Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 02:58:33 am



Tiêu đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 02:58:33 am
        Mời các bác chúng ta tiếp tục đề tài về trại Đa-vít nhé.

        Link phần 1 ở đây: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.0.html


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 03:49:21 am
Link các bài viết trong phần 1: (Số thứ tự - Tên bài - [Tác giả] - đường link)

 1 - Trại Đa-vít: Trận địa cách mạng giữa sào huyệt địch
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg120543.html#msg120543

 2 - Những chiến sĩ Công an trên mặt trận ngoại giao
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg120545.html#msg120545

 3 - Công tác bảo vệ an ninh Trại Davis thời kỳ 1973 - 1975
       http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg120546.html#msg120546

 4 - Chiếu phim trong trại Davis, Sài gòn - Phạm Văn Lãi(kể), Quốc Kỳ (ghi)
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg120550.html#msg120550

 5 - Hồi Ký Dang Dở - Dương Hiếu Nghĩa, đại tá Quân lực VNCH
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg120631.html#msg120631

 6 - Tháng Tư Nghiệt Ngã 1975 - Sài gòn Thất Thủ - Olivier Todd
       http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg123581.html#msg123581

 7 - NGHE TIẾNG ĐÀN BẦUTRONG TRẠI ĐA-VÍT - ĐlNH QUỐC KỲ
       http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg177349.html#msg177349

 8 - TA VÀO TRẬN MỚI - LINH GIANG
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg177354.html#msg177354

 9 - HOA NỞ TRONG TRẠI ĐA-VÍT - HOÀNG KHÁNH
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg177359.html#msg177359

10 - VỀ THĂM "TRẠI ĐA-VÍT" - QUỐC KỲ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg177360.html#msg177360

11 - HỌP BÁO Ở TÂN SƠN NHẤT - HOÀNG KỲ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg177366.html#msg177366

12 - TẤM ẢNH ĐẶC BIỆT - HOÀNG KHÁNH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg199516.html#msg199516

13 - TỔ CHIẾU PHIM CỦA CHÚNG TÔI - PHẠM VĂN LÃI kể  QUỐC KỲ ghi
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg199523.html#msg199523

14 - LỜI NÓI ĐẦU - Trích Tập II "Trại Đa-vít 823 ngày đêm":
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg199534.html#msg199534

15 - Lời  Cám  Ơn - Câu lạc bộ truyền thống BLHQS- Trại Đa-vít
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg199562.html#msg199562

16 - Sài Gòn sụp đổ - Pauk Dreyfrus
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg237431.html#msg237431

17 - “HIỆP ĐỊNH PA-RI LÀ THẮNG LỢI NGOẠI GIAO TUYỆT VỜI …” - PHẠM VĂN ĐỒNG  
          http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285598.html#msg285598

18 - “ HIỆP ĐỊNH PA-RI LÀ MỘT THẤT BẠI LỚN ĐỐI VỚI MỸ “ - Lê Đức Thọ
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285606.html#msg285606

19 - ĐÂY LÀ MỘT HÀN THỬ BIỂU BÁO THỜI TIẾT CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ LÚC NÀY, ĐẶT NGAY TRONG LÒNG ĐỊCH - Võ Nguyên Giáp
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285610.html#msg285610

20 - THẾ ĐỨNG CÔNG KHAI HIÊN NGANG GIỮA LÒNG ĐỊCH - Văn Tiến Dũng
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285611.html#msg285611

21 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆP ĐỊNH PA-RI - XUÂN THUỶ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285651.html#msg285651

22 - HIỆP ĐỊNH PA-RI: 30 NĂM NHÌN LẠI - NGUYỄN THỊ BÌNH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285655.html#msg285655

23 - TÔI ĐI VÀO TRẠI ĐA-VÍT - HOÀNG ANH TUẤN
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285705.html#msg285705

24 - ĂN TẾT TRONG TRẠI ĐA-VIT - Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287262.html#msg287262

25 - HỒI ỨC CỦA NHÀ QUÂN SỰ - ĐOÀN HUYÊN
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287266.html#msg287266

26 - TRẬN ĐỊA NGOẠI GIAO TRONG LÒNG ĐỊCH - Thiếu tướng NGUYỄN ĐÔN TỰ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287289.html#msg287289

27 - NHỮNG ÁNH MẮT TRÌU MẾN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SÀI GÒN VỚI PHÁI ĐOÀN QUÂN SỰ CỦA CÁCH MẠNG - Võ Đông Giang
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287322.html#msg287322

28 - QUÂN VÀ DÂN KHU 6 ĐẤU TRANH THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PA-RI - Thượng tướng NGUYỄN TRỌNG XUYÊN
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287324.html#msg287324

29 - THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH PA-RI CHĂNG ĐƯỜNG GIAN TRUÂN - NGUYỄN NGỌC DUNG
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287442.html#msg287442

30 - MỘT CUỘC ĐẤU TRANH Ở NHÀ LAO TAM HIỆP - NGUYỄN VÀN KHẢ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287448.html#msg287448


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 04:22:46 am
31 - CHUYẾN ĐI KIỂM SOÁT HOA KỲ VÀ CHƯ HẦU RÚT QUÂN - Phú Thành
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287579.html#msg287579

32 - MỘT ĐỢT TRAO TRẢ - PHẠM HỒNG
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287583.html#msg287583

33 - TẾT - GHI ĐƯỢC Ở SÀI GÒN - TRẦN DUY HÌNH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359352.html#msg359352

34 - NHỮNG CUỘC ĐẤU TRÍ KHI ĐI TRAO TRẢ TÙ BINH - HOÀNG DUY HOÀ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359372.html#msg359372

35 - QUÂN MỸ "GÔ-HÔM" - NGUYỄN NGÂN
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359411.html#msg359411

36 - ĐI GIÁM SÁT TRAO TRẢ TÙ BINH NGỤY Ở ĐỨC CƠ BỊ PHÁO PHÒNG KHÔNG TA BẮN - NGUYỄN QUANG BIỂU
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359458.html#msg359458

37 - HAI NGÀY BA CẢNH - PHẠM HÔNG
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359507.html#msg359507

38 - NHỮNG ÁNH MẮT SÀI GÒN - NGUYỄN DANH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359528.html#msg359528

39 - NHỮNG NHÂN VIÊN QUÂN SƯ VÀ DÂN SỰ HOA KỲ ĐƯỢC TRAO TRẢ ĐỢT CUỐI CÙNG - NGUYỄN HÙNG ĐÀO
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359581.html#msg359581

40 - NHỮNC CÂU CHUYỆN CÒN NHỚ MÃI - VŨ NAM BÌNH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359664.html#msg359664

41 - TRAO TRẢ NHÂN VIÊN DÂN SỰ - VŨ BÌNH và DUY HÒA
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359691.html#msg359691

42 - GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CHÍNH NGHĨA ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN DƯ LUẬN HỖ TRỢ CHIẾN TRƯỜNG
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359731.html#msg359731

43 - HIỆP ĐỊNH PA-RI VÀ SỰ TAN RÃ Ý CHÍ CỦA QUÂN ĐỘI NGỤY SÀI GÒN - TƯ TlÊN
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359749.html#msg359749

44 - MỘT PHIÊN HỌP ĐẶC BIỆT HAI BÀI PHÁT BIỂU: HAI BẢN CÁO TRẠNG - NGUYÊN HÙNG ĐÀO
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359783.html#msg359783

45 - AI LÀ THỦ PHẠM VỤ THẢM SÁT "CAI LẬY“ - Đại tá HÀ CÂN
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359802.html#msg359802

46 - VỤ ĐIỀU TRA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN VI PHẠM NGỪNG BẮN TẠI KHU VỰC PHẬT ĐÁ - SÁU ẦU - NGUYỄN QUANG BlỂU
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359844.html#msg359844

47 - TRẠI ĐA-VÍT "ỐC ĐẢO CÁCH MẠNG" - NGUYỄN HỒNG VIỆT Ghi theo lời kể của Đại tá Đào Chí Công
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359864.html#msg359864

48 - TRẠI ĐA-VÍT MỘT ĐỊA DANH KHÔNG THỂ NÀO QUÊN - Đại tá TẠ HƯNG
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359882.html#msg359882

49 - TRẠI ĐA-VÍT XỨNG ĐÁNG LÀ MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ - HUỲNH VÀN TRÌNH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359927.html#msg359927

50 - NGHE TIẾNG ĐÀN BẦU TRONG TRẠI ĐA-VÍT - ĐlNH QUỐC KỲ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg359935.html#msg359935

51 - HAI ĐOÀN TRONG BỐN BÊN -  NGÔ THẾ KỶ
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360147.html#msg360147

52 - TA VÀO TRẬN MỚI - LlNH GlANG
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360149.html#msg360149

53 - HOA NỞ TRONG TRẠI ĐA-VÍT - HOÀNG KHÁNH
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360166.html#msg360166

54 - VỀ THĂM "TRẠI ĐA-VÍT" - QUỐC KỲ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360170.html#msg360170

55 - NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI TRẠI ĐA-VÍT
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360179.html#msg360179

56 - MỘT KỶ NIỆM KHÔNG THỂ NÀO QUÊN - HOÀNG DUY HÒA
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360275.html#msg360275

57 - LÁ CỜ CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN Ở SÀI GÒN TREO TRONG TRẠI ĐA-VÍT - VŨ BÃO
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360554.html#msg360554

58 - KỶ NIỆM SÂU SẮC SÁNG 30-4-1975 Ở TRẠI ĐA-VÍT - TRẦN VĂN KHÁNH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360559.html#msg360559

59 - ỦY BAN QUỐC TẾ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360571.html#msg360571

60 - CHÚNG TÔI SỐNG VÀ CHIẾN ĐẤU GIỮA HANG Ổ KẺ THÙ - HÀ THANH MlNH (Hoàng Khánh)
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360595.html#msg360595


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 04:52:55 am
61 - CUỘC GẶP MẶT SAU 30 NĂM CỦA CÁC NHÀ NGOẠI GIAO MẶC ÁO LÍNH - NGUYỄN NHƯ KlM
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360639.html#msg360639

62 - DANH SÁCH CÁC HÃNG THÔNG TẤN, VÔ TUYÊN TRUYÊN HÌNH, ĐÀI PHÁT THANH, BÁO NƯỚC NGOÀI CÓ ĐẠI DIỆN TẠI SÀI GÒN ĐÃ DỰ CÁC CUỘC HỌP BÁO CỦA TA TRONG THỜI GIAN 1973 - 1975
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360650.html#msg360650

63 - "MẤU CHỐT LÀ Ở CHỖ QUÂN MỸ PHẢI RA CÒN QUÂN TA THÌ Ở LẠI" - LÊ DUẨN
          http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360653.html#msg360653

64 - MUỐN CHIÊN THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ, PHẢI LẬP BA TẦNG MẶT TRẬN - TRƯỜNG CHINH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360669.html#msg360669

65 - ĐÀM PHÁN PARIS - ĐỈNH CAO CỦA MẶT TBẬN NGOẠI GIAO THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC - NGUYỄN DY NIÊN
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360682.html#msg360682

66 - SUY NGHĨ VỀ CHUYỂN THẾ TRẬN ĐÁNH - ĐÀM THEO TƯ DUY BÁC HỒ - Nguyễn Phúc Luân
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360693.html#msg360693

67 - VỀ CÁC CUỘC ĐÀM PHẢN BÍ MẬT - NGUYỄN ĐÌNH PHƯƠNG
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360766.html#msg360766

68 - KISSINGER ĐỐI DIỆN VỚI LÊ ĐỨC THỌ - LUU VĂN LỢI
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360782.html#msg360782

69 - THĂNG MỸ:  ĐÁNH VÀ ĐÀM - Đoàn Huyên
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360880.html#msg360880

70 - HIỆP ĐỊNH PARI VỀ VIỆT NAM MỘT CÁI MỐC LỊCH SỬ TRÊN CON ĐƯỜNG CHIẾN THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ - Trần Văn Trà
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360945.html#msg360945

71 - GÓP PHẦN NHẬN BIẾT VỀ HIỆP ĐỊNH PA-RI VÀ CUỘC ĐẤU TRANH THI HÀNH HIỆP ĐỊNH - HOÀNG ANH TUẤN
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg360960.html#msg360960

72 - THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS : MẶT TRẬN ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO CHUYỂN TỪ PARIS VỀ SÀI GÒN - Huỳnh Văn Trình
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361050.html#msg361050

73 - QUÂN MỸ PHẢI RÚT HOÀN TOÀN RA KHỎI MIỀN NAM VIỆT NAM - Nguyễn Văn Khả(Vũ Nam Bình)
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361082.html#msg361082

74 - NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA QUÂN MỸ Ở NAM VIỆT NAM - NGUYỄN SINH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361377.html#msg361377

75 - Quân Nam Hàn rút khỏi miền Nam Việt Nam - Nguyễn Như Kim
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361455.html#msg361455

76 - NHỮNG KỶ NIỆM VỀ TRAO TRẢ TÙ BINH - Trần Tuấn Anh (Đặng Văn Biểu)
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361803.html#msg361803

77 - RA ĐẢO PHÚ QUỐC - Hoàng Vũ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361841.html#msg361841

78 - ĐI TRỰC THĂNG BỊ BẮN - Trần Văn Nam
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361947.html#msg361947

79 - KỶ NIỆM CHUYẾN ĐI THẠCH HÃN - Trần Quang Nhạ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362015.html#msg362015

80 - KÝ ỨC MỘT THỜI - TRẦN DUY HINH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362018.html#msg362018

81 - THẮNG LỢI TRONG MỘT TÌNH HUỐNG TRAO TRẢ - Hoàng Duy Hoà
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362104.html#msg362104

82 - CHUYỆN TRAO TRẢ Ở ĐỨC NGHIỆP - Nguyễn Hùng Đào
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362183.html#msg362183

83 - BỂ CÁ CẢNH TRONG TRẠI ĐA-VÍT - HOÀNG KHÁNH
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362216.html#msg362216

84 - THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM VỚI CUỘC ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO QUÂN SỰ GIỮA SÀO HUYỆT ĐỊCH - Nguyễn Như Kim, Nguyễn Hùng Đào
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362261.html#msg362261

85 - HỌP BÁO Ở TÂN SƠN NHẤT - HOÀNG KỲ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362338.html#msg362338

86 - UỶ BAN ỌUỐC TẾ KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT TRONG HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ VIỆT NAM 1973 - Huỳnh Văn Trình
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362407.html#msg362407

87 - TÀI TRÍ NGOẠI GIAO Ở TRẠI ĐAVIT - Nguyễn Hải Hiền  
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362575.html#msg362575

88 - CÓ MỘT TRẬN TUYẾN THẦM LẶNG - Nguyễn Văn Khả và Đình Quốc Kỳ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg362638.html#msg362638

89 - CHUYẾN ĐƯA CÁC ĐẠI SỨ UỶ BAN QUÓC TẾ LẦN ĐẦU TIÊN RA THĂM VÙNG GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ - Nguyễn Đức Minh (Tư Quyết)
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363553.html#msg363553

90 - TỔ LIÊN HIỆP QUÂN SỰ BỐN BÊN
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363672.html#msg363672

        


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 04:58:53 am
91 - LIÊN HỢP QUÂN SỰ VÀ VIỆC THÁO GỠ MÌN Ở MIỀN BẮC - Huỳnh Văn Trình và Nguyễn Văn Cẩn
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363688.html#msg363688

92 - GIỜ PHÚT ĐÁNG GHI NHỚ TRÊN SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT - Phạm Hồng
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363691.html#msg363691

93 - NGÀY ĐẦU TIÊN SAU HIỆP ĐỊNH PARI CÓ HIỆU LỰC - Nguyễn Văn Thuật
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363692.html#msg363692

94 - NGÀY TRỞ VỀ - Hà Cân
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363694.html#msg363694

95 - ĐỒNG CHÍ ! - Nguyễn Trần Thiết
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363727.html#msg363727

96 - LÍNH PHIÊN DỊCH - Trần Quang Nhạ
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363733.html#msg363733

97 - CHIA TAY - LG (Linh Giang)
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363735.html#msg363735

98 - THÁNG TƯ - Linh Giang
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363738.html#msg363738

99 - NHỚ RỪNG - Linh Giang
         http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363739.html#msg363739

100 - ĐÀO GIẾNG - Linh Giang
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363740.html#msg363740

101 - ĐƯỜNG VÀO PHAN THIẾT - Trần Duy Ninh
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363744.html#msg363744

102 - SÀI GÒN 1973 CHUYẾN QUAY PHIM ĐẶC BIỆT - Nguyễn Kha
          http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363812.html#msg363812

103 - NHỚ LẠI SỰ KIỆN LY TÔN - HÀ CÂN
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363838.html#msg363838

104 - Mùa xuân 1973 từ Trại Đa-vit Tân Sơn Nhất - Phú Bình
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg363935.html#msg363935

105 - TRONG SÀO HUYỆT ĐỊCH - Nguyễn Trần Thiết
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg364007.html#msg364007

106 - TẤM ẢNH ĐẶC BIỆT - HOÀNG KHÁNH
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg364124.html#msg364124

107 - MỘT SỐ MẨU CHUYỆN VỀ LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ - Nguyễn Đức Minh (Tự Quyết)
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg364237.html#msg364237

108 - CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỌNG Ở HUẾ - NGUYỄN THANH ĐỨC
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg364380.html#msg364380

109 - MỘT ĐÊM TRONG DOANH TRẠI QUÂN ĐỘI SÀI GÒN - Hoàng Duy Hòa
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg364397.html#msg364397

110 - NGƯỜI LIỆT SĨ CÔNG AN HY SINH TẠI TRẠI DAVIS - TRẦN DUY HIỂN
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg364451.html#msg364451

111 - TRẠI ĐAVÍT TRẬN ĐỊA CÁCH MẠNG GIỮA TRUNG TÂM SÀO HUYỆT ĐỊCH - Nguyễn Văn Bổ
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365027.html#msg365027

112 - TRÍCH BÀI PHÁT BIẾU CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO NGUYỄN DY NIÊN TẠI LỄ TRAO TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VỀ THÀNH TÍCH ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ VIỆT NAM - Nguyễn Dy Niên
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365141.html#msg365141

113 - NIỀM VUI VÀ TỰ HÀO CỦA NHỮNG NHÀ NGOẠI GIAO MẶC ÁO LÍNH
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365145.html#msg365145

114 - GẶP MỘT CỰU THÀNH VIÊN LIÊN HỢP QUÂN SỰ - NGUYỄN PHẤN ĐẤU
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365148.html#msg365148

115 - KÝ ỨC TRẠI ĐA-VÍT - YÊN TRANG
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365158.html#msg365158

116 - THƠM LÂY - Hoàng Anh Tuấn
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365208.html#msg365208

117 - NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Ở TRẠI ĐA-VÍT - Nguyễn Đôn Tự
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365209.html#msg365209

118 - Trại Đa-vit Ngày thắng lợi - Phan Xuyến Thanh Đồng
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365216.html#msg365216

119 - TẢN MẠN - NHỮNG MẨU CHUYỆN - Nguyễn Trọng Tô
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365227.html#msg365227

120 - CHUYẾN BAY LIÊN LẠC SÀI GÒN - LỘC NINH CUỐI CÙNG - Nguyễn Quang Biểu
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365243.html#msg365243



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 04:59:26 am
121 - SUỐT ĐỜI ANH LÀ NGƯỜI LÍNH - LÝ THỊ TRANG
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg365250.html#msg365250

122 - HOA PHƯỢNG - LINH GIANG
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg366292.html#msg366292

123 - TƯ TƯỎNG HỒ CHÍ MINH TỎA SÁNG TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO QUÂN SỰ - Trương Tấn Sang
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg452457.html#msg452457

124 - DIỄN VĂN của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Lương Cường
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg452676.html#msg452676

125 - PHÁT BIỂU của đồng chí Huỳnh Văn Trình đại diện cho các nhân chứng lịch sử - Huỳnh Văn Trình
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg453362.html#msg453362

126 - BÁO CÁO ĐỂ NGHỊ VỂ VIỆC PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRONG CUỘC KHÁNG CHIÊN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC CHO HAI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUÂN SỰ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ VÀ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HOÀ MIỀN NAM VỆT NAM - Nguyễn Văn Khả (Vũ Nam Bình)
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg453788.html#msg453788

127 - BÁO CÁO THÀNH TÍCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO QUÂN SỰ THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PA-RI VỂ VIỆT NAM CỦA ĐOÀN ĐẠI BlỂU QUÂN SỰ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUÂN SỰ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HOÀ MIỂN NAM VIỆT NAM - Nguyễn Văn Khả (Vũ Nam Bình)
          http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg454073.html#msg454073

128 - "CÁC ĐỔNG CHÍ ĐÃ SỐNG, CHIẾN ĐẤU VÀ CỐNG HIẾN HẾT MÌNH CHO NGÀY TOÀN THẮNG CỦA DÂN TỘC TA..." - NGUYỄN DY NIÊN
            http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg455746.html#msg455746

129 - THƯ CỦA ĐẠI TƯỚNG  LÊ ĐỨC ANH
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg455916.html#msg455916

130 - THƯ CỦA  THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN Trung tướng Đặng Văn Hiếu
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg456073.html#msg456073

131 - THƯ CỦA  TỔNG GIÁM ĐỐC THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Trần Mai Hưởng
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg456196.html#msg456196

132 - THƯ CỦA  THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg456348.html#msg456348

133 - THƯ CỦA  NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ Đồng chí Huỳnh Văn Trình
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg456570.html#msg456570

134 - MẶT TRẬN MỚI - TRẦN VĂN TRÀ
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg456884.html#msg456884

135 - HIỆP ĐỊNH PA-RI, THIÊN SỬ VÀNG CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐI VÀO LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ THẾ GIỚI - HUỲNH VĂN TRÌNH
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg458567.html#msg458567

136 - NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM VỀ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO QUÂN SỰ THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PA-RI VỀ VIỆT NAM - NGUYỄN VĂN KHẢ
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg459341.html#msg459341

137 - TRẠI ĐA-VÍT: TRẬN ĐỊA CÁCH MẠNG KIÊN CƯỜNG GIỮA SÀO HUYỆT ĐỊCH - BAN LIÊN LẠC CỰU CHIẾN BINH BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ - TRẠI ĐA-VÍT
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg460476.html#msg460476

138 - HỌ ĐÃ TÌM CÁCH PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH PA-RI NGAY TỪ NGÀY ĐẦU - VŨ NHƯ
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg461843.html#msg461843

139 - KÝ ỨC "TRẬN ĐÁNH" LỚN 40 NĂM VỀ TRƯỚC - NGUYỄN SINH
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg462081.html#msg462081

140 - NHỮNG NGÀY THÁNG BA LỊCH SỬ - HOÀNG KHÁNH
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg462300.html#msg462300

141 - NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG TƯ LỊCH SỬ - ĐÀO CHÍ CÔNG
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg463010.html#msg463010

142 - LỜI KỂ CỦA LUẬT SƯ TRẦN NGỌC LIỄNG VỀ CHUYẾN ĐI VÀO TRẠI ĐA-VÍT
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg463562.html#msg463562

143 - LỜI KỂ CỦA LINH MỤC CHÂN TÍN VỀ CHUYẾN ĐI VÀO TRẠI ĐA-VÍT
           http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg464186.html#msg464186


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Tomqb3 trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 12:53:23 pm
" Chào già tom@. Bác nói đúng rồi. Nhà báo Bùi Tín (khi đến đơn vị tôi giới thiệu là Thành tín) sau ngày 30/4/1975 (khoảng 1 tuần) cùng một đoàn nhà báo, nhà văn (khoảng trên dưới 10 người), từ Hà nội mới vào, tên gì gì đó tôi không nhớ, có đến trại Đa-vit. lúc ấy c tôi đóng quân ngay bên canh trại. Có một đồng chí của đoàn ta ở trại Đa vít dẫn cả đoàn phóng viên sang gặp đơn vị tôi giới thiệu là: để lấy tin, viết bài... Tôi và anh Hoàng Văn Năm C trưởng tiếp đoàn. Chúng tôi báo cáo sơ qua tình hình đơn vị tham gia từ Buôn ma thuật...đến Nha trang...rồi Sài gòn - gia dịnh...gặp phái đoàn ta ở trại đa - vit...Trong các trận đánh ae ta dũng cảm thế nào, hy sinh mất mát..v..v!  Một vài anh nói: - Chỉ vài ngày sẽ có bài về đơn vị "trên báo"! Rồi các anh có hỏi: "- Các đ/c có thu được nhiều chiến lợi phẩm không?". Tôi nhanh nhảu: có! - các anh đề nghị cho xem...Tôi lại nhanh nhảu dẫn các anh vào kho xem " nào máy ảnh, catxet, radio, đồng hồ các loại'...Mỗi anh chọn cho mình một thứ rồi xin "làm kỷ niệm". Tôi và anh Năm bàn nhau thống nhất "kính biếu" luôn. Sau cuộc gặp "lịch sử" ấy! Tôi cứ ngóng xem có báo nào viết về đơn vị mình không?!- Chờ dài cỗ...Mãi đến tận bây giờ cũng chẳng thấy gì...!!! Hì hì.."Cả tin thật"!!!"
   Chào bác Giang và Bob ! theo toi  hiểu bối cảnh BùiTín dẫn một đoàn nhà báo mới từ Hà nội vào (sau một tuần ) đi đến chỗ bác Bob là đơn vị đã đánh chiếm sân bay TSN để lấy tin viết bài ,BT muốn tỏ ra ta là người vào trước ,thông tường  mọi việc ( vì BT vào TN ngay sau khi giải phóng Ban Mê THuột , đi với một đoàn hơn chục các phóng viên báo QĐND , đi suốt đêm ,suốt ngày để kip diện biến của tình hình chiến sự lúc đó )
-   còn BT ở dinh Độc Lập hôm 30-4-75 thì đúng rồi ,chỉ có là đi với mũi QĐ3 thì đến chậm ( theo nhà báo Trần Thiết thì đến dinh lúc 12h 12p)
-   còn đoạn cơlip bác Giang đưa lên thì tôi thấy chỉ có tí ảnh đầu đen trắng có anh lính trong bót gác hình như là quân cảnh VNCH là trước GP ,còn phần có màu có BT ở đó thì là quay sau ngày GP (vì có thấy mấy cái xe máy của dân phóng qua ống kính )BT vẫn thể hiện là người hoạt bát chủ động giới thiệu với các nhà báo nước ngoài về Trại ĐaVít (vì BT đã đến Trại ĐaVít tối 30-4-75 để nhờ đưa tin bài “ Sài Gòn trong ánh sáng chớp  lòa ” đăng trên báo QĐ hôm 1-5-75 .
Và như vậy thì các sự kiện liên quan đến BT mà bác Giang đưa ra :BT vừa ở HN, ở Dinh ĐL và ở TRại ĐaVít là lôgích .
   


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Mười Một, 2013, 04:11:03 pm
" Chào già tom@. Bác nói đúng rồi.
   Chào bác Giang và Bob ! theo toi  hiểu bối cảnh BùiTín dẫn một đoàn nhà báo mới từ Hà nội vào (sau một tuần ) đi đến chỗ bác Bob là đơn vị đã đánh chiếm sân bay TSN để lấy tin viết bài ,BT muốn tỏ ra ta là người vào trước ,thông tường  mọi việc ( vì BT vào TN ngay sau khi giải phóng Ban Mê THuột , đi với một đoàn hơn chục các phóng viên báo QĐND , đi suốt đêm ,suốt ngày để kip diện biến của tình hình chiến sự lúc đó )
-   còn BT ở dinh Độc Lập hôm 30-4-75 thì đúng rồi ,chỉ có là đi với mũi QĐ3 thì đến chậm ( theo nhà báo Trần Thiết thì đến dinh lúc 12h 12p)
-   
   

-- bác tom@ giải thích  rất có lý. Cái đoàn nhà báo mà tôi kể ở trên khi đến đơn vị tôi là sau 30/4 cả tuần rồi, nên có người đã ở MN trước 30/4, có người mới vào... (tôi không nói BT ở HN vào).


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Một, 2013, 05:03:42 am

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/62214409-52-Thuong-ta-Nguyen-Don-Tu-.jpg)
Thiếu tướng NGUYỄN ĐÔN TỰ (trái)

MŨI TIẾN CÔNG NGOẠI GIAO QUÂN SỰ TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
     
Thiếu tướng NGUYỄN ĐÔN TỰ 1            

        Thắng lợi về quân sự trên khắp chiến trường miền Nam, đặc biệt là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đã cơ bản làm thất bại âm mưu chiến lược của Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pa-ri để tìm giải pháp rút ra khỏi cuộc chiến tranh. Trong cuộc đàm phán kéo dài gần 5 nằm, ngoại giao đã kết hợp chặt chẽ với chính trị và quân sự, ta luôn giữ được thế thắng trên chiến trường cũng như trên bàn hội nghị. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết tại Thủ đô Pa-ri của nước Cộng hoà Pháp (Hiệp định Pa-ri).

        Theo Hiệp định Pa-ri, Ban Liên hợp quân sự 4 bên hoạt động trong 60 ngày, sau đó là Ban Liên hợp quân sự 2 bên (gồm Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyển Sài Gòn). Với sự điều khiển của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã đẩy mạnh lấn chiếm và ném bom vùng giải phóng của ta, đồng thời làm tê liệt hoạt động của Ban Liên hợp quân sự 2 bên, vi phạm trắng trợn Hiệp định Pa-ri. Do đó, tháng 6 năm 1974 Chính phủ ta buộc phải tuyên bố ngừng vô thời hạn các cuộc họp cấp Trưởng đoàn và các Tiểu ban của Ban Liên hợp quân sự 2 bên. Tuy vậy, ta vẫn duy trì sự có mặt của Đoàn ta ở Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất. Mỹ và chính quyền Sài Gòn buộc phải chấp nhận tình trạng này vì họ muốn che đậy việc phá hoại Hiệp định và vẫn phải tính đến khả năng các hoạt động quân sự của họ bị thất bại thì giải pháp theo Hiệp định vẫn là lý tưởng để cứu vãn tình thế, khi đó Ban Liên hợp quân sự 2 bên lại có vai trò của nó.

        Đoàn đại biểu quân sự ta gồm Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên do Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn làm Trưởng đoàn và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên do Thượng tá Nguyễn Đôn Tự phụ trách. Đoàn đã được giao và thực hiện tốt bốn nhiệm vụ quan trọng trong những tháng còn lại ở Sài Gòn.

        1.   Nhiệm vụ kiên trì nói lên đường lối của ta là thi hành đúng đắn Hiệp định Pa-ri, đồng thời buộc đối phương cũng phải thi hành

        Nhiệm vụ của Đoàn ta là phát hiện âm mưu, ý đồ của địch đối với Hiệp định Pa-ri, trong việc lấn chiếm và ném bom vùng giải phóng, tố cáo mạnh mẽ hoạt động phá hoại của chúng trước dư luận trong và ngoài nước để hỗ trợ cho hoạt động của ta trên chiến trường. Đồng thời, ta phải chuẩn bị dư luận là nếu chính quyền Sài Gòn cứ tiếp tục lấn chiếm và ném bom vùng giải phóng thì chúng sẽ không tránh khỏi những đòn trừng trị mạnh mẽ của Quân giải phóng.

        Để góp phần thực hiện nhiệm vụ này trong điều kiện Ban Liên hợp quân sự 2 bên không còn hoạt động, Đoàn ta kiên trì tổ chức các cuộc họp báo hầu như hàng tuần, với sự tham dự của giới thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trong nưốc và quốc tế có đại diện tại Sài Gòn, trong đó có nhiều hãng lớn của Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản và các nước phương Tây khác. Ta cũng duy trì quan hệ hợp tác và gặp gỡ đều đặn với các Đoàn đại biểu trong Uỷ ban Quốc tế, đồng thời liên tiếp gửi công hàm đến Uỷ ban Quốc tế. Trọng tâm của các hoạt động này của ta là vạch trần và kiên quyết tố cáo trước dư luận trong nước và trên thế giới những âm mưu và hành động của Mỹ - ngụy phá hoại trắng trợn lệnh ngừng bắn và phá hoại nghiêm trọng Hiệp định Pa-ri cũng như khẳng định lập trường của ta là nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định và quyết tâm trừng trị những hành động phá hoại của Mỹ - ngụy. Cũng thông qua các cuộc tiếp xúc với giới báo chí và các đoàn trong uỷ ban Quốc tế, đặc biệt là hai Đoàn bạn Hung-ga-ri và Ba Lan, ta đã thu được nhiều tin qũan trọng về tình hình chính trị và quân sự ở Sài Gòn cũng như về âm mưu của Mỹ - ngụy đối với Hiệp định Pa-ri.

------------------
1.    Bài viết này của cố Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự được đăng trên báo chuyên đề An ninh thế giới, số 221, ngày 28 tháng 3 năm 2001.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Một, 2013, 02:59:58 am
        2.   Nhiệm vụ nghi binh chiến lược, làm cho đối phương không đoán được ý đồ và kế hoạch chiến lược của ta

        Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà Đoàn ta được giao phó. Nó càng trở nên quan trọng và tế nhị hơn từ sau khi ta giải phóng Tây Nguyên và tiếp theo là giải phóng miền Trung. Lúc này, Mỹ - ngụy và dư luận thế giới đều muốn biết liệu ta có tiến công giải phóng Sài Gòn bằng quân sự hay có thể chấp nhận "thương lượng hoà bình?". Chúng ta đã kiên trì giải thích cho các Đoàn Mỹ và Sài Gòn trong Ban Liên hợp quân sự, các đoàn trong uỷ ban Quốc tế, giới thông tấn, báo chí miền Nam và nước ngoài rằng, hoạt động quân sự của ta chỉ nhằm một mục đích là buộc đối phương trở lại con đưòng thi hành đúng đắn Hiệp định Pa-ri.

        Điều hết sức lý thú là, cũng trong thòi gian này, phía Sài Gòn đã thay đổi thái độ với Đoàn ta. Thay vì thường xuyên cắt đưòng điện thoại của ta và tìm mọi cách ngăn cản giới báo chí đến dự các cuộc họp báo do ta tổ chức sáng thứ 7 hàng tuần, chúng đã nối lại đưòng điện thoại, cho phép các nhà báo gọi điện thoại cho ta suốt ngày đêm, để giới báo chí tự do đến dự các cuộc họp báo của ta, đổng thời cài cắm nhiều người của họ vào dự các cuộc họp báo này. Do đó, phòng họp báo của ta luôn đông nghẹt người tham dự, có khi lên đến 150 người. Không khó để nhận ra rằng, phía Mỹ - ngụy lợi dụng diễn đàn quan trọng này để thăm dò ý đồ chiến lược của ta. Ngược lại, phía ía cũng chủ động khai thác triệt để diễn đàn này để đánh lừa đối phương, đồng thời kịp thời nắm bắt tình hình chính trị, quân sự, tinh thần của chúng.

        Qua những tin tức đáng tin cậy mà ta nắm được, phía Mỹ cho rằng ta chỉ đánh đến Biên Hoà thì sẽ ngồi vào bàn thương lượng, vì lúc đó ta đã có thế mạnh trên bàn đàm phán. Đại sứ Mỹ Gơ-ra-ham Mác-tin và giám đốc CIA ỏ Sài Gòn Tô-mát Pôn-ga đến những ngày giò cuối cùng vẫn nghĩ như vậy. Từ ngày 20 tháng 4 năm 1975, Pôn-ga (người gốc Hung) đã liên lạc với Đoàn đại biểu Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế để đưa ra một vài nhân nhượng nhằm kéo ta vào bàn hội nghị, như báo trước là Nguyễn Văn Thiệu sẽ từ chức và ra đi, như vậy là đáp ứng đòi hỏi chính của ta, hoặc như báo tin Mỹ sẽ rút hết nhân viên quân sự ra khỏi miền Nam và chỉ để lại nhân viên của đại sứ quán Hoa Kỳ, sau cùng là Dương Văn Minh sẽ thay thế Trần Văn Hương...

        Mác-tin còn cho rằng, có thể bảo vệ được Sài Gòn nếu Mỹ quyết định viện trợ ngay cho chính quyền Sài Gòn 700 triệu đô-la. Ngoại trưởng Hen-ri Kít-xinh-giơ cũng cho rằng, thêm tiền sẽ tăng khả năng của chính quyền Sài Gòn để đàm phán với phía Cộng sản. Mác-tin và Pôn-ga vẫn tin vào khả năng ngăn chặn được cuộc tiến công của quân ta vào Sài Gòn nên chậm triển khai thực hiện kế hoạch di tản và mãi đến cuối ngày 29 tháng 4 năm 1975 mới ra lệnh cho đại sứ quán và phòng tuỳ viên quân sự đốt các tài liệu mật và sổ sách tài chính của hai cơ quan này.

        Ngày 28 tháng 4 năm 1975, ngay sau khi 5 chiếc máy bay A37 của ta ném bom sân bay Tân Sơn Nhất,
Trưởng đoàn Mỹ trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên gọi điện cho tôi hỏi xem Đoàn ta có thiệt hại gì không và đề xuất Đoàn Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nếu ta có yêu cầu.

        Những sự việc trên đây chứng tỏ phía Mỹ tin là ta sẽ ngồi vào bàn đàm phán sau khi chiếm được Biên Hoà mà không cần tấn công vào Sài Gòn. Chính vì nhận định sai lầm này, có thể do đòn nghi binh chiến lược của ta, nên phía Mỹ đã hành động chậm trễ và để diễn ra cuộc tháo chạy tán loạn trong hai ngày 29 và 30 tháng 4 năm 1975.

        3.   Nhiệm vụ tình báo chiến lược, tình báo kỹ thuật và quan sát tại chỗ

        Một vấn đề rất lớn được đặt ra là có khả năng Mỹ đưa quân trở lại để cứu chế độ Sài Gòn hay không, và nếu trỏ lại thì chúng dùng bộ binh hay chỉ dùng không quân và hải quân? Các lưới tình báo chiến lược của ta đều phải tập trung mọi khả năng điều tra vấn đề này. Đoàn ta trong Trại Đa-vít cũng được giao nhiệm vụ đó. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Đầu tháng 12 năm 1974, ta tổng hợp từ nhiều nguồn tin và báo cáo lên cấp trên: Chắc chắn Mỹ sẽ không quay trở lại, kể cả bằng không quân, nếu ta tiến công quân sự giải phóng hoàn toàn miền Nam hoặc khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ hoàn toàn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc nhở: "Nhận định việc quân Mỹ có trở lại hay không là việc của Bộ Chính trị. Nhiệm vụ của tình báo là cung cấp tin tức!".

        Đoàn có một tổ trinh sát kỹ thuật được trang bị phương tiện hiện đại, để theo dõi các mạng thông tin của địch và hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ tình báo kỹ thuật. Tổ trinh sát kỹ thuật còn phải thường xuyên theo dõi vị trí và hoạt động của các sư đoàn, trung đoàn, lữ đoàn ở khu vực tác chiến của quân đoàn 3 ngụy, đặc biệt chú ý các đơn vị lính dù và thủy quân lục chiến cơ động trong toàn miền Nam.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Một, 2013, 12:37:04 am
        4.   Nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu, bảo toàn lực lượng, khi cần chiến đấu có thể giữ Trại Đa-vít được ít nhất 3 ngày để đợi Quân giải phóng đến

        Chiến sự diễn ra rất nhanh chóng. Sư đoàn 18 ngụy quân ở Xuân Lộc bị đánh tan tác, đường tiến vào Sài Gòn đã mở. Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất, gồm 30 cảnh vệ và hơn 200 sĩ quan cấp uý, cấp tá và 1 thiếu tướng, sẽ hành động ra sao trong thời điểm quyết liệt này? Để bảo đảm an toàn cho Đoàn, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh quyết định đêm đầu tiên của cuộc tổng tiến công sẽ có một đội đặc công đột nhập vào Tân Sơn Nhất để đưa Đoàn ra khu an toàn, cách Sài Gòn chừng 10 cây số.

        Khi nhận được chủ trương này, lãnh đạo Đoàn họp ngay để đánh giá tình hình, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và nhận định tình huống nào có nhiều khả năng xảy ra nhất? Đám phi công ngụy cay cú vì thất bại nhục nhã có thể ném bom hủy diệt Trại Đa-vít; xe tăng địch trên đường rút lui có thể xông vào san ủi doanh trại, tàn sát cán bộ, chiến sĩ ta; hoặc bộ binh địch có thể tấn công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ cán bộ, chiến sĩ ta làm con tin, hoặc bắt các cán bộ lãnh đạo của Đoàn làm tù binh để mặc cả sau này.

        Lãnh đạo Đoàn cho rằng, tình huống cuối cùng có nhiều khả năng xảy ra, dựa vào thế thắng áp đảo của ta trên chiến trường và thái độ của Mỹ vẫn dùng trung gian liên lạc với Đoàn ta qua Đoàn đại biểu Hung-ga-ri trong uỷ ban Quốc tế. Chúng ta vẫn giữ mốỉ quan hệ hợp tác và thân thiện với các đoàn trong uỷ ban Quốc tế, nhất là với hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan. Các đồng chí rất nhiệt tình giúp đỡ Đoàn ta mỗi khi ta gặp khó khăn do phía Sài Gòn gây ra. Nay quân ta sắp tiến công giải phóng Sài Gòn, điều mà ta vẫn giữ bí mật với bạn, nếu Đoàn rút êm trước trận đánh, các đoàn trong Uỷ ban Quốc tế có thể trách ta bỏ rơi họ trước giờ chiến thắng, nhất là hai Đoàn bạn Hung-ga-ri và Ba Lan.

        Với các tình huống còn lại, tuy khả năng xảy ra là rất ít nhưng Đoàn ta vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng để đổi phó.

        Sau khi cân nhắc kỹ càng, lãnh đạo Đoàn báo cáo lên cấp trên xin bám trụ chiến đấu chứ không di chuyển ra khu an toàn. Lãnh đạo Đoàn cũng đề nghị chuyển bớt một số cán bộ trung, cao cấp ra Lộc Ninh vừa để phục vụ các đơn vị chiến đấu, vừa để bảo đảm an toàn. Đồng thời, lãnh đạo Đoàn xin cấp trên trang bị thêm cho đơn vị một số súng và lựu đạn chống tăng để bổ sung cho số súng ngắn và tiểu liên AK đã có. Việc đào hầm hào được triển khai hết sức khẩn trương và bảo đảm bí mật tuyệt đối. Chỉ có rất ít cuốc xẻng để dùng, nên anh em chủ yếu dùng cọc màn bằng sắt đập mỏng, dao găm, bát sắt... để đào. Chỉ trong khoảng 10 ngày, Đoàn đã hoàn thành một hệ thông hầm hào kiên cố và liên hoàn xuyên qua các dãy nhà, cùng với hầm chỉ huy, hầm quân y, hầm để lương thực, hầm nấu ăn. Đưòng điện thoại cũng được đặt dưới hầm hào đến các bộ phận, các điểm quan sát...

        Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định gửi cho Đoàn hai va-li lựu đạn chống tăng, nhưng làm thế nào để bí mật chuyển vào Trại Đa-vít? Khi giải phóng Buôn Ma Thuột, quân ta đã bắt được 2 sĩ quan In-đô-nê-xi-a và I-ran trong Tổ khu vực của Uỷ ban Quốc tế ở đó và đã đưa họ về Lộc Ninh. Nhân cơ hội này, ta yêu cầu Ưỷ ban Quốc tế tổ chức một chuyến bay liên lạc đặc biệt ra Lộc Ninh để đón hai sĩ quan này về Sài Gòn. Theo kế hoạch, hai chiến sĩ cảnh vệ khoẻ mạnh, sau nhiều lần tập dượt cẩn thận, đã xách hai va-li "tài liệu ngoại giao" cùng với đại diện của Uỷ ban Quốc tế đàng hoàng lên máy bay. Sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, hai chiến sĩ cảnh vệ xách hai va-li đi về phía chiếc xe của Đoàn đang đứng chờ. Mấy chú lính dù ngụy bảo vệ sân bay trông thấy hai chiếc va-li có vẻ khá nặng, liền nói nhỏ với nhau: "Chắc mấy chả Việt cộng nàỵ mang củ mì vào Trại Đa-vít để ăn cho đỡ đói!".

        Ngày 19 tháng 4 năm 1975, giám đốc CIA Pôn-ga lại bắn tin cho chúng tôi qua Đại sứ Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế, đại ý: Mỹ biết lực lượng Cộng sản đang tiến đến gần Sài Gòn nhưng Mỹ sẽ không can thiệp bằng quân sự. Phía Mỹ đề ra mấy biện pháp: Nguyễn Văn Thiệu ra đi gấp, lập chính phủ mới, giảm sự có mặt của Mỹ xuống còn một đại sứ quán (rút toàn bộ nhân viên của phòng tuỳ viên quân sự Mỹ ở Sài Gòn).

        8 giò 30 phút ngày 21 tháng 4 năm 1975, Pôn-ga lại bắn tin qua đại sứ Hung-ga-ri: Không có lý do gì để đổ máu thêm. Phía Mỹ muốn biết điều kiện cụ thể của phía bên kia để có thương ỉượng và ngừng bắn. Ý kiến của Oa-sinh-tơn là cấp bách nối lại các cuộc thương lượng. Đại sứ Mác-tin được chỉ thị trực tiếp tiếp xúc với các đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thòi ỏ Sài Gòn.

        18 giờ cùng ngày, phía Mỹ báo tin là Nguyễn Văn Thiệu sẽ tuyên bố từ chức vào 20 giờ 30 phút và sẽ được thay thế bằng Trần Văn Hương, như vậy là điều kiện chủ yếu của Chính phủ Cách mạng lâm thời đã được đáp ứng. Nhưng Thiếu tưổng Hoàng Anh Tuấn vẫn từ chối gặp đại sứ Mác-tin. Trong khi đó, quân ta đang tiến về hướng Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười Một, 2013, 09:54:35 am
       4.   Nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu, bảo toàn lực lượng, khi cần chiến đấu có thể giữ Trại Đa-vít được ít nhất 3 ngày để đợi Quân giải phóng đến

    "Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh quyết định đêm đầu tiên của cuộc tổng tiến công sẽ có một đội đặc công đột nhập vào Tân Sơn Nhất để đưa Đoàn ra khu an toàn, cách Sài Gòn chừng 10 cây số."

    
- Đọc bài này thấy công tác chuẩn bị chiến đấu trong sào huyệt địch của đoàn ta thật chu đáo, dự kiến mọi tình huống có thể xảy ra trước giờ chiến thắng cũng rất sát thực tế. Tôi chỉ hơi tò mò: - Không biết "đội đặc công" có nhiệm vụ đột nhập vào...để đưa đoàn ra khu an toàn. lúc ấy (30/4/1975) đang ở đâu?
- Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Một, 2013, 09:05:05 pm
    "Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh quyết định đêm đầu tiên của cuộc tổng tiến công sẽ có một đội đặc công đột nhập vào Tân Sơn Nhất để đưa Đoàn ra khu an toàn, cách Sài Gòn chừng 10 cây số."
 - Không biết "đội đặc công" có nhiệm vụ đột nhập vào...để đưa đoàn ra khu an toàn. lúc ấy (30/4/1975) đang ở đâu?

- Thực tế chỉ là nghe nói, nghe phổ biến và truyền miệng vậy.
- (Tôi) chưa phát hiện một văn bản nào của Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh cho đơn vị đặc công XYZ nào đó (vị trí hiện tại? lực lượng? đường di chuyển? phương án tác chiến? ...) tới trại Đa-vít.
- Lúc đó ở vùng Sài Gòn - Gia Định không còn 1 đơn vị đặc công nào làm được việc ấy cả. Các đơn vị đã được tung hết vào việc chiếm, tái chiếm và giữ mấy cây cầu ở cửa ngõ tạo bàn đạp cho đại quân tiến vào Sài Gòn.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị này ở quá xa trại Đa-vít và qua mấy ngày chốt giữ lực lượng bị tổn thất nặng cũng không còn được bao nhiêu để tiến về Đa-vít.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Một, 2013, 12:49:20 am
(tiếp theo #10)

        Ngày 23 tháng 4 năm 1975, tôi đã báo cho phía Mỹ là tôi sẽ ra Hà Nội bằng chuyến bay liên lạc ngày 25 tháng 4 năm 1975 và sẽ trở lại trong ngày. Mỹ đã bỏ nhiều chuyến bay liên lạc Sài Gòn - Hà Nội để phản đối cuộc tiến công quân sự của ta, nên hầu như không có hy vọng là họ sẽ thực hiện chuyến bay này. Nhưng chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975, phía Mỹ trả lời rằng chuyến bay liên lạc đi Hà Nội sẽ cất cánh vào hồi 7 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4 năm 1975 theo yêu cầu của phía ta.

        Đúng 7 giờ sáng ngày 25 tháng 4, chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, Trưởng đoàn đại biểu quân sự của chính quyền Sài Gòn trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên (lúc này là bộ trưởng bộ thông tin của chính quyền Trần Văn Hương) gọi điện thoại cho tôi, yêu cầu được cùng đi Hà Nội vì có việc cần gặp Chính phủ Hà Nội. Ông Hiệp nói đây là nhiệm vụ do tổng thống Trần Văn Hương giao phó. Nếu được thì mời Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng đi. Tôi lấy lý do thủ tục để từ chối. Ông Hiệp tuyên bố hoãn chuyến bay đến 10 giờ và yêu cầu tôi báo cáo ra Hà Nội về đề nghị của ông ta. Ông Hiệp nói thêm rằng, phía Việt Nam cộng hoà sẵn sàng chấp nhận mọi thủ tục, làm việc ỏ ngay sân bay Gia Lâm cũng được. Sau đó, Phan Hoà Hiệp gọi điện thẳng cho Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn mời anh Tuấn cùng đi Hà Nội và ngỏ ý xin gặp anh Tuấn. Anh Tuấn từ chối vì không có việc gì phải đi Hà Nội và cũng không có gì phải gặp ông ta.

        Trước 10 giờ, tôi nhận được điện trả lời từ Hà Nội: "Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa thấy không có vấn đề gì phải bàn với đại diện của chính quyền Sài Gòn. Nếu họ thây có vấn đề cần thiết thì gặp đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Sài Gòn".

        Như thường lệ, mỗi đoàn trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên cử 2 sĩ quan liên lạc đi theo chuyến bay liên lạc ra Hà Nội. Phía Đoàn Mỹ có trung tá Xom-mơ, mới ở Mỹ sang. Ông ta chọn chỗ ngồi cạnh tôi, ý muốn bắt chuyện. Sau những lời xã giao, ông ta nói một cách rất nghiêm chỉnh: "Mỹ đã chịu thua các ông rồi. Đề nghị ông báo cáo với Chính phủ Việt Nam đừng làm nhục người Mỹ. Được như thế thì chuyến bay này coi như thành công". Ngừng một lát, ông ta nói tiếp: "Mỹ đưa lính thủy đánh bộ đến bờ biển Việt Nam để bảo vệ việc di tản chứ không phải đến để tấn công các ông, đề nghị các ông không tấn công vào lính thủy đánh bộ Mỹ". Tôi hỏi lại: "Ý của ông, "đừng làm nhục người Mỹ" nghĩa là thế nào?". Ông ta trả lòi: "Là không tấn công quân sự vào Sài Gòn. Chúng tôi chịu thua rồi, cuộc tấn công đó có còn cần thiết nữa không?". Tôi nói là người Mỹ nhận ra vấn đề này chậm quá.

        Gần sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, pháo binh ta từ phía Đông Bắc (sau này được biết là từ Nhơn Trạch) bắt đầu bắn cấp tập vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khoảng 4 giờ sáng, một số quả đạn pháo rơi trúng trụ sở của Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên. 4 giò 15 phút, chuông điện thoại đổ liên hồi. Trong tiếng đạn pháo vang rền, một người của phái đoàn Mỹ nói trong hơi thở gấp gáp: "Nhân danh Trưởng đoàn Mỹ trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên, tôi phản đối Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã không bảo đảm an toàn cho phái đoàn Mỹ, vì đạn pháo của các ông đã bắn trúng vào trụ sở của đoàn chúng tôi". Tôi chưa kịp trả lời thì đường dây điện thoại bị đạn pháo cắt đứt. Đây là lần liên lạc cuối cùng với phái đoàn Mỹ trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên ỏ Sài Gòn.

        Ngày 29 tháng 4 năm 1975 là ngày cực kỳ căng thẳng và sôi động. Đoàn ta có một số thương vong, đó là điều đã dự báo từ trước và khó tránh được, vì đơn vị ở sâu trong lòng địch. Đoàn vẫn liên lạc vô tuyến đều đặn với Hà Nội và Lộc Ninh. Đoàn vẫn nấu được cơm, đun được nước... tất cả ở trong hầm theo kiểu bếp Hoàng Cầm. Cán bộ lãnh đạo vẫn đi thăm hỏi thương binh, kiểm tra hầm hào, động viên anh em sẵn sàng chiến đấu... Các sĩ quan liên lạc vẫn làm nhiệm vụ trực ở cổng Trại Đa-vít. Hầu như cả đêm 29 tháng 4, chúng tôi không một ai ngủ được...
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày cuối cùng của cuộc, chiến tranh kéo dài 30 năm trên đất nước ta. 6 giờ sáng, chúng tôi nghe được đài chỉ huy pháo binh ta là sẽ có đợt bắn cấp tập từ 7 giò đến 8 giờ sáng, để yểm trợ cho các đơn vị quân ta tổng công kích vào Sài Gòn. Tất cả cán bộ, chiến sĩ được lệnh ở nguyên dưới hầm. Đợt này pháo ta bắn rất mạnh, một số quả đạn rơi vào Trại Đa-vít nhưng không gây thương vong.

        Sau khi quân ta cắm cờ trên dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đoàn ta chưa kịp đi thăm hỏi các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan thì một sĩ quan Hung-ga-ri đã đi nhờ xe của Quân đoàn 2 vào Trại Đa-vít để thăm hỏi tình hình an toàn của Đoàn ta. Buổi chiều hôm đó, chúng tôi ra thăm các đoàn bạn và được biết hai Đoàn I-ran và In-đô-nê-xi-a đã được trực thăng Mỹ bốc đi đêm 29 tháng 4 năm 1975 cùng với những người Mỹ đi di tản. Hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan an toàn, mặc dù phải trải qua những ngày cực kỳ căng thẳng. Các đồng chí tỏ ra hết sức phấn khởi và khâm phục về thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn của ta. Đại sứ Ba Lan nói: "Thắng lợi của các đồng chí cũng là thắng lợi của chúng tôi". Đáp ứng yêu cầu của các bạn, chúng tôi đã tặng các bạn một số quân trang, quân dụng của Quân giải phóng miền Nam để làm kỷ niệm.

        Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều phóng viên quân đội đi theo các mũi tấn công đã đến Trại Đa-vít nhờ chúng tôi chuyển các bản tin sốt dẻo về thắng lợi cho cơ quan ỏ Hà Nội.

        Ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung tướng Trần Văn Trà cùng các đồng chí trong Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã có mặt ở Trại Đa-vít, lúc này là cơ sở cách mạng được bảo vệ an toàn nhất ỏ Sài Gòn. Trong niềm vui vô bờ của ngày cách mạng toàn thắng, ông hết sức xúc động được gặp lại các cán bộ, chiến sĩ của mình ở chính trận địa mà hơn 2 năm trước ông từng là người chỉ huy cao nhất.

        Trong cuộc gặp mặt thân tình với các cán bộ, chiến sĩ của Đoàn ngày 2 tháng 5 năm 1975, Trung tướng Trần Văn Trà tuyên bố đại ý: Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh công nhận Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự ỏ Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất là đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Qua hoạt động thực tiễn của Đoàn bên cạnh 5 mũi tiến công quân sự vào Sài Gòn, Đoàn xứng đáng được coi là mũi tiến công thứ 6; đó là mũi tấn công ngoại giao quân sự, một nét hết sức độc đáo và đặc sắc của cuộc chiến tranh nhân dân.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Một, 2013, 01:57:51 am

CÔNG VIỆC THẦM LẶNG TRONG TRẠI ĐA-VÍT
     
VŨ THẾ CƯỜNG kể (Quốc Kỳ ghi)              

        Lúc Hiệp định Pa-ri vừa được ký kết, tôi và anh Ngô Ngân đang cùng công tác ở Cục Nghiên cứu thuộc Bộ Tổng tham mưu. Hai anh em được Cục trưởng Phan Bình gọi lên giao nhiệm vụ: "Sắp tới, các đồng chí sẽ làm công việc trinh sát phát hiện các hoạt động quân sự, chính trị của địch trong vùng đóng quân của hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự đóng tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. cần báo cáo kịp thời, chính xác mọi tin tức nắm được để ta chủ động đấu tranh với địch trên bàn hội nghị và đối phó có hiệu quả trên chiến trường, khi chúng liều lĩnh phá hoại Hiệp định. Mọi việc sẽ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Đôn Tự...".

        Hai anh em nhận nhiệm vụ mà trong lòng phấn khỏi và háo hức vì được cấp trên tin tưởng giao phó. Mặc dù nhiệm vụ sẽ gian khó và nguy hiểm, nhưng chúng tôi cùng thầm hứa quyết tâm hoàn thành. Những tháng năm công tác và chiến đấu giữa hang ổ quân thù đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên.

        Yêu cầu cung cấp ô-xy-gien

        Giữa tháng 10 năm 1973, chúng tôi phát hiện được tin sư đoàn 3 và 4 không quân ngụy Sài Gòn thường xuyên yêu cầu không đoàn yểm trợ tại căn cứ Tân Sơn Nhất cung cấp ô-xy-gien cho các phi đoàn máy bay F5 và F5E. Nếu Tân Sơn Nhất không cấp đủ ô-xy-gien thì các phi đoàn này sẽ ngừng hoạt động! Từ Tân Sơn Nhất phát đi câu trả lời: "Hiện đang sửa chữa nhà máy; hãy chờ năm, bảy hôm nữa sẽ gửi hàng!".

        Nhận được tin trên, chúng tôi nghĩ chắc không liên quan gì đến hoạt động quân sự của các sư đoàn không quân ngụy trên chiến trưòng(?). Nhưng ngay sau đó, cả sư đoàn 1 và 2 không quân ngụy đóng ỏ Đà Nẵng và Plây Cu cũng liên tục yêu cầu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp ngay ô-xy-gien. "Có chuyện gì với cái chất ô-xy-gien mà không quân ngụy ỏ đâu cũng yêu cầu cung cấp thế nhỉ?". Chúng tôi tự hỏi mà không trả lòi được.

        Chúng tôi đem câu hỏi đó đến mấy đồng chí khác vốn là sĩ quan binh chủng không quân và hiện cũng công tác trong Trại Đa-vít. Chúng tôi nhận được ngay câu trả lời vừa có tính chuyên môn, vừa có sức thuyết phục: "Chuyện này đơn giản thôi. Máy bay phản lực có tốc độ cao, lúc tác chiến phải nhào lộn trên không, rất cần ô-xy để hỗ trợ nhịp thở của phi công. Chỉ có máy bay F5 và F5E thường xuyên yêu cầu cung cấp ô-xy-gien, còn các loại máy bay khác như AD6 và A37 thì không. Việc các đơn vị không quân Sài Gòn liên tục yêu cầu căn cứ Tân Sơn Nhất cung cấp ô-xy-gien có nghĩa là máy bay F5 và F5E của chúng hoạt động dày đặc trên chiến trường".

        Được lời như cởi tấm lòng, chúng tôi lên gặp Thủ trưởng Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Đôn Tự để báo cáo. Hai ông khen: "Đây là một nguồn tin rất quan trọng và kịp thời. Chúng ta cần báo cáo ngay lên cấp trên biết để có biện pháp xử lý bọn chúng một cách đích đáng".

        Không lâu sau đó, ngày 5 tháng 11 năm 1973, Quân giải phóng miền Nam pháo kích dữ dội sân bay Biên Hoà, trừng trị kẻ phá hoại Hiệp định Pa-ri ngay tại nơi xuất phát của chúng. Đòn chí mạng đã điểm đúng huyệt của địch, xưởng sản xuất ô-xy-gien bị hư hỏng nặng do trúng đạn pháo của quân ta, khiến quân địch hết sức hoang mang, lo sợ.

        Không có tin lại được khen

        Giữa năm 1974, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trắng trợn phá hoại Hiệp định Pa-ri. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta với quy mô lớn, có nơi chúng sử dụng lực lượng cỡ trung đoàn, sư đoàn. Các sư đoàn 3, 7, 9 và 21, các chiến đoàn, liên đoàn biệt động thuộc vùng 1, 2, 3... chiến thuật ngụy Sài Gòn đều có nhiều hoạt động vi phạm Hiệp định. Ở nhiều nơi, chúng đã bị Quân giải phóng miền Nam trừng trị đích đáng.

        Bộ phận trinh sát của chúng tôi ở Trại Đa-vít đã làm việc âm thầm nhưng hết sức khẩn trương để nắm vững mọi động thái của quân ngụy và kịp thời báo cáo các Thủ trưởng đơn vị. Các anh đã tổng hợp những thông tin này rồi báo cáo lên cấp trên để các bộ phận tham mưu ở Hà Nội và Bộ chỉ huy Quân giải phóng phân tích, đánh giá và lên phương án trừng trị chúng một cách đích đáng trên khắp các chiến trường.

        Riêng việc trinh sát các mục tiêu quân sự Mỹ thì phức tạp hơn nhiều. Chúng tôi tập trung cao độ, thay nhau trực 24/24 giò, rà soát hết sức kỹ lưỡng, không bỏ sót một mục tiêu khả nghi nào. Vậy mà chúng tôi không phát hiện được quân Mỹ hoạt động trong vùng. Hàng ngày, chúng tôi lên báo cáo kết quả theo dõi địch với các Thủ trưởng. Vừa thấy chúng tôi, Thủ trưởng đã hỏi ngay: "Thế nào, có phát hiện được gì về lực lượng quân Mỹ không?".

        Anh Ngân ngập ngừng báo cáo: "Chúng tôi đã cố gắng, liên tục "lùng sục" rất kỹ các hướng, các mục tiêu nghi ngờ, nhưng vẫn chưa phát hiện được dấu hiệu nào về hoạt động của quân Mỹ trong vùng!".

        Thấy chúng tôi có vẻ lo lắng, anh Tuấn và anh Tự bật cười, rồi thân tình động viên cả hai anh em: "Chúng tôi biết các cậu đã cố gắng rất nhiều nhưng không phát hiện được mục tiêu nào của quân Mỹ là vì chúng đã rút ra khỏi miền Nam rồi. Nếu các cậu bảo đảm chắc chắn là không phát hiện được mục tiêu nào của quân Mỹ, như vậy là các cậu đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, có gì phải băn khoăn đâu. Mỹ lúc này chưa có biểu hiện đưa quân trở lại miền Nam. Nhưng ta càng phải cảnh giác, đề phòng chúng có thể quay trở lại để cứu nguy cho quân ngụy Sài Gòn đang lúng túng đốỉ phó với quân ta trên khắp chiến trường miền Nam".

        Tôi và anh Ngân thở phào nhẹ nhõm khi nghe những lời động viên và nhắc nhở chúng tôi phải luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước kẻ thù nham hiểm, tàn bạo... Trên đường về nhà, anh Ngân nói vui: "Không có tin tức gì mà vẫn được Thủ trưởng khen!".



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Hai, 2013, 01:00:41 am

        Tiếng kêu cứu của tiểu khu Phước Long

        Vào hồi 21 giờ ngày 13 tháng 12 năm 1974, chúng tôi đang "sục sạo" tìm các mục tiêu mới thì phát hiện tin "Việt cộng pháo kích Nhà máy điện Phước Long. Cả thị xã Phước Long bị mất điện hoàn toàn".

        Nhận được tin mới, chúng tôi báo cáo ngay với các Thủ trưởng đơn vị. Các anh xác định ngay là Quân giải phóng đã mở chiến dịch tiến công Phước Long và yêu cầu chúng tôi theo dõi chặt chẽ mục tiêu này. Những ngày này, lực lượng không quân của địch ỏ Biên Hoà và Tân Sơn Nhất cất cánh đi yểm trợ, đánh phá ác liệt hướng Phước Long. Ngụy quân, ngụy quyền ở Phước Long hoảng loạn, kêu cứu không ngớt.

        Sáng ngày 6 tháng 1 năm 1975, chúng tôi nhận được tin cuối cùng của tiểu khu trưỏng Phước Long cầu cứu đại tá Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh ngụy: "Nếu không yểm trợ tốì đa thì khả năng tử thủ Phước Long khó lòng thực hiện được!". Ngay chiều hôm đó, Phước Long im lặng hoàn toàn. Chúng tôi báo cáo ngay với các Thủ trưởng. Các anh nói: "Như vậy là ta đã giải phóng Phước Long rồi!". Sáng ngày hôm sau, Đài phát thanh Giải phóng báo tin: Phước Long đã được giải phóng hoàn toàn!

        Anh Tuấn và anh Tự đã căn dặn chúng tôi: "Sắp tới, công việc của các cậu càng nặng nề hơn. Phải nắm chặt tình hình quân ngụy, đồng thời phải hết sức chú ý xem Mỹ có đưa quân vào cứu quân ngụy hay không? Trận Phước Long cũng là một đòn để thử phản ứng của phía Mỹ, nên các cậu phải theo dõi thật kỹ. Tuyệt đốỉ không được bỏ sót bất kỳ dấu hiệu nào, dù là nhỏ nhất, về khả năng Mỹ trở lại!".

        Chúng tôi nhận lệnh, trong lòng vừa hết sức phấn khỏi vừa rất lo lắng về nhiệm vụ nặng nề đang chờ đợi phía trước.

        Trở lại chiến trường

        Tối ngày 24 tháng 4 năm 1975, anh Nguyễn Văn Bổ gặp tôi và báo tin: "Anh Tự chỉ thị đồng chí thu xếp trang bị, hủy hết các tài liệu liên quan đến công tác nghiệp vụ, chuẩn bị quân trang để ngày mai trở về Hà Nội theo chuyến bay liên lạc hàng tuần!". Anh Trần Văn Khánh và tôi đang ngồi làm việc, nghe anh Bổ nói vậy, chúng tôi hơi bất ngờ.

        Tôi hỏi lại: "Em ra Hà Nội có quay về Sài Gòn không?". Anh Bổ quả quyết: "Cậu ra hẳn, không trở lại Sài Gòn nữa".

        Tôi ngồi lặng đi một lúc rồi khẩn khoản nói: "Tình hình đang rất khẩn trương và phức tạp, có thể ta sắp đánh lớn vào Sài Gòn. Anh cố thuyết phục Thủ trưởng cho em ở lại nhé!".

        Anh Bổ thân mật vỗ vai tôi: "Tôi rất hiểu cậu. Hơn nữa, lúc này tổ ta rất cần người ỏ lại. Thêm người là thêm sức mạnh, là trinh sát được rộng hơn, kỹ hơn. Nhưng cấp trên đã có lệnh điều động cậu ra Hà Nội! Thôi, về chuẩn bị đi, sáng mai bay rồi".

        Đêm đó, tôi không sao chợp mắt, vui buồn lẫn lộn. Ngày mai về Hà Nội, tôi lại được gặp vợ con, gia đình, bạn bè, đồng đội... ở đó là hậu phương lớn của cả nước, chắc chắn bình yên hơn. Còn tại Trại Đa-vít này, tuy là trận địa chưa có tiếng súng nhưng lại là một vị trí đã được xác định tọa độ trên bản đồ chiến sự của ngụy Sài Gòn, nên không thể loại trừ khả năng bom đạn địch sẽ trút xuống đây! Trước lúc giãy chết, kẻ thù sẽ không từ một hành động tàn bạo nào. Hơn nữa, tôi trở về hậu phương trong giờ phút khẩn trương này, liệu có tránh khỏi những lòi dị nghị? Có đồng đội nào nghĩ rằng tôi dao động, hèn nhát, trốn chạy...? Nghĩ vậy, tôi thấy buồn vì không có cách nào để thanh minh với mọi người.

        Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 25 tháng 4 nầm 1975 rất hỗn độn. Đủ các loại máy bay của nhiều nước đến đón người đi di tản. Người nước ngoài chen lấn, xô đẩy nhau giữa cái nóng nực của mùa khô Sài Gòn để lên máy bay. Ai cũng muốn nhanh chóng rời khỏi vùng đất đang hừng hực không khí chiến tranh. Tiếng pháo lớn, tiếng bom đạn nổ đùng đoàng rất gần, báo hiệu chiến sự có thể diễn ra ngay tại sân bay quân sự chiến lược này bất cứ lúc nào. Ai may mắn thoát thân, ai sẽ gặp bất hạnh? Những chiếc máy bay nặng lặc lè vẫn hốỉ hả rời khỏi đường băng.

        Đám lính ngụy mình trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại cố đẩy những chiếc xe chở đầy ắp bom để lắp vào giá đeo bom của những chiếc máy bay A37 và F5 đang đậu trên đường băng chờ lệnh cất cánh đi đánh phá cửa ngõ Xuân Lộc - Long Khánh. Đây đã là tuyến phòng thủ cuốỉ cùng của địch xung quanh Sài Gòn.

        Hơn một tiếng sau, chúng tôi lên máy bay C130 do phi công Mỹ lái để ra Hà Nội. Cùng đi trên chuyến bay này, tôi thấy có Thủ trưởng Nguyễn Đôn Tự và một số sĩ quan của hai Đoàn đại biểu quân sự ta. Phía Mỹ có hai sĩ quan cấp tá. Phía ngụy Sài Gòn có đại tá Dương Hiếu Nghĩa và hai sĩ quan cấp uý.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Hai, 2013, 01:42:18 am
        Hai tiếng sau, sân bay Gia Lâm đã ở ngay dưới cánh máy bay. Chiếc C130 từ từ hạ cánh, chầm chậm lăn bánh trên đường dẫn, rồi dừng lại trước nhà ga sân bay. Về đến Hà Nội rồi mà tôi không thấy cái cảm giác náo nức, rạo rực như những lần trước đi xa trở về. Cũng khác với mọi lần trước theo các chuyến bay liên lạc ra Hà Nội, hôm nay không có xe đón chúng tôi về nội thành, chỉ có xe khách sạn ra đón tổ lái cùng các sĩ quan liên lạc Mỹ và ngụy Sài Gòn về nội thành nghỉ ngơi.

        Vào nhà chờ sân bay, tôi thấy có mấy đồng chí của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị đón chúng tôi vào nhà nghỉ của sân bay Gia Lâm. Các đồng chí chuyển chỉ thị cho anh Nguyễn Đôn Tự đi nhận điện trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nửa tiếng sau, anh Tự trở lại, thông báo: "Lệnh của cấp trên, tất cả anh em quay trở lại Tân Sơn Nhất ngay ngày hôm nay để tiếp tục làm nhiệm vụ!".

        Thật bất ngờ! Bất ngờ đến mức làm đảo lộn mọi dự đoán. Lòng tôi bỗng trỏ nên náo nức lạ thường, dẫu biết rằng trở lại Trại Đa-vít là trở lại chiến trường, với bao hiểm nguy chờ đợi phía trước. Tôi tự nhủ lòng mình sẽ dũng cảm đối mặt với hiểm nguy và hoàn thành mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Chỉ nuối tiếc một chút là không được gặp người thân trước lúc trở lại đơn vị. Chị Mai, vợ anh Tự, thay mặt những người thân của chúng tôi được ô tô chở sang sân bay gặp anh em, nhận thư của mọi ngưòi để chuyển giúp về gia đình. Tôi chỉ kịp nhắn chị Mai mấy lời ngắn ngủi: "Chị nói giúp với gia đình là em vẫn khoẻ nhé!".

        Chị Mai chia tay chúng tôi, cố nở nụ cưòi động viên mọi người mà nước mắt giàn giụa. Chắc chị lo lắng cho sự an toàn của anh Tự và của tất cả chúng tôi trong Trại Đa-vít, khi quân ta tiến công vào Sài Gòn! Điều đó sớm muộn rồi cũng xảy ra.

        Chúng tôi đi ra máy bay, mấy sĩ quan liên lạc của Mỹ và Sài Gòn tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy chúng tôi trở về không thiếu một ai. Dưòng như họ yên tâm hơn, vì như vậy có nghĩa là Quân giải phóng chưa đánh lớn vào Sài Gòn trong nay mai. May ra vẫn còn khả năng cứu vãn tình thế(!?).

        Về tới Trại Đa-vít đã hơn 7 giờ tối. Các đồng đội ở nhà thấy chúng tôi quay trở về đầy đủ, hết sức ngạc nhiên. Sáng nay mới bắt tay nhau, hẹn ngày chiến thắng sẽ gặp lại, vậy mà cả nhóm chúng tôi trở lại Trại Đa-vít không thiếu một người. Những phong thư, gói quà được phân phát gấp gáp, những tiếng cười náo nhiệt, những lời thăm hỏi dồn dập, xen lẫn với hương trà Hồng Đào ngào ngạt và khói thuốc Điện Biên thơm phức toả ra khắp căn phòng. Và có cả những lòi phỏng đoán về lý do tại sao...

        Đêm đó, tất cả chúng tôi đều thao thức. Mỗi người đều có suy nghĩ của riêng mình về lý do vì sao tất cả các thành viên của nhóm chúng tôi (nhất là cá nhân tôi) quay trở lại Trại Đa-vít, về tình hình có thể diễn ra trong những ngày tới, về những dự kiến công việc của mình. Tôi cũng không sao chợp mắt, với những trăn trở của riêng mình.

        Thực hiện chỉ thị của cấp trên, chúng tôi khẩn trương bắt tay vào việc phục vụ cho trận đánh cuối cùng. Tôi được về đúng vị trí chiến đấu cũ, với lời thầm hứa sẽ bám trụ chiến đấu với đồng đội và với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình cho ngày toàn thắng.

*

*        *

        Đã bốn mươi năm trôi qua, nhưng dấu ấn của thời kỳ sống và chiến đấu giữa hang ổ kẻ thù vẫn luôn in đậm trong tôi. Những kỷ niệm xưa cứ dâng trào mỗi khi nhớ tới những đồng đội cùng tôi đứng vững trong trận địa phòng thủ kiên cường sẵn sàng chiến đấu "cho Tổ quốc quyết sinh" ở Trại Đa-vít. Tôi thường nhắc nhở các con, các cháu phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh máu xương, tuổi xuân của lớp lớp cha ông mới có được như ngày hôm nay.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười Hai, 2013, 02:12:24 am

CHUYỆN VỂ CÁC CHIẾN SĨ TRẠI ĐA-VÍT NHÌN TỪ PHÍA BÊN KlA
     
PHAN ĐỨC THẮNG            
(Lược dịch và biên tập từ cuốn "... Et Sai Gon Tomba" của Paul Dreytrus1)        

        Chủng tôi nhất định không ra khỏi nơi đây

        Sân bay quân sự Tân Sơn Nhất rộng lớn như một thành phố trung bình của nước Pháp, là một căn cứ luôn được phòng thủ vững chắc. Đây là một vị trí có tầm quan trọng chiến lược quá lớn, tới mức không thể bỏ mặc cho đặc công "Việt cộng" được trang bị vũ khí phóng rốc-két tầm xa ll km tự do bắn phá...

        Vậy mà, mới hôm qua 29 tháng 1 năm 1973, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra ngay trong sân bay, đẩy nhà chức trách Sài Gòn đốỉ đầu với phái đoàn "Cộng sản" trong Ban Liên hợp quân sự đình chiến. Câu chuyện như sau:

        Khoảng 100 sĩ quan Bắc Việt vừa tới Tân Sơn Nhất trên hai chiếc máy bay vận tải quân sự C130 của Hoa Kỳ. Các nhà chức trách Sài Gòn lại có ý định buộc các đại biểu này phải làm thủ tục nhập cảnh như đã được áp dụng với người nước ngoài. Mới ngày hôm trước, phái đoàn "Việt cộng" đã không chịu tuân theo các thủ tục do cảnh sát và nhân viên hải quan Sài Gòn yêu cầu. Hôm nay, đến lượt các sĩ quan Bắc Việt cũng nhất định không chịu làm thủ tục nhập cảnh, với những lý do tương tự. Họ nói:

        -   "Sự thống nhất của đất nước Việt Nam đã được công nhận từ Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và, tuần trước, Hiệp định Pa-ri tái khẳng định ngay trong Điều 1 của văn bản này. Chúng tôi không thể bị đối xử như người nước ngoài. Chúng tôi từ chối tuân thủ các thủ tục do chính quyền Sài Gòn tự tạo ra, nhằm gây chậm trễ cho công việc của Ban Liên hợp quân sự. Chúng tôi sẽ không ra khỏi đây chừng nào vấn đề này chưa được giải quyết. Chúng tôi cứ ngồi ngay trong khoang máy bay này".

        Và họ đã ngồi lì trên chiếc máy bay c 130 hết giờ này sang giờ khác.

        Kể lại trong một hàng chữ thì rất ngắn, nhưng thực tế thì rất dài. Cũng cần biết thêm rằng, trong chiếc máy bay vận tải quân sự C130 không có đầy đủ tiện nghi, vì loại máy bay này chỉ chuyên dùng để chở hàng hoặc thả dù. Thòi tiết Sài Gòn rất nóng, máy bay lại đỗ trên đường băng làm bằng bê tông bị hun nóng như lò nướng bánh mì.

        Những lính canh của quân đội Sài Gòn được trang bị vũ khí đầy đủ, đầu đội mũ sắt, được bố trí vây quanh máy bay. Còn những lính Mỹ, mới hôm qua còn là kẻ địch, hôm nay thỉnh thoảng mang bánh mì kẹp thịt, nước chanh giải khát... tới mời các sĩ quan Bắc Việt tự nguyện ngồi lì trên khoang máy bay.

        Trong khi đó, chính quyền Sài Gòn vẫn cứng đầu cứng cổ. Họ tuyên bố : "Hôm qua chúng tôi đã tìm được giải pháp cho phái đoàn Việt cộng. Nhưng dù sao họ cũng là người miền Nam Việt Nam. Nhưng đốỉ với các phái viên của Bắc Việt, không thể có chuyện nhân nhượng".

        Đại sứ Hoa Kỳ G. Mác-tin phải ra tay can thiệp với bộ ngoại giao Việt Nam cộng hoà. Ông nói: "Phó tổng thống Ác-niu sắp đến thăm các ngài. Nhất định các ngài phải tìm ra giải pháp. Nếu sự cố này không được giải quyết trong thòi gian ngài phó tổng thống ở thăm Sài Gòn thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường...".

        Kết quả là, chỉ ba mươi phút sau khi chiếc Boeing màu trắng và xanh chở ngài Xpi-rô Ác-niu hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chính quyền Sài Gòn đã tìm được giải pháp. Các vị đại biểu Bắc Việt bước ra khỏi máy bay, mệt mỏi vì đã ngồi trong khoang máy bay nóng nực, bức bối, căng thẳng tới hơn hai mươi giờ đồng hồ. Cuối cùng, họ đã chiến thắng.

        Nhưng rồi họ đi đâu? Không ai biết. Một trong số những người bạn đồng nghiệp của tôi vừa đi một mình vào cổng sân bay Tân Sơn Nhất đã bị lính canh của quân đội Sài Gòn chặn lại và tịch thu hết giấy tờ. Một người khác vừa lái xe tới gần rào cản đã bị một loạt đạn AR15 bắn vỡ lốp xe. Không nhà báo nào được tiếp xúc với các thành viên của hai phái đoàn Việt cộng và Bắc Việt. Cũng không ai biết họ ở đâu. Trong lúc này, họ đang là những ngưòi vô hình.

        Tình hình này đã khiến cho giới báo chí quốc tế phải lên tiếng phản kháng chính quyền Sài Gòn. Kết quả là một con số 0. Tổng thống Thiệu, các bộ trưởng, các tướng lĩnh đã bỏ mặc...

--------------
1.  Et Sai Gon Tomba, Paul Dreyfrus, Nxb Arthaud, Paris, 1975. Paul Dreyfrus, quốc tịch Pháp, là một trong những nhà báo nước ngoài có mặt ỏ Sài Gòn trong những năm 1970 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn giải phóng. Các tiêu đề đều lấy nguyên văn từ cuốn" ... Et Sai Gon Tomba”.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Hai, 2013, 08:39:46 am
(tiếp theo #10)

      Đại sứ Ba Lan nói: "Thắng lợi của các đồng chí cũng là thắng lợi của chúng tôi". Đáp ứng yêu cầu của các bạn, chúng tôi đã tặng các bạn một số quân trang, quân dụng của Quân giải phóng miền Nam để làm kỷ niệm.

    
- Đọc đến đoạn này tôi tin và ghi nhận là có thực. Hiện nay bob còn giữ một cái xắc cốt bằng da (màu vàng cam) của đoàn Ba lan.
 * Thực ra chiếc xăc côt này người nhận đâu tiên (1975) là anh Phạm Minh Thãnh (e66/f10). Khi anh Thãnh về trường quân chính QĐ3 ...Cho lại bob. Và bob giữ đến tận bây giờ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười Hai, 2013, 01:27:19 pm
Hơ ... À quên, thôi không hơ nữa! Thế tặng cho đoàn Ba Lan sao lại lọt vào tay các bác? Họ xin mãi mới được. Các bác đừng có nói là họ tặng lại nhé! Hay là các bác ... trấn lột họ đấy?  ;D Nhưng trấn lột của họ cũng khó vì các bác phòng thủ ở Đa-vít còn họ thì trong nội thành Sài Gòn. Khoảng 1 tuần sau thì họ về nước. Vậy các bác gặp họ vào lúc nào?


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Hai, 2013, 02:55:50 pm
Hơ ... À quên, thôi không hơ nữa! Thế tặng cho đoàn Ba Lan sao lại lọt vào tay các bác? Họ xin mãi mới được. Các bác đừng có nói là họ tặng lại nhé! Hay là các bác ... trấn lột họ đấy?  ;D Nhưng trấn lột của họ cũng khó vì các bác phòng thủ ở Đa-vít còn họ thì trong nội thành Sài Gòn. Khoảng 1 tuần sau thì họ về nước. Vậy các bác gặp họ vào lúc nào?

 - Bác Giang thân quí! Ấy chớ vội.  Tôi đâu có nói là được gặp đoàn Ba lan đâu. Tôi chỉ biết chiếc cặp (xăc cốt) của đoàn Ba lan (cặp của Ba lan chính hiệu) mà anh phạm Minh Thãnh lấy được ở trụ sở của đoàn Ba lan gần sân bay Tân sơn nhất (a Thãnh hồi đó là Tham mưu trưởng e66) rồi sau này khoảng năm 1979 anh chuyển về làm hiệu phó trường quân chính QĐ3 ở Dục mỹ Khánh hòa ảnh cho tôi và chiếc cặp ây hiện nay tôi còn giữ. (không phải cặp của ta tặng đoàn Ba lan). Bác ạ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Hai, 2013, 01:12:55 am
(Tiếp theo #17)

        Cuộc tiếp xúc chớp nhoáng với vị tướng Việt cộng

        Một ngày đầu tháng 2 năm 1973, ngay tại trung tâm thành phố Sài Gòn, tôi đã gặp một vị tướng "Việt cộng" mặc quân phục. Ông đang ăn cơm trưa tại thành phố này, nhưng dĩ nhiên, không phải là một bữa cơm thịnh soạn. Đây là bữa cơm "vừa ăn, vừa làm việc" được tổ chức bởi đại sứ Mi-sen Gô-vanh (Michel Gauvin), Trưởng đoàn Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế, với sự tham dự của các Trưởng đoàn Ba Lan, Hung-ga-ri và In-đô-nê-xi-a.

        Cùng tham dự bữa cơm còn có bốn vị Trưởng đoàn đại biểu quân sự trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương là: thiếu tướng Gin-bớt út-uốt của Hoa Kỳ; trung tướng Ngô Du của Việt Nam cộng hòa; Thiếu tướng Lê Quang Hoà của Việt Nam Dân chủ cộng hòa; và Trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Các vị tướng của Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hòa và Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều mặc quân phục với quân hàm, quân hiệu, dải huân chương và đội mũ cứng, trông rất trang trọng. Riêng ông Trà mặc bộ đồ màu xanh lá cây bình dị, không đeo sao, không cài dải huân chương, không đội mũ cứng. Ông là vị tướng chiến đấu vừa từ rừng rậm ra thành phố Sài Gòn.

        Cũng như đồng nghiệp từ miền Bắc, đây là lần đầu tiên ông ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, nơi ông sống và làm việc từ khi vào Sài Gòn, trong một khu doanh trại được canh gác nghiêm mật hơn cả bảo vệ những kho đồ trang sức quý giá của Hoàng hậu I-ran. Ông đến dự bữa cơm này trên một chiếc xe hơi to lớn, sang trọng của Mỹ.

        Sau bữa cơm, các vị khách ra khỏi phòng, đứng trên bậc thềm. Họ đồng ý cho các phóng viên chụp ảnh. Đây là lần đầu tiên các vị địch thủ thoả thuận cùng lộ diện trên phim ảnh. Tất nhiên, họ từ chối trả lời phỏng vấn. Riêng ông Trà vẫn muốn trả lời ngắn gọn vài câu hỏi. Cũng như người đồng nghiệp miền Bắc. ông khẳng định rõ ý muốn thiết lập một cuộc ngừng bắn thật sự. Ông nói: "Chúng tôi đến đây là để góp phần vãn hồi hoà bình. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều mong muốn hoà bình".

        Ông phàn nàn về những khó khăn đã khiến Ban Liên hợp quân sự 4 bên hoạt động không hiệu quả như mong muốn. Ông tố cáo phía Việt Nam cộng hòa, nhưng không nêu đích danh, đã "chọc gậy bánh xe" và bày tỏ quan ngại về tương lai của Hiệp định Pa-ri khi vạch rõ những trở ngại to lớn còn lâu mới vượt qua được.

        Sau khi nói xong, ông tiến lại gần một anh lính dù đang làm nhiệm vụ canh gác ngôi biệt thự. Ông chìa bàn tay phải về phía người lính gác, rồi nói: "Chiến tranh đã kết thúc. Chúng ta phải hoà giải".

        Người lính dù đứng sững sò, không biết phản ứng như thế nào. Bắt tay ư? Rất có thể anh ta sẽ bị cấp trên khiển trách. Bồng súng chào ư? Điều này không ghi trong điều lệnh của quân lực Việt Nam cộng hòa. Hạ gục tại chỗ viên tướng Việt cộng ư? Ngay trên bậc thềm toà nhà ngoại giao, đây là một hành động gây ấn tượng quá xấu.

        Anh lính dù quyết định đứng im. Dù sao anh cũng mỉm cười với Tướng Trà. Đây là nụ cưòi đầu tiên của hoà bình.

        Vị Tướng đi ra từ rừng xanh

        Trong một buổi chiêu đãi khác của Uỷ ban Quốc tế ở Sài Gòn, tôi đang nói chuyện với hai đại tá quân đội Việt Nam cộng hòa thì chợt một người đột ngột hỏi: "Ông có muốn gặp một vị tướng Việt cộng không?",

        Lời gợi ý của viên sĩ quan cao cấp Việt Nam cộng hòa thật bất ngờ và thú vị. Tôi cố tỏ vẻ không ngạc nhiên, chỉ bình thản trả lời: "Nhất định rồi!".

        Viên đại tá Việt Nam cộng hòa dẫn tôi đến chỗ một người cao dong dỏng và gầy gò đang uống nước cam một mình, giữa phòng chiêu đãi. Ông ta mặc một bộ đồ trận, không đeo quân hàm, quân hiệu, huân chương. Quả là một sự tương phản rõ nét với bộ quân phục màu xám nhạt may đo rất khéo của hai viên đại tá Việt Nam cộng hòa. Và thế là tôi được làm quen với Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương.

        Từ một năm nay, ông đã cùng với cấp phó của mình là Đại tá Võ Đông Giang - có lẽ chính ông Giang mới là nhân vật số một của phái đoàn Việt cộng - thảo luận hai lần mỗi tuần với phía Việt Nam cộng hòa về việc thi hành Hiệp định Pa-ri, sau những lớp rào dây thép gai dày đặc của sân bay Tân Sơn Nhất. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn nói với tôi bằng tiếng Pháp rất thành thạo, cẩn thận chọn lọc từng từ ngữ.

        -   "Ủa! Thưa Thiếu tướng, đã một năm rồi ư?". Tôi nói với ông là, từ mười hai tháng trước, tôi đã chờ đón từng ngày các sứ giả của Mặt trận Dân tộc giải phóng mà không được gặp vì các vị bị bao vây giữa những lực lượng vũ trang khá cuồng chiến.

        Ông Tuấn mỉm cưòi chua chát rồi trả lòi: "Cho tới nay, vẫn chưa có gì thay đổi cả. Chúng tôi vẫn bị canh giữ nghiêm ngặt trong doanh trại "sang trọng" của chúng tôi".

        -   "Và cũng không được đi vào thành phố Sài Gòn, dù chỉ là một thời gian rất ngắn, thưa ông?".

        -   "Chỉ trừ những buổi chiêu đãi như buổi hôm nay của Uỷ ban Quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi không được đi đâu cả, mặc dù chúng tôi thường xuyên phản kháng Phía Việt Nam cộng hòa luôn vin vào lý do không thể bảo đảm an ninh cho chúng tôi trong thành phố".

        Tôi lưu ý ông là, nếu đi dạo một mình trên đại lộ Pasteur, ông có thể gặp nguy cơ bị một viên đạn bắn lén sau lưng. Nhưng rõ ràng, ông không tỏ vẻ quan ngại về điều đó.

        Ông chỉ vào hai viên đại tá việt Nam cộng hòa đang lùi về ngồi ở một góc phòng khách và cho tôi biết chính hai viên sĩ quan này là những người chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho ông.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2013, 02:09:41 am
       Như vậy là, từ khi ký kết Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, đại diện của hai bên đối địch của miền Nam Việt Nam trong cái gọi là "Ban Liên hợp quân sự" vẫn thường ngồi đối diện với nhau trong những buổi họp thường kỳ tại một doanh trại cũ của Mỹ nằm sâu trong căn cứ quân sự Tân Sơn Nhất. Tôi hỏi ông Tuấn: "Các vị đã làm gì trong những phiên họp ấy?".

       -   "Chúng tôi thảo luận với nhau".

       -   "Thảo luận về những vấn đề gì?".

       -   "Về việc thực hiện ngừng bắn".

       -   "Và còn thảo luận những gì nữa?".

       -   "Về các hoạt động vi phạm Hiệp định, về việc trao đổi tù binh, về việc xác lập ranh giới giữa các khu vực có liên quan, về việc tập trung lực lượng vũ trang của các bên, về tất cả những vấn đề đã ghi trong Điều 17 của Hiệp định Pa-ri".

       "Và các vị đã đạt được tiến bộ?".

       Từ đôi mắt sâu thẳm của Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn loé lên một nụ cười mỉa mai. Ông trả lời: "Chẳng có một tiến bộ nào cả":

       -   "Thật đáng thất vọng!". Tôi bình luận với vẻ sốt ruột của một người châu Âu.

       Tướng Tuấn đáp lại tôi với sự nhẫn nại của người châu Á: "Thòi gian là không đáng kể. Tại sao lại phải thất vọng?".

       -   "Bởi vì không có lối thoát".

       -   "Nhưng vẫn có một đường ra".

       -   "Đó là đường nào vậy, thưa ông?".

       -   "Đó là con đưòng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pa-ri. Nhưng phía Việt Nam cộng hòa vẫn một mực từ chối thi hành Hiệp định này".   

       Phát ngôn viên của "Việt cộng": Mỹ cút đi! Thiệu cút đi!

       Sáng ngày 26 tháng 4 năm 1975, tôi đã được chứng kiến tại Trại Đa-vít một cảnh tượng hết sức giật gân. Vừa bước đến cổng trại có nhiều lớp rào kẽm gai vây quanh, giữa lòng căn cứ không quân Tân Sơn Nhất rộng lớn, tôi đã nhìn thấy một lính gác của quân đội Việt Nam cộng hòa mở cho một lối đi ngoằn ngoèo, sau đó đến bên kia chúng tôi được chào đón bởi những cảnh vệ Việt cộng, đội mũ cứng màu xanh lá cây, đeo Huy hiệu Hồ Chí Minh trên ngực áo, súng ngắn và dao găm cài ở thắt lưng

       Từ ngày ký Hiệp định Pa-ri, trong Trại Đa-vít có phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam gồm 250 sĩ quan, chiến sĩ và phái đoàn Bắc Việt gồm 45 người. Tuần nào Đại tá Võ Đông Giang cũng mặc quân phục chỉnh tề, mỏ cuộc họp báo vào ngày thứ bảy.

       Ông Giang nhân cuộc họp báo này để công bố 9 điều kiện của Chính phủ Cách mạng lâm thời đặt ra cho phía Mỹ: (1) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; (2) Loại bỏ mọi sức ép chính trị đối với dân chúng miền Nam Việt Nam; (3) Ngừng tất cả các hoạt động quân sự; (4) Rút về nước tất cả các nhân viên CIA; (5) Rút về nước tất cả các nhân viên quân sự cải trang thành dân sự; (6) Rút ra khỏi lãnh thổ miền Nam Việt Nam tất cả 50 tàu chiến đang hoạt động ở đó; (7) Rút 200 máy bay đang chuẩn bị can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam; (8) Rút 6.000 lính thủy đánh bộ Mỹ đang ở các tàu chiến hoạt động ngoài khơi miền Nam Việt Nam; (9) Đình chỉ mọi viện trợ quân sự và mọi khoản viện trợ khác cho chính quyền Việt Nam cộng hoà.

       Sau đó, ông Giang trình bày 7 điều kiện mà Chính phủ Cách mạng lâm thời đặt ra cho chính phủ Việt Nam cộng hoà, coi như là những điều kiện tiên quyết để mở cuộc đàm phán: (1) Thành lập một chính phủ mới, tuyên bố rõ ràng đây là chính phủ "vì hoà bình, độc lập, dân chủ và hoà hợp dân tộc"; (2) Thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định Pa-ri; (3) Loại bỏ tất cả các thành viên trong "bè lũ Nguyễn Văn Thiệu"; (4) Từ bỏ chính sách "hiếu chiến, phát xít, đàn áp, cưỡng bức dân chúng"; (5) Hủy bỏ mọi đạo luật phản dân chủ; (6) Bảo đảm tôn trọng các quyền tự do, dân chủ; (7) Trả tự do cho tất cả những người "bị giam giữ và cầm tù do đã đấu tranh cho hoà bình và độc lập dân tộc".

       Với khuôn mặt nghiêm trang nhưng tươi tỉnh và với giọng nói dứt khoát, mạch lạc như thường lệ, Đại tá Giang khắng định điều khoản nào cũng bắt buộc phải thực hiện. Từ lời tuyên bố của ông Giang, người ta có thể hiểu rằng, khả năng thương lượng đối với chính quyền Việt Nam cộng hòa là rất hạn chế, thậm chí là không còn nữa.

       Dù cho ngày hôm qua, 25 tháng 4 năm 1975, ông Thiệu đã bay sang Đài Loan mang theo tất cả vàng bạc, châu báu, thì những điều kiện này vẫn không thay đổi.

       Một cuộc chạy trốn thảm hại đối với Thiệu!



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2013, 10:24:01 pm

(http://img16.imageshack.us/img16/6919/thieutuongtranchicuong.jpg)

NHỮNG NGÀY Ở KHU VỰC I - HUẾ
     
Thiếu tướng TRẦN CHÍ CƯƠNG1              

        Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết tại Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm, 1973. Dòng tin vui được truyền đi trên Đài tiếng nói Việt Nam nghe đến trào nước mắt. Nào ai ngờ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta lại kéo dài đến vậy. Ngót 20 năm tròi ròng rã chỉến đấu, dân tộc ta phải chịu xiết bao hy sinh, mất mát. Mỹ đã cút nhưng ngụy chưa nhào. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, cuộc chiến đấu của dân tộc ta sẽ vẫn tiếp diễn. Tự trong sâu thẳm cõi lòng, những ngưòi lính chúng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng ngày chiến thắng sẽ không còn xa nữa.

        Bấy giò, Trường Sĩ quan Hậu cần vẫn đang tổ chức huấn luyện trên một tuyến dài khoảng 20km, kéo dài từ Gia Lâm đến Thuận Thành. Tôi vừa trở về trường thì có lệnh triệu tập khẩn cấp của Bộ Quốc phòng có mặt lúc 14 giò ở Tổng cục Chính trị để nhận nhiệm vụ mới. Những ngày miền Bắc vừa im tiếng súng, không thể diễn tả hết niềm vui, niềm hạnh phúc vô bò bến đang tràn ngập lòng người. Cái đích của ngày Bắc - Nam đoàn tụ đang đến gần. Vào giờ cao điểm, dòng ngưòi và xe cộ nườm nượp chen nhau vượt cầu phao về Hà Nội. Tôi thấy hồi hộp vì chưa biết cấp trên sẽ giao cho mình nhiệm vụ gì? Tôi cố phán đoán, nhưng vẫn chưa lần ra manh mối. Tôi có mặt sớm nhất, được đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, biểu dương vì chấp hành mệnh lệnh nhanh chóng và nghiêm túc.

        Bất ngờ quá đỗi! Tôi cùng một số đồng chí khác được phân công đi làm công tác ngoại giao quân sự theo các điều khoản của Hiệp định Pa-ri. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Thiếu tưóng Lê Quang Hoà làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Trung tướng Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn. Trụ sở của cả hai Đoàn ta đặt trong sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

        Tôi được cấp trên chỉ định làm Trưỏng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực I, đóng tại Huế . Trong niềm vui chiến thắng, công việc ở một trường đào tạo chính quy đã đi vào nền nếp và trên đà phát triển, phần nào khiến tôi quyến luyến. Thêm vào đó, việc phải ròi tổ ấm gia đình, để lại vợ con ở Hà Nội, lại thêm một lần chia xa, lòng tôi cứ nao nao. Tôi vui vẻ nhận nhiệm vụ dẫu biết rằng phía trước còn nhiều khó khăn gian khổ, bởi công tác ngoại giao quân sự là quá mới mẻ, chắc chắn có phần nguy hiểm nữa. Song, là người lính trưởng thành từ khói lửa chiến tranh, tôi nghĩ mình không được lùi bước trước bất kỳ khó khăn gian khổ nào. Tuy nhiên, việc được trở về làm nhiệm vụ ngay trên quê hương Thừa Thiên - Huế đã làm tăng niềm phấn khích trong tôi.

        Sau khi gặp gỡ và trao đổi với các đồng chí có trách nhiệm giúp Bộ Quốc phòng thi hành Hiệp định Pa-ri để nắm tình hình và kinh nghiệm, tôi nhận tài liệu và các quyết định làm Trưởng đoàn khu vực I, kiêm Bí thư Ban cán sự Đảng với ba chi bộ. Sáng hôm sau, tôi về Hà Đông nơi có Quân y viện 354 sơ tán, gặp các đoàn của Trung ương và bảy đoàn khu vực đang tập trung chuẩn bị cấp tốc trong hai tuần để kịp lên đường vào Nam.

        Khu vực I có 100 cán bộ, chiến sĩ với hai đồng chí Phó đoàn, gồm người của 36 cơ quan, đơn vị hợp thành. Nhận nhiệm vụ xong, chúng tôi nhanh chóng triển khai công tác đảng, công tác chính trị, biên chế tổ chức, phổ biến nội dung Hiệp định Pa-ri, nhận trang thiết bị phục vụ công tác. Trước khi lên đường, tất cả các đoàn đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Côn thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tại nhà khách 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội. Tuỳ viên quân sự của nhiều nước cùng đông đảo các nhà báo cũng đến dự.

----------------
1.   Ban Liên hợp quân sự có mặt ở 7 khu vực, xếp theo thứ tự: Huế, Đà Nẵng, Plây Cu, Phan Thiết, Biên Hoà, Mỹ Tho và Cần Thơ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2013, 06:36:56 am
        Sáng ngày 5 tháng 2 năm 1973, chúng tôi lên đường vào Nam.

        Tại sân bay Gia Lâm, chúng tôi bước lên chiếc C130 của Mỹ do một thiếu tá phi công cầm lái. Chiếc máy bay này có trách nhiệm vận chuyển các đoàn của ta vào Tân Sơn Nhất. Hai đoàn khu vực Huế và Đà Nẵng cùng đi chuyến đầu tiên. Sau hai giờ bay, chúng tôi đã có mặt tại Sài Gòn. Theo Hiệp định Pa-ri, trong vòng 60 ngày, Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cùng các Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hoà sẽ cùng kiểm tra và theo dõi việc Mỹ rút quân, trao trả tù quân sự và tù dân sự, giám sát việc thực hiện ngừng bắn ở miền Nam.

        Khi chiếc C130 vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, một tốp lính dù ngụy hùng hổ đến bao vây. Viên trung tá cảnh sát ngụy đòi kiểm tra hộ chiếu và thị thực nhập cảnh, hòng ngăn cản việc đi lại của hai Đoàn ta. Chúng tôi kịch liệt phản đối: "Việt Nam là một nước. Người Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam việc gì phải nhập cảnh?". Trước sự phản đối quyết liệt của chúng tôi và dưới sự giám sát của Uỷ ban Quốc tế gồm bốn nước Ca-na-đa (sau thay bằng I-ran), In-đô-nê-xi-a, Hung-ga-ri và Ba Lan, đối phương buộc phải bỏ yêu cầu phi lý của họ.

        Ở sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi làm các thủ tục nhận suất ăn chiều và chờ đợi. Đến 18 giò cùng ngày, chiếc C130 lại đưa chúng tôi bay ngược trỏ ra Huế. Khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Phú Bài, bọn ngụy ở đây lại giở bài cũ. Chúng cho tắt tất cả hệ thống ánh sáng và cho lính dù bao vây hệt như ỏ sân bay Tân Sơn Nhất. Ta phản đối quyết liệt. Tôi tuyên bố việc Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa có mặt tại Huế là để thi hành nhiệm vụ theo quy định tại Hiệp định Pa-ri mà các bên đã ký kết. Tôi yêu cầu đối phương phải chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định. Đồng thời tôi cũng nói lời cảm ơn đồng bào Quảng Tri và Thừa Thiên - Huế.

        Lời tuyên bố dõng dạc, mạnh mẽ vang xa. Khu vực nhà ga sân bay bỗng trỏ nên náo động. Tất cả các đèn bật sáng. Nhiều phóng viên báo, đài, truyền hình, nhiếp ảnh ùa đến vây quanh Đoàn ta để chụp ảnh, lây tin. Uỷ ban Quốc tế khu vực Huế có bốn đại tá của bốn nước cũng có mặt để chào đón Đoàn ta rồi cùng lên xe về thành phố. Phó đoàn đại biểu quân sự Mỹ đến gặp tôi để báo cáo đội hình xe về thành phố. Nghe xong, tôi quyết định thay đổi đội hình để các xe có điều kiện yểm trợ cho nhau khi cần thiết.

        Xe chở chúng tôi vừa rời khỏi sân bay một đoạn, tất cả các xe đều đồng loạt tắt đèn. cỏ lẽ đây là kịch bản được phía Sài Gòn dàn dựng sẵn, bồi chúng sợ nếu để đèn sáng thì người dân sẽ biết sự hiện diện của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đám lính ngụy và bọn cảnh sát cải trang cùng lũ dân vệ đứng hai bên đưòng giơ súng thị uy và hô các khẩu hiệu kích động. Điều đó càng khẳng định thế yếu và thất bại của chúng là điều không thể chối cãi. Đoàn xe chạy lòng vòng dọc Đông Ba, ra An Hoà, rồi mới sang Bao Vinh (huyện Hương Trà) về Bãi Dâu, nơi đặt trụ sở của Đoàn ta. Lộ trình này dài hơn bình thường đến 6km.

        Khi chúng tôi về đến địa điểm đặt trụ sở của Đoàn ta thì cảnh tượng hãy còn ngổn ngang. Văn phòng và nhà ở của Đoàn ta vẫn chưa xong. Bọn ngụy cố tình dây dưa để gây ức chế cho cán bộ, chiến sĩ ta. Chúng tôi kịch liệt phản đối. Tôi cho anh em triển khai ngoài trời và nhanh chóng đặt đài thông tin vô tuyến điện. Tôi lệnh cho anh em lập tức điện báo cho Đoàn Trung ương ở Sài Gòn và báo cáo về Hà Nội, đồng thời báo cho Uỷ ban Quốc tế ở Huế đến chứng kiến. Trước những thủ đoạn hằn học và cố tình gây khó khăn của đối phương, tôi điện về Trung ương đề nghị chưa nên để Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào vội. Do cấp trên chấp thuận nên Đơàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thờỉ Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại tá Phan Xuân Kính, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị - Thiên, không vào khu vực I.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2013, 12:52:17 am
        Qua một đêm ở Huế, được tin phóng viên đài BBC đến, chúng tôi liền cử người tiếp xúc để tố cáo sự lật lọng, tráo trở của chính quyền Sài Gòn trước dư luận. Hành động phá hoại của bọn ngụy vẫn cứ tái diễn. Chúng giỏ trò cắt lương thực và cấp nước sinh hoạt dơ bẩn mà đồng bào mách đó là nước sông trong khi chúng tôi chỉ mang theo 7 ngày lương thực tự túc. Tất cả điều đó không làm các thành viên trong đoàn nao núng. Một mặt chúng tôi kiên quyết đấu tranh với phía Sài Gòn và không triển khai cơ quan làm việc, mặt khác chúng tôi liên lạc với Đoàn Trung ương để kiểm tra việc trao trả tù binh ở sông Thạch Hãn, giám sát việc Mỹ rút quân khỏi Quảng Trị và Huế. Việc kiểm tra phía ngụy lấn chiếm không thực hiện được, vì những thủ đoạn cản trở và bịp bợm trắng trợn của chính quyền ngụy. Chúng còn ra sức ngăn cản Đoàn ta liên lạc với Uỷ ban Quốc tế ở khách sạn Hương Giang. Chúng đã mượn một số người Ca-na-đa, trong đó có cả nhân viên đại sứ quán nước này từ Sài Gòn, đến thuyết phục Đoàn ta đi lại bằng trực thăng, không nên di chuyển bằng ô tô vì lý do "không bảo đảm an toàn". Thực chất là bọn chúng sợ ta tiếp xúc với dân. Tất nhiên, Đoàn ta đã từ chối thẳng thừng.

