Lịch sử Quân sự Việt Nam

Văn hoá - Thể thao - Giao lưu => Quán nước cổng doanh trại => Tác giả chủ đề:: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2014, 01:58:14 am



Tiêu đề: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2014, 01:58:14 am
Thông tin sốt dẻo liên quan đến tình hình nóng bỏng tại Crimea-Ukraine.


Để tiện theo dõi, trước tiên tôi xin chích lược các mốc lịch sử thăng trầm của Ukraine, một đất nước với số phận đúng như tên gọi của nó : " Ở bên ngoài rìa".

Lịch sử Ukraine được ghi nhận từ  4500 năm trước từ thời kỳ Đồ đá mới . Nhưng mốc lịch sử được khắc họa sâu đậm là từ  thế kỷ thứ 9.  

 Đa phần Ukraina hiện nay là nơi sinh sống của người Rus'( người Nga gốc), họ lập ra Nước Nga-Kiev. Nước Nga-Kiev bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraina, Belarus hiện đại với một phần lớn lãnh thổ của nó nằm trong lãnh thổ nước Nga hiện nay. Trong thế kỷ thứ 10 và 11, nó trở thành nước lớn nhất và mạnh nhất ở Châu Âu.Triều đại Nga đầu tiên là nhà Rurik.Kievan Rus' gồm nhiều công quốc do các Hoàng tử nhà Rurik có quan hệ huyết thống với nhau cai trị .
Trong thế kỷ 11 và 12, những cuộc xâm lược thường xuyên của các bộ tộc Turk du mục như Pechenegs Kipchak, gây ra những cuộc di cư lớn của dân cư Slavơ tới những vùng an toàn và có nhiều rừng cây hơn ở phía bắc.

Thế kỷ 13, cuộc xâm lược của Mông Cổ đã tàn phá nước Kievan Rus'.
 
 Sau cuộc phân chia với  Ba Lan ở cuối thế kỷ 18.  Tây Ukraina Galicia bị Áo chiếm, trong khi phần còn lại của Ukraina dần bị sáp nhập vào Đế chế Nga. Bán đảo Crimea trong thế kỷ 18 vùng này là nơi định cư của những người du cư từ các vùng khác của Ukraina .

Ukraina bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất bên cạnh cả phe Liên minh, với đế quốc Áo-Hung, và phe Hiệp ước, với Nga. 3.5 triệu người Ukraina chiến đấu trong Quân đội Đế quốc Nga, trong khi 250,000 người chiến đấu cho Quân đội Áo-Hung.Trong cuộc chiến, chính quyền Áo-Hung thành lập Quân đoàn Ukraina để chiến đấu chống lại Đế chế Nga. Quân đoàn này là nền tảng của Quân đội Galician Ukraina chiến đấu chống lại cả những người Bolshevik và Ba Lan trong giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919–23).
 
 

Với sự sụp đổ của Đế chế Nga và Áo-Hung sau chiến tranh và cuộc Cách mạng Nga năm 1917, một phong trào quốc gia Ukraina đòi quyền tự quyết tái xuất hiện. Trong giai đoạn 1917–20, nhiều nhà nước Ukraina riêng biệt xuất hiện trong một giai đoạn ngắn:  Theo Hiệp ước Hoà bình Riga được ký kết giữa người Xô viết và Ba Lan, tây Ukraina chính thức bị sáp nhập vào Ba Lan đổi lại Ba Lan công nhận nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina vào tháng 3 năm 1919.

  
 
Sau cuộc Xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, quân đội Đức và Liên xô phân chia lãnh thổ Ba Lan. Vì thế, Đông Galicia và Volhynia với dân số Ukraina ở đó được tái thống nhất với phần còn lại của Ukraina. Sự thống nhất Ukraina lần đầu tiên trong lịch sử được hoàn thành và là sự kiện mang tính quyết định trong lịch sử đất nước.

Quân đội Đức xâm lược Liên xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, khởi động một cuộc chiến tranh tổng lực kéo dài trong bốn năm liền .



Sau cái chết của Stalin năm 1953, Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo mới của Liên bang Xô viết.. Năm 1954, kỷ niệm lần thứ 300 Hiệp ước Pereyaslav được tổ chức khắp nơi, và đặc biệt Crimea ,  được chuyển từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.


 
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, một nghị viện mới thông qua Tuyên bố Nhà nước Ukraina có Chủ quyền.

 Ngày 24 tháng 8 năm 1991 nghị viện Ukraina thông qua Luật Độc lập trong đó nghị viện tuyên bố Ukraina là một nhà nước dân chủ độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tổng thống đầu tiên diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 1991. Leonid Kravchuk trở thành Tổng thống đầu tiên của đất nước. Ban đầu Ukraina được coi là một nước cộng hoà có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế so với các vùng khác của Liên Xô. Nền kinh tế Ukraina ổn định vào cuối thập niên 1990. Một đồng tiền tệ mới, hryvnia, được đưa vào lưu thông năm 1996.

Hiến pháp Ukraina được thông qua năm1996, biến Ukraina thành một nhà nước cộng hoà bán tổng thống và thiết lập một hệ thống chính trị ổn định.

Năm 2004, Viktor Yanukovych, khi ấy là Thủ tướng, được tuyên bố là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, đã bị gian lận ở diện rộng, như Toà án Tối cao Ukraina tuyên bố sau này. Các kết quả dẫn tới một sự phản đối của công chúng ủng hộ ứng cử viên đối lập, Viktor Yushchenko, người bác bỏ các kết quả và lãnh đạo cuộc Cách mạng Cam hoà bình. Cuộc cách mạng đưa Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko lên nắm quyền lực, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập.

 ...Có lẽ trên thế giới, duy nhất có Viktor Yanukovych , người 2 lần chở thành tổng thống Ukraine và cũng 2 lần bị lật đổ. Việc hạ bệ ông Viktor Yanukovych lần thứ 2 khởi đầu cho chuỗi các sự kiện nóng lên từng giờ tại Crimea-Ukraine hiện nay.




Xin mời các bạn tiếp tục !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2014, 02:33:00 am
Nga và phương Tây đang tìm mọi cách để kéo Ukraina về phía mình. Ukraine có gì để cả Nga và Phương tây phải lao vào cuộc thư hùng?




Một cộng đồng rất đông người Nga (58%) hiện đang sinh sống tại Crimea thuộc Ukraina. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Kiev đang biến khu vực Crimea này trở thành điểm nóng. Ngày 27/2, một nhóm vũ trang tự xưng là "dân quân tự vệ"  đã xông vào tòa nhà quốc hội vùng tự trị Crimea ở thủ phủ Simferopol, giải tán chính quyền và bổ nhiệm một thủ tướng mới. Dự kiến một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này sẽ được tổ chức vào ngày 25/5 nhưng sau đổi thành ngày 30/3.

Đến sáng nay (28/2), tình hình tại đây trở nên căng thẳng khi một nhóm vũ trang khoảng 50 người đã chiếm các sân bay chính ở Crimea. Đài tiếng nói nước Nga cho biết: “Quân đội Nga không tham gia vào các cuộc phong tỏa sân bay ở Crimea”.

Phát ngôn viên hạm đội Biển Đen của Nga cho biết với hãng thông tấn Interfax rằng lực lượng của hạm đội này không được triển khai ở những điểm nóng trên và an ninh đã được thắt chặt quanh các căn cứ hiện nay tại Crimea. Hạm đội Biển Đen của Nga đã duy trì căn cứ quân sự chính tại cảng Sevastopol thuộc Crimea và nhiều cơ sở hải quân khác tại bán đảo này nhiều thập kỷ qua.

Crimea từng là một phần của Nga trong gần 200 năm, kể từ khi Nga sáp nhập khu vực này vào năm 1783. Tuy nhiên, Crimea được chuyển giao cho Ukraine năm 1954 dưới thời Liên Xô. Một số người dân tộc Nga xem đó là một sai lầm lịch sử.

Crimea (tiếng Việt: Crưm) là một nước tự trị miền nam của Ukraina nằm trên một bán đảo cùng tên phía bắc của biển Đen. Lãnh thổ Crimea bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử, như dân Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và Mông Cổ. Vào thế kỷ 13, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova kiểm soát một phần Crimea. Nối tiếp là Hãn quốc Crimea và Đế quốc Ottoman vào thế kỷ 15-18, và Đế quốc Nga vào thế kỷ 18-20. Thời thuộc Liên Xô, Crimea thuộc thành phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga rồi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.

Crimea nay là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong thành phần Ukraina, được chi phối bởi Hiến pháp Crimea và phù hợp với các điều luật của Ukraina. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ nước cộng hòa là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Crimea có diện tích 26.200 km vuông và dân số vào năm 2007 là 1.973.185. Các số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũng nằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính. Do tiếng Ukraina là ngôn ngữ quốc gia duy nhất tại Ukraina, nên các thứ tiếng khác không là chính thức. Tuy nhiên, các công việc công ở Crimea chỉ được thực hiện bằng tiếng Nga, nên nó là ngôn ngữ chính thức trên thực tế. Tiếng Crimea Tatar cũng được sử dụng.

Người Tatar Crimea là một dân tộc thiểu số tại Crimea. Người Tatar Crimea đã bị lãnh đạo Liên Xô trục xuất hàng loại đến Trung Á vào năm 1944 với lý do họ đã hợp tác với Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ quay trở lại Crimea khi Liên Xô tan rã năm 1991, dẫn đến nhiều căng thẳng với người Nga về quyền đất đai. Theo điều tra dân số Ukraina năm 2001, 58,5% dân số tại Crimea thuộc dân tộc Nga, và 24,4% thuộc dân tộc Ukraina.





Đối với các nước thuộc khối Liên Xô cũ, Ukraina có một vị trí quan trọng hơn cả đối với Nga. Trước hết, nền kinh tế hai nước có quan hệ mật thiết. 25% lượng xuất khẩu của Ukraina được tiêu thụ ở Nga. Ukraina phụ thuộc gần như toàn phần vào khí đốt và dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên, đây không phải là lý do hàng đầu khiến Ukraina có ý nghĩa hết sức quan trọng với nền chính trị nước Nga. Vì nếu Nga không nhập khẩu hàng từ Ukraina thì có thể nhập từ nước khác và ngược lại. Vấn đề địa lý-kinh tế-chính trị của Ukraina mới là điều Nga đáng quan tâm. Nga và Ukraina có quan hệ lâu đời về lịch sử. Với Nga, Ukraina giống như một người anh em, một láng giềng gần gũi. Do vậy, việc quan hệ tốt với chính quyền Kiev sẽ giúp Nga tạo được bức tường bảo vệ trước những mưu đồ của các thế lực bên ngoài khác. Chính vì thế, từ lâu Nga luôn tìm cách có được mối quan hệ thân thiện với Ukraina.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2014, 02:35:18 am
Theo một mệnh lệnh từ Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng thuộc Quân khu Tây sẽ ở trong tình trạng báo động từ 14h hôm 26/2",Interfax dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Ông Shoigu cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra theo hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3/3. Một số lực lượng thuộc Quân khu Trung tâm có thể tham gia cuộc tập trận.
 
 
Quân khu Tây phụ trách khu vực giáp biên giới Ukraina. Hiện nay Ukraine tuyên bố sẽ vận động dự bị quân, sau khi Nga quyết định cho phép triển khai quân ở Ukraine. Có tin 15.000 lính Nga đã tham gia giúp chiếm được Crimea, cộng hòa tự trị của Ukraine.

Thông tin được người đứng đầu Hội đồng an ninh và quân sự quốc gia của Ukraine, ông Andriy Parubiy, cho biết vào ngày hôm nay 2/3. Phát biểu với các phóng viên, ông Andriy Parubiy cho biết Hội đồng đã lệnh cho Bộ Quốc phòng “kêu gọi tất cả binh lính các lực lượng vũ trang cần vào lúc này trên khắp Ukraine” và cho biết sự vận động này là “nhằm đảm bảo an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Ukraine trước đó đã đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng cảnh báo cao nhất và cảnh báo sự can thiệp quân sự của Nga sẽ dẫn đến chiến tranh. Động thái diễn ra ngay sau khi Tổng thống Putin được Thượng viện Nga bật đèn xanh cho triển khai quân ở quốc gia láng giềng.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2014, 09:08:48 am
Cùng với các hoạt động của chính quyền, trong ngày 2/3, tại nhiều thành phố của Nga, các hoạt động ủng hộ cho cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine do các tổ chức dân sự tổ chức đã diễn ra rầm rộ.
Theo ITAR-TASS, các hoạt động ủng hộ cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine đã được tổ chức tại Moskva, Petersburg và Krasnodar.

Trong một diễn biến khác, biên phòng Nga cho biết đã có 675.000 người chạy sang Nga, ITAR-TASS nhận định đây quả là một " thảm họa nhân đạo".


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2014, 11:27:43 am
Kịch bản nào cho Ukraine ?

Ukrine thực sự độc lập tính từ ngày Ngày 24 tháng 8 năm 1991 . Lịch sử luôn chia cắt Ukraine bởi các đế quốc láng giềng đã dần biến dân Ukraine thành "2 thứ dân" . Người dân phía Tây luôn coi mình thuộc về châu âu, còn người dân phía đông dường như mặc định họ không thể tách dời với nước Nga.

Đây chính là nguyên nhân thứ nhất và là nguyên nhân chính gây chia rẽ Ukraina.
Nguyên nhân thứ hai cần phải kể tới, đó là việc sau khi đảng cộng sản tại Ukraina tan vỡ, đất nước đã chia thành nhiều mảng quyền lực khác nhau. Cũng có thể nói rằng Ukraina hiện nay được điều khiển bởi 8 tài phiệt từ 8 khu vực khác nhau,  bà Timoschenko thực chất cũng là một nhà tài phiệt, bà bị kết án 7 năm tù vì " lạm quyền" nhưng thực chất là đòn triệt hạ đối thủ của ông Yanukovych khi mà kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc.
Tổng thống Yanukovych  nắm quyền được  trùm tài phiệt của khu vực Donezk  Rinat Achmetow ủng hộ. Rinat Achmetow có mối quan hệ rất phức tạp trong giới chính trị cũng như tài phiệt cả Ukraimne và Nga.

Qua đó cho thấy Ukraina không phải tranh chấp vì lý tưởng, mà là tranh chấp phe phái, tranh chấp lợi ích nhóm, xung đột về ý thức hệ.

Trong quốc hội Ukraina, đại biểu từ vùng nào đều hưởng lương từ các nhà tài phiệt ở vùng đó. Tất nhiên cũng có một bộ phận rất nhỏ không chấp nhận cúi đầu làm việc cho các nhà tài phiệt nhưng ở con số rất nhỏ. Từ đó cho thấy sự đối đầu tại Ukraina đã âm ỉ từ lâu, có mặt ở mọi chỗ, mọi nơi, luôn chờ trực bùng phát thành xung đột khi có " ngọn gió tây" thổi tới.

Còn nhớ 10 năm trước khi  Yushchenko và Yulia Tymoshenko sau cuộc cách mạng cam lên nắm quyền nhưng cặp đôi này về sau cũng sảy ra xung đột không thể hàn gắn. Sau bao thăng trầm  Yulia Tymoshenko đã quay lại chính trường và được Phương Tây chống lưng, rất có thể chở thành tổng thống sau ngày 25/5.


Việc Yanukovich bị mất quyền lực một cách nhanh chóng khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng và đặt câu hỏi, điều gì đang diễn ra tại ukraine?


Khi sự đối đầu giữa chính quyền Yanukovich và phe đối lập qua đi, Ukraina dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới chắp vá đang phải đối mặt với những khó khăn nội tại nghiêm trọng.

Ngày 27/2 đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử hơn 20 năm của Ukraina khi một Chính phủ mới do ông Arseniy Yatsenyu làm Thủ tướng được thành lập.
Trước đó, vào ngày 23/2, Tổng thống Yanukovic bị lật đổ, thay thế bởi ông Alexander Turchinov, người từng là cánh tay phải của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko được bầu làm Tổng thống tạm thời.
Chính quyền mới tại Ukraina trong thời gian sắp tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, mà nếu không xử lý được, thì kết quả sẽ giống như phong trào Mùa xuân Ả-Rập. Nghĩa là, sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovich, thay vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, đất nước chỉ chìm sâu thêm vào bất ổn và khủng hoảng.

 Một số gương mặt nổi lên trong thời gian qua trên chính trường Ukrane :

Cựu vô địch quyền anh thế giới Vitali Kitschko tuy ít kinh nhiệm chính trị nhưng không giống các nhân vật chính trị khác tại Ukraina thường bị nghi ngờ làm giàu từ ngân sách nhà nước.
Một nhân vật khác được cho rằng cũng sẽ ra tranh cử là ông Oleh Tyanybok - lãnh đạo đảng Svoboda. Ông này đã giành được 11% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây nhất, tuy nhiên sự ủng hộ dành cho ông đã sụt giảm, dù đảng Svoboda đóng vai trò tuyến đầu trong các cuộc đụng độ với cảnh sát thời gian qua.
Những ứng cử viên tiềm năng cho chức Tổng thống Ukraina hiện nay đều đang có những hạn chế nhất định. Bà Tymoshenko bị đánh giá là " cầm quyền nghèo nàn". Kitschko bị giới cấp tiến, nắm vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng, đánh giá là thiếu kinh nghiệm chính trường. Còn đảng Svoboda của ông Tyanybok bị coi là đảng Phát xít tại các vùng phía Đông của Ukraina. Với thực tế như vậy, bất kỳ ứng cử viên nào giành chiến thắng cũng sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong việc thống nhất các lực lượng trong xã hội và ổn định tình hình.

Thách thức nặng nề thứ hai đối với Ukraina là kinh tế. Hiện nay, Ukraina đang cần những khoản hỗ trợ trong một vài tuần tới để thanh toán tiền lương, tiền hưu trí và những khoản nợ quốc tế đáo hạn. Theo giới phân tích, Ukraina cần khoảng 35 tỷ USD trong năm tài khóa 2014 và 2015.
Để cứu vãn tình hình, Ukraina có thể nhận được các khoản hỗ trợ của IMF, tuy nhiên, sẽ phải chấp nhận những điều kiện cải cách mà Tổng thống Yanukovich từng từ chối là xóa bỏ chương trình hỗ  trợ giá khí đốt và tăng thuế mua hàng. Do đó, trong trước mắt, Chính phủ mới thành lập của ông Arseniy Yatsenyu sẽ phải hướng tới những khoản viện trợ của EU hoặc Mỹ.
Cao ủy phụ trách các vấn đề đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton cho biết, EU và các nước thành viên sẵn sàng hỗ trợ Ukraina cho đến khi chính phủ mới của nước này có thể đàm phán các gói hỗ trợ chính thức với IMF, nhưng tất cả  mới chỉ là hứa khi mà EU còn đầy dẫy những khó khăn trong nội khối.
Có thể nói, kinh tế Ukraina đang đứng bên bờ vực sụp đổ với ngân khố trống rỗng, hệ thống ngân hàng lung lay và giá trị đồng nội tệ đã trượt mạnh tới 18% - mức kỷ lục so với đồng USD. Chỉ có những khoản hỗ trợ từ bên ngoài mới có thể cứu vãn tình hình, song chúng luôn có điều kiện đi kèm. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là chính phủ mới sẽ làm thế nào để đáp ứng được điều kiện của tất cả các bên cho vay?
Thách thức thứ ba là khả năng bị chia cắt. Trên thực tế, một đường biên vô hình đang tồn tại ở Ukraina giữa phía Tây hướng tới các nước Tây Âu với phía Đông có ngành khai khoáng, luyện kim phát triển hướng về phía Nga.
Ngoài hai phần chính này còn có thêm bán đảo Crimea với đa số người dân Nga mang hai quốc tịch Nga và Ukraina. Bán đảo này cũng là nơi đặt căn cứ hải quân Sebastopol của Nga theo hợp đồng thuê tới năm 2042.

Để giữ Ukraina dưới tầm ảnh hưởng, Nga đã đi những nước cờ mà Mỹ và EU không ngờ tới .Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Mỹ Barack Obama rằng Nga “có quyền bảo vệ quyền lợi cũng như người dân nói tiếng Nga,” trong bối cảnh Thượng viện Nga cho phép sử dụng quân đội trên đất Ukraine.

Thông qua "Chiến dịch Crimea”, điện Kremlin đã dựng lên một cái bẫy vô cùng nguy hiểm đối với phương Tây và chính phủ mới ở Kiev. Điều này có thể được nhìn thấy trong chiến lược và những sự lựa chọn của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Putin đang theo đuổi hai mục tiêu. Thứ nhất, ông chủ động bảo vệ căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga trước khi chính phủ mới ở Kiev có thể sửa đổi hiệp ước hiện hành. Thứ hai, Moscow bây giờ đã có một con bài mặc cả để gây áp lực lên chính phủ Ukraine.

Nếu chính phủ Ukraine mới không đồng ý với điều này, Crimea có thể trở thành một “Abkhazia mới”, một khu vực ly khai với cơ cấu quyền lực độc lập thân Moscow và duy trì ổn định thông qua sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Nga.

Chính phủ mới ở Kiev hiện đang đối mặt với quyết định khó khăn. Triển khai quân đội Ukraine trên bán đảo Crimea có thể dẫn đến một thảm họa không thể tưởng tượng. Các cuộc xung đột có thể lan sang toàn bộ miền nam và miền đông Ukraine, tình hình kinh tế tinh tế có thể bị bất ổn hơn nữa và một cuộc chiến tranh toàn diện có thể nổ ra giữa Ukraine và Nga. Và Kiev cũng khó có thể trông đợi phương Tây sẽ hỗ trợ một giải pháp quân sự.



Các tuyên bố ban đầu của Mỹ và EU phản ánh thái độ  phẫn nộ trước những diễn biến ở Crimea. Nhưng Tổng thống Nga Putin không hề quan tâm những gì phương Tây nói hay nghĩ về ông. Đó là chưa kể, ông Putin liên tục đề cao sự an toàn của người Nga ở Crimea, một sự an toàn mà ông tuyên bố muốn đảm bảo.

Kết quả là  phương Tây lâm vào tình trạng “tiến , thoái lưỡng nan”. Phương Tây có thể trả đũa với biện pháp trừng phạt Nga như hạn chế thương mại, hạn chế đi lại, đóng cửa tài khoản, khai trừ khỏi G8…Nhưng các biện pháp trừng phạt này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mới với những hậu quả tiêu cực đối với nguồn cung cấp năng lượng của Châu Âu. Phương Tây cũng sẽ phải đầu tư rất lớn để giúp duy trì nhà nước mới ở Ukraine. Thật khó tưởng tượng rằng những người đóng thuế ở phương Tây lại chịu ủng hộ những giải pháp đầy tốn kém nhưng ít hiệu quả này.

Phương Tây cũng có thể “nghiến răng chịu đựng một thời gian” và âm thầm chấp nhận vai trò mới của Moscow tại Crimea, ép buộc các chính trị gia ở Kiev đàm phán với Nga. Nếu như vậy, Tổng thống Putin sẽ đạt được những gì mà phe đối lập chống Yanukovich và các chính trị gia phương Tây không muốn. Đó là để cho ông Putin có tiếng nói mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán về tương lai kinh tế-chính trị của Ukraine.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 03 Tháng Ba, 2014, 01:45:04 pm
Bác longtrec phân tích dùm cháu xem tiếng Nga và Ukraine khác và giống nhau như thế nào?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: con_ech_gia trong 03 Tháng Ba, 2014, 02:15:23 pm
Bác longtrec phân tích dùm cháu xem tiếng Nga và Ukraine khác và giống nhau như thế nào?
Em tưởng bác spirou cũng là một cao thủ tiếng Nga mà.

Nghe bảo nước Nga cổ đi lên từ nước Nga Kiev, Ukraine còn được gọi là Tiểu Nga, vậy chắc ngôn ngữ 2 bên chẳng khác nhau mấy.

Còn xung đột tại Ukraine bây giờ, theo em anh Mỹ cũng chỉ phản đối sơ qua cho khỏi mang tiếng thôi chứ chẳng dám làm mạnh. Bởi Ukraine là quyền lợi sát sườn của Nga, nên Nga chẳng dễ gì buông. Động trực tiếp vào Nga thì không dám, mà cũng chẳng đủ lực. Và quan trọng nữa là anh Nga dù sao cũng chưa nguy hiểm bằng anh Tàu, mà Mỹ lại đang cần Nga trong cuộc chơi với Tàu. Nếu làm mạnh quá với Nga sẽ đẩy Nga và Tàu gần gũi nhau hơn nữa, thế thì lợi bất cập hại. Quyền lợi của Mỹ ở Ukraine trong thời điểm này chẳng đáng để Mỹ hy sinh quan hệ với Nga.

Mấy anh EU to mồm kêu gào nhưng nếu Mỹ không làm gì thì chắc cũng chẳng anh nào dám nhúc nhích. Động đến anh Nga anh ấy nổi cáu cắt gaz cái rụp là cả EU thành xác ướp trong mùa đông thôi. Còn đánh nhau với Nga thì không phải là đối thủ rồi.

Quả này anh Putin chơi chiêu tiện tay dắt bò, đang yên đang lành tự nhiên được luôn cái Crimea quý báu với hơn 26.000 km2 ở vị trí chiến lược. Chắc chắn Crimea rồi sẽ thành Abkhazia thứ 2.

Hồi 2008 xung đột ở Georgia, anh Nga có mấy cái Tu-23M bị dính chấu bởi tên lửa S-200 được cung cấp bởi Ukraine. Biết đâu anh Putin thù dai, nhân tiện lần này trả nợ cũ luôn một thể. Tuy nhiên, nếu bản thân anh Ukraine cùng đường làm liều chơi tay bo với Nga thì Nga cũng không dễ ăn đâu. Ukraine có gần 45 triệu dân với trang bị quân sự, kỹ thuật quốc phòng chẳng kém Nga là mấy, thì nai toạc móng chó cũng lè lưỡi. Nói dại đến lúc anh Nga bí hàng rồi trưng dụng luôn mấy cái Kilo nhà mình đang thuê đóng bên đó thì ô hô ai tai, he he.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2014, 03:29:41 pm
Với phương châm : " Đánh rồi mới đàm", Nga dường như đang triệt để áp dụng chiêu thức này nhưng thực ra Nga chưa đánh. Trong tuyên bố mới nhất sau khi được Thượng viện phê chuẩn đề xuất đưa quân tới Ukraine, Tổng thống Putin đã nói nước Nga có quyền làm mọi việc để bảo vệ công dân và lợi ích của mình ở bên ngoài. Tuyên bố là thế nhưng cho đến nay, Tổng thống Putin vẫn “án binh bất động” cho dù Kiev đã đóng cửa biên giới với Nga và phát lệnh tổng động viên toàn quốc. Về phương diện chính trị Tổng thống Nga Putin đã được lưỡng viện chao quyền sử dụng quân đội. Để tạo ra sự ủng hộ từ quần chúng, bên trong lòng nước Nga, một loạt các cuộc mít tinh tuần hành Cùng với các hoạt động của chính quyền, trong ngày 2/3, tại nhiều thành phố của Nga, các hoạt động ủng hộ cho cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine do các tổ chức dân sự tổ chức đã diễn ra rầm rộ tại Moskva, Petersburg và Krasnodar... Ngoại kiều LBN được chỉ thị khẩn trương gấp rút làm việc để có thể cấp hộ chiếu Nga cho những người nói tiếng Nga, nhất là dân vùng Crimea. Các vùng tiếp giáp với Ukraina sẵn sàng tổ chức đón, bố trí cuộc sống tạm thời cho những người tị nạn chạy từ Ukraine sang. Thực sự tại Ukraine chưa đến mức độ khủng khiếp đe dọa đến đời sống, tính mạng người dân để tạo ra dòng người di cư đổ về Nga. Nhưng cũng có rất nhiều người nói tiếng Nga cũng muốn nhân cơ hội này vào Nga trước là kiếm việc làm, sau là nhận quốc tịch Nga.....

Còn ở tại Ukraine hôm 2/3, hàng ngàn người ở thành phố Kharkov xuống đường biểu tình và nói "lãnh thổ của chúng tôi nên trở thành một phần của liên bang như Liên Xô trước đây".
Tại vùng tự trị Crimea hôm  2/3  Thủ tướng Crimea Sergei Aksenov  xác nhận phần lớn các đơn vị quân đội Ukraine đóng ở bán đảo này đã ủng hộ chính quyền thân Nga ở đây và các đơn vị được tiếp quản mà “không mất một tiếng súng”. Người đứng đầu hải quân Ukraine cũng đã gia nhập lực lượng thân Nga ở Crimea.

Dư luận thế giới phản ứng trái chiều trước những diễn biến chóng vánh tại Ukraine, đặc biệt là việc Nga có thể đưa quân tới Crimea. Sự chia rẽ ngày càng giãn rộng giữa Nga và EU, trong bối cảnh các đối tác của Nga trong G8 đã lên tiếng chỉ trích Mátxcơva.

Tựu chung lại là những lời lên án, rồi tẩy chay hội nghị G8, hay cấm vận, hạn chế đi lại  mà Mỹ và 1 số nước G7 đang tìm " cây gậy" để dọa Nga, nhưng xem ra gậy còn nhỏ quá mà người cầm gậy cũng chưa sẵn sàng vụt.

Báo Đức hôm nay 3/3 đưa tin Tổng thống Nga Putin đã nhất trí với đề xuất của Thủ tướng Đức, theo đó thành lập một ủy ban “tìm kiếm sự thật” để làm giảm căng thẳng với Ukraine.


Đàm phán chắc chắn sẽ tạo ra không gian an toàn và có lợi hơn nhiều cho tất cả các bên, nhưng dù bên nào đi nữa thì trước khi đàm phán cũng muốn tạo lợi thế vượt trội đối phương để dễ bề mặc cả. Lịch sử chiến tranh thế giới cho thấy có rất ít cuộc chiến kết thúc trên chiến trường, mà hầu hết phải tìm câu trả lời trên bàn đàm phán dù mọi việc có thể rất khó khăn.

Cứ để cho cái quyền được sử dụng QD Nga tại Ukraine cheo ở đấy, cứ để cho người dân Ukraine xuống đường tuần hành, cứ để cho chính quyền lâm thời chết trong núi nợ, rồi người dân chán ghét... Cứ để cho " mùa xuân Ả rập" lại về trên đường phố Kiev, Tổng thống Putin giờ đây đã có nhiều quân bài để mặc cả sao cho có lợi nhất với Nga.

Ukraine chạy đâu cho khỏi nắng khi kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Nga, thị trường xuất khẩu của Ukraine là Nga chứ không phải EU.

Cái mà Nga muốn là một nước Ukraine bên cạnh " ngoan ngoãn"  là phên dậu cho nước Nga !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 03 Tháng Ba, 2014, 03:57:27 pm
Bác longtrec phân tích dùm cháu xem tiếng Nga và Ukraine khác và giống nhau như thế nào?
Em tưởng bác spirou cũng là một cao thủ tiếng Nga mà.


Hà hà, chắc bác Ếch nhầm em với ai. Nhưng mà đúng là có lúc em đã từng hát hò bằng tiếng Nga ngon lành. Mười mấy năm chữ Nga em trả hết cho thầy rồi.

Cuối năm vừa rồi em có mua hàng của mấy bác tài phiệt Ukraine, không hiểu sao nghe mấy bác nói là dân Ukr chả ưa dân Nga dù rằng hai nền văn hóa rất tương đồng.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 03 Tháng Ba, 2014, 04:20:18 pm


Nghe bảo nước Nga cổ đi lên từ nước Nga Kiev, Ukraine còn được gọi là Tiểu Nga, vậy chắc ngôn ngữ 2 bên chẳng khác nhau mấy.

Còn xung đột tại Ukraine bây giờ, theo em anh Mỹ cũng chỉ phản đối sơ qua cho khỏi mang tiếng thôi chứ chẳng dám làm mạnh. Bởi Ukraine là quyền lợi sát sườn của Nga, nên Nga chẳng dễ gì buông. Động trực tiếp vào Nga thì không dám, mà cũng chẳng đủ lực. Và quan trọng nữa là anh Nga dù sao cũng chưa nguy hiểm bằng anh Tàu, mà Mỹ lại đang cần Nga trong cuộc chơi với Tàu. Nếu làm mạnh quá với Nga sẽ đẩy Nga và Tàu gần gũi nhau hơn nữa, thế thì lợi bất cập hại. Quyền lợi của Mỹ ở Ukraine trong thời điểm này chẳng đáng để Mỹ hy sinh quan hệ với Nga.

Mấy anh EU to mồm kêu gào nhưng nếu Mỹ không làm gì thì chắc cũng chẳng anh nào dám nhúc nhích. Động đến anh Nga anh ấy nổi cáu cắt gaz cái rụp là cả EU thành xác ướp trong mùa đông thôi. Còn đánh nhau với Nga thì không phải là đối thủ rồi.

Quả này anh Putin chơi chiêu tiện tay dắt bò, đang yên đang lành tự nhiên được luôn cái Crimea quý báu với hơn 26.000 km2 ở vị trí chiến lược. Chắc chắn Crimea rồi sẽ thành Abkhazia thứ 2.

Hồi 2008 xung đột ở Georgia, anh Nga có mấy cái Tu-23M bị dính chấu bởi tên lửa S-200 được cung cấp bởi Ukraine. Biết đâu anh Putin thù dai, nhân tiện lần này trả nợ cũ luôn một thể. Tuy nhiên, nếu bản thân anh Ukraine cùng đường làm liều chơi tay bo với Nga thì Nga cũng không dễ ăn đâu. Ukraine có gần 45 triệu dân với trang bị quân sự, kỹ thuật quốc phòng chẳng kém Nga là mấy, thì nai toạc móng chó cũng lè lưỡi. Nói dại đến lúc anh Nga bí hàng rồi trưng dụng luôn mấy cái Kilo nhà mình đang thuê đóng bên đó thì ô hô ai tai, he he.

1 /Cá nhân tôi thích đọc bài viết kiểu như trên . lý do : những cái gì báo chí hoặc những tờ báo lớn đã nói nhiều rồi thì mình không cần nói nữa ,cần là cần những nhận định sắp xảy ra , cần là cần bàn tới những đường đi nước bước sắp tới của các nguyên thủ quốc gia ví dụ như : NGA -MỸ -UKRAINE và một số nước liên quan . để rồi họ hành động thấy trúng ý như của mình dự đoán ,mình sẽ sướng âm ỷ .

2/ Còn chuyện ukraine hiện giờ tách ra làm 2 một phần thân phương tây ,một phần thân Nga là cũng vì lý do kinh tế cả , dân họ thấy theo ai có lợi là họ theo . Cái dở của tổng thống vừa bị phế là năng lực lãnh đạo kém ,sau khi không kiểm soát được tình hình đất nước đã phải chạy sang Nga ÔM CHÂN ĐÀN ANH ,còn nếu ở trong nước sẽ bị bỏ tù ngay với đủ thứ tội người ta gán cho ,tốt nhất là sống lưu vong tìm đường kháng chiến lâu dài ....

Vốn dĩ vùng Crimea gần Nga là khu tự trị ,khu tự trị thì sẽ có quy chế pháp luật ,tiếng nói,văn hóa ,chữ viết riêng ...

Sắp tới đây nếu được Nga hậu thuẫn Crimea sẽ lập ra quốc gia riêng với một người lãnh đạo mới , còn chuyện ki-ép sẽ phản ứng bằng cách đem quân đánh hú họa vài trận nhỏ nhỏ gọi là gỡ thể diện thôi chứ cẳng thu phục được Crimea buộc Crimea quay về ukraine được .

Xem ra tình hình còn phức tạp không biết đâu mà lường trước bởi cả 2 phe tại ukraine đều có hậu thuẫn ,khác các cuộc cách mạng ở các nước bắc phi .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 03 Tháng Ba, 2014, 07:11:52 pm
...
Dư luận thế giới phản ứng trái chiều trước những diễn biến chóng vánh tại Ukraine, đặc biệt là việc Nga có thể đưa quân tới Crimea. Sự chia rẽ ngày càng giãn rộng giữa Nga và EU, trong bối cảnh các đối tác của Nga trong G8 đã lên tiếng chỉ trích Mátxcơva.
...

Ukr chưa phải là thành viên NATO nên khối này chả có lý do can thiệp. G8 có thể trừng phạt về kinh tế, song liều thuốc này quá nhẹ trong cảnh nước sôi lửa bỏng này (EU muốn thuyết phục Đức , Pháp trừng phạt Nga cũng chả dễ).
 
Thực ra bây giờ dư luận đều hướng về ông Obama, không biết ông ta xử lý ra sao tình huống này. Nước Mỹ vẫn luôn kiêng dè ‘con Gấu Nga”, ngay ông Tổng thống Bush (con) có tiếng là cứng rắn, năm 2008 cũng chỉ phản ứng chiếu lệ khi Nga đánh Georgia.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Kebaothu trong 03 Tháng Ba, 2014, 09:06:53 pm
Hầu hết những ngừoi muốn theo EU là dân miền Tây, họ không có nhà máy như dân miền Đôn, Nam vốn chiếm 70-80%GDP nền kinh tế. Dân miền Đông, Nam phụ thuộc vào khí Gas của Nga nhiều, xuất khẩu điện tử và vũ khí sang Nga cũng nhiều. Điều này nghe có vẻ lạ vì trước giờ nhiều người Việt vẫn nghĩ gần EU lẽ ra phải giàu.

Trong khi đó những người Euro Maidan không cho miền Đông và Nam tách ra, vẫn phải đóng thuế chung cho Kiev mặc dù hướng đầu tư khi họ lên nắm quyền lại không phải là các vùng Đông, Nam vốn nhiều nhà máy và công nghệ cao hơn hẳn. Người phía Tây muốn vào EU để dễ xuất cảnh làm thuê, hoặc phát triển các mặt hàng với lợi thế là nhân công rẻ mạt chứ hoàn toàn không có căn bản công nghệ như các vùng Nam và Đông U.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 03 Tháng Ba, 2014, 11:55:30 pm
Với phương châm : " Đánh rồi mới đàm", Nga dường như đang triệt để áp dụng chiêu thức này nhưng thực ra Nga chưa đánh. Trong tuyên bố mới nhất sau khi được Thượng viện phê chuẩn đề xuất đưa quân tới Ukraine, Tổng thống Putin đã nói nước Nga có quyền làm mọi việc để bảo vệ công dân và lợi ích của mình ở bên ngoài. Tuyên bố là thế nhưng cho đến nay, Tổng thống Putin vẫn “án binh bất động” cho dù Kiev đã đóng cửa biên giới với Nga và phát lệnh tổng động viên toàn quốc. Về phương diện chính trị Tổng thống Nga Putin đã được lưỡng viện chao quyền sử dụng quân đội. Để tạo ra sự ủng hộ từ quần chúng, bên trong lòng nước Nga, một loạt các cuộc mít tinh tuần hành Cùng với các hoạt động của chính quyền, trong ngày 2/3, tại nhiều thành phố của Nga, các hoạt động ủng hộ cho cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine do các tổ chức dân sự tổ chức đã diễn ra rầm rộ tại Moskva, Petersburg và Krasnodar... Ngoại kiều LBN được chỉ thị khẩn trương gấp rút làm việc để có thể cấp hộ chiếu Nga cho những người nói tiếng Nga, nhất là dân vùng Crimea. Các vùng tiếp giáp với Ukraina sẵn sàng tổ chức đón, bố trí cuộc sống tạm thời cho những người tị nạn chạy từ Ukraine sang. Thực sự tại Ukraine chưa đến mức độ khủng khiếp đe dọa đến đời sống, tính mạng người dân để tạo ra dòng người di cư đổ về Nga. Nhưng cũng có rất nhiều người nói tiếng Nga cũng muốn nhân cơ hội này vào Nga trước là kiếm việc làm, sau là nhận quốc tịch Nga.....

Còn ở tại Ukraine hôm 2/3, hàng ngàn người ở thành phố Kharkov xuống đường biểu tình và nói "lãnh thổ của chúng tôi nên trở thành một phần của liên bang như Liên Xô trước đây".
Tại vùng tự trị Crimea hôm  2/3  Thủ tướng Crimea Sergei Aksenov  xác nhận phần lớn các đơn vị quân đội Ukraine đóng ở bán đảo này đã ủng hộ chính quyền thân Nga ở đây và các đơn vị được tiếp quản mà “không mất một tiếng súng”. Người đứng đầu hải quân Ukraine cũng đã gia nhập lực lượng thân Nga ở Crimea.

Dư luận thế giới phản ứng trái chiều trước những diễn biến chóng vánh tại Ukraine, đặc biệt là việc Nga có thể đưa quân tới Crimea. Sự chia rẽ ngày càng giãn rộng giữa Nga và EU, trong bối cảnh các đối tác của Nga trong G8 đã lên tiếng chỉ trích Mátxcơva.

Tựu chung lại là những lời lên án, rồi tẩy chay hội nghị G8, hay cấm vận, hạn chế đi lại  mà Mỹ và 1 số nước G7 đang tìm " cây gậy" để dọa Nga, nhưng xem ra gậy còn nhỏ quá mà người cầm gậy cũng chưa sẵn sàng vụt.

Báo Đức hôm nay 3/3 đưa tin Tổng thống Nga Putin đã nhất trí với đề xuất của Thủ tướng Đức, theo đó thành lập một ủy ban “tìm kiếm sự thật” để làm giảm căng thẳng với Ukraine.


Đàm phán chắc chắn sẽ tạo ra không gian an toàn và có lợi hơn nhiều cho tất cả các bên, nhưng dù bên nào đi nữa thì trước khi đàm phán cũng muốn tạo lợi thế vượt trội đối phương để dễ bề mặc cả. Lịch sử chiến tranh thế giới cho thấy có rất ít cuộc chiến kết thúc trên chiến trường, mà hầu hết phải tìm câu trả lời trên bàn đàm phán dù mọi việc có thể rất khó khăn.

Cứ để cho cái quyền được sử dụng QD Nga tại Ukraine cheo ở đấy, cứ để cho người dân Ukraine xuống đường tuần hành, cứ để cho chính quyền lâm thời chết trong núi nợ, rồi người dân chán ghét... Cứ để cho " mùa xuân Ả rập" lại về trên đường phố Kiev, Tổng thống Putin giờ đây đã có nhiều quân bài để mặc cả sao cho có lợi nhất với Nga.

Ukraine chạy đâu cho khỏi nắng khi kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Nga, thị trường xuất khẩu của Ukraine là Nga chứ không phải EU.

Cái mà Nga muốn là một nước Ukraine bên cạnh " ngoan ngoãn"  là phên dậu cho nước Nga !
Bài này, bày này ... heh ehe.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 04 Tháng Ba, 2014, 12:26:56 am

Hạm đội Hắc Hải ra tối hậu cho Ukraine: Không đầu hàng sẽ tấn công

Interfax cho biết Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải Alexander Vitko đã đưa ra tối hậu thư:

“Nếu họ không đầu hàng trước 5 giờ sáng ngày 4.3 (giờ địa phương; tức 10 giờ sáng, giờ VN), một cuộc tấn công nhắm vào tất cả đơn vị lực lượng vũ trang khắp Crimea sẽ bắt đầu”.

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140303/ham-doi-hac-hai-ra-toi-hau-cho-ukraine-khong-dau-hang-se-tan-cong.aspx


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Ba, 2014, 02:17:34 am
Sự kiện ngày 24/2 lại thành phố Lvov (Ucraine), một số lính đặc nhiệm Berkut của thành phố nàyđã quỳ gối xin người dân tha thứ “vì những đồng nghiệp của mình đã bắn chết và đánh đập nhiều người biểu tình chống chính phủ”.  

Vậy đâu là sự thật đằng sau các clip, bức ảnh, nội dung các bài báo đưa tin về vụ việc này? Những người lính đặc nhiệm Berkut đã hối lỗi hay bị bắt buộc phải làm điều này dưới sự trấn áp, đe dọa của những kẻ cực đoan quá khích?
Sau buổi tối “đấu tố” đó, dư luận báo chí đưa tin theo nhiều hướng khác nhau, phản ánh sự thật theo cách mà họ muốn.
Nhiều báo chí nước ngoài cắt và sử dụng chỉ đúng đoạn những cảnh sát quỳ gối, tuyên truyền là họ tự quỳ gối xin lỗi nhân dân Ukraine.

 Rõ ràng là chủ nghĩa phát xít mới đã hiện diện tại Ukraine , tồi tệ hơn một ông nghị của Ukrane còn viết trên facebook kêu gọi hợp tác với trùm khủng bố Doku Umarov đang bị truy lã của Chesnya tấn công  khủng bố Nga.

Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, phát biểu trước Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, cho biết quyết định cho phép đưa quân Nga vào Ukraine là nhằm ngăn chặn những kẻ cấp tiến dùng vũ lực ở Ukraine và hỗ trợ hòa giải.

Cái cớ vào Ukarine để ngăn chủ nghĩa phát xít mới và bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga đang được Moscow áp dụng triệt để.


Tin nóng sốt nhất hiện nay là :Lực lượng biên phòng Ukraine ra tuyên bố cho biết, trong vòng 24 giờ qua, 10 trực thăng chiến đấu Nga và 8 máy bay quân sự chở hàng đã hạ cánh xuống điểm nóng bên bờ Biển Đen, vùng tự trị Crimea ở miền nam Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh cáo buộc Nga đưa thêm 6.000 binh sỹ vào Crimea trong thời gian 24h qua.



Thật thiếu sót nếu giờ này chúng ta không nói tới được mất của TQ tại Ukraine.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 04 Tháng Ba, 2014, 07:56:38 am

Ukr chưa phải là thành viên NATO nên khối này chả có lý do can thiệp. G8 có thể trừng phạt về kinh tế, song liều thuốc này quá nhẹ trong cảnh nước sôi lửa bỏng này (EU muốn thuyết phục Đức , Pháp trừng phạt Nga cũng chả dễ).
 
Thực ra bây giờ dư luận đều hướng về ông Obama, không biết ông ta xử lý ra sao tình huống này. Nước Mỹ vẫn luôn kiêng dè ‘con Gấu Nga”, ngay ông Tổng thống Bush (con) có tiếng là cứng rắn, năm 2008 cũng chỉ phản ứng chiếu lệ khi Nga đánh Georgia.


 Chẳng biết do thiện cảm cá nhân hay vì vấn đề gì, nhưng BY vẫn luôn cho rằng dù ở hoàn cảnh nào thì nước Nga vẫn luôn luôn đúng các bác ạ. Thế mới lạ. ;D

 Nga - Mỹ mà "oánh" nhau thì rách việc vô cùng, thế giới này sẽ đảo điên đến loạn xà ngầu mất. Vì thế, chuyện giữa họ phải đụng độ súng ống chắc chắn sẽ không có, văng qua, chửi đổng, cãi vã chán đi rồi thế nào họ cũng ngồi lại với nhau để cùng rót sâm banh và cả 2 bên đều cùng tuyên bố chiến thắng thôi. ;D

 Con gấu Nga thì vẫn luôn là vĩ đại. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 04 Tháng Ba, 2014, 08:28:29 am
Bác ếch dự đoán tình hình lại đưa cả Kilô vào làm em cứ lo lo . . . Em nghĩ là 2 nước Nga - Ukraina mới chỉ hầm hè tí chút , chứ còn lâu mới động binh . Nga phải giữ thế với thế giới , U cũng phải ổn định nội bộ rồi mới tính tiếp . 2 nước cùng là nước lớn , muốn làm gì cũng còn nâng lên , đặt xuống chán


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 04 Tháng Ba, 2014, 08:48:03 am
Bác nào rảnh rỗi và biết tiếng U thì xem toàn bộ clip "chiến sĩ bẹc-cut" qui gối xin lỗi ở đây để thấy truyền thông định hướng dư luận lợi hại đến mức nào:

Mời xem kỹ từ phút 32 ...

http://www.youtube.com/watch?v=f_VmA1b1qsg

Có người đã dịch ra tiếng Việt, các bác kiểm tra xem đúng không nhé.
-----------------
Trên sân khấu được dựng lên để “đấu tố” đêm đó, có một người lính trẻ, đầu trọc rất bức xúc trước việc mình và đồng đội bị bắt ép quỳ xuống xin lỗi đám đông. Trong video clip trên, phút 32, người lính đã nói to ở góc trái sân khấu “Tôi muốn nói trước micro” khiến cánh báo chí để ý và tập trung camera phỏng vấn anh.
Mấy phút sau, họ đã nhường đường để anh bước ra giữa sân khâu, nói trước micro. Anh nói:
 “Vinh quang Ukraine!
Thưa tất cả! Tôi cũng người gốc Lvov đây
Các người yêu cầu tất cả quỳ xuống. Tất cả đã quỳ xuống. Tất cả, không trừ một ai. Tôi cũng quỳ trước mặt các người. Nhưng tôi muốn nói rằng, khoảng một nửa số người đứng sau lưng tôi, cũng giống như tôi đây, không hề sẵn sàng cho việc quỳ gối...
Bởi vì chỗ nào xung quanh cũng đều là sự dối trá hết (tiếng huýt sáo, tiếng hét phản đối)
Các người đầu tiên cần phải hiểu, các người kết án tất cả, nhưng không biết là ai và cần phải xin lỗi như thế nào...
Các người có biết là...
(Có nhiều tiếng hét to và huýt sáo cắt ngang...Người dẫn chương trình cầm micro nhắc nhở đám đông)
Các người có biết là họ đi đến đây...
(Tiếng hét to, huýt sáo...)
...là để các người lắng nghe họ...(lại tiếng hét)
Mỗi người trong số chúng tôi sẽ trả lời trước Thượng đế về những việc làm của mình. Và cả trước nhân dân nữa.
Thưa tất cả, các người biết quá rõ là ngày 19/2 trụ sở của Berkut là nơi duy nhất của lực lượng cảnh sát không bị đốt cháy. Nhưng đến ngày 20 thì đã bị đốt từ bên trong.
Hãy giải thích xem nào, sao lại phải đốt từ bên trong? Hai người của chúng tôi, không hề đến Kiev, không có một mối liên quan gì đã bị chết cháy...Hôm qua, vợ và con họ đã mai táng chồng con mình và họ không thể biết được, vì sao người thân của họ lại bị chết...
(Những tiếng la hét to vang lên)
Các người có thể xin lỗi, có thể không xin lỗi. Đó là quyền các người, nhưng tôi xin nhắc lại: Một nửa số người đứng kia đã thề và họ sẽ giữ lời. Họ không bắn vào ai cả...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 04 Tháng Ba, 2014, 09:06:54 am
Hề.hề..báo chí thì đăng,U so với Gấu Nga..chỉ bằng cái liếm môi? Không biết thật hư thế nào,duy một điều những người đang nắm quyền..thờ ơ trong sự trả thù lại chính quyền cũ,một sự cực đoan đầy nguy hiểm như "người Nga" đã ví "như một chế độ phát xít". Không biết có đúng không nữa  :-[.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: con_ech_gia trong 04 Tháng Ba, 2014, 11:59:49 am
Ukraine đã hô lên rằng họ đã phái 1 Su-27 để ngăn chặn máy bay Nga xâm phạm không phận Crimea. Tuy nhiên, không hiểu ngăn chặn kiểu gì mà hàng đàn trực thăng và máy bay vận tải của Nga vẫn thong dong hạ cánh xuống Crimea. Đó có thể là động thái vớt vát uy tín của chính phủ Maidan, tuy nhiên động thái quá yếu trong tình trạng gần như bất lực bởi sự chia rẽ khủng khiếp chính trong nội bộ xã hội cũng như quân đội. Ai đời chưa nổ phát súng nào mà từ Tư lệnh Hải quân trở xuống cho tới soái hạm, quan chức cao cấp, binh lính tự giác ngộ mà trở về với chính ngĩa Nga ầm ầm  ;D. Nhân dân thì biểu tình đòi về với Nga. Thành quả sau 1/4 thế kỷ độc lập của một quốc gia khá lớn, khá phát triển như thế quả là tệ hại. Mà anh Nga cũng tệ nữa cơ, người ta đã vớt vát cú chót để giữ chút danh dự, vậy mà chẳng nể nang gì, cứ lặng lẽ mà làm việc của mình.

Anh Tàu bắt đầu bộc lộ thái độ, ủng hộ quan điểm của Nga. Cũng phải thôi, Ukraine mà vào EU thì hàng loạt hợp đồng cung cấp thiết bị, công nghệ quốc phòng cho Tàu của Ukraine coi như đứt. Thêm nữa, có cảm giác thái độ này của Tàu có liên quan đến hiện trạng căng thẳng ở Biển Đông, cũng như những khu phố Tàu bắt đầu mọc lên ở Việt Nam. Mai mốt đây, để "bảo vệ quyền lợi" của mình (thứ quyền lợi ăn cướp) ở Biển Đông, ở các khu phố Tàu với tường rào kiên cố mà đến lãnh đạo địa phương muốn vào cũng rất khó khăn trên đất Việt như ở Vũng Áng, thì anh Tàu sẽ làm gì? Liệu sẽ có chuyện trao đổi với Nga không, tôi ủng hộ ông chuyện này, mai mốt ông ủng hộ tôi chuyện tôi.

Đấy là nghĩ xa nghĩ gần nghĩ vẩn vơ, chứ thực ra so sánh chuyện Ukraine với chuyện của mình quả là khập khiễng. Nhưng anh Tàu với truyền thống nhận vơ, làm càn lấy được thì đố ai dám chắc chuyện gì.

P/S: Dưới đây là dự thảo nội dung tuyên bố của Bộ Ngoại giao: Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước tình hình căng thẳng tại Ukraine. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan giải quyết các vấn đề trên cơ sở thương lượng nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực.  ;D

Hic, biết nói sao bây giờ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 04 Tháng Ba, 2014, 01:05:47 pm
Tình hình đất nước ukraine rất căng thẳng và bất ổn ,hứa hẹn cho bàn dân thiên hạ trên toàn thế giới nhiều tuồng hay để coi và rút kinh nghiệm .

Trước hết em đưa cái bản đồ này ra cho mọi người tiện theo dõi :

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/02/021/crimea-map-07148.png)

- bán đảo : Crimea thuộc ukraine về mặt địa lý chiếm khoảng 1/4 toàn lãnh thổ của Ukaine  , NẰM độc lập trên biển ,xa thủ đô Ki-ép nhưng lại nằm sát nước Nga . Người dân sống ở đây chủ yếu nói tiếng Nga . Vậy mà trong mấy ngày nay Nga đã đưa tới 16000 ngàn quân nhân và phương tiện chiến tranh tới đây chiếm giữ . buộc tư lệnh quân đội tại khu vực này phải đầu hàng ,nếu không sẽ tấn công , sẵn có cảm tình với nga ,muốn gia nhập vào đất nước Nga quân đội và chính quyền khu vực Crimea mau chóng hạ vũ khí và răm rắp tuân theo lời của Nga  .

khi Nga đưa quân vào Crimea để kiểm soát và chiếm giữ ,cộng đồng thế giới phản đối thì Nga lấy lý do là để bảo vệ người dân Nga . Mặc dù ai cũng biết chắc rằng chính quyền Ki-ép không bao giờ dám đụng tới một cọng lông chân của người Nga tại đây .

-Tưởng phản ứng của Mỹ và phương tây như thế nào trước việc Nga làm chủ Crimea ? ai ngờ chỉ buông được vài câu hăm dọa yếu nhớt như : " Ngừng hợp tác quân sự hoặc kinh tế với Nga ...." Nhưng chỉ là nói suông thôi chứ chưa chắc dám làm bởi hợp tác thì cả đôi bên cùng có lợi chứ không riêng bên nào . vậy trên bàn cân và chính trường quốc tế Ukaine chẳng có trọng lượng gì lớn .
Còn việc quân đội của ki-ép có dám tổng động viên đưa quân tới Crimea đánh chiếm lại không ? Chắc chắn là không dám vì họ biết tự liệu sức mình .

Vốn dĩ từ hồi nào tới giờ Mỹ vẫn mơ làm bá chủ thế giới và luôn áp đặt luật lệ ,cũng như cách sống cho những nước còn lại phải thế nọ thế kia theo ý mình , còn nếu họ không phục tùng , MỸ sẽ đổ quân đội xuống can thiệp trực tiếp ,hoặc trừng phạt về mặt kinh tế bất chấp ý kiến phản đối của liên hợp quốc đồng ý hay không đống ý .
Nay Nga cũng làm như vậy với UKAINE , Còn MỸ THÌ XẾP RE Không dám hành động chỉ sợ đưa quân vào đây Sẽ bị GẤU NGA vả cho vỡ mồm ,rồi không ăn được cơm nữa -không những MỸ chẳng được gì còn bị mang tiếng là thất trận .

Lúc này đây cái gọi là các tổ chức thân Mỹ thân phương tây tại Ukaine MỚI bẽ bàng - cháy nhà mới ra mặt chuột .Tại sao các đảng phái vừa lật đổ tổng thống hợp pháp đương nhiệm do dân bầu ra tại ukaine không nghĩ đến điều này trước khi xảy ra bạo loạn ? phải chăng việc đam mê quyền lực của một vài nhóm người đã khiến họ mù quáng , khiến nhân dân ukaine đang khổ còn khổ hơn .....

Chính lúc này đây vận mệnh nước ukaine như ngàn cân treo sợi tóc , liệu có giữ lại được một nước ukaine toàn vẹn lãnh thổ hay không ? hoặc đảng đối lập vừa mới cướp được chính quyên bằng biểu tình chứ không phải bằng bầu cử liệu tồn tại được mấy tháng ? Nếu sau vụ khủng khoảng về chính trị tại ukaine thời gian này khu vực tự trị Crimea sẽ sát nhập vào Nga Thì sao ? Lúc ấy ta có thể ví VỤ VIỆC như : "HÀNG XÓM CHÁY NHÀ NGA LÀ NGƯỜI ĐI HÔI CỦA " -chúng ta sẽ chờ xem sao ?.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 04 Tháng Ba, 2014, 07:18:31 pm

Ukr chưa phải là thành viên NATO nên khối này chả có lý do can thiệp. G8 có thể trừng phạt về kinh tế, song liều thuốc này quá nhẹ trong cảnh nước sôi lửa bỏng này (EU muốn thuyết phục Đức , Pháp trừng phạt Nga cũng chả dễ).
 
Thực ra bây giờ dư luận đều hướng về ông Obama, không biết ông ta xử lý ra sao tình huống này. Nước Mỹ vẫn luôn kiêng dè ‘con Gấu Nga”, ngay ông Tổng thống Bush (con) có tiếng là cứng rắn, năm 2008 cũng chỉ phản ứng chiếu lệ khi Nga đánh Georgia.


 Chẳng biết do thiện cảm cá nhân hay vì vấn đề gì, nhưng BY vẫn luôn cho rằng dù ở hoàn cảnh nào thì nước Nga vẫn luôn luôn đúng các bác ạ. Thế mới lạ. ;D

 Nga - Mỹ mà "oánh" nhau thì rách việc vô cùng, thế giới này sẽ đảo điên đến loạn xà ngầu mất. Vì thế, chuyện giữa họ phải đụng độ súng ống chắc chắn sẽ không có, văng qua, chửi đổng, cãi vã chán đi rồi thế nào họ cũng ngồi lại với nhau để cùng rót sâm banh và cả 2 bên đều cùng tuyên bố chiến thắng thôi. ;D

 Con gấu Nga thì vẫn luôn là vĩ đại. ;D

Tôi cũng “dự” như bác  BY, là sẽ chẳng có đánh nhau to đâu. Cách nay vừa đúng 100 năm, đại chiến Thế giới lần thứ nhất nổ ra, nhưng hồi ấy mâu thuẫn giữa các nước lớn gay gắt hơn nhiều.
Nay các ông lớn còn nhiều mục tiêu, lợi ích khác trước mắt, nên khả năng họ lại chạm cốc Sâm banh với nhau là khá cao. ;D

Có thể Nga hành động mau lẹ và dứt khoát như vậy là đúng với…Nga ;D. Ít nhất là những lý lẽ khó bác bỏ như bảo vệ người dân nói tiếng Nga, quyền lợi hợp pháp các căn cứ quân sự, hay thư yêu cầu giúp đỡ của tổng thống bị phế truất…vv.
Nhưng theo tôi, hình ảnh nước Nga vì thế cũng gây ảnh hưởng không mấy tốt đẹp với các nước lân bang, vốn là anh em xưa thời Xô Viết. Bởi họ sẽ e ngại cho tương lai chính họ, nếu có điều tương tự xảy ra.  

.




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 04 Tháng Ba, 2014, 07:33:28 pm
    Em cũng tham gia chém gió chuyện thế giới tý cho nó vui, mặc dù em không hiểu mấy, vừa nói vừa hỏi là chính !

   Em thì ủng hộ chuyện nếu bán Đảo Cờ rưm lại quay lại về lãnh thổ Nga. Nếu em nhớ không nhầm thì vào thế kỷ 18, quân lính Nga dưới quyền của nữ hoàng An na Katerina đổ bao xương máu mới giành được bán đảo này từ người Tác ta hay Cô dắc gì đấy, vì bác Khơ chuyển sang cho Ucraina thời Xô viết, cho nên khi Liên xô sụp đổ, nó thuộc U là điều đương nhiên.

   Đại chiến thế giới thứ hai, quân cảng Sbastopol cũng có bao nhiêu binh lính, hải quân Nga hy sinh để giữ quân cảng, khi bị phát xít Đức tấn công. Ngày nay, tự dưng hạm đội Biển Đen của Nga mỗi năm mất bao tiền để thuê cái quân cảng đáng lẽ là của mình.

   Thôi, cái gì của Xeda thì trả lại cho Xeda, cũng được !  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: mig21-58 trong 04 Tháng Ba, 2014, 09:13:56 pm
Thế mới biết việc tan vỡ liên bang xô viết đúng là thảm họa , tay en xi , tay góc ba chóp chả hiểu chúng nghĩ thế nào
còn nhớ ngày ấy , trên phương tiện thông tin phương tây , họ nịnh tay sê vac nat de , bộ trưởng ngoại giao liên xô lúc ấy  , là người đàn ông đẹp nhất hành tinh  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 04 Tháng Ba, 2014, 10:18:39 pm
Hàng ngàn người Việt muốn về nước
Thứ Hai, 03/03/2014 22:21


Trả lời Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Phan Hồng Hải - Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine - cho biết tình hình đang rất phức tạp và khó lường.


Phóng viên: Diễn biến mới nhất ở Ukraine và tình hình bà con người Việt ở đây ra sao, thưa ông?


- Ông Nguyễn Phan Hồng Hải: Ngay cả những nhà phân tích chính trị nổi tiếng thế giới và nước sở tại cũng không dự đoán được diễn biến ở Ukraine trong những ngày tới. Tình hình nóng lên từng giờ, hàng chục ngàn người thuộc các lực lượng muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đang diễu hành qua các phố, mang theo gậy gộc, bom xăng tấn công lãnh sự quán Nga tại TP Odessa.

Hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc ở Ukraine, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Kiev, Kharkov, Odessa. Trong suốt 3 tháng xảy ra đụng độ chính trị, tình hình làm ăn của người Việt bị ngưng trệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 ở Ukraine đã khiến đời sống bà con lao đao, ai cũng mong năm nay sẽ khá hơn thì lại gặp cuộc khủng hoảng này. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là bà con buôn bán ở chợ, ví dụ các cửa hàng ở khu Chợ lớn 7-KM ở Odessa hầu như không mở cửa vì mở ra cũng chỉ có người bán. Người dân không còn tiền để mua sắm vì mức lương thấp, đời sống xáo trộn do suốt ngày biểu tình… Giá lương thực, thực phẩm tăng lên từng ngày trong khi giá quần áo, giày dép không ngừng giảm. Đồng Hryvnia mất giá 30%. Khó khăn khiến tình trạng ăn cắp hàng hóa, đánh nhau xảy ra thường xuyên.

Ngày 2-3, chính phủ lâm thời Ukraine ra lệnh tổng động viên. Lệnh này có ảnh hưởng đến người Việt không thưa ông?

- Theo hiến pháp của Ukraine, công dân nước này từ 18-40 tuổi phải tham gia tổng động viên, trừ các lý do nhân đạo như đau ốm, hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, nếu người gốc Việt có quốc tịch Ukraine (Ukraine chỉ cho phép một quốc tịch) cũng phải thực hiện nghĩa vụ trên mà Chính phủ Việt Nam không can thiệp được. Đến nay, đại sứ quán (ĐSQ) chưa thể thống kê số người Việt có quốc tịch Ukraine vì nhiều lý do, chỉ biết là số lượng không nhỏ.

Trước tình hình phức tạp ở nhiều khu vực, ĐSQ đã có những biện pháp hỗ trợ nào đối với cộng đồng người Việt tại Ukraine?

- ĐSQ đã lập tổ theo dõi tình hình để thông tin với bà con, phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn có người Việt sinh sống, đồng thời khuyến cáo bà con không đi lại vào ban đêm, đi thành tốp đông người để đề phòng nạn xin đểu, bắt cóc… Nhiều người Việt đang vào ban đêm cũng gọi điện thoại cho chúng tôi vì lo sợ.

Tính đến lúc này, chưa có người Việt thương vong do khủng hoảng Ukraine, chỉ có 1 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông ở Kharkov. Số người Việt xin về nước đang tăng đột biến, có thể lên tới hàng ngàn người, nhưng họ phải mua vé máy bay giá cao. Vì lợi ích cộng đồng, ĐSQ đề nghị Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) trình Chính phủ hỗ trợ tối đa để giảm giá vé cho người Việt về nước.

BÍCH DIỆP thực hiện

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ha...3221513489.htm


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 05 Tháng Ba, 2014, 02:04:09 am
   Em cũng tham gia chém gió chuyện thế giới tý cho nó vui, mặc dù em không hiểu mấy, vừa nói vừa hỏi là chính !

   Em thì ủng hộ chuyện nếu bán Đảo Cờ rưm lại quay lại về lãnh thổ Nga. Nếu em nhớ không nhầm thì vào thế kỷ 18, quân lính Nga dưới quyền của nữ hoàng An na Katerina đổ bao xương máu mới giành được bán đảo này từ người Tác ta hay Cô dắc gì đấy, vì bác Khơ chuyển sang cho Ucraina thời Xô viết, cho nên khi Liên xô sụp đổ, nó thuộc U là điều đương nhiên.

   Đại chiến thế giới thứ hai, quân cảng Sbastopol cũng có bao nhiêu binh lính, hải quân Nga hy sinh để giữ quân cảng, khi bị phát xít Đức tấn công. Ngày nay, tự dưng hạm đội Biển Đen của Nga mỗi năm mất bao tiền để thuê cái quân cảng đáng lẽ là của mình.

   Thôi, cái gì của Xeda thì trả lại cho Xeda, cũng được !  ;D

Khả năng này là rất cao. Ukr hưởng lộc đồng hương của bác Khơ hơn 2 chục năm rồi còn gì, miếng mỏ ra trò (trước đó chỉ có tiếng). Nay Crimea trở lại nước Nga đúng là châu về Hợp Phố, tất nhiên Nga sẽ lại quả cho Kiev cái bánh EU, muốn ăn ra sao thì ăn. ;D

Nếu Ukr còn ấm ức, hãy nhìn sang hàng xóm Gerogia. Năm 2008 họ xôi hỏng bỏng không cả Abkhazia và Nam Ossetia, mà vẫn phải đi nhẹ nói khẽ với Nga kìa.

Nhưng cũng không hẳn đơn giản thế. Nga vẫn còn một trở ngại về mặt pháp lý. Đó là bản ghi nhớ mà Nga cùng Anh, Pháp, Mỹ cùng nhau ký năm 1994, trong đó có nói Crimea là nước cộng hòa tự trị thuộc chủ quyền Ukr. Đương nhiên nó vẫn còn giá trị.
Lằng nhằng phết, nhỉ. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: shmel trong 05 Tháng Ba, 2014, 08:34:07 am
- bán đảo : Crimea thuộc ukraine về mặt địa lý chiếm khoảng 1/4 toàn lãnh thổ của Ukaine  , NẰM độc lập trên biển ,xa thủ đô Ki-ép nhưng lại nằm sát nước Nga . Người dân sống ở đây chủ yếu nói tiếng Nga . Vậy mà trong mấy ngày nay Nga đã đưa tới 16000 ngàn quân nhân và phương tiện chiến tranh tới đây chiếm giữ . buộc tư lệnh quân đội tại khu vực này phải đầu hàng ,nếu không sẽ tấn công , sẵn có cảm tình với nga ,muốn gia nhập vào đất nước Nga quân đội và chính quyền khu vực Crimea mau chóng hạ vũ khí và răm rắp tuân theo lời của Nga  .

Nói thế này thì quá phiến diện bác ạ. Thực tế là trái với tuyên truyền của Nga, đến thời điểm này trừ ông cựu tư lệnh HQ và 1 số nhân viên an ninh đã tuyên bố trung thành với chính quyền tự trị Crimea thì chưa 1 đơn vị quân đội nào của Ukraine đồn trú ở Crimea hạ vũ khí theo Nga cả.

Lính Ukraine ở căn cứ hải quân Privolnoye bị Nga bao vây. Thông điệp của họ là lính Nga cứ việc bao vây nhưng họ sẽ không cho phép lính Nga vào chiếm căn cứ hay tước vũ khí họ.

(http://i.imgur.com/qFH9EfL.jpg)

(http://i.imgur.com/iwYpH4p.jpg)

Khoảng 100 quân nhân Ukraine không vũ trang thuộc căn cứ không quân Belbek mang theo quốc kỳ Ukraine và cờ từ thời LX, vừa đi vừa hát quốc ca Ukraine diễu hành tới, yêu cầu phía Nga trả lại căn cứ cho họ. Lính Nga đã bắn chỉ thiên cảnh cáo và thậm chí chĩa cả súng chống tăng vào họ.

(http://i.imgur.com/FCHuib1.jpg)

(http://i.imgur.com/lCQ9n2n.jpg)

(http://i.imgur.com/Mh4QJBz.jpg)

(http://i.imgur.com/qGDlLJq.jpg)

Nhiều sĩ quan Ukraine được phỏng vấn trả lời rằng họ có cảm tình và coi lính Nga như anh em đồng đội, nhưng họ tuyên bố sẽ giữ lời thề quân nhân, không chấp nhận buông súng, bỏ vị trí.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 05 Tháng Ba, 2014, 09:36:54 am
Xét trên toàn cục về bán đảo Crimea của Ukraine đã được Nga kiểm soát và chiếm giữ (điều này kể cả Mỹ và phương tây đều công nhận ) . Xét VỀ TIỂU TIẾT thì chỗ nọ chỗ kia vẫn chưa chấp thuận buông vũ khí 100% . Nhưng theo cách nhìn nhận của các chuyên gia quân sự thì các căn cứ quân sự này ví như con cá nằm trên thớt của Người Nga .họ muốn chặt chém thành mấy khúc cũng được .

(http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2014/03/1-58565.jpg)

Ông Putin Cảnh báo phương Tây
 
Nói về lời những đe dọa trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Putin cho hay "tất cả các mối đe dọa nhằm vào Nga đều có hại và phản tác dụng", nói thêm rằng Nga sẵn sàng chủ trì thượng đỉnh G8 nhưng nếu các lãnh đạo phương Tây không muốn đến thì họ cũng không cần thiết phải đến.
 
"Những ai nghĩ tới chuyện áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga nên nghĩ tới hậu quả, vì thiệt hại sẽ là cả hai bên", ông Putin cảnh báo.

"Các hành động của chúng tôi thường bị phương Tây miêu tả là bất hợp pháp, nhưng hãy xem các chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan, Iraq và Libya. Các hành động của chúng tôi là hợp pháp xét theo quan điểm luật pháp quốc tế, vì tổng thống hợp pháp của Ukraine đã đề nghị chúng tôi trợ giúp", nhà lãnh đạo Nga nói.
Đây là cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống Putin về cuộc khủng hoảng tại Ukraine kể từ ông Yanukovych bị quốc hội phế truất hôm 22/2.

(http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/02/1-b2aaa.jpg)

ông Yanukovych do yếu kém nên bị đảo chính phải chạy sang nga -nhưng giờ đây vẫn là tổng thống hợp pháp của ukraine do dân bầu . Còn tổng thống tạm quyền hiện nay tại ukraine chỉ là người cướp chính quyền bằng bạo động (kẻ nào sống bằng gươm đao thì sẽ chết vì gươm đao-kinh phúc âm)- hôm nay ông này cướp của người khác thì ngày mai sẽ có người khác cướp lại .( giành được chính quyền đã khó ,giữ được chính quyền còn khó hơn-Lênin ).

Nhận xét cá nhân : Nếu ở thủ đô ki-ép của ukraine một nhóm người nổi lên cướp chính quyền và lật đổ tổng thống đương nhiệm ,thì ở Crimea  cũng lại có một nhóm người khác cũng dùng bạo động nổi lên cướp chính quyên tại Crimea . 2 việc làm này tương tự như nhau về mặt pháp lý .

Kết cục của 2 việc này như thế nào hạ hồi sẽ rõ .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 05 Tháng Ba, 2014, 10:25:20 am

Nhưng cũng không hẳn đơn giản thế. Nga vẫn còn một trở ngại về mặt pháp lý. Đó là bản ghi nhớ mà Nga cùng Anh, Pháp, Mỹ cùng nhau ký năm 1994, trong đó có nói Crimea là nước cộng hòa tự trị thuộc chủ quyền Ukr. Đương nhiên nó vẫn còn giá trị.
Lằng nhằng phết, nhỉ. ;D


   Em nghĩ cũng không khó đâu, mấy ông Phương Tây kia chẳng hô hào , cổ xúy cho cái quyền " dân chủ ", tự quyết " còn gì. Nếu người Crinema trưng cầu dân ý ( họ đang là khu tự trị, dễ hơn ) mà muốn về với nước mẹ Nga thì chắc phải chịu. Hơn nữa khi xét giấy tờ lằng nhằng từ quá khứ thì yếu tố lịch sử là một lợi thế lớn phết cho gấu Nga đấy chứ !

   Em chém gió tý thế thôi, sai đúng nhờ các bác sửa hộ cho !  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 05 Tháng Ba, 2014, 10:55:12 am
Theo dõi trên intenet thấy người dân tại khu tự trị Crimea của ukraine muốn đổi chứng minh nhân dân sang chứng minh của nước Nga lâu rồi ,và chào cờ Nga  bởi vốn dĩ tuyệt đại đa số dân ở đây nói tiếng nga và coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ . Họ nghĩ Theo Nga sẽ có lợi trên nhiều mặt ,còn theo ukraine CHỈ nghèo đói và bất ổn .

Biết được điều đó  tổng thống Nga putin mới họp báo mấy ngày nay Tuyên bố rất trịch thượng :

"Ông Putin cho hay ông không nghĩ tới chuyện sáp nhập bán đảo Crimea, nhưng người dân tại đó có quyền tự quyết định. "  Tức là mọi người phải hiểu là : Nếu nhân dân ở đó năn nỉ lạy lục quá thì ông ấy cũng nhận sát nhập vào Nga .

nGUỒN Về sát nhập :

http://dantri.com.vn/the-gioi/tong-thong-nga-putin-vu-phe-truat-ong-yanukovych-la-bat-hop-phap-845511.htm (http://dantri.com.vn/the-gioi/tong-thong-nga-putin-vu-phe-truat-ong-yanukovych-la-bat-hop-phap-845511.htm)

Còn nguồn dười là việc đầu hàng của quân đội và chính quyền Crimea tRước sự có mặt của người Nga .

http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-tuong-crimea-quan-doi-ukraine-tai-crimea-da-dau-hang-844653.htm (http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-tuong-crimea-quan-doi-ukraine-tai-crimea-da-dau-hang-844653.htm)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Ba, 2014, 11:37:07 am
"Crimea với Nga cũng như Texas với Mỹ"


Tình hình ở Crimea dẫn tới một so sánh thú vị của tác giả Andrew Korybko trên trang mạng của Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga: Crimea với nước Nga cũng như Texas với nước Mỹ.

 

Một so sánh giữa Crimea với Texas sẽ cho thấy những điểm giống nhau tương đối giữa hai vùng đất này, tức là nếu người ta chấp nhận tình trạng hiện thời của Texas bất chấp nguồn gốc gây tranh cãi của nó, thì họ cũng phải thừa nhận tình trạng tương lai của Crimea, vì những gì diễn ra ở đó còn có nhiều tính chất “hợp pháp” hơn so với những gì xảy ra ở Texas 150 năm trước.

Texas ban đầu là một phần lãnh thổ Mexico giai đoạn 1821-1836. Trước khi giành độc lập, những người Mỹ ở vùng biên giới đã thực dân hóa vùng này và nhanh chóng chiếm ưu thế về dân số so với người dân bản địa. Dần dần, họ kích động vùng đất tách khỏi Mexico và nhập vào Mỹ. Texas rốt cuộc bị Mỹ "nuốt" mất vào năm 1846, và là cuộc mở rộng lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Tình hình phần nào tương tự ở Crimea, nhưng cũng có những khác biệt. Chắc chắn là có nhiều người Nga sống ở đó hơn người Tatar, giống như có nhiều người Mỹ ở Texas hơn người Mexico, nhưng đó không phải là kết quả của quá trình di dân hàng loạt. Người Nga ở Crimea đã sống ở đó nhiều thế kỷ ngay cả trước khi Catherine Đại đế chiếm vùng này từ đế quốc Ottoman năm 1774 (hai năm trước khi Mỹ tuyên bố độc lập).

Crimea là một phần lãnh thổ của Nga cho tới tận năm 1954, khi nó được đơn phương trao lại cho nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukraine dưới thời Nikita Khruschev, một người gốc Ukraine đã lên làm lãnh đạo tối cao của Liên Xô. Khi đó, việc chuyển Crimea từ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga cho Ukraine chỉ là một quyết định hành chính đơn giản, do cả hai thực thể này đều thuộc Liên bang Xô viết. Trong bối cảnh đó, người Nga bản địa ở Crimea không hề cảm thấy họ bị tách rời khỏi quê hương.

Năm 1991, đa số người Nga ở Crimea bỗng nhiên trở thành “người nước ngoài” sau khi Liên Xô sụp đổ, điều không ai ngờ được, và Ukraine tuyên bố độc lập. Dẫu vậy, vùng lãnh thổ này không đòi độc lập hay gia nhập Liên bang Nga. Mãi cho tới cuộc đảo chính ở Kiev và những quyết định mang tính phân biệt đối xử với người Nga sau đó, vấn đề Crimea trở về với Nga hay tách ra khỏi Ukraine mới được đặt ra.

Texas của Mỹ, và ở mức độ nào đó, Kosovo của người Albania, đã tiến hành những cuộc chiến tranh đẫm máu để độc lập, hoặc gia nhập một quốc gia khác. Điều này chưa xảy ra ở Crimea. Những xung đột đã xuất hiện, nhưng cho tới giờ hòa bình đã được duy trì. Nhiều đơn vị quân đội của Ukraine ở Crimea đã bày tỏ sự phản đối chính quyền mới ở Kiev. Những gì xảy ra bằng máu và bom đạn ở Mỹ và Albania có thể xảy ra một cách hòa bình ở Crimea. Người dân Crimea thậm chí lên kế hoạch về một cuộc trưng cầu ý dân ngày 30-3 tới về tương lai của vùng đất và quy chế tự trị, điều đã không xảy ra ở Texas.

Những gì diễn ra ở Crimea mang màu sắc của Texas, nhưng với cơ sở vững chắc hơn. Người Mỹ đã ồ ạt tràn vào Texas trong khoảng 15 năm, áp đảo dân địa phương và kích động chiến tranh đòi độc lập. Họ không tham gia và tiến hành các cuộc trưng cầu ý dân để quyết định tương lai của vùng đất này, nhưng sau khi thực tế đã giành độc lập và nhập vào Mỹ, tình trạng của bang Texas được tất cả các nước thừa nhận.

Ngày nay, Texas được công nhận là một phần lãnh thổ không thể tách rời, thậm chí là mang bản sắc của nước Mỹ. Vậy thì tại sao Crimea lại khác?

Crimea: một lịch sử đầy biến động

Thời cổ đại,  Crimea có tên là Tauris (hay Taurida trong tiếng Nga). Vào thời kỳ trước Công nguyên, vùng đông Crimea là trung tâm của vương quốc Bospor Hi Lạp, với thủ đô là Panticapaeum (nay là thị trấn Kerch) và một hải cảng lớn ở Theodosia (nay là Feodosia). Ở phía tây là các thành bang Khersoness (ngoại ô Sevastopol ngày nay) và Kerkinitida (nay là Yevpatoria).

Thế kỷ 1. Người La Mã tới Crimea và thiết lập nền cai trị ở đây cùng các căn cứ hải quân ở Khersoness và phía đông bán đảo. Khersoness sau này trở thành một phần của đế chế Byzantine và nằm dưới sự kiểm soát của Constantinople cho tới thế kỷ 13 khi bị sáp nhập vào Kim Trướng hãn quốc của Thành Cát Tư Hãn.

1475. Đế chế Ottoman sáp nhập Crimea, bắt sống viên khả hãn Mengli Girei, nhưng rồi thả ông ra để thay mặt đế chế cai trị Crimea. Từ đó trở đi, Constantinople bổ nhiệm các khả hãn của Crimea, dù bán đảo phần nào vẫn là một vùng tự trị. Trong khoảng 300 năm sau đó, những người Tatar (tổ tiên của người Tatar Crimea) là lực lượng thống trị ở đây.

1783. Sau cuộc chiến Nga-Ottoman 1768-1774 và hòa ước Kuchuk Kainarji 1774, Nga ngày càng tăng cường ảnh hưởng với Crimea và chính thức sát nhập vùng đất này vào năm 1783.

1853. Chiến tranh Crimea bùng nổ và kéo dài ba năm. Nga thua trận trước liên quân đế chế Ottoman, Pháp, Anh và Sardinia, nhưng Crimea vẫn là lãnh thổ của Nga.

1917. Crimea có một giai đoạn ngắn là một quốc gia độc lập trước khi trở thành căn cứ cho quân Bạch vệ chống lại quân đội Bolshevik trong cuộc nội chiến Nga.

1921. Bán đảo được đặt tên lại là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa tự trị Crimea, trở thành một phần của Liên bang Xô viết.

1942. Phát xít Đức chiếm đóng Crimea.

1944. Joseph Stalin trục xuất tất cả những người Tatar theo đạo Hồi đã sống trên bán đảo nhiều thế kỷ với cáo buộc họ hợp tác với phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Rất nhiều người đã trở lại Crimea trong những năm 1980 và 1990.

1945. Sau thế chiến thứ hai, Crimea mất quy chế tự trị và trở thành một tỉnh của Liên Xô với tên gọi Crimea Oblast.

1954. Nhà lãnh đạo Nga Nikita Khrushchev chuyển giao Crimea Oblast cho Ukraine.

1991. Liên Xô tan rã. Nhiều người nghĩ tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin sẽ giành Crimea về cho Nga, nhưng ông đã không đặt ra vấn đề đó trong các cuộc thương lượng với Ukraine.

1997. Ukraine và Nga ký hiệp ước cho phép Nga đóng hạm đội Biển Đen ở Sevastopol. Hiệp ước sau đó được gia hạn tới năm 2042.



Nguồn: blacksea-crimea.com


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 05 Tháng Ba, 2014, 04:32:12 pm
Theo như tin đã đưa lên mạng intenet mới nhất tức hôm nay  khu tự tri Crimea (Cờ -rưm) thuộc Ukraine sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về : vị thế của cờ -rưm trước tình hình mới , (tạm hiểu là theo ai , có sát nhập vào Nga hay không ? hay tuyên bố là quốc gia độc lập ? .... ) vào ngày 30 -3-2014  -sớm hơn kế hoạch trước đó đã đề ra vì tính cấp bách của vấn đề .

Như vậy là từ đây đến ngày đó chỉ còn 25 ngày nữa ,sợ rằng " đêm dài lắm mộng " vài ngày nữa sẽ phát sinh nhiều vấn đề không lường trước được .

đây là ông Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea Sergei Aksionov hiện tại .

(http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2014/03/1-9cd3e.gif)

Với những người nước ngoài như chúng ta đây tình hình ukraine là vô can chúng ta có thể thờ ơ , nhưng với những người trong cuộc đang là lúc dầu sôi lửa bỏng một mất một còn . cá nhân tôi cầu trời cho các phe không phải sử dụng tới vũ khí ,để thế giới bớt có chiến tranh .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 05 Tháng Ba, 2014, 09:33:50 pm
Ở Việt nam ta có câu thành ngữ : " Kẻ khóc người cười." Ý NÓI trong một hoàn cảnh ấy nhưng người thì đau khổ chua cay ,kẻ thì sung sướng hả hê .

Vậy mời các bác ngắm : 2 gương mặt của 2 vị nguyên thủ quốc gia lúc này đây trong hoàn cảnh của ukraine hiện tại .

(http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2014/03/2-173bb.jpg)

Nói thêm : hiện tại Mỹ các thành viên đảng Cộng hòa dối lập với đảng Dân chủ CỦA ÔNG TỔNG THỐNG MỸ đương nhiệm ,ra sức kích động chê tổng thống là một người nhu nhược và yếu kém trong vụ ukraine . Liệu thời gian sau này ông Obama CÓ CÒN uy tín nữa không ?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 05 Tháng Ba, 2014, 11:28:30 pm
Thế mới biết việc tan vỡ liên bang xô viết đúng là thảm họa , tay en xi , tay góc ba chóp chả hiểu chúng nghĩ thế nào
còn nhớ ngày ấy , trên phương tiện thông tin phương tây , họ nịnh tay sê vac nat de , bộ trưởng ngoại giao liên xô lúc ấy  , là người đàn ông đẹp nhất hành tinh  ;D

 Ngày đó dân các nước Đông Âu cũ ăn rồi chỉ lo đi mít tinh, biểu tình, dân Việt Cộng mình ra đường lôi thôi là ăn đòn oan. Trong số những người VN đang nghiên cứu sinh, học tập và lao động tại nước bạn cũng có một số hô hào đòi đa Đảng với tự do, dân chủ gây áp lực trong nước, cũng kích động, cũng hò hét kêu gào và cả hứa hẹn này kia. Song không được sự ủng hộ của người Việt ở Đông Âu cũ nên chúng lủi đi đằng nào mất dạng không gặp lại nữa, ngày đó chúng tôi cứ cười bọn này mãi, không lo tranh thủ làm ăn mà đi làm ba cái chuyện lăng nhăng, khùng chẳng ra khùng, ẩm IC chẳng ra ẩm IC. ;D

 Vì thế BY mới nói: VN chúng ta chuyển đổi cơ chế rất uyển chuyển để rồi kinh tế thì phát triển vượt bậc và chính trị thì ổn định. Chứ tầm này mà bác mig21-58@ phải lái máy bay đi "oanh tạc" thì rách việc lắm, thà về nhà chăn nuôi cá tầm rồi tiêu thụ hàng tự sản tại nội địa còn hơn. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 06 Tháng Ba, 2014, 12:27:54 am
Theo như tin đã đưa lên mạng intenet mới nhất tức hôm nay  khu tự tri Crimea (Cờ -rưm) thuộc Ukraine sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về : vị thế của cờ -rưm trước tình hình mới , (tạm hiểu là theo ai , có sát nhập vào Nga hay không ? hay tuyên bố là quốc gia độc lập ? .... ) vào ngày 30 -3-2014  -sớm hơn kế hoạch trước đó đã đề ra vì tính cấp bách của vấn đề .



Vậy thì...đúng ý của Linh Quany rùi! Sang tháng 4 nước Nga sẽ có Crimea "của Xeda trả lại cho Xeda". ;D

Như bác CSVD đã dẫn, ngày 30-3 Quốc hội Crimea sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng để tìm hiểu họ trưng cầu về vấn đề gì? Ta phải tìm hiểu đôi chút về lập pháp của xứ này cái đã.
Cho tới nay, Crimea vẫn nằm trong Ukraina như là một nước Cộng hòa tự trị. Theo quy chế này, họ có Hiến pháp riêng, Quốc hội riêng. Nhưng họ... không được quyền ban hành các luật riêng. Thế mới hiểm ;D. Riêng Sebastopol thì vẫn nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Kiev. Đây là nơi trú đóng của Hạm đội Hắc hải của Nga, thế mới akay cho Nga >:(.

Quay lại ngày 30-3 tới đây, hôm đó họ sẽ trưng cầu dân ý về một nền tự trị rộng rãi hơn cho vùng này. Nói nôm na, Crimea muốn áp dụng các nguyên tắc quản lý trực tiếp, không phải nhất nhất tuân theo lệnh của Kiev nữa.
Cho nên, con đường trở về với Xeda còn phải qua nhiều khúc quanh lắm. Nhưng từ từ rồi khoai cũng nhừ, Linh Quany ạ!;D. Cơ hội vàng đã đến với nước Nga, bác Pu không thể bỏ qua. Chí ít, Crimea sẽ là 1 nước Cộng Hòa tự trị thân hữu với Nga là điều trong tầm tay của Nga rồi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 06 Tháng Ba, 2014, 10:00:23 am

 Ngày đó dân các nước Đông Âu cũ ăn rồi chỉ lo đi mít tinh, biểu tình, dân Việt Cộng mình ra đường lôi thôi là ăn đòn oan. Trong số những người VN đang nghiên cứu sinh, học tập và lao động tại nước bạn cũng có một số hô hào đòi đa Đảng với tự do, dân chủ gây áp lực trong nước, cũng kích động, cũng hò hét kêu gào và cả hứa hẹn này kia. Song không được sự ủng hộ của người Việt ở Đông Âu cũ nên chúng lủi đi đằng nào mất dạng không gặp lại nữa, ngày đó chúng tôi cứ cười bọn này mãi, không lo tranh thủ làm ăn mà đi làm ba cái chuyện lăng nhăng, khùng chẳng ra khùng, ẩm IC chẳng ra ẩm IC. ;D

 

Bọn này bây giờ lẩn vào trong đám đông của xã hội chờ thời cơ ,chỉ cần chính quyền yếu kiểm soát không chặt- sơ sảy là chúng thò mặt ra ,liên kết với các thế lực xấu ở nước ngoài ,nhận tiền và vũ khí ,kích động biểu tình và bạo loạn lật đổ đảng cầm quyền để chúng lên giành chức -lãnh đạo nhân dân . Còn tuyệt đại nhân dân thì cứ nghe ai hứa hẹn bằng mồm cho mình giàu sang -không làm cũng có ăn là họ theo . Chính bởi vậy quốc gia nào cũng cần có bộ máy bảo vệ chính trị hùng hậu -còn nếu đảng cầm quyền lãnh đạo kém thì mất quyền kiểm soát là đương nhiên .

Tái bút : Bác BY ĐI chơi XỨ hUẾ về sao không thấy chụp hình làm quà cho bà con .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 06 Tháng Ba, 2014, 10:29:41 am
1 bài viết đáng xem của facebooker Vuanh Nguyen - việt kiều tại Ucraine
--------------------------------------------------------------------------------------
 Đêm hôm qua lần đầu tiên trong đời tớ xem hết một talkshow về chính trị do kênh ICTV của Ukraine có tên dịch nôm na tiếng Việt là "tự do ngôn luận" với một sự hứng thú và quan tâm thật sự. Bình thường show này chỉ dẫn bằng tiếng Ukraine và hôm qua là lần thứ 2 người dẫn chương trình nói bằng tiếng Nga. Show dài gần 4 tiếng với sự tham gia của các nhà hoạt động chính trí, đại biểu quốc hội có tên tuổi như Tỉnh trưởng Kharkov Dovkin, tỉ phú đại biểu QH Poroshenko, cựu ngoại trưởng Ukraine 2007-2009 Ohryzko và các đại biểu Qh thuộc đảng Batkovshina, đảng các vùng..... Chủ đề xoay quanh việc làm thế nào để tránh tan vỡ Ukraine, đoàn kết dân tộc và tránh chiến tranh ở Crimea. Hầu hết các đại biểu nói bằng tiếng Nga trừ đại biểu của Batkovshina và một vài đại biểu thuộc các đảng phái khác.

             Đầu tiên phải nói đến việc không một đại biểu nào phản đối lại việc Ukraine đang đứng bên bờ vực của việc chia rẽ giữa miền Tây, Trung tâm với vùng Đông Nam nơi khác nhau khá nhiều về văn hóa cũng như ngôn ngữ; Việc quân đội U tại Crimea đang gặp nguy hiểm và khả năng chống lại được với quân đội Nga gần như bằng 0; Việc chính quyền trung ương Ukraine mất kiểm soát hoàn toàn vùng Crimea và hiện tại đang mất dần kiểm soát tại các vùng Đông Nam Ukraine.

              Các đại biểu nói nhiều, rất nhiều ý kiến. Có nhiều ý kiến mà tớ cho là cố chấp và không mang lại hòa bình như việc không công nhận chính quyền mới ở Crimea do quốc hội Crimea bầu ra. Tớ chỉ tóm lại một số ý kiến được mọi người lặp lại nhiều hơn cả và theo tớ là hợp lý:

           - Ý kiến của Tỉnh trưởng Kharkov: Chấm dứt việc đưa tin không chính xác về tình hình các vùng Đông Nam. Cụ thể là đưa tin sai về cuộc tái chiếm HDND tỉnh của người dân Kharkov khỏi tay những người ủng hộ Maidan và Right Sector; Ngừng ngay việc gửi các chiến binh từ các vùng miền Tây đến chiếm các trụ sở HDND các tỉnh Đông Nam; Tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của dân chúng các vùng Đông Nam. Cụ thể là mặc dù TT không ký bác bỏ luật ngôn ngữ nhưng vẫn chỉ nói sẽ có luật mới. Trong luật mới này tiếng U vẫn là ngôn ngữ quốc gia chung, các tiếng khác sẽ được tôn trọng và không bị hạn chế. Trước đây một loạt các tỉnh Đông Nam dùng tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức của tỉnh mình. Vậy luật mới có cho phép điều này không?  (http://www.segodnya.ua/politics/pnews/turchinov-zayavil-chto-ne-budet-podpisyvat-otmenu-yazykovogo-zakona-500271.html)

           - Việc Nga tuyên bố TT Yanukovich vẫn là TT hợp pháp của Ukraine và Nga không công nhận tính hợp pháp của chính quyền lâm thời nên không đàm phán với chính quyền này (http://www.segodnya.ua/politics/pnews/edinstvennyy-legitimnyy-prezident-yanukovich-zayavil-putin-500401.html).  Việc Nga kéo quân vào Crimea là theo lời kêu gọi bảo về những người dân miền Đông Nam U và Crimea khỏi những kẻ theo cực đoan vừa lật đổ chính quyền đến từ miền Tây. Quốc hội U (tính hợp pháp của QH, Nga phải công nhận) phải ngay lập tức nhóm họp và tuyên bố chỉ có quốc hội mới có quyền cho phép quân đội nước ngoài vào lãnh thổ U. Sáng sớm nay (4/3) Quốc hội đã họp và ra ngay tuyên bố này. (http://www.segodnya.ua/politics/pnews/rada-postanovila-chto-tolko-ona-vprave-priglashat-inostrannye-voyska-v-ukrainu-500345.html)

           - Tiến hành gặp gỡ và đàm phán với chính quyền mới ở Crimea. Việc chính quyền trung ương Kiev không công nhận tính hợp pháp của chính quyền Crimea do quốc hội Crimea bầu ra đã khiến sự việc giải quyết hòa bình đi vào bế tắc. Bản thân chính quyền và quốc hội Crimea cũng không công nhận tính hợp pháp của chính quyền Kiev. Hiện tại ở Crimea, Kiev chỉ còn kiểm soát được quân đội nhưng lực lượng này đã bị bao vây chặt. Hai bên phải ngồi lại với nhau và đi đến một thỏa hiệp chung. Có thể Kiev sẽ phải công nhận Crimea và tuân theo một số nguyện vọng của người dân Crimea. Hiện tại chính quyền Crimea chưa có một tuyên bố nào về việc tách ra khỏi Ukraine mà mới chỉ tuyên bố về việc trưng cầu dân ý mở rộng quy chế tự trị. Hôm nay Poroshenko đã ra tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán với Crimea sau khi quân đội Nga rút về vị trí đóng quân cũ. (http://www.segodnya.ua/politics/pnews/poroshenko-rada-gotova-k-dialogu-s-parlamentom-kryma-no-pri-odnom-uslovii-500295.html)

           - Nói chuyện với Nga chỉ thông qua con đường ngoại giao. Cụ thể xoay quanh hiệp định Budapes ký năm 1994 giữa Anh, Nga, Mỹ, U. U được đảm bảo tính toàn ven lãnh thổ bởi các nước ký đổi lại U từ chối sử dụng kho vũ khí hạt nhân và chuyển chúng cho Nga. Kêu gọi các nước tham gia ký và quốc tế hay sức ép với Nga. Gửi cựu TT Kuchma (người đạt bút ký hiệp ước) đến Nga đàm phán. Các đơn vị quân đội U tại Crimea chuẩn bị sắn sàng chiến đấu nhưng cố thủ và tránh đáp trả mọi hành động khiêu khích của quân đội Nga.

           - Một nhà hoạt động tại Đức nói rằng nếu mấy tháng trước nhắc đến việc biến Ukraine từ respublic thành federation là phạm tội nhưng vào thời điểm này thì nó rất hợp lý. Đặc biệt là đa số các vùng Đông Nam Ukraine đều đã bàn và muốn thực hiện. Như mô hình faderation của Đức vậy. Chính quyền trung ương vẫn kiểm soát nhưng cho các vùng (bang) nhiều quyền tự quyết hơn. Cứ để Crimea và Đông Nam theo mô hình Nga, miền Tây theo mô hình Châu Âu và như vậy mọi xung đột về ý thức hệ Đông Tây sẽ được giải tỏa
     
    Còn một số sự việc mà theo ý của tớ cũng cần phải giải quyết đó là sự công bằng trước pháp luật giữa các bên. Cụ thể:
     - Khi diễn ra bạo loạn, tại miền Tây người biểu tính chiếm các trụ sở HDND tỉnh, chiếm sở cảnh sát, chiếm trụ sở Ủy ban an ninh thì chính quyền mới im lặng Không khởi tố bất cứ vụ việc nào mặc dù trong điều luật Ukraine có luật trừng phạt và cho phép lực lượng bảo vệ các cơ sở quan trọng của nhà nước nổ súng. Tại Khmeniskii, Vinhitsia, Cherkatsi những người đứng đầu lực lượng cảnh sát và an ninh bị thôi chức vụ vì nhân viên của họ nổ súng theo đúng điều lệ để bảo vệ cơ quan của họ. Trong khi đó mấy ngày gần đây ở phía Đông Nam Ukraine, tại một loạt thành phố người dân tấn công chiếm lại các trụ sở HDND từ tay Right Sector và Euromaidan thì bị khởi tố hình sự tội gây rối trật tự. Hiện tại trụ sở HDND Tỉnh Dniepropetrovsk vẫn nằm trong tay Right Sector. Tại Odessa, CS sẽ điều tra và khởi tố vụ chiếm trụ sở của những người thân Nga hôm qua nhưng cũng lại lờ tịt đi việc Right Sector và Euromaidan đã có ít nhất 3 lần định chiếm HDND và chỉ không chiếm được vì bị đánh bại.

     - Theo luật ân xá tất cả những người bị bắt vì mục đính chính trị phải được thả ra. Tất cả những người bị bắt khi tham gia tấn công cảnh sát bằng gạch đá và bom xăng đã được thả. Thậm chí các kẻ bị kết tội giết người như trường hợp 2 cảnh sát bị tấn công và một người bị chết tại Kherson, cũng được thả chỉ vì chúng thuộc một tổ chức cực đoan. Trong khi đó những người cảnh sát tuân theo đúng lời thề và tuân theo mệnh lệnh thì bị giải thể, bị điều tra, khởi tố. Đó cũng là lý do vì sao cảnh sát hiện tại không can thiệp vào các vụ xô xát giữa các phái. Họ không muốn bị bất kỳ bên nào sau khi thắng cuộc sẽ đem họ ra đấu tố.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 06 Tháng Ba, 2014, 11:02:12 am
Thế mới biết việc tan vỡ liên bang xô viết đúng là thảm họa , tay en xi , tay góc ba chóp chả hiểu chúng nghĩ thế nào
còn nhớ ngày ấy , trên phương tiện thông tin phương tây , họ nịnh tay sê vac nat de , bộ trưởng ngoại giao liên xô lúc ấy  , là người đàn ông đẹp nhất hành tinh  ;D

 Ngày đó dân các nước Đông Âu cũ ăn rồi chỉ lo đi mít tinh, biểu tình, dân Việt Cộng mình ra đường lôi thôi là ăn đòn oan. Trong số những người VN đang nghiên cứu sinh, học tập và lao động tại nước bạn cũng có một số hô hào đòi đa Đảng với tự do, dân chủ gây áp lực trong nước, cũng kích động, cũng hò hét kêu gào và cả hứa hẹn này kia. Song không được sự ủng hộ của người Việt ở Đông Âu cũ nên chúng lủi đi đằng nào mất dạng không gặp lại nữa, ngày đó chúng tôi cứ cười bọn này mãi, không lo tranh thủ làm ăn mà đi làm ba cái chuyện lăng nhăng, khùng chẳng ra khùng, ẩm IC chẳng ra ẩm IC. ;D

 Vì thế BY mới nói: VN chúng ta chuyển đổi cơ chế rất uyển chuyển để rồi kinh tế thì phát triển vượt bậc và chính trị thì ổn định. Chứ tầm này mà bác mig21-58@ phải lái máy bay đi "oanh tạc" thì rách việc lắm, thà về nhà chăn nuôi cá tầm rồi tiêu thụ hàng tự sản tại nội địa còn hơn. ;D

Các cụ ạ, hai mệnh đề này liên quan mật thiết đến nhau đấy. Nếu LX không sụp đổ, nếu vẫn còn bơ sữa Nga thì cũng sẽ không có thay đổi cơ chế ở VN. Và nếu vậy thì đến lúc này cũng chả có máy com pu tơ hay in tẹc nét để các cụ rảnh rỗi lên đây tán gẫu. Cụ BY muốn về quê cũng chả có xe giường nằm, máy lạnh phà phà, ngủ một phát là về đến nơi, mà có khi khăn gói quả mướp ra đứng đường vẫy xe tải giống mấy anh bên Bắc Triều. :P

Chỉ khi đói mờ mắt, bò bằng đầu gối thì lãnh đạo ta mới thả dân ra làm ăn thôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 06 Tháng Ba, 2014, 01:50:22 pm

Các cụ ạ, hai mệnh đề này liên quan mật thiết đến nhau đấy. Nếu LX không sụp đổ, nếu vẫn còn bơ sữa Nga thì cũng sẽ không có thay đổi cơ chế ở VN. Và nếu vậy thì đến lúc này cũng chả có máy com pu tơ hay in tẹc nét để các cụ rảnh rỗi lên đây tán gẫu. Cụ BY muốn về quê cũng chả có xe giường nằm, máy lạnh phà phà, ngủ một phát là về đến nơi, mà có khi khăn gói quả mướp ra đứng đường vẫy xe tải giống mấy anh bên Bắc Triều. :P

Chỉ khi đói mờ mắt, bò bằng đầu gối thì lãnh đạo ta mới thả dân ra làm ăn thôi.


 Chứ không phải chúng ta đã bắt đầu thay đổi và sửa đổi từ những năm 1986? ;D

 Khi cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh với câu nói khá nổi tiếng: Những việc cần làm ngay, nói và làm rồi bù giá vào lương, giá lương tiền, xóa bỏ dần bao cấp, cung cấp và cũng từ đó VN chúng ta đã có những chuyển biến kinh tế trong nước dần dần rồi mà bạn @spirou ơi. ;D

 Vậy thì làm sao chúng ta có thể cho rằng: Các nước Đông Âu đổ vỡ rồi chúng ta mới thay đổi? Năm 1990 và 1991 thì VN chúng ta cơ chế cũng đã "tươm tươm, thoang thoáng" rồi mà. Nói thật là ngày đó BY trở về nước sau 4 năm "chinh chiến" ở giời Tây, hơi bị ngạc nhiên trước sự thay đổi ở VN đến không ngờ đấy. ;)

 Bác CSVD! Có ... có bác ạ. ;D

 Mấy ngày nay BY cứ bận việc nhà liên tiếp nên cũng ít thời gian để "ba hoa" với bác và anh em, hơn nữa internet nhà BY mấy bữa nay nó chạy chậm quá nên post tấm hình cũng chậm như bà còng đi chợ. Xin khất bác ít bữa nữa, rảnh việc rồi thì có "ối" thứ để mời bác và anh em thưởng lãm. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Ba, 2014, 02:03:36 pm
Đánh nhau chết người là không chơi. Nhưng dọa mà ra tiền thì cũng hay. EU quyết cho U 11 tỷ ơ và nhiều ưu đãi rồi. Dân U sẽ buổi sáng vác xô vác chậu ra hứng mưa tiền EU. Bạn Nga sốt ruột buổi chiều mưa tiếp 15 tỷ vào xô chậu dân U. Tối đi nhậu hết sạch, sáng sau trịnh trọng thông báo tao phá sản rồi chúng mày mưa tiếp đi nếu không tao quậy tiếp. Được đấy chứ các bác. Hội doanh nghiệp nhà ta bên đấy đã nhắc bà con mình đón đầu cơ hội rồi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 06 Tháng Ba, 2014, 03:57:12 pm



 Chứ không phải chúng ta đã bắt đầu thay đổi và sửa đổi từ những năm 1986? ;D

 Khi cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh với câu nói khá nổi tiếng: Những việc cần làm ngay, nói và làm rồi bù giá vào lương, giá lương tiền, xóa bỏ dần bao cấp, cung cấp và cũng từ đó VN chúng ta đã có những chuyển biến kinh tế trong nước dần dần rồi mà bạn @spirou ơi. ;D

 Vậy thì làm sao chúng ta có thể cho rằng: Các nước Đông Âu đổ vỡ rồi chúng ta mới thay đổi? Năm 1990 và 1991 thì VN chúng ta cơ chế cũng đã "tươm tươm, thoang thoáng" rồi mà. Nói thật là ngày đó BY trở về nước sau 4 năm "chinh chiến" ở giời Tây, hơi bị ngạc nhiên trước sự thay đổi ở VN đến không ngờ đấy. ;)

[/quote]

Thưa cụ, năm 1986 chúng ta bắt buộc phải mở cửa là do nguồn viện trợ từ LX giảm nhiều. LX và các nước ĐÂ bắt đầu khủng hoảng từ đầu thập niên 80', do đó LX phải đưa ra chính sách Perestroika (tháng 2/ 1986) nhằm vực dậy đất nước. VN mình bị gậy đi xin nhưng họ lo thân mình chưa xong còn đâu giúp mình. Đói khổ quá mới tiến hành đổi mới đấy chứ.

Tiếng là mở cửa từ năm 86 và ban hành luật đầu tư nước ngoài từ năm 87 nhưng cũng chưa đầy đủ khung pháp lý, chính sách, thế nên có ma nào đầu tư vào giai đoạn 1987-1990 đâu. Phải từ năm 1991, LX và ĐÂ tan rã, mới bắt đầu có các dự án đầu tiên. 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Ba, 2014, 06:59:31 pm
Khi chia tách Liên Bang Xô Viết thì Đại Nga, Bạch Nga, Tiểu Nga ba ông đó phát triển nhất, họ được 3 cái nồi cơm to nhất. Bây giờ 2 ông tồn tại được còn ông U thì nợ đầm đìa, không tự quyết được phận mình, lỗi này U chỉ có thể trách mình là chính chứ không phải đi trách Mỹ + EU + Đại Nga. Thực tế là U có bao nhiêu bí mật quân sự + công nghệ quân sự đã bán hết cho TQ nhưng chưa chắc kiếm được bao nhiêu.

Có một bài của một bác tại Kiev chúng ta có thể tham khảo khi theo dõi tình hình U hiện nay và tình hình người Việt ở U.

Ukraina! Chiến Tranh Có Xẩy Ra Hay Không? Nếu xảy ra chúng ta sẽ làm gì? (http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2055457)

Để nắm rõ tình hình Ukraina hiện nay, tôi gửi đến các bạn một bài viết, chưa được cụ thể nhưng ít nhiều giúp các bạn nắm rõ tình hình hiện nay tại Ukraina. Ukraina là nước có đất đai màu mỡ và rộng lớn, trước đây là vựa lúa mì của Liên Xô, nền nông nghiệp phát triển mạnh. Sau khi độc lập, Ukraina thừa hưởng một nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại hóa và các công nghệ sản xuất công nghiệp nặng của Liên Xô. Đối với dân lao động thì Ukraina là đất nước thanh bình và người dân rất nhân hậu, cuộc sống tuy không giàu có nhưng bình yên. Giới trung Lưu thì chịu chung chi để tồn tại, bởi vì Ukraina cũng là một trong đất nước tham nhũng có hệ thống, nếu không chung chi thì đồng nghĩa với chấp nhận rủi ro cao và rất cao.

Chính vì sự tham nhũng có hệ thống nên cơ quan luật pháp của Ukraina được chi phối bởi tiền chứ không có luật, những tên tội phạm có tiền thì lộng hành và đa số dân đen bị tù tội chỉ vì đơn giản là anh có: tài sản, tìm cách vu oan bỏ tù để cướp tài sản là hình thức phổ biến, điều này được thể hiện rõ trong các trại tù, thậm chí có quy định ngầm giá tiền mỗi năm tù được định sẵn. Có lẽ Ukraina là đất nước giới lãnh đạo duy nhất trên thế giới có thành tích tù tội, tội hình sự chứ không phải ngồi tù vì chính trị. Điển hình là Tổng Thống vừa bị lật đổ.Chính vì dân hiền hòa như vậy mà giới lãnh đạo Ukraina lộng hành tham nhũng, chính trường là những phe phái không vì dân mà chỉ vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích nhóm. Mặc dù Ukraina có địa thế đắc đạo, vùng rốn của châu âu, nhưng cũng là vùng đệm của các cường quốc, cụ thể là giữa Mỹ đại diện qua khối NATO và chú Gấu MISA NGA. Chính vì ở giữa sự giằng co của hai cường quốc mà Ukraina trở thành rắc rối, giới lãnh đạo tất nhiên hiểu sau xa về nó và cũng muốn yên bình để tiếp tục hưởng thụ nhưng... các thế lực thù địch bên ngoài luôn khoáy động, EURO MAYDAN là kết quả ngày hôm nay.


Đứng ở một vị trí khách quan, chúng ta có thể hiểu được rằng: Ukraina dính liền với nước Nga vĩ đại, một cường quốc đang đối đầu với phương tây, liệu Nga có để cho Ukraina gia nhập Châu âu hay không? Châu âu tức là NATO là Mỹ, một ngày nào đó hệ thống phòng thủ tên lửa hay một loại vũ khí tối tân của Mỹ đặt ngay Ukraina, tức là đặt nòng súng ngay thái dương anh gấu MISA Nga. Nga có cho phép điều này xẩy ra hay không?
Hiện nay, Ukraina muốn kinh tế phát triển và bình yên, nhưng vị trí địa lý của nó khó thực hiện điều đó nếu giới lãnh đạo định hướng theo châu âu. Giới lãnh đạo phải khôn ngoan, để kết hợp hài hòa kinh tế và an ninh đất nước thì Ukraina mới có thể thịnh vượng. Nếu theo Châu Âu thì phát triển kinh tế tốt nhưng lại mất đi sự thanh bình, vì Nga không bao giờ chấp nhận điều đó. Theo Nga thì làm sao cho kinh tế phát triển như Châu âu? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào lương tâm và tầm nhìn của giới lãnh đạo. Chính vì giới lãnh đạo thối nát, tham nhũng đã dẫn ra hệ lụy ngày hôm nay.

Tổng Thống bị phế truất Yanukovic là một ông trùm lọc lõi khôn ngoan nhưng lại rất tham lam, dùng Châu âu làm đòn bẩy để Nga viện trợ kinh tế, chính bản thân ông ta cũng hiểu được không thể theo Châu âu, nên đến phút cuối ông ta đã từ chối kí hiệp định thương mại với Châu âu, đổi lại kết quả đạt được với Nga là gói vay 15 tỉ phục hồi nền kinh tế và giá nhiên liệu giảm còn 1/3, đây chính là mục đích của ông tổng thống, vừa được hổ trợ kinh tế vừa không làm mất lòng Nga.

Tuy nhiên, chính trường cũng là chiến trường, chiêu dùng Châu âu làm đòn bẩy của Yanukovic trở thành điểm nhấn của phe đối lập, họ đã dùng chiêu bài này để kích động những người dân chống lại chính phủ. Biết rằng quay lưng với Nga là đất nước gặp hiểm nguy nhưng họ vẫn làm, vẫn thúc dục dân chống lại chính phủ, thậm chí người biểu tình đã dùng súng bắn vào cảnh sát. Theo một số nguồn tin, thì nước uống cung cấp cho người biểu tình có chất kích thích mà khi uống vào mọi người hưng phấn lao vào nơi nguy hiểm mà không sợ hãi. Ngoài ra, những người đi biểu tình được nhận tiền, tức là vì tiền chứ không phải vì đất nước Ukraina. Bộ máy chính quyền quá tham nhũng đã làm mất lòng tin trong dân, dù bất bình trước sự kích động của phe đối lập có sự hậu thuẩn của phương tây tạo nên cuộc biểu tình tại thủ đô KIEV, nhưng đa số người dân không chú tâm tới EUROMAYDAN, 1 mình chính phủ chống chọi và cho đến nay, chỉ vỏn vẹn khoảng 50 ngàn chiến sĩ tay không mà lật đổ được một chính quyền đầy đủ quyền hành và lực lượng vũ trang trong tay, Tổng thống phải bỏ của chạy lấy người.

Dù động cơ là tiền hay chất kích thích thì EUROMAYDAN chiến thắng là sự kiên cường của một bộ phận dân chúng, phải công nhận họ rất anh hùng, nhưng sự hy sinh của họ có đúng lý tưởng hay không? Hay sự hy sinh đó đang bị lợi dụng.Hiện nay tại ukraina, đông và tây phân chia rõ rệt, theo nga và theo phương tây. Ngoài ra giới thượng lưu và trung lưu rất mong gia nhập châu âu, muốn hưởng thụ sự tự do của tư bản. Nhưng tầng lớp nghèo thì lo sợ khi gia nhập châu âu tất cả tăng như điện nước ga, thực phẩm..... còn lương thì khó mà tăng nên tương lai quá u tối. Đó là suy nghĩ của đại đa số người dân Ukraina hiện nay.

Sau khi chính phủ mới thành lập, họ đã có những quyết định sai lầm, liệu họ có đủ trí tuệ để lãnh đạo đất nước hay không? Hay đang bị một thế lực nào đó thao túng, gây chia rẽ dân tộc. Đáng lý trong giai đoạn đầu họ phải cũng cố ngay sức mạnh, uy tín cũng như tranh thủ lòng quân và nhân dân, thì ngược lại, họ đã ra những quyết định sai lầm: Không sử dụng ngôn ngữ Nga, trong khi hơn 60% người Ukraina sử dụng Nga ngữ. Quyết định này không những gây chia rẽ nội bộ ukraina mà cũng chính thức đối đầu với Nga. Giải tán lực lượng cảnh sát đặc biệt, dù họ không có lỗi chống lại nhân dân mà họ chỉ là người thừa hành mệnh lệnh cấp trên, cho nên hiện nay đất nước Ukraina gần như vô chính phủ, không thấy bóng dáng cảnh sát ngoài đường phố.

Chính vì thế, Ukraina được xem là đã có chính phủ mới, nhưng hiện nay, đất nước Ukraina dù chưa xẩy ra đầu rơi máu chảy vì nội chiến, nhưng tình hình an ninh vô cùng phức tạp. Các thế lực đen và những băng đảng tội phạm đang lộng hành. Không thấy bóng dáng cơ quan pháp luật trên đường phố. Những gia đình giàu có đều đang phải phòng thủ tối đa vì là mục tiêu cướp bóc. Những viên cảnh sát, công tố và thẩm phán lộng hành trước đây hiện nay là mục tiêu bị trả thù...rồi đây liệu bọn cực đoan có tìm đến những người nước ngoài cụ thể là dân Việt Nam hay không thì chúng ta cần cảnh giác.

Cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại UKRAINA rất hoang mang, liệu chiến tranh có xẩy ra hay không? Đó là câu hỏi của tất cả mọi người và cả những người ruột thịt từ quê hương đau đáu lo cho người thân bên này. Theo những gì đang diễn ra thì khó có thể xẩy ra chiến tranh. Chiến tranh chỉ xẩy ra khi quân đội Ukraina đối đầu với quân đội Nga, tuy nhiên theo tình hình thực tế thì đa số các binh chủng Ukraina đang ngã về phía Nga, quân đội Ukraina không phải theo Nga mà là họ vẫn còn phục tùng Tổng thống Yanukovic cũng như sự kêu gọi hổ trợ của Thủ Tướng nước cộng hòa tự trị Krum, quân đội Ukraina nghe lệnh từ Tổng thống của họ và đó chính là ý đồ của Nga, một điểm tựa hợp pháp để quân đội Nga ổn định tình hình chính trị tại Ukraina bằng vũ trang mà NATO không thể cản trở và Ukraina tiếp tục là nước bạn của Nga. Điểm thứ hai là lực lượng đồng minh NATO không đối đầu vũ trang với Nga, vì đối đầu thì chắc chắn chiến tranh thế giới bùng nổ. Chỉ có biện pháp duy nhất là cấm vận...nhưng biện pháp này không gây đỗ máu, vì vậy chúng ta vẫn an toàn.

Tuy nhiên, để phòng trong tình huấn xấu nhất thì cộng đồng Việt Nam nên chú ý chuẩn bị kế hoạch trước, có lẽ chúng ta nên chia ra thành các nhóm :
1) Nhóm đi về Việt Nam
2) Nhóm đi: Молдова, Румыния, Венгрия, Словакия, Польша, Беларусь và Руссия
3) Nhóm trụ lại các thành phố như : Kiev, Kharkov, Odesa.

Các nhóm trên nên thành lập trang FACABOOK, kết nối với nhau và hẹn địa điểm, khi chiến tranh nổ ra lập tức tập trung lại thành đoàn tại địa điểm hẹn trước, hỗ trợ và cùng nhau thoát qua đường gần nhất. Các nhóm trụ lại Ukraina nên tập trung lại tại một khu, mỗi thành phố nên ấn định một khu tập trung, hỗ trợ và bảo vệ nhau.Tuyệt đối không được đi riêng rẽ, dù khi chiến tranh nổ ra, không có điện thoại, không internet thì các bạn đã biết địa điểm tập trung qua FACEBOOK trước đó rồi.

Theo tôi được biết, chính phủ Việt Nam đã thông báo tới Sứ Quán Việt Nam tại Ukraina và tất cả các Sứ quán Việt Nam tại những nước giáp biên giới với Ukraina, kết hợp hỗ trợ đón nhận tất cả công dân Việt Nam tại cửa khẩu, đưa công dân Việt Nam về nơi an toàn.
Cầu mong sự yên bình đến với cộng đồng Việt Nam và đất nước Ukraina

Nguyễn Hùng Long ( Kiev)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 06 Tháng Ba, 2014, 09:36:15 pm
 :D Thôi rồi! Crimea xin nhập vào Gấu Nga,thôi rồi...còn đâu phương Tây ơi!.. ::)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Ba, 2014, 09:45:30 pm
Nga lại có thêm một lá bài để mặc cả trực tiếp với Ucraina ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 06 Tháng Ba, 2014, 10:34:28 pm
Em vừa đọc bên Diễn đàn Nước Nga trong tôi có bài này cũng rất hay, cop nguyên xi về đây cho các bác đọc chơi !

Vụ nổ súng ở sân bay Balbek (gần Sevastopol) dưới góc nhìn của bạn Varlamov

Một tình huống rất khó hiểu đối với tôi. Tôi sẽ thử giải thích, ý kiến cá nhân của tôi thôi nhé, vì chẳng ai có thể hiểu được chính xác điều gì đang xảy ra ở đây. Có ấn tượng, rằng cả hai phía đang quay version của mình về các sự kiện trong sân khấu giống nhau, mà chẳng thấy nhau.

http://www.youtube.com/watch?v=DzsZ_aDSGBY

Như vậy, hôm trước có một số lính chưa xác định đi trên xe quân sự với biển số Nga và đề nghị chỉ huy hạ vũ khí. Lời đề nghị đối với tất cả các đơn vị quân sự trên lãnh thổ Crimea là gần giống hệt nhau - hãy chuyển sang phía của nhân dân (tức chính quyền Crimea mới), hoặc về nhà.


Một mặt, đó là một đòi hỏi vô nghĩa. Các bạn cứ nghĩ xem - một đoàn lính vũ trang đến tận răng tới đơn vị quân sự của một quốc gia độc lập và yêu cầu đầu hàng. "Bọn xâm lược!" - các bạn sẽ bảo thế. Nhưng mà phần lớn cư dân địa phương lại sẽ gọi chính các quân nhân Ukraine mới là "bọn xâm lược" đấy. Tất cả các hàng rào đều diễn ra với sự hỗ trợ của người dân địa phương, những người này thuyết phục những người lính về bên của chính phủ Crimea mới. Phần đông lính Ukraine làm theo. Chỉ có 2-4 đơn vị là chống cự lại, theo tôi.

Và rồi những người giả thiết là lính Nga bao quanh căn cứ không quân. Chỉ huy đơn vị Julyi Mamchur đánh giá tình hình như sau: " Bạn đã thấy các đạn dược và vũ khí của Nga chứ? Tôi có thể làm gì chống lại họ? Chúng tôi chả có cơ hội nào. " Nhưng ban đầu ông từ chối bàn giao vũ khí. Những người giả thiết là lính Nga nói rằng họ không cần vũ khí của người khác, điều quan trọng là để giải giới đơn vị. Sau các cuộc đàm phán, quyết định rằng lính Ukraine đem vũ khí đến phòng vũ khí và niêm phong đóng dấu của Nga và Ukraina. Lính Ukraina giao vũ khí và đi về nhà. Nga đồng ý không xâm nhập địa bàn của họ và chỉ canh phòng. Còn địa bàn của căn cứ thì chỉ cho vài người lính Ukraina vào để giữ trật tự.

Theo như tôi hiểu, vậy là người chỉ huy đầu hàng mà không chiến đấu. Và vấn đề này có thể được đóng lại. Nhưng sáng hôm sau ông thức dậy và quyết định trở thành một anh hùng. Ông tập hợp những người lính của mình, lấy lá cờ đỏ của trung đoàn, và cờ Ukraina, ca hát, đi đến nơi làm việc của họ. Không có vũ khí, vì họ đã giao vũ khí ngày hôm trước, nhưng có các nhà báo. Chỉ huy đem theo nhà báo, như ông nói, "để khỏi bị bắn ." Chiến sĩ trong hàng rào không ngờ tới một cơ động đẹp thế và nổ súng vào không khí, cảnh báo rằng họ sẽ bắn vào chân. Cảnh mà bạn nhìn thấy trong đoạn video trên.

Thế là July Mamchur ngay lập tức trở thành người hùng của Maidan. Một người đàn ông thật sự, không đầu hàng, tay không vũ khí mà xông tới trước họng súng của "những kẻ xâm lược Nga". Theo ý kiến của tôi, toàn bộ cảnh này có cái gì đó không hoàn toàn chân thành. Tôi không biết, người chỉ huy nghĩ gì, có thể, ông ấy xấu hổ vì đã đầu hàng ngay, và quyết định khôi phục lại danh dự của quân phục? Trong mọi trường hợp, các nhà báo đã được thỏa mãn . Trước hết, những người lính cuối cùng đã nổ súng, điều mà nhiều người mong đợi. Các phương tiện truyền thông còn thổi là súng bắn mìn đã phát hỏa ấy chứ. Thứ hai , các nhà báo đã nhận được lịch sử xinh đẹp và đáng thương của cuộc đấu tranh cho Tổ quốc . Độc một tiếng kêu của người lính Ukraina "Bắn đi, đồ chó! "cũng đáng được giải Oscar rồi.

Tôi tin rằng có những hành động anh hùng, nhưng tất cả các cuộc đối thoại cuồng nhiệt ấy cứ có cái gì không thật.

Một vài phút sau xe quân đội Nga đến với các phóng viên, và họ quay những câu chuyện của họ cho truyền hình Nga. Tuyên truyền cho cả hai bên.

(http://varlamov.me/2014/krim2/16.jpg)

Chỉ huy Julyi Mamchur nói chuyện điện thoại với đại diện của phía Nga. Phía Nga đã yêu cầu bật các thiết bị radar. Julyi từ chối: "Còn khuya tôi mới mở cho họ! Họ không cho phép tôi bay, thế thì tôi mở cho họ làm gì! ". Một người nào đó trong các quân nhân đứng cạnh giả định rằng Nga muốn hạ cánh máy bay IL-76, vì vậy họ cần phải bật rada.

(http://varlamov.me/2014/krim2/17.jpg)

Chẳng bao lâu sau lính Ukraine và những người giả thiết là lính Nga đã đồng ý tuần tra chung và xung đột buổi sáng đã kết thúc. Chỉ huy đã giữ được thể diện và trở thành anh hùng lên máy bay, tuy nhiên, đã không còn căn cứ không quân của mình.

(http://varlamov.me/2014/krim2/18.jpg)

Toàn văn bài viết (rất đáng xem) của bạn Varlamov có thể đọc ở đây: http://zyalt.livejournal.com/1017991.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: G.K_Zhukov trong 07 Tháng Ba, 2014, 02:03:32 am
Thế giới đảo lộn thật rồi, truyền thông bẻ cong bản chất sự việc.
 
  Về đại tá chỉ huy đơn vị Julyi Mamchur, nếu ông ta ở trong quân đội Liên Xô thời Stalin sau khi căn cứ không quân đầu hàng nhục nhã với không một phát súng kháng cự, chắc chắn sẽ nhận được điện thoại : " Anh tự mình làm hay để tôi cho người đến thực hiện "  
  ĐM vứt mẹ quân phục sĩ quan đi, anh hùng cái cc gì ở đây.

 Về người lính phụ trách chỉ huy chốt đầu tiên : từ đầu đến cuối clip anh ta không hề đưa tay lên súng và súng luôn treo ở trước ngực. Sau khi anh lính đứng trước bắn chỉ thiên và ông đại tá dừng lại phía trước, anh bước lên dùng tay trái kéo tay anh lính bên trái  " Hạ súng xuống "
 (http://img.photobucket.com/albums/v386/hoangvubeckham/article-2572777-1C071BB700000578-578_964x669.jpg)

rồi dùng tai phải chạm nhẹ vào anh bên phải.
(http://img.photobucket.com/albums/v386/hoangvubeckham/article-2572777-1C07142700000578-363_964x623.jpg)

 Chỉ trong khoảng khắc ngắn thôi nhưng cái bản lĩnh, sự chuyên nghiệp về nắm bắt và kiểm soát sự việc, hạ nhiệt, thông báo lên trên, nhắc đội hình phía sau, ung dung ( chắp tay như Tướng đối với đại tá  :D ). Khâm phục 1 người lính xuất sắc và người chỉ huy cấp trên để giao cho anh vị trí chốt đầu tiên này.
(http://img.photobucket.com/albums/v386/hoangvubeckham/hqdefault.jpg)

 Tên của anh và cấp bậc của anh không nhiều người biết nhưng lại càng tôn vinh lên truyền thống người lính Liên Xô - Nga. Chúa ban phước lành cho anh - người lính Nga !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 07 Tháng Ba, 2014, 08:27:38 am
 :D :D Chuyện bình thường ;)...trong mọi cuộc chiến,có một điều...gốc rể..cội nguồn..nguyên nhân! :P ::)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 07 Tháng Ba, 2014, 09:28:08 am
Có lẽ ông đại tá sợ binh lính không đi làm sẽ không được trả lương nên mới phải làm vậy . . . Đùa chút !  . Bài của bác qtdc khá hay , qua đó ta có thể thấy tình hình ở Ukraine sẽ còn diễn biến phức tạp và kéo dài , đến chừng nào lực lượng đứng sau phe đảo chính ngừng tay thì mới có thể ổn định được  (tạm thời) . Hy vọng là chỉ kéo dài một vài tháng


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 07 Tháng Ba, 2014, 09:45:42 am
Không nằm ngoài dự đoán của đa số người trên thế giới khu tự trị Crimea thuộc Ukraine ,từ ngày hôm qua đã nhanh nhảu họp quốc hội bàn đến chuyện sát nhập vào Nga số phiếu của đại biểu quốc hội tán thành việc ly khai UKRAINE nhập vào làm một phần của Nga đạt 76/86 nghị sĩ .

 Việc ly khai này làm ki-ép và OA -sinh- tơn không hài lòng và phản đối . Hy vọng rằng sau vài chục ngày nữa Nga chính thức tuyên bố với thế giới rằng : " Đáp theo nguyện vọng của nhân dân Crimea,Nay Nga chính thức đồng ý cho Crimea sát nhập vào Nga và làm một tỉnh của nước Nga - Đây là một việc làm tự nguyện của nhân dân Crimea không có sự ép buộc ." Vậy là gạo đã nấu thành cơm -ván đã được đóng thuyền các thế lực tại ky ép ,châu âu và Mỹ phải ấm ức chấp nhận . Còn nói đến việc dùng vũ lực cướp Crimea ( Cờ -rưm )từ tay Người Nga ư ? đó là điều không tưởng .nếu có động binh thì đó là chiến tranh thế giới lần thứ 3 xảy ra họ mới dám  .

Bàn về vấn đề Cờ -rưm theo ngôn ngữ và cách hiểu của người nhà quê như tôi :


Không phải thế giới không biết chuyện ông Nga và bà Cờ rưm đã có tình ý với nhau từ lâu rồi ,có thể nói là do lịch sử để lại cũng đúng bởi dân ở đây tuyệt đại đa số nói tiếng Nga , trước kia cờ rưm cũng thuộc Nga nhưng vì lý do riêng của ông tổng bí thư Nga năm 1954 khơ- rút -sốp đã trao bà cờ rưm cho u-kai -na quản lý .  về mặt địa lý nhà bà cờ rưm và ông Nga là sát vách với nhau họ thậm thụt đi lại với nhau rất dễ dàng bất chấp những người có tư cách quản lý  tại ki-ép không vui . Nhưng họ đã có tình với nhau khó mà người thứ 3 ngăn cản được ,dễ gì cản được duyên anh với nàng ....

bán đảo cờ rưm là một khu vực đia lý thuận lợi cho việc lập các quân cảng nước sâu như sê-vát- tô -pôn....làm căn cứ quân sự hải quân rất lý tưởng ,là vọng gác tiền tiêu của Nga hướng ra biển đen . Nếu cờ rưm vẫn còn nằm trong u-kai-na thì MỸ và khối 28 nước liên kết (gọi là NATO) sẽ mau chóng đem tên lửa hạt nhân chỉa vào nách Ông Nga ,ví von cụ thể như ông Cu ba đặt tên lửa của Nga chỉa vào đít Mỹ vậy .Khi họ muốn bắn thì khoảng cách quá gần vô phương chống đỡ .

Vậy là người đàn bà cờ rưm vừa giàu có vừa xinh đẹp sau bao nhiêu năm đi lại gian díu với ông Nga nay đã chính thức đòi ông ông Nga CHO MÌNH MỘT CÁI DANH PHẬN , cho dù làm một tỉnh của nga cũng được , còn hơn làm khu tự trị của anh chồng nghèo ki-ép ,tức làm vợ bé của ông nhà giàu còn hơn làm bà lớn trong một gia đình không đủ ăn bởi anh chồng cũ bất tài vô tướng . các gói cứu trợ của thế giới lẫ Của NGA rót tiền vào ukraine liên tục ,nhưng tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống ,vào cửa trước ra cửa sau chẳng bõ bèn gì .

 ukraine luôn phải nhận cứu trợ để tránh nền kinh tế không bị sụp đổ ,mà ở đời người ta chỉ giúp được lúc ngặt thôi còn nghéo thì không giúp được phải tự làm lấy mà ăn . hay nói khác đi người ta giúp cho cái cần để tự câu cá kiếm sống chứ không giúp cho con cá -ăn hết con cá rồi lại đói tiếp .

Vậy là bán đảo cờ rưm kể từ ngày hôm nay đã nô nức bàn đến chuyện tình duyên mới , cô dâu mới cờ rưm sau hơn 20 ngày nữa sẽ chính thức theo chú rể Nga vừa giàu vừa mạnh ,sẽ làm dâu nước NGA vĩ đại , cũng kể từ đây các nước châu âu hay MỸ cũng bớt nhòm ngó tán tỉnh .  Đám cưới là cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 30-3-2014 SẮP TỚI cho có lệ với người ta -để thiên hạ bớt dị nghị  chứ thực ra họ đã thuộc về nhau lâu rồi . cũng sau đám cưới là tuần trăng mật ,tiền của Nga sẽ rót vào cho bà cờ rưm để bà tân trang lại nhan sắc ,không phải như trước kia ,tiền thuê mặt bằng làm quân cảng của Nga đều vào túi của ki - ép ,rồi chúng ăn hết người đàn bà cờ rưm cứ mỗi ngày phải nai lưng ra làm để nuôi bộ máy công quyền tại Ukraine.

Vậy túm lại :
Nga không thể thiếu Crimea VÀ NGƯỢC LẠI  Crimea không thể thiếu Nga .Tương tự như câu chuyện tình giửa nàng mắm tôm và chàng thịt chó tại xứ An nam của ta vậy . AI bảo trời sinh ra nàng mắm tôm quá nặng mùi để không  thằng đàn ông nào có thể cưỡng lại được .

nguồn về sát nhập :

http://dantri.com.vn/the-gioi/ban-dao-crimea-quyet-dinh-sap-nhap-vao-nga-846443.htm (http://dantri.com.vn/the-gioi/ban-dao-crimea-quyet-dinh-sap-nhap-vao-nga-846443.htm)









Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Ba, 2014, 11:54:03 am
Các bác thân mến!

Các nguồn báo dù cho thuộc bên nào gần đây đều sử dụng mánh nhà nghề để lái dư luận theo dụng ý của giêng họ, chúng ta đọc và cân nhắc nhé!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 07 Tháng Ba, 2014, 12:49:37 pm
 Mình đọc cái này thấy đã có cả kịch bản khi hai siêu cường chơi nhau!
 Nguồn;http://news.ringring.vn/the-gioi/nhung-kich-ban-dang-so-neu-nga-my-chien-tranh/53560.html?ref=cat
 Báo tuổi trẻ đăng;http://tuoitre.vn/The-gioi/596797/ukraine-trong-cuoc-chien-thong-tin.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 07 Tháng Ba, 2014, 01:58:19 pm
Nga lại có thêm một lá bài để mặc cả trực tiếp với Ucraina ;D

Tôi cũng đồng ý với nhận xét này.

Mong muốn có 1 Crimea thuộc Nga là điều có thật của người Nga. Lịch sử & hiện tại đã minh chứng rõ, và mọi thứ đang diễn tiến có vẻ theo chiều hướng này.

Nhưng theo tôi, người Nga cũng biết mình biết người. “Dục tốc bất đạt”. Dẫu là cường quốc, nhưng đâu phải cái gì muốn là được. Không thể vội vàng khi thấy Quốc hội Crimea quyết định trưng cầu dân ý (16-3) mà lại tin Nga đồng ý sáp nhập xứ sở này vào  ngay lập tức. Chặng đường còn dài, để người Nga thực hiện giấc mơ đón Crimea trở lại với Tổ quốc mình.

Nhưng qua động thái này, Ukr sẽ phải nhìn nhận Nga 1 cách thực tế nhất, chứ không thể trông chờ hoàn toàn vào Mỹ và EU. Đương nhiên Nga có nhiều lợi thế khi đàm phán trực tiếp với Ukr (cuối cùng thì 2 chủ thể này vẫn là nhân tố quyết định về chủ quyền lãnh thổ và ổn định chính trị ở khu vực).

Thấy các bác bàn luận sôi nổi quá, tôi cũng chém vui như vậy thôi. ;D Đúng là thời nay loạn thông tin, mỗi người phải trang bị cho cá nhân bộ lọc nhiễu. :)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 07 Tháng Ba, 2014, 02:27:42 pm
Mặc dù Krym được dâng lên tận miệng bác Tin nhưng chưa chắc bác ăn vội. Bác còn mặc cả chán: Một là phải đảm bảo quyền lợi của Nga ở Uy Kiên thì bác Tin giả lại Krym, không thì bác nuốt luôn.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 07 Tháng Ba, 2014, 02:34:53 pm
.......................
Thấy các bác bàn luận sôi nổi quá, tôi cũng chém vui như vậy thôi. ;D Đúng là thời nay loạn thông tin, mỗi người phải trang bị cho cá nhân bộ lọc nhiễu. :)

   Em thấy bác chém ...chuẩn đấy chứ ạ. Thực ra thì chỉ có người đang ở Ucraina mới biết rõ nhất, còn ngồi tại Việt Nam mình thì chắc chắn phải xem báo chính thống rồi !  ;D

   À, không thấy bác nào bàn về chuyện cái cô người Mondova xinh xinh đội lốt người U nói trên clip Yutobe các bác nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 07 Tháng Ba, 2014, 03:07:36 pm
   Em thấy bác chém ...chuẩn đấy chứ ạ. Thực ra thì chỉ có người đang ở Ucraina mới biết rõ nhất, còn ngồi tại Việt Nam mình thì chắc chắn phải xem báo chính thống rồi !  ;D

   À, không thấy bác nào bàn về chuyện cái cô người Mondova xinh xinh đội lốt người U nói trên clip Yutobe các bác nhỉ ?

Cho xin cái nguồn đê bác Linh Quany ...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Ba, 2014, 03:12:09 pm
Cái ả đó được đạo diễn Mỹ dàn dựng đúng kiểu Mỹ.

Bà con tại Ukraine và Nga đang nín thở theo dõi cú ra đòn của gấu Nga sau khi Mỹ và EU công bố các biện pháp trừng phạt Nga:

1/Tạm dừng ngay lập tức các cuộc đàm phán về nới lỏng thị thực cho người Nga cũng như các cuộc thảo luận hiệp về ước kinh tế mới.

2/ Tuyên bố yêu cầu Nga tiến hành đàm phán với Ukraine trong vài ngày tới, và phải "đưa ra kết quả trong một khung thời gian hạn chế". Nếu Nga không tuân theo thì UE sẽ cấm đi lại với các quan chức, phong tỏa tài sản và hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh EU-Nga" vào tháng Sáu.


3/ Bất kỳ bước đi nào của Nga "gây mất ổn định tình hình ở Ukraine đều sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và sâu rộng cho các mối quan hệ (Nga-EU)... và sẽ bao gồm một loạt các hậu quả trong lĩnh vực kinh tế."


Xem ra cái chuyện "đưa ra kết quả trong một khung thời gian hạn chế", "gây mất ổn định tình hình ở Ukraine" đều rất trịnh thượng, ép người và hẳn là đây luôn tiềm ẩn cai cớ để ép nhau.

Ngoại trưởng David Cameron xem ra hăng hái nhất, chính ông ta còn tuyên bố : "Chúng tôi phải đảm bảo rằng Nga và Ukraine sẽ nói chuyện với nhau". Làm sao chính quyền Kremlin có thể nói chuyện với 1 chính quyền mà Nga không công nhận và cho rằng chính quyền này do đảo chính mà lên nắm quyền.


Chưa biết  "Trâu bò" đánh nhau" thì ruồi muỗi" là bà con tiểu thương sẽ thiệt hại thế nào. Ở Ukraina nói giêng và Nga nói chung , người Việt chủ yếu sống nhờ vào cái chợ. Vụ xuân đã gần kết thúc, hàng hóa bà con người Việt ở Ukraine chuẩn bị( nhập về) không bán được do tình hình bất ổn cộng với " kinh nhiệm bao lần cách mạng" nên thường đổi và tích chữ tiền Mỹ phòng bất ổn còn có "lương khô", nên chẳng mấy ai nghĩ tới việc mua quần áo. Mà hàng hóa để tới năm sau thì có mà thành " rẻ rách". Đã thế tiền Ukraina lại mất giá từng ngày, khốn cho ai cầm tiền U bây giờ.


Tình hình tại Nga thì có đôi chút khác do không lo chiến tranh hay xung đột đến gõ cửa nhà người Việt,nhưng kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bà con bán hàng ế ẩm, các nhà sx nhập khẩu bằng Dollar nhưng bán ra bằng đồng ruv, mà đồng Dollar cứ nhảy múa thế này, từ đầu năm tiền Nga có lúc đã mất giá tới 18% rồi.

Ngày hôm qua 28 nước EU nhóm họp mà ngân hàng trung ương Nga đã phải tung ra hơn 11 tỉ Dollar để bình ổn, Ngày mai dồng tiềm Mỹ chắc chắn sẽ nhảy Disco tại Nga, và xem ra nó sẽ còn nhún nhảy dài dài.


ÔI thương quá cho những phận " con sâu cái kiến"! Nhưng bà con ơi hãy vui lên vì ở đời tai họa cho người này, sẽ là cơ hội cho người kia, sau cơn mưa sẽ là trời quang, người U và Nga lại cần hàng của bà con dân Việt.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 07 Tháng Ba, 2014, 03:53:13 pm
Tiếp tục chém gió về tình hình khủng khoảng chính trị tại UKRAINE :

Mấy ngày hôm nay các loại báo trên toàn thế giới ,và cả nhân dân trên toàn thế giới rất quan tâm tới những biến động chính trị tại Ukraine . VẬY các nguồn tài liệu lấy ở đâu ra để viết để suy diễn ,những chuyện công khai lộ liễu như biểu tình ,và đàn áp thì không giấu được ,nhưng còn những chuyện bí mật trong nghị trường quốc hội của mõi quốc gia ,đó là bí mật quốc gia không thể tiết lộ nhưng cứ báo nào nghe hơi bốc nồi chõ được 1% sự việc - là suy diễn rồi đăng lên ,báo kia đọc xong xào xáo lại nói là của mình ,thường thi cánh nhà báo hay hóng hớt tin của BBC- anh ,HOẶC new york times-MỸ . (vì họ có nhiều điều kiện hơn các báo khác).
Ngày nay nhờ mạng intenet bất kể ngồi ở đâu trên toàn thế giới chỉ cần biết tiếng anh ,thì từ vùng rừng núi Hoang sơ hay hải đảo xa xôi cũng có thể viết bài và gửi đi chỗ mình muốn . Vậy có thể đôi ba sự việc diễn ra nơi hậu trường của các quốc gia như ukraine hoặc Nga NGƯỜI DÂN của nước sở tại chưa biết nhưng thế giới đã biết trước rồi -đó là nhờ công nghệ thông tin hiện hữu được pháp luật bảo hộ . Ngày nay hình như trên thế giới còn một vài quốc gia cấm intenet như Triều tiên hoặc vài nước khác...

Sẵn nói chuyện tình hình khủng khoảng chính trị tại Ukraine trong thời gian gần đây ,nhiều người cả lo cho rằng vì ukraine mà sắp tới đây 2 siêu cường Nga và MỸ húc nhau ,rồi lôi kéo các nước liên quan hoặc vệ tinh của mình vào cuộc gây ra chiến tranh thế giới lần thứ 3 .
Tôi xin mạnh miệng chém gió là chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra .

Nếu những người biết đọc chữ thì sẽ thấy lịch sử của Mỹ chỉ dám đổ quân can thiệp vào những nước nhỏ không có siêu cường như Nga CHỐNG LƯNG ,hẳn nhiên khi can thiệp họ phải tạo dựng lên một lý do -có vẻ như hợp lý để đưa quân vào bình định .ví dụ như : IRAC hoặc Kuwait (cô oét)gần đây... Chuyện xa xưa khoan chưa nói tới ,còn gần đây nữa có quốc gia Sirya nếu không có Nga hậu thuẫn thì giờ đây đại cuộc đã an bài , không còn ở thế giằng co giữa quân chính phủ và nổi dậy nữa .

Lùi lịch sử lại một chút ,Năm 1963 chiến tranh thế giới lần thứ 3 suýt nổ ra vì lý do như sau :

Lúc ấy là chiến tranh lạnh giữa khối XHCN và khối tư bản ,cả 2 bên hằm hè giữ thế giữ miếng với nhau ,ai cũng muốn chiếm ưu thế phần hơn trên phương diện địa lý hoặc vũ khí nếu có xảy ra đánh nhau .

Liên Xô lúc đó có đưa tên lửa của mình đến QUỐC GIA Cu Ba dựng dàn bắn nhắm lên trời . Cu ba về mặt địa lý là một hòn đảo nhỏ nằm cách MỸ 50 Km - Một khoảng cách quá gần cho việc tấn công . Biết được điều này Mỹ ra sức ngăn chặn trên nhiều mặt , một mặt bày hết các tên lửa vượt đại châu ra hướng về LX sẵn sàng chiến đấu . Tình hình lúc ấy rất căng thẳng tưởng rằng sẽ nổ ra chiến tranh thế giới thứ 3 . Nhưng không ? nhờ các phương pháp ngoại giao ,các nhà ngoại giao đã phân tích tỷ mỷ thiệt hơn cho cả 2 phe cùng nghe , vậy là ngòi nổ chiến tranh đã được tháo ,liên xô phải nhượng bộ rút hết các tên lửa về nước .

Cho đến ngày hôm nay ,chiến tranh lạnh đã kết thúc bằng khối hiệp ước Vác -xa -va tan rã , Liên xô cũng tan rã , các nước đã bang giao với nhau và đặt quan hệ hợp tác trên nhiều mặt . Nhưng an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia không thể lơ là ,việc bày tên lửa hạt nhân và lá chắn tên lửa là vấn đề sống còn của các siêu cường quốc, họ vẫn từng phút từng giây toan tính cho quốc gia mình xem thế nào là có lợi nhất . Còn những quốc gia nghèo , gạo không đủ cho dân ăn thì không nói tới .

Ngày hôm nay tình hình tại Crimea và Ukraine làm người ta liên tưởng đến nhiều vấn đề của lịch sử . Nhưng cá nhân tôi biết chắc rằng Mỹ sẽ nhượng bộ ,không can thiệp vào Ukraine CHO DÙ tình hình ở đây có thế nào đi chăng nữa .

Còn việc giữ thể diện cho nước lớn như Mỹ ,có thể người ta sẽ nói nọ nói kia vài câu trịch thượng bề trên để lấy uy tín - người hiểu biết không chấp  ,bởi họ biết rằng giữa nói và làm là một khoảng cách xa .



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:05:47 pm

Cho xin cái nguồn đê bác Linh Quany ...

   Em không biết nguồn của nó ở đâu bác bắp chuối ạ ! Hôm nọ em xem trên Youtobe, có một bản phụ đề tiếng Việt, không hiểu sao tìm lại không thấy, chỉ còn bản tiếng xì xồ này thôi .

   Nghe cô ấy nói giọng nghèn nghẹn em...thương thế không biết !  ;D

http://www.youtube.com/watch?v=Hvds2AIiWLA


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:13:52 pm
Tiếp tục bài của một bác Kiev "Châu Âu và Nga bạn chọn ai..?" (http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2055636)

(http://doanhnghiepodessa.com/uploads/News/pic/1394180313.jpg)

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina chưa đến hồi kết, không nóng như lúc đầu nhưng rất căng, vì các ông lớn đang tranh dành quyền ảnh hưởng. Chiến tranh chưa xẩy ra, nhưng nếu NATO và Mỹ cố tình đổ dầu vào lửa, can thiệp mạnh và chính phủ mới chống lại Nga thì khả năng nội chiến tăng cao. Khi chứng kiến và xem thông tin các chiều mình mới thấy rằng, định mệnh đất nước Ukraina do các nhóm chính trị thao túng, đang chao đảo và có nhiều giả thiết được đưa ra.

Đúng ra, sau khi EUROMAYDANG thì đã chứng minh được sức mạnh của nhân dân, từ đây thì đất nước tốt hay xấu đều do nhân dân, nghèo hèn hay thịnh vượng đều do nhân dân. Phải khẳng định là Sức Mạnh và Quyền Lực nằm trong nhân dân.

Hiện nay có 2 phe rõ rệt: Thân Phương Tây và Thân Nga. Ai thân Phương Tây cũng bảo rằng: Nga quá trắng trợn khi sử dụng quân lực can thiệp nội bộ Ukraina, là xâm lược là bành trướng....nói chung tất cả các từ hèn hạ nhất đổ lên đầu Nga và luôn cho rằng CHÂU ÂU là cần thiết cho Ukraina, cho sự phát triển, cho tự do dân chủ....Nếu ai thân Nga đều bị cho rằng ...điên vì sùng bái Putin. Phe thân Nga thì cũng vậy, phản bác lại phe thân Châu Âu. Mỗi bên theo quan điểm của mình tạo thành 2 phe đối lập, và từ đây dẫn đến xung đột, cuối cùng là mỗi bên đề cử ra đại diện đi rước một loài thú về dầy mã tổ, voi NATO hay Gấu Nga, xem mã tổ ai nát trước.

Xin hỏi bạn: Nếu chính quyền cũ gọi Nga hỗ trợ thì coi là phản quốc? Thế bên chính quyền mới kêu NATO vào hỗ trợ thì có phản quốc hay không? Nhưng đảm bảo rằng, phe thân Phương Tây khôngnghĩ tới vị trí địa lý của UKRAINA, lịch sử của các nước từng thuộc Liên Bang Xô Viết và đặc biệt sự ảnh hưởng của Nga hiện nay lên nền kinh tế và chính trị của UKRAINA sâu thăm thẳm như thế nào? Gấu Nga cần Ukraina như thế nào? Và người Nga cũng hiểu ý đồ của Mỹ và NATO mong mỏi đặt các thứ giết người hàng loạt ngay thái dương Nga nhằm khống chế Gấu Nga vĩ đại ngày một lớn mạnh. Phe thân Phương Tây thì hầu hếtchỉ mong hưởng thụ sự giàu có và tự do mà Châu Âu mang lại.
Trong chúng ta ai mà không mong muốn độc lập tự do hạnh phúc, ai không mong cơm no áo ấm, ai không mong muốn sự giàu có thịnh vượng, nhưng không thể ngông cuồng mong muốn mà phải biết cách mong muốn. Nếu như theo Châu Âu, các chính trị gia sau khi nhận viện trợ xong lại tiếp tục tham nhũng, tiếp tục bòn rút thì dân được gì? Hay là gia nhập Châu Âu là để tạo điều kiện thuận lợi cho dân Ukraina bỏ đất nước đi hết sang Châu Âu? Bởi vì Nga không bao giờ để đất nước Ukraina yên, Nga chẳng bao giờ muốn NATO hiện diện ngay bên cạnh mình. Nga hay NATO đều có đường lối thống trị, tận Trung Đông mà Mỹ còn chọc ngoáy áp đặt sự ảnh hưởng của một cường quốc được, vậy Ukraina kề bên Nga thì Nga có để yên cho Mỹ lộng hành không ??? Tranh dành giữa 2 ông lớn sẽ làm cho Ukraina bất ổn.
 
Chúng ta cần phải thừa nhận sự thật, phải hiểu rõ vị thế của Ukraina đối với Nga và NATO, nếu là người yêu nước Ukraina thì phải biết sự chọn lựa là ai và kết quả sẽ như thế nào? Nên nhớ sự liên kết của Nga và Ukraina đã bao đời nay, đã và đang gắn kết chặt chẽ, giống như anh em, vì nước Nga cũng từ Ukraina mà ra. Trước đây, một đảng cộng sản thì muốn dân chủ, muốn đa đảng và muốn gia nhập Châu Âu để được như vậy. Nhưng hiện nay đã đa đảng, đã dân chủ, đã tự do thì đòi gia nhập để thay đổi cái gì? Hay muốn để được nhận thật nhiều tiền mà không cần làm việc ?. Chính vì giới lãnh đạo quá tham lam đẩy đất nước vào bờ vực thẳm phá sản, mất lòng tin của nhân dân. Rồi lại bị chính họ kích động làm cho nồi da nấu thịt. Không cần biết nhân dân sướng khổ thế nào cứ hùng hục đòi rước voi dày mã tổ, hãy suy nghĩ và trả lời: NATO và Nga đối với Ukraina, ai hơn ai?

Ví dụ: 1 trong 2 anh em gặp nạn thì nhờ ai? Nhờ hàng xóm chăng? Người anh muốn người em đứng cạnh mình, vì lý do an ninh, hỗ trợ cho phát triển nhưng không quay lưng lại chống đối thì có gì là xấu? Có một điều mà thấy ít đề cập: Lý Tưởng Đội Ngũ Lãnh Đạo Đất Nước Ukraina thế nào?
Nói đúng ra đội ngũ này được xem là các tinh tú được dân bầu lên, họ vì dân hay vì mình? Họ đưa đất nước đến phồn vinh hay tăm tối. Chú ý rằng, chính phủ mới hiện nay chính là chính phủ cách mạng da cam, đã có một nhiệm kì 4 năm lãnh đạo đất nước Ukraina, có thay đổi được gì? Bản thân tôi là một nạn nhân của chính quyền da cam, dân chủ đâu? Tựdo đâu? Quyền con người đâu? Luậtphápđâu?

Trong khi đất nước ngày càng nghèo đi, giới lãnh đạo thì ngày một giàu lên. Thử hỏi cần 35 tỉ để cứu nền kinh tế, họ nhọc công điđàm phán vay khắp nơi, phải đáp ứng các điều kiện ngặc nghèo mới được vay. Trong khi đội ngũ lãnh đạo của ông Tổng Thống có cả trăm tỉ, nhiều gấp nhiều lần số mà Ukraina cần, vậy tại sao và tại sao không cứu đất nước? Rồi nữ tướng phe đối lập và đội ngũ của bà ta cũng không kém cạnh, cả trăm tỉ? Thế họ vẫn còn đi vay nước ngoài làm gì? Nếu họ vì đất nước thì họ cho chính phủ Ukraina vay để phục hưng nền kinh tế, được cả nước tôn vinh, tiếp tục được lãnh đạo, áp dụng luật pháp cho đúng để dân thấy có tự do dân chủ, tất cả đều phải tự lực. Tại sao không làm được như vậy? Vì họ chực chờ viện trợ hoặc vay được là …tham nhũng, chính vì vậy họ mới đi van xin lạy lục.

Thật tình lòng tham thật là vô hạn.
Bởi vậy, nên khi tranh dành quyền lực là họ quyết tâm làm giàu cho bản thân chứ không vì dân. Vì muốn chiếm quyền lực họ có thể bày đủ các đòn mị dân để kích động, bằng tất cả các thủ đoạn chính trị, họ sẵn sàng rước voi dày mã tổ của nhân dân, còn mã tổ của họ đã đẹp đẽ nằm ngoài biên giới, tài khoản vĩ đại nằm trong các Bank nước ngoài. Vì vậy khi có biến thì họ đã có biệt thự nước ngoài với danh nghĩa lưu vong, cuối cùng thì chỉ có nhân dân bị dày xéo. Khi chiến tranh xẩy ra thì họ tung hô nhân dân anh hùng, tổng động viên, hãy cầm súng ra tiền tuyến còn bản thận họ nằm trong lô cốt nhờBan tham mưu chỉ đạo, họ cổ vũ anh em cứ bắn giết nhau thoải mái đi, miễn sao chiến thắng để họ tiếp tục làm lãnh đạo, tiếp tục làm giàu, tiếp tục đàn áp ...tiếp tục chỉa súng vào nhân dân bắt phải phục tùng.

Mỹ và NATO đã từng mang thịnh vượng đến IRAK, LYBIA,AFGANIS.....và ngày hôm nay kết quả của tự do thịnh vượng như thế nào thì cả thế giới đã và đang chứng kiến hàng ngày.Nga cũng từng sa lầy ởAfganistan.... Nói chung, nếu lãnh đạo thối nát, thì sẽ làm nhân dân thịnh nộ, tạo cơ hội cho các thế lực lũng đọan gây mất đoàn kết, an ninh rối loạn và các cường quốc có âm mưu thôn tính sẽ ra các chiêu các đòn phỉnh dụ để đạt ý đồ.Họ luôn dựa vào nhân dân vì biết sức mạnh của nhân dân, mà sức mạnh và quyền lực nhân dân là tối thượng, nếu nhân dân đã đồng tình thì dời non lấp biển.

Vì vậy,một phần lỗi là của dân, để các thế lực lợi dụng mà không có chính kiến, để cho các lãnh đạo tự tung tự tác mà không đứng lên đè bẹp ngay từ khi thấy hiện tượng, để đến lúc bị mất sạch sành sanh mới bắt đầu ngọ ngoậy, để đời con cháu trả nợ cho đám tham quan. Nếu đất nước gặp phải lãnh đạo không vì dân là xem như tương lai tăm tối không tránh khỏi. Mà nhân dân không cùng đứng lên, nhân dân vô cảm, nhân dân nhịn nhục, nhân dân không quan tâm đến chính nhân dân thì kết cục sẽ như ngày hôm nay. Nếu nhân dân quyết tâm và quan tâm đến đời sống chính trị của đất nước, thể hiện sức mạnh đoàn kết, hướng tới điều tốt đẹp thì cũng sẽ như Nhật Bản, từ đổ nát thành cường quốc, Singapor, Hàn Quốc.....là tấm gương, họ có cần dựa vào ai đâu, bắt tay với các nước làm bạn, tự cường tự chủ, khi đã giàu tất nhiên sẽ mạnh.
Nếu hiện tại sức lực Ukraina không tự đứng vững để phục hưng nền kinh tế, bắt buộc phải chọnChâu Âu hoặc Nga, thì thiết nghĩ nên chọn Nga. Vì Nga đã và đang hỗ trợ, khí đốt giá rẻ và tài chính cho phục hưng nền kinh tế. Nga không can thiệp vào việc phát triển kinh tế đất nước, không yêu cầu lãnh đạo phải tham nhũng, không yêu cầu phải là một đảng cộng sản…..nói chung là họ chưa bao giờ can thiệp nội bộ Ukraina nếu Ukraina không quay lưng lại chống Nga. Chưa thấy đại diện Nga tổ chức chống lại MAYDAN, hay hô hào kích động chia rẽ dân tộc. Khi có chính biến Nga đã mạnh tay khống chế vùng lợi ích cốt lõi Krum, nếu là Mỹ thì cũng sẽ làm như vậy, vì nó là an toàn là an ninh của quốc gia. Trong vị thếhiện nay thì bất cứ nước lớn nào cũng sẽ làm như vậy.Nga cũng đa nguyên đa đảng, vậy bạn cần gì Châu Âu?
Để Ukraina bình yên phát triển, thì với vị thế của mình, Ukraina nên trung lập, không quay lưng lại Nga, làm bạn với tất cả miễn sao có lợi cho các bên. Cường Quốc Nga không muốn người anh em Ukraina tuột khỏi tầm kiểm soát của mình,không muốn người anh em kết bạn với đối thủ, không chấp nhận người anh em mang sự nguy hiểm về nhà, không muốn đối thủ của mình có cơ hội đem vũ khí đặt ngay thái dương, dù sao Nga cũng là một cường quốc đối trọng với Mỹ.
Đất nước Ukraina có thịnh vượng hay không! Có tự do có độc lập hay không thì do chính người dân Ukraina, do lãnh đạo, do những công bộc của dân đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển đúng với tiềm năng của nó.
Tôi gặp rất nhiều người bạn Ukraina, tôi hỏi:
- Châu Âu và Nga, bạn chọn ai?

Nguyễn Hùng Long - Kiev

PS: Cái này người Mỹ gọi là Chiến tranh Lạnh Nhỏ ("Little Cold War") và họ đã dự báo cũng tương đối chính xác từ khá lâu. Nếu Nga không tìm cách giành lại một phần vùng ảnh hưởng của mình so với thời LX thì bản thân Liên bang Nga cũng khó đứng vững. Chỉ đau cho các anh ở vùng đệm, không khéo thì no đòn của cả đôi bên. Nhưng nếu anh cứng và anh ở điều kiện đặc biệt thì cũng như Afghanistan, cả 2 siêu cường đều chẳng xơ múi được gì dù rằng can thiệp sau nhau hàng chục năm, có điều kiện để rút kinh nghiệm của thằng đi trước. Tuy nhiên dù họ có chẳng xơ múi được gì thì đất nước mình cũng tan hoang. Đúng là "trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết".


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:15:16 pm

Cho xin cái nguồn đê bác Linh Quany ...

   Em không biết nguồn của nó ở đâu bác bắp chuối ạ ! Hôm nọ em xem trên Youtobe, có một bản phụ đề tiếng Việt, không hiểu sao tìm lại không thấy, chỉ còn bản tiếng xì xồ này thôi .

   Nghe cô ấy nói giọng nghèn nghẹn em...thương thế không biết !  ;D
Xin cái nguồn về vụ Mondova ấy. Nếu đúng thì vô cùng hót đó! ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:20:49 pm

Xin cái nguồn về vụ Mondova ấy. Nếu đúng thì vô cùng hót đó! ;D


   Thế em chịu ạ, xem xong quên mất xem chỗ nào rồi ! có bác nào biết dẫn về hộ em với !

   Mà bác chuyên nấu rượu lậu ngày xưa hay sao mà hỏi em " công thức " lấy "men lá" kỹ thế !  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:23:26 pm
Chính khách Ucraina nói gì: “Putin sợ những gì đang diễn ra ở Ukraine” (http://vneconomy.vn/2014030602314920P0C99/putin-so-nhung-gi-dang-dien-ra-o-ukraine.htm)

(http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/500_312/ZhravZv1I0oAZk0KzTwqZLoIXRpxl/Image/2014/03/00-a838f.jpg)

AN HUY

Cựu võ sỹ quyền Anh Vitali Klitschko, nay là một chính trị gia tại Ukraine, người có thể trở thành một ứng cử viên Tổng thống của nước này, vừa phát biểu trên kênh CNBC rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sợ những gì đang diễn ra ở Ukraine.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã leo thang trong mấy tuần gần đây. Hôm Chủ Nhật tuần trước, quân Nga đã chiếm bán đảo Crimea của Ukraine mà không tốn một viên đạn nào. Cuộc tiến quân của Nga và Crime diễn ra sau vài tháng đầy biến động ở Ukraine, với những cuộc biểu tình quy mô lớn và đẫm máu liên quan tới vấn đề vai trò của nước này ở châu Âu, kéo theo việc Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ.

“Ông Putin sợ những gì đang diễn ra vì người dân Ukraine không muốn sống chung với tham nhũng, sống mà thiếu nhân quyền, và đó là lý do vì sao mà người dân muốn thay đổi”, ông Klitschko nói.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNBC tại thủ đô Kiev ngày 5/3, Klitschko nói rằng, nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ diệt trừ nạn tham nhũng ở Ukraine và giúp đất nước này tiến tới hội nhập sâu hơn với châu Âu. Ông cũng nói rằng, Ukraine đang phải chịu đựng không chỉ một cuộc khủng hoảng chính trị mà cả một cuộc khủng hoảng kinh tế.

“Còn hơn cả chắc chắn, tôi tin rằng, tất cả mọi người đều muốn sống ở một quốc gia châu Âu với mức sống châu Âu”, ông nói.

Klitschko hiện là nhà lãnh đạo của Liên minh Dân chủ cải cách Ukraine, đồng thời là một nghị sỹ Quốc hội nước này. Phát biểu trên CNBC, ông bày tỏ hy vọng những diễn biến chính trị gần đây ở Ukraine sẽ là một ví dụ cho nước Nga, đồng thời phủ nhận những cáo buộc của Tổng thống Nga cho rằng, chính phủ mới ở Ukraine là bất hợp pháp.

“Nếu Ukraine thành công trong một phong trào dân chủ, thì đó sẽ là một ví dụ tốt cho nước Nga. Không có Ukraine, Nga bao giờ có thể là một đế chế, và đó là lý do vì sao Nga cố gắng ngăn bầu cử Tổng thống ở Ukraine”, ông Klitschko nói.

Theo chính trị gia đã từng là một võ sỹ quyền Anh trong 16 năm, tầm nhìn của ông đối với Ukraine đã hình thành trong thời gian ông sống ở các nước phương Tây. “Tôi đã có nhiều thời gian sống ở châu Âu và Mỹ. Tôi biết mức sống hiện đại là như thế nào, và khi về nước, tôi tự hỏi tại sao những điều rất đơn giản diễn ra ở các nơi khác trên thế giới lại không có ở đây”, ông Klitschko nói.

Klitschko cũng nói rằng, Ukraine là một quốc gia “nổi tiếng” về tham nhũng. “Ukraine nổi tiếng là nước tham nhũng nhất ở châu Âu, và chính trị ở Ukraine là làm ăn… Chỉ có một cách để thay đổi tình hình là tiến vào chính trị và thay đổi mọi thứ từ bên trong”, ông phát biểu.

“Tôi biết đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng Ba Lan đang làm rồi. Ba Lan đã thành công, rồi thì Cộng hòa Czech, Slovak, Hungary, Georgia cũng rất thành công. Ukraine thậm chí còn có nhiều tiềm năng hơn”, ông Klitschko nói thêm.

Ông thừa nhận rằng, Ukraine sẽ phải trải qua những cải cách khó khăn và áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để tiến tới tiêu chuẩn của các nước châu Âu khác. “Điều rất quan trọng là cần phải giải thích rằng, làm như vậy sẽ tốt hơn cho đất nước. Tôi tin là người Ukraine sẽ chấp nhận và có thể chờ đợi. Nhưng chúng tôi không thể sống mãi với tình trạng như hiện nay”, ông Klitschko nói.

Chính trị gia này tin tưởng ông sẽ nhận được sự ủng hộ của châu Âu, bất chấp việc nước Đức gần đây có cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn với Nga, bởi trừng phạt Nga không phải là cách tốt nhất đối với lợi ích của Đức.

“Ai cũng muốn Ukraine, một trong những nước lớn nhất ở châu Âu, được ổn định và có một nền kinh tế ổn định, bởi sự bất ổn ở Ukraine có thể đem tới bất ổn trong toàn bộ khu vực”, ông Klitschko nói.

Ukraine hiện đang có Tổng thống lâm thời là ông Olexander Turchynov, còn ông Arseniy Yatsenyuk là Thủ tướng lâm thời của nước này.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:27:54 pm
các bác xem clip người biểu tình và cảnh sát bị những phần tử khiêu khích bắn tỉa ,hay như phim ,nhằm mục đích chính trị  =Tội này sẽ đổ cho ông tổng thống chịu .

http://www.youtube.com/watch?v=zQhuD4F1yJ0


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:28:46 pm

Xin cái nguồn về vụ Mondova ấy. Nếu đúng thì vô cùng hót đó! ;D


   Thế em chịu ạ, xem xong quên mất xem chỗ nào rồi ! có bác nào biết dẫn về hộ em với !

   Mà bác chuyên nấu rượu lậu ngày xưa hay sao mà hỏi em " công thức " lấy "men lá" kỹ thế !  ;D
Cả xã hội Phây sôi sục, hăm hở tìm cô gái ấy đấy?  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 07 Tháng Ba, 2014, 04:43:08 pm
2 phụ nữ của phong trào cởi trần phản đối Nga ở Crưm
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/74/3c/00013c74.jpeg)

(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/6f/3c/00013c6f.jpeg)

A Ukrainian police officer (L) and pro-Russian volunteers detain a topless activist of the Ukrainian women movement Femen, protesting against the war in front of Cremea's parliament during a pro-Russian rally in Simferopol.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 07 Tháng Ba, 2014, 05:03:16 pm
Nhìn rất ấn tượng và thích ! nhưng sao cộng đồng dân 2.6 triệu người sinh sống ở crimea chỉ thấy có 2 cô gái khoe ngực này xuất hiện trước đám đông . chơi trội chăng ? theo như những chữ viết bằng sơn đen trên ngực 2 cô bằng tiếng anh nghĩa là : " PUTINS hãy dừng chiến tranh lại " STOP PUTINS WAR .

thì ra 2 cô này phản đối chiến tranh của ông tổng thống Nga đem lại ,chứ chưa thấy phản đối chuyện sát nhập vào Nga .

