Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Về người lính hôm nay => Tác giả chủ đề:: thanhh63 trong 29 Tháng Chín, 2014, 08:09:56 am



Tiêu đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Chín, 2014, 08:09:56 am
Xin thay mặt các CCB Nam bộ QĐ 3 ( 79 -83 ) và đồng đội mở tiếp phần 3, phần 1, 2 mời các bác tham khảo tại

Phần 1: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25760.0.html
Phần 2: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27061.0.html

Xin mời tất cả các bác cùng tham gia, trân trọng! Thanhh63  ;)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Chín, 2014, 08:15:49 am
Việc chuyển về Kladno cũng có sự điều nghiên và “dẫn dắt” của anh T., một ông anh cùng chung đoàn với anh H., chị Hg. Tất nhiên sự dẫn dắt chỉ là một chuyện, việc điều nghiên mới là việc chính. Kladno là một thành phố công nghiệp nằm sát nách Praha, cách vỏn vẹn chừng hơn 25km về phía Tây – Bắc, rất thuận tiện đi và về từ Praha xuôi theo đường cao tốc, mặt khác Kladno cũng là 1 thành phố lớn vùng tỉnh trung tâm Tiệp, mà cư dân công nghiệp thu nhập ổn định, trong khi chỉ có 1 khu chợ ở trung tâm chắc bán sẽ tốt. Một lý do nữa: khi nhập nhóm, anh chị tôi không thể kiếm được chỗ bán ở Brandýs, dù trước đó 2 người đã từng bán hàng tại đó nhưng đã ngưng thời gian khá lâu và khi sắp xếp lại thì cho dù chợ đã mở rộng nhưng tất cả chỗ đã lấp đầy cố định cả năm nên coi như không có cơ hội. Lão chủ chợ cho dù biết 2 người nhưng chỉ còn biết nói theo kiểu ầu ơ: cứ đến, nếu có chỗ ( ai không đi ) thì bán! nhưng từ Kladno xuống tới Brandýs bây giờ không còn là gần, trên 50km là chắc chắn nên 2 người quyết định tìm chỗ bán hàng ở Kladno. Theo giới thiệu của anh T. chúng tôi thuê phòng một chung cư truyền thống ở Tiệp, ở phố Holandská, số nhà 2438 với giá 500 korun / tháng với điện nước, lò sưởi hơi xài thoải mái. Nội thất phòng ở đây giống y chang ký túc xá tôi từng ở Praha 4: 2 phòng ngủ, 1 phòng bếp kiêm phòng ăn và 2 phòng công trình phụ: nhà tắm, toilet sát nằm nhau trong căn bếp với hệ thống sưởi trung tâm, bếp điện, chỉ cần bê chiếc tủ lạnh còn thiếu chúng tôi mang đi từ Mochov là ổn. Tòa nhà khá cao 6 hay 7 tầng gì đó, đi lên xuống bằng thang bộ lẫn thang máy, rất thuận tiên cho việc chuyển hàng hóa ra vào, căn hộ 2 vợ chồng tôi thuê ở tầng 5, anh chị tôi thuê ở tầng 2 và hàng hóa của 2 nhà để hết ở đây cho tiện việc di chuyển, trên phòng tôi dành cho việc nấu nướng, ăn uống và sinh hoạt chung cho cả nhóm.

Hình ảnh của Kladno: Nhìn bản đồ thì khoảng cách giữa Kladno và Brandýs đã xa hơn rồi

(https://lh4.googleusercontent.com/-P2DiO05lqac/VCZprVMj7XI/AAAAAAAAGLc/jsU60UVev78/w1043-h400-no/Kladno%2B16.jpg)

Thắng cảnh chính của TP Kladno:

(http://dbarchitektura.webzdarma.cz/mesta/2004_0501_134854_OP_Kladno_namesti_i.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 29 Tháng Chín, 2014, 11:16:09 am
Mừng bác chủ có thêm "lầu " sẽ ghé thăm và bù khú vui vẻ cùng chủ nhà :D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 29 Tháng Chín, 2014, 04:25:17 pm
“….căn hộ 2 vợ chồng tôi thuê ở tầng 5, anh chị tôi thuê ở tầng 2 và hàng hóa của 2 nhà để hết ở đây cho tiện việc di chuyển, trên phòng tôi dành cho việc nấu nướng, ăn uống và sinh hoạt chung cho cả nhóm...”-Thanhh63
    Ủa!!!
Thế là thế nảo???
Hình như, phải có.... một cái đám ăn nhậu, để chứng kiến, để … mừng cho chúng nó…. nữa mới hợp lệ, mới đúng chứ nhỉ?


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Chín, 2014, 06:53:59 pm
“….căn hộ 2 vợ chồng tôi thuê ở tầng 5, anh chị tôi thuê ở tầng 2 và hàng hóa của 2 nhà để hết ở đây cho tiện việc di chuyển, trên phòng tôi dành cho việc nấu nướng, ăn uống và sinh hoạt chung cho cả nhóm...”-Thanhh63
    Ủa!!!
Thế là thế nảo???
Hình như, phải có.... một cái đám ăn nhậu, để chứng kiến, để … mừng cho chúng nó…. nữa mới hợp lệ, mới đúng chứ nhỉ?


Tất nhiên là chưa "chính thức" !, "tạm ứng" hà rầm mà không gọi "vợ" có mà đoàn tụ ... ông bà sớm! Nói vậy chúng tôi thống nhất về VN có đủ bô lão mới mần ... hìhi công nhận lão AG1 này "tinh" thật  ;D, dân "thế dzụ" có khéc!  ;) :o ::) ;D


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 30 Tháng Chín, 2014, 08:22:08 am
Chung cư đường Holandská số 2438, Kladno, nơi chúng tôi sinh sống trong 2 năm từ 1994 - 1996:

(https://lh4.googleusercontent.com/-SiQRfI-8Mf8/VCZpOKi5-JI/AAAAAAAAGKk/Ik1jiGpyXzA/w1044-h400-no/Kladno%2B1.jpg)

(https://lh6.googleusercontent.com/-jPqOpxKOerk/VCZqBSlQBRI/AAAAAAAAGME/GifekeaUEUE/w1044-h422-no/Kladno%2B8.jpg)

(https://lh6.googleusercontent.com/-FETsn67uOaY/VCZpXIc1NVI/AAAAAAAAGK0/fA6wgZYlTV0/w1044-h419-no/Kladno%2B10.jpg)

(https://lh3.googleusercontent.com/-RGUPC8FWpsg/VCoC0_BsWOI/AAAAAAAAGMo/b_Q5CwniTHI/w1044-h416-no/Kladno%2B18.jpg)

Căn hộ tầng trệt này anh em tôi canh me mãi mới "chộp" được khi người thuê ( cũng là 1 người Việt ) không thuê nữa, trước đó khi nghe phong thanh rằng gia đình anh ấy sẽ chuyển đi, chúng tôi đã làm "công tác tư tưởng" cùng gia đình để được thuê lại. Căn hộ này rất thuận tiên khi chúng tôi vửa dùng làm kho, vừa dùng để anh chị H - H. ở đây, do là tầng trệt, lại sát bãi đậu xe nên việc di chuyển hàng hóa ra vào không còn bất tiện như lúc anh chị ấy chỉ thuê được căn hộ ở tầng 2. Mặt khác do chỉ để ở, không nấu nướng nên an toàn với "bà hỏa", thuận tiện làm kho cất hàng.

(https://lh5.googleusercontent.com/-aVZyWzRlApE/VCZp9_ig1nI/AAAAAAAAGL8/rEv7IL360vY/w1043-h420-no/Kladno%2B7.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 01 Tháng Mười, 2014, 08:19:30 am
Khu chợ Kladno nơi chúng tôi từng bán hàng:

(https://lh4.googleusercontent.com/-Rv8gFwbb_-U/VCZp5G3T_aI/AAAAAAAAGL0/oifevN5nqhA/w1044-h381-no/Kladno%2B6.jpg)

Khu chợ Kladno nhỏ hơn rất nhiều so với chợ Brandýs, ngày trước chưa có những tấm pano quảng cáo, chỉ có những bồn hoa nhỏ ngăn cách giữa quảng trường và vỉa hè nên nhìn quảng trường cũng kha khá, trên phần chính của chợ cũng bố trí được khoảng 20 quầy 4 m, phần đường phía sau rất ít khi người bán dựng quầy, chỉ khi nào phần chợ chính đầy thì họ mới miễn cưỡng ra phần phụ, nhưng bán ở đây ế chổng vó, có lẽ do thói quen chỉ đi phần chợ chính, cũng có thể phần chợ chính đông đúc thu hút khách, khiến họ quên vài quầy ở phần chợ phụ, thêm nữa bến xe buýt ngay sát phần chợ chính cũng khiến khách dạo chợ chính đông hơn. Bên trái khu chợ là bãi đậu xe mà ngày nay vẫn còn thấy…

(https://lh4.googleusercontent.com/1RR_Z0QX4A5K_gCqCGpY1wbUcV0ikV1HzXNKcOPxXyk=w1044-h399-no)

Thật may mắn vì tôi lấy được tấm ảnh này chụp từ tháng 10.2011 chứng tỏ chợ Kladno vẫn họp tại đây tuy bây giờ nhìn lèo tèo hơn ngày ấy khá nhiều, ngày ấy các lều 4 m dựng sát nhau thành 2 hàng dài nên nhìn khá xầm uất, cả dãy trước lẫn dãy sau và chợ họp hàng ngày từ sáng tới chiều, không ảm đạm như trong hình khi chỉ có dãy trước còn bán, dãy sau để xe, còn có những ngày … vắng tanh như tấm cuối cùng!. Quầy của chúng tôi trước đây quay lưng ra đường chắc tại vị trí tấm pano thứ 2 hay 3 gì đó từ trái sang…

(https://lh6.googleusercontent.com/-skzvtBzPU3c/VCZpSa-4qQI/AAAAAAAAGKs/zFi4uvBKx2E/w1043-h412-no/Kladno%2B11.jpg)

(https://lh3.googleusercontent.com/-kD5Efb6S8fs/VCoCznBX7tI/AAAAAAAAGMg/BudgFXpYDUA/w1044-h418-no/Kladno%2B17.jpg)