        Khi xe của sĩ quan liên lạc của ta đến làm việc với Uỷ ban Quốc tế, bọn lính ngụy giả dạng thường dân đến hành hung và gây rốỉ. Ta phản đối kịch liệt. Uỷ ban Quốc tế ở Sài Gòn cử bốn Thiếu tướng, Phó đoàn của bốn nước thành viên ra Huế gặp ta và xem xét thực tế. Ngụy quyền dùng nhiều thủ đoạn chống phá như: tập trung mít tinh trước nơi Đoàn ta ở để lu loa tố cáo về vụ Tết Mậu Thân 1968, bày trò đưa đơn kiến nghị, bưng bít dư luận về hoạt động của Đoàn ta.

        Để gây uy tín công khai, ta đã tổ chức đoàn đi ô tô vào thăm và làm việc với Uỷ ban Quốc tế đóng tại khách
sạn Hương Giang ở trung tâm thành phố. Đoàn ta được đồng bào, nhất là học sinh và thiếu nhi, chào đón nhiệt liệt. Nhìn các cháu, những kỷ niệm tuổi thơ của tôi chợt ùa về. Tôi thấy lòng mình quặn đau. Mấy chục năm dằng dặc xa quê, nay mới được trở về, nhưng Huế thân yêu của tôi vẫn còn rên xiết dưới gót giày của quân xâm lược và bè lũ bán nước. Đối phương không cho các nhà báo tiếp xúc với ta. Những ngày tiếp theo, bọn lính và cảnh sát ngụy liên tục bao vây, quấy rối nơi ở của Đoàn ta. Chúng giở trò cắt điện ban đêm, ném đá, rồi chui vào nơi ở của ta để dò la. Tuy nhiên, tất cả đều không qua được con mắt cảnh giác của cán bộ, chiến sĩ trong đoàn.

        Ngụy quyền Sài Gòn còn tổ chức một cuộc cầu hồn quy mô lớn, trên bộ và cả trên sông Hương, cho những ngưòi chết trong dịp Tết Mậu Thân. Tiếp đến, chúng cay cú xua bọn lưu manh tấn công vào chỗ Đoàn ta ở, làm 8 chiến sĩ bị thương, trong đó có 2 đồng chí bị thương nặng. Bằng võ nghệ tay không và bằng cả gậy gộc, các thành viên của Đoàn ta đã chống trả quyết liệt để tự vệ. Khi đại diện của Uỷ ban Quốc tế đến nơi, bọn lâu la ngụy vội vã tháo lui. Trước hành động vi phạm trắng trợn và láo xược đó, Đoàn ta đã điện báo kịp thời ra Hà Nội và Đoàn Trung ương ở Sài Gòn, tố cáo ngụy quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pa-ri, yêu cầu phải chuyển ngưòi bị thương về Sài Gòn rồi đưa ra Hà Nội để điều trị. Ta đòi rút Đoàn về Sài Gòn, bắt buộc chúng thi hành đúng các điều khoản của Hiệp định Pa-ri rồi ta mới trở lại.

        Có lệnh của Ban Liên hợp quân sự Trung ương rút Đoàn quân sự của ta ở khu vực I - Huế về Sài Gòn. Ngay trong đêm, lãnh đạo Đoàn họp khẩn cấp để bàn kế hoạch rút quân và dự kiến cách đốì phó với các tình huống có thể xảy ra. Trước tiên, cần làm tốt công tác tư tưởng nội bộ. Thứ đến, cần bàn giao đầy đủ các trang bị của đối phương, tránh hư hao mất mát để chúng lợi dụng bôi xấu, làm mất uy tín của quân đội ta. Cuối cùng, có thể khi ta rút, chúng sẽ cho bọn lưu manh côn đồ xông vào hành hung, cướp phá, cản trở việc hành quân của Đoàn.

        Sáng ngày 2 tháng 3 năm 1973, viên Phó đoàn quân sự Mỹ tại Huế đến gặp tôi. Ông ta lịch sự thông báo: đại tá Mu-len (Mullene), Trưởng đoàn Mỹ tại Huế đề nghị được tới tiễn Đoàn ta ra sân bay Phú Bài. Càng hay! Suy nghĩ một lát, tôi đồng ý với đề nghị của phía Mỹ. Có chủ Mỹ cùng đi thì chắc bọn ngụy Sài Gòn sẽ không dám giở trò phá rối. Đúng hẹn, 15 phút trước khi Đoàn ta xuất phát thì viên đại tá Mỹ xuất hiện với chiếc xe Ford đen bóng. Mu-len nhã nhặn mời tôi lên cùng xe. Trên trời có một chiếc trực thăng HU-1A bay hộ tống. Đoàn xe 10 chiếc chạy từ Bãi Dâu qua Bao Vinh, lên Huế và tới Phú Bài. Qua cửa kính, tôi cố thu vào mắt mình những hình ảnh của thành phố thân yêu sau 27 năm xa cách. Chợ Đông Ba, rồi dòng Hương Giang, cầu Tràng Tiền..., tất cả vun vút lùi lại phía sau. Chợt nghẹn lòng nhố tới câu thơ của Tố Hữu trong bài "Việt Nam, máu và Hoa":

Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2013, 12:06:22 pm
        Ngồi trên xe, tôi quan sát thấy viên đại tá Mỹ có dáng ngưòi lòng khòng, nom khá tức cười. Một ý nghĩ tinh nghịch chợt loé lên. Tôi hài hước:

        -   "Thưa Đại tá! Nước Mỹ nổi tiếng là to lớn và giàu có, cớ sao ngài lại gầy thế?".

        Ông ta chép miệng, thoáng một nét ưu tư: "Tôi sang đây phải xa vợ xa con nên uống rượu và hút thuốc nhiềụ. Buồn mà!".

        Thấy tôi cười, Mu-len ngạc nhiên hỏi: "Sao ngài lại cười thế?".

        -   "Đại tá ơi! ở đây ngài uống rượu và hút thuốc nhiều chứ về nhà thì ngài đâu có làm thế", tôi dấn thêm, pha chút dí dỏm.

        -   "Vì sao vậy, thưa ngài?".
-   "Đơn giản vì nếu ngài hút thuốc thì vợ ngài sẽ không cho ngài hôn, đúng không nào?".

        Mu-len vui hẳn lên. Ông ta vỗ đùi đánh bốp và liền đó móc túi quần lấy ảnh vợ và hai con trong bóp ra khoe với tôi.

        -   "Ngài nói rất đúng. Gia đình tôi là gia đình quân nhân. Ông nội tôi là cựu binh Mỹ. Cha tôi là sĩ quan chết trận ở Triều Tiên. Còn tôi có mặt ở Việt Nam, đất nước của các ngài...".

        Một sĩ quan của quân đội xâm lược cũng biết tỏ bày tâm sự khi gặp lời nói khơi đúng mạch tâm lý. Mặc dù không ảo tưỏng nhưng tôi nghĩ cần phải khai thác triệt để mặt thiện cảm ở con ngưòi này để phục vụ cho nhiệm vụ của mình. Tới sân bay Phú Bài, Mu-len ngỏ lời:

        -   "Thưa ngài! Trong lúc chò đợi máy bay, ngài có muốn dạo một vòng? Ngồi trên xe hay xuống sân đi dạo là tuỳ ý ngài".

        Nhìn xuống sân, thấy lố nhố bọn lính dù ngụy cùng một đám đông những người cải trang, mắt láo liêng hệt như đàn quạ vào chuồng heo. Quang cảnh giống hệt lúc chúng tôi mới đến Huế. Vì vậy, tôi thận trọng cân nhắc. Nếu từ chối lời mời, hoá ra mình sợ. Nhưng nếu bước xuống xe, rất có thể đám lâu la đang chực sẵn sẽ giở trò côn đồ, hành hung. Tôi bèn nói với Mu-len:

        -   "Tôi và ngài rất ít có điều kiện gặp nhau. Tiện dịp này, chúng ta nên ngồi trên xe để trao đổi, nhưng chỉ có ngài và tôi với người phiên dịch thôi nhé".

        Đại tá Mu-len đồng ý. Thế là tiện một công đôi việc. Ta vừa giữ được tư thế mà lại bảo đảm an toàn. Khi Mu-len tiễn tôi đến chân cầu thang máy bay thì tôi phát hiện bọn côn đồ đang định ném tới một bịch đất đá. Tôi nhanh chân bước ngay vào bên trong máy bay, nên viên đại tá Mỹ lãnh trọn bịch đất đá ấy. Mấy phút sau, Mu-len lên máy bay xin lỗi tôi, ông ta hứa sẽ trừng trị bọn côn đồ. Tôi bảo:

        -   "Ngài thấy chưa? Ở đây ngài là ông chủ của chúng nó, vậy mà còn bị ném đất đá vào người, huống hồ là chúng tôi. Một khi an ninh còn chưa được đảm bảo thì chúng tôi phải rút về Sài Gòn. Chừng nào trật tự được vãn hồi thì tôi sẽ quay trở lại đây để thực thi nhiệm vụ".

        Mu-len tỏ ra xấu hổ. Ông ta bắt tay chào tạm biệt rồi bước xuống máy bay.

        Chiếc máy bay vận tải quân sự kềnh càng chạy đà cất cánh. Tiếng động cơ gầm rú, làm rung chuyển toàn thân máy bay. Khi máy bay đã lấy độ cao ổn định, khoảng mưòi phút sau, có ba viên phỉ công Mỹ mặc đồng phục màu xanh da tròi tiến lại chỗ tôi. Họ ỉà những thanh niên còn trẻ, tôi đoán chừng hăm tư hoặc hăm lăm tuổi. Một người trắng trẻo, cổ đeo dây chuyền vàng có cây thánh giá. Anh ta lễ phép:

        -   "Thưa ngài đại tá! về ý thức hệ thì giữa ngài và chúng tôi có sự khác nhau, đó là điều đương nhiên. Nhưng bây giò đã hoà bình rồi. Tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước chúng ta rồi sẽ được xây dựng. Vì vậy, chỉ huy phi hành đoàn có nhã ý mời ngài lên buồng chỉ huy để chúng tôi được giới thiệu với ngài đường bay Phú Bài - Tân Sơn Nhất".

        Tôi vui vẻ nhận lời. Tại buồng điều hành treo một tấm bản đồ lồng kính mica có đánh đấu đường bay. Theo đường chỉ đỏ, máy bay từ Phú Bài bay ra biển Đông rồi ngoặt vào qua Chu Lai (Quảng Nam), lên Tây Nguyên và hướng xuống phía Nam, cắt về Tân Sơn Nhất. Ngạc nhiên, tôi hỏi:

        -   "Tại sao không bay theo đưòng thẳng Bắc - Nam cho nhanh?".

        -   "Thưa ngài! Chúng tôi được lệnh phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Đoàn của ngài, vì vậy phải chọn đường bay dích dắc. Nếu bay trên đất liền, qua vùng quân khu 1, quân khu 2 thì rất dễ bị súng phòng không và tên lửa đất đối không bắn trúng".

        Người chỉ huy phi hành đoàn trả lời nghiêm chỉnh. Tôi cảm ơn rồi trở về chỗ ngồi và suy ngẫm. Trong chuyến đi làm nhiệm vụ thực thi Hiệp định Pa-ri, chúng tôi có dịp tiếp xúc với ba loại người Mỹ. Nếu tay Phó đoàn quân sự Mỹ ỏ Huế là một trung tá CIA cáo già lọc lõi thì viên đại tá, Trưỏng đoàn lại là một ngưòi thuần tuý quân sự, còn những phi công trẻ tuổi này lại là những ngưòi có học vấn, vô tư và có thiện chí.

        Vào đến Sài Gòn, chúng tôi tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương. Đúng 60 ngày theo quy định của Hiệp định Pa-ri, tất cả Đoàn chúng tôi rút ra Hà Nội an toàn.

        Trở về Hà Nội, chúng tôi đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp mặt, cùng các đoàn khác tham gia Ban Liên hợp quận sự 4 bên. Sau khi nghe chúng tôi báo cáo công tác, Thủ tướng đã tỏ lòi khen ngợi và biểu dượng tinh thần chiến đấu của đoàn chúng tôi ỏ khu vực I - Huế.

        Cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri cũng khó khăn, nguy hiểm như ở chiến trường. Đêm cũng như ngày, mỗi thành viên trong đoàn đều phải thường xuyên đối phó quyết liệt với kẻ địch trên tư thế của người chiến thắng, cho dù điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn vì hơàn toàn phụ thuộc vào đối phương. Lúc nào anh em cũng thể hiện được phong thái của người quân nhân cách mạng. Hai tháng tạm xa Trường Sĩ quan Hậu cần thân yêu để đi làm công tác ngoại giao quân sự, bằng ấy thòi gian trực diện với cả Mỹ lẫn ngụy, tôi đã chứng kiến chiến thắng trên mặt trận ngoại giao này của chúng ta, nhờ chính nghĩa và lòng dũng cảm của các cán bộ và chiến sĩ ta, cùng sự ủng hộ của nhân dân và của dư luận quốc tế.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2013, 02:32:22 am

TÔI TRỎ THÀNH CHIẾN SĨ TRẠI ĐA-VÍT NHƯ THẾ ĐẤY
     
NGUYỄN HỮU THUẬN1              

        Đầu tháng 2 năm 1973, tôi đang công tác tại Phòng cơ yếu (P8) thuộc Bộ chỉ huy Miền (B2), lúc đó tạm đứng chân trên đất Cam-pu-chia. Rời miền Bắc từ khi mới 21 tuổi đời, đến tháng 2 năm 1973, tôi đã có 8 năm kinh nghiệm chiến trường, đã nếm trải mọi gian khổ, ác liệt của chiến tranh. Khi Hiệp định Pa-ri được ký kết cuối tháng 1 năm 1973, mọi người đều hết sức phấn khởi và bắt đầu mơ về ngày đất nước được hưởng hoà bình, những người lính như chúng tôi được trở về đoàn tụ với gia đình, được chung tay xây dựng lại đất nước. Nhưng Hiệp định Pa-ri ký chưa ráo mực thì Mỹ - ngụy đã ngang nhiên phá hoại, xua quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta, khiến đơn vị cơ yếu chúng tôi phải phục vụ chiến đấu liên tục, nhiều khi phải thức trắng đêm.

        Sáng sớm ngày 11 tháng 2 năm 1973, khi tôi đang cùng các đồng đội P8 nhâm nhi tách trà nóng sau một đêm làm việc không ngủ thì được báo lên gặp anh Bảy Hoàng, Trưởng phòng P8, vào lúc 9 giò 30 phút. Chắc có nhiệm vụ gì đột xuất đây, bản năng của người lính chiến trường mách bảo tôi như vậy.

        Đối với đơn vị cơ yếu chúng tôi, anh Bảy Hoàng giống như người anh cả trong gia đình. Anh luôn thương yêu, chỉ bảo chúng tôi trên mỗi bước đường chiến đấu. Đến chỗ anh đúng giờ hẹn, anh thân mật vỗ vai tôi và nói ngay: "4 giờ chiều em sẽ đi nhận công tác đặc biệt, em được cấp trên chỉ định phụ trách tổ công tác. Tổ sẽ phải đối mặt với kẻ thù nên lập trường phải thật vững vàng, đồng thời phải luôn luôn tỉnh táo và cảnh giác với mọi âm mưu của địch...". Nói xong, anh rút từ cặp ra một phong thư, đưa cho tôi và dặn: "Em hãy giữ phong thư này hết sức cẩn thận và xuống Ban Nghiên cứu để nhận thêm hai bộ tài liệu: một bộ để liên lạc với Bộ Tổng tham mưu ở Hà Nội, một bộ để liên lạc với Bộ chỉ huy Miền. Nhiệm vụ rất quan trọng và khẩn cấp đấy, em cố gắng nhé!".

        Nhận từ tay anh Bảy Hoàng phong thư ngoài bì có viết hai chữ đỏ "Tối mật" cùng dòng chữ ngay ngắn: "Mười Khang2  gửi anh Ba Thành, Chỉ huy trưởng chốt Lộc Ninh". (Nhờ anh Bính, Tư lệnh phó f93 , dẫn đi trao tận tay anh Ba Thành trước 6 giờ sáng ngày 12 tháng 2 năm 1973)", tôi vẫn chưa thực sự hiểu hết nhiệm vụ mới của mình là gì. Nhưng là lính cơ yếu, tôi nhận thức được rằng đây là một tài liệu hết sức quan trọng mà tôi được tin cậy giao chuyển gấp đến cá nhân Chỉ huy trưởng chốt Lộc Ninh trước 6 giờ sáng hôm sau. Thời gian gấp gáp lắm rồi.

        Cùng đi với tôi còn có anh Bích, Tổ phó phụ trách thông tin, và một tiểu đội 9 người được trang bị súng tiểu liên AK47 với đầy đủ đạn, cùng 1 máy 15W, 3 máy K63, 1 máy PRC25. ở vị trí tập kết, anh Bảy Hoàng ân cần bắt tay từng người và chúc tổ công tác hoàn thành nhiệm vụ. Đến lượt tôi, anh ôm lấy tôi thân mật, rồi dặn: "Em cần hết sức cảnh giác, bình tĩnh, khôn khéo xử lý mọi tình huống trên đường. Bằng mọi cách phải chuyển phong thư này đến tận tay anh Ba Thành đúng hẹn và an toàn tuyệt đối... Chúc em và tổ công tác hoàn thành nhiệm vụ. Hẹn gặp em ỏ Sài Gòn!".

        Tôi ôm chặt lấy anh Bảy Hoàng, không nói nên lời, mặc dù đầu óc tôi hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được nhiệm vụ mà tôi và các đồng đội của tôi vừa nhận. Nhiệm vụ cấp trên giao cho chúng tôi là hết sức quan trọng và niềm tin của cấp trên đặt ở chúng tôi là tuyệt đối. Phải đáp lại bằng hành động khẩn trương và kiên quyết nhưng cũng phải rất thông minh và khôn khéo.

----------------
1.  Nguyên sĩ quan phiên dịch.
2.  Mười Khang là bí danh của Đại tướng Hoàng Văn Thái.
3.  f9 tức Sư đoàn 9, hoạt động ở miền Đông Nam Bộ, trong đó có Lộc Ninh.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2013, 03:50:38 am
        Đã đến giờ xuất phát, chiếc Gaz 69 trùm bạt gần như kín mít, nổ máy, rồi từ từ di chuyển trong rừng già Cam-pu-chia. Trời tối dần, đồng chí lái xe (cũng tên là Thuận) bật đèn gầm cho xe chạy trên con đường đất đỏ đầy bụi. Thỉnh thoảng, xe nhảy chồm lên vì ổ gà hay khựng lại vì những cành cây nằm chắn ngang đưòng. Tất cả các thành viên trong tổ đều im lặng, chắc mọi người đang suy nghĩ về nhiệm vụ quan trọng của mình. Tôi tập trung tính toán các phương án bảo vệ tài liệu mật và máy móc thông tin, chúng quan trọng hơn cả sinh mạng của người chiến sĩ.

        Thuận thông thạo toàn bộ các con đường về miền Nam, nên tỏ ra rất bình tĩnh, khôn khéo mỗi khi qua các trạm kiểm soát của Cam-pu-chia. Đến lộ 7 vào khoảng 9 giò tối, chúng tôi đã qua được 4 trạm, mọi việc đều trôi chảy. Thuận cho xe dừng lại để mọi ngưòi nghỉ ngơi ít phút trước khi đi vào đoạn đưòng có tình hình an ninh phức tạp. Trên đoạn đường này, các phần tử phản động, bọn biệt kích đã không ít lần bắn lén, cướp bóc, thậm chí giết chết bộ đội ta trên đường về miền Nam công tác. Chúng tôi chụm đầu trao đổi phương án tác chiến nếu gặp sự cố ở trạm gác tiếp theo. Mọi người phải tuyệt đối theo lệnh chỉ huy. Phải bảo vệ bằng được tài liệu mật, tình huống xấu nhất thì phải tiêu hủy chứ quyết không để rơi vào tay địch.

        Xe chúng tôi lại lên đường. Vừa đi được chừng mươi cây số thì bỗng thấy 3 bóng đen xuất hiện trên đường. Họ dùng bật lửa báo hiệu cho xe dừng lại. Chắc trạm gác thứ 5 đây rồi. Tất cả các giác quan của tôi bừng tỉnh, và tôi như nghe thấy lòi dặn ân cần của anh Bảy Hoàng: "Em cần hết sức cảnh giác, bình tĩnh, khôn khéo xử lý mọi tình huống trên đường...". Tôi khẽ nói vào tai anh Bích là tôi xuống xe để tiếp xúc, tôi đi đến đâu thì xe bám theo đến đó. Thấy 2 tên lùi lại phía sau, bản năng của người lính chiến báo cho tôi biết là chúng có điểm mai phục phía sau. Tôi liền khẽ ra hiệu cho anh em sẵn sàng chiến đấu. Tiểu liên AK47 đã lên đạn sẵn, chỉ cần tôi ra lệnh là phát hoả tiêu diệt địch.

        Tôi xuống xe tiến lại gần tên thứ ba. Hắn cao hơn tôi hẳn một cái đầu, vai khoác tiểu liên báng gấp, nét mặt bặm trợn. Tôi nói với hắn bằng tiếng Khơ-me rằng, chúng tôi về miền Nam làm nhiệm vụ nên qua đây. Tên này một mực đòi kiểm tra xe vì "thượng cấp không cho Cộng sản chuyên chở vũ khí, đạn dược về miền Nam". Không đợi tôi đồng ý, hắn lẳng lặng đi về phía xe, tôi bám sát phía sau, bàn tay phải đặt nhẹ lên báng súng K59 được giắt trước bụng bên dưới lớp áo. Hắn ngó đầu vào xe nhưng không thấy vũ khí, đạn dược gì, mà thấy đông người, người nào cũng lăm lăm súng AK sẵn sàng nhả đạn. Với lòi lẽ nhỏ nhẹ và lịch sự, tôi liền bồi thêm mấy câu bằng tiếng Khơ-me rằng, chúng tôi về miền Nam để tải lương thực lên đơn vị đóng ỏ Công Pông Chàm, ngay chiều mai sẽ quay trở lại đây. Hắn gườm gườm gật đầu cho chúng tôi đi tiếp.

        Thuận cho xe lao nhanh về phía trước, rồi ngoặt gấp vào một lối nhỏ trong rừng cao su, đề phòng bọn chúng tráo trở bắn theo. Quả nhiên, ngay lúc đó, mấy loạt tiểu liên nổ chát chúa đằng sau xe. Những viên đạn tầm thấp xé toạc màn đêm, bay vút theo hướng con lộ chính chúng tôi vừa ròi khỏi. Hú vía! Nhờ cảnh giác và mưu trí mà chúng tôi thoát chết trong gang tấc... Đến chỗ an toàn, Thuận dừng xe cho anh em nghỉ ngơi, hút thuốc, uống nước. Dưới ánh sáng lờ mò của đèn gầm, mọi người lặng lẽ nhìn nhau, niềm vui ánh lên từ đôi mắt. Từ đây đến cửa khẩu Hoa Lư chỉ còn mươi cây số nữa, bên kia cửa khẩu là vùng giải phóng Lộc Ninh của ta rồi. Ai cũng thấy phấn khởi, tỉnh táo hẳn lên.

        Khoảng 2 giờ sáng ngày 12 tháng 2 năm 1973 chúng tôi về đến thị trấn Lộc Ninh, nơi đặt trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Thuận cho xe từ từ xuống dốc chợ Lộc Ninh, đi thêm một đoạn rồi dừng lại trước dãy nhà lợp mái tôn, mà Thuận cho biết, là của tổ bảo vệ f9 phụ trách an ninh khu vực Lộc Ninh. Anh em nhẹ nhàng dỡ một ít đồ cần thiết xuống hiên nhà, rồi trải tấm ni-lông ngồi ăn cơm, uống nước, hút thuốc. Xong xuôi, tôi cho anh em ngả lưng nằm nghỉ dưới mái hiên, còn tôi thức canh gác. Lộc Ninh vừa được giải phóng ít tháng nay, nên "cẩn tắc vô áy náy". Anh Bích thấy vậy không yên lòng nên cùng thức với tôi.

        Vừa đặt mình được ít phút, anh em đã ngủ ngon lành, tiếng ngáy đều đều. Đúng là lính chiến trường, tranh thủ từng phút, từng giây lúc trận địa ngừng tiếng súng... Dẫu sao, chúng tôi cũng đã hành quân từ 4 giờ chiều hôm qua, đầu óc luôn căng thẳng, toàn thân mệt mỏi. Tôi và Bích thầm thì trò chuyện. Thật mừng là tổ chúng tôi đã vượt qua được "5 cửa ải" của lính Pôn Pốt mà không phải nổ súng, về đến nơi tuyệt đối an toàn cả về người, tài liệu và thiết bị. Vậy là thắng lợi to rồi! Nếu phải nổ súng thì không biết điều gì sẽ xảy ra...


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2013, 01:13:49 am
        Trong thời gian công tác ở Lộc Ninh, quân báo của Bộ chỉ huy Miền cho chúng tôi biết rằng, trạm gác thứ 5 của bọn Khơ-me có 12 tên với 3 điểm mai phục, được trang bị đầy đủ tiểu liên, trung liên, lựu đạn. Nếu chúng tôi nổ súng trước, bọn chúng sẽ tấn công tiêu diệt chúng tôi ngay lập tức. Một lần nữa, chúng tôi có lý do để vui mừng vì đã xử lý tình huống khôn khéo và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

        Khoảng 5 giò sáng, đèn điện bật sáng trong căn phòng gần chỗ chúng tôi nằm nghỉ. Qua khe cửa, tôi nhìn thấy một người đàn ông trạc 50 tuổi, khuôn mặt cương nghị, chất phác. Tôi khẽ gõ cửa, rồi lên tiếng hỏi: "Anh Hai ơi, cho em hỏi thăm một chút được không?".

        -   "Đồng chí muốn hỏi gì?" - Không đợi tôi trả lòi, ông mở cửa bước ra hiên, rồi mỉm cười hỏi tiếp: "Có phải tổ công tác của Bộ chỉ huy Miền xuống đêm qua không?".

        -   "Đúng ạ!" - tôi vui mừng trả lời. Ông liền nở nụ cười rạng rỡ, rồi tự giới thiệu tên ông là Bính, Tư lệnh phó f9. Anh Bính chính là người đầu tiên chúng tôi cần gặp ở Lộc Ninh. Bao vất vả, mệt nhọc, ngái ngủ vụt biến. Anh Bính ân cần mời chúng tôi vào phòng, pha trà mời anh em và trao đổi công việc. Bên ngoài, bầu tròi Lộc Ninh được bao phủ một lớp sương mù dày đặc, không khí khá mát mẻ, báo hiệu một ngày nắng đẹp.

        Đúng 6 giờ sáng, anh Bính gọi một chiếc xe máy HONDA 90 đưa anh và tôi đi gặp anh Ba Thành ở cách đó chừng một cây số. Xe vừa dừng trước một căn nhà bên sưòn đồi, dưối tán lá rừng xanh rờn, thì anh Ba Thành bước ra hỏi: "Có phải đồng chí Thuận cơ yếu đó không? Các đồng chí đêm qua chắc vất vả lắm hả?" - Hỏi nhưng không đợi trả lòi, anh cầm tay tôi dắt vào phòng, chỉ chỗ cho tôi ngồi.

        Tôi trao cho anh Ba Thành phong thư đề chữ "Tối mật". Anh bóc thư, đọc ngay. Đọc xong, anh thân mật bắt tay tôi và nói: "Các đồng chí giỏi lắm, ta nhất định thắng lợi rồi. Thư đến vừa kịp để sáng nay Ban chỉ huy giao ban, bàn việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Bộ Chính trị về đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri, đòi Mỹ - ngụy trao trả cán bộ, chiến sĩ, đồng bào yêu nước của ta bị địch bắt...". Đến lúc đó tôi mới biết nội dung cụ thể và tầm quan trọng của nhiệm vụ mà chúng tôi thực hiện đêm hôm trước.

        Xong việc, anh Ba Thành bảo anh Bính đưa chúng tôi đến chùa Lộc Ninh để nhận chỗ ở và thu xếp nơi làm việc. Anh nói: Phải hết sức khẩn trương, vì đúng 9 giờ sáng hôm đó, đợt trao trả tù binh đầu tiên sẽ bắt đầu tại sân bay Lộc Ninh.

        Chúng tôi bắt tay ngay vào sắp xếp chỗ làm việc, lắp đặt điện đài, bắt liên lạc với các nơi. Không quản mệt mỏi, mọi người làm việc khẩn trương, hệt như những người lính chuẩn bị trận địa để kịp nổ súng vào giò G. Đến 8 giò sáng, chúng tôi đã liên lạc thông suốt với Hà Nội, Bộ chỉ huy Miền và các đầu mối khác... Tổ công tác chúng tôi đã ở lại Lộc Ninh suốt hơn 2 tháng, bảo đảm liên lạc thông suốt, kịp thời, chính xác cho các đợt trao trả tù quân sự và tù dân sự của các bên, theo tinh thần của Hiệp định Pa-ri.

        Ngày 15 tháng 4 năm 1973, tôi lại được P8 cử vào Trại Đa-vít làm việc ở Tiểu ban cơ yếu của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên. Thời điểm này, kẻ thù ra sức phá hoại Hiệp định Pa-ri bằng những cuộc hành quân liên tục lấn chiếm vùng giải phóng của ta, buộc chúng ta phải đánh trả quyết liệt. Điện báo cáo từ Trại Đa-vít ra và điện chỉ đạo từ Hà Nội và Lộc Ninh vào liên tục. Có lần các đồng chí Trưởng và Phó đoàn ta vừa lên xe đi họp Ban Liên hợp quân sự thì chúng tôi cũng vừa dịch xong bức điện chỉ đạo từ Hà Nội vào. Chúng tôi lập tức chạy theo ra xe để chuyển bức điện cho các đồng chí sử dụng trong buổi đấu tranh đó. Chúng tôi càng bận rộn hơn nữa khi quân và dân ta tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Điện ra, điện vào dồn dập suốt ngày đêm, buộc chúng tôi phải liên tục làm việc để phục vụ cho công tác chỉ huy. Dẫu vậy, chúng tôi vô cùng phấn khởi và quên hết mọi mệt nhọc vì những thắng lợi vang dội của ta trên khắp các chiến trường.

        Tôi hết sức phấn khởi được phục vụ tại Trại Đa-vít cho đến ngày đất nước toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975. Đó là những năm tháng chiến đấu vô cùng gian khổ, căng thẳng, quyết liệt giữa sào huyệt quân thù, nhưng rất tự hào đối với cá nhân tôi cũng như các đồng đội của tôi. Nay tôi đã 69 tuổi, nhưng kỷ niệm về những năm tháng đó vẫn còn mãi trong tôi.

        Cũng chừng ấy năm tròi, tôi vẫn mang trong lòng một nỗi day dứt khôn nguôi. Hôm giao nhiệm vụ bên đất Cam-pu-chia, anh Bảy Hoàng nắm chặt tay tôi và nói: "Hẹn gặp em ỏ Sài Gòn!". Sau này tôi mới hiểu ra rằng, ngay trong những ngày tháng khó khăn và ác liệt ấy, anh Bảy Hoàng vẫn tin tưởng ngày toàn thắng sẽ tới, với chiến thắng quyết định ở Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Tôi có niềm vinh dự và tự hào được có mặt ở giữa Sài Gòn trong ngày toàn thắng. Vậy mà, tôi không bao giờ được gặp lại anh Bảy Hoàng nữa!


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2013, 02:40:21 am

NHỮNG NGÃ RẼ ĐÁNG NHỚ CỦA CUỘC ĐỜI
     
PHAN ĐỨC THẮNG1              

        Đầu tháng 1 năm 1973, tôi đang sơ tán ỏ tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội), để tránh cuộc ném bom khốc liệt của máy bay B52 Mỹ xuống Hà Nội, thì được cấp trên triệu tập đi miền Nam tham gia thi hành Hiệp định Pa-ri. Lúc bấy giờ, tôi mới làm việc ở Phòng phiên dịch của Bộ Ngoại giao được chừng bốn tháng. Nghĩa là mới chập chững làm quen với đường lốì, nghiệp vụ và ngôn ngữ ngoại giao. Nhưng vì được thường xuyên thông báo về cuộc thương lượng ở Pa-ri, nên chúng tôi cũng nắm khá vững nội dung cơ bản của bản dự thảo Hiệp định đang ở giai đoạn đàm phán quyết định, lập trường xung khắc của các bên cũng như những trở ngại to lớn còn ở phía trước.

        Mới chân ướt chân ráo vào Bộ Ngoại giao mà được điều động đi Nam ngay là một ngã rẽ quá bất ngờ, quá gấp; ngã rẽ này lại hướng ra chiến trường thì không thể là nơi để mơ mộng. Phía trước là những khó khăn, khốc liệt đang đợi chờ.

        Chúng tôi tập trung ỏ Bộ Tư lệnh Quân khu 3 (gần Hà Đông) để học lớp chính trị cấp tốc trong khoảng hai tuần lễ. Các bài giảng về nội dung của Hiệp định Pa-ri và việc thi hành Hiệp định sắp tới, nói chung gần giống những gì chúng tôi đã biết qua công việc hàng ngày ở Bộ Ngoại giao. Xong lớp học khẩn cấp, tôi được "gắn mác" Chuẩn uý, rồi bắt đầu cuộc hành quân "thần tốc" bằng ô tô quân sự theo đường mòn Hồ Chí Minh vào chiến trường miền Nam.

        Một số đồng đội của tôi rẽ vào Khu 5 và Tây Nguyên nhận nhiệm vụ, còn tôi và một số người khác vào đến thị trấn Lộc Ninh - thủ phủ kháng chiến của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cuối tháng 3 năm 1973. Đến đây, tôi được biết chính xác là mình sẽ làm việc cho Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên ở Mộc Hoá (thuộc tỉnh Đồng Tháp). Nhưng khi chúng tôi chuẩn bị lên đường đi Mộc Hoá thì cấp trên lại có quyết định không triển khai, Tổ Liên hợp quân sự ở đây nữa vì phía Mỹ - ngụy phá hoại Hiệp định, gây trở ngại nghiêm trọng cho hoạt động của các Tổ Liên hợp quân sự của ta ở các khu vực khác.

        Tôi được giao nhiệm vụ ở đơn vị hậu cứ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định Pa-ri (Đoàn 315A) tại Lộc Ninh. Tôi được tham gia tiếp nhận người của ta bị địch bắt và được trao trả tại sân bay Lộc Ninh. Có lúc tôi cùng đồng đội đi tìm hài cốt của lính Mỹ chết trận trong vùng để sau này trao trả cho phía Mỹ. Có lúc tôi làm tổng hợp tin tức qua đài tiếng Anh của các nước phương Tây để phục vụ tác chiến. Có lúc tôi cùng đồng đội cuốc nương làm rẫy, nuôi heo nuôi gà, lội suốỉ bắt cá, làm lán trại... Rồi tôi bắt đầu được nếm trải những đợt mưa dầm dề cả tuần liền giữa rừng già miền Đông Nam Bộ, kèm theo là những đàn vắt đàn muỗi bám chặt quanh người và món "đặc sản" sốt rét rừng làm toàn thân run lên bần bật... Dẫu sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, ở vùng căn cứ miền Đông không phải đối mặt với quá nhiều bom đạn giặc, nhưng cuộc sống vẫn còn vô vàn gian khổ. Nhưng tôi trưởng thành từng bước chính từ những nhiệm vụ được giao, những công việc cần làm cho cuộc sống hàng ngày của người lính chiến và những trải nghiệm ở "miền Đông gian lao mà anh dũng". Sau một thời gian ở Lộc Ninh tôi được cấp trên phân công nhận nhiệm vụ tại Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương tại Trại Đa-vít - Sài Gòn. Thật quá bất ngờ! Lúc đó, Sài Gòn là một cái gì đó xa lạ, bởi nó là thủ đô của kẻ thù, là "Hòn ngọc Viễn Đông", là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ỏ Đông Nam Á... Sài Gòn là tất cả những thứ mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy, không dám nghĩ là mình sẽ nhìn thấy trong đời và không thể nào hình dung được.

---------------
1.  Nguyên sĩ quan phiên dịch.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Tomqb3 trong 13 Tháng Mười Hai, 2013, 09:04:49 am
Chào bác Giang và xin phép BQT ,bác cho tôi hỏi bác có biết bác Trần Đoàn là sĩ quan phiên dịch tiếng Anh cho phái đoàn 4 bên ở Plâyku không ? hoặc bác có thể nhờ ai hỏi thông tin về bác Trần Đoàn cho tôi biết tin với ( bác Trần Đoàn là người đứng bên phải trong ảnh )
   cảm ơn bác trước !
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/th_z002-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Mười Hai, 2013, 12:09:13 am
Chào bác Giang và xin phép BQT ,bác cho tôi hỏi bác có biết bác Trần Đoàn là sĩ quan phiên dịch tiếng Anh cho phái đoàn 4 bên ở Plâyku không ? hoặc bác có thể nhờ ai hỏi thông tin về bác Trần Đoàn cho tôi biết tin với ( bác Trần Đoàn là người đứng bên phải trong ảnh )
   cảm ơn bác trước !
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/th_z002-1.jpg)

Vâng, để tôi hỏi các bác ấy xem sao.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Mười Hai, 2013, 05:34:18 am
(Tiếp theo #30)

        Nhưng có một điều chắc chắn: Tôi và các đồng đội của tôi sẽ sống giữa vòng vây dày đặc của địch, sẽ bị kẻ địch o ép và uy hiếp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng rồi, một ngày giữa tháng 4 năm 1974, tôi đã có mặt ở Trại Đa-vít sau chuyến bay trên chiếc trực thăng HU-1A, do một tổ lái của quân ngụy Sài Gòn điều khiển, từ sân bay dã chiến Lộc Ninh nhỏ xíu vào căn cứ không quân chiến lược Tân Sơn Nhất khổng lồ, với tâm trạng hoàn toàn thoải mái, không hề lo lắng. Nếu may mắn, biết đâu tôi sẽ được chứng kiến ngày hoà bình được lập lại, chính phủ hoà hợp dân tộc được thành lập, tổng tuyển cử tự do được tổ chức, non sông được hoàn toàn thống nhất, theo tinh thần của Hiệp định Pa-ri. Nếu không may mắn thì...

        Nhưng mọi việc sớm trở nên rõ ràng: Mỹ - ngụy rắp tâm phá hoại Hiệp định Pa-ri. Điều đó thực ra đã có biểu hiện ngay từ khi Hiệp định được ký tắt ngày 23 tháng 1 năm 1973. Đúng ngày này, Nguyễn Văn Thiệu ban hành Công điện hoả tốc sô" 004/TT-CĐ mà tổng tham mưu trưởng, đại tướng Cao Văn Viên, đã chuyển ngay đến tất cả các đơn vị quân đội Sài Gòn, lệnh cho họ tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ"1 , thực hiện cắm cờ ba que ở tất cả các "vị trí trọng yếu"(!?) trên toàn miền Nam như đình chùa, nhà thờ, trường học, cầu cống, đồi núi cao điểm, nhà ở của dân chúng... Lại cũng Cao Văn Viên, gần 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973 - tức là ngay trước giờ Hiệp định Pa-ri có hiệu lực - đã xua quân lính, xe tăng, pháo binh ngụy lấn chiếm cảng Cửa Việt do ta kiểm soát và ra lệnh đẩy mạnh chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" trên toàn miền Nam, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đông dân và trù phú, với chiến thuật "mũi súng đi trước, cờ phướn theo sau".

        Ngày 28 tháng 1 năm 1973 máy bay Mỹ đã đánh bom sân bay Thiện Ngôn, cách Lộc Ninh không xa, đúng ở điểm hẹn và đúng vào giờ hẹn để đón Trung tướng Trần Văn Trà và các chiến sĩ của ông vào Sài Gòn nhận nhiệm vụ trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương. Không còn nghi ngờ gì nữa, phía Mỹ - ngụy âm mưu tiêu diệt Trưởng đoàn và các thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để phá hoại hoạt động của Ban Liên hợp quân sự 4 bên. Rõ ràng, chúng đang phá hoại Hiệp định Pa-ri.

        Cũng vì những hành động lật lọng trắng trợn của Mỹ - ngụy mà chúng ta chỉ thi hành được một phần của Hiệp định Pa-ri, như đuổi quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam, trao trả quân nhân của các bên bị bắt trong chiến tranh, tháo gỡ bom mìn ở miền Bắc... Cuối cùng chúng ta buộc phải giành quyền đánh trả quân địch, không chỉ ở nơi chúng vi phạm mà cả ở những nơi xuất phát của các hành động vi phạm.

        Tất cả bắt đầu bằng chiến thắng vang dội của Quân giải phóng ở Buôn Ma Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975 - một chiến thắng mang tính bước ngoặt, quyết định chiều hướng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có lợi cho ta. Từ đó, chúng tôi được thông báo diễn biến hàng ngày và theo dõi từng giờ những bước hành quân thần tốc "một ngày bằng hai mươi năm" của quân ta từ Quảng Trị, Huế, qua Đà Nẵng, rồi xuyên suốt chiều dài của dải đất hẹp miền Trung thân yêu. Tất cả mọi người trong đơn vị, từ các tướng lĩnh ỏ cấp lãnh đạo đến các chiến sĩ binh nhất ở tổ vệ binh, đều nức lòng, đều thấy như đang hoà mình vào những cánh quân hùng dũng tiến về Sài Gòn. Nhưng, có lẽ đơn vị chúng tôi chỉ thật sự vào cuộc chiến đấu từ chiều 28 tháng 4 năm 1975.

        Đến chiều hôm đó, đơn vị chúng tôi đã cơ bản xây dựng xong trận địa chiến đấu ngầm dưới lòng đất. Với vài ba cái cọc màn bằng sắt, Tổ phiên dịch chúng tôi đem đập dẹt thành xẻng. Rồi dao găm, "bát sắt B52" của bộ đội, xô tưới rau, đĩa sắt của nhà ăn..., có cái gì chúng tôi dùng cái ấy để moi từng tí, từng tí loại đất được nén chặt như đá ong ở Trại Đa-vít. Lại còn phải đào ban đêm, phải giữ bí mật tuyệt đối vói quân địch bên kia hàng rào kẽm gai... đào nối từ nhà này sang nhà kia, đào chạy vòng quanh Trại Đa-vít thành một trận địa liên hoàn vững chắc, để chúng tôi có thể ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đó là một trận chiến thực sự dưới lòng đất, âm thầm và quyết liệt. Sức mạnh tinh thần trong chiến đấu quả là bất tận.

-----------------
1.  Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười Hai, 2013, 04:25:59 am
        Cũng chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, khoảng 17 giờ 15 phút, "Tổng thống một tuần" Trần Văn Hương vừa hoàn tất lễ trao quyền cho Dương Văn Minh, với hy vọng "tìm kiếm hoà bình trong danh dự". Các hoạt động ngoại giao "hoà bình", được khởi động trước khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, lúc này được đẩy lên thành một chiến dịch "ngoại giao con thoi" sôi sục. Người ta di chuyển như mắc cửi giữa dinh Độc Lập, đại sứ quán Pháp và đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Phái đoàn "Việt cộng" ở Trại Đa-vít, từ trước bị chính quyền Sài Gòn ra sức cô lập, bỗng trở thành một điểm tiếp xúc hấp dẫn. Xa hơn nữa, người ta mà cả qua Oa-sinh-tơn, Mát-xcơ-va và Bắc Kinh. Tất cả những nỗ lực tuyệt vọng đó chỉ nhằm một mục đích là chặn đứng bước tiến quân như vũ bão của ta và gỡ gạc một phần thất bại của chế độ tay sai sắp đến ngày tàn lụi. Nhưng, như tân tổng thống Dương Văn Minh thừa nhận ngay trong lễ nhậm chức, "Tôi sẽ cố gắng thực hiện "une mission impossible" - một nhiệm vụ bất khả thi". Đúng vậy, tất cả đã trở nên quá trễ!

        Chỉ mươi phút sau khi Dương Văn Minh nhậm chức, một tốp 5 chiếc máy bay A37 bất ngờ xuất hiện trên vùng trời sân bay Tân Sơn Nhất. Đài kiểm soát không lưu thấy không bình thưòng liền hỏi: "Các anh ở phi đội nào?". Một phi công giọng miền Nam trả lời rất lạ lùng: "Máy bay do Mỹ chế tạo đây" rồi bổ nhào, thả mấy loạt bom xuống sân bay gần sát Trại Đa-vít của chúng tôi, phá hủy nhiều máy bay AC119 và một số máy bay vận tải C130 và C471 . Gạch đá, mảnh vỡ bay tung toé sang cả Trại Đa-vít; những cột khói đen bốc lên cuồn cuộn trùm kín một góc sân bay. Một phi đội của không lực Sài Gòn phản chiến chăng? Nếu vậy thì nội tình của quân địch đã rối loạn lắm rồi và đòn phản chiến ngay trong lòng lực lượng tinh nhuệ nhất của chúng sẽ rất có lợi cho quân ta trong những ngày tới.

        Gần nửa giờ sau trận ném bom của tốp máy bay A37, tình hình trở lại bình thường. Chúng tôi lại chơi bóng, tập thể dục, chăm sóc rau, ăn cơm chiều. Tối hôm đó, chúng tôi được thông báo tốp A37 hồi chiều là do phi công ta điều khiển, đã tiến công Tân Sơn Nhất nhằm phá hỏng một phần sân bay chiến lược của Sài Gòn và gây hoang mang cho phía địch. Đêm hôm đó, chúng tôi được lệnh ngủ dưới địa đạo và sẵn sàng chiến đấu. Có lẽ cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn sắp bắt đầu, và đơn vị chúng tôi nằm ở chính giữa cái mục tiêu chiến lược cuối cùng mà quân ta sắp tiến công đó. Trong mỗi người đều có cảm giác vừa khẩn trương, vừa háo hức nhưng rất khó tả rạch ròi, khiến chúng tôi cảm thấy thấp thỏm, thao thức đến tận khuya.

        Tôi vừa chợp mắt được một lúc thì tiếng đạn pháo xé toạc không khí, rồi nổ đinh tai trong sân bay, cách chỗ chúng tôi không xa. Hệ thống điện trong Trại Đa-vít bị cắt đứt. Qua ánh đèn pin, tôi nhìn thấy đồng hồ chỉ gần 4 giò sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Mọi người bật dậy, khẩn trương di chuyển về vị trí chiến đấu đã được phân công. Thông tin từ Ban chỉ huy đơn vị truyền tới: "Pháo binh của ta bắt đầu tiến công sân bay Tân Sơn Nhất. Tất cả đơn vị sẵn sàng chiến đấu!". Như vậy, cuộc ném bom Tân Sơn Nhất của tốp A37 chiều qua là hiệu lệnh mở màn của cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn. Giò phút quyết định hai mươi năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc đã điểm! Giờ phút "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của đơn vị chúng tôi đã bắt đầu!

        Tất cả lương khô, nước uống, túi thuốc cứu thương, vũ khí... đã để sẵn dưới chiến hào. Chúng tôi là sĩ quan, mỗi ngưòi chỉ có một khẩu súng ngắn với vẻn vẹn mươi viên đạn. Riêng tôi có hơn ba chục viên, vì lúc còn ở căn cứ Lộc Ninh, tôi đã "tăng gia" thêm được khoảng hai chục viên từ các chiến hữu. Bây giò nghĩ lại thấy khó giải thích, thậm chí có vẻ hơi buồn cười: Chừng ấy khẩu súng lục với vài cơ số đạn thì chiến đấu sao đây! Đành rằng các chiến sĩ vệ binh của đơn vị được trang bị vũ khí bộ binh, nhưng các đơn vị lính ngụy xung quanh Trại Đa-vít có nhiều ngàn tên, lại được trang bị đủ các loại súng ống, xe tăng, xe bọc thép, vũ khí hoá học... Nhưng lúc đó chúng tôi hoàn toàn bình tĩnh, không hề nghĩ đến sự chênh lệch áp đảo về lực lượng, vũ khí nghiêng về phía địch. Khí thế chiến đấu lúc đó hừng hực, ai cũng sợ bị chậm chân, ai cũng mong được là người đầu tiên tham gia trận chiến đấu cuốỉ cùng để giải phóng Sài Gòn. Cái khí thế sôi sục đó lôi cuốn mọi người vào dòng chảy mãnh liệt của nó một cách tự nhiên, như không khí di chuyển tạo thành gió, rồi gió cuốn không khí đi cùng.

        Tôi được phân công trực ở ụ chiến đấu phía đường Lê Văn Lộc, đôi diện với một trong khoảng hai chục bót gác của lính ngụy bố trí quanh Trại Đa-vít. Thỉnh thoảng đạn pháo của ta tạm ngớt, tôi ngoi lên khỏi chiến hào quan sát xem phía bót gác ngụy có động tĩnh gì không. Nhưng trời hãy còn tối...

------------------
1.  Phần dưới của bài viết này dựa vào thông tin từ các cuốn sách: The Decent Interval của Frank Snepp, Nxb Random House, 1977; ... Et Sai Gon Tomba của Paul Dreyfrus, Nxb Arhaud, Paris, 1975; Đọc hồi ký của các tướng tá Sài Gòn xuất bản à nước ngoài của Mai Nguyễn, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2003; và Tháng Tư ác liệt của Oliver Todd, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2013, 01:07:48 pm
        Suốt ngày 29 tháng 4 năm 1975, pháo của ta vẫn bắn quyết liệt, không lúc nào ngớt vào sân bay Tân Sơn Nhất. Cả đơn vị chúng tôi kiên trì bám trụ. Các chiến sĩ vệ binh dũng cảm cảnh giới ở các ụ chiến đấu nổi được bố trí quanh Trại Đa-vít trong khi các đồng chí chỉ huy phân công nhau đến từng nhóm, từng tổ để kiểm tra tình hình đơn vị, động viên anh em bảo vệ an toàn và sẵn sàng chiến đấu... Trong lúc đó, cả thành phố Sài Gòn náo loạn vì tiếng máy bay trực thăng quần đảo trên bầu trời và các cuộc di tản hoảng hốt dưới mặt đất, nhất là từ 11 giờ 15 phút khi Đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bắt đầu phát bản nhạc "I'm Dreaming of a White Christmas" (Tôi mơ về một Nô-en đầy tuyết trắng). Bản nhạc quen thuộc về ngày lễ Giáng sinh giữa mùa đông giá lạnh ở phương trời Tây được phát trên đài VOA trong một ngày mùa khô nóng bức ở Sài Gòn chính là hiệu lệnh bắt đầu chiến dịch di tản cuối cùng khỏi Sài Gòn của người Mỹ và người Việt thân Mỹ.

        Một trong những người vội vã ra đi nhất là đại tướng, tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên. Ông Viên vừa được tân tổng thống Trần Văn Hương đồng ý cho "nghỉ dài hạn không ăn lương" từ sáng 28 tháng 4 năm 1975 với lý do được ngầm hiểu là "không thể làm việc dưới quyền Dương Văn Minh". Bàn giao xong nhiệm vụ tổng tham mưu trưởng cho tướng Đồng Văn Khuyên sáng 29 tháng 4, ông Viên lập tức tìm đường trốn khỏi Sài Gòn. Ông ta đã may mắn liên lạc được với Tô-mát Pôn-ga, trùm CIA của Mỹ ở Sài Gòn, người đã sắp xếp chọ ông Viên đi di tản qua Băng Cốc ngay chiều hôm đó. Trong lúc bấn loạn, ông Viên đã bỏ quên trong ngăn kéo bàn làm việc bản chỉ thị mà ông viết tay cho phép tiêu diệt hai phái đoàn. "Bắc Việt" và "Việt cộng" trong Trại Đa-vít bằng pháo và cối, bằng xe tăng, bằng máy bay ném bom, hoặc rải chất độc. Ông ta vừa cho phát đi mệnh lệnh này, nhưng không cấp dưới nào của ông còn đủ can đảm để thi hành mệnh lệnh của ông nưa1 .

        Tất cả các sĩ quan cấp dưới của ông Viên chỉ còn đủ tâm trí để tìm đường tháo thân, trong số đó có cả các "đối tác" của chúng tôi trong Ban Liên hợp quân sự. Họ là những đại diện cao nhất của chính quyền Sài Gòn mà chúng tôi đốỉ mặt thường xuyên, những người luôn lớn tiếng đe dọa chúng tôi, luôn muốn chứng tỏ "thế mạnh" của chế độ Sài Gòn... Nay thì họ đều hốt hoảng tháo chạy khỏi Sài Gòn và đều hướng về một điểm đến là nước Mỹ - đất nước đã đào tạo nên họ, nuôi dưỡng chế độ của họ bằng tiền bạc và vũ khí, và giật dây cho họ phá hoại Hiệp định Pa-ri. Đó là kết cục hợp với lô-gíc nhưng cay đắng cho những kẻ làm tay sai cho chủ Mỹ.

        19 giò 30 phút ngày 29 tháng 4 năm 1970, tổng trưỏng quốc phòng Trần Văn Đôn được máy bay trực thăng Mỹ đưa ra chiến hạm Hancock lúc đó đã có mặt ngót 2.000 người di tản, trong đó có trung tướng Ngô Du. Ngô Du đã có một thời "oanh liệt" với chức vụ tư lệnh lính dù, thường được gọi một cách đầy kiêu hãnh là "Anh cả đỏ" của quân lực Sài Gòn. Sau đó, ông ta được tổng thống Thiệu bổ nhiệm làm Trưỏng đoàn đầu tiên của Đoàn đại biểu quân sự của Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên. Nhưng chỉ khoảng hai tuần sau, ông ta bị Thiệu đột ngột thay thế bằng trung tướng Dư Quốc Đống. Những tháng năm sau đó, Du trở thành một viên tướng bị thất sủng cho đến khi phải sơ tán khỏi Sài Gòn trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975.

        Trung tướng Dư Quốc Đống kế nhiệm Ngô Du làm đại diện cao nhất của Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên, rồi chính ông ta cũng bị thay thế sau đó ít tháng. Do là người thân cận của Cao Văn Viên, Đống được bổ nhiệm làm tư lệnh quân đoàn 3 bảo vệ Sài Gòn và các tỉnh lân cận, trong đó có tỉnh Phước Long. Khi Phước Long bị thất thủ ngày 6 tháng 1 năm 1975 trước sức tiến công vũ bão của Quân giải phóng, Đông xin tăng viện để chiếm lại Phước Long nhưng không được cấp trên chấp nhận. Ông ta đã lặng lẽ rút lui khỏi nhiệm vụ, đến ngày 29 tháng 4 năm 1975 thì cuống cuồng rời khỏi Sài Gòn để sống nốt những ngày cuối đời ở nước Mỹ.

        Trung tướng Phạm Quốc Thuần được Thiệu bổ nhiệm thay thế Dư Quốc Đống làm Trưởng đoàn Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự đến đầu tháng 10 năm 1973 khi ông được Thiệu đề bạt làm tư lệnh quân đoàn 3. Tháng 10 năm 1974, ông được chính Dư Quốc Đống thay thế chức tư lệnh quân đoàn 3 để về làm hiệu trưởng trường hạ sĩ quan Đồng Đế. Do "có vấn đề" với Thiệu, ông đã bị đích thân Thiệu ra lệnh bắt và quản thúc tại bộ tư lệnh hải quân từ ngày 1 tháng 4 năm 1975. May mắn thay, địa điểm quản thúc này đã giúp ông dễ dàng chạy khỏi Sài Gòn chiều 29 tháng 4 năm 1975 bằng tàu chỉ huy của hải quân ngụy HQ2.

        Đối tác quan trọng cuối cùng của chúng tôi là chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, người được Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm làm Trưởng đoàn Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên từ ngày 9 tháng 10 năm 1973 thay thế Phạm Quốc Thuần. Ông Hiệp được tổng thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ thông tin và nhận lệnh của ông Hương đi theo chuyến máy bay liên lạc Sài Gòn - Hà Nội cuốỉ cùng ngày 25 tháng 4 năm 1975 để "tiến hành hoà đàm" với Hà Nội, nhưng bị phía ta kiên quyết khước từ. Sáng 27 tháng 4 năm 1975, ông Hiệp còn đích thân gọi điện thoại cho Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn để xin được gặp, rồi gạ gẫm y sẽ thu xếp một chuyến bay đặc biệt đưa ông Tuấn "ra Hà Nội công tác" nhưng đều bị Thiếu tướng dứt khoát từ chối. Đến nước này thì ông Hiệp chỉ còn mỗi một cách là chuồn khỏi Sài Gòn bằng trực thăng chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Ông đã sống âm thầm ở Ca-li-phoóc-ni-a cho đến ngày 5 tháng 10 năm 2001 thì "tái xuất" với vai trò là người đọc điếu văn tại tang lễ của cựu tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.

------------------
1. Bản chỉ thị này bộ đội ta thu được tại văn phòng của đại tướng Cao Văn Viên sau khi chiếm bộ tổng tham mưu ngụy.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2013, 10:13:56 am
        Còn người Mỹ quan trọng nhất đạo diễn cuộc di tản khỏi Sài Gòn là đại sứ Mác-tin, mặc dù ông đã nhận được tín hiệu chắc chắn rằng phía "đốì phương" không có kế hoạch hay ý định gây trở ngại cho cuộc rút chạy của họ. 4 giò 42 phút sáng 30 tháng 4 năm 1975, chiếc trực thăng CH-46 mang tên "Lady Ace 09" hạ cánh xuống nóc toà đại sứ Mỹ. Viên phi công trao cho Mác-tin chỉ thị cộc lốc của đô đốc hải quân hạm đội Thái Bình Dương: "Theo lệnh của tổng thống Pho, ông đại sứ phải lên ngay chiếc Lady Ace 09 này”. Không thể cưỡng lệnh của tổng thống, Mác-tin cố gom những người Mỹ còn lại (chỉ người Mỹ mà thôi) và cùng Tô-mát Pôn-ga leo lên chiếc "Lady Ace 09", bốc khỏi toà đại sứ lúc 7 giờ 50 phút, nhằm hướng biển Đông bay thẳng rồi đáp xuống tàu chỉ huy Blue Ridge 45 phút sau đó. Ông Mác-tin là một trong những người Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam.

        Trong lúc các quan chức, sĩ quan của chế độ Sài Gòn và người Mỹ tìm đường tháo chạy trong hoảng loạn thì quân ta tiếp tục nã pháo vào sân bay Tân Sơn Nhất và siết chặt vòng vây quanh thành phố. Đạn pháo vẫn rít trên đầu và nổ rất đanh xung quanh chúng tôi. Chúng tôi không ngủ, không nghỉ suốt từ sáng sớm ngày 29 tháng 4, nhưng tất cả các giác quan đều tỉnh táo đến kỳ lạ, tinh thần minh mẫn đến kỳ lạ. Chúng tôi háo hức đợi chờ giò phút quyết tử. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhô đầu lên khỏi ụ chiến đấu để quan sát động thái của các bót gác ngụy bên kia hàng rào kẽm gai. Tuyệt nhiên không thấy động tĩnh gì. Thậm chí không thấy bóng dáng những tên lính dù hàng ngày vẫn đứng "oai vệ" bên cạnh những khẩu đại liên 12,7 ly, bồng súng tiểu liên AR15 và chĩa họng súng về phía chúng tôi như để hù dọa.

        "Nửa đêm 29 tháng 4 năm 1975, toàn bộ lực lượng tiến công của ta đã sẵn sàng tiến vào Sài Gòn...'', Đại tướng Văn Tiến Dũng viết trong hồi ký Đại thắng mùa Xuân của mình. Chúng tôi không được tận mắt chứng kiến cuộc hành quân thần tốc, dũng mãnh của các chiến sĩ Giải phóng quân. Nhưng chúng tôi cảm nhận được những bước chạy gấp gáp, hừng hực khí thế của các anh về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi như nhìn thấy các anh đang dũng cảm chiến đấu, nghe tiếng súng đanh gọn của các anh tiêu diệt những ổ kháng cự cuối cùng của kẻ thù. Các anh đã đến rất gần Trại Đa-vít của chúng tôi. Các đồng đội ơi, hãy dũng cảm tiến lên!

        Suốt đêm 29 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng các đồng chí của ông trong Ban chỉ huy đơn vị không hề chợp mắt. Từng phút, từng giây ông giữ liên lạc với Bộ chỉ huy mặt trận để nắm tình hình tiến công của quân ta vào Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như báo cáo với Bộ chỉ huy mặt trận về tình hình của đơn vị chúng tôi. Đến lúc này, đơn vị chúng tôi đã có 2 đồng chí hy sinh và 5 đồng chí khác bị thương do đạn pháo của ta bắn lạc vào khu Trại Đa-vít. Tình huống này đã được Đảng ủy và toàn thể anh em trong đơn vị xác định từ trước và toàn đơn vị vẫn quyết tâm xin cấp trên cho bám trụ chiến đấu. Do đó, ông Tuấn quyết định không báo cáo sự cố này với Bộ chỉ huỵ mặt trận, để các chiến sĩ pháo binh ta tiếp tục tiến công địch ở Tân Sơn Nhất mà không bị ảnh hưởng tâm lý.

        Sáng 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn vẫn tỉnh táo, hoạt bát và hết sức phấn chấn. Ồng nắm chắc diễn biến của toàn mặt trận, nhất là tình hình của ta và địch xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Binh lính địch ở bên kia hàng rào Trại Đa-vít đã có dấu hiệu tan rã, bỏ chạy.

        9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, ông ra lệnh cho Thượng sĩ Phạm Văn Lãi treo lá cờ có ngôi sao vàng trên nền nửa đỏ, nửa xanh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên đỉnh tháp nước Trại Đa-vít. Với giọng nói đầy khí thê và dứt khoát, ông ra lệnh: "Đồng chí hãy treo lá cờ của Mặt trận lên đỉnh tháp nước để quân ta biết hướng tiến công và quân địch đang đóng trong sân bay Tân Sơn Nhất nhìn thấy lá cò của Mặt trận mà hoang mang, mất sức chiến đấu và buông súng...". Chỉ khoảng 15 phút sau, những chiến sĩ giải phóng đầu tiên đã đến tiếp quản Trại Đa-vít của chúng tôi. Chúng tôi ôm chầm lấy các đồng đội của mình, rất đỗi vui mừng mà không kìm được nước mắt. Trên đường Lê Văn Lộc, phía trước cổng Trại Đa-vít, quần áo rằn ri, ba lô, giày da, mũ sắt, quân hàm... của quân ngụy vứt la liệt trên mặt đường. Không thấy bóng dáng một tên lính dù ngụy nào.

        ... Và chỉ khoảng hai giờ sau, xe tăng của ta đã chiếm được dinh Độc Lập trụ sở của cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn - giải phóng hoàn toàn miền Nam... Chúng ta đã giành toàn thắng, bằng một cách khác với những gì được quy định tại Hiệp định Pa-ri, nhưng hoàn toàn chính đáng, hoàn toàn chính nghĩa.

        Trong cuộc đời của một con người thường có nhiều ngã rẽ, được trải nghiệm nhiều sự kiện. Nhưng được chứng kiến một sự kiện trọng đại của cả đất nước như những ngày cuối tháng 4 năm 1975 thì thật là một may mắn hiếm có, là một kỷ niệm không thể nào quên. Các đồng đội của tôi và cá nhân tôi đã được chứng kiến những ngày lịch sử đó, được góp phần nhỏ bé của mình vào sự kiện trọng đại đó. Thật hạnh phúc và đáng tự hào biết bao!


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bob trong 18 Tháng Mười Hai, 2013, 07:56:00 am
  Chỉ khoảng 15 phút sau, những chiến sĩ giải phóng đầu tiên đã đến tiếp quản Trại Đa-vít của chúng tôi. Chúng tôi ôm chầm lấy các đồng đội của mình, rất đỗi vui mừng mà không kìm được nước mắt. Trên đường Lê Văn Lộc, phía trước cổng Trại Đa-vít, quần áo rằn ri, ba lô, giày da, mũ sắt, quân hàm... của quân ngụy vứt la liệt trên mặt đường. Không thấy bóng dáng một tên lính dù ngụy nào.

 

_ Vâng đúng vậy. Đọc đến đoạn này bob tui ghi nhận cảm xúc tột cùng của tác giả và các anh trong đoàn ta lúc ấy (sáng 30/4/1975) "vui quá, mừng quá, nên các anh ôm choàng tôi và anh em trong đơn vị mà nước mắt rưng rưng ... Rồi các anh mang bia, nước ngọt, thuốc lá... chiêu đãi anh em chúng tôi ngay tại cổng. (như bob đã kể bên trang ký ức một thời).
 - Bác Giang có biết: người cảnh vệ trực ở cổng trại Đavit sáng 30/4, (người đầu tiên gặp bộ đội ta vào trại đavit, sân bay TSN)  không vậy? Bob rât muốn bác cảnh vệ hôm ây kể lại cảm xúc khi gặp quân giải phóng trong giờ phút lịch sử ây! nếu có thông tin gì về người cảnh vệ dũng cảm năm xưa bác thông tin lên trang nhé.
 - Cảm ơn bác Giangtvx@ rât nhiều.   


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2013, 01:10:08 pm

ĐÓN ĐÀO PHAI, NGẮM MAI VÀNG GIỮA TRẠI ĐA-VÍT
 
NGUYỄN SINH1              

        Ngót bốn chục năm. Đất nước đổi thay. Cuộc sống đổi thay. Rất nhiều chuyện đã quên. Duy có điều chưa quên và chắc chắn sẽ không bao giờ quên: Đó là năm 1973, chúng tôi tham gia Ban Liên hợp quân sự 4 bên, làm nhiệm vụ thực thi Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đóng tại Trại Đa-vít trong sân bay Tân Sơn Nhất và đón Tết Quý Sửu ngay trong lòng địch.

        Ngày 29 tháng 1 năm 1973, tôi ngồi trên máy bay C130 của Mỹ cùng Đoàn A (thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà) và Đoàn B (thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hoà miền Nam Việt Nam), bay từ Hà Nội vào Sài Gòn. Sau hơn 2 giờ bay và gần 1 ngày ngồi trên máy bay, do đối phương cản trở, chúng tôi đặt chân đến Trại Đa-vít.

        Trại Đa-vít, một trại lính Mỹ không còn Mỹ. Tập đoàn không quân số 7 từng gieo tàn phá, chết chóc trên hai miền đất nước đã giải thể, rút sang Thái Lan hoặc về Mỹ. Chỉ còn lại cái vỏ. Khối bê tông xám xịt được quây kín bằng lô cốt, hào sâu, hàng rào thép gai, ụ súng...

        Giữa mùa khô, tròi đất nóng ngồn ngột. Nóng từ bê tông, từ bao cát, từ các mái nhà lợp phi-brô-xi-măng,... Nhìn quanh không thấy nơi nào có một chút màu xanh. Vài cọng cỏ hiếm hoi còn sót từ mùa mưa, nay bị nắng, gió làm héo quắt, xác xơ... ở Pa-ri, ta và Mỹ đã thoả thuận đặt trụ sở hai Đoàn đại biểu quân sự ta ở một nơi khác trong thành phố Sài Gòn. Tuy họ đã ký Hiệp định nhưng trên thực tế địch vẫn không thi hành. Việc lớn đầu tiên là cản trở hai Đoàn ta từ Hà Nội vào Trại Đa-vít ngày 29 tháng 1 năm 1973. Suốt 24 giò đồng hồ, chúng tôi ăn lương khô, uống nước trong bi đông đem theo từ Hà Nội, trong sự đe dọa của máy bay lên thẳng, xe bọc thép và lực lượng quân cảnh Sài Gòn. Thấy không đi đến đâu, họ lại đưa máy bay chiến đấu đến ném bom vào chỗ hẹn, đúng giờ hẹn máy bay lên thẳng của Mỹ đón Trung tướng Trần Văn Trà và Đoàn B ở sân bay Thiện Ngôn (phía Bắc tỉnh Tây Ninh). Do ta cảnh giác đề phòng, họ lại thất bại. Đoàn ta mới vào Trại Đa-vít, việc ăn uống hàng ngày do phía Mỹ lo, đột nhiên Mỹ bỏ cuộc. Cùng ngày, chuyến bay C130 của Mỹ ra Hà Nội bị bỏ vì lý do "thời tiết xấu, không hạ cánh được". Thế là toàn bộ số hàng Tết định chở vào cho hai Đoàn ta: bánh chưng, giò, chả, rượu, bia, bánh kẹo, thuốc lá... bị tắc ở Hà Nội.

        Ngày 2 tháng 2 năm 1973, bốn Trưởng đoàn họp phiên đầu tiên. Thiếu tướng Gin-bớt út-uốt, Trưởng đoàn Mỹ đề nghị họp tiếp hôm sau. Trung tướng Trần Văn Trà không chấp nhận, với lý do ngày 3 tháng 2 năm 1973 trùng với ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

        Chiều ba mươi, anh Ngọc - một cán bộ cấp Trung đoàn, bỗng gọi giật từ ngoài cửa: "Các ông ơi ra mà xem đào!". Cả mấy anh em chạy ùa về phía cổng. Nơi đó có trạm bảo vệ và phòng khách. Kia rồi. Một gốc đào phai trồng trong chậu gỗ. Tán cây được tạo hình công phu, cân đối, tròn trịa, rất nhiều hoa và nụ. Không riêng chúng tôi, một số anh em ở Đoàn A và Đoàn B đã đến trước, túm tụm quanh cây đào, miệng và mắt cười nhìn như chưa bao giờ trông thấy cây đào. Sống ỏ Hà Nội từ ngày tiếp quản Thủ đô (10-10-1954), nào tôi có lạ gì cây đào. Thế mà lúc này tôi cũng chen, tìm cách đến gần để nhìn cho rõ. Một chiến sĩ bảo vệ cầm bình nước nói:

        -    Thời tiết trong này khô quá các cụ ạ, gió lại thổi rất mạnh, không tưới kỹ là mất Tết như chơi!

        -  Phải rồi! Mọi sự nhờ các anh, không bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, ít ra cũng có một cây đào.

        -   Còn trong kia nữa - anh bảo vệ hất đầu về phía phòng khách - một cành mai vàng. Hôm trước, Trung tướng Trần Văn Trà và các anh ở R đem xuống.

        -   Thế thì nhất rồi! Có đào, có mai, coi như ta có một cái Tết thống nhất hai miền.
Chiều ba mươi, ngay sau bữa lương khô, chúng tôi đến ngồi quanh chiếc đài bán dẫn. Suốt bao nhiêu năm nay, lúc ở nhà cũng như khi đi công tác xa, tôi chưa bao giờ đón giao thừa với tâm trạng náo nức, hổi hộp như thế này.

        "Đây là tiếng nối Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội...". Chỉ một câu mở đầu cho bản tin chiều đã thấy người nổi gai.

        Giò khắc trôi chậm chạp... Pháo nổ. Lời giới thiệu, ca nhạc, rồi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đọc lời chúc Tết. Nghệ sĩ Trần Thị Tuyết ngâm bài thơ của Tố Hữu:

Ta lại về ta, những đứa con
Máu hoà trong máu, đỏ như son
Sài Gòn ơi, Huế ơi, xin đợi
Tái hợp huy hoàng cả nước non.

        Nhớ Hà Nội quá. Nhớ sáng 29 tháng 1 năm 1973, đoàn xe chở chúng tôi từ khu ván công Mai Dịch, chạy sang sân bay Gia Lâm phải chen lách trong dòng xe chở các cụ già, các em bé từ nơi sơ tán trở về. Thấy bộ đội nhiều người vẫy tay hoan hô. Xe vào nội thành, qua đường Đinh Tiên Hoàng. Trước nhà Bưu điện cũ, một dãy người xếp hàng chờ mua báo, điều mới gặp ở Hà Nội. Hôm đó, hai tờ báo hàng ngày, Nhân dân và Quân đội nhân dân, đăng toàn văn Hiệp định Pa-ri.

        Chừng hai giờ sáng, một vài người đã đi ngủ, mấy anh em còn ngồi lại vừa nhấm nháp ít mứt, kẹo từ R đem xuống, vừa nói chuyện. Những kỷ niệm về Tết.

        Chợt tiếng máy bay lên thẳng gầm rít sát nóc nhà, đèn pha sáng rực: Sáng hôm sau mới biết, lực lượng không quân Sài Gòn tung vào "trận" không chỉ có thế. Còn xe tăng, xe bọc thép, cảnh sát, quân cảnh và bộ binh trang bị súng máy, cắm lưỡi lê. Nguyên do rất đơn giản: Một chiến sĩ thông tin Đoàn A sướng quá, đem lá cờ đỏ sao vàng treo lên cột ăng-ten. Các vọng gác của địch quanh trại thấy lá cờ lập tức báo cáo lên cấp trên. Họ phát lệnh báo động. Không chỉ chúng tôi, hai Trưỏng đoàn cũng bị bất ngờ. Trung tướng Trần Văn Trà giải quyết rất nhanh gọn. Ông hội ý vói Thiếu tướng Lê Quang Hoà rồi tự mình nói chuyện với bộ phận thông tin: "Chúng đã cứng, ta lấy mềm mà xử. Chúng như lửa, ta lấy nước mà dập. Đây là việc nhỏ, thi hành Hiệp địrih, rút quân Mỹ... mới là việc lớn, cần giữ vững nguyên tắc". Anh em thông tin nghe thủng, liền hạ cờ. Thế là êm. Được một bài học về công tác ngoại giao.

        Trong cuộc họp bốn Trưỏng đoàn tiếp đó, Trung tướng Trần Văn Trà nghiêm khắc lên án hành vi sử dụng vũ lực của phía bên kia. Ông nói: "Bom đạn Mỹ nhiều thật nhưng đã bất lực. Chúng tôi vào đây để nói chuyện hoà bình, hoà giải, không phải để chiến đấu. Các ngài có biết rằng nếu Quân giải phóng chúng tôi, chỉ ở quanh Sài Gòn đây thôi, biết rằng các ngài đón khách kém văn hoá, kém văn minh, láo xược và thô bạo như vậy, họ sẽ làm gì không?".

        Tướng Mỹ út-uốt tỏ ra ngơ ngác, không hiểu việc gì đã xảy ra... Tướng ngụy Ngô Du lúng túng đổ cho lực lượng không quân sân bay, "vì họ có trách nhiệm bảo vệ".

        Tết Quý Sửu trong Trại Đa-vít như thế đó
------------------
1.  Phóng viên báo Nhân dân tại Trại Đa-vít.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 12:56:18 am

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/063.jpg)

ĂN TẾT TRONG TRẠI ĐA-VÍT
 
HOÀNG KHÁNH              

        Đó là những ngày Tết đặc biệt của các thành viên hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa (Đoàn A) và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B) đóng trụ sở tại Trại Đa-vít trong sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, từ ngày 28 tháng 1 năm 1973 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

        Tết Quý Sửu 1973

        Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pa-ri được ký kết. Hôm đó đã là ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Tý. Chỉ còn mấy ngày nữa là đón Xuân Quý Sửu. Cả hai Đoàn ta đều ăn Tết trước ở Hà Nội và Lộc Ninh. Ngày 28 tháng 1 năm 1973, các bộ phận tiền trạm của Đoàn A và Đoàn B hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất từ trưa, nhưng phía Sài Gòn không chịu đưa vào trụ sở làm việc. Ngày 29 tháng 1 năm 1973 những anh em này mới vào được Trại Đa-vít. Cũng trưa ngày 29 tháng 1 năm 1973, Đoàn A do Thiếu tướng Lê Quang Hoà làm Trưởng đoàn, lại gặp trở ngại. Mỹ - ngụy kiếm cớ "phải làm thủ tục nhập cảnh" để giữ chân hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ta trên máy bay dưới trời nắng nóng, ngột ngạt... Ngày hôm sau, 30 tháng 1 năm 1973, Đoàn A mới vào đến trụ sở. Trò tráo trở, khiêu khích của đối phương ta đâu có lạ!

        Đoàn B do Trung tướng Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn phải đến ngày 1 tháng 2 năm 1973 (tức ngày 29 Tết) mới từ Lộc Ninh vào được sân bay Tân Sơn Nhất để về Trại Đa-vít. Theo hẹn, phía Mỹ - ngụy phải đón ta ngày 28 tháng 1 năm 1973 tại sân bay Thiện Ngôn. Nhưng đến giờ hẹn, họ cho máy bay đến ném bom nên ta buộc họ phải đón tại sân bay Lộc Ninh. Sân bay Tân Sơn Nhất hôm đó diễn ra một buổi lễ đón tiếp thật cảm động. Anh Lê Quang Hoà ôm hôn anh Trần Văn Trà. Hoa lay ơn trắng muốt và thắm hồng được đem từ làng hoa Ngọc Hà vào đây trao cho những người đồng chí thân yêu, những người chiến thắng. Các sĩ quan của hai Đoàn ta cũng tay bắt mặt mừng, cưòi vui rạng rỡ. Họ phớt lờ những cặp mắt soi mói, tức tốỉ của hàng trăm mật vụ, cảnh sát dã chiến đang lăm lăm súng trong tay đứng vòng quanh canh giữ.

        Hôm sau, ngày 2 tháng 2 năm 1973 (ngày 30 Tết), phiên họp đầu tiên cấp Trưởng đoàn tại một địa điểm nằm trên đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất (phòng họp này nay là phòng giao ban của C59B thuộc Bộ Tổng tham mưu).

        Trước khi vào họp, các Đoàn dành mươi phút cho các phóng viên chụp ảnh, quay phim. Đoàn A có hai phóng viên là anh Nguyễn Kha và anh Bùi Duy Ly; Đoàn B có anh Lâm Tấn Tài và anh Nguyễn Quế. Còn bốn người kia của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Các tay quay và nhiếp ảnh của ta ghi cận cảnh từng dòng chữ "Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa" và "Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam". Ôi, biết bao xương máu, công sức, của cải..., biết bao đồng chí, đồng bào ta đã ngã xuống để có được giây phút này! Các anh thật đàng hoàng, chững chạc trong tư thế của những người chiến thắng đang hiện diện ngay giữa sào huyệt kẻ thù.

        Sau các nghi thức, Trưởng đoàn Mỹ Gin-bớt út-uốt đề nghị ngày mai họp. Đồng chí Trần Văn Trà nói luôn: "Người Mỹ chắc vẫn chưa hiểu hết phong tục, tập quán của người Việt Nam. Ngày mai là ngày mồng Một Tết Nguyên đán. Đối với ngưòi dân Việt Nam, ngày này là thiêng liêng vô cùng. Ngày đó chỉ dành cho việc đi thăm hỏi, chúc những điều tốt lành nhất cho mọi người khi bước sang năm mới. Năm nay là Tết đầu tiên Hiệp địrih Pa-ri về Việt Nam được ký kết và có quy định ngừng bắn. Nhiều năm nay đất nước chúng tôi bị chiến tranh liên miên, chưa có ngày hoà bình. Như vậy, ba Đoàn Việt Nam đồng ý ngày mai không họp, tôi tin là Đoàn Hoa Kỳ cũng chấp nhận!".

        Ngô Du - Trưởng đoàn Việt Nạm cộng hoà, giơ tay nói luôn: "Vâng! Chúng tôi thấy hợp lý".

        Út-uốt thấy vậy miễn cưỡng giơ tay "Nhất trí".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 01:37:07 am
        Đêm 30 Tết, hai Đoàn ta đón giao thừa trong Trại Đa-vít. Xung quanh trụ sở, hàng chục vọng gác đang chĩa súng vào những người đến làm công tác ngoại giao quân sự tại Trại Đa-vít, là mảnh đất giải phóng đầu tiên của ta cắm giữa sào huyệt địch, một địa chỉ đỏ của cách mạng ở Sài Gòn.

        Phòng hội trường được ưu tiên có cây đào Hà Nội, vừa được cưỡi máy bay "Thần lực sĩ" C130 từ Hà Nội vào đây. Trực thăng Mỹ chở cây mai vàng từ vùng giải phóng Lộc Ninh vào Tân Sơn Nhất. Nhìn mai vàng và đào thắm đứng cạnh nhau, trên tưòng có chân dung Bác Hồ, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, ai cũng rộn lên niềm vui với biểu tượng của ngày mai Bắc - Nam sum họp một nhà. Ngày chiến thắng đã đến rất gần rồi!

        Nhiều anh em Đoàn B xa quê đã hàng chục năm trời, màu sắc thắm đỏ trên cánh hoa mỏng manh kia chỉ có trong những giấc mơ dưới hầm sâu, địa đạo... Những cái Tết nơi núi cao, rừng thẳm hay nơi bưng biền chằng chịt kênh rạch, nơi ven đô đạn lửa đỏ trời, lúc đói cơm nhạt muốỉ, lúc cơn sốt rét rừng rung võng, rung tăng... lại thèm thấy một cành đào rung rinh trước gió. Khi đó, cây mai rừng vàng rực bên sườn non, ven suối lại thay cho cánh đào quê hương giúp chúng tôi có thêm sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy.

        Đêm nay, hai Đoàn ta ra sân đón giao thừa. Mọi người ngồi nghe hai đồng chí Trưởng đoàn chúc Tết.

        Bỗng có tiếng động cơ máy bay lên thẳng quần đảo trên bầu trời khu vực Trại Đa-vít. Đèn pha soi qua, rọi lại nhiều lần. Xe bọc thép chạy rầm rầm cùng những bước chân lính ngụy nện gót giày rình rịch xung quanh trụ sở của ta. Gần một tiếng đồng hồ sau, họ mới rút.

        Sáng mồng Một Tết, đồng chí Lê Quang Hoà gửi công hàm phản kháng cho Ngô Du, trong đó có đoạn viết: "Các vị nên hiểu rằng việc dùng bom đạn để uy hiếp đã qua rồi. Đừng bao giò có ảo tưởng lấy súng đạn, máy bay, xe tăng hòng dọa nổi ai...".

        Ngô Du nhận và đọc công hàm giả bộ chữa ngượng với sĩ quan liên lạc của ta: "Đây là việc làm của đơn vị căn cứ trong phi trường Tân Sơn Nhất. Không thấy ai báo cáo việc này với tôi...".

        Nghe câu trả lòi đã thấy vô lý! Từ chỗ Du ở đến Trại Đa-vít chỉ cách vài trăm mét theo đường chim bay, vòng lượn của trực thăng ôm gọn cả vào trong. Tiếng gầm rú của động cơ máy bay, xe bọc thép làm rung cả vách nhà vậy mà ông ta vẫn ngủ được? Thật lạ!

        Mấy trăm cán bộ, chiến sĩ ta ở đây vẫn ung dung, sang nhà nhau chúc Tết. Tiếng cười nói vang xa. Đúng là anh em một nhà!

        Anh Lê Quang Hoà, anh Trần Văn Trà xuống từng căn nhà, thăm và chúc Tết các bộ phận của hai Đoàn. Trại Đa-vít trở nên sôi nổi, chuyện trò râm ran. Thật đúng là tư thế của những người chiến thắng!

        10 giờ 45 phút sáng mồng Hai Tết (ngày 4-2-1973), cả bốn Trưởng đoàn và một số sĩ quan cùng lên xe đi chào Uỷ ban Quốc tế đóng trụ sở tại số 1A Lý Thái Tổ. Đoàn xe dài mấy chục chiếc: Đoàn A và Đoàn B có 6 xe. Ngô Du ngồi xe đầu "dẫn đường" cùng xe quân cảnh. Hai Đoàn ta đi giữa. Cuốỉ cùng xe Út-uốt "khoá đuôi". Một xe quân cảnh nữa đi sau "hộ tống". Tiếng còi xe rú lên inh ỏi mở đường. Nghe còi hú, các phương tiện đi trên đường dạt sang hai bên, dừng lại ngay. Dọc đường, đoàn xe lao đi vun vút. Người ta sợ bà con Sài Gòn nhìn thấy các chiến sĩ của quân đội cách mạng bằng xương bằng thịt, công khai giữa đô thành... Có lúc đến ngã tư, tắc đưòng, đoàn xe dừng lại. Những cánh tay vẫy chào kín đáo, những ánh mắt vui mừng, những nụ cười thân thương đang hướng về 6 chiếc xe của hai Đoàn ta. Người lái xe cho Đoàn ta tuy là nhân viên do đốỉ phương bố trí, thấy cảnh xúc động trên đường cũng không giấu giếm, nói luôn: "Hôm rồi, bà con trong hẻm tôi ở biết tôi làm việc cho phái đoàn Chính phủ cách mạng, họ sang nhà dặn tôi nói với mấy ông là xin gửi lời chào thăm hỏi của bà con Sài Gòn đến các anh giải phóng đó".

        Đoàn xe đã đến trụ sở của Uỷ ban Quốc tế (sau ngày giải phóng, nơi đây trở thành trụ sở của Ủy ban nhân dân Quận 10). Hàng trăm người đi bộ, đi xe đạp, xe máy dừng cả lại để xem các sĩ quan quân đội cách mạng. Họ không chịu đi, khổì người càng ùn ùn tới rất đông. Tiếng còi rít lên xé tai, những chiếc dùi cui huơ huơ dọa dẫm của quân cảnh và cảnh sát không làm di chuyển được khối người trước cổng trụ sở. Có những cặp mắt soi mói của mật vụ, mã tà... trợn trừng, hằn học nhìn đoàn người.

        Một đoàn nhà báo nước ngoài ùa tới vây quanh Trung tướng Trần Văn Trà và Thiếu tướng Lê Quang Hoà. Máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm hướng về phía hai vị Trưởng đoàn ta. Những ống thu được nối dài tối sát hai đồng chí. Út-uôt và Ngô Du đi rất nhanh vào trụ sở, không có bất cứ một phóng viên nào hướng về phía họ!
Anh Trà và anh Hoà đứng trên thềm cao, mỉm cười vẫy chào các nhà báo.
        


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2013, 03:21:19 am
        Phóng viên hãng thông tấn AFP đứng gần nhất hỏi một câu bằng tiếng Pháp: "Thưa các vị tướng, cảm tưởng của các vị đến Sài Gòn như thế nào?".

        Anh Trà tươi cười, giọng dõng dạc: "Xin chào các bạn nhà báo. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam rất sung sướng vào đây làm nhiệm vụ thi hành Hiệp định Pa-ri về Việt Nam mới được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973. Đây là một thắng lợi hết sức to lớn của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi nhờ các bạn chuyển tới đồng bào miền Nam, đồng bào Sài Gòn của chúng tôi lời chúc mừng năm mới của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam, của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, của Đoàn đại biểu quân sự chúng tôi. Xin kính chúc đồng bào sang năm mới hoà bình sẽ được giữ vững, hoà hợp và hoà giải dân tộc sẽ được thực hiện. Năm mới thắng lợi mới. Riêng tôi, tôi rất sung sướng được trở về với đồng bào thân thương của tôi sau nhiều năm xa cách".

        Ngoài sân nắng vàng rực rỡ. Tiếng nói của anh Trà vang xa hơn! Mọi người chăm chú lắng nghe, luôn tay ghi chép. Tiếng máy quay phim xè xè, tiếng tách tách của công tắc máy ảnh kêu liên tục...

        Anh Hoà đứng bên cạnh cười, vẫy tay chào mọi người và nói: "Lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pa-ri và các Nghị định thư được ký kết vừa qua. Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam cộng hòa cũng phải có thái độ đúng đắn như đã cam kết. Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam vì các quyền dân tộc thiêng liêng đã thắng lợi và nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. Tôi xin thay mặt Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chào các bạn. Năm mới chúc các bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc...".

        Cuộc phỏng vấn diễn ra bất ngờ, công khai trước đông đảo các nhà báo trong nước và quốc tế. Đồng bào Sài Gòn đứng gần đó hàng trăm người cũng được nghe rất rõ ràng. Quân cảnh không kịp ngăn cản, đối phó. Họ đứng ngẩn ra vì tình huống ngoài dự kiến!

        Trước đó, các nhân viên an ninh, mật vụ của chính quyền Sài Gòn đã căn dặn, quy định rất ngặt nghèo: "Không được chào hỏi, chỉ đứng từ xa nhìn, quay phim, chụp ảnh. Đây không phải là chỗ phỏng vấn. Ai vi phạm, hãy coi chừng!".

        Các nhà báo nước ngoài vây quanh các sĩ quan của hai Đoàn ta. Những cái bắt tay siết chặt, những lòi chào hỏi thân mật, tự giới thiệu, trao danh thiếp... Một nhà báo nói lớn: "Biết các ngài vào sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 28 tháng 1 năm 1973 mà nay mới được gặp! Mấy lần vào sân bay, tìm đến Trại Đa-vít nhưng bị họ ngăn cản, không thể vào được".

        Một người khác hỏi: "Hà Nội bị đánh bom B52 thế nào? Liệu ngừng bắn và hoà bình có được vãn hồi không? Hoa Kỳ và Sài Gòn nói ký Hiệp định Pa-ri là thắng lợi của họ, các ngài nói gì về điều đó? Ai vi phạm lệnh ngừng bắn ở Cửa Việt? Ban Liên hợp quân sự đã họp phiên nào chưa?".

        Sĩ quan báo chí của ta trả lời ngay: "Cửa Việt là vùng giải phóng của chúng tôi, quân đội Sài Gòn đã vi phạm lệnh ngừng bắn nên họ phải trả giá. Còn B52 bị giáng trả quyết liệt, biểu tượng "pháo đài bay" đã bị hạ gần bốn chục chiếc. Họ nói ký Hiệp định Pa-ri là họ thắng, vậy tại sao họ không phổ biến toàn văn Hiệp định trên các phương tiện thông tin đại chúng. Còn đây, báo ở Hà Nội in rõ ràng, chữ to, màu đỏ, ảnh... mời các bạn xem".

        Sĩ quan báo chí của ta giơ cao tờ báo Nhân dân, Quân đội nhân dân in trên trang đầu những dòng chữ lớn và toàn văn Hiệp định Pa-ri. Máy ảnh, máy quay phim đưa sát vào những tờ báo của ta, giở từng trang, từng trang ghi hình thật gần!

        Trong trụ sở Uỷ ban Quốc tế, các thủ tục giới thiệu, thăm hỏi xã giao giữa các Trưởng đoàn của Ban Liên hợp quân sự 4 bên với các Trưởng đoàn của Uỷ ban Quốc tế gồm 4 quốc gia: Ba Lan, Hung-ga-ri, Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a.

        Một giò sau ra về. Đội hình "hành quân hỗn hợp" không thay đổi. Đã quá trưa, trời Sài Gòn rực rỡ nắng xuân. Nắng nhưng dễ chịu vì có gió biển nên dịu, hàng trăm đồng bào đứng chen nhau đợi đoàn xe qua cổng. Bà con muốn được nhìn tận mắt, giữa thanh thiên bạch nhật, những người con thân thương của mình trở về Sài Gòn trong tư thế chiến thắng.

        Ngày xuất hành đầu Xuân Quý Sửu thành công của hai Đoàn ta.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/55f1dfb5-93d4-442b-b538-bb4ba433b3a6_zpsdd7d3c6c.jpg)
Trần Văn Trà, Đoàn Huyên (Đặng Văn Thu), Võ Đông Giang
đón xuân tại nhà khách trong Trại Đa-vít 2-1973



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2013, 07:45:46 am
        Tết Giáp Dần 1974

        Những ngày cuối năm 1973 vô cùng căng thẳng. Mỹ - ngụy đã thẳng tay phá hoại Hiệp định Pa-ri. Hàng nghìn vụ hành quân lấn chiếm, đánh phá vùng giải phóng. Ta buộc phải tự vệ đánh trả đích đáng.

        Ngày 15 tháng 10 năm 1973, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra bản Mệnh lệnh khẳng định quyền đánh trả vi phạm, không chỉ tại địa điểm quân đội Sài Gòn gây ra mà còn giành quyền trừng trị kẻ phá hoại Hiệp định tại nơi xuất phát của chúng. Sân bay Biên Hoà ta pháo kích đêm mùng 5 tháng 11 năm 1973. Kho xăng chiến lược Nhà Bè bị ta đốt cháy đêm mùng 3 tháng 12 năm 1973. Hai địa điểm này chỉ cách trung tâm Sài Gòn trên dưới chục cây số theo đường chim bay.

        Gần Tết, anh chị em Đoàn B và các đồng chí Đoàn A trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên gồm 30 người cùng nhau chuẩn bị đón Xuân mới Giáp Dần.

        Trước Tết, nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-1973), chúng tôi được đãi "bữa đại tiệc tinh thần" do văn công xung kích của Tổng cục Chính trị và Cục Chính trị Quân giải phóng miền Nam vào Trại Đa-vít biểu diễn. Đêm ra mắt đầu tiên của văn công thật cảm động và hồi hộp. Anh chị em đã đến sân đông đủ chờ đợi phút giây linh thiêng khi ánh đèn sân khấu bật sáng. Gió lồng lộng rung cánh gà hai bên sân khấu. Đèn sáng rực lên soi rõ từng khuôn mặt diễn viên: Mộng Tước, Phương Linh, Tuyết Mai, Kim Chi, Quang Đỗ, Minh Quang, Kim Hạng...

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/66Vancongtongcucchinhtri_zps2669753d.jpg)
Đoàn văn công Tổng cục chính trị biểu diễn phục vụ các chiến sĩ trong trại Đa-vít
       Tiếng đàn, tiếng hát của các diễn viên vút cao, bay xa... Đêm Tân Sơn Nhất như cao hơn với muôn vàn vì sao lấp lánh...

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/67Vannghecaynhalavuon_zps346cfcc4.jpg)
Văn nghệ cây nhà lá vườn do các cán bộ chiến sĩ trại Đa-vít thực hiện

        Gần Tết, văn công xung kích được trở về Hà Nội và Lộc Ninh. Trước ngày lên đường, họ cũng kịp dàn dựng cho các "văn nghệ sĩ nghiệp dư" chúng tôi nhiều bài hát để đêm giao thừa và những ngày đầu Xuân Giáp Dần chúng tôi có đủ tiết mục biểu diễn cho nhau xem, cho cả các bạn trong Uỷ ban Quốc tê và các nhà báo đến Trại Đa-vít thưởng thức.

        Đêm giao thừa, chiến sĩ cảnh vệ Bùi Đức Hoà đệm đàn cho tốp ca "Nổi lửa lên em" trình diễn. Đại tá Bùi Thanh Khiết - Phó Trưởng đoàn B, cũng tham gia màn đồng ca với tổ phiên dịch.

        Cùng vào với văn công còn có một số vận động viên của Câu lạc bộ Thể công, nên nhiều trận bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, ten-nít thi đấu cùng các Đoàn Ba Lan, Hung-ga-ri, I-ran và In-đô-nê-xi-a thêm sôi nổi. Các đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Văn Sĩ, Đoàn Huyên và Nguyễn Đôn Tự tham gia các đội bóng chuyền, bóng rổ và ten-nít.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/65Choibongchuyen_zpsc3a0cf4f.jpg)
Thi đấu bóng chuyền với các phái đoàn quốc tế

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/Nhacircndacircnxem1110oagraventhi11101EA5uboacutengchuy1EC1nt1EEBbecircnngoagraveihagravengragraveotr1EA1i1100a-viacutet7-19_zpsb8ebd535.jpg)
Nhân dân xem đoàn thi đấu bóng chuyền từ bên ngoài hàng rào trại Đa-vít

        Đầu năm 1974, tình hình xấu đi rõ rệt. Phía quân đội Sài Gòn mở nhiều đợt tấn công lớn vào vùng giải phóng với sự hối thúc của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" mà Nhà trắng đang mong đợi. Bị Quân giải phóng giáng trả đòn đau, họ lại bày trò cắt điện, cắt nước cho Trại Đa-vít và cắt chuyến bay liên lạc thường kỳ Tân Sơn Nhất - Lộc Ninh.

        Mặc những trở ngại đó, ngày xuân mới vẫn vang tiếng hát, tiếng cười như không có điều gì xảy ra. Tiếng đàn, tiếng hò reo trên các sân bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ và ten-nít. Hoa và rau do chúng tôi tự trồng đã cho thu hoạch. Nhiều luống rau xanh non mơn mởn đủ để cung cấp cho mấy trăm con người ở đây. Anh em trồng bầu, bí, mướp, đu đủ... Cây ăn quả như vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, mít tố nữ Lộc Ninh... được mọi người lấy hạt đem trồng giờ đã có cây cao hơn một thước, trông cây xanh trong Trại Đa-vít thật mát mắt. Các nhà báo nước ngoài, các thành viên trong uỷ ban Quốc tế đều vô cùng ngạc nhiên vì đất ở đây không phải là đất! Cát vàng đưa từ đâu đến để đổ làm nền sân bay sâu hàng mét, nắng như nung như đốt nên không thể trồng cây trong cát vàng được. Chúng .tôi đã cải tạo để có thể trồng được đủ loại cây như vậy. Các nữ phóng viên nước ngoài rất thích khi được tặng những bông hoa tươi hái từ luống hoa trong vườn. Có ngưòi đã phải thốt lên: "Quân giải phóng các ông thật tuyệt vời! Nhất định các ông sẽ thắng!".

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/64HoangAnhTuantanggia_zps9eee6e91.jpg)
Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn cùng với một chiến sĩ chăm sóc rau trong trại Đa-vít

        Hà Nội và Lộc Ninh không quên gửi hoa đào và hoa mai vàng cho Trại Đa-vít. Hậu phương luôn là nguồn động viên mạnh mẽ cho những đứa con thân yêu nơi tiền tuyến.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2013, 12:30:14 am
       Xuân Ất Mão 1975

        Cuối năm 1974, không còn khả năng cứu vấn việc thi hành Hiệp định Pa-ri vì phía Sài Gòn phá hoại hết sức nghiêm trọng. Ngày 8 tháng 10 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố về tình hình miền Nam, đòi Mỹ chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam, chấm dứt dính líu quân sự, đòi thành lập ỏ Sài Gòn một chính quyền tán thành hoà bình, hoà hợp dân tộc để thi hành Hiệp định, đòi lật đổ Nguyễn Văn Thiệu. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố đình chỉ mọi cuộc họp của Ban Liên hợp quân sự 2 bên, Tổ Liên hợp quân sự 4 bên, rút khỏi diễn đàn La Celle Saint Cloud ở Pháp. Ngày 11 tháng 10 năm 1974, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng tuyên bố như vậy!

        Gần đến Tết Nguyên đán, phía Sài Gòn lại cắt điện, cắt nước của Trại Đa-vít. Thật bỉ ổi! Dẫu quá hiểu kẻ thù nhưng những trò đê tiện như thế chỉ làm cho ta khó chịu. Họ bất chấp cả văn bản quy định 11 điều về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao cho các thành viên trong Ban Liên hợp quân sự. Từ cuối năm 1973, đề phòng địch cắt điện, cắt nước, chúng tôi đã đào giếng ngay giữa Trại Đa-vít. Vậy- mà họ cũng vu cáo ta "đào địa đạo để phối hợp với đặc công đánh sân bay Tân Sơn Nhất, đánh vào Sài Gòn!?". Phan Hoà Hiệp - Trưởng đoàn Việt Nam cộng hòa, lấy cớ vào thăm Trại Đa-vít đã đến tận nơi xem ta đào giếng để lấy nước dùng chứ không phải như họ nghĩ(!)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/4df1ceea-c303-4493-9be6-aeb611cff189_zps0cb3f7b4.jpg)
Phan Hòa Hiệp xem "địa đạo" của trại Đa-vít

        Chiều 30 Tết, họ lại cắt điện, cắt nước. Bánh chưng, bánh tét đã gói xong đặt lên bếp, mở vòi chỉ thấy vài giọt nhỏ chậm chạp rớt xuống nồi bánh. Bộ phận doanh trại chạy đi xem vì sao tắc? Chỉ mấy phút sau, anh em về có kết luận: "Chúng nó lại cắt nước!". Nói xong, một anh lên báo cáo Thủ trưởng Đoàn. Đồng chí Hoàng Anh Tuấn cho gọi sĩ quan liên lạc đến và nói: "Cậu gọi điện sang bên họ bảo cho người sửa chữa ngay đường nước. Ngày Tết lại định giở trò gì đây?".

        Anh Nguyễn Trọng Tô, sĩ quan liên lạc của Tổ Liên hợp quân sự 4 bên của Đoàn A, nói: "Việc này bọn ngụy không giải quyết được gì đâu, phải gặp tụi Mỹ mới xong được!". Nói rồi anh Tô gọi điện cho Giôn-xơn, sĩ quan liên lạc Đoàn Mỹ: "Yêu cầu ông sang Trại Đa-vít ngay!".

        Lát sau, Giôn-xơn có mặt. Hắn vừa tới, đã thấy anh Tô đứng ỏ cửa phòng sĩ quan liên lạc Đoàn A, giọng gay gắt: "Các anh ở Việt Nam hàng chục năm sao không hiểu phong tục, tập quán ở đây là gì?". Giôn-xơn ngớ người hỏi: "Phong tục gì cơ?".

        Anh Tô nói ngay: "Ngày mai đã sang năm mới. Hôm nay mọi người sẽ tắm tất niên để tẩy rửa những điều không may của năm cũ. Cớ gì các anh cắt nước vào Trại Đa-vít?".

        Giôn-xơn thanh minh: "Tôi không biết phong tục này! Việc cắt nước thì chúng tôi không làm. Điện nước là do phía Việt Nam cộng hòa chịu trách nhiệm, các ông gặp họ mà giải quyết".

        Anh Tô nói luôn: "Các ông nói họ phải nghe! Họ ăn lương và làm việc cho các ông thì các ông nói gì họ cũng phải nghe. Ông về bảo họ ngay đi!".

        Giôn-xơn "ngoan ngoãn" chào anh Tô ra về. Đúng như dự đoán, nửa tiếng sau nước ở các vòi chảy ra ào ào.

        Chiều, Đoàn ta mở tiệc chiêu đãi các Đoàn trong uỷ ban Quổíc tế tại hội trường. Màn đêm buông xuống nhanh. Tròi Tân Sơn Nhất nhấp nháy ngàn vì sao. Phía Tây chân trời tiếng đại bác vẫn nổ ùng oàng. Pháo sáng lơ lửng bay xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Đã hơn 2 năm ký kết Hiệp định Pa-ri mà tiếng súng, tiếng bom không lúc nào im, khắp miền Nam đồng bào ta vẫn phải chịu cảnh đạn nổ, bom rơi.

        Bên kia hàng rào thép gai, khu gia binh ngụy có ánh đèn le lói màu vàng nhợt. Không có tiếng cười, tiếng nói của quang cảnh chuẩn bị đón xuân.

        Bánh chưng, bánh tét đã chín. Mấy anh em cảnh vệ và bộ phận hậu cần được phân công đưa quà của Đoàn ta sang bên kia hàng rào cho các gia đình ở bên ấy. Mấy chị vợ lính và các cháu nhỏ hớn hở nhận quà. Một chị chắc ngoài ba mươi tuổi nhận được gói quà đã nói: "Con đội ơn mấy chú Giải phóng!". Tay cầm gói quà, chị đi nhanh vào căn nhà lợp tôn lụp xụp. Một tốp quân cảnh ngồi trên xe ào tới, hú còi inh ỏi, vòi rồng phun nước, còi miệng rít lên the thé, dùi cui vun vút trong gió xua đuổi những người khốn khó kia chạy lui vào những mái tôn ọp ẹp.

        Đúng giao thừa, tổ múa lân của anh Đặng Văn Nghiêm "xuất trận". Tiếng trống, tiếng phèng la rộn ràng, inh ỏi. Đội lân đến chúc Tết đồng chí Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn. Anh Tuấn ra cửa đón, thấy những điệu múa của lân, địa, tề thiên mà ngạc nhiên hỏi: "Lân đâu mà đẹp như vậy? Các cậu tập từ bao giờ mà bí mật đến hôm nay mình mới biết? Giỏi lắm! Giỏi lắm!". Anh khen đội lân, rồi rót mấy ly rượu mừng xuân cho cả đội lân.

        Đêm đó, Trại Đa-vít vui thâu đêm đến sáng. Đúng là một cái Tết đặc biệt.

        Sáng mồng Một Tết, đội lân đi đến từng nhà để chúc Tết mọi người. Sau đó, đội đến khu vực sân bóng chụyền đối diện với khu gia binh và dừng lại khá lâu. Bà con đến xem khá đông. Có tiếng người khen: "Mấy ông Việt cộng giỏi thiệt!".

        Sáng mồng 2 Tết, bốn Trưởng đoàn và các cán bộ chủ chốt của các nước trong uỷ ban Quốc tế đến Trại Đa-vít chúc Tết hai Đoàn ta. Khi các đoàn khách vào tới cổng trại, đội lân lại nổi trống và phèng la, nhảy múa rộn ràng. Các anh Đào Lý Huê, Đinh Công Nhành, Chu Đăng và cả đội trổ hết tài nghệ biểu diễn. Các vị khách rất thích thú và bất ngờ: "Ở một hoàn cảnh như thế này mà các bạn tự chăm lo đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần để đón tiếp khách vui tươi, lành mạnh, đầy tính văn hoá như thế này thì thật đáng khâm phục", một vị khách trầm trồ khen.

        Đồng chí Thiếu tướng Đoàn Hung-ga-ri quay sang hỏi Đại tá Võ Đông Giang, Phó đoàn B: "Ông địa và lân ý nghĩa thế nào?".

        Anh Giang trả lời: "Ông địa là thổ địa, ở tại chỗ này, trông nom mảnh đất này. Ngày Tết, ngày hội ông địa vui cười suốt ngày. Lân, rồng từ trên trời xuống thì ông địa đón và đưa đi các nơi để thăm hỏi mọi nhà, mọi người và chúc họ những điều tốt lành nhất".