(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/74/3c/00013c74.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 07 Tháng Ba, 2014, 08:15:08 pm
   Sưu tầm đồ cổ tý các bác nhỉ !  ;D

   Đây là bài của trang khác, em đưa về, do trình độ chưa "lọc nhiễu" được ( như cách nói của bác tuan b5 ), cho nên không biết có đúng không ! coi như nghiên cứu chút về lịch sử Crimea  ;D

Ảnh hiếm về Crimea trong cuộc chiến khiến 2 triệu người chết.

Điểm nóng Crimea (Ukraina) từng là "thung lũng chết chóc” trong trận chiến giữa các đế quốc phong kiến châu Âu những năm 1853-1856.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e.jpg)

Roger Fenton là một trong những nhiếp ảnh gia chiến trường đầu tiên đã đi cùng quân đội Anh tới Crimea. Liên quân các nước Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó tấn công Nga và cuộc chiến chủ yếu nổ ra tại bán đảo Crimea.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e1.jpg)

Một nhóm quân đội liên quân trước khi vây hãm Sevastopol, Crimea vào những năm 1854-1855.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e2.jpg)

Đây là những sĩ quan thuộc trung đoàn 42 Cao Nguyên, còn gọi là Black Watch của Anh ở bên ngoài Sevastopol.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e3.jpg)

Hạm đội liên quân tập trung tại Balaklava vào năm 1855

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e4.jpg)

Balaklava nhìn ra cảng biển với các thuyền chiến vào năm 1855. Lúc đó đây cũng là cứ điểm chính của Anh trong cuộc chiến tranh Crimea. Cuộc chiến này đã khiến 2 triệu người chết cả vì chiến trận và bệnh tật.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e5.jpg)

Ba tướng chỉ huy liên quân gồm Raglan (Anh), Omar Pasha (Đế quốc Ottoman) và Pelisier (Pháp) trong cuộc họp bàn tấn công năm 1855.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e6.jpg)

Bức ảnh chụp lại bãi chiến trường và được đặt tên là “thung lũng bóng đen chết chóc”, rải đầy vỏ đạn. Trận đánh Crimea này đã khiến số quân Nga chết và bị thương lên đến 12.000. Bốn chiến hạm lớn cùng 12 chiến hạm tầm trung bị phá hủy

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e7.jpg)

Doanh trại quân đội Nga ở Balaklava.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e8.jpg)

Lính Anh tại Ukraina vào năm 1855.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e9.jpg)

Sĩ quan quân đội Anh Edward Birch Reynardson thuộc đơn vị đóng tại Balaklava trong chiến tranh Crimea.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e10.jpg)

Gia súc, vật tư cho quân đội Anh tại Cossack, Balaklava.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e11.jpg)

Đơn vị Light Dragoon thứ 4 của Anh cắm trại ở Crimea, 1855.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e12.jpg)

Những binh sĩ thuộc Light Dragoon thứ 4 đang xả hơi.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e13.jpg)

Những lô cốt được xây dựng để tấn công Crimea lúc đó.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e14.jpg)

Sĩ quan Anh nghỉ ngơi tại Sevastopol.

(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_03_07/e15.jpg)

Quân Nga đang nghỉ ngơi tại lán trại.

Nguồn : http://news.zing.vn/Anh-hiem-ve-Crimea-trong-cuoc-chien-khien-2-trieu-nguoi-chet-post397478.html#detail_discover.relatecate


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Ba, 2014, 08:45:28 pm
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/44/Lev_Nikolayevich_Tolstoy_1854.jpg/448px-Lev_Nikolayevich_Tolstoy_1854.jpg)
Sĩ quan pháo binh Nga Lev Tolstoi trong thời gian chiến tranh Krym năm 1854

Nhưng mà chắc năm 2014 này không có đánh nhau gì ở Krym đâu, U đã xác định chỉ dùng ngoại giao thôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Ba, 2014, 03:36:14 am
 Bắc Kinh đang theo dõi sát sao mọi biến động tại Ukraine.

Trung quốc gần như giữ im lặng trước cuộc " so găng" giữa Nga và Phương Tây, nhưng nói vậy không phải Trung quốc không có lợi ích gì tại Ukraine và Trung Quốc bàng quang trước mọi chuyện.

Mới gần đây bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên BNG TQ nói muốn thiết lập một mối quan hệ chiến lược với Ukraina và thực hiện các cuộc thảo luận song phương với quốc gia này về vấn đề viện trợ kinh tế.

 Trung Quốc đã hứa viện trợ 8 tỉ USD cho Ukraina trong chuyến thăm của cựu Tổng thống Yanukovych đến Bắc Kinh vào tháng 12. Ðây là khoản trợ giúp bổ sung cho 10 tỉ USD mà Trung Quốc trước đó đã đầu tư vào Ukraina.

Để đổi lại, Ukraina ký kết với Trung Quốc những hợp đồng về mua bán vũ khí và đất đai mà phần lợi nghiêng về Trung Quốc...Năm 2012, Ukraina trở thành nước xuất khẩu vũ khí đứng thứ 4 trên thế giới, với rất nhiều trong số đó xuất khẩu đến Trung Quốc. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, đã được làm tại Ukraina.

Năm ngoái, Ukraina đồng ý cho Trung Quốc thuê 5% đất để trồng trọt và nuôi lợn để bán cho các công ty nhà nước Trung Quốc. Ðây là một phần của thỏa thuận mà Trung Quốc hứa sẽ xây dựng đường cao tốc và các cây cầu tại Ukraina.

Về chính trị, TQ cũng đang đau đầu với vấn đề Tân Cương, nhưng khủng ở Ukraine không làm TQ lo ngại, vì chẳng một người dân TQ nào muốn sống trong 1 đất nước hỗn loạn với tham nhũng tràn nan như Ukraine. Chính vì lẽ đó trong đợt khủng khoảng này tại Ukraine, truyền thông TQ không hề bị kiểm soát hay ít ra cũng gần như vậy.

Nhưng nếu cứ im lặng mãi cũng phải là cách tốt cho 1 siêu cường, vì khi mọi việc đã vãn hồi thì chẳng còn cục xương nào mà gặm , nên ngày 7.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương  cho biết điều quan trọng là tìm kiếm một giải pháp chính trị. “Trung Quốc phản đối việc tự tiện áp đặt cấm vận lên các mối quan hệ quốc tế, hay sử dụng trừng phạt như sự đe dọa”.


Trong những ngày tới, chúng ta sẽ được chứng kiến các màn nắn gân nhau giữa Gấu và anh bạn cờ 50 sao, nhưng có một điều đại đa số tin rằng : Chiến tranh thế giới lần 3 chưa đến lúc nổ ra, và Ukraine không phải  là nơi châm ngòi. Tuy nhiên sẽ có nhiều đòn chính trị được áp dụng, nhiều cuộc mít ting ủng hộ cũng như phản đối 2 phe và điều chắc hơn rằng : Cremia trước thuộc Nga nay lại về Nga.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 08 Tháng Ba, 2014, 06:04:55 pm
Trong thời gian chờ đợi đến ngày trưng cầu dân ý 16-3-2014 tại khu tự trị Crimea , chỉ cần có kết quả ngày hôm trước là hôm sau sau quốc hội Nga sẽ đường hoàng ,danh chính ngôn thuận sát nhập khu vực này vào Nga . lúc này ván đã đóng thuyền Nga càng trở nên cương quyết bảo vệ vùng lãnh thổ mới của mình hơn bao giờ . CÁC THẾ LỰC CÒN LẠI chỉ còn biết ngậm ngùi tiếc rẻ . chứ chẳng làm gì được hơn ngoài những lời hăm dọa suông - Rồi mọi việc sẽ chìm vào quên lãng ,thế giới rồi cũng buộc phải thích nghi với địa giới hành chính mới này .

Vậy trong thời gian ấy mời các bác xem sơ lược về chính khách của nước ukraine  là Vitali Klitschko một cựu võ sĩ đấm bốc nay đã nghỉ hưu .

(http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/500_312/ZhravZv1I0oAZk0KzTwqZLoIXRpxl/Image/2014/03/00-a838f.jpg)

và đây là lúc anh ta lên đài đấu với võ sĩ người MỸ Lennox Lewis . Trận này anh ta bị thua  , thua về kỹ thuật tức mặt bị người ta đánh chảy nhiều máu quá ,trọng tài phải dừng trận đấu .gọi là Knockout(nốc ao ) kỹ thuật . Trong sự nghiệp đấm bốc của mình Vitali Klitschko củng giành được một số vinh quang .

http://www.youtube.com/watch?v=xT9PW26euNw


Xem ra cựu võ sĩ này còn sung sức ,khi thôi nghề đấm đá thi anh ta quyết định làm chính trị ,cũng đại diện cho một đảng nho nhỏ nào đó ở ukraine  và ra sức tranh thủ nhân dân kiếm phiếu bầu hy vọng rằng sẽ giành được chức tổng thống Ukraine trong tương lai .
ở một chế độ và đất nước đa đảng như ta nhìn ra thế giới vẫn thấy ,có quốc gia tới mấy chục đảng ra tranh cử để lãnh đạo đất nước ,chẳng đảng nào có công gì với nhân dân để mà kể lể ,ngoài chuyện bươi móc nói xấu lẫn nhau và đưa ra những lời hứa có cánh với nhân dân .
Cá biệt có đảng chồng làm chủ tịch đảng thì vợ làm phó chủ tịch ,con và cháu làm thư ký hoặc ủy viên ........tổng số thành viên của đảng ấy chừng vài chục người , nhưng ý chí của đảng thì lớn lút trời muốn làm tổng thống hoặc tổng bí thư để ăn trên ngồi trước nhân dân .....vỀ TRÌNH ĐỘ CỦA CÁC VỊ NÀY CHẮC CHẮN LÀ DỐT ĐẶC ,chưa thể xác định được đâu là tôn chỉ mục đích hoặc chính cương điều lệ cho đảng của mình - nhưng chức tước thì rất là ham muốn .

Theo ý kiến cá nhân tôi :

việc một người võ sĩ chuyên sử dụng nắm đấm để chiến thắng đối thủ trên võ đài thì nay trên chính trường chính trị nó hoàn toàn khác , đòi hỏi đến mưu mô ,mánh khóe ,tầm nhìn xa trông rộng chứ không đơn thuần chỉ là một cá nhân vượt chướng ngai vật . khi yếu người ta sẽ dùng thế dùng mưu ,dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu để đạt được mục đích . giang hồ hiểm ác lòng người khó đoán -tôi thì cho rằng sớm hay muộn gì vị chính khách Vitali Klitschko này cũng nốc ao trên vũ đài chinh trị .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Ba, 2014, 07:47:15 pm
Vitali Klitschko  cao hơn 2 mét và là cha của ba con được mệnh danh là "tiến sĩ búa thép" vì nhiều lần giành ngôi vô địch quyền anh hạng nặng thế giới và đã lấy bằng tiến sĩ về kinh tế.

Vitali Klitschko là chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraine, người duy nhất trên chính trường ukraine hiện nay không nhúng chàm. Nhưng uy tín và  kinh nhiệm chính chị của anh tràng này bằng O. Anh chàng này là người có tham vọng nhưng quen đánh đấm nên ít mưu, ba lần ra tranh cử thị trưởng Kiev nhưng đều về tay trắng với phiếu bầu rất thấp,  UE cũng không mấy mặn mà với anh ta.

Vitali Klitschko ra tranh cử với cương lĩnh : Nếu trúng cử sẽ dẫn dắt Ukraine hội nhập sâu vào EU và diệt trừ tham nhũng.

Khẩu hiệu là vậy nhưng nếu trời đi vắng , anh ta đắc cử tổng thống thì 2 vế của cương lĩnh trên cũng khó mà thực hiện. Hội nhập sâu vào Châu âu chứ gì, xin thưa người dân có để cho ông yên khi mà Nga đầu tháng 4 chấm dứt cung cấp Gas giá rẻ cho Ukraine( từ 265$/ lên 400 %).Hiện nay, nợ nước ngoài của Ukraina ở mức 140 tỷ USD, chiếm 80% GDP của đất nước. Dự trữ ngoại tệ của chính phủ suy kiệt tới mức không đủ để cho tập đoàn năng lượng Naftogaz trả hết nợ. Một trong những điều khiến Ukraina lo sợ nhất lúc này là giá khí đốt Nga bán cho Kiev bị nâng lên. Rồi nữa Nga sẽ áp thuế nhằm " Ngăn dòng hàng chất lượng kém từ Châu âu vào Nga". Mới vừa rồi trong tháng 6/2013 khi Nga tạm đóng cửa biên giới  ít ngày mà Ukraine đã thiệt hại 2,5 tỷ, nếu ngừng thương mại với Nga, Ukraina sẽ thiệt hại khoảng 500 tỷ USD theo ước tính của Yanukovych.


Mỹ và UE đều hứa hỗ chợ cho Ukraine nhưng để được giải ngân thì vô số điều kiện và phải chờ dài cổ...


Còn diệt trừ tham nhũng à? Ông làm 1 mình sao, hay ông cứ ra lệnh thì căn bệnh nan y này lập tức biến mất?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Ba, 2014, 09:45:16 pm

 Ở một chế độ và đất nước đa đảng như ta nhìn ra thế giới vẫn thấy ,có quốc gia tới mấy chục đảng ra tranh cử để lãnh đạo đất nước ,chẳng đảng nào có công gì với nhân dân để mà kể lể ,ngoài chuyện bươi móc nói xấu lẫn nhau và đưa ra những lời hứa có cánh với nhân dân .
Cá biệt có đảng chồng làm chủ tịch đảng thì vợ làm phó chủ tịch ,con và cháu làm thư ký hoặc ủy viên ........tổng số thành viên của đảng ấy chừng vài chục người , nhưng ý chí của đảng thì lớn lút trời muốn làm tổng thống hoặc tổng bí thư để ăn trên ngồi trước nhân dân .....vỀ TRÌNH ĐỘ CỦA CÁC VỊ NÀY CHẮC CHẮN LÀ DỐT ĐẶC ,chưa thể xác định được đâu là tôn chỉ mục đích hoặc chính cương điều lệ cho đảng của mình - nhưng chức tước thì rất là ham muốn .

 Về điều này thì bác nói ... không sai. ;D

 Tôi từng chứng kiến một nước Đông Âu cũ thời điểm 1990, chỉ trong vòng 1 tháng có tới 70 Đảng phái chính trị đệ đơn lên Quốc hội xin thành lập. Thôi thì họ "thả sức" đặt tên cho Đảng phái chính trị của mình, hết những tên Đảng "đẹp đẽ", mỹ miều họ đặt tên Đảng theo tên thực phẩm hay vật dụng bếp núc gia đình, nghe buồn cười không gì tả hết, tất nhiên là cũng phải có Cương lĩnh của Đảng và điều lệ Đảng thì Quốc hội mới duyệt và cho phép thành lập. Về "nhân sự" thì chẳng khó khăn gì, chỉ cần từ 3 người trở lên và có chung tư tưởng chính trị là hợp lệ. Vì vậy, để thành lập riêng một Đảng phái ở những nước có chế độ Đa Đảng là điều hoàn toàn không khó.

 Người ta vẫn nói: "Buôn chính trị", có lẽ là không sai ở hoàn cảnh của một số nước khi nhốn nháo, nhộn nhạo về chính trị, về trình độ học vấn đến đâu thì chưa rõ, nhưng hiểu biết về Hiến pháp của nước họ thì nên phong cho họ danh hiệu là: "Tổ sư của cơ hội" thì mới chuẩn. Họ thành lập Đảng phái của họ nhằm mục đích "kinh doanh", chỉ cần hợp pháp hóa về tên Đảng với tổ chức của mình, xin lấy ít chữ ký của Đảng viên ủng hộ rồi họ sẽ bán lấy tiền "xài chơi". Đảng phái nào cần thì bỏ tiền ra mà mua Đảng của họ và Đảng nào đủ kinh phí mạnh hơn để mua được nhiều Đảng khác thì uy tín càng lớn. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Ba, 2014, 10:01:29 pm
Sau một hồi loay hoay tính toán lỗ lãi Mỹ và EU thấy mình cũng đang khủng hoảng, tài chính không gánh được buông luôn U cho Putin. Nước Nga tự nhiên tăng ngân sách được 140 tỷ đô.  ;)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 09 Tháng Ba, 2014, 12:09:48 am
Sao cháu thấy các cụ ko nhắc tấm gương nước ta nhể:
- Bố làm tổng bí, con làm tỉnh bí.
- Bố làm nguyên kiểm tra TW, con làm phó bí
- Bố làm nguyên chủ tịt, con làm phó thị trưởng
- Bố làm tổng lý, lớn làm thứ trưởng, nhỏ làm thành đoàn
- Bố làm thành bí, con làm quận trưởng.
- Bố hô hào đấu tranh giai cấp, con làm tài phiệt đỏ (nhiều lắm) .


 ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Ba, 2014, 04:08:29 am
Ngày 8/3 người phát ngôn Hội đồng tối cao Crimea, Vladimir Konstantinov nói : " Ngân sách của Crimea sẽ tăng lên 2 đến 3 lần ". Người hưởng lương từ ngân sách trước đây theo chế độ của Ukraine thì nay chuyển sang theo chế độ qui định đối với viên chức và lực lượng vũ trang Nga. Thu nhập bình quân đầu người của Nga năm 2013 theo IMF là khoảng 18.500$/ người, còn Ukraine khoảng 7.250 USD/ người. Như vậy chưa biết đâu nhưng người dân Crimea đã ngay lập tức có mức sống được nâng lên ít ra gần bằng người Nga.

Tới đây nếu sát nhập Crimea thành 1 chủ thể của Nga, ngân sách LB sẽ đổ vào Crimea trước mắt là trả lương sau là hỗ chợ nhà ở, xây mới cầu cống hạ tầng cơ sơ....

Một cây cầu nối từ Nga sang Crimea được thủ tướng Medvedev phê duyệt xd ngốn 8 tỷ đô.


Người dân Ukraine từ khi dành độc lập tới nay , trải qua 23 năm luôn đi tìm 1 thiên đường cho mình, biết bao cuộc cách mạng, biểu tình nổ ra mục đích chỉ để hướng tới 1 phần của giấc mơ EU.... Thiên đường đâu chưa thấy nhưng nhãn tiền là đất nước chia rẽ, người dân tự biến mình thành những công cụ của một nhóm người lợi dụng, lái đám đông đi theo ý muốn của họ. Tầng lớp lãnh đạo Ukraine hiện nay họ là ai? Hầu hết họ là những lãnh đạo của cách mạng Cam. Thành tích của họ để lại sau 4 năm nắm quyền là đất tham nhũng tràn nan và túi tiền của họ ngày 1 phình to.

Những gương mặt sẽ nhiều khả năng trở thành tổng thống Ukraine.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images_zpsbc66f1e9.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/images_zpsbc66f1e9.jpg.html)

Cựu thủ tướng Yulia Timoshenko.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/4-hoso-1_zps84e95a18.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/4-hoso-1_zps84e95a18.jpg.html)


(Từ trái qua) Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchinov, Bộ trưởng quốc phòng Igor Tenyukh và Thủ tướng Ukraina Arseny Yatseniuk .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-hoso_zps75c98db7.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1-hoso_zps75c98db7.jpg.html)

Lãnh đạo đối lập Ukraina Oleg Tjagnibok (ngoài cùng bên trái)- Chủ tịch đảng đối lập Ukraina Udar, cựu vô địch quyền Anh hạng nặng WBC Vitali Klitschko (thứ hai từ bên trái) trong cuộc hội đàm với trưởng ban chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton tại Kiev, ngày 24/2/2014



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 09 Tháng Ba, 2014, 10:06:52 am
Sao cháu thấy các cụ ko nhắc tấm gương nước ta nhể:
- Bố làm tổng bí, con làm tỉnh bí.
- Bố làm nguyên kiểm tra TW, con làm phó bí
- Bố làm nguyên chủ tịt, con làm phó thị trưởng
- Bố làm tổng lý, lớn làm thứ trưởng, nhỏ làm thành đoàn
- Bố làm thành bí, con làm quận trưởng.
- Bố hô hào đấu tranh giai cấp, con làm tài phiệt đỏ (nhiều lắm) .


 ;D

NÀY ! đừng có xúi dại nhá .

 Những chuyện trên ,phải trái đúng sai thế nào ? đã có ban nội chính trung ương giải quyết ,không đến lượt phó thường dân ý kiến ý cò . mà đã là dân thì có nắm được thông tin chính xác đâu mà phán bậy . ý bạn muốn có một cuộc cách mạng " cam" tại VN ư ?  Ở đây toàn những người vào sinh ra tử nhiều rồi ,đâu có nhẹ dạ trước bất cứ một vấn đề gì .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 09 Tháng Ba, 2014, 10:56:41 am
 Có thể nói việc sát nhập Crimea vào Nga là ước mơ cháy bỏng của 2.6 triệu dân nói tiếng Nga trên bán đảo này . Crimea hợp nhất với Nga ví như chim liền cánh ,như cây liền cành , Một cường quốc như Nga rất cần tới vị trí địa lý của cờ -rưm làm phên dậu che chắn ,là nơi lập tiền đồn bảo vệ cho nước mình . Ngược lại người dân cờ -rưm ước mơ làm một phần của nước Nga để đời sống kinh tế , và chinh trị ổn định hơn ,so với một ukraine yếu kém trên nhiều mặt và luôn bất ổn về chính trị .

sắp tới đây sẽ có cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea ,tuy chưa trưng nhưng cầu đã thấy rõ ,chắc chắn rằng ước mơ cháy bỏng của người dân xứ crimea sẽ được tại nguyện .

Vậy còn đất nước Ukraine với số dân 45 triệu người còn lại kia họ sẽ ra sao sau cuộc lật đổ tổng thống do dân bầu ? lý do họ lật đổ tổng thống là chê ông này yếu kém không biết cách làm cho dân ukraine giàu lên nhanh chóng ,  họ buộc ông này phải đưa đất nước ra nhập liên minh châu âu ,để ăn được miếng bánh của châu âu cho bớt khổ - nhưng đó chỉ là cái bánh vẽ bằng giấy ăn không được .(không dưng ai dễ đem phần cho ta ,là vậy).
 Một số chính khách cùng với đảng của  mình đang xâu xé phân chia quyền lực trong ukraine ,ngoài những gương mặt mới ,cũng có những gương mặt cũ như "nữ hoàng tóc kết" Giu-li-a TY-MÔ SEN-CÔ chắc chắn sẽ ra tranh cử để nắm quyền lãnh đạo đất nước . Gương mặt này từng đã làm thủ tướng tại UKRAINE  sau cuộc cách mạng cam ,nhưng sau phải ngồi tù vì bị cáo buộc tham nhũng ,mới được thả mấy ngày hôm nay sau cuộc chính biến .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images_zpsbc66f1e9.jpg)
.

Tài cán của những vị chính khách hiện tại ,tại ukraine ra sao ? chưa ai dám nhổ toẹt vào họ . Nhưng có một điều chắc chắn là tình hình chính trị ukraine sẽ bất ổn dài lâu bởi : nhân sự các chính trị gia toàn phường xôi thịt ,nếu không thì cũng là các cựu tù tội -tiền án ,tiền sự đày mình -còn rất lâu để họ đưa được nền kinh tế của đất nước trở nên khá hơn .

Nói thêm về nữ chính trị gia Yulia Timoshenko.(cựu thủ tướng của U )ta có thể so sánh nhân thân và lý lịch của bà này với nữ chính gia của quốc gia Pakistan : Benazir Bhutto . và cuối cùng bà Bút -tô CỦA Pakistan bị ám sát chết ngày 27 tháng 12 năm 2007 . Còn bà TY-MÔ Mấy ngày hôm nay xuất hiện trước công chúng đã phải ngồi trên xe lăn để nói chuyện .

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4c/Benazir_Bhutto.jpg/450px-Benazir_Bhutto.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 09 Tháng Ba, 2014, 11:01:59 am
Sao cháu thấy các cụ ko nhắc tấm gương nước ta nhể:
- Bố làm tổng bí, con làm tỉnh bí.
- Bố làm nguyên kiểm tra TW, con làm phó bí
- Bố làm nguyên chủ tịt, con làm phó thị trưởng
- Bố làm tổng lý, lớn làm thứ trưởng, nhỏ làm thành đoàn
- Bố làm thành bí, con làm quận trưởng.
- Bố hô hào đấu tranh giai cấp, con làm tài phiệt đỏ (nhiều lắm) .


 ;D

NÀY ! đừng có xúi dại nhá .

 Những chuyện trên ,phải trái đúng sai thế nào ? đã có ban nội chính trung ương giải quyết ,không đến lượt phó thường dân ý kiến ý cò . mà đã là dân thì có nắm được thông tin chính xác đâu mà phán bậy . ý bạn muốn có một cuộc cách mạng " cam" tại VN ư ?  Ở đây toàn những người vào sinh ra tử nhiều rồi ,đâu có nhẹ dạ trước bất cứ một vấn đề gì .


       ;D :D thì...bác xin spirou tí nguồn   ;) ;D...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: china trong 09 Tháng Ba, 2014, 11:35:14 am

NÀY ! đừng có xúi dại nhá .

 Những chuyện trên ,phải trái đúng sai thế nào ? đã có ban nội chính trung ương giải quyết ,không đến lượt phó thường dân ý kiến ý cò . mà đã là dân thì có nắm được thông tin chính xác đâu mà phán bậy . ý bạn muốn có một cuộc cách mạng " cam" tại VN ư ?  Ở đây toàn những người vào sinh ra tử nhiều rồi ,đâu có nhẹ dạ trước bất cứ một vấn đề gì .


       ;D :D thì...bác xin spirou tí nguồn   ;) ;D...
Dừng ở đây được rồi các Bác, hì, rất nhiều người đang soi  :D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Ba, 2014, 01:01:28 pm
Nga và phương tây đang bàn nhau chia quyền lợi ở U thôi hay nói đúng ra là chia nhau cái cục nợ của anh U. Chúng nó không đếm xỉa đến thằng chính phủ lâm thời đâu. Cám cảnh cho anh U.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Ba, 2014, 01:31:05 pm

Đại sứ quán Nga tại Kiev rơi vào tay “Tự vệ Maidan”

(Kienthuc.net.vn) - Truyền thông Nga đưa tin, một nhóm tự xưng là “Tự vệ Maidan (Quảng trường Độc lập)” đã chiếm và đang kiểm soát Đại sứ quán Nga tại Kiev.

Thông tin này cũng được truyền thông Ukraine đăng tải. Nhóm tự xưng là “Tự vệ Maidan (Quảng trường Độc lập)” tuyên bố, đây là hành động nhằm chống lại sự xâm lược của quân đội Nga tại bán đảo Crimea (thuộc Ukraine).
Trước đó, hàng trăm người ở Kiev cũng phong tỏa Đại sứ quán Nga yêu cầu Moscow ngừng "xâm lược" lãnh thổ Ukraine.

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/dai-su-quan-nga-tai-kiev-roi-vao-tay-tu-ve-maidan-317899.html

Trước diễn tiến này, phía Nga sẽ hành động ra sao? Rõ ràng đây là hành động "không chấp nhận được". Nhiều nhóm đặc nhiệm lập tức được phái đến Kiev, lực lượng vũ trang Nga báo động sẵn sàng chiến đấu. Trên đường phố Kiev sảy ra nhiều cuộc đụng độ, tình hình hết sức lộn xộn. Quân đội Ukr được điều động…Và có nhiều lời kêu gọi lực lượng Quân sự từ bên ngoài tới giúp đỡ.
Một kịch bản hết sức tồi tệ cho Ukr nói riêng, Thế giới nói chung.

Nhưng tôi tin lãnh đạo các nước có liên quan vẫn còn đủ bình tĩnh, sáng suốt để tránh 1 cuộc chiến tranh tàn khốc nữa xảy ra với Nhân loại. Cũng như muốn tin đây chỉ là lời… “chém” của phóng viên báo Kiến thức mà thôi. ;D

Các bác kiểm chứng hộ tôi thông tin này nhá! Có Cà phê nhuận bút đàng hoàng. ;D



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 09 Tháng Ba, 2014, 02:18:08 pm
Nếu còn gây rối , hoặc chiếm giữ cả ĐSQ Nga , chưa biết chừng Nga lại " bảo vệ người Nga " ở Kiev , lúc đấy thế giới lại được xem một tấn tuồng hay nữa . Chẳng bao lâu sau , sẽ không còn biểu tình , phản đối (hoặc sẽ bớt ). Phải thêm vài vụ Crime nữa thì Mỹ và Phương Tây mới chịu ngồi yên , nếu không thì thế giới còn rối loạn dài dài


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 09 Tháng Ba, 2014, 02:51:30 pm
 Không biết nguồn tin nầy có chính xác không các Bác ?
 http://vov.vn/the-gioi/lan-song-ung-ho-nga-lan-rong-ra-cac-tinh-mien-dong-ukraine/314411.vov
 Ngày 8/3 nhiều ngàn người dân ở các tỉnh miền đông Ukraina , biểu tình ủng hộ Nga .
 Như vậy Crưm phía EU còn lo thót tim thì nay lại đến Ukraina nữa . Các Bác tha hồ mà xem ai khóc ai cười nhé !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 09 Tháng Ba, 2014, 03:12:49 pm
Em đây rảnh quá ! hầu các bác bằng việc đưa lên đây bản đồ hành chính của quốc gia Ukraine cho các bác tiện theo dõi :

(http://i1240.photobucket.com/albums/gg493/giadinhvosan/ukraine.png)


Khu tự trị cờ rưm là bán đảo nằm phía dưới cùng sắp hợp nhất với Nga , thấy ngon ăn và NGƯỜI DÂN TẠI ĐÓ sắp được sung sướng một loạt tỉnh phía đông của Ukraine cũng biểu tình phản đối nhà cầm quền mới của U tại ki -ép và họ đòi theo Nga nếu không thì cũng đòi hỏi quyền tự trị nhiều hơn nữa (một bước đệm của việc ly khai với chính phủ ) .điều này chắc chắn làm chính phủ mới tại ki-ép đau đầu -phương tây và mỹ CŨNG BẾ TẮC .

(http://cms.kienthuc.net.vn/zoom/500/uploaded/thutt/2014_03_02/ukraine_donetsk1.kienthuc_nxhj.jpg)

Những người thân Nga vẫy cờ Nga và giữ băng rôn "Donetsk là của Nga" những gương mặt hả hê đòi sung sướng ,đòi theo Nga ĐỂ THOÁT KHỎI SỰ KÌM KẸP CỦA KI-ÉP .

Sắp tới đây người dân trên toàn thế giới sẽ có nhiều tuồng tích hay để coi .

Nguồn :

http://kienthuc.net.vn/tin-nhanh/den-luot-thanh-pho-donetsk-cua-ukraine-tuyen-bo-tu-tri-315455.html (http://kienthuc.net.vn/tin-nhanh/den-luot-thanh-pho-donetsk-cua-ukraine-tuyen-bo-tu-tri-315455.html)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Ba, 2014, 03:19:45 pm
Em xin có ý kiến thế này để hồi đáp 2 bác , trước tiên là thông tin của bác tuanb5.

Em đã kiểm tra rất nhiều các trang mạng uy tín tại Nga, em cũng hay nghó TV lắm nhưng không thấy ở mô nói về thông tin như anh bạn kienthuc.net đưa......


Thông tin mà bác Hai thắc mắc là thông tin được đưa lên truyền hình Nga từ hôm qua, nhưng số lượng người tham gia thì khó kiểm chứng lắm.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Ba, 2014, 03:55:58 pm
09 Tháng 3 - RIA Novosti đưa tin,trong điều kiện ngân khố trống rỗng, Chính phủ Ukraina quyết định hạn chế tiền lương chi cho các quan chức cũng như giảm số lượng xe công và cắt giảm chi phí đi lại , văn bản xuất hiện vào đêm qua (8/3) trên trang web của Nội các Ukraine.

 Thủ tướng tạm thời Yatsenyuk tuyên bố : " để ổn định tình hình kinh tế trong nước và sử dụng tiết kiệm và hiệu quả  công quỹ  " tất cả các cơ quan chính quyền,  các doanh nghiệp , các tổ chức sử dụng ngân sách cần phải thắt lưng buộc bụng  .

Các cơ quan sở dụng ngân sách  phải ngừng mua xe ô tô (trừ trường hợp khẩn cấp, xe cứu hỏa , cứu thương ) , đồ nội thất , điện thoại di động và máy tính xách tay , thiết bị gia dụng và đồng phục.....tốt ráo đều cấm mua


Nói tóm lại, chính phủ lâm thời Ukrane hiện nay cấm mua mọi thứ " Xa xỉ". Cái lệnh này thực chất chẳng mấy tác dụng, chẳng cấm thì tiền đâu mà mua. Chính phủ hiện nay của Ukraine còn đang vỡ đầu với bài toán, lấy đâu tiền trả lương cho viên chức, lực lượng vũ trang.

Sau 16/3( ngày chưng cầu dân ý) rất có thể Cremea sẽ bị chính quyền trung ương Ukraine cắt gas, nước nóng, điện. Đây là những thứ thiết yếu cho đời sống người dân. Tuy Nga ở cạch và dư khả năng đáp ứng , nhưng để nối và hòa vào dòng chảy " Đông tây" này không phải là việc một sớm một chiều. Chuyện bơm tiền cho Cremea để trả lương, bù đắp ngân sách Nga làm được ngay chứ cái việc lắp đặt đường ống trực tiếp Nga-Cremea thì xem ra phải mất nhiều thời gian đây, không hiểu giới chức sẽ sử lý việc này thế nào?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Ba, 2014, 10:52:24 pm
Theo USA Today (http://www.usatoday.com/story/news/world/2014/03/09/ukraine-prime-minister-washington/6228253/) thì ngày hôm nay thủ tướng lâm thời U tuyên bố tuần tới sẽ sang Mĩ thỉnh thị ý kiến về cuộc khủng hoảng Crimea. Ông thủ tướng tạm quyền tuyên bố sẽ không nhường một "inch" lãnh thổ nào cho nước Nga.

Trên tờ Washington Post (theo đài TN Nước Nga: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_08/268567766/), Kissinger khuyên U nên thực tế hơn hãy làm cầu nối giữa Nga và Phương Tây chứ không nên đứng núi này trông núi nọ.

(http://i.lb.ua/044/38/531213205ae33.jpeg)
Trước cửa nghị viện Krym


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Ba, 2014, 11:54:40 pm



Ông Tiến sĩ Kiss nói vậy cũng có lý, bác qtdc nhỉ! ;D

Nhưng cơ khổ, cô thôn nữ xinh đẹp Ukr bị 2 đại gia giằng về 2 phía. Lâm vào thế đi không đặng, ở cũng không xong. Có khi trong lúc lộn xộn,  mất oan dăm ba món đồ quý đằng khác.

Bây giờ cả 2 buông áo em ra, để người ta nhã nhặn với…cả 2, liệu các anh có nghe không? (Hai đại gia cóc cần  quan tâm gái trình bày, vì còn đang mải… đấu khẩu nhau. Nào là thằng kia cậy sức cưỡng ép người ta,.Nào là thằng này chủ mưu, cung cấp tiền nhờ thằng láng giềng Tam lan chơi trò bẩn).

Thói đời, gái đẹp mà thế cô, 1 khi lọt tầm ngắm đại gia ham sắc dục, chả dễ được theo ý mình. Đâu cũng vây mà thôi. >:(



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Ba, 2014, 12:06:23 am
Vấn đề là vẫn phải chọn. U cũng có thời trước CM cam chèo chống khá ổn, đấy là thời TT Kuchma. Thời đó các đàn anh dỗ U bỏ VKHN đi, bọn anh sẽ đảm bảo an ninh cho mày. Vậy nên bà Timoshenko mới nuối tiếc là không giữ lại VKHN. Anh Bắc TT rồi anh Một Răng bây giờ là vậy, không bỏ VKHN, xem các đại ca làm gì được tôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 10 Tháng Ba, 2014, 12:30:55 am


Tôi cho là bên nào cũng muốn có ảnh hưởng với Ukr cả, từ lâu rồi.  Có điều nó âm ỉ như ngọn núi lửa, khi tạm thời các bên đang còn nhiều mối quan tâm khác. Và thời khắc đó đã đến…

Hôm vừa rồi, Đại sứ Ukr tại Hà Nội trả lời phỏng vấn TV VTC, cũng nhắc tới vụ kho hạt nhân này. Ông cũng tỏ ra “bực mình” khi Nga là nước ký kết năm 1994.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Ba, 2014, 12:36:29 am
Bác tuanb5 ạ: U phải làm Thị Hến, cho các quan từ to đến nhỏ vào rọ hết mới được. Sang Việt Nam học Học viện Hồ Chí Minh thôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 10 Tháng Ba, 2014, 12:53:03 am

Đúng thế bác qtdc! ;D

Năm 1978, tôi (và rất nhiều đồng đội) rất xúc động khi nghe Chính trị viên Tiểu đoàn đọc bài Xã luận: Biển Việt Nam không phải ao hồ...
Đến bây giờ cũng không sao quên được giây phút đó. :)

Tình hình Ukr lại có diễn biến mới.

Người biểu tình chiếm tòa nhà chính quyền Lugansk ở Ukraine

(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/izhsa/2014_03_09/20140309_chiem_dong.jpg)

Theo kênh tin tức RT của Nga, hàng ngàn người biểu tình chống Maidan (phong trào biểu tình ở Kiev) đã tập hợp tại thành phố Lugansk, phía Đông Ukraine, và chiếm đóng tòa nhà chính quyền thành phố.

Quốc kỳ Ukraine đã bị thay bởi quốc kỳ Nga trên nóc tòa nhà.

Những người biểu tình yêu cầu ông Mikhail Bolotskikh, người đứng đầu thành phố, được chọn bởi chính quyền mới ở Kiev, phải từ chức.

Theo Itar-Tass, khoảng 3.000 người đã tham gia vào các cuộc biểu tình, trong đó có khoảng 1.000 người đã xông vào được bên trong tòa nhà.

Trước khi tiếp quản tòa nhà, những người biểu tình thân Nga đã đụng độ với nhóm người ủng hộ chính quyền mới ở Kiev gần tượng đài nhà thơ nhà thơ - người anh hùng dân tộc Taras Shevchenko, nhân kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh của ông./.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/nguoi-bieu-tinh-chiem-toa-nha-chinh-quyen-lugansk-o-ukraine/247752.vnp


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Ba, 2014, 08:23:05 am
Vấn đề là vẫn phải chọn. U cũng có thời trước CM cam chèo chống khá ổn, đấy là thời TT Kuchma. Thời đó các đàn anh dỗ U bỏ VKHN đi, bọn anh sẽ đảm bảo an ninh cho mày. Vậy nên bà Timoshenko mới nuối tiếc là không giữ lại VKHN. Anh Bắc TT rồi anh Một Răng bây giờ là vậy, không bỏ VKHN, xem các đại ca làm gì được tôi.

Viết bài -viết tắt và nói mé mé nhiều quá làm tôi đọc từ hôm qua tới hôm nay mới tạm hiểu , người viết nói gì (rất làm khó cho người đọc) :

" Vấn đề là vẫn phải chọn. Ukraine cũng có thời trước Cách mạng cam chèo chống khá ổn, đấy là thời Tổng thống Kuchma. Thời đó các đàn anh dỗ Ukraine bỏ Vũ khí hạt nhân  đi, bọn anh sẽ đảm bảo an ninh cho mày. Vậy nên bà Timoshenko (Ti-mô-sen-kô) mới nuối tiếc là không giữ lại Vũ khí hạt nhân . Anh Bắc Triều tiên rồi anh I- Răng bây giờ là vậy, không bỏ Vũ khí hạt nhân, xem các đại ca làm gì được tôi."

comments : không bỏ vũ khí hạt nhân Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ cô lập Quốc gia ấy ,ngừng bang giao và hợp tác làm ăn trên mọi mặt ,o ép gây khó dễ đủ điều trên trường quốc tế ,biến quốc gia ấy trở nên nghèo túng lạc hậu so với thế giới bên ngoài....dùng từ ngắn gọn là : CẤM VẬN .

Lấy ví dụ như ở VN cũng có thời gian bị cấm vận :
 Sau khi Mỹ thua đau trên chiến trường tại tại VN biết rằng không thể chiến thắng trước QDND VN nên đã tìm cách chủ động rút về nước -Nhưng phải trong danh dự - Khác thực dân Pháp bị bắt sống tại ĐIỆN BIÊN PHỦ . Mỹ bèn nghĩ ra kế sách "Việt nam hóa chiến tranh" năm 1972 để thay màu da trên xác chết ,dùng người Việt TRỊ NGƯỜI VIỆT-Thay vì xác chết trước kia là màu da trắng hoặc đen của lính mỹ thì nay là da vàng của người VN .

Năm 1973 Mỹ và các bên liên quan ký hiệp định Paris để rút toàn bộ lính mỹ về nước "để lại chuyên gia quân sự chỉ huy ". 2 năm sau sẽ hiệp thương tổng tuyển cử trên cả nước bầu ra chính phủ thống nhất 2 miền nam -bắc .

Nhưng thực tế thì các bên không chấp hành hiệp định Paris và kết thúc của việc Không chấp hành này là QDNDVN chiếm Sài gòn bằng vũ lực năm 1975 . đập tan sào huyệt cuối cùng của chế độ do Mỹ dựng lên mà người ta vẫn gọi là VNCH .

Dựa vào sự kiện này Mỹ vận động liên hợp quốc ra lệnh trừng phạt cấm vận VN từ năm 1975 đến 1990 làm cho nước ta bị cô lập trên trường quốc tế -dẫn đến nghèo đói . Nhưng cũng may lúc ấy còn khối XHCN giúp đỡ nên cũng bớt khổ phần nào .

Sau 15 năm bằng sự sáng suốt và đổi mới cùa nhà nước Mỹ và liên hợp quốc mới dỡ bỏ lệnh cấm vận với VN . KỂ TỪ ĐÂY kinh tế VN dần từng bước đuổi kịp các nước khác trên thế giới . và những năm gần đây VN và MỸ đã bang giao hợp tác quan hệ trên nhiều mặt dẫn đến hợp tác toàn diện như ngày hôm nay ( chữ toàn diện nghĩa rất rộng ) -khi cần thiết các bên hợp tác sẽ triển khai theo ý mình ,kể cả đưa QUÂN vào VN để chống kẻ thù mới .

Mối huyết hải-thâm thù của người Việt với đế quốc MỸ trước kia ,nay ta phải quên đi ,vì lịch sử đã sang trang ,gác lại quá khứ để xây dựng tương lai tươi đẹp .

Vậy nhưng một số phần tử của cái gọi là VNCH chạy trốn qua MỸ năm 1975 vẫn không ngộ ra , vì mất miếng ăn và MỘT SỐ quyền lợi trong chế độ cũ nên ra nước ngoài vẫn tìm cách xuyên tạc chống phá nhà nước VN bằng nhiều thủ đoạn . Số này đây rồi sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát .

Là công dân VN tôi hy vọng rằng nhà nước chúng ta sắp tới đây không làm gì sai ,để cộng đồng quốc tế phải cấm vận -có như vậy dân mới giàu và nước với mạnh .

-Quay trở lại tình hình bất ổn tại ukraine rất nhiều chuyện hay của chính trị nằm trong hậu trường của các nước liên quan nhưng các báo trên thế giới không dám đưa tin . .......



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Ba, 2014, 01:03:12 pm
Trong khi chờ các diễn biến mới tại ukraine và việc trưng cầu dân ý tại Crimea ngày 16-3-2014 sắp tới .

CHÚNG ta được quyền liên tưởng tới vụ tranh chấp quần đảo Man-vi-nát năm 1982 giửa nước AC-HEN-TY-NA và nước ANH . Tuy quần đảo này cách Ác hen ty na có 480 km thôi ,nhưng lại cách nước anh 13 000 km .Vậy nhưng ANH vẫn nói đảo là của mình . 2 bên dàn quân đánh nhau trong 2 tháng trên đảo ,cuối cùng ác hen thua vì yếu tiềm lực quân sự buộc phải bỏ , Hiện quần đảo do Anh kiểm soát . trước khi Anh đưa quân vào đây tham chiến và chiếm giữ cộng đồng quốc tế cũng như Mỹ đã cảnh báo là sẽ trừng phạt ,cô lập nước Anh bằng kinh tế và ngoại giao ,nhưng Anh bất chấp .Thời gian qua đi và cho đến nay ANH -Mỹ và thế giới vẫn quan hệ tốt với nhau mặc nhiên quần đảo Man-vi-nát vẫn thuộc ANH quản lý .

Vụ tranh chấp này cũng có một số tình tiết có vẻ giống như vụ việc CỜ -RƯM sắp sảy ra .Nga cũng được Mỹ và cộng đồng quốc tế hăm dọa đủ điều - tất cả đang hồi hộp chờ xem diễn tiến mới tại ukarine .

bác nào muốn ngâm cứu về quần đảo Man-vi-nát thì vào đây .

 http://www.bienphong.com.vn/Baobienphong/News/Bao-to-tren-quan-dao-Man-vi-nat/13617.bbp (http://www.bienphong.com.vn/Baobienphong/News/Bao-to-tren-quan-dao-Man-vi-nat/13617.bbp)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Ba, 2014, 03:10:25 pm
Trong bài viết của Michael Osher(МИХАИЛ ОШЕРОВ) đăng trên http://www.iarex.ru/articles/45941.html

 với tựa đề : Ngày mai sẽ là chiến tranh?

" Trong những ngày tới , nếu không phải trong vài giờ tới , sẽ có một cuộc tấn công trên bán đảo Crimea của Ukraine ... "

Một cuộc xung đột rất nhiều khả năng sảy ra trên bán đảo Cremea trước ngày 16/3 , tức là ngày Cremea tiến hành trưng cầu dân ý. Quân đội Ukraina rất có khả năng tiến hành các hoạt động quân sự để ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý  và giữ Crimea cho Ukraine .

Để ngăn chặn chính quyền "bất hợp pháp Crimea", Kiev ném hầu như toàn bộ các đơn vị bọc thép phía tây và trung tâm của Ukraine (trích dẫn): " hai lữ đoàn bọc thép và bốn lữ đoàn cơ giới  với hỗ trợ các đơn vị pháo binh, cũng như lính dù ,  lữ đoàn không quân cường kích và trung đoàn đặc nhiệm. " Tất cả các đơn vị này ngày hôm qua được điều chuyển  bằng đường sắt đến Crimea cùng hàng trăm xe tăng và xe bọc thép khác .....


Trên mặt trận quốc tế:

Mỹ và các đồng minh châu Âu kêu gọi Nga hãy dừng ngay các hành động gửi quân sang Crimea nếu không sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt Moscow về tất cả các mặt.

Trong khi đó, Nga bác bỏ tất cả các lập luận của Mỹ và phương tây, đồng thời không chấp nhận chính phủ mới của Ukraine là hợp pháp. Tất cả những biện pháp của Moscow chỉ duy nhất là nhằm bảo vệ người dân Nga ở bán đảo Crimea (60% dân số ở Crimea là người Nga) tránh khỏi các phong trào phát xít mới từ Kiev.

 Bài báo kết luận:

Trong thực tế,  các mối đe dọa từ Mỹ và EU đối với Nga có tác dụng rất  hạn chế. Về hậu  quả ngoại giao là không đáng kể . Các biện pháp kinh tế Mỹ và EU dự định chống lại Nga sẽ phản tác dụng và quay sang chống lại họ. Nga đã hoàn thành mọi bước cần thiết để bắt đầu bán trái phiếu chính phủ Mỹ - Hoa Kỳ sẽ không có lựa chọn . Về  Quân sự , Mỹ bây giờ không thể làm bất cứ điều gì chống lại Nga.





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Ba, 2014, 03:27:48 pm
Yulia Tymoshenko đe dọa chiến tranh du kích ở Crimea, nếu khu vực này thuộc về Nga. Cựu thủ tướng Ukraine cho biết sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel . Bà ta hứa rằng ở Crimea sẽ là " một điểm nóng thực sự. "


Tymoshenko tham dự trong Đại hội đại biểu Dublin của Đảng Nhân dân châu Âu , có ảnh hưởng nhất trong Liên minh châu Âu .
Tymoshenko kêu gọi đẩy mạnh áp lực lên Nga , miễn là các biện pháp quốc tế không đưa ra "hiệu ứng hữu hình " và nói thêm rằng sẽ có các cuộc đàm phán với Thủ tướng Đức . Bà Tymoshenko cũng  lên tiếng trình bày dự thảo trừng phạt kinh tế chống lại Nga ,theo lời bà ta thì sẽ làm cho Moscow trùn bước.


 http://www.bfm.ru/news/249992


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Ba, 2014, 03:32:09 pm
 Tình hình tại Nga và Ukraina đang nóng lên rồi, đang có sự điều chuyển quân lớn từ quân khu Tây của Nga cũng như các lữ đoàn tăng, pháo tự hành của Ukraine từ hướng Odessa-Khepson tới Cremea.


Các bác theo dõi nhé!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Ba, 2014, 04:14:42 pm
Tình hình tại Nga và Ukraina đang nóng lên rồi, đang có sự điều chuyển quân lớn từ quân khu Tây của Nga cũng như các lữ đoàn tăng, pháo tự hành của Ukraine từ hướng Odessa-Khepson tới Cremea.


Các bác theo dõi nhé!

Tôi phỏng đoán :Nếu không có chiến tranh thì ukraine chỉ mất mỗi khu tự trị crimea thôi .Nhưng nếu động binh đao không chừng sẽ mất luôn một số tỉnh lân cận khác vì loạn lạc ,nhân cơ hội ấy nhiều người sẽ mượn gió bẻ thêm măng . 

còn thế giới ư cùng lắm là sẽ viện trợ cho ukraine về mặt hậu cần như gạo ,nước mắm , súng đạn hoặc giáo mác- của các loại VŨ KHÍ  lạc hậu như CKC hoặc k44 đời cuối . Chứ không dám đổ quân gìn giữ hòa bình vào đây vì họ biết chắc ,có đổ bao nhiêu cũng bị nướng hết . Chỉ có nước Mỹ giàu có là hăng hái chuyện quốc tế thôi ,các nước còn lại lo cho thân mình đã mệt rồi có đâu dám a dua  theo Mỹ để đối đầu với RUSSIA.

Thường thì Những người ở ngoài cuộc thường sáng suốt hơn trong cuộc ,và qua cuộc chính biến này  nhân dân ukraine sẽ đánh giá được tài năng của từng nhân sự thuộc chính phủ lâm thời tại kiev. Ai là người sẽ đứng ra lo cho quốc gia của mình trong thời điểm loạn lạc này có hiệu quả .Công trạng của đảng nào ,cá nhân nào trong đảng sẽ liên quan đến lá phiếu bầu về sau .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Ba, 2014, 07:45:00 pm
Bác Pu điện đàm với EU thế này: Các bác kêu gì thì kêu. Em ôm được Crimea rồi thì đừng mong em bỏ. Các bác buông Ucraina ra, em sẽ trả Crimea về Ucraina, em chỉ ôm mỗi Ucraina thôi. Còn lại em nhường hết các bác. :-\


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: con_ech_gia trong 10 Tháng Ba, 2014, 07:59:42 pm
Trong khi chờ các diễn biến mới tại ukraine và việc trưng cầu dân ý tại Crimea ngày 16-3-2014 sắp tới .

CHÚNG ta được quyền liên tưởng tới vụ tranh chấp quần đảo Man-vi-nát năm 1982 giửa nước AC-HEN-TY-NA và nước ANH . Tuy quần đảo này cách Ác hen ty na có 480 km thôi ,nhưng lại cách nước anh 13 000 km .Vậy nhưng ANH vẫn nói đảo là của mình . 2 bên dàn quân đánh nhau trong 2 tháng trên đảo ,cuối cùng ác hen thua vì yếu tiềm lực quân sự buộc phải bỏ , Hiện quần đảo do Anh kiểm soát . trước khi Anh đưa quân vào đây tham chiến và chiếm giữ cộng đồng quốc tế cũng như Mỹ đã cảnh báo là sẽ trừng phạt ,cô lập nước Anh bằng kinh tế và ngoại giao ,nhưng Anh bất chấp .Thời gian qua đi và cho đến nay ANH -Mỹ và thế giới vẫn quan hệ tốt với nhau mặc nhiên quần đảo Man-vi-nát vẫn thuộc ANH quản lý .

Vụ tranh chấp này cũng có một số tình tiết có vẻ giống như vụ việc CỜ -RƯM sắp sảy ra .Nga cũng được Mỹ và cộng đồng quốc tế hăm dọa đủ điều - tất cả đang hồi hộp chờ xem diễn tiến mới tại ukarine .

bác nào muốn ngâm cứu về quần đảo Man-vi-nát thì vào đây .

 http://www.bienphong.com.vn/Baobienphong/News/Bao-to-tren-quan-dao-Man-vi-nat/13617.bbp (http://www.bienphong.com.vn/Baobienphong/News/Bao-to-tren-quan-dao-Man-vi-nat/13617.bbp)

Vụ quần đảo Manvinas thì Mỹ, Pháp nó ủng hộ Anh hết mực, làm gì có chuyện đòi trừng phạt hả bác?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 10 Tháng Ba, 2014, 08:50:23 pm
  ??? -Các bác giải trí / ĐỈNH ĐIỂM SỢ HÃI / nguồn; http://phim.clip.vn/watch/The-Sum-of-All-Fear-2002-P1-4,OAqb/17296


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Ba, 2014, 08:56:38 pm

Vụ quần đảo Manvinas thì Mỹ, Pháp nó ủng hộ Anh hết mực, làm gì có chuyện đòi trừng phạt hả bác?

Lâu quá tôi không dám chắc chắn ,nhưng có tài lệu này về man-vi-nát rất hay- toàn là máu xương của quân nhân 2 phía bỏ ra rất là nhiều .

http://citinews.net/the-gioi/tranh-chap-quan-dao-man-vi-nat-ZRCW3LI/ (http://citinews.net/the-gioi/tranh-chap-quan-dao-man-vi-nat-ZRCW3LI/)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 10 Tháng Ba, 2014, 09:05:25 pm
Có tin cũ của Nga về ukraine từ ngày 3-3-2014 ,tuy cũ nhưng có vẻ rất giá trị  .

(http://images.danviet.vn/Images/Uploaded/Share/2014/03/04/tong-thong-Nga.jpg)



http://citinews.net/the-gioi/quan-doi-nga-sap-co-hanh-dong-khien-ukraine--phuong-tay--choang-vang---6DKTAHQ/ (http://citinews.net/the-gioi/quan-doi-nga-sap-co-hanh-dong-khien-ukraine--phuong-tay--choang-vang---6DKTAHQ/)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Ba, 2014, 09:15:32 pm
Lâu quá tôi không dám chắc chắn ,nhưng có tài liệu này về man-vi-nát rất hay- toàn là máu xương của quân nhân 2 phía bỏ ra rất là nhiều .

 "Oánh" nhau thì chỉ chết con nhà dân thường, ngoài nhóm "chết" này ra thì chẳng có ông "Tây" nào chết cả. Đâu cũng vậy cả bác ợ. ;D

 Anh-Mỹ-Pháp họ là một khối, dù đúng dù sai họ bênh nhau chằm chặp. Đố các bác tìm thấy được chuyện 3 nước này lên án nhau điều gì từ xưa tới nay. Chẳng như khối XHCN cũ, TQ-LX, TQ-VN vẫn "táng" nhau ầm ầm. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Ba, 2014, 10:26:58 pm
Điều kiện của IMF đối với U, theo ông Kaplin thành viên đảng UDAR cho biết:
http://lb.ua/news/2014/03/10/258816_kaplin_nazval_10_trebovaniy_mvf.html

1. Tăng tuổi về hưu - hai tuổi đối với nam, ba - đối với phụ nữ. Loại bỏ quyền nghỉ hưu sớm và nguyên tắc xét một năm thành hai tại các xí nghiệp độc hại.
2. Loại bỏ chế độ trợ cấp hưu trí đặc biệt, được phân bổ cho các nhà khoa học, các quan chức chính phủ, các nhà quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế lương hưu cho người lao động.
3. Tăng giá khí đốt với các doanh nghiệp đô thị thêm 50 %, tăng gấp đôi cho người tiêu dùng cá nhân. Tăng giá điện 40%. Xác định lại giá nhà ở công cộng và dịch vụ công cộng. Cho phép tăng giá phù hợp mức tăng giá gaz. Tăng thuế tiêu thụ xăng lên 60 euro.
4. Hủy bỏ các ưu đãi và tăng thuế vận tải 50%. Không tăng lương tối thiểu, cân bằng tình trạng các vấn đề xã hội bằng các khoản trợ cấp có điểm.
5 . Tư nhân hóa tất cả các hầm mỏ và bãi bỏ tất cả các khoản trợ cấp. Bãi bỏ ưu đãi cho các xí nghiệp nhà ở và dịch vụ, các xí nghiệp vận tải và những dịch vụ khác. Hủy trợ giúp của nhà nước khi sinh con, hủy chế độ nuôi ăn và sách giáo khoa miễn phí.
6 . Hạn chế việc thực hành đánh thuế đơn giản hóa. Bãi bỏ miễn trừ thuế GTGT ở nông thôn. Bắt buộc các hiệu thuốc và dược sĩ nộp thuế GTGT.
7 . Bỏ lệnh cấm bán đất nông nghiệp. Hủy bỏ trợ cấp cho các nhà sản xuất thịt heo và thịt gà.
8 . Giảm số Bộ xuống 14. Chỉ để lại một phó thủ tướng. Hủy bỏ chức vụ Bộ trưởng Nội các. Loại bỏ sáu Bộ. Tất cả các cơ quan nhà nước trực thuộc các Bộ. Cơ quan quản lý thuế, Hải quan, Quỹ tài sản Quốc gia cần phải nhập vào Bộ Tài chính.
9 . Hạn chế trả lương quá mức cho các quan chức.
10 . Trợ cấp thất nghiệp chỉ được tính sau ít nhất sáu tháng làm việc. Trả viện phí ở mức 70 % tiền lương, nhưng không thấp hơn mức sinh hoạt phí tối thiểu. Trả viện phí chỉ bắt đầu từ ngày đau ốm thứ ba trở đi.

Thủ tướng tạm thời Yatsenyuk hứa sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, đó là điều kiện cần để mở hạn mức tín dụng mới. Ukraine muốn có từ IMF ít nhất $ 15 tỷ.

Còn đây là một bài khác trên báo Doanh nhân SG

http://www.doanhnhansaigon.vn/online/quoc-te/su-kien/2014/03/1080047/bon-thach-thuc-cua-ukraine/


....................

Khi Liên Xô tan rã, Ukraina tuyên bố độc lập vào tháng 8/1991, sau đó nền kinh tế gánh chịu một cuộc khủng hoảng mất 10 năm, mãi cho đến năm 2000 mới ổn định và tăng trưởng khả quan 7%/năm. Nhưng tám năm sau do hiệu ứng khủng hoảng toàn cầu, kinh tế Ukraina lại suy giảm với tỷ lệ thất nghiệp hơn 8%.

Qua năm 2010, kinh tế đang có chiều hướng phục hồi với đà tăng trưởng 4% thì khủng hoảng chính trị xuất hiện và Ukraina không thể cải cách cơ chế kinh tế nên đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối năm 2013.

Chính nguy cơ đó dẫn đến tình trạng biến động ở nước này từ ngày 21/11/2013 cho tới ngày tổng thống Yanukovych bị Quốc hội bãi nhiệm, sau các cuộc đàn áp biểu tình khiến hơn 90 người thiệt mạng.

Từ những năm đầu độc lập, mỗi khi Ukraina gặp khó khăn về kinh tế, như trong các năm 1998, 2008, 2010 hay 2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đưa ra dự án hỗ trợ tài chính với điều kiện nước này phải cải cách cơ chế kinh tế. Nhưng các dự án đều bị gián đoạn hoặc ngưng trệ vì các chính quyền nối tiếp đều không tuân thủ điều kiện của IMF.

Với giới lãnh đạo Ukraina, IMF đòi hỏi họ "làm một cuộc giải phẫu đau đớn mà không có thuốc gây mê", trong khi đó nước Nga của ông Putin lại viện trợ cho họ như người cung cấp thuốc phiện.


EU cũng chưa chính thức xác nhận sẽ ký Hiệp ước Liên kết chính trị với U (giai đoạn 1 của một quá trình 2 giai đoạn) vào thời điểm nào dù trước đó có tin là sẽ ký sớm vào quãng 17 - 21 tháng này. “Chúng tôi sẵn sàng ký, khi có đủ điều kiện”, - Đại diện Ủy ban châu Âu Pia Arenkiode Hansen cho biết như vậy tại Brussels ngày 10 tháng 3.

Phản ứng của TQ:
http://vov.vn/The-gioi/Chu-tich-Trung-Quoc-phan-doi-My-trung-phat-Nga/314589.vov


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2014, 12:03:59 am
Ukraina có thể yêu cầu Nga dẫn độ Yanukovych thông qua Tòa án Hague.


Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Pavel Petrenko công bố trong cuộc phỏng vấn của LB.ua. Ukraina có thể yêu cầu Nga dẫn độ Yanukovych thông qua Tòa án Hague .

Trên thực tế, Nga không tham gia điều ước Rome ( các điều ước quốc tế đã tạo ra Tòa án Hình sự Quốc tế Hague ) .

Nhưng theo lập luận của Pavel Petrenko , tuy Nga không ký kết điều ước Rome, nhưng Nga là một nước lớn tham gia nhiều điều ước quốc tế . Giữa Ukraine và Nga đã ký một thỏa thuận về hợp tác trong các vụ án dân sự và hình sự, điều  này buộc phía Nga phải có trách nhiệm. Nhất là tội phạm mà Nga đang chứa chấp là công dân Ukraine.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 11 Tháng Ba, 2014, 12:31:12 am
Tình hình tại Nga và Ukraina đang nóng lên rồi, đang có sự điều chuyển quân lớn từ quân khu Tây của Nga cũng như các lữ đoàn tăng, pháo tự hành của Ukraine từ hướng Odessa-Khepson tới Cremea.


Các bác theo dõi nhé!

Tình hình quân sự liên quan đến Ukr quả có nóng. Lại thêm tàu chiến Nga, Mỹ đua nhau tập trận ngoài biển. Song dường như các bên cũng ý thức được mức độ nguy hiểm, nên giải pháp ngoại giao diễn ra dồn dập.

Ngày 8/3. Lần đầu tiên Nga tiếp xúc với chính quyền Kiev thông qua đai sứ Ukr tại Moscou.
Ngày 9/3, nguyên thủ 2 nước Đức-Nga có cuộc điện đàm quan trọng.
Ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nước này sẽ gửi tới Mỹ một loạt đề xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine.

Phát biểu trong cuộc gặp ông Putin, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Cùng với Hội đồng An ninh Liên bang Nga, chúng tôi đã chuẩn bị các đề nghị thay thế. Chúng nhằm giải quyết tình hình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tính tới lợi ích của toàn bộ nhân dân Ukraine mà không có ngoại lệ."

Tuy chưa rõ ràng, không biết Nga “thay thế” cái gì?. Nhưng tôi đồ rằng khủng hoảng sớm chấm dứt. Nga và Ukr mỗi bên đều có cái được, cái mất (biết làm sao được, cái gì chả có giá của nó). Nhưng quan trọng hơn, 2 người anh em năm xưa, dù có phải chia tay nhau cũng đều…vui vẻ cả. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2014, 02:08:54 am
Tin tức mới nhất từ Ukraina - 10 Tháng Ba 2014 :

 Khodorkovsky trên quảng trường Độc lập " Ở đây không có nhiều phát xít  hơn các đường phố của Moscow hay St Petersburg ".

Mikhail Khodorkovsky đã đến Kiev, nơi ông dừng lại tại "những nơi quan trọng". Chiều mai chủ sở hữu cũ của Yukos có bài thuyết giảng " Các quyền và tự do " trong hội trường của Hội đồng học thuật - trường đại học kỹ thuật quốc gia của Ukraine , và hôm nay ông ta  có bài phát biểu ngắn  trên Quảng trường Độc lập .

"Vinh danh dân chủ Ukraine mới ! Hôm qua tôi đã có 1 đêm với bạn bè người Ukraine trên quảng trường Độc lập , chúng tôi đã nói chuyện với rất nhiều người dân ở đây . Truyền thông Nga thường hay lừa dối dư luận: Ở đây không có phát xít hay đảng viên Đức quốc xã. Chính xác hơn, bọn họ không có nhiều  hơn ở các đường phố  Moscow hay St Petersburg . Đây là những chàng trai tuyệt vời : Người Nga , Ukraine , Crimean hay Tatars , họ là những người đồng niên của tôi - binh sĩ Afghanistan . Hỡi những người đáng yêu, người bảo vệ tự do, cầu chúc cho các bạn luôn thành công, mọi điều tốt lành đến với các bạn!

Mọi người đã kể và chỉ cho tôi thấy ở đây đã làm lên sức mạnh , mà sức mạnh buộc Nga phải đồng ý và công nhận. Hơn một trăm người chết, hơn ba hoặc năm ngàn người bị thương. Tôi đã nhìn thấy tấm gỗ dán làm tấm chắn, mà đứng ở đây chống lại đạn bắn ra từ súng tự động - Ôi! tôi muốn khóc, thật khủng khiếp!

Tôi muốn các bạn biết , có rất nhiều người Nga khác nhau, có những người , xem thường những sự bắt bớ , mặc dù thực tế rằng họ sẽ phải chịu nhiều năm trong nhà tù . Có những người huy sinh tự do cá nhân cho tình hữu nghị giữa nhân dân Ukraina và Nga .

Tôi tin rằng Nga và Ukraine có mộtt con đường phát triển chung tại châu âu . Chúc các bạn may mắn. Chúc các bạn thành công-Chúa ở cùng các bạn!



Lời bình : Thằng cha này chứng nào tật ấy, lũng đoạn bậc nhất và tham vọng bậc thày!


nguồn: http://golosislama.ru/news.php?id=22488


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 11 Tháng Ba, 2014, 08:13:18 am
Ukraina có thể yêu cầu Nga dẫn độ Yanukovych thông qua Tòa án Hague.


Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Pavel Petrenko công bố trong cuộc phỏng vấn của LB.ua. Ukraina có thể yêu cầu Nga dẫn độ Yanukovych thông qua Tòa án Hague .

Trên thực tế, Nga không tham gia điều ước Rome ( các điều ước quốc tế đã tạo ra Tòa án Hình sự Quốc tế Hague ) .

Nhưng theo lập luận của Pavel Petrenko , tuy Nga không ký kết điều ước Rome, nhưng Nga là một nước lớn tham gia nhiều điều ước quốc tế . Giữa Ukraine và Nga đã ký một thỏa thuận về hợp tác trong các vụ án dân sự và hình sự, điều  này buộc phía Nga phải có trách nhiệm. Nhất là tội phạm mà Nga đang chứa chấp là công dân Ukraine.
Nga không công nhận chính quyền mới ở Ukraine ...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2014, 11:50:59 am
Châu âu đã đề nghị Nga và Mỹ trực tiếp tìm kiếm hướng giải quyết cho tình hình ở Ukraina.

Ông Lavrov( Bộ trưởng NG G) cho biết, Nga đã chuẩn bị các đề xuất với phía Hoa Kỳ về giải quyết tình hình ở Ukraina, có căn cứ tình trạng khủng hoảng sâu sắc tại nước này.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Ba, 2014, 01:23:28 pm
http://www.usatoday.com/story/news/world/2014/03/10/ukraine-nuclear/6250815/

(http://www.gannett-cdn.com/-mm-/6e7ce340282d34611739b36e51758eb8eb6bbefe/r=x171&c=299x168/http/videos.usatoday.net/Brightcove2/29906170001/2014/03/29906170001_3323157963001_vs-531dd745e4b05ea6c5299dda-782203293001.jpg)

Một thành viên nghị viện U - Pavlo Rizanenko, nói với pv tờ USA today đại để rằng, Kiev có thể phải tự mình trang bị cho mình VKHN nếu Mỹ và các thế lực quốc tế khác từ chối ép Nga rút khỏi Crimea. Ông nghị này là thành viên đảng UDAR (Cú Đấm) của cựu vô địch quyền Anh thế giới Vitaly Klitchko. Ông nghị trên viện dẫn hiệp ước do các bên Mỹ-Nga-Anh-U ký theo đó U thoái kho VKHN, đổi lại 4 nước trên sẽ đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho U (the "Budapest Memorandum on Security Assurances" 1994). 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Ba, 2014, 02:53:23 pm
http://lb.ua/news/2014/03/10/258846_rossiyskie_desantniki_prinuzhdayut.html

Tám xe KAMAZ không phù hiệu chở khoảng 120 lính dù Nga chiều 10 tháng 3 đã áp sát hàng rào một đại đội radar độc lập thuộc một đơn vị KQ Ukraina đóng ở Crimea tại mũi Tarkhankut, họ yêu cầu quân Ukraina hạ vũ khí. Đại đội trưởng đại đội radar Ukraina chưa chấp nhận nhưng một cuộc trao đổi đang diễn ra, theo lời chỉ huy phó đơn vị trung tá Vitaly Onitsenko. Trước đó một bộ phận tiểu đoàn ô tô tại Bakhsitsarai của quân đội Ukraina đã theo viên tiểu đoàn trưởng-đào ngũ chạy sang phía chính quyền Crimea thân Nga.     


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2014, 03:32:18 pm
Ông Yanukovych tổ chức cuộc họp báo hôm nay vào lúc 13 giờ theo giờ Moskva!


Ông Yanukovych sẽ thực hiện cuộc họp báo tại hội trường trung tâm triển lãm ở Rostov-na-Donu.

Các đại diện các hãng truyền thông Nga, Ukraine và quốc tế đã được mời dự.

Đây là cuộc họp báo do những người thân cận với Tổng thống Ukraina chuẩn bị .


Các bác theo dõi nhé!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2014, 03:53:40 pm
Ukraine đề xuất cấm các nước không tham gia công ước châu âu bị cấm truyền hình tại Ukraine. Nếu đề xuất này được thực hiện là vi phạm nghiêm trọng đến tự do ngôn luận.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2014, 05:01:01 pm
Lực lượng vũ trang Ukraina được đặt trong tình trạng sẵn sàng, nhưng tình hình rất phức tạp ,  Bộ trưởng Quốc phòng Igor Tenyukh phát biểu .

"Chúng tôi đặt toàn bộ lực lượng vũ trang trong tình trạng sẵn sàng, toàn bộ quân khu đông và nam đã trải qua các khoa mục huấn luyện theo kế hoạch, nhưng kết quả là đáng thất vọng . " - Ông Tenyukh phát biểu tại Quốc hội vào ngày thứ Ba tại Kiev.

Theo Tenyukh , tổng số Lục quân của Ukraina - 41.000, trong số này cần có  20.000 quân trực chiến, nhưng trong thực tế trạng thái sẵn sàng chỉ có 6000 quân .
Ông lưu ý rằng tình hình là vô cùng phức tạp , và chính phủ , cũng như Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng đang làm mọi thứ có thể để giải quyết vấn đề này.

Tenyukh nói rằng đó là việc khẩn thiết và được tiến hành càng sớm càng tốt " Cần phải có lực lượng lục quân trong trạng thái sẵn sàng cao nhất, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại phía đông và phía nam. "

Trước đó,  Tổng thống tạm quyền Alexander Turchinov nói rằng Ukraina nên tuyên bố huy động một phần của Lực lượng Cảnh sát Quốc gia.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Ba, 2014, 06:28:18 pm
http://lb.ua/news/2014/03/11/258896_parlament_krima_prinyal_deklaratsiyu.html

(http://i.lb.ua/056/35/531edd643aedd.jpeg)

Nghị viện Crimea và Hội đồng thành phố Sevastopol tuyên bố về sự độc lập khỏi Ukraina của CH tự trị Crimea và thành phố Sevastopol.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2014, 10:29:45 pm
Hôm nay Nga tiến hành diễn tập đổ bộ đường không lớn nhất trong vòng 20 năm qua, với 3500 lính dù ( tổng số người tham ra diễn tập là 4000 người) do đích thân đại tướng Vladimir Shamanov tư lệnh trưởng binh chủng dù chỉ huy.

Hôm qua Ombama đã gọi điện cho Tập Cận Bình và nhận được câu trả lời : "...Trong vấn đề Ukraina, phía Trung Quốc giữ quan điểm khách quan và công bằng.....các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Matxcơva là không thể chấp nhận..."


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Ba, 2014, 10:49:40 pm
http://lb.ua/news/2014/03/11/258974_mide_rossii_priznali_legitimnost.html (http://lb.ua/news/2014/03/11/258974_mide_rossii_priznali_legitimnost.html)

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tuyên bố độc lập của QH Crimea hoàn toàn hợp pháp (МИД России считает решение парламента Крыма абсолютно правомерным). 

Trong khi đó có báo điện tử VN nhanh nhẩu đưa tin là: Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tuyên bố độc lập của QH Crimea "hoàn toàn phi pháp".  :-\

http://www.vietnamplus.vn/nga-tuyen-bo-doc-lap-cua-crimea-hoan-toan-phi-phap/248177.vnp


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Ba, 2014, 11:16:14 pm
Chính quyền CH tự trị Crimea còn dự định quốc hữu hóa hạm đội Ukraina đang đóng ở quân tại đây và các tài sản khác của Ukraina trên lãnh thổ lãnh hải Crimea. Thế thì anh U còn gì mà đi biển, hết đồ để mà thông thương hàng hải, thằng bé cậy có bố làm to bắt nạt thắng lớn hơi quá đáng.  :-\


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 12 Tháng Ba, 2014, 01:50:49 am

Trước khi ngồi vào bàn thương lượng, ai cũng tranh thủ kiếm chút vốn dắt lưng để mặc cả, bác ạ!. ;D

Ukr cũng chả vừa. Không những đòi dẫn độ tổng thống bị phế truất về Ukr để hầu tòa, họ còn dọa kiện gấu Nga ra tòa án Quốc tế nữa kia.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/chinh-quyen-lam-thoi-ukraine-doa-kien-nga-len-toa-quoc-te/247984.vnp

Tổng thống tạm quyền Ukr Turchynov ngày 11/3 tuyên bố nước này sẽ thành lập một Lực lượng Vệ quốc mới từ các cựu chiến binh để đối phó với âm mưu của Nga nhằm thôn tính khu vực Crimea.

Ukr hy vọng ký được thỏa thuận chính trị với EU vào 21-3 tới.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Ba, 2014, 09:32:52 am
Ucraina muốn đẩy Cờ rưm về hẳn cho Nga hay sao mà mạnh mồm thế?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 12 Tháng Ba, 2014, 09:56:32 am
   Em xin phép cop một số bài phân tích, nghe rất hay, đúng sai thì chưa biết, vì chưa ngã ngũ. Gần như một bài báo của một thành viên bên diễn đàn nước Nga, ở bên này chắc bác longtrec cùng đại bàng đen, là người đang sinh sống bên Nga, chắc cũng hay vào diễn đàn đó giao lưu với các du học sinh, công nhân lao đọng xuất khẩu một thời bên đó. Định chỉ đưa nguồn cho đỡ tốn tài nguyên nhưng biết nhiều bác lười chạy theo đường link, nên chơi nguyên bản sang luôn, gọi là tham khảo !



10-03-2014
Ukraina bởi vì... và tại sao?
Phạm Huy Hoàng

Cách đây gần 11 năm ( từ cuối tháng 11.2004 đến tháng 01.2005 ) , liên minh V. Yushenko – Yu. Tymoshenko đã tổ chức cuộc “cách mạng” Cam thành công tại Ucraina .

Trước khi cuộc “cách mạng” Cam năm 2004 nổ ra , nền kinh tế Ucraina thời Yanukovich làm Thủ tướng ( 2002-2004 ) tăng trưởng khá ngoạn mục 7-7,5%/năm ( cao nhất trong số các nước SNG ) , lạm phát ở mức thấp . Dù có nền tảng kinh tế tạo đà tốt , nhưng vì không có mục tiêu chiến lược chung và không thể dung hòa được quyền lợi giữa hai chính Đảng ( Bloc Tymoshenko và Nước Ucraina của chúng ta ) , giữa Tổng thống Yushenko và Thủ tướng Timoshenko ngày càng xa dời nhau , tiếng nói chung ngày càng ít dần . Tham vọng đưa Ucraina xích lại gần EU đã gặp phải sự phản đối của 1 bộ phận rất lớn ở trong nước và sự lạnh nhạt của nước Nga láng giềng . Kinh tế Ucraina dần đi vào suy thoái , trì trệ . Những liên minh lỏng lẻo nhất thời giữa các chính đảng cũng chỉ đem đến kết quả trong ngắn hạn . Những kỳ vọng vào cuộc “cách mạng” Cam dần lụi tàn . Bất ổn , đấu đá lại bùng phát

Nhờ biết “đâm bị thóc , chọc bị gạo” , vào những thời điểm ganh đua quyết định , Đảng Các khu vực của Yanukovich đã lôi kéo được các Đảng phái khác ngả về phe mình để lấy phiếu bầu và cuối cùng V. Yanukovich cũng đắc cử Tổng thống ( lần này thì Yanukovich lại hơn đối thủ đứng thứ 2 – Tymoshenko 3,48 % phiếu bầu ) và chính thức nhậm chức từ ngày 25.02.2010. Nga , Mỹ , Đức , Pháp , Ba lan , Gruzia , các nước Baltic và Tổng thư ký NATO là những người đầu tiên nhất thừa nhận và chúc mừng Yanukovich .

Tại cuộc họp báo ngày hôm 04.03 , Tổng thống Nga – V.Putin đã nêu câu hỏi : “ Qua 4 đời Tổng thống , đầu tiên là L.Kravchuk , tiếp theo là L.Kuchma , rồi V.Yushenko và cuối cùng là V. Yanukovich tại sao 1 người dân bình thường Ucraina suốt 22 năm qua luôn phải chứng kiến sự hỗn loạn và hứng chịu sự bất ổn như đã và đang xảy ra ở đất nước này ? Hàng chục năm qua mỗi khi bất ổn xảy ra các phe nhóm biểu tình , phản đối luôn đều có chung 1 đòi hỏi là phải thay đổi căn bản . Thay đổi căn bản thì không thấy , chỉ thấy kẻ bịp bợm cũ ra đi để thay vào đó bằng 1 kẻ bịp bợm mới !” .

Câu trả lời ngắn , gọn và không gì chính xác hơn là nhận định của cựu Đại sứ Mỹ tại Liên xô từ năm 1987-1991 – Jack Matlock : “… suốt 22 năm , kể từ khi Ucraina tuyên bố độc lập đến nay , đất nước này chưa thể tìm ra được 1 thủ lĩnh đích thực cho mình . Người có đủ khả năng quy tụ mỗi công dân của đất nước để tạo nên 1 dân tộc thống nhất . Cho đến thời điểm này Ucraina mới là 1 Quốc gia chứ chưa phải là 1 dân tộc ! ” .


Nhà nước Nga cổ đã tồn tại với cái tên Kievxkaya Rus từ thế kỷ thứ IX . Phần lớn diện tích của Ucraina hiện nay nằm trong lãnh thổ này với Kinh đô là Kiev. Ngay cả cái tên Ucraina cũng chỉ xuất hiện vào năm 1187 trong biên niên sử Ypatyevxki của Nga , với nghĩa của từ này là 1 vùng đất ( khu vực ) nằm ở rìa biên giới . Qua những biến thiên của lịch sử , tùy từng thời kỳ mà lãnh thổ ngày nay của Ucraina bị chia cắt và chiếm lĩnh , cát cứ của các quốc gia mà chủ yếu là Nga , Ba lan và Latvia . Mặc dù sự tranh giành đã tạo ra những thay đổi ở những thời điểm lịch sử nhất định , nhưng cả ngàn năm qua ( cho đến trước khi Liên xô ra đời ) phần lớn lãnh thổ của Ucraina hiện nay đều thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Nga.


Cuộc chiến tranh Nga – Thổ nhĩ kỳ bắt đầu từ 1768 và kết thúc năm 1774 được ghi nhận bằng sự ra đời của nhà nước Crym độc lập . Tuy nhiên sau 9 năm tồn tại , năm 1783 vùng Crym lại thuộc về đế quốc Nga dưới sự trị vì của Nữ hoàng Ekaterina II . Cũng bắt đầu từ đây , vùng đất phía đông và nam của Ucraina ( trong đó có cả khu vực thủ đô Kiev ) vốn là vùng đất nông nghiệp đã phát triển và thành vùng sản xuất công nghiệp của Nga .

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , cái tên Ucraina đã bắt đầu được định hình gắn với phần lớn lãnh thổ của Ucraina hiện nay. Cách mạng vô sản nổ ra , những người Bolsevich Ucraina tập hợp thành 1 lực lượng và tổ chức ra bộ máy lập pháp cũng với tên gọi Rada . Tuy nhiên lúc đó phần đất phía Tây của Ucraina ngày nay vẫn bị quân Hung-Áo và cả Đức , Rumania chiếm đóng . Năm 1920 quân Ba lan tràn vào xâm chiếm vùng phụ cận với nước này . Phải nhờ liên minh với những người Bolsevich Nga , quân Ba lan mới bị đẩy lui .

Ngày 30.12.1922 cùng với Nga , Belorussia và nước cộng hòa ngoại Kavkaz , Ucraina đồng ý gia nhập và xây dựng nhà nước Liên xô chung .

Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra , phát xít Đức tấn công Liên xô . Cùng với Belorussia , Ucraina là điểm nóng và khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống trả quân xâm lược . Ucraina là lá chắn và làm hao mòn sức lực quân đội Đức trước khi chúng tiến về Matxcơva .

Năm 1954 , trong 1 lần về thăm Crym , Tổng bí thư Đảng CS Liên xô - N.Khrushyev không hiểu do hứng chí hay do nặng nghĩa với quê nhà ( Khrushyev sinh ra ở Nga nhưng từ bé đến lúc trưởng thành đều ở Ucraina ) đã đề xuất trao vùng tự trị Crym ( trong đó có cả Sevastopol ) cho Ucraina . Chỉ trong vòng chục ngày việc này đã được tiến hành rất nhanh , ngày 25.01.1954 dự thảo quyết định mới được thông qua thì đến ngày 05.02.1954 quyết định chuyển giao Crym từ Nga sang cho Ucraina đã được Chủ tịch Xô viết tối cao Khrushyev ký . Cả 1 vùng rộng lớn với đa số là người dân tộc Nga từng ở đây cả trăm năm mà nay đã bị Matxcơva quyết định số phận 1 cách chóng vánh . Việc trưng cầu dân ý cho việc này không hề được đếm xỉa và đả động gì .Và trên thực tế , từ thời điểm chuyển giao cho Ucraina đến khi Liên xô tan rã , mọi vấn đề về Crym đều do Matxcơva quyết định

Từ những cứ liệu lịch sử đã nêu ở trên , có thể thấy trải qua cả ngàn năm dân tộc Ucraina hình thành và phát triển luôn có sự giao thoa với cộng đồng các dân tộc láng giềng , nhất là với cộng đồng dân tộc Nga cổ Xlavơ . Ngay cả hiện nay , khi mà Liên xô đã sụp đổ từ lâu , khi mà 1 bộ phận không nhỏ người dân Ucraina đang quay lưng lại với quá khứ và kỳ thị với những người nói tiếng Nga thì họ cũng khó mà chứng minh được rành rẽ rằng trong huyết quản của họ hoàn toàn không có 1 phần hơi ấm của dòng máu Nga !

Từ khi Ucraina tuyên bố độc lập ( năm 1991 ) đến nay , tại đất nước này ( và thậm chí cả ở ngay trong nước Nga ) đôi khi , đôi lúc xuất hiện trào lưu dị ứng với quá khứ . Có không ít người cho rằng chính vì sự tồn tại của Liên xô mà tiếng Ucraina không được sử dụng và bị quên lãng . Tuy nhiên năm 2011 , các chuyên gia từ Gallup, Inc. ( Hoa kỳ ) tiến hành khảo sát điều tra , khi được hỏi thì có đến 83% người dân Ucraina trả lời bằng tiếng Nga ( chứ không phải là tiếng Ucraina hay ngôn ngữ khác ) . Điều đó có nghĩa ( theo các chuyên gia ) 83% dân Ucraina vẫn thường tư duy bằng tiếng Nga . Ngay cả Taras Shevchenko – người vẫn được coi là nhà văn , nhà thơ và họa sỹ của Ucraina , khi làm thơ ông chủ yếu viết bằng tiếng Ucraina còn khi viết văn thì lại bằng tiếng Nga. Khó mà biết khi tư duy , T.Shevchenko suy nghĩ bằng ngôn ngữ nào ? Còn theo số liệu thống kê chính thức , hiện nay giao tiếp trong các gia đình ở Ucraina có khoảng 43-45% sử dụng tiếng Nga .





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 12 Tháng Ba, 2014, 09:57:24 am
(Tiếp bài viết trên)

Vậy tại sao vài chục năm gần đây Ucraina luôn có xu hướng dị ứng và muốn quay lưng lại với nước Nga ?

Về khách quan có thể lý giải như sau :

Từ sau khi Liên xô tan rã , mọi “tội vạ” thời kỳ Xô viêt để lại dường như đổ hết lên đầu nước Nga , những hậu quả do khiếm khuyết của hệ thống chính trị gây nên lại bị quy kết đó là do bản tính người Nga hoặc của lãnh đạo Nga là vậy! Hơn nữa những hơi hướng của chủ nghĩa sô vanh vẫn còn đọng lại trong tư duy của giới chức Nga . Họ vẫn còn quen với nếp nghĩ của người anh Cả thời còn phe XHCN . Thêm vào đó , nước Nga quả thực vẫn đang và sẽ còn là “cái mỏ” để dân mấy nước nghèo hơn ( nhất là những nước trong khối SNG ) đến “đào”.

Nước Nga có quá nhiều thứ để mà có thể “kiêu” với láng giềng và thế giới . LB Nga là 1 cường quốc . Đó là sự thật . Nhất là trong lĩnh vực quân sự , có thể sánh ngang ngửa với Hoa kỳ .
Các cường quốc luôn muốn thể hiện vị thế của mình trên “võ đài” quốc tế . Sự phân chia và tranh giành ảnh hưởng các khu vực trên thế giới dù khi âm thầm , lúc công khai thì vẫn luôn diễn ra .

Sự tồn tại và vững mạnh của Liên xô luôn là “cái gai” trong nhãn quan của 1 số nước ( trong đó có Hoa kỳ ) . Và dĩ nhiên sự sụp đổ của Liên bang Xô viêt cũng làm cho 1 số người nuối tiếc và hoài niệm .

Những chuẩn mực của xã hội dân sự ở Hoa kỳ và các nước phương Tây là những chuẩn mực của thế giới văn minh . Điều đó không có gì phải bàn cãi và ngụy biện .

Khi Hoa kỳ muốn đặt chân và kiểm soát 1 vùng lãnh thổ nào đó trên thế giới , lý do được đưa ra bao giờ cũng là đem lại tự do , dân chủ cho dân chúng ở khu vực đó . Trên thực tế không hẳn như họ vẫn rêu rao . Chính trị là những thủ đoạn để giành và đạt được quyền lực cho mình . Iraq với Saddam Hussein là 1 minh chứng . Lấy lý do loại trừ vũ khí giết người hàng loạt mà Saddam Husein đang có , Mỹ chủ xướng và lôi kéo các đồng minh vào cuộc tấn công Iraq . Ngay cả sau khi Saddam đã bị treo cổ , vũ khí giết người hàng loạt ở Iraq vẫn không được Mỹ công bố vì không tìm thấy !

Việc cơ quan an ninh Hoa kỳ nghe lén điện thoại của nguyên thủ các nước đồng minh thực chất cũng chính là vì quyền lợi của nước Mỹ .

Không và sẽ không bao giờ có thế giới đại đồng - mọi người đều bình đẳng và quyền lợi dân tộc bị triệt tiêu , như những người cộng sản luôn mơ tưởng và khẳng định . Con người là 1 thực thể của 2 mặt tốt xấu đúng như thuyết Âm – Dương .

Nguyên nhân nội tại trong lòng quốc gia Ucraina là :

Lịch sử , sự pha trộn đã tạo nên tính cách hơi khó lý giải về dân tộc và con người Ucraina . Trải qua 4 đời Tổng thống : Kravchuk , Kuchma , Yushenko rồi Yanukovich , không ai để lại dấu ấn nào xứng với cái danh mà mình đã mang . Dấu ấn chung trong 22 năm qua của 4 nhiệm kỳ Tổng thống đó là sự chia rẽ và tranh giành quyền lực . Đúng như J.Matlock đã nhận định : Ucraina chưa có 1 dân tộc đúng nghĩa .

Trên thế giới chắc không có mối quan hệ nào tương tự như của Nga với Ucraina và Belorussia . Các cơ quan điều tra và thống kê chắc cũng khó có thể có con số chính xác về mối quan hệ gia đình , huyết thống đan chéo trong 3 quốc gia này . Trong lúc ở Ucraina xảy ra những biến cố , rất nhiều người ở Nga và Belorussia nín thở và mất ăn mất ngủ lo cho số phận người thân của mình , những người đang định cư tại đó.

Thật trớ trêu , tại Ucraina lại đang tồn tại và lan tràn làn sóng bài Nga , bài ngôn ngữ Nga . Ngay sau khi “cướp” được chính quyền , nhóm Maidan đã chủ trương đề cao ngôn ngữ Ucraina và loại bỏ tính chính danh của tiếng Nga . Chỉ khi vấp phải làn sóng chỉ trích ngay cả từ phương Tây , Tổng thống tạm quyền kiêm Chủ tịch Rada – Turchinov mới rút lại chủ trương này . Cùng với đó nhóm quá khích dân tộc chủ nghĩa mà tiên phong trong việc này là phong trào “Pravyi Sektor” ( tạm dịch là Cánh tả ) trực tiếp tiến hành gây hấn với những ai nói tiếng Nga . Hai trong số các nhân vật quan trọng nhất của “Pravyi Sektor” là Dmitri Yarosh và Alexandr Muzychko đều đang bị cơ quan điều tra LB Nga phát lệnh truy nã toàn cầu . Yarosh ( thủ lĩnh của “ Pravyi Sektor” ) mới đây viết lên trang cá nhân Vkontakte kêu gọi trùm khủng bố người Chechnya – Doka Umarov giúp đỡ để chống lại nước Nga , còn chính A.Muzychko thì năm 1994 trực tiếp tham gia trong đội quân của nhóm khủng bố Chechnia do S.Bashaev cầm đầu . Yarosh tuyên bố sẽ tham gia ứng cử Tổng thống Ucraina trong năm nay . Đã có các chứng cứ cho thấy sự hiện diện của các chuyên gia quân sự của các công ty tổ chức đánh thuê ( Mỹ ) sang huấn luyện quân sự cho các binh sỹ “ Pravyi Sektor” . Người ta đang nghi vấn có sự tiếp tay và tài trợ của 1 số tài phiệt Ucraina . Điển hình là tỷ phú , ông chủ đội bóng đá Sakhtyor – Sergey Taruta , ngay sau khi “cướp” được chính quyền , từ Kiev đã chỉ định Taruta làm tỉnh trưởng Donetsk mặc dù phần lớn dân địa phương ( là người gốc Nga ) phản đối quyết liệt .

Khi cần đạt được mục đích của mình , các phe phái chính trị ở Ucraina chấp nhận liên kết với nhau để chống lại Nga và lật đổ Yanukovich . Mỹ và phương Tây cũng vậy . Trong thời gian diễn ra biểu tình ở Maidan , các đại diện của Hoa kỳ và EU thường xuyên xuất hiện và sự có mặt của họ không hề làm hạ nhiệt căng thẳng mà ngược lại. Sự rò rỉ cuộc nói chuyện qua điện thoại của ngoại trưởng Estonia - Urmas Paet và đại diện đối ngoại của EU - Catherine Ashton đã minh chứng cho điều đó . Tính chính danh của các phe phái tham gia biểu tình cũng có những nghi vấn . Nhất là các phần tử quá khích của “ Pravyi Sektor” , nếu đàng hoàng tại sao lại phải bịt kín mặt như những phần tử khủng bố và nếu thực sự vì dân chủ thì tại sao lại phải đeo dải băng có hình quốc xã ở tay ?

Thời gian cuối , trước khi bị lật đổ , Yanukovich dường như đã bất lực . Mặc dù diễn biến ở Ucraina được so sánh với Mùa xuân Ả rập , nhưng theo các chuyên gia có điểm khác căn bản , đó là tại Ai cập quân đội vẫn thể hiện được sức mạnh và gây được sức ép còn ở Ucraina các lực lượng vũ trang đều đã “buông súng”

Matxcơva và V.Putin lo lắng cho sự an toàn của những người gốc Nga ở Ucraina nói chung và ở Crym là hoàn toàn có cơ sở . Các phần tử quá khích tấn công người Nga đang sinh sống ở Ucraina ngày càng phổ biến . Khi được BBC phỏng vấn , đại diện của nhóm dân tộc chủ nghĩa đã công khai bày tỏ quan điểm rằng đất nước Ucraina là của người Ucraina . Nếu Nga không sớm ra tay để giữ và làm chủ Crym thì không biết sự thể sẽ bi đát đến nhường nào ? Và liệu dân Nga có để cho Putin yên ?

Không phải vì Putin độc tài đến mức lôi kéo được gần như 100% các đảng phái trong Duma quốc gia ủng hộ quyết định kéo quân vào Crym . Đơn giản là bởi sự rối ren mất kiểm soát ở Ucraina và sự tiếp tay quá lộ liễu của phương Tây đã làm cho cả dân tộc Nga tự ái . Lịch sử đã từng chứng kiến những lần như vậy không chỉ với đất nước Nga mà cả các dân tộc khác trong đó có Việt nam ( chứ không phải bởi tài lãnh đạo như Đảng CS vẫn rêu rao ) , khi lòng tự tôn dân tộc bị động chạm thì sức dân lúc đó sẽ trào dâng hơn nước vỡ bờ ! . Tối 07.03 tại Quảng trường Đỏ , buổi ca nhạc ủng hộ Crym với 65 ngàn người tự nguyện tham gia là 1 thí dụ cụ thể cho nhận định này.

Mỹ kết tội Matxcơva lấy lý do bảo vệ người Nga là ngụy biện và tự tạo ra lý do không có thật . Nhưng sau khi Yanukovich ký thỏa ước với các phe phái đối lập với sự chứng kiến của ngoại trưởng Pháp , Đức , Ba lan và đại diện về nhân quyền của Nga , chấp nhận “đầu hàng” đồng ý tổ chức bầu cử Tổng thống và quốc hội trong năm nay ( trước thời hạn ) và sửa đổi Hiến pháp . Yanukovich vừa dời Kiev đi Kharkov thì các lực lượng đối lập đã tổ chức “cướp” chính quyền . Và Mỹ dựa vào đó để biện minh rằng vì Yanukovich đã bỏ trốn nên các lực lượng đối lập mới nắm quyền. Vậy liệu đó có phải cũng là sự tưởng tượng của Mỹ và đồng minh ? Và vì vậy Matxcơva cho rằng đã bị phương Tây ( chứ không phải là Ucraina ) lừa ?

Bài học nào được rút ra từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ucraina ?

Trong lúc người dân ở Ucraina đang gần như mất phương hướng , ngân khố Ucraina trống rỗng , hơn 13 triệu hưu trí chưa nhận được lương hưu ... thì các phương tiện thông tin chính thống cũng như không chính thống hầu hết chỉ tập trung vào phân tích và bình luận về quan hệ giữa Nga và phương Tây . Điều đó cho thấy các siêu cường sẽ luôn và mãi chỉ vì lợi ích của chính họ . Và Ucraina cũng chỉ là con bài để họ sử dụng . Chỉ vì cái bắt tay giữa Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972 mà Việt nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề là 1 ví dụ để đời . Chúng ta , những người đến từ xứ xở “thấp cổ bé họng” , thay vì hào hứng “nghiêng ngả” dự đoán kết quả THẮNG-THUA giữa Nga và phương Tây nên chăng hãy lo cho số phận của mỗi người dân Ucraina để từ đó rút ra kinh nghiệm và tìm ra định hướng khả dĩ cho chính mính ?

Ucraina mặc dù có diện tích lãnh thổ lớn thứ 2 ở châu Âu ( chỉ sau Nga ) , nhưng vẫn còn nghèo và lại là hàng xóm với nước Nga “giàu ngầm” đôi khi như kẻ say rượu “biêng biêng” , lại ít nhiều có những mối quan hệ “cận huyết” ( ngoài ngôn ngữ như đã nêu ở trên , tôn giáo Xlavơ chính thống cũng gần như ngự trị ở Ucraina ) . Vì thế cùng với sự nỗ lực vực dậy nền kinh tế để cải thiện đời sống cho mỗi người dân thì sự ổn định về chính trị cũng tối quan trọng . Và trong quan hệ quốc tế , các thế hệ lãnh đạo của Ucraina nên và rất cần biết câu ngạn ngữ của Việt nam - “bán anh em xa , mua láng giềng gần” . Bài học của Gruzia là 1 dẫn chứng sinh động . Gruzia là 1 nước nhỏ hơn Ucraina nhiều . Cũng là hàng xóm với Nga , nhưng ít có những nét đặc thù hơn so với Ucraina . Mặc dù có nhiều lợi thế hơn hẳn Ucraina , Tổng thống Sakashvili lại được phương Tây “chống lưng” gần như vô điều kiện . Vậy mà sau gần 10 năm tại vị , cũng phải ra đi trong thất vọng . Nội các mới của Gruzia đang chủ trương sưởi ấm lại quan hệ với nước Nga .

Đó là những gì có liên quan đến đối ngoại . Còn về đối nội , chừng nào Ucraina chưa thiết lập được thể chế mà ở đó mọi chính Đảng phải đặt lợi ích của đất nước lên thành lợi ích tối thượng thì khi đó sự đấu đá tranh giành sẽ vẫn còn diễn ra như hiện nay. Đúng như J.Matlock đã viết – đất nước Ucraina đang rất cần 1 thủ lĩnh thực sự . Và cũng theo J.Matlock , Ucraina có thể xích lại với phương Tây để hợp tác làm ăn , thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng phải gửi tới Matxcơva thông điệp rằng Kiev không có ý định mở đường cho NATO đến Ucraina . Dùng NATO để “thọc sườn” nước Nga thì chính Ucraina sẽ luôn bất ổn .

Tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học tổng hợp Sankt Peterburg , từ 1 sỹ quan tình báo KGB thạo tiếng Đức , làm trợ lý đối ngoại cho thị trưởng S Peterburg , V.Putin được A.Chubai tiến cử vào nội các của Chính phủ Nga thời B.Eltsin làm Tổng thống . Người ta vẫn nói , công lao đáng kể nhất mà Eltsin đã đóng góp cho nước Nga là nhìn thấy và tiến cử Putin là người kế vị . Điều đó là chính xác . Bởi vì , thời Eltsin làm Tổng thống , tình hình nước Nga cực kỳ rối ren , bất ổn . Các chủ trương , chính sách khi đưa ra quốc hội thảo luận rất khó tìm được sự đồng thuận . Nhất là vùng Kavkaz và đặc biệt là tại Chechnia mâu thuẫn sắc tộc , những thù hằn do lịch sử để lại luôn bùng phát . Khủng bố xảy ra liên miên . Từ khi lên nhậm chức đến nay , dù vẫn còn rất nhiều tệ nạn , nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhưng Putin đã làm được 2 việc lớn rất căn bản . Đó là có 1 chính Đảng ( nước Nga thống nhất ) có đủ tiếng nói đa số trong quốc hội và dùng người Chechnia bản xứ để điều hành nước cộng hòa Chechnia . Vì vậy nước Nga thời Putin khác hẳn nước Nga thời Eltsin . Riêng về các chính sách đối ngoại của Putin , hầu hết đều đề cao được vị thế siêu cường của nước Nga . Rất nhiều người Nga , qua sự kiện Crym đều nói , may mà có Putin mà người gốc Nga và nói tiếng Nga đang sinh sống ở Ucraina mới được bảo vệ . Và có lẽ cũng chính vì thế mà khi quân đội Nga tràn vào Crym lại được người dân trên khắp nước Nga ủng hộ mạnh mẽ đến thế ?
Putin là để cho nước Nga . Những việc Putin đã làm thể hiện tính cách của con người này . Putin cũng rất thực dụng . Nếu vị thế và quyền lợi nước Nga bị đụng chạm , chắc chắn Putin sẽ hành động . Lãnh đạo Việt nam không nên ảo tưởng vì quá khứ hão huyền khi nghĩ rằng nước Nga là người anh em truyền thống và gần gũi .

Mỗi quốc gia , nhất là các cường quốc nếu muốn duy trì được vị thế của mình thì tất yếu phải có những thủ lĩnh tương xứng . Họ có thể bị các nước khác chê trách , thậm chí chửi rủa nhưng tại quê hương mình họ được dân chúng ngợi ca . Ví dụ như Đặng Tiểu Bình , nhân dân Việt nam sẽ còn muôn đời chửi rủa vì sự xâm lăng của Trung quốc nhưng lịch sử Trung hoa lại ghi nhận Đặng là 1 trong những vĩ nhân của đất nước này .

Các nước nghèo như Việt nam nếu không nhanh chóng bứt phá để tạo cho mình vị thế trên trường quốc tế thì rất dễ bị các đối thủ lớn “buôn” tính mạng mình trên lưng mình , kiểu như Nga và Mỹ cùng các nước phương Tây đang đem tính mạng của đất nước Ucraina ra để mặc cả với nhau .

“Cách mạng” Cam không được coi là 1 cuộc cách mạng đúng nghĩa bởi vì mặc dù nó tạo ra sự thay đổi nhưng không làm cho đất nước Ucraina tốt hơn lên

Nguồn : http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=6917&page=4#post125675


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 12 Tháng Ba, 2014, 11:46:58 am
Có tin vui đây các bác !

Ukraine quyết định “buông” Crimea

(http://dantri4.vcmedia.vn/87f1qPhjcalNI3wAqb6p/Image/2014/03/Crimea2-c9a79.jpg)

đúng như cá nhân tôi dự đoán :
Trước quyết tâm của Crimea và sự cứng rắn của Nga, Ukraine đã phải quyết định buông tay do không muốn bị mất thêm lãnh thổ ở phía Đông.

Việc hợp nhất Crimea và Nga là ước mơ của người dân bán đảo tự trị này , có thể ví như chim liền cánh ,như cây liền cành - Hợp nhất chỉ còn là vấn đề thời gian trong một hai tuần nữa .
ta có thể phỏng đoán rằng : tâm nguyện của người dân nói tiếng nga tại crimea ví như cô gái chưa chồng ,ngày mai sẽ là ngày chú rể đến đón cô dâu , cô dâu suốt đêm không ngủ chỉ mong cho trời mau sáng ..Rồi thế giới sẽ phải làm quen với bản đồ hành chính địa lý mới của Nga . Người dân Crimea sắp tới đây sẽ nô nức đi đổi chứng minh nhân dân sang Nga , mỗi gia đình đã sắm sẵn lá cờ nga để cắm trước cửa .

Sau vài tháng nữa các lời hăm họa của liên minh châu âu và mỹ cũng chẳng ai thèm nhớ nữa , bởi họ có dám làm đâu . Vậy còn lại đất nước Ukraine với 42 triệu dân còn lại ra sao ? chắc chắn sẽ còn khủng hoảng về kinh tế ,và chính trị dài lâu . lý do : không đảng nào đủ năng lực và tư cách lãnh đạo đất nước .

(http://i1240.photobucket.com/albums/gg493/giadinhvosan/ukraine.png)

nguồn của việc buông xuôi :

http://dantri.com.vn/the-gioi/ukraine-quyet-dinh-buong-crimea-848614.htm (http://dantri.com.vn/the-gioi/ukraine-quyet-dinh-buong-crimea-848614.htm)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 12 Tháng Ba, 2014, 12:35:05 pm
 ;D hề hề..phải buông thôi ông anh! Những ngày qua,người Nga chứng tỏ,quyết tâm,và "đi đôi với lời nói" bằng hành động. Chứng tỏ Gấu Nga không ngại phương Tây,dù phương Tây đe dọa các cái ::),Gấu Nga chứ đâu phải Trung Quốc,mà phương Tây "dọa nhau".
Đâu phải ngẩu nhiên mà ngươi Nga cho rằng chính quyền U hiện tại,là cực đoan và phát xít. Những biến động vừa qua cũng cho ta thấy,qua thông tin báo chí,tin tức,cũng cho ta cái nhình trung thực hơn về chính quyền hiện tại ở U!
Em vẫn thiên về Gấu Nga,với những gì họ giúp ta và tình bè bạn chân thực,khiến loc85c5 yêu mến Gấu Nga   :D ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 12 Tháng Ba, 2014, 01:29:30 pm
Ucraina muốn đẩy Cờ rưm về hẳn cho Nga hay sao mà mạnh mồm thế?

Thế và lực đều yếu, phải đánh trận mồm chứ biết làm sao! ;D

Sự thắng thế của Nga ở Crimea là điều hiển nhiên, Ukr không có cơ “đòi” lại được, ít nhất là bằng  Quân sự nên Ukr sớm phải buông thôi.
Về nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ, Ukr và phương tây không chịu buông dễ dàng đâu. Dù sao, Crimea hầu như chắc chắn về tay của Nga rồi, có điều tôi chưa rõ đây sẽ là lãnh thổ Nga (sáp nhập) hay là Cộng hòa độc lập (như kiểu Kosovo). Vấn đề tưởng như đơn giản này nhưng sẽ ảnh hưởng ghê gớm tới bang giao giữa Nga với EU (chỉ có Trung Quốc sẽ hưởng lợi)

Cho đến nay, Nga tiếp tục khẳng định việc Crimea trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga là phù hợp luật pháp Quốc tế,  trước sau như một vẫn phủ nhận sự can dự của các binh sĩ Nga tại Crimea, đồng thời cho rằng các lực lượng chiếm giữ tòa nhà chính quyền và cơ sở quân sự tại đây là lực lượng tự vệ Crimea.

Mỹ đi thêm 1 bước cứng rắn nữa, ngày 11/3, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức khỏi Ukraine, đồng thời hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama áp đặt các trừng phạt kinh tế khắc nghiệt,
nhằm "buộc Tổng thống Vladimir Putin rút lực lượng vũ trang khỏi lãnh thổ Ukraine và đưa vùng lãnh thổ này trở về dưới sự kiểm soát chủ quyền đầy đủ của Ukraine."

Nghị quyết cũng kêu gọi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) xem xét lại quyết định tổ chức Vòng chung kết bóng đá thế giới (World Cup) 2018 tại Nga.

Ngoài ra, Hạ viện Mỹ cũng thông qua một nghị quyết nhằm lên án điều mà Chủ tịch Hạ viện John Boehner gọi là: "Các hành động gây hấn thù địch của Nga."

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/quoc-hoi-my-yeu-cau-nga-lap-tuc-rut-quan-khoi-ukraine/248195.vnp


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Ba, 2014, 02:05:54 pm
Thế và lực đều yếu, phải đánh trận mồm chứ biết làm sao! ;D

Sự thắng thế của Nga ở Crimea là điều hiển nhiên, Ukr không có cơ “đòi” lại được, ít nhất là bằng  Quân sự nên Ukr sớm phải buông thôi.
Về nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ, Ukr và phương tây không chịu buông dễ dàng đâu. Dù sao, Crimea hầu như chắc chắn về tay của Nga rồi, có điều tôi chưa rõ đây sẽ là lãnh thổ Nga (sáp nhập) hay là Cộng hòa độc lập (như kiểu Kosovo). Vấn đề tưởng như đơn giản này nhưng sẽ ảnh hưởng ghê gớm tới bang giao giữa Nga với EU (chỉ có Trung Quốc sẽ hưởng lợi)

Cho đến nay, Nga tiếp tục khẳng định việc Crimea trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga là phù hợp luật pháp Quốc tế,  trước sau như một vẫn phủ nhận sự can dự của các binh sĩ Nga tại Crimea, đồng thời cho rằng các lực lượng chiếm giữ tòa nhà chính quyền và cơ sở quân sự tại đây là lực lượng tự vệ Crimea.

Mỹ đi thêm 1 bước cứng rắn nữa, ngày 11/3, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức khỏi Ukraine, đồng thời hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama áp đặt các trừng phạt kinh tế khắc nghiệt,
nhằm "buộc Tổng thống Vladimir Putin rút lực lượng vũ trang khỏi lãnh thổ Ukraine và đưa vùng lãnh thổ này trở về dưới sự kiểm soát chủ quyền đầy đủ của Ukraine."

Nghị quyết cũng kêu gọi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) xem xét lại quyết định tổ chức Vòng chung kết bóng đá thế giới (World Cup) 2018 tại Nga.

Ngoài ra, Hạ viện Mỹ cũng thông qua một nghị quyết nhằm lên án điều mà Chủ tịch Hạ viện John Boehner gọi là: "Các hành động gây hấn thù địch của Nga."

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/quoc-hoi-my-yeu-cau-nga-lap-tuc-rut-quan-khoi-ukraine/248195.vnp

1. Phải đợi sau 16 tháng 8 bác ạ ;D

2. Đề xuất cái ý định này là (những) thằng dở hơi. Mỹ hay chú nào không muốn tham dự WC2018 thì cứ lượn, thiếu gì nước muốn có đội bóng của mình tham gia WC ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Ba, 2014, 03:08:27 pm
Hôm thứ ba 11/3 thủ tướng Đức Angela Merkel   chỉ trích hành động của Moscow ở Crimea , lần đầu tiên bà  Merkel sử dụng từ " sáp nhập ". Thủ tướng Đức cho rằng các hành động của Nga ở Crimea gây lên mâu thuẫn quốc tế lớn nhất từ sau Thế chiến II.

Tòa án Basmanny Moscow  hôm qua 11/3 đã ban hành một lệnh bắt giữ vắng mặt lãnh đạo  của tổ chức dân tộc chủ nghĩa Ukraina " cánh hữu " Dmitry Yarosh . Yarosh phạm tội kích động công chúng hoạt động khủng bố  trên phương tiện truyền thông(Điều 205.2  phần hai  và điều 280 Bộ luật hình sự LBN).
 Ngoài ra UBDT của LBN cũng đã đệ đơn lên toàn án về việc chống lại một thành viên của phong trào " cánh hữu " Muzychko Alexander ( Sasha trắng ) . Y bị cáo buộc tham gia với nhóm khủng bố Chechnya trong những năm 1990.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Ba, 2014, 09:36:45 pm
Lúc nào thì hết khủng hoảng ở Ucraina để cho người dân U đỡ khổ, sau một hồi "Đông Tây y kết hợp cúng", nữ chiêm tình gia Ai Cập đã nói thế này:
http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_11/268914504/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 12 Tháng Ba, 2014, 10:44:14 pm
Buồn cười cho phương Tây! Giỏi thế! Cách mạng hồng,cách mạng cam. Năm 79 làm dùm cách mạng cho Campuchia..em cám ơn :D.
Thế mới biết LHQ dành cho ai! ;D.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 13 Tháng Ba, 2014, 11:07:28 am
Trong khi chờ đợi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16-3 sắp tới và các diễn tiến thuộc vào hàng lịch sử của khu tự trị crimea tiếp theo .

Ngày hôm nay chúng có thể xem tạm kịch bản (hồi 2 cảnh 1) của vở tuồng ukraine muốn được sung sướng .

Hình dưới :Ông Arseniy Yatsenyuk (thủ tướng lâm thời của ukraine )hội đàm cùng Tổng thống Mỹ Obama tại nhà trắng . tại đây ông ta tuyên bố  : "Yatsenyuk khẳng định ông “sẵn sàng và cởi mở” trong việc đối thoại với Nga, nhưng cảnh báo: “Chúng tôi muốn nói rất rõ ràng rằng Ukraine vẫn đang và sẽ là một phần của thế giới phương Tây”."

Tức là : nguyện vọng ông ta muốn đưa ukrine thân phương tây ,để phương tây hà hơi tiếp sức bằng tiền ,bằng vũ lực cho chính phủ tạm quyền tại ukraine này . vậy nhưng lẽ đời trời ít khi chiều lòng người . Trước mắt ông ta nhận được những lời hứa hẹn giúp đở của Mỹ ,còn trong thực tế Mỹ giúp đỡ được đến đâu chưa dám nói . Liệu một chính phủ luôn phải nhận viện trợ của nước ngoài sẽ sống được bao lâu ?

Liên tưởng tới Việt nam :
Tháng 4 -1975 Tổng thống Nguyễn văn Thiệu của cái gọi là VNCH cũng lên đài phát thanh SG chửi bới Mỹ đã thất hứa bỏ rơi VNCH , sau mấy ngày liên tục chửi mới từ chức TT chạy trốn qua Nhật định cư .

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/Arseniy-Yatsenyuk-Obama-70922.jpg)

Còn về phía crimea thuộc ukraine :

Crimea tuyên bố độc lập trước ngày trưng cầu dân ý 16-3

(http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/03/1-9d672.jpg)

Động thái này phản ảnh đúng và rõ tâm tư nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân tại crimea muốn bỏ ukraine để sát nhập vào Nga . tấm hình trên là pa-nô áp phích kêu gọi người dân hợp nhất bằng việc vẽ lá cờ Nga trùm lên bản đồ địa lý của vùng đất crimea .

Việc làm nhanh nhảu này người nhà quê như tôi gọi là : : " ăn cơm trước kẻng " người dân ở đây không thể chờ thêm vài một giây một phút nào nữa chứ đừng nói đến vài ngày , để Nga trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng khu tự trị crimea nay chính thức trở thành một phần của Nga .

(http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/03/2-9d672.jpg)

còn đây : Crimea thành lập quân đội riêng. Lực lượng tự vệ này sẽ tham gia bảo vệ cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới. Ảnh của hãng tin : Reuters-Mỹ .



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2014, 07:56:17 pm

Trước khi ngồi vào bàn thương lượng, ai cũng tranh thủ kiếm chút vốn dắt lưng để mặc cả, bác ạ!. ;D

Ukr cũng chả vừa. Không những đòi dẫn độ tổng thống bị phế truất về Ukr để hầu tòa, họ còn dọa kiện gấu Nga ra tòa án Quốc tế nữa kia.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/chinh-quyen-lam-thoi-ukraine-doa-kien-nga-len-toa-quoc-te/247984.vnp

Tổng thống tạm quyền Ukr Turchynov ngày 11/3 tuyên bố nước này sẽ thành lập một Lực lượng Vệ quốc mới từ các cựu chiến binh để đối phó với âm mưu của Nga nhằm thôn tính khu vực Crimea.

Ukr hy vọng ký được thỏa thuận chính trị với EU vào 21-3 tới.

Vấn đề là U mất Crimea còn có nghĩa mất luôn dầu mỏ khí đốt ở Hắc Hải và biển Azov bác ạ. Ukraina quả này đau hơn hoạn. Kho bạc thì rỗng tuếch lấy gì nuôi quân trước mắt đây mà thành lập với chả không thành lập. Nhiên liệu hạt nhân chạy nhà máy điện thì Nga cấp, nay nó bảo không nghe nó chẳng cấp nữa thì mất điện. Khí đốt nó chẳng cấp nữa thì mùa đông sưởi bằng gì. Vậy thì thằng Nga nó cần gì phải đánh mà anh đòi lập LL Vệ quốc mới cho mất công.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 13 Tháng Ba, 2014, 11:02:28 pm
Vấn đề là U mất Crimea còn có nghĩa mất luôn dầu mỏ khí đốt ở Hắc Hải và biển Azov bác ạ. Ukraina quả này đau hơn hoạn. Kho bạc thì rỗng tuếch lấy gì nuôi quân trước mắt đây mà thành lập với chả không thành lập. Nhiên liệu hạt nhân chạy nhà máy điện thì Nga cấp, nay nó bảo không nghe nó chẳng cấp nữa thì mất điện. Khí đốt nó chẳng cấp nữa thì mùa đông sưởi bằng gì. Vậy thì thằng Nga nó cần gì phải đánh mà anh đòi lập LL Vệ quốc mới cho mất công.

 Bác qtdc@ vẫn quên mất là Ucraina cũng có rất nhiều rừng bạch dương. ;D

 Hạ bạch dương xuống mà sưởi ấm trong mùa đông chứ không lẽ chịu chết vì lạnh à. Cứ cho cái LL Vệ Quốc ấy họ đứng ngoài giời tuyết thử xem chịu được trong bao nhiêu thời gian là biết liền. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Ba, 2014, 11:16:50 pm
Mùa đông tới thì miền tây với miền trung Ucraina sưởi ấm bằng cái này các bác ạ ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Ba, 2014, 11:42:01 pm

Trước khi ngồi vào bàn thương lượng, ai cũng tranh thủ kiếm chút vốn dắt lưng để mặc cả, bác ạ!. ;D

Ukr cũng chả vừa. Không những đòi dẫn độ tổng thống bị phế truất về Ukr để hầu tòa, họ còn dọa kiện gấu Nga ra tòa án Quốc tế nữa kia.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/chinh-quyen-lam-thoi-ukraine-doa-kien-nga-len-toa-quoc-te/247984.vnp

Tổng thống tạm quyền Ukr Turchynov ngày 11/3 tuyên bố nước này sẽ thành lập một Lực lượng Vệ quốc mới từ các cựu chiến binh để đối phó với âm mưu của Nga nhằm thôn tính khu vực Crimea.

Ukr hy vọng ký được thỏa thuận chính trị với EU vào 21-3 tới.

Vấn đề là U mất Crimea còn có nghĩa mất luôn dầu mỏ khí đốt ở Hắc Hải và biển Azov bác ạ. Ukraina quả này đau hơn hoạn. Kho bạc thì rỗng tuếch lấy gì nuôi quân trước mắt đây mà thành lập với chả không thành lập. Nhiên liệu hạt nhân chạy nhà máy điện thì Nga cấp, nay nó bảo không nghe nó chẳng cấp nữa thì mất điện. Khí đốt nó chẳng cấp nữa thì mùa đông sưởi bằng gì. Vậy thì thằng Nga nó cần gì phải đánh mà anh đòi lập LL Vệ quốc mới cho mất công.

Chào bác qtdc, chào các bác! Ta "chém" tiếp nhá! ;D

Tôi lại nghĩ Crimea có tầm quan trọng đối với Nga hơn đối với Ukr. Ngoài vị trí phên dậu, đây là căn cứ của 1 trong 2 hạm đội chính của Nga. Xu hướng làm chủ mặt biển ngày càng chi phối các Quốc gia có tiếp giáp với biển.

Về động thái tuyên bố “buông” Crimea của Ukr để bảo vệ phần lãnh thổ còn lại, rồi lập lực lượng vệ quốc mới …vv. Tôi cho là “đòn” cả thôi ;D. Trên thực tế, Crimea coi như đã an bài. Mỹ hoặc bất kỳ nước nào cũng không muốn đối đầu quân sự với Nga tại bán đảo này chứ Ukr có "cửa" gì?. Đó là chưa nói rộng ra…cả nước Ukr. Không tính đến mức độ trang bị hiện đại của Nga, chỉ riêng quân số thôi, nếu xảy ra chiến tranh Ukr sẽ bị tràn ngập ngay tức khắc.

Những điểm nóng 1 thời, do quá xa về địa lý, cũng không phải địa bàn chiến lược cho lợi ích Quốc gia Nga nên Mỹ và phương tây hơi bị…tinh tướng ;D.  Ukr thì khác hẳn, chiến trường Châu Âu quá quen thuộc với Nga, hậu phương liền kề, uy tín trong nước của ông Putin đang lên...vv. Nên tôi không lạ khi thấy ông Putin có lập trường cứng rắn đến vậy.

Cho nên, vấn đề ở đây là làm sao cho cân bằng thôi. Mỹ và phương tây không thể xoa tay cười nhìn Ukr ngả theo EU, mà không tính đến quyền lợi Quốc gia của Nga được. Trước mắt, Crimea sẽ về tay Nga (Sáp nhập hay Cộng hòa độc lập hay…gì gì thì chưa biết. Nhưng dứt khoát sẽ là của Nga ;D)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Ba, 2014, 07:36:00 am
     Cho em chém với !  ;D

     Chuyện hài thời hiện đại do các cựu sinh viên du học Liên xô dịch :

1.Все, кто сносит памятнику Ленину, не забудьте снести свои дома - их тоже коммунисты строили.

Tất cả những ai đập phá tượng Lê-nin, đừng quên đập phá cả nhà mình nữa – chúng cũng do những người cộng sản xây nên đấy.

2.Украина разработала коварный план спасения экономики страны:

День первый: объявить всеобщую мобилизацию.
День второй: начать войну с Россией.
День третий: сдаться.
День четвёртый: сесть на шею победителя.


Ucraina thảo ra kế hoạch “độc” để cứu nền kinh tế quốc gia:
Ngày thứ nhất: Ban bố lệnh tổng động viên.
Ngày thứ hai: Bắt đầu giao chiến với Nga.
Ngày thứ ba: Đầu hàng.
Ngày thứ tư: Sống trên lưng kẻ chiến thắng.

3.К украинской воинской части подъезжает группа вооруженных без знаков различия солдат:
- Сдавайтесь.
- Не будем!
— Обороняйтесь!
— Не будем!
— Но хоть переночевать пустите?
— Сто баксов с человека.
— Ну у вас и расценки...
— Курортный город, что поделаешь...


Một đám binh sỹ vũ trang không rõ danh tính tiến đến gần doanh trại quân Ucraina:
-   Đầu hàng đi!
-   Không bao giờ!
-   Phòng thủ đi!
-   Không đời nào!
-   Thế thì cho vào nghỉ qua đêm nhé?
-   Trăm đô một người…
-   Chặt chém gì khiếp thế…
-   Thành phố nghỉ mát mà, biết làm sao được…

Chả biết họ dịch đúng không ?

 ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 14 Tháng Ba, 2014, 11:52:12 am
Thế giới sốt ruột chờ đến ngày crimea trưng cấu dân ý 16-3 .

để hiểu biết thêm về quốc gia Ukraine ,mời các bác vào nguồn này xem một số tại liệu mà ít người được biết ,về sự đọa đày của Liên xô đối với ukraine những năm 1932-1933 .

(http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1338120683.jpg)

(http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1338120885.jpg)

NGuồn :

http://hoxuongrong.com/nan-di-tai-ukraine-duoi-thoi-lin-bang-x-viet-1932-1933.html (http://hoxuongrong.com/nan-di-tai-ukraine-duoi-thoi-lin-bang-x-viet-1932-1933.html)

Còn hình vẽ dưới đây miêu tả Quân Nga xâm lược vùng Siberia cuối thế kỷ 16 dưới sự chỉ huy của Yermak. (thời Nga sa hoàng).Tấm hình này vừa đẹp vừa hiếm .Nguồn :wiki.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b6/Surikov_Pokoreniye_Sibiri_Yermakom.jpg/800px-Surikov_Pokoreniye_Sibiri_Yermakom.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Ba, 2014, 12:52:15 pm
 Hôm qua nhà em có chuyến công tác tại BRYANSK, một tỉnh có biên giới với UKR, cứ thẳng đường sẽ tới Kharkov hay Kiev. Cái nhà máy mà nhà em phải đến nó cách đường quốc lộ Nga-ukr đến hơn 40km. Mấy anh em khi xong việc quay ra đang lần mò vì đường đẹp nhưng vắng tanh, hai bên toàn rừng thì.....1 con xe tăng án ngữ giữa đường, ôi lính Nga đang chốt.


Về dọc đường nghé vào quán ăn tối thì gặp đúng chương trình thời sự, hạn đội biển đen diễn tập bắn đạn thật (diễn tập hạn chế), báo trong nước không có đưa hả các bác?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 14 Tháng Ba, 2014, 01:17:42 pm
Hôm qua nhà em có chuyến công tác tại BRYANSK, một tỉnh có biên giới với UKR, cứ thẳng đường sẽ tới Kharkov hay Kiev. Cái nhà máy mà nhà em phải đến nó cách đường quốc lộ Nga-ukr đến hơn 40km. Mấy anh em khi xong việc quay ra đang lần mò vì đường đẹp nhưng vắng tanh, hai bên toàn rừng thì.....1 con xe tăng án ngữ giữa đường, ôi lính Nga đang chốt.

 Về dọc đường nghé vào quán ăn tối thì gặp đúng chương trình thời sự, hạn đội biển đen diễn tập bắn đạn thật (diễn tập hạn chế), báo trong nước không có đưa hả các bác?

 Chắc bạn longtrec@ đi công tác, ký hợp đồng "độc quyền" khai thác, thu gom ca tút đồng, kim loại màu phế liệu. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Ba, 2014, 01:25:30 pm
Hôm qua nhà em có chuyến công tác tại BRYANSK, một tỉnh có biên giới với UKR, cứ thẳng đường sẽ tới Kharkov hay Kiev. Cái nhà máy mà nhà em phải đến nó cách đường quốc lộ Nga-ukr đến hơn 40km. Mấy anh em khi xong việc quay ra đang lần mò vì đường đẹp nhưng vắng tanh, hai bên toàn rừng thì.....1 con xe tăng án ngữ giữa đường, ôi lính Nga đang chốt.

 Về dọc đường nghé vào quán ăn tối thì gặp đúng chương trình thời sự, hạn đội biển đen diễn tập bắn đạn thật (diễn tập hạn chế), báo trong nước không có đưa hả các bác?

 Chắc bạn longtrec@ đi công tác, ký hợp đồng "độc quyền" khai thác, thu gom ca tút đồng, kim loại màu phế liệu. ;D

Mới có tin lính Dù Nga tập trận thôi, Lính Thủy tập trận chắc chiều tối mới có tin.

À, tiện thể bác đi ký hợp đồng phế liệu. ;D Bác qua Ukr xem bên ấy có nhu cầu đặt Đại lý than tổ ong không nhé! ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Ba, 2014, 01:31:36 pm
    Cho em chém với !  ;D
...
  

“Chém” là thế nào?  ;D

Tôi nhớ là ngay khi biến cố Crimea mới sảy ra, Linh Quany đã “phác thảo” phương thức đưa Bán đảo này trở về Nga bằng trưng cầu dân ý, rồi dùng gậy ông đập lưng ông: Phương Tây thường hô hào “dân chủ, tự quyết”.  Crimea cũng thế, làm gì nhau tốt!

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28419.20.html

Thực tế cho đến hôm nay, mọi việc  diễn ra y chang. Thế mới tài. Tôi cho rằng mấy ông Nghị ở Crimea vẫn thường xuyên ghé qua quán nước này. :o
 
Tương lai gần, 1 vé mời đi nghỉ Hè ở Biển Đen là đơn giản, Linh Quany nhỉ! ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 14 Tháng Ba, 2014, 01:55:17 pm
Tình hình kraine và Nga CĂNG THẲNG NGỘT NGẠT QUÁ .
Mời các bác ngắm hoa cho dịu bớt . Hoa dâm bụt này do mod bình yên chụp tại Huế mấy ngày trước . Nay tôi đưa nó đi khắp thế giới ảo và cuối cùng đem trồng nó tại ukraine rồi . Tuy rằng hoa bông bụt thuộc hàng "hoa hèn cỏ dại " không có tiếng có tăm ,nhưng qua tay chụp của lão BY- HOA của lão rất có duyên thầm . HI HI !
kính mời các bác ngắm cho thư thái :

(http://i1240.photobucket.com/albums/gg493/giadinhvosan/314_zps02fa4549.jpg)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Ba, 2014, 04:34:28 pm
Hội đồng thành phố Donetska yêu cầu tòa án cấm các cuộc biểu tình trong các ngày 15-ngày 16 tháng 3 . Điều này được nêu trong báo cáo của  Thị trưởng Oleksandr Lukyanchenko , được công bố trên trang web của Hội Đồng Thành Phố .

" Vào ngày 15 và 16 Hội đồng thành phố Donetsk nhận được thông tin từ các tổ chức mong muốn tổ chức các hoạt động công chúng. Với tình hình này, Hội đồng thành phố  kháng cáo lên tòa án chấm dứt ngay các hoạt động công cộng "Luk'yanchenko cho biết .

 Nói tóm lại Donetsk cấm mít ting, biểu tình trong 2 ngày nhạy cảm 15 và 16/3. Trong ngày đụng độ hôm qua 1 bạn đi buôn chối cùng 3 em bị thương.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/F255FAA1-514E-4457-8C4A-061EDE5F5F30_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0_zpse40789ef.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/F255FAA1-514E-4457-8C4A-061EDE5F5F30_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0_zpse40789ef.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Ba, 2014, 04:39:35 pm
Theo trang web của Bộ Quốc phòng Bulgaria, sáng hôm qua, 13 tháng 3 , đã hoàn thành tập trận hải quân của NATO tại Biển Đen. Tham gia tập trận có  một tàu khu trục Mỹ " Trakstan " tàu khu trục nhỏ của Bungari " Drezky " và ba  tàu  Rumani  gồm khu trục  " Regina Maria" tàu hộ tống " Pete Barbunianu " và khu trục nhỏ " Eustatio Sebastian .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/42204400430043A04410442043E043D0-411043E043B0433043004400438044F0-41204300440043D04300-670x447_zpsfacc5be5.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/42204400430043A04410442043E043D0-411043E043B0433043004400438044F0-41204300440043D04300-670x447_zpsfacc5be5.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Ba, 2014, 04:42:19 pm
Ôi nhiều tin nóng quá mà em lại không được hầu chuyện các bác rồi, hu hu, thôi cho em khiếu đến đêm nhé!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 14 Tháng Ba, 2014, 07:33:26 pm
Năm 2008, OSCE đã bác bỏ đề xuất "công nhận Holodomor tại Ukraine" mà các chính trị gia U vào thời điểm đó hết sức mong muốn được công nhận là sự diệt chủng của Nga đối với dân U do sự chống đối của họ ở quá khứ!

Tất nhiên EU không chỉ vì sự lệ thuộc dầu mỏ, khí đốt, nguyên liệu, khoáng sản của Nga mà làm lơ. Họ còn dựa vào các nghiên cứu về sự kiện này khi các kho tư liệu thời LX dần được công khai. Một sự thật phơi bày là vào thời điểm đó nạn đói ở Nga cũng tệ hại không kém.

OSCE buộc phải thay cáo buộc Holodomor tại Ukraine mà thay vào đó là sự qui kết chính sách hà khắc của chế độ dưới thời Stalin đã gây ra nạn đói làm chết người hàng loạt cả ở U lẫn Nga và các vùng khác trong USSR.
----------------
Holodomor - tiếng ukraina Голодомор, nghĩa đen: giết người bằng cách bỏ đói
----------------
Thời điểm này là thích hợp để cái Holodomor quay trở lại ám ảnh dân U tương tự luận điệu Việt Nam chặt 3 đầu người K để kê bếp đốt lửa ...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Ba, 2014, 11:53:57 pm
Một số phương tiện truyền thông hôm nay đưa tin:

1/Nga đã chuyển sâu vào lãnh thổ Cremea nhiều phương tiện, thiết bị quân sự. Chuyển bằng đường sắt 14 tổ hợp tên lửa phòng không S-300, 5 xe chỉ huy và nhiều xe quân sự khác......


2/ hàng trăng lính đặc nhiệm " Berkut" Ukraine hôm nay nhận hộ chiếu Nga. Ngày 12/3 Nga thành lập tiểu đoàn cảnh sát cơ động mà lực lượng nòng cốt là lính đặc nhiệm " Berkyt"( Tất nhiên Nga đã có rất nhiều đơn vị cảnh sát đặc nhiệm, nhưng đây là hành động nhất cử, lưỡng tiện. Nga chẳng phải mất công huấn luyện mà lại có nhiều em CS hết sức trung thành).

3/Ở Berlin, cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko đã gặp cựu lãnh đạo " Yukos " Mikhail Khodorkovsky .

Cần lưu ý rằng trong trước đây, người đàn ông giàu nhất nước Nga đã đến thăm Tymoshenko trong bệnh viện Berlin " Charité " , nơi cô đang được điều trị . Trong cuộc họp, bà Tymoshenko và Khodorkovsky thảo luận tình hình ở Ukraine .


http://wow-impulse.ru/news/8547-smi-v-krym-dostavleny-zenitno-raketnye-kompleksy-s-300.html

http://news.mail.ru/politics/17382314/?frommail=1

4/Hết tuần này, căn cứ không quân tại Ba Lan "Lusk", cách thành phố Lodz 30 km sẽ được Mỹ chuyển tới 12 chiếc F-16 .Hôm qua, sáu máy bay F-16 đầu tiên đến từ căn cứ không quân Aviano (phía bắc Italy) đã hạ cánh xuống đây. Nato cũng gửi hai máy bay trinh sát E-3 có thể bay qua Ba Lan và Romania để theo dõi sự di chuyển của quân đội trên lãnh thổ Nga.


Nga đối lại :

Ngày 13/3, sáu chiếc Su-27 và 3 máy bay vận tải quân sự của Nga đã được điều tới "Bobruisk"- Belarus để bảo vệ  đường biên giới bên ngoài của Nhà nước Liên minh theo hiệp định phòng thủ chung đã ký Nga-Belarus.




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Ba, 2014, 01:21:11 am


Cám ơn bác longtrec cung cấp nhiều thông tin nóng hổi,  liên quan tới tình hình Ukr. Tôi thấy thú vị hơn bản tin của nhà bác Duy Nghĩa trên TV ấy chứ. ;D

Tôi mới đọc bài báo này:

Nga tố phương Tây tiếp tay hành động tiếm quyền ở Ukraine

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov tuyên bố phương Tây, vốn tự gắn cho mình vai trò tiên phong trong việc bảo vệ nhân quyền, đã làm ngơ trước những hành động vi phạm ở Ukraine, thậm chí còn hỗ trợ những kẻ tiếm quyền ở nước này.

Ông Gatilov cho rằng phương Tây cần lưu ý tới những hành động trả thù chống lại người dân vô tội, sự lộng hành của các phần tử dân tộc cực đoan và phátxít, biểu hiện tra tấn, bắt cóc, tống giam với động cơ chính trị cũng như vi phạm nghiêm trọng tự do ngôn luận và truyền thông.


Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/nga-to-phuong-tay-tiep-tay-hanh-dong-tiem-quyen-o-ukraine/248824.vnp

Với Nga thì ông Ianoukovitch vẫn là Tổng thống hợp hiến của Ukr. Về Quân sự thì như bác longtrec liên tục cập nhật. Theo các bác, tỷ dụ (tỷ dụ thôi nhé ;D) có 1 kịch bản lớn hơn Crimea thì sao? Phản ứng của Mỹ và EU sẽ ở mức độ nào?

Còn thực tại, bác longtrec cho tôi hỏi kinh tế Nga có biến động gì không, đại để như tỷ giá hối đoái của đồng Rup với đồng tiền Mỹ ra sao?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Ba, 2014, 10:13:03 am
-Câu nói dưới đây tôi cho là câu nói hay nhất trong tháng :

"  Nikolai Petrov, giáo sư Trường cao học kinh tế, cho rằng Nga sẽ sẵn sàng thương lượng về tương lai của Ukraine. “Nga sẽ mang Crimea đi. Nhưng đối với miền đông Ukraine, Nga sẽ đề xuất đàm phán xem họ kiểm soát khu vực như thế nào. Kế hoạch chính của Nga là: để miền tây Ukraine gia nhập châu Âu trong khi miền đông vẫn nằm dưới vòng ảnh hưởng của Nga.”

-Còn đây là lời hăm dọa của tổng thống Nga :

Tuần trước Tổng thống Nga Putin tuyên bố : "Nga hoàn toàn có khả năng chiếm toàn bộ Ukraine, nhưng hiện chưa phải là thời điểm cần thiết."
NGuồn : theo hãng tin A F P.

(http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/03/1-0a845.jpg)

Ukraine "căng như dây đàn" trước thềm cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea. Đã có một người biểu tình ủng hộ chính quyền mới tại Kiev ,bị những người thân Nga dùng dao đâm chết ở các tình miền đông Ukraine ,Ở thành phố Donetsk....


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Ba, 2014, 12:02:21 pm
1/ Ngày 14/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ các cáo buộc của Phương Tây rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea về khả năng sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp . Putin khẳng định "cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea  hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc". Mỹ đang lập dự thảo và vận động thông qua LHQ để tảy chay kết quả cuộc trưng cầu ngày 16./3.

2/ Nga bắt đầu đì thằng Litva, 1 trong bốn nước Baltic, trước đây thuộc LX nhưng ngày nay thường lớn tiếng hô khẩu hiệu chống Nga. Nga đã đóng băng hoàn toàn mọi giao dịch thương mại tại cảng Klaipeda, đây là cảng duy nhất của Litva. Theo số liệu Hải quan, năm 2012 Litva xuất sang Nga 15 tỉ đô. Hành động này của Nga chắc chắn gây hậu quả khôn lường cho nền kinh tế bé tẹo của Litva. Đây cũng chỉ là cú "khai sơn" mở đầu đầu cho chuỗi phản đòn mà Nga thể hiện cho phương tây và Mỹ biết.


3/ KIEV 15/3  - RIA Novosti .Thủ tướng Chính phủ Yatsenyuk nói rằng các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đã sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh vào ngày 21 /3 .Một hiệp định giữa Ukraine và EU sẽ được ký kết trong hội nghị thượng đỉnh EU lần này.
"Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Hội đồng châu Âu , ông Van Rompuy . Ông nói rằng các nước thành viên của Liên minh châu Âu đã sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh vào ngày 21/3 .EU sẵn sàng cho việc ký kết hiệp định liên minh giữa Ukraine và EU  "- Yatsenyuk cho biết   .

4/ Ngày 15/3 tại Grozny ,Tổng thống  Checnya Ramzan Kadyrov cho biết ông đứng đầu  trong " danh sách đen" của EU .Trước đó trên báo chí phương Tây cho biết các chuyên gia và nhà ngoại giao EU đã chuẩn bị một danh sách sơ bộ 120-130 quan chức cao cấp Nga  cùng nhiều ông tổng của các công ty nhà nước bị cấm nhập cảnh vào EU. Mới đây trong bài phát biểu của mình Ramzan Kadyrov tuyên bố, ông sẽ dẫn đầu Lục quân vào Ukr nếu tổng tư lệnh ra lệnh (Putin).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Ba, 2014, 02:52:56 pm
Tôi copy một số bài hay về trình các bác ! ;D

Hội đồng Bộ trưởng nước CH Crimea đã soạn thảo kế hoạch phòng trường hợp nguồn năng lượng bị cắt.



Theo quan sát của nhóm phóng viên VTV sau hơn hai ngày ở đây, tình hình hoàn toàn bình thường, mọi hoạt động diễn ra như mọi ngày, không có dấu hiệu của sự hiện diện của quân đội, không có xe tăng, không nghe tiếng máy bay gầm rú. Người dân vẫn đi làm, hệ thống giao thông công cộng, viễn thông, tuyền hình vẫn trong trạng thái hoạt động tốt.

Hiện trạng này có lẽ làm cho một số phóng viên phương Tây “lúng túng” vì họ đến đây với tâm trạng như đến một điểm nóng. Khác với những gì diễn ra tại Kiev những ngày trước đây, ở đây yên bình, những gương mặt vui vẻ của mọi người, tuyệt nhiên không có những người bịt mặt có vũ trang.

Về việc Thủ tướng CH tự trị Crimea lo ngại về một kịch bản can thiệp quân sự từ Kiev, PV Duy Nghĩa cho biết, điều này có lẽ xuất phát từ những thông tin của truyền thông phương Tây. Vì muốn can thiệp là một chuyện thực tế có làm được hay không là chuyện khác. Bản thân chính quyền mới ở Kiev cũng đã từng tuyên bố không muốn có xung đột vũ trang. Nhưng hiện đang có thông tin đáng báo động về việc chính quyền Ukraine thực hiện phong toả năng lượng bán đảo Crimea. Hiện bán đảo tự sản xuất khoảng 30% số năng lượng tiêu thụ.

Để đối phó với tình hình này, Hội đồng Bộ trưởng nước CH Crimea đã soạn thảo kế hoạch của mình phòng trường hợp nguồn năng lượng bị cắt. Từ Nga đã chuyển tới đây các trạm phát điện động cơ tuốc bin khí di động và 900 máy phát điện diezel từ thành phố Sochi. Ngoài ra, theo Thủ tướng nước CH Crimea, nếu việc cắt điện diễn ra thì điều này sẽ đánh trực tiếp vào túi tiền của các công ty Ukraine. Thực tế ở đây cho thấy công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu đã hoàn tất. 2 triệu lá phiếu đã được in và 1.204 điểm bỏ phiếu đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Có khoảng 400 nhà báo đại diện cho các cơ quan truyền thông đại chúng khác nhau trên thế giới hiện đang làm việc tại trung tâm báo chí ở Crimea. Khoảng 50 chuyên gia - chính trị gia quốc tế tới từ 20 nước sẽ làm nhiệm vụ của quan sát viên cuộc trưng cầu dân ý.


Nguồn: vtv.vn



Ukraine: Xả súng ở Kharkov, hai người biểu tình bị bắn chết

Theo kênh tin tức RT của Nga, tối 14/3, hai người biểu tình chống phong trào Maidan (phong trào biều tình ở quảng trường thủ đô Kiev) đã thiệt mạng và hai người khác bị thương sau khi các tay súng của phong trào cánh hữu tấn công các nhà hoạt động tự vệ địa phương tại thành phố Kharkov.

 
Hiện trường vụ nổ súng. (Nguồn: RT)

Theo thông tin từ phóng viên hiện trường của RT thì các tay súng đã ẩn nấp bên trong trụ sở của phong trào cánh hữu và xả súng lẫn ném lựu đạn, pháo sáng về phía những người biểu tình chống Maidan đang tụ tập phía trước tòa nhà.

Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đưa tin, cảnh sát đã được huy động tới bao vây tòa nhà, hiện có 40 người đang ẩn náu bên trong.

Diễn biến vụ việc trên được khởi phát trước đó cùng ngày khi một nhóm tự vệ địa phương của những người biểu tình chống Maidan trong lúc đi tuần đã phát hiện một chiếc xe tải nghi giống chiếc xe đã lao và xả súng hôm 8/3 vào những người biểu tình.

Lực lượng tự vệ đã tới ngăn chiếc xe và yêu cầu lái xe xuống gặp. Nhưng người lái xe đã từ chối và lái xe tháo chạy. Theo hãng tin LifeNews, lưc lượng tự vệ đã đuổi theo chiếc xe đến tòa nhà trụ sở của phong trào cánh hữu trên đường Rymarska.

Và tại đây, vụ nổ súng đã xảy ra khi những người biểu tình và nhóm tự vệ cố xông vào tòa nhà.

Theo LifeNews, rất nhiều tiếng súng và lựu đạn, pháo sáng phát ra từ tòa nhà trên và chỉ tạm lắng khi cảnh sát cùng xe cứu thương tới hiện trường.

Các hoạt động bắt giữ đã diễn ra nhưng theo LifeNews thì chỉ tập trung vào những người biểu tình./.


Nguồn: vietnamplus.vn



Bốn nước vệ tinh của Liên Xô cũ ký hiệp ước quân sự

Theo AFP, trong động thái phản ứng trước cuộc khủng hoảng Ukraine, ngày 14/3, bốn nước Trung Âu từng là vệ tinh của Liên Xô cũ đã ký một hiệp ước quân sự nhằm phối hợp trong việc lên kế hoạch quốc phòng và thiết lập một đơn vị chiến đấu chung dưới sự bảo trợ của NATO và Liên minh châu Âu (EU).

 
Bốn nhà lãnh đạo của bốn nước Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia tại cuộc gặp lập
liên minh quân sự. (Nguồn: xpatloop.com)

Phát biểu trong một hội nghị của nhóm Visegrad 4 (V4) gồm các nước Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak nêu rõ: "Tình hình hiện tại ở châu Âu cho thấy có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự, điều trước đây được xem là không thể."

Theo ông Siemoniak, cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy tầm quan trọng của "sự hợp tác năng động hơn" giữa các nước V4 trong khuôn khổ NATO và EU.

Ông Siemoniak nói rằng đơn vị chiến đấu "V4-EU" sẽ sẵn sàng tham gia các hoạt động của NATO hoặc EU vào năm 2016, khẳng định sự hợp tác quân sự của V4 là "độc nhất" trong liên minh quân sự NATO.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Csaba Hende, "V4-EU" sẽ bao gồm 3.000 binh sý đến từ 4 nước và hoạt động như một đơn vị khu vực trong khuôn khổ các hoạt động của NATO hoặc EU.

Hiệp ước do bộ trưởng quốc phòng bốn nước trên ký cũng bao gồm các cam kết tiến hành tập trận chung và phối hợp về chi tiêu quốc phòng./.

Nguồn: vietnamplus.vn


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 15 Tháng Ba, 2014, 03:12:20 pm
 Hình như là tôi cảm thấy , gieo gió thì sẽ gặp bảo hay sao đó ! Hay là mượn gió để đốt nhà người , nhưng không ngờ gió đổi chiều , nên kẽ đốt nhà người lại đốt chính nhà mình . Tôi cũng mong cho cái ngọn gió bắc ở Biển Đông mình nó cũng vậy !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Ba, 2014, 03:27:09 pm
Vào ngày 13/3, trên vùng trời của eo đất Perekop, một máy bay do thám - tấn công không người lái MQ- 5B đã bị lực lượng tự vệ Cremea bắt hạ cánh.  Máy bay thuộc biên chế của lữ đoàn tình báo quân sự 66 Mỹ ,có đại bản doanh tại  Bavaria ( Đức) . Lực lượng tác chiến điện tử Nga “Avtobaza” và lực lượng tự vệ  Cremea đã "ép" nó hạ cánh bằng việc chiếm quyền kiểm soát- nó trong tình trạng nguyên vẹn.

Mỹ vừa lên tiếng bác bỏ thông tin 1 máy bay trinh sát của họ bị hạ, Hoa kỳ khẳng định không có chiếc máy bay nào của họ hoạt động trên vùng trời Cremea.

Còn nhớ chiếc máy  bay tàng hình tối tân của Mỹ RQ-170 bị Iran thu được trên bầu trời TP Kashmar, Mỹ chỉ im lặng khi chiếc máy bay bị đưa ra trưng bày.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Ba, 2014, 03:39:28 pm
Các vệ tinh truyền hình Nga bị tấn công từ phía tây Ukraine!

Nga cảnh báo những kẻ đưa ra quyết định như vậy phải suy nghĩ về hậu quả.


Ngày 14/3 tin tặc đã tấn công đồng loạt nhiều WEB lớn của Nga, trang Web chính thức của PUtin cũng bị tin tặc hỏi thăm. Trang Web của kênh truyền hình VTV 1 của Nga cũng bị tấn công.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Ba, 2014, 03:57:26 pm
Cuộc đụng độ hôm qua giữa những người chống chính quyền kiev " antimaidana " và nhóm cánh hữu (bị cho là tân phát xít) đã khiến cho 2 người bị chết, 5 người bị thương trong đó có 1 cảnh sát.

Những kẻ thân Maidan cố thủ trong tòa nhà, đại bản doanh của đảng " cánh hữu"( khoảng 40 tên), chúng có AK, súng ngắn và nhiều lựu đạn...Hiện tòa nhà bị người biểu tình thân Nga và cảnh sát vây chặt, 30 người đã bị bắt giữ đưa về thẩm vấn tại C.A Kharkov.


Các bác vào xem ảnh (21 ảnh tất cả) để thấy máu đổ, hỗn loạn tại Kharkov. Tự do kiểu phương tây đâu không thấy, dân chủ đâu không thấy, sung sướng còn xa vời nhưng cảnh nồi da nấu thịt thì hiện hữu từng ngày, từng giờ tai Ukr.


http://news.mail.ru/politics/17389844/gallery/48023/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Ba, 2014, 04:29:25 pm
Ngày mai 16-3-2014 là ngày tiến hành trưng cầu dân ý tại crimea ,bằng việc bỏ phiếu kín .Người vô can như tôi ngồi tại VN còn thấy hồi hộp không biết trong ngày này sẽ phát sinh những gì nữa . Hy vong sẽ không có phát sinh xấu về quân sự cho người dân các nước liên quan trực tiếp tại đó bớt khổ .

Vậy nhưng hôm nay thấy báo đăng:

5.000 khẩu súng AK bị đánh cắp khỏi căn cứ quân sự Ukraine.

Đây được coi như chuyện giật gân tại ukraine ,bởi hệ lụy của 5 ngàn khẩu súng này sẽ mau chóng phát huy tác dụng .

mời các bác vào nguồn coi sướng hơn :

http://dantri.com.vn/the-gioi/5000-khau-sung-ak-bi-danh-cap-khoi-can-cu-quan-su-ukraine-849997.htm (http://dantri.com.vn/the-gioi/5000-khau-sung-ak-bi-danh-cap-khoi-can-cu-quan-su-ukraine-849997.htm)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Ba, 2014, 10:26:28 pm
Đêm 30 vẫn chưa phải là tết . Đây là câu thành Ngữ của người VN . TÔI MUỐN ÁM CHỈ ĐẾN NGÀY MAI LÀ 16-3-2014 tại một quốc gia xa xôi bên châu âu ,một vùng đất có tên là Crimea ĐANG trực thuộc Ukraine, Người dân tại đây họ quyết định một chuyện quan trọng mang tầm vóc lịch sử .

Vậy chờ tin sốt dẻo từ châu âu vòng qua Mỹ rồi về VN trong ngày mai ,  nay tôi chém gió chủ đề như bạn lóc -cóc nêu ,nếu Việt kiều tại nước ngoài bị đàn áp thì sao ?

- Chuyện Việt kiều ở nước ngoài bị đàn áp ,phân biệt đối xử,đảy đuổi ra khỏi quốc gia ấy không phải là hiếm và là chuyện lạ ,chuyện này rất thường . xa xôi quá thì tôi không biết Chứ khoảng năm 1960-1961 Việt kiều tại Thái lan bị cô lập đàn áp và đảy đuổi thậm tệ .

Chính lúc ấy Hồ chủ tịch kêu gọi đồng bào ở đó hồi hương về VN sinh sống .Số này không hiếm đâu cả ngàn gia đình - sau này tôi có học chung lớp phổ thông với số con em việt kiêu hồi hương này . nghe bạn và cha mẹ bạn kể chuyện lại y như chuyện cổ tích thời nay vậy cực gay cấn .với nhiều tình tiết nhục nhã ê chề ,đói khát cho phận làm dân VN nhưng sống nơi đất khách quê người ......Vậy chính phủ ta làm gì để đáp trả lại ? Tôi chưa thấy hành động nào cụ thể cho việc này .

Hiện nay tại đất nước ukraine xa xôi công dân có gốc là người VN sinh sống tại đó khoảng 10 nghìn người ,chủ yếu làm công nhân và buôn bán vặt . Ukraine là một quốc gia có luật pháp không cho phép một công dân có 2 quốc tịch ,vậy số người này đã chấp nhận ở đấy thì phải nhập tịch UKRAINE để hưởng các quyền lợi của công dân tại đó ,như hưu trí ,việc làm và các phúc lợi xã hội khác . Hẳn nhiên phải thôi quốc tịch VN thì họ mới cho nhập tịch .Vậy người Việt trở thành một bộ phận dân tộc thiểu số tại quốc gia này .(ở đây không bàn đến những người sống chui ngoài vòng pháp luật tại nước ngoài ).

 Vậy ! là một công dân trong một quốc gia có chủ quyền thì công dân ấy phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại . ANH PHẢI THỰC HIỆN THUẾ MÁ VÀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ vv...vv.

Nếu không may ở một quốc gia bất kỳ họ đối xử tệ với những người có gốc Việt THÌ VỀ MẶT NGOẠI GIAO nhà nước VN sẽ lên tiếng ,theo lẽ nhân đạo thôi chứ không can thiệp được .

Ngược lại Nếu có một một số người là công dân của VN quốc tịch  VN, nhưng gốc lại là người Hoa , người chăm ,hay người khơ me .....khi sống tại VN thì họ phải tuân thủ theo luật pháp VN-ai có công thì thưởng ,có tội thì phạt - ai sai phạm đến đâu xử lý đến đó bình đẳng như mọi công dân khác .

Vậy tôi chém gió sơ sơ về mặt lý thuyết là vậy , còn trong thực tiễn ư "trời kêu ai người nấy dạ " mỗi người mỗi số mỗi phần ........quốc gia nào cũng tự cho mình là văn minh lịch sự -nhân đạo ,nhân quyền ,luật pháp của mình là tối ưu -vậy nhưng cao ủy tỵ nạn liên hợp quốc (H.C.R) không lúc nào hết việc .



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 15 Tháng Ba, 2014, 11:03:10 pm
 Nhìn thấy đất nước Ukraina hoang tàn đổ máu mà thấy đứt từng khúc ruột . Cũng vì nghe theo lời xúi dại dân chủ và những người mê Tây mà nên nổi nầy !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Ba, 2014, 02:47:38 am
Hôm nay tại Moscow đã diễn ra cuộc tuần hành ủng hộ Cremea với sự tham gia của 45 ngàn người.


Bên cạnh đó cũng có cuộc biểu tình chống chiến tranh , chống can thiệp QS vào Cremea và Ukr tại quảng trường Pushkin, rất tiếc các trang đưa thông tin như vậy đều bị chặn hoặc tự gỡ bỏ rồi.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/140315154511_anti_russia_rally_in_moscow_624x351_ap_nocredit_zps0adbfedb.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/140315154511_anti_russia_rally_in_moscow_624x351_ap_nocredit_zps0adbfedb.jpg.html)

Có 1 số hình ảnh về 2 cuộc tuần hành trái ngược nhau cùng diễn ra hôm nay, do trình computer kém, web nó không cho copy về các bác vào đây xem đỡ.

http://news.mail.ru/politics/17396352/gallery/60162/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 16 Tháng Ba, 2014, 10:21:48 am
 1 GIỜ sáng hôm nay (giờ Hà nội ) bằng lúc 8 giờ sáng giờ ukraine bán đảo crimea tiến hành trưng cấu dân ý . lúc này là 10 giờ Hà nội nhưng thấy tình hình có vẻ bình thường ,không thấy phía ukraine phản kích bằng vũ lực . chứng tỏ ukraine đã buông crimea . Cứ đà này đêm nay hoặc ngày mai sẽ có kết quả trưng cầu dân ý .



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Ba, 2014, 01:18:26 pm
 Khát vọng của nhân dân trước khủng hoảng chính trị tại Ucraina.

 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/image174838_4ab5f5979848931a8e89394fb338d02f_zps4680e06d.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 16 Tháng Ba, 2014, 01:52:42 pm
Hôm nay tại Moscow đã diễn ra cuộc tuần hành ủng hộ Cremea với sự tham gia của 45 ngàn người.


Bên cạnh đó cũng có cuộc biểu tình chống chiến tranh , chống can thiệp QS vào Cremea và Ukr tại quảng trường Pushkin, rất tiếc các trang đưa thông tin như vậy đều bị chặn hoặc tự gỡ bỏ rồi.


Có 1 số hình ảnh về 2 cuộc tuần hành trái ngược nhau cùng diễn ra hôm nay, do trình computer kém, web nó không cho copy về các bác vào đây xem đỡ.


Báo chí trong nước có đưa tin đây bác!

3.000 người biểu tình phản đối Crimea sáp nhập Nga

Theo RIA, ước tính đã có khoảng 3.000 người tổ chức biểu tình ở trung tâm Moscow nhằm chống lại sự can thiệp của Nga tới khu vực tự trị Crimea.

Những người biểu tình mang theo cờ Nga và Ukraine hô vang khẩu hiệu: “Ukraine, chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn” hay “Không có chiến tranh”.


(http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-16/1394931700-moscow0.jpg)
Đoàn người biểu tình phản đối việc Crimea sáp nhập vào Nga


Thực ra biểu tình ủng hộ hay phản đối, kết quả trưng cầu...vv chỉ là yếu tố nhỏ. Ngay cả 2 ông Ngoại trưởng Nga-Mỹ cãi vã 6 giờ đồng hồ ở London cũng chả giải quyết được gì, thậm chí đêm qua Hội đồng bảo an LHQ cũng không lay chuyển nổi lập trường của Nga nữa là. ;D

Vấn đề Crimea cơ bản là đã xong. ;D Điều người ta quan tâm bây giờ là ông Putin cùng bộ tham mưu của ông ta có sáp nhập ngay Crimea không? Và hệ quả tiếp theo của việc có (hoặc không) vẽ lại bản đồ Nga.

Nguy cơ tiềm ẩn cho cuộc xung đột Quân sự ở phía Đông Ukr, cũng khiến mọi người lo ngại.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 16 Tháng Ba, 2014, 02:05:57 pm
:D :D Chào loccoc(lóc cóc,lọc cọc hay...?.. chắc cũng bà con xa gần của loc85c5) . Trang U thì bàn U :D,bàn chi việc kiếm sữa ;D. Hỏi nhỏ một tí,chả nhẽ loccoc còn mum mum sữa?   :o :P :D :D...

Em thì em nghĩ lo xa thì khỏi lo gần các bác ạ ! Tuy nhiên, chuyện này chắc đã có người lo nghĩ không đến lượt em phải nghĩ nên em chỉ hỏi để xem các Bác có ý kiến gì không thôi, chứ em thì em mê sữa hơn mê súng -  em cai nghiện từ năm 2 tuổi, hai mưới mấy thì tái nghiện tới giờ, bỏ không được ! Bác có cười thì em chịu, nhưng mà em nghiện mất rồi !

  Trời hởi?!! ::) "U thì xa quá,em cũng không quan tâm lắm so với việc kiếm sữa cho con và cho em." "Em thì em nghĩ lo xa thì khỏi lo gần" ?!!  :D lạ quá loccoc.
Bác có biết bắn súng đâu,mà mê với chả mê ;) sữa bác mê thì loc85c5 tôi không dám bàn luận,bởi gì...điều đó là hẳn nhiên ;D!
Bác nói bác cai sữa? :D :D,không đúng tí nào,2 tuổi đã biết cai nghiện rồi ư? hề hề..bác loccoc nói chuyện vui quá xá :P :P. Chổ loc85c5 có một trường hợp,2 tuổi bị bắt "cai nghiện sữa" nghĩa là..không phải tự nguyện,mà là bị bắt buộc  ;D.
Cho loccoc nói lại,đừng xem lời nói như cơn gió thoảng,hay tình em thì như bong bóng..bay cao.   ;) :D

Các bác thông cảm ạ!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 16 Tháng Ba, 2014, 04:26:09 pm
#Invalid YouTube Link#
https://www.youtube.com/watch?v=reHp93s94ho#t=17 (https://www.youtube.com/watch?v=reHp93s94ho#t=17)
The new Prosecutor of Crimea Natalia Poklonskaya became.
(Cô Natalia Poklonskaya trở thành Ủy viên công tố mới của Crưm)
Xinh quá, đẹp dữ dội!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 16 Tháng Ba, 2014, 04:38:25 pm
#Invalid YouTube Link#
https://www.youtube.com/watch?v=reHp93s94ho#t=17 (https://www.youtube.com/watch?v=reHp93s94ho#t=17)
The new Prosecutor of Crimea Natalia Poklonskaya became.
(Cô Natalia Poklonskaya trở thành Ủy viên công tố mới của Crưm)
Xinh quá, đẹp dữ dội!

   Hi hi, chả may gặp cô này, có bị luận tội thì khéo mải ngắm công tố viên không để ý cô ấy gán cho cái gì bác bắp chuối nhỉ !  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 16 Tháng Ba, 2014, 08:39:30 pm
Qua vụ khủng hoảng Uy Kiên này em thấy nảy sinh một tiền lệ khá nguy hiểm. Nước Nga đang phải đối đầu với Phương Tây (PT) và Mỹ, rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc. Do vậy, trong tương lai khi Trung Quốc bắt chước tiến hành một vụ khủng hoảng tương tự ở biển Đông, nước Nga sẵn sàng bán đứng VN để lôi kéo TQ ủng hộ mình. Dân ta bị VTV lèo lái theo chiều hướng có thiện cảm với hành động của Nga mà quên đi nỗi nguy hiểm chực chờ là Nga làm được với Crimea thì TQ cũng có thể can thiệp được đâu đó trên biển Đông.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: china trong 16 Tháng Ba, 2014, 08:56:28 pm
Qua vụ khủng hoảng Uy Kiên này em thấy nảy sinh một tiền lệ khá nguy hiểm. Nước Nga đang phải đối đầu với Phương Tây (PT) và Mỹ, rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc. Do vậy, trong tương lai khi Trung Quốc bắt chước tiến hành một vụ khủng hoảng tương tự ở biển Đông, nước Nga sẵn sàng bán đứng VN để lôi kéo TQ ủng hộ mình. Dân ta bị VTV lèo lái theo chiều hướng có thiện cảm với hành động của Nga mà quên đi nỗi nguy hiểm chực chờ là Nga làm được với Crimea thì TQ cũng có thể can thiệp được đâu đó trên biển Đông.
Đồng ý,không có bằng hữu vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 16 Tháng Ba, 2014, 09:07:15 pm
Qua vụ khủng hoảng Uy Kiên này em thấy nảy sinh một tiền lệ khá nguy hiểm. Nước Nga đang phải đối đầu với Phương Tây (PT) và Mỹ, rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc. Do vậy, trong tương lai khi Trung Quốc bắt chước tiến hành một vụ khủng hoảng tương tự ở biển Đông, nước Nga sẵn sàng bán đứng VN để lôi kéo TQ ủng hộ mình. Dân ta bị VTV lèo lái theo chiều hướng có thiện cảm với hành động của Nga mà quên đi nỗi nguy hiểm chực chờ là Nga làm được với Crimea thì TQ cũng có thể can thiệp được đâu đó trên biển Đông.

Ăn ọi ngay,nếu TQ du côn ;D.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Đức Cường trong 16 Tháng Ba, 2014, 10:18:42 pm
Câu trả lời định hướng cho thế hệ sau:
 Đó là bài tập vỡ lòng " đất nước ta đồng ruộng phì nhiêu, từ mũi cà mâu đến địa đầu móng cái".
 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Ba, 2014, 12:54:13 am

Máy bay Malai mất tích, khủng hoảng ở Ukr là những tin tức có độ nóng cao trên các trang báo mạng. Cũng bởi thế, có những thông tin gây…nóng mắt người đọc. Ví dụ như bài báo này. Có đánh nhau đâu mà bảo đình chiến nhỉ ;D

Nga và Ukraine thống nhất đình chiến ở Crimea

Chủ nhật, 16/03/2014, 21:57 (GMT+7)

Khi mà kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vẫn chưa có kết quả, Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine đã bất ngờ đưa ra quyết định sẽ đình chiến đến ngày 21/3.


Nguồn: http://khampha.vn/the-gioi/nga-va-ukraine-thong-nhat-dinh-chien-o-crimea-c5a174933.html

Đố bác nào hiểu nội dung bài báo sau khi đọc...n lần. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Ba, 2014, 04:18:30 am
Em có 1 bài tự em viết, nếu về kinh tế, Nga-Mỹ đều thắng, TQ , EU thiệt hại em xin khất các bác mai em đăng lên!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Ba, 2014, 04:27:02 am
TQ đang đề nghị làm trung gian hòa gải giữa các bên!

"Chúng tôi xin đề nghị ba bước để giải quyết. Thứ nhất, lập ra một cơ quan điều phối quốc tế càng sớm càng tốt, bao gồm đại diện của tất cả các bên liên quan, để giải quyết một cách toàn diện các khả năng về một giải pháp chính trị. Thứ hai, các bên phải kiềm chế mọi hành động có thể dẫn đến leo thang hơn nữa của cuộc xung đột. Thứ ba, các tổ chức tài chính quốc tế cần xây dựng một chiến lược để duy trì ổn định kinh tế và tài chính của Ukraine", - ông Liu Jieyi nói.


RIA Novosti . Trên 95% người tham gia trưng cầu dân ý đã bỏ phiếu khu vực Crimea sẽ chở thành 1 chủ thể của LB Nga  .Theo Mikhail Malyshev người đứng đầu ủy ban trưng cầu dân ý cuộc bỏ phiếu có  3% phiếu chống và một 1% phiếu bầu không hợp lệ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 17 Tháng Ba, 2014, 09:55:32 am

Máy bay Malai mất tích, khủng hoảng ở Ukr là những tin tức có độ nóng cao trên các trang báo mạng. Cũng bởi thế, có những thông tin gây…nóng mắt người đọc. Ví dụ như bài báo này. Có đánh nhau đâu mà bảo đình chiến nhỉ ;D

Nga và Ukraine thống nhất đình chiến ở Crimea

Chủ nhật, 16/03/2014, 21:57 (GMT+7)

Khi mà kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vẫn chưa có kết quả, Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine đã bất ngờ đưa ra quyết định sẽ đình chiến đến ngày 21/3.


Nguồn: http://khampha.vn/the-gioi/nga-va-ukraine-thong-nhat-dinh-chien-o-crimea-c5a174933.html

Đố bác nào hiểu nội dung bài báo sau khi đọc...n lần. ;D


(http://khampha.vn/upload/1-2014/images/2014-03-16/1394981692-bo-truong1.jpg)

EM có hiểu bác ạ !

Đây là bài viết phỏng dịch lại tiếng Anh của phóng viên Giang Bàng Theo hãng tin Reuters(Roi-tơ) của Mỹ .
Thay vì dùng chữ :  ..."các bên liên quan đồng ý tạm ngừng các hoạt động quân sự .." thì phóng viên này dùng chữ "đình chiến" làm người đọc bị hiểu theo nghĩa hẹp tức là 2 bên đã chiến với nhau nay ngừng lại .

Điều mà ông bộ trưởng quốc phòng Ukraine CŨNG NHƯ phần còn lại của thế giới ngoài Nga ra ,họ đều lo sợ Nga sẽ mượn cơ hội này nuốt luôn một số tỉnh phía đông của Ukraie - Thực sự nếu điều này xảy ra thế giới cũng chỉ lên án bằng miệng hoặc các biện pháp ngoại giao kinh tế thôi -chứ không dám can thiệp vũ trang vào đây .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 17 Tháng Ba, 2014, 10:07:12 am
Không nằm ngoài dự đoán của nhân dân trên toàn thế giới : Kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại khu tự trị crimea ngày 16 -3 vừa qua 95% cử tri tán thành việc sát nhập vào Nga .

Với người dân ở đây tâm nguyện của họ là trở về với đất mẹ Nga ,họ nói rằng họ làm cái công việc sửa chữa sai lầm cho ông Khơ -rút -sốp tổng bí thư của Liên xô cũ ,là năm 1954 đã cắt phần đất crimea  trao cho Ukraine .

Những gương mặt thật sự hớn hở khi được trở về quê mẹ sinh sống , khác với trước đó là người NGA sinh sống trên đất khách quê người .