(https://lh4.googleusercontent.com/-zb0Hc35dHPw/VCZpaA9ikpI/AAAAAAAAGK8/Fb0nhPn5Zyg/w1043-h419-no/Kladno%2B12.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 02 Tháng Mười, 2014, 08:17:07 am
Xác định công việc khi lập nhóm: Bán hàng và đổ hàng sỉ. Cả 2 công việc đều quan trọng: Bán hàng hàng ngày tại chợ Brandýs, chợ Kladno và chợ Gà ( người Việt đặt tên là vậy còn chính xác thuộc vùng nào tôi không thể nhớ ), chúng tôi chính thức từ giã chợ Kolin khi về Kladno vì đường xá quá xa xôi trong khi chợ Gà rất gần Kladno và cũng là chợ phiên duy nhất vào sáng Chủ nhật, tuy nhiên  ngày từ thứ 6 đến thứ hết thứ 7 chúng tôi đành bỏ chỗ ở chợ Kladno do tôi và anh H. lên đường lấy hàng bỏ sỉ. Việc liên kết sảy ra sau hơn 1 năm tôi và vợ tôi chính thức bước vào nghiệp bán hàng, đồng thời sau khi tôi chập chững bước vào nghề đổ hàng sỉ khi “sưu tầm” hàng Tàu từ Praha. Khi lập nhóm, mấy anh chị em chúng tôi cũng phân tích những thiệt hơn, tạo nguyên tắc góp vốn, phân chia lợi nhuận hay rủi ro một cách rất thoải mái theo nguyên tắc 50 – 50 cả bằng tất cả hàng hóa sau khi được định giá thống nhất cộng lượng tiền mặt bổ sung cho 2 bên góp vốn cân bằng đúng theo nguyên tắc trên. Tôi cũng trình bày ý muốn tiếp tục áp dụng “chiến lược” kinh doanh tôi theo đuổi và nó được bàn bạc thoải mái giữa 4 anh chị em để thống nhất rằng: cách thức kinh doanh đó đặc biệt phù hợp với tiềm lực lúc đó của nhóm và tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn hơn. Ngoài tất cả các lý do chính từ góc độ kinh doanh, anh chị tôi cũng có ý giúp chúng tôi khi vợ tôi đang có thai và việc buôn bán, đi lại cũng rất cần sự thận trọng, nhất là khi vợ tôi sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi sắp sinh và sau khi sinh, thật may khi có anh chị tôi cùng chia sẻ sự lo lắng ít nhiều tôi sẽ phải giải quyết khi vợ tôi chuẩn bị nghỉ ngơi dưỡng thai, sinh và sau sinh nuôi em bé.

Tôi và anh H. lên đường đi chợ Ostrava lấy hàng vào đêm thứ Năm để sáng sớm thứ Sáu kịp lấy hàng sau đó quay về liền trong ngày để đi chợ Teplice đổ hàng vào sáng sớm thứ 7, và sau đó đi tiếp chợ Karlový Vary ngay trong đêm thứ Bảy để sáng sớm Chủ nhật đổ hàng sỉ ở đó. Tất cả các chợ sỉ lúc đầu đều họp lúc tờ mờ sáng 4 – 6 h, để mọi người về kịp đi chợ trong ngày, nhưng do quá cập rập nên người mua có khuynh hướng đi sớm hơn, kéo riết lên 22 đến 24 h đêm thứ Sáu và thứ Bảy, kéo muộn lắm cũng chỉ đến 1 – 2 giờ sáng hôm sau là tan chợ. Như vậy lúc tôi và anh H. đi chợ sỉ, thì 2 chị em Nhg. vợ tôi cùng chị H. sẽ đi chợ Brandýs để bán hàng, nhiệm vụ lái xe do chị H. đảm nhiệm, hơi lo vì chị H. là tay lái mới sẽ điều khiển chiếc xe cùi của tôi, còn tôi và anh H. sẽ đi chiến Nissan Birdblue 2.0 của anh chị ấy để đi chợ Ostrava. Quãng đường từ Kladno xuống tới Ostrava và quay về chòm chèm 1000 km, mất hơn 6 giờ đi 1 chiều, như vậy thông thường 22h đêm thứ Năm anh em tôi khởi hành từ Kladno, sau 6 giờ, khoảng 4h sáng thứ Sáu anh em chúng tôi tới chợ Ostrava, dạo chợ, mua bán chừng 2 – 3 giờ, 7 – 8 giờ sáng anh em chúng tôi lại quay về và khoảng 13 – 14h chiều đã có mặt ở Kladno. Lựa chọn hàng hóa cho chuyến bỏ sỉ ở chợ Tep, anh em chúng tôi tranh thủ chợp mắt, ăn chiều xong 20h anh em chúng tôi lại lên đường đi chợ Tep. Từ Kladno lên Teplice cũng khoảng 100 km, đi mất 2 giờ, 22h đến nơi, bày hàng buôn bán đến 1h sáng lại quay về và đến nhà chừng 3h sáng, ngủ vùi để lấy lại sức chuẩn bị cho chuyến đi chợ Karlový Vary cũng tương tự về thời gian và quãng đường như chợ Tep. Một tuần buôn bán của nhóm chúng tôi là vậy, với anh em chúng tôi tuần nào cũng vậy từ đêm thứ Năm đến sáng Chủ nhật anh em chúng tôi cứ quay vòng cỡ 1500km từ Kladno lên Ostrava – biên giời phía đông bắc của Tiệp giáp Balan rồi quay đi tiếp lên gần biên giới phía Bắc ( Teplice ), sang gần biên giới phía tây giáp Đức ( Karlový Vary )...


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 03 Tháng Mười, 2014, 08:22:15 am
Như đã nói, đầu tiên chúng tôi sử dụng chiếc Nissan Bluebird để đi lấy hàng, đây là chiếc combi, tay lái trợ lực, điều tuyệt vời với chúng tôi vì dòng xe cũ của Tiệp không có tính năng này, mặt khác xe thấp, rộng, bánh to … nên đi rất đằm và rất tốt cho đi đường dài.

(https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSVB2fyaPlzsetJf2rGakqHqymxSvWog4PquJBvGhvf7BzTzXlseQ)

Tuy nhiên do xe cũ nên cũng đã sảy ra sự cố, lúc đầu mật độ còn ít, nhưng càng về sau càng nhiều và chi phí sửa chiếc xe cũ này rất đắt do linh kiện phải nhập về do thị trường Tiệp không có sẵn đồng thời thợ sửa xe Tiệp không có thói quen “chế” linh kiện. Tệ nhất, sau 1 chuyến đi xa, không hiểu ma xui quỷ hờn thế nào mà máy hỏng, thợ bó tay, cuộc lòng chúng tôi phải gửi nó vào chính hang Nissan để sửa, nghe hang phán: nhập linh kiện, giá đắt gần nửa giá khi mua xe, choáng! Điều đó buộc chúng tôi phải có lựa chọn khác cho vấn đề phương tiện, mua xe mới, chắc chắn phải mua, nhưng xe mới là mới hoàn toàn hay xe second hand? Đối với nhóm chúng tôi khi mới bước vào kinh doanh sỉ, vốn liếng cho hàng hóa là lớn hơn rất nhiều so với 1 quầy bán lẻ, nếu chút tiền để mua 1 chiếc mới hoàn toàn thì sẽ hụt vốn, nhưng nếu xui xẻo mua lầm 1 chiếc xe cũ tệ thì hậu quả là nhãn tiền: không có phương tiện + chi phí sửa chữa! Thật may tại thời điểm đó tôi được tiếp xúc với mô hình mua xe trả góp ( leasing ), cũng là mô hình mới trong việc mua bán những vật to tiền, vấn đề là mô hình này thoáng hơn nhiều so với những gì tôi hiểu về nó. Trong 1 lần đi xem xe, sau khi đã lượn rất nhiều autobazar ( chợ xe cũ ) nhưng chưa tìm được chiếc ưng ý, bực mình ghé đại vào 1 autosalon bán xe mới, tôi và anh H. đã rất ưng 1 chiếc xe Forman mới tinh hiệu Solitaire màu đỏ mận tím rất đẹp, giá 75.000 korun.

(http://i.idnes.cz/08/081/gal/FDV24cb52_forman.JPG)

Thú thật, thích thật đấy nhưng vượt xa tầm khả năng chi trả khi anh em chỉ đi tìm 1 chiếc Combi tối đa 30.000 Korun. Nhận biết sự tiếc nuối của chúng tôi, nhân viên sale của autosalon đề xuất giải pháp Leasing: trả trước 35% giá trị xe, mỗi tháng trả 1.500 korun và trả trong 3 năm, điều kiện: ngoài các giấy tờ cá nhân, giấy phép kinh doanh còn cần có tài khoản ngân hàng trị giá 30.000 korun. Lãnh hội ý kiến tư vấn về bàn bạc cùng các madam, cuối cùng chúng tôi chọn giải pháp này với lý do: 1. Phù hợp với khoản tiền ban đầu + mức chi trả: 1500 korun là có thể, việc bỏ tiền vào tài khoản chỉ là thủ tục sau khi đã nộp giấy chứng nhận tiền trong tài khoản cho hang leasing thì có thể rút tiền để kinh doanh, hàng tháng nộp 1500 korun để ngân hàng thanh toán cho đối tác. Mặt khác cũng cần 1 chiếc xe mới, xịn, để tạo điều kiện cho việc giao dịch . Bên cạnh nhiều điểm mới so với dòng xe cũ điều ấn tượng nhất với tôi là cái Autoradio! Nghe có vẻ kỳ, nhưng chính cái Autoradio này là nguyên nhân của sự phiền phức: bị đập vỡ kinh và em nó bị gỡ mất! Nhưng với cái Autoradio có thể gỡ rời mang cất tôi như trút được nỗi lo trên. Và đây là “em” nó: škoda forman solitaire…   

(http://ipravda.sk/res/2012/01/19/thumbs/skoda-forman_04-nestandard1.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: binhyen1960 trong 04 Tháng Mười, 2014, 11:29:58 am
 Chẳng biết là thời hậu Đông Âu xụp đổ nên gọi là thời phát triển hay suy tàn nữa. ;D

