Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Về người lính hôm nay => Tác giả chủ đề:: baoleo trong 13 Tháng Giêng, 2014, 11:26:24 am



Tiêu đề: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 13 Tháng Giêng, 2014, 11:26:24 am
Tết đến.

Lại một cái Tết đang đến, rất gần.
Mưa bụi bay giăng giăng, cây bằng lăng đầu ngõ trụi lá, rụt cành trong gió lạnh.
Bà bán hàng rong, gánh đôi quang có nhiều giấy đỏ và mũ-hia. Không có tiếng rao, chỉ có mùi hương trầm thơm cay, toả lan trong con ngõ nhỏ, như một lời mời gọi sắm mua.
Ừ, Tết đang đến. Hôm nay là 13 Chạp rồi.
Tiếng ông cựu đại tá nhà bên, đang nhờ anh đánh véc ni rong, vào tút lại bộ lư hương thờ.
Ừ, Tết đang đến thật rồi.
Trí nhớ đã lảng bảng như sương khói lam chiều, làm ta nhớ về những cái Tết xa, những cái Tết : ta là lính.
Tiếng bật công tắc đèn trong nhà. Gọi ta về thực tại. Những cái Tết này, ta đã thành cựu, là phó thường dân.
Nào, cùng đón Tết nào.
Các bác, ta hãy cũng nhau nhớ về những cái Tết xưa, những cái Tết đượm mùi thuốc súng. Cho dù đó là mùi thuốc nổ của pháo giao thừa, hay mùi thuốc nổ C4 hùng oai.
Ta sẽ cùng nhau chia sẻ những cái Tết nay. Những cái Tết thấm đẫm lo toan, của cơm áo đời thường.
Các bác, hãy bật nút start máy com piu tơ nào.
Ta hãy đả phím. Cùng nhau nhớ về Tết.
Tết đang đến rồi. Và hôm nay đã là 13 Chạp.

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/n1030m2014-dao_zps4c887d76.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/n1030m2014-dao_zps4c887d76.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 13 Tháng Giêng, 2014, 11:29:55 am
1. Tết khi là Học viên – Ăn giò

Năm đó, đâu như bọn tui đang học năm thứ hai.
Tầu Tết đông khủng khiếp, nhưng bọn tui, tuy là lính, nhưng lại là lính đi học, nên cũng vẫn nghịch như ma, như quỷ.
Tầu đông thì mặc kệ đông, khi tầu đỗ ở ga, bọn lính tụi tui, bám tay vào cửa sổ, đánh đu mấy vòng với các đôi giầy Cô-xa-gưn, là dân tình phát khiếp, lập tức dạt - dãn ra khỏi cửa sổ. Thế là mấy thằng lính đi học tụi tui, có chỗ ngồi trên mép cửa sổ toa tầu một cách ngon lành.
Đít ngồi lên bậu cửa sổ, hai cẳng chân dận Cô-xa-gưn, đung đưa bên ngoài cửa sổ, phụ với nhịp lắc lư của con tầu, và đánh nhịp theo làn gió mùa xuân, khi tầu lao qua các cánh đồng đang xanh mướt vụ rau cải Tết. Thật là lẵng mạn. Không bút lực nào tả xiết.  ;D

Nếu chuyện mà như thế, thì cũng chửa có gì để nhớ.
Mấu chốt là ở chỗ đói bụng cơ.

Tầu chạy đâu như đến ga Thạch Lỗi, thì có mấy cô bé bán bánh dầy-giò đi rao hàng.
Thủa ấy, bánh dầy thì hình như cũng to bằng cái bánh dầy bây giờ. Baoleo tui đoán thế, vì thời bao cấp ấy, chửa được cắn miếng bánh dầy nào.  >:(

Dưng mà cái giò, thì nhớ.
Cái giò để ăn bánh dầy ấy, nó to, có đường kính là 3.2 cm, to bằng cổ tay em bé 5 tuổi, và dài ngoằng.
Cái giò, được bọc trong lá chuối mầu xanh ấy, được để một cách rất là hững hờ và đầy mời gọi, quyến rũ một cách rất hớ hênh, nằm tênh hênh trên đỉnh cái rổ bánh giầy giò của cô bán bánh.
Mà cái rổ bánh ấy, lại được các cô đội lên đầu. Rất kín đáo với khách thập phương, nhưng lại lộ thiên và trễ tràng một cách cố ý, trước mấy cặp mắt háu đói của tụi học viên sỹ quan Baoleo, khi ngồi vắt vẻo trên cửa sổ toa tầu.

Vật chất có trước, ý thức có sau. Baoleo đoán thế, khi thằng Cương ‘cốm’, nhanh tay như 1 con khỉ gầy ở đảo Rều Hạ Long, làm phép biến hóa, hô biến cây giò mầu xanh quyến rũ kia, chui tọt ngay vào trong cổ áo đại cán  có gắn quân hàm đỏ một cách thần kỳ.

Không ai biết.
Cô bán bánh giầy-giò không biết.
Quần chúng nhân dân không biết.
Đảng và Chính phủ không biết.
Chỉ có lũ học viên sỹ quan, âm thầm và âm ỉ hớn hở biết với nhau.  :P

Rồi cũng đến lúc tầu chạy khỏi ga Thạnh Lỗi.
Và rồi sau bao đắn đo, mãi khi tầu chạy gần đến ga Đông Anh, thằng Cương ‘cốm’ mới yên tâm một cách ranh mãnh, rút chiến lợi phẩm dài 42 cm và có đường kính 3.2 cm kia ra.
Do là người có công đánh chiếm mục tiêu, nên thằng Cương ‘cốm’ được quyền chia phần:
-Mỗi thằng chỉ được cắn 1 miếng thôi nhé.
Và nó là thằng ngoạm miếng đầu tiên.

Cây giò nhất phẩm kia chuyền đi chuyền lại mấy vòng, đến chỗ Baoleo. Nó chỉ còn 1 mẩu, chẳng còn được ‘1 miếng ngoạm’ như thằng Cương ‘cốm’  chỉ dụ, mà chỉ còn là 1 mẩu nham nhở đầy vết răng 4 chiều, to đâu như bằng đốt ngón chân cái.
Đoán thế thôi, bởi bao leo cũng phải thụ hưởng thành quả cách mạng ngay lập tức, nếu không, tốc độ gió cuốn 40 km/giờ của tầu hỏa, sẽ cuốn bật mẩu giò thần tiên ấy bay mất ngay.

Ái chà chà. Ngọt quá. Thơm quá. Bùi quá. Béo quá. Đậm đà quá. 40 năm rồi, Baoleo chưa được ngoạm 1 miếng giò nào ngon như thế.
Còn thằng Cương ‘cốm’, sau khi ngoạm miếng giò đầu tiên xong, cu cậu chợt biến thành 1 người khác hẳn.
Mặt nghiêm nghị, mắt nhắm nghiền, hai tay bóp má liên tục, tầu chạy qua 4 ga, mà không thấy nó mở miệng. :P

Sau này, tức là sau 30 năm ăn giò ấy, Baoleo tôi gập lại Cương ‘cốm’, lúc này, Anh Cương ‘cốm’ đã là Chánh Văn phòng của Tòa án Nhân dân Tối cao, Baoleo tôi có hỏi:
-Này, sau khi cắn giò xong, sao 'anh' lại ngậm miệng và bóp mồm qua suốt 4 ga thế.

Ra chiều thương hại, đồng chí Chánh Văn phòng của Tòa án Nhân dân Tối cao thẽ thọt khai sáng cho Baoleo:
-Có chó gì đâu, tao cắn miếng to quá, nhè ra nhai thì sợ tụi mày chê là ăn bẩn. Nên cứ phải ngậm nó ở trong mồm. Ra sức dùng tay bóp mồm, để miếng giò nhuyễn ra, mà nuốt. Trời ôi, việc phải ngậm mồm, bóp má suốt 3  tiếng đồng hồ, cơ cực không bút nào tả xiết. Sau này, đời tao chưa bao giờ gập phải khó khăn và gian khổ, như khi cố nuốt miếng giò cắn tham ấy.  ;)

Còn tôi, năm 2010, khi xây nhà máy HTMP bên khu Công nghiệp Quang Minh cùng với đồng chí Trungsy Tùng, tôi đã nhiều lần đánh xe ra ga Thạch Lỗi, để tìm cô bán bánh giầy giò năm xưa, nhưng mong gửi cô 1 lời xin lỗi muộn màng.

Thế nhưng, vật đổi sao giời. Tầu hỏa bây giờ không còn đỗ ở ga Thạch Lỗi nữa, nên không biết tìm cô ở đâu.
Nếu bây giờ, cô bán bánh giầy giò – bây giờ phải gọi là bà, có con cháu nào đọc được những dòng viết này, xin cho tôi được một tấm vé đi về tuổi thơ, để tôi được xin lỗi bà.

Và nếu được. Tết này, bà cho tôi đặt 1 cân giò nhé. Bà cứ lấy gấp 3 lần giá thị trường, Baoleo tôi cũng xin vui lòng.