(http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2014/03/tn_1-e41c8.jpg)

Mời các bác vào đây xem dân chúng vùng này vui mừng hoan hỷ - sướng làm sao !

http://dantri.com.vn/the-gioi/nguoi-crimea-an-mung-ket-qua-trung-cau-dan-y-850559.htm (http://dantri.com.vn/the-gioi/nguoi-crimea-an-mung-ket-qua-trung-cau-dan-y-850559.htm)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 17 Tháng Ba, 2014, 12:24:00 pm
 Ồ ! Các nước phương Tây lúc nào cũng đề cao dân chủ , nhân quyền . Lúc nào cũng xuyên tạc là các nước có nguồn gốc Cộng Sản là độc tài là thiếu dân chủ . Nay chính người dân CRưm dùng quyền dân chủ của mình để định đoạt nền chính trị  cho chính mình . Nay hà cớ gì Phương Tây lại ngăn cản quyền dân chủ tự quyết của người dân Crưm. Càng lòi bộ mặt thật âm mưu gây chia rẻ , bạo loạn ở nước người để phương Tây có cớ nhúng tay vào gây xáo trộn , chiến tranh nồi da xao thịt . Không biết các nhà  "rân chủ" chuyên múa mép thuê lấy đô la  ấy nay sao câm mồm cã rồi , không ai bênh vực quyền dân chủ chính đáng cho  đại đa số ý nguyện của người dân Crưm nhỉ !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Ba, 2014, 01:13:50 pm
Gần đây khi đề cập đến các di sản Xô Viết, bác Vladimia Nhỏ có đánh giá việc ký hòa ước Brest-Litov với nước Đức của bác Vladimia Nhớn là phản bội lợi ích của dân tộc Nga, nói thì nói vậy nhưng chắc bác Pu cũng học được nhiều điều từ bác cùng tên. Mà trước khi Lê-nin cho ký hiệp ước đó tháng 3 năm 1918 thì Ucraina đã ký hòa ước với Đức tháng 1 năm 1918 chịu để quân Đức vào U rồi. Vậy nên trong thời đại đánh nhau bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo một thế kỷ sau như ngày nay làm sao Putin chịu để cho Ucraina theo phương tây. U mà để cho phương tây đặt các bệ phóng tên lửa ở U thì con Gấu Nga thành món thịt nướng sa-sờ-lức. Thời nước Nga yếu như dưới triều En-xin thì nó ngậm tăm, Bây giờ nó khỏe lên rồi nó phải gầm rống chứ đời nào chịu. Nếu thế chiến 2 mà Nhật cùng đánh Nga với Đức và Mỹ chịu ngồi yên bên kia Đại Tây Dương thì làm gì còn nước Nga trên bản đồ thế giới. Nhưng để yên cho Đức+Nhật chia nhau nước Nga+lục địa châu Âu thì sẽ đến lượt Mỹ cũng thành món xúc-xích Đức và món shusi Nhật. Thế giới đa cực có nhiều cơ hội phát triển cho các nước bé nhưng không khéo cũng chết như chơi. 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Ba, 2014, 01:31:10 pm
1/Chính phủ Nga có kế hoạch hỗ trợ kinh tế cho Crimea trong trường hợp gia nhập vào Liên bang Nga với số tiền 3 tỷ USD mỗi năm.

2/ Từ sân bay "Borispol" một số lượng lớn vàng dữ trữ cũng như báu vật cổ đại được gọi là vàng "Scythia" đã được bí mật đưa ra khỏi Ukraine sang Mỹ.Nhà cầm quyền Kiev lấy số vàng này làm vật thế chấp để được quỹ tiền tệ IMF cho vay một khoản tín dụng ưu đãi. Số vàng và châu báu được đựng trong các két sắt và được đội bảo vệ đặc biệt hộ tống lên máy bay. Trị giá của chuyến hàng này vào khoảng 20 tỷ USD.

http://www.pravda.ru/

3/   17/3 theo RIA Novosti . Lực lượng Cảnh sát Quốc gia và Cơ quan An ninh Ukraine ( SBU ) sẽ tổ chức bảo vệ đường ống dẫn dầu quốc gia, đây là đường ống dẫn dầu từ Nga đi châu âu.

Trong ngày chủ nhật  một trong những thủ lĩnh hàng đầu của đảng cực hữu  Dmitry Jaros đe dọa, trong trường hợp sảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, họ sẽ cho phá hủy cơ sở hạ tầng và đường ống chạy qua Ukraine.


Lời bình: Nga chưa vội đòi tiền Ukraine đang nợ khí đốt vì một số nguyên nhân như: lấy lại cremea trước, đợi mùa đông đến đòi nợ và dọa ngắt bơm khí vào đường ống. Lúc đó Châu âu sẽ bị ảnh hưởng buộc phải quay ra đì anh bạn Ukraine. Ukraine nhiều khả năng không có tiền sẽ "chí phèo", không khéo anh bạn EU lại phải lì xì sớm cho Ukraine ấy chứ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 17 Tháng Ba, 2014, 04:27:39 pm
Tiếp bước theo khu tự tri Crimea một số tỉnh phía đông của Ukraine CŨNG BIỂU TÌNH đòi trưng cầu dân ý và đòi sát nhập vào Nga ,đã ó bạo động và xô sát với cảnh sát . đây là một diễn biên phức tạp chắc chắn có sự chỉ đạo từ bên ngoài ,hoặc bên ngoài hứa hẹn gì đấy dân họ mới hung dữ lên như vậy để đòi độc lập .

Việc vẽ lại bản đồ nước Nga gần như là chắc chắn rồi với mảnh đất Crimea là một tỉnh trực thuộc trung ương Nga , vậy có khả năng vài tỉnh nữa của Ukraine ra nhập liên bang Nga hay không ? cái này vượt quá khả năng toan tính của các phó thường dân . chỉ có ông tổng thống Mỹ VÀ NGA mới biết .

- Nếu ở các nước Châu phi có " mùa xuân A-RẬP" .ở Châu âu thì có các cuộc CM MANG màu sắc ,như CM cam. hoặc CM hoa nhài ..... vẬY phong trào ly khai ra nhập vào liên bang Nga của MỘT SỐ TỈNH thuộc Ukraine ,trong khối các nước thuộc hậu không gian Xô viết  cũ ,GỌI LÀ CÁCH MẠNG GÌ CHO PHÙ HỢP  ? .

-Tùm lại theo phỏng đoán : tình hình chưa yên được ngay đâu .

Người biểu tình Ukraine mang theo biểu ngữ đòi gia nhập Nga

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/donetsk-cb803.jpg)


Cảnh sát đụng độ với người biểu tình tại Donetsk
(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/tension-in-Ukraine-2-cb803.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 17 Tháng Ba, 2014, 04:59:45 pm
 ;) Thì bác chiensivodanh đặc đại cho cái tên cách mạng khét hay đen gì đó cũng được mà,có sao đâu mà! :P


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 17 Tháng Ba, 2014, 09:36:34 pm
21 giờ tối nay ngày 17-3-2014 đài truyền hình thông tấn của VN chính thức thông báo :

Quốc hội Crimea với 85% số phiếu thuận ,ủng hộ thành lập nước cộng hòa Crimea là một quốc gia độc lập ,có tổng thống và pháp luật riêng , nhưng nằm trong hệ thống các nước cộng hòa thuộc liên bang Nga .

Vậy Crimea TỪ MỘT KHU TỰ TRỊ không có nhiều quyền tự quyết ,không có tổng thống riêng ,chỉ có người đại diện cho khu vực này , tư cách quốc gia thuộc Ukraine quản lý  ,NAY đã trở thành một quốc gia độc lập ,có tổng thống do dân bầu ra ,không phải là người dại diện từ trung ương chỉ định  - dân tại đây có  quyền lựa chọn nhiều hơn, Nhưng quốc gia này nay lại trực thuộc liên bang Nga ,là một quốc gia trong liên bang Nga . Với số dân 2.6 triệu người (bằng dân số quận 1 của TP HCM )Nhưng cũng tuyên bố là quốc gia độc lập, Crimea vẫn dùng 2 loại tiền là đồng tiền của Nga và đồng tiền của ukraine song song . tài sản cũ của ukraine  tại Crimea nay thuộc nhà nước mới quản lý sử dụng .

Các công dân và quân nhân CRimea nếu ai không chấp nhận nhà nước mới .có quyền rời bỏ Crimea ,nhà nước mới hứa sẽ không truy đuổi.

TÚM LẠI : QUYẾT ĐỊNH NÀY LÀ GẠO ĐÃ NẤU THÀNH CƠM - bắt buộc mọi người phải ăn cho hết  .





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1870 trong 17 Tháng Ba, 2014, 10:55:43 pm
Trích dẫn
Với số dân 2.6 triệu người (bằng dân số quận 1 của TP HCM
Đông dân hơn cả Hà Nội 1 hở bác ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 18 Tháng Ba, 2014, 12:31:29 am
Trích dẫn
Với số dân 2.6 triệu người (bằng dân số quận 1 của TP HCM
Đông dân hơn cả Hà Nội 1 hở bác ;D

TP HCM hiện nay khoảng hơn 10 tiệu dân có hộ khẩu thường trú , còn tạm trú và KT3 dài hạn khoảng 1 triệu nữa .

Sở dĩ dân đông là do tăng dân cơ học ,người ở các tỉnh khác di dân tự do đến đây lập nghiệp ,thấy dễ sống người nọ rủ người kia ,ngoài ra tp HCM là tp công nghiệp năng động nhất nước ,thu hút hàng triệu công nhân trên cả nước đổ về đây làm việc . sau đó họ kết hôn với nhau sinh ra thế hệ sau . theo thống kê gần đây tại tp HCM tỷ lệ sinh đẻ của người dân có hộ khẩu thường trú thấp nhất trên cả nước dưới 1% ,vậy nên tp khuyến khích đẻ thêm . CHẲNG BÙ CHO CÁC TỈNH KHÁC luôn vượt kế hoạch .

vậy khoảng trên 11 triệu dân chia cho đều cho 18 quận huyện thì không ổn bởi các quận huyện ngoại thành đất rộng người thưa như Hóc môn,củ chi ,Cần giờ chỉ có vài trăm nghìn người . còn đâu chủ yếu dồn vào nội ô sống rất chất chội ,chuyện tắc đường là thường xuyên .các khu vui chơi giải trí hoặc siêu thị cứ ngày lễ là tắc người vì quá đông ....

Vậy nói dân số 2.6 triệu người của quốc gia độc lập Crimea là quá nhỏ so với số dân trên 11 triệu người của tp HCM . KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO của tổng thống nước này ,sự quán xuyến VÀ SỰ vất vả nếu đem so sánh trên đầu dân thì chỉ bằng chủ tịch ủy ban nhân dân của một vài quận nội ô tpHCM chứ chưa thể bằng chủ tịch UBNDTP thành phố được .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Ba, 2014, 12:51:10 am
1/Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nhóm họp Duma (Nghị viện) Nga  bất thường để bàn về vấn đề Cremea xin sát nhập vào LBN vào thứ Ba( 18/3), phó chủ tịch Duma Quốc gia Ivan Melnikov nói với các phóng viên hôm thứ Hai.

Putin sẽ có bài phát biểu trước Duma dự kiến vào 15g00 giờ Matxcova (11:00 GMT).

2/ Hôm nay, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số quan chức Nga và Ukraina bằng việc từ chối nhập cảnh vào Mỹ và tài sản của họ ở Mỹ sẽ bị đóng băng. Trước đó, Liên minh châu Âu đã áp đặt biện pháp trừng phạt đối với 21 công dân Nga và Ukraina.

3/Quốc hội Cremea ra thông báo, đồng tiền chính thức của nước cộng hòa tự trị Cremea sẽ là đồng ruv Nga, tuy nhiên đồng tiền hryvnia Ukraine sẽ có giá trị đến 1/1/2016.


4/ Sergei Aksenov thủ tướng Cremea, Chúng tôi đến Nga không phải 2 bàn tay trắng , chúng tôi không phải " Những kẻ ăn bám", mà chúng tôi  sẽ " đóng góp xứng đáng vào đời sống chính trị - xã hội của Liên bang Nga. "


5/ Thứ hai( 17/3), Hội đồng tối cao của Crimea đã ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng Vladimir Konstantinov và Sergei Aksenov đứng đầu chính phủ ký thỏa thuận để Crimea tham gia và trở thành chủ thể của LB Nga .

6/ Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng những lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương tây đang chuẩn bị áp đặt lên Nga sẽ dẫn đến những thiệt hại của cả đôi bên, "bởi vì trong thế giới ngày nay, mọi thứ đều liên kết với nhau và tất cả đều phụ thuộc vào nhau"/





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Ba, 2014, 01:38:24 am

EM có hiểu bác ạ !

Đây là bài viết phỏng dịch lại tiếng Anh của phóng viên Giang Bàng Theo hãng tin Reuters(Roi-tơ) của Mỹ .
Thay vì dùng chữ :  ..."các bên liên quan đồng ý tạm ngừng các hoạt động quân sự .." thì phóng viên này dùng chữ "đình chiến" làm người đọc bị hiểu theo nghĩa hẹp tức là 2 bên đã chiến với nhau nay ngừng lại .


Cám ơn bác CSVD nhá! Phóng viên bây giờ họ phang từ ngữ kinh quá. ;D Vừa đọc vừa phải luận thì tôi thấy khó quá, bác luận ra được, thế là tài. ;D

Nhưng vưỡn ...thắc mắc tí. ;D Ukr còn ít tàu bè đang bị "đóng băng" ngoài bến cảng, không nhúc nhích được. Căn cứ trên đất liền cũng chả khá hơn, bị vây chặt. Vậy có gì hoạt động đâu mà tạm ngừng các hoạt động Quân sự đây, he he!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Ba, 2014, 01:50:34 am
Em có 1 bài tự em viết, nếu về kinh tế, Nga-Mỹ đều thắng, TQ , EU thiệt hại em xin khất các bác mai em đăng lên!

Hơi bị tò mò, bác longtrec ạ! Bác đưa lên đi cho anh em bình loạn nhá. ;D

Nói tò mò, vì theo ý tôi khi lệnh cấm vận được triển khai thì cả Mỹ, EU, Nga đều dính chưởng hết. Nghĩa là đều thiệt hại nặng về kinh tế. Trong đó Nga chịu tổn hại nhất. Người ta bảo “3 đánh 1 chẳng chột cũng què”. Mà tụi G7 có nền móng kinh tế khá vững, ai cũng biết.

Trong khi nền kinh tế Nga còn yếu (tuy có 500 tỷ USD dự trữ ngoại hối), nguồn lực chủ yếu trông vào bán tài nguyên. Hôm nay, ông thứ trưởng Kinh tế Nga Belyakov khẳng định có "nhiều dấu hiệu rõ ràng" cho thấy nền kinh tế Nga đang lâm vào khủng hoảng.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/gioi-phan-tich-kinh-te-nga-sap-lam-vao-khung-hoang/249217.vnp

Cho nên, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất.
Bị bao vây kinh tế, Nga phải quay sang Trung Quốc bán giá rẻ khí đốt, xăng dầu và nhập lại hàng tiêu dùng. Cạnh đó, tiền vốn của phương Tây chảy vào đầu tư ở Trung Quốc sẽ tăng mạnh, bởi thị trường Nga ngưng trệ. Rõ ràng Trung Quốc “ăn” cả 2 mang chứ không ít, bác ạ. >:(

Chém vui vậy, trong khi chờ bài của bác! ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: mauphuongtim_258 trong 18 Tháng Ba, 2014, 05:48:17 am
Trích dẫn
Với số dân 2.6 triệu người (bằng dân số quận 1 của TP HCM
Đông dân hơn cả Hà Nội 1 hở bác ;D

TP HCM hiện nay khoảng hơn 10 tiệu dân có hộ khẩu thường trú , còn tạm trú và KT3 dài hạn khoảng 1 triệu nữa .

Sở dĩ dân đông là do tăng dân cơ học ,người ở các tỉnh khác di dân tự do đến đây lập nghiệp ,thấy dễ sống người nọ rủ người kia ,ngoài ra tp HCM là tp công nghiệp năng động nhất nước ,thu hút hàng triệu công nhân trên cả nước đổ về đây làm việc . sau đó họ kết hôn với nhau sinh ra thế hệ sau . theo thống kê gần đây tại tp HCM tỷ lệ sinh đẻ của người dân có hộ khẩu thường trú thấp nhất trên cả nước dưới 1% ,vậy nên tp khuyến khích đẻ thêm . CHẲNG BÙ CHO CÁC TỈNH KHÁC luôn vượt kế hoạch .

vậy khoảng trên 11 triệu dân chia cho đều cho 18 quận huyện thì không ổn bởi các quận huyện ngoại thành đất rộng người thưa như Hóc môn,củ chi ,Cần giờ chỉ có vài trăm nghìn người . còn đâu chủ yếu dồn vào nội ô sống rất chất chội ,chuyện tắc đường là thường xuyên .các khu vui chơi giải trí hoặc siêu thị cứ ngày lễ là tắc người vì quá đông ....


TP nào mà khuyến khích đẻ thêm đâu bác ?
Chỉ có ông TCT DS khuyến khích đẻ thêm đã bị cư dan mạng chửi một thời vì phát biểu trời ơi -thì thật là hết biết  ;D :-* :-*
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phu-nu-tp-hcm-nen-sinh-them-con--20130717014958206.htm


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 18 Tháng Ba, 2014, 08:21:16 am
Bài đọc tham khảo nhé, các bác ...
========================
VÁN BÀI KRIM ĐÃ HẠ - TÀI PHIỆT PHƯƠNG TÂY
NGẬM QUẢ ĐẮNG

Có lẽ nhiều người trong số chúng ta không biết rằng, cổ phần trong các tập đoàn năng lượng của Nga cho tới trước khủng hoảng Ukraina vẫn có tới gần 50% nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó có nghĩa rằng, chỉ có 50% lợi nhuận từ dầu mỏ và khí đốt chảy vào ngân sách quốc gia của Nga, nửa còn lại vào tài khoản của các tài phiệt châu Âu.

Với khủng hoảng Ukraina, đồng Rúp đã bị mất giá nhưng ngân hàng Nga không làm bất cứ việc gì để hỗ trợ giá.
Thêm vào đó những tin đồn lan truyền trên thị trường chứng khoán rằng nước Nga không có khả năng để giữ được giá đồng Rup ổn định.
Việc ông Putin tuyên bố sẽ bảo vệ người Nga tại Ukraina đã khiến cho cổ phiếu của các tập đoàn năng lượng Nga bị mất giá và lúc giá xuống đáy, các nhà đầu tư bắt đầu bán tống bán tháo cổ phiếu ra. Giữa những lúc cả thế giới dồn mắt về Krim và Ukraina, điều có lẽ ít ai ngờ tới là việc Putin ra lệnh các ngân hàng đổ vốn mua lại toàn bộ số cổ phiếu ấy.

Cho tới khi các tài phiệt tư bản hiểu được vấn đề thì đã quá muộn, vì toàn bộ cổ phiếu đã nằm trong tay các ngân hàng Nga. Chỉ trong vài ngày khủng hoảng, chẳng những các ngân hàng Nga đã thu lời tới 20 tỷ USD từ cổ phiếu mà nước Nga còn lấy lại được toàn bộ các tập đoàn năng lượng trở về tay người Nga.

Karel Phùng
( từ nước Đức )
===========
Bài này chưa phân tích là giới tài phiệt bị thua đau quả này sẽ phản ứng ra sao?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 18 Tháng Ba, 2014, 11:00:41 am
 Khi lời kêu gọi tổng động viên được đưa Kiev đưa ra đã có không ít thanh niên Ukraine hăng hái đăng ký nhận nhiệm vụ của những quân nhân dự bị, và mới đây những hình ảnh cập nhật nhất cho thấy lực lượng quân dự bị đã được trang bị vũ khí để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra...

BÁC NÀO MÊ VŨ KHÍ THÌ XEM

http://www.baodatviet.vn/anh-nong/anh-doc-quan-du-bi-ukraine-nhan-sung-san-sang-chien-dau-3003882/?p=3 (http://www.baodatviet.vn/anh-nong/anh-doc-quan-du-bi-ukraine-nhan-sung-san-sang-chien-dau-3003882/?p=3)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 18 Tháng Ba, 2014, 11:49:46 am
 :D Trang này thích thật vũ khí quá trời, mà cũng lo nữa!
  Nguồn; http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/tau-kilo-tphcm-sap-ve-chien-ham-trung-quoc-long-vong-malacca-3003625/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 18 Tháng Ba, 2014, 03:11:19 pm
Lâu lắm không la cà quán nước, hôm nay mới thấy bác longtrec cùng các bác bàn luận rôm rả quá, cho em xả ké tý!  ;D

Trong thâm tâm, em ghét nhất 2 điều:
1. Bạo lực
2. Đánh "hội đồng"!  ;)

Bạo lực, nhất là giữa lòng cái thế giới mà tây âu cho là dân chủ nhất, lại do đám "dân chủ" kia kích động, ủng hộ! quá bực!
Đánh hội đồng, chỉ có đám "yếu cơ" mới chơi trò bẩn này! cứ 1:1 chả biết mèo nào cắn mỉu nào!

Bởi thế em càng thấy thích anh "gấu"  ;D, ít gì cũng cho thấy "sức mạnh" mà gấu có!, phớt ăng lê hết, chơi là chơi tới bến, mặc chó sủa, đoàn người vẫn đi! Hay!.

Em vỗ tay khích lệ và cảm thấy khoái trá vô cùng khi hiệu ứng Crưm lan truyền sang các thành phố phía đông và đông nam U. Đúng là gậy ông đập lưng ông.

Em mong cho mau đến mùa đông để cha con thằng EU trông ngóng từng chuyến tàu ì ạch chở khí hóa lỏng từ Mẽo sang mà giành giật khi anh Ivan thẳng tay khóa van khí đốt cho cha con U và EU hóa băng hết ráo!

Cuối cùng, chúc mừng anh Gấu ấp ủ bấy lâu về việc đòi lại Crưm nay "bỗng dưng muốn khóc" vì mừng khi trâu về hợp phố mà không tốn chút sức nào!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Ba, 2014, 06:16:38 pm
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc nhận công nhận Cộng hòa tự trị Cremea trở thành 1 chủ thể của LBN.


http://news.mail.ru/politics/17432023/?frommail=1


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 18 Tháng Ba, 2014, 09:31:17 pm
Vậy là sau một loạt động thái , nổi có , chìm có , (của rất nhiều bên ) Nga đã nẫng mất một món của U mà trong tình trạng " hỗn quân hỗn quan " , chính quyền mới và vô dụng của U chỉ biết đứng nhìn . Một số nước đã bỏ công , bỏ của rất nhiều lại " xôi hỏng bỏng không " thì tỏ thái độ nọ kia . Khi họ biết chắc là đã mất Crime mà không có cách lấy lại , họ sẽ quay lại Ukraine để tiếp tục . Như vậy , sẽ còn lâu nữa , tình hình  Ukraine mới trở lại bình thường . Bác longtrec có tin gì mới về người Việt ở U thì  đưa lên đây cho mọi người cùng biết với . Cả tin chính thống , cả tin truyền miệng mà đáng tin cậy . Chắc cũng có rất nhiều người muốn biết . Sắp tới tình hình rất có thể sẽ còn nóng .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Ba, 2014, 10:15:35 pm
Chuyện hài hôm nay là Phó thủ tướng Nga tuyên bố, đại ý là đồng chí Obama đếch biết gì, tài khoản của Nga có xu mẹ nào đâu mà đồng chí phong tỏa. :-\


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 19 Tháng Ba, 2014, 01:49:12 am


Tình hình Ukr không bình lặng, hình như Cremea chỉ là phát pháo hiệu của ông Putin. Mọi thứ vẫn còn ở phía trước. Ngày 18-3, ông Putin nói: "Chúng tôi không muốn chia cắt Ukraine. Tuy nhiên, đối với vấn đề Ukraine, Phương Tây đã vượt quá giới hạn."

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/ong-putin-phuong-tay-da-vuot-qua-gioi-han-o-ukraine/249456.vnp

Câu nói khá nhiều ẩn ý. Có thể hiểu nôm na như vầy: Phương Tây lật đổ Ông Yanoukovych là đã phá vỡ thế cân bằng ở khu vực. Nay các ông dự định kết nạp Ukr vào NATO, chúng tôi buộc phải chia cắt Ukr.
Chia cắt bằng cách nào? Tôi đồ rằng cũng...tương tự như ở Crimea thôi ;D. Nghĩa là Lực lượng Tự vệ phong tỏa những căn cứ Quân sự. Chiếm giữ công sở. Tiếp theo sẽ trưng cầu dân ý ở các Tỉnh miền Đông, Đông -Nam…vv.

Kiev dù đang khó chịu khi Nga “ẵm” Crimea 1 cách công khai, cũng phải dịu giọng cho yên lòng con gấu Bắc cực. Ông Thủ tướng tạm quyền Ukr  Yatsenyuk lập tức lên tiếng "Với quan điểm duy trì sự thống nhất của Ukraine, việc gia nhập NATO không nằm trong chương trình nghị sự. Đất nước Ukraine sẽ được bảo vệ bởi một quân đội Ukraine hùng mạnh và hiện đại."

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/ukraine-khang-dinh-se-khong-gia-nhap-khoi-nato/249434.vnp

Những bước đi của Nga thật khó lường. Thảo nào, họ có rất nhiều Đại kiện tướng Thế giới môn Cờ vua. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Ba, 2014, 04:18:19 am
tôi xin một số bài hay về trình các bác!


Nhân dân Crưm theo dõi bài phát biểu của Tổng thống Putin ở khắp nơi

Ngay lập tức sau bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên đường phố nhân dân Simferopol đã bắt đầu thảo luận về đề xuất của ông đưa Crưm và Sevastopol thành chủ thể của Liên bang Nga, RIA Novosti đưa tin từ thủ đô của Crưm.

Trong hầu hết các quán bar và các cửa hàng thành phố lớn bán thiết bị truyền hình đều chiếu phát biểu trực tiếp của Tổng thống Nga trước Quốc hội Liên bang.
Hầu như sau mỗi câu phát biểu của ông Putin rằng Crưm là lãnh thổ lâu đời của thế giới Nga, nhân dân đều vỗ tay và reo hò: "Hoan hô!", "Nga ủng hộ chúng ta!" "Chúng tôi cùng với nước Nga!"
“Chúng tôi cuối cùng đã thở phào nhẹ nhõm, chúng tôi không hề nghi ngờ rằng Tổng thống Nga sẽ ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý và quyết định của chúng tôi xin sát nhập vào Nga. Tuy nhiên, lắng nghe lời phát biểu của ông với tình cảm sâu sắc như vậy đối với Crưm, chúng tôi đã vui mừng rơi nước mắt" – cô Svetlana, nhân viên một cửa hàng nhỏ ở trung tâm Simferopol nói.
Trên đường phố có những nhóm thanh niên cầm cờ, vừa đi vừa hô vang “Nước Nga, nước Nga, chúng tôi đã về nhà!”


Duma Quốc gia Nga đã thông qua tuyên bố "Về các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu" đối với một loạt công dân Nga.

Các nghị sĩ đứng lên ủng hộ các đồng nghiệp của mình bị Mỹ và EU quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm và đề nghị cấm nhập cảnh tất cả các nghị sỹ Nga.
"Vì vậy, chúng tôi đề nghị ông Obama (Tổng thống Mỹ Barack Obama) và các quý ngài quan chức châu Âu đưa tất cả những người ký tuyên bố của Duma Quốc gia vào danh sách các công dân Nga bị Mỹ và Liên minh châu Âu trừng phạt," - tuyên bố cho biết.
Với 226 phiếu cần thiết, tài liệu được 353 đại biểu biểu quyết nhất trí, không có phiếu chống và phiếu trắng.


Trung Quốc dự định phát triển hợp tác với Crưm sau khi tình hình ở đó ổn định.

Đó là tuyên bố tại Bắc Kinh của phát ngôn viên Bộ Thương mại Thần Đan Dương, khi bình luận ​​về kết quả cuộc trưng cầu tổ chức tại Crưm và số phận các dự án đầu tư của Trung Quốc. Theo ông, hiện nay hợp tác buôn bán giữa Trung Quốc và Ukraine phát triển "bình thường", nhưng sự mất giá của tiền tệ Ukraina có tác động tiêu cực đến thương mại song phương.
Ông Thần Đan Dương cũng cho biết, trong tương lai gần, Trung Quốc dự định khởi động một số dự án đầu tư trên lãnh thổ của Ukraine, cũng như thuê ở Crimea khoảng 10 000 ha đất nông nghiệp. Theo Cục thống kê nhà nước Trung Quốc, trong năm 2013, khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và Ukraine lên tới 11,12 tỷ USD, nhiều hơn 7,3 % so với năm 2012.



Paris không loại trừ khả năng sẽ từ chối bán tàu sân bay trực thăng Mistral cho Moskva.

Tuyên bố do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius thực hiện. Theo nhà ngoại giao, quyết định như vậy có thể được thông qua trong trường hợp tình hình xung quanh Ukraina leo thang hơn nữa.
"Khả năng hủy hợp đồng bán các tàu Mistral nằm trong danh mục các biện pháp trừng phạt Nga ở cấp độ thứ ba. Hiện nay chúng tôi đang đứng ở cấp độ hai,” - Hãng thông tấn ITAR-TASS trích lời vị Bộ trưởng. – “Pháp có thể xem xét khả năng hủy bỏ việc bán tàu. Nhưng chúng tôi không có ý định hành động đơn phương mà cần thiết sự tham gia của cả các nước khác."
Ví dụ, Paris đề nghị Vương quốc Anh cũng áp dụng trừng phạt với qui mô tương đương đánh vào tài sản của các nhà tài phiệt Nga tại London. "Việc trừng phạt phải có sự tham gia của tất cả các nước phương Tây," - người đứng đầu ngoại giao đoàn Pháp cho biết.

Hôm nay, thế giới thay đổi vì bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin

Bài diễn văn chiều nay của Tổng thống Putin được đánh giá là "Một bài diễn văn lịch sử. Thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa".

 

Vào lúc 3h chiều nay (giờ Moscow), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài diễn văn quan trọng về vấn đề Crimea trong phiên họp bất thường của Quốc hội Nga.

Bài diễn văn, được phát đi trực tiếp trên một số trang tin lớn, đã ngay lập tức gây ra một cơn chấn động trong giới chính trị và truyền thông thế giới.

Trên Twitter, Maria Danilova, phóng viên hãng tin Mỹ AP ở Ukraine viết "Một bài diễn văn lịch sử. Thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa".

Alexey Yaroshevsky, phóng viên hãng tin Nga RT thì viết "Cứ nói hay nghĩ bất cứ điều gì bạn muốn - Đồng ý hay không đồng ý cũng được - Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận đây là một bài diễn văn lịch sử. Có lẽ là bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin".

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng trong trái tim và tâm trí của nhân dân Nga, "Crimea luôn và vẫn là một phần không thể tách rời của Nga", số phận của vùng lãnh thổ này luôn là một vấn đề "quan trọng sống còn" với nước Nga.

Ông Putin đã bác bỏ ý kiến cho rằng Nga đang cố gắng giành lấy các khu vực khác của Ukraine và gieo rắc nỗi sợ hãi: "Chúng tôi không muốn là kẻ chia cắt Ukraine, chúng tôi không cần điều này".

Cũng trong bài diễn văn, ông Putin khẳng định quyền lợi của tất cả các dân tộc thiểu số tại Crimea sẽ được bảo vệ và rằng 3 dân tộc chính ở đây - người Ukraine, người gốc Nga và người Tatar - đều có quyền bình đẳng nhau về ngôn ngữ.

Ông cáo buộc phương Tây đã vượt quá giới hạn trong vấn đề Ukraine và đang dùng các biện pháp trừng phạt hòng đe doạ Nga. Tổng thống Nga tuyên bố Nga sẽ không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu với phương Tây, nhưng cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Liên quan tới những động thái can thiệp quân sự trên thế giới, bao gồm cả tại khu vực Trung Đông, ông Putin nhận định, các đối tác phương Tây mà đứng đầu là Mỹ, đã bị dẫn đường bởi "quy tắc của súng đạn". Trong khi bác bỏ những lời cáo buộc rằng Nga đang tiến hành một cuộc xâm lược, ông Putin nhấn mạnh, tại Crimea, chưa hề có một viên đạn nào được nổ.

Tổng thống Nga thẳng thắn vạch ra rằng chính chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tân phát xít, những kẻ thù ghét Nga và chống lại người Xê-mít đứng đằng sau "cuộc đảo chính" ở Ukraine, và rằng những kẻ tiếm quyền, cực đoan đang nắm giữ chính quyền ở Kiev.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 19 Tháng Ba, 2014, 05:30:13 am
 Đề nghị đồng chí longtrec@ cho "khán giả nhà" được biết về thái độ và tâm tư nguyện vọng của người dân Nga hiện nay trong chuyện Cremea sau khi trở về với nước Nga? Cụ thể là thái độ của người dân Matxcova. ;D

 Dù gì thì kết quả trưng cầu dân ý lên tới 97% phiếu thuận của người dân khu Tự trị Cremea đã nói lên nguyện vọng của nhân dân, song cũng cần biết thái độ của người dân "bên nhận" ra sao. Nhiều khi bên được nhận chưa chắc họ đã thấy thoải mái vì họ buộc phải "bị nhận" chưa biết chừng. ;D

 Nhân tiện "đồng chí" longtrec@ cho biết thêm về cảm nghĩ của cá nhân mình, lấy phát triển kinh tế làm "bản lề" trong chuyện Cremea trở về với nước Nga trong tương lai. :D

 Xin cám ơn.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 19 Tháng Ba, 2014, 07:53:32 am
Bác qtdc : Ông Ô chả lạ gì đâu . Vì biết rõ , ông ấy mới phong tỏa . Nếu không , Nga đưa cái gì đó . . .  ra thì lại xấu mặt nữa


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 19 Tháng Ba, 2014, 08:48:08 am
Có bài khá hay về khủng hoảng U đăng trên báo Đất Việt, copy cùng các bác đọc cho sướng!  ;D

Crimea về Nga: Chuyện kết thúc hay bắt đầu tại châu Âu?

(Quan hệ quốc tế) - Mỹ và phương Tây phải thẳng thắn thừa nhận rằng đã mắc sai lầm tại Ukraine: Thay vì đẩy Nga ra khỏi Crimea thì họ lại đẩy Crimea ra khỏi Ukraine.

Vậy là Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine đã thuộc Liên bang Nga một cách nhanh chóng không thể ngờ. Mới ngày nào Nga phải căng thẳng, tất bật lo lắng, cho Hạm đội Biển Đen bị “đẩy ra khỏi nhà” khi mỗi lần tổng thống này lên thay tổng thống kia của nước láng giềng…thì bây giờ đã yên tâm. Crimea sát nhập vào Nga không một tiếng súng, mang đậm dấu ấn của “biện pháp hòa bình”.

Mừng cho nước Nga, mừng cho Crimea trở về đất mẹ sau 60 trời chờ đợi.

Những người dân chân chính của Ukraine thế hệ này và thế hệ chống phát xít trước đây chắc là buồn nhưng họ không cảm thấy đau vì Crimea không phải bị rứt ra từ máu thịt họ. Trong khi đó, thế lực chống Nga thì tức lồng lộn, cay cú vì mưu đồ đẩy Nga ra khỏi Crimea thất bại thê thảm.

Những sai lầm của Mỹ và phương Tây trong vấn đề Ukraine.

Có lẽ sai lầm lớn nhất của Mỹ và phương Tây (EU và NATO) là chủ quan, coi thường, bất chấp nước Nga.

Mỹ và phương Tây, đặc biệt là Mỹ đã không dưới 2 lần chứng kiến Liên Xô, Nga đã “nổi giận” khi bị khiêu khích nhưng không chịu rút ra bài học.

Mỹ chỉ biết cảm giác của mình trong sự kiện tháng 10/1962 khi Liên Xô bố trí tên lửa nhằm vào Mỹ ở Cu Ba nhưng bất chấp cảm giác của Nga khi dùng Ukraine “xỉa dao” vào lưng Nga. Nga bây giờ không hùng hậu và sắn sàng một mất một còn với Mỹ như Liên Xô nhưng đụng quá sâu, quá đáng, vào lợi ích quốc gia, an ninh của Nga thì ông Putin hay ông Ivan nào người Nga làm tổng thống cũng sẽ dứt khoát như vậy thôi.

Năm 2008, Metvedev làm tổng thống Nga, Gruzia dựa vào ô của Mỹ và NATO, không cần biết cảm giác của Nga, đã gây chiến. Rốt cuộc bị giáng cho một đòn còn choáng váng đến tận bây giờ. Tổng thống Pháp vội vàng chuyển đến ông Saakashvili, tổng thống Gruzia, văn kiện ngừng bắn do ông lập ra và nói một cách tức giận: “Ông Bush đâu rồi? Người Mỹ đâu rồi? Họ sẽ không đến cứu các ngài đâu. Và người châu Âu cũng vậy, họ sẽ không đến đâu. Các ngài chỉ là số ít. Nếu các ngài không ký thì chẳng bao lâu nữa xe tăng Nga sẽ tiến đến đây".

Ukraine cũng vậy thôi, là quốc gia láng giềng nhưng lại là khu vực an ninh sống còn với nước Nga và khi láng giềng mà liên minh quân sự với nước ngoài, ở đây là NATO, để chống lại nước thứ ba là Nga thì dứt khoát Nga phải ra tay can thiệp, dứt khoát làm mọi cách để bảo vệ an ninh cốt lõi quốc gia Nga (Đến đây chúng ta mới hiểu sự khôn ngoan, nhạy cảm, trong chính sách quốc phòng “ba không” của Việt Nam).

Huống chi, Nga không phải là Libia, Apganixtan…Nga vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể biến Mỹ thành tro bụi hạt nhân thì bất chấp cảm giác an ninh, an toàn của Nga là sai lầm trong đánh giá, nhận biết đối thủ.

Khi có một nhận thức về đối thủ như vậy, dẫn đến sai lầm tiếp theo là áp dụng và tin tưởng quá mức vào biện pháp cũ rích cái gọi là “cách mạng màu” mà không tính đến đặc điểm cụ thể của Ukraine và yếu tố Nga, cho nên, khi phương Tây và phe đối lập đang vui mừng chiến thắng, chia ngôi vị ở Kiev thì Nga đang lặng lẽ khống chế, thu hồi Crimea và khi phát hiện ra “lính lạ” thì cũng như chính quyền mới Kiev, họ lúng túng, bị động, mất khả năng phản ứng.

Trong khi Nga đã có kế hoach đối sách bài bản và thậm chí có sẵn đối sách khi xảy ra tình huống xấu nhất. (Đương nhiên thôi vì Ukraine cực kỳ quan trọng với Nga nên Nga phải quan tâm, nhưng với Mỹ và phương Tây thì Ukraine chưa là gì. Mỹ còn quá nhiều vấn đề lớn hơn phải quan tâm)

Một chính sách, hành động sai lầm bao giờ cũng gây ra tổn thất. Mỹ và phương Tây phải thẳng thắn thừa nhận rằng trong sách lược với Ukraine mình đã sai lầm, do đó, phải chấp nhận sự thật khách quan là thất bại.

Âm mưu của Mỹ và phương Tây, thay vì đẩy Nga ra khỏi Crimea thì mỉa mai thay, họ đã làm điều ngược lại “đẩy Crimea ra khỏi Ukraine về với Nga”.
Người Crimea vui mừng khi bán đảo Crimea đã thuộc Nga

Nhân nào quả ấy!

Ai buộc Nga phải can thiệp vào Ukraine? Ai tạo thuận lợi cho Crimea nhanh chóng tách ra khỏi Ukraine? Câu trả lời là Mỹ và phương Tây.

Nếu phương Tây biết giữ lời, thỏa thuận 22/2 sẽ được thực hiện và Crimea vẫn chưa thuộc Nga.

Trước khi cuộc biểu tình biến thành bạo lực khiến Tổng thổng đương nhiệm Yanukovych trốn chạy, phe đối lập lên nắm chính quyền quyết tâm bài Nga thân phương Tây, được coi như một cuộc đảo chính thì đã có sự thỏa hiệp của chính quyền với phe đối lập.

Thỏa hiệp này đã được đưa ra sáng 22/2 từ cuộc đàm phán quy tụ các lãnh đạo của phe đối lập, Tổng thống Viktor Yanukovych, các lãnh đạo ngoại giao Đức, Pháp và Ba Lan, cũng như đại diện Nga đặc trách nhân quyền.

Đến buổi chiều cùng ngày, người đứng đầu Nhà nước Ukraina loan báo ông sẽ đưa ra những thủ tục nhằm “tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm, thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia, quay lại với bản hiến pháp năm 2004, theo đó sẽ quay lại chế độ nghị viện ở Ukraina” đã cho thấy ông này đã nhượng bộ tối đa phe đối lập, đồng thời hứa hẹn một lộ trình kết thúc cuộc khủng hoảng bạo lực như đã dẫn trong êm thấm.

Hôm 23/2, không buồn chờ cho tổng thống Yanukovych ký văn kiện quay lại với bản hiến pháp 2004, Quốc hội Ukraina đã sửa đổi hiến pháp và chỉ định một chủ tịch quốc hội mới, một bộ trưởng nội vụ mới...”.

Ông Yanukovych tố cáo “đây là một cuộc đảo chính do nước ngoài chỉ đạo” và cho hay “các trung gian quốc tế đã hứa đảm bảo an ninh cá nhân” cho ông nhưng khi mọi việc vẫn chưa ngả ngũ thì ôtô của ông bị bắn.

Sự lật lọng của phe đối lập thân phương Tây tại Kiev và sự dung túng của châu Âu cho phe đối lập Ukraina đã khiến Nga vào cuộc.

Có lẽ đến đây, Mỹ và phương Tây không cần tốn thời gian về vấn đề Crimea làm gì, tình thế là không đảo ngược. Nó đã thuộc Nga. Điều quan tâm của Mỹ và phương Tây bây giờ là xử lý thế nào với phần còn lại của Ukraine.

Rõ ràng một chính phủ mới tồn tại ở Ukraine không thể thiếu sự đồng thuận của Nga. Nếu Nga không ủng hộ, có nghĩa là chính phủ đó chống Nga theo phương Tây thì Nga sẽ có nhiều con bài về kinh tế, chính trị để sử dụng. Chỉ có thể một chính phủ đoàn kết quốc gia quay lại với hiến pháp 2004 mà cả Nga và phương Tây ủng hộ là cách tốt nhất bảo đảm sự ổn định, phát triển trong phần còn lại của Ukraine.

Một nước nhỏ, nợ nần chồng chất, nền kinh tế bên bờ sụp đổ lại trong tình trạng trên đe dưới búa thì tốt nhất là không theo ai chống ai mà độc lập tự chủ. Nga hay EU chẳng bao giờ cho không Ukraine cái gì.

Crimea đã kết thúc với Nga, nhưng có thể là điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng chính trị tiếp theo tại Ukraine và đưa cả châu Âu vào cuộc nếu cuộc trả đũa của Mỹ và phương Tây vào Nga bắt đầu.

Lê Ngọc Thống

Link: http://www.baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/crimea-ve-nga-chuyen-ket-thuc-hay-bat-dau-tai-chau-au-3003989/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2014, 09:14:17 am
Bác qtdc : Ông Ô chả lạ gì đâu . Vì biết rõ , ông ấy mới phong tỏa . Nếu không , Nga đưa cái gì đó . . .  ra thì lại xấu mặt nữa
Vâng, rất có thể là như vậy. Nhưng giọng người Mỹ vẫn là giọng của đại ca thế giới: sẽ trừng phạt cả bác mu-gích láu cả Putin. Nghe cũng khó chịu ra phết, dẫu sao vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới với nhau mà nói trịch thượng thật.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 19 Tháng Ba, 2014, 09:26:18 am
Trong bài của bác longtrec có nhắc đến "người Xê-mít". Tôi thử tìm hiểu là cái gì ... thì loáng tháng như là người Do Thái thì phải.
Bác nào cao minh, xin cho biết rõ hơn?
Cảm ơn nhiều!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tieunamvu trong 19 Tháng Ba, 2014, 11:28:00 am
Có một nhận xét khá vui trên facebook của bác Trần Đăng Tuấn. Xin trích:
"Cùng ngày 16/3 với Crimea, ở Venice đang có cuộc "trưng cầu dân ý" về việc tách ra thành quốc gia độc lập với Italia !
Lý do của nàng Venice là khách du lịch quanh năm đông như trảy hội (đến đó hưởng tuần trăng mật thì bao nhiêu tiền chả tiêu?). Mỗi năm Nhà nước Italia thu từ nàng Venice 74 tỷ Euro, mà chi lại cho nàng có 21 tỷ. Cho nên nàng cáu, nói : Anh tưởng tôi rời anh ra tôi chết đói à ?
Còn lý do Nga không lùi vụ Crimea là (như lời Putin): Lính thuỷ NATO cũng giỏi giang, đáng yêu, nhưng Nga muốn mời họ đến thăm cảng Sevastapol cho nó thắm tình hữu nghị, chứ không thể có chuyện Nga xin visa đến Sevastapol thăm quan quân cảng NATO.
Cuộc "trưng cầu dân ý" (của đáng tội, qua mạng) ở Venice giống như vợ trẻ tức chồng lúc đi mua sắm buổi trưa. Từ trưa đến đêm còn dài, đủ để dăm lần hết giận lại thương. Mà đêm mới quan trọng.
Còn cuộc bỏ phiếu ở Crimea thì dù cho thiên hạ nói thế nào, nó cũng là 'nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé". Đêm xuống thì cũng chỉ còn giường đơn gối chiếc thôi. Sắt được rèn ngay lúc nóng. Không chỉ mất đứt bán đảo, Ukraine mất một nửa Hải quân (20/40 tàu chiến của Ukraine, trong đó có 1 tàu ngầm duy nhất của nước này, sẽ nhập vào Hạm đội Biển Đen của Nga). Đó là chưa kể các căn cứ trên bộ.
Vợ chồng cãi nhau vì tiền bạc.
Nhưng bỏ nhau thì vì ...ngoại tình.
Nhưng liệu vụ ngoại tình mang tên Crimea có xảy ra không, nếu trước đó không có vụ ngoại tình hồn nhiên đến "phớ lớ" làm tức mắt Maxcova ?
Khác chuyện đôi lứa cá nhân, với quốc gia thì "ngoại tình" không phải là lỗi, thậm chí- đó là quyền lựa chọn.
Nhưng khi "ngoại tình", quốc gia cần những nhà chính trị lão luyện, không bốc đồng, điều mà Kiev đến nay chưa có.
Xét cho cùng, đám cưới mới sau ly dị, thì êm ái hơn là ly dị vì ngoại tình vỡ lở (hay tệ hơn là công khai)
Nhưng còn xét cho cùng hơn nữa, thì : một kết thúc tệ hại cho một kinh khủng kéo dài, còn hơn là sự kinh khủng kéo dài mà không có kết thúc."
T/g: Trần Đăng Tuấn


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2014, 11:29:43 am
Ngày hôm qua còn một việc không hề hài mà hết sức nghiêm túc: bài diễn văn của TT Nga Putin, một bài diễn văn rất hay, rất hay.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Ba, 2014, 11:45:27 am
Vâng bác qtdc bài đó rất hay, tôi xin copy về!

Nội dung bài diễn văn lịch sử của Tổng thống Nga Putin
Thứ ba 18/03/2014 23:15
"Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga..." - Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Thưa các thành viên Hội đồng Liên bang, thưa các vị đại biểu Duma Quốc gia. Các đại biểu của Nước cộng hòa Crimea và Sevastopol hiện đang ở đây với chúng ta, những công dân Nga, nhân dân của Crimea và Sevastopol!

Các bạn thân mến, việc chúng ta tập trung ở đây hôm nay có liên quan tới một vấn đề có ý nghĩa lịch sử và sống còn với tất cả chúng ta. Một cuộc trưng cầu dân ý tuân thủ đầy đủ mọi thủ tục dân chủ và chuẩn mực quốc tế vừa được tổ chức ở Crimea ngày 16/3.

Hơn 82% cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Và hơn 96% trong số họ đã ủng hộ việc hợp nhất với nước Nga. Những con số này, tự nó đã nói lên tất cả.

Để hiểu lý do đằng sau sự lựa chọn này nên hiểu về lịch sử Crimea và những điều có ý nghĩa với cả nước Nga và Crimea.

Mọi thứ ở Crimea đều cho thấy niềm kiêu hãnh và lịch sử chung của chúng ta. Đó là nơi có chứng tích Khersones cổ xưa, nơi hoàng tử Vladimir được rửa tội. Tinh thần Chính thống giáo mà Ngài nuôi dưỡng là nền tảng cho văn hóa, văn minh và những giá trị nhân văn kết nối nhân dân Nga, Ukraine và Belarus. Mộ phần của những người lính Nga mà sự anh dũng của họ đã đưa Crimea trở thành một phần của Đế quốc Nga cũng ở Crimea. Đó cũng là nơi có Sevastopol – thành phố huyền thoại với lịch sử chói lọi, một pháo đài, nơi đã khai sinh ra Hạm đội Biển Đen của nước Nga. Crimea là Balaklava và Kerch, Malakhov Kurgan và Sapun Ridge (những địa danh lịch sử ở Crimea – ND). Mỗi địa danh này đều là cái tên vô cùng tha thiết trong lòng chúng ta, là biểu tượng của lòng dũng cảm vô song và vinh quang của quân đội Nga.

Crimea là nơi giao thoa độc đáo giữa truyền thống và văn hóa của những con người khác nhau. Điều này làm nó giống nước Nga, nơi không một tộc người đơn lẻ nào bị quên lãng trong những thế kỷ qua. Người Nga và người Ukraine, người Tatar ở Crimea và người của các dân tộc khác đã cùng sống bên nhau ở Crimea, cùng gìn giữ diện mạo, truyền thống, ngôn ngữ và tín ngưỡng của dân tộc mình.

Thật là ngẫu nhiên khi dân số tại bán đảo Crimea hiện nay là 2,2 triệu người, trong đó, gần 1,5 triệu là người Nga, 350.000 là người Ukraine, song phần lớn vẫn coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Có khoảng 290.000 - 300.000 là người Tatar tại Crimea, những người cũng nghiêng về phía Nga - theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Đúng, đã có lúc người Tatar tại Crimea, cũng như một vài dân tộc khác ở Liên Xô, bị đối xử không công bằng. Chỉ có một điều tôi có thể nói ở đây: hàng triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau cũng đã phải chịu đựng, và họ chủ yếu là người Nga.

Người Tatar ở Crimea đã quay trở về với quê hương của mình. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đạt được tất cả những quyết định cần thiết về mặt pháp lý và chính trị để hoàn thành việc trả lại danh dự cho người Tatar, để họ được hưởng quyền lợi của mình và được trong sạch thanh danh.

Chúng ta hết mực tôn trọng người dân của tất cả các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất Crimea. Đây là ngôi nhà chung của họ, quê hương của họ, và sẽ là một việc làm đúng đắn khi 3 ngôn ngữ quốc gia tại Crimea - tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar - được bình đẳng như nhau. Tôi tin người dân địa phương ủng hộ điều này.

Thưa các bạn,

Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga. Niềm tin vững chắc ấy được xây dựng dựa trên sự thật và công lý, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua thời gian, trong mọi trường hợp, bất chấp tất cả những thay đổi mạnh mẽ của đất nước chúng ta suốt thế kỉ 20.

Sau cuộc cách mạng, những đảng viên Xô Viết - vì một vài lý do nào đó - đã đem một phần rộng lớn lãnh thổ ở miền Bắc nước Nga trong quá khứ cho nước Cộng hoà Ukraine. Điều này được thực hiện mà không hề cân nhắc tới đặc điểm tôn giáo của cư dân ở đây. Ngày nay, những khu vực đó hình thành nên vùng đông nam Ukraine. Sau đó, vào năm 1954, quyết định chuyển giao vùng lãnh thổ Crimea cho Ukraine đã được đưa ra, rồi cả Sevastopol, bất chấp thực tế rằng thành phố này trực thuộc liên bang. Đây là sáng kiến cá nhân của người lãnh đạo đảng, ông Nikita Khrushchev. Lý do đằng sau quyết định của ông... - xin để dành cho các sử gia làm rõ.

Vấn đề bây giờ là quyết định này đã vi phạm trắng trợn các quy tắc về hiến pháp được đặt ra ngay từ thời đó. Quyết định này đã được lén lút đưa ra. Đương nhiên, không ai thèm hỏi tới người dân Crimea và Sevastopol. Họ phải đối diện với thực tế. Dân chúng hẳn nhiên đã thắc mắc tại sao Crimea lại bất ngờ trở thành một phần của Ukraine. Nhưng xét toàn diện - và chúng ta cũng phải đề cập tới điều này một cách rõ ràng, tất cả chúng ta đều biết - rằng quyết định này chỉ là hình thức, bởi lãnh thổ đã được chuyển giao bên trong biên giới của một nhà nước duy nhất. Khi ấy, thật không thể tưởng tượng rằng Ukraine và Nga lại tách ra và trở thành 2 quốc gia riêng biệt. Thế mà điều đó đã xảy ra.

Thật không may là điều dường như không thể xảy ra lại trở thành hiện thực. Liên Xô sụp đổ. Mọi việc diễn ra nhanh tới mức gần như không có ai kịp nhận ra những sự việc này đột ngột tới mức nào và hậu quả của chúng là gì. Rất nhiều người, cả ở Nga và Ukraine cũng như tại các nước cộng hoà khác, hi vọng rằng Cộng đồng các Quốc gia Độc lập được thành lập vào thời điểm đó sẽ trở thành một hình thức nhà nước liên bang mới. Họ đã được nghe nói về đồng tiền chung, không gian kinh tế thống nhất, lực lượng vũ trang chung. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là hứa suông, trong khi đó, đất nước lớn đã tiêu tan. Chỉ khi Crimea trở thành một phần của quốc gia khác, Nga mới nhận ra rằng mình không đơn giản chỉ là bị lấy trộm - mình đã bị cưỡng đoạt.

Đồng thời, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bằng cách phô trương về chủ quyền, chính bản thân Nga đã góp phần khiến Liên Xô sụp đổ. Và khi sự sụp đổ đó được hợp pháp hoá, tất cả lại quên mất Crimea và Sevastopol - căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen. Hàng triệu người đã đi ngủ ở một quốc gia và rồi tỉnh dậy tại một quốc gia khác, chỉ qua một đêm đã trở thành dân tộc thiểu số tại một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Còn nước Nga lại trở thành một trong những dân tộc lớn nhất, nếu không muốn nói là nhóm dân tộc lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi các đường biên giới.

Giờ đây, sau nhiều năm, tôi đã nghe thấy người dân Crimea nói rằng thời điểm năm 1991, họ bị trao đi như một bao tải khoai tây. Khó mà có thể không đồng ý với điều này. Thế còn vị thế của Nga? Nước Nga thì sao? Phải miễn cưỡng chấp nhận tình thế. Khi đó, quốc gia này đã trải qua những thời kỳ khó khăn tới mức thực tế là không còn có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, nhân dân đã không thoả hiệp với sự bất công kì quặc đó. Trong ngần ấy năm, người dân và nhiều nhân vật của công chúng đã lật lại vấn đề này, họ nói rằng về mặt lịch sử, Crimea là lãnh thổ của Nga, Sevastopol là một thành phố của Nga. Đúng vậy, từ trong trái tim và tâm trí của mình, tất cả chúng ta đều biết điều đó, nhưng chúng ta phải bắt đầu từ thực tế sẵn có và xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với quốc gia Ukraine độc lập trên một nền tảng mới. Trong khi đó, quan hệ của chúng ta với Ukraine, với những người dân Ukraine anh em, vẫn luôn và sẽ mãi đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Hôm nay, chúng ta có thể nói về điều này một cách cởi mở, và tôi muốn chia sẻ với các bạn một số chi tiết về các thỏa thuận đã được ký kết vào đầu những năm 2000. Khi đó, Tổng thống Ukraine là ngài Kuchma đã đề nghị tôi xúc tiến quá trình phân định biên giới Nga - Ukraine. Lúc đó, quá trình này trên thực tế đang rơi vào bế tắc. Nga coi như đã công nhận Crimea là một phần của Ukraine, nhưng chưa có thỏa thuận về phân định biên giới. Dù tình hình rất phức tạp, nhưng tôi đã ngay lập tức chỉ thị cho các cơ quan chính phủ Nga đẩy nhanh việc lập hồ sơ về biên giới, để mọi người đều hiểu rõ rằng bằng việc chấp thuận phân định đường biên, chúng ta thừa nhận về cả pháp lý và thực tế rằng Crimea là lãnh thổ của Ukraine, và do đó có thể khép lại vấn đề.

Chúng ta đã giúp đỡ Ukraine không chỉ trong vấn đề Crimea, mà còn trong cả một vấn đề phức tạp như biên giới lãnh hải ở Biển Azov và eo biển Kerch. Những gì chúng ta làm đều vì coi mối quan hệ tốt đẹp với Ukraine là điều quan trọng nhất đối với chúng ta, và để họ không mắc kẹt trong bế tắc của các tranh chấp lãnh thổ. Chúng ta đã mong đợi rằng Ukraine vẫn là láng giềng tốt. Chúng ta cũng đã hy vọng rằng công dân Nga và người nói tiếng Nga ở Ukraine, đặc biệt là các vùng Đông Nam và Crimea có thể sống trong một đất nước văn minh, dân chủ và hữu nghị, nơi có thể bảo vệ các quyền lợi của họ theo chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Thế nhưng, tình hình lại không diễn ra như vậy. Hết lần này đến lần khác, người ta đã rắp tâm tước đoạt những di sản lịch sử và thậm chí cả ngôn ngữ của người Nga, đẩy họ đến với sự đồng hóa ép buộc. Hơn thế, người Nga, cũng như những công dân khác của Ukraine đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng nhà nước và chính trị vốn đã làm rung chuyển quốc gia này từ 20 năm qua.

Tôi hiểu vì sao người Ukraine muốn thay đổi. Họ đã có đủ bộ máy nắm quyền lực trong suốt những năm tháng độc lập của Ukraine. Các Tổng thống, Thủ tướng và đại biểu quốc hội đã thay đổi, nhưng thái độ của họ đối với đất nước và người dân của mình thì vẫn vậy. Họ bòn rút quốc gia, đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực, tài sản và dòng ngoại tệ mà chẳng mảy may quan tâm tới dân thường. Họ không hề băn khoăn vì sao hàng triệu người dân Ukraine không nhìn thấy triển vọng tại quê nhà và phải ra nước ngoài làm việc qua ngày. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: họ không chuyển tới Thung lũng Silicon, mà lại làm công nhân công nhật. Chỉ tính riêng năm ngoái, đã có gần 3 triệu người tìm những công việc như thế này tại Nga. Theo một vài nguồn tin, năm 2013, tổng thu nhập của họ ở Nga là hơn 20 tỉ USD, chỉ bằng 12% GDP của Ukraine.

Tôi muốn nhắc lại rằng, tôi thấu hiểu những người dân đổ ra quảng trường Maidan, mang theo các khẩu hiệu hoà bình, phản đối tham nhũng, quản lý đất nước không hiệu quả và đói nghèo. Quyền được biểu tình hoà bình, các cuộc bầu cử và thủ tục mang tính dân chủ tồn tại vì một mục đích duy nhất là thay thế quan chức không làm hài lòng người dân. Tuy nhiên, những người đứng sau các diễn biến mới nhất ở Ukraine lại có kế hoạch hành động khác: họ đang chuẩn bị cho một sự tiếm quyền khác đối với chính phủ, họ muốn thâu tóm quyền lực và sẽ không dừng lại. Họ viện tới khủng bố, giết người, bạo loạn. Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tân phát xít, những kẻ ghét Nga và chống đối người Xê-mít đã thực hiện cuộc đảo chính này. Họ tiếp tục làm như vậy tại Ukraine cho đến ngày nay.

Cái gọi là chính quyền mới đã bắt đầu bằng việc đưa ra một dự luật sửa đổi chính sách về ngôn ngữ, một hành vi vi phạm trực tiếp tới quyền lợi của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, họ ngay lập tức phải chịu sự trừng phạt từ các nhà tài trợ nước ngoài của chính mình - những người được gọi là chính trị gia. Phải thừa nhận rằng các cố vấn của chính phủ đương thời thông minh và biết rõ những nỗ lực nhằm xây dựng một quốc gia Ukraine thực thụ sẽ dẫn tới đâu. Dự luật đã bị gạt sang một bên, song rõ ràng là sẽ được thực thi trong tương lai. Không có bất cứ điều gì về vấn đề này được nhắc tới, hoặc có thể là chúng ta có trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng tâm địa của những kẻ kế thừa tư tưởng của Bandera, một đồng loã của Hitler trong Thế chiến II.

Rõ ràng là tại Ukraine hiện nay, không có người nắm quyền hành hợp pháp, không có ai để bàn chuyện. Nhiều cơ quan chính phủ đã bị những kẻ lừa đảo tiếm quyền, song chúng lại không được kiểm soát đất nước, và bản thân chúng - tôi muốn nhấn mạnh điều này - thường xuyên bị những kẻ cực đoan điều khiển. Trong một vài trường hợp, bạn cần có giấy phép đặc biệt từ chiến binh Maidan để gặp gỡ các Bộ trưởng nhất định trong chính phủ hiện tại. Không phải chuyện đùa - đó là thực tế.

Những người phản đối cuộc đảo chính ngay lập tức bị đe doạ đàn áp. Tất nhiên, người đầu tiên chịu trận ở đây là Crimea, một Crimea nói tiếng Nga. Vì vậy, người dân Crimea và Sevastopol đã tìm tới Nga để mong được giúp đỡ trong việc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của mình, ngăn chặn các sự việc đã và vẫn đang tiếp diễn ở Kiev, Donetsk, Kharkov cùng các thành phố khác của Ukraine.

Hiển nhiên là chúng ta không thể để cho những lời kêu gọi này bị phớt lờ; chúng ta không thể bỏ mặc Crimea và người dân ở đó trong cơn hoạn nạn. Đối với chúng ta, đó là sự phản bội.

Trước hết, chúng ta đã phải tạo điều kiện để lần đầu tiên trong lịch sử, người dân ở Crimea có thể bày tỏ tự do ý chí của mình một cách hòa bình. Thế nhưng, chúng ta đã được nghe gì từ những người bạn Tây Âu và Bắc Mỹ? Họ nói chúng ta đang vi phạm các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Ba, 2014, 11:45:53 am
Tiếp .



Thứ nhất, thật tốt là ít nhất họ cũng nhớ rằng vẫn tồn tại một thứ gọi là luật pháp quốc tế - muộn dù sao còn hơn không.

Thứ hai, và quan trọng nhất là – chính xác thì chúng ta đang vi phạm điều gì? Đúng, Tổng thống Liên bang Nga đã nhận được sự cho phép của Thượng viện để sử dụng lực lượng vũ trang ở Ukraine. Nhưng nghiêm túc mà nói, chưa có ai hành động trên sự cho phép đó. Quân đội Nga chưa từng tiến vào Crimea. Họ đã hiện diện ở đây từ trước,  theo đúng khuôn khổ của một hiệp định quốc tế. Đúng, chúng ta đã tăng cường lực lượng tại đây. Nhưng, đây là điều mà tôi muốn tất cả mọi người nghe và hiểu: Chúng ta đã không vượt quá giới hạn quân số của lực lượng vũ trang tại Crimea, vốn được quy định là 25.000 người. Vì không cần phải làm như vậy.

Tiếp theo. Khi tuyên bố độc lập và quyết định tổ chức trưng cầu dân ý, Hội đồng Tối cao Crimea đã dựa vào Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó khẳng định các quốc gia đều có quyền tự quyết. Tiện đây, tôi muốn nhắc các bạn nhớ rằng, khi tách khỏi Liên bang Xô Viết, Ukraine cũng làm đúng như vậy, chính xác đến từng từ. Ukraine đã sử dụng quyền này, nhưng người dân ở Crimea thì lại bị khước từ. Tại sao vậy?

Thêm nữa, chính quyền Crimea đã dựa vào một tiền lệ rất nổi tiếng là Kosovo - tiền lệ do những người bạn phương Tây của chúng ta chính tay tạo ra trong một tình huống hoàn toàn tương tự, khi họ công nhận rằng việc đơn phương chia cắt Kosovo khỏi Serbia, chính xác như những gì Crimea đang làm hiện nay, là hợp pháp và không cần bất kỳ sự cho phép nào từ chính quyền trung ương. Theo đúng Điều 2, Chương 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc,  Tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc đã đồng ý với cách tiếp cận này và đã đề những ghi chú (mà tôi trích dẫn lại sau đây) trong phán quyết ngày 22/7/2010: “Không có điều khoản cấm chung nào từ thông lệ của Hội đồng Bảo an liên quan đến việc tuyên bố độc lập” và “Luật pháp quốc tế không bao hàm quy định cấm tuyên bố độc lập”. Hoàn toàn dễ hiểu, như họ nói.

Tôi không muốn dựa vào các trích dẫn, nhưng trong trường hợp này, tôi không thể làm khác. Đây là một trích dẫn từ một tài liệu chính thức khác: Bản tường trình của Mỹ ngày 17/4/2009 gửi đến cùng Tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc liên quan đến các buổi điều trần về Kosovo. Một lần nữa, tôi xin lại được trích dẫn: “Việc tuyên bố độc lập có thể, và thường là vi phạm luật pháp trong nước. Tuy nhiên, điều đó không khiến nó vi phạm luật pháp quốc tế”. Hết trích dẫn.

Họ đã viết như vậy, đem phổ biến khắp thế giới, được mọi người đồng ý, và giờ họ lại tỏ ra bất bình. Mà về cái gì chứ? Hành động của người dân Crimea hoàn toàn phù hợp với các chỉ dẫn trên, như nó vốn vậy. Hãy thử nghĩ rằng người Albani ở Kosovo (chúng ta hoàn toàn tôn trọng họ) được phép làm như vậy. Còn người Nga, người Ukraine và người Tatar ở Crimea thì không. Một lần nữa, ai cũng sẽ thắc mắc tại sao.

Chúng ta vẫn nghe Mỹ và Tây Âu nói rằng Kosovo là một trường hợp đặc biệt. Điều gì đã khiến nó trở nên đặc biệt trong mắt những người bạn này của chúng ta? Hóa ra đó là vì cuộc xung đột ở Kosovo đã khiến rất nhiều người thương vong. Điều này có phải một lập luận có cơ sở pháp lý? Phán quyết của Tòa án quốc tế không hề nói như vậy. Nó thậm chí còn không phải là một thứ tiêu chuẩn kép; nó là kiểu lý sự cùn, ấu trĩ kinh ngạc. Con người ta không nên đổi trắng thay đen, cố gắng một cách thô thiển như vậy để khiến mọi thứ thuận theo lợi ích của mình. Nếu cứ theo logic này, chúng ta sẽ phải chắc chắn mọi cuộc xung đột đều dẫn đến tổn thất về sinh mạng.

Tôi sẽ nói rõ ràng rằng - nếu lực lượng tự vệ địa phương ở Crimea không thể kiểm soát được tình hình thì sẽ có thương vong. May mắn là điều này không xảy ra. Không có bất cứ cuộc đụng độ vũ trang nào và không có thương vong. Bạn nghĩ vì sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: bởi nó rất khó, thực tế là không thể chống lại ý chí của người dân. Tại đây, tôi muốn cám ơn quân đội Ukraine - 22.000 người lính vũ trang đến tận răng. Tôi muốn cám ơn binh sĩ, những người đã kiềm chế một cuộc đổ máu và không nhuộm đỏ quân phục của mình bằng máu.

Cũng liên quan tới việc này, một vài ý khác đã nảy ra trong tâm trí. Họ liên tục nói về cái được gọi là sự can thiệp của Nga ở Crimea, một cuộc xâm lược. Điều này thực lạ tai. Tôi không thể nhớ ra bất cứ một cuộc can thiệp quân sự nào trong lịch sử mà lại không có súng nổ và thương vong.

Thưa các bạn,

Như một tấm gương, tình hình ở Ukraine phản ánh những gì đang và đã diễn ra trên thế giới trong một vài thập kỷ qua. Sau khi trạng thái lưỡng cực tan rã, chúng ta không còn sự ổn định nữa. Các thể chế quốc tế chủ chốt không những không mạnh hơn, mà ngược lại, trong nhiều trường hợp còn suy thoái một cách đáng buồn. Các đối tác phương Tây của chúng ta, dẫn đầu là Mỹ thích dùng “quy tắc của súng đạn” hơn là luật pháp quốc tế. Họ đi đến chỗ tin rằng họ đặc biệt và có đặc quyền, rằng họ có thể quyết định vận mệnh thế giới, rằng chỉ họ mới luôn luôn đúng. Họ làm bất cứ thứ gì họ thích: chỗ này, chỗ kia. Họ sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia có chủ quyền, xây dựng các liên minh dựa trên nguyên tắc “Nếu anh không theo tôi nghĩa là anh chống lại tôi”. Để cho sự xâm lược này có vẻ hợp pháp, họ ép buộc các tổ chức quốc tế phải đưa ra các nghị quyết. Và nếu vì một vài lý do nào đó mà cách này không hiệu quả, thì họ phớt lờ luôn cả Liên Hợp Quốc lẫn Hội đồng Bảo an.

Điều này đã xảy ra ở Nam Tư, năm 1999, hẳn chúng ta đều còn nhớ rõ. Dù chính mắt tôi chứng kiến, thật khó mà tin rằng, vào cuối thế kỷ 20 mà một thủ đô ở châu Âu, Belgrade, lại chìm dưới các cuộc tấn công bằng tên lửa trong vài tuần, và sau đó là đến cuộc can thiệp vũ trang thật sự. Có nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an về vấn đề này lại cho phép những hành động như vậy? Không hề. Và rồi họ đánh Afghanistan, Iraq, vi phạm trắng trợn nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Lybia, khi thay vì chỉ áp đặt cái gọi là vùng cấm bay thì họ đồng thời dội bom luôn xuống đó.

Đã có một chuỗi các cuộc “cách mạng màu” được giật dây. Chắc chắn là người dân ở các nước nơi diễn ra các sự kiện này đã chán ngán chế độ độc tài và nghèo khổ, không có tương lai. Nhưng những tình cảm này đã bị lợi dụng một cách bất nhẫn. Các tiêu chuẩn được áp đặt lên các nước này mà không hề phù hợp với lối sống, truyền thống và văn hóa của người dân. Và hậu quả là thay vì dân chủ, tự do là hỗn loạn, bạo lực bùng phát và hàng chuỗi biến động. Mùa xuân Ả Rập đã biến thành Mùa đông Ả Rập.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 19 Tháng Ba, 2014, 11:54:13 am
 Bài này ca ngợi tổng thống Nga Putin! http://news.ringring.vn/the-gioi/nguoi-nga-dang-nghi-gi-ve-putin/55127.html?ref=we&eid=85


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Ba, 2014, 12:07:39 pm
Phụ anh Long bản gốc từ trang tin của Chính quyền LB Nga
----
Nội dung bài phát biểu của tổng thống V.Putin trước phiên họp toàn thể HĐLB+Duma+phái đoàn CH Crưm+đại biểu các khu vực và tổ chức chính trị xã hội LB Nga vào hồi 15 giờ 50' giờ Moskva ngày 18-03-2014
Обращение Президента Российской Федерации
http://kremlin.ru/news/20603 (http://kremlin.ru/news/20603)

(http://news.kremlin.ru/media/events/photos/big/41d4ca0bc13043aa16b6.jpeg)


Nguyên văn "Hiệp ước giữa LB Nga và CH Crưm về việc CH Crưm gia nhập LB Nga và việc thành lập các chủ thể mới trong thành phần LB Nga" (Договор между Российской Федерацией и Республикой Крым о принятии в Российскую Федерацию Республики Крым и образовании в составе Российской Федерации новых субъектов) vừa được kí kết ở trang tin TT Nga. Cậu nào rảnh theo link dưới tải về dịch xem sao.
http://kremlin.ru/acts/20605 (http://kremlin.ru/acts/20605)
(http://news.kremlin.ru/media/events/photos/medium/41d4ca13f1f52bc3b694.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 19 Tháng Ba, 2014, 12:27:25 pm
Tin hot:
VTV1 trong bản tin thời sự 12h hôm nay đưa tin: Ucraina đưa 40000 quân vào Crưm! ... chà có vẻ căng đây!  :o


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 19 Tháng Ba, 2014, 12:40:42 pm
Nhìn tấm ảnh này mới thấy sự kém cỏi của đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp .

Đây là tấm ảnh có giá trị và tính chất lịch sử ,bởi tổng thống Nga Pu-Tin đang phát biểu các vấn đề quan trọng trước nghị viện của Nga . Thay vì giữ nguyên ảnh gốc cho rõ mặt từng người những ai ? và ai? . Thì phóng viên lại dùng photoshop cố ý xóa mờ những người đang ngồi trong nghị trường để bàn bạc ,chừa lại mỗi tổng thống . điều này chẳng khác nào tấm ảnh giả , còn vị tổng thống kia đang phát biểu trước những Ma-nơ-canh không xác thực .(rất vô nghĩa). Thần có thiêng là bởi hạ bộ -nay còn đâu .

(http://news.kremlin.ru/media/events/photos/big/41d4ca0bc13043aa16b6.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Ba, 2014, 12:50:09 pm
Thưa các bác, đáng ra em phải viết 1 bài hoàn chỉnh, nhưng ngặt lỗi em bận quá chỉ ghé vào mạng 1 nát rồi phải  ra ngay, nếu không giai đoạn này nhất định em là "phóng viên thường chú" cho các bác!

Em xin được sơ lược những cái được của Mỹ và Nga qua sự kiện Ukraune. Mặc dù là người chủ động giật dây cuộc cách mạng" màu thâm" trên quảng trường Vaidan gần đây nhưng EU rút cục chuốc lấy thua thiệt về kinh tế cả về ngắn hạn cũng như lâu dài. Còn Trung Quốc, họ được gì và mất gì ? Trước mắt họ mất đi 1 của ngõ để tiếp cận với những kỹ thuật quân sự mà trình độ họ chưa đạt tới, từ các ngả khác thì bị cấm cửa hoặc lịch sự thì " để chúng tôi xem xét", " Vấn đề này hình như chưa đúng thời điểm"..... Về kinh tế, 8 tỉ đô cho Ukrane vay ưu đãi, đổi lại TQ sẽ có trong tay bản hợp đồng thuê đất nông nghiệp. Với kế hoạch đưa người sang khai thác những cánh rừng, những thảo nguyên màu mỡ thẳng cánh cò bay của Ukraine xem ra không còn thực tế nữa rồi.



“BRICS” được đưa ra tại báo cáo Goldman Sachs năm 2003, dùng để chỉ những nền kinh tế Brazil, Liên Bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự lớn mạnh của những quốc gia này trong nền kinh tế toàn cầu đã (và vẫn đang) được tin tưởng là sẽ có tiềm năng định hình lại kinh tế thế giới và bối cảnh chính trị của thế kỷ 21 . Trong 4 quốc gia “BRICS” luôn ganh đua nhau về thứ tự , vị thế và không ngừng tạo cho mình những cơ hội để củng cố vị thế vừa dành được. Nga tuy là nước được xếp vào tốp 4 nước " Mới nổi" ,nhưng khoảng thời gian kể từ khi Liên Xô sụp đổ đã là thời kì đi xuống đối với nước này.Nền kinh tế của Nga, dù vẫn được dự báo là tăng trưởng từ trung hạn đến dài hạn nhưng đã bị giáng một đòn mạnh bởi sự suy sụp kinh tế toàn cầu gần đây.Nga vẫn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu khí đốt, trong khi tiềm lực quân sự rất mạnh.Hơn ai hết , các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế Nga phải biết phát huy mặt mạnh, khắc chế mặt yếu để biến Nga không chỉ là " quốc gia mới nổi" mà phải biến Nga thành 1 đế chế. Đây là khát khao cháy bỏng của nước Nga mà không tiện nói ra.


Công bằng mà nói, nước Nga không muốn có 1 Ukraine bất ổn bên cạnh mình, nhưng lại càng không muốn  Ukraine máu thịt từng là quốc gia trong quốc gia rộng lớn bây giờ ngả theo kẻ khác. Nhưng thời thế tạo anh hùng, nước Nga đã nắm lấy và xoay chuyển tình thế và tạo cho mình vô số lợi ích địa chính trị, bài toán dân số, và tất nhiên lợi ích kinh tế vô cùng lớn.

Trước thái độ của ban lãnh đạo Ukraine (thời tổng thống Yanukovich) đong đưa EU . Những tháng cuối năm 2013, Nga đã nhiều lần giơ ra cây gậy và cả củ cà rốt. Suốt cả tháng trời " tạm đóng của biên giới để ngăn dòng hàng kém chất lượng từ châu âu vào Nga" đã làm cho ban lãnh đạo Ukraine lúc đó ngồi trên đống lửa phải bay đi bay về đàm phán. Là một quốc gia có diện tích lớn thứ hai của châu Âu, Ukraine thực sự là đối tượng muốn lôi kéo của cả Nga và các nước phương Tây. Đối với Tổng thống Nga Putin, Ukraine là một trong những thành viên không thể thiếu của "Liên minh Âu-Á" mà ông muốn xây dựng.Nga lo ngại, Ukraine nhất thể hóa với EU chỉ là bước đầu tiên, kế tiếp sẽ còn thực hiện nhất thể hóa với NATO, điều này là một "thảm họa".Sau khi Liên Xô tan rã, 30% công nghiệp quốc phòng của Liên Xô cũ được giữ lại ở Ukraine, bao gồm nhà máy đóng tàu Biển Đen duy nhất của Liên Xô có thể chế tạo tàu sân bay.Công nghiệp quốc phòng Nga đến nay vẫn không thể hoàn toàn thoát khỏi sự lệ thuộc vào linh kiện nhập khẩu của Ukraine.




Ối giời ơi, em chỉ định làm nhiều cái gạch đầu dòng cho nhanh mà xem ra thế này không được rồi, sẽ mất nhiều ngày nhiều giờ để kết nối những cái gạch đầu dòng kia cho bớt bị ăn đá.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2014, 01:37:26 pm
Bác longtrec nếu bận cứ từ từ viết. Rất hay. Bác có điều kiện tiếp xúc gần gũi với vấn đề mình viết hơn nhiều người nên chắc sẽ có cái nhìn thực tế. Rất cám ơn bác.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 19 Tháng Ba, 2014, 06:53:25 pm
Trong bài của bác longtrec có nhắc đến "người Xê-mít". Tôi thử tìm hiểu là cái gì ... thì loáng tháng như là người Do Thái thì phải.


...Tổng thống Nga thẳng thắn vạch ra rằng chính chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tân phát xít, những kẻ thù ghét Nga và chống lại người Xê-mít đứng đằng sau "cuộc đảo chính" ở Ukraine, và rằng những kẻ tiếm quyền, cực đoan đang nắm giữ chính quyền ở Kiev.

Chào bác bapchuoi!

Có lẽ ý ông Putin muốn nói tới những người nói tiếng Do Thái thì đúng hơn bác ạ! ;D

Người nói tiếng Do Thái (Xê-mít) rất đông đảo, tập trung ở vùng Cận Đông, Bắc Phi...Có khi tiện thể ông Putin muốn ám chỉ Hoa Kỳ hành xử ra sao với người Ả Rập cũng nên. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2014, 07:54:27 pm
(http://i.lb.ua/057/02/53298adfeffe8.jpeg)
1/Tư lệnh hải quân Ucraina Sec-gây Gai-đúc được "mời" ra khỏi trụ sở Hải quân tại thành phố Sevastopol. Bộ QP Ucraina cho biết hiện họ chưa nắm được ông này ở đâu.
2/Thủ tướng Yat-se-ni-úc cử Bộ trưởng QP Tê-ni-uc và Phó thủ tướng thứ nhất Ya-rem đến Cờ-rưm nói chuyện phải quấy với chính quyền Cờ-rưm nhưng không được cho vào.
Link: http://lb.ua/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Ba, 2014, 03:46:05 am
1/ Ukraine đã quyết định rút khỏi SNG

Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của UB an ninh quốc gia và bộ Quốc phòng Ukraine.

2/ Sau cuộc họp của UB an ninh quốc gia và bộ quốc phòng Ukraine hôm nay đã quyết định áp dụng thị thực với công dân Nga khi nhập cảnh vào Ukrane. Quyết định này được cho là có liên quan tới sự kiện cremea sát nhập vào LBN.

Theo số liệu của  ngoại kiều Liên bang Nga ,trong năm 2013  đã có 3,3 triệu người Ukraine nhập cảnh vào Nga, trong đó có 2,9 triệu người đến làm việc . Người di cư lao động từ Ukraina năm ngoái kiếm được khoảng 30 tỷ USD tại Nga, số tiền này sẽ đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước này, người đứng đầu ngoại kiều liên bang, Konstantin Romodanovskiy gần đây trong một cuộc phỏng vấn của " Rossiyskaya Gazeta " cho biết.

3/ Ngày 19 tháng 3  Phóng viên  ITAR -Tass, Surzhansky tại Washington đưa tin  . phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psak cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ nổ súng ở Simferopol.

" Chúng tôi lên án việc sử dụng vũ lực của Nga ở Crimea, - cô nói. - Quân đội Nga phải chịu trách nhiệm trực tiếp gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho lực lượng vũ trang Ukraina ở Crimea " .

" Việc Nga tiếp tục nỗ lực chiếm giữ các cơ sở quân sự của  Ukraina ở Crimea tạo ra một tình huống nguy hiểm  - Chúng tôi lên án hành động như vậy . Nga phải ngay lập tức bắt đầu các cuộc đàm phán với chính phủ tại Kiev về sự an toàn của quân đội Ukraina ở Crimea . "

 Các chuyên gia thuộc UB công tố  Crimean  khẳng định , tay súng bắn tỉa ở  Simferopol, giống với các tay súng bắn tỉa trên quảng trường Maidan tại Kiev.

Thủ tướng Chính phủ Crimean Sergei Aksenov cho rằng "Những người ngồi tại Kiev đang sử dụng chiến thuật khiêu khích gieo thương vong , họ muốn đẩy hận thù và sợ hãi râng cao tại Cremea".


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 20 Tháng Ba, 2014, 08:24:04 am
Cám ơn bác longtrec nhiều nhưng cho em hỏi: Bài thông điệp của TT Putin hết rồi sao?

Bác check dùm TT hôm qua VTV1 đưa tin: U đưa 40000 quân vào Crưm ?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Ba, 2014, 09:51:21 am
Tin hot:
VTV1 trong bản tin thời sự 12h hôm nay đưa tin: Ucraina đưa 40000 quân vào Crưm! ... chà có vẻ căng đây!  :o


Đúng là tin này phải kiểm chứng lại, các bác ạ! ??? Các ông (bà) Phóng viên bây giờ hơi bị...ẩu! ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 20 Tháng Ba, 2014, 09:58:50 am
Xin được chém gió như sau :
Ukraine tung đòn trả đũa Nga trên nhiều mặt trận

Ukraine tung một loạt động thái trả đũa Nga sau khi cáo buộc quân đội Nga chiếm 2 căn cứ quân sự ở Crimea. Kiev cho biết sẽ đề nghị LHQ công nhận Crimea là khu phi quân sự, đồng thời tuyên bố rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Trong tuyên bố ngày 19/3, Giám đốc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy cho biết việc trao cho Crimea quy chế khu vực phi quân sự sẽ buộc lực lượng của Nga phải rút khỏi nước cộng hòa tự trị này.

“Chính phủ Ukraine sẽ lập tức kiến nghị Liên hợp quốc công nhận Crimea là khu vực phi quân sự và áp dụng những biện pháp cần thiết để các lực lượng Nga rời khỏi Crimea”, ông Parubiy tuyên bố.

Theo ông, với hướng đi mới này, Ukraine sẽ có thể tái triển khai lực lượng tại Crimea sau khi quân đội Nga rút đi.

Ngoài ra, Kiev cũng quyết định rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), một liên minh do Mátxcơva đứng đầu thay thế Liên Xô trước đây.

“Quyết định đã được đưa ra nhằm bắt đầu quá trình rút khỏi CIS”, ông Parubiy phát biểu tại cuộc họp báo phát trên truyền hình.

Ông giải thích việc Mátxcơva sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga bất chấp phản đối của Kiev và cộng đồng quốc tế là nguyên nhân chính kiến Kiev phải đưa ra các động thái đáp trả.

Theo kế hoạch, Ukraine sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với Mỹ và Anh trong thời gian tới. Đây là 2 nước đã cùng với Nga ký Hiệp ước Budapest năm 1994 về đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine để đổi lại việc Kiev giao nộp toàn bộ vũ khí hạt nhân của Liên Xô cho Nga quản lý.

Ukraine cũng sẽ rút toàn bộ các binh sĩ và gia đình họ từ Crimea về Ukraine, đồng thời chính thức áp dụng chế độ thị thực đối với Nga.

“Bộ Ngoại giao đã được chỉ thị áp dụng loại thị thực dành riêng cho người Nga nhằm trả đũa việc Kremlin tìm cách thu nạp bán đảo Crimea”, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine khẳng định.

Ukraine đưa ra những biện pháp đáp trả trên sau khi có tin binh sĩ Nga chiếm thêm một căn cứ hải quân nữa của nước này ở Crimea. Đây thực chất là một cơ sở vận tải hải quân ở Bakhchisaray, cách thủ phủ Simferopol của Crimea khoảng 30 km về phía Tây Nam.

“Lực lượng Nga đến và yêu cầu chúng tôi rời khỏi căn cứ. Ngày mai chúng tôi sẽ một lần nữa thử trở lại căn cứ của mình”, một sĩ quan hải quân Ukraine phát biểu bên ngoài căn cứ này.

Trước đó có nguồn tin cho biết các binh sĩ Nga đã “chiếm giữ” trụ sở hải quân của Ukraine ở thành phố cảng Sevastopol, nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga, sau một vụ đột kích. Cả hai vụ chiếm giữ đều đều diễn ra nhanh chóng, bất ngờ và không gây sát thương.

(http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2014/03/1-f789d.jpg)

Vậy : Bóng ma của chiến tranh vẫn đang lởn vởn tại vùng đất ukraine khi crimea  trở về với nước NGA . nGUỒN : tỔNG HỢP .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Ba, 2014, 11:43:49 am

Trích dẫn
Cám ơn bác longtrec nhiều nhưng cho em hỏi: Bài thông điệp của TT Putin hết rồi sao?

Bác check dùm TT hôm qua VTV1 đưa tin: U đưa 40000 quân vào Crưm ?

Thưa bác tuanb5 bác Thanh cùng tất cả các bác!

Hôm qua tại  Simferopol( thủ phủ của Cremea) sảy ra 1 vụ bắn tỉa làm 2 người chết, chính phủ Kiev cáo buộc lực lượng thân Nga phải chịu trách nhiệm, cùng ngày Mỹ cũng ra tuyên bố cáo buộc Nga. Về phía Nga thì bác bỏ cáo buộc trên, TL hạm đội biển đen Alexander Vitko mô tả những gì xảy ra ngày hôm qua tại Simferopol là sự khiêu khích. Trước đó 14/3  hạm đội biển đen cũng đã cảnh báo có thể sảy ra khiêu khích sau ngày trương cầu dân ý.

Alexander Vitko tuyên bố ".... Tôi muốn cảnh báo những người đó và trước hết là các quân nhân Hải quân Ukraina – không một ai được bắn, dù chỉ là súng cao su… Diêm không phải là đồ chơi. Hãy hiểu điều đó theo nghĩa đen "


Ngay sau sự kiện diễn ra tại Simferopol, Reuters dẫn thông báo của cơ quan báo chí phủ tổng thống Turchynov cho hay việc dùng vũ khí là để tự vệ. Sau khi Crimea chính thức gia nhập Nga, đang nảy sinh vấn đề về cách giải quyết giữa lực lượng Nga đối với các đơn vị quân đội Ukraine còn ở lại bán đảo. Hôm qua một số quân nhân có vũ trang xông vào trụ sở Hải quân Ukrane tại Cremea , không có tiếng súng nào nổ ra, mọi người ( quân Ukraine) được yêu cầu dời khỏi trụ sở BTL  nhưng riêng TL Sergei Gayduk  được dẫn tới cơ quan công tố địa phương và chưa thấy ra.....


Như vậy anh phóng viên nào đó phỏng đoán( quá thông minh) ;D rằng Ukrane có 40 ngàn lục quân, được lệnh tổng thống " sử dụng vũ khí để tự vệ" sẽ tiến vầo Cremea.....


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 20 Tháng Ba, 2014, 01:05:44 pm
Dạo này tin tức được đưa lên  báo mạng đôi lúc . . . 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 20 Tháng Ba, 2014, 03:41:15 pm
Cám ơn bác longtrec đã CFM, như vậy là phóng viên VTV1 ... ẩu! Hôm nay tôi còn lục ra xem lại, PTV phát biểu: Quân đội Ucraina đã tiến vào Crưm, trong khi đó dòng tít trên màn hình thì ghi ... Lực lượng vũ trang Ucraina đến Crưm! Thiệt hết biết, nói có sách, tôi chụp lại đưa lên đây cho các bác cùng xem...

(https://lh3.googleusercontent.com/-zCbkXsNLvfE/UyqnM9xgmwI/AAAAAAAAEjQ/PywuqS9XHT8/w728-h519-no/Ucraina.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thaiminhhung trong 20 Tháng Ba, 2014, 03:51:30 pm
Bài phát biểu của Tổng thống Nga V. PUTIN

Thưa các thành viên Hội đồng Liên bang, thưa các vị đại biểu Duma Quốc gia. Các đại biểu của Nước cộng hòa Crimea và Sevastopol hiện đang ở đây với chúng ta, những công dân Nga, nhân dân của Crimea và Sevastopol!
Các bạn thân mến, việc chúng ta tập trung ở đây hôm nay có liên quan tới một vấn đề có ý nghĩa lịch sử và sống còn với tất cả chúng ta. Một cuộc trưng cầu dân ý tuân thủ đầy đủ mọi thủ tục dân chủ và chuẩn mực quốc tế vừa được tổ chức ở Crimea ngày 16/3.
Hơn 82% cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Và hơn 96% trong số họ đã ủng hộ việc hợp nhất với nước Nga. Những con số này, tự nó đã nói lên tất cả.
Để hiểu lý do đằng sau sự lựa chọn này nên hiểu về lịch sử Crimea và những điều có ý nghĩa với cả nước Nga và Crimea.
Mọi thứ ở Crimea đều cho thấy niềm kiêu hãnh và lịch sử chung của chúng ta. Đó là nơi có chứng tích Khersones cổ xưa, nơi hoàng tử Vladimir được rửa tội. Tinh thần Chính thống giáo mà Ngài nuôi dưỡng là nền tảng cho văn hóa, văn minh và những giá trị nhân văn kết nối nhân dân Nga, Ukraine và Belarus. Mộ phần của những người lính Nga mà sự anh dũng của họ đã đưa Crimea trở thành một phần của Đế quốc Nga cũng ở Crimea. Đó cũng là nơi có Sevastopol – thành phố huyền thoại với lịch sử chói lọi, một pháo đài, nơi đã khai sinh ra Hạm đội Biển Đen của nước Nga. Crimea là Balaklava và Kerch, Malakhov Kurgan và Sapun Ridge (những địa danh lịch sử ở Crimea – ND). Mỗi địa danh này đều là cái tên vô cùng tha thiết trong lòng chúng ta, là biểu tượng của lòng dũng cảm vô song và vinh quang của quân đội Nga.
Crimea là nơi giao thoa độc đáo giữa truyền thống và văn hóa của những con người khác nhau. Điều này làm nó giống nước Nga, nơi không một tộc người đơn lẻ nào bị quên lãng trong những thế kỷ qua. Người Nga và người Ukraine, người Tatar ở Crimea và người của các dân tộc khác đã cùng sống bên nhau ở Crimea, cùng gìn giữ diện mạo, truyền thống, ngôn ngữ và tín ngưỡng của dân tộc mình.
Thật là ngẫu nhiên khi dân số tại bán đảo Crimea hiện nay là 2,2 triệu người, trong đó, gần 1,5 triệu là người Nga, 350.000 là người Ukraine, song phần lớn vẫn coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Có khoảng 290.000 – 300.000 là người Tatar tại Crimea, những người cũng nghiêng về phía Nga – theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
Đúng, đã có lúc người Tatar tại Crimea, cũng như một vài dân tộc khác ở Liên Xô, bị đối xử không công bằng. Chỉ có một điều tôi có thể nói ở đây: hàng triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau cũng đã phải chịu đựng, và họ chủ yếu là người Nga.
Người Tatar ở Crimea đã quay trở về với quê hương của mình. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đạt được tất cả những quyết định cần thiết về mặt pháp lý và chính trị để hoàn thành việc trả lại danh dự cho người Tatar, để họ được hưởng quyền lợi của mình và được trong sạch thanh danh.
Chúng ta hết mực tôn trọng người dân của tất cả các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất Crimea. Đây là ngôi nhà chung của họ, quê hương của họ, và sẽ là một việc làm đúng đắn khi 3 ngôn ngữ quốc gia tại Crimea – tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar – được bình đẳng như nhau. Tôi tin người dân địa phương ủng hộ điều

Thưa các bạn,
Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga. Niềm tin vững chắc ấy được xây dựng dựa trên sự thật và công lý, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua thời gian, trong mọi trường hợp, bất chấp tất cả những thay đổi mạnh mẽ của đất nước chúng ta suốt thế kỉ 20.
Sau cuộc cách mạng, những đảng viên Xô Viết – vì một vài lý do nào đó – đã đem một phần rộng lớn lãnh thổ ở miền Nam nước Nga trong quá khứ cho nước Cộng hoà Ukraine. Điều này được thực hiện mà không hề cân nhắc tới đặc điểm tôn giáo của cư dân ở đây. Ngày nay, những khu vực đó hình thành nên vùng đông nam Ukraine. Sau đó, vào năm 1954, quyết định chuyển giao vùng lãnh thổ Crimea cho Ukraine đã được đưa ra, rồi cả Sevastopol, bất chấp thực tế rằng thành phố này trực thuộc liên bang. Đây là sáng kiến cá nhân của người lãnh đạo đảng, ông Nikita Khrushchev. Lý do đằng sau quyết định của ông… – xin để dành cho các sử gia làm rõ.
Vấn đề bây giờ là quyết định này đã vi phạm trắng trợn các quy tắc về hiến pháp được đặt ra ngay từ thời đó. Quyết định này đã được lén lút đưa ra. Đương nhiên, không ai thèm hỏi tới người dân Crimea và Sevastopol. Họ phải đối diện với thực tế. Dân chúng hẳn nhiên đã thắc mắc tại sao Crimea lại bất ngờ trở thành một phần của Ukraine.
Nhưng xét toàn diện – và chúng ta cũng phải đề cập tới điều này một cách rõ ràng, tất cả chúng ta đều biết – rằng quyết định này chỉ là hình thức, bởi lãnh thổ đã được chuyển giao bên trong biên giới của một nhà nước duy nhất. Khi ấy, thật không thể tưởng tượng rằng Ukraine và Nga lại tách ra và trở thành 2 quốc gia riêng biệt. Thế mà điều đó đã xảy ra.
Thật không may là điều dường như không thể xảy ra lại trở thành hiện thực. Liên Xô sụp đổ. Mọi việc diễn ra nhanh tới mức gần như không có ai kịp nhận ra những sự việc này đột ngột tới mức nào và hậu quả của chúng là gì. Rất nhiều người, cả ở Nga và Ukraine cũng như tại các nước cộng hoà khác, hi vọng rằng Cộng đồng các Quốc gia Độc lập được thành lập vào thời điểm đó sẽ trở thành một hình thức nhà nước liên bang mới. Họ đã được nghe nói về đồng tiền chung, không gian kinh tế thống nhất, lực lượng vũ trang chung. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là hứa suông, trong khi đó, đất nước lớn đã tiêu tan. Chỉ khi Crimea trở thành một phần của quốc gia khác, Nga mới nhận ra rằng mình không đơn giản chỉ là bị lấy trộm – mình đã bị cưỡng đoạt.
Đồng thời, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bằng cách phô trương về chủ quyền, chính bản thân Nga đã góp phần khiến Liên Xô sụp đổ. Và khi sự sụp đổ đó được hợp pháp hoá, tất cả lại quên mất Crimea và Sevastopol – căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen. Hàng triệu người đã đi ngủ ở một quốc gia và rồi tỉnh dậy tại một quốc gia khác, chỉ qua một đêm đã trở thành dân tộc thiểu số tại một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Còn nước Nga lại trở thành một trong những dân tộc lớn nhất, nếu không muốn nói là nhóm dân tộc lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi các đường biên giới.
Giờ đây, sau nhiều năm, tôi đã nghe thấy người dân Crimea nói rằng thời điểm năm 1991, họ bị trao đi như một bao tải khoai tây. Khó mà có thể không đồng ý với điều này. Thế còn vị thế của Nga? Nước Nga thì sao? Phải miễn cưỡng chấp nhận tình thế. Khi đó, quốc gia này đã trải qua những thời kỳ khó khăn tới mức thực tế là không còn có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, nhân dân đã không thoả hiệp với sự bất công kì quặc đó. Trong ngần ấy năm, người dân và nhiều nhân vật của công chúng đã lật lại vấn đề này, họ nói rằng về mặt lịch sử, Crimea là lãnh thổ của Nga, Sevastopol là một thành phố của Nga. Đúng vậy, từ trong trái tim và tâm trí của mình, tất cả chúng ta đều biết điều đó, nhưng chúng ta phải bắt đầu từ thực tế sẵn có và xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với quốc gia Ukraine độc lập trên một nền tảng mới. Trong khi đó, quan hệ của chúng ta với Ukraine, với những người dân Ukraine anh em, vẫn luôn và sẽ mãi đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Hôm nay, chúng ta có thể nói về điều này một cách cởi mở, và tôi muốn chia sẻ với các bạn một số chi tiết về các thỏa thuận đã được ký kết vào đầu những năm 2000. Khi đó, Tổng thống Ukraine là ngài Kuchma đã đề nghị tôi xúc tiến quá trình phân định biên giới Nga – Ukraine. Lúc đó, quá trình này trên thực tế đang rơi vào bế tắc. Nga coi như đã công nhận Crimea là một phần của Ukraine, nhưng chưa có thỏa thuận về phân định biên giới. Dù tình hình rất phức tạp, nhưng tôi đã ngay lập tức chỉ thị cho các cơ quan chính phủ Nga đẩy nhanh việc lập hồ sơ về biên giới, để mọi người đều hiểu rõ rằng bằng việc chấp thuận phân định đường biên, chúng ta thừa nhận về cả pháp lý và thực tế rằng Crimea là lãnh thổ của Ukraine, và do đó có thể khép lại vấn đề.
Chúng ta đã giúp đỡ Ukraine không chỉ trong vấn đề Crimea, mà còn trong cả một vấn đề phức tạp như biên giới lãnh hải ở Biển Azov và eo biển Kerch. Những gì chúng ta làm đều vì coi mối quan hệ tốt đẹp với Ukraine là điều quan trọng nhất đối với chúng ta, và để họ không mắc kẹt trong bế tắc của các tranh chấp lãnh thổ. Chúng ta đã mong đợi rằng Ukraine vẫn là láng giềng tốt. Chúng ta cũng đã hy vọng rằng công dân Nga và người nói tiếng Nga ở Ukraine, đặc biệt là các vùng Đông Nam và Crimea có thể sống trong một đất nước văn minh, dân chủ và hữu nghị, nơi có thể bảo vệ các quyền lợi của họ theo chuẩn mực luật pháp quốc tế.
Thế nhưng, tình hình lại không diễn ra như vậy. Hết lần này đến lần khác, người ta đã rắp tâm tước đoạt những di sản lịch sử và thậm chí cả ngôn ngữ của người Nga, đẩy họ đến với sự đồng hóa ép buộc. Hơn thế, người Nga, cũng như những công dân khác của Ukraine đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng nhà nước và chính trị vốn đã làm rung chuyển quốc gia này từ 20 năm qua.
Tôi hiểu vì sao người Ukraine muốn thay đổi. Họ đã có đủ bộ máy nắm quyền lực trong suốt những năm tháng độc lập của Ukraine. Các Tổng thống, Thủ tướng và đại biểu quốc hội đã thay đổi, nhưng thái độ của họ đối với đất nước và người dân của mình thì vẫn vậy. Họ bòn rút quốc gia, đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực, tài sản và dòng ngoại tệ mà chẳng mảy may quan tâm tới dân thường. Họ không hề băn khoăn vì sao hàng triệu người dân Ukraine không nhìn thấy triển vọng tại quê nhà và phải ra nước ngoài làm việc qua ngày. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: họ không chuyển tới Thung lũng Silicon, mà lại làm công nhân công nhật. Chỉ tính riêng năm ngoái, đã có gần 3 triệu người tìm những công việc như thế này tại Nga. Theo một vài nguồn tin, năm 2013, tổng thu nhập của họ ở Nga là hơn 20 tỉ USD, chỉ bằng 12% GDP của Ukraine.
 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thaiminhhung trong 20 Tháng Ba, 2014, 03:52:30 pm
tiếp :


Tôi muốn nhắc lại rằng, tôi thấu hiểu những người dân đổ ra quảng trường Maidan, mang theo các khẩu hiệu hoà bình, phản đối tham nhũng, quản lý đất nước không hiệu quả và đói nghèo. Quyền được biểu tình hoà bình, các cuộc bầu cử và thủ tục mang tính dân chủ tồn tại vì một mục đích duy nhất là thay thế quan chức không làm hài lòng người dân. Tuy nhiên, những người đứng sau các diễn biến mới nhất ở Ukraine lại có kế hoạch hành động khác: họ đang chuẩn bị cho một sự tiếm quyền khác đối với chính phủ, họ muốn thâu tóm quyền lực và sẽ không dừng lại. Họ viện tới khủng bố, giết người, bạo loạn. Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tân phát xít, những kẻ ghét Nga và chống đối người Xê-mít đã thực hiện cuộc đảo chính này. Họ tiếp tục làm như vậy tại Ukraine cho đến ngày nay.
Cái gọi là chính quyền mới đã bắt đầu bằng việc đưa ra một dự luật sửa đổi chính sách về ngôn ngữ, một hành vi vi phạm trực tiếp tới quyền lợi của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, họ ngay lập tức phải chịu sự trừng phạt từ các nhà tài trợ nước ngoài của chính mình – những người được gọi là chính trị gia. Phải thừa nhận rằng các cố vấn của chính phủ đương thời thông minh và biết rõ những nỗ lực nhằm xây dựng một quốc gia Ukraine thực thụ sẽ dẫn tới đâu. Dự luật đã bị gạt sang một bên, song rõ ràng là sẽ được thực thi trong tương lai. Không có bất cứ điều gì về vấn đề này được nhắc tới, hoặc có thể là chúng ta có trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng tâm địa của những kẻ kế thừa tư tưởng của Bandera, một đồng loã của Hitler trong Thế chiến II.
Rõ ràng là tại Ukraine hiện nay, không có người nắm quyền hành hợp pháp, không có ai để bàn chuyện. Nhiều cơ quan chính phủ đã bị những kẻ lừa đảo tiếm quyền, song chúng lại không được kiểm soát đất nước, và bản thân chúng – tôi muốn nhấn mạnh điều này – thường xuyên bị những kẻ cực đoan điều khiển. Trong một vài trường hợp, bạn cần có giấy phép đặc biệt từ chiến binh Maidan để gặp gỡ các Bộ trưởng nhất định trong chính phủ hiện tại. Không phải chuyện đùa – đó là thực tế.
Những người phản đối cuộc đảo chính ngay lập tức bị đe doạ đàn áp. Tất nhiên, người đầu tiên chịu trận ở đây là Crimea, một Crimea nói tiếng Nga. Vì vậy, người dân Crimea và Sevastopol đã tìm tới Nga để mong được giúp đỡ trong việc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của mình, ngăn chặn các sự việc đã và vẫn đang tiếp diễn ở Kiev, Donetsk, Kharkov cùng các thành phố khác của Ukraine.
Hiển nhiên là chúng ta không thể để cho những lời kêu gọi này bị phớt lờ; chúng ta không thể bỏ mặc Crimea và người dân ở đó trong cơn hoạn nạn. Đối với chúng ta, đó là sự phản bội.
Trước hết, chúng ta đã phải tạo điều kiện để lần đầu tiên trong lịch sử, người dân ở Crimea có thể bày tỏ tự do ý chí của mình một cách hòa bình. Thế nhưng, chúng ta đã được nghe gì từ những người bạn Tây Âu và Bắc Mỹ? Họ nói chúng ta đang vi phạm các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Thứ nhất, thật tốt là ít nhất họ cũng nhớ rằng vẫn tồn tại một thứ gọi là luật pháp quốc tế – muộn dù sao còn hơn không.
Thứ hai, và quan trọng nhất là – chính xác thì chúng ta đang vi phạm điều gì? Đúng, Tổng thống Liên bang Nga đã nhận được sự cho phép của Thượng viện để sử dụng lực lượng vũ trang ở Ukraine. Nhưng nghiêm túc mà nói, chưa có ai hành động trên sự cho phép đó. Quân đội Nga chưa từng tiến vào Crimea. Họ đã hiện diện ở đây từ trước,  theo đúng khuôn khổ của một hiệp định quốc tế. Đúng, chúng ta đã tăng cường lực lượng tại đây. Nhưng, đây là điều mà tôi muốn tất cả mọi người nghe và hiểu: Chúng ta đã không vượt quá giới hạn quân số của lực lượng vũ trang tại Crimea, vốn được quy định là 25.000 người. Vì không cần phải làm như vậy.
Tiếp theo. Khi tuyên bố độc lập và quyết định tổ chức trưng cầu dân ý, Hội đồng Tối cao Crimea đã dựa vào Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó khẳng định các quốc gia đều có quyền tự quyết. Tiện đây, tôi muốn nhắc các bạn nhớ rằng, khi tách khỏi Liên bang Xô Viết, Ukraine cũng làm đúng như vậy, chính xác đến từng từ. Ukraine đã sử dụng quyền này, nhưng người dân ở Crimea thì lại bị khước từ. Tại sao vậy?
Thêm nữa, chính quyền Crimea đã dựa vào một tiền lệ rất nổi tiếng là Kosovo – tiền lệ do những người bạn phương Tây của chúng ta chính tay tạo ra trong một tình huống hoàn toàn tương tự, khi họ công nhận rằng việc đơn phương chia cắt Kosovo khỏi Serbia, chính xác như những gì Crimea đang làm hiện nay, là hợp pháp và không cần bất kỳ sự cho phép nào từ chính quyền trung ương. Theo đúng Điều 2, Chương 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc,  Tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc đã đồng ý với cách tiếp cận này và đã đề những ghi chú (mà tôi trích dẫn lại sau đây) trong phán quyết ngày 22/7/2010: “Không có điều khoản cấm chung nào từ thông lệ của Hội đồng Bảo an liên quan đến việc tuyên bố độc lập” và “Luật pháp quốc tế không bao hàm quy định cấm tuyên bố độc lập”. Hoàn toàn dễ hiểu, như họ nói.
Tôi không muốn dựa vào các trích dẫn, nhưng trong trường hợp này, tôi không thể làm khác. Đây là một trích dẫn từ một tài liệu chính thức khác: Bản tường trình của Mỹ ngày 17/4/2009 gửi đến cùng Tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc liên quan đến các buổi điều trần về Kosovo. Một lần nữa, tôi xin lại được trích dẫn: “Việc tuyên bố độc lập có thể, và thường là vi phạm luật pháp trong nước. Tuy nhiên, điều đó không khiến nó vi phạm luật pháp quốc tế”. Hết trích dẫn.
Họ đã viết như vậy, đem phổ biến khắp thế giới, được mọi người đồng ý, và giờ họ lại tỏ ra bất bình. Mà về cái gì chứ? Hành động của người dân Crimea hoàn toàn phù hợp với các chỉ dẫn trên, như nó vốn vậy. Hãy thử nghĩ rằng người Albani ở Kosovo (chúng ta hoàn toàn tôn trọng họ) được phép làm như vậy. Còn người Nga, người Ukraine và người Tatar ở Crimea thì không. Một lần nữa, ai cũng sẽ thắc mắc tại sao.
Chúng ta vẫn nghe Mỹ và Tây Âu nói rằng Kosovo là một trường hợp đặc biệt. Điều gì đã khiến nó trở nên đặc biệt trong mắt những người bạn này của chúng ta? Hóa ra đó là vì cuộc xung đột ở Kosovo đã khiến rất nhiều người thương vong. Điều này có phải một lập luận có cơ sở pháp lý? Phán quyết của Tòa án quốc tế không hề nói như vậy. Nó thậm chí còn không phải là một thứ tiêu chuẩn kép; nó là kiểu lý sự cùn, ấu trĩ kinh ngạc. Con người ta không nên đổi trắng thay đen, cố gắng một cách thô thiển như vậy để khiến mọi thứ thuận theo lợi ích của mình. Nếu cứ theo logic này, chúng ta sẽ phải chắc chắn mọi cuộc xung đột đều dẫn đến tổn thất về sinh mạng.
Tôi sẽ nói rõ ràng rằng – nếu lực lượng tự vệ địa phương ở Crimea không thể kiểm soát được tình hình thì sẽ có thương vong. May mắn là điều này không xảy ra. Không có bất cứ cuộc đụng độ vũ trang nào và không có thương vong. Bạn nghĩ vì sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: bởi nó rất khó, thực tế là không thể chống lại ý chí của người dân. Tại đây, tôi muốn cám ơn quân đội Ukraine – 22.000 người lính vũ trang đến tận răng. Tôi muốn cám ơn binh sĩ, những người đã kiềm chế một cuộc đổ máu và không nhuộm đỏ quân phục của mình bằng máu.
Cũng liên quan tới việc này, một vài ý khác đã nảy ra trong tâm trí. Họ liên tục nói về cái được gọi là sự can thiệp của Nga ở Crimea, một cuộc xâm lược. Điều này thực lạ tai. Tôi không thể nhớ ra bất cứ một cuộc can thiệp quân sự nào trong lịch sử mà lại không có súng nổ và thương vong.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thaiminhhung trong 20 Tháng Ba, 2014, 03:53:36 pm
tiếp :

Thưa các bạn,
Như một tấm gương, tình hình ở Ukraine phản ánh những gì đang và đã diễn ra trên thế giới trong một vài thập kỷ qua. Sau khi trạng thái lưỡng cực tan rã, chúng ta không còn sự ổn định nữa. Các thể chế quốc tế chủ chốt không những không mạnh hơn, mà ngược lại, trong nhiều trường hợp còn suy thoái một cách đáng buồn. Các đối tác phương Tây của chúng ta, dẫn đầu là Mỹ thích dùng “quy tắc của súng đạn” hơn là luật pháp quốc tế. Họ đi đến chỗ tin rằng họ đặc biệt và có đặc quyền, rằng họ có thể quyết định vận mệnh thế giới, rằng chỉ họ mới luôn luôn đúng. Họ làm bất cứ thứ gì họ thích: chỗ này, chỗ kia. Họ sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia có chủ quyền, xây dựng các liên minh dựa trên nguyên tắc “Nếu anh không theo tôi nghĩa là anh chống lại tôi”. Để cho sự xâm lược này có vẻ hợp pháp, họ ép buộc các tổ chức quốc tế phải đưa ra các nghị quyết. Và nếu vì một vài lý do nào đó mà cách này không hiệu quả, thì họ phớt lờ luôn cả Liên Hợp Quốc lẫn Hội đồng Bảo an.
Điều này đã xảy ra ở Nam Tư, năm 1999, hẳn chúng ta đều còn nhớ rõ. Dù chính mắt tôi chứng kiến, thật khó mà tin rằng, vào cuối thế kỷ 20 mà một thủ đô ở châu Âu, Belgrade, lại chìm dưới các cuộc tấn công bằng tên lửa trong vài tuần, và sau đó là đến cuộc can thiệp vũ trang thật sự. Có nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an về vấn đề này lại cho phép những hành động như vậy? Không hề. Và rồi họ đánh Afghanistan, Iraq, vi phạm trắng trợn nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Lybia, khi thay vì chỉ áp đặt cái gọi là vùng cấm bay thì họ đồng thời dội bom luôn xuống đó.
Đã có một chuỗi các cuộc “cách mạng màu” được giật dây. Chắc chắn là người dân ở các nước nơi diễn ra các sự kiện này đã chán ngán chế độ độc tài và nghèo khổ, không có tương lai. Nhưng những tình cảm này đã bị lợi dụng một cách bất nhẫn. Các tiêu chuẩn được áp đặt lên các nước này mà không hề phù hợp với lối sống, truyền thống và văn hóa của người dân. Và hậu quả là thay vì dân chủ, tự do là hỗn loạn, bạo lực bùng phát và hàng chuỗi biến động. Mùa xuân Ả Rập đã biến thành Mùa đông Ả Rập.
Một tình huống tương tự đã diễn ra ở Ukraine. Năm 2004, để đưa một ứng cử viên mà họ muốn vào cuộc bầu cử Tổng thống, họ đã nghĩ ra một thứ gọi là cuộc bầu cử vòng ba, vốn không được quy định trong luật. Nó thật lố bịch và là sự nhạo báng đối với Hiến pháp. Và hôm nay, họ lại tung ra một lực lượng dân quân được tổ chức và trang bị hùng hậu.
Chúng ta hiểu điều gì đang diễn ra. Chúng ta hiểu rằng những hành động này là nhằm chống lại Ukraine và nước Nga, chống lại sự hội nhập Liên minh Á-Âu. Và tất cả diễn ra khi Nga đang nỗ lực đối thoại với các nước phương Tây. Chúng ta vẫn kiên trì đề xuất hợp tác trên mọi vấn đề chủ chốt. Chúng ta muốn củng cố lòng tin và hướng tới quan hệ bình đẳng, cởi mở và công bằng. Nhưng chúng ta đã không thấy những bước đi tương tự từ phía bên kia.
Ngược lại, họ đã nói dối chúng ta nhiều lần, đưa ra nhiều quyết định sau lưng chúng ta, đặt chúng ta trước những thực tế đã rồi. Điều này đã xảy ra cùng với sự mở rộng của NATO sang phía Đông, cũng như việc họ triển khai hạ tầng quân sự ở biên giới của chúng ta. Họ vẫn tiếp tục nhắc đi nhắc lại một luận điệu rằng: “Thôi nào, việc này chẳng liên quan gì đến các anh đâu”. Nói thế thì dễ dàng quá.
Điều này cũng đã xảy ra khi họ thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa. Bất chấp mọi sự lo ngại của chúng ta, dự án này vẫn được thúc đẩy. Nó xảy ra cùng với sự chậm trễ lê thê trong đối thoại về các vấn đề visa, cam kết cạnh tranh công bằng và tham gia tự do vào thị trường toàn cầu.
Hôm nay, chúng ta đang bị đe dọa trừng phạt, nhưng chúng ta vốn cũng đã trải qua nhiều lần bị kiềm tỏa, những lần gây ảnh hưởng đáng kể đến chúng ta, nền kinh tế và đất nước chúng ta. Ví dụ, ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và sau đó là các nước khác đã có một danh sách dài các công nghệ và thiết bị hạn chế bán cho Liên Xô, lập danh sách của Ủy ban phối hợp kiểm soát xuất khẩu đa phương. Hiện nay, trên danh nghĩa, họ đã xóa bỏ những quy định này, nhưng đó chỉ là danh nghĩa. Còn trên thực tế, nhiều hình thức hạn chế vẫn còn hiệu lực.
Một cách ngắn gọn, chúng ta có đủ lý do để cho rằng chính sách phong tỏa đáng hổ thẹn này, vốn đã kéo dài từ thế kỷ 18, 19, 20, vẫn còn được duy trì đến tận ngày nay. Họ luôn tìm mọi cách dồn chúng ta vào góc tường, bởi chúng ta có một vị thế độc lập, bởi chúng ta duy trì vị thế đó, và bởi chúng ta gọi mọi thứ như nó vốn có và không tham gia vào những trò đạo đức giả. Ở Ukraine, các đối tác phương Tây của chúng ta đã vượt qua giới hạn, họ đùa với lửa và hành động một cách vô trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp.
Sau hết, họ hoàn toàn ý thức được rằng đang có hàng triệu người Nga sống ở Ukraine và Crimea. Hẳn rằng họ phải thiếu bản năng chính trị và lương tri mới không lường được hậu quả từ những hành động của mình. Nước Nga đã rơi vào một vị thế không thể thoái lui. Nếu anh lấy hết sức ép một cái lò xo, nó sẽ bật lại rất mạnh. Hãy luôn nhớ điều này.
Hôm nay, điều bắt buộc là phải chấm dứt cơn cuồng loạn này, gạt bỏ lối khoa trương thời Chiến tranh Lạnh và thừa nhận thực tế hiển nhiên rằng: Nước Nga là một bên tích cực và độc lập trong các vấn đề quốc tế; giống như các nước khác, Nga có các lợi ích quốc gia mà các nước phải tính đến và tôn trọng.
Đồng thời, chúng ta cảm ơn tất cả những người đã thấu hiểu các hành động của chúng ta ở Crimea. Chúng ta cảm ơn nhân dân Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của họ luôn xem xét tình hình ở Ukraine và Crimea trong bối cảnh chính trị và lịch sử đầy đủ. Chúng ta cảm kích sự thận trọng và khách quan của Ấn Độ.
Hôm nay, tôi muốn nhắn nhủ nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, những người ngay từ ngày lập quốc và thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, vẫn luôn kiêu hãnh đặt tự do lên trên hết thảy. Phải chăng mong muốn của người dân Crimea được tự do lựa chọn vận mệnh cho mình không phải là một giá trị như vậy? Xin hãy hiểu chúng tôi.
Tôi tin rằng những người dân châu Âu, mà đầu tiên và trước hết là người Đức cũng sẽ hiểu tôi. Xin cho tôi được nhắc các bạn rằng trong quá trình tham vấn chính trị về việc thống nhất Đông Đức và Tây Đức, một số nước khi đó và hiện nay vẫn là đồng minh của Đức, đã không ủng hộ việc thống nhất. Thế nhưng, nước Nga đã bày tỏ sự ủng hộ dứt khoát đối với ý nguyện thống nhất thành thật và mãnh liệt của người Đức. Tôi tin rằng các bạn chưa quên điều đó, và tôi mong rằng các công dân Đức sẽ ủng hộ khát vọng khôi phục sự thống nhất của người Nga, của nước Nga lịch sử.
Tôi cũng muốn nói với nhân dân Ukraine. Tôi chân thành mong muốn các bạn hiểu chúng tôi: Chúng tôi không bao giờ muốn làm tổn hại các bạn theo bất cứ cách nào, cũng không bao giờ muốn làm làm tổn thương lòng yêu nước của các bạn, không như những người sẵn sàng hy sinh sự thống nhất của Ukraine vì các tham vọng chính trị. Họ giương khẩu hiệu ca ngợi sự vĩ đại của Ukraine, nhưng cũng chính họ là những người làm mọi thứ để chia rẽ đất nước này. Những người bạn Ukraine thân mến, tôi mong các bạn hãy nghe tôi. Xin đừng tin những ai muốn các bạn sợ hãi nước Nga, kêu gào rằng rồi các vùng khác của Ukraine cũng theo chân Crimea. Chúng tôi không hề muốn chia cắt Ukraine. Chúng tôi không cần điều đó. Còn về Crimea, đó đã và sẽ mãi mãi là vùng đất của người Tatar, người Ukraine và người Nga.
Tôi xin được nhắc lại rằng, như thực tế đã có từ nhiều thế kỷ nay, Crimea sẽ là mái nhà chung của tất cả những người sống ở đó.
Crimea là di sản lịch sử chung của chúng ta và là một nhân tố quan trọng trong sự ổn định khu vực. Và vùng đất có ý nghĩa chiến lược này nên là một phần của một quốc gia ổn định và vững mạnh mà hiện chỉ có thể là nước Nga. Nếu không, thưa các bạn (tôi đang nói với cả nước Nga và Ukraine), các bạn và chúng tôi, người Nga và người Ukraine, có thể mất hoàn toàn Crimea. Và việc này có thể xảy ra trong một tương lai rất gần. Xin hãy suy nghĩ về điều đó.
Cũng xin hãy để tôi lưu ý rằng, chúng ta đã từng nghe Kiev tuyên bố Ukraine sẽ sớm gia nhập NATO. Điều này có ý nghĩa như thế nào với Crimea và Sevastopol trong tương lai? Nó có thể có nghĩa là hải quân NATO sẽ ở ngay đây, trong thành phố là niềm vinh quang của quân đội Nga. Và viễn cảnh này có thể tạo ra một mối đe dọa không hề tưởng tượng mà hoàn toàn có thật đối với toàn bộ miền Nam nước Nga. Tất cả những điều đáng ra có thể trở thành hiện thực này không xảy ra là nhờ sự lựa chọn của người dân Crimea, và tôi muốn cảm ơn họ về điều đó.
Nhưng xin cũng để tôi nói rằng chúng ta không chống lại sự hợp tác với NATO, chắc chắn không phải là như vậy. Nhưng với tất cả quy trình nội bộ trong tổ chức, NATO vẫn là một liên minh quân sự, và chúng ta chống lại việc có một liên minh quân sự đặt căn cứ ngay ở sân sau của chúng ta, hay trên lãnh thổ lịch sử của chúng ta. Tôi không thể tưởng tượng cảnh chúng ta đến Sevastopol để thăm các thủy thủ NATO. Dĩ nhiên phần lớn họ là những chàng trai tuyệt vời. Nhưng sẽ tốt hơn nếu họ đến thăm chúng ta, làm khách của chúng ta, hơn là ngược lại.
Hãy để tôi nói một cách thẳng thắn rằng phải nhìn những gì đang diễn ra ở Ukraine vào lúc này, nhìn người dân gồng mình chịu đựng và thấp thỏm lo không biết điều gì sẽ diễn ra hôm nay, điều gì sẽ đến vào ngày mai là điều thật sự dày vò trái tim chúng ta. Sự lo lắng của người Nga là dễ hiểu, vì đơn giản, chúng ta không chỉ là những láng giềng gần gũi, mà như tôi đã nói rất nhiều lần, chúng ta là một dân tộc. Kiev là mẹ của các thành phố Nga. Người Rus cổ đại là tổ tiên chung của chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nhau.
Hãy để tôi nói thêm một điều khác nữa. Hàng triệu người Nga và người nói tiếng Nga đang sống ở Ukraine, và sẽ tiếp tục là như vậy. Nước Nga sẽ luôn luôn bảo vệ các lợi ích của mình bằng mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý. Nhưng hơn hết, việc đảm bảo quyền và lợi ích của những người dân này, đảm bảo rằng họ được bảo vệ đầy đủ chính là lợi ích của Ukraine. Điều này là sự đảm bảo cho sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Chúng ta mong muốn làm bạn với Ukraine, mong muốn Ukraine là một đất nước vững mạnh, có chủ quyền và tự chủ. Hơn hết, Ukraine là một trong những đối tác lớn nhất của chúng ta. Hai bên có những dự án chung và tôi tin tưởng vào sự thành công của các dự án này, bất chấp những khó khăn hiện tại. Quan trọng nhất là, chúng ta muốn hòa bình và hòa hợp dân tộc ngự trị ở Ukraine, và chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước khác để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho quá trình này. Nhưng như tôi đã nói, chỉ có người dân Ukraine mới có thể đưa mọi việc vào khuôn khổ.
Dân nhân Crimea và Sevastopol, toàn thể nước Nga ngưỡng mộ chí khí, sự dũng cảm và phẩm giá của các bạn. Chính các bạn đã quyết định tương lai Crimea. Trong những ngày này, chúng ta gần nhau hơn bao giờ hết, ủng hộ lẫn nhau. Đó là tình đoàn kết chân thành. Chính ở những bước ngoặt lịch sử như thế này mà một quốc gia có thể chứng tỏ sự trưởng thành và sức mạnh tinh thần. Người Nga đã cho thấy những phẩm chất này thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho các đồng bào mình.
Vị thế chính sách đối ngoại của Nga trong vấn đề này vững chãi chính nhờ vào ý chí của hàng triệu người dân chúng ta, sự thống nhất của cả nước và sự hỗ trợ của các lực lượng quần chúng và chính trị trong nước. Tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn về tinh thần ái quốc này, tất cả, không trừ một ai. Chúng ta cần tiếp tục duy trì sự thống nhất này để giải quyết các nhiệm vụ đang chờ chúng ta trên con đường phía trước.
Chắc chắn chúng ta sẽ còn phải đối phó với những sự chống đối từ bên ngoài. Nhưng đây là một quyết định mà chúng ta cần phải làm cho chính mình. Liệu chúng ta đã sẵn sàng kiên định bảo vệ các lợi ích quốc gia, hay sẽ buông xuôi, lui bước? Một số chính trị gia phương Tây đã hăm dọa chúng ta không chỉ bằng các biện pháp trừng phạt và còn bằng viễn cảnh gia tăng các vấn đề nghiêm trọng trong nước. Tôi muốn biết chính xác thì họ nghĩ gì trong đầu: Sử dụng những kẻ phản quốc, hay hy vọng sẽ đẩy chúng ta vào một tình thế kinh tế xã hội đi xuống để kích động sự bất bình của người dân? Chúng ta chắc chắn sẽ đáp trả thích đáng các tuyên bố vô trách nhiệm và đầy khiêu khích đó…
Thưa các bạn,
Tôi hiểu người dân Crimea, những người lựa chọn các phương án rõ ràng nhất trong cuộc trưng cầu dân ý: Crimea nên thuộc Ukraine hay thuộc Nga?. Chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng khi tiến hành xây dựng câu hỏi, giới chức Crimea và Sevastopol, các nhà lập pháp, đã đặt sang một bên các nhóm và lợi ích chính trị để chỉ lấy lợi ích cơ bản của người dân làm nền tảng cho công việc của mình. Tình hình kinh tế, chính trị, dân số và lịch sử cụ thể của Crimea có thể khiến cho bất cứ một lựa chọn nào khác được đề xuất sẽ chỉ mang tính tạm thời, dễ đổ vỡ, và không thể tránh khỏi việc làm xấu thêm tình hình – điều này sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại đối với cuộc sống của người dân. Do đó, người dân Crimea đã quyết định trả lời một cách chắc chắn và cương quyết, không hề lưỡng lự. Cuộc trưng cầu dân ý này công bằng và minh bạch, người dân Crimea đã thể hiện ý muốn của họ theo một cách rõ ràng, đầy thuyết phục, và họ khẳng định họ muốn về với Nga.
Giờ đây Nga cũng sẽ phải đưa ra một quyết định khó khăn, cân nhắc tới nhiều yếu tố khác nhau, cả trong và ngoài nước. Người dân Nga ở đây nghĩ gì? Tại đây, cũng giống như tại bất cứ một quốc gia dân chủ nào khác, công chúng có quan điểm khác nhau, và tôi muốn chỉ ra rằng tuyệt đại đa số người dân công khai ủng hộ những gì đang diễn ra.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất được tiến hành tại Nga cho hay, 95% người dân nghĩ rằng Nga nên bảo vệ quyền lợi của người Nga cũng như của các tộc người khác sinh sống tại Ukraine – 95% tổng số dân cư của chúng ta. Hơn 83% nghĩ rằng Nga nên làm vậy ngay cả khi nó sẽ làm phức tạp mối quan hệ của chúng ta với một vài các quốc gia khác. 86% người dân chúng ta vẫn coi Crimea thuộc lãnh thổ Nga và là một phần đất đai của quốc gia chúng ta. Và một con số đặc biệt quan trọng khác, hoàn toàn phù hợp với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea: gần 92% người dân ủng hộ sự tái hợp nhất của Crimea về Nga.
Như vậy, chúng ta thấy rằng đa số người Crimea và đại đa số người dân Liên bang Nga ủng hộ sự tái hợp nhất nước cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol về Nga.
Vấn đề giờ đây là quyết định chính trị của riêng Nga, bất cứ quyết định nào ở đây cũng chỉ dựa trên ý chí của người dân, bởi nhân dân là nền tảng cơ bản của tất cả mọi chính quyền.
Thưa các thành viên Hội đồng Liên bang, đại biểu Duma Quốc gia, người dân Nga, cư dân Crimea và Sevastopol, hôm nay, thuận theo ý dân, tôi đệ trình lên Quốc hội Liên bang, yêu cầu xem xét Luật Hiến pháp về việc thành lập hai chủ thể liên bang của Nga: Cộng hoà Crimea và thành phố Sevastopol, đồng thời phê chuẩn công ước công nhận Crimea và Sevastopol thuộc Liên bang Nga – họ đã sẵn sàng ký kết. Tôi tin tưởng vào sự ủng hộ của các bạn.

 Hết bài phát biểu


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: taychoitapsu trong 21 Tháng Ba, 2014, 11:17:32 am
Em chỉ có một góp ý nhỏ thế này: Trong bài viết các bác ghi tên của nước Công hòa tự trị là Crimea, rất xa lạ với những người biết tiếng Nga. Bản thân các văn bản chính thống của Việt Nam đều ghi tên thủ đô nước Nga là Mat xcơ va chứ không ai ghi là Moscow theo cách nói tiếng Anh cả. Vì vậy em đề nghị các bác viết lại tên là nước Cộng hòa tự trị Crưm theo đúng cách phiên âm tiếng Nga ( tức là đúng tên người bản xứ gọi).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 21 Tháng Ba, 2014, 03:08:50 pm
Vậy là mấy ông con ngỗ nghịch bày trò để đuổi ông bố ra đường . Không ngờ ông hàng xóm vốn có họ với ông bố , tức mình , mặc dù đang đi ọp với bạn vẫn chỉ đạo vợ con ở nhà cua trộm được một món , rồi chờ bố về , ngả ra đánh chén


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tieunamvu trong 21 Tháng Ba, 2014, 04:27:23 pm
Cô Viện trưởng Viện Kiểm sát Crưm xinh như mộng đang trả lời phỏng vấn nhân dịp nhậm chức  :-*
https://www.youtube.com/watch?v=tqHkGaEE7WA&feature=youtu.be


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 21 Tháng Ba, 2014, 04:53:12 pm
Khủng hoảng tại U-Cờ-Rai- Na và bán đảo Cờ -rưm có tới hồi kết hay chưa ? thì chưa dám khẳng định . Nhưng trước mắt nước cộng hòa độc lập thuộc liên bang Nga này đã bầu ra một vị bộ trưởng TƯ PHÁP mới -là nữ rất trẻ và xinh đẹp ,với đôi mắt xanh màu nước biển  .mái tóc màu hạt dẻ (Nàng chỉ có 33 tuổi thôi ).
 là Một quốc gia nhỏ bé đang ở trong tình trạng loạn lạc ,chưa ổn định ,liệu người nữ này có đủ năng lực lãnh đạo bộ tư pháp của đất nước này không ? đành rằng mọi toan tính của quốc gia này đều nằm dưới sự chỉ đạo của Mát -sờ -cơ - va . Nếu thuận buồn xuôi gió Na-ta-li-a này trong tương lai sẽ được lên chức Thủ tướng như bà Ty-mô-sen-kô của U-CỜ -RAI-NA kia .

Vậy mời các bác ngắm chân dung nữ bộ trưởng tư pháp mới :

Một số hình ảnh của  Natalia Poklonskaya.

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/poklonskaya-2-ac6b2.jpg)

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/Natalia-Poklonskaya-2-ac6b2.jpg)

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/Natalia-Poklonskaya-portrait-ac6b2.jpg)

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/hot-bauty-ac6b2.jpg)

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/lying-on-crouch-ac6b2.jpg)

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/poklonskaya-ac6b2.jpg[)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 21 Tháng Ba, 2014, 07:23:27 pm
Một số hình ảnh của  Natalia Poklonskaya.

 Theo phiên âm Việt ngữ thì tên bà Viện Trưởng viện Kiểm sát Cờ Rưm thì nên đọc và viết là sao đây bác CSVD? ;D

 Tôi sẽ đọc là: Na-ta-li-a Po-c-lon-sờ-cai-a à? Hình như nghe không được "thuận" tai lắm và đọc thì méo hết cả miệng. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Ba, 2014, 08:18:30 pm
1/Chủ tịch Nghị viện châu Âu ông Martin Schultz nhận định, Cưm sát nhập vào Nga là việc đã rồi và EU chưa vội kết nạp Ukraina. Việc cấp bách mà Ucraina cần là hỗ chợ tài chính chứ không phải tư cách thành viên EU, EU không cần hứa hẹn như vậy.


2/ Hôm qua 20/3 Bộ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga đang chuẩn bị ra mắt cuốn Sách Trắng về các sự kiện ở Ukraina. Sergei Lavrov nhấn mạnh, giữa Nga và Ukrana không có xung đột, mà là xung đột trọng nội bộ Ukraina. Chúng tôi đã liệt kê đầy đủ mọi sự kiện đã sảy ra tại Ukraine nơi mà các phần tử  phát xít cực đoan đã lộng hành và đang chờ cơ hội để lên nắm quyền.


3/Tổng chưởng lý Ukraina Oleg Mahnitsky đã thông báo trên kênh TV "5", các tay súng bắn tỉa vào người biểu tình và cảnh sát trên quảng trường Maidan  đều mang quốc tịch Ukraina  . Ông  Oleg Mahnitsky từ chối chỉ đích danh những kẻ bắn nén, mặc dù nhấn mạnh đã biết về chúng.

Lời bình: Trước sức ép của Nga và EU yêu cầu điều tra làm rõ những kẻ dùng súng bắn tỉa bắn vào người biểu tình và cảnh sát đặc nhiệm " Beykut", chính quyền mới tại Kiev buộc phải vào cuộc. Theo lời ông trưởng lý Oleg Mahnitsky thì những kẻ bắn tỉa có quốc tịch Ukraina và đã biết rõ chúng. vậy câu hỏi đặt ra là :

- Chúng đã bị bắt chưa? bao nhiêu tên? đang bị giam ở đâu? Ai đứng đằng sau chúng?

- Tuyên bố của ông Oleg Mahnitsky là những kẻ bắn tỉa có quốc tịch Ukraina, có phải ông đang gỡ tội cho những phần tử phát xít không? Chắc ông sẽ nói đây là hành động bộc phát ? Rằng những kẻ tân phát xít trên quảng trường Miadan không sử dụng lính đánh thuê như lời ông  Dmitry Yarosh, lãnh đạo đảng cực hữu kêu gọi trùm khủng bố Chesnya hỗ chợ tấn công Nga.


4/  Thủ tướng Dmitry Medvedev tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia LBN, hiện nay tổng số tiền Ucraina nợ của Nga đã lên tới 16 tỷ đô la. Số tiền này bao gồm các khoản nợ nhà nước và doanh nghiệp , trong đó có 3 tỷ mua trái phiếu quốc gia gần đây Nga mới giải ngân cho Ukraina.


5/ Thủ tướng Ukraina Arseni Yaseniuk  hôm nay tuyên bố, chúng tôi không có ý định ngừng cung cấp nước cho Crưm nhưng Nga phải trả tiền cho dịch vụ đó. Hiện nguồn nước sử dụng tại Crưm( 80%) được dẫn qua kênh phía bắc, từ Khershon. Ông Arseni Yaseniuk  không quên tuyên bố : "...Trong trường hợp Nga quốc hữu hóa các doanh nghiệp tại Crưm, Ucraina sẽ gửi đơn kiện đến các tòa án trên khắp thế giới...".


Lời bình : Xưa nay khi ai đó nợ tiền, nếu không trả được thì người ta hay tìm đến nói chuyện với phụ huynh nếu đối tượng còn là ấu nhi, còn nếu đã thành nhân thì phụ huynh sẽ là đối tượng chủ nợ tìm tới. Trong việc điện nước của Cr, như vậy Ukraina tìm đến Nga là đúng địa chỉ rồi! ;D

 






Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 21 Tháng Ba, 2014, 09:30:46 pm
Vấn đề có lẽ là lớn nhất ở Ukraine hiện nay là Thủ tướng tạm quyền Yaseniuk . Người này có thái độ cực hữu , nếu còn giữ chức vụ , máu của người dân sẽ còn đổ . Nếu Nga có thể liên minh được với EU mà cùng giải quyết bài toán ở Ukraine thì mọi chuyện mới có thể được giải quyết . Em xin mơ chút : nếu Nga và Eu liên minh với nhau để giải quyết  vấn đề này , độ khoảng 4 -5 năm nữa (do bị cản trở , phá rối ) , Nga và EU sẽ lại phải liên minh quân sự với nhau để táng ... một nước .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 21 Tháng Ba, 2014, 10:47:56 pm


 Theo phiên âm Việt ngữ thì tên bà Viện Trưởng viện Kiểm sát Cờ Rưm thì nên đọc và viết là sao đây bác CSVD? ;D

 Tôi sẽ đọc là: Na-ta-li-a Po-c-lon-sờ-cai-a à? Hình như nghe không được "thuận" tai lắm và đọc thì méo hết cả miệng. ;D

Bác này kéo ghẹo tôi !

Hễ tên riêng của người ta thì khó mấy cũng phải phát âm và viết cho đúng nếu không sẽ có rắc rối to . ví dụ : Thằng Tuấn ,với thằng Tuân chỉ khác nhau dấu sắc . cô Thúy với cô Thú y cũng khác tệ hơn nữa chữ Thúy lại viết chữ i ngắn thành chữ  Thúi . Sơ sơ là vậy .

Còn chuyện cá nhân : Tôi là người nhà quê ,tiếng tây tiếng u không giỏi hễ nghe đến ngoại ngữ là sợ rồi ,tuy phát âm không chuẩn nhưng cũng cố lấy hơi gió nói liền nhau cho tỏ ra biết tiếng ngoại quốc ,nhưng kỳ thực nghe cho kỹ thì sai bét . VÍ DỤ : chữ viết tắt của hợp chủng quốc Hoa kỳ là U.S.A ,nhưng tôi đọc là u-sa ,nghe crất quê mùa lạc hậu .

Hoặc phải định nghĩa Người nhạc công chuyên đệm đàn trên sân khấu, nhưng do bí từ tôi dùng chữ : " người Thợ đàn ",bởi họ đàn chuyên nghiệp nên gọi là thợ .he he !

Không phải chỉ bác BY mới thắc mắc như vậy đâu ,mà từ những thập niên 6X hoặc 7X dân An nam mình Cũng đã có tranh cãi đúng sai về từ ngữ của Nga rồi . Đừng có gọi là Moscow mà gọi là Mát-xcơ-va mới đúng .Nhưng em đây là dân an nam ăn mắm tôm nhiều quá nên lưỡi nó cứng cứ gọi là mát- sờ -cơ- va ,tuy có vẻ quê quê mùa mùa nhưng người ta cũng hiểu .hí hí . Còn cô gái người MỸ tên Lysa tôi gọi là con Ly -sà .

Để kết thúc bài trả lời cho bác BY em hầu bác bằng hình của cô Na-ta-li-a -Pok-lon....
Có tên cô gái trên tấm hình .

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/animation-2-ac6b2.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Ba, 2014, 11:01:19 pm
Trích dẫn
Nga và EU sẽ lại phải liên minh quân sự với nhau để táng ... một nước .

Rất lính, xin hỏi bạn docmoc đã từng là lính chưa?


lậy các cụ! đừng bắt lỗi chính tả em đấy, kẻo "em chả" đấy! ;D

Bạn  taychoitapsu@, bạn nói bạn biết tiếng Nga, hãy đóng góp cho topic một bài coi như ra mắt đi, sau đó nói về chuẩn mực, văn phạm tiếng Việt. Để tôn trọng ý kiến của bạn, hôm nay trong bài viết tôi đã viết đúng chuẩn tiếng Việt bạn yêu cầu.


Các bác cho em học hỏi 1 chút, nếu trang mạng nào đó nó không cho copy về thì mình "phá khóa" thế nào các bác nhỉ? Thiết tha xin các huynh chỉ giáo cho em, nhắn tin càng tốt!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Ba, 2014, 11:11:32 pm
Có bài hay xin copy về phục vụ các bác!

9 câu nói bất hủ của TT Putin trong bài diễn văn lịch sử.




Bài diễn văn của Tổng thống Putin về sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga hôm 18/2 đã đi vào lịch sử như là diễn văn quan trọng nhất thời hậu Xô Viết.

1. Khi Tổng thống Putin mỉa mai phương Tây về khái niệm luật pháp quốc tế, ông nhấn mạnh: “Khi họ cáo buộc chúng tôi vi phạm luật pháp quốc tế, thật may, họ vẫn nhớ tới sự tồn tại của luật pháp quốc tế. Muộn vẫn còn hơn không”.

2. Khi Tổng thống Putin “chê” phương Tây hành động vụng về, long ngóng trong cuộc khủng hoảng Ukraine dù họ chỉ việc rập khuôn công thức cũ: “Họ không ngừng dồn chúng tôi vào chân tường vì chúng tôi luôn giữ vững quan điểm độc lập. Chúng tôi không có thói đạo đức giả. Nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Đối với Ukraine, các đối tác phương Tây của chúng tôi đã vượt quá giới hạn, hành động vô trách nhiệm và trái đạo đức”.

3. Khi Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây kích động Chiến tranh Lạnh với Nga, ông nói: “Giờ đây, họ bắt buộc phải chấm dứt các hành động kích động, từ bỏ những lời lẽ Chiến tranh Lạnh và chấp nhận sự thật hiển nhiên rằng: Nga là một quốc gia độc lập, tích cực tham gia các vấn đề quốc tế. Cũng như các quốc gia khác, Nga có lợi ích quốc gia riêng và cần được tôn trọng. Các đối tác phương Tây được Mỹ đỡ đầu của chúng tôi không chịu hành động theo luật pháp quốc tế mà thay vào đó, thích xử sự theo luật súng ống”.

 
Diễn văn của Tổng thống Putin ngày 18/3 về sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga đã đi vào lịch sử.

4. Tổng thống Nga chỉ trích và nhắc nhở thế giới về chính sách ngoại giao của Mỹ thời Tổng thống Bush, ông nhấn mạnh: “Họ hành động như họ muốn. Họ sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia có chủ quyền, lập các liên minh dựa trên nguyên tắc “thuận thì sống, chống thì chết”. Để những cuộc xâm lược của họ có vỏ bọc hợp pháp, họ giật giây các tổ chức quốc tế để đạt được các nghị quyết cần thiết, theo ý muốn của họ. Nếu không được, họ đơn giản, bỏ qua và không màng đến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nói riêng và Liên Hiệp Quốc nói chung”.

5. Khi Tổng thống Putin khẳng định, Nga luôn hoan nghênh NATO nhưng không cho phép họ “cắm trại ở sân sau của Nga”, ông nhấn mạnh: “NATO vẫn là một liên minh quân sự và chúng tôi không chấp nhận sự hiện diện của một liên minh quân sự ở ngay tại sân sau của chúng tôi, trong lãnh thổ lịch sử của chúng tôi. Đơn giản nhất, tôi không thể tưởng tượng được rằng, chúng tôi sẽ tới Sevastopol thăm binh sĩ NATO. Sẽ là hợp lý hơn nếu NATO nên đến thăm chúng tôi, là khách mời của chúng tôi, chứ không phải ngược lại”.

6.    Cảnh báo Nga sẽ đáp trả các mối đe dọa từ phương Tây, Tổng thống Putin tuyên bố: “Một số chính trị gia phương Tây đe dọa chúng tôi không chỉ với các biện pháp trừng phạt, mà còn nguy cơ thúc đẩy sự leo thang của các vấn đề đáng lo ngại trong nước. Tôi muốn biết, trong đầu họ đang thực sự nghĩ gì: Ngấm ngầm phá hoại và tiếp tay cho những kẻ “phản bội tổ quốc” hay họ muốn đẩy chúng ta tới bờ vực sụp đổ kinh tế, xã hội hoặc họ đang mưu đồ kích động sự bất mãn của công chúng? Chúng tôi xem những tuyên bố có hàm ý như vậy là khiêu khích, vô trách nhiệm và chúng tôi sẽ đáp trả lại”.
  
7. Ông chủ Điện Kremlin cũng nhắc nhở Đức về việc Nga từng ủng hộ sự thống nhất nước Đức: “Tôi tin người châu Âu, đặc biệt là người Đức, sẽ hiểu tôi. Hãy để tôi nhắc lại về quá trình tham vấn chính trị để thống nhất Đông Đức và Tây Đức. Thời điểm đó, một số quốc gia mà nay là đồng minh với Đức đã không ủng hộ kế hoạch thống nhất Đông và Tây Đức. Nhưng nước chúng tôi, rõ ràng đã ủng hộ Đức một cách chân thành. Chúng tôi không ngăn người Đức hiện thực hóa khát vọng thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc. Tôi tin rằng, người Đức không quên điều này và tôi hy vọng, nay người Đức sẽ ủng hộ nguyện vọng của người Nga khôi phục lại sự thống nhất của đất nước, ủng hộ lịch sử Nga”.

8. Khi Tổng thống Putin so sánh quan điểm khác nhau vô lý của phương Tây và Mỹ về Kosovo và Crimea, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi nghe Mỹ và Tây Âu tuyên bố, Kosovo là trường hợp đặc biệt. Điều gì khiến Kosovo đặc biệt trong mắt các đối tác của chúng tôi? Không lẽ hóa ra, sự thật là cuộc chiến ở Kosovo với bao thương vong là hợp pháp ư? Không ai cố bẻ cong mọi thứ sao cho họ được hưởng lợi nhiều nhất. Không nên ngày hôm nay phán trắng, mai lại nói đen đối với cùng một sự vật, hiện tượng”.

9. Khi gửi cảnh báo mạnh mẽ tới phương Tây, Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Các bạn phải luôn nhớ lấy điều này. Nếu vẫn cố tình gây áp lực quá mạnh, bạn sẽ tự bắn vào chân mình”.

Bạch Dương/kienthuc.vn (tổng hợp)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 22 Tháng Ba, 2014, 12:02:06 am


lậy các cụ! đừng bắt lỗi chính tả em đấy, kẻo "em chả" đấy! ;D

Bạn  taychoitapsu@, bạn nói bạn biết tiếng Nga, hãy đóng góp cho topic một bài coi như ra mắt đi, sau đó nói về chuẩn mực, văn phạm tiếng Việt. Để tôn trọng ý kiến của bạn, hôm nay trong bài viết tôi đã viết đúng chuẩn tiếng Việt bạn yêu cầu.



Theo ý kiến cá nhân tôi, các bác phiên phiến thôi ạ! ;D Miễn sao số đông hiểu là...ổn.
Nói thật, tôi chưa rõ thế nào là chuẩn(!). Đã có sự thống nhất ở tầm Vĩ mô về chuẩn chưa ạ? Ngay như ở các tờ báo lớn tôi thấy mỗi tờ mỗi khác.

Có khi...cùng một trang, nơi này viết Crưm, nơi kia lại Crimea. ;D
Mời các bác kiểm chứng, không lại bảo tôi điêu. ;D

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/the-gioi/crum-va-sevastop-chinh-thuc-thanh-mot-phan-lanh-tho-lien-bang-nga/293032.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 22 Tháng Ba, 2014, 12:04:13 am


Các bác cho em học hỏi 1 chút, nếu trang mạng nào đó nó không cho copy về thì mình "phá khóa" thế nào các bác nhỉ? Thiết tha xin các huynh chỉ giáo cho em, nhắn tin càng tốt!

bạn xem cái nào phù hợp :

http://www.youtube.com/watch?v=mMc4Efb43t0

http://www.youtube.com/watch?v=ukDuI_vsAfA


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 22 Tháng Ba, 2014, 06:20:57 am
Em  không phải lính , bác longtrec ạ . Mới đăng ký thành viên , nhưng vào đọc lâu rồi . Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN khi được hỏi vẫn cố gắng trả lời chung chung . Có lẽ còn lâu nữa , VN mới có vị thế trên trường quốc tế


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 22 Tháng Ba, 2014, 11:03:47 am
Ukraine xem xét rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Tức tối trước hành động thu hồi lãnh thổ của Nga, một nhóm nghị sĩ Ukraine đã đệ trình dự thảo rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và đang được Quốc hội nước này xem xét.

(http://dantri4.vcmedia.vn/87f1qPhjcalNI3wAqb6p/Image/2014/03/Ukraine-05adc.jpg)

Dự thảo được nhóm nghị sĩ Valentin Korolyuk, Alexander Chernovolenko của đảng Batkivshina và  Sergey Kaplin của đảng UDAR xây dựng và trình Quốc hội Ukraine ngày 21/3.

Cùng ngày, Quốc hội nước này cũng đã bắt đầu tiến trình xem xét dự luật trong động thái nhằm trả đũa việc bị Nga lấy lại Cộng hòa tự trị Crimea, một bán đảo có vị trí chiến lược bên bờ Biển Đen vốn thuộc Liên Xô nhưng sau đó được tặng cho Ukraine cách đây hơn 60 năm.

Ukraine gia nhập NPT năm 1994 sau khi ký thỏa thuận với Nga về việc được Mátxcơva đảm bảo chủ quyền lãnh thổ nếu như giao nộp lại toàn bộ số vũ khí hạt nhân có từ thời Liên Xô. Đây cũng là hiệp ước đã được chính quyền lâm thời Ukraine và phương Tây viện dẫn để phản đối việc Nga sáp nhập lại Crimea vốn là một Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine.

Tuy nhiên, Mátxcơva khẳng định việc sáp nhập không đi ngược lại thỏa thuận đã ký 20 năm trước vì được tiến hành thể theo nguyện vọng của đại đa số người dân Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp ngày 16/3 và hoàn toàn không vi phạm luật pháp quốc tế cũng như Hiến chương Liên hợp quốc.

Việc Nga sáp nhập Crimea đang đẩy quan hệ Đông - Tây, đặc biệt là quan hệ Nga - Mỹ, vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Hiện Mỹ và châu Âu đã áp đặt 3 vòng trừng phạt đối với Mátxcơva, song về mức độ và quy mô trừng phạt không giống nhau. Trong khi Mỹ hướng tới các đối tượng là nhân vật thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin thì Liên minh châu Âu (EU) chỉ “đánh” vào các nhân vật cấp trung.

Dự khác biệt này không chỉ thể hiện rõ sự yếu kém về mặt chính trị và kinh tế của EU so với Mỹ, mà còn làm tăng thêm sức mạnh địa chiến lược của Nga, quốc gia ngày càng chứng tỏ được vị thế cường quốc của mình sau nhiều năm suy yếu kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
nguồn Bài viết : Tổng hợp lại các nơi .

Người ta thường nói : " Con chó nó sủa là nó không có cắn ,ngược lại con chó cắn nó lại không sủa "

Tấm gương BẮC TRIỀU TIÊN đã âm thầm có chương trình sx vũ khí hạt nhân ,cùng với ông I-ran cũng tương tự ,nhưng đã bị thế giới phát hiện ,sau đó là thế giới sẽ bao vây cấm vận dẫn đến quốc gia nghèo đói kiệt quệ .
phải chăng mấy ông chính phủ lâm thời của U không biết . hay đó chỉ là phản ứng giận hờn nhất thời của quốc gia này ,cần phải lu loa lên để đỡ tức ,khi cảm thấy mình bị trù dập ức hiếp . nói là nói như vậy cho đỡ ấm ức chứ không dám làm . Tôi cho rằng việc làm này của cái gọi là quốc hội nước ukraine hành xử rất thiếu kinh nghiệm -nói cho rõ hơn là rất trẻ con .

Bàn thêm :

Kể từ ngày 19-3-2014 tổng thống Mỹ OBAMA tuyên bố chính thức không can thiệp quân sự vào crimea  ,làm cho chính phủ lâm thời của Ukraine cũng phải phản ứng xẹp lép . không những vậy chính phủ này còn tuyên bố không tham gia khối NATO để lấy lòng anh NGA .

Tấn trò đời : CHÂN LÝ NẰM TRONG TAY KẺ CÓ SỨC MẠNH.








Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Ba, 2014, 02:52:12 pm
Thủ tướng  Ukraina Yatsenyuk tuyên bố sẽ mua khí đốt của Nga với bất cứ giá nào.
Ngay cả khi giá khí đốt cho Ukraine sẽ được thiết lập  $ 500 cho mỗi ngàn mét khối , chúng ta vẫn sẽ phải mua từ Nga . Đây là tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Yatsenyuk tuyên bố tại Verkhovna Rada .

"Đất nước của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng của Nga , từ bỏ khí đốt của Nga bây giờ là không thể, " - bài phát biểu của Yatsenyuk được hầu hết các kênh tiếng Ukraina đưa tin.

Sau đó Yatsenyuk có cuộc gặp , trả lời nhanh các câu hỏi của phóng viên tại sân bay Borispol  , Ukraine tiếp tục đàm phán để nhận được khí đốt từ các nước thành viên EU. "Chi phí khí ở châu Âu là 150 $ thấp hơn so với Nga " .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: mauphuongtim_258 trong 22 Tháng Ba, 2014, 02:59:43 pm
Lâu lắm không la cà quán nước, hôm nay mới thấy bác longtrec cùng các bác bàn luận rôm rả quá, cho em xả ké tý!  ;D

Cuối cùng, chúc mừng anh Gấu ấp ủ bấy lâu về việc đòi lại Crưm nay "bỗng dưng muốn khóc" vì mừng khi trâu về hợp phố mà không tốn chút sức nào!

Không có Trâu nào về hợp phố cả !  ::) :-* :'( ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 22 Tháng Ba, 2014, 03:14:06 pm
Lại bắt lỗi chính tả ! Ở đây phần lớn là các bác cựu chiến binh , nếu cứ soi lỗi chính tả của các bác ấy , e rằng các bác ấy viết được ít bài lắm . Sao tiện đây , chị mauphuongtim258 không đưa ra ý kiến về tình hình cho mọi người thêm một góc nhìn ?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Ba, 2014, 03:16:23 pm
Vladislav Seleznev lãnh đạo trung tâm truyền thông bộ Quốc phòng Ukraina tại Crum  đã viết trên mạng xã hội Facebook : Quân Nga đang dự định tấn công lữ đoàn Không quân-Hải quân ( Ukraina) tại Novofedorovka.

http://censor.net.ua/news/277166/rossiyiskie_okkupanty_gotovyatsya_shturmovat_aviatsionnuyu_brigadu_vms_v_novofedorovke_seleznev



Tôi xin copy 2 bài dưới về các bác đọc thêm!


Nga tuyên bố ngừng giảm giá khí đốt bán cho Ucraina
.


Sau khi Crưm trở thành một bộ phận của Liên bang Nga, thỏa thuận giảm giá khí đốt bán cho Ucraina để được thuê căn cứ cho Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol đã không thể thực hiện được nữa. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov tuyên bố.

“Khái niệm giảm giá khí đốt để đổi lấy sự đồn trú của Hạm đội Biển Đen đã không còn tồn tại nữa. Bây giờ, thỏa thuận này không thể được áp dụng, kể cả về pháp lý cũng như trên thực tế”, - ông Peskov nói.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cũng cho rằng, trong trường hợp quay trở về cách tính giá khí đốt bán cho Ucraina theo bản hợp đồng năm 2009, thì thỏa thuận bổ sung do Tổng thống Victor Yanukovich ký sẽ được coi là không còn hiệu lực thi hành.


Thỏa thuận bổ sung hợp đồng mua bán khí đốt giữa Ucraina và Nga được Tổng thống Ucraina Victor Yanukovich và Tổng thống Liên bang Nga khi đó là Dmitry Medvedev ký tại Kharkov, vào tháng 4 năm 2010. Theo đó, Ucraina được Nga giảm 100 đô la cho mỗi nghìn mét khối khí đốt mua theo hợp đồng năm 2009, đổi lại, Nga không phải trả tiền thuê căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol (Crưm). Theo thỏa thuận này, trong năm 2013 Ucraina thanh toán cho Nga trung bình khoảng 400 đô la/1 nghìn m3 khí đốt. Vào tháng 12/2013, sau khi Ucraina từ chối ký Hiệp ước Liên kết với Liên minh châu Âu, Matxcơva đã tiếp tục giảm giá khí đốt bán cho Ucraina, nhờ đó, từ tháng 1/2014 Kiev chỉ phải thanh toán theo mức giá 268,5 đô la/1 nghìn m3.




Nguồn: Segodnya.ua



SBU khởi tố 22 hồ sơ hình sự về hành động ly khai .


Cơ quan an ninh quốc gia Ucraina (SBU) đã bắt đầu điều tra các hoạt động ly khai theo 22 hồ sơ hình sự, cơ quan báo chí SBU đưa tin. Theo đó, đã có 7 công dân Ucraina bị tạm giữ vì tình nghi liên quan đến những vụ việc này.

SBU cũng cảnh báo lãnh đạo các tỉnh Miền Đông về trách nhiệm hình sự đối với hành động tuyên truyền tư tưởng ly khai và thực hiện hành động ly khai. Cơ quan an ninh hứa sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn những hành động tương tự.

Ngày 16/3/2014, Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng Ucraina Andrei Paruby từng tuyên bố đã phá vỡ một chiến dịch quy mô lớn của những kẻ ly khai xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina, mang tên gọi “Mùa xuân Nga”.


 Nguồn: Liga.net

 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 22 Tháng Ba, 2014, 03:21:14 pm
Lâu lắm không la cà quán nước, hôm nay mới thấy bác longtrec cùng các bác bàn luận rôm rả quá, cho em xả ké tý!  ;D

Cuối cùng, chúc mừng anh Gấu ấp ủ bấy lâu về việc đòi lại Crưm nay "bỗng dưng muốn khóc" vì mừng khi trâu về hợp phố mà không tốn chút sức nào!

Không có Trâu nào về hợp phố cả !  ::) :-* :'( ;D

    Bá mauphuongtim quả là soi chi li một cách dã man !  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 22 Tháng Ba, 2014, 04:40:53 pm
Bạn  taychoitapsu@, bạn nói bạn biết tiếng Nga, hãy đóng góp cho topic một bài coi như ra mắt đi, sau đó nói về chuẩn mực, văn phạm tiếng Việt. Để tôn trọng ý kiến của bạn, hôm nay trong bài viết tôi đã viết đúng chuẩn tiếng Việt bạn yêu cầu.
Theo ý kiến cá nhân tôi, các bác phiên phiến thôi ạ! ;D Miễn sao số đông hiểu là...ổn.
Nói thật, tôi chưa rõ thế nào là chuẩn(!). Đã có sự thống nhất ở tầm Vĩ mô về chuẩn chưa ạ? Ngay như ở các tờ báo lớn tôi thấy mỗi tờ mỗi khác.

 Nhất trí với các bác về chuyện danh từ riêng và cách viết sao cho mọi người dễ đọc và hiểu được nội dung bài viết, còn cách viết thì tùy theo vốn ngoại ngữ của từng người, chứ đi tìm cái "chuẩn mực" chung của ngôn ngữ thì đã sang lĩnh vực cực khó mất rồi. ;D

 Trong ngôn ngữ Slavo không có vần H, chữ H trong hệ chữ Slavo lại đọc là N. Vì vậy những danh từ riêng có chữ H của hệ chữ Latinh khi chuyển sang chữ hoặc phát âm của hệ chữ Slavo sẽ bị chuyển âm sang vần KH (khờ), song lại viết theo hệ Slavo là X. Những ai tên riêng là Hùng chẳng hạn thì sẽ đọc là Khùng và viết Xyнг, ai tên riêng là Huy thì thôi, đừng đọc và cũng đừng viết, khẩn trương đổi tên mới cho nó đỡ bị người ta cười mỗi khi phát âm hay viết, người mang tên này đôi khi đổi tên mới nghe "lạ hoắc", ngay vật dụng như cái phích đựng nước cũng phải bỏ đi thay vào đó bằng từ bình thủy vì những từ đó là từ "bậy" của phát âm của hệ Slavo.

 Trong ngoại giao đối với các quốc gia không dùng chung ngôn ngữ hay hệ chữ thì sẽ nói với nhau bằng tiếng Anh và văn bản phải bằng chữ Pháp, người Nga họ cũng có những tự hào và tôn vinh văn hóa chữ viết của họ nên các nước XHCN cũ mọi văn bản đều viết bằng chữ Slavo, người TQ hôm nay cũng vậy, nếu ta đến nước họ thì đừng nói tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật làm gì, kể cả họ có biết ngoại ngữ thì họ cũng không trả lời đâu, họ sẽ bắt buộc ta phải nói tiếng của họ cho dù là sai "bung bét" ra thì họ cũng cố gắng hiểu, tới TQ nếu chúng ta hỏi nhà Tolet ở đâu thì họ "sẵn sàng" cho khách tè ra quần luôn, nhưng nếu nói: "Chó sủa, chó sủa" thì họ sẽ dắt bạn đến tận nơi cần để bạn giải quyết "nỗi buồn" muôn thủa. ;D

 Tóm lại là: Mở rộng nó ra một chút về ngoại ngữ cùng viết lách về danh từ riêng, "quy chuẩn" thì sẽ khó cho người viết bài. Người ta viết bài cho mình đọc và suy ngẫm để có cái trải nghiệm cuộc sống là tốt rồi. Cố gắng hiểu điều họ muốn nói chứ không nên bắt họ phải theo ý mình. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 22 Tháng Ba, 2014, 05:34:30 pm


Không có Trâu nào về hợp phố cả !  ::) :-* :'( ;D


    Bá mauphuongtim quả là soi chi li một cách dã man !  ;D

Tại " dì bá phượng tím "nhớ chồng quá nên sinh ra khó . Cũng có thể phượng tím vào đây điểm danh với các bác cho vui vậy thôi chứ không có gì .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 22 Tháng Ba, 2014, 06:00:00 pm


Không có Trâu nào về hợp phố cả !  ::) :-* :'( ;D


    Bá mauphuongtim quả là soi chi li một cách dã man !  ;D

Tại " dì bá phượng tím "nhớ chồng quá nên sinh ra khó . Cũng có thể phượng tím vào đây điểm danh với các bác cho vui vậy thôi chứ không có gì .



   ;)  Trật lất!  ;) mauphuongtim tìm bác đó :P :P ::).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: lixeta trong 22 Tháng Ba, 2014, 06:04:33 pm
Lâu lắm không la cà quán nước, hôm nay mới thấy bác longtrec cùng các bác bàn luận rôm rả quá, cho em xả ké tý!  ;D

Cuối cùng, chúc mừng anh Gấu ấp ủ bấy lâu về việc đòi lại Crưm nay "bỗng dưng muốn khóc" vì mừng khi trâu về hợp phố mà không tốn chút sức nào!

Không có Trâu nào về hợp phố cả !  ::) :-* :'( ;D

    Bá mauphuongtim quả là soi chi li một cách dã man !  ;D

Về chuyện lỗi chính tả thì nhìn chung cũng không nên xét nét cho lắm nếu nó không ảnh hưởng đến nghĩa của cả câu. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì tôi cho rằng mauphuongtim có lý. Lỗi này làm thay đổi một cách cơ bản ý nghĩa của câu- mà câu đó lại là một thành ngữ phổ biến nữa. Mong mọi người hiểu cho ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2014, 06:16:16 pm
... Người ta viết bài cho mình đọc và suy ngẫm để có cái trải nghiệm cuộc sống là tốt rồi. Cố gắng hiểu điều họ muốn nói chứ không nên bắt họ phải theo ý mình. ;D

Quá chuẩn. Nhưng tôi cũng ủng hộ ý của bác Lixeta  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 22 Tháng Ba, 2014, 06:29:49 pm
Lâu lắm không la cà quán nước, hôm nay mới thấy bác longtrec cùng các bác bàn luận rôm rả quá, cho em xả ké tý!  ;D

Cuối cùng, chúc mừng anh Gấu ấp ủ bấy lâu về việc đòi lại Crưm nay "bỗng dưng muốn khóc" vì mừng khi trâu về hợp phố mà không tốn chút sức nào!

Không có Trâu nào về hợp phố cả !  ::) :-* :'( ;D

    Bá mauphuongtim quả là soi chi li một cách dã man !  ;D

Về chuyện lỗi chính tả thì nhìn chung cũng không nên xét nét cho lắm nếu nó không ảnh hưởng đến nghĩa của cả câu. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì tôi cho rằng mauphuongtim có lý. Lỗi này làm thay đổi một cách cơ bản ý nghĩa của câu- mà câu đó lại là một thành ngữ phổ biến nữa. Mong mọi người hiểu cho ;D

Nhà em định không lên tiếng, nhưng thú thật, nói nó quen miệng cũng chẳng chú ý là TR hay CH trong trên, nếu có gì buộc các bác phải đánh giá về "trình độ" thì cho em xin lỗi vì sự Vô ý của em làm mất hứng của các bác, Xin lỗi!

Xin nhờ Mod chỉnh dùm để các bác ấy đỡ mất hứng, cám ơn nhiều!  ;D
Và hình như cũng đã lạc đề hơi xa, nên xin các bác! Em dừng ở đây, cám ơn một lần nữa!  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 22 Tháng Ba, 2014, 08:33:23 pm
Tiếp đi bác thanh ;)...như cơn gió thoảng ;D,ai toàn vẹn nhỉ! Thấy ôkê,sau lưng ô chi hỉ?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 23 Tháng Ba, 2014, 01:56:48 am


Chém phát về kinh tế ;D, trong khi chờ bài của các bác!


Thứ trưởng Tài chính Nga Alexei Moiseev ngày 21/3  nói: ''Tới nay, tôi chưa nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính.''
Các biện pháp trừng Nga mới được Mỹ công bố ngày 20/3 đã nhắm vào Bank Rossiya - ngân hàng có gắn bó chặt chẽ với nhóm lợi ích nòng cốt của Tổng thống Nga khi chủ tịch của nó được biết đến là "chủ ngân hàng của Putin."

Theo đó, Washington đã áp đặt lệnh cấm giao dịch và phong tỏa tài sản đối với Bank Rossiya cùng Chủ tịch Yuri Kovalchuk.

Ngoài ra, các lệnh trừng phạt mới này còn nhắm tới giới doanh nhân tỷ phú thân cận với Tổng thống Nga như Gennady Timchenko, Arkady Rotenberg và Boris Rotenberg.
Trong khi đó ngày 20/3, Liên minh châu Âu đã bổ sung thêm 12 người vào danh sách chịu lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản vì có liên quan tới vấn đề Crimea.

Nguồn:
http://www.vietnamplus.vn/trung-phat-cua-phuong-tay-khong-anh-huong-den-nga/250060.vnp


Mỹ, EU và 1 số Đồng minh đang áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga sau vụ sáp nhập Crimea. Nhưng họ vẫn chưa đụng tới những trụ cột chính của nền kinh tế Nga. Ví dụ như các tập đoàn lớn về khí đốt, dầu, xuất khẩu vũ khí…vv. Có thể do thời điểm này chưa thích hợp. Cũng có thể họ ngại phản ứng. Lúc ấy Nga sẽ không ngồi yên mặc phương Tây muốn làm gì thì làm, sẽ lập tức trả đũa. Kinh tế toàn cầu chao đảo, Trạng chết Chúa cũng băng hà…Cho chết chùm luôn. Gấu Nga cơ mà! ;D

Có lẽ những biện pháp trên mà Mỹ và EU đang tiến hành, đối với Nga như…muỗi đốt xe tăng. Nên ông Thứ trưởng Nga mới tự tin kết luận như vậy.