 Dù sao thì "bộ mặt" Đông Âu cũng vẫn còn có lực vì hạ tầng cơ sở cũ để lại rất tốt, ít nhất là nó vẫn có đà để đi lên. Thành thị thì đã đành, còn ở nông thôn thì ra sao hả thanhh63@? Những chính sách đất đai đối với nông dân sau đổi mới và người có tài sản cũ đã từng bị Quốc hữu hóa khi xây dựng XHCN ở Tiệp Khắc sau chiến tranh Thế giới thứ 2. ;D


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 05 Tháng Mười, 2014, 09:14:38 am
Chẳng biết là thời hậu Đông Âu xụp đổ nên gọi là thời phát triển hay suy tàn nữa. ;D

 Dù sao thì "bộ mặt" Đông Âu cũng vẫn còn có lực vì hạ tầng cơ sở cũ để lại rất tốt, ít nhất là nó vẫn có đà để đi lên. Thành thị thì đã đành, còn ở nông thôn thì ra sao hả thanhh63@? Những chính sách đất đai đối với nông dân sau đổi mới và người có tài sản cũ đã từng bị Quốc hữu hóa khi xây dựng XHCN ở Tiệp Khắc sau chiến tranh Thế giới thứ 2. ;D

Vâng thưa bác sau CM đương nhiên nông nghiệp cũng không thoát khỏi chính sách chung của nền KT Tiệp lúc đó: Tư nhân hóa. Cụ thể: Trả lại đất đai trước CM bị quốc hữu hóa về cho chủ đất cũ; Tư nhân hóa các nông trường quốc doanh; Phá bỏ mô hình JZD ( HTX nông nghiệp thống nhất ) mô hình chính của nền nông nghiệp XHCN của Tiệp, thành lập mô hình liên kết các chủ đất. Theo thống kê sau CM, đặc biệt sau khi vào EU nền nông nghiệp của Tiệp so với trước 1990 đa phần đầu giảm sút từ trồng trọt đến chăn nuôi, trong đó giảm mạnh nhất là lãnh vực chăn nuôi, có thể do tác động đô thị hóa kèm theo khả năng cạnh tranh của các SP nông nghiệp Tiệp không cao so với các nước tây âu EU ...


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 06 Tháng Mười, 2014, 08:08:41 am
Đang lái chiếc xe cùi, nay lên em này phải công nhận khi lái cảm giác lâng lâng, chí ít trong đời tôi cũng có một lần duy nhất lái chiếc xe mới tinh, do mình “bóc tem”. Bên cạnh việc xe lướt êm như ru, âm thanh tuyệt vời của chiếu Autoradio cũng cho tôi cảm giác đang thưởng thức lái xe chứ không phải “bị” làm công việc đó. Tôi nhớ mãi lần đầu tiên 2 anh em chạy chiếc này xuống Ostrava, bà con ta cứ xúm đông, xúm đỏ để nghía em nó mà trầm trồ khen không hết lời làm hai anh em sướng âm sướng ỷ và từ đó trở đi anh em chúng tôi không còn đối mặt với những sự cố liên quan đến xe cộ! Sẵn dịp nói về phương tiện đi chợ sỉ, sau khi mua trả góp em Solitaire này chừng nửa năm, nhờ trời thương cho 2 anh em tép riu nên chiếc Solitaire bắt đầu có “triệu chứng” … nhỏ, hàng hóa bán sỉ lấy mỗi thứ vài bao tải nên chiếc Solitaire của anh em tôi không còn chỗ để chất, vậy là phải đổi xe nữa rồi, lần này nguồn lực cũng tàm tạm, chúng tôi định hướng sẽ tìm 1 chiếc Ford transit 2 khoang vừa với khả năng hàng hóa và tài chính.

(http://multimedia.autohop.bg/image/640x480/advert-1261999.jpg?1295091993)

Lần này cũng có kinh nghiệm do tham khảo dân đổ hàng về giá cả và đời xe nên anh em chúng tôi cũng không mất thời gian để tìm được 1 em Ford Transit 2.5D mới 5 năm cũ chạy dầu  nóc thấp, 4 cửa, màu xanh dương … hợp với túi tiền của mình. Do em này thuộc xe tư nhân chính chủ, chạy ít, giữ gìn tốt nên cũng như chiếc Solitaire, chúng tôi chẳng phải lo lắng về sự cố kỹ thuật của xe và từ đó trở đi chỉ khi nào hàng hóa lấy ít hoặt còn ít hàng để bán chúng tôi mới lái chiếc Solitaire, còn đa phần chiếc Ford transit này là chủ lực. Cảm giác lái chiếc Transit thoải mái hơn xe nhỏ nhiều do kết khấu ghế lái cao do vậy người lái không bị gò bó, thoải mãi co duỗi chân cẳng, mặt khác buồng lái có 3 ghế, nên khi một người lái, người còn lại vô tư trải lưng lên 2 ghế, chân gác lên cửa, ngủ nằm khá thoải mái, còn muốn thoải mái hơn nữa trải nệm ra sàn, tha hồ mà … lăn! Chiếc cửa sau bật lên cũng có cái hay khi những lúc mưa anh em chúng tôi vẫn có thể mở cửa để bán hàng…


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 07 Tháng Mười, 2014, 08:14:15 am
Xung quanh chuyện bán hàng sỉ việc chọn hàng hóa gì, chủng loại hàng hóa ra sao, tỷ trọng của từng loại hàng như thế nào cũng là vấn đề quan trọng. Không giống như bán lẻ, tuy vẫn có hàng chủ lực, hàng nóng, nhưng hàng hóa trong quầy phải đa dạng, cũng có những người thử nghiệm việc bán chuyên 1 loại mặt hàng nhưng hầu như không thành công, hàng bán sỉ phải nghiêng về tính “chuyên môn hóa” cao. Lý do có vài cái: 1. Hạn chế về không gian. 2. Tập trung về nguồn lực tài chính. 3. Tập quán mua hàng của người bán lẻ.  Quầy bỏ sỉ của chúng tôi cũng chỉ như quầy bán lẻ, rộng nhất chỉ 4 m, những nơi tập trung đông người bỏ sỉ, ban đầu xe chở hàng chỉ được phép đậu dọc, mở cửa đuôi, treo hàng mẫu và bán hàng, tuy vậy để ổn định, tránh tranh chấp, chúng tôi cũng mua chỗ bán hàng sỉ theo tháng và cố định, có vạch sơn, ghi số thứ tự đàng hoàng và nếu đi sớm, chưa bị các quầy bên cạnh hạn chế khoảng không, tôi vẫn có thể đậu ngang xe, dọc theo quầy hàng và như vậy thuận tiện hơn cho việc bán hàng. Tuy nhiên lý do này chưa phải lý do chính, theo tôi 2 lý do sau chi phối nhiều hơn và có sự tác động qua lại chi phối lẫn nhau. Nếu thông thường một quầy bán lẻ số vốn đầu tư dao động tối thiểu cũng trên 20.000 korun thì tiền đổ vào mua sỉ nếu không trên nổi 50.000 korun một lần lấy hàng thì kể như lỗ. Thông thường lợi nhuận đổ hàng tính khoảng 3 - 5% trên doanh số, nhưng lượng hàng đổ thường gối đầu nên nằm trong hàng tồn, vấn đề đặt ra: duy trì lượng hàng chủ lực bao nhiêu để vừa giảm hàng tồn vừa không bị chôn vốn ? Nói là hàng chủ lực anh em chúng tôi hiểu theo nghĩa: mình có cái cố định để bán và khách hàng của mình cũng nhớ đến mình qua mặt hàng mà họ thường mua ở quầy của mình. Nhưng thú thật, những loại hàng cơ bản này lãi rất thấp, chỉ là có ái bán để duy trì hoạt động, còn muốn phát triển thì phải dựa vào hàng “nóng” hàng mới!

Hàng “nóng”, hàng mới tuy doanh số không cao do khách hàng chỉ lấy thăm dò khi bị thuyết phục bởi thực tế anh em tôi bán lẻ nhưng tỷ suất lợi nhuận lại cao, có khi đến 10% thậm chí hơn. Tuy vậy khi kinh doanh những loại hàng này rủi ro sẽ rất lớn: Ruỉ ro hàng mới nhưng không hợp nhãn; Rủi ro về giá: lúc mới giá cao, sau giá hạ rất nhanh; Rủi ro về chất lượng: ban đầu chất lượng tốt, sau chất lượng giảm. Và do chung quy dân bỏ sỉ cho chúng tôi cũng là dò dẫm tìm nguồn hàng mới để bổ sung cho thay thế cho những chủng loại hàng đã bão hòa nên khi đã chứng thực mặt hàng mới bán được là sẽ sản xuất ồ ạt, giá cả và chất lượng vì thế cũng ồ ạt … giảm, những người tham gia giai đoạn đầu còn kiếm khá, nhưng những người theo sau sẽ dễ ôm xô … Nên để tránh những rủi ro trên anh em tôi phải thống nhất tuyệt đối với 2 câu hỏi: duy trì bao nhiêu % là hàng “nóng” hàng mới ? và duy trì trong bao lâu với những loại hàng này? Cụ thể anh em tôi phải tuân thủ: thứ 1 là khi còn là hàng mới, hàng nóng, lợi nhuận bán lẻ rất cao nên hàng lấy chỉ vừa phải, đủ bán từng phiên,.không gối đầu, cho dù bán được hàng cũng phải không tạo cảm giác“sốt hàng” cho người bỏ hàng cho chúng tôi để dìm hàng này không sốt càng lâu càng tốt, tránh hàng bị copy tràn lan; Thứ hai: những lần lấy hàng tiếp theo tranh thủ dìm giá, giảm số lượng lấy để tạo cảm giá … ế, giai đoạn này duy trì khoảng 2 – 3 lần tùy thuộc sự phán đoán của chúng tôi và sau đó dừng hẳn không bán hàng kém chất lượng cũng như giá hạ sau này tránh mất uy tím, đồng thời cũng khuyên khách ưa lấy hàng mới, hàng nóng của mình tranh thủ kết thúc tránh bị hàng kém chất lượng ảnh hưởng, bằng cách đó chúng tôi cũng giữ được chữ tín cho mình đồng thời duy trì lượng khách “ưa” mạo hiểm cho thương hiệu: quầy “có hàng mới! của mình....