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 14 Tháng Giêng, 2014, 08:26:11 am
Theo các nhà văn bạn tôi khai sáng, văn là không nên viết chân phương. Thủ pháp của nó, cứ phải là quá khứ và hiện tại đan xen. Ăn khách thì cứ phải là đi xa rồi lại về gần. ;D
Vậy, từ học viên miềng sẽ nhẩy phắt sang cựu chiến hôm nay. Các câu chuyện về Tết ở đơn vị, sẽ được biên vào giữa.  ;D

2- Tết của những cựu binh – con gì ăn thịt người.
 (phần 1) 

Tết dương lịch đón năm con Mèo, mấy ông lính cựu binh, dường như cũng đã chán nói chuyện chuyện ùng oàng, giống như đại bác cũng đã ngấy thịt người, bèn rủ nhau đi phượt đón Xuân.
Sức khỏe của các cụ cũng đã giảm sút rõ rệt, súng ống thường xuyên ở trạng thái 6h30 chiều, nom bóng hồng - mắt nhung, mà cứ như dòm thấy cái bảng tin Tổng vệ sinh của Phường.  ;D
Không còn gặm được cỏ non, thì các cụ đi ngắm cây già, bởi thế, các cụ chiến binh mới gạ gẫm Baoleo, để bố trí cho cái phượt đón Xuân, mà phải là nơi thâm sơn, cùng cốc. :P

Chuyện tưởng dễ, hóa ra khó.
Thời buổi đùi non - gái tơ, thì chỉ hắt hơi một cái, là ra cả đống. Còn rừng xanh núi đỏ, các đồng chí X đã dìm xuống lòng hồ thủy điện, hoặc cơ bản phá trụi để trồng cà phê và cao su rùi, đào đâu ra thâm sơn với cùng cốc.
Nằm võng gai  hết 3 ngày 4 đêm, nếm hết ¾ cái mật gấu nuôi công nghiệp, rồi Baoleo tui cũng tìm ra một nơi, để dẫn các cụ bạn lính cựu binh, đi thanh tẩy-đón xuân.

Thế rồi, vào một sớm tinh sương của một ngày cuối năm dương lịch, con chiến mã ISUZU già của Baoleo, sau khi ngậm vào bụng 75 lít xăng Zon 95, đã nhằm thẳng hướng lõi rừng nguyên sinh, thửa nước kiệu nhẹ, phi tới tới.

Sau khi an tọa chắc chắn trên ghế da -bên phải - phía trước (vị trí thủ trưởng), ông thiếu tá ‘Cục Quản lý Ô tô-Máy kéo- Trạm-Nguồn’ – nguyên là lính K3, từng đánh chiếm thành Huế và bắt sống xe tăng địch ở cửa Tư Hiền hồi tháng 3 năm 1975- cao giọng ướm hỏi các cụ cựu binh ngồi băng ghế sau:
- Thế ngủ đêm trong rừng, các bố đã có chuẩn bị gì không thế?.

Ông đại tá nhà văn– nguyên là lính lái xe tăng số hiệu 380, là con xe thứ 7 đâm vào Dinh Độc lập, chỉ mấy phút sau xe của ‘chính viên’ Toàn và ‘đại trưởng’ Thận, trong cái ngày lịch sử ngày 30 tháng Tư năm 1975 ấy - chợt tỉnh cơn buồn ngủ:
-Thế trong rừng có thú à ?

Tay trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ – nhà văn sắp thành danh – nguyên lính sư 9, là một trong những người lính Tình nguyện Việt Nam đầu tiên, vượt sông Mê Kông trên bến phà Niếc Lương, trên đường đánh vào giải phóng Pờ-Nông-Pênh ngày 07 tháng 01 năm 1979 - lanh chanh góp chuyện:
- Em nghe bẩu, lõi rừng nơi ta tới, là nơi rừng Quốc gia – công thổ,  được bảo tồn nghiêm ngặt và nguyên dạng. Em đồ chừng: hổ và gấu, có khi nhiều như muỗi sông Tô Lịch nhà iem chứ trả chơi.

Với phong thái đĩnh đạc, từng trải, ông đại úy ‘Cục Tác chiến Điện tử’ –tục gọi là ‘sư cụ’ – tên thân mật là ‘thầy’ -  nguyên là sỹ quan thám sát, người đã tiếp quản căn cứ phái bộ DAO của Hoa Kỳ ở Tân Sơn Nhất ngày 01 tháng 05 năm 1975 – hào hứng tiếp nhời:
- Tôi đã tậu ‘con’ này rồi, hàng Thụy Sỹ chính hãng.
Đoạn, ông đại úy hý hoáy lục ba lô, rồi rút ra cái ‘soạt’.

Ngồi ghế lái chính, tuy tập chung tinh lực cao độ để vặn vô-lăng, nhưng Baoleo tui cũng nghe được câu chuyện, và hơi hốt hoảng.
Chết, cụ đại úy ‘sư cụ’ mà mang hàng ‘nóng’ (khẩu súng lục Thụy Sỹ chẳng hạn), thì vì ‘thầy’ là rể hiền của Đại tướng, thì công an nó chỉ tha ‘thầy’, chứ Baoleo miềng, phận mỏng cánh chuồn, tụi ‘cá’ ấy nó tống giam ngay vì tội tòng phạm, chứ chả đùa.

Rốt cuộc, con ‘hàng’ mà Thụy Sỹ mà cụ đại úy ‘sư thầy’ hua hua ra khoe, chỉ là con dao mở đồ hộp, có thêm lưỡi dao để xắn bơ, dài độ 8 cm.  :P
Tay trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ thở hắt ra, có vẻ thất vọng khi nhìn thấy thứvũ khí, dùng để nghênh địch với gấu và hổ.
Còn Baoleo tôi cố dấu 1 tiếng thở ‘phào’ khoan khoái, yên chí tập chung lái xe.

Chuyện nghênh ngáo trong lõi rừng nguyên sinh khi trời còn ánh sáng tỏ, không có gì đặc biệt. Các bác có thể tham khảo chi tiết ở đây.
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=191

Tuy nhiên, khi đêm xuống, tình hình hoàn toàn khác.  :P

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/ditrongrung_zps83224c62.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/ditrongrung_zps83224c62.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 15 Tháng Giêng, 2014, 08:33:58 am
3- Tết của những cựu binh – con gì ăn thịt người.
(phần 2)  
………………
Trong vòng 10 km2 lõi rừng nguyên sinh, có nhõn 3 cái nhà biệt thự. Mỗi cái cách xa nhau tầm 500 mét, cho nó nguyên sinh.
Không điện lưới, không điện thoại bàn, không sóng vô tuyến. Dĩ nhiên là không có dân, bởi đây là lõi rừng nguyên sinh, được bảo tồn nguyên dạng và bảo vệ nghiêm ngặt.
Các bác có thể nom hình, để hình dung ra bối cảnh câu chuyện được biên.
Một trong 3 cái biệt thự, là 2 thằng Tai-lông chán đời trú ngụ. Hai cái biệt thự còn lại, là của cánh cựu binh Baoleo ‘búc’ ở.
Tóm lại, hoang vu toàn tập. Nếu có cơ sự gì, có mà bắn đại bác cầu cứu, cũng chẳng có ma nào đến cứu.  :-\

8 giờ đêm, Baoleo tôi đang say đắm – phiêu diêu, tự ru lòng mình trong bản giao hưởng của gió hú trên các ngọn cây, bỗng nhiên, của phòng bị đạp bung ra, rồi ông trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ , tay đùm tay nắm, xuất hiện.
- Các anh ạ, iem thấy mình đóng quân phân tán, lạnh lưng-hở sườn quá. Chi bằng ta co cụm vào 1 nơi, dễ bề phòng ngự hơn. Mới lại thấy ta quân đông, tụi gấu – hổ sẽ sang ăn thịt tụi Tai-lông, bên đó chỉ có 2 thằng, dễ bề đánh chiếm hơn.

Ông thiếu tá ‘Cục Quản lý Ô tô-Máy kéo- Trạm-Nguồn’, chẳng hiểu do kinh nghiệm chiến trường, hay có ý gì khác, ném ra một quả tạ:
- Tôi cho rằng thịt tụi Tai-lông hôi, không ngọt như thịt ta, sợ ‘nó’ ưa ta hơn.

Ông đại tá xe tăng nhà văn, cẩn thận:
-Thế thì ta kiểm lại, xem vũ khí thế nào.

Tay trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ – nhà văn sắp thành danh, ngao ngán:
-Ngoài cây sậy làm gậy chống mà anh (tức là ông đại tá) bẻ lúc chiều (các bác xem hình đã biên ở bài trước để biết), thì hỏa lực mạnh nhất của ta, chỉ có con ‘tông’ 8 phân của ‘thầy’ (tức là ‘sư cụ’) thui.

Baoleo tui thấy đã đến lúc, mình phải có chính kiến.
- Ô, ta còn có sức mạnh tinh thần. Cứ làm vài ‘tợp’, hăng lên thì sẽ chẳng sợ bố con –con gì. Hí hí.

Toàn tiểu đội lấy làm chí phải.
Thế là tầm 9 giờ đêm, bữa rượu đón gấu được dọn ra.
Hỏa lực cơ bản của 5 ông cựu binh gồm có: 4 lít rượu vang Tây, 2 lít rượu dân tộc ngâm sừng hươu và sâm cao ly, 1 lít rượu ‘ông già chống gậy’ tây -mầu đen- nguyên chai, và vô số giò hộp cùng vài thứ khác.

Mao ‘xếnh xáng’ quả là lãnh tụ vĩ đại của người Tầu, khi đã biên trong ‘trước tác’ của ‘xếnh xáng’ rằng:
- Tư tưởng là thống soái!!!.  ;D

Hi hi. Qủa có thế. Tầm 1 giờ đêm, sau khi cưa hết lượng rượu kể trên, có uống thêm 2 chai sâm –panh mà Baoleo dấu trên xe ô tô, để uống trên đường về, tay trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ kéo tay ông thiếu tá ‘Cục Quản lý Ô tô-Máy kéo- Trạm-Nguồn, đi ra khỏi nhà:
-Em với anh, ta đi luôn vào rừng, thăm ’cây chò ngàn năm’ cho nóng sốt đê. Con gấu vỹ đại nhà iem, giờ này mà ở đây, iem cũng cho cái bợp tai, chứ hổ rừng đã nhằm nhò gì.

Báo hại Baoleo, ‘thầy’ thương bạn già bị thằng em trẻ ‘PRC 25’ lôi ra rừng giữa đêm đông, liền sai miềng:
-Baoleo, mày chạy ra rừng, khuyên 2 thằng ấy về nhà đi. Đêm đi trong rừng, nguy hiểm lắm.

Vẫn giữ được nếp quân kỷ là: ‘nghiêm túc thực hiện mệnh lệnh cấp trên’, Baoleo tui khoác thêm chiếc áo Na-to lên người, rồi băng ra khỏi nhà.

Trong ánh của các vì sao rơi, khi mờ khi tỏ xuyên qua các áng mây của nửa đêm về sáng,  Baoleo tui thấy 2 bóng người, cao cao là ông thiếu tá, thâm thấp là tay trung sỹ, đang cãi nhau ỏm tỏi.
-Cửa rừng ở phía này
Tay thâm thấp chỏ sang phía tả.
-Chú say mịa nó rồi, đi hướng kia.
Ông cao cao, loạng choạng, toan rẽ sang hữu.
-Không, anh ơi, bên này.
Baoleo đứng chờ tầm 20 phút, thấy câu chuyện cứ tua- đi tua lại như thế, lượng biết rằng, hai bố ấy sẽ dân chủ bàn bạc còn chán mới xong, bèn lẳng lặng mở cửa xe ô tô, chui vào đánh một giấc để chờ.

Tầm 5 giờ sáng hôm sau, theo phản xạ nhà binh, Baoleo tôi mò vào nhà để lấy khăn mặt làm vệ sinh cá nhân.
Suýt xỉu khi thấy 1 bóng hình nhân lờ vờ ngồi ‘đồng’.
Con ma giả danh ấy cất giọng run run:
-Anh cứng vía, anh thử ngó sau nhà, xem có vết chân gì không. Đêm qua, em thấy nhiều tiếng gầm đứt quãng lắm.

Oài, buổi sáng đầu năm, luôn cho ta một tâm hồn thanh khiết, luôn muốn làm điều thiện, nên Baoleo giải đáp ngay cho tay trung sỹ, không vòng vèo, lôi thôi.
-Làm chó gì có con gấu nào kêu. Đấy là ‘ông xe tăng’ và ‘ông Trạm-Nguồn’ ngáy đới.

He he, thật là một dịp đón năm mới đáng nhớ.

Xin bật mí thêm. Tay trung sỹ bị một phen mất mật, là do hắn lười.
Chứ 1 tuần trước khi đoàn của Baoleo đến, báo cáo của Tổ chức nghiên cứu động vật hoang dã, đã báo cáo như thế này trên In-tơ-nét:
-Sau 5 ngày khảo sát, đoàn của chúng tôi, chỉ gập trong rừng rừng nguyên sinh Quốc gia Cúc Phương, nơi  được bảo tồn nghiêm ngặt và nguyên dạng, chỉ duy nhất 1 động vật còn sống, đó là một……con bọ hình que.
Hế hế.  ;D

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/lotildeir1EEBngvagraveCCB-KONGUOI_zpsa33314f7.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/lotildeir1EEBngvagraveCCB-KONGUOI_zpsa33314f7.jpg.html)



Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 16 Tháng Giêng, 2014, 08:04:26 am
4. Tết ở đơn vị - Chặt lá ngụy trang

Đó là cái Tết đầu tiên của baoleo, khi chuyển về đoàn 22 ở Hạ Long.
Baoleo về đoàn 22 lúc đó là vào dịp 22/12 của năm 84.

Năm đó có nhiều cái đáng nhớ của đời lính. Trước hết, đó là dịp kỷ niệm 40 năm thành lập quân đội, nên cỡ sỹ quan tép riu nhu baoleo, cũng được hưởng lộc là được phát thưởng 10 mét vải kaki mầu cứt ngựa, khổ 1 mét tư, là quà tặng chung cho toàn quân.
Về đoàn 22, một đoàn đặc thù của quân đội, nên còn được thưỏng thêm 1 cái phích Trung Quốc, sản xuất quãng năm 196x, trang trí hình các quả mơ vàng, còn bọc giấy bóng mờ (chỉ có vài cái phích Con Công đỏ, của độc ấy chỉ dành cho Ban chỉ huy đoàn). Riêng vụ đi nhận phích thưởng ở Tổng kho của Quân chủng tại Hải Phòng, cũng có thể viết thành 1 câu chuyện dài.
Thêm nữa của thêm, ấy là baoleo thuộc loại ‘sếp’ của Ban Doanh trại, nên còn được tặng thêm 1 bóng đèn tuýp nê ông 1 mét 2, sản phẩm ‘tăng gia’ được của ban.
Tóm lại, đấy là cả một đống gia tài khủng của lính, tính ra giá trị tương đương của năm 2014 này, đống của cải đó tương đương tầm 1 con SH.  :P

Lĩnh xong các loại quà, kết thúc các tiệc tùng dịp thành lập quân đội, cũng là vào thời gian đón Tết.
Thế nhưng, ngẫm phận mình là lính mới về đơn vị, nên baoleo đoan chắc rằng mình sẽ có tên trong danh sách trực Tết, bụng thầm buồn: thế là lại thêm 1 cái Tết xa nhà.

Đêm đêm, trong làn mưa bụi bay giăng giăng và những cơn gió lạnh lùa qua khe cửa, tay baoleo vuốt ve mấy món quà đươc bọc trong giấy xi măng, mà thấy ấm sực cả người. Tuy chỉ có cái chăn chiên lính mỏng tang, nhưng đêm ngủ, ôm cái bọc giấy gói cái phích hay miếng vải kaki, baoleo vẫn thấy sướng đến mức nóng toát mồ hôi. Cứ hình dung ra cảnh ánh mắt vui mừng của vợ con, khi đổi đống quà ấy ra, được vài cái bánh trưng ăn Tết, là chẳng còn xá gì đến gió mùa đông bắc đang gào thét trên đầu.
Tuy nhiên, chỉ thấy ấm được lúc đầu nửa đêm. Quãng nửa đêm về sáng, là lại thấy lạnh lòng. Bởi, Tết này đâu có được về nhà, nên đống quà kia, chắc sẽ lỗi hẹn với Tết.

Rồi Tết đến, thời gian chạy nhanh như chó đuổi.
Ngoảnh đi, ngoảnh lại đã là 28 Tết.
Chiều muộn hôm đó, baoleo đi kiểm tra hệ thống bơm nước cho khu B của đơn vị. Đơn vị baoleo được chia thành 3 phân khu: A – B – C. Đóng rải rác trên nhiều quả đồi sát biển, trong đó khu B là xa trung tâm (khu A) nhất.
Công việc xong, cũng là lúc baoleo được cậu cảnh vệ hộc tốc chay đến báo cáo: thủ trưởng V cho gọi anh về gập ngay.
Quân lệnh như sơn, baoleo tạt vào nhà bếp khu B, mượn cái xe đạp tiếp phẩm Thống Nhất nam, loại không chuông, không phanh, không gác đờ bu. Rồi gò lưng, cắm cổ đạp xe về khu A, không quên dặn lại nhà bếp khu B: tý nữa anh sang trả xe, nhớ để phần cơm cho anh.
Chả là hôm đó, bọn khu B bẫy được mấy con chồn, nên baoleo đã cắt cơm ở khu A, để sang khu B cải thiện.

Baoleo lên nhà Ban chỉ huy, gập lúc cụ V đang ăn cơm, cụ phán ngay, không chờ baoleo hỏi.
-Ngày mai, cậu đi với tôi, về HN, chúc tết các thủ trưởng Bộ. Cậu bàn với cậu Nhân (lái xe) xem đi như thế nào, để đầu giờ chiều có mặt ở HN.

Đang như cái bánh đa nhúng nước, trí não baoleo bỗng bừng sáng lên. Bởi được về HN, chưa biết có đươc về nhà không, nhưng baoleo đoan chắc: thế nào cũng phải vào 16 A- Lý Nam Đế, nơi đóng quân của ‘Đội xe con – TCCT’, mà vào đấy, baoleo sẽ gửi được cái gia sản khổng lồ như đã nói ở trên, cho nhà.

Baoleo đáp ngay không cần suy nghĩ: báo cáo, có 3 đường để đi. Không nên đi đường Chí Linh qua phà Phả Lại, đường xa mà ta chẳng quen ai ở bến phà cả. Đi qua phà Bình ở Hải Dương tuy ngắn, nhưng đường thì xấu. Theo em thì nên đi qua phà Rừng, tuy xa, nhưng ta là người nhà của bến phà, nên sẽ không phải xếp hàng.

Sếp V khen là chí phải, sếp còn rộng lượng ban ra cái chỉ dụ mà baoleo không dám mong chờ: sau khi chúc tết các thủ trưởng Bộ xong, cho cậu ở nhà 5 ngày, ăn Tết. Thưởng trước phép cho cậu, để sang năm mới, tôi sẽ giao việc quan trọng cho cậu.

Cóc cần biết cái nhiệm vụ năm tới nó sẽ thế nào, baoleo phi ngay xuống ban Hậu cần, sau khi rập gót chào sếp.

Thằng Cường, trưởng ban Hậu cần vô cùng thông cảm, quy ngay toàn bộ tiêu chuẩn 5 ngày Tết của baoleo ra thịt lợn, chẳng nhớ là được bao nhiêu kg. Chỉ biết rằng, sau khi qua tay cô bé thủ kho tên là Tuyết, người Mạo Khê, sự cảm thông được tăng lên, thông qua việc: cô bé nâng bàn chân, để đỡ cái quang treo cân một cách có ý tứ, tiêu chuẩn của baoleo đã thành 1 tảng thịt mông to tổ bố, cỡ phải già nửa quả mông của con lợn tạ, giết lúc chiều.  ;D

Cụ Mác đã phán rằng: vật chất có trước, tinh thần có sau -quả là không sai chút nào.
Sau khi ôm tảng thịt lợn ra khỏi kho quân nhu, baoleo chợt nhớ ra: phải làm cành đào về cắm Tết. Chẳng gì thì đơn vị baoleo cũng đóng quân ở ngay địa danh, có tên gọi trên bản đồ hành chính của Quảng Ninh là "Đào hoa viên".
Baoleo lôi cu Nhân-thiếu uý chuyên nghiệp, lái con Gát 69 của sếp V cùng sang khu C - khe Chè, là nơi có rất nhiều cây đào, để kiếm vài cành.

Baoleo còn nhớ, tổ trưởng cảnh vệ của khu C, là anh cu Ràng, người Con Cuông-Nghệ An, nhiệt tình dẫn xe chở baoleo ra khe Chè. Trời tối đen, chẳng nom thấy gì, mình lại mới về đơn vị, nên cũng không thuộc địa hình.
Cu Ràng nẩy ra sáng kiến: anh Nhân lùi xe, chiếu đèn pha xuống khe, anh baoleo chỏ cành nào, em chặt cành đó.

Theo sáng kiến của cu Ràng, mình nhòm xuống: trong làn mưa giăng huyền, rây bột, rừng cây mờ ảo, hiện ra trong ánh đèn pha chiếu chênh chếch trên đỉnh các ngọn cây, chỗ nào cũng tối đen như mực.
Chịu, chả nhòm thấy hoa ở chỗ nào. Mình đành theo kinh nghiệm của anh chàng sách vở: cứ nhòm thấy cái cành nào có vẻ rập rạp nhiều lá, là mình hô cu Ràng chặt phứa phựa.
Rồi hý húi chằng buộc vào đít xe, rồi lay hoay chất đồ đi biếu Tết và đồ đạc cá nhân lên xe, sao cho gọn gàng, để sếp V thấy vừa lòng.

Xong việc cũng đã là nửa đêm. Chỉ còn tảng thịt lợn là chưa cho lên xe. Không muốn gửi vào kho lạnh của đơn vị, vì ngại phiền gọi các cô bé thủ kho dậy sớm, nên baoleo chọn cách treo nó lên cái dây ở đầu hồi nhà. Những mong các làn gió lạnh mùa đông, sẽ trở thành cái tủ lạnh thiên nhiên khổng lồ của anh lính nghèo.
Gần như không ngủ để canh tảng thịt lợn, không phải sợ bị lấy mất, mà chỉ sợ con chồn hay cáo nó tha đi.
Tay sờ tảng thịt lợn lạnh toát, mà lòng thấy ấm cúng lạ thường, khi hình dung ra ánh mắt vui mừng của con trẻ, lúc nhìn thấy miếng thịt to. Quên cả cái đói đang hoành hành trong dạ dầy, vì đã bỏ qua bữa tối với thịt chồn bên khu B. Những chỉ mong đến 4 rưỡi sáng, để mời sếp ra xe.

Mọi chuyện đều ổn cho đến khi baoleo về tới nhà.
Thằng cu nhà mình bập bẹ reo lên: A, ba mang cành ngụỵ trang về nhà (cành toàn lá, lấy đâu ra hoa), còn bà vợ thì bồi hồi: tưởng không được về, nhà chỉ có ít thịt, nên chỉ gói bánh với ít đỗ xanh. Bây giờ nhà mình sẽ kho thịt, để ăn kèm với bánh chưng đỗ.

Bây giờ, mỗi khi đến với các phiên chợ quê, baoleo vẫn mua một cái bánh trưng chay 3 nghìn, để nhớ về những cái Tết lính, thời chiến tranh biên giới xa xôi.

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/nam2014-daovadendo_zps441d3d07.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/nam2014-daovadendo_zps441d3d07.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 17 Tháng Giêng, 2014, 10:27:00 am
5. Tết ở đơn vị - - Chém bò

Năm đấy, mình đã bình thản xác định là sẽ phải ở lại đơn vị để trực Tết.
Tư tưởng đã được quán triệt, nên tâm trí chỉ còn dồn vào việc lo Tết cùng đơn vị.
Trước hôm liên hoan tổng kết năm, còn một việc nhỏ là đi bắt 1 con bò ở khu tăng gia của đơn vị về, để giết thịt.
Việc đơn giản như thò tay vào túi lấy đồ vật, nên chẳng cán bộ nào quan tâm. Đến chiều, thằng Cường- trưởng ban Hậu cần mới sực nhớ ra. Không còn phân công, nhờ vả được ai, nên cu Cường phải đích thân đi bắt.
Để đỡ buồn, cu Cường rủ baoleo cùng đi. Cũng chẳng còn việc gì quan trọng, nên baoleo vớ lấy cái cát xét được trang bị cho Đoàn Thanh niên, cùng vào khu tăng gia với cu Cường cho vui.

Khu tăng gia của đơn vị baoleo, nằm trên mấy quả đồi, đối diện với cảng Cái Lân.
Bây giờ có con đường cao tốc chạy qua đó, để lên cầu dây văng Bãi Cháy, các quả đồi ấy mới trọc lốc, trơ trụi như thế. Chứ hồi 8x, đấy còn là các đồi thông, xen lẫn các nương sắn và các thảm cỏ hoang vu. Hoẵng còn rất nhiều, thậm trí có lần, anh Thời -đoàn phó, còn bắn được 1 con hoẵng mò xuống vườn hoa của đơn vị.
Khu tăng gia của đơn vị baoleo nằm trong một cái thung lũng ngập cỏ như thế.

Chui vào trong cái ca bin bé tý của con Gát 51 ghẻ, thằng Cường ngạc nhiên hỏi baoleo: ông ôm cái cục gạch ấy làm gì thế ?
Cái cát xét “Sáp’ ấy đúng xứng danh là cục gạch. To bằng cái xắc cốt da, các phím bấm to như phím đàn ắc coóc đê ông, chỉ có 1 loa liền, âm thanh mô nô, nhai băng như ăn rau sống vì thường xuyên kẹt băng. Tuy vậy, cái thời dùng dàn A Kai ấy, con ‘Sáp’ luôn là đỉnh.

Baoleo giảng giải cho thằng Cường: vào cái nơi khỉ ho ấy, lúc ông đi dắt bò, tôi sẽ cho mấy cậu cảnh vệ nghe bài ‘Tình ca thuỷ thủ’ do cháu Thanh Lam hát, đây là bài mới đấy.
Qủa thực, hồi 8x đấy, Thanh Lam mới tầm 16-18 tuổi, béo mũm mĩm, chỉ có bài tủ là ca khúc nói trên. Chứ bài ‘Chia tay hoàng hôn’ là mãi sau này.
Ca khúc ‘Tình ca thuỷ thủ’  lúc đó đang phổ biến (danh từ bây giờ gọi là “hít” và “hot”), rất hợp với lính Hải quân. Đến mức chú lính trẻ nào cũng hình dung ra cháu Thanh Lam đang lắc lư: “Đất liền hỡi, vì yêu nên đại dưong, khó khăn luôn vượt qua….cua người thụy thụ . ụ ù u…”

Đến khu tăng gia, thằng Cường theo đúng chức trách, ra ngắm con bò sẽ được thanh lý đợt này, còn baoleo hô 3 cu cảnh vệ, chui vào cái lán dã chiến để nghe cát xét. Giọng cháu Thanh Lam “ …ụ ù u…” khọt khẹt  vang lên giữa thinh không, xua tan cái heo hút buồn của đồng cỏ hoang, trong một chiều đông cuối năm.
Cu Cường quay lại toan hô 1 chú lính chạy đi đuổi bò, nhưng thấy 3 chú lính trẻ đang vểnh tai nghe cục gạch, nên cám cảnh: thôi, đưa súng đây. Tao sẽ bắn què chân con bò đực kia, khỏi bắt chúng mày đuổi.

Nửa nằm nửa ngồi từ trong lán dã chiến nhìn ra, baoleo nom thấy: thượng úy Cường, dạng chân như cao bồi bang Tếch dớt, giương khẩu AK Tiệp lên vai.
Đoàng. Một phát súng bất chợt vang lên, âm vang trong thinh không của thung lũng cỏ hoa. Con bò đực bay mất một mẩu sừng, cùng cả đàn chạy toé ra. Đoàng-phát thứ 2. Mông con bò đực phun ra một vòi máu. Nó khuỵ xuống một tý rồi lại loạng choạng phi tiếp.
Lúc này, cả mấy chú cảnh vệ cùng lao ra. Một cu hét thất thanh: anh Cường ơi, chỉ còn 1 viên thôi đấy.
Phúc làm sao, con bò đực ngu ngốc, lại ngật ngưỡng phi ngược lại chỗ thằng Cường.
Đoàng-phát cuối cùng. Một cái chân trước của con bò gần như lìa ra, thế mà nó vẫn cà nhắc chạy được.
Lúc này, chả cần ai hô, cả bọn đều chạy túa lại phía con bò. Thằng Cường vớ được con dao phát cỏ, phang chí tử vào cái chân trước còn lành của con bò, thế mà con bò con phi được vài bước nữa mới tài. Còn baoleo vớ được cái gậy, cứ thế nện vào đầu bò – trung khu thần kinh, như đã sách đã chỉ dẫn. ;D
Cuối cùng thì con bò cũng thúc thủ.
Có điều, sau vụ này, thằng Cường có biệt danh là “con bò cụt”.

Lúc hỏi tại sao lại bắn tồi thế. Thằng Cường thú nhận: phát đầu tiên, là lúc nghe thấy cháu Thanh Lam đang ‘ụ ù u’. Nhìn thấy cái u của con bò lắc lư, giống như vòng 1 của cháu, nên thấy ghét. Vì vậy, nhằm luôn vào đó, làm 1 phát. :P

Sau rốt, để tỏ lòng cám ơn baoleo, đã có công nện thật lực vào đầu con bò, thằng Cường cho ban Doanh trại, nguyên cả bộ xương.
Chú em Ngòi, công vụ của ban, cần mẫn đẽo xương bò lấy thịt. Suốt buổi sáng, số thịt bò thu được cũng được đầy hai xong 6.
Tết đó, ngoài tiêu chuẩn chung, ban baoleo còn có thịt bò ăn xả láng. :P

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/n1030m2014-caydaosthi_zps36cdc91a.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/n1030m2014-caydaosthi_zps36cdc91a.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Giêng, 2014, 12:17:27 am
Tết đến.

Nào, cùng đón Tết nào.
Các bác, ta hãy cũng nhau nhớ về những cái Tết xưa, những cái Tết đượm mùi thuốc súng. Cho dù đó là mùi thuốc nổ của pháo giao thừa, hay mùi thuốc nổ C4 hùng oai.


Cho đến bây giờ, trong các buổi tụ bạ thường niên để cùng nhau ôn lại những tháng ngày trong lính. Vẫn còn “đồng bọn” nhắc lại chuyện ăn Tết sớm, mặc dù đã hơn ba chục năm rồi.


Hồi đó, chúng tôi đóng quân ở huyện miền núi Định Hóa (Bắc Thái). Đất nước thời khó khăn, nên lính tráng càng khổ tợn. Đói liên khúc.
Tuy vậy, những ngày áp Tết, tự dưng tâm hồn ai nấy trong trẻo lạ. Thi nhau kể phong tục Tết quê nhà, những món ăn ngon trong ngày Tết…Kể chán, lại quay về thực tại: Năm nay, lính mình ăn Tết có gì nhỉ?

Thực ra, viễn cảnh chẳng hứa hẹn nhiều tươi tắn, ai cũng biết vậy. Điểm sáng duy nhất trông vào… chuồng lợn. Ở đó, đám anh nuôi lĩnh trọng trách chăm sóc 3 con lợn, đến Tết thịt. Hai choai choai và một con to, nặng dễ đến tạ, giống lợn lai kinh tế. Chả biết ai đặt cái tên rất Hàn lâm cho giống lợn lắm mỡ dày bì này như vậy. Hehe!. Nó ra dáng sếp, xơi no chán mới đến phần 2 đàn em. Chậm bữa chút xíu, be inh tai. ;D

Nói thêm chút, chúng tôi ăn bếp Tiểu đoàn. Cơm độn 70% sắn khô. Chính xác là ninh sắn lên cho nhừ rồi rắc gạo cho đều, y  như người đánh vó tôm rắc thính. Món cơm này bác nào từng ăn hẳn rất khó quên. Nhiều miếng sắn, khi ăn vẫn sượng bột. Nhưng cháy dưới đáy chảo lại là thứ đồ gặm nhấm hảo hạng của lính. Hấp dẫn tương tự thanh Sô cô la Bỉ trong ngày lễ Va len tin, của đám trẻ bây giờ.
Bởi thế,  thật vất vả cho mấy tay anh nuôi. Đến giờ chia cơm, phải chia nhau canh chừng cái chảo gia bảo. Miệng hét toáng: Cháy của lợn đới!!! Tay vớ vội thùng nước rửa rau, đổ ào. Gêm âu vờ. ;D

Một sáng thức dạy, cánh anh nuôi nháo nhác. Cả đơn vị xôn xao bởi hung tin con lợn to nhất chuồng, niềm hy vọng khi Tết đến, nằm cứng đơ trong chuồng. Chẳng biết nó chết tự lúc nào. Hầu hết ban chỉ huy Tiểu đoàn có mặt tại hiện trường. Lính tráng vây quanh. Ai  cũng lộ vẻ sốt ruột, chờ đợi.
Người có uy quyền tối thượng định đoạt tương lai con lợn chết lúc này, đương nhiên là Y sĩ trưởng Tiểu đoàn, Thượng sĩ chuyên nghiệp Phan Huy Hiển.
Thượng sĩ vẻ mặt ưu tư, bước tới bước lui. Trông giống hệt vị giáo sư già khả kính gặp vấn đề hóc búa. Rồi đột ngột, Thượng sĩ buông lời phán quyết khiến cử tọa chết lặng: Lợn chết bệnh. Đem chôn.

Sau bữa cơm chiều,  cả B túm tụm lại. Tiến, lính Hà Nội thở dài: Con lợn to thế đem chôn, phí của Giời.
Việt, lính Thanh Hóa cáu kỉnh: Ông Y sĩ Hiển hôn gái còn sợ lây Vi trùng, biết qué gì lợn bệnh hay không.
Ứng, làm lính thì non, làm tham mưu con thì già, quê Hải Phòng đề xuất: Lát nữa trời tối hẳn. Ta moi lên, lấy riêng phần thịt nạc, chắc chắn thịt nạc không ảnh hưởng gì. Vào dân chác thêm bi đông rượu,  B mình ăn Tết sớm, lại hợp nhẽ vệ sinh.

Đêm mùa Đông vùng sơn cước thật lạnh. Trăng muộn. Sương giăng. Nơi Tiểu đoàn đóng quân, lúc đầu có 1, sau rải rác vài cái bếp bắc vội, lập lòe ánh lửa.

Sáng hôm sau, chỗ anh nuôi chôn lợn bay sạch. Thấy độc cái hố nông choèn, bẽn lẽn ngửa mặt nhìn trời.






Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 20 Tháng Giêng, 2014, 09:09:33 am
Chuyện bác tuanb5 biên đang vào hồi gay cấn và hay nhiều nhẽ  ;D

Bác tiếp đi chứ ạ.
 :P


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 20 Tháng Giêng, 2014, 09:11:44 am
6- Tết đầu tiên khi về với đời thường – nồi măng thắng cố.

Ra quân, baoleo được nhận về viện K, Bộ X, như đã biên ở các câu chuyện trước.
Viện này là cơ quan nghiên cứu để ban hành ra các chính sách, không quản một đơn vị nào. Vì thế nghèo rớt mồng tơi.
Thời nay cũng vẫn thế. Cứ cơ quan công quyền nào mà quản lý cơ sở, thì phong bì nhiều không buồn đếm. Còn thì ngược lại.
Năm đó, baoleo về viện K, đúng lúc viện K thanh lý trụ sở cũ ở Đội Cấn, Hà Nội, lấy đất, chia cho nhân viên làm nhà riêng.
Baoleo ngẫm mình đã được Hải quân giúp cho xây nhà, vậy, lộc quốc gia không nên nhận 2 lần. Bới thế, tự gạch tên mình trong danh sách được phân nhà.
Cảm kích trước hành vi rồ dại đó của baoleo, lãnh đạo Viện phân ngay baoleo vào Hội đồng phân phối, nên nghiễm nhân có chân trong Công đoàn.  >:(
Bởi vậy mới biết chuyện thâm cung bí sử của chuẩn bị Tết, để nhớ lại ở đây.

Cơ quan nghèo, nên trước Tết 1 tháng, toàn bộ BCH Công đoàn chỉ có mỗi nhiệm vụ là lo hàng Tết.
Thế cho nên, nếu có chuyến công tác Thái Bình, thằng cu phòng ‘Định mức máy thi công’, chẳng liên quan gì đến ‘Hệ số trượt giá nhân công’ của phòng ‘Gía’, nhưng vì nó có chân trong Công đoàn, nên lẽ tất ngẫu dĩ, nó sẽ là phó đoàn công tác, mà nhiệm vụ chính sẽ là nhờ Tỉnh mua hộ cho mấy cân gạo nếp giá rẻ.
Đại loại như thế với Nghệ An là lạc, đỗ xanh, Lai Châu là măng khô. Vân vân và vân vân.

Thế nhưng, cái đinh của đinh: phải là thịt lợn. Mà phải là thịt lợn tươi, để gói bánh chưng, để băm làm nhân nem, để làm: vân vân. Việc ấy không thể không giao cho mấy ông cựu binh, với quan niệm: đã là lính, thì có cái rìu không, nó cũng nấu được nồi cháo sữa, xá gì con lợn tạ nhép.
Và anh Học, nguyên trinh sát pháo binh đoàn Bông Lau – người đã có công đầu trong việc bức hàng trung tá Đính ở căn cứ Ca-rôn –Tân Lâm năm 72 và baoleo, sẽ là người mang con lợn tạ về, cóc cần biết nó có khả thi hay không.

Ơn Đảng, ơn Chính Phủ. Chuyện rồi cũng xong, Đơn vị lắp máy 69 ở Phả Lại, bán cho con lợn giá rẻ bằng ½ giá thị trường. Nhằm ngày 27 Tết, hai anh em cựu binh chúng tớ lên đường.
Chuyến vi hành này vô cùng hoành tráng và sang trọng. Bởi 2 anh em được đi ô tô riêng, con xe độc nhất của Viện. Đó là cỗ xe Von ga đen, có miếng vải sa tanh mầu xanh da trời - treo làm rèm để che ô kính sau xe, có con hươu bằng I nox trắng, phi 2 chân trước lên trời, đặt ở nóc ca bô.
Cỗ xe này nguyên là xe riêng của 1 vị ‘Trung ủy’, phụ trách Viện. Vị ấy về hưu, Viện xin giữ lại xe, để thỉnh thoảng đưa rước cụ, chứ biên chế của Viện thì không có xe ô tô. Đến khi baoleo về Viện, thì cỗ xe Von ga –con hươu ấy, đã thay toàn bộ ruột bằng máy Gát-69. Chỉ còn cái vỏ là xe Von ga đen và con hươu trắng giơ chân, để hù thiên hạ.
Sau này ngẫm lại, cái chuyến xe hoành tráng ấy, cóc phải giành cho 2 ông Cựu chiến binh huân chương đỏ ngực, có cấp hàm Viện sỹ. Mà dành để ‘cung kính thỉnh ông Ỉ’ về.

Rước được ‘ông’ về, phải thành lập Hội đồng chia thịt. Để phân làm sao thành 72 xuất. Xuất nào cũng phải có mẩu đuôi, tẹo mũi, mẩu xương. Một tí thịt, vừa mông sấn, vừa ba chỉ, kèm theo ít đùi.
Mà bọn pha thịt, phải khác với bọn làm thăm, chia xuất thịt. Hai ban phải không có họ hàng dây mơ dễ má với nhau. Đề phòng trường hợp thằng pha thịt, độn mẩu thịt nạc, xuống dưới cái mẩu xương vè.
Còn bộ lòng, không thể chia nhỏ được, nên tập thể Đảng ủy Viện họp khẩn cấp và ra nghị quyết là: cho Công đoàn đứng ra mua, xuất thêm ít gạo Qũy Công đoàn để làm nồi cháo lòng, cho toàn thể Cán bộ công nhân Viện, liên hoan đón Tết.

Riêng quả tim ‘Ông lợn’, anh Học-  Đảng ủy viên kiêm Chủ Tịch Công đoàn-nguyên cựu binh đánh đồi Ca ron –đích thân chọn tờ báo Đảng còn mới, bọc gói 1 cách thành kính, với tiếng ‘SUỴT” và một ngón tay chỏ lên trời.  ;D

Ngày 28 Tết, cả Viện nghỉ việc, chỉ để chờ ăn cháo lòng và nhận phần thịt, rồi đóng của cơ quan để nghỉ Tết luôn.
Tầm 1 giờ chiều, cháo lòng mới được nấu xong và chia cho các Phòng. Tuy nhiên, lúc này ai cũng đã có phần thịt hổ lốn của mình. Nên các bà, các cô, chỉ ăn cháo lòng chiếu lệ, rồi ba chân bốn cẳng, mang phần thịt về nhà để chế biến.
Baoleo do không uống rượu, nên cũng chỉ làm bát ‘chiết yêu’ cháo và vài miếng dồi. Rồi cũng hối hả đạp xe về nhà, mang chiến lợi phẩm đầu tiên trong đời dân sự, về nhà góp Tết.

Tết năm đó, nhà baoleo có nồi canh măng, nấu với đủ thành phần thịt, của con lợn được chia. Nom chẳng khác nào, chảo ‘thắng cố’ của người Mèo.



(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/Chiath1ECBtheo_zps7374450b.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/Chiath1ECBtheo_zps7374450b.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Giêng, 2014, 04:16:56 pm
Chà, chuyện xưa của bác baoleo và bác tuanb5 hay thật. Bác Học thì tôi cũng có dịp làm việc với bác ấy một vài lần. Lần gần nhất là trước khi bác ấy về hưu. Chuyện vui bao giờ bác ấy cũng nói tao là lính thông tin trinh sát pháo binh, nhưng không phải pháo thường như của sếp mày đâu, pháo tao pháo chiến lược của bộ, to lắm dài lắm mà bắn xa lắm. Hi hi.


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 21 Tháng Giêng, 2014, 08:13:14 am
Chà, chuyện xưa của bác baoleo và bác tuanb5 hay thật. Bác Học thì tôi cũng có dịp làm việc với bác ấy một vài lần. Lần gần nhất là trước khi bác ấy về hưu. Chuyện vui bao giờ bác ấy cũng nói tao là lính thông tin trinh sát pháo binh, nhưng không phải pháo thường như của sếp mày đâu, pháo tao pháo chiến lược của bộ, to lắm dài lắm mà bắn xa lắm. Hi hi.

Ô, quả đất quả là tròn.
Hóa ra Baoleo tôi và bác qtdc đều có chung 1 người quen  ;D
Anh Học bây giờ về sống ở Gia Lâm. Vẫn yêu đời lắm.
Năm 2012, anh Học đi về thăm chiến trường cũ Quảng Trị và đồi Ca-Ron, về nhà hào hứng kể chuyện, cả năm không hết.  ;D
Hi hi


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 21 Tháng Giêng, 2014, 08:14:12 am
7 - Tết nơi cố đô Huế -năm 2014

Do một mối ân tình, đã hơn 15 năm nay, Tết năm nào, Baoleo tui cũng vào Huế.
Và cũng như một người tình trung thủy, năm nào, Huế cũng đón tôi bằng những cơn mưa.
Mưa cũng hay.
Nếu không có mưa, một mình trong thành phố xa, dễ có cảm giác của cụ Nguyễn Du trong bài “Dạ Hành” lắm:
- Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân.
Mưa như một người bạn đồng hành, làm cho ta bớt đơn côi trên con đường vô định lẻ bóng. Câu này không phải của tôi, mà là của đại tá I-sa-ép trong sê-ri phim ‘Mười bẩy khoảng khắc của mùa xuân’.
Nhưng đại tá tình báo, đã nói hộ cho tâm trạng của tôi.
Huế là mưa rơi trên kinh thành.
Huế là tắt đèn đi ngủ vào lúc 9 giờ đêm, như trong 1 doanh trại quân đội.
Huế với tôi, không mộng mơ, mà là 1 thành phố, nơi có 1 mối ân tình và 1 ký ức rất buồn.

Chúc Huế:
-Vững bước đi vào năm 2014.

(đây là nhại 1 khẩu hiệu bắt gập bạt ngàn trên đường thiên lý, mà thực lòng, Baoleo tui không hiểu ban Tuyên huấn định truyền tải thông điệp gì)  :(

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/sanbay_zpsf2205bdc.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/sanbay_zpsf2205bdc.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: lixeta trong 21 Tháng Giêng, 2014, 09:43:56 am
"....
Chúc Huế:
-Vững bước đi vào năm 2014.

(đây là nhại 1 khẩu hiệu bắt gập bạt ngàn trên đường thiên lý, mà thực lòng, Baoleo tui không hiểu ban Tuyên huấn định truyền tải thông điệp gì)  Sad"

Đại loại kiểu như này:

Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi! ::)




Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 22 Tháng Giêng, 2014, 09:04:26 am
8- Tết năm 2014 – Tản mạn về người bạn thủy chung.

Xin nói ngay, đó là con chiến mã già của tôi.  ;D
Theo sổ bộ khai sinh, nó đang ký năm 1993, như vậy năm nay đã tròn 20 tuổi, lại là năm Ngựa. Năm Ngựa, nghĩ về chiến mã già, quả là hợp. Nên tôi đã đưa hình em nó lên trang bìa, cho nó được một phen vinh dự.  ;)

Khi tôi tậu con mã này về, nó là con ngựa chiến được xếp hàng đầu bảng thời đó. Dòng Thái nguyên bản, 3 cục, buồng phổi 99 phân.
Tậu nó về, tôi phải đào chân giường, đổ hũ vàng tiết kiệm từ thời mới giải ngũ lính Hải quân, lấy ra đúng 5,5 cây vàng.  :P :P

Nhưng con ngựa già không phụ công người tậu, đã tận tình phi qua mọi nẻo đường mà Baoleo tui cần tới.
Đã tròn 20 tuổi, bước vào tuổi già, nhưng con mã già vẫn còn ngon lắm.
Ruột gan tim phổi còn nguyên. Chưa phải thay bộ đồ lòng nào. Trái tim của chú ngựa, cũng chưa phải đặt lại van tim, hay nói cách khác là doa xi-lanh, lên cốt lần nào.
Duy có bộ vó, là đã phải thay vỏ vài lần.
Bộ lông mầu hung, vẫn là bộ lông thời khai sinh bên Thái. Có điều, về tung vó-phi nước kiệu ở Việt ta, bọn xe máy ‘diễn biến’ có chèn ép đôi phần, làm sợi lông của chú mã có bay đi ít nhiều. Chả sao, tắm rửa ngoài cửa hàng xong, chú lại vẫn bóng loắng.