Chỉ tội cho mấy ông tỷ phú Nga có tên trong danh sách đen. Tiền đông như quân Nguyên mà không được đến chỗ… đốt tiền ;D. Lại nữa, ông Thủ tướng Anh vừa đe rằng, tài khoản của tỷ phú Nga Roman Abramovich, người sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea có thể sẽ bị phong tỏa. Đội bóng của ông nhà giàu này đá rất hay, mùa này được vào Tứ kết cúp C1. Tối nay vừa đại thắng Arsenal 6-0 xong. Tôi đương khoái xem Chelsea đá. Phen này két bạc bị khóa, đá đấm gì nữa. Thế mới đau! >:( ;D 




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 23 Tháng Ba, 2014, 04:56:30 pm
Em cũng xin " ba hoa " chút . Đây cũng mới chỉ là những bước đi đầu tiên của Mỹ và EU . Tiếp sau là những gì thì rất khó đoán cho đầy đủ và chính xác . Nga thì bị chọc tận sân sau , Mỹ và EU thì bị dằn mặt . Đương nhiên sẽ không thể ngồi yên , sẽ phải làm thêm nhiều việc nữa , những việc mà các chính phủ , các chính khách không tuyên bố . Trước tiên sẽ là kinh tế , sau đó sẽ là về chính trị , quân sự . Tóm lại là sẽ rất rối loạn . Hy vọng là trong lúc rối đó , bác longtrec ở bển sẽ gom được một mớ , mang về xây dựng đất nước


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 23 Tháng Ba, 2014, 09:25:50 pm
 Làm xếp giàu thật?  ???  http://dantri.com.vn/kinh-doanh/phat-hien-42kg-vang-va-hang-trieu-usd-trong-nha-cuu-bo-truong-nang-luong-ukraina-853241.htm


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 23 Tháng Ba, 2014, 10:12:08 pm
(http://dantri4.vcmedia.vn/Ic3EyFHpPWFvMJOJFocc/Image/2014/03/gold-altin_KRLG.jpg.ashx-a59af.jpg)

Nhìn khối vàng 42 kg của ông bộ trưởng năng lượng Ukraine thấy có nhiều vấn đề để chém gió quá . Không rõ tấm ảnh này chỉ là hình minh họa hay là ảnh của vụ việc ? Nhưng mã bên ngoài của những thỏi kim loại có màu vàng này trông không đẹp ,không tin cậy về dộ tinh khiết .

Trước năm 1990 VN ta còn chưa hội nhập với thế giới (chế dộ bao cấp)  chưa có nhiều tiệm bán vàng nhỏ lẻ và có giấy phép kinh doanh như hiện nay . KHÔNG phải thế mà dân không giao dịch với nhau bằng vàng ,vẫn giao dịch bình thường nhưng giấm dúi bí mật ỡ trong những góc khuất của chợ . Vàng miếng thì ít thấy nhưng vàng koẻn đeo tay (nhẫn) thì nhiều - ai ai cũng cố để dành mua lấy vài chỉ " dàng" đeo tay cho nó "zui " . ôi mẹ ơi ! chất lượng vàng khoẻn năm ấy sao mà tệ ,trong một cái nhẫn tôi độ chừng chỉ đạt 90% là vàng còn 10 % là đồng . không như bây giờ vàng đạt độ tinh khiết tới 4 số 9 : 99.99% .

Mỗi khi có việc cần bán vàng ,con buôn ngồi trong góc chợ phải thử bằng cách dùng ngọn đèn gió đá thổi ngọn lửa vào cái nhẫn ấy , chiếc nhẫn được nung nóng đỏ lên- sáng rực ,sau đó người thợ tắt lửa , Nếu là vàng thật nó vẫn còn nguyên và càng lóng lánh ánh vàng rất đẹp mắt , Nếu là vàng giả  chao ôi khi chiếc nhẫn sau 2 phút nguội đi nó đen thủi đen thui bởi lớp xi ,mạ bên ngoài đã biến dạng bay mất .

Đằng này cũng là vàng thật nhưng không đạt độ tinh khiết ,nó cứ lợn cợn ,hột hột trông rất kém thẩm mỹ ,Y như vàng trên tấm hình của ông bộ trưởng năng lượng quốc gia ukraine vậy .

Khi thấy lợn cợn như thế con buôn sẽ chê là vàng lẫn cát ,vàng xấu , rồi ra sức ép giá ,còn phần người bán, muốn bán hay không thỳ tùy . Nhưng chắc chắn là phải bán rồi .

E Hèm : (xin được tâng bốc nhà nước VN một phát )

Nhờ ơn đảng và nhà nước sáng suốt ,tích cực tham gia hội nhập với thế giới , ngày nay ở các thành phố lớn tiệm vàng có môn bài mọc lên nhan nhản ,họ vui lòng khách đến vừa lòng khách đi . AI CÓ TIỀN mặc sức mà mua bán công khai,vàng bảo đảm uy tín và chất lượng -giá cả đã có nhà nước quản lý người dân không bị thiệt thòi . Cuộc sống của người dân về kinh tế tuy không cao bằng một số quốc gia tân tiến như Mỹ - NHẬT nhưng còn khá hơn nhiều quốc gia khác . đặc biệt nhất là khá hơn chế độ VNCH cũ nhiều lần . Cứ nhìn người dân chen lấn xôn xao tại tiệm vàng khi giá biến động là biết dân chúng mình khá rùi . TUY rằng còn ai đó cứ luôn miệng "nhà em nghèo lắm " hí hí .....



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Ba, 2014, 10:58:05 pm
Tiếp bài bình loạn!

EU thiệt đủ đường.



Biểu tình ủng hộ Liên minh châu Âu tại quảng trường Maidan-Kiev  bắt đầu vào đêm 21 tháng 11 năm 2013. Việc phe đối lập lên tiếm quyền ngày 22/2 chính là sự tiếp nối trong kế hoạch của phương Tây nhằm tách kinh tế của Ukraine khỏi ảnh hưởng của Nga, một kế hoạch được khởi động từ năm 2004 qua cuộc "Cách mạng cam". Tuy là kẻ đứng sau giật dây 2 cuộc "cách mạng màu", nhưng hơn ai hết, EU không ngờ thế sự đã vượt qua mọi dự liệu và mọi chuyện dường như diễn ra hoàn toàn bất lợi cho EU.

Xét về mặt kinh tế không thôi, lợi đâu chưa thấy nhưng EU đã phải cam kết một mớ. Ngày 5/3 Liên minh châu Âu đã cam kết hỗ trợ Ukraina ít nhất 11 tỷ Euro, giải ngân trong vòng 2 năm. Trong số 11 tỷ Euro mà châu Âu vừa cam kết, có 1,4 tỷ viện trợ không hoàn lại, 1,6 tỷ là dưới dạng cho vay, cộng thêm 3 tỷ Euro từ Ngân hàng đầu tư châu Âu.
Ngoài ra, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu được đề nghị "rót" thêm 5 tỷ Euro nữa.

Khủng hoảng Ukraine đưa đến những tổn thất đối với các nền kinh tế châu Âu. Nếu như khủng hoảng tiếp tục lún sâu, giá dầu mỏ, khí đốt, lương thực cùng giá nguyên nhiên liệu sẽ tăng. Đó sẽ là điều không mấy dễ chịu đối với EU, vốn khá nhạy cảm trước các diễn biến trên thị trường năng lượng và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Đồng euro cùng với các thị trường chứng khoán nội khối cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đồng euro tăng giá sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa yếu đi. Các nhà xuất khẩu EU, đặc biệt là Đức, sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt giảm doanh số. Sự phục hồi kinh tế trong eurozone sẽ lại bị đặt dấu hỏi lớn.

Kẻ hứng chịu đòn trừng phạt của Nga đầu tiên có lẽ là Litva, 1 trong mấy nước Baltic, trước đây thuộc LX nhưng ngày nay thường lớn tiếng hô khẩu hiệu chống Nga. Nga đã đóng băng hoàn toàn mọi giao dịch thương mại tại cảng Klaipeda, đây là cảng duy nhất của Litva. Theo số liệu Hải quan, năm 2012 Litva xuất sang Nga 15 tỉ đô. Hành động này của Nga chắc chắn gây hậu quả khôn lường cho nền kinh tế bé tẹo của Litva.

 Không những thế, EU đang phải nhập khẩu năng lượng lớn từ Nga, với khoảng hơn 30% cho nhu cầu của khu vực. Nếu Nga khóa van các dòng dầu xuất khẩu sang khu vực này thì nền kinh tế nhiều nước châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay ở Châu Âu đang là mùa xuân, tiếp đến là mùa hè, EU hiểu rằng đây là khoảng thời gian " bình yên" trước trận chiến. Nước Nga cũng chưa vội làm gì xấu với EU, Nga đang "chấp" lục địa già ra đòn trước. Tổng thống Putin rất đúng khi nói rằng chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, không chỉ là về năng lượng. Nga cũng nhập khẩu rất nhiều hàng tiêu dùng từ châu Âu, và các công ty châu Âu lớn sẽ phải chịu thiệt thòi khi để mất thị trường Nga".

Thật vậy, có biết bao Cty tập đoàn lớn của EU đang làm ăn tại Nga. Gần đây Thượng viện Nga  tuyên bố, không loại trừ khả năng thông qua một dự luật cho phép tịch thu tài sản, tài khoản và cổ phiếu của các công ty ngoại quốc từ những nước áp dụng cấm vận với Nga. theo số liệu của Reuters có trên 650 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ, EU và Nhật cho các tập đoàn , ngân hàng Nga vay. Nếu " Cuộc chiến cấm vận " leo thang, các công ty và ngân hàng Nga đình chỉ hoặc thậm chí chấm dứt các trách nhiệm nợ, như vậy không phải là " Trạng chết chúa cũng băng hà" sao?????



Tuy vậy, ở một chiều hướng khác, các ngân hàng châu Âu trong ngắn hạn sẽ được hưởng lợi từ các hợp đồng tài chính của IMF với Ukraine. Các tập đoàn xuyên quốc gia của châu Âu cũng được trao cơ hội mua lại các công ty, tập đoàn công nghiệp của Ukraine với mức giá " bèo".




Bài sau, Mỹ và các tập đoàn đa quốc gia hưởng lợi lớn.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 24 Tháng Ba, 2014, 12:30:09 am
 Rõ ràng là số vàng trên nhìn màu sắc qua hình thuộc loại vàng kém "chất lượng". Tuy nhiên, nếu có nó thì vẫn tốt hơn không có nó nhiều lần. ;D

 42kg vàng x 35 lượng/kg sẽ = 1470 lượng vàng, tạm nhân với giá 35 triệu VND/ lượng = 51 tỷ 450 triệu VND. ;D

 Kể cả nó là loại vàng chất lượng cao thì quy đổi ra tiền VND số lượng đó cũng chẳng đáng là bao so với vụ án Huyền Như, 4000 tỷ VND gấp số đó gần chục lần. 1/10 chỗ đó cũng chỉ bằng một ván cờ tướng của đại gia miền Tây (thách đố nhau 1 ván cờ những 5 củ), tương đương giá trị bằng vài chục mẫu cafe hay cao su của mấy ông nông dân trên Tây Nguyên, bằng vài đầm tôm, cá của mấy ông nuôi trồng thủy sản dưới biển. ;D. Và từng đó cũng chỉ mua được một khúc đất "kẹt" khoảng trên 100m2 giữa trung tâm Quận I SG hoặc Hoàn Kiếm HN.

 Tóm lại là số lượng vàng ấy chẳng có gì khiến chúng ta phải "giật mình" cả. Ông minhsinh_1960@ có cái nhà "rách" chưa tới 40m2 bao gồm cả sân và đường đi nằm bên khu hồ Tây HN, cũng "hát" giá bằng 1/30 của cả cái đống đấy. Vậy thì ông Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine mới có từng đó thì cũng chưa phải là cái gì ghê ghớm lắm. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 24 Tháng Ba, 2014, 01:28:42 am
Em cũng xin " ba hoa " chút . Đây cũng mới chỉ là những bước đi đầu tiên của Mỹ và EU . Tiếp sau là những gì thì rất khó đoán cho đầy đủ và chính xác . Nga thì bị chọc tận sân sau , Mỹ và EU thì bị dằn mặt . Đương nhiên sẽ không thể ngồi yên , sẽ phải làm thêm nhiều việc nữa , những việc mà các chính phủ , các chính khách không tuyên bố . Trước tiên sẽ là kinh tế , sau đó sẽ là về chính trị , quân sự . Tóm lại là sẽ rất rối loạn . Hy vọng là trong lúc rối đó , bác longtrec ở bển sẽ gom được một mớ , mang về xây dựng đất nước

@Docmoc cứ...thoải mái chém đi! ;D Có tí gió cho không khí căng thẳng xứ Ukr được dịu mát đôi chút! ;D

Xưa nay, trong cái rủi cũng có cái may. Hoặc rủi của người này có khi lại may cho người khác không biết chừng.

Tỷ như sảy ra cấm vận. Nga không mua được tàu Mistral của Pháp thì…Việt Nam mua. Tàu này hoạt động ở biển Đông cũng ổn. Các hãng Adidas, Siemens của Đức sang quan hệ thương mại với ta cũng hay chứ.

Hoặc giả bầu Đức, bầu Hiển mua vài cầu thủ sao của Chelsea. Sẽ thật thú vị khi đi xem V-League, được nhìn tận mắt những Torres,  Cech, Ivanovic…chơi bóng thì quá đã, đúng không các bác! ;D  



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 02:17:37 am
 
Bộ trưởng Ngoại giao Đức dọa phê chuẩn  trừng phạt mới đối với Nga .


Ngày 23 tháng 3  ngoại trưởng Đức Frank - Walter Steinmeier đã đe dọa trừng phạt cứng rắn hơn chống lại Nga. Sau khi thăm Ukraina ,ngoại trưởng Đức nói rằng  các biện pháp chống lại Nga sẽ được thực hiện  , ngay cả khi châu Âu sẽ phải gánh chịu về thiệt hại kinh tế.


Tuy nhiên , người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đức lưu ý rằng, Đức  coi trọng những lời cảnh báo của các nhà công nghiệp Đức và cân nhắc các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow . Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, "các biện pháp trừng phạt không được coi là một chính sách đối ngoại thông minh , vì vậy cần phải giữ một cái đầu lạnh ... Steinmeier tin rằng châu Âu phải giữ lại khả năng tiếp tục các cuộc đối thoại .

Tình hình hiện nay tại Kiev, ngoại trưởng Đức gọi là " vô cùng khó khăn " và tình hình ở phía đông của Ukraine " vẫn còn xa sự ổn định ".  Trong khi Steinmeier nhấn mạnh rằng " chính phủ chuyển tiếp ở Ukraine có cơ hội khắc phụ sai sót " liên quan đến việc cấm tiếng Nga trước đây . Chúng tôi hy vọng rằng " sự lãnh đạo chính trị mới tại Kiev sẽ bảo vệ mọi lợi ích của  Ukraine , bất kể nguồn gốc , tôn giáo hay ngôn ngữ của mọi cộng đồng dân tộc", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức cho biết .

Ngày 21 tháng 3 , Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt đối 12 công dân Nga và Ukraina. Biện pháp trừng phạt có hiệu lực kể từ khi công bố .

 Những người  rơi vào " danh sách đen"của EU  :

1/ Phụ tá tổng thống Nga Vladislav Surkov

2/ Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin ,.

3/ Chủ tịch Hội đồng Liên bang Valentina Matviyenko .

4/ Chủ tịch Duma  Sergei Naryshkin .

5/ Cố vấn tổng thống Sergei Glazyev .

6/ phó  tư lệnh Hạm đội Biển Đen Nosatov Alexander .

7/ Tư Lệnh Phó Hạm đội Biển Đen Valery Kulikov .

8/ Chỉ huy của lực lượng vũ trang ở Crimea Igor Turchenyuk.

9/ Nghị sĩ Duma Quốc gia  Elena Mizulina .

10/ Người đứng đầu cơ quan thông tấn " Russia Today " Dmitry Kiselev .

11/ Người chịu trách nhiệm về việc tổ chức  trưng cầu ở Crưm Mikhail Malyshev.

12/ Người chịu trách nhiệm về việc tổ chức  trưng cầu ở Crưm Valery Medvedev.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 02:50:54 am
Tổng thống Belarus Alexandr Lukashenko  là nguyên thủ quốc gia đầu tiên công nhận Crưm  là  phần lãnh thổ LBN.  "Crưm hôm nay là một phần của lãnh thổ Nga. Ai đó có thể công nhận hoặc không , nhưng điều đó chẳng thay đổi được gì. … Trên thực tế, Crưm đã trở thành một phần của Nga".



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 03:06:44 am
Sau khi tổng thống Mỹ Ombama phê chuẩn danh sách cá nhân bị cấm nhập cảnh và đóng băng tài khoản tại Mỹ. Trợ lý Tổng thống Nga Vladislav Surkov đứng đầu danh sách  mỉa mai cay độc rằng, " Tôi không có gì ở Mỹ ngoại trừ đôi tất bỏ quên tại khách sạn Chicago". Một số quán ăn hay Ký túc xá sinh viên đề biển: " Ombama bị cấm vào đây". Tiêu cực hơn ở 1 toilet công cộng ven đường M1, nối Moscow với Minsk ai đó dùng sơn xịt lên tường: " Ở đây không phục vụ Ombama". ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 24 Tháng Ba, 2014, 08:31:12 am
Được bác tuanb5 ... khuyến khích , em xin ... chém tiếp . Sau khi bị cấm vận , các chính khách , các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang Việt Nam . Vì vậy , ở trong nước sẽ rất nhộn nhịp , người vào người ra . Với chính sách đúng đắn và hợp lý , chúng ta sẽ có rất nhiều mối hàng để lựa chọn , đầu tư và phát triển . Chỉ sau một thời gian ngắn , những cầu thủ Chelsea nổi tiếng , những món đồ thiết yếu mà hiện nay phải đắn đo lắm mới dám mua về sẽ chạy ùn ùn về VN . Trên giang hồ hiện nay đang bình luận là anh béo đứng giữa , hưởng lợi nhiều nhất . Một thời gian sau , họ phải đánh giá lại .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 24 Tháng Ba, 2014, 09:25:08 am
 42 kg . 26.666... =1119 lượng (khoảng)  :D   hai số này mới mua được nhà binhyen1960@ nhỉ? 4,8 triệu USA tiền mặt qui ra VND...?  
-Nhìn 12 cục vàng chả cục nào giống cục nào, nếu đúng vàng của gã bộ trưởng năng lượng thì đúng là có nhiều câu hỏi. Câu hỏi đúng đầu, sao lão tự đúc... Vàng này có...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 24 Tháng Ba, 2014, 09:31:52 am
Được bác tuanb5 ... khuyến khích , em xin ... chém tiếp . Sau khi bị cấm vận , các chính khách , các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang Việt Nam . Vì vậy , ở trong nước sẽ rất nhộn nhịp , người vào người ra . Với chính sách đúng đắn và hợp lý , chúng ta sẽ có rất nhiều mối hàng để lựa chọn , đầu tư và phát triển . Chỉ sau một thời gian ngắn , những cầu thủ Chelsea nổi tiếng , những món đồ thiết yếu mà hiện nay phải đắn đo lắm mới dám mua về sẽ chạy ùn ùn về VN . Trên giang hồ hiện nay đang bình luận là anh béo đứng giữa , hưởng lợi nhiều nhất . Một thời gian sau , họ phải đánh giá lại .


Bình luận là bình luận,thực tế là thực tế. Đã đánh giá hệ lụy ngược lại chưa nhỉ,đó là con dao hai lưỡi trong cuộc chơi.
Hảy chờ xem,ai ngán ai trong vụ này,và có phải chú béo không nhé Docmoc!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Ba, 2014, 09:42:23 am
Đại sứ Nga tại EU có nhắc đến Alaska hôm qua tại Bruc-xen rồi. Người Nga bây giờ không biết sợ là gì đâu, được đà anh Bắc Triều Tiên phun hỏa tiễn phùn phụt ra biển dọa Mỹ và Hàn quốc. Nói đúng ra: Bác Putinka sợ nhất bây giờ là bác Obama cũng bỏ vợ như mình, ngoài ra các đòn trừng phạt khác bác Putinka chấp hết, sau khi bỏ vợ chưa đến 1 năm bác ấy đã thu hồi Cờ rưm, sắp tới có thể là toàn bộ Ukraina mà giá dầu thế giới vẫn đang tăng vòn vọt. CIA trình TT Mỹ báo cáo là bao giờ TT Nga chình thức lấy vợ mới thì tình hình thế giới mới tạm yên. Vậy bác Ô dám bỏ vợ không? Nghe nói người đang léng phéng với đi-va da màu Beyonce Knowles. Nếu đúng thế thật thì bác Ô cũng sẽ không sợ bác Pu nữa và tình hình thế giới rất căng đấy. :-\


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 09:50:16 am
Đại sứ Nga tại EU có nhắc đến Alaska hôm qua tại Bruc-xen rồi. Người Nga bây giờ không biết sợ là gì đâu, được đà anh Bắc Triều Tiên phun hỏa tiễn phùn phụt ra biển dọa Mỹ và Hàn quốc. Nói đúng ra: Bác Putinka sợ nhất bây giờ là bác Obama cũng bỏ vợ như mình, ngoài ra các đòn trừng phạt khác bác Putinka chấp hết, sau khi bỏ vợ chưa đến 1 năm bác ấy đã thu hồi Cờ rưm, sắp tới có thể là toàn bộ Ukraina mà giá dầu thế giới vẫn đang tăng vòn vọt. CIA trình TT Mỹ báo cáo là bao giờ TT Nga chình thức lấy vợ mới thì tình hình thế giới mới tạm yên. Vậy bác Ô dám bỏ vợ không? Nghe nói người đang léng phéng với đi-va da màu Beyonce Knowles. Nếu đúng thế thật thì bác Ô cũng sẽ không sợ bác Pu nữa và tình hình thế giới rất căng đấy. :-\
;D (do trang không có nút like)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 09:54:49 am
Xe BTR-82A và quân lính bịt mặt vì sợ nắng cháy da tấn công vào trại lính Ucraina còn đóng ở sân bay Belbrk vào thứ bảy, 22/3/2014

(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/23/43/00014323.jpeg)

Ủi sập cửa căn cứ xông vào ...
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/2d/43/0001432d.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 24 Tháng Ba, 2014, 09:55:58 am
Kính thưa các bác !

(http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/03/1-d7814.jpg)

HÌNH ẢNH lính biên phòng Ukraine GÁC NƠI BIÊN GIỚI VỚI nGA (rất sợ những người tay không như vậy ,tuy là tay không nhưng nó bóp cổ cũng chết , còn mình có súng cũng không dám bắn .

Có tin này mới hóng hớt được qua mạng internet tôi cho là hấp dẫn nên đưa vào đây để bình luận theo cách hiểu của người ngoài cuộc :  

 "Trong khi đó, vào hôm nay, người đứng đầu Cơ quan an ninh và Hội đồng quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy cáo buộc trong sự kiện ở Kiev rằng: “Mục đích của Tổng thống Putin không phải là Crimea mà là toàn bộ Ukraine…Quân đội của ông đã hành quân tới biên giới và sẵn sàng tấn công bất kỳ lúc nào”.

Theo ông, “lực lượng Nga ở biên giới phía đông của Ukraine giờ đây tăng ngày càng nhanh và đã rất rất sẵn sàng”.

Lời bàn :  Vậy là Ukraine đã chính thức tố cáo Nga muốn thôn tính cả Ukraine chứ không riêng gì phần đất Crimea nhỏ bé .

Thường thì MỸ và các nước phương tây  muốn lật đổ một nhà nước ,một quốc gia nào bất kỳ không chịu phục tùng cho quyền lợi của mình ,họ sẽ dùng chiêu tài trợ cho người biểu tình trong nước phản đối chính phủ , bước thứ 2 là bạo động đốt phá các cơ sở hạ tầng của nhà nước để khiêu khích . lúc này chính phủ buộc phải ra tay trừng trị , bên bắn qua ,bên bắn lại ,bạo lực sẽ leo thang ,quân đội chính phủ chết thì không sao , nhưng phe biểu tình chết là họ sẽ lu loa với thế giới rằng bị đàn áp nhân quyên. phương tây sẽ mượn cái cớ này để đưa quân vào lật đổ chế độ ấy . sau nữa là họ dựng lên một chính phủ bù nhìn làm tay sai cho họ . MỤC đích của lập chính phủ mới là làm có lợi cho nhóm lợi ích các nước phương tây hay Mỹ ,chứ không phải là vì mục tiêu cho người dân bản xứ bớt khổ .

Ngày hôm nay cũng với chiêu bài này ,liệu  Nga có dám áp dụng tại Ukraine HAY KHÔNG ? chờ thời gian sau sẽ rõ.

Nếu NGA lợi dụng con bài : BẢO VỆ NGƯỜI NGA khỏi bọn tân phát xít (tức là bọn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi) tại UKRAINE ,sau đó đưa quân vào đây ,thì phương tây và ukraine khó đỡ . Bước tiếp theo Nga sẽ lập lên một chính phủ bù nhìn thân Nga, Thỉnh thoảng viện chợ cho ít tiền tránh cho dân bị chết đói là tốt rồi .

Mọi người trên thế giới vẫn biết là thế ,nhưng những quốc gia nghèo yếu và không đoàn kết nội bộ tất phải gánh chịu .........




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:00:49 am
... cửa sập rồi ...
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/2e/43/0001432e.jpeg)

Xông vào ...
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/33/43/00014333.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:04:14 am
... đầu hàng đi!
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/30/43/00014330.jpeg)

Chỉ huy bên đột kích với đại tá chỉ huy bên giữ cứ: "cho gọi sự trợ giúp đấy!"  ;D
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/1e/43/0001431e.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: spirou trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:15:34 am
Phải công nhận, so với thời đánh Chechnya và Gruzia (2008), quân đội Nga có những bước tiến vượt bậc về trang bị. Chả còn áo thể thao giầy adidas nữa nhỉ  :D.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:25:17 am
Ngoài đường nghe trong trại có tiếng súng nổ ... các tự vệ cờ-rim ẩn nấp sau xe hơi đi qua khu trại
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/20/43/00014320.jpeg)

Nhiều người không có súng ... chắc hò hét để gây thanh thế?
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/21/43/00014321.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:37:26 am
Đeo súng ống kiểu này , Mức ngang tàng còn hơn mấy bác đặc công rừng sác Thời chống Mỹ .

chỉ huy quân sự tối cao của Ukraina trên bán đảo Crimea đã đầu hàng Nga từ lâu rồi , không những vậy còn ra lênh cho cấp dưới buông vũ khí ,ai chống lệnh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Con rắn mà không còn đầu làm sao mà đi . Các quân nhân còn lại không dám hành động  ,cái cảm giác khiếp nhược trước Nga quá rõ ràng .gọi là "nhũn như con chi chi ".

Đầu hàng thì cũng muốn vì sợ chết .nhưng lại sợ mất danh dự nên tâm lý cứ lừng khừng . giống như một cô gái mới lớn ,bị bạn trai đòi hỏi chuyện "ăn cơm trước kẻng ",muốn thì muốn lắm ,nhưng lại sợ bị coi thường là hư hỏng , nên cứ dở dở ương ương ,khi bạn trai làm tới tới thì cô ta cũng phải có động thái  chống cự lấy lệ một cách  yếu ớt rồi mới sung sướng  chấp nhận .hi hi .

đây hình ảnh cô gái mới lớn và bạn trai đang trong lúc gay cấn đây :

(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/1e/43/0001431e.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:42:09 am
Hai thường dân bỏ xe chạy thoát khỏi khu vực với sự trợ giúp của 2 tự vệ
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/2a/43/0001432a.jpeg)

Bên trong lính trung thành với chính phủ Ucraina "biểu tình phản đối" nhóm người "lạ mặt" đột kích căn cứ của họ!  ;D
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/25/43/00014325.jpeg)

Bên ngoài các tự vệ thuộc thê đội ăn theo quân đột kích chuẩn bị vào phát huy chiến quả
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/24/43/00014324.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:48:36 am
Họ kiêm nhiệm vụ trấn áp những thành phần gây rối hậu phương quân đột kích
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/35/43/00014335.jpeg)

... và làm tốt (!!!)
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/2f/43/0001432f.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 11:00:49 am
Trước đó, trong căn cứ, mặc cho sức ép của quân bịt mặt bao vây, 2 sĩ quan trung úy trẻ đã quyết định làm lễ cưới tại chỗ dưới sự chủ hôn của vị đại tá Yuly Mamchur chỉ huy.

Cô dâu Galina Volosyanchik cùng chú rể Ivan Benera
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/19/43/00014319.jpeg)

1 nữ quân nhân (không rõ có phải là cô dâu không) khiêu vũ cùng 1 sĩ quan theo điệu nhạc phát ra từ 1 chiếc máy bên góc phải. Xung quanh là các bàn tiệc dã chiến cùng đồng đội ... thật là 1 đám cưới đặc biệt! ::)
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/1c/43/0001431c.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 24 Tháng Ba, 2014, 11:14:05 am
Binh lính trong căn cứ căng thẳng ... chờ đợi ... bản thân họ cũng không rõ là sẽ tuân lệnh chỉ huy như thế nào? Chiến đấu hay chấp nhận rút khỏi căn cứ?
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/26/43/00014326.jpeg)

... chờ chỉ huy của họ "thảo luận" với bên đột kích!
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/1d/43/0001431d.jpeg)

... và quân đột kích hầm hố, sẵn sàng nhả đạn
(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/26/43/00014326.jpeg)

(http://pix.avaxnews.com/avaxnews/29/43/00014329.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 12:40:49 pm
Visa và Mastercard đang thúc đẩy Liên bang Nga để thiết lập hệ thống thanh toán của họ.


Nga đang tính toán để tạo ra hệ thống thanh toán điện tử của giêng mình thay thế thẻ Visa và Mastercard , nhưng câu hỏi cho những nhà hoạch định hiện nay là phạm vi của các loại thẻ này đến đâu? chỉ trong Nga hay mức độ toàn cầu. Ngân hàng lớn nhất của Nga như sberbank thừa khả năng để triển khai 1 hệ thống thanh toán "sberbankovskoy PRO -100" toàn LBN, bởi đây là băng có sự hiện diện ở mọi ngóc ngách LBN . Ngoài ra một số  nhà băng   " URALSIB " , nhà băng " Ak Bars " và nhà băng "Công nghiệp Moscow" , các ngân hàng này có thể hỗ chợ "sberbank" phát hành thẻ tín dụng.


Thẻ Visa và Mastercard của 2 nhà băng  "SMP"  và "InvestCapitalBank" hiện bị chặn. Hệ thống thanh toán báo " lỗi ", tuyên bố chính thức của ngân hàng "SMP" cho biết , những loại lỗi do hệ thống báo chỉ là mặc định .

Những thẻ bị chặn gây ra những phiền phức nhất định cho khách hàng  và Nga đang nói về 1 loại thẻ cho giêng mình.

Các chuyên gia ngân hàng nhận xét, tạo ra hệ thống thanh toán của riêng Nga - không phải là một nhiệm vụ dễ dàng  . Nhưng về mặt công nghệ và kỹ thuật, ngân hàng TW Nga có thể thực hiện ý tưởng này . Nhưng 20 năm để xây dựng hệ thống thanh toán điện tử hoàn chỉnh liệu Nga có sẵn sàng? Nó sẽ rất tốn kém ở Nga vì phải gây dựng từ đầu , còn ở Mỹ đã có sẵn . Đây là lý do  để chúng ta tiếp tục sử dụng Visa , giám đốc bộ phận phân tích của " Nord Capital " Vladimir Rozhankovskiy tuyên bố.

" Hệ thống thanh toán điện tử - là một hệ thống tín dụng. Nói đại khái, nó kết nối với ngân hàng bằng một số quỹ tín thác trong hệ thống  . Chuyển giao diễn ra, và sau đó ngân hàng trả tiền cho các hệ thống thanh toán . Hệ thống ngân hàng Nga chưa  sẵn sàng vào lúc này để cho vay đối với khách hàng qua thẻ. Visa chúng tôi thoải mái, bởi vì đó là hệ thống của Mỹ, và ở Mỹ có đủ tiền để cho vay giá rẻ cho các ngân hàng ủy thác phát hành thẻ Visa" .

Visa và Mastercard đã  đang tạm thời bị chặn , hệ thống nhà băng của Nga từ chối thanh toán thẻ Visa và Mastercard .Giám đốc điều hành "Hệ thống Peak" Maxim Emm bóng gió đe dọa trong tương lai các ngân hàng hãy suy nghĩ năm lần về việc đã làm  với họ .Bạn phải hiểu rằng những gì đã xảy ra với chúng tôi trong tương lai ngắn sẽ xảy ra với các ngân hàng Nga nhưng nặng hơn.  Bởi vì hệ thống thanh toán điện tử quan trọng là sự tin tưởng  , họ bị mất  lòng tin ".




Lời bàn: Trước khi đẩy xung đột ngoại giao lên cao để toan tính thu được lợi nhuận kinh tế , địa chính trị cho mình, Mỹ đã tính đến đòn trả thù này của Nga chưa nhỉ??? Đừng quên là có trên 650 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ, EU và Nhật cho các tập đoàn , ngân hàng Nga vay. Nếu " Cuộc chiến cấm vận " leo thang, các công ty và ngân hàng Nga đình chỉ hoặc thậm chí chấm dứt các trách nhiệm nợ. Hơn thế nữa Thượng viện Nga không lâu đã NÓI VỀ KHẢ NĂNG TỊCH THU TÀI SẢN CỦA NHỮNG NƯỚC CẤM VẬN NGA.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 12:58:37 pm
Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Crưm Rustam Temirgaliev ra thông báo.Ukraina đã giảm đột ngột lượng điện cung cấp cho Crưm xuống còn 50%. Đã có 1 số khu vực tại Crưm bị cắt do nhảy áp.

Cung cấp  điện cho Crưm là hãng  "Ukrenergo" đã hạ thấp công suất cung cấp đến 2 lần . Tức là bây giờ bán đảo Crưm chỉ nhận 50% lượng điện trong " kế hoạch".

Được biết Crưm đã triển khai 9000 máy phát điện Diezel cơ động đủ cung cấp điện cho những cơ sở, những hoạt động thiết yếu.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 01:00:50 pm
Bài này em copy về!


Lương thực dự trữ trên các tàu của Hải quân Ucraina tại Crưm chỉ đủ cho 10 ngày .


Tư lệnh Hải quân Ucraina - Chuẩn Đô đốc Sergei Gaiduk thông báo, lương thực dự trữ trên các tàu ở Crưm chỉ đủ cầm cự cho 10 ngày. Trang LigaBusinesInform đưa tin.

Theo lời ông Gaiduk, chỉ 50% hạm đội tàu của Ucraina có khả năng chiến đấu, trong đó 30% đang bị phong tỏa.

“30% số tàu thuyền có khả năng chiến đấu bị phong tỏa ở Crưm, số còn lại nằm ngoài vùng biển Crưm”, - Chuẩn Đô đốc cho biết.

Ông Gaiduk không nói rõ chính quyền sẽ triển khai những biện pháp gì khi lương thực của thủy thủ bị cạn kiệt.

Vào buổi sáng hôm nay, người đứng đầu Trung tâm báo chí Bộ Quốc phòng Ucraina tại Crưm - Vladislav Seleznhev thông báo, các tàu của Hải quân Ucraina tại Crưm vẫn thượng cờ Ucraina và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Ngày hôm qua, từng có tin một số tàu của Hải quân Ucraina, trong đó có tàu ngầm “Zaporogie” - chiếc tàu ngầm duy nhất của Ucraina - đã bị quân Nga chiếm mất. Nhiều quân nhân Ucraina đã đồng ý chuyển sang phục vụ quân đội Liên bang Nga.

 Nguồn: Korrespondent.

 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 24 Tháng Ba, 2014, 03:40:47 pm
Hình ảnh Quốc kỳ và quân nhân Ukraine :

(http://mtdata.ru/u19/photo00DC/20845285817-0/pad.jpeg)

Quốc kỳ Ukraine nhưng lại bị những kẻ bịt mặt gỡ xuống . (tại sao phải bịt mặt ?) .

(http://m1.bfm.ru/news/maindocumentphoto/2014/03/19/ukrrr_464.jpg)

Mời các bác nhìn bản đồ Ukraine xưa và nay .

(http://mtdata.ru/u17/photoAD68/20249253067-0/original.png#20249253067)



(http://mtdata.ru/u5/photoF20B/20026180218-0/original.jpg#20026180218)


(http://mtdata.ru/u30/photoD16F/20225997335-0/big.jpeg#20225997335)

Nguồn này tôi copi từ báo Nga về -do dốt đặc tiếng Nga (biết mỗi chữ ĐA -BÙ - CHÈ) nên nhìn hình đoán chữ .

bây giờ Nga muốn Ukraine là một quốc gia trung lập vĩnh viễn (không theo NATO ,cũng không cần theo Nga)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 04:34:07 pm
Em copy bài này về các bác tham khảo!


Vì sao quân đội Ucraina thiếu khả năng chiến đấu?


Đã 23 năm quân đội Ucraina bị phá hủy một cách có hệ thống. Quân đội không được ai cần đến. "Ucraina không chiến đấu với ai cả" - các chính trị gia Ucraina thường quả quyết như vậy. Và rồi, lần đầu tiên kể từ khi độc lập, Ucraina cần đến quân đội.



Không cần phải nói thì quân đội đã trở thành tổ chức cần thiết nhất kể từ khi Nga đưa quân vào Crưm. Nhưng ở năm 2014, sức mạnh trước đây của quân đội Ucraina chỉ còn là sự hoài niệm. Điều duy nhất bây giờ có thể chống lại lực lượng được vũ trang đến tận răng là lòng dũng cảm và trung thành với Tổ quốc. Tuy nhiên, như nhiều người hiện nay nhận xét, những phẩm chất đó vẫn bị chính quyền đánh giá thấp, giống như trước đây.

Tất cả 23 năm qua, quân đội Ucraina giống như miếng mồi cho tham nhũng. Các Bộ trưởng lần lượt lên thay nhau, nhưng họ đã không làm gì để phát triển, hiện đại hóa và cải tiến hệ thống quản lý. Các ông quan kiếm tiền chủ yếu ở ba khâu.

Gọi hay không gọi (nhập ngũ)

Vấn đề xây dựng một quân đội Ucraina hoàn toàn chuyên nghiệp đã được thảo luận gần 10 năm nay, nhưng vẫn không đạt được kết quả gì. Điều đó không có lợi cho những người kiếm chác từ việc cung cấp tân binh trong mùa tuyển quân nghĩa vụ. Tiền lại quả cho các hợp đồng nhà nước đã và vẫn là vô kể. Ngoài ra, nhiều quan chức quân đội còn kiếm cả gia sản từ việc “tha” không gọi nhập ngũ. Tham nhũng trong Hội đồng quân sự các địa phương đã gần như là một phần không thể thiếu của văn hóa Ucraina. Và trong khi Viện kiểm sát kiểm tra gắt gao một số này, thì số khác lại kiếm được tiền triệu. Chỉ cần nhìn vào đội xe của Hội đồng quân sự một quận ở thủ đô Kiev là tự hiểu quy mô của tham nhũng lớn đến nhường nào. Mặc dù tình trạng tài sản của các quan chức ngành kiểm sát quân sự còn cao hơn. Trong khi đó, trụ sở các Hội đồng quân sự thì rệu rã, và lãnh đạo các cơ quan này buộc phải tìm kiếm tiền ngoài ngân sách, thậm chí cả để trả tiền điện và tiền sưởi ấm.

Buôn bán vũ khí

Nền công nghiệp quốc phòng của Ucraina có tiếng là rất mạnh. Tuy nhiên, nó lại không phản ánh thực trạng của quân đội Ucraina. Công nghệ và trang thiết bị mới nhất, nếu có cũng chỉ xuất hiện trên giấy tờ về mua sắm công, còn trong thực tế thì không. Nhiều quan chức cấp cao trong quân đội đã từng có mặt trong các vụ bê bối tham nhũng. Không biết bao nhiêu xe tăng và máy bay trực thăng đã biến mất, cũng như vũ khí, đạn dược. Đôi khi, sự thất thoát được ngụy trang bằng những vụ nổ tại căn cứ quân sự. Quá trình này đã được hoàn thiện và hiện diện trong tất cả các đời chính quyền. Đảng phái thay đổi, nhưng các "ông trùm vũ khí" thì không.

Đất đai

Tuy nhiên, tiền lại quả lớn nhất lại được kiếm từ đất đai. Trong 10 năm qua, đã có biết bao hecta đất thuộc quân đội bị tư nhân hóa. Bây giờ, trên mảnh đất của bệnh viện quân sự cũ có thể gặp những khách sạn nhiều sao của các ông nghị và quan chức Ucraina, còn ở các cơ sở quân sự cũ là những khu biệt thự. Tất cả những thứ đó chỉ góp vài xu vào ngân sách nhà nước, nhưng lại đổ thêm hàng triệu vào túi ai đó.

Thiếu chuyên nghiệp toàn diện

Và điều đáng buồn nhất là trong hơn 20 năm qua, Bộ Quốc phòng đã học thành thạo các mô hình tham nhũng tinh vi, nhưng lại hoàn toàn quên mất cách hành động trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Thiếu chuyên nghiệp và mất định hướng ở Bộ và Bộ Tổng tham mưu đã dẫn đến thiệt hại chiến lược ở Crưm. Ucraina ngay lập tức đã bị chiếm hầu hết các vị trí trong yếu trên bán đảo. Tàu chiến Ucraina bị phong tỏa, các trạm hỏa lực bị phá hủy. Và nếu chiến tranh nổ ra, thật khó tin rằng các tướng lĩnh cấp cao của Ucraina có khả năng đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác.

Trong khi đó, binh sĩ và sĩ quan Ucraina đã thể hiện lòng quả cảm chưa từng có ở Crưm, và thẳng thắn mà nói, họ làm điều đó chống lại cái "túi tiền" của mình.

Lương phi lý

Nếu so sánh thu nhập của quân nhân với thu nhập của các nhân viên Bộ Nội vụ, sẽ thấy ngay là Ucraina không có ý định chiến đấu, mà luôn cố gắng xây dựng một xã hội cảnh sát.

Ở thời điểm xảy ra vấn đề Crưm, số lượng quân đội Ucraina chỉ là 182 nghìn người (trong đó có 38 nghìn quân nhân chuyên nghiệp), trong khi số lượng Bộ Nội vụ nhiều gấp hai lần - 358 nghìn người. Ngân sách năm 2014 chi cho quân đội 14,56 tỷ grivna, trong khi chi phí cho Bộ Nội vụ nhiều hơn gần 4 tỷ grivna - 18,38 tỷ.

Đánh giá công việc trong hai cơ cấu quyền lực này cũng khác xa nhau. Nếu chênh lệch tiền lương của các cấp bậc thấp không khác nhau nhiều (trong quân đội, quân nhân hợp đồng được nhận 2-2,5 nghìn grivna/tháng, thì một trung sĩ cảnh sát cũng nhận mức lương tương đương từng ấy). Tuy nhiên, sự khác biệt trong mức lương sĩ quan cao cấp rõ hơn rất nhiều. Đại tá quân đội có thể nhận được 5-7 nghìn grivna/tháng (tại Crưm lương được tính gấp đôi - 10-14 nghìn grivna), còn đại tá công an có mức lương 12-17 nghìn grivna. Sự chênh lệch tiền lương như vậy đã tồn tại từ lâu và làm nản chí nhiều sỹ quan quân đội. Không ai muốn vào quân đội, còn người có kinh nghiệm thì bỏ đi tìm việc khác. Chỉ còn lại những người sẵn sàng phục vụ Ucraina vì ý thức trách nhiệm và những người chờ kiếm chác từ tham nhũng.

Về vấn đề này, dễ hiểu tại sao quân đội Ucraina thiếu khả năng chiến đấu. Vì chỉ với lòng nhiệt tình, sẽ không thắng được cuộc chiến.

Và chỉ bây giờ các chính trị gia Ucraina mới vội đi đối phó với các vấn đề của các lực lượng vũ trang. Họ mới bắt đầu bàn xem quân đội cần gì và hiểu ra rằng quân đội cần được tài trợ. Bộ Quốc phòng đang tìm kiếm tiền, còn các nhà lập pháp đã sẵn sàng tăng giá của lòng trung thành với đất nước. Các Bộ trưởng nói rằng cần phải hiện đại hóa và thay đổi mô hình quản lý trong quân đội. Và tất cả những điều đó đều tốt và đúng, duy chỉ một điều là có thể đã muộn.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Ba, 2014, 06:23:00 pm
Chiến đấu cho bọn tham nhũng thì chiến đấu làm gì đây, nhất là lại không có Đảng Thiên tài đưa đường dẫn lối thì chiến đấu làm sao. Cách đây dăm năm, nhân kỷ niệm ngày đưa quân vào Tiệp Khắc, trung tướng Lev Nikolaevitch Gorelov người Ukraina, hiện sống ở Odessa, nguyên CCB Thế chiến 2 mặt trận Xô-Đức, tư lệnh sư đoàn dù số 7 Quân đội Xô viết giai đoạn 66-70, người đã chỉ huy sư đoàn dù này đổ bộ xuống sân bay Praha năm 1968 và áp giải TBT Đảng Cộng sản Tiệp Khắc cùng toàn bộ BCT Đảng CS Tiệp Khắc về Moskva gặp Leonid Brezhnev, nguyên Cố vấn trưởng cho Quân đội Afghanistan thời 75-78, người đã bị kỷ luật vì không tán thành quyết định đưa Quân đội Liên Xô vào Afghanistan, có than thở với phóng viên báo Ukraina rằng Quân đội Ukraina sẽ chẳng đánh được ai,chẳng bảo vệ được ai, họ không có chiến lược, chẳng có chiến thuật, các chính trị gia chỉ lo đấu đá và múc thật lực, buôn lậu thật lực, nên các ông tướng cũng phải vậy thôi. Một ông sĩ quan tàu ngầm nguyên tử người Ukraina (Kalinitchenko), từng đóng ở Cam Ranh hồi 8x, về Ukraina định cư tại thành phố đóng tàu Nikolaev, sau 1991 thề trung thành với Ukraina, còn bị các đồng chí buôn bán lậu đường biển cho vào tù mấy lần. Thế thì U chết là phải, mấy lão tài phiệt U làm hỏng hết đất nước rồi. Trông thì trông người mà ngẫm thì ngẫm đến...hàng xóm.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Ba, 2014, 09:33:13 pm
Các di tích của chế độ Toàn trị ở Ukraina (http://vu.ua/article/Velika_Ukraina/statements_and_appeals/881.html)

(http://s.pikabu.ru/post_img/big/2013/11/26/8/1385468631_762061714.jpg)
Ghi chú:
Lãnh thổ Ukraina trước khi nằm trong chế độ PK chuyên chế (năm 1654) - màu vàng;
Quà tặng của các đời Sa hoàng Nga từ 1654-1917 - vùng lãnh thổ màu nâu hồng;
Quà tặng của Lê-nin năm 1922 - vùng lãnh thổ màu xanh nước biển;
Quà tặng của Stalin những năm 1939-1940 - vùng lãnh thổ màu đỏ, tức Miền Tây Ukraina và xứ Bắc Bukovina;
Quà tặng của Khrusev năm 1954 - vùng lãnh thổ màu xanh lá cây, tức bán đảo Cờ-rưm.


Đại Công quốc Kiev (Kievan Rus), thế kỷ 9 - thế kỷ 14 (http://pikabu.ru/story/ukraina_verni_podarki_i_bud_nezalezhnoy_1727915)

(http://s.pikabu.ru/images/big_size_comm/2013-11_6/13854688134797.jpg)
Ghi chú:
Đường xanh đậm đứt nét - biên giới Hãn quốc Vàng của Quốc gia Du mục Mông Cổ - Tác-ta vào thế kỷ 14;
Đường màu be đậm pha tím nét liền và đứt nét - biên giới Đại Công quốc Kiev hay còn gọi Kievan Rus từ thế kỷ 9 - thế kỷ 13;
Các đường mũi tên đứt nét màu đỏ, màu be pha tím, màu xanh - thể hiện các đợt tiến quân của quân đội Mông Cổ;
Biển Azov hay thời đó gọi là Biển Surozh do tên của thành phố Surozh trên bán đảo Cờ-rưm gần eo biển Kerch (thế kỷ 14-15);
Biển Đen hay thời đó gọi là Biển Nga.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 24 Tháng Ba, 2014, 10:57:32 pm
Bản đồ dường dẫn khí đốt của NGA đi qua Ukraine và tới các nước tây âu -bằng tiếng : English for today .(Tiếng anh của ngày hôm nay).

Nếu chiến sự nổ ra giữa Nga và ukraine đường ống này sẽ bị phá và bị ngắt ,vậy các nước châu âu phụ thuộc 1/3 tổng sản lượng khí đốt  tiêu dùng vào việc mua của Nga . VẬY khi mùa đông tới ,vợ chồng con cái mới co ro trong cái lạnh vì thiếu khí đốt để sưởi hoặc nấu nướng (nếu mua được khí bằng nguồn khác Nga thì giá cũng đắt gấp 3 lần ),lúc ấy tâm lý người dân châu âu mới vui đó : vợ chồng con cái với chửi nhau, ai bảo chọc giận thằng Nga làm chi bây giờ mới khổ . Hôm nào tới nay sung sướng quá hóa rồ ....

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/03/map-gas-lines-ea756.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 11:34:56 pm
5 năm trước đây trên bản đồ châu Âu xuất hiện điểm nóng - ngày 24 tháng Ba 1999 không quân Hoa Kỳ và NATO bắt đầu dội bom Nam Tư và chiến dịch oanh tạc dã man kéo dài hơn hai tháng.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9h_99408376_zpsa7f949f7.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/9h_99408376_zpsa7f949f7.jpg.html)

Hành động xâm lược của phương Tây đã giết chết gần hai nghìn thường dân.
Cuộc xâm lược của Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương chống Nam Tư trong năm trước ngưỡng cửa thế kỷ XX đã là đòn chung cục trong quá trình chiến dịch kéo dài nhiều năm của phương Tây chống lại quốc gia vùng Balkan này. Bom và roc-ket dội xuống các thành phố Serbia hoàn thành hình dạng mới của bản đồ Đông Âu.
Một trong những mục tiêu chính của Hoa Kỳ là phô trương cho thế giới thấy rằng người Mỹ có thể áp đặt ý muốn và quyền phân định lãnh thổ tại bất cứ nơi nào ở châu Âu. Như vậy, từ cố gắng của Washington đã xuất hiện Cộng hòa Kosovo kỳ dị, mà vai trò thực sự chỉ là vị trí một bàn đạp kế tiếp của Mỹ, - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, ông Vasily Kashyrin nhận xét.
“Đó là nước chư hầu tin cẩn và trung thành của phương Tây. Tại đó có căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất trên tòan lục địa Âu. Hoa Kỳ xây dựng cả một pháo đài-thành trì quân sự thực thụ. Họ đã bám trụ trong nhiều thập kỷ và không sửa soạn rời đi”.
Liên bang Nam Tư đã bị chia xẻ thành mấy nước Cộng hòa nhỏ và các vùng đất riêng biệt, nhưng phương Tây không dừng lại. "Đôi cánh dân chủ” của người Mỹ còn gieo rắc sự tàn phá hủy diệt cả ở Iraq, Afghanistan và Libya. Bây giờ, họ đã sẵn sàng chinh phạt một Syria không chịu khuất phục, nhưng cơ chế thế lực đơn cực đột nhiên bị chặn lại – trên con đường bành trướng chính sách châu Âu-Atlantic đã vấp phải sự phản đối kiên quyết của Nga, - chuyên viên Vasily Kashyrin nói.
“Đã thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới. Nga không còn là nước bạc nhược yếu kém như vào năm 1999, và năm qua Nga đã chứng tỏ rõ rệt điều đó trong quá trình cuộc khủng hoảng Syria, khi Matxcơva bằng chính sách ngoại giao hợp lý và lập trường có tính nguyên tắc đầy trọng lượng đã không cho phép phương Tây khởi động chiến dịch xâm lược quân sự chống Syria”.
Sai lầm và thất bại tiếp theo của chủ nghĩa bạo lực châu Âu-Đại Tây Dương là Crưm. Hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu dưới góc độ nhân văn, cộng đồng cư dân trên bán đảo nói tiếng Nga đã yêu cầu Matxcơva giúp đỡ khỏi sự lộng hành của thế lực cực đoan hiếu chiến thân phương Tây ở Ukraina. Còn kết quả hoạt động thể hiện ý chí tự do của nhân dân Crưm về việc gia nhập vào thành phần Nga thì ở châu Âu lại coi như vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Ukraina. Chuyên viên Vasily Kashyrin kết luận, thái độ như thế của Tây Âu và Hoa Kỳ rõ ràng là hiệu ứng của chính sách tiêu chuẩn kép.


vietnamese.ruvr.ru


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 11:38:13 pm
Quyết định của Mỹ đình chỉ hoạt động của Đại sứ quán Syria ở Washington không thể không gây ra sự lo ngại và thất vọng.

Đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga. Bước này trên thực tế trái ngược với thỏa thuận mà Mátxcơva và Washington đã đạt được để cùng nhau hướng tới giải pháp hòa bình trong cuộc khủng hoảng Syria trên cơ sở “Thông cáo Geneva” bằng cách liên tục làm việc với cả chính phủ Syria và phe đối lập, cơ quan ngoại giao Nga bình luận như vậy về quyết định của Mỹ.
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Syria David Rubenstein nhấn mạnh, "chúng tôi cho rằng, Hoa Kỳ không thể chấp nhận việc các nhân vật do chế độ Assad bổ nhiệm đang thực hiện các hoạt động ngoại giao hoặc lãnh sự ở Mỹ”.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tức là, trong ba năm qua, Mỹ đã chấp nhận điều đó. Có cái gì đã thay đổi?
Sau đây là ý kiến ​​của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Truyền thông Rafik Nasrullah: “Theo tôi, bước này là hậu quả của những khó khăn mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong quá trình thực hiện chính sách của họ trong cuộc xung đột Syria. Đặc biệt là khi quân đội chính phủ Syria đã giành và chắc là sẽ tiếp tục giành những chiến thắng khá lớn. Có thể giả định rằng, Mỹ đã trục xuất các nhà ngoại giao với mục đích cung cấp sự hỗ trợ tinh thần cho phe đối lập Syria đang trải qua thời kỳ khó khăn. Nếu nói về những hậu quả thì, theo tôi, hành động này của Mỹ sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xung đột”.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov cho rằng, Mỹ đã thông qua quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Syria phần nào do tình hình xung quanh Ukraina và Crưm: “Trước đây, Hoa Kỳ trên thực tế đã chạy khỏi Iraq. Trong tương lai gần Mỹ sẽ phải rút khỏi Afghanistan, và họ hiểu rõ điều đó. Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ, cái gọi là "mùa xuân Ả Rập" cuối cùng không có lợi cho họ. Hơn nữa, ngay cả Ả Rập Saudi, nước được coi là một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực, bắt đầu phê bình Mỹ. Có nghĩa là, trong những năm gần đây, Hoa Kỳ bị thất bại hết lần này đến lần khác. Có thể nói rằng, Hoa Kỳ đang mất dần ảnh hưởng quân sự - chính trị và kinh tế trên thế giới. Tình hình với Ukraina và Crưm cũng đang phát triển không phải theo ý muốn của Mỹ. Trong tình huống này, Washington thực hiện bước đi thiếu cân nhắc khi trục xuất các nhà ngoại giao Syria. Xét theo mọi việc, kích động lấn át lương tri của người Mỹ.
Tôi không loại trừ khả năng, Hoa Kỳ có thể đi xa hơn nữa để trả thù Nga vì chuyện Ukraina. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, nỗ lực của họ dựa vào các chiến binh ở Syria đã không mang lại kết quả. Quân đội chính phủ đánh bại chúng trên tất cả các hướng. Trong tình huống này, sự lựa chọn duy nhất đối với Mỹ là can thiệp quân sự”.
Bức tranh khá ảm đạm. Các quan sát viên cho rằng, trong điều kiện mới chính sách của Mỹ đối với Syria gần như chắc chắn sẽ trải qua những thay đổi cơ bản. Và việc triệu hồi đại sứ có thể chỉ là tín hiệu đầu tiên

 http://vietnamese.ruvr.ru


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Ba, 2014, 11:44:59 pm
Gần một nửa lực lượng quân đội Ucraina ở Crưm đã theo phía Nga .


Đến ngày hôm nay, gần 50% lực lượng quân đội Ucraina ở Crưm đã ký hợp đồng tham gia các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ucraina Alexandr Rozmaznin thông báo tại một cuộc họp báo ở Kiev, hãng UNN đưa tin.

“Chúng tôi có số liệu, có họ tên của hầu hết những người đã chuyển sang ký hợp đồng với quân đội Nga, đặc biệt là các sỹ quan chỉ huy… Nếu tính về tỉ lệ, đến ngày hôm nay là khoảng 50/50”, - ông Rozmaznin cho biết.

Trước đó, từng có thông tin rằng quân Nga đã nhận lệnh đến 25 tháng 3 phải “làm sạch” bán đảo Crưm.

Buổi sáng hôm nay, căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến Ucraina tại thành phố Feodosia đã thuộc về tay quân Nga, sau một cuộc tấn công có thiết giáp yểm trợ.


Lực lượng Berkut được giữ tên trong cơ cấu Bộ Nội vụ Liên bang Nga.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Berkut_HDBT_zps3da9ff9d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Berkut_HDBT_zps3da9ff9d.jpg.html)


Đặc nhiệm Berkut bảo vệ Hội đồng Bộ trưởng Ucraina ở Kiev
trong thời gian diễn ra Maidan


Lực lượng đặc nhiệm Berkut của công an Ucraina trước đây sẽ được giữ tên trong thành phần Bộ Nội vụ Liên bang Nga. Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev thông báo trong cuộc gặp ngày hôm nay tại Simferopol với quân Berkut cũ nay đã gia nhập các lực lượng vũ trang Nga, hãng RIA-Novosti đưa tin.

Bộ trưởng Nga nhấn mạnh, Berkut đã thể hiện là một tập thể hoạt động hiệu quả, được huấn luyện tốt và tinh thần cao.

“Tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ của bản thân tôi trước sự dũng cảm quên mình mà tập thể các bạn đã thể hiện trong các sự kiện ở Kiev - các bạn đã đứng vững đến cùng, không hề run sợ”, - ông phát biểu trước các cựu quân nhân Berkut Ucraina.

Bộ trưởng Nội vụ Nga hứa khi tổ chức cơ quan cảnh sát Crưm sẽ ưu tiên hàng đầu các cán bộ địa phương và kêu gọi những nhân viên công an chuyên nghiệp Crưm cũ đã nghỉ việc quay trở lại công tác.

Nguồn: Korrespondent.

 



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Ba, 2014, 12:36:39 am
5 năm trước đây trên bản đồ châu Âu xuất hiện điểm nóng - ngày 24 tháng Ba 1999 không quân Hoa Kỳ và NATO bắt đầu dội bom Nam Tư và chiến dịch oanh tạc dã man kéo dài hơn hai tháng.

 Đã thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới. Nga không còn là nước bạc nhược yếu kém như vào năm 1999, và năm qua Nga đã chứng tỏ rõ rệt điều đó trong quá trình cuộc khủng hoảng Syria, khi Matxcơva bằng chính sách ngoại giao hợp lý và lập trường có tính nguyên tắc đầy trọng lượng đã không cho phép phương Tây khởi động chiến dịch xâm lược quân sự chống Syria”.

 Thời điểm năm 1999, các nước Phương Tây cũng phải "giật mình" trước sức mạnh quân sự của Nga tại Nam Tư cũ. ;D

 Chỉ trong một đêm, sáng ra không biết từ đâu và bằng cách nào mà sân bay Belgrade xuất hiện đầy lính Nga với trang bị vũ khí tới tận răng, khiến cho Nato khối phòng thủ Bắc Đại Tây Dương không kịp trở tay. Việc bí mật chuyển quân của Nga tới Nam Tư khi đó và bằng cách nào hiện nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng quân sự của Nga đối với vùng bán đảo Balkan là không hề nhỏ.

 Điều BY thấy vô cùng lạ trong cuộc chiến tranh ở Nam Tư năm 1999 ấy, đó là cả Nato và Nga họ không mua bán bất kể thứ gì tại chỗ, hàng hóa tiêu dùng của binh sỹ hoàn toàn được chuyển tới Nam Tư bằng đường hàng không hoặc đường bộ và họ chuyển tới Nam Tư rất nhiều đồ sứ thiết bị nhà vệ sinh, thậm chí tạo lên làn sóng buôn bán loại mặt hàng này, lan cả sang Bulgaria và Rumania.

 Đang đánh nhau lộn tùng phèo lung tung cả, họ mang đồ sứ thiết bị vệ sinh tới Nam Tư làm quái gì lúc đó các bác nhỉ? Không lẽ vài lính của LHQ đi tác chiến lại "ôm" theo một cái bệ xí bệt. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 12:51:40 am
Quan điểm của một lãnh đạo đảng chính trị ở Ukraina:

Igor Berkut: Lenin, Stalin và Khrushchev đã tạo ra Ukraina trong các đường biên giới như ngày nay (http://vu.ua/article/Velika_Ukraina/statements_and_appeals/881.html)

Ukraine không thể chối bỏ quá khứ Xô Viết của mình, vì điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc xét lại cấu trúc lãnh thổ của đất nước. Đây là tuyên bố của lãnh đạo đảng "Great Ukraine" Igor Berkut trên làn sóng đài phát thanh "Era-FM".

"Ba người đã tạo ra Ukraine trong các đường biên giới hiện tại của nó. Đầu tiên - là Lenin, thứ hai - Stalin, người đã tập hợp lại từ các mảnh vỡ làm nên quốc gia lớn nhất ở châu Âu, và người thứ ba - đó là Khrushchev, người mà còn chưa có đài tưởng niệm nào cho ông ta và là người đã trao Crimea cho Ukraine. Đó là người tạo ra Ukraine. Nhưng nếu chúng ta từ chối quá khứ, từ chối chủ nghĩa Stalin (mặc dù ở đây có sự pha trộn lẫn lộn: thiên tài và sự độc ác, sự đàn áp - không ai phủ nhận nó), nếu chúng ta từ chối thời kỳ Xô Viết với Khrushchev, khi đó chúng ta phải từ bỏ Crimea, Bessarabia, trả lại cho các công dân Ba Lan đất đai, lâu đài và tài sản của họ. Mà ở Ba Lan người ta vẫn bảo quản tất cả các tài liệu trong các kho lưu trữ và đang chờ đợi chúng ta làm cuộc bồi thường - trả lại tài sản về cho chủ sở hữu trước đây của nó, trả lại cho những người thừa kế Ba Lan tất cả những gì Stalin đã lấy đi của họ. Như vậy bạn có thể sẽ đi quá xa", - lãnh đạo đảng "Great Ukraine" cho biết.

Berkut cũng bày tỏ tin tưởng rằng di sản Ukraina thừa kế từ CHXHCNXV Ukraina không thể xem xét trên quan điểm hoạt động của các tổ chức dân tộc chủ nghĩa đã tồn tại trong thế kỷ 20 ở phía tây đất nước.

"Khi người ta nói rằng người xứ Galicia đã chiến đấu cho nền độc lập của Ukraine, chúng tôi nghe thật buồn cười, bởi vì chưa từng bao giờ có một giá trị phổ quát nào, không có nhà nước chung nào, hoặc các nguyện vọng chung nào ở Đại Ukraine và ở những người Galicia. Những người xứ Galicia đã chiến đấu vì lãnh địa của mình hoặc đã cố gắng chiến đấu trong khi sử dụng nền bảo hộ của Hitler".

Theo ý kiến của nhà lãnh đạo đảng "Đại Ukraine", đất nước chúng ta phải tuân thủ thực tại toàn cầu và từ bỏ những nỗ lực sửa đổi di sản lịch sử của CHXHCNXV Ukraina.

"Không ai trong số các nước thuộc Liên hiệp Anh lại làm suy giảm hoặc giẫm đạp lên di sản của Đế quốc Anh, không ai ở Trung Quốc ngày nay, nơi đã xảy ra các cuộc đàn áp của nó (mà người Trung Quốc trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản họ đã mất 20 triệu người), nhưng không ai trong số họ dẫm lên lịch sử của Mao", - Igor Berkut dẫn dụ.

Chúng ta hãy nhớ lại, tại thời điểm công bố thành lập Nhà nước Ukraina Cộng hòa Xô Viết Xã hội Chủ nghĩa vào ngày 10 tháng 3 năm 1919 tại Kharkov, trong thành phần lãnh thổ của nước cộng hòa có sáu tỉnh (Yecaterinoslav, Kiev, Poltava, Kharkov, Kherson và Chernigov). Trong thời gian tồn tại của CHXHCNXV Ukraina, so với ranh giới ban đầu người ta đã lấy ra khỏi thành phần của nó bốn huyện phía bắc tỉnh Chernigov (1919) và khu vực bờ sông bên trái của Pridnestrovie ngày nay (1940).

Người ta cũng nhập vào thành phần CHXHCNXV Ukraina trong những năm ấy các lãnh thổ như sau:

- sáp nhập vào từ CHXVXHCN LB Nga: Cộng hòa Odessa (1918), Cộng hòa Donetsk - Krivoy Rog (1919) (gồm Taganrog, Shakhty và một số khu dân cư sau đó được trả lại), huyện Putivl thuộc tỉnh Kursk (không gồm giáo xứ Krupetskii) (1925), một phần của tỉnh Voronezh (1926), tỉnh Crimea (1954);
- sáp nhập vào từ Ba Lan: Tây Ukraine (1939) (lãnh thổ phía tây đường Kerzon đã được trả lại sau Thế chiến thứ II);
- sáp nhập từ Romania: Bắc Bukovina, tỉnh Khertsa, phần phía nam Bessarabia (Budzhak), phần phía bắc Bessarabia (1940);
- sáp nhập từ Tiệp Khắc: Carpath thuộc Nga (Ngoại Carpath Ukraine) (1946).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 01:37:48 am
Vụ một tiểu đoàn quân dù Nga thuộc LL gìn giữ hòa bình đa quốc gia có mặt ở sân bay Slatina gần thủ phủ Pristina của Kosovo đêm sang ngày 12 tháng 6 năm 1999 trước quân NATO là một sự kiện đến bây giờ vẫn chưa được giải mật. Khi biết chuyện đã rồi, tướng Mỹ Wesley Clark tư lệnh quân NATO tại châu Âu đã ra lệnh cho tướng Anh Michael Jackson chỉ huy quân NATO tại khu vực Balkan rằng hãy "chế áp" (tức tiêu diệt quân dù Nga đến trước) tại sân bay này, tuy nhiên viên tướng Anh trả lời tướng Mỹ là ông ta không muốn bắt đầu Thế chiến III.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1a/Vladimir_Putin_in_Serbia_16-17_June_2001-6.jpg)
Quân dù Nga thuộc LL gìn giữ hòa bình ở Kosovo KFOR đón V.V.Putin năm 2001 tại sân bay Slatina.

Theo lời của Yunus-bek Berkurov TT nước CH tự trị Ingushetia thuộc LB Nga, thời điểm chiến tranh đang là thiếu tá Tổng cục Quân báo BTTM QD LB Nga, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Veschi" năm 2009 thì trước sự kiện trên, ngay từ cuối tháng 5 năm 1999 một nhóm 18 quân báo viên TCQB Quân đội LB Nga đã bí mật đột nhập khu vực sân bay Slatina và trên thực tế đã kiểm soát sân bay này trước khi tiểu đoàn hỗn hợp quân ĐBĐK Nga đến nơi.  

Năm 99 họ còn yếu, còn đang chiến tranh Chesnia mà đã hành động được như vậy thì bây giờ người Nga càng không thể nhân nhượng NATO tại những vùng sân sau sát nách nước Nga.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Ba, 2014, 03:14:00 am
Trên biên giới của Ukraine luôn có 100.000 binh sĩ Nga đã sẵn sàng để xâm nhập vào Ukraina.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/95_main_zpsff52d7ef.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/95_main_zpsff52d7ef.jpg.html)

Paruby cáo buộc Nga tiếp tục nỗ lực làm mất ổn định tình hình ở phía đông nam của Ukraine để tạo ra lý do cho quân đội Nga xâm nhập .


Bí thư hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraina, Andrew Paruby  cáo buộc Nga tiếp tục nỗ lực  làm mất ổn định tình hình ở các khu vực phía đông nam của Ukraine nhằm tạo cơ sở cho quân đội Nga  có cớ xâm nhập vào lãnh thổ  Ukraina. Ông nói điều này tại một cuộc họp báo .
" Nga tiếp tục kế hoạch hành động của họ mang tên" Mùa xuân Nga "tiếp tục cố gắng để làm mất ổn định tình hình ở khu vực phía đông nam của Ukraina ... tung các nhóm lật đổ vào Ukraina gây mất ổn định tình hình, mục đích tạo cớ cho cuộc xâm lược của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, cho chúng phải tăng cường bảo vệ biên giới  ở phía bắc , phía đông và phía nam của đất nước "- Paruby cho biết .

Theo Paruby, bất chấp tuyên bố của các quan chức Nga về việc không có ý định can thiệp quân sự vào Ukraina, nhưng thực tế, trên biên giới luôn duy trì khoảng 100 nghìn binh sĩ Nga , sẵn sàng để xâm nhập.

Paruby cũng nhắc lại  báo cáo trước đây về việc hoàn thành tất  các đơn vị chiến đấu trong khu vực biên giới ở phía bắc và phía đông , và phía nam.



Nguồn : http://www.segodnya.ua/politics/pnews/na-granicah-ukrainy-stoyat-100-tysyach-rossiyskih-voennyh-gotovyh-k-vtorzheniyu-snbo-504995.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 06:29:58 am
Hình ảnh cuộc sống tại Krưm sau trưng cầu dân ý (http://news.bigmir.net/world/803111-Genkonsyl-RF-Krim---eto-tolko-nachalo?&utm_medium=informer&utm_campaign=inf_News_Segodnya&utm_source=segodnya.ua#3/4a/200a22b5ab81423c5aec85fee9e4c4a3.jpg)

(http://bm.img.com.ua/berlin/storage/news/600x500/3/4a/200a22b5ab81423c5aec85fee9e4c4a3.jpg)

(http://bm.img.com.ua/berlin/storage/news/600x500/2/a0/18ade26be10e504ccfc7bdae27531a02.jpg)

(http://bm.img.com.ua/berlin/storage/news/600x500/0/4b/9ffa18cc1b796fb4a722224189e934b0.jpg)

(http://bm.img.com.ua/berlin/storage/news/600x500/2/30/1d91dccb53f6cc70bbf5fbcf33035302.jpg)

(http://bm.img.com.ua/berlin/storage/news/600x500/d/8d/05adfdb5cd9ce371926c796d792778dd.jpg)

.........

(http://bm.img.com.ua/berlin/storage/news/600x500/e/cc/55842fbfe201e09c600ec026dee31cce.jpg)

(http://bm.img.com.ua/berlin/storage/news/600x500/8/c4/40c2d931cdc64b296a2d246887120c48.jpg)

...........


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 06:50:14 am
Nga sẽ chẳng bao giờ giống chúng ta (http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/03/nga-se-chang-bao-gio-giong-chung-ta.html?utm_source=BP_recent)

Anne Applebaum

(http://4.bp.blogspot.com/-6g0eVeXRiMc/Uy-I2BAwKPI/AAAAAAAAcnc/C-PMNYGmo1o/s1600/_44462162_yeltsin_416_ap.jpg)

Chúng ta mất 20 năm gắng biến Nga thành một nước phương Tây. Vô ích.

Từng có những giây phút mặn nồng: Bill Clinton và Boris Yeltsin ôm nhau thắm thiết; George W. Bush nhìn vào mắt Vladimir Putin và “hiểu được tâm hồn của ông”; Hillary Clinton nhấn “nút tái khởi động”.[1] Cũng từng có những lúc đắng cay. Thế nhưng ở phương Tây luôn có một luận thuyết phổ biến về Nga trong hơn hai mươi năm độc lập của đất nước này.

Dù công khai hay ngấm ngầm, từ năm 1991 giới lãnh đạo phương Tây hành xử với giả định rằng Nga là một nước phương Tây còn khiếm khuyết. Có lẽ trong thời Xô Viết, nước này đã trở nên khác hẳn, thậm chí bị biến dạng. Nhưng chẳng chóng thì chầy, đất nước của Tolstoy và Dostoevsky, quê hương của ba-lê cổ điển, sẽ trở về với cái mà Mikhail Gorbachev, lãnh tụ Liên Xô cuối cùng, đã gọi một cách cảm động là “ngôi nhà Châu Âu chung của chúng ta”.

Trong những năm 1990, nhiều người nghĩ rằng để Nga về với ngôi nhà đó chỉ cần có các chính sách mới: Với những cải cách kinh tế đúng đắn, chẳng chóng thì chầy Nga sẽ giống chúng ta. Có người lại nghĩ rằng nếu Nga tham gia Hội đồng Châu Âu, và nếu chúng ta biến G-7 thành G-8, chẳng chóng thì chầy Nga sẽ hấp thu các giá trị phương Tây. Các đặc quyền như vậy thậm chí chưa bao giờ được dành cho Trung Quốc, một cường quốc kinh tế và chính trị lớn hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta chưa bao giờ tin rằng Trung Quốc sẽ là “phương Tây”. Nhưng trong thâm tâm chúng ta đã tin rằng một ngày nào đó nước Nga sẽ cùng hội cùng thuyền với chúng ta.

Lại cũng có người nghĩ rằng để nước Nga tiến lên cần có một kiểu ngôn ngữ phương Tây nhất định, một cuộc đối thoại tốt hơn. Khi mối quan hệ đó xấu đi, Tổng thống Bush trách Tổng thống Clinton. Tổng thống Obama trách Tổng thống Bush. Và tất cả chúng ta trách cứ lẫn nhau. Hồi năm 1999, Tạp chí New York Times đăng bài chính lên trang bìa với nhan đề “Ai đã đánh mất Nga?” (“Who Lost Russia?”) Được bàn luận nhiều lúc đó, bài báo này cho rằng chúng ta đã đánh mất Nga “vì chúng ta theo đuổi những nghị trình sai bét đối với nước Nga” và đã tư vấn kinh tế sai lầm. Tuần trước, Jack Matlock, cựu đại sứ Mỹ ở Nga, gợi nhớ lại ý của Putin và cho rằng Mỹ chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay vì đã “xem Nga là kẻ thua cuộc”.

Những lập luận này chỉ là suy bụng ta ra bụng người: Chính trị Nga chưa bao giờ “liên can đến chúng ta”. Thực tình mà nói chúng ta chẳng có ảnh hưởng gì đến chính trị nội bộ Nga kể từ năm 1991, ngay cả khi chúng ta hiểu họ. Những thay đổi quan trọng nhất – sự chuyển giao ồ ạt dầu và khí từ nhà nước sang giới chính trị quả đầu (oligarchs), sự trở lại nắm quyền của những người được KGB nhào nặn, sự loại bỏ tự do báo chí và đối lập chính trị – đã diễn ra bất chấp lời khuyên của chúng ta. Các quyết định quân sự quan trọng nhất – các cuộc xâm lược Chechnya và Georgia – đều bị chúng ta phản đối. Tuy nhiều người dường như nghĩ khác, mục đích chính của cuộc xâm lược Crimea cũng không phải là để khiêu khích phương Tây. Như một bình luận viên Nga sắc sảo đã nhận xét, những câu quan trọng nhất trong bài phát biểu sáp nhập [Crimea] của Putin trong tuần này nhìn chung không được chú ý đến: ông nhắc đến “lực lượng phá hoại ngầm” và “những kẻ phản bội” Nga được phương Tây tài trợ mà nay sẽ bị dập tắt. Putin xâm lược Crimea vì Putin cần một cuộc chiến. Trong thời buổi tăng trưởng chậm hơn, và với một tầng lớp trung lưu ngang ngạnh, có thể ông cần thêm vài cuộc chiến nữa. Lần này quả thực không phải liên can đến chúng ta.

Nhưng vì Crimea quá gần với Châu Âu, và vì ngôn ngữ sắc tộc-dân tộc chủ nghĩa mới của Putin gợi lại quá nhiều ký ức về quá khứ đẫm máu của Châu Âu, cuộc xâm lược Crimea có thể có một ảnh hưởng lớn hơn đối với phương Tây hơn cả ý đồ của ông. Tại thủ đô của nhiều nước Châu Âu, các sự kiện ở Crimea đã thật sự gây bàng hoàng. Lần đầu tiên, nhiều người bắt đầu nhận ra rằng luận thuyết này đã sai lầm: Nga không phải là một cường quốc phương Tây còn khiếm khuyết. Nga là một cường quốc chống phương Tây với một tầm nhìn khác, u ám hơn về chính trị toàn cầu. Các danh sách cấm vận công bố ở Châu Âu tuần này ngắn đến buồn cười, nhưng chính sự xuất hiện các danh sách này phản ánh cuộc bể dâu này. Hai mươi năm qua, chẳng ai nghĩ đến chuyện “chế ngự” Nga. Nay thì người ta sẽ nghĩ về chuyện đó.

Dù gì đi nữa, ngay cả danh sách cấm vận mới và dài hơn của Mỹ cũng chỉ là một tín hiệu. Hiện nay, những thay đổi quan trọng hơn nhiều là các thay đổi chiến lược sâu sắc hơn nên xuất phát từ những hiểu biết mới của chúng ta về Nga. Chúng ta cần suy nghĩ lại NATO, cần chuyển các lực lượng NATO từ Đức sang các biên giới phía đông của liên minh này. Chúng ta cần xem xét lại sự hiện diện của tiền Nga trong các thị trường tài chính quốc tế, do quá nhiều tiền “tư nhân” của Nga thực ra do nhà nước kiểm soát. Chúng ta cần xem lại các luật lệ của chúng ta về rửa tiền và các hình thức tránh thuế, do Nga dùng tham nhũng như một công cụ của chính sách đối ngoại. Trên hết thảy, chúng ta cần xem xét chiến lược năng lượng của phương Tây, do các tài sản dầu khí của Nga cũng được dùng để thao túng chính trị và giới chính khách Châu Âu, và tìm cách giảm sự phụ thuộc của chúng ta.

Tất cả những điều này sẽ mất thời gian, và đối với một số người, như vậy có thể đã quá trễ. Tuần trước ở Kiev, Ukraine, tôi gặp những thanh niên Ukraine nói với vẻ hào hứng đến đau lòng về triển vọng một ngày nào đó họ có thể sống trong một đất nước hoàn toàn khác. Tôi không nỡ lòng nói với họ là tôi không biết liệu họ có bao giờ được như vậy hay không.

Nguồn: Anne Applebaum, Russia Will Never Be Like Us, Slate, 20/3/2014
__________
Anne Applebaum là nhà báo viết chuyên mục cho Washington Post và Slate. Bà tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Yale (Mỹ) và thạc sĩ quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London (Anh), thông thạo tiếng Anh, Pháp, Ba Lan và Nga. Bà chuyên về lịch sử chủ nghĩa cộng sản và việc phát triển xã hội dân sự ở Trung và Đông Âu, và đã viết nhiều sách về các chủ đề này, trong đó có “Gulag: A History” (Lịch sử nhà tù Gulag) giành được Giải Pulizer năm 2004. Chồng bà, Radosław Sikorski, là Ngoại trưởng Ba Lan.

Đọc thêm: “Đằng sau bức màn sắt“, bài giới thiệu tác phẩm Bức màn sắt: Cuộc thâu tóm Đông Âu (Iron Curtain: The Crushing of Eastern Europe, nhà xuất bản Doubleday) của Anne Applebaum
Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Vũ Lửa Hạ & pro&contra

[1] Nguyên văn: pressing the “reset button”. Chi tiết này nhắc tới chuyện năm 2009 ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tặng ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nút bấm tái khởi động, bày tỏ ý muốn của Mỹ muốn tái khởi động mối quan hệ Mỹ-Nga. (N.D.)


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140325/ukraine-rut-quan-khoi-crimea-moldova-lo-lang.aspx

Ukraine rút quân khỏi Crimea, Moldova lo lắng (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140325/ukraine-rut-quan-khoi-crimea-moldova-lo-lang.aspx)

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201403/Minh_Nguyet/Ukraine51713935.jpg)
Lực lượng Crimea trong một chiến dịch giành căn cứ quân sự của Ukraine - Ảnh: The Guardian

Ngày 24.3, chính quyền lâm thời Ukraine ra lệnh rút toàn bộ binh sĩ đang đóng tại Crimea ra khỏi khu vực này sau khi thêm một căn cứ hải quân lọt vào tay lực lượng tự vệ địa phương, theo AFP. Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov thông báo binh lính và gia đình của họ sẽ sớm được đưa đến các nơi khác còn lãnh đạo chính quyền Crimea cũng cho RIA-Novosti hay: “Toàn bộ quân nhân Ukraine đã rời đi hoặc theo về với Crimea”.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Lực lượng tự vệ Crimea giành quyền kiểm soát thêm một căn cứ hải quân của Ukraine ở cảng Feodosia vào rạng sáng 24.3. AFP dẫn lời nhân chứng cho hay một nhóm biệt kích được thả từ trực thăng xuống căn cứ nhanh chóng khống chế binh lính Ukraine. Đến nay, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, đã có 189 cơ sở quân sự và toàn bộ tàu chiến, tàu ngầm của Ukraine đóng ở Crimea treo cờ Nga. Hôm qua, truyền hình quốc gia Nga đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Crimea để thị sát tình hình. Ông là quan chức cấp cao đầu tiên của Moscow thăm vùng này kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý quyết định sáp nhập vào Nga hồi giữa tháng.

Những diễn biến ở Crimea càng khiến chính quyền Kiev, Moldova và phương Tây lo ngại khi NATO cáo buộc Nga đang tập trung một lực lượng lớn ở khu vực biên giới với Ukraine. AFP dẫn lời Tư lệnh NATO Philip Breedlove và Phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Tony Blinken tuyên bố lực lượng Nga đang tập kết tại địa điểm trên có “quy mô rất đáng kể và rất sẵn sàng” còn Kiev nói lính Nga “có thể tràn vào Ukraine bất cứ lúc nào”. Theo tướng Breedlove, có thể mục tiêu chính của Nga là băng qua Ukraine để tiến vào Trans-Dniester, vùng lãnh thổ tuyên bố ly khai từ năm 1990 nhưng chưa được bên nào công nhận của Moldova. Một số chuyên gia phương Tây cho rằng trên đường tiến quân, Nga có thể “sáp nhập” luôn thành phố cảng quan trọng Odessa, phía nam Ukraine để tạo thành một vùng đệm bên bờ biển Đen kéo từ Crimea qua Odessa đến Trans-Dniester.

Trans-Dniester có phần lớn dân số nói tiếng Nga và giới lãnh đạo vùng này đã lên tiếng bày tỏ nguyện vọng được sáp nhập vào Nga. Moscow vẫn chưa phản hồi yêu cầu của Trans-Dniester nhưng đang duy trì 1.500 binh sĩ tại đây. Phản ứng trước tình hình trên, Tổng thống Moldova Nicolae Timofti lên tiếng thúc giục EU hãy nhanh chóng đẩy mạnh việc ký kết hiệp định liên kết với nước này còn Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen kêu gọi NATO phải có biện pháp bảo vệ các thành viên và đối tác ở phía đông, theo kênh ARD.

Đáp lại các tuyên bố trên, Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định quân đội không có bất cứ động thái đáng nghi hay bất thường nào và không vi phạm các quy định của quốc tế.

PS: Đại sứ Nga tại EU, ông Chizov, có nói trên TH rằng đừng sợ nước Nga, người Nga rất hiền lành và đôn hậu. Còn ngài Mắc-Kên hãy nhớ đến Alaska. Nước Nga mong sửa chữa sai lầm của bản thân mình mà thôi, không hơn và không kém. Kosovo đã thành một nước CH độc lập, Crimea cũng vậy, thế còn New York thì sao? Nước Nga đón chào New York cùng Nữ Thần Tự do bỏ phiếu về với Nga, nếu cần nước Nga sẽ cử "những người lịch sự" sang giúp.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 07:21:48 am
http://hieuminh.org/2014/03/23/dieu-khong-the-ly-giai-ve-tu-ban/
Điều không thể lý giải về…Tư bản

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/03/capitol-hill.jpg?w=950)
CNTB đang ôm vai CNXH và khóc. Ảnh: HM

Mấy hôm nay, truyền thông bình luận nhiều về 2 triệu người Crimea vui mừng trở về với nước Nga. 96% đồng ý là một tỷ lệ rất hiếm trong một cuộc trưng cầu dân ý.

Câu hỏi ở đây là, tại sao nhiều nước Đông Âu tìm cách hội nhập với Tây Âu, thì riêng Crimea lại quay về với nước Nga. Đó là câu hỏi mà thời gian tìm câu trả lời đôi khi mất hàng thế kỷ.


Nhớ cách mạng tháng 10 (1917), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người, thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ của Marx và Lê Nin đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để chứng minh con đường đó là đúng hay sai.

Bàn chuyện đúng sai thật khó. Nó đúng khi người đi trên con đường đó được hưởng lợi, nó sai khi kẻ đồng hành chẳng được gì. Vì thế chuyện Crimea về với Nga, Tây Ukraine hướng EU, sẽ không có hồi kết.

CNTB thối tha nhưng hàng hóa thì không

Thời trẻ tôi được học trong trường, CNTB (Chủ nghĩa tư bản) bóc lột người, thối tha, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.

Từng ở XHCN Việt Nam từ lúc sinh ra, bên XHCN Ba Lan 7 năm, 3 năm cộng sản Bulgaria và 12 năm ở tư bản đế quốc cả Mỹ lẫn Anh, nhưng tôi không hiểu lắm về tư bản.

Du học Ba Lan những năm 1970-1977, đám sinh viên nghèo từ các nước XHCN như Nga, Tiệp, Cuba, CHDC Đức, Hungary, Việt Nam và Lào, nhìn sinh viên Arap, Palestine, Tây Đức, Pháp với những đồng đô la xanh, quần Levis, nước hoa Cologne, mà thèm thuồng.

Sau này khi hiểu chút về cuộc đời, tôi nhận ra, dù đến từ tư bản, những sinh viên này cũng nghèo, bởi cha mẹ hay chính phủ chỉ trợ cấp một phần học bổng, đủ cho họ ăn ở.

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/03/chim-mc3b9a-xuc3a2n-1.jpg?w=950)
Chim … xuân. Ảnh: HM

Do chênh lệch tỷ giá giữa đồng nội tệ zloty và đô la quá lớn, nên sinh viên tư bản sống một cuộc đời đế vương trong khu ký túc xá. Gái gẩm, rượu whisky, thuốc lá Marlboro, Pall Mall đỏ chói, quần áo mốt thời thượng. Sự phân biệt của CNXH tươi đẹp không có gì và CNTB thực dụng xa hoa có thể thấy ngay trong đám sinh viên.

Thời đó, giấc mơ của sinh viên Ba Lan là sang các nước tư bản để lao động phổ thông, kiếm tiền trong dịp 3 tháng hè. Sang Tây Đức hái táo, thu hoạch nho, đi London làm chạy bàn, đến Tây Ban Nha chẳng hiểu làm gì.

Sinh viên Việt đi lao động trong nhà máy, công xưởng, làm cỏ khoai tây, giúp nông dân Ba Lan. Nhưng sứ quán cũng cấm, chỉ cho vài tuần, vì bọn trẻ mải kiếm tiền quên học. Được vài nghìn zloty (khoảng vài trăm USD) trong kỳ hè đã là ghê lắm.

Tôi quen bạn Ba Lan sang Tây Đức, hỏi, sang đó làm nghề gì mà ra tiền, họ nháy mắt “bí mật quân sự”.

Sinh viên Ba Lan đồn thổi, sang London thu thập những đồng 10 zloty kim loại sẽ có lợi. Sau mới biết, đồng 10 zloty này có thể cho vào máy tự động mua vé tầu điện, đồ ăn, tương đương với 1 pound (bảng Anh). Một bảng Anh lúc đó ăn cỡ 20-25 zloty (tôi không nhớ lắm), một cách đổi tiền rất lời cho cánh du lịch kèm lao động ít tiền.

Mỗi lần đi lao động tư bản về lại giầu hơn, quần bò, máy cạo râu, bút parker, mua đồ cũ với giá vài đô, mang về Ba Lan cũng dùng được tốt chán, có khi bán lại giá gấp đôi gấp ba.

Nhìn cu cậu nào vừa đi lao động tư bản về là biết ngay. Đồng hồ Rolex, thắt lưng mạ vàng, từ cái mũ Coca Cola đến cái áo phông quảng cáo Marlboro. Sau này sang phương tây tôi mới biết, đôi khi rolex là đồ rởm, mấy cái áo, cái mũ có được là do hãng phát không ở một triển lãm nào đó.

Phim ảnh và văn hóa

Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng,  Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.

Trong khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản, nhưng không cấm xem phim Ba Lan.

Bọn sinh viên thì thầm, cũng cảnh làm tình, nhưng bên phim tư bản có nội dung đưa đến việc trên giường, trong khi phim Ba Lan thì sống sượng, vừa đi làm về là nhảy vào quấn lấy nhau, trườn như lươn trên sofa, cả trong thang máy.

Mỗi lần lên sứ quán họp, phổ biến chính sách, các em phải nhớ trung thành với CNXH, vì tư bản bóc lột người, thực dụng, toàn đi xâm lược các nước, mang của cải về nên mới giầu có như thế.

Có lần mấy thằng rủ nhau đi xem trộm phim Mỹ. Chọn một rạp cách xa trung tâm Warsaw tới 30 km, tin rằng khó có người Việt nào tới đây. Chỉ là phim “Samuraj và Cao bồi”, kể về cuộc phiêu lưu của anh hiệp sỹ Nhật samuraj đi khắp nước Mỹ, dùng kiếm đấu với cao bồi có súng lục. Có vài phút một cảnh diễn viên nữ cởi truồng bên suối là lãng mạn chút.

Mấy đứa chọn đèn trong rạp tắt mới vào để không ai nhìn thấy, phim gần hết thì ra trước, sẽ không gặp ai. Nhưng lần đó lại gặp mấy bác sứ quán cũng đi xem muộn và ra sớm. Cả hai cùng ngượng và cười trừ. Các bác còn nói, nghe nói tư bản bậy bạ, mà chẳng thấy bậy như phim Ba Lan.

Hàng hóa tư bản lấn át XHCN

Nhớ lần về phép (1973), đất nước còn chiến tranh, sinh viên về nước được đón như những người giầu có. Tôi mang về cái xe đạp Wilga (Ba Lan), cái đài National bán dẫn cũ của Nhật, một ít vải vóc của Ba Lan, sữa ong chúa mua bên Nga, vài củ sâm Trung Quốc. Thế mà cả huyện đã cho nhà tôi giầu nhất.

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/03/c491e1baa3o-chim-3.jpg?w=950)
Đảo chim. Ảnh: HM

Cụ già thích nhất cái đài, tối nào cả xóm cũng tập trung nghe tin thời sự, ca nhạc, ngâm thơ. Đôi khi ông anh mang ra bụi tre, dò được cả đài BBC và VOA, mấy anh em trong xóm nghe trộm. Có lẽ tôi đã có lỗi tuyên truyền hàng tư bản về làng quê hồi đó.

Tốt nghiệp đại học (1977), chúng tôi về nước đúng vào thời kỳ sau 1975, hàng hóa khuân từ Ba Lan thành vô duyên. Xe máy Honda Nhật, tivi National, đầu Akai và loa thùng, quạt Nhật…tràn từ Nam ra Bắc. Xe máy con muỗi (Komar), Jawa phè phè của Tiệp, ngay cả Simson Đức cũng không thể địch nổi. Tại ga Hàng Cỏ, xe lửa chở sinh viên từ nước ngoài về không được đón long trọng như cán bộ miền Nam ra.

Sau vài năm, quan hệ Việt Nam dễ dàng hơn với Pháp, các đoàn công tác đi Tây Âu bắt đầu lục tục.

Chuyện đi tư bản hay XHCN là câu chuyện nhà lầu xe hơi hay đi xe đạp và nhà cấp 4. Đi tư bản ba tháng bằng đi Liên Xô hay các nước XHCN ba năm. Chỉ cần một con xe DD (xe máy Nhật) đời mới có thể mua được một căn hộ Thành Công, hơn đứt một container bàn là, xe cuốc và vải vóc nhập từ Liên Xô.

Giáo dục cũng không miễn dịch

Thời tôi du học phải xét lý lịch ba đời, có cống hiến cho cách mạng, có anh em tham gia chiến trường. Tất nhiên phải học rất giỏi. Nhưng khó mà nghĩ đến chuyện đi tư bản.

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/03/capitalism-socialism.jpg?w=256&h=246)

Thời toàn cầu hóa. có thể gặp sinh viên Việt Nam ở London, Paris, Rome, Tokyo. Họ du học khắp thế giới mà không bị trở ngại gì.

Khi Việt Nam bình thường hóa với Mỹ thì việc lựa chọn giữa Mỹ và Pháp lại được đặt ra. Tiếng Anh thay dần tiếng Pháp. Khoa Nga chẳng còn ai muốn xin vào học. Khoa Pháp cũng ít dần đi.

Sau 20 năm quan hệ Mỹ Việt bình thường, hiện đã có 16 ngàn sinh viên vào Mỹ du học, so với 7-8 ngàn sinh viên thời cao điểm nhất trong những năm 1970-1980 tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Chưa tính hàng chục ngàn các em đi Anh, Pháp, Đức, Úc và nhiều nước khác.

Con số đó nói lên, giáo dục tư bản cũng hấp dẫn không kém mấy món hàng xa xỉ.

Vĩ thanh

Hôm nay đi trên đường Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam, thử tìm ra một chiếc xe hơi nào do XHCN sản xuất. Hàng rẻ tiền do Trung Quốc nhái của phương Tây. Cửa hàng sang trọng tràn ngập đồ tư bản. Có những cái túi giá mấy chục ngàn đô la nhưng không phải xuất xứ từ Nga hay Trung Quốc.

Nhân vụ Ukraine, thấy trên mạng nhiều bạn lên án chủ nghĩa tư bản, xâm lược, bóc lột, xấu xa. Chẳng hiểu sao dân vẫn tranh nhau đi tư bản, mua hàng tư bản, gửi con học tư bản.

Hồi công tác ở HN (1978), tôi quen một cô bé có bố là đại tá. Tới nhà chơi, bà mẹ đuổi khéo “Nhà này con gái lấy chồng phải duyệt lý lịch thông gia”.

Ngày nay, con cái các vị lãnh đạo cao cấp cưới tây là chuyện thường, không ai tìm nguồn gốc. Con gái một vị rất cao còn lấy người Mỹ hẳn hoi, và anh còn giúp đưa McDonald vào xứ Việt.

Sau gần 40 năm kể từ hồi du học, tôi vẫn không thể lý giải nổi sự lạ lùng của Tư bản. Dẫu vậy, nước ta có một phần nhỏ có thể thay đổi được. Theo CNXH thì cứ theo thôi, nhưng hàng hóa sản xuất thì phải có qui trình và chất lượng tư bản mới mong tồn tại trong thế giới phẳng.

HM. 22-03-2014

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/03/se1baafp-ne1bb9f.jpg?w=950)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 11:51:53 am
Sáp nhập Crimea: Khi nước Nga bị phản bội và Putin bị quấy phá (http://soha.vn/quoc-te/sap-nhap-crimea-khi-nuoc-nga-bi-phan-boi-va-putin-bi-quay-pha-20140325024509729.htm?mobile=true)

(http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/ava_NATO-d10bb-crop1395689798049p.jpg)

Đối với Angela Merkel, Putin đang sống trong một thế giới khác. Đúng thế: Đó là thế giới của một con người bị phản bội.

Trong vụ Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, nhiều nhà phân tích phương Tây nhấn mạnh đến việc Matxcơva đã không tôn trọng Bị vong lục Budapest (Budapest Memorandum on Security Assurance - 12/1994) theo đó an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được bảo đảm, một khi nước này chuyển giao số vũ khí hạt nhân cho Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận này, một số chuyên gia còn nêu thêm một khía cạnh khác: Vấn đề an ninh của Nga và cách hành xử của NATO.

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của nhà báo Hans Ulrich Jorges - trên tuần báo Đức Stern, nhan đề: “Nga bị NATO lừa dối” về vấn đề này.


Để hiểu được chính sách của Vladimir Putin tại Crimea, cần phải nhớ lại rằng, kể từ năm 1990, phương Tây đã nhiều lần mở rộng NATO sang phía đông Châu Âu, phản bội lời hứa của họ.

Nga tự bảo vệ, lần đầu tiên kể từ sau thất bại của họ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, lần đầu tiên kể từ khi thống nhất nước Đức dưới ô bảo hộ của NATO và lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ phương Tây bội phản.

Cách đây 10 năm, NATO đã có mặt tại biên giới Nga, tại các nước Baltic. Bây giờ, khi tách Crimea ra khỏi Ukraine, Nga muốn ngăn chặn việc hạm đội của họ ở biển Đen sẽ sớm nằm lọt thỏm trong khu vực của NATO. Vậy thì chuyện đó có gì gây ngạc nhiên ?

Đó là bởi vì có một điều khác đã được hứa hẹn, với vẻ thành thực vào năm 1990. Ngày 09/02/1990, tại phòng Catherine đệ nhị, một nơi rất có ý nghĩa lịch sử của điện Kremlin, James Baker, Ngoại trưởng Mỹ (dưới chính quyền George Bush) đã trấn an lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev rằng liên minh phương Tây sẽ không mở rộng ảnh hưởng của mình thêm “một ly tấc nào” sang Đông Âu nếu Matxcơva chấp nhận nước Đức thống nhất gia nhập NATO.

Hôm sau, 10/02, Hans-Dietrich Genscher, Ngoại trưởng Đức, đã nhắc lại lời hứa này với Edouard Chevardnadze, đồng nhiệm Nga, như đã được khẳng định sau này trong một công văn mật của chính phủ Đức: “Chúng ta ý thức được rằng việc một nước Đức thống nhất gia nhập NATO làm dấy lên những vấn đề phức tạp. Nhưng với chúng ta, có một điều chắc chắn: NATO sẽ không mở rộng sang Đông Âu”.

Bản thân Gorbachev cũng nhớ lại rằng NATO đã thỏa thuận “không mở rộng thêm một ly sang hướng Đông Âu”. Ông chỉ phạm một sai lầm nghiêm trọng: Ông đã tin tưởng phương Tây và không cho thể hiện lời hứa này trên văn bản.

Một mối đe dọa trực tiếp đối với Nga

Do vậy, Balan, Séc và Hungary đã gia nhập NATO năm 1999, Bulgari, Rumani, Slovakia và ba nước Baltic năm 2004. Bốn năm sau, tại Thượng đỉnh NATO ở Bucarest, suýt nữa thì đến lượt Ukraine gia nhập NATO, nhưng ý tưởng này vẫn chỉ dừng lại ở mức dự án – Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thay đổi ý kiến vào giờ phút chót và đạp phanh hãm dự án. Vladimir Putin, đến dự Thượng đỉnh Bucarest vào ngày cuối cùng, đã cảnh cáo: “Sự xuất hiện một khối quân sự mạnh ở sát đường biên giới nước Nga sẽ được coi là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chúng tôi”.

Không nên quên điều này nếu người ta muốn tỏ ra trung thực, có thái độ đúng mức trong phán xét và có khả năng hiểu được nỗi lo sợ của Nga bị bao vây. Putin hành động một cách tương xứng - ông đáp trả chính sách dùng sức mạnh của phương Tây bằng một chính sách dùng sức mạnh. Đối với Angela Merkel, Putin đang sống trong một thế giới khác. Đúng thế: Đó là thế giới của một con người bị phản bội.

Cần phải bỏ qua việc tuyên truyền rầm rộ ở cả hai phe để hiểu được vấn đề. Việc Ukraine chuyển hướng sang phương Tây là chương áp chót của việc thiết lập một trật tự Châu Âu mới sau sự sụp đổ của Liên Xô. Chương cuối sẽ được viết tại Bélarus.

Quấy phá Putin

Khi đề xuất với Kiev một hiệp định liên kết, Liên minh Châu Âu, với chiến lược xuẩn ngốc của mình, đã buộc Ukraine phải lựa chọn giữa phương Tây và Nga – và hậu quả là làm cho nước này bị chia xẻ. Khi Tổng thống chuyên quyền Yanukovych từ chối ký hiệp định, ông ta đã bị lật đổ và thỏa thuận về một sự thay đổi quyền lực ở Kiev được ký kết với sự tham gia của Nga đã không tồn tại nổi 24 giờ. Lại một lần nữa, Nga cảm thấy bị phản bội, Matxcơva cho rằng đã bị mất Ukraine và họ chiếm Crimea, lãnh thổ mà Khrushchev đã tặng Ukraine năm 1954 thời Liên Xô.

Từ đó, Kiev công khai hướng tới NATO. Đảng của bà Yulia Tymochenko, đang cầm quyền, đã thông báo ý định của Ukraine gia nhập NATO và ông Anders Fogh Rasmussen, Tổng Thư ký tổ chức này tuyên bố mong muốn “gia tăng quan hệ đối tác với Ukraine”.

Mọi sự đã an bài, không cần phải đặt câu hỏi xem bên nào có vẻ bị thất bại nhất nữa. Hẳn nhiên đó là Nga, bởi vì họ không có ý thức thẩm mỹ chính trị. Thật dễ dàng để làm cho họ bị coi như những kẻ rất hung bạo.

Hoa Kỳ tranh thủ cơ hội để trả thù vụ Edward Snowden chạy trốn sang Matxcơva, còn NATO, liên minh này đã ném bom Serbia vi phạm luật pháp quốc tế, hành động tại Lybia trên các cơ sở pháp lý mập mờ, thì giờ đây, với một sự giả dối bệnh hoạn, tố cáo sự chiếm đóng bất hợp pháp vùng Crimea.

Nếu như phương Tây muốn tìm kiếm một giải pháp đúng đắn, lẽ ra họ phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý dưới sự kiểm soát của quốc tế, thay vì để cho cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự kiểm soát của súng đạn Nga. Trong trường hợp này có thể đại đa số người dân Crimea sẽ bỏ phiếu ủng hộ một nền tự trị rộng lớn hơn, bên trong đất nước Ukraine. Thế nhưng, họ lại coi vấn đề ở đây không phải là quyền tự quyết của các dân tộc, mà là lập một trật tự mới ở Đông Âu và quấy phá Putin.

http://soha.vn/quoc-te/sap-nhap-crimea-khi-nuoc-nga-bi-phan-boi-va-putin-bi-quay-pha-20140325024509729.htm?mobile=true


Khủng hoảng Ukraine và lời tiên đoán tái lập Liên Xô vào năm 2025

(http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/240314ukraine4-1395664790519-crop1395664878343p.jpg)
Ông Pavel Sviridov.

Trước khi khủng hoảng tại Ukraine leo thang lên một nấc mới, nhà tương lai học Pavel Sviridov dường như đã có những tiên đoán đúng về tương lai của đất nước này.

Trước khi khủng hoảng tại Ukraine leo thang lên một nấc mới, nhà tương lai học Pavel Sviridov đã có những tiên đoán về tương lai của đất nước này, được đăng tải trên tờ Pravda ngày 27/12/2013. Một số dường như đã đúng.

Chia sẻ với tờ Pravda tại thời điểm đó, ông Sviridov cho biết: Ác mộng của Mỹ về một đế chế đối lập lớn – Liên bang Xô Viết, sẽ tái hiện. Vào năm 2025, Liên bang này sẽ được tái lập dưới một số hình thức. Ông nói: “Tôi là nhà tương lai học. Tôi nghiên cứu các kịch bản có thể xảy đến trong tương lai. Tôi đoán định rằng, vào năm 2025, Liên bang Xô Viết sẽ được tái lập dưới một số hình thái. Có một trục gồm Nga-Kazakhstan-Belarus-Ukraine và có thể là cả Armenia hoặc Kyrgyzstan. Những nước này sẽ đi đến một hiệp định thống nhất, hầu như là vậy, và nó sẽ được dựa trên nền tảng Liên minh thuế quan”.

Ông Sviridov cũng đưa ra những đánh giá về lý do thực sự Nga, Mỹ “quyết đấu” ở Ukraine tại thời điểm đó. “Tôi muốn nhớ lại những lời của một người sinh ra ở Kharkov, Zbigniew Brzezhinski (cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ), người nói rằng: Không có Ukraine, Nga sẽ mãi chỉ là một quốc gia tầm khu vực, nhưng có Ukraine, Nga sẽ là một cường quốc lớn... Ác mộng đối với Mỹ khi nước này từng phải đối mặt với đế chế Liên Xô trong suốt một thế kỉ sẽ lặp lại. Điều đang diễn ra không phải chỉ là trò chơi châu Âu níu kéo Ukraine. Đó là trò chơi Mỹ muốn ngăn cản nỗ lực tái lập Liên bang Xô Viết”, Sviridov chia sẻ.

Đối với Tổng thống Viktor Yanukovych, ông Sviridov đã tiên đoán đúng khi nói rằng: “Ông ta sẽ phải từ chức trước khi nhiệm kì tổng thống kết thúc. Tôi tin là phe đối lập Ukraine sẽ đưa ông ta làm con dê tế thần. Ông ta sẽ được thêu dệt bằng những chỉ trích, bị xem là kẻ phản bội, người phá hủy liên kết của Ukraine với châu Âu. Đơn giản là họ muốn đẩy ông ta đi”.

Đối với thủ lĩnh đối lập Vitaly Klistschko, Sviridov nhìn nhận: “Tôi thích ông ta với tư cách là người đàn ông. Ông ấy là một chiến binh một cách tự nhiên. Nhưng không may, ông ấy lại không phải là một chính trị gia xuất sắc. Bức tranh toàn cảnh cho thấy, người ta dường như sử dụng Klischko để đánh bóng và ông ấy sẽ không có một sự nghiệp chính trị thực thụ. Ông ấy rõ là không phải là một nhà lãnh đạo, đến một lúc nào đó ông sẽ nhận ra”.

Những diễn biến chính trị ở Ukraine gần đây có vẻ đúng như những gì mà Sviridov nhìn nhận: “Tôi nghĩ là Yanukovych sẽ thôi chức trước hạn. Nhưng có lẽ họ sẽ thành lập một chính quyền lâm thời. Nhưng có thể ông ta sẽ chấp thuận nhiều nhượng bộ quan trọng và tái lập một đội ngũ để thay đổi chính phủ”.

Sviridov cũng đánh giá Ukraine ở trong tình cảnh tương tự của Nga – nước cũng phải tính toán thiệt hơn giữa một bên là Liên minh Thuế quan với việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ông nói: “Kết cục là Nga sẽ làm mọi thứ để Ukraine chọn cà rốt của Nga thay vì cây gậy của châu Âu. Nhưng liệu có chiếc lưỡi câu bên trong củ cà rốt?... Sẽ là hợp lôgíc nếu như người Nga vẫn tới du lịch ở Crimea trong kì nghỉ hè và Ukraine sẽ là sự tiếp nối của Nga. Ngược lại, người Nga cũng tin là Ukraine là đất mẹ của nhiều thành phố tại Nga, nơi khởi nguồn nước Nga. Tôi nghĩ là hai nước chúng ta có một tương lai lịch sử lớn”.

http://soha.vn/quoc-te/khung-hoang-ukraine-va-loi-tien-doan-tai-lap-lien-xo-vao-nam-2025-20140324194545091.htm


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 12:15:27 pm
http://society.lb.ua/accidents/2014/03/25/260610_rovenskie_smi_soobshchayut_ubiystve.html

(http://i.lb.ua/125/27/5330c90a0eef3.jpeg)

Một trong những nhà hoạt động tích cực của EuroMaidan là Oleksandr Muzychko hay còn có biệt danh "Sasha Trắng" đã bị bòm gần Rovno (tiếng Ucraina là Rivne) đêm hôm qua. Tiếp theo chưa biết sẽ đến ai.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 25 Tháng Ba, 2014, 12:36:45 pm
Một số cảnh quay quân "bịt mặt" tòng thiết xe chiến đấu BTR-82A xông vào doanh trại quân Ucraina ở Cờ-rưm ngày 23-3-2014. Cảnh quay cũng cho thấy nhiều thanh niên mặc áo lính nhưng vác gậy ... giông giống như dân phòng xứ ta!  ;D

http://www.youtube.com/watch?v=_pPApA3Sj2A


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 25 Tháng Ba, 2014, 01:01:09 pm
Một số cảnh quay quân "bịt mặt" tòng thiết xe chiến đấu BTR-82A xông vào doanh trại quân Ucraina ở Cờ-rưm ngày 23-3-2014. Cảnh quay cũng cho thấy nhiều thanh niên mặc áo lính nhưng vác gậy ... giông giống như dân phòng xứ ta!  ;D

http://www.youtube.com/watch?v=_pPApA3Sj2A



Quân bịt mặt là quân nào vậy bác bapchuoi? ;D tôi không hiểu là quân nào,nhờ bác... ;D.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 25 Tháng Ba, 2014, 01:27:10 pm
Quân bịt mặt là quân nào vậy bác bapchuoi? ;D tôi không hiểu là quân nào,nhờ bác... ;D.
Theo truyền thông thế giới thì quân bịt mặt "được coi như là" quân Nga! hehe. Nhưng một số thành phần am hiểu thì đây là những đội quân đặc nhiệm, chuyên xử lý những vụ đột kích, chống khủng bố ... và họ thường bịt mặt ngay cả khi ở trong nước của họ. Đại khái thế! Ngoài quân bịt mặt còn có quân đeo mắt kiếng nữa!  ;D

(http://farm10.gox.vn/tinmoi/store/images/thumb/04032014/194/1685636/nga_ra_toi_hau_thu_cho_quan_doi_ukraine_o_crimea_0.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 01:39:49 pm
Chiếm nốt tàu đổ bộ cỡ lớn "Konstantin Olshansky" của HQ U. Lần này có nổ súng và có tiếng lựu đạn gây chói tai. Tàu Ucraina không thể thoát nổi dù đã dựng hai màn khói, tàu đang neo trong vũng Donuzlav mà cửa vào đã bị chặn bởi 5 tàu Nga bị đánh chìm:

(http://i.lb.ua/009/54/53305401785ee.jpeg)

(http://i.lb.ua/088/06/533053d1c55e8.jpeg)

http://lb.ua/news/2014/03/24/260574_rossiyskie_okkupanti_nachali_shturm.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 25 Tháng Ba, 2014, 04:23:32 pm
Cái gọi là thủ đoạn chính trị thì chẳng ai chịu thua ai ,mơí đây Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã bổ nhiệm cựu Tư lệnh hải quân Ukraine tại Crimea, Chuẩn Đô đốc Denis Berezovsky làm Phó chỉ huy trưởng Hạm đội Biển Đen của Nga nhân chuyến thị sát Crimea hôm 24/3.

hình của Chuẩn Đô đốc Denis Berezovsky.

(http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2014/03/1-deebd.jpg)

Tại cuộc họp báo ở Sevastopol ngày 2/3, Đô đốc Denis Berezovsky đã tuyên thệ trung thành với nhân dân Crimea, đồng thời hạ lệnh cho tất cả binh sĩ thuộc quyền hạ vũ khí, gia nhập vào lực lượng quân đội và Hải quân Nga.

Cái này trong chiến tranh tại VN gọi là chế độ chiều hồi "hồi chánh quốc gia" những phần tử chiêu hồi này ,khi được lên chức ở phe bên kia ,buộc phải chỉ trỏ cho địch bắt  các đồng chí cũ của mình ,nếu bắt không được sẽ gọi đồng đội quy hàng ,hoặc phản chiến ,nhằm chứng minh sự trung thành của mình với chế độ mới . Bên xứ VN ta ,thành phần chiêu hồi này được liệt vào diện có nợ máu với ND . Số này sau vài chục năm trốn ở Mỹ, nay có người chiêu hồi nhớ quê quá  về thăm lại VN và quê cha đất tổ ,với một bản lý lịch khai man ,nhưng bị nhân dân địa phương và hàng xóm họ hăm dọa ,sợ quá lại trốn đi ngay ....he he trò đời .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 25 Tháng Ba, 2014, 04:50:00 pm
 Không thấy bác nào nói nữ quân nhân Ukraine chiêu hồi nhỉ? Nguồn này nói họ cực kỳ nguy hiểm...http://soha.vn/quan-su/doi-nu-chien-binh-so-huu-ve-dep-chet-nguoi-cua-ukraine-2014031521205651.htm


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 25 Tháng Ba, 2014, 04:52:16 pm
Không thấy bác nào nói nữ quân nhân Ukraine chiêu hồi nhỉ? Nguồn này nói họ cực kỳ nguy hiểm...http://soha.vn/quan-su/doi-nu-chien-binh-so-huu-ve-dep-chet-nguoi-cua-ukraine-2014031521205651.htm

Ừm, được đấy! :D

(http://3.bp.blogspot.com/-vJRxebVn2XY/Uy1KRIGwvLI/AAAAAAAABkM/KTIBfFEbJVE/s1600/prokuror_05.gif)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 25 Tháng Ba, 2014, 05:11:48 pm
Crimea: Tàu ngầm duy nhất của Hải quân Ukraine "đào ngũ"?Theo Nga

(http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/Ukrainesubmarine-33edc-crop1395451931202p.jpg)

Hạm trưởng của con tàu ngầm :
(http://sohanews2.vcmedia.vn/2014/U2_soha.vn-f55b8.jpg)

Nguồn :

http://soha.vn/quan-su/crimea-tau-ngam-duy-nhat-cua-hai-quan-ukraine-dao-ngu-20140322083403201.htm (http://soha.vn/quan-su/crimea-tau-ngam-duy-nhat-cua-hai-quan-ukraine-dao-ngu-20140322083403201.htm)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 05:35:29 pm
http://lb.ua/news/2014/03/25/260628_rada_prinyala_otstavku_tenyuha.html
Bộ trưởng QP Tenyuk xin từ chức nhưng Rada Tối cao không chấp nhận.

(http://i.lb.ua/069/39/5331485159704.jpeg)


http://lb.ua/news/2014/03/25/260616_muzichko_ubila_militsiya.html
Cảnh sát Ucraina chính là người bắn chết Oleksandr Muzychko của "Right Sektor".
(http://i.lb.ua/004/26/5331429b47e1d.jpeg)

http://www.youtube.com/watch?v=wmJIvHdIEAI
Thứ trưởng Thứ Nhất Bộ Nội vụ Ucraina nói về vụ án hình sự chống các phần tử cực hữu.

http://lb.ua/news/2014/03/25/260660_rada_naznachila_io_ministra_oboroni.html
Radar Tối cao Ucraina bổ nhiệm BT QP mới Mikhail Koval không thuộc đảng phái nào.
(http://i.lb.ua/029/50/53316176519e5.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Ba, 2014, 06:24:54 pm
Alexander Muzychko – một thành viên của Pravyi Sektor bị giết tại Ukraina

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9o_909461_zpsfa7eb59c.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/9o_909461_zpsfa7eb59c.jpg.html)

Alexander Muzychko – một thành viên của Pravyi Sektor đã bị giết vào đêm thứ Ba tại tỉnh Rovno, Tây Ukraina.




Nghị sĩ Verkhovna Rada Alexander Doni công bố thông tin trên trang Facebook cá nhân.
"Vừa có tin "Sasha Bilyi" (Alexandr Muzychko) đã bị giết ở Rovno. Hai chiếc xe chặn và bắt Muzychko. Sau đó Muzychko bị ném xuống đất, hai tay còng sau lưng và bị bắn hai phát vào tim," - ông Doni viết trên trang mạng xã hội.
Lãnh đạo khu vực của Pravyi Sektor ở Rovno, Yaroslav Granitnyi đã xác nhận thông tin về vụ giết người. Người này nói nhìn thấy xác của Muzichko. Đồng thời cho biết, những kẻ giết người còn bắt cóc ba thành viên của phong trào.
Đại diện chính thức của cơ quan thực thi pháp luật Ukraina chưa khẳng định cũng như bác bỏ vụ giết người.
Trước đó, Ủy ban điều tra Nga đã khởi tố vụ án hình sự đối với Muzychko. Theo các dữ liệu điều tra, người này đã tham gia tra tấn và giết binh lính Nga ở Chechnya trong những năm 1990. Hoạt động bên phía lực lượng Chechnya ly khai, Muzychko tham gia các cuộc tấn công vũ trang dưới sự chỉ đạo của các chiến binh Shamil Basayev và Khattab. Cơ sở khởi tố là một đoạn video ghi hình Muzychko thừa nhận đã cùng chiến binh chiến đấu chống Nga.
Muzychko trở nên “nổi tiếng” sau khi xuất hiện tại cuộc họp Hội đồng tỉnh Rovno với khẩu Kalashnikov và một con dao găm, cũng như đã đấm vào mặt công tố viên khu vực Andrey Targony trong văn phòng của quan chức.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 09:59:06 pm
Phó Chủ tịch Duma Nga rủ 4 nước chia nhau Ukraine

http://soha.vn/quoc-te/pho-chu-tich-duma-nga-ru-4-nuoc-chia-nhau-ukraine-20140325102418736.htm

(http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/Vladimir-c13da-crop1395717534503p.jpg)

Bộ Ngoại giao Ba Lan xác nhận rằng họ nhận được một lá thư chính thức từ Viện Duma Quốc gia Nga đề nghị ‘chia nhau’ lãnh thổ Ukraine giữa bốn nước.
Thư có chữ ký của Phó Chủ tịch Duma, ông Vladimir Zhirinovsky gửi đến Ba Lan, Hungary và Romania đề nghị họ cùng Nga xóa biên giới hiện nay của Ukraine để chia nhau các vùng Đông và Tây của nước này.
Đài truyền hình quốc gia Ba Lan TVP1 tối 23/1 đã chạy tin nói rằng lá thư của ông Vladimir Zhirinovsky đề nghị “cho Ba Lan” năm tỉnh phía Đông của Ukraine gồm Volyn, Lviv, Ternopil, Ivano-Frankivsk và Rivne.
Còn Hungary và Romania thì được đề nghị “nhận luôn” hai tỉnh Zakarpattya và Chernivtsi của Ukraine.
Lá thư nói chỉ nên để vùng miền Trung Ukraine là một quốc gia, còn phía Đông sẽ “được Nga nhận về”.
Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm nay 24/3 xác nhận nội dung thư là “bất bình thường”.
Phía Ba Lan cho hay họ sẽ vẫn đáp lời quan chức Duma Nga một cách lịch sự qua thư tín nhưng không đề cập đến nội dung thư của ông Vladimir Zhirinovskiy.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marcin Wojciechowski nói “không ai có thể xem xét một cách nghiêm túc nội dung lá thư”, theo báo Ba Lan.
‘Gây nhiều điều tiếng’
Lãnh đạo Ba Lan và Ukraine cùng tưởng niệm vụ thảm sát Volhynia nhằm hàn gắn các vết thương lịch sử
Đây không phải là lần đầu tiên ông Vladimir Zhirinovsky, nhân vật có tiếng là hay gây điều tiếng ở Nga, nêu ra những chuyện như vậy và lá thư gửi Ba Lan chỉ nêu lại những gì ông Zhirinovsky nói ngay ở Viện Duma.
Tuần trước, ông nói rằng “ Kiev không còn nắm quyền kiểm soát gì cả và cũng sẽ không chấp nhận biến Ukraine thành liên bang”.
Theo ông, chính giới Ukraine quá yếu kém để giữ trọn một quốc gia nên họ cần “trao trả” các vùng đất lịch sử cho láng giềng.
Báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan hôm 18/3 đã tường thuật phát biểu 'chia cắt Ukraine' của ông Zhirinovsky tại Viện Duma.
Theo báo Ba Lan, điều đáng ngạc nhiên là Chủ tịch Hạ viện, Sergey Narishkin, một nhân vật thân cận với Tổng thống Vladimir Putin đã không phản ứng gì và để cho ông Zhirinovsky thoải mái phát ngôn.
Vốn là một nhân vật mang quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực đoan, ông Vladimir Zhirinovsky, nguyên ứng cử viên tổng thống, nói các vùng “Lutsk, Lviv vả Ternopil là vùng đất lịch sử thuộc Ba Lan”.
Dù chính giới Ba Lan không muốn bình luận về lá thư của quan chức Viện Duma, chủ đề này đã gây ra nhiều tranh luận trên các diễn đàn mạng tại Ba Lan về lịch sử nước họ, quan hệ với Nga và Ukraine.
Từ sau khi Liên Xô sụt đổ, các thế hệ lãnh đạo dân chủ ở Ba Lan và Ukraine thường cùng tưởng niệm các sự kiện gây mâu thuẫn trong quá khứ nhằm hàn gắn các vết thương lịch sử giữa hai nước.
Vì thế, có ý kiến tại Ba Lan bác bỏ cách nhìn chia rẽ Ukraine và Nga của ông Zhirinovsky.
Sinh năm 1946 tại Kazachstan trong gia đình người Nga, ông Vladimir Zhirinovsky lập ra đảng Tự do Dân chủ Nga và tranh cử tổng thống năm 1991, đấu lại với ông Boris Yeltsin nhưng không thành công.
Bị cáo buộc là bài ngoại và chống Do Thái vì từng đề nghị nghệ sỹ hài Gennady Khazanov "sang Israel sinh sống bởi không được phép cười người Nga", ông Zhirinovsky ưa nhắc đến lịch sử của đế quốc Nga với cách diễn giải gây tranh cãi.
Hồi 2013, ông bị Cộng hòa Kyrgyzstan cấm cửa vì nêu ra đề nghị bảo nước này 'trao nộp khu nghỉ mát Issyk Kul cho Nga' nếu không trả được nợ cho Moscow.
Kazachstan cũng lên án một phát biểu của ông cho rằng nước cộng hòa Trung Á nên trở thành một phần của Liên bang Nga, theo Itar-Tass.
Ông Zhirinovsky luôn cổ vũ cho các giải pháp chính trị cực đoan nhưng bác bỏ mình là một 'Hitler của Nga', theo báo Anh, tờ The Independent.


Đảng cực hữu “Cánh hữu” tuyên bố sẽ trả thù cho cái chết của Muzychko

(http://doanhnghiepodessa.com/uploads/News/pic/small_1395771870.jpg)

Cái chết của Alexander Muzychko (Sasha Bilyi) được “Cánh hữu” gọi là "vụ giết người theo đơn đặt hàng của bộ trưởng" và họ dự định sẽ trả thù quyền Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov cho cái chết này. Đảng theo tư tưởng dân tộc cực đoan này đã ra tuyên bố chính thức tại Rovno hôm 25/3.

"Chúng tôi sẽ trả thù ông Arsen Avakov cho cái chết của người anh em của chúng tôi. Vụ bắn chết Sasha Bilyi là một vụ ám sát mục tiêu của Bộ trưởng. Vì Muzychko đã không nhận được một trát đòi nào của công an, và không được gọi đi đâu cả", - các tờ báo mạng truyền đi lời của điều phối viên “Cánh hữu” Roman Koval tại tỉnh Rovne.

Cánh hữu tuyên bố rằng giả thuyết mà Bộ Nội vụ đưa ra là lời bịa đặt. "Vì Sasha Bilyi bị trói tay, và đơn giản là không thể bắn trả" - tuyên bố cho biết. Cánh hữu định trả thù thế nào, hiện chưa có tuyên bố.

Sasha Bilyi đã bị bắn tử thương trong khi bị bắt giữ, do đã nổ súng bắn lại các nhân viên công an.

"Khi bị bắt, Bilyi vẫn còn sống , “cấp cứu” được gọi đến đã xác nhận cái chết" – Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Vladimir Evdokimov cho biết cùng ngày 25/3.

Trước đó Alexander Muzychko đã công bố một yêu cầu chính thức đối với Cơ quan An ninh Ukraine, trong đó cáo buộc lực lượng an ninh muốn tiêu diệt mình hoặc giao nộp cho Cơ quan an ninh của Nga.

Phương Anh (Correspondent)
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2056179


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 25 Tháng Ba, 2014, 11:21:40 pm
Tình hình chính trị tại Ukraine ngày càng phức tạp , các đảng phái trong nước và ngoại bang thanh trừng lẫn nhau theo hướng có lợi cho mình . Thế giới chỉ biết được qua báo chí ,mà báo chí thì chỉ tin cậy được 50% bởi có nhiều thế lực đứng đằng sau báo điều khiển đăng tin theo ý đồ riêng . Vậy biết tin vào báo nào bây giờ ? duy nhất các bản tin của hãng tin BBC luân đôn là có vẻ trung lập và đáng tin hơn .

Sắp tới đây chắc sẽ còn nhiều tin hay hơn cả việc CRƯM sát nhập vào Nga ? Bởi CRƯM theo Nga có vẻ như là thỏa đáng . Phần còn lại của Ukraine MỚI LÀ GAY CẤN LY KỲ .không biết Nga và phương tây sẽ chơi kiểu gì đây . Trước mắt đã thấy người dân Ukraine PHẢI CHỊU KHỔ .

Bàn chuyện Alexander Muzychko – một thành viên của Pravyi Sektor bị giết tại Ukraina :


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9o_909461_zpsfa7eb59c.jpg)

Cứ theo như báo chí nói y bị còng tay ra sau ,rồi bị bắn 2 phát vào tim gây chết ngay . Việc này còn thua dũng sĩ diệt ác ôn của VN thời chống Mỹ . trói nó lại xô xuống giếng ,quăng theo trái lựu đạn .

Hoặc mấy bác Nga hay Ukraine CÓ NHU CẦU cần xử ai về đất cảng Hải phòng thuê giang Hồ xử . CÁCH DÙNG SÚNG HOA CẢI bắn vừa xưa vừa ồn ào . thấy trước kia giang hồ Hải phòng Vào tp HCM GÂY ÁN THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG ,thường dùng dao quắm ,chặt nạn nhân mấy nhát . lúc ấy nạn nhân ngồi trên xe máy 2 bánh cố chạy về tới nhà mới chết .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 11:29:02 pm
Nhân khủng hoảng Ucraina, đọc lại bài về cuộc chiến tranh Gruzia 2008:

http://baotintuc.vn/tu-lieu/cuoc-chien-ngagrudia-va-nhung-dieu-chua-biet-20130803184006490.htm

Cuộc chiến Nga-Grudia và những điều chưa biết

(http://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2014/03/georgia_ossetia_russia_and_abkhazia.png)

Chiến tranh Nam Ossetia 2008 là cuộc xung đột giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, cùng với Liên bang Nga. Những cuộc chạm súng lẻ tẻ đã bùng nổ thành một một chiến vào sáng sớm ngày 7 tháng 8 năm 2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngày hôm sau quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia.

Ngày 15 tháng 8 năm 2008. Quân đội Nga đã tuyên bố một kế hoạch rút quân trong vòng 10 ngày ra khỏi các vị trí đóng quân. Vào ngày 26 tháng 8, trong khoảng thời gian đình chiến, Nga đã chính thức công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia

Tiếng súng giao tranh giữa Mátxcơva và Tbilixi đã tạm lắng khi ngày 16/8 vừa qua, Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, đặt bút kí vào thoả thuận ngừng bắn do Pháp làm trung gian, vốn đã có sẵn chữ kí của người đồng cấp phía Grudia, Mikhail Saakashvili. Trong khi những cuộc ngoại giao con thoi vẫn đang tiếp tục nhằm vãn hồi hoà bình ở khu vực Caucasus, bình tâm suy xét, người ta thấy cuộc chiến tranh chớp nhoáng giữa Nga và Grudia vừa qua hé lộ rất nhiều điều. Đó không chỉ là một “sai lầm chiến lược” của ông Saakashvili, mà còn là dịp để Mátxcơva phô diễn sức mạnh và làm xuất hiện những nhân tố mới trên bàn cờ Nga-phương Tây.
 
Tiếng súng giao tranh giữa Mátxcơva và Tbilixi đã tạm lắng khi ngày 16/8/2008 , Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, đặt bút kí vào thoả thuận ngừng bắn do Pháp làm trung gian, vốn đã có sẵn chữ kí của người đồng cấp phía Grudia, Mikhail Saakashvili. Trong khi những cuộc ngoại giao con thoi vẫn đang tiếp tục nhằm vãn hồi hoà bình ở khu vực Caucasus, bình tâm suy xét, người ta thấy cuộc chiến tranh chớp nhoáng giữa Nga và Grudia vừa qua hé lộ rất nhiều điều. Đó không chỉ là một “sai lầm chiến lược” của ông Saakashvili, mà còn là dịp để Mátxcơva phô diễn sức mạnh và làm xuất hiện những nhân tố mới trên bàn cờ Nga-phương Tây.

Hệ lụy từ một sai lầm chiến lược

Tbilixi đã tạo ra một sự bất ngờ khi quyết định mở màn một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm thu hồi vùng lãnh thổ li khai Nam Ossetia vào ngay đêm trước lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008. Nhưng chưa đầy ba ngày sau, với sự can thiệp quyết liệt của Nga, quân đội Grudia đã mất đi thế chủ động ban đầu, bị đánh bật khỏi những vị trí đã chiếm được, phải lùi sâu về tuyến sau. Đau đớn hơn, Tổng thống Mikhail Saakashvili, người muốn biến Tbilixi thành tiền đồn chống Nga ở châu Âu, lật đổ ảnh hưởng của Nga ở khu vực Caucasus bằng một cuộc chiến, lại phải chấp nhận những nguyên tắc xử lý xung đột Grudia-Nam Ossetia do Pari (trong vai trò trung gian hoà giải) và địch thủ – Mátxcơva – đưa ra.

Theo đó, quân đội Grudia phải trở lại vị trí trước giao tranh. Đồng thời, Tbilixi cũng bị tước đi biện pháp vũ lực để giải quyết vấn đề Nam Ossetia và Abkhazia. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là việc Mátxcơva đang cho cả thế giới thấy những gì mà Mỹ và EU áp dụng tại Kosovo sẽ được tái hiện ở Nam Ossetia và Abkhazia, kể cả việc tố cáo Grudia thực hiện chính sách thanh lọc sắc tộc, phá hoại thoả thuận hoà bình. Một khi quá trình thảo luận quốc tế về tương lai, cách thức bảo đảm an ninh cho Nam Ossetia và Abkhadia bắt đầu như theo thoả thuận ngừng bắn đã kí, không khó để người ta nhận thấy trong tương lai hai khu vực li khai này sẽ không còn là thực thể trong lòng Grudia nữa. Con đường mà Mátxcơva hướng tới cho Nam Ossetia và Abkhazia: hoặc nhập vào Nga hoặc độc lập đang đi đúng quỹ đạo của nó.

Ngược dòng thời gian, sau khi Kosovo tuyên bố độc lập, Grudia hiểu rằng triển vọng lập lại sự toàn vẹn lãnh thổ của họ càng trở nên mù mịt. Tình thế buộc Tbilixi phải chọn cách hành động mạnh nhằm thu hút sự chú ý của các đồng minh phương Tây. Giới chức Grudia cũng coi mục tiêu xích lại gần hơn với NATO và tương lai gia nhập tổ chức quân sự này là một công cụ cho phép họ đảm bảo an ninh cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ lâu dài. Quan điểm này của Tbilixi được Oasinhtơn chia sẻ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp, phương Tây sẽ hỗ trợ Grudia bằng con đường quân sự. Trong thế giới mạnh vì khí đốt, bạo vì dầu mỏ này, không ai dại gây hấn với thế lực nắm quyền đóng van đường ống dẫn dầu dẫn khí như Nga.

Vừa đánh bại lực lượng đối lập vốn bị chia rẽ bởi các vấn đề nội bộ trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Grudia tháng 5 vừa qua, trên đà chiến thắng và với bản tính ưa mạo hiểm như chuyên gia hàng đầu về khu vực Caucasus, Jonathan Wheatley đánh giá, ông Saakashvili đã quyết định dấn thêm một bước trong việc thực hiện mục tiêu lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của mình: củng cố sự toàn vẹn lãnh thổ của Grudia. Nhưng theo nhiều nhà phân tích, đó là nước cờ sai lầm. Nó không chỉ làm hàng nghìn người dân ở Nam Ossetia và Grudia thiệt mạng, hàng chục vạn người khác phải ly tán, hàng trăm nghìn căn nhà bị phá hủy và bốc cháy, mà còn khiến đa số người dân ở Nam Ossetia, Abkhazia mất hy vọng vào một sự hoà giải với chính phủ Grudia, làm mục tiêu trên của ông Saakashvili càng trở nên xa vời.

Trong khi đó, bằng cách cắt đứt quyền kiểm soát của Grudia lên các vùng lãnh thổ khác nhau thuộc Nam Ossetia và Abkhazia, Mátxcơva hoàn toàn có thể biến cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Tbilixi thành một vết cứa vào giới chức phương Tây như cách họ đã làm với Nga trong cuộc xung đột Kosovo năm 1999. Tuy nhiên, Mátxcơva cũng đang mắc phải sai lầm khi hành xử mạnh tay với Grudia. Bởi sau khi cuộc chiến tranh nổ ra, Grudia càng quyết tâm gia nhập NATO. Các nước vệ tinh thuộc Liên Xô cũ cũng đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sự bảo trợ của Mỹ. Bằng chứng rõ nét nhất là trường hợp của Ba Lan. Đang “làm giá” với Oasinhtơn, chiến tranh Nga-Grudia nổ ra, Vácxava nhanh chóng đứng về phía phương Tây và chấp thuận ký, phê chuẩn thoả thuận phòng thủ tên lửa với Mỹ, cho phép Lầu Năm góc đặt 10 tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ trên lãnh thổ của mình. Không chỉ có vậy, Nga còn đứng trước nguy cơ bị ra khỏi G8, đình chỉ tư cách tham gia các cuộc họp chung với NATO và sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại hơn trên lộ trình đến với WTO.

Theo tin mới nhất, sau cuộc họp khẩn cấp tại Brúcxen (Bỉ) ngày 19/8, các quốc gia thành viên NATO tuyên bố họ không thể tiếp tục các mối quan hệ bình thường với Nga chừng nào quân đội của Mátxcơva vẫn có mặt tại Grudia. Tổng Thư ký NATO, Jaap de Hoop Scheffer, khẳng định mặc dù chưa có một chương trình hợp tác nào giữa Nga và NATO bị cắt bỏ, nhưng vấn đề này sẽ được đưa ra xem xét. Ông Scheffer cũng cho biết, các nước thành viên NATO đã đồng ý thành lập một ủy ban NATO-Grudia nhằm thắt chặt quan hệ giữa tổ chức quân sự này với Tbilixi.

Tại sao Mỹ không can dự quân sự trực tiếp để hỗ trợ Grudia?

Mỹ rất muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực Caucasus để biến khu vực này thành bàn đạp sát sườn chĩa vào Nga. Điều đó giải thích vì sao Oasinhtơn lại ủng hộ việc thành lập một lực lượng quân sự nước ngoài làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Caucasus. Bản thân tổng thống Grudia Mikhail Saakashvili cũng đã rất hy vọng vào việc Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào cuộc chiến giữa họ với nước láng giềng khổng lồ, Nga, thậm chí còn coi nó là “bước ngoặt” của toàn bộ cuộc xung đột, nhất là trong việc bảo vệ các cảng biển và sân bay của nước này. Bởi giới chức chóp bu Nhà Trắng đã chẳng úp mở mà rằng Mỹ coi Grudia là bạn, Mỹ ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Grudia và Mỹ kiên quyết ủng hộ Grudia gia nhập NATO. Tuy nhiên, từ lời nói đến việc làm là một khoảng cách khá xa. Thực tế đã khiến ông Saakashvili thất vọng. Chính vì thế trong một lần phỏng vấn qua điện thoại gần đây, vị Tổng thống 41 tuổi này đã lên tiếng chỉ trích Mỹ và cho rằng việc Oasinhtơn không cứu viện Grudia là một hành động vô cùng sai lầm.

Đáng lý ra ông Saakashvili phải là người hiểu hơn ai hết lý do mình phải ngậm ngùi nhìn Crôatia và Anbani trở thành thành viên NATO vào tháng 4 vừa qua. Mỹ đã không khó để nhận ra những lợi ích to lớn từ lời đề nghị tăng cường hợp tác với NATO của Mátxcơva (tất nhiên kèm theo điều kiện tổ chức này không kết nạp thêm Ucraina và Grudia). Đó là việc NATO sẽ tiết kiệm hàng tỉ euro cho một cuộc chiến mà họ đang sa lầy do Nga cho mượn lãnh thổ cũng như vùng trời để vận chuyển vũ khí, trang bị hậu cần sang Ápganixtan. Không chỉ có vậy, Mátxcơva còn đưa ra dự án vốn có từ thời Nga hoàng là xây dựng đường hầm nối liền Nga với châu Mỹ qua eo biển Bêrinh. Công trình dự tính tiêu tốn 65 tỉ USD nếu được thực hiện thì cái giá chính trị đạt được thật khó đong đếm. Những lợi ích lớn đang gặp nhau và đương nhiên “chuyện nhỏ” Grudia sẽ bị yếu thế. Đấy là chưa kể những hậu quả khủng khiếp đối với cả Mỹ và thế giới nếu xảy ra đối đầu trực tiếp giữa hai quân đội hùng mạnh nhất hành tinh này.

Và thế là Oasinhtơn đã không gửi bất cứ một binh sĩ nào của mình đến Grudia. Tuy vậy Mỹ vẫn tố cáo Nga đã làm cho tình hình trở nên ngày càng căng thẳng với những “hành động gây hấn hung hăng và hiếu chiến”. Nhưng ai cũng hiểu ngoài mục đích hạ thấp hình ảnh Nga trên trường quốc tế, Mỹ lớn tiếng chẳng qua vì vai trò siêu cường quân sự duy nhất của họ đang bị thách thức nghiêm trọng khi Mátxcơva sử dụng vũ lực như một cách để giải quyết xung đột giống như Oasinhtơn. Ấy là chưa tính tới việc chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay đã trở nên thực dụng hơn nhiều. Mỹ đang cần Nga trong vấn đề hạt nhân Iran vốn được coi là ưu tiên số một của Oasinhtơn. Mỹ cũng rất bận rộn với việc chuẩn bị bầu cử tổng thống và chìm trong những khó khăn kinh tế do vỡ nợ tín dụng, lạm phát cao do giá dầu leo thang. Do vậy, Mỹ đã chọn cách tránh đối đầu trực tiếp với Nga trên chiến trường. Mỹ chỉ có thể tuyên bố hỗ trợ Grudia về chính trị và kinh tế mà không dám có những hành động về mặt quân sự, giống như cách họ có thể làm với Ucraina và các nước cộng hòa Bantích vốn đang khao khát hướng về phía Oasinhtơn.

(http://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2014/03/nga-grudia-4.jpg?w=551)

Không can dự quân sự trực tiếp hỗ trợ Grudia trong cuộc chiến với Nga, nhưng với những gì đã và đang làm, Mỹ sẽ vẫn nỗ lực hết sức để bảo vệ chính quyền thân Oasinhtơn, duy trì vai trò ứng cử viên NATO của Grudia. Để khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Tbilixi, người Mỹ cũng sẽ có mặt nhiều hơn ở Grudia và không loại trừ khả năng đó là những quân nhân mặc thường phục thực hiện sứ mệnh nhân đạo. Có tin Mỹ đã cử 6 giáo viên quân sự, không mang vũ khí, không mặc quân phục đến Grudia trợ giúp việc huấn luyện kỹ năng tác chiến cho các quân nhân nước này. Nếu đúng như vậy, những nhân tố mới đã bắt đầu xuất hiện ở khu vực và nó sẽ khiến tình hình nơi đây đã nóng càng thêm nóng.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 11:30:06 pm
Bốn sức mạnh quân sự mới của Nga

(http://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2014/03/nga-grudia-2.jpg?w=551)

Một ngày sau khi quyết định tham chiến, các đơn vị chiến thuật của Nga đã hoàn toàn giải phóng thành phố Tskhinvali (thủ phủ của tỉnh Nam Ossetia) khỏi tay quân đội Grudia. Trong cuộc xung đột với Grudia ở Nam Ossetia, quân đội Nga đã thể hiện một diện mạo mới, khiến người Mỹ phải kinh ngạc. Diện mạo ấy được hình thành từ bốn trụ cột sau:

1. Nhanh chóng thích ứng với một cuộc chiến tranh chớp nhoáng

Một thời gian dài sau khi Liên Xô tan rã, trang bị vũ khí của quân đội Nga xuống cấp nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến lực lượng vũ trang nước này phải nếm trái đắng trong cuộc chiến tranh Tresnia lần thứ nhất (1994-1996), làm 2.837 lính Nga thiệt mạng và 13.270 người bị thương. Trong lần xung đột này với Grudia, Nga đã sử dụng chiến thuật lấy “chiến tranh chớp nhoáng” để đối phó với “chiến tranh chớp nhoáng”. Ngay sau khi quân Grudia đột nhập vào Nam Ossetia, Nga đã nhanh chóng điều động 20.000 lính, 500 xe tăng và một số máy bay chiến đấu như: SU-24, SU-25, SU-27 và TU-22 tham chiến.

Mặc dù đã tập trung nhiều nhất số vệ tinh trinh sát có thể và nhiều máy bay do thám chà đi sát lại khu vực bắc Caucasus, nhưng Mỹ vẫn không phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Nga điều động quân ra tiền tuyến. Do đó, sau khi quân Grudia bị giáng trả, phía Mỹ đã rất ngạc nhiên. Theo Lầu Năm góc, hoặc là trình độ ngụy trang của quân Nga quá cao hoặc là khả điều động lực lượng của Nga đã vượt quá sức tưởng tượng của họ. Chính vì vậy, trong khi các nước phương Tây còn chưa kịp thống nhất lập trường, xung đột giữa Nga và Grudia đã kết thúc. Cái giá mà quân đội Nga phải trả cũng rất thấp: chỉ có 18 người chết, 52 người bị thương, 14 người mất tích và 4 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 1 chiếc TU-22. Mức độ phản ứng nhanh của quân đội Mátxcơva đã khiến Tbilixi và phương Tây trở tay không kịp, bảo đảm cho Nga có được một chiến thắng với thiệt hại ít nhất.

2. Chú trọng tác chiến hiệp đồng đa quân chủng

Trong cuộc chiến tranh với Grudia, Nga đã huy động 4 quân chủng: hải quân, không quân, lục quân và đổ bộ đường không. Sau khi tập đoàn quân số 58 (lục quân) mở chiến dịch tấn công ở phía đông Grudia, hạm đội Biển Đen cũng đã tới bờ biển Abkhazia. Lực lượng mặt đất của Nga, dưới sự yểm hộ của không quân, cũng đánh chiếm nhiều cứ điểm quân sự quan trọng ở phía tây Grudia, buộc Tbilixi phải căng ra trên hai mặt trận. Trong khi đó, gần như đồng thời, lực lượng đổ bộ đường không của Nga cũng chiếm những điểm trung tâm trên trục cao tốc đông tây của Grudia, cắt Grudia làm hai phần, bao vây cô lập lực lượng cảnh sát đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Grudia (khoảng 1.500 người). Rõ ràng, nếu so với cuộc chiến tranh Tresnia lần thứ nhất, khả năng tác chiến hiệp đồng đa quân chủng của Nga đã được nâng lên rất nhiều. Còn nhớ, trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Tresnia lần thứ nhất, do không có sự yểm trợ của bộ binh và không quân, nên đại đa số xe tăng tham chiến của Nga đã bị phiến quân Tresnia bắn cháy. Tương tự, phần lớn bộ binh của Nga cũng bị các phiến quân Tresnia bao vây tiêu diệt. Kết cục, Nga đã không thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh này.

3. Đòn tấn công có độ chính xác cao

Trong cả hai cuộc chiến tranh ở Tresnia, quân đội Nga đều mắc phải chung một chứng bệnh là hỏa lực sử dụng thiếu độ chính xác. Điều này không chỉ gây lãng phí về vũ khí trang bị, mà còn khiến nhiều thường dân chết oan, làm Nga mất đi sự ủng hộ của người địa phương và lâm vào thế bị động trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong 8 năm trên đỉnh cao quyền lực, ông Putin rất chú trọng tới việc nghiên cứu, phát triển vũ khí có độ chính xác cao, trang bị cho quân đội cũng như huấn luyện nâng cao khả năng tác chiến chính xác. Do đó, trong cuộc chiến với Grudia lần này, tuy mục tiêu trọng điểm oanh tạc của máy bay chiến đấu của Nga là cầu, đường, trạm ra đa, sân bay, cảng biển và đều ở nơi tập trung đông dân cư, nhưng số thường dân Grudia bị thương vong bởi hỏa lực của quân đội Nga tương đối thấp (theo phía Grudia là hơn 100 người). Ngược lại, khi tấn công vào Nam Ossetia, quân Grudia đã khiến trên 2.000 người dân ở đây thiệt mạng.

4. Khả năng tác chiến mạng cao

Trước khi tiếng súng giao tranh ở Nam Ossetia vang lên, các chuyên gia an ninh mạng của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện thấy cuộc chiến tranh qua mạng giữa Nga và Grudia đã bắt đầu từ lâu. Theo tiết lộ của công ty an ninh mạng Lexington, trước và sau ngày 20/7, trang web của chính phủ Grudia đã bị tê liệt trong khoảng 24 giờ do nhận được quá nhiều thư điện tử với nội dung: “Chiến thắng + tình yêu sẽ nằm trong lòng nước Nga”. Không chỉ có vậy, nội dung trên trang thông tin điện tử chính thức này của Tbilixi cũng bị tin tặc thay đổi và ảnh của Tổng thống Saakashvili bị dỡ xuống, thay vào đó là ảnh của trùm phát xít Hitler. Các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ cho rằng, hành động tấn công quy mô lớn này có tổ chức và mục đích rõ ràng.

Sau khi quân đội Nga bắt đầu hành động quân sự chống Grudia toàn diện, toàn bộ mạng internet của Grudia lại bị tấn công, làm hầu hết các trang web của nước này tê liệt. Theo các hãng truyền thông của Grudia, việc hệ thống thông tin và giao thông vận tải của nước này bị tê liệt đã khiến Tbilixi thiệt hại nặng nề, trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng điều tiết chiến tranh. Qua hơn một tuần, các nhà nghiên cứu an ninh mạng quốc gia Mỹ đó có được những bằng chứng ban đầu về việc có một nhóm người núp sau mạng kinh tế Nga (RBN) đã nhúng tay vào vụ này. Grudia buộc tội Nga gây ra những vụ tấn công trên nhưng Mátxcơva đã bác bỏ.

Thế giới trong sự mong manh

Cuộc chiến trên chiến trường giữa Nga và Grudia đã kết thúc sau khi hai bên đặt bút kí vào thỏa thuận ngừng bắn. Nhưng còn quá sớm để nói về một chiến thắng cho bất cứ bên nào. Bởi sau chiến tranh, Mátxcơva chỉ có thể được công nhận là người chiến thắng nếu đưa Tbilixi trở lại phạm vi ảnh hưởng của mình. Ngược lại, trong trường hợp Grudia gia nhập NATO, Nga lại trở thành kẻ đại bại. Khả năng thứ ba là hai bên duy trì trạng thái trước ngày 7/8, người hân hoan, không ai khác ngoài NATO mà cụ thể là Mỹ. Và hòa bình thế giới cũng có cơ hội đội vòng nguyệt quế nếu sau cuộc chiến tranh này, Tbilixi đi theo con đường trung lập.

Nhìn dưới góc độ quân sự và ngoại giao, cuộc chiến tại Nam Ossetia đã được ông Saakashvili chuẩn bị rất kỹ, từ việc tập trung lực lượng, tính toán thời điểm tấn công cũng như những biện pháp kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, kết quả dường như không được như Tbilixi mong muốn. Quân đội nước này đã không hoàn toàn kiểm soát được Nam Ossetia trước khi Nga can thiệp. Phản ứng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ và NATO, chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng thất bại trong việc đưa ra một nghị quyết về vấn đề Grudia. Ý đồ quốc tế hóa cuộc xung đột này của Tbilixi vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Mátxcơva.

 

Rõ ràng, cuộc xung đột ở Nam Ossetia không đơn giản là một cuộc tranh chấp dân tộc nhỏ bé mang tính cục bộ. Phương Tây có thói quen làm mọi thứ trong khi người khác không có quyền. Bằng hành động vừa rồi, Nga đã chứng tỏ họ không có ý định tuân theo luật chơi do phương Tây áp đặt. Nga muốn sòng phẳng với Mỹ. Cuộc chiến tranh giữa Nga và Grudia không chỉ làm khu vực Caucasus mất ổn định hơn, mà còn khiến quan hệ vốn đã nhiều căng thẳng giữa Nga, EU và Mỹ thụt lùi hàng chục năm. Đã có một số nhà phân tích đề cập tới sự trở lại của Chiến tranh Lạnh. Nhưng, phải thấy rằng, thế giới đã thay đổi, trở nên đa cực với các cường quốc toàn cầu đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự tái hiện của “bức màn thép” là không thể.

Còn nhớ, sau sự kiện 11/9/2001, Nga đã giúp đỡ Mỹ rất nhiều trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng thay vì biết ơn và tìm cách trả ơn, Oasinhtơn tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch mở rộng NATO sang phía Đông, đặt hệ thống phòng thủ tên lửa sát nách Nga, thúc giục các đồng minh châu Âu giúp đỡ và công nhận nền độc lập của Kosovo, tách khỏi Xécbia bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Nga. Nước cờ sai lầm của ông Saakashvili đã đem đến cho Mátxcơva một cơ hội tuyệt vời để sử dụng ngón đòn “dùng gậy ông đập lưng ông”. “Vở kịch Kosovo” đang được dàn dựng tại Nam Ossetia và Abkhazia, chỉ khác đạo diễn giờ đây là Nga chứ không phải Mỹ.

Ngày 17/2/2008, Kosovo tuyên bố độc lập. Chương cuối trong quá trình tan rã của Liên bang Nam Tư cũ khép lại, nhưng lại là sự mở màn nguy hiểm cho một cuộc vẽ lại bản đồ thế giới của những thế lực lớn với những quốc gia không đủ sức tự vệ và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Nga đã cảnh báo về tiền lệ Kosovo tại Nam Ossetia và Abkhazia. Quả thực, hơn nửa tháng sau cái ngày 17/2 đó, hai vùng lãnh thổ ly khai Abkhazia và Nam Ossetia thuộc Grudia đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận độc lập của họ. Ngày 21/8/2008, người dân Nam Ossetia và Abkhazia lại xuống đường ủng hộ đề nghị của lãnh đạo hai khu vực li khai này về việc yêu cầu Nga và cộng đồng quốc tế công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia. Sau Kosovo, Nam Ossetia và Abkhazia tiếp tục châm ngòi cho một phản ứng dây chuyền tiêu cực ở nhiều nơi khác. Và thế là bức màn về thời kì mong manh nguy hiểm trong đời sống chính trị thế giới đã được vén lên. Một quyết định thiếu tính toán của các nhà lãnh đạo châu Âu, Mỹ hay Nga vào lúc này có thể gây nguy hại cho viễn cảnh hoà bình toàn cầu trong tương lai.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 11:46:56 pm
http://nghiencuulichsu.com/2014/02/24/lich-su-can-dai-cua-ukraine/
Lịch sử cận đại của Ukraine

(http://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2014/02/ukraine-divive-map.jpg?w=551)

Nguyên bản : World War II in Ukraine (http://www.infoukes.com/history/ww2/)
Tác giả : Andrew Gregorovich

Thế giới chiến tranh lần thứ II chấm dứt ngày 8/5/1945 sau 2,076 ngày mịt mù khói lửa. Trong khi Liên Sô tổ chức những buổi lễ mừng chiến thắng trong cuộc chiến mà họ gọi là “Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Ðại” hết sức tưng bừng và náo nhiệt vào ngày 9/5/1945, thì ngay bên cạnh họ, những người Ukraine lại không vui mừng chút nào về chiến thắng này. Ukraine là nạn nhân bi đát nhất trong thế giới chiến tranh lần thứ hai tại Âu Châu. Họ chịu nhiều thống khổ vì số người chết và thiệt hại vật chất lớn lao sau hai cuộc triệt thoái “đồng không nhà trống” của HQLX và quốc xã. Nhà báo Mỹ Edgar Snow, đã kinh ngạc trước nổi thống khổ và sự tàn phá kinh hoàng do chiến tranh mang lại. Ông đã viết trên tờ Saturday Evening Post bài báo “Ukraine Pays The Bill” – Ðồng Minh thắng trận nhưng người Ukraine phải trả giá.

Ukraine ngày nay là một quốc gia có diện tích 603,700 km vuông (lớn gần bằng tiểu bang Texas – Hoa Kỳ) với dân số là 44,573,200 (theo thống kê vào tháng 7 năm 2013). Phía Ðông và Ðông Bắc giáp Nga, phía Bắc giáp Belarus., phía Tây giáp Ba Lan, Slovakia và Hung Gia Lợi, phía Nam giáp Rumani.

Trước thế chiến thứ nhất

Trên vùng đất Ukraine ngày nay và một phần rộng lớn của nước Nga, vào thế kỷ thứ 9 sử sách đã ghi lại sự tồn tại của vương quốc Kyivan-Rus với thủ đô là Kiev. Năm 988, Ðại Ðế Volodymyr đã ra sắc lệnh công nhận Kitô Giáo là quốc giáo của vương quốc Kyivan-Rus.

Kiev được coi là thành phố Mẹ của tất cả các thành phố của Nga trong thế kỷ 11 và thế kỷ 12. Vào thế kỷ 12, người Nga dần tách khỏi Ukraine và hình thành một quốc gia riêng. Ðến thế kỷ thứ 13, phần phía Ðông của vương quốc bị xâm lược bởi quân Mông Cổ và bị tàn phá rất nặng nề. Phần phía Tây của vương quốc, mà quan trọng nhất là khu vực Galicia – được hình thành vào thế kỷ thứ 12, may mắn không bị tàn phá. Tuy nhiên, trong thế kỷ 14, Ukraine suy yếu đi rất nhiều. Do đó, phần phía Tây Ukraine bị Ba Lan xâm chiếm và sáp nhập vào Ba Lan.

Thấy Ba Lan xâm chiếm Ukraine dễ dàng, các nước khác cũng nhào vào xâu xé Ukraine. Lithuanie xâm chiếm miền Volhynia và Nga xâm chiếm nhiều vùng phía Bắc và phía Ðông của Ukraine. Người Lithuanie, sau đó, lại bị Ba Lan đánh bại và sáp nhập vào Ba Lan. Năm 1667, phần phía Ðông của sông Dnepr bị cắt nhường cho Nga và đến năm 1793 thì toàn bộ Ukraine (trừ ra miền Galicia thuộc về Ðế Quốc Áo từ năm 1772) bị sáp nhập vào Ðế Quốc Nga.

Trong thế kỷ thứ 19, một số cuộc chiến khác lại xảy ra để chia lại Ukraine. Ðến trước cuộc thế chiến thứ nhất, Ukraine bị chia làm 3 phần: Miền Galicia và Bukovyna thuộc Ðế Quốc Áo, miền Carpatho-Ukraine thuộc về Hung và các miền còn lại thuộc Nga. Trong các miền thuộc Áo Hung, người Ukraine được giữ bản sắc, phong tục, tập quán của riêng mình. Các phong trào quốc gia đòi độc lập hoạt động rất sôi nổi. Còn trong các phần thuộc Nga, người Nga luôn cố gắng đồng hóa người Ukraine để duy trì sự chiếm đóng lâu dài.

Trong cuộc thế chiến thứ nhất

Khi cuộc thế chiến thứ nhất nổ ra, người Ukraine lãnh đủ trước hết. Trong các miền thuộc Nga, quân Nga bắt rất nhiều người Ukraine để diệt trừ mối lo người Ukraine nổi dậy dành độc lập. Những người bị bắt lớp bị hành quyết, lớp bị đầy sang Siberia. Trong khi đó, quân Áo đang thua trận cũng xử tử hàng loạt người Ukraine vì nghi họ có cảm tình và giúp đỡ người Nga. Khi quân Nga chiếm được miền Tây Ukraine vào tháng 9/1914, họ lập tức bắt đầu ngay một cuộc lùng bắt quy mô tất cả những nhân vật có ảnh hưởng trong dân chúng: chính trị gia, luật sư, nhà văn, giáo viên và tất cả những ai bị nghi ngờ dính líu vào các tổ chức quốc gia Ukraine đều bị bắt và bị lưu đày sang Siberia.

Tháng 1/1915, quân Áo phản công và đánh bật quân Nga khỏi miền Tây Ukraine. Ðể mua chuộc lòng dân, người Áo cho người Ukraine được hưởng nhiều quyền lợi hơn trước. Tuy nhiên, các phong trào du kích Ukraine vẫn hoạt động mạnh vì họ muốn hoàn toàn độc lập.

Tại Nga, tháng 3 năm 1917, chính phủ lâm thời của Alexander Kerensky được thành lập. Chính phủ này đưa ra nhiều cải cách dân chủ và cởi bỏ một số hạn chế cho người Ukraine. Các tù nhân Ukraine lưu đầy tại Siberia được trở về nguyên quán. Tháng 4/1917, người Ukraine được hưởng quy chế tự trị thông qua ủy ban lãnh đạo trung ương Roda.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9b/West_ukraine.png/564px-West_ukraine.png)
CH Nhân dân Tây Ukraine có thủ đô ở Lvov (Lviv) năm 1918 (trước khi có Hòa ước Versailles 1919) nhưng không được ủng hộ của cộng đồng quốc tế đủ để đứng vững.

Chẳng may, ngày 7/11/1917, chính quyền lâm thời bị lật đổ bởi những người cộng sản Nga. Ngày 20/11/1917, ủy ban lãnh đạo trung ương Rada tuyên bố không công nhận chính quyền cộng sản Nga và tuyên bố thành lập quốc gia Ukraine cộng hòa. Tuy nhiên, những người cộng sản Ukraine đã hợp tác với cộng sản Nga tiến quân đánh Kiev. Ngày 22/1/1918, chính phủ Rada tuyên bố Ukraine hoàn toàn độc lập khỏi Nga nhưng nền độc lập này chỉ kéo dài được vài ngày thì Kiev thất thủ trước sức tấn công của hồng quân Nga và Ukraine.

Tháng 3/1918, chính phủ Rada được sự giúp đỡ của quân Ðức Áo phản công chiếm lại được Kiev. Chỉ hơn một thánh sau, ngày 29/4/1918, chính phủ dân chủ non trẻ Rada lại bị tướng Pavlo Skoropadskyi lật đổ trong một cuộc chính biến được người Ðức ủng hộ. Tháng 11, tướng Pavlo Skoropadskyi lại bị áp lực tuyên bố từ chức và quyền hành rơi vào tay Volodymyr Vynnychenko.

Ở phần phía Tây, tháng 10/1918, các nhà chính trị theo xu hướng quốc gia cũng tuyên bố thành lập Nước Cộng Hòa Tây Ukraine gồm miền Ðông Galicia, phía Tây Wolhynia và phía Bắc Bukovyna. Ngày 1/11/1918, quân Tây Ukraine tấn công Lviv gây ra chiến tranh với Ba Lan vì Ba Lan vẫn coi miền Tây Galicia là thuộc Ba Lan. Ngày 21/11/1918, quân Ba Lan chiếm lại được Lviv, trong khi đó Rumani cũng nhào vào chiếm vùng Bukovyna phía Nam. Trước tình thế đó, để gây sức mạnh đoàn kết toàn dân, ngày 22/1/1919, chính phủ Tây Ukraine do Evhen Petrushevych lãnh đạo tại Stanyslaviv và chính phủ Ðông Ukraine của Volodymyr Vynnychenko tuyên bố hợp nhất hai phần. Tuy nhiên, việc hợp nhất chưa thành công thì Ba Lan đã tấn công và chiếm trọn miền Galicia vào tháng 7/1919.

Ở phần phía Ðông, đầu tháng 2/1919, Symeon Petlura trở thành chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, kiêm tham mưu trưởng quân đội. Ông phải bảo vệ nước Cộng Hoà Ukraine non trẻ khỏi đủ loại kẻ thù từ phe cộng sản Ukraine, Hoàng Gia Nga đến các sư đoàn Bạch Nga được Anh, Pháp và Hoa Kỳ yểm trợ. Cuối tháng 2/1919, Kiev lại rơi vào tay hồng quân Nga và phe cộng sản Ukraine. Ngày 31/8/1919, quân Bạch Nga của tướng Denkin lại tái chiếm Kiev và giữ được cho đến ngày 16/12 thì bị hồng quân Nga đánh bật ra. Petlura chạy sang Ba Lan cầu cứu và ký hiệp định thư với Ba Lan không đòi lại đất miền Galicia và Wolhynia để đổi lấy trợ giúp quân sự của Ba Lan.

Quân Ba Lan chiếm Kiev ngày 6/5/1920. Tuy nhiên, Nga tổng động viên và phản công đánh bật quân Ba Lan ra khỏi Kiev. Thừa thắng, quân Nga tấn công tràn vào Ba Lan đến tận ngoại ô thủ đô Warsaw. Ba Lan phải ký hiệp ước với Nga (hiệp ước Riga). Hậu quả, Ukraine bị chia thành 4 miền: Bukovyna dành cho Rumani, Transcarpatia dành cho Tiệp, Ðông Galicia và Tây Volhynia dành cho Ba Lan, phần còn lại dành tất cả cho Nga. Trong vùng chiếm đóng của Nga, cộng sản Nga dựng lên nước Ukraine Sô Viết và trao cho đảng cộng sản Ukraine – gọi tắt là CPU – lãnh đạo để thưởng công cho họ.

Bắt đầu sáng mắt ra

Ban đầu phe cộng sản Nga dành cho CPU nhiều quyền hành và có vẻ như họ đang điều hành chính quyền của một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, năm 1921, quyền hành của CPU thu hẹp trong phạm vi đối nội mà thôi: Tất cả các vấn đề đối ngoại đều do Mạc Tư Khoa quyết định. Nham hiểm hơn, CPU bị biến dần thành một xứ bộ trong đảng cộng sản Nga. Tất cả đảng viên đảng cộng sản Ukraine cũng đồng thời là đảng viên đảng cộng sản Nga và phải thi hành những mệnh lệnh do Mạc Tư Khoa ban xuống. Nhiều đảng viên cộng sản nhưng có đầu óc quốc gia như Mykola Skrypnyk bị “đình chỉ công tác”, “kiểm thảo”, “hạ tầng công tác”,”cho đi mò tôm” hoặc đưa đi đầy sang Siberia.

Trong con mắt người Nga, người Ukraine là những người ngây thơ dễ bị lừa. Lênin thường phong tặng cho các cá nhân trong CPU những danh hiệu “anh hùng” và đặt vào tay họ nhiều chính sách mà phe cộng sản Nga muốn thăm dò thực nghiệm trên đất Ukraine trước khi áp dụng đại trà ở Nga.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/figure06.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/figure06.jpg.html)
Ngày 23 tháng 8 năm 1939 Xô-Đức ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Ribbentrop, Stalin và Molotov.

Thí nghiệm thứ nhất xảy ra cuối năm 1920: Trong một sớm, một chiều tất cả xí nghiệp tại Ukraine bị quốc hữu hóa và tất cả sản phẩm nông nghiệp đều bị thu mua với giá ăn cướp của dân. Chỉ với hai chính sách này thôi đã gây ra nạn đói 1921-1922 cướp đi hơn một triệu sinh mạng dân Ukraine. Nga lại lật đật sửa sai bằng cách trả lại cho tư nhân các xí nghiệp và cho nông dân buôn bán sản phẩm do họ làm ra.

Ngày 30/12/1922, Liên Bang Sô Viết ra đời bao gồm Nga, Ukraine, Belarus, Georgia, Armenia, Azerbaidzhan. Các nước khác dần dần được sáp nhập vào sau đó. Trong thời kỳ đầu của Liên Bang Sô Viết, để người dân không bị “sốc” và để đánh lừa những người theo chủ nghĩa quốc gia, Nga đã để cho các nước tương đối dễ thở về vấn đề văn hóa. Trong giai đoạn này, đâu đâu cũng nghe nói “Ukraine hóa” như Ukraine hóa giáo dục, Ukraine hóa kiến trúc, văn hóa… và cả Giáo Hội Chính Thống Giáo Tự Trị (khỏi Mạc Tư Khoa) cũng được thành lập.

Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng đầy gang”, năm 1925, Nga cử Lazar Kaganovich làm bí thư CPU để uốn dân Ukraine quay trở lại con đường đồng hóa với Nga. Bộ trưởng giáo dục Oleksander Shumskyi, “tên theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi – mất lập trường quốc tế vô sản” bị cho đi học tập cải tạo mút mùa ở Siberia. Khwylovyi, nhân vật số 2 trong guồng máy lãnh đạo đảng, văn hào, tác giả cuốn “Away from Moscow – Thoát khỏi Mạc Tư Khoa” bị “nghiêm khắc cảnh cáo”.

Năm 1928, Stalin lên nắm quyền. Kaganovich bị gọi về Mạc Tư Khoa và Stanislav Kosior được cử làm tổng bí thư CPU. Stalin lại thí nghiệm chính sách kinh tế ngũ niên tại Ukraine với việc đấu tố “kuklaks” (địa chủ), trí thức và các nhà tu hành, đặc biệt những giáo sĩ tham gia Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine tự trị. Hàng triệu gia đình bị giết hoặc đày đi Siberia. Văn hào cộng sản Khwylovyi từng một thời ca tụng chế độ, sáng mắt ra, uống thuốc độc tự tử chết. Nông thôn trở thành nơi tang tóc với hàng loạt những vụ xử tử những kuklaks. Trong bối cảnh đó, lòng dân không yên tâm sản xuất cộng với hàng loạt những chỉ thị ngu xuẩn và vô lý đã dẫn đến mất mùa ở một số nơi. Tuy nhiên nạn đói 1932-1933 cướp đi sinh mạng 7 triệu người Ukraine không phải do thiếu lương thực nhưng chính vì chính quyền đã thu gom tất cả nông sản và chứa vào những kho lớn do quân đội canh gác. Dân chúng bị bỏ cho chết đói như một phần của cuộc thanh trừng và diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Sau nạn đói, Stalin lập tức lùa dân Nga sang để tái phối trí lại dân số trên các ruộng vườn hoang tàn của Ukraine. Ðây cũng là một phần trong kế sách thống trị Ukraine về lâu về dài. Năm 1933, Mykola Skrypnyk, lãnh tụ tiền phong của phe cộng sản Ukraine, sáng mắt ra, tự tử chết.

Sau cái chết của Mykola Skrypnyk, nhiều đảng viên cộng sản Ukraine bắt đầu bừng tỉnh và tỏ ý chống lại việc thí nghiệm các chính sách cộng sản trên đất Ukraine. Tuy nhiên, Stalin không để họ có thời cơ. Theo Vasyl Hryshko, trong cuộc thanh trừng từ 1936 đến 1938, 99 trong số 102 thành viên ủy ban trung ương đảng cộng sản Ukraine lần lượt bị hành quyết. Năm 1938, Nikita Krushchev với đa số đảng viên người Nga chính cống lên nắm quyền lãnh đạo CPU.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/figure05.gif) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/figure05.gif.html)
Vùng Carpath-Ukraine thời kỳ 1938-39


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Ba, 2014, 11:47:19 pm
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/figure01.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/figure01.jpg.html)

Tượng Taras Shevchenko nhà thơ, nhà yêu nước người Ucraina tại Kaniv, Ukraine trên nền bao quanh bằng những hàng rào dây thép gai của một trại tập trung Đức Phát xít trong Thế chiến 2

Thế chiến thứ hai

Ngày 23/8/1939, Hitler và Stalin thông qua đại diện là Ribbentrop và Molotov ký hiệp định bất tương xâm. Theo hiệp định này, Nga bảo đảm cho Hitler tấn công Ba Lan mà không gây ra chiến tranh với Nga. Trong thực tế, Stalin cũng nắm lấy cơ hội này để ký thảo hiệp mật với Ðức để cho Nga tấn công lãnh thổ Galicia và một phần phía Ðông Ba Lan. Ngược lại, Stalin ngầm tiếp viện khí tài chiến tranh cho Ðức. Stalin đã thực hiện đúng những cam kết tiếp viện cho Ðức mãi cho đến ngày bị Ðức tấn công.

Ngày 1/9/1939, Ðức xâm lược Ba Lan và khởi đầu chiến tranh thế giới thứ hai. Từ ngày đầu tiên của chiến tranh, người Ukraine đã lãnh đủ vì nhiều người Ukraine bị động viên đi lính Ba Lan và bom đạn thi nhau rơi trên đầu người Ukraine và người Ba Lan. Stalin chụp lấy cơ hội tấn công và chiếm miền Bukovyna từ tay người Rumani và những phần lãnh thổ dưới quyền Ba Lan. Sau khi chiếm được những miền này, Stalin lập tức cải tạo miền này và “giải phóng” cho 750,000 người Ukraine đi mò tôm hay đi hóng gió ở Siberia (Vasyl Hryshko – During the Bolshevik rule in Western Ukraine – p 117). Tại Ba Lan, nay do Ðức chiếm đóng, Toàn quyền Ba Lan được thành lập và theo chính sách chia để trị, khoảng nửa triệu người Ukraine đang sống tại Ba Lan được dễ thở hơn người Ba Lan và được hoạt động chính trị trong tổ chức Những Người Ukraine Quốc Gia (OUN). Chẳng may, vào tháng 2/1940, tổ chức này bị những mâu thuẫn nội bộ nên chia thành 2 nhóm, một nhóm theo Adriy Melnyk và một nhóm theo Stepan Bandera.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/figure32.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/figure32.jpg.html)
Phó chủ tịch Viện HLKH Ukraine Y.O.Paton (1870-1953) và mô hình xe tăng T-34 có phần đóng góp của ông. Loại xe tăng này được SX trước khi Đức xâm lược tại Nhà máy SX Máy kéo Kharkov (Kharkiv) ở Ukraine

Ngày 22/6/1941 Hitler phát động chiến dịch Drang nach Osten (Ðông Tiến) bằng cuộc oanh kích dữ dội biên giới Ukraine và Belarus. Trong ngày đầu tiên, tất cả các thành phố lớn của Ukraine như Kiev, Lviv đều bị bỏ bom. Quân Ðức trong tập đoàn quân Wehrmacht, lên đến 3,000, 000 binh lính và sĩ quan tràn vào lãnh thổ Ukraine như thác lũ dưới sự chống đỡ yếu ớt của hồng quân Liên Sô. Các sĩ quan và binh lính Ðức rất ngạc nhiên vì đi đến đâu họ cũng được người dân Ukraine cầm hoa hay bánh mì và muối theo truyền thống hoan hô nhiệt liệt như những vị anh hùng giải phóng cho họ. Có lẽ họ đã quá đau khổ dưới ách thống trị của cộng sản nên sẵn sàng chào đón bất cứ ai không cần biết tốt xấu. Ðối với họ cộng sản là tột đỉnh của đau khổ rồi. Sự chán ghét chế độ cộng sản còn được minh chứng qua hành động đầu hàng tự nguyện của một tập đoàn quân đông đảo. Trong chiến sử thế giới có lẽ chưa bao giờ chứng kiến việc ra đầu hàng của một tập đoàn quân lên đến gần 665,000 quân tại mặt trận Kiev. Trong số 667,085 quân nhân trú đóng tại Kiev, chỉ có khoảng 2000 quân chạy theo hồng quân Liên Sô, số còn lại tự nguyện ở lại đầu hàng quân Ðức. Rủi thay, theo chính sách kỳ thị của quân Ðức, những binh sĩ Ukraine ra đầu hàng đã bị bỏ đói hoặc cố tình để cho chết vì sương gió trong các trại tù binh dưới cái lạnh của mùa Ðông 1941-1942. Lúc này, quân Ðức không thiếu quân nhu.

Chính sách đồng hoang nhà trống của Stalin

Theo sử gia Andrew Gregorovich P.6, Stalin quá hốt hoảng trước sức tấn công của quân Ðức đến nỗi trong 11 ngày đầu tiên của chiến tranh, ông không nói một lời nào. Ngày 3/7/1941, trên đài truyền thanh Stalin mới lên án tình bạn của ông với Hitler và Ribbentrop, đồng thời ra lệnh thực hiện chính sách đồng hoang nhà trống trên đường rút chạy. Sự thật của chính sách này là gì?

6 triệu trâu bò được đưa lên tàu chở về Nga, 550 xí nghiệp lớn và hàng ngàn xí nghiệp nhỏ và trung bình bị rỡ máy móc và thiết bị đưa về Nga cùng với 300,000 xe máy cầy. 3.5 triệu chuyên viên các ngành bị di tản dưới họng súng của NKVD (KGB). Tất cả nhân viên và ban giảng huấn của các trường đại học tại Kiev và Khrakiv cũng bị cưỡng bách di tản sang Nga.

Mặt khác, 5,000 toa xe lửa, 607 cầu xe lửa chạy qua được, 915 nhà kho bị phá hủy. Nghiêm trọng hơn là đập thủy điện lớn nhất châu Âu bấy giờ là đập Dniprohes, nơi cung cấp nguồn điện cho hàng ngàn mỏ, các xí nghiệp và thủ đô Kiev bị đánh xập không phát điện được nữa. Vương Cung Thánh Ðường Ðức Mẹ An Nghỉ ( Dormition Cathedral) được xây từ năm 1073 tại Kiev đã bị KGB đặt bom nhằm giết người Ðức. Trong nhiều năm, Mạc Tư Khoa luôn ráo riết đổ tội ác này cho Ðức. Sau khi chính quyền sụp đổ, người ta tìm được các bằng chứng cho thấy chính mật vụ Liên Sô đã đặt bom nổ chậm để tiêu diệt người Ðức.

Trên đường tháo chạy, hồng quân Liên Sô phá hoại tất cả những gì có thể phá theo lệnh của Stalin. Tất cả trâu, bò gia súc không mang đi được đều bị bắn bỏ, nhiều cánh rừng bị đốt trụi và rất nhiều nhà cửa của dân cũng bị đốt cháy.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/ukr-ger01s.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/ukr-ger01s.jpg.html)
Người nông dân Miền Tây Ukraina đón chào bọn Quốc Xã Đức trong Thế chiến II, nhưng than ôi rồi họ sẽ biết bọn Nazi không phải người giải phóng cho dân Slav.

Ảo tưởng về người Ðức

Quá đau khổ với chế độ XV, người Ukraine dễ có cảm tình với người Ðức và coi họ là những người đến để giải phóng mình. Họ ảo tưởng đến độ ngày 30/6/1941, Stepan Bandera làm ngạc nhiên người Ðức bằng cách trịnh trọng tuyên bố thành lập nước Ukraine Ðộc Lập với Yaroslav Stetsko làm thủ tướng. Chỉ một tuần sau, người Ðức giải tán chính phủ này và bắt tất cả các thành viên, trong đó có Bandera và Stetsko đưa sang Ðức giam giữ.

Trong thâm tâm người Ðức, người Ukraine là dân hạ đẳng và chính sách của Ðức là biến “kho bánh mì của châu Âu” này thành ra kho bánh mì của Ðức. Chủ trương của Hitler là diệt chủng người Ukranine và đưa người Ðức sang lập nghiệp. Trong những tháng đầu, người Ðức thực hiện chính sách giết người Ukraine. Họ ra thông báo hễ cứ 1 lính Ðức chết thì lập tức đem ra xử bắn 100 người Ukraine vô tội. Tuy nhiên, càng gần về cuối, Hitler đổi chính sách thay vì giết, y đưa những người Ukraine sang Ðức lao động phục vụ cho chiến tranh. Khoảng 2.5 triệu người Ukraine đã bị bắt đưa sang Ðức lao động cho đến chết.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/figure23.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/figure23.jpg.html)
Đài tưởng niệm trận bóng đá quyết tử của đội Đi-na-mô Kiev ngày 12 tháng 6 năm 1942 và những cầu thủ Kiev đã bị quân Đức sát hại trong cuộc thảm sát ở Baby Yar

Quân kháng chiến Ukraine

Ðứng trước chính sách diệt chủng của người Ðức, quân kháng chiến Ukraine (Ukrainska Povstanska Armiya –gọi tắt là UPA) được thành lập. với quân số lên đến 200,000 người và được chỉ đạo bởi tổ chức Những Người Ukraine Quốc Gia (OUN) theo hệ phái Bandera. UPA phải chiến đấu với cả quân Ðức lẫn hồng quân Liên Sô. Cuộc chiến đấu của UPA dưới quyền tướng Roman Shukhevich kéo dài mãi đến năm 1950 khi ông này bị tử thương trong một trận đánh ác liệt với hồng quân Liên Sô. Một số tàn binh may mắn chạy thoát được đã xin định cư tại các nước phương Tây.

Sư đoàn Galicia

Mặc dù có đến 4.5 triệu binh lính và sĩ quan người Ukraine trong hồng quân Liên Sô, người Nga không tổ chức họ thành một đơn vị biệt lập mà luôn phân họ vào chung với các đơn vị Nga để dễ kiểm soát.

Trong vùng Galicia, người Ðức để cho người Ukraine nhiều quyền hành hơn thông qua Ủy Ban Trung Ương Ukraine do giáo sư V. Kubijovych lãnh đạo. Tháng 4/1943, với ý đồ tuyên truyền, lôi kéo người Ukraine về phe mình, Hitler cho thành lập sư đoàn quân Galicia gồm toàn người Ukraine. Các thanh niên Ukraine được các tổ chức quốc gia Ukraine khuyến khích gia nhập đạo quân này không phải để đánh nhau và chết thay cho người Ðức nhưng vì họ mong muốn có những người được huấn luyện tinh nhuệ hầu sau này có thể bảo vệ nền độc lập của Ukraine. Éo le thay, người Ukraine đã phải trả một giá đắt về toan tính này.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/figure29.gif) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/figure29.gif.html)
Biểu tượng con sư tử Lviv của sư đoàn Galicia: Waffen-Grenadier Division der SS 'Galizien' (Diviziya Halychyna)

Sư đoàn Galicia sau thời gian huấn luyện đã có quân số lên đến 40,000 người. Từ ngày 13 đến 22/7/1944, họ được đưa vào mặt trận Brody đánh nhau với hồng quân Liên Sô để cầm chân quân Nga cho quân Ðức đang tìm đường tháo chạy. Họ bị vây tại đây và bị quân Nga tiêu diệt gần hết. 37,000 binh lính và sĩ quan Ukraine tử thương trong trận này, chỉ còn khoảng 3000 người thoát được vòng vây. Tuy nhiên, trước nguy cơ bị hồng quân Liên Sô thôn tính, người dân miền Tây Ukraine vẫn động viên con cái tham gia vào sư đoàn Galicia. Chỉ một tháng sau đó, đã có 20,000 tân binh tình nguyện gia nhập sư đoàn.

Mặc dù vậy, trước sức tấn công mạnh mẽ và khí giới dồi dào của hồng quân, sư đoàn đã phải triệt thoái theo quân Ðức. Tháng 4/1945, sư đoàn được đổi tên là Sư Ðoàn 1 Ukraine và gia nhập vào Quân Ðội Ukraine Quốc Gia. Quân Ðội Ukraine Quốc Gia dưới quyền điều động của tướng Pavlo Shandruk đã khôn khéo tránh được đường tiến công của hồng quân Liên Sô và ra trình diện quân đội Ðồng Minh tại Áo. Họ được quân Ðồng Minh đưa về trú đóng tại Rimini, Ý.

Sau khi chấm dứt chiến tranh, Liên Sô kiên quyết đòi buộc Ðồng Minh giao sư đoàn này cho họ. Tuy nhiên, các nước Ðồng Minh thừa biết số phận của những người này sẽ ra sao một khi họ bị giao cho phía Liên Sô. Vì thế, các giới chức thẩm quyền Anh, Gia Nã Ðại và Úc Ðại Lợi đã nhanh chóng điều tra xem họ có phạm tội ác chiến tranh không và nhận họ vào định cư tại các nước này.

Chính sách đồng hoang nhà trống của Ðức

Quân Ðức trên đường tháo chạy cũng làm tương tự như hồng quân Liên Sô nhưng chúng có nhiều thời giờ hơn. Chúng phá hoại có hệ thống hơn. Do đó, cấu trúc hạ tầng của Ukraine như hệ thống đường xá, đường xe lửa, cầu cống… hoàn toàn bị tê liệt để ngăn cản đường tiến quân của hồng quân Liên Sô.

Chấm dứt chiến tranh

Tháng 2/1945, tại hội nghị Yalta ở Crimea, các siêu cường Anh, Mỹ và Liên Sô đã chia lại bản đồ Âu Châu theo đó, Ukraine bao gồm phần phía Ðông Galicia, Wolhynia và Bắc Bukhovyna. Ukraine cũng được coi là một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Theo hội nghị này, những người Ukraine đã được đưa sang Ðức làm nô lệ, nếu còn sống đều bị trả về cho Liên Sô. Ða số, nếu không muốn nói là tất cả đều chết rũ tù sau đó tại Siberia.

Cuối năm 1991, Liên Sô sụp đổ và Ukraine trở thành một quốc gia độc lập như ngày nay. Tuy vậy, ngày nay người Nga (chiếm ¼ dân số) vẫn tiếp tục nắm giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy công quyền và trong các hoạt động xã hội. Cả về mặt tôn giáo, Ukraine cũng còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nga.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Ba, 2014, 01:21:01 pm
Bộ Nội vụ Ucraina tuyên chiến với các phần tử vũ trang bất hợp pháp .

 

Thời hạn tự nguyện giao nộp vũ khí cho chính quyền đã hết, vì vậy từ nay tất cả các tổ chức vũ trang nằm ngoài các lực lượng vũ trang đều bị coi là bất hợp pháp và các cơ quan quyền lực Ucraina sẽ hành động theo quy định pháp luật. Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Ucraina Vladimir Evdokimov tuyên bố tại một cuộc họp báo ngày 25 tháng 3, hãng Interfax-Ucraina đưa tin.

“Tôi muốn thông báo với “Khối cánh hữu”, “Khối trắng”: thời hạn để giải giáp tự nguyện đã kết thúc. Tất cả các tổ chức vũ trang trái quy định của luật sẽ bị coi là phi pháp và tất cả hành động của chúng tôi sẽ được thực hiện theo khuôn khổ pháp luật - sẽ cứng rắn và cương quyết”, - ông Evdokimov tuyên bố.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Pravyi_Sektor_zps3d646a8e.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Pravyi_Sektor_zps3d646a8e.jpg.html)

Pravyi Sektor , thành viên của tổ chức Khối cánh hữu.

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Ucraina cũng thông báo, trong thời gian vừa qua có nhiều vụ việc phạm pháp diễn ra với sự tham gia của những đối tượng có vũ trang xưng danh là thành viên Khối cánh hữu.

Tình hình trở nên căng thẳng sau khi Alexandr Myzychko (thường được biết bằng biệt hiệu Sashko Belyi) một trong những nhân vật cốt cán của Khối cánh hữu (Pvavyi Sektor) - điều phối viên phụ trách bộ phận quyền lực của tổ chức này ở tỉnh Rovno - đã thiệt mạng trong khi bị lực lượng đặc nhiệm của công an vây bắt, đêm 24 sang ngày 25/3/2014.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/XasaBelyi_zps088db091.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/XasaBelyi_zps088db091.jpg.html)

XasaBelyi Sashko Belyi từng nổi tiếng khắp cả nước vì vụ hành hung Viện trưởng Viện công tố và mang súng AK vào cuộc họp của Hội đồng tỉnh Rovno.

Dmitry Yarosh - thủ lĩnh tối cao của Khối cánh hữu đã lên tiếng đòi cách chức Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov và tiến hành điều tra về cái chết của Sashko Belyi, trong khi một số đại diện của tổ chức này công khai tuyên bố sẽ báo thù cá nhân ông Avakov vì vụ này.

Ngày hôm nay, Bộ trưởng Nội vụ Asen Avakov cũng tuyên bố sẵn sàng “nhận lời thách thức” của Khối cánh hữu và khẳng định quan điểm cứng rắn của mình đối với các hành động phá rối trật tự xã hội.


Trước đó, trong một bài phỏng vấn cho tạp chí Korrespondent (số ra ngày 22/3/2014), Dmitry Yarosh từng thẳng thừng tuyên bố Khối cánh hữu từ chối giao nộp vũ khí cho chính quyền, cũng như từ chối tham gia lực lượng Vệ binh quốc gia (hai điều kiện được Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov đưa ra nhằm giải quyết tình trạng vũ khí lưu hành thiếu kiểm soát trong xã hội).


Thủ lĩnh Khối cánh hữu cũng tuyên bố, các thành viên của tổ chức này chỉ đồng ý tham gia Vệ binh quốc gia nếu Khối cánh hữu được quyền bổ nhiệm lãnh đạo lực lượng này.


Nguồn: Korrespondent.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Ba, 2014, 01:25:08 pm

Quốc hội Ucraina bổ nhiệm Quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới.

 

Trong phiên họp ngày 25/3/2014, Quốc hội Ucraina đã quyết định bãi chức Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Igor Teniukh. Quyết định được thông qua ở lần biểu quyết thứ hai, với 228 phiếu thuận.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Koval_Mikhail_zpsa58bc870.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Koval_Mikhail_zpsa58bc870.jpg.html)

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ucraina Mikhail Koval .



Đồng thời, Quốc hội cũng biểu quyết bổ nhiệm Thượng tướng Mikhail Koval vào cương vị Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ucraina. Quyết định bổ nhiệm nhận được 251 phiếu thuận trong số 314 đại biểu dự họp.

Trước đó, ông Teniukh đã tuyên bố từ chức, tuy nhiên, ở lần biểu quyết đầu tiên chỉ có 197 đại biểu đồng ý.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Ba, 2014, 03:32:19 pm
Mỹ đang âm thầm nhưng rất ráo riết thành lập " Liên minh" nhằm cô lập Nga.



Cho tới nay Mỹ đã ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, trong lúc EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người. Nhưng danh sách trừng phạt  của EU có thể còn nối dài trên 100 người. Lệnh trừng phạt của Mỹ và EU nhắm vào Nga hiện nay mới chỉ là chính trị gia và các quan chức, giới doanh nhân giầu có của Nga hiện chưa bị động tới.

24/3 vừa qua, 7 nước công nghiệp phát triển ( G7) đã nhóm họp tại Lahay( Hà lan) chính thức khai trừ Nga ra khỏi G8. Đón nhận thông tin này, Nga tỏ ra rất bình thản. Ông Lavrov bộ trưởng ngoại gia Nga đã mỉa mai khi nói rằng  G7 hay G8 chi chi chẳng có thẻ hội viên... và cái tổ chức không có thẻ hội viên thì có giống " Câu lạc bộ của các cường quốc công nghiệp" không?

Rồi nữa "Nếu các đối tác phương Tây của chúng ta tin rằng hình mẫu này đã mệt mỏi với chính nó, thế thì hãy cứ như vậy. Chúng ta sẽ không theo đuổi nó" .


Nga và EU đều hiểu mọi biện pháp nhằm vào Nga hiện nay chỉ là muỗi đốt inox, tử huyệt của Nga chưa ai giám động tới. Nếu EU và Mỹ cấm các các nước thành viên nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, thì tác động sẽ thấy ngay lập tức, nhưng Mỹ và EU có khả năng ấy không? Xem ra vấn đề này Tổng thống Putin của Nga nói đúng " Thế giới hiện nay chúng ta cần nhau".

Theo só liệu của cơ quan Năng lượng (EIA), các nước châu Âu nhập 84% lượng dầu thô và khoảng 76% khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga. Những năm gần đây sản lượng dầu thô của Mỹ tăng đột biến nhờ công nghệ khai thác dầu từ đá phiến khiến sản lượng dầu thô nội địa Mỹ năm 2012 tăng thêm kỷ lục 766.000 thùng/ngày .Nhưng Mỹ còn đó lệnh cấm xuất khẩu dầu có từ năm 1973-1974 do lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập thời điểm đó đã khiến giá xăng dầu tăng lên kỷ lục, nguồn cung trong nước thiếu hụt nặng nề.

Với cuộc xung đột giữa một bên là Nga còn bên kia là các nước phương tây do Mỹ đứng đầu đã buộc QH Mỹ xem xét nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu dầu đã có hơn 40 năm.


Mỹ và EU đều hiểu rằng, nước Nga ngày nay không phải như những năm cuối thập niên 90 khi Mỹ và EU ném bom Kosovo . Muốn hạ gục Nga một cách chắc chắn cần tạo ra 1 liên minh rộng lớn hầu khắp thế giới nhằm cô lập và suy yếu Nga. Châu á sẽ là đích Mỹ muốn nhắm tới với ý đồ này, nếu kéo châu á hùa theo, Mỹ và EU sẽ có gọng kìm kẹp chặt lấy Nga. Nhưng Mỹ phải hiểu rằng , các nước lớn tại châu á hiện nay thực dụng hơn nhiều. Họ cũng như Mỹ và EU, không có đồng minh vĩnh cửu, không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là tối thượng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ tiếp tục đối thoại với Nga. Có nghĩa là, dù Tokyo và Mátxcơva chưa ký kết hiệp ước hòa bình và chưa giải quyết vấn đề lãnh thổ, nhưng Tokyo vẫn không muốn tham gia chiến dịch của phương Tây kêu gọi "kiềm chế Nga" ở bất cứ nơi nào có thể.

Đến nay, từ Bắc Kinh cũng không vang lên dù một lời ủng hộ các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Mátxcơva.  “Trước hết phải nói rằng, Trung Quốc đánh giá cao sự hợp tác chính trị, quân sự - kỹ thuật, thương mại và kinh tế với Mátxcơva. Thứ hai, với tư cách thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Bắc Kinh hiểu rõ rằng, chỉ có các biện pháp trừng phạt quốc tế do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua có thể được coi là hợp pháp. Thứ ba, phía Trung Quốc nhận thức được rằng, cuộc khủng hoảng Ukraina là phức tạp hơn nhiều so với cách diễn đạt của các đối tác phương Tây...". Cuối cùng tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu chỉ 1 người không chịu hiểu là TQ cần Nga lắm, công nghệ QS và nguồn dầu, khí đốt của Nga, TQ khát dầu không kém Mỹ đâu.  Chốt lại, Bắc Kinh không có ý định hành động thiếu cân nhắc như Mỹ và các đối tác ở phương Tây thường làm.

Ấn Độ cũng không thể chấp nhận chính sách mới nhằm răn đe Mátxcơva theo kiểu chiến tranh lạnh. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ trích dẫn nguồn tin chính phủ cho biết rằng, New Delhi sẽ không ủng hộ các biện pháp của phương Tây gây áp lực lên Nga bởi vì Ấn Độ về nguyên tắc không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Mới đây, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon đã nhắc nhở rằng, Nga có lợi ích hợp pháp tại Ukraina.
Ấn Độ không thể chấp nhận các biện pháp trừng phạt như một công cụ trong quan hệ quốc tế, và đó là thái độ hợp lý.


Tới đây, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Asean, vì chỉ còn mình tổ chức này tại châu á chưa ra dấu sẽ ngả về bên nào trong cuộc khủng khoảng tại Ukraina.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Ba, 2014, 08:14:02 pm
(http://en.ria.ru/images/17627/98/176279877.jpg)
SEVASTOPOL, ngày 11 tháng 10 năm 2012 (RIA Novosti)
Hải quân Ukraine đã khởi động lại chương trình huấn luyện cá heo và các sinh vật khác dùng cho mục đích quân sự

http://en.ria.ru/military_news/20121011/176548999.html

(http://en.ria.ru/images/17627/98/176279877.jpg)
SEVASTOPOL, 12 tháng 3 năm 2013 (RIA Novosti)
3 chú cá heo-Sát thủ Ukraine đào tẩu đi tìm bạn tình. Chỉ có 2 trong 5 con cá heo quay lại căn cứ ở Sevastopol sau khi làm các bài tập thường kỳ.

http://en.ria.ru/world/20130312/179963392/Ukrainian-Killer-Dolphins-Deserted-to-Seek-Mates-Expert.html

(http://en.ria.ru/images/18002/33/180023315.jpg)
SEVASTOPOL, ngày 7 tháng 2 năm 2014 (RIA Novosti) – Bộ QP Ukraine đã quyết định dừng sử dụng cá heo cho mục đích quân sự từ tháng 4 tới.

http://en.ria.ru/military_news/20140207/187301598/Ukraine-Folds-Combat-Dolphin-Training-Program.html

(http://en.ria.ru/images/17603/77/176037704.jpg)

Sevastopol ngày 26 tháng 3 năm 2014, hãng tin Ria-Novosti.
Chương trình cá heo quân sự (và sư tử biển) của hải quân Ukraine nay trở về phục vụ hải quân Nga. Thời LX, chương trình này bắt đầu từ thập niên 196x. Sau khi LX đổ, chương trình này được chia cho U, chương trình bị hải quân U từ bỏ vào tháng 4 tới, nay lại quay về với hải quân Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Trên thế giới có 2 trung tâm huấn luyện cá heo dùng trong quân sự, một tại đây, một của hải quân Mỹ tại San Diego.

http://en.ria.ru/military_news/20140326/188762672/Crimean-Military-Dolphins-to-Serve-in-Russian-Navy.html

(http://en.ria.ru/images/18876/37/188763769.jpg)
MOSCOW, 26 tháng 3 năm 2014 (RIA Novosti) - Cờ Nga đã được kéo lên trên tất cả 193 đơn vị quân sự ở Crimea, sau chưa đến 1 tuần các nhà lãnh đạo Nga ký sắc lệnh sáp nhập Crimea vào LB Nga.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Bộ QP Nga cho phép quân nhân Ukraine tự quyết định khi rời bán đảo có thể mang theo vũ khí hay không.

http://en.ria.ru/military_news/20140326/188763806/Russian-Flags-Raised-at-All-Crimean-Military-Units.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 26 Tháng Ba, 2014, 10:21:29 pm

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Bộ QP Nga cho phép quân nhân Ukraine tự quyết định khi rời bán đảo có thể mang theo vũ khí hay không.

http://en.ria.ru/military_news/20140326/188763806/Russian-Flags-Raised-at-All-Crimean-Military-Units.html

Câu văn trên mập mờ khó hiểu ,lý do : quân nhân Ukraine tự quyết định khi rời bán đảo có thể mang theo vũ jhí hay không . vậy Tàu chiến cũng là vũ khí ,pháo, tên lửa cũng là vũ khí . Súng AK ,SÚNG NGẮN ,LỰU ĐẠN CŨNG LÀ VŨ KHÍ .  Giá như văn bản ấy ghi rõ có thể mang theo vũ khí cá nhân hay không thì tốt biết mấy .

Túm lại là thiếu chữ "cá nhân " trong văn bản này -không rõ do người dịch thuật hay bản gốc nó thế .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Ba, 2014, 10:33:42 pm
Đến ngày thứ 3 tuần tới (hôm nay là thứ 4 ngày 26 tháng 3 tuần này), theo lời người phát ngôn điện Cẩm Linh, Bộ QP Nga sẽ quyét định có cho phép lính Ukraina ra khỏi Cờ-rưm có được mang vũ khí theo hay không. Còn bây giờ đúng là mập mờ nhưng đại khái nó thế này : mang được bao nhiêu vũ khí ra thì cứ mang nhưng có cho ra hay không thì quyền của người Nga.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Ba, 2014, 10:40:05 pm
http://nghiencuulichsu.com/2014/03/13/nuoc-nga-va-dan-nga-cua-putin/

Nước Nga và dân Nga của Putin

(http://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2014/03/putin-as-alexander.jpg?w=551&h=652)

Hùng Tâm

Khi Liên Bang Nga tấn công Georgia năm 2008 hoặc gây ra vụ khủng hoảng về khí đốt vào đầu năm 2009 thì thế giới vẫn chưa mấy quan tâm chú ý. Nhưng từ đầu năm nay, khi vụ khủng hoảng Ukraine bùng nổ với việc Nga thôn tính (hay thu hồi, tùy cách nhìn) bán đảo Crimea của xứ này thì nhiều người mới giật mình

Những mâu thuẫn của một quốc gia vĩ đại

Ukraine là quốc gia rộng lớn nhất Âu Châu, diện tích chỉ kém nước Nga và vượt xa nước Ðức, lại ở vào vị trí bản lề hay biên địa giữa nước Nga và Tây phương. Biến cố này được đánh giá là có ảnh hưởng như vụ khủng bố 9-11 tại Hoa Kỳ, vì sẽ làm thay đổi quan hệ toàn cầu, hoặc được so sánh với những vụ đàn áp hay xâm chiếm của Nga, tại Hung Gia Lợi năm 1956, tại Tiệp Khắc năm 1968, tại Afghanistan năm 1979. Nhưng ba lần đó, biến động xảy ra là vào thời Liên Bang Xô Viết, thời cộng sản. Vì sao ngày nay, Liên Bang Nga lại có động thái tương tự khi chủ nghĩa cộng sản đã phá sản và các nước Âu Châu nằm trong quỹ đạo Xô Viết đều đã được giải phóng?

Câu hỏi đó dẫn ta trở về một câu hỏi khác. Vì sao, Nga vẫn có chế độ độc tài bên trong và bành trướng bên ngoài? “Hồ Sơ Người Việt” xin tổng hợp một số dữ kiện địa dư hình thể và chính trị làm bối cảnh giải đáp câu hỏi trên. Ðây chỉ là một phần tóm lược khá cô đọng trong khuôn khổ một bài báo, chứ không thể thay thế được nội dung của cả một cuốn sách.

Lãnh thổ trống trải

Không nói về các yếu tố sắc tộc, văn hóa và lịch sử quá lâu dài, nước Nga như một đế quốc chỉ thật sự xuất hiện giữa thế kỷ 16, dưới (hay nhờ) chế độ Sa hoàng của Ivan IV (Ivan the Terrible, Hung đế Ivan) sau khi đẩy lui ách cai trị của Mông Cổ Thát Ðát. Mông Cổ là sắc tộc Trung Á, thành đế quốc liền lạc và rộng lớn nhất thế giới từ Thành Cát Tư Hãn và con cháu. Thát Ðát hay Tatars là sắc dân Thổ, bị Mông Cổ hóa, nhưng theo Hồi Giáo, tại Crimea, ta còn nghe nói đến sắc dân này.

Ðế quốc Nga manh nha thành hình trước đó, từ khi Ivan III mở về hướng Tây, hoặc chạy khỏi sức ép Mông Cổ từ hướng Ðông, rồi phát triển lên hướng cực Bắc và Ðông Bắc tới rặng Urals.

Tới Hung đế Ivan IV thì Nga mới quay về hướng Ðông, chiếm đóng và khóa chặt đường xâm nhập truyền thống của Mông Cổ rồi bành trướng xuống miền Nam tới biển Caspian và rặng núi Caucasus, chiếm đóng vùng đất của dân Thát Ðát Tatars. Qua những nỗ lực mở mang (hay bành trướng, tùy cách gọi), Ðại công tước đất Muscovy (Moscow) mới lên ngôi thành Sa Hoàng Ivan IV. Chữ sa hoàng hay Tsar là phiên âm từ Caesar, hoàng đế thời đế quốc La Mã.

Từ lịch sử hình thành này, qua vài chi tiết khái quát đó, người ta có thể nhận thấy một đặc tính: Ðế quốc Nga, hay dân Nga nói chung (xin định nghĩa sau), có một lãnh thổ trống trải khó phòng ngự, đã từng bị ngoại bang hay ngoại tộc xâm chiếm nhiều lần.

Ba hướng xâm lăng truyền thống là từ các nước Bắc Âu phía Tây Bắc vào tới St. Peterburg; từ các nước ngày nay gọi là Tây Âu qua bình nguyên có tên là North European Plain (mà nếu dịch thành Bắc Âu thì lại gây hiểu lầm) vào tới Moscow, và từ các thảo nguyên Trung Á ở hướng Ðông Nam, cũng lên tới Moscow.

Hướng thứ nhất (hãy cứ nghĩ đến dân Viking cho đơn giản) giải thích vì sao Nga cứ phải canh chừng biển Baltic và trung lập hóa Phần Lan. Hướng thứ hai, từ Phổ, Pháp, Ðức vào tới Moscow khiến ta không quên – mà nên nhớ – rằng trong ba đại đế của Nga (Ivan, Peter và Catherine) thì bà Catherine là người Phổ. Hướng thứ ba là khi Mông Cổ tiêu diệt xứ Kievan Rus, tiền thân của nước Nga, vào thế kỷ 13.

Vì địa dư hình thể, dân Nga không thể trông chờ vào sự bảo vệ của thiên nhiên hiểm trở như sông, núi, rừng sâu, vực thẳm, biển cả hay sa mạc. Nếu an phận và chủ hòa, họ chỉ mong rằng chướng ngại của thiên nhiên sẽ giảm đà xâm lược, cho chậm lại, mà thôi. Nhưng giới lãnh đạo, từ các sa hoàng, chủ tịch tổng bí thư hay tổng thống thì không an phận như vậy. Muốn tồn tại, họ phải chủ động chinh phục, chiếm đóng và kiểm soát xứ khác để có những vùng trái độn.

Thôn tính để tồn tại

Từ thời Kievan Rus đến các sa hoàng của đế quốc Nga rồi Liên Bang Xô Viết sau này, nước Nga có bản năng bành trướng để tự vệ qua năm hướng. Nếu thấy ra thì ta hiểu được chuyện Liên Xô và Putin đại đế ngày nay.

Thứ nhất là mở mang và xây dựng hậu cứ tại phía Bắc và phía Ðông, trong những vùng giá lạnh khó sống và được rặng núi Urals bảo vệ. Khái niệm “hậu cứ” này có nghĩa là nếu Moscow có bị chiếm đóng (bóng dáng Hoàng Ðế Napoléon của Ðại Pháp) thì họ còn có nơi quật khởi. Dân ta có thể nghĩ đến Hoa Lư Ninh Bình là hậu cứ cho Long Biên hay Thăng Long Hà Nội…

Thứ hai là bành trướng về hướng Nam đến rặng núi Caucasus và hướng Ðông Nam qua các thảo nguyên để ngăn ngừa các đợt tấn công từ Châu Á. Và nếu được thì còn tiến xa hơn nữa, cho tới Trung Á và sa mạc Siberia làm hậu cứ phòng ngự. Vai trò của các nước Cộng Hòa Trung Á hay sáng kiến thành lập Liên Hiệp Quan Thuế Âu-Á của Vladimir Putin nằm trong hướng đó.

Thứ ba là tiến về hướng Tây càng xa càng hay, bao trùm lên bình nguyên Bắc Âu (North European Plain), vượt qua rặng Carpathes tại phía Tây Nam, và khống chế các nước nằm ở vòng ngoài khu vực này, các nước “ngoại biên.” Ðặc tính ấy khiến ta hiểu ra tầm quan trọng của các nước như Ba Lan ở phía Bắc hay Ukraine, Moldovia, Georgia, Armenia ở phía Nam.

Thứ tư là tìm xuống vùng biển nóng, với những hải cảng có thể thông thương ra ngoài để có nguồn lực kinh tế hỗ trợ cho khu vực nội địa trong đại lục. Vị trí của Hắc Hải và bán đảo Crimea có tính chất chiến lược ở lý do đó.

Thứ năm và quan trọng nhất, dù dưới bất cứ tên gọi nào, đế quốc này phải cai trị bằng khủng bố vì trên đà bành trướng để tự vệ thì cũng nuốt vào bụng những sắc tộc khác. Mâu thuẫn căn bản nhất của nước Nga là người dân Nga trở thành sắc tộc thiểu số trên nhiều khu vực bát ngát của lãnh thổ.

Với diện tích là 17 triệu cây số vuông, họ phải sống chung với nhiều sắc dân đã bị thôn tính nên lãnh đạo Nga phải làm thế nào để các sắc dân đó không thể quật khởi hoặc liên kết với các lực lượng thù nghịch trong vùng ngoại biên. Chi tiết này rất quan trọng khi ta nhớ đến mâu thuẫn đang là thời sự giữa người Ukraine nói tiếng Ukraine và người Ukraine nói tiếng Nga, hoặc vị trí của sáu nước Cộng Hòa tự trị theo Hồi Giáo ở giữa Hắc Hải và biển Caspian.

“Hồ Sơ Người Việt” sẽ nói về mâu thuẫn sắc tộc sau, nhưng xin kết thúc phần này với định nghĩa về “dân Nga”: dân da trắng, thuộc sắc tộc Nga La Tư Slav, theo Chính Thống Giáo, và chấp nhận quyền cai trị của thủ đô Moscow. Ðấy là một thiểu số trên đại lục địa Âu Á, từ mỏm Bretagne của Pháp qua bán đảo Sakhalin, hay từ biên giới Ukraine đến Bắc Hàn…

Câu hỏi kế tiếp là vì sao Liên Bang Xô Viết sụp đổ sau 70 năm thực hiện chiến lược bành trướng để phòng thủ như vừa trình bày?

Nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô

Không nói về những lý do ý thức hệ hay cách tổ chức kinh tế chính trị kiểu cộng sản (Mác-Lenin cho dễ hiểu), Liên Bang Xô Viết là đế quốc đã sụp đổ chính vì cái hướng bành trướng này.

Sau Thế Chiến II, Liên Xô đã phát triển sức mạnh vào Ðông Âu, lập ra liên minh quân sự (khối Warsaw) làm vùng trái độn và kiểm soát phân nửa Âu Châu trong mục đích xin cứ gọi là phòng thủ cho tử tế. Nhưng nhu cầu về an ninh có cái giá phải trả về kinh tế. Liên Xô tốn kém rất nhiều về quân sự, tiếp liệu, tổ chức hành chánh và tình báo để kiểm soát được một khu vực quá rộng. Cho dù người dân phải thắt lưng buộc bụng, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể cung ứng nổi nhu cầu đó.

Cũng vì lao vào chuyện phòng thủ tích cực, quá tích cực nên Liên Xô gây ra mối lo cho Tây Âu khiến Hoa Kỳ nhập cuộc. Dù tổng thống sắp chết là F.D. Roosevelt đã hòa hợp và chia vùng ảnh hưởng với Liên Xô từ hội nghị Yalta (tại bán đảo Crimea!) Hoa Kỳ vẫn không thể không can thiệp và giữ quân tại Tây Ðức, để bảo vệ Tây Âu.

Chiến Tranh Lạnh do Liên Xô gây ra có thể là chiến tranh nóng cho xứ khác (Việt Nam, than ôi), nhưng cũng dẫn tới cuộc thi đua võ trang với nước Mỹ. Kinh tế tập trung kiểu Xô Viết thì thua xa kinh tế tự do kiểu tư bản, lại của Hoa Kỳ, nên Liên Xô hụt hơi mà chết.

Huống hồ, lý do thứ ba, Liên Xô chỉ là cường quốc đại lục không có hệ thống chuyển vận hàng hải mở rộng như Hoa Kỳ. Trong việc giao lưu buôn bán, hàng hóa chuyên chở bằng tàu bè vẫn rẻ nhất và dù có phải bảo vệ thì vẫn là giải pháp kinh tế nhất. Hoa Kỳ có khả năng đó, Liên Xô thì không vì ưu tiên vẫn là phòng thủ, khống chế và khủng bố ở bên trong. Nhu cầu tự vệ đã bó cái nhìn của lãnh đạo.

Lý do thứ tư cũng xuất phát từ ưu tiên của Nga và Liên Xô: vì an ninh quan trọng hơn kinh tế nên kinh tế xã hội chủ nghĩa (đã không cạnh tranh nổi với kinh tế tư bản) lại trở thành công cụ cho cuộc thi đua võ trang. Nhưng phương tiện quý báu nhất của xã hội, từ vật chất đến tinh thần và nhân lực, đều được nhà nước trưng thu để đưa vào bộ máy an ninh và quân sự. Thành phần chuyên gia trí thức có tài hay khôn ngoan nhất đều bị huy động vào lãnh vực công an, tình báo và chiến tranh. Khu vực kinh tế vốn đã yếu kém vì ý thức hệ lại cũng thiếu người tài giỏi.

Về dài thì hệ thống kinh tế quái đản này phải tự sụp đổ lên chính nó. Năm 1989, Liên Xô mất vùng trái độn là các nước Ðông Âu, qua năm sau thì tan rã.

Liên Bang Nga của Putin

Xuất thân từ lãnh vực tình báo, tức là có nhiều thông tin hơn nhiều thành phần khác, Vladimir Putin không thể không suy nghĩ về vận mệnh đất nước trong 10 năm khủng hoảng, từ 1989 đến khi ông được đưa lên cầm quyền vào năm 1999. Lại là người phải thấm nhuần về lịch sử Nga, Putin cũng biết những giới hạn của Liên Xô trên đà bành trướng thật ra ngắn ngủi chỉ có 70 năm.

Liên Bang Nga ngày nay là Liên Xô đã mất hơn phân nửa dân số và một phần tư lãnh thổ. Ngoại trừ khu vực Tây Bá Lợi Á với giá trị kinh tế thật ra quá thấp so với những tốn kém của việc bảo vệ, Liên Bang Nga ngày nay trở lại hình dạng của nước Nga vào thế kỷ 17. Từ khi cầm quyền đến nay, Putin chỉ muốn khôi phục lại những gì Liên Xô đã mất, không để trở về chế độ Xô Viết, nhưng để vãn hồi Ðại Nga, có thể là với phương pháp cộng sản trong một số lãnh vực, nhưng chắc chắn là theo cái hướng khủng bố và độc tài đã nằm trong hệ thống văn hóa chính trị Nga.

Nước Nga ngày nay kiểm soát được vùng Bắc Caucasus mà chưa thật sự tiến sâu vào rặng núi, và hai nước Georgia và Armenia, nên Putin vẫn thấy hở lườn. Nước Nga của ông cũng mất nhiều đầu cầu vào Trung Á nên không nắm vững tình hình miền Nam và Ðông Nam và có thể bị bất ngờ tại đó. Nga còn mất Ukraine và Moldovia nên có thể bị tấn công từ khu vực này, việc chiếm đoạt chỉ là nhu cầu đóng chốt! Ðã vậy, cả khu vực Baltic với ba nước Cộng Hòa Estonia, Latvia và Lithuania đã ra khỏi quỹ đạo Nga lại còn là tiền đồn của Minh Ước NATO! Ngày nay, St. Petersburg của nước Nga muôn thuở, và nơi lập thân của Putin, đang nằm dưới tầm đạn NATO…

Nhưng nước Nga của Putin còn hưởng một di sản cộng sản khác, là người dân không muốn sinh đẻ, chết trẻ vì rượu và môi sinh ô nhiễm, hoặc lưu vong ra ngoài. Và nạn dân số sút giảm sẽ còn tiếp tục, bên cạnh dân số gia tăng của các sắc tộc và tôn giáo khác. Ðấy mới là một mâu thuẫn sinh tử mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong một dịp khác.

Kết luận ở đây là gì?

Nếu thế giới ngạc nhiên về chuyện Ukraine ngày nay thì chỉ vì không hiểu hay không nhớ gì về đế quốc Nga và tâm sự của Vladimir Putin. Kinh nghiệm Liên Xô cho thấy chiến lược của Putin không có tương lai vì kinh tế không có khả năng phát triển.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Ba, 2014, 10:45:56 pm
Bài cũ:
http://quechoablog.wordpress.com/2012/03/05/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-nga-c%E1%BB%A7a-l%E1%BA%ADt-d%E1%BA%ADt-matryoska-va-putinka/

Nước Nga của Lật đật, Matryoska và Putinka

(http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/03/800px-matryoshka_russian_politicians1.jpeg?w=300&h=138)

Thời xưa mỗi lần đi qua Moscow, mình thường mua vài món quà lưu niệm.

Quà cho chị em ưa thích là búp bê lật đật, làm bằng nhựa, đẩy đi đẩy lại, sau một hồi lại đứng nguyên, không thể vật nằm xuống được. Người ta bảo nước Nga giống con lật đật, say rượu ngả nghiêng, nhưng dù gì thì vẫn đứng vững.

 Tiếp nữa là búp bê matryoska (mатрёшка) rất Nga. Matryoska là những búp bê rỗng ruột có thể lồng vào nhau, khi xếp lại chỉ thấy con to nhất, mở ra thấy con nhỏ hơn, có khi chứa hàng chục búp bê trong đó.

Và cuối cùng là một chai vodka Nga cho cánh đàn ông. Tất cả chỉ hơn chục rúp.

Lần rồi đi qua sân bay Moscow thấy những thứ đó vẫn là hàng bán chạy. Chỉ tội lật đật, matryoska và rượu vodka giá ở trên trời. Nước Nga đã khác xưa nhiều.

Mình xem kỹ bộ sưu tập matryoska, bao gồm các nhà lãnh đạo của Nga từ thời xa xưa đến giờ, giá 500 đến 600 USD. Anh đứng ngoài là Medvedev, mở Medvedev thấy anh Putin, mở Putin thấy ông Elsin, rồi Gorbachev, Brezhnev, đến bác Stalin và cụ Lenin. Matryoska cuối cùng là Sa Hoàng bé tý, lọt thỏm trong bụng các nhà lãnh đạo cộng sản hậu thế.

Quầy bán vodka có thêm loại Putinka (Путинка), mang tên Tổng thống và Thủ tướng Nga Putin. Năm 2006, Putinka nhận giải sản phẩm của năm của nước Nga.

Bởi Putin được đánh giá là người đưa nước Nga trở lại sau khi Liên Xô sụp đổ, người được Tổng thống Elsin say rượu lựa chọn kế nhiệm vào đêm giao thừa 31-12-1999 trước lúc nhân loại đón thế kỷ mới, năm 2000.

(http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/03/vodka_putinka1.jpeg?w=500)

Elsin có nói “Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất lâu trước quyết định này. Hôm nay, ngày cuối cùng của thế kỷ này, tôi xin từ chức.

Nhiều lần tôi đã được nghe: Yeltsin bằng bất cứ giá nào cũng cố nắm giữ quyền lực, ông ta quyết không trao quyền lực cho bất cứ ai. Đó là những lời bịa đặt.”

Trước khi rời bỏ chiếc ghế tổng thống, Elsin nói thêm “Thay thế tôi sẽ là một thế hệ mới những con người có khả năng làm nhiều hơn và tốt hơn. Theo Hiến pháp, khi ra đi, tôi đã ký sắc lệnh chuyển giao quyền Tổng thống Nga cho Thủ tướng Chính phủ Vladimir Vladimirovich Putin. Tôi luôn luôn tin tưởng vào sự thông thái tuyệt vời của nhân dân Nga.”

Suốt cả cuộc đời Elsin là những ngày bét nhè, kể cả đi gặp nguyên thủ quốc gia, gặp gỡ báo chí, nhiều lần ông lảo đảo suýt ngã. Nhưng ông làm được vài điều mà nhân loại nhớ. Ra khỏi ĐCS Liên Xô, rồi giải tán Liên Xô, đứng trước mũi xe tăng của quân đảo chính. Trước khi về vườn, ông tiến cử Putin.

Người Nga như thở phào vì có Tổng thống 48 tuổi, trẻ trung, judo đai đen co thể tung đối thủ lên không, đi mô tô, lặn dưới nước rồi bay trên tiêm kích vào Chesnia. Hiếm có Tổng thống nào trên thế giới được như vậy.

Sự lựa chọn của nước Nga nghiện ngập nói lên rằng, triết lý của họ luôn nằm dưới đáy ly rượu. Đúng với nước Nga, đúng với vodka và những người uống nó.

Sau 8 năm cầm quyền (2000-2008), dường như người Nga luyến tiếc Putin lúc đó mới 56 tuổi, tràn đầy sinh lực, mà hiến pháp không cấm ông vào chức…Thủ tướng.

(http://quechoablog.files.wordpress.com/2012/03/pic04.jpeg?w=500)

Thế là búp bê matryoska được đưa vào chính trường. Putin tìm ra Medvedev để khỏa lấp cho khoảng lặng 4 năm. Sau Elsin là Putin, sau Putin là Medvedev và sau Medvedev lại là Putin 60 tuổi, đủ sức giữ chức hai nhiệm kỳ tiếp theo.

Xưa kia, chuyển giao thế hệ thường là từ lãnh đạo già sang người…cao tuổi.

Ít nhất, Medvedev và Putin cho thấy nước Nga có những lãnh đạo không còn ốm yếu, già nua như Elsin, Brezhnev, Stalin và Lenin.

Trước họ là đảo chính, đào thải hay xóa sổ kết quả của người đi trước, không có tính kế thừa.

Nhưng thế hệ trẻ Putin biết dựa vào nhau.  Putin có con chó Connie, Medvedev có chú mèo Dorofei. Cả hai gia đình chơi thân tới nỗi chó và mèo thành đôi bạn.

Việc chó mèo không cắn nhau đã đảm bảo sự nắm quyền tổng thống trở lại của Putin vào năm 2012. Quyền lực biết dựa vào nhau đã làm nên chuyện lớn.

Hôm nay Putin tuyên bố thắng cử và thành Tổng thống Nga. Bài thơ “Ông Lê Nin ở nước Nga” của thi sỹ nhí Trần Đăng Khoa thưở nào, nay chỉ cần đổi lại “Ông Putin ở nước Nga”.

Tin cho hay, cánh sản xuất búp bê matryoska đã thiết kế một Putin to hơn để ôm Medvedev, trước đó Medvedev chứa trong bụng cả một Putin. Putin, dù to hay nhỏ, dù trẻ 48 tuổi hay già 68, thì vẫn là Putin và Putin thuộc về Elsin.

Nghĩ cho cùng, Elsin mới là kẻ say lại nắm vững nhất triết lý quyền lực “nằm dưới đáy chén rượu” trong lịch sử nước Nga. Ngay cả lúc bí tỷ, đứng không vững và dù đã chết đi rồi, nhưng ông vẫn một mực “tin tưởng vào sự thông thái tuyệt vời của nhân dân Nga”.

Có lẽ vì thế, Putin – matryoska có thể nắm quyền tới hơn hai chục năm sau. Người Nga nay đã uyên thâm hơn, thay vì nghiện Smirnoff, họ đã chuyển sang Putinka.

Cho dù bị đánh sang trái phải, tấn trước tấn sau bởi búa rìu dư luận, nhưng với judo đẳng cấp đai đen và tài thao lược của búp bê lật đật, Putin sẽ quay lại thế cân bằng như lịch sử nước Nga qua bao thăng trầm.

Phố phường Moscow đang lặng lẽ qua mùa Đông giá lạnh. Vẫn những đồ lưu niệm búp bê matryoska cho các bà, đồ chơi lật đật cho con nít và rượu Putinka cho các ông vốn mê chính trị và gái. Ngày xưa chỉ thấy ở chợ trời, thời hội nhập bày ở shopping mall và hôm nay đang bán trong chính trường.

Nước Nga từng thuộc về Lê Nin và hôm nay là của Putin. Và không ai bịa đặt về một Elsin tham quyền cố vị bằng mọi cách.

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2012/03/130-680x454.jpeg?w=544&h=363)

Chúc mừng các bạn Nga và những người Việt yêu quí nước Nga có Tổng thống vừa mới…lại vừa cũ.

HM. 4-03-2012


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Ba, 2014, 11:34:20 pm
Tin Ukraina ngày 26 tháng 3 từ: http://lb.ua/

- Obama tuyên bố tại Brussels trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU rằng Mỹ đảm bảo được khí đốt cho Châu Âu
(http://i.lb.ua/062/23/5332f9610dc4d.jpeg)
http://economics.lb.ua/state/2014/03/26/260876_obama_ssha_gotovi_obespechit_evropu.html

- Khí đốt cho tiêu dùng của người dân từ tháng 5 sẽ tăng giá 50%
(http://i.lb.ua/122/08/5332f3a95b12d.jpeg)
http://economics.lb.ua/state/2014/03/26/260869_gaz_naseleniya_podorozhaet_50.html

- EU sẽ không công nhận hộ chiếu Nga của công dân Cờ-rưm
(http://i.lb.ua/078/58/5332e39d3f2e7.jpeg)
http://society.lb.ua/life/2014/03/26/260852_krimchanam_russkimi_pasportami.html

- Quyền TT Ukraina tuyên bố tại Cờ-rưm quân Nga đã thả 4 sĩ quan HQ Ukraina: thiếu tướng Phó tư lệnh Hải quân Ukraina Voronchenko, đại tá KQHQ Yuri Mamchur, tiểu đoàn trưởng lính thủy đánh bộ trung tá Deliatitski và tiểu đoàn phó thiếu tá Lomchev
(http://i.lb.ua/124/28/5332fc994e4d9.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/03/26/260881_turchinov_krimu_osvobozhdayut_4h.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 27 Tháng Ba, 2014, 01:40:05 pm
http://nghiencuulichsu.com/2014/03/13/nuoc-nga-va-dan-nga-cua-putin/

Nước Nga và dân Nga của Putin

(http://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2014/03/putin-as-alexander.jpg?w=551&h=652)

Hùng Tâm



Từ ngày ông Putin lên làm tổng thống nhân dân trên toàn thế giới ,nhất là các nước phương tây hoặc Mỹ vẫn gọi Putin là Nga sa hoàng (tức vua nước Nga ) đấy chứ .

Cái hình trên là photoshop ghép mặt putin với SA HOÀNG Nikolai II -vị sa hoàng cuối cùng của Nga , bị ông Lê nin hành hình chết năm 1917.

CÒN ĐÂY là TỔNG THỐNG NGA PUTIN của năm 2014 :

(http://i1240.photobucket.com/albums/gg493/giadinhvosan/Nicholas_II_of_Russia_painted_by_Earnest_Lipgart.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 27 Tháng Ba, 2014, 02:27:52 pm
Bác này nhớ lộn nhiều thứ quá! :D
Ông trên là ông 3 (III). Ông dưới là ông 2 (II) ....


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Ba, 2014, 04:21:57 pm
http://infonet.vn/trung-phat-nhau-vi-ukraine-nga-my-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-post123879.info

Trừng phạt nhau vì Ukraine: Nga – Mỹ "kẻ tám lạng người nửa cân"

Mỹ hiện đang phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu các động cơ tên lửa của Nga để vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự vào không gian. Đây là điểm mấu chốt để Matxcova đáp trả việc Washington áp đặt các lệnh trừng phạt.
Kể từ năm 2011 – thời điểm Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) quyết định từ bỏ chương trình tàu con thoi, Washington đã phụ thuộc hoàn toàn vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đưa các phi hành gia tới và trở về từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).


Thậm chí, các hệ thống GPS cài đặt trong ô tô, điện thoại di động và cả hệ thống ATM của Mỹ cũng đều lệ thuộc vào công nghệ của Nga. Việc phóng các vệ tinh thời tiết hay vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ cũng do các công ty của Nga đảm nhận. 

(http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2014_03_26/phi1.jpg)
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine ngày càng trở nên sâu sắc và những lệnh trừng phạt "ăn miếng trả miếng" đã bắt đầu được thi hành, nhiều người cho rằng Mỹ đang chiếm thế thượng phong so với Nga.

Với vị thế cường quốc kinh tế số 1 trên thế giới và khối lượng trao đổi thương mại giữa Matxcova - Washington hàng năm là khá thấp, Mỹ hoàn toàn tự tin để đưa ra những lệnh trừng phạt nhằm cô lập cả lĩnh vực ngoại giao và kinh tế với Nga.

Tuy nhiên, Nga lại có lối đi riêng để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ. Giáo sư chuyên ngành ngoại giao tại Harvard’s Kennedy School of Government từng nhận định: "Họ (Nga) có nhiều cách đáp trả lại lệnh cấm vận và những biện pháp này khiến chúng ta gặp bất lợi".

Một trong những điểm bất lợi hiện nay đối với Mỹ là khả năng Nga sẽ buộc nhà sản xuất NPO Energomash ngừng bán các động cơ nhiên liệu lỏng RD-180 cho Mỹ. Trong khi đó, động cơ RD-180 hiện đang được Mỹ sử dụng để vận hành tên lửa đẩy Atlas V chuyên vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự vào không gian.

"Các động cơ tên lửa của Nga đạt chất lượng tốt nhất trên thế giới. RD-180 là động cơ đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất và giá thấp nhất để Mỹ đưa hàng hóa an toàn vào không gian", tờ Global Post dẫn lời Royce Dalby, chuyên gia hệ thống vũ trụ kiêm giám đốc quản lý công ty tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ Avascent tại Washington.

Mặc dù, giá bán của các động cơ RD-180 được "giữ bí mật" song giới chuyên gia Mỹ ước tính giá của nó vào khoảng 11 – 15 triệu USD/động cơ. Trung bình hàng năm, Mỹ phóng từ 8 – 9 vệ tinh bằng tên lửa Atlas V.

Không chỉ chương trình hàng không vũ trụ, các hệ thống an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ cùng sẽ không thể hoạt động nếu  Nga ngừng cung cấp động cơ tên lửa RD-180.

Theo chuyên gia Dalby, trong vòng 24 tháng tới, Mỹ sẽ sử dụng tên lửa đẩy Atlas V để phóng 4 vệ tinh do thám cho Trung tâm Do thám quốc gia (NRO),  một vệ tinh hình ảnh, 2 vệ tinh thời tiết, 4 vệ tinh GPS, 3 vệ tinh truyền thông quân sự, 2 vụ vận chuyển hàng cho Không quân và một vệ tính khoa học của NASA.

(http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2014_03_26/PHI2.jpg)
Mỗi năm, Mỹ chi hơn 400 triệu USD để Nga đưa các phi hành gia lên Trạm ISS

"Không có RD-180, đây là tai họa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tên lửa đẩy Atlas V là phương tiện thiết yếu để vận chuyển các mặt hàng dân sự và quân sự vào không gian", John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.

Trong cuộc họp giải trình ngân sách vào giữa tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng nhấn mạnh rằng Lầu Năm Góc đang đặc biệt quan tâm tới những vấn đề liên quan tới động cơ RD-180.

Khi được hỏi liệu Bộ Quốc phòng có nên tăng khoản chi tiêu ngân sách để phát triển các động cơ tên lửa nội địa trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ - Nga ngày càng nóng xung quanh cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, ông Hagel cho rằng quá trình phát triển và sản xuất động cơ mới sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. 

Tuy nhiên, United Launch Alliance (ULA) – công ty liên doanh giữa Tập đoàn Lockheed Martin – Boeing khẳng định Mỹ không cần lo lắng về việc nguồn cung bị gián đoạn bởi ULA vẫn có khả năng cung cấp các động cơ RD-180 trong hơn 2 năm tới. Song, phát ngôn viên của ULA, bà Jessica Rye nhấn mạnh hiện nay, công ty này vẫn chưa có loại động cơ thay thế nếu  RD-180 bị ngừng nhập khẩu. Trong khi, quá trình chế tạo loại động cơ mới sẽ mất từ 4 – 5 năm. 

Từ bằng hữu thành kẻ thù?

Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ vào thập niên 90, các công ty và tổ chức của Mỹ đã đổ hàng tỷ USD để giúp Nga duy trì ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, Washington đã khuyến khích các nhà khoa học Nga không nên bán chất xám cho những quốc gia khác.

(http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2014_03_26/phi.jpg)
Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Tuy nhiên theo thời gian, mối quan hệ Nga – Mỹ đã dần chuyển từ hợp tác sang đối đầu nhất là sau khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000. Điển hình, Nga từng đe dọa ngừng cung cấp động cơ tên lửa RD-180.

Hồi tháng 8/2013, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đe dọa đưa quân tiến vào Syria sau cáo buộc quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường, truyền thông Nga đưa tin  Matxcova đang cân nhắc khả năng ngừng chương trình cung cấp RD-180 cho Washington.

Hiện nay, giới chuyên gia Mỹ đang đưa ra nhiều phương án thay thế cho động cơ RD-180 của Nga bao gồm tên lửa đẩy Falcon của Tập đoàn SpaceX. Tuy nhiên, kích thước của Falcon lại quá nhỏ và không thể chuyên chở phần lớn hàng hóa quân sự như tên lửa đẩy Atlas.

Ngoài ra, theo giám đốc Logsdon, động cơ Delta IV vốn được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ có thể là giải pháp thay thế cho RD-180. Song, Delta IV vẫn cần trải qua thời gian nghiên cứu để điều chỉnh kỹ thuật trước khi làm nhiệm vụ.

Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là Mỹ đang dựa hoàn toàn vào Nga để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ. Theo đó, mỗi năm, Washington phải trả cho Matxcova hơn 400 triệu USD để đưa các phi hành gia lên và trở về từ trạm vũ trụ ISS.

Đây cũng chính là bài toán khó với giới chức Mỹ trong việc cân bằng giữa những lời chỉ trích mạnh mẽ về lối hành xử của điện Kremlin vừa giữ mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hàng không với Nga.

"Việc duy trì quan hệ với Nga là một ý tưởng tốt đẹp. Chương trình Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là nền tảng xây dựng lòng tin và hiểu biết giữa hai nước. Song không may, nó đang bị chính những vấn đề ở dưới Trái đất phủ bóng đen", ông Dalby nói.

MINH THU (lược dịch)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Ba, 2014, 07:18:46 pm
http://www.baodanang.vn/channel/6059/201403/crum-va-crimea-2316010/

Crưm và Crimea

* Mấy ngày gần đây, nói về cuộc khủng hoảng ở Ukraina, tôi thấy trên màn hình ti-vi ghi là Crimea nhưng phát thanh viên lại đọc là Crưm (hay Krưm gì đó). Xin cho biết vì sao có sự bất nhất này và vài nét giới thiệu về Crimea? (Nguyễn Thị Mỹ Anh, Sơn Trà, Đà Nẵng).
- Crưm là phiên âm tiếng Việt của từ Krym (tiếng Ukraina: Крим, tiếng Nga: Крым). Còn Crimea là cách ghi của Krym theo tiếng Anh. Chữ viết trên màn hình được ghi theo tiếng Anh nhưng phát thanh viên lại đọc theo phiên âm từ tiếng Nga nên đã gây ra điều bất nhất rất khó hiểu đối với phần lớn người nghe/xem truyền hình.
Tên đầy đủ của nước cộng hòa tự trị ở miền nam Ukraina này là nước Cộng hòa tự trị Krym (tiếng Ukraina: Автономна Республіка Крим, chuyển tự Avtonomna Respublika Krym; tiếng Nga: Автономная Республика Крым, chuyển tự La-tinh là Avtonomnaya Respublika Krym; tiếng Anh: Autonomous Republic of Crimea; tiếng Pháp: République Autonome de Crimée).
Do tiếng Ukraina là ngôn ngữ quốc gia duy nhất tại Ukraina nên các thứ tiếng khác không được coi là chính thức. Tuy nhiên, các công việc nhà nước tại Krym chỉ được thực hiện bằng tiếng Nga nên trên thực tế đó là ngôn ngữ chính thức. Ngoài ra, tiếng Tatar Krym cũng được sử dụng tại đây.
Theo Wikipedia, bán đảo Krym nằm tại bờ bắc Biển Đen và bờ tây biển Azov, phía bắc giáp tỉnh Kherson. Có hai cộng đồng nông thôn thuộc huyện Henichesk, tỉnh Kherson nằm trên mũi đất Arabat, Shchaslyvtseve và Strilkove của bán đảo Krym.
Krym nối liền với đất liền bởi eo đất Perekop rộng 5-7km. Mũi đông là bán đảo Kerch nằm đối diện với bán đảo Taman của Nga. Giữa hai bán đảo Kerch và Taman là eo biển Kerch rộng 3-13 km, vốn là thủy đạo nối thông biển Đen với biển Azov. Bán đảo Krym có nhiều bán đảo nhỏ hơn như mũi đất Arabat, bán đảo Kerch, bán đảo Heracles, bán đảo Tarhan Qut,...
Dải bờ biển hẹp phía ngoài dãy Krym có phong cảnh thiên nhiên tươi xanh, là nơi tọa lạc của nhiều làng mạc của người Tatar Krym, các thánh đường Hồi giáo, cung điện của hoàng gia và quý tộc Nga, các lâu đài trung cổ và Hy Lạp cổ, các vườn nho và vườn cây ăn quả.
Lãnh thổ Krym bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử. Các sắc dân như Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và người Mông Cổ đều từng có thời gian kiểm soát Krym.
Vào thế kỷ XIII, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova kiểm soát một phần Krym. Nối tiếp đó là Hãn quốc Krym và Đế quốc Ottoman vào thế kỷ XV-XVIII và Đế quốc Nga vào thế kỷ XVIII-XX. Thời thuộc Liên Xô, Krym ban đầu là một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Ngày 19-2-1954, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô ban hành sắc lệnh cắt tỉnh Krym chuyển cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Việc chuyển giao này được miêu tả là một “cử chỉ mang tính biểu tượng”, kỷ niệm cột mốc 300 năm Ukraina trở thành một phần của Đế quốc Nga.
Krym là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong Ukraina, nằm dưới sự chi phối của Hiến pháp Krym và phù hợp với các điều luật của Ukraina. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ Krym là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Krym có diện tích 26.200km² và dân số vào năm 2007 là 1.973.185 - các số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũng nằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính.

ĐNCT

Tán dóc ngoài lề:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/3/3f/Nikolaj_Ostrovskij_Kak_zakalyalas_stal.jpg)
Đây là ảnh của một người Ukraine nổi tiếng, ai cũng như anh ấy thì làm sao mà U mất được Cờ-rưm các bác nhể.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 27 Tháng Ba, 2014, 08:18:20 pm
Ý của lão là nói tới người này đó hả .? đây là nhân vật được hư cấu trong tiểu thuyết của Nga ,theo đó mà học có mà chết . Vậy nhưng thời chống Mỹ cứu nước là cuốn sách gối đầu giường của lớp lớp thanh niên Việt nam lúc bấy giờ . e hèm ! trong đó có tôi nha . Có vậy thằng Mỹ nó mới thua đau và cút .

(http://tintucimg.vnanet.vn/2012/11/08/09/53/T11-Nga1.jpg)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/f/f8/Th%C3%A9p_%C4%91%C3%A3_t%C3%B4i_th%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BA%A5y_%21.jpg/333px-Th%C3%A9p_%C4%91%C3%A3_t%C3%B4i_th%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BA%A5y_%21.jpg)

Mời lão vào đây tham khảo .

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9p_%C4%91%C3%A3_t%C3%B4i_th%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BA%A5y_! (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9p_%C4%91%C3%A3_t%C3%B4i_th%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BA%A5y_!)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Ba, 2014, 08:40:23 pm
Bác chiensivodanh nói đúng đấy. Anh Paven (đúng ra là Pavlo nếu gọi theo kiểu U) là người Ukraina xuất thân gia đình viên chức đi thu thuế, anh ấy yêu chị Tô-nhi-a người Nga con tư sản (bán buôn bán lẻ gì đó). Nhưng rồi chị Tô-nhi-a lấy anh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt người Nga. Thế là đi tong mối tình Nga-U. Vì vậy anh Pavlo đi làm Cách mạng khắp nơi và đã ở miền phức tạp nhất là Tây Ukraina, bị thương tật trong chiến đấu và ốm đau anh đã được Xô Viết Ukraina cho đi nghỉ ngơi dưỡng bệnh ở Cờ-rưm rồi đấy. Bây giờ anh muốn đi thì phải sang xin hộ chiếu của chị Tô-nhi-a thì mới vào được Cờ-rưm.

(http://nld.vcmedia.vn/thumb_w/540/2014/prosecutor-poklonskaya-wanted-crimea.si-f0a81.jpg)
Chị Tô-nhi-a này lại đang bị chính quyền U truy nã, thế nhưng người quen nên nếu anh Paven xin chị ấy vẫn cấp thị thực cho vào nghỉ Cờ-rưm thôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 27 Tháng Ba, 2014, 09:18:38 pm
Đất nước Ukraine lúc này đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng . Làm tôi nhớ đến tiểu thuyết nói về những người con trai thời loạn của  vùng đất này trong đó có cả ukrine và các nước lân cận ,đó là cuốn truyện : SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM của Mikhail Sô -lô khốp . TRuyện này hay nên được giải thưởng nobel văn học năm 1965 . Tôi đã đọc toàn bộ cuốn tuyện này cách nay khoảng gần 40 năm nhưng vẫn nhớ . (hay lắm không diễn tả bằng lời được ) . Tình- tiền-tài-tù tội + sex được tác giả trộn lẫn một cách hài hòa  - hấp dẫn nhất là những tình tiết : có cô ả kia là một trong những nhân vật chính trong truyện,cô này rất đẹp gái ,lại có tính lẳng lơ , đã có chồng rồi ,nhưng hay thích ngủ với trai ,và sau nữa là bỏ nhà theo trai ,theo nhân vật chính trong truyện . và kết cục cho cô gái là cái chết vì bị bắn từ phía sau lưng ,khi cùng người yêu cưỡi ngựa chạy trốn đến vùng tự do .....

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/a/af/MikhailSholokhov_AndQuietFlowsTheDon.gif)

wiki :

http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_%C4%90%C3%B4ng_%C3%AAm_%C4%91%E1%BB%81m (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_%C4%90%C3%B4ng_%C3%AAm_%C4%91%E1%BB%81m)





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Ba, 2014, 10:51:39 pm
Bà Timosenko gọi Tổng thống Nga Putin là kẻ thù số một của Ucraina .


Cựu Thủ tướng Yulia Timosenko coi Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin là kẻ thù số một của Ucraina.

Bà nói điều này tại một cuộc họp báo ngày 27 tháng 5 ở khuôn viên trụ sở đảng “Batkivshina” (phố Turovskaia, thành phố Kiev).

“Tôi coi Vladimir Putin là kẻ thù số một của Ucraina. Một số người sẽ nói rằng những lời này của tôi là quá cứng rắn, nhưng tôi cho là như vậy. Chúng ta cần phải làm tất cả để chặn bước kẻ xâm lược và giành lại những phần lãnh thổ Ucraina bị chiếm đóng”, - bà tuyên bố.

Cựu Thủ tướng Ucraina cũng cho rằng chỉ lãnh đạo các cường quốc trên thế giới mới có thể giải quyết tình hình hiện nay ở Ucraina, thông qua đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Putin.

Trước đó, bà Yulia Timosenko đã tuyên bố ý định ra tranh cử Tổng thống Ucraina tại kỳ bầu cử 25 tháng 5 tới.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Ba, 2014, 10:53:23 pm
NATO sẽ giúp Ucraina hiện đại hóa quân đội .



Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tăng cường ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina, và sẵn sàng giúp hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Ucraina. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố sau cuộc hội kiến với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Brussels, hãng UkrInform đưa tin.

“Nghĩa vụ bảo vệ đồng minh của chúng ta không thay đổi, bên cạnh đó chúng ta sẽ tăng cường ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina, bao gồm việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của Ucraina”, - Tổng thư ký NATO phát biểu.

NATO tuyên bố ủng hộ sáng kiến của Mỹ trong đề xuất đáp trả “hành động quân sự phi pháp và vô lý” của Nga chống Ucraina, cụ thể là đổi mới các kế hoạch phòng vệ trong tương lai, đẩy mạnh các cuộc tập trận và triển khai lực lượng quân sự.

Tổng thư ký NATO cho biết, tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 năm nay các nước đồng minh sẽ xem xét lại quan hệ với Nga và mở rộng hợp tác với các đối tác, nhằm củng cố khả năng phòng vệ tập thể và tăng cường các mối liên hệ xuyên Đại Tây Dương.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố NATO không có kế hoạch kết nạp Ucraina vào thành phần khối.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Ba, 2014, 10:55:59 pm

Thủ tướng Yaseniuk: Thâm hụt ngân sách lên đến 289 tỷ grivna .


Thâm hụt ngân sách quốc gia Ucraina năm 2014 ước tính lên đến 289 tỷ grivna. Thủ tướng Arseni Yaseniuk tuyên bố trong khi phát biểu tại phiên họp Quốc hội buổi sáng hôm nay.

“Trong năm 2014, chúng ta đang thiếu 289 tỷ grivna, tương đương với tổng ngân sách nhà nước trong năm”, - ông Yaseniuk nói.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong tình huống tương tự, một doanh nghiệp hoặc tổ chức pháp nhân bất kỳ được coi là đã phá sản. Theo lời ông, gói các biện pháp do Chính phủ đề xuất sẽ giúp Ucraina tránh được điều đó.

Ông Yaseniuk tuyên bố, trong trường hợp Quốc hội thông qua gói cải cách của Chính phủ, giảm sút GDP dự báo sẽ kiềm chế được ở mức 3%, trong trường hợp ngược lại, con số này sẽ lên tới 10%. Lạm phát được Chính phủ dự báo ở mức 12-14%.

Thủ tướng cũng thông báo, giá khí đốt của Nga từ ngày 1/4/2014 sẽ là 480 USD/1000 m3.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Ba, 2014, 11:31:34 pm
...
Tán dóc ngoài lề:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/3/3f/Nikolaj_Ostrovskij_Kak_zakalyalas_stal.jpg)
Đây là ảnh của một người Ukraine nổi tiếng, ai cũng như anh ấy thì làm sao mà U mất được Cờ-rưm các bác nhể.

Chém sang Văn học à, các bác! ;D

Theo cách hiểu của tôi, Crimea  vẫn mất như thường. Y như anh thợ đốt lò Pa ven mất cô gái tóc vàng Tô nhi a thôi, bác qtdc ạ!

Bác xem, rốt cuộc anh Pa ven  có cái gì đâu: Chiếc khăn cáu bẩn, đôi ủng há mõm kỳ quái…Chẳng khác gì thực trạng Quân đội Ukr khi lâm nguy, chỉ phải đối mặt với đội tự vệ  mà mất sạch tàu bay, tàu bò, tàu ngầm, con cá heo cũng mất nốt. Như thế, giữ sao nổi Tô nhi a đây?

Thực ra, anh Pa ven vẫn còn đôi mắt năm xưa, đôi mắt ánh nên ngọn lửa Budapest 1994…Nhưng so sao được chiếc áo khoác đắt tiền, đôi ủng sang trọng của tay kỹ sư đường sắt. Pa ven mất Tô nhi a là phải!

Pa ven ngắm chân trời xa. Tô nhi a nhìn gần. Pa ven mơ đến ngày Cách mạng Thế giới thành công, quân Tư sản bị đánh đổ, người dân bình thường khi mùa Đông đến cũng được đi tránh rét ở  Ý đại lợi. Nhưng dân ở Crimea thích là công dân nước lớn ngay, ví cũng lớn ngay. Sao mà giữ được Crimea đây?

Pa ven và Tô nhi a chia tay ở công viên Thương mại trong thanh bình. Chỉ có nắng vàng chan hòa và con phà dưới sông uể oải rẽ nước. Ukr và Crimea cũng chia tay trong yên lặng: Không có tiếng phi cơ, không có tiếng đại bác, tiếng AK47 cũng không nốt. Xong. Vĩnh biệt một cuộc tình.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 12:16:16 am
http://nuina.net/wrdp/wp-content/uploads/1_ff1f4.jpg

Bài đăng từ ngày 10/03/2014, Brzezinski, nguyên cố vấn an ninh quốc gia thời bác chủ đồn điền trồng lạc Jimmy Carter làm TT Mỹ, trả lời phỏng vấn báo Le Figaro của Pháp. Ông cố vấn này rất thích thú vì đã thấy Liên Xô sa vào mớ bùng nhùng Afghanistan, đến bây giờ ông ta vẫn là một chuyên gia cấp cao được giới lãnh đạo Mỹ lắng nghe.  

(http://nuina.net/wrdp/wp-content/uploads/1_ff1f4.jpg)

Brzezinski : " Nếu Putin lấy Crimea thì Ukraine sẽ mất"

Putin đã nói với cộng đồng thế giới rằng " Ukraina - đó là việc của tôi". Câu trả lời này nghĩa là thế nào? - Về vấn đề này phóng viên Le Figaro tại Washington Laura Mandeville đã trao đổi với Zbigniew Brzezinski (vốn là một người Do Thái Ba Lan sinh ra tại Kharkov, Ukraine).

"Cần phải nói rằng Ukraine là của người Ukraina - nhà phân tích chính trị cho biết - Trong tất cả các nước có các dân tộc thiểu số, họ sẽ có chính kiến của họ, nhưng tôi thấy rõ ràng rằng hầu hết người Ukraine đều muốn sống trong một nhà nước độc lập. Putin đe dọa nền độc lập này".

 Vậy phương Tây nên làm gì ?

"Trước hết, bản thân Ukraina hãy tìm hiểu mình có thể làm những gì. Tôi không nghĩ rằng ai đó phải có nghĩa vụ bảo vệ nền độc lập của một đất nước, nếu đất nước đó không sẵn sàng bảo vệ chính mình - ông nói với đại diện của tờ báo. - Cá nhân tôi cho rằng Ukraine sẽ chống lại nếu Putin sử dụng vũ lực như đã làm ở Crimea, và tiếp tục kế hoạch mở rộng. Nếu anh chuyển sang hành động, khi đó người Ukraine sẽ bắt đầu cuộc kháng chiến, và rõ ràng phương Tây bằng cách nào đó sẽ giúp đỡ người Ukraina".

Vậy là đối với người Ukraina thì Crimea đã mất? - Laura Mandeville hỏi.

"Tôi không biết, nhưng vấn đề này cần được đưa ra khi mối quan hệ giữa Ukraine và Nga đã trở lại một mức độ ít nhất là hợp lý và ổn định. Người Nga đã đem vào mối quan hệ này sự bất hợp lý và thói cảm tính, họ đã có một cuộc tấn công kẻ cướp lên bán đảo Crimea, họ đeo mặt nạ như thể mafia. Nhưng họ nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này với toàn Ukraina - điều này sẽ dẫn đến sự bùng nổ một cuộc xung đột mạnh mẽ hơn nhiều ở vùng trung tâm Châu Âu, một cuộc xung đột chưa từng thấy kể từ năm 1939" - Brzezinski cảnh báo.

"Nguy cơ vô cùng lớn nằm ở chỗ kiểm soát nước Nga bây giờ là một nhà lãnh đạo phi lý có chứng ảo tưởng về sự vĩ đại. Đó cũng là mối bận tâm của rất nhiều người Nga. Cứ cho là Putin thành công trong việc có thể tách rời Crimea khỏi Ukraine: ông ta sẽ nhận được Crimea, Ukraine sẽ mất nó nhưng trong rất nhiều thập kỷ, do đó mà dấy nên một phản ứng dân tộc mạnh mẽ chống lại Moscow ! Người Ukraina xác định danh tính của họ thông qua đất đai của họ. Putin đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp" - nhà địa chính trị học đánh giá như vậy.

Brzezinski không đồng ý với thực tế là chính Châu Âu đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, khi bao vây nước Nga và đẩy liên minh của mình tới sát biên giới của nó: "Ngược lại, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta không mở rộng NATO, thì hôm nay sẽ phải chứng kiến cuộc xung đột giữa các quốc gia vùng Baltic với Nga thông qua cộng đồng dân cư nói tiếng Nga, xung đột với Moldova thông qua Transnistria và xung đột giữa Nga và Ba Lan".

"Tôi nghĩ rằng về lý thuyết có thể tưởng tượng phương án ổn định Ukraine kết hợp với nước Nga. Nhưng, tôi nhắc lại một lần nữa, chúng ta đang đối phó với một nhà lãnh đạo không thể tính toán hợp lý cái gì có lợi cho nước Nga. Ông ta thích kêu gọi chủ nghĩa dân tộc nguyên thủy, và dựa vào lớp trẻ có các kỹ năng của hooligan, nện thật lực bất cứ ai không đồng ý với anh ta. Tôi nhắc lại một lần nữa: chúng ta cần phải thống nhất trong phản ứng của mình", - Le Figaro trích lời Brzezinski.
Nguồn (http://www.lefigaro.fr/mon-figaro/2014/03/10/10001-20140310ARTFIG00267-brzezinski-si-poutine-prend-la-crimee-il-perdra-l-ukraine.php)

Bác tuanb5: ít nhất phải có tinh thần như Pavlo Corshaghin hoặc như anh Phan Đình Giót thì mới nghĩ đến chuyện làm được cái gì đó, muốn giữ thì sẽ có cách giữ, bản thân đã không muốn giữ thì ai giữ cho. Vì vậy Đảng Cộng sản phải toàn những người vô sản mới làm nên được. Có của nhiều quá như bây giờ người ta có 80 triệu yên Nhật của anh JTC thì người ta sẽ nghĩ khác. Thế mà hồi xưa các nhà tư sản+địa chủ yêu nước Trịnh Văn Bô, Nguyễn Thị Năm v.v...nuôi toàn bộ chính phủ cả tháng cả năm có ai bắt ép đâu nhỉ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Ba, 2014, 12:25:53 am
Ukraina đã bắt đầu đàm phán với Nga để tăng lệ phí quá cảnh khí đốt



Ukraina đã bắt đầu đàm phán với Nga để tăng lệ phí quá cảnh khí đốt , người đứng đầu  của đảng " Tổ quốc"  trong Verkhovna Rada  cho biết .

" Các cuộc đàm phán bắt đầu , chúng tôi khẳng định sự cần thiết phải tăng lệ phí " , -  Sobolev cũng nhắc lại rằng Nga đã đơn phương tăng giá khí đốt .

" Theo tất cả các điều ước quốc tế mà chúng tôi đã ký 22 năm trước, chúng tôi phải báo  với phía Nga về những thay đổi , chúng tôi có quyền làm điều đó . " - Ông nói

Được biết đường ống dẫn khí đốt quá cảnh qua Ukraina dài 1160km, mỗi km Nga phải trả cho Ukraina 3,4$/ 1000m3 . Như vậy cứ 1000m3 Gas bơm qua Ukraina, Nga phải trả cho Ukraina khoảng 40$.Dự dự thảo Nghị quyết mà Ukraina đề xuất tăng  phí vận chuyển quá cảnh khí đốt lên khoảng 12 lần .




Lời bình : Hề quá, anh bạn Ukraina này cùn thật, giá quá cảnh nếu tăng lên 12 lần thì có nghĩa bằng với giá Nga bán cho U vào 1/4 này - U định dùng gas Nga miễn phí đây. Tôi có thằng con trai 14 tuổi, đôi khi có ai đó cho nó tiền và tôi là "Quỹ tiết kiệm " bắt buộc của nó. Lâu lâu nó nhớ và đòi khoản gửi, tôi bảo nó : " Nếu ba tính tiền nuôi Fill thì bây giừ Fill đang nợ ba chứ không phải ba nợ Fill đâu". ;D Thằng con trai tôi nó chỉ biết   ôi! .... ba..... ;D





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 12:37:45 am
Hợp tác thì phải cùng có lợi thôi. Nếu U thích thì Nga nó tăng giá gaz nữa thì cũng đâu vào đấy. Nó đã dự phòng đường ống dẫn phía Bắc và Nam rồi. U không thích thì sang mua lại của Tây Âu chính khí gaz của Nga cũng được. Mà nếu Nga ép giá cao quá thì sang ta mua than tổ ong, than thổ phỉ chẳng hạn, cũng có triển vọng đấy chứ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 09:15:28 am
http://lb.ua/news/2014/03/27/260965_bolshoy_kush_.html

Cuộc đấu của "những người khổng lồ" - bầu cử tổng thống U vào tháng 5 năm 2014. Năm 2010 là Yanukovitch và Timoshenko. Năm 2014 là Poroshenko và Timoshenko. Ai sẽ chiến thắng? Rinat Akhmetov sẽ đứng về phía ai? Vitaly Klitchko sẽ đóng vai trò nào?

(http://i.lb.ua/088/17/533402e407345.jpeg)

(http://i.lb.ua/055/53/530f4650dd417.jpeg)

(http://i.lb.ua/086/33/ddbd549dac93.jpg)

(http://i.lb.ua/088/01/52f78c453f812.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Linh Quany trong 28 Tháng Ba, 2014, 09:24:14 am
   Đúng là tù ra có khác, bà cựu thủ tướng tóc vàng tết bím xinh đẹp ngày nào mới có vào tay " đồng nghiệp " Ucraina của bác CSVD một thời gian mà nhìn xuống cấp thê thảm các bác nhỉ ?

(http://i.lb.ua/086/33/ddbd549dac93.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 28 Tháng Ba, 2014, 10:05:08 am
  Đúng là tù ra có khác, bà cựu thủ tướng tóc vàng tết bím xinh đẹp ngày nào mới có vào tay " đồng nghiệp " Ucraina của bác CSVD một thời gian mà nhìn xuống cấp thê thảm các bác nhỉ ?

(http://i.lb.ua/086/33/ddbd549dac93.jpg)

Híc híc ! Chú này cứ méo mó .

ở lứa tuổi như chị Ty Mô kia ai cũng phát tướng như vậy đấy bất kể là nam hay nữ . da thì nhăn, bụng thì xề ra trông chán lắm . một số chức năng sinh lý trong người bị giảm sút nghiêm trọng . Người ta gọi là triệu chứng : "Tiền mãn ...gì ấy " Một số chị có Xiền thì đi thẩm mỹ viện hút mỡ bụng ,kéo cơ mặt cho căng ,nâng ngực cho bớt chảy xệ .... NGOÀI RA còn phải sử dụng một số tân dược định kỳ để kéo dài tuổi thanh xuân ,bớt đi cảm giác khô rát trong người . Còn đây mới ra tù tiền đâu ra ? cũng phải kiếm ăn vài tháng nữa  có tiền rồi mới tính .

Riêng tóc kết quấn quanh đầu là sở thích của chị này -là biểu tượng ,thương hiệu cá nhân của nữ hoàng tóc kết .

Theo thăm dò dư luận U mới đây ,số cử tri ủng hộ chị này ít lắm vì họ quá hiểu năng lực của chị , chị cũng chẳng ăn thua gì trong cuộc bầu cử sắp tới , nhưng dù gì cũng làm viên gạch lót đường cho phe "ta" giẫm lên làm bàn đạp . Chủ trương của chị là " không thành công cũng thành nhân " cốt lấy tiếng là mãn nguyện lắm rồi . dư luận có quyền gọi chị là : "Người thất bại -vĩ đại ."


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 11:53:02 am
Tóm lại là Âu-Mỹ đã làm gì được Nga đâu, xem ra họ chỉ trách bác Pu là sao cậu ngoạm nhanh thế không chia phần cho bọn tớ.

http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-my-nga-can-thiep-vao-ukraine-bang-su-yeu-kem/250831.vnp
(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/mzdic/2014_03_26/Barack_Obama201420603.jpg)
TT Mỹ cho rằng Nga là cường quốc khu vực và can thiệp vào Cờ-rưm một cách yếu kém (nghĩa là kém hơn Mỹ vì không theo cách của Mỹ), nhưng lại thừa nhận Nga không phải mối đe dọa số 1 với ANQG Mỹ, thừa nhận bây giờ không thể tách Cờ-rưm khỏi Nga, và dù không công nhận thì Âu-Mỹ cũng không có ý định xung đột quân sự với Nga vì Cờ-rưm.

http://www.vietnamplus.vn/chu-tich-thuong-vien-nga-obama-phan-ung-hoang-loan/251035.vnp
(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/bokttj/2014_03_27/Chu_tich_Thuong_vien_Nga_Valentina_Matviyenko.jpg)
Đáp lại, Chủ tịch Thượng viện Nga bà Matvienko, TS Hóa học, vốn cũng là một người sinh ra lớn lên tại Ukraina, trưởng thành từ một cán bộ Đoàn TNCS Lê-Nin Ukraina lại bảo rằng TT Mỹ phản ứng một cách hoảng loạn, bà khẳng định Nga là một cường quốc thế giới chứ không phải là một cường quốc khu vực và tuyên bố các cậu Mỹ-Âu-Tàu-Nhật v.v... không thể tự tiện giải quyết các vấn đề của thế giới mà không hỏi ý kiến cậu Pu nhà chị.

http://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-duc-trung-phat-them-nga-la-khong-can-thiet/251288.vnp
(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/hotnnz/2014_03_28/280314duc.jpg)
Còn TTg Đức Merkel vốn sinh ra lớn lên dưới mái trường XHCN Đông Đức thì nói sau cuộc hội đàm với TTg Canada rằng trừng phạt Nga thêm là không cần thiết. TTg Canada cũng khẳng định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine. Còn anh Pháp to còi nhất, trước đây đi tiên phong uỵch Libi chả thấy xuất máy bay bay sang dọa Nga.

http://www.ntv.ru/novosti/872576/
(http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2014_03_28/u.jpg)
Thế thì U móm à? Phải làm sao đây? Phe cực hữu nó đưa mình lên nắm quyền thì bòm mất tay cộm cán của nó, thế là lại lấy oán trả ơn à. Bây giờ đảng Right Sector của các anh ấy bao vây QH U đòi xử bác BT Nội vụ và cựu BTQP vì không cùng QD U chiến đấu giữ Cờ-rưm thì biết mần răng?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Ba, 2014, 12:00:58 pm
Bài này có một số cái nhìn rất sắc, xin copy về râng các cụ! ;D





Trung Quốc-Ukraina-Nga: từ địa chính trị đến các cuộc "cách mạng màu"




Quan điểm và động thái của Bắc Kinh có ý nghĩa quan trọng đối với Moskva, Washington và Brussels, nhân các sự kiện ở Ukraina và việc Crưm với Sevastopol sáp nhập vào LB Nga.

Liệu Trung Quốc có sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraina trong các kế hoạch khu vực và toàn cầu của họ, hay sẽ giữ vị trí đứng ngoài cuộc?
Chuyến công du châu Âu của ông Tập. Làm thế nào “có chung mặt trận” với Trung Quốc?
Vị thế của Trung Quốc có thể được làm rõ một phần qua chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới châu Âu, qua cuộc hội đàm của Chủ tịch Trung Quốc với Tổng thống Hoa Kỳ trong khuôn khổ Diễn đàn Hague về an ninh hạt nhân (các ngày 24-25 tháng Ba), cũng như các tiếp xúc với Thủ tướng Đức và Thủ tướng Chính phủ Pháp. Theo đánh giá của báo chí phương Tây, Tổng thống Mỹ Obama, bà Merkel và ông Hollande đang xây dựng những kế hoạch to lớn nhằm "lôi kéo lãnh đạo Trung Quốc" về phía họ. Các phương tiện truyền thông phương Tây viết rằng, vấn đề sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc "gần như đã được quyết định" và chỉ còn chờ đợi vài thủ tục nhỏ.
Không những vậy, lập trường của phương Tây được mô tả với bề ngoài hoàn hảo. Trong các cuộc gặp chính thức, Chủ tịch Trung Quốc chỉ "có trách nhiệm" tái khẳng định cam kết trung thành các nguyên tắc "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", không quên năm nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Bắc Kinh, sự hiện diện mang rắc rối của Tân Cương, khu tự trị Tây Tạng trong lãnh thổ Trung Quốc.
Ở đây, phương Tây nhận thấy một thứ "bàn đạp chính trị" mà từ đó có thể tiếp tục phát triển quá trình "lôi kéo ông Tập" vào cuộc chiến chống Moskva. Ban biên tập tiếng Nga của BBC và một số tờ báo Anh còn đi xa hơn. Bàn về các hợp đồng khí đốt tương lai mà Nga và Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ ký trong tháng Năm, nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Trung Quốc, họ tìm cách "thuyết phục Bắc Kinh" không ký bất kỳ tài liệu năng lượng, nhằm giúp "phương Tây dân chủ" đánh bật "át chủ bài khí đốt" khỏi tay ông Putin.
Tính hai mặt trong lập trường của Trung Quốc. Liệu Nga có hiểu được ông Tập?
Phải thừa nhận là trong quan điểm chính thức của Trung Quốc tồn tại tính chất hai mặt. Một bên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về sự hiện hữu "những đặc thù lịch sử của hoàn cảnh Crưm", mặt khác - Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết chống Nga trong vấn đề bán đảo Crưm và Ukraina, thay vì ủng hộ quyền phủ quyết mà Nga thực hiện. Ban lãnh đạo Nga hiểu rằng, Trung Quốc không thể bước xa hơn, khi họ sở hữu những lợi ích kinh tế đáng kể ở Ukraina và quan hệ kinh tế ràng buộc chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Brussels và Washington không nhận thức rằng, về bản chất ông Tập Cận Bình mới là đối thủ lớn hơn hết của phương Tây, nếu so với bất kỳ chính trị gia đương đại của thế giới đang phát triển. Bởi vậy, kế hoạch "bàn đạp chung với Trung Quốc" của Mỹ và châu Âu rất dễ sụp đổ, chỉ là một "nghi thức".
Phá hủy các kế hoạch địa chính trị chỉ trong một ngày
Chúng ta cũng nên xét tới định dạng Trung-Mỹ với sự tồn tại của hai xu hướng: sự ràng buộc lẫn nhau ngày càng tăng trên thế giới và sự cạnh tranh. Xin lưu ý, trong chuyến thăm châu Âu, có lẽ phức tạp nhất với nhà lãnh đạo Trung Quốc là cuộc đàm phán cùng Tổng thống Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân The Hague. Quan hệ đối tác Nga - Trung Quốc ngày nay có những đường nét địa chính trị rõ ràng nhằm kiềm chế sự xúc tiến của Mỹ và NATO về phía đông. Chủ tịch Trung Quốc không thể không cân nhắc yếu tố này. Các lợi ích toàn cầu của Trung Quốc còn dược tăng cường bởi những tính toán thực tế. Tháng 12 năm 2013, trong chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký các hợp đồng đầu tư trị giá nhiều tỷ đô la, bao gồm cả xây dựng cảng biển nước sâu của Trung Quốc ở Crưm mà giờ đây là một phần lãnh thổ của Nga.
Đối với Washington, việc để mất Sevastopol và Crưm là khởi đầu của thất bại địa chính trị nghiêm trọng trong cuộc đối đầu với Nga, bởi như một số chuyên gia lưu ý, Mỹ bày trò Maidan Ukraina với dự kiến ​​sẽ tổ chức tái thiết cơ sở quân sự ở Crưm và Sevastopol thành các bệ phóng tên lửa và căn cứ hải quân. Đột nhiên vào một ngày, ông Putin làm đảo lộn tất cả các kế hoạch của Mỹ. Không nên loại trừ là để bù đắp cho thất bại chiến lược, Hoa Kỳ sẽ tìm cách đặt cược vào Trung Quốc.
Cái giá sự hỗ trợ của Trung Quốc. "Cho phép" thống nhất Tổ quốc?
Để lôi kéo Trung Quốc, Mỹ thậm chí có thể "nhắm mắt" trước sự thống nhất nhanh chóng của Đài Loan với Trung Quốc hay lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ biển Hoa Đông và Hoa Nam /Biển Đông/. Không phải ngẫu nhiên hiện nay, sau các liên lạc của Mỹ với Trung Quốc về Ukraina, nhiều tờ báo Nhật Bản và một số chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về "mối đe dọa phải một mình đối mặt... với Trung Quốc ở châu Á".
Nói cách khác, kết quả của cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Obama dường như là một phép thử, kiểm tra đô bền vững của quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung.
Hỗ trợ hay đẩy Nga đụng độ với Mỹ?
Dư luận và các chuyên gia Trung Quốc có ý kiến ​​phân tán. Nhiều chuyên gia hàng đầu viết, hôm nay Nga và Trung Quốc đang tạo thành một "vùng đệm chiến lược" chống lại sự mở rộng của phương Tây, rằng phương Tây đang chuẩn bị cho Ukraina "một cuộc cách mạng màu" tiếp theo, nhiệm vụ của Trung Quốc là phải hỗ trợ Nga. Những ý kiến khác hoàn toàn trái ngược, đề xuất các lãnh đạo Trung Quốc duy trì quan điểm trung lập, tận dụng lợi thế của đụng độ giữa Mỹ và Nga.
Một số đại diện của ý kiến này đã dẫn chứng, theo họ, chiến lược thành công của Mao Trạch Đông trong thời kỳ đối đầu Trung-Xô. Bắc Kinh đã khéo léo chơi "con bài Mỹ" chống Liên Xô, đẩy hai siêu cường vào sự đối địch gay gắt.
Như vậy, ở Trung Quốc có những ý kiến ​​khác nhau về cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina, dư luận ở đây rất đa diện. Tuy nhiên, "luồng chính thống" đang biểu hiện ủng hộ Nga trong các động thái ở Crưm, cũng như trong quan hệ với phương Tây nói chung.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 12:41:18 pm
http://infonet.vn/quan-doi-ukraine-yeu-tu-trong-trung-nuoc-post123951.info

Quân đội Ukraine - Yếu từ trong 'trứng nước'

Việc Nga nhanh chóng giành toàn quyền kiểm soát Crimea cho thấy quân đội Ukraine chưa từng chuẩn bị cho một cuộc chiến chống lại những mối đe dọa bên ngoài. Đây được xem là bài học quý giá với nhiều quốc gia khác.

Một trong những bài học đắt giá trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine chính là trình độ quân nhân và phương thức quản lý các nguồn lực yếu kém của chính quyền Ukraine. Trong khi đó, lâu nay, Nga đã tỏ ra sự quan tâm đặc biệt tới Cộng hòa tự trị Crimea - nơi Matxcova đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen.

Với tư cách là một quốc gia láng giềng thân thiết tại khu vực phía đông cùng mối quan hệ gắn bó giữa cựu Tổng thống Viktor Yanukovych và điện Kremlin, quân đội Ukraine đã quá chủ quan và không hề phòng bị trong trường hợp Nga thâu tóm bán đảo Crimea.

(http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2014_03_27/ru1.jpg)
Binh sĩ và xe quân sự Nga tại Crimea

Nền kinh tế yếu kém cũng đã tác động không nhỏ tới hoạt động của quân đội Ukraine. Thậm chí, hiện nay, chính phủ lâm thời Ukraine đang phải huy động sự ủng hộ từ phía người dân thông qua hệ thống tin nhắn để gây quỹ hoạt động cho các lực lượng vũ trang.

Ngoài ra, Ukriane cũng chỉ đang nắm trong tay 6.000 binh sĩ sẵn sàng tham chiến để bảo vệ đất nước trên tổng số 600.000 km2 diện tích lãnh thổ.

Tuy nhiên, trình độ yếu kém từ trong trứng nước của quân đội Ukraine mới là điều đáng bàn. Điển hình, khi Nga tiến vào bán đảo Crimea, các lực lượng quân đội Ukraine đóng tại Crimea đã không hề có hành động phản ứng. Ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 được công bố khi 96,77% người dân Crimea đồng ý sáp nhập vào Liên bang Nga, lực lượng quân đội Ukriane đã ngay lập tức bị vô hiệu hóa.

Tạp chí The Diplomat dẫn bản báo cáo của Công ty tư vấn an ninh và quốc phòng IHS Jane (Mỹ) cho hay năng lực của Hải quân Ukraine hiện đã gần như suy sụp hoàn toàn khi 12 trong tổng số 17 chiếc tàu chiến lớn của nước này rơi vào tay quân đội Nga. Thậm chí, 12.000 trong tổng số 15.450 lính hải quân và 2.000 lính không quân của Ukraine đóng tại Crimea cũng nhanh chóng "đầu hàng" Nga.

Theo IHS Jane, ngay cả tiểu đoàn Ukraine cuối cùng tại bán đảo Crimea đề nghị được đi qua khu vực biên giới với toàn bộ trang thiết bị và vũ khí, cũng đã bị những lực lượng thân Nga chặn đường và bắt giữ hôm 24/3.

Trước thời kỳ bùng nổ cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, chính phủ Matxcova và Kiev vốn duy trì mối quan hệ mật thiết. Song Ukriane vẫn có lý do để nghi ngờ mục đích duy trì hoạt động Hạm đội Biển Đen của Nga tại bán đảo Crimea – một trong những khu vực biên giới trọng yếu.

Tuy nhiên, thay vì công khai trước dư luận hay bày tỏ mối quan ngại với Matxcova, Kiev lại chọn cách kêu gọi sự ủng hộ của phương Tây và Nga trong công cuộc duy trì sự hợp nhất lãnh thổ. Đây chính là lý do để Bản ghi nhớ Budapest (nhưng đây không phải là một hiệp ước chính thức) ra đời vào năm 1994 với sự tham gia của đại diện các bên gồm Ukraine, Nga, Mỹ và Anh.

Theo đó, Anh, Nga và Mỹ sẽ không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đối với sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như sự độc lập về chính trị của Ukraine sau khi Kiev bàn giao lại cho Nga toàn bộ số vũ khí hạt nhân dưới thời Liên Xô cũ và ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Các nước cũng cam kết không dùng sức mạnh kinh tế chèn ép Ukraine để đạt được quyền lợi riêng. 

Do đó, giới lãnh đạo Ukraine đã chủ quan bởi họ cho rằng Nga không thể bội ước khi tính tới sự trừng phạt và phản ứng tiêu cực từ phương Tây.

Trong khi đó, việc Ukraine nên làm là cân bằng mối đe dọa từ Nga ngay trong thời bình. Nhưng quốc gia này đã không làm như vậy. Một lý do hiển nhiên cho động thái này là việc lâu nay, Kiev đã phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế hùng mạnh của Matxcova.

Song rất may, phần lớn các quốc gia đặc biệt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã không mắc phải sai lầm của Ukraine. Trong đó, các quốc gia châu Á đang tăng cường sức mạnh nội tại cả về kinh tế và quân sự để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập quốc gia trước sự bành trướng của Trung Quốc.

MINH THU (lược dịch)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Ba, 2014, 02:06:11 pm
http://lb.ua/news/2014/03/27/260965_bolshoy_kush_.html

Cuộc đấu của "những người khổng lồ" - bầu cử tổng thống U vào tháng 5 năm 2014. Năm 2010 là Yanukovitch và Timoshenko. Năm 2014 là Poroshenko và Timoshenko. Ai sẽ chiến thắng? Rinat Akhmetov sẽ đứng về phía ai? Vitaly Klitchko sẽ đóng vai trò nào?


Cuộc đua tranh Tông thống Urk vào tháng 5 tới đây, Tổng thống tạm quyền, ông Tourtchinov cho biết sẽ không ra ứng cử Tổng thống. Vì vậy cuộc đua tay đôi giữa Nữ hoàng khí đốt Timochenko và Vua Súc cù là Poroshenko chắc chắn sẽ gay go. Còn nhớ năm 2010, bà Timochenko đã từng ra tranh cử Tổng thống và chỉ thua với tỷ lệ sát sao trước ông Ianoukovitch.

Trong khi đó, ông Poroshenko được dư luận cho có nhiều lợi thế. Nhà chính trị gia tỷ phú này là ngôi sao chính trị đang lên ở Ukr. Ông ta sinh năm 1965, có bằng Kinh tế. Poroshenko bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình là mua bán hạt Cacao, sản xuất bánh kẹo. Tài sản hiện nay ước chừng 1 tỷ usd.

Về sự nghiệp chính trị, ông từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại, Chủ tịch Hội đồng Ngân hàng Quốc gia.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9e/Petro_Poroshenko_2014_%28cropped%29.jpg/220px-Petro_Poroshenko_2014_%28cropped%29.jpg)
Petro Poroshenko


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 03:40:06 pm
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/166955/tuong-lai-cua-ukraina-la-mot--mo-bong-bong-.html

Tương lai của Ukraina là một "mớ bòng bong"

Trang Actualcomenntary.ru vừa đăng tải bài viết của ông Mikhail Khazin, Giám đốc Công ty tư vấn kinh tế Neokon Nga, đánh giá về nguyên nhân và diễn biến tình hình cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Dưới góc nhìn của ông Mikhail Khazin, nguyên nhân gây ra khủng hoảng ở Ukraina có thể bắt nguồn từ một hiệp định mà Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich đã ký với giới chức Trung Quốc ở Bắc Kinh ngay trong những ngày diễn ra các sự kiện trên quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev.

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/03/24/11/20140324110636-20140313164306-ap290061217258.jpg)

Phản ứng của Mỹ đã cho thấy rõ điều này. Nếu như không làm gì đó, thì Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng ở Crưm một cảng nước sâu và cảng này sẽ trở thành điểm phía tây của "con đường tơ lụa" mới, mà theo đó Liên minh châu Âu sẽ thu nhận dòng hàng hóa Trung Quốc. Trong khi, Mỹ hoàn toàn không kiểm soát được bất cứ một điểm nào trên con đường này.

Quan sát từ tình hình hiện nay có thể thấy những người đang nắm quyền lực ở Kiev là vi hiến. Chính vì vậy, họ không thể lấy tiền để giải quyết những vấn đề đang tồn tại. Hơn nữa, họ không biết và không hiểu sẽ làm gì với các chiến binh. Họ đã không có cách giải quyết nào tốt vấn đề này.

Trong khi đó, ngay đối với bản thân các chiến binh, thì tình hình cũng chẳng có gì sáng sủa hơn. Họ hiểu rõ rằng, họ chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ đời sống hòa bình khi nào họ nắm quyền, còn nếu không họ sẽ bị tiêu diệt. Không một chính phủ nào có thể chấp nhận dung dưỡng nhóm người này.

Những chiến binh chỉ có thể lên nắm chính quyền ở tỉnh Galichina, vì vậy họ muốn Ukraina liên bang hóa, hoặc Galichina tách ra khỏi Ukraina thành một quốc gia riêng. Tuy nhiên, giới chức ở Kiev không chấp nhận sự sắp xếp như vây, bởi nếu không có quan niệm một nước Ukraina thống nhất và không chia cắt, thì họ không thể làm được gì.

Ông Khazin cho rằng, "nếu như chúng ta xem xét vấn đề Crưm, thì chúng ta nhận thấy Liên minh châu Âu (EU) nói chung không muốn động tay động chân gì theo hướng này. Crưm chẳng là gì mà EU phải lo lắng lắm và đó cũng chẳng phải là lý do gì ghê gớm để họ phải cãi nhau với Nga".

"Còn đối với Mỹ, thì tại đây những kẻ diều hâu lại muốn chiến tranh xảy ra ở Trung Á. Và trong trường hợp này, Nga chẳng có tội lỗi gì". Theo ông Mikhail Khazin, sớm hay muộn Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải cẩn trọng, nếu như không nảy sinh những vấn đề khác nữa trong chính quyền mới ở Kiev.

Chuyên gia Nga nhận định, hiện thời, những người nắm chính quyền ở Kiev chưa thể hợp pháp hóa vị thế của mình, không thể thậm chí tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống bình thường. Điều đó không thể thực hiện được kể cả về mặt kỹ thuật, kể cả dưới góc độ tư duy lành mạnh. Những ứng cử viên của tỉnh Galichina không thể được miền đông Ukraina chấp nhận và ngược lại.

Nếu như tiến hành bầu cử ở Ukraina, thì sẽ diễn ra vòng bầu cử thứ hai, trong đó sẽ có hai ứng cử viên. Theo đó, một ứng cử viên không thể sang miền tây Ukraina, còn ứng cử viên thứ hai cũng không được chấp nhận ở miền đông Ukraina. Sự việc sẽ diễn ra như thế nào, thì chưa ai có thể dự đoán được, còn những nhà lãnh đạo ở Kiev thì hoàn toàn không muốn một thể chế liên bang.

Cuối cùng thì tất cả đều rơi vào ngõ cụt, theo đó Kiev chọn con đường đơn giản nhất và cũng nổi tiếng từ xưa nay nhất là thống nhất tất cả các chiến binh vào một tổ chức thống nhất gọi là “Đội cận vệ quốc gia”.

Đánh giá về cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm, ông Mikhail Khazin cho rằng, nhân dân tại bán đảo tự trị này có quyền tham gia trưng cầu dân ý và họ đã thực hiện quyền của mình.

"Việc người dân Crưm bỏ phiếu sáp nhập với Nga ai cũng hiểu đó là quyền của họ, miễn phải tranh luận, bàn cãi", ông viết. "Sẽ có những phản ứng rằng Hiến pháp Ukraina không cho phép và cần phải thương lượng, nhưng thương lượng với ai?"

Thậm chí, ngay như chính Verkhovnaya Rada (Quốc hội Ukraina) về mặt lý thuyết là hợp hiến cũng có những vấn đề của mình.

Có những nghi ngờ nghiêm túc rằng các đại biểu tán thành những dự luật, thực tế lại nằm ngoài khu vực Kiev. Đó là chưa kể đến việc bỏ phiếu diễn ra dưới áp lực lớn từ đâu đó. Tất cả các thiết chế chính quyền của Ukraina nhìn chung đang trong tình trạng thảm họa.

Theo ông Khazin, vấn đề cốt lõi là ở Ukraina không có một khái niệm thống nhất. Những người nằm trong chính quyền ở Kiev không thể đưa ra được một đề xuất nào, khi họ để cho miền Nam và miền Đông theo nguyên tắc "thả thần Jinnah ra khỏi chai" (nhưng khó có thể điều được vị thần này quay trở lại chai), và điều đó đã trở thành tác nhân gây ra những xáo trộn.

Kết cục sẽ ra sao, hiện thời khó ai có thể dự báo trước. Hiện cũng chưa ai có thể dự báo sẽ có áp lực mạnh đến đâu với miền nam và miền đông Ukraina. Nhưng đội hình ở Kiev khó có thể giữ vững được quyền lực của mình trong tay, mà trước hết là bởi họ không có nguồn lực tài chính nào.

Hiên giờ ở Ukraina đang bắt đầu mùa gieo hạt. Nhưng ai sẽ cung cấp tài chính và việc cung cấp tài chính sẽ diễn ra nhưng thế nào trong điều kiện hiện nay? Ai sẽ trả lương hưu?

Ông Khazin cho rằng, trong điều kiện hiện nay, Ukraina không thể triển khai một cuộc chiến tranh. Về mặt lý thuyết, nhóm của Yarosh và những chiến hữu trong tổ chức “Đội cận vệ quốc gia” có thể làm, nhưng cũng phải mất hàng năm để thiết lập một trung tâm huấn luyện tình báo phá hoại, rồi tung vào Bắc Capcazơ để trả thù Nga và châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Khazin, sự việc không hề đơn giản. Crưm đã thuộc về Nga. "Nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra với chúng ta là không để cho bất cứ một hành động khủng bố nào diễn ra trong thời kỳ chuyển tiếp và chúng ta phải áp dụng những biện pháp ngăn chặn để khủng bố không diễn ra ở Nga và châu Âu", chuyên gia Nga nhận định.

Lê Thắng


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 04:08:15 pm
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/167403/-putin-khong-du-suc-gay-chien-tranh-lanh-.html

'Putin không đủ sức gây Chiến tranh lạnh'

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn ông Thomas Gomart, một chuyên gia uy tín về Nga của Học viện quan hệ quốc tế Pháp, xung quanh cuộc đối đầu Nga - phương Tây hiện nay.

Nga đã có kế hoạch sáp nhập Crưm từ lâu

Nga đã sáp nhập Crưm, vì vậy tôi nghĩ câu hỏi đầu tiên chính là điều mọi người đang thắc mắc nhất vào lúc này: sau Crưm, Nga sẽ đi xa đến đâu?

Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng, việc Nga sáp nhập Crưm gây ngạc nhiên bởi sự nhanh vội của nó, hơn là bởi chính bản thân quyết định này. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy việc này đã từ nhiều năm nay nằm trong kế hoạch của Moscow.

Trong con mắt của tôi, hành động của Kremlin đồng thời có hai mục tiêu: một là mục tiêu địa phương là Crưm và mục tiêu lớn hơn là thử độ gắn kết của các nước phương Tây trong nội bộ NATO. Họ muốn biết Mỹ và các cường quốc châu Âu có thể liên minh với nhau ở mức độ nào để đối mặt với khủng hoảng.

Hành động này của Nga ở Crưm nên được giải thích bởi một chính sách đối ngoại thực dụng hay bởi một lý tưởng chính trị?

Bởi cả hai. Tôi nghĩ rằng có một tầm vóc lớn về lý tưởng chính trị trong cuộc khủng hoảng này. Chúng ta biết rằng Putin luôn có ý định đáp trả lại các chính sách và các xu hướng địa chính trị mà phe tân bảo thủ (neo-conservatism) của nước Mỹ xây dựng từ những năm 90 nhắm vào Nga. Đồng thời, cũng tồn tại một ý muốn tạo dựng một cái lõi cho chủ nghĩa dân tộc Nga, chưa kể là cùng lúc làm nổi bật lên những khó khăn mà các nước châu Âu đang gặp phải trong việc thực thi mô hình phát triển phương Tây.

Cuối cùng, có một ý muốn từ ông Putin là nước Nga phải xuất hiện vừa như một cường quốc cổ điển, tức không ngần ngại sử dụng vũ lực quân sự, vừa như một cường quốc đang trỗi dậy như một nền kinh tế hùng mạnh của thế giới. Đó là về lý tưởng chính trị, nhưng sự thực dụng cũng đã đóng một phần quan trọng.

Sự sụp đổ quá nhanh chóng của ông Yanukovych đã buộc ông Putin cũng phải có những phản ứng nhanh chóng không kém. Putin đã nhận định rằng thỏa thuận đạt được ngày 21/2 nhờ ba Ngoại trưởng châu Âu (Đức, Pháp, Ba Lan) là một sự lừa gạt với Moscow bởi thay vì giữ ông Yanukovych ở lại, họ lại đẩy ông ta đi.

Yếu tố cuối cùng, đó là việc xóa bỏ tiếng Nga chỉ vài ngày sau khi có chính quyền mới ở Kiev đã gia tăng sự giận dữ tại nước Nga, nơi họ coi rằng việc Ukraina gắn kết với phương Tây, đặc biệt là với NATO, là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng hàng đầu.

Tất cả những điều nói trên giải thích cho việc Nga sáp nhập Crưm.

Sẽ không có Chiến tranh lạnh mới

Có quá sớm không nếu chúng ta nói Chiến tranh lạnh đã quay trở lại?

Tôi nghĩ rằng chúng ta không nằm trong viễn cảnh của một cuộc Chiến tranh lạnh mới, đơn giản là nước Nga của ông Putin hiện không có năng lực như Liên Xô ngày trước. Họ cũng không có các nước vệ tinh như Liên Xô trước kia.

Tiếp đến, các nước phương Tây tuyệt nhiên không có ý muốn có một cuộc Chiến tranh lạnh nữa. Nga cũng chẳng muốn điều đó. Hai bên giờ đang phụ thuộc vào nhau quá chặt chẽ về mặt kinh tế. Liên minh châu Âu (EU) đang là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm hơn 50% kim ngạch ngoại thương. Nga sẽ rơi vào một logic tự sát nếu muốn cắt đứt quan hệ kinh tế này với châu Âu.

Ngược lại, EU cũng cần có Nga, vì trước hết Nga là một đối tác lịch sử và sau đó, là một đối tác năng lượng quan trọng. Vì thế, không có Chiến tranh lạnh nhưng những hậu quả của căng thẳng hiện tại tạo ra một sự cô lập ngoại giao chưa từng có với Nga. Nga đơn độc trong Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ. Nga chứng kiến sự đổ vỡ của vị thế ngoại giao truyền thống của họ, vốn rất ổn định và vững chắc kể từ cuộc chiến Kosovo đến nay. Sau khi sáp nhập Crưm, vị thế đó không còn nữa.

Nga đang từng bước bị loại bỏ dần ra khỏi một số câu lạc bộ quyền lực, mất chỗ đứng trong G8, là đối tác ưu tiên của NATO và EU, của Nhóm hợp tác Thượng Hải, của BRICS...

Đó là những hậu quả vô cùng nặng nề đối với mối quan hệ giữa Nga với thế giới.

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/03/27/16/20140327165914-20140326160334-crum.jpg)

Nhưng các nước phương Tây cũng sẽ chịu thiệt hại nặng nếu trừng phạt Nga về kinh tế. Họ có thể đi xa đến đâu trong các biện pháp này?

Trong tình huống đối đầu hiện nay, sẽ không bên nào được lợi nếu mọi việc xấu đi.

EU khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 và cần có sự tiếp ứng nhiên liệu từ Nga, điều biến Nga thành một đối tác tự nhiên với EU. Kinh tế Nga cũng đang ì trệ, không năng động như kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ... Nga phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế châu Âu.

Các khu vực khác trên thế giới cũng không mong muốn có một sự đối đầu kinh tế giữa Nga và châu Âu.

Chúng ta đang phải chứng kiến những điều phi lý: Thứ nhất, cả hai bên quá phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế mà lại không bên nào muốn trả giá đắt. Thứ hai, chúng ta có vẻ như đang chứng kiến một cách hành xử của thế kỷ 19 rằng một vấn đề mang tính địa phương như Crưm lại quan trọng hơn là sự liên kết của Nga với nền kinh tế thế giới.

Nói cách khác là Nga từ bỏ một vị thế toàn cầu chỉ vì một cuộc chiến địa phương.

Nếu Mỹ và các nước G8 loại Nga khỏi G8, hậu quả sẽ ra sao với trật tự thế giới hiện nay?

Đó sẽ là tin không tốt lành. Nga là một nước lớn, là thành viên HĐBA LHQ, là một cường quốc hạt nhân hạng nhất. Nước duy nhất có thể so kè với Mỹ. Nga cũng là cường quốc năng lượng trên tất cả các lĩnh vực: khí gaz, dầu lửa, hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện... Nga có truyền thống ngoại giao và quân sự được tạo dựng vô cùng vững chắc.

Tóm lại, Nga là một nước lớn trên trường quốc tế. Vì thế tôi nghĩ rằng một sự cô lập kéo dài với Nga trước hết sẽ được phán quyết bởi nước Nga và người dân Nga, những người trong hơn 2 thập kỷ qua đã chấm dứt việc cô lập về mặt tâm lý.

Những người dân Nga giờ đã quen với việc tự do đi lại sang châu Âu, Mỹ và châu Á. Về mặt tâm lý, người dân Nga đã bước ra khỏi sự cô lập.

Ở góc độ cân bằng toàn cầu, nước Nga với lãnh thổ rộng lớn và ảnh hưởng truyền thống của mình; có vai trò rất lớn trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng ở Iran,  Syria,  Bắc Triều Tiên,  khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong căng thẳng giữa Trung Quốc-Nhật Bản, trong quan hệ với các nước như Việt Nam...

Sự cô lập ngoại giao với Nga hiện nay về lâu dài sẽ chẳng mang lại lợi ích cho bên nào cả.

Vậy ông nhìn nhận ra sao về thái độ của Trung Quốc trong cuộc đối đầu Nga-phương Tây lần này?

Tôi nghĩ trong cuộc khủng hoảng này, Moscow có hy vọng lôi kéo Trung Quốc về phía mình, nhưng Bắc Kinh cảnh giác hơn bất kỳ nước nào trước tất cả các hình thức của chủ nghĩa ly khai bởi họ đang phải đối mặt với vấn đề này. Trung Quốc có một chính sách ngoại giao thận trọng hơn Nga rất nhiều.

Tình huống hiện nay đặc biệt có lợi cho Trung Quốc. Họ đang sử dụng tất cả những sự kiện ở Nga như là một sự quy kết đối với phương Tây và tận dụng cuộc khủng hoảng này của phương Tây để tiếp tục trỗi dậy. Căng thẳng giữa Nga và phương Tây sẽ tạo cho Trung Quốc một không gian hành động lớn hơn, thậm chí là để tạo thêm sức ép đối với các nước láng giềng đang có tranh chấp.

Những chỉ trích gay gắt qua lại giữa Nga và phương Tây về mô hình phát triển cũng sẽ có lợi cho Trung Quốc bởi họ đang theo đuổi một mô hình khác, độc nhất.

Tôi nghĩ tình hình hiện nay có lợi cho hai nước: Iran và Trung Quốc. Với Iran, sức ép về vấn đề hạt nhân được chuyển hướng. Với Trung Quốc thì vừa có thêm trợ giúp làm cho phương Tây suy yếu, vừa có thể tính toán các con cờ để lấn chiếm được các vị thế của Nga.

Xin cảm ơn ông!

Quang Dũng(từ Paris)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 04:37:55 pm
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/167595/lo-phuong-tay-putin-quay-sang-chau-a.html

Lơ phương Tây, Putin quay sang châu Á

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/03/27/23/20140327230455-putin2.jpg)

Giữa lúc sự kiện Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh sáp nhập Crưm khiến phương Tây giận dữ, một trợ tá của ông đến châu Á, nhằm thắt chặt quan hệ với các đồng minh phương Đông.

Chủ tịch tập đoàn dầu khí Rosneft - Igor Sechin - là một trong những người thân cận nhất của ông Putin. Rất kín tiếng, chẳng mấy khi xuất đầu lộ diện nhưng cựu đặc vụ an ninh Sechin lại gần như đứng đầu trong hệ thống cấp bậc của điện Kremlin từ khi ông Putin đắc cử Tổng thống lần đầu năm 2000.

Trong chuyến đi lần này, Igor Sechin đã tập trung báo chí tại Tokyo để cảnh báo các chính phủ phương Tây rằng, những biện pháp cấm vận mà họ áp dụng với Moscow vì việc sáp nhập bán đảo ở Biển Đen có thể gây phản ứng ngược.

Thông điệp ‘ngầm’ của người đứng đầu tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga khá rõ ràng: Nếu châu Âu và Mỹ cô lập Nga, Moscow sẽ hướng sang phía Đông cho các dự án, thoả thuận năng lượng, những hợp đồng quân sự và liên minh chính trị mới.

Con át chủ bài cho Moscow là một thoả thuận cung cấp khí tự nhiên với Trung Quốc giờ đây đang dần thành hiện thực sau nhiều năm đàm phán. Nếu nó được ký kết khi ông Putin thăm Trung Quốc vào tháng 5, ông có thể “giơ cao” nó lên mà tuyên bố rằng, quyền lực toàn cầu đã chuyển về phía Đông và ông không cần tới phương Tây.

"Do các mối quan hệ tồi tệ của Nga với phương Tây, nên Moscow sẽ muốn gần gũi hơn với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh ủng hộ, sẽ không ai nói họ bị cô lập”, Vasily Kashin, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức Phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) cho biết.

Có một số tín hiệu đã khuyến khích Putin khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an về dự thảo nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý gia nhập Nga của Crưm.

Mặc dù Bắc Kinh lo lắng rằng, cuộc trưng cầu dân ý có thể tạo ra tiền lệ cho các khu vực của nước khác kiểu như Tây Tạng của Trung Quốc, nhưng họ từ chối chỉ trích Moscow.

Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng không hề thích thú với nền dân chủ kiểu phương Tây.

Putin đã cảm ơn Trung Quốc xung quanh vấn đề Ukraina trong bài phát biểu trước khi ký sắc lệnh sáp nhập Crưm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt trong xây dựng quan hệ với Moscow và Putin khi chọn Nga làm điểm công du nước ngoài đầu tiên ở cương vị lãnh đạo mới và tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sochi tháng trước.

Nhiều lãnh đạo phương Tây đã không tới tham dự buổi lễ sau khi chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Nga. Ngược lại, khi Putin và ông Tập thảo luận về Ukraina qua điện đàm ngày 4/3, Kremlin tuyên bố lập trường của họ khá “gần gũi”.

Một liên minh mạnh mẽ giữa hai nước cũng còn nhằm tạo ra đối trọng với Mỹ.

Ấm áp nhưng không thắm thiết

Bất chấp những dấu hiệu tích cực từ Bắc Kinh, Putin có thể nhận thấy việc gắn kết của Trung Quốc không thực sự quá thắm thiết. Vẫn còn sự thận trọng giữa hai bên bởi những ký ức tranh chấp biên giới những năm 1960.

Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga Gazprom hy vọng sẽ bơm 38 tỉ mét khối khí tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc vào năm 2018 thông qua hệ thống ống dẫn đầu tiên giữa một nước sản xuất khí và một nước tiêu dùng lớn nhất thế giới. "Tháng năm nằm trong kế hoạch của chúng tôi”, người phát ngôn Gazprom trả lời khi được hỏi về thời điểm của thoả thuận.

Tuy nhiên, cả hai bên vẫn đang tranh luận về giá cả và mối quan hệ của Nga với phương Tây có thể khiến Trung Quốc cứng rắn trong quan điểm. Theo những nguồn tin công nghiệp Nga, Bắc Kinh hướng đến mục tiêu giá thấp hơn châu Âu – nơi Gazprom có một nửa tổng doanh thu.

Biến động tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (đang ở trung tâm cuộc điều tra tham nhũng) có thể là một nguyên nhân khác gây chậm trễ. Valery Nesterov, nhà phân tích tại Sberbank CIB ở  Moscow cho rằng, Trung Quốc cũng cần thời gian để xem xét chiến lược năng lượng của họ.

"Điểm mấu chốt là đe doạ cấm vận đối với nguồn cung năng lượng từ Nga đã gián tiếp tăng cường vị thế của Trung Quốc trong đàm phán”, Nesterov nói.

Thúc đẩy giao thương

Nga đáp ứng gần 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu, sản lượng cung cấp cho EU và Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái vượt quá 162 tỉ mét khối - mức cao kỷ lục. Nhưng Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nước mua dầu thô lớn nhất của Nga năm nay do Rosneft có thoả thuận thúc đẩy nguồn cung dầu sang phía đông thông qua hệ thống ống dẫn Đông Siberia – Thái Bình Dương và một hệ thống khác qua Kazakhstan.

Nếu bị phương Tây cô lập với những biện pháp trừng phạt mới, Nga có thể tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong những lĩnh vực khác ngoài năng lượng.

Nhà phân tích Kashin nói rằng, triển vọng Nga cung cấp máy bay chiến đấu Sukhoi SU-35 cho Trung Quốc vốn bắt đầu thảo luận từ năm 2010 sẽ gia tăng.

Trung Quốc rất hứng thú đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hoá ở Nga. Sụt giảm trong giao thương với phương Tây có thể buộc Nga phải từ bỏ sự e dè với đầu tư Trung Quốc trong một số ngành công nghiệp chiến lược. "Với cấm vận phương Tây, không khí có thể thay đổi nhanh chóng có lợi cho Trung Quốc”, Brian Zimbler, giám đốc điều hành hãng luật quốc tế Morgan Lewis có trụ sở ở Moscow nói.

Kim ngạch thương mại Nga – Trung tăng 8,2% trong năm 2013 đạt 8,1 tỉ USD nhưng Nga vẫn chỉ là đối tác xuất khẩu lớn thứ bảy của Trung Quốc, và không có mặt trong top 10 nước nhập khẩu hàng hoá. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại.

Nhật khó xử, Ấn bắt tay

Sechin tại Tokyo đã thúc giục các nhà đầu tư Nhật hợp tác nhiều hơn để phát triển dầu khí của Nga. Rosneft có một số dự án với công ty của Nhật. Tokyo dưới thời của Thủ tướng Abe cũng rất nỗ lực cải thiện quan hệ với Moscow bất chấp còn tranh chấp lãnh thổ từ thời Thế chiến II.

Tuy nhiên, Nhật bị lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về vấn đề Crưm vì chịu áp lực áp dụng lệnh trừng phạt với Moscow khi là thành viên nhóm G7. Trong khi đó, quan hệ hai bên được dẫn dắt bởi lợi ích năng lượng chung. Nga có kế hoạch tăng ít nhất là gấp đôi dòng chảy dầu khí tới châu Á trong 20 năm tới, còn Nhật thì nhập khẩu lượng lớn nhiên liệu hoá thạch để thay thế cho năng lượng thiếu hụt từ ngành công nghiệp điện hạt nhân sau thảm hoạ Fukushima 2011.

Nếu Nhật thấy khó xử thì dường như Putin lại không bị mất ngủ. "Tôi không nghĩ Putin lo lắng nhiều về Nhật, ông chỉ nghĩ tới Trung Quốc”, Alexei Vlasov, chuyên gia phân tích chính trị xã hội Nga cho biết.

Dĩ nhiên, Putin cũng dành thời gian để đến gần một nước khác ngoài Trung Quốc – đó là Ấn Độ. Ông cũng cảm ơn họ vì đã hiểu vấn đề Ukraina và Crưm khi nói, Ấn Độ thể hiện “sự kiềm chế và khách quan”.

Ông cũng đã gọi cho Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh để thảo luận về cuộc khủng hoảng. Dù Ấn Độ là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ, nhưng Nga vẫn là nhà cung cấp quốc phòng quan trọng và hai bên đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị.

Với Putin, cuộc khủng hoảng Crưm là một trường hợp thử nghiệm các ý tưởng ông đưa ra trong chiến lược đối ngoại từ hai năm trước – khi ông tìm kiếm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba.

Khi ấy, ông nói muốn giao thương mạnh mẽ hơn với Trung Quốc để “khiến ngọn gió Trung Quốc thổi vào cánh buồm kinh tế của chúng tôi”. Nhưng ông cũng khẳng định, Nga phải là “một phần của thế giới lớn hơn".

Thái An(theo Reuters)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Ba, 2014, 04:40:21 pm
 Vậy thì theo bác qtdc@ không có chiến tranh "lạnh" thì có chiến tranh "nóng" giữa Mỹ và Nga không? ;D

 Chiến tranh "nóng" xảy ra thì nhà em còn biết mà xuất khẩu mũ rơm sang Nga chống bom bi và mảnh pháo cao xạ. Chiến tranh "lạnh" thì chuẩn bị sẵn quota xuất khẩu gạo. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 28 Tháng Ba, 2014, 05:02:38 pm
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/167403/-putin-khong-du-suc-gay-chien-tranh-lanh-.html

'Putin không đủ sức gây Chiến tranh lạnh'

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn ông Thomas Gomart, một chuyên gia uy tín về Nga của Học viện quan hệ quốc tế Pháp, xung quanh cuộc đối đầu Nga - phương Tây hiện nay.







Yếu tố cuối cùng, đó là việc xóa bỏ tiếng Nga chỉ vài ngày sau khi có chính quyền mới ở Kiev đã gia tăng sự giận dữ tại nước Nga, nơi họ coi rằng việc Ukraina gắn kết với phương Tây, đặc biệt là với NATO, là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng hàng đầu.

Tất cả những điều nói trên giải thích cho việc Nga sáp nhập Crưm.







Trong tình huống đối đầu hiện nay, sẽ không bên nào được lợi nếu mọi việc xấu đi.


Các khu vực khác trên thế giới cũng không mong muốn có một sự đối đầu kinh tế giữa Nga và châu Âu.



Nói cách khác là Nga từ bỏ một vị thế toàn cầu chỉ vì một cuộc chiến địa phương.





Quang Dũng(từ Paris)

Bài "chém gió " của ông Thomas Gomart một chuyên gia uy tín về Nga của Học viện quan hệ quốc tế Pháp, xung quanh cuộc đối đầu Nga - phương Tây . bài này  có nhiều vấn đề mâu thuẫn . Câu sau phản bác câu trước . hay nói một cách hình tượng rằng bài chém gió thủng lỗ chỗ . Trình độ của ông này ngang ngửa phó thường dân VN . trong trích dẫn ở trên : phần tô đỏ ở trên mâu thuẫn với phần tô đỏ ở dưới .

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/03/26/16/20140326160334-thomas.jpg)

Mới nói rằng : "...họ coi rằng việc Ukraina gắn kết với phương Tây, đặc biệt là với NATO, là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng hàng đầu."

VẬY NHƯNG CÂU SAU lại kết luận : "Nói cách khác là Nga từ bỏ một vị thế toàn cầu chỉ vì một cuộc chiến địa phương."

 Đã biết nghiêm trọng hàng đầu ,Sao lại là cuộc chiến địa phương được ? Crimea có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga có lợi trên nhiều mặt về phòng thủ lẫn tấn công . Việc sát nhập crimea vào Nga là một thắng lợi lớn của ông Putin .  Thắng lợi tiếp theo của Putin  là biến Ukraina thành một quốc gia trung lập - đây là vùng đệm cho Nga với NATO . Nếu có chiến tranh thì nơi đây là nơi hứng bom đạn chứ không phải Moscow.

VẬY CÁI GIÁ phải trả cho 2 việc trên là sự cô lập của Mỹ và các nước phương tây với Nga Trong khoảng thời gian 1-2 năm -sau đó họ lại làm lành lại với nhau vì họ rất cần nhau ,không thể thiếu nhau bởi những vấn đề kinh tế và quân sự sát sườn .Còn quyền lợi quốc gia của anh Ukraine kia chẳng có giá trị gì lớn ,HỌ chẳng thèm đếm xỉa gì tới , Các phe  Nga và Mỹ - quá lắm thì cho UKRAINE mượn ít tiền cứu đói cho dân .

Ukraine là Một đất nước có diện tích gấn 600.000 km vuông Lớn thứ nhì châu âu ,nhưng yếu kém về lãnh đạo của bộ máy nhà nước ắt dân nghèo phải chịu cực khổ .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Ba, 2014, 06:03:31 pm
Victor Yanukovich kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý tại tất cả các địa phương của Ucraina .



Tổng thống Ucraina đang sống lưu vong tại Nga Victor Yanukovich đã gửi một thông điệp mới đến toàn thể nhân dân Ucraina, trong đó ông kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế từng khu vực hành chính trong thành phần Ucraina.

“Với tư cách là Tổng thống, với toàn bộ tâm hồn và suy nghĩ dành cho các bạn, tôi kêu gọi mỗi công dân Ucraina có tư tưởng lành mạnh - hãy đừng để cho những kẻ tiếm xưng lợi dụng mình! Hãy yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý để xác định quy chế của mỗi khu vực trong thành phần Ucraina”, - hãng ITAR-TASS trích lời thông điệp của ông Yanukovich đưa tin.

Ông Yanukovich nhấn mạnh: “Tất cả những gì đã và đang diễn ra trong những tháng gần đây là một cuộc đảo chính vũ trang, được thực hiện bởi phe đối lập với vũ khí của các nhóm khủng bố, dưới sự hậu thuẫn của một số quốc gia Phương Tây”.

“Làn sóng phản kháng đang trỗi dậy ở vùng Đông-Nam Ucraina là hoàn toàn logic, là phản ứng tự nhiên của một khu vực công nghiệp đông dân cư đối với hành động đảo chính vũ trang”, - ông tuyên bố. - “Những kẻ tiếm xưng không được bầu lên bằng sự tín nhiệm của nhân dân Ucraina, không có quyền tước bỏ quyền thể hiện quan điểm của mỗi người dân thông qua những sửa đổi luật trái với Hiến pháp, trong đó có cả việc ấn định bầu cử Tổng thống”, - ông Yanukovich nói.

“Tình trạng vô chính phủ đang diễn ra trên đường phố hiện nay không hề có gì chung với khái niệm dân chủ. Liệu rằng có một nước Phương Tây nào có thể chỉ ra những bước đi dân chủ của “chính quyền” hiện nay? Tôi không nghĩ rằng một chính trị gia cấp cao bất kỳ nào ở châu Âu có thể gọi những hành động bắn giết, cướp phá trên đường phố đất nước họ là bình thường, hoặc gọi những kẻ khủng bố là công dân tích cực, được quyền cướp bóc, giết người”, - ông Yanukovich nhấn mạnh.

Ông Yanukovich tỏ ra tin tưởng rằng, không phải bầu cử Tổng thống trước thời hạn, mà chỉ có tổ chức trưng cầu dân ý toàn Ucraina mới giúp bình ổn đáng kể tình hình chính trị trong nước và đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina. Ông cho rằng, việc thông qua sửa đổi luật sai Hiến pháp, trong đó có việc ấn định bầu cử Tổng thống trước thời hạn là “loại bỏ khả năng tổ chức bầu cử trung thực, nếu có bầu cử”.

Ông Yanukovich tin rằng các điều luật mới được thông qua là do áp lực của Maidan. “Nhiều hành động bạo lực đã diễn ra đối với các đại biểu Quốc hội và gia đình họ, đó là chưa kể việc họ bị đe dọa thường xuyên”, - ông khẳng định.

Ông Yanukovich cũng đề nghị đại hội Đảng Các khu vực bãi bỏ chức Chủ tịch danh dự của mình và khai trừ ông ra khỏi đảng.

Hôm qua, từng có thông tin rằng ngày 28 tháng 3 Tổng thống Ucraina bị truất quyền Victor Yanukovich sẽ có cuộc họp báo tại thành phố Rostov na Donu (Liên bang Nga). Tuy nhiên, thông tin này chưa được chính quyền Nga xác nhận

Nguồn: Korrespondent.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 06:06:57 pm
Bài của tay Pháp nghe thì mâu thuẫn nhưng mà cũng có lẽ là không hẳn vậy. Đó là quan điểm của lão ấy và đương nhiên khác với quan điểm của Putin, chính vì thế mà phương tây có vẻ bị bất ngờ.

Chiến tranh lạnh thực ra chưa bao giờ kết thúc, chiến tranh nóng cũng thế. Ít nhất hàng trăm người đã chết ở Kiev vì bị bắn tỉa, vì xô xát v.v.... Chiến tranh lạnh theo kiểu giữa 2 phe dàn trận tuyến hai bên bức màn sắt thì không, nhưng chiến tranh lạnh+nóng giữa nhiều phe theo kiểu sáng đánh nhau ở đây, tối đi ăn với nhau ở kia, mai đánh nhau tiếp ở kìa thì vẫn đang diễn ra. Các bác không thấy thế giới nói chung đang chạy đua vũ trang ồ ạt đó à. Ngay ở ĐNA này thôi cũng gần như ông nào cũng sắm tàu ngầm rồi. Nếu ngày nào đó nước Lào đặt tên cho tàu ngầm đầu tiên của họ do bác Nguyễn Quốc Hòa chế tạo giúp là tàu ngầm "Viên-Chăn" thì chúng ta chắc sẽ chỉ giật mình một cái rồi quay vào hội đánh phỏm tiếp.

Nếu chến tranh nóng Pu-Ô diễn ra thì nước ta sẽ có cơ hội bá chủ thế giới, không phải lo đan mũ rơm đâu các bác ạ, cái cần là từ bây giờ tích cực đào hầm ẩn núp thôi. Sau đó ta sẽ chui từ hầm lên rồi cử người sang thành lập các chi bộ hải ngoại và cai quản Mĩ quốc và Nga quốc, thậm chí phải động viên lấy tinh thần xung phong nữa là đằng khác vì khi đó dân hai nước đó và xung quanh chết sạch vì vũ khí hạt nhân rồi, sang đấy cũng dễ bị nhiễm xạ chết toi thôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Ba, 2014, 06:08:50 pm
Hôm qua, Đại hội đồng LHQ theo đa số phiếu đã thông qua nghị quyết, trong đó cuộc trưng cầu dân ý cách đây không lâu ở Crưm được tuyên bố là không có hiệu lực pháp lý

Sáng kiến phản tác dụng với nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ukraina sẽ chỉ làm phức tạp thêm việc thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại đất nước này.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố ngày hôm nay coi sáng kiến này phản tác dụng. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ukraina sẽ chỉ làm phức tạp thêm việc thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại đất nước này. . . Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng số lượng lớn phiếu trắng và những đại diện các nước thành viên không có mặt tại cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chứng tỏ sự không công nhận cách giải thích một chiều về các sự kiện ở Ukraina. Ngoài ra còn được biết về những áp lực trắng trợn đến cả những dọa dẫm chính trị và đe dọa kinh tế đối với một loạt các quốc gia để họ phải bỏ phiếu “thuận”. Matxcova kêu gọi các thành viên có tinh thần xây dựng và suy nghĩ độc lập của cộng đồng quốc tế tập trung nỗ lực vào việc tạo điều kiện thực sự cho việc ổn định tình hình ở Ukraina và thể hiện sự tôn trọng với kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ở Crưm.
 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 06:24:15 pm
Việt Nam hôm qua bỏ phiếu trắng thì phải các bác ạ.

http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/cam-van-nga-tai-sao-noi-thi-de-lam-lai-kho-20140328101745328.htm
Cấm vận Nga: Tại sao nói thì dễ, làm lại khó?

Mỹ, nước phụ thuộc vào nguồn cung ứng urani làm giàu từ Nga, sẽ khó có thể áp đặt những lệnh cấm vận dài hạn nhằm vào Moskva.

Crimea (Crưm) đã sáp nhập vào Nga; còn Mỹ và phương Tây thì vẫn mải miết với các cuộc thảo luận áp đặt chống Nga. Thế nhưng đây là điều nói thì dễ, làm mới khó. Dường như “chú Sam” không có ý định đưa ra các lệnh cấm vận dài hạn.

(http://media.baotintuc.vn/2014/03/28/10/15/280314Ukraine1.jpg)
Các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ hiện phụ thuộc nhiều vào Nga. Ảnh: Greenprophet.com

Các liên kết kinh tế - chính trị giữa Mỹ và Nga chưa chắc đã là điều quyết định. Nhưng ở Mỹ có một ngành công nghiệp phụ thuộc vào phần lớn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nga – đó là các nhà máy điện hạt nhân.

Sự phụ thuộc này của Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Lịch sử bắt đầu từ những năm 1990, khi dự án hạt nhân HEU-LEU được khởi động sau sự sụp đổ của Liên Xô. Theo thỏa thuận này, urani làm giàu cấp độ cao (HEU) từ các đầu đạn hạt nhân của Nga sẽ được chuyển đổi thành urani làm giàu cấp độ thấp (LEU) để sử dụng cho các nhà máy điện nguyên tử tại Mỹ.

Tuy nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung điện, nhưng Mỹ hiện vẫn phải phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, với sản lượng điện lên đến 100 GW. Năm 2014, dự kiến Mỹ sẽ phải cần đến 21.600 tấn urani để đáp ứng cho các nhà máy điện này, trong khi đó, khả năng sản xuất nội địa của Mỹ chỉ đạt khoảng 10% số này – theo số liệu của Cơ quan thông quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Nhập khẩu bù đắp thiếu hụt là xu thế tất yếu, năm 2012, ước tính Mỹ cũng đã phải nhập đến 80% số lượng urani dùng cho điện hạt nhân.

Nhưng đó mới chỉ là một mặt của câu chuyện. Thách thức không phải là việc mua urani (quặng, luyện thô), mà là quá trình phải chuyển đổi urani này thành năng lượng hạt nhân có thể sử dụng được – nói cách khác là làm giàu urani. Dù thế nào đi nữa, Mỹ sẽ còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nga, do năng lực làm giàu hạn chế. Hiện nay, trách nhiệm làm giàu này thuộc về các công ty tư nhân đóng tại Mỹ. Thế nhưng trong số này, các công ty thực sự của Mỹ chỉ chiếm 20%. Các cơ sở nước ngoài nắm giữ phần còn lại: châu Âu chiếm khoảng 35%, và 45% còn lại nằm trong tay các doanh nghiệp của Nga. Nói cách khác, không có các cơ sở làm giàu “bản địa” ở Mỹ và làm giàu hạt nhân phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là Nga.

Có lẽ vậy mà dù dự án HEU-LEU mới hết hạn, nhưng Mỹ lại rất sốt sắng với việc nới rộng vòng đời dự án, bằng việc gia hạn. Đặc biệt, khi mà các công ty cung ứng urani của Mỹ có kế hoạch đệ đơn phá sản, thì vai trò của các cơ sở làm giàu nước ngoài, nhất là Nga, sẽ tăng lên nhiều lần. Nói tóm lại, nếu áp đặt cấm vận chống Nga, Mỹ sẽ có thể phải tính đến việc tìm kiếm các nguồn urani làm giàu ngoài Nga, nhưng đây là điều không hề dễ dàng trong lĩnh vực hạt nhân. Người mất khi đó chính là ngành năng lượng hạt nhân Mỹ.


HT (Epochtimes)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Ba, 2014, 07:07:16 pm
Việt Nam hôm qua bỏ phiếu trắng thì phải các bác ạ.



Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về Ukraine

Trưa 27/3 (theo giờ New York, Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã biểu quyết thông qua nghị quyết với tên gọi "Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine" với 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 58 phiếu trắng.

Các nước bỏ phiếu chống gồm Nga, Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, Nicaragua, Syria, Sudan, Triều Tiên, Venezuela và Zimbabwe. Trong khi đó, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc (thuộc BRICS) đều bỏ phiếu trắng. Một số nước không tham gia bỏ phiếu.
 
Dự thảo nghị quyết trên đây do Ukraine soạn thảo và đề xuất, với sự đồng bảo trợ của một số quốc gia, trong đó có Costa Rica, Qatar, Canada, Botswana và Ba Lan, khẳng định toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine, đồng thời không thừa nhận cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của khu vực Crimea.

Nghị quyết không đề cập cụ thể tới Nga, thay vào đó đề cập một cách chung chung rằng "Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các cơ quan đặc biệt không thừa nhận bất kỳ một sự thay đổi nào về thực trạng của khu vực Crimea và thành phố cảng Sevastopol."

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-thong-qua-nghi-quyet-ve-ukraine/251237.vnp

Không thấy nhắc đến Việt Nam. ???  Có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp: Bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: khanhhuyen trong 28 Tháng Ba, 2014, 07:49:15 pm
Em đọc các phân tích của các bác về vấn đề Cỏ Rơm "Crưm" quả là đầy hấp dẫn và rất nhiều thông tin,có cảm giác là mình đang nói,mình đang phản biện,thật lôi cuốn.

Em vừa đọc báo điện tử của nhà ta,thì hình như U Cờ Rai Na cũng đã ra nhập hay sát nhập vào Liêng Bang Nga rồi hay sao ý các bác ạ.

Hãng tin RIA cho biết thêm trong ngày hôm nay, Quốc hội Nga sẽ có phiên họp khẩn cấp để thảo luận về khả năng để ông Avakov từ chức.

Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Arsen Avakov là người chịu trách nhiệm cho việc một lãnh đạo ‘Khu vực Cánh hữu’ là Aleksandr Muzychko, hay còn gọi là Sashko Bilyi thiệt mạng trong vụ truy ráp hôm thứ Ba vừa qua.


http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/167637/noi-bo-chinh-quyen-ukraina-quay-ra-doi-dau.html

Mời các bác bình tiếp ạ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Ba, 2014, 08:20:42 pm
Em đọc các phân tích của các bác về vấn đề Cỏ Rơm "Crưm" quả là đầy hấp dẫn và rất nhiều thông tin,có cảm giác là mình đang nói,mình đang phản biện,thật lôi cuốn.

Em vừa đọc báo điện tử của nhà ta,thì hình như U Cờ Rai Na cũng đã ra nhập hay sát nhập vào Liêng Bang Nga rồi hay sao ý các bác ạ.



Không (chưa) có chuyện ấy đâu, bác khanhhuyen ạ!

Người Ukr đang có chiến thuật mới đây này. ;D

Phụ nữ Ukraina cấm vận sex trai Nga vì Crưm

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/03/26/14/20140326143855-8ef0020f2.jpg)
Những phụ nữ Ukraina mặc áo phông in hình cổ vũ chiến dịch 'không ngủ với đàn ông Nga'

Nguồn đầy đủ hơn: http://m.vietnamnet.vn/vn/quoc-te/167374/phu-nu-ukraina-cam-van-sex-trai-nga-vi-crum.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 08:42:05 pm
Kết quả bỏ phiếu đây, kết quả này là đêm qua theo giờ Việt Nam, nhưng là sáng 27-3-2014 theo giờ Mỹ (giờ New York) hồi 11giờ 56 phút 03 giây:
(http://4.bp.blogspot.com/-BsOHaKV-Ock/UzRRS0MlU_I/AAAAAAABa_s/-LhHFnlsGzQ/s1600/unitednations02.jpg)

(http://newstrack.outlookindia.com/Uploads/ukraine_unsc20140327.jpg)

(http://mediad.publicbroadcasting.net/p/shared/npr/styles/card_wide/nprshared/201403/295336764.jpg)

Như vậy: thuận - 100 bác; chống - 11 bác; ăn chay - 58 bác (trong đó có nước ta); không bỏ phiếu - một số kha khá (ví dụ: Serbia, Kirghizstan, Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất UAE, Li-băng, Lào, Israel, v.v...).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Ba, 2014, 08:56:48 pm
(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/03/26/14/20140326143855-8ef0020f2.jpg)
Những phụ nữ Ukraina mặc áo phông in hình cổ vũ chiến dịch 'không ngủ với đàn ông Nga'

 Có lẽ chiến dịch này sẽ được phụ nữ Nga nhiệt liệt hưởng ứng bác tuanb5@ nhỉ? ;D

 Chắc chắn trong tương lai phụ nữ Nga sẽ mặc những chiếc áo phông ghi rằng: Trao, đưa hết vào đây ... về đây. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2014, 10:35:21 pm
http://lb.ua/news/2014/03/28/261109_rossiya_otdast_ukraine_voennuyu.html
http://rian.com.ua/politics/20140328/342223270.html

(http://i.lb.ua/120/40/5335565842f34.jpeg)

TT Nga Putin chỉ thị cho BTQP Nga trả lại U các khí tài quân sự thuộc các đơn vị quân đội U trên bán đảo Cờ-rưm không tuyên thệ trung thành với Nga.
Theo cựu BTQP U vừa bị bãi nhiệm Igor Tenyuk thì số vũ khí của LLVT U tại Cờ-rưm có giá hơn 11 tỷ grivna, khối lượng đạn dược là 36 ngàn tấn.

http://lb.ua/news/2014/03/28/261129_krimskie_tatari_provedut.html

(http://i.lb.ua/119/18/53356b2db907e.jpeg)

Người Tatar Cờ-rưm sẽ tổ chức trưng cầu dân ý riêng về Cờ-rưm theo lời thủ lĩnh tatar Mustafa Jemiliev đại biểu QH U, thành viên đảng "Tổ quốc". Cuộc trưng cầu này sẽ được quyết định tại Đại hội đồng Tatar dự kiến họp ở Bakhtchitsarai trên bán đảo Cờ-rưm ngày 29 tháng 3 năm 2014.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Ba, 2014, 10:56:26 pm
The Financial Times: Nga chưa thể đưa quân vào Miền Đông Ucraina
.


Nga có đủ tiềm năng để sử dụng sức mạnh quân sự của mình, nhưng họ có thể vấp phải nhiều vấn đề ngay ở giai đoạn đầu tiên, vì chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài.



Các chuyên gia quân sự tin rằng việc tiếp tục đưa quân vào lãnh thổ Ucraina sẽ là một sai lầm lớn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tờ The Financial Times (Anh) viết.

Trong vòng sáu năm gần đây, Kremli đã nỗ lực chuyển đổi quân đội thành lực lượng hiện đại có khả năng tham chiến cao. Việc Nga lấy Crưm quá dễ dàng là điều bất ngờ đối với Kiev và làm choáng váng cả khối NATO. Vì vậy, ở Nga đang có cảm giác rằng các cuộc cải tổ quân đội đã mang lại kết quả tốt đẹp.

Đối với nhiều người châu Âu, nước Nga hiện nay là một đế quốc quân sự mới hồi sinh. Theo dự báo, ngân sách quân sự của Nga trong năm nay sẽ lên tới 2,5 nghìn tỷ rúp. Năm 2012, con số này là 1,8 nghìn tỷ. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều thay đổi kể từ chiến dịch quân sự gần đây nhất ở Gruzia (năm 2008), trên thực tế quân đội Nga vẫn là một đội quân thiếu tổ chức và chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Mặc dù Nga đã thành công ở Crưm, các chuyên gia quân sự vẫn tin rằng việc tiếp tục đưa quân vào sâu trong lãnh thổ Ucraina sẽ chỉ là một sự ngu xuẩn. Điều cơ bản nhất trong chính sách cải cách quân đội Nga từ thời Bộ trưởng Anatoly Serdiukov là phân chia các lực lượng vũ trang thành những lữ đoàn đa năng, có khả năng thay thế các sư đoàn lớn. Theo ý kiến của chuyên gia James Hakett từ Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, cuộc cải cách này không thể coi là đã thành công hoàn toàn. “Người Nga vẫn đang tiếp tục tìm kiếm một mô hình tổ chức tối ưu phù hợp với ý đồ của họ. Điều này trước hết liên quan đến các lực lượng lục quân và không quân”, - ông Hakett nói trong bài phỏng vấn cho báo The Financial Times.

Nga vẫn đang cố gắng thực hiện bài “chiếm lĩnh trận địa”, giống như chiến thuật của quân đội Mỹ - đưa quân vũ trang chiếm lĩnh trước các vị trí trọng yếu tại những khu vực có khả năng xảy ra xung đột, còn lực lượng chủ yếu sẽ được điều động đến sau đó từ bất cứ đâu.

Tuy nhiên, chiến thuật nói trên đã bị đổ vỡ trong những cuộc tập trận gần đây. Chẳng hạn, trong cuộc tập trận “Vostok” năm 2010, một số tiểu đoàn đổ bộ đã không nhận được vũ khí của mình. Năm 2013, các đơn vị cơ giới vẫn phải theo nguyên tắc cũ - hành quân mang theo đầy đủ vũ khí, trang bị. Bài báo viết.

Vấn đề ở chỗ các cuộc cải cách đã phá vỡ hệ thống cũ, chuyên gia quân sự Igor Sutiagin nhận xét. Các loại xe tăng và xe thiết giáp hiện có không thể di chuyển nhanh gọn, vì vậy mục tiêu nâng cao tính cơ động của quân đội chưa đạt được. Một số chuyên gia quân sự khẳng định rằng Nga chưa điều các đơn vị cơ giới hạng nặng đến Crưm, mà chỉ sử dụng lực lượng đặc nhiệm cơ động và lính dù trong chiến dịch này.

Mặc dù, tờ báo viết, theo một nguồn tin cho biết, Nga đã bắt đầu điều động quân đội ở vùng ngoại ô Matxcơva từ mấy tuần về trước, nhưng đến nay vẫn chưa biết các đơn vị này đang ở đâu và có thể đưa họ vào Miền Đông Ucraina hay không, trong trường hợp xung đột gia tăng.

Theo lời ông Sutiagin, việc giành quyền kiểm soát Crưm là không khó, vì đó là một bán đảo. “Không thể tưởng tượng được rằng Nga có thể thành công nếu đưa quân vào Miền Đông Ucraina, dù là với lực lượng như thế nào đi nữa. Đó là vùng thảo nguyên, không có các ranh giới tự nhiên, cũng giống như ở Afghanistan. Nga có tiềm năng quân sự lớn, nhưng họ có thể gặp vấn đề ngay ở giai đoạn đầu và họ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài”, - tờ The Financial Times trích lời ông Sutiagin đưa tin.

Ngay trong các đạo quân Nga được điều đến vùng giáp ranh biên giới Ucraina cũng có những vấn đề nội bộ. Quân đội Nga đến nay vẫn chưa chuyển hoàn toàn sang chế độ hợp đồng. Quân hợp đồng không nhiều, còn quân nghĩa vụ thì có nhiều vấn đề về sức khỏe và trình độ, vì vậy Nga chưa thể hoàn thiện quân đội theo đúng nghĩa của nó.

Chẳng hạn, khoảng 20-30% lực lượng quân Nga được điều đến vùng gần biên giới với Ucraina ở trong diện được giải ngũ vào mùa thu năm nay và họ sẽ được thay thế bằng tân binh nghĩa vụ - dễ hiểu là việc đó không tạo điều kiện thực hiện các chiến dịch.

Vấn đề chủ yếu có thể cản trở Nga hoàn thành tốt chương trình cải cách quân đội chính là tài chính. “Tình hình kinh tế Nga không cho phép tiếp tục các cuộc cải cách. Ngành công nghiệp Nga chưa thể trang bị cho quân đội mọi thứ cần thiết”, - chuyên gia Sutiagin nhận định.

Ngày hôm qua, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu quân sự - chính trị Dmitry Tymchuk từng thông báo về việc Nga tiếp tục điều quân đến vùng biên giới với Ucraina. Theo lời ông, ở địa bàn tỉnh Rostov đã phát hiện nhiều đoàn xe cơ giới và xe thiết giáp di chuyển về hướng Ucraina.



 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Ba, 2014, 11:08:55 pm
Hôm nay trong cuộc phỏng vấn CBS News , ông Obama cho rằng "để xuống thang tình hình", Nga cần "rút lại quân lính và bắt đầu đàm phán trực tiếp với chính phủ Ukraine cũng như với cộng đồng quốc tế". Tuy nhiên, họ cũng ra tín hiệu sẽ hoãn trừng phạt thêm nếu Moscow không đi xa hơn việc sáp nhập Crimea.


Nhưng đàm phán với " chính phủ" nào của Ukraina? Nga luôn coi Yanukovich là tổng thống hợp hiến mặc dù hiện nay chẳng có 1 con tốt trong tay. Về tương lại cuộc bầu cử mới vào 25/5 ,Nga tuyên bố không công nhận bầu cử Tổng thống Ucraina .Ở thời điểm hiện tại, Nga cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Ucraina, được ấn định vào ngày 25 tháng 5, là không hợp pháp. Đại sứ Liên bang Nga tại Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Andrei Kelin tuyên bố tại Vien (Áo). “Chúng tôi cho rằng cuộc bầu cử này là không hợp pháp, vì nó không hề phù hợp với những gì được nói tới trong thỏa ước (ý nói thỏa thuận về giải quyết khủng hoảng chính trị tại Ucraina, ngày 21/2/2014).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 29 Tháng Ba, 2014, 08:50:30 am
Hôm nay trong cuộc phỏng vấn CBS News , ông Obama cho rằng "để xuống thang tình hình", Nga cần "rút lại quân lính và bắt đầu đàm phán trực tiếp với chính phủ Ukraine cũng như với cộng đồng quốc tế". Tuy nhiên, họ cũng ra tín hiệu sẽ hoãn trừng phạt thêm nếu Moscow không đi xa hơn việc sáp nhập Crimea.


Nhưng đàm phán với " chính phủ" nào của Ukraina? Nga luôn coi Yanukovich là tổng thống hợp hiến mặc dù hiện nay chẳng có 1 con tốt trong tay. Về tương lại cuộc bầu cử mới vào 25/5 ,Nga tuyên bố không công nhận bầu cử Tổng thống Ucraina .Ở thời điểm hiện tại, Nga cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Ucraina, được ấn định vào ngày 25 tháng 5, là không hợp pháp. Đại sứ Liên bang Nga tại Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Andrei Kelin tuyên bố tại Vien (Áo). “Chúng tôi cho rằng cuộc bầu cử này là không hợp pháp, vì nó không hề phù hợp với những gì được nói tới trong thỏa ước (ý nói thỏa thuận về giải quyết khủng hoảng chính trị tại Ucraina, ngày 21/2/2014).

Nhưng sự thật là Nga đã "đàm phán" với Ucraina rồi khi 2 ngoại trưởng Nga và Ucraina từng gặp nhau tại HN an ninh an toàn hạt nhân tại Hà Lan vừa diễn ra!  :o


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Ba, 2014, 09:42:20 am
http://ru.tsn.ua/foto/socseti-zhivo-otreagirovali-na-referendum-v-krymu-vova-b-tvoyu-mat-pochemu-ne-99-9-355200.html

Xem tranh vui của người Ukraine các bác nhé:
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Screenshot-2014-03-29_053047.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Screenshot-2014-03-29_053047.jpg.html)

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Screenshot-2014-03-29_054256.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Screenshot-2014-03-29_054256.jpg.html)

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Screenshot-2014-03-29_053308.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Screenshot-2014-03-29_053308.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Ba, 2014, 09:47:00 am
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2056270

Nghị viện Đức không hài lòng với quyết định tranh cử tổng thống của bà Tymoshenko - rò rỉ đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa bà và "người tình" Sufrich

28.03.2014 16:36

(http://doanhnghiepodessa.com/uploads/News/pic/1396017377.jpg)

Người đứng đầu Nghị viện Đức Norbert Lammert chỉ trích gay gắt kế hoạch trở lại với chính trị của cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko. Tờ báo Deutsche Welle đưa tin dẫn nguồn hãng thông tấn DPA. Phát biểu của bà Tymoshenko là không đáng thảo luận" - ông Lammert cho biết về cuộc trò chuyện điện thoại được cho là của bà Yulia Tymoshenko với thành viên Đảng Các khu vực Nestor Shufrich.

Theo lời chính trị gia của Đức phát biểu của cựu thủ tướng Ukraine "xác nhận những nghi ngờ rằng bà ít thích hợp cho vị trí lãnh đạo chính trị của Ukraine, cũng như người đã bị phế truất khỏi chức vụ tổng thống Viktor Yanukovych".

Như đã đưa tin bà Tymoshenko thừa nhận cuộc nói chuyện với ông Shufrych, nhưng tuyên bố rằng nội dung được công bố đã được sửa chữa.

Ông Lammert cũng bình luận về tuyên bố của bà Yulia Tymoshenko về ý định ra tranh cử tổng thống của Ukraine.

Ông gọi động thái này là có vấn đề nếu "xét đến nhu cầu hòa giải nội bộ của đất nước", cũng như tầm quan trọng của chức năng đại diện của chức vụ tổng thống để phát triển quan hệ đối ngoại, đặc biệt là mối quan hệ với Nga.

Còn đây là nguyên văn đoạn băng ghi âm gây sốc được tung lên Internet được cho là cuộc nói chuyện giữa bà Timoshenko với ông Sufrich, người lâu nay được cho alf người tình của bà.

"Anh bị sốc, nói chuyện với một người quen của chúng ta, ông ấy gần phát khóc - "bây giờ chúng ta sẽ ra sao?" – ông Shufrich nói.

"Bản thân em bây giờ sẵn sàng cấm súng máy, anh biết đấy, đến bắn cho tên khốn này một phát vào đầu" – bà Yulia nói.

" ...Nếu, cầu Chúa, xung đột quân sự nổ ra, anh là sĩ quan dự bị, con trai anh cũng là sĩ quan dự bị, hai cha con sẽ cầm lấy vũ khí và bảo vệ đất nước" – ông Sufrich tiếp tục.
"Nó đã vượt quá mọi ranh giới. Chết tiệt, phải cầm lấy vũ khí và đái lên đầu những lũ lợn Nga đó cùng với lãnh đạo của chúng. Em tiếc là không thể có mặt ở đó bây giờ. Và rằng em không lãnh đạo tất cả các quá trình đó. Không thì cứt mà chúng lấy được Crimea của em! "- lời bà Tymoshenko.

"Anh cũng nghĩ về việc đó. Nếu em có mặt, có thể việc đó đã không xảy ra. Mặc dù tiềm năng sức mạnh chúng ta không có", - lời ông Shufrich.

"Giá là em thì em đã tìm ra cách đi tè vào những thằng khốn nạn đó! Em hy vọng em sẽ khởi động được tất cả các quan hệ của em. Em sẽ nâng tầm toàn thế giới, để, chết tiệt, nước Nga không còn lấy một mảnh ruộng cháy nào" - nhà lãnh đạo của "Batkivshina" nói.

"Tất nhiên ở đây anh là đồng minh của em. Không chỉ là một đồng minh ... Và bây giờ 8 triệu người Nga còn lại ở Ukraine phải làm gì? Bây giờ họ là kẻ bị ruồng bỏ" – ông Sufrich nói.

"Chết tiệt, đem vũ khí hạt nhân mà bắn hết chúng đi" - giọng nói giống của bà Tymoshenko nói.

"Anh không thể tranh cãi với em, bởi vì những gì đã xảy ra thật kinh khủng. Nhưng lờ mờ đã thấy phương án tiếp theo: ngày hôm nay có những hành động coi là bất hợp pháp. Chúng phải được đưa ra ở một tòa quốc tế (nào đó) ... " – giọng Shufrich đề nghị.

"Chúng ta sẽ đến La Hay", - giọng Yulia đảm bảo.

Phương Anh (Theo Ukranews)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 29 Tháng Ba, 2014, 12:07:52 pm
Liên quan đến người phụ nữ tên : Yulia Tymoshenko . một số báo phương tây đăng hình của bà này khi còn quan hệ ngoại giao mặn nồng với Putin năm 2009 . Hình ảnh kiểu này khó đỡ : tay của tổng thống đang làm gì ?

(http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/1-2014/images/2014-03-28/1395997073-2.jpg)

(http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/1-2014/images/2014-03-28/1395997073-1.jpg)

Nhưng giờ đây Yulia Tymoshenko cho rằng putin là kẻ thù số 1 của Ukraine .

GHI CHÚ : CHỊ Yulia Tymoshenko  năm nay 2014 mới có 53 tuổi .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Ba, 2014, 01:11:48 pm
http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/vi-sao-ong-yanukovych-khong-ky-thoa-thuan-voi-eu-vao-phut-chot-20140329090437347.htm

(http://media.baotintuc.vn/2014/03/29/09/03/Defaultaspx%20(19)%20(2).jpg)

Vì sao ông Yanukovych không ký thỏa thuận với EU vào phút chót?

Theo thông điệp của Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych gửi đại hội đảng Các Khu vực mà hãng tin Itar-Tass có được ngày 28/3, ông Yanukovych một lần nữa đã tìm cách giải thích những nguyên nhân khiến ông quyết định không ký thỏa thuận hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) vào phút chót.

Ông Yanukovych nói: “Chúng ta đã từng bước tăng lương, lương hưu, cải tổ đất nước, để tiệm cận chuẩn châu Âu, sẵn sàng ký thỏa thuận hội nhập, và khu vực tự do thương mại với EU. Tuy nhiên vào tháng 10/2013, các thỏa thuận này đã không thông qua thảo luận cần thiết tại quốc hội với các nhà sản xuất hàng hóa. Và khi vấn đề này bắt đầu tăng tốc, thông tin tới tai các nghiệp đoàn, doanh nghiệp lớn, hiệp hội sản xuất hàng hóa, họ bị sốc. Rút cục, chẳng có gì bí mật rằng các nhà sản xuất hàng hóa nông nghiệp của chúng ta được trợ cấp ít hơn 10 lần so với các đối tác ở châu Âu mà với họ thị trường tiêu dùng Ukraine đã mở 100%. Kết quả là, các nhà sản xuất hàng hóa Ukraine không thể cạnh tranh. Buộc phải rút khỏi thị trường tiêu thụ của chính mình”.

Ông Yanukovych nói tiếp: “Nga đã cảnh báo trong trường hợp ký thỏa thuận với EU, nước này sẽ bảo vệ thị trường của mình và tăng thuế quan đối với Ukraine, vì lo sợ Ukraine tái xuất khẩu. Như vậy, với các doanh nghiệp Ukraine hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp liên quan, đã có nguy cơ thực sự phải ngừng hoạt động, và điều này cũng có nghĩa là mất việc làm – đây là thảm họa! Vì nông nghiệp và các khu vực liên quan có 7-8 triệu người lao động, chiếm gần một nửa tổng lực lượng lao động Ukraine”. Các ngành chế tạo máy, chế tạo vận tải, năng lượng, công nghiệp quân sự… của Ukraine cũng đối mặt với nguy cơ tương tự.

Chúng ta thực sự không còn con đường nào khác phải đề nghị các đối tác EU của chúng ta tạm hoãn, tiến hành đàm phán ba bên theo khuôn khổ EU - Ukraine - Nga. Tìm kiếm trong khuôn khổ này phương án cùng có thể chấp nhận cho những vấn đề nảy sinh trong quan hệ thương mại và kinh tế của chúng ta. Và tôi phải làm điều đó. Trong tình hình đó tôi không thể ký thỏa thuận như vậy vì nó đi ngược lại lợi ích quốc gia Ukraine. Thỏa thuận này đem lại cho đất nước một loạt những rủi ro không thể sửa chữa”.

Vấn đề thứ hai, đặt Ukraine trong tình thế khó khăn ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Vilnius là câu trả lời của IMF về các điều kiện để cấp tín dụng, cụ thể là tăng giá khí đốt tiêu dùng 50%, ngừng chi tiền, điều này cũng đồng nghĩa với giảm tiền hưu trí cũng như các khoản chi xã hội khác, và đó là tai họa với mọi người.