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 08 Tháng Mười, 2014, 08:03:43 am
Có một kinh nghiệm để đời mà chúng tôi từng mắc phải khi kinh doanh hàng vải: Buôn bán hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu! Thú thật tôi rất ân hận vì điều này, không phải vì sau này trong một lần đổ hàng ở chợ K. chúng tôi phải trả giá, mà tất cả những điều đó tôi không phải không nhận thức được dựa trên những gì mình đã từng học ở trường, vậy mà tôi vì thỏa hiệp với ông anh trong nhóm mà đi ngược tôn chỉ kinh doanh của mình. Ngày ấy, trong cái lộm nhộm của thời gian đầu tái lập nền kinh tế thị trường trên đất Tiệp, nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu tràn lan trên đất Tiệp. Có một thực tế vẫn luôn tồn tại trong bất kỳ nền kinh tế nào: bên cạnh nền kinh tế hợp pháp vẫn còn một nền kinh tế “ngầm” với đầy đủ góc cạnh đặc trưng dễ nhận thấy của nó: hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, bảo kê, cờ bạc lậu … và nền kinh tế khi đó của Tiệp cũng không thoát khỏi giai đoạn phải đi qua con đường đó. Trong những năm tháng ấy, sự mở cửa của nền kinh tế Tiệp quá mạnh, mạnh đến mức rất nhiều thứ “bật” khỏi vòng kiểm soát của chính quyền, một trong những biểu hiện của sự không kiểm soát nổi đó là hàng giả, hàng nhái tràn ngập nền thị trường Tiệp. Tất nhiên dân làm giả chỉ giả, chỉ nhái những hàng hóa nổi tiếng của các hãng mà đa phần là bên ngoài lãnh thổ Tiệp, chứ đâu có ai nhái nhãn hiệu của các hàng hóa nội địa! Dân Tiệp không phải không biết những thứ hàng giả, hàng nhái đó, họ biết, nhưng sự chênh lệch về giá giữa hàng thật và hàng nhái là quá lớn khiến họ có thể cưỡng lại mà không mua nó. Chưa hết, hàng giả, hàng nhái tràn ngập và bán rất chạy tại các chợ biên giới giáp với Đức, Áo cho dân từ bên kia biên giới qua mua hàng, khiến mặt hàng này là hàng đổ sỉ rất chạy ở bất kỳ chợ nào. Những loại hàng nhái đo không sản xuất trong lãnh thổ Tiệp, mà được các thương nhân nước ngoài từ Thổ, từ Ba Lan … nhập vào thị trường Tiệp.

Như tôi đã kể, buôn bán với tôi là một người anh dân Hà Thành gốc!, lâu lắm rồi tôi không còn liên hệ với anh ấy, không biết bây giờ anh ấy còn bên Tiệp nữa hay không? Tôi đoán chắc vẫn còn vì tôi nghe nói sau này anh đón cả vợ qua. Ngày ấy tôi và anh là 2 “nhân vật” chính của mảng buôn bán sỉ, còn bà chị và bà xã tôi đảm nhiệm việc bán lẻ. Hàng tuần, như đã kể anh em tôi cùng chung xe vượt hàng ngàn cây số để lấy hàng và đổ hàng. Nói về khả năng lái xe thì tôi yên tâm tuyệt đối, khi đã mua chiếc Ford, ghế trước khá rộng, anh lái là tôi lăn đùng ngủ ngon lành … nhưng về việc chọn hàng, anh em dù đã thỏa thuận trước nhưng anh vẫn thuộc tuýp: thấy người ta bán chạy cái gì là lao vào cái đó, dù tôi có bất đồng, nhưng đành thỏa hiệp theo kiểu chia 1 phần tiền lấy hàng cho hàng mới, hàng nóng dành cho chúng để tránh bị cuốn quá sâu để rồi rút không kịp, mặt khác chúng tôi cũng không đủ tài chính để bao phủ tất cả, vẫn còn phải dành phần lớn cho nhóm hàng cơ bản mà 2 anh em đã thống nhất. Thêm nữa tôi cũng thống nhất với anh không lấy những mặt hàng liên quan đến những nhãn hiệu nổi tiếng mà chúng tôi ai cũng biết, chỉ lấy những mặt hàng in những dòng chữ ngoại trên nền mà tôi cũng chả hiểu nó là dòng chữ hay 1 nhãn hiệu ví du: Chiemsee ( tôi còn nhớ duy nhất nhãn hiệu này vì nó liên quan đến “sự cố” tôi gặp sau này! Và từ sự nhơ nhớ láng máng đó cộng với sự trợ giúp của bác Gúc nên đến tận hôm nay tôi mới biết: đó là 1 hồ thiên nhiên nổi tiếng của vùng Bayern, Đức và xung quanh là khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng Chiemgau … , có thể vì vậy mà dân Đức lấy nó làm nhãn hiệu hàng hóa của mình ?). Nhưng cũng phải nói những mặt hàng này bán rất tốt, duy trì một lượng vừa phải, với mức lợi nhuận như hàng cơ bản ( vì ai cũng bán nên mình không thể ấn định giá bán! ) và hầu như chúng tôi có rất ít hàng tồn sau mỗi lần đổ sỉ ở biên giới về…


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Mười, 2014, 01:27:22 pm
Bây giờ ngồi nhớ lại thấy đúng là mưu sinh: cơm áo, gạo tiền cuốn chúng tôi vào cái guồng quay quanh năm suốt tháng hầu như chả có thời gian thảnh thơi. Cả tuần chợ búa, có chăng chỉ là chiều chủ nhật cả đại gia đình của nhóm quây quần, mua chút gì giống thức ăn Việt ở tận siêu thị bến tàu điện ngầm Chodov – gần ký túc xá thời sinh viên của tôi – để “cải thiện”. Cả năm chẳng dám dứt ra khỏi công việc vì tiền thuê chỗ đã đóng cả tháng, nếu chúng rẻ chắc cũng dễ tặc lưỡi mà ngà mình những lúc mệt mỏi, nhưng khổ nỗi nếu so ra thuế chỗ cũng chiếm gần 10% doanh số bình quân nên không thể bỏ. Ấy vậy mà khi rảnh rỗi thì chẳng có công việc để làm, một năm buôn bán thường kết thúc bằng “chiến dịch Vánoce ( Noel )”, buôn bán cả năm cho dù có ế ẩm cũng hy vọng mong có 1 mùa Vánoce “như ý”! Nhưng cho dù co như ý hay không, sang ngày 25.12, hàng hóa “bị” được đóng gói, xếp gọn để “nghỉ ngơi” vì có đi bán cũng chả có ma nào mua. Đơn giản Vánoce là dịp nghỉ lễ của cả châu Âu, dân Tiệp đi du lịch “tránh đông” hay chết dí trong nhà, ngoài đường vắng tanh vắng ngắt. Dịp “nghỉ bắt buộc” này thường kéo dài không chỉ qua năm mới mà hầu như hết cả tháng 1 năm sau do tháng này buôn bán ế ẩm, đi bán ngoài tiền đóng “sở hụi” hàng tháng, lỗ thêm tiền xăng xe, công sức … nên nghỉ cho khỏe! Thông thường những dịp này mọi người chủ yếu đi thăm thú lẫn nhau, chui vào nhà cho ấm cúng, gầy độ nhậu, độ bài bạc hoặc vùi đầu vào phim bộ Hongkong cho hết ngày, hết đêm! Thật tiếc, dân mình không biết đến môn thể thao trượt tuyết nên mùa đông chẳng có “thú vui” ngoài trời nào hấp dẫn, đành ru rú trong nhà. Sau này mọi người có dư dả, tháng tết tây cũng thường là dịp tranh thủ về Việt Nam nghỉ ngơi, thăm gia đình, nhưng cứ đến gần Tết ta lại tất tả ra đi vì chuẩn bị cho một năm làm ăn, nếu vắng mặt lâu dễ mất chỗ buôn bán như chơi!

Bàn một chút về “góc” giải trí của dân ta những ngày tháng đó, nếu có 1 câu thật ngắn gọn, tôi sẽ nói: Chẳng có gì, còn tệ hơn trạng thái: nghèo nàn! Thú thật, ngay như bản thân tôi là một sinh viên tốt nghiệp đại học, nói như dân ta hay nói: chữ 1 bụng!, dù từng rất yêu “khám phá” thời còn sinh viên, nhưng khi bước vào mưu sinh, giải trí duy nhất tôi còn giữ là chơi ô chữ, đọc báo những lúc rảnh rỗi khi đi bán hàng và xem tivi khi ở nhà! Những tưởng những nhu cầu tối thiểu như vậy khi tiếp cận thông tin là điều bắt buộc phải có nhưng thật ra không phải vậy, dù ai cũng cầm tờ báo, dù nhà nào cũng có tivi nhưng không phải ai cũng thích thú khi ngồi đối diện với chúng do bất đồng ngôn ngữ. Những người Việt có thời gian nhất định sống và làm việc bên Tiệp, lương tiếng bản địa của họ chỉ giúp cho họ trong giao tiếp căn bản như mua sắm, chào hỏi xã giao, đọc báo thì lõm bõm, còn để thưởng thức nghệ thuật thì … không thể, đó là lý do tại sao trong lựa chọn hưởng thụ văn hóa của người Việt không có những khái niệm như nhà hát, rạp chiếu phim ….lý do? Đơn giản vì những gì dân ta nhận được khi đặt chân lên đất Tiệp nếu đi theo các hợp đồng cấp nhà nước là những đợt học tiếng Tiệp “chớp nhoáng”, còn nếu là đi “chui” sau cách mạng thì hoàn toàn không có gì, thật tội cho những người đó khi phải sống giữa một xã hội mà bản thân như câm, như điếc, họ chỉ chú trọng đến vốn từ ngữ thực dụng, học vội học vàng để gọi là có cho việc buôn bán. Bên cạnh trình độ tiếng bản địa không đủ để hội nhập toàn diện vào xã hội sở tại, những thói quen sống “biệt lập” theo nhóm cũng khiến cho dân ta ngại giao tiếp với dân bản địa. Thêm nữa, do tính chất công việc không có ngày nghỉ, sáng đi, tối về, tranh thủ nấu ăn bữa tối, xong là mệt nhoài, thôi thì thăng cho khỏe lấy sức cho ngày mai chiến đấu tiếp…


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười, 2014, 06:28:52 pm
Nghe bác thanhh63 than thở tội thật! Cũng chỉ vì mình, dân mình, nước mình nghèo quá đi thôi, nghèo đây không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần. Các thế hệ bây giờ thì có khác, nhưng quan sát kỹ cũng không khác nhiều đâu, mọi thứ nó cứ tà tà, vậy vậy.


