Lịch sử Quân sự Việt Nam

Văn hoá - Thể thao - Giao lưu => Quán nước cổng doanh trại => Tác giả chủ đề:: tts1119 trong 29 Tháng Tư, 2014, 12:35:02 pm



Tiêu đề: Má lúm đồng tiền cô hàng xóm - Hành trang người ra trận
Gửi bởi: tts1119 trong 29 Tháng Tư, 2014, 12:35:02 pm
Em tin là bác cựu chiến binh nào cũng có một nụ cười, một lúm đồng tiền, một ánh mắt hay một hình bóng người con gái quê hương trước lúc lên đường ra trận.
Đồng đội chúng ta, những người không trở về có thể đã nhắm mắt với hình ảnh đó bên cạnh hình ảnh người mẹ.
Chúng ta những người trở về nguyên vẹn hoặc không lành lặn nhưng hình ảnh ấy vẫn mãi đẹp trong một góc tâm hồn.
Xin phép Mod cho mở trang này để chúng ta ôn lại chuyện xưa để nay sống tốt hơn.
Kính mong các bậc cao niên, những tướng lĩnh và cả những lính thường như tôi tham gia nhiệt tình.
Cảm ơn!


Tiêu đề: Re: NÚM ĐÔNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNG TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: tts1119 trong 29 Tháng Tư, 2014, 12:47:51 pm
(http://[url=http://[sup][tt][/tt][/sup]][sup][tt][/tt][/sup][/url])


Tiêu đề: Re: NÚM ĐÔNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNG TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: phamvanminh trong 29 Tháng Tư, 2014, 01:11:52 pm
(http://[url=http://[sup][tt][/tt][/sup]][sup][tt][/tt][/sup][/url])
Bây giờ lực bất tòng tâm,nhìn tấm hình đó khổ thân lính già.


Tiêu đề: Re: NÚM ĐÔNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNG TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: Lethao1394 trong 29 Tháng Tư, 2014, 04:34:55 pm
   Tên chủ đề là gì vậy bác chủ topic ?


Tiêu đề: Re: MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNH TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: tts1119 trong 01 Tháng Năm, 2014, 05:29:52 pm
Thời mình nhập ngũ chẳng có cuộc tiễn đưa ướt lướt thướt nước mắt như phim với chuyện, cũng chẳng có "hoa bưởi thơm cho lòng bối rối" như lời bài hát Hương thầm, nhưng có một người bạn bỗng nhiên gọi là "anh" làm mình hễ rảnh lúc nào là nghĩ về nàng.
Thư đi, thư về được ít bữa thì thưa dần rồi tắt lịm. Sau mới biết nàng sắp ra trường, nếu có chồng thì được phân công công tác ở tỉnh nhà, nếu "tự do" thì phân công vào Minh Hải (tỉnh Cà Mau-Bạc Liêu ngày nay), thế là phải tuyển gấp 1 chàng ở phòng Thương nghiệp huyện theo nguyện vọng gia đình.
Hế hê, cái lúm đồng tiền của em bị méo các bác ạ
(Ảnh sưu tầm từ internét minh họa cho vui thôi, không liên quan nhân vật)