        Các thành viên của hai Đoàn đại biểu quân sự cách mạng trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên Trung ương đã sống và chiến đấu giữa sào huyệt quân thù suốt 823 ngày đêm kiên cường, mưu trí, lạc quan, tin tưởng vào ngày thắng lợi hoàn toàn. Trong những năm tháng đó, chúng tôi đã có ba lần đón xuân thật đặc biệt ở Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2013, 12:40:49 am

CUỘC GẶP NGHĨA TÌNH
     
THANH HÀ              

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/06b_zpscbea6a5b.jpg)

        Đã 35 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc, chúng tôi chưa được gặp lại các đồng chí. Ngày ấy, các đồng chí là thành viên của hai Đoàn đại biểu Hung-ga-ri và Ba Lan trong Uỷ ban Quốc tế, còn chúng tôi là thành viên của hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự. Là thành viên của các đoàn khác nhau, nhưng tất cả chúng tôi đều có chung một nhiệm vụ là phốỉ hợp hành động giữa các bên để thi hành Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam (Hiệp định Pa-ri 1973). 35 năm là khoảng thòi gian dài, thậm chí là rất dài, của một đời người, nhưng vẫn còn tươi rói trong tâm thức chúng tôi những kỷ niệm sâu sắc về các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/06bj_zps371e831c.jpg)

        Nhưng cuộc đời luôn ẩn chứa những điều bất ngờ thú vị. Các đồng chí Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế ngày ấy đã đến thăm Việt Nam nhân Lễ kỷ niệm 65 năm Quốc khánh của đất nước chúng ta (2-9-1945 - 2-9-2010). Các đồng chí là thành viên của Đoàn đại biểu Cựu sĩ quan  Hung-ga-ri, do Trung tướng Botz Laszlo, Chủ tịch Hội  Hữu nghị Hung-ga-ri - Việt Nam làm Trưởng đoàn. Và, hết sức tình cờ đối với chúng tôi, cả 5 thành viên của Đoàn đều từng là thành viên của Đoàn đại biểu Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế 35 nám về trước.

        Là một phần không thể thiếu của chương trình viếng thăm đất nước Việt Nam, các bạn Hung-ga-ri đã không bỏ lỡ cơ hội gặp lại các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự năm xưa. Hai cuộc gặp mặt đầy ắp tình đồng chí đã được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

        Cuộc gặp mặt ở Hà Nội là một sự kiện đầy ý nghĩa và kỷ niệm khó quên. Tất cả chúng tôi ôm chầm lấy nhau hồi lâu, lòng bồi hồi xúc động sau chừng ấy năm mới được gặp lại. Rồi chúng tôi ngắm nhìn nhau thật kỹ để cố nhận ra nhau. Thời gian đã để lại dấu ấn trên những gương mặt trẻ trung, hồn nhiên ngày ấy. Nay tất cả đều đã tóc bạc da mồi, nhưng vẫn còn đó vẻ mặt cương nghị và ánh mắt lạc quan của người chiến sĩ. Tuy có bỡ ngỡ đôi phút ban đầu, nhưng rồi chúng tôi cũng nhận ra nhau qua những câu chuyện về những ngày tháng cùng sống và chiến đấu giữa trùng vây của Mỹ - ngụy để buộc chúng thi hành Hiệp định Pa-ri. Đấy cũng là những câu chuyện thể hiện sự phối hợp hành động đầy hiệu quả giữa hai Đoàn đại biểu Hung-ga-ri và Ba Lan và hai Đoàn đại biểu quân sự ta, sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí với chính chúng tôi trong những  tình huống đấu tranh gay go ác liệt, cũng như tình đoàn  kết thắm thiết của các đồng chí với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chúng tôi xin kể lại hai trong rất nhiều câu chuyện như vậy.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/05c-Davit5_zpsa74132fa.jpg)

        Giữa tháng 3 năm 1973, một tổ công tác 4 người của  hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương cùng các thành vỉên cửa Uỷ ban Quốc tế đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn lấn chiếm xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, làm chết 21 ngưòi dân, làm bị thương 40 người và bắt đi gần 100 người khác. Đấy là một vụ vi phạm Hiệp định Pa-ri hết sức nghiêm trọng mà Trung tướng Trần Văn Trà đã cực lực phản đốì phía ngụy Sài Gòn và kiên quyết đòi Ủy ban Quốc tế tiến hành điều tra khẩn cấp.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/05c-Davit4_zps9473d050.jpg)

        Khi đoàn điều tra đến xã Phổ Phong, bọn côn đồ đã mang theo gậy gộc, gạch đá, dao búa... đến bao vây. Chúng rất hung hăng và chửi bới thô bỉ. Một tên cao to, lực lưỡng cầm gậy phang vào đầu đồng chí Thiếu uý phiên dịch Trần Hán Ngọ, làm anh khuỵu xuống, ngất xỉu, máu chảy lênh láng. Chúng tôi lập tức cùng các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế đấu .tranh, trực diện với tên đại tá, tỉnh trưởng ngụy, vạch mặt chính y tổ chức bọn côn đồ tấn công đoàn công tác nhằm phá hoại cuộc điều tra, đòi y chấm dứt hành động phá hoại và giải tán bọn côn đồ. Trong khi đó, các thành viên của Đoàn Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a trân trân đứng nhìn mà không có phản ứng gì.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 02:20:48 am
        Sau khi bọn côn đồ rút lui, các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan bàn với chúng tôi là phải nhanh chóng đưa anh Ngọ về Đà Nẵng để cấp cứu. Nhưng đưa anh Ngọ vào bệnh viện nào ở Đà Nẵng đây? Nếu để tổ công tác của ngụy đưa anh vào viện quân y ngụy hay một viện dân y bất kỳ ở Đà Nẵng, đó sẽ là một rủi ro lớn. Rất có thể bọn chúng sẽ tạo bệnh án giả để trốn tránh trách nhiệm, thậm chí chúng có thể gây nguy hiểm cho chính tính mạng của anh ấy nữa. Các đồng chí đề nghị cho anh Ngọ vào bệnh viện của Cộng hòa Liên bang Đức để kiểm tra vết thương, lập biên bản chi tiết về tình trạng thương tật và chăm sóc sức khoẻ cho anh. Có thể tin rằng, họ sẽ bảo vệ lương tâm và uy tín nghề nghiệp của một bệnh viện quốc tế.

        Trong tình huống khẩn cấp và ở giữa vùng địch kiểm soát như thế này, đây là giải pháp an toàn nhất và khả dĩ nhất. Chúng tôi đồng ý. Các đồng chí đã lập tức liên hệ với bệnh viện của Cộng hòa Liên bang Đức và đưa anh Ngọ vào đó. Sau khi anh Ngọ nhập viện, các đồng chí liên tục đến thăm. Các đồng chí hết sức chú ý đề phòng điều bất trắc có thể xảy ra, nên thường xuyên trao đổi trực tiếp với các bác sĩ Đức ở đây để bảo đảm anh Ngọ được chăm sóc cẩn thận nhất và an toàn tuyệt đối.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/06ba_zps4e918c58.jpg)

        Ở Sài Gòn, hai Trưởng đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương đã lập tức gặp Trưởng đoàn phía ngụy Sài Gòn, kiên quyết yêu cầu họ bảo đảm an ninh tuyệt đốỉ cũng như bố trí chỗ ăn, chỗ ở an toàn nhất cho các thành viên còn lại của tổ công tác ta. Ba chúng tôi (2 sĩ quan liên lạc và 1 phiên dịch) được đưa vào doanh trại của một đơn vị quân đội ngụy ở Đà Nẵng. Đây lại một tình huống éo le nữa khiến các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan thấy không an tâm. Vì thế, các đồng chí đã đi cùng chúng tôi để nhìn tận mắt nơi ăn ở tạm này, đồng thời để bảo đảm an toàn cho chúng tôi.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/06bd_zps5ea1bfb8.jpg)

        Đánh giá kẻ thù không dám làm gì để tình hình thêm phức tạp và tin tưởng vào khả năng ứng phó của mình, chúng tôi đề nghị các đồng chí về nghỉ, nhưng các đồng chí nhất định không chịu về. Chúng tôi nói mãi, 2 giò sáng các đồng chí mới ra về. Nhưng chỉ chừng 2 tiếng sau, các đồng chí đã quay trở lại vì các đồng chí vẫn thấy không an tâm về sự an toàn của chúng tôi. Hôm sau, Tổ Úy ban quốc tế họp bàn về sự cố Đức Phổ. Các đồng chí lại kịch liệt lên án phía ngụy Sài Gòn và khẳng định họ đã vi phạm Hiệp định Pa-ri. Một lần nữa, hai Đoàn Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a lại cố tình làm ngơ!

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/023_zps07934148.jpg)

        Sự phối hợp đấu tranh của các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan thật nhịp nhàng và vô điều kiện, tình cảm của các đồng chí thật nhiệt thành và thắm thiết, sự quan tâm của các đồng chí thật chân tình và chu đáo! Nhờ vậy mà anh Ngọ đã được điều trị cẩn thận và ngày 19 tháng 3 năm 1973 cả tổ công tác chúng tôi đã trở về Trại Đa-vít an toàn.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/014_zpsb29d1435.jpg)

        Một lần khác, vào tháng 4 năm 1973, tổ sĩ quan liên lạc gồm 4 người của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng các thành viên Ủỷ ban Quốc tế đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn vi phạm ngừng bắn ở khu vực Phật Đá - Sáu Ầu, tỉnh Kiến Tường. Đoàn đại biểu quân sự của phía Sài Gòn một mực đòi các sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam không được ở khách sạn với Trưởng đoàn ta và các thành viên Ủy ban Quốc tế, mà phải ra căn cứ quân sự Đồng Tâm ở với các sĩ quan ngụy để "hai bên bàn chuyện với nhau cho dễ, không cần mấy ổng ở Ủy ban Quốc tế làm gì".

        Chúng tôi nhận định, đây là âm mưu của phía Sài Gòn nhằm cô lập các sĩ quan liên lạc với Trưởng đoàn ta và với các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế, qua đó để vô hiệu hóa Đoàn ta và phá hoại cuộc điều tra. Do đó, chúng tôi dứt khoát không chấp nhận đòi hỏi của phía Sài Gòn và đấu tranh buộc họ phải để các sĩ quan liên lạc ta ở khách sạn Mỹ Cảnh, thị xã Mỹ Tho, cùng với Trưởng đoàn ta. Điều trố trêu là hai Đoàn In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế lại ngang nhiên ủng hộ phía Sài Gòn.

        Trong phiên họp khẩn của đoàn công tác, Trưởng đoàn Hung-ga-ri đấu lý với phía Sài Gòn: "Giấy đi công tác có chữ ký của chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, Phó Trưởng đoàn đại biểu quân sự của Việt Nam cộng hòa, và Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ghi rõ các sĩ quan liên lạc của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được phép ăn, ở tại khách sạn Mỹ Cảnh cùng vói Trưởng đoàn của họ và phía Việt Nam cộng hòa sẽ tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ. Tại sao phía Việt Nam cộng hòa đặt ra quy định mà không thực hiện? Nếu quý vị nhất định buộc các sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải ra căn cứ Đồng Tâm, thì hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan sẽ lập tức rời khách sạn Mỹ Cảnh đi ở chỗ khác và sẽ vạch mặt chỉ tên những "điệp ngầm" của phía Việt Nam cộng hòa cài vào đoàn công tác để chuyên theo dõi hai Đoàn chúng tôi".

        Trước sự đấu tranh quyết liệt và có lý lẽ của hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan, phía Sài Gòn buộc phải xuống thang, để các sĩ quan liên lạc ta ở lại khách sạn Mỹ Cảnh. Nhưng với âm mưu trước sau như một là cô lập Đoàn ta, chúng đã huy động cảnh sát bao vây quanh khách sạn để "bảo vệ an toàn tính mạng cho quý vị" và lệnh cho nhân viên khách sạn không bán bất kỳ thứ gì, kể cả đồ ăn và thức uống, cho các thành viên của Đoàn ta. Do đó, các đồng chí trong Đoàn Hung-ga-ri phải cung cấp đồ hộp dự trữ cho Đoàn ta trong những ngày công tác ở Mỹ Tho.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2013, 05:02:59 am
        Mặc dù cuộc điều tra vụ Phật Đá - Sáu Ầu không đạt được kết quả như mong muốn do phía ngụy Sài Gòn cố tình phá hoại, nhưng biên bản làm việc của Ủy ban Quốc tế ghi rõ ý kiến nhất trí của cả bốn Đoàn Hung-ga-ri, Ba Lan, In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa cho rằng phía Việt Nam cộng hòa đã không bảo đảm an ninh đầy đủ cho các thành viên của Ủy ban Quốc tế và các sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ý kiến nhất trí của cả bốn Đoàn trong Ủy ban Quốc tế (một sự việc rất ít khi xảy ra) cũng là một thắng lợi của Đoàn ta, vì nó là cơ sở pháp lý quan trọng để ta tố cáo trước dư luận về hành động vi phạm Hiệp định của chính quyền Sài Gòn.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/01_zps910ce1d4.jpg)

        Cũng cần nói thêm rằng, hai đồng chí Hung-ga-ri (Thiếu tá Dylski Aurél và Đại úy Cziboly Csaba) đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở miền Nam và các đồng chí trong hai Đoàn đại biểu Hung-ga-ri và Ba Lan đã không ít lần phải đương đầu với những hành vi đe dọa từ phía chính quyền Sài Gòn. Đặc biệt là những ngày cuối tháng 4 năm 1975, các đồng chí đã phải đốỉ mặt với những hiểm nghèo thực sự, trong tình hình hoảng loạn ở Sài Gòn lúc ấy. Người Mỹ trong đại sứ quán và Tổ Liên hợp quân sự 4 bên đã khẩn khoản mời các đồng chí đến toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn để đi di tản cùng những người Mỹ còn kẹt lại. Mặc dù từ sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975, liên lạc điện thoại với hai Đoàn đại biểu quân sự ta ở Trại Đa-vít bị cắt đứt hoàn toàn, nhưng vì tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách cư xử có trước có sau của chúng ta nên các đồng chí đã quyết định ở lại Sài Gòn, trong khi hai Đoàn I-ran và In-đô-nê-xi-a đã đến toà đại sứ Hoa Kỳ để đi di tản theo tiếng gọi của người Mỹ. sở dĩ các đồng chí quyết định như vậy là vì, trong mấy tuần lễ cuối tháng 4 năm 1975, những buổi làm việc hai tuần một lần giữa các đồng chí và hai Đoàn ta tại Trại Đa-vít đã được tổ chức thường xuyên hơn, qua đó các đồng chí thông báo cho ta nhiều tin quan trọng về diễn biến tình hình ở Sài Gòn và được ta thông báo về cuộc tiến công của quân ta trên khắp miền Nam (nhưng ta giữ bí mật tuyệt đối về kế hoạch tổng tiến công Sài Gòn). Niềm tin của các đồng chí đã được đền đáp trọn vẹn. Các đồng chí đã được chứng kiến ngày toàn thắng của cách mạng Việt Nam và sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quyền Sài Gòn, để đến ngày 9 tháng 5 năm 1975 các đồng chí rời Sài Gòn trở về Tổ quốc thân yêu của mình.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/087_zpsf313d6d0.jpg)

        Nhưng các đồng chí không rời Sài Gòn "bằng cửa hậu" như các đồng nghiệp I-ran và In-đô-nê-xi-a trong Uỷ ban Quốc tế. Các đồng chí tạm biệt Sài Gòn "bằng cửa trước" trong tư thế đàng hoàng của người chiến thắng, với lời chào tạm biệt chân thành và sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của Uỷ ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định theo chỉ thị trực tiếp của Trung tướng Trần Văn Trà, trên cương vị mới là Chủ tịch Uỷ ban Quân quản thành phố. Và, vẫn với những cái bắt tay thật chặt và những nụ hôn thắm tình đồng chí thủy chung và tình hữu nghị anh em đã được hun đúc trong chiến đấu.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/02_zpsdc498b17.jpg)
       Về sự hiệp đồng tác chiến giữa hai Đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự và hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan trong Uỷ ban Quốc tế, Thượng tướng Trần Văn Trà sau này đã viết: "Các đồng chí trong Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan trong Uỷ ban Quốc tế, với tinh thần quốc tế và lòng nhiệt tình anh em, đã hiệp đồng chặt chẽ với chúng tôi cùng đấu tranh, bảo vệ nhau, giúp đỡ nhau...

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/03_zpsa4178f5b.jpg)

        Ngay trong ngày đầu tiên gặp gỡ và làm việc với các đồng chí Hung-ga-ri, đồng chí Thiếu tướng Xuýt, Phó Trưởng đoàn Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế, đã nói với tôi giọng chân thành: "Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Hung-ga-ri cử chúng tôi đến Việt Nam vì hoà bình và hạnh phúc của nhân dân các bạn, vì hoà bình thế giới. Chúng tôi xem sự thành công của cách mạng Việt Nam là thành công của chính bản thân mình và vì vậy sẵn sàng hy sinh vì nó. Đó là nguyên tắc chỉ dẫn mọi hành động của chúng tôi. Chúng tôi không sợ chết và tất nhiên không sợ cực nhọc".

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/04_zpsb2d3611e.jpg)
       Cảm ơn biết mấy những lời nói chí tình từ vị sứ giả của giai cấp công nhân từ một đất nước xa xôi đến với chúng ta trong những ngày còn gian khổ, trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả!"1 . Đấy là những lời đánh giá chí lý chí tình đốỉ với sự hỗ trợ đầy hiệu quả và tình cảm hết sức chân thành của các đại biểu hai nước bạn trong Uỷ ban Quốc tế thời đó.

        Cuộc vui nào rồi cũng có lúc kết thúc. Lúc chia tay chúng tôi, Trung tướng Botz Laszlo xúc động nói lời tạm biệt: "Tôi đã có vinh dự lớn lao được chứng kiến giờ phút Sài Gòn giải phóng, nhưng ngay lúc đó tôi không thể hiểu được làm sao các đồng chí lại có thể giành chiến thắng chóng vánh và trọn vẹn đến như vậy. Rồi sau khi chia tay Sài Gòn, tôi đã không thể hình dung có ngày gặp lại các đồng chí trong những giờ phút cảm động và ý nghĩa như thế này. Hôm nay là một ngày tuyệt vời và vô cùng hạnh phúc đối với cá nhân tôi và các đồng chí trong Đoàn chúng tôi! Tạm biệt các đồng chí và hy vọng có dịp gặp lại".

        Chúng tôi ôm hôn nhau thật chặt, như để lưu lại những giò phút đầy ý nghĩa và đáng nhớ này. Đó là những cái hôn của tình hữu nghị, tình bạn chiến đấu thủy chung trên chiến trường chống Mỹ, cứu nước.

--------------------
1.  Chương “Mặt trận mới”, Tác phẩm chọn lọc, Trần Vãn Trà, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2013, 12:36:23 am

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/05k-ThuongtaTranDuyHinh-Baochi1_zps2380a008.jpg)
1973

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/05-ThuongtaTranDuyHinh-Baochi_zpsd644165d.jpg)
35 năm sau

NGƯÒI MỸ CUỐI CÙNG..
     
TRẦN DUY HINH1              

        Nước Mỹ sau thế chiến II (1939 - 1945) trỏ thành một siêu cường, đưa quân viễn chinh đi can thiệp khắp nơi trên thế giới, đánh đâu được đấy, chưa thua ai và cũng chẳng ai đánh bại được họ, y như quân Nguyên - Mông của Hốt Tất Liệt, quân viễn chinh của Hoàng đế Na-pô-lê-ông đệ nhất. Thiên hạ chỉ nghe thấy đã run, nhìn thấy đã sợ, nếu phải miễn cưỡng chống lại họ thì phần thua đã cầm chắc, vì thấy sức mạnh kinh tế và quân sự khổng lồ của họ nhiều người trong thiên hạ chỉ mong cầu hoà với tư tưởng chủ bại.

        Ấy là những chuyện ngày trước, xa lắm rồi, chỉ còn gặp lại trong sử sách, vì tất cả họ đã ở bên kia thế giới. Có chăng chỉ còn để lại bài học cho hậu thế, người ta chỉ thi thoảng nghĩ tới, nhớ tới chứ không còn được gặp lại hay thấy họ sửa sai!

        Gần đây, cuối thế kỷ 20, chuyện xảy ra với siêu cường Mỹ vẫn vẹn nguyên. Tất cả vẫn còn đang sống, ánh hào quang hay bóng tối vẫn còn hơi nóng của sự kiện, của da thịt những nhân chứng vẫn còn, đội quân xâm lược vẫn còn và đang được bố trí trên khắp địa cầu, đang bách chiến nhưng không bách thắng. Họ kiêu hãnh đánh bại mọi quốc gia dám chống lại sự can thiệp của họ, nhưng nhảy vào định lấy chiến tranh để chia cắt và xâm lược Việt Nam thì sự kiêu hãnh ấy đã bị sụp đổ. Họ bị đại bại trong cuộc chiến tranh kéo dài nhất, tốn kém nhất, tàn bạo nhất, trong suốt 21 năm đổ sức, đổ của, đổ máu hòng khuất phục dân tộc Việt Nam.

        Đấy là trận thua đầu tiên, cay đắng nhất bởi chính sách xâm lược của Mỹ. Họ phải ký vào Hiệp định Pa-ri buộc phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 năm 1973. Quân chư hầu rút trước, quân Mỹ rút sau nhưng phải đúng ngày giờ, địa điểm quy định, không được chần chừ, rút dưới sự theo dõi, kiểm tra của quân đội cách mạng Việt Nam và Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pa-ri.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/01-Diemdanhtungtenxamluoc_zps7fea515d.jpg)
Đại biểu đại diện các phái đoàn quân sự (người đội mũ mềm) đang cầm danh sách điểm danh,
nhận diện từng tên xâm lược (những người đội mũ sắt) cho phép lên máy bay về nước.

        Nhưng từng chuyến rút quân có danh sách, được các sĩ quan Quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên điểm danh cho lên máy bay. Dòng người chui vào máy bay kia chính là đội quân xâm lược Mỹ đang ôm hận rút về, mặc cảm thua trận và tội ác mà họ gây ra trên mảnh đất không có hận thù với họ.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/04_zpsabc8cd0e.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/03Myruthetquan29-3-73_zpsb7a0005b.jpg)
Dòng người chui vào máy bay kia chính là đội quân xâm lược Mỹ
đang ôm hận rút về, mặc cảm thua trận và tội ác
mà họ gây ra trên mảnh đất không có hận thù với họ.

        Sự rút chạy kiểu nào cũng đều nhục nhã. Suốt mấy tuần, toàn thế giới đã thoả mãn về những hình ảnh lính Mỹ đội lốt khách du lịch rút chạy. Không còn bịp được ai! Giờ đây cả thế giới muốn biết mặt, biết tên của người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam là ai, trẻ hay già, da đen hay da trắng, sĩ quan hay lính tập?

        Dù là ai thì tên lính cuối cùng ấy vẫn đại diện cho sự rút lui, triệt thoái của kẻ xâm lược. Vinh hay nhục, anh hùng hay tội đồ, cả thế giới sẽ còn phán xét(!)

        Đối với dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam thì thời khắc tên lính xâm lược cuối cùng chui vào máy bay rút đi là thời khắc lịch sử. Nó thiêng liêng ở chỗ đó, là cái mốc đầu tiên đánh dấu đất nước Việt Nam sạch bóng quân xâm lược sau hơn 115 năm bị thực dân, đế quốc phương Tây chiếm đóng. Và, vì thế, các phóng viên nhiếp ảnh và quay phim của hai Đoàn ta, các phóng viên, nhiếp ảnh và truyền hình nước ngoài cố chờ, nhanh tay chộp cho bằng được hình ảnh tên xâm lược cuốỉ cùng chui vào máy bay, cánh cửa sắt đóng sập lại, chấm dứt vĩnh viễn sự đô hộ của chúng trên đất nước này. Đấy cũng chính là hình ảnh kết thúc một bộ phim Tài liệu - Phóng sự dài quay suổt 60 ngày đêm trên khắp miền Nam Việt Nam. Trong số các phóng viên ấy có một người đã ghi chép phần công việc của mình hàng ngày, những sự kiện mà anh ta đã chứng kiến.

---------------------
1. Phóng viên quay phim.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2013, 02:11:12 pm
        Xin trích ra đây hai đoạn có liên quan đến những nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng phải rút khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Pa-ri đúng vào ngày 29 tháng 3 năm 1973 dưới sự giám sát của các đại biểu ta, không được nấn ná trì hoãn.

        "... Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 1973.

        Lúc 14 giờ chiều, nắng như đổ lửa, có xe đưa nhóm cán bộ Liên hợp quân sự và bộ phận báo chí ra thay ca, tất cả các thành viên Ban Liên hợp quân sự 4 bên hốì hả tụ tập dưới cánh chiếc máy bay Boeing to như toà nhà 5 tầng để bàn giao công việc.

        Tất cả các đại biểu 4 bên đều đeo trên cánh tay băng vải màu da cam có in số 4 to đậm: 8 người của Đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa (Đoàn A), 6 người của Đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B), 4 người Đoàn Hoa Kỳ và 4 người Đoàn Việt Nam cộng hoà (Sài Gòn) và các vị đại diện của Uỷ ban Quốc tế.

        Đây là ca làm việc cuối cùng, nên có người đề nghị tất cả đứng gom lại để chụp ảnh kỷ niệm dưới cánh máy bay ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, các loại máy ảnh, máy quay phim tới tấp làm việc.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/07Rutquan_zpse1ebbfec.jpg)
Chụp ảnh lưu niệm. Không biết những người trong khuôn hình còn giữ được tấm ảnh ghi lại thời điểm lịch sử này không?

        Đến giờ lên máy bay, các cán bộ Liên hợp quân sự vào vị trí kiểm tra, các phóng viên trong và ngoài nước nhăm nhăm máy ảnh, máy quay phim, chụp cho bằng được hình ảnh tên lính Mỹ cuối cùng chui tọt vào máy bay, phía sau nó cánh cửa sắt đóng sập lại, có người còn cố ý rình để chộp xem tên nào trước khi bước vào máy bay còn cố ngoái đầu nhìn lại lần cuối mảnh đất nó đã từng gây tội ác, giờ phải rút đi trong tiếc nuối!

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/06Nh1EEFnghigravenh1EA3nhv1EC1quacircnM1EF9ruacutet11101EE3t16-3-1973t1EA1iTacircnS1A10nNh1EA5t_zps84468b96.jpg)
Một người lính Mỹ nằng nặc đòi nhìn tận mắt tên mình trên bản danh sách rút quân lịch sử. Các cán bộ ta cũng chiều lòng anh ta!

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/05Nh1EEFnghigravenh1EA3nhv1EC1quacircnM1EF9ruacutet11101EE3t16-3-1973t1EA1iTacircnS1A10nNh1EA5tb_zps645df405.jpg)
Thấy vậy, vài đồng đội của anh ta cũng bắt chước xin xem.
 
        Đây là kịch bản phân cảnh mà các nhà báo, nhà truyền hình, nhà quay phim tư liệu ai cũng muốn biến thành hình ảnh độc đáo cho báo, cho phim, cho chương trình truyền hình của mình, một điểm nhấn nóng hổi tính thời sự và tính lịch sử có một không hai trong nhiều thế kỷ mới diễn ra lần này. Không thể bỏ phí thời cơ trời cho vào thời khắc quý giá nhưng khắc nghiệt của lịch sử nhân loại. Có được những hình ảnh đắt giá ấy đồng thời chính họ cũng bước vào lịch sử chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam và thế giới. Họ là những người chứng kiến lịch sử, ghi chép lịch sử bằng hình ảnh cụ thể sống động chứ không phải bằng ký tự ngôn ngữ. Các nhà báo không biết điều đó, chỉ mãi sau này những nhà nghiên cứu, những nhà viết sách, làm phim tìm đến họ để tìm hiểu sự thật thì họ mới ý thức hết được vị trí của mình trong sự kiện lịch sử ấy. Đấy là vinh hạnh của một đời người chỉ trong một lần, không phải ai muốn cũng có được!

        Ca trực tối ấy, khuya mới về đến Trại Đa-vít, anh em phóng viên hai Đoàn A và B cụm lại ở phòng Đoàn A nơi anh Bùi Duy Ly - nhiếp ảnh, anh Nguyễn Kha - quay phim cùng với Lâm Tấn Tài - nhiếp ảnh, Nguyễn Quế - quay phim Đoàn B đang ngồi thuật lại những gì xảy ra ở chuyến rút quân cuối cùng của lính Mỹ. Trong khói thơm thuốc lá Điện Biên, vừa chiêu ngụm trà Hồng Đào thơm ngát, vừa nhấm nháp kẹo Hải Châu ngọt lịm, ông Kha kể:

        "... Đám phóng viên nước ngoài mới ghê chứ, họ có kinh nghiệm nên cứ bâu lấy Đoàn đại biểu miền Bắc để moi tin. Họ đến đông hơn mọi lần vì không bị quân cảnh ngụy Sài Gòn ngăn chặn. Quân Mỹ rút hôm nay là đợt cuốỉ cùng, ở ngay tại Tân Sơn Nhất, có sự hoạt động ráo riết của Đoàn miền Bắc. Đây là những người mà phía Mỹ - ngụy Sài Gòn e ngại nhất. Họ xúm lại quay phim, phỏng vấn, ghi hình đến nỗi cả 8 người Đoàn A toát mồ hôi, liên tục bỏ mũ kê-pi ra lau mồ hôi. Họ cũng thu hình, cán bộ ta kiểm tra danh sách, đếm từng người như mọi ngày; họ cũng quay phim, chụp ảnh như mọi ngày. Máy tắc phim mình ngồi lồng túi đen tua lại phim, lấy phim mới họ cũng xúm lại ghi hình, có lẽ vì thao tác nghề nghiệp này quá lạ mắt đối với họ, vì nếu gặp tình huống như mình thì họ không biết xoay xở ra sao?

        Nhưng không khí háo hức này, nhóm phóng viên của ta đã làm một cuộc họp báo chớp nhoáng nhưng rất đặc biệt ngay dưới cánh máy bay trên đường băng sân bay Tân Sơn Nhất. Bối cảnh là đài chỉ huy không lưu, là chiếc máy bay Boeing hiện đại nhất của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, vây quanh là đám quân cảnh Sài Gòn chĩa ngược nòng súng vây thành một vòng tròn canh gác.

        Đây là chuyến bay cuốỉ cùng đưa nốt những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam về nước. Hình ảnh những tên lính Mỹ to béo, kềnh càng đang ngoan ngoãn xếp hàng lên máy bay dưới sự kiểm tra của những sĩ quan cách mạng chiến thắng từ trên rừng xuống, từ Hà Nội vào.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2013, 11:07:45 am
        Một nhà báo Anh đeo máy ghi âm có chữ BBC hỏi một phóng viên của ta "Ông có cảm nghĩ gì trong giờ phút lịch sử này?" thì được trả lòi:

        -   Đây là giờ phút lịch sử huy hoàng nhất của dân tộc chúng tôi!

        -   Vì sao, thưa ông?

        -   Vì, đã hàng trăm năm nay, lúc này là giờ phút đầu tiên đất nước chúng tôi sạch bóng quân xâm lược.

        Phóng viên nước ngoài quay phim, chụp ảnh ta. Ta cũng quay phim chụp ảnh họ, cùng nháy mắt cười tế nhị.

        Đúng lúc ấy có xe chở đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa (Sài Gòn) ra tiễn tướng Uây-en, tư lệnh bộ chỉ huy quân viễn chính Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) cũng có tên trong danh sách phải rời Việt Nam trong chuyến bay này dưới sự kiểm tra, giám sát của hai Đoàn ta cùng các đại diện của Uỷ ban Quốc tế.

        Cuộc họp báo "đầu bờ" có tính lịch sử này lại đứng vào lúc tống tiễn viên chỉ huy cao cấp nhất của quân viễn chính Mỹ, từng gây bao tội ác với dân tộc Việt Nam - "Go home" - về nước, nên các nhà báo nháo nhác chạy hết bên nọ, bên kia để ghi hình, phỏng vấn. Đến khi tướng Uây-en lên máy bay thì họ quay hết lại cuộc họp báo để chờ chụp hình tên lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

        16 giờ 30 phút, đợt rút quân cuối cùng mới diễn ra, các phóng viên lại quây lấy phóng viên ta vì nhỏ người hơn nên khá vất vả trong cuộc chen lấn ghi hình. Họ có phương tiện hiện đại nên đứng xa cũng lấy được cận cảnh đảm bảo độ nét. Phóng viên ta có cách tác nghiệp riêng. Lâm Tấn Tài - phóng viên ảnh Đoàn B đã lách phía dưới rừng ống kính chụp được những trung cảnh, cận cảnh tên lính Mỹ cuối cùng là đại tá Ô-đen lên máy bay rút về nước.

        Thật ra, theo danh sách chính thức mà phía Mỹ cung cấp thì tên thượng sĩ nhất Mắc Bi-en-ki mới là tên cuốỉ cùng, hắn cũng xếp ở cuối hàng, sau khi trả lời vắn tắt vài câu phỏng vấn, vội chui vào máy bay theo lệnh chỉ huy.

        Nhưng thật bất ngờ, từ trong máy bay một viên đại tá trên ngực áo có tên Ô-đen bỗng thò mặt ra, tay cầm chai rượu chạy đến phía mấy sĩ quan Sài Gòn ra tiễn muộn, quáng quàng ôm nhau tợp mấy ngụm rượu rồi mới hối hả trở lại máy bay. Ô-đen lại tình cờ trở thành tên lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam".

        "Thứ 7 ngày 31 tháng 3 năm 1973.

        Ai là nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam?

        Đêm qua, phim chụp tên Ô-đen của Lâm Tấn Tài được phóng to ngay trong đêm để kịp gửi ra Hà Nội cho các báo đăng. Cả hai đoàn phóng viên vui quá, xúc động quá quên cả ngủ, vừa làm ảnh vừa ngắm những bức hình mới chụp ở mọi góc độ, nhiều chi tiết về chuyến bay cuốỉ cùng, toán lính Mỹ cuối cùng, tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

        Tổ quay phim Đoàn A kiểm lại còn 6 hộp NP7 và 10 hộp NP5, sẽ dùng số phim này quay nốt những chi tiết của Trại Đa-vít như: Hội quán, nhà nguyện, miếu thờ tên Đa-vít, kho xăng, hàng rào cũi lợn, khu gia binh, trại lính dù, đường Lê Văn Lộc, hào bao quanh sân bay, cây đa, cây bàng, nhà ăn, nhà bếp, bót gác, phòng trực..., sẽ để lại 5 hộp NP5 để ngày mai 31 tháng 3 năm 1973 quay thiếu tướng út-uốt, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Hoa Kỳ, sẽ ra sân bay tiễn Đoàn A và Thiếu tướng, Trưỏng đoàn Lê Quang Hoà về Hà Nội.

        9 giờ sáng ngày 31 tháng 3 năm 1973 ở góc phía Tây Nam sân bay Tân Sơn Nhất, trước cửa sở chỉ huy phi đoàn yểm trợ số 5 của quân lực Việt Nam cộng hòa, chiếc máy bay C130 to lù lù sơn vằn vện nằm phủ phục, ngoan ngoãn đợi sẵn để đưa Đoàn A về Hà Nội. Thế là, ở Trại Đa-vít chỉ còn lại cán bộ, chiến sĩ Đoàn B trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên miền Nam Việt Nam và một nhóm nhỏ của Đoàn A trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên. Buổi chia tay hôm nay có rất đông đại diện của Đoàn B, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn ra tiễn.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/02-TrungtaNguyenKha-nguoidaghilaicanhlinhMyvenuoc_zps68cf62da.jpg)
Trung tá Nguyễn Kha (2008) - người đã ghi lại cảnh lính Mỹ về nước

        Đám quân cảnh ngụy Sài Gòn súng chổng ngược lên trời đã tạo thành một vòng tròn rộng xung quanh máy bay. Nhiều xe nhà binh, xe ngoại giao, các nhà báo nhào đến ghi hình, chụp ảnh. Đại diện Uỷ ban Quốc tế, đại diện Đoàn Mỹ, đại diện Đoàn Sài Gòn ra tiễn Đoàn A. Các cán bộ, chiến sĩ Đoàn A quân phục gọn gàng xếp hàng ngay ngắn, sao mũ sáng ngời, tươi cười bắt tay những người ra tiễn. Tổ phóng viên Đoàn A gồm Nguyễn Kha, Trần Duy Hinh (Xưỏng phim Quân đội) - quay phim, Bùi Duy Ly, Hứa Kiểm (Thông tấn xã Việt Nam) - chụp ảnh. Lâm Tấn Tài, Nguyễn Quế - quay phim và chụp ảnh của Đoàn B cũng hối hả tác nghiệp cảnh tiễn đưa long trọng, thân tình. Bỗng vợ chồng thiếu tướng út-uốt tiến lại gần Thiếu tướng Lê Quang Hoà, vẻ trịnh trọng vừa bắt tay vừa nói câu gì đó rồi nghiêng vai vui vẻ biết lỗi. Anh Tạ Duy Huyền phiên dịch to cho mọi người xung quanh cùng nghe:

        -   Ngài út-uốt nói là xin phép ngài Thiếu tướng, Trưởng đoàn Lê Quang Hoà cho phép vợ chồng ông ta được ở lại Sài Gòn đêm nay (31-3-1973) vì ngày mai 1 tháng 4 năm 1973 mới có máy bay về Mỹ!

        Trưởng đoàn Lê Quang Hoà cười khoan dung bắt tay út-uốt gật đầu bảo: "Tôi đã báo cáo việc này với Hà Nội rồi. Nhưng chỉ ở lại một đêm thôi nhé!".

        Thế là thiếu tướng út-uốt, Trưởng đoàn Hoa Kỳ trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên thi hành Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, lại trở thành người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam để từ đây đất nước ta thật sự sạch bóng quân xâm lược".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2013, 03:19:45 am

 CHUYỆN VỂ CÁC SĨ QUAN PHIÊN D|CH TRẠI ĐA-VÍT
     
Tập thể sĩ quan phiên dịch Trại Đa-vít              

        Phiên dịch Ban Liên hợp quân sự: Anh là ai?

        Vào đầu những năm 1970, số người biết tiếng Anh ở miền Bắc còn rất ít, số người làm "thông ngôn" tiếng Anh càng ít hơn! Số người ít ỏi này tập trung ở các đơn vị quân đội (chuyên khai thác phi công và nghiên cứu tài liệu quân sự của Mỹ), các cơ quan làm công tác đốỉ ngoại (làm phiên dịch và nghiên cứu ở Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Hoà bình và hữu nghị) và các trường đại học trong và ngoài quân đội (giảng dạy tiếng Anh).

        Hiệp định Pa-ri được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 đòi hỏi phải có ngay một số lượng lớn phiên dịch tiếng Anh để hỗ trợ việc triển khai thi hành Hiệp định. Phiên dịch được triệu tập khẩn cấp từ một loạt cơ quan khác nhau. Đội quân phiên dịch "Liên hợp quốc" này được phân công phục vụ hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương đóng tại Trại Đa-vít và các Ban Liên hợp quân sự ở 7 khu vực, suốt từ Huế ở miền Trung đến tận Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả là một địa bàn hoạt động hết sức phức tạp và trải rộng khắp miền Nam!

        Cùng với các cán bộ và chiến sĩ tham gia đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri, anh em phiên dịch tập trung ở nhiều địa điểm khác nhau quanh Hà Nội, lên đường vào nhiều thời điểm khác nhau và di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Một số đi từ Pa-ri bằng hàng không quốc tế về Sài Gòn, một số đi từ Gia Lâm bằng máy bay vận tải Mỹ vào Sài Gòn, một số đi từ căn cứ Lộc Ninh bằng máy bay trực thăng ngụy vào Sài Gòn, và một số khác vượt Trường Sơn bằng ô tô và đi bộ vào các Tổ Liên hợp quân sự khu vực. Cuộc hành quân vừa thần tốc, vừa ly kỳ, vừa gian khổ nhưng cũng đầy lãng mạn!

        Hành trang của anh em phiên dịch chủ yếu là vốn tiếng Anh, cùng vài lần được đọc văn bản và được nghe giải thích về nội dung Hiệp định Pa-ri. Chỉ một số anh em có nghiệp vụ và kinh nghiệm phiên dịch. Mặc dù vậy, tất cả chúng tôi đều có tinh thần của người chiến sĩ và ý thức trách nhiệm của người công dân yêu nước. Ai cũng háo hức lên đường, ai cũng nóng lòng được tham gia vào cuộc đấu tranh trực diện với Mỹ - ngụy để buộc chúng thi hành Hiệp định.

        Điều may mắn là anh em phiên dịch được trực tiếp phục vụ các đồng chí chỉ huy, được đi công tác thường xuyên, được đặt chân đến nhiều địa phương và được tiếp xúc với nhiều đối tượng bên ta cũng như bên địch. Rồi trong anh em chúng tôi, người biết ít sẵn sàng học hỏi người biết nhiều, người đi trước hết lòng dìu dắt người đi sau. Nhờ vai trò có phần đặc thù của công việc phiên dịch và thái độ thực sự cầu thị đó mà chúng tôi nhanh chóng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, ngày càng nhạy bén về chính trị, mài sắc kỹ năng xử lý tình huống và từng bước trở thành những phiên dịch có trình độ và bản lĩnh.

        Trong cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri kéo dài 823 ngày đêm - đúng như tiêu đề của cuốn sách "Trại Đa-vít - 823 ngày đêm" - anh em phiên dịch đã góp phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên. Xin mượn cuốn sách này để kể lại một số trong rất nhiều câu chuyện mà anh em phiên dịch được tham gia trực tiếp hoặc được chứng kiến trong những ngày phục vụ cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri.

        Chủ động tấn công đối phương

        Trong thòi gian công tác ở Trại Đa-vít, tôi có niềm vinh hạnh được trực tiếp dịch cho Trung tướng Trần Văn Trà, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên, tại các buổi làm việc với Uỷ ban Quốc tế cũng như tại nhiều cuộc họp báo hay tiếp khách quốc tế mà ông chủ trì. Điều đó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về vị Tư lệnh của Quân giải phóng miền Nam và những kinh nghiệm quý về đấu tranh ngoại giao. Xin chia sẻ với bạn đọc về một trong những kỷ niệm sâu sắc đó.

        Khoảng đầu tháng 3 năm 1973, Hiệp định Pa-ri đã thi hành được hơn 1 tháng nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn do phía Mỹ-ngụy rắp tâm phá hoại Hiệp định, quân Mỹ và quân chư hầu đang rút khỏi miền Nam nhưng lại chuyển giao vũ khí, trang thiết bị, căn cứ quân sự cho quân ngụy Sài Gòn, v.v... Đáng lý Uỷ ban Quốc tế có đủ khả năng phát hiện những hành động phá hoại nói trên và có quyền đưa ra những kết luận xác đáng, nhằm ngăn chặn việc phá hoại Hiệp định và vãn hồi hoà bình. Nhưng Uỷ ban Quốc tế luôn bị chia rẽ bởi những bất đồng quan điểm, trong đó Ca-na-đa đã nhiều lần công khai bênh vực cho phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

        Trưởng đoàn Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế là đại sứ Mi-sen Gô-vanh (Michel Gauvin), bề ngoài có vẻ lịch thiệp nhưng được biết đến là một con người có tính cách độc đoán, trịch thượng và luôn muốn áp đảo người cùng đối thoại.

        Một hôm ông Gô-vanh ngỏ ý muốn đến thăm xã giao Trung tướng Trần Văn Trà. Xét thấy đây là một dịp tốt để nói chuyện thẳng thắn với vị đại biểu này của Uỷ ban Quốc tế, Trung tướng đồng ý tiếp ông ta tại Trại Đa-vít, nơi đóng trụ sở của Đoàn ta. Ông đã dành thời gian để chuẩn bị chu đáo nhất cho cuộc gặp gỡ này. Cùng tiếp các vị khách Ca-na-đa còn có Đại tá, Phó Trưởng đoàn Võ Đông Giang và tôi được chỉ định làm phiên dịch.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2013, 04:28:47 am
        Để tỏ thái độ trọng thị đốỉ với các vị khách Ca-na-đa, Trung tướng ra tận xe để đón đại sứ Gô-vanh, đưa ông ta vào phòng khách và mời ông ta ngồi ở vị trí trang trọng nhất. Sau những lời thăm hỏi xã giao, đại sứ Gô-vanh, với một thái độ đầy tự tin và chủ động, đã mở đầu buổi gặp gỡ bằng những phát biểu dài dòng về vai trò, thành tích của Uỷ ban Quốc tế trong tháng ông ta làm Chủ tịch. Gô-vanh cũng nói về vấn đề ngừng bắn, trao trả tù binh, việc rút quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam... Ông ta không che giấu ý đồ phô trương sự đắc lực, khách quan và công bằng của Uỷ ban Quốc tế, đồng thời có ý ám chỉ và vu cáo phía ta vi phạm lệnh ngừng bắn nên đến nay chiến trường vẫn chưa ngừng tiếng súng. Cảm thấy nói đã đủ ý và đủ dài nên Gô-vanh dừng lại, nhìn Trung tướng dò hỏi.

        Trung tướng thong thả mời các vị khách uống nước trà, hút thuốc và ăn trái cây. Rồi, với một thái độ nhã nhặn và lịch thiệp, ông bắt đầu nói, vối những câu văn mạch lạc và rõ ràng, cứ vài ba câu thì ông dừng lại cho tôi dịch: "Thưa đại sứ Gô-vanh, ngài nói rất đúng về vai trò quan trọng và tính khách quan rất cần thiết của Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pa-ri. Thú thật với ngài rằng, chúng tôi rất đau xót khi thấỵ tiếng súng vẫn còn nổ khắp nơi mặc dù đã có Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi mấy chục năm chiến tranh liên miên. Tôi tin rằng, trên thế giới này không có một dân tộc nào thiết tha mong đợi hoà bình như dân tộc Việt Nam chúng tôi, một dân tộc đã biết chiến đấu và biết chịu đựng để tìm cho ra chân lý. Nhưng, như ngài đại sứ đã nói, mọi việc đều có nguyên nhân của nó. Tôi xin phép ngài giở lại một vài trang lịch sử đã qua. Dân tộc chúng tôi đã giành được độc lập năm 1945, nhưng thực dân Pháp xâm lược trở lại nên chúng tôi buộc phải chiến đấu 9 năm trời ròng rã, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, nhờ đó mà Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Thòi kỳ ấy cũng có một Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát, trong đó có Đoàn đại biểu Ca-na-đa, chắc ngài biết rõ?".

        Tôi dịch dõng dạc từng câu cho các vị khách nghe được đầy đủ và rõ ràng. Nghe hết đoạn này thì Gô-vanh gật đầu đồng tình. Trung tướng nói tiếp: "Nhưng Ních-xơn, lúc đó là phó tổng thống Mỹ, đã tuyên bố rằng "Dù cho Pháp có ký kết Hiệp định đình chiến ở Đông Dương, nhưng Hoa Kỳ vẫn sẽ hành động một mình và sẽ gửi quân đội của mình sang Đông Dương, nếu điều đó là cần thiết cho lợi ích của Hoa Kỳ".   

        Nghe tôi dịch đến giữa chừng, Gô-vanh làm động tác khoát tay ngăn tôi lại và chêm vào một câu dài. Trung tướng lập tức nói với tôi: "Cậu hãy dịch tiếp những lời tôi nói, bao giờ tôi nói hết và dừng lại thì cậu mới được nghe và dịch lời của ông ta".

        Chờ tôi dịch hết đoạn trên, Trung tướng không để Gô-vanh phát biểu mà nói tiếp: "Tôi xin cung cấp một vài số liệu để ngài đại sứ biết: Từ năm 1955 đến 1960 có trên 800 chuyến tàu biển của Mỹ chở vũ khí và phương tiện chiến tranh các loại vào các cảng của miền Nam, đặc biệt là Đà Nẵng và, cũng trong thời gian ấy, số tiền viện trợ mà Mỹ cấp cho chính quyền Ngô Đình Diệm lên đến 1,6 tỷ đô-la. Cả thế giới đều biết việc này. Đó là sự vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng Uỷ ban Quốc tế lúc đó hoặc làm ngơ, hoặc che giấu, hoặc bị áp lực nào đó nên không ngăn chặn những hành vi phi pháp ấy. Vì vậy mà tiếng súng vẫn nổ và chiến tranh lại tiếp tục trên đất nước chúng tôi. Ca-na-đa là thành viên quan trọng trong Uỷ ban Quốc tế lúc ấy, tất nhiên không thể chối bỏ trách nhiệm lớn lao của mình...":

        Tôí đang dịch thì Gô-vanh lại cố cắt ngang bằng mấy câu nói liên hồi nhưng, theo chỉ thị củá Trung tướng, tôi phớt lờ ông ta và tiếp tục dịch ý kiến của Trung tướng. Tôi cố gắng nói thật to, dõng dạc, át cả tiếng của Gô-vanh khiến ông ta phải ngừng nói và tỏ thái độ ngạc nhiên với cách cư xử của một người phiên dịch như tôi. Có lẽ Gô-vanh chưa từng gặp trường hợp nào mà ông ta không lấn lướt được người cùng đối thoại, lại, còn bị dồn vào thế bị động đối phó với cách giao thiệp lịch sự nhưng rất kiên quyết của một vị tướng "Việt cộng" Nhìn xéo sang đại sứ Gô-vanh, tôi thấy nét mặt ông ta tỏ rõ sự căng thẳng, nhưng trong tình thế này ông ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục lắng nghe. Có lẽ ông ta đã sai lầm khi chọn chủ đề và sai lầm khi chọn đối tượng để nêu chủ đề đó. Trung tướng nói tiếp: "Đến ngày nay, Mỹ đã chở cả bằng tàu biển, cả bằng máy bay, các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân đội Việt Nam cộng hoà để phá hoại Hiệp định Pa-ri, tiến hành các hoạt động lấn chiếm và bình định. Không những thế, quân Mỹ và quân các nước khác tuy rút về nước nhưng lại chuyển vũ khí, phương tiện, kho tàng, căn cứ quân sự cho quân đội Sài Gòn!. Đó là sự vi phạm quá trắng trợn đốỉ với Hiệp định...".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2014, 03:52:18 am
        Nghe tôi dịch xong ý kiến của Trung tướng, Gô-vanh dường như không còn chịu đựng được nữa. Ông ta giãy nảy lên, khoát tay lia lịa, rồi lắp bắp nói gì đó mà không ai nghe rõ. Trung tướng liền trấn tĩnh ông ta: "Xin đại sứ hãy bình tĩnh. Tôi chỉ xin nói vài câu nữa thôi, rồi tôi sẽ nhường lời cho đại sứ". Trung tướng nói tiếp:

        -   "Lần này nữa, nếu chúng ta, Uỷ ban Quốc tế và Ban Liên hợp quân sự 4 bên, không hợp tác chặt chẽ với nhau, không nỗ lực cùng nhau hành động một cách khách quan và đắc lực, và không ngăn chặn mọi hành động vi phạm như vậy thì tôi nghĩ rằng tiếng súng vẫn nổ là điều không có gì ngạc nhiên và nguyên nhân từ đâu thì ngài đại sứ cũng đã rõ. Trách nhiệm của chúng ta trước lịch sử là quá nặng nề. Chúng ta đã không đáp ứng được nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Ca-na-đa và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Và, Chính phủ Ca-na-đa, hai lần tham gia Uỷ ban Quốc tế về hai Hiệp định ngừng bắn, sẽ nghĩ thế nào về trách nhiệm của mình? Bây giờ, tôi xin nhường lời cho đại sứ".

        Nghe tôi dịch xong phát biểu của Trung tướng, Gô-varrh không còn hăm hở muốn nói như trước nữa. Thái độ của ông ta tỏ ra hoà nhã và nhũn nhặn lạ thường. Gô-vanh ấp úng nói: "Thưa ngài Trung tướng, thú thật với ngài là tôi không hiểu gì về Hiệp định Giơ-ne-vơ cả... Hồi ấy... tôi không được biết... những việc ấy. Tôi không theo dõi...".
Rõ ràng, ông Gô-vanh cố tình lảng tránh câu hỏi mà Trung tướng đặt ra môt cách trực diện về trách nhiệm của Ca-na-đa đối với sự bế tắc trong hoạt động của Uỷ ban Quốc tế. Ông ta là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về quan hệ quốc tế cũng như lịch sử ngoại giao Ca-na-đa, lại được tin tưỏng chỉ định vào một vị trí quan trọng là Trưởng đoàn Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế và ở một địa bàn quan trọng là Sài Gòn. Đối với một nhà ngoại giao tầm cỡ như ông ta, Hiệp định Giơ-ne-vơ và vai trò của Ca-na-đa đối với Hiệp định đó chỉ là những kiến thức hết sức sơ đẳng. Lẽ nào ông ta lại không biết gì?

        Có lẽ để gỡ thế bí, ông Gô-vanh chuyển qua nói chuyện về thời tiết, khí hậu ở Sài Gòn, về các loại trái cây ở miền Nam. Cuối cùng, ông ta xoay sang ca ngợi Trung tướng là "ngôi sao sáng trên bầu trời Sài Gòn", là "một chiến sĩ vĩ đại"... Có lẽ Gô-vanh hy vọng Trung tướng sẽ sa vào những lời tâng bốc cá nhân của ông ta, như vậy có thể cứu vãn một phần sự bẽ bàng mà ông ta vừa trải nghiệm.

        Nhưng Trung tướng rất cảnh giác với cái bẫy mà| Gô-vanh cài đặt. vẫn với thái độ từ tôn và lịch thiệp vốn có, Trung tướng đáp lễ: "Xin đa, tạ lời khen của ngài đại sứ. Quả thật vì lòng yêu nước thương dân, vì "không có gì quý hơn độc lập, tự do" mà những người chiến sĩ giải phóng chúng tôi đã xả thân chiến đấu và chiến thắng và được báo chí nước ngoài ca ngợi là những chiến sĩ chân đất huyền thoại... Tôi thực sự hãnh diện được đại diện cho nhân dân anh hùng và các chiến sĩ dũng cảm của chúng tôi ở ngay Sài Gòn để đấu tranh thi hành đúng đắn Hiệp định Pa-ri mà họ đã phải đổ bao xương máu mới giành được".

        Nghe tôi dịch xong những câu đáp lễ của Trung tướng, Gô-vanh ngồi im lặng trong giây lát rồi cáo từ ra về. Ra đến sân, Gô-vanh đề nghị các vị chủ nhà cùng chụp chung một tấm ảnh để làm kỷ niệm.

        Cuộc gặp gỡ hôm đó đúng là một kỷ niệm đáng nhớ đối với Gô-vanh, đáng để ông ta chụp ảnh kỷ niệm. Gô-vanh đã chủ động gợi ý đến chào xã giao Trung tướng Trần Văn Trà và mở đầu cuộc đối thoại một cách tự tin, với ý định áp đặt quan điểm thiên vị, vu cáo chúng ta vi phạm Hiệp định Pa-ri. Nhưng ông ta đã gặp một đốì thủ không chỉ là một nhà quân sự tài ba và đầy bản lĩnh trên chiến trường mà còn là một ngưòi có tài đối đáp, lý lẽ sắc bén và cử chỉ lịch thiệp trên bàn hội nghị. Quan trọng hơn, đối thủ đó, quá từng trải về chủ đề mà ông ta nêu ra và kiên quyết giành thế chủ động trong suốt cuộc đốỉ thoại, khiến cho ông ta - một nhà ngoại giao kỳ cựu của Ca-na-đa - phải "tâm phục khẩu phục".

        Đấu câu chữ với địch

        Những lần phía ta cùng Uỷ ban Quốc tế đi điều tra phía Sài Gòn vi phạm ngừng bắn hay giám sát trao trả tù binh ngụy thường là các tổ công tác nhỏ ba đến bốn người, trong đó có một sĩ quan phiên dịch. Đấy đều là những chuyến công tác hết sức căng thẳng và nguy hiểm, vì ta luôn phải đốì mặt với kẻ địch và nhiều khi hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Ngoài nhiệm vụ dịch chính xác, phiên dịch của ta đôi khi kiêm luôn vai trò sĩ quan liên lạc. Trong mọi trường hợp, oác anh luôn là đầu mối thông tin, liên lạc giữa tổ công tác của ta và các thành viên Ủy ban Quốc tế, là người đầu tiên lắng nghe ý kiến và phát hiện ý tứ của các bên. Đồng thời, các anh luôn phải theo dõi phiên dịch của phía đối phương xem họ dịch có chuẩn xác không; nếu phát hiện có sai sót, dù vô tình hay hữu ý, các anh đều phải nhanh chóng vạch ra chỗ sai để Ủy ban Quốc tế hiểu chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời.

        Các sĩ qụan phiên dịch của phía Sài Gòn hay tỏ vẻ thành thạo tiếng Anh, vì họ thường được học hành chính quy ở bên Mỹ và hàng ngày được trực tiếp làm việc với người Mỹ. Đúng là họ rất thạo tiếng Anh, nhưng không ít lần họ lợi dụng vai trò phiên dịch của mình để giở trò xảo trá, xuyên tạc nhằm gây khó khăn! hay đổ vấy trách nhiệm cho phía ta.

        Tháng 7 năm 1973, một tổ công tác 4 người của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng Ủy ban Quốc tế đi giám sát vụ ta trao trả tù binh ngụy tại Tam Kỳ, một địa điểm giáp ranh giữa ta và địch ở tỉnh Quảng Nam. Trước đó, ta thông báo sẽ trao trả cho phía Sài Gòn 10 tù binh, nhưng trên thực tế chỉ còn 9 người, do một người đã chết vì sốt rét ác tính trong trại giam của Quân giải phóng trước ngày người này được trao trả. Thật là một trường hợp bất khả kháng chẳng ai muốn thấy! Điều may mắn là phía ta đã kịp thời lập bệnh án của người tù binh đã chết và lấy chữ ký xác nhận của 9 người còn lại để trình lên Ủy ban Quốc tế trong phiên trao trả. Viên trung tá đại diện cho phía Sài Gòn tại cuộc trao trả hôm đó không tin vào bệnh án và chữ ký xác nhận của những người tù binh còn lại. Ông ta cho rằng phía ta lật lọng và yêu cầu Ủy ban Quốc tế điều tra về cái chết của người lính ngụy thứ mười.

        -   "Tôi cực lực phản đốì lý do đưa ra của sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tôi cho rằng người của chúng tôi không chết vì bệnh sốt rét ác tính. Anh ta chết vì lý do khác. Tôi yêu cầu Ủy ban Quốc tế tiến hành điều tra về cáỉ chết không bình thường này", ông ta nói dằn từng tiếng trước các đại diện của Ủy ban Quốc tế.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Giêng, 2014, 08:09:34 am
        Bằng một thứ tiếng Anh lưu loát và chuẩn mực, viên phiên dịch của phía Sài Gòn dịch ra tiếng Anh: "I strongly oppose the reason given by the liaison officer of the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Viet Nam. I do not believe that our man died of malaria. He was killed by some other reason. Therefore, I request; the ICCS to conduct an investigation into this abnormal death".

        Câu này có nghĩa là: "Tôi cực lực phản đối lý do đưa ra của sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tôi không tin là người của chủng tôi chết vì bệnh sốt rét. Anh ta đã bị giết chết vì một lý do nào đấy. Vì vậy, tôi yêu cầu Ủy ban Quốc tế tiến hành điều tra về cái chết bất thường này".

        Nghe lướt qua thì đoạn dịch này phản ánh nội dung phát biểu của viên trung tá ngụy. Nhưng nếu tinh ý sẽ thấy đôi chỗ không chính xác mà mấu chốt là câu "Anh ta đã bị giết chết vì một lý do nào đấy" của viên phiên dịch hoàn toàn khác nghĩa với câu "Anh ta chết vì lý do khác" của viên trung tá ngụy. Sự khác biệt lớn nằm ở một chi tiết nhỏ mà viên phiên dịch phía Sài Gòn đã "sáng tạo" ra: Y đã chuyển động từ "chết" thành động từ ở thể bị động "bị giết chết", với hàm ý đồ vấy cho phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cố tình giết chết người tù binh xấu số kia. Chỉ một thủ thuật ngôn ngữ nhỏ như vậy nhưng nếu không được kịp thời phát hiện thì có thể làm cho cuộc đấu trí, đấu lý giữa ta và địch chuyển sang hướng bất lợi cho ta.

        Viên phiên dịch "tài năng" của phía Sài Gòn rõ ràng là ranh ma, quỷ quyệt hơn viên trung tá cấp trên của mình. Nhưng điều đó không thoát khỏi sự cảnh giác cao độ của sĩ quan phiên dịch ta. Anh đã chủ động và lập tức tố cáo trước các thành viên của Ủy ban Quốc tế rằng viên phiên dịch phía Sài Gòn đã dịch không trung thực phát ngôn của chính cấp trên của y.

        Đồng chí Đại tá Ba Lan hôm đó làm Chủ tịch Ủy ban Quốc tế và điều hành buổi trao trả, đã tỏ thái độ phản đối quyết liệt sự không trung thực đó. Ông mời sĩ quan phiên dịch của ta dịch lại toàn văn phát ngôn của viên trung tá Việt Nam cộng hòa để mọi người cùng nghe. Viên phiên dịch của phía Sài Gòn không phát hiện được bất kỳ điều gì để phản bác lại, không dám lên tiếng thanh minh nên đành ngồi im. Bị chịu trận trước các thành viên Ủy ban Quốc tế và tổ công tác của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, viên trung tá ngụy không dám bảo vệ cấp dưới của mình. Ông ta vừa cảm thấy bẽ bàng vừa tỏ ra hằn học nhưng không có cách nào để chống chế.

        Sau đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế đã đích thân gặp gỡ 9 tù binh phía Sài Gòn được trao trả và được tất cả xác nhận: người tù binh xấu số đã bị sốt rét ác tính và chính họ đã tự nguyện ký vào hồ sơ bệnh án của anh ta. Sự thật như vậy là hai năm rõ mười. Cuốỉ cùng, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế kết luận và ghi vào biên bản trao trả rằng, người tù binh của phía Sài Gòn đã chết là do bị sốt rét ác tính và những chữ ký xác nhận của 9 tù binh kia được sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cung cấp cho úy ban Quốc tế là hoàn toàn tự nguyện, xác thực và không cần bàn cãi. Do đó, Ủy ban Quốc tế không chấp nhận yêu cầu điều tra của phía Sài Gòn.

        Với tinh thần trách nhiệm và ý thức cảnh giác cao độ, sĩ quan phiên dịch ta đã góp phần chuyển phía ta từ thế phải đốì phó sang thế chủ động tiến công địch và giành thắng lợi, đồng thời dạy cho phiên dịch của phía Sài Gòn một bài học đích đáng.

        Một cuộc trao trả tù binh Nam Hàn

        Tháng 2 năm 1973, Tổ sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng Uỷ ban Quốc tế đi theo dõi, kiểm tra và giám sát việc phía ta trao trả 8 tù binh Nam Hàn, đồng bào thường gọi là "lính Pắc Chung Hy", ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Từ Tân Sơn Nhất đến sân bay Quảng Ngãi đoàn công tác đi bằng máy bay U21, từ sân bay Quảng Ngãi đến Đức Phổ đi bằng máy bay trực thăng.

        Đến địa điểm trao trả, viên phi công Mỹ không thấy bất kỳ tín hiệu nào từ mặt đất nên không hạ cánh. Vòng đi vòng lại đến lần thứ ba, anh ta mới phát hiện ra tín hiệu mặt đất: đó là hai tấm vải trắng trải vắt chéo nhau trên mặt đưòng băng dã chiến lởm chởm đất đá. Máy bay tiếp đất, nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng người nào. Cả khu sân bay dã chiến hoang vắng và im lặng đến gai người.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2014, 06:30:13 pm
        Đồng chí sĩ quan liên lạc yêu cầu tôi, sĩ quan phiên dịch của tổ công tác, xuống trước để "trinh sát". Tôi cẩn thận quan sát khắp bốn hướng. Sau ít phút, một người đàn ông mặc bà ba đen, cổ quàng khăn rằn, đầu đội mũ tai bèo, đột ngột xuất hiện từ một căn hầm gần đó. Theo sau anh ta là hai ngưòi mặc quân phục giải phóng, hông đeo lựu đạn lủng lẳng, tay lăm lăm súng tiểu liên AK, sẵn sàng chiến đấu. Họ là ai mà vẻ nghiêm trọng thế nhỉ?

        Tôi bình tĩnh tiến về phía ba người, chào hỏi niềm nở, tự giới thiệu và trao đổi nhanh với họ. Đúng là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị địa phương phụ trách trao trả tù binh rồi! Tôi giới thiệu họ với đoàn công tác. Đồng chí chỉ huy đơn vị địa phương phân bua: "Đây là vùng giáp ranh, quân ngụy Sài Gòn thưòng xuyên đánh phá, nên chúng tôi phải hết sức cảnh giác. Xin đoàn thông cảm. Dù sao thì mọi việc chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng".

        Nói xong, anh đặt chiếc còi lên môi rồi thổi một hồi ngắn, dứt khoát. Từ các công sự xung quanh, khoảng hai chục bộ đội đồng loạt nhảy phắt lên khỏi hầm và chạy ùa ra phía rìa sân bay, trên tay và trên vai họ mang nhiều vật liệu và dụng cụ. Họ khẩn trương triển khai công việc. Tất cả các thao tác đều nhịp nhàng, nhanh gọn và chính xác như một cuộc diễn tập tác chiến quy mô nhỏ. Chỉ trong khoảng mười lăm phút, mấy căn lán dã chiến lợp bằng vải bạt và vải dù đã được dựng xong, có đủ bàn ghế, hoa tươi, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng và cả ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nữa. Tất cả các quan khách, từ Uỷ ban Quốc tế đến phía Mỹ, phía Việt Nam cộng hoà và chính chúng tôi, đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/39Landachienphucvuchotraotratubinh_zpsa252f684.jpg)
Căn lán dã chiến lợp bằng vải bạt và vải dù đã được dựng xong

        Thủ tục trao trả những tù binh Nam Hàn được tiến hành nhanh chóng và trôi chảy, làm tất cả các bên hài lòng. Trưa hôm đó, đoàn công tác của Uỷ ban Quốc tế và Ban Liên hợp quân sự 4 bên được tiếp cơm tại ngôi nhà bạt dựng tạm. Bữa cơm khách chỉ có xôi, thịt lợn nướng và trái cây, nhưng chúng tôi biết như vậy đã là sang lắm rồi. Đồng bào và bộ đội ở Đức Phổ vừa phải chiến đấu chống quân ngụy lấn chiếm, ném bom, bắn phá vùng giải phóng vừa tăng gia sản xuất, nên bữa ăn hàng ngày hầu như chỉ toàn củ khoai, củ sắn.

        Ngồi trên máy bay trên đường về Tân Sơn Nhất, viên sĩ quan liên lạc Sài Gòn nói với tôi: "Hôm nay, thế là may rồi, tưởng phía các ông không trao trả". Nét mặt anh ta không biểu lộ cảm xúc. Chẳng biết anh ta khen hay nói kháy đây?

        Tôi tiếp lời ngay: "Ông hãy nhìn lên các ngọn đồi kia mà xem. Ông có thấy hố pháo, hố bom chằng chịt và hãy còn mới nguyên không? Đấy chính là những hố do bom đạn của phía các ông đào xới mà nên đấy. Bởi vậy mà anh em du kích, bộ đội địa phương phải cảnh giác. Nhưng cuộc trao trả hôm nay gay cấn như một câu chuyện trinh thám, cũng hết sức nhanh gọn và chu đáo phải không?".

        Viên sĩ quan liên lạc Sài Gòn không trả lời. Anh ta ngồi im lặng, nét mặt trầm ngâm suy nghĩ, cho đến khi máy bay của chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

        Dân vận trong vùng đối phương kiểm soát

        Trong chuyến đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn lấn chiếm khu vực Phật Đá - Sáu Ầu, thuộc tỉnh Kiến Tường, phía Sài Gòn lấy lý do an ninh không bảo đảm, thực chất là chúng sợ "Việt cộng" tiếp xúc với dân, đã ra lệnh cấm nhân viên khách sạn bán đồ ăn, thức uống cho "Việt cộng", đồng thời tìm mọi cách ngăn chặn các sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra phố để mua đồ ăn, thức uống. Do vậy, hàng ngày chúng tôi phải ăn đồ hộp do các đồng chí Hung-ga-ri cung cấp. Ăn một hai bữa còn được, ăn mãi thấy xót ruột vì không có rau xanh. Anh Sáu Khánh, nguyên Tham mưu phó Quân khu 8 và là Tổ trưởng của chúng tôi, rất bức xúc với việc này. Anh bảo tôi tìm cách mua mấy ổ bánh mì ba-tê có kẹp dưa chuột hoặc rau xanh để ăn tối.

        Tôi hiểu ý anh muốn gì. Tôi đi xuống tầng hai định tìm một đồng chí Hung-ga-ri nhờ mua hộ nhưng không thấy, chỉ thấy hai sĩ quan In-đô-nê-xi-a trong Đoàn của Uỷ ban Quốc tế đang thi đấu bóng bàn. Tôi bèn đứng xem. Cùng xem còn có 4 đến 5 nhân viên khách sạn, cả trai lẫn gái, tuổi chừng 17 đến 18. Họ chăm chú theo dõi và trầm trồ khen ngợi mỗi khi đôi bên có quả đập hay. Kết thúc séc đấu, một viên sĩ quan In-đô-nê-xi-a tiến lại gần, đưa vợt mời tôi thi đấu. Tôi chấp nhận, vì ở Trại Đa-vít, tôi cũng là một cây vợt "có thứ hạng", đôi khi chúng tôi tổ chức thi đấu với các Đoàn trong Ủy ban Quốc tế. Chỉ có khác là, hôm nay thi đấu tại một khách sạn trong vùng địch tạm chiếm, có khán giả trẻ tuổi là các em nhân viên khách sạn đứng xem cổ vũ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2014, 07:56:43 am
        Qua séc đấu tôi vừa quan sát, tôi thấy trình độ của đối phương In-đô-nê-xi-a là "vừa tầm", nên tôi xác định phải thắng trận giao hữu quốc tế này. Không thể nào thua được vì thể diện của Quân giải phóng trước khán giả vùng địch chiếm đóng. Vừa đánh tôi vừa quan sát nét mặt của các em cổ vũ, thấy họ từ ngạc nhiên, trầm trồ, đến vui mừng hớn hở mỗi khi tôi tấn công và ghi điểm. Hai bên giành giật nhau từng điểm một, nhưng cuối cùng tôi thắng với tỉ số sít sao 3-2. Các em đồng thanh vỗ tay hoan hô mừng rỡ. Có lẽ các em thật lòng vui mừng vì người đằng mình (dù là "Việt cộng") thắng người nước ngoài! Dù thế nào thì tôi cũng nghĩ thầm "dịp may đã đến"; mình có thể nhân tình thế thuận lợi này để nhờ mấy em mua hộ bánh mì ba-tê kẹp sa-lát đây. Tôi trả vợt, cám ơn viên sĩ quan In-đô-nê-xi-a, rồi khẽ gọi một em lại gần và nói:

        -   "Em có thể giúp tôi mua mấy ổ bánh mì ba-tê có kẹp sa-lát và mấy lon nước ngọt chứ?

        Em lưỡng lự trả lời: "Giám đốc khách sạn lệnh cấm không mua, không bán đồ ăn, đồ uống cho mấy ông. Tụi tôi mua hộ, ông phát hiện thì mất việc". Nói xong em chạy vội sang đám bạn bè.

        Tôi thất vọng, chưa biết nên xử lý cách nào thì thấy hai em, một trai và một gái, từ từ đi về phía tôi và nói nhỏ: "Chúng cháu đã. bàn với nhau và quyết định có thể mua giúp chú. Thế chú mua mấy cái?".

        -   "Tôi muốn nhò các em mua giúp sáu bánh mì ba-tê có kẹp sa-lát và sáu lon nước ngọt", tôi vui vẻ trả lòi, đưa tiền cho các em và nói số phòng của anh Sáu Khánh, rồi nhanh chóng lên phòng, thuật lại câu chuyện cho anh Sáu Khánh. Nghe xong, anh Khánh ôm chầm lấy vai tôi và nói: "Chú em giỏi lắm!".

        Một lúc sau, hai em rón rén mang bánh mì và nước ngọt vào phòng chúng tôi. Anh Sáu Khánh vui ra mặt, cám ơn và bắt tay các em. Anh Khánh định bắt chuyện, nhưng hai em nhanh chóng rời khỏi căn phòng. Có lẽ các em lo ngại bị phát hiện đã tiếp tay cho "Việt cộng" chăng?

        Như vậy là giữa vòng vây của địch, với lệnh nghiêm cấm không giao lưu, không bán đồ và không mua đồ cho "Việt cộng", bốn sĩ quan liên lạc của ta vẫn có đủ bánh mì ba-tê kẹp sa-lát và nưốc ngọt để thưởng thức.

        Trên thế giới đã có "ngoại giao bóng bàn" để phá thế bao vây quốc tế, còn ở đây - ngay giữa vùng kiểm soát của ngụy quyền Sài Gòn, Tổ sĩ quan liên lạc chúng tôi đã phá được sự bao vây của địch cũng bằng "ngoại giao bóng bàn" và bằng công tác dân vận. Đúng như là Bác Hồ đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".

        Chuyển bại thành thắng

        Cũng trong chuyến đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn lấn chiếm khu vực Phật Đá - Sáu Ầu, chúng tôi không những phá được sự bao vây của địch bằng "ngoại giao bóng bàn" và bằng công tác dân vận, mà còn đánh đòn cảnh cáo nhớ đời với viên giám đốc khách sạn Mỹ Cảnh ở thị xã Mỹ Tho.

        Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị để ngày hôm sau trỏ về Sài Gòn, anh Sáu Khánh bảo tôi xuống mời giám đốc khách sạn lên phòng anh có việc. Mời y ngồi xuống ghế rồi, anh Khánh chủ động tấn công phủ đầu: "Ông giám đốc có biết tôi là ai không?".

        -   "Dạ, tôi chỉ biết mấy ông là sĩ quan liên lạc của Việt cộng" - viên giám đốc trả lời ngập ngừng.

        -   "Tôi là Sáu Khánh, Tham mưu phó Quân khu 8 của Quân giải phóng miền Nam, chỉ huy các lực lượng biệt động của Quân khu". Anh Khánh tự giới thiệu và hỏi tiếp: "Ông có biết lực lượng của chúng tôi đã từng đột nhập, đánh vào các căn cứ của Mỹ và quân đội Sài Gòn ở ngay thị xã Mỹ Tho hồi Tết Mậu Thân 1968 chứ?".

        -   "Dạ tôi có nghe nói” - viên giám đốc trả lòi lí nhí, sắc mặt y bắt đầu chuyển dần từ vẻ hồng hào sang màu tái nhợt.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2014, 05:42:21 am
        Bắt được đúng mạch đối phương, anh Sáu Khánh dằn giọng bồi tiếp: "Nếu lực lượng biệt động của chúng tôi mà biết cách cư xử vô lương tâm của phía ông đối với Đoàn chúng tôi mấy hôm rồi thì họ sẽ làm gì không? Tôi xin nói, chỉ cần một đêm là ông có thể mất cả cơ nghiệp. Ông không những vi phạm quyền ưu đãi miễn trừ dành cho sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khi đi thi hành nhiệm vụ với Ủy ban Quốc tế mà còn độc ác mất cả tính người".

        -   "Dạ, đây là lệnh của ông tỉnh trưởng, tôi đâu dám trái" - Tôi quan sát thấy viên giám đốc khách sạn cúi đầu, mặt tái mét, run rẩy trả lời.

        -   "Thôi, tôi biết ông phải chấp hành mệnh lệnh của ông tỉnh trưởng, nhưng lệnh này là sự vi phạm thô bạo đốỉ với Hiệp định Pa-ri. Tôi báo để ông rõ như vậy. Thế nhưng tôi sẽ cho qua chuyện này. Bây giờ tôi nhờ ông một việc nhỏ, ông sẵn sàng giúp tôi chứ?".

        -   "Dạ, xin ông cứ nói".

        -   "Sáng mai chúng tôi sẽ lên đường trở về Sài Gòn. Tối nay tôi muốn ông và nhân viên khách sạn của ông chuẩn bị cho một bữa chiêu đãi tươm tất để tôi mời các thành viên của Ủy ban Quốc tê và mời ông cùng tham dự. Hết bao nhiêu tiền, tôi sẽ thanh toán sòng phẳng".

        -   "Dạ, tiệc thì tôi có thể làm được, còn dự tiệc thì tôi không dám. Mong các ông thông cảm cho. Thế ông cần bày tiệc xong trước mấy giờ?".

        -   "Trước 18 giờ 30 phút. Trước đó, chú phiên dịch đây sẽ xuống kiểm tra trước" - Anh Khánh vừa nói anh vừa chỉ vào tôi.

        Đúng theo lời cam kết, một bữa chiêu đãi ngồi tươm tất cho 12 thực khách, gồm 4 chủ nhà và 8 đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan trong Tổ Ủy ban Quốc tế ở Mỹ Tho, còn các đại diện của đoàn In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa lấy lý do bận không tham dự được. Chúng tôi rất hiểu vì sao họ bận và chẳng cần quan tâm về điều đó. Các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan đều hết sức ngạc nhiên với buổi chiêu đãi thịnh soạn và hết lời khen tài "chuyển bại thành thắng" của chúng tôi. Tôi nghĩ, đây cũng là bài học cho viên giám đốc khách sạn Mỹ Cảnh hồi nào.

       Một quyết định sáng suốt

        Cuối tháng 4 năm 1973, chúng tôi cùng Tổ Uỷ ban Quốc tế ở Plây Cu đi kiểm tra và giám sát vụ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trao trả tù binh ngụy ở Đức Cơ, một huyện miền Tây của tỉnh Gia Lai cách Plây Cu chừng 50km. Hai chiếc trực thăng UH-1 của đoàn công tác, do phi công Mỹ điều khiển, bị pháo phòng không mặt đất 37 ly của ta bắn cảnh cáo. Có lẽ vì sương mù quá dày đặc nên hai máy bay của đoàn công tác đã bay chệch hành lang quy định sang địa phận Đắc Tô - Tân Cảnh, là vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng của ta.

        Trong tình huống hiểm nghèo như vậy, nếu bay tiếp sẽ bị trúng đạn của súng bộ binh hay pháo phòng không như chơi! Bài học đắt giá của "vụ Ly Tôn" vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của chúng tôi. Đó là ngày 7 tháng 4 năm 1973, ngày mà đội trực thăng 2 chiếc UH-1 của Ủy ban Quốc tế xuất phát từ Huế đi chuẩn bị triển khai Tổ Liên hợp quân sự 2 bên ở Lao Bảo, một vùng giải phóng thuộc tỉnh Quảng Trị. Do cố tình bay ra ngoài hành lang quy định nên một trong hai chiếc UH-1 đã bị bắn rơi ở gần Ly Tôn, làm 9 ngưòi chết (gồm 2 sĩ quan Hung-ga-ri và 2 sĩ quan In-đô-nê-xi-a làm việc cho Ủy ban Quốc tế, sĩ quan Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm việc trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương và cả tổ lái gồm 2 ngưòi Mỹ và 1 người Phi-líp-pin)1.

----------------
1.  “Cho đến nay, lý do thực sự của sự kiện thảm khốc này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Theo các thành viên Hung-ga-ri làm việc cho Uỷ ban Quốc tế thi hành Hiệp định Pa-ri 1973, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết chiếc máy bay định mệnh đó đã bị tên lửa của bên nào bắn. Chỉ biết rằng, chiếc máy bay đó đã rơi ngoài hành lang cho phép bay chừng 30km về phía Nam, nơi chiến sự vẫn đang diễn ra”. (Hoàng Linh, "Những nhân chứng Hungari của nền hoà bình Việt Nam)”.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2014, 07:26:48 am
        Lúc đó, tôi vừa là phiên dịch vừa là sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngồi ở chiếc UH-1 bay trước. Nhận thấy mối nguy hiểm hiển hiện ngay trước mắt, tôi đã ra lệnh cho viên phi công Mỹ điều khiển chiếc UH-1 này lập tức đổi hướng trở về Plây Cu, để khi nào trời quang đãng sẽ tiếp tục thực hiện chuyến công tác. Khi đó, phi công sẽ có tầm nhìn tốt hơn, sẽ bay đúng hành lang quy định và thấy bãi đáp để hạ cánh an toàn. Viên phi công Mỹ lập tức thi hành mệnh lệnh, bẻ gấp cần lái cho chiếc trực thăng UH-1 quay trở về Plây Cu. Chiếc UH-1 bay sau thấy vậy cũng vòng lại ngay lập tức.

        Chính vì quyết định kịp thời và đúng đắn này mà đoàn công tác hôm đó đã trở về Plây Cu an toàn. Tất cả các thành viên đoàn công tác của Uỷ ban Quốc tế, của ngụy Sài Gòn cũng như của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đều thở phào nhẹ nhõm. Họ đã trải qua một phen hú vía và rút được một bài học quý báu.

        Càng về cuối buổi sáng hôm đó sương mù tan dần và đến gần trưa bầu trời trở nên quang đãng. Đoàn công tác của Uỷ ban Quốc tế và Ban Liên hợp quân sự lại lên máy bay trực thăng để đi Đức Cơ. Tất cả các thành viên của đoàn đã hợp tác chặt chẽ với đơn vị bộ đội địa phương và khẩn trương hoàn thành mọi thủ tục cần thiết để trao trả hết số tù binh đã thông báo cho phía Sài Gòn. Mặc dù công việc trao trả tù binh kết thúc khá muộn và mọi người cảm thấy khá mệt mỏi, nhưng đã không xảy ra bất kỳ trục trặc nào.

        Trong chiến tranh, mọi tình huống không lường trửớc đều có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải sớm phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời để tránh những rủi ro đáng tiếc.

        Tấm lòng của những người chỉ huy

        Các sĩ quan phiên dịch chúng tôi may mắn được thường xuyên làm việc trực tiếp với các vị chỉ huy đơn vị, do đó có nhiều kỷ niệm khó quên về tình cảm sâu đậm của các đồng chí đối với người lính. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số mẩu chuyện mà chúng tôi được trải nghiệm về tấm lòng của những người chỉ huy trong Trại Đa-vít.

        Chuyện 1: Lãnh đạo đơn vị luôn dành cho anh em| phiên dịch chúng tôi sự quan tâm đặc biệt. Một lần, tôi  đi dịch cho Thiếu tướng, Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn dự tiệc Quốc khánh Ba Lan, được tổ chức trong thành phố Sài Gòn. Thấy Thiếu tướng nói chuyện bằng tiếng  Pháp nên tôi đến trò chuyện với mấy đồng chí Hung-ga-ri làm việc cho Uỷ ban Quốc tế. Ít phút sau, tôi trở lại chỗ Thiếu tướng thì thấy ông đang phân bua với viên sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ rằng ông biết rất ít tiếng Anh. Tôi lập tức xin lỗi Thiếu tướng và giúp ông tiếp tục cuộc trò chuyện với viên sĩ quan Hoa Kỳ. Xong tcuộc trao đổi, Thiếu tướng nhẹ nhàng vỗ vai tôi và nói với một nụ cưòi độ lượng: "Lần sau đừng bỏ tớ một mình nữa nhé".

        Chuyện 2: Những ngày ấy, anh em phiên dịch chúng tôi đâu có biết đánh máy chữ. Chúng tôi hay dùng phương pháp "mổ cò" trên chiếc máy cơ khí Optima khá cũ kỳ, nên tốc độ đánh máy chậm như rùa bò vĩ thế, chúng tôi thường phải thức đến khuya mới đánh xong một hay hai trang tài liệu dịch. Thấy vậy, lãnh đạo đơn vị thường đến thăm và động viên. Một đêm, Đại tá, Phó Trưởng đoàn Võ Đông Giang đến động viên chúng tôi. Ông trò chuyện thân tình và trao đổi về nội dung bức công hàm mà chúng tôi đang dịch. Với sự nhạy cảm của một người nói tiếng Pháp thành thạo, ông thẳng thắn hỏi tại sao không dùng từ này mà lại dùng từ khác. Thế là một ''cuộc hội thảo đầu bờ" diễn ra sôi nổi, để cuối cùng tất cả chúng tôi đi đến nhất trí chọn thuật ngữ "đắt nhất" cho bản công hàm.

        Chuyện 3: Một lần khác, chúng tôi dịch sang tiếng Anh dự thảo biên bản về đợt trao trả nhân viên dân sự vừa được tổ chức trong ngày hôm đó. Chúng tôi thấy Văn bản tiếng Việt có câu "ông giáo sư xin về sinh sống ỏ vùng do chính quyền Việt Nam cộng hoà kiểm soát". Cảm thấy câu văn này không ổn lắm, chúng tôi liền báo cáo Đại tá Võ Đông Giang và đề nghị thêm cụm từ "với gia đình" sau cụm từ "về sinh sống". Đại tá khen đề xuất rất hay và nhất trí ngay.

        Chuyện 4: Tổ phiên dịch chúng tôi cũng hay được các đồng chí chỉ huy đơn vị ưu ái, nhất là hai Phó Trưởng đoàn, Đại tá Bùi Thanh Khiết và Đại tá Nguyễn Văn Sỹ. Hai ông đều là ngưòi miền Nam, đã nhiều năm lăn lộn với các chiến sĩ trên khắp các chiến trường Nam Bộ. Hầu hết các chuyến đi công tác ra vùng giải phóng, các ông đều mang quà về cho tổ phiên dịch chúng tôi. Lúc thì túi chôm chôm hay quả sầu riêng từ vùng căn cứ Lộc Ninh; lúc thì quả dừa nước hay vài quả trứng vịt từ vùng sông nước Cửu Long. Tình yêu thương của cấp chỉ huy trong điều kiện vô cùng gian khổ trong Trại Đa-vít làm chúng tôi luôn ấm lòng, gắn bó với đơn vị và say sưa với công việc của mình. Thật đáng quý biết bao!

        Chuyện 5: Chiều tối ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đại tá Võ Đông Giang tản bộ đến căn nhà ở của tổ phiên dịch. Nét mặt ông rạng rỡ, tay ông xách hai chai rượu Lúa mới và một bịch nhỏ. Hỏi ông lý do thì ông cười khoan khoái: "Có lý do chính đáng đấy! Hôm nay Đà Nẵng quê tớ vừa được giải phóng. Tớ sẽ đãi các cậu một bữa ra trò!". Vừa nói ông vừa đặt hai chai rượu xuống bàn và mở cái bịch ra, trong đó có mấy túi lạc rang và gần chục gói "Mỳ ba con tôm". Quá sang trọng, bởi những món này bọn lính chúng tôi đâu tìm được giữa hàng rào kẽm gai dày đặc của Trại Đa-vít! Thế là mấy thầy trò rót rượu, nâng cốc chúc mừng Ngày giải phóng Đà Nẵng và trò chuyện rôm rả đến tận đêm khuya. Lúc đó tôi 26 tuổi, nhưng chưa một lần uống rượu nặng. Mới nhâm nhi được vài ba "tuần rượu" mà tôi đã say bí tỉ, ói một chầu, rồi nằm lăn ra giường ngủ đến tận sáng hôm sau. Đấy là một kỷ niệm không bao giờ quên của đòi lính trong Trại Đa-vít.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2014, 04:36:30 am

 NHỮNG NHÂN CHỨNG HUNGARY CỦA NỀN HÒA BÌNH VIỆT NAM
       
Hoàng Linh               

        “Tôi còn nhớ, người đàn bà đứng tuổi ấy đã mời chúng tôi dùng loại trà xanh cực đặc và chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều. Rất thoải mái khi tiếp kiến bà, nhưng bà không cho chúng tôi chụp ảnh” – ông Oroszi Antal, một đại tá Hungary đã về hưu hồi tưởng cuộc diện kiến bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc, Hoàng thái hậu cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

        Là thành viên Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế, giám sát sự thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam trong thời gian 1973-1975, ông Oroszi và hơn 600 đồng sự người Hungary có rất nhiều kỷ niệm về Việt Nam, mảnh đất đến giờ vẫn đọng lại trong tâm tưởng họ như một nơi chốn thân thương, một hoài niệm của “thời xa vắng”.

        Sứ mệnh gìn giữ hòa bình

        Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết tại thủ đô nước Pháp bởi hai “kỳ phùng địch thủ”: Cố vấn đặc biệt, Lãnh đạo đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ, TS Henry Kissinger.

        Theo một điều khoản của bản hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam, một lực lượng mang tên Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế (International Comission of Controll and Supervise - ICCS) đã được thành lập, với nhiệm vụ giám sát ngừng bắn tại Việt Nam. Cạnh đó, ICCS cũng có bổn phận kiểm tra những vi phạm ngừng bắn, kiểm soát việc trao trả tù binh và giám sát sự giải trừ quân bị.

        Trong số 4 quốc gia được lựa chọn và được sự chấp thuận của các bên tham chiến - Canada, Indonesia, Hungary và Ba Lan – thì sự hiện diện của các quân nhân Hungary trong ICCS là do phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị với sự tin tưởng ở mức cao nhất. Về phần mình, ngoài nhiệm vụ giám sát hòa bình, phía Hungary còn đặt mục tiêu giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam thu thập những thông tin hữu ich1.

        Như thế, sau hơn 6 thập niên, Hungary lại được giữ vai trò gìn giữ hòa bình quốc tế mà nước này vốn có truyền thống lâu đời2. Trong khoảng thời gian từ ngày 26-1-1973 tới 9-3-1975, đã có ba phân đội Hungary lên đường tới Việt Nam để gia nhập ICCS. Tổng cộng, 619 công dân Hungary đã thực hiện sứ mạng gìn giữ hòa bình tại Việt Nam, trong số đó, có các quân nhân, lính biên phòng, nhân viên dân sự và ngoại giao.

(http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1265672320.nv.jpg)
Một quân nhân Hungary trước Trung tâm Liên lạc ICCS ở sân bay Tân Sơn Nhất (ngày 23-8-1974) -  Ảnh tư liệu

-----------------
1. Theo các hồ sơ mật đã được “bạch hóa”, ngoài hoạt động gìn giữ hòa bình, trong cuộc đấu trí về thông tin giữa nhiều sĩ quan quân báo Hungary (thuộc lực lượng ICCS) và trụ sở CIA đặt tại Sài Gòn (mà điều thú vị là người đứng đầu, Polgar Thomas, cũng là người gốc Hungary), phần thắng đã thuộc về QĐND Hungary!

2. Các quân nhân Hungary tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình từ cuối thế kỷ 19, khi trên cương vị những người lính của quân đội Đế chế Áo – Hung, họ đã có mặt tại rất nhiều điểm trên thế giới để ngăn chặn những đụng độ vũ trang.
        Một số nhiệm vụ điển hình: gìn giữ hòa bình tại đảo Creta (1897), tại Kosovo và Albania (1902-1914), hay  tham gia quá trình bình thường hóa sau khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn tại Trung Quốc (1901).


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2014, 08:59:21 am

        Chuẩn bị cho nhiệm vụ lớn

        Là thành viên của phân đội Hungary thứ hai, ông Oroszi Antal đã có nhiều kỷ niệm sâu sắc về những ngày tháng phục vụ tại Việt Nam mà sau 35 năm, mới đây, ông mới có dịp chia sẻ trên website của Bộ Quốc phòng Hungary.

        “Khi tôi tới Việt Nam, vợ tôi đang có thai cháu thứ ba. Cháu trai lớn của tôi mới 11 tuổi, trước khi lên đường, tôi đã trò chuyện rất lâu với cháu. Tôi bảo cháu: “Trong một năm, con sẽ là chủ gia đình”.

        Cháu đã thực hiện nhiệm vụ một cách cừ khôi. Cháu gái của tôi sinh ngày 17-7-1974, nhưng đến tháng 11 tôi mới về nhà. Anh nó đã mua cho nó đủ thứ, từ cũi cho đến chậu giặt, cháu còn bổ củi và giúp mẹ mọi thứ trong gia đình”
, ông Oroszi tự hào kể lại.

        Sang Việt Nam vào tháng 12-1973, ông cùng các đồng sự người Ba Lan, Indonesia và Iran (thay thế Canada) trong ICCS đóng quân tại Huế. Đến giờ, hồi tưởng lại thời gian chuẩn bị, ông vẫn còn bồi hồi:

        “Tôi mang hàm thiếu tá, khi đó Bộ Quốc phòng thành lập một ủy ban để lựa chọn các thành viên của phân đội Hungary. Được hỏi có muốn nhận nhiệm vụ đi Việt Nam hay không và chúng tôi đồng ý ngay. Đây là một thử thách rất lớn và chúng tôi cũng tự hào là bên cạnh các dân tộc khác, Hungary được có mặt trong ICCS.

        Sau mùa hè 1973, chúng tôi được cử đi học một khóa tiếng Anh và Pháp cấp tốc tại Học viện Ngôn ngữ Đại học Kinh tế Karl Marx, rồi được bồi dưỡng thêm trong một khóa học kéo dài một tháng: trong dịp đó, chúng tôi được giới ngoại giao và những thành viên phân đội Hungary đầu tiên – đã hồi hương – chuẩn bị cho nhiệm vụ tại Việt Nam.

        Ngày 14-12-1973, Tổng tham mưu trưởng (QĐND Hungary) Pacsek József đã tiễn chúng tôi tại phi trường Ferihegyi (Budapest), trước đó chúng tôi có dịp chia tay gia đình tại Đại học Quân sự Zrínyi Miklós”.

        Những ngày tháng khó quên

        Oroszi Antal và phân đội Hungary thứ hai tới Việt Nam theo đường bay Budapest – Moscow – Tashkent – Karachi – Calcutta – Sài Gòn, và đã dừng chân tại “Hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy vài ngày, trước khi về nơi đồn trú tại Huế. Ông hồi tưởng: “Thoạt đầu, khó khăn để quen với hoàn cảnh mới: ở Hungary đang lạnh 5 độ C, mà ở đấy thì… 40 độ!”

        Đóng quân tại cố đô Huế, nhưng ông hay có dịp tới Đà Nẵng, căn cứ quân sự lớn của Việt Nam Cộng hòa tại miền Trung. Cùng các đồng sự nước ngoài, Oroszi Antal thường dã ngoại đây đó: tới thăm núi Non Nước, chiêm ngưỡng pho tượng Phật 2.000 năm tuổi và tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam ở khoảng cách rất gần.

(http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1265672496.nv.jpg)
Ông Oroszi tại một di tích ở Huế - Ảnh tư liệu

        “Cứ buổi chiều là chúng tôi rảnh vì trời rất nóng, nên mọi thứ đều làm vào buổi sáng. Chúng tôi đi lại rất nhiều, đặc biệt là cuối tuần, và đến cả Quảng Trị nữa. Thành phố này một thời là hòn ngọc của miền Nam Việt Nam, nhưng rồi nó bị tàn phá khủng khiếp. Tuy nhiên, đúng vào lúc chúng tôi có mặt tại đó, người dân khánh thành một ngôi chùa và chúng tôi cũng được mời tới dự lễ. Cuộc sống mới bắt đầu như thế” - người sĩ quan hồi hưu nhớ lại, trong tay ông là một tập ảnh mà trên đó, thoạt tiên là những ngôi nhà bị bom đạn làm biến dạng tới mức không thể nhận ra, rồi đến những hình ảnh của sự hồi sinh, tái thiết.

        Một kỷ niệm có lẽ thuộc hàng đặc biệt nhất của ông Oroszi Antal là cuộc hội kiến Hoàng thái hậu Từ Cung. Mặc dù Cựu hoàng Bảo Đại đã rời Việt Nam qua Pháp từ giữa thập niên 50, bà Từ Cung vẫn ở lại Huế cho đến khi mất – ngôi nhà số 79 Phan Đình Phùng nơi bà sinh sống 35 năm cuối đời, nay được giữ gìn thành một nhà lưu niệm. Ông Oroszi hồi nhớ:

        “Bảo Đại là vị vua cuối cùng của Việt Nam, năm 1946, ông đã rời đất nước, sống tại Hồng Kông và Trung Quốc. Cho dù năm 1949 ông lại hồi hương trên cương vị Quốc trưởng Việt Nam Quốc gia, nhưng rồi ông lại rời nước và định cư tại Paris.

        Nhưng Hoàng thái hậu thì vẫn ở lại và khi chúng tôi xin được diện kiến bà, bà đã tiếp chúng tôi. Tôi còn nhớ, người đàn bà đứng tuổi ấy đã mời chúng tôi dùng loại trà xanh cực đặc và chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều. Bà kể, bà từng qua Châu Âu, chủ yếu là Paris. Rất thoải mái khi tiếp kiến bà, nhưng bà không cho chúng tôi chụp ảnh”.


        Trên xứ sở xa lạ

        Nhớ lại về những ngày tháng ấy, Thiếu tướng đã về hưu, TS Botz László cho biết: mang hàm trung úy tình báo, đặt chân tới Sài Gòn ngày 28-1-1973 trong phân đội Hungary thứ nhất, ngày nào ông cũng viết thư cho vợ, thuật lại những gì diễn ra trong ngày. Ông tả lại cảnh nhóm ICCS của Hungary tới “Hòn ngọc Viễn Đông” một thuở:

        “Trước khi tới Sài Gòn, bọn anh được “hộ tống” bởi các máy bay chiến đấu của Mỹ. Ở Sài Gòn, hai máy bay Liên Xô hạ cánh cùng những bộ quân phục Hungary đã gây sự chú ý rất lớn. Rất đông ký giả vây quanh nhóm. Bọn anh được phân chỗ ở tại những nhà gỗ nhiều tầng của lính Mỹ tại căn cứ quân sự, không hề được nghỉ ngơi, vì cứ mỗi phút lại có máy bay lên xuống. Không chỉ ầm ĩ mà nhiệt độ cũng khiếp: +36 độ trong bóng râm”.

(http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1265672592.nv.jpg)
Các thành viên ICCS  người Hungary tại Huế năm 1973 - Ảnh tư liệu

        Với nhiệm vụ giám sát và kiểm tra, các thành viên ICCS được phân về các tổ kiểm tra địa phương, nằm rải rác khắp miền Nam và đặc biệt là tại một số khu vực chiến sự vẫn âm ỉ ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Ngoài việc phải đồn trú tại nhiều vùng heo hút trong những hoàn cảnh sống được coi là “không thể tưởng tượng nổi” với người Châu Âu, họ cũng phải đi lại thường xuyên để nắm bắt tình hình và thực hiện bổn phận gìn giữ hòa bình.

        Nếu nhiệm vụ này có thể mới lạ đối với nhiều quân nhân Hungary mà sứ mệnh tại Việt Nam là chuyến “xuất ngoại” đầu tiên trong đời thì nó lại rất quen thuộc đối với phóng viên chiến trường Róbert László, người đã từng có mặt tại Đông Dương ba lần trong thập niên 60 và nổi tiếng với những tường thuật nóng bỏng về chiến sự.

        Là người đi nhiều, quan hệ rộng với giới báo chí, cẩm nang duy nhất ông mang tới Việt Nam trong lần này là cuốn “Một người Mỹ trầm lặng” của văn hào Graham Green và một địa danh không thể thiếu được trong cuộc hành trình của ông là khách sạn Hoàn Mỹ (Hotel Majestic) trên rue Catinat (đường Tự Do trước 1975, nay là đường Đồng Khởi), con lộ kỳ cựu nhất tại Sài Gòn.

        Với con mắt của một nhà báo giàu kinh nghiệm, ông Róbert László đã ghi lại những hoạt động của ông và nhóm ICCS tại Nam Việt Nam trong cuốn sách “Khách sạn Hoàn Mỹ” (Budapest, 1978), trong đó có những chi tiết đời thường thú vị.

        Đồn trú tại Lam Sơn, một địa điểm chỉ tồn tại trên bản đồ quân sự và lấy tên một làng bản khi đó đã không tồn tại, lịch trình của nhóm ICCS (gồm Róbert László cùng các đồng sự người Hungary, Ba Lan, Canada và Indonesia) khá cố định. Ban ngày: họp hành, kiểm tra, khảo sát, đánh giá. Tối: cùng nhau chơi bóng bàn, uống nước. Một tháng lên Biên Hoà một lần xem một ban nhạc Philippines và màn múa thoát y của các vũ nữ Thái.

        Ông Róbert nhận xét: “Những khi ấy, nhiều khả năng là họ thống nhất với nhau khi bàn tán về các tiết mục của chương trình. Điều đó không loại trừ khả năng vào hôm sau, khi kiểm tra một vi phạm ngừng bắn, họ có những kết luận trái ngược”.

        Bởi lẽ, như hồi tưởng của vị ký giả, tại các phiên họp của nhóm ICCS, trong khuôn khổ sự trung lập mà Hiệp định Paris quy định, nhiều khi các bên đã đưa ra ý kiến trái ngược. Những lúc đó, thông thường, Hungary – Ba Lan và Canada – Indonesia là hai cặp đối nghịch. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, họ đã cư xử với nhau một cách tương kính, lấy bổn phận giám sát hòa bình làm trọng mà bỏ qua nhiều bất đồng vì những khác biệt ý thức hệ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2014, 04:48:31 am
 
        Chiến tranh không phải trò đùa


        Đến Việt Nam khi chiến sự đã kết thúc trên nguyên tắc, lại được bảo vệ bởi quy chế dành cho các nhà ngoại giao, các thành viên ICCS nói chung, và các thành viên Hungary nói riêng không phải đối mặt với những nét tàn bạo, khủng khiếp của cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, theo lời ông Oroszi Antal, họ vẫn có thể cảm nhận được một cách gián tiếp hiểm nguy nơi chiến trận:

        “Phân đội đồn trú tại Phú Bài là nơi nguy hiểm. Một bận, kho đạn dược ở cạnh đó bị oanh tạc. Người chỉ huy hoảng hồn vì tòa nhà mà họ ở bị sức ép gây nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn sụp đổ về tinh thần. Anh ấy phải về nước”.

        Ngoài ra, ông Oroszi còn giữ tấm hình của một chiếc máy bay mà chỉ ít lâu sau khi chụp, nó đã bị một du kích quân 19 tuổi làm nổ tung - sự kiện này cũng xảy ra tại Phú Bài.

        Trong thư gửi vợ, ông Botz László cũng nhắc tới một pha “thoát hiểm” của ông và đồng đội, đúng một tuần sau khi họ tới Việt Nam:

       “Khi bay trở lại, bọn anh để ý tới hai chiếc máy bay chiến đấu A-37 khi chúng vừa thả bom oanh tạc, rồi bỗng nhiên bọn anh nghe thấy một tiếng va đập mạnh trên trực thăng. Tại Ban Mê Thuột, sau chuyến ngao du, kiểm tra lại kỹ lưỡng chiếc trực thăng, bọn anh mới xác định được rằng nó cũng bị trúng một phát đạn..., cho dù đã bay ở độ cao 1.800m. Thế là bọn anh qua kỳ “thử lửa” với câu chuyện nhỏ này, cả lũ cười sảng khoái, chỉ về sau nghĩ lại mới thấy là máy bay đã có thể bị hạ. Cần phải sực nhận ra rằng chiến tranh vẫn tiếp diễn!”

        Trong hoạt động kéo dài hơn 2 năm của ICCS, có hai quân nhân Hungary - thiếu tá biên phòng Dylski Aurél và đại úy dự bị Cziboly Csaba – hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế. Ông Oroszi vẫn nhớ như in thời điểm 7-4-1973, cho dù khi đó ông chưa có mặt tại Việt Nam: một chiếc máy bay lên thẳng với phi hành đoàn là 3 lính Mỹ - trên đó có 2 người Hung, 2 người Việt, 1 người Canada và 1 người Indonesia, tất cả đều là quân nhân, cùng 1 phiên dịch Việt Nam – đã bị bắn rơi khiến cả 10 người đều thiệt mạng

        Cho đến nay, lý do của sự kiện thảm khốc này vẫn không được làm sáng tỏ và theo các thành viên Hungary của ICCS, có lẽ chúng ta không bao giờ biết chiếc máy bay định mệnh đó đã bị tên lửa của bên nào bắn. Chỉ biết, nhóm quân nhân rời Huế đến một điểm kiểm tra ở Lao Bảo, gần biên giới Lào, và nó đã rơi ngoài hành lang cho phép bay chừng 30km về phía Nam, nơi vẫn đang diễn ra chiến sự. Vào hồi 11 giờ 45 phút, người ta còn nghe được những lời vô vọng cuối cùng của người lái trực thăng: “Chúng tôi trúng tên lửa rồi, máy bay đang rơi…”

        Hài cốt của hai liệt sĩ Hungary sau đó đã được đưa về nước và mai táng tại nghĩa trang Farkasréti (Budapest). Hơn ba thập niên đã trôi qua, nhưng hàng năm, các đồng đội của họ - cùng đại diện ĐSQ Việt Nam tại Hungary - vẫn không quên đến cúi đầu tưởng nhớ hương hồn những người lính đã hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế ở phương xa.

       “Một phần của đời người”

        Trong tập ảnh của ông Oroszi Antal, có một tấm ghi lại cảnh trao đổi tù binh trên cơ sở Hiệp định Paris. Việc giám sát sự trao đổi tù binh cũng thuộc nhiệm vụ của ICCS: các thành viên của phân đội Hungary đầu tiên đã đảm nhiệm bổn phận đó.

        Đối với một đồng đội của ông Oroszi - cựu Công tố viên Quân đội, Thiếu tá đã về hưu, TS Déri Miklós - ấn tượng sâu sắc nhất (“một phần của đời” ông như lời ông thổ lộ) là việc chứng kiến và giám sát sự ra đi của những người lính Mỹ cuối cùng khỏi Việt Nam vào ngày 29-3-1973.

(http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1265672935.nv.jpg)
Ông Déri Miklós thời gian phục vụ tại Việt Nam - Ảnh tư liệu


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2014, 05:58:11 am
        Có mặt tại Việt Nam 1 ngày sau khi Hiệp định Paris được ký kết, cho đến nay, ông vẫn còn giữ một mẩu báo Hungary cách đây 36 năm, có bài phóng sự và tấm ảnh ông cùng một đồng đội trong khoảnh khắc lịch sử chấm dứt sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ trong vấn đề Việt Nam.

        Cùng tới Việt Nam với TS Déri Miklós trong phân đội Hungary đầu tiên, TS Botz László lại có một hồi tưởng lý thú khác về thời của ông. Dạo đó, quân đội Hungary có chừng 150 ngàn người lính và do hoàn cảnh thời Chiến tranh lạnh, số quân nhân thạo tiếng Anh để có thể phục vụ trong lực lượng ICCS không là mấy: lẽ ra phân đội Hungary đầu tiên phải có 290 người, nhưng không sao tìm đủ “hạn ngạch”!

        Như thế, trên một khía cạnh nhất định, có thể coi những thành viên ICCS của Hungary ít nhiều đều là “tinh hoa” của quân đội nước này thời bấy giờ!

*

        Hồi hương sau khi đã cống hiến một phần không nhỏ cho nền hòa bình tại Việt Nam, trong hơn 3 thập niên qua, các cựu thành viên ICCS của Hungary đã và đang nắm giữ những cương vị đáng kể trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của đất nước.

        Ông Oroszi Antal, sau khi hồi hưu, hiện giữ chức Giám đốc Bảo tàng Đại học Quốc phòng Zrínyi Miklós (Budapest). Cựu Cục trưởng Cục Quân báo Hungary, TS Botz László trở thành một trong những chuyên gia ưu tú nhất của Cộng hòa Hungary trong vấn đề an ninh quốc phòng, và đã góp phần đáng kể trong quá trình chuẩn bị gia nhập khối NATO của nước này.

        TS. Déri Miklós sở hữu một bộ sưu tập tem Việt Nam quý hiếm độc nhất vô nhị ở Hungary và từng được tặng Huân chương Hữu nghị vì những đóng góp cho Việt Nam. Còn Róbert László, về sau được biết đến như vị lão trượng trong làng báo chí Hungary với rất nhiều đầu sách và phim tài liệu, cùng những giải thưởng báo chí quốc tế nổi tiếng.

        Đa số các cựu quân nhân Hungary từng phục vụ ở Việt Nam, về sau đều gia nhập Hội Hữu nghị Hungary - Việt Nam, ra đời năm 1989 và là cầu nối bền bỉ, nhiệt thành giữa hai quốc gia trong suốt những thập niên qua. Thường gặp gỡ nhau hàng năm tại các ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam, họ vẫn giữ nguyên những tình cảm tốt lành với đất nước và con người của xứ sở xa xôi này.

(http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1265673097.nv.jpg)
TS. Botz Látszló (trái) và Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Quốc Dũng trong lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam - Ảnh: Trần Lê (NCTG)

        Phát biểu trong lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam vừa qua, trên cương vị Chủ tịch Hội Hữu nghị Hungary - Việt Nam, TS. Botz László đã coi danh hiệu “cựu chiến binh” mà cộng đồng Việt Nam tại Hungary dành cho họ như một vinh dự, một sự thừa nhận cho nỗ lực của họ trong những năm tháng cuối của cuộc chiến Việt Nam.

        Bởi lẽ, là những người con của một dân tộc từng chịu nhiều khổ đau trong lịch sử và đắm chìm trong hai cuộc Thế chiến của thế kỷ XX, họ hiểu hơn ai nhất cái giá của chiến tranh và của nền hòa bình!
(Theo Nhịp Cầu Thế Giới Online)




Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2014, 08:17:51 am

 NHỮNG GIỌNG CA VÀNG CÙNG CÁC CHIẾN SĨ TRẠI ĐA-VÍT
     
KHẮC TUÊ1 và ĐỖ VINH              

        Chúng tôi đang chuẩn bị gấp rút tiết mục cho chương trình phục vụ lễ Kỷ niệm 29 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 1973) thì đột ngột nhận được lệnh phải rút ra mấy ca sĩ và nhạc công có trình độ biểu diễn và ý thức chính trị tốt để đi phục vụ đột xuất. Điều oái oăm là tôi không được phép bàn bạc trong Ban chỉ huy và các cán bộ chuyên môn. Tất cả công việc tập dượt đã hoàn tất, giống như một cỗ xe đã lắp ráp hoàn chỉnh, nếu rút ra một bộ phận là xe "xẹp" ngay. Chỉ còn cách là cấu trúc lại chương trình, bởi cả hai nhiệm vụ đều quan trọng. Nhưng mà khó xử quá. Quân lệnh là anh em phải đi ngay mà không được bàn bạc.

        Cuối cùng, với vai trò là Trưởng đoàn, tôi phải tự "liệu cơm gắp mắm". Tuy vậy, tôi cũng "linh hoạt" thông báo cho Chính trị viên Nguyễn Văn Toàn biết để cùng "chia lửa". Anh Toàn hỏi tôi: "Thế lúc nào lên đường? Phải đi bao lâu?".

        Mệnh lệnh quá ngắn gọn và không có đủ thông tin để hiểu hết ngọn ngành, nhưng tôi cứ trả lời cho qua chuyện: "Cấp trên nói là phải lên đường ngay lập tức và có lẽ chỉ đi ít ngày thôi".

        Xe đến đón anh em đã nổ máy. Đồng chí cán bộ cấp trên nhìn đồng hồ tỏ vẻ sốt ruột. "Xin mời các đồng chí cử người đi công tác gấp theo yêu cầu của cấp trên. Đã đến giờ xuất phát, đề nghị khẩn trương lên xe ngay. Chúc đi khoẻ và thành công!".

        Anh Toàn phán đoán: "Chắc lại đi phục vụ khách của Bác Tôn hay khách của Đại tướng thì mới khẩn cấp và nghiêm ngặt thế. Văn công thì có làm giời làm đất gì đâu mà phải gấp gáp và bí mật đến vậy?".

        Một tuần lễ sau, đài BBC đưa tin: "Thượng sĩ Vu Thị Tường (bí danh của ca sĩ Mộng Tước), nhân viên tâm lý chiến của Cộng sản Bắc Việt, giả danh là đầu bếp của phái đoàn Việt cộng tại Trại Đa-vít - Sài Gòn, đã diễn ca rất điệu nghệ để cổ suý tinh thần cho hai phái đoàn thi hành Hiệp định đình chiến của Bắc Việt và Việt cộng đồn trú ở Trại Đa-vít trong sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn...".

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Untitled-1.jpg)
Mộng Tước và tổ văn nghệ xung kích trong trại Đa-vít 1973

        Hơn nửa tháng sau, tổ xung kích của Mộng Tước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ biểu diễn phục vụ hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên. Dù tổ xung kích chỉ là một phân đội nhỏ nhưng đã làm được một việc lớn, mang theo phong cách, tinh thần của một đoàn nghệ thuật lớn của quân đội. Hai Đoàn đại biểu quân sự ta là những khán giả rất nhiệt tình và không quá "khó tánh". Nhưng ngoài hai Đoàn ta còn có cả đại diện của các Đoàn Hung-ga-ri, Ba Lan, In-đô-nê-xi-a và I-ran trong Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pa-ri. Họ là những khán giả tinh tế và rất khó tính. Đây là một dịp thử thách, rèn,, luyện năng lực biểu diễn và tinh thần phục vụ trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: không gian đặc biệt, đối tượng đặc biệt và cuộc hành quân cũng đặc biệt, bởi Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị chưa từng trình diễn trong một hoàn cảnh tương tự. Do vậy, tổ xung kích của Mộng Tước đã đóng góp vào truyền thống của Đoàn một thành tích hết sức độc đáo.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/To%20Quoc%20noi%20dau%20song/66Vancongtongcucchinhtri_zpsc59629a8.jpg)
Văn công Tổng cục Chính trị trong trại Đa-vít

        Với giọng rất nữ tính và nhỏ nhẹ, Mộng Tước kể lại những ấn tượng khó quên của mình về chuyến đi: "Lúc lên xe em chẳng biết là mình sẽ đi đâu. Nhưng ra đến sân bay Gia Lâm thì các anh chỉ huy mới thông báo:  "Các em sẽ vào Trại Đa-vít ở Sài Gòn để phục vụ hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên. Em hết sức ngạc 'nhiên, vì mặc dù lúc đó em biết ta đang đấu tranh với Mỹ - ngụy để thi hành Hiệp định Pa-ri nhưng em chẳng biết gì cụ thể về Ban Liên hợp quân sự hay Trại Đa-vít cả. Vả lại, em cũng chẳng biết làm thế nào mà chúng em lại có thể vào được "thủ đô" của ngụy quyền Sài Gòn cơ chứ? Em im lặng suy nghĩ, còn các anh ấy cũng không giải thích gì thêm, vì bí mật thời chiến mà...".

        Trước khi ra máy bay, các anh chỉ huy còn làm công tác tư tưỏng thêm: "Vào trong đó căng thẳng và gian khổ lắm đấy, không được như ở Hà Nội đâu. Các em cô gắng chịu đựng gian khổ và hoàn thành nhiệm vụ nhé...".

        Chẳng hề do dự, em trả lời ngay: "Gian khổ chắc cũng như chúng em đi phục vụ chiến trường Đường 9 - Nam Lào là cùng. Đói cơm thiếu muối, muỗi vắt bám chặt quanh người, bom đạn nổ đầy trời... chúng em đều chịu đựng được hết. Gác anh cứ yên tâm".

--------------
1. Ông Khắc Tuế là Thiếu tá, nguyên Trưỏng đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị những năm 1970.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2014, 06:43:05 am
        Với giọng xúc động, Mộng Tước kể tiếp: "Vào đến nơi mới thấy căng thẳng và gian khổ thật sự, nhưng khác hẳn với chiến trường Đường 9 - Nam Lào. Ở đây không đói cơm thiếu muối, không có nhiều muỗi, không có vắt, không có bom rơi đạn nổ. Nhưng giữa hoà bình mà họng súng quân thù ỏ bên kia hàng rào kẽm gai Trại Đa-vít vẫn từng phút chĩa thẳng vào mình; mấy tên lính dù đứng gác xung quanh trại vẫn từng giây nhìn mình bằng ánh mắt đầy hận thù và đe dọa. Trên đầu thì tiếng máy bay suốt ngày đêm gầm rú đến đinh tai nhức óc. Lại thêm cái thời tiết mùa khô ở giữa sân bay Tân Sơn Nhất mới nóng làm sao. Nắng từ trên trời nung nướng nền bê tông sân bay dội lên, nắng xuyên qua mái nhà tôn dội xuống, khắp xung quanh ở đâu cũng nóng hừng hực. Vậy mà các chú, các anh em chiến sĩ trong ấy vẫn sống lạc quan, làm việc say sưa và đấu tranh kiên cường trong hoàn cảnh khó khăn và khắc nghiệt như vậy... Rất may là họ rất nhiệt tình với tổ văn công chúng em, luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành nhiệm vụ. Họ cũng thiết tha được thưởng thức nghệ thuật và khao khát được chia sẻ tình cảm với những người từ hậu phương miền Bắc mới vào...".

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/062.jpg)

        "Một niềm vui và điều ngạc nhiên lớn nữa là chúng em được gặp mấy anh chị em tổ văn công xung kích của Quân giải phóng miền Nam từ căn cứ Lộc Ninh vào Trại Đa-vít bằng máy bay trực thăng để cùng phục vụ hai Đoàn ta ở Ban Liên hợp quân sự trong dịp này. Nào Thanh Lự, Mai Khi, Kim Chi, tay đàn ác-coóc-đê-ông Tuyết Mai, tay đàn bầu Kim Hạng... Chúng em có thêm những người đồng nghiệp mới, những người bạn mới. Chúng em phối hợp với nhau hết sức ăn ý. Vui ơi là vui..

        Xuân Trung lại có một kỷ niệm đáng nhớ của riêng mình. Anh kể lại: "Hôm đó em đi dạo trước cổng Trại Đa-vít với nhà báo Phạm Hồng (tức đồng chí Phạm Phú Bằng). Bỗng nhiên nghe tiếng kéo quy lát đánh roạt khô khốc đằng sau, hai anh em quay lại thì thấy tên lính dù đang chĩa thẳng họng súng tiểu liên AR15 đen ngòm vào người mình, nét mặt hắn hằm hằm. Lần đầu tiên phải đối diện với một tình huống quá éo le và bất ngờ như thế, em thấy giật thót mình, nhưng anh Hồng rất bình tĩnh. Anh đứng ngay ngắn, rồi nhìn thẳng vào mặt tên lính dù và nói với giọng nghiêm khắc: "Này, anh định làm gì thế? Anh có biết anh làm như vậy là vi phạm Hiệp định Pa-ri về việc bảo đảm an toàn cho các thành viên của hai Đoàn đại biểu chúng tôi không? Anh hãy bỏ súng xuống, đi về vị trí và thi hành nhiệm vụ bảo vệ của mình". Tên lính gác quay mũi súng sang hướng khác rồi lặng lẽ đi về phía bót gác, không quên ném lại phía chúng tôi một cái nhìn đầy thù hận".

        Buổi biểu diễn mừng Lễ kỷ niệm 29 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm đó (22-12-1944 - 22-12-1973) thật là một kỷ niệm không thể nào quên. Đó là buổi biểu diễn chung của hai tổ văn công xung kích của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam. Những ngày trước đó, hai tổ văn công xung kích vừa tổ chức các buổi biểu diễn nội bộ phục vụ các cán bộ, chiến sĩ hai Đoàn đại biểu quân sự ta, vừa có mấy buổi tập trung để xây dựng chương trình "công diễn" phục vụ Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/019.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/67Vannghecaynhalavuon_zpsec61f0e0.jpg)

        Khác với những buổi biểu diễn nội bộ trước đó, hôm ấy sân khấu được dựng ngoài trời, rất đơn sơ, ở sân xi măng rất rộng trước phòng họp báo. Bởi hôm đó là ngày thành lập Quân đội, nên ngoài các cán bộ, chiến sĩ của hai Đoàn đại biểu quân sự ta, lãnh đạo đơn vị còn mời thêm nhiều đại diện của bốn Đoàn đại biểu Ba Lan, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a và I-ran trong Uỷ ban Quốc tế. Đi cùng với bốn Đoàn này còn có các sĩ quan liên lạc của phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn nữa. Thật là một cử tọa hết sức đa dạng và phức tạp, có lẽ rất khó làm họ hài lòng. Chưa một đội văn công nào của ta từng trình diễn cho những khán giả đặc biệt, trên một sân khấu đặc biệt và trong một hoàn cảnh đặc biệt đến như vậy.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/256h_zps6708c812.jpg)
Đại tá Võ Đông Giang chụp ảnh lưu niệm với 2 diễn viên văn công Tổng cục Chinh trị

        Buổi biểu diễn bắt đầu bằng bài Miền Nam nhớ mãi ơn Người, với giọng ca khoẻ khoắn, trong sáng và sâu lắng của Kim Chi. Lời bài ca mộc mạc như tính cách của người dân Nam Bộ, nhưng lại chứa đựng cái lô-gíc sẵn có, cái tình cảm bất di bất dịch của đồng bào miền Nam với Bác Hồ, niềm tin vững chắc của người dân với lãnh tụ: "Dẫu núi có mòn, mà sông kia có cạn. Miền Nam ơi, miền Nam nhớ mãi ơn Người thiết tha...".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2014, 03:48:21 am
        Tất cả mọi người yên lặng lắng nghe, chỉ còn lại tiếng máy bay lên xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Rồi họ được các nghệ sĩ dẫn dắt qua những sắc điệu âm nhạc đa dạng và những cung bậc tình cảm khác nhau. Từ tốp ca nữ hừng hực khí thế với bài Sài Gòn quật khởi, đưa người nghe trở lại với khí thế tiến công và nổi dậy hào hùng của quân và dân miền Nam những ngày Tết Mậu Thân 1968, đánh vào hang ổ của Mỹ - ngụy để giải phóng quê hương, đến bài Cô gái vót chông mang đậm chất liệu âm nhạc Tây Nguyên, thể hiện lòng yêu nước thiết tha, tinh thần dũng cảm và sự thông minh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sử dụng vũ khí thô sơ để đánh giặc, bảo vệ nương rẫy, buôn làng. Rồi bài Ru con Nam Bộ với làn điệu quen thuộc của các bài lý Nam Bộ, nghe mênh mang sông nưốc mà đượm buồn và da diết yêu thương con người, quê hương.

        Rồi Tuyết Mai, với tài năng điều khiển cây đàn ác-coóc-đê-ông, đã chơi bản nhạc Polonaise về nỗi nhớ quê hương Ba Lan của nhạc sĩ thiên tài Mi-kan Ô-gin-xki. Đó là một cảm giác mênh mang, trống vắng trong tâm hồn của người con ở xa khi nhớ về Tổ quốc tươi đẹp, nó làm cho người nghe như cảm nhận được màu trắng và mùi hương của tuyết lạnh xứ Ba Lan... Cũng với tài nghệ ấy, Tuyết Mai còn chơi bản nhạc Phiên chợ Ba Tư của nhạc sĩ cự phách An-bớt Ke-ten-bi, khiến người nghe tưởng mình đang lạc vào thế giới cổ tích huyền ảo trong phiên chợ của xứ Ba Tư cổ, ở đó có những người cưỡi lạc đà tới chợ, những người làm trò dụ rắn, những người làm trò tung hứng... và có cả nàng công chúa xinh đẹp, kiêu sa đang dạo ngắm quanh chợ.

        Bên ngoài hàng rào Trại Đa-vít ngày càng có nhiều khán giả xếp hàng đứng xem văn công ta biểu diễn. Họ là những anh lính dù hàng ngày vẫn đứng gác bên ngoài trụ sở của hai Đoàn ta với thái độ không mấy thiện cảm, đôi khi tỏ ra thù hận hoặc khiêu khích. Họ là những đồng bào sống trong khu gia binh bên kia hàng rào kẽm gai, hàng ngày vẫn nhìn các cán bộ, chiến sĩ ta qua hàng rào mà không dám đến gần, không dám chào hỏi, không dám bắt chuyện. Bây giờ họ không ngần ngại "quên" đi nhiệm vụ canh gác của mình; họ cũng "quên" đi nỗi lo sợ có ngưòi ngăn cản hay đe dọa vì dám "tiếp xúc với Cộng sản", để đến thật gần hàng rào kẽm gai và chăm chú lắng nghe văn công "Cộng sản" trình diễn hết sức điệu nghệ. Họ đứng rất trật tự và yên lặng.

        Đỉnh cao của đêm diễn là bản nhạc không lòi Vỉ miền Nam, do Kim Hạng trình diễn bằng cây đàn bầu đơn sơ, đặt trên một miếng vải thô lành lặn, phía dưới là chiếc bàn gỗ thô sơ. Tiếng đàn điệu nghệ của anh khiến người nghe cảm thấy như đau nhói trong tim vì cảnh đất nước bị chia cắt, vì đồng bào miền Nam ruột thịt phải chịu cảnh đau thương, đi trước về sau. Càng về cuối, tiết tấu của bản nhạc càng sôi nổi và giục giã hơn, như muốn khẳng định niềm tin son sắt vào thắng lợi của cách mạng, vào ngày miền Nam được giải phóng, non sông lại thu về một mối, đồng bào hai miền Nam - Bắc lại sum họp một nhà.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Untitled-8.jpg)

        Màn trình diễn của Kim Hạng kết thúc, tiếng vỗ tay nổi lên đồng loạt và nồng nhiệt từ các hàng ghế của "khán giả nhà", các đoàn khách quốc tế cũng như các sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ và Sài Gòn. Không hề có sự phân biệt nào về cảm xúc nghệ thuật giữa những nhóm đối tượng rất khác biệt nhau về quan điểm chính trị này. Có cả tiếng vỗ tay khe khẽ ở bên ngoài hàng rào kẽm gai, xen lẫn với tiếng xuýt xoa. Dường như nhóm khán giả "đặc biệt" này đang cố kìm nén một điều gì đó mà họ không dám thể hiện ra ngoài.

        Từ hàng ghế đầu, bỗng một vị khách mời trong Uỷ ban Quốc tế đứng dậy và tiến về phía sân khấu. Ông đưa tay nâng nhẹ cây đàn bầu và mảnh vải phủ bàn, ghé đầu quan sát xem có gì phía dưới cây đàn hay không. Ông như không tin vào mắt mình, vì phía dưới cây đàn và mảnh vải tuyệt nhiên không có gì cả. Còn cây đàn là một cái hộp bằng gỗ, chỉ có duy nhất một dây thép mảnh mai và một cần nhỏ bằng cật tre, và không có một dụng cụ trợ âm nào. Vậy mà từ cây đàn đơn sơ đó đã phát ra những âm thanh phong phú, nhiều cung bậc trầm bổng và giàu cảm xúc đến như vậy... Ông nhẹ nhàng bắt tay Kim Hạng và nói những lời đầy khâm phục: "Ưnimaginable! Wonderful! Unique!" (Thật không thể hình dung nổi! Thật tuyệt vời! Thật độc đáo!). Rồi ông từ từ trở lại hàng ghế danh dự của mình để chương trình biểu diễn tiếp tục.

        Chương trình văn nghệ kết thúc bằng tiết mục tốp ca nữ vối bài dân ca quan họ Người ơi, người ở đừng về, với giai điệu dìu dặt, thủ thỉ của miền quê Kinh Bắc, nơi có con sông Cầu nước chảy lơ thơ. Lời ca thắm thiết, chứa đầy tình cảm quyến luyến, bâng khuâng, dường như níu kéo người xem ở lại với người biểu diễn. Họ trao đổi với nhau những lời khen ngợi thật lòng, những lời cảm ơn cũng thật lòng. Họ quấn quýt bên nhau, cứ lưu luyến mãi, không nỡ chia tay. Các sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ và Sài Gòn cùng hoà nhập với mọi người và cư xử giống như mọi người, trong giây phút chia tay đầy chân tình và lưu luyến ấy.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/031.jpg)

        Bên kia hàng rào kẽm gai, những khán giả "đặc biệt" của buổi biểu diễn lặng lẽ đứng nhìn, dường như cũng chưa muốn chia tay các nghệ sĩ biểu diễn. Họ không nói được lời nào với các nghệ sĩ, nhưng cứ nhìn ánh mắt và thái độ của họ thì đủ biết rằng, những người lính "Bắc Việt" và "Việt cộng" trong lòng họ giờ này chắc không còn là những kẻ dã man, đáng thù hận như bộ máy tâm lý chiến của chính quyền Sài Gòn vẫn tuyên truyền bấy nay. Những bài ca, bản nhạc mà họ trình diễn thể hiện tình yêu sâu sắc đối với lãnh tụ và đất nước, quyết tâm sắt đá và đầy tinh thần lạc quan trong cuộc chiến đấu giải phóng nước nhà khỏi ách ngoại xâm và tình cảm chân thành đốỉ với bạn bè quốc tế. Họ là những con người có tâm hồn phong phú, lãng mạn, yêu đời dù cuộc chiến đấu đầy hy sinh và gian khổ. Các nghệ sĩ "Cộng sản" và thứ nghệ thuật mà họ theo đuổi khác rất xa, thậm chí đối lập hoàn toàn với những bài ca, khúc nhạc não nề mà họ nghe hàng ngày ở Sài Gòn.

*

*       *

        Đã gần bốn mươi năm kể từ ngày tổ văn công xung kích của Mộng Tước được giao nhiệm vụ bí mật vào biểu diễn ở Trại Đa-vít. Giờ đây nhiều người trong số các nghệ sĩ đó đã trở thành ông thành bà, nhưng chuyến đi phục vụ đặc biệt đó vẫn còn lắng đọng trong lòng họ như một kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên của cuộc đời người nghệ sĩ - chiến sĩ.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Untitled.jpg)
Mộng Tước ngày nay

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/VTS_01_9VOB_snapshot_0038_20131110_045521_zpsaeb5608f.jpg)
Hát tiếp khúc quâm hành

        Rồi họ lại có dịp gặp mặt nhau cuối tháng 4 năm 2012 để ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến đấu ác liệt, gian khổ nhưng hết sức hào hùng. Lần này các nghệ sĩ, chiến sĩ cũng được đứng trong hàng ngũ của các chiến sĩ Trại Đa-vít anh hùng năm xưa trong ngày họ được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước phong tặng.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2014, 05:24:58 am
Những bài như thế này đã từng được biểu diễn trong trại Đa-vít. Nghe lại mới thấy sức mạnh của những bài này khi được cất lên từ trại Đa-vít, giữa "thủ đô" của Việt Nam Cộng Hòa. Quả là mũi tiến công chính trị sắc bén:

http://www.youtube.com/watch?v=jfA0AqANvQ8
Miền Nam nhớ mãi ơn Người

http://www.youtube.com/watch?v=elYKIThcv2c
Sài Gòn quật khởi

http://www.youtube.com/watch?v=2QWfmyXFMKc
Cô gái vót chông

http://www.youtube.com/watch?v=SylgQrt6NIk
Ru con Nam Bộ

http://www.youtube.com/watch?v=S7W5fNn1FOw
Polonaise

http://www.youtube.com/watch?v=t_3b_vqV4pg
Phiên chợ Ba Tư

http://www.youtube.com/watch?v=YmoIH1cqN1Y
Vỉ miền Nam

http://www.youtube.com/watch?v=qlfDiclsvNc
Người ơi, người ở đừng về


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Giêng, 2014, 05:22:00 am

TRẠI ĐA-VÍT TRONG MỘT NGÀY CHIẾN D|CH
     
BÙI ĐỨC HOÀ1              

        Lễ mừng công của các cựu chiến binh Trại Đa-vít phía Nam được tổ chức ở một khách sạn quân đội nằm ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất, khoảng một cây số cách Trại Đa-vít, nơi đơn vị chúng tôi từng sống và chiến đấu 37 năm về trước. Các đồng đội cũ khắp nơi đổ về đây để được tận mắt nhìn tấm bằng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mà Nhà nước đã phong tặng cho đơn vị chúng tôi, để được hàn huyên với những đồng đội cũ. Chúng tôi - một nhóm cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít phía Bắc - cũng vào dự buổi lễ long trọng và đầy ý nghĩa này.

        Lâu lắm rồi chúng tôi mới có dịp họp mặt đông đủ như thế này với các đồng đội phía Nam. Những người trẻ nhất trong chúng tôi cũng đã ngót 60 tuổi đời. Mừng vui xen lẫn xúc động tràn ngập trong lòng mỗi người. Chuyện sức khoẻ, chuyện gia đình, chuyện làm ăn... rôm rả. Đôi với nhóm vệ binh chúng tôi, câu chuyện xảy ra đêm 28 tháng 4 và rạng sáng 29 tháng 4 năm 1975 đều được mọi người nhắc đến. Đấy là một kỷ niệm bi hùng, đầy xúc động và không thể nào quên.

        Câu chuyện bắt đầu từ chiều 28 tháng 4 năm 1975, khoảng 17 giờ 30 phút. Lúc đó, đơn vị đang chuẩn bị bữa cơm chiều. Một tốp máy bay A37 bất ngờ xuất hiện và thả mấy loạt bom hình bầu dục rượt qua đầu chúng tôi, rồi rơi xuống gần căn nhà của tiểu đội vệ binh số 3. Khói đen xen lẫn lửa đỏ bốc lên cuồn cuộn, mảnh vỡ văng tung toé, tiếng kêu la hoảng hốt của lính Sài Gòn, tiếng đại liên bắn trả yếu ớt từ các ổ súng phòng không... Những cảm nhận bằng trực giác ấy đến giờ tôi vẫn còn nhớ, như mới xảy ra hôm qua.

        Thực đơn bữa cơm chiều hôm ấy của chúng tôi có món thỏ rô ti, chẳng có gì là quá cao sang nhưng mọi người coi là "món ăn tươi" và ăn rất ngon miệng. Tiếng cười nói râm ran xen lẫn những lời bình luận sôi nổi về "món đặc sản" mà tốp máy bay A37 do người Mỹ chế tạo vừa "thết đãi" đám tay sai Sài Gòn. Rất tình cờ, đây là bữa ăn tập thể cuối cùng với sự có mặt đông đủ các cán bộ, chiến sĩ hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Trại Đa-vít.

        Vào thời điểm này, đơn vị chúng tôi đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phòng thủ địa đạo liên hoàn, nối liền các nhà và chạy vòng quanh Trại Đa-vít. Tối hôm đó, Ban chỉ huy đơn vị quyết định tăng cường các chốt phòng thủ của tiểu đội 1 (hướng Nam), tiểu đội 2 (hướng Đông Nam), tiểu đội 3 (hướng Đông), tiểu đội 4 (hướng Bắc) và tiểu đội 5 (hướng Tây). Tất cả chúng tôi đều được trang bị tiểu liên AK47. Riêng các tiểu đội 1, 2 và 3 được trang bị gần ba chục lựu chống tăng M722 , vi ỏ các hướng này không có đưòng hào phân cách với sân bay Tân Sơn Nhất. Anh em vệ binh hầu hết là bộ đội đặc công được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, được điều động từ nhiều chiến trường về đây phục vụ hai Đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự. Chúng tôi được giao nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đơn vị, bắt liên lạc với mũi đặc công của ta vào ứng cứu khi cần thiết và mở đường máu theo hướng chỉ đạo của cấp trên.

-----------------
1. Tiểu đội trưởng đặc công.

2.   Những vũ khí này được ta chuyển vào Trại Đa-vít trong mấy “túi thư ngoại giao” qua các chuyến bay liên lạc Lộc Ninh - Sài Gòn đầu tháng 4 năm 1975, ngay trước khi đường liên lạc này bị phía ngụy Sài Gòn huỷ bỏ. Chỗ này anh Hòa nhớ nhầm. Đó chỉ là lựu đạn chống tăng chứ không phải là súng chống tăng M72


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2014, 09:08:38 am
        Đêm ấy dường như dài hơn thường lệ. Chúng tôi chờ đến quá nửa đêm, không ai ngủ được. Những người có phiên trực chiến thì ở trên hầm để quan sát, những người không có phiên trực chiến thì ở dưới hầm để chờ lệnh. Ở tiểu đội 2, anh em nảy ra sáng kiến dùng dây nối trên hầm vói dưới hầm để tiện liên lạc với nhau, nếu có sự cố thì giật dây báo hiệu. Mỗi mũi phòng thủ đều có sáng kiến riêng để chiến đấu với hiệu suất cao nhất. Các đồng chí thông tin tranh thủ mở đài để nghe tin tức về khí thế tiến công của bộ đội ta từ các hướng về Sài Gòn. Đài phát thanh Giải phóng kêu gọi nhân dân miền Nam nổi dậy giành chính quyền và kêu gọi anh em binh sĩ quân đội Sài Gòn hạ vũ khí... Hòa chung bầu không khí hừng hực ấy, chúng tôi cảm thấy không hề đơn độc mà luôn có sự hỗ trợ của đồng chí, đồng bào ở khắp các mặt trận. Do đó, chúng tôi luôn cảm thấy tự tin vào chính mình, tin tưỏng vào chiến thắng cuối cùng.

        Phía bên kia hàng rào kẽm gai là khu sửa chữa máy bay của địch. Mấy họng súng đen ngòm trên sân thượng thỉnh thoảng rê đi rê lại sang phía đơn vị chúng tôi, nhưng lính gác và quân cảnh đi lại ít hơn, xe thúc gác cũng không chạy nhiều như mọi hôm. Máy bay cất cánh và hạ cánh cũng chỉ còn thưa thớt. Có lẽ trận bom A37 chiều hôm trước đã làm cho chúng kinh hoàng mà co cụm lại. Chúng tôi được ban hậu cần gọi cử người đến nhận lương khô, thịt hộp, đèn pin, nước uống. Mọi hoạt động của chúng tôi lúc này hầu như đều diễn ra dưới địa đạo để tránh sự phát hiện và nghi ngờ của địch.

        Bỗng có tiếng rít của đạn bay, rồi tiếng nổ đinh tai của pháo hạng nặng làm rung chuyển cả sân bay Tân Sơn Nhất. Pháo binh ta bắt đầu tiến công sân bay. Lúc này là gần 4 giò sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Sân bay Tân Sơn Nhất chìm trong khói lửa. Những tiếng nổ ngày càng đanh hơn, dày hơn ngay gần chỗ chúng tôi đang canh gác. Đất đá, mảnh đạn văng rào rào. Rồi đèn điện tắt phụt, nhưng bên sân bay vẫn sáng choang vì có nhiều đám cháy mỗi lúc một loang rộng hơn. Bọn địch chạy tán loạn tìm nơi ẩn nấp. Chúng la hét trên máy bộ đàm: "Bọn "Việt cộng" chuồn bằng đường hầm đi mất tiêu rồi!". Vậy là, những "con tin" trong tay chúng ở giờ phút tuyệt vọng này bỗng dưng biến mất!

        Mặc dù đơn vị chúng tôi có hệ thống địa đạo kiên cố, nhưng không tránh được những thương vong đáng tiếc vì những loạt đạn pháo quyết liệt đầu tiên của quân ta. Ở tiêu đội 2, một quả đạn pháo rơi trúng mái nhà S527, mảnh đạn lia đứt cánh quạt trần văng xuống sàn gỗ, gây thương tích nặng cho Trung sĩ vệ binh Nguyễn Quang Hòa đang làm nhiệm vụ cảnh giới phía trên. Máu trào ra từ phía trái cổ anh, buộc chúng tôi phải cấp cứu tại chỗ. Chiến sĩ Tĩnh cùng mấy anh em khác trong tiểu đội vác Hòa băng tắt qua mấy khu nhà trên mặt đất để sang hầm quân y trong lúc pháo ta vẫn nổ cấp tập. Đến nơi, Hoà chỉ còn thoi thóp. Chúng tôi được lệnh sẵn sàng để tiếp máu, song vì vết thương quá hiểm nghèo nên Hoà hy sinh ít phút sau đó.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/034_zps66eab92f.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/035_zpsaf122aca.jpg)
Hai bức ảnh hiếm hoi ghi lại dấu tích của những căn hầm xưa

        Cũng trong những loạt đạn pháo đầu tiên, một quả pháo đã rơi trúng căn nhà T530, mảnh đạn găm thẳng vào ngực anh Kiên (tức Đại uý an ninh Nông Văn Hưởng) đang ở trên theo dõi tình hình. Anh hy sinh tại chỗ. Ngoài ra, còn ba đồng chí nữa bị thương nặng, trong đó có Trung tá Nguyễn Tiến Bộ. Một chân anh bị mảnh đạn làm gãy nát, máu chảy đầm đìa.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2014, 01:27:54 am
        Bất chấp tiếng đạn pháo gầm rú trên đầu, chúng tôi vẫn khiêng thương binh băng trên mặt đất tới hầm quân y để kịp thời cứu chữa. Để hạn chế thương vong, các đồng chí chỉ huy đơn vị đã phân công nhau đến từng bộ phận để động viên anh em bình tĩnh, trú ẩn cẩn thận và sẵn sàng chiến đấu. Trong ánh lửa bập bùng tôi nhìn thấy Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng y sĩ Nguyễn Hữu Iểng lom khom chạy từ hầm chỉ huy qua khu gốc cây đa, rồi băng qua đường nhựa để sang hầm quân y.

        Hầm quân y là một căn nhà ngầm được đào khá công phu, diện tích đủ cho mười hai ngưòi làm việc và nằm điều trị, được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế dã chịến. Xuống hầm, tôi thấy bác sĩ Sáu Sơn đang rất khẩn trương nhưng bình tĩnh, tự tin cứu chữa thương binh, Với kinh nghiệm nhiều năm ở chiến trường, anh vừa cấp cứu, vừa động viên anh em thương binh, làm cho bầu không khí trong căn hầm ấm tình đồng đội và bớt phần căng thẳng.

        Đứng ngay bên cạnh anh Sáu Sơn, Thỉếu tướng Hoàng Anh Tuấn ôn tồn thăm hỏi tình hình sửc khoẻ của từng thương binh và động viên anh em quân y tận tình cứu chữa cho đồng đội. Nét mặt ông hết sức binh tĩnh nhưng giọng nói của ông đầy xúc động. Tôi cảm thấy ông giống như một người cha, người anh cả đang tiếp thêm cho chúng tôi nghị lực trong hoàn cảnh khó khăn này. Hình ảnh của ông khác hẳn với những gì tôi từng chứng kiến những lần đi bảo vệ ông đến các cuộc đấu tranh trực diện với địch tại hội trưòng Phi Long. Mỗi lần đại diện phía bên kia tỏ thái độ ngoan cố hay khiêu khích, có khi chúng đập bàn đập ghế hay phát ngôn tục tằn, ông luôn giữ thái độ hết sức bình tĩnh, nét mặt nghiêm nghị, giọng nói đanh thép và lập trưòng kiên định, khiến đối phương phải lùi bước và có thải độ "phải chăng" hơn trên bàn hội nghị.

        Ớ một góc hầm, thi hài Hoà và anh Kiên nằm đó, máu vẫn chảy, mặt tái nhợt. Để ổn định tình hình và tranh thủ lúc trời còn tối, chỉ huy đơn vị lệnh cho tôi và chiến sĩ Đặng Trọng Lương của tiểu đội 2 khâm liệm, rồi đào huyệt tạm để chôn cất hai anh. Lúc này, bằng mọi cách phải bảo đảm an toàn dưới làn đạn pháo, tránh để xảy ra thêm thương vong. Đặc biệt là phải giữ bí mật tuyệt đối, vì nếu để phía địch phát hiện bất kỳ động thái nào thì chúng có thể tấn công chúng tôi ngay lập tức. Chúng tôi không sợ phải chiến đấu với kẻ thù, nhưng mấy tiểu đội vệ binh chỉ được trang bị vũ khí bộ binh cùng khoảng ba chục quả lựu chống tăng, trong khi số còn lại đều là sĩ quan, chỉ được trang bị súng ngắn K54 hay K59. Nếu chiến sự xảy ra thì đó sẽ Ịà một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức về lực lượng và vũ khí, những tổn thất nặng nề hơn sẽ khó tránh khỏi.

        Tôi và Lương nhận hai bộ quân phục mới, hai tấm ga trắng, bao túi bằng ni-lông. Y tá Hoàng Hữu Phùng, y sĩ Trương Văn Tân giúp chúng tôi thay đồ cho Hoà và anh Kiên, máu còn nóng ướt đỏ bàn tay và thấm đẫm vạt áo chúng tôi. Xong việc, chúng tôi đào huyệt cho các anh trong một căn hầm cát nổi ngay đầu hầm quân y. Gọi là hầm nhưng đây chỉ là một bục khung nổi có nóc bằng tấm sắt đục lỗ, phía trên có vài lượt bao cát do lính Mỹ làm trước đây. Căn hầm đơn sơ này nằm sát hàng rào phía Bắc, cách sân bay một hàng rào kẽm gai và một con hào sâu do địch cho máy xúc ủi tháng 6 năm 1973 để ngăn "Cộng sản" xâm nhập sang sân bay. Căn hầm này chỉ tránh được mảnh đạn tiểu liên chứ không chống được đạn đại pháo.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2014, 08:27:24 am
        Chính dọc tuyến này, tiểu đội vệ binh chúng tôi trong các phiên gác hàng ngày vẫn làm công tác địch vận với đám lính ngụy bố trí bên kia hàng rào. Họ bị bộ máy tâm lý chiến của chính quyền Sài Gòn bưng bít, xuyên tạc về Mặt trận Dân tộc giải phóng, về những người mà họ gọi là "Việt cộng". Họ cũng không biết gì về Hiệp định Pa-ri, về lý do vì sao chúng tôi có mặt trong Trại Đa-vít... Chính vì vậy mà trong mấy tuần đầu, họ tỏ ra thù hận, xấc xược, hăm dọa chúng tôi bằng súng tiểu liên AR15 và những khẩu đại liên đặt bên kia hàng rào kẽm gai. Có ngưòi từng lớn tiếng "không nói chuyện với Cộng sản", hoặc "đả đảo Bắc Việt xâm lược miền Nam"...

        Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn tỏ ra lịch sự và thân thiện. Mỗi lần nhận gác, chúng tôi vẫn chào hỏi họ. Đôi khi chúng tôi kín đáo ném qua hàng rào cho họ mấy bao thuốc lá Thăng Long, mấy gói kẹo Hải Châu. Lúc có điều kiện, chúng tôi từ tốn giải thích cho họ về bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam, về cuộc chiến đấu chính nghĩa của cả dân tộc Việt Nam, về Hiệp định Pa-ri... Một số người lặng lẽ lắng nghe chúng tôi giải thích, nhưng mỗi lần như thế họ thường bị thay thế bằng những người lính mới. Không biết bao nhiêu người đã bị thay thế như vậy và bị điều đi đơn vị nào, nhưng chắc chắn họ sẽ ghi nhớ thái độ lịch sự và lời nói thân thiện của chúng tôi, những người lính "Việt cộng" ở bên trong hàng rào Trại Đa-vít.

        Trong sân bay Tân Sơn Nhất, pháo vẫn nổ liên hồi. Tôi và Lương dùng những dụng cụ thô sơ mà hôm trước đã dùng đào địa đạo để đào nơi an nghỉ cho hai đồng đội. Không được chọn hướng và cũng không đủ ánh sáng, chúng tôi cố mở diện tích trong bục hầm nổi đủ sâu và đủ rộng để đồng đội nằm thoải mái. Hì hục đào vét, những bao cát vỡ cứ sụt lở xuống lấp gần đầy cái hố mà chúng tôi vừa đào. Thỉnh thoảng dưới hầm quân y cử người lên xem tiến độ công việc của chúng tôi vì tất cả đều lo tròi sắp sáng. Chúng tôi hiểu những rủi ro nếu để chậm đến lúc tròi sáng nên dồn hết sức tiếp tục đào bới trong bóng tối, lúc cần lắm thì soi đèn pin sát mặt đất để nhìn cho rõ hơn. Mỗi lần nghe tiếng pháo rít trên đầu, chúng tôi nằm sát mặt xuống đất, chờ cho pháo nổ lại tiếp tục đào. Mồ hôi ướt sũng người, mặt mũi dính đầy đất cát, hai mắt cay xè. Nhưng nghĩ đến đồng đội đang nằm chờ kia, chúng tôi không thể cầm lòng và càng cố sức hoàn thành công việc càng nhanh càng tốt.

        Chúng tôi bọc hai đồng đội trong hai bộ ga trắng, hai áo ni-lông dã chiến và gắn đủ họ, tên, quê quán, đơn vị.

        Vất vả lắm chúng tôi mới đặt được hai anh nằm ngay ngắn bên nhau, với sự giúp đỡ của các đồng chí quân y. Tiễn đưa các anh trong đêm tối, quá gấp gáp và nguy hiểm, chẳng có hương hoa mà chỉ có hoa lửa của đạn pháo ta nã vào đầu thù. Lòng chúng tôi đau thắt, mắt chúng tôi đẫm lệ. Mong các anh yên lòng chờ chúng tôi chiến đấu thắng lợi rồi sẽ chăm lo cho các anh chu tất hơn.

        Trong hầm quân y, bác sĩ Sáu Sơn phải làm phẫu thuật và truyền máu cho Trung tá Nguyễn Tiến Bộ do một chân của anh bị dập nát và phải cắt bỏ. Y tá Phùng đem phần chân còn quấn băng vải trắng, ưốt sẫm màu máu để chúng tôi giấu gần nơi nghỉ tạm của hai đồng đội đã hy sinh.

        Các anh đã ngã xuống chỉ đúng một ngày trước khi thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Đau đớn, thương tiếc các anh, nhưng chiến tranh là vậy. Dẫu có muốn chính xác đến mấy thì những quả đạn pháo được phóng đi ở khoảng cách gần hai chục cây số cũng không thể nào chính xác hoàn toàn và khó tránh những thương vong đáng tiếc.

        Một phút mặc niệm trước nấm mồ tạm của các anh, lòng chúng tôi đau nhói, không nói nên lời mà nước mắt chạy vòng quanh. Các đồng đội thân thiết của chúng tôi ơi, đại quân ta đang xiết chặt vòng vây quanh thành phố Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất rồi. Giờ toàn thắng đang đến rất gần!

        Hãy bình tâm đợi chúng tôi thêm một chút nữa! Chúng tôi sẽ sớm quay trở lại với các anh, sẽ tổ chức cho các anh một cuộc chia tay đông đủ và ấm tình đồng đội!


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2014, 05:39:47 am

VỀ NAM THĂM ĐỒNG ĐỘI CŨ
     
NGUYỄN NGỌC SƠN và PHAN ĐỨC THẮNG1              

        Ngày 2 tháng 6 năm 2012, các sĩ quan, chiến sĩ Trại Đa-vít năm xưa từ khắp các địa phương ỏ phía Nam tụ hội về Thành phố Hồ Chí Minh để dự Lễ mừng công sau khi Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên từ năm 1973 - 1975. Trước đó, buổi lễ chính thức đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho hai Đoàn đã được Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng tổ chức long trọng ở Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2012.

        Chúng tôi là một nhóm các sĩ quan, chiến sĩ đại diện cho Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít ở phía Bắc vào dự lễ mừng công cùng các đồng đội phía Nam. Ngay sau khi tới Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã đến thăm Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương năm xưa. Ông đang điều trị bệnh tim tại nhà. Tuy ông đã gần 90 tuổi và bệnh tình khá nặng, nhưng Thủ trưởng của chúng tôi vẫn tỉnh táo, minh mẫn. Chúng tôi bảo nhau chỉ đến thăm hỏi sức khoẻ của ông và nói chuyện thân tình, ngắn gọn rồi ra về để ông được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Nhưng được gặp lại các chiến sĩ của mình và nói đến buổi lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của đơn vị cũ, ông bỗng trở nên sôi nổi, hăng hái như ông hãy còn trẻ trung và không hề mang bệnh trong người.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/9da_zpsf8cb5a38.jpg)
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

        Thiếu tướng dường như không kìm nén được cảm xúc của mình khi nói về những đồng đội cũ, những sự kiện cũ... của thòi kỳ ông công tác trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên. Hai năm làm việc trong Trại Đa-vít không phải là dài, thậm chí là quá ngắn ngủi, so với cuộc đời chinh chiến hơn 50 năm của ông, nhưng đã để lại trong ông những kỷ niệm hết sức đặc biệt và sâu sắc, như ông từng tâm sự "Chỉ hơn 2 năm thôi mà dài hơn 12 năm lăn lộn trên chiến trường"1 . Trong hơn 2 năm đó, ông và các đồng đội của ông đã chiến đấu giữa vòng vây dày đặc của kẻ thù, không được phép sử dụng vũ khí mà phải phát huy lòng quả cảm, trí thông minh cùng với tính pháp lý của Hiệp định Pa-ri, sức mạnh chính nghĩa của cả dân tộc và tình đoàn kết quốc tế. Có người ví cuộc "đột nhập" của ông và các đồng đội vào Trại Đa-vít như chuyện Quan Công dự tiệc Bàn Đào thời Tam Quốc hai nghìn năm trước. Quả là một sự so sánh vừa có lý, vừa đầy thi vị.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/41ChupanhluuniemvoiHATuan2012_zps88babd7d.jpg)
Chụp ảnh lưu niệm với Thiẽu tướng Hoàng Anh Tuấn ngày 1 tháng 6 năm 2012
------------------
1. “Tôi vào Trại Đa-vít”, Trại Đa-vít - 823 ngày đêm, tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012, trang 60. Trước khi vào Trại Đa-vít, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn đã có nhiều năm tham gia chiến đấu ỏ chiến trường miền Trung - Tây Nguyên.
Tôi vào Trại Đa-vít http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg285705.html#msg285705


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2014, 02:17:20 pm
        Với giọng nói hăng hái, mạch lạc và đầy nhiệt huyết, ông ôn lại những kỷ niệm sâu sắc về cuộc chiến đấu cạm go, quyết liệt giữa vòng vây dày đặc của kẻ thù để buộc chúng thi hành những điều khoản về quân sự của Hiệp định Pa-ri và đấu tranh dư luận để đồng bào trong nước cũng như bạn bè trên thế giới hiểu rõ thiện chí của chúng ta trong việc thi hành Hiệp định cũng như quyết tâm của ta giáng trả những hành động phá hoại Hiệp định của Mỹ - ngụy. Với kinh nghiệm từ hơn 300 ngày làm việc ở Liên khu 5 cho Uỷ ban Liên hợp đình chiến thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, ông lường trước được những khó khăn, phức tạp mà ông sắp phải đương đầu khi ông nhận nhiệm vụ làm người đại diện cao nhất của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên thi hành Hiệp định Pa-ri. Ông cũng thấu hiểu được giá trị to lớn, tác động lan toả của những thành quả mà ta giành giật được trong quá trình thi hành Hiệp định, mặc dù những thành quả đó chỉ đáp ứng một phần những gì phía ta mong muốn... Tất cả những điều đó giờ đang tái hiện trong ông như một cuốn phim được chiếu trên màn hình, rõ ràng, sống động và tươi rói như mới xảy ra ngày hôm qua. Tâm tư, tình cảm của ông như bị cuốn hút hoàn toàn bởi dòng suy nghĩ dâng trào về những kỷ niệm của một thời hào hùng đáng nhớ, làm ông quên hết bệnh tật. Giờ phút bên những người lính của mình, ông trẻ ra, khoẻ ra và tràn đầy sức sống.

        Cuộc chuyện trò vui vẻ, sôi nổi và đầy cảm động giữa những người đồng đội năm xưa đã kéo dài hơn chúng tôi dự định ban đầu. vả lại, Thủ trưởng của chúng tôi cũng đã có dấu hiệu mệt mỏi, dù ông vẫn còn muôn tâm sự nhiều hơn nữa với những người đồng đội trẻ hơn của mình. Chúng tôi lưu luyến nói lời tạm biệt ra về, nhưng ông vẫn trầm tư với những suy nghĩ của riêng mình.

        Cuối cùng, ông xúc động chia sẻ với chúng tôi: "Thời gian đơn vị chúng ta sống trong Trại Đa-vít giống như ngồi trên một quả bom khổng lồ mà người nắm kíp nổ là phía chính quyền Sài Gòn. Vậy mà chúng ta vẫn thản nhiên ngồi trên quả bom nóng bỏng ấy suốt 823 ngày đêm để làm sáng tỏ chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam ta. Từ nơi đây, chúng ta đã góp phần buộc Mỹ rút hết quân đội khỏi miền Nam, buộc đối phương trao trả hơn ba chục nghìn người của ta bị chúng đày đọa trong các nhà giam trên khắp miền Nam, đồng thời vạch trần và kiên quyết lên án đối phương phá hoại Hiệp định Pa-ri trước toàn thể nhân dân ta và bạn bè trên thế giới. Chính quyền Sài Gòn muốn làm nổ tung chúng ta lắm chứ, nhưng họ đã không làm được điều đó. Kết cục là, chúng ta vẫn bám trụ vững vàng đến ngày Sài Gòn được giải phóng, để hoà nhập vào đoàn quân chiến thắng. Đó chính là tính anh hùng của đơn vị chúng ta mà Đảng, Nhà nước và Quân đội đã ghi nhận". Ông đã kết thúc cuộc trò chuyện hết sức thân tình và ý nghĩa hôm đó bằng mấy câu ngắn gọn và đầy hình tượng như vậy.

        Về Sài Gòn để dự lễ mừng công cùng đồng đội và được gặp lại Thủ trưởng cũ, chúng tôi vừa vui mừng khôn xiết, vừa xúc động dạt dào. Nhưng lòng chúng tôi vẫn canh cánh nhớ về ngươi đồng đội năm xưa vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Anh hy sinh khi tuổi đời mới trọn đôi mươi, vào giờ phút cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngay trước khi những đơn vị Quân giải phóng đầu tiên tiến vào Sài Gòn và chiến sĩ Giải phóng đầu tiên tiếp quản Trại Đa-vít để bảo vệ an toàn cho đơn vị chúng tôi.

        Anh là chiến sĩ vệ binh Nguyễn Quang Hoà, hy sinh rạng sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975 khi những loạt đạn pháo đầu tiên của ta dội vào sân bay Tân Sơn Nhất và một vài viên lạc vào Trại Đa-vít khi anh đang làm nhiệm vụ cảnh giới cho đơn vị. Cùng với Hoà còn có anh Kiên (tức Đại uý an ninh Nông Văn Hưởng) cũng hy sinh và 5 đồng chí khác bị thương. Trong cuộc chiến ác liệt ấy, đại pháo ta từ khoảng cách hàng chục cây số bắn cấp tập vào sân bay Tân Sơn Nhất mà lạc vào nơi đơn vị chúng tôi đóng quân là chuyện khó tránh khỏi. Điều đó cả đơn vị đã xác định từ trước, nhưng chúng tôi một mực yêu cầu Bộ chỉ huy mặt trận tiến công quyết liệt vào Tân Sơn Nhất, làm tê liệt hoàn toàn sân bay chiến lược này, không vì đơn vị chúng tôi ở đó mà nương tay với quân địch.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2014, 08:12:30 am
        Khi xe chúng tôi đến gần nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đồng đội của chúng tôi yên nghỉ, những cảm giác gần gũi, thiêng liêng gắn bó những người đồng chí cùng chiến hào bỗng ập đến. Lúc chúng tôi xuống xe, trong yên lặng, tôi tâm sự với Hoà: "Hoà ơi, chúng tôi đến thăm Hoà đây, sau 37 năm chúng tôi mới có dịp trở về thăm Hoà đây... Hoà nhìn xem này, Nguyễn Ngọc Sơn, Lương Đình Thành, Nguyễn Văn Thuật, Đặng Trọng Lương... toàn là những đồng đội thân quen, chí cốt ngày ấy...". Chợt gai ốc nổi khắp người, hơi thở bỗng trở nên gấp gáp, hầu như là hổn hển, cảm giác như được ôm chầm, ghì chặt đến nghẹt thở. Nước mắt chảy tràn, nóng hổi hai gò má, giống như gặp lại người ruột thịt sau nhiều năm xa cách. Không chỉ riêng tôi mà các đồng đội cùng đi với tôi đều có những cảm giác như thế.

        Chúng tôi như thấy thấp thoáng bóng dáng Hoà, chàng trai miền quê Nông Cống, Thanh Hoá, người cao dong dỏng, nước da đen sạm, đôi môi thâm tái do hậu quả của những trận sốt rét rừng triền miên. Nhưng đôi mắt của Hoà luôn tràn đầy sức sông và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ. Đôi mắt ấy bây giờ đẫm lệ nhưng ánh lên niềm vui vô bờ bến. Vậy đấy, Hoà vẫn đón chúng tôi thật nhiệt tình, thật nồng hậu, hệt như những ngày anh còn sống, chiến đấu bên cạnh chúng tôi.

        Chúng tôi thắp những nén hương thơm, sắp những món quà đem từ miền Bắc lên nấm mộ đơn sơ của anh. Chúng tôi lặng đi như thấy Hoà nước mắt vòng quanh, tay anh nâng niu những món quà giản dị nhưng đầy tình nghĩa mà quê hương, đồng đội chia sẻ với anh sau nhiều năm không gặp lại. Suốt mấy chục năm nằm lại nơi đây, chắc anh nhớ quê hương, nhớ gia đình, nhớ đơn vị, nhớ đồng đội lắm.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/43BenmolietsiNguyenQuangHoa_zps808b7763.jpg)
Giây phút bùi ngùi bên nấm mộ đơn sơ của người đồng đội cũ
Liệt sĩ Nguyễn Quang Hòa

        Ngồi bịn rịn bên mộ Hoà chừng một tuần hương, chúng tôi đi thăm mộ các đồng đội đang yên nghỉ xung quanh anh. Có đồng chí hy sinh trước anh bảy năm, như Trần Văn Viết (Kinh Môn, Hải Dương) hy sinh năm 1968, Nguyễn Văn Thương (Ninh Thanh, Hải Dương) hy sinh năm 1968... Họ quây quần bên nhau thành một tiểu đội 8 người, chăm lo cho nhau trong cuộc sống hàng ngày, yểm trợ cho nhau khi chiến đấu, giống như những ngày họ cùng chiến đấu bên cạnh chúng tôi.

        Cả anh Kiên nữa, anh Kiên cũng hy sinh với Hoà vào rạng sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, dẫu anh có may mắn hơn Hoà là hài cốt của anh đã được gia đình đón về quê cha đất tổ. Nhưng chúng tôi vẫn da diết nhớ anh, một người anh gần gũi chỉ bảo chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, cách làm việc, cách chống chiến tranh tâm lý của địch. Khi còn cốc nước lọc cuối cùng, anh Kiên nhường cho tôi: "Cậu cần phải uống cho đỡ khát để làm việc qua đêm nay...". Đồng đội chia sẻ với nhau từng cốc nước, từng điếu thuốc lá cuốn... Nay chúng tôi hội ngộ ở đây, vẫn như thấy anh trong đội ngũ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của đơn vị.

        Anh Kiên và Hoà đã cùng đơn vị chúng tôi chiến đấu dũng cảm, góp phần vào ngày toàn thắng của đất nước, của dân tộc. Các anh xứng đáng được vinh danh, được nhận danh hiệu Anh hùng mà chúng tôi vừa đón nhận. Anh Kiên ơi, Hoà ơi..., danh hiệu cao quý này chúng tôi đón nhận cho các anh đấy.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2014, 08:20:31 am

TRẬN NÉM BOM BÊN CẠNH TRẠI ĐA-VÍT
     
NGUYỄN NGỌC SƠN              

        Chúng tôi gồm hơn 300 cán bộ, chiến sĩ công tác trong Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương, cấp bậc cao nhất là Thiếu tướng, Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn, cấp bậc thấp nhất là binh nhất - chiến sĩ vệ binh. Tôi lúc đó là Tiểu đội trưởng, tương đương với cấp Thượng sĩ.

        Mấy ngày nay, chúng tôi được Ban chỉ huy đơn vị thông báo là toàn đơn vị sẽ bám trụ và sẵn sàng chiến đấu trong lòng địch. Tất cả mọi người được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng.

        Buổi sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975, tình hình vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày, tin tức vẫn phát đi, thu lại bình thường, về chiều, tròi Sài Gòn trong vắt, hầu như không có một gợn mây, nắng đã dịu, gió thổi khá mạnh.

        Khoảng 5 giờ 30 phút chiều, chúng tôi bỗng nghe tiếng nổ rung nhà, có tiếng máy bay rít qua đầu. Tôi mở hẳn cửa phòng làm việc nhìn lên bầu trời. Có ba chiếc máy bay A37 bay từ hướng Tây lần lượt bổ nhào xuống sân bay, mỗi lần bổ nhào là tiếng nổ lại rung chuyển cả khu nhà chúng tôi đang làm việc. Còn chiếc thứ tư và thứ năm đang bay vòng lại. Trong thâm tâm tôi nghĩ: "Mấy thằng này giỏi lợi dụng hướng Tây để bọn mặt đất không nhìn thấy vì bị chói nắng mặt trời...". Lại tiếng bom nổ chát chúa. Có cả tiếng va chạm mạnh trên mái nhà, có lẽ là tiếng va chạm của mảnh bom hay gạch đá. Một cột khói bom bốc lên cuồn cuộn ngay phía bên kia hàng rào Trại Đa-vít, nơi đỗ của máy bay chiến đấu các loại và xưởng sửa chữa máy bay của địch.

        Chiếc máy bay thứ ba bổ nhào rồi lại vọt lên. Lúc này súng liên thanh từ khu gia binh phía sân bóng rổ của Đoàn ta bắt đầu bắn lên tốp máy bay, có lẽ hai hay ba khẩu cùng bắn một lúc. Những khẩu đại liên 12,7 ly này được bố trí cạnh hàng rào trên những chòi canh cao chừng 2 đến 3m, thường nhắm vào Trại Đa-vít nơi Đoàn ta làm việc và sinh sống. Chúng bố trí để đề phòng chúng tôi tập kích hoặc khi có lệnh của cấp trên thì chúng sẽ bắn thẳng vào Trại Đa-vít, tiêu diệt đơn vị chúng tôi.

        Khói bom cuộn tròn bốc lên cao, đất đá văng rào rào, bụi đất mù mịt phủ khắp một góc sân bay Tân Sơn Nhất.

        Tôi nhảy vào phòng máy, gửi ngay một bản tin ngắn gọn trực tiếp về Hà Nội. Có năm máy bay A37 đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất. Có lẽ không quân địch phản chiến!

        Tôi nhắc đi nhắc lại ba lần và bắt đầu mô tả nội dung trực tiếp qua những gì tôi nhìn thấy. Tốp máy bay vẫn lượn quanh và một đợt bom nữa bắt đầu. Phòng máy của chúng tôi lại rung lên bần bật vì những quả bom nổ đinh tai gần ngay bên kia hàng rào Trại Đa-vít, cách chỗ chúng tôi chừng 200m. Những cột khói bốc lên mù mịt, tưởng chừng che khuất cả bầu trời.

        Ngoài Hà Nội hỏi: "Báo cáo tình hình tại chỗ ngay!".

        Tôi trả lời ngay: "Máy bay bay vòng từng chiếc ném bom, mặt đất bắn trả yếu ớt bằng đại liên 12,7 ly. Khói bom bây giò bốc cao, mù mịt".

        Ngoài Hà Nội hỏi tiếp: "Có chắc máy bay A37 không?".

        Tôi trả lòi: "Chắc!".

        Đốì với chúng tôi, những người lính đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất, hàng ngày thấy cả đàn máy bay đeo bom, đeo rốc-két đi đánh phá vùng giải phóng, từ máy bay F5 đến A37, máy bay trực thăng vũ trang, loại chở hàng Chinook GH47, máy bay vận tải C123, C130 và C141, các loại máy bay dân dụng chở khách Boeing 707 và 727, cả những chiếc C5A vận tải hạng nặng của Mỹ thường dỡ hàng ở đầu sân bay cách nơi chúng tôi ở chừng 300 đến 400m, khó gì mà không nhận dạng được. Hàng ngày, chúng tôi vẫn sang khu nhà hai tầng tại khu tiếp đón cạnh cổng Trại Đa-vít, cùng anh em vệ binh lên tầng hai quan sát các kiểu máy bay địch, các kiểu lắp bom đạn vào máy bay, cách dỡ hàng hoá, nên chúng tôi đã quá quen thuộc với các chủng loại máy bay hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất rồi.

        Có điều, những ngày đầu chúng tôi mới vào đây, tiếng gầm rú đinh tai của máy bay khi khởi động, tiếng rít dữ dội khi chúng cất cánh và hạ cánh đã làm cho mọi người không thể ngủ nổi. Nhưng rồi mọi thứ cũng quen dần.

        Từ ngoài Hà Nội những dòng chữ lại hiện trên trang giấy. Các thủ trưởng cao nhất của đơn vị chúng tôi đã đến đứng cạnh tôi. "Đồng chí báo cáo đi".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2014, 06:47:31 am
        Tôi trả lời: "Khả năng máy bay A37 của địch phản chiến, tấn công sân bay, ném bom vào khu vực quân sự. Khói vẫn bốc cao lắm!".

        Ngoài Hà Nội lại hỏi: "Có đúng không?".

        Tôi trả lời: "Bom đánh cách chỗ chúng tôi khoảng 200m. Có năm chiếc A37, chúng tôi nhìn rất rõ".

        Sau chừng một phút, Hà Nội điện lại: "Đề nghị xác nhận năm máy bay A37 ném bom Tân Sơn Nhất".

        Tôi trả lời ngay: "Đúng vậy. Năm chiếc A37 vẫn bay trên đầu chúng tôi và tiếp tục ném bom".

        Rồi các loại xe của địch quanh Trại Đa-vít náo loạn. Lính Sài Gòn triển khai lực lượng trong các chiến hào bên ngoài quanh Trại Đa-vít, súng lăm lăm trên tay, mặt căng thẳng, mắt lo lắng hướng theo từng chiếc A37 tiếp tục bổ nhào ném bom.

        Lửa đã bắt đầu bốc lên từ khu vực bị ném bom. Lửa cao dần, khói cũng cao dần. Rồi năm chiếc A37 biến mất khỏi bầu trời Tân Sơn Nhất. Rồi bầu trời lặng tiếng máy bay, nhưng tiếng nổ từ phía sân bay vẫn vọng sang chỗ chúng tôi liên hồi.

        Tôi điện về Hà Nội: "Năm chiếc A37 đã bay khỏi Tân Sơn Nhất. Khói lửa đang bốc cao ở khu vực sân bay quân sự".

        Ngoài Hà Nội trả lời: "Nhận rõ".

        Anh Châu Quỳ chuyển cho chúng tôi bài viết về cuộc tấn công của năm máy bay A37 xuống sân bay Tân Sơn Nhất mà anh vừa viết vội trên giấy một mặt. Tôi thấy anh xoá chữ, đảo câu, vạch ngang, vạch dọc đủ hướng. Điều này rất khác với tính cách cẩn thận, có lớp lang của anh. Mọi người rất phấn khởi cho rằng địch tấn công lẫn nhau, tình hình của chúng có khả năng rốì loạn và phía ta sẽ nhân cơ hội đánh tiếp. Sân bay chắc sẽ bị đóng cửa vì trận bom bất ngờ này, nên các vùng chiến sự sẽ đỡ bom địch, cuộc sống của chúng tôi ở Trại Đa-vít cũng đỡ căng thẳng vì tiếng máy bay địch lên xuống từng phút. Đúng là gậy ông đập lưng ông. Phản chiến đúng lúc này thì có lợi cho ta lắm.

        Ngoài Hà Nội lại điện vào: "Trên khen ngợi các đồng chí đã chuyển thông tin về Hà Nội nhanh chóng ngay cả lúc tình hình đang diễn biến. Những thông tin này đã được chuyển trực tiếp đến Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu và các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước".

        Hơn hai năm làm nhiệm vụ thông tin liên lạc với Hà Nội, đây là lần đầu tiên cấp cao nhất trực tiếp chỉ đạo, theo dõi chúng tôi. Những dòng chữ xuất hiện khi liên lạc hiện ngay trên trang tin nóng hổi được các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước đọc đâu có nhiều. Tôi đã có vinh dự và may mắn được tường thuật tin chiến trường ngay khi sự kiện đang diễn ra.

        Trong chương trình thời sự đầu buổi tốỉ, Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin 5 máy bay A37 mà Quân giải phóng thu được của quân ngụy Sài Gòn và được phi công của ta lái, đã đánh sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều phương tiện chiến đấu của địch. Chúng tôi ngỡ ngàng nhìn nhau sau giây phút ngạc nhiên, trong lòng tràn ngập niềm vui khó tả. Chúng tôi reo hò, nhảy múa. Vậy là không quân ta có cả máy bay A37 hệ 2, hệ vũ khí của địch, đã sử dụng thật đúng lúc, thật hiệu quả.

        Sau đợt ném bom, không có gì xảy ra thêm nên chúng tôi trở lại sinh hoạt bình thường. Anh Hùng Đào nhờ tôi đi lấy đá lạnh ở nhà ăn. Anh mở ba hộp sữa "Con ó" hoà vào khay nước, đợi đá về để làm mát khay sữa, rót ra từng bát lớn cho anh em trong tổ liên hoan. Anh Thanh Hùng phụ trách ảnh khoe với chúng tôi những bức ảnh anh chụp được về tốp máy bay A37 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất hồi chiều. Chúng tôi chúc nhau những điều tốt lành nhất và tiên liệu cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn có lẽ sắp bắt đầu.

        Gần đến đêm 28 tháng 4 năm 1975, chúng tôi nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu. Anh em vệ binh lập tức triển khai lực lượng đến các chốt được bí mật bố trí xung quanh Trại Đa-vít. Tất cả anh em khác trong đơn vị cũng khẩn trương về vị trí của mình.

        Tôi có một khẩu K59 với khoảng 50 viên đạn, một khẩu các-bin và một thùng đạn mà quân Mỹ bỏ lại trên trần nhà và chúng tôi thu được khi sửa chữa đường điện. Bây giờ là lúc sử dụng những thứ vũ khí này để "cư xử" với đám lính Sài Gòn đây. Nếu xảy ra chiến sự, trận đánh sẽ căng thẳng và quyết liệt vì chúng tôi có các vị trí kín đáo, có đưòng hào dưới lòng đất để di chuyển nhanh chóng quanh Trại Đa-vít. Nhưng chắc chắn đó cũng sẽ là một trận đánh hoàn toàn không cân sức, vì chúng tôi chỉ có khoảng 300 con ngưòi, sĩ quan được trang bị súng lục còn chiến sĩ được trang bị tiểu liên với cơ số đạn hạn chế, còn lực lượng và vũ khí của địch thì nhiều vô kể. Nhưng chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến cùng. Nhưng có ai ngờ...

        Ngay sáng sớm hôm sau, ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng bắt đầu pháo kích dữ dội sân bay Tân Sơn Nhất. Cả đơn vị chúng tôi triển khai lực lượng dưới hệ thống địa đạo của mình. Từng tổ, từng cá nhân đều đã sẵn sàng chiến đấu.

        Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng đã tiến vào Sài Gòn và ngày toàn thắng đã đến. Và khoảng 10 giờ, một đơn vị Quân giải phóng đã có mặt ỏ Trại Đa-vít của chúng tôi.

        Tình hình chiến sự diễn ra quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Chúng tôi vinh dự được tham gia vào cuộc chiến đấu cho ngày non sông thống nhất, cho hai miền Nam - Bắc được sum họp một nhà. Đấy là một vinh dự lớn lao đối với mỗi người trong đơn vị chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2014, 03:39:58 am

CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH TRẠI ĐA-VÍT THỜI KỲ 1973- 1975
       
TRẦN DUY HIỂN               

        Tháng 1 năm 1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, đã mở ra thời cơ mới cho cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam theo phương châm "Mỹ cút, ngụy nhào". Đầu tháng 2 năm 1973, hai phái đoàn quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hoà có mặt tại "Trại Đa-vít" trong sân bay Tân Sơn Nhất, tham gia Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương, có nhiệm vụ phối hợp hành động của các bên trong việc thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định Pa-ri. Giữa sào huyệt của địch, phái đoàn ta đã hiên ngang, kiên định đấu tranh trực diện, công khai với Mỹ - ngụy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đóng góp vào thắng lợi đó, công tác bảo vệ an ninh có vai trò rất lớn. Trưởng ban Bảo vệ an ninh của phái đoàn ta ỏ Trại Đa-vít những năm ấy là đồng chí Vũ Nam Bình (tên thật là Nguyễn Văn Khả), năm nay 82 tuổi. Với sức khỏe và trí nhớ hiếm thấy của một người ở tuổi thượng thọ, ông đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi quanh vấn đề bảo vệ an ninh cho phái đoàn ta ở Trại Đa-vít.

        Mưu sâu của địch...

        Theo thoả thuận giữa hai bên, sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, phía Mỹ sẽ đưa trực thăng tới sân bay Thiện Ngôn (phía bắc tỉnh Tây Ninh, do ta kiểm soát) để đón Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Trung tướng Trần Văn Trà làm trưởng đoàn vào Trại Đa-vít. Là một vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường và vốn tính thận trọng, đồng chí Trần Văn Trà gọi chúng tôi đến trao đổi: "Cần hết sức cảnh giác, đề phòng với những thủ đoạn của Mỹ - ngụy phá hoại việc thi hành Hiệp định, kể cả việc địch có thể tấn công vào các Đoàn đại biểu ta". Với vai trò là Trưởng ban Bảo vệ an ninh, tôi đề xuất: "Để bảo đảm an toàn, Đoàn ta chưa nên ra điểm hẹn. Đề nghị anh cho một tổ trinh sát đi tiền trạm".

        Đúng như nhận định của đồng chí Trần Văn Trà, đúng giờ hẹn, trên bầu trời Thiện Ngôn xuất hiện 2 chiếc máy bay địch. Chúng lượn vòng rồi trút hàng loạt bom xuống điểm đón Đoàn ta! Nhờ cảnh giác, phía ta không thiệt hại về người. Phái đoàn ta ra thông cáo kịch liệt phản đối hành động đê tiện này và yêu cầu Mỹ - ngụy phải đón Đoàn tại sân bay Lộc Ninh, nơi Mỹ - ngụy đã chịu nhiều thảm bại, trong đó có toàn bộ ban chỉ huy chiến đoàn 8 của ngụy bị ta bắt làm tù binh.

        Để xoa dịu dư luận sau vụ ném bom hèn hạ bị tố cáo, Mỹ - ngụy buộc phải chấp nhận yêu cầu của phái đoàn ta. Sau khi hai phái đoàn ta vào Trại Đa-vít, Ban Bảo vệ an ninh tiến hành ngay các biện pháp bảo đảm an ninh và chính trị nội bộ, vốn đã được xây dựng chu đáo từ vài tháng trước khi Hiệp định Pa-ri được ký kết. Chúng tôi thu được một số thiết bị điện tử địch cài trong các phòng họp, phòng làm việc, thậm chí cả phòng ngủ... Chúng tôi buộc phải xây dựng mới nhiều phòng làm việc bằng vật liệu sẵn có. Qua công tác nắm tình hình, chúng tôi biết địch có kế hoạch rất chi tiết nhằm theo dõi, kiểm soát hoạt động của Đoàn ta. Địch sẽ triệt để khai thác sơ hở của ta, dùng tâm lý chiến móc nối, lôi kéo, thậm chí bắt cóc người của ta rồi khống chế, vu khống là chiêu hồi, về với "chánh nghĩa quốc gia!". Hầu hết các nhân viên tạp vụ, lái xe, điện, nước... đều là người của cơ quan an ninh, tình báo ngụy cài vào "phục vụ" phái đoàn ta.

        Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Học, nguyên đại tá, trưởng phòng phản tình báo cục an ninh quân đội ngụy, đã khai nhận đúng như vậy. Chúng có kế hoạch tình báo hỗn hợp để đánh vào hai phái đoàn "Việt cộng" và "Bắc Việt". Địch cho rằng, những thành viên của hai phái đoàn ta chắc chắn đã được lựa chọn rất kỹ, hầu hết là những "phần tử trung kiên" nên không dễ dàng bị lôi kéo. Song có thể, một số thành viên của phái đoàn có người thân thích, ruột thịt đang làm việc cho địch, hoặc sống tại vùng kiểm soát của chúng. Hơn nữa, sau bao năm gian khổ kháng chiến, giờ được sống giữa thành phố Sài Gòn, biết đâu sẽ có người dao động trước những cám dỗ... Nguyễn Văn Học còn khai thêm những âm mưu, thủ đoạn hết sức manh động và hèn hạ của các cơ quan an ninh, tình báo ngụy. Trong trường hợp chiến trường có những đột biến bất lợi, chúng sẽ đầu độc nguồn nước, thực phẩm; bắt các lãnh đạo phái đoàn ta; thậm chí cho bọn lưu manh, côn đồ khiêu khích và kiếm cớ tấn công vào trại để tàn sát phái đoàn ta.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Giêng, 2014, 05:14:18 pm
        ... Đụng phải những bức tường thép

        Song, với bản lĩnh của từng thành viên trong phái đoàn ta và nghiệp vụ dày dạn của các cán bộ làm công tác an ninh, mọi âm mưu, thủ đoạn của địch đều gặp phải những "bức tường thép". Địch thường nhắm đến các sĩ quan trẻ của ta để tác động, lôi kéo; vì chúng cho rằng họ còn ít kinh nghiệm và chưa được tôi luyện, thử thách nhiều qua chiến đấu. Hôm ấy, nhân giờ giải lao của cuộc họp bàn về trao trả tù binh, viên thiếu tá ngụy Đinh Công Chất (Tiểu ban trao trả) lại gần một Thiếu uý trẻ của ta làm quen. Khi câu chuyện đã bớt khách khí, viên sĩ quan ngụy chặc lưỡi và nheo mắt nửa đùa nửa thật: "Sang với tụi này đi, sung sướng lắm; đủ các mùi, các vị...". Đồng chí Thiếu uý trẻ của ta quắc mắt, đốp trả: "Này, chiến tranh tâm lý kiểu gì đấy? Có mà vứt vào sọt rác thôi!". Tên Chất tẽn tò, vội chuồn thẳng.

        Còn viên đại tá ngụy Dương Đình Thụ thì hỏi với giọng điệu rất ngạo mạn và khiêu khích một Đại uý của phái đoàn ta: "Này Đại uý, cấp trưởng các tiểu ban bên tôi đều là đại tá, cấp trưỏng các tiểu ban bên anh thì toàn trung tá. Chênh lệch cấp hàm và trình độ như thế, tôi thấy khi ngồi họp rất bất tiện...?". Đồng chí Đại uý của ta dõng dạc đối lại: "Tôi xin trao đổi với ông hai vấn để. Thứ nhất, ngay cả tổng thống của các ông cũng không sánh được với chiến sĩ của chúng tôi đâu. Tổng thống của các ông là kẻ bán nước, còn chiến sĩ chúng tôi là người bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, hiện giờ chỉ huy cấp sư đoàn của chúng tôi hầu hết là cấp trung tá, thượng tá. Nhưng thưa ông đại tá, qua thực tế chiến trường, nhiểu sư đoàn tinh nhuệ do những sĩ quan cấp tướng của các ông chỉ huy, lại có sự giúp sức của cố vấn Mỹ, song đều bị chúng tôi đánh cho tơi tả. Vì vậy, đại tá của các ông cũng không thể so với trung tá của chúng tôi được". Khẩu khí của một Đại uý "Việt cộng" khiến đại tá Dương Đình Thụ tái mặt và phải lánh đi nơi khác.

        Sau ngày 30 tháng 4 nắm 1975, viên đại tá, trưỏng phòng phản tình báo ngụy Nguyễn Văn Học khai: "Chúng tôi đã gặp một đối thủ quá cứng rắn. Tất cả những lần tiếp xúc thông thường thì không sao, nhưng khi đụng vào những nội dung cần thiết thì đều bị đánh bật ra; khiến những sĩ quan có hạng của chúng tôi cũng phải lắc đầu...".

       Câu chuyện cảm động về tình ruột thịt giữa hai người khác chiến tuyến

        Trong số các nhân viên điện nước của địch tại Trại Đa-vít, có một sĩ quan công binh mang quân hàm thiếu tá, tên là Bùi Thiện Khiêm, chừng hơn 30 tuổi. Khiêm tỏ ra mẫn cán, nhiều lần kiểm tra hoạt động của hệ thống điện nước và đến được những nơi "cần đến" trong Trại Đa-vít. Nhưng có điều đáng lo ngại là, mỗi khi gặp ai trong phái đoàn ta, Khiêm đều nhìn người đó rất lâu... Được báo cáo việc này, tôi tạo ra một tình huống ngẫu nhiên để gặp Khiêm, thì đúng như thông tin được phản ánh. Anh em bảo vệ an ninh hội ý và thống nhất nhận định: Có thể Khiêm có ngưòi quen trong phái đoàn ta. Lúc Khiêm còn nhỏ, cha hoặc anh trai của Khiêm đi tập kết, nay cũng có mặt trong phái đoàn...

        Tôi tập trung rà soát toàn bộ danh sách phái đoàn ta thì phát hiện một người có họ, tên đệm trùng khớp với Khiêm; xét về tuổi tác thì có thể là anh trai của Khiêm. Người này là Bùi Thiệu Hùng, làm nhiệm vụ phiên dịch tiếng Nga cho Đoàn ta khi làm việc với Đoàn Hung-ga-ri và Đoàn Ba Lan trong Uỷ ban Quốc tế. Quả nhiên hôm ấy, sau một phiên họp, khi phái đoàn ta tiễn Đoàn Hung- ga-ri và Đoàn Ba Lan ra về, thì bất ngờ Bùi Thiện Khiêm xuất hiện và - có lẽ vì quá xúc động, không thể kìm nén được - đã chạy ào về phía Đoàn ta, ôm chầm lấy đồng chí Hùng rồi kêu lên: "Ôi anh Hùng ơi, em là Khiêm đây!". Hai anh em họ ôm qhặt lấy nhau và trào nước mắt, khiến những ngưòi chứng kiến không khỏi bùi ngùi.

        Đồng chí Hùng sau đó đã báo cáo đầy đủ về mối quan hệ với ngưòi em trai. Khi đồng chí Hùng ra Bắc tập kết năm 1954, Bùi Thiện Khiêm mới trên dưới 10 tuổi/Gần 20 năm sau, anh em họ mới gặp lại nhau trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và hết sức éo le. Khi tôi báo cáo việc này, đồng chí Trần Văn Trà trầm ngâm giây lát và nhận định: "Việc này cũng bình thường thôi,! đó là vì đất nước có chiến tranh và bị chia cắt. Ta cứ cho anh em họ gặp nhau thêm, nhưng phải xin ý kiến cơ quan nghiệp vụ cấp trên". Được sự đồng ý của cấp trên, tôi đã bố trí cho hai anh em họ gặp nhau. Trong cuộc gặp ấy, đồng chí Hùng với tư thế là người chiến thắng đồng thời là người anh trai, đã dành cho đứa em ruột những tình cảm chân thành. Sau khi hỏi thăm sức khoẻ cha mẹ và những người thân, đồng chí Hùng nhắc nhở Khiêm, đại ý: Gia đình mình có truyền thống tốt, chưa làm gì hại đến Tổ quốc, bản thân em phải ghi nhớ và thực hành điều đó... Trong hoàn cảnh hết sức tế nhị đó, chính anh Bùi Thiện Hùng đã trỏ thành một mắt xích quan trọng, góp phần vô hiệu hoá thủ đoạn nham hiểm của đối phương lợi dụng tình cảm gia đình để phá hoại nội bộ ta.

        Có mặt 823 ngày đêm tại Trại Đa-vít, hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao quân sự, đấu tranh đảm bảo việc thi hành Hiệp định Pa-ri. Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, đồng chí Phạm Văn Lãi cùng đồng chí Cẩn đã cắm lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lên đỉnh tháp nước của trại - một trong những lá cờ giải phóng đầu tiên tung bay trên thành phố mang tên Bác trong Ngày chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2014, 06:39:17 am

TRỎ LẠI CHIẾN TRƯÒNG XƯA
       
ĐỖ VINH               

        Sau ngày miền Nam giải phóng, chúng tôi vẫn ước ao có dịp trở lại Lộc Ninh, thủ phủ một thời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hồi đó, nhiều anh em trong chúng tôi đang trực tiếp công tác, chiến đấu ỏ miền Đông Nam Bộ, một số được điều động từ các chiến trường khác tới hoặc từ miền Bắc vào để phục vụ đơn vị hậu cứ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia thi hành Hiệp định Pa-ri (Đoàn 315A). Thế rồi, nguyện vọng cháy bỏng của chúng tôi đã trở thành hiện thực khi Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít tổ chức chuyến "trở lại chiến trưòng xưa", nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam (30 4-1975- 30-4-2010).

        Đoàn Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít có hơn 70 ngưòi, phần lớn là các chiến hữu ở phía Nam và 15 đồng đội từ miền Bắc vào cùng tham gia. Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh từ sáng sớm, đoàn xe của chúng tôi nhanh chóng ra khỏi Sài Gòn, rồi bắt vào quốc lộ 13, chạy theo hướng Lộc Ninh. Đường rộng thênh thang, phần lớn có bốn làn xe chạy với tốc độ cao. Xe chúng tôi chạy qua nhiều địa danh lịch sử của thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cứ qua mỗi nơi, chúng tôi có dịp ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên của một thời chinh chiến đầy hy sinh và gian khổ.

        Đây Bầu Bàng, từng là địa bàn tác chiến của sư đoàn bộ binh số 1 của quân đội Hoa Kỳ, một thời vênh váo với biệt danh "Anh cả đỏ"; trong trận càn Gian-xơn Xi-ty mùa khô 1966 - 1967, sư đoàn này đã chịu thất bại nặng nề trước các sư đoàn chủ lực của Quân giải phóng, trong những trận đánh đầu tiên ở cấp sư đoàn của quân ta ỏ miền Nam. Kia Chơn Thành, từng nổi tiếng với tên gọi "bức tường thép trên quốc lộ 13", được Mỹ - ngụy coi là địa đầu trấn giữ phía bắc Sài Gòn và là nơi diễn ra những trận đánh giáp lá cà ác liệt giữa quân ta và quân Mỹ ở đó bài học "nắm thắt lưng địch mà đánh" được áp dụng rất hiệu quả trong Quân giải phóng. Rồi thị xã An Lộc, từng là mục tiêu tiến công của quân ta suốt 54 ngày đêm trong chiến dịch Nguyễn Huệ mùa khô 1971-1972. Đi qua An Lộc gần 20km, chúng tôi đến ngã ba Đồng Tâm và rẽ vào lộ 17 dẫn đến khu căn cứ của Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam (B2) ở khu rừng già Tà Thiết.

        Trong chiến dịch Nguyễn Huệ, Lộc Ninh là hướng chính của quân ta và được giải phóng tháng 4 năm 1972. Từ đó, Lộc Ninh trở thành biểu tượng chiến thắng của ta và là nỗi nhục thất bại của quân địch. Lộc Ninh cũng trở thành một vị trí quân sự quan trọng và trung 
tâm chính trị ở vùng giải phóng rộng lớn của ta, kéo dài từ phía bắc An Lộc qua thị trấn Lộc Ninh lên tận biên giới với Cam-pu-chia. Do vị trí địa lý độc đáo của mình, Lộc Ninh còn là đầu mối cuối cùng của tuyến vận tải chiến lược "đường mòn Hồ Chí Minh", là hậu phương trực tiếp của chiến trường B2 và là một căn cứ vững chắc của cách mạng miền Nam.

        Vùng đất đỏ ba-zan màu mỡ và điều kiện khí hậu nhiệt đối của Lộc Ninh rất thích hợp cho cây cao su phát triển. Do đó, từ năm 1911, Lộc Ninh đã trở thành nơi đặt trụ sở của Công ty cao su Xét-xô khổng lồ của tư bản Pháp. Vì nguồn lao động tại chỗ không đủ để đáp ứng nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên cao su giàu có, các ông chủ người Pháp đã cấu kết với chính quyền tay sai bản địa để mua chuộc và cưỡng bức nông dân từ khắp nước đến đây làm việc cho các đồn điền cao su. Đến năm 1943, ở Lộc Ninh đã có hơn 20.000 đồng bào miền Bắc và miền Trung cùng hơn 8.000 đồng bào các dân tộc thiểu số quanh vùng đến làm công nhân cao su cho người Pháp trong những điều kiện lao động hết sức tồi tệ . Chính từ lực lượng công nhân cao su này mà các chi bộ Đảng đã sớm ra đời và lãnh đạo cuộc đấu tranh kiên cường của công nhân và nhân dân địa phương trong thời kỳ kháng Pháp. Đó cũng là một trong những tiền đề để Lộc Ninh trở thành vùng căn cứ cách mạng vững chắc của thời kỳ chống Mỹ sau này.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2014, 05:52:15 am
        Lộ 17 vào rừng Tà Thiết vốn là con đường mòn đất đỏ ít người qua lại, chạy dưới tán lá rừng rậm rì. Để giữ bí mật tuyệt đối cho khu căn cứ, chúng tôi thường cuốc bộ theo hướng phía tây nam thị trấn Lộc Ninh qua sóc Lộc Bình để vào vòng ngoài của căn cứ. Nay thì lộ 17 đã được trải nhựa phẳng lì, khá rộng rãi. Hai bên đường, rừng già đã hoàn toàn biến mất và được thay thế bởi những trang trại cà phê, hồ tiêu và các loại cây ăn quả.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/44Trolaichientruongxua2010_zps0df14e1c.jpg)
Trở lại chiến trường xưa

        Đây rồi, khu căn cứ của Bộ chỉ huy Miền! Chúng tôi bồi hồi nhớ lại những ngày sông và chiến đấu ở "miền Đông gian lao mà anh dũng". Thời đó, vùng giải phóng rộng lớn của ta từ bắc An Lộc đến tận biên giới với Cam-pu-chia, trừ thị trấn Lộc Ninh và một sô" điểm dân cư, từng được che phủ bởi những đồn điền cao su ngút ngàn và khu rừng nguyên sinh tầng tầng lớp lớp với nhiều loại gỗ quý, thân cây cao chót vót, có những gốc cây vài ba người ôm không xuể. Dẫu chiến tranh có ác liệt, bom đạn và chất độc hoá học của địch có nhiều, nhưng rừng ỏ đây ít bị tàn phá nên vẫn là thành luỹ vững chắc che chở cho các lực lượng cách mạng. Những ngôi nhà trong căn cứ được xây cất thành từng, cụm cách nhau từ 50 đến 200m. Những ngôi nhà này được làm bằng gỗ rừng, mái lợp bằng lá trung quân, hầu hến được dựng nửa chìm nửa nổi, có một hay hai căn hầm chữ A kiên cố, được kết nối với giao thông hào thành một hệ thống công sự chiến đấu liên hoàn. Các ngôi nhà, căn hầm và giao thông hào đều nép mình dưới tán lá dày đặc của rừng già, kẻ địch khó có thể phát hiện.

        Đơn vị chúng tôi đóng quân ỏ vòng ngoài của khu căn cứ, với những căn nhà đơn sơ, lặng lẽ ẩn mình dưới tán lá rừng rậm rạp. Cảnh vật nơi đây hết sức hoang sơ có lẽ chưa mấy ai qua lại trước khi những người lính, giải phóng đến đây xây dựng căn cứ. Muỗi, vắt, kiến, mối... di chuyển từng bầy từng đàn, chúng là những côn trùng quen thuộc nhưng không hề thân thiện. Tiếng chim hót líu lo suốt ngày, nghe rất vui tai. Cuộc đời ngưòi lính chiến trường dẫu đầy gian khổ và hy sinh nhưng cũng có những phút giây bình yên, lãng mạn.

        Giờ đây, nhiều lối mòn trong khu di tích Tà Thiết đã được trải nhựa, đủ rộng để hai ô tô du lịch tránh nhau. Nhưng toàn bộ khu rừng già mà một thời là "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù" nay không còn nữa, chỉ còn lại những bụi cây lúp xúp với lác đác những cây gỗ tạp có đường kính chừng 20 đến 25cm, nhưng tán lá của chúng không đủ dày để che khuất những căn nhà, hầm trú ẩn, giao thông hào nay đã được phục hồi hoặc sửa chữa để phục vụ du lịch. Dưới bàn tay con ngưòi, cảnh vật nơi đây đã thay đổi quá nhiều, nhiều đến mức khó [có thể nhận ra nữa.

        Chúng tôi được các hướng dẫn viên đưa đi thăm phòng trưng bày của khu căn cứ cách mạng, được nghe giới thiệu về lịch sử thành lập và trưởng thành của khu căn cứ. Rồi chúng tôi trồng cây lưu niệm ở lối vào căn cứ. Thời gian còn lại, chúng tôi ghé thăm các căn nhà của Tự lệnh Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh Lê Đức Anh và Hội trường Bộ chỉ [huy Miền. Tất cả những căn nhà này đều được bảo quản khá chu đáo, nhưng chúng đứng hầu như trơ trọi giữa trời, có thể trông thấy từ cách xa hàng dăm chục mét.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2014, 11:06:08 pm
        Đường 13 từ ngã ba Đồng Tâm đi thị trấn Lộc Ninh hôm nay rộng thênh thang và bằng phẳng, hai bên là khu dân cư đông đúc xen lẫn nhiều trang trại cao su, vườn cây ăn quả, vườn hồ tiêu... Tới ngã ba ở giữa thị trấn, chúng tôi rẽ trái đi chừng 600 đến 700m thì tới sân bay Lộc Ninh. Đường vào sân bay cây cỏ bị đốt trụi, chỉ còn lại một tượng đài nhỏ và một cổng gạch mốc thếch ghi mấy chữ sơ sài "SÂN BAY QUÂN SỰ LỘC NINH" và bên dưới có dòng chữ nhỏ hơn "Đây là nơi trao trả tù binh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, nơi xuất phát của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào Sài Gòn...". Chúng tôi tản bộ trên đường băng sân bay, nay chỉ còn rộng hơn 50m và dài chừng 500m. Những tấm thép dày được dập lỗ tròn xưa trải rộng ngang đường băng để máy bay C130 lên xuống nay không còn nữa. Cả đường băng trông giống như một đoạn đường lớn đang được san ủi để rải đá và nhựa. Sát hai bên đường băng là những cánh rừng cao su hàng chục năm tuổi và đã được khai thác mủ từ dăm năm nay.

        Chính ở sân bay Lộc Ninh đã diễn ra đợt trao trả tù binh đầu tiên vào ngày 12 tháng 2 năm 1973, theo đó Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trao trả cho phía Mỹ 27 quân nhân và chính quyền Sài Gòn trao trả cho phía ta 140 quân nhân. Cùng ngày, ở Hà Nội Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trao trả cho phía Mỹ 116 phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc, và ở Quảng Trị phía Sài Gòn trao trả cho phía Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam 795 quân nhân.

        Theo thoả thuận của 4 bên, việc trao trả tù binh đồng thời bắt đầu lúc 9 giờ sáng ở cả ba địa điểm: sân bay Lộc Ninh, sân bay Gia Lâm và sông Thạch Hãn. cả phía ta và phía Mỹ đều thực sự muốn mọi việc diễn ra suôn sẻ để mở đường cho những đợt tiếp theo, nhưng sự cố nghiêm trọng đã xảy ra. Đã quá giờ quy định 2 tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa thấy chuyến máy bay C130 đầu tiên từ Biên Hoà tới, trong khi Hà Nội liên tục gọi điện vào hỏi tình hình để bắt đầu trao trả tù binh Mỹ ở Gia Lâm. Trưóc sự chậm trễ bất thường này, đại diện ban tổ chức tiếp nhận tù binh của ta (Đoàn 315A) đã chất vấn các sĩ quan trao trả Sài Gòn mấy lần thì được biết anh em tù binh ta ở nhà lao Biên Hoà nhất định không chịu lên xe ra sân bay để đến địa điểm trao trả ở Lộc Ninh!
 
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/45LoivaosanbayLocNinh_zps5956088f.jpg)
Lối vào sân bay Lộc Ninh ngày nay

        Tại sao anh em tù binh ta không chịu ra Lộc Ninh để được trao trả? Anh em ta có lý do gì để không chịu rời nhà lao? Hay, đối phương âm mưu phá hoại việc trao trả? Ban tổ chức tiếp nhận của ta đòi được đưa đại diện đến Biên Hoà để xác minh sự việc, nhưng phía Sài Gòn một mực không chịu. Đến nước này thì chúng ta phải đánh bài ngửa với phía Mỹ. Đồng chí Trung tá phụ trách ban tổ chức tiếp nhận của ta tuyên bố trước các thành viên Tổ sĩ quan trao trả Hoa Kỳ và đại diện Uỷ ban Quốíc tế: "Phía Việt Nam cộng hòa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự chậm trễ này nếu Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoãn trao trả 27 tù binh Mỷ ở Lộc Ninh".

        Bị đặt vào thế bí, Tổ sĩ quan trao trả Hoa Kỳ buộc phải trao đổi riêng với phía Sài Gòn. Cuộc trao đổi đang diễn ra giằng co thì chiếc máy bay C130 đầu tiên xuất hiện trên bầu trời phía nam Lộc Ninh, rồi nặng nề hạ cánh xuống đường băng và chầm chậm lăn bánh về điểm đỗ, theo sự điều khiển của sĩ quan chỉ huy sân bay của ta. Lúc đó là khoảng 14 giò 45 phút. Những ngưòi đầu tiên bước xuống cầu thang chiếc máy bay C130 là các sĩ quan trao trả của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Một cuộc họp chớp nhoáng được triệu tập giữa các sĩ quan ta từ Biên Hoà ra và ban tổ chức tiếp nhận của Đoàn 315A, và nguyên nhân của sự chậm trễ nhanh chóng được làm sáng tỏ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2014, 01:38:39 pm
        Thực ra, sự cố đã xảy ra từ tối hôm trước. Lúc 20 giờ ngày 11 tháng 2 năm 1973, Trưởng tiểu ban trao trả của phía Sài Gòn báo cho ta biết là, tất cả 935 anh em tù binh ta ở nhà lao Biên Hoà trong danh sách được trao trả đợt 1 nhất định không chịu đi Lộc Ninh (140 ngưòi) và Quảng Trị (795 người). Phía Sài Gòn hỏi lý do thì anh em ta không nói mà một mực đòi được gặp đại diện của hai Đoàn đại biểu ta trong Ban Liên hợp quân sự ở Sài Gòn. Hai Đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương lập tức yêu cầu phía Sài Gòn cho sĩ quan trao trả ta đến Biên Hoà để trực tiếp gặp gỡ anh em tù binh và xác minh sự việc. Sau nhiều cuộc tranh luận gay gắt giữa hai bên và nhiều trở ngại do phía Sài Gòn dựng nên, khoảng 10 giờ sáng ngày 12 tháng 2 năm 1973 các sĩ quan trao trả ta cũng đến được nhà lao Biên Hoà và gặp 12 đại diện của anh em tù binh ta đang bị giam giữ tại đây.

        Đúng là anh em tù binh ta nhất định không chịu lên máy bay để đi Lộc Ninh và Quảng Trị mà đấu tranh kiên quyết để được gặp đại diện của hai Đoàn đại biểu ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương. Nhưng lý do là vì anh em ta không tin mình sẽ được chính quyền Sài Gòn trao trả cho phía cách mạng mà có thể bị chúng đưa đi thủ tiêu bí mật hoặc giam giữ ở một nơi khác hà khắc hơn, như đã từng xảy ra vài lần trước đó. Tìm hiểu kỹ thêm thì sĩ quan trao trả ta được biết, anh em tù binh ta ở nhà lao Biên Hoà không được phổ biến nội dung Nghị định thư về trao trả tù binh của Hiệp định Pa-ri. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trao trả, chúng ta còn phát hiện ra rằng, phía Sài Gòn không hề phổ biến (thực tế là họ rất sợ phổ biến) nội dung liên quan của Nghị định thư và Hiệp định cho những người của ta bị chúng giam giữ, dù đó là anh em ta bị giam giữ ở Côn Đảo, Phú Quốc hay Biên Hoà, dù là anh em ta được trao trả ở Lộc Ninh, Thiện Ngôn hay Quảng Trị, dù đó là anh em ta được trao trả trong đợt đầu tiên hay đợt cuốỉ cùng theo Hiệp định Pa-ri. Đó là một sự vi phạm trắng trợn Hiệp định của Mỹ - ngụy. Sau khi được tiếp xúc với các sĩ quan trao trả ta và được nghe giải thích cặn kẽ về Hiệp định, 935 anh em tù binh ta đều đồng thanh reo hò và sẵn sàng lên máy bay đi Quảng Trị và Lộc Ninh để được trở về với cách mạng.

        Sau cuộc họp chớp nhoáng giữa các sĩ quan ta từ Biên Hoà ra và ban tổ chức tiếp nhận Đoàn 315A, cuộc trao trả tù binh đầu tiên ở sân bay Lộc Ninh bắt đầu. Anh em ta từng tốp 20 đến 30 người bước ra khỏi máy bay. Họ lập tức cởi quần áo tù vứt lại dù trên ngưòi chỉ còn duy nhất một chiếc quần cộc, rồi bất ngờ rút từ trong người ra những lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng mà họ bí mật cất giữ tự bao giò. Hai tay các anh giơ cao những lá cờ có ngôi sao vàng trên nền nửa xanh nửa đỏ, miệng hát vang bài Giải phóng miền Nam hoặc hô to khẩu hiệu "Hồ Chủ tịch muôn năm!", "Việt Nam muôn năm!", "Đả đảo Mỹ - ngụy!”. Rồi họ chạy ùa về phía đoàn người đang nóng lòng chờ đón họ. Tất cả ôm chầm lấy nhau, mừng vui xen lẫn bùi ngùi, xúc động. Những anh em bị thương nặng được đồng đội dìu đi từng bước hoặc được các đồng chí quân y giải phóng cẩn thận đặt lên cáng thương để chuyển về khu tiếp nhận.

        Ở một góc khác của sân bay Lộc Ninh, 27 quân nhân Mỹ đang chờ lên máy bay để về Sài Gòn. Khi nghe đọc danh sách và sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ đến tiếp nhận, một số người vẫn tỏ ra dửng dưng. Họ còn lưu luyến nói những lòi cảm ơn, những lời chia tay với các chiến sĩ giải phóng - những người đã giam giữ họ, đã chạy chữa cho họ trong thời gian ở trại và đã cho họ biết lẽ phải về cuộc chiến tranh mà họ từng tham gia. Một người lính da đen đứng tần ngần bên cạnh một chiến sĩ giải phóng, hai tay anh ta nắm chặt tay ngươi chiến sĩ giải phóng, rồi nói to để những người xung quanh cùng nghe: "Đây là ông bác sĩ giải phóng, cứu tinh của tôi. Nếu không có ông ta thì tôi đã chết vì vết thương rồi. Tôi sẽ không bao giò quên ông ấy". Đôi mắt anh ta chớp chớp, ngấn lệ.

        Việc trao trả tù binh được tiến hành khá suôn sẻ trong những giờ cuối của buổi chiều ngày 12 tháng 2 năm 1973, mặc dù đến tận 18 giò 30 phút mới xong. Nhưng đến phút cuối, viên chuẩn tướng, tổ trưởng sĩ quan trao trả Hoa Hỳ bỗng giở quẻ, nhất định không chịu ký vào biên bản trao trả. Ông ta nêu lý do bâng quơ: "Các ông để chúng tôi phải chò suốt cả buổi sáng, để chúng tôi mệt lử dưới trời nắng chang chang, bắt chúng tôi sửa lại biên bản lôi thôi!". Một tay ông ta chống nạnh, tay kia chỉ mặt đồng chí Trung tá, Trưởng ban tổ chức tiếp nhận của ta, rồi nói bằng một giọng trịch thượng: "Ông là cấp tá còn tôi là cấp tướng, ông dám đốì xử với tôi như vậy hả?". Rồi ông ta chộp lấy tò dự thảo biên bản, vo lại và ném xuống đất, trước sự chứng kiến của đại diện uỷ ban Quốc tế. Có lẽ ông ta đã quá quen với cách cư xử kiểu bề trên như vây với các sĩ quan, binh sĩ của quân đội Sài Gòn!


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2014, 08:00:32 pm
        Đồng chí Trung tá ta giữ thái độ hết sức bình tĩnh và lịch sự. Trước đại diện của các bên trong Ban Liên hợp quân sự và Uỷ ban Quốc tế, anh nói với viên chuẩn tướng Hoa Kỳ bằng một giọng nghiêm nghị và rành rọt: "Chúng tôi ghi nhận thái độ thiếu lịch sự và vô lễ của vị tổ trưởng sĩ quan trao trả Hoa Kỳ tại buổi trao trả đầu tiên này. Đấy là thái độ đáng hổ thẹn, không xứng đáng với một quân nhân cao cấp đại diện cho Chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên cấp trên của chúng tôi về sự cố này để có cách xử lý thích đáng".

        Bị giáng trả một đòn bất ngờ và trúng huyệt, viên chuẩn tướng Hoa Kỳ đứng như tròi trồng. Đồng chí Trung tá ta chỉ tay về phía cột cò rồi "bồi" tiếp: "Các ông phải biết, các ông đang đứng trên lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Biên bản cần ghi thêm cho chính xác, chặt chẽ và đúng sự thật. Nếu ông không chịu ký vào biên bản thì cuộc trao trả chưa thể kết thúc và các ông chưa thể rời khỏi nơi đây".

        Viên chuẩn tướng Mỹ và các thành viên của tổ sĩ quan trao trả dưới quyền ông ta vẫn đứng trong im lặng. Dường như họ đã hiểu ra sự thật: Trong việc thi hành Hiệp định Pa-ri, họ đang phải đương đầu với những đối thủ cũng đáng gờm như ở trên chiến trường vậy! Thái độ của ông ta bỗng nhiên trở nên nhũn nhặn. Ông ta rút chiếc bút bi từ túi ra, ngồi xuống ghế, ký vào tò biên bản, rồi lủi thủi đi về phía chiếc máy bay UH-1A đang chờ để cất cánh về Sài Gòn...

        Cuộc trao trả tù binh đầu tiên ở sân bay Lộc Ninh đã diễn ra đầy khó khăn, nhưng cuối cùng đã kết thúc thắng lợi, để lại cho chúng ta những bài học quý về bản chất ngoan cố và âm mưu phá hoại của đối phương, cũng như về phương pháp đấu tranh với địch để đòi lại từng đồng chí, từng đồng bào của ta bị chúng giam giữ. Những bài học đó được áp dụng trong suốt một năm thực hiện nhiệm vụ trao trả ở Lộc Ninh, nhò đó mà chúng ta đã nhận lại được hàng chục nghìn chiến sĩ và đồng bào yêu nước bị địch giam giữ, trong đó có những người cốt cán như bà luật sư Ngô Bá Thành, nhà hoạt động sinh viên anh Huỳnh Tấn Mẫm, người nữ sinh đã nổi tiếng khắp thế giới với tên gọi "Nụ cười chiến thắng" - chị Võ Thị Thắng. 

        Chị Võ Thị Thắng được trao trả ở chính sân bay Lộc Ninh ngày 7 tháng 3 năm 1974, trong đợt trao trả cuối cùng theo Hiệp định Pa-ri. Mặc dù phía Mỹ - ngụy vẫn gây ra không ít khó khăn và trở ngại cho cuộc trao trả này, nhưng cuối cùng chúng ta đã đón nhận đủ 25 nhân viên dân sự theo quy định, trong đó có chị Thắng - người nữ sinh đã đấu tranh kiên cưòng vì độc lập, tự do của đất nưốc và năm 1968 từng bị Toà án Sài Gòn kết án 28 năm tù giam. Với nụ cười rất tươi, lạc quan và thản nhiên, chị dõng dạc tuyên bố trước toà án của kẻ thù: "Chế độ này liệu còn tồn tại được bao lâu nữa mà đòi giam tôi 28 năm?". Chị đã đúng và chị đã là người chiến thắng. Chỉ chưa đầy 6 năm sau ngày bị Toà án Sài Gòn tuyên án, chị đã trở lại trong lòng nhân dân, để cùng với đồng bào, đồng chí tiếp tục đấu tranh cho ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/46VoThiThang1974_zpsf243b61a.jpg)
Chị Võ Thị Thắng với nụ cười hạnh phúc khi được trở về với cách mạng, ngày 7 tháng 3 năm 1974

(http://bvhttdl.gov.vn/Library/images/1/2010/07/DL%2044.jpg)
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2014, 03:52:15 am
        Chuyến "trở lại chiến trường xưa" của đoàn chúng tôi kết thúc bằng một hoạt động hết sức ý nghĩa: cuộc giao lưu thân tình với các cán bộ, nhân viên của Huyện uỷ, Ưỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân huyện Lộc Ninh. Cùng tham gia vào những câu chuyện hàn huyên đầy xúc động là những cựu chiến binh mái đầu điểm bạc đã chiến đấu kiên cường để giải phóng Lộc Ninh, những sĩ quan Liên hợp quân sự có may mắn ghé qua Lộc Ninh công tác và những con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết đang xây dựng mảnh đất này.

        Hồi đó chúng tôi cũng trạc tuổi các cán bộ, nhân viên của huyện Lộc Ninh bây giờ, cũng trẻ trung và đầy nhiệt huyết như các em. Có anh em chúng tôi từng lăn lộn ở chiến trường miền Đông nhiều năm trời, đã rất quen thuộc với những địa danh như Tà Thiết, Lộc Tấn, Lộc Thiện, sóc Lộc Bình, xóm Bưng... Đi đâu các anh cũng được đồng bào che chở, được cung cấp những nguồn tin quý giá về tình hình địch, được đùm bọc khi đói cơm thiếu muối, được chăm sóc chu đáo lúc bị thương trong chiến đấu hay bị hành hạ bởi những cơn sốt rét rừng triền miên. Một số anh em công tác trong Ban Liên hợp quân sự và bị phía Sài Gòn "giam lỏng" ở Trại Đa-vít, thỉnh thoảng có dịp ra Lộc Ninh công tác đều cảm thấy như được trở về nhà mình. Anh em được đồng bào, đồng đội ở hậu phương Lộc Ninh đón tiếp nồng hậu, được giúp đỡ tận tình khi làm nhiệm vụ, được tặng những món quà đặc sản của địa phương như sầu riêng, mít tố nữ, cà phê, hạt tiêu... và được hướng dẫn đi thăm vùng giải phóng. Khi trở về Trại Đa-vít, các anh mang theo bao nhiêu kỷ niệm đẹp đẽ về Lộc Ninh, kể bao nhiêu chuyện xúc động về vùng giải phóng, rỉ tai nhau về những cô du kích trẻ mới quen, rồi lại háo hức chờ chuyến công tác sắp tới để được trở lại nơi đây. Giờ đây, chúng tôi đã trở lại Lộc Ninh để được ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ đó, để được kể lại những câu chuyện xúc động đó cho những người đồng chí trẻ tuổi của mình. Thật là ý nghĩa và cảm động biết bao!

        Thay mặt anh em trong đoàn, Đại tá Nguyễn Văn Khả nói lời cảm ơn chân thành đến đồng bào, đồng chí Lộc Ninh đã đùm bọc và giúp đỡ các cựu chiến binh từng chiến đấu để giải phóng Lộc Ninh cũng như các thành viên của Đoàn 315A và hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Trại Đa-vít thực hiện nhiệm vụ thi hành Hiệp định Pa-ri. Ông chúc đồng bào, đồng chí Lộc Ninh phấn đấu để xây dựng huyện Lộc Ninh vững mạnh về kinh tế, ổn định về xã hội và văn minh về văn hoá, xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của địa phương. Ông cũng trao tặng các cơ quan chính quyền huyện Lộc Ninh những món quà đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là hai tập đầu của cuốn "Trại Đa-vít - 823 ngày đêm" trong đó anh em chúng tôi ghi lại những kỷ niệm không thể nào quên vê những năm tháng tham gia thi hành Hiệp định Pa-ri và bức tranh Chùa Một cột của Thủ đô Hạ Nội thân yêu, nơi mà đồng bào miền Nam luôn ấp ủ trong trái tim mình khi đất nước còn bị chia cắt và ước mong được ra thăm khi non sông thu về một mối.

        Cuộc giao lưu kéo dài hơn dự kiến, nhưng cũng đến lúc phải nói lời chia tay. Mọi người cùng hoà nhịp vào bài hát "Giải phóng miền Nam", bài ca chính thức của Mặt trận Dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, luôn được hát vang trong các cuộc trao trả ở vùng đất giải phóng ngày ấy. Chúng tôi lưu luyến rời Lộc Ninh để trở về Thành phố Hồ Chí Minh, với những hồi ức sống động về quá khứ hào hùng của "miền Đông gian lao mà anh dũng" và với niềm tin vững chắc về bước đường phát triển tương lai của vùng đất Lộc Ninh đầy tiềm năng.

        Riêng tôi, có lẽ do bị "căn bệnh nghề nghiệp" của một ngưòi làm công tác quản lý môi trường, tôi còn mang theo mình nỗi trăn trỏ về sự biến mất của những cánh rừng đại ngàn từng một thời che chở cho vùng căn cứ cách mạng ở miền Đông Nam Bộ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Giêng, 2014, 02:17:50 am

NÁO NỨC ĐÓN NHẬN DANH HIỆU ANH HÙNG
       
ĐINH QUỐC KỲ và PHAN ĐỨC THẮNG               

        Hà Nội những ngày cuối tháng 4. Trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ, đường phố tràn ngập cờ, hoa. Nhiều hoạt động đang được tổ chức để kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975 - 30-4-2012). Trong không khí hân hoan đó, Tổng cục Chính trị đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mà Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng cho Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên thi hành Hiệp định Pa-ri. Buổi lễ được tổ chức ngày 20 tháng 4 năm 2012 tại Hội trường Bộ Quốc phòng.

        Tới dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân có đồng chí Trương Tấn Sang - uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và các Phó Chủ nhiệm của Tổng cục cùng nhiều tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến dự buổi lễ còn có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị các thời kỳ cùng đại diện cao cấp của nhiều cơ quan Trung ương, trong đó có Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Thông tấn xã Việt Nam - những cơ quan đã cử nhiều người tham gia hai Đoàn đại biểu quân sự ta. Được mời đến dự buổi lễ còn có 70 thành viên của Câu lạc bộ Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít phía Bắc, 10 đồng chí đại diện cho Câu lạc bộ phía Nam cùng thân nhân của một số nhân chứng lịch sử.

        Bà Nguyễn Thị Bình là vị khách đặc biệt của buổi lễ. Bà nguyên là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pa-ri. Bà đã cùng với Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và các thành viên của hai đoàn đàm phán ta đem tư tưởng ngoại giao "dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Bác Hồ đến bàn đàm phán Pa-ri, đấu tranh không mệt mỏi với phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn để buộc họ phải chấp nhận ký kết Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, từ đó dẫn đến việc thành lập Ban Liên hợp quân sự Trung ương đóng trụ sở tại Trại Đa-vít nhằm thi hành các điều khoản quân sự của Hiệp định này.

        Trong không khí long trọng và trang nghiêm của buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho hai Đoàn đại biểu quân sự. Trong bài phát biểu của mình, đồng chí nhấn mạnh: "Tuy thời gian hoạt động của hai Đoàn đại biểu quân sự không dài, nhưng đã khẳng định việc thành lập Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, là sách lược sáng suốt của cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao quân sự. Đồng thòi, đây cũng là bài học vô cùng quý báu trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao quân sự của Đảng ta, đó là vừa đánh vừa đàm; mưu trí, dũng cảm; khôn khéo, mềm dẻo; nhạy bén, linh hoạt; tích cực chủ động tiến công và kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao".

        Thay mặt Tổng cục Chính trị, Trung tướng Lương Cường - Phó Chủ nhiệm Tổng cục, đã báo cáo những thành tích đặc biệt xuất sắc của hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong cuộc đấu tranh quyết liệt buộc Mỹ - ngụy thi hành Hiệp định Pa-ri. Đồng chí nhấn mạnh: "Trải qua 823 ngày đêm thực hiện nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao quân sự giữa sào huyệt của địch, với lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, bằng bản lĩnh kiên cường, lòng quả cảm, mưu trí, sáng tạo, khôn khéo, không ngại gian khổ và sẵn sàng hy sinh..., Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”.

        Đại diện cho các nhân chứng lịch sử, đồng chí Huỳnh Văn Trình chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước và Quân đội đã dành những lời động viên tốt đẹp, đánh giá đúng sự cống hiến của hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ trong hai Đoàn đại biểu quân sự cách mạng trong quá trình thi hành nhiệm vụ đặc biệt mà cấp trên đã tin cậy giao phó, cũng như tinh thần đấu tranh kiên cường, dũng cảm, mưu trí của họ giữa sào huyệt kẻ thù. Đồng chí ngậm ngùi nhắc đến các liệt sĩ, thương binh, những người già yếu, bệnh tật đã qua đời nên không có mặt để đốn nhận niềm vinh dự lớn lao này. cả hội trường lặng đi hồi lâu, tưởng nhớ về các liệt sĩ, những đồng đội đã qua đời, về một thòi đạn lửa ác liệt nhưng vô cùng hào hùng.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2014, 05:58:07 am
        Buổi lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã để lại cho mỗi chúng tôi những ấn tượng sâu đậm với nghi thức trang trọng và sự hiện diện của nhiều vị lãnh đạo cao cấp. Chúng tôi càng thêm tự hào khi những đóng góp nhỏ bé của mình cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội ghi nhận một cách xứng đáng. Lòng tự hào đó chính là động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        Chia tay nhau sau buổi lễ, chúng tôi ước ao sớm được gặp lại trong lễ mừng công giữa những người đồng đội, để cùng nhau chia sẻ niềm vinh hạnh to lớn được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý. Bởi, dù sao cũng mới có 80 nhân chứng lịch sử được tham dự sự kiện long trọng ở Hà Nội. Chúng tôi còn hơn 600 đồng đội đã cùng sát cánh chiến đấu trong Trại Đa-vít, đặc biệt là-các đồng đội ỏ phía Nam mà đa phần là thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - những người đã bám chắc trận địa đến giờ phút cuối cùng khi Sài Gòn được giải phóng. Hơn ai hết, tất cả những đồng đội đó củạ chúng tôi xứng đáng được chia sẻ niềm vui, niềm vinh hạnh to lớn này.
 
*

*        *

        Theo chỉ đạo củạ Tổng cục Chính trị, buổi lễ mừng công "mang tính nội bộ" của các Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chủ trì của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, nơi có địa danh Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất. Đoàn đại biểu Cựu chiến binh khu vực phía Bắc gồm 12 thành viên đã lên đường "trở lại chiến trường xưa" trong tâm trạng háo hức.

        Máy bay của chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chạy chậm dần về cuối đường băng rồi ngoặt trái đi vào đường dẫn hướng đến nhà ga. Cách bên phải máy bay không xa là một hàng rào dài mà phía sau chính là khu Trại Đa-vít, nơi từng là trụ sở của hai Đoàn đại biểu quân sự ta và là nơi chúng tôi từng kiên cường bám trụ suốt 823 ngày đêm. Dẫu biết rằng hình hài Trại Đa-vít đã đổi khác - những ngôi nhà gỗ lợp tấm phi-brô-xi-măng và cả hệ thống hầm hào chiến đấu của chúng tôi năm xưa đã bị san phẳng - nhưng trong mỗi chúng tôi vẫn dâng trào một niềm xúc động khó tả, nỗi nhớ khôn nguôi về một thời chinh chiến và niềm háo hức được gặp lại các đồng đội cũ.

        Lễ mừng công được tổ chức vào sáng ngày 2 tháng 6 năm 2012 tại một hội trường trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất. Vừa từ xe bước xuống, chúng tôi đã nhìn thấy các đại diện của Câu lạc bộ phía Nam đang đứng chờ phía trước hội trường. Đây rồi anh Hà Cân, anh Bạch Vân, anh Tám Đệ... Các anh đều ở cái tuổi "xưa nay hiếm", mái đầu bạc trắng nhưng thân hình vẫn rắn rỏi, ánh mắt vẫn tinh nhanh. Các anh không giấu nổi niềm vui vô hạn như được gặp lại người thân sau một thời gian dài xa cách. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, rồi tay xiết chặt tay, nét mặt đầy xúc động nhưng đôi mắt ánh lên niềm vui rạng rỡ...

        Xung quanh chúng tôi đã có hàng trăm đồng đội năm nào đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Họ đang quây quần bên nhau thành từng nhóm nhỏ: nhóm sĩ quan liên lạc, nhóm sĩ quan an ninh, nhóm vệ binh, nhóm hậu cần/nuôi quân, v.v... Tất cả tóc đều đã ngả màu muối tiêu, thậm chí đã bạc quá nửa, người trẻ nhất có lẽ cũng đã ngấp nghé tuổi sáu mươi. Song nét mặt ai nấy đều rạng rỡ, giọng nói đầy hào hứng, tiếng cười rộn rã. Ai cũng háo hức đợi chò buổi lễ mừng công...

        Các vị khách mời cũng đến khá đông và bắt đầu tiến vào hội trường. Đến dự lễ mừng công có các đồng chí Tư lệnh Quân đoàn 4, Sư đoàn không quân 370, Sư đoàn phòng không 367, Trung tướng, Chính ủy Phạm Văn Dỹ cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Trung tướng Triệu Xuân Hoà, nguyên Tư lệnh Quân khu 7 và hiện là Phó ban chỉ đạo Tây Nguyên. Đến dự buổi lễ còn có chị Võ Thị Thắng với "nụ cười chiến thắng" luôn nở trên môi, anh Nguyễn Văn Chiểu, nguyên chiến sĩ biệt động dũng cảm của Sài Gòn và là người cùng được trao trả với chị Thắng trong đợt trao trả cuối cùng trên sân bay Lộc Ninh. Buổi lễ còn có sự hiện diện của nhiều thân nhân của các nhân chứng lịch sử ở phía Nam, trong đó có phu nhân của Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Trưởng đoàn, và phu nhân của Thiếu tướng Đoàn Huyên, nguyên Phó Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương.

        Ánh đèn sân khấu bật sáng. Mọi người cùng hướng về phía sân khấu, nơi tấm bằng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân phong tặng cho hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được đặt ở nơi trang trọng nhất. Mọi người đồng loạt vỗ tay chào mừng danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và Quân đội dành cho tất cả các thành viên của hai Đoàn. Tiếng vỗ tay mừng rỡ kéo dài hồi lâu mới ngớt.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2014, 06:25:47 am
        Các nghệ sĩ của Đoàn nghệ thuật Quân khu 7 lần lượt bước ra sân khấu, biểu diễn những ca khúc cách mạng, đưa chúng tôi trở về với những năm tháng chiến trường đạn lửa ngút trời nhưng hết sức lạc quan, yêu đời. Bích Toàn, thành viên của Tổ văn công xung kích Tổng cục Chính trị từng vào biểu diễn phục vụ các cán bộ, chiến sĩ Trại Đa-vít, cũng bước lên sân khấu để chia vui với các đại biểu và đồng đội năm xưa, với bài "Thuyền và biển" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Lời hát nghe thật thiết tha, nồng nàn: "Chỉ có thuyền mới hiểu / Biển mênh mông nhường nào / Chỉ có biển mới biết / Thuyền đi đâu về đâu...".

        Gần 40 năm rồi chúng tôi mới lại được nghe giọng hát của Bích Toàn. Giọng hát ấy dẫu không còn khoẻ khoắn, mượt mà như ngày nào nhưng đằm thắm hơn, sâu lắng hơn và đầy trải nghiệm. Bích Toàn không hẳn là biểu diễn mà tâm tình, chia sẻ lòng mình, khiến người nghe hoài niệm về quá khứ, về những ngày sống giữa vòng vây dày đặc của kẻ thù, về những người đồng đội thân thương... Cảm ơn em đã hát tặng một bài hát thật hay, thật xúc động trong ngày gặp mặt.

        Khai mạc buổi lễ, Đại tá Nguyễn Bạch Vân thay mặt Ban liên lạc phía Nam phát biểu về quá trình thực hiện nhiệm vụ của hai Đoàn đại biểu quân sự ta giữa vòng vây dày đặc của kẻ thù, những thành tích đặc biệt xuất sắc của hai Đoàn: kiên quyết đấu tranh góp phần buộc Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam đúng thời hạn quy định; tổ chức trao trả hết tù binh Mỹ và tù binh ngụy Sài Gòn theo thoả thuận, đồng thời đòi đối phương trao trả cho ta hơn 31.500 tù quân sự và tù chính trị; và đấu tranh dư luận hết sức hiệu quả, để đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế hiểu rõ âm mưu và hành động của Mỹ-ngụy trắng trợn phá hoại. Hiệp định Pa-ri, ủng hộ thiện chí thi hành Hiệp định cũng như quyết tâm của ta trong việc trừng trị những kẻ phá hoại Hiệp định. Anh bày tỏ niềm tự hào to lớn của tất cả các nhân chứng lịch sử trước sự đánh giá xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Quân đội về những đóng góp của hai Đoàn ta bằng quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần này.

        Đại tá Bạch Vân xúc động tưởng nhớ các thành viên của hai Đoàn đã hy sinh anh dũng và cống hiến một phần xương máu của mình vì sự nghiệp cách mạng, những đồng chí già yếu bệnh tật đã qua đòi sau ngày giải phóng. Anh cũng bày tỏ niềm luyến tiếc một số đồng chí vì tuổi cao sức yếu nên không thể đến dự buổi lễ mừng công, trong đó có Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên và Thượng tá Dương Đình Thảo, thành viên Ban lãnh đạo Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thời kỳ Liên hợp quân sự 4 bên.

        Nhiều đại biểu đã được Ban tổ chức mời lên phát biểu cảm tưởng của mình tại buổi lễ mừng công hết sức ý nghĩa này.

        Trong bài phát biểu ngắn gọn của mình, Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7, đã ca ngợi sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta, sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát và kịp thời của Quân ủy Trung ương, Quân ủy Miền và Tổng cục Chính trị đối với hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng buộc địch phải thi hành những điều khoản quân sự của Hiệp định Pa-ri. Đồng chí rất xúc động nhắc đến những thử thách khốc liệt, sự chịu đựng kiên cường và quả cảm, cuộc đấu tranh kiên quyết, mưu trí và sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ ta trước đốỉ phương vô cùng thâm độc và xảo quyệt.

        Đồng chí nhấn mạnh: "Các đồng chí đã sống và chiến đấu giữa vòng vây dày đặc và sự uy hiếp thường trực của Mỹ-ngụy mà không sử dụng vũ khí, chỉ phát huy lòng dũng cảm, chính nghĩa của dân tộc và pháp lý của Hiệp định Pa-ri để buộc chúng phải thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định và giành được những kết quả đặc biệt xuất sắc... Đó chính là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là điều mà Đảng, Nhà nước và Quân đội vinh danh".

        Đồng chí nói tiếp: "Cách đây mấy ngày, tôi có dịp vào thăm khu vực Trại Đa-vít, chỉ cách hội trường này chưa đầy 1 cây số. Ở đó hết sức ồn ào vì tiếng máy bay lên xuống liên tục suốt ngày đêm. Lại còn cái nắng nóng không khác gì trong lò nướng bánh mì. Tôi không thể hình dung nổi các bác, các anh, các chị đã phải chịu đựng tiếng ồn ào và cái nóng bức ở đó như thế nào. Tôi có nói chuyện về cuộc sống và đấu tranh của các đồng chí ở Trại Đa-vít với một vị khách nước ngoài. Ông ta đã phải thốt lên: "Thật không thể tưởng tượng được. Phục sát đất!".

        Đồng chí kết luận: "Hôm nay, thế hệ đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc cần học tập tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của lớp người đi trước, những ngưòi đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bất chấp mọi gian khổ, hy sinh. Thế hệ hôm nay phải hăng hái góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đề cao cảnh giác chống mọi âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đồng thòi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: c16 trong 02 Tháng Hai, 2014, 11:45:35 am
Cảm ơn về loạt bài "Trại Đa-vít (Davis camp) Sài Gòn" của bác Giangtvx.
Đọc trang này và những trang khác của Diễn đàn làm mọi người thấy rõ hơn sự khó khăn của đấu tranh và sự vinh quang của chiến thắng.
Nhớ hồi nhỏ, c16 cũng vài lần thấy được "cán binh Việt cộng" ngồi xe jeep Mỹ, có xe quân cảnh chạy đầu, chạy đuôi, lướt nhanh qua đường phố, nhưng cũng kịp tạo được ấn tượng: Mấy ổng cũng bảnh toỏng, lịch sự đàng hoàng, không giống như hình những "ông kẹ" trên truyền đơn máy bay rải xuống hay áp phích của "thông tin chiêu hồi" dán dọc đường; Hoặc thê thảm như những thân thể bị lính VNCH hành hạ, bêu ngoài đường, ngoài chợ.
Ấn tượng chỉ dừng ở mức đó, chớ chưa hiểu được những chiến công của Ban liên hợp quân sự, nhờ trang này mới tỏ tường hơn.
Ngày tư ngày tết, có thời gian, đọc lan man nhầm mấy trang "hết sức trách nhiệm với xã hội" lại thấy có những nghiên cứu, công trình, kết luận của những tiến sĩ, những nhà hoạt động, những "lương tâm", ..., c16 nghe họ nói: Chiến thắng có được là do "hiếu chiến" ???.
Nhờ công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, khiến cho thông tin được đa chiều và ... loạn nhiễu, từ đó lòng người không khỏi điên đảo ngả nghiêng.
Cũng may, họ còn chừa, còn kiêng chút đỉnh, nếu gom luôn ông Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Thủ Khoa Huân, ... vô, ai nấy sẽ không còn phân biệt "lẽ phải" là gì nữa.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2014, 08:43:16 am
Ngày tư ngày tết, có thời gian, đọc lan man nhầm mấy trang "hết sức trách nhiệm với xã hội" lại thấy có những nghiên cứu, công trình, kết luận của những tiến sĩ, những nhà hoạt động, những "lương tâm", ..., c16 nghe họ nói: Chiến thắng có được là do "hiếu chiến" ???.
Nhờ công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, khiến cho thông tin được đa chiều và ... loạn nhiễu, từ đó lòng người không khỏi điên đảo ngả nghiêng.

Những ý kiến thuộc loại này là ý muốn lấy tay che bầu trời vậy. Sớm muộn sự thật vẫn được lịch sử phơi bày thôi bác ạ. Cũng vì vậy gạn lọc thông tin là điều hết sức quan trọng và cần thiết.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2014, 08:46:05 am
(tiếp #85)

        Đại tá Lê Hùng, thành viên Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ôn lại những kỷ niệm sâu sắc về các cán bộ, chiến sĩ ta trong thời gian công tác ở Trại Đa-vít. Anh hào hứng kể về phong thái ung dung của các đồng đội khi vẫn đều đặn tập thể dục, chơi thể thao, tăng gia sản xuất, biểu diễn văn nghệ... ngay giữa vòng vây dày đặc và trước mũi súng đe dọa thường trực của kẻ thù. Rồi anh xúc động mô tả hình ảnh kiên cường, quả cảm của các đồng đội trong mưa bom bão đạn để làm tròn nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho đơn vị vào thời khắc ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Các đồng đội của anh cũng hiên ngang như hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân trên đường băng
Tân Sơn Nhất từng được nhà thơ Lê Anh Xuân ca ngợi trong bài "Dáng đứng Việt Nam" mà anh rất yêu thích: "Anh vẫn đứng lặng im như bức tượng đồng...".

        Đến lượt cô gái của "nụ cười chiến thắng" ngày nào nhẹ nhàng tiến về phía bục phát biểu, cả hội trường đồng loạt vỗ tay chào mừng người đồng đội đã từng hiên ngang trước toà án của chế độ Sài Gòn, khi chúng tuyên án chị với mức án 28 năm tù giam. Chị đã dõng dạc tuyên bố trước toà án của kẻ thù: "Liệu chế độ này còn tồn tại được bao lâu nữa mà đòi giam tôi 28 năm?". Chỉ chưa đầy 6 năm sau phiên toà ấy, chị đã trở về với đội ngũ của mình trong đợt trao trả tù dân sự cuối cùng ngày 7 tháng 3 năm 1974 tại sân bay Lộc Ninh.

        Chị Võ Thị Thắng là một trong số ít những tù dân sự bị chính quyền Sài Gòn giam giữ mà Đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương đã đòi đích danh. Chúng cãi bừa rằng chị là "tù thường phạm" để không trao trả chị cho ta nhưng cuối cùng chúng buộc phải chấp nhận, trước sự đấu tranh không khoan nhượng và những chứng cứ không thể chối cãi của ta. Nhưng khi ta mới tiếp nhận được 2 người trong cuộc trao trả trên sân bay Lộc Ninh, thì chúng lại giở những lý do vu vơ để không trao trả tiếp, với âm mưu đem những người tù còn lại trên máy bay (trong đó có chị Thắng) trở về nhà lao Tam Hiệp. Phía ta một lần nữa đã kiên quyết đấu trí, đấu lý với phía Sài Gòn để buộc chúng trao trả chị Thắng và những người tù còn lại. Hình ảnh chị Thắng trong giờ phút trở về với đồng bào, đồng chí ở vùng giải phóng Lộc Ninh ngày hôm đó vẫn còn in đậm trong trí nhớ của chúng tôi.

        Bất ngờ được Ban tổ chức mời lên phát biểu, chị không có bài viết sẵn mà nói những lời mộc mạc, chân thành từ chính trái tim mình. Chị nói trong cảm xúc nghẹn ngào: "Những ngày sống trong ngục tù của Mỹ- ngụy, bị đọa đày vô cùng tàn khốc, chúng tôi vẫn luôn giữ vững niềm tin vào ngày thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Ở trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy, bất kỳ lúc nào kẻ thù cũng có thể đàn áp dã man hay thủ tiêu những chiến sĩ cách mạng trung kiên. Sức mạnh của chúng tôi là sự đoàn kết thành một khối vững chắc, kiên quyết đấu tranh với địch và sẵn sàng hy sinh với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!". Vào những ngày kẻ địch sắp phải trao trả 25 người chúng tôi về với cách mạng, trong đó có anh Nguyễn Văn Chiểu, đối phương luôn tìm cớ để đàn áp, luôn khiêu khích để ai đó không thể kiềm chế được mà manh động nhất thời, thì chúng sẽ lấy cớ đó để xả súng tiêu diệt những người tù ngay tức khắc. Hai tuần trước đã có 5 người bị địch giết hại trong một tình huống tương tự.

        Ngày 6 tháng 3 năm 1974, chúng đưa 25 người chúng tôi lên máy bay, sau một vòng lượn trên trời lại quay về nhà lao Tam Hiệp ở Biên Hoà. Chúng định giở trò gì đây, nếu không phải là đưa anh chị em chúng tôi đi thủ tiêu bí mật hoặc quăng xuống biển như chúng đã từng làm với các đồng chí của chúng tôi trước đó? Nhờ sự đấu tranh quyết liệt của các đồng chí trong Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Trại Đa-vít, nhờ sự ủng hộ của đồng bào cả nước, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, mà kẻ thù đã không dám giết hại chúng tôi. Chúng đã phải trao trả 25 người chúng tôi trong đợt cuốỉ cùng tại sân bay Lộc Ninh".

        Chị Thắng nói tiếp: "Thay mặt các đồng đội được trở về hôm đó, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Đoàn đại biểu quân sự ta ở Trại Đa-vít đã không quản khó khăn, gian khổ và nguy hiểm, đã đấu tranh kiên cường để bảo vệ tính mạng cho chúng tôi và đòi bằng được những đồng chí của chúng tôi về với tự do, về với đồng bào, đồng chí của mình".

        Khi chị Thắng xúc động kết thúc những lời phát biểu ngắn gọn và chân thành của mình, cả hội trường đồng loạt vang lên tiếng vỗ tay kéo dài mãi, tưởng chừng không dứt!

        Buổi lễ mừng công hôm ấy kết thúc bằng một cuộc liên hoan giống một bữa cơm thân mật của đại gia đình nhân ngày họp mặt. Gần hai trăm con người đã có thêm cơ hội để quây quần, thăm hỏi, chia sẻ tình cảm và chúc mừng lẫn nhau. Điều đó càng làm cho lễ mừng công thêm phần ấm cúng, thân thiết và thắm tình đồng đội.

        Chúng tôi trở về Hà Nội mang theo niềm hân hoan và vui mừng được Đảng, Nhà nước và Quân đội vinh danh một cách xứng đáng và cả tình cảm thân thương và ấm cúng của những người đồng đội cùng chung chiến hào đánh Mỹ, diệt ngụy. Chúng tôi sẽ chia sẻ những tình cảm sâu đậm này với nhiều đồng đội ở phía Bắc không có điều kiện vào thành phố mang tên Bác, để họ được sống cùng thời khắc đặc biệt cảm động này với những đồng đội của một thời chinh chiến không thể nào quên.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Hai, 2014, 10:00:35 am

GẶP NHỮNG NGƯỜI CẮM CỜ GIẢI PHÓNG NGÀY 30 THÁNG 4 Ỏ TRẠI ĐA-VÍT
       
NGUYỄN NẴNG LỰC               

        Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, một lá cờ giải phóng đã tung bay ngạo nghễ trên đỉnh cao của tháp nước sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là một trong những lá cờ giải phóng đầu tiên được kéo lên trên bầu trời Sài Gòn còn rền vang tiếng súng trong giờ phút hấp hối của chế độ "Việt Nam cộng hòa".

        Một lần, tôi hỏi Đại tá Đinh Quốc Kỳ, nguyên cán bộ bảo vệ chính trị nội bộ Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B): Trong tấm ảnh ghi lại giò phút lịch sử ấy có hai người cắm cờ, họ là ai? Đại tá cho biết, đó là Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn. Hai chiến sĩ đã cắm lá cờ ấy nay còn sống, một người ở Hà Nội, người kia ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhân dịp kỷ niệm 38 năm Ngày đất nước toàn thắng (30-4-1975 - 30-4-2013), chúng tôi đã tìm gặp để nghe họ kể về những giây phút hào hùng 38 năm trước và cuộc sống của họ hôm nay.

        Con ngõ 191 đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) dài hun hút. Cuối con ngõ hẹp là căn hộ của người đàn ông mà tôi muốn tìm gặp. Ông là Phạm Văn Lãi, sinh tháng 5 năm Nhâm Thìn 1952. Mới về hưu chưa đầy năm, ông Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ còn nhiều việc phải làm, nhiều mối quan hệ, ân tình phải trả, trong đó những quan hệ đồng đội thời 823 ngày đêm cắm giữa sào huyệt quân thù tại tiền đồn Trại Đa-vít năm xưa bao giờ cũng chiếm nhiều thời gian của ông.

        Nghe ông kể quê ông ở huyện Vũ Thư, Thái Bình, tôi trầm trồ: "Dân Thái Bình nhà ông chuyên đi cắm cờ, từ ông Tạ Quốc Luật cắm cờ trên nắp hầm tướng Đờ Cát-tơ-ri ở Điện Biên Phủ thời kháng Pháp đến ông Bùi Quang Thận cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập thời chống Mỹ. Còn chuyện ông cắm cờ trên tháp nước cao chót vót trong sân bay Tân Sơn Nhất sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì thế nào?".

        Qua giọng kể hồ hởi của ông, đối chiếu với ký ức của các nhân chứng lịch sử trong thòi điểm ấy, tôi hình dung được giây phút hào hùng khi ông cùng người bạn chiến đấu cắm lá cờ giải phóng trên đầu thù đang hấp hối.

        Rạng sáng 29 tháng 4 năm 1975, pháo tầm xa của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, chặt đứt cầu hàng không, con đường di tản cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Đạn pháo rơi cả vào sân Trại Đa-vít, nơi Đoàn B đóng quân. Đại úy an ninh Nông Văn Hưỏng (tức Kiên) và Trung sĩ cảnh vệ Nguyễn Quang Hòa hy sinh, năm đồng chí khác bị thương. Trước đó, cán bộ, chiến sĩ ta tại Trại Đa-vít đã xin cấp trên cho trụ lại để chiến đấu, tham gia giải phóng Sài Gòn. Giữa tháng 4 năm 1975, ta bắt đầu đào hào chiến đấu, giữ bí mật không cho địch biết. Ngày 26 tháng 4, chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, năm cánh đại quân rầm rập tiến vào hang ổ cuối cùng của địch, hệ thống hầm hào chiến đấu trong đơn vị đã cơ bản hoàn thành. Anh em vệ binh được trang bị súng AK và hơn 20 lựu chống tăng, do máy bay trực thăng của ngụy Sài Gòn "chuyển hộ" vào trong hai "túi thư ngoại giao" theo chuyến bay liên lạc cuối cùng từ Lộc Ninh vào Sài Gòn.

        Phạm Văn Lãi khi ấy 23 tuổi, là Thượng sĩ, thành viên đội chiếu phim thuộc Ban Chính trị Đoàn B. Ông nhớ lại:

        -   Ngày thứ bảy 26 tháng 4, không khí chuẩn bị chiến đấu trong Trại Đa-vít hết sức khẩn trương, nhưng bộ đội ta vẫn bình tĩnh chờ lệnh. Tốì hôm ấy, đội chiếu phim phục vụ anh em bộ phim "Giải phóng Châu Âu" của Liên Xô, chiếu cả 5 tập liên tục. Rạng sáng ngày 29 tháng 4, pháo ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, đạn pháo rơi cả vào bãi chiếu phim. Khoảng 8 giờ ngày 30 tháng 4, Thiếu tướng, Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn lệnh cho Trung tá Mười Sương, Trưởng ban Chính trị, gọi tôi lên giao nhiệm vụ vào kho lấy lá cờ to nhất mang cho vệ binh cắm lên tháp nước.

        Phạm Văn Lãi vào kho, tìm được lá cờ to nhất, bề rộng bằng 4 khổ vải. Cứ theo tỷ lệ, lá cờ phải rộng hàng chục mét vuông. Phấn khởi vì được Thủ trưởng tin cậy, Lãi quyết định sẽ trực tiếp treo cờ. Anh ôm lá cờ vào người, chạy băng qua sân Trại Đa-vít đến chân tháp nước. Dọc đường, anh gọi cảnh vệ Nguyễn Văn Cẩn đi theo. Một đồng chí trong Ban Nghiên cứu dưới hào hỏi vọng lên: "Ai giao cho cậu treo cờ?", Lãi trả lời: "Đây là lệnh của Thủ trưởng phái đoàn". Lãi và Cẩn vừa chạy vừa quan sát, các anh nhặt được một đoạn ống nước làm cán cờ và hai sợi dây thép. Đến chân tháp nước, Lãi chui vào lồng bảo vệ trèo lên trước, Cẩn đeo súng ngắn K54 theo sau. Lên đến đỉnh, Lãi buộc phía trên, Cẩn buộc phía dưới. Kiểm tra mốì buộc xong, thấy chắc chắn rồi, Lãi buông tay, lá cờ no gió mở ra "phật" một tiếng, cuồn cuộn tung bay trên điểm cao của thành phố Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Hai, 2014, 05:24:30 am
        Tôi hỏi Phặm Văn Lãi: Lúc đứng trên đỉnh tháp buộc cờ, anh có nghĩ mình có thể nguy hiểm đến tính mạng không? Đứng trên cao, phía dưới còn địch, phơi mình như thế, anh có lo không?

        Rất hồn nhiên, ông trả lời ngay: Ừ, cũng lạ, lúc ấy tội chỉ lo buộc cờ sao cho chắc, chẳng nghĩ gì đến chuyện mình có thể trúng đạn, hy sinh cả anh ạ.

        Lá cờ giải phóng no gió tung bay trên đỉnh cao trong sân bay Tân Sơn Nhất, từ xa hàng cây số đã nhìn thấy, khích lệ bộ đội ta dũng mãnh xông lên tiến công địch. Quân địch ở bộ tổng tham mưu ngụy tại cổng Phi Long cách đó gần 1 cây số, lính sư đoàn dù, đơn vị tăng thiết giáp ngụy đóng gần Trại Đa-vít và tàn quân đang tháo chạy nhìn thấy lá cờ giải phóng, càng thêm hoảng loạn, tan rã.

        Ngay chiều 30 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn được thành lập do Trung tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Trại Đa-vít được điều về Ủy ban Quân quản. Phạm Văn Lãi cùng Ban Chính trị vào dinh Độc Lập, được bố trí ở tầng 2, tại căn phòng trước đây dành cho gia đình tổng thống ngụy. Sáng 1 tháng 5, anh được Thủ trưởng giao nhiệm vụ trèo lên cột cờ dinh Độc Lập, thay lá cờ anh Bùi Quang Thận cắm hôm trước. Lá cờ anh Thận cắm bị mắc dây, không mở ra được, cũng không hạ xuống được. Cột cờ cao, trơn nhẵn, Lãi nhanh trí lấy dây dù buộc vào hai chân như kiểu bà con Nam Bộ leo dừa, trèo lên gỡ dây rối, thay lá cờ mới to hơn, rộng hơn.

        Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đoàn đại biểu quân sự ta chấm dứt hoạt động, anh em mỗi người về một đơn vị mới, lo tiếp quản thành phố, trấn áp tàn quân địch, tổ chức tiếp nhận sĩ quan, binh lính quân lực Việt Nam cộng hòa ra trình diện, tham gia ổn định cuộc sống cho nhân dân và bảo đảm hoạt động bình thường của thành phố. Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn cũng bặt tin nhau. Lãi tiếp tục ở Ủy ban Quân quản, phục vụ các hoạt động của Uỷ ban. Tháng 6 năm 1975, anh được kết nạp vào Đảng và đến năm 1979, được điều về Văn phòng Chính phủ, được phục vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Chính phủ sau này.

        Tháng tư này, ông Phạm Văn Lãi đã về nghỉ hưu theo chế độ được 10 tháng, sống vui vầy bên bà vợ và hai đứa con, cả hai đều công tác ở Văn phòng Chính phủ và đều trân trọng lịch sử hào hùng mà bố và những người đồng đội đã góp phần làm nên. Đến tháng 4 năm 2012, ông Lãi mới liên lạc được với Nguyễn Văn Cẩn sau 37 năm bặt tin.

        Xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một bán đảo nhỏ có hình dáng như chiếc lưỡi cày cắm xuống vịnh Cửa Lấp. Bờ vịnh bên kia, cách hơn 1 km là thành phố Vũng Tàu. Căn nhà mái bằng kề bên nhà thờ giáo xứ Phước Tỉnh là nơi gia đình ông Nguyễn Văn Cẩn sinh sống, nhưng ông không có nhà. Gần một tháng nay ông lo sơn sửa hai con tàu đánh cá nên suốt ngày ở ngoài bến, cách nhà vài trăm mét. Hai con tàu đánh cá lừng lững nằm trên ụ, đã phủ sơn xong, chờ đến giờ hạ thủy.

        Lão ngư phủ Nguyễn Văn Cẩn cao gần mét tám, vóc dáng vạm vỡ, nước da bánh mật. Nghe tôi hỏi chuyện cắm cờ, ông cưòi sảng khoái:

        -   Trời, gần bốn chục năm rồi, anh là người đầu tiên hỏi tôi chuyện cắm cờ đó.

        -   Suốt mấy chục năm, anh không liên hệ với anh em đồng đội Trại Đa-vít à?

        -   Dạ không, bận lu bù anh ơi. Tôi đi biển cả tháng, về dăm ba hôm lại ra khơi. Tháng tư năm ngoái, tình cờ coi ti vi thấy phát hình lễ phong tặng danh hiệu Anh hùng cho hai Đoàn mình ở Trại Đa-vít, thấy có anh Lãi, tôi mừng quá chạy vội sang Đài truyền hình Bà Rịa - Vũng Tàu nhờ liên hệ, xin được số điện thoại của anh Lãi rồi anh em liên lạc được với nhau, mừng quá trời.

        Cuối tháng 4 năm 2012, Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít mời ông Cẩn về Bộ Tư lệnh Quân khu 7 cùng dự lễ mừng công vói các đồng đội năm xưa. Ông được Quân khu 7 may tặng bộ quân phục đại lễ. Các Thủ trưởng và anh em đồng đội, ông Lãi, ông Bạch Vân, ông Kỳ... ai cũng trách tưởng ông Cẩn chết đâu rồi mà nay lại gặp, sao không tìm về sớm. Gặp nhau, ai nấy mừng mừng tủi tủi.

        Nguyễn Văn Cẩn tuổi Mùi, sinh năm 1955, là con thứ bảy trong 10 người con của hai cụ Nguyễn Văn Lai và Đặng Thị Kính. Theo cách nói Nam Bộ thì ông thứ Tám, Tám Cẩn. Năm 1942, người giáo dân 22 tuổi Nguyễn Văn Lai rời làng quê ỏ Hải Hậu, Nam Định vào làm phu đồn điền cao su Phú Riềng. Năm 1948, cụ Lai đưa gia đình sang Công Pông Chàm, Cam-pu-chia, vẫn làm phu cao su. Năm 1970, Lon Non và Sirik Matak làm đảo chính lật đổ chính quyền Si-ha-núc, thi hành chính sách khủng bố, tàn sát Việt kiều ỏ Cam-pự-chia, Nguyễn Văn Cẩn lúc ấy mới 15 tuổi đã theo 6 anh chị em khác vào Quân giải phóng. Ông nói với tôi: Lúc ấy chỉ có đi giải phóng mới sống được. Trong 10 anh chị em, chỉ có ba người ỏ nhà với ba mẹ. Năm 1973, cả gia đình từ Công Pông Chàm chuyển về sinh sống ở xã Phước Tỉnh. Ba anh của ông Cẩn đã hy sinh trong chiến đấu, còn mẹ anh được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2014, 08:33:06 pm

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/To%20Quoc%20noi%20dau%20song/47NguyenVanCan-PhamVanLai2012_zps6d10bbb0.jpg)
Ông Nguyễn Văn Cẩn (người thứ 2 từ bên phải) và ông Phạm Văn Lãi (người thứ 4 từ bên phải) vui mừng gặp lại nhau trong Lễ mừng công ở Thành phố Hổ Chí Minh ngày 2 tháng 6 nãm 2012

        Tám Cẩn được phiên vào Đoàn công binh 25, Bộ chỉ huy Miền. Đầu năm 1973, Bộ chỉ huy Miền tổ chức giải bóng chuyền toàn quân tại "Thủ đô" Lộc Ninh. Tám Cẩn trẻ tuổi, thể hình cao lớn, là tay đập xuất sắc của đội Công binh đã "lọt vào tầm ngắm" củạ cấp trên. Giải kết thúc, Cẩn được Bộ Tư lệnh Miền chọn giao nhiệm vụ làm vệ binh cho phái đoàn ta tại Ban Liên hợp quân sự, đi máy bay trực thăng của ngụy từ Lộc Ninh vào Trại Đa-vít.

        Ông nhớ lại

        -   Sáng 30 tháng 4 năm 1975, đang làm nhiệm vụ cảnh giới cho đơn vị, thấy anh Lãi đến Đội vệ binh tìm người đi theo cắm cờ, tôi xung phong liền vì hàng ngày anh em hay chơi bóng chuyền, bóng rổ với nhau, tôi quý ảnh lắm. Lúc đó tôi chỉ đeo một khẩu súng ngắn K54. Hai anh em chạy băng qua sân Trại Đa-vít. Đến chân tháp nước, anh Lãi vừa trèo lên trước vừa quay xuống bảo tôi: Cứ lên đi, không việc gì đâu. Tôi theo anh trèo lên, giúp anh buộc cờ. Anh Lãi đứng trên đỉnh tháp, tôi đứng phía dưới, phần nào được che khuất hơn anh.

        Tôi hỏi Tám Cẩn, vẫn câu đã hỏi ông Lãi: Đứng trên cao thế, lá cờ bay rõ mồn một, anh có lo mình bị địch nó bắn trúng không?

        Ông Tám Cẩn cười sảng khoái: Dạ, cũng có lo. Dưới chân mình, lính ngụy chạy rần rần, quần áo lính, giày trận, mũ... chúng vứt đầy đường, súng ống chĩa cả lên trời. Nhưng mà mạng tôi lớn, anh à. Khí thế cách mạng lớn quá, thằng ngụy nào cũng mặc áo may ô, quần xà lỏn cắm đầu chạy, không dám ngẩng lên. Tôi cứ nghĩ hôm đó nếu không đi với anh Lãi, chắc tôi tiêu rồi. Anh Lãi bình tĩnh lắm, gan cùng mình nên tôi cũng vững tâm. Trong đơn vị, tôi ít tuổi nhất nên được các anh thương, coi như em út.

        Nghe Tám Cẩn nói về tinh thần hoảng loạn của quân ngụy, tôi nhớ đến chuyện Đại tá Đinh Quốc Kỳ kể. Đêm 29 tháng 4, một viên trung tá sư đoàn dù ngụy đóng gần Trại Đa-vít chạy sang xin gặp sĩ quan ta, hỏi: "Pháo của các ông bắn khủng khiếp quá... Xin các ông cho biết bây giờ chúng tôi phải làm gì?". Đồng chí sĩ quan ta trả lòi: "Bây giờ các anh nên trở về đơn vị, hạ vũ khí, khi Quân giải phóng tiến vào thì nộp vũ khí và đầu hàng vô điều kiện". Viên trung tá lính dù ngụy cung cúc ra về.

        Khi đứng trên đỉnh tháp nước bên lá cờ giải phóng đang phần phật tung bay, cả Lãi và Cẩn đều không biết rằng, đúng giờ phút ấy, 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn, lên Đài phát thanh tuyên bố "sẵn sàng chuyển giao chính quyền cho đại diện của cách mạng", ra lệnh cho quân đội Sài Gòn ở nguyên tại chỗ. Tuyên bố của Dương Văn Minh không được phía ta chấp nhận. 11 giò 30 phút, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận cắm lá cờ giải phóng trên nóc dinh Độc Lập. 12 giờ trưa, bộ đội ta đưa Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng Quân giải phóng vô điều kiện.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2014, 01:32:30 am

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/48NguynVanCan_zpsbf8d832c.jpg)
Ông Nguyễn Văn Cẩn bộn bề với công việc mưu sinh

        Năm 1976, ông Cẩn phục viên, về Phước Tỉnh sinh sống với gia đình. Ồng bảo những năm đầu cực lắm, đi làm mướn độ thân riết, ai thuê gì làm nấy. May nhờ có sức vóc lại chăm chỉ làm lụng nên dần dà đỡ khổ. Không cam chịu cảnh nghèo và kiên trì nuôi chí, ông tích cóp được một số vốn, rồi chuyển qua nghề biển. Quãng năm 1993, ông đóng con tàu đánh cá công suất 150CV, bốn năm sau đóng tiếp con tàu thứ hai cũng 150CV. Mấy chục năm, hai con tàu của ông cần mẫn ra khơi, mang theo lá cờ Tổ quốc đến các vùng biển xa, giúp ông cải thiện kinh tế gia đình, tạo việc làm cho các bạn nghề. Năm 1979, Tám Cẩn cưới vợ. Ông tếu táo: "Tôi đi biển suốt, cả tháng chỉ ở nhà ba, bốn ngày nên lúc nào cũng thấy vợ như mới. Hai vợ chồng có với nhau bốn mặt con nhưng chỉ còn ba đứa, một trai và hai gái ở lại trên đời với cha mẹ. Cậu con trai và hai chàng rể không ai theo cha đi biển, mưu sinh cách khác, tôi phải thuê người làm".

        Năm 2012 là năm đáng nhớ trong đời Tám Cẩn, ông tìm lại được anh Lãi và nhiều đồng đội Trại Đa-vít năm xưa. Cùng năm, ông khởi công đóng hai con tàu lớn, mỗi tàu công suất 500CV. Tiền vốn đóng hai con tàu hơn 6 tỷ đồng ông không phải vay ngân hàng. Ông bảo tôi: "Hạn mức ngân hàng cho vay không đáng bao nhiêu, thủ tục lại không đơn giản, thôi mình ráng lo lấy, vậy cũng xong anh à". Lễ hạ thủy hai con tàu tổ chức đúng 11 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4. Không như người ta đập sâm banh, Tám Cẩn đập chai rượu đế Gò Công vào thành tàu lấy may.

        Cả hai người chiến sĩ đã cắm lá cờ giải phóng trên đỉnh cao giữa sân bay Tân Sơn Nhất của địch sáng sớm ngày giải phóng Sài Gòn 38 năm trước đều chẳng hề nghĩ đến chuyện được hay không được khen thưởng. Không có một tấm huân chương, huy chương nào tặng cho họ về chiến công ấy. Chiến công là của chung tập thể. Lão ngư Nguyễn Văn Cẩn bảo tôi: "Trời phật cho sống khoẻ mạnh đến bây giò, lại có cuộc sống gia đình êm ấm, no đủ là may mắn lắm rồi, anh ạ. Tháng 4 năm ngoái, tôi được gặp lại anh Lãi và nhiều đồng đội cũ. Hơn nữa, tôi cũng đã được nhận Kỷ niệm chương thi hành Hiệp định Pa-ri, do Bộ Ngoại giao trao tặng và được anh Đinh Quốc Kỳ chuyển cho hôm dự Lễ mừng công ở Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy đã là quá may mắn và hạnh phúc rồi, chứ mấy đồng đội của chúng tôi ở Trại Đa-vít đã hy sinh chỉ đúng một ngày trước khi Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Thương tiếc các anh ấy lắm, nhưng chiến tranh là vậy...". Giọng ông bỗng trùng xuống khi ông kết thúc câu chuyện của mình. Hẳn ông đang bùi ngùi nhớ về những người đồng đội cũ.

        Chuyện hai ông Phạm Văn Lãi, Nguyễn Văn Cẩn cắm lá cờ giải phóng sáng sớm Ngày toàn thắng 38 năm trước, chuyện về cuộc sống bình dị hiện tại của các ông, chuyện các ông tìm lại được đồng đội và nghĩa tình giữa những người đã một thời sát cánh bên nhau, chiến đấu kiên cường, giữa hang ổ quân thù là minh chứng sinh động về nhân cách của những "Anh bộ đội Cụ Hồ". Năm tháng qua đi, chiến tranh và bom đạn đã thôi gầm thét, chỉ còn lại tình người mãi mãi sâu đậm, trong trẻo, sáng tựa trăng rằm.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2014, 04:51:54 am

TRẠI ĐA-VÍT - 823 NGÀY ĐÊM: TẠI SAO LẠI THẾ?
       
TRẦN NGỌC KHA               

        Vì sao lại thế, khi trong cuộc đấu tranh ngoại giao quân sự này, kẻ thù của chúng ta liên tiếp thua hết trận này đến trận khác, trong cuộc chiến bảo vệ và thi hành Hiệp định Pa-ri, để rồi chúng phải chấp nhận một sự thật nhục nhã: Ngày 29 tháng 3 năm 1973, quân xâm lược Mỹ và quân đồng minh của Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam. Và, ngày 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Việt Nam cộng hoà sụp đổ hoàn toàn, miền Nam được giải phóng, đất nước ta được thống nhất một nhà, đúng như lòi phán quyết năm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".

        Vì sao lại thế, khi được chọn nơi đóng quân cho hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mỹ - ngụy lại rắp tâm chọn cho hai Đoàn ta ở khu vực nằm sâu trong lòng địch như vậy hòng đẩy ta vào thế cô lập, giam lỏng ta, dễ bề cản trở
hoạt động cửa ta, thậm chí có thể bắt ta làm con tin hay hủy diệt ta khi cần. Nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại. Ta đã biến cái trại này thành trung tâm đấu tranh ngoại giao quân sự rất mạnh mẽ, quyết liệt và có hiệu quả; ta đã tỉnh táo và chủ động đánh bại kẻ thù.

        Rất nhiều cái sự "Vì sao lại thế?" thật là ấn tượng từ cái trại này mà có lẽ hậu thế còn mãi phải đi tìm lời lý giải...

        Đến "phố nhà binh" Lý Nam Đế (Hà Nội) một chiều đầu đông, tôi gõ cửa nhà Đại tá Vũ Nam Bình (tức Nguyễn Văn Khả). Ồng nguyên là Trưởng ban Bảo vệ an ninh, chính trị và Phó ban Trao trả tù binh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nay về hưu là Trưởng ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít. Trạc ngoại bát tuần mà ông vẫn còn khoẻ và minh mẫn lắm. Ông say sưa kể cho tôi nghe một mạch hơn ba tiếng đổng hồ một cách mạch lạc, rất cụ thể và chính xác về những năm tháng hào hùng mà ông và đồng đội đã tham gia đấu tranh ngoại giao quân sự với địch để bảo vệ và thi hành Hiệp định Pa-ri tại Trại Đa-vít. Cả hai Đoàn đại biểu quân sự ta đã được bảo đảm an toàn tuyệt đối cả về chính trị, tư tưỏng và tính mạng chiến sĩ trong suốt 823 ngày đêm đối mặt với kẻ thù.

        Đối diện với tôi bây giờ là một ông già có gương mặt hiền từ, nhã nhặn, với nụ cười ánh lên vui vẻ. "Nói là khó khăn bởi đây là công việc diễn ra trong lòng địch. Vả lại, chúng chủ trương phá Hiệp định Pa-ri ngay từ đầu khi thi hành".

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/NguyenVanKha_zpsae4ef347.jpg)
Đại tá Vũ Nam Bình (2010)

        Ấy là đoạn ông kể về cái trận địch ném bom sân bay Thiện Ngôn vào đúng thời điểm chúng hẹn đón Đoàn B (Đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam) do Trung tướng Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn ở đấy để đưa Đoàn bằng trực thăng từ vùng căn cứ cách mạng vào Sài Gòn ngày 28 tháng 1 năm 1973 - ngày đầu tiên thoả thuận ngừng bắn có hiệu lực. Nhờ cảnh giác cao độ mà ta không bị thiệt hại gì. Hiệp định Pa-ri là Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng kẻ địch lại chủ trương tiếp tục "Việt Nam hoá chiến tranh". Vì thế, trong suốt quá trình thi hành Hiệp định, chúng chống phá ta liên tục, quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn đê hèn. Chúng chỉ thực hiện những điều có lợi cho chúng mà thôi.

        Trường hợp khác diễn ra sau giao thừa Tết Quý Sửu (ngày 2-2-1973). 3 giờ sáng, địch cho 4 trực thăng quần đảo, gầm rít trên trời, chiếu đèn pha sáng choang vào trụ sở hai Đoàn ta ở Trại Đa-vít. Ngoài ra, 6 xe bọc thép của địch cũng được lệnh dẫn xác đến chặn trựớc cổng trại cùng nhiều xe tải chở đầy binh lính, tay cầm súng với lưỡi lê tuốt trần, hùng hổ nhảy xuống bao vây trụ sở ta. Anh em ta rất bình tĩnh, cử người ra xem sao. Thì ra, chẳng có chuyện gì to tát cả. Chỉ có một lá cờ đỏ sao vàng do một đồng chí thông tin treo trước cửa nhà để mừng Xuân, mừng Đảng, mừng thắng lợi của Hiệp định Pa-ri. Một việc như vậy có thể trao đổi với nhau là giải quyết được, vì hai bên hiện đang thảo luận về việc dùng cờ và giấy chứng minh đi lại làm nhiệm vụ ở miền Nam. Nhưng chúng đã ra oai và giở thói côn đồ để làm to chuyện, để uy hiếp ta. Tại buổi họp hôm sau giữa các bên, ta phản đối quyết liệt. Các quan thầy của chúng tỏ vẻ ngơ ngác, làm như không biết chuyện gì. "Những chuyện uy hiếp, gây hấn như thế kể suốt ngày không hết", ông Khả nói: "Có điều là, bao giờ kẻ địch cũng thua".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2014, 03:27:21 am
        Quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam đúng thòi hạn 60 ngày ghi trong Hiệp định Pa-ri. Ta đã trả hết số tù binh Mỹ (554 tên) và ngụy (hơn 5.400 tên). Địch buộc phải trả cho ta hơn 26.000 nhân viên quân sự và hơn 5.000 nhân viên dân sự. Đây có thể coi là một thắng lợi to lớn vì: "Mấu chốt là ở chỗ quân Mỹ phải ra còn quân ta thì ở lại", cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng viết như vậy trong một bức thư gửi ông Bảy Cưòng (tức đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam lúc bấy giờ) trong tập Thư vào Nam (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986).

        Sau giải phóng, qua khai thác tài liệu cũng như bọn tình báo và an ninh ngụy bị ta bắt được, chúng thú nhận: Tất cả những hoạt động chống phá ta trong thời gian này thực ra đã được chúng lập thành kế hoạch hắn hoi ngay từ trước khi Hiệp định Pa-ri được ký kết. Táo tợn, dã man đến mức trong một mệnh lệnh của đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, phát đi ngày 28 tháng 4 năm 1975 trước khi y tháo chạy khỏi Sài Gòn, còn ghi rõ: Quân lực Việt Nam cộng hoà được phép (1) Bắn pháo và bắn cối, (2) Cho xe tăng và bộ binh tràn ngập, (3) Cho máy bay ném bom và (4) Rải chất độc hoá học vào Trại Đa-vít, khi gió không thổi về thành phố. Chỉ cần nghe tiếng súng bắn ra từ Trại Đa-vít là thực hiện ngay mệnh lệnh này mà không cần xin chỉ thị.

        Bây giờ ngồi đây, giữa Hà Nội Thủ đô thanh bình yêu dấu của chúng ta, ôn lại những chuyện này, người cựu chiến binh năm xưa vẫn không nén được vẻ căm hờn địch trong cả giọng nói và nét mặt. Đoạn, giọng ông trùng xuống: "40 năm đã qua đi, từ quân số tổng cộng hơn 1.200 cán bộ, chiến sĩ của cả hai Đoàn, một số hy sinh tại chiến trường, một số qua đời sau đó, nay chúng tôi chỉ quy tụ được hơn 500 anh em. Ngày ấy sống được là quý, là kỳ lạ, là may mắn đấy! Có người còn hy sinh vô cùng anh dũng chỉ đúng 1 ngày trước 30 tháng 4 năm 1975 Là vì...

        Từ tháng 10 năm 1974, do kẻ địch phá hoại hết sức trắng trợn, nên mọi hoạt động Liên hợp quân sự không còn hiệu quả nữa. Chính phủ ta tuyên bố đình chỉ vô thời hạn các cuộc họp của Ban Liên hợp quân sự 2 bên và Tổ Liên hợp quân sự 4 bên. Nhưng hai Đoàn ta vẫn bám trụ ở Trại Đa-vít. 300 cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tổ chức sẵn sàng chiến đấu. Máy bay địch dồn về sân bay Tân Sơn Nhất rất nhiều, đậu tập trung ngay sát khu hai Đoàn ta ở. Ban chỉ huy đơn vị điện ra Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh để nghị cứ bắn mạnh pháo vào sân bay, không vì thấy máy bay của chúng đậu sát trụ sở của Đoàn ta mà bỏ lỡ thời cơ diệt địch. "Chúng tôi rất lấy làm vinh dự và sẵn sàng chấp nhận hy sinh để chiến dịch toàn thắng, sự nghiệp cách mạng toàn thắng", bức điện ghi rõ.

        Và, hệ thống hầm hào vừa đào xong bằng những vật dụng hết sức thô sơ, tận dụng, thì chiều 28 tháng 4 năm 1975, một tốp 5 máy bay A37 của ta do phi công Nguyễn Thành Trung và đồng đội lái, đã trút mấy loạt bom trúng đội hình máy bay địch, cách trụ sở hai Đoàn ta chỉ một bức tường rào. Trận này hai Đoàn ta vẫn an toàn. Đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau, 29 tháng 4 năm 1975, pháo ta bắt đầu bắn cấp tập vào sân bay Tân Sơn Nhất khiến nơi này chìm trong biển lửa. Hai đồng chí trong đơn vị hy sinh, một số đồng chí khác bị thương. Nhưng không vì thế mà đơn vị báo cáo ngay lên Bộ chỉ huy chiến dịch, để các pháo thủ ta không bị ảnh hưởng tâm lý khi bắn...

        Tổng cộng trong 823 ngày đêm tham gia đấu tranh, (từ ngày 28 tháng 1 năm 1973 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), hai Đoàn đại biểu quân sự ta có 9 đồng chí hy sinh, 25 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

        Vì những thành tích nổi bật trong thời kỳ này mà ngày 20 tháng 4 năm 2012, hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, còn các thành viên trong hai Đoàn được Bộ Ngoại giao tặng Kỷ niệm chương vì thành tích xuất sắc trong thi hành Hiệp định Pa-ri.

        Vì sao lại thế? Tôi buột miệng hỏi lại ông Nam Bình câu này, sau tất cả. Dưòng như hiểu được tôi đang nghĩ gì, ông trầm ngâm giây lát rồi nói tiếp: "Vì chúng tôi khao khát độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước - một niềm khao khát đến cháy bỏng, nên mới quên đi cái chết mà chấp nhận đối mặt với kẻ thù, bất chấp mọi hiểm nguy như vậy".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2014, 08:55:24 pm

TRẠI ĐA-VÍT - TÂN SƠN NHẤT XỨNG ĐÁNG LÀ MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
     
Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít              

        Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) chính thức là Trụ sở của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên Trung ương từ ngày Hiệp định Pa-ri có hiệu lực 28 tháng 1 năm 1973. Hai Đoàn đại biểu quân sự ta đã trụ vững tại vị trí này trong suốt 823 ngày đêm, cho đến ngày toàn thắng của dân tộc Việt Nam 30 tháng 4 năm 1975.

        Theo quy định của Hiệp định Pa-ri, Ban Liên hợp quân sự Trung ương đóng tại Sài Gòn, các Ban Liên hợp quân sự khu vực đóng tại 7 địa điểm và các Tổ Liên hợp quân sự địa phương đóng tại 26 địa điểm trên toàn miền Nam Việt Nam1. Nhiệm vụ của Ban Liên hợp quân sự là phối hợp hành động của các bên trong việc thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định.

        Ký Hiệp định Pa-ri, Mỹ-ngụy buộc phải chấp nhận một bước lùi chiến lược, nhưng âm mưu sâu xa của chúng là tiếp tục thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" hòng áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam và chia cắt lâu dài đất nước ta. Do đó, chúng rắp tâm phá bỏ Hiệp định ngay từ ngày đầu tiên. Cũng vì vậy, chúng rất sợ sự có mặt của hai Đoàn đại biểu quân sự ta tại những địa điểm mà Hiệp định đã quy định. Tất cả những địa điểm ấy chúng đều bố trí vào các căn cứ quân sự của quân ngụy Sài Gòn hay ở những nơi biệt lập để dễ bề khống chế, phá hoại các hoạt động Liên hợp quân sự và ngăn chặn cán bộ, chiến sĩ ta tiếp xúc với nhân dân.

        Riêng hai Đoàn ta ở cơ quan Liên hợp quân sự Trung ương, chúng bố trí ở rất sâu trong căn cứ quân sự khổng lồ Tân Sơn Nhất. Vị trí đó nằm sát với "Lầu Năm góc phương Đông" của quân viễn chinh Mỹ và chỉ cách bộ tổng tham mưu quân ngụy Sài Gòn khoảng một cây số theo đường chim bay.

        Mỹ - ngụy còn có cả một kế hoạch phối hợp của 5 cơ quan tình báo, phản gián Mỹ và ngụy Sài Gòn để tập trung phá hoại hai Đoàn của "Bắc Việt" và "Việt cộng". Chủ trương của chúng là bủa vây khắp các hướng, khống chế chặt, uy hiếp liên tục hòng đánh vào tinh thần của cán bộ và chiến sĩ ta, làm cho ta giảm sút ý chí đấu tranh, cản trở và làm tê liệt mọi hoạt động Liên hợp quân sự của ta và sẵn sàng bắt làm con tin hoặc hủy diệt hai Đoàn ta khi cần thiết.

        Chúng chống phá quyết liệt việc triển khai cơ quan Liên hợp quân sự các cấp để không hình thành được cơ quan Liên hợp quân sự 4 'bên và 2 bên ở các khu vực và địa phương. Chỉ ở khu vực IV - Phan Thiết là hình hành được cơ quan Liên hợp quân sự 4 bên, nhưng hoạt động không có hiệu quả vì bị chúng phá.

        Riêng ở cấp Trung ương đã hình thành được cả Ban Liên hợp quân sự 4 bên và Ban Liên hợp quân sự 2 bên. Tại trụ sở Trại Đa-vít, hai Đoàn ta đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cách mạng và làm cho Trại Đa-vít trở thành một địa danh có tính lịch sử cách mạng hết sức có giá trị, có ý nghĩa rất đặc sắc và độc đáo. Có những yếu tố rất quan trọng, cơ bản làm cho Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất trở thành một di tích lịch sử cách mạng như vậy.

---------------------
1. Điều ll(b) của Nghị định thư về các Ban Liên hợp quân sự quy định 7 địa phương làm nơi đóng trụ sở của Ban Liên hợp quân sự khu vực là: khu vực I - Huế, khu vực II - Đà Nẵng, khu vực III - Plây Cu, khu vực IV - Phan Thiết, khu vực V - Biên Hoà, khu vực VI - Mỹ Tho và khu vực VII - Cần Thơ. Điều ll(c) cũng quy định 26 Tổ Liên hợp quân sự địa phương như sau: Khu vực I: Quảng Trị và Phú Bài; khu vực II: Hội An, Tam Kỳ và Chu Lai; khu vực III: Kon Tum, Hậu Bổn, Phù Cát, Tuy An, Ninh Hoà và Buôn Ma Thuột; khu vực IV: Đà Lạt, Bảo Lộc và Phan Rang; khu vực V: An Lộc, Xuân Lộc, Bến Cát, Củ Chi và Tân An; khu vực VI: Mộc Hoá và Giồng Trôm và khu vực VII: Tri Tôn, Vĩnh Long, Vị Thanh, Khánh Hưng và Quản Long.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2014, 02:24:46 am
        1.   Trại Đa-vít - Đó là trụ sở của hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương, là vùng đất đầu tiên được chính thức và công khai đặt dưới quyền kiểm soát của cách mạng. Đây củng là vùng đất giải phóng đầu tiên nhờ thạng lợi của Hiệp định Pa-ri và trở thành vùng lãnh thổ bất khả xâm phạm giữa trung tâm đầu não của đối phương cho đến ngày cách mạng toàn thắng.

        Do những quy định của Hiệp định Pa-ri, hai Đoàn đại biểu quân sự ta đã vào Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất, để phối hợp thực hiện Hiệp định Pa-ri, nhưng thực chất là ta công khai và trực tiếp đấu tranh với địch để buộc chúng phải thực hiện Hiệp định này.

        Ngay từ lần đầu tiên hai Đoàn ta đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ngụy quyền Sài Gòn đã sử dụng thủ đoạn buộc ta làm thị thực nhập cảnh theo "thẻ nhập nội" của cái gọi là "Việt Nam cộng hòa" và không cho ta rời khỏi máy bay trong suốt 21 tiếng đồng hồ. Nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của ta, cuối cùng chúng buộc phải lùi bước, đưa xe đón hai Đoàn ta về trụ sở tại Trại Đa-vít. Từ đó về sau, việc ra vào theo các chuyến bay liên lạc thường kỳ Hà Nội - Sài Gòn và Lộc Ninh - Sài Gòn không phải làm bất cứ thủ tục xuất - nhập cảnh nào.

        Trong thời gian hai Đoàn ta làm nhiệm vụ ở Trại Đa-vít, mặc dù Mỹ - ngụy có kế hoạch hủy diệt hai Đoàn ta và trên thực tế chúng thường xuyên uy hiếp và gây muôn vàn khó khăn cho cuộc sống của các cán bộ và chiến sĩ ta, nhưng chúng không dám thực hiện hành động nào vi phạm sự toàn vẹn của khuôn viên Trại Đa-vít. Không những thế, mỗi khi chúng muốn làm việc với hai Đoàn ta hay cần tham gia bất kỳ hoạt động nào của Ban Liên hợp quân sự trong Trại Đa-vít, chúng đều phải xin phép và có sự chấp thuận của ta thì mới được vào khu trại này.

        Như vậy, Trại Đa-vít đã trở thành lãnh thổ bất khả xâm phạm của cách mạng ở giữa thành phố Sài Gòn. Không những thế, việc một bộ phận lực lượng quân sự của ta đứng chân được ở đây và mở ra sự liên lạc thường xuyên giữa hai miền Nam-Bắc mà không thông qua một thủ tục mang tính địa lý quốc gia nào đã buộc địch phải thừa nhận về mặt pháp lý và thực tế rằng, "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

        2.   Trại Đa-vít - Đó là trung tâm đấu tranh ngoại giao quân sự, là Tổng hành dinh của hai Đoàn đại biểu quân sự Trung ương của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, từ đó hai Đoàn ta trực tiếp chỉ đạo và điều hành các hoạt động Liên hợp quân sự trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, buộc đối phương thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định Pa-ri.

        Với việc Hiệp định Pa-ri có hiệu lực và hai Đoàn đại biểu quân sự ta có mặt ở Trại Đa-vít, trọng tâm mặt trận ngoại giao của ta chuyển từ Pa-ri về Sài Gòn, với địa bàn hoạt động mới là trên toàn miền Nam Việt Nam, với sự tham gia của 4 bên ký kết Hiệp định, với diễn đàn mới là Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên, và với nhiệm vụ mới là phốỉ hợp hành động của các bên trong việc thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định Pa-ri.

        Tại Trại Đa-vít, hai Đoàn ta đã triển khai nhiệm vụ của mình trong Ban Liên hợp quân sự một cách toàn diện và quyết liệt. Đây là một diễn đàn đấu tranh hết sức sôi động về quân sự, chính trị, ngoại giao, pháp lý và dư luận, ở đó các cán bộ và chiến sĩ ta không sử dụng vũ khí mà phát huy cao độ chính nghĩa của cách mạng và khai thác có hiệu quả pháp lý của Hiệp định Pa-ri.

        Hai Đoàn đại biểu quân sự ta tham gia 125 cuộc họp cấp Trưởng đoàn cả hai thời kỳ Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên. Chúng ta cũng đã tham gia hơn 500 cuộc họp của các Tiểu ban về quân sự, trao trả, triển khai, thủ tục, thay thế vũ khí và Tổ Liên hợp quân sự 4 bên.

        Đây là những diễn đàn đấu tranh chính trị được dư luận trong nước và trên thế giới rất quan tâm theo dõi để nắm bắt và hiểu rõ tình hình thi hành Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Chúng ta đã duy trì các buổi làm việc thường kỳ với Uỷ ban Quốic tế để phối hợp công việc theo dõi và kiểm tra của Ban Liên hợp quân sự với công việc kiểm soát và giám sát của Uỷ ban Quốc tế, nhằm đôn đốc các bên thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định Pa-ri.

        Từ Tổng hành dinh Trại Đa-vít, hai Đoàn ta đã thường xuyên, kịp thời chỉ đạo các Đoàn ta ở các khu vực vừa để thi hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ của mình, vừa đốỉ phó có hiệu quả với hành động phá hoại của đốì phương. Chúng ta đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, trong đó có quyết định rất mạnh mẽ về việc rút 2 Đoàn Liên hợp quân sự ta ở khu vực I - Huế và khu vực II - Đà Nẵng về Trại Đa-vít và lên án quyết liệt kẻ địch phá việc triển khai cơ quan Liên hợp quân sự ở các khu vực và địa phương.

        Cũng từ Tổng hành dinh này, hai Đoàn ta đã phái các sĩ quan cách mạng đi theo dõi và kiểm tra tất cả các cuộc rút quân Mỹ và quân chư hầu, theo dõi và kiểm tra tất cả các cuộc trao trả người bị bắt của các bên, và kiểm tra nơi giam giữ cuối cùng tại các trại giam của Mỹ-ngụy ở khắp miền Nam trước khi tiến hành các cuộc trao trả.

        Đặc biệt là, hai Đoàn ta đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Quốc tế và hợp tác có hiệu quả với các bạn Hung-ga-ri và Ba Lan, trong việc thúc đẩy Uỷ ban Quốc tế tiến hành điều tra các hành động vi phạm ngừng bắn của Mỹ - ngụy. Đây là một cuộc đấu tranh hết sức cam go và phức tạp, bởi Mỹ-ngụy trắng trợn phá hoại Hiệp định và rắp tâm ngăn cản tất cả các cuộc điều tra của Uỷ ban Quốc tế. Mặc dù vậy, ta đã gửi đến Uỷ ban Quốc tế 924 công hàm, tố cáo 18.971 vụ vi phạm ngừng bắn của đối phương và yêu cầu Uỷ ban Quốc tế điều tra các vụ vi phạm đó. Trong tổng số 390 cuộc điều tra được tiến hành, Uỷ ban Quốc tế đã kết luận rõ ràng 5 vụ phía ngụy Sài Gòn vi phạm ngừng bắn và không đưa ra bất kỳ kết luận nào về việc ta vi phạm, kể cả những vụ việc mà phía ngụy làm rùm beng là ta vi phạm. Đây là một thành quả không hề dễ dàng, trong bối cảnh Mỹ-ngụy cố tình phá hoại Hiệp định Pa-ri và Uỷ ban Quốc tế bị chia rẽ sâu sắc bởi những bất đồng quan điểm giữa các nước thành viên.
       


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Hai, 2014, 05:52:32 am
        3.   Trại Đa-vít - Đó là nơi hai Đoàn đại biểu quân sự ta đã giương cao ngọn cờ chiến thắng của cách mạng, ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc, đề cao thiện chí hoà bình thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pa-ri. Và, chính Trại Đa-vít đã trở thành trung tâm thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và thế giới về tình hình ở miền Nam Việt Nam từ sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết.

        Một mũi quan trọng của hai Đoàn ta trong Trại Đa-vít là đấu tranh báo chí và dư luận. Ngay từ đầu, chúng ta đã dựa vào pháp lý của Hiệp định Pa-ri để đòi bằng được quyền được tổ chức và cố gắng duy trì các cuộc họp báo hàng tuần đến ngày 26 tháng 4 năm 1975, ngày ta tổ chức cuộc họp báo cuối cùng và cũng là ngày đại quân ta bắt đầu cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn. Với sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm dày dạn của những người đấu tranh trực diện với đối phương trên một địa bàn chiến tranh nóng bỏng, ta đã tổ chức hoạt động báo chí một cách đa dạng, sôi nổi và sinh động, đưa đến những tác dụng thiết thực đối với cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

        Điều mà dư luận thế giới hết sức quan tâm là vì sao Mỹ - một cường quốc về kinh tế và quân sự như vậy, lại phải chịu chấp nhận thất bại ở Việt Nam, phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và phải rút hết quân về nước.

        Những tin tức được các nhà chức trách của cách mạng công khai phát đi giữa Sài Gòn có sức hấp dẫn lớn đối với 77 hãng thông tấn, báo chí có đại diện ở Sài Gòn, mà đa số là của các nước phương Tây. Họ đưa tin rất nhanh ra toàn thế giới và "đến tận từng phòng ngủ của các gia đình Mỹ". Dù Trại Đa-vít nằm sâu trong căn cứ quân sự Tân Sơn Nhất và kẻ thù tìm mọi cách cản trở, nhưng ta đã tổ chức hơn 100 cuộc họp báo vào mỗi sáng thứ bảy tại hội trường Trại Đa-vít, với sự tham dự của đông đảo phóng viên quốc tế và miền Nam. Các đồng chí lãnh đạo và đại diện thông tấn, báo chí của hai Đoàn ta đã trực tiếp trả lời hàng nghìn câu hỏi của các phóng viên về mọi vấn đề liên quan đến việc thi hành Hiệp định Pa-ri và tình hình miền Nam.

        Tiếng nói xác thực, cụ thể, rõ ràng và có sức thuyết phục của ta đã thu hút sự quan tâm và hứng thú của các phóng viên. Họ đã từng bước hiểu ta hơn và thể hiện những chuyển biến về thái độ đốỉ với ta, có thiện cảm với ta hơn. Họ đưa những tin tức ngày càng có lợi cho ta nhiều hơn. Những tin tức phong phú, nóng hổi và kịp thời của họ làm cho dư luận rộng rãi trên thế giới ngày càng đồng tình, ủng hộ hoặc ít ra là thông cảm với từng bước đi của cách mạng, kể cả quyết tâm của ta trừng trị những hành động của đối phương vi phạm Hiệp định Pa-ri cũng như những hoạt động quân sự của ta đi đến thắng lợi cuôl cùng. Đây cũng là một nét nổi bật của di tích lịch sử cách mạng Trại Đa-vít.

        4.   Trại Đa-vít - Đó là một cuộc chiến thật sự quyết liệt và căng thẳng trên bàn Hội nghị Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên cùng những hoạt động Liên hợp quân sự, đã gắn kết rất chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để thực hiện Hiệp định Pa-ri, đặc biệt là phối hợp và hỗ trợ có hiệu quả cuộc chiến đấu của quân ta trên chiến trường.

        Dưới sự lãnh đạo hết sức sáng suốt của Đảng ta trong thời kỳ từ sau khi ký kết Hiệp định Pa-ri, trong đó có sự chỉ đạo chặt chẽ từng bước đi của cuộc đấu tranh ngoại giao quân sự, hai Đoàn đại biểu quân sự ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó. Những thành quả trên mặt trận đấu tranh ngoại giao quân sự đã góp phần làm cho thế và lực của cách mạng có những thay đổi nhanh chóng và cơ bản có lợi cho ta.

        Điều quan trọng nhất là hai Đoàn ta đã góp phần tích cực buộc quân Mỹ và quân các nước chư hầu phải rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam đúng thời hạn 60 ngày kể từ ngày Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, góp phần thực hiện lời dạy "đánh cho Mỹ cút" của Bác Hồ. Đây là yếu tố rất căn bản làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trưòng có lợi cho ta, để ta từng bước tiến lên "đánh cho ngụy nhào" ngày 30 tháng 4 năm 1975.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2014, 05:48:05 am
        Hai Đoàn ta đã tổ chức việc trao trả tù binh Mỹ rất chặt chẽ và nghiêm túc. Đây là đòn xeo mạnh mẽ thúc đẩy quân Mỹ phải rút hoàn toàn, đồng thời có tác dụng rất tốt trong việc đề cao chính sách nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với tù binh Mỹ. Nó còn tác động mạnh mẽ đến việc Mỹ-ngụy buộc phải trao trả cho ta trên 31.500 nhân viên quân sự và nhân viên dân sự của ta bị chúng giam giữ.

        Một điều nữa cũng có tác dụng to lớn là hai Đoàn ta tại Trại Đa-vít, bằng cuộc đấu tranh trực tiếp của mình, đã góp phần thể hiện rõ tiếng nói chính nghĩa và thiện chí hoà bình của dân tộc Việt Nam. Và, chính từ đó, những tiếng nói tố cáo, lên án, vạch trần những mưu mô và hành động của đốì phương phá hoại Hiệp định Pa-ri càng được chứng minh có sức thuyết phục trước dư luận trong nước và trên thế giới.

        Trại Đa-vít còn là nơi hai Đoàn ta đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để hiểu sâu sắc hơn tình hình của Mỹ-ngụy, góp phần phục vụ cuộc đấu tranh chung của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Về vấn đề này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: "Cũng có thể coi đây là một hàn thử biểu báo thời tiết chính trị, quân, sự lúc này, đặt ngay trong lòng địch". Đại tướng Văn Tiến Dũng viết: "Trong thế trận chung to lớn mà ta đã hình thành bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, các đồng chí của ta ở Tân Sơn Nhất củng có thế riêng của mình, thế đứng công khai hiên ngang giữa lòng địch. Thế đứng đó không những tiêu biểu cho cách mạng, cho đại nghĩa về mặt chính trị mà còn giúp cho Đảng hiểu được thêm lòng dân đối với sự nghiệp giải phóng và hiểu kẻ thù trước những ngày chúng giãy chết".

        Những ngày cuối cùng của chiến tranh, Trại Đa-vít trở thành một trận địa cách mạng kiên cường. Chỉ trong vòng 10 ngày và với những công cụ hết sức thô sơ, các cán bộ, chiến sĩ ta đã khẩn trương, âm thầm và bí mật xây dựng xong một hệ thông địa đạo hoàn chỉnh và kiên cố dài hàng nghìn mét để sẵn sàng chiến đấu, ít nhất cũng trụ vững được 5 ngày, chờ đại quân ta đến hỗ trợ. Đó là một công trình của lòng yêu nước sâu sắc và ý chí chiến đấu quả cảm.

        Trại Đa-vít còn là một mũi nghi binh chiến lược trong chiến dịch Hồ Chí Minh, làm cho đối phương không phán đoán được ý đồ và kế hoạch chiến lược của ta. Đây cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng được cấp trên giao phó và được hai Đoàn ta thực hiện một cách linh hoạt, khôn khéo để đánh lừa đốì phương.

        Và, trong những giờ phút cuối cùng đó, Trại Đa-vít đã nổi lên là địa chỉ đỏ của cách mạng mà những kẻ cùng đường trong hàng ngũ chóp bu của đối phương tìm mọi cách để gặp gỡ, cầu cạnh, bấu víu, thăm dò hòng kéo dài, gỡ gạc sự thất bại thảm hại của chúng.

        Trại Đa-vít còn có vinh dự cắm lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trên đỉnh tháp nước vào 9 giò 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đây là một trong những lá cờ giải phóng đầu tiên được kéo lên ở thành phố Sài Gòn trong giờ phút lịch sử huy hoàng này của dân tộc ta.

        Ngay sau ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, Trại Đa-vít là địa điểm an toàn nhất của cách mạng giữa thành phố Sài Gòn mới được giải phóng và là nơi đặt chân đầu tiên của tất cả các đồng chí trong Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3 đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị là Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng, cùng các tướng lĩnh chỉ huy 5 cánh quân vào Sài Gòn họp bàn triển khai nhiệm vụ của quân đội ta để phát triển chiến đấu và bảo vệ vùng giải phóng. Trong cuộc gặp gỡ ngày 2 tháng 5 năm 1975 với các cán bộ, chiến sĩ hai Đoàn ta tại Trại Đa-vít, Trung tướng Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh và Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, khẳng định: Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh công nhận Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự ở Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất là đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Qua hoạt động thực tiễn của Đoàn bên cạnh 5 mũi tiến công quân sự vào Sài Gòn, Đoàn xứng đáng được coi là mủi tiến công thứ 6; đó là mủi tiến công ngoại giao quân sự, một nét hết sức độc đáo và đặc sắc của cuộc chiến tranh nhân dân.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2014, 02:41:39 am
        5.   Trại Đa-vít - Đó là nơi hai Đoàn đại biểu quân sự ta đã đứng vững trên vị trí chiến đấu của mình, đã thể hiện bản lĩnh, ý chí và trí tuệ Việt Nam, nắm vững tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh "dĩ bất biến, ứng vạn biến", nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao quân sự thi hành Hiệp định Pa-ri và đã được Nhà nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Mặt trận tiến công ngoại giao, gắn chặt với mặt trận đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự buộc đế quốc
Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri và sau đó mở ra trận tuyến đấu tranh ngoại giao quân sự buộc đối phương phải thi hành những điều khoản về quân sự của Hiệp định. Đó là một sự sáng tạo độc đáo của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Hai Đoàn đại biểu quân sự ta được Đảng giao nhiệm vụ đấu tranh để thực hiện các điều khoản về quân sự. Đây là một loại nhiệm vụ đặc biệt, một đơn vị đặc biệt cắm giữa trung tâm đầu não của địch, đã đấu tranh công khai và trực diện với kẻ thù để phát huy thắng lợi của Hiệp định và đã giành được thắng lợi rất xuất sắc.

        Phát biểu trong buổi lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của hãi Đoàn đại biểu quân sự ta, đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã "nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương tinh thần đấu tranh kiên quyết, tỉnh táo, khôn khéo, sáng tạo cùng với thành tích xuất sắc, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam".

        Trong diễn văn của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đọc tại buổi lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã khẳng định: "... Các đồng chí là những người con kiên trung của cách mạng, của Tổ quốc, đã sống, chiến đấu và cống hiến hết mình cho ngày toàn thắng của dân tộc; là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về sự mưu trí, sáng tạo, lòng quả cảm và ý chí sắt đá, sẵn sàng hy sinh, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước".

        "Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mà Đảng, Nhà nước phong tặng cho Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là phần thưởng cao quý, ghi nhận những thành tích và đóng góp đặc biệt xuất sắc của các đồng chí cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hai Đoàn trong đấu tranh ngoại giao quân sự kiên cường, bất khuất, mưu trí, sáng tạo ngay giữa sào huyệt của kẻ thù".
 
*

*       *

        Năm yếu tố cơ bản trên đây đủ để khẳng định rằng, Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất rất xứng đáng là một Di tích lịch sử của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Không những thế, Trại Đa-vít còn xứng đáng được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

        Di tích Trại Đa-vít này cần sớm được chính thức công nhận và được xây dựng xứng tầm với giá trị lịch sử cách mạng của nó, gắn liền với một tập thể anh hùng đã vững vàng đứng chân làm nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao quân sự tại vị trí này. Rất cần phải tôn vinh một địa danh có giá trị lịch sử sâu sắc như vậy, nhằm góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

        Công văn số 685/BQP ngày 5 tháng 3 năm 2003 của Bộ Quốc phòng gửi Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nói rõ:... Liên bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch và Bộ Quốc phòng tại Thông tư liên bộ số 1083/TTVH-BQP ngày 26 tháng 12 năm 1986 đã xác định: "Trại Đa-vít, trụ sở của hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên Trung ương, là một trong 4 di tích lịch sử quân sự đặc biệt quan trọng, là một trong những điểm tiêu biểu của khu di tích chiến dịch Hồ Chí Minh".

        Đã đến lúc cần hiện thực hoá Thông tư liên bộ số 1083/TTVH-BQP và Công văn số 685/BQP bằng việc chính thức công nhận Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất là một địa danh lịch sử cách mạng cấp quốc gia.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2014, 01:47:00 am

CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐOÀN ĐBQS CHÍNH PHỦ VNDCCH TRONG BLHQS 4 BÊN TRUNG ƯƠNG
Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít              

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/49LeQuangHoa_zps4d59fbf1.jpg)
Thượng tướng LÊ QUANG HÒA
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQS CPVNDCCH trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng


(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/50LuuVanLoi_zpse897d228.jpg)
Đại tá LƯU VĂN LỢI
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPVNDCCH trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/51HoQuangHoa_zpsac7f4e75.jpg)
Thiếu tướng HỒ QUANG HÒA
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPVNDCCH trong BLHQS 4 bên Trung ương



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2014, 01:56:33 am

CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐOÀN ĐBQS CHÍNH PHỦ CMLTCHMNVN TRONG BLHQS 4 BÊN TRUNG ƯƠNG
Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít              

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/52TranVanTra_zps723047f6.jpg)
Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/53HoangAnhTuan_zps80968971.jpg)
Thiếu tướng HOÀNG ANH TUẤN
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 2 bên Trung ương, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/54VoDongGiang_zps23ab8e1c.jpg)
Đại tá VÕ ĐÔNG GIANG
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác và đầu tư

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/55DoanHuyen_zps64c1b799.jpg)
Thiếu tướng ĐOÀN HUYÊN
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2014, 02:09:48 am

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/56TranVanDanh_zps8fe14f4a.jpg)
Thiếu tướng TRẦN VĂN DANH
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/57BuiThanhKhiet_zps7259ef02.jpg)
Đại tá BÙI THANH KHIẾT
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên và 2 bên Trung ương, Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/58NguyenVanSi_zpsb8df8558.jpg)
Thiếu tướng NGUYỄN VĂN SĨ
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên và 2 bên Trung ương



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2014, 12:43:14 am

BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ VÀ TRẠI "DAVIS"
NHỮNG THÁNG NGÀY...
     

THÀNH VIÊN BIÊN SOẠN

        -   Thiếu tướng HOÀNG ANH TUẤN (Chủ biên)
        -   Thiếu tướng NGUYÊN VĂN SĨ
        -   Thiếu tướng ĐOÀN HUYÊN
        -   Đại tá BÙI THIỆP
        -   Thiếu tá NGUYÊN PHƯƠNG NAM
        -   Đại tá HUỲNH KHÁNH QUANG

        Ban biên soạn chân thảnh cám ơn sự nhiệt tình cung cấp tài liệu, ảnh, và góp nhiều ý kiến quý báu về nội dung và cách thể hiện để hoàn thành tập sách này của các đổng chí:

        -   Đồng chí VÕ ĐÔNG GIANG
        -   Đại tá NGÔ VĂN SƯƠNG
        -   Thiếu tướng NGUYÊN ĐÔN TỰ
        -   Đồng chí DƯƠNG ĐÌNH THẢO
        -   Đại tá NGUYÊN VĂN TÒNG
        -   Đồng chí NGUYỄN NGỌC DUNG
        -   Đồng chí LÂM  TẤN TÀI
        và một số đồng chí khác.

        Khi việc biên soạn tập sách này sắp được hoàn thành anh em dự định mời đồng chí thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hợp quân sự bốn bên trung ương và buổi đầu Ban liên hợp quân sự hai bên trung ương, viết lời tựa cho cuốn sách, song đồng chí đã đột ngột qua đời trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình, đồng chí và bạn bè.

        Với tất cả tấm lòng kính trọng và mến yêu. anh chị em nhớ đến Anh, người thủ trưởng kiên định và tài trí đã dẫn dắt anh chị em đi vào cuộc chiến đấu mới, đấu tranh chính trị và pháp lý công khai giữa sào huyệt đối phương, trong lòng đồng bào Sài Gòn bất khuất. Rồi Anh lại trở về điều khiển hoạt động chiến trường, hỗ trợ có hiệu quả cho Đoàn trên bàn hội nghị, và sau ngày toàn tháng đã đón nhận phần lớn anh chị em về Ủy ban quân quản Sài Gòn - Gia Định giải phóng, đặt cơ sở bước đầu cho việc ổn định tinh hình và quản lý thành phố Hồ Chí Minh "rực rỡ tên vàng".



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2014, 09:02:53 am

LỜI NÓI ĐẦU

1

        Trong quá trình đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước ta, Hiệp định Paris danh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường đi đến tháng lợi hoàn toàn. Điều cốt lõi nhất là: Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam; trong 60 ngày phải rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ tất cả căn cứ quân sự cùa Mỹ và của nước ngoài khác; Mỹ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam ở nguyên trạng. Hiệp định Paris thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và công nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

        Theo Hiệp định, các bên ký kết thỏa thuận cử ra cơ quan liên hợp quân sự để bảo đảm thực hiện một số điều khoản về quân sự và cũng là những điều khoản quan trọng đầu tiên: ngừng bắn, rút quân Mỹ và quân nước ngoài, trao trả người bị bắt, xác định vùng kiểm soát của các bên, thay thế vũ khí, v.v...

        Một số cán bộ chiến sĩ ta và cán bộ nhân viên ngoài quân đội, trường thành từ nhiều chiến trường, quê quán ở mọi miền đất nước, đã được chọn để hình thành Đoàn đại biểu quân sự Chính phù cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (song song với Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa) vào Tân Sơn Nhất tham gia Bạn liên hợp quân sự bốn bên, sau đó là Ban liên hợp quân sự hai bên và Tổ liên hợp quân sự bốn bên.

        Họ đã có mặt từ ngày đầu theo quy định của Hiệp định và trụ lại đến ngày cuối cùng giải phóng Sài Gòn và giải phóng hoàn toàn miền Nam.

        Đến nay hầu hết đã về hưu và già yếu. Một số đã ra đi vì bệnh tật và tuổi tác. Từ đầu năm 1989, anh chị em tại thành phố Hổ Chí Minh hằng năm vẫn gặp gỡ nhau, vui mừng thấy nhau còn khỏe, và cùng nhau ôn lại những ngày cùng sống và đấu tranh đầy kỷ niệm trước đây. Họ đã tập hợp nhau vào Câu lạc bộ truyền thống Trại Davis, thuộc hệ thống Hội Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh.

        Hơn 21 năm đã qua từ ngày họ kết thúc nhiệm vụ. Bây giờ đây và nhất là sau này, có thể sẽ có người muốn tìm hiểu xem cuộc đấu tranh cùa ta tại cơ quan liên hợp quân sự đã diễn ra như thế nào và đưa lại được kết quả gì, các đoàn đại biểu của ta đã sống và đấu tranh như thế nào trong hơn hai năm trời tại khu vực trung tâm đầu não của kẻ thù, bốn bề bị quân địch bao vây, họ đã làm sao để tồn tại đến ngày cuối cùng giải phóng, đặc biệt sự có mặt của họ ở đó đã có tác dụng gì và giúp ích gì cho cuộc đấu tranh khi ta đã phải chuyển qua dùng hành động vũ trang để giải phóng Sài Gòn và miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

        Để góp phẩn ghi lại lịch sử đấu tranh chung trong thời kỳ sôi động đó, anh chị em câu lạc bộ Trại Davis thấy trách nhiệm phải cùng nhau kể lại phần hoạt động của mình, viết thành tập sách nhỏ "BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ VÀ TRẠI DAVIS, NHỮNG THÁNG NGÀY...".

        Họ không phải là những nhà viết sử, cũng không phải nhà văn. Những điều được viết ra có thể không diễn đạt hết những gì cần nói và muốn nói, lời văn có thể có những chỗ chưa lưu loát Nhưng họ là những người trong cuộc, là "nhân chứng lịch sử". Những chuyện được kể lại đều là sự thật.

        Nếu như tập sách nhỏ này đáp ứng được phần nào yêu cầu của những người muốn tìm hiểu về một mặt đấu tranh khá đặc biệt, trong thời kỳ đấu tranh cách mạng phong phú của quân và dân ta sau Hiệp định Paris, thì đó là niềm phấn khởi và nguồn động viên lớn đối với anh chị em đã góp sức cùng nhau làm ra tài liệu khiêm tốn nảy.

        Tập sách này tập trung chủ yếu nói về hoạt động của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (vì tuy cùng đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất, của Quân ủy trung ương, Đoàn đại biểu quân sự Chính phù Việt Nam dân chủ cộng hòa được tổ chức và chỉ đạo cụ thể riêng, những người biên soạn tài liệu này không nắm được hết).


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2014, 07:57:07 am

2

        Như ta đã biết, thất bại trong cuộc chiến tranh kéo dài, hao người tốn của và thất nhân tâm, bị cả nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối, Chính phủ Mỹ buộc phải đi đến ký kết Hiệp định Paris. Nội dung văn bản đã được thỏa thuận, chỉ cần chờ ký thi chính quyền Nixon lật lọng, trong tháng 12-1972 cho tiến hành đợt oanh tạc ác liệt bằng không quân vào Hà Nội và một số nơi khác ở miền Bắc, hòng ép ta phải nhân nhượng sửa đổi một số điều khoản. Đợt tập kích đã thất bại thảm hại, dư luận báo chí thế giới gọi đó là "trận Điện Biên Phủ trên không", cuối cùng thi Mỹ cũng phải ký Hiệp định Paris vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 với hầu như nguyên văn toàn bộ các điều đã được thỏa thuận hồi tháng 10 năm 1972.

        Mỹ ký Hiệp định để thoát khỏi cuộc sa lầy, rút hết quản Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, giảm bớt gánh nặng tốn kém tiền của, nhưng Mỹ vẫn nuôi tham vọng giành thắng lợi thông qua tay sai. Trong thời gian 60 ngày của Ban liên hợp quân sự bốn bên, phía Mỹ có thực hiện một số điều khoản liên quan để bảo đảm cho việc rút quân được trôi chảy và an toàn, và để nhận hết tù binh và nhân viên dân sự bị ta bắt trong cuộc chiến. Sau đó không còn lợi ích trực tiếp và bức xúc nữa, Mỹ càng dung túng cho phía Sài Gòn vi phạm Hiệp định, đánh phá lấn chiếm vùng giải phóng của ta, phá hoại hoạt động của Ban liên hợp quân sự, và trong điều kiện Mỹ đã rút hết quân Mỹ cố chi viện cho bọn tay sai mạnh lên để giữ miền Nam Việt Nam trong quỹ đạo của Mỹ. Trước thời điểm ngừng bắn có hiệu lực, tướng C.Abrams tư lệnh lực lượng trợ chiến của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) đã triển khai tiếp tế cho phía Sài Gòn hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh theo kế hoạch gọi là "tăng cường hỗ trợ".

        Về phía Nguyễn Văn Thiệu, trước: sau vẫn chống lại việc thỏa thuận và ký kết Hiệp định nhưng vì lệ thuộc Mỹ nên phải tham gia ký và phải miễn cưỡng đi vào thực hiện.

        Buộc phải tham gia đàm phán, lập trường của Nguyễn Vãn Thiệu là:

        -   Không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời là một bên bình đẳng mà chỉ là một bộ phận của phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa; trong Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc ngoài một bên là Chính phủ Việt Nam cộng hòa" phía bên kia gồm đại diện tất cả các lực lượng chính trị ở miền Nam trong đó Mặt trận dân tộc giải phóng chỉ là một thành viên chứ không thể là một bên ngang hàng.

        -   "Quân Bắc Việt", tức quân đội từ miền Bắc vào, phải rút khỏi miền Nam cùng với quân Mỹ. Khu phi quân sự giữa miền Nam và miền Bắc phải là một biên giới an ninh giữa hai bên.

        -   Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc không thể có quyền lực như một chính phủ.

        Ta đã biết là tất cả các yêu sách đó đều bị loại ra khỏi Hiệp định Paris: Chính phủ cách mạng lâm thời là một trong bốn bên bình đẳng đàm phán và ký kết; quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ phải rút hết, còn "các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí. Ban liên hợp quản sự hai bên sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát..."; "Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau"; "giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyển 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ...".; "Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định..."; "Hội đồng sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ".

        Không cam chịu thất bại, Nguyễn Vãn Thiệu và phe nhóm cực đoan đi vào phá hoại việc thực hiện. Ngay từ những ngày đầu và những việc đầu sau khi ký kết, họ đã tìm mọi cách gây khó khăn cản trở cho việc triển khai thi hành Hiệp định, cả trên chiến trường và tại cơ quan liên hợp quân sự, càng về sau càng phá hoại nghiêm trọng và trắng trợn hơn. Mưu đồ của Thiệu được Mỹ đồng tình là tìm cách lấn chiếm thu hẹp vùng giải phóng của ta hòng kiểm soát tuyệt đại bộ phận lãnh thổ và dân số, tiến tới giải quyết vấn đề bằng quân sự.

        Tuy nhiên Mỹ vẫn bị ràng buộc với Hiệp định Paris, trước hết vì nó là một văn kiện pháp lý quốc tế trong đó Chính phù Mỹ đã có những cam kết long trọng, lại được một hội nghị quốc tế lớn bảo đảm, sau nữa Mỹ vẫn còn lợi ích lâu dài là vấn đề tìm kiếm người mất tích và hồi hương hài cốt, vì vậy Mỹ không thể để Thiệu hoàn toàn tự do phá Hiệp định, mà vẫn phải kiềm chế nó trong giới hạn nhất định.

        Chính do những lợi ích phức tạp, mâu thuẫn và chồng chéo đó mà Hiệp định Paris có một ít điều được thực hiện, nhiều điều bị phá hoại, từ cục diện lẽ ra hòa binh ngày càng được cùng cố đã chuyển dần sang đối đầu vũ trang, cuối cùng trở lại tình trạng chiến tranh thật sự trên toàn miền Nam giữa quân của phía Sài Gòn và lực lượng vũ trang cách mạng.

        Về phần ta, Hiệp định Paris mới đáp ứng được một vế trong lời thơ Tết của Hồ Chủ tịch là "đánh cho Mỹ cút", nhưng là vế cơ bản nhất. Quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam trong khi toàn bộ lực lượng vũ trang của ta lại được giữ nguyên. "... Chính sách cùa Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam rất rõ ràng: thi hành nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản của Hiệp định Paris và sẵn sàng chấp nhận cuộc đọ sức chính trị...'' (Trích từ "Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris", trang 420, của Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ). Nếu Mỹ - Thiệu cũng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp đinh, ta sẽ giành thắng lợi theo con đường hòa bình và sẽ nó bước đi thích hợp để thực hiện các quyền dân tộc cơ bản cùa nhân dân ta mà Hiệp định Paris đã thừa nhận. Trong trường hợp địch gây lại chiến tranh thì họ tất phải chuốc lấy hậu quả: với so sánh lực lượng đã thay đổi, ta đã ở trên thế mạnh. Lịch sử đã cho thấy cục diện miền Nam diễn biến theo hướng nào. Điều khá đặc biệt là, trong khi buộc phải chuyển sang giải phóng miền Nam bằng hành động quân sự, ta vẫn tận dụng được lợi thế chính trị và ngoại giao do Hiệp định Paris đem lại: các Đoàn đại biểu của ta tại các cơ quan liên hợp quân sự vẫn trụ lại vững vàng tại Tân Sơn Nhất tiếp tục đấu tranh và phối hợp chặt chẽ với chiến trường cho đến ngày toàn thắng.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2014, 08:14:58 am
"TIẾN VỀ SÀI GÒN"

        Trong quý Iv năm 1972, khi Hiệp định Paris có triển vọng được ký kết, Bộ Chính trị giao cho Quân ủy trung ương chỉ đạo thành lập các đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hợp quản sự bốn bên. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời được hình thành từ ba nguồn: Paris về, Hà Nội vào và vùng giải phóng ra.

        Theo tinh thần đó, tại miền Nam tháng 10 năm 1972. Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền chỉ định một bộ phận nghiên cứu dự thảo Hiệp định lấy tên là Đoàn 315, gồm cán bộ rút ra từ các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần Miền và cơ quan Trung ương Cục, giúp Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền tổ chức lực lượng từ vùng giải phóng ra tham gia cơ quan liên hợp quân sự và sau này giúp theo dõi chỉ đạo các đoàn đại biểu cùa Chính phủ cách mạng lâm thời.

        1.   Từ Paris về

        Sáng 27 tháng 1 năm 1973, đồng thời với việc ký Hiệp định, phái đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời (CPCMLT) tại Paris cử đại tá Đặng Văn Thu, ủy viên quân sự của phái đoàn, nay được chỉ định làm Phó trường đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời (ĐBQS CPCMLT), đáp máy bay về thẳng Sài Gòn cùng một số sĩ quan và phiên dịch để kịp họp cấp phó trưởng đoàn chuẩn bị cho việc triển khai Ban liên hợp quân sự (BLHQS) bốn bên (Đặng Văn Thu tức đồng chí Đoàn Huyên, sau nàv là thiếu tướng). Một bộ phận của phái đoàn Việt Nam dân chú cộng hòa (VNDCCH) do đại tả Lưu Văn Lợi, được chỉ định làm Phó trưởng đoàn ĐBQS VNDCCH dẫn đầu cũng từ Paris cùng về. Một trung tá Mỹ chịu trách nhiệm hướng dẫn cá hai đoàn về Sài Gòn. Cùng đi còn có Phó trưởng đoàn Ba Lan trong Ủy ban quốc tế (UBQT) kiểm soát và giám sát.

        Trưa 28 tháng 1 năm 1973 đến Băng Cốc, có một đại diện Bộ Ngoại giao Thái Lan ra đón và bố trí nghỉ tạm tại sân bay. Chiều 28 tháng 1, một máy bay C47 của Mỹ đưa hai đoàn về Tân Sơn Nhất, đổ tại khu vực sân bay quân sự.

        Đến đây bắt đầu gặp chuyện rắc rối đầu tiên do phía Sài Gòn gây ra: để thể hiện chủ quyền quốc gia, họ đòi phải làm thủ tục nhập cảnh tức phải xin thị thực nhập cảnh của chính quyền họ. Hai đoàn ta không chấp nhận vi không thể bị coi như người nước ngoài hoặc Việt kiều về nước, mà là các đoàn đại biểu Việt Nam đến miền Nam để cùng các bên khác thi hành Hiệp định (vả lại về thực chất ta không coi miền Nam dưới chế độ Sài Gòn là một quốc gia.Ta dựa vào việc được hưởng các quyền miễn trừ ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Nghị định thư về ngừng bắn và về các BLHQS (được ký cùng lúc với Hiệp định Paris), nhất là chuyến về này đã được bốn bên thỏa thuận tại Paris và đã có một trung tá Mỹ tháp tùng, ta nhất quyết không làm. Cuộc đấu tranh kéo dài từ chiều 28 tháng 1 đến chiều hôm sau 29 tháng 1 năm 1973, cả hai đoàn ngồi tại chỗ trên máy bay, không nhân nhượng. Phía Mỹ phải cử người ra phục vụ các bữa ăn và giải quyết các nhu cầu vệ sinh của anh em. Tối 28 tháng 1, Đoàn Mỹ trong BLHQS bốn bên gửi cho các đồng chí ta (ngồi trên máy bay) công hàm phản đối việc đại diện hai đoàn đại biểu của ta không đến dự phiên họp đầu tiên cấp phó trưởng đoàn đã được thỏa thuận tiến hành vào tối 28 tháng 1. Ta trả cực lực phê phán phía Mỹ và Sài Gòn cố tình gây khó khăn cản trở khiến ta không đến họp được, đòi họ phải lập tức đưa ta về trụ sở dành cho hai đoàn mà không được kèm theo điều kiện nào. Phía Mỹ xoa dịu, đổ lỗi cho phía Sài Gòn và nói đã báo cáo về Washington để can thiệp.

        


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2014, 01:04:40 am
        Sảng 29 tháng 1. phía Sài Gòn hạ thấp yêu cầu, đề nghị ta chỉ lập bản "manifest", tức bản danh sách ghi rõ cấp bậc chức vụ từng người, họ sẽ tự làm thủ tục nhập cảnh. Ta vẫn kiên quyết phản đối.

        Cuối cùng chắc do sức ép của Mỹ, khoảng hơn 14 giờ ngày 29 tháng 1 phía Sài Gòn buộc phải chấp nhận không làm thủ tục nhập canh cũng như "manifest" nữa, và phía Mỹ đưa xe đến đón về trụ sở dành cho ta tại Trại Davis Phiên họp đầu tiên các phó trường đoàn bốn bên bắt đầu vào tối 29 tháng 1 năm 1973.

        Ta đã giành một thắng lợi đầu tieentreen con đường đấu tranh phức tạp gay go tại cơ quan LHQS. Thực ra phía Mỹ và Sài Gòn phải nhượng bộ không phải do vấn đề quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao (các quyền này trong công ước Vienne cũng không gồm việc miễn thị thực nhập cảnh vì đây là chủ quyền quốc gia của các nước) mà chính là vi lợi ích của Mỹ: Hiệp định được ký rồi, thời hạn rút hết quân Mỹ và nhận hết người bị bắt đã được ấn định cụ thể. để chậm ngày não sẽ thêm khó khăn rắc rối cho Chính phủ Mỹ ngày ấy. Vì vậy Mỹ buộc phía Sài Gòn phải nhân nhuợng. lui bước trước một vấn đề có tính nguyên tắc đối với họ, còn ta thi giữ được một vấn đề có tính nguyên tắc đối với ta Điều này cho thấy tính chất tay sai và mức độ lệ thuộc của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu đối với Mỹ.

        2.   Từ Hà Nội vào:

        Song song với bộ phận từ Paris về, tại Hà Nội đồng chí Võ Đông Giang (Đại sứ lưu động của CPCMLT đang đi công tác nước ngoài vừa được gọi về) cũng được chỉ định làm đại tá Phó trưởng đoàn ĐBQS CPCMLT và ngày 28 tháng 1 năm 1973 cùng một phiên dịch được phái đi trước vào Sài Gòn, đồng thời với đoàn tiền trạm VNDCCH do trung tá Nguyễn Đôn Tự (sau này là thiếu tướng) phụ trách, cả hai cùng đi trên chuyến máy bay của UBQT trong đó có một đại biểu Đoàn Ba Lan cũng đi Sài Gòn. Đến Tân Sơn Nhất, nhân viên an ninh của phía Sài Gòn lên máy bay phát cho mỗi người một mẩu giấy in sẵn, có tiêu đề "Việt Nam cộng hòa", "Giấy xin nhập cảnh", yêu cầu điền vào để "làm thủ tục nhập cảnh”. Sau khi hội ý chớp nhoáng, hai đoàn ta không chấp nhận: Việt Nam là một nước, người Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam việc gì phải "nhập cảnh"? Hơn nữa máy bay này là của UBQT (được quyền đi lại ở Việt Nam để làm nhiệm vụ giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định), phía ta đã bàn với phía Mỹ và Sài Gòn tại Paris và đã làm mọi thủ tục cần thiết với Ủy ban rồi. Ta đề nghị đại biểu của Đoàn Ba Lan làm việc với phía Mỹ và Sài Gòn để các đồng chi ta được đưa về trụ sở của hai đoàn như đã thỏa thuận. Đồng chí đại biểu Ba Lan đi vào nhà ga khoảng hơn nửa giờ rồi trở lại nói Đoàn ta cứ xuống máy bay, đã có xe đón về nơi ở. Sau này ta hỏi lại, đổng chí Cho biết là đã làm một bàn kê, ghi danh sách và cấp bậc các cán bộ hai đoàn ta đã được UBQT đổng ý để cùng đi vào làm nhiệm vụ trong BLHQS. Đồng chí nói đã nhấn mạnh thêm với họ là không nên gây khỏ khăn cho những người đi tiền trạm, điều đó đồng nghĩa với việc cản trở thi hành Hiệp định.

        Khi Đoàn ra khỏi máy bay thì thấy 4 - 5 chiếc xe jeep đợi sẵn, cắm cờ chữ nhật màu trắng. Các sĩ quan liên lạc Mỹ và phía Sài Gòn cũng đều mang băng trắng. Hỏi là cái gì thì một sĩ quan Mỹ trả lời đó là cờ và băng của BLHQS, phía ta cũng nên đeo băng vào. Các đồng chi ta gạt phăng, nói cờ băng cua BLHQS phải được cả bốn bên bàn và thỏa thuận, hơn nữa ai cũng biết cờ tráng là cờ đầu hàng, không ai có thể chấp nhận một điều quái gở như vậy cho BLHQS, yêu cầu cất bỏ ngay. Có thể dây là một cú "nắn gân" thử đã tính đến các tình huống phản ứng nên viên sĩ quan liên lạc Mỹ lặng lẽ cất các lá cờ trắng khỏi xe mà không phải xin chi thị cấp trên, và sau đó không còn thấy người phía Mỹ và phía Sài Gòn mang băng trắng nữa.

        Nói là tiền trạm nhưng các đồng chí ta cũng chỉ làm được việc nắm tình hỉnh nhà của và thiết bị trong nội vi khu Trại Davis, không chủ động hoạt động được gì thêm: đêm 28 tháng 1 năm 1973, nhờ thông tin của đồng chí đại biểu Ba Lan mà biết được các đoàn ta đang bị kẹt ở sân bay do vấn đề "thủ tục nhập cảnh", nhưng không ra vào được sân bay và cũng chẳng có cách gì để can thiệp.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2014, 03:16:14 am
*

*       *

        Khi Hiệp định Paris sắp được, ký, một số cán bộ miền Nam đang công tác hoặc học tập ở miền Bắc được quyết định về tập trung ở Hà Nội và tổ chức hành quân bằng xe theo đường Trường Sơn vào Nam để tham gia Đoàn ĐBQS CPCMLT. Đến Tĩnh Gia (Thanh Hóa) một số lại được lệnh trở ra Hà Nội để đi máy bay vào Sài Gòn cho kịp, số còn lại tiếp tục hành quán đường bộ, mất 23 ngày đêm mới đến Lộc Ninh. Dọc đường bị máy bay địch bắn phá, cháy 4 xe, hỏng 7 xe, một đồng chí bị bòng khá nặng nhưng vẫn tha thiết xin được tiếp tục đi với đoàn. Từ Lộc Ninh sau này họ được đón ra Tân Sơn Nhất bằng máy bay lên thẳng của BLHQS bốn bên.

        Bộ phận trở ra Hả Nội gồm một số cán bộ cốt cán được chỉ định tham gia BLHQS trung ương và các BLHQS khu vực, ngày 28 tháng 1 năm 1973 lên một mảy bay C130 của Mỹ cùng lúc với một chiếc C130 khác đón Đoàn ĐBQS CPVNDCCH do thiếu tướng Lê Quang Hòa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm Trưởng đoàn. Đến Tân Sơn Nhất tại khu vực quân sự. phía Sài Gòn cũng đòi phải làm thù tục nhập cảnh cả hai đoàn đều cực lực phản đối và cũng phải ở trên máy bay đêm 28 tháng 1. Chiều 29 thảng 1 năm 1973 họ cũng phải giải quyết như đối với bộ phận từ Paris về và Mỹ cho xe đón về trụ sở của ta tại Trại Davis

        Như vậy là không hẹn mà nên, không tiếp xúc trao đổi được với nhau, tất cả các bộ phận từ Paris về cũng như từ Hà Nội vào đều biểu thị một thái độ nguyên tắc như nhau và đã buộc đối phương phải nhượng bộ.

        2.   Từ vùng giải phóng ra:

        Bộ phận này (đông hơn hai bộ phận từ Paris về và từ Hà Nội vào) được chuẩn bị xong và sẵn sàng vào Sài Gòn ngày 28 tháng 1 năm 1973 như đã thỏa thuận, do trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền, Trường đoàn ĐBQS CPCMLT dẫn đầu. Địa điểm hẹn cho máy bay lên thẳng Mỹ đến đón là sân bay Thiện Ngôn ở phía Bắc Tây Ninh, ngay trên quốc lộ 22, trong chiến tranh là căn cứ cua một chiến đoàn Mỹ, sau chuyển giao cho quân đội Sài Gòn vả đã bị ta tiêu diệt trong chiến dịch Nguyễn Huệ (1972). ở đây lại cũng gặp một trò phá hoại nữa của họ: đến giờ hẹn không thấy máy bay lên thẳng Mỹ tới đón mà có hai máy bay chiến đấu của quân Sài Gòn đến lượn và ném bom quanh sân bav Thiện Ngôn. Ta đã đề phòng tình huống địch phản trắc nên đã chuấn bị thêm một địa điểm khác ở Lộc Ninh, thị trấn trên quốc lộ 13 phía Bắc Binh Long (nay thuộc Sông Bé) sát biên giới với Cam-pu-chia, cũng được giải phóng năm 1972.

        Ta nghiêm khắc lẽn án hành động lật lọng của phe Mỹ, quyết định chuyển điểm hẹn đón sang Lộc Ninh, đòi Mỹ phải trực chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho đoàn ta. Do sự trục trặc đó mà Đoàn ta từ vùng giải phóng ra bị chậm mấy ngày. Việc chuyển địa điểm này hóa lại có cái hay: Lộc Ninh là thị trấn đông dân, gần như là thủ phủ của vùng giải phóng gắn liền với cơ quan chỉ đạo và chỉ huy của Miền. Ngày 1 thảng 2 năm 1973 trở thành một ngày hội, đông đảo đổng bào mang cờ và biểu ngữ tấp nập tập trung về sân bay để tiễn Đoàn đại biểu của ta. Cuộc tập hợp chuyển thành một cuộc mít tinh trang trọng. Một trung tá Mỹ cùng thượng tá Lê Trực (từ Paris đã về Tân Sơn Nhất trước) đưa đoàn máy bay lên thẳng vào đón. Khi thế cuộc tiễn đưa là biểu hiện tình cảm và thái độ của nhân dân đối với Đoàn dại biểu của ta, đối với cuộc đấu tranh sắp tới tại cơ quan LHQS. Nó chắc chắn gây ấn tượng không những đối với những người Mỹ đến đón mà cả đối với phía Mỹ nói chung. Trong ngày1 tháng 2 năm 1973 ba đợt máy bay Mỹ và ngày 2 tháng 2 hai đợt nữa đã đón hết Đoàn ta vào Tân Sơn Nhất. Đến đây không còn vấn đề rắc rối nhập cảnh nữa, ta chỉ trao ban danh sách rồi đoàn xe Mỹ đón về Trại Davis.

        Lúc này bộ phận Đoàn 315 ở lại Lộc Ninh giúp theo dõi và bảo đảm hậu phương cho Đoàn được đặt. tên là Đoàn 315A do đại tá Lương Văn Nho (sau này là thiếu tướng) Tham mưu phó Miền phụ trách, còn đoàn ra Tân Sơn Nhất về mặt nội bộ lấy tên Đoàn 315B.

        Từ đó về sau Lộc Ninh trở thanh điểm đỗ cho các chuyến bay liên lạc hàng tuần của Đoàn đại biểu CPCMLT với hậu phương.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2014, 06:14:04 am

TRẠI DAVIS


        Điều 11 của Nghị định thư về ngừng bắn và về cả BLHQS (kèm theo Hiệp định Paris) quy định BLHQS bốn bên trung ương đóng tại Sài Gòn. Trước khi ký kết, trong một phiên họp chuyên viên của bốn phái đoàn tại Paris bàn chuẩn bị triển khai việc thi hành Hiệp định, phía Mỹ đề nghị đặt nơi ở và làm việc của Đoàn ĐBQS của CPVNDCCH và CPCMLT tại một địa điểm trong khu vực Tân Sơn Nhất và đưa ảnh giới thiệu. Với mong muốn tạo. điều kiện đế BLHQS kịp triển khai hoạt động theo thời gian Hiệp định quy định, các chuyên viên hai phái đoàn tạm đồng ý, và thế là Trại Davis trở thành trụ sở chung của hai đoàn. Ta củng nói rõ đây chỉ là chỗ tạm thời, còn trụ sở chính thức lâu dài phải được đặt trong thành phố.

        Đây vốn là doanh trại của một đơn vị chuyên môn thuộc không quân Mỹ. Được biết nó mang tên này là để kỷ niệm người lính Mỹ đầu tiên chết tại miền Nam Việt Nam Davis.

        Trại Davis ở gần sát góc tây nam sân bay Tân Sơn Nhất, phía tây nhà ga sân bay hiện nav, nay thuộc địa phận phường 12 quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực quân sự. Khu doanh trại có hình gần 200 mét, cạnh đáy khoảng 100 mét. Nhà cửa hầu hết là nhà gỗ, lợp tôn phi-brô, đặt trên những bệ bê tông theo kiểu nhà sàn. Có 3 đáy nhà gỗ quây quần thành hình chữ u và một dãy nhà chéo. Trong lòng chữ u có một ít nhà xây trệt, dùng làm nơi sinh hoạt tập thể (phòng họp, nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm...). .Giữa các đáy nhà là những con đường nội bộ, tráng nhựa, ở rìa phía nam và phía đông có sân quần vợt, sân xi măng bóng rổ và bóng chuyền.

        Về mặt diện tích nhà ở và mặt bàng đất đai cần thiết cho sinh hoạt của một đơn vị tập thể thì không có gì đáng nói lắm. có điều là địa hình rất trống trải, chỉ lác đác vài cây trứng cá không đủ bóng mát, suốt ngày nắng chói chang. Mặt khác vì ở sát sân bay nên ngày đêm tiếng máy bay gầm rít liên tục gây khó chịu vô cùng. Nhưng điều đáng nói là vị trí của nó nằm sâu trong khu căn cứ quân sự, bao quanh bốn bề là lớp lớp hàng rào kẽm gai dày đặc với vòng trong vòng ngoài vọng gác và lô cốt quân Sài Gòn, xa trung tâm thảnh phố, cách biệt hẳn với dân. Đây chính là điều gây bực bội nhất đối với các đồng chí ta ở cả hai đoàn, và cũng là dụng ý có tính toán của Mỹ và phía Sài Gòn: không những ở cấp trung ương mà tại các nơi có qui định lập BLHQS khu vực và các Tổ LHQS địa phương, họ cũng đều bố trí trụ sở các đoàn đại biểu của ta như vậy. Hai đoàn ta - tại BLHQS bốn bên và sau này tại BLHQS hai bên - nhiều lần đòi chuyển vào thành phố theo đúng qui định của Hiệp định, phía Mỹ và Sài Gòn đều kiếm cớ khước từ. Điều mà phía Thiệu kiêng ky nhất là việc các dồng chí ta, những đại diện của quân đội cách mạng, có thể tiếp xúc với nhân dân. Họ sợ cả việc đồng bào nhìn ở cho đoàn đại biểu của ta thì họ đều cắm sâu vào giữa các căn cứ quân sự. Cả trong vấn đề cung cấp lương thực thự phẩm và các nhu yếu phẩm khác họ cũng không để các đồng chí ta tự mình đi chợ mà phải đặt hàng qua các nhà thầu do họ phải đến. hẩu hết là vợ con sĩ quan hoặc là cán bộ nhân viên tổ chức Thiên Nga", một tổ chức phản dộng dùng toàn phụ nữ, trực thuộc ngành An ninh quân đội Sài Gòn.

        Thế là suốt hơn hai năm ba tháng, từ cuối tháng 1-1973 đến đầu tháng 5-1975. hai đoàn ĐBQS của ta đã phải sống tại khu Trại Davis này cho đến khi. với việc giải phóng Sài Gòn, nó trở thành "đại bản doanh" đầu tiên cùa ta ở thành phố này: trong buổi đầu Sái Gòn giải phóng, thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đã đến ngay đây và chủ trì cuộc họp với cán bộ quân sự cao cấp trong thời điểm ấy, đây là nơi tốt nhất đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo mật, vì đây là "vùng giải phóng đầu tiên cùa ta tại Sài Gòn" như các đồng chí Lê Đức Thọ vả Phạm Hùng, đã có lần nói vui.

        Trại Davis chỉ là chỗ ở của hai đoàn đại biểu ta. Khu hội trường dành cho các cuộc họp của BLHQS được bố trí ở một chỗ khác cách đó khoảng 500 mét, đều nằm trong khu căn cứ quân sự Tân Sơn Nhất. Báo chí hồi đó thường nhắc đến cái tên "Trại Davis" vì nó là một ốc đảo cách mạng lọt thỏm giữa sào huyệt đối phương, mọi điều kiện sinh hoạt và hoạt động đều lệ thuộc vào thái độ của "chủ nhà” mà vẫn đấu tranh không khoan nhượng, và chính sự đấu tranh đó lại bảo đảm cho họ tiếp tục đứng vững ở vị tri của mình. Cái tên "Trại Davis” trờ thành như một biểu tượng.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Hai, 2014, 05:36:39 am

BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ BỐN BÊN


        Theo sự thỏa thuận từ Paris, các phó trưởng đoàn đại biểu quàn sự bốn bên sẽ gặp nhau trước tại Tân Sơn Nhất vào tối 28-1-1973 để bàn thống nhất thể thức thủ tục và cách làm việc của Ban liên hợp quân sự bốn bên trung ương. Bị chậm trễ do vụ rắc rối về thủ tục "nhập cảnh", tối 29-1-1973 cuộc họp mới bắt đầu, gồm các phó trưởng đoàn:

        -   VNDCCH: đại tá Lưu Văn Lợi.
        -   CPCMLT: đại tá Đặng Văn Thu.
        -   Mỹ: chuẩn tướng Wickham.
        -   Chính quyền Sài Gòn: chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp.

        Từ tối 29-1 đến 2-2-1973 có 8 phiên họp nhưng trong phiên đầu phía Mỹ lại gây rắc rối đòi các bên trình giấy ủy nhiệm. Ta kiên quyết đấu tranh bác bỏ điều kiện đòi hỏi không cần thiết này vì các phó trưởng đoàn đều là thành viên các phái đoàn dự hội nghị Paris, và đã được các bên ở Paris thông báo cho nhau rồi. Cuối cùng hội nghị cũng đi vào bàn nội dung và đã đi đến thỏa thuận:

        1. Các phiên họp cấp trường đoàn có một "chủ vị" với nhiệm vụ đơn giản là duy trì trật tự phiên họp, do các trưởng đoản thay nhau làm, mỗi người trong 3 ngày họp. Chủ vị phát biểu trước, các trưởng đoàn khác lần lượt phát biểu theo thứ tự chiều kim đồng hồ. Trong phiên họp đầu tiên mỗi đoàn được dự 7 người, sau đó không quá 6 người. Hai ngày họp một lần, sáng từ 10 đến 12 giờ 30, chiều từ 15 đến 17 giờ 30. Ngoài ra, nếu có một bên yêu cầu, phiên họp sẽ được triệu tập. Người phát ngôn chính là Trưởng đoàn và phó trưởng đoàn. Nếu hai người vắng mặt, người phát biểu thay phải có giấy ủy nhiệm.

        2.   Về nguyên tắc các cuộc họp Trưởng đoàn có tính mật và kín nên không để phóng viên báo chí dự.
Hai điều trên đây sẽ được các Trưởng đoàn xem xét quyết định cuối cùng trong phiên họp đầu tiên.

        3.   Do yêu cầu khẩn trương, các phiên họp thường vẫn phải được tiến hành cả trong những ngày Tết.

        4.   Ký hiệu BLHQS bốn bên (trên xe, máy bay, tàu, ...)

        -   Cờ màu da cam có vẽ con số 4;
        -   Băng tay màu da cam có con số 4;
        -   Máy bay có 4 vòng tròn màu da cam trên đuôi vạch thẳng cùng màu bên ngoài buồng lái.

        Việc thao luận về màu cờ cũng có điều khá lý thú, tránh tranh cãi kéo dài không cần thiết và để dễ được nhận, hai phó trường đoàn ta trao đổi thống nhất trước nhau và đề xuất màu xanh da trời, tức là màu rất hòa bình. Phó trưởng đoàn Mỹ không đồng ý vì màu đó rất khó thấy, cả ở trên bộ, trên mặt nước và trên trời. Ổng ta nghị lấy màu "da cam" và đưa ra một lá cờ đã chuẩn bị. Nói là da cam nhưng nó chẳng khác mấy màu đỏ thường. Hai phó trường đoàn ta bị bất ngờ một cách thú vị và tán thành, phía Sài Gòn tất nhiên phải gật đầu vì đây là ý kiến của Mỹ, và thế là màu cờ được quyết định.

        Sau này mỗi lần các Đoàn ta có việc đi vào phố Sài Gòn, các lá cờ đó lại phần phật tung bay trước mỗi mũi xe, tuy là cờ của BLHQS nhưng cái màu gần đỏ của nó tự nhiên trở thành như biểu tượng riêng của phía cách mạng và càng gây nên sự chú ý của nhân dân dọc đường, khiến phía Nguyễn Văn Thiệu rất khó chịu mà không thể bỏ được.

        5.   Không làm thủ tục nhập cảnh đối với người của phía VNDCCH từ Hà Nội vào, của CPCMLT từ Lộc Ninh ra, chỉ cần làm bản danh sách ("manifest").

        6.   Để đón Trưởng đoàn và Đoàn ĐBQS CPCMLT từ vùng giải phóng ra ngày 1-2-1973, phía Mỹ sẽ cung cấp 3 đợt máy bay lên thẳng, mỗi đợt 7 chiếc, đến Lộc Ninh vào 10 giờ. 13 giờ 30 và 17 giờ. Sẽ có một sĩ quan phía CPCMLT (đã đến Tân Sơn Nhất trước) cùng đi. Ta nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các chuyến bay này, đòi đối phương không được để xảy ra vi phạm như ở Thiện Ngôn ngày 28-1.

        7.   Phiên họp Trưởng đoàn đầu tiên được ấn định vào 15 giờ ngày 2-2-1973. Trưởng đoàn Mỹ làm chủ vị. Có chụp ảnh, quay phim trong 10 phút, sau đó giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình làm việc.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Hai, 2014, 02:05:30 am
        Hội nghị 4 phó trưởng đoàn thống nhất ý kiến là cần tạo không khí thuận lợi cho phiên họp đầu tiên.

        Chiều 2-2-1973, tức 30 tháng Chạp năm Nhâm Tý, đã khai mạc phiên họp đầu tiên của BLHQS bốn bên trung ương:

        + VNDCCH:
                -   Trường đoàn: thiếu tướng Lê Quang Hòa (sau này là thượng tướng);
                -   Phó trưởng đoàn:
                        . Đại tá Lưu Văn Lợi;
                        . Đại tá Hoàng Hoa (tức Hồ Quang Hóa, sau này là thiếu tướng).

        + Chính phủ cách mạng lâm thời:
                -   Trường đoàn: trung tướng Trần Văn Trà (sau này là thượng tướng);
                -   Phó trưởng đoàn:
                        . Đại tá Đặng Văn Thu (tức Đoàn Huyên, sau này là thiếu tướng).
                        . Đại tá Võ Đông Giang,
                        . Đại tá Trần Quốc Minh (tức Trần Văn Danh, sau nảy là thiếu tướng).

        + Mỹ:
                -   Trường đoàn: thiếu tướng Woodward,
                -   Phó trưởng đoàn: chuẩn tướng Wickham.

        + Chính quyền Sài Gòn:
                -   Trưởng đoàn: trung tướng Ngô Du, nguyên Tư lệnh quân đoàn II và vùng II chiến thuật, sau thay bằng trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh quân dù,
                -   Phó trường đoàn: chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp.

        Theo Hiệp định Paris, BLHQS bốn bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản của hiệp định Paris như ngừng bắn, rút quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ và cùa các nước ngoài khác, trao trả nhân viên quân sự(NVQS) tức tù binh và thường dân nước ngoài bị bắt, giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những người mất tích trong chiến đấu. BLHQS làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí, tức những vấn đề muốn được quyết định phải được sự đồng ý của tất cả bốn bên.

        Đề giúp mình dễ xem xét và quyết định, các trưởng đoàn thỏa thuận cử các Tiểu ban chuyên trách về những vấn đề lớn thuộc chức năng của BLHQS bốn bên, với nhiệm vụ thảo luận tranh cãi kỹ các vấn đề do các bên nêu ra trước khi trình hội nghị Trưởng đoàn xem xét: những vấn đề được thống nhất ý kiến ở Tiểu ban sẽ nhanh chóng được các Trưởng đoàn thông qua, những vấn đề còn khác ý kiến cũng sẽ làm rõ quan điểm của các bên, giúp cho các Trưởng đoàn dễ cân nhắc tiếp. Đã thành lập các Tiểu ban:

        -   Quân sự: phụ trách các điều khoản quản sự (ngừng bắn, rút quân, căn cứ quân sự. v.v.).
        -   Trao trả: về trao trả NVQS của các bên và nhân viên dân sự (NVDS) nước ngoài.
        -   Thủ tục: về quy định các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, các điều kiện bảo đảm ăn ở, làm việc, tiếp tế, đi lại và bảo đảm an toàn cho các bên.
        -   Triển khai: về triển khai hệ thống các cấp LHQS từ trung ương xuống các khu vực và địa phương.

        Ngoài ra, hai đoàn miền Nam (CPCMLT và Sài Gòn) còn thỏa thuận lập Tiểu ban hai bên để bàn chuẩn bị cho việc thành lập BLHQS hai bên sau khi BLHQS 4 bên ngừng hoạt động.

        Các Tiểu ban lam việc khẩn trương và đã có tác dụng dọn dẹp các vấn đề được đặt ra, chuẩn bị cho hội nghị Trưởng đoàn đi đến nhiều quyết định nhất trí. Các đại biểu hai đoàn ta đã đấu tranh kiên quyết để buộc đối phương thực hiện đúng những gì Hiệp định và các Nghị định đã quy định, đổng thời kiên quyết chống lại và hạn chế hành động vi phạm của phe Mỹ.

        Về phần các Trường đoàn, trong 53 ngày từ 2-2 đến 28-3-1973 đã thực hiện hơn 25 phiên họp, làm việc trong những ngày tết (2-2-1973 là Ba mươi tháng 12 Nhâm Tý, 4-2 là Mồng hai Tết Quý Sửu).

        Đây là thời kỳ sôi động nhất, cuộc đấu tranh nhiều khi khá căng thẳng xoay quay quanh việc Mỹ và phía Sài Gòn vi phạm Hiệp định: Nguyễn Văn Thiệu thi quyết phá lệnh ngừng bắn ngay từ đầu và nói chung không muốn nghiêm chỉnh thi hành bất cứ điều khoan nào, còn Mỹ luôn tỏ ra hai mặt: một mặt thực hiện và ép Thiệu thực hiện các điều khoản cần thiết cho Mỹ đề bảo đảm rút quân an toàn, nhận lại người bị bắt, mặt khác đồng tình và dung túng Thiệu vi phạm Hiệp định. Nhưng dù sao thời kỳ này đưa đến một số kết quả quan trọng trong hoạt động của cơ quan LHQS và trong việc thi hành Hiệp định Paris.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Hai, 2014, 04:18:09 am
        Điều này dễ hiểu, vì trong thời kỳ này cả phía Mỹ và phía ta (tức gồm cà VNDCCH và CPCMLT) đều có yêu cầu gần như nhau trong việc thực hiện một số điều khoản quan trọng đầu tiên: ngừng bắn, rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài, trao trả tù binh. Thời hạn theo Hiệp định chỉ có 60 ngày rút xong hàng chục ngàn quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên với yêu cầu bảo đảm an toàn cao nhất, nhận hết số người Mỹ bị bắt (mà tuyệt đại bộ phận là sĩ quan lái máy bay ưu tú, cái vốn quý của quân đội Mỹ), cho nên về các mặt này Mỹ rất khẩn trương, sốt sắng, trong nhiều trường hợp chấp thuận những yêu cầu chính đáng của ta, ép phía Sài Gòn thực hiện những điều tương ứng như trao trả NVQS của ta bị bát..., kiềm chế những hành động vi phạm của họ có hại cho việc thực hiện các yêu cầu của Mỹ.

        Ta cần có ngừng bắn để ổn định tình hình, ta cũng cần quân Mỹ và quân nước ngoài rút gọn. rút hết theo thời hạn quy định, đồng thời ta có yêu cầu nhận hàng chục ngàn cán bộ chiến sĩ ta đã bị bắt làm tù binh, nên ta kiên quyết đấu tranh để các điều khoản liên quan của Hiệp định được thực hiện đúng.

        Về phía Sài Gòn, do lệ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ, bị Mỹ kiềm chế tương đối chặt trẽn một số mặt nên họ cũng phải đi vào thực hiện một số việc, vừa thực hiện vừa tìm cách phá trong chừng mực nhất định.

        Sau đây là diễn biến và kết quả đấu tranh trên từng mặt.

       1.   Quân sự:

        Các Điều 2 và 3 Hiệp định Paris và các Điều 1, 2, 3, 4, Nghị định thư về ngừng bắn quy định khá cụ thể về việc ngừng bắn toàn diện trên khắp miền Nam Việt Nam từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày 27 tháng 1 năm 1973.

        Mỹ tuy không từ bỏ âm mưu giành thắng lợi sau Hiệp định thông qua phía Sài Gòn, nhưng lúc này Mỹ cần ngừng bắn để rút quân an toanfvaf nhận lại người bị bắt. Ta quyết đấu tranh thực hiện ngừng bắn để củng cố thắng lợi, thúc, đẩy việc rút quân Mỹ và nhận lại cán bộ chiến sĩ ta bị bắt. Phía Nguyễn Văn Thiệu bị buộc phải ngừng bắn trong điều kiện bất lợi ngoài ý muốn của họ nên thực hiện một cách miễn cưỡng. Phá hoại Hiệp định với mục tiêu không thay đổi giải quyết vấn đề bằng quân sự là ý đồ chiến lược xuyên suốt của Nguyễn Văn Thiệu.

        Ngay khi Hiệp định Paris sắp được ký kết, họ tung 1 một chiến dịch quân sự rộng lớn gọi là ''tràn ngập lãnh thổ" hòng giành lại nhiều chừng nào hay chừng ấy các phần đất thuộc vùng kiểm soát của ta. Chiến dịch này bị đánh trả mạnh mẽ và đã thất bại. Sau khi Hiệp định được ký, lúc chỗ này lúc chỗ khác có thể nói không một ngày nào hoàn toàn im tiếng súng. Tuy nhiên trong những ngày đầu sau khi quy định về ngừng bắn có hiệu lực, nhìn chung trên cục diện toàn Miền Nam chiến tranh đã chấm dứt Nhũng hành động vi phạm của quân Sài Gòn chưa rộng khắp, chủ yếu nhằm phá rối việc triển khai thi hành Hiệp định, oanh tạc bằng máy bay và bom pháo vào một số điểm hẹn đón các Đoàn đại biểu của ta vào một số vị trí được thỏa thuận làm nơi trao trả người bị bắt; tổ chức khiêu khích và hành hung cán bộ đoàn ta; dần dần về sau chúng triển khai đánh phá chiếm một số nơi thuộc vùng kiểm soát của ta. Nhưng trong thời kỳ tồn tại BLHQS bốn bên, những vi phạm này ít nhiều có bị hạn chế, nó không cản trở việc rút quân Mỹ, không gây trở ngại lớn cho việc trao trả người bị bắt của các bên và hoạt động của cơ quan LHQS trung ương.

        Về phía Mỹ, nhiều lúc họ cũng cố làm căng, tìm cách đổ lỗi cho ta vi phạm Hiệp định để chống đỡ cho những vi phạm của họ và phía Sài Gòn, và để gây sức ép với ta.

        Trong thang 2-1973, trong một phiên họp Trưởng đoàn, phía Mỹ - Sài Gòn đòi tổ chức cho Ủy ban quốc tế đi điều tra việc: họ nói là ta mới đưa loại tên lửa phòng không SAM-2 vào Quảng Trị, vi phạm Điều 7 Hiệp định Paris. Bị bất ngờ, chưa rõ thực hư, ta chưa trả lời dứt khoát ngay để chờ xin chi thị và bàn nội bộ. Cấp trên điện đại ý: Không có chuyện đưa thêm bất cứ loại vũ khí mới nào vào Miền Nam. UBQT không nên nghe theo lời bịa đặt mà phí công. UBQT không bằng lòng với nội dung trả lời giản đơn như vậy; "Ủy ban không thể kết luận có hay không có vũ khí mới đưa vào nếu chưa điều tra tại chỗ". Vấn đề này kéo dài trong một số phiên họp, phe Mỹ liên tiếp tố cáo ta vi phạm Hiệp định, Mỹ đưa cả ảnh nói là chụp từ trên không ra làm chứng cứ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2014, 05:30:38 am
        Trung tướng Trần Văn Trà bác bò có lý bằng kỹ thuật, vì đồng chí là một nhà chơi ảnh nghiệp dư giỏi. Còn UBQT cũng muốn điều tra. Đoàn ta thấy cần phải có cách trả lời chủ động hơn nữa, kết thúc vấn đề một cách dứt khoát. Ta gửi công hàm cho UBQT nói thêm: SAM-2 vốn có ở Quảng Trị trước khi Hiệp định được ký kết không ít phi công của phía bên kia bay qua vùng đó đã được thử thách, và báo chí hồi đó cũng đã nói đến. Không có chuyện đưa vũ khí mới nào vào. Sau khi ngừng bắn, không cần thiết bố trí như cũ nữa, có thể nó được xê dịch sang một địa điểm khác trong phạm vi đóng quân của nó ở Quảng Trị. Vụ này được chấm dứt, vì có cơ  không thể xác định được nó vào trước hay sau khi có hiệp định. UBQT không đòi điều tra nữa. Trong cuộc đấu tranh này cũng phải kể đến  sự phối hợp của các Đại sứ Ba Lan và Hung-ga-ri trong UBQT.

        Cũng trong khoáng thời gian đó, một máy bay lên thẳng cỡ lớn Chinook của Mỹ bay từ Tân Sơn Nhất lên An lão (tức thị xã Hớn Quản, tỉnh lỵ tỉnh Bình Long, nay thuộc Sông Bé) bị bắn. Mỹ lại lớn tiêng tố cáo ta vi phạm. Ta kiên quyết bác bỏ và khẳng định: phía Mỹ không hề thông báo cho ta về chuyến bay đó, chính Mỹ đã vi phạm những điều đã thỏa thuận về hành lang bay và phải chịu hậu quả chiếc may bay lên thẳng đã tách xa khỏi hành lang quy định.

        Vụ việc rồi cũng qua đi, nhất là lúc này Mỹ rất cần không khí thuận lợi để thực hiện việc rút quân và nhận người bị bắt.

        Rút quân là một yêu cầu bức thiết của Mỹ và cũng mối quan tâm hàng đầu của ta nên các kế hoạch và biện pháp thực hiện dễ được nhất trí trong BLHQS. Đoàn ĐBQS Mỹ thông báo thời gian, số lượng và địa điểm rút quân. Ta đòi BLHQS phải tổ chức việc giám sát và kiểm soát ngoài sự giám sát của UBQT. Phiên họp Trường đoàn ngày 12-1-1973 thỏa thuận tổ chức các Tổ liên hợp để làm việc đó. Từ đó các sĩ quan của hai đoàn đại biểu của ta được chỉ định tham gia các tổ này đã thường xuyên có mặt ở các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang và Tân Sơn Nhất là ba nơi được chọn để quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên (còn lại trong số các đội quân nước ngoài theo Mỹ) rời khỏi  miền Nam Việt Nam.

        Trước đây khi quân Mỹ kéo đến, chúng ta đã phải long đong vất vả tìm câu giải đáp làm sao đánh thắng Mỹ. Bây giờ quân Mỹ rút đi, sĩ quan của hai Đoàn ta quân phục chỉnh tề với tư cách thành viên cơ quan LHQS kiểm soát rút quân, cầm bản danh sách do nhà chức trách Mỹ cung cấp, điểm tên từng sĩ quan và lính Mỹ bước lên máy bav để rời khỏi Đất nước này.

        Việc rút quân cơ bàn được thực hiện thông suốt theo kế hoạch thành 4 đợt Cũng có lúc (trước đợt 4) Đoàn Mỹ đòi việc trao trả tù binh Mỹ bị bắt ở Lào cũng phải được thực hiện ở Hà Nội, va dọa sẽ ngừng rút quân đợt 4. Hai Đoan ta kiên quyết bác bỏ. Đương nhiên phía Mỹ phải rút lui yêu sách, vì đến bước này rồi mà dùng dằng trong việc tiếp tục rút quân thì chỉ thêm khó khăn cho Mỹ. Và chiều 27-3-1973, toán quân Mỹ cuối cùng đã lên máy bay rời Tân Sơn Nhất trước sự chứng kiến của sĩ quan đại biểu hai Đoàn ta và của UBQT Toán này gồm hầu hết sĩ quan cao cấp. Một chi tiết khá vui là vào phút cuối cùng, mấy sĩ quan cuối hàng đùn đẩy nhau để giành cái "vinh dự" là người cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

        Nhắc đến sự kiện lịch sử này, tưởng cũng cần nói đến một sự việc khác không kém phần ý nghĩa mà phóng viên hãng AP của Mỹ cùng những nhà báo khác đã truyền đi trưa 28-3-1973: 10 giờ sáng 28-3-1973 tại trụ sở Bộ chỉ huy quân sự Mỹ nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất, trước đây thường được gọi là "Lầu năm góc Phương Đông", lễ cuốn cờ đã được tiến hành dưới sự chủ tọa của Đại sứ Mỹ và tướng Frieđerich Wayen, Tổng tư lệnh cuối cùng của quân Mỹ tại Miền Nam Việt Nam. Do đội quân nhạc đã rút đi từ trước, người ta phải dùng một cuộn băng ghi âm để phát bài quốc thiều. Buổi lễ chỉ kéo dài 15 phút, có vẻn vẹn 42 quân nhân đại diện cho bốn quân chủng dự. Lá quốc kỳ của quân Mỹ được kéo lên từ tháng 2-1962 nay dược kéo xuống và cuốn lại, chấm dứt hơn 11 năm ngạo nghễ trên mảnh đất Miền Nam Việt Nam đau thương và bất khuất.

        Từ nay. trử một số sĩ quan Mỹ cải trang đội lốt dân sự tiếp tục làm cô vấn cho quân Sài Gòn. còn lực lượng vũ trang chiến đấu của Mỹ thật sự đã rút hết khỏi Miền Nam Việt Nam cùng với việc rút bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ (được giao lại cho quân ngụy). Và thế là lời chúc Tết của Bác Hồ đầu năm Kỷ Dậu 1969 đã được thực hiện một nửa, cái phần nửa quan trọng nhất: đánh cho Mỹ cút.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2014, 01:08:13 am

2.   Triển khai:


        Điều 11 Nghị định thư về ngừng bắn và về các BLHQS quy định: sẽ có một BLHQS trung ương đóng tại Sài Gòn. 7 BLHQS khu vực đóng tại Huế (I), Đà Nẳng (II), Plei Cu (III), Phan Thiết (IV), Biên Hòa (V), Mỹ Tho (VI), Cần Thơ (VII), và 26 TỔ LHQS địa phương:

        -   Khu vực I: Quảng Trị, Phú Bài.
        -   Khu vực II: Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai.
        -   Khu vực III: Kon Tum, Hậu Bổn, Phù Cát, Tuy An, Ninh Hòa, Ban Mê Thuột.
        -   Khu vực IV: Đà Lạt, Bảo Lộc, Phan Rang.
        -   Khu vực V: An Lộc, Xuân Lộc, Bến Cát, Củ Chi, Tân An.
        -   Khu vực VI: Mộc Hóa, Giồng Trôm.
        -   Khu vực VII: Tri Tôn, Vĩnh Long, Vị Thanh, Khánh Hưng, Quản Long.

        Với mong muốn sớm triển khai và thúc đẩy việc thi hành Hiệp định, ngoài BLHQS trung ương, lúc đầu ta chủ trương tham gia các BLHQS khu vực và cũng dự tính cả các Tổ địa phương.

        Ngoài đoàn đại biểu ở trung ương, phía VNDCCH đã có các Đoàn vào 7 BLHQS khu vực.

        Phía CPCMLT mới cử Đoàn ở khu vực IV (Phan Thiết) tại các khu vực V, VI, VII mới có một số cán bộ từ Hà Nội vào, chưa có lực lượng từ vùng giải phóng ra.

        Phía Sài Gòn đã sớm bộc lộ ý đồ chống phá cơ quan LHQS: tiếp theo việc cho máy bay oanh tạc Thiện Ngôi làm cho Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS bốn bên trung ương không vào Tân Sơn Nhất đúng ngày giờ đã thỏa thuận và phải chuyển địa điểm hẹn sang Lộc Ninh, họ cho lực lượng phục, kích gây tổn thất cho đoàn cán bộ CPCMLT ra tham gia Tổ LHQS ờ Bảo Lộc (Lâm Đồng) ngày 9-2-1973 một nhóm sĩ quan VNDCCH trong BLHQS khu vực III (Plei Ku) đến Ban Mê Thuột làm nhiệm vụ, khi máy bay lên thẳng vừa hạ cánh thì bị một bọn côn đồ do họ tổ chức đến khiêu khích và vây đánh làm cho 3 đồng chí bị thương (1 thiếu tá, 2 đại úy). Ngày 17-2-1973, hai si quan VNDCCH trong BLHQS khu vực I tại Huế cũng bị một bọn côn đồ ném vật dơ bẩn rồi hành hung khi họ từ trụ sở UBQT đi ra. Hai đại biểu ta trong BLHQS bốn bên trung ương đã cực lực tố cáo và lên án những hành động vi phạm nghiêm trọng đó, vạch trách nhiệm của cả Mỹ và phía Sài Gòn, đòi BLHQS trung ương cũng như UBQT tổ chức điều tra. Phe Mỹ đã tìm cách lẩn tránh khiến việc điều tra không thực hiện được.

       Ta đòi đưa ngay các sĩ quan của ta bị thương về Sài Gòn thì họ chỉ đưa hai người bị thương nặng, còn bốn người nữa thì bốn ngày sau mới chuyển về, viện lý do không có máy bay.

       Tình hình thực tế đã sớm cho thấy các Đoàn đại biểu của ta tại các BLHQS khu vực và các tổ địa phương không được bảo đảm an toàn và không thể hoạt động bình thường. Ngày 19-3-1973, thể theo yêu cầu của hai đoàn ta, BLHQS bốn bên trung ương phải quyết định cử một Tổ LHQS đi kiểm tra tình hình 7 khu vực. Trước sự thật, rõ ràng, tổ này đã phải thống nhất ý kiến nhận xét rằng việc BLHQS khu vực được bố trí trong các căn cứ quân sự là không thích hợp, các điều kiện ăn ở tối thiểu chưa được bào đảm.

       Những hành động chống phá của phía Sài Gòn đã làm cho các BLHQS khu vực không phát huy được tác dụng, nhiều khu vực không hình thành được tổ chức vì thiếu đại biểu của CPCMLT, ngay khu vực IV (Phan Thiết) đã có đủ thành phần bốn bên củng không có được hoạt động gi có hiệu quả.

       Mọi hoạt động liên hợp và bảo đảm phối hợp hành động giữa các bên đều do BLHQS bốn bên trung ương cùng các tổ lưu động được trung ương cử đi giám sát rút quân và tổ chức việc trao trả người bị bắt thực hiện.

       Lãnh đạo ta đã kịp thời rút kinh nghiệm tình hình trên không xúc tiến việc hoàn chỉnh tổ chức các BLHQS khu vực nữa, và sau này đến BLHQS hai bên thì rút hết các đại biểu đã có ở các khu vực về.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2014, 12:38:08 am
      
3. Trao trả nhân viên quân sự các bên (tù binh và thường dân nước ngoài bị bắt và giam giữ):

        Trao trả cho nhau người bị bắt là một vấn đề quan trọng đối với cả Mỹ và ta, còn phía Sài Gòn thì tỏ ra không mấy thiết tha với người của họ bị ta bắt, trong khi họ còn giam giữ một số khá lớn cán bộ chiến sĩ ta. Nhưng trong vấn đề này có sức ép của Mỹ nên họ cũng phải đi vào thực hiện dù miễn cưỡng, lúc này lúc khác vẫn tìm cách gây khó khăn rắc rối.

        Theo Nghị định thư về trao trả, trong thời kỳ BLHQS bốn bên chỉ thực hiện trao trả NVQS (tức tù binh) cùa các bên bị bắt và thường dân nước ngoài bị bắt, và phải hoàn thành trong 60 ngày, còn NVDS Việt Nam bị bắt (tức tú chính trị) sẽ do BLHQS hai bên sau này giải quyết.

        Nghi đinh thư cũng quy đinh là ngay trong ngày ký kết (27-1-1973) các bên phải trao đổi danh sách đầy đủ những người cần được trao trả theo diện bốn bên. Chiều 27-1-1973, tại Paris các bên đã trao cho nhau:

        -   Phía VNDCCH đưa danh sách 426 phi công và nhân viên tổ lái.

        - Phía CPCMLT đưa danh sách 127 NVQS Mỹ và thường dân nước ngoài (sau này bổ sung 1 NVQS Mỹ bị giam ờ Trà Vinh).

        -   Cũng phía CPCMLT đưa danh sách 4.280 NVQS của phía Sài Gòn (sau này bổ sung 1.146, đưa tổng số lên 5.426).

        -   Phía Sài Gòn đưa danh sách 26.734 NVQS của CPCMLT.

        Sau khi BLHQS bốn bên trung ương bắt đầu làm việc, ngày 3-2-1973 (Mồng một Tết Quý Sửu) Tiểu ban trao trả bốn bên được thành lập, sớm nhất trong các Tiểu ban và cũng là Tiểu ban khẩn trương bận rộn nhất, hoạt động có nhiều hiệu quả. Mỗi bên có một trưởng tiểu ban, 2 đến 3 sĩ quan đại biểu, 1 phiên dịch. Tiểu ban họp mỗi tuần 3 lần, ngoài ra có thể họp bất thường theo yêu cầu của bất cứ bên nào. Các bên thay phiên nhau chủ tọa cuộc họp, đề xuất chương trình và được phát biểu trước.

        Kế hoạch trao trả được chia thành 4 đợt, trong mỗi đợt mỗi bên trao trả 1/4 số người bị giam giữ.

        Ngày 9-2-1973, các Trưởng đoàn trung ương đã thỏa thuận kế hoạch trao trả đợt 1 sẽ được thực hiện từ 12-2 đến 21-2-1973:

        -   Phía VNDCCH sẽ trả cho Mỹ 115 phi công tại sân bay Gia Lâm.
        -   Phía CPCMLT sẽ trả tại Lộc Ninh cho Mỹ 27 NVQS và thường dân nước ngoài, và cho phía Sài Gòn 1.020 NVQS.
        -   Phía Sài Gòn sẽ trả cho CPCMLT tại hai nơi Lộc Ninh và bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị) 7.000 NVQS.

        Trừ sân bay Gia Lâm ở Miền Bắc, các địa điểm trao trả đều ở trong vùng kiểm soát của CPCMLT. Phía CPCMLT bảo đảm an toàn đường băng sân bay Lộc Ninh cho máy bay C130 hạ, cất cánh và bảo đảm cho máy bay lên thẳng cỡ lớn loại Chinook ở các nơi khác. Danh sách trao trả từng chuyến phải được đưa trước 48 tiếng đồng hổ tại Tiểu ban.

        Đợt 1 đả được thực hiện thông suốt, đúng thời gian. Phía VNDCCH trả vượt số lượng: 137 phi công (thay cho 115). Phía CPCMLT trả cho Mỹ đúng số 27 đã báo. trả cho phía Sài Gòn 1.032 (thay cho 1.020). Phía Sài Gòn trả đúng 7.000 tại Lộc Ninh và bắc sông Thạch Hãn.

        Bước qua thảo luận kế hoạch đợt 2 tại Tiểu ban phía Sài Gòn bắt đầu gây khó khăn: về số lượng họ chỉ nhận trả mỗi lần gấp đôi số người mà phía CPCMLT trả cho họ chứ không phải mỗi đợt 25% (mặc dù số lượng họ báo tại Paris gần gấp 5 lần số của phía CPCMLT). Do đó, đáp lại số 1.250 người mà đại biểu CPCMLT báo trao trả trong đợt 2 (hơn 1/4 danh sách đã trao ở Paris), họ báo chì trao trả 3.000.

        Về địa điểm, với lý do (không đúng) thiếu bãi đáp cho máy bay lên thẳng, họ không chấp nhận vị trí Minh Hòa (thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Binh Long, nay thuộc Sông Bé), nơi ta đã báo tập trung số đông NVQS chuẩn bị trao trả cho họ. Họ còn cho bắn pháo và tổ chức hành quân lấn chiếm khu vực đó.

      


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bapchuoi trong 28 Tháng Hai, 2014, 08:57:17 am
Kính gửi bác giangtvx,
Trong đợt trao trả tù binh ở Lộc Ninh có xảy ra xô xát trong nội bộ tù binh của phía ta và Quân cảnh VNCH có can thiệp. Sự vụ cụ thể thế nào nếu bác nắm được thông tin từ các bác cựu trong đoàn 4 bên thì xin cho biết.
Cảm ơn bác đã đọc tin.
Ps: Tôi sẽ tìm lại hình ảnh từ phía Mỹ chụp cảnh này.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2014, 04:20:55 am
Việc này tôi không thấy nói đến. Nhưng sao ở Lộc Ninh lại có quân cảnh VNCH được? Đó là vùng giải phóng của ta và đương nhiên ta sẽ không cho phép quân cảnh VNCH tới đó. Hay bác nhầm với vụ ở Biên Hòa? Có phải vụ này không:

(http://2.bp.blogspot.com/-n_nFOkK6tRs/UFdWlh4JXEI/AAAAAAAAA1s/rx8-dqDwuJA/s640/BienHoaMar2519735.png)
(là những "tù binh" béo tốt, hớn hở)


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2014, 04:37:52 am
       (tiếp #115)

        Về thời gian, họ không báo cụ thể ngày bắt đầu và ngày kết thúc đợt.

        Trong phiên họp Trưởng đoàn ngày 5-3-1973, hai Trưởng đoàn ta đưa kế hoạch trao trả đợt 2 phía mình là:

        -       Số lượng: phía VNDCCH trả cho Mỹ 108 phi công tại Gia Lâm. Phía CPCMLT trả cho Mỹ 34 NVQS tại Gia Lâm, trả cho phía Sài Gòn 1.250.

        -       Địa điểm trao trả giữa hai bên Miền Nam: bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị), Tam Kỳ (Quảng Tín, nay thuộc Quảng Nam - Đa Nẵng), Đức Phổ (Quảng Ngãi), Bồng Sơn (Bình Định), Minh Hòa (Bình Long).

        Cho đến phiên họp trưởng đoàn ngày 7-3-1973, phía Sài Gòn mới đưa kế hoạch trao trả 6.300 NVQS tại 3 nơi: Quảng Trị. Bồng Sơn Lộc Ninh.

        Các Trưởng đoàn giao cho Tiểu ban tiếp tục bàn, và chiều 7-3 bốn bên dã thỏa thuận:

        -   Phía VNDCCR 1 trả cho Mỹ 108 phi công tại Gia Lâm.
        -   Phía CPCMLT trà cho Mỹ 34 người tại Gia Lâm, trả cho phía Sài Gòn 1.250 NVQS tại Lộc Ninh, Bồng Sơn, Đức Phổ và bác sông Thạch Hãn.
        -   Phía Sài Gòn trà 6.300 NVQS tại cùng các địa điểm với phía CPCMLT.
        -   Thời gian thực hiện từ 8-3 đến 13-3-1973.

        Ngay trong ngày 8-3, quân Sài Gòn dánh phá lấn chiếm xã Phổ Phong thuộc huyện Đức Phổ là nơi đã được thỏa thuận làm một điểm trao trả, làm chết 21 người dân, bị thương 40 người, bị họ bắt đi gần 100. Ngày 10-3, trung tướng Trần Văn Trà cực lực lên án sự vi phạm này và tuyên bố hủy bỏ chuyến trao trả tại Phổ Phong đã được định vào ngày 11-3.

        Đoàn ĐBQS CPCMLT được Đoàn ĐBQSVNDCCH ủng hộ đấu tranh mạnh, yêu cầu UBQT tổ chức điểu tra vụ vỉ phạm nghiêm trọng uày. UBQT đã phải cử Tổ lưu động đến Phổ Phong ngày 25-3-1973. Tổ dã gặp và hỏi một. số nhân chứng trong dân và lẽ ra đã có thể kết luận vi phạm nhưng do tính chất cơ cấu của UBQT, Tổ điều tra không thể đạt được sự nhất trí của cả bốn thành viên trong việc đánh giá sự kiện. (Đây cũng là một đặc điểm trong hiệu quả hoạt động của UBQT sẽ được nói rõ hơn trong một phần sau).

        Do sự kiện Phổ Phong, kế hoạch trao trả đợt 2 được: thực hiện không trọn vẹn:

        -   Phía VNDCCH trao trả đủ 108 phi công Mỹ.
        -   Phía CPCMLT cũng trả đủ cho Mỹ 34 người, còn với phía Sài Gòn chỉ trả được 1.004, thiếu 246 người không trả được ở Đức Phổ.
        -   Phía Sài Gòn trả 5.596 người, thiếu 704. viện lý do phía ta không trả người cho họ tại Đức Phổ.

        Cuộc đấu tranh để thực hiện đợt 3 và đợt 4 tiếp tục căng thẳng. Để làm áp lực, trong phiên họp ngày 12-3-1973, Trường đoàn Mỹ tuyên bố đình chỉ rút quân đợt 3 cho đến khi phía VNDCCH và CPCMLT trao danh sách trao trả cụ thể. Ngày 22-3-1973, Mỹ lại báo ngừng rút quân đợt 4 và đòi việc trao trả tù binh Mỹ bị bắt ở Lào cũng phải được tiến hành ở Hà Nội. Điều này bị ta bác bỏ.

        Cuối cùng họ cũng phải đi đến giải quyết bởi vi thời gian không thuộc về phía họ, ngày giờ rút hết quân và nhận hết người bị bắt đang được quốc hội và nhân dân Mỹ theo dõi sát. Lần này, ngoài Lộc Ninh và bắc sông Thạch Hãn các bên đã thỏa thuận thêm một số địa điểm: Thiện Ngôn (Tây Ninh), Kon Tum, Tam Kỳ (Quảng Nam).

        Đợt 3 được tiến hành từ 15 đến 19-3, đợt 4 từ 20 đến 28-3-1973.

        Trong đợt 3:

        -   Phía VNDCCH trả 108 phi công Mỹ.
        -   Phía CPCMLT trả cho Mỹ 32 người, cho phía Sài Gòn 1.315.
        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 7.200 người.

        Trong đợt 4:

        -   Phía VNDCCH trả cho Mỹ 73 phi công.
        -   Phía CPCMLT trả cho Mỹ 34 người, cho phía Sài Gòn 1.665 người.
        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 6.696 người.

        Tổng hợp kết quả trao trả thời kỳ BLHQS bốn bên đến khi kết thúc đợt 4 ngày 28-3-1973:   .

        -   Phía VNDCCH đã trả cho Mỹ 426 phi công và nhân viên không quân.
        -   Phía CPCMLT trà cho Mỹ 127 người, sau này thêm được một tủ bỉnh bị giam giữ ở Trà Vinh và trao trả tiếp ngày 1-4-1973 sau khi đá chuyển qua BLHQS hai bên trung ương. Ta cũng đả trả cho phía Sài Gòn 5.016 NVQS, còn lại 410 vì địa điểm trao trả Đức Nghiệp (Gia Lai) bị oanh tạc, sau này mới trả trong thời kỳ BLHQS hai bên.
        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 26.492 người, còn giữ lại 242 (đã trao danh sách) với lý do là họ xin "hồi chánh" ở Biên Hòa. Trong số được trao trả, ta phát hiện có 71 thường phạm, trong cuộc trao trả hôm 27-1-1973, có 2.478 người không đúng tên, và hàng trăm dân thường bị bắt trong các cuộc càn quét.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bapchuoi trong 02 Tháng Ba, 2014, 09:56:28 am
Tại sân bay Lộc Ninh - là nơi máy bay của VNVH chở tù binh tới trao trả - đã xảy ra 1 1 lộn xộn, không biết là có sự sắp xếp trước hay không, là cả 4 bên vất vả tranh cãi, xử lý vụ việc. Sự kiện xảy ra được cả 4 bên quay phim chụp hình, lưu trữ.

Hình ảnh phía Mỹ giải mật ngay trong năm 1973 cho thấy đó là tù nhân mang tên Nguyen Van Chang (Nguyên Văn Chằng ?) đã có sự xô xát với các bạn đồng tù. Lý do theo phía VNCH và Mỹ là ông ta không muốn được trao trả mà muốn ở lại với VNCH. Theo suy diễn cá nhân thì ông ta có lẽ là loại tù khai báo đã gây hại đến các bạn đồng tù nên khi được trao trả, các bạn đồng tù khác đã lao vào tấn công ông ta để trả thù. Ông ta đã phải bấu víu vào sự bảo vệ của ban giám sát quốc tế. Phía VNCH cũng xô vào can thiệp. Trong ảnh thấy rõ 1 người lính mang dấu hiệu QC của VNCH ...
Nguồn: US Army Photo Det, PAC; Loc Ninh 13 Mar 1973


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bapchuoi trong 02 Tháng Ba, 2014, 10:05:43 am
Bốn bên và ủy ban giám sát quốc tế đang xử lý vụ Nguyen Van Chang ... ta nhận thấy có Canada, Indo, Balan, Hung ...
Nguồn : US Army Photo Det, PAC; Loc Ninh 13 Mar 1973


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bapchuoi trong 02 Tháng Ba, 2014, 11:32:58 am
Cảnh xô xát và sự can thiệp của hai bên ...
Theo mô tả ảnh thì Nguyen Van Chang là người từ chối được trao trả.
Lộc Ninh 13 tháng 3 năm 1973
Nguồn: US Army Photo Det, PAC
---------------
Bác gaingtvx nếu có điều kiện hỏi rõ các cụ trong ban liên hợp 4 bên về trường hợp này vì hiện nay thông tin phía cựu VNCH đang nói vung vít!  >:(


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bapchuoi trong 02 Tháng Ba, 2014, 11:47:24 am
Việc này tôi không thấy nói đến. Nhưng sao ở Lộc Ninh lại có quân cảnh VNCH được? Đó là vùng giải phóng của ta và đương nhiên ta sẽ không cho phép quân cảnh VNCH tới đó. ...
Máy bay VNCH chở tù binh tới sân bay Lộc Ninh để trao trả. Từ nhà từ tới sân bay sẽ do QC của VNCH kiểm soát. Họ sẽ bàn giao số tù binh cho ban kiên hợp 4 bên để làm thủ tục trao trả với sự chứng kiến của Ủy ban giám sát quốc tế. Trong quá trình này ảy ra sự cố "Nguyen Van Chang" nên QC VNCH can thiệp...


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: bapchuoi trong 02 Tháng Ba, 2014, 11:49:34 am
(hết)
Nguồn ảnh: US Army Photo Det, PAC, Loc Ninh 13 Mar 1973


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2014, 05:05:52 am
Tôi có hỏi nhưng hầu như chẳng ai nhớ về vụ này cả. Có lẽ vụ này chỉ là 1 cá nhân nên không có gì đặc biệt và sâu sắc nên không ai nhớ rõ chăng? Lúc đó ta còn phải lo đối phó với những vụ phức tạp hơn nhiều và mang tính tập thể và chính trị như ở Biên Hòa, Phú Quốc(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361841.html#msg361841), Tân Hiệp (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287448.html#msg287448), ... có lẽ vì thế nên vụ này có thể bị chìm đi.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2014, 05:10:44 am
(Tiếp #118)

        Trong các buổi trao trả, ngoài các Tổ LHQS chịu trách nhiệm phối hợp giữa các bên trao trả liên quan, còn có các Tổ giám sát và kiểm soát của UBQT gồm đủ đại diện 4 thành viên.

        Sức khỏe anh em ta được trao trả rất kém, một số đông bị thương tật, tàn phế hoặc đau yếu, nhiều người phải do đồng đội dìu hoặc nằm cáng, nói chung dáng vóc mọi người đều tiều tụy. Nhưng trong tất cả các lần và tại tất cà các nơi trao trả, anh em đều tỏ rõ như nhau khí phách kiên cường của người cán bộ chiến sĩ cách mạng, xuống khỏi máy bay liền cởi bỏ áo quần tù lại, chỉ mặc một quần cụt, lại trương nhiều cờ và biểu ngữ mà anh em đá chuẩn bị sẵn từ trong tù, dõng dạc tố cáo trước đại diện BLHQS bốn bên và UBQT chế độ nhà tù khẳc nghiệt và sự tàn bạo của chế độ Sài Gòn đối với tù binh. Trong đợt 3 tại Quảng Trị (15 đến 19-3-1973), trong hai ngày 15 và 16-3 phía Sài Gòn phải đưa hơn 800 đồng chí ta sang bờ phía bắc sông Thạch Hãn để trao trả tại vùng kiểm soát của ta. Họ định làm nhụt khí thế anh em bằng cách cho dựng cổng chào ở bờ nam treo cờ 3 sọc và cắm cờ 3 sọc trên ca nô (tức cờ cùa chế độ Sài Gòn). Các đồng chí ta đã kịch liệt phản đối, nhất quyết không bước qua cổng, đòi phải phả dỡ cổng và cất cờ 3 sọc trên ca nô mới chịu đi. Ngày 17-3, phía Sài Gòn phải nhượng bộ, vi để kéo dài sẽ ảnh hường đến yêu cầu trao trả của Mỹ.

        Tại các nơi trao  trả người của ta, chính quyền địa phương và các đoàn thể đả tổ chức tiếp đón chu đáo, trong chừng mực có thể được đều báo cho gia đình đến. Cuộc đón tiếp nào củng diễn ra sôi nổi, cảm động, ấm cúng, nhiều cảnh vợ chồng, mẹ con, cha con, thân thích gặp lại nhau sau bao nhiêu năm tháng xa cách và sự đày đọa trong ngục tù của Mỹ - Thiệu đã gây xúc động sâu sắc cho mọi người chứng kiến.

        Kết thúc việc trao tra NVQS, chúng ta không biết phía Sài Gòn còn tiếp tục giam giữ bao nhiêu cán bộ chiến sĩ của ta nữa, có bao nhiêu người bị tiếp tục thủ tiêu, trong hoàn cảnh chiến tranh như ở nước ta vừa qua khó có cách nào nằm cho hết được. Nhưng với số lượng hơn hai mươi sáu nghìn người mà họ đã phải trao trả cho ta thì đây là một thâng lợi quan trọng. Sau này bước qua BLHQS hai bên, ta đã tiếp tục đấu tranh đòi trao trả tiếp NVQS cùng với việc trao trả NVDS mà Hiệp định Paris giao cho Ban này giải quyết.

        Đối với Mỹ, với việc trao trả bổ sung người phi công Mỹ cuối cùng bị giam giữ tại Trà Vinh, cả CPVNDCCH và CPCMLT thật sự đều đã trao trả tất cả những người Mỹ, quân sự và dân sự bị bắt ở miền Bắc và miền Nam. Chính quyền và những người có thiện chí ở Mỹ bây giờ hẳn đã hiểu rõ sự thật này, mặc dù vẫn còn những thế lực thù địch tiếp tục rêu rao về khả năng còn tù binh Mỹ ở Việt Nam hòng gây kích động trong vấn đề nhạy cảm này đối với nhân dân Mỹ.

        4. Thủ tục

        Giải quyết vấn đề "thủ tục" thực chất là cuộc đấu tranh cùa hai Đoàn ta để cụ thể hóa Điều 16b Nghị định thư về các BLHQS quy định việc dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho các Đoàn đại biểu, xác định rõ những điểu kiện cụ thể bảo đảm an toàn cho hai Đoàn đại biểu của ta, bảo đảm các mặt ăn ở, làm việc, đi lại, tiếp xúc, liên lạc với hậu phương, đồng thời qua đó mà khẳng định tính chất "đại diện chính phủ" và vị trí ngoại giao của ta, nhất là đối với phía CPCMLT. Mặt khác, ta đã có kinh nghiệm về phái đoàn liên lạc của Bộ Tống tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam cạnh UBQT tại Sài Gòn những năm 1954 - 1955 (thi hành Hiệp nghị Genève): không được một quy chế an toàn nào bảo đảm nên luôn bị đối phương gây khó khăn, uy hiếp, tổ chức hành hung.

        Bởi vậy, trong khi Đoàn Mỹ yêu cầu sớm tổ chức Tiểu ban trao trả, phía ta cũng yêu cầu lập ngay Tiểu ban thủ tục để thảo luận đạt cho được những kết quả cụ thể tích cực mới tạo điều kiện cho BLHQS hoạt động binh thường

        Cuộc đấu tranh vể mặt thủ tục khá gay go, vì liên quan đến vấn đề có tính nguyên tắc cả đối với phía ta và phía Mỹ - Sài Gòn: đó là vị trí pháp lý ngoại giao của Đoàn ĐBQS CPCMLT. Tại Paris ta đã giành được một thắng lợi trong việc ghi vào Điều 16b Nghị định thư về các BLHQS một đoạn quan trọng "Các BLHQS và nhân viên của các ban này... được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tương đương với quyền dành cho các phái đoàn ngoại giao và nhân viên ngoại giao", nhưng về đây đi vào quy định cụ thể thì gặp nhiều trở ngại. Tuy mức độ và phạm vi có khác nhau, cả Thiệu và Mỹ đều không công nhận cả hai chính phủ của ta, đặc biệt là CPCMLTCHMNVN, mặc dù trong hơn 4 năm Mỹ đã phải ngồi đàm phán với đại diện CPVNDCCH và vào giai đoạn cuối cùng đã phải chấp nhận CPCMLT là một trong bốn bên đàm phán và ký kết. Họ không muốn thỏa thuận và chỉ điều gi thể hiện sự thừa nhận cương vị ngoại giao của Đoàn đại biểu quân sự của CPCMLT.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: anhkhoi trong 04 Tháng Ba, 2014, 12:37:36 pm
Bốn bên và ủy ban giám sát quốc tế đang xử lý vụ Nguyen Van Chang ... ta nhận thấy có Canada, Indo, Balan, Hung ...
Nguồn : US Army Photo Det, PAC; Loc Ninh 13 Mar 1973

(http://4.bp.blogspot.com/-8zBahlUazmQ/UFdWmLb_IRI/AAAAAAAAA10/_MgL0LE5ToM/s1600/LocNinhMar1319732.png)

Trên ảnh theo ghi chú của US Army Spec Photo Det thì không phải Nguyen Van Chang mà là một tù binh thứ 2 cũng từ chối trao trả và sau đó được đưa lên máy bay về. Nguyen Van Chang được phóng vấn trước đó và tự nhiên lại thay đổi, đồng ý về vùng giải phóng.

(http://1.bp.blogspot.com/-GLYEuJGYp_E/UFdWnNnt6lI/AAAAAAAAA2E/LTlWwCq4Qu4/s1600/LocNinhMar1319734.png)



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2014, 03:18:35 am
(Tiếp #125)

        Cuộc đấu tranh đã kéo dài từ ngày đầu đến gần ngày cuối cùng kết thúc hoạt động của BLHQS bốn bên.

        Nội dung các vấn đề thủ tục gồm ba mặt: thủ tục hội nghị; địa điểm trụ sở, ăn ở; các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

        a)   Thú tục hội nghị đã được giải quyết trong các cuộc họp phó trưởng đoàn từ 29-1 đến 2-2-1973.

        b)   Về trụ sở và việc bảo đảm ăn ở: như đã nói, chủ đích nhất quán của phía Thiệu được Mỹ ủng hộ là chỉ bố trí cho các Đoàn đại biểu của ta từ trung ương đến các khu vực và địa phương ở trong các căn cứ quân sự nhằm cô lập ta khỏi nhân dân và môi trường bên ngoài, hạn chế các hoạt động của ta, khi cần thì khống chế uy hiếp mà không sợ ồn ào. Họ viện lý do đơn giản và giả dối là "bảo vệ an toàn".

        Tại Paris. để bảo đảm cho BLHQS bốn bên kịp triển khai hoạt động, chúng ta tạm chấp nhận địa điểm Trại Davis nhưng cũng đã nói rõ đó chỉ là một giải pháp tạm thời.

        Về Tân Sơn Nhất, cả hai Đoàn ta liên tục đòi đối phương thực hiện đúng quy định trong Điều 11 Nghị định thư, chuyển trụ sở của ta về trung tâm Sài Gòn. Ta cứ tiếp tục đấu tranh, nhưng rồi cũng thấy rô phía Sài Gòn sẽ không đáp ứng. Họ cố biện bạch một cách gượng gạo: ngoài lý do an toàn họ còn ngụy biện là Tân Sơn Nhất cũng thuộc Sài Gòn, vả lại ở Paris ta đã đồng ý Trại Davis (bất chấp ý kiến đã được khẳng định rõ ràng của ta).

        Mặc dù địa điểm trụ sở cũng là quan trọng, nhưng đối với ta lúc này điểu chủ yếu hơn là triển khai công cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định, vì vậy trong khi chưa đạt được yêu cầu di chuyển ta vẫn dùng Trại Davis làm bản doanh của cách mạng tại trung tâm đầu não của đối phương, vì nó đã trở thành một tiêu điểm mà mọi giới dư luận ở trong nước và trên quốc tế đều quan tâm theo dõi.

        Về vấn đề cung cấp lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, để ngăn cản ta cử ngưởi trực tiếp đi chợ, họ cũng viện cớ bảo đảm an toàn đòi cán bộ chiến sĩ tiếp phẩm của ta đi ra ngoài phải mặc thường phục, điều mà ta đã có kinh nghiệm bị hành hung thời kỳ phái đoàn liên lạc cạnh Ủy ban quốc tế những năm 1954 - 1955. Và thế là ta phải đặt hàng qua các nhà thầu do họ cử đến.

        c) Về vấn đề các quyển ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

        Đây là trợng tâm ta đặt ra thảo luận trong Tiểu ban thủ tục, là vấn để quan trọng mà ta tốn nhiều thời gian công sức đòi thỏa thuận cho được những điều cụ thể cơ bản nhất bảo đảm an toàn và các điều kiện cho hai đoàn ăn ở, làm việc, sinh hoạt, đi lại, giải quyết vấn đề sức khỏe và y tế, liên lạc với cấp dưới ở các khu vực, liên lạc với địa phương và cấp trên, qua đó khẳng định vị trí và vai trò của ta trước các tầng lớp nhân dân Miền Nam và dư luận quốc tế.

        Mỹ đồng tình và phối hợp với phía Sài Gòn trong việc hạn chế ảnh hưởng của ta, nhưng yêu cầu hoạt động bình thường của BLHQS bốn bên là điều cần kíp với Mỹ - mà trong đó việc quy định các quyền ưu đãi miễn trừ là một điều kiện không thể thiếu - cho nên trong chừng mực nhất định Mỹ phải đồng ý một số yêu cầu chính đáng của ta, và ta cũng kịp thời rút kinh nghiệm nắm lấy những yêu cầu của Mỹ để tranh thủ Mỹ ép Sài Gòn chấp nhận. Cũng có điểm ta phải thông qua cấp cao hơn (cuộc tiếp xúc Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris) để ép Mỹ ở Sài Gòn thỏa thuận, như Điều 1 và Điều 2 về "bảo đảm an toàn tối đa về "quyền bất khả xâm phạm...”.

        Về phía ta cũng phải căn cứ vào so sánh lực lượng và tương quan lợi ích giữa các bên để xác định mức độ vừa phải có thể đạt được để thỏa thuận dứt điểm từng vấn đế đúng lúc. Tóm lại các bên đều phải có phần nhân nhượng, cuối cùng trong các phiên họp các ngày 3, 16. 19 và 24-3-1973 các Trưởng đoàn đã đi đến thỏa thuận văn bản về 11 quyền ưu đãi và miễn trừ, 4 ngày trước khi BLHQS bốn bên trung ương giải thể.

        Tuy kéo dài đến gần cuối mới hoàn chỉnh văn kiện nhưng trong quá trình đấu tranh, ta đã khéo thúc đẩy để thỏa thuận được điều nào thì áp dụng ngay điều đó, và đây cũng là yêu cầu của Mỹ để bảo đảm hoạt động của BLHQS thuận lợi cho việc rút quân và trao trả người bị bắt.

        Sau đây là nội dung 11 điều ưu đãi và miễn trừ đã được thỏa thuận:

        1.   Mỗi bên trong vùng kiểm soát của mình phải tìm mọi biện pháp để bảo đảm an toàn tối đa cho BLHQS các cấp, các đoàn ĐBQS và nhân viên các Đoàn ở các cấp, bất kỳ họ ở trụ sở, nhà ở hoặc đi ra ngoài trong khi làm nhiệm vụ.

        Việc bảo đảm an toàn sẽ không làm cản trở hoặc làm chậm trễ những hoạt động bình thường của các BLHQS và của các đoàn đại biểu trong BLHQS.

        2.   Mỗi bên trong vùng kiểm soát của mình bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, trụ sở, nhà ở, tài liệu, thư tín, tài sản, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông và các phương tiện khác của các Đoàn ĐBQS trong BLHQS bốn bên và nhân viên của mỗi đoàn bất kỳ lúc nào và ở đâu khi thi hành nhiệm vụ quy định trong Hiệp định và Nghị định thư.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2014, 12:47:04 am
        3.   Theo nhu cầu nhiệm vụ của BLHQS bốn bên hoặc của mỗi đoàn, các đoàn ĐBQS các cấp được cử sĩ quan đi liên lạc, đi kiểm tra cấp dưới, đi báo cáo cấp trên của Đoàn mình trong BLHQS các cấp tại các địa điểm ghi trong Điều 11 Nghị định thư.   

        Mỗi đoàn khi cần có thêm người đi, ngoài 1 sĩ quan liên lạc và thông dịch viên cho mỗi Đoàn, trong các chuyến liên lạc định kỳ phải báo trước số người, số hành lý, thời gian cùng nơi đi và đến, để thuận tiện cho việc sắp xếp phương tiện vận chuyên.

        Đặc biệt nếu có một bên nào, vì bất cứ lý do gì từ chối không dự chuyến đi của các sĩ quan liên lạc được trù liệu trước, thì hành động này cũng sẽ không làm trở ngại cho chuyến đi.
Trường hợp đặc biệt và gấp, mỗi đoàn đại biểu có thể yêu cầu các chuyến bất thường. Bên yêu cầu phương tiện và bên cung cấp phương tiện sẽ quyết định và sẽ thông báo cho bên hữu quan. Trường hợp gấp thì báo trước 6 tiếng trường hợp không gấp thì phải báo trước 24 tiếng.

        4.   Các đoàn ĐBQS và nhân viên của đoàn được quyền liên lạc tiếp xúc với các đoàn và nhân viên các đoàn trong BLHQS bốn bên và trong UBQT bốn nước và ngược lại các đoàn trong UBQT được tự do tiếp xúc với các đoàn trong BLHQS bốn bên.

        5.   Các Đoàn đại biểu trong BLHQS bốn bên có quyền. tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao, chính quyền sở tại, các nhà cung cấp, cơ quan y tế và các hãng vận tải về vấn đề của đoàn mình và những vấn đề liên hệ đến BLHQS bốn bên (nếu Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa không cung cấp được phương tiện).

        6.   Mỗi bên cử 1 sĩ quan báo chí để cùng bàn bạc về thể thức hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương nhất trí đốì với những vấn để liên quan đến bốn bên.

        7.   Phạm vi hoạt động của BLHQS bốn bên các khu vực và Tổ dịa phương theo đúng quy định trong Nghị định thư về ngừng bần và bản đồ kèm theo Nghị định thư.

        Thành lập 3 tổ LHQS bốn bên lưu động trong khu vực Sài Gòn - Gia Định. Sĩ quan và nhân viên trong Tổ LHQS này lấy trong thành phần sĩ quan và nhân viên trong BLHQS trung ương.

        8.   Vấn đề cờ, băng tay, biền:

        -   Cờ, băng đeo tay: bằng vải màu da cam có in số 4 màu đen.
        -   Cờ BLHQS bốn bên sẽ được treo ở trước trụ sở các BLHQS và trụ sở các đoàn ĐBQS: dài lm90, rộng lm, cán dài 3m.
        -   Cờ BLHQS bốn bên treo trên các phương tiện giao thông sẽ là 50cm X 50cm, cắm ở đầu xe, tàu, v.v.
        -   Băng đeo tay rộng l0cm, dài 40cm.
        -   Biển ở trụ sở các BLHQS bốn bên và trụ sở các Đoàn ĐBQS: nền màu da cam, dài 3m, rộng lm20 (không được dùng một màu nào khác). Các chữ đề trên biển của các đoàn đại biểu thuộc BLHQS bốn bên sẽ được viết như sau: tên của Đoàn đại biểu (viết cả chữ) và đến "Ban liên hợp quân sự bốn bên".

        9.   Vấn đề y tế:

        a)   Trong vùng kiểm soát của mình, các bên sở tại sẽ giúp đỡ các  Đoàn ĐBQS trong BLHQS bốn bên các cấp phương tiện điều trị mà các Đoàn này thiếu, như rọi kính, xét nghiệm, v.v.

        b)   Trường hợp đoàn đại biểu có người bị bệnh nặng hoặc cần cấp cứu, nếu bác sĩ của đoàn có yêu cầu di tản bệnh nhân đến bệnh viện dân sự hay quân sự của địa phương, khu vực hay trung ương để điều trị, hoặc đón bác sĩ về điều trị tại chỗ cho bệnh nhân đó, thì bên sở tại có trách nhiệm di tản và giúp đỡ bác sĩ kịp thời.

        c)   Trường hợp một Đoàn đại biểu muốn di tản một bệnh nhân về vùng chính phủ mình kiểm soát, thì bên sở tại sẽ cung cấp phương tiện di chuyển với sự cố gắng dành ưu tiên cho việc di tản.

        d)   Sĩ quan liên lạc Đoàn sở tại sẽ báo cho các Đoàn đại biểu trong BLHQS bốn bên số điện thoại của bác sĩ trực để khi cần thiết thì bác sĩ các bên trực tiếp trao đổi với nhau thi hành các diều đã thỏa thuận trên.

        e)   Trường hợp một đoàn đại biểu có người bệnh chết muốn đưa về quê hương thuộc vùng kiểm soát của chính phù mình, bên sở tại sẽ chịu trách nhiệm di tản và cho tẩm liệm theo tập quán Việt Nam tại một bệnh viện trong khi chờ đợi di chuyển.

        10.   Vấn để phương tiện di chuyển:

        a)   Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa (VNCH) cho mượn và bảo đảm việc bảo trì cho xe hơi sau đây do BLHQS bốn bên sử dụng:

        -   VNCH: 340 xe chiến thuật. (jeep, vận tải 2 tấn rưỡi)
        -   Hoa Kỳ: 188 Xe du lịch.

        b)   VNCH và Hoa Kỳ sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ phương tiện hàng không cho BLHQS bốn bên sử dụng và cho các đoàn đại biểu.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2014, 01:43:41 am
        c)   Các BLHQS bốn bên và mỗi bên có quyền sử dụng những phương tiện vận chuyển do Hoa Kỳ và VNCH cung cấp theo thể thức sau đây:

        -   Xe hơi phân phối đến Đoàn nào thi thuộc quyền sử dụng của đoàn đó.
        -   Máy bay và trực thăng phần lớn sử dụng theo nhu cầu cần thiết chung cho bốn bên và riêng cho mỗi bên.
        -   Tiểu ban thủ tục sẽ xét lời yêu cầu về vận chuyển bằng máy bay và thảo luận về lịch bay.
        -    Bên nào có yêu cầu về máy bay đặc biệt thì báo cho bên quản lý máy bay và trực thăng. Trường hợp có khó khăn thì mới đưa ra Tiểu ban thủ tục điều hành giải quyết.

        d) Khi BLHQS bốn bên hết nhiệm vụ, số phương tiện giao thông trên sẽ được dùng cho BLHQS hai bên. Hiện nay số lượng phương tiện vận chuyển hàng không của BLHQS bốn bên có 35 trực thăng UH1E. Số lượng phương tiện vận chuyển theo nhu cầu chung của BLHQS củng như theo nhu cầu riêng của mỗi đoàn nếu thiếu thì Đoàn VNDCCH và Đoàn CPCMLTCHMNVN có thể cung cấp cho BLHQS phương tiện của mình hoặc sử dụng phương tiện riêng để liên lạc với chính phủ mình.

        11. Bảo đảm liên lạc hàng tuần từ trung ương về khu vực và ngược lại mỗi tuần hai lẩn:

        a)   Sài Gòn đi Huế, Đà Nẵng. Plei Ku  và ngược lại vào các ngày   thứ hai và thứ năm bằng loại máy bay thích hợp của BLHQS.

        b)   Sài Gòn đi Phan Thiết, Mỹ Tho, Cần Thơ và ngược lại các ngày thứ ba và thứ bảy bằng loại máy bay thích hợp của BLHQS.

        c)    Sài Gòn đi Biên Hòa và ngược lại vào các ngày thứ tư và thứ sáu bằng xe hơi.

        d)    Sài Gòn đi Lộc Ninh và trở về mỗi tuần 2 lần vào thứ hai và thứ năm bằng phương tiện máy bay như Điều 10c đã quy định.

*

*       *

        Việc thỏa thuận cụ thể được 11 điều trên đây là một thắng lợi của ta, nhất là đã tranh thủ giải quyết trong thời kỳ bốn bên, nếu để kéo dài sang BLHQS hai bên thì sẽ rất khó khăn, vì Mý không còn yêu cầu gì bức xúc nữa, còn phía Thiệu thì chắc chắn chống phá.

        Nội dung 11 điều chưa đáp ứng hết các yêu cầu cần thiết của ta, nhưng cũng đạt được những điều kiện tối thiểu bảo đảm cho hai Đoàn đại biểu của ta thực hiện nhiệm vụ đấu tranh và phát huy vai trò của mình trong hoàn cảnh phải sống và hoạt động trong vùng quản lý của đối phương.

        Hai Đoàn ta đã được sự giúp đỡ hướng dẫn tích cực của các chuyên gia pháp lý Bộ Ngoại giao, được các bạn Ba Lan và Hung-ga-ri trong Ủy ban quốc tế góp thêm ý kiến, ta lại có một ít kinh nghiệm thời Liên hiệp quân sự với Pháp, nên đã giành được thỏa thuận khá phong phú trên nhiều mặt: bảo đảm an toàn; quyền bất khả xâm phạm; quyền liên lạc với cấp dưới, cấp trên, UBQT; quyền tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao, chính quyền sở tại; quyền dùng phương tiện vận chuyển, vấn đề bảo đảm y tế, vấn đề xử lý khi có người bệnh, người chết, v.v... Ta cũng đã khéo vận dụng sách lược thuyết phục Mỹ; dùng Mỹ ép Sài Gòn, tác động với các sĩ quan quân đội Sài Gòn trong tiếp xúc riêng giữa các lúc nghỉ nửa chừng, và dùng cả sức ép từ cấp cao Mỹ (Kissinger, Sullivan), nhờ đó thông qua được Điều 1 và Điều 2 rất cơ bản về bảo đảm an toàn và quyền bất khả xâm phạm.

        Nhờ có quy chế đó mà các Đoàn đại biểu của ta, nhất là Đoàn CPCMLT, có điều kiện tối thiểu để hoạt động bình thường, khẳng định được vị trí của mình trước đối phương và trước dư luận. Ta hiểu rằng thâng lợi này củng chỉ ở mức độ hạn chế, nó phản ánh tương quan lợi ích giữa các bên trong việc thi hành Hiệp định, ta phải chấp nhận rồi tiếp tục đấu tranh vào những bước sau.

        11 điều ưu đãi miễn trừ được thực hiện tương đối thông suốt với BLHQS bốn bên, khi chuyển sang BLHQS hai bên nó mặc nhiên được tiếp tục, nhưng từ đây bắt đầu xảy ra nhiều trục trặc.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Ba, 2014, 05:02:25 am
        
        5. Tiểu ban hai bên:


        Theo đúng tinh thần Hiệp định Paris và Nghị định thư về các BLHQS, Trưởng đoàn hai bên Miền Nam tại BLHQS bốn bên trung ương đã cử đại biểu của mình vào Tiểu ban hai bên để bàn bạc chuẩn bị cho việc thành lập BLHQS hai bên.

        Tiểu ban này đã tiến hành một số cuộc họp, hai bên đưa đề nghị hoặc gợi ý về nhiệm vụ, tổ chức biên chế, địa điểm trụ sở và cách làm việc của BLHQS hai bên các cấp. Không đi đến kết luận và đạt được sự thỏa thuận cụ thể nào cho đến khi kết thúc BLHQS bốn bên.

*

*       *

        Gần đến thời hạn 60 ngày, có dư luận từ phía Mỹ và một số báo chí Sài Gòn là BLHQS bốn bên sẽ kéo dài hoạt động. Chưa rõ Mỹ nhằm mục đích gì, còn phía ta thì kiên quyết giữ vững thời gian Hiệp định Paris quy định.

        Ngày 28-3-1973, BLHQS bốn bên trung ương họp phiên cuối cùng và vào khoảng 15 giờ, thiếu tướng Lê Quang Hòa Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, người chủ vị phiên họp này, tuyên bố Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt nhiệm vụ.

        Mặc dù có không ít trục trặc vì những hành động vi phạm và chống phá của phía Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ dung túng, nhưng do bối cảnh lợi ích của các bên trong thời kỳ này, đặc biệt là của Mỹ, BLHQS bốn bên hoạt động tương đối có hiệu quả, một số điều khoản của Hiệp định và các Nghị định thư liên quan đã được thi hành. Phía ta đạt được các yêu cầu cơ bản đặt ra: thực hiện được ngừng bắn chung lúc đầu, chấm dứt cuộc chiến tranh trực tiếp của Mỹ, thúc đẩy việc rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài đúng hạn, nhận lại số đông cán bộ chiến sĩ ta bị địch bắt và giam giữ, triển khai thế trận đấu tranh ngoại giao mới khá đặc biệt: diễn đàn BLHQS và UBQT ngay tại Sài Gòn "thủ đô" của địch. Chỉ riêng sự có mặt của hai Đoàn ĐBQS của ta ở đây cũng đã là một thắng lợi chính trị quan trọng. Hoạt động tích cực và sự đấu tranh kiên quyết của hai Đoàn đả thật sự góp phần nâng cao uy tín và ảnh hưởng của CPVNDCCH và CPCMLT trước các tầng lớp nhân dân Sài Gòn và đồng bào vùng địch nói chung cũng như đối với dư luận quốc tế.

        Việc trung tướng Trần Văn Trà. Tư lệnh quân giải phóng miền Nam, được cử làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời, và thiếu tướng Lê Quang Hòa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, chứng tỏ mạnh mẽ hai chính phù cùa ta kiên quyết, và thực tâm bảo đảm việc thi hành đầy đủ Hiệp định Paris như thế nào.

        Trước ngày Ban liên hợp quân sự bốn bên kết thúc hoạt động, tướng Woodward, Trưởng đoàn Mỹ có tiệc chiêu đãi tại trụ sở Bộ chỉ huy tối cao Mỹ "Lầu năm góc Phương Đông", sau đó đến lượt tướng Dư Quốc Đống, và ngày 25-3-1973, trung tướng Trần Vãn Trà cũng mở tiệc chiêu đãi lại.

        Đoàn Mỹ rời Sài Gòn, để lại một bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên sẽ được thành lập song song với BLHQS hai bên, phụ trách Điều 8b Hiệp định Paris về việc tìm kiếm người mất tích, bảo quản mồ mả và hồi hương hài cốt.

        Ngày 31-3-1973, Đoàn đại biểu VNDCCH rời Tân Sơn Nhất và cũng để lại một bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2014, 05:13:12 am
(Phần một: Ban liên hợp quân sự bốn bên  http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg470615.html#msg470615)


PHẦN HAI


BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ HAI BÊN


I


        Ban liên hợp quân sự hai bên trung ương bắt đầu làm việc tiếp sau khi BLHQS bốn bên chấm dứt hoạt động. Theo quy định của Hiệp định Paris, nó có nhiệm vụ "bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên Miền Nam Việt Nam" trong việc thực hiện các điều khoản về các vấn đề quân sự và về việc trao trả người bị bắt.

        BLHQS bốn bên chỉ còn lại một Tổ LHQS với nhiệm vụ bảo đảm phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện Điều 8b về những người mất tích và về vấn đề mồ mả và hài cốt.

        Lúc này Mỹ đã đạt hai yêu cầu cơ bản là nhận hết tủ binh và bảo đảm an toàn cho việc rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ, chỉ còn lại một vấn đề có tính lâu dài (kéo dài mãi hàng chục năm về sau) là nhận hài cốt người chết và tìm kiếm người mất tích (MIA). Do những lẽ đó, Mỹ không còn tự ràng buộc phải thi hành và thúc ép phía Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris như thời kỳ BLHQS bốn bên (dù thời kỳ đó Mỹ cũng chỉ thi hành một số điều ít ỏi cần thiết cho họ). Còn Nguyễn Văn Thiệu, vốn từ truớc đã chống việc ký kết Hiệp định, nay càng ra sức phá.

        Do liên quan đến vấn đề nhận hài cốt của Mỹ. BLHQS hai bên có làm được một việc thiết thực có lợi cho ta là thực hiện mấy đợt trao trả tù binh còn lại và tù chính trị vào tháng 4, tháng 5 và tháng 7-1973, tháng 2 và tháng 3-1974. Còn thì, với tình hình và thái độ Mỹ - Thiệu như trên, nó không thể đạt được tiếng nói chung và thỏa thuận về bất cứ điều gì khác.

        Về danh nghĩa, BLHQS hai bên trung ương tồn tại cho đến 30-4-1975, ngày giải phóng Sài Gòn, nhưng trên thực tế các hoạt động liên hợp và sự tiếp xúc làm việc trực tiếp giữa hai bên chỉ được thực hiện đến giữa năm 1974. Sau đó, để biểu thị thái độ kiên quyết trước việc phía Sài Gòn phá hoại Hiệp định ngày càng nghiêm trọng, phía ta đình chỉ các cuộc họp và mọi hành động chung khác với họ, trong khi vẫn tiếp tục đấu tranh bằng hình thức gửi công hàm.

        Hiệp định Paris là một thắng lợi của ta nên ta chủ trương đấu tranh để nó được thực hiện. Nhưng lãnh đạo Đảng ta đã dự kiến hai khả năng:

        1.   Hiệp định về cơ bản được tôn trọng, cuộc đấu tranh của ta tiến đến được tổng tuyển cử tự do hoặc nếu không như vậy thì cao trào đấu tranh chính trị của quần chúng sẽ chuyển thành vũ trang khởi nghĩa, thành lập một chính quyền dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

        2.   Địch phá Hiệp định có hệ thống và nghiêm trọng, mở rộng tấn công quân sự tiến tới gây lại chiến tranh, ta phải đáp lại bằng hành động vũ trang để giữ vững thành quả và đạt mục tiêu cách mạng.

        Tình hình đã diễn ra theo khả năng thứ hai.

        Lãnh đạo ta không ảo tưởng về "thiện chí" cùa địch nên trong khi triển khai thi hành Hiệp định đã luôn nắm vững việc chỉ đạo chuẩn bị lực lượng và chiến trường. Rút kinh nghiệm về sự phá hoại của phía Sài Gòn đối với việc triển khai các BLHQS khu vực và các Tổ LHQS địa phương trong thời kỳ bốn bên, lãnh đạo ta đã sáng suốt giới hạn tổ chức LHQS hai bên ở cấp trung ương mà không mở ra ở các khu vực và các tỉnh nữa; rút số cán bộ đã triển khai ở một số khu vực thời kỳ bốn bên về Tân Sơn Nhất (để khỏi bị vướng khi phải chuyển sang tác chiến). Khi chiều hướng phản bội của địch đã bộc lộ rõ, ta kiên quyết dùng hành động quân sự đánh trả, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh dư luận để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế, cuối cùng tổng tấn công vũ trang để đạt đầy đủ mục tiêu mà Hiệp định Paris đã ghi nhận ngay trong Điều 1 với lời cam kết long trọng của Chính phủ Hoa Kỳ, điều mà cuộc đấu tranh pháp lý với bao nhiêu thiện chí của ta tại bàn hội nghị BLHQS không thể nào đưa lại được.

        Hòa nhịp với quả trình chuyển biến nói trên, các Đoàn đại biểu của ta tại cơ quan LHQS từ chỗ đấu tranh thi hành Hiệp định đã chuyên dần sang đấu tranh chủ yếu để tranh thủ dư luận, bảo vệ và nêu cao chính nghĩa của các hành động quân sự của ta trên chiến trường. Với nhiệm vụ đó, tuy từ giữa năm 1974 trên thực tế ta đã chấm dứt hoạt động tại bàn hội nghị cùa BLHQS hai bên, Đoàn đại biểu CPCMLT vẫn vững vàng trụ lại Tân Sơn Nhất cùng với
Đoàn đại biểu VNDCCH trong Tổ LHQS bốn bên, và tiếp tục hoạt động sôi nổi qua việc giữ quan hệ làm việc bình thường với UBQT, thường xuyên tiếp xúc với các nhà bác nước ngoài thường trú tại Sài Gòn, kịp thời tố cáo với họ các hành động vi phạm Hiệp định của phía Sài Gòn. Đồng thời, qua việc giữ liên lạc vô tuyến điện chặt chẽ với hậu phương, ta đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho các báo và đài phát thanh của ta phối hợp đấu tranh dư luận.

        Tuy lúc này, lúc khác bị đối phương ngăn trở, có thời kỳ kéo dài hàng tháng, nhưng nhờ có giới báo chí cùng phối hợp đấu tranh (vì lợi ích thiết thân của họ) nên nói chung ta vẫn giữ được chế độ họp báo hàng tuần cho đến phiên cuối cùng sáng thứ bảy 26-4-1975, bốn ngày trước, khi Sài Gòn được giải phóng. Sau đó nhiều nhà báo nước ngoài vẫn giữ tiếp xúc với Đoàn ta cho đến cả sau ngay thắng lợi, đến khi Đoàn giải thể.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2014, 07:45:20 am

II


        Khi BLHQS bốn bên kết thúc hoạt động, Đoàn đại biểu CPCMLT chuyển sang tiếp tục làm nhiệm vụ trong BLHQS hai bên trung ương, chỉ thay đổi một ít cán bộ. Đoàn đại biểu VNDCCH để lại một bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên phụ trách Điều 8b về người mất tích, mồ mả và hài cốt.

        Ngày 29-3-1973, BLHQS hai bên trung ương họp phiên khai mạc. Trưởng đoàn phía ta là trung tướng Trần Văn Trà, các phó trưởng đoàn là thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, đại tá Võ Đông Giang, đại tá Bùi Thanh Khiết, đại tá Nguyễn Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng). Trưởng đoàn phía Sài Gòn là trung tướng Phạm Quốc Thuần, nguyên Tư lệnh quân đoàn 3 và vùng 3 chiến thuật, Phó trưởng đoàn là chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp. Nhận thức được ý đồ chiến lược của Mỹ - Thiệu và do đã đạt được những yêu cầu cơ bản là triển khai xong cơ quan LHQS để đấu tranh thi hành Hiệp định, thực hiện xong việc đẩy hết quân Mỹ và quân nước ngoài ra khỏi Miền Nam, Trung ương quyết định rút đồng chí Trần Ván Trà về để tiếp tục chỉ huy lực lượng vũ trang và cử đồng chí Hoàng Anh Tuấn vào thay thế. Đồng chí Hoàng Anh Tuấn đã từ Lộc Ninh đến Tân Sơn Nhất ngày 23-3-1973 (do mảy bay lên thẳng của Sài Gòn đón theo yêu cầu của ta), dự ba phiên họp cuối cùng của BLHQS bốn bên và phiên khai mạc hai bên với cương vị thiếu tướng Phó trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT. Việc đồng chí Trần Văn Trà trở về phía sau không đơn giản vì phải lệ thuộc vào máy bay của đối phương, dễ bị gây khó khăn cản trở nếu họ biết được việc đồng chí rút khỏi cơ quan LHQS, nhất là cần đề phòng khả năng phía Sài Gòn sẽ kiếm cách cầm chân đồng chí lại. Phải tìm biện pháp bảo đảm cho đồng chí ra đi một cách tự nhiên, không gây sự chú ý gì đặc biệt. Ta biết rõ là mọi việc về phía đối phương đều do Mỹ quyết định. Đúng vào thời điểm đó, ta nắm được còn một phi công tù binh Mỹ ở Trà Vinh chưa được trao trả. Tối 29-3-1973 (sau khi BLHQS bốn bên trung ương đã kết thúc hoạt động), trung tướng Trần Văn Trà mời tướng Woodward, Trưởng đoàn Mỹ đến gặp tại trụ sở của ta. Đồng chi Trần Văn Trà thông báo về viên phi công còn lại ở Trà Vinh và nói sẽ thu xếp để trao trả bổ sung ngay cho với ngụ ý là một cử chỉ thiện chí với tướng Woodward. Ông ta được một việc phấn khởi bất ngờ vì đây là một dịp lập công với cấp trên, nên cám ơn rối rít và hỏi tướng Trà có dự kiến gì không. Trưởng đoàn tranh thủ cơ hội nêu ý muốn đi thăm Hà Nội và ghé thăm Lào một chuyến. Tướng Woodward hứa sắp xếp ngay. Thế là một chuyến bay đặc biệt của Mỹ ngày 30-3-1973 đá đưa trung tướng Trần Văn Trà "ra thăm Hà Nội theo lời mời của chính phủ VNDCCH". Đầu tháng 5-1973, thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn được chính thức ủy nhiệm làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT. Phó trưởng đoàn là: đại tá Võ Đông Giang, đại tá Bùi Thanh Khiết, đại Nguyễn Văn Sĩ. Trưởng đoàn phía Sài Gòn vẫn là trung tướng Phạm Quốu Thuần. Phó trưởng đoàn là: chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp. Đến tháng 10-1973, Phan Hòa Hiệp được cử làm Trưởng đoàn thay Phạm Quốc Thuần, Phó trưởng đoàn là đại tá Nguyễn Tử Đóa.

        Theo tinh thần Điều 11 và Điều 12 của Nghị định thư về các BLHQS (được ký kết cùng lúc với Hiệp định Paris) hệ thống tổ chức các cấp LHQS hai bên sẽ được duy như trong thời ký bốn bên, tức là: ngoài BLHQS trung ương đóng tại Sài Gòn, có bảy BLHQS khu vực đóng Huế, Đà Nẵng, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hòa, Mỹ Tho, Cần Thơ và 26 tổ đóng ở một số địa phương từ Quảng Trị vào đến Quản Long (Cà Mau). Trong thời gian đầu khi cuộc đấu tranh chưa thật căng thẳng thường xuyên, có lúc Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất đã đề nghị cho triển khai các BLHQ khu vực, nhưng cấp trên kiên quyết không chấp nhận. Tình hình diễn biến về sau chứng tỏ đó là điều sáng suốt.

        Hai đoàn ta, với số người lúc đông nhất khoảng trên hai trăm (gồm cả lực lượng cảnh vệ và các bộ phận phiên dịch, điện đài, cơ yếu, quân y, hậu cần, cấp dưỡng, phục vụ), tiếp tục sống tại khu Trại Davis, chỉ cách khu vực để máy bay quân sự và xưởng sửa chữa máy bay một bức tường và mấy dãy hàng rào kẽm gai. Trụ sở họp BLHQS vẫn là khu trụ sở trước đây dùng cho BLHQS bốn bên cách đó vài trăm mét, tất cả đều nằm trong khu căn cứ quân sự, xa phố xá, cách biệt với dân. Ta tiếp tục đấu tranh đòi chuyển vào trung tâm Sài Gòn theo đúng Nghị định thư về các BLHQS, phía đối phương vẫn một mực khước từ.

        Đoàn VNDCCH trong tổ LHQS bốn bên (trong nội bộ thường gọi là Đoàn A) do miền Bắc cung cấp kinh phí và chỉ đạo mọi mặt. Đoàn CPCMLT (Đoàn B), gồm cả bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên, do Bộ chỉ huy Miền (B2) bảo đảm tài chính, hậu cần và quản lý nội bộ, còn hoạt động và đấu tranh thì Quân ủy trung ương thống nhất chỉ đạo cả hai đoàn.

        Đoàn 315 A tại Lộc Ninh, được thành lập từ những ngày đầu BLHQS bốn bên, do đại tá Lương Văn Nho (sau này là thiếu tướng) Tham mưu phó Miền phụ trách, nay vẫn tiếp tục giúp Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền theo dõi hoạt động của BLHQS hai bên, và là hậu phương trực tiếp của Đoàn B tại Tân Sơn Nhất, làm đầu mối thống nhất liên hệ với các cơ quan tham mưu, chính trị và hậu cần Miền cung cấp cho Đoàn mọi nhu cầu trong phạm vi quản lý của Miền.

        Tại Hà Nội, đồng chí thiếu tướng Lê Quang Đạo Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (sau này là trung tướng) được phân công giúp Quân ủy trung ương trực tiếp theo dõi và chỉ đạo hoạt động của hai đoàn, có một văn phòng giúp việc, đồng chí đại tá Trần Thông, nguyên Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị phụ trách, sau được bổ sung thêm đồng chí Quang Hóa. Ngoài việc giúp chỉ đạo nội dung đấu tranh, cơ quan này còn trực tiếp hỗ trợ cho các Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất về cả các mặt tinh thần và vật chất như sách báo, phim ảnh, phương tiện sinh hoạt văn hóa văn nghệ và thể thao, lương thực thực phẩm đặc sản, cử cả diễn viên văn công vận động viên thể thao vào giúp sức nhân dịp lễ, Tết. Nói chung luôn giải quyết kịp thời yêu cầu của Đoàn ta về những gì mà nhà thầu và hậu phương Lộc Ninh không đáp ứng được. Một việc nhỏ thôi mà rất có ý nghĩa là trong các ngày Tết Nguyên đán mà hai Đoàn ta phải ở lại vùng địch (Quý Sửu 2-1973, Giáp Dần 1-1974, Ất Mão 2-1975), Trại Davis nơi duy nhất ở Sài Gòn và có lẽ cả miền Nam, có những cành đào Hà Nội rực đỏ hoa xuân, sánh đôi với các cành mai vàng Miền Nam, thành hình ảnh sớm sủa cùa mùa xuân thống nhất của Dân tộc.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2014, 06:56:28 am
        Việc giải quyết lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác vẫn phải tiếp tục đặt hàng qua các nhà thầu do phía Sài Gòn giới thiệu, việc tự ta cử người chợ vẫn bị khước từ. Sau này một số đổng chí ta có dịp ghé qua các trại quản huấn đã gặp lại một số cô gái "Thiên Nga" từng là nhà thầu cho ta tại Trại Davis.

        Đoàn A (VNDCCH) được tổ chức thành một đơn riêng.

        Đoàn B (CPCMLT): ngoài các bộ phận tham gia hoạt động liên hợp với đối phương trong các Tiểu ban (quân sự, triển khai, thủ tục, trao trả, thay thế vũ khí, Tổ LHQS bốn bên) và các bộ phận giao dịch đối ngoại khác như văn phòng, sĩ quan liên lạc, sĩ quan báo chí, phiên dịch và Tiểu ban quốc tế (giúp Đoàn quan hệ với UBQT), các bộ phận nội bộ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động đấu tranh, bảo đảm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Đoàn. Ban Nghiên cứu tổng hợp có chức năng gần như cơ quan tham mưu chung: thu thập tin tức các chiến trường, theo dõi hoạt động của địch, tổng hợp tình hình, lên phương án đấu tranh chung và cung cấp tư liệu cho các Tiểu ban. Ban Thông tấn báo chí là nơi tập hợp tin tức từ các phía, cung cấp kịp thời thông tin cho hậu phương, quan hệ chặt chẽ với giới báo chí ở Sài Gòn, làm tham mưu đắc lực cho công cuộc đấu tranh dư luận của Đoàn. Ban Chính trị gồm đủ các bộ phận tổ chức, tuyên huấn, cán bộ, bảo vệ, thanh niên, chính sách. Trong hoàn cảnh sống và hoạt động công khai trong vùng địch, công tác chính trị tư tưởng chiếm vị trí hàng đầu trong việc lãnh đạo toàn đơn vị củng như từng người luôn luôn vững vàng trên trận địa chiến đấu mới mẻ và phức tạp này. Công tác bảo vệ một mặt dò tìm, phát hiện và triệt tiêu các thủ đoạn và phương tiện nghe trộm của địch (đã thành công xứng đáng, phát hiện và triệt tiêu số máy nghe trộm được cài lại trong khu Trại Davis), cải tiến chỗ họp hành nội bộ đủ độ bí mật tin cậy, mặt khác phải bồi dưỡng giúp đỡ mọi người kiên định trước mọi sự tác động thử thách. Ban Hậu cần với các bộ phận quân nhu, tài vụ, quân y, cấp dưỡng phục vụ, tuy công việc không phức tạp như các đơn vị nhưng lệ thuộc vào việc cung cấp lương thực, thực phẩm vào nhà thầu thuộc phía đối phương, Đoàn đã được cấp trên đặc biệt tăng cường một bác sĩ kiểm thực để bảo đảm an toàn cho việc ăn uống. Bộ phận cấp dưỡng ngoài việc bảo đảm các bữa ăn ngon và đủ dinh dưỡng cho nội bộ, còn đảm đương một cách vững vàng nhiệm vụ nặng nể làm các bữa tiệc chiêu đãi đủ loại hình đối với các đoàn khách đối ngoại. Công tác quân y với hai bác sĩ có khả năng và trách nhiệm, bảo đảm tốt chế độ vệ sinh phòng bệnh, cuối năm 1973 đã tập trung sức sớm diệt được dịch sốt xuất huyết (đe dọa toàn Đoàn, tuy phải chịu một trường hợp tử vong: đồng chí Lê Giang cán bộ tiểu đội (thi hài được đưa về Lộc Ninh bằng máy bay lên thẳng); trong một tình huống cấp cứu khác cuối tháng 11-1973, đúng vào thời gian quan hệ với phía Sài Gòn căng thẳng, họ không để ta đưa bệnh nhân vào bệnh viện ở Sài Gòn cũng không cung cấp máy bay đưa về Lộc Ninh, các bác sĩ ta trong điều kiện vật chất và vô trùng bị hạn chế, với sự giúp đỡ của các bác sĩ Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT, đã thực hiện ca mổ dã chiến cứu sống một cán bộ thuộc Ban Bào vệ. Trong trận tấn công của quân ta đêm 28 rạng 29-4-1975, do tản mát của đạn hỏa tiễn một trung tá Đoàn A bị thương gãy chân, các bác sĩ đã sơ cứu hiệu quả, giữ được hiện trạng vết thương cho đến ngày 3-5-1975 sau khi thắng lợi chuyển bằng máy bay đặc biệt ra Hà Nội cứu chữa. Công tác thông tin và cơ yếu càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng: suốt thời gian hoạt động tại Trại Davis, trước sự phá nhiễu của địch về sóng liên lạc và các thủ đoạn dò tìm mật mã, đã giữ được liên tục không đứt đoạn liên lạc với cấp trên, bảo đảm bí mật sống còn của hai Đoàn với cấp trên và hậu phương. Đội vệ binh với quán số chỉ nhiều hơn một trung đội, với vài chục khẩu súng trường và tiểu liên mà Nghị định thư cho phép mang theo, trong hoàn cảnh bị địch bao vây bốn mặt và không lường được tình huống xấu có thể xảy ra từ phía địch, đã ngày đêm canh gác tuần tra bào đảm an toàn cho hai Đoàn đến ngày cuối cùng thắng lợi, và trong trận tấn công của quân ta vào Tân Sơn Nhất, Đội cũng đá góp phần xương máu của mình (cũng do đạn pháo ta tản mát): đồng chí Giả thượng sĩ bị thương, đồng chí Hòa, Tiểu đội phó hy sinh cùng với đồng chí Kiên đại úy cán bộ bảo vệ Đoàn A trong khi làm nhiệm vụ trực chiến đấu trong công sự nổi. Sự đóng góp của các bộ phận làm công tác nội bộ (trong đó có sáu nữ) đối với việc hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh của Đoàn là rất quan trọng. Phần lớn trong số họ không hề tiếp xúc đối ngoại, và rất nhiều người từ ngày đầu triển khai Đoàn cho đến ngày cuối cùng giải phóng chưa hề được bước ra khỏi cổng Trại Davis.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: thanhlongdll trong 13 Tháng Ba, 2014, 11:07:14 pm
Nhờ vào đây xem bài viết của các bác các chú mà biết ông Bùi Tín có mặt ở trại Đa-vít ngày 30/4/75.

http://www.youtube.com/watch?v=7d0zUlrAElY

Ông này có con gái đang công tác ở Bệnh viện mắt trung ương. Không biết bố trí công tác như vậy có an toàn không, chứ lâu nay cứ thấy gần đến ngày kỷ niệm trọng đại là có vị cao cấp qua đời ở bệnh viện. Đặc biệt là hôm 19/8 vừa rồi có ông cấp tướng mất đúng ngày CMTT. Hy vọng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cũng xin có chút thắc mắc để các bác tham khảo.

Qua xem xét mã nguồn trang web của chúng ta mấy hôm nay, thấy có nhúng mã phân tích trang web của Google. Theo suy nghĩ của bản thân thấy rằng chúng ta đang làm công việc phân tích giùm cho Google rồi. Vì việc nhúng mã phân tích trang web của Google nó sẽ báo cho Google biết tin nào được xem nhiều nhất, ai đang xem, người xem đó ở địa phương nào, nhà ở đâu. Thật cũng ái ngại cho một trang web về lịch sử của quân đội VN chúng ta, là nơi giao lưu của rất nhiều cựu chiến binh và ngay cả là các chiến sĩ đang tham gia chiến đấu, thậm chí có rất nhiều các ông các bác ở đây đang hoặc đã có vị trí trong quân ngũ rất quan trọng. Mà ai cũng biết rằng Google là một công cụ xử lý thông tin của bọn xịa, chẳng có tốt lành gì cho chính dân của mấy ông hoa cầy cũng như đồng minh của họ. Xin có vài thiển ý nho nhỏ, có chi không phải mong các bác thông cảm.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2014, 03:54:45 am
Đúng là Bùi Tín có ở trại Đa-vít (người đầu hói, tay cắp cặp)nhưng chưa khẳng định được đoạn video trên có phải quay vào sáng 30/4 không vì có tài liệu nói ông ta sáng/trưa 30/4 ở dinh Độc Lập và cũng lại có tài liệu nói sáng 30/4 ông ấy mới ở HN vào.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2014, 04:00:13 am
(Tiếp #133)

       Mức sinh hoạt của cán bộ chiến sĩ cả hai Đoàn được bảo đảm khá cao, cao hơn nhiều so với bộ đội ở bên ngoài. Cấp trên (từ cả hai phía hậu phương) không để cho thiếu thốn thứ gì. Anh chị em còn tăng gia sản xuất tự túc về rau, dưa, bầu, bí cân cho nhà bếp lấy tiền bồi dưỡng thêm và thỉnh thoảng lại tổ chức liên hoan. Trong các ngày lễ, Tết, ngoài các cuộc chiêu đãi đối ngoại của Đoàn, sinh hoạt vật chất nội bộ đều được quan tâm đầy đủ và tổ chức chu đáo. Trong những dịp đó bộ phận hậu cần còn làm tiệc mời các nhà thầu và lái xe (người thuộc phía Sài Gòn), qua đó cộng với cách đối xử hàng ngày của ta làm cho họ hiểu ta thêm, ít nhiều có cảm hóa được họ nên trong thời gian tương đối dài quan hệ với ta không ai tỏ thái độ thù địch hoặc làm điều gì xấu với ta.

       Trong hoàn cảnh đặc biệt của mình, hai Đoàn đã đưa việc quản lý đơn vị vào nề nếp, sắp xếp hợp lý thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao, lao động sản xuất, trồng rau, trồng hoa, trồng cây ăn quả.

       Về văn hóa và tinh thần, cả hai Đoàn được cung cấp chung đầy đủ sách báo phim ảnh, có phòng đọc sách báo phong phú, việc chiếu phim được thực hiện thành chế độ hai buổi hàng tuần. Về thể dục thể thao, nhờ có sẵn các sân bóng của Trại Davis, các môn bóng bàn, quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ đều được hưởng ứng sôi nổi và rộng rãi. các trận đấu được thường xuyên tổ chức, không những trong nội bộ ta mà còn mở rộng giao hữu với các Đoàn trong UBQT, qua đó mà cải thiện quan hệ với các Đoàn In-đô-nê-xi-a và I-ran, tăng cường đoàn kết với hai bạn Ba Lan và Hung-ga-ri.

       Cuộc sống như vậy lẽ ra phải nói là đầy đủ và thoải mái. Ấy vậy mà trong tâm tư và tình cảm của mỗi người vẫn luôn có cái gì đó không bình thường, có lúc cảm thấv nặng nề căng thẳng. Đó chính là tình trạng phải sống tù túng giữa bốn mặt hàng rào kẽm gai với vòng trong vòng ngoài vọng gác của lính Sài Gòn, luôn gây cảm giác bị vây hãm, thiếu vắng cái bầu trời tự do mà suốt hàng chục năm chiến đấu dù có gian khổ bao nhiêu cũng không bao giờ thiếu. Đó là chưa kể tình hình lắm lúc căng thẳng trong các cuộc họp, cán bộ đi đấu tranh phải kiên nhẫn giữ bình tĩnh trước sự khiêu khích và thái độ hỗn láo của đám sĩ quan đối phương. Công tác chính trị tư tưởng đã phải dày công phân tích cho mọi người thấy được tính đặc thù và ý nghĩa của cuộc đấu tranh, giữ vững ý chí chiến đấu, biến tình cảm bực bội thành niềm tự hào của người thắng thế, trong sôi bỏng của sự đối địch vẫn đĩnh đạc cất cao tiếng nói của chính nghĩa ngay giữa sào huyệt kè thù.

*

*       *

       Tiếp tục nề nếp đã hình thành từ thời BLHQS bốn bên và trong khuôn khổ 11 điều ưu đãi miễn trừ đã được thỏa thuận từ hồi đó, việc đi lại của mỗi Đoàn ta do phía Sài Gòn chịu trách nhiệm, có đoàn xe riêng do Mỹ cung cấp và để lại, lái xe là người do phía Sài Gòn bố trí và quản lý. Sau ngày giải phóng, có hai lái xe tìm gặp chào hỏi anh em ta và cho biết hổi đó họ là cơ sở nội thành của cách mạng, vì nguyên tắc bí mật nên không để ta biết. Phạm vi đi lại chỉ giới hạn vào việc đi họp liên hợp (gần chỗ ở ngay trong khu vực Tân Sơn Nhất), đi làm việc với UBQT và với các Đoàn trong UBQT trong thành phố, đi dự chiêu đãi do các Đoàn trong UBQT mời. Phạm vi đi lại đã bị hạn chế, mà mỗi lần lại có xe quân cảnh dẫn trước, xe tuần cảnh áp sau, với tốc độ nhanh và mức ưu tiên đặc biệt qua các ngã tư, không phải do tính chất quan trọng của đoàn xe mà chính là để nhân dân dọc đường không kịp nhận ra và biểu thị tinh cam. Điều húy kỵ về sự có mặt và hoạt động công khai của cán bộ chiến sĩ cách mạng ngay trong lòng Sài Gòn vẫn là nỗi ám ảnh triền miên của Nguyễn Văn Thiệu cho đến khi cuối cùng nó trở thành định mệnh.

       Việc liên lạc của hai Đoàn với hậu phương (miền Bắc và miền Nam), ngoài thông tin vô tuyến điện ra còn được bảo đàm bằng một chuyến máy bay C130 của Mỹ hàng tuần đi Hà Nội cho Đoàn VNDCCH, hai chuyến máy bay lên thẳng của phía Sài Gòn đi Lộc Ninh cho Đoàn CPCMLT. Việc này không phải thường được thực hiện thuận lợi xuôi chiều. Ngay từ tuần đầu tháng 4-1973, lấy cớ đồn Tống Lê Chân bị ta bao vây không tiếp tế được (1 cứ điểm cắm sâu trong vùng kiểm soát của ta ở Bình Long, nay thuộc Sông Bé, và thường hay nống ra đánh phá), đối phương cắt liền mấy chuyến liên lạc đi Lộc Ninh. Sự thật là trước đó, thể theo yêu cầu khẩn thiết của họ, trung tướng Trẩn Văn Trà đá đồng ý cho họ đưa một chuyến máy bay lên thẳng tiếp tế lương thực thực phẩm và thuốc men đến và chuyển thương bệnh binh về, nhưng họ đã không tuân thủ các điều quy định, lợi dụng chuyến này kết hợp tăng quân, tăng cường vũ khí đạn dược, nên ta phải nghiêm khác siết chặt lại. Về sau, với tình hình chiến trường ngày càng căng thẳng, họ càng cắt phá các chuyến bay liên lạc thường xuyên hơn, có khi kéo dài mấy tuần hoặc mấy tháng, để biểu thị phản kháng hoặc để gây sức ép. Nhưng do sự ràng buộc về lợi ích đối với Mỹ, do cái thế cả chính trị, quân sự và ngoại giao của ta, họ lại buộc phải khôi phục các chuyến bay nói trên.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: thanhlongdll trong 15 Tháng Ba, 2014, 04:02:04 am
Vâng, cám ơn bác Giangtvx đã thông tin ạ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2014, 05:15:11 am
(Tiếp #136)

        Các chuyến bay hàng tuần đi Hà Nội và Lộc Ninh, nhất là chuyến Hà Nội, ngoài việc bảo đảm liên lạc với cấp trên, còn là cầu nối tình cảm rất quan trọng với hậu phương thần thiết, phần lớn anh em của cả Đoàn A và Đoàn B hoặc quê ở miền Bắc hoặc có người thân ngoài đó. Cứ đến tối thứ sáu hàng tuần - là lúc chuyến bay Hà Nội trở về - không khí toàn đơn vị rộn lên như ngày hội, hầu như mọi người đều chờ quà, chờ thư.

        Tận dụng cơ hội chuyến bay Hà Nội, hai Đoàn thống nhất sắp xếp cho một số đồng chí của Đoàn B tranh thủ ra gặp gia đình vài giờ (phải trở về trong ngày). Máy bay rất rộng nhưng mỗi lần chỉ đi được hai người, dưới danh nghĩa sĩ quan liên lạc trong Tổ LHQS bốn bên, vì thế chỉ thu xếp được cho một số ít đồng chí xa nhà lâu nhất, chín mười năm trở lên. Tổng cục Chính trị đã cho chuẩn bị ở sân bay Gia Lâm một số "phòng hạnh phúc" cho các cặp vợ chồng đó có được một chút riêng tư. Số người được giải quyết không nhiều, nhưng đây là một sự động viên tình cảm và chính trị lớn đối với mọi người. Củng có trường hợp do đi xa lâu quá nay mới gặp lại, đồng chí của ta bị cả họ hàng thay nhau níu kéo hỏi han dặn dò cho đến lúc phải trở lên máy bay, vợ chồng chỉ có thể nhìn nhau mà không kịp thổ lộ riêng với nhau được một lời.

        Trong các đoạn thời gian mà phía Sài Gòn bảo đảm tương đối thông suốt các chuyến bay liên lạc hàng tuần về Lộc Ninh, Đoàn B cũng tổ chức được cho một ít cán bộ lần lượt thay phiên nhau ra hậu phương nghỉ ngơi thư giãn vài ngày tại đơn vị an dưỡng của Đoàn 315A.

        Với Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn I-ran trong UBQT, ngoài quan hệ công việc ra, trong chừng mực có thể được ta cố tạo điều kiện có những mối quan hệ binh thường và hữu nghị với họ trên một số mặt. Và đã sớm hình thành một tục lệ đẹp là cứ mỗi dịp lễ, Tết của ta và của họ, ngoài việc mời dự chiêu đãi trọng thể, Đoàn chủ quản còn tổ chức thi đấu hữu nghị thể thao (bóng bàn, bóng chuyển, bóng rổ, quần vợt), phần ta thì thêm cả biểu diễn văn nghệ. Trong các hoạt động đó, họ tham gia khá rộng rải và cởi mở, từ Đại sứ, tướng tá và cán bộ cao cấp đến nhân viên thường, vì đây là những hoạt động thật sự hữu nghị, tạo cho họ những giờ phút sinh hoạt và giao dịch thoải mái lành mạnh.

        Riêng với Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri, ngoài nhiệm vụ thành viên UBQT, họ còn là những Đoàn bạn, là sứ giả của tình quốc tế xã hội chủ nghĩa, đến đây với sứ mệnh giúp ta thi hành một Hiệp định tích cực được quốc tế thừa nhận. Trong phần lớn các vấn đề gây tranh cải (với phía Sài Gòn hoặc trong nội bộ UBQT) do quan điểm khác nhau, hai bạn thường vững vàng dựa vào thế pháp lý của Hiệp định, vận dụng đúng đắn tinh thần các điều khoản, bảo vệ một cách khách quan những việc và những quan điểm chính đáng của bạn và của ta. Quan hệ làm việc và nhịp độ hoạt động hữu nghị giữa hai Đoàn bạn với ta được giữ thường xuyên, chặt chẽ và thân tình.

        Có một hôm không hiểu do đồng chí nào của ta tiết lộ (lãnh đạo Đoàn ta không hề thông báo), biết được các đồng chí cùa ta ở khu vực Long Khánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) bị thiếu đói, Đại sứ và thiếu tướng Hung-ga-ri nhân có Tổ UBQT đi công tác xuống vùng đó đã giao nhiệm vụ cho hai sĩ quan của mình trong tổ đem theo một bao gạo và đến nơi tìm cách giao tặng anh em ta.

        Vào thời gian cuối củng, trong tháng 4-1975, trước tình hình chiến sự tăng mạnh, lo lắng cho an toàn của hai Đoàn ta ở Trại Davis, Đại sứ và thiếu tướng Ba Lan đến gặp Trưởng đoàn ta bày tỏ tình cảm ủng hộ và với lợi thế vị trí ngoại giao của mình, hứa sẽ hết sức giúp đỡ chúng ta bất kỳ lúc nào ta gặp khó khăn nguy hiểm.

        Những cử chỉ trên đây chỉ có thể có được giữa những người đồng chí, và đã khắc vào ký ức của anh em ta những dấu ấn không phai mờ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2014, 04:58:55 am

III


        Cuộc đấu tranh tại BLHQS hai bên tính từ 29-3-1973 dến 29-4-1975 vừa tròn hai năm một tháng. Xét tính chất và hình thái đấu tranh, về phía ta có thể chia thành hai giai đoạn chính:

        1.   Từ cuối tháng 3-1973 đến giữa năm 1974: giai đoạn đấu tranh thi hành Hiệp định;

        2.   Từ giữa năm 1974 đến ngày giải phóng Sài Gòn 30-4-1975: giai đoạn đấu tranh dư luận, hỗ trợ chiến trường.

        Về quá trình chuyển biến, giai đoạn sau đã bầt nguồn sớm từ trong giai đoạn trước, vì tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu ngay từ đầu bằng cả thái độ và hành động đã tò rõ không chịu thực sự thi hành Hiệp định Paris.

        A - THỜI KỲ ĐẤU TRANH THI HÀNH H1ỆP ĐỊNH

        Tuy Nguyễn Văn Thiệu trước sau vẫn nhất quán quyết phá hoại Hiệp định Paris và tiếp tục tổ chức hành quân lấn chiếm trên chiến trường, nhưng trong thời kỳ đầu của BLHQS hai bên, đối phương còn tỏ vẻ như là cũng tôn trọng cơ quan LHQS vì:

        1. Họ chịu sức ép của Mỹ: tuy Mỹ đã đạt hai yêu cầu cơ bản là rút quân an toàn và nhận tù binh, không còn lợi ích trực tiếp nữa trong việc thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, nhưng Mỹ vẫn bị ràng buộc với Hiệp định, trước hết vì tính chất quốc tế của nó, sau nữa vẫn là vì lợi ích của Mỹ: vừa rút quân xong, không thể để đổ vỡ khiến Mỹ phải đứng trước sự lựa chọn có dính líu quân sự trở lại hay không, đồng thời Mỹ còn có yêu cầu tìm kiếm người mất tích và nhận hài cốt.

        2 Bản thân phía Sài Gòn cũng không thể bỏ qua dư luận và chuốc ngay lấy sự cô lập về chính trị và ngoại giao nếu trắng trợn phá vỡ mọi việc, mặt khác họ cũng thấy rõ không đủ mạnh để trở lại ngay chiến tranh.   

        Vì những lẽ đó họ phai tỏ ra tôn trọng Hiệp định và ra vẻ tích cực tham gia bàn bạc trong BLHQS, đồng thời củng muốn núp đằng sau chiêu bài đó để ngụy trang cho các hành động quân sự lấn chiếm trên chiến trường. Trong bối cảnh đó, mấy tháng đầu cơ quan LHQS hai bên - cả diễn đàn cấp trưởng đoàn và các Tiểu ban - thảo luận khá sôi nổi về các vấn đề do mỗi bên nêu ra, mặc dù tất nhiên không đạt được sự thỏa thuận nào có thực chất cả.

        Trong mấy phiên họp đầu cấp Trưởng đoàn, hai bên đồng ý với nhau một số vấn đề cụ thể về tổ chức và cách làm việc: ngoài hội nghị Trưởng đoàn, sẽ có năm Tiểu ban phụ trách chuyên đề:

        a)   Quân sự: về ngừng bắn, ranh giới vùng kiểm soát giữa hai bên, hành lang và thể thức đi ngang qua vùng của nhau, và các vấn đề quân sự khác;

        b)   Tổ chức và triển khai: bàn về triển khai các cơ quan LHQS hai bên cấp khu vực và Tổ; tổ chức biên chế và quan hệ làm việc.

        c)   Thủ tục: về các quyền ưu đãi miễn trừ, các điểu kiện bảo đảm ăn, ở, làm việc, tiếp tế, đi lại và bảo đảm an toàn cho các bên.

        d)   Trao trả: về trao trả cho nhau NVQS còn lại và NVDS bị bắt, tức tù binh và tù chính trị.

        e)   Thay thế vũ khí: về thay thế vũ khí và dụng cụ chiến tranh, các cửa khẩu của mỗi bên, thể thức kiểm soát.

        Mỗi bên còn cử sĩ quan báo chí để liên hệ bàn bạc với nhau khi cần thiết.

        Trưởng đoàn họp mỗi tuần hai phiên, các tiểu ban lúc đầu họp ba phiên, đến đầu năm 1974 rút xuống còn hai.

        Ngoài ra Đoàn ta còn có Tiểu ban đặc trách làm việc với UBQT.

        Từ 29-3-1973 đến 21-6-1974 trong 65 tuần đã có 100 phiên họp cấp Trưởng đoàn, không tính những phiên đến gặp nhau mà một trong hai bên đọc tuyên bố phản đối rồi bỏ về.

        Dựa vào thế mạnh pháp lý của Hiệp định, tận dụng thái độ ra vẻ sốt sắng lúc đầu của Đoàn Sài Gòn, ngay từ đầu ta tranh thủ nêu ra bàn tất cả các vấn đề mà Hiệp định đặt ra cho BLHQS hai bên, cố gắng đấu tranh buộc cùng thực hiện bước nào tốt bước đó, nếu không cũng làm cho dư luận thấy rô thiện chí của ta.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2014, 09:24:11 am

        1. Vấn đề ngừng bắn:


        Vấn đề nổi bật bao trùm nhất mà cũng là vấn đề gay gắt liên tục nhất từ đầu đến cuối là vấn đề ngừng bắn, vì, như đã biết, mặc dù đã phải tham gia ký kết nhưng Nguyễn Văn Thiệu nhiều lần tỏ rõ không thừa nhận Hiệp định Paris - một thất bại và nguy cơ đối với họ - nên trong thời gian đầu về danh nghĩa và trên bình diện chung của cả Miền Nam chiến tranh đã chấm dứt, nhưng thực trên chiến trường lúc chỗ này lúc chỗ khác không bao giờ ngừng tiếng súng. Ở những nơi các đơn vị ta nhận thấy việc ngừng bắn và tôn trọng Hiệp định một cách thụ động quân Sài Gòn ra sức lấn chiếm, thu hẹp vùng kiểm soát của ta. Chúng cho ném bom và bắn pháo nhiều điểm trong vùng giải phóng của ta, kể cả những nơi đã được các bên thừa nhận như Lộc Ninh, Lộc Tấn (Bình Long, nay thuộc Sông Bé), và những nơi được cùng chọn để trao trả nguời bị bắt như Thiện Ngôn (Tây Ninh), Đức Nghiệp (Gia La Phổ Phong (Quảng Ngãi), Tam Kỷ (Quảng Nam), v.v. Một số nơi khác quân ta kiên quyết đánh trả, giữ vững vùng giải phóng, có nơi còn đẩy địch phải lùi xa hơn. Một số nơi khác nữa cứ điểm của địch nằm lọt sâu trong vùng kiểm soát của ta không liên lạc trực tiếp đường bộ được với hậu phương của chúng, hoàn toàn bị ta bao vây. Tất cả tình hình đó đặt ra
việc cả ta và đối phương đều luôn có vấn đề nêu ra đấu tranh tố cáo lẫn nhau.

        Sau khi Mỹ rút hết quân, ngừng bắn trở thành vấn đề cốt lõi hàng đầu trong việc thực hiện Hiệp định Paris. Do ý đồ Nguyễn Văn Thiệu phá Hiệp định ngay từ đầu, đấu tranh về ngừng bắn là cuộc đấu tranh quyết liệt dai dẳng nhất của ta từ đầu đến cuối để vạch trần dã tâm của địch trước dư luận.

        Như đã nói trên đây, buộc phải ký Hiệp định Paris và rút quân về nước, Mỹ vẫn mưu đổ tăng cường hỗ trợ cho chế độ Sài Gòn đề chúng thực hiện chủ trương Việt Nam hóa cuộc chiến tranh, đấy mạnh lấn chiếm bình định, làm suy yếu lực lượng vũ trang cách mạng, xóa dần thế "da báo" (tức thế trận xen kẽ giữa vùng kiểm soát của hai bên), tiến tới thủ tiêu tình trạng hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiềm soát và ba lực lượng chính trị và cuối cùng vẫn giữ Miền Nam Việt Nam trong quỹ đạo kiểm soát cùa Mỹ. Ngay từ cuối năm 1972. Bộ Tống tham mưu Sài Gòn, đã vạch kê hoạch "Hùng Vương 2 và 18" theo tinh thần chù động triển khai mọi hoạt, động quân sự. chính trị cả trước và sau khi ký Hiệp định để giành lợi thế chiến trường ngay từ đầu. Sau khi chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" thất bại, Thiệu vẫn tiếp tục dùng hành động quân sự lấn chiếm bình định cả chiều rộng và chiều sâu nhằm vào cấp cơ sở. Thông điệp đầu năm 1973 của Thiệu nêu rõ: giải quyết được cuộc chiến tranh ở ấp xã là giải quyết, được 75% toàn bộ cuộc chiến tranh, "thắng là đây và thua cũng là đây". Theo số liệu tổng kết của phía Sài Gòn (số ƯV 17/4), đến tháng 10-1973, họ đã lấn chiếm thêm 900 ấp, đóng thêm 523 đồn, số ấp họ kiểm soát được từ 4.271 ấp cuối năm 1972 đã lên 5.508 ấp cuối năm 1973.

        Điều này nói ró cuộc đấu tranh của Đoàn ĐBQS của ta tại BLHQS hai bên trung ương đòi thi hành các điều khoản về quân sự và đặc biệt về ngừng bắn đã liên tục, quyết liệt và căng thẳng như thế nào. Nó cũng nói rõ vì sao tháng 10-1973 Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam đã công bố mệnh lệnh kiên quyết đánh trả vi phạm, sau đó quyết định thêm là không chỉ đảnh trả tại chỗ mà còn giữ quyền đánh trả tại nơi xuất phát vi phạm.

        Song song với BLHQS hai bên tại Miền Nam Việt Nam. tại Paris còn có diễn đàn La Celle Saint Cloud gồm đại diện hai bên để tiếp tục bàn về các vấn đề chính trị, Đoàn CPCMLT do đồng chí Nguyễn Văn Hiếu Bộ trưởng văn hóa dẫn đầu, Đoàn Sài Gòn do Nguyễn Lưu Viên dẫn đầu. Ngày 19-3-1973 phiên họp đầu tiên của Hội nghị hiệp thương giữa hai bên Miền Nam Việt Nam... được khai mạc tại lâu đài La Celle Saint Cloud gần thủ đô Paris... Phát biểu ý kiến tại phiên họp, sau khi vạch rõ thắng lợi to lớn của cả dân tộc Việt Nam do việc ký kết Hiệp định Paris, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu nêu ra tình hình phía chính quyền Sài Gòn vi phạm một cách toàn diện, có hệ thống và nghiêm trọng Hiệp định Paris, đồng thời vạch rõ trách nhiệm của chính quyền Sài Gòn phải bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân miền Nam..." (trích từ "Việt Nam, những sự kiện", Viện sử học). Diễn đàn này cũng chẳng đi đến kết quả nào thiết thực và sau một thời gian ta cũng hủy bỏ vào năm 1974. Bên cạnh đó, còn có sự tiếp xúc giữa đại diện Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Mỹ. cũng ở Paris. Truớc tình hình căng thẳng có chiều hướng tăng lên ở Miền Nam Việt Nam, ta đấu tranh buộc trách nhiệm của Mỹ nên từ 17-5 đến 23-5, từ 6-6 đến 9-6 và từ 12 đến 13-6-1973 đồng chí Lê Đức Thọ gặp Kissinger để "thảo luận về những biện pháp cấp bách để bảo đảm Hiệp định và các Nghị định thư được thi hành nghiêm chỉnh và triệt để". Và bốn bên đã lại ký bản Thông cáo chung ngày 13-6-1973 gồm 14 điểm, nhắc lại những điều chủ yếu của Hiệp định Paris và các Nghị định thư đã ký. có nhấn mạnh vấn đề ngừng bắn, vấn đề quy định các vùng do mỗi bên kiểm soát và rút quân về vị trí cũ trước: ngày 28-1-1973 (tức thời điểm ký Hiệp định Paris), và quy định thời hạn hoàn thành việc trao trả NVQS còn lại và NVDS bị giam giữ.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2014, 08:37:34 am
        Thông cáo chung này có lợi và thêm một vũ khí pháp lý nữa cho ta đấu tranh, nhưng thực tế chứng tỏ nó cũng chỉ chủ yếu giúp ta tranh thủ dư luận, còn mọi vấn đề đều phải do chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường quyết định.

        Ta dựa vào Thông cáo chung tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh đòi bàn thực hiện các vấn đề thuộc thẩm quyền BLHQS, tập trung ưu tiên vấn đề ngừng bắn trong lúc không coi nhẹ các vấn đề khác. Phía đối phương vẫn cãi chày cãi cối, cũng bày trò đưa ra những yêu cầu và đề nghị nhưng đều ngược với ta và ngược với cả tinh thần và lời văn của Thông cáo chung. Họ lẩn tránh thảo luận việc ta đòi ngừng bắn và rút quân về vị trí trước ngày 28-1-1973, trong lúc đó lại viện cớ một số cứ điểm của họ nằm sâu trong vùng ta mà họ không tiếp tế được để phản kháng ta bao vây uy hiếp (còn trên các chiến trường thì quân họ không ngừng hành quân lấn chiếm. Theo quy định của Hiệp định và Thông cáo chung ta đòi để các cấp chỉ huy hai bên tại chỗ gặp nhau dàn xếp việc ngừng bắn, họ lại đòi chỉ cấp sư đoàn trở lên mới được gặp nhau (vi sợ các cấp dưới không vững lập trường chống cộng dễ bị ta tranh thủ). Về vùng kiểm soát của mỗi bên và thể thức mượn đường đi qua vùng của nhau, họ láo xược nói không có vùng kiểm soát chính thức của ta mà chỉ là "vùng kiểm soát quân sự tạm thời”. Về triển khai, họ giục ta sớm triển khai các BLHQS khu vực và các Tổ địa phương, ra vẻ nhu họ rất muốn sớm có hoàn chỉnh hệ thống này đế bảo đảm thi hành Hiệp định thực ra là để có nhiều nhóm con tiện và dễ bề khống chế khi cán thiết. Ta đòi đưa trụ Sở BLHQS và chỗ ở các Đoàn ta kể cả cấp trung ương và các khu vực (nếu muốn Triển khai) ra khỏi các căn cứ quân sự của họ. hoặc, đặt ở vũng giáp ranh giữa hai bên, họ không chấp nhận với luận điệu không bảo đảm an toàn. Về thủ tục, họ viện cớ chiến trường căng thẳng do ta gây ra luôn đe dọa cắt giảm và thực tế thường cắt giảm một số các quyền ưu đãi miễn trừ (vốn đã rất hạn chế), thậm chí Có lúc giao nhiệm vụ cho, bọn nhà thầu bắn tin sẽ cắt tiếp tiếp để buộc ta phải rời Tân Sơn Nhất trở vế căn cứ.

        Một trong những thủ đoạn mà họ cho là có thể gây sức ép và tác động mạnh đến Đoàn ta là cắt các chuyến bay liên lạc của ta về hậu phương. Cứ mối lần quân Sài Gòn đi lấn chiếm thất bại hoặc khi đưa yêu sách gi không được ta đáp ứng, họ lại giở trò đó ra. Đầu tháng 4-1973. trong lúc không chịu bàn về vùng kiềm soát của hai bên và thể thức mượn đường đi qua lạỉ vùng của nhau, họ phản kháng việc cứ điểm Tống Lê Chân bị bao vây và ngang ngược cắt các chuyến bay thường kỳ đi Lộc Ninh từ ngày 2-4 đến 14-6-1973. cho đến sau khi bốn bên ở Paris ký Thông cáo chung.

        Ngày 22-9-1973. bị ta đánh trả đồn Lệ Minh (tức Chư Nghé) ở sâu trong vùng ta phía Tây tỉnh Gia Lai, họ lại cắt luôn các chuyến bay trong tuần từ 24 đến 30-9-1973.

        Ngày 5-11-1973 ta pháo kích sản bay Biên Hòa đánh trả việc họ ném bom sân bay Rang Rang thuộc vùng căn cứ chiến khu Đ ở Biên Hòa (nay thuộc Sông Bé), họ lại cắt các chuyến bay từ 8-11 đến 3-12-1973.
Vào thời gian đồn Tống Lê Chân buộc phải rút chạy (12-4-1974), họ cắt liền 12 tuần, ta chỉ còn liên lạc được với hậu phương bằng vô tuyến điện.

        Tóm lại cứ mỗi lần ở chiến trường gập thất bại. họ lại quay về trả đũa vào các Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất.   

        Trên đây chỉ nói một số thời kỳ họ cắt chuyến bay liên lạc tương đối dài ngày, còn thì thường xuyên cứ vài chuyến lại bị cắt một, có khi viện cớ kỹ thuật, có khi chẳng cần nêu lý do gì cả.

        Đỏ là chưa kể nhiều thủ đoạn thấp hèn khác nhằm gây sức ép trên nhiều mặt với các Đoàn ta như cắt điện, nước, cấm nhà thầu mua báo cho ta, cắt liên lạc điện thoại, không cung cấp xăng và quân cảnh đưa cán bộ ta đi làm việc hoặc gặp gỡ các Đoàn trong UBQT, thậm chí cả việc Trưởng đoàn ta đi dự chiêu đãi trọng thể do các Đại sứ trong UBQT mời, ngăn cản các, cuộc họp báo hàng tuần của ta, tăng cường lực lượng, tăng thêm vọng gác quanh Trại Davis, v.v.

        Đêm 11-10-1973, toàn bộ điện nước bị cắt, toàn khu Trại Davis chìm trong cảnh tối mịt mùng. Đây có thế là việc nhỏ nếu xảy ra trong một tình huống sự cố bình thường, nhưng trong bối cảnh lúc đó đã thành chuyện gây bất bình cho cả bốn Đoàn UBQT, gây xôn xao dư luận trong báo chí nên trưa hôm sau phía Sài Gòn buộc phải khôi phục điện nước bình thường, và từ đó không còn trở lại tình trạng này nữa.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2014, 06:05:30 am
        Ngày 8-11-1973 đồng chi Trưởng đoàn A của ta (trưởng Tổ LHQS bốn bên) bị bệnh dạ dày cấp cứu phải đưa tới nằm bệnh viện Grall của Pháp (nay là Bệnh viện Nhi đồng 2). Suốt ba ngàv liền Trưởng đoàn CPCMLT yêu cầu tổ chức đi thăm nhung phía Sài Gòn một mực khước từ cái cớ vấn đề bảo đảm an toàn, nhưng thực ra họ sợ xuất hiện của một đoàn cán bộ chiến sĩ cách mạng ở trung tám lớn như bệnh viện Grall.

        Ngày 16-10-1973. Thứ trưởng ngoại giao Hung-ga-ri quá cảnh Băng-cốc để đến Sài Gòn thăm và kiểm tra Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT nhưng không thề nào xin được thị thực nhập cảnh, khiến ngày 18-10 đồng chi ấy buộc phải quay lại Thái Lan trở về nước.

        Trước mặt trụ sở hai Đoàn ta là doanh trại một đơn bổ sung lính dù, xung quanh nơi ở của Đoàn là lớp hàng rào kẽm gai, bên ngoài hơn một chục lô cốt ngày đêm họng súng chĩa về phía ta. Ngày 26-10-1973, họ đục thêm tám châu mai từ phía tường đơn vị dù nhằm sang cổng chính của ta, tháng 5-1974 lại dựng thêm một loạt lô cốt cao bổ sung vào vòng vảy lô cốt đã có, đưa số công sự khiêu khích này lên hơn 20 cái. Sau đó họ còn điều thêm một đại đội xe tăng đến tăng cường cho đơn vị dù, để đề phòng đối phó với một đoàn cán bộ ngoại giao quân sự chỉ có vài chục khẩu tiểu liên, súng trường và súng lục được trang bị theo quy định cùa Hiệp định.

        Tất cả những điều đó đã không mảy may làm nhụt tinh thần và ý chí đấu tranh của cán bộ chiến sĩ cả hai Đoàn ta, những người đã qua rèn luyện thử thách lâu dài và đã được chọn lọc.

        Bị ép giữa ba thế kẹt là sự kiềm chế của Mỹ (vi Mỹ tuy dung túng Thiệu phá Hiệp định nhưng không thể để vượt quá giới hạn đi đến gây thiệt hại lợi ích của Mỹ), búa rìu dư luận và sự yếu kém thất bại liên tục trên chiến trường, các thủ đoạn và biện pháp khiêu khích và gây sức ép của phía Sài Gòn rồi cũng phải giảm dần.

        Vào đầu mùa khô cuối năm 1973, rút kinh nghiệm việc bị cắt điện nước, ta tự tổ chức đào một cái giếng nước lớn trong khu doanh trại để dù có gặp tình huống nào cũng không bị đứt nước. Giếng được đào công khai ngoài chỗ trống giữa mấy cái nhà. Bọn lính ở các vọng gác cao xung quanh nhìn thấy và báo cáo thế nào mà mấy tờ báo thuộc hạ của phía Sài Gòn tung tin "Việt Cộng ở Trại Davis đào công sự và địa đạo để chuẩn bị phối hợp tác chiến", còn Đoàn Sài Gòn ở BLHQS trong các phiên họp cứ thắc mắc quý vị đào bới cái gi ở trong đó?". Cuối cùng chắc không chịu được nữa, họ mượn cớ đến thăm xã giao Đoàn CPCMLT để cố tìm hiểu tại chỗ. Được ta đồng ý, ngày 27-12-1973 cả Trưởng phó đoàn và các đại tá trong đoàn họ đến Trại Davis. Trưởng phó đoàn ta tiếp đón lịch sự, dẫn cho đi xem toàn khu doanh trại. Đến chỗ cái giếng

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Trandiagiualongdich.jpg)

        Trưởrg đoàn ta nói với Phan Hòa Hiệp và cả Đoàn họ: "Đây là cái mà báo chí các vị nói là công sự và địa đạo chúng tôi đào đấy"

         Tiếp đó dẫn đi một vòng dọc bên trong bốn mặt rào và chỉ cho họ thấy cảnh chướng mát của hệ thống vọng gác, lô cốt và lỗ châu mai chĩa vào phía ta.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/6gThapcanhbenngoaitraiDa-vit2.jpg)

        Có lẽ bị bẽ mặt họ cố tỏ ra xởi lởi và hữu nghị rồi cáo từ.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2014, 03:19:04 am
        Có một việc cũng đáng nói: theo Điều 8 trong 11 điều vế quyền ưu đãi miễn trừ được BLHQS bốn bên trung ương thỏa thuận hồi tháng 3-1973, cờ BLHQS bốn bên và biển tên của các Đoàn ĐBQS được treo ở trụ sở của các Đoàn, biển ghi rõ "tên của Đoàn đại biểu" (viết cả chữ) và đến "Ban liên hợp quân sự bốn bên".

        Nội dung quy định đã rõ nhưng BLHQS bốn bên trung ương thông qua xong được mấy hôm thì giải thể nên ta chưa kịp làm cái biển. Khi bước qua BLHQS hai bên thì phía Sài Gòn cản trở với lý do đó là quyết định cho bốn bên, còn phần hai bên chưa dược bàn bạc.

        Ta phải đắn đo càn nhắc một thời gian, tránh để xảy những sự cố không cần thiết trong lúc ta cần tập trung đấu tranh những vấn đề trọng tâm. Đến thời điểm thuận lợi vào cuối năm 1973, lúc này đã có mệnh lệnh của Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam về đánh trả vi phạm, các hành động quân sự của quân Sài Gòn lấn chiếm trên chiến trường bị liên tiếp thất bại, giới bảo chí ở Sài Gòn đã phân biệt được thái độ của ta và của dối phương đối với Hiệp định Paris, nên ta quyết định dựng tấm biển "Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hợp quân sự hai bên trung ương". Ta chọn buổi sáng thứ bảy, ngày 3-11-1973, đúng hôm có cuộc họp báo hàng tuần ở Trại Davis (buổi họp này không bị phía Sài Gòn phá) để thực hiện. Sáng hôm đó, trước khi tiến hành ta báo cho Đoàn họ, cho UBQT và cho các nhà báo. Phía Sài Gòn phản đối, muốn cản trở nhưng không thể làm gi được vì không khéo sê bị cô lập trước UBQT và báo chí, trong khi phía ta chỉ làm một việc chính đáng đã được thỏa thuận.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/T8.jpg)

        Và thế là từ ngày 3-11-1973, trước cổng trụ sở Đoàn ĐBQS CPCMLT tại Trại Davis đã có tấm biển lớn nêu rõ thường xuyên danh hiệu chính thức của Đoàn.

        Thực ra cái biển ở đây cũng chỉ có cán bộ nhân viên UBQT. các nhà báo và một số sĩ quan binh linh đối phương nhìn thấy mà thôi (vì ở trong căn cứ quân sự), nhưng đây là một việc có ý nghĩa đối với ta và đụng đến vấn đề nguyên tắc mà Thiệu rất kiêng ky.

        Mặc dù bao nhiêu khó khăn căng thẳng, hai Đoàn ta vẫn binh tĩnh làm việc, sinh hoạt, đấu tranh, giải trí, liên lạc và nhận sự chỉ đạo thường xuyên của cấp trên, giữ quan hệ với UBQT, liên lạc chặt chẽ với hai Đoàn bạn, và thông qua các nhà báo nước ngoài đông đảo ở Sài Gòn mà kịp thời thông tin cho dư luận quốc tế về cuộc đấu tranh của ta chống việc chế độ Sài Gòn phá Hiệp định Paris.

        Về phía Mỹ, việc phá các chuyến bay đi Hà Nội không đến nỗi gay gắt và thường xuyên, vi họ có lợi ích trong việc giữ liên lạc với Hà Nội, nhưng mỗi lần muốn gây sức ép, họ vẫn không ngần ngại đình chỉ. Ngày 8-6-1973, trên đường từ Hà Nội vào, do một sự cố nhỏ xây ra trên máy bay, Mỹ viện cớ vấn đề an toàn đình chỉ các chuyến bay mấy tuần liền rồi mới khôi phục. Trong các thời gian khác, thỉnh thoảng Mỹ vẫn cắt một chuyến bay, thường là với lý do kỹ thuật (lúc thì do thời tiết, lúc thì máy móc trục trặc), có những lần ra đến bầu trời Gia Lâm rồi quay lại.

        Ngoài việc gây sức ép và tạo khó khăn cho ta trong sinh hoạt và hoạt động, đối phương còn dùng nhiều thủ đoạn phá rối tại bàn hội nghị. Những lúc cẩn thiết họ cũng biết tỏ ra lịch sự, mềm dẻo, thậm chí còn có vẻ thân ái trong những lúc nghỉ giải lao chung, nhưng đó chỉ là cái ngắn ngủi, cái tạm thời. Cũng có những trường hợp có những người biểu thị thải độ hữu nghị cá nhân, ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ cán bộ ta giải quyết những nhu cầu riêng tư về vật chất và tình cảm (nếu có gia đình ở vùng địch), nhưng rồi những thái độ đó đã sớm bộc lộ là thủ đoạn tác động tâm lý và chiêu hồi được chỉ đạo.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2014, 07:57:18 am
        Thực chất ý đồ của Nguyền Văn Thiệu là không thi hành Hiệp định Paris, chỉ muốn dùng cơ quan LHQS làm bình phong cho các hành động quân sự lấn chiếm vùng giải phóng của ta hòng tiến tới đẩy ta vào thế ngày càng yếu kém. Khốn nỗi trên chiến trường họ lại không phải là người thắng; ở những nơi các đơn vị ta có chập chửng lúc đầu, sau khi được uốn nắn đã kiên quyết đánh trả và giành lại các khu vực đã mất. Bởi vậy bước vào bàn hội nghị họ vừa không có tư thế của kẻ mạnh vừa không có lập luận pháp lý và đạo lý chân chính đàng hoàng. Họ phải dựa vào những thủ thuật không mấy đẹp đẽ để làm cho các cuộc thào luận kéo dài vô bổ, nhất là không bỏ lỡ cơ hội làm cho cán bộ đàm phán của ta mất bình tĩnh và có những sơ hở về lời nói, thái độ hoặc cử chỉ tạo cơ cho họ xuyên tạc, vu cáo và hạ uy tín của ta trước dư luận.

        Trong những phiên họp có nêu bàn bạc thật sự về những vấn đề của Hiệp định, họ thường đưa ra những đề nghị ngược hẳn với ý kiến của ta và với tinh thần Hiệp định, khiến các cuộc bàn cãi không thể đạt kết quả. Còn trong phần lớn thời gian khác thì chủ trương phá rối càng rõ hơn: có lúc họ đòi bàn trước về chương trình nghị sự từng phiên họp, phải thỏa thuận về những vấn đề nêu ra rồi mới thảo luận nội dung, nhưng đi vào thảo luận thì họ bác những vấn đề ta nêu ra. họ lại đòi giải quyết những điều không thể chấp nhận. Có lúc họ lại đòi giới hạn thời gian phát biểu của mỗi bên, quy định chỉ được nói trong một số phút, nếu ta vượt quá là họ ngắt lời hoặc bỏ họp giữa chừng.

        Chỉ nêu vài ví dụ: ngày 26-4-1974 trong một buổi họp cấp Trưởng đoàn họ ngắt lời ta 68 lần, ngày 30-4-1974 chỉ trong 15 phút họ cướp lời 13 lần, ngày 3-5-1974 trong 30 phút họ ngắt 10 lần. Trong khi đó nhiều lúc họ lại dùng trò nói dài để kích ta cũng ngắt lời như họ và đổ lỗi về phía ta: ngày 15-1-1974 lấy cớ kiểm điểm một năm thi hành Hiệp định, Trưởng đoàn phía Sài Gòn nói liền một mạch từ 10 giờ đến 14 giờ 30. Ngày 27-4-1974 họ đọc bài viết sẵn hơn một giờ. Ngày 21-6-1974 họ giành nói liền bốn giờ cho đến hết phiên họp. Trong các phiên họp căng thẳng như thế, họ thường dùng thái độ, lời nói và cử chỉ xa lạ với những người thương lượng ngoại giao.

        Vào hạ tuần tháng 8-1973 (lúc này đang ở thời kỳ tranh cãi giằng co vô bổ, Trường đoàn ta được chỉ đạo không trực tiếp đi họp, để các phó trưởng đoàn thay nhau đi), Đoàn Sài Gòn giở trò khiêu khích mới: một mặt họ chọc tức ta bằng những lởi lẽ láo xược đối với Bác Hồ và Bác Tôn, mặt khác (điều đáng ngạc nhiên) họ lại dám đưa vấn đề yêu nước bán nước ra so sánh giữa họ với ta, xoay quanh luận điệu "Quốc gia và Cộng sản", "Việt Nam cộng hòa yêu nước, Việt Cộng bán nước". Trong mấy phiên đầu phía ta chỉ đập lại ngắn gọn, không đi sâu tranh luận, dành thời gian vào chủ đề của ta là đấu tranh vạch tội vi phạm Hiệp định của họ. Dường như họ tưởng ta yếu thế và tránh né nên càng dấn tới, nói năng càng hỗn hơn.

        Đảng ủy Đoàn chủ trương phải cho một đòn đích đáng để trừng trị thái độ láo xược và thói lộng ngôn đó. Đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng đoàn (đã dẫn đầu Đoan ta trong mấy phiên trước) đến họp với tư thế ung dung như thường lệ, vẫn chủ động nêu vấn đề của ta là việc bảo đảm thực hiện các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao. Đến khi Phan Hòa Hiệp (Phó trưởng đoàn đối phương) trở lại chuyện "yêu nước, bản nước", đổng chí tuyên bố sẽ phát biểu có hệ thống về vấn đề này, và sẽ nói trong mấy phiên họp liền, vì phía họ đả lặp đi lặp lại trong nhiều phiên rồi. Đồng chi kể lại lịch sử yêu nước cận đại chống thực dân xâm lược của Dân tộc ta từ thời Cần Vương qua các phong trào yêu nước đầy hy sinh khác cho đến khi Đảng Cộng sản ra đời, lảnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến thần thánh đi đến thắng lợi,  buộc Mỹ phải rút quân. Đồng chí lại phân tích cội nguồn và bàn chất bản nước của cái gọi là Việt Nam cộng hòa và Quân đội cộng hòa, lần ngược từ Gia Long đến Bảo Đại, Ngô Đình Diệm cho đến cái "Việt Nam cộng hòa" bây giờ của Nguyễn Văn Thiệu. Đoàn họ bị đòn đau đến tận xương nhưng vẫn phải ngồi nghe đến mấy phiên mà không cắt ngang như những lần khác, vì chính họ đã nêu vấn đề ra tuyển chiến và thách thức, nếu phá nửa chừng thì thành ra thảm bại quá. Thật dại dột cho họ, tự mình chủ động đưa đề tài này ra cho ta có dịp phát biểu công khai chính thức, đưa gậy cho ta đập (cần nói thêm một điều đã được thỏa thuận từ thời kỳ bốn bên là trong các phiên họp Trường đoàn, các bên đều có quyền ghi âm các lời phát biểu. Do đó không chỉ có Đoàn họ tại phiên họp nghe mà bọn cấp trên ở phía sau cũng được dịp nghe bản cáo trạng dài của đồng chí Võ Đông Giang). Đến phiên họp thứ 3 ngày 31-8-1973. khi đồng chí nói sẽ kết luận và sẽ giải đáp rõ vấn đề "ai yêu nước và bán nước" thi, không chịu nổi nữa, Phan Hòa Hiệp vớ cái gạt tàn thuốc lá trước mặt giơ lên và giở giọng mày tao: "Việt Cộng bán nước, mày không biết sao?". Không biết y có dám ném không, nhưng chỉ riêng cử chỉ và lời lẽ đó cũng đã thể hiện đầy đủ tính côn đồ của một viên tướng ngụy "lính tẩy". Đồng chí Võ Đông Giang đập tay xuống bàn để trấn áp, lên án ngắn gọn thái độ vô lễ đó và chấm dứt phiên họp.

        Sáng hôm sau thứ bảy 1-9-1973, phía đối phương ngăn cản cuộc họp báo thường kỳ của ta, nhưng một sự kiện như vậy làm sao bưng bít được, nó đá gây tiếng vang xấu đối với chế độ Thiệu trong giới báo chí đông đảo ở Sài Gòn. Có thể cũng đến tai người Mỹ và bị chấn chình, mấy hôm sau viên trung tướng Phạm Quốc Thuần, Trưởng đoàn Sài Gòn, nhân cùng dự một cuộc chiêu đãi đã đến gặp Trưởng đoàn ta và đấu dịu, đổ lỗi cho hai phó trưởng đoàn nóng nảy và đề nghị phiên tới hai Trưởng đoàn trực tiếp đi họp.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2014, 12:10:56 am
        Nhưng không lâu sau đó trong Đoàn họ lại biểu hiện chứng nào tật ấy, lần này không phải Phan Hòa Hiệp mà là Nguyễn Tử Đóa, cũng là phó trưởng đoàn đi thay Trưởng đoàn. Trong phiên họp ngày 21-9-1973, đáp lại sự phê phán đấu tranh của ta về những vi phạm Hiệp định có hệ thống trên nhiều mặt của phía Sài Gòn, Nguyễn Tử Đóa lại giờ giọng khiêu khích, dùng những lời lẽ rất láo xược xúc phạm Hồ Chủ tịch. Đóa cũng là một điển hình trong số sĩ quan mang nặng bản chất giai cấp chống đối cách mạng, thể hiện tinh thần cực đoan chống Cộng và tính lỗ măng trong đấu tranh ngoại giao. Dẫn đầu Đoàn ta trong phiên họp đó là đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Phó trưởng đoàn. Nói mấy lời phản đối rồi bỏ phiên họp cũng là một cách biểu thị, nhưng đồng chí thấy cần giành chủ động tấn công, đập lại tơi bời luận điệu phản động của địch, vì buổi họp đã gần trưa, đồng chí nói ngắn gọn một ý là không phải ngẫu nhiên mà ngay cả các bọn đế quốc xâm lược dù thù địch đến đâu cũng phải tò thải độ kính nể đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế mà có những kẻ mang dòng máu Việt Nam lại không còn liêm sỉ đi xuyên tạc một cách trơ tráo sự thật về Người. Đồng chí tuyên bố tiếp là trong buổi họp chiều sẽ giữ quyền phát biểu về vấn đề này, sẽ vạch rõ bản chất và động cơ của những kẻ theo chân đế quốc chống lại sự nghiệp giải phóng Dân tộc lại còn nói xấu vị lãnh tụ của Dân tộc. Trong phiên họp chiểu hôm đó và các phiên trong mấy tuần tiếp theo, Nguyễn Tử Đóa đã tránh không đến dự.

        Trong cuộc đấu tranh cách mạng gần 30 năm, do so sánh lực lượng từng lúc, chúng ta đã nhiều lần phải tổ chức thương lượng hoặc làm việc chung với đại diện kẻ địch. Nãm 1946 có tiếp phòng quân cùng hoạt động với quân Pháp. Nãm 1954 sau Hiệp nghị Genève có Ủy ban liên hiệp với Pháp. Từ 1968 có hội nghị Paris với Mỹ. Họ đều thuộc giới thực dân, tự cho họ cao hơn ta, thường trịch thượng và kẻ cả. Thái độ chững chạc của các đại diện đàm phán của ta làm cho họ phải tự chấn chỉnh. Nhưng dù họ có kiêu ngạo đến mấy cũng chưa thấy có trường hợp lỗ mãng như một số tướng tá Sài Gòn được cử vào BLHQS hai bên Miền Nam Việt Nam. Họ đều có học vấn khá. có kiến thức tương đối rộng, có được đi du học hoặc giao dịch ở nước ngoài nhưng phong cách xử sự thì trong một số trường hợp tệ hại hiếm thấy trên bàn thương lượng.

        Cán bộ hai Đoàn ta chi quen cầm súng, không có mấy kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao, nhưng kể cả trong những tình huống căng thẳng nhất vẫn giữ đúng tư thế đĩnh đạc của người nắm lẽ phải trong tay, không hề một lần bị kích động vi khiêu khích, thể hiện đúng khẩu hiệu mà một đồng chí lảnh đạo ngành ngoại giao đã nêu: "cán bộ đi đấu tranh ngoại giao phải có trái tim nóng hổi nhưng phải giữ cho lạnh cái đầu".

        Khách quan và công bằng mà nói, không phải không có một ít người tuy theo Mỹ - ngụy và về mặt công khai vẫn tỏ thái độ chống đối ta, nhưng trong thâm tâm vẫn mặc cảm về thân phận của mình. Trong những lúc họp liên hợp hoặc quan hệ làm việc chính thức, họ phải biểu thị cứng rắn theo lập trường của cấp trên và quan thầy, nhưng trong giờ giải lao, khi ngồi cùng uống nước trong phòng nghỉ chung hoặc đứng cùng cán bộ ta ngoài phòng họp, họ có khi cũng giai quyết một vài việc cụ thể trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình. Một số trong bọn họ quê ở miền Bắc, tham gia quân ngụy từ thời Pháp rồi theo Pháp vào Nam, nay cũng muốn biết tình hình quê hương. Vào cuối thời kỳ BLHQS bốn bên, có người nhờ cán bộ ta (ở Đoàn A) giúptìm hiểu tin tức gia đình.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2014, 12:53:12 am
       
        2. Trao trả nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ:


        Vấn đề quyết liệt thứ hai mà ta kiên trì đấu tranh tại BLHQS hai bên và đạt được một phần thắng lợi là về trao trả người bị bắt.

        Trong thời kỷ BLHQS bốn bên, đi đôi với việc ta trả hết tù binh Mỹ và hầu hết tù binh phía Sài Gòn, phía Sài Gòn đã trả cho ta phần lớn NVQS, tức tù binh (hơn 26 ngàn người) còn NVDS (tù chính trị) theo Hiệp định và Nghị định thư sẽ do hai bên Miền Nam Việt Nam tiếp tục giải quyết.

        Ngay từ những phièn họp đầu của BLHQS hai bên trung ương, ta đã kiên quyết và liên tục đỏi thực hiện ngay việc trao trả để đón anh chị em chủng ta về sớm ngày nào hay ngày đó. Cán bộ của ta bị đối phương giam giữ thì nhiều, người của họ bị ta còn giữ chi có ít (vi chính sách của ta trong kháng chiến, là khoan hồng và sớm tha những người lầm lạc theo địch biết ăn năn hối lỗi, và lại hoàn cành thực tế cùa ta không cho phép giam giữ cùng lúc quá đông người).

        Phía Sài Gòn lại chẳng thiết gì việc đòi người của mình về nên cố tinh dây dưa, hòng lấy vấn đề này làm đòn bẩy đòi thực hiện những yêu sách khác. Họ cũng bày đủ trò tranh cải việc chọn địa điểm, quy định thể thức thực hiện, ra điều kiện bảo đảm an toàn, v.v. để kéo dài tranh cãi. Họ còn cho máy bay và đại bác bắn phá một số nơi đã được thỏa thuận chọn để trao trả.

        Trong vấn đề này ta có thế mạnh tương đối, đó chính là sự liên quan với việc Mỹ nóng lòng muốn sớm nhận hài cốt người chết và triển khai tìm kiếm người mất tích. Mỹ muốn tranh thủ thuận lợi từ phía ta (VNDCCH và cả CPCMLT) đã ép Sài Gòn phải đi vào thực hiện. Về phía Sài Gòn, họ cũng bị sự lên án và sức ép mạnh mẽ của dư luận cả ở Việt Nam và trên thế giới về vấn đề rất nhạy cảm này.

        Thảng 7-1973, Thủ tướng Thụy Điển, các thượng nghị sĩ Kennedy và Kremston, giám mục Thomas Gambleton của Mỹ, giáo sư triết học Giova Cobe của Canada, 260 nhà nghiên cứu về châu Á của Mỹ, Ủy ban của Ý đòi trả tự do cho tù chính trị ở Miền Nam Việt Nam đều lên án chế độ Sài Gòn giam giữ. đối xử vô nhân đạo với tù chính trị và đòi phải trả tự do cho họ.

        Ở ngay Miền Nam, tháng 8-1973, 29 tổ chức chính trị xã hội, 15 nghệ sĩ, 40 dân biểu, 8 linh mục ở Sài Gòn cũng tố cáo như vậy và đòi phải thả hết tù chính trị.

        Những điều này giải thích vì sao trong không khí sôi bỏng ở các chiến trường ngày càng căng thẳng, ta vẫn đấu tranh thực hiện được mấy đợt trao trả trong tháng 4, tháng 5 và tháng 7-1973, tháng 2 và tháng 3-1974. Trong các lần đó họ đả trả cho ta 5.075 NVDS và 130 NVQS, ta trả cho họ 637 NVDS và 410 NVQS.

        Ngày 6-3-1974, Chính phủ VNDCCH cho Mỹ nhận 12 bộ hài cốt. Ngày 13-3-1974, cho nhận thêm 11 bộ nữa, đủ theo kế hoạch nhận hài cốt người chết đợt đầu.

        Tuy nhiên cần thấy rầng mặc dù ta đã cố gắng lớn và đấư tranh rất quyết liệt, kết quả đạt được trong việc đòi trao trả NVDS không cao, số người họ trả cho ta thấp rất nhiều so với số họ giam giữ. Nguyễn Văn Thiệu đã có lúc nói rõ: trao trả tù chính trị "là thả cọp về rừng". Sức ép của Mỹ đối với Sài Gòn trong vấn đề này cũng chỉ có mức độ. Phải đến ngày hoàn toàn thắng lợi thì hàng vạn đồng chí và anh chị em tủ chính trị của ta bị giam trong các nhà tù lớn ở miền Nam củng như các nhà tù ớ các tỉnh huyện, mới được giải phóng hết và trở về


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2014, 02:31:13 am
   
*

*       *

        Hiệp định Paris và Nghị định thư về trao trả giao vấn đề trao trả NVDS Việt Nam bị bắt và giam giữ "cho hai bên Miền Nam Việt Nam giải quyết" nhưng không có những quy định cụ thể và dứt khoát như đối với việc trao trả NVQS mà chỉ nêu: "Hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ làm việc đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc..."; "Hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực"; "Trong vòng mười lăm ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ trao đổi danh sách các NVDS Việt Nam bị mỗi bên bắt và giam giữ và danh sách những nơi giam giữ họ". Cuộc đấu tranh tại Paris về nội dung các điều khoản Hiệp định về vấn đề này chỉ đạt được đến thế, chủ yếu kêu gọi thiện chí của hai bên, mà thiện chí của phía Nguyễn Văn Thiệu thì ta đã biết rõ. Bởi vậy cuộc đấu tranh để thực hiện trao trả NVDS tại BLHQS hai bên trung ương là rất gay go quyết liệt và kéo dài.

        Do tính chất cuộc chiến tranh, chúng ta không nắm được đối phương đã bắt và giam giữ bao nhiêu người, nhưng chắc chắn con số phải là hàng trăm ngàn. Chính Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Đức Nhã (cố vấn của Thiệu) đã tuyên bố là năm 1972 phía Sài Gòn đã bắt 41.000 người "hoạt động cho Cộng sản”. Tờ báo Ý "E1 Giorno” số ra ngày 10-4-1973 nêu: "Mục sư tin lành người Ý Tullo Vinay đã tuyên bố là Việt Nam cộng hòa còn giữ 200.000 tù chính trị". Đài BBC đửa tin: "Hội ân xá quốc tế đã đưa con số tù chính trị tại Việt Nam cộng hòa từ 70.000 đến 100.000 người". Tạp chí "Đối diện" xuất bản ở Sài Gòn số 45 - 48 cũng đả nêu: "Việt Nam cộng hòa còn giam giữ 200.000 tù chính trị...".

        Một điều cần chú ý là trong "nhân viên dân sự", ngoài cán bộ và cơ sở cách mạng của ta, còn những người trong "lực lượng thứ ba", những nhân sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh không ở trong tổ chức cách mạng nhưng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, chống nô dịch thực dân, chống làm tay sai nên bị bắt. Những người này cũng thuộc diện phải trao trả, ta chủ trương đòi phải trả họ về với đoản thể hoặc gia đình của họ trong vùng kiểm soát của phía Sài Gòn, đồng thời sẵn sàng xem xét nhận những người nào muốn về sống trong vùng kiểm soát của CPCMLT.

        Trong phiên họp đầu tiên ngày 29-3-1973 của BLHQS hai bên trung ương, hai Trưởng đoàn đã thỏa thuận cử Tiểu ban trao trả NVDS trên cơ sở giữ lại thành phần của hai bên trong Tiểu ban trao trả NVQS thời kỳ bốn bên. Trưởng đoàn phía ta trong Tiểu ban là thượng tá Nguyễn Văn Hoàn, từ tháng 8-1973 trở đi là trung tá Bùi Thiệp (sau này là đại tá). Trưởng đoàn phía đối phương là đại tá Dương Đình Thụ. Số lượng sĩ quan đại biểu của mỗi bên, các thể thức thủ tục họp Tiểu ban củng như thực hiện trao trả tại các địa phương vẫn theo như thỏa thuận thời kỳ bốn bên.

        Trong mấy phiên họp đầu của Tiểu ban cuối tháng 3 đầu tháng 4-1973, đối phương đề nghị ta trả số 410 NVQS của họ còn lại từ thời kỳ bốn bên (ta đã định trả ngày 27-3-1973 tại Đức Nghiệp - Gia Lai nhưng địa điểm này bị quân Sài Gòn oanh tạc nên phải đình lại), họ yêu cầu ta bổ sung danh sách NVQS mà CPCMLT còn giam giữ ở cả Miền Nam và Miền Bắc , và cả NVQS của họ bị bắt ở Nảm Lào và ở Cam-pu-chia, xong mới bàn việc trao trả NVDS. Phía ta đòi hai bên trả hết số NVQS thời kỳ bốn bên còn lại cùng trong một ngày, cùng một địa điểm ở Đức Nghiệp, thông báo số lượng NVDS mỗi bên đang giam giữ, triển khai đồng thời việc trao trả NVDS cùng với NVQS còn lại nói trên.

        Tại các phiên họp Trưởng đoàn, ta nhắc lại những tuyên bố của Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Đức Nhã cùng những thông tin qua báo chí và đài phát thanh nước ngoài về số lượng hàng trăm ngàn NVDS bị phía họ giam giữ, ta lên án chính sách và chế độ nhà tù tàn bạo của họ và yêu cầu hai bên cùng mời một số Hội Hồng thập tự quốc gia đến thăm các trại giam của hai bên.

        Trong phiên họp ngày 6-4-1973, Trưởng đoàn Sài Gòn thông báo còn giam giữ 5.081 NVDS, Trưởng đoàn ta báo còn giam giữ 637 NVDS (vì phần lớn những người bị ta bắt sau khi được giáo dục một thời gian đã được trả tự do).

        Trong phiên họp ngày 20-4-1973, Trường đoàn ta đề nghị:

        -   Phía CPCMLT trả cho phía Sài Gòn 410 NVQS còn lại và 637 NVDS.
        -   Phía Sài Gòn trả cho ta 242 NVQS (cũng còn lại trong danh sách được báo thời kỳ bốn bên) cùng một ngày tại Đức Nghiệp với số NVQS ta trả, 5.081 NVDS mà họ đã báo, đồng thời đưa tiếp danh sách NVDS còn bị họ giam giữ.

        Thời gian trao trả có thể bắt đầu 24-4-1973 và kết thúc ngày 26-4-1973.

        Trưởng đoàn họ yêu cầu ta bổ sung số lượng NVDS và nêu con số 67.000 người mà họ nói còn bị phía CPCMLT giam giữ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2014, 05:32:33 am
        Đến phiên họp Trưởng đoàn ngày 24-4-1973, phía Sài Gòn mới thỏa thuận trả cho ta 750 NVDS ở hai địa điểm Lộc Ninh và Tống Lê Chân (đều thuộc tỉnh Bình Long, nay thuộc tỉnh Sông Bé). Phía ta thỏa thuận trả cho họ 637 NVDS ở Lộc Ninh và một số nơi khác.

        Hai bên giao cho Tiểu ban (họp ngay tối 24-4-1973) bàn thống nhất về địa điểm và thể thức trao trả. Kế hoạch được Tiểu ban thỏa thuận và hai Trưởng đoàn đồng ý là:

        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 750 NVDS tại Lộc Ninh.
        -   Phía CPCMLT trả cho phía Sài Gòn 637 NVDS tại Lộc Ninh, Thiện Ngôn (Tây Ninh), Phú Yên, Tam Kỳ.
        -   Thời gian tiến hành từ 28-4 đến 4-5-1973.

        Nhưng đi vào thực hiện được một ngày thì đối phương tự tiện quyết định ngừng trao trả với lý do không có sự chứng kiến của đại diện UBQT kiểm soát và giám sát (lúc này, sau vụ Ly Tôn (sẽ nói ở đoạn sau) UBQT đang tạm ngừng các cuộc đi lại trên không để thảo luận với phía ta đòi mở rộng hành lang bay). Ngày 28-4-1973 phía Sài Gòn trả cho ta 100 NVDS, ta trả cho họ 385 người, rồi công việc bị đình trệ.

        Sau nhiều phiên họp, tại Tiểu ban củng như tại hội nghị Trưởng đoàn, ta đấu tranh đòi tiếp tục thực hiện kế hoạch trao trả bị bỏ dở, phía họ mới thỏa thuận trao trả tiếp 650 NVDS của ta ở bờ bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị)từ 7-5 đến 9-5-1973. Thực tế đến 11-5 mới kết thúc đợt đó. Theo thủ đoạn quen thuộc, trong ngày trao trả nào họ cũng cài vào một số kẻ "chiêu hồi" (tức người bị bắt đã đầu hàng và nguyện làm việc cho địch), trả một số dân thường, sinh viên, học sinh bị họ bẳt và giam giữ. Từ 7 đến 9-5-1973 có 33 người xin về quê quán trong vùng do đối phương kiểm soát. Cán bộ phụ trách của ta đã đồng ý để cho họ được toại nguyện. Ngày 10-5, 10 người "chiêu hồi" xin trở về Sài Gòn, sau được cán bộ ta tìm hìểụ, giải thích và động viên, 9 người thay đổi ý kiến trước Tổ LHQS và Tổ UBQT xin được trao trả phía CPCMLT.

        Ngày 11-5-1973, Chính phủ VNDCCH chấp nhận cho một nhóm sĩ quan Mỹ trong Tổ LHQS bốn bên ra Hà Nội đi thăm một số mồ mả phi công Mỹ chết được chôn ở Miền Bắc.

        Do sự đấu tranh mạnh mẽ của ta tố cáo phía Sài Gòn không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris, ngày 13-6-1973 tại Paris đại diện bốn bên ký Thông cáo chung nhấn mạnh lại một số điều khoản quan trọng trong Hiệp định, trong đó quy định hai bên Miền Nam Việt Nam phải "làm hết sức mình để hoàn thành" việc trao trả cho nhau NVDS bị bắt và giam giữ "trong vòng bốn mươi lăm ngày" (tức là đến ngày 28-7-1973), đồng thời "để cho những Hội Hồng thập tự quốc gia được họ thỏa thuận tới thăm tất cả các nơi giam giữ những nhân viên đó".

        Dựa vào Thông cáo chung, tại BLHQS hai bên trung ương ta đòi đối phương phải trả hết ngay số NVDS đã được họ thông báo, trả hết số NVQS mà họ trả còn thiếu từ thời kỳ bốn bên, đồng thời thông báo bổ sung để trả hết NVDS và NVQS còn bị họ giam giữ đúng thời hạn quy định của Thông cáo chung, kết thúc vào ngày 28-7-1973.

        Phiên họp Trưởng đoàn ngày 17-7-1973 đã thỏa thuận kế hoạch trao trả từ 23 đến 28-7-1973:

        -   Phía họ trả cho ta 33 NVQS, 4.331 NVDS (đủ số 5.081 đả thông báo) tại Lộc Ninh, bầc sông Thạch Hãn, Thiện Ngôn.
        -       Phía ta trả cho họ 410 NVQS còn lại từ thài kỳ bốn bên, 252 NVDS (đủ số 637 đã thông báo) tại Đức Nghiệp, Minh Hòa (Bình Long, nay thuộc tỉnh Sông Bé), Hậu Nghĩa (nay thuộc Long An), Bà Rịa, Rạch Giá.

        Đợt này củng chỉ thực hiện được hai ngày 23 và 24-7-1973 rồi lại bị phía họ đình lại:

        -   Phía CPCMLT trả cho họ 28 NVDS ở Thiện Ngôn.
        -   Phía họ chỉ trả cho ta 772 NVDS so với kế hoạch trao trả 1800 người.

        Ngày 24-7 họ cài một số tên chiêu hồi vào, 3 tên đứng lên xin "về với tự do của quốc gia", bị anh chị em ta được trao trả vạch mặt chiêu hồi và đả đảo. Mặt khác họ không chịu đáp ứng nguyện vọng của 20 trí thức và sinh viên (thuộc lực lượng thứ ba được trao trả cho CPCMLT tại Lộc Ninh ngày 28-4) muốn được trở về với gia đình trong vùng kiểm soát của họ, chủ yếu là về Sài Gòn. Viện cớ ở địa điểm trao trả đã diễn ra những việc gây mất trật tự, đối phương lại một lần nửa đơn phương đình hoãn trao trả



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2014, 03:00:42 am
        Cuộc đấu tranh của ta đòi hoàn thành kế hoạch trao trả đã thỏa thuận (mặc dầu trong kế hoạch đó số lượng mà phía Sài Gòn nhận trả cho ta còn thấp rất xa so với con số thực tế người của ta bị họ giam giữ) diễn ra liên tục và quyết liệt từ tháng 8 đến cuối tháng 12-1973. Họ đưa ra những yêu sách mới để gây tranh cãi kéo dài: họ đòi trao trả trong vùng họ kiểm soát, trái với điều đã thỏa thuận và thực hiện từ thời kỳ bốn bên đến nay, họ đòi ta phải trả số NVQS của họ bị bắt ở Lào và Cam-pu-chia, tố con số NVQS bị ta giam giữ ở cả miền Nam và miền Bắc là 28.000, còn NVDS là 67.000. Họ còn đòi bàn lại các thủ tục (đã được thỏa thuận và thực hiện từ trước) về trao trả NVDS.

        Đến phiên họp trưởng đoàn ngày 4-1-1974, phía Sài Gòn đồng ý thực hiện trước Tết Nguyên đán (Giáp Dần 23-1-1974) kế hoạch trao trả đã dược thỏa thuận ngày 17-7-1973. Mỗi Đoàn cử một ủy viên, phía ta là thượng tá Nguyễn Văn Hoàn, phía họ là đại tá Dương Hiếu Nghĩa, chiều 4-1 gặp nhau bàn kế hoạch, và hai bên đã thỏa thuận thực hiện trao trả từ 10-1 đến chậm nhất là 21-1-1974 (29 tháng Chạp Quý Sửu), ngày 7-1 sẽ cử sĩ quan đi xem lại địa điểm, còn các chi tiết khác giao cho Tiểu ban bàn rồi trình lại hai Trưởng đoàn duyệt. Thế nhưng họ lại vẫn không chịu bàn kế hoạch cụ thể.

        Ngày 10-1-1974, trong một phiên họp đặc biệt do ta triệu tập, Trưởng đoàn ta nghiêm khắc phê phán phía Sài Gòn cố tình trì hoãn việc trao trả, nhiều lần không thực hiện kế hoạch đã được thỏa thuận. Trưởng đoàn Sài Gòn chống chế, nói các vấn đề chỉ mới được nêu ra để bàn chứ chưa thỏa thuận. Họ vẫn đòi phải trao trả ở bờ nam sông Thạch Hãn (thuộc vùng kiểm soát của họ), đòi ta trả 410 NVQS của họ ở Đức Nghiệp, bổ sung số lượng NVDS ta còn giam giữ, còn họ sẽ trả 500 NVDS tại Lộc Ninh, không chấp nhận ba địa điểm khác do ta đưa ra là Bà Rịa, Hậu Nghĩa, Cà Mau.

        Ta phải liên tục đấu tranh trong nhiều phiên họp cả cấp tiểu ban và cấp trưởng đoàn, và cũng phải chờ những động thái bên Tổ LHQS bốn bên liên quan đến việc Mỹ chuẩn bị nhận một số hài cốt phi công chết ở Miền Bắc, đến phiên họp Trưởng đoàn ngày 2-2-1974 họ mới thỏa thuận tiếp tục việc trao trả:

        -   Họ sẽ trả cho ta 3.506 NVDS và 33 NVQS.
        -   Ta sẽ trả cho họ 224 NVDS và 410 NVQS.

        Theo kế hoạch đó ta sẽ trao trả cho họ đủ 410 NVQS còn lại từ thời kỳ bốn bên, và cộng với hai lần trao trả trong tháng 4 và tháng 7-1973, đủ số 637 NVQS ta giam giữ và đã thông báo. Còn phía họ chỉ báo trả 33 NVQS trong số 242 còn lại (thiếu 209 người), cùng 3.506 NVDS (cộng với số 1.522 đã trao trả trong tháng 4, tháng 5 và tháng 7-1973 mới đạt 5.028 người, còn thiếu 53 so với 5.081 họ đã thông báo ngày 6-4-1973). Tuy vậy ta vẫn tạm chấp nhận để sớm nhận các đồng chí của ta về rồi sẽ đấu tranh đòi trao trả tiếp. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 8-2 đến 7-3-1974, chia làm 3 đợt, nhưng thực tế đả được tiến hành tương đối liên tục, chỉ nghỉ vài lần một ngày giữa chừng.

        Trong thời gian này, một toán 9 sĩ quan, chuyên viên và phiên dịch của Mỹ trong Tổ LHQS bốn bên được Chính phủ VNDCCH chấp nhận cho ra Hà Nội để bàn thủ tục cất bốc một đợt hài cốt phi công Mỹ được chôn ở Miền Bắc.

        Trong việc thực hiện kế hoạch trao trả lần này, phía đối phương vẫn giở những thủ đoạn gian lận hoặc khiêu khích thường lệ: đợt đầu (8 đến 15-2-1974) trả không đủ số người đã báo; lần nào củng cài vào một số chiêu hồi và những người không thuộc diện trao trả cho ta.

        Ngày 16-2-1974, ta triệu tập một phiên họp Trưởng đoàn bất thường để đòi họ phải trao trả đúng số lượng đã thỏa thuận và đúng đối tượng, phê phán và đòi họ không được dùng những từ ngữ có tính chất khiêu khích như "tội phạm và nhân viên Cộng sản...". Sau đó kế hoạch trao trả tiếp đợt hai và đợt ba đã được thỏa thuận. Ngày 7-3-1974 kết thúc chuyến trao trả đầu năm 1974 và cũng là ngàv cuối cùng thực hiện được việc trao trả người ta bị bắt, quân sự và dân sự. Trong ngày này phía Gòn trao trả cho ta tại Lộc Ninh 25 NVDS và 97 NV (ngoài số 33 NVQS họ đã báo vẫn còn thiếu 112 NVQS với 242 người còn lại từ thời kỳ bốn bên). Từ đó về sau ta vẫn kiên trì đấu tranh nhưng không đạt được kết quả gi thiết thực nữa.

        Trong số 25 NVDS được trao trả cuối cùng có Võ Thị Thắng, người nữ sinh đấu tranh cho độc lập dân tộc địch cầm tù mà "nụ cười chiến thắng" bất hủ đã được một nhà nhiếp ảnh nước ngoài ghi lại sau phiên tòa của chế độ Sài Gòn năm 1968, với lời nói đầy khí phách của cô: "Chế độ này còn sống được bao lâu nữa mà đòi giam tôi 28 năm?".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2014, 02:32:19 am
        Tổng hợp kết quả trao trả trong thời kỳ BLHQS hai bên trong bốn lần từ tháng 4-1973 đến đầu tháng 3-1974, phía CPCMLT đã trả đủ cho phía Sài Gòn 410 NVQS còn lại và 637 NVDS như đã thông báo (trong năm 1973 trả 413 và trong đợt đầu năm 1974 trả 224). Họ trả cho ta 130 NVQS 5.075 NVDS (trong đợt cuối trả 3.553 cộng với 1.522 đã trả trong năm 1973), vẫn còn thiếu so với số 5.081 NVDS họ đã thông báo, còn so với số người thực tế họ còn giam giữ thì càng thấp hơn nhiều.

        UBQT củng rất quan tâm đến việc trao trả, trong đợt nào và tại địa điểm nào cũng cử Tổ lưu động đủ 4 thành viên đi giám sát. Trong một số trường hợp, các đại sứ Trưởng đoàn hoặc các tướng phó các Đoàn trong Ủy ban củng tự mình đi theo dõi. Ngày 12-2-1974, cả bốn thiếu tướng trưởng đoàn các đoàn quân sự trong Ủy ban đã đi Đức Nghiệp (Gia Lai) chứng kiến ta trao trả 100 NVQS. Ngày 22-2-1974, Đại sứ Trưởng đoản Ba Lan đi Lộc Ninh. Ngày 28-2-1974, cả Đại sứ Trưởng đoàn và thiếu tướng Phó đoàn I-ran cùng đi Lộc Ninh, nhưng dọc đường đụng phải máy bay chiến đấu của quân Sài Gòn phải quay trở về, trong ngày đi hai lần đều như vậy. Ngày 2-3-1974, Đại sứ I-ran đi Cà Mau chứng kiến việc trao trả của ta.

        Khác với NVQS, số NVDS được trao trả cho CPCMLT gồm cả nam và nữ, một số chị bị bắt khi đang có thai, các cháu từ ngày sinh ra đã phải cùng ở tù với mẹ, khi được trao trả mới 3-4 tuổi. Có những người bị bắt từ năm 1958-1959, trải qua hàng chục nhà tù từ đất liền đến Côn Đảo và phải chịu bao nhiêu sự đày đọa, đến tháng 2-1974 mới được trao trả. Sức khỏe các anh chị em rất yếu, nhiều người tật nguyền do bị tra tấn, nhiều người đang bị bệnh nặng, có người xuống khỏi máy bay đã ngất xỉu. Thể chất thì tiều tụy, nhưng cũng như NVQS ta được trao trả thời kỳ bốn bên, anh chị em tù chính trị củng nêu cao khí phách kiên cưòng bất khuất, không hề nhún nhường trước kẻ thù, và kiên quyết lập tức vạch mặt ngay bọn chiêu hồi được phía đối phương cài vào bày trò "xin trở về với chính nghĩa quốc gia".

        Do diễn biến của tình hình chung lúc đó, ta không đòi được phía Sài Gòn phải tiếp tục trao trả người của ta bị họ bắt, Đoàn đại biểu của ta tại BLHQS hai bên trung ương chỉ còn biết làm hết sức mình để kiên trì tố cáo với UBQT và dư luận việc đối phương còn giam giữ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn NVDS, thủ đoạn gian lận cùa họ chuyển tù chính trị thành thưởng phạm cùng chế độ nhà tù tàn bạo mà dư luận quốc tế và ngay cả những người có lương tri ở Mỹ và những nhân sĩ lương thiện sống dưới chế độ Sài Gòn cũng từng lên án.

        Phải sau ngày từng địa phương được giải phóng kể từ Ban Mê Thuột ngày 11-3-1975 thì hàng trăm hàng ngàn anh chị em ta bị giam giữ ở từng nơi mới được giải phóng theo. Ngày 30-4-1975 mới chấm dứt được sự đày đọa đối với 4.334 đồng chí của ta còn bị giam ở Côn Đảo trong đó có 494 phụ nữ, 34 tử tù. Chiều 4-5 các tử tù và những người bị bệnh nặng được đưa xuống tàu về đất liền, và ngày 17-5-1975 chuyến tàu chót chở số anh chị em cuối cùng rời Côn Đảo vào cập bến Bạch Đằng ở Sài Gòn.

        Cuộc đấu tranh của ta tại cơ quan LHQS - bốn bên cũng như hai bên - đòi thực hiện việc trao trả theo quy định của Hiệp định Paris các NVQS và NVDS của ta bị Mỹ - ngụy giam giữ đã đạt một số kết quả, nhất là nhận lại được số đông cản bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và bán vũ trang đã bị bắt, có cả cán bộ sư đoàn (mà đối phương không biết), nhưng số NVDS được trao trả thì thật rất ít so với số lượng cán bộ chính trị và cơ sở cách mạng của ta còn bị đày đọa trong các nhà tù của chế độ Sài Gòn.

        Dù sao các Đoàn đại biểu của ta tại cơ quan LHQS củng đã làm những gì có thể làm được để giành giật với địch từng người, tố cáo với UBQT, với dư luận trong nước và trên thế giới tội phản trắc của phía Sài Gòn và tội ác tày trời của chúng đối với tù chính trị.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2014, 12:31:17 am

        B - GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CHÍNH NGHĨA, ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN DƯ LUẬN, HỖ TRỢ CHIẾN TRƯỜNG

        Hiệp định Paris chưa ráo mực thì tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu đã ra sức phá hoại một cách có hệ thống. Họ thẳng tay đàn áp các lực lượng yêu nước, lực lượng đối lập trong vùng kiểm soát của họ. Họ không từ một thủ đoạn nào để bưng bít sự thật trước dư luận trong nước và trên thế giới.

        Trong tình hình đó, quá trình hơn hai năm đấu tranh của ta tại Tân Sơn Nhất thực chất là đấu tranh dư luận và nó đã trở thành nhiệm vụ cơ bản xuyên suốt của Đoàn đại biểu quân sự CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương.

        Lãnh đạo Đảng ta đã hiểu rõ từ đầu dã tâm và ý đồ của Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ hỗ trợ nên không trông đợi nhiều vào khả năng thi hành thông suốt toàn bộ Hiệp định Paris. Tuy nhiên vì việc ký được Hiệp định là một thắng lợi quan trọng của ta, nó lại ràng buộc Mỹ vào và được một hội nghị quốc tế quan trọng bảo đảm nên ta cố kiên trì đấu tranh để nó được thực hiện, cho đến lúc rõ ràng không còn triển vọng gì hòa bình tiến tới được nữa, ta phải kiên quyết dùng hành động vũ trang để giữ vững thành quả và đạt mục tiêu giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

        Trong cuộc đấu tranh này, việc tranh thủ dư luận, cả dư luận ở Miền Nam và dư luận quốc tế, là điều hết sức quan trọng, nhằm một mặt vạch trần âm mưu phá hoại của địch, mặt khác chứng minh sự thực tâm của ta, và đặc biệt là giải thích có lý có tình những hành động quân sự mà bất đắc dĩ ta phải tiến hành trên chiến trường trước sự phản
trắc của địch. Nó là một bộ phận trong mặt trận chính và mặt trận ngoại giao đã nổi lên hàng đầu sau khi có Hiệp định Paris để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế

        Vì vậy đi đôi với đấu tranh thi hành Hiệp định, ta đã triển khai ngay từ đầu thế trận đấu tranh dư luận, bởi ngay từ khi Hiệp định Paris sắp được ký kết Nguyễn Thiệu đã bắt đầu phá bằng cái kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" rồi.

        Nhiều cán bộ thông tấn báo chí nhiếp ảnh có năng lực và kinh nghiệm .của Thông tấn xã Việt Nam, Thông tấn xã Giải phóng, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Giải phóng, các báo lớn, cùng với một số nhân viên thông tin tê-lếch giỏi được chọn vào Tân Sơn Nhất, hình thành tiểu Ban Thông tấn báo chí mạnh giúp đẳc lực cho Đoàn trên trận địa quan trọng này.

        Vận dụng 11 quyền ưu đãi miễn trừ đã được BLH bốn bên thỏa thuận, ta đã đòi được quyền tổ chức hàng tuần một cuộc họp báo vào sáng thứ bảy, và quyền liên trực tiếp bằng điện thoại với các nhà báo.

        Sáng thứ bảy 17-3-1973, trung tướng Trần Văn Trà mở cuộc họp báo của Đoàn ĐBQS CPCMLT trong BLHQS bốn bên trung ương, gần 100 nhà báo đã đến dự. Đây cuộc tiếp xúc đầu tiên của đại diện cách mạng với giới báo chí ngay tại Sài Gòn, và là dịp để ta trình bày với dư luận lập trường của ta thi hành Hiệp định và đòi các bên khác cùng nghiêm chỉnh thi hành.

        Sài Gòn là một trung tâm hội tụ đông đảo đại diện các tờ báo lớn, các đài phát thanh truyền hình của nhiều nước, nhất là các nước tư bản lớn vì trong thời điểm lịch sử đó Miền Nam Việt Nam là tiêu điểm của tình hình nóng bỏng trên thế giới, lại là nơi mà Mỹ buộc phải chấp nhận rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Phần lớn trong số họ có cách nhìn và quan điểm khác ta trong nhiều vấn đề, một số thật sự ghét cộng sản, chưa kể không ít "nhà báo" Việt Nam là người của phía Sài Gòn. Nhiều người trong số này có lẽ chưa biết gì về ta thật nên sau cuộc họp họ bàn tán: "Việt cộng đâu có ốm tong ốm teo (tức gầy đét), cha nào củng sáng láng"... (Từ thời Ngô Đình Diệm đã lưu hành một giai thoại chế giễu "Việt cộng" đói khát gầy còm đến mức bảy "tên" cùng đeo vào một cọng đu đủ mà không gãy). Cũng có người, cả người nước ngoài và người trong nước, tỏ cảm tình (người Việt Nam thì kín đáo hơn), nêu câu hỏi chân thành và đúng đắn. Có phóng viên Việt Nam trong giờ giải lao tìm cách khéo léo nói nhỏ cho cán bộ ta biết tên A là của CIA, tên B thuộc Nha chiến tranh tâm lý...

        Trong thời kỳ BLHQS bốn bên, tuy phía Sài Gòn đã vi phạm Hiệp định ngay từ đầu và vẫn được Mỹ dung túng trong chừng mực không hại đến lợi ích của Mỹ, một số điều khoản quan trọng có được thực hiện (ngừng bắn chung lúc đầu, rút quân Mỹ và quân nước ngoài, trao trả NVQS các bên và NVDS nước ngoài), BLHQS còn bàn bạc giải quyết thiết thực công việc, các vi phạm Hiệp định của phía Sài Gòn ít nhiều còn bị kiềm chế, nên các cuộc họp báo củng tương đối thuận chiều, các nhà báo tập trung theo dõi các vấn đề rút quân, trao trả, Hiệp định dù sao củng có được thi hành.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2014, 04:07:40 am
        Bước sang BLHQS hai bên, tình hinh có đổi khác, thời kỳ "thực hiện" coi như đã qua, nay nổi lên hàng đầu cuộc đấu tranh giữa ta và đối phương tố cáo nhau vi phạm Hiệp định, trước hết là vi phạm ngừng bắn. Trong khi các hành động quân sự của họ được đẩy mạnh trên các chiến trường, Đoàn Sài Gòn tại bàn hội nghị trong thời gian đầu một mặt làm ra vẻ sốt sắng bàn bạc các vấn đề do Hiệp định đặt ra, mặt khác lớn tiếng vu cáo ta vi phạm ngừng bân.

        Về phía các nhà báo. không ai không biết Nguyễn Văn Thiệu chẳng hề giấu giếm ý đồ phá hoại Hiệp định, nhưng củng không nhiều người tin rằng ta thực sự tôn trọng ngừng bẳn. Nhất là những người không cảm tình với cộng sản và cách mạng thi không quan tâm nhiều đến việc phía Sài Gòn vi phạm, mà chú tâm nhiều hơn đến những cái gọi là vi phạm của ta.

        Cuộc đấu tranh trên trận địa này, nhất là thời kỳ đầu BLHQS hai bên, thật không dễ dàng. Đối phương lại có ưu thế vật chất về bảo đảm ăn ở và tiện nghi nghiệp vụ để tranh thủ các nhà báo, về khả năng phương tiện thông tin đại chúng, về quyền của kẻ "chủ nhà".

        Mỗi lần có một sự kiện vi phạm hoặc được nêu là vi phạm Hiệp định mà nhập nhằng về nguyên nhân giữa ta và địch, (và thường là nhập nhằng vì không ai có mặt ở hiện trường để làm chứng), nhiều nhà báo tìm cách moi móc vặn vẹo để tìm xem ta vi phạm như thế nào, đến mức nào.

        Ngay mới mấy ngày đầu làm việc của BLHQS hai bên trung ương, phía Sài Gòn đã kêu to lên về việc cứ điểm Tống Lê Chân bị ta vây hãm. Ngày 7-4-1973, lại xảy ra vụ Ly Tôn, một máy bay lên thẳng của UBQT do người Mỹ lái từ Quảng Trị đi Lao Bảo (nơi có Tổ UBQT) đã cố tình bay chệch khỏi hành lang quy định, thọc sâu vào vùng căn cứ của ta, và bị rơi, chết hai sĩ quan In-đô-nê-xi-a, hai sĩ quan Hung-ga-ri, hai sĩ quan liên lạc của ta. Phía Sài Gòn lợi dụng vụ này vu cáo ta chống lại UBQT.

        Cuối tháng 6-1973, việc Đoàn Ca-na-đa tuyên bố rút khỏi UBQT cũng là cơ hội để họ rêu rao ta không hợp tác.

        Ngày 8-6-1973 có vụ cháy nhỏ trên chuyến bay từ Hà Nội vào, ngày 22-9-1973 ta đánh diệt đồn Lệ Minh (Chư Nghé - Gia Lai), ngày 12-10-1973 ta thu hồi vị trí Bạch Mã (nam Thừa Thiên) bị quân Sài Gòn lấn chiếm, ngày 5-11-1973 ta pháo kích sân bay Biên Hòa, ngày 3-12-1973 kho xăng Nhà Bè bị đốt cháy, ngày 18-1-1974 với sự kiện Hoàng Sa, và rất nhiều sự kiện khác xảy ra trên các chiến trường, là những dịp đối phương lợi dụng mối quan hệ chủ nhà với UBQT và bộ máy thông tin đại chúng đồ sộ để vu cáo ta hòng lấp liếm tội phá Hiệp định của mình. Ngoài số bồi bút và tay chân được họ cài vào giới báo chí, lúc đầu không ít nhà báo nước ngoài vốn đã không mấy thiện cảmvới "cộng sản" cúng cho là ta cũng vi phạm, chí ít thì cả hai bên đều cùng có lỗi. Những tin tức và bình luận họ đưa ra có lợi cho ta không nhiều.

        Do liên lạc qua điện thoại được với Đoàn ta, ngoài các cuộc họp báo ra các nhà báo thường gọi điện thoại cho sĩ quan báo chí ta hỏi về bất cứ điều gì họ muốn biết, câu hỏi để thật sự tìm hiểu sự thật củng có, và cũng nhiều câu hỏi để thăm dò tình báo, để tìm sơ hở qua các nội dung trả lời. Về sau ta biết được là phía Sài Gòn đã tổ chức ghi trộm tất cả các cuộc đàm thoại đó, họ đã ra một bản tin mật đùng trong nội bộ, lấy tên là "Tin Bắc đẩu", ghi lại các câu hỏi và trả lời giữa các nhà báo và cán bộ Đoàn ta hàng ngày.

        Để xử lý được tốt và không vấp váp trong loại tiếp xúc này, cán bộ báo chí của ta phải có tính nguyên tắc tính kỷ luật chặt chẽ trong phát ngôn, lại phải có phong độ cởi mở cần thiết trong ứng xử, để giữ tốt quan hệ dần dần tranh thủ được người ta, không thể khô khan cứng nhắc.

        Buổi đầu chưa có kinh nghiệm, trong một số sự việc nổi cộm lên ta củng có lúng túng trong việc xoay xở đối phó với cả ba phía: UBQT, phía Sài Gòn và giới báo chí, nhất là với những sự kiện quan trọng mà Đoàn chưa nhận được sự chỉ đạo xử lý của cấp trên.

        Mới tuần đầu bắt tay vào việc đả đụng ngay phải vụ Ly Tôn, máy bay UBQT rơi, người của UBQT chết, lại ở trong vùng kiểm soát của ta. Vụ này trở thành một sự kiện quan trọng mà ta phải đối phó vì liên quan đến vấn đề an toàn của UBQT. Phía Sài Gòn hí hửng được dịp vu cáo. Báo chí thì muốn biết có phải phía ta bắn không, mà bắn UBQT vi phạm nghiêm trọng. Đoàn In-đô-nê-xi-a (được Đoàn Ca-na-đa ủng hộ mạnh mẽ) sốt ruột vì có người chết, đòi phải bảo đảm cho họ và UBQT đến ngay tận nơi để tìm kiếm.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2014, 03:08:55 am
        Hai giờ sáng ngày 8-4-1973, Đại sứ Trưởng đoàn In-đô-nê-xi-a yêu cầu Trưởng đoàn ta cấp tốc đến gặp, có viên phó đoàn phía Sài Gòn đã ngồi sẵn đó rồi. Ta bày thông cảm nỗi xót xa và sự sốt ruột của phía In-đô-nê-xi nhưng việc này đột ngột, ta chưa được tin tức, nên chỉ thể ghi nhận và tích cực tìm hiểu rồi mới có ý kiến được còn việc tìm kiếm thì chỉ có lực lượng vũ trang và dân quân du kích cùng đồng bào ta trong vùng mới đủ khả năng và điều kiện lùng sục để tìm kiếm được chính xác.

        Mấy hôm sau nhận được thông báo sự việc, biết tỏng cái trò của bọn CIA, nhưng làm sao có thể nói toạc ra được? Ta dựa vào pháp -lý các điều thỏa thuận về hành lang bay mà chỉ trong đó ta mới có trách nhiệm bảo đảm an toàn, còn ở đây máy bay đã cố ý đi quá xa hành lang quy định mà không phải do lầm lẫn. Ta biểu thị chân thành thông cảm với sự mất mát của các Đọàn có người chết (trong khi ta cũng có hai sĩ quan hy sinh), tạo điều kiện cho họ đưa thi hài về Sài Gòn chu đáo. Tổ UBQT Gio Linh (phụ trách khu vực trong đó có địa phương Ly Tôn) đi điều tra đã xác định là tổ lái chiếc máy bay lên thẳng đã không tuân thủ hành lang bay được quy định. Ngày 27-4-1973, UBQT trung ương củng phải chấp nhận những kết luận của Tổ UBQT Gio Linh. Trong sự kiện này Đoàn Hung-ga-ri đã tỏ rõ hiểu được ta, không hề có thái độ hoặc lời nói phàn nàn oán trách. Chúng ta hết sức trân trọng tấm lòng của bạn. Còn về phía Mỹ, đây là thêm một lần để họ biết thêm về ta, nên họ im thin thít. Một thời gian khá dài về sau có mấy Đoàn trong UBQT đòi mở rộng hành lang bay, nhất là Đoàn Ca-na-đa đòi mở rộng ra l0km. Ta không nhân nhượng.

        Ngày 18-1-1974, xảy ra vụ Hoàng Sa (lúc đó do quân Sài Gòn đóng giữ và bị đánh chiếm) thì sáng thứ bảy 19-1 có cuộc họp báo do Trưởng đoàn ta chủ trì để kiểm điểm một năm thi hành Hiệp định. Hôm đó nhà báo đến dự rất đông, bọn tay sai dối phương đội lốt phóng viên củng tăng lên nhiều. Họ không mấy chú ý đến vấn đề một năm Hiệp định mà đều đổ dồn vào chất vấn, moi móc thái độ ta về vụ Hoàng Sa này.

        Đây là một vấn đề rất tế nhị, phải chờ sự chỉ đạo của cấp trên, nên tạm thời ta chỉ nói chung: đất đai Tổ quốc thiêng liêng, Hoàng Sa đang do phía "chính quyền Sài Gòn quản lý nên phải hỏi trách nhiệm của họ, còn về phần chưa nhận được tin tức, khi nắm được sự việc rồi sẽ bày thái độ sau. Vài hôm sau ta nhận được chỉ thị về tuyên bố ba điểm của CPCMLT:

        1.   Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

        2.   Trong vấn đề biên giới lãnh thổ, các nước láng giềng thường có sự tranh chấp do lịch sử để lại, có khi rất phức tạp, cần được nghiên cứu và xem xét kỹ.

        3.   Các nước có liên quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, giải quyết vấn đề bằng thương lượng.

        Trước thái độ này, các nhà báo không còn đặt thêm vấn đề gì nữa.

        Trong điều kiện hoạt động độc lập xa cấp trên, lại với đặc điểm và tính chất của cuộc đấu tranh, cán bộ trong Đoàn, nhất là những đồng chí có trách nhiệm chính, phải có tính tổ chức kỷ luật cao, lại phải nắm vững được đường lối chủ trương của Đảng để biết linh hoạt chủ động khi cần thiết. Nói chung khi gặp những tình huống quan trọng và không bình thường thường phải tranh thủ điện xin cho được chỉ thị, có hôm bước lên xe đi họp hoặc sắp đến giờ họp báo rồi mới nhận được trả lời. Củng có trường hợp phải tự mình quyết định cách xử trí tốt nhất, vì Đoàn ở tại trận, thường xuyên tiếp xúc và hiểu các loại đối tượng hơn

        Khoảng cuối tháng 6-1973 (đã ở thời kỳ BLHQS hai bên) một chiếc máy bay lên thẳng của phía Sài Gòn đi Lộc Ninh phục vụ chuyến liên lạc thường kỳ của ta, trên đường về phi công đột nhiên hạ cánh xuống bên rìa quốc lộ 13 đoạn Tân Khai (phía bắc Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương, nay thuộc Sông Bé), chỉ vào một lỗ thủng bên hông máy bay, nói với sĩ quan liên lạc cùa ta rằng đó là do súng trường của phía ta từ mặt đất bắn lên. Sĩ quan liên lạc Sài Gòn lấy phấn đánh dấu lỗ thủng, lập biên bản và yêu cầu sĩ quan liên lạc của ta ký. Sĩ quan của ta không ký, vì: máy bay kêu ồn không nghe được gì khác; không có gì chứng tỏ là máy bay vừa bị bắn; cho dù có vừa bị bắn củng không có gì chứng minh là phía ta bắn vì ở đây xen kẽ cả vùng ta và vùng họ.

        Vụ việc được phía đối phương đưa ra phản đối liên tiếp tại các phiên họp Trưởng đoàn và lấy cớ này họ đình chỉ cả mấy chuyến bay liên lạc về Lộc Ninh. Họ còn làm công hàm kiện với UBQT. Đoàn ta phải cân nhắc giữa hai thái độ: nhận hay không nhận. Sự thật là có vết đạn mới, trước khi hạ xuống Tân Khai máy bay đã ra ngoài hành lang quy định (quốc lộ 13) và bay trái phép trên không phận vùng kiểm soát của ta thì việc quân du kích của ta có bắn lên cũng là chính đáng và bình thường. Không nhận và để kéo dài vụ này không lợi, gây nghi ngờ cho UBQT và giới báo chí đối với sự trung thực của ta. Vào cuối một phiên họp BLHQS giữa tháng 7-1973, đồng chí Phó trưởng đoàn ta (đi họp thay Trưởng đoàn) chính thức thông báo: ta đã nhận được tin là quân du kích của ta có bắn chiếc máy bay lên thẳng vì nó đi ra khỏi hành lang bay quy định khá xa, và lâu nay thường có nhiều chiếc máy bay ngụy trang bằng ký hiệu BLHQS và UBQT đi ném bom và bắn phá vùng giải phóng của ta, gây thiệt hại về người và tài sản, ta cũng đã nhiều lần tố cáo. Đối phương bị bất ngờ không phản ứng được gì, từ đó họ không nhắc đến vụ này nữa, và theo các Đại sứ Ba Lan và Hung-ga-ri trong UBQT, họ cũng rút đơn kiện ở ủy ban.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2014, 02:23:04 am
        Một điều đáng chú ý là mọi động thái giữa Đoàn ta với Đoàn Sài Gòn và với UBQT đều được giới báo chí theo dõi sát, đưa tin và bình luận.

        Thái độ đàng hoàng chính trực của ta trong trường hợp trên đây (cũng như trong một số trường hợp khác tương tự) đã bịt miệng những kẻ muốn nói xấu và được những người trung thực trong giới báo chí đồng tình.

        Ta có sức mạnh chính nghĩa, ta có thế mạnh pháp lý Hiệp định và từng bước thêm kinh nghiệm nên trong các sự kiện xảy ra ta đều có cách giải thích hợp tình hợp lý với thái độ thật sự tôn trọng dư luận. Bên cạnh đó còn còn một yếu tố tâm lý tuy không lớn nhưng cũng có phần tác động của nó: để cùng đối phương phối hợp thi hành Hiệp định mà bốn bên đã cùng ký kết, các Đoàn đại biểu của ta phải vào sống và hoạt động trong vùng kiểm soát của phía Sài Gòn. Những thủ đoạn và hành động của họ lợi dụng tình hình này để gây sức ép, ngăn cản và hạn chế các hoạt động bình thường của ta đều bị các Đoàn trong UBQT và các nhà báo chân chính chê trách.

        Về phía đối phương, bằng cả lời nói và hành động Nguyễn Văn Thiệu ngày càng tỏ rõ bất chấp Hiệp định Paris, không giấu giếm ý đồ "đánh bật lực lượng cộng sản", còn xử sự với nhà báo thì cửa quyền hách dịch, khi không lợi cho mình thì không ngần ngại đưa ra những hạn chế trắng trợn mà không nước nào áp dụng với báo chí: cản trở không cho vào dự họp báo của Đoàn ta, cắt liên lạc điện thoại của họ với ta. Từ ngày 13-4 đến ngày 1-6-1974, trong tám tuần liền họ phá không để các cuộc họp báo của ta thực hiện được. Đó là chưa kể trong nhiều thời gian khác thỉnh thoảng họ lại ngăn cản một cuộc mà không cần nêu lý do gì cả. Họ còn có những hành động thô bạo xúc phạm khác: ngày 6-7-1973 trục xuất đại diện báo Asahi Shimbun của Nhật vì đã dám nói lên sự thật "Việt Nám cộng hòa còn giam giữ hàng trăm ngàn tù chính trị". Nghiêm trọng hơn, đầu năm 1975 cảnh sát Sài Gòn đã bắn chết nhà báo Pháp Paul Léandry ngay tại trước cửa văn phòng cảnh sát vì đưa tin không lợi cho chế độ Sài Gòn và cãi lại cảnh sát khi bị chất vấn.

        Chính vì những lẽ đó, càng ngày các nhà báo càng thấy rõ bộ mặt thật và ý đồ phá Hiệp định có hệ thống của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, dần dần hiểu được và đồng tình với thái độ và hành động của ta, nếu không thì cũng tỏ ra thông cảm. Các bản tin và bình luận có lợi cho ta ngày càng nhiều hơn. Các nhà báo tỏ thiện cảm với ta cũng tăng lên. Ban chấp hành Hội nhà báo nước ngoài ở Sài Gòn đã xin vào Trại Davis chào Trưởng đoàn ta và bày tỏ cảm tình với đoàn. Trong một buổi họp báo, đến giờ giải lao một nhà báo Mỹ đến gặp đồng chí thượng tá Dương Đình Thảo (ủy viên Đoàn ĐBQS CPCMLT chủ trì cuộc họp báo) trao một hộp bánh và nói: "Tôi biết các ông và nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi không đem hoa đến được vì sẽ bị chính quyền Sài Gòn ngăn cản và gây khó khăn cho hoạt động nghề nghiệp của tôi. Mong các ông thông cảm và nhận, chúc vui vẻ trong ngày kỷ niệm". Cũng trong dịp này có cặp vợ chồng nhà báo nước ngoài khác nán lại sau buổi họp báo để kín đáo tặng quà mừng ngày sinh của Hồ Chủ tịch. Có nữ phóng viên nước ngoài mượn dịp dự họp báo để bí mật trao cho ta danh sách một số tù chính trị của ta bị phía Sài Gòn giam giữ. Nhiều phóng viên nước ngoài xin được đi thăm vùng giải phóng, đã được ta tổ chức cho đi và khi về họ đã đưa tin và viết bài khá tốt. Một số người hết hạn trước khi về nước tìm cớ cố xin vào gặp Trưởng đoàn ta chào từ biệt và nói những lời tốt đẹp.

        Cùng với những lẽ trên, sự thay đổi so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường đã là nhân tố quyết định sự chuyển biến một khối dư luận rộng rãi như vậy. Ai cũng biết Thiệu là kẻ gây sự trước ngay từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Ta ở hoàn cảnh buộc phải đánh trả để giữ vững những gì đã đạt được, lúc đầu cũng có gây hiểu lầm hoặc sự cố ý không đồng tình của một số nhà báo, nhưng rồi tình hình dần dần đổi khác, cả thế và lực của ta trên chiến trường đều mạnh, càng lấn chiếm quân địch càng thua. Ta đánh trả đến một lúc thấy đã có sự chuyển hướng trong đánh giá của dư luận thì ngày 15-10-1973, Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam công bố mệnh lệnh đánh trả vi phạm. Sau đó ta tuyên bố tiếp thêm là không chỉ đánh trả tại nơi vi phạm mà còn giành quyền trừng trị tại những nơi xuất phát.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2014, 08:13:11 am
        Sau các tuyên bố đó, ta đã pháo kích sân bay Biên Hòa (5-11-1973), đốt cháy kho xăng Nhà Bè (3-12-1973) và tiếp đó tiến lên diệt nhiều cứ điểm, chi khu và quận ly trên cả các hướng.

        Kho xăng Nhà Bè cháy rực liền mấy ngày đêm, thiệt hại rất nặng, gây xôn xao dư luận.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/KhoxangNhaBe6-11-1973b_zps7d31c8da.jpg)
Kho xăng Nhà Bè nhìn từ trên không

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/KhoxangNhaBe6-11-1973a_zpscf6ebb77.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/KhoxangNhaBe_zps9d1d99f8.jpg)
... các vị chơi cú Nhà Bè ác quá, chúng tôi đau lắm!

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Album2/KhoxangNhaBe6-11-1973_zps628f2431.jpg)
Kho xăng Nhà Bè trên báo chí Sài Gòn

        Các nhà báo tới tấp gọi điện thoại hỏi sĩ quan báo chí Đoàn ta. Tất nhiên "ta còn chờ tìm hiểu tin tức". Với trách nhiệm của người tại chỗ, đối diện với dư luận và đã có kinh nghiệm về tâm lý các nhà báo, phải trả lời thế nào đây cho hợp thực tiễn và có tính thuyết phục, không để người ta nghĩ là mình chối sự thật, cũng không cho phép để người ta cho là mình vi phạm Hiệp định. Sự kiện lớn quá, khó đổ cho rủi ro hoặc phá hoại nội bộ, vả lại chiến công của anh em đặc công biệt động của ta rực rỡ quá, ta lại có thế mạnh "mệnh lệnh đánh trả" trong tay, thì việc gì phải tránh né? Đoàn ta bàn và chủ trương trả lời trong cuộc họp báo: Đúng là do quân ta đánh, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam về việc đánh trả vi phạm đã được công bố ngày 15 tháng 10 năm 1973, sau đó được nói rõ thêm là không chỉ đánh trả tại chỗ mà còn giành quyền trừng trị tại các nơi xuất phát vi phạm. Nghe xong nhiều nhà báo nước ngoài gật gù và không ai hỏi thêm gì nữa.

        Tại một phiên họp Trưởng đoàn BLHQS hai bên trung ương sau đó, do đã biết thái độ của ta nên Đoàn Sài Gòn không đề cập đến, chỉ đến lúc giải lao, ngồi trong phòng nghỉ chung Phan Hòa Hiệp (Trưởng đoàn) mới chặc lưỡi than phiền "các vị chơi cú Nhà Bè ác quá, chúng tôi đau lắm". (Theo lệ từ thời BLHQS bốn bên, các phiên họp thường có nghỉ giải lao giữa chừng, các Đoàn cùng sang một phòng nghỉ chung, uống nước, thư giãn và nói chuyện với nhau).

------------------
Về trận đánh kho xăng Nhà Bè có thể tham khảo tại http://timlaisuthat.blogspot.com/2013/08/ot-chay-kho-xang-nha-be.html


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2014, 02:53:03 am
        Các nhà báo tới tấp gọi điện thoại hỏi sĩ quan báo chí Đoàn ta. Tất nhiên "ta còn chờ tìm hiểu tin tức". Với trách nhiệm của người tại chỗ, đối diện với dư luận và đã có kinh nghiệm về tâm lý các nhà báo, phải trả lời thế nào đây cho hợp thực tiễn và có tính thuyết phục, không để người ta nghĩ là mình chối sự thật, cũng không cho phép để người ta cho là mình vi phạm Hiệp định. Sự kiện lớn quá, khó đổ cho rủi ro hoặc phá hoại nội bộ, vả lại chiến công của anh em đặc công biệt động của ta rực rỡ quá, ta lại có thế mạnh "mệnh lệnh đánh trả" trong tay, thì việc gì phải tránh né? Đoàn ta bàn và chủ trương trả lời trong cuộc họp báo: Đúng là do quân ta đánh, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam về việc đánh trả vi phạm đã được công bố ngày 15 tháng 10 năm 1973, sau đó được nói rõ thêm là không chỉ đánh trả tại chỗ mà còn giành quyền trừng trị tại các nơi xuất phát vi phạm. Nghe xong nhiều nhà báo nước ngoài gật gù và không ai hỏi thêm gì nữa.

        Tại một phiên họp Trưởng đoàn BLHQS hai bên trung ương sau đó, do đã biết thái độ của ta nên Đoàn Sài Gòn không đề cập đến, chỉ đến lúc giải lao, ngồi trong phòng nghỉ chung Phan Hòa Hiệp (Trưởng đoàn) mới chặc lưỡi than phiền "các vị chơi cú Nhà Bè ác quá, chúng tôi đau lắm". (Theo lệ từ thời BLHQS bốn bên, các phiên họp thường có nghỉ giải lao giữa chừng, các Đoàn cùng sang một phòng nghỉ chung, uống nước, thư giãn và nói chuyện với nhau).

        Bị đánh ngày càng đau, Nguyễn Văn Thiệu lồng lộn lên, ra lệnh ném bom liên tiếp các khu giải phóng, huy động cả hải lục không quân đi đánh phá, và trả đũa vào hai Đoàn đại biểu của ta tại Tân Sơn Nhất, phá các phiên họp liên hợp, cắt điện thoại, cấm cung cấp báo chí cho ta, ngăn cản họp báo, đồng thời kêu gào thế giới lên án, nhưng sự hưởng ứng quốc tế ngày càng teo lại. UBQT cúng chẳng thể làm gì được để có những kết luận nhất trí cả bốn thành viên.

        Một điều có vẻ nghịch lý mà lại cũng lý thú là nếu trong buổi đầu của BLHQS hai bên, chỉ một vài hành động quân sự nhỏ với tính chất tự vệ chính đáng của ta cũng bị báo chí phanh phui phê phán cật vấn đủ điều, về sau này càng ngày ta càng đánh trả mạnh trên chiến trường thì ngược lại các bản tin và bình luận được tung ra bốn phương thế giới lại có tác dụng tuyên truyền có lợi cho ta nhiều hơn.

        Ngày 22-3-1974, CPCMLT ra tuyên bố sáu điểm đòi phải giải quyết gán liền bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau là ngừng bắn, tự do dẩn chủ, thành lập Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc đi đến tổng tuyển cử tự do. Về trao trả NVQS và NVDS bị bắt, phải hoàn thành trong vòng ba tháng, chậm nhất là 30-6-1974. Đặc biệt NVQS và dân sự bị bắt trước ngày 28-1-1973 còn giam giữ thì phải trao trả khỏng chậm trễ.

        Ngày 23-3-1974, Trưởng đoàn ta họp báo phổ biến tuyên bố nói trên, các nhà báo chủ yếu chỉ hỏi cho rõ ý ta, sau đó đưa tin và bình luận khá khách quan.

        Ngày 12-4-1974, địch rút chạy khỏi đồn Tống Lê Chân, từ đó phía Sài Gòn lại bắt đầu một đợt phản ứng trả đũa mới tương đối dài: phá rối trong các phiên họp BLHQS (cả cấp trưởng đoàn và Tiểu ban), cướp lời, nói năng thô lỗ, bỏ họp nửa chừng; oanh tạc Lộc Ninh, Lộc Tấn và nhiều địa điểm khác trong vùng giải phóng, cắt các cuộc họp báo của ta trong tám tuần liên tục từ 13-4 đến 1-6-1974, cắt điện thoại, cắt các chuyến bay đi Lộc Ninh.

        Trước tình hình đó, trong phiên họp trưởng đoàn ngày 5-1974 ta đến trao bản tuyên bố đình chỉ họp BLHQS hai bên cho đến khi họ chấm dứt phá hoại, khôi phục đầy đủ các quyền ưu đãi miễn trừ. Ngày 30-5-1974, tại Tổ LHQS bốn bên Đoàn CPCMLT và Đoàn VNDCCH cùng tuyên bố đình họp không thời hạn. Có thể việc này chạm trực tiếp đến lợi ích của Mỹ, cộng với sự công phẫn và đấu tranh của giới nhà báo nên ngày 7-6-1974 viên Trưởng đoàn phía Sài Gòn gởi công hàm cho Trưởng đoàn ta hứa khôi phục chuyến bay Lộc Ninh, nối lại điện thoại, để ta thực hiện các cuộc họp báo, và đề nghị họp lại BLHQS.

        Sáng 8-6-1974, đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng đoàn tổ chức lại cuộc họp báo sau tám tuần bị đứt quãng, hội trường lại đông đúc trong đó có 54 nhà báo nước ngoài. Ngày 11-6-1974, phiên họp Trưởng đoàn được nối lại, phía Sài Gòn tỏ thái độ đấu dịu, ta đòi phải ký kết lại văn bản bảo đảm về các quyền ưu đái miễn trừ, họ cũng chấp nhận. Ngày 13-6-1974, chuyến bay liên lạc đi Lộc Ninh được khôi .phục, Tổ LHQS bốn bên cũng họp lại.

        Nhưng tinh hình này diễn ra không lâu. Bị Mỹ ép, phía Sài Gòn phải tạm nhân nhượng nhưng vẫn tim cách cưỡng lại.

        Tại cuộc họp Trưởng đoàn ngày 18-6-1974 họ bác bỏ bản dự thảo của ta về các quyền ưu đãi miễn trừ. Tại Tổ LHQS bốn bên viên đại diện Sài Gòn còn láo xược ném trả lại.

        Ngày 20-6-1974, hải quân Sài Gòn bắn chìm chiếc tàu vận tải cùa VNDCCH LC174 trên vùng biển quốc tế. Trong phiên họp ngày 21-6-1974, viên Trưởng đoàn Sài Gòn giành nói mấy giờ liền để phá cuộc họp.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2014, 01:36:00 am
        Tình hình đã rõ rệt là không còn khả năng đạt được kết quả gì tích cực tại bàn hội nghị nữa, ngày 22-6-1974, Bộ Ngoại giao CPCMLT tuyên bố đình chỉ họp BLHQS hai bên vô thời hạn. Ngày 8-10-1974, CPCMLT ra tuyên bố về tình hình Miền Nam Việt Nam, đòi Mỹ chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc của Miền Nam Việt Nam, đòi lật đổ Nguyễn Vãn Thiệu, lập ra ở Sài Gòn một chính quyền tán thành hòa bình hòa hợp dân tộc, thi hành Hiệp định Paris, đồng thời củng tuyên bố chính thức đình chỉ mọi cuộc họp của BLHQS hai bên và Tổ LHQS bốn bên, rút khỏi diễn đàn La Celle Saint Cloud ở Pháp. Ngày 11-10-1974, Chính phủ VNDCCH củng ra tuyên bố tương tự.

        Thế là từ nay không còn hoạt động chung liên hợp và trực tiếp tiếp xúc chính thức giữa hai bên nữa. Do thế mạnh chính trị, ngoại giao và pháp lý của ta trong một bối cành chung tương đối thuận lợi, hai Đoàn ta vẫn ở lại Trại Davis và tiếp tục hoạt động sôi nổi qua việc giữ quan hệ làm việc bình thường với UBQT, với hai Đoàn bạn, nhất là tăng cường liên hệ với các nhà báo, và chính họ cũng muốn tăng cường liên hệ với ta.

        Lúc này bên Mỹ cũng đang gặp rối rắm chính trị: ngày 9-8-1974, Nixon phải từ chức nửa chừng do vụ Watergate; ngày 10-8-1974, Gerald Ford nhậm chức tổng thống, tất nhiên phải tiếp tục chính sách và thái độ của Mỹ về Việt Nam đã được xác định từ khi ký Hiệp định Paris, lại với tư thế của một người mới nắm việc, phải thận trọng trong từng bước đi.

        Nguyễn Văn Thiệu căm tức, những muốn tống các Đoàn của ta đi, nhưng không còn mạnh và có thể làm gì được trái với lợi ích và sự khống chế của Mỹ. Họ ra sức cản trở, hạn chế các hoạt động của hai Đoàn ta, trước hết là cắt các chuyến bay liên lạc về Lộc Ninh: trong bảy tuần cuối năm 1974 họ cắt bốn chuyến, từ tháng 1-1975 trong 18 tuần (cho đến tuần thứ tư tháng 4-1975) họ chỉ thực hiện hai chuyến vào giữa tháng 1-1975. Từ 20-1-1975 trở đi họ hoàn toàn không bảo đảm cho ta đi về Lộc Ninh nữa. Tuy nhiên trong hai ngày 15-4 và 17-4-1975 có hai chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT vào Lộc Ninh để giải quyết việc ta trao trả một sĩ quan In-đô-nê-xi-a và một sĩ quan I-ran thuộc Tổ Ban Mê Thuột bị quân ta giữ từ ngày 11-3-1975 khi giải phóng thị xã này. Ta cử người kết hợp đi nhờ hai chuyến bay đó, và trong hai chuyến này giải quyết được rất nhiều chuyện liên quan đến công việc chuẩn bị của Đoàn ta trước ngày mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Với chuyến bay di Hà Nội (do Mỹ chịu trách nhiệm), phía Mỹ thỉnh thoảng củng làm khó dễ để xoa dịu Thiệu nhưng chỉ cắt vài chuyến với lý do kỹ thuật, còn thì việc liên lạc với Hà Nội nói chung vẫn được bảo đảm đến tháng 4-1975. Và như vậy ta vẫn không bị cắt cầu nối hậu phương.

        Đối phương còn cố hạn chế việc ta đi lại với các UBQT và liên lạc với các nhà báo, nhưng việc này khó khăn hơn nhiều vì đây là vấn đề thái độ ngoại giao của họ trong khi hơn bao giờ hết họ rất cần sự đồng tình, ít nhất củng là sự quan tâm của dư luận thế giới đến số phận của họ. Các Đoàn trong UBQT rất cần giữ liên hệ với ta để theo dõi diễn biến tình hình nên có thể nói hàng ngày, có ngày nhiều lần, luôn luôn có đại diện của Đoàn này hay Đoàn khác vào tiếp xúc và làm việc với ta. Việc trưởng đoàn ta đi vào thành phố gặp các Đại sứ tại UBQT hoặc đi dự chiêu đãi tuy cũng gặp nhiều cản trở nhưng không thể bị ngăn cản hoàn toàn.

        Còn về phía giới báo chí thì đây là thời kỳ họ có cơ hội làm ăn và lập công nhiều nhất, đưa những tin nóng nhất, những phỏng đoán phong phú nhất và những bình luận sôi nổi nhất về tình hình đang chuyển biến từng ngày trên toàn Miền Nam Việt Nam. Vì vậy họ rất sốt sắng thắt chặt liên lạc với ta.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2014, 07:37:05 am

*

*        *

        Ngày 6-1-1975, ta tấn công thị xá Phước Long (nay  thuộc Sông Bé) và núi Bà Đen (thuộc tỉnh Tây Ninh). Đây  là trận đánh lớn đầu tiên giải phóng một tỉnh ly, cách Sài  Gòn không xa. Trận này có tác dụng thử sức ta và sức quân Sài Gòn trong việc đánh các thị xã thành phố, thăm dò phản ứng của Mỹ và dư luận quốc tế. cả ba mặt đều thuận lợi. Tiếp theo một loạt các trận đánh khác vào chi khu quận lỵ, ngày 10-3-1975 ta đánh thị xã Ban Mê Thuột, chính thức mở đầu chiến dịch xuân hè 1975.

        Một điều rất thú vị là từ ít lâu nay, nhiều nhà báo nước ngoài thường gọi điện thoại báo cho Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất biết tin về các trận đánh lớn ở các chiến trường, họ có phương tiện thuận lợi giúp nắm tin được sớm, nên Đoàn ta thường nhận được tin thắng trận trước khi nhận được điện thông báo của cấp trên. Lần này cũng vậy, khoảng 10 giờ 30 ngày 11-3-1975 một phóng viên Nhật đã gọi điện thoại cho sĩ quan báo chí ta cho biết là Ban Mê Thuột bị đánh và có thể đã thất thủ rồi. Có lẽ Đoàn ta ở Trại Davis là một trong số ít ở nơi xa mà biết được tin thắng lợi ở Ban Mê Thuột sớm như vậy.

        Từ đó về sau nhiều nhà báo tự mình chủ động cung cấp cho ta những tin mới nhất ở chiến trường mà không hề chất vấn hoặc thắc mắc điều gì.

        Đây là thời kỳ vui sướng nhất của anh chị em ta ở Trại Davis, bởi vì nhiệm vụ cơ bản và khó khăn nhất là tranh thủ dư luận đã được thực hiện có kết quả, còn thắng lợi liên tục ở chiến trường thì đặt ra hy vọng (không ai nói ra lời nhưng đều hiểu cả lòng nhau) là ngày càng gần đến lúc được trở về với hậu phương, với gia đình, với tự do theo ý nghĩa đầy đủ nhất của nó.

        Và thế là kể từ chiến thắng Ban Mê Thuột đã hình thành một tục lệ vui vẻ là hễ ta giải phóng một thị xã hay thành phố nào thì Ban Hậu cần (phối hợp chung cả hai Đoàn) lại tổ chức một bữa tiệc (cũng chỉ dùng kinh phí trong tiêu chuẩn sinh hoạt thôi, vì được cấp trên chu cấp khá cao), có bia rượu, để cùng biểu thị niềm hân hoan hạn, với kỷ luật nghiêm ngặt là không được uống say.

        Thời gian từ 10-3 đến 17-4-1975 không dài, nhưng diễn ra biết bao nhiêu sự kiện phấn khởi liên tục: 17-3 dứt điểm thị xã Kon Tum; 18-3 giải phóng thị xã Plei Ku và tỉnh Gia Lai; 19-3 Cheo Reo và tỉnh Phú Bổn (nay thuộc Gia Lai); 20-3 An Lộc và tỉnh Bình Long (nay thuộc Sông Bé); 24-3 thị xã và tỉnh Quảng Ngãi, thị xã Gia Nghĩa và tỉnh Quảng Đà (nay thuộc Đắc Lâc); 26-3 Huế và tỉnh Thừa Thiên; 27-3 Tam Kỳ và tỉnh Quảng Tín (nay thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng); 28-3 Hội An (Quảng Nam); 29-3 giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng; 1-4 thành phố cảng Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên; 3-4 Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức (nay thuộc Lâm Đồng), Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa; 17- Phan Rang và tỉnh Ninh Thuận.

        Bị thất trận dồn dập, đội hình rút chạy rối loạn từ Tây Nguyên xuống, từ miền Trung vào, địch không có thì giờ để dùng điện mật nữa, phải dùng điện rõ để báo cáo từ dưới lên và ra lệnh từ trên xuống. Bộ phận vô tuyến điện kỹ thuật của Đoàn A đã có cơ hội theo dõi sát tình hinh qua mạng điện đàm đó, giúp cho Đoàn báo cáo kịp thời lên cấp trên những tin tức minh nắm được.

        Ở Cam-pu-chia, ngày 12-4 sứ quán Mỹ rút khỏi Phnông-pênh, và ngày 17-4-1975 quân kháng chiến giải phóng hoàn toàn thủ đô Phnông-pênh. (Tiếc rầng sau đó bọn Pôn Pốt lấy oán trả ân, chuyển bạn thành thù quay lại đánh ta và dìm dân tộc Cam-pu-chia dưới chế độ diệt chủng gần bốn năm liền cho đến mùa xuân 1979).

        Trong suốt thời gian tháng 3 và tháng 4-1975 ta liên hệ càng chặt chẽ và thường xuyên với các nhà báo, và ngày thứ bảy 26-4-1975, trùng hợp ngẫu nhiên với ngày mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí Võ Đông Giang đã chủ trì phiên họp báo cuối cùng bốn ngày trước khi Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng.

        Điều tưởng như ngược đời là nếu trước đây phía Sài Gòn hậm hực tìm mọi cách ngăn cản sự tiếp xúc của ta với báo chí và phá các cuộc họp báo, thì trong hai tháng cuối này họ lại để thông suốt điện thoại và để các nhà báo dễ dàng vào Trại Davis hàng tuần, kèm theo rất nhiều "nhà báo" người Việt Nam. Hóa ra trước thất bại liên tục của quân Sài Gòn và xu thế tấn công của ta, Mỹ - Thiệu phải tận dụng mọi biện pháp và cơ hội - trong đó mối quan hệ của Đoàn ta với các nhà báo là một yếu tố quan trọng-để tìm hiểu ý đồ của ta. Đặc biệt trong 3 phiên họp báo cuối cùng, phòng họp chật cứng vì người dự rất đông, phiên nào cũng trên trăm. Người trung thực cũng như những kẻ đến điều tra cho Mỹ - Thiệu, ai cũng cố tìm hiểu xem ta sẽ đánh đến đâu, có tấn công vào Sài Gòn không, có thương lượng nữa không.

        Một chi tiết đáng nói nữa là trong hai phiên 19 và 26-4-1975, có một "phóng viên" người Pháp tên Vanuxem của báo Ngã tư (Carrefour) nguyên là thiếu tướng chỉ huy lực lượng Com-măng-đô (biệt động quân) của Pháp tại Miền Bắc hồi chiến tranh Đông Dương cùa Pháp. Trong thời gian sôi động nhất tại chiến trường từ tháng 2-1975, chính Vanuxem tự nguyện hô hào phía Sài Gòn tổ chức lữ đoàn biệt kích "để đánh Việt cộng". (Tên này còn ở lại Sài Gòn sau 30-4-1975 và định dự cuộc họp báo ra mắt của Uy ban quân quản ngày 7-5-1975, nhưng một số phóng viên Pháp phản đối và yêu cầu ta không phân phối giấy mời cho hắn).

        Sau khi Sài Gòn được giải phóng, các cơ quan thông tin bưu điện của Sài Gòn tan rã, tin tức bài vở của nhà báo không phát đi được. Sáng 1-5-1975 một phóng viên nước ngoài đã có sáng kiến trương trên xe một lá cờ lớn xanh đỏ có ngôi sao vàng (cờ của CPCMLT) cùng với một tấm biển "nhà báo" xin vào Trại Davis cho kỳ được, vừa chúc mừng ta thắng lợi vừa nhờ ta giúp phát bài đi bằng telex và vô tuyến điện để được sốt dẻo. Một số nhà báo khác cũng bắt chước tiếp tục vào theo, cảnh tượng nhộn nhịp tưng bừng thật khó quên...
 


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2014, 01:52:57 am
 
TỔ LIÊN HỢP QUÂN SỰ BỐN BÊN

        Hiệp định Paris (Điều 16c) quy định BLHQS bốn bên sẽ chấm dứt hoạt động trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày ký kết, "sau khi việc rút quân của Hoa Kỳ và quân của các nước ngoài khác... và việc trao trả NVQS của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt đá hoàn thành". Ngày 28-3-1973, BLHQS bốn bên trung ương họp phiên cuối cùng và kết thúc nhiệm vụ. Do còn có vấn đề phải tiếp tục giải quyết liên quan đến các bên, trong phiên họp đó bốn Trưởng đoàn đã thỏa thuận thành lập một Tổ LHQS bốn bên để phối hợp hành động của các bên thi hành Điều 8b của Hiệp định:

        "Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những NVQS của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí và bảo quản mồ mả của những người bị chết, có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu".

        Tổ LHQS họp phiên đầu tiên ngày 13-4-1973, thỏa thuận lấy tên là "Tổ LHQS bốn bên về tìm kiếm người chết và mất tích". Các Trường đoàn là:

        -   VNDCCH: thượng tá Trần Nguyên Độ (sau này là thiếu tướng), cuối năm 1973 được thay bằng thượng tá Nguyễn Đôn Tự (sau này là thiếu tướng).
        -   CPCMLT: trung tá Võ Thọ Son (sau này là đại tá).
        -   Mỹ: đại tá William Tombaugh, sau thay bằng đại tá Madison;
        -   Chính quyền Sài Gòn: đại tá Nguyễn Văn Sáu.

        Phiên họp ngày 27-4-1973 thỏa thuận: về biên chế tổ chức, mỗi bên có 35 người gồm 14 sĩ quan và 21 nhân viên; trụ sở đóng tại Sài Gòn, thực tế vẫn là tại Tân Sơn Nhất trong trụ sở cũ của BLHQS bốn bên trung ương trước đây; tiếp tục áp dụng 11 điều ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đã được BLHQS bốn bên trung ương thỏa thuận. Trong khi thi hành nhiệm vụ nếu có vấn đề mới thì Tổ liên hợp sẽ thảo luận và quyết định theo nguyên tắc nhất trí.

        Phần CPCMLT cũng có một Đoàn như ba bên khác, cùng tham gia đồng đểu trong mọi hoạt động, còn về nội bộ thì là một bộ phận của Đoàn 315B, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ủy và sự chỉ đạo của Trưởng đoàn 315B.

        Nói là Tổ vì từ nay việc phối hợp hành động thi hành Hiệp định Paris thuộc về BLHQS hai bên, còn Tổ bốn bên chỉ phụ trách một điểm 8b trong Điều 8 Hiệp định, mà trên thực tế cũng chỉ chủ yếu liên quan đến người chết và người mất tích của Mỹ.

        Nhưng tổ chức nàỷ sớm tỏ ra có vai trò rất quan trọng, vì ở đây có Đoàn Mỹ, Đoàn này có khả năng tác động đến thái độ và hành động của Đoàn Sài Gòn trong BLHQS hai bên trung ương và cả đối với phía Sài Gòn nói chung trong những vấn đề liên quan đến Hiệp định và BLHQS.

        Lúc đầu ta chưa nhận thức rõ đặc điểm này và cũng chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng mà người Mỹ dành cho vấn đề người chết và người mất tích. Về sau ta nhận ra và càng chú ý phối hợp hành động và đấu tranh giữa Đoàn đại biểu của ta tại BLHQS hai bên trung ương với các đồng chí trong "Tổ bốn bên (cả hai bộ phận VNDCCH và CPCMLT), đưa đến kết quả khá rõ trong một số vấn đề: bảo vệ 11 quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, bảo đảm an toàn cho các Đoàn ta tại Tân Sơn Nhất trong những thời kỳ tình hình chiến trường căng thẳng, duy trì việc bảo đảm liên lạc hàng tuần bằng máy bay cho các Đoàn ta với hậu phương, và nhất là thúc đẩy việc trao trả NVDS...

        Trong nội bộ, phía ta đã xây dựng một phương án tương đối hoàn chỉnh và đã được cấp trên phê duyệt nhằm đấu tranh thực hiện Điều 8b một cách toàn diện đối với tất cả các bên (chứ không phải chỉ riêng cho Mỹ), liên kết Điều 8b với các điều khoản khác của Hiệp định, buộc trách nhiệm của Mỹ vào việc bảo đảm thi hành các điều khoản, hỗ trợ và phối hợp với các cuộc đấu tranh của ta tại BLHQS hai bên trung ương.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2014, 09:08:46 pm
        Một số nội dung và yêu cầu chủ yếu của phương án là:

        1. Về bản thân Điều 8b:

        Đối tượng của điều này là nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu hoặc bị chết, yêu cầu của điều này là các bên giúp đỡ nhau tìm kiếm những người bị mất tích, xác định và bảo quản mồ mả của những người chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt. Như vậy là gồm cả cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và bán vũ trang của phía ta bị mất tích hoặc hy sinh ở Miền Nam và phía Mỹ - Thiệu phải có trách nhiệm "giúp đỡ tìm kiếm", xác định và bảo quản mồ mả.

        2 Về trách nhiệm thi hành:

        Thuộc về tất cả bốn bên ký kết. Tại Miền Nam Việt Nam cả Mỹ và phía Sài Gòn cùng chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm người mất tích và bảo quản mồ mả người chết của phía ta.

        Tất nhiên về phía ta, Chính phủ VNDCCH và CPCMLT sẵn sàng làm tròn trách nhiệm giúp đỡ của mình đối với người của phía đối phương như Điểu 8b đã quy định.

        3. Về sự liên quan giữa Điều 8b với các điều khoản khác và trách nhiệm chung của Mỹ:

        Điều 8b không thể tách riêng và đơn độc thực hiện mà nó liên quan chặt chẽ với các điều khoản khác của Hiệp định và các Nghị định thư. ví dụ:

        -   Phải bảo đảm việc ngừng bắn hoàn toàn và vững chắc (các Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7 của Hiệp định);
        -   Phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. (Điều 16 Nghị định thư về các BLHQS);
        -   Phải bảo đảm việc cung cấp các phương tiện hoạt động (Điều 17 Nghị định thư);
        -   Phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc làm việc của cơ quan LHQS (Điều 16b Hiệp định), trước hết là nguyên tắc nhất trí;
        -   Các điểm a, b, c trong Điều 8 Hiệp định liên quan mật thiết với nhau: Điều 8a về trao trả nhân viên quân sự thường dân nước ngoài của các bên bị bắt; Điều 8b về tìm kiếm người mất tích và bảo quản mồ mả người chết; Điều 8c về trao trả nhản viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ. Không thể chỉ lo về người mất tích và người chết mà không quan tâm đầy đủ đến những người còn sống bị giam giữ.

        Vân vân...

        Bởi vậy, mặc dù nhiệm vụ bảo đảm thi hành Hiệp định đã chuyển sang BLHQS hai bên, nhưng Mỹ là một bên tham chiến chủ yếu, không thể không có trách nhiệm đối với việc thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định thuộc phạm vi trách nhiệm của Mỹ và phía Sài Gòn.

        Tóm lại ta dựa vào việc Mỹ là kẻ quyết định bên phía đối phương để cột trách nhiệm của Mỹ vào việc bảo đảm thi hành Hiệp định, kiềm chế việc phá hoại của Thiệu.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2014, 03:40:17 am
 
*

*     *

        Từ những phiên họp đầu, Đoàn Mỹ đã muốn thảo luận ngay vấn đề mồ mả và hài cốt người chết và tìm kiếm người mất tích và chỉ muốn bàn vấn đề đó thôi. Họ chuyển cho hai Đoàn ta một bản thống kê các máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Miền Bắc và Miền Nam, ghi rõ loại máy bay, ngày tháng, địa điểm, số người lái, yêu cầu ta điều tra, tìm kiếm xác cùng các di vật còn lại. Các Đoàn ta nhận, chuyển về Bộ Tổng tham mưu và Bộ tham mưu Miền, đề nghị thông báo cho các địa phương liên quan để xác minh. Còn phía ta (Đoàn CPCMLT và Đoàn VNDCCH) đòi trước hết phải bàn bạc giải quyết các vấn đề tổ chức, thể thức thủ tục, các điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổ cũng như của các Đoàn, là những tiền đề làm cho Tổ liên hợp có thể hoạt động bình thường. Về nội dung Điều 8b về phía ta, Đoàn CPCMLT được Đoàn VNDCCH ủng hộ nhấn mạnh Mỹ - Sài Gòn phải có trách nhiệm đối với người mất tích và người chết của ta, yêu cầu để ta xây dựng nghĩa trang và đài tưởng niệm ở các địa phương có người của ta chết, để cho thân nhân người chết đi thăm viếng mồ mả theo đúng tinh thần Điều 8b Hiệp định. Đoàn Sài Gòn cự tuyệt, Đoàn Mỹ thì cho rằng những việc này không được ghi trong các điều khoản của Hiệp định và Nghị định thư, Tổ bốn bên không nên can thiệp vào công việc nội bộ của hai bên Miền Nam.

        Các cuộc tranh cãi cứ thế kéo dài không thể đi đến kết quả gì được. Mỹ nóng lòng muốn giải quyết ngay vấn đề thuộc lợi ích riêng của Mỹ là người mất tích và hài cốt người chết mà không quan tâm đến các vấn đề khác mặc dù đều là những vấn đề rất quan trọng trong nội dung Hiệp định Paris mà Mỹ đều có liên quan trách nhiệm. Ta phải đòi những điều bảo đảm cho hoạt động bình thường của các Đoàn đại biểu của ta, đòi thi hành nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản của Hiệp định chứ không riêng một vấn đề theo yêu cầu của Mỹ. Còn phía Sài Gòn thì chẳng thiết tha gì với Điều 8b, họ tham gia Tổ LHQS bốn bên và phải đi dự các phiên họp chỉ vì phải làm theo Mỹ.

        Tình hình Miền Nam chưa yên, tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu vi phạm Hiệp định ngày càng nghiêm trọng, những vấn đề lớn của Hiệp định như ngừng bắn, xác định vùng kiểm soát của các bên, trao trả người bị giam giữ... đều không được giải quyết, trong khi đó Mỹ tiếp tục dính líu quân sự vào Miền Nam ngược với lời cam kết của họ, dung túng Thiệụ phá hoại Hiệp định và đẩy mạnh hoạt động vũ trang, tiếp sức cho nó chống lại hòa hợp dân tộc, cố làm cho ta suy yếu để đánh bại ta, trong bối cảnh đó làm sao có thể để cho Mỹ phủi trách nhiệm và đòi đơn phương được đáp ứng ngay chỉ riêng các yêu cầu về người chết và người mất tích của họ?

        Mặc dù công việc không tiến triển, vì lợi ích của họ, Mỹ vẫn phải duy trì các phiên họp của Tổ LHQS bốn bên, duy trì các chuyến liên lạc hàng tuần của Đoàn VNDCCH bằng máy bay C130 ra Hà Nội, buộc phía Sài Gòn duy trì các chuyến máy bay lên thẳng hàng tuần bảo đảm việc liên lạc của Đoàn CPCMLT đi Lộc Ninh tuy phía này thường gây không ít trục trặc.

        Đôi lúc Mỹ cũng tỏ ra làm căng, bỏ phiên họp, đình chỉ một vài chuyến bay đi Hà Nội để gây sức ép, nhưng rồi họ củng phải khôi phục. Ngày 8-6-1973 trên đường từ Hà Nội trở về Tân Sơn Nhất, một số đồng chí ta để cháy tài liệu trên máy bay. Đám cháy được dập tắt nhanh chóng, không gây thiệt hại gi, nhưng khi đến sân bay phía Mỹ làm khó dễ, đòi khám xét hành lý, phía VNDCCH kiên quyết phản đối nên toàn bộ người và hành lý của ta bị họ giữ lại trên máy bay đến ngày 11-6 mới chịu để cho trở về Trại Davis. Sau đó họ đình các chuyến bay, đòi phía VNDCCH phải ký cam kết bảo đảm an toàn từng chuyến bay, không mang chất nổ, thừa nhận quyền của trưởng đoàn lái không cho đưa lên máy bay những hàng mà họ cho là không bảo đảm an toàn. Đoàn VNDCCH bác bỏ. Trong lúc nghỉ giải lao giữa một phiên họp và nói chuyện riêng, các đồng chí ta bảo với người Mỹ cần có cách giải quyết thiết thực, đừng vì việc nhỏ này mà làm cho các quan hệ xấu đi, gây trở ngại cho Tổ LHQS bốn bên. Cuối cùng họ gửi làm phép cho Đoàn đại biểu VNDCCH một công văn với nội dung hướng dẫn an toàn cho khách đi trên máy bay, yêu cầu ta phổ biến cho những người đi và thông báo bằng văn bản cho họ là ta đã nhận bảng hướng dẫn. Phía VNDCCH đồng ý và chuyến bay liên lạc hàng tuần ra Hà Nội (bị cắt từ 15-6-1973) ngày 3-8-1973 đã được khôi phục.

        Để tìm lối gỡ ra khỏi bế tắc, trong phiên họp ngày 16-10-1973 phía Mỹ đề nghị phân công thảo luận: các trưởng đoàn trao đổi về danh sách người chết và mất tích, phó trưởng đoàn bàn về thủ tục. Đề nghị này cũng bị ta bác bỏ. Trong khi nói chuyện riêng trong giờ nghỉ, Mỹ thăm dò thái độ của ta, họ hỏi nếu phía Sài Gòn tiếp tục thực hiện kế hoạch trao trả bị bỏ dở (ý nói kế hoạch trao trả đã được thỏa thuận tại BLHQS bên trung ương ngày 17-7-1973, nhưng chỉ mới thực được hai ngày 23 và 24-7 thì phía Sài Gòn đơn phương đình chỉ) để tiếp tục kế hoạch tìm kiếm. Các đồng chí VNDCCH nói thẳng là Mỹ phải có trách nhiệm với việc thi hành mọi điều khoản của định, phải thấy mối liên quan giữa Điều 8b (người chết, mất tích) và Điều 8c (trao trả NVDS). Mỹ phải làm áp lực buộc phía Sài Gòn trao trả cho phía CPCMLT hết số Người họ đã thông báo (5.081 người). VNDCCH đang cho tập trung để có thể cho phía Mỹ nhận 23 bộ hài cốt phi công chết ở Miền Bắc. Sau đó đến đầu tháng 2-1974, BLHQS hai bên trung ương thỏa thuận và thực hiện được đợt trao trả từ 8-2 đến 7-3-1974. Trong 2 ngày 6 và 13-3-1974 Mỹ nhận 23 bộ hài cốt tại sân bay Gia Lâm.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2014, 04:26:02 am
        Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Quân ủy trung ương Tổng cục Chính trị, sự phối hợp giữa - Đoàn đại CPCMLT và VNDCCH với nhau trong Tổ LHQS bốn cũng như với Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương luôn luôn chặt chẽ trong mọi mặt hoạt động, các cơ quan LHQS củng như với UBQT và giới báo chí, Ngày 10-5-1974, Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương tuyên bố đình chỉ họp cho đến khi đối phương chấm dứt các hành động phá hoại đối với cơ quan LHQS. Ngày  30-5-1974, hai Đoàn ta tại Tổ LHQS bốn bên cũng tuyên bố đình họp không thời hạn, sau đó cả hai cơ quan LHQS ( nối lại các cuộc họp vào 11-6 và 13-6-1974.

        Ngày 8-10-1974, CPCMLT ra tuyên bố về tình hình Miền Nam Việt Nam, đình chỉ hẳn mọi cuộc họp của BLHQS hai bên và rút khỏi diễn đàn La Celle Saint Cloud ở Pháp. Ngày 11-10-1974, Chính phủ VNDCCH củng ra tuyên bố tương tự và Tổ LHQS bốn bên củng chấm dứt các cuộc họp.

        Tuy vậy, Đoàn Mỹ vẫn giữ liên lạc điện thoại thường xuyên với hai Đoàn ta, nhất là với Đoàn VNDCCH để tìm hiểu ý đồ của ta, và vẫn duy trì cho ta chuyến bay liên lạc hàng tuần ra Hà Nội. Chỉ từ tháng 4-1975 trở đi, sau khi ta giải phóng đến Nha Trang, Đà Lạt, tình hình đối phương ở Miền Nam trở nên nguy cấp, Mỹ mới không cung cấp chuyến bay liên lạc nữa, nhưng cũng chỉ viện lý do kỹ thuật. Ta cũng tận dụng đường liên lạc điện thoại để duy trì sự tiếp xúc với Mỹ, theo dõi thái độ của họ trước diễn biến tình hình chiến sự.

        Trong sứ quán Mỹ có một cán bộ cao cấp có quyền lực gốc Hung-ga-ri, y thường tranh thủ quan hệ với Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT và qua những sự tiếp xúc đó tìm cách tìm hiểu thăm dò ta cũng như khi cần thì bắn tin cho ta. Vào đầu năm 1975 y ngỏ ý là Mỹ chỉ can thiệp bằng không quân nếu chế độ Thiệu có nguy cơ sụp đổ, ví dụ nếu ta chiếm Biên Hòa xong tiếp tục tấn công Sài Gòn thì Mỹ sẽ can thiệp. Nhưng sau đó phương án này cũng không được cấp cao Mỹ chấp nhận.

        Ngày 19-4 y lại ngỏ ý: mặc dù lực lượng cộng sản đến gần Sài Gòn, sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ bị loại trừ. Nếu các điều kiện của CPCMLT không được thỏa mãn, rất có thể họ sẽ tấn công vào Sài Gòn. Tinh hình xấu đi từng giờ một. Có mấy biện pháp:

        a) Thiệu ra đi gấp, lập một chính phủ mới.

        b) Giảm sự có mặt của Mý xuống còn một đại sứ quán (Mỹ muốn thăm dò xem nếu họ rút toàn bộ cơ quan tùy viên quân sự DAO thì ta có chấp nhận để sứ quán Mỹ tồn tại không?).

        Cũng trong ngày 19-4-1975 sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thông qua Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT bắn tin với Đoàn đại biểu CPCMLT ở Tân Sơn Nhất muốn bắt liên lạc để tìm giải pháp qua thương lượng. Ta không trả lời.

        Ngày 23-4 đồng chí Nguyễn Đôn Tự, Trưởng đoàn đại biểu VNDCCH báo cho Mỹ là cần ra Hà Nội và trở lại trong ngày 25-4-1975 (lúc này Mỹ đã đinh chỉ các chuyến bay liên lạc thường kỳ). Mỹ chấp nhận ngay. Kế hoạch máy bay cất cánh là 7 giờ 30, thì lúc 7 giờ Phan Hòa Hiệp (chuẩn tướng nguyên Trưởng đoàn Sài Gòn trong BLHQS hai bên trung ương, lúc đó là bộ trưởng thông tin của Trần Văn Hương vừa thay Thiệu) gọi điện thoại đề nghị được đi cùng Trưởng đoàn VNDCCH ra Hà Nội theo chỉ thị của Trần Văn Hương để tim hiểu ý định của Chính phủ Hà Nội, và gợi ý nếu được đi thì mời thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng đi. Ta không chấp nhận. Chuyến bay bị chậm lại đến 10 giờ mới cất cánh.

        Hiệp lại đề nghị đồng chí Trưởng đoàn A của ta xin cho ông ta ra Hà Nội ngày 26-4-1975 và nếu được đồng ý thì sẽ tổ chức một chuyến bay đặc biệt khác.

        Chiếc máy bay C130 ngày 25-4 lượn trôn ốc mấy vòng trên bầu trời Tân Sơn Nhất chứ không bay thẳng ngay ra hướng Vũng Tàu như mọi lần. Mỹ giải thích là lực lượng của ta đã đến gần Sài Gòn, có cả tên lửa phòng không SAM-3, nếu bay dưới 4500m có thể bị bắn nên phải lấy độ cao ngay ở khu vực Sài Gòn rồi mới bay ra hướng Vũng Tàu để ra Miền Bắc.

        Trên máy bay, viên trung tá sĩ quan liên lạc Mỹ (nguyên giáo viên chiến lược tại học viện quân sự Mỹ) đến gặp đồng chí Nguyễn Đôn Tự nói đại ý: "Mỹ chịu thua các ông rồi. Mong các ông đừng làm nhục Mỹ. Được thế chuyến bay này coi như thành công". Một lúc sau y lại nói: "Mỹ đưa lính thủy đánh bộ đến Vũng Tàu để bảo vệ việc di tản, không phải để tấn công các ông, mong các ông đừng đánh".

        Đến Gia Lâm, ngoài công việc làm theo kế hoạch, đồng chí Nguyễn Đôn Tự được đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Lê Quang Đạo (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, người trực tiếp chỉ đạo hai Đoàn tại Tân Sơn Nhất) dặn dò qua điện thoại và nhắn lời động viên chung hai Đoàn.

        Đáng lẽ máy bay cất cánh trở về lúc 17 giờ, nhưng đoàn lái Mỹ đề nghị được ở lại thêm một tiếng để mua vật kỷ niệm vì "có lẽ đây là chuyến bay liên lạc cuối cùng".

        Máy bay trở lại Tân Sơn Nhất vào khoảng 21 giờ 30, đỗ ở rìa đường băng vì chỗ đỗ trước kia nay dành cho loại máy bay chiến đấu F5E. Một lúc sau một sĩ quan quân cảnh ra xin lỗi vì đến đón chậm do trục trặc thông tin. Đây là lần đầu tiên họ xin lỗi ta.

        Tối hôm đó 25-4 có buổi chiêu đãi của Đại sứ Ba Lan trong UBQT tại nhà riêng ở phố Lý Thái Tổ. Đại sứ Mỹ Martin được chỉ thị của Kissinger phải gặp đại diện của CPCMLT ở Sài Gòn nên Martin trù tính sẽ gặp thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn tại buổi chiêu đãi này và chỉ thị cho Sài Gòn dễ dàng để cho Đoàn ta đi dự tiệc. Nhưng từ sau khi ta giải phóng Tây Nguyên, đối phương thường ngăn cản Đoàn ta đi vào phố Sài Gòn, mặt khác thấy không được bảo đảm an toàn nên ta báo bạn Ba Lan là ta không đến dự được. Martin không thực hiện được ý định.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2014, 04:04:59 am
        Sáng 26-4, Phan Hòa Hiệp gọi điện thoại hỏi về quyết định của Hà Nội đối với đề nghị của ông ta. Ta trả lời theo đúng chỉ thị của trên:

        -   Quan điểm của Chính phủ VNDCCH đã được tuyên bố rõ ràng.
        -   Không có vấn đề gì cần bàn giữa Chính phủ VNDCCH và chính quyền Sài Gòn.

        Hiệp lấy làm tiếc về sự từ chối của ta và hẹn thứ sáu 2-5 tới lại xin ra Hà Nội bằng máy bay liên lạc thường lệ và đề nghị Trưởng đoàn VNDCCH cùng đi.

        Chiều 28-4-1975 sau khi một tốp máy bay A37 của ta (vừa lấy được của địch tại Phan Rang) ném bom Tân Sơn Nhất, Trưởng đoàn Mỹ gọi điện thoại hỏi xem ta có an toàn không và có cần gì thì Mỹ sẵn sàng giúp đỡ. Nói vậy thôi chứ từ lúc này trở đi, từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sứ quán Mỹ đều rối tung cả lên rồi.

        Khoảng hơn 4 giờ sáng ngày 29-4-1975, sau khi pháo và tên lửa của ta bắt đầu bắn dồn dập vào Tân Sơn Nhất, Trưởng đoàn Mỹ còn gọi điện thoại lần cuối cùng cho Trưởng đoàn A của ta nhân danh Trưởng đoàn đại biểu quân sự Hoa Kỳ phản đối Đoàn đại biểu quân sự VNDCCH không bảo đảm an toàn cho Đoàn Mỹ (!). Sau đó đứt liên lạc luôn.

*

*   *

        Tổ LHQS bốn bên đối với nhiệm vụ của bản thân nó (thực ra thì nhiệm vụ này cũng chẳng có gì nhiều) không làm được gì mấy ngoài việc phía ta giải quyết cho Mỹ được nhận một đợt hài cốt ở Gia Lâm trong tháng 3-1974, nhưng nó có vai trò rất quan trọng, có thể nói không thể thiếu trong cuộc đấu tranh giữa các bên tại Tân Sơn Nhất sau khi BLHQS bốn bên chấm dứt hoạt động. Trong hơn một năm rưỡi từ khi thành lập, hầu hết các cuộc họp của nó đều là những cuộc tranh cãi vô bổ (thực ra củng chẳng có gì mấy để mà bàn), nhưng Mỹ vẫn kiên trì duy trì nó cho đến giờ phút cuối cùng đến cả sau khi quân ta bắt đầu nổ súng tấn công Tân Sơn Nhất, mặc dù trong 5 tháng về sau không còn họp hành liên hợp nữa, vì Mỹ rất cần giữ cầu liên lạc trực tiếp với phía ta, nhất là với phía VNDCCH, không phải riêng vì vấn đề người chết và mất tích mà còn vì các mặt khác nữa liên quan đến diễn biến tình hình ở Miền Nam.

        Còn đối với ta, một mặt nó bảo đảm sự tiếp tục có mặt của đại diện Chính phủ VNDCCH tại Tân Sơn Nhất, tạo điều kiện cho ta giữ mối liên lạc trực tiếp giữa Đoàn đại biểu CPCMLT với Hà Nội, mặt khác và là điều hết sức quan trọng, nó là cái bàn đế vững vàng giữ cho sự tồn tại và hoạt động của BLHQS hai bên trung ương, và sau khi ta quyết định đình chỉ các cuộc họp và các hoạt động liên hợp, nó vẫn bảo đảm cho các Đoàn đại biểu của ta đứng vững ở vị trí của mình và tiếp tục đấu tranh cho đến ngày cuối cùng thắng lợi.

        Ý nghĩa lớn yvề vai trò và tác dụng của Tổ LHQS bốn bên chính là ở chỗ đó.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tư, 2014, 07:04:11 am
 
NHŨNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI TRẠI DAVIS

        Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4-1975, sau khi quân ta liên tiếp giải phóng từ Đà Nẵng đến Nha Trang và Đà Lạt, hai Đoàn ta đã nhìn rõ triển vọng tiến về Sài Gòn, cấp trên không tiện phổ biến sớm, nhất là qua điện đài, nhưng biết rằng cán bộ ta đủ sức hiểu. Không còn liên lạc máy bay được với Lộc Ninh từ đầu năm, các chuyến bay Hà Nội vẫn còn tiếp tục tuy không đều đến cuối tháng 3-1975. Hai Đoàn có cử người ra xin chi viện một số vũ khí, nhất là vũ khí chống tăng, và phương tiện đào công sự. Cấp trên bày tỏ thông cảm nhưng không thể đáp ứng, vì chở trên máy bay Mỹ một đoạn đường dài trong thời điểm đó là mạo hiểm.

        Ngày 8-4-1975, Đảng ủy hai Đoàn họp bàn rất kỷ, dự kiến khả năng và triển vọng diễn biến tình hình, tính đến các tình huống xấu có thể xảy ra với Đoàn, và hạ quyết tâm chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng chiến đấu: dự trữ lương thực thực phẩm, thuốc men, làm kế hoạch chiến đấu, vẽ sơ đồ hệ thống công sự, tổ chức và phân công lực lượng, v.v. và kế hoạch lãnh đạo tư tưởng.

        Ngày 15-4-1975 có chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT vào Lộc Ninh tiếp xúc chuẩn bị cho việc đón hai sĩ quan In-đô-nê-xi-a và I-ran trong Tổ UBQT bị quân ta giữ từ trận đánh giải phóng Ban Mê Thuột, Đoàn CPCMLT kết hợp cử cán bộ vào Miền báo cáo tình hình, quyết tâm và kế hoạch của Đoàn, và xin một ít lựu đạn thủ pháo chống tăng (là vấn đề kẹt nhất của Đoàn ta nếu phải chiến đấu chống xe tăng địch, vì chỉ có mấy chục tiểu liên và súng trường). Bộ chỉ huy Miền giao cho đồng chí cán bộ trở ra chuyển đạt ý định và kế hoạch của Bộ chỉ huy là khi ta bắt đầu cuộc Tổng tấn công vào Sài Gòn, sẽ có một cánh đặc công vào ngay Trại Davis đón Đoàn ra nơi an toàn, chỉ để lại lực lượng vệ binh và một số ít cán bộ. Đoàn phải chuẩn bị sẵn sàng để thời điểm đến là đi được ngay.

        Đảng ủy Đoàn lại phải họp bàn ngay. Mọi người đều suy nghĩ như nhau: rút như thế này không lợi, dễ bị động và tổn thất nếu đụng địch, trong lúc ta có đủ yếu tố cần thiết để chiến đấu và bám trụ thắng lợi tại chỗ. Mặt khác còn hai Đoàn bạn Hung-ga-ri và Ba Lan, họ đã và đang hết lòng tương trợ ta trong những ngày giờ căng thẳng đang trải qua, nay ta lặng lẽ rút đi một mình thì không thể được. Cuộc họp nhất trí đề nghị Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền cho phép Đoàn tự tổ chức chiến đấu tại chỗ, và bảo đảm sẽ đủ sức bảo toàn lực lượng.

        Ngày 17-4-1975 lại có một chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT đi Lộc Ninh đón hai sĩ quan nói trên, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Phó trưởng đoàn - được lệnh điều động về hẳn Bộ tham mưu Miền - được giao nhiệm vụ vào trực tiếp báo cáo và chuyển đề nghị của Đoàn. Cấp trên đồng ý, và sĩ quan liên lạc ta khi trở về Tân Sơn Nhất còn được cấp hai va li thủ pháo mà Bộ tham mưu đã chuẩn bị sẵn. Món hàng gọn, không nặng quá và cũng giống những va li hàng được mang đi mang về trước đây, lại đi nhờ máy bay của UBQT nên giữ được bí mật. Từ nay đã có vũ khi đánh tăng rồi, tuy thuộc loại nhẹ và không nhiều nhưng cũng tăng được khả năng chiến đấu thực tế chống xe tăng địch.

        Từ ngày 18-4-1975 toàn bộ lực lượng hai Đoàn ta tại Trại Davis bắt tay vào đào công sự và chuẩn bị chiến đấu Khó khăn nhất là có quá ít cuốc xẻng, phải dùng thêm lưỡi lê, dao găm và những thanh sắt (có sẵn rải rác, trước không dùng) được đập dẹt ra để đào, lại phải đào về đêm và không gây tiếng động để giữ bí mật, vì hàng chục vọng gác quân Sài Gòn vẫn bao quanh doanh trại. Toàn khu doanh trại chia thành 7 khu vực chiến đấu, mỗi khu vực có hệ thống công sự chiến đấu của mình, 7 khu vực nối liền với nhau bằng hệ thống giao thông hào có nắp dày gần như địa đạo, mỗi nhà đều có hầm ẩn nấp và nghỉ ngơi dưới sàn. Như vậy trong thời gian chiến đấu có thể ăn ở luôn dưới mặt đất, và liên lạc liên hoàn với nhau bằng địa đạo.

        Chỉ huy toàn lực lượng có sở chỉ huy ngầm (chính thức và dự bị), có mạng điện thoại nối sở chỉ huy với tất cả các khu vực và đầu mối. Bảo đảm thương binh có hầm quân y tương đối sâu và rộng, có hai bác sĩ phụ trách. Lương thực thực phẩm và thuốc men do từ lâu đã có ý thức dự trữ đề phòng địch phong tỏa nên nay chuẩn bị thuận lợi, đẩy đủ cho ít nhất 7 ngày, đủ thời gian cần thiết cho việc thực hiện sứ mạng bám trụ của Đoàn. Đèn dầu hỏa và đèn sáp (nến) được phân phối đủ cho các bộ phận. Nước sôi để nguội cũng được chuẩn bị sẵn và thường xuyên bổ sung. Công tác chính trị tư tưởng lần này tiến hành khá dễ dàng và thuận lợi, có thể nói tất cả cán bộ, chiến sĩ và nhân viên đều thông suốt phấn khởi, tự giác tích cực tham gia công việc, chủ động tìm cách khắc phục khó khăn. Không khí đoàn kết và kỷ luật trong toàn đơn vị chưa bao giở nổi bật lên sâu sắc và cảm động như trong thời gian này. Trong không đến 10 ngày mọi việc chuẩn bị được hoàn thành, đơn vị đã sẵn sàng chiến đấu trước ngày quân ta bắt đầu nổ súng đánh vào Sài Gòn, địch không hay biết gì cả.

        Sau này có người kể rằng Đoàn có gửi điện ra Quân ủy trung ương hứa sẵn sàng "hy sinh vi đại cuộc". Điều này không đúng.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2014, 03:25:57 am
        Trong cuộc họp Đảng ủy ngày 8 tháng 4 đã nêu trên, đúng là có đôi ý kiến nêu ra như thế: Đoàn ta đơn độc, có quá ít vũ khí, khả năng tự vệ hạn chế, nhưng vì thắng lợi cuối cùng ta sẵn sàng hy sinh. Ý kiến đó về bản chất thì tốt, thể hiện tinh thần cách mạng và lòng dũng cảm đáng quý, nhưng nó thụ động và không phù hợp với tình thế. Phần lớn các đồng chí trong Đảng ủy đã lần lượt phấn tích, dự kiến tất cả các tình huống, cân nhắc tất cả các khía cạnh, cuối cùng đã kết luận: bây giờ không phải như năm 1973 nữa. Quân ta thắng lợi như chẻ tre, chẳng mấy chốc sẽ dồn về tràn ngập Sài Gòn từ bốn phía. Mỹ không phản ứng. Nguyễn Văn Thiệu bị cô lập cao độ, nội bộ đối phương lục đục, quân Sài Gòn bị làn sóng tan rã từ Tây Nguyên và từ dọc ven biển miền Trung tràn về làm cho mất tinh thần. Đã bị đánh thì đứa nào lo mạng đứa nấy, vào gây sự tại Trại Davis sẽ đạt được cái gì? Nếu có đơn vị nào được lệnh quay vào đánh ta thì chúng củng không còn tinh thần đâu mà chấp hành triệt để. Ta ít vũ khí nhưng ta chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng. Điều quan trọng nhất là ta ở thế thắng và ý chí chiến đấu kiên định. Đồng chí thượng tá Nguyễn Văn Hoàn (tức đồng chí Hai An, đảng ủy viên của Đoàn, sau này là thành ủy viên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã mất), người thường xuyên ốm yếu nhưng lập trường luôn kiên định, hôm nay lại nhắc lại câu mà đồng chí thường nói: "thế ta là thế đứng trên đầu thù". Vì vậy cho dù quân địch có quay vào đánh ta, cho dù cả xe tăng, ta cũng đủ sức cầm cự một số ngày, đủ để cho đại quân kịp tiến vào tiếp ứng. Nếu có thương vong thì cũng là điều bình thường như trong các trường hợp chiến đấu khác, không thể có chuyện phải hy sinh cả đơn vị. Kết luận này được toàn thể Đảng ủy nhất trí, và được tất cả anh chị em thông suốt và quán triệt. Khẩu hiệu động viên chung 'là: "Chiến đấu và chiến thắng".

        Trước ngày nổ súng, Đoàn ta có nhận được một bức điện ngắn từ Hà Nội của đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại ý: Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tư lệnh rất thông cảm hoàn cảnh của các đồng chí. Hãy động viên anh chị em vững vàng ý chí chiến đấu, đứng vững trên vị trí của mình. Ngày thắng lợi không còn xa nữa. Trưởng đoàn đã điện trả lời ngay, với tinh thần: "Tất cả anh chị em đã sẵn sàng chiến đấu cả tinh thần và vật chất và xin hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình".

*

*        *

        Tối 21-4-1975 Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện trên vô tuyến truyền hình, hằn học chửi rủa người Mỹ và tuyên bố từ chức. Mấy hôm sau hắn lên máy bay chuồn ra nước ngoài, định cuỗm theo cả mười bảy tấn vàng (nghe báo chí kể lại) nhưng bị ngay tay chân cũ giữ lại. Nguyễn Văn Hương, Phó tổng thống lên thay, cố chịu trận được một tuần rồi cũng rút. Ông Dương Văn Minh, người cầm đầu cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963, nay được Mỹ khuyên khích hòng có cơ may thương lượng với phía cách mạng, lại được sự góp ý và thúc đẩy của một số nhân vật mong muốn cuộc chiến tranh kết thúc mà không gây đổ máu nhiều và tàn phá lớn cho Sài Gòn, nhận đứng ra làm tổng thống, mong vớt vát được chút gì cho cái chế độ "Việt Nam cộng hòa" trước vực thẳm, hoặc nếu không thì cũng thực hiện việc "chuyển giao chính quyền" một cách êm ả.

        Muộn quá rồi, tội ác chồng chất tày trời của chế độ ngụy quyền tay sai Mỹ đối với nhân dân và Tổ quốc, tội lỗi của Nguyễn Văn Thiệu phá hoại Hiệp định Paris đã đến lúc phải được thanh toán. Tuy nhiên như ta đã thấy, cuộc Tổng tấn công giải phóng Sài Gòn đã được thực hiện nhanh gọn, không có sự đổ máu nào của nhân dân và cũng chẳng có sự tàn phá nào về tài sản.

*

*        *

        Ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được mở màn, đánh vào vành đai phòng thủ ngoại vi Sài Gòn.CPCMLT ra tuyên bố kêu gọi quân đội Sài Gòn hạ vũ khí để bớt đổ máu và bớt thiệt hại cho nhân dân.

        Vào khoảng 17 giờ 15 chiều thứ hai 28-4-1975, một toán máy bay A37 (loại máy bay oanh tạc mới của quân Sài Gòn) đột nhiên đến ném bom đồng loạt khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất. Mảnh bom bay rào rào sang khu vực Trại Davis, vì trại này chỉ cách khu để máy bay quân sự có một bức tường, một dãy hàng rào kẽm gai và một dãy hầm cất máy bay. Bị bất ngờ, tất cả anh chị em ta nhảy xuống hầm. Sau một lúc định thần lại, cùng nhau nhận định đây chỉ có thể là phi công Sài Gòn phản chiến hoặc chính là trận tấn công của ta. Và mọi người hiểu rằng đã đến lúc bầt đầu đại sự rồi. Đêm đó tất cả các bộ phận được lệnh của chỉ huy Đoàn xuống ngủ dưới hầm theo đội hình chiến đấu đã được chuẩn bị, triển khai canh gác tuần tiễu theo kế hoạch tác chiến, vận hành ngay mạng điện thoại bảo đảm thông suốt từ sở chỉ huy đến tất cả các đầu mối, trạm quân y dã chiến được bố trí sẵn sàng nhận thương binh, điện đài cơ yếu canh trực liên tục đón mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tư, 2014, 04:44:24 am
       Phần lớn đêm 28-4 yên tĩnh. Mọi người đang ngủ ngon, bỗng nhiên vào khoảng 3 giờ. sáng tiếng đạn pháo lớn và hỏa tiễn nổ vang, bay tới tấp vào khu vực Tân Sơn Nhất. Hai Đoàn ta đã chuẩn bị kỹ công sự từ trước nên yên tâm, mặc dù tiếng đạn rít trên trời, cả tiếng đạn nổ vang ngay trong khu doanh trại nghe thật khủng khiếp. Một lát sau Sở chỉ huy được báo cáo: một đồng chí đại úy bảo vệ và một trung sĩ cảnh vệ đang làm nhiệm vụ canh gác trên hầm nổi bị trúng đạn pháo hy sinh. Còn bốn đồng chí nữa, do đứng ở miệng hầm để nhìn, bị mảnh pháo và hỏa tiễn bay trúng bị thương, trong đó có một đồng chí sau phải cưa một chân.

       Từ lúc đó đến suốt ngày 29-4 đạn hỏa tiễn và đạn pháo 130 ly của ta lúc dày lúc thưa vẫn tiếp tục được bắn vào Tân Sơn Nhất. Sau này xong việc rồi, ta cho đi đếm lại, có đúng 25 viên đã rơi vào Trại Davis. Từ cự ly 18 đến 24 km bắn hàng ngàn viên vào đường băng sân bay, việc một số ít viên tản mát sang là điều tất yếu không tránh khỏi.

       Trong buổi sáng 29-5 đại sứ Mỹ Martin mấy lần qua Đoàn Hung-ga-ri bắn tin muốn gặp Trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT trong BLHQS hai bên trung ương, nhưng lúc này còn gì để bàn bạc? Ta không trả lời.

       Trưa 29-4 có một đoàn khách khá đặc biệt đến xin gặp Trưởng đoàn ta, tự giới thiệu là "phái viên của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền" đến "bàn việc bàn giao chính quyền". Đoàn gồm các ông:

       -   Nguyễn Văn Diệp, Tổng trưởng tiếp thương, Trưởng đoàn;
       -   Nguyễn Đinh Đầu, phụ tá Phó tổng thống đặc trách hòa đàm;
       -   Tô Vãn Cang, chuyên viên của Văn phòng Phó tổng thống;
       - Nguyễn Văn Hạnh, chuyên viên của Văn phòng phó tổng thống.

       Trong tình huống lúc này lãnh đạo Đoàn ta không thể tiếp, nên cử cán bộ ra chuyên lời Trưởng đoàn là Đoàn không được ủy quyền bàn bạc vấn đề gì, mọi điều cần thiết đã được nêu rõ trong Tuyên bố ngày 26-4-1975 của CPCMLT.

       Khoảng 14 giờ 30 một đoàn thứ hai tự giới thiệu là giác sư Châu Tâm Luân và linh mục Chân Tín xin gặp. Đồng chí trung tá Bùi Thiệp, Trưởng ban Thông tấn báo chí được cử ra, trao cho họ bản tuyên bố ngày 26-4 của CPCMLT và cũng trả lời như với đoàn buổi sáng. Ổng Châu Tâm Luân cho biết được ông Dương Văn Minh cử làm bộ trưởng.
Đến khoảng 17 giờ 30 có thêm luật sư Trần Ngọc Liễn cùng với ông Châu Tâm Luân và linh mục Chân Tín lại đến thiết tha xin gặp để bàn làm sao cho việc ta đánh chiếm Sài Gòn đỡ đổ máu bớt tổn hại về vật chất.

       Ta củng không thể làm gì khác hơn hai lần trước. Tuy nhiên xét đây là những người thuộc lực lượng thứ ba lâu nay đối lập với chế độ độc tài của Nguyễn Văn Thiệu, không nề nguy hiểm đến lại lần thứ hai, nên ta nể tình báo cho biết có thể tiếp ba vị với tư cách cá nhân của họ chứ không với tính chất đại diện nào. Họ đồng ý, và ta cho đón vào phía trong, phân công đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng đoàn tiếp tại hầm sở chỉ huy dự bị. Họ vừa vào đến hầm thì đợt pháo cấp tập của trận đánh trực tiếp vào Tân Sơn Nhất bắt đầu, và chắc chắn suốt đêm nay sẽ không ngơi tiếng súng. Để bảo đảm an toàn tính mạng, ta khuyên họ ở lại cho đến lúc xong trận. Tuy nhiên để tránh bị hiểu lầm là ta cố tình giữ họ lại, ta nói sẽ cho lực lượng yểm trợ nếu họ muốn về. Sau mấy phút suy nghĩ và trao đổi ý kiến với nhau, họ xin ở lại, vì cũng thấy trở về lúc này là quả mạo hiểm. Như vậy là trong cái đêm 29-4-1975 lịch sử trong một sở chỉ huy quân cách mạng ở ngay tại Tân Sơn Nhất, có ba vị khách không phải là quân giải phóng, một giáo sư, một luật sư và một linh mục thiên chúa giáo, cùng với một sĩ quan cộng sản thức trắng để trò chuyện và theo dõi nhịp độ thần tốc của cuộc Tổng tấn công giải phóng Sài Gòn. Đồng chí Võ Đông Giang đã tranh thủ cơ hội tâm tình và giải thích cho họ cặn kẽ mọi vấn đề về cách mạng mà họ còn băn khoăn nghi ngại.

       Ngày hôm sau 30-4, khi tiếng súng phía Tân Sơn Nhất đã im và ta đã gặp được lực lượng bên ngoài vào, ta mời họ dự một bữa liên hoan trước khi chia tay và theo yêu cầu của khách tặng mỗi người hai chai rượu lúa mới và một gói lương khô mà họ nói rất quý vì "chỉ quân giải phóng mới có". Sau đó ta cấp giấy cho họ ra về, và được biết họ không gặp trở ngại gì dọc đường.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2014, 03:50:04 am
 
*

*        *

        Trong khi vạch kế hoạch đánh vào Tân Sơn Nhất, cấp trên rất quan tâm đến vấn đề an toàn của hai Đoàn ta.

        Mặc dù đã đồng ý cho Đoàn tự tổ chức chiến đấu tại chỗ, Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn cho chỉ định (và đã kiếm cách thông báo trước được cho Đoàn) một cánh đặc công và một cánh xe tăng có nhiệm vụ đặc biệt phải tìm cách sớm nhất tới được Trại Davis để tùy tình hình mà xử trí, tăng cường bảo vệ cho Đoàn hoặc đưa bớt lực lượng đi ra khu vực an toàn. Có lẽ vì trận đánh vào Sài Gòn diễn ra nhanh và thuận quá, mọi dự kiến tình huống đã đảo lộn, mọi kế hoạch xử trí củng thay đổi, nên suốt đêm đến khi thắng lợi không thấy cánh đặc công nào cả. Còn đơn vị xe tăng (Đoàn đã được phổ biến tần số liên lạc từ trước) thi khoảng 2 giờ sáng có lên tiếng, đại ý: "Xin chào các đồng chí, đúng là lúc đầu chúng tôi có được giao nhiệm vụ vào tiếp cứu nhưng bây giờ tình hình khác rồi, chúng tôi được lệnh chuyển đến mục tiêu khác. Xin chúc an toàn khỏe mạnh. Sau khi nghe cán bộ điện đài báo cáo, mọi người không tỏ chút buồn phiền mà trái lại hân hoan phấn khởi vì thế trận quyết chiến cuối cùng diễn biến thật là thuận lợi.

        Anh em thông tin điện đài thuộc bộ phận "kỹ thuật" còn có sáng kiến dò sóng để theo dõi liên lạc chiến đấu của các đơn vị của ta tiến gần.

        Vào khoảng hơn nửa đêm 29-4, một đơn vị tiểu đoàn từ hướng Bà Quẹo đã tiến đến ngã Bảy Hiền. Anh em điện đài đưa máy đến gần cho Trưỏng đoàn và mấy đồng chí gần đó cùng nghe. Từ trong cái đài nhỏ bé vọng ra những câu đàm thoại thật thú vị và cảm động đại ý: "Báo cáo đại đội tôi đã đến ngã tư Bảy Hiền đúng, đồng bào nói đây là ngã tư Bảy Hiền. Chưa đụng địch, còn đồng bào cho quà nhiều lắm...". Một giọng khác vẳng lại, có lẽ là của chính trị viên tiểu đoàn: "Hoan nghênh các đồng chí. Phải tìm cho trúng địch mà đánh không được làm cho nhân dân hoảng sợ. Đồng bào cho thì lấy, nhưng chỉ lấy một ít thứ ăn được lót lòng thôi, không được tham. Đặc biệt nhắc lại anh em không được đụng đến cây kim sợi chỉ của dân...". Ôi cái câu cuối cùng, cái mệnh lệnh và là điều đầu tiên trong 12 điều kỷ luật của quân đội nhân dân, cái khẩu hiệu thiêng liêng đã đi theo các chặng đường chiến đấu gian khổ và chiến thắng nhờ được nhân dân đùm bọc, nay trong đợt vũ bão tiến vào sào huyệt cuối cùng của quân thù nó vẫn vang lên nghiêm khắc, trong trẻo và đầm ấm xiết bao.
 
*

*        *

        Sau này được biết, trước rạng sáng 30-4-1975 đại sứ Martin cùng tốp người Mỹ cuối cùng tại Sài Gòn và Miền Nam Việt Nam đã lên chiếc máy bay lên thẳng cuối cùng từ nóc Đại sứ quán Mỹ bay ra biển. Như vậy là quân và dân ta đã thực hiện trọn vẹn quyết tâm sắt đá được Bác Hồ long trọng tuyên bố năm 1966: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi".

        Khoảng sáu giờ sáng 30-4-1975 anh em ở vọng gác phía cổng chính báo cáo là đơn vị bổ sung quân dù trước cổng đang hô nhau tháo chạy, vừa chạy vừa cởi áo quần rân ri vứt đầy đường. Đại đội xe tăng thì biến từ lúc nào không rõ. Nhìn quanh bốn mặt, tất cả các vọng gác và tháp canh đều trống, không còn bóng dáng một tên lính gác và một họng súng nào. Như vậy rõ là phía này đã xong, nhưng tiếng súng còn rền vang các hướng khác. Tất cả các bộ phận đều được lệnh vẫn ở yên tại vị trí và vẫn phải sẵn sàng chiến đấu không được lơ là mất cảnh giác.

        9 giờ 30 phút sáng 30-4-1975, ông Dương Văn Minh tuyên bố trên Đài phát thanh Sài Gòn sẵn sàng chuyển giao chính quyền cho đại diện của cách mạng, ra lệnh cho quân Sài Gòn ở nguyên tại chỗ.

        Ban chính trị của Đoàn có sáng kiến đưa ngay lá cờ nửa đỏ nửa xanh to nhất của CPCMLT mà ta có lên treo ở đỉnh tháp nước là chỗ cao nhất của Trại Davis và củng là chỗ cao đối với một khu vực rộng lớn xung quanh. Có lẽ đây là lá cờ hoặc một trong số lá cờ được kéo lên sớm nhất trên thành phố Sài Gòn giải phóng.

        Khoảng hơn 10 giờ anh em báo cáo đã thấy bộ đội ta tiến đến gần Trại Davis. Và Tiểu đoàn 6 thuộc Trung đoàn 19, Sư đoàn 10. Quân đoàn 3, do đồng chí Sơn Tiểu đoàn trưởng dẫn đầu đã vào với anh chị em ta. Có lời nào diễn tả được những giây phút xúc động đến nghẹn ngào và khắc cốt suốt đời này! Đúng là "mừng ra nước mát...". Sau đó đồng chi trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, sư trưởng và chính ủy Sư đoàn 10 ghé vào thăm trên đường vào chỉ huy việc chiếm lĩnh Tân Sơn Nhất.

        11 giờ 30 ngày 30-4-1975 xe tăng và bộ binh quân ta chiếm lĩnh "Dinh Độc lập", lúc đó là phủ tổng thống của phía Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang mà Bác Hồ đã đề ra trong lời thơ chúc Tết năm xưa: "Vì độc lập, tự do, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào", để rồi:

"Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bầc Nam sum họp xuân nào vui hơn!".
 
*

*        *

        Với thâng lợi ngày 30-4-1975, hai Đoàn ta tại Trại Davis chấm dứt nhiệm vụ.

        Ngày 2-5, thượng tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ tham mưu tiền phương chiến dịch đã đến đây, tổ chức cuộc họp với một số cán bộ cấp cao các quân đoàn, sư đoàn trước khi chuyển đến sở chỉ huy mới.

        Ngày 3-5, trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh quân giải phóng Miền (B2), Phó tư lệnh chiến dịch Hổ Chí Minh, đã từng là Trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT trong những ngày tháng đầu tiên, vào thăm lại anh chị em và tuyên bố Quân ủy Miền công nhận đơn vị Trại Davis là một tiền tiêu của chiến dịch Hồ Chí Minh".

        Ngày 4-5-1975, Bộ chỉ huy Miền điều động phần lớn cán bộ chiến sĩ Đoàn B chuyển sang tham gia lực lượng thuộc Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, số còn lại sau đó trở về đơn vị cũ hoặc nhận nhiệm vụ mới. Đoàn A trở về Thủ đô Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tư, 2014, 02:35:03 am
(Phần một: Ban liên hợp quân sự bốn bên  
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg470615.html#msg470615
Phần hai: Ban liên hợp quân sự hai bên
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg471767.html#msg471767 )

PHẦN BA

ỦY BAN QUỐC TẾ

I

        Song song với cơ quan Liên hợp quân sự, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát cũng được thành lập theo quy định của Điều 18 Hiệp định Paris và của Nghị định thư về UBQT, với nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc thi hành một số điều khoản của Hiệp định bằng cách:

        -      Theo dõi việc thực hiện qua liên lạc với các bên và quan sát tại chỗ ở những nơi cần thiết;
        -   Điều tra các vụ vi phạm những điều khoản thuộc thẩm quyền kiểm soát và giám sát của Ủy ban;
        -   Khi cần thiết, hợp tác với các BLHQS trong việc ngăn ngừa và phát hiện vi phạm các điều khoản nói trên.
UBQT "sẽ điều tra những vụ vi phạm các điều khoản nói trong Điều 18 của Hiệp định theo yêu cầu của BLHQS bốn bên, hoặc của BLHQS hai bên, hoặc của bất cứ bên nào, hoặc đối với Điều 9b của Hiệp định về tổng tuyển cử của Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc, hoặc trong bất cứ trường hợp nào mà UBQT có đầy đủ căn cứ khác để cho ràng đã xảy ra vi phạm đối với các điều khoản đó"... Khi tiến hành nhiệm vụ này, UBQT sẽ hành động với sự giúp đỡ và hợp tác cần thiết của các bên có liên quan".

        UBQT "làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí"... các bản báo cáo của UBQT phải được sự nhất trí thỏa thuận của đại diện tất cả bốn thành viên. Trong trường hợp không có sự nhất trí thì Ủy ban sẽ chuyển các ý kiến khác nhau cho bốn bên... hoặc cho hai bên Miền Nam Việt Nam..., nhưng không được coi đó là báo cáo của Ủy ban". "UBQT và mỗi tổ của UBQT hành động như một cơ quan thống nhất bao gồm đại biểu của tất cả bốn thành viên".

        UBQT kiểm soát và giám sát gồm đại diện của bốn nước: Ba Lan, Ca-na-đa, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a (Ba Lan và Hung-ga-ri do phía ta đề cử, Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a do phía Mỹ đề cử, và được bốn bên ký kết Hiệp định thỏa thuận mời). Về sau Ca-na-đa rút lui nửa chừng, với lý do UBQT hoạt động không hiệu quả, bốn bên lại tham khảo nhau và thỏa thuận mời I-ran thay thế.

        Các thành viên của UBQT "luân phiên làm chủ tịch trong từng thời gian do UBQT quy định". Sau khi thành lập, Ủy ban đã thống nhất thời gian làm chủ tịch luân phiên là một tháng. (Khác với UBQT thời Hiệp định Genève: hồi đó chỉ có ba nước: Ân Độ, Ba Lan, Ca-na-đa, Ấn Độ làm chủ tịch cố định).

        Trụ sở UBQT đặt tại Sài Gòn (12 Trần Quốc Toản, sau giải phóng là trụ sở Ủy ban nhân dân quận 10 trên đường 3 tháng 2 nay là khu khách sạn Kỳ Hòa). Cũng như BLHQS, dưới ủy ban chung có 7 Tổ UBQT khu vực đóng tại Huế (I), Đà Nẵng (II), PeiKu (III), Phan Thiết (IV) Biên Hòa (V), Mỹ Tho (VI), Cần Thơ (VII), và 26 Tổ hoạt động ở địa phương và đóng cùng nơi với các Tổ LHQS từ Quảng Trị đến Quản Long (Cà Mau). Ngoài ra, UBQT còn được cử ba tổ cho khu vực Sài Gòn - Gia Định, thêm 12 Tổ địa phương ở Gio Linh (phía nam giới tuyến quân sự tạm thời), Lao Bảo (Quảng Trị), Bến Hét (Kon Tum), Đức Cơ (Gia Lai), Chu Lai (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Vũng Tàu, Xa Mát (Tây Ninh), sân bay Biên Hòa, Hồng Ngự (Đồng Tháp), Cần Thơ; bảy ổ cửa khẩu (đóng ở nlững nơi do hai bên miền Nam Việt Nam chọn để đưa vũ khí và dụng cụ chiến tranh vào thay thế); bảy tổ kiểm soát và giám sát việc trao trả người bị bắt.

        Mỗi Đoàn thành viên UBQT được có 300 người, gồm một bộ phận cán bộ nhân viên ngoại giao và dân sự, một bộ phận quân sự, chủ yếu là sĩ quan. Đứng đầu là một Đại sứ, một phó trưởng đoàn dân sự và một cấp tướng phó trưởng đoàn kiêm trưởng bộ phận quân sự.

        Các Đại sứ Trưởng đoàn được phía Sài Gòn bố trí ở biệt thự dành riêng (riêng Đại sứ Hung-ga-ri ở khách sạn), các thành viên dân sự của các Đoàn ở rải rác trong trung tâm thành phố. các bộ phận quân sự ở tập trung từng Đoàn trong khu vực Tân Sơn Nhất, nhưng họ được tự do đi lại ra vào thành phố mà không bị vây hãm như các Đoàn đại biểu của ta.

        Trong thời gian đầu UBQT triển khai tổ chức hầu khắp mạng lưới được quy định. Về sau do việc thi hành Hiệp định ngày càng trục trặc, từ đó nẩy sinh khó khăn trong việc bảo đảm an toàn, mặt khác do bị hạn chế về kinh phí nên Ủy ban rút bớt một số Tổ xa xôi hèo lánh như Bến Hét (Kon Tum), Đức Cơ (Gia Lai), v.v. và rút bớt số người của các Đoàn.

        Từ tháng 1-1973 đến tháng 4-1975 mỗi Đoàn thành viên UBQT (trừ Đoàn Ca-na-đa rút sớm và Đoàn I-ran đến sau) thay quân và nhân viên đến hai lần, đón ba lượt Đại sứ Trưởng đoàn và ba lượt cấp tướng phó trưởng đoàn kiêm trưởng bộ phận quân sự.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Tư, 2014, 03:11:37 am
 
II

        UBQT bắt đầu hoạt động cùng lúc với BLHQS bốn bên. Trong thời gian 60 ngày của BLHQS bốn bên, UBQT tập trung làm nhiệm vụ kiểm soát và giám sát một số công việc nổi lên do các bên ký kết Hiệp định cùng bảo đảm thực hiện: rút quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên, trao trả NVQS của các bên và thường dân nước ngoài bị bắt và giam giữ. Trong thời kỳ này chưa có vấn đề gì gay cấn lớn giữa các Đoàn trong nội bộ UBQT cũng như giữa Ủy ban với các bên thuộc BLHQS. Các Tổ của UBQT đã được cử đi kiểm soát và giám sát thông suốt các chuyến trao trả tại các địa điểm do BLHQS bốn bên thỏa thuận, kiểm soát và giám sát thường xuyên các đợt rút quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên tại các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang và Tân Sơn Nhất, và đã chứng kiến toán quân Mỹ cuối cùng rời khỏi
Miền Nam Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 27/3/1973.

        Qua thời kỳ BLHQS hai bên, UBQT chỉ còn thực hiện được một phần rất nhỏ nhiệm vụ kiểm soát và giám sát vào đợt trao trả NVDS giữa ta và phía Sài Gòn cuối tháng 2 đến đầu tháng 3-1974 (còn với mấy chuyến trao trả trước thì không tham dự vi có chuyện đấu tranh với ta đòi mở rộng hành lang bay, sau đó Đoàn Ca-na-đa rút đi nên không đủ bốn thành viên).

        Từ buổi đầu BLHQS hai bên trở đi, việc thi hành Hiệp định Paris càng trục trặc, phía Sài Gòn vi phạm ngày càng nghiêm trọng và toàn diện, trước hết là vi phạm ngừng bắn, cho nên hoạt động chủ yếu của BLHQS là hai bên không ngừng đấu tranh tố cáo nhau vi phạm Hiệp định.

        Nhiệm vụ nổi lên của UBQT từ lúc này, căn cứ vào chức năng theo quy định của Nghị định thư về UBQT là điều tra vi phạm. Nhưng thực tế cho thấy nhiệm vụ này khó thực hiện biết chừng nào, có thể nói hầu như không thể thực hiện.

        Tháng 4-1973, sau vụ Ly Tôn (vụ máy bay lên thẳng của UBQT rơi đã nói trên đây), Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn Ca-na-đa tập trung đòi phải mở rộng hành lang bay cho UBQT: trước nay quy định cho máy bay lên thẳng là 1 km, máy bay có cánh 3 km, nay họ đòi rộng ra 8 đến 10 km. Ta kiên quyết không chấp nhận. Do vụ đấu tranh về hành lang bay đó và do thiếu sự tham gia của hai Đoàn trên nên UBQT không thực hiện việc kiểm soát và giám sát các chuyến trao trả NVDS trong tháng 4 và tháng 5-1973 (và phía Sài Gòn đã vin vào cớ này để đơn phương đình chỉ việc trao trả).

        Có một thời gian trong nội bộ UBQT không thống nhất quan điểm về tổ chức điều tra vi phạm: In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa (và sau này là In-đô-nê-xi-a và I-ran)cho rằng UBQT có thể hoạt động độc lập không cần sự phối hợp của BLHQS hai bên, và khi chưa có sự nhất trí trong nội bộ Uy ban thì các Đoàn thành viên có thể tự mình đi điều tra. Phía Sài Gòn đã lợi dụng tối đa quan điểm này, họ liên tiếp tố cáo ta, mời và tổ chức cho hai Đoàn đó đi hết nơi này đến nơi khác, trong tháng 4 và tháng 5-1973 họ còn bày trò gọi là bắt được "tù binh Bắc Việt", và Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn Ca-na-đa lại đơn phương đi điều tra về "tù binh Bắc Việt". Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri kiên quyết chống lại kiểu hành động sai trái này, nó ngược với cả tinh thần và lời văn của Hiệp định Paris và Nghị định thư về UBQT. Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương cũng cực   lực phản đốivà tuyên bố rõ không thừa nhận tinh hợp pháp và giá    trị của các hành động đơn phương. Trưởng đoàn ta đến gặp riêng Đại sứ Trưởng đoàn In-đô-nê-xi-a để   thuyết phục, nói rõ quan điểm của ta và phân tích những hành động không lợi nói trên. Ta dựa vào tinh thần dân tộc chống đế quốc của In-đô-nê-xi-a và những điều giống nhau giữa hai dân tộc, từng bước tranh thủ được ông ta nhận ra cái nên và cái không nên.

        Ngày 28-6-1973, hai sĩ quan Ca-na-đa ở Tổ UBQT Xuân Lộc  tự ý đi vào vùng Cam Tiêm và không thấy về. Đoàn Ca-na-đa hoảng hốt. Tối 29-6, Đại sứ Trưởng đoàn Ca-na-đa đến Trại Davis yêu cầu Trưởng đoàn ta giúp đỡ tìm kiếm.

        Sau đó ta được thông báo là hai viên sĩ quan kia đi vào vùng kiểm soát của ta không có phép nên lực lượng địa phương đã bắt giữ. Ngày 15-7-1973, ta đã trao trả họ cho Đoàn Ca-na-đa tại khu vực Xuân Lộc, với điều kiện nghiêm ngặt là quân Sài Gòn phải ngừng các hoạt động quân sự trong vùng có liên quan.

        Trước đó, ngày 30-5-1973, Đại sứ Trưởng đoàn Ca-na-đa đến thăm xã giao Trưởng đoàn ta và báo tin Chính phủ Ca-na-đa quyết định rút khỏi UBQT. Trong tháng 6-1973 họ tuyên bố công khai việc đó và lần lượt rút sĩ quan và nhân viên ở các khu vực và các Tổ địa phương về Sài Gòn. Ngày 19-7-1973, Đại sứ và bộ phận cuối cùng của Đoàn Ca-na-đa rời Sài Gòn về nước.

        Các hoạt động của UBQT tiếp tục bị đình trệ đến đầu tháng 10-1973 vì thiếu một thành viên.

        Các bên ký kết Hiệp định lại phải hiệp thương với nhau, sau đó thỏa thuận mời I-ran tham gia UBQT và nước này nhận lời. Ngày 29-8-1973, đoàn tiền trạm I-ran đến Sài Gòn, cuối tháng 9 thì Đại sứ Trưởng đoàn cùng toàn Đoàn đến đủ.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Tư, 2014, 05:30:30 am
        Có thể nói từ tháng 4-1973 (tức là không lâu sau khi BLHQS hai bên bắt đầu hoạt động) đến đầu tháng 10 năm 1973 UBQT chưa hoạt động bình thường đúng với tính chất là một cơ quan thống nhất bao gồm đại biểu của tất cả bốn thành viên, trừ một lần trong tháng 5-1973 tổ chức điều tra vụ oanh tạc Lộc Tấn (phía đông bắc Lộc Ninh) do ta tố cáo.

        Sau khi Đoàn I-ran đến đủ và chính thức tham gia công việc từ tháng 10-1973, UBQT đã có đủ điều kiện về tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Yêu cầu chính về hoạt động lúc này là điều tra vi phạm. Sự chia rẽ do quan điểm và hành động điều tra đơn phương rồi cũng được giải quyết, vì những hoạt động này rõ ràng trái với Hiệp định và Nghị định thư, nó không đưa lại kết quả gì, lại bị cả trong nội bộ Ủy ban và phía ta phản đối nên cuối cùng cũng được chấm dứt.

        Vì sự tồn tại của UBQT và vì danh dự nước mình trước dư luận, các Đoàn thành viên phải chú ý giữ đoàn kết trong nội bộ Ủy ban, và cố gắng tránh để những khác biệt quan điểm gây chia rẽ đưa đến đổ vỡ. Vì vậy, mặc dù vẫn thường có những quan điểm khác nhau trong một số vấn đề, nhất là trong vấn đề đánh giá vi phạm đối với hai bên Miền Nam Việt Nam, các Đoàn thành viên UBQT vẫn cùng làm việc và giữ quan hệ hợp tác với nhau cho đến giai đoạn cuối cùng.

        UBQT nhận được rất nhiều công hàm của hai Đoàn đại biểu tại BLHQS hai bên trung ương tố cáo nhau vi phạm và yêu cầu điều tra. Ủy ban cố thảo luận sắp xếp một bản danh sách các vụ cần và có thể xem xét tổ chức điều tra. Nhưng trong vấn đề tế nhị này (điều tra để đi đến kết luận bên này hay bên kia vi phạm) thật khó đạt được sự nhất trí cho nên suốt thời gian tồn tại của mình UBQT chỉ thực hiện được mấy cuộc điều tra vi phạm mà điển hình là các cuộc điều tra ở Phổ Phong (đả nêu trong phần trao trả NVQS thời kỳ BLHQS bốn bên), ở Lộc Tấn (ta tố cáo phía Sài Gòn cho máy bay oanh tạc) và ở Cai Lậy (phía Sài Gòn tố cáo ta pháo kích trường trung học).

        Trong tháng 5-1973, máy bay đối phương nhiều lần đến ném bom xã Lộc Tấn phía đông bắc Lộc Ninh và một số nơi khác. Do ta yêu cầu mạnh mẽ và Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri thúc đẩy UBQT đã nhất trí cử một Tổ đi Lộc Tấn. Đến quan sát tại chỗ, sĩ quan Ca-na-đa ghi nhận có hành động oanh tạc nhưng không có bằng chứng xác minh việc oanh tạc đó xảy ra trước hay sau ngày 27-1-1973 tức là ngày ký Hiệp định Paris. Tổ UBQT trở về mà không đi đến được kết luận vi phạm.

        Tháng 3-1974, phía Sài Gòn dựng lên chuyện trường trung học Cai Lậy (thuộc Mỹ Tho nay thuộc tỉnh Tiền Giang) bị lực lượng vũ trang của ta dùng súng cối pháo kích, và nhất thiết yêu cầu UBQT điều tra. Đoàn ta tại BLHQS hai bên trung ương biết là chuyện được dàn dựng, nhưng nếu chỉ bác bỏ thôi thì không đủ thuyết phục nên quyết định đồng ý để UBQT điều tra, và cử sĩ quan liên lạc vững vàng trong ứng phó cùng đi. Đúng là có vết đạn súng cối thật, nhưng nó tản mạn tỏa ra tất cả các hướng. Sĩ quan Hung-ga-ri dựa vào đặc điểm này, phân tích về mặt kỹ thuật, nếu đây là một trận pháo kích thì đạn phải tập trung về một hướng theo chiều đường đạn từ trận địa bần đi chứ không thể chĩạ đều ra bốn hướng được, vì vậy không có bằng chứng gì xác minh là quân giải phóng pháo kích. Và thế là lần này Tổ UBQT cũng không kết luận được vi phạm. Bất mãn vì không quy lỗi được cho ta, đối phương cho bọn côn đồ gây sự, đập vỡ kính xe của các sĩ quan Ba Lan và Hung-ga-ri.

        Từ tháng 6-1974 trở đi, sau khi ta đình chỉ các cuộc họp và các hoạt động thực tiễn chung với phía Sài Gòn tại BLHQS hai bên, UBQT không còn điều kiện để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm soát và giám sát, điều tra vi phạm,
vì thiếu sự phối hợp của BLHQS (đây là nói về mặt nguyên tắc, còn về thực tế thì với tính chất cơ cấu của nó và với cục diện tình hình đang diễn biến ở Miền Nam Việt Nam, dù BLHQS hai bên có tiếp tục hoạt động thì UBQT cũng khó làm gì đưa lại được kết quả thiết thực). UBQT chỉ còn chủ yếu làm một việc nội bộ với nhau và duy trì sự tồn tại của mình như một sự nhắc nhở quốc tế về Hiệp định Paris.

        Từ sau khi ta đánh chiếm thị xã Ban Mê Thuột, với đà tan rã và rút chạy của quân Sài Gòn, các Tổ UBQT ở các khu vực và địa phương phía bắc cũng rút cuốn chiếu về Sài Gòn.

        Trong trận đánh Ban Mê Thuột ngày 11-3-1975, quân ta có giữ một đại úy In-đô-nê-xi-a và một đại úy I-ran trong Tổ UBQT ở đó. Đại sứ In-đô-nê-xi-a và Đại sứ I-ran đến Trại Davis nhờ Trưởng đoàn ta can thiệp xin trao trả cho họ. Phía ta đả chăm sóc hai sĩ quan trên chu đáo và cho đưa về Lộc Ninh. Ngày 15-4-1975, một máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT được phép vào Lộc Ninh để làm các thủ tục chuẩn bị, ngày 17-4 một chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt nữa đã vào đón hai sĩ quan đó về. (Nhân có hai chuyến bay này, Đoàn ta đả kết hợp thực hiện hai chuyến liên lạc trực tiếp cuối cùng rất quan trọng với hậu phương trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu).

        Trong đợt tổng tấn công của quân ta vào Sài Gòn, bị bất ngờ trước tốc độ chiến sự, Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn I-ran cấp tốc về nước cùng với đợt di tản của Mỹ, và UBQT đã bị động giải thể.

        Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri vẫn bình tĩnh ở lại, vẫn giữ liên lạc với Đoàn ta tại Trại Davis cho đến lúc mạng điện thoại Sài Gòn bị tê liệt (29-4-1975). Bạn đã chứng kiến những giờ phút lịch sử của cuộc Tổng tiến công với hợp điểm của các cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Và không ai bị thương vong.

        Ngay sáng 1-5-1975 ta đã bắt liên lạc lại với bạn. Trường đoàn ta ra khách sạn và biệt thự thăm các Đại sứ Trưởng đoàn. Tối 6-5 hai Đoàn ta tại Tân Sơn Nhất mở tiệc chiêu đãi trọng thể và thân tình, ngày 7-5-1975 tiễn bạn lên máy bay về nước.



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Tư, 2014, 05:24:01 am
 
III

        Để giữ quan hệ với UBQT và với hai Đoàn bạn, Đoàn CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương thành lập một bộ phận chuyên trách, Tiểu ban quốc tế, do một phó trưởng đoàn được phân công trực tiếp nắm.

        Việc tiếp xúc với hai Đoàn bạn được thực hiện hầu như hàng ngày, chuyên viên của bạn vào cung cấp cho ta những thông tin mà bạn nắm được, nhận thông báo của cán bộ ta về tình hình chiến trường, thường xuyên trao đổi với ta về công việc. Hàng tuần hoặc khi có việc đột xuất, Trưởng phó đoàn ta vào Sài Gòn gặp Trưởng phó đoàn bạn, hoặc bạn vào Trại Davis gặp ta. Trong phần lớn các vấn đề, bạn thống nhất quan điểm với ta, cố gắng bàn bạc đấu tranh trong nội bộ UBQT theo yêu cầu chính đáng của ta. Sự phối hợp chặt chẽ giữa bạn với ta trở thành một nề nếp tốt đẹp và có hiệu quả.

        Với Đoàn In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa (sau là I-ran) ta vẫn giữ liên lạc thường xuyên, cán bộ ta gặp gỡ trao đổi tình hình với chuyên viên họ khi cần thiết. Hàng tháng phó trưởng đoàn ta tranh thủ đến từng Đoàn thông báo tình hình chiến trường cho rộng rãi sĩ quan và cán bộ của họ. Trưởng đoàn ta cũng giữ tiếp xúc và thỉnh thoảng gặp gỡ Đại sứ Trưởng đoàn hoặc vị tướng phó trưởng đoàn quân sự.

        Với In-đô-nê-xi-a, do sự kiện Ly Tôn, thời gian đầu quan hệ có phần căng thẳng, họ muốn quy kết ta vi phạm, sau đó họ chủ trương điều tra đơn phương, trong một số trường hợp họ có thiên về phía Sài Gòn. Nhưng đặc điểm dân tộc và hoàn cảnh lịch sử của họ cũng gần giống ta, giữa họ với ta không có lợi ích chiến lược đối địch nên dần dần ta cũng tranh thủ làm cho họ hiểu phần nào chính nghĩa của ta. Trong những lần đầu cán bộ ta đến giới thiệu tình hình cho Đoàn họ, cán bộ và sĩ quan In-đô-nê-xi-a đặt những câu hỏi chứng tỏ họ không hiểu biết mấy về thực chất tình hình Miền Nam Việt Nam và chịu ảnh hưởng khá nặng sự tuyên truyền xuyên tạc của đối phương. Các đồng chí ta đã nhân cơ hội giải thích làm cho họ thấy được sự thật, điều này rất có lợi, dần dần họ đã có cách nhìn nhận khách quan và đúng đắn hơn.

        I-ran cũng thuộc diện nước đang phát triển, họ ở xa, không có tranh chấp chính trị kinh tế gì với ta, nên ngoài quan hệ thân Mỹ và quan điểm theo phía phương Tây của họ (lúc đó I-ran còn ở dưới chính quyền vua Pahlevi), về mặt cá nhân ta củng từng bước tranh thủ được.

        Quan hệ giữa ta với UBQT luôn giữ được đúng mức. Trong một số dịp ta mời họ đi thăm vùng ta:

        -   Ngày 12-9-1973, ta mời họ vào thăm Lộc Ninh một ngày. Lúc này Đoàn Ca-na-đa đã rút, chỉ còn ba Đoàn nhưng đây chỉ là một chuyến thăm hữu nghị nên tuy không đủ bốn thành viên họ củng vẫn đi. Trung tướng Trần Văn Trà đã tiếp trang trọng.

        -   Từ 12 đến 14-11-1973, Bộ Ngoại giao CPCMLT mời Ủy ban thăm vùng giải phóng Đông Hà thuộc Quảng Trị. Lúc này đã đủ bốn thành viên, cả bốn Đại sứ và bốn tướng đều tham gia chuyến đi. Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đã tiếp.

        -   Ngoài ra Chính phủ VNDCCH đã mời Ủy ban ra thăm Hà Nội từ 29-1 đến 1-2-1974.

        Các chuyến thảm đó đả gây ấn tượng tốt đối với họ, về mặt cá nhân có cảm hóa thêm họ được một phần.

        Một môi trường thuận lợi cho công tác tranh thủ hữu nghị của ta và cũng là những dịp để cán bộ các Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất có điều kiện đi vào phố Sài Gòn, là các cuộc chiêu đãi. Mỗi Đoàn trong UBQT đều muốn thông qua hoạt động này đề cao vị trí của nước mình, và trong chừng mực khác nhau đều có ý tạo điều kiện cho những sự tiếp xúc giữa các bên, giữa các đối tượng. Trong các ngày kỷ niệm lớn của nước mình (Quốc khánh, Tết dân tộc, ngày Quân đội, v.v.), các Đại sứ Trưởng đoàn đều tổ chức chiêu đãi trọng thể, tại biệt thự hoặc tại khách sạn, mời khách khá đông và luôn luôn mời cả phía ta (hai Đoàn) và phía Sài Gòn tại BLHQS. Nhiều nhà báo cũng thường được mời. Nhiều lần Đại sứ hai Đoàn bạn còn mời một số nhân vật thuộc lực lượng thứ ba ở Sài Gòn đến dự để có dịp cho ta tiếp xúc. Trong một số trường hợp khác, như thay Đại sứ Trưởng đoàn, thay tướng, họ củng tổ chức chiêu đãi để tiễn người cũ, đón người mới.

        Về phần ta cũng vậy, dịp Tết cổ truyền, các ngày lễ của VNDCCH, của CPCMLT và MTDTGP, hai Đoàn ta tại Tân Sơn Nhất (tùy sự kiện mà Đoàn A hay Đoàn B đứng ra chủ trì) đều tổ chức chiêu đãi trọng thể tại Trại Davis, nhưng chỉ mời được các Đoàn trong UBQT và các nhà báo, mà nhà báo củng rất ít lần được phía Sài Gòn để cho vào dự. Được sự chi viện của Cục chính trị Miền và Tổng cục Chính trị về văn công, trong các dịp này ta còn tổ chức biểu diễn văn nghệ, nhẹ nhàng nhưng cũng góp phần tranh thủ thiện cảm.

        Một hình thức khác để tăng cường hữu nghị là hoạt động thể thao. Tháng 8-1973, nhân Quốc khánh nước VNDCCH hai Đoàn ta tổ chức thi đấu các môn bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ và quần vợt, mời hai Đoàn bạn Ba Lan và Hung-ga-ri và Đoàn In-đô-né-xi-a cùng dự. Họ đều vui vẻ và tích cực tham gia. Đại sứ In-đô-nê-xi-a nhiệt tình thi đấu bóng bàn. Từ đó trở đi thành tục lệ, mỗi Đoàn đến dịp lễ, Tết đều đứng ra tổ chức và mời nhau cùng thi đấu. Các Đại sứ, tướng tá và cán bộ cao cấp ai biết môn nào đều ra sức hưởng ứng. Đây là một loại hoạt động có hiệu quả để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo không khí thoải mái trong tiếp xúc, góp phần cải thiện quan hệ làm việc.

        Trong thời gian ta đình chỉ các cuộc họp BLHQS hai bên, cả trong thời kỳ sôi động từ sau khi giải phóng Ban Mê Thuột và Tây Nguyên, Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn I-ran vẫn giữ liên lạc và cử người thường xuyên tiếp xúc với ta tại Trại Davis cho đến ngày mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tư, 2014, 02:24:05 am
 
IV

        UBQT kiểm soát và giám sát được thành lập vào cuối tháng 1-1973 đã tồn tại đến những ngày cuối tháng 4-1975. Nó đã thực hiện được nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc rút quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ, trao trả NVQS của các bên và thường dân nước ngoài bị bắt, trao trả một phần NVDS hai bên Miền Nam Việt Nam bị bắt và giam giữ.

        Sau đó, trước tình hình tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ dung túng vi phạm tiến tới phá hoại Hiệp định Paris ngày càng nghiêm trọng, UBQT không thể làm gì được để ngăn ngừa vi phạm và kết luận vi phạm. Sống trong vùng do phía Sài Gòn kiểm soát, dựa vào sự cung cấp và bảo đảm vật chất và phương tiện của đối phương, Ủy ban này không thể tiến hành những hoạt động chủ động và những cuộc điều tra khách quan để xác định trách nhiệm của bên vi phạm và góp phần hạn chế vi phạm. Điều quan trọng nữa là, do cơ cấu thành phần của nó, UBQT không thể có một hành động hay kết luận nào nghiêng hẳn về phía có lợi cho ta hoặc cho phía bên kia.
Điều này thể hiện so sánh lực lượng giữa các bên khi ký Hiệp định Paris, ta không thể trông đợi tốt hơn nữa.

        Tuy nhiên vì Hiệp định Paris là một thắng lợi của ta và được Hội nghị quốc tế bảo đảm, sự có mặt và tồn tại của UBQT về cơ bản là có lợi cho ta, nó góp phẩn xác nhận vị trí của CPCMLT và có tác dụng kiềm chế nhất định đối với phía Sài Gòn trong việc phá hoại Hiệp định.

        Hai Đoàn bạn Ba Lan và Hung-ga-ri đã phối hợp chặt chẽ và ủng hộ ta trong nhiều trường hợp để bảo vệ Hiệp định Paris, ngăn chặn và vô hiệu hóa những hành động đơn phương thiên vị trong UBQT chống lại ta, và không để cho phía đối phương lợi dụng ưu thế vật chất mà chi phối hoạt động của UBQT.


 
LỜI KẾT

        Hơn hai năm ba tháng kể từ ngày 28-1-1973, ngày bộ phận đầu tiên vào Tân Sơn Nhất, đến ngày 30-4-1975, ngày giải phóng Sài Gòn và các đồng chí ta hoàn thành nhiệm vụ.

        Họ đến đây tham gia cơ quan LHQS, cùng với các bên ký kết khác bàn việc phối hợp thi hành một số điều khoản được giao cho cơ quan này giải quyết, đồng thời họ có nhiệm vụ, mà nhiệm vụ này là chính yếu và xuyên suốt, đấu tranh trên mặt trận dư luận, nêu cao chính nghĩa và thiện chí cùa ta, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế.

        Kinh nghiệm của bản thân nước ta và thế giới đều cho thấy: một Hiệp định được ký kết khi lực lượng so sánh không tuyệt đối nghiêng hẳn về một bên thì chỉ có thể thi hành một số điều khoản mà các bên ký kết cùng có yêu cầu hoặc bị ràng buộc phải thi hành, còn lại thì dằng dai cho đến lúc có một sự chuyển biến mới trong so sánh lực lượng.

        Với Hiệp nghị Genève, ta giải phóng được non một nửa nước, ta phải tập kết lực lượng vũ trang từ Miền Nam ra Miền Bắc. Pháp rút chân ra được khỏi cuộc sa lầy trong chiến tranh Đông Dương rồi bị Mỹ hất cẳng ở Miền Nam.
Mỹ nhảy vào thay thế với một ngụy quyền tay sai phản động. Ủy ban liên hiệp của Hiệp nghị Genève lặng lẽ chấm dứt hoạt động. Phải mất gần hai mươi năm sau mới có một Hiệp định mới.

        Với Hiệp định Paris, trong 60 ngày của BLHQS bốn bên ta đẩy được hết quân Mỹ và quân nước ngoài về nước, trao trả hết NVQS và NVDS của họ bị bắt, nhận về một số lớn NVQS của ta. Tiếp theo, BLