải
Dân hét lên trong tiếng đạn nổ đinh tai nhức óc.  Nhưng đến hai phút sau vẫn không thấy B.40 của Khiển nổ . Khẩu súng máy trên xe tăng địch bât đầu bắn ràn
rạt trẽn đầu, tiếng xích sắt của nó đã nghiến ken ràn rạt tiên đầu. Hỏng rồi! Khiến chậm quá, nó chạy mất. Dân vừa định quay lại thì thấy bóng Y Sao lom khom chạy tới  trong ánh pháo sáng. Qua trước mặt Dân vừa thở hổn hển vừa nói:
Số Hai bị thương ! Mình đánh…
Chưa nói dứt câu Y Sao đã lao vút đi, thoáng khầu B.40 trên tay cô. Dân liền xách súng chạy theo.

Một tốp địch đang chạy thục mạng từ sườn đồi phía Bắc xuống. Không để chúng kịp thấy Y  Sao, Dân tạt ngang, kẹp súng quạt liền mấy loạt.  bọn địch  nằm rạp xuống  kêu la ầm ỹ. Thấy vậy chiếc xe tăng dừng lại quay súng bắn về phía anh. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó Y Sao đã có thời cơ tiếp cận địch . Dân vừa  lăn xuống một chiếc công sự nông choèn tránh mấy quả  M.79 bắn tới  thì nge tiếng B.40 nổ. anh  nhổm lên và thấy ngay chiếc xe tăng đang rừng rực   bốc cháy. Y sao lúp xúp chạy lộn trở lại. Thoáng thấy Dân cô reo lên:
-   Nó hết biết chạy rồi!

Biết không thể ham đánh được nữa, anh ra lệnh:

-   Theo tôi, rút!

Khi hai người trở về cửa mở thì thấy  Bản đang đnứg trong một ụ súng bằng bao cát dùng khẩu đại liên của địch bắn như mưa về phia bọn chúng đang hò hét xông lên. Canh đó, Khiên đanh dùng tay trái ném lựu đạn. Dân nhảy vào ụ súng, nói như quát:
Bản , cậu và Y Sao đưa khiển ra. Bò theo lối cũ, cẩn thận kẻo vấp mìn.
Bản vẫn ghì chặt khẩu đại liên:

-   Anh đưa khiển ra trước! Tôi chặn bọn nó.
-   Biết lúc này không thể giằng co. Dân xấn lại ghé lưng xốc Khiển lên, nhưng bỗng cậu ta giãy nảy:
-   Không! Không… tôi còn đi được. Chỉ bị vào tay thôi.
-   Trong  tiếng súng đạn nổ loạn xạ Dân vẫn nghe thấy tiếng Ỳ Sao cười bên chiếc công sự gần đó.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 20 Tháng Năm, 2015, 09:53:14 pm
...
Khi họ về gần tới chỗ hẹn cũ thì trời đã gần rạng sáng. Phía trận địa địch, tiếng súng vẫn còn nổ. Trên trời ánh đèn dù chập chờn run rảy. Thứ ánh sáng ma quái ấy không át nổi ánh sáng lung linhcuar những ngôi sao còn lại trên bầu trời. Y Sao không quên làm tiếng chim  kơ- túc gọi đàn khi gần tới chỗ hẹn. Bơ rim đã đến trước họ, tiếng kơ – túc vang khỏe đáp lại ngay. Y Sao mừng  rõ đáp lại ngay:
-   
—   Bơ Rim về rồi!
Cũng như lần trước, Bơ Rim lại sờ soạng bắt tay mọi người và luôn miệng nói:
Tốt nhiều rồi ! Tốt nhiều rồi!
Trận đánh của họ đã thắng lợi giòn giã: Năm Xe đă bị thiêu cháy trong đó có ba xe tăng, hai xe bọc chưa kể tứoi số địch bị họ tiêu diệt. Trận đánh diễn ra nhanh gọn ngoài dự kiến của Dân. Chỉ có Khiển là ấm ức. Cậu ta cử ca cầm hoài: «bị vào đâu không bị lại bị vào tay phải».
Sau mấy phút hân hoan mừng chiến thắng, họ, chia tay nhau. Y Sao và đồng chí du kích nam về huyện  báo cáo kết quả trận đánh. Bơ Rim ỏe lạí để ngày mai  chĩ huy du kích đánh nữa. Nhân tiệnr anh đưa tiểu đội Dân trở về con suối — nơi họ gặp Y Sao vì sợ các anh không nhớ đường. Thế là họ vẫn chưa nhìn rõ mặt. Trong ánh lửa trận đánh, họ chỉ nhìn thấy rõ tư thế xung phong của nhau. Phút chia tay thật lưu luyến. Giọng Y Sao ngập ngừng:
-   Mình.. nhớ bộ đội nhiều nhiều đấy!
-   Khi cái đốm sáng như một ngôi sao nhỏ trên mái tóc Y Sao đã khuất vòm cây trước mặt, Bơ Rim mới khẽ cất tiếng hỏi:
-   Y Sao đánh được không các anh?
Dân kể tóm tắt trận đánh cho anh nghe, khi kể đến đoạn cô bắn cháy xe tăng, Bơ rim khẽ reo lên:
-   Giàng ơi! Minh thua hắn rồi đó. Hắn bỏ làm cái rẫy bảy tám buổi theo bộ đội tỉnh học bắn B.40 đó. Mình biết bắn B.40 trước hắn mà chưa bắn được cái xe nào. Thua vợ, mắc cỡ hung !
Cả tiêu đội sững người vì ngạc nhiên. Dân nắm tay Bơ Rim lắc lắc:
—   y Sao làvợ anh đấy à ?
—- Vợ mình, mới cưới đầu mùa lúa *— Bơ Rim khẽ đáp.
—   À ra vậy
Dân mĩm cười khoan khoái và chợt nhớ đến tiếng đôi chim kơ-túc gọi nhau trong đêm.
Trời sáng dàn. Những ngôi sao ở phía chân trời vẫn sáng lung linh như vẫy gọi bình minh thức dậy.
Gia Lai ,11-1973


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 21 Tháng Sáu, 2015, 10:05:56 pm
Thềm Nắng
I
Chiếc xe kéo pháo qua khỏi cầu Phú Lương tì đỗ xịch lại. Anh lái xe mở cửa ca bin nhẩy xuống trước rồi bảo Thắm:
Chị đưa tôi đờ chú lính của chị xuống trước đã.
Cu Hà chỉ đợi có vậy. Thắm chưa kịp đỡ thì cu cậu đã  đánh đu vào cổ anh lái xe cười nhự nắc nẻ
Được rồi ! Con nhà lính có khác. Nào, chú mày hãy đứng nghiêm chỉnh mà ngắm đồng đất xứ Đông của  nhà chú mày xem. Đẹp chứ, hả ?
-   Thắm loay hoay một lúc mới xách được cái túi du lịch và leo ra khỏi buồng lái của chiếc xe đại xa. Trời nắng và oi bức lạ lùng. Gió cũng hầm hập nóng Vậy mà thằng Hà dường như không biết nắng, là gì. Trong khi chị sửa lại đầu tóc thì cậu bé vẫn líu lo hỏi anh lái xe đủ điều. Con chị đang hỏi- về cây cầu. về những rặng núi xa mờ phía Chí Linh, Đông Triều
—   Con chào chú đi để mẹ con mình về bà nào.
Thắm khẽ nhắc đề chặn  những câu hỏi của con. Thằng Hà vội khoanh tay lại, ngước nhìn chú bộ đội  lái xé toét miệng cười'!
—   Cháu chào chú pháo binh !   

 A thằng này khá. Sao mày biết chủ là pháo binh
Thằng nhỏ chỉ thêm đôi quân hàm trên ve áo anh:
-   Cái kia là pháo binh, phải không chú? Bố cháu
là pháo binh như chú đấy.
— Dĩ nhiên Anh khẽ đáp — điều đó thì chú  đã biết…
Nhưng cháu chỉ được nhìn ảnh bố cháu thôi chú ạ. Đứa bé bỗng hạ giọng – Không biết ảnh có giống bố cháu thật không?
—   Chắc chắn phải giống chứ — Anh lái xe đáp khẽ và liếc xéo về phía Thắm.
—   Nếu vậy thì cháu giống bố cháu lắm. Thẳng bé  bỗng  hớn hở hẳn lên — Hay chú về bà với cháu đi. Về bà cháu ăn vải . Mùa này là mùa vải  mà chú, mẹ cháu nói với bà cháu có những bốn cây vải kia.
-    Thôi, cho chú khất vào dịp khác nhé. Bây giờ chứ còn phải đi kéo pháo. Chị có đứa con kháu khỉnh   quá — anh lái xe quay lại nói với Thắm.
-   Thằng Hà lại níu lấy áo anh, ríu rít hỏi:
-   Chú cho cháu đi keo pháo với. Mai cháu về bà nội cũng được
-   — ấy chết — Anh lái xe vội xua taý rồi cúi    xuống ghé vào tai chú bé, nói nhỏ: « Bí mật quân sự đấy. Chú chỉ nói riêng cái việc đi kéo pháo với cháu thôi đấy nhé. Vì cháu cũng là con nhà pháo binh mà. Nếu cháu mà theo chú là rầy rà to, thủ trưởng của chú phê binh ngay đấy ».
-   Nghe chừng có lý, thằng bé đành thôi không xin đi kéo pháo nửa. Thắm vội cảm ơn anh lái xe rồi một tay xách túi, một tay dắt bé Hà  rẽ vào con đường rất  đi về Thanh hà. Chú  bé vừa đi vừa ngoái lại vẫy tay chào anh lái  xe cho đến khi chiếc xe đi khuất nó mới chịu thôi.

-   Chú ấy vui quá , mẹ nhỉ?

-   ừ chú ấy cũng là bộ đội mà
chú ấy không lấy tiền của mình, hả mẹ?
không

hôm nào về mạng cho chú ấy mấy quả vải mẹ nhé.
Thắm khẽ cười:
Nhưng mẹ con mình làm sao tìm được chú  ấy?
Thằng  bé im lặng . dường như nó suy nghĩ căng thẳng lắm, một lát sau mới lên tiếng:
-   mình đợi chú ấy ở chỗ cái cầu ấy. Thế nào chú ấy cũng kéo pháo qua.
-   Không ! chú ấy không kéo pháo qua đây nữa đâu.
-   Thế kéo đi đâu hả mẹ?
Đi lên biên giới.
Thằng bé không hỏí nữa. Nó chưa biết biên  giới là  ái gì, ở đâu. Nhưng chắc xa lắm. ở đó, bộ đội mình  vẫn phải đánh nhau, do đó cần. phải có pháo. Nhưng chú lái xe đã hứa rồi cơ mà, nhất định sẽ có ngày  nó được theo chú đi kéo pháo lên biên giới— Có điều chắc phải lâu lắm, vi nói chung bộ đội họ không cho trẻ con mó máy vào súng đạn, nhất là pháo. Phảỉ lớn thêm đã.
nghĩ thế thằng bẻ cảm thấy yên tâm hơn. Những khẩu pháo mờ dần trong tâm trí nó và thay vào đó là  những cây vải thiều trĩu quả chín mọng, ngọt lừ... Nhưng  sao quê bà nội  xa thế, chân mỏi quá rồi. Lại nóng nữa, mồ hôi tuôn ra ướt đẫm cả áo mà vẫn chưa tới nhà bà nội.
-    Ta ngồi nghĩ chút đã. có thề chú Tâm sắp đến đón mẹ con ta  đấy.
-   Chú Tâm có ô tô hả mẹ ?
—   Không? Chú chỉ có cái xe công nông thôi.
—   Như cái xe của ông Lân ấy à ?
—   ừ   
—   Con thèm vào ngồi xe công nông. Chú bé. ngúng nguẩy — Mẹ không biết chứ, ngồi xe ấy là xốc nảy đít lên đấy.
Nhưng vẫn còn hơn đi bộ chứ. Thôi, lạì đây đã, đưa mẹ lau mồ hôi cho nào. Tội nghiệp, con có khát nước không ?
Thắm kéo con vào một gốc cây ven đường tạm nghỉ. Chị trải chiếc ni lon lên cỏ lấy chỗ ngồi Thằng bé líu lo   hỏi chuyện mẹ một lúc rồi nằm lăn ra ngủ. Nó mệt, đi tầu xe vất vả thế còn gi? Thắm với lấỹ nón phe phẩy quạt cho con, vừa ngước nhìn dọc con đường rải đá đi thị trấn Thanh Hà. Quái, sao hẹn người ta mà không thấy tăm hơi đâu là thế nào nhỉ ?
....


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 26 Tháng Bảy, 2015, 10:42:28 pm
II
Đây là lần đầu tiên Thắm đưa con về quê chồng. Những lần trước chị chỉ đi  một mình  vì thằng Hà còn nhỏ quá. Vả lại, cũng còn một vài lý do khiến chị băn khoăn. Cho  mãi tới tết vừa rồi ghé về ăn tết với mẹ chồng, chị mới quyết định vào mùa vải thiều năm nay sẽ đưa thằng Hà  về để bà cháu nhận  mặt nhau. Ngoài ra ,c ũng  cồn một lý do nữa liên quan đến người hẹn đi đón chị hôm nay.
 Quê Thắm  ở bên bờ sông Đáy, nơi có những bãi dâu xanh rờn  có nghề  chăn tằm dệt luạ tự lâu đời. Hồi các anh kéo pháo về xây dựng trận địa ngay bãi dâu của làng mình, Thắm còn là một cô gái xinh đẹp đang theo học lớp mười ở trường cấp ba huyện. Hàng ngày đi học Thắm và các bạn đều phải đi qua các trận địa pháo ấy. Mỗi lần đi về như vậy đối với cánh nữ sinh các cô là một lần qua “ải lửa”, tưởng như có hàng trăm ánh mắt đang nhìn vào mình. Vì thế, các cô thường phải “tập hợp” thật đông đủ mới có đủ sức mạnh để vượt qua chặng đường thú vị ấy. Nhưng lâu dần rồi quen, các cô đi đứng tự nhiên hơn và đôi lần còn dám mạnh bạo đáp lại những lời bông đùa của “các chú” pháo thủ nữa.   có một điều dễ dàng nhận thấy là từ khi có cái trận địa pháo ấy, bạn bề cô đứa nào cũng chú ý hơn đến sự ăn mặc . chỉ có riêng cô là dường như không diện hơn trước chút nào. Vả lại, cô muốn diện theo các bạn cũng chẳng được, vì nhà cô nghèo. Mẹ cô đã già, mắt đã kém rồi, không còn làm lụng được gì nhiều, các anh đều đi bộ đội cả, cô thì đi học nên thu nhập trong gia đình được đủ ăn đã là khá lắm rồi, nói chi đến sự may sắm. Thậm chí có một chiếc áo hoa mầu hoa súng là còn lành lặn để đi học. Ngày nào cô cũng chỉ mặt chiếc áo ấy, nhiều   lúc nghĩ cũng tủi thân. Do đó khi các bạn bắt đầu đua nhau ăn diện để mỗi ngày diễn qua trận địa pháo hai lần thì Thắm cũng tì m cách  để đừng bộc lộ
Cái nghèo  của mình trước con mắt những chàng pháo thù. Mỗi buổi sáng đi học cô đều nán lại đi chậm một chút đợi cho các bạn đi rồi cô mới vội vã chạy theo để có lý do vụt nhanh qua cái « ải lửa » ấy
Nhưng Thắm có ngờ đâu chính điều ấy lại khiến Thắm được các chàng trai chú ý nhiều hơn. Và cái nghèo lại chính là «bà mối» dẫn anh ấy đến với Thắm.
Phải, chính anh chứ không là ai khác hiểu được lý do vì sao sáng nào Thắm cũng đi học muộn hơn các bạn một chút. Không biết rằng cách nào anh đã tìm biết được nhà Thắm. Rồi một buồi chiều, cũng vào một buổi chiều hè nắng chang chang như hôm nay, anh đã xuất hiện trước thềm nhà Thắm với một ôm lá ngụy trang trên tay. Mẹ vắng nhà. Thắm luống cuống mời khách vào nhà rồi định chạy đi đun nước mời nhưng anh đã mỉm cười chỉ ra chum nước mưa dưới gốc cau. Thắm chưa kịp can ngăn, thì anh đã múc- một gáo nước tu liền một hơi và khen ngọt, Rồi anh đi vào nhà, tự nhiên như đã quen biết Thắm tự kiếp nào!
—   Nhà cô mát mẻ quá. Cây cối hoa trái trồng vào tận sát hiên nhà như thế này là khoa học lắm. Vừa
mát lại vừa thoáng khí.   
—   Tại vườn nhà em hẹp quá nên phải tận dụng đất đai. Chứ... ai muốn để lá rắc vào tận thềm nhà...
—   Cũng có thể như vậy — Nhưng tôi thích như thế này. ở dưới quê tôi cũng vậy. Nếu cô có dịp xuống nhà tôi cô sẽ thấy những cây vải thiều rủ lá xuống tận thềm hề. Vào mùa vải chín, ngồi trong nhà cũng đã sực nức mùi trái cây rồi.
—   Thích nhỉ — Thắm bỗng thốt lên — Giá như nhà
em có một cây vải thì thích quá,

-   Khi nào có dịp ghé qua nhà tôi sẽ mang lên đây cho cô một cành vải chiết  để cô trồng vào chỗ kia kìa. Đấy, mấy cái khóm quất  ấy nên búng đi. Cái thứ ấy chỉ để làm cảnh. Đẹp thì có đẹp  nhưng ăn thì chua loét.
Đấy   , anh ấy đã xuất hiện như vậy. và rất tự nhiên, anh bước vào  cuộc đời Thắm tự lúc nào chẳng rõ. Đầu năm sau, anh mang lên một cành vải Thanh Hà và trồng đúng vào cái chỗ  mà anh mong muốn. Nhưng tiếc thay cây vải ấy đã  không sống được, mà anh thì không có thời gian  để về quê  mang lên một cây khác trông thay vào. Nhưng tình cảm giữa anh và Thắm thì ngược  lại , mỗi ngày một  nảy cành xanh lá. Học xong cấp ba, Thắm không xin thi đại học mà  đi học một  lớp  kế toán  ngắn hạn về phục vụ cho hợp tác xã . Nghề phụ mỗi ngày  một phát triển , hợp tác xã của Thắm đã có tới hơn trăm cái máy dệt thủ công. Hàng ngày Thắm vừa dệt vải vừa làm nhiệm vụ kế toàn của mình . rảnh rỗi lúc nào thì làm vườn. Những buổi rỗi rãi anh cũng vào làm vườn với Thắm. Bây giờ thì cả xóm ai cũng biết anh và biết đến mối tình của họ cũng chẳng cần phải giữ gìn ý từ gì nhiều. Họ đã bàn đến lễ cưới. Hai người dự định sẽ tiên hành giải quyết mọi thủ tục cho việc xây dựng gia đình vào mùa xuân năm tới.   
....


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 27 Tháng Bảy, 2015, 11:12:01 pm
...
Nhưng … đùng một cái đơn vị anh có lệnh chuẩn bị  lên đường ra mặt trận. nghe đâu như lần này các anh sẽ đi xa, rất xa.. Thắm buồn quá, khóc ròng suốt một đêm. Nhưng các anh ấy là bộ đội, biết làm sao? Nhưng ngày còn lại Thắm hối hả chuẩn bị những gì cần thiết cho anh khi ra trận, xa gia đình , xa sự  chăm sóc của Thắm. Thắm làm tất cả những công việc ấy chu đáo tận tụy như một người vợ chuẩn bị cho chồng đi xa.
 Và điều gì phải xảy ra đã xảy ra. Đêm cuối cùng, không ngăn được lòng mình, Thắm đã giữ anh ngủ lại với mình. Mẹ Thắm cũng không hề băn khoăn về việc ấy. Anh đã sống với Thẳm đêm đầu tiên, và cũng là đêm cuối cùng của một cặp vợ chồng.
Ngày hôm sau các anh hành quân. Mưa phùn. Gió bấc Rét đầu mùa như cắt da cắt thịt. Thắm đứng tựa, vào lũy tre nhìn theo đoàn xe kéo pháo khuất đần sau
 màn mưa.
Nhưng hóa ra các anh chẳng đi đâu xa, mà chỉ kéo pháo về xây dựng trận địa ở ngoại vi Hà Nội. Mấy tuần sau Mỹ mở chiến dịch tiến công thủ đô Hà Nội bằng B.52. Đêm đêm Thắm bôn chồn thao thức đứng bên thềm nhìn về phía thủ đồ. Lửa cháy rực trời. Đạn cao xạ, tên lửa, bắn lên đỏ trời. Tiếne bom rền từng loạt dài có lúc tưởng như bom đạn trùm ra tận cái làng nhỏ bên sông Đáy của Thắm. Nhưng nếu nó dội bom thẳng xuống đây có lẽ Thẳm còn yên tâm hơn. •
Một tuần lễ sau những đêm dữ dội ấy có một người đang đêm tìm về gặp Thắm. Người ấy chính là Tâm, bạn đồng hương của anh. Khi nhìn thấy Tâm hiện ra trước cửa, Thắm đã vụt hiều tất cả. Cô thét lên một tiếng, tiếng tên anh, rồi ngất lịm đi.
Nỗi đau khồ của Thắm tường như mỗi ngày một - lớn dần lên cùng với sự phát triền của cái thai trong bụng cô. Cô không hề nghĩ rằng mình đã phạm tội mặc dù làng xóm xì xào không ít, nhưng cô thương xót cho đứa trẻ sắp ra đời và cho số phận góa bụa của mình. Vài ba người bạn, có lẽ vì thương cô, khuyên cô đi nạo thai, nhưng cô kiên quyết từ chối. Cô sẵn sàng chấp nhận tất cả, bởi vì cô yêu anh. Đứa trẻ đang lớn dần lên trong lòng mẹ chính là biểu tượng của tình yêu ấy. cô không thể giết nó, cũng như không thể giết đi trong lòng tình yêu nồng cháy của mình. Suốt thời gian thai nghén, cô lầm lũi đi về, dũng cảm chịu đựng hết thảy mọi điều dị nghị, âm thầm chờ đứa trẻ ra đời.
Và cuối cùng nó đã ra đời. Bế đứa  bé còn đỏ hỏn trên tay Thắm đã hình dung tới một ngày nào đó đứa con trai của anh sẽ lăng xăng chạy dưới gốc những cây vải thiều chín mọng bi bô cười nói. Thắm đã đặt tên con là Thanh Hà, để tưởng nhớ đến vùng đồng bằng trù phú đầy hoa trái của quê anh mà cô vẫn hằng mong có một ngày đươc về thăm. Bé Thanh Hà càng lớn càng giống anh như lột khiến Thắm vợi đi bao nỗi buồn đau. Cô viết thư về quê báo tin cho mẹ chồng và gia đình nhà chồng, đinh ning sẽ nhận được những lời an ủi nhưng khong ngờ chỉ có thư đi mà chẳng thấy thư về. Mấy lần Thắm định liều về quê chồng nhưng cuối cùng phần vì con nhỏ, phần vì không hiểu gia đình nhà chồng nhìn nhận mình ra sao nên cô lại thôi không dám đi.
Cho đến năm bảy mươi sáu. Tâm bạn của anh mới từ miền Nam về. Sau khi hiểu rõ sự tình anh vội vã lên thăm Thắm và bé Thanh Hf. Gặp Tâm, Thắm xiết bao vui mừng nhưng cũng xiết bao buồn tủi. Cô hiểu rằng gia đình nhà chồng không muốn nhìn nhận mình, không dám nhìn nhận cả đứa trẻ chỉ vì sợ ảnh hưởng đến thanh danh của anh ấy và gia đình.
-   Chị cứ đưa cháu về đi – Tâm khuyên Thắm như vậy- Chỉ cần nhìn thấy cháu Hà là bà cụ sẽ hiểu ra mọi điều. Ở quê tôi, quan niệm phong kiến vẫn còn rơi rớt, có nơi còn khá nặng nề, nhưng nói chung thế
 thái nhân tình cũng không đến nỗi nào đâu. Những tình cảm chân thực vẫn có  sức mạnh. Rồi mọi người sẽ hiểu chị thương chị. Tôi tin là như vậy.
Nghe lời Tâm, Thắm đồng ý vè Thanh Hà thăm mẹ chồng. Nhưng lần đầu tiên chị-quyết định hãy đì một mình. Chị không muốn dùng đứa con làm «lá chăn» để biện hộ cho mình. Chị tin ở tình yêu của mình, vả lại nếu tình hình không tốt đẹp thì chỉ mình chị phải hứng chịu sự ghẻ lạnh mà thôỉ, chị không muốn con mình phải tủi hổ dù nó còn thơ dại. Cuộc đi đầu tiên của chị đã ít nhiều thành công, nhưng chưa được như ý chị mong muốn. Đầu năm sau Tâm điện lên cho biết mẹ chồng chị ốm nặng. Chị vội vã thu xếp đi ngay, nhưng vào phút chót bé Hà cũng ươn mình, bà ngoại của Hà nhất định không cho đi theo. Thế là Hà  phải ở lại, chưa về thăm quê nội được. Suốt một tháng trời Thắm đã săn sóc me chồng, tận tình chu đáo như bất kỳ một người con dâu hiền thảo nào. Làng xóm bắt đầu hiểu chị, hiểu mối tình của chị, họ hàng bắt đầu thừa nhận và coi chị như người ruột thịt thân tình. Ai cũnq trách chị không cho bé Hà về thăm quê nội, thăm bà con họ hàng.
Chị hẹn đến mùa vải chín năm sau. Nhưnq năm sau chị lại được cừ đi học một lớp đào tạo cán bộ. quản lý kinh tế mười tám tháng. Thế là lại hai mùa vải
chín đi qua.
Cho đến tận mùa hè năm nay... Chị chuẩn bị cho cuộc đi này khá chu đáo và đầy đủ. Trong những ngày chị còn học ở trường, anh Tâm thỉnh thoảng cũng ghé lên chơi, giúp chị hiều biết thêm đôi điều về quê hương Thenh Hà. Cho đến một lần, sau nhiều đắn đo, Tâm đã khuyên chị nên về ở hẳn Thanh Hà. Bà cụ đã già yếu, cần phải có người chăm nong, săn sóc. Rồi còn nhà cửa, vườn tược chẳng có ai trông nom. Vả lại.. Vì sao anh ấy cứ nhất định không chịu lấy vợ nhỉ?


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 28 Tháng Bảy, 2015, 07:32:14 pm
III
Chiếc xe công nông đỏ chói đã xuất hiện trên CON ĐƯỜNG trải đá từ quận lỵ Thanh Hà lên. Thắm mừng rỡ nhưng cũng không khỏi bật cười khi nhìn thấy Tâm ngồi ngất nghểu  trên ghế lái. Đến bây giờ Thằm mới hiểu vì sao cu Hà không muốn ngồi xe công nông. Chẳng lẽ Mẹ con minh sẽ ngồi  trên cái rơ-móoc phía Sau kia mà Về Thanh Hà, sẽ tha hồ cho làng xóm người ta cười.
Cái anh chàng này kể cũng liều mạng. Nhưng... biết làm ao? Ngượng một tý... vẫn còn hơn là đi bộ, Thắm tự nhủ thầm như vậy và cầm nón lên vừa vẫy vừa gọi rối rít, khi chiếc xe vừa đến ngang chỗ mẹ con cô ngồi

Tâm dừng xe, nhầy xuống và toét miệng cười
—   Xin lỗi hai mẹ con ! Tôi ra hơi muộn một chút
vi sáng nay các ông ở huyện về kiểm tra. Họp dai qúa.
Thắm ngước nhìn Tâm, định trách một câu nhưng khi thấy anh mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tay chân đầy dầu mỡ chị lại không nỡ.
Tâm bước tới nhin thấy cu Hà Vẫn ngủ mê mệt liên hỏi:
—   Cháu nó mệt sao, chị Thắm ?
—    Không, có lẽ tại… đêm qua cháu thức khuya quá. Được về thăm quê, cu cậu mừng quá, lục đục suốt
Họ im lặng ngồi dưới bóng cây một lúc lâu, không ai nỡ lay thức đứa trẻ. Trời vẫn nắng nhưng đã bắt đầu hây hẩy gió, không gian như chùng lại đôi chút. Thắm cảm thấy nhẹ nhõm hẳn, tâm trí trở nên thư thái hơn.  Cô định nói với Tâm một điều gì đó nhưng tự nhiên lại quên bẵng. Mình đâm ra lẩn thẩn rồi sao nhỉ?
A, phải rồi, mình định kể cho anh ấy nghe về cái bận cu Hà bị lên đậu lào hồi tháng ba vừa rồi. Lần đâu tiên nó bị cái bệnh ấy, mình chẳng biết lối nào mà lần, thấy nó sốt cao cứ sợ cuống cả lên. Cho uống thuốc gì cũng không thấy hạ sốt. Cuối cùng bà cụ Nhang, mắt mũi đã  kèm nhèm qua chơi, mới bảo là nó bị đậu lào.
Rồi chỉ một nắm trầu không, một búi tóc rối tẩm dầu hỏa, bà cụ đánh lưng nó lên, chà sát một hồi thì tất cả các nốt đậu lào hiện ra đầy chi chít như hạt kê. Nhổ hết một lượt đến chiều thì cu cậu hạ sốt, hôm sau đã khỏi hẳn. Tài thật! Nếu không biết, cứ để nó sốt mãi thì nguy ấy chứ đùa được à ?
—   Lần này Thắm về được lâu không ?
—   Khoảng chục ngày thôi, anh Tâm ạ...   '
—   Thế — Tám bỗng ngập ngừng — Thắm có định về đây với bà cụ không ?
—   Có lẽ phải đợi đến khi nào em bốc mộ cho bà cụ trên ấy xong rồi mới quyết định được.
—   Dịp ấy thế nào tôi cũng sẽ lên.
—   Vâng — Thắm mừng rỡ nói tiếp — Anh lên trông nom giúp em thì tốt quá. Với lại dịp ấy các anh trai em cũng về đủ cả, em thưa chuyện với các anh ấy luôn
một thể.
Nghe Thắm nói vậy ánh mắt Tâm như lấp lanh những tia vui . nhưng anh chưa biết phải nói tiếp với Thắm như thế nào ? Có lẽ phần ấy phải nhờ tới sự chi viện của bà nội cu Hà. A, mà cu cậu dậy rồi đây này. Bé Hà mở bừngg mắt, ngáp một cái, ngơ ngác nhìn mẹ rồi lại nhìn người khách lạ.
-   Đây là chú Tâm đấy con! – Thắm mỉm cười rồi nói với con.
-   Thằng bé ngồi hẳn dậy và nhìn thấy chiếc xe công nông.
-   Chú lái cái xe này à?
-   ừ, chú lái xe này đấy. Cháu thấy thế nào?
-   Cháu chả thích ngồi cái xe ấy đâu.
-   Nhưng về nhà xa lắm, đi bộ thì không biết bao giờ mới đến nơi.
Chú bé ngước nhìn mẹ như muốn hỏi có nên ngồi lên đầu chiếc xe ấy mà về quê hay không. Bình thường thì tuy có hơi đau đít một chút, chú vẫn cứ thích ngồi trên chiếc xe như thế kia mà diễu một vòng quanh xóm. Nhưng đấy là ở quê ngoại, còn bây giờ mình về quê nội, tư thế nó phải khác đi chứ! Dường như hiểu ý Hà, mẹ mỉm cười gật đầu:
-   Phải đấy, mẹ con ta không thể đi bộ về quê được đâu. Thôi, ta cứ ngồi tạm lên đó cho chú Tâm kéo. Về tới gần làng thì ta xuống đi bộ, ai biết đấy là đâu!
Bé Hà gật đầu ngay. Chú thấy mẹ thật là tuyệt, bao giờ cũng tìm ra những cách gỡ bí rất đúng lúc.
Thắm sắp xếp lại đồ đạc rồi dắt con ra xe. Không cần mẹ giúp đữ, chú bé cũng leo lên được thùng xe, 

Chú tự hào về điều ấỵ, và dường như muốn nói với chú  Tâm rằng thực ra chú cũng chẳng đến nỗi bé bỏng
Lắm đâu.
Chú Tâm ngồi lên ghế lái. Chiếc xe nồ mảy ầm ĩ một hồi rồi bắt đầu khệnh khạng lăn đi. Chú bé hát lên một tiếng gì đó rồi cười như nắc nẻ. Thắm cũng mỉm cười theo   và thầm   nghĩ, cuối cùng   thì mình cũng đã đưa được bé Hà về   nơi chôn rau cắt rốn của cha nó. Nhưng nếu   biết mẹ   con mình được   đón rước theo kiểu này hẳn anh ấy cũng phải bật cười.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 30 Tháng Bảy, 2015, 06:50:43 pm
IV
Suốt buồi chiều hôm ấy nhà cụ Thông lúc nào cũng tấp nập kẻ ra người vào. Bé Hà trờ thành một nhân  vật cực kỳ quan trọng. Ai cũng muốn được lại gần chú để hỏi han vài ba câu. Mỗi người tới thăm mẹ con  Thắm đều mang tới vài chục vải thiều gọi là chút quà  quê hương. Chỉ một lát Bé Hà đã có một rồ đầy  vải chín. Tuy vậy, Hà vẫn chưa đụng đến quả nào.
 Chẳng gì .. chú cũng đang là một vị khách quí. Khi nhìn thấy chú,   ai nấy đều trầm trồ :   
—   Trời    ơi! Cái thằng sao mà giống bổ như lột?
   Đúng là con trai Thanh Hà !
    Bà cụ nhà này vẫn còn dày phúc lắm nên trời phật mới ban cho một thằng cháu đích tôn kháu khỉnh thế này.
Bà nội vừa nhai trầu móm mém vừa gật đầu lia lịa đề đáp lại những lời chúc mừng của bà con họ hàng làng xóm. Bé Hà không mấy khi được rời lòng bà, hễ ai bế Hà lên hôn   hít vài cái la bà lại vội. đón lấy:
 — Xin lỗi bà (hoặc ông)... Đi tầu Xe đường sá xa. xôi con trẻ nó đang còn mệt.
 Thắm ngồi đun nước  dưới bếp, thỉnh thoảng mới có dịp ló mặt lên nhà trên để nhận những lời bà con khen ngợi đứa con trai bé bỏng của mình. Mỗi lần được khen, chị lại ngước nhìn lên bức ảnh của  anh trên bàn thờ và như thấy anh đang mỉm cười với mình. Chị biết anh hài lòng. Nhưng dường như biết vậy nên một nỗi buồn sâu xa, thấm thía chợt dấy lên trong lòng chị. Cũng may chị ngồi dưới bếp nên không mấy ai được biết rằng mắt chị đỏ hoe lên thế kia là vì chị đã khóc chứ không phải vì bị  xông khói.
 Phải tới xế chiều người ra kẻ vào mới tạm vãn. Thắm vừa định xếp dọn lại nhà cửa thì bà cụ vội giục:
-   Mẹ thằng cu đi mà tắm gội một chút cho nó mát mẻ. Mẹ mới mua một ít bồ kết treo trên gác bếp ấy.
Bé HÀ vừa  được “giải phóng” liền lẻn ngay ra sân, chạy tới bên gốc vải thiều  của bà nội, ngước nhìn lên. Mặc dù đã có cả  một rổ vải thiều trong nhà kia, nhưng Hà vẫn muốn được leo tót lên cây vải của bà nội, tự tay hái  một vài trái. Vải thiều của bà nội  chắc phải  ngọt hơn nhiều. Dường như hiểu ý cháu, bà cụ mỉm cười âu yếm:
-   Đấy… cái cây ấy là thằng bố mày nó trồng đấy. Nào, đưa bà công kênh lên mà trẩy vài quả ăn thử xem có ngọt không nào:
-   Bố Thông cháu tròng cây này hả bà ?!
Ừ ! Nào, bà công kênh nhé. úi giào ! Mày mà về muộn một chút nữa thì bà đi ngủ với giun rồi
chứ còn gì?
Giữa lúc bà cháu đang líu   ríu   bên   nhau thì Tâm
đến- Hà định leo lên lưng   bà,    anh    liền   nhẹ   nhàng
bước tơi nhấc bồng chú bé lên:
   Thế này cơ! Để chú giúp   một    tay,   chứ   ai lại
Bắt  bà công kênh. Lưng bà bắt đầu còng rồi đấy.
. — Không, không- Thằng bé vừa giẫy, vừa   hét   váng
lên Bà nội công kênh cháu cơ ;
—   Thôi- thôi - Cha cái thằng bố mày. Bà   cụ   vừa
nheo mẳt cười vừa đón lấy cháu. Anh cứ mặc cháu
kẻo nó la vỡ làng bây giờ. Nào, được chưa? Với tới không cháu ?
—   Tới. rồi — Hà reo lên — hí ! Nhiều quá. Nhiều quá
quá mẹ ơi.
Thắm đang gội đầu bên thềm hè cũng phải ngẩng lên nhìn. Bất chợt chị bắt gặp ánh mẳt của Tâm đang nhìn mình. Trong cái nhìn của anh có cái gì đó khiến chị thoáng rùng mình. Cái nhìn thật giống cải nhìn của anh ấy hôm nào khi anh bước tới bên thềm hè nhà Thắm. Cải mùi hương cây trái hôm nào anh đã say sưa kể với Thẳm, như chợt ùa tới, thấm vào từng chân tơ kẽ tóc, thấm sâu vào tâm hồn Thẳm. Đã có lần Thẳm mơ màng được nằm hóng gió bên thềm nhà anh rồi ngủ im đi giữa những làn hương ngọt ngào nồng .say của ây trái, cỏ hoa đất Thanh Hà. Tất cắ bây giờ đã trở thành hiện thực. Duy chỉ có anh, người vun trồng giác mơ hạnh phúc ốy cho Thắm là vẳng mặt. Con anh đang ỉn trái cây anh trồng, Nó cười nỗi riu rít, vô tư thế kia, liệu mai sau nó có hiểu hết tất cả những nỗi đắng cay mà cha mẹ nó đã từng trải qua không nhỉ.
Những ý nghĩ  ấy khiến Thắm lặng người đi. Chiếc lược đang cầm trên tray chợt rơi xuống đất. còn anh dương như với sự nhạy cảm đặc biệt của tâm hồn người lính, anh đã nhận ra sự xao động ấy trong lòng Thắm. anh lặng lẽ ngồi xuống bên thềm một lát rồi đứng dậy xin phép ra về. Bà cụ cố nài anh ở  lại ăn cơm với gia đình nhưng anh nhất định từ chối, nói thác rằng phải về chuẩn bị vài việc cho buổi họp tối nay của chi bộ.
 Buổi tối anh không trở lại.
Mười một giờ khuya. Bà con đến chơi bời thăm hỏi đã  về hết. nhưng anh vẫn không tới. mẹ con Thắm trải chiếu ra thềm hè nằm hóng gió. Trăng sáng vằng vặc. Những cành vải  thì cứ trĩu quả la đà trong ánh trăng rủ bóng xuống bên thềm như muốn ôm ấp mẹ con Thắm. Hương đêm ngọt lịm . Những làn hương ngọt ngào mềm dịu ấy khiến cho Thắm không làm sao ngủ được . Chị thức trọn đêm với kỷ niệm, với mùi hương cây trái của quê anh.
Thanh  Hà 1982 -1984


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 13 Tháng Mười Một, 2015, 09:26:26 pm
NGƯỜI BUÔN RÊ-BẮK

Sìu-pui hăm hơ bước trên con đường rợp bóng tre  lồ ô.   Anh cứ nhằm hướng cây Pơ-lạng cao vứt bước tới. Đó là buôn Rê-bắk của anh. ở đó có những mái nhà thân yêu của dân làng, có khu nhà mồ với những bức tượng gố không hiểu có từ bao giờ mà đã lên nước bóng loáng; ở đó có đám trai làng, bạn bè thân yêu của anh từ khi còn cùng nhau ở trần suốt ngày hò hét, đuổi nhau dưới gốc cây Pơ – lang; Ở đó còn có Y – May.. Hà,không biết Y – May hồi này ra sao rồi? còn nhớ tới Sìu-pui luôn hay không, hay lại mải vui mà quênmất cả người bạn cũ này rồi. Người Gia – Rai không mau quên thế đâu, người buôn RÊ-BẮK lại càng không mau quên. Cái gì cần phải nhớ, thì sẽ nhớ suốt đời, rồi truyền cho con cháu nhớ nữa.
Buôn Rê-bắk có hơn trăm cây pơ-lang, mà cái tuổi cuả nó còn nhiều hơn cả tuồi của già Kôi, ông già nhiều tuồi nhất buôn Rê-bắk, cỏ mái tóc trắng như mây ngà giọng nói vang như chiêng. Không biết lần này về thăm buôn, Sìu-pui có còn gặp già Kôi nữa không? Hôm tiễn Sìu-pui và đám trai làng lên đường đi bộ đội giải phóng, già Kôi đã nói: «Bao giờ cái núi, cái rừng của ta hết Mỹ-ngụy, con cháu ta đi đánh giặc trở về buôn Rê-bắk đủ cả, ta mới chết».

Buôn Rê-bắk kia rồi. Đứng dưới gốc những cây Pơ- lăng kia có thể nhìn thấy những con đại bàng đất bay về nói Chư – Pông vào mỗi buổi chiều, và nhìn thấu con nước Iamơuốn lượn mềm mại dưới thung lũng. Buôn Rê- Bắk, mảnh đất quê hương gắn bó với Sìu –Pui bằng bao kỉ niệm. Những năm đi đánh giặc dù ở đâu Sìu- pui vẫn nhế buôn làng. Cái nhớ của Sìu- pui nhiều lắm nhiều như những chặng đường mà Sìu-pui đã đi trong những năm đánh giặc.
-   Khoan, hãy chặm bước thôi, buôn Rê- Bắk đã ở trước mặt ròi, cần chi phải vội vàng. Sìu- pui tự nhủ như vậy và chậm bước, rồi dừng hẳn lại dưới một lùm tre lồ ô bên này sườn đồi đối diện với buôn Rê- Bắk hiện ra trong nắng chiều, lòng anh dịu lại, những ký ức xa xăm lại như một con ngựa hăm hở gõ móng trở về những nẻo đường xưa cũ.


Đó là một đêm cuối tháng. Trời tối đen như đang ở trong hũ. Làng đã bị đốt từ hồi chiều. Mỹ ngụy càn  lên dồn dân xuống ven đường 19 lập ấp chiến lược. Già Kôi dẫn dân làng chạy vào rừng, Mỹ ngụy không dồn được dân, chúng đốt buôn Rê-bắk thành tro. Trên nền tro đẹp, người buôn Rê-bắk lại theo già Kôi trở về tụ tập dưới gốc những cây pơ-lăng.
—   Đốt lửa lên!
Già Kôi ra lệnh. Lửa bập bùng cháy. Khuôn mặt già Kôi ẩn hiện trong ngọn lửa cà-boong. Một con gà được mang đến. Mắt già Kôi quắc lên, con rựa sáng loáng trên tay già vung lên. Cái đầu gà đứt phăng. Tiếng già  vang như chiêng.
—   Người buôn Rê-bắk thề không chịu sống với Mỹ - ngụy, thề không vào ấp chiến lược.


Ngay trong đêm ấy, buôn Rê-bắk chuẩn bị chiến đấu. Nhưng nửa con trăng sau Mỹ — ngụy mới lại càn lên. Mười thằng trúng tênAkam - ( Tên A kam: tên tẩm thuốc độc) ở khu rừng đen, Năm thằng xóc chông ở đầu con nước Iamơ. Bảy thằng trúng thò ở ngay lối vào buôn Rê-bắk. Giặc lại vào được làng nhưng làng vắng teo. Không có người, không có heo, gà, không có lúa gạo. Giặc ức lắm đốt luôn buôn Rê-bắk lần nữa rồi bỏ đi.
Người buôn- Rê-bắk vào sâu trong núi, sát biên giới Việt ~ Miên lập làng bí mật và bắt đầu một cuộc sống mới. Con tria đi du kích, đi bộ đội giải phóng; con gái đi giao liên, đi tải đạn, tải gạo cho bộ đội. những người không bận “việc cách mạng” thì làm rẫy, làm nương.


Đêm đêm bếp lửa bập bùng già Kôi lại kể cho đám thanh niên mới lớn lên những bài khan không hiểu có  từ bao giờ về những vị thần núi, thần sông, và tất cả những vị thần đó không hiểu vì sao đều có nguồn gốc, đềú là tổ tiên của người Gia-rai, thậm chí có vị, theo lời kề của già Kôi, còn được sinh ra ở chính buôn Rê-  bắk nữa. Những câu chuyện ấy già kề mãi, kể mãi, đến nỗi Sìu-pui đã thuộc lòng.
Bàn tay tội ác của giặc thĩnh thoảng vẫn thò ra tận đây. Xe bay (Xe bay: máy bay, cách gọi của đồng bào Tây Nguyên.)  của chúng chà xác rừng, quạt gió, gọi loa, ném lựu đạn, bắt người làm rẫy. Những người bị địch chụp bắt đưa về các ấp chiến lược, được chúng cho gạo muối, áo quần đề mua chuộc, dụ dỗ. Nhưng chỉ dăm  bữa, nửa tháng họ lại luồn rừng trởvề làng. Cũng có những người không còn trở về làng được nữa, trong số đó có ông Sìu Tang, cha của Sìu-pui. Chúng bắt được ông và một số bà con trên rẫy, những thằng Mỹ mặt đỏ râu đỏ như đít con khỉ, gí súng AR 15 bắt họ lê xe bay bay đi. Đến một rẫy khác chúng lại xà xuống, nhưng không hạ cánh mà xả súng bắn những người đang làm rẫy rồi cười hô hố. Nhìn thấy cảnh ấy đôi mắt ông Sìu – Tang như bốc lửa, ông hét lên một tiếng như hổ gầm rồi lao đến ôm lấy thằng Mỹ đang đứng chống súng bên cửa máy bay. Cả hai người từ trên trời rơi xuống trước con mắt kinh sợ của mọi người.
NĂm ấy Sìu-pui mới được mười sáu cái mùa rẫy (mười sáu tuổi).
Nhưng Sìu-pui không khóc, mà đến gặp già Kôi.
—   Già Kôi à!   Nếu già không cho tôi vào du kích thì tôi sẽ đi đánh  “a dắt” (giặc) một minh đó.
Gìa Kôi suy nghĩ một lát rồi gật đầu.
—   Phải đó ! Con phải vào du kích thôi, Sìu-pui à.
Nhưng du kích nó chưa có cái súng phát cho con đâu. Ta cho con cây ná này để con đánh giặc.   
Sìu-pui run run đón cây ná già Kôi trao cho. Đó là cây ná nổi tiếng già Kôi đã dùng để hạ gần chục con hổ và không biết bao nhiêu là thú rừng. «Thằng Mỹ” thằng ngụy không mạnh được bằng con hổ, không nhanh được bằng con hươu, con nai, nó sẽ chết nhiều đấy”.  Sìu-pui nghĩ vậy và chạy về bảo mí (Mẹ) đi rừng lấy nhựa cầy sui về cho mình làm tên A kam.
ở buôn Rê-bắk lúc đó còn có một đứa con gái cùng tuổi với Sìu-pui tên là Y May. Y May thù giặc Mỹ hơn
cả Sìu –piu. Cha mẹ Y May đều bị Mỹ - Ngụy  bắn chết cả. Y May cũng đến gặp già Kôi xin vào du kích nhưng già  Kôi chỉ xoa đầu Y May và nói:
-   Con còn nhỏ lắm, Y May à.
Y May lắc đầu :
-   Không cái tuổi của con bằng nhau với cái tuổi của Sìu – pui mà.
-   ờ , đúng thế. Nhưng con là con gái, Y May à.

Y May  bặm môi, suy nghĩ một lát rồi nói:
-   cán bộ bảo làm cách mạng con trai bằng nhau với con gái, già Kôi quên rồi.
già Kôi cất tiếng cười lớn, bộ  ngực đen bóng như đồng hun rung lên.
-   À há! Khá lắm.con giỏi hung. Y May à. Nhưng con chưa vào du kích được đâu. Làng ta chưa có con gái duy kích. Hay con đi giao liên, làm giao liên cũng là giết giặc, cũng là công tác cách mạng đó.

Thế là  Y May đi làm giao liên của huyện. hôm rời buôn Rê- bawsk ra đi Y May gặp Sìu – pui ở ngoài con nước Iamơ. Sìu – pui nheo mắt cười.
-   Y May đi làm giao liên à? Phải đấy,con gái không làm du kích được đâu.
Y May tức lắm, có cái gì nghèn nghẹn nơi cổ. lát sau Y May mới nói  được một câu:
-   Mình sẽ đánh giặc bằng nhau với Sìu- pui không thua đâu.
-   Sìu – pui lắc đầu:
-   Thua đấy!  nếu Y May đánh giặc giỏi hơn mình, mình sẽ cho Y May cái quyển sách có hình Book Hồ.





Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 14 Tháng Mười Một, 2015, 09:19:33 pm
Đó là một cuốn lịch giải phóng trên trang đầu có in một tấm hình của Book Hồ, vật quí nhất đời của Sìu-pui do một anh bộ đội giãi phóng tặng. Chỉ vào những lúc vui nhất Sìu-pui mới chịu mở ra cho  mọi người coi một chút .Nếu mình có cái quyển sách  ấy  thì hay hung » Y-May nghĩ thế rồi hỏi lại -
— Cho thiệt chứ ?
   Cho thiệt. Siu-pui không biết nói dối đâu.
 — Nhớ đó Siu-pui à.   
Nhớ.
Thế là Y-May lên huyện làm giao liên.. Những ngày đầu Y-May chỉ được phân công làm những việc nhu nấu cơm, hái rau, làm cỏ rẫy... Cuộc sống chẳng có gì thay đôi, thậm chỉ còn buồn  tẻ hơn khi còn ở nhà. Y May buồn lắm. Nếu Sìu-pui biết mình đi cách mạng mà chỉ hái rau, nấu cơm sẽ cười chết. Ngán quá, Ý May suy nghĩ một đêm rồi sớm hôm sau lên gặp bác Tư huyện ủy.
—   Cho mình về buôn Rê-bắk thôi, cán bộ Bác Tư à.
 Bác Tư  ngạc nhiên ngước nhìn Y May !
—   ủa, có chuyện chi vậy Y-May ?
Y-Maỵ vân vê nếp áò rồi nói nhỏ :
—   ở đây buồn nhiều, chì nấu com, hải rau làm cỏ rẫy thì mình về buôn thích hơn,
Bác Tư hiểu ý, bảo Y-May ngồi xuống rồi ôn tồn giảng giải :
— Y-May à, làm cách mạng cũng như dựng cái nhà, có người cắt lá, có người dựng cột, có người đan  phên. Nếu ai cũng đòi dựng cột thi chẳng bao giờ xong cái nhà đâu, Y – May mới lên chưa quen công việc mới tạm phân công làm những việc dễ. Rồi  Y – May còn phải học nhiều.
 

Nghe cán bộ Tư giải thích đôi mắt Y - May vụt
Sáng.
— Mình có được học bắn cái súng không
— Học bắn súng. Học viết chữ. Hợc nhiều nữa chứ Y - May
— Vậy thì mình không về buôn Rê-bắk nữa đâu.
Bác Tư huyện ủy phân công cô Cúc thư ký văn phòng của huyện dạy Y-May học chữ và làm quen với việc đưa công văn thư từ. Đồng chí Lâm cần vụ dạy Y-May bắn súng, ném lựu đạn. Là một cô gái thông
minh, có trí nhớ rất tốt cho nên chỉ mấy tháng Y May đã đọc được chữ ghi trên bì cộng văn thư từ để biết

đưa đến xã nào, buôn nào. Y-May cũng đã biết bắn súng.
Thỉnh thoảng, có những chuyến công tác quan trọng chị Cúc lại cho cô mượn khẩu AK của chị. Đó là những ngày vui nhất. Y-May khoác súng trên vai ríu rít ra đi, vui như con chim rừng.
Một hôm, Y-May nghĩ ra một điều hay hay. Cô viết cho Sìu-pui một bức thư. Nội dung như sau :
Sìu-pui à, đã xa Sìu-pui gần một mùa rẫy rồi nhưng mình vẫn nhớ buôn Rê-bắk, nhớ Sìu-pui nhiều. Mình nhớ Sìu-puỉ đã hứa cho mình quyển sách cổ hình Book HỒ khi nào mình đánh giặc giỏi hơn Sìu-pui. Mình biết Sìu-pui đã giết được nhiều giặc Mỹ, giặc ngụy. Mình chưa bằng với Sìu-pui về cái thành tích đánh gịặc. Nhưng mình đã học được cái chữ, đã biết bắn cái súng, mình làm giao liên được cán bộ Tư khen. Mình
Sẽ giết được nhiều giặc để lấy cái quyển sách có Shình Book Hồ củaSiu-pui, Sìu-pui hứa rồi mà. Sìu – pui khỏe luôn như con voi đầu đàn của buôn Rê – bắk để giết được nhiều giặc. Nhớ Sìu-pui nhiều rồi đấy, nhưng cả bạn bé buôn Rê-bắk nữa »,
Li thư đến tay Siu-pui khiến anh vô cùng lúng túng. Anh xoay ngang, xoáy ngửa tờ giấy mà vân chỉ thấy loằng ngoằng. Sìu-pui vò đầu bứt tai. « Mình không biết cái chữ, mắc cỡ quá. Làm sao biết Y-May nói gì  trong cái giấy này ? » Cuối cùng Siu-pui đành phải tìm  xã đội trưởng Nhing.
—   Nhing à, đọc hộ mình xem Y-May nói gì trong đó.
Nhing cầm lấy bức thư, cười lớn :
—   Giàng ơi ! Y-May đòi Sìu-pui lên huyện cưới rồi mang Y-May về buôn Rê-bắk,
—    Không phải thế đâu.
Xã đội trường nhìn vẻ mặt nhăn nhó khổ sở của Siu-pui, không nỡ đùa daỉ, bèn cầm lá thư lên lầm nhầm đánh vần từng chữ rồi đọc to lên. Vất vả một hồi, Nhing cũng đọc xong lá thư. Sìu-pui thở phào, cười hinh hích*
— Y-May không lấy được cối qmyèn sổch có hình Bóok Hồ của Sìu-pui đâu. Y-May chì mới học được cái
chữ chứ chưa giết được thằng giặc nào. Mình cũng sẽ  học cái chữ. Học cái chữ khó bằng học bắn cái súng khó không Nhing ?v
Nhing nghĩ một lát, rồi nói : — Khó hơn đấy! Sìu-pui lắc đầu :
    Không sợ ! Khó mà Y-May học được 'thì Sùi-pui cũng học được thôi.
*
Bây giờ thì Y-May đã quen với công tác của mình rồi. Cô như con thoi đi hết xã này qua xã khác. Y-May thuộc những con đường mòn, những con đường bí mật trong rừng như thuộc lòng bàn tay mình vậy, Nhiều lần Y May còn mang được cả truyền đơn, tài liệu vào tận các ấp chiến lược giao cho các cơ sở bí mật. Y- May nghĩ ra rất nhiều cách dấu tài liệu, có lần cô nhét- truyền đơn, tài liệu vào những quả bầu khô bỏ vào gùi, để mấy bầu đầy nước lên trên rồi đàng hoàng gùi qua mặt bọn lính bảo an. Lừa được thằng địch Y-May thích- lắm. Càng ngày Y-May càng yêu công việc của mình,- nhất là những khi cô đến gặp những cơ sỡ bi mật. Họ chờ đón cô như chờ đón chim Kơ-tía báo tin vui mỗị khi mùa lúạ chín. Y-May lên đường vào mỗi buổi bình minh, có chim rừng líu lo chào đón, cỏ hoa E-dang nở trắng bên bờ suối. Y-May đứng lại, soi bóng mình trên dòng suối trong xanh, con suối mĩm cười róc rách. Y May biết mình ngày càng xinh đẹp. Cái đầu Y May cũng ngày càng sáng ra. Y-May đã được học tập nhiều về cách mạng của cả miền Nam và Y-May biết minh chỉ là một- chiếc lá trong rừng, nhưng mỗi chiếc lá đều phải xanh thì cánh rừng mới đẹp.
Y-May phơi phới vươn lên. Y-May đang xanh, tươi- cùng với mùa xụân cách mạng.
Rồi Y May được kết nạp vào Đoàn thanh niên nhân dâ cách mạng. Cô định viết thư cho Sìu -pui biết tin vui đó thì bỗng nhận được thư của Sìu- pui , Sìu –pui đã viết được cái chữ rồi, điều đó khiến Y May vui. Nhưng chữ Sìu –pui xấu quá đi thôi, nó bò lổm ngổm trên trang giấy như đá cuội dưới lòng suối cạn. nhưng rồi Y May cũng đọc được những dòng “đá cuội” đó:
“ Y- May à! Mấy con trăng rồi không thấy Y – May về buôn Rê – bắk. Sìu – pui nhớ lắm đó. Nhớ như khi đi nương quên mang cái tẩu hút ấy. hôm nay Sìu –pui được kết nạp vào đoàn nên viết cái giấy cho Y – May  biết. Chắc Y – May chưa vào Đoàn, cán bộ Tư nói Y – may tốt lắm, chắc cũng sắp được đấy. thế là Y- may thua Sìu –pui cái thành tích vào Đoàn, cái thành tích giết giặc nữa. hết lấy được cái quyển sách có hình Book Hồ của Sìu –pui rồi nhé. Khi nào ghé về buôn Sìu –pui cho coi lại. Nhớ Y- may nhiều”
 
 Đọc thư của Shi-pui, Y-May vui lắm, vui vì Sìu- pui cũng đã được vào Đoàn, bằng nhau với mình. Cô, không dám nghĩ tới quyển sách có hình Book Hồ nữa.  Chắc Sìu-pui hơn mình mãi thôi. Chị Cúc thấy Y-May đọc thư xong cứ cười mủm mĩm một mình thì trêu:
— Y-May nhận được thư của người yêu phải không?   *   '
Y-May vội xua tay,
— Không phải ngứời yêu đâu. Bạn- đấy, người buôn Rê-bắk với nhau cả mà.   
Nói thế nhưng không hiểu sao mặt Y-May nóng bừng, rồi đỏ rân lên như bông pơ-lang buồỉ sớm. Y-
May chạy ào ra suổi, vóc nước suối rửa mặt rồi lại chạy ào lên nương. Mái tóc đen như mun của Y May xổ tung bay phấp phới trong giỏ. Lồng ngực Y-May phập phồng, căng ra hít thỗr bàu không khí mát mẻ, ngọt lịm.
Hôm nay núi rừng sao mà đẹp thế. Trời thì xanh, Hoa Chang rang nở vàng tực trên sườn đòi, chim Pơ- xe bay từng đàn, chuyện trò ríu rít. Lòng rạo tực, bồi hồi Y-May chạy một mạch lên đỉnh đồi đứng nhìn đăm dăm về hướng buôn Rê – bắk.
Cho đến một hôm,
Y-May lên đường vào lúc mặt trời vừa nhô lên khỏi đỉnh núi phía Đông, dọi từng luồng ánh sánh xuống nền  rừng dày lá khô và còn ướt sương đêm. Không khí trong lành của buổi sớm khiến Y-May bồi hồi rạo rực. bàn chân Y-May bước thoăn thoắt. Miệng Y-May  không ngớt tiếng hát. Y-May nhẩm lại bài hát chị Cúc vừa dạy tối qua. Bài hát nói về  hoa Pơ – lang. Lời hát thật hay. Người con gái Tây Nguyên đẹp như bông hoa Pơ – lang. Y-May ráng học cho thuộc, hát  cho hay để bữa nào ghé về buôn Rê – bắk  hát cho đám thanh niên nghe rồi Y-May lại nghĩ đến Sìu – pui. Sao chị Cúc lại bảo Sìu- pui là người yêu của Y-May nhỉ. Sìu – pui chưa nói yêu Y-May , chỉ nói nhớ, nói thương, Y-Maychưa bao giờ ngồi nghe  Sìu – pui thổi kèn A vớt, sạo lại gọi là người yêu.
Nhưng sao hồi này Y-may hay nghĩ đến Sìu-pui?
Lạ thiệt! Nhưng Y-may lại tự biện bạch, mình nhớ Siu-pui vì hai đứa chơi thân với nhau từ bé. Khi mình đi giao liên Sìu-pui bắt cái đầu mình phải nhớ đến luôn vì hứa cho mình cái quyển sách có hình Book Hồ chừng nào mình giết được nhiều giặc. Chỉ có Vậy, nhưng mỗi khi nhớ tới Sìu-pui, Y-mày lại thấy vui, thấy lòng mình rạo rực như vừa uống cả một bầu rượu nếp mới.  Chắc Sìu-pui cũng nhớ Y-may như thế. Thư Sìu-puì viết Y-may còn -giữ đâý. Sìu-pui nói nhớ Y-may như đi rẫy bỏ quên cái tàu hụt thuốc. Nhớ nhiều đấy. Bao giờ. Y May lại gặp Sìu-pui nhỉ?


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 14 Tháng Mười Một, 2015, 09:20:23 pm
Y-may đang vừa đi vừa suy nghĩ lung tung như vậy thì bông nghe tiếng động cơ ào ào lướt qua. Ngẩng lên Y-may thoáng thấy chiếc trực thăng «tàu quạt» lao xẹt qua đầu. Cô nép vội vào vạt rừng ven đương. Chiếc trực thăng lượn một vòng hẹp rồi xoáy vào con đường mòn Y-may đang đi. «Nó thấy mình rồi» Y-may nghĩ vậy rồi gỡ súng ra, lên đạn rốp một cái. Đã đôi ba lần Y-may đụng trực thăng nhưng chưạ lần nào đụng cái thằng tàu quạt này. «Nó định chụp mình đây ». Y-may chợt nghĩ tới bó tài liệu trong gùi.; Không! Nó không thề chụp nổi mình. Mình có súng mà !
Chiếc trực thăng lượn một vòng nữa rồi đột nhiên đứng xững trên đầu Y-may. Gió bỗng nổi ào ào. Rừng cây nằm oài, ngả nghiêng. Y-may có cảm giác như mình  sắp bị gió cuốn đi mất. Cô níu chặt gốc cây rồi chong  súng lên « Đừng có run nghe ! Phải cho nó ăn cáí đạn. Nhưng bắn trúñg nó có chết không ? không chết nó bắn  mình ngay. Rồi nó sẽ lấy mất tài liệu. Phải bắn ! Không! rơi chúng nó cũng phải sợ, bắn rồi mình tìm đường chạy». Y-may nghĩ vậy rồi chòng súng lên, nhằm thẳng vào cái khối sắt thép đen xì đang gầm rú ầm ào trên  đầu mình xiết cò. Khầu AK rung lên. Chiếc trực tháng: bỗng nháng lửa rồi rống lên những tiếng khác thường' Từ bụng nó khói tuôn ra phì phì. Nó thôi quạt gió rồi loạng choạng cất minh lên. «Mày ăn phải cái đạn rồi  » Y-may vui quá hét lên rồi xé rừng chạy ngược con đường mòn. Chiếc trực thăng loạng choạng, lết thêm một quãng và đâm sầm xuống sườn đồi đầy hoa chang rang bốc cháy đùng đùng. Ymay đứng sửng lại, tròn xoe mắt trước điều kỳ lạ ấy. Mọi việc diễn ra nhanh quá ! Bất ngờ quá. Cô đứng chết lặng, miệng lắp bắp «nó rơi ! có,thật nó chết rồi không? Có phải cái súng của mình bắn nó rơi không ? »
 
Y-may còn đang ngấn ngơ vi niềm vui quá bất ngờ thì bỗng nghe thấy tiếng reo :
   Trực thăng rơi rồi.
—   Xe bay ỉa ra lửá rồi !
Rồi bốn thanh niên từ trong khu rừng trước mặt lao ra, mặt mày ngơ ngác. Y-may nhận ngay ra người đi đầu bèn hét toáng lên.
—   Sìu-pui ! Xe trực thăng cháy rồi !
—   Cháy rồi ! cháy to hung.
—   Nó ăn phải cái đạn của ai đó ?
—   Mình bắn ! Y-may trả lời nhưng không còn tin lắm vào điều mình vừạ nói.
—   Thiệt à ?
—   Thiệt mà... Nó đứng quạt gió ngay trên đầu Y- may... Thế là- chì bắn có một loạt..
Bốn chàng trai cùng ồ lên một tiếng, Sìu-pui chạy lại, nắm lấy tay Y-may. ;
—   Y-may giỏi hung
Bỗng nghe thấy tiếng «cùng— cùng» từ xa vọng lại. Sìu-pui hét lên.
—   Chạy đi ! Pháo nó bắn tới ngay đó.
Rồi Sìu-pui cầm tay Y-may kéo chạy ào ào, Y-may cứ đề mặc cho Sìu-pui cầm tay mình kéo đi, chỉ khúc khích cười, mặc cho tiếng pháo địch nồ dồ dập, cay cú phía sạu lưng. Chạy một hồi, ra khỏi khu vực bị pháo kích họ dừng lại vừa thở vừa nhin nhau cười. Y-may vẫn như trong cơn mơ.
—   Nó rơi thiệt chứ Sìu-pui ?
Sìu-pui cười ha hả.
-   Rơi rồi! rơi một cái uỳnh, cả núi cả rừng nghe thấy,nhìn thấy.
-   Mẩy bạn thanh niên đều xúm lại chúc mừng Y-may
 
 
Sìu-la vui vẻ vỗ vai Siu-pui:   
— Mày thua Y-may rồi đó; Cho nó cái quyển sách có hình Book Hồ đi.
Sìu-pui vui vẻ gật đầu.
— Mình chịu thua rồi. Bây  giờ ta về buôn Rê – Bắk đi, mình chịu cho Y-may cuốn sổ đó!
Y-may ngước nhìn Sìu-pui bằng đôi mắt sáng rực
—   Mình chưa về được đâu. Đang đi công tác mà!
Sìu-pui thoáng buồn.ị   
—   Y-may không về được à? Sớm mai mình đi rồi,
—   Y-may ngạc nhiên hỏi:
—   Đi đâu
—    Đi bộ đội giẳi phổng; Mấy người đây cùng đi hết, Y-may ngước nhìn Sìu –pui vẻ trách móc.
— Sao không nói cho Y-may biết  trước? Định đi  luôn không gặp Y-may nữa à ?
Sỉu-pui lúng túng thanh minh.
— Đâu có ! Mình và mấy người đang định lên huyện ! tìm Y-may đó. Không gặp Y-may mình đi chưa vui đâu,
Sìu-la gật đầu cười:   — Đúng vậy ! Sìu-pui còn gặp Y-may để dặn Y-may đợi Sìu-pui về  cưới Y-may làm vợ mà.
Siu-pui vung tay lên định đấm cho Sìu-la một cái.
Mọi người. cười ồ. Y-may đỏ bừng mặt, la lên:
—   Đừng' nói thế ! Mình mắc cỡ hung rồi đó, Sìu-la xua tay;
—   Mắc cỡ chi ! Bạn cả mà. Người buôn Rê-bắk ai cũng bảo Sìu-pui với Y-may đẹp đôi lắm đó.
Y-may hứ một tiếng rồi quay đầu bỏ chạy. Sìu-puì đuối theo hét lớn.,
 
   y-may ! không ra coi xe trực thăng à ?
Y-may ngoảnh lại, đưa tay lên vẫy.
—   Không ! Mình đi công tác, muộn rồi! Tối mình quay về buôn Rê-bắk đấy.
Sìu-pui đứng lặng nhìn theo cho đến khi Y-may đi khuất vào rừng cây mới quay trở lại cùng bạn bè chạy ra chỗ chiếc trực thăng rơi_
Đó là những chuyện xẳy ra đã lâu, đã qua mấy mùa rẫy rồi. Hồi đó buôn Rê-bắk vẫn còn phải sống bí mật trong rừng. Vậy mà cái đêm liên hoan tiễn Sìu-pui và các bạn trai làng đi bộ đội giải phóng cũng vui không kém gì những buổi hội mùa. Y-may hát bài hát về cây pơ-lăng, về người con gái đẹp nhất rừng Tây Nguyên... Bài hát ấỵ hay thiệt. Tiếng hát của Y-may cứ theo Sìu-pui đi miết, đi miết cho đến tận ngày hôm nay...
Buôn Rê-bắk kia rồi.;. Đang giữa mùa xuân, những
pơ-lăng đều đỏ rực hoa. Cái màu đỏ rực rỡ của nó như đang vẫy gọi. Siu-pui hăm hở bước, mỗi bước . lại thấy lòng mình xốn xang.;, xao xuyến lạ thường.
Một tốp thanh niên nam nữ đang dựng cồng chào ở đầu buôn. Buôn Rê-bắk đang chuẩn bị cho ngày hội bầu cử Hội đồng nhân dân. Sìu-pui định bụng cứ đi tới thử xem người buôn Rê-bắk còn nhận ra anh không.
Nhưng, khi anh còn cách họ vài trăm bước một thanh niên đã reo lên :
—   Sìu-pui !    . '
Mọi ngươi ngơ ngác nhìn anh rồi bất đầu nhộn
nhạo cả lên.   
Đúng Siu-pui rồi.
—   Giàng ơi
—   Đẹp hung • Con Y-may chết mệt rồi.
Sìu-la ôm chầm lấy Sìu-pui, cười ha hả.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 15 Tháng Mười Một, 2015, 09:29:10 pm
..
Sìu –pui à? Sao mày đi biệt luôn thế, không thư từ gì cho dân làng, cho Y-may. Tưởng mày quên buôn Rê – Bắk rồi,Y-may nhớ mày có lúc khóc đỏ con mắt đó.
Các cô gái cũng chen vào
-   Đúng lắm  đó ! Y- may nhớ mày hung rồi.
-   Về cưới đi cho chúng tao uống rượu chứ.
Sìu- pui đặt ba lô xuống lấy thuốc lá ra chia cho mọi người. các cô gái cũng mỗi cô châm một điếu, vừa hút phì phèo vừa cười rinh rích. Câu chuyện càng trở nên rôm rả. bỗng Sìu- la vỗ vai Sìu- pui hỏi:
-   Mày về được bao lâu?
-   Nhiều đấy! nửa con trăng.
-   Thế thì bỏ phiếu với buôn Rê – bắk rồi.
-   Mình ưng thế nên xin về dịp này.
Bỗng sìu – la kêu lên.
-   đúng rồi ! nó chưa biết. để hỏi xem, Sìu- pui ! Mày có biết buôn ta ai được ra ứng cử vào đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh không ?
Sìu –pui suy nghĩ một lát rồi trả lời.
-    Già Kôi, đúng không
-   Không đúng.   !
_ Vậy thì xã đội trưởng Nhing
_ Không đúng đâu.
Cô gái  đững phía sau đấm vào lưng Sìu-pui một cái.
-   Y-maỵ đó
-   Sao '   .
-       Y- may của mày chứ   ai.
Sìu-pui mở tròn mắt nhìn mọi người, nửa tin, nửa ngờ . Bộ dạng anh lúc đó ngơ ngẩn đến nỗi tất cả mọi cùng cười ồ lên. Sìu  - la xua tay cho mọi người yên lặng rồi nói:
-   Mày chưa tin hả? Đúng thôi, mày xa buôn Rê – bắk lâu quá rồi rồi. Y-may giỏi lắm đó. Làm bí thư đoàn này, làm xã đội phó này, bây giờ vừa làm phó chủ tịch vừa làm chỉ huy Hội phụ nữ huyện này,. Buôn Rê – bắk và cả xã, cả huyện này sẽ bỏ phiếu cho Y-may đó.
Cô gái lúc nãy lại hỏi.
—   Siu-pui có bỏ phiếu cho Y-may không?
Sìu-la cười tít :
—   Nếu   mỗi   người   được   bỏ mười    cái phiếu thì nó Cũng bỏ cả   cho   Y-may   đó. Thôi,   để nó   về buôn gặp già Kôi, gặp Mí, gặp mọi người nữa. Bây giờ thi chưa gặp Y-may được đâu. Nó đi họp huyện mai mới về Siu- pui à.
Siu-pui chào các bạn rồi hăm hở bước vào buôn, lòng vui phơi phới. Người buôn Rê-bắk vẫn nhớ anh, Y-may vẫn chờ anh, chắc Y-may vẫn giữ quyền sách có hình Boóc Hồ mà anh đã tặng Y-may trước khi lên dường. Mỗi khi nhìn thấy hình Ama Hồ (Ama : cha già) Y-may sẽ công tác tốt hơn, đánh giặc giỏi hơn. Vì thế nên Y-may đã trưởng thành để hôm nay được ra ứng cử Hội đồng nhân dân tỉnh. Sìu - pui chợt thấy vui: khi nghĩ rằng mình đã góp phần trong sự tiến bộ không ngừng của Y-may.
Còn anh, hôm nay anh cũng sẽ khoe với già Kôi, với Mí, với Y-may, với dân buôn Rê-bắk những tấm huân -chương, những tấm bằng dũng sĩ mà anh đã được tặng thưởng trong những năm anh xa buôn làng đi chiến đấu. Những cái đó sẽ thay anh nói với mọi người, nói với Y-may. Những năm đi xa anh luôn xứng đáng là người buôn Rê-bắk.
1975 — 1979


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 15 Tháng Mười Một, 2015, 09:30:06 pm
Giấc mơ CỦA NÀNG BẮN TỈA
I
Anh Ba Sạo vấn xong điếu thuốc rê, đặt nó vô miệng thè lưỡi đẩy qua đẩy- lại một hồi, rồi mới bật quẹt mồi lửa hút. Coi cái bộ hít hà khoái trá của anh mà Út Thà không nín cười được.
—   Nè, chú Ba Sạo. Chớ bộ thím nhà không ngán cái mùi thuốc rê hôi rình của chú sao ?
—   Đâu có ! Bả mê thì có- Tối tối hễ tôi chưa kịp châm thuốc là bả kêu: Ba thằng Sánh mồi thuốc đi chớ, muỗi vô đầy mùng rồi nè. Hồi nào mình đi - vành đai cứ .dăm bữa nửa tháng là bả nhớ hoài, nhớ hủy cái mùi thuốc rê chớ bộ.
—   Dóc tổ, hôi rình, bộ ai nhớ !
—    Tụi bay hòng biết chớ con trai Củ Chi chỉ hai thứ mùi là dễ ưa, ấy là mùi thuốc rê rồi tới mùi mồ hôi vành đai. Tụi hay biết mùi mồ hôi vành đai chưa hè?
Năm Thỉnh lắc đầu.
— Ai biết, cái mùi quỷ đỏ hồi nào đâu ?
Ba Sạo liền cười ngất :

Coi bộ mũi tụi bay hư hết rồi. Ngửi lại coi, cái mùi đó  từ người thằng Bảy Nhột bốc lên chứ đâu.Coi  hắn ngủ chi mà ngủ?
Bảy Nhột nằm dưới lòng hào, đầu gối lên một thùng đạn đại liên ngủ rất ngon lành, mặc cho nắng dọi vào tận mặt, nắng soi cả vào cáí lỗ mũi đầy bụi của Bảy. Cái miệng cậu ta hơi há ra, phơỉ hàm răng tráng lởn. Tiếng ngáy của Báy vang mà lại giật khục, nghẹ đến tức cười, út Thà nhặt một cục đất ném vô ngực Bảy, nhưng một cục đất thì có sá chi. Bảy vẫn ngủ. Út Thà liền lấy một cây que xọc vô gót chân Bảy cụng cựa cái chân, lật nghiêng người lại ngủ tiếp!
—   Tau đố tụi bay đánh thức nổi thằng nhỏ đó.
Ba Sạo thách hai cô gái.
Út Thà liền đứng dậy loay quay một lát rồi tìm được một cọng cỏ gà.
~ Thọc lét cho hắn một chặp coi còn ngủ nổi không?
-   Út Thà rón rén bước tới, nhưng vừa cúi xúổng ‘ sát người Bảy Nhột, út Thà vội chun mũi lùi lại,
—   Trời đất quỷ thần... Hắn hôi... hắn chua lòe lòe.. Cái mùi vành đai đó hả chú Ba ?
—   Chứ sao ? Ba Sạo ' cười ngất — Gần hai tuần nay thằng nhỏ có biết chi tới tắm gội đâu ?
út Thà vừa chun mủi vừa ráng cúi xuống thọc cây cỏ gà vào cổ, vào mũi Bảy Nhột. Bảy ngáy một cái rồi bỗng hắt xì hơi ..ơi một tiếng, khiến út Thà giật bắn người và tất cả tổ du kích ào lên cười. Bảy Nhột bật  dậy, dụi mắt, ngơ ngác nhìn mọi ngựời :
—   ủa, có chuyện chi hè ?
Mỹ nống ra đó. Nằm mà ngủ hoài rồi nó ra hốt  vô sân dù cho mà coi.
Bảy Nhột nhăn mặt.
— Đùa hoà!..  Để người ta ngủ, đặng lấy sức bám vành đai chớ bộ.   
Ba Sạo làm bộ nghiêm nét mặt: -— Đồng chí Bảy dậy chuẩn bi đi công tác nghe.
— Đi đâu chú Ba? Bảy Nhột uể oải hỏi rồi lại  nằm xuống chực ngủ lại.
— Anh Năm huyện đội kêu Bảy về gặp có công chuyện đó.
— Chuyện chi cũng hổng Có quan trọng chuyện bám vành đai.   ,
Ba Sạo cười ngất.
—   Thằng nhỏ «lập trường » dữ đa. Nhưng huyện gọi mi về tắm đó, nghe hông ? Mấy con nhỏ này nỏ kiện vô trỏng, chúng kêu Bảy Nhột ở bẩn, hôi rình, xấu cả du kích vành đai đó.
—   Hứ — Bảy kêu lên — tui có phải là chiêu đãi viên đâu mà cần thơm tho. Mấy bả làm đỏm để le mấy anh trinh sát chủ lực, chớ tôi có ăn nhằm chi mà phải rối chuyện ?
Út Thà đỏ bừng mặt,
—   Nè, ăn nói cẩn thận nghe anh Bảy,
—    Bảy cười khùng khục — trúng bóc rồi hè, Đừng có che mắt lính bắn tỉa ông Ba Sạo nghe, Nè chú Ba, chú coi chừng rồi mấy ông chủ lực * “tỉa”” mất mấy nữ tướng của chú đó
Năm Thinh nãy giờ vẫn yên lặng, bây giờ cũng nhảy vô cuộc.
Thì đã sao nào? Coi bộ anh Bảy ghen với mấy anh chủ lực rồi sao?
—   Sức mấy? — Bảy lắc đầu — Lính vành đai hôi rình, đâu có bảnh như mấy anh trinh sát chủ lực, đẹp trai nè, văn hóa cao nè, nói chuyện cứ như rót đường rót mật vô lỗ tai, ai mà hổng mê.
Chủ Ba Sạo hít một hơi dài rồi ném mẩu thuốc ra lòng hào, xây qua phía Bảy Nhột.
—   Này các chú, anh nói thiệt- Chứ mấy con nhỏ đó, có mê cánh chủ lực thì cũng trúng cái bóc. Tau là tau ủng hộ, họ cũng đánh giặc, cũng lội xình ngủ địa đạo vành đai, vậy mà coi họ ăn ở đàng hoàng, người ngợm thơm tho chứ tụi bay, ỉ tiếng bám vành đai rồi lôi thôi lếch thếch cà rịch cà tang, cứ như mấy ông cụ non. Coi đâu có được. Đánh Mỹ lâu dài gian khổ  bộ ngày một ngày hai sao? Tụi bay nghe chú Năm Công thành ủy nói sao nhớ hông? Địa đạo là nhà, mà cái nhà thì phải cho nó ra cái nhà, cái người thì phải cho nó ra cái người. Đó, tau nói vậy đó. Bây chừ thằng Bảy tạm lui về nghe, tau cho nghỉ một buổi tắm giặt đâu ra đó cho thiệt bảnh rồi vô đây tau mới nhận lại, nghe hông ?
Bảy Nhột nhăn nhó, đưa cả năm ngón tay xỉa vào mái tóc cứng queo bù xù.
—   Chú nói vậy- tui thấy nó hình thức chủ nghĩa không hà ? Tui tính, vài ba bữa nữa rồi -
—   Đó là mệnh lệnh- không có bàn tới bàn lui đâu nghe. Chuẩn bị đi, sắp tối rồi đó.
Chú Ba Sạo khoát taỵ tỏ ý cương quyết. Bảy Nhột lầm bầm đôi câu nữa rồi chui vô hầm soạn đồ. Út Thà và Năm Thìn ngơ ngác nhìn nhau. Một lát, Thà mới ngập ngừng? – Tui tưởng chú nói vậy chơi – chớ bộ bắt anh Bảy về thiệt sao? 

Nó về tắm gội một bữa rồi  mai lên, có sao? CẢ tụi bay nữa nghe - Tao nói thiệt, đứa mô đến kì thì cứ phải về mà nghỉ. Tui bay phải nghĩ đường dài một chút chớ. Như con Năm hôm rồi là hổng có được. Lỡ tụi bay ốm đau  rồỉ đường sinh nở không xuôi chèo mát mái thời tính sao ? Không lẽ đổ thừa cho Mỹ - Ngụy.
Năm Thịnh nhào tới đấm vô lưng Ba Sạo một cáỉ hự..
-   Mèn  đéc ! Chú Ba nói cái chi mà tới đầu tới cuối coi kỳ quá ta!
— Tau  nói chuyện cách mạng chứ chuyện chi ? — Cách mạng chi ba cáỉ chuyện quỷ đó !
Chú Ba Sạo cười ngất.
— Chứ tụi bay cho rằng cách mạng là phải nói chuyện trên trời dưới biển mới là cách mạng sao? Cách
mang là cái thường ngày, là bát cơm manh áo, là hạnh phúc của con người. chớ còn cái chi. Trời đất, mấy con nhỏ này đánh giặc có sần có chai rồi mà vẫn chưa giác ngộ ra cái điều đó hỉ ?


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 16 Tháng Mười Một, 2015, 10:20:36 pm
II
Đó là câu chuyện xẩy ra hồi chiều.. Nó cũng vu vơ, vô nguyên cớ như tất cả mọi chuyện trên trời dưới biển của chú Ba Sạo vẫn thường kể sau mỗi trận
Chiến đấu căng thẳng của đội bắn tỉa du kích vành đai. VẬy mà đêm nay,cá câu chuyện vu vơ đó lại khiến cho NĂm Thịnh thao thức mãi. Trước hết, Năm thịnh nghĩ về Bảy Nhột VÀ chợt phì cười khi nhớ lại gương mặt ngây thộn của Bảy Nhột khi bị chú Ba phê bình,  Chú nói đích đáng lắm Bảy Nhột cũng như nhiều du kích khác cứ nghĩ rằng bây giờ đang chiến tranh, mình đang còn đánh giặc nên muốn sống ra sao thì sống,  có lôi thôi  luộm thuộm một chút cũng không sao. chính vì thế nên mấy ảnh đã giễu Năm Thịnh hoài mỗi khi Năm Thịnh : tỏ ra «làm dáng”một chút. Nhất là chiều bữa kia. khi Thịnh đi hái mấy bông hoa dại về cắm trong một  chiếc vỏ đạn đạí liên để trong hầm .Bảy Nhột nhè vào mấy bông hoa đó để phê bình Năm Thịnh là “tiểu tư sản” và cho rằng Năm Thịnh muốn cắm hoa để “làm le” với mấy anh trinh sát chủ lực.
Ngay chiều tối hôm đó mấy anh trở lại vành đai thiệt, vì thế nên mới có chuyện. Một anh tên là Thành cử xuýt xoa hoài, khen mấy bông hoa đẹp làm “mát mẻ cả căn hầm». Mà buồn cười thiệt, anh Thành cứ nhìn mình lom lom vậy. «Tôi thật không ngờ những ; tay súng bắn tỉa nổi tiếng của vành đai lại là những cô  gái» « Vậy anh cho rằng tụi bắn tỉa chúng em phải mồm dọc mùi ngang sao ?» «Không hẳn thế. nhưng tôi nghĩ”” có lẽ phải là như trang nam nhi hảo hán, ít ra cũng như  chú Ba Sạo chứ ! ? »
Oi quá, không sao ngủ được. Năm Thịnh chui ra khỏi hầm, đứng tựa lưng vào thành hào ngắm nhìn trời sao. Phía căn cứ, tiếng động cơ ô tô rên rĩ, có lẽ tụi Mỹ thay quân, hoặc một phái bộ nào đó mới lên thanh tra. Ngày mai tụi Mỹ còn ra không hè? Mình mới tỉa được mười hai đứa, chẵn một tá rồi đó, nhưng Vẫn còn thua Bảy Nhột và chú Ba Sạo.
Anh Thành sao không khen chú Ba hay Bảy Nhột? cứ khen hoài mình  và Út Thà, mắc cỡ quá. Mà ảnh nói hay thỉệt đó
—   Ngoài Bắc, các cô gái bằng tuổi Năm và Út  còn đang ngồi trên ghế nhà trường vậy mà ở đây các cô  đã là những tay súng giỏi của vành đai. Chị em phụ nữ miền Bắc biết ơn các bạn đấy.
—   ơn huệ chi. Việc phải làm thì làm tới thôi Anh có biết nhà Năm bây giờ sao không ? Anh Hai Năm hy sinh, ba má Năm chết vì bom Mỹ, út Nhỏ đi chủ lực miền, chị Ba lấy chồng rồi theo chồng vô tận miệt Cà Mau, chị Tư bám vườn; nhưng rồi vườn tược bị Mỷ ủi cả, chị trở thành nữ du kích và chừ là huyện đội phó. Mỗi người một nơi, nhưng thử hỏi nếu không cầm súng thì Năm Thịnh còn biết làm gì khi cả quê hương đã thành vành đai trắng ? Anh Thành à, ở đây làm cách mạng, đi du kích là việc đương nhiên, việc tất yếu phải làm như cơm ăn nước uống vậy thôi. Chớ bộ anh tưởng Năm chỉ thích cầm súng đi «tỉa » Mỹ .thôi sao? Việc Năm thích nhất là việc chi, anh Thành bĩết hông!  Năm thích trở thành một người làm vườn giỏi như chị Tư. Mấy công vườn nhà Năm thiệt đẹp hết chê, nếu anh vô trước đây hai năm thì Năm có thể mời anh ăn chôm chôm, mít tố nữ, sầu riêng, măng cụt. Nhưng bây giờ thì... cả miệt vườn xanh tươi đã bị Mỹ ủi trắng lốp rồi đó. Chính tụi Mỹ đã biến Năm thành người cầm súng chớ bộ.
Có tiếng chân bước thậm thịch. Năm Thịnh nghé mắt nhìn rồí vội chui vô hầm quơ súng ra đứng chắn ở ngã ba đường hào.
—   Ai ?
—   Tui đây ? Bảy Nhột đây mà.
-   Ủa Anh Bảy hả ? Sao mà ra đêm hôm vậy?
Bảy bước tới, dáng hơi xiêu, sau Bảy là bốn
 Năm bóng người nữa.
-   Có khách đó cô Năm.
   Xin chào nữ dũng sĩ — Một người lên tiếng.
Năm Thịnh chợt giật thót khi nhận ra đó là Thành
-    Mấy anh trở lại hồi nào?
   Tối qua. Tụi này nhớ vành đai quá, đi không
Nổi nữa Chú Ba Sạo có đây không ?
   ông đang ngủ bên hầm bò. Để em đánh thức
Một lát sau Ba Sạo đã tỉnh rụi, vừa xăm xăm bước  dọc hào anh vừa hỏi oang oang :
—   Cánh điều nghiên đó hả?
—   Vãng, bọn tôi đây — Thành trả lời. Anh Ba ngủ ngon chứ ?
—   Ngon lành chi. Tui toàn mơ thấy trâu thấy bò hoài. Tuần trước trực thăng nó chụp trúng một đàn bò cua ấp tôi, nó xả không còn một mống. Vậy đó, tụi này ăn cả tuần không hết thịt bò. Nhưng rồi biết lấy chi cho bà con mình làm ruộng làm vườn đây. Tụi Mỹ thâm hiểm vậy đỏ.
Trong khi chú Ba và mấy anh trinh sát chụm đầu bàn công việc thì Năm Thịnh lỏn vô hầm, đốt bếp dun nước. Từ trong hầm, cô nghe lõm bõm được vài câu.  Đại để là mấy anh có nhiệm vụ mới, phải quay lại «điều  nghiên» gấp một hướng đột kích khác cho phương án tác chiến mới. Vậy là anh có dịp để trả nợ Năm rồi  đó, anh Thành. Anh hứa kể cho Năm nghe về quê hương  anh. Vậy mà xong công việc anh đi liền. Tưởng anh đi cùng trời rồi chớ. Năm Thịnh vừa nhìn lửa reo trong hầm vừa mỉm cười đắc ý. Nước sôi, Năm Thịnh xác gò nước  ra và hỏi Ba Sạo :
—   Chuyên trà chớ, chú Ba ?
—   Ủa, mi đun được nước đó hả ?
-    Có khách quý mà chú !
—   Con nhỏ này coi bộ khá đó, Tiếp khách ở vành đai cũng phải cho đàng hoàng, phải hông ? Vô hầm chú lấy gói « Củ năng”” chính hiệu con naỉ vàng ra đây.
Năm Thịnh đi pha nước. Vừa làm việc cô vừa khẽ  hát một bài dân ca. Tự nhiên lòng cô bỗng lâng lâng, xao động. Cô không biết mình đang vui về chuyện gì. Thực ra cuộc sống chiến đấu không phải lúc nào cũng khắt khê, khắc nghiệt đối với người chiến sĩ. Trong chỉến hào, vành đai, cô vẫn có thể vui đùa,có thể hát có thể hái một bỗng hoa dại, có thể chải tóc soi gương .. và, như đêm nay, vẫn có thể có những người khách bất thường ghé qua... Dù sao thì họ cũng chỉ là khách. họ đến đây đánh giặc, nhưng rồi họ sẽ đi. Nghĩ vậy cô lại khẽ thở dài. tiếng thở dài tưởng vô nguyên cớ!
Uống trà xong, Ba Sạo quay sang nói với Bảy Nhột.
—   Chú Bảy thấy sao, có tiếp tục đi với mấy anh chủ lực được không ?
—   Dạ được... Nhưng đường vô lối xóm giếng tui không rành lắm, sợ đạp mìn.Nếu thêm Ba Vân đi nữa thì vững.
—   Nhưng Ba Vần nổ đang sốt đó, mi không thấy sao ? Có thể chọn một người khác được không ?
—   Ai cũng được — Bay Nhột xây sang Năm Thịnh— cô Năm rành lối xóm giếng hông ?



Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 16 Tháng Mười Một, 2015, 10:22:31 pm
Rành — Năm Thịnh hồi hộp đáp — Tại đã qua  đó mấy lần với chú Haỉ Cần.
Ba Sạo quay lại vỗ vai Thành.
—   Vậy ngon rồi, tui chi viện cho mấy anh hai du kích đó. Nhưng làm sao làm, tối mai phải mang trả tui đủ bộ nghen.
Một anh trinh sát rúc rích cười rồi nói chỏng một câu :
—   Xin hoàn lạỉ nửa bộ thôi, chú Ba. Còn một nửa, chú cho luôn chủ lực.
—   Rồi, cho tụỉ bay cô Năm đó. Ba Sạo cười ngất— rồi sợ tụi bay hổng có cơm có gạo mà nuôi hắn thôi.
—    Cô nhỏ này thi ăn hết là mấy chú Ba ? Thành lên tiếng. Ba Sạo lại cười vang.
—   Tụi bay không lường hết khó khăn đó, Mình hắn ăn thời ngày hết mấy lưng cơm chứ mấy? Nhưng rồi năm một năm hai hắn sinh năm đẻ bảy.
—   ý ! Chú Ba nói chi kỳ vậy ?
—   Chứ không đúng sao ? Con gái Củ Chi là mắn đẻ nhứt hạng đó nghe. Mi không thấy đội du kích  Trung Hòa đó sao, hơn một năm xuống địa đạo, bám  vành đai mà đã có gần tiểu đội du kích tí hon rồi đó, tau  cho đó là điều đáng mừng. Mấy thằng nhỏ sanh ở vành  đai rồi mai sau nên tướng nên tá cả chớ bộ.
Nói xong, Ba Sạo lại cất tiếng cười hơ hớ như  muốn xí xóa đi những câu đùa. không được tế nhị của  mình. Năm Thịnh vùng vằng vài câu nữa rồi vội chui vào hầm, lay Út Thà dậy, hai người thì thào, lục xục  một lát rồi lại từ trong hầm chui ra với trang bị gọn gàng của một chiến sĩ du kích : mũ tai bèo, súng bá đỏ, nịt lưng có dắt bao đạn VÀ hai trái da láng.
Họ đi trong ánh sao. Đêm ở vành đai vẫn có cái dịu ngọt mơ màng như ở bất kỳ nơỉ nào. Có khác chăng là thoảng trong gỉó cái mùi cỏ cháy, mùi thuốc bom thuốc đạn và lẫn trong ánh sao thỉnh thoáng lóe lên ánh chớp của một viên đạn cối. Không có tiếng côn trùng rên rỉ, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái kêu. Mặt đất mệt mỏi trải ra trước mặt. Những hố bom, hố đại bác chồng chéo lên nhau. Năm Thịnh chạnh nhớ tiếng lá dừa khua xào xạc, tiếng lá rơí, tiếng một trái sầu riêng rụng trong đêm... Tất cả những cái đó từ lâu đã bị xóa sạch trong vùng vành đai. Giặc Mỹ đã tiến hành một cuộc hủy diệt trỉệt để, nhưng sự sống vẫn mãnh liệt. Những Vạt cỏ gà, cỏ ấu vẫn mọc bên chiến hào, các loại cỏ dại, cây mắc cỡ rì rậm bò sát vào tận hàng rào kẽm gai căn cứ địch, nhận chìm dần những lô hàng rào kẽm gai kiểu «bãi mạ». Và con người vẫn tồn tạỉ trong lòng đất quê hương. Địa đạo, có một cái gì đó mà cô chưa thể nhận thức được, trong cuộc sống chiến đấu này, mỗi khi trở về với căn hầm quen thuộc của minh. Nhưng cô hỉểu, đó là sự thách thức với cái chết.
— Cô Năm này — Thành đi sát bên cô,khẽ thì thầm — tôi có cái này... biếu cô đây.
Năm Thịnh chợt thấy bàn tay mình nóng ran khí chạm vào tay anh. Nhưng... liền đó bàn tay cô mát lạnh trở lại khi cô chạm phải làn da mịn màng của một loại trái cây.
—   Có quả chanh... để cô gội đầu.

—   ủa, anh kiếm đâu được thứ này ? 
Ngoài xóm Bàu — Tiếng Thành, lại thoảng bên tai - ở  đó vẫn còn một gốc chanh và chỉ còn một trái lẫn trong lá. tôi hái về...
-   Cám ơn anh " Nhưng.. tui.. tui cắt mái tóc đi rồi đó…
-       Sao ? Thịnh cắt tóc rồi ?
-       Hồi hôm đi bắn tỉa ở cổng phía Đông, vướng quá, tui bị té khi rút lui.. tưởng  “”ngủ» luôn-
    Chà- tiếc quá !
— Tui cắt ngắn đi cho tiện... Mình còn đánh gỉặc dài dài mà...
Nói vậy như để an ủi người con trai đã từng khen mái tóc mượt mà của mình, nhưng thực tình lòng cô cũng xót xa lám.
— ỡ ngoài, phụ nữ để tóc dài luôn hả anh ?
 — Vâng, ngoài tôi các cô gái họ chăm chút mái tóc của mình nhiều lắm « Cái răng cái tóc là góc con người » mà cô.
Năm Thịnh đáp nhỏ một tiếng « dạ » và khẽ thở dài. Cô chợt nhớ lời chú Ba Sạo hồi chiều , mình làm cách mạng trước hết là vì những  cái gần gũi đó chớ đâu có phải vì những cái gì cao siêu, xa lạ với con
người ?
Lội qua một bãi sình nữa, bắt đầu tới địa phận ấp Tân Hòa. Thành cho đội trinh sát dừng lại, rồi trải bản đồ ra kiếm tra lại địa hình. Họ bàn bạc với nhau một lát rồi Thành bước tới, ghé tai Năm Thịnh, khẽ hỏi.:
—   Có lối nào sang xóm giếng gần hơn nữa không ?
—   Lối ni gần nhất rồi đó.
—   Nhưng trống trải quá cô Năm à...Bộ đội hành  quân đông có thể bị lộ.   
—   Đề coi... — Năm Thịnh suy nghĩ giây lát nói:
—    — Lối qua Bàu Chư, xa hơn chừng hai cây số nhưng ở đỡ trống hơn.   
—   Vậy hả? Ta có thể rẽ qua lối đó chứ
—   Được thôi anh hai à,., Nhưng giờ   dễ đụng tụi «đèn cù» lắm đó.
Họ lại đi. Năm Thịnh dẫn đầu rồi tới Thành, Bảy Nhột và các đội viên khác.   i
— Các đồng chi đi thưa ra. Trăng đang lên, có  bóng rồi đó. Thành ra lệnh. Tuy vậy, chính  anh vẫn đi sát ngay sau lưng Năm Thịnh. Đôi vai củả  cô gái bắn tỉa nhỏ nhắn, nhấp nhô phía trước Anh cảm thấy trong gió hơi thở ấm nồng của cô gái. Chưa nói chuyện được với nhau nhiều, nhưng anh rất mến cô gái bắn tỉa này. Hôm vừa rồi, Thành và cô cùng
ở lại  bên hàng rào căn cứ địch phục bọn Mỹ ra đón trực thăng để « tỉa», anh mới chỉ được chứng kiến tài bắn phát bách trúng của cô mà thôi. Còn cuộc đời cô, những  ước mơ của cô anh chưa hề được biết. Ngồi ở nơi phục kích, mái tóc -dài, đen như mun của cô bối  một búi to tròn sau ót. Một lần, sau khi nổ Súng bắn quị một lên,Mỹ, mái tóc ấy bỗng xổ tung ra, khiến anh bàng hoàng. Nó đen, dày, óng ả chảy Xuống tận đất, có cảm   tứởng như trong giây phút ấy cẵ khoảng không gian quanh cỏ như mát dịu đi, cái mát  lạnh tỏa ra từ hương tóc. Vậy mà cô gái ấy đã buộc phải cắt mái tóc ấy đi. Đối với người con gái đó là một sự hy sinh không nhỏ. Khi nói đến chiến tranh, người ta thường chỉ nhắc tới những hy sinh xương máu, ít chú ý tới
những hy sinh nhỏ nhặt này. Nhưng anh thĩ anh hiểu. Anh biết những dằn vặt đã diễn ra trong lòng cô gái trước khi đưa kéo lên cắt gọn mái tóc của mình.
Cô du kích đang bước thận trọng từng bước trong đêm bỗng dừng hẳn lại rồi quì mọp xuống.
—   Có địch !
Cô vừa nói xong câu ấy thi tiếng súng bỗng rộ lên. Phía trước mặt bốn chớp lửa lóe lên, Bọn My đã bấm mìn Clay~mo. Thành hét lên.
—   Tạt bên trái !
Các đội viên đội trinh sát lập tức nổ súng vào sườn đội hình địch. Bọn Mỹ la hét ầm ĩ sau rặng ô rô. Một tốp chừng gần chục tên lố nhố xông ra chặn đường. Thành chưa kịp ra lệnh thì đã thấy cánh tay Năm Thịnh vung lên. Hai trái lựu đạn nồ trúng đội hình địch. Thành lướt tới cắp tiêu liên bắn quét một loạt. Đội hình địch đã trống một mảng. Anh khoát tay ra lệnh:
—   Vượt qua nhanh.
Bỗng Năm Thịnh khụy xuống khẽ kêu «ối» một tiếng. Thành lao tới bên cô, hỏi trong tiếng thở gấp.
—   Bị thương vào đâu, cô Nặm?
—   Chân trái.
Thành vội bế xốc cô lên. Các đội viên của anh và Bảy Nhột vẫn đang nồ súng.
—   Vượt nhanh, không được ham đánh !
Pháo sáng địch bung lên nổ bì bọp trỏn trời. Mặt đất sáng lóa, lung linh, chao đảo. Pháo địch trong căn cứ bắt đầu bắn chặn đường họ.




Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 17 Tháng Mười Một, 2015, 08:57:00 pm
Bọn mỹ không dám đuổi theo. Tiếng hò hét của chúng xa dần. Thay vào đó là tiếng rú rít liên hồi của đạn cối 81 cối 106,7..
Qua lối này.
Năm Thịnh nằm gọn trên lưng anhh những vẫn căng mắt ra quan sát đường. — Chú ý, bên trái là bãi mìn
Thành cảm thấy một dòng máu âm ấm chảy dọc theo lưng anh không biết cí trúng động mạch không? Anh cố gắng chạy nhanh hơn một chút, tới được xóm giếng la ổn rồi, ở đó có thể có y tá của đơn vị bạn- Nhưng còn con đường cho đơn vị vào tiếp cận, nếu tụi Mỹ vẫn thường phụ ở đó thì sao? Phải bàn với Bạ Sạo đĩều một tổ du kích tới đây, thường xuyên phục kỉch, quấy đảo để chúng phải co lại. Cái tụi đèn cù nàỵ lợi hại đây ! Mà sao- cô bé bỗng im bặt thế này ? ..
-    cô Năm !Cô Năm-
Dạ em đây- vẫn đi thằng mừ-
Tiếng"mừ » .đầy nũng nịu vang lên bên tai khiển Thành chợt mỉm cười. Cô bé vẫn. tĩnh vậy  thì không đáng ngại lắm.

—   Theo cô, tụi Mỹ có dám chốt lại bên ngoài căn cứ không ?
- Cho ăn kẹo cũng hổng có dám.
—   Nhưng- có cách chi cho tụi nó không dám “”đí cù » xa như vầy không ?
—   Chỉ có cách— đánh tới thôi, anh hai à.
—   ừ, đánh tối ! Nhưng-phía này minh chưa có địa đạo, chưa có hầm bí mật-
-   Không có rồi sẽ có chứ sao ? Anh về bàn với huyện đội lại coi. Tháng trước tụi em với chú Hai Cần đã qua hương này nghiên cứu, thấy cũng được.  Hướng ni, bất lợi thiệt, vì gần đường giaó thông quá-• Nhưng gì thì gì, đây vẫn là đất của mình chớ bộ? Úi-  Anh bước nhẹ thôi, Năm đau.
Thành bước chậm lại đôi chút. Pháo đã ngớt. Anh em trong đội thu ngắn- khoảng cách lại, có thể 'nhìn rõ bóng nhau bước trên đồng trắng. Trống trải quá thật.. Ban ngày Mỹ ở sân dù có thế nhìn xa hàng chục cây số. Nhưng.., như Năm Thịnh vừa nói đó, dù sao đây vẫn là đẩt của  mình. Có thể bám đất mà đánh giặc, chứ sao ?
Họ  đã tới xóm giếng ! Đó là một ấp hoang, đã bị bom xăng địch đốt trụi, chỉ còn trở lại những gốc cây to, những hàng cột xi măng đen nhẻm- Một con chó bỗng từ đâu xổ ra, sủa nhấm nhẳng vài tiếng ! Đó là tiếng reo mừng. Nó ve vẩy đuôi chạy quẩn quanh Thành một lát rồi lại phóng vụt đi.   
Thành đặt cô gái^igồi tựa vàõ một bờ tường rồi gọi anh em đội viên lại trao đồi ý kiến. Lát sau, các đội viên tản đi từng tốp, kiềm tra lại .địa hình. Còn lại Thành và Bảy Nhột bên Năm Thịnh. Hai người con trai ngập ngửng, loay hoay mãi mới quyết định trích ống  quần Thịnh ra đề băng lại' vết thương cho cô. Xong xuôi, họ ngồi nghĩ một lát rồi Thành nói với Bảy Nhột :
—   Anh Bảy ở đây với cô Năm, tui đi bắt liên lạc với đội công tác A 5 để trao nhiệm vụ và xem  họ có  thuốc men gì không?
Bảy Nhợt đồng ý. Thành quay sang Năm Thịnh khẽ gọi :

— Cô Năm - Cô Năm này..
Nhưng cô gáỉ đã thiếp đi từ lúc nào. Thành hoảng  hốt để một khẩu súng xuống bên cạnh, ngồi xệp bên cô  gái và tìếp tục lay gọi. vẫn không thấy Năm Thịnh tỉnh lại. Thành ngập ngừng giây lát rồi vội vàng mở nút ao của cô ra, khẽ khàng luồn tay vào bên ngực trái. Bàn tay anh run lên nhè nhẹ, anh có tĩnh tâm lắng nghe... lắng nghe. Rồi anh nhận ra nhịp đập của trái tim cô gái.
—- Không sao đâu — Anh quay lại khẽ nói với Bảy Nhột — cô ấy thiếp đi một chút thôi, mất nhiều máu đấy,
Bảy Nhột bỗng níu lấy áo Thành.
—   Anh Hai ở lại đây đi- Để tui- để tui đi tìm đội A5 cho. Lỡ cổ có sao tui hổng biết xoay xở sao đâu
. Thành cười :
—   Anh không thể bắt liên lạc với họ được đâu. Đó là nguyên tắc bí mật mà... Nhưng thôi, một lát nữa tôi đi cùng được. Anh đi lần kiếm về đây chút nước đi, bi đông của tôi đây này.
Bảy Nhột đỡ lấy chiếc bi đông rồi vội vả đi ngay. Thành quay lại phía cô gái và bỗng sững sờ. Chỗ cô nằm giờ ngợp ánh trăng. Ánh trăng trải một lớp vàng mịn viền quanh cơ thể người con gái khiến thân hình cô giống như một bức tượng chạm nổi trên nền dát vàng, gương mặt cô hơi táỉ, có vẻ như trong suốt với đôi hàng mi khép hờ hững. Đôi môi cô hé mở tươi tắn như một nụ hoa. Thành đứng lặng, bất động, tựa hồ chì cần anh thở mạnh một hơi là bức tranh tuyệt đẹp kia sẽ lập tức tan biến vào hư không.
Nhưng rồi cô gái chợt cựa mình, đôỉ mắt cô khẽ mấp máy.
- Anh Thành ... Anh Hai...
- Gì thế cô Năm?
- Quả chanh... Quả chanh của em rơi mất rồi- Thành chợt mỉm cười.
-    Tôi tưởng... cô để trong bao đạn ?
      - Không, em vẫn cầm nơi tay.., đến lúc rút trái da láng để dùng... em thảy đi lúc nào không biết nữa.
- Tiếcquả!
—   Rồi tôi sẽ kiếm cho cô trái khác.
-— Thiệt hông ?...
—   Thật chớ sao ?
Im lặng một lát rồi đột nhiên cô gái bật cười khúc khích
Anh Thành nè !... Em thiếp đi một chút thôi. Vậy mà... cũng mơ đấy?
— Cô mơ thấy chi?
— Em mơ thấy mái tóc cùa em. Em thấy nỏó bay lơ lửng trên trời đó... Cứ như một đám mây. Rồi mưa từ các đám mây đó tuôn xuống  ào ào, và anh em mình ướt trơn trọi. Nhưng rồi... anh coi kỳ không, mưa tạnh, cây cối cứ ào ào mọc lên. Em thấy cả cây chanh ở xóm Bàu nữa. Cái cây đó sai lúc lỉu những quả, em với chị Tư hái hoài mà không hết nghe.
Thành lặng yên một lát rồi mới lên tiếng.
—   Giấc mơ của cô đẹp thật ?
—   Em chỉ thấy nó... kỳ quả !
-   Không.. đó là một giấc mơ đẹp. Giấc mơ của những người chiến đấu vì sự sống,vì sự xanh tương của trái đất này đó cô.
 
Năm Thịnh khẽ lắc đầu
-   anh nói chi cao siêu quá... Em chỉ thấy nó kỳ lạ ? Có lẽ bởì em khát khao được thấy lại mảnhvườn của mình như hồi nào.   
-   Đúng đấy — Thành sôi nổi tiếp — Chính những khát khao ấy để ra giấc mơ tuyệt đẹp của cô.
Thành muốn nói thêm,chính những khát khao một  cuộc sống bình thường giữa xứ sở nhiệt đới xanh tươi  này, đã tiếp cho cô sức mạnh để cầm súng, nhưng nghĩ thế nào anh ghìm được câu nói có vẻ như sáo rỗng ấy lại Anh ngồi xuống cạnh cô, định nói một  điều gi nữa, nhưng đôi mắt cô gái đã khép lại, gương mặt cô như lắng đọng một niềm vui thật khó nói. Có lẽ cô bé lại ngủ thiếp đi rồi. Hay cô đang muốn  tìm lại, muốn đuổi theo giấc mơ kỳ diệu của mình.
Thành nhìn lên bầu trời đầy sao và bỗng nhiên anh bắt gặp một gỢn mây trắng như  vương cuối chân trời.  Phải chăng, đó chính là cái làn mỏng bắt đầu từ mái  tóc của cô gái bắn tỉa để rồi sẽ tưới xuống đất đai  này những giọt mưa mát lành,làm nảy lọc đám chồi  cả một vùng quê đang bị hủy diệt? Nếu vậy thì cái  làn mây kia, những giọt mưa trong lành kia, những  chồi nụ xanh tươi kia, đều đó chung một cội nguồn.  Đó là trái tim dễ rúng động,nhiều khao khát và ước  mơ của những con người đang cầm súng hôm nay.
Hà Nội 1981.




Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 17 Tháng Mười Một, 2015, 08:58:42 pm
NHỮNG NGƯỜI HẠNH PHÚC
Thoáng nhìn thấy chiếc lô cốt cao nghểu bên đường,  Muộn hét lên :
—.Tới rồi, bác tài ơi, cho chúng cháu xuống đây với.
Anh phụ xe .càu nhàu :
—   Sao lại xuống đây, mấy cha bộ đội ?
—   Thì đây là lối rẽ vào làng bọn tôi mà !
—   Mặc ông, xe phảì có bến chứ
Trong xe lục đục lố nhố bảy tám người đứng đậy. Thấy toàn là lính cả, phụ xe có vẻ ngán, vội đưa còi lên miệng thổi toét một cái, chiếc xe giảm tốc độ rồi đứng hẳn lại.
—   Muộn, xuống trước đi, chúng tao quẳng ba lô xuống !
— Ấy, bác ơi., khéo kẻo bẹp con búp bê của cháu,
Anh phụ xe nhăn nhó :
—   Nhanh lên các bố !
—   Gì mà khó tính thế, ông bạn ơi ! Năm sáu năm nay anh em tôi mới được về đây
Ấíột ống cụ mặc chiếc áo bông to xù hỏi chen vào:
—   Các anh ở Nam ra phỏng ?
—   Vâng ! chúng cháu về phép đấy. Bác xem, bảy anh em cùng làng không ai hề hấn gì.
—   Không hẳn thế đâu bác -ạ — Muộn vội lên tiếng  — Đợt ấy làng cháu ra đi những hơn hai chục anh kia..
-   Nằm lại gần hai phần ba còn gì! Kìa» anh Tuấn ra đi chứ !
Anh phụ xe đã hết cau có hơn vui vẻ nhận một  điếu thuốc do Tuấn mời. Anh ta đốt thuốc rồi mỉm cứời  vỗ vai Tuấn :
—   Phen này thì con gái làng anh sẽ nháo nhác cả  lên cho mà xem.
Tuấn đã ra tới cửa xe nhưng anh bỗng dừng lại, ngoái nhìn cô gái ngồi trên chiếc ghế gần lối cửa xe rồi  mạnh dạn hỏi:
—   Xin lỗi... cô có phải là em gái anh Chung không ! Cô gái thoáng ngạc nhiên, vội hỏi lại:
—   Sao... anh biết anh Chung ạ ì
— Vâng. Chúng tôi cùng học, lại cùng nhập ngũ một ngày.' Tôi có đến nhà cô vài lần nhưng... hồi ấy cô còn  bé lắm. Cô gái thoáng đỏ mặt:
—   Xin lỗi! Em... vô ý quá!
—   Không sao ! Ta sẽ gặp lại nhé...
Cô gái khẽ đáp: «Vâng». Anh phụ. xe nhe răng cười, vỗ vai Tuấn :
—   Người hùng xuống đi chứ! Hay muốn đi tiếp một chặng với cô em xinh đẹp này.
-   Xin lỗi... Toi xuống đấy!- Gửi lời thăm gia
đình nhé.
Tuấn vội vã nhảy xuống đất. Chiếc xe rùng mình một cái rồi tiếp tục lăn bánh. Tuấn đứng ngẩn ngơ nhìn chiếc xe. Cô bé lớn nhanh thật... Mới ngày nào- Có lẽ đã đi làm hoặc học hành gì đó ở Hà Nội, hôm nay về thăm nhà đây mà.
-   Sao ngần tò te ra thế?
Muộn vỗ mạnh vào vai Tuấn và hỏi vậy khiến anh như sực tỉnh, Kha chỉ vào mặt anh, tuyên hố trắng
trợn:
— Nó bị cái cô áo hồng lúc nãy bắt mất hồn rồi. Ai lại ngồi trên xe mà cứ nhìn con người ta hau háu.
-Tuấn vội xua tay :
- Không phẳi đâu... các cậu thật- em gái anh Chung đấy.
-  Sao ? — Muộn vội hỏi lại —— Em gái anh Chung à? Sao cậu chẳng, nói ngay khi còn ở trên xe.
- Mình cũng còn ngờ ngợ .. lúc xuống mình mới táo bạo hỏì thực.
Mọi người lặng lẽ nhìn nhau... Họ nhớ đến Chung, đại đội trưởng của họ, bạn học cũ của Tuấn ! Anh đã hy sinh trong một trận đánh quyết liệt ở Đắc Tô năm l972.
Muộn lên tiếng trước
— Hôm nào bọn mình,phải đến thăm gia đình anh Chung.
Kha vội lắc đầu:
-   Lần đầu không nên đến cả. Hãy để mình anh Tuấn đến trước. •

Nỗi nhớ thương những đồng đội đã ngã xuống lại dâng lên trong lòng họ. Chiến tranh kết thúc đã gần một năm rồi mà tưởng như chỉ mới hôm qua họ còn ngồi dưới chiến hào, nằm nghe bom gào đạn rít, cái sống cái chết cách nhau gang tấc có lúc nào nghĩ tới quê hương, chăng nữa thì cũng chỉ thấy xa xôi, diệu vợi. Mỗi khi anh em cùng làng cùng xã có dịp tụ tập, họ lại nhắc tới .quê hương, nhắc tới những ngày thơ ấú chăn trâu cắt cỏ. Nhưng những lúc ấý ít ai nghĩ tới ngày trở về... Phía trước là những trận đánh, biết còn mất ra sao, vậy'mà hôm hay họ đã trở về... Hai mươi người ra đi để chỉ còn trơ lại bảy người. Có lẽ, cái giây phút đầu tiên đặt chân lên dải đất quề huơng trong lòng mỗi người đều nói lên điều đó. Hai mươi người và bảy người... họ làm,thế nào để an ủi được, bù đắp •được nỗi đau thương mất mát cho gia đình, những người không trở về.

— Thôi, ta lên ba lô !
Tuấn nói khẽ nhưng giọng anh rắn rỏi như một mệnh lệnh. Trong số bảy người này, anh có cấp bậc, Chức vụ cao nhất. Vậy anh là người chỉ huy việc trở về này, anh phải điều hòa được niềm vui và nỗi đau. Anh phải chứng minh được với dân làng rằng những người con của làng Canh đã ngã xuống là vì hạnh phúc của cả dân tộc, họ xứng đáng được đời đời thương nhớ. Còn những người trở về hôm nay không phải đã hoàn thành nhiệm vụ, họ còn biết bao công việc phải làm. Đây chỉ là một chặng nghỉ trên con đường hành -trình dằng dặc của người lính.
Họ đi hàng một, dọc theo con đường trở về làng như đội hành quân của một tiểu đội. Muộn đi đầu với đôi vai to bè và -cái lưng rộng như cánh phản. Tiếp sau 
là Kha với đôi chân vòng kiềng. Rồi đến Điện cẳng sếu, đến Tâm « rỗ» Hùng «loe». Và .cuối'cùng là,Tuấn. Anh hơi lùi lại, đi lánh ra khỏi đội hình, say sưa ngắm cái «tiểu đội làng Canh”” của mình. Trước hôm lên xe đi phép, trung đoàn trưởng có tới gặp mặt ạnh em và cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao «bảy chàng trai làng Canh» lại cùng được đi phép một đợt. Cái danh hiệu  “”tiểu đội làng Canh  là do ông nghĩ ra. Trước đông đủ anh em, ông gọi Tuấn ra và bảo:
— Cậu là thiếu úy, đại đội trưởng, vì vậy cậu phải lãnh thêm trách nhiệm chỉ huy cái «tiểu đội làng Canh» này. Cậu phải lo cho anh em đi đến nơi, về đến chốn! Rồi ông cười hỏi thêm:
-    Trong số bảy người đã thằng nào có vợ chưa ?
Cả bảy chàng trai làng Canh đều nhăn răng cười trừ, Trung đoàn trưởng vỗ vai Tuấn nói tiếp:
—vậy thì tiểu đội trưởng còn có thêm một nhiệm vụ nữa là phải lo cho mỗi người một cô, không đạt yêu  cầu về tôi kiểm điểm đấy.
Hôm đi trung đoàn trưởng cũng nhắc tới Chung, lồng dặn Tuấn phải đến thăm gia đình Chung. Khi anh em đi phép sắp   sửa lên xe lại thấy ông tất tả chạy đến dúi vào.   tay   Tuấn một chiếc khan dù hoa   và   bảo:
— Cậu mang   cái này về cho cháu Thủy.
-   Thủỳ là    đứa   con gái duy nhất của Chung,   đứa con . gái mà khi   anh   vào chiến trưòng hãy còn nằm   trong
bụng mẹ. .   



Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:34:45 pm

 II

Họ về đến đầu làng thì trời vừa sập tối. Tuy vậy,
họ vẫn nhận ra những nét thân thuộc của quê hương.
Mùi bùn ao tanh nồng, có lẽ chi đoàn thanh niên và đội kỹ thuật của hợp tác xã vừa- vớt lên để gieo mạ sân, mùi khen khét thơm thơm từ bếp nhà ai đang nấu cám lợn. Đó là tiếng trẻ tập nói bi bô, tiếng những bà mẹ nựng con, tiếng guốc khua giòn trên đường làng xen lẫn tiếng cười nói ríu rít của các cô gái rủ nhau đi họp.
Không ai bảo ai, họ tự nhiên dừng lại bồi hồi lắng nghe, cảm nhận tất cả những âm thanh, hơi hướng quen thuộc của mảnh đất chôn ráu cắt rốn, Họ như muốn lặng đi, ngả vào những cánh tay vô hình nhưng rất-êm dịu của Mẹ quê hương. Họ không nhìn thấy mặt nhau, như vậy thật là tốt vì không ai muốn bạn nhìn thấy  những dòng nước mắt đang chảy chan hòa trên má mình. Ôi quê hương, xóm mạc ! Những khái niệm về đất nước tự do, hòa bình, độc lập tưởng như rất trừu tượng  bỗng rõ ràng, cụ thể đến vậy khi sau bao nhiêu năm cách xa qua bao thử thách hiếm nghèo trong đạn lửạ, ta lại trở về đứng trước lối ngõ nhà minh.
Bảy chàng trai của chúng ta hẳn sẽ còn đứng vậy tình tự với làng xóm thân yêu của mình nếu như lúc đó không xảy ra một sự việc. Họ đang như lẫn vào  bóng tối mông lung bỗng từ trên đầu họ ánh -sáng bừng lên và trong xóm, tiếng trẻ ccn reo lên « A ! Có điện  rồi !  Rồi tiếng một bà nào đó gọi với sang nhà hàng xóm «Chị đĩ ởi ! .Sang ăn trầu. Tưởng hôm nay mất  điện nữa thì cứ gọi là xẻo... mấy ông thợ điện ! ».
Bây chàng trai ngơ ngác nhìn nhau. Trên đầu họ,  ngay dưới vòm cây đa quen thuộc, lung linh một bóng  đèn điện. Rồi họ nhận ra sân kho hợp tác với những ô mạ xanh rờn, cái cổng của trạm xá xã, cửa hàng mụa bán bảng tin thi đua có vẽ từ con rùa đến chiếc máy bay hiện đại để biẽu thị tiến bộ sản xuất của các đội trong hợp tác xã.
—   Chà ! Thật là tuyệt.
Muộn là người đầu tiên thốt lên câu ấy, rồi đến Kha,
—   Đúng ! Thật là tuyệt !
Họ đến bên bảng tin. Tuấn chỉ vào ô có vẽ chiếc máy bay phản lực.
—   Tổ cô Nụ đi máy bay phản lực kia kìaa, phải Nụ của mày khổng Muộn ?
Hùng khoát tay.
—   Đúng rồi, còn Nụ nào nữa. ông Muộn phấn khởi nhé ! Mới về đến làng đã gặp người yêu !
Họ đi vào làng, có tiếng trẻ khóc oa oa trong trạm xá. Chắc hôm nãy mới có một đứa trẻ ra đời. Một tốp nữ thanh niên từ trong ngõ xóm đi ra, vừa cười nói ríu rít,vừa đấm vào lưng nhau thùm thụp. Chắc lại chuyện gán ghép anh này với cô kia chứ gì ? Tuấn mĩm cười nghĩ vậy và chợt nảy ra một ý- nghĩ tinh nghịch. Anh quay lại và hô khẽ :
—   Toàn tiểu đội «sẵnsàng chiến đấu» !
—   Hùng « Loe » đâu, súng máy lên đầu đi chứ !  Muộn phấn chấn bổ sung  thêm một câu như vậy vào « mệnh lệnh » của tiều đội trưởng Tuấn.
Không hiểu chuyện gì mà các cô gái tự nhiên tóe lên cười và rồi đúổi nhau chạy huỳnh huỵch.
—   Đứng lại !
Muộn quát, mấy cô gái chạy đầu đều sững cả lại. Bỗng một cô reo lên : 
— ối giời ơi ! Anh Muộn về tụi bay ơi !
Hùng  “”Loe» bắt được mục tiêu liền “nổ súng” ngay.
—   Chẳng muộn đâu, còn sớm lắm các cô ạ!
—   ơi giời, lại cả anh Hùng nữa !
—   Các cô tưởng chi có vậy thôi à ? Hùng hắng  giọng — nghe tôi điểm danh đây.
— Một, anh Muộn; hai, anh Tuấn; ba, anh Tám; bốn, anh Thân; năm, anh Diên; sáu, anh Kha; bảy, tất nhiên là... anh đây
Cả tiểu đội từ trong bóng cây hiện ra lố nhố dưới ánh điện. Các cô gái xôn xao cả lên. Rốồ lại cười, lại  hấm hứ và phát vào lưng nhau bồm bộp...
—   Chị Nụ đâu rồi ! Chị  Nụ chạy mất rồi chúng bay ơi !
—   Anh Tâm ơi ! Cái Thìn nó đang nhìn anh đấy này.
—   ồ kìa... cái Liễu sao  thế ĩ! Nó khóc chúng mày ơi • Tất cả đang 'ồn ào bỗng lặng cả đi. Liễu ngồi thụp xuống vệ đường khóc rưng rức, vừa khóc vừa nghẹn ngào:
— ôi anh Sơn ơi là anh Sơn ơi ! Các anh ấy... về cả rồi còn anh thì... không về, anh Sơn ơi..
Các chiến sĩ bối rối nhìn nhau rồi ngước nhìn Tuấn.
Họ trông đợi ở anh vì- không ai ngờ lại xảy ra tình huống này. Tuấn cố trấn tĩnh bước đến bên Liễu lựa lời an ủi:
— Cô Liễu, anh.. Sơn không trở về, anh ấy đã hy sinh anh dũng. Ngày mai... tôi sẽ tới nói chuyện với ông bà về sự hy sinh anh dũng của anh ấy. Thôi Liễu đừng khóc nữa, chị em đang vui... vả lại, dù sao cũng- còn được từng này anh em chúng tôi về .. 
Mấy cô bạn gái cũng xúm lại an ủỉ, Liễu thôi không khóc nữa. Tuy vậy mọi người không aí còn lòng dạ nào mà vui được nữa. Họ lặng lẽ chia tay nhau rồi mỗi người rẽ vào các ngõ xóm. Các cô gái cùng chia nhau thành từng tốp đưa họ về nhà. Khi mọi người đã đi  Tuấn mới xốc lại ba lô lặng lẽ rảo bước về ngõ nhả mình, trong lòng anh vui buồn lẫn lộn. Anh bỗng thấm thía lời trung đoàn trưởng nói với anh khi trao tấm vải  cho anh mang về cho bé Thủy — trách nhiệm của những người còn sống thật nặng nề!


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:36:31 pm
III
Nhà Tuấn ở tận cuối làng nên gia đình vẫn chưa biết tin anh về. Càng hay, anh muốn giành cho gia đình một niềm vui bất ngờ. Thế nào mẹ anh cũng  khóc. Còn các em anh, nhất , là cái Hương, hẳn sẽ làm váng nhà lên cho mà xem !
Lối ngõ nhà anh chưa mắc điện, tuy vậy anh vẫn dễ dàng nhận ra những gì quen thuộc từ thuở ấu thơ. Hàng cúc tần tỏa vào đêm cái hương vị ngại ngái say. Hàng dừa đã đốn một bên xòe những tán lá lưa thưa che kín lối ngõ. Anh ngước nhìn lên qua những tán lá dừa và bắt gặp những ngôi sao mọc dày chi chít  trên nền  trời đen thẳm. Con chó mực thấy có tiếng chân người nhảy vội ra sủa nhấm nhẳng, tiếng -Hương từ trong nhà hỏi với ra :
— Ai đấy ?
Anh định im lặng bước vào nhưng con chó khôn  ngoan cứ sủa ầm lên, nhất định không để anh yên ổn

nếu anh liều lĩnh bước thêm vài bước nữa. Hương từ trong nhà chạy ra mắng con chó :
   Mực hư nhỉ ! — Rồi cô hỏi vọng ra — Ai mà không len tiếng thế nhĩ ?
   Hương — Tuấn khẽ gọi — Anh đây mà !
Hường đã nhận ra tiếng anh trai. Không kìm được niềm vui bất ngờ, cô chạy xô tới định ôm choàng lấy  anh nhưng hình như chợt nhớ ra rằng mình đã lớn cô đột ngột dừng lại dẫm chân bành bạch và kêu toáng lên :   
-   Mẹ ơi, anh Tuấn về ! Anh Tuấn về Hòa, Bình ơi
 Rồi cô xấn tới đấm vào lưng anh bìch bịch :
   Giời ơi, giải phóng từ bao giờ bao giờ mà sao hôm nay anh mới mò về hả ?
Mẹ và các em nhỏ của anh cũng từ trong nhà chạy ùa ra Nhưng mẹ chỉ chạy được mấy bước rồi như, bủn rủn cả chân tay nên phải đứng tựa vào cột hiên và cất tiếng gọi nghẹn ngào :
—   Tuấn - con -
—   Mẹ-!
Tuấn lao đến gục đầu vào ngực mẹ. Bàn tay nhò gầy của mẹ run run lần trên khuôn mặt, mái tóc anh. Rồi bàn tay mẹ chợt dừng lại ở một vết sẹo dài trên cổ anh. Vết sẹo như nóng rực lên. Mẹ đã nhận ra, mẹ đã hiểu hết. Mẹ biết có một viên đạn của quân thù đã xẹt qua đây, chì cần nó xích thêm một phân nữa thì mẹ con ta sẽ không có ngày sum họp này. Mẹ rùng mình lạnh người đi khi nghĩ tới một phân ấy ! Nhưng mẹ cũng biết, sau khi cái viên đạn ấy xẹt qua, con của, mẹ lại ngẩng đầu lên và khẩu súng trong tay con lại nhả đạn về phía quân. thù. Có ai hiều con bằng mẹ đâu phải không mẹ !   . .
 
Sau những phút xúc động nghẹn ngào bên mẹ, Tuấn bế cái Bình đứa em út của anh rồi bước vào nhà. Cũng như mọi gia đình khác, căn nhà của anh chan hòa ánh điện. Anh quay sang hỏi Hương :
— Làng ta có điện từ bao giờ em ?
— Cũng có vài tháng nay thôi anh ạ. Tụi em đến vất vả VÌ cái đường dây điện này đấy- Vậy mà đã  ổn định đâu, cứ mất điện luôn đấy !
Anh chia kẹo cho các em rồi ngồi nói chuyíận với mẹ và Hương. Bố anh có chân trong ban quản trị, hiện đang dẫn đầu một đoàn đi tham quan mấy hợp tác xã tiên tiến ở bên Thái bình chưa về. Qua câu chuyện, anh biết hợp tác xã mới hợp nhất toàn xã, mọi người còn đang lộn xộn bung bít, Mẹ anh ca cẩm:
— Mày ra đồng mà xem, tháng giêng gần qua rồi mà đồng còn trắng ngát cả ra đấy. Liên hợp toàn xã thfi chỉ dân làng mình là khổ thôi con ạ. Ngoài cây lúa ra thì chẳng còn biết trông vào cái gì nữa. Bên Vân họ là dân buôn bán xưa nay « mất mùa họ cũng chẳng chết. Ai đời,, thóc của hợp tác xã làng mình còn vài chục tấn. lợn vài chục con, con nào con nấy tròn như cái cối xay  một lượt, bên Vân khó rỗng, chuồng không, vậy mà hợp nhất một cái là chung tất. Xã viên, làng mình dứt là xắc mắc họ đâm chán, chẳng thiết gì làm ăn nữa. đâu, con ạ.
Hương vội lườm mẹ :
—   Mẹ thì chán chết. Anh ấy vừa mới về đến nhà chưa kịp thở thì mẹ đã đem những chuyện không đâu đấy ra mà kề.
—   Là tao nói cho nó biết cái đường đất làm ăn ở mình bây giờ nó là vậy chứ. — Mẹ quay sang góc nhà nhổ quết trầu rồì đột nhiên chuyển ,qua chuyện khác. Này còn anh, tôi bảo cho anh biết nhé, lần này về anh mà khống lấy vợ thì đừng có hòng tôi để cho anh đi.
Hương vỗ tay cười khanh khách :
—   Phải rồi, bắt anh Tuấn lấy vợ đi, con gái làng  nàỳ hàng rếch, anh ưng cô nào em làm mối cho.
—   Cả cô nữa ! Có anh nào nó rước tôi cũng tống đi cho yên chuyện.
Tuấn vỗ tay :
—- Hoan hô ÿ kiến của mẹ. Ả lần này cả thằng Kha nó cũng về đấy. Chết, quên không thông báo cho cả nhà biết lần này làng ta về tất cả bảy anh em. Nghĩa là- những ai còn sống lần này đi phép cả.
—   Về tất cả một lượt, Hương lè lưỡi — Thế thì vỡ làng mất !
Tuấn quay lại phía Hương, hỏi độp một câu:
—   Thế cô có đồng ý lấy thằng Kha không ?
- Em không ! Anh cứ làm như là- mớ rau không bằng!   
Mẹ anh cười nói xen vào :
—   Cái thằng là cháu bà cố Nhạc phải không?
—   Vâng ạ !
Bà mím cười gật đầu.
—   Thằng ấy thì được, nếu cái Hương mà ưng nó thì tao cho không.
Tuấn cười nói khích một câu :
—    Cô Hương cô ấy chê lính nghèo. Kén bác sĩ kỹ  sư kia„ Phải rồi, cô giáo, kỹ sư tâm hồn cơ mà!
Hương vùng vằng đứng dậy :
— Em không thèm nói chuyện ấy đâu nữa nhér!
Tuấn nhìn theo em gái và mỉm cười nghĩ thầm “”con bẻ cũng ngang đấy, cậu Kha khó mà đã chinh phục nổi nó ».
Mấy đứa em cũng đều theo chị Hương xuống bếp nấu cơm cho anh Tuấn. Khi chỉ còn hai mẹ con, mẹ Tuấn xíçh lại gần con và nói nhỏ :
— Mẹ bảo này... mấy đứa chúng mày ngày mai nên bảò nhau mà đi thăm... — Mẹ chửa nói hết nhưng Tùấn đã hiểu cả, mẹ xót thương cho những bà mẹ không có được cái xum họp này. Tuấn ngước nhìn mẹ, khẽ gật đầu :
—Vâng... anh em chúng con sẽ chu toàn việc đó ạ. Có điều đối với chúng con đó là một công việc nặng nề. Làm sao có thế an ủi được những bà mẹ....   . .
—   Vỉệc đó mẹ... sẽ vận động các bà trong hội mẹ I chiến sĩ giúp thêm một tay. Miễn là các con phải vững... Thương anh em, thương gia đình họ thì thương nhưng ị đừng bi lụy quá.
—   Mẹ — Tuấn nhìn mẹ bằng đôi mắt biết ơn — chúng con sẽ vững vàng mẹ ạ.
*
* ' *
Mãi đến mười hai giờ đêm Tuấn mói lên giường nằm nhưng anh vẫn không sao ngủ được .Anh sung, sướng tận hưởng cái,hạnh phúc giản dị nhất mà bấy lâu anh hằng mơ ước — được ngủ ở nhà mình,  được  nghe tiếng ngáy đều đều cùa thằng em trai, nghe tiếng con trâu thở phì phì và cọ sừng lốp cốp ngoài chuồng, tiếng gió khua tàu chuói, tàu cau xào xạc, tiếng giun dế rỉ ran. Rồi đến khi đã ngủ đẫy giấc, nghe tiếng gà trong xóm thoáng dậy thò đầu ra khỏi chằn đẫ thấy ánh lửa mẹ nấu cơm bập bùng dưới bếp và bóng mẹ hắt lên vách nứa. Bao nhiêu năm nay anh thiếu cái đó. Và chăng bấy nhiêu năm anh xa nhà, đi đánh giặc cũng chỉ vì những hạnh phúc giản dị đó, hơn chục chàng trai làng Canh này ra đi với anh và không trở về cũng là để giành lại niềm hạnh phúc giản dị thanh bình đó,
Ba ngày đó trôi qua như trong một cơn sốt nặng  nề. Tuấn và động đội của anh đã lần lượt tới thăm tất cả những anh em cùng làng đã hy sinh. Một chiến dịch nước mát — bao nhiêu nỗi đau, bao nhiêu vò xé. Những thư từ, kỉ vật, những lời trăng trối... lúc nào cùng chập chờn trong đầu anh hình ảnh những ngươi mẹ, người vợ, những đứa em của người đã khuất... Giấy báo tử đã gửi về từ mấy tháng trước, nhưng  khi các anh trở về, nỗi đau chưa lắng dịu trong lòng họ lại trỗi dậy mãnh liệt. Nhưng rồi,... tất cả sẽ trôi qua, những người còn sống phải sống tiếp tục với tất cả những gi còn ngổn ngang, bề bộn của ngày hôm nay. - ’
Ngày hôm nay, Tuấn quyết định «vào trận cuối cùng» trong «chiến dịch» này. Anh sẽ lên thăm gia đình Chung. Anh quyết định đi một mình, một mình gánh chịu đề anh em được nghĩ ngơi, được thanh thản tâm hồn sau ba ngày , quyết liệt vừa qua. Anh chuẩn bị mấy thứ làm quà cho cháu Thủy. Thấy anh chuẩn bị lỉnh kỉnh đù thứ, Hương khúc khích cười.   
— Lên thăm bố vợ có khác ! Chu đáo gớm.
Mày chỉ bậỹ ! Tao đi làm công tác chính sách đấỵ chứ !   
Hứ ! EM biết tỏng đi rồi. Anh Chung có cô em gái «hết sẩy» đấy !   
 
Con ranh tinh quái thế... biết người ta thế nào mà đã… nghĩ vậy nhưng Tuấn cũng vui vui và dường như  chính ý nghĩ vớ vẩn làm cho chuyến công tác chỉnh sách của anh bớt nặng nề hơn.
Từ nhà anh lên Thượng vinh, chỉ có năm cây sổ. Đạp xe một loáng anh đã đến con đường rợp bóng bạch đàn rẽ vào làng của Chung. Tuy đường rộng, đạp xe  tha hồ thoải mải "nhưng không hiếu sao Tuấn lại nhảy xuống dắt xe đi bộ một quãng. Anh muốn cho lòng  mình tĩnh lại trước khi bước vào ngôi nhà của gia đình Chung và gặp những người thân yêu của anh. ôi phải  chi chính là Chung, chứ không phải mình, đang đi trên  con đường này để trở về với ngôi nhà thân yêu, với  cha mẹ, với Hà ngưòi vợ mà Chung hằng thương nhớ và đứa con gái mà Chung thường nhắc tới trong những đêm ngủ hầm, hay trước một trận đánh lớn sắp sửa diễn ra
Một tốp trẻ -nhỏ líu ríu từ trong ngõ xóm chạy ra. Từng đôi một các em quàng vai nhau vừa đi vừa hát líu lo:
Con chim se sẻ
Theo mẹ ra đồng
Chim vâng lời mẹ
Không ngồi bờ sông
Không ngồi bờ sông
Nghe bài hát Tuấn chợt mỉm cười. Hẳn đây là bài hát cô mẫu giáo của các em tự sáng tác. Phải rồi, làng  Chung nằm sát bờ sông, con-sông nhỏ chỉ rộng chừng  hơn chục thựớc mềm mại như một giải lụa uốn quanh làng Thượng Vĩnh mà nhiều lần Chung hằng nhắc tới.
Thấy anh dầt xe đạp đi vào ngõ, các cháu bé đều đứng lại hai bên đường và thi nhau «chào chú ạ””
 



Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:43:00 pm
Một bé gái chừng năm sáu tuổi, mặt mũi xinh xắn, tóc tết đuôi gà ngước đôi mắt đen tròn lên hỏi anh:
- chú vào nhà ai đấy ạ ?
Tuấn nhìn cháu bé và bỗng sững sờ: cháu bé giống Chung như tạc. Từ đôi mắt, chiếc miệng, đến vầng trán, nét mày.. anh dựng xe xúc động cúi xuống bên cháu khẽ hỏi:
-  Cháu có phải là  cháu  Thủy không
- Vâng. cháu là cái Thủy đây chú ạ.
-  ôi cháu ngoan quá.
Anh bế cháu lên vuốt nhẹ lên mái tóc mềm như tơ của cháu, lòng dạt dào xúc động. Chợt nhớ ra anh vội đặt cháu bé xuống,cởi cái tủi du lịch sau xe. Vừa nhìn  thấy con búp bê, bé Thủy đã reo lên :
— A. búp bê, búp bê.   
Tuấn đặt con búp bê vào đôi bàn tay nhỏ bé của  Thủy. Bé ngơ ngác nhìn anh rồi sợ sệt rụt vội tay lại, đưa ngón tay út lên miệng, mắt vẫn mở tròn nhìn con búp bê đăm đăm. Tuấn vội kéo bé Thủy lại gần, âu yếm :
—   Của cháu đấy Thủy ạ.
Đôi mắt bé vụt sáng lên, bé rụt rè đưa hai bàn tay ra đinh đỡ con búp bê nhưng rồi lại rụt trở lại.
—   Nhưng... cháu không có tiền. ông cháu, mẹ cháu cũng không có tiền. Nhà cháu nghèo lắm !
Tuấn lặng đi giây lát trước lời nói ngây thơ của cháu bé rồi kéo nó lại gần.
— Đây là của cháu cơ mà. Không* phải mua đâu, chú mang về cho cháu đấy.
Thế chú là.. chú Là… bố chau à?
-    Thủy, chú không phải».
Nhưng anh không kịp nói hết câu thì vụt một cái, cháu đã quay ngoắt, ôm con búp bê chạy vụt vào ngĩ. Lát  sau Tuấn nghe tiếng Thủy la lén:
— Me ơi, bố về, bố về...
Tuấn đứng chễt lặng nghẹn ngào. Không ngờ câu chuyện lại xoay ra như thế. Biết làm sao đây? Sự ngây thơ của trẻ con làm thắt gan thắt ruột người lớn. Làm sao bé hiểu hết được nỗi bất hạnh lớn lao mà bé sẽ phải chịu đựng suốt cả cuộc dài.
Phải mất một hồi lầu Tuấn mói bình tĩnh trở lại. Anh quyết định dù sao cũng phảỉ tiến lên. Phải dũng cảm vượt qua những dòng nước mắt Anh dắt xe vào tới tận sân mà vợ Chung vẫn chưa biết. Chị vẫn đang ôm chặt con trong lòng thì thầm nói với nó điều gì đỏ. |Khi ngẩng lên chợt nhìn thấy Tuấn, chị vội đứng dậy  gượng gạo mỉm cười. Chị không kịp lau những giọt nuớc mắt đang chảy giàn dụa trên đôi má, chị lúng túng nhìn anh rồi lại nhìn con.
-    Xin lỗi anh, khổ quả, cháu nó bé, chưa biết gi
cả...
-    Nói tới đó giọng chị nghẹn lại, rồi không thể gượng  được nữa, chị ôm mặt chạy vào nhà trong. Tuấn đứng chết lặng trên sân. Anh biết làm gì bây giờ? Không,  không ai có thể an ủi được chị ấy. Hãy để chị ấy khóc,.  Nỗi đau khổ dồn nén tích tụ bao ngày đang vỡ ra trong tim  chị. Nước mắt, dù không phải là vị thuốc tiên có thể làm lành được vết thương lòng nhưng nó sẽ làm dịu bớt nỗi đau.
Thủy vẫn đứng một mình hai tay ôm chặt con búp bê, ngơ ngác như muốn hỏi vì sao mẹ lại khóc? Tuấn tiến lại bế bé Thủy tới ngồi vào bậc thềm. Khi đã ngồi yên trọng lòng anh, bé Thủy bắt đầu thủ thỉ:
—   Chú ơi, mẹ cháu bảo không phải chú là bố Chung cháu đâu. BỐ cháu chưa về, bố cháu gửi chú mang búp bê về cho cháu phải không chú ?
—   ờ... chú... bố cháu gửi chú...
Anh ấp úng khi phải phụ họa những lời nói dối của chị. ôi, không ai nỡ trách chị đã nói dối con đâu, chị Hà ạ. Cháu còn nhỏ quá, nó làm sao hiểu nỗi những điều đó. Với cháu tất cả còn ở phía trước. Hãy để cho cháu hy vọng phải không chị? Đến một lúc nào đó nó sẽ hiểu sự hy sinh lớn lao của bố, nỗi đau của mẹ, và sẽ đủ dũng cảm để gánh chịu nỗi bất hạnh chính của mình. Phải không chị ?
Hà đã từ trong nhà bước ra. Chị mời Tuấn vào bàn uống nước. Khi đã bình tĩnh trở lại, chị ngập ngừng thanh minh.
— Anh thông cảm cho... cháu còn dại lắm! Vậy nên... tôi còn phải nói dối cháu.
Tuấn khẽ gật đầu rồi ngước nhìn người thiếu phụ bằng đôi mắt thông cảm. Anh nhận ra ở chị những nét rắn rỏi và cương nghị. Hà vẫn đẹp nhưng vẻ đẹp của chì có vẻ kín đáo dịu dàng và biểu lộ rõ sự từng trải dày dặn qua những tháng ngày chờ đợi và đau khố.
—   Khổ quá — Hà vừa rót nước vừa ca càm
— Anh lên phải ngày cả nhà đi vắng. Bà với cô Thanh thì sang bên Thanh Phú ăn cưới. Cô Thảo, cái cô anh gặp trên ô tô hôm vừa rồi ấy thi đi thăm bạn trên huyện.

    Không sao, tôí sẽ trở lại vào ngày khác để thăm ông bà và gia đình.
-    Ấy chết! Hà vội ngước nhìn anh vẻ trách móc
-    Anh về ngay là không được đâu- Cô Thảo dặn, nếu  anh lên là phải giữ anh lại đấy.
Cô ấy tên là Thảo, cái tên dễ nhớ như thế mà mình quên khuấy đi mất. Hồi mình và Chung còn học một lớp, cô ấy bé tí và đen nhẻm, tóc đỏ ối vì suốt ngày dãi nắng ngoài bãi. Thế mà bây giờ... Không biết cô ấy làm gì ngoài Hà Nội nhỉ ? Dường như đoán được ý nghĩ của anh; Hà vội kể ngay :
— Cô Thảo đang học đại học bách khoa anh ạ. Cô ấy được nghĩ một tuần 1 để chuẩn bị đi thực tập. Hôm vừa rồi nghe Thảo nói gặp mấy anh trên Canh về phép,  trong đó có một anh biết anh Chung, tôi đoán ngay là anh... Cô ấy mong anh xuống chơi lắm đấy.
Nói chuyền với Hà chừng nửa tiếng nữa, Tuấn quyết định xin phép ra về. Thấy anh có vẻ sốt ruột, Hà thôi không giữ nữa. Khi tiễn anh ra., đến cổng, Hà ngập ngừng một lát rồi lên tiếng:
   — Anh Tuấn, tôi muốn nhờ anh một việc, không hiểu có... phiền anh quá không ?
— Việc gì thế chị Hà?
— Tôi muốn -có dịp nào đó... anh đưa tôi vào... thăm anh Chung một lần...
— Chị Hà... kể ra đi lại cũng gian nan trắc trở đấy.
— Gian nan đến mấy tôi cũng chịu được miễn là...  tới được chỗ anh ấy!
Tuấn khẽ rùng mình. Nơi ấy.. một đỉnh núi, cao hơn ngàn thước phía tây sông Pôcô trơ trụi vì bom
đạn, những đoạn giao thông hào sụt lở, xạm khói bom na-pan. Một căn hầm chữ A bị xới tung lên bởi một quả bom năm trăm bảng Anh... Sau trận đánh, các chiến sĩ đã đào tới hàng giờ nhưng cuối cùng tìm thấy một chiếc bi đông bẹp dúm của đại đội trưởng Chung. Anh đã ra đi không để lại một chút xương thịt, như hóa thân vào đất đai của Tô quốc. Sau ngày giải phóng, sư đoàn xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, ở đó người ta cũng xây một ngôi mộ cho anh, nói cho đúng hơn, người ta đã xây một nơi đế tưởng niệm anh. Tôi sẽ phải đưa vợ anh tới nơi nào đây nếu chị ấy nhất định đòi đi. Chắc chắn không thể lên cái đĩnh núi cao hơn một ngàn thước kia. Nơi ấy hẳn đã xanh rì cây cồ. Còn nếu đưa chị ấy tới nghĩa trang thì... liệu tôi có mang tội vói anh với chị hay không ? Tôi sẽ phải nói dối, nói dối một người như chị là một việc thật, không dễ dàng đối với tôi. Nhưng nếu nói thật,... Không, sự thật không phải bao giờ cũng nên nói ra. Chị sẽ sống tiếp: những năm tháng còn lại dễ dàng hơn, thanh thản hơn nếu không biết sự thật khắc nghiệt ấy của chiến tranh.
—   Thế nào anh, được chứ ?
—   Vâng... được chị ạ, nhưng phải vào một dịp khác chứ dịp này thì...
—    Có lẽ kỳ phép sang năm -của anh chúng ta sẽ đi, anh Tuấn nhé! Lúc ấy cháu cũng đã lớn hơn được một chút... tôi có thể cho cháu đi cùng. Làm sao tôi có thề giấu cháu mãi được ? Sự thật dù khắc nghiệt tới mấy cũng vẫn là sự thật phải không anh ?
 


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:58:24 pm
...
— ối giời ơi ! Anh Tuấn đây rồi.
— Tuấn như sực tỉnh và nhận ra trước mắt mình
là Lan, người yêu của Tâm. Hình như cô này có điều gì xúc động, chân tay cử díu cả lại, vừa  thở vừa nói.
— Em.. tìm anh muốn chết. Đến nhà thì bảo anh sang nhà anh Muộn, đến anh Muộn thì bảo, anh ra phòng cưới, ra phòng cưới cũng chả thấy bóng vía anh đâu
Tuấn mỉm cười, hỏi :
    - có chuyện gì thế cô Len ? '   ,
- ông cụ nhà em... chịu rồi
—   Cái gì ? Tuấn ngơ ngác hỏi lại- Dường như Len cũng nhận ra sự xô bồ của mình, cô e thẹn lấy nón che mặt rồi khúc khích cười. •
—. Anh... thấy em dở hơi quá, phải không ? •
-   Ừ! có lẽ cô có chuyện vui nên sướng phát rồ lên hả ?   
—   Hử ! tại các anh đấy, cứ sồn sồnlên, ông nhà  em mới tức...mới thành ra chuyện, bây giờ thì, ông
 cụ nghe ra rồi. -
—   Nghĩa là... ông cụ đồng ý hạ giá rồi hả ?
—   Cái nhà anh này, cứ đùa mãi được. Không có bác  Diễn bố anh Sơn sang nói với ông cụ nhà em thi còn  Ối mà ông cụ nghe cho. Bác ấy  bảo với bố em rằng, giá -thằng Sơn nhà tôi mà không hy sinh thì lần này  trở về như anh Tâm thế nào tôi cũng phải cưới vợ cho  nó. ông nhà em chưa hiểu bác Diễn định nóí gì liền  hùa theo «đúng thế, thằng Sơn mà còn sống trở về thì sẵn sàng sẻ nửa cái gian nhà này giúp bác cưới vợ cho nó». Thế là bác Diễn mới bảo «thế cứ coi như  thằng Sơn còn sống bác có đồng ý cho tôi nửa gian nhà này không nào?». Bố em hỏi «Bác cần để làm gì?» «Tôi cưới vợ cho con»; BỐ em ngớ ngưòi ra. «Con  nào, bác chỉ có mỗi thằng Sơn là con trai ». Đúng thế, Bác Diễn ’mới chậm rãi nói — Thằng Sơn mất rồi tôi  không còn con trai nữa. Nhưng ông Điều bạn tôi đã mất rồi, con ông ấy đi đánh Mỹ nhờ giời, mà không chết như thằng con tôi. Vậy tôi phải có trách nhiệm với nó như  với con trai tôi vậy. Nhà nó nghèo, nó đi hỏi vợ người ta thách cao quá nó lấy gì mà cưới. Đi đánh giặc về chỉ có hai bàn tay trắng, mẹ già, em dại.. chẳng lẽ để nó ở  vậy suốt đời à». Bố em lúc ấy mới hiểu ra, liền giận dữ quát: «ông đến đây để chửi xỏ tôi đấy phải không?»  Tính cụ nóng, em sợ quá đi mất! Thế mả bác Điều  cứ tỉnh khô : « Tôi không xỏ ông.  Tôi chỉ đến xin ông  nửa cái nhà này như ông đã hứa mà thôi ». Các cụ lời qua tiếng lại một lảt rồi lại thấy cười nói rang rang  thế là..- thế là
— Thế  là cụ nhà quyết định cho anh cu Tâm cưới chứ gì?
   — ừ,.. em chỉ nói với anh thế thôi đã—
Lan cười khanh khách định chạy đi nhưng Tuấn đã giang tay ra chặn lại
-   Khoan đã ! Nói chuyện cho có đầu có đuôi đi đã  nào ! Thế cụ... đòi bao nhiêu nữa ?
—- Cho không ! Lan nguýt dài
-   ối giời ! Thế thì quý hỏa quá ! Này, nhưng bọn tôi không quen lấy không của ai cái gì đâu nhớ. Thôi cô đi tìm cái thằng Tâm mà dựng nó dậy đi. Đang  buồn xỉu như bánh đa gặp nước đấy. Thế định ngày nàó thì cưới ?'   -
— Còn lâu!   ;
 — Thế thì cô tìm tôi cuống cuồng lên để làm gì ?
Như sực nhớ ra, Lan thần người, thử đài rồi nói giọng nhẹ hẳn xuống :
— Em muốn nhờ anh.;, tối nay đưa anh Tâm., đến  nói chuỹện lại với thày em.
—   ôi giời  — Tuấn cười lớn — cái thẳng quỷ tóc xoắn nhà cô thì có lên giời nó cũng lên được. Lính  trinh sát lại còn phải đi đưa với đón nửa ?
—   Không, — Lan nài nỉ — Em van anh, phải có
anh đến thì... anh ấy mới dám  vả lại còn phải nói năng thưa gửi... mà anh Tâm thì cứ như ngậm hạt thóc ấy !
—   Nó giả vờ đấy, còn lạ gì mồm mép của nó nữa.
ở đơn vị anh em vẫn gọi nó là « Tâm lém » hay là «Tâm dẻo mỏ» đấy. Nhưng thôi, tôi sẽ điệu hắn đến và bắt hắn mở mồm cho cô xem.
Lan che miệng ọựời :
— Thế còn anh thì bao giờ cho bọn em ăn kẹọ đấy?
—   Tôi á, —- Tuấn cườỉ lớn — Còn lâu! Luc. đó chỉ sợ cô Lan tay bồng tay dắt rồi, nhờ đun ấm nước cũng không xong.
Lan vung nắm đấm lên dứ dứ vào mặt anh mấy cái rồi bỏ chạy. Cô ta đang phấn khởi. Thôi, thế là cả thằng Tâm cũng sẽ xong chỉ còn anh và Kha thôi. Xem chừng cái cô Hương nhà mình thuộc phái « kháng chiến trường kỳ». Nó sẽ làm cho thằng Kha mệt bở ra rồi mới gật đầu cho mà coi. Được rồi, mình sẽ làm, « nội ứng-»-cho cậu ấy. Mọi việc rồi sẽ tốt đẹp cả thôi.



Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:59:19 pm
***
Hường tỉnh dậy từ lúc gà mới gáy đợt đầu. Cô rón  rén ngồi dậỵ lấỵ áo rét mặc vào người rồi xuống bếp chất củi sưởi.Còn sớm quá, cơm cháo gi vội. Chị Thảo ngủ say quá, sao chị ấy vui và thảnh thơi quá nhỉ?
Thực ra đêm qua Hương chỉ kịp chợp mất được một lật. Dự đám cưới về cô trằn trọc mãi. Ngồi ở dưới,  thỉnh thoảng cô lại liếc nhìn Kha ngồi cạnh anh trai .mình, trên hàng ghế danh dự. Anh ấy vẫn cười nói,  vẫn vỗ tay mà sao anh ấy buồn vậy ?
Phải, chì có mình và anh Tuấn là biết vì sao anh ấy buồn. Có phải mình không yêu anh ấy thực không? Không yêu tại sao từ hôm anh ấy về tới nay mình lại hay nghĩ tới anh ấy, và nếu anh  ấy đi lấy người khác hẳn là mình sẽ buồn lắm, chắc chắn là thế, dối lòng mình làm gì ? Nhưng... tại sao khi anh ấy «đặt vấn đề» minh lại từ chối, có lẽ như anh Tủấn nói « mình khó hiều quá chăng » ?
Đêm qua nghe chị Thảọ nói chuyện về chị Hà,
I thương chị ấy quả. Chị ấy không chịu đi lấy chồng khác dù bố mẹ chồng vẫn giục. Chị ấy yêu anh Chung đến như vậy,, chung thủy, với anh ấy đến như vậy, hẳn  chị phài hiểu anh áy lắm.
cà chị Thảo nửa. Sao chị ấy đến với anh Tuấn nhà mình nhanh như vậy, dễ dàng đến như vậy? Khi.chưa hiểu chị ấy mình cũng nghi ngờ. Nhưng sau đó thì mình hiểụ. Đêm qua chị ấy nỏi mình: Hương ạ, mình đến với anh Tuấn vì mình tin anh ấy, mình cho  rằng hai người yêu nhau là phải cùng tìm đến với nhau. : - Nếu mình chỉ - đứng ngắm nhìn xem người con trai   đến với mình bằng cách nào,có khéo léo, có đúng bài hay không thì ích kỳ quả, mà như thế chưa phải đã là thương nhau. Các anh ấy đánh giặc bao nhiêu năm nay, bây giờ mới được nghỉ ngơi ít ngày để lo tìm  hạnh phúc cho riêng mình. Thường thì các anh bộ đội chỉ có thể tìm hiều chừng mười ngày là đã xin tổ chức lễ cưới. Đừng vì thế mà nghĩ rằng các anh ấy đơn giản trong tình yêu, Ngược lạỉ thì thưởng những người có ít thời gian để yêu nhất lại là người yêu thương thật chân thầnh.
Nghe chị Thảo nói tới đó mặt minh nóng ran lên. Không hiểu anh Tuấn đã nói gì với chị ấy chưa mà sao chị ấỷ hiếu mình đến thế. có lẽ đúng như vậy chăng ? Có 1ẽ minh yêu anh ấy, nhumg anh ấy đã đến với minh không đúng, như lâu nay minh vẫn tưởng tượng. Ai  đời lá thư tỏ tinh mả anh ấy lại viết những câu như  thế này : « Hương ạ, khi tôi ra đi thi Hương hãy còn  là một cô bé. Lúc đó ai có thể nghĩ đữợc rằng sau này Hương có thể sẽ là vợ tôi. Tuy vậy qua anh Tuấn, tôi  đã hiểu Hương hơn. Bộ đội chúng tôi hiểu nhau và rất  tin nhau, anh Tuấn nói rằng tôi «nhất trí» xây dựng với Hương thì anh ấy sẽ ủng hộ. Vậy ý Hương thế Ị nào? Tôi trình bày ý nghĩ của mình hơi lộn xộn, không  biết Hương có hiểu tôi không ? » Thế đấy, aỉ mà chịu được cứ làm như là bám được ông Tuấn là nắm chắc người ta rồi không bằng ? Lại hôm vừa rồi cũng vậy.  Ai đời anh chàng lại nói thế này : « Hương ạ!  tôi đã nhận được thư trả lời của Hương. Tôi rất buồn, nhưng  vì ở xa không biết làm thế nào để Hương hiều lòng  tôi. Tôi chỉ được nghỉ ở nhà một tháng, không có nhiều  thời gian đâu. Nhà tôi thì Hương biết đấỵ, bố mẹ tôi  mất cả rồi chỉ còn một mình bà tôi, dù sao cũng phải có người đi lại trông nom bà cụ... »
Thế là máu tự ái trong người mình – nổi lên. Mình trả lởi thăng băng: «Vâng, hoàn cảnh thế thì anh nên lấy vợ rồi đè có người trông nom bà cụ, Còn tôi thì chưa nghĩ đến chuyện ấy».
Nói đến thế tưởng giận, ai ngờ.,, .mà mình đề ý từ hôm ấy đến nay chưa thấy anh ta đi tìm đám nào, mà bà cụ thì cứ giục, nghĩ cũng tội.
Gà trong xóm lại gáy dồn, Hương giật mình sực  tỉnh.   
—. Chết rồi ! Sáng bạch rồi mà cứ ngồi.., Chị Thảo hôm nay lại phải đi sớm, mình thật là


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 08:00:23 pm
***
Tiễn Thảo đi rồi, Hương vội vàng quay trở lại. Đến ngã ba tự nhiên cô ngập ngừng rồi nhìn quanh, không thấy có ai, cô rẽ trái đi thẳng về phía ngõ nhà Kha.
Con đường mọi khi cô vẫn qua để đến lớp mà sao hôm nay cô bỗng thấy hồi hộp lạ thường. Tim cô đập dồn. Chân lê bước líu ríu. Lúc ấy giá có ai hỏi cô đi đâu, hẳn cô sẽ trả lời : «cháu ra ngoài lớp một tẹo».
Đã đến rặng tre trứơc cửa nhà Kha, nơi mọi khi  đi dạy Hương vẫn thường gặp cụ cố Nhạc quét lá tre đem về đun cám lợn. Mải nhìn vào trong nhà cô không trông thấy Kha đang đứng trong bụi tre. Đến khi nghe tiếng hỏi «Hương đi đâu thế» cô mới giật mình quay lại. Nhận ra anh, Cô bỏng trở nên lúng túng. Mặt cô nóng bừng, chân tay như thừa thãi Kha cũng lúng tùng,  hình như anh sợ cô hiểu nhầm anh đã nấp sau bụi tre đre nhìn trộm cô. nên vội giải thích   5
—   Tôi đánh ít gốc tre, cho bà cụ sưởi, thấng giêng rồi mà vẫn rét- cô ra trường đấy à.
—   Vâng, à không... em- em... anh Tuấn bảo em sang anh... bảo anh đến anh Tuấn bảo cái gì í..!
Cô nỏi rồi quay đầu chạy vù đi; Cô không dám về nhà, vì chì một lát nữa thôi Kha sẽ đến đấy, ngượng chết. Cô chạy đến nhà Lụa. Trông thấy Hương huỳnh huỵch chạy đến, Lụa ngạc nhiên hỏi: 
— Cái gì mà chạy như bị ma đuổi thế?  Hương ôm chầm lấy Lụa rồi kéo bạn vào trong nhà
   .
—- Vào đây, vào đây tao nói cái này...
Lụa ngơ ngác.
—   Con này buôn cười nhỉ — mày phát điên rồi hay sao đấy?
—   ừ điên ! Người ta đến để nói...
Cồn Kha, anh không hiểu có chuyện gì mà Hương  vụt đến vụt đi như một trận gió; Hương bảo anh đến gặp Tuấn, ừ, hãy đến đấy xem sao đã.,    : '
Anh trở vào cất búa, mặc áo rồi vội vã đến nhà  Tuấn.
Thấy Tuấn đương nằm bò trên giấy vẽ hộ ông bố cái sơ đồ quy hoạch đồng ruộng, anh liền hỏi:
— Có chuyện gi thế anh?
Tuấn ngừng bút ngẩng lên ;
   — Chuyện gì đâu ?   .
—   Thế sao Hương... bảo tôi đến gặp anh ngay ? Tuấn ngồi hẳn dậy.
—   Cậu nói sao ? Cái Hương bảo cậu đến à ?
—   Thế này, tôi đang đánh gốc tre cho bà cụ thì thấy Hương di vào ngõ. Tôi hỏi : «cô Hương ra trường đấy à ». Cô ấy vâng rồi lại bảo anh bảo em sang gặp anh ngay. Thế rồi cô ấy chạý vù đi, tôi sợ có chuyện nên vội sang ngay.
Tuấn ngẩng người ra. suy nghĩ một lát rồi bổng cườỉ phá lên.
■   — Thôi hiểu rồi, hỉểu rồi  -
Kha ngơ ngác hỏi:
—   Vậy là cái gì ?
Tuấn lắc đầu cười ngặt nghẽo.
—' Cậu đúng là thằngcù lần-
—   Tôi chẳng hiểu gì cả ?   
Tuấn đứng dậy ghé sát vào tai Kha, quát từng tiếng  một:
—   Như-thế-là tình-yêu-... híểu chưa ?
.   — Tình yêu 
—   Đúng ! Nó đến tìm cậu, nhưng vì bất ngờ cậu thò cái mặt mặt ra, nên nó hoảng, chẳng lẽ lại nói là đến chới với cậu nên cô nàng nóĩ bừa thế rồi bỏ chạy. Rồi cậu xem, từ giờ đến trưa đố có dám về nhà.
Chừng như đã hiểu- ra Kha nhìn Tuấn rồi mỉm cười lắc đầu:
Con gái thật... lắm chuyện rắc rối!
Một buổi sáng trên đưòng từ làng Canh ra thị xã có bảy anh bộ đội lai bảy cô gái trên bảy cái xe đạp.  Không phải giới thiệu thì chúng ta cũng biết đó là bảy  chàng trai làng Canh. Hôm nay đã hết hạn nghỉ phép, họ  lên đường để trở về đơn vị của họ ở mái tận vùng cao  nguyên xa xôi kia. Bảy cô gái đi đưa tiễn thì sáu cố  là dâu mới của cái trung đoản đang xây đựng nông  trường ở trong kia. Còn một cô nữa (là ai chúng ta đã  biết rồi) thi mới chi là “người yêu» như chúng ta vẫn gọi đối với những đôi trai gái chưa tổ chức lễ thành hôn. Họ đạp xe chầm chậm, vừa thủ thỉ tâm tình vừa ngắm đồng ruộng làng mình. Lúa xuân đã vượt qua thời kỳ rét mướt đang xanh rờn lên. Các cô gái xã viện đang làm cỏ ở phía ra vung nón vẫy họ. Họ cũng đưa tay lên chào lại.
Ra khỏi địa phận của xã mình, họ đi tách từng đôi một. Như thế cũng phải. Họ còn có những điều phải nói rỉêng với nhau.
Đường từ lảng Canh ra thị xã gần hai chục cây số mà người đi đưa tiễn nhau thì chuyện trò không bao giờ biết chán, giấy mực nào ghi cho xuể ? Vậy chúng ta hãy dùng ở đây, để mặc cho bảy đôi trai tài gái sắc kia được' tự do đi vào thế giới của tình yêu và hạnh phúc.
Câu chuyện về họ tôi cũng chỉ mới biết đến đó. Sau này có thêm chuyện gì mới xung quanh bảy chàng trai và các cô gái đáng yêu của làng Canh, tôi lại xin kể tiếp với các bạn.
Sơn Tây- 1980-1985.


Tiêu đề: Re: Thềm nắng - Khuất Quang Thụy
Gửi bởi: danhthanh trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 08:04:12 pm

MỤC LỤC
ĐầU mùa mưa   
Sau mỗi nụ cười      
Anh sao trong đêm   
Thềm nắng      
Người buôn Rê-Bắk      
Gỉấc mơ của nàng bắn tỉa   
Những người hạnh phúc.   


Hết.


p/s : cám ơn các bác đã theo dõi tập truyện ngắn này. Vì tập truyện ngắn này ra đời đã lâu, chất giấy và chất lượng in khá kém nên việc số hóa hơi khó khăn, do vậy em làm khá vất vả và hơi lâu, mong các bác thông cảm.
 Bây giờ cũng đã xong, mời các bác thưởng thức và sang bên '"đất trắng'"  theo dõi tiếp.
Trân Trọng