Tiêu đề: Re: MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNH TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: vetran trong 04 Tháng Năm, 2014, 05:17:33 pm
Những ngày tháng tư 40 năm trước. Đúng tuổi trăng tròn, tôi trốn thầy trốn bạn trong đó có nhiều (lúm đồng tiền) để xung phong tham gia khám sức khỏe "lên đường". Dù chỉ được 49 kg thể trọng ( trong đó có khoảng 3kg đá dăm trong túi quần) và chiều cao khá khiêm tốn nhưng tôi vẫn hãnh diện qua khâu khám cuối cùng để được "vào Nam chống Mỹ". Nhận tờ lệnh nhập ngũ tại chỗ, tôi như người mộng du với những bước chân cao thấp về trường. Chiều tháng tư năm ấy tại sân trường, bạn bè cùng khối cùng lớp xúm lại tiễn đưa, đám bạn gái đứa khóc, đứa cười xôn xao trong hoàng hôn màu tím. Tối hôm ấy, tại nhà bố mẹ, bạn bè tới "chia tay" nhộn nhịp. Khá khuya, bạn bè ra về, Nàng (15 tuổi 4 tháng) tặng tôi một cuốn sổ tay Liên Xô gáy bọc lụa hồng, một khăn mùi xoa thêu hai con chim bồ câu và một cây bút Kim Tinh Trung Quốc. Thoảng trong hư không, hai chúng tôi đứng đầu ngõ nhìn nhau rồi cùng hướng lên bầu trời với muôn vàn tinh tú cảm động buông tay nhau. Từ ấy, để rồi gần chục năm sau nơi mọi miền đất nước và trên chiến trường đất bạn, cái núm đồng tiền thơ dại và tâm hồn chàng "thiếu niên" thơ dại vẫn viển vông cho tới lúc có lúm đồng tiền mới nơi đất khách quê người thay thế, tôi mới quên lúm đồng tiền và những vật kỉ niệm một thời thơ dại ngây ngô chốn học đường trên quê hương...


Tiêu đề: Re: MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNH TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: lính đường dây trong 04 Tháng Năm, 2014, 07:48:51 pm
Thế lúc nào thì Vetran mới gặp được cái má lúm đồng tiền bây giờ?


Tiêu đề: Re: MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNH TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: vetran trong 05 Tháng Năm, 2014, 03:59:34 pm
Vâng! Vetran xin chào bác chủ Topic, chào bác Lính đường dây và các bác tham gia Comment. gần tám năm anh Linh ạ, nơi chiến trường Kampuchea, tình yêu lính quân y cũng dễ gần dễ quen để rồi tôi phải nhận "bản án chung thân" cho tới bây giờ cũng chỉ vì thích "lúm đồng tiền"


Tiêu đề: Re: MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNH TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: DinhLongGiang trong 05 Tháng Năm, 2014, 04:58:53 pm
Vâng Vetran xin chào bác chủ Topic, chào bác Lính đường dây và các bác tham gia Comment. gần tám năm anh Linh ạ, nơi chiến trường Kampuchea, tình yêu lính quân y cũng dễ gần dễ quen để rồi tôi phải nhận "bản án chung thân" cho tới bây giờ cũng chỉ vì thích "núm đồng tiền"

Chào bác chủ topic và các đồng đội!
Hihi...hi đã lâu lắm rồi không thấy bác TRẦN xuất hiện. Ấy thế mà nay nói đến " má lúm đồng tiền" thì bác í xuất hiện ngay tắp lự như TRƯ BÁT GIỚI... Í, không phải...như TÔN NGỘ KHÔNG vậy. Không cần phải tìm hiểu nhiều làm chi, cứ nhìn cái AVATA của ANHTHO là biết ngay đây là chủ đề HOT của bác VETRAN rùi ;D Dưng mà cũng phải nói trước với bác chủ topic là nếu bác VETRAN có lỡ nói đến một số " Núm đồng tiền" khác thì bác cố giữ kín chỉ anh em mình biết với nhau thôi, chứ để " lúm đồng tiền" của bác VeTran biết thì có khi rách việc đấy ;) ;D


Tiêu đề: Re: MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN CÔ HÀNG XÓM - HÀNH TRANG NGƯỜI RA TRẬN
Gửi bởi: tts1119 trong 05 Tháng Năm, 2014, 10:43:48 pm
Vâng! Vetran xin chào bác chủ Topic, chào bác Lính đường dây và các bác tham gia Comment. gần tám năm anh Linh ạ, nơi chiến trường Kampuchea, tình yêu lính quân y cũng dễ gần dễ quen để rồi tôi phải nhận "bản án chung thân" cho tới bây giờ cũng chỉ vì thích "núm đồng tiền"
Xin chào bác Vetran và các bác quan tâm đến đề tài "lúm đồng tiền".
Hình ảnh cô nông dân áo nâu (thường thế) với cái lúm đồng tiền là cái đẹp rất dung dị của người con gái ở hậu phương. Em tin người lính nào ra trận cũng mang theo hình ảnh ấy. Rất mong các bác chia sẻ để mọi người cùng nhớ lại một thời máu lủa nhưng rất lãng mạn của chúng ta.
Trân trọng.


Tiêu đề: Re: Má lúm đồng tiền cô hàng xóm - Hành trang người ra trận
Gửi bởi: anhtho trong 06 Tháng Năm, 2014, 02:05:07 pm
Anhtho chào anh chủ và các anh tham gia topic. Chà, bắt quả tang anh Dinhlonggiang nha. Lâu quá em không vào trang, chiều nay cu Chàng nhà em đi làm, ngồi mở máy mới biết các anh đang đánh lẻ. Nhưng anh Dinlonggiang ơi, anh hơi bị lầm cái vụ "má lúm đồng tiền" của cu Chàng nhà em đấy, vì suốt chiều dài đời sống hôn nhân hơn 30 năm và 20 năm quân ngũ của Chàng đã làm em bao trăn trở, chưa kể mấy năm ngồi trên ghế trường quân y ở số  520A đường Thành Thái quận 10 tp HCM, Chàng còn có mấy lúm đồng tiền họ Hà, họ Bùi quê Tân Lạc, Mai Châu, thậm chí còn có cả một "lúm đồng tiền" con một quan Lang họ Đinh giàu có ở xứ Mường Động, tỉnh Hòa Bình quê anh đấy, nhưng em không thèm ghen vì hồi ấy (1978) em còn bận bắt cua, bắt ốc và đào củ rau má ở quê. Chúc các anh chị mạnh giỏi!


Tiêu đề: Re: Má lúm đồng tiền cô hàng xóm - Hành trang người ra trận
Gửi bởi: lính đường dây trong 10 Tháng Năm, 2014, 02:01:03 pm
Mường Động là huyện Kim Bôi bây giờ đấy Anh Thơ ạ.


Tiêu đề: Re: Má lúm đồng tiền cô hàng xóm - Hành trang người ra trận
Gửi bởi: vetran trong 12 Tháng Năm, 2014, 04:33:53 pm
Mường Động là huyện Kim Bôi bây giờ đấy Anh Thơ ạ.

Xin chào bác chủ và các bác tham gia topic. Vâng đúng là Kim Bôi Hòa Bình bác lính đường dây ạ. Năm đó, đầu 1978 từ mặt trận Mộc Bài - Tây Ninh, tôi về phân viện 2 học viện quân y ở quận 10 tp HCM với bao bỡ ngỡ choáng ngợp ánh đèn nơi phố thị vì chỉ hôm qua nơi rừng Tây Ninh tối tăm ngập tràn hỏa khí chiến tranh và nặng nề âm khí khi làm công tác tử sĩ cho bạn bè với nhiều cái đồng ( đồng trường lớp, đồng hương, đồng niên, đồng đội, đồng hàm) mà trước khi ra trận còn cười đùa triêu chọc nhau để chục giờ sau thì âm dương tiễn biệt trong căm thù và thương xót. Tại trường, cuối 1978 có một đợt nữ tân binh quê Hòa Bình (chủ yếu các em thuộc dân tộc Mường và Tày) rất dễ thương nhút nhát rụt rè với giọng nói véo von như hát, thậm chí các nàng còn dùng nhiều câu đồng dao khi tiếp xúc nói chuyện, đôi khi còn hơi khó khăn khi diễn tả ý mình bằng tiếng kinh. Và rồi các chàng y sinh trẻ và các nữ tân binh đã dễ dàng tìm được ngôn ngữ riêng, và dĩ nhiên nếu theo tinh thần topic của bác chủ tts1119 muốn nói đến cái lúm đồng tiền từ quê hương trong hành trang ra trận của mỗi người lính chúng ta thì các "lúm đồng tiền" tân binh ở trường quân y trở thành hiện thân của tinh thần rèn luyện học tập của cánh y sinh trẻ chúng tôi và không ít các cặp đi đến thành quả mỹ mãn trong cuộc sống hạnh phúc cho đến tận ngày nay dù các chàng đã trở thành sĩ quan cao cấp, các giảng viên lâu năm trong các trường quân y, trường đại học y và dĩ nhiên không thể thiếu những"lúm đồng tiền" đồng hành, mặc dù có phần hơi nhăn nheo trên má.


Tiêu đề: Re: Má lúm đồng tiền cô hàng xóm - Hành trang người ra trận
Gửi bởi: anhtho trong 14 Tháng Năm, 2014, 07:47:51 pm
xin lỗi bác chủ! Vetran tôi lộn Nick.


Tiêu đề: Re: Má lúm đồng tiền cô hàng xóm - Hành trang người ra trận
Gửi bởi: vetran trong 14 Tháng Năm, 2014, 07:52:37 pm
Chào bác chủ tts1119 và các bác tham gia topic! Gớm đời nhà ai, bác chủ “nhá đén” mấy phát rồi bỏ nhà đi đâu mất hút “con mẹ hàng lươn” báo hại tôi không hiểu được mục đích bác muốn dắt chúng tôi về đâu qua tinh thần topic và nội hàm của “lúm đồng tiền” ra sao. Thôi vậy, tôi đánh liều comment một bài liên quan đến người phụ nữ nói chung trong chiến tranh, trong đó có những lúm đồng tiền.
Thời ấy, những năm bảy mươi thế kỷ trước, cả miền Bắc từ sông Thạch Hãn trở ra, lòng người sục sôi với quyết tâm: đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong nhiều cố gắng tột bậc của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự tập hợp của mặt trận tổ quốc Việt Nam, trong đó biểu hiện giá trị tinh thần từ những bức cuốn thư, trên nền hình quốc huy in bốn đại tự màu đỏ rất đẹp TỔ QUỐC TRÊN HẾT luôn hiện diện ở vị trí trang trọng nhất trong mỗi căn nhà của mọi gia đình quê tôi là thể hiện quan điểm, tư tưởng chính trị cao cả vì tổ quốc cùng với khẩu hiệu quyết tâm: “Vì miền Nam ruột thịt, để thống nhất đất nước, mười bốn triệu đồng bào miền Bắc sẵn sàng hy sinh tất cả” cũng đồng thời với tư duy về khái niệm"cá nhân" lại rất nhỏ nhoi trong xã hội, nếu không muốn nói là vô nghĩa.
Bất cứ cuộc chiến tranh nào, kể cả bên chính nghĩa và phi nghĩa, thì hệ lụy cuối cùng của nó luôn tồi tệ nhất đến với những người phụ nữ là mẹ, là vợ là người yêu những người lính chiến. Mặc dù tham chiến trên tư thế chính nghĩa giành độc lập nhưng đối với Việt Nam, nhất là miền Bắc, mà ở đó còn ảnh hưởng khá nặng nề tư tưởng Khổng giáo về những khái niệm đạo đức (tam tòng, tứ đức, chữ Trinh làm đầu, phu xương phụ tùy, dáng đứng vọng phu.v.v) cộng thêm những can thiệp bởi các điều lệ, qui định của các tổ chức trong hệ thống chính trị như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ.v.v thì cái thiệt thòi càng sâu sắc hơn đối với các chị. Vì vậy nhiều trường hợp các em gái 16 -17 tuổi vội vã đăng ký kết hôn với một thanh niên(có thể vì tình yêu, có thể do cha mẹ đặt đâu ngồi đó)trước khi chàng "lên đường" hoặc là ngày hôm nay ủy ban và xã đoàn tổ chức kết hôn tập thể cho các anh chị  theo nếp sống mới, bao giờ cũng có khẩu hiệu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” để ngày mai các anh ra trận thực thi nghĩa vụ. Sự vội vàng hối hả ấy với thời gian ngắn ngủi, cả hai người chưa cảm nhận được vị ngọt tình yêu, tình chồng vợ, để sau đó là năm tháng các chị héo hắt chờ người ngoài tiền tuyến. Ở hậu phương, các chị phải giữ gìn từng lời ăn tiếng nói, cẩn thận các mối quan hệ, cách đi đứng xưng hô, giữ tròn bổn phận dâu hiền đối với bố mẹ hai bên ,tích cực tham gia phong trào “ba đảm đang” “ ba sẵn sàng” Mọi sở thích đam mê khát vọng của tuổi trẻ chôn vùi cùng nước mắt vào cái gối đơn trong những đêm hưu quạnh lẻ loi tưởng chừng vô tận vì thân trai thời chiến không hề mong đợi thời gian xuất ngũ khi cuộc chiến chưa tàn. Nếu may mắn có anh trở về thì chị vợ của thương binh lại phải gồng mình chăm sóc chồng yếu đuối móp méo thiếu hụt thân thể. Còn lại, không may mắn khi nhận giấy báo tử chồng thì phải đội vành khăn tang trắng trên đầu thả đuôi khăn dài so le sau lưng ba năm liền như vật bất ly thân, nếu không muốn nói là cả lúc đi ngủ, không được lấy chồng khác trước ba năm để giữ danh hiệu “vợ liệt sĩ” để thang bậc hiếu đạo, thủy chung không bị đánh giá xuống thấp. Cũng đồng thời nhận phần tiền tử tuất lo nhang khói cho liệt sỹ và sống một cuộc đời còn lại với những áp lực tâm lý nặng nề từ gia đình, xã hội. Cũng vì cuộc chiến tranh vệ quốc với kẻ thù tàn bạo đã để lại bao hệ lụy đắng cay để bao hòn "vọng phu" với dáng đơn thân hoặc dáng bồng con ngóng chồng. Trong khi thời ấy con gái quê tôi mười tám tuổi chưa có chồng thì coi như ế. Vì vậy các cô gái vào tuổi trăng tròn là bắt đầu cập kê, mà thanh niên trai tráng thì đã ra mặt trận hết, cuối cùng cũng đồng ý cho có nơi có chốn, (vơ bèo vạt tép) một trong mấy anh có khiếm khuyết về hình hài thể lực và cả có vấn đề về sức khỏe tâm thần (được) ở lại hậu phương. Chắc chắn các anh thì phấn khởi nhưng mấy cô phải chấp nhận một cuộc sống vợ chồng không có cơ hội chọn lựa. Và cũng từ đây lại nảy sinh các vấn đề xã hội khác về hôn nhân gia đình từ những cuộc cưới hỏi gượng ép để hoặc cam chịu hoặc ly hôn đổ vỡ trong muôn vàn dị nghị, rẻ rúng của dân quê. Các chị lớn tuổi hơn chưa lấy được chồng thì con đường duy nhất là gia nhập thanh niên hỏa tuyến hoặc đi công nhân quốc phòng. Sau này học hành nhiều trong quân đội, tôi ngộ ra sự thành công của các chính trị gia, các nhà tư tưởng và cả hệ thống chính trị trong vấn đề trang bị một hệ tư tưởng  cho toàn xã hội sâu sắc kịp thời, đồng thời công tác vận động quần chúng, tập hợp ý chí tinh thần biến thành sức mạnh vật chất thật siêu việt chỉ có ở tổ quốc ta đáp ứng yêu cầu giai đoạn lịch sử lúc đó của đất nước là quyết tâm sản xuất xây dựng XHCN ở miền Bắc, chi viện người và của chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thật tuyệt vời!