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 30 Tháng Mười, 2014, 08:09:30 am
Nghe bác thanhh63 than thở tội thật! Cũng chỉ vì mình, dân mình, nước mình nghèo quá đi thôi, nghèo đây không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần. Các thế hệ bây giờ thì có khác, nhưng quan sát kỹ cũng không khác nhiều đâu, mọi thứ nó cứ tà tà, vậy vậy.

Hì hì, không than đâu bác qtdc mà đó là thực tế của cộng đồng dân ta ở Tiệp những năm tháng đó, không biết bây giờ tình hình hội nhập vào xã hội bản địa đã khá nhiềy chưa, hy vọng là đã khá nhiều vì đã thêm thế hệ nữa rồi: thế hệ ngược lại với cha ông chúng: nói tiếng Việt như cha ông chúng khi xưa nói tiếng Séc  ;D! Chính vì vậy rào cản về ngôn ngữ chắc cũng đã phần nào rỡ bỏ, mặt khác cộng đồng người Việt tại Tiệp đã được quốc hội Séc công nhận là 1 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Tiệp, chắc họ cũng có những giải pháp giúp "dân tộc" Việt hội nhập tốt hơn vào xã hội Tiệp  ;)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười, 2014, 10:01:49 am
Đấy là nói các thế hệ sau sinh ra lớn lên tại nước nhà, sang tây làm việc học tập thôi bác thanhh63 à. Còn đám f2345 thì là người bản địa rồi. Vấn đề nó nằm ở khâu giáo dục đầu đời mà xã hội cho chúng tiếp thu.


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 30 Tháng Mười, 2014, 04:11:15 pm
Đấy là tình hình chung, chúng tôi tuy cũng có ảnh hưởng nhưng do còn chút máu “khám phá” vẫn sót lại từ thời sinh viên, nhóm chúng tôi cũng đi thăm thú được vài nơi trong đó có danh thắng hang động Macocha thuộc khu thắng cảnh gần TP lớn thứ 2 của Tiệp: Brno có tên Moravký Kras. Phải nói thật lòng đây là thắng cảnh tuyệt đẹp của những hang động, thạch nhũ muôn hình vạn dạng kết hợp với vịnh sâu ngầm trong hang động. Thú thật, cụm thắng cảnh nổi tiếng thế giới này chúng tôi đã từng nghe đến những năm học ở trường Tiếng Teplice và từng ước ao có một lần đặt chân đến đó, ước mơ đó phải mãi sau khi ra trường được vài năm tôi mới biến mơ ước đó thành hiện thực. Moravký Kras nằm phía Bắc thành phố Brno, gần thành phố nhỏ Blansko. Để đến được đây trước kia sao khó thế, nhưng lần đó với cả nhóm thì đơn giản vô cùng: cứ thẳng tiến theo xa lộ Praha – Brno rồi về hướng Blansko là xong. Moravký Kras là một trong những khu vực động thạch nhũ đá vôi nổi tiếng nhất ở Trung Âu. Toàn khu vực Moravký Kras có hơn 1.100 hang động, năm trong số đó được mở cửa cho công chúng thăm quan. Hang Punkva cùng với khả năng bơi thuyền trên dòng sông ngầm Punkva được kết nối với việc tham quan đáy của vực thẳm Macocha. Hang động Kateřinská, được biết đến với những cột nhũ độc đáo. Hang động Balcarka với các thạch nhũ có hình dáng rất phong phú, đầy màu sắc và các hang động Sloupsko šošůvské – hang động của các cây cột và các bức tượng bằng thạch nhũ, hình thành bởi hành lang khổng lồ và các vực thẳm dưới lòng đất. Đây là sơ đồ của thắng cảnh Moravký Kras và vùng phụ cận:

(http://cyklotrasy.cz/mapa/to113885s.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 31 Tháng Mười, 2014, 11:35:33 am
Ngoài ra, các hẻm núi đá vôi Pustý a Suchý žleb ( hẻm sâu hoang vắng và khô ), cùng thác nước trắng và đặc biệt là hang động Amatérská cho đến nay vẫn chưa cho phép công chúng tham quan, cũng rất đáng được chú ý. Sau đó, những trải nghiệm không thể có lần thứ 2 khi quan sát vực sâu Macocha từ cầu Thượng hoặc cầu Hạ. Ấn tượng lớn nhất của khu trung tâm Moravký Kras  là các thác thạch nhũ Rudické, nơi dòng nước của con suối Jedovnický biến mất và xuất hiện trở lại trên mặt đất sau một chặng đường ngầm dưới lòng đất dài 12 km tại vách đá Býčí trong khu vực Josef.

Sự phong phú đặc biệt và sự chênh lệch rất rộng về kích thước của các hình thù thạch nhũ, cũng tương tự  như động, thực vật có giá trị là những đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1956, những khu vực núi đá vôi lớn nhất và phát triển nhất tại Cộng hòa Czech được tuyên bố là khu vực được bảo vệ. Các khu vực có giá trị nhất cũng được bảo vệ thêm tại 14 khu bảo tồn thiên nhiên.

(http://turistaky.jaromirklein.net/foto/022-moravsky-kras-punkevni-jeskyne/mapa.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 01 Tháng Mười Một, 2014, 10:18:15 am
Vực sâu Macocha Khoảng nổi tiếng thế giới sâu hơn 138 mét và là vực lớn nhất cùng loại ở Cộng hòa Séc cũng như ở Trung Âu. Phần trên của vực dài 174 mét và rộng 76 mét. Tại hai bờ vực là hai cái cây cầu nhỏ phục vụ việc tham quan. Cái đầu tiên được xây dựng vào năm 1882 - nằm ở điểm cao nhất và được gọi là Cầu Thượng. Cái thứ hai hoàn thành từ năm 1899, tọa lạc tại vị trí độ cao 92 mét so với đáy của vực và từ đó có thể quan sát rất rõ đáy vực. Dưới đáy vực có dòng sông nhỏ Punkva chảy qua và cung cấp nước cho 2 hồ nhỏ. Cái hồ phía trên sâu khoảng 13 mét và ta có thể nhìn thấy nó từ trên cao. Cái hồ thấp hơn có độ sâu hơn 49 mét và được ẩn trong những tảng đá, vì vậy nó không thể nhìn thấy từ trên cao.

Về cái tên Vực sâu Macocha, ngày ấy tôi cũng có chút tò mò về cái tên này vì Macecha tiếng Séc có nghĩa là dì ghẻ, nhưng do đi không theo đoàn nên không có người thuyết minh chi tiết, đành chịu. May ghê, nhờ Internet, tôi bây giờ mới tự “có lời giải” về những băn khoăn của mình mấy chục năm trước. Số là, liên quan đến cái tên của Vực cũng có 1 truyền thuyết từ xa xưa, đại ý kể rằng: Anh nông phu nọ, vợ chết để lại một đứa con mồ côi, rồi anh ta tái giá, vợ sau, người dì ghẻ cũng sinh cho anh ta thêm một đứa con trai nữa và từ đó nảy sinh câu chuyện: Dì ghẻ - con chồng!. Trong một ngày nọ, khi chồng cùng đứa con nhỏ có việc phải vào thành phố, dì ghẻ rủ con chồng vào rừng hái dâu, ý mụ ta muốn giết đứa con chồng nên rủ nó đến khu Vực sâu để hái. Bên bờ vực, những cây dâu tây sai trũi quả, mụ yêu cầu đứa con chồng hái chúng, dù sợ hãi và không muốn nhưng đứa con chồng không dám cãi lời dì ghẻ nên đã nhoài người ra để hái, chỉ cần có thế, mụ dì ghẻ đã ấn đứa con chồng rơi xuống vực sâu. Tuy vậy, trên đường quay về nhà, going tố nổi lên, mụ dì ghẻ quay cuồng với những ý nghĩ xám hối, đôi chân vô định của mụ lại đưa mụ quay lại cái Vực sâu và lao mình xuống vực. Trở về từ thành phố, người cha sau khi biết 2 mẹ con vào rừng hái dâu đã lo lắng và lao vào rừng tìm kiếm, khi đến gần vực anh ta nghe tiếng khóc yếu ớt và phát hiện ra con mình đang bị vướng trên cành cây thông dưới vực, cậu bé được cha cứu và qua lời kể anh ta hiểu chuyện gì đã sảy ra. Sau này trong những ngày giông gió, dân bản địa vẫn kể rằng: họ nghe có tiếng khóc của người dì ghẻ kém may may đó và từ đó cái Vực sâu có tên: Vực Dì ghẻ - Propast Macocha!

(http://www.ctyripe.cz/wp-content/uploads/IMG_7335.jpg)

(http://www.toulejse.cz/images/photogallery/423/full_image_52692c919d195.JPG)

(http://cestovanie-dovolenka.sk/wp-content/uploads/2013/03/Macocha_13.jpg)
...


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 02 Tháng Mười Một, 2014, 07:48:32 am
Điểm quan sát đáy vực Macocha từ cầu Thượng:

(http://www.virtualni-panorama.com/foto/moravskykras01.jpg)


Qua sát từ cầu Hạ:

(http://www.virtualni-panorama.com/foto/moravskykras02.jpg)

Đáy vực Macocha...

(http://www.national-geographic.cz/wp-content/uploads/articles/thumb1_32198_6469_Macocha-navstevnici-na-dne.jpg)

(http://itras.cz/fotogalerie/macocha/velke/propast-macocha-005.jpg)

Hồ nước nhỏ ở đáy vực Macocha

(http://www.oa.b-books.cz/yearfour/cz/macocha.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 05:33:16 pm
Punkevní jeskyně – Hang động Punkevní 

Chuỗi hang động sông Punkva là những hang động nổi tiếng nhất của Moravký Kras – cách Skalní Mlýn hai cây số và có thể đi vào theo lối đi ở vách hẻm núi đá vôi Pustý žleb. Chuỗi hang động này nổi tiếng nhờ du khách có thể được tiếp cận với đáy của Vực sâu Macocha và đồng thời thực hiện chuyến du thuyền lãng mạn trên dòng sông ngầm Punkva. Hàng năm có hàng trăm ngàn du khách thăm viếng các hàng động được phép tham quan nổi tiếng nhất của Moravký Kras.

Hoạt động tham quan thường bắt đầu từ địa điểm Přední dóm ( Tiền Sảnh ), lối vào Přední dómy được bảo vệ bởi thạch nhũ lớn nhất của chuỗi hang động có tên: người gác cửa. Hành lang Sifonovitá  dẫn chúng ta đến những sảnh Hlinitá, những sảnh này liền kề với Střední dómy ( Trung Sảnh ), nơi trên trần là hành lang không thể tiếp cận có tên: Krystalová. Sau hành lang Stalagmitová nền của hang động  được hạ xuống đến tận Zadní dómy ( Hậu Sảnh ), từ đó du khách có thể đến được đáy của Vực sâu Macocha bằng con đường có tên: con đường Trên Cạn ( Suchá cesta ). Ở đây du khách có thể chiêm ngưỡng đáy Vực và hồ Thượng, hồ Hạ, nơi con sông Punkva chảy vào.

Du khách còn có thể khám phá hàng động bằng con đường thủy có tên Mokrá cesta – trên những con thuyền nhỏ dọc theo dòng sông ngầm Punkva. Khách tham quan đi thuyền lần lượt ngang qua hồ thứ nhất, thứ hai và thứ ba để đến Hang động đẹp nhất – Thánh đường cổ tích ( cũng được đặt tên theo tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc Masaryk). Thánh đường Cổ tích cùng chuyến du thuyền ấn tượng xuyên qua Thánh đường trên mái vòm hang động, dưới là dòng sông Punkva là những trải nghiệm tột đỉnh khi tham quan quần thể danh thắng hang động ngầm này. Hang động chứa đựng khối lượng lớn những măng đá vĩ đại, nhũ đá, cột, rèm cửa và thác nước rất đa dạng về hình dáng, kích thước …

Lịch sử các cuộc khảo sát hang động bắt đầu năm 1723 bằng sự khám phá đầu tiên Vực Macocha của Lazar Schopper. Năm 1909, nhóm thám hiểm của Karel Absolon (1887-1960) cũng thành công khám phá Vực Macocha theo con đường trên Cạn từ Pustý žleb xuyên qua chuỗi hang động Punkevní. Ngày 31.1.1914, người đầu tiên theo con đường Pustý žleb đi đến đáy Vực Macocha. Trong những năm 30, con đường thủy dọc theo sông Punkva xuyên qua Thánh đường trên mặt nước được dẫn đến Vực Macocha được phát hiện. Phần hang động đầu tiên được khai trương cho công chúng tham quan vào năm 1910, và vào năm 1933 tham quan hang động bằng đường thủy cũng được khai trương.

Lối vào ...

(http://foto.turistika.cz/foto/14738/63420/full_4dfbb4_Punkevi-jeskyne-1-vchod-a-pokladna.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 05 Tháng Mười Một, 2014, 09:02:32 am
Hang động Punkevní  - Hình ảnh sưu tầm từ Google ...

Cửa vào hang động:

(http://www.sosuvka.com/images/zajimavosti_jeskyne_punkevni3.jpg)

"Người gác cổng" Hang động ...

(https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRK2o-gvfyYVlKa9Reu1yDIMzBfgcGWPR3rE3w14pfNXsvmZLJO)

Přední dóm ( Tiền sảnh - thánh đường ...)

(http://www.tyden.cz/obrazek/201008/4c77d9b08778a/a-4c77dc4c9dcc8_640x426.jpg)

Măng, nhũ đá ...

(http://czecho.ru/wp-content/uploads/2010/10/0f6593ff33f7e3d2b1e35ef0e89d22fd.jpg)

(http://www.mediashow.cz/pic/2011/06/punkevni-jeskyne.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 08:27:17 am
Măng đá, Nhũ đá, cột đá … ( tiếp )

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7a/Drap%C3%A9rie,_Punkevn%C3%AD_jeskyn%C4%9B_03.jpg/319px-Drap%C3%A9rie,_Punkevn%C3%AD_jeskyn%C4%9B_03.jpg)

(http://im.foto.mapy.cz//pub/big/000/01a/00001af1b_ed67dd)

(http://www.roslo.cz/uploads/fs_images/cltrips/30/moravskykras_115_l.jpg)

(http://www.kras.unas.cz/obr/punkva/punkevni.jpg)

(http://www.quido.cz/priroda/obrazky/punkva_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 08:29:02 am
Mokrá cesta ... thăm thú hang động bằng thuyền ...

(http://www.penzion-nike.cz/obrazky/tipy/kras1.jpg)

(http://www.kras.unas.cz/obr/punkva/obr-punkevky.jpg)

(http://cestovinky.sk/wpdemo/database/wp-content/uploads/punkevni-jeskyne-001.jpg)

(http://cestovinky.sk/wpdemo/database/wp-content/uploads/thumb1_33307_9709_0-Punkevni-jeskyne-vodni-plavba.jpg)

(http://www.spolecneaktivity.cz/content/data_storage/details/event_files/images/propast-macocha-punkevni-jeskyne-vinny-sklipek/_13032126167689_web.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 01 Tháng Giêng, 2015, 08:11:53 am
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2015!

(http://media.doisongphapluat.com/386/2014/12/31/trinh-dien-anh-sang-laze.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 19 Tháng Hai, 2015, 09:17:34 am
Xuân mới Ất Mùi đã về! mượng nhánh mai vàng nhà trồng chúc may mắn, an khang, hạnh phúc đến tất cả các bác và gia quyến  Smiley

(https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10991332_538507602957758_2847950699998380867_n.jpg?oh=5ec5a62e22a4fc4a247879dad1a10428&oe=558D0505&__gda__=1435849689_7b03ba80802a67eea30d2a3addf4d67c)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 28 Tháng Hai, 2015, 05:04:26 pm
Tết này được nghỉ nhiều nên cứ “qua đã say rồi nay lại say”. Quí anh, quý bác đã hết say chưa?
Nhân dịp 2 cha con anh Kiên từ Chợ Mới qua Long Xuyên, anh em tổ chức  họp mặt tại quán Tìm nhau vừa mừng tân niên và mừng anh Kiên, vì nghe nói con anh Kiên trở về VN và năm nay cho anh được phép làm ông ‘sui’!
Bắt đầu chiến đấu:
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/image4_zpswmck5zpy.jpeg)
 
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/image1_zpsc2lcpbff.jpeg)

(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/image2_zpsap32obvy.jpeg)

(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/image3_zpsjwjo1gha.jpeg)

(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/image5_zps7keanpfh.jpeg)

Nghỉ nhậu tại quán- quay về nhà Quách đại hiệp tiếp tục cuộc chiến- ông bạn Lễ xung phong vào bếp làm mồi nhậu:
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/image7_zpsedva4d8b.jpeg)

Và tới lúc tưng tưng...

(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/image8_zps63tzaymb.jpeg)





Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 02 Tháng Ba, 2015, 04:29:33 pm
Ôi mừng quá, các bác D AG1 vẫn "ngon cơm" như xưa  :D! Nhất là lão Đại  :o, nghe bác Lòi Cuti nói bác Đại đang "yếu" mà thấy "LO" nay thì "NO"  ;D Chúc các bác một năm mới, năm Dê: Dê > Dê = ?????  ::)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 27 Tháng Ba, 2015, 01:00:31 pm
... Vài tấm hình của chuyến đi thăm động Macocha năm ấy

Trước cửa hang Punkevní jeskyně

(https://lh5.googleusercontent.com/-_YtFvhSdor4/VRTwBUrEupI/AAAAAAAAGiw/Px2_y2SennE/w635-h476-no/IMG_7152.JPG)

Mokrá cesta ... thăm thú hang động bằng thuyền: Chụp tại bến thuyền

(https://lh4.googleusercontent.com/-M7-y9n52wQE/VRTwCQ_fsxI/AAAAAAAAGi8/A_dJ-w2UWsk/w357-h476-no/IMG_7154.JPG)

Trong hang động...

(https://lh5.googleusercontent.com/-jRns8sRgeE8/VRTwBQgrriI/AAAAAAAAGis/-bzMjUbflmI/w635-h476-no/IMG_7151.JPG)

Bên ngoài hang...

(https://lh5.googleusercontent.com/-cx-rrBgso50/VRTwBTMBziI/AAAAAAAAGi4/Isy-Eh8lxPU/w635-h476-no/IMG_7153.JPG)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 30 Tháng Ba, 2015, 10:35:32 am

Nhớ ở TG có câu:
"Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?"

Chắc là viết về mấy ông hay ngồi ... ở bến phà Mỹ Thuận!
Nhìn hình của bác....
(https://lh5.googleusercontent.com/-cx-rrBgso50/VRTwBTMBziI/AAAAAAAAGi4/Isy-Eh8lxPU/w635-h476-no/IMG_7153.JPG)
hình như ..Th... thiếu cây đàn và hộp lon!


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 18 Tháng Bảy, 2015, 08:34:04 am
@ bác AG1: Thời đó thiếu 2 thứ đó là còn ít! huhu  ;)
...

Vấn đề chăm sóc sức khỏe trên xứ người...