Ông Yanukovich nhấn mạnh: “Với tư cách tổng thống và là một người yêu nước, tôi không thể theo các điều kiện như vậy. Vì thế, để tìm lối thoát cho tình hình kinh tế khó khăn của Ukraine, chúng tôi đã thỏa thuận với Nga giảm giá bán khí đốt từ 430 USD xuống 268,5 USD, cấp tín dụng chính phủ 15 tỷ USD và 5 tỷ USD tín dụng phát triển với lãi suất chấp nhận được. Đã có sự đồng thuận phát triển một ‘lộ trình’ khôi phục những gì đã mất trong 1-2 năm qua: gần 15-17 tỷ USD thương mại giữa hai nước. Ký thỏa thuận để một loạt các ngành công nghiệp xem xét các chương trình chung nhằm tăng lượng sản phẩm hoàn chỉnh và tạo việc làm mới”.

Ông Yanukovych nói tiếp: “Tuy nhiên những gì diễn ra tiếp theo chẳng thể ngờ thậm chí trong cơn ác mộng tồi tệ nhất. Tôi không chỉ trích những tuyên bố bẩn thỉu nhằm vào tôi của những người lo ngại cho cuộc sống của mình và an toàn của người họ yêu quí, con đường còn lại do các ngài sẽ phán xét. Tất cả những ai đã và đang thèm khát quyền lực với cái giá phải trả là máu và đau khổ của mọi người, tất cả những ai khuyến khích và giúp đỡ họ, hãy tin rằng điều này không tạo nên hạnh phúc và lời nói cuối cùng sẽ không dành cho các bạn”.

Ông Yanukovych khẳng định chỉ một cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc, chứ không phải bầu cử tổng thống trước thời hạn, mới có thể ổn định đáng kể tình hình chính trị và duy trì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ông cũng đề nghị từ chức Chủ tịch danh dự đảng Các Khu vực và rút khỏi đảng này.


Duy Trinh (P/v TTXVN tại Nga)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Ba, 2014, 02:53:38 pm
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga giải thích rằng trình độ đào tạo của Hải quân Ucraina là thấp hơn nhiều so với trình độ đào tạo của cán bộ, chiến sĩ Nga.


RIA Novosti nguồn dẫn nguồn  tin trong Bộ Quốc phòng Nga : Thủy thủ đoàn của các tàu chiến ven biển và các bộ phận phụ vụ trên bờ của HQ Ukraine bày tỏ mong muốn tiếp tục phục vụ trong Hạm đội Biển Đen sẽ được đào tạo lại  trong hệ thống giáo dục quân sự tại các trung tâm giáo dục và khoa học của Hải quân Nga.

  
" Quyết định phù hợp sẽ được thực hiện trong tương lai gần, đại diện của Bộ Quốc phòng giải thích rằng " trình độ đào tạo cho tất cả các loại nhân viên của Hải quân Ucraina là thấp hơn nhiều so trình độ đào tạo của cán bộ , chiến sĩ Hải quân Nga . "
Hơn nữa, các thủy thủ người Ukraine có ít thời gian thực hành , bởi vì các tàu Hải quân Ukraina hiếm khi thực hiện nhiệm vụ trên biển.

Đại diện bộ QP Nga cho rằng  phải chú ý đến việc đào tạo cho thủy thủ các đội tàu cứu hộ  ở Crimea (hiện có 10 chiếc) . "

 Tuy nhiên, ông tin tưởng rằng, tất cả các thủy thủ người Ukraine  có nhu cầu và sẽ tiếp tục phục vụ trong lực lượng HQ NGa.


Nguồn :korrespondent


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Ba, 2014, 03:58:17 pm
Vụ Cờ-rưm có mùi nặng nề của một vụ dàn xếp. Ngày 4-3 TT Putin tuyên bố Nga không xét đến khả năng sáp nhập Nga vào Cờ-rưm. Trang bị vũ khí của U tại Cờ-rưm giá trị đến hàng tỷ đô la mà chẳng thấy quân U bắn một phát đạn. Trả lời báo giới rằng tự vệ Cờ-rưm mua trang phục Nga ngoài Chợ Giời, rồi khi tuyên bố trao trả bớt vũ khí cho U trong dịp gặp mặt khen thưởng thì TT Nga lại biểu dương giới quân sự Nga đã chiếm được bán đảo ngon lành không đổ máu. Rồi thì quyền TT U cũng khen ngợi quân nhân U dũng cảm trong việc bảo vệ Cờ-rưm khi tiếp các quân nhân U từ Cờ-rưm về đến Kiev. Các bác có thấy cả 2 bên đều là những diễn viên đại tài không nào.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Ba, 2014, 04:26:46 pm
Quân đội Nga được rút bớt khỏi biên giới Nga- Ukraine, nhưng đưa lên các xe tăng thế hệ mới T-90

  
Theo thông tin của Dmitry Tymchuk , lãnh đạo trung tâm ghiên cứu chính trị-quân sự, ở ku vực Bryansk đã xuất hiện nhiều xe tăng Nga T- 90 thế hệ mới.
Nga tiếp tục tiến hành điều chuyển các đv QD trên biên giới giáp với Ukraine , nhưng số quân đã giảm ở khu vực ranh giới phía đông , nhưng lại ghi nhận sự điều chuyển của các thê đội tăng thế hệ mới T-90.

" Tuy nhiên, trong khu vực Bryansk có các thê đội xe bọc thép tiến tới biên giới để vận chuyển các thiết bị Qs thì các thê đội tăng T-90 lại được điều chuyển đi ".

 Dmitry Tymchuk lưu ý rằng , đơn vị được điều chuyển tới là đv 98 Taganrog ( Sư đoàn cận vệ dù) , có sư đoàn bộ đóng tai Ivanovo.

Vào đêm trước , giám đốc viện chính sách-thông tin Bộ Ngoại giao Ukraine Yevhen Perebiynis thông  rằng, Nga rút quân khỏi khu vực Luhansk , nhưng vẫn tiếp tục tập trung gần biên giới của khu vực Kharkiv và Chernihiv .

 Yevhen Perebiynis cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật  , an ninh Nga như FSB vẫn có các hoạt động, tiếp tục gây bất ổn tình hình ở khu vực phía đông nam . Tiếp tục tập trung và sắp xếp lại các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga trong khu vực biên giới với Ukraine.

Các cơ quan sức mạnh LBN tiếp tục tăng cường hoạt động tình báo trong khu vực biên giới Ukraina. LL quân sự vẫn tiếp tục củng cố vị thế của mình trên biên giới hành chính với khu vực Kherson-Cremea .


http://news.bigmir.net/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Ba, 2014, 04:42:43 pm
 Bác qtdc thân mến!


Theo tôi Nga và Mỹ đang mở đường cho nhau.

Tổng thống Nga hôm qua chủ động điện đàm với tổng thống Mỹ để thảo luận về một con đường ngoại giao cho vấn đề Ukraine, sau khi cả hai có những phát biểu cứng rắn về chính sách của nhau.Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý rằng các Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước – ông John Kerry và ông Sergei Lavrov - sẽ gặp nhau trong thời gian gần tới để thảo luận về con đường ngoại giao giải quyết tình hình xung quanh Ukraina.

Obama tái khẳng định quyết tâm tiến tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng."Tổng thống Obama nói rõ rằng điều này chỉ có thể diễn ra nếu Nga rút quân và không có thêm những bước nhằm tiếp tục vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine".


Để tỏ rõ cái thiện ý của Nga làm giảm căng thẳng ở U, Theo RIA Novosti, ngày 28/3, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh trả lại cho phía Ukraine toàn bộ vũ khí, trang thiết bị quân sự, tàu chiến, máy bay chiến đấu của các đơn vị quân đội Ukraine đóng quân ở Crimea không muốn phục vụ trong quân đội Nga.


Tiếp đó, thiện ý của Nga cũng được tỏ rõ cho EU và Mỹ thấy, các lực lượng vũ trang Nga đóng tại khu vực biên giới giáp với Ukraina đã đã được điều chuyển lui bớt về tuyến sau.


Trong thời gian tới chúng ta sẽ chứng kiến những hoạt động ngoại giao mềm mỏng hơn thay cho những lời đe dọa lẫn nhau. Phản ứng trước tình hình trên, thị trường tài chính Nga hiện đang có đợt sóng ngầm bán ra Dollar nhằm chốt lời. Thị trường kim loại quí theo " chiên da" Longtrec sang tuần sẽ tiếp tục đà giảm, các CCB tích trữ vàng nhiều nên tranh thủ ngày lễ chưa có giá ( do sàng vàng London nghỉ lễ)  bán ra. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Ba, 2014, 07:21:37 pm
Đảng Các khu vực ủng hộ ứng cử viên Mikhail Dobkin tại kỳ bầu cử Tổng thống Ucraina .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/dobkin16-11_zps50b93a37.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/dobkin16-11_zps50b93a37.jpg.html)

Ông Mikhail Dobkin - nguyên Chủ tịch tỉnh Kharkov

Đảng bộ Đảng Các khu vực tại các tỉnh sẽ ủng hộ ứng cử viên Mikhail Dobkin - nguyên Chủ tịch chính quyền nhà nước Ucraina tại tỉnh Kharkov - tại kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới.

Quyết định trên được thông qua tại kỳ họp Hội đồng chính trị Đảng Các khu vực, tổ chức tại Kiev.Cụ thể, ứng cử viên Mikhail Dobkin nhận được sự ủng hộ của đại diện 21 đảng bộ Đảng Các khu vực tại các tỉnh, chỉ trừ đảng bộ hai tỉnh Zaporogie và Kirovograd.

Trước đó có tin, ngày 25/3/2014, ông Dobkin đã nộp giấy tờ đăng ký tranh cử tại Ủy ban bầu cử trung ương.

Cùng ngày 25/3, đại biểu Quốc hội thuộc Đảng Các khu vực Sergei Tigipko cũng đã hoàn thành thủ tục đăng ký tranh cử Tổng thống Ucraina.


Đảng Các khu vực( nguyên là đảng của cựu tổng thống Yanukovich), trong động thái muốn giữ khoảng cách với cựu tổng thống, cựu chủ tịch đảng bị phế truất chạy sang Nga.Ông Borys Kolesnikov, phó chủ tịch đảng Các khu vực hôm nay cho biết ông Viktor Yanukovych và nhóm thân cận sẽ chính thức bị khai trừ trong cuộc họp ngày mai, nhằm lấy lại uy tín cho đảng này. Chưa biết ứng cử viên đảng khu vực có làm được nước mẹ gì không, nhưng phó chủ tịch đảng ông Kolesnikov cũng vội đánh tiếng với Nga "không từ bỏ quan hệ với Moscow ".


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 30 Tháng Ba, 2014, 01:02:15 am


Cựu võ sĩ Klitschko từ bỏ cuộc đua Tổng thống Ukraine

Nhà cựu vô địch quyền Anh Vitaly Klitschko đã quyết định từ bỏ cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Ukraine vào tháng Năm tới, và thay vào đó sẽ ủng hộ ứng viên là doanh nhân Petro Poroshenko.

Klitschko cũng cho biết ông sẽ lên kế hoạch ứng cử chức thị trưởng Kiev, cũng được tổ chức song song với cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng Năm tới.

Klitschko là một trong những thủ lĩnh của cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych hôm 22/2 đồng thời ủng hộ việc xích lại gần với Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, "Tiến sĩ búa thép" - có bằng kinh tế - lại bị xem là có ít kinh nghiệm chính trường.

Trong một cuộc trưng cầu hồi tháng 12 năm ngoái, khi phong trào biểu tình đang lên cao, cựu võ sĩ quyền Anh này được coi là một trong những đối thủ chính của Tổng thống khi đó, Yanukovych với tỷ lệ ủng hộ là hơn 20%.

Tuy nhiên, trong một cuộc trưng cầu mới được tổ chức do bốn cơ quan nghiên cứu uy tín của Ukraine thực hiện tuần trước thì Klitschko chỉ xếp thứ hai, sau chính tài phiệt sản xuất chocolate Poroshenko.

Poroshenko là doanh nhân duy nhất tham gia phe biểu tình ở Kiev, được xem là người có nhiều khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử do Mỹ và EU hậu thuẫn sắp tới, có sự tham gia của cả cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko.

Trong cuộc trưng cầu mới đây, là Tymoshenko xếp thứ ba. Nay với việc Klitschko rút lui, “Nữ hoàng khí đốt” có thể sẽ là đối thủ chính của doanh nhân Poroshenko.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/cuu-vo-si-klitschko-tu-bo-cuoc-dua-tong-thong-ukraine/251510.vnp

Cho đến nay, Nga vẫn coi cuộc bầu cử Tổng thống Ukr sắp tới là bất hợp pháp. Lý do có thể cho rằng Ukr "ương bướng" khi nói Nga sáp nhập Crimea...là bất hợp pháp chăng?  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 30 Tháng Ba, 2014, 09:51:57 am
Chào các bác , tranh thủ lúc nông nhàn,ghé qua thăm bác Longtrec@ xin chén trà, chém tí gió các bác nhỉ ?
Cứ nhìn vào bức tranh toàn cảnh tại chính trường Crime - Ucraina lúc này,mới thấy các chú U quả là phù thủy cao tay: Với cú lật đổ chính phủ thân Nga ,thay vào bằng một chính phủ nghiêng về EU .Buộc chú Sam & EU phải bơm tiền vào để giữ U ...Bằng việc tăng phí đường ống khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ucraina , U cũng thu được nhiều tỷ rúp qua phi vụ này.
Túm lại: Bằng một trò phù thủy, chú U chẳng cần phải cày - bừa - cấy - hái ...Các chú cứ rót tiền vô ..
hic .Bọ đây cứ việc rung đùi nhắm thịt bò Texdas với vodka Nga ...ôi ...tuyệt cú mèo .
Các bác cho em xin tí gia vị , cho nó tròn vị.hic.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:16:20 am
Nga có thể phá hủy kinh tế Mỹ bằng vũ khí “đô la xăng dầu”



Một trong những nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ, ông Jim Sinclair, nhận định Nga có thể làm sụp đổ nền kinh tế Mỹ bằng “đô- la xăng dầu”.

Theo ông Sinclair, sức mạnh của đồng USD dựa trên thỏa thuận giữa Mỹ với Saudi Arabia, rằng tất cả các hợp đồng chuyển giao nhiên liệu đều được thanh toán bằng đồng USD. Hiện tại, Moscow có thể làm sụp đổ “đô- la xăng dầu” này trong nhanh chóng và gây chao đảo chỉ số Dow Jones.

 

Theo ông Sinclair, các biện pháp trừng phạt hiện tại nhằm vào nước Nga chỉ như cú sút vào chân. Chuyên gia này cho rằng giá trị thật sự trên thế giới ngày nay là "đô-la xăng dầu", nhưng Nga có thể phá hủy giá trị này khi yêu cầu thanh toán bằng đồng euro hay Nhân dân tệ khi các đối tác mua dầu của họ.

Hơn thế nữa, nước Mỹ có thể bị mất sự ảnh hưởng ở châu Âu nếu Nga bán nhiên liệu cho khu vực này nhưng không muốn nhận về đồng USD. Như vậy người vui mừng có lẽ là Đức và các nước châu Âu. Tỉ giá đồng euro có thể sẽ tăng trong khi chi phí dầu và khí đốt có thể giảm. Nhưng nước Mỹ sẽ phải đối mặt với sự tăng giá xăng đột ngột, lạm phát phi mã trong bối cảnh môi trường kinh doanh ảm đạm và chỉ số công nghiệp Dow Jones mất điểm.

Tuy nhiên, liệu Moscow có cần mạnh tay như vậy?

Một trong những biện pháp trừng phạt cứng rắn mà phương Tây tuyên bố sẽ thực hiện là loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT. Ông Alexander Abramov - giáo sư về thị trường chứng khoán tại Trường cao học Kinh tế Moscow - cho rằng nếu điều này xảy ra thì cấm vận cũng sẽ tạo tác động tiêu cực không kém đối với người ban hành.

“Về mặt kĩ thuật, việc loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT là rất dễ dàng vì chỉ cần chặn các địa chỉ IP của ngân hàng Nga. Tuy nhiên, SWIFT là một trong những hệ thống chính mà các nhà băng sử dụng trong những thanh toán quốc tế. Do các ngân hàng phụ thuộc lẫn nhau nên không ai ở châu Âu hoặc Mỹ có thể áp đặt cấm vận này".

"Nếu các ngân hàng Nga không thể sử dụng hệ thống SWIFT thì họ se không thể thanh toán các khoản chi kịp thời cho những đối tác phương Tây, từ đó tạo nên cú sốc đối với hệ thống tài chính. Chuyện này là mối đe dọa thực sự hơn là việc dùng đồng euro trong các giao dịch dầu khí. Thế giới tài chính chỉ vừa mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nên tôi nghĩ sẽ không thể chịu được cú sốc như vậy” - giáo sư Abramov lí giải.

Giám đốc Công ty phân tích Alpari Alexander Razuvayev cho rằng Nga không cần phải đáp trả lại các cấm vận của phương Tây.

“Nga chiếm phần lớn trong thị trường năng lượng ở châu Âu. Nga cũng đã thanh toán bằng USD cho các giao dịch khí đốt, chỉ một phần hợp đồng thanh toán bằng euro. Do vậy Nga cũng góp phần giúp các đồng tiền này mạnh khi chấp nhận ngoại tệ để mua dầu khí của Nga".

"Thị trường năng lượng chỉ mới hình thành không lâu, và Nga đã chấp nhận các quy tắc cuộc chơi. Nhưng từ khi Nga đã bán nguyên liệu thô của chính mình thì cũng có thể thay đổi các quy tắc này. Ít nhất là đã có các công ty nhà nước như Rosneft và Gazprom đã cân nhắc biện pháp này từ cuối năm 2008. Nhưng dĩ nhiên, lựa chọn này chỉ thích hợp trong những tình hình nghiêm trọng” - ông Razuvayev nhận định.

Hiện tại Nga không cần phải sử dụng những biện pháp khắc nghiệt như vậy, và Nga chỉ đáp trả những trừng phạt của phương Tây bằng hình thức tương tự, như ban hành danh sách cấm vận đối với các quan chức Mỹ để trả đũa danh sách trừng phạt quan chức Nga của Mỹ. Những trừng phạt kinh tế của phương Tây cũng chưa gây tác động nghiêm trọng cho Nga, mà chỉ buộc Nga phải tự điều chỉnh mình. Chẳng hạn, khi Visa hay MasterCard từ chối các thanh toán của ngân hàng Nga thì chính quyền Nga quyết định thành lập hệ thống thanh toán của riêng mình.


Trường Giang
Nguồn: motthegioi.vn


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:34:12 am
Vitaly Klichko tuyên bố ra tranh cử Thị trưởng Kiev
 

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/klichko_vitaly_zps4c33fa51.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/klichko_vitaly_zps4c33fa51.jpg.html)



Nhà lãnh đạo đảng UDAR Vitaly Klichko tuyên bố sẽ ra tranh cử Thị trưởng Kiev và ủng hộ ứng cử viên Petr Porosenko tại kỳ bầu cử Tổng thống Ucraina ngày 25 tháng 5 tới.

Ông Klichko nói điều này tại đại hội lần thứ XI của đảng UDAR, tổ chức ngày hôm nay tại Kiev.

klichko vitaly

“Tôi đã quyết định: sẽ tham gia tranh cử Thị trưởng Kiev”, - ông nói và tuyên bố rằng có dự định xây dựng Kiev thành một thủ đô châu Âu thực sự.

Giải thích về quyết định ủng hộ ứng cử viên Petr Porosenko, thủ lĩnh đảng UDAR cho rằng trong tình hình Ucraina hiện nay, Tổng thống cần phải là người có chỉ số tín nhiệm tối đa và hợp pháp. Vì vậy, các lực lượng chính trị dân chủ không nên tranh giành phiếu của nhau và biến bầu cử thành cuộc chiến chống lại lẫn nhau.

Theo ý kiến ông, các đảng chính trị có tư tưởng dân chủ cần ủng hộ một ứng cử viên duy nhất, có chỉ số tín nhiệm cao nhất, mà theo ông là Petr Porosenko, để đảm bảo chiến thắng ngay tại vòng bầu cử đầu tiên.

“Xét về lợi ích của Ucraina, để giữ gìn sự thống nhất của đất nước, tôi đề xuất với tất cả các lực lượng dân chủ Ucraina hãy ủng hộ ứng cử viên Petr Porosenko tại kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới”, - ông Kilichko tuyên bố.

Như tin đã đưa, theo kết quả cuộc điều tra ý kiến xã hội gần đây nhất do Viện xã hội học quốc tế Kiev thực hiện, doanh nhân - đại biểu Quốc hội Ucraina Petr Porosenko hiện đang là người có chỉ số tín nhiệm cao nhất trong số các ứng cử viên Tổng thống Ucraina, với 24,9% tổng số cử tri ủng hộ. Vitaly Klichko đứng thứ hai, với 8,9%, còn cựu Thủ tướng Yulia Timosenko đứng thứ ba, với 8,2%.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:35:57 am

Oleg Tiagnybok không loại trừ khả năng thỏa thuận với “Khối cánh hữu” .


Thủ lĩnh đảng dân tộc chủ nghĩa “Svoboda” Oleg Tiagnybok tuyên bố không loại trừ khả năng sẽ thỏa thuận với “Khối cánh hữu” tại kỳ bầu cử Tổng thống Ucraina sắp tới. Ông nói điều này tại cuộc họp báo ngày hôm nay, sau đại hội đảng “Svoboda”, hãng UNN đưa tin.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Tiagnybok14_zpsc96ab7d4.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Tiagnybok14_zpsc96ab7d4.jpg.html)

Tiagnybok

“Nếu nói về khả năng thỏa thuận và cùng điều phối hoạt động, tôi nghĩ rằng đó là điều hoàn toàn thực tế. Trong quá trình tranh cử, tất cả sẽ động chạm lẫn nhau và mọi thứ sẽ về đúng chỗ của mình”, - ông nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng thỏa thuận với “Khối cánh hữu” của Dmitry Yarosh, thủ lĩnh đảng “Svoboda” nói: “Chúng tôi cũng không loại trừ việc thỏa thuận với một lực lượng chính trị khác theo chủ nghĩa dân tộc. Nói chung, chúng tôi đánh giá tích cực sự xuất hiện của lực lượng này”.

Được biết, ngày hôm nay các đại biểu dự đại hội của đảng “Svoboda” đã thống nhất đề cử nhà lãnh đạo của mình - Oleg Tiagnybok - ra tranh cử Tổng thống Ucraina tại kỳ bầu cử 25 tháng 5.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:38:32 am

Ông Porosenko kêu gọi bà Timosenko ủng hộ mình trở thành Tổng thống Ucraina
 

Doanh nhân Petr Porosenko - thủ lĩnh đảng “Công bằng”, ứng cử viên đang được đánh giá là có triển vọng nhất tại kỳ bầu cử Tổng thống Ucraina - đã lên tiếng kêu gọi cựu Thủ tướng Yulia Timosenko ủng hộ mình trong chiến dịch tranh cử. Ông nói điều này trong cuộc họp báo chung ngày hôm nay với nhà lãnh đạo đảng UDAR Vitaly Klichko, sau Đại hội toàn Ucraina lần thứ XI của đảng UDAR tại Kiev, hãng UNN cho biết

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Klichko_Porosenko_zpse0fd12b4.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Klichko_Porosenko_zpse0fd12b4.jpg.html)

Klichko Porosenko Vitaly Klichko (trái) và Petr Porosenko đã thống nhất trở thành đồng minh của nhau.



Doanh nhân Petr Porosenko - thủ lĩnh đảng “Công bằng”, ứng cử viên đang được đánh giá là có triển vọng nhất tại kỳ bầu cử Tổng thống Ucraina - đã lên tiếng kêu gọi cựu Thủ tướng Yulia Timosenko ủng hộ mình trong chiến dịch tranh cử. Ông nói điều này trong cuộc họp báo chung ngày hôm nay với nhà lãnh đạo đảng UDAR Vitaly Klichko, sau Đại hội toàn Ucraina lần thứ XI của đảng UDAR tại Kiev, hãng UNN cho biết.

“Yulia Vladimirovna sẽ không trở thành đối thủ chính trị của chúng ta, ít nhất là điều đó sẽ được ghi nhận rõ ràng từ phía chúng ta. Hơn nữa, chúng ta sẽ đánh giá rất cao nếu Yulia Vladimirovna ủng hộ sáng kiến ngày hôm nay của chúng ta”, - ông tuyên bố.

“Nếu điều đó không xảy ra, Yulia Vladimirovna sẽ chỉ là đối thủ trong bầu cử”, - ông nói thêm.

Ông Porosenko cũng tỏ ra tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng ngay ở vòng một bầu cử Tổng thống.

“Đất nước hiện nay cần có sự thống nhất và sự thống nhất đó ngày hôm nay đã được thể hiện bởi đảng “Công bằng” và đảng UDAR. Khối thống nhất này có thể giúp chúng ta giành chiến thắng thuyết phục ngay ở vòng đầu bầu cử Tổng thống, cũng như trong bầu cử Thị trưởng Kiev”, - ông tuyên bố.

Được biết, ngày hôm nay Đại hội toàn Ucraina lần thứ XI của đảng UDAR đã thống nhất đề cử thủ lĩnh của mình - Vitaly Klichko - ra tranh cử Thị trưởng Kiev, còn thủ lĩnh đảng “Công bằng” Petr Porosenko được ủng hộ tham gia ứng cử tại kỳ bầu cử Tổng thống Ucraina.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:39:56 am
Lúc đầu Nga không công nhận chính phủ lâm thời tại U ,lý do là đảo chánh -vi hiến . Nhưng nay đã nuốt xong Crimea ,thấy Mỹ đã buông xuôi ,châu âu thì giận hờn lấy lệ còn U thì bất lực ,nên Sa hoàng Nga đệ tam mới bớt giận . Có NHỮNG động thái xuống thang trong tranh chấp ,như lui quân về tuyến sau , trả bớt một số vũ khí lạc hậu cho U ..hoặc đàm phán với chính phủ lâm thời cấp bộ trưởng ( mà cấp bộ trưởng không đủ tư cách ký kết hiệp định giữa 2 nước và quốc tế ) .

Xem ra ý đồ của sa hoàng nga chỉ muốn chiếm Crưm VÀ BIẾN ukraina thành một quốc gia trung lập nay đã toại nguyện . dần từng bước sự việc sẽ êm đẹp như mong muốn ,phản ứng của quốc tế nói như vậy thôi cho có vẻ công bằng cứng rắn chứ thực thi không nổi ,người ta sẽ quên ngay như thể nước trôi qua cầu vậy . Nước Nga không có thiếu đất để trồng lúa mỳ ,vậy không cần phải ôm mảnh đất U màu mỡ kia cho nặng trách nhiệm .
sắp tới đây vì tình hình chính trị lủng củng tại U Sẽ ảnh hưởng tới nông nghiệp nước NHÀ ,rồi U sẽ phải ngửa tay đi xin viện trợ của Nga và quốc tế - lúc ấy mới phải lệ thuộc vào người ta .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:41:09 am
Sergei Lavrov: Nga sẽ cương quyết yêu cầu liên bang hóa Ucraina.
 



Matxcơva theo quan điểm liên bang hóa Ucraina và hy vọng rằng ý tưởng này sẽ được chuyển tải đến Kiev qua lãnh đạo các nước châu Âu. Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov tuyên bố trong buổi sáng hôm nay.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/lavrov6-12_zps5946a267.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/lavrov6-12_zps5946a267.jpg.html)


Ông Lavrov cho biết, Nga đang tiến hành thảo luận vấn đề liên bang hóa Ucraina với các đối tác Phương Tây.

“Tôi có thể nói rằng liên bang hóa không phải là từ cấm kỵ trong các câu chuyện của chúng tôi. Tôi tin tưởng rằng chúng tôi cần phải cương quyết yêu cầu việc đó, không phải vì chúng tôi muốn như vậy, mà bởi vì đó là đòi hỏi của các địa phương Miền Đông và Miền Nam Ucraina”, - Ngoại trưởng Nga nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình sáng thứ bảy.

Trả lời câu hỏi, liệu ý tưởng này có thể được chuyển đến Kiev qua các nhà lãnh đạo châu Âu như lời ông nói hay không, Ngoại trưởng Nga cho biết: “Tôi chỉ có thể hy vọng như vậy, bởi vì rất khó tin vào sự tự quyết của Chính phủ đương nhiệm Ucraina”.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cho rằng, việc cải cách Hiến pháp phải được tiến hành thông qua trưng cầu dân ý và thể hiện quyền lợi của tất cả các địa phương.

“Đó là những gì mà Miền Đông và Miền Nam Ucraina đòi hỏi. Chúng tôi tin rằng đó là con đường hoàn toàn đúng đắn. Trong khi đó, đại diện Bộ Ngoại giao Ucraina trả lời chúng tôi rằng các đề nghị của phía Nga là hành động khiêu khích và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, và họ cho rằng những ý tưởng do chúng tôi đề xuất là không phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của thể chế nhà nước Ucraina. Xin hỏi lại là những ý tưởng nào? Thứ nhất - liên bang hóa đất nước, thứ hai - quy chế hai ngôn ngữ chính thức. Tôi không hiểu tại sao những điều đó lại bị cho là không phù hợp?”, - ông nói.

Xin nhắc lại với bạn đọc rằng trong thời gian vừa qua tại Miền Đông Ucraina đã diễn ra nhiều cuộc mít tinh đòi liên bang hóa đất nước. Ngày 25/3/2014, công an Donetsk đã khởi tố hình sự vụ việc kéo cờ Nga trên trụ sở Hội đồng tỉnh, ngày 23/3.

Trước đó, trong cuộc gặp với Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ucraina Andrei Deshitsa, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố Nga không có ý định sử dụng sức mạnh quân sự tại các tỉnh Miền Đông và Nam Ucraina. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước đã thống nhất sẽ tiến hành sớm các cuộc tư vấn cấp Bộ trong trường hợp gia tăng căng thẳng.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 30 Tháng Ba, 2014, 11:52:28 am
Sergei Lavrov: Nga sẽ cương quyết yêu cầu liên bang hóa Ucraina.
 


Nếu U Chấp thuận liên bang hóa là sẽ mắc bẫy CỦA NGA " CHIA ĐỂ TRỊ" chỉ cần Nga chỉ đạo từ bên ngoài là các chủ thể cộng hòa trong liên bang U kia sẽ đòi lý khai như crimea ,đòi độc lập ,sau nửa là sát nhập vào Nga hay không thì còn tùy . nhiễu nhương loạn lạc như vậy làm sao mà nhà nước thống nhất quản lý được - chứ đừng nói tiến lên .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Ba, 2014, 01:59:49 pm
http://blogs.reuters.com/great-debate/

(http://blogs.reuters.com/nader-mousavizadeh/files/2014/03/putin-military-1024x725.jpg)
Tổng thống Nga khen ngợi tự vệ Crimea và phong quân hàm cấp tướng cho các tự vệ nay đã trở thành quân nhân LB Nga (trong ảnh là một tướng thuộc LL cảnh sát đặc biệt Bộ Nội vụ LB Nga đang cúi đầu khi bắt tay bác Pu).

(http://en.ria.ru/images/18884/11/188841104.jpg)

http://en.ria.ru/russia/20140328/188840153/Putin-Praises-Military-for-Lack-of-Bloodshed-in-Crimea.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Ba, 2014, 02:33:21 pm
Trích dẫn
Nếu U Chấp thuận liên bang hóa là sẽ mắc bẫy CỦA NGA " CHIA ĐỂ TRỊ" chỉ cần Nga chỉ đạo từ bên ngoài là các chủ thể cộng hòa trong liên bang U kia sẽ đòi lý khai như crimea ,đòi độc lập ,sau nửa là sát nhập vào Nga hay không thì còn tùy . nhiễu nhương loạn lạc như vậy làm sao mà nhà nước thống nhất quản lý được - chứ đừng nói tiến lên .

Theo longtrec thì sớm muốn gì U cũng sẽ nước là nước " trung lập" còn trọn ngả hẳn về bên nào U sẽ nhừ đòn. Ứng cử viên "đấm bốc" với ứng cử viên "xe lăn" chắc không có vẹo gì rồi. Cuộc đấu tới đây nhiều khả năng sẽ thuộc về Klichko Porosenko đảng "công bằng"và  đảng " các khu vực" nhưng nhiều khả năng 1 liên minh mới sẽ xuất hiện trước bầu cử. Rất có thể sẽ có những đột biến tạo ra thế rằng co, ví dụ như mấy đảng cực đoan bắt tay với nhau chống lại liên minh "cầm quyền" và biết đâu đấy mấy thằng cha yêu súng này khi biết khó kiếm phiếu sẽ dồn phiếu cho đảng " các khu vực". Chính trường của U đang chịu nhiều sức ép từ các phía, họ sẽ càng đau đầu hơn vào tháng 4-5 dân chúng khi bị động đến túi tiền ít ỏi còn lại họ sẽ " đấu tranh", lợi ích sát sườn của họ mà.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Ba, 2014, 03:15:32 pm
Lavrov và Kerry sẽ gặp nhau tại Paris
.


MOSCOW, ngày 30 tháng 3 - RIA Novosti . Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp nhau tại Paris.

 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp nhau ở Paris " -  RIA Novosti ra thông báo trên cổng thông tin bộ Bộ Ngoại giao Nga .

Tổng thống Nga và Mỹ hôm thứ Sáu đã thảo luận các bước mà cộng đồng quốc tế để giúp ổn định tình hình ở Ukraine và đồng ý rằng trong tương lai gần các bức cụ thể sẽ được Lavrov và Kerry thảo luận  . Hồi đầu tuần , 2 bộ trưởng ngoại giao của hai nước đã gặp nhau tại The Hague  , trọng tâm chính của các cuộc đàm phán là tình hình ở Ukraine .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Ba, 2014, 03:21:35 pm
Trung lập ở đây là Nga bảo phải nghe. Mỹ và bất cứ ai nói gì phải sang trao đổi trước rồi mới được làm. Làm bất cứ việc gì cũng phải thỏa mãn 2 điều ích nước Ukraina lợi nhà Mẹ Nga, vốn dĩ Chúa đã sắp xếp thế rồi, cùng Chính thống giáo cả mà. Cũng phải tay cao cường mới lèo lái được. Lợi-hại thì xưa nay đã rõ. Sao họ không xem xét phương án liên bang với quân ta. Được đấy chứ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 30 Tháng Ba, 2014, 04:41:21 pm
Trung lập ở đây là Nga bảo phải nghe. Mỹ và bất cứ ai nói gì phải sang trao đổi trước rồi mới được làm. Làm bất cứ việc gì cũng phải thỏa mãn 2 điều ích nước Ukraina lợi nhà Mẹ Nga, vốn dĩ Chúa đã sắp xếp thế rồi, cùng Chính thống giáo cả mà. Cũng phải tay cao cường mới lèo lái được. Lợi-hại thì xưa nay đã rõ. Sao họ không xem xét phương án liên bang với quân ta. Được đấy chứ.

Tôi nhất trí với quan điểm này . quan điểm này lại trùng quan điểm với sa hoàng Nga .
phó thường dân như chúng ta còn thấy vậy huống chi phòng nghiên cứu về Nga CỦA MỸ .
biết vậy nhưng ai đã làm gì được ai ? ai yếu về tiềm lực kinh tế trong vấn đề này hơn người ấy chịu thua .

XÉM NỮA THÌ QUÊN :

còn cái khoản triều cống hàng năm cho Nga chưa thấy nói tới .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Ba, 2014, 05:33:41 pm
Nga nó bao năng lượng là chính chứ không triều cống gì đâu. Nhưng sướng hơn Nga nữa thì không được. Nhưng đã độc lập rồi thì phải tự quyết chứ. Năm 2004 làm CM Cam Nga nó không can thiệp.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Ba, 2014, 12:29:08 am
Quá hề, xin copy về các cụ thưởng lãm!



Darth Vader - ứng cử viên Tổng thống Ucraina kỳ dị nhất thế giới




Kỳ bầu cử Tổng thống Ucraina đang tới gần và ngày càng có nhiều diễn biến hấp dẫn. Cùng với sự chạy đua của nhiều chính trị gia hàng đầu, hôm thứ bảy vừa qua, một nhân vật hết sức kỳ dị - Darth Vader, từ thành phố cảng Odessa, Phó chủ tịch “Đảng Internet Ucraina”, với họ tên và trang phục y hệt nhân vật chính trong bộ phim “Cuộc chiến tranh giữa các vì sao” nổi tiếng một thời - cũng đã nộp đơn đăng ký tranh cử.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1_zpsee579281.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1_zpsee579281.jpg.html)

Darth Vader mang giấy tờ đến Ủy ban bầu cử

Theo các phương tiện truyền thông cho biết, hôm 29 tháng 3, Darth Vader cùng đội quân tháp tùng ăn mặc như trong phim giả tưởng, đã đích thân đến Ủy ban bầu cử trung ương, nộp đầy đủ giấy tờ và số tiền đặt cọc 2,5 triệu grivna theo quy định của luật bầu cử Ucraina.

Darth Vader trở nên nổi tiếng tại Ucraina sau một loạt các hoạt động đường phố - chẳng hạn như việc đấu tranh chống các bãi đậu xe trái phép, phát muối và diêm cho người dân Kiev khi rộ lên tin đồn về “ngày tận thế”… Nhân vật này còn tổ chức tấn công Bộ Tư pháp Ucraina trong thời kỳ Maidan và tự xưng là Thị trưởng mới của Odessa. Thị trưởng Odessa thời đó là Akeksei Kostusev được “mời” làm người đứng đầu hành tinh Tatooine.

Một số hình ảnh về Darth Vader:

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2_zpsc6fed695.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/2_zpsc6fed695.jpg.html)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3_zps442b2824.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/3_zps442b2824.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/4_zps61ac8011.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/4_zps61ac8011.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/5_zpscdeb7fae.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/5_zpscdeb7fae.jpg.html)




Như tin đã đưa, ngày 30/3 là thời hạn cuối cùng để các ứng cử viên tiềm năng đăng ký tranh cử Tổng thống Ucraina. Đến ngày hôm qua, đã có hơn 10 ứng cử viên đăng ký tranh cử, trong đó có cựu Thủ tướng Yulia Timosenko, đại biểu Quốc hội Petr Porosenko, cựu Chủ tịch tỉnh Kharkov Mikhail Dobkin, thủ lĩnh đảng dân tộc chủ nghĩa “Svoboda” Oleg Tiagnybok, thủ lĩnh tổ chức cực đoan “Khối cánh hữu” Dmitry Yarosh và một số người khác.

Xin nhắc lại với bạn đọc rằng cuộc bầu cử Tổng thống Ucraina trước thời hạn được Quốc hội Ucraina nhấn định tổ chức vào ngày 25 tháng 5 năm 2014.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Ba, 2014, 12:29:48 am
Tiếp 1 số hình ảnh của Darth Vader.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6_zps0a869e78.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/6_zps0a869e78.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/7_zpsc588431e.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/7_zpsc588431e.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/8_zps9ae15acd.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/8_zps9ae15acd.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9_zps84187abb.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/9_zps84187abb.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/10_zpsacb58afe.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/10_zpsacb58afe.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Ba, 2014, 01:04:18 am
Trước đây ký vào Thỏa thuận Belovezh giải tán LX thành lập SNG là 3 nước chính thuộc LX trong đó có U. Mỹ cũng hứa với Gorbachov không mở rộng NATO sang sát biên giới Nga. Nhưng đó chỉ là lời hứa. U cũng thừa hiểu tầm quan trọng của điều đó với Nga, nhưng vẫn bất chấp và nghe theo Mỹ xúi. EU được Nga đảm bảo khí đốt nhưng lại muốn chơi Nga, nghĩ rằng mày không bán cho tao thì bán cho ai. Muốn hợp tác bình đẳng, bình thường hóa quan hệ thì phải hiểu lợi ích cốt lõi của nhau và phải biết thỏa hiệp. Ngoại trưởng Nga đề cập chuyện sáp nhập Cờ-rưm trên TH Nga hôm nay nói rằng họ không còn cách nào khác. Chính vì thế họ kiên quyết nêu phương án Liên bang cho U. Nhưng hiện tại chưa UCV tổng thống nào đả động chuyện đó. Thời gian tới chắc sẽ giải đáp vấn đề hóc búa này. Nga đã "bị lừa" nhiều lần, họ sẽ có nhiều phương án để đảm bảo yêu cầu của họ. Chúng ta chờ xem.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 31 Tháng Ba, 2014, 02:22:57 am
Trước đây ký vào Thỏa thuận Belovezh giải tán LX thành lập SNG là 3 nước chính thuộc LX trong đó có U. Mỹ cũng hứa với Gorbachov không mở rộng NATO sang sát biên giới Nga. Nhưng đó chỉ là lời hứa.

Đúng đấy bác qtdc ạ! Năm 1990, Mỹ và phương Tây nói với bác Chốp hãy để 1 nước Đức thống nhất là thành viên của NATO. Đổi lại, NATO sẽ không phát triển thêm về Đông Âu nữa. Vì tin tưởng nên bác Chốp không đưa thỏa thuận này vào văn bản.

Thế rồi Ba Lan, Séc, Hung...lần lượt là thành viên NATO. Chưa hết, năm 2004 tiếp tục 3 nước vùng Ban Tích cùng với Rumania, Bulgaria, Slovakia...tiêp tục được đưa vào NATO.

Cho đến 2014 này xứ Ukr có biến. Không thể để NATO thít chặt thêm vòng vây nên Nga ra tay với Crimea trước tiên. Tất nhiên để vở diễn hoàn hảo, phải mất công hóa trang tí chút. ;D Nhưng Crimea dường như chưa đủ, Nga vẫn cần 1 trái độn lớn hơn chút nữa che chắn sườn Tây: Không gì hơn vùng Đông-Nam Ukr.

Vì thế nên Nga rất muốn liên bang hóa xứ lúa mỳ. Cuộc họp ngoại trưởng Nga-Mỹ hôm nay tôi dự sẽ xoay quanh chủ đề này. Rồi đây Châu Âu sẽ có 1 trật tự mới do các nước lớn dàn xếp. Phận nhỏ yếu, chia rẽ, lại can tội...hết tiền như Ukr thì khó mà độc lập với cả tự quyết lắm.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 31 Tháng Ba, 2014, 07:58:47 am
Rất tiếc , chúng ta đều không thể thấy được những đợt sóng ngầm ở trong lòng đất nước Ukraine . Những đợt sóng do hai phe tạo ra nhưng có cùng mục đích là dựng lên một chính phủ mới ở Ukraine . Chính phủ này thân bên nào lại không do người dân quyết định . Nó phụ thuộc vào sức ảnh hưởng , sức ép của hai bên . Nga vẫn nắm trong tay quân bài quan trọng : tổng thống bị phế truất không hợp hiến . Nhưng với 5000 đơn vị vũ khí bị thất thoát , rất có thể máu người dân sẽ lại phải đổ để sự ổn định quay về với Ukraine


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 31 Tháng Ba, 2014, 08:54:57 am
Tiếp 1 số hình ảnh của Darth Vader.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6_zps0a869e78.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/6_zps0a869e78.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/7_zpsc588431e.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/7_zpsc588431e.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/8_zps9ae15acd.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/8_zps9ae15acd.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9_zps84187abb.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/9_zps84187abb.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/10_zpsacb58afe.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/10_zpsacb58afe.jpg.html)

Tay này là game thủ chuyên nghiệp ,một con nghiện của game ,diện đồ Cosplay hóa trang vào vai nhân vật chính trong game
Star Wars - nhiệm vụ của người hùng này là đi cứu và  giữ trật tự thế giới mới ( đại khái là trừ gian diệt bạo ) . áp chế cường quyền thượng tôn công lý .

Chắc anh ta là quân xanh quân đỏ cho một đảng nào đó nhằm làm giảm khả năng chú ý của đối thủ là các đảng khác .

(http://i.minus.com/ixRAxeHef60kV.jpg)

(http://i.minus.com/ibyzkAtXsHPRhb.jpg)

(http://i.minus.com/iGR4dE4dY6Y6z.jpg)

(http://i.minus.com/iuMgOZPaiDBgg.jpg)

(http://cdn.unleashthefanboy.com/wp-content/uploads/2013/07/star-wars-battlefront-2-games-widescreen-wallpapers1-590x368.jpg)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 31 Tháng Ba, 2014, 01:04:21 pm

...
Nhưng với 5000 đơn vị vũ khí bị thất thoát , rất có thể máu người dân sẽ lại phải đổ để sự ổn định quay về với Ukraine

Mối lo ngại của Docmoc là hoàn toàn có cơ sở. Số lượng lớn vũ khí quân dụng bị thất thoát  là đáng quan ngại trong tình trạng bất ổn như Ukr hiện nay. Ngoài ra, còn mối đe dọa an ninh rất lớn từ các cơ sở năng lượng nguyên tử nữa. Hiện nay Ukr còn sở hữu 15 nhà máy điện nguyên tử và 31 cơ sở có liên quan tới hạt nhân. (có thể chế tạo bom bẩn). Nếu nó nằm trong tay những kẻ quá khích thì rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, tôi vẫn có cái nhìn lạc quan trong vấn đề này. Vũ khí quy ước hoặc bất quy ước chỉ thực sự nguy hiểm cho Ukr  khi 1 bên bị ép buộc thua thiệt quá đáng. Lúc ấy lũ âm binh sẽ nhảy  múa dưới sự bao che của tay phù thủy dấu mặt. Còn sắp tới, Nga và phương Tây tìm được giải pháp hài hòa, cân bằng được quyền lợi của các bên (tôi tin họ làm được) thì ánh sáng xua đi bóng tối, mọi việc sẽ dần đi vào ổn định thôi. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 31 Tháng Ba, 2014, 01:38:18 pm

(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/pcfo/2014_03_31/3103_ukraine.jpg)

Hãng AP đưa tin ngày 30/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Ukraine không thể có chức năng như một "nhà nước thống nhất" và sẽ trở thành một liên bang không chặt chẽ trong khu vực.

Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông cùng người đồng cấp Mỹ John Kerry đã thảo luận về khả năng thành lập một nhà nước liên bang Ukraine tại các cuộc thảo luận "rất, rất mang tính xây dựng" tối 30/3 ở thủ đô Paris của Pháp.

Ông Lavrov cũng cho biết hai bên đã nhất trí hợp tác với chính phủ Ukraine để cải thiện các quyền lợi dành cho người Ukraine nói tiếng Nga và giải giáp "các lực lượng không chính quy cũng như những kẻ kích động."

Các cuộc thảo luận này là một phần trong các nỗ lực ngoại giao mở rộng nhằm tháo ngòi cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine./.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/nga-ukraine-khong-phai-la-mot-nha-nuoc-thong-nhat/251655.vnp

Mỹ và Ukr chắc...khó nuốt nổi món súp cấu trúc Liên bang mà ông Lavrov đưa lên bàn ăn.
Nhưng dù sao, bước đầu như vậy cũng tạm ổn. Còn hơn thi đua dàn xe tăng hay công bố lệnh trừng phạt lẫn nhau. ;D



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 31 Tháng Ba, 2014, 04:38:52 pm



Còn sắp tới, Nga và phương Tây tìm được giải pháp hài hòa, cân bằng được quyền lợi của các bên (tôi tin họ làm được) thì ánh sáng xua đi bóng tối, mọi việc sẽ dần đi vào ổn định thôi. ;n)

[/quote] Vâng , hy vọng họ có thể thỏa thuận trên bàn đàm phán . Nhưng hai bên đã bắt đầu hành động rồi bác ạ . Phía Mỹ và EU : một số chính khách thân phương tây đã bắt đầu ra mặt để tranh cử . ( Lúc rối loạn thì họ ngồi xem ) . Trong khi đó thì Bộ Nội vụ Ukraine mới chỉ xử lý Sasha Trắng . Họ cũng đã họp bàn để đưa Right Sector ra ngoài vòng pháp luật (nhưng chưa thực hiện ) . Xem Putin hành động rất sốt ruột


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 31 Tháng Ba, 2014, 04:40:49 pm
Sắp ra tranh cử tổng thống mà chị Yulia TY- mÔ tai tiếng như thế này thì còn nước non mẹ gì nữa .

THeo hãng tin AFP (Pháp)

Đức lên án bà Tymoshenko vì đoạn băng miệt thị người Nga
Đức ngày 26.3 lên tiếng chỉ trích cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko đã đi quá giới hạn khi một đoạn băng bị rò rỉ cho thấy bà này đã miệt thị người Nga.


Cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko có cái miệng đẹp quá .(Nguồn: AFP)

(http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/26/15332f7691999e.img.jpg)

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Steffen Seibert nói rằng chính trị gia Ukraine cần phải gạt bỏ những “ý nghĩ bạo lực”, đồng thời nỗ lực phấn đấu cho sự ổn định và hòa nhập của người thiểu số tại nước này.

“Dù là phản đối hành động của Nga ở Crimea hay có ý kiến khác biệt thế nào chăng nữa, song những phát biểu hay thậm chí suy nghĩ không được phép vượt quá những giới hạn,” ông Steffen Seibert phát biểu.

Ông Steffen Seibert cho biết chính phủ Ukraine cần đối xử bình đẳng đối với mọi người dân ở mọi miền đất nước.

“Ổn định đất nước và hòa giải là hết sức quan trọng, và đó là những gì chính phủ Đức cùng các đối tác quốc tế muốn thúc đẩy cho một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào cuối tháng Năm. Cần phải tránh gây căng thẳng trên con đường này,” ông Seibert nói.

Trong đoạn băng bị rò rỉ hôm 24.3, bà Tymoshenko đã kêu gọi người Ukraine “cầm súng đứng lên quét sạch bọn ‘katsap’ và lãnh đạo của chúng.”

“Katsap” là cách gọi miệt thị của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine dùng để chỉ người Nga, và “lãnh đạo của chúng” là ám chỉ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bà Tymoshenko, 53 tuổi, là một trong những lãnh đạo của cuộc Cách mạng Cam năm 2004, từng nắm ghế Thủ tướng trong các năm từ 2007 đến 2010.

Năm 2012, bà này đã bị tống giam vì tội lạm quyền trong việc ký kết hợp đồng khí đốt với tập đoàn Naftogaz của Nga.

Đoạn băng nói trên ghi lại cuộc nói chuyện qua điện thoại bằng tiếng Nga giữa bà Tymoshenko với cựu quan chức chính phủ Nestor Shufrych.

Bà Tymoshenko mới sang Đức trị bệnh sau khi ra tù và đã trở về Kiev chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử Tổng thống vào tháng 5 NĂM 2014 TỚI .





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Ba, 2014, 07:24:54 pm
Kết thúc thời hạn đăng ký tranh cử Tổng thống Ucraina: 46 người đã nộp đơn .


Vào hồi 0:00 đêm hôm qua, Ủy ban bầu cử trung ương Ucraina đã chính thức ngừng nhận đăng ký tư cách ứng cử viên kỳ bầu cử Tổng thống trước thời hạn, ngày 25 tháng 5 tới.

Theo thông tin của Ủy ban cho biết, tổng cộng đã có 46 người nộp đơn tranh cử, trong đó 38 người đăng ký theo tư cách cá nhân, còn 8 người khác là đại diện của các đảng chính trị. Riêng trong hai ngày cuối cùng đã có 21 người nộp giấy tờ theo quy định của luật bầu cử. Hồ sơ của các ứng cử viên tương lai sẽ được Ủy ban bầu cử trung ương Ucraina xem xét đến ngày 4 tháng 4.



Ở thời điểm hiện tại, mới chỉ có 7 ứng cử viên được công nhận chính thức, gồm: Mikhail Dobkin (nguyên Chủ tịch chính quyền tỉnh Kharkov, đại diện Đảng Các khu vực), Sergei Tigipko (đại biểu Quốc hội, Đảng Các khu vực), Vadim Rabinovich (Chủ tịch Đại hội đồng Do Thái toàn Ucraina), Yuri Boiko (nguyên Phó thủ tướng Ucraina, Đảng Các khu vực), Renat Kuzmin (nguyên Phó thư ký Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng Ucraina), Valery Konovaliuk (không đảng phái, tự ứng cử), Vladimir Saranov (doanh nhân, tự ứng cử).

Nhiều chính trị gia tên tuổi cũng đã nộp đơn đăng ký, nhưng chưa được công nhận chính thức, như: cựu Thủ tướng Ucraina - thủ lĩnh đảng “Batkivshina” Yulia Timosenko, doanh nhân - đại biểu Quốc hội Petr Porosenko, thủ lĩnh đảng “Svoboda” Oleg Tiagnybok, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Gritsenko, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Ucraina Petr Simonenko, cựu Bộ trưởng Bộ Chính sách Xã hội Natalia Korolevskaia, thủ lĩnh “Khối cánh hữu” Dmitry Yarosh…


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Ba, 2014, 07:27:06 pm

Alexandr Turchinov: Ucraina không có tiền đề để trở thành liên bang
.


Chủ tịch Quốc hội - Quyền Tổng thống Ucraina Alexandr Turchinov cho rằng tại Ucraina hiện nay không có các tiền đề để liên bang hóa đất nước. Ông tuyên bố trong khi phát biểu tại một cuộc thị sát việc huấn luyện của lực lượng Vệ binh quốc gia.

Theo lời ông, chỉ nhân dân Ucraina có quyền và sẽ là người ấn định khuôn khổ mới của Hiến pháp Ucraina, cũng như thể chế đất nước.

Quyền Tổng thống Ucraina cũng cho rằng các địa phương cần phải được trao nhiều quyền hơn.

“Các địa phương của chúng ta cần hoạt động hiệu quả, tự xác định và xây dựng trong tương lai các cơ quan hành pháp, được đảm bảo tài chính để thực hiện quyền hạn của mình, trong khuôn khổ một nhà nước đơn nguyên”, - ông Turchinov nói.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Ba, 2014, 07:28:40 pm

Klichko khuyên Timosenko rút đăng ký tranh cử Tổng thống .

Nhà lãnh đạo đảng UDAR Vitaly Klichko lên tiếng khuyên cựu Thủ tướng Yulia Timosenko - Chủ tịch đảng “Batkivshina” làm theo mình - tức là rút đăng ký tranh cử Tổng thống Ucraina và ủng hộ ứng cử viên Petr Porosenko.

Ý kiến trên được ông Klichko trình bày trong bài báo mang tựa đề “Yulia Timosenko không nên ứng cử!”, đăng trên tờ Bild (Đức). Phóng viên UkrInform tại Đức đưa tin.

“Yulia Timosenko sẽ làm được một việc tốt, nếu cũng nhận trách nhiệm về mình và ủng hộ Petr Porosenko”, - ông Klichko viết trong bài báo của mình.

Chính trị gia nhấn mạnh: “Tất cả các lực lượng dân chủ Ucraina cần phải đề cử một ứng cử viên duy nhất tham gia cuộc bầu cử Tổng thống, để không khoét sâu thêm sự chia rẽ đất nước”.

“Tôi không muốn cuộc cách mạng này kết thúc giống như cuộc cách mạng năm 2004”, - thủ lĩnh đảng UDAR giải thích.

Như tin đã đưa, hôm 29/3, tại đại hội của đảng UDAR, ông Vitaly Klichko đã tuyên bố từ bỏ tham vọng làm Tổng thống để tham gia tranh cử chức Thị trưởng Kiev và ủng hộ ứng cử viên Petr Porosenko tại cuộc bầu cử Tổng thống Ucraina.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:13:05 am
(http://toquoc.vn/Images/Upload//Article/admin/2014/3/31/rez_976_kerry_crop_wh480_275.jpg)
"Báo cáo anh Ô, em chuồn thôi, lão Pu rắn lắm!"


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:22:55 am
Sa hoàng Aleksandr III từng nói:
“Nga chỉ có hai đồng minh tin cậy nhất: Quân đội và Hải quân của mình."
Bây giờ người ta cũng có thể nói: ....hai đồng minh tin cậy nhất: tự vệ Cờ-rưm và khí đốt."


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:33:57 am
(http://toquoc.vn/Images/Upload//Article/admin/2014/3/31/rez_976_kerry_crop_wh480_275.jpg)
"Báo cáo anh Ô, em chuồn thôi, lão Pu rắn lắm!"

(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/izhsa/2014_03_31/20140331_Angela_Merkel.jpg)

" Bạn Pu sang đây, xem phương Tây có gì lạ!"

http://www.vietnamplus.vn/ba-merkel-khong-chi-ukraine-ma-nga-cung-nen-nga-ve-eu/251795.vnp


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:47:53 am
Bà Merkel nói cũng được, nhưng phải trong trường hợp EU chuyển sang Chính thống giáo Byzantine mà từ bỏ Công giáo Roma, Giáo hoàng chêm chễ ở Vatican khi đó sẽ có tên là Ivan Ivanovitch Medved.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 10:40:21 am
Kinh tế Ukraine và tình hình kinh doanh của người Việt Nam tại đây

Đến thời điểm này, chính quyền mới của Ukraine đã tồn tại được 1 tháng. Nền kinh tế chính trị của Ukraine vẫn đang tiếp tục khủng hoảng, tuy nhiên cũng đã có một số chuyển biến nhất định. Vậy tình hình kinh tế Ukraine hiện tại ra sao? Cuộc sống và hoạt động kinh doanh của hơn 10 ngàn người Việt Nam ở đây sẽ thế nào? Bài Viết của ông Hoàng Công Bảo Đàm chủ tịch hội doanh nghiệp Việt Nam tại thủ đô Kiev, báo doanh nghiệp Odessa xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

(http://doanhnghiepodessa.com/uploads/News/pic/1396284016.jpg)

Bài toán của nền kinh tế Ukraine

Chính quyền mới lên nắm quyền trong hoàn cảnh kinh tế Ukraine bi khủng hoảng trầm trọng. Ngân sách nhà nước bị thất thoát và trống rỗng, tham nhũng tràn lan, đồng tiền mất giá, dự trữ ngoại tệ gần hết, nợ nước ngoài tăng cao đến mức báo động …

Thực tế 23 năm độc lập đã chứng minh, mô hình kinh tế cũ của Ukraine đã không còn có thể tiếp tục tồn tại được nữa. Hiện nay có 3 vấn đề thách thức lớn đối với Ukraine, về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn - Vấn đề thâm hụt ngân sách trầm trọng, nguy cơ vỡ nợ. Vấn đề hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp vốn yếu kém và lạc hậu. Vấn đề cấu trúc toàn bộ nền kinh tế không hợp lý và không hiệu quả, triền miên sử dụng vốn vay để chi tiêu thay vì đầu tư và nâng cấp.
Vậy chính phủ mới dự tính giải quyết các vấn đề nghiêm trọng trên như thế nào?

Chính phủ mới của Ukraine đã đề ra một số biện pháp sau –

- Hợp tác với quỹ tiền tệ quốc tế IMF để nhận được sự giúp đỡ của nước ngoài.
- Ổn định tình hình tài chính. Cân bằng ngân sách, tiết kiệm chi tiêu. Ổn định tỷ giá đồng grivna và hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát
- Ký hiệp định liên kết với EU. Thành lập các thị trường mậu dịch tự do với EU và các nước khác. Bãi bỏ các hệ thống rào cản thương mại.
- Đấu tranh chống tham nhũng. Hoạt động của chính quyền và chi tiêu nhà nước minh bạch và chịu sự quản lý của người dân
- Loại bỏ kiểm soát kinh tế từ phía nhà nước, đơn giản hóa luật kinh doanh- nâng cao thứ hạng đánh giá môi trường hấp dẫn kinh doanh đầu tư của Ukraine để thu hút đầu tư nước ngoài. Loại bỏ độc quyền kinh tế. Tư hữu hóa phần lớn các xí nghiệp nhà nước
- Tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga, bỏ bù lỗ giá năng lượng để cho Tổng công ty Naftogaz giảm thiểu thua lỗ.

Vậy 1 tháng qua chính phủ đã và chưa làm được gì?

Về đối ngoại:


Đã ký phần chính trị của Hiệp định Liên Minh với EU, trong đó Ukraine cam kết thực hiện cải cách chính trị. Phần kinh tế được hứa hẹn ký sau khi bầu tổng thống mới.
Để hỗ trợ cho Ukraine, EU đơn phương bỏ thuế nhập khẩu cho hơn 90% hàng từ Ukraine từ tháng 5/2014- theo dự đoán việc này sẽ đem lại cho Ukraine 500 triệu USD/năm
Thỏa thuận được với IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) vay 14-18 tỷ trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 4/2014. Đổi lại Ukraine cam kết thực hiên nhiều cải cách rất khó khăn (cụ thể ở phần sau). Ngoài ra, Mỹ sẽ cho vay 1 tỷ USD và viện trợ 125 triệu USD. EU viện trợ và cho vay 11 tỷ Euro. Nhật cho vay 1,5 tỷ USD. Các tổ chức tài chính và ngân hàng Thế giới và châu Âu- chừng 10 tỷ USD…

Tất cả các khoản vay này, trừ khoản 1,125 tỷ USD của Mỹ và 1.65 tỷ USD của Châu Âu là vay vô điều kiện, sẽ được cho vay sau khi chính phủ Ukraine đạt thỏa thuận với IMF. Điều đó có nghĩa là việc cho vay tiền được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ theo chương trình nhất định và Ukraine phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết của mình.

Nga ngừng cho vay tiền và bãi bỏ việc giảm giá gas. Giá gas của Nga từ tháng 4 trở đi sẽ tăng lên không ít hơn 380-390 USD hoặc thậm chí có thể lên đến 500 usd/1 ngàn m3. Tức là sẽ vào mức đắt nhất Châu Âu.
Xuất nhập khẩu với Nga, tuy có 1 số trục trặc nhất định, nhưng tạm thời vẫn đang tiến triển bình thường. Tuy nhiên Nga có thể gây khó khăn bất cứ lúc nào. Tỷ trọng thương mại của Ukraine và Nga hơn 30 tỷ USD/năm, trong đó Nga xuất siêu. Chiến tranh kinh tế xảy ra thì 2 bên sẽ thiệt hại nặng, đặc biệt Ukraine sẽ khó khăn.
Chính phủ thỏa thuận với EU va Mỹ truy tìm tài sản của các quan chức chính phủ cũ đã tẩu tán ra nước ngoài (dự đoán khoảng 70 tỷ USD).

Về đối nội

Theo thỏa thuận với IMF, chính phủ đề nghị và Quốc hội thông qua luật sửa đổi ngân sách 2014 và thông qua gói luật chống khủng hoảng, cụ thể là: cắt giảm rất mạnh thâm hụt ngân sách, tăng thu, giảm chi, ngân sách mới cân bằng và khả thi hơn. Tăng giá năng lượng cho người dân 50% (kèm theo việc trợ cấp cho người có thu nhập thấp) nhằm giảm thua lỗ của Naftogaz, tăng biểu thuế thu nhập cho người có thu nhập khá, đánh thuế VAT dược phẩm 7%, đánh thuế mua ngoại tệ 0,5% , không giảm thuế VAT và lợi tức như dự tính trước đây, tăng thuế bất động sản, tăng thuế tiêu thụ cho rượu và thuốc lá, cắt giảm chi tiêu và nhiều chương trình xã hội, ngừng tăng lương và lương hưu, tăng ngân sách quốc phòng, căt giảm 10% nhân viên công chức, bán bớt 50% xe cộ, bán nhà cửa, tài sản của nhà nước…

Nhiều chuyên gia chỉ trích rằng các biện pháp kinh tế này chủ yếu đánh vào người nghèo và doanh nghiệp làm ăn chân chính, các sơ đồ làm ăn gây thất thu ngân sách lớn, lien quan đến nhiều đại gia (rửa tiền, nhập khẩu lậu, trả lương bằng phong bì, ưu đãi thuế ở 1 số lãnh vực…) vẫn chưa được đụng đến. Có thể là chính phủ đã gặp phải lobby lớn ở Quốc hội và ngay trong nội bộ của mình.

Điều liên quan nhiều đến người VN ở đây là tỷ giá đồng grivna. Cũng theo thỏa thuận với IMF, ngân hàng trung ương thả nổi hoàn toàn đồng grivna, sau 4 năm tiêu hao gần 20 tỷ usd dự trữ ngoại tệ để kiềm chế ở mức giá 8grv/usd. Hiện nay tỉ giá đồng grivna/USD đã vượt 11,00, chủ yếu vì doanh nghiệp và người dân hoang mang, nguy cơ chiến tranh vẫn còn cao. Chính phủ và IMF nhận định là mất giá 30% là mức độ “hợp lý” đối với nền kinh tế hiên nay , tuy nhiên không loại trừ khả năng mất giá đến 50%. Dự đoán thì sau khi nhận được tiền của IMF vào giữa tháng 4 thì thị trường sẽ ổn định trở lại. Bộ tài chính dự báo tỷ giá trung bình grivna/USD sẽ chừng 10,5 trong năm 2014. Các dự tính bi quan hơn là 11-11,20 grv/usd. Đây là vấn đề nan giải của nước Ukraine. Phá giá đồng tiền thì sẽ hỗ trợ xuất khẩu nhưng sẽ tăng lạm phát và gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng yếu ớt.

Ngoài ra, chính phủ còn bỏ trợ cấp cho quan chức đi lại công tác bằng phương tiện nhà nước. Đích thân thủ tướng đi công tác nước ngoài bằng chuyến bay hạng phổ thông.. Đây chẳng qua cũng chỉ là PR thôi nhưng từ trước tới nay chưa có chính phủ nào thực hiện.
Việc mất Crimea không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Ukraine. Ngược lại sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, giảm khoản trợ cấp 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các ngân hàng bị mất 16 tỷ grivna cho vay ở Crimea, bù lại ngân hang cũng nắm giữ 1 số lượng tương đương tiền gửi tiêt kiệm ở Crimea.
Sau 1 thời gian ngắn sống trong hoang mang, việc đưa và nhận hối lộ lại bắt đầu được phục hồi, tuy nhiên với mức giá rẻ hơn 2-3 lần. Khi chưa có cải tổ hành chính và hoạt động của người dân và doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc vào quan chức thì việc đưa và nhận hối lộ không thể tránh khỏi.

Về đấu tranh chống tham nhũng và thất thoát ngân sách thì có các nguồn thất thoát chính sau:

Tham nhũng bằng việc mua sắm bằng ngân sách không minh bạch, nhập khẩu lậu, các hệ thống công ty “ rửa tiền” (конвертация), tham nhũng từ các công ty nhà nước. Hiện tại tình hình trở nên như sau:
Quốc hội thông qua đạo luật về minh bạch hóa hệ thống mua bán của nhà nước (госзакупка) –. Đây là 1 bước tiến, vì việc dùng ngân sách nhà nước để chi tiêu là lỗ hổng tham nhũng lớn nhất của Ukraine, lên đến hàng chục tỷ USD/năm.

Chính phủ tách bộ thu nhập (Миндоходов) ra thành Tổng cục hải quan và Tổng cục thuế . Thời chính phủ trước, đây là bộ tham nhũng số 1 của Ukraine. Tổng cục Thuế mới do 1 chuyên gia ngân hàng nắm giữ, còn tổng cục Hải quan do 1 cán bộ cũ của hải quan lãnh đạo. Hiện nay chưa có thay đổi gì lớn trong các hệ thống này. Cũng không nên hi vọng gì lớn cả vì hải quan và thuế vẫn được giao nhiệm vụ hàng đầu là bằng mọi giá thu tiền càng nhiều càng tốt cho ngân sách trống rỗng hiện nay.
Hệ thống hải quan vẫn làm việc theo sơ đồ cũ, tuy nhiên tiền hối lộ đòi ít hơn. Đối với các sơ đồ nhập khẩu không chính thức thì giá cả thấp hơn vì có nhiều nguồn cạnh tranh. Các doanh nghiệp nhập khẩu chính thức thì vẫn bị tiếp tục hành hạ vì vấn đề “ giá nhập khẩu tối thiểu”. Nói chung chưa có gì thay đổi và những gương mặt lãnh đạo vẫn là người cũ.

Nhập khẩu vào Ukraine tháng 3 giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên tiền thuế thu được lại tăng hơn, có lẽ là vì buôn lậu đã giảm xuống .
Viện kiểm sát đã bắt được một số quan chức chính phủ cũ vì lý do tham nhũng, đặc biệt liên quan đến bộ năng lượng và tổng công ty Naftogaz.
Vấn đề tham nhũng từ Tổng cục thuế, đặc biệt là chuyện hoàn thuế VAT ( thuế giá trị gia tăng) thì hiện nay chưa thấy đả động gì đến.
Về việc “ rửa tiền” thì Ngân hàng nhà nước rút giấy phép của 1 số ngân hàng và tuyên bố là tìm ra 12 ngân hàng đã rửa tiền 114 tỷ grivna năm ngoái. Tuy vậy các kênh khác vẫn tiếp tục hoạt động, giá “ rửa tiền” so với thời chính quyền cũ thì giảm từ 11-12% xuống còn 7-8%.
Trong số các quan chức được bổ nhiệm mới thì có 1 số gương mặt cũ và tai tiếng của ngày xưa.

1 điều đáng lưu ý là chính quyền đã để ý hơn đến ý kiến của báo chí và doanh nghiệp, người dân. Một số quan chức được bổ nhiệm bị tai tiếng từ trước, 1 số chính sách, hoạt động mang tính tham ô bị lên tiếng phản đối, lập tức có phản ứng từ chính quyền. Nhiều doanh nghiệp lên tiếng quyết tâm không đưa hối lộ.

Dự đoán kinh tế Ukraine năm 2014
Sụt giảm kinh tế không ít hơn 3%, lạm phát 12%. Năm 2014 sẽ rất khó khăn. Nếu có ổn định thì ít nhất cũng sang 2015, và sau khi có tổng thống và quốc hội mới.
Thời gian 1 tháng quá là ít để rút ra kết luận, nhất là trong bối cảnh chính quyền mới mang tính tạm thời và non yếu, tình hình kinh tế chính trị Ukraine khủng hoảng trầm trọng, quan hệ với Nga ở tình trạng “chiến tranh không tuyên chiến”.
Rất nhiều chính sách vĩ mô cấp thiết vẫn chưa được động đến, nhưng 1 số chính sách của chính phủ đáng khích lệ, bên cạnh đó, 1 số hoạt động gây lo ngại, vì nó tiếp tục con đường sai lầm trước kia.

Tình hình kinh doanh của người Việt Nam:
Trong suốt thời gian cuộc cách mạng diễn ra, tuy tình hình có nhiều biến động nhưng may mắn là chưa có người Việt Nam nào bị thiệt hại trực tiếp về tính mạng .
Về kinh tế, có lẽ đây là thời gian khó khăn nhất của cộng đồng VN trong mấy chục năm qua. Trước 2008 thì tiền kiếm quá dễ, từ 2008 đến nay tuy khó khăn nhưng đa số ít nhiều vẫn kiếm được. Bây giờ mới là thời kỳ khó khăn thực sự.
Gần 90% người Việt Nam ở Ukraine kinh doanh nhập khẩu và bán hàng ở chợ và các dịch vụ đi kèm. Khủng hoảng kinh tế chính trị, nguy cơ chiến tranh dẫn đến các hệ quả sau:

- Đồng grivna mất giá
- Sức mua kém do thu nhập giảm sút, hàng hóa tăng giá.
- Tâm lý lo âu của tiểu thương người Ukraine và người tiêu dùng, không dám kinh doanh và mua sắm.
Hàng hóa người Việt Nam không bán được, cộng thêm năm ngoái 2013 thời tiết tốt, kinh doanh cũng tiến triển hơn nên năm nay bà con ùn ùn đánh hàng sang. Hậu quả là bây giờ các chủ hàng đau khổ nhìn hàng chất đống trong kho, chủ nợ thì gây sức ép.

Một khi hàng hóa của người VN và Trung Quốc và các chợ hoạt động kém thì các hệ thống dịch vị đi kèm cũng chìm theo luôn. Nhìn chung tình hình tại các chợ Odessa, Kharkov và Kiev khá là bi đát. Đây là điều đáng lo cho cộng đồng hơn cả nguy cơ chiến tranh.

Doanh nghiệp nhập khẩu cá basa, một trong những lĩnh vực quan trọng của xuất khẩu VN- thời chính quyền cũ họ bị cản trở, 1 thời gian còn bị cấm nhập. Nay thì về chính trị đã ổn định hơn, đã nhập được hành, người dân càng nghèo thì nhu cầu mua cá basa giá rẻ càng nhiều hơn. Tuy nhiên đồng grivna mất giá là 1 vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến giá bán.

1 số doanh nghiệp VN tại Ukraine hoạt động sản xuất trong nước cũng bị ảnh hưởng với mức độ ít hơn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Ukraine về Việt Nam thì ok hơn vì đồng nội tệ mất giá. Tuy nhiên số lượng này không nhiều và tỷ trọng không lớn lắm.
Tập đoàn Rollton chuyên sản xuất và xuất khẩu mỳ ăn liền thì được hưởng lợi vì đồng grivna mất giá. Tuy nhiên thị trường Nga phật phù không biết đóng cửa lúc nào nên cũng căng thẳng.

Vậy người Việt Nam và các Doanh nghiệp nên làm gì?

Trong khuôn khổ kiến thức giới hạn, tác giả bài này không dám đưa ra phương thuốc nào. Mỗi người một hoàn cảnh, quan trọng nhất là phải cứu lấy chính mình chứ không thể chờ đợi ở 1 ai đó được.

Ngoài ra có 1 số ý tưởng sau, có thể có ích với ai đó:

Tập trung bảo vệ tài sản và sự tồn tại của công việc. Thu gọn các business có tính mạo hiểm cao.
Đây là thời điểm lý tưởng để cắt giảm chi phí, giảm nhân viên, tối ưu hoạt động.
Tình hình Ukraine chưa phải là tính huống bất khả kháng (force majeur), nhưng cũng là tình trạng không bình thường. Có thể sử dụng lý do để đàm phán với chủ nợ để tái cấu trúc nợ, giảm lãi xuất tiền vay…
Xem xét các phương hướng đầu tư an toàn hơn. Tìm cơ hội trong khủng hoảng. Ví dụ như hiện nay ai có tiền mặt thì làm vua. Giá nhà đất giảm rất nhiều, kể cả những vị trí đắc địa ở Kiev.

Xem xét lại mô hình kinh tế chợ của đa số người Việt Nam. Vì về lâu dài mô hình này kiểu gì cũng sụt giảm.
Từ bỏ hẳn business ở Ukraine cũng không nên. Nếu mọi chuyện ổn định, ở lại đất nước 45 triệu dân và đang hội nhập EU này vẫn còn khá hấp dẫn.
Bây giờ là lúc bán USD để tiêu tiền tốt nhất. Nếu bạn đang có tiền thì tranh thủ mua sắm, các cửa hàng hầu hết vẫn để giá cũ vì sợ không bán được hàng ).

Hoàng công Bảo Đàm

http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2056346


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 11:51:25 am
http://www.opendemocracy.net/article/russia-theme/the-end-of-russia
http://hieuminh.org/2014/03/17/yury-afanasiev-nuoc-nga-da-den-hoi-cao-chung-1/

YURY NIKOLAEVITCH AFANASIEV – NƯỚC NGA ĐÃ ĐẾN HỒI CÁO CHUNG?

21 tháng 1 năm 2009

Tiểu luận

Yu.N.Afanasiev (1934-): người Nga, nhà hoạt động chính trị và nhà sử học Soviet và LB Nga, sáng lập Đại học Tổng hợp Nhân văn Quốc gia Nga năm 1991 trên cơ sở Viện Lưu trữ-Lịch sử Quốc gia Moskva. Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô từ 1954-1990. Tốt nghiệp Khoa Sử Đại học Tổng hợp QG Moskva mang tên M.V.Lomonosov. Bí thư Đoàn Komsomol Nhà máy Thủy điện Krasnoarsk trên sông Enitsei, Siberi. Cán bộ Viện Lịch sử Viện HLKH Liên Xô. Thành viên Ban BT tạp chí "Cộng sản". Đại biểu Nhân dân Liên Xô năm 1989. Thành viên "Phong trào Nước Nga dân chủ". Tuyên bố rời bỏ phong trào, từ nhiệm Đại biểu Nhân dân và từ bỏ hoạt đông chính trị năm 1993.

Tiến sĩ KH Lịch sử, giáo sư. Viện sĩ VHLKH Tự nhiên LB Nga (РАЕН).


(http://farm4.static.flickr.com/3084/3214798377_89ff6ae4fa.jpg)

Phần I. Chúng ta không phải là nô lệ sao?

1. Những người cầm quyền hành động không khác gì chính phủ chiếm đóng. Tại sao dân chúng lại ủng hộ họ một cách vô điều kiện?

Những tháng gần đây chúng ta đã chứng kiến một loạt hành động của chính phủ Nga mà mới nhìn thì có vẻ ngược đời. Xin liệt kê một vài hành động quan trọng nhất.

-  lần đầu tiên kể từ khi rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan, lực lượng vũ trang Nga đã khởi sự và kết thúc một cuộc chiến tranh “thực sự” (không phải chiến tranh “lạnh”) ở bên ngoài lãnh thổ Nga (ở Georgia);

- lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, máy bay ném bom chiến lược và tầu chiến của lực lượng vũ trang và hải quân Nga được điều tới châu Mĩ La Tinh;

-  sự trở lại với ngôn từ của chiến tranh lạnh đã đạt đến đỉnh điểm khi Bộ trưởng ngoại gia Nga dùng những câu chữ thô tục trong cuộc nói chuyện với người đồng cấp người Anh;

-  tầu chiến Nga đóng ở Sevastopol tham gia những trận chiến đấu trên Biển Đen (Black Sea) chống lại Georgia, mà không thông báo cho Ukraine theo qui định của Tổng thống nước này;

- Thủ tướng Nga, ông Putin, đã dở trò hăm doạ Cộng hoà Czech và Ba Lan, dù là với một hình thức đặc biệt, đầy vẻ KGB của ông ta;

-  mặc cho sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt và đang gia tăng như hiện nay, ngân sách quốc phòng vẫn tăng gần 30%;

- Tổng thống Nga chào mừng cuộc bầu cử Tổng thống mới ở Mĩ bằng lời hứa rằng ông ta sẽ cho đặt tên lửa ở Kaliningrad có khả năng đe doạ các đồng minh châu Âu của Mĩ.

Những hành động như thế rõ ràng là không phù hợp với giai đoạn hiện nay, tuy có thể nói rằng chẳng có gì là sai trái cả. Chỉ có theo tôi nói như thế thì còn đáng sợ hơn là coi đấy “là những điều sai trái”, thực tế dường như cũng bị che phủ bởi một màn sương mù vậy.

Xin hãy nhìn vào những điều đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta. Xin hãy có một cái nhìn thực tế, đầy lí tính và trong bối cảnh lịch sử chứ đừng liếc ngang liếc dọc. Nếu bạn làm như thế thì bạn sẽ có cảm giác là mình đã mất trí hay ít nhất cũng đang tiến dần đến tình trạng như thế.

Nếu những ý nghĩ đó có vẻ khủng khiếp quá hoặc kì quặc quá và nếu còn tin vào lí trí của mình thì bạn có thể gạt bỏ chúng và khi đó bạn sẽ cảm thấy khủng khiếp không kém vì bạn chỉ còn cảm thấy một sự trống rỗng bao phủ khắp xung quanh.

Chính quyền chiếm đóng

Dĩ nhiên không phải là một sự trống rỗng hoàn toàn. Thỉnh thoảng bạn vẫn gặp những người nhìn nhận các sự vật gần giống như bạn. Đối với tôi, đấy là những đốm lửa nhấp nháy giữ đêm đen bao la. Tôi coi họ như những đốm lửa chỉ đường vậy.

Nhưng ngay cả lúc đó cảm giác trống rỗng vẫn cứ còn. Vì không phải chỉ có một nguyên nhân. Vấn đề không chỉ là chính quyền. Nếu chỉ có như thế thì nhờ hiểu biết mà ta có thể xua tan được ít nhất là một phần bóng tối và có thể hiểu được ngay cả những hành động tàn nhẫn nhất của chính quyền. Nhưng ngay cả khi đã làm như thế bạn vẫn không thể xua tan được cảm giác trớng rỗng vì bạn không biết làm gì với hiểu biết của mình.

Nhưng nếu bạn suy nghĩ một cách thấu đáo và hiểu một cách cặn kẽ thì sẽ thấy rằng hành động của chính phủ chỉ có thể được giải thích như là hành động của những kẻ xa lạ với chính nhân dân của mình. Đấy là chính phủ chiếm đóng, một lũ mọi rợ, lại còn phi pháp và phạm tội nữa.

Ngay cả khi bạn đã hoàn toàn chắc chắn, ngay cả khi ý tưởng của bạn hoàn toàn có cơ sở và được củng cố bằng những sự kiện thì bạn sẽ hướng về đâu? Hiển nhiên là bạn sẽ nghĩ: không hướng về phía chính phủ mà hướng về phía nhân dân.

2. Lòng nhiệt tình man dại của quần chúng

Nhưng hướng về phía nhân dân còn làm cho cảm giác trống rỗng nặng nề thêm. Vì cảm giác trống rỗng xuất phát cả từ phía đó, từ phía cái đám đông mà những hành động tàn nhẫn của chính phủ đang nhắm vào. Quần chúng không chỉ nhẫn nhục chịu đựng những hành động của chính quyền mà còn bắt đầu ủng hộ một cách nhiệt tình y hệt hồi những năm 30 của thế kỉ trước.

Khủng khiếp hơn là chuyện đó đã từng xảy ra trước đây, quần chúng bao giờ cũng tỏ ra nhiệt tình khi bị người ta dắt mũi và chà đạp: chuyện đó đã từng xảy ra trước Thế chiến Thứ nhất và ngay sau đó nữa. Lúc đó nhân dân và những người Bolshevik đã liên kết với nhau mật thiết đến nỗi ngay bây giờ cũng không rõ là ai ủng hộ ai và ai lãnh đạo ai. Nhưng chúng ta đã biết kết quả của cuộc đồng hành này. Chúng ta biết rằng nó đã kéo dài và trở thành thảm hoạ cho cả hai phía – đấy là năm 1991.

Đồng thời chúng ta cũng biết rằng người Nga không bao giờ coi nhà nước là “của mình”, nhà nước áp bức thì người ta giở trò ma mãnh, lừa gạt và tìm cách tránh né phápluật. Ngoài mặt họ tỏ vẻ phục tùng và ngoan ngoãn nhưng trong túi áo bao giờ dân chúng cũng lăm lăm nắm đấm phòng thân. Biểu hiện bên ngoài của thái độ phục tùng và ngoan ngoãn như thế đã được coi là (và vẫn được coi là) tính nhẫn nhục và nếu muốn, ta có thể giải thích thói quen đó như là sự ủng hộ của quần chúng đối với chính phủ.

Hiện nay có vẻ như Putin và tổng thống của ông ta cũng nhận được sự ủng hộ của toàn dân. Cái khẩu hiệu rất đáng buồn nhưng luôn được nhắc tới ở Nga: “Nhà nước và nhân dân là một”. Điều đó có nghĩa là nhà nước chẳng phải là nhà nước mà nhân dân cũng chẳng phải là nhân dân theo nghĩa hiện đại duy lí của những khái niệm này. Không chỉ nhà nước có vấn đề mà cả nhân dân cũng có vấn đề. Nhân dân chưa bắt đầu đóng vai trò tích cực trong lịch sử của chính mình. Nhân dân vẫn là quần chúng, là đám đông. Chỉ trong khoảng 18 đến 20 năm gần đây cái đám quần chúng nhân dân Nga-Xô rời rạc, manh mún mới bắt đầu qui tụ lại mà thôi. Nhưng lạy chúa tôi, kết quả không phải là sự phát triển của xã hội dân sự mà là một cái gì đó giống như các tổ chức tội phạm vậy.

Khái niệm này có thể làm cho một số người khó chịu. Họ sẵn sàng kết luận rằng “bạn sẽ chẳng bao giờ tiếp xúc được với nhân dân bằng những ý tưởng như thế”. Tôi hiểu. Chính vì thế mà tôi nói rằng cảm giác trống rỗng xuất phát cả từ đấy nữa.

Những cuộc nổi loạn định kì

Suốt nhiều thế kỉ nhân dân ta đã phải chịu đựng những khổ đau mà theo lời Karamzin thì “chỉ có những kẻ đê mạt mới chịu được mà thôi”. Nhưng lúc đó, tức là cuối thế kỉ XVIII, Karamzin không thể biết rằng những nỗi khổ đau và hậu quả nặng nề của chúng đối với đạo đức của nhân dân Nga vẫn còn ở phía trước. Thỉnh thoảng chúng ta cũng vùng lên chống lại những điều bất công và chính quyền. Mỗi một thế kỉ chúng ta lại được cùng với Razin, Pugachev hoặc Lenin tổ chức ngày hội “tự do điên rồ” của mình một lần. Để rồi sau đó chúng ta lại dấu nắm đấm vào túi áo và trở về với cuộc sống tối tăm thường nhật của mình. Một số người tỏ vẻ hân hoan, số khác thì tỏ rõ thái độ vô liêm sỉ khi cho rằng những cuộc nổi dậy đó chính là sự thức tỉnh. Nhưng nhân dân, dù đang đau khổ hay đang phản đối hoặc giận dữ, vẫn cứ còn là một đám đông. Một đám đông đáng thương và đáng buồn, đôi khi đáng sợ và đáng tởm nữa. Vì với tình trạng vô ý thức và sẵn sàng bạo loạn thường trực của họ thì chỉ có những người như Lenin và Stalin, sau này là Yeltsin và Putin mới có thể tiếp xúc được với họ mà thôi. Và trong tương lai gần, ai mà biết được, có thể những người như Zhirinovsky và Limonov có thể cũng sẽ làm được chuyện đo`?

3. Giới trí thức cũng mất tự do chẳng khác gì trước

Cảm giác trống rỗng còn trở nên nặng nề hơn khi ta muốn tìm hiểu quan điểm, tiếng nói và tinh thần công dân của giới trí thức của chúng ta.

Dĩ nhiên là có rất nhiều biến thái, nhưng rất hiếm điểm sáng. Thí dụ, đối với tôi thì một trong những điểm sáng như thế là đạo diễn phim Alexei German. Nhưng họ là những ánh lửa giữa đêm đen, theo nghĩa của Kinh thánh: hoặc là ánh sáng xuyên thủng màn đêm hoặc là sẽ bị màn đêm nuốt gọn. Khả năng thứ hai đã xảy ra trong lịch sử và đang xảy ra trong thời đại chúng ta. Cảm giác trống vắng còn tồi tệ hơn sau những vụ ám sát Dmitry Kholodov, Laria Yudina, Galin Starovoitova, Sergei Yushenkov, Ana Politkovskaya và Magomed Evloev, sau vụ truy tố Adrei Piontkovsky vì “chủ nghĩa cực đoan” và sau khi Mikhail Beketov bị đánh đập một cách vô cùng dã man.

Cảm giác trống vắng còn nặng nề hơn nữa khi ta cố gắng tìm hiểu quan điểm của những kẻ có học, không phải từng người riêng biệt mà là cả tập thể, cả một “cộng đồng”. Nói một cách ngắn gọn, tất cả những người có học (trừ một vài ngoại lệ có thể đếm trên đầu ngón tay) đều đứng về phía chính phủ chứ không đứng về phía nhân dân. Theo tôi đấy là lí do vì sao dân chúng vẫn cứ mãi chỉ là “dân chúng” và chưa trở thành nhân dân được.

Nếu xem xét truyền thống hơn một trăm năm qua của giới trí thức của chúng ta thì cảm giác trống rỗng còn nặng nề hơn nữa. Nhưng nó đã không được thảo luận và người ta đã không viết về nó như một vấn đề thực tế, không hiểu được nó một cách thấu đáo. Chính vấn đề “truyền thống của giới trí thức Nga” cũng bị tiêu tán, cũng bị bóng đêm bao phủ.

Đấy không phải là việc ngẫu nhiên. Cũng cần phải được giải thích nữa.

4. Mở mang đế chế thay vì tự do

Xin nói về thái độ mang tính truyền thống đối với quyền lực của giới trí thức Nga trước năm 1917. Thái độ này xuất phát từ sự kiện là ở Nga song song tồn tại hai nển văn hoá đối địch nhau.

Hai nền văn hoá này khác nhau về mặt xã hội và tinh thần đến nỗi trong thế kỉ XVIII chúng đã nói bằng những ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Hai bên hoàn toàn không hiểu nhau cho nên trong suốt lịch sử của mình, những người có học ở Nga (ngay cả những người thuộc giới trí thức “tự do”) cũng chỉ làm mỗi một việc là góp phần củng cố quyền lực nhà nước mà thôi. Nói chung, họ thường đứng về phía chính quyền chứ ít khi đứng về phía nhân dân.

Hơn nữa, chính phủ mà họ giúp đỡ xây dựng thực chất lại là chính phủ chuyên chế, nếu không nói là độc tài. Đấy là lí do vì sao phong trào Khai Sáng đã để lại trong truyền thống quyền lực của dân tộc ta dấu vết rất mờ nhạt.

Nếu xem xét lịch sử nước Nga một cách rộng rãi hơn thì ta càng thấy rõ hơn lí do vì sao trí thức Nga lại có truyền thống đó. Ngay từ thế kỉ XV, khi Moskva bắt đầu xây dựng đế chế theo Chính thống giáo, người ta đã coi việc mở rộng lãnh thổ là ưu tiên hàng đầu mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của đất nước. Vì việc mở rộng đế chế diễn ra trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp cho nên xu hướng chung là xã hội tiến dần đến tình trạng nô lệ: sức lực của dân chúng phải được bóp nặn bằng bạo lực.

Xu hướng đó vẫn giữ nguyên cho đến tận hôm nay. Hiện tượng giẫm chân tại chỗ trong một thời gian dài đã trở thành vấn đề ngột ngạt đối với cả dân tộc, trở thành đặc thù của tính cách Nga trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả một nhà nước đầy quyền uy còn dân chúng thì bị đàn áp.

Truyền thống ủng hộ nhà nước của giới trí thức Nga đã được thể hiện trong sự phân đôi cũng mang tính truyền thống của tâm hồn Nga: một bên là tự do, bên kia là đế chế; một bên là ý chí, bên kia là quyền lực.

Georgy Fedotov, nhà sử học, triết học và nhà báo nổi tiếng của chúng ta còn viết một cách rõ ràng hơn. Theo ông, sau Pushkin, “trong nhận thức của người Nga, vực thẳm giữa đế chế và tự do đã rộng đến mức không thể nào vượt qua được… Những người xây dựng và ủng hộ đế chế thì xua đuổi tự do còn những người đấu tranh cho tự do thì phá hoại đế chế. Nhà nước quân chủ không thể chịu đựng nổi sự chia rẽ mang tính tự sát của cả tinh thần và lực lượng như thế. Sự sụp đổ của đế chế Nga trước hết là do khối ung thư đã làm mục ruộng hết nội tạng của nó ngay từ bên trong”.

Với sự trợ giúp của Georgy Fedotov, (một người đã trải qua những cuộc cách mạng và chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX), tôi muốn quay lại với vần đề hiện nay: “đế chế – tự do – cá nhân”. Hiện nay vấn đề này được giải quyết như thế nào, cả về mặt tri thức lẫn trên thực tế? Xin hãy nhìn thẳng vào những người mà về mặt nghề nghiệp chính là đại diện của tư tưởng và tâm hồn Nga và là những người quyết định tương lai của đất nước trong thế kỉ XXI này.

Xin nhắc lại: dù muốn dù không, vấn đề này sẽ làm cho bạn cảm thấy trống rỗng. Vì sẽ chẳng có mấy người chia sẻ ý tưởng của bạn. Chính phủ đã giết gần hết những người như thế rồi.

Tiếng nói giữ thế thượng phong, quan điểm xã hội của giới trí thức Nga, của “tầng lớp có đầu óc của chúng ta”, hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của chính phủ hiện hành. Các nhà văn, các nhà khoa học, các nghệ sĩ và đạo diễn phim ảnh cũng như nhà hát, các phóng viên cả báo in lẫn phương tiện truyền thông đại chúng điện tử, các giáo sư đại học và giới tăng lữ không chỉ im lặng và thụ động chịu đựng chính quyền. Họ còn ủng hộ và bào chữa cho nó nữa. Họ còn dùng lí luận, truyền thống lịch sử và quan niệm đạo đức của mình để tìm cách hợp lí hoá những hành động của nó nữa.
..........


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 11:56:14 am
(http://farm4.static.flickr.com/3461/3219439215_846be96f96.jpg)

5. Giới trí thức hiện nay: dàn đồng ca ủng hộ

Có thể dẫn ra ở đây một danh sách dài các tác phẩm, cả sách vở lẫn báo chí, để chứng minh cho điều vừa nói. Chúng ta có thể chỉ rõ rằng hầu như tất cả hệ thống truyền hình và những cuốn sách giáo khoa, cả phổ thông lẫn đại học, đều được nhà nước phê chuẩn. Tôi xin dẫn ra đây một số (số đặc biệt): “Năm thế kỉ của đế chế” của tờ tạp chí Expert ra ngày 31 tháng 12 năm 2007. Thời gian gần đây tờ tạp chí này đã trở thành một loại hàn thử biểu về đường lối tư duy của giai cấp cầm quyền và tầng lớp thượng lưu trí thức phục vụ cho nó.

Bài xã luận Số phận phức tạp của đế chế tỏ ra nghi ngờ tương lai dân chủ của nước Nga: “Hình thức cai trị này rất dễ bị tổn thương và không ổn định, nếu trong xã hội không có một sự đồng thuận là đất nước cần có dân chủ thì về nguyên tắc nó là bất khả thi. Việc ủng hộ chế độ dân chủ là không thực tế nếu những tầng lớp đông đảo và có ảnh hưởng trong xã hội coi việc phá huỷ nó là mục tiêu của mình”.

Sẽ không sao – dĩ nhiên là người ta có thể nghi ngờ là liệu chế độ dân chủ có phù hợp với nước Nga hay là không … nếu không có sự kiện là phương án đề nghị thay thế không chỉ đáng ngờ mà còn ít nhất cũng làm cho người ta lo ngại nữa.

Cũng trong số báo đó còn có bài Nước Nga dành cho những kẻ yếm thế.Bài báo viết: “Việc mở rộng lãnh thổ bao giờ cũng giữ thế thượng phong trong quan niệm của người Nga đối với thế giới. Nhưng chẳng có gì phải ân hận hết. Chúng ta có quyền tự hào về đất nước vĩ đại mà cha ông ta đã xây dựng nên, chẳng kém gì người Thuỵ Sĩ tự hào về những chiếc đồng hồ của họ, chẳng kém gì người Pháp tự hào về nghệ thuật ẩm thực và người Ý tự hào về nghệ thuật thời Phục hưng của họ. Cũng như những thành tựu của các dân tộc khác, đấy không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn thu nhập, lãnh thổ của nước Nga với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và những vị trí chiến lược của nó đang trả cho chúng ta gấp hàng trăm lần số vốn đã bỏ ra.

“Có thể nói tương tự như thế về khả năng sống hoà thuận với những người láng giềng và nếu cần thì chiến đấu với họ của chúng ta

“Chúng ta còn biết cách cải thiện nền văn hoá chính trị của mình và biết cách học tập nền văn hoá nước ngoài và biến chúng thành của mình nữa.

“Nước Nga tiếp nhận tất cả những ai muốn trở thành một phần của nó, tiếp nhận tất cả những ai sẵn sàng phục vụ cho nó.

“Đối với các thần dân Nga tự do có nghĩa là như thế. Nếu đối với một người quyền quí Ba Lan tự do có nghĩa là quyền không tuân phục, nếu đối với một huân tước người Anh tự do có nghĩa là quyền kiểm soát cách sử dụng tiền thuế của ông ta thì đối với một người quí tộc Nga tự do có nghĩa là được quyền tham gia vào sự nghiệp vĩ đại, tức là sự nghiệp xây dựng đế chế. Xin hãy tự quyết định lấy người nào có nhiều tự do hơn – một người Ba Lan mà thái độ bất tuân và ngạo mạn của ông ta chẳng có giá trị gì hay là một người Nga với thái độ sẵn sàng phục vụ đã biến ông ta trở thành người làm nên lịch sử thế giới?”

Đấy là những giá trị mang tính định hướng, đấy là thế giới quan của những người có học của Nga được phát biểu trên tờ tạp chí Expert. Đấy cũng là động cơ xuyên suốt các chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nga. Đối với tất cả bọn họ thì tự do “theo ý nghĩa lịch sử rộng lớn” chính là GULAG và so với các dân tộc khác thì đóng góp vĩ đại nhất của Nga vào nền văn minh thế giới chính là bản chất đế chế và kết quả của năm thế kỉ bành trướng của nó.

Giới quí tộc Nga bị nô dịch như thế nào?

Dĩ nhiên là chẳng việc gì chúng ta phải xin lỗi vì sự bành trướng trong quá khứ. Lịch sử của chúng ta không phải là lí do để tự hào hay xấu hổ. Nhưng chúng ta cần phải xem xét và thấu hiểu. Trong khi cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, từng người và cả cộng đồng sẽ nhận diện được mình và nhận diện được bản sắc của mình.

Nếu trung thành với các sự kiện thì chúng ta phải nói việc sẵn sàng phục vụ và giúp đỡ xây dựng đế chế, cái đế chế không đại diện cho quyền tự do của người quí tộc Nga mà chính là thể hiện thân phận nô lệ của ông ta.

Cuối thế kỉ XV, khi Sa hoàng Ivan Đệ Tam cần một đội quân thường trực để bảo vệ một đất nước đã trở nên quá to lớn và chinh phục thêm những vùng lãnh thổ mới nhưng không có tiền thì người ta đã nghĩ ra một giải pháp: thành lập kị binh trên cơ sở quyền sở hữu ruộng đất giả định. Những người lính kị binh này là tầng lớp quí tộc đầu tiên bị nô dịch. Họ được chia ruộng, nhưng bị tước quyền lựa chọn. Họ không được quyền đổi chủ, cũng như không được quyền tự ý làm bất cứ việc gì khác. Sau một thời gian họ còn được nhà vua cho một số nông dân nữa, những người nông dân này trở thành nô lệ của họ, cũng như họ là nô lệ của nhà nước.

Như vậy là người quí tộc Nga bị mất tự do đến hai lần: bên trên thì phải phục vụ nhà nước, bên dưới thì phải cống nạp bằng tiền của nông nô, những người mà lúc đó được gọi là “tài sản đã được rửa tội”.

Những người có học “nặng lòng yêu nước” hiện nay cũng “không có quyền lựa chọn”

Nhưng lời tuyên bố “đối với người quí tộc Nga, tự do là tinh thần sẵn sàng phục vụ, là cơ hội tham gia vào việc xây dựng đế chế vĩ đại” có thể được coi là chìa khoá giúp tìm hiểu thái độ đặc biệt đối với quá khứ, đối với truyền thống lịch sử của nước Nga, của những người trí thức tập hợp xung quanh tờ tạp chí Expert. Không chỉ tự coi mình là những người “quan tâm đến vận mệnh quốc gia” và “có tinh thần yêu nước”, họ còn đòi giành cả vai trò sáng tạo và tinh thần khoa học nữa. “Muốn tạo ra một quan điểm chung nhất về lịch sử, chúng ta cần phải có một cách tiếp cận mới, không gắn với một ý thức hệ nào. Dĩ nhiên là chúng ta không thể loại bỏ hẳn ảnh hưởng của ý thức hệ đối với quá trình nghiên cứu lịch sử của đất nước – không thể xây dựng “một cách giải thích hợp chuẩn”, ngay cả với đủ thứ biến thái khả dĩ khác nhau, mà không dựa vào một ý thức hệ nào đó. Nhưng chính trị hoá một cách thiên lệch là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, bài xã luận của tờ Expert đã viết như thế

Nếu suy nghĩ một cách thật thấu đáo thì những sự kiện mà tôi dẫn ra ở đầu bài báo này sẽ cho chúng ta thấy một hiện thực không chỉ đáng sợ mà là kinh hoàng nữa. Trước đây ta có cảm giác trống rỗng vì không gặp được người tri kỉ, vì dường như không có ai biết hành động một cách phù hợp. Bây giờ ta đã nhìn thấy. Đường nét của những thành tựu trong chính sách, cả đối nội lẫn đối ngoại, của Putin hiện lên sừng sững trước mắt ta. Chỉ có thể nói là: không muốn tin vào mắt mình nữa!

Chủ nghĩa Quốc xã của Hitler và Stalin, đã không được nhận diện ngay lập tức và chúng ta chỉ hiểu được mối đe doạ của nó khi đã quá muộn, cần phải công nhận như thế – hơn nữa, ngay cả bây giờ cũng không phải tất cả đã hiểu và những người hiểu thì cũng chưa phải đã hiểu hết.

Số báo Expert được trích dẫn ở đây chỉ là một trong rất nhiều bằng chứng chứng tỏ chiến lược quay trở về với chính sách của nước Nga thời Sa Hoàng và thời Liên Xô mà thôi. Hiện thân của “một cách giải thích hợp chuẩn” lịch sử của nước Nga trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử được xuất bản hàng loạt gần đây là một bằng chứng khác.

Các tác giả của tờ Expert, những người tuyên bố tuân thủ cách tiếp cận cực kì khoa học và không cho phép chính trị hoá một cách thiên lệch, viết: “Lịch sử của đế chế Nga cũng chẳng khác gì lịch sử của các đế chế khác ở châu Âu. Trên nhiều phương diện thậm chí nó còn nhân đạo hơn. Dù sao mặc lòng, nước Nga không có lựa chọn giữa việc trở thành đế chế hay trở thành “một nước châu Âu dân chủ bình thường”. Chỉ có một lựa chọn, đấy là trở thành đế chế hay trở thành thuộc địa”.

Câu “thậm chí nó còn nhân đạo hơn” cần phải được tác giả trả lời bằng chính lương tâm của mình, đặc biệt là khi nhớ rằng lịch sử của đế chế Nga không kết thúc vào năm 1917.

Câu “không có lựa chọn” cũng cần phải được tác giả trả lời bằng chính lương tâm của mình. Tất cả cuộc đời của chúng ta – cuộc đời của mỗi người, cuộc đời của mỗi nước – là sự lựa chọn không bao giờ dứt. Tìm hiểu ý nghĩa của lịch sử chính là tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi vì sao người ta đã chọn con đường đó chứ không phải những con đường khác.

Nhưng giả sử như ngay cả sau khi đã phân tích tất cả những luận cứ “ủng hộ” cũng như “chống đối” một lựa chọn nào đó, sau khi đã phân tích theo tất cả những nguyên tắc “của cách tiếp cận hoàn toàn khoa học” và không bị “chính trị hoá một cách thiên lệch” ta vẫn đi đến kết luận rằng đúng là lúc đó đã “không có lựa chọn nào khác” thì điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải tiếp tục đi theo con đường đã dẫn chúng ta đến ngày hôm nay hay không? Không được quên là trên con đường đó đã có những cái mốc như 1917, 1991 và 2008.

Dựa vào tất cả những gì đang xảy ra trên đất nước ta, dựa vào hướng tư duy của chính phủ thì có vẻ như mọi người đều đồng ý là phải tiếp tục con đường đã chọn.

Nước Nga lại đứng trước một sự lựa chọn: hoặc là chính sách cai trị thời Hãn quốc-Byzantine, chính sách địa chính trị truyền thống của Nga, tinh thần cứu rỗi thời Xô Viết, tệ nạn tham những bao trùm lên tất cả và chiến dịch thanh lọc chính trị của Putin – tất cả đều có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng xung quanh chúng ta. Hay là…

Tôi tin rằng chúng ta không có thì giờ suy nghĩ về bất cứ một phương án lựa chọn nào khác. Chưa nói là thực hiện.

Cuộc chiến tranh của Nga chống lại Georgia cho thấy thời điểm khi mà hai đường lối chính trị của Nga gặp nhau. Trong khoảng 8 đến 10 năm lại đây, chúng ta đã thấy những sự kiện sau đây: bãi bỏ những cuộc bầu cử, bãi bỏ hệ thống toà án, bãi bỏ các phương tiện thông tin đại chúng và đảng phái độc lập. Quyền lực của ngành lập pháp bị hạn chế. Các cơ quan bảo vệ pháp luật trở thành các phương tiện đàn áp và tổ chức tội phạm. Tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới. Những vụ giết người làm chấn động dư luận và quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng (mà không chỉ láng giềng).

Còn trong dài hạn thì cuộc chiến chống lại Georgia lại cho thấy một tình tiết khác trong những cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài hàng trăm năm qua. Sự mất tự do ở trong nước càng làm cho những cuộc chiến tranh như thế thành trầm trọng thêm.

6. Bánh xe của lịch sử đã quay đủ một vòng: trở lại “con đường của nước Nga”

Ở điểm giao nhau giữa hai đường lối, nước Nga đã trở về đúng con đường cũ, con đường của Nga, con đường của Liên Xô. Chúng ta cần nói một chút về những khái niệm này … Cái gì làm nên con đường này, cái gì làm cho nó lặp lại, làm cho nó thay đổi mà vẫn y nguyên như thế? Tôi chỉ xin đưa ra những khía cạnh quan trọng nhất: vị trí của nước Nga và qui mô lãnh thổ của nó; tính chất của đất đai; mật độ, thành phần và mức độ năng động của dân chúng; và cuối cùng là bản chất của quyền lực ở nước Nga.

Nhưng đấy chỉ là những thành tố khách quan, thành tố có tính vật chất và định chế tạo ra “con đường” mà thôi. Không có linh hồn, những thành tố này chỉ là những nhân tố chết, chúng không thể làm cho mọi vật cứ xoay tròn, cứ lặp lại mãi như thế được. Đóng vai trò quan trọng, nếu không nói là quan trọng hơn đối với con đường là những thành tố trong lĩnh vực tinh thần: nhà thờ chính giáo Nga, phức cảm cứu chuộc, chủ nghĩa bành trướng, thói quen và hệ tưởng của dân chúng. Tất cả những thành tố này đan xen vào nhau, tương tác với nhau, và biến đổi (đôi khi đến mức không thể nào nhận ra được), đã làm nên “con đường của nước Nga” mà có lẽ hôm nay chúng ta đã quay trở lại với nó rồi.

Khi nói “trở lại” nghĩa là trước đây đã nhiều lần hay ít nhất là một lần chúng ta đã rời xa cái chỗ mà hiện nay ta đang đứng. Đấy là sự trở lại “bình thường”, không phải trở lại “theo kiểu Nga”. Chúng ta dường như chỉ “có vẻ” như quay trở lại mà thôi. Trên thực tế, “trở lại” theo cách hiểu của người Nga chúng ta là vẫn ở nguyên một chỗ, tức là nếu nhìn kĩ thì chúng ta sẽ thấy mình chưa đi ra khỏi đó bao giờ.

Trong lịch sử của chúng ta, cũng như lịch sử của bất kì nước nào khác, không thể đếm hết những cuộc tháo lui: từ cải cách sang phản cải cách, từ thay đổi sang “đình trệ”, từ “băng giá” sang “tan băng”.

Nhưng chúng ta luôn đi theo đúng một con đường, chúng ta luôn đi theo một hướng. Đấy là con đường chúng ta đã và đang đi suốt 500 năm qua.Chaadaev và Berdayev không gọi đấy là đi lên mà là loanh quanh theo vòng tròn của lịch sử. Trong tiến trình lịch sử của mình, nước Nga đã có mấy lần đứng trước các ngã rẽ của hai con đường dẫn vào những hướng hoàn toàn khác nhau. Dường như đã có lúc chúng ta có thể bỏ cái con đường quen thuộc để bước lên một con đường mới.

Lịch sử của nhà nước Nga thống nhất đã bắt đầu từ một ngã rẽ như thế. Nhà sử học Alexander Zimin đã ví nó với hình tượng “người dũng sĩ giữa ngã tư đường”, chàng dũng sĩ đã có thể bước từ một nước Nga đầy chia rẽ sang một một nước Nga tự do hơn. Nhưng chàng đã không có đủ sức giật tung những gông cùm (sự đàn áp của chính quyền và sự khuất phục của dân chúng) đã buộc cả xã hội phải nằm trong cảnh tôi đòi. Và chàng dũng sĩ đã đi theo con đường đó, con đường của chế độ độc tài và sau đó thì còn thêm chế độ nông nô nữa. Hai thành tố đó đã làm nên “con đường của nước Nga”. Đấy là con đường thiếu vắng tự do.
..........


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:02:19 pm
(http://farm4.static.flickr.com/3134/3219439249_eff56a83f7.jpg)

Phần II. Năm 1917

1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội: Nước Nga từ bỏ lối mòn, bắt đầu xây dựng thiên đường trên cõi thế

Năm 1917 là thí dụ nổi bật nhất, điển hình nhất về sự “trở lại” trong lịch sử của nước Nga. Chúng ta có thể không thảo luận về tư tưởng và nội dung của nó trong bài báo này. Nhưng như thế thì sẽ không làm rõ được những khái niệm của chúng ta, tức là các khái niệm “trở lại”, “con đường” và “hệ thống của nước Nga”, cũng như không làm rõ được công cuộc tìm hiểu trách nhiệm lịch sử của việc trở lại “con đường của nước Nga”. Trách nhiệm nằm trên vai ban lãnh đạo hiện nay của nước Nga cũng như toàn thể thế hệ những người đang sống đã nhắm mắt bầu cho ban lãnh đạo đó.

Đáng tiếc là rất ít người ở Nga hiểu được những chuyện đã xảy ra ở Liên Xô trong quá trình mà sau này được gọi là “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Hiểu biết quả thật còn rất nhiều thiếu sót.

Đấy không phải là một bước rẽ mà là một cú nhảy hẳn khỏi lối mòn. Nước Nga không chỉ bước sang một con đường mới mà còn cắt đứt tất cả các mối liên hệ với quá khứ, cái quá khứ đã tạo nên chính nó. Tất cả mọi thứ đều bị đào tận gốc trốc tận rễ.

Qui mô và tư tưởng của cuộc tấn công quả là đầy tham vọng. Những thay đổi trong cơ cấu xã hội nhất định và đương nhiên sẽ dìm hàng triệu người xuống và đẩy hàng triệu người khác lên. Tất cả những gì gọi là tài sản của quốc gia lúc đó đều bị giật khỏi tay một số người để giao vào tay một số người khác. Các biện pháp tái tổ chức cơ cấu của xã hội và quan hệ sở hữu lan sang cả lĩnh vực tư tưởng là cần phải cải tạo con người để bảo đảm rằng họ sẽ có những phẩm chất đúng đắn và cần thiết cho việc thực hiện Kế Hoạch. Ban đầu là trong nội bộ nước Nga, nhưng sau đó … chúng ta sẽ thấy nó còn đi xa đến đâu.

Nhưng nếu bỏ sang một bên ngôn ngữ mang tính chính trị và tư tưởng thì thấy rõ là người ta đã thực hiện tư tưởng biến Moskva thành thành Rome Thứ Ba và biến nước Nga thành Thiên Đường trên cõi thế. Một tư tưởng quả là khủng khiếp, cả về qui mô lẫn khái niệm.

2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội: xoá bỏ nhân tố con người

Khi muốn nói về những điều khủng khiếp nhất từng xảy ra ở Liên Xô trong thế kỉ XX người ta thường kể về chiến tranh và “những vụ đàn áp của Stalin”. Những hi sinh như thế, những hi sinh mà người dân Nga hiến dâng lên bàn thờ tổ quốc đã được khắc sâu vào tâm khảm tập thể. Trong quá trình “xây dựng chủ nghĩa xã hội” “một cách hoà bình” đã có hàng triệu người, họ là nạn nhân của những vụ “đàn áp” của Stalin, những người được đưa các trại tù thuộc hệ thống GULAG hoặc bị giết trước khi được đưa tới đó. Các nạn nhân này dĩ nhiên là một phần của sự thật. Nhưng họ không phải là tất cả, mà có thể không phải là phần chính.

Đối với Hitler, giải pháp chung cuộc đối với người Do Thái là tiêu diệt hoàn toàn người Do Thái.

Đối với Stalin, giải pháp chung cuộc cho vấn đề “xây dựng chủ nghĩa xã hội” là phá tan tành xã hội, theo đúng nghĩa đen của từ này. Sự phân tầng về mặt xã hội đã xảy ra trong hàng thế kỉ. Trước thế kỉ XX cộng đồng xã hội Nga bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, công nhân và những người làm nghề tự do. Ngoài ra còn có các phường hội của các nhà buôn, hiệp hội của công nhân và nghệ sĩ, giáo sứ, hội đồng làng xã, hội nhà văn. Stalin, tiếp tục công việc của Lenin, đã thực hiện trọn vẹn giải pháp chung cuộc cho “vấn đề xã hội”: phá huỷ một cách triệt để xã hội trên toàn lãnh thổ Liên Xô.

Thay thế cho nó, “đảng và nhà nước” đã tạo ra một môi trường xã hội hoàn toàn khác, môi trường xã hội Xô Viết, gồm toàn những công nhân viên chức được trả theo cùng một bảng lương trên toàn lãnh thổ quốc gia. Về mặt pháp lí thì người nông dân và người nghệ sĩ, mảnh ruộng hay nhà hát đều có cùng một địa vị: tất cả đều trở thành sở hữu của nhà nước, đều trở thành “nguồn lực” hết. Con người và đồ vật là những loại nguồn lực khác nhau, đấy cũng là khác biệt duy nhất giữa con người và đồ vật. Nếu người được tính là nguồn lực lao động, nguồn lực con người, nguồn lực quản lí thì đồ vật là nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn năng lượng. Nhưng cả hai nhóm vẫn chỉ là nguồn lực mà thôi. Dù được tính bằng những con số, bằng tấn, bằng mẫu hay bằng ngày công thì đấy cũng chỉ đơn giản là được ghi chép, lập kế hoạch, lưu trữ, phân bổ, vận chuyển, tái định cư và nếu cần thì dự trữ.

Người dân không có quyền cũng như không có điều kiện thay đổi nơi làm việc theo ý của mình – mỗi người đều có một cuốn sổ lao động, đi muộn hoặc nghỉ việc bị coi là tội phạm hình sự. Họ cũng không có quyền và điều kiện thay đổi nơi cư trú – mỗi người đều có một cuốn sổ hộ khẩu. Nông dân – chiếm tới một nửa dân số – hoàn toàn không có quyền gì: không được đi đâu, ngay cả trong vòng mấy ngày. Nông dân không có chứng minh thư.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu gọi đúng tên của nó – chứ không phải là “tập thể hoá, công nghiệp hoá và cách mạng văn hoá” – là thực hiện kế hoạch nhằm tiêu diệt hoàn toàn nhân tố con người trong cơ cấu của xã hội. Đấy là quá trình tạo dựng môi trường xã hội nhân tạo, gọi là xã hội Xô Viết. Đấy là một đòn chí mạng giáng vào toàn bộ cộng đồng dân tộc Nga (Liên Xô).

3. Tổ chức xã hội bị thay thế bằng tội phạm và tham nhũng

Xin được quay trở lại với câu hỏi của chúng ta. Hàng triệu nạn nhân bị giết trong những vụ khủng bố của Stalin hay là con số còn lớn hơn thế những người bị làm cho trở thành tàn phế vĩnh viễn về mặt đạo đức, cái nào có hậu quả nặng nề và đen tối hơn?

Trước năm 1917 môi trường xã hội Nga vẫn còn rất mong manh, chưa có cấu trúc chắc chắn, chưa có các định chế riêng của mình. Việc phá hoại môi trường xã hội như thế đã làm cho nó trở thành rối loạn và phân tán hơn nữa: ai lo việc người nấy, ai cũng bị nhà nước trói buộc hết. Lạt là đồng lương chết đói, đấy là nói với người sống ở thành phố. Còn ở nông thôn thì không phải là lương mà là ngày công, nhưng ngày công cũng chẳng làm người ta no được.

Nhân dân không có một tí quyền hành nào, đấy là căn cứ cho việc tổ chức xã hội, nhưng khát vọng sống của họ thì không ai có thể tiêu diệt được vì vậy mà tự tổ chức trở thành căn cứ, nói cách khác, trở thành những mối quan hệ mang tính định chế giữa người dân với nhau. Khi những hình thức tổ chức và định chế xã hội bình thường, hình thành một cách tự nhiên, bị phá bỏ thì dĩ nhiên là quá trình tự tổ chức sẽ phát triển bằng cách phớt lờ những cấm đoán, và cuối cùng sẽ thể hiện dưới hình thức tội phạm và tham nhũng toàn diện (“mang tính hệ thống”, nay người ta thường nói một cách thiếu suy nghĩ như thế).

Bằng cách phá huỷ xã hội đã hình thành ở nước Nga trước thế kỉ XX, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội đã kích động và làm sống dậy những điều tồi tệ nhất, tức là những bản năng thú vật và tính ích kỉ, trong mỗi con người.

4. Moskva là thành Rome đệ tam hay là một dân tộc hoang tưởng

Nhưng nếu tất cả những điều đã được làm nhân danh “xây dựng chủ nghĩa xã hội” không phải là để đánh thức thú tính trong mỗi con người thì mục tiêu sâu xa, thầm kín của nó là gì? Tương lai tươi sáng ư? Hạnh phúc cho mỗi người ư? Bờ xôi ruộng mật ư? Đối với những người quen sống mà chẳng cần suy nghĩ gì thì đúng là như thế. Đối với họ, truyền thống và hoang tưởng đã trở thành không chỉ căn cứ mà còn là tất cả nội dung của nhận thức nữa.

Thế còn Stalin – khát vọng của ông ta là gì? Suy nghĩ theo lối truyền thống và hoang tưởng cũng không phải là những điều xa lạ đối với ông ta. Hơn nữa, những người đã viết về tính tôn giáo trong ý thức hệ của chủ nghĩa Bolshevik hẳn là phải có căn cứ vững chắc để làm như thế. Mà không chỉ vấn đề tôn giáo – thí dụ như Lenin với quan điểm mục đích luận về thế giới nói chung và quan niệm về vai trò cứu rỗi của nước Nga nói riêng.

Tư tưởng tôn giáo của Stalin là Chính thống giáo. Ông ta cho rằng Liên Xô là sự tiếp nối đường lối xuất phát từ Moskva, từ thời các vị đại công tước khởi sự quá trình xây dựng đế chế theo đường lối Chính thống giáo. Đường lối này đã kéo dài qua thời đại các Sa hoàng ở Moskva, qua thời đại đế chế đóng đô ở Petersburg và kéo dài đến tận thời đại Liên Bang Xô Viết của ông ta. Stalin nắm vững tư tưởng của những nhà độc tài Nga. Ông ta biết rõ quan niệm của họ về tương lai của nước Nga, ông ta biết rằng từng người trong bọn họ, kể từ Ivan Đệ Tam trở đi, đều nhìn thấy “sứ mệnh” và “vận mệnh” của nó. Ông ta biết rõ dự án của Speransky, ông ta biết “Dự án Hy Lạp” của Catherine Đại đế, dự án của Uvarov được thể hiện bằng công thức “Nhà thờ chính thống giáo- chế độ chuyên chế – dân tộc”, các dự án vĩ đại của Alexander Đệ nhị, của Witte và của Stolypin nữa.

Không phải vô tình mà tất cả các dự án này đều chứa đụng tư tưởng “Moskva là Rome Đệ tam”. Sợi chỉ xuyên suốt của tư tưởng này là: Moskva là người cứu chuộc niềm tin Thiên chúa giáo và địa điểm xây dựng Thiên đường trên cõi thế. Con đường dẫn đến mục tiêu này trải dài qua bán đảo Balkans, qua eo biển Bosporus, qua thành phố Constantinople và Ấn Độ nữa.

Tư tưởng này đã làm nên toàn bộ lịch sử của đất nước chúng ta – cụ thể hơn, đã tạo ý nghĩa cho nó. Không phải vô tình mà tôi đã gắn tư tưởng này với một vấn đề khủng khiếp (bao gồm cả những hậu quả của nó), tức là việc phá hoại xã hội Nga và xây dựng xã hội Xô Viết giả tạo thay thế cho nó.

5. Chính sách xâm chiếm các nước lân bang đã dẫn đến giải pháp cuối cùng của Stalin: thần dân phụ thuộc thay thế cho xã hội

Xin nhắc lại: toàn bộ lịch sử của chúng ta là lịch sử của những cuộc xâm lược chứ không phải là lịch sử xây dựng xã hội. Vì không thể nào có đủ nguồn lực cho những cuộc xâm lăng miên viễn như thế cho nên chính phủ buộc phải dùng sức mạnh để thực hiện việc tước đoạt. Khi cần phải bóp nặn tất cả những gì có thể thì sức mạnh không cũng chưa đủ, phải đàn áp mọi bất đồng và chống đối nữa. Đấy chính là nguyên tắc căn bản: nhà nước là tất cả, cá nhân chẳng có nghĩa lí gì. Đấy chính là khởi nguồn của chế độ chuyên chế, chế độ chiếm nô, Hãn tộc, đế chế…

Nhưng ở đâu còn có cộng đồng – còn có công nhân và nông dân – thì vẫn còn cơ sở cho những vụ chống đối. Stalin cũng là người đầu tiên trên thế giới tìm được giải pháp toàn diện cho vấn đề này: không củng cố quan hệ, thậm chí không có bất cứ quan hệ nào với tất cả các cộng đồng xã hội khác nhau, mà đơn giản là tiêu diệt tất cả các cộng đồng và biến toàn bộ xã hội thành một mớ những cá nhân đơn độc, phụ thuộc hoàn toàn và trực tiếp vào nhà nước. Lúc đó sẽ không còn nhu cầu thành lập các hiệp hội, đảng phái chính trị hay nghiệp đoàn nữa. Khi mà quan hệ giữa nhà nước và các cá nhân đã được thiết lập bằng vũ lực và độc đoán thành quan hệ giữa người cai trị và kẻ bị trị thì nhu cầu điều tiết các quan hệ đó bằng luật pháp sẽ không còn. Toà án cũng không cần, chính trị cũng không cần nốt.

Trong quá trình thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) Stalin hiểu rằng với dân chúng như ở nước Nga thì một cú nhảy (Mao, kẻ bắt chước ông ta sau này, gọi là “Đại nhảy vọt”) mà các dân tộc khác phải thực hiện trong hành chục năm, thậm chí hàng thế kỉ, là việc bất khả thi. Ông ta cũng biết rõ rằng chiến tranh với những nước khác là không thể nào tránh được: không thể tưởng tượng nổi một đất nước bị ám ảnh bởi tư tưởng cứu chuộc mà lại không mâu thuẫn và xung đột với các nước khác. Như vậy, theo Stalin là cần phải nhảy – nhảy bằng mọi giá, nếu không thì đất nước sẽ tiêu vong. Ông ta quyết định rằng muốn nhảy thì phải thay dân.

Cú nhảy đã thành công. Việc thay dân sau này được gọi là “quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”
............


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:06:17 pm
(http://farm4.static.flickr.com/3108/3220289288_d3b8019167.jpg)

Phần III. Chính quyền ở nước Nga

1. Đại hiến chương tự do và Thành Cát Tư Hãn

Đặc thù của chính quyền ở Nga cũng là thành tố quan trọng chẳng khác gì những cuộc chiến tranh không bao giờ dứt, quân sự hoá xã hội và nhà thờ Chính thống giáo vậy. Đấy là những thành tố chủ yếu tạo nên “con đường Nga”. Nói theo lối hiện đại thì chính phủ ta có thể ghi trên một mặt tờ card-visit từ “vũ lực” và ghi trên mặt kia từ “chiếm đóng”. Vì thái độ của nó đối với dân chúng cũng chẳng khác gì thái của đội quân chiếm đóng ngoại quốc.

Phải mất nhiều thế kỉ, thậm chí có thể là nhiều thiên niên kỉ, mới có thể thiết lập được một chính quyền kiểu như thế ở nước Nga. Có hai nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại trên mảnh đất vô cùng rộng lớn của tổ tiên chúng ta. Đấy là nền văn hoá rừng núi, với nền sản xuất nông nghiệp, định canh định cư và nền văn hoá thảo nguyên với những người chăn nuôi gia súc du mục và các chiến binh.

Những cuộc tiếp xúc giữa hai nền văn hoá khác hẳn nhau, những cuộc chiến tranh không thể nào đếm hết và sự bắt chước lẫn nhau, những vụ đối đầu, âm mưu, phản bội, chinh phục và xâm lược bắt đầu ở vùng Muscovy rồi sau đó là nước Nga cuối cùng đã dẫn tới chiến thắng của một kiểu chính quyền.

Đấy là chính quyền do những người chăn nuôi du mục và các chiến binh đưa vào. Chính quyền của những người du mục đã bám chặt vào lịch sử của nước ta và trở thành của chính chúng ta. Đặc điểm của nó, ngoài những từ đã viết trên tấm card-visit đã nói tới bên trên, là chỉ có một người chơi, là chính quyền chuyên chế, là độc thoại chứ không phải đối thoại, là chuyên chính chứ không phải thảo luận, hoàn toàn không chấp nhận thoả hiệp, không chấp nhận trao đổi để tìm thoả hiệp, là thiếu hẳn điều mà Nikolai Berdayev gọi là “nền văn hoá trung dung”.

Hai hướng đi của nền văn hoá Nga và văn hoá châu Âu, được các sử gia thảo luận trong thế kỉ XIX, đã bắt đầu từ trước đó rất lâu.

Đây là hai nền văn hoá hoàn toàn khác nhau. Một bên thì dẫn tới việc hình thành và phát triển trong một thời gian dài quyền tự do cá nhân. Một bên thì không gian cho sự xuất hiện và phát triển cá tính cứ bị thu hẹp dần.

Một bên là Magna Carta Libertatum (Đại hiến chương tự do) và Habeas Corpus Act[1]. Còn bên kia là Great Yasa của Thành Cát Tư Hãn. Một bên khuyến khích phát triển cá nhân và xã hội, bên kia đặt nhà nước và các định chế lên trên tất cả. Những đối nghịch xã hội xuất phát từ đây có thể nói là không thể nào kể hết: dân chủ trái ngược với độc tài, thoả thuận trái ngược với vũ lực, thảo luận trái ngược độc thoại, đồng thuận trái ngược với độc đoán, các mối liên hệ xã hội theo chiều ngang trái ngược với quyền lực theo chiếu dọc…

Đại hiến chương tự do thông qua vào năm 1214 (tức là hai thập kỉ trướckhi quân của các Hãn Mông Cổ tràn vào đất Nga). Trong luật pháp của nước Anh hồi đó đã có một loạt quyền tự do nhằm bảo vệ các cá nhân khỏi những can thiệp độc đoán của nhà nước. Các cơ quan của chính phủ không được tuỳ tiện bắt bớ và trừng phạt, lăng mạ, cướp bóc và sử dụng bạo lực. Điều đó đã quyết định nội dung của những bảo đảm hiến định, tức là đối tượng của những cuộc tranh luận với chế độ quân chủ suốt mấy thế kỉ. Những bảo đảm như thế được thể hiện trong một văn bản mang tính biểu tượng, gọi là Habeas Corpus.

Thành Cát Tư Hãn công bố Great Yasa vào năm 1206. Đấy là bộ luật quyết định đời sống của Hãn quốc, bao gồm chủ yếu là những hình phạt đối với các trọng tội. “Yasa” trong tiếng Mông Cổ nghĩa là “cấm”.

2. Nước Nga nhìn về quá khứ, châu Âu hướng tới tương lai

Trên tất cả là kiểu cai trị và kiểu tư duy đã được định hình ở nước Nga. Là sự gắn bó với những giá trị cũ, với những lí tưởng của thời đã qua. Là khao khát ép những lí tưởng của thời xa xưa cho hiện tại và tương lai, cả trong lĩnh vực văn hoá lẫn lĩnh vực quan hệ xã hội. Tất cả những điều này cùng với những tính chất đặc thù của nền văn hoá Nga có thể giúp ta giải thích phần nào lí do vì sao đất nước lại đi theo con đường dẫn vào quá khứ như đã thấy ở Nga và Liên Xô. Ta có thể thấy những lí do đã ăn sâu bén rễ vào nền văn hoá chứ không chỉ mang tính thực dụng, chỉ là những quyền lợi ngắn hạn của chế độ của Putin.

Thí dụ như tại sao nước Nga không thể thảo luận với châu Âu về tương lai chung của chúng ta? Vì chúng ta có những mối lo khác nhau và cách lo khác nhau.

Dĩ nhiên là không phải tất cả người châu Âu đều có chung những mối lo như nhau. Họ không suy nghĩ như nhau và cũng không chỉ suy nghĩ về những mối lo đó. Nếu suy nghĩ hoàn toàn giống nhau thì họ đã không gặp phải vấn đề rắc rối về bản sắc rồi. Liên hiệp Châu Âu đã mở rộng gấp đôi lãnh thổ trong mấy năm gần đây và các thành viên của nó nhìn các vấn đề một cách khác nhau, đặc biệt là vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ và các tiêu chí về “tính châu Âu” nói chung. “Châu Âu cũ” khó mà chấp nhận “châu Âu mới” và quá trình soạn thảo hiến pháp đang dẫm chân tại chỗ …

Thế thì “sự khác nhau và cách khác nhau” giữa chúng ta và châu Âu là gì?

Trước hết, châu Âu đang lĩnh hội kinh nghiệm, đang suy tư về cuộc khủng hoảng và những bài học của thế kỉ XX: đấy là những cuộc cách mạng ở châu Âu và sự sụp đổ của các đế chế có nhiều thuộc địa, các cuộc khủng hoảng kinh tế, hai cuộc thế chiến và những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh “lạnh” và cuộc khủng hoảng ở vịnh Carib. Nói tóm lại, lo lắng chủ yếu của châu Âu là làm sao vượt qua được những vụ đối đầu và xung đột trong quá khứ. Nhiệm vụ chính của châu Âu là: từ hôm nay, sẽ sống với nhau như thế nào.

Nước Nga không thể vượt qua được những ám ảnh của những năm cuối thế kỉ XX, không thể vượt qua được “thảm hoạ địa chính trị” và sự sụp đổ của Liên Xô. Đối với chúng ta, quan trọng nhất là chấm dứt quá trình phân rã của không gian hậu-Xô Viết (kể cả của nước Nga nữa). Chúng ta muốn giành lại địa vị của mình, giành lại “quyền lãnh đạo của nước Nga”, dĩ nhiên là trong thế giới hiện đại rồi.

Nói cách khác, Nga, giống như châu Âu, đang bận tâm với những vấn đề của quá khứ. Nhưng trong khi châu Âu tìm cách khắc phục và thoát ra khỏi những vấn đề của quá khứ thì Nga lại tìm cách quay về với tình huống của thời kì chiến tranh lạnh, tìm cách giành lại vị trí cũ trong tình hình mới.

3. Sau năm thế kỉ nội chiến, chỉ quyền lực là vẫn y nguyên

Bước vào thế kỉ XXI, nhưng nước Nga vẫn chưa phải là một cộng đồng người. Thật vô lí, nhưng đúng là như thế.

Chúng ta đã trải qua những kinh nghiệm hãi hùng của thế kỉ thế kỉ XX với hàng chục triệu người (theo một số tính toán khác thì có đến gần 100 triệu) bị xoá sổ bằng vũ lực, nhưng chúng ta vẫn chưa một lần ngoái nhìn trở lại, chưa hiểu và chưa nhận thức được nó.

Cũng bình thường thôi. Dù có một diện tích mênh mông, trong thế kỉ XXI nước Nga vẫn không có chỗ cho những người thích sống tích cực và độc lập. Sau năm thế kỉ chiến tranh giữa chính quyền độc tài với các thần dân của mình, đất nước đã trở thành khu vực tự tung tực tác của chính quyền.

Trong những điều kiện như thế, tự khám phá bản thân hay tự nhận thức là việc bất khả thi. Người Nga đã đánh mất cá tính hay tinh thần tự chủ – thực ra là họ đã mất khả năng hổi quang, đánh mất khả năng phản tỉnh. Trên sân khấu cuộc đời chỉ còn lại một diễn viên duy nhất, đấy là chính quyền.

Nhưng đấy là một chính quyền xa lạ, không phải của dân. Nó chỉ biết hành động chứ không thể tự nhận thức và không nhận thức được những hành động của chính mình. Nghĩa là, khi chỉ còn một mình, chính quyền tiếp tục hành động, nhưng là hành động với một cái đầu trống rỗng

Cuối thế kỉ XX, chế độ Liên Xô sụp đổ là tại số nó thế chứ chẳng phải tạihành động của một con người cụ thể nào. Nó sụp đổ là vì nó đã mục náthoàn toàn. Liên Xô là một thể chế cồng kềnh phi tự nhiên và không thểnào quản lí nổi.

Những bước ngoặt lịch sử và tại sao người Nga lại sợ?

Đấy là một bước ngoặt lịch sử vì ở Nga chưa bao giờ có xã hội công dân và đời sống chính trị. Xã hội công dân và đời sống chính trị, dưới dạng sơ khai, cũng đã xuất hiện đôi ba lần, nhưng chỉ diễn ra trong nhưng giai đoạn ngắn, chỉ như những phản đề đối với chế độ chuyên chế mà thôi. “Hệ thống Nga” coi những hiện tượng như thế là dị thường và là điềm báo của tai hoạ.

Bước ngoặt thứ nhất xuất hiện đầu thế kỉ XVII, với những tín hiệu ban đầu của xã hội công dân và một cái gì đó tương tự như là hoạt động chính trị vậy. Không phải vô tình mà giai đoạn đó được lịch sử gọi là “Thời kì hỗn loạn”.

Từ đó trở đi bất cứ cái gì không xuất phát từ trong lòng hệ thống đều bị nó coi là bất trị, đều là trời phạt cả. Xin lấy trường hợp Solzhenitsyn, một người của Hệ thống, làm thí dụ. Đối với ông thì đời sống chính trị cuối những năm 1980 – đấu những năm 1990 cũng chẳng khác gì tháng 2 năm 1917. Ông thể hiện rõ thái độ phẫn nộ và kinh tởm. Tương tự như thế, đối với những “người tự do” đang nằm trong hệ thống hiện nay thì bầu cử tự do chính là hiện tượng khủng khiếp nhất, kết quả chắc chắn sẽ là: cánh tả sẽ giành được quyền lực.

Xã hội công dân và hoạt động chính trị bao giờ cũng làm cho những người trong hệ thống lo lắng và sợ hãi. Vì không người nào trong bọn họ biết thế nào là tự do. Hoàn cảnh sống trói buộc anh ta đến mức anh ta đã bị hệ thống nuốt chửng. Tự nhận thức, tìm hiểu và xác định thái độ của mình đối với thế giới xung quanh không phải là việc đáng quan tâm.
...........


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:12:28 pm
(http://farm4.static.flickr.com/3457/3215613430_2ec40345f0.jpg)

Phần IV. 1980-1990. Những cơ hội cuối cùng bị đánh mất

1. Tạo cơ sở cho thảm họa


Cuối những năm 1980 – đầu những 1990 là cơ hội để nước Nga thoát khỏi lối mòn xưa cũ. Chúng ta hoàn toàn có thể thoát khỏi cái ma trận độc tài đó. Nhưng cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ. Đấy cũng không phải là ngẫu nhiên.

Những người từng tham gia vào các sự kiện thời đó đã không thực hiện được những bước đi cần thiết. Thậm chí họ không hiểu được những sự kiện đang diễn ra lúc đó. Những người bước lên những nấc thang quyền lực cùng với Yeltsin coi đấy là “cách mạng dân chủ”.  Họ tự nhận mình là những người “dân chủ” và “tự do”. Họ tuyên bố rằng đất nước đã bước vào một thời đại lịch sử mới. Những lời tuyên bố và vỗ ngực tự phong như thế được long trọng ghi nhận trong một loạt văn bản pháp qui, trong đó có Hiến pháp: họ đã có địa vị chính thức. Một số biện pháp đặc thù đã được thực thi, nhưng đấy chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và công nghệ. Còn nền móng của trật tự xã hội thì không bị động đến.

Bạo lực và đàn áp, những điểm tựa chính của chế độ: quân đội, hệ thống toà án, lực lượng bảo vệ pháp luật, cảnh sát chính trị, hệ thống giáo dục.. thì vẫn y nguyên. Vẫn là chính quyền cũ, y như thời Xô Viết hoặc tiền Xô Viết. Nó vẫn chẳng cần biết dân chúng là ai, chẳng bị lực lượng hay định chế nào kiểm soát, quyền lợi vật chất và cố gắng để tồn tại là kim chỉ nam cho hành động của nó.

Thế nhưng những sự kiện đó đã được giới thiệu cho công luận như là quá trình chuyển đổi từ chế độ toàn trị Liên Xô sang nhà nước dân chủ. Xu hướng ngả sang phương Tây được người ta tuyên truyền với niềm tự hào không cần che đậy: Nước Nga là một phần của quá trình chuyển tiếp vĩ đại sang chế độ dân chủ đại diện, xã hội công dân và kinh tế thị trường, đang diễn ra ở Trung và Đông Âu.

Giới tinh hoa nắm quyền hành động mà chẳng cần suy nghĩ gì hết. Họ không hiểu được ý nghĩa của các sự kiện, kể cả sự kiện chuyển giao quyền lực từ Yeltsin sang người kế nhiệm ông ta là Putin.  Mặc cho những lời tuyên bố thường xuyên về tính chất dân chủ và các giá trị của tự do, giới “tinh hoa” đã bị quyền lợi của bộ máy quan liêu Xô Viết, tức là bộ máy vẫn giữ các vị trí then chốt của chính quyền, chi phối hoàn toàn.

Bề ngoài thì “tầng lớp tinh hoa” “mới” giành được quyền lực là nhờ sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, trên cơ sở kết quả của những cuộc bầu cử diễn ra trên toàn quốc. Họ nhảy được lên ngọn triều của đợt sóng quyền lực quét qua xã hội trong giai đoạn “cải tổ”. Một lần nữa nhân dân Nga đã rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần, họ rất muốn đoạn tuyệt với quá khứ, muốn thoát khỏi tình trạng đói nghèo với những cửa hành trống rỗng và cuộc sống tối tăm. Chúng ta tụ tập trên đường phố và trên các quảng trường với tâm trạng phấn chấn, đầy nhiệt huyết và hi vọng. Và chúng ta đã bỏ phiếu cho Yeltsin.

Nhưng ngay lúc đó chúng ta đã không phải là những người nắm quyền chủ động. Tâm trạng phấn khích và “sự thể hiện ý chí” của toàn dân hồi cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 không phải là kết quả của những hành động có ý thức của những con người đã được tổ chức về mặt xã hội, nó cũng không phải là biểu hiện của ý chí của những người tự do. Đấy chỉ là phong trào mang tính lễ nghi của những đám đông, của những con người có nhu cầu tập hợp lại, có nhu cầu suy nghĩ như nhau, gào lên những khẩu hiệu giống nhau và nhất định là phải trước mặt mọi người. Như một đám đông (tôi cũng ở trong số đó…), chúng ta đã trở thành tấm phông mà đằng sau nó những con chuột của lịch sử đã đào được những cái hang sâu hoắm.

Biết bao nhiêu quyết định có ý nghĩa cực kì quan trọng được thông qua. Quan trọng đến nỗi khung cảnh kinh tế xã hội và sau này mới rõ là cả khung cảnh đạo đức và pháp lí của Liên Xô đã thay đổi một cách triệt để. Nhưng phải đánh giá những thay đổi về kinh tế, chính trị và đạo đức đó như thế nào? Tích cực hay hoàn toàn tiêu cực? Phức tạp không phải là vì khó hiểu. Ngược lại – rất dễ hiểu. Nhưng thật đáng thất vọng, thậm chí không thể dùng từ ngữ bình thường mà nói được.

Nói chung, chúng ta đang bàn về cuộc vận động đi từ tình trạng cực kì tồi tệ sang tình trạng còn tệ hại hơn. Chúng ta đang nói về quá trình xây dựng nền tảng cho một trật tự xã hội đã định hình hoàn toàn, đã chiếm được vị trí của mình trên thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI. Đấy là vị trí nằm ngoài biên giới của luật pháp và tội ác. Nằm ngoài biên giới của Thiện và Ác. Đấy là hiện tượng xã hội hoàn toàn mới, xét từ quan điểm của cả nhà nước, kinh tế, pháp luật và đạo đức nữa.

Hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người đã tham gia vào việc tạo dựng lên cái hiện tượng xã hội đặc biệt độc đáo này. Trên thực tế, đấy chính là gốc rễ của vấn đề. Tưởng rằng môi trường xã hội ở Liên Xô đã là tồi tệ lắm rồi. Nhưng hiện tượng xã hội xuất hiện từ giữa những năm 1980 đến nay chứng tỏ rằng xấu hay tốt đều chẳng có giới hạn nào hết. Đấy không phải là bằng chứng về bản chất xấu xa của con người. Nó chỉ là một biểu hiện xấu xa nữa của cái xã hội đã bị chủ nghĩa Stalin cố tình làm cho méo mó đi mà thôi.

Bây giờ, sau hai mươi năm, chúng ta đã nhận ra sai lầm và những thiếu sót căn bản của những quyết định được thông qua hồi đó. Chúng ta có thể nhìn thấy những hậu quả khủng khiếp của của những sai lầm chết người như thế. Chúng ta buộc phải xem xét lí do và động cơ của những người đã đưa ra các quyết định đó.

Ngay lập tức xuất hiện ý nghĩ đã thành khuôn sáo: sự bất tài của lãnh đạo đảng và nhà nước, coi thường ý kiến của những “cây đa cầy đề” trong làng trí thức. Rồi tình huống đặc thù, mức độ khủng hoảng đúng là vô tiến khoáng hậu. Tất cả đều đúng và chắc chắn là chúng đã làm cho các quyết định trở thành tồi tệ thêm. Nhưng đấy có thể không phải là những lí do chính. Những “cây đa cây đề” chính hiệu, những người có học thật sự đã tham gia vào bộ máy quyền lực cùng Yeltsin và đã ra quyết định. Nhưng mức độ và hậu quả khủng khiếp của những sai lầm của họ thì chỉ có thể so sánh với sự ngu dốt về tài chính của bộ máy của đảng cộng sản trong những năm 1980 mà thôi. Không, vấn đề không phải là tính chuyên nghiệp.

Các nhà lãnh đạo đã đưa ra những quyết định tai hại như thế đơn giản là vì họ không biết suy nghĩ. Điều đó, đến lượt nó lại là hậu quả quan trọng của quá trình “đào tận gốc trốc tận rễ” tầng lớp trí thức dưới thời Stalin. Dưới thời Stalin một môi trường mới đã được hình thành để thay thế cho cái môi trường đã bị huỷ hoại. Một đội ngũ trí thức “có nhận thức chính trị đúng đắn”[1] đã được hình thành. Và họ chính là những người đưa ra những quyết định với những hậu quả khủng khiếp nói trên.

Mặc dù đã có những thay đổi triệt để trong việc bài trí sân khấu chính trị, các nhà lãnh đạo hồi những năm 1980 và hiện nay vẫn giống nhau ở hai điểm chủ yếu nhất: hư vô về luật pháp và vô luân. Đối với họ thì Salus revolutiae suprema lex[2] (Lợi ích của cách mạng là trên hết – tiếng Latin trong nguyên văn). Nhưng mỗi người lại hiểu “lợi ích của của cách mạng” một khác… Nếu đi sâu phân tích các quyết định và hành động của chính quyền trong giai đoạn này thì hai thành tố nói trên sẽ giải thích tất cả. Chính thái độ vô luân của chính quyền đã tạo ra những điều kiện làm băng hoại toàn bộ môi trường xã hội.

Càng ngày càng rõ rằng chính quyền Nga và “giới trí thức” Nga (kể cả những người gọi là “trí thức sáng tạo” phục vụ họ) là những người đã đưa ra quyết định lịch sử. Quyết định này là sự quay trở về (không phải bằng hình thức mà bằng nội dung) với quá khứ của Liên Xô và Nga: trở về nơi mà mọi thứ đều bị nhà nước đè bẹp, nơi không có chỗ cho hoạt động chính trị, không có chỗ cho xã hội công dân, không có chỗ cho luật pháp, không có chỗ cho sở hữu tư nhân hay tự do.

Điều này nhất định sẽ đưa nước Nga đến một thảm hoạ nữa, mà rất có thể là thảm hoạ cuối cùng. Hướng về quá khứ chứ không phải hướng về tương lai, dù đấy có là quá khứ “tươi sáng” đi nữa, cũng vẫn chỉ là chính sách thiển cận, vẫn chỉ là một cái chết đã được báo trước mà thôi.

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/03/vote-in-ukraine1.jpg?w=300&h=168)

2. Những sai lầm ngớ ngẩn của Yeltsin và Putin

Đây là những suy nghĩ của tôi về trách nhiệm mà Yeltsin and Putin phải chịu trước lịch sử:

- thứ nhất, chậm trễ trong việc cải tạo truyền thống Nga và Liên Xô. Nghĩa là nước Nga đã bỏ lỡ cơ hội thoát ra khỏi lối mòn muôn thuở của mình

- thứ hai, để cho tầng lớp nomenklatura Liên Xô, họ hàng của họ, bạn bè và bạn bè của những người bạn của họ, thực hiện việc tư hữu hoá quyền lực và tài sản quốc gia (kể cả khoáng sản). Đấy chính là nền tảng của nhà nước phường hội (nhóm đầu sỏ, tài sản nhà thờ)

- cuối cùng, đấy là dưới thời Putin, nhóm cầm quyền lại một lần nữa quả quyết rằng ta là một nước “đặc biệt”. Dù không nói ra một cách rõ ràng và mạch lạc, họ quyết định rằng nước Nga có “một sứ mệnh”. Rằng nước Nga có vai trò trên toàn thế giới. Cho nên nó phải tái lập ảnh hưởng của mình trong không gian hậu-Xô Viết. Nó phải đưa các lực lượng chống Mĩ trên toàn thế giới vào một mặt trận chung. Tuy chiến lược này chưa được tuyên bố một cách công khai, nhưng đã hiện hình trên thực tế. Chính sách đối ngoại của Nga trong thời gian gần đây cho ta thấy rõ điều đó.

Xin lưu ý: sự khác nhau căn bản giữa những người đế quốc chủ nghĩa trong quá khứ và và hiện tại là các đầu lĩnh trong quá khứ – có thể bao gồm cả Stalin – đã tự đồng nhất mình với đế chế. Họ tự coi mình là Thiên tử hoặc là hiện thân của tư tưởng cộng sản toàn thế giới. Vì vậy mà yêu cầu giành cho nước Nga vai trò toàn cầu của họ là yêu cấu chân thực.

Còn các những người cầm quyền hiện nay chỉ coi “Nhà nước Nga” là phương tiện để trộm cắp: trên toàn lãnh thổ nước Nga và nếu ăn cắp được trên toàn thế giới thì càng tốt. Yêu cầu của họ chỉ là bịp bợm, họ biết rõ như thế. Yêu cầu như thế chỉ là để lừa những con bạc bịp khác mà thôi. Tuy nhiên, dù là chân thành hay bịp bợm thì chính sách này vẫn đòi hỏi phải có những bước ngoặt trong chính sách đối nội. Chưa ai biết hoặc tính được hậu quả, nhưng cả nước sẽ phải trả giá đắt cho chiến lược này.
.............


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 12:17:57 pm
(http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/03/73619339_73615454.jpg)

3. Quái thai thời hậu-Xô Viết: Nhà nước phường hội + Nhà nước thân hữu

Chúng ta phải xem xét lại các thuật ngữ. Rất dễ lầm lẫn giữa lời nói với việc làm, giữa lời tuyên bố với thực tế công việc. (Các nhà văn hoá học, khi bàn về hiện tượng độc giả hay khán giả chìm đắm vào thế giới giả tưởng của sách hay phim thường sử dụng thuật ngữ “hiện thực thứ hai”). Vẫn còn đó một nước Nga với cái mẽ để phô ra bên ngoài và một nước Nga với nội tình thực tế ở bên trong. Tôi vừa sử dụng hai từ “chiến lược” và “bước ngoặt” như thể đấy là một cái gì đó hoàn toàn hiện thực vậy. Nhưng không phải như thế. Và sự kiện là không phải như thế tác động lên mỗi người chúng ta theo nghĩa đen của từ này.

Cuộc cách mạng dân chủ đã không xảy ra vào năm 1991. Dĩ nhiên lá các chính trị gia có thể mô tả vụ sụp đổ của cái quái thai kinh tế-xã hội ấy và con đường dẫn đến đỉnh cao quyền lực của họ là một cuộc cách mạng. Nhưng chính quyền trong những năm 1990 chẳng hề có một người dân chủ hay một người theo đường lối tự do nào. Yeltsin không phải là một người dân chủ, Chubais và Gaidar cũng chẳng phải là người tự do. Họ và những kẻ đồng hội đồng thuyền với họ chỉ là sự tiếp tục và hiện thân của tầng lớp nomenklatura của Liên Xô cũ mà thôi.

Sự chuyển đổi từ chế độ toàn trị Nga-Liên Xô sang nền dân chủ châu Âu cũng chưa diễn ra. Đáng lẽ phải tiến lên, theo đúng nghĩa của từ “chuyển hoá”, thì hệ thống cai trị ở Nga và Liên Xô tiếp tục quá trình tan rã. Còn môi trường xã hội nhân tạo theo kiểu Stalin thì tiếp tục thoái hoá, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, thí dụ như của Trung tâm Levada cho thấy như thế. Quá trình chuyển tiếp sang một hình thức tổ chức xã hội cao hơn và quá trình tan rã của hình thức xưa cũ diễn ra trên hai quĩ đạo hoàn toàn khác nhau. Trong những năm 1990 hoang dã, những thành tố của quá khứ lịch sử nhiều thế kỉ đã qua của nước Nga và một thế kỉ của Liên Xô cùng hiện diện trong đời sống của chúng ta.

Muốn hiểu nội dung và xu hướng phát triển của xã hội hậu Xô Viết thì ta phải luôn nhớ rằng khi Liên Xô sụp đổ ở Nga chưa có xã hội công dân và chưa ai nghĩ đến việc thành lập, thậm chí không nhận thức được rằng đất nước chưa có các định chế như thế nữa kia.

Các định chế của kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân được chấp nhận và sau đó thì được luật pháp thừa nhận (1991). Bức màn sắt bị gỡ bỏ và các định chế kinh tế xã hội hiện đại được phủ trùm lên bộ máy quản lí-chính trị. Sau đó mọi sự diễn ra một cách tự phát và chỉ có thể dẫn tới kết quả là các quan hệ xã hội và định chế của nhà nước sẽ ngày càng trở thành thô sơ và cổ lỗ hơn.

Kết quả là hôm nay chúng ta bắt đầu nhận ra những đặc điểm cơ bản nhất của một cuộc hôn phối trái khoáy kéo dài gần hai mươi năm, cuộc hôn phối nhằm liên kết hai thứ không thể nào liên kết được: nhà nước phường hội và nhà nước thân hữu. Nhà nước phường hội ở đây có nghĩa là nhà nước mà quyền lợi kinh tế, xã hội và quốc gia phụ thuộc vào quyền lợi của các tập đoàn và các bộ của chính phủ. Ưu tiên số một của nó là lợi nhuận của các tập đoàn chứ không phải là an ninh quốc gia, không phải là dịch vụ công hay là chăm sóc sức khoỏe cho dân chúng.

Nước Nga là minh hoạ tuyệt vời cho dự báo của Max Weber về nhà nước “thân hữu”. Nước ta đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa tư bản “thân hữu” hay là “chủ nghĩa tư bản của họ mạc và bạn bè”. Quyền lực được chuyển giao theo kiểu cha truyền con nối. Quan hệ họ hàng và bạn bè chi phối toàn bộ bộ máy nhà nước, còn hơn cả thời kì Liên Xô nữa. Nguồn thu nhập chính của các quan chức không phải lương mà là bổng lộc do vị trí trong bộ máy quan liêu của họ đem lại.

Trong không gian hậu Xô Viết, thí dụ điển hình nhất của chế độ “thân hữu theo lối Hồi giáo” (patrimonial Sultanates), theo cách gọi của Max Weber, chính là khư vực Ngoại Caucasia (Transcaucasia) và Trung Á như các nước cộng hoà Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Turkmenistan. Ở một vài quốc gia, chế độ và nền độc tài dựa trên sự sùng bái cá nhân đã tự tuyên bố là những người lãnh đạo cho đến chết.

Nước Nga cũng đang chuyển động theo hướng này. Ta có thể nhận thấy điều đó qua quá trình chuyển giao quyền lực từ Yeltsin sang Putin. Nó còn thể hiện một cách rõ ràng hơn trong việc chuyển giao quyền lực Putin-Medvedev-Putin, và trong quyết định kéo dài thời hạn của tổng thống và quốc hội. Chẳng có gì bí hiểm cả. Các âm mưu đó chỉ chứng tõ quyết tâm của những kẻ đang nắm quyền và đang nắm tiền mà thôi.

Ở các địa phương tình hình cũng diễn ra tương tự như thế. Nếu ông Luzhkov, thị trưởng Moskva hay ông Shaimiev, Tổng thống Cộng hoà tự trị Tatarstan có đột ngột tuyên bố rằng cần phải quay lại với chế độ bầu cử thống đốc khu vực thì cũng chỉ có những anh ngố mới coi đấy là xung lực dân chủ bất thình lình khởi phát mà thôi. Chúng ta đã đi guốc trong bụng họ rồi. Họ chỉ có một mối lo là làm sao tại vị cho đến lúc chết. Không bao giờ họ chịu rời bỏ quyền lực và tài sản đâu. Họ sẽ chuyển giao cho những kẻ kế nhiệm do chính họ chỉ định và tốt nhất là khi đang hấp hối.

Có thể đặc trưng đáng chú ý nhất của cơ chế xã hội này chính là quan hệ giữa chính quyền với nhân dân. Quan hệ này, tức là kết quả của toàn bộ lịch sử nền văn minh Nga, trong thời hậu Xô Viết đã đạt đến một giới hạn mới. Sự kiện là lực lượng an ninh đứng trên đỉnh cao nhất của kim tự tháp quyền lực chứng tỏ rằng xã hội đang bị cai trị bằng vũ lực.

Quan hệ giữa chính quyền và dân chúng ở Nga là quan hệ thù địch và tiêu diệt lẫn nhau. Đấy là đặc điểm chủ yếu. Theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Trung tâm Levada thì hậu quả nghiêm trọng nhất của mối quan hệ chết người này là trong mọi điều kiện nhân dân đều có thể thích nghi với quyền lực. Nhân dân trở thành vô luân. Điều này không có nghĩa là ai cũng làm những việc xấu xa mỗi ngày.Nhưng hầu như ai cũng sẵn sàng làm những việc như thế khi có điều kiện.

Còn chính quyền, vì không bị dân chúng kiểm soát, nên đã trở thành (hay vẫn là) chính quyền thân hữu. Có thể nói, dưới thời Putin nhà nước được quản lí hệt như điền chủ quản lí đồn điền của họ vậy. Chính phủ đã biến thành một điền chủ độc tài trên bình diện quốc gia, với hàng tỉ đồng trong túi và bom nguyên tử nắm trong tay.

4. Thời Yeltsin – cứu cánh: tự do, phương tiện: Bolshevist

Trong những năm đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ, những người cải cách nắm quyền đã mường tượng rằng hệ thống xã hội ở Liên Xô cũ sẽ được thay thế bằng mô hình vay mượn từ phương Tây. Nghĩa là chúng ta sẽ chuyển sang chế độ dân chủ đại diện và nền kinh tế thị trường tự do.

Nhưng trên thực tế thái độ của họ đối với các mô hình phương Tây đó cũng chẳng khác gì thái độ Peter Đại đế đối với những chiếc cầu tầu ở Hà Lan thuở xưa. Tương tự như Sa Hoàng, những nhà cải cách của chúng ta đã coi các mô hình đó như những món trang sức rẻ tiền, khoác lên hay tháo ra lúc nào cũng được vậy. Chúng ta đã không nhận thức được rằng đấy là kết quả của một quá trình tiến hoá rất dài.

Thí dụ như Solzhenitsyn. Ông căm thù chủ nghĩa Bolshevik đến tận xương tuỷ. Ông đã chiến đấu với nó một cách ngoan cường, vì vậy ông đã được người đương thời kính trọng và sẽ được hậu thế nhớ mãi. Nhưng ông không nhận thức được rằng GULAG là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của bạo lực mang bản chất đế chế ở nước Nga. Chính vì sự thiển cận như thế mà ông đã được nhận huân chương từ tay Putin, một cán bộ cũ của KGB và đám tang ông đã được những hậu duệ của đế chế Nga tổ chức một cách hoành tráng.


Cải cách thất bại là vì thái độ thụ động của dân chúng Nga, họ quá phụ thuộc vào nhà nước và vì các phong trào xã hội và chính trị còn quá yếu. Để có thể tiếp tục nắm quyền, Yeltsin buộc phải chuyển hướng. Ông nhận thức được rằng cái ông ta cần là sự ủng hộ của “lính tráng” chứ không phải là của dân chúng.

Người ta đã trì hoãn, không thực hiện những thay đổi mang tính cơ cấu vì đấy là những bước đi không được dân chúng ủng hộ. Không được khởi động vì cùng lí do như thế. Bất mãn gia tăng, bạo lực cũng tăng theo. Năm 1993 toà nhà quốc hội bị bắn phá. Năm 1996 Yeltsin bịa ra kết quả bấu cử để ông ta nắm quyền thêm một nhiệm kì nữa. Đấy là những sự kiện chính chứng tỏ bản chất Bolshevik của Yeltsin.

5. Thời Putin – tiến thẳng về quá khứ

Chế độ độc tài đã được xây dựng xong trong tám năm cầm quyền của Putin. Nó được xây dựng trên cơ sở nhu cầu có một “trật tự” và trở về với truyền thống của quần chúng.

Trong suốt giai đoạn đó, chế độ của Putin đã liên tục tấn công vào xu hướng thân phương Tây của những người từng ủng hộ Yeltsin. Chính quyền quyết tâm hạ bệ những người đó. Chiến dịch này đã dẫn tới kết quả là làm thay đổi hẳn cách nhìn của xã hội Nga, một xã hội vẫn còn mang nặng những quan niệm truyến thống. Dân chúng bắt đầu nhìn nhận rằng chính những “người dân chủ” dưới thời Yeltsin có lỗi trong việc làm cho Liên Xô tan rã và làm suy giảm mức sống của người dân, cũng như một loạt các cuộc khủng hoảng hồi những năm 1990 mà trên hết là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hồi năm 1998. Mô hình dân chủ không còn hấp dẫn được ai nữa. Khái niệm tự do và nhân quyền một lần nữa lại bị xếp xó.

Thay vào đó, chế độ hướng sự chú ý của dân chúng vào khái niệm trật tự, với quan niệm truyền thống về tính ưu việt của nhà nước siêu cường, nhà thờ Chính thống giáo và chủ nghĩa quân phiệt. Không gian cho hoạt động chính trị và xã hội dân sự bị xoá sổ. Tất cả các tổ chức mang tính độc lập như các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, các kênh truyền hình độc lập, hệ thống bầu cử, toà án và lực lượng bảo vệ pháp luật, đều bị giải tán.

Các tổ chức còn lại đều trở thành một phần của hệ thống quyền lực. Đảng phái chính trị, toàn án, viện kiểm sát, phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức xã hội trở thành công cụ cưỡng bức, thành lực lượng đàn áp hoặc phương tiện nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, quản lí hay tài chính của các cơ quan và tổ chức khác nhau, của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, tiếp thị, quảng cáo chính trị hoặc thượng mãi.

Mầm mống của các định chế của xã dân sự bị trừ khử với hi vọng là đồng tiền do dầu hoả mang lại sẽ không bao giờ ngừng. Một khi nhà nước tập trung chú ý vào nguyên liệu thô chứ không phải vào sản phẩm thì nó cũng không cần đến dân chúng nữa. Nếu đất nước có “đường ống dẫn” và “vàng đen” thì dân chúng trở thành gánh nặng và mối đe doạ tiềm tàng. Chế độ cho rằng lúc nào nó cũng có thể mua chuộc được dân chúng. Nó không có nhu cầu thiết lập mối quan hệ với dân chúng thông qua các định chế thông thường của một xã hội dân chủ phát triển cao.

6. “Đứng lên bằng đầu gối“, đạt đến cực điểm, đối mặt với sự cáo chung của nước Nga

Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính đã thay đổi một cách triệt để tình hình lúc đó đã trở nên ngột ngạt lắm rồi. Nó cũng cho thấy sự yếu kém của chiến lược và biện pháp cai trị của chế độ do Putin lập ra.

Tiền thu từ dầu khí không còn đổ ào ào vào như trước đây nữa, mà vốn liếng từ trong nước thì lại bắt đầu chảy ra. Sản xuất thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực y tế, giáo dục và nhà ở càng trầm trọng thêm. Với giá dầu thấp hơn $70 một thùng, tức là mức giá được lấy làm cơ sở cho ngân sách, chính phủ sẽ buộc phải moi tiền của dân chúng vì dự trữ bằng tiền và bằng vàng sẽ chẳng kéo dài được lâu.

Chế độ sẽ làm thế nào trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược đối đầu với phương Tây và Mĩ? Làm sao kiểm soát được dân chúng khi 40% dân số sống trong cảnh nghèo khổ mà 15-20% trong số đó thực chất là những người ăn mày? Hơn 60% đồng bào của chúng ta sống ở các thành phố nhỏ và ở thôn quê. Chính ở đó, tức là ở ngoại vi, thái độ trông cậy vào nhà nước thể hiện một cách rõ ràng nhất. Dân chúng trong các khu vực đó không có cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần hoặc phương tiện để có thể thay đổi quan điểm và thoát ra khỏi tình trạng túng quẫn thường trực của mình.

Cái khối quần chúng rời rạc, hỗn loạn, thiếu tổ chức đó chính là căn nguyên của nạn tham nhũng ở nước ta. Mà càng nghèo đói, càng có nhiều người thất nghiệp, càng thiếu các tổ chức chính trị và không được một tổ chức nào trong xã hội công dân nâng đỡ thì sự hỗn loạn sẽ càng gia tăng.

Tham những phát triển theo cấp số nhân. Nó chi phối hầu như tất cả các lĩnh vực của xã hội và trên tất cả các thang bậc của quyền lực, kể cả những nấc thang cao nhất (như người ta vẫn nói) do Tổng thống và Thủ tướng đứng đầu. Tham nhũng là một trong những hậu quả tai hại nhất của xã hội không có sự phân tầng và thiếu chuyên môn hoá.

Như chúng ta đều biết, chuyển động là sống. Putin là Vua, là Chúa, là Tổ quốc của ngày hôm nay yêu cầu chúng ta chấp nhận rằng động tác thể dục buổi sáng theo kiểu Nga (“đứng lên bằng đầu gối”, với kèn và trống) chính là chuyển động, là sống. Thế mà mọi người đều tin. Họ chuyển động bằng những độc tác thể dục buổi sáng như thế. Tay giữ chặt nấm đấm trong túi áo. Sẵn sàng nện thêm cho những kẻ đã ngã.

Nhưng tất cả chúng ta sẽ ngã – mà là ngã cùng một lúc.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này thì chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ kết liễu cái hiện tượng văn hoá và lịch sử vẫn được biết đến với tên gọi là nước Nga.

(Đăng lần đầu trên báo Novaia Gazeta)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Tư, 2014, 03:37:39 pm
Bộ trưởng Ngoại giao của ba nước - Đức, Pháp và Ba Lan - trong một cuộc họp tại Berlin thảo luận tình hình ở Ukraine , sau đó kêu gọi các nhà lãnh đạo mới phải rút ra khỏi các nhóm cực đoan và giải giáp vũ khí những người không được phép mang vũ khí.

Trụ sở chính của " Evromaydana "  tức đảng cực hữu " Khu vực cánh phải" đóng tại khách sạn " Dnepr " đã bị cảnh sát phong tỏa. Sau cuộc đàm phán, các thành viên phe cực hữu đã rời đi trên 1 chiếc xe tải. Theo lời nhân chứng họ tới 1 khu nhà nghỉ, không có vũ khí.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Tư, 2014, 03:45:00 pm
"Gazprom " đã nâng giá khí đốt cung cấp cho Ukraine thêm $ 100/1000m3 bắt đầu từ 1/4.

Từ ngày 1/4 giá khí đốt cho U sẽ tăng thêm 100$/1000m3. Được biết giá khí đốt Nga cung cấp cho U trong quí 1/2014 là268,5 đô la cho mỗi nghìn mét khối . Ban đầu Nga dự kiến tăng giá khí đốt lên 500$/1000m3 nhưng sau đã có sự điều chỉnh... Alexey Miller chủ tịch tập đoàn "Gazprom " chính thức thông báo.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Tư, 2014, 03:52:59 pm
Nga, Mỹ tiến gần thỏa hiệp 'liên bang hóa' Ukraine?


Báo Độc lập (Nga) ngày 31/3 nhận định rằng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã đạt tới những bước nhượng bộ lẫn nhau, giúp cho quan điểm giữa hai bên "tiệm cận" sự thỏa hiệp trong vấn đề "liên bang hóa" thể chế Ukraine.



Trong buổi làm việc kéo dài 4 giờ đồng hồ giữa ngoại trưởng Nga và Mỹ đêm 30/3 tại Paris, hai bên đã thảo luận các điều kiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong đó, hai bên đặc biệt quan tâm các sáng kiến ​​chung liên quan vấn đề cơ cấu quyền lực ở quốc gia này.

 Thời gian qua, Washington đã dần chấp nhận cho phép sự phân cấp quyền lực ở Ukraine. Điều này thể hiện sự xích lại gần nhau trong lập trường của Mỹ và đề xuất của Moskva về ích lợi của tiến trình liên bang hóa Ukraine.

Được biết, thay vì trở về Mỹ, sau chuyến công du Saudi Arabia, ông Kerry đã dừng chân tại Paris để gặp gỡ với ông Lavrov, theo một thỏa thuận đạt được trong cuộc điện đàm giữa tổng thống hai nước Vladimir Putin và Barack Obama tối 28/3.

 Bài báo ghi nhận thực tế là các bên đang tiến gần tới một thỏa hiệp trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

 Tạp chí Wall Street diễn giải Kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine của ông Kerry trước hết là phải đạt tới sự ổn định của nền kinh tế Ukraine, phân cấp hệ thống chính trị đất nước này và giải giáp vũ khí của các nhóm vũ trang dọc theo các tỉnh miền Tây và miền Đông Ukraine. Ông Kerry cũng ủng hộ ý tưởng gửi quan sát viên quốc tế tới các khu vực cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine để bảo vệ dân thường.

 Trong khi đó, kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraine của ông Lavrov, vốn được công bố không chính thức từ ngày 10/3, là giải giáp vũ khí của tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp; cải cách toàn diện và ngay lập tức Hiến pháp Ukraine, với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị và khu vực, không có ngoại lệ. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng nên xây dựng Ukraine thành một nhà nước theo thể chế liên bang. Mỗi khu vực sẽ có quyền hạn rộng rãi hơn trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục, mối quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước láng giềng và các khu vực, cũng như phải bảo đảm quyền lợi của tất cả các dân tộc thiểu số.

 Chỉ sau khi việc cải cách Hiến pháp theo hướng trên được thông qua trong một cuộc trưng cầu ý dân trên toàn Ukraine, thì nước này mới nên tổ chức bầu cử tổng thống, quốc hội và chính quyền địa phương các cấp. Trên thực tế, kế hoạch này đã được quy định trong Thỏa thuận ngày 21/2 giữa Tổng thống nước này Viktor Yanukovych và phe đối lập Ukraine, trước sự chứng kiến của ngoại trưởng ba nước Pháp, Đức và Ba Lan.

 Điều kiện ràng buộc mà Moskva đòi hỏi là Ukraine không được phép liên kết với NATO. Tuy nhiên, riêng trong vấn đề này, không có sự bất đồng giữa Nga và Mỹ. Ngay cả Ukraine cũng chẳng mặn mà gì với NATO, bởi đó không phải là đích đến mà nước này ngắm tới. Ông Lavrov cho rằng các đối tác phương Tây đã "quen tai" hơn và không cho rằng từ "liên bang hóa" là điều cấm kỵ trong các cuộc đàm phán.

 Tuy nhiên, như tờ New York Times dẫn một nguồn tin thân cận chính quyền Mỹ cho rằng Nga và Mỹ vẫn chưa thể đạt được sự nhất trí chung bởi giữa hai bên vẫn tồn tại những bất đồng nhất định. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết: "Một kế hoạch chung Nga-Mỹ cho vấn đề Ukraine là chưa có. Giữa Nga và Mỹ vẫn có quan điểm khác nhau và hai bên cần duy trì tham khảo ý kiến thường xuyên, mới mong có thể đạt tới sự nhất trí chung".

 Một số nhà quan sát lo ngại rằng Mỹ có thể đặt điều kiện cho Điện Kremlin là phải trao trả Crimea (cho Ukraine). Điều này là không thể. Nhà Trắng cần phải có một cái nhìn thực tế và xác định rõ ràng rằng việc Crimea "trở về" với "đất mẹ" Nga là không thể xem xét lại.

 Ngoại trưởng Lavrov cũng trấn an các đối tác phương Tây và Mỹ rằng: "Chúng tôi hoàn toàn không có ý định và không quan tâm tiến sâu qua biên giới Ukraine".

 Đến thời điểm này, có lẽ Mỹ cũng chỉ nên dừng lại ở những đòi hỏi như vậy trong các cuộc bàn thảo với Moskva nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine.

 Quế Anh, phóng viên TTXVN tại Nga


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 04:17:23 pm
Putin: Nền dân chủ phương tây không hề tồn tại!
(Trích đoạn cuộc phỏng vấn của truyền thông Pháp với ông Putin)

http://www.youtube.com/watch?v=wSxXl0qhieI

Putin: Tôi muốn nhắc lại thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa tại châu Phi. Người châu Âu khi đó mang luật pháp và các qui định của họ tới áp dụng tại châu Phi. Khi đó người châu Âu gọi là "khai hóa văn minh" cho người châu Phi. Và tôi có cảm giác, "truyền thống khai hóa văn minh" của người châu Âu có từ đó. Chỉ có điều ngày nay người ta sử dụng từ khác, đó là "dân chủ hóa". Ngày nay người châu Âu luôn sẵn sàng "dân chủ hóa" nơi nào họ cảm thấy có thể chiếm giữ chắc chắn được. Trên thế giới này tồn tại rất nhiều nền văn minh cổ đại và  các nền văn hóa khác nhau đáng lý ra chúng ta nên tôn trọng!

Phóng viên Pháp: Ngài tin rằng mô hình dân chủ kiểu phương tây không thích hợp với nước Nga?

Putin:  Anh có thể cho tôi biết, mô hình dân chủ của phương tây là cái gì không? Ví dụ ở nước Pháp có mô hình dân chủ khác, ở Mỹ lại có mô hình dân chủ khác.

Một chính trị gia Pháp từng nói với tôi: Dù là bầu cử thượng viện, hạ viện hay tổng thống, ở Mỹ, nếu không có rất nhiều tiền thì đừng bao giờ nói tới việc tham gia ứng cử. Không có nhiều tiền trong túi thì cũng đừng nghĩ tới việc thắng cử. Dân chủ ở chỗ nào vậy các bạn? Nền dân chủ đó là của ai, cho ai? Dân chủ cho những người có rất nhiều tiền hay sao?

Tiếp theo là tại Mỹ theo chế độ tổng thống, ở Anh vẫn là chế độ quân chủ. Đó là tất cả những gì đại diện cho nền "dân chủ phương tây". À, vậy ra nền dân chủ phương tây thực chất không hề tồn tại và cũng không hề có một khuôn mẫu nhất định và nói đúng hơn: Nền dân chủ phương tây không hề tồn tại!

Tôi không lấy những ví dụ từ nước Pháp, vì đó là nơi tôi chuẩn bị tới thăm. Tôi lấy ví dụ anh bạn của tôi ở Anh, Tony Blair. Tôi tin rằng các anh phải thừa nhận với tôi, đảng của anh ấy đã thắng cử nhờ sự lãnh đạo của Tony Blair. Tức là người bầu cử tin tưởng vào đảng của anh ấy, vào chương trình của anh ấy và cả cá nhân anh ấy.   Đáng lý ra anh ấy và đảng anh ấy thắng cử thì anh ấy phải thành thủ tướng. Nhưng rồi những người sáng lập đảng cho anh ta rời khỏi chức vụ lãnh đạo đảng, đưa ông Braun vào thế chân. Tony Blair ra đi, Braun vào thế chân và bỗng dưng ông Braun thành thủ tướng Anh mà không cần qua bầu cử! Không cần phải bầu!

Như vậy là dân chủ hay sao? Vâng, đó là dân chủ, nhưng dân chủ thế nào thì các anh nhìn thấy rõ. Và cho dù nền dân chủ ấy tốt hay xấu thì đó vẫn là sự thật không  thay đổi.

Tôi cũng từng tranh luận rất nhiều với người Mỹ về dân chủ. Khi tôi đề cập tới việc bầu cử ở Mỹ, tôi hỏi vì sao một người được dân bầu nhiều hơn mà lại không trúng cử, thay vào đó là một người khác. Nước Mỹ có một hệ thống bầu cử rất khác biệt.

Rồi người Mỹ nói với tôi: Chúng tôi làm như vậy từ lâu và đã quen vậy rồi, đừng can thiệp vào việc đó của chúng tôi. Và rồi chúng tôi cũng chẳng nói gì thêm.

Vậy thì tại sao các vị muốn can thiệp vào việc đó của nước Nga? (Hỏi 2 nhà báo Pháp). Chúng tôi vẫn làm được tất cả mọi việc mà không cần tới các vị!

http://karelphung.blogspot.de/2014/03/putin-nen-dan-chu-phuong-tay-khong-he.html?m=1


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 04:36:44 pm
http://vietnamese.ruvr.ru/2014_04_01/270517541/

"Trận Crưm”: Thất bại của tình báo Mỹ và việc tăng cường các biện pháp trừng phạt

(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/01/1502201847/47544232_e1a3f53.jpg)

Mặc dù tích cực tiến hành hoạt động nghe lén "thông tin liên lạc điện tử và kỹ thuật số" đối với Nga, Ukraina và các nước Baltic, tình báo Mỹ vẫn "ngủ quên" và bỏ qua sự kiện Crưm tách khỏi Ukraina.

Theo The Wall Street Journal, xì-căng-đan đang diễn ra tại Washington: đến tận bây giờ người Mỹ vẫn không thể hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Thất bại của cơ quan tình báo gây ra cuộc tranh luận nóng bỏng tại Mỹ. Một số quan chức cho rằng tiết lộ của Edward Snowden đã giúp người Nga tìm hiểu về các phương pháp thu thập thông tin của đặc nhiệm Mỹ.

Dĩ nhiên, về mặt kỹ thuật, Nga không hề tụt hậu như các đại diện phương Tây hình dung. Theo các chuyên gia, hơn một năm nay, các văn phòng của cơ quan tình báo và các tổ chức khác có liên quan đến bí mật nhà nước đã được bố trí máy tính "Vỏ bọc" do công ty RNT của Nga chế tạo. Theo các chuyên gia, không thể coi đây là sang chế hòan toàn của Nga, vì gần như tất cả các bộ phận chi tiết là của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chi tiết đó được kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện xem bên trong có gắn chip đặc biệt khiến cho thông tin có thể bị đánh cắp và chuyển giao cho đối tác gián điệp hay không. Mỗi máy tính đều có chương trình bảo mật có thể xử lý các thông tin bí mật của chính phủ. Máy được trang bị hệ điều hành nội địa hệ điều hành Linux, nhưng được cải tiến nghiêm túc theo các yêu cầu của FSB. Các nhân viên sử dụng email Clear Mail: không chỉ giám sát sự an toàn thư tín, mà còn kiểm soát nội dung, tức là không thể chuyển tiếp thư có tài liệu bí mật.

Sự kiện gần đây ở Ukraina, việc sát nhập Crưm với Nga gây ra phản ứng có thể dự đoán từ các nhà chức trách ở các nước phương Tây. Đặc biệt, đó là nỗ lực "cô lập hóa" Matxcơva khỏi "cộng đồng thế giới." Để làm điều này phải tiến hành các động thái chính trị và trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp châu Âu không ủng hộ các biện pháp này. Vả lại, cộng đồng quốc tế không chỉ có phương Tây mà thôi, chủ tịch tập đoàn "Inforus" Andrew Masalovich cho biết:

“Chúng ta không thể từ bỏ phần cứng và phần mềm điện tử của Mỹ ngay lập tức. Bên cạnh Mỹ còn có Đông Nam Á, đã 20 năm nay tiến hành đường lối độc lập. Ở đó ta có thể tìm thấy bất kỳ mọi sản phẩm tương tự như của Mỹ. Ở đó cũng có thể tìm kiếm đối tác. Chúng ta đã có kinh nghiệm từ 30 năm trước, khi mà Mỹ có Ủy ban kiểm soát việc cung cấp công nghệ chiến lược cho các quốc gia thuộc khối phương Đông. Mặc dù ủy ban này đã cố gắng một cách hiệu quả để ngăn chặn các lô hàng, người ta đã đối phó không kém phần hiệu quả. Những biện pháp cấm vận có thể sẽ gây tổn thất cho Mỹ nhiều hơn so với Nga.”

Hiện nay tình báo Mỹ rất thận trọng. Cơ quan tình báo Mỹ thừa nhận rằng họ rất khó đánh giá ý định của tổng thống Vladimir Putin. Dữ liệu tình báo điện tử vô cùng ít ỏi, Mỹ không thể sử dụng máy bay không người lái trên lãnh thổ Nga như ở Pakistan hay Yemen. Các chuyên gia Hoa Kỳ buộc phải thích ứng với điều kiện mới. Chỉ còn cách trực tiếp gửi thư chính thức đến điện Kremlin hỏi xem lãnh đạo Nga sắp có kế hoạch gì.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 06:05:34 pm
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3a/Jalta_1945.jpg/754px-Jalta_1945.jpg)

(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/07/1181315948/7_6585.jpg)
Yalta, Krym tháng 2 năm 1945 - vẫn trong thành phần CHXHCNXV LB Nga.

Đến năm 2006 khi đã thuộc Ukraine thì có thêm một ghế nữa:
(http://www.saatchigallery.com/imgs/artists/xinning_shi/shi_xinning_yalta.jpg)
http://www.saatchigallery.com/artists/artpages/shi_xinning_yalta.htm


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e0/Livadiya_Conference.JPG/800px-Livadiya_Conference.JPG)
Gian hội họp trong dinh thự Lyvadia


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/84/1945-02-15GerWW2BattlefrontAtlas.jpg/789px-1945-02-15GerWW2BattlefrontAtlas.jpg)
Tình hình quân sự tháng 2 năm 1945


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bd/Map_of_Poland_%281945%29_corr.png)
Đường Curzon phân giới Ba-Lan do 3 Ông Lớn quyết tại Hội nghị Yalta


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6d/Stamp_Russia_1995_CPA_208.jpg/800px-Stamp_Russia_1995_CPA_208.jpg)
Tem kỷ niệm 50 năm Hội nghị Yalta của LB Nga phát hành năm 1995


(http://static.rappler.com/images/russia-medvedev-crimea-AFP-20140331-carousel.jpg)
Thủ tướng Nga Medvedev tại cuộc mít-tinh ngày 31 tháng 3 năm 2014 ở Simpheropol thủ phủ Cờ-rưm
http://www.rappler.com/world/regions/europe/54358-russian-president-medvedev-visits-crimea

http://www.bbc.com/news/world-europe-26816033
Bộ Ngoại giao Ukraine lên tiếng phản đối cuộc viếng thăm, coi đó là sự "vi phạm thô bạo".
(http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73922000/jpg/_73922047_73919855.jpg)
TT Medvedev thăm một trường học tại Simperopol

(http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73922000/jpg/_73922051_021735214-1.jpg)
Tuyên bố người dân Cờ-rưm sẽ có chăm sóc y tế chu đáo

(http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73919000/jpg/_73919710_021721967-1.jpg)
Vui mừng chuyển sang giờ Moskva

(http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73929000/jpg/_73929475_f4bd4831-71d0-4445-a8fb-e75442e798d0.jpg)
Đáp lại, quyền Tổng thống Ukraine đi thăm VBQG

(http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73611000/gif/_73611135_ukraine_crimea_russia_map3_624.gif)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 01 Tháng Tư, 2014, 07:53:31 pm
 Các Bác thưởng thức lại tài năng của cô bé người UKRAINA làm hàng triệu người rơi nước mắt :
 Có phải chăng đây là tấm lòng của người dân luôn luôn nghĩ về thời kỳ XÔ VIẾT vĩ đại .
http://www.youtube.com/watch?v=XJA1L2Sk_dQ


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 07:59:33 pm
http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_07/268398581/?slide-2

Crưm đối với nước Nga: góc nhìn văn hóa-lịch sử

Từ thời xa xưa, Crưm đã và vẫn sẽ luôn là một địa điểm thân thuộc trên trái đất đối với người dân Nga. Ngày nay, khái niệm “Crưm” không chỉ là khu nghỉ mát biển mà còn như một thánh địa Mecca cho các họa sĩ, nhà thơ và nhà văn. Vào nhiều năm khác nhau, tại đây đã in dấu chân của A. Chekhov, Osip Mandelstam, Anna Akhmatova, M. Tsvetaeva, N. Gumilev, L. Tolstoy, A. Pushkin, I. Aivazovsky, F.Shalyapin.

(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/07/1181315864/1_6781.jpg)

(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/07/1181315866/2_4072.jpg)

(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/07/1181315860/3_3715.jpg)

(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/07/1181315862/4_1275.jpg)
Tsekhov và Lev Tolstoi tại Yalta năm 1900

(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/07/1181315856/5_1841.jpg)
Aivazovsky. Hoàng hôn Yalta.

(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/07/1181315858/6_116.jpg)
Lâu đài Livadia nơi họp Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945

(http://cache2.asset-cache.net/gc/464449651-russian-author-maxim-gorky-and-singer-feodor-gettyimages.jpg?v=1&c=IWSAsset&k=2&d=GkZZ8bf5zL1ZiijUmxa7QTFGXxtpXnHmaPS%2bw5eOpfmcVs%2blmMP2QZH14isbjZCBe67Vv6SBkTSdMMlCIMNp8Q%3d%3d)
Fedor Shaliapin và Maxim Gorky tại Yalta năm 1901

(http://cache3.asset-cache.net/gc/79666091-the-90th-anniversary-of-the-birth-of-russian-gettyimages.jpg?v=1&c=IWSAsset&k=2&d=Z0zsWpN2ukUDXYqF4boPJeQCQxFjNX0qqIEgY87MsAU%2bu%2fYv%2fzq9MgPf3924sBB3jJJ7i38FKgFrw4SPqUpFJA%3d%3d)
Anton Tsekhov và Maxim Gorky tại Yalta năm 1901

http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_26/270223901/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/03/26/1502431439/9RIA-082313-Preview.jpg)

Hoa hồng Yalta cho Anton Chekhov

Bán đảo Crưm luôn là một thiên đường hiếu khách cho những con người đam mê nghệ thuật, đặc biệt là các nhà văn Nga.

Đại văn hào Nga Anton Chekhov đã sống năm năm cuối đời mình ở thành phố Yalta. Những tác phẩm kịch bất hủ của ông là “Vườn anh đào” và “Ba chị em” đã ra đời tại đây.

Chekhov đến Crưm để điều trị. Bệnh lao phổi không để cho ông có bất kỳ lựa chọn nào: chỉ Crưm! Crưm với bầu không khí trong lành và ánh nắng mặt trời ... Năm 1898, gia đình Chekhov quyết định định cư ở Yalta. Trong ngôi nhà mà khi đó được chính nhà văn xây dựng và bây giờ lúc nào cũng đầy người ngưỡng mộ tài năng của ông. Một nhà bảo tàng đã được mở ra ở đây. Đúng ra là ngay từ khi vừa xuất hiện, ngôi nhà của nhà văn ngay lập tức đã trở thành một địa điểm hành hương văn hóa và thu hút mọi người. Đặc biệt, để được giao tiếp với Chekhov, Lev Tolstoy và Maxim Gorky đã đến Yalta. Các nhà văn trẻ Ivan Bunin và Alexandr Kuprin đã làm khách ở đây một thời gian dài hồi đó. Đời sống xã hội xung quanh Chekhov bỗng lập tức sôi nổi hẳn lên ! “Trước đó, khi còn ở ngoại ô Matxcova, ở Melihovo, ông đã liên tục tham gia các công tác xã hội: như một bác sĩ, ông giúp đỡ người nghèo bằng cách chữa bệnh miễn phí. Ông xây trường học cho nông dân . Và ở Crưm ông vẫn tiếp tục làm những việc như thế”,- Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Matxcova, chuyên gia nổi tiếng về Chekhov, Vladimir Kataev chia sẻ với Đài “Tiếng nói nước Nga”:

“Ở Yalta ông không chỉ sống, mà ngay từ đầu – luôn mang trong mình suy nghĩ về bổn phận đối với xã hội - ông đã trở thành trung tâm thu hút những ai muốn giúp đỡ các bệnh nhân, đặc biệt là giới nhà văn, cũng như giáo viên và những người khác đến Yalta điều trị. Ông cũng tham gia quyên góp tiền và cố gắng sắp xếp bố trí chỗ cho họ – rất nhiều người sau đó đã viết thư cho ông tỏ lòng biết ơn”.

Với sự xuất hiện của Chekhov, đời sống văn hóa của Crưm bước vào thời kỳ phồn thịnh. Năm 1898, Nhà hát Nghệ thuật Matxcova dựng ở thủ đô vở kịch “Chim hải âu” của Chekhov, gần như ngay sau đó là một kiệt tác kịch khác của ông là “Bác Vanya” . Chekhov đã mơ uớc được xem các buổi biểu diễn làm sao! Nhưng các bác sĩ Yalta không cho ông đi. Khi đó, toàn bộ dàn diễn viên nổi tiếng của nhà hát thủ đô do Stanislavsky dẫn đầu đã đến Crưm: lúc đầu là trình diễn vài vở kịch ở Sevastopol, sau đó là ở Yalta. Các nghệ sĩ đã biểu diễn tất cả những vở kịch hay nhất trong tiết mục của mình, trong đó có “Chim hải âu” và “Bác Vanya”.

Bây giờ Nhà hát Yalta mang tên Chekhov thường xuyên tổ chức festival quốc tế mang tên “Nhà hát. Chekhov. Yalta”, nơi tập trung đông đảo các đoàn nhà hát từ khắp nơi trên thế giới về tham dự. Ví dụ như năm ngoái, trong số các thành viên có các nhà hát chuyên nghiệp từ Ai Cập, Singapore, Israel, Tây Ban Nha, Ả Rập Saudi, Pháp và Nhật Bản. Tên Anton Chekhov từ lâu đã trở thành một loại giống như mật khẩu, một dấu chất lượng cho những người đam mê sáng tạo.

Tác phẩm của Chekhov đã được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ, những kiệt tác kịch của ông được dựng và trình diễn ở gần như tất cả các nước trên thế giới. Còn về kịch - người Crưm mỗi khi có cơ hội đều nhấn mạnh rằng những vở kịch nổi tiếng “Vườn anh đào” và “Ba chị em” đã được Chekhov viết chính tại Yalta.

Sắp tới, vào tháng Tư, trong ngôi nhà của đại văn hào ở Yalta sẽ tổ chức “Thuyết trình chuyên đề về Chekhov” lần thứ 35 - hội nghị quốc tế khoa học – thực hành của những chuyên gia về Chekhov. Nhà Bảo tàng đã sẵn sàng chào đón quý khách. Cả khu vườn nổi tiếng mà nhà văn vĩ đại say mê và tự tay chăm sóc cũng vậy. Đến tháng Tư, những cây hoa hồng mà Chekhov đặc biệt yêu thích sẽ bắt đầu nở. Niềm tự hào chính của khu vườn hôm nay là những bụi hồng lớn màu hồng đậm. Chúng đã được các nhà lai tạo người Pháp gửi tặng. Giống hồng đặc biệt, kết quả của 20 năm làm việc, được gọi tên là “Anton Chekhov”.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 08:18:35 pm
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_01/270518403/

Nga biết ơn Trung Quốc đã ủng hộ lập trường của Matxcova trong vấn đề Crưm

(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/01/1502202449/9RIAN_02400697.LR_8592.jpg)

Phía Nga biết ơn Trung Quốc vì sự hỗ trợ lập trường của Matxcova trong vấn đề Crưm, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố hôm thứ Năm trong cuộc họp song phương với người đồng cấp Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn.

Bộ trưởng Shoigu lưu ý là Nga và Trung Quốc được liên kết bởi các mối quan hệ đối tác chiến lược mang tính chất thân thiện và xây dựng trong nhiều thập kỷ qua. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về “số lượng các cuộc cách mạng màu ở một số vùng trên thế giới”. Ông nói thêm rằng quan hệ giữa các cơ quan quân sự của Nga và Trung Quốc mang tính chất tin tưởng bền vững và các bên sẵn sàng tiếp tục phát triển chúng trong tương lai.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 08:59:49 pm
Bộ Ba nổi tiếng của Khoa học Xô viết thế kỷ 20, từ trái sang: người Ukraine, người Nga, người Nga.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/7/79/Korolev_Kurchatov_Keldysh.jpg)
Sergei Korolev, Igor Kurchatov and Mstislav Vsevolodovich Keldysh 1956


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/Korolev_posle_aresta_1938.jpg/800px-Korolev_posle_aresta_1938.jpg)
Ảnh chụp đầu tiên sau khi vào tù của Serhiy Pavlovych Korolov (Sergey Pavlovich Korolyov). Nhà tù Butyr ngày 28/6/1938. Trước đó các đồng sự ở Viện Phản lực cũng đã bị bắt và những người lãnh đạo Viện bị xử bắn.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Tư, 2014, 09:16:06 pm

Quốc hội Ucraina buộc công an và an ninh tước vũ khí của các nhóm vũ trang vô chính phủ .



Quốc hội Ucraina đã thông qua nghị quyết yêu cầu Bộ Nội vụ và Cục an ninh quốc gia giải giáp các nhóm vũ trang trái phép. Bản nghị quyết số 4614 nhận được sự ủng hộ của 256 đại biểu trong cuộc họp sáng hôm nay.

Theo thông tin của phóng viên LigaBusinesInform cho biết, bản nghị quyết của Quốc hội Ucraina chỉ rõ: do tình hình chính trị - xã hội đặc biệt phức tạp trong nước, thực trạng gia tăng tội phạm và hành động khiêu khích có hệ thống từ phía các công dân nước ngoài tại khu vực Đông-Nam Ucraina và thành phố Kiev, Quốc hội quyết định yêu cầu Bộ Nội vụ Ucraina và Cục an ninh quốc gia Ucraina khẩn trương tiến hành giải giáp các tổ chức vũ trang trái phép.

Trước đó, bản dự thảo nghị quyết đã được Quốc hội bổ sung đề xuất của đại biểu Oleg Zarubinsky về việc cần thiết phải giải giáp cả những cá nhân có vũ khí không có giấy phép.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm thông qua.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 01 Tháng Tư, 2014, 10:43:55 pm
Bộ Ba nổi tiếng của Khoa học Xô viết thế kỷ 20, từ trái sang: người Ukraine, người Nga, người Nga.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/7/79/Korolev_Kurchatov_Keldysh.jpg)
Sergei Korolev, Igor Kurchatov and Mstislav Vsevolodovich Keldysh 1956


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/Korolev_posle_aresta_1938.jpg/800px-Korolev_posle_aresta_1938.jpg)
Ảnh chụp đầu tiên sau khi vào tù của Serhiy Pavlovych Korolov (Sergey Pavlovich Korolyov). Nhà tù Butyr ngày 28/6/1938. Trước đó các đồng sự ở Viện Phản lực cũng đã bị bắt và những người lãnh đạo Viện bị xử bắn.
.............
Xin hỏi qtdc@ : SergayKrolep là người phát minh ra Giàn Pháo phản lực ( Katiusa) - Nỗi kinh hoàng của quân đội phát xít Đức?
Hình như SergayKrolep cũng là người phát minh ra Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người: Sputnic?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2014, 11:13:38 pm
Đúng đấy bác nguyenhongduc ạ. Korolev là kỹ sư trưởng của Sputnik, có tham gia nghiên cứu Kachiusha trước 1937 nhưng không phải là chính. Người lãnh đạo ban đầu của đề án Kachiusha là một người Ukraina khác, Georghi Erikhovitch Langhemark - ông này bị Bộ Nội vụ Liên Xô cho ăn đạn năm 1938. Sau này khi Liên Xô sắp tan thì nhóm thiết kế Kachiusha do Langhemark lãnh đạo cuối cùng cũng được vinh danh và ông được truy tặng danh hiệu AH Lao động XHCN vào tháng 6 năm 1991. Lý do vụ án một phần do quan hệ của nhóm với nguyên soái Tukhachevsky, người phụ trách CN Quốc phòng, thời điểm đó cũng bị Stalin trấn ấp.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 02 Tháng Tư, 2014, 12:00:35 am
"Gazprom " đã nâng giá khí đốt cung cấp cho Ukraine thêm $ 100/1000m3 bắt đầu từ 1/4.

Từ ngày 1/4 giá khí đốt cho U sẽ tăng thêm 100$/1000m3. Được biết giá khí đốt Nga cung cấp cho U trong quí 1/2014 là268,5 đô la cho mỗi nghìn mét khối . Ban đầu Nga dự kiến tăng giá khí đốt lên 500$/1000m3 nhưng sau đã có sự điều chỉnh... Alexey Miller chủ tịch tập đoàn "Gazprom " chính thức thông báo.

Tình hình này, dân Ukr lại thêm khó khăn. Mặc dù Ukr cũng có mỏ khí đốt nhưng 1 số mỏ lại nằm ở...Crimea. Số còn lại chỉ đáp ứng được phần nào cho tiêu dùng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Gazprom.

Sự lệ thuộc kéo dài quá lâu vào nước ngoài bây giờ Ukr phải trả giá. Bài học này tuy cũ, nhưng tiếc rằng nhiều Quốc gia vẫn không tránh được. >:(

@qtdc: Cám ơn bác có nhiều tài liệu hay. Tiếc rằng sức đọc kém nên phải...nhâm nhi chút một. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Tư, 2014, 07:49:04 pm
http://www.unian.net/politics/903120-sudbu-ukrainyi-reshayut-rossiya-i-ssha-a-ne-evropa-analitik-stratfor.html
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2056394

(http://images.unian.net/photos/2014_03/1396259500-7916-lavrov-kerri.jpg)

Nga và Mỹ sẽ quyết định số phận Ukraina chứ không phải Châu Âu.


Chuyên gia phân tích chính trị George Fridman của tổ chức phân tích-tình báo Mỹ Stratfor đã viết rằng người quyết định số phận của Ukraine là Nga và Mỹ, chứ không phải châu Âu.

Ông viết: “Đáng chú ý nhất là việc ngay từ đầu vụ việc (khủng hoảng tại Ukraine) người Nga và Mỹ đã bắt tay với nhau. Tất nhiên Nga cũng nói chuyện với châu Âu, nhưng khi đề câp đến vấn đề tương lai của Ukraine và xem xét các phương án khác nhau, ông Lavrov (Ngoại trưởng Nga) đã gọi điện cho ông Kerry (Ngoại trưởng Mỹ), và ông Kerry đã trả lời các cuộc gọi của ông”.

Theo ý kiến của ông Fridman, điều đó cho thấy “một điều quan trọng về việc thế giới của chúng ta được xây dựng và vận hành như thế nào”. Cụ thể, đó là việc trong bối cảnh tất cả các vấn đề trong nước và những điểm yếu của mình Mỹ vẫn là thủ lĩnh thế giới, còn Nga là thủ lĩnh khu vực. Phương diện thứ hai là EU không có một sự thống nhất như một chủ thể chính trị.

“Tại châu Âu không có một nhân vật nào có thể đại diện cho tất cả các quốc gia châu Âu về vấn đề quan trọng này. Anh nói chỉ cho Anh, người Pháp chỉ nói quan điểm của Pháp, Đức chỉ nhân danh Đức, còn người Ba Lan nói về Ba Lan. Khi định đàm phán với châu Âu, họ còn cần phải thỏa thuận với nhau trước đã.

Vì vậy trước hết Nga bắt đầu đàm phán với Mỹ đã. “Nếu đạt được thỏa thuận nào đó giữa Nga và Mỹ về giải quyết khủng hoảng, lúc đó Đức và các nước khác mới có thể tham gia vào”, - ông Fridman tuyên bố.

PS: G.Fridman đã có hẳn một chương về Ukraina trong một chuyên luận về tương lai chính trị thế giới cách đây nhiều năm và ông ta nói có lý. Chỉ khác là Nga sẽ không chấp nhận là cường quốc khu vực mà vẫn lừ lừ tiến lên, bao giờ lên đến đỉnh cao sẽ đi vòng trở xuống.

http://economics.unian.net/energetics/903150-ssha-nachnut-eksportirovat-gaz-v-evropu-v-2015-godu.html

(http://images.unian.net/photos/2014_03/1395747280-2889.jpg)

Mỹ sẽ cung cấp gaz cho EU vào năm 2015, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố tại Brussels, sẽ cấp vượt cả nhu cầu EU đang cần hiện nay. ;)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 03 Tháng Tư, 2014, 11:01:41 am
Hôm nay HN mưa buồn . Ngồi rỗi , em xin chém tiếp . Vậy là bác bộ trưởng Bộ Nội vụ Quốc tế đã ngừng ... chém gió . Chém vừa thì chẳng ăn thua , bác mugic láu cá chỉ cười ruồi . Chém quá , bác mugic lại tưởng thật , co chân sút một phát cho thì ... dại mặt . Vậy là hai bác đổi chiêu , cử đệ đi bàn . Chưa rõ việc này sẽ đi đến đâu (chắc còn lùng nhùng chán). Nhưng trong nước , các chính khách đã nhộn nhịp ra mặt . Nhưng xem qua thì có thể thấy rằng :không có ai đủ tầm để lãnh đạo . Thậm chí , so với Yanucovich cũng khó . Với lợi thế liền kề , nhưng bác mugic láu cá cũng có vẻ lúng túng vì chưa tìm được một gương mặt sáng giá nên đã đưa ra giải pháp Liên bang với Ukraine . Với tình hình tạm thời yên ổn hiện nay , họ sẽ đưa ra bước đi tiếp theo là gì ? Mong tin của các bác . Một mẩu tin ngắn : Bộ Nội vụ Ukraine tuyên bố : Sasha Trắng tự bắn vào tim . Nguồn :soha.vn/quocte/


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Tư, 2014, 11:41:27 am
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/168551/voi-crum-putin-thay-doi-the-gioi-the-nao.html

Nếu Ukraina ứng xử mềm dẻo hơn, như Belarus chẳng hạn thì sẽ tốt hơn cho bản thân.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Tư, 2014, 01:33:27 pm
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1395747280-2889.jpg)

Mỹ sẽ cung cấp gaz cho EU vào năm 2015, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố tại Brussels, sẽ cấp vượt cả nhu cầu EU đang cần hiện nay. ;)

 EU mà tin ở sự cung ứng gaz khí đốt của Mỹ thì có ngày đi "ăn cắp" bác ạ. ;D

 Ngay cả Mỹ cũng đang sợ Nga "dở mặt" về phương thức thanh toán trong trao đổi mua bán khí đốt giữa Nga và EU, chỉ cần Nga "cò quay" không thanh toán tiền khí chất đốt bằng USD mà xoay qua đồng Nhân Dận tệ thôi là "bỏ cụ" nhà anh cu Mỹ rồi. Chứ đừng nói đến Mỹ sẽ cung vượt cầu cho EU. Chưa hết đâu ạ, chắc chắn đường vận chuyển khí chất đốt của Mỹ qua EU sẽ chi phí giá thành cao hơn, bao nhiêu "thiệt thòi" thì dân EU lĩnh đủ, đời sống của dân EU cũng sẽ "đao" theo. Vậy thì thử hỏi, ai đi ủng hộ để mai đây mình sẽ khó khăn hơn? Chưa hết nữa đâu. Hình như về khí đốt giữa Mỹ và EU có sự khác biệt gì đó, để "đồng bộ hóa" chuyện này xong thì cũng đủ để EU "tím tái" và cả suy "hô hấp" trầm trọng rồi. ;D

 Thôi thì ... Chúa đã sắp đặt như thế, Nga là Nga ở Châu Âu, Mỹ là Mỹ ở Châu Mỹ, lằng nhằng "lộn sân" linh tinh thế này mà nghe Mỹ nó nói thì có ngày đổ thóc giống ra mà xay. Cu Obama cứ rung cây dọa khỉ vớ vẩn, cấm này khóa kia hò hét lăng nhăng thế thôi chứ làm quái gì được Nga đâu, dám mà "động binh" bùm ... bùm với Nga, lôi thôi Nga nó "giềng" chết và dân tộc Nga họ như thế nào thì chắc ai cũng biết. Mấy Cu trong khối Nato cũng "hoắng" cả lên, a dua a tòng "phản đối" này nọ, cũng có dám ho he quái gì đâu. Thách cụ cũng chẳng dám, trong khi đó mặt ông Putin thì cứ ... lỳ ra, càng nhìn càng thấy giống dân "xã hội thâm". ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 03 Tháng Tư, 2014, 04:57:16 pm
Mới đi cày về rảnh rỗi chém gió tý nào !

NGÀY xưa lúc mới lớn khoảng thập niên 1980 ,cá nhân tôi chỉ biết châu âu và Mỹ qua phim ảnh thấy người ta giàu và sang quá khi trình diễn trên màn hình -cứ ngở là thật .

Thế rồi những năm ấy nhà nước VN ta có chủ trương tạo công ăn việc làm cho người lao động bằng cách cho đi xuất khẩu lao động qua các nước đông âu như Đức ,Tiệp ,Hung và Liên XÔ ......ời ơi năm ấy thời bao cấp gia đình nhà ai có công với CM thì con em mới được đi lao động nước ngoài . Thập niên 80 NHÀ nước ta kỵ dùng cái chữ huỵch toẹt như bây giờ là lao động ở nước ngoài ,mà cứ hay giấu đút cho có vẻ sang trọng là đi hợp tác lao động ,đi học nghề nọ nghề kia ....

Mẹ ơi tưởng sao ? đối tượng được xét tuyển đi toàn những người văn hóa lớp 7-8 thì học hành cái gì ? ai tinh ý sẽ nhìn thấy ,nhưng chẳng ai thèm tinh ý cứ háo hức xin đi .  Hóa ra là xuất khẩu lao động ,qua bên đó làm thuê làm mướn trong các khu công nghiệp ở nước ngoài . mà cái dòng lao động chân tay thì ở đâu chẳng giống nhau , nó tương tự như chuyện Tề thiên đại thánh ,sau khi lên trời được giữ cái chức : Bật Mã ÔN.

Chức tước nghe có vẻ lọa -Hóa ra là thằng coi ngựa , mà đã coi ngựa thì ở trên trời hay dưới đất cũng thế . ở VN cũng như ở Đức hay MỸ cũng vậy ,cũng tắm ngựa ,cắt cỏ cho ngựa ăn ,mồ hôi ngựa với mùi mồ hôi người luôn quện hơi với nhau không phân biệt đâu là người đâu là ngựa . Nếu là nam công nhân làm công nhân xây dựng thì nhiều đoàn người phải đi thi công đổ bê tông làm các công trình xây dựng ở vùng đất Xi- bê- ri GIÁ lạnh quanh năm .
Nhiệt độ âm 40 độ C nhưng vẫn phải đổ bê tông ,hơi con người thở ra là đã bị đóng băng nhưng vẫn phải làm việc . người bản xứ họ không làm công việc này chỉ ưu tiên cho lao động nước ngoài . vậy nhưng bằng kỹ thuật kiểu gì không biết người VN vẫn hoàn thành nhiệm vụ và lãnh lương . Còn nếu là nữ công nhân thì vào các xưởng dệt đứng máy ngày 8 tiếng -cứ người với máy đua nhau làm máy chạy tới đâu người chạy theo tới đó , trong một ca làm việc 8 tiếng người nữ công nhân phải theo dõi giám sát máy để nối chỉ đứt hoặc lỗi . trung bình đi bộ khoảng 30 km loanh quanh bên máy trong ngày .

Người Việt làm chung với người Nga bản xứ ,đến ngày chủ nhật công nhân được nghỉ các bạn nữ Nga rủ bạn gái là người VN về nhà mình chơi ( chỉ là ngoại ô Mát-xcơ-va thôi) .

Tưởng dân châu âu nó giàu ai ngờ cũng ná ná ,xem xem với VN ,cũng nghèo khổ khó khăn như thế . trong nhà luôn có một nồi súp to và nóng thường trực trên bếp ,đây là khẩu phần ăn của cả gia đình xứ  châu âu giá lạnh .hỗn hợp nồi súp gồm hằm bà lằng đủ thứ trong ấy ,nào là xương là thịt là củ cải , là lúa mì ,khoai tây.mắm muối ,bột ngọt .....ai muốn ăn thì xúc . Đừng có lỡ miệng mà gọi là nồi cháo heo đấy nhá , bởi họ ăn uống đơn giản không cầu Kỳ như ở VN . Và tÍNH TÌNH những con người này cũng thật thà thẳng thắn như cách ăn của họ vậy .

Thời gian qua đi VN nay đời sống kinh tế đã khá hơn ,chắc các bạn đông âu hoặc tây âu cũng khá lên cùng thế giới . khoảng cách giàu nghèo giữa đông và tây,giữa á và âu cũng được lấp đày . Hiện tại VN được đánh giá là nước có thu nhập trung bình trên thế giới ,tức không còn nằm trong nhóm các nước nghèo nữa .

Hẳn nhiên giàu nghèo là họ xét theo tiêu chí chung cho cả quốc gia  ,còn cụ thể ai giàu thì giàu ai nghèo thì nghèo , sự phân cấp giàu nghèo trong xã hội là sự công bằng hợp lý cần phải có . lý do : anh siêng năng , giỏi giang hơn tôi thì thu nhập và tích lũy sẽ nhiều hơn , còn tôi vừa lười biếng vừa ngu dốt hẳn nhiên phải nghèo .

Quay trở lại tình hình quốc gia Ukraine ; một nhóm nhỏ cá nhân thay mặt cho Các đảng phái chính trị ,mải lo tranh giành quyền lãnh đạo trong nước ,lục đục , dẫn đến bất ổn cho nhân dân trên mọi mặt ,sắp tới đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồi súp của nhân dân lao động Ukraine ,lúc ấy nồi súp của mỗi gia đình không còn thịt với xương nữa mà toàn nước lã với vài hạt lúa mì ,gọi là súp chay .......


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Tư, 2014, 06:42:39 pm
 Bạn longtrec@ mới điện thoại từ bên Nga về cho biết, đã 4 ngày nay các đường truyền internet về diễn đàn DN-DN tại Nga đều bị chặn không thể truy cập được. Với sự cảnh báo: Nguy hiểm, không có lợi và không nên truy cập.

 Vì vậy, các bác nói "xấu" nước Nga ít thôi nhớ. Nhất là tên lão CSVD đã bị liệt trong danh sách "đen". Cấm không cho nhập cảnh. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 03 Tháng Tư, 2014, 07:20:39 pm
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/168551/voi-crum-putin-thay-doi-the-gioi-the-nao.html

Nếu Ukraina ứng xử mềm dẻo hơn, như Belarus chẳng hạn thì sẽ tốt hơn cho bản thân.

Nhất trí với bác qtdc về sự linh hoạt của Bạch Nga, hay nói cho dân dã là Belarus đu dây rất giỏi. Trong vấn đề Crimea anh này tuyên bố luôn đứng về phía Nga nhưng vẫn liên hệ với chính quyền mới của Ukr. Gắn bó mọi mặt với Nga nhưng không chê phương Tây. Thế mới tài. ;D

Tôi nghĩ các chính trị gia ở Ki ép cũng rõ về sự cần thiết phải có sự linh hoạt này, nhưng sự kiện hồi tháng 2 đã vượt khỏi tầm kiểm soát của họ.

Xét về sâu xa, chính EU mới là người tỏ ra thiếu linh hoạt. Họ cứ muốn đẩy cỗ xe xộc xệch Ukr lăn nhanh về phương Tây mà không cần biết …con gấu Nga đang lặng lẽ dõi theo mọi động thái. Một kết cục đáng buồn cho Ukr.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Tư, 2014, 07:27:41 pm
Bác tuanb5@: đúng đấy bác ạ. Bọn Belarus khôn ra phết, mà bây giờ nó vẫn hệt như thời bao cấp trước đây. Còn Ukraina đã bắt đầu dễ bảo hơn:
1/ Phân cấp quyền cho địa phương nhiều hơn...
2/ Cử phái đoàn sang Nga đàm phán với Gazprom về khí đốt, phái đoàn dự kiến nếu không đạt được thỏa thuận với Nga thì sẽ ...tăng giá sô-cô-la xuất sang Nga. ;D 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 03 Tháng Tư, 2014, 07:58:57 pm

Về lâu dài, Nga và Ukr còn nhiều duyên nợ lắm. Nên họ dần phải điều chỉnh chính sách, phù hợp lợi ích chung cho 2 phía (vụ Crimea chắc chắn là bài học nhớ đời cho Ki ép).

Ngoài Sô-cô-la ;D, Ukr vẫn có ảnh hưởng lớn với Nga (Crimea thì đúng hơn): Đường sắt, đường bộ, điện, nước...Kinh tế Nga chưa đủ lực để biến nơi này trở thành Sing như sếp Crimea mong muốn.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Tư, 2014, 10:43:13 pm
http://vneconomy.vn/20140403100043226P0C99/nasa-dot-ngot-tuyen-bo-nghi-choi-voi-nga.htm

(http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/500_312/cG9BhzqggAYvp7UxcnTcotBaHKbQ/Image/2014/03/0-555f0.jpg)
Kể từ khi tàu vũ trụ con thoi ngừng hoạt động, NASA đã phụ thuộc vào Nga trong việc đưa các nhà du hành vũ trụ lên ISS.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) ngày 2/4 tuyên bố sẽ hủy toàn bộ quan hệ hợp tác với Nga, ngoại trừ hợp tác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Cho dù trước đó, NASA từng khẳng định rằng, hợp tác vũ trụ sẽ không chịu ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị thế giới.

Tin từ Reuters cho biết, với quyết định hủy hợp tác nói trên, nhân viên của NASA không được tới Nga hay đón tiếp khách từ Nga cho tới khi nào có thông báo khác. Họ cũng bị cấm gửi e-mail hay tổ chức điện đàm với đối tác Nga.

Trong bản ghi nhớ được NASA gửi cho toàn bộ nhân viên, cơ quan này nói rằng, đây là động thái nhằm đáp trả những hành động của Nga ở Ukraine.

Tuy nhiên, các hoạt động liên quan tới ISS vẫn được duy trì. NASA và cơ quan vũ trụ của Nga sẽ “tiếp tục làm việc cùng nhau để duy trì hoạt động an toàn và bình thường” của ISS - NASA cho biết trong một tuyên bố phát đi vào ngày 2/4.

Kể từ khi tàu vũ trụ con thoi ngừng hoạt động, NASA đã phụ thuộc vào Nga trong việc đưa các nhà du hành vũ trụ lên ISS. Trong đó, mỗi ghế trên con tàu vũ trụ Soyuz của Nga có mức giá gần 71 triệu USD/lượt đi.

Tuần trước, một tên lửa của Nga đã đưa ba nhà du hành vũ trụ, trong đó có nhà du hành vũ trụ người Mỹ Steve Swanson, lên trạm ISS. Trạm vũ trụ này là một phòng thí nghiệm hợp tác giữa Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật Bản và Canada. Các nhà du hành vũ trụ của Mỹ được đào tạo tại Nga trước khi bay lên ISS và quyết định hủy hợp tác mà NASA vừa đưa ra sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề hợp tác này.

Đáng chú ý, động thái của NASA được đưa ra ngay sau khi cơ quan này trấn an rằng, quan hệ hợp tác vũ trụ Mỹ-Nga vẫn tốt đẹp bất chấp căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. “Hiện tại, mọi thứ trong quan hệ giữa chúng tôi với phía Nga vẫn bình thường”, Tổng giám đốc NASA Charles Bolden nói trong một cuộc điện đàm hôm 4/3.

Tuần trước, NASA nhắc lại quan điểm này sau khi bán đảo Crimea ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Nga. “Chúng tôi không cho là tình hình hiện nay ở Nga-Ukraine sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác vũ trụ dân sự lâu dài của chúng tôi với Nga, mối quan hệ đã kéo dài nhiều thập niên”, một tuyên bố của NASA viết.

Sau khi bản ghi nhớ của NASA của nhân viên bị rò rỉ ngày 2/4, cơ quan này lên tiếng xác nhận đã dừng hầu hết mọi liên lạc với phía Nga. Trước Quốc hội Mỹ, NASA nói rằng, họ sẽ không phải phụ thuộc vào Nga để đưa người lên trạm vũ trụ nếu ngân sách không bị cắt giảm. NASA cũng nói có thể sẽ dựa vào các công ty tên lửa khu vực tư nhân để đưa phi hành gia lên ISS vào năm 2017.

Các chuyên gia cho biết không ngạc nhiên vì động thái của NASA, bởi những bản ghi nhớ tương tự về dừng liên lạc với Nga cũng đã được gửi đi trong các cơ quan liên bang khác của Mỹ.

Trước đó, Quốc hội Mỹ và Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã có bước đi tương tự để trừng phạt Nga. Quốc hội đã gửi lên Tổng thống Barack Obama một dự luật cung cấp khoản hỗ trợ 1 tỷ USD cho Ukraine và bổ sung lệnh trừng phạt Nga. NATO thì hủy mọi quan hệ hợp tác dân sự và quân sự với Nga.

Theo ông Scott Pace, người phụ trách vấn đề chính sách vũ trụ thuộc Đại học George Washington, điều quan trọng là quan hệ Nga-Mỹ trên trạm vũ trụ ISS vẫn được duy trì. “Mỹ và Nga có một quan hệ mật thiết ở ISS. Mỹ phụ thuộc vào Nga cũng như Nga phụ thuộc vào Mỹ. Xóa bỏ mối quan hệ đó không phải là một lựa chọn”, ông Pace phát biểu.



http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_03/270750511/

Thủ tướng Dmitry Medvedev: Hợp tác trong lĩnh vực khí đốt giữa Nga và Ukraina là không thể nếu chưa thanh toán nợ
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/03/1505055229/9RIAN_02407374.LR.ru.jpg)

Hợp tác giữa Ukraina với Nga trong lĩnh vực khí đốt là điều không thể nếu chưa thanh toán các khoản nợ và cho các đợt cung cấp hiện tại.

Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố trong cuộc họp với chủ tịch tập đoàn khí đốt “Gazprom” Alexei Miller. Theo người đứng đầu chính phủ, giá khí đốt cho Ukraina trong thời gian tới sẽ không có giảm giá và ưu đãi. Thủ tướng Medvedev nhắc rằng trong cuộc họp cuối cùng của Hội đồng An ninh Nga đã xem xét về số phận của cái gọi là “thỏa thuận Kharkov”, sau đó Tổng thống đã chỉ thị xem xét vấn đề hủy bỏ hiệu lực của các hiệp ước quốc tế liên quan đã ký trong năm 2010. Theo tài liệu này, Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crưm được kéo dài thời hạn hiện diện thêm 25 năm để đổi lấy việc giảm giá khí đốt Nga xuống 30 phần trăm. Trước đó, thông tin từ “Gazprom” cho hay khoản nợ Ukraina mua “nhiên liệu xanh” của Nga được đánh giá vào khoảng hơn 2,2 tỷ dollar.

PS: Chịu khó xin tiền EU và Mỹ trả cho Gazprom thì sẽ có gaz.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 07 Tháng Tư, 2014, 01:09:35 pm

Người biểu tình chiếm tòa nhà chính quyền ở Kharkov

(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/izhsa/2014_04_07/20140407_Ukraine.jpg)
Người biểu tình ủng hộ Nga ở Kharkov. (Nguồn: EPA)

Theo AFP, ngày 6/4, hàng chục người biểu tình ủng hộ Nga đã phá vỡ các hàng rào cảnh sát và xông vào tòa nhà chính quyền địa phương tại thành phố Kharkov, miền Đông Ukraine.

Những nhà hoạt động đã kéo cờ Nga trên tòa nhà trên, sau các cuộc biểu tình tương tự ở hai thành phố miền Đông khác là Donetsk và Lugansk trong ngày hôm qua 6/4.

Theo phóng viên AFP tại hiện trường, cảnh sát đã không sử dụng vũ lực với đám đông biểu tình, có số lượng khoảng 2.000 người bên ngoài tòa nhà.

Còn theo Itar-tass, dẫn lại nguồn tin từ truyền thông địa phương, người biểu tình đã mất khoảng 10 phút để vượt qua hàng rào an ninh để lọt vào bên trong tòa nhà và nhanh chóng chiếm giữ tầng 2, nơi có văn phòng của Thống đốc tỉnh Kharkov./.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/nguoi-bieu-tinh-chiem-toa-nha-chinh-quyen-o-kharkov/252969.vnp

Ngoài Kharkov, những người biểu tình ủng hộ Nga còn chiếm một tòa nhà chính quyền địa phương và văn phòng cơ quan an ninh quốc gia tại các thành phố ở miền Đông Ukraine là Donesk và Luhansk.

Tình hình các tỉnh miền Đông Ukr lâm vào tình trạng căng thẳng, Tổng thống Ukr phải hủy chuyến thăm Litva theo dự kiến để giải quyết vụ việc.
Tình hình trên gợi ta nhớ tới những gì từng diễn ra ở Crimea. Không biết chính quyền Ukr sẽ đối phó ra sao trước thực trạng này: Động tới Kiều dân sẽ gặp phản ứng từ phía Nga ngay lập tức. Hoặc miền Đông tương lai sẽ theo mô hình Crimea! ???


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Tư, 2014, 01:21:21 pm
Bác tuanb5: Trông lão đi trước đội mũ len giơ nắm tay giống cậu Quang Thắng Mũi To quá. Hay cậu này sang U biểu diễn phục vụ bà con người Việt rồi ở lại đi biểu tình kiếm thêm mấy đồng trước khi về nước ?  :-\


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 07 Tháng Tư, 2014, 01:38:51 pm
Cái điều mà phương tây và Mỹ lo sợ ở Ukraine NAY nó cứ lảng vảng trên đầu , đó là việc những người thân Nga biểu tình đòi ly khai ,đòi độc lập .ở Ukraine , DẦN TỪNG BƯỚC những người biểu tình sẽ bạo động đốt phá các cơ sở hạ tầng ,chiếm trụ sở cảnh sát ... Buộc chính quyền tại ky-ép phải đàn áp . Mượn cớ này Nga sẽ đưa quân vào can thiệp lấy lý do là bảo vệ người Nga ,bảo vệ nhân quyền .Tiến thêm một bước nữa là Nga sẽ cung cấp vũ khí cho quân nổi dây lật đổ chính phủ cầm quyền hiện tại -sau đó dựng lên môt chính phủ làm tay sai cho Nga .

Thủ đoạn này hay được các nước phương tây áp dụng cho AI cập , Si-Ri , Ly-BI .....ĐÃ thành công.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 07 Tháng Tư, 2014, 05:58:09 pm
Bạn longtrec@ mới điện thoại từ bên Nga về cho biết, đã 4 ngày nay các đường truyền internet về diễn đàn DN-DN tại Nga đều bị chặn không thể truy cập được. Với sự cảnh báo: Nguy hiểm, không có lợi và không nên truy cập.

 Vì vậy, các bác nói "xấu" nước Nga ít thôi nhớ. Nhất là tên lão CSVD đã bị liệt trong danh sách "đen". Cấm không cho nhập cảnh. ;D

Hèn gì bác longtrec "biến" mất tiêu! Bác CSVD đang định xuất khẩu "đá" sang U nên "bênh" U là phải  ;D, may mà ngoài VT có cái nhà máy chung VX chứ không thì toi! Mà Gazprom đang mua Dung Quất rồi đó các bác, không biết "củ cà rốt" này bao lớn?  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Tư, 2014, 06:33:27 pm
Nếu Nga cam kết cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định thì sẽ mua được 49% cổ phần Dung Quất. Nghĩa là lượng dầu của ta cũng không đủ cho nhà máy hoạt động hiệu quả (phát huy hết công suất). Mỹ cũng sẽ có một dự án quãng 2 chục tỷ về dầu khí của Exxon Mobile. Vậy là dù thời bình nhưng hai anh tư bản lớn của thế giới cũng đu dây ở VN. Chưa kể khu lọc hóa dầu Nghi Sơn do Nhật+Cô-oét liên doanh, rồi Thái Lan cũng vác gần 3 chục tỉ sang Bình Định lọc dầu mà dầu ở đâu ra thì chưa biết. Vậy nhưng chưa biết bao giờ giá xăng dầu nước mình xuống được mức phải chăng. Ai bảo Nga không được gì ở VN thì cần xem lại, thời chiến thì thử được vũ khí của mình mà cải tiến hoàn thiện, tìm hiểu được vũ khí và phương thức tác chiến của kẻ thù số 1 là Mỹ. Đến thời bình thì anh lại hưởng được thành quả của Mỹ, Mỹ nó khoan tìm thấy dầu nhưng anh Nga thì hút lên bán lấy tiền xài xả láng.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Tư, 2014, 06:51:30 pm
http://www.youtube.com/watch?v=0cv7QIC3Im0
https://www.youtube.com/watch?v=0cv7QIC3Im0

Tình hình là bệnh "Cờ-rưm" đang lây lan ở U và hiện đã bộc phát ở Donetsk.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 07 Tháng Tư, 2014, 11:33:58 pm
#Invalid YouTube Link#
https://www.youtube.com/watch?v=0cv7QIC3Im0

Tình hình là bệnh "Cờ-rưm" đang lây lan ở U và hiện đã bộc phát ở Donetsk.
dùng youtube thì chỉ đưa cái cuối cùng sau dấu = vào là OK!
http://www.youtube.com/watch?v=0cv7QIC3Im0


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 07 Tháng Tư, 2014, 11:43:17 pm
Ukraine: Người biểu tình tuyên bố Donetsk là nhà nước độc lập

Những người biểu tình thân Nga tại thành phố Donetsk, phía Đông Ukraine hôm nay (7/4) đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Donetsk độc lập. Trong khi đó Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov cáo buộc Nga đang gây chia rẽ cho Ukraine.

(http://dantri4.vcmedia.vn/yT0YJzvK8t63z214dHr/Image/2014/04/barricade-41ec6.jpg)
Người biểu tình dựng nhiều trướng ngại vật bên ngoài tòa nhà Cơ quan an ninh Donetsk

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/ukraine-nguoi-bieu-tinh-tuyen-bo-donetsk-la-nha-nuoc-doc-lap-859567.htm

Tại Donetsk,  những người thân Nga muốn tổ chức trưng cầu dân ý trước ngày 11/5. Họ đã ban hành một kêu gọi gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin, đề nghị triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tạm thời tới vùng này.

“Nếu không có sự ủng hộ, chúng ta sẽ khó có thể trụ vững trước những kẻ cầm quyền tại Kiev”. Thông báo viết. “Chúng tôi đề nghị Tổng thống Nga Putin bởi chúng ta chỉ có thể giao phó an ninh của mình cho nước Nga”.

Nhằm đối phó với tình hình bất ổn, Tổng thống Ukr Turchinov tuyên bố thành lập Ban Chống khủng hoảng với những cố gắng đẩy mạnh các hoạt động nhằm ngăn chặn chia tách lãnh thổ.

Ukr chắc sẽ không "buông" Donetsk dễ dàng như đã từng "buông" Crimea hồi tháng trước. Bởi dù sao Crimea có Lịch sử gắn bó với Nga nhiều hơn, người gốc Nga đông hơn. Và quan trọng nhất, Donetsk là 1 tỉnh của Ukr chứ không vốn là nước Cộng hòa tự trị như Crimea.

Chúng ta sẽ chờ xem những diễn biến tiếp theo ở Ukr.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Tư, 2014, 01:32:54 am
Cám ơn bác bắpchuối.
Tình hình tiếp tục nóng dù người đi biểu tình vẫn mặc áo rét:
http://www.057.ua/news/511089
http://www.unian.net/politics/905126-separatistyi-provozglasili-harkovskuyu-narodnuyu-respubliku.html
(http://s.citysites.ua/section/newsIcon/subdir/full/upload/images/news/icon/posrqe-picu_139688902447.jpg)

Phe ly khai đã tuyên bố cho ra đời "Cộng hòa Nhân dân Kharkov". Phe chống Maidan đang dồn đuổi phe Euromaidan ra khỏi thành phố. Tin mới nhất hồi 20:44 giờ địa phương. Một chiến dịch chuẩn bị rất kỹ, một cuộc chiến tranh tổng hợp trên mọi mặt: quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thông. Ukraina phản ứng thận trọng nhưng xem ra khó đỡ lắm. Nếu không nhanh đồng ý liên bang thì có thể chỉ còn mỗi miền tây là miền mà Nga nó cũng chẳng cần.

Không ai làm gì giúp Ukraina giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ ngoài người Ukraina, vì thế ứng cử viên tổng thống Mikhail Dobkin đang đạp xe đạp địa hình đến miền Đông thuyết phục bà con muốn ly khai:
http://www.unian.net/politics/905128-dobkin-edet-na-vostok-govorit-nepopulyarnyie-veschi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1396011148-4413-dobkin.jpg)

Cộng hòa Donetsk có rất nhiều công dân bịt mặt:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396807747-4482.jpeg)

Đồng thời trong lúc này Nga tuyên bố sẽ tuân thủ đúng luật pháp quốc tế hiện hành:
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_07/270907248/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/07/1504949666/9RIAN_00963253.LR.ru.jpg)

Mỹ đề nghị đối thoại trực tiếp 4 bên Ukraina-Nga-Mỹ-EU trong vòng 10 ngày:
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1394696885-6764-kongress-ssha-na-kapitoliyskom-holme-v-vashingtone.jpg)
http://www.unian.net/politics/905144-ssha-predlagayut-pryamyie-peregovoryi-ukraina-rf-ssha-es.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 08 Tháng Tư, 2014, 07:33:25 am
  :D Chiến tranh xung đột/ Trận chiến giành Ukraine... :o ???
  http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Home/khqs/chientranhxungdot/Tran-chien-gianh-Ukraine/20143/53454.vnd
  http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Home/khqs/Home/tintuc/thegioi/Bao-noi-mien-dong-Ukraine-keu-goi-Putin-dua-quan-can-thiep/20144/53571.vnd
 Trận chiến giành Ukraine
10:31 AM, 02/03/2014, Views: 20572 | By
VietnamDefence - Cuộc chiến quyết định tương lai nước Nga đang diễn ra trên lãnh thổ Ukraine.

>> SOS: Nga-Ukraine đại chiến? Hoàn toàn có thể!
>> Ukraine vác bom nguyên tử đe Nga
>> Quân Nga rầm rập tiến vào Crimea
>> Hải quân Ukraine tháo chạy khỏi Sevastopol
>> Quân đội Ukraine chuẩn bị giao chiến?
>> Crimea gọi, Putin trả lời - Thượng viện Nga cho phép đưa quân vào Crimea
>> Lửa bừng cháy ở đông nam Ukraine
>> Ukraine tổng động viên
>> Hạm đội Ukraine còn hay mất?
>> Crimea 'tịch thu' quân đội Ukraine, binh lính Ukraine trở cờ?
>> Tàu chiến Trung Quốc hớt hải chuồn khỏi Ukraine
>> Hải quân Ukraine mất Tư lệnh sau 1 ngày bổ nhiệm
>> Nga có thể tung lính dù, lính thủy đánh bộ, bộ binh cơ giới và không quân vào Crimea
>> Điều kiện để quân Nga rút khỏi Crimea
>> Su-27 kiếm tuốt cung giương ở hai bên chiến tuyến
>> Dân mạng phương Tây sửng sốt với trang bị của lính Nga ở Crimea
>> Cân đo sức mạnh quân đội Ukraine
>> Ukraine mất một nửa tiêm kích và 3 trung đoàn phòng không
>> Putin xuống thang?
>> Tình báo Ukraine kể chuyện truy bắt Yanukovich
>> Làm Quốc hội ngã ngửa, tình báo Mỹ bị bắt lỗi
>> Của Caesar phải trả lại cho Caesar: Crimea quyết định gia nhập Nga
>> Ba kịch bản tương lai cho Kiev
>> Quân đội Ukraine mất tên lửa vác vai
>> Tàu chiến, máy bay Mỹ gây áp lực với Nga
>> Lính Ukraine vui chơi, ca hát trong vòng vây
>> Thực trạng sức mạnh quân đội Ukraine (1)
>> Thực trạng sức mạnh quân đội Ukraine (2)
>> Ukraine: Nga tiếp tục tăng quân ở Crimea
>> Ukraine động binh?
>> Tướng Mỹ đe đánh Nga
>> Quân Nga chỉ mất 3 tiếng để có mặt tại Kiev
>> Nga chuẩn bị chiến tranh với Ukraine từ bao giờ?
>> Bastion-P đến Sevastopol sẵn sàng nghênh đón tàu chiến Mỹ
>> Giám đốc CIA: Nga có thể xâm lăng miền đông Ukraine
>> Ukraine thành lập Vệ binh quốc gia
>> Một con tàu đắm bắt sống nửa hạm đội Ukraine
>> Ukraine xin súng đạn, Mỹ cho… lương khô
>> Xóa sổ quân đội Ukraine tại Crimea
>> Nga bắt sống máy bay không người lái Mỹ ở Crimea
>> Sát thủ tàu sân bay Club-K đến Crimea
>> Sụp đổ hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Ukraine?
>> Chính quyền mới Ukraine ra tay với chiến hữu
>> Chiến binh cá heo, hải cẩu Ukraine đầu quân cho Nga
>> Snowden giúp Nga giữ bí mật chiến dịch Crimea
>> 6 nguyên nhân Mỹ không dám chiến Nga
>> Tình báo Mỹ: Nhiều khả năng Nga đánh Ukraine
>> Bán S-400 cho Trung Quốc: Putin trả giá cho phiếu trắng về Crimea
>> Yanukovich kêu gọi trưng cầu dân ý ở Ukraine
>> Ukraine sẵn sàng tiếp chiến 'Mùa xuân Nga'
>> 100 xe thiết giáp cho Vệ binh Ukraine
>> Ukraine sơn nhận dạng vũ khí, chuẩn bị đánh nhau với Nga
>> Pháp đình chỉ phát triển xe chiến đấu bộ binh Atom với Nga
>> NATO: Quân Nga xơi tái Ukraine trong không quá 5 ngày
>> Bão nổi miền đông Ukraine, kêu gọi Putin đưa quân can thiệp


  


 






























Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 08 Tháng Tư, 2014, 08:39:47 am
Cuộc chiến tranh nào, cuộc cách mạng nào, cuộc biểu tình nào cũng phải có lực lượng xung kích ... ở Đông UK chưa thấy lực lượng này. Căn bản là Các nhà chính trị làm cách mạng nghị trường. Vứt.  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Tư, 2014, 09:24:47 am
http://www.unian.net/politics/905211-militsiya-kontroliruet-zdanie-harkovskoy-oga-smi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396854644-6757.jpg)
- 2:58 (giờ địa phương): người biểu tình ly khai tại Donetsk hứa hạ vũ khí và giải phóng tòa nhà SBU (cơ quan an ninh U) - dẫn lời PTT Yarema.

(http://images.unian.net/photos/2014_03/1395924888-2151.jpg)
- 3:19 (giờ địa phương): người biểu tình ly khai chớ có chờ đợi xe tăng Nga - chủ tịch ủy ban QP Radar Ukraina.

(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396808140-4571.jpeg)
- 4:13 (giờ địa phương): chưa có cơ sở ban bố tình trạng khẩn cấp ở miền đông Ukraina - Andrei Shenchenko chủ tịch "Svoboda".

(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396854644-6757.jpg)
- 4:51 (giờ địa phương): cảnh sát đã kiểm soát tòa nhà chính quyền ở Kharkov.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 08 Tháng Tư, 2014, 11:27:55 am
Nhìn cảnh này nhớ mấy chai motolop ở Phnom pênh, ở quảng trường mai-dan ... Ôi, cách cái mạng, ôi truyền cái thông!
Sau đợt ly khai thất bại này, các nhà tổ chức biểu tình sẽ phải đi học hành đàng hoàng!  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Tư, 2014, 01:52:42 pm
Donetsk: tòa nhà chính quyền và trụ sở cơ quan an ninh hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai cho đến quãng 9 giờ sáng giờ địa phương:
http://lb.ua/news/2014/04/08/262300_donetske_zdaniya_oga_sbu_ostayutsya_pod.html
(http://i.lb.ua/068/42/53439a62955dd.jpeg)

(http://i.lb.ua/044/19/53439ac9bc0ed.jpeg)

chưa có ý định đầu hàng
(http://i.lb.ua/088/42/5343afcba1e2e.jpeg)

dù ở Kharkov, đặc nhiệm "Jaguar" đã bắt 70 người ly khai:
(http://i.lb.ua/044/49/5343a9ab1761c.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/08/262309_avakov_rasskazal_podrobnosti.html

Nga yêu cầu U không được bán công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo "Satan":
(http://i.lb.ua/043/62/5343b09cf01b7.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/08/262315_rossiya_trebuet_ukraini_vidavat.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 08 Tháng Tư, 2014, 05:06:58 pm
Nhìn tình hình bất ổn ở Ukraine hiện nay ,hết tỉnh nọ tới tỉnh kia biểu tình đòi tách ra làm quốc gia riêng mới thấy sự phức tạp của tình hình mà chính phủ lâm thời của U hiện nay không thể giải quyết được- Chắc chắn mai này sẽ có đổ máu ,vấn đề là máu đổ nhiều hay máu đổ ít mà thôi .

Nhớ xa xưa VN cũng có thời Loạn 12 xứ quân ,mỗi xứ cát cứ một vùng và xưng vương không ai chịu thua ai ,sau này Có Đinh tiên Hoàng cờ lau dẹp loạn thống nhất lại đất nước . Ngày ấy Đinh TIÊN HOÀNG thống nhất đất nước bằng chính nội lực của bản thân và nhân sự trong nước ,mạnh được yếu thua ,Thắng thì làm vua còn thua thì làm giặc .

Còn ngày nay ở Ukraine các phe phái tạo phản trong nước đều có sự hậu thuẫn của ngoại bang ,xem ra việc thống nhất đất nước Ukraine là còn lâu mới ổn .

Mới khởi đầu đã mất CRIMEA sau này không biết mất những vùng đất nào nữa đây ?

Nhìn người mà nghĩ đến ta , sau năm 1973 Mỹ rút ra khỏi VN chỉ còn quân của bắc VN đang chiến với quân của nam VN thì năm 1974 Trung quốc lợi dụng tình thế này đưa quân cưỡng chiếm QUẦN ĐẢO HOÀNG SA của Việt nam bằng vũ lực và xây dựng căn cứ quân sự trên ấy , cho đến nay mặc cho VN đòi lại quần đảo này mấy chục năm nay TQ cứ phớt lờ -  Chắc khi nào có chiến tranh thế giới lần thứ III thì TQ mới chịu trả Hoàng Sa lại cho Việt nam .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 08 Tháng Tư, 2014, 07:33:23 pm

Nga yêu cầu U không được bán công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo "Satan":
(http://i.lb.ua/043/62/5343b09cf01b7.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/08/262315_rossiya_trebuet_ukraini_vidavat.html

Chỉ là công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo thôi mà, lại thuộc đời …không mới. Mặc cho nó bán. Có tiền, Ukr sẽ trả được khoản nợ 11,4 tỷ USD chiết khấu cho Gazprom chứ. Đúng không bác qtdc. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Tư, 2014, 07:57:52 pm
Ý nó bảo là mày bán cho tao không được bán ra ngoài, nhỡ chúng nó chế tạo bắn vào tao thì chết. Mà hai bên dọa nhau là chính. Còn bán thì chỉ mấy anh mơ làm cường quốc thế giới là có hứng thú thôi. Đến bây giờ nó vẫn là loại xài tốt chứ không cũ đâu. Việt nam có của đó chắc cũng khối thằng to đầu vãi tè ra quần.

http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_08/270946390/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/08/1504727684/9SS-20_voevjda-sata_resize_2.jpg)

Mối đe dọa phá sản có thể đẩy Kiev bán công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên

Những lời kêu gọi Ukraina đòi lại qui chế hạt nhân và bắt đầu buôn bán công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa lớp P-36M2 Voyevod làm bùng nổ cuộc thảo luận về những hậu quả có thể của các bước như vậy - từ cách đặt vấn đề đáng ngờ về qui chế chủ quyền hạt nhân của Ukraina cho đến đề tài chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc, Iran và thậm chí cả Bắc Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Nga đã nhắc nhở Kiev rằng, Ukraina là thành viên tham gia Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, ký kết Luật nguyên tắc ứng xử Hague và có trách nhiệm ngăn chặn sự phổ biến các tên lửa đạn đạo.
Thông tin về khả năng bán các bí mật sản xuất tên lửa Voyevod đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy chưa được chính thức xác nhận, nhưng nhiều blog đã viết về các cuộc đàm phán của Yuzhmash Ukraina với Thổ Nhĩ Kỳ. Doanh nghiệp nhà nước Văn phòng thiết kế Yuzhnoye mang tên Yangel ở Dnepropetrovsk là nhà chế tạo lớn các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tên lửa đạn đạo Voyevod mạnh nhất trên thế giới được thiết kế ở đây cho đến nay tiếp tục được Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sử dụng và do chuyên gia người Ukraina thực hiện bảo hành.


http://www.unian.net/politics/905489-okolo-zdaniya-sbu-v-luganske-gotovyat-kokteyli-molotova-i-prosyat-jenschin-uyti-s-barrikad.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396960901-8004-sbu-lugansk.jpg)

15:42 giờ địa phương tại Lugansk: gần tòa nhà SBU người ta đang chuẩn bị các chai cháy và yêu cầu phụ nữ rời khỏi chiến lũy.

Tại Kharkov, công an dẹp người biểu tình đòi ly khai:
http://www.youtube.com/watch?v=FD1LdyJIVnA

Tại Lugansk, hai phe Maidan và chống Maidan ẩu đả đêm qua:
http://www.youtube.com/watch?v=fOkcsuoH4b0

Ngoài đường nóng thì trong phòng họp QH ngày 8.4.2014 cũng nóng, các bác nghị uỵch nhau hăng hái, chứng tỏ là dọa nhau vậy thôi chứ gaz chưa bị Nga cắt do thiếu tiền:
http://www.youtube.com/watch?v=GlKMVFtPsFI
Trong đoạn video trên, đại biểu Piotr Simonenko của ĐCS Ukraina phát biểu nói rằng bạo động ở miền Đông Ukraina không phải được tổ chức từ bên ngoài mà là do người dân địa phương. Nói đến đấy thì các đại biểu QH thuộc đảng "Svoboda" (Tự do) lao lên bục phát biểu kéo ông Simonenko xuống, rồi các ông nghị thuộc ĐCS và Đảng Các Khu vực xông lên diễn đàn và các bên thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Là đại biểu QH ở châu Âu mà không biết tí võ vẽ cũng mệt đấy các bác nhể.
http://lb.ua/news/2014/04/08/262311_rade_pobili_simonenko.html?utm_source=lbua&utm_medium=link&utm_campaign=mainfeed


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 08 Tháng Tư, 2014, 11:32:26 pm


Bác qtdc ơi, đã đành Satan vẫn là niềm mong mỏi của nhiều nước, Việt Nam ta có được “đồ chơi” khủng này thì quá tốt ;D. Nhưng nó có nhược điểm sử dụng bệ phóng cố định. Nghe giang hồ đồn thì Nga đang phát triển tên lửa đạn đạo Sarmat có tính năng cao hơn, linh hoạt hơn, và đặc biệt có khả năng chống tên lửa đánh chặn tốt hơn Satan đấy ạ.

(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/mzdic/2014_04_08/nguoi_bieu_tinh_Donetsk20140804.jpg)
"Tự vệ"  Donetsk.

Theo lời Thứ trưởng ngoại giao Ukr, tình hình miền Đông bất ổn tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Luhansk và Donetsk những người biểu tình vẫn chiếm giữ 1 số cơ quan, công sở. Ở Kharkov, lực lượng của Bộ nội vụ đã hoàn toàn quét sạch những nhân vật ly khai chiếm và đốt tòa thị chính Kharkov.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga lưu ý “theo thông tin có được, tại các tỉnh Đông-Nam Ukraine, trong đó có Donetsk, việc củng cố các đơn vị của Bộ Nội vụ và Vệ quốc quân Ukraine có sự tham gia của các chiến binh ‘Pravyi Sector’ cực đoan trang bị vũ khí bất hợp pháp.”

Bộ Ngoại giao Nga cũng “đặc biệt quan ngại trước việc trong hoạt động này có khoảng gần 150 chuyên gia Mỹ thuộc tổ chức quân sự tư nhân Greystone giả làm binh sỹ của đơn vị Sokol.”

Hiếm có cuộc xung đột nào mà 2 bên đều thích sử dụng chiến thuật cải dạng như xung đột tại Ukr!



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 12:03:48 am
Nói vậy chứ mình chẳng nên mơ cái của đó làm gì, hãy tăng sản lượng khẩu trang bịt mặt và sáng tác các mẫu mã bịt mặt thời trang bán sang đấy cho các bác biểu tình bạo động xài đỡ thì có nhẽ thực tế hơn bác tuanb5 nhỉ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Tư, 2014, 12:55:13 am

Vâng, hy vọng sản phẩm sẽ được ưa chuộng, như Mỳ ăn liền của nhà bác Vượng. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 08:57:34 am
Ba chị em có cái Vườn Anh Đào. Bố mẹ mất rồi, cậu Vania cũng mất nốt, ba chị em hục hặc với nhau vì cái Vườn Anh Đào kia, hàng xóm thì xúi bẩy. Bác Tsekhov bác ấy bẩu trước rồi. Tình hình là bây giờ lại đến miền tây - ở Lvov bà con xông vào chiếm trụ sở viện công tố:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397006041-5127-lvov-prokuratura.jpg)
http://www.unian.net/politics/905691-vo-lvove-vzyali-shturmom-prokuraturu.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Tư, 2014, 11:50:53 am
Chào các bác, nhà em 10 ngày nay nhớ các bác quá mà không tài nào vào thăm các bác được, chẳng hiểu lý do KT gì mà em cứ mon men vào là nó lại tự chối em! ;D



Diễn biến tình hình Ucraina. Ngày 8/4/2014 (cập nhật)



Bắt đầu từ ngày 6/4/2014, làn sóng biểu tình của phe thân Nga tại các tỉnh Miền Đông Ucraina đã có nhiều diễn biến mới.



20.05 Khoảng 1 nghìn người thân Nga biểu tình tại Quảng trường Tự do trước trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov, yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý tại địa phương về liên bang hóa đất nước, phủ nhận chính quyền trung ương và đòi trả lại tự do cho 64 người bị bắt ngày hôm nay trong chiến dịch tái chiếm Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov.

18:39 Người biểu tình tại Lugansk tuyên bố đã đặt bom Sở an ninh tỉnh và bắt 60 người làm con tin.

18:32 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc cơ quan mật vụ Nga gây mất ổn định tại khu vực Miền Đông Ucraina và dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong lĩnh vực năng lượng, khai thác mỏ và ngân hàng.

18:29 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo đã đạt được thỏa thuận với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về việc tổ chức các cuộc đàm phán trong tuần tới để giải quyết khủng hoảng tại Ucraina, với sự tham gia của Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu và Ucraina.

18.00 Phe thân Nga dùng gạch đá tấn công một xe buýt của công an tại khu vực trung tâm thành phố Kharkov, ở điểm giao cắt các tuyến đường Girsmana, Artema, Chernyshevskogo và Sovnarkomovskaia.

17:40 Ủy ban Đại hội đồng Nghị viện châu Âu ủng hộ đề xuất về việc tước quyết biểu quyết của đại diện Liên bang Nga tại tổ chức này cho đến hết năm nay, do hành động thôn tính Crưm.

 

 

16:47. Người đứng đầu cơ quan truyền thông Bộ Quốc phòng Ucraina Vladislav Selezniev thông báo đã gần như đạt được thỏa thuận với Nga về việc trả lại một số tàu chiến ở Crưm, trước hết là hai tàu “Kirovograd” và “Vinnitsa”.

16:37. Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu OSCE cho rằng hành động của Nga là nhằm phá vỡ thể chế nhà nước Ucraina.

16:23. Ngày 9/4/2014 Đại hội đồng Nghị viện châu Âu sẽ xem xét vấn đề Ucraina. Có nhiều khả năng sẽ có quyết định hạn chế quyền của Nga tại OSCE.

15:48. Bộ Ngoại giao Ucraina tuyên bố Nga đang có ý định thực hiện giai đoạn hai của chiến dịch xâm chiếm Ucraina và yêu cầu Nga chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Ucraina, thực hiện trách nhiệm ngăn chặn leo thang căng thẳng.

15:28. Ucraina có ý định trình lên Tòa án nhân quyền châu Âu những tài liệu mới trong vụ kiện Nga về hành động gây áp lực đối với người dân Crưm.

15:22. Bộ Ngoại giao Ucraina thông báo, các cuộc đàm phán bốn bên Ucraina-Nga-EU-Mỹ có thể diễn ra trong tuần tới, nhưng những người tham gia chỉ có thể là đại diện các quốc gia, không có đại diện các khu vực Đông-Nam Ucraina như Matxcơva đề xuất.

15:19. NATO tuyên bố, tình hình khủng hoảng tại Ucraina hiện nay buộc tổ chức này phải xem lại các kế hoạch phòng thủ của mình.

15:11. Các nhân viên bảo vệ pháp luật rút khỏi khu vực xung quanh trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Donetsk đang bị phe thân Nga chiếm giữ.

14:55. Lãnh đạo các nhóm đại biểu tại Quốc hội Ucraina đã họp và thông qua quyết định sẽ không để xảy ra ẩu đả tại Quốc hội. Trong trường hợp lời phát biểu của đại biểu nào đó có tính lăng mạ người khác, Chủ tịch Quốc hội sẽ cắt tiếng micro.



15:10 Trên mạng Internet xuất hiện đoạn video được cho là hình ảnh cuộc nói chuyện của nhà tài phiệt Rinat Akhmetov với người biểu tình thân Nga tại Donetsk. Tuy nhiên, không quay được rõ mặt ông Akhmetov mà chỉ nghe được lời.
 15:05 Thị trưởng Donetsk Alexandr Lukianenko cho rằng, Chính phủ Ucraina cần khẩn trương đối thoại cởi mở với người dân vùng Donbass. “Những việc xảy ra hiện nay là hậu quả của việc chính quyền không muốn tìm hiểu căn nguyên các vấn đề”, - ông tuyên bố.
14:35 Viện công tố tỉnh Kharkov tuyên bố đã bắt giữ 64 người, hiện đang bị Cơ quan an ninh xử lý.
14:30 Người biểu tình Donetsk đã giải phóng Sở an ninh tỉnh, cơ quan báo chí Viện công tố tỉnh Donetsk thông báo.
14:00 Các tòa nhà công sở tại Miền Đông Ucraina nằm dưới sự bảo vệ của các cơ quan quyền lực và nếu tình hình không được giải tỏa bằng con đường hòa bình, các nhân viên bảo vệ pháp luật sẽ sử dụng quyền của mình theo luật chống khủng bố. Quyền Chánh văn phòng Tổng thống Ucraina Sergei Pashinsky tuyên bố.
13:30 Lực lượng tự vệ Crưm phát lời kêu gọi nhân dân khu vực Đông-Nam Ucraina đấu tranh giành quyền tự quyết của mình.
13:25 Thiệt hại gây ra bởi đám cháy và vụ tấn công tái chiếm trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov được đánh giá vào khoảng 10 triệu grivna.
13:20 Quyền Chánh văn phòng Tổng thống Ucraina Sergei Pashinsky tuyên bố không có chứng cứ khẳng định thông tin tỷ phú Rinat Akhmetov và Chủ tịch khối đại biểu Đảng Các khu vực tại Quốc hội Ucraina Alexandr Efremov có liên quan đến việc tài trợ cho các hoạt động biểu tình tại khu vực Đông-Nam Ucraina.
13:15 Hàng trăm người tập trung trên Quảng trường Tự do tại thành phố Kharkov, chuẩn bị tổ chức mít tinh. Lực lượng công an trên Quảng trường cũng tương đương như vậy.
12:55 Người thân Nga ở Lugansk bắt đầu xây dựng phòng tuyến.
12:45 Người biểu tình Donetsk gia cố phòng tuyến và từ chối rời khỏi trụ sở Ủy ban tỉnh, sẵn sàng đương đầu nếu bị tấn công.
12:20 Hội đồng các lực lượng yêu nước Donbass đã thông qua nghị quyết hủy bỏ quyết định thành lập nhà nước Cộng hòa Donetsk.
 
 


12:00 Bộ Nội vụ Ucraina thông báo, những người biểu tình bị công an bắt giữ trong chiến dịch tái chiếm trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov buổi sáng hôm nay đều là người sinh sống tại địa phương.

 11:50 Tờ báo Nga LifeNews đưa tin, có nhiều thành viên “Khối cánh hữu” đã vào tiếp quản trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov, cùng với các nhân viên đặc nhiệm “Jaguar”.



 11:45 Thông tin trên mạng xã hội cho biết, các ngả đường đến thành phố Donetsk đều bị phong tỏa, có nhiều khả năng là do lực lượng Vệ binh quốc gia Ucraina.

 11:45 Đã có 15 người bị thương, 23 người bị bắt trong một cuộc đụng độ tại thành phố Nhikolaiev.

 11:40 Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov tuyên bố đã bắt được Egor Logvinov - thủ lĩnh tổ chức “Khối Miền Đông Ucraina” - trong cuộc tấn công tái chiếm Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov.

 11:35 Bộ Nội vụ Ucraina có ý định xem xét lại thành phần nhân sự ngành công an tại địa bàn tỉnh Kharkov. Bộ trưởng Avakov tỏ ra không hài lòng về hoạt động của công an trong những biến động hai ngày vừa qua

 11:25 Quốc hội Ucraina đã thông qua luật về tăng trách nhiệm hình sự đối với hành vi đe dọa an ninh quốc gia, âm mưu vi phạm toàn vẹn lãnh thổ, phá hoại và hoạt động gián điệp.

 11:00 Tại thành phố Nhikolaiev, trong thời gian dọn vệ sinh khu vực lều biểu tình của phe thân Nga, bị phá bỏ đêm hôm qua, đã phát hiện nhiều gậy bóng chày, gậy và xích sắt, cùng nhiều vỏ đạn.

 

 10:55 Thị trưởng Donetsk Alexandr Lukianenko tuyên bố, người biểu tình khóa khí đốt của dân, đốt phá xe ô tô và có ý định chiếm xe buýt làm chướng ngại vật.
 10:45 Quyền Tổng thống Ucraina Alexandr Turchinov cảm ơn các nhân viên quyền lực đang thực hiện nhiệm vụ tại Miền Đông Ucraina và khẳng định một lần nữa rằng tình hình phức tạp tại các tỉnh khu vực Đông-Nam Ucraina là do mật vụ Nga gây ra.
 10:20 “Chiến dịch chống khủng bố, đã giúp giải phóng trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov, sẽ tiếp tục được tiến hành”, - Chủ tịch chính quyền Ucraina tại tỉnh Kharkov Igor Baluta tuyên bố. Theo lời ông, việc giải phóng tòa nhà thành công tốt đẹp nhờ sự phối hợp hành động nhịp nhàng của lực lượng đặc nhiệm “Jaguar”.

10:15 Các nhân viên quyền lực không thể vào được Sở an ninh tỉnh Donetsk, do người biểu tình đang chiếm giữ tòa nhà lập phòng tuyến và túc trực trước cửa ra vào.

10:05 Tháp truyền hình tỉnh Kharkov vẫn nằm trong sự kiểm soát của chính quyền, Bộ Nội vụ Ucraina thông báo.

10:00 Công an Lugansk bắt bốn người địa phương vận chuyển trang phục quân đội và vũ khí sát thương.

9:50 Người biểu tình thân Nga tiếp tục gia cố phòng tuyến trước Sở an ninh tỉnh Donetsk (bị người biểu tình chiếm giữ từ ngày 6/4).

Khoảng 400 người tập trung chuẩn bị biểu tình trước trụ sở Hội đồng tỉnh Lugansk. Trong khi đó, có tin nhiều đơn vị đặc nhiệm của công an đã được điều đến Lugansk từ các tỉnh khác.

9:25 Tòa nhà trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Donetsk vẫn bị người biểu tình thân Nga chiếm giữ.

9:20 Tất cả những người chiếm trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov bị bắt giữ được chuyển vào trại tạm giam ở Kiev và Poltava. Đại biểu Quốc hội Nhikolai Kniazitsky (“Batkivshina”) thông báo trên mạng xã hội Facebook, dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Ucraina Arsen Avakov.

9:00 Cơ quan báo chí Bộ Nội vụ Ucraina thông báo, trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov đã được giải phóng bằng một chiến dịch chống khủng bố. Đám cháy do người biểu tình gây ra đã được dập tắt.

3:29 Phó thủ tướng thứ nhất Vitaly Yarema trong cuộc đàm phán với nhóm đại diện phe thân Nga tại Donetsk, với sự tham gia của doanh nhân Rinat Akhmetov, đã hứa trong ngày hôm nay chính quyền sẽ không tấn công tái chiếm trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Donetsk đang bị người biểu tình chiếm giữ.

3:02 Ít nhất 10 người đã bị thương tích nặng trong một cuộc đụng độ tại trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Nhikolaiev, giữa phe thân Nga và các thành viên tích cực Maidan được lực lượng Vệ binh ủng hộ.

2:06 Nhà tài phiệt Rinat Akhmetov đến Quảng trường Tháng Mười ở trung tâm thành phố Donetsk để đàm phán với người biểu tình. Ông Akhmetov cố gắng thuyết phục người biểu tình không nên có những hành động quá khích và ngồi vào bàn đối thoại với chính quyền.

1:15 Tại Nhikolaiev, lực lượng Vệ binh và các thành viên tích cực Maidan buộc nhóm biểu tình thân Nga phải rút khỏi khu vực Ủy ban hành chính tỉnh, sau đó đã giải tán cuộc biểu tình và phá khu lều của phe thân Nga ở gần Tượng đài các anh hùng Olshany.

0:19 Đám cháy tại trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov đã bị dập tắt. Một phòng bị hư hại. Người biểu tình thân Nga chiếm các tầng trên của tòa nhà và treo cờ Nga.

0:07 Xảy ra đụng độ vũ trang tại Lugansk. Theo thông tin của các nhân chứng, đã có người thiệt mạng và bị thương do đạn bắn.



Thanh Huyền. Nguồn: Korrespondent.

 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 12:18:32 pm
TTg tạm quyền Yatseniuk có một đề nghị khá hay là Nga hãy coi ngôn ngữ Ukraina là ngôn ngữ quốc gia. Ý chú nói không có gì ngăn cản Nga trở thành một phần của Ukraina. ;D
(http://image.glavred.info/images/300x225/Mar2014/277524.jpg)

http://glavred.info/politika/yacenyuk-perezhivaet-za-rossiyu-predlozhil-ey-sdelat-ukrainskiy-yazyk-gosudarstvennym-275838.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Tư, 2014, 12:58:14 pm


Có thể ông Yatseniuk đang nhớ tới cội nguồn Lịch sử nước Nga. Vậy không phải ông không có lý! ;D

Tình hình ở Luhansk bây giờ trở nên nguy hiểm, khi những người biểu tình chiếm được 1 kho vũ khí.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Tư, 2014, 02:38:47 pm
Hừm, trong lúc Uk đang sốt sắng muốn đàm phám với Nga thì Nga quàng thêm vào cổ Uk cái gông , phải có đại diện các khu vực đông và nam Uk mới chịu ngồi vào bàn đàm phán. ;D Trong khi đó hội đồng các lực lượng yêu nước Donbass đã thông qua nghị quyết hủy bỏ quyết định trước đây của mình về việc thành lập nhà nước Cộng hòa Donetsk. Như vậy nhà nước Cộng hòa Donetsk chấm dứt tồn tại sau không đầy một ngày đêm.



Bộ Ngoại giao Ucraina không chấp nhận điều kiện của Nga về đàm phán bốn bên .


Các cuộc đàm phán bốn bên Ucraina-Nga-EU-Mỹ có thể sẽ được khởi động trong tuần tới. Vụ trưởng Vụ báo chí Bộ Ngoại giao Ucraina Evgheni Perebinis tuyên bố.

Theo thông tin của hãng UNIAN, ông Perebinis nhấn mạnh, các cuộc đàm phán này phải có sự tham gia của đại diện chính thức bốn bên nói trên. “Khi nói về các cuộc đàm phán ở cấp độ này, thì những người tham gia dĩ nhiên phải là đại diện chính thức của các quốc gia”, - ông nói.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ucraina cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng tổ chức đàm phán với sự tham gia của “đại diện Miền Nam và Miền Đông Ucraina”, theo như đề xuất của Matxcơva.

Được biết, ngày hôm nay Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov tuyên bố đại diện các khu vực Đông và Nam Ucraina phải được tham gia quá trình đàm phán, nhưng không nói rõ Matxcơva coi ai là đại diện các khu vực này.

Ngày hôm qua, trong cuộc điện đàm với ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề nghị tổ chức đàm phán về tình hình Ucraina theo khuôn khổ mới.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 09 Tháng Tư, 2014, 03:51:17 pm
Hừm, trong lúc Uk đang sốt sắng muốn đàm phám với Nga thì Nga quàng thêm vào cổ Uk cái gông , phải có đại diện các khu vực đông và nam Uk mới chịu ngồi vào bàn đàm phán. ;D Trong khi đó hội đồng các lực lượng yêu nước Donbass đã thông qua nghị quyết hủy bỏ quyết định trước đây của mình về việc thành lập nhà nước Cộng hòa Donetsk. Như vậy nhà nước Cộng hòa Donetsk chấm dứt tồn tại sau không đầy một ngày đêm.



Bộ Ngoại giao Ucraina không chấp nhận điều kiện của Nga về đàm phán bốn bên .


Các cuộc đàm phán bốn bên Ucraina-Nga-EU-Mỹ có thể sẽ được khởi động trong tuần tới. Vụ trưởng Vụ báo chí Bộ Ngoại giao Ucraina Evgheni Perebinis tuyên bố.

Theo thông tin của hãng UNIAN, ông Perebinis nhấn mạnh, các cuộc đàm phán này phải có sự tham gia của đại diện chính thức bốn bên nói trên. “Khi nói về các cuộc đàm phán ở cấp độ này, thì những người tham gia dĩ nhiên phải là đại diện chính thức của các quốc gia”, - ông nói.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ucraina cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng tổ chức đàm phán với sự tham gia của “đại diện Miền Nam và Miền Đông Ucraina”, theo như đề xuất của Matxcơva.

Được biết, ngày hôm nay Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov tuyên bố đại diện các khu vực Đông và Nam Ucraina phải được tham gia quá trình đàm phán, nhưng không nói rõ Matxcơva coi ai là đại diện các khu vực này.

Ngày hôm qua, trong cuộc điện đàm với ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề nghị tổ chức đàm phán về tình hình Ucraina theo khuôn khổ mới.

Nếu Nga chịu ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ lâm thời của Ukraine ,THÌ ĐÂY là hành động nhượng bộ có chủ đích ,bởi vốn dĩ chính quyền này không hợp hiến , chính quyền này được xây dựng lên bằng việc đảo chánh . Vậy đàm phán sớm với U mà chưa nắm được phần thắng thì đàm phán cũng chẳng tới đâu . Nga đang nắm trong tay hàng loạt các con bài chủ chốt là những người nói tiếng Nga và thân nga nằm ở các tỉnh miền đông ,khi cần thì khuấy động họ biểu tình có sự hậu thuẫn chỉ vẽ của "KGB " chắc chắn sẽ đạt được mục đích .

Do vậy không việc gì phải Ngồi xuống đàm phán sớm , cứ để cho nội bộ U xâu xé lẫn nhau một thời gian , chấp nhận hy SINH và đổ máu ,sau khi các phe phái tranh giành nhau quyền lực nhà nước trên vũ đài chính trị đến thế cùng lực kiệt -hay gọi là cạn tàu ráo máng rồi -lÚC ấy Nga mới ra tay trợ giúp cũng chưa muộn .

Lúc ấy U muốn tiền Nga sẽ cho tiền ,muốn khí đốt Nga sẽ cho khí đốt , muốn vũ khí nga sẽ cho vũ khí ,muốn tình cảm Nga sẽ biếu không tình cảm , hẳn nhiên sẽ có điều kiện ngặt nghèo kèm theo -làm cho Ukraine không giẫy ra được .



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Tư, 2014, 04:30:36 pm

Diễn biến tình hình Ucraina ngày 9/4/2014: Lugansk tiếp tục căng thẳng, Kharkov tạm yên .


10:36. Cơ quan tình báo Mỹ có thông tin cụ thể chứng minh Nga đã huy động đủ lực lượng cần thiết để tấn công quy mô lớn vào Ucraina, tờ “The Daily Beast” đưa tin. Tuy nhiên, theo lời các quan chức Mỹ, lãnh đạo quân đội Mỹ bị cấm cung cấp cho các đồng nghiệp Ucraina các số liệu về quân Nga.

10:28. Đại biểu Quốc hội Ucraina Anatoly Goncharov đã viết đơn xin ra khỏi Đảng Các khu vực.

10:21. Cảnh sát an ninh Thụy Điển (Säpo) khẳng định Nga đang chuẩn bị hoạt động quân sự hoặc can thiệp vũ trang vào Thụy Điển. Lần đầu tiên kể từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai Thụy Điển ghi nhận Nga là mối đe dọa đối với nền an ninh quốc gia của mình.

10:17. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố tại Paris: “Nếu Nga tiếp tục đưa quân vào Ucraina thì chính họ sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng trong quan hệ với thế giới Phương Tây”.

10:12. Trong chiến dịch tái chiếm trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Kharkov ngày 8/4/2014 đã có 66 người bị bắt, chứ không phải 70 người như thông tin ngày hôm qua. Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov báo cáo tại phiên họp Chính phủ buổi sáng hôm nay.

10:06. Khủng hoảng ly khai tại Lugansk sẽ được giải quyết trong vòng 48 giờ đồng hồ. Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov tuyên bố tại phiên họp Chính phủ.

09:53. Từ ngày 30/11/2013 đến nay đã có 105 người thiệt mạng do các vụi đụng độ tại Ucraina. Từ ngày 18/2/2014, đã có 1737 người phải nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan y tế, 1155 người phải nhập viện điều trị vì thương tích.

09:15. Quân Ucraina từ Kerchi (Crưm) đã được thuyên chuyển thành công đến Nhikolaiev.

09:04. Ứng cử viên Tổng thống Ucraina Mikhail Dobkin có ý định đệ đơn kiến nghị nối lại việc phát sóng các kênh truyền hình Nga tại Ucraina.

08:58. Nhà Trắng phủ nhận lời tuyên bố của Nga về việc có quân đánh thuê của Mỹ trong lực lượng đặc nhiệm “Sokol” của Ucraina tại các tỉnh Miền Đông nước này.

08:46. Ngày hôm nay, kỳ họp của Đại hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) sẽ thảo luận về tình hình Ucraina. Được biết PACE đã chuẩn bị mọt dự thảo nghị quyết kêu gọi Ucraina tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn.

08:14. Nhóm ly khai tại Lugansk đã tiếp tục trả lại tự do cho 5 con tin nữa. Trước đó, 51 người đã được thả vào hồi 1:00 đêm, sau một cuộc đàm phán.

07:21. Cao ủy châu Âu về chính sách an ninh và đối ngoại Catherine Ashton tuyên bố, các cuộc đàm phán về tình hình khủng hoảng Ucraina sẽ diễn ra trong tuần tới, với sự tham gia của bản thân bà Ashton, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov và Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ucraina Andrei Deshitsa.

06:50. EU có ý định mở rộng “danh sách đen” các quan chức Nga lên đến 107 người để áp dụng các biện pháp trừng phạt do tình hình Ucraina, báo “Commersant” đưa tin.

06:41. Chiều hôm qua, nhóm lính thủy đánh bộ cuối cùng của Ucraina tại Crưm đã về đến địa phận tỉnh Kherson.

06:12. Sau các sự việc vừa diễn ra tại Ucraina, chính quyền Kazakhstan đã quyết định tăng hình phạt đối với hành động kêu gọi ly khai, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ.

05:20. Bộ Ngoại giao Ba Lan tuyên bố, tại Miền Đông Ucraina không có xung đột dân tộc.

05:15. Nga chỉ trích NATO thiếu khả năng đối thoại về khủng hoảng tại Ucraina.

05:09. Những người tấn công xe buýt chở quân đặc nhiệm của Bộ Nội vụ ngày hôm qua tại Kharkov có thể bị tù đến 4 năm. Công an đã bắt đầu điều tra hình sự về vụ việc này.

04:00. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tuyên bố, sau những gì xảy ra tại Crưm, EU buộc phải suy nghĩ lại về quan hệ với Liên bang Nga.

03:38. Crưm có thể gặp khủng hoảng nhiên liệu trong thời gian tới. Giá xăng dầu tại Crưm đang tăng mạnh do bị cắt nguồn cung cấp từ Ucraina.

02:49. Phần lớn các con tin bị người biểu tình thân Nga giữ trong Sở an ninh tỉnh Lugansk đã được trả lại tự do.

01:50. Chiến hạm Mỹ “Donald Cook” được trang bị hệ thống chống tên lửa “Aegis” đã vào hải phận Biển Đen với mục đích hỗ trợ Ucraina và các đồng minh NATO.

00:10. Bộ Nội vụ Ucraina phủ nhận thông tin công an Donetsk theo phe biểu tình thân Nga.

00:00. Phe thân Nga vẫn tiếp tục chiếm giữ Sở an ninh tỉnh Lugansk và giữ 60 người làm con tin.

 Liga.net.

 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 05:08:26 pm
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397037032-6000-mariya-koleda.jpg)
http://www.unian.net/politics/905826-sbu-zaderjala-rossiyskuyu-shpionku-foto.html
Gián điệp Nga bị cơ quan an ninh Ukraina bắt giữ tại Kherson miền Nam Ukraina.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Tư, 2014, 06:55:38 pm


Ukraine ra tối hậu thư cho phe biểu tình ở miền đông

Bộ trưởng Arsen Avakov tuyên bố tình hình phải được giải quyết bằng "đàm phán hoặc vũ lực" trong vòng 48 giờ

Phát biểu trước báo giới, ông Avakov nói "một chiến dịch chống khủng bố" đang diễn ra tại các thành phố Luhansk, Donetsk and Kharkiv và sẽ kết thúc trong vòng 2 ngày tới.

"Có 2 phương án: đàm phán và vũ lực", ông Avakov nói.

"Đối với những người muốn đối thoại, chúng tôi đề xuất các cuộc đàm phán và một giải pháp chính trị. Với nhóm thiểu số muốn xung đột, họ sẽ nhận được câu trả lời bằng vũ lực từ giới chức Ukraine", Bộ trưởng Avakov tuyên bố.


Nguồn: http://dantri.com.vn/su-kien/ukraine-ra-toi-hau-thu-cho-phe-bieu-tinh-o-mien-dong-860332.htm

Chính quyền Ukr mạnh tay nhằm vãn hồi trật tự. Ở Khác cốp có rất đông bà con người Việt sinh sống, cầu mong cho họ được bình yên. (Công việc làm ăn của họ sẽ rất khó khăn vào thời điểm này, bác longtrec ở bên kia biên giới chắc khá hơn ;D).

Việc 4 bên đồng ý gặp nhau vào tuần tới để bàn về tình hình đang ngày càng xấu đi ở Ukraine là 1 tín hiệu tốt. Yêu cầu của Nga phải có đại diện các khu vực Đông và Nam UKr tham gia quá trình đàm phán rất khó được xem xét. (Ngoại trừ những người biểu tình có đủ lực lượng làm chủ khu vực này, hoặc Ki ép bị áp lực nặng nề, chấp nhận...buông)

Hy vọng cuộc họp 4 bên sẽ đi tới kết quả mà các bên chấp nhận được.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 08:40:53 pm
Đây là bản đồ Cộng hòa nhân dân Ukraina năm 1917 sau Cách mạng tháng 2 năm 1917, nó tự trị nhưng vẫn ở trong quan hệ Liên bang với Cộng hòa LB Nga của chính quyền Kerensky:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/32/UNR_1917.jpg)
Như vậy ta có thể thấy chính quyền Xô Viết trung ương tại Moskva đã nhập rất nhiều vùng lãnh thổ vốn không thuộc Ukraina từ xa xưa vào lãnh thổ của CHXHCN Xô Viết Ukraina.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 09 Tháng Tư, 2014, 09:09:47 pm
Đây là bản đồ Cộng hòa nhân dân Ukraina năm 1917 sau Cách mạng tháng 2 năm 1917, nó tự trị nhưng vẫn ở trong quan hệ Liên bang với Cộng hòa LB Nga của chính quyền Kerensky:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/32/UNR_1917.jpg)
Như vậy ta có thể thấy chính quyền Xô Viết trung ương tại Moskva đã nhập rất nhiều vùng lãnh thổ vốn không thuộc Ukraina từ xa xưa vào lãnh thổ của CHXHCN Xô Viết Ukraina.

Trang mạng này là trang mạng quốc tế (tức là có thành viên online từ 2 quốc gia trở lên vào đây) vậy bài bản đồ của bác cũng phải biên dịch ra tiếng quốc tế như tiếng anh chẳng hạn thì bà con mới hiểu . Đây bác chơi toàn tiếng Nga SÔ kHÔNG AI MÀ ĐỌC ĐƯỢC .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 09:36:27 pm
Uầy, thế thì em chú thích vậy, bản đồ Ukraina tự trị thời điểm 17 tháng 8 năm 1918:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8a/UNR_17.18.1917.png/800px-UNR_17.18.1917.png)
Vùng màu xanh: Cộng hòa Nga sau Cách mạng tháng 2 trong đó tiếp thu các vùng thuộc Đế quốc Nga Sa hoàng cai quản trước Thế chiến 1;
Vùng màu xanh pha vàng (lá mạ) không có nét gạch đứng: CH Nhân dân Ukraina tự trị được Chính quyền lâm thời Kerensky ở Petrograd công nhận.
Vùng lá mạ có gạch đứng là vùng U tự tuyên bố thuộc về mình.
Còn vùng Tây Ukraina (Lvov) thì thuộc Ba Lan.

Mà tiếng Nga thì em tưởng Công an Nhân dân biết rành chứ bác chiensivodanh, sao lại đòi phải dịch sang tiếng Mẽo thế, ở đây nhiều người biết tiếng Nga lắm, nó cũng gần như tiếng Bun của bác binhyen thôi mà.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 09:44:16 pm
Còn đây là quốc kỳ của CH Nhân dân Ukraina (tồn tại từ 1917-1920)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/49/Flag_of_Ukraine.svg/320px-Flag_of_Ukraine.svg.png)

Biểu trưng quốc gia:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ed/Coat_of_Arms_of_UNR.svg/383px-Coat_of_Arms_of_UNR.svg.png)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/32/UNR_1917.jpg)
Trong bản đồ này thì vùng màu xanh lam là lãnh thổ thực tế của CHND Ukraina khi tuyên bố độc lập năm 1917 (không có Kharkov, Lugansk, Nikolaev, Odessa).
Vùng màu da cam thuộc Nga.
Các vùng nằm trong đường biên đỏ sau này nằm trong lãnh thổ CH XHCN Xô Viết Ukraina (gồm cả Tây Ukraina, CHXV Donetsk-Krivoi Rog, CHXV Odessa). Các vùng này đều thuộc Đế quốc Nga Sa hoàng, sau đó do người cộng sản tuyên bố thành lập sau CM tháng 2 năm 1917.
Vùng Tây Ukraina (Lvov) được Stalin giành lại năm 1939 khi quân đội Xô Viết và Quân đội Đức chia nhau Ba Lan.
Như vậy theo lịch sử thời Thế chiến 1 khi Đế quốc Nga Sa hoàng tan rã, vùng đông nam U (gồm cả Odessa, Kherson) và Cờ-rưm không thuộc Ukraina độc lập phi cộng sản.

Như vậy phải nói Ukraina được nhờ chế độ cộng sản và Đế quốc Nga khá nhiều về mặt lãnh thổ. Nó chưa bao giờ là một quốc gia thuần nhất. Để giữ được toàn vẹn lãnh thổ như sau khi chia tách năm 1991, chế độ liên bang là một giải pháp hợp lý. Ngay cả Mỹ cũng phải công nhận điều đó là đúng, họ chỉ yêu cầu điều này do chính người dân Ukraina quyết định.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 10:25:54 pm
Bây giờ lại đến lượt người ủng hộ liên bang hóa dựng chiến lũy tại trung tâm Odessa:
http://www.unian.net/politics/905982-v-tsentre-odessyi-separatistyi-vozvodyat-barrikadyi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397055805-4242-odessa.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 09 Tháng Tư, 2014, 10:50:12 pm
Bây giờ lại đến lượt người ủng hộ liên bang hóa dựng chiến lũy tại trung tâm Odessa:
http://www.unian.net/politics/905982-v-tsentre-odessyi-separatistyi-vozvodyat-barrikadyi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397055805-4242-odessa.jpg)

@ bác qtdc : Tiếng ANH chứ không phải tiếng Mỹ , bởi tiếng anh còn khó hơn tiếng Mỹ một tý .
Tiếng MỸ có mới có cách đây 500 năm từ cái thời mà ông Cô -lông-bơ TÌM RA châu MỸ, và sau đó đoàn người thực dân đi du nhập qua đây ,lúc này tiếng ANH cũng du nhập vào đây,sau đó có cải biên dễ dãi đi chút xíu thành ra tiếng Mỹ .HE HE .

Nhìn U hiện tại bị các thế lực ngoại bang thao túng giựt dây điều khiển, thấy mà thảm hại . Y như các nước ly-bi, si-ri .Ai cập...... lúc trước .

Chắc chắn cô bác còn có nhiều tuồng hay để coi .



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 11:07:27 pm
Trong khủng hoảng cũng còn có nhiều góc rất yên bình, Ukraina là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, họ có chữ viết cổ từ lâu. Đây là một hội chợ sách quốc tế ở Kiev ngày hôm nay. Trong hội chợ, đại diện Pháp có trao giải thưởng cao của nước Pháp cho một nhà văn Ukraina:
(http://i.lb.ua/067/54/534517e0cde2c.jpeg)

(http://i.lb.ua/031/19/5345183b86031.jpeg)

(http://i.lb.ua/093/17/534517fa102ad.jpeg)

(http://i.lb.ua/088/10/534516f78e84a.jpeg)

Đâu cũng thấy tác phẩm của Taras Shevchenko, như Nguyễn Du ở Việt Nam vậy:
(http://i.lb.ua/088/13/53451874973ba.jpeg)

(http://i.lb.ua/117/42/534518915dcee.jpeg)

(http://i.lb.ua/012/01/534518a75582a.jpeg)

(http://i.lb.ua/032/21/534518bbc2b32.jpeg)

(http://i.lb.ua/006/60/5345199f4baee.jpeg)

(http://i.lb.ua/021/12/534519aeef5dc.jpeg)

(http://i.lb.ua/046/34/5345184a8a110.jpeg)

(http://i.lb.ua/019/08/534518aea7084.jpeg)

(http://i.lb.ua/069/58/534518e017329.jpeg)

Người cô-dắc Zaporogie cũng đến dự Hội chợ Sách:
(http://i.lb.ua/036/26/5345193e180ff.jpeg)

(http://i.lb.ua/050/40/5345194cbf620.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2014, 11:22:17 pm
Song song với hội chợ sách là festival piano "Âm nhạc mới":
(http://i.lb.ua/100/00/5343d38f76d04.jpeg)

(http://i.lb.ua/100/54/5343cf189f630.jpeg)
Duet piano của Aleksei Smurakh và Oleg Spudeiko "Bluk"

http://www.youtube.com/watch?v=9GA-2G3GLbk
"Giấc mơ" của Taras Shevchenko, nhạc Valentina Silvestrova

http://www.youtube.com/watch?v=SDY_DhChST0
Sonat của nhà soạn nhạc Leos Yanashek


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2014, 03:51:13 pm
Diễn biến tình hình Ucraina. Ngày 10/4/2014.
 ( thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật)



07:02. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố, Đức sẵn sàng ủng hộ việc thông qua gói biện pháp trừng phạt thứ ba đối với Nga, trong trường hợp các tỉnh Miền Đông Ucraina tách ra khỏi Ucraina, thậm chí kể cả điều đó có thể mang lại hậu quả xấu cho chính bản thân nước Đức.

06:00. Nhà lãnh đạo đảng UDAR Vitaly Klichko đưa đề xuất ân xá cho những người biểu tình thân Nga bị bắt vì chiếm giữ các tòa nhà công sở ở các tỉnh Miền Đông Ucraina.

05:05. Ngoại trưởng Mỹ và Nga trong vòng một ngày đã có hai cuộc điện đàm về tình hình Ucraina, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

05:03. NATO có thể điều quân đến khu vực Đông Âu để hỗ trợ các nước thành viên đáp trả sự đe dọa quân sự của Nga đối với Ucraina. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang NATO tại châu Âu - Đại tướng Mỹ Philip Breedlove tuyên bố.

02:51. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị - quân sự Dmitry Tymchuk cho rằng từ ngày hôm nay tại Ucraina có thể bắt đầu một làn sóng ly khai mới.

02:22. Ngày hôm qua, một nhóm quan sát viên quốc tế đã bị lực lượng biên phòng Liên bang Nga và đặc nhiệm Berkut Crưm chặn lại tại cửa khẩu “Turetsky val”, không cho vào Crưm để điều tra tình hình di chuyển quân nhân và khí tài của các lực lượng vũ trang Ucraina từ bán đảo Crưm về đất liền.

01:18. Không dưới 300 người thân Nga bao vây căn cứ của lực lượng Berkut cũ trên phố Derzavinskaia, thành phố Kharkov, yêu cầu lãnh đạo Bộ Nội vụ không sa thải những nhân viên công an đã đứng về phía người biểu tình.

01:16. Người biểu tình thân Nga tại Donetsk tấn công một xe buýt chở quân lính tại khu vực gần Hội đồng quân sự tỉnh Donetsk trên phố Buslaieva.

00:27. Lầu Năm Góc xác nhận thông tin khu trục hạm tên lửa “Donald Cook” của Mỹ đã có mặt tại Biển Đen ngày 10 tháng 4.

00:22. Phó thủ tướng thứ nhất Vitaly Yarema tuyên bố, nhiều khả năng trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Donetsk bị phe thân Nga chiếm đóng sẽ được giải phóng trong ngày hôm nay mà không có đổ máu.

Ngày 9/4/2014:

23:45. Công an Kharkov bắt giữ một nghi phạm được cho là người tổ chức vụ tấn công hãng truyền hình ATN (Kharkov).

22:54. Người biểu tình thân Nga phong tỏa các ngả đường dẫn đến khu căn cứ cũ của lực lượng đặc nhiệm Berkut ở thành phố Kharkov.

21:53. Ứng cử viên Tổng thống Ucraina Mikhail Dobkin không được cho vào Sở an ninh tỉnh Lugansk để đàm phán với những người biểu tình thân Nga đang chiếm giữ tòa nhà. Ông Dobkin còn bị một số thành phần quá khích hành hung, nhưng nhờ có lực lượng bảo vệ đi cùng nên không bị ảnh hưởng gì.

21:32. Quyền Tổng thống - Chủ tịch Quốc hội Ucraina Alexandr Turchinov ký lệnh bảo vệ trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh Donetsk, bao gồm tòa nhà và khu vực lân cận, như một cơ sở trọng yếu của nhà nước.

19:02. Đại diện Hungary tại Đại hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) tuyên bố Ucraina là một “quốc gia nhân tạo”, với nhiều phần lãnh thổ không thuộc Ucraina, trong đó có vùng Zakarpatie từng là đất của Hungary và đại bộ phận dân số là người gốc Hungary.

Thanh Huyền. Nguồn: Liga.net
 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2014, 04:19:34 pm
Sau khi Сrimea sáp nhập vào Nga  , một làn sóng ly khai, đang diễn ra ở phía đông  và nam của Uk. Ở Kharkiv , Donetsk và Luhansk, các chiến binh chuyên nghiệp và những người ủng hộ Nga đã đánh chiếm các tòa nhà chính phủ Ukraine . Một số tuyên bố trấn áp làn sóng ly khai của giới chức lãnh đạo Uk đã được đưa ra. Đã có sự điều động quân đội , cảnh sát và cả những lực lượng " chìm" tới khu vực phía đông và nam Uk.

Cả giận mất khôn, giới chức Uk đã không làm chủ được mình, càng ngày càng sểnh miệng  khó quay đầu sửa sai, bên cạnh Mỹ và Phương tây không ngớt cho ăn bánh vẽ. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine ngày 9/4 tuyên bố Ukraine sẽ tạm ngừng mua khí đốt của Nga cho tới khi nào vấn đề giá cả được giải quyết. Ông ta tin rằng :"sẽ theo đuổi đàm phán với Mátxcơva để Nga đồng ý bán khí đốt theo giá cũ" ;D.........





11:41 . Sáng nay, tại trạm đường sắt qua " Khorobichi " bộ đội biên phòng Uk bắt giữ một bảng mã( không rõ sử dụng cho máy điện đàm nào) . Công dân Nga bị bắt đang hướng tới Ukraina bằng tàu hỏa Polotsk Simferopol và mang theo bên mình một khẩu súng lục bắn đạn gas .


11:25 . Từ Crimea , 2716 quân nhân và  gia đình họ đang hướng tới  Uk , phòng báo chí của Bộ Quốc phòng thông báo .


10:52 .  Quyền Tổng thống Alexander Turchinov đã ra lệnh phải quyết định ngay lập tức  vấn đề "ân xá" cho những vụ ly khai ở Donetsk và Lugansk  .

10:22 . Đảng Các khu vực đã sẵn sàng để tham gia vào các cuộc đàm phán 4 bên: EU -Mỹ - Nga -Ukraine để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine , đảng các khu vực  hy vọng là đại diện cho khu vực phía đông và nam của Ukraine.

09:28 . Trên Internet đã có một bài hát  dựa trên một bài thơ, của một nhà thơ trẻ Ukraina Anastasia Dzmitruk "Không bao giờ có chúng tôi không là anh em ",  Người sử dụng web Ukraina coi bài hát này như là một "Quốc ca của các dân tộc tự do".



Nguồn : liga.net ( longtrec dịch và lược bớt những thông tin có thể làm ảnh hưởng không hay đến trang nhà).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2014, 04:48:06 pm
Người biểu tình đã chặn hai chiếc xe buýt chở các thành viên ủng hộ tân chính quyền Kiev, được cho là đến Donetsk để giải tán cuộc tuần hành của phái đối lập. Theo một số nguồn tư liệu, trong thành phố mỏ này có ​​khoảng 300 người của Cận vệ Quốc gia Ukraina mà thành phần chủ yếu từ phái dân tộc chủ nghĩa “Pravyi sector”, các phần tử cực đoan và lính đánh thuê của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 10 Tháng Tư, 2014, 07:09:33 pm

11:25 . Từ Crimea , 2716 quân nhân và  gia đình họ đang hướng tới  Uk , phòng báo chí của Bộ Quốc phòng thông báo .


Những người lính Ukr ra đi khỏi Crimea "đầu không ngoảnh lại" vì đang...bận đẩy xe. Thôi thì có hơn không, biết làm sao?

(http://news.bbcimg.co.uk/media/images/74122000/jpg/_74122965_021836633.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Tư, 2014, 07:58:18 pm
Vì bận đẩy xe pháo khí tài Cờ-rưm do Nga trả mà quân đội U không còn người trực chiến để đông nam U như mớ bòng bong, thế ra người Nga thâm hơn người tàu rồi bác tuanb5 nhể.

Bác Chôp khó có khả năng hạ cánh an toàn tại đài hóa thân hoàn vũ Môt-cu khi đến lượt Chúa gọi vì hôm nay các ông nghị đu-ma Nga rách việc đã đề xuất điều tra tội tày đình của bác ấy trong việc làm tan rã Liên Xô:
(http://i.lb.ua/063/25/534663407ae56.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/10/262622_gosdume_reshili_osporit_raspad_sssr.html

Đáp lại bác Chôp cười ruồi, bảo cái lũ đó là lũ điên thích đánh bóng bản thân chỉ toàn làm những điều ngu xuẩn. Ông không làm tan rã Liên Xô để tiến lên chủ nghĩa tư bản thì sao tụi nghị chúng mày được sung sướng giàu có như ngày hôm nay:
(http://i.lb.ua/068/56/5346702b635b4.jpeg)
http://world.lb.ua/news/2014/04/10/262638_gorbachev_schitaet_prizivi.html

Nói qua nói lại chưa biết ai thắng ai nhưng chắc chắn bác Chôp không có xiền chạy cái án to tướng thế rồi, nên bác cứ nhếch mép mà thôi. Mọi việc xuất phát từ vụ TT Nga Putin khi nói chuyện với thủ lĩnh tatar Jemiliev đã tuyên bố việc Ukraina tách ra khỏi Liên Xô năm 91 là không hoàn toàn hợp pháp:
(http://i.lb.ua/045/39/53207b17e69ab.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/03/12/259126_dzhemilev_pereskazal_razgovor.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2014, 09:10:18 pm
Có bài hay xin copy về các bác tham khảo!


7 lý do Nga không 'muốn' Donetsk và miền đông Ukraine


Miền đông Ukraine đang sôi sục ý chí muốn độc lập và tìm đến với Nga. Nếu xem xét thật kỹ lưỡng và rõ ràng từ góc độ kinh tế, Nga không có ý định sáp nhập khu vực Donetsk, dù việc đó khá thuận lợi trong giai đoạn này.

Tờ Vesti Finance phiên bản tiếng Nga có đưa ra một bài bình luận, theo đó, đưa ra 7 lý do để giải thích việc Nga sẽ không chạm tay vào vùng miền đông Ukraine, đặc biệt là Donetsk.

Phong trào ly khai ở miền đông Ukraine bắt đầu nở rộ kể từ sau sự kiện Crimea. Tại Donetsk, đại biểu Hội đồng khu vực đã tuyên bố sẽ thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Họ cũng quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để xem xét việc gửi đơn xin sáp nhập Nga vào 11/5 tới đây.

 

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Kharkov. Một số người thuộc phong trào ly khai ở đây công bố thành lập "nước Cộng hòa Nhân dân" Kharkov. Các diễn biến vẫn đang tiếp tục xảy ra, tuy nhiên, Nga chưa có động thái rõ ràng nào về việc ủng hộ hay từ chối những lời đề nghị này.

Trong khi đó, Ukraine và các quốc gia phương Tây liên tục đưa ra những cáo buộc chống lại Nga. Trong trường hợp Nga đồng ý hỗ trợ quyết định sáp nhập các vùng ly khai của Ukraine, nó sẽ dẫn đến Matxcơva bị cáo buộc tội xâm lược lãnh thổ, vi phạm luật pháp quốc tế. Các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ được tăng cường.

Trên thực tế, việc để Donetsk sáp nhập chỉ có bất lợi cho Nga chứ không hề thuận tiện như với Crimea.

Lấy Donetsk, Nga sẽ “ôm nợ”

Donetsk là một vùng khai thác than lớn của Ukraine. Từ trước đến nay, khu vực này vẫn được nhận trợ cấp từ Kiev. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, Kiev đã cạn tiền, cộng với yêu cầu thắt chặt chi tiêu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để có thể thông qua các khoản vay hỗ trợ cho Ukraine, việc trợ cấp cho Donetsk sẽ bị ngừng lại. Nó sẽ khiến sản lượng khai thác than kém đi, cộng với sự bất ổn của đất nước, Donetsk đang dần biến thành một xã hội có tỷ lệ thất nghiệp lớn. Các công ty sẽ phá sản do không thể buôn bán với giá cả thấp như trước đây, làm gia tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp. Vòng xoáy suy thoái sẽ khiến Donetsk trở thành gánh nặng không hề nhỏ nếu Nga chấp nhận sáp nhập khu vực này về với liên bang.

Tăng giá khí đốt

 
Gazprom đã tăng giá khí đốt cung cấp cho Ukraine lên mức 485 USD/ nghìn m3

Từ tháng Tư, giá khí đốt của Nga xuất khẩu sang Ukraine tăng lên mức 485 USD/ nghìn m3. Người tiêu dùng khí đốt của Hãng dầu khí nhà nước Nga Gazprom chủ yếu đến từ các khu vực phía đông Ukraine. Nếu có kế hoạch sáp nhập khu vực này, Nga không có lý gì lại tăng giá khí đốt như vậy.

Trong trường hợp này, việc tăng giá có ý nghĩa phần nào đó biểu đạt quan điểm của Nga, rằng họ vẫn xem miền đông Ukraine là một phần lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Và khu vực này vẫn là một đối tác, chứ không phải là “người nhà”. Điều này được các nhà lãnh đạo Gazprom biểu đạt khá rõ ràng thông qua các hoạt động của mình.

Phát triển kinh tế

Đối với các doanh nghiệp xương sống tại khu vực phía đông Ukraine, thị trường chính là Nga. Việc phát triển kinh tế là cách dễ nhất và thuận tiện nhất cho việc sáp nhập, và điều này đã được thực hiện. Trong khi Nga cung cấp chủ yếu cho Ukraine là nguyên liệu thô thì Ukraine xuất sang Nga đến 40% các sản phẩm kỹ thuật. Tổng sản lượng xuất khẩu của Ukraine chiếm 50% thị trường Nga. Một số ngành công nghiệp gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của Nga.

Miền đông Ukraine là khu công nghiệp sản xuất động cơ điện, xe hơi, máy phát điện, các chi tiết kỹ thuật cho ngành hàng không, ngành công nghiệp hạt nhân. Các sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu sang Nga.

Một số doanh nghiệp Ukraine có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Nga. Điển hình là công ty Zaporozhye "Motor Sich" tham gia vào việc sản xuất động cơ máy bay cho máy bay và trực thăng, cũng như tua bin khí công nghiệp. Mặc dù công ty này cung cấp cho Nga chỉ khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp hàng không Nga, tuy nhiên nó đáp ứng đến 80% nhu cầu của ngành này.

Việc cung cấp sản phẩm không bị gián đoạn là cực kỳ quan trọng đối với lĩnh vực hàng không quốc phòng cũng như dân dụng của Nga.

Áp dụng chính thể Liên bang – giải pháp duy nhất

Việc áp dụng mô hình Liên bang đối với Ukraine sẽ là giải pháp “trọn vẹn nhiều đường”. Việc Ukraine trở thành một nhà nước Liên bang sẽ giúp cho Nga vẫn có thể “điều khiển” được một số vấn đề của Kiev mà không bị mất đi thể diện quốc tế hay bị các nước phương Tây kiếm cớ cô lập, bao vây hoặc trừng phạt kinh tế.

Bên cạnh đó, mô hình chính phủ Liên bang cũng sẽ giúp cho Ukraine ngăn chặn được các phong trào phản kháng, ly khai mà vẫn đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội ở những khu vực có đông người thân Nga.

Gánh nặng xã hội

Trong trường hợp nếu Nga “mở rộng vòng tay” với Donetsk hay bất cứ một tỉnh phía Đông nào của Ukraine họ sẽ vấp phải một chướng ngại vật vô cùng lớn: Gánh nặng lên ngân sách và Quỹ lương hưu.

Hiện nay Donetsk có khoảng 4,34 triệu dân và để đảm bảo thu nhập, lương hưu cho từng này người thì Nga sẽ phải tiêu tốn hàng tỷ rup mỗi năm nữa. Một khoản chi không hề dễ chịu.

Hãy thử làm một phép tính. Hiện Donetsk có khoảng 1,4 triệu người hưu trí với mức lương tối thiểu là khoảng 5.500 rup/tháng trong khi lương hưu trung bình ở Nga là 11.000 rup/tháng. Sau khi quyết định “tiếp nhận” Crimea, quỹ lương hưu của Nga đã tăng lên từ mức 106,7 tỷ rup lên mức 185 tỷ rup và nếu phải gánh thêm khoản lương hưu của Donetsk, gần như ngân sách Nga sẽ không thể chịu nổi.

Sự tháo chạy của đầu tư

Sau biến cố Crimea, các nhà đầu tư nước ngoài vừa mới tạm yên tâm. Các quỹ đầu tư của phương Tây đang bắt đầu rục rịch quay trở lại thị trường Nga. Những nhà kinh doanh đã bắt đầu chú ý đến các yếu tố của kinh tế vĩ mô thay vì những biến động địa chính trị.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây giờ đây mới chỉ dừng lại ở mức độ “tượng trưng” nhưng nếu Nga tiếp tục phiêu lưu với Donetsk, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ rút lui ồ ạt thì đó sẽ là một thảm họa đối với nền kinh tế Nga.

Còn nhớ, ngay sau quyết định của Hội đồng liên bang về vấn đề Crimea, chỉ số chứng khoán MICEX index lập tức giảm 11% còn chỉ số trên sàn RTS cũng giảm 12%.

Nếu dòng vốn chảy ra ngoài khỏi nền kinh tế Nga tiếp tục lớn lên, tính cân bằng của thanh khoản bị sụt giảm nghiêm trọng và đồng rúp sẽ mất giá thảm hại.

Gánh nặng về ngân sách và kinh tế

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Nga đã giảm tốc tăng trưởng nhưng kinh tế của các vùng phía Đông Ukraine còn thê thảm hơn. Điều gì sẽ xảy ra nếu những “con bệnh” đó bám vào nước Nga?

Theo luật ngân sách của Ukraine, Donetsk đã được nhận một khoản hỗ trợ lên đến 5 tỷ hryvnia (khoảng 15 tỷ rúp). Nay, nếu tiếp nhận Donetsk, Nga sẽ phải chi khoản đó, chủ yếu là để hỗ trợ ngành công nghiệp khai thác than trong khi tính hiệu quả của nó vẫn bị nghi ngờ.

Đó là chưa kể đến các khoản chi khác, ví dụ như chương trình hiện đại hóa khoảng 80% số máy móc, trang thiết bị khai mỏ cũ kỹ từ thời Xô viết để lại.

Liệu Nga có còn đủ dũng cảm và thừa tiền để bảo lãnh cho Donetsk? Chắc là không.


PHAN SƯƠNG (lược dịch)
Nguồn: infonet.vn


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2014, 09:14:51 pm
Tiếp tục cập nhật tin từ Uk.



13:46. Theo đánh giá của báo chí Phương Tây, việc Nga tăng giá khí đốt là nhằm bắt Uk “quỳ gối” do ngân quỹ cạn kiệt, còn việc điều quân áp sát biên giới là để Kiev buộc phải hạ nhiệt, đồng thời đề phòng sự can thiệp của Mỹ và NATO.

13:14. 170 quân nhân thuộc Lữ đoàn Không quân Hạm đội cùng gia đình từ thành phố Saki (Crimea) đã về đến đất Ucraina an toàn bằng đường bộ.

12:26. Toàn bộ phái đoàn đại diện Liên bang Nga đã rời phòng họp Đại hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE), khi tổ chức này thảo luận khả năng tước quyền biểu quyết của Nga tại PACE.

12:11. Chính quyền sẽ tấn công Sở an ninh tỉnh Lugansk (đang bị người biểu tình thân Nga kiểm soát), nếu đàm phán không mang lại kết quả. Tổng viện công tố Uk tuyên bố, tòa nhà đang bị những kẻ khủng bố dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia tình báo Nga chiếm giữ.

11:54. Tờ “The New York Times” (Mỹ) nhận định, ông Putin sẽ không diễn lại kịch bản Crimea ở Miền Đông Ucraina, mà đang cố gắng bằng mọi cách giữ Uk phụ thuộc lâu dài trong quỹ đạo kinh tế và quân sự của Nga.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2014, 09:17:24 pm
Thông tin cuối ngày 10/6.

Chủ tịch Quốc hội - Quyền Tổng thống Ucraina Alexandr Turchinov tuyên bố sẵn sàng đảm bảo miễn trừ trách nhiệm hình sự cho những người biểu tình tại khu vực Đông-Nam Ucraina, trong trường hợp họ tự nguyện giao nộp vũ khí và rời khỏi các tòa nhà công sở đang chiếm giữ trái phép.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Tư, 2014, 09:52:08 pm
PACE tước  quyền biểu quyết của Nga .



Đại biểu của Hội đồng Nghị viện Hội đồng châu Âu (PACE ) đã quyết định tước quyền bầu cử phái đoàn của Nga cho đến cuối năm. Các nghị sĩ Nga không thể bỏ phiếu bình chọn tại PACE trong cuộc bầu cử CoE Tổng thư ký ,  đại diện,  cũng như vai trò quan sát viên . Các đại biểu của phái đoàn Nga đã bỏ ra ngoài  tẩy chay  - phóng viên của "Kommersant" MARIA Efimova đưa tin từ Strasbourg.


Cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ năm quyết định tước quyền bầu cử phái đoàn Nga tại PACE  thời hạn trước khi kết thúc năm,theo đề nghị của người đứng đầu phái đoàn Anh, Robert Walter .

Phiếu ​​biểu quyết tại PACE đã được chia đều : 82 - thuận , 82 - chống( Vắng Gruzia)  .

Tước quyền bầu cử của Nga có nghĩa là đình chỉ phái đoàn Nga một cường quốc quan trọng .Nga không thể tham gia biểu quyết và bầu cử Tổng thư ký PACE của Hội đồng châu Âu , sẽ được tổ chức vào tháng Sáu .

Phát biểu tại  PACE, người đứng đầu Ủy ban Giám sát PACE Shennah Stefan ,   nói rằng cách tiếp cận của PACE để trừng phạt Nga theo từng giai đoạn " nếu Nga sẽ không thay đổi... " , bước thứ hai sẽ là tước bỏ thành viên   .

Tác giả sáng kiến tước quyền bầu cử của Nga tại PACE, Aastrub Michael Jensen , nói rằng đây không phải là "biện pháp mềm" mà là một " tín hiệu rõ ràng " ,rằng Nga nên thực hiện một sự lựa chọn nếu Nga muốn " là một phần của một châu Âu dân chủ. "

Phái đoàn Nga đã bỏ ra ngoài tẩy chay cuộc bỏ phiếu, mặc dù trưởng đoàn Alexei Pushkov và phó của ông Leonid Slutsky đã được sắp đặt trong danh sách phát biểu trong cuộc tranh luận ngày hôm nay . Trước khi bỏ phiếu , các nghị sĩ Nga gọi là sáng kiến ​​trừng phạt "tùy chọn mềm"  của ông Jensen .


 Nga đe dọa sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát PACE,nhưng không loại bỏ  các cam kết của Nga với Hội đồng châu Âu .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Tư, 2014, 10:00:11 pm
Mỹ và Âu nó mới cho ăn bánh vẽ là chính, đã giải ngân được tỷ đô nào đâu. Rồi đến lúc đói thì đầu gối cũng phải bò thôi. Trong lịch sử thì U cũng đã vùng vẫy chán giữa Ba Lan, Nga, Thổ, và họ có lý do để vùng vẫy, nhưng mà ở cạnh ông khổng lồ thì phải khéo thôi. Vùng lên vào lúc nào không vùng lại vùng lên đúng lúc Gấu Nga nó tỉnh giấc ngủ đông. Cứ ở trong vòng tay của Gấu đi thì vẫn lên Tổng Bí thư lãnh đạo Toàn Nga như các bác Khrusev, Brezhnev oai phong lẫm liệt, đập giày côm cốp lên mặt bàn LHQ, lại còn đến 4-5 lần AH Liên Xô, lại còn Đất Nhỏ, Đất Lớn vang danh toàn cầu nữa chứ, in sách phát đầy Việt Nam thời xưa. Cứ bảo hậu sinh khả úy mà nhiều khi chưa chắc. Chả trách bác Pu bác ấy bảo bà Timoshenko là người đàn ông duy nhất trên chính trường Ukraina.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Tư, 2014, 10:28:08 pm
http://www.unian.net/politics/906395-putin-zayavil-chto-ne-planiroval-anneksii-kryima-a-reshenie-prinyal-posle-taynyih-sotsoprosov.html
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1395144530-3694.jpg)

TT Putin tuyên bố không có kế hoạch sáp nhập Cờ-rưm trước (anh không định múc đâu, tại các chú cứ đòi theo anh), mà quyết định chỉ đưa ra sau những cuộc thăm dò xã hội học "bí mật". Cuộc thăm dò bí mật đầu tiên ở Cờ-rưm theo lời bác Pu là gần 80% "bánh đa", ở Sevastopol còn cao hơn. Đó là phát biểu của TT Nga tại cuộc gặp các đại biểu Mặt trận Nhân dân Toàn Nga (hình như bác Pu học mót Mặt trận Tổ quốc của Việt nam).


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Tư, 2014, 11:20:50 pm
http://lb.ua/news/2014/04/10/262572_pocheptsov_ukraine_nuzhna.html
(http://i.lb.ua/002/14/53465c9070647.jpeg)
Giáo sư tiến sĩ triết học, làm việc cho Viện Khoa học Quản lý Nhà nước trực thuộc Tổng thống Ukraina, cho rằng người Nga đã thắng trong cuộc chiến tranh thông tin Cờ-rưm. Ông cho rằng Ukraina cần phải có cỗ máy tuyên truyền của bản thân mình.
(http://i.lb.ua/059/12/53465ec5c9cf9.jpeg)

Chiến tranh thông tin Cờ-rưm:
(http://i.lb.ua/049/38/530d0f41480a2.jpeg)
http://blogs.lb.ua/andrey_yanitskiy/257190_krimskaya_informatsionnaya_voyna.html

http://www.youtube.com/watch?v=LF_u5zOdjl0

(http://i.lb.ua/080/06/530d0f60aedd5.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 10 Tháng Tư, 2014, 11:59:36 pm

Bác Chôp khó có khả năng hạ cánh an toàn tại đài hóa thân hoàn vũ Môt-cu khi đến lượt Chúa gọi vì hôm nay các ông nghị đu-ma Nga rách việc đã đề xuất điều tra tội tày đình của bác ấy trong việc làm tan rã Liên Xô.


Chẳng riêng các bác nghị ở Đu ma đòi xử bác Chốp trong vụ làm tan rã Liên Xô đâu. Tôi tin rằng 1 bộ phận không nhỏ người dân Nga vẫn tiếc nhớ thời vang bóng của nước Nga Xô Viết năm nào. Bản thân Tổng thống Pu Tin vẫn nhắc nhớ tới thời kỳ đó và có câu nói nổi tiếng: « Sự tan rã của Liên Xô là thảm hoạ địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20 »

Bác nhắc chuyện gõ giày...làm tôi chợt nhớ chuyện xưa. Thời còn nhỏ, tôi được nghe rất nhiều giai thoại hay ;D. Trông đó tôi mê nhất là những chuyện về cụ Tạ Đình Đề với tài bắn súng lục 2 tay như 1, trăm phát trăm trúng (!). Hoặc chuyện lãnh đạo Liên Xô dọa Tổng thống Mỹ rằng, Liên Xô có thể bắn tên lửa vượt đại châu (nghe oách hơn tên lửa đạn đạo. He he!) trúng cửa sổ Nhà trắng dễ dàng như... ném cái bút chì. Kinh. Tất nhiên có cả chuyện bác lãnh đạo phe ta gõ giày lên mặt bàn tại trụ sở Liên hợp quốc rồi. ;D




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Tư, 2014, 12:05:57 am

Bị triệu tập điều tra, lực lượng Berkut ở Kharkov nổi dậy chống lệnh của chính quyền.


Lực lượng đặc nhiệm Berkut tại thành phố Kharkov đã được phát vũ khí và cố thủ tại khu căn cứ trên phố Derzavinskaia, gần sân vận động Metallist. Một nguồn tin cho phóng viên Gorodskoi Dozor biết.

Tại cổng vào khu căn cứ, có khoảng 300 người thân Nga tập trung ủng hộ các nhân viên Berkut.

Được biết, trước đó Viện công tố đã phát lệnh triệu tập các nhân viên đặc nhiệm Berkut (đã bị giải tán theo lệnh của Bộ trưởng Nội vụ Ucraina Arsen Avakov) ở Kharkov để điều tra về các hành động tại Maidan Kiev, hồi tháng 2 năm nay.

Về phần mình, các nhân viên Berkut cho việc điều tra này là không hợp lý và tuyên bố có khả năng tự bảo vệ mình trong bất cứ tình huống nào.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Tư, 2014, 10:54:03 am
Diễn biến tiếp theo trong ngày 10/6.

15:49. Chủ tịch Tổ chức quốc tế Freedom House David Cramer cho rằng các nước Phương Tây cần có những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Nga vì những hành động chống lại Ucraina. “Chúng ta không nên chỉ phản ứng với những gì Nga làm, mà cần phải ngăn chặn các hành động đó”, - ông Cramer phát biểu tại Kiev.
19:31. NATO có kế hoạch tăng cường lực lượng của mình tại vùng Biển Đen. Ngoài khu trục hạm tên lửa “Donald Cook” của Mỹ vừa đến ngày hôm nay, trong thời gian tới sẽ có thêm tàu trinh sát Dupuy de Lome và khu trục hạm Duplex của Hải quân Pháp được điều đến Biển Đen.

16:18. Ứng cử viên Tổng thống Ucraina Sergei Tigipko trong chuyến thăm Odessa đã bị những người quá khích hô hào tẩy chay và định ném trứng.

16:25. Anh, Ba Lan và Thụy Điển ủng hộ đề xuất cử phái đoàn quan sát đặc biệt của Liên minh châu Âu đến Ucraina.
Đại diện ba nước nói trên kêu gọi thảo luận vấn đề này tại phiên họp Ngoại trưởng các quốc gia thành viên EU, tổ chức tại Luxembourg ngày 14/4. Theo đề xuất phái đoàn đặc biệt sẽ bắt đầu hoạt động tại Ucraina từ tháng 6, còn phái bộ thường trú sẽ đến Kiev trong thời gian gần nhất.

17:58. Các đại biểu Hội đồng tỉnh Lugansk kêu gọi các cơ quan chính quyền trung ương hủy chiến dịch chống khủng bố và yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý toàn quốc về liên bang hóa Ucraina nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

19:03. Tại Odessa đã xảy ra một vụ ẩu đả giữa phe thân Nga và các thành viên Maidan phong tỏa khách sạn có đại biểu Quốc hội - ứng cử viên Tổng thống Ucraina Oleg Tsarev lưu trú, làm một số người bị thương. Bản thân ông Tsarev sau đó đã được bảo vệ đưa ra xe rời khỏi khách sạn.






 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Tư, 2014, 11:30:28 am
Putin đề xuất đàm phán khẩn cấp với EU về khí đốt


Tổng thống Vladimir Putin đã gửi thư đến một số nhà lãnh đạo EU , trong thư ông đề nghị tổ chức tham vấn chung về các khoản nợ của Ukraine cho việc mua khí đốt của Nga . Cùng thời điểm, NATO cho công bố hình ảnh của quân đội Nga tập trung ở biên giới phía đông với Ukraine.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thư tới các nhà lãnh đạo của một số quốc gia của Liên minh EU,  trong đó ông lưu ý rằng nền kinh tế của Ukraine gần như mặc định ngả sang châu Âu , và được đưa ra tham vấn chung về việc giải quyết nợ của Ukraine cho việc mua khí đốt của Nga .

Thư đã được gửi đến tất cả những người đứng đầu của 18 quốc gia , hầu hết trong số đó nhận được khí đốt từ Nga qua đường ống chạy qua lãnh thổ Ukraine.

Như đã nêu trong bức thư  của Tổng thống Putin  , từ ngày đầu tiên Ukraina tuyên bố độc lập cho đến cuối năm 2013, " Nga luôn hỗ chợ cho việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế Ucraina , cung cấp khí đốt cho Ucraina với giá giảm. "

" Nga  không còn và không thể một mình mang gánh nặng hỗ trợ nền kinh tế Ucraina , giảm giá khí đốt  và tha nợ. Trong thực tế, Nga đã trợ cấp thâm hụt thương mại của  Ukraine và các nước thành viên EU, "- cho biết trong bức thư .

Putin than vãn thực tế là các nước trong khối EU kêu gọi Nga giảm giá khí đốt cho Ukraine , nhưng trên thực tế tuyên bố của họ mang động cơ chính trị .

"Có vẻ như các đối tác châu Âu muốn đơn phương vượt qua khủng khoảng 1 mình, còn hậu quả  khủng hoảng kinh tế  của Ucraina thì đẩy cho Nga ghánh chịu"  .

Kể từ đầu tháng Tư, Nga tăng giá khí đốt cho Ukraine lên gần gấp đôi từ 268,5 đô la cho mỗi nghìn mét khối đến  485$ . Ở Kiev, mức giá mới được coi là một công cụ của áp lực chính trị .

Vào đêm trước ,Thủ tướng Chính phủ Nga Dmitry Medvedev cho biết, tổng số nợ của Ukraine với Nga hiện đang ở mức 16,6 tỷ đô la, và rằng Nga có mọi lý do để đi đến thanh toán trước cho việc cung cấp khí đốt .

Sự tập trung của các đơn vị chiến đấu Nga ???

Trong khi đó, chỉ huy quân sự của NATO đã cho công bố trên trang web của mình hình ảnh vệ tinh ,  cáo buộc  các lực lượng quân sự của Nga gần biên giới Ukraina.

Lãnh đạo của liên minh ước tính quân đội Nga đóng quân gần biên giới với Ukraine , 35-40 nghìn người.

Như đã viết trong Twitter của chỉ huy tối cao của NATO Philip Breedlove , quân đội Nga gần Ukraina trang bị đầy đủ và có thể xâm nhập vào Ucraina bất cứ lúc nào.

Đại diện cấp cao của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga , cho cơ quan thông tấn RIA Novosti biết rằng hình ảnh được công bố trên Internet của NATO thực sự được thực hiện vào tháng Tám năm ngoái.

" ... Những hình ảnh miêu tả các đv quân đội Nga ở các khu vực phía Nam nước Nga vào mùa hè năm ngoái khi tham gia vào các các khoa mục huấn luyện khác nhau , bao gồm cả khu vực  gần biên giới với Ukraine, " - ông nói.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết trước đó rằng, Nga không cho quân áp sát gần biên giới với Ukraine và không có bất kỳ hoạt động bất thường nào, đây là những cáo buộc vô căn cứ và là những nỗ lực để xây dựng lên các nhóm quân sự mới trong khu vực.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov gọi câu chuyện tăng cường quân đội Nga gần biên giới Ukraina là " câu chuyện quái dị".


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Tư, 2014, 02:56:37 pm
Bộ Ngoại giao Nga khuyến cáo công dân không nên đi du lịch sang các nước có hiệp ước dẫn độ với Mỹ.


Bộ Ngoại giao Nga khuyến cáo rằng người Nga không nên đi du lịch đến các quốc gia có thỏa thuận với Mỹ về việc dẫn độ lẫn nhau vì biện pháp trừng phạt chống Nga.


Mỹ đã ký hiệp ước dẫn độ lẫn nhau với hàng chục quốc gia , trong đó có Anh , Thổ Nhĩ Kỳ , Thái Lan , Tây Ban Nha , Ba Lan , Bồ Đào Nha , Latvia, Lithuania , Israel, Hy Lạp , Đức , Cộng hòa Séc , Hàn Quốc, và những nước khác . Bộ Ngoại giao Nga đề cập đến danh sách các nước , các tổ chức có hiệp ước dẫn độ với Mỹ.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Tư, 2014, 03:51:58 pm
1/Cuộc họp giữa các đại diện Liên minh châu Âu, Mỹ, Ukraina và Nga sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 17 tháng Tư.

2/Nga điều 50 tàu chở dầu đến Crưm, trong những ngày tới nhiều khả năng Kiev sẽ cắt điện, nước với Crưm.

3/ Chính phủ lâm thời của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng đã thông qua quyết định thành lập quân đội riêng, lấy tên là “Quân đội Nhân dân”


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Tư, 2014, 09:40:11 pm
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1396082000-2259.jpg)
http://www.unian.net/politics/906855-u-rossii-net-planov-dalneyshey-anneksii-ukrainyi-lavrov.html
Ngoại trưởng Nga tuyên bố Nga không có kế hoạch tiếp theo để sáp nhập các vùng thuộc Ukraina. Chính quyền Nga cũng không bám giữ khư khư thuật ngữ liên bang mà chỉ khuyến cáo. Giải quyết chuyện đó là việc của người Ukraina.

Trong khí đó đặc nhiệm Alfa từ chối tấn công các tòa nhà hành chính Donetsk và Lugansk theo lệnh của Kiev.
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/11/1505646962/9EN_01023808_0006_1.jpg)
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_11/271080352/

Mỹ và EU không thể kiên nhẫn với Ukraina trong vấn đề khí đốt như Gazprom.
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/11/1505660574/9313646747_33ec265ae3_b.jpg)

Thử nghiệm của Kiev trong lĩnh vực năng lượng sẽ gây thảm họa toàn cầu
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/11/1505648113/9RIAN_00149553.LR.ru.jpg)
http://vietnamese.ruvr.ru/2014_04_11/271081251/

Kiev đang tiến đến thảm họa nhân tạo.

Trong nỗ lực phá vỡ tất cả quan hệ với Moskva và trở nên gần gũi hơn với phương Tây, Ukraina công bố ý định từ bỏ một phần nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu của Nga và ký hợp đồng với công ty Mỹ Westinghouse. Và điều đó được thực hiện bất chấp thực tế là trước đây Ukraina đã có dịp khẳng định rằng nhiên liệu của nhà sản xuất này có thông số kỹ thuật không phù hợp cho các nhà máy điện hạt nhân của mình.

Theo dự định, thỏa thuận giữa Energoatom của Ucraina và công ty Westinghouse của Mỹ sẽ được ký kết vào tuần tới. Chính quyền mới Kiev đã quyết định ký kết hợp đồng mua nhiên liệu hạt nhân từ nhà cung cấp này cho ba lò phản ứng trước năm 2020. Trong khi đó, năm 2012, chuyên gia giám sát hạt nhân Ukraina đã cấm sử dụng các sản phẩm của Westinghouse. Trước đây, nhiên liệu của hãng này đã được xuất khẩu cho lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Nam Ukraina. Nhưng chưa đầy một năm sau, các thanh nhiên liệu đã bị phá hủy. Một số lò phản ứng của nhà máy phải được dừng lại. Các chuyên gia Nga được mời đến để sửa chữa. Sau đó, dường như Kiev tự khẳng định được rằng thí nghiệm trong lĩnh vực điện hạt nhân sẽ dẫn đến tai nạn. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội Vladimir Evseev nói:
“Tất cả các lò phản ứng hiện nay ở trong lãnh thổ của Ukraine đều sử dụng loại lò phản ứng được phát triển trong thời kỳ Xô viết. Nhiên liệu hạt nhân cho tất cả các lò phản ứng này là do Nga cung cấp. Westinghouse có thể đã sao chép bằng gián điệp công nghiệp hình thức các yếu tố nhiên liệu của Nga. Nhưng đó vẫn là bản sao, không phải là bản gốc. Vì vậy, khi sử dụng nhiên liệu Mỹ rất có thể sẽ có tai nạn và thậm chí thảm họa.”
Ukraina không phải là nơi duy nhất có kinh nghiệm tiêu cực khi dùng sản phẩm Westinghouse cho nhà máy điện hạt nhân do Liên Xô xây dựng. Trước đây, nhà máy điện hạt nhân Temelin ở Cộng hòa Séc cũng đã ghi nhận trường hợp rò rỉ nhiên liệu của Westinghouse. Sau đó, phía Cộng hòa Séc đã từ chối nguồn cung này. Chi phí sửa chữa và mua nhiên liệu mới cho nhà máy điện hạt nhân phải tính bằng hàng triệu dollar. Nhưng các khoản tốn kém đó chưa là gì so với việc phải đối mặt với thảm họa nhân tạo mà các quyết định thiếu suy nghĩ có thể gây ra. Ông Vladimir Yevseyev cảnh báo:
“Quyết định như vậy của ban lãnh đạo mới Ukraina có thể dẫn đến tai nạn kỹ thuật nghiêm trọng, kèm với việc phát tán chất phóng xạ. Bụi phóng xạ không chỉ làm ô nhiễm các khu vực xung quanh, đe dọa cuộc sống không chỉ của nhân dân Ukraina, mà là tất cả các quốc gia láng giềng. Một trong số các nước đó là Nga, ngoài ra còn có các quốc gia khác. Châu Âu cũng có thể phải chịu thiệt hại môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Ai sẽ trả tiền cho những thiệt hại này? Phải chăng là Ukraina, trong khi họ không có tiền? Nếu Hoa Kỳ sẵn sàng cho phép một quyết định như vậy, thì họ nên bồi thường thiệt hại. Tôi nghi ngờ rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc đó.”
Hôm nay các lò phản ứng của Nga (hoặc thậm chí do Liên Xô sản xuất) đang hoạt động thành công tại hàng chục quốc gia. Tại các nước châu Âu, Trung Đông, Châu Á – ở đâu nhà máy điện hạt nhân của Nga cũng chứng tỏ tính tin cậy và các nguồn năng lượng an toàn. Và một điều không kém phần quan trọng là Nga luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, cho dù đó là thỏa thuận bảo dưỡng hoặc cung cấp nhiên liệu. Khi giữa Moskva và Kiev gia tăng sự bất đồng, Rosatom đã đưa ra tuyên bố đặc biệt trấn an các đối tác Ukraina - bất kể trong hoàn cảnh chính trị, kinh tế nào đi nữa, sự hợp tác sẽ vẫn tiếp tục một cách đầy đủ.
Kiev đã quyết định theo cách khác, trái với ý kiến ​​của các chuyên gia của họ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Khi mà lợi ích chính trị cao lý do an toàn, thế nào cũng có rắc rối xảy ra.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 11 Tháng Tư, 2014, 11:05:38 pm

Ngoại trưởng Nga tuyên bố Nga không có kế hoạch tiếp theo để sáp nhập các vùng thuộc Ukraina. Chính quyền Nga cũng không bám giữ khư khư thuật ngữ liên bang mà chỉ khuyến cáo. Giải quyết chuyện đó là việc của người Ukraina.


Có thể coi đây là thiện chí của Nga trước cuộc hội đàm 4 bên trong tuần tới. Cùng với đó, Nga tỏ ra “thoáng” hơn về tương lai Ukr, khi Ngoại trưởng Nga Lavrov đề xuất về sự trung lập của Ukraine, kèm theo điều kiện Ukr không được gia nhập NATO. Ông cũng kêu gọi có những cam kết bằng văn bản về vấn đề này. (Phương Tây từng hứa miệng với bác Chốp, nếu nước Đức thông nhất là thành viên NATO, sẽ không kết nạp thêm thành viên mới ở Đông Âu nữa, nhưng sự thật thì ngược lại. Điều đó khiến Nga không hài lòng. Có thể vì vậy, lần này Nga rút kinh nghiệm chăng? ;D).

Về năng lượng, Nga tỏ ra khá cứng rắn. Ông Putin đã thông báo cho phương Tây về “tình hình nguy cấp” liên quan tới khoản nợ khí đốt của Ukr và tác động có thể có đối với việc vận chuyển khí đốt sang châu Âu. Trước đây, Gazprom đã từng ngừng bơm khí đốt cho Ukr khiến các nước châu Âu…cóng. Liệu lần này, Nga có tiếp tục khai thác thứ vũ khí lợi hại này không?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Tư, 2014, 11:20:17 pm
70 năm trước tại Cờ-rưm:
http://itar-tass.com/politika/1111945
Chiến dịch Crưm năm 1944
Từ 8 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 1944 đã diễn ra chiến dịch tấn công của quân đội Soviet nhằm giải phóng Crưm khỏi những kẻ chiếm đóng phát-xít.
Chiến dịch Crưm bắt đầu ngày 8 tháng 4 năm 1944 bằng cuộc tấn công của tập đoàn quân cận vệ 2 và tập đoàn quân 51thuộc PDQ Ukraina 4. Đòn chủ yếu của TDQ 51 được tung ra từ bàn đạp trên bờ phía nam vịnh Sivash, TDQ cận vệ 2 tấn công từ eo Perekop.
(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440515.jpg)
Phòng thủ Crưm là TDQ 17 Quốc xã (5 sư đoàn Đức và 7 sư đoàn Rumania), các LL chủ yếu của nó tập trung vào phía bắc bán đảo. Trên ảnh: các chiến sĩ pháo binh Soviet trong trận đánh giành Kerch.

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440336.jpg)
10 tháng 4 tuyến phòng thủ cơ bản của quân Đức ở mặt bắc bị chọc thủng và người ta đưa quân đoàn xe tăng 19 vào hoạt động qua điểm đột phá, quân đoàn này ngày 11 tháng 4 đã giải phóng Dzhankoy. Trên ảnh: các chiến sĩ hải quân Soviet trong thành phố Kerch được giải phóng.

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440778.jpg)
Đồng thời ở mặt đông Crưm TDQ độc lập Duyên hải cũng bắt đầu tấn công từ bàn đạp trong khu vực Kerch. 11 tháng 4 thành phố được giải phóng. Trên ảnh: trận đánh trên bán đảo Kerch.

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440342.jpg)
Các chiến sĩ trên tàu của trung úy S.Gusev gặp gỡ tại Yalta với các chiến sĩ du kích giải phóng thành phố   

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440517.jpg)
Người dân thành phố Bakhsitsarai được giải phóng chào đón quân du kích (sau đó họ được Stalin mời đi khỏi nơi đây vì can tội cộng tác với Đức, họ chủ yếu là người tatar).

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440338.jpg)
Quân đội Soviet ráo riết truy kích đối phương bằng các nhóm cơ động, giáng cho chúng những tổn thất nặng nề nhất có thể. Trên ảnh: quân đội Soviet trên đường tới Sevastopol.   

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440524.jpg)
13 tháng 4 quân đội Soviet chiếm Simpheropol, Feodosya và Evpatorya, 14 tháng 4 – Sudak, 15 tháng 4 – Аlushta, 16 tháng 4 – Yalta. Trên ảnh: các chiên sĩ Soviet trên mái vòm nhà triển lãm "Phòng thủ Sevastopol những năm 1854-1855".   

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440519.jpg)
15 tháng 4 bắt đầu các trận đanh trên các lối vào Sevastopol, hiện đã bị quân Đức biến thành một khu phòng thủ kiên cố. Trên ảnh: cảnh trên đường phố Lenin trong ngày giải phóng Sevastopol.   

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440522.jpg)
9 tháng 5 năm 1944 thành phố được giải phóng, 12 tháng 5 quét sạch những nhóm quân Đức cuối cùng ở Cờ-rưm, còn kháng cự tại mũi Khersones. Trên ảnh: những phút cuối cùng của trận đánh trên đại lộ Duyên hải của thành phố trong ngày giải phóng Sevastopol.   

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440340.jpg)
Tổn thất không phục hồi được của TDQ 17 Quốc xã là gần 120 ngàn người, trong đó 60 ngàn bị bắt làm tù binh. Tổn thất không phục hồi được của quân đội Soviet là hơn 17 ngàn người. Trên ảnh: một trong nhiều nghĩa địa quân Đức ở vùng phụ cận Sevastopol.

(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140410/3440526.jpg)   
Cắm cờ hải quân Soviet trên thành phố Sevastopol được giải phóng khỏi bọn chiếm đóng quốc xã Đức.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Tư, 2014, 11:27:02 pm

Ngoại trưởng Nga tuyên bố Nga không có kế hoạch tiếp theo để sáp nhập các vùng thuộc Ukraina. Chính quyền Nga cũng không bám giữ khư khư thuật ngữ liên bang mà chỉ khuyến cáo. Giải quyết chuyện đó là việc của người Ukraina.


Có thể coi đây là thiện chí của Nga trước cuộc hội đàm 4 bên trong tuần tới. Cùng với đó, Nga tỏ ra “thoáng” hơn về tương lai Ukr, khi Ngoại trưởng Nga Lavrov đề xuất về sự trung lập của Ukraine, kèm theo điều kiện Ukr không được gia nhập NATO. Ông cũng kêu gọi có những cam kết bằng văn bản về vấn đề này. (Phương Tây từng hứa miệng với bác Chốp, nếu nước Đức thông nhất là thành viên NATO, sẽ không kết nạp thêm thành viên mới ở Đông Âu nữa, nhưng sự thật thì ngược lại. Điều đó khiến Nga không hài lòng. Có thể vì vậy, lần này Nga rút kinh nghiệm chăng? ;D).

Về năng lượng, Nga tỏ ra khá cứng rắn. Ông Putin đã thông báo cho phương Tây về “tình hình nguy cấp” liên quan tới khoản nợ khí đốt của Ukr và tác động có thể có đối với việc vận chuyển khí đốt sang châu Âu. Trước đây, Gazprom đã từng ngừng bơm khí đốt cho Ukr khiến các nước châu Âu…cóng. Liệu lần này, Nga có tiếp tục khai thác thứ vũ khí lợi hại này không?

Miền Đông-Nam nuốt không dễ như Cờ-rưm. Vả lại cần phải tiêu hóa con mồi vừa chén xong đã. Con Gấu chén tổ ong xong bị ong đốt nó thả mình trên cây xuống đất lăn ra ngủ cái đã, xong sẽ tính tiếp vì con mồi vẫn ở trước mắt chưa chạy đi đâu được.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 11 Tháng Tư, 2014, 11:50:49 pm

Qua những tuyên bố, Mỹ và NATO  đang lo ngại một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Nga ở khu vực này. 2 bên đang tranh cãi về tính xác thực các bức ảnh vệ tinh, cho thấy 40.000 lính Nga đã được triển khai dọc theo biên giới Ukraine và đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Thực hư ra sao chưa biết. Cũng có thể Mỹ nhân cơ hội này hối thúc Châu Âu tăng cường và sẵn sàng về mặt quân sự hơn nữa. Tôi… chém rằng Nga đưa quân vào Đông-Nam Ukr thì dễ nhưng rút ra khó, nên họ phải tính toán kỹ. ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2014, 12:55:40 am
Đến như năm 1962 khủng hoảng tên lửa Cu-ba họ cũng chẳng đánh lớn với nhau, giờ cũng vậy thôi. Nếu không có Mỹ nhảy vào thì năm 1917 khi Đế quốc Nga thua trận rút khỏi Thế chiến 1 phe Đức-Áo đã làm bá chủ châu Âu tiêu diệt phe Anh-Pháp. Đã làm bá chủ châu Âu thì Đức sẽ quay sang làm thịt nước Nga bôn-sê-vích. Sẽ cùng Nhật chia nhau nước Nga. Nếu chính quyền Soviet năm 1918 không ký hòa ước Brest-Litov với Đức và không nổ ra Cách mạng Vây-ma thì chưa chắc chính quyền Soviet đã tồn tại. Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách Vec-xây là cũng đưa cho TT Mỹ Uyn-xơn. Kể từ đó Mỹ là đại ca của thế giới và Nga cũng tương tự như vậy. Họ phân vùng và tranh giành ảnh hưởng với nhau nhưng vẫn cần nhau. Thế chiến 2 là như vậy và bây giờ cũng vậy. Vì Ukraina mà đánh nhau thì chắc họ coi là chưa đáng, nhưng hai cuộc Thế chiến đều xuất phát từ châu Âu. Châu Âu mà không có Mỹ thì rất sợ Nga lấn lướt. Nay thì Nga thì vẫn đề nghị châu Âu cùng sống chung mái nhà hòa bình nhưng các bên xem ra còn nghi kỵ nhau nhiều.

Sau khi gửi thư khẩn cho châu Âu về vấn đề Ukraina và khí đốt hôm nay, TT Putin có chế nhạo thái độ của Mỹ, coi việc Mỹ phát biểu về chuyện này là xem trộm thư của người khác vì thư đó có viết cho Mỹ đâu. Ý ông ấy bảo đây là chuyện của tôi và châu Âu, đừng chõ mũi vào.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2014, 01:38:07 pm
Để nhận được trợ giúp tài chính từ Nga thì Ukraina cần thừa nhận tính hợp pháp của việc Nga sáp nhập Cờ-rưm. Đó là tuyên bố của BT tài chính Nga với người đồng cấp Đức tại Oa-sinh-tơn. Trước đó ông này cũng đã phát biểu điều đó với người đứng đầu Bộ tài chính Mỹ.
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397225996-9071-kryim-karta.jpg)
http://www.unian.net/politics/907001-rossiya-gotova-zaplatit-ukraine-za-priznanie-anneksii-kryima.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 12 Tháng Tư, 2014, 02:05:51 pm

... Kể từ đó Mỹ là đại ca của thế giới và Nga cũng tương tự như vậy. Họ phân vùng và tranh giành ảnh hưởng với nhau nhưng vẫn cần nhau. Thế chiến 2 là như vậy và bây giờ cũng vậy. Vì Ukraina mà đánh nhau thì chắc họ coi là chưa đáng, nhưng hai cuộc Thế chiến đều xuất phát từ châu Âu. Châu Âu mà không có Mỹ thì rất sợ Nga lấn lướt. Nay thì Nga thì vẫn đề nghị châu Âu cùng sống chung mái nhà hòa bình nhưng các bên xem ra còn nghi kỵ nhau nhiều.


Đúng là Thế giới bây giờ đang tồn tại 2 đại ca là  Nga và Mỹ. Mặc dù ông Tập xứ Tàu mới đây trong chuyến công du Châu Âu tự nhận quốc gia mình là con sư tử thức giấc, nhưng còn lâu họ mới sánh được với 2 đại ca này.

Thế giới dù muốn dù không, cũng không thể bác bỏ vai trò của 2 đại ca trong những vấn đề lớn trên Thế giới. Hiềm nỗi, 2 đại ca này có tật…hay rượu. Dù Vodka hay Whisky nhưng đều chung một thứ men, đó là chủ nghĩa dân tộc. Công bằng ra, rượu cũng tốt thôi, nhưng trở nên rất tệ khi tham gia giao thông. ;D

Sự căng thẳng ở Ukr ngày nay có 1 phần do sự nghi kỵ của 2 đại ca này. Nga lo ngại Ukr sẽ vào NATO, khác nào bị “dí dao găm vào sườn”. Còn Mỹ chẳng thích thú gì khi thấy 1 “đế chế Nga” mạnh mẽ. Mỹ chỉ muốn Nga mãi là cường quốc khu vực mà thôi.

Tuyên bố của BT Tài chính Nga cũng hay đấy! ;D Đây sẽ là hình mẫu cho những tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia. ;D





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2014, 07:42:45 pm
http://www.reuters.com/article/2014/04/12/us-ukraine-crisis-police-idUSBREA3B04O20140412
(http://s1.reutersmedia.net/resources/r/?m=02&d=20140412&t=2&i=883993599&w=&fh=&fw=&ll=700&pl=378&r=CBREA3B0VNU00)
Trụ sở Công An ở Slaviansk, một thành phố thuộc vùng Donet, cách biên giới Nga-U 150 km bị khoảng 15 tay súng bịt mặt chiếm hôm nay, thứ 7 ngày 12 tháng 4, đúng ngày kỷ niệm "anh Ga-ga-rỉn bay vào vú chu". Hãng Reuters đưa tin.

Chính quyền U đã xác nhận tin này:
http://lb.ua/news/2014/04/12/262900_slavyanske_zahvatili_zdanie_sbu.html
(http://i.lb.ua/079/12/534923c4d12cd.jpeg)

http://www.youtube.com/watch?v=CJkfbumGbYA

Bộ trưởng Nội vụ U là ông Avakov cho biết viên Trưởng Công An Slaviansk đã bị đưa đi đâu không rõ. BT tuyên bố sẽ phản ứng quyết liệt với hành động này và sẽ phái quân đặc nhiệm đến giải quyết. Trên nóc tòa nhà CA thành phố hiện đã treo cờ của Nga và của "Tự vệ Nhân dân Donbass".  
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_12/271120677/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/12/1505688567/9RIAN_02410772.LR.ru.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: con_ech_gia trong 12 Tháng Tư, 2014, 08:49:26 pm
Sau Maidan với các thành viên lực lượng Berkut bị đưa lên sân khấu làm trò xin lỗi nhân dân, đã để lại hậu quả là lực lượng đặc nhiệm mà chính phủ lâm thời Kiev cử đến để giải giáp các lực lượng ly khai tại Đông Nam Ukraine đã bất tuân thượng lệnh. Cũng dễ hiểu thôi, bài học nhãn tiền, họ không dại để chống lại một lực lượng mà không ai chắc về sau có đưa họ ra sân khấu như đã xẩy ra hay không.
Đến giờ này, có cảm giác ở Ukraine không có một lực lượng nào đủ năng lực để dẫn hướng phong trào. Lẽ tất nhiên, phụ thuộc bên ngoài là điều tiếp theo phải xảy đến.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2014, 10:21:16 pm
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397312303-5359-shtepa.jpg)
http://www.unian.net/politics/907116-mer-slavyanska-zayavlyaet-chto-v-gorode-odnoznachno-provedut-referendum.html
http://www.youtube.com/watch?v=jkIw_u2pVHs

Bà Thị trưởng Slaviansk tuyên bố thành phố của bà sẽ tổ chức trưng cầu dân ý, chậm nhất ngày mai bà sẽ thông báo cho Kiev biết. Bà nói rằng các chú công an vẫn khỏe, chẳng ai bị bắt, họ chỉ nhường chỗ cho các anh bịt mặt thích ôm rơm rặm bụng thì vào mà chiếm trụ sở. Bà cũng nói Công An Địa phương luôn ba cùng với nhân dân và không chống lại nhân dân.

.....

Còn tại Donetsk bác Giám đốc Công an tỉnh đã từ chức, bác ấy đi đến chỗ nhóm ly khai nói rằng em đã từ chức theo yêu cầu của các cụ rồi nhé, em về nhà với bu cháu thôi, lộc lá đâu chẳng thấy chỉ thấy biêu đầu thế thì em xin kiếu.
(http://i.lb.ua/002/15/53494b27b1c1d.jpeg)

Tại lối vào trụ sở Công An Donetsk vẫn đang treo cờ Tự vệ Nhân dân Donbass:
(http://i.lb.ua/060/12/53494c5f320e4.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/12/262910_nachalnik_militsii_donetskoy_oblasti.html

Tuy nhiên cũng có tin mừng cho U chứ không phải chỉ toàn tin dữ: Phương Tây có thể xóa nợ cho U như đã làm với Ba Lan và Hy Lạp:
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/12/1505674044/9RIAN_00484525.LR.ru.jpg)
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_12/271106542/

Nữa là , công-soóc-xi-om dầu khí RWE của Đức tuyên bố đã sẵn sàng bất cứ lúc nào cấp gaz cho Ukraina, tuần trước Hung cũng tuyên bố sẵn sàng cấp gaz cho U theo hợp đồng nếu có (có tiền tớ sẽ cấp gaz cho các cậu).
http://economics.unian.net/energetics/907072-nemetskiy-kontsern-rwe-uje-gotov-nachat-postavki-gaza-v-ukrainu-smi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397301211-5121.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2014, 11:05:39 pm
Trông quen quen, hình như từ Cờ-rưm sang Slaviansk:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397317665-2396-slavyansk.jpg)
http://www.unian.net/politics/907130-pod-slavyanskom-poyavilis-zelenyie-chelovechki-smi.html

Lúc 11 giờ 45 địa phương, trực thăng vũ trang bay trên đầu Slaviansk:
http://www.youtube.com/watch?v=p7rBBMZOx-U

Bản đồ phong trào ly khai ở miền đông Ukraina:
(http://image.glavred.info/images/608xX/Apr2014/278772.jpg)
http://glavred.info/politika/ekspert-rasskazal-ob-organizaciyah-separatistov-v-ukraine-infografika-276653.html

Tại thành phố Liman Đỏ Sở CA cũng bị chiếm, rồi bây giờ đến Kramatorsk:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397319518-3701-kramatorsk.jpg)
http://www.unian.net/politics/907104-voorujennyie-lyudi-zahvatili-esche-odin-gorotdel-militsii-v-donetskoy-oblasti-smi.html
http://www.unian.net/politics/907139-v-kramatorske-separatistyi-ustanovili-flag-donetskoy-respubliki.html
http://www.youtube.com/watch?v=KqWbrU043pM

Cựu Phó TTMT các LLVT Ukraina đô đốc Kabanenko thì cho rằng thực tế quân đội Nga đã vào Miền Đông:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397320842-3721-slavyansk-separatistyi-donetsk-besporyadki.jpg)
http://www.unian.net/politics/907142-vtorjenie-rossii-na-vostok-proizoshlo-admiral-kabanenko.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Tư, 2014, 12:04:50 am

Ukraine tuyên bố sẽ trấn áp mạnh bạo loạn ở miền Đông

Theo Itar-tass, ngày 12/4, Bộ Nội vụ Ukraine đã ra tuyên bố bộ này sẽ có những phản ứng mạnh mẽ chống lại những nỗ lực làm mất ổn định đất nước, đặc biệt là ở phía đông nam của Ukraine

"Bộ Nội vụ sẽ có phản ứng mạnh mẽ với những nỗ lực cố ý làm mất ổn định tình hình , vi phạm trật tự công cộng và gây rối loạn công cộng trên toàn bộ lãnh thổ của Ukraine , đặc biệt tại khu vực, nơi các hoạt động đặc biệt được tiến hành để giải quyết tình hình như vùng Donetsk, Lugansk và Kharkov. Tất cả những ai sẽ vi phạm pháp luật , không phân biệt các khẩu hiệu tuyên bố và đảng phái, sẽ bị giam giữ , và tòa án sẽ xác minh mức độ trách nhiệm của những người bị bắt giữ," trích tuyên bố của Bộ Nội vụ Ukraine.

Bộ trên cũng cảnh báo rằng các điều luật "nặng" của Bộ luật hình sự Ukraine sẽ được áp dụng cho các cá nhân tham gia biểu tình bạo loạn.


Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/ukraine-tuyen-bo-se-tran-ap-manh-bao-loan-o-mien-dong/254079.vnp

Sự cứng rắn của Ukr trong vấn đề khí đốt (tớ hết tiền rồi, các cậu giỏi thì cứ khóa van đi, xem ai chết) dường như có hiệu quả, khi bác Pu yêu cầu Gazprom chờ thương lượng và kêu gọi EU bơm tiền trợ giúp cho Ukr... trả nợ. ;D

Mặc dù lời cảnh báo trong vấn đề bảo đảm an toàn cho kiều dân Nga vẫn còn đó, nhưng Ki ép vẫn tuyên bố như trên là diễn biến rất đáng chú ý. Mặt khác, hội đàm 4 bên có nguy cơ đổ vỡ bởi phản ứng của Nga khi những người biểu tình thân Nga bị đàn áp.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2014, 12:14:40 am
Trong lịch sử có 1 lần Kiev cho quân Đức-Áo-Hung vào để đuổi quân bôn-sê-vích, đó là hiệp ước Brest-Litov mà CHND Ukraina ký với Liên minh Trung tấm (phe Đức-Áo) tháng 2 năm 1918. Sau khi quân Đức vào, nổ ra một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Xã hội Cách mạng của Hrusevsky, đưa chính quyền quân sự của tướng cô-dắc Pavlo Skoropadsky do Đức ủng hộ lên nắm quyền.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2014, 10:03:40 am
Hội đồng an ninh quốc phòng U (SNBO) họp khẩn đêm qua, tự vệ Avtomaidan canh gác cho các cụ họp.
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397345910-7809-avtomaydan.jpg)
http://www.unian.net/politics/907227-resheniya-zasedaniya-snbo-obyyavyat-utrom-aktivist.html
Quyết định của SNBO sẽ được đưa ra sáng nay.

Ngày 22 tháng 4 Phó TT Mỹ sẽ bay sang Kiev khảo sát tình hình kinh tế và bầu cử TT U.
(http://images.unian.net/photos/2014_01/1390512534-1752-djo-bayden.jpg)
http://www.unian.net/politics/907214-v-ukrainu-priletit-vitse-prezident-ssha.html

Tại Artiomovsk cảnh vệ quốc gia bị thu vũ khí
http://www.youtube.com/watch?v=drMDaYHN1d0

Cũng tại đây, quân ly khai không vào được Sở CA nhưng đã kéo cờ tại Hội đồng thành phố
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397352250-7563.jpg)
http://www.unian.net/politics/907230-separatistyi-podnyali-svoy-flag-nad-gorsovetom-artemovska.html

15 giờ chiều qua tiêm kích (Nga?) bay trên đầu tp Lugansk
http://www.youtube.com/watch?v=QOKOzEy7P68

Điện đàm với bác Kerry, bác Lavrov dọa sẽ phá hội đàm 4 bên nếu Kiev dùng vũ lực dẹp Miền Đông
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1396259500-7916-lavrov-kerri.jpg)
http://www.unian.net/politics/907228-lavrov-ugrojaet-sorvat-vstrechu-po-ukraine-v-jeneve.html

Trả lời phỏng vấn Radio Svoboda ngoại trưởng Thụy điển nói thực tế Ukraina đã vỡ nợ, chỉ là chưa chính thức tuyên bố mà thôi, tuy nhiên cũng chưa phải tuyệt vọng, Hy Lạp và Bồ Đào Nha và Ai-len đã giải quyết được vấn đề. Ngoại trưởng Thụy điển cho rằng giá gaz của người anh em phía đông đã làm cho tình hình kinh tế U thêm khó khăn. Cũng theo ngoại trưởng Thụy điển, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã làm nước Nga thiệt hại 150 tỷ đô la.
(http://images.unian.net/photos/2014_01/1390647460-2424-karl-bildt.jpg)
http://economics.unian.net/finance/907217-ukraina-de-fakto-yavlyaetsya-bankrotom-no-esche-mojet-ne-stat-im-de-yure-bildt.html
http://economics.unian.net/finance/907217-ukraina-de-fakto-yavlyaetsya-bankrotom-no-esche-mojet-ne-stat-im-de-yure-bildt.html

Cựu TT Kuchma tuyên bố liên bang hóa thực chất là làm tan rã Ukraina
(http://i.lb.ua/050/15/5349b08be3b5f.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/13/262932_kuchma_ideey_federalizatsii_strani.html

Quân ly khai đã chiếm Sở CA Kramatorsk
(http://i.lb.ua/006/49/5349988fd1154.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/12/262928_separatisti_zavladeli_kramatorskim.html

Bản đồ thời gian ly khai của vùng Donbass
(http://i.lb.ua/118/42/53499c7809b9b.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/12/262930_geografiya_hronika_zahvata.html

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố chẳng có bằng chứng nào về sự tham dự của Nga vào phong trào ly khai ở Ukraina
(http://i.lb.ua/010/22/5349893233b30.jpeg)
http://lb.ua/news/2014/04/12/262925_rossiyskiy_mid_dokazatelstv.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Tư, 2014, 02:10:10 pm
Đêm qua, một kẻ tân phát xít mà dám tuyên bố " tổng động viên" tập hợp mấy thằng kuligan đường phố đeo băng, bịt mặt đòi chống lại 1 siêu cường á?

Dmitry Yarosh tuyên bố tổng động viên toàn bộ lực lượng “Khối cánh hữu” và kêu gọi người dân Ucraina tham gia các đội tự vệ hoặc “Khối cánh hữu” để chống lại “những kẻ cướp được Matxcơva chỉ đạo”.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Tư, 2014, 05:57:08 pm


(http://i.lb.ua/093/13/534a55e91ed4d.jpeg)

Trung tâm Báo chí khu vực Donetsk hôm nay cho hay, đã có xung đột tại Slavyansk. Theo đó, 9 người bị thương và 1 người bị thiệt mạng.
Nguồn: http://novosti.dn.ua/details/222566/

Ngày 13/4, kênh BBC dẫn lời Quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết một sĩ quan lực lượng an ninh Ukraine đã thiệt mạng và 5 người trong lực lượng này đã bị thương trong khi "chiến dịch chống khủng bố" đang diễn ra tại thành phố Slavyansk miền Đông nước này.

Bộ trưởng Arsen Avakov khẳng định cả lực lượng an ninh Ukraine và những tay súng ủng hộ Nga đều bị một số thương vong khi các binh sĩ Ukraine tấn công nhằm chiếm lại các tòa nhà chính quyền bị các tay súng nói trên chiếm giữ.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/dau-sung-o-slavyansk-mot-si-quan-an-ninh-ukraine-tu-tran/254122.vnp


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2014, 06:23:55 pm
Uỵch nhau tóe khói từ sáng nay rồi các bác ạ, để tối nay xem anh Duy Nghĩa hổn hển xúc động thông báo ra sao. Trực thăng vũ trang là của quân Ukraina. Giám đốc CIA đã đến Kiev hôm 12/4 và có khả năng đã họp cùng tối qua với các lãnh đạo U. Quân Right Sector đang dồn về miền đông.
Theo trang liga.net dẫn nguồn facebook của đại biểu nhân dân Oleksandr Brighinets thuộc đảng Tổ quốc của Ukraina thì hồi 13h hôm nay giờ địa phương, các trụ sở công quyền ở Slaviansk đã được giải phóng, bà thị trưởng đã bỏ đi. Chưa có các nguồn khác xác nhận. Tuy nhiên ở những nơi khác như Enakievo và Mariupol việc quân ly khai chiếm các cơ quan công quyền lại xảy ra.
http://news.liga.net/news/politics/1345548-v_slavyanske_uzhe_osvobozhdeny_zdaniya_sbu_militsii_i_merii.htm
(http://file.liga.net/upload/iblock/946/9468c81ad726864e16253fe5a40550c1.jpg)

Về vấn đề gaz thì Slovakia đòi EU bảo lãnh mới cấp ngược gaz lại cho Ukraina.
http://file.liga.net/upload/iblock/946/9468c81ad726864e16253fe5a40550c1.jpg
(http://biz.liga.net/upload/liga_resize_cache/iblock/be0/380_230/be058e8d84fa250f9378931d12bf91f9.jpg)

Như vậy nội chiến đã bắt đầu rồi. Nó có bùng to lên không thì chưa rõ. Tình hình U bây giờ có vẻ giống như hồi 1917-1920. Nhưng hồi đó người Bôn-sê-vích đã là phẳng toàn bộ Ukraina rồi đưa nó vào Liên bang Xô Viết, phát triển nó thành nước CH Xô viết hùng mạnh thứ 2 trong Liên bang, còn nay khó hơn nhiều, U đã vỡ nợ.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: G.K_Zhukov trong 13 Tháng Tư, 2014, 06:53:13 pm
Phát xít
https://www.youtube.com/watch?v=mCRcecowtu8

Ukraine ! Chỉ mới đây gần 2 năm sau khi là đồng chủ nhà vòng chung kết Euro 2012 ( danh giá và tầm cao hơn cả Asiad ) có ai mà ngờ được Ukraine giờ đây đang ở trong giai đoạn đầu " đại họa quốc gia, tổ quốc chia cắt ". Kinh tế sụp đổ - vỡ nợ, chính quyền thủ đô bất hợp pháp, lực lượng An ninh không còn kiểm soát được tình hình, Quân đội mất phương hướng chính trị - vô hiệu hóa. Từ DBHB chuyển sang bạo loạn lan rộng, mất chủ quyền trước mắt 2 vùng.
 Buồn thay đất nước Ukraine và lo lắng cho Việt Nam vì 2 nước này có quá nhiều điểm tương đồng. Đêm trước tai họa, chúng ta đối diện như thế nào ?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: china trong 13 Tháng Tư, 2014, 07:20:55 pm
Phát xít
https://www.youtube.com/watch?v=mCRcecowtu8

Ukraine ! Chỉ mới đây gần 2 năm sau khi là đồng chủ nhà vòng chung kết Euro 2012 ( danh giá và tầm cao hơn cả Asiad ) có ai mà ngờ được Ukraine giờ đây đang ở trong giai đoạn đầu " đại họa quốc gia, tổ quốc chia cắt ". Kinh tế sụp đổ - vỡ nợ, chính quyền thủ đô bất hợp pháp, lực lượng An ninh không còn kiểm soát được tình hình, Quân đội mất phương hướng chính trị - vô hiệu hóa. Từ DBHB chuyển sang bạo loạn lan rộng, mất chủ quyền trước mắt 2 vùng.
 Buồn thay đất nước Ukraine và lo lắng cho Việt Nam vì 2 nước này có quá nhiều điểm tương đồng. Đêm trước tai họa, chúng ta đối diện như thế nào ?
Hai nước khác nhau xa lắc, giống chổ nào ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2014, 08:07:17 pm
Thông tin từ 2 phía có nhiều mâu thuẫn. PV Itar-Tass có mặt tại chỗ dẫn lời Aleksandr Filonenko một chỉ huy tự vệ Donbass, phủ nhận thông tin về Slaviansk của BT Nội vụ U Arsen Avakov. Theo PV này thì thành phố vẫn dưới sự kiểm soát của phe ly khai.
http://itar-tass.com/mezhdunarodnaya-panorama/1117641
(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140413/3484403.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2014, 08:40:38 pm
Đại diện Ủy ban An ninh và hợp tác Châu Âu OSCE có mặt tại Slaviansk ngày hôm nay để tìm hiểu tình hình thực tế
http://www.unian.net/politics/907316-v-slavyansk-pribyili-predstaviteli-obse-smi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397395732-5585-obse-slavgorodcomua.jpg)

http://www.youtube.com/watch?v=JkhI3rHa7z0

Trái với thông tin trước kia nói bà đã đi khỏi thành phố, thị trưởng Slaviansk bà Nelly Stepa vẫn ở vị trí làm việc trong thành phố
http://slavgorod.com.ua/News/Article/801
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397398086-6489.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Tư, 2014, 10:07:02 pm
1/ ngày 13 tháng tư - RIA Novosti . Khoảng 50 người bị thương vào ngày chủ nhật tại Kharkov trong cuộc đụng độ giữa các nhà hoạt động  LB và những người ủng hộ " evromaydan"  .

2/Tòa thị chính thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk đã bị mấy trăm người biểu tình chiếm giữ. Sự việc diễn ra sau cuộc mít tinh ủng hộ ý tưởng thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

3/ Diễn biến tại slav qua ảnh:

http://news.mail.ru/politics/17818408/?frommail=1


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Tư, 2014, 10:30:19 pm
Chủ nhật,  13 tháng 4, tại khu vực Slavyansk Donetsk đã có các quan sát viên của OSCE , họ tận mắt thấy  những gì đang diễn ra tại đây.
Những người biểu tình chào đón họ với tiếng la hét và những cáo buộc rằng các phương tiện truyền thông châu Âu cung cấp thông tin sai lệch.
- Các nhà quan sát viên của OSCE đã bị cư dân Slavyansk quây chặt  . Người dân đã hét lên rằng các kênh truyền hình châu Âu đã đưa thông tin thiên vị  .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/111_zps77384303.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/111_zps77384303.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6676409_zps379b1e7e.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/6676409_zps379b1e7e.jpg.html)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6676836_zps1df6b9a9.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/6676836_zps1df6b9a9.jpg.html)


Chúng tôi phòng thủ Donbas, bảo vệ mảnh đất thân yêu của chúng tôi tới hơi thở cuối cùng.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2014, 11:15:12 pm
http://www.unian.net/politics/907341-vlast-dala-terroristam-vremeni-do-utra-chtobyi-slojit-orujie.html
http://www.unian.net/politics/907337-snbo-nachnet-krupnomasshtabnuyu-antiterroristicheskuyu-operatsiyu-s-privlecheniem-armii.html
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1396261303-4424-turchinov-reuters.jpg)
Hội đồng An ninh quốc phòng U cho các chú ly khai thời gian đến sáng mai để hạ vũ khí. Bọn tớ sẽ cho quân đội vào làm cỏ các chú, bọn tớ vừa tập trận với NATO xong. Quyền TT Turchinov tuyên bố trên truyền hình như vậy. Gay nhỉ. Sáng mai xem sự việc đến đâu.

Bây giờ thì lại đến tp Makeevka.
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397403208-9874-makeevka-makeevka-info-vkcom.jpg)
http://www.unian.net/politics/907334-v-makeevke-raskolniki-zahvatili-gorsovet-izbran-narodnyiy-mer.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Tư, 2014, 11:17:46 pm

Tổng thống Belarus bất ngờ phản đối liên bang hóa Ukraine

(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/izhsa/2014_04_13/20140413_AlexanderLukashenko.jpg)
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Theo Itar-tass, ngày 13/4, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã bất ngờ lên tiếng phản đối chủ trương liên bang hóa Ukraine và nói rằng liên bang hóa cuối cùng sẽ phá hủy nhà nước Ukraine.

"Nếu bạn muốn giữ Ukraine là một quốc gia thống nhất và tôi muốn nhìn thấy Ukraine là một quốc gia toàn vẹn và thống nhất không thể tách rời rất nhiều, chúng ta không nên đi tiến về liên bang hóa. Nó sẽ chia đất nước trong tương lai và cuối cùng sẽ phá hủy các nhà nước Ukraine," ông Lukashenko cho biết trong "Chương trình cuối cùng" phát cuối tuần trên kênh truyền hình NTV của Nga vào ngày Chủ Nhật 13/4.

Những lời phát biểu trên của Tổng thống Lukashenko cũng được trích đăng trong thông cáo của Văn phòng báo chí Tổng thống Belarus.

"Tôi thậm chí không muốn thảo luận về chủ đề này. Tôi dứt khoát chống lại liên bang hóa vì tôi cho rằng chỉ có một thực thể một duy nhất và thống nhất ở Ukraine," Tổng thống Belarus nhấn mạnh đồng thời cảnh báo sẽ là nguy hiểm nếu để đẩy Ukraine về hướng liên bang hóa.

"Đó là nguy hiểm cho cả Belarus và Nga và Phương Tây. Người dân ở đó (Ukraine) sẽ không bao giờ đi đến thỏa thuận vì điều đó. Không bao giờ," nhà lãnh đạo Belarus nhấn mạnh./.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-belarus-bat-ngo-phan-doi-lien-bang-hoa-ukraine/254184.vnp

Thật chả biết ra làm sao nữa! Ông này chống Liên bang hóa Ukr nhẽ còn hơn cả ông Quyền Tổng thống Ukr Turchinov ấy nhỉ. ;D
Tháng trước, ông Lukashenko còn tuyên bố luôn đứng bên cạnh Nga cơ mà. Nhưng có thể, Nga cũng...chán muốn chơi bài Liên bang hóa rồi, nhờ bác Bạch Nga đánh tiếng vậy.

Nếu đúng vậy, chả bất ngờ làm gì! ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 13 Tháng Tư, 2014, 11:26:59 pm
Cứ tưởng Nga lép vế, chịu phép trước những đòn trừng phạt ngày càng lấn tới của phương Tây. Có vẻ Nga lúng túng chưa biết phản đòn thế nào? Không lẽ Nga trừng phạt lại các cá nhân, các công ty đang làm ăn với Nga. Có lẽ chưa đến mức được như TQ với phương Tây, Mỹ.

Thôi thì Nga chơi bài hội nghị Paris Vietnam vậy, vừa đánh vừa đàm? Các chú trừng phạt, cấm vận anh à? Anh chơi bài khí đốt nhé? Chưa xi-nhê à, biết sao được, dân nói tiếng Nga nó cũng bức xúc cho đất mẹ Nga lắm đấy!  U lộn xộn các chú thiệt nhiều chứ chẳng được lợi gì đâu! ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2014, 11:51:01 pm
Lão Lukashenko sợ cũng là phải. Trông gương U khiếp rồi, mất cái ghế như chơi. Trong một chuồng chỉ có 1 con hổ thôi. Cháy nhà hàng xóm mình không thể không bị vạ. Hơn nữa đầu têu phá bỏ LX hồi xưa còn có Belarus. Ba ông họp trước ở khu rừng cấm Belovezh trên đất Belarus để vô hiệu hóa hiệp ước Liên bang mới của lão Chôp. Bây giờ hỏi tội thì ông nào chả có tội. Chính nhờ tư tưởng Đại Nga mà Liên bang Xô viết tồn tại được 70 năm. Liên bang như Mỹ từ dưới mà lên. Liên bang như Liên Xô thì từ trên mà xuống. Đế quốc Nga hồi xưa còn gồm cả Phần Lan và Ba Lan. Vì vậy ở Phần Lan người ta vẫn giữ tượng Lenin là có lý do của nó.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Tư, 2014, 12:07:10 am

Xem ra bộ 3 Nga-Belarus-Ukr có duyên nợ với nhau phết. ;D

Cái hòa ước Brest-Litov mở đường cho Đức thay thế nước Nga của cụ Sáu ở Ukr thời Thế chiến 1, cũng ký kết ở Belarus phải không bác qtdc?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tư, 2014, 12:20:50 am

Xem ra bộ 3 Nga-Belarus-Ukr có duyên nợ với nhau phết. ;D

Cái hòa ước Brest-Litov mở đường cho Đức thay thế nước Nga của cụ Sáu ở Ukr thời Thế chiến 1, cũng ký kết ở Belarus phải không bác qtdc?

Đúng đấy bác ạ. Nó là một thành phố ở sát Ba Lan. Trước có một thằng thượng úy người Belarus ở Cam Ranh với tối quê ở thành phố đó. Nó lấy vợ Ba Lan. Sang Việt Nam khi mới lấy vợ được 1 tuần, sau 1 tháng được đi phép về thăm vợ vô cùng hớn hở, nhưng về đến nhà thì vợ nó đã bỏ nó rồi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Tư, 2014, 12:36:06 am

Chứng tỏ chính sách hậu phương quân đội của Nga có vấn đề, chia buồn với  đồng chí Thượng úy. :o

Quay về Ukr xem nào.

Đặc nhiệm Ukraine phá tan một trạm kiểm soát ở Slavyansk

(http://img1.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/izhsa/2014_04_13/20140413_may_bay_truc_thang.jpg)
Máy bay trực thăng quân sự của Ukraine quần thảo trên bầu trời Slavyansk. (Nguồn: news.sky.com)

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, truyền thông địa phương ngày 13/4 đưa tin trong khuôn khổ chiến dịch quân sự mà Bộ Nội vụ Ukraine đang triển khai tại thành phố miền Đông, Slavyansk, một trạm kiểm soát ở cửa ngõ thành phố từ Kramatorsk (hướng Donetsk) đã bị phá tan.

Tờ Tin tức Donbass xác nhận: "Trạm kiểm soát ở lối vào Slovyansk từ Kramatorsk đã bị phá hủy, trong khi trạm kiểm soát từ phía Kharkov đang bị loại bỏ."

Các nhân chứng cho biết chiến dịch này có sử dụng vũ khí, gồm cả súng phóng lựu.

Ngoài ra, Ukraine còn đã triển khai 2 trực thăng quân sự tuần tra bầu trời thành phố Slavyansk.

Theo Quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết một sĩ quan lực lượng an ninh Ukraine đã thiệt mạng và 5 người trong lực lượng này đã bị thương trong khi "chiến dịch chống khủng bố" diễn ra tại thành phố Slavyansk./.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/dac-nhiem-ukraine-pha-tan-mot-tram-kiem-soat-o-slavyansk/254165.vnp


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Tư, 2014, 03:21:38 am
Các bác ơi, mấy bố nói và làm khác nhau nhiều lắm. Thực tế bác Lu không có tiếng nói ảnh hưởng nhiều đâu.  Chuyện đưa tin ở Slav cũng chỉ là phiến diện thôi, thực tế quân của Kiev điều xuống đang cụng rượu với dân chiếm trụ sở chính quyền kia kìa.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 14 Tháng Tư, 2014, 08:56:59 am
Nhìn ảnh thấy mấy bác thời bây giờ có việc phải đánh nhau được trang bị toàn súng AK đời mới ,súng vừa nhẹ vừa ngắn ,làm người sử dụng dễ thao tác ,dễ giấu đút, để mang vác hành quân . Chẳng bù cho xứ VN ta thời đánh giặc ngoại xâm ,toàn xài AK đời đầu ,súng vừa nặng vừa kém chất lượng ,phụ nữ hoặc người ốm yếu  rất khó mang vác và sử dụng . được khẩu súng của liên xô tiệp khắc còn đỡ ,gặp phải khẩu AK trung quốc và VN sx vừa to vừa nặng vừa xù xì ,lại hay kẹt đạn ,độ chính xác không cao ,đạn bắn ra không chụm vào một chổ ,mà khi bắn khẩu súng nó cứ giật ngược lên trời kéo đường đạn đi tòe loe toét loét .

(http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/04/2-1c5de.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 14 Tháng Tư, 2014, 09:34:13 am
Ối giời bác chiensvodanh,bác có trăng rồi lại quên đèn. Ak gắn bó với Việt Nam bao năm trời nhưng chưa nghe dễ bị hỏng hóc bao giờ. Ak dễ xài,đi hành quân trong mùa mưa có lỡ té,mũi ak gắm vào đất đến đầy nòng súng chỉ cần ngâm súng trong nước lấy que cây thọc thọc vài lần,đem lên chơi vẫn ngon không hể chi. Súng giật,cơ bản súng chi cũng giật,chỉ có điều giật mạnh hay giật nhẹ,B40 khi bắn vẫn giật nhẹ như thường.
Bên k em chưa thấy cây ak nào là của Việt nam sản xuất cả,ak trung quốc,ak nga,ak Thái(bb bảo thế) ak tiệp ngoài cái nhẹ,thêm cái đầu nòng cắt xéo...ak tiệp bắn lâu đạn rơi gần,em sở hữu một cây tiệp nên không lạ với em tí nào ;D.

Ai ơi!..có trăng nào mà tròn mãi không vơi?...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: con_ech_gia trong 14 Tháng Tư, 2014, 10:23:22 am
Nhìn ảnh thấy mấy bác thời bây giờ có việc phải đánh nhau được trang bị toàn súng AK đời mới ,súng vừa nhẹ vừa ngắn ,làm người sử dụng dễ thao tác ,dễ giấu đút, để mang vác hành quân . Chẳng bù cho xứ VN ta thời đánh giặc ngoại xâm ,toàn xài AK đời đầu ,súng vừa nặng vừa kém chất lượng ,phụ nữ hoặc người ốm yếu  rất khó mang vác và sử dụng . được khẩu súng của liên xô tiệp khắc còn đỡ ,gặp phải khẩu AK trung quốc và VN sx vừa to vừa nặng vừa xù xì ,lại hay kẹt đạn ,độ chính xác không cao ,đạn bắn ra không chụm vào một chổ ,mà khi bắn khẩu súng nó cứ giật ngược lên trời kéo đường đạn đi tòe loe toét loét .

(http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/04/2-1c5de.jpg)

Cái này là AKS-74U cho đặc nhiệm mà bác. Lính bộ binh không xài loại nòng ngắn này đâu.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tư, 2014, 10:36:45 am
http://www.unian.net/politics/907424-nablyudateli-oon-zdaniya-v-slavyanske-zahvatyivali-horosho-voorujennyie-opolchentsyi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397379989-8291.jpg)
Các quan sát viên LHQ nhận xét : trụ sở công quyền ở Slaviansk bị chiếm bởi những "dân quân được vũ trang rất tốt".

Tối nay hồi 20 giờ Nữu-Ước (3 giờ Kiev) Hội đồng bảo an LHQ sẽ họp khẩn về Ukraina theo đề nghị của Nga.
http://lb.ua/news/2014/04/14/262996_rossiya_initsiirovala_ekstrennoe.html
(http://i.lb.ua/065/03/534afb001b448.jpeg)

Odessa:
http://www.youtube.com/watch?v=sWlELUTD-VE

Yanukovich lên ti vi Nga kêu gọi nhân viên công lực Ukraina không thi hành lệnh của quyền TT Turchinov và chuyển sang phía phe ly khai:
http://www.youtube.com/watch?v=L1c3s9lmTZQ


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 14 Tháng Tư, 2014, 12:31:13 pm
Nga “sốc” vì Mỹ tuyên bố đàm phán bốn bên đã được sắp xếp

(http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2014/04/4-1b0d3.jpg)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich.
 
Theo hãng tin Intefax, phía Nga hôm 12.4 đã tỏ ra vô cùng bất ngờ trước những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ rằng cuộc họp bốn bên giữa Ukraina, Nga, Liên minh châu Âu và Mỹ để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã được sắp xếp.

Rất là kém cho Nga nếu thương lượng với liên minh châu âu , Mỹ , Ukraine lâm thời mà thiếu đi một thành phần cốt cán nữa là một mặt trận mới của những người gốc Nga ,thân Nga và theo Nga rong cuộc đàm phán này . (Họ phải bắt chước VN tại Hội nghị Paris năm 1973 . ) -

Nếu phương tây lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga, thay bằng chính phủ lâm thời thì Nga cũng phải mau chóng dựng lên một mặt trân " có thể là ảo -hoặc thật" chống lại chính phủ lâm thời hiện tại -tại Ukraine -cho mặt trận này lấy cái tên bất kỳ nào cũng được ví dụ như : " mặt trận thống nhất toàn Ukraine ." Con bài này sẽ giành một ghế ,một phần ,một xuất ,có tiếng nói chính thức tương đương với chính phủ lâm thời (vì tư cách pháp nhân của 2 tổ chức này như nhau ) trong việc đàm phán và phân chia quyền lực tại U hoặc trong chính phủ sắp sửa được bầu cử vào tháng 5 tới .

Tương tự như chính phủ CMLT-CH-MNVN tại VN trước năm 1975 .

- Còn riêng vấn đề Crưm THÌ KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ CÃI VÀ BÀN NỮA .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Tư, 2014, 01:18:53 pm
Các bác ơi, mấy bố nói và làm khác nhau nhiều lắm. Thực tế bác Lu không có tiếng nói ảnh hưởng nhiều đâu.  Chuyện đưa tin ở Slav cũng chỉ là phiến diện thôi, thực tế quân của Kiev điều xuống đang cụng rượu với dân chiếm trụ sở chính quyền kia kìa.

Bác có nhận xét chí lý lắm, ông Lukashenko không có nhiều ảnh hưởng trên trường Quốc tế, nhưng biết đâu, nhờ vậy vị trí ông ta lại bền lâu. ;D

Bác ở gần “mặt trận” nên có nhiều thông tin hay, đa chiều nên bác tranh thủ cập nhật, cho mọi người tiện theo dõi nhé.
Tình hình diễn biến phức tạp, nhiều điểm bùng phát biểu tình với mức độ khác nhau, diễn biến ắt khác nhau. Cho nên, có điểm 2 phe chạm súng, có điểm 2 phe…chạm ly. Âu cũng là chuyện bình thường, phải không bác?.



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Tư, 2014, 02:45:32 pm
20:50. Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland trong bài phát biểu ngày hôm nay về tình hình Ucraina đã kêu gọi các bên kiềm chế sử dụng vũ lực. Ông Jagland cho rằng tình hình hiện nay tại Ucraina còn có thể giải quyết được bên bàn đàm phán.

20:27. Bộ Nội vụ Ucraina sẽ thành lập các đơn vị tình nguyện đặc biệt. Theo lời Bộ trưởng Avakov, tại mỗi tỉnh sẽ có đơn vị riêng của mình, với thành phần chủ yếu là người địa phương yêu nước tình nguyện gia nhập. Theo dự kiến, Bộ Nội vụ sẽ huy động 12 nghìn người trong cả nước tham gia các đơn vị này.

19:44. 350 chiến binh của lực lượng Vệ binh quốc gia đã được điều đến trực chiến tại khu vực Sloviansk. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ucraina Nhikolai Velichkovich thông báo.

18:45. Quyền Tổng thống Ucraina Alexandr Turchinov tuyên bố sẽ sử dụng quân đội trong trường hợp đến sáng ngày mai lực lượng ly khai không hạ vũ khí đầu hàng. Ông thông báo điều này trong thông điệp gửi nhân dân Ucraina chiều hôm nay.

18:23. Phe ly khai chiếm Tòa thị chính thành phố Makeevka và bầu “Thị trưởng nhân dân”.

18:00. Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng Ucraina từ chối ban bố tình trạng chiến tranh tại các tỉnh Miền Đông. Theo lời một nguồn tin từ Hội đồng, quyền Chánh văn Tổng thống Ucraina Sergei Pashinsky và Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov là những người đề xuất ban bố tình trạng chiến tranh tại Miền Đông Ucraina.

17:45. Bộ Ngoại giao Ucraina cáo buộc cơ quan tình báo Liên bang Nga liên quan đến các hành động ly khai tại Miền Đông. Bộ tuyên bố có bằng chứng về việc này và sẽ công bố trước cộng đồng quốc tế vào ngày 17 tháng 4.

17:00. Viện công tố tỉnh Donetsk tuyên bố, hành động chiếm các cơ quan quyền lực tại địa bàn tỉnh bị coi là hành động khủng bố.

16:40. Các quan sát viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đã đến Sloviansk để trực tiếp chứng kiến những gì đang diễn ra tại thành phố và có những đánh giá khách quan trên trường quốc tế.

16:20. Đàm phán về việc giải phóng Sở an ninh tỉnh Lugansk không mang lại kết quả. Truyền hình Espreso.tv đưa tin, nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ cuộc đàm phán này là do cơ quan tình báo Nga.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tư, 2014, 04:00:15 pm
Nếu nghị viện đồng ý thì cùng với việc bầu tổng thống có thể trưng cầu dân ý về tính hiệp nhất (có thể hiểu là cho ý kiến về liên bang hóa) của Ukraina. Lời của chủ tịch Radar Tối cao quyền TT Turchinov tại phiên họp Hội đồng phối hợp các lãnh đạo đảng phái và chủ tịch các ủy ban của nghị viện Ukraina.
http://www.unian.net/politics/907512-turchinov-uje-soglasen-na-referendum-o-federalizatsii.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396815690-8760-donetsk-oga.jpg)

Đồng thời thời hạn chấp hành tối hậu thư mà ông Turchinov đưa ra hôm qua đã hết, U thay lãnh đạo trung tâm chống khủng bố của ngành An ninh:
http://lb.ua/news/2014/04/14/263022_turchinov_smenil_glavu.html
http://www.youtube.com/watch?v=60BzBGtl-SE


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tư, 2014, 08:18:27 pm
Theo tin vỉa hè, cụ ngoại trưởng La-rôp (không phải la thăng) sẽ thăm xứ ta từ ngày 15-16/4/2014. Khổ thân cụ, từ lúc khủng hoảng đến giờ mặt mũi cụ lúc nào cũng căng thẳng, sang phơi nắng ở Mũi Né cho phục hồi sức khỏe một chút mà về tiếp tục chiến đấu. Họp 4 bên thì đứt phừn phựt đến nơi rồi.

Tại Gorlovka Công An đảo ngũ, tiếp đến Zhdanovka treo cờ CH Donetsk:
http://www.unian.net/politics/907640-v-jdanovke-separatistyi-zahvatili-gorsovet.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396815690-8760-donetsk-oga.jpg)

Quay lại chủ tịch QH Turchinov, ông tuyên bố không phản đối việc tiến hành chiến dịch chống khủng bố cùng lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ:
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1395744874-4863.jpg)
http://www.unian.net/politics/907694-ukraina-initsiiruet-sovmestnuyu-s-oon-antiterroristicheskuyu-operatsiyu-turchinov.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 14 Tháng Tư, 2014, 09:41:24 pm
Ucraina tựa như một cái áo cũ - nát . Càng cố vá , thì cũng không tránh khỏi rách .Chúng ta hãy chờ xem đến lúc nào thì nó sẽ tả tơi mà thôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Tư, 2014, 10:44:43 pm
1/Kiev cắt 2/3 lượng nước cung cấp cho Crimea.

2/ Trong những ngày tới Uk có thể đóng hoàn toàn biên giới với Nga.

3/Quyền Tổng thống Ucraina Alexandr Turchinov ký lệnh thực hiện quyết định ngày 13/4/2014 của Hội đồng an ninh quốc gia Ucraina (SNBO) “Về các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”. Thư ký SNBO Andrei Paruby được giao trách nhiệm kiểm soát thực hiện chiến dịch chống khủng bố.

4/Các trang mạng xã hội đưa tin chính quyền đã bắt đầu chiến dịch quân sự tại Slaviansk.Yulia Timosenko kêu gọi tổng động viên toàn quốc và đề nghị Phương Tây giúp đỡ Ucraina bằng quân sự.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Tư, 2014, 12:34:50 am
Theo tin vỉa hè, cụ ngoại trưởng La-rôp (không phải la thăng) sẽ thăm xứ ta từ ngày 15-16/4/2014. Khổ thân cụ, từ lúc khủng hoảng đến giờ mặt mũi cụ lúc nào cũng căng thẳng, sang phơi nắng ở Mũi Né cho phục hồi sức khỏe một chút mà về tiếp tục chiến đấu. Họp 4 bên thì đứt phừn phựt đến nơi rồi.


Mục đích chính của bác ấy đi Trung Quốc. Nếu phương Tây áp dụng cấm vận, dòng dầu khí sẽ chảy sang Trung Hoa lục địa. Truyền thông Nga ca ngợi Trung Quốc nhiệt liệt. Khủng hoảng ở Ukr có thể sẽ mang mối lợi lớn cho đất nước hơn tỷ dân này.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ vừa thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân mang tên RS-24. Tên lửa được bắn từ bệ phóng di động, đã trúng mục tiêu ở cự ly 6 000km

(http://de.ria.ru/images/26435/73/264357327.jpg)
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24

Nguồn: http://de.ria.ru/politics/20140414/268269536.html

@longtrec: Nhân bác nói về Crimea, không biết họ sử dụng song song 2 loại tiền như vậy có trục trặc gì không? Và nhân vậy Aksyonov "Thủ tướng" Crimea trước khi sáp nhập, nay có đảm nhiệm chức vụ gì ở Crimea không?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Tư, 2014, 12:58:05 am
Trích dẫn
@longtrec: Nhân bác nói về Crimea, không biết họ sử dụng song song 2 loại tiền như vậy có trục trặc gì không? Và nhân vậy Aksyonov "Thủ tướng" Crimea trước khi sáp nhập, nay có đảm nhiệm chức vụ gì ở Crimea không?


Thực ra từ lâu ở Uk hay ở Belarus thì đồng Ruv  Nga vẫn lưu hành và dễ dàng qui đổi. Nhiều khi người buôn hàng muốn nhận đồng Ruv Nga hơn. Tại Crimea để đảm bảo quá trình sát nhập toàn diện vào Nga , giới chức hạn chế tối đa mọi sáo trộn cho xã hội nên vẫn cho lưu hành đồng tiền Uk (Hryvna) . Chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov : “Moi giao dịch sẽ được thực hiện bằng đồng Ruv kể từ  24/3".

Theo ông Konstantinov, đồng hryvnia của Ukraine vẫn sẽ được lưu hành tại Crimea cho đến 1/1/2016.

Sergey Aksenov vẫn là thủ tướng Crimea.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2014, 07:44:33 am
Đêm qua 150 người vây Radar Tối cao đòi bộ trưởng nội vụ Avakov và quyền tổng thống Turchinov từ chức.
Quyền bộ trưởng quóc phòng Koval tuyên bố quân đội U đã sẵn sàng thực hiện lệnh của Hội đồng an ninh quốc phòng
(http://images.unian.net/photos/2014_03/1395311876-1285-turchinov-reuters.jpg)
http://www.unian.net/politics/907846-pod-verhovnoy-radoy-trebuyut-otstavki-avakova-i-turchinova.html

Xe tăng, xe BTR và trang bị hạng nặng của các đơn vị Ukraina đang tiến về Slaviansk và Kramatorsk
http://www.unian.net/politics/907884-smi-k-slavyansku-dvijutsya-tanki-k-kramatorsku-btryi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396970181-6918-voennyiy-armiya-kryim.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Tư, 2014, 12:06:28 pm
1/"Quyết định của Hội đồng An ninh Quốc gia cho phép quân đội (tham gia vào hoạt động chống khủng bố ) đã được ký kết cách đây vài giờ ,  Phó Bí thư an ninh quốc gia và Quốc phòng  Ukraina, Victoria Syumar viết trên trang cá nhân.

2/Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ cho Ukraine với số tiền là 11.400.000 $ cho việc tổ chức cuộc bầu cử tổng thống dự kiến ​​vào ngày 25/5. Hãng thông tấn ITAR -TASS đưa tin.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psak , các quỹ được phân bổ thông qua Bộ Ngoại giao và Bộ Phát triển Quốc tế  (DFID) Hoa Kỳ. Washington, lưu ý rằng điều này sẽ góp phần vào việc tổ chức bầu cử tự do , công bằng và hòa bình . Số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ quan sát địa phương và quốc tế...

3/ Đảng Các khu vực phản đối quyết định sử dụng quân đội trong chiến dịch chống khủng bố tại Miền Đông Ucraina. Hội đồng thành phố Makeevka thông qua nghị quyết tổ chức trưng cầu dân ý về thể chế vùng Donbass.

4/ Canada sẵn sàng phê chuẩn thêm các điều khoản chống Nga, Chính phủ Mỹ  từ ngày 15/4 sẵn sàng ban bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, vì những hành động của Nga tại Miền Đông Ucraina.




Gần đến ngày bầu cử của Uk rồi 25/5, các bác thử đoán xem bầu cử có diễn ra không?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2014, 12:23:34 pm
Phải bầu chứ, không bầu thì làm sao giải ngân được mấy chục tỉ đô, ít nhất thì cũng phải tiêu hơn 11 triệu đô dành riêng cho bầu cử, giả lại lão Ô không nhận đâu. Mà người trúng cử chắc chắn là lão Pu. :-\


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Tư, 2014, 01:46:12 pm
Tôi nghĩ, trước ngày diễn ra bầu cử nhất định sẽ có 1 biến cố nào đó sảy ra, hoặc ít ra thì số cử chỉ đi bầu không đủ nên cuộc bầu cử không được công nhận, nhưng tôi thiên về có biến cố sảy ra.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2014, 04:58:46 pm
Mỹ thì quyết tâm cô lập Nga. Nga thì không thể buông trôi Ukraina. Đánh nhau trực diện thì hai bên đều không muốn. Quay trở về thỏa thuận 21/2 có thể giải quyết khủng hoảng, vấn đề là Mỹ có muốn không, nếu muốn Mỹ sẽ ép được phe cực hữu, châu Âu chỉ theo đóm thôi. Còn sử dụng các công ty an ninh tư nhân đánh thuê thì Nga chẳng ngán gì. Chỉ chết dân đen.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: thanhh63 trong 15 Tháng Tư, 2014, 05:38:31 pm
Có bài này http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/dac-nhiem-nga-dot-nhap-vao-ukraine-nhu-the-nao-3034056/ phải nhờ bác longtrec cho ý kiến rồi  ;)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2014, 08:03:08 pm
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_15/271223162/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/15/1505528744/9EN_01125203_0658.jpg)
Nga biết ơn Trung Quốc đã đưa ra “lập trường khách quan” về các sự kiện ở Ukraina.

Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ông Lavrov nói: “Khi đề cập đến chủ đề Ukraina, chúng tôi khẳng định sự biết ơn đối với Trung Quốc vì đã đưa ra lập trường khách quan và có cân nhắc”.
Ngoại trưởng Lavrov một lần nữa nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ lực để tháo gỡ tình hình hiện tại là không thể chấp nhận được. "Chìa khóa để giải quyết vấn đề này nên là cải cách lại hiến pháp", - ông Lavrov nói, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga cực lực lên án và yêu cầu chấm dứt khuynh hướng của cái gọi là lực lượng an ninh ở phía đông Ukraina, vốn mâu thuẫn với các quy tắc quốc tế.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Nga sẽ chờ những thông tin khách quan từ đoàn đặc phái viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở thành phố Slavyansk.

Chiến dịch quân sự trấn áp miền đông đã bắt đầu (kêu là chính, chưa thực sự nổ súng):
http://www.kyivpost.com/content/ukraine/turchynov-anti-terrorist-operation-has-begun-in-northern-donetsk-343563.html
(http://www.kyivpost.com/media/images/2014/04/15/p18likh9gsbcooa2u95osclbl4/big.jpg)
(http://www.kyivpost.com/media/images/2014/04/15/p18line3kvobm1shp1u95d7f17864/content.jpg)

Cựu lãnh đạo SBU Igor Smeshko: Ukraina hiện nay không có những đồng minh thực sự bảo vệ mình trước nước Nga, vì vậy đề xuất của Turchinov với TTK LHQ đưa quân LHQ vào Ukraina là một đề nghị "không nghiêm túc":
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1396438673-5926.jpg)
http://www.unian.net/politics/908097-ukraina-ne-imeet-soyuznikov-dlya-zaschityi-ot-rossii-eks-glava-sbu.html

Tại Kramatorsk, ở khu vực sân bay quân sự có tiếng súng, các máy bay chiến đấu của KQ Ukraina không hạ cánh được vì bị bắn từ dưới mặt đất và đã bay về hướng Donetsk:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397569868-2629.jpg)
http://www.unian.net/politics/908150-na-voennom-aerodrome-pod-kramatorskom-nachalas-strelba-v-vozduhe-letaet-shturmovik.html
http://www.youtube.com/watch?v=Gm9jYwP6DZs

Theo Ria Novosti, quân đội Ukraina đã tấn công vào sân bay Kramatorsk:
http://www.unian.net/politics/908159-rossiyskoe-agenstvo-armiya-shturmuet-aerodrom-kramatorska.html
http://ria.ru/world/20140415/1004019005.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397570469-7483-aeroport-kramatorska-vikipediya.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 15 Tháng Tư, 2014, 09:39:00 pm
Mấy ngày hôm nay đọc báo của bốn phương thấy nói rằng " ....Mỹ đang cân nhắc xem có nên viện trợ vũ khí cho Ukraine hay không ?" . Tôi thấy rằng điều này Mỹ chỉ huênh hoang khoe mẽ vậy để lấy tư thế ông chủ của thế giới thôi chứ không thực sự muốn giúp Ukraine .

U không đến nỗi lạc hậu nghèo đói như các nước Châu phi ,U không thiếu các vũ khí thông thường , Vậy viện trợ một số khí tài quân sự cũ kỹ chuẩn bị hết Date và vũ khí thô sơ của MỸ đến U khác nào chở củi về rừng .

Còn những loại vũ khí tối tân đời mới dễ gì Mỹ cho KHÔNG ,HOẶC NẾU CÓ cho U thì cũng không đánh lại Nga . Kể cả Mỹ ,NATO  cũng chưa thắng Nga lấy đâu quốc gia U cam chịu làm bia đỡ đạn cho Mỹ  hòng làm Nga suy yếu , từ tình hình ấy dân U biết vậy ,bởi vậy họ làm gì  có tinh thần  đánh ngoại xâm  .

Cũng ngày hôm nay đài truyền hình TW vn ĐƯA tin : Mỹ đã cho phiến quân nổi loạn ở Sirya một số tên lửa phòng không tối tân ,cùng một số áo giáp chống đạn cho quân nổi loạn ,nhằm trả đũa những việc làm của Nga tại Ukraine - Vì MỸ BIẾT NGA chống lưng cho Sirya .

Xem ra tình hình thế giới nói chung là còn phức tạp ,còn nói riêng là giữa Nga và U còn rối rắm nhiều  . CŨNG KHÓ MÀ NÓI TRƯỚC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Tư, 2014, 11:32:58 pm

Quân Ukraine chiếm sân bay Kramatorsk, 4 người chết

Theo kênh tin tức RT, sau khi đổ quân và vây chặt sân bay quân sự ở Kramatorsk, quân đội Ukraine đã khai hỏa tấn công và chiếm được sân bay trên.

Một người biểu tình ủng hộ Nga có mặt tại hiện trường cho RT biết ít nhất 4 người chết và 2 người bị thương.

Trong khi đó, Slavyansk đang bị quân đội Ukraine đột kích với số lượng quân được cho là đông đảo, được hộ tống bởi xe bọc thép.

 
Quân Ukraine khai hỏa tấn công, Slavyansk bị vây chặt

Quyền thị trưởng thành phố Slavyansk và cũng là chỉ huy lực lượng tự vệ vũ trang thành phố, Vyacheslav Ponomaryov cho biết thành phố này đã bị quân chính phủ Kiev bao vây.

"Quân đội đã bao vây thành phố. Xe bọc thép-xe tăng - đã được đặt xung quanh. Chúng tôi đang sẵn sàng. Nếu họ cố gắng để di chuyển vào trong, chúng tôi sẽ ngăn chặn họ," ông Ponomaryov nói.

Theo Itar-tass, bên trong thành phố Slavyansk, rào chắn đang được tăng cường trên các đường phố và những con đường huyết mạch vào thành phố. Lực lượng dân quân tự vệ đang triển khai mọi biện pháp phòng ngừa trong trường hợp bị không kích./.


Chắc chắn Nga sẽ có phản ứng mạnh sau những động thái này của phía Ukr. Chưa biết hoạt động quân sự của Nga sẽ ra sao. Về chính trị thì Ngoại trưởng Lavrov nói, hành động "tội ác" như vậy sẽ gây tổn hại đến cuộc đàm phán dự kiến tại Geneva.

Phát biểu trong chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Một bên không thể vừa đưa ra lời mời đàm phán lại vừa đưa ra các chỉ thị tội ác về sử dụng lực lượng vũ trang chống lại nhân dân ở đó. Anh không thể vừa điều xe tăng vừa tổ chức đàm phán, và việc sử dụng vũ lực sẽ phá hoại cơ hội do cuộc đàm phán bốn bên tại Geneva mang lại.".




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: loc85c5 trong 16 Tháng Tư, 2014, 07:46:46 pm
U đang " u đầu,sứt trán" rồi bác chiensivodang,không khéo nội chiến đang dần đến như người Nga đã từng cảnh báo,khó thoát


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 16 Tháng Tư, 2014, 08:38:55 pm

Tôi nghĩ, trước ngày diễn ra bầu cử nhất định sẽ có 1 biến cố nào đó sảy ra, hoặc ít ra thì số cử chỉ đi bầu không đủ nên cuộc bầu cử không được công nhận, nhưng tôi thiên về có biến cố sảy ra.
[/quote]                         Bác longtrec dạo này ít viết sai lỗi chính tả hơn rồi . Ở "Kiến thức quốc phòng " hồi trước đầy lỗi mà mod không sửa . Với tình hình hiện tại ở Ukraine mà có thể tổ chức bầu cử trót lọt thì phải có lời khen cho chính phủ tạm quyền . Với sự hỗn loạn hiện nay , cộng thêm sự phá hoại có tổ chức của các lực lượng bên ngoài đã và vẫn còn đang xâm nhập vào Ukraine , tình hình Ukraine sẽ càng ngày càng nóng . Nga đã nhắc đến nguy cơ nội chiến . Nhưng nội chiến là điều mà một số nước mong muốn để gây ảnh hưởng , kiếm lợi . Chính phủ tạm quyền thì vừa không đủ sức để gây ảnh hưởng , vừa chạy theo đuôi Mỹ và EU , sẽ càng gây ra nhiều rối loạn và bất ổn . Các bác cứ xem những hành động , tuyên bố , chính sách của chính phủ tạm quyền Ukraine thì sẽ thấy


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 16 Tháng Tư, 2014, 09:28:08 pm

Tôi nghĩ, trước ngày diễn ra bầu cử nhất định sẽ có 1 biến cố nào đó sảy ra, hoặc ít ra thì số cử chỉ đi bầu không đủ nên cuộc bầu cử không được công nhận, nhưng tôi thiên về có biến cố sảy ra.
                         Bác longtrec dạo này ít viết sai lỗi chính tả hơn rồi . Ở "Kiến thức quốc phòng " hồi trước đầy lỗi mà mod không sửa .

 Với tình hình hiện tại ở Ukraine mà có thể tổ chức bầu cử trót lọt thì phải có lời khen cho chính phủ tạm quyền . Với sự hỗn loạn hiện nay , cộng thêm sự phá hoại có tổ chức của các lực lượng bên ngoài đã và vẫn còn đang xâm nhập vào Ukraine , tình hình Ukraine sẽ càng ngày càng nóng . Nga đã nhắc đến nguy cơ nội chiến . Nhưng nội chiến là điều mà một số nước mong muốn để gây ảnh hưởng , kiếm lợi . Chính phủ tạm quyền thì vừa không đủ sức để gây ảnh hưởng , vừa chạy theo đuôi Mỹ và EU , sẽ càng gây ra nhiều rối loạn và bất ổn . Các bác cứ xem những hành động , tuyên bố , chính sách của chính phủ tạm quyền Ukraine thì sẽ thấy

He he có như vậy mới vui chứ - con người toàn diện hết mất vui .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2014, 06:53:36 pm
http://www.lecourrierderussie.com/2014/04/president-federation-sud-est-ukrainien/
(http://statics.lecourrierderussie.com/wp-content/uploads/2014/04/1397651524_o_931535.jpg)
Tổng thống của Liên bang CH Đông Nam Ukraina tự tuyên. Cụ vốn là tướng nên kiêm luôn Tổng tư lệnh, vốn là Chánh tòa Lugansk nay làm Tổng thống cũng tốt, mới thành lập các chú ra-bô-tri chưa đóng được nhiều ghế nên cụ kiêm chức cho tiết kiệm chi phí. Dưới trướng cụ có rất nhiều tổng thống các nước CH tự tuyên khác. Cụ tên là Anatoli Mikhaïlovitch Vizir.

http://progressivepress.com/blog-entry/dirty-war-ukraine
Cộng hòa Donetsk đây:
(http://progressivepress.com/pix/DonetskRepublicPosters.jpg)

Thần dân của cụ đây, biển đề "Đôn-bát-sờ hãy đứng lên":
(http://progressivepress.com/pix/GranniesPitchforks.jpg)

"Nào các cậu đi đi chứ, luật chơi cờ các cậu đều hiểu mà!"
(http://progressivepress.com/pix/PutinGrandMaster.jpg)

Đàm phán 4 bên đã bắt đầu:
(http://cdn.static4.rtr-vesti.ru/p/o_932200.jpg)
http://www.vesti.ru/doc.html?id=1488665&tid=105474

Các bác đang họp trong nhà này
(http://cdn.static4.rtr-vesti.ru/p/o_885161.jpg)

Cụ La-rốp mặt vẫn như cái bơm
(http://cdn.static4.rtr-vesti.ru/p/o_823750.jpg)

Bản đồ thăm dò các vùng dùng tiếng Nga và tiếng U trên mạng xã hội VKontakt, vùng đỏ tiếng U, xanh tiếng Nga
(http://progressivepress.com/pix/KrimLangMap.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2014, 07:38:19 pm
Ban tổ chức hội nghị Giơ-neo xếp bàn rất có ý đồ: Nga-U đối diện, Mỹ chủ xị ngồi giữa cạnh giá cắm cờ các bên, Châu Âu ngồi đối diện Mỹ. Tháng 5 Nga sẽ bắt U trả trước tiền khí đốt, NT Nga ngước mắt nhìn NT U bảo sắp sang tháng 5 rồi đấy, các bạn chuẩn bị nướng bánh bằng củi nếu không trả tiền nhé. Than thì Donbass nó thành nước CH rồi, nó không cho lấy đâu. Tớ sẽ bảo cậu Yanu về, các bạn phò tá cậu ấy thì lại có gaz thôi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2014, 08:47:15 pm
Hôm nay trả lời trực tuyến kênh Nước Nga 24 giờ:
(http://cdn1.vesti.ru/vh/pictures/b/545/649.jpg)
http://www.vesti.ru/only_video.html?vid=592407
Tổng thống Nga có nói về nhiều vấn đề trên thế giới, về quan hệ với Mỹ, về tình hình Ukraina và Cờ-rưm. Về việc riêng đại khái ông nói: "Bạn biết không? Trước tiên hãy để vợ cũ của tôi Liudmila Aleksandrovna lấy chồng đã, Sau đó nghĩ đến chuyện của mình cũng chưa muộn."  
Thế thì Ukraine còn bất ổn dài dài.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2014, 09:45:00 pm
(http://b1.vestifinance.ru/c/117268.640x320.jpg)
http://www.vestifinance.ru/articles/41804
Mười sự thật về quân đội Ukraine

Sau khi Liên Xô tan rã, trong tay chính quyền Ukraine là một quân đội hùng mạnh. Trên lãnh thổ đất nước có hạ tầng cơ sở của 3 quân khu, có 1 tập đoàn quân bộ đội tên lửa, một tập đoàn quân bộ đội phòng không, 4 tập đoàn quân không quân, 2 tập đoàn quân xe tăng, một quân đoàn lục quân, 3 tập đoàn quân binh chủng hợp thành và hạm đội Biển Đen của hải quân Liên Xô.
........Vậy mà bây giờ tình hình quân đội Ukraina ra sao ?


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Tư, 2014, 11:50:42 pm
Hôm nay trả lời trực tuyến kênh Nước Nga 24 giờ:
(http://cdn1.vesti.ru/vh/pictures/b/545/649.jpg)
http://www.vesti.ru/only_video.html?vid=592407
Tổng thống Nga có nói về nhiều vấn đề trên thế giới, về quan hệ với Mỹ, về tình hình Ukraina và Cờ-rưm. Về việc riêng đại khái ông nói: "Bạn biết không? Trước tiên hãy để vợ cũ của tôi Liudmila Aleksandrovna lấy chồng đã, Sau đó nghĩ đến chuyện của mình cũng chưa muộn."  
Thế thì Ukraine còn bất ổn dài dài.

Trong khi vị cựu điệp viên KGB tỏ ra kín đáo chuyện riêng tư thì bên kia chiến tuyến, chuyện tình yêu của Tổng thống Pháp Hollande và nữ diễn viên xinh đẹp Julie Gayet lại khiến dư luận Pháp sục sôi. Chưa bao giờ uy tín của một tổng thống Pháp lại xuống thấp đến mức như vậy, khi tỉ lệ ủng hộ ông Hollande chỉ còn chưa đầy 15%.

Thế thì EU làm sao không dưới cơ Nga chứ! ;D

(http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-02-08/1391858618-1.1.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tư, 2014, 10:12:56 am
Đàm phán đạt được thỏa thuận giữa 4 bên:
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dam-phan-bon-ben-dat-thoa-thuan-bat-ngo-ve-ukraine-2979571.html
(http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/04/18/000-Par7856972-7658-1397787265.jpg)

Thông báo kết quả đàm phán, do trước đó mấy giờ 2 ngoại trưởng Nga-Mỹ đã gặp nhau rồi, đã thỏa thuận không đưa vấn đề Cờ-rưm ra bàn hội nghị, kết quả coi như đã an bài, một bác trong đoàn U bật điện thoại cắm đầu chơi game, ngoại trưởng U mỉm cười tươi tỉnh. TT Nga hôm qua thống thiết kêu gọi những người anh em Ukraine hãy thông cảm cho lý do Nga buộc phải giúp đỡ Cờ-rưm sáp nhập nước Nga:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397741531-8738.jpeg)
http://www.unian.net/politics/909171-jenevskaya-chetverka-dogovorilas-ob-osvobojdenii-zahvachennyih-zdaniy-v-ukraine.html

Ngoại trưởng U cũng hùng hồn cho biết tuy vậy chính quyền U sẽ không rút quân đội khỏi miền Đông Ukraine:
http://www.vesti.ru/doc.html?id=1490199
(http://cdn.static2.rtr-vesti.ru/p/o_932555.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 18 Tháng Tư, 2014, 12:10:30 pm

Ngoại trưởng U cũng hùng hồn cho biết tuy vậy chính quyền U sẽ không rút quân đội khỏi miền Đông Ukraine:


Để tôi "chụp mũ "cho Nga thế này :

Nếu U không rút quân khỏi miền đông ,thì bạo lực sẽ leo thang ,máu sẽ đổ nhiều hơn ,có lý do chính đáng để Nga đưa quân can thiệp vào sau đó dựng lên một chính quyền bù nhìn làm tay sai . (lúc ấy cả U và thế giới cũng chẳng làm được gì -ngoài một số biện pháp ngoại giao và kinh tế ).

NGƯỜI VN ta có câu : " muốn ăn bánh chưng ,bánh tét phải gỡ từ từ từng lớp lá ra." vậy áp câu này vào Ukraine thì thấy ,Bán đảo Cờ -rưm kể như người Nga đã nuốt xong êm đẹp . Dần từng bước sẽ tới các tỉnh miền đông của U , nếu ăn dồn dập quá dễ nghẹn họng .

Đất nước Ukraine LÀ một quốc gia lớn thứ nhì châu âu với hơn 600 ngàn km2 ,lớn gấp 2 lần diện tích VN ta là trên 300 ngàn km2 ,vậy sau vài tháng nữa chắc nó cứ teo tóp dần về diện tích . CHỈ BÁI PHỤC cho chính phủ lâm thời của U cứ nhắm mắt khoanh tay ngồi nhìn giang sơn chìm đắm . Hay nói một cách khác chức quyền nằm trong tay những kẻ bất tài nó phải như vậy .
he he ! CHÉM GIÓ ĐẾN ĐÂY TẠM DỪNG .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Tư, 2014, 01:59:47 pm

Ngoại trưởng U cũng hùng hồn cho biết tuy vậy chính quyền U sẽ không rút quân đội khỏi miền Đông Ukraine:


Để tôi "chụp mũ "cho Nga thế này :

Nếu U không rút quân khỏi miền đông ,thì bạo lực sẽ leo thang ,máu sẽ đổ nhiều hơn ,có lý do chính đáng để Nga đưa quân can thiệp vào sau đó dựng lên một chính quyền bù nhìn làm tay sai . (lúc ấy cả U và thế giới cũng chẳng làm được gì -ngoài một số biện pháp ngoại giao và kinh tế ).



Ông Ngoại trưởng này chém cho oai thôi, bác ạ! ;D

Quân đội Ukr không đóng ở Ukr thì…đóng ở đâu?

Trong 7 thỏa thuận đạt được ở hội đàm, không có thỏa thuận nào bắt buộc quân đội Ukr phải triệt thoái cả. Ở điểm 3 họ nói: Các nhóm vũ trang bất hợp pháp phải giải giáp, toàn bộ các tòa nhà bị chiếm đóng trái phép phải được trả cho chủ sở hữu hợp pháp, tất cả các đường phố, quảng trường và các địa điểm công cộng khác bị chiếm đóng trái phép ở các thành phố và các điểm dân cư của Ukraine phải được giải phóng.

Nguồn:http://www.vietnamplus.vn/dam-phan-bon-ben-tai-geneva-dat-thoa-thuan-ve-ukraine/255131.vnp

Về lý thuyết, thỏa thuận đêm qua rất tốt cho cả 4 bên. Khó khăn nhất là khâu... thực hiện nó ;D. Nga tuyên bố không có ý định sáp nhập miền Đông U là điều mà mọi người có thể tin được. Nhưng Ukr không tính đến quyền lợi Nga tại đây, thì có sự bình yên ở miền Đông là điều... xa xỉ. Nga vẫn có ảnh hưởng nhất định tới Ukr trong tương lai. Xa xôi như bang Alaska của Mỹ, nếu ở đây không quá lạnh, thì sẽ có thêm nhiều nhà thờ chính thống giáo nữa không biết chừng. ;D
http://www.vietnamplus.vn/ong-putin-nga-se-khong-sap-nhap-alaska-vi-qua-lanh/255098.vnp


.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tư, 2014, 06:58:04 pm
Tóm lại là phải coi chừng những ông bỏ vợ các bác nhỉ, người ta nịnh vợ mãi chả xong, các cụ cốp càng lên chức to càng sợ vợ thế nhưng ông nguyên thủ của 1 siêu cường lại hiên ngang bỏ vợ, lại còn dọa sẽ cưới chồng cho vợ cũ (nghĩa là tôi bỏ cô nhưng cô lấy ai phải tôi duyệt đã), làm anh Ô tái hết cả mặt vì sợ lão Pu cứ phòng không mãi bao giờ mình được ăn ngon ngủ yên đây, ghê gớm thật.

Theo hãng tin Ukraina lb.ua cho biết, Bộ QP Nga đã giao một đơn hàng nhiều triệu ô-ba-ma (139 triệu đô - 5 tỷ rúp) đóng tàu chiến cho nhà máy "Sevmorzavod" tại Sevastopol mà Petro Poroshenko là cổ đông chiến lược, lão oligarch Ukraine này đang là ứng viên TT của U vào dịp bầu cử tháng 5 tới. Nga đang tích cực nắm các tài phiệt U. Vụ việc Maidan cho thấy dù sao Nga cũng để tuột đám tài phiệt U nên mới xảy ra cơ sự này.
http://lb.ua/news/2014/04/18/263635_minoboroni_rf_razmestilo.html
(http://i.lb.ua/040/06/5350e4fb06a83.jpeg)

Thỏa thuận vừa rồi cũng là một bước xuống thang, nói như bác Vờ-la-đi-mia Nhớn là người Kách Mệnh phải biết lùi một bước để tiến hai ba bước. Nhất là chén xong bọng ong Cờ-rưm cũng bị ong nó đốt sưng hết người rồi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 19 Tháng Tư, 2014, 12:29:38 pm
Bác qtdc dạo này hay quảng cáo cho vụ bỏ vợ của Putin . Nếu một thời gian nữa , phong trào bỏ vợ ở VN lên cao , bác có một phần trách nhiệm , hehe...


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 19 Tháng Tư, 2014, 05:45:12 pm
bắt đền Docmoc nhé !

Từ hôm ý kiến ý cò về chính tả với bác Longtrec ,BÁC ẤY TỰ ÁI thôi không còm nữa lấy gì mà đọc .

Vậy anh em mời bác Long tréc Tái xuất giang hồ chém gió cho vui ạ !


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 19 Tháng Tư, 2014, 06:34:46 pm
Đâu có phải em ý kiến đâu bác . Hồi trước bác longtrec viết sai nhiều hơn nhiều . Thường thường bác ấy hay sai giữa l và n . Ví dụ :long nhãn , bác ấy hay viết thành nong nhãn ...và ngược lại . Chắc dạo này viết nhiều , tay nghề được nâng cấp . Nhưng nếu bác qtdc mà tự ái , nghỉ viết thì tội em ... to lắm


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Tư, 2014, 06:55:06 pm
Giả sử bạn Docmoc là nữ bạn sẽ nói gì với ông Putin đây, ví dụ: anh Pu, bỏ vợ rồi thì hãy sang Việt nam cưới em để cho thế giới được hòa bình chẳng hạn. Còn cái thỏa thuận Giơ-neo xem ra sẽ chẳng đi đến đâu.  Cả hai phe Maidan và Antimaidan đều nói mình không dự họp cũng chẳng ký cọt gì vào đó nên chẳng bị ràng buộc gì vì cái thỏa thuận này. Vì thế lão Ô có nói lão ấy chẳng tin là thỏa thuận này sẽ thành hiện thực.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 19 Tháng Tư, 2014, 07:17:10 pm
Ôi trời! Việt Nam có duyên với chàng rể bự thế, sợ qué bất kể thằng nào! ;D

Người ta đang bàn tán về  những tuyên bố của ông Putin đưa ra trong cuộc giao lưu trực tuyến với người dân ngày 17/4, trong đó ông gọi khu vực Đông Nam Ukraine là Novorossia (tên gọi cũ dưới thời Sa hoàng).

Ông Putin nói: "Tôi xin lưu ý thuật ngữ thời Sa hoàng là Novorussia, và những địa phương Kharkov, Lugansk, Donetsk, Kherson, Nikolaev, Odessa không thuộc Ukraine dưới thời Sa hoàng.
Tất cả những vùng lãnh thổ này được chuyển cho Ukraine vào thập niên 1920 dưới thời chính quyền Xô Viết. Tại sao họ lại làm như vậy, chỉ thượng đế mới biết"

Thế kỷ 17, Ukr như vầy:

(http://www.sott.net/image/image/s9/181551/full/Simplified_historical_map_of_U.jpg)

Trong khi đó, thỏa thuận Giơ neo chưa có tác động gì, ít nhất là với Tự vệ đang chiếm giữ các cơ quan công quyền ở miền Đông Ukr. Họ lý luận rằng phe Mai đan vẫn ngang nhiên chiếm giữ Quảng trường ở Thủ đô, và chính quyền ở Ki ép là bất hợp pháp. Vậy việc gì họ phải nghe lời giải tán của Ki ép.

(http://news.bbcimg.co.uk/media/images/74327000/jpg/_74327949_021958532-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Tư, 2014, 08:30:27 pm
TT Nga nói về lịch sử thì đúng, nhưng áp dụng điều đó vào quan hệ quốc tế hiện đại thì khiên cưỡng và khá nguy hiểm. Vùng lãnh thổ năm 1654 là lãnh thổ của Voisko Zaporogie (tổ chức chính trị-quân sự của người cô-dắc Zaporogie). Năm đó là năm Hetman Bogdan Khmelnitsky cùng Pereyaslav Radar quyết định sáp nhập lãnh thổ của họ vào nước Nga Sa hoàng để chống lại ách thống trị của người Ba Lan. Thực ra trong lịch sử người U lúc thì theo Liên minh Ba Lan-Litva lúc thì theo Sa hoàng. Họ nhiều lần phản lại Sa hoàng nhưng cũng đóng góp nhiều công sức mở rộng và bảo vệ lãnh thổ của Đế chế Nga Sa hoàng, nhất là mở rộng đế quốc Nga về phía Sibir. Nhớ không nhầm thì người đầu tiên tới eo Bering là một ataman cô-dắc làm việc cho Sa hoàng.

Sau này, một trong những nhà tư tưởng văn hóa của U TK 19 là Taras Shevchenko có nói Bogdan Khmelnitsky là kẻ phản bội dân tộc Ukraina khi đưa U nhập vào Nga. Người cô-dăc cũng rất thiện chiến, khi tham gia dưới hàng ngũ quân đội Sa hoàng trong chiến tranh 7 năm với đế chế Phổ hồi thế kỷ 18, họ từng suýt bắt sống Fridrich Đại đế.

Người Nga còn gọi người U là bọn "Khokhla" (đại ý như ta nói quân 29 ngày). Đó là những điều không hay do lịch sử để lại, cần phải hóa giải nó để thế giới yên bình hơn, nhưng làm được điều đó không phải dễ. Triết gia Đức Friedrich Nietzsche từng nói lịch sử là một môn học rất nguy hiểm.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 19 Tháng Tư, 2014, 08:39:40 pm
Sẵn Nói đến các thỏa thuận giữa bốn bên về vấn đề Ukraine Mà giữa Nga +Mỹ +Ukraine+ liên minh châu âu- thì tôi chứng kiến nhiều thỏa thuận cấp quốc tế và nhà nước (tạm gọi là các hiệp định) . Có cái thỏa thuận thì thành công ,có cái thỏa thuận không thành công .  Không rõ thỏa thuận 4 bên vừa qua có thành công hay không thì chưa dám nói .
 Khoảng 100 năm trở lại đây thì có rất nhiều thỏa thuận nhưng có thỏa thuận thì các bên thực thi ,có thỏa thuận thì bị phớ vỡ ngay khi hiệp định chưa ráo mực .

Nếu nói thỏa thuận thành công và các bên chấp hành thỏa thuận thì phải nói đến thỏa thuận giữa Bắc Triều tiên VÀ Nam triều tiên năm 1953 về việc ngừng bắn . Họ chấp hành cho đến nay là 59 năm . LÝ DO TẠI SAO 2 BÊN chấp nhận thỏa thuận là vì : Sức đã cùng lực đã kiệt có đánh nữa cũng không thắng nên họ buộc phải thực thi mà trong lòng không muốn  .
Ngày nay tại nam Triều tiên người ta đã lập ra quốc gia riêng lấy tên là Đại hàn dân quốc ,VÀ thế giới phải công nhận quốc gia này . Cái nghịch lý là quốc gia này không thể tự đứng trên 2 chân của mình được . Để tồn tại quốc gia này Mỹ luôn phải cho đồn trú tại đây một lượng binh sĩ Mỹ khá lớn và một lượng khí tài quân sự khổng lồ để bảo vệ cho quốc gia thân Mỹ này ,còn chuyện Mỹ phải viện trợ về kinh tế lẫn quân sự là thường xuyên . (Người nhà quê như tôi gọi là hà hơi tiếp sức cho một cơ thể rệu rã ,rồi đây Nước mỹ sẽ nghèo đi vì ở những chỗ đó).

Hi hi ! nếu Mỹ rút quân ra khỏi nam Hàn thì không quá 1 năm sau quốc gia Đại hàn Dân quốc  đó ,sẽ được Bắc triều tiên định đoạt số phận như chế độ  "Việt nam cộng hòa " tại Việt nam trước 1975 vậy .

- Còn về các thỏa thuận không được chấp hành thì nhiều ,nhưng chỉ cần nhìn vào nước ta là CHXHCN VIỆT NAM là thấy ngay : Năm 1954 THỰC DÂN PHÁP thua trận ở Điện Biên phủ để kết thúc chiến tranh tại VN,  pháp cùng VN và một số nước liên quan cũng ký hiệp định Giơ -ne-vơ ,tạm thời chia cắt VN thành 2 miền nam bắc , lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời . Sau 2 năm sẽ có hiệp thương tổng tuyển cử ,bầu cử chung cho cả nước bầu ra một chính phủ chung cho cả VN .
Cũng năm 1954 các người hoạt động CM tại Miền nam khoảng 2 vạn người sẽ phải tập kết ra bắc .Số người này sẽ tưởng hiệp định Giơ ne vơ được thực thi ,nên đã hẹn vợ con 2 năm sau sẽ quay về ,ai ngờ phải mất 21 năm sau mới được về .
Cùng năm ấy 2 vạn đồng bào công giáo tại MB bị dụ dỗ ép buộc di cư vào nam theo Chúa .

Tại Miền nam Mỹ hất cẳng Pháp : Vốn có âm mưu chia cắt lâu dài VN  nên Mỹ chủ trương dồn dân lập ấp ,tìm cộng ,diệt cộng và tiến hành chiến tranh " Cục bộ"  HÒNG bình định MN trong vòng 18 tháng .Tiếc thay cuộc chiến này không thành công , rồi tiếp đến là MỸ tiến hành "chiến tranh đặc biệt" , Năm 1963 Mỹ  thay con ngựa đang cưỡi là Ngô Đình Diệm bằng con ngựa Nguyễn văn Thiệu THÔNG qua cuộc đảo chính .cùng năm 1963 lập ra nền đệ nhị cộng hòa ,gọi tắt là VNCH cho Nguyễn văn Thiệu làm tổng thống . Mỹ nghĩ rằng việc thay ngựa giữa dòng này sẽ cải thiện được bước tiến quân của Mỹ ,Nhưng tiếc thay cho dù có ngựa mới mỸ  Cũng không thành công tại VN ,rồi cho tới năm 1972 biết đánh mãi cũng không thắng họ tiến hành VIỆT NAM HÓA chiến tranh ,để thay màu da trên xác chết ,dùng người Việt trị người Việt -tức là cho bớt chết lính nước ngoài đi ,nhưng than ôi cuộc chiến Việt nam hóa này cũng thất bại .Bởi quốc gia VNCH này được lập ra nhưng không thể tự sống và làm việc được ,nói chi đến chiến đấu tự vệ .(Mỹ phải trợ cấp thường xuyên ).
Cho đến năm 1973 để Gỡ gạt danh dự ,và không phải bồi thường chiến tranh cho bắc VN là HÀ NỘI  họ đàm phán bằng hiệp định 4 bên tại Paris PHÁP . Nội dung hiệp định Paris Cũng sẽ là 2 năm sau tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử ,bầu ra một chính phủ chung cho cả nước VN tương tự như năm 1954 vậy .
Ngay khi hiệp định chưa ráo mực của các chữ ký liên quan ,các bên  đã liên tiếp vi phạm hiệp định ,và kết quả của việc vi phạm hiệp định này là kết thúc chiến tranh tại VN bằng chiến thắng 30-4-1975 của Chính phủ lâm thời cộng hòa miền nam VN - chính phủ này có lá cờ nửa xanh nửa đỏ . năm 1976 SỨ MỆNH lịch sử đã hết chính phủ này giải thể  Nhập vào VNDCCH và thành nước CHXHCNVN như ngày nay .

Vậy : Hiệp định 4 bên mới ký của Ukraine kia cũng không biết đâu mà nói trước liệu họ các bên liên quan có chấp hành hiệp định hay không ? Hay đó chỉ là một trò chơi chính trị ,mang tính "giải pháp tình thế mà thôi" .
 


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 19 Tháng Tư, 2014, 09:48:30 pm
Mọi người đều nghi ngờ về thoả thuận bốn bên . Chỉ trừ chính phủ tạm quyền Ukraine , các bên còn lại đều bỏ rất nhiều công sức và tiền của vào cuộc khủng hoảng , cho đến thời điểm này vẫn chưa dừng lại . Khi họ chưa dừng , cuộc khủng hoảng sẽ vẫn tiếp tục . Mà dường như họ đang ở trong tình thế của hai con dê qua cầu , chẳng con nào chịu nhường con nào . Thoả thuận bốn bên chỉ là thời gian giải lao . Khả năng Ukraine bị chia năm sẻ bảy là rất cao


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 12:04:28 am
Tản mạn một chút:
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/04/nuoc-nga-hom-qua-nuoc-nga-hom-nay.html

Một nhà phê bình Nga tên là Sergei Filatov khi viết về văn hóa Nga hôm nay có đoạn thế này:
“Những vấn đề của ngày hôm nay vốn gắn liền với quá khứ của chúng ta, với cuộc sống tinh thần của chúng ta, và với những ưu thế giả tạo, vốn ngăn cản việc tạo ra ở trong nước bầu không khí đạo đức lành mạnh.
Không một nước nào trên thế giới lại bị bao bọc bằng những huyền thoại đầy mâu thuẫn trong lịch sử như nước Nga. Và không một dân tộc nào trên thế giới lại được đánh giá một cách rất khác nhau như dân tộc Nga.
 Một trong những nguyên nhân, như N. Berdjaev đã nhận xét, là do tính phân cực của tính cách Nga mà trong đó những nét đối lập được kết hợp với nhau một cách kỳ lạ - lòng nhân hậu với tính tàn bạo, sự tinh tế của tâm hồn và chất thô lỗ, lòng yêu chuộng tự do với sự chuyên chế độc tài, sự tự ti với tính ngạo mạn dân tộc và chủ nghĩa Sôvanh.


Berdyaev (Nikolai Aleksandrovitch) là ai? Là một nhà triết học Nga cận-hiện đại (1874-1948) theo trường phái hiện sinh tôn giáo, đã từng là một nhà marxist. Ông này sinh trong một gia đình quý tộc Kiev, có truyền thống quân sự. Từng bị Sa hoàng đày đi Sibir. Năm 1920 được mời làm giáo sư triết học Đại học Tổng hợp Moskva khi mà chẳng có một bằng cấp kinh viện nào cả vì ông ta bị đuổi khỏi Trường Tổng hợp Kiev năm 1898 do tham gia hoạt động chống chế độ Sa hoàng. Là bạn với nhiều nhà lãnh đạo Cách mạng Nga (Lev Kamenev), ông cũng không tránh khỏi bị bắt giam 2 lần dưới chính quyền Xô viết, có vinh dự được Felix Dzerzhinsky trực tiếp hỏi cung, lưu vong từ năm 1922. Ông này được Thủ tướng Nga Putin khuyên các tỉnh trưởng nên đọc tác phẩm của ông ấy, đặc biệt là cuốn "Triết học của sự bất bình đẳng" viết và xuất bản khi lưu vong ở Đức năm 1923.
http://odinblago.ru/philosofy_neravenstva/

(http://www.odinblago.ru/obj_img/9893_1.png) (http://d202m5krfqbpi5.cloudfront.net/books/1356451318l/691614.jpg)

Những tác phẩm nổi tiếng khác của ông ta là "Tư tưởng Nga", "Nguồn gốc chủ nghĩa cộng sản Nga" v.v...

http://www.jesus-for-all.com/fikr/pdf_3189.pdf

Nhận xét về chủ nghĩa dân tộc Đại Nga ông ấy nói thế này:
Nhân dân Nga chưa đạt được giấc mơ cổ xưa của họ về Moskva, một thành Rome thứ ba. Cuộc ly giáo của Giáo Hội trong thế kỷ thứ mười bảy phát lộ rằng Vương quốc Muscovite của Sa hoàng không phải là đế chế La mã thứ ba. Tư tưởng Cứu thế của nhân dân Nga được mệnh danh hoặc là bằng một hình thức khải huyền hoặc dưới vẻ một cuộc cách mạng; và rồi sẽ xảy ra một biến cố phi thường trong số phận của nhân dân Nga. Thay vì thành La Mã thứ ba ở Nga, thì đã có Quốc tế thứ Ba, và rất nhiều đặc tính của thành La Mã thứ ba đã chuyển sang cho Quốc tế thứ Ba. Quốc tế thứ Ba cũng là một Đế chế Thần Thánh, và nó cũng được thành lập dựa trên một đức tin Chính thống giáo. Quốc tế thứ Ba không phải là quốc tế, nó chính là tư tưởng dân tộc Nga.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/17/Berdyaev2.jpg/250px-Berdyaev2.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Tư, 2014, 01:12:29 am
Châu Âu đón Lễ phục sinh,  Ukr không có gì mới, nên tôi mạn phép chém vài dòng. ;D

Khủng hoảng ở Ukr gây chia rẽ sâu sắc, 2 đại ca Nga, Mỹ cãi vã như mổ bò. Từ chuyện ảnh vệ tinh thật hay giả., rồi Tự vệ thật hay giả, khiến mọi người trên Thế giới ong hết cả đầu, chả biết tin ai nói thật. Mọi chuyện còn rối, chưa biết đến khi nào mới kết thúc.

Chi bằng… xóa tên Ukr trên bản đồ Thế giới, thế là xong!
Đông Nam Ukr, kính mời anh gấu Nga xơi. Phần này ngon, nhiều cơ sở công nghiệp, lòng đất nhiều tài nguyên. Từ đất Mẹ sang gần, tiện bề đi lại.

Tây Ukr, xin mời anh đại bàng trắng Ba Lan, thay mặt cả họ EU nhận phần. Dù hơi xương xẩu,  nhưng dễ gắn bó nhau nhờ yếu tố lịch sử. Vả lại, phía Nga vẫn tố cáo trước chính biến hồi tháng 2, Ba Lan thậm thụt trợ giúp cho cánh Mai đan. Vậy, cũng có thể coi là châu về Hợp Phố vậy. Cứ việc công khai mà yêu quý nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, cho phải lẽ.

Thế giới hòa bình, Gazprom chảy phe phé khắp Châu Âu. Đại ca Mỹ  lại hì hục xoay trục châu Á đang dang dở. Ông Pu tin mời ông Ô ba ma đi nghỉ Hè ở bãi biển Crimea, uống Vodka nhắm với trứng cá hồi…

Hưởng lợi nhất dĩ nhiên là công dân Ukr (cũ). Chả còn lo lãnh đạo tham nhũng, không còn loạn lạc, biểu tình tối ngày. Đời sống sung túc, tinh thần thoải mái vì đã mãn nguyện lý tưởng của mình. Túm lại, hay mọi nhẽ!
Họ mất mát duy nhất điều này:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/archive/4/49/20080607100505%21Flag_of_Ukraine.svg/120px-Flag_of_Ukraine.svg.png)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Kebaothu trong 20 Tháng Tư, 2014, 01:22:05 am

Mất ít thôi bác, khi phần lớn lãnh thổ U là do Nga biếu suốt mấy trăm năm

Châu Âu đón Lễ phục sinh,  Ukr không có gì mới, nên tôi mạn phép chém vài dòng. ;D

Khủng hoảng ở Ukr gây chia rẽ sâu sắc, 2 đại ca Nga, Mỹ cãi vã như mổ bò. Từ chuyện ảnh vệ tinh thật hay giả., rồi Tự vệ thật hay giả, khiến mọi người trên Thế giới ong hết cả đầu, chả biết tin ai nói thật. Mọi chuyện còn rối, chưa biết đến khi nào mới kết thúc.

Chi bằng… xóa tên Ukr trên bản đồ Thế giới, thế là xong!
Đông Nam Ukr, kính mời anh gấu Nga xơi. Phần này ngon, nhiều cơ sở công nghiệp, lòng đất nhiều tài nguyên. Từ đất Mẹ sang gần, tiện bề đi lại.

Tây Ukr, xin mời anh đại bàng trắng Ba Lan, thay mặt cả họ EU nhận phần. Dù hơi xương xẩu,  nhưng dễ gắn bó nhau nhờ yếu tố lịch sử. Vả lại, phía Nga vẫn tố cáo trước chính biến hồi tháng 2, Ba Lan thậm thụt trợ giúp cho cánh Mai đan. Vậy, cũng có thể coi là châu về Hợp Phố vậy. Cứ việc công khai mà yêu quý nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, cho phải lẽ.

Thế giới hòa bình, Gazprom chảy phe phé khắp Châu Âu. Đại ca Mỹ  lại hì hục xoay trục châu Á đang dang dở. Ông Pu tin mời ông Ô ba ma đi nghỉ Hè ở bãi biển Crimea, uống Vodka nhắm với trứng cá hồi…

Hưởng lợi nhất dĩ nhiên là công dân Ukr (cũ). Chả còn lo lãnh đạo tham nhũng, không còn loạn lạc, biểu tình tối ngày. Đời sống sung túc, tinh thần thoải mái vì đã mãn nguyện lý tưởng của mình. Túm lại, hay mọi nhẽ!
Họ mất mát duy nhất điều này:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/archive/4/49/20080607100505%21Flag_of_Ukraine.svg/120px-Flag_of_Ukraine.svg.png)



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 11:14:54 am
http://www.vietnamplus.vn/nhung-rui-ro-neu-nuoc-nga-chia-tay-voi-dong-usd/255475.vnp
(http://img1.vietnamplus.vn/t300/Uploaded/qfsqy/2014_04_20/20042014_dollar.jpg)

Những rủi ro nếu nước Nga chia tay với đồng USD

Trước sự kiện Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga và tình hình Ukraine căng thẳng, các phương tiện truyền thông Mỹ đã "dọa" độc giả Nga về nguy cơ Nga bị cô lập với đồng USD.

Khả năng áp dụng biện pháp này là không đáng kể, nhưng có một câu hỏi được đặt ra là, có lẽ đây là cơ hội để Nga thoát khỏi "ách” đồng USD chăng?

Thông tin xuất hiện trên các ấn phẩm nổi tiếng như The New York Times và Wall Street Journal cho rằng trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Nga có khả năng Nga bị cô lập với hệ thống USD. Thoạt tiên tưởng như khả năng áp dụng hình phạt này hoàn toàn không hợp lý, vì USD là đồng tiền dự trữ được sử dụng cho các giao dịch quốc tế và tích lũy dự trữ. Nga là một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường năng lượng, là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai thế giới, là quan sát viên trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), một thành viên của G-20...

Hơn nữa, Nga đang giữ khối lượng đồng USD lớn nhất thế giới. Và cũng cần nhấn mạnh rằng đồng USD chỉ đơn giản là một "bong bóng" khổng lồ, một đồng tiền không được bảo đảm bằng vàng mà chỉ bằng độc mỗi danh tiếng của nó. Các chuyên gia kinh tế trả lời phỏng vấn của trang báo điện tử Pravda.ru (Nga) đều cho rằng, Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cô lập USD đối với Nga.

Phó Chủ tịch Ủy ban thị trường tài chính Duma, ông Anatoly Aksakov chia sẻ: "Việc sử dụng đồng USD, trong đó có cả vai trò là đồng tiền danh nghĩa, giúp thêm điểm cho việc tạo dựng thương hiệu của đồng tiền này, khuyến khích sử dụng đồng USD trong giao dịch thanh toán. Nếu đồng USD không được sử dụng trong các văn bản hợp đồng, có nghĩa là đồng tiền đó có ít ý nghĩa hơn. Về vấn đề này, tôi tin rằng, sẽ có chuyện 'loại thải' đồng USD, từ ý thức và từ hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, sự suy yếu của đồng USD là sự suy yếu uy tín của một đồng tiền hàng đầu thế giới.”

Trong trường hợp cô lập Nga đối với đồng USD, thị trường năng lượng toàn cầu có lẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu vấn đề khí đốt có thể được giải quyết khá nhanh chóng vì có các hợp đồng khí đốt dài hạn, trên thị trường dầu, sẽ phải tìm các cơ chế thanh toán mới, trừ khi Nga kiến nghị với các đối tác của mình từ bỏ thanh toán bằng đồng USD.

Chuyên gia kinh tế Valentin Katasonov nêu rõ: "Nếu áp dụng "sáng kiến" này, có nghĩa là đánh vào một trong những hệ thống tiền tệ thế giới được thành lập cách đây 40 năm. Hệ thống này được gọi là tiêu chuẩn đồng đôla dầu lửa. Theo chuẩn này, tất cả các giao dịch trên thị trường dầu mỏ phải được thực hiện bằng đồng USD. Có thể không phải tất cả các thành viên OPEC đều sẵn sàng ủng hộ ý tưởng từ bỏ đồng USD, đặc biệt là Saudi Arabia vốn ràng buộc về quân sự và chính trị với Mỹ. Vì vậy, theo kịch bản này, tất cả các nước sẽ hành động theo kiểu riêng lẻ."

Tuy nhiên, theo chuyên gia hàng đầu của Liên minh Dầu mỏ (Oil Union) Rustam Tankaev, sẽ không khó khăn gì để áp dụng các cơ chế cho phép buôn bán năng lượng của Nga mà không dùng đồng USD. Mỹ chắc chắn sẽ cảm thấy thua thiệt bởi vì "nền móng" của đồng USD sẽ bị thu hẹp đáng kể do biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga.

Chuyên gia Rustam Tankaev nhắc lại rằng: "Đồng USD không phải là một loại tiền tệ quá ổn định. Ngay cả trong trường hợp không có các yếu tố khác, thì đồng USD cũng sa sút rồi và việc chuyển đổi sang chế độ bản vị vàng cũng đã được đề cập nhiều lần, hay việc sử dụng các đồng tiền khác cũng từng được đề xuất. Trong trường hợp này, loại bất cứ nước nào ra khỏi khu vực sử dụng đồng USD sẽ chỉ đơn giản có nghĩa là đánh vào đồng USD. Một số khá lớn công trái trong dự trữ ngoại hối của Nga là bằng USD. Nếu chúng bị bán phá giá trên thị trường, đồng USD sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng."

Các quan chức Nga đã nhiều lần đề nghị thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, từ bỏ việc lưu thông tiền tệ của Mỹ trên cả nước Nga. Ông Mikhail Dyagterev, đại biểu Đuma Quốc gia Nga đã đề xuất ý tưởng này vào năm 2013.

Tháng Ba vừa qua, trợ lý Tổng thống Putin là ông Sergei Glazyev, cũng đã nói rằng trong trường hợp có các mối đe dọa của Mỹ, “Nga sẽ buộc phải chuyển sang dùng các đồng tiền khác."

Với nước Nga, ý tưởng di chuyển khỏi hệ thống USD đã treo lơ lửng từ lâu. Khi ông Dmitry Medvedev còn là Tổng thống, ông đề xuất để tạo ra một đồng tiền dự trữ và đề nghị dùng đồng ruble.

Theo các chuyên gia phân tích, nếu nghĩ rẳng đồng USD là không thể thay thế thì quả là không đúng trong thế giới hiện tại. Chuyên gia Anatoly Aksenov chia sẻ: "Có khá nhiều đồng tiền dự trữ và trong trường hợp này, bản thân đồng USD chỉ thực hiện chức năng danh nghĩa. Nó chỉ đơn giản là một thước đo của hợp đồng, chứ không phải là một nguồn bổ sung và do đó, khi tính đến những điều kiện của thị trường, tất cả đều có thể tự do mua bán, tôi thấy không có vấn đề trong việc chuyển đổi sang giao dịch bằng các đồng tiền quốc gia." Việc không sử dụng đồng USD như đồng tiền thanh toán hợp đồng nữa sẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật thuần túy.

Tổng biên tập tạp chí Expert Valery Fadeev nhận xét: Quả là Nga có thể sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều nếu cường quốc này có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Nhưng vì đa số các đối tác của Nga nằm trên các lục địa Á-Âu và châu Á, nên Nga sẽ không thể bị cô lập trong toàn bộ lĩnh vực kinh tế-tài chính. Trên thực tế, Nga không phải là quốc gia duy nhất đang xem xét từ bỏ việc dùng đồng USD trong các thanh toán quốc tế, mà nhiều nước thế giới đang dần "xa lánh" đồng tiền của Mỹ.

Ông Fadeev nói tiếp: "Nếu nói về dự trữ ngoại hối của Nga thì trong đó có một tỷ lệ lớn bằng đồng euro. Tôi nghĩ rằng theo mức độ tăng trưởng của Trung Quốc, đồng NDT có thể sẽ đủ điều kiện đứng vào những vị trí hàng đầu. Đồng ruble tuy cho đến nay chỉ là đồng tiền quốc gia, nhưng là đồng tiền thực tế. Tất nhiên Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng không phải bá quyền vì vậy không thể áp đặt luật chơi cho cả thị trường tài chính."

Phát biểu trước Quốc hội hôm 28/3, Tổng thống Putin nêu rõ các hệ thống thanh toán quốc gia JCB (tại Nhật Bản) và UnionPay (Trung Quốc) đã hoạt động hiệu quả. Đây là những hệ thống độc lập, được thiết lập dành riêng cho thị trường, người dân trong phạm vi lãnh thổ của mỗi nước, đã tỏ rõ tính ưu việt trong thời gian qua. Chính phủ Nga đang cân nhắc hướng đi mới này.

Ông Putin cũng cảnh báo phương Tây rằng việc hạn chế công dân Nga sử dụng các hệ thống thanh toán của Mỹ và châu Âu sẽ phản tác dụng, khi khiến các công ty liên quan mất tiền và thị phần tại một thị trường sinh lời cao như Nga.

Tuyên bố này của ông được đưa ra sau khi Visa và MasterCard đã ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch thanh toán cho các khách hàng của Bank Rossiya, và một số ngân hàng khác của Nga bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt./.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 11:39:36 am
http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Co-phan-hoa-DNNN-Bai-hoc-nhung-nam-90-cua-nuoc-Nga/197669.vgp
Cổ phần hóa DNNN: Bài học những năm 90 của nước Nga

Chinhphu.vn) - Nghiên cứu những bài học từ thất bại của các nước đi trước sẽ góp phần cho sự thành công của tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là cổ phần hóa nhằm tạo ra bước đột phá mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta.

Tư nhân hóa và cổ phần hóa gắn liền với bối cảnh kinh tế quốc tế Quá trình tư nhân hóa và cổ phần hóa (TNH) DNNN trong các nước trên thế giới vào những năm 1990 được giới nghiên cứu chia thành 3 làn sóng theo ba thời kỳ: - Từ 1990 đến cuộc khủng hoảng Mexico 1994, TNH được tiến hành với quy mô rộng lớn. - Giai đoạn 2 từ 1995-1997 (giữa 2 cuộc khủng hoảng kinh tế Mexico và châu Á) thể hiện sự thành công của phương pháp TNH truyền thống trong điều kiện kinh tế và tài chính thế giới tăng trưởng mạnh. - Giai đoạn thứ 3 sau những năm 1997-1998, củng cố xu thế của những năm 1990 trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm giai đoạn trước trong điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, ở nhóm các nước quá độ (gồm các nước XHCN ở Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ), do sở hữu Nhà nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đồng thời với cuộc cải biến nền tảng chính trị-xã hội nên tiến trình TNH mang tính đặc thù với những phức tạp riêng. Trong giai đoạn này, các nước quá độ Trung và Đông Âu (trừ các nước SNG-Liên Xô cũ) đã xác định được những tiếp cận cơ bản để chuyển đổi sở hữu có hiệu quả cho phát triển đất nước. Trong lúc đó, TNH ở nước Nga thời kỳ 1991-1998 đã không mang lại thành công, nếu không nói là thất bại. Năm 1991, dư luận xã hội Nga kỳ vọng rất cao vào hiệu quả của chính sách TNH sẽ làm tăng tự do hóa nền kinh tế và dân chủ hóa xã hội, nhưng kỳ vọng đã không được đáp ứng. Kết quả thăm dò ý kiến công luận của Quỹ dư luận xã hội tháng 5/2008 cho thấy sự thất vọng sau 8 năm TNH. Theo kết quả khảo sát vào tháng 5/1998, khi được hỏi “theo bạn, quá trình tư nhân hóa ở nước Nga những năm 1990 có tuân thủ theo pháp luật không, hay là có sự vi phạm pháp luật?”, chỉ có 6% số người trả lời là “đúng pháp luật”, 16% “đôi khi đúng, đôi khi không”, 63% trả lời “vi phạm pháp luật” còn 15% là “khó đánh giá”. Tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu của nước Nga, có thể khái quát về một số nguyên nhân chính của sự thất bại này là: Sai lầm giữa mục tiêu và lựa chọn giải pháp TNH Mục tiêu TNH bao gồm: Tạo ổn định nguồn thu cho ngân sách (nguồn thu từ TNH); thu hút dòng chảy nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (bao gồm cả vốn, công nghệ hiện đại và vốn tri thức-kỹ năng quản trị DN); đa dạng hóa nguồn cung trên các thị trường vốn và chứng khoán; cuối cùng quan trọng nhất là đảm bảo cho nền kinh tế tăng sức cạnh tranh và nhịp độ tăng trưởng, ổn định xã hội. Tuy nhiên, nước Nga trong thời kỳ 1991-1998, đặc biệt giai đoạn đầu 1991-1994 đã tiến hành TNH bằng giải pháp cấp tập với khối lượng rất lớn các DNNN. Tiến trình TNH các doanh nghiệp Nhà nước theo 2 hình thức: Bán các doanh nghiệp nhỏ qua đấu giá, còn các doanh nghiệp lớn chuyển thành các công ty cổ phần. Giai đoạn 1991-1993 đã tiến hành TNH gần 89.000 DNNN (gần 30.000 DN một năm), năm 1994 là 23.800, 1995 - 10.200, 1996 - gần 5.000, 1997 - xấp xỉ 2.500. Chậm trễ xây dựng thể chế về tài chính, pháp lý Các văn bản pháp lý cho TNH thường được ban hành chậm trễ từ 6 tháng đến 1 năm so với tiến trình triển khai. Hơn nữa, các chương trình, kế hoạch TNH  không có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể trong việc xây dựng định mức, lộ trình triển khai giữa Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương. Đặc biệt là việc cấu trúc ngân sách Nhà nước không kịp sửa đổi để phản ánh minh bạch quá trình sử dụng nguồn thu từ TNH và mục đích chi các nguồn này cho phát triển kinh tế-xã hội. Đáng chú ý, việc chuyển nhượng thông qua chứng chỉ (voucher) cầm cố đặc biệt, thiếu phương tiện thanh toán bằng tiền dẫn đến hiện tượng chuyển đổi sở hữu không phản ánh thực chất giá trị, tài sản quốc gia. Vì vậy, việc định giá tài sản doanh nghiệp gồm cả giá trị sử dụng đất đai không chính xác, thấp hơn rất nhiều so với thực tế và được cầm cố sang tay tư hữu với giá rẻ mạt. Những cơ sở vật chất của các xí nghiệp nằm ở vị trí “sinh lợi cao” sau TNH được chuyển mục đích thành cơ sở kinh doanh thương mại. Thống kê vào năm 2001 cho thấy, mặc dù đã tích cực sửa sai nhưng trong số diện tích 337 triệu m2 nhà xưởng thuộc sở hữu Liên bang cũ sau TNH đã bị chuyển sang sử dụng cho mục đích thương mại 214 triệu m2. Việc thiếu sự đảm bảo về pháp lý đã không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài do lo ngại độ rủi ro cao. Năm 2000, đầu tư nước ngoài vào Nga chỉ có 10,9 tỷ USD. Sau 10 năm sửa sai, đến năm 2010 con số này đã tăng lên 9,52% đạt 114,7 tỷ USD. TNH không kết hợp với tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, dù Nhà nước vẫn giành được quyền kiểm soát đa phần các khâu kinh tế trọng yếu (mạng lưới đường sắt, ngành sản xuất hàng không vũ trụ, tổ hợp năng lượng thống nhất, nguồn nước ngầm và thềm lục địa) nhưng hậu quả sản xuất vẫn đình trệ, tình hình kinh tế và xã hội đều trở nên xấu đi. GDP liên tục bị suy giảm với mức -3% mỗi năm từ 1200 tỷ USD năm 1991 còn 900 tỷ USD năm 1998. Sự thao túng của tội phạm có tổ chức liên kết với tham nhũng Sự thao túng của tội phạm có tổ chức cao được tổng kết từ thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới có thể mô tả theo sơ đồ dưới đây

(http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/buianhtho/2014_04_19/Untitled.jpg?maxwidth=460)

74% số người được hỏi (năm 1993) đều cho rằng kết quả của TNH là phần lớn tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước được sang tay cho các nhóm ít người mà không phải cho các tầng lớp dân cư rộng rãi, một phần đáng kể sở hữu Nhà nước đã rơi vào tay các cá nhân có quan hệ mật thiết với các tổ chức tội phạm, hoặc với các nhóm quan chức trong hệ thống quản lý. Kết quả của những sai lầm nêu trên đã tác động đến nền kinh tế nước Nga giai đoạn 1991-1998, thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ GDP nước Nga kể từ khi Liên Xô tan rã:

(http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/buianhtho/2014_04_19/2.jpg?maxwidth=460)

Ở nước Nga, trong thời kỳ 1991-1998, cùng với hai nguyên nhân nêu trên, kết hợp với sự thiếu minh bạch của thông tin về chính sách và quá trình thực hiện chính sách TNH đã tạo ra kẽ hở cho việc thao túng, rửa tiền của các tổ chức tội phạm. Trong tiến trình TNH, sự câu kết của tội phạm có tổ chức với nhóm quan chức tham nhũng đã thao túng ngay từ khâu hoạch định chính sách và tác động vào cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán, nên chỉ trong thời gian ngắn đã hình thành tầng lớp chủ tư hữu, tài phiệt lớn lũng đoạn nền kinh tế. Nỗ lực sau hơn 10 năm khắc phục hậu quả sai lầm TNH những năm 90 Sai lầm TNH của giai đoạn 1991-1998 đã được nhận ra và quyết liệt điều chỉnh sau khi ông V. Putin làm Tổng thống Nga (1999). Tuy nhiên, cho đến 10 năm sau vẫn còn những hệ lụy chưa thể khắc phục hết.

Các chỉ tiêu chính

 Tỉ trọng khu vực tư nhân

GDP  tỷ USD

Năm 2000

 5%(1991)

 1.123

Năm 2010

 65%

2.211

% Thay đổi

+1300%

+96,7 %

 

Ngoại thương tỷ USD

149,9

648,4

+332 %

Cán cân thương mại tỷUSD

60,7

151,6

+150 %

Đầu tư nước ngoài FDI tỷ USD

10,9

114,7

+952 %

Nợ nước ngoài tỷ USD

166

27,8

−83,3 %

Lạm phát %

20,2

8,8

−56,5 %

Sản xuất Công nghiệp

100 %

147 %

+47 %

Tiền lương có tính đến  lạm phát

100 %

242 %

+142 %

Lương hưu có tính đến lạm phát

100 %

331 %

+231 %

Tỷ lệ  nghèo đói %

29

12,6

−56,6 %

Để tránh vấp phải thất bại do những nguyên nhân nêu trên trong tiến trình tái cơ cấu DNNN và cổ phần hóa DN ở nước ta, chúng tôi cho rằng quan điểm được nêu trong thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải được thực sự quán triệt, trong đó đáng chú ý là:

"Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường; kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải được phân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước”.

Hồng Mỹ


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 03:03:54 pm
Ngày Chủ nhật Phục sinh, ngày Chúa Jesus sống lại sau khi bị đóng đinh trên Thập tự giá (đúng là Chúa tài thật), Một giờ sáng ngày Phục sinh, một cuộc tấn công xẩy ra ở một trạm gác tại Slaviansk, 3 người dân giữ chốt và 2 đảng viên đảng cấp tiến bị giết chết. Một ngày Phục sinh không yên lành.
http://lifenews.ru/news/131635

(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397942648-8815-pasha.jpg)
http://www.unian.net/society/909868-segodnya-hristiane-vsego-mira-prazdnuyut-pashu.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 20 Tháng Tư, 2014, 05:18:34 pm
 MÓN MỚI ĐÂY CÁC BÁC :
https://vn.news.yahoo.com/chi%E1%BA%BFn-c%C6%A1-sukhoi-nga-l%C3%A0m-t%C3%AA-li%E1%BB%87t-t%C3%A0u-010408169.html
#Invalid YouTube Link#


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 06:53:23 pm
Tán dóc tiếp:
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/04/nhung-nguoi-nga-ky-cuc.html

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6c/REPIN_Ivan_Terrible%26Ivan.jpg/800px-REPIN_Ivan_Terrible%26Ivan.jpg)
Hai cha con Ivan Hung đế trong ngày 16 tháng 11 năm 1581. Ilya Repin, 1885.

Những người Nga kỳ cục

Đầu thiên niên kỷ này, một nhà xuất bản ở Anh vừa cho in một xê-ri có tính cách đi vào tìm hiểu đặc tính các dân tộc, mà trước tiên là miêu tả những khuôn mẫu đã định hình trong lịch sử về dân tộc đó.
  Tủ sách mang cái tên khá khiêu khích Xenophobe`s  Guide  to... tạm dịch là Sách hướng dẫn cho những kẻ bài bác người nước ngoài   ( Anh, Pháp, Đức...).
 Để  các trang sách có thể được viết bằng giọng khách quan, pha chút hài hước mang cái nhìn tự chỉ trích từ bên trong, NXB đặt ra yêu cầu người nước nào tự viết về người nước ấy.
Mùa hè 2001, cuốn Sách hướng dẫn cho những kẻ bài bác người Nga đã được in ra ở London và một nxb ở Moskva đã lập tức cho dịch cuốn sách này ra tiếng Nga.
 Dưới đây là mấy đoạn trích dịch ngắn từ báo Nga  Vremya


Sầu muộn,bi quan và nồng nhiệt bẩm sinh
 Tính cách dân tộc thường khi là một cái gì mâu thuẫn và người Nga cũng vậy, người Nga trung bình mang hình ảnh một kẻ sầu muộn, trong khi chờ đợi những gì tốt đẹp thì đồng thời biết là tai vạ có thể đổ xuống đầu mình bất cứ lúc nào.
Thật là chó cắn áo rách, anh ta lầu bầu khi gặp hoàn cảnh rủi ro, lặng lẽ thu dọn những gì còn  còn sót từ đống đổ nát và lại tính cho mình ván bài mới.
 Đấy cũng là dịp để người ta than thở rằng người Nga là  một dân tộc bất hạnh nhất trên đời, rằng ngày xưa họ sống không đến nỗi nào và chẳng hiểu làm sao cứ ngày càng khốn khó hơn. Trong khi đó, vào những lúc mọi chuỵện vui vẻ, họ sẽ nói với bạn rằng họ biết mình là một trong những dân tộc tốt bụng mến khách nhất trên thế giới và điều này chính ra là rất  gần với sự thực.
   Tuy nhiên nếu  “đập vỡ “ một người Nga ra, luôn luôn ta sẽ bắt gặp một người mơ mộng. Chủ nghĩa lãng mạn Nga là một cái gì bền chắc lạ thường, để lâu không hỏng, thả xuống nước không chìm, chôn xuống đất không chết. Và cuộc sống càng nặng nề  thì trái tim lãng mạn ấy ở người ta càng đập mạnh. Họ rất thích tin ở những ai nói rằng có thể  có được thiên đường ngay trên mặt đất.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ae/Ilia_Efimovich_Repin_%281844-1930%29_-_Volga_Boatmen_%281870-1873%29.jpg/800px-Ilia_Efimovich_Repin_%281844-1930%29_-_Volga_Boatmen_%281870-1873%29.jpg)
Những người kéo thuyền trên sông Volga. Ilya Repin (1870-73).

Chen vai thích cánh
   Khía cạnh tiêu biểu trong tính cách Nga là cảm giác có người có ta. Họ thích tụ  lại thành những đám đông: một chiếc xe buýt  ken chặt những người đối với họ luôn  có sức hấp dẫn, nhất định là họ phải chen lên bằng được, cốt có người đã đi là ta cứ thế mà đi theo, đông mấy cũng không ngại.
Trong  hoạt động hàng ngày việc gì  họ chỉ cần có người khác cùng làm, còn  kết quả làm đến đâu không cần biết.
Thật khó tưởng tượng một người Thuỵ Điển bệ vệ kiểu cách lại có thể nhập ngay vào một một dàn đồng ca gồm toàn những người anh ta không quen trên một toa xe hoả chật  ních người.
Còn người Nga nào cũng sẵn lòng làm vậy, chẳng cần có vôt-ca họ cũng tìm thấy hào hứng trong việc tạo ra một bầu không khí gắn bó; lời bài hát chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí hát sai nhịp cũng được, điều quan trọng là cái dàn dồng ca ca này vang lên càng to càng sôi nổi càng tốt, ca rằng chúng ta đang ở bên nhau  và chẳng còn gì là đáng sợ nữa.

 Ba khái niệm cơ bản
   Để hiểu cái nhìn người Nga đối với đời sống, cần lưu ý tới ba  khái niệm cơ bản là tâm hồn, nỗi buồn, số phận.
Tâm hồn ở đây gắn với chính giáo.
Nỗi buồn thì là sự hoà trộn của lãnh đạm, dày vò, sầu thảm và chán chường. Nó cũng có chút ý vị “ nỗi đau thế giới” của người Đức, song mang màu sắc cá nhân rõ hơn. Người Nga chấp nhận nỗi buồn này một cách tự nhiên,trong thâm tâm họ luôn luôn kêu lên như nhân vật Oneghin  trong vở opéra của Tchaikovski “Thật là nhục nhã ! Ôi nỗi buồn ! Ôi số phận thảm thương của ta !”
 Còn chữ số phận ở đây có đủ các nghĩa của thiên mệnh, điềm dữ điềm lành, tiền kiếp tiền định, chạy trời không khỏi nắng, trời đã phạt mi bằng cách suốt đời buộc mi khóc than cho số phận của mình…
Thành thử không ai ngạc nhiên khi thấy nhiều người Nga chuyển vai nhanh chóng, từ nhân vật trung tâm của một  lễ tiệc đèn sáng rực rỡ với những câu bông đùa hóm hỉnh, sang anh chàng chán đời ngồi nức nở trước cốc ruợu cạn và tự làm khổ mình bằng cách đập tay lên trán tự hỏi  ý nghĩa cuộc sống là gì mà không bao giờ trả lời được.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/33/Vasnetsov_Alenushka.jpg/415px-Vasnetsov_Alenushka.jpg)
Em gái Alionyutska khóc thương anh Ivanutska. V.M.Vasnetsov, 1881.

Dễ dãi thế nào cũng được. Thích ăn sẵn và thụ động chờ đợi  
   Người Nga thích ngồi ước ao tự nhiên mình trở nên giàu có.
 Một trong những truyện cổ tích  phổ biến nhất ở Nga là câu chuyện  Êmélia và con cá măng thần kỳ, đại khái kể về một  anh chàng không thích động tay vào bất cứ việc gì mà lại có được tất cả mọi thứ.
Rút lại  số phận  của ngừơi ta đi đằng nào, sự tốt xấu … tất cả chẳng có nghĩa lý gì hết, đạo lý cuối cùng là vậy.
 Tiếng Nga có một từ là khaliav có nghĩa là của trời cho, người ta dùng nó để gọi  một cái vé xem một vở hát mang tính chất chiêu đãi, một tập quảng cáo mỏng chả ai buồn xem, cho tới giấy mời tới dự bữa ăn tối với một thương gia có thể là cần cho bạn trong một việc gì đấy.
 Người Nga cho rằng cứ được mời là thích rồi,  ngoài ra mời cái gì mà chẳng được.
  Một biểu hiện khác của thụ động là sự chịu đựng, nghiến răng chấp nhận đau khổ, ngóng đợi một cuộc sống khá hơn dù không biết bao giờ nó tới.
 Khả năng chịu đựng của người Nga thật mênh mông không có giới hạn, người có quyền  muốn quát mắng họ, chửi bới họ thế nào cũng được. Cuối cùng nhà cầm quyền đành ra lệnh treo đầu cả bọn ngoài chợ :
 --  Ngày mai cho tất cả  lên đoạn đầu đài hết. Tám giờ có mặt ở đây. Có hỏi thêm gì không ?
-- Dạ có. Xin hỏi dây thừng đã có sẵn hay chúng tôi phải mang theo ?
     Họ dám chờ đợi và hy vọng ngay trong những điều kiện mà không một dân tộc nào chịu đựng nổi.

Giới trí thức
    Đây  không phải là khái niệm chỉ lớp người có học mà dân tộc nào cũng có.
 Ở Nga, là một trí thứccó nghĩa là  phải hiểu được những người đang sống quanh, cùng đau khổ với họ, cùng  mơ mộng và khi cần lên tiếng chống lại bất công cùng với họ. Cố nhiên trước đó anh phải là người đọc nhiều biết rộng được dạy dỗ dến nơi đến chốn, song luôn luôn tự hiểu chưa phải  là đủ.

Một nhà văn, một  nhạc sĩ, một giáo sư hay một viện sĩ không thể tự nhiên liệt mình vào hạng trí thức, làm thế chẳng khác gì tự anh  phong thánh cho mình mà ông ta thừa biết rằng danh hiệu này phải do nhân dân phong tặng. Các nhà trí thức thực thụ thường không  giấu nổi sung sướng khoe với hàng xóm về vai trò của mình  nhưng không quên nói thêm “mình là thứ đã bị sâu ăn”, tức chưa phải đã xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 07:50:34 pm
Bản đồ sử dụng tiếng Nga theo vùng, số liệu điều tra năm 2003:
(http://www.russia-ukraine-travel.com/image-files/language-in-ukraine.png)

Lượng ủng hộ tiếng Nga như ngôn ngữ chính thức thứ 2 theo vùng, số liệu điều tra năm 2005:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4d/Official_Russian_language_support_in_Ukraine.PNG)

Các số liệu trên là của Viện Nghiên cứu Chiến lược Phát triển Quốc gia Ukraine.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 08:23:32 pm
Có một vụ bắn nhau ngày Phục sinh ở Slaviansk nhưng đổ lỗi cho nhau qua lại, BNG Nga bảo phe Right Sector:
http://lb.ua/news/2014/04/20/263818_mid_rf_somnevaetsya_slavyanske.html
http://itar-tass.com/
(http://videocdn.itar-tass.com/tass/m2/uploads/i/20140420/3630661.jpg)

http://www.youtube.com/watch?v=PuafSoRF1F0

SBU bảo không, đấy là đạo diễn đổ vạ:
http://lb.ua/news/2014/04/20/263824_sbu_pravogo_sektora_slavyanske.html

Right Sector phủ nhận:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=PuafSoRF1F0
(http://i.lb.ua/094/24/5353a22cddd4f.jpeg)

Nga trưng ngay chứng cớ đây còn cãi nữa không:
http://www.youtube.com/watch?v=1JojZXOlKJM

Mỹ thì bảo kệ xác chúng mày, chúng mày là anh em Slavo, thích đánh nhau thì cứ đánh nhau, đánh nhau xong rồi cấp gaz cho nhau chứ đừng vác rá sang tao xin khí hóa lỏng. Cái thỏa thuận Giơ-neo đó là để tao rút ra cho khỏi bẽ mặt. Đừng có mà mơ tao can thiệp vì tao có được cái đếch gì đâu.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 08:37:06 pm
Trở lại giai đoạn cuối 2013 qua nét cọ của họa sĩ biếm họa, Nga-U-EU:
(http://media.cagle.com/58/2013/11/22/140435_600.jpg)

Yêu quá thằng em U:
(http://media.cagle.com/205/2014/04/17/147297_600.jpg)

(http://media.cagle.com/81/2014/04/17/147291_600.jpg)

Bác Pu vác vợt đi sáp nhập:
(http://media.cagle.com/180/2014/04/18/147360_600.jpg)

Ký vào, đây, đây, đây...
(http://media.cagle.com/139/2014/04/18/147355_600.jpg)

Trừng phạt ngày 19 tháng 4:
(http://media.cagle.com/74/2014/04/19/147370_600.jpg)

Võ đài ngày 19 tháng 4:
(http://media.cagle.com/103/2014/04/19/147369_600.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 09:13:36 pm
Tiếp nào:
(http://latuffcartoons.files.wordpress.com/2014/03/us-russia-ukraine.jpg?w=590)

(http://latuffcartoons.files.wordpress.com/2014/03/obama-syria-venezuela-ukraine.gif?w=590)

(http://latuffcartoons.files.wordpress.com/2014/03/ukraine.gif?w=590)

(http://latuffcartoons.files.wordpress.com/2014/02/lenin-monuments-went-down-in-ukraine.gif?w=590)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 09:22:47 pm
Có Kosovo thì có Crimea:
(http://3.bp.blogspot.com/-yDfLXmy3ulE/UyrUZScPN1I/AAAAAAAAB-k/aG94qAnyz4s/s1600/Capture+d%E2%80%99e%CC%81cran+2014-03-20+a%CC%80+12.29.58.png)

Người lịch sự đi bầu:
(http://1.bp.blogspot.com/-dIogwNaqymc/UyrUZb3FbxI/AAAAAAAAB-g/Ok8esTNFw1o/s1600/Capture+d%E2%80%99e%CC%81cran+2014-03-20+a%CC%80+12.31.54.png)

Chớ bước vào chỗ có hố:
(http://2.bp.blogspot.com/-331T8fA2yUc/UyrRVamrXiI/AAAAAAAAB9Y/WB5va_exG4I/s1600/Capture+d%E2%80%99e%CC%81cran+2014-03-20+a%CC%80+12.26.16.png)

(http://2.bp.blogspot.com/-yv58PvZXjz0/UyrRXFyZy_I/AAAAAAAAB-I/R0bjP_ZWF0A/s1600/IEZJ5XtbSIiasrPidcIUew.jpeg)

Nào ta cùng xây vì cả tôi và anh cùng trúng thầu:
(http://3.bp.blogspot.com/-q7aNNp2yqHI/Uyx76OhxkFI/AAAAAAAACCo/biqMcoMVw7s/s1600/AMMER_2014-03-19-3411.jpg)

Ba phần tư một thế kỷ vẫn chơi lại bài cũ:
(http://1.bp.blogspot.com/-oKx6Olrltus/UyrRXSvy7DI/AAAAAAAAB-E/W3g5KBI_kZg/s1600/kKk0zC6aSDKJpIgeWJ60Bw.jpeg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 09:34:13 pm
tiếp:
(http://4.bp.blogspot.com/-fkubS8m1kzY/Uyx76Bw-i-I/AAAAAAAACCk/rY9Tv9RwVfk/s1600/BALLAMAN_2014-03-06-3074.jpg)

(http://3.bp.blogspot.com/-6hEoDyuJaik/Uyx77StL0VI/AAAAAAAACDA/NiG2091vqdg/s1600/BERTRAMS_2014-03-20-3435.jpg)

(http://4.bp.blogspot.com/-TdBHbVlR6Mo/Uyx77dWRvbI/AAAAAAAACC4/BZx3wJLDXio/s1600/BLEIBEL_2014-03-13-3209.jpg)

(http://1.bp.blogspot.com/-s6THn5tqGws/Uyx77oTBExI/AAAAAAAACC0/QLIN7IsGsfI/s1600/BURKI_2014-03-20-3440.jpg)

(http://1.bp.blogspot.com/-02T8Zgce4xA/Uyx78rjFzzI/AAAAAAAACDc/eJSAI0VKym4/s1600/SCHNEIDER_2014-03-04-2988.jpg)

(http://3.bp.blogspot.com/-5AAPcj0NmNs/Uyx79ViErOI/AAAAAAAACDU/3MEkbYVbX2U/s1600/STEPHFF_2014-03-17-3297.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2014, 09:59:27 pm
Biếm họa nói về tình cảm bài Ukraina:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/91/Ukrainians_Caricature.jpg)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7f/Kaniv1914.jpg/797px-Kaniv1914.jpg)
Hiến binh Đế quốc Nga tại mộ Taras Shevchenko ở Kaniv năm 1914

Sự khác nhau giữa tiếng Nga tiếng U, biếm họa:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/da/Discrimination_of_Ukrainian_language.jpg/598px-Discrimination_of_Ukrainian_language.jpg)

Bảng kỷ niệm sắc lệnh Ems (Эмский указ, Emskiy ukaz; Ukrainian: Емський указ), một sắc lệnh bí mật của Sa hoàng Alexandre II năm 1876, quy định không sử dụng tiếng U trong in ấn, ngoại trừ in lại các văn bản cổ để lưu trữ nghiên cứu:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d1/Ems_Ukaz_plaque_in_Bad_Ems.JPG/558px-Ems_Ukaz_plaque_in_Bad_Ems.JPG)

Thông tri Valuev, một sắc lệnh mật của Bộ nội vụ Đế chế Nga cấm các xuất bản phẩm (tôn giáo, giảng dạy văn hóa ngôn ngữ trong trường học) bằng tiếng Ukraina:
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6b/%D0%92%D0%B0%D0%BB%D1%83%D1%94%D0%B2%D1%81%D1%8C%D0%BA%D0%B8%D0%B9_%D1%86%D0%B8%D1%80%D0%BA%D1%83%D0%BB%D1%8F%D1%80._Valuev_Circular.jpg/409px-%D0%92%D0%B0%D0%BB%D1%83%D1%94%D0%B2%D1%81%D1%8C%D0%BA%D0%B8%D0%B9_%D1%86%D0%B8%D1%80%D0%BA%D1%83%D0%BB%D1%8F%D1%80._Valuev_Circular.jpg)

Từ thế kỷ 17 khi nhà Romanov thống trị nước Nga:
- 1720 Piotr Đại đế ban hành chỉ dụ cấm in sách bằng tiếng U, từ 1729 tất cả các sắc lệnh và hướng dẫn chỉ được phép ban hành bằng tiếng Nga.
- 1763 Catherine Đại đế ban hành sắc lệnh cấm giảng bài bằng tiếng U tại Trường Tổng hợp Quốc gia "Viện hàn lâm Kiev-Moghilian".
- .....


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Tư, 2014, 11:22:16 am
Chủ tịch lâm thời Radar Tối cao Ukraina Oleksandr Turchinov trả lời phỏng vấn TH Ukraine "Sự kiện trong tuần" tuyên bố sẵn sàng bổ nhiệm các tỉnh trưởng mà người dân Donetsk và Lugansk đề cử
http://www.unian.net/politics/909951-turchinov-gotov-naznachit-gubernatorov-predlojennyih-jitelyami-donbassa.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1397561523-8433-turchinov.jpg)

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Sikorsky trả lời phỏng vấn tờ Washington Post tuyên bố Nước Nga muốn biến Ukraina thành liên bang kiểu Bosnia chứ không phải kiểu Hoa Kỳ.
http://www.unian.net/politics/909976-rossiya-hochet-prevratit-ukrainu-v-federatsiyu-napodobie-bosnii-glava-mid-polshi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_01/1390266195-2449-sikorskiy-radoslav.jpg)

Ông này cũng từng khuyên Nước Nga chớ có thử thách lòng kiên quyết của người Ukraina và chớ đánh giá lại khả năng của mình trong cuộc đối đấu với phương Tây vì điều đó chỉ kết thúc với sự tồi tệ cho nước Nga.
(http://images.unian.net/photos/2014_02/1392810989-7810.jpg)
http://www.unian.net/politics/908822-sikorskiy-sovetuet-rossii-ne-ispyityivat-reshimost-ukraintsev.html

TT Ô-ba-ma theo lời trên báo NY Times đang tập trung vào việc cô lập nước Nga trên trường quốc tế, nhưng cô lập kiểu gì đây, khó quá:
http://world.lb.ua/news/2014/04/20/263833_obama_stanet_vozobnovlyat.html
(http://i.lb.ua/001/43/5353d95fce345.jpeg)

Phương Tây phải tôn trọng lợi ích của Nga:
http://vietnamese.ruvr.ru/2014_04_20/271445136/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/20/1505488450/9RIAN_02402034.LR.ru.jpg)
“Hôm nay chúng ta có thể nói rằng thế giới đã trở thành đa cực. Và trong quá trình đang diễn ra ở Ukraine và sẽ xảy ra trên thế giới, Nga sẽ nói tiếng nói của mình. Và tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và trước hết là EU với tư cách là trung tâm quyền lực quan trọng sẽ phải chú ý đến các lợi ích của Nga. Đối với người Mỹ, chúng tôi sẵn sàng đối thoại, nhưng đối thoại chỉ có thể diễn ra khi lợi ích của các đối tác được quan tâm.”

Ngày hôm nay Phó TT Mỹ sẽ bay đến Ukraina trong chuyến thăm hai ngày.
http://www.unian.net/politics/909981-segodnya-v-ukrainu-priletit-vitse-prezident-ssha.html
(http://images.unian.net/photos/2014_01/1390512534-1752-djo-bayden.jpg)

Điện Kremlin bổ nhiệm cựu tư lệnh hải quân Ukraina Denis Berezovsky làm Phó tư lệnh hạm đội Biển Đen LB Nga.
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1398060150-7916.jpg)
http://www.unian.net/politics/909986-kreml-naznachil-eks-komanduyuschego-vms-ukrainyi-berezovskogo-zamestitelem-komanduyuschego-chf-rf.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 21 Tháng Tư, 2014, 02:04:44 pm
(http://www.cand.com.vn/Uploaded_CSTC/maiphuong1/8_lucluong3137-450.jpg)
Lực lượng đặc nhiệm Berkut, đơn vị có nhiệm vụ trấn áp những cuộc biểu tình bạo động ở Ukraine.

 
Bộ Nội vụ Ukr kêu gọi các chiến sĩ Berkut.

"Chúng tôi, các thành viên của Hội đồng phụ trách Bộ Nội vụ Ucraina, trước hết muốn hướng tới các cựu nhân viên của Berkut. Các bạn luôn là những chiến sĩ ưu tú của lực lượng an ninh. Các bạn đã không tiếc sức lực và sinh mạng để bảo vệ người dân.”

“Giờ đây Mẹ-Ucraina cần sự chung sức và tham gia của các bạn hơn bao giờ hết. Bất chấp ngày hôm qua Berkut và Tự vệ Maidan đứng bên những chiến hào khác nhau. Lúc này, khi đất nước đối mặt với sự xâm lược từ bên ngoài, mọi công dân phải nhớ rằng họ là đứa con của mảnh đất Ucraina thống nhất, quên đi mọi hiềm khích và làm dịu những tham vọng cá nhân."

Không biết có "chiến sĩ ưu tú Berkut" nào nghe lời kêu gọi của Bộ Nội vụ Ukr không nữa. :)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 21 Tháng Tư, 2014, 04:00:41 pm


    Chủ tịch lâm thời Radar Tối cao Ukraina Oleksandr Turchinov trả lời phỏng vấn TH Ukraine "Sự kiện trong tuần" tuyên bố sẵn sàng bổ nhiệm các tỉnh trưởng mà người dân Donetsk và Lugansk đề cử
    http://www.unian.net/politics/909951-turchinov-gotov-naznachit-gubernatorov-predlojennyih-jitelyami-donbassa.html

           (http://images.unian.net/photos/2014_04/1397561523-8433-turchinov.jpg)



       Nhân tình hình của U tạm lắng do mới ký thỏa thuận 4 bên và Lễ phục sinh .  Tôi  góp vài dòng cùng các bác :
 
   Hai ông lãnh đạo CP tạm quyền của U ngày càng xuống nước . Hôm trước vừa tuyên bố tăng quyền tự chủ cho các vùng phía Đông  và  sử  dùng tiếng Nga như ngôn ngữ thứ 2 (   trước đó thì cấm ) ,  rồi bỏ   thống đóc vùng ...  Xem ra là chẳng có  nguyên tắc  quốc gia nào hết .  Cứ bị ép mạnh là lại xuống thang tiếp.
   Ta cứ chờ xem hồi tiếp mấy bác U này sẽ  hạ bài đến mức nào (  có thể là không có LIÊN BANG )  nhưng miền Đông của U chắc sẽ là một vùng
   riêng biệt mà CP trung ương của U sẽ không  thể với tới được -  Tôi đồ là vậy - ( mà  lúc ấy bác gấu Nga mới chịu ) .




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: con_ech_gia trong 21 Tháng Tư, 2014, 04:54:54 pm
Có một vụ bắn nhau ngày Phục sinh ở Slaviansk nhưng đổ lỗi cho nhau qua lại, BNG Nga bảo phe Right Sector:
Nga trưng ngay chứng cớ đây còn cãi nữa không:
http://www.youtube.com/watch?v=1JojZXOlKJM
Có bác nào biết Tiếng Nga dịch hộ cái clip này với ạ. Chữ thì còn nhờ bác Google dịch phứa chứ tiếng thì chịu rồi.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: Docmoc trong 21 Tháng Tư, 2014, 07:38:20 pm
Có ai thấy bác longtrec đâu không nhỉ ? Mấy hôm rồi không thấy bác ấy viết bài . Dự là bác ấy ganh tị với các bác bên K , đã mò đi kiếm mê mai và đồ cổ . Kết quả thế nào , phải chờ bác ấy về kể chuyện , ... Chính phủ tạm quyền đã đi lạc đường quá xa . Với những "thành tích" của họ , thì khi Ukraine ổn định trở lại (ít nhất là nửa năm nữa), họ sẽ phải ra tòa . Khả năng khá cao là họ sẽ được mời hút thuốc lá CAPSTAN


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 22 Tháng Tư, 2014, 12:51:41 am


       Nhân tình hình của U tạm lắng do mới ký thỏa thuận 4 bên và Lễ phục sinh .  Tôi  góp vài dòng cùng các bác :
 
   Hai ông lãnh đạo CP tạm quyền của U ngày càng xuống nước . Hôm trước vừa tuyên bố tăng quyền tự chủ cho các vùng phía Đông  và  sử  dùng tiếng Nga như ngôn ngữ thứ 2 (   trước đó thì cấm ) ,  rồi bỏ   thống đóc vùng ...  Xem ra là chẳng có  nguyên tắc  quốc gia nào hết .  Cứ bị ép mạnh là lại xuống thang tiếp.
   Ta cứ chờ xem hồi tiếp mấy bác U này sẽ  hạ bài đến mức nào (  có thể là không có LIÊN BANG )  nhưng miền Đông của U chắc sẽ là một vùng riêng biệt mà CP trung ương của U sẽ không  thể với tới được -  Tôi đồ là vậy - ( mà  lúc ấy bác gấu Nga mới chịu ) .


Thủ tướng tạm quyền Ukr Yatsenyuk khi trả lời NBC khẳng định rằng: "Tổng thống Putin có giấc mơ phục hưng Liên Xô. Ông ta càng ngày càng tiến xa hơn và không biết đâu là đích đến cuối cùng...”

Nguồn:   http://www.vietnamplus.vn/ukraine-nghi-ong-putin-co-giac-mo-phuc-hung-lien-xo/255490.vnp

Cá nhân tôi cho rằng ông Yatsenuk nói…hơi quá ;D! Ông Putin hoàn toàn không có ảo tưởng như vậy. Đơn giản là nước Nga hiện nay chưa đủ khả năng để phục hưng 1 nước Liên Xô như chúng ta từng biết trong Thế kỷ 20.

Nhưng tôi rất đồng ý với nhận xét của bác nguyenhuuluanc17 về tương lai của miền Đông Ukr. Thời kỳ hậu Xô Viết, Mỹ và NATO không ngừng “Đông tiến”, thì sự nghi kỵ Quốc gia bị bao vây sẽ biến thành mối quan tâm đặc biệt của ông Putin . Một trong những phương án phòng bị, là thành  lập vành đai  bảo vệ gồm những trái độn xung quanh Nga (đương nhiên dưới sự chi phối của Nga). Miền Đông Ukr khó thoát ra khỏi hệ thống đó. Trước quyết tâm của người Nga, tôi tin rằng Ukr cũng buộc phải chấp nhận thực tế. Nó cũng là giải pháp Mỹ và EU có thể chấp nhận được, ít ra là trong thời điểm hiện nay.

Tất nhiên, để đi đến Chung kết, còn "lằng nhằng" lắm! ;D



Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 07:02:54 am
Cái clip ấy cũng không rõ nghĩa lắm. Tay bị bắt 21 tuổi dân từ thành phố Vinnitsa đến. Bọn hắn có 6 người chủ yếu dân Kiev và các tỉnh miền tây. Bọn hắn dự định đi Kharkov rồi đến Slaviansk. Bắn nhau ban đêm xong thì các cậu phân tán và chuồn, cậu này cũng đang trên đường chạy sang Kharkov thì bị tóm. Mấy tháng trước thì bọn hắn ở EuroMaidan Kiev và làm quen với các tay dân tộc chủ nghĩa. Có điều thằng này nói tiếng Nga liến láu, nên nhiều người bình luận bảo hắn mà là dân Vinnitsa thì họ đi đầu xuống đất vì không thấy thổ ngữ của vùng. Hắn bảo nếu biết dươi Slaviansk này tình hình không giống như Kiev thì hắn không dám xuống đâu. Không thấy chỗ nào hắn tự nhận là Pravyi Sektor. Nhưng rõ ràng mày phạm tội nên mới chạy, ông cứ tẩn cho mày phải khai thì thôi. Nếu mày là người tử tế đã không trốn ngủ trên nóc nhà ngoại ô trên đường vào thành phố rồi. Tội mày to là phải. Đại khái lõm bõm được như vậy, bạn con_ech_già à:-\


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 22 Tháng Tư, 2014, 10:49:37 am
 

      Có bài viết phân tích về tình hình U và khả năng diễn biến của nó với phản ứng của các nước lớn Mỹ , Nga , EU cũng như quyết định của ngài Ô và  Pu cùng những  nước cờ  đang đánh về UCraina -  Xin dẫn ra để cùng  suy  đoán :
   
     Trích dẫn từ :   http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/171699/dau-tri-o-ukraina-ai-khon-ngoan-hon-putin.html

    Hãy nhìn vào thỏa thuận ngoại giao mà các bên đạt được tuần trước đưa Ukraina ra khỏi bờ vực chiến tranh và bắt đầu chứng kiến sự thỏa hiệp giữa Nga - phương Tây.
    Trong khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có mặt ở Geneva, soạn thảo thỏa thuận chung về Ukraina, thì ông Putin đang có bài phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow.  Và  tuyên bố của ông không hề giống như người muốn dịu giọng cho những thỏa thiệp.  "Kharkiv, Lugansk, Donetsk, Odessa từng không thuộc về Ukraina. Chúng được chuyển giao vào năm 1920, chỉ có Chúa mới biết tại sao”.

Trên thực tế, mọi sử gia Nga đều biết, đường biên giới được vẽ ra trong quá khứ đều nhằm đảm bảo rằng, dân số Ukraina sẽ gồm khá nhiều người Nga.
      Về mặt ngắn hạn, Hill và một số nhà phân tích khác nói,  Nga sẽ tiếp tục thúc ép Ukraina cải tổ hiến pháp, đem lại quyền tự chủ, tự trị nhiều hơn cho các khu vực thân Nga. "Ông ấy có thể không cần dùng vũ lực để có được những gì ông muốn”, Hill cho biết. "Ông ấy hiểu rằng, nếu ông không hành động quân sự thì mọi người đều nói câu cảm ơn”.

     Trong cảm nhận này, Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry đã phạm sai lầm ít tuần trước khi chỉ trích Tổng thống Nga hành xử như một người chuyên quyền thế kỷ 19. Thực ra, Putin là một sản phẩm của KGB thế kỷ 20 - nơi sự nghiệp của ông bắt đầu. Ông biết cái giá của một cuộc can thiệp quân sự. Nó có thể giải thích vì sao Putin đã thực thi một bước lùi thận trọng tuần trước. Ông muốn phân tích rõ ràng giữa lợi ích và tổn thất.
Mỹ và Liên minh châu Âu nhất trí rằng, một hành động quân sự trực tiếp từ Nga sẽ buộc họ phản ứng với các biện pháp trừng phạt kinh tế mới. Nhà phân tích Hill nhấn mạnh:  “Kịch bản người Ukraina và người Nga xung đột với nhau sẽ không khiến chính người Nga cảm thấy vui vẻ. Chiến tranh là điều tồi tệ”.  

     Chiến thắng tốt nhất cho Putin sẽ là đem lại “miếng bánh” để ông có thể thưởng thức nó: Có một Ukraina mà Moscow có quyền phủ quyết về chính sách đối ngoại; giữ mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với miền đông mà không cần trả giá cho một cuộc can thiệp quân sự toàn diện.

      Putin đang trên đường hướng tới mục tiêu ấy. Mỹ và các đồng minh châu Âu có thể vẫn cản trở được ông thông qua sự ủng hộ lâu dài và kiên nhẫn với chính phủ Kiev cũng như tiến hành một nỗ lực khá tốn kém để giải cứu kinh tế Ukraina.

     Nhưng đây là một cuộc đua không cân sức. Lợi ích của Putin ở Ukraina là trực tiếp và sống còn; kết quả là trung tâm chương trình nghị sự của ông ở cương vị tổng thống.  Với Obama và các nhà lãnh đạo phương Tây, Ukraina quan trọng nhưng là ngoại vi.   "Có một cuộc chiến về Ukraina nhưng sẽ không phải là chiến trường", Hill nói.
“Nó sẽ là cuộc đấu trí và câu hỏi đặt ra là liệu có thể khôn ngoan hơn Putin ?". Và khó hơn nữa, là vượt qua ông trên chính địa hạt của ông.

Thái An (theo Latimes)




Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 11:34:38 am
Bài mà bác Luân trắng dẫn có nhiều điểm đến giờ chứng tỏ là có lý.
Về thỏa thuận Geneva có một bài khác như thế này:
http://kienthuc.net.vn/nong-sau/cuoc-hoi-dam-bon-ben-o-geneva-la-chien-thang-cua-nga-333574.html

Điều quan trọng là vùng sát Nga thì người Nga sẽ quyết giữ, trong khi đó Mỹ có nhiều vùng khác quan trọng không kém, nếu không nói là quan trọng hơn hẳn. Vì vậy người Ukraina phải tỉnh táo và thực tiễn hơn, bản thân họ phải chế áp được bọn cực đoan rồi hãy nói chuyện khác. Trong lời kêu gọi nhân lễ Phục sinh, hai giáo chủ giáo hội Chính thống U và Nga cũng tỏ thái độ khác nhau. Phía Nga thì xoa dịu, tỏ ý rằng Nga-U là anh em mong không có chiến tranh hay xung đột giữa những người Slav; phía U thì giáo chủ to tiếng gọi Nga là quỷ dữ, là xâm lược v.v...

Dù sao đi nữa, hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 đều xuất phát từ châu Âu. Các bên nếu hành xử không hợp lý cũng rất dễ xảy ra chiến sự. Ai cũng mong không có chiến tranh nhưng lịch sử rất hay lặp lại, dù xác suất chiến tranh lớn bây giờ rất thấp.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 01:32:17 pm
Đến lượt nước CH Nhân dân Novorossia ra đời tại Odessa:
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1398120504-1503-odessa-separatistyi.gif)
http://www.unian.net/politics/910151-v-odesse-pravoslavnyie-separatistyi-sozdali-narodnuyu-respubliku-novorossiyu.html


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: chiensivodanh trong 22 Tháng Tư, 2014, 02:13:16 pm
Diễn biến tình hình chính trị tại UKraine là không lường hết được ,  Sau năm 1945 kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 ,ông Stalin đã phải xô viết hóa châu âu bằng lưỡi lê -tức là ai ông nghe là chết . Bởi vậy một đế chế Liên XÔ mới tồn tại .
ngày tháng qua đi kỷ luật cứ lỏng dần và đến 1991 thì cộng hòa liên bang  xô viết tự tan rã , Ukraine cũng được tách ra khỏi liên xô nhưng 1/2 diện tích và dân số không phải của U ,mà có lẫn lộn cả : Ukraine ... BA LAN ...HUNG ...NGA...Tác ta .. vậy sau vài chục năm chịu đựng những nhóm dân có tiếng nói và chữ viết khác nhau  trong hợp chủng quốc kia họ đòi tách ra lập quốc gia riêng cho thoải mái là cũng hợp lòng người tại đó .

Chỉ có một chính quyền vững mạnh và tài giỏi mới giữ nổi toàn vẹn lãnh thổ như cũ cho U , còn chính quyền hiện nay tại U là không có khả năng này rồi .

diện tích đất của Ukraine là trên 600 ngàn km vuông ,dân số 45 triệu người chủ yếu làm nông nghiệp -trồng lúa trồng khoai . diện tích này lớn gấp 2 lần VIỆT NAM nhưng dân lại chỉ bằng phân nửa . vậy U thuộc loại đất rông người thưa NHƯNG NGẶT NỖI vùng châu âu khí hậu ôn đới giá lạnh , việc trồng tỉa chỉ được một mùa ,khác xứ ta là nhiệt đới nóng âm cây cối quanh năm đều có thu hoạch . vậy U không khéo canh tác là bị đói nha .


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: HaHoi trong 22 Tháng Tư, 2014, 05:47:14 pm
Chào các bác,
Nhưng trên tất cả các sự kiện, cái mà nước Nga bị mất lớn hơn cái được. Nước Nga vĩnh viễn mất hẳn Urcaina, nước Nga đối lập với Ucraina, tương tự như nước Nga đã mất hẳn 3 nước vùng Ban tích. Giờ đây, phía Đông nước Nga chỉ còn tấm phên dậu nước Nga trắng. Sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia dưới thời Putin hiện nay chắc chắn trong một thế kỷ nữa sẽ không dễ gì xóa bỏ, Ucraina mất Crưm, và Nga mất Ucraina vĩnh viễn.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 07:31:24 pm
Phó tổng thống Mỹ Biden phát biểu trước các nghị sỹ Quốc hội Ukraine và các ứng cử viên tranh cử tổng thống, tuyên bố Washington sẵn sàng trợ giúp nền kinh tế Ukraine, song cảnh báo nước này cần phải đấu tranh chống lại nạn tham nhũng cố hữu.
Kêu gọi Mỹ đến giúp nó giúp 1 nó cũng chửi 10, chán thật.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 08:01:04 pm
Chào các bác,
Nhưng trên tất cả các sự kiện, cái mà nước Nga bị mất lớn hơn cái được. Nước Nga vĩnh viễn mất hẳn Urcaina, nước Nga đối lập với Ucraina, tương tự như nước Nga đã mất hẳn 3 nước vùng Ban tích. Giờ đây, phía Đông nước Nga chỉ còn tấm phên dậu nước Nga trắng. Sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia dưới thời Putin hiện nay chắc chắn trong một thế kỷ nữa sẽ không dễ gì xóa bỏ, Ucraina mất Crưm, và Nga mất Ucraina vĩnh viễn.

Đúng là thế nhưng Nga mất nhiều rồi, mất nữa với nó có thể cũng chả sao, nó có kiểu tính toán riêng của nó, nó có sức chịu đựng của nó, chỉ cần có đủ vodka thì việc gì nó cũng vượt qua, thậm chí đốt cháy cả thành gỗ Moskva nó cũng sẵn sàng nếu đuổi được Napoleon.

Về lãnh thổ thì so với thời Sa hoàng, LB Xô viết cũng là một sự thụt lùi. Lãnh thổ của Đế chế Nga trước CM 1917 ngoài lãnh thổ của Liên Xô trước đây còn bao gồm 2 phần 3 nước Ba Lan (trong đó có cả thủ đô Varshava, trừ cố đô Kracov), toàn bộ Phần Lan. Đối với Nga thì chỉ có sức mạnh đấu sức mạnh. Mạnh hơn thì thắng, không thì đừng hòng đè được nó. Tại sao lại thế, vì nhiều lẽ nhưng trước hết họ là siêu cường vũ khí hạt nhân, thứ hai là siêu cường năng lượng, thứ ba là siêu cường vì tuyết, thứ tư là siêu cường về nốc rượu. Thua trận trong Thế chiến 1 nhưng nước Nga vẫn đương đầu được với cuộc can thiệp của liên quân 14 nước khác trên thế giới, không phải nước nào cũng làm được như vậy.

Nếu năm 1920, nguyên soái Ba Lan Pin-sút-sky không đánh cho các đạo quân hồng quân công nông của Tukhachevsky và Budionny thua tan nát ở chân thành Varshava thì hôm nay chưa chắc có nước Ba Lan, còn Ukraina có khi chỉ còn là một khái niệm khảo cổ học. Chính vì vậy người ta vẫn nói vụ thảm sát tù binh sĩ quan Ba Lan ở Khatyn năm 1940 còn một lý do là đáp trả vụ phần lớn tù binh hồng quân chết trong trại tù Ba Lan những năm 192x.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 22 Tháng Tư, 2014, 08:17:46 pm

...  Giờ đây, phía Đông nước Nga chỉ còn tấm phên dậu nước Nga trắng. Sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia dưới thời Putin hiện nay chắc chắn trong một thế kỷ nữa sẽ không dễ gì xóa bỏ, Ucraina mất Crưm, và Nga mất Ucraina vĩnh viễn.


 @ Hahoi,
 
  U mất Crưm thì  rõ rồi ( ngoài vị trí địa  chính trị còn 60% là  người Nga)  -  Russian mất U  " Vĩnh viễn "  thì chưa chắc .  Cái này  phụ thuộc rất  nhiều  ở quan hệ Chính trị và kinh tế  sau này  giữa hai  nước -  Một nước nhỏ bên cạnh nước  lớn  lại chứa  bên trong  30 - 40%  dân là người của nước lớn thì  khôn ngoan nhất là giữ hòa khí - láng giềng êm ái (  giọng  ngoại giao là quan hệ tốt ), làm lành với  Bác " Ivan "  . Ngược lại thì U sẽ mệt và không thể ổn định để làm ăn đâu .     3 nước Ban tích  không giống với  U (  nghiên cứu, so sánh  số liệu và vị trí , nhất là lịch sử sẽ thấy ).





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: bapchuoi trong 22 Tháng Tư, 2014, 08:30:21 pm
...
Nếu năm 1920, nguyên soái Ba Lan Pin-sút-sky không đánh cho các đạo quân hồng quân công nông của Tukhachevsky và Budionny thua tan nát ở chân thành Varshava thì hôm nay chưa chắc có nước Ba Lan, còn Ukraina có khi chỉ còn là một khái niệm khảo cổ học. Chính vì vậy người ta vẫn nói vụ thảm sát tù binh sĩ quan Ba Lan ở Khatyn năm 1940 còn một lý do là đáp trả vụ phần lớn tù binh hồng quân chết trong trại tù Ba Lan những năm 192x.
Hình như anh Pa-Ven cũng dừng vó ngựa dưới chân thành vác-sa-va ... Anh áy bảo Hồng quân dẹp được đám liên quân 14 nước can thiệp thì cũng kiệt lực rồi ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 08:59:53 pm
Bác bapchuoi nói đúng, xét về độ chân thực lịch sử thì "Thép đã tôi thế đấy" là một cuốn sách rất có giá trị. Chính vì vậy sau đó Lenin phải chuyển sang chính sách NEP ngay. Người phải đi vác gỗ xây nhà cùng công nhân giữa mùa đông nước Nga, phải đi cắt tóc ở hiệu cắt tóc bình dân chứ không vào hiệu cắt tóc thư giãn mà khách cạo mặt được khuyến mãi một quả dưa leo tống vào mồm cho khỏi ngọ nguậy khi cạo râu. Nhưng chỉ cần người thăng thì lập tức Stalin đổi hướng. Đó cũng là lý do Sớc-sin nói trong hồi ký rằng khi mất đi Lenin để lại một nước Nga chân đi giày bện cỏ, nhưng khi mất đi Stalin để lại nước Nga là một cường quốc có vũ khí hạt nhân.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 09:34:51 pm
Các bạn Nga tốt bụng lo lắng hộ cho người Việt Nam bị diễn biến hòa bình vì tư tưởng đây, hi hi FSB cũng để mắt đến xứ ta sát ra phết:
http://vietnamese.ruvr.ru/2014_04_22/271512578/

Những kịch bản lịch sử Việt Nam trong tương quan Ukraina hiện đại

(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/22/1505294032/9EN_00947833_0173.jpg)

Tình hình thế giới hiện nay nổi lên những căng thẳng trên vòng cung bất ổn Âu-Á, trải từ Bắc Phi đến Đông Á.

Một khu vực đáng báo động mới xuất hiện ở đây là Ukraina. Các phương tiện truyền thông phương Tây đã phát động cuộc chiến tranh thông tin rầm rộ khi đưa tin về sự kiện ở Ukraina, không chừa thủ đoạn tung tin đánh lạc hướng và thêu dệt cho nước Nga hình ảnh quỷ sứ.
Phần lớn dư luận nhiều nước bị trường thông tin như vậy tác động, họ tin cậy các quan điểm phương Tây. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhất định do việc đơn thuần dịch lại bài viết của báo chí phương Tây. Tuy nhiên nếu phân tích lịch sử Việt Nam hiện đại, dường như có thể tìm thấy không ít sự kiện mang đường nét tình hình Ukraina hiện nay, - ông Vladimir Kolotov, Phó Chủ nhiệm Tổ bộ môn Lịch sử Viễn Đông trường Đại học tổng hợp St. Petersburg đã chia sẻ nhận xét.
“Có thể nhắc đến những diễn biến trong quá trình công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên thế giới. Khi đó, nhà nước Việt Nam độc lập phải đối mặt với những thế lực địa chính trị, không khác các lực lượng tham gia lật đổ chế độ của Tổng thống Yanukovych mới đây, từ chối công nhận việc Nga sáp nhập Cộng hòa Crưm. Như vậy sau này chính những thế lực như vậy đã chống lại quá trình Việt Nam thống nhất đất nước. Họ tuyên bố các biện pháp trừng phạt kinh tế Việt Nam sau năm 1976.”
Một so sánh khác: năm 1978, Việt Nam buộc phải đưa quân sang Campuchia ngăn chặn nạn diệt chủng và cứu người Khmer khỏi sự hủy diệt. Phương Tây ủng hộ chế độ đẫm máu Pol Pot dù hiểu rõ bản chất ăn thịt đồng loại, họ công nhận vị trí của chế độ tội phạm tại Liên Hiệp Quốc và gay gắt phản đối Việt Nam. Những điều như vậy đang diễn ra hôm nay với Ukraina. Phương Tây nâng đỡ chính phủ Kiev bất hợp pháp, có thành phần bao gồm đại diện các đảng phái dân tộc cực đoan, không che đậy những khẩu hiệu hiếu thắng.
Điều đáng ngạc nhiên là những gì đang xảy ở Ukraina lúc này rất giống với các sự kiện tại Việt Nam cách đây sáu thập kỷ, đó là sự dựng lên một chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm, - nhà sử học Nga tiếp tục nhận xét.
“Các đại diện của CIA đã đến Sài Gòn, kiểm soát phương tiện truyền thông và đưa một tổng thống Công giáo lên nắm quyền. Dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ, người Công Giáo thiểu số mở rộng chính sách qui mô lớn đàn áp những người Cộng sản và phân biệt đối xử các tôn giáo khác. Chịu áp lực nặng nề nhất là các tôn giáo truyền thống, đặc biệt Phật giáo. Áp dụng quán triệt một chính sách Công giáo hóa quân đội, bộ máy nhà nước và cưỡng bức người dân miền Nam Việt Nam chuyển sang Công giáo với mục đích tổ chức "cuộc thập tự chinh" chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
Các đại diện trong chính phủ Ukraina bất hợp pháp hôm nay cũng thuộc các giáo phái thiểu số: ông Turchinov là mục sư Baptist, ông Yatsenyuk – một người Khoa luận giáo /Scientology/. Họ nhận được sự hỗ trợ của Giáo Hội Công Giáo-Hy Lạp (ở Ukraina) và Giáo Hội Chính Thống Ukraina tự xưng của Tòa Thượng phụ Kiev. Tất cả vị trí trong bộ máy nhà nước được phân bổ giữa những người từ Tây Ukraina, các lực lượng giáo phái được kích hoạt đàn áp Giáo hội Chính thống Ukraina thuộc Tòa Thượng Phụ Moskva. Người ta xử lý, bóp méo thông tin nhằm xoay chuyển nhận thức cộng đồng, đẩy các bộ phận nhân dân vào cuộc xung đột lẫn nhau với nguy cơ dẫn tới nội chiến. Công nghệ này không khỏi làm người ta nhớ đến các sự kiện ở Nam Việt Nam trước Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai /Cuộc kháng chiến chống Mỹ/. Nhưng chuyên gia Nga nhắc rằng, không nên quên về kết cục của cuộc chiến ở Việt Nam.

Tổng thống Lukashenko: Trong mọi tình huống khó khăn Belarus luôn luôn sát cánh với Nga
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_22/271528388/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/22/1505309462/9RIAN_02290524.LR.jpg)

Hôm nay, Tổng thống Alexander Lukashenko cho biết rằng Belarus sẽ luôn sát cánh bên đồng minh của mình là LB Nga, kể cả trong tình hình xung quanh Ukraina.

"Trong tất cả mọi tình huống khó khăn, chúng tôi sẽ luôn luôn ở bên cạnh nước Nga," - người đứng đầu nhà nước Belarrus cho biết trong thông điệp gửi nhân dân và quốc hội Belarus.
Theo Tổng thống Belarus, "Nga là đồng minh duy nhất của chúng tôi, là đất nước luôn luôn đến giúp đỡ chúng tôi."
Đồng thời, nhà lãnh đạo Belarus không thể hiểu nổi mục đích của phương Tây trong các sự kiện xung quanh Ukraina. "Phương Tây muốn gì ở Ukraina? Nếu các vị muốn phá hoại nước Nga - đồng minh của chúng tôi – nếu các vị không tham gia vào cuộc xung đột bằng bàn tay của mình mà đứng sau Ukraina để xúi bẩy các dân tộc của chúng tôi, tôi không thể giúp các vị" – ông Lukashenko nói. "Tôi không biết phương Tây muốn gì ở Ukraina hôm nay. Tôi không nghĩ rằng Nga hoàn toàn hiểu những gì mà phương Tây muốn" - Tổng thống Belarrus nói thêm.


Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko: Ukraina bỏ Crưm mà không chiến đấu” vì không coi đó là lãnh thổ của mình
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_04_22/271525828/
(http://cdn.ruvr.ru/2014/04/22/1505305878/9RIA-527090-Preview.jpg)

Ukraina “bỏ Crưm mà không chiến đấu” vì không coi đó là lãnh thổ của mình, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết khi nói chuyện với nhân dân Belarus và quốc hội hôm thứ Ba.

"Tại sao các vị không đấu tranh giữ Crưm? Các vị có lực lượng vũ trang ở đó đông hơn của Nga. Các vị không bảo vệ lãnh thổ này, vì không coi nó là của mình. Nếu các vị nghĩ rằng nó là đất của mình thì các vị đã chiến đấu vì nó", - RIA Novosti trích tuyên bố của Tổng thống Belarus.
Ông Lukashenko cũng ghi nhận rằng de facto (trên thực tế) Crưm là lãnh thổ của Nga. "Trên thực tế - đó là lãnh thổ Nga. De jure (về mặt pháp lý) thì không, bởi vì không có thoả thuận nào cả. Nhưng có lẽ đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi,"- người đứng đầu nhà nước Belarus cho biết


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2014, 10:24:14 pm
http://www.unian.net/politics/910444-nad-slavyanskom-obstrelyali-iz-avtomaticheskogo-orujiya-samolet-minoboronyi-ukrainyi.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1398177491-3508.jpg)
Nguồn tin thân cận BQP Ukraina cho hay, hôm nay, ban ngày, những tay súng không rõ danh tính đã dùng súng tự động bắn lên chiếc máy bay Аn-30 đang thực hiện chuyến bay quan sát trên bầu trời Slaviansk, đây là máy bay thuộc Bộ Quốc phòng Ukraina.

http://economics.lb.ua/finances/2014/04/22/263978_ukrainskie_banki_snova_stali.html
(http://i.lb.ua/076/51/535668031596a.jpeg)
Các ngân hàng Ukraina trong 3 tháng đã thua lỗ 2 tỷ grivna, một trong nhiều lý do là tình hình kinh tế của đất nước xấu đi.

http://economics.lb.ua/business/2014/04/22/263989_amerikanskaya_kompaniya_sobralas.html
(http://i.lb.ua/087/28/535676718ae46.jpeg)
Công ty Mỹ TransGas Development Systems có kế hoạch xây dựng 3 nhà máy sản xuất nhiên liệu (xăng, dầu diesel) từ than đá Ukraina ở vùng miền Đông với giá dự kiến dưới 9 grivna cho 1 lít nhiên liệu.

http://ria.ru/world/20140422/1005007399.html
(http://cdn4.img22.ria.ru/images/100500/21/1005002180.jpg)
Người ủng hộ liên bang hóa tiếp tục biểu tình gần tòa nhà hành chính tỉnh Donetsk

http://www.unian.net/politics/910415-papa-rimskiy-naznachil-vstrechu-yatsenyuku.html
(http://images.unian.net/photos/2014_02/1392994301-5675-papa-frantsisk-cbcca.jpg)
Giáo hoàng La Mã ấn định ngày tiếp quyền TTg Yatseniuk là ngày 26 tháng 4 năm 2014.

http://www.unian.net/politics/910447-ssha-nikogda-ne-priznayut-anneksiyu-kryima-bayden.html
(http://images.unian.net/photos/2014_04/1398177043-8748-bayden.jpg)
PTT Mỹ Biden nói tại Kiev - Mỹ không bao giờ công nhận việc sáp nhập Krym.

http://ria.ru/economy/20140422/1005008061.html
(http://cdn3.img22.ria.ru/images/68789/21/687892199.jpg)
Gazprom đang thảo kế hoạch đặt đường ống "South Stream" qua Áo và đang làm việc với giới hữu trách Áo về việc này.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 23 Tháng Tư, 2014, 08:36:49 am
  Liên quan đến tình hình U
 
     Trong cuộc họp hàng năm với Quốc hội hôm 22.4, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định, “ hiện tại, không thể có chuyện Ukraina sẽ không hợp tác với Nga và Belarus ”.
     Thậm chí, trong tình hình phức tạp hiện nay, Tổng thống Belarus nói rằng, ông nhận thấy “một mong muốn rất lớn của các cơ quan chức Ukraina trong việc hợp tác về các vấn đề quan trọng với Nga và Belarus ".
     Ông Lukashenko cũng bày tỏ tin tưởng, Ukraina sẽ không gia nhập NATO. Ông nói: “Thẳng thắn mà nói, tôi không tin tưởng NATO sẽ tiếp nhận Ukraina hôm nay, ngày mai hay trong một tương lai gần và Ukraina sẽ không trở thành một thành viên của NATO”.
     
     Ông Lukashenko cho hay, ông đã thuyết phục Nga về việc không cần thiết để xảy ra một cuộc chiến ở Ukraina.



    http://laodong.com.vn/the-gioi/tong-thong-belarus-ukraina-co-van-menh-hop-tac-voi-nga-va-belarus-195408.bld





Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2014, 12:27:00 pm
http://lb.ua/news/2014/04/22/264019_timoshenko_hochet_podpisat_protokol.html
(http://i.lb.ua/039/37/5356b1c98ffe0.jpeg)
Bà Timoshenko đang đi thương lượng với phe thân Nga ở Donetsk. Bà đề xuất ký một nghị định về việc hiểu biết lẫn nhau giữa đảng "Tổ quốc" và phe ly khai.
Theo thông báo các bên thảo luận đề xuất việc đảng "Tổ quốc" thông qua thành viên của mình trong Radar Tối cao sẽ vận động để tiếng Nga trở thành ngôn ngữ của vùng  nhưng ngôn ngữ quốc gia duy nhất vẫn là tiếng Ukraine. Đảng cũng vận động quá trình đưa các thay đổi cần thiết vào Hiến pháp, gồm phân quyền cho địa phương, cho địa phương quyền tự chủ tài chính ngoài ra còn có luật ân xá cho những người phản kháng một cách hòa bình.

Trong khi đó phe ly khai không rời các vị trí họ chiếm giữ, họ yêu cầu chính quyền Kiev phải từ bỏ quyền lực trước vì đó là chính quyền không hợp pháp, họ quyết tâm tổ chức trưng cầu dân ý để thực hiện quyền tự quyết. Chính quyền Kiev đã ban hành lệnh tiếp tục chiến dịch của quân đội trấn áp miền đông, đồng thời cũng phàn nàn rằng lực lượng công an tại chỗ không chịu tham gia chiến dịch của quân đội.

(http://openclipart.org/image/800px/svg_to_png/191902/1395136612.png)

(http://www.toonpool.com/user/707/files/ukraine_2144375.jpg)


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: anhkhoi trong 23 Tháng Tư, 2014, 12:38:43 pm
...
Nếu năm 1920, nguyên soái Ba Lan Pin-sút-sky không đánh cho các đạo quân hồng quân công nông của Tukhachevsky và Budionny thua tan nát ở chân thành Varshava thì hôm nay chưa chắc có nước Ba Lan, còn Ukraina có khi chỉ còn là một khái niệm khảo cổ học. Chính vì vậy người ta vẫn nói vụ thảm sát tù binh sĩ quan Ba Lan ở Khatyn năm 1940 còn một lý do là đáp trả vụ phần lớn tù binh hồng quân chết trong trại tù Ba Lan những năm 192x.
Hình như anh Pa-Ven cũng dừng vó ngựa dưới chân thành vác-sa-va ... Anh áy bảo Hồng quân dẹp được đám liên quân 14 nước can thiệp thì cũng kiệt lực rồi ;D

Ừ, em cũng nhớ đoạn tạm dừng giấc mơ về một nước "Cộng hòa Sô viết Ba Lan" này.  ;D


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2014, 01:23:32 pm
...
Nếu năm 1920, nguyên soái Ba Lan Pin-sút-sky không đánh cho các đạo quân hồng quân công nông của Tukhachevsky và Budionny thua tan nát ở chân thành Varshava thì hôm nay chưa chắc có nước Ba Lan, còn Ukraina có khi chỉ còn là một khái niệm khảo cổ học. Chính vì vậy người ta vẫn nói vụ thảm sát tù binh sĩ quan Ba Lan ở Khatyn năm 1940 còn một lý do là đáp trả vụ phần lớn tù binh hồng quân chết trong trại tù Ba Lan những năm 192x.
Hình như anh Pa-Ven cũng dừng vó ngựa dưới chân thành vác-sa-va ... Anh áy bảo Hồng quân dẹp được đám liên quân 14 nước can thiệp thì cũng kiệt lực rồi ;D

Ừ, em cũng nhớ đoạn tạm dừng giấc mơ về một nước "Cộng hòa Sô viết Ba Lan" này.  ;D
Đó cũng là điểm khác nhau giữa Đệ Tam và Đệ Tứ. Theo Trotsky và các nhà cách mạng ủng hộ thuyết CM thường trực thì CMXHCN không thể thành công tại một nước mà phải thành công đồng thời ở tất cả các nước TBCN và phải dùng công nhân chứ không được dùng nông dân lãnh đạo CM như bác Mao. Lenin và những người theo ông có phần thực tế hơn dù họ không từ bỏ nguyên tắc phát triển CM Vô sản ra toàn thế giới. Nếu không có NEP chưa chắc nhà nước Xô Viết tồn tại được cho đến lúc Stalin nắm được toàn quyền vì đơn giản là dân Nga chết đói hết. Vì thế hồi xưa thấy bác Che Guevara người Argentina đến Cuba làm CM xong phải sang ngay Mỹ La tinh làm CM tiếp là chuyện bình thường.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: tuanb5 trong 23 Tháng Tư, 2014, 02:09:14 pm

Ừ, em cũng nhớ đoạn tạm dừng giấc mơ về một nước "Cộng hòa Sô viết Ba Lan" này.  ;D

Nếu gọi là giấc mơ, thì Béc lanh với Ba lê mới thực sự là giấc mơ Thế kỷ. Ba lan dù sao cũng chỉ là cây cầu dẫn  đường cho Hồng quân Công Nông tiến sang Tây và Trung Âu.

Chỉ trong vòng 2 tuần lễ dưới chân thành Vác xô vi, mọi thứ đã thay đổi!


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2014, 09:28:39 pm

Ừ, em cũng nhớ đoạn tạm dừng giấc mơ về một nước "Cộng hòa Sô viết Ba Lan" này.  ;D

Nếu gọi là giấc mơ, thì Béc lanh với Ba lê mới thực sự là giấc mơ Thế kỷ. Ba lan dù sao cũng chỉ là cây cầu dẫn  đường cho Hồng quân Công Nông tiến sang Tây và Trung Âu.

Chỉ trong vòng 2 tuần lễ dưới chân thành Vác xô vi, mọi thứ đã thay đổi!
Nói chuyện vui vậy thôi các bác ạ. Bác nào có con cháu còn đi học nhớ bảo các cháu học môn này cứ phải học đúng SGK, trả lời theo đáp án, có phao cứu sinh cho ngon, không thì trượt vỏ chuối.


Tiêu đề: Re: Khủng hoảng tại Crimea-Ukraine
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2014, 10:33:36 pm
Bước vào chiến tranh với nước Nga Soviet 1919-1921, TT Ba Lan Pilsudsky dự định tái lập lại Liên minh Ba Lan - Lítva hùng mạnh thời vài thế kỷ trước, ông ta cho rằng:
"Khi đã bị giam hãm trong các ranh giới của thế kỷ XVI, cắt đứt với Biển Đen và Baltic, bị tước đoạt đất đai và tài nguyên khoáng sản tại miền Nam và Đông Nam, nước Nga có thể dễ dàng chuyển thành một cường quốc hạng hai, nó sẽ không thể đe dọa nghiêm trọng nền độc lập mới được khôi phục lại của Ba Lan. Ba Lan trở thành quốc gia lớn nhất và mạnh nhất trong các quốc gia mới, có thể dễ dàng đảm bảo cho bản thân một không gian ảnh hưởng trải dài từ Phần Lan đến các dãy núi Caucasus".

Phương tây muốn lợi dụng chuyện Ukraina bao vây nước Nga bây giờ cũng na ná như vậy.