Gần đây nhất, chú đã đưa tôi, phi trên đường thiên lý: Hà Nội – Yên Bái – Hà Nội chỉ trong vòng có 10 giờ đồng hồ.
Chuyến đi ấy gập quan đầu tỉnh Yên Bái. Thay vì lấy con xe 4 bánh, tôi đã để chú ngựa già đưa mình phi tung gió dọc triền đê sông Hồng, cứ theo sông Hồng phi lên tận trụ sở sếp quan đầu tỉnh Yên Bái. Không đi xe, mà đi ngựa. Chuyến ấy, chú ngựa cho Baoleo tôi ăn ra được 2 triệu đồng công tác phí thuê xe, cũng được nửa chỉ vàng. Đã từng qua quân ngũ, nên bài Đảng dạy tiết kiệm, Baoleo tui xin luôn nghe nhời.
Câu chuyện này đã được biên chi tiết ở đây:
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=241&page=12

Nhưng thực ra, chú ngựa già chung thủy với mình, hay là bản chất của Baoleo tui vốn chung tình nhỉ.
Có lẽ vế hai có phần nhỉnh hơn chăng.  ;D
Tỷ dụ nhé, tậu em nó về, đã tròn 20 năm nay, miềng không thèm ngó ngàng đến các em khác, cho dù các em đó trẻ - đẹp hơn, mô-đần hơn .
Và miềng cũng sẽ vẫn chung thủy với em này. Cho giù 10 năm sau, miềng đã theo hạc về trời, thì em ngựa già chắc vẫn còn sống chung tình với tui đến lúc đó. Chắc em sẽ được người nhà, dắt ra bên chỗ tôi nằm, như chú chó trung thủy trong câu chuyện của chuyện người Tây.

Hỡi các quý bà quý cô, nếu các quý bà quý cô, vẫn còn đang ở độ tuổi đi tìm cho mình 1 bạn hiền tri kỷ, hãy tìm đến những người đã qua cuộc đời binh phù, như Baoleo tui đây.
Được ông Cụ và Đại tướng chỉ bảo, những người lính chúng tui, chung tình lắm. Đã tậu ai, là cho ở cùng cho đến hết, sướng thế còn gì.
Mà hơn thế nữa, các quý bà quý cô – còn được gọi là ‘dâu của ông Cụ’ nữa đấy nhá. Thập phần vinh dự.
Vô đê – Vô đê. Nhanh nhanh – kẻo hết. Hị hi.  ;D

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/n1030m2014-daovaxe_zps3ed05f3a.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/n1030m2014-daovaxe_zps3ed05f3a.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 23 Tháng Giêng, 2014, 08:52:25 am
9- Tết ở xứ Ba-Tư, thời trước chiến tranh Vùng Vịnh

Tết năm đó, baoleo ở Baghdad.
Tết là ngày sum họp. Ở nước ngoài, không có họ hàng, nên bạn bè thân thuộc là nơi những người xa xứ tìm đến nhau.
Baoleo có cô bạn gái, tên là Kiều H, lúc đó đang ở Mosun, cách chỗ baoleo tầm 600 km. Biết nhau cùng ở một đất nước xa lạ, nhưng ngày thường, ai cũng bận việc, nên dịp Tết, baoleo quyết định đi thăm bạn, nhân tiện cập nhật tình hình VN, bởi bạn mình mới sang.

Nói qua 1 chút về cô bạn. Kiều H là dạng tiểu thư-con quan. Nhà ở 1 cái biệt thự đẹp nhất phố Quang Trung – HN.
Hồi cùng học cấp 3, một mặt là học sinh phổ thông thời đó không có khái niệm yêu đương, mặt khác, Kiều H là tiểu thư –con quan, xinh xắn, nên những thằng thuộc tầng lớp ‘Bần – Cố’ – 3 đời ăn củ chuối như bọn mình, chỉ nhìn Kiều H như bây giờ ta nhìn các cô MC qua màn hình TV. Chả dám nghĩ vị gì.  :P

Tết năm đó, đến thành phố cực bắc gập bạn, baoleo nhận thấy quyết định của mình là vô cùng sáng suốt. Bởi lúc đó, Kiều H chưa lấy chồng, và hình như cũng chưa có người yêu.
Vì thế, ở Mosun lúc đó, vây quanh Kiều H là 1 tá các con gà trống oai phong. Dịp Tết, đặc biệt lại có bạn ‘chí chí cốt’ (lời KH giới thiệu mình với đám gà kia) đến thăm, nên các chú gà dại dột ra sức trổ tài.   ;D

Túm lại, hơn 1 ngày mình ở đấy, mình được vỗ béo cứ như thể là Vua xứ Ba Tư. Nào là dồi lợn giả, làm bằng da cổ gà và mề. Nào là gà xé phay với rau trộn là bì quả dưa hấu, bò bít tết sốt với chà là, vân vân và vân vân. Mình chỉ có mỗi việc đi thăm thú suối nước nóng, suối nước lạnh ở khu du lịch Đò-Hóc, giáp biên giới Thổ -nhĩ-kỳ. Rồi đi thăm bảo tàng khảo cổ của người Cuốc. Xe cộ đã có mấy ‘anh bạn’ của bạn gái tốt bụng đưa đi. Đến bữa lại có ‘bạn’ của bạn gái ra sức mời chào. ;D

Rồi cuộc vui nào cũng đến hồi kết. Rồi cũng đến lúc, mình phải quay về thủ đô. Lúc đó, Kiều H cũng có việc về sứ quán VN, nên tiện thể đi cùng mình cho có bạn. Do bữa tối đó, ‘bạn’ của bạn chiêu đãi nhiệt tình quá, nên lúc baoleo và KH ra ga tầu hỏa, thì tầu vừa đi xong.
Chẳng còn cách nào khác, baoleo và KH phải thuê 1 cái taxi để chạy 600 km từ Mo-Sun phía bắc, giáp Thổ-nhĩ –kỳ, về thủ đô.

Trên đường về, thấm mệt vì hơn 1 ngày thăm thú và nhồi nhét các loại thực phẩm, nên baoleo buồn ngủ díp mắt.
KH thấy baoleo gục lả vào cánh cửa ô tô, lại tưởng mình ốm cảm. Bạn bèn ôm mình lo lắng; có làm sao không, có cần xoa dầu không và vân vân.
Mình bèn thực thà trả lời:
-   KH bạn ơi, 20 năm trước, mình mà được bạn thân mật thế này, thì cả dẫy Trường Sơn đã cháy trụi không còn ngọn cỏ. Nhưng bây giờ, đã 20 mùa lá rụng qua đi, cả thời trai trẻ, baoleo này đã cống hiến cho Hải quân Việt Nam. Giờ tớ, đã ra quân, nên vũ khí gửi lại hết cho Đảng, cho Chính phủ, cho Quân đội roài. Mình chỉ muốn gục đầu vào cửa kính để ngủ một mình thôi.
  :(

KH bạn miềng, nghe lời gan ruột của bạn hiền, lặng lẽ quay mặt ra cửa sổ ô tô, cắn móng tay và rút mùi-xoa ra chấm nước mắt.  :P
Do mệt mình cũng chả hỏi tại sao bạn khóc.

Tết 2014 này, bạn KH đã là phu nhân của Giám đốc BV Nhi TĐ, và là người mẹ hiền của 2 con.
Tết đến, chúc bạn ăn Tết vui vẻ nhé.
Mà tớ vẫn chửa hiểu, vì sao bạn khóc đấy.  ;D

Đây, cái thời baoleo ở xứ Ba Tư


(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/02-01.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/02-01.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: baoleo trong 24 Tháng Giêng, 2014, 07:57:42 am
10 – Tết 2014: Bánh chưng lính.

Chả hiểu theo quy định của cấp nào, mà Tết đến, ngoài tiêu chuẩn được ‘ăn đúp’ theo quy định của Tổng Cục Hậu cần (ở những đơn vị ‘có điều kiện’, lính ta còn được ăn đúp-đúp), đơn vị nào cũng cấp thêm cho chiến sỹ, mỗi người 2 cái bánh chưng.
Lệ này đến tận hôm nay, hình như chưa bao giờ bị bãi bỏ.
Căng thẳng đến mức như năm 1972 là cùng chứ gì. Thế mà, trên đường hành quân theo đường dây 559 để vào B3 Tây Nguyên, người bạn lính bậc đàn anh của Baoleo, là cựu binh trường Cơ Điện-nhà văn-lính B3 – Nguyễn Trọng Luân , vẫn được nhận cái bánh chưng tiêu chuẩn vào ngày 30 Tết ở Binh trạm K5 – Tây Trường Sơn. Chuyện này đã được biên ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27180.500.html

Baoleo là lính Hải quân, nên bánh chưng tiêu chuẩn của bọn tôi là 2 chiếc/ 1 thủy thủ đoàn. Oài, có bé gì cho cam. Mỗi cái có trọng lượng đúng 1 kg.
Mang tiếng là ăn khỏe như lính tầu, thế nhưng chúng tôi, thằng nào hỗn ăn, chỉ đả hết nửa cái, là phải nằm phơi bụng trên sàn pháo thuyền, nhờ sóng biển xoa bụng, đặng tiêu mỡ. ;D

Rồi hết thời binh đao, rồi qua thời tuổi trẻ, rồi ra quân về với đời thường.
Những tưởng, ‘bánh chưng lính’ sẽ chỉ còn là hoài ức.
Ấy thế mà, bây giờ, Baoleo tui, vẫn luôn có ‘bánh chưng lính’, thế mới tài.
Chuyện năm trước không kể lại nữa, tôi chỉ biên chuyện năm nay, chuyện ‘bánh chưng lính’ năm con Ngựa mà thôi.

Hôm qua, ông đại tá xe tăng nhà văn (thân thế và sự nghiệp của ông này, tui đã biên trong câu chuyện số 2 và số 3), ra thông cáo thế này:
“ Chốt hạ về nồi bánh chưng và  ăn tất niên:
1- Bánh chưng:
- Thời gian gói: Trưa 26 Tết. Chuẩn bị nguyên liệu: LXT&MT. Thực hành gói: Thinh677.
- Luộc bánh: Đêm 26. Ngoài 2 khổ chủ LXT&MT, ai có thú thức đêm làm thơ hay ngẫm ngợi điều gì đó thì xin mời cùng đến trông nồi bánh.
- Giá cả: Vưỡn như năm ngoái, lời lãi sung công quỹ

2- Tất niên: 11 giờ ngày 27 Tết. Địa điểm: Tệ xá của LXT.
Các món chủ lực: Chân giò luộc thái mỏng+ Giò lụa+ Thịt nướng+ Mực nướng. Đc nào thích thêm cái gì thì mang cái đó. Lão thinh677 xem vườn có gì tươi ngon thì mang đến đãi anh em.”

Chi tiết này được biên ở đây:
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=208&page=44#post44247
Tiên sư anh Tào Tháo, hay thế. Thế là lại vẫn có ‘bánh chưng lính’.

‘Bánh chưng lính’ thì quan trọng nhất là khâu gói.
Thằng cha MT, tức là Mực Tầu. Nguyên là hạ sỹ mài mực tầu để can vẽ các bản đồ ‘quyết tâm tiến công’ của Quân khu 1 thời đánh Tầu những năm 79-89. Phân công cu này vào khâu chuẩn bị, kể ra cũng chưa phải lắm.
Bởi do bệnh nghề nghiệp thời làm lính can vẽ, chỉ bận tay mài mực, còn thì rỗi mồm. Nên thằng cha MT này lắm mồm kinh khủng. Thay vì rửa lá gói bánh, có khi cu chàng lại quay sang băm trộm thịt nhân bánh làm mồi uống rượu chửa biết chừng, bởi còn mải buôn mồm.
Kể cũng lạ, từ khi ra quân, cu MT này chuyên kiếm sống bằng nghề câu cá trộm đêm đêm.
Câu cá, lại là câu trộm tài sản XHCN, thì phải ngậm mồm. Thế mà thằng cu MT mồm lúc nào cũng như 12ly7 bắn liên thanh, vẫn chửa chết đói ngày nào. Âu cũng là sự ơn Đảng, ơn Chính phủ. ;D
Có điều, mang danh là ‘đại cần thủ.. trộm’, thế mà tay này cấm có góp được ‘ông chép’ nào trong các đợt lính off. Cứ dịp nào lính off, y như rằng hôm ấy nước động, ‘ông chép’ đi ngủ không cắn mồi.
Duy nhất có 1 lần, tay hạ sỹ mài mực này góp được con trắm đen, đã rao bán 5 ngày không ai mua. Con trắm đen gầy như cái xe điếu, xương rõ lắm!!! Anh em đồng đội cố ăn, ‘hóc’ lồi cả mắt. :-\

Còn ông đại tá xe tăng nhà văn, được phân làm công tác chuẩn bị thì quá chuẩn.
Bởi phân công ông đại tá gói bánh, có mà vất đi cả nồi.
Nguyên do là ông đại tá, vốn là tài xế vặn vô-lăng con tăng T -54B. Để bẻ cần lái, nhà chế tạo Liên –xô đã quy định, cần sức mạnh cơ bắp của tay, tầm 45 ký.
Để ông này riết lạt, buộc bánh chưng, gạo nếp có mà nở vào mắt. Cái bánh chưng nào cũng sẽ rắn như đốt xích con tăng 380, thì bộ nhai có mà đi hết, chỉ có ‘bánh chưng lính’ là ở lại. ;D

Còn cu Thinh677 gói bánh thì vừa yên tâm lại vừa run.
Cu Thinh677, nguyên là hạ sỹ, tiểu đội trưởng cối 60, thuộc trung đoàn 677, mặt trận Cao Bằng năm 8x, rất có hoa tay gói bánh. Bánh tay này gói vừa gọn, vừa mềm, luộc rất dền.
Nhưng lại có cái lo.
Cu Thinh677 này, thời làm tiểu đội trưởng cối 60, có cái biệt tài là: qua nhà dân trên Cao Bằng, cứ vấp 1 cái, là có 1 chú gà tự nhiên chui tọt vào túi quần lính. ;D
Tết năm 1981, trên chốt gần Pắc Pó, Cu Thinh677  chỉ ngã có 7 lần, thế mà cái chuồng gà bỏ hoang ở tiểu đội cối 60 của hắn, tự nhiên mọc ra 12 con gà. Thế mới tài. ;D
Giờ đã là năm 2014, chỉ sợ Cu Thinh677 nhớ về võ cũ. Đang gói bánh, lại tự nhiên lại ngã lăn đùng ra. Thế là miếng thịt ‘ông lợn’, thay vì nằm trong nhân bánh, lại nhẩy tót vào túi quần lính của cha này. Rồi lại nhớ ra đã là năm Ngựa, lại nhét trả lại vào nhân bánh, thì có mà bẩn bỏ... thằng Đặng Tiểu Bình. :-\

Tuy nhiên, còn khâu luộc bánh thì vẫn còn gay đây.
Mọi năm, tay trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ (thân thế và sự nghiệp của tay này, tui đã biên trong câu chuyện số 2 và số 3), vưỡn đảm nhận khâu trông nồi bánh chưng. Đi theo tay này, bao giờ cũng có một quý cô sồn sồn.
Đêm Tết xuân trông nồi bánh trưng, đồng chí  trung sỹ điện đài ‘PRC 25’  một tay kéo nhị  mua vui. Một tay xem bói cô sồn sồn. Lãng mạn hơn cả phim Ti-ta-lic !!! :P
Năm nay, chả hiểu thế nào, mà quý cô sồn sồn- người tình của hắn, tự nhiên lại ‘diễn biến’. Đột nhiên tuyên với hắn rằng:
-‘Hứ-iem chả!!!’
Cha này đang buồn, nên thay vì đến đêm, trông nồi bánh chưng và xem bói tay người tình, hắn đang có ý định đào ngũ, để ra sông Hồng tìm cảm xúc viết thơ. :-\

Tôi, Baoleo. Vốn là lính Hải quân. Chức trách được Đảng, Chính phủ, Quân đội phân công là làm công tác: ‘tuyên truyền-cổ vũ-khích lệ-động viên chiến sỹ’, nên không có chuyên môn trông bánh.
Vả lại, trên pháo thuyền, làm chó gì có củi, nên có đun nấu bao giờ đâu mà biết nhóm lửa.

Vậy nên, bác nào đọc được những dòng này, xin mời đến tham dự trông nồi ‘bánh chưng lính’ dùm tụi tôi.
Đảm bảo, trưa tất niên- ngày 27 tháng 01 năm 2014, bác sẽ được anh em lính chúng tôi, khoản đãi:
- Các món chủ lực: Chân giò luộc thái mỏng+ Giò lụa+ Thịt nướng+ Mực nướng. Đc nào thích thêm cái gì thì mang cái đó. Lão thinh677 xem vườn có gì tươi ngon thì mang đến đãi anh em.
Như ông đại tá xe tăng nhà văn đã ra thông cáo ở trên.

Xin ‘bon nớt’ thêm một thông tin.
Bữa tất niên, sẽ có nhà văn-lính B3 – Nguyễn Trọng Luân , người đã được nhận cái bánh chưng tiêu chuẩn vào ngày 30 Tết ở Binh trạm K5 – Tây Trường Sơn tham dự.
Và ông đại úy ‘Cục Tác chiến Điện tử’ –tục gọi là ‘sư cụ’ – tên thân mật là ‘thầy’ (thân thế và sự nghiệp của ông này, tui đã biên trong câu chuyện số 2 và số 3) thế nào cũng đến.
Và ổng có món rượu ngâm ớt gia truyền, rất hay mọi nhẽ.
 ;D ;D ;D

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/goibanh_zpsc4640176.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/goibanh_zpsc4640176.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Tết và Lính
Gửi bởi: dapxichlo trong 08 Tháng Tư, 2014, 03:16:59 pm
(Do một mối ân tình,đã hơn 15 năm nay,năm nào Huế cũng đón tôi bằng những cơn mưa.
Mưa cũng hay)
  Em kính chào bác baoleo-chúc bác một ngày mới tốt lành.
Xin lỗi bác em không nhịn được nữa,em xin phép được tâm sự cùng bác,đọc những dòng chữ trên của bác,15 năm tết nào bác cũng vào với Huế,quá sâu nặng phải không bác,bác có thể kể chi tiết được không.
Bác baoleo ơi em chẳng dấu gì bác, đúng ra là em làm rể Huế bác ạ,trong sâu thẳm lòng em lúc nào cũng vang vọng 2 từ( HUẾ ƠI ).tất cả các bài hát về Huế em đều có,em mới chỉ được Đi qua Huế có 1 lần vào năm 1984,để sang BULGARIA,từ năm 1998 chúng em không gặp nhau, em có đ/c ở Huế nhưng em chốn chạy dù muốn lắm,nhưng em không dám vào thăm Huế,truyện dài lắm em đã hứa sẽ kể lại ở (tình đồng đội),mà em vẫn chưa có thời gian,v/t em mổ cò bác thông cảm cho em,em bận lắm nhưng trong em lúc nào cũng vang vọng  Huế ơi ......
 kính chúc bác và toàn thể gia đình mạnh khỏe-mọi sự tốt lành