Phải công nhận: thời XHCN, việc chăm sóc sức khỏe là quá tuyệt! Không phân biệt là dân bản xứ hay người nước ngoài, miễn là công dân “hợp pháp” đều được chăm sóc sức khỏe như nhau. Như cũng đã đề cập trong các phần trước: Nếu phải nằm viện, cứ nằm, hết bệnh ... ra viện, không cần suy nghĩ về viện phí, nếu đi khám bệnh, khi cầm đơn thuốc đi mua theo toa bác sỹ, bạn chỉ phải trả 1 Koruna tượng trưng, bất chấp đơn thuốc đó dài hay ngắn, nhiều hay ít, biệt dược hay bình thường ... , tuyệt đối không có cửa hàng thuốc bán tự do, không theo toa. Người Việt Nam học tập và lao động trên đất Tiệp vì vậy cũng được “hưởng lợi” và tuyệt đối không phải băn khoăn về mảng này, cứ yên tâm mà học tập, mà lao động, ốm đau, bệnh tật có nhà nước .... Tiệp Khắc lo!

Khi nước Tiệp chấm dứt bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, bao cấp về y tế cũng chấm dứt, tất cả đều phải trả tiền: hoặc người bệnh trả cho phòng khám, bệnh viện với giá “cắt cổ”; hoặc người bệnh trả thông qua việc mua bảo hiểm sức khỏe. Đơn giản như vậy nhưng không phải người Việt nào cũng biết rõ tường tận về vấn đề này. Có thể đa phần họ biết rằng: nếu là lao động tự do, khi khám bệnh họ phải trả tiền, cho dù chi phí khám, chữa bệnh cho những bệnh thông thường có tăng cao hơn so với thời bao cấp nhưng có thể vẫn nằm trong khả năng chi trả, nên họ chấp nhận. Tuy có lo cho những trường hợp đại phẫu hay hiểm nghèo, nhưng tâm lý ỷ lại sức khỏe thời sung sức lẫn trình độ tiếng có hạn nên cuối cùng họ cũng tặc lưỡi, phó mặc cho số trời.

Ngay như gia đình tôi cũng vậy, dù 1 bụng tiếng, nhưng phần vì lười, suy nghĩ đơn giản, phần vì cái tặc  lưỡi mà tôi suýt phải trả giá. Số là khi bà xã tôi có thai, ngoài việc khám định kỳ trả phí ở phòng khám tư, tôi hầu như không suy tính đến việc khi bà xã lâm bồn, chi phí sẽ ra sao ? Khi buôn bán tại chợ Brandys, tôi có quen với 1 bác sỹ bệnh viện Brandys, chính nhờ vị bác sỹ này đã giúp vợ chồng tôi “thoát” một khoản khủng khi sinh con. Một lần, khi không thấy vợ tôi đứng bán hàng như mọi khi, vị bác sỹ này hỏi thăm và biết vợ tôi được bác sỹ phòng khám khuyên nên nghỉ, chuẩn bị chờ sinh con. Tình cờ hỏi về sự chuẩn bị của tôi cho vợ trước khi sinh, ông đề cập đến mua bảo hiểm cho mẹ và con ? tôi ngẩn người khi ông nhắc đến chi phí sinh con bình thường cho 1 tuần “tiêu chuẩn” sản phụ phải nằm viện vào cỡ 50.000 korun, tương đương gần 2.000 USD, một khoản không nhỏ. Đó là chưa kể đến trường hợp: nếu có tai biến sản khoa, hay trẻ sơ sinh có vấn đề, chi phí sẽ còn cao ngất! Có trường hợp cô bạn trong đoàn cũ của vợ tôi sanh, do không có bảo hiểm, khi xuất viện, 2 vợ chồng họ phải thanh toán hóa đơn gần cả trăm ngàn korun ...


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 07 Tháng Chín, 2015, 09:51:34 am
Lâu quá không thấy ông Thanhh63 về nhà? Lo đưa vợ đi .. lâm bồm  lâu quá!!!
Nhìn hình hang động bên Tây, mới nhớ có lần ghé Trí Tôn thăm đồi Tức Dụp (đồi 2 triệu đô).
Nơi mà Quân, Dân An Giang  đã chiến đấu  128 ngày đêm, trong thiếu thốn mọi bề  nhưng  đã “buộc địch phải trả giá trên 2.000 xác giặc và loại khỏi vòng chiến 4.700 tên, ta đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của địch: bắn cháy 11 xe tăng, 02 máy bay phản lực, 04 trực thăng, 09 khẩu pháo 105 ly, 01 máy bay cần cẩu và ta thu nhiều quân trang quân dụng khác”. Và đã được Đảng và Nhà nước  trao tặng  8 chữ vàng: “ Kiên Cường, Bám Trụ, Giữ Vững, Núi Tô”.
Vào thăm các hang động ở đây, cảm thấy cũng đã là đẹp nhưng một lần ghé thăm “miền ước mơ” Hà Tiên thì Thạch động làm “xao xuyến tấm tư người ghé thăm Hà Tiên. Và.. Tức Dụp chưa là gì. Và khi tới núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng lại thấy hang động ở đây cũng đẹp  nữa.
Và mới đậy nhất, khi tới động Thiên đường ở Quảng Bình thì… “Tuyết vời”, chưa tới động Phong  Nha nhưng có người nói động Thiên đường đẹp hơn động Phong Nha. Kể về chuyến đi tới Thiên Đường, có người bạn đã đi thăm Quảng Ninh nói hang động ở vịnh Hạ Long  còn trên cả tuyệt vời! Và năm tới sẽ đi Vịnh Hạ Long.


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 08 Tháng Chín, 2015, 06:58:08 am
Nhưng năm tới, còn lâu mới tới...
Thôi thì, “Khó chẳng âu, giàu đâu chẳng lụy
                  Rượu một bầu du thủy du sơn”.

Một chuyến rong chơi gần,  đi lên Khánh Bình, Khánh An huyện An Phú. Một huyện biên viễn phía Tây của Tổ Quốc, nơi án ngữ nơi đầu nguồn của sông Hậu khi từ Campuchia vào Việt Nam. Lần trước, lên An Phú nhưng chỉ ghé Phước Hưng tìm người rồi trở về, chuyến đi này dài rộng thời gian hơn và có ông bạn thổ địa  dẫn đi  thăm thú nhiều nơi, nếm thử vài món ăn đặc sản nơi đây.
Ghé chợ Long Bình, ngay tại ngã ba sông,  nơi  có cột mốc 246. Dòng sông là ranh rới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia.
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_084226_zpsfxmakxps.jpg)
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_084136_zpsolrzrvgf.jpg)

Ở phía bên kia biên giới, đối diện chợ Long Bình là chợ Chrey Thum của Campuchia, người ta qua lại mua bán tại cửa khẩu Khánh Bình, nhưng qua khỏi cửa khẩu có những bến đò đưa khách qua sông rất … thuận tiện. Thành thử, cũng phải qua đó tham quan vài địa điểm ăn chơi….Ở hai bên bờ sông, hầu như không có người Khmer định cư mà có rất đông  người Việt sinh sống mua bán. Nên mới có chuyện, mấy ông VN qua đây tính mua bánh mì mới hỏi nhau: bánh mì tiếng Campuchia là gì mày? Người bán hàng nói: bành mì thi kêu bằng bánh mì chứ kêu bằng gì!
Quay trở về An Phú, ghé cây Da lâu năm nhất của tỉnh AG.
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_092733_zpsoezeqkrf.jpg)
Cây cao khoảng 30 m và có gốc cây mười mấy người ôm không giáp, người ta xác định độ tuổi cây Da trên 340 năm nhờ tàn lá của cây che phủ mà nơi đây lúc nào cũng mát mẻ, hiện tại nhiều rể cây, thân cây đã bị hư hại bởi thời gian.
Tiếp tục khởi hành tới Búng Bình Thiên..


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 08 Tháng Chín, 2015, 03:23:28 pm
Tới Búng Bình Thiên, khi đã qua rồi ngày lễ hội chỉ còn lại hình ảnh một vùng quê yên bình, lặng lẽ như vốn có của nông thôn miền Nam.

Búng có 2 hồ,  gọi là Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên nhỏ. Búng Bình Thiên được nối với sông Hậu qua miệng búng bằng một con rạch, trước đây người ta bắc cầu gỗ nối qua con rạch, nay đã xây cầu. Đứng trên cầu, nhìn ra phía sông Hậu nước đỏ màu phù sa nhưng bên kia cầu, phía trong Búng nước lại trong xanh. Người ta chưa thể giải thích tại sao, có người nói do nước chứa nhiều phèn nên trong.., nhưng thực vật, cá tôm vẫn sinh sống tốt, người dân vẫn sử dụng nước này để sinh hoạt.
Nhìn ra một nhánh sông Hậu
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_095339_zpsk9ftybz5.jpg)
Nhìn vào trong Búng
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_095358_zpswtzh7tkz.jpg)

Nguồn gốc của Búng: Có người  kể rằng, một viên tướng nhà Tây Sơn vào một mùa khô hạn, không có nước sử dụng cho quân sĩ nên ông làm lễ  xin Trời ban cho  nước. Khi ông rút gươm đâm thẳng xuống lòng đất  thì một dòng nước phun lên, lâu dần thành hồ nước.

Khi ngồi nhậu với người dân nơi đây, có người kể: Vào một đêm khua, người dân nghe những tiếng động mạnh như những bước chân đi làm rung chuyển mặt đất. Sáng ra, thì thấy như dấu chân làm mặt đất lõm xuống, chắc là bước chân của ông khổng lồ vi hành qua đây! Do đó, hồ có hình dạng như hai bàn chân bước xuống đất, trải qua ngày tháng thành Búng nước như ngày nay.
   Có ông thì nói: Chắc ngày xưa khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, say rượu đạp đổ bàn Đào của Tây Vương Mẫu nên rượu quý, rượu của Thiên đình đổ xuống đây, rồi lão Tôn  vào lò luyện Đan của Thái Thượng Lão Quân ăn cắp Linh Đơn khi ăn đã đời đem Hồ Lô giục xuống đây, nên Búng Bình Thiên có hình dáng như cái Hồ Lô. Vì là bảo vật của Lão Quân  nên  nước trong búng cũng có lúc ròng, lúc lớn như ngoài sông Hậu nhưng luôn trong xanh, mát lạnh lạ lùng.
   Trước đây, bắc cầu Gỗ qua rạch nối miệng Búng với sông Hậu thì mọi việc bình thường. Nhưng khi người ta phá cầu Gỗ, tính bít miệng Búng làm cống hộp ra sông, miệng Búng không lớn nhưng đổ bao nhiêu xà lan đá xuống đây cũng không thấy đầy! Chắc tại là Hồ Lô thần mà.
Người ta phải bỏ ý định bít miệng cống mà xây cầu kiên cố, nhưng cũng chẳng hiểu tại sao khi tiến hành thi công thì  máy móc chuyên dụng bị tắt máy, người ta đưa máy khác đến cũng không nổ máy được. Bó tay cả một thời gian dài, nghe đâu cũng phải…. xin phép .. lâu, lâu lắm. Rồi cầu cũng hoàn thành như ngày nay quý vị thấy.

Mỏi chân, khát nước rồi ghé quán nhậu bình dân tìm chút hương vị đồng nội…
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_112953_zps6qaf5phz.jpg)
Khô cá Nhái, rắn Hổ Hành nướng …
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_113115_zpsyleaco2o.jpg)
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/IMG_20150905_113136_zpsyrxecetp.jpg)
Vừa Bia vừa Đế ấm lòng khách rong chơi.



Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: Cutichiuchoi trong 09 Tháng Chín, 2015, 09:04:09 am
Đi ăn chơi khắp mọi nơi, có ai sướng bằng bác AG1 chứ. Lại còn sang cả Campumien trả thù dân tộc nữa chứ


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 19 Tháng Mười, 2015, 10:59:46 am
Hôm đi đón cô con gái vi vu ở Đức về tình cờ gặp người quen xưa một thời Velim, vậy là qua FB của các bạn, mình tìm được quá nhiều "người quen" một thời rong ruổi Praha - velim ...

Tấn này là do mình chụp cho các em Velim ( bây giờ gọi là Paní Velim - tạm dịch: Các quý bà Velim ...  ;D )

(https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xat1/v/t1.0-9/11265207_437598596446624_1820402685850216920_n.jpg?oh=ca24016bceb2df8f3d8f10f599a268fd&oe=56C0026A)

Còn tấm này "mượn" của Thu Hà Velim về cả đoàn Velim thời học tiếng

(https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/10380302_1418898505063386_6412588302343736289_n.jpg?oh=e4d1f8c00d1650ad493135135185e953&oe=56860139&__gda__=1452381362_92542b8ad0568ae2ae7a209824b2479a)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 09 Tháng Mười Một, 2015, 08:28:34 am
Do  Cuti..  khoe tác dụng cực kỳ hiệu quả của 2 món: Rượu ngâm Ba kích, Rượu ngâm Táo mèo một đêm làm ….. một cặp nhưng.. cả năm trời mới có một …đêm!
Thời may, được bác Quang Ninh tặng 2 bọc Táo mèo .. Khoe liền!  02 bác Thanhh63, TuanQĐ3 có chưa?

(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/Photo254_zpse02emxfa.jpg)


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: Cutichiuchoi trong 09 Tháng Mười Một, 2015, 09:55:53 am
He he, vậy là cuối tuần này lên thăm bác Ag1 mần ít táo mèo xong chạy vìa nhà mần thêm một khúc ba kích nữa thì ôi thôi, đời lại khổ, vợ lại than như người Quảng Ninh luôn nà.


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 10 Tháng Mười Một, 2015, 07:30:20 am
Mới ngâm mà- còn trắng nhách, uống gì được Cuti... Chờ khi nào bác QuangNinh ghé An Giang mới uống được!


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 27 Tháng Mười Một, 2015, 07:22:26 am
Mới ngâm mà- còn trắng nhách, uống gì được Cuti... Chờ khi nào bác QuangNinh ghé An Giang mới uống được!

Khiếp, chối bai bải ...  ;D



Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 27 Tháng Mười Một, 2015, 07:22:42 am
Khi bắt tay vào lo bảo hiểm cho bà xã, tôi mới té ngửa vì so với quy định của bảo hiểm y tế Tiệp thì đã quá trễ. Tôi không còn nhớ chính xác nhưng tại thời điểm tôi đi mua, bảo hiểm trả lời: hồ sơ của vợ tôi không được duyệt. Thú thật, cuộc sống mưu sinh kiểu tạm bợ, bản thân tôi cũng chỉ nghĩ: trong lúc chưa về nước, cố gắng bươn trải để lo cho cuộc sống sau này, công việc cứ ngày theo ngày cuốn cuộc sống trôi mau, chả có thời gian lo cho sức khỏe. Mặt khác, cũng kiểu suy nghĩ: mình còn trẻ mà, dễ gì ốm bệnh mà phải lo ... nên tất tật đều giản đơn ráo trọi! Nhưng khi đụng chuyện, đã không biết thì không lo, nay đã biết, lại lâm vào hoàn cảnh bị trả hồ sơ, tôi càng lo tợn! Thời gian cứ trôi qua, thời khắc sinh cháu càng đến gần, quỹ thời gian lo bảo hiểm càng cạn kiệt, cuối cùng bà xã vẫn phải nhập viện Kladno để sanh cháu trong tình trạng không bảo hiểm, cũng may bên Tiệp họ chỉ quan tâm ai trả viện phí khi xuất viện, chứ cứ như nhà mình ... chắc toi.

Trong khốn khó, chả biết bấu víu ai, thì trong lần nọ, thật may tôi lại gặp lại vị bác sỹ đó. Gặp tôi, ông hỏi thăm ngay tình hình của bà xã, hú họa cầu may tôi đem chuyện lo không được bảo hiểm y tế kể cho vị bác sỹ nọ. Thật may, ông có quen biết trên cả bệnh viện Kladno lẫn bảo hiểm y tế quận Mladá Boleslav – nơi tôi thường trú, qua vài bức thư tay và một vài chỉ dẫn của ông, cuối cùng tôi cũng đã mua thành công bảo hiểm y tế cho bà xã tôi và mang nộp nó ổn thỏa cho bệnh viện, tất nhiên tất cả đều “hợp lệ” theo đúng quy định của bảo hiểm y tế Tiệp và tôi chả mất khoản chi phí phụ trội nào cho vị bác sỹ kia lẫn những nơi tôi đã “chạy vạy” theo thư tay của ân nhân tôi. Không phải tôi không đề cập đến việc đền ơn ân nhân, nhưng ông từ chối, cuối cùng tôi chọn phương án mua mấy chai rượu Ballantines làm quà biếu và tôi cũng thành công khi ông nói với tôi rằng: Ông rất vui khi giúp 1 vị cử nhân kinh tế đang tự mình kinh doanh cá thể ... haha, lần đầu tiên tôi thấy “giá trị” của học vị, dù vẫn biết dân Tiệp luôn coi trọng nó!


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: ag1 trong 21 Tháng Mười Hai, 2015, 02:40:49 pm
Khiếp, chối bai bải ...Thanhh63
Thực sự là mới ngâm, nhưng nếu các bác ghé LX  mời các bác dùng món này liền!

“Rượu mời ta rót cho ta
Bạn gần không tới, bạn xa chưa về
Rót nghiêng năm tháng vào ly
Mãi nheo bóng xế, tay che tuổi buồn”

Lâu quá rồi bạn hiền không tới, thôi thì ta với ta, ta rót hơn ba mươi năm trời vào ly rượu cho chúng ta.
 22/12 năm này, nhằm ngày thứ ba vài ông đi bươi quào nơi đất khách, quê người không về được. Do đó, tranh thủ tổ chức mân tiên vào trưa thứ thứ bảy (19) và bữa chính vào chiều chủ nhật (20) tại nhà Quách đại hiệp, để nhậu cho nó đã!!! cũng gom được vài “trai hư” hợp thành liên quân An Giang 1, Hậu Giang 1..
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/20151220_174411_zps80fughof.jpg)

Em đang “đong rượu” cho chồng em say!
(http://i1173.photobucket.com/albums/r583/loxag1/005_zpseiv5hrbi.jpg)
Đây là hình ảnh “U” của lão Quách, đang đong rượu đãi khách “cố lỳ”..





Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 23 Tháng Mười Hai, 2015, 06:28:28 am
Các bác AG1 tụ tập truyền thống, đâu chỉ 22/12... chẳng qua chuyển trạng thái từ bí mật ra công khai kiểu như mặt trận bình dân Pháp những năm 36 tạo điều kiện các Tiền bối CS nhà ta bung ra phát triển lực lượng  ;D. Thiệt tình xa các bác ít có dịp về hăm vì xa xôi ... vậy mà có dịp ghé thành phố Bác mà khg hú anh em trên này thì ... thiệt tội!   :(


Tiêu đề: Re: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )
Gửi bởi: thanhh63 trong 12 Tháng Giêng, 2017, 05:09:07 pm
Kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Đại đoàn Đồng Bằng 16.1.1951 - 16.1.2017 tại BLL CCb F320 - Đại đoàn Đồng Bằng TPHCM

(https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15871582_871491616326020_6518196342846278260_n.jpg?oh=95d16d1e5f90c08463585125a00b5b56&oe=591B4056)

Vui văn nghệ

(https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15872022_871491442992704_3663212529873025157_n.jpg?oh=fafbc176541d8fbda700dc8d8f9d99c0&oe=58DA5DDF)

Bác 4// trưởng ban LL ôn truyền thống Đại Đoàn

(https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15871552_871491416326040_1124827225142450850_n.jpg?oh=6f04359928d0adae13263c917591f47b&oe=58DD0CBD)


Mừng thọ các bác cao niên

(https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15826495_871491299659385_2111078896163941894_n.jpg?oh=941be6fdabeb3aeac385e33e092cb26f&oe=590EAA72)

Dùng cơm thân mật

(https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15826905_871491229659392_5919470462245776692_n.jpg?oh=b76d0d598bc0c03e29eeb4945181180d&oe=58DFD1DE)

Tặng kỷ niệm chương cho thành viên mới

(https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15871533_871497682992080_8363960493195382537_n.jpg?oh=7c3c76bc49abb65e835b93e2c03394c6&oe=59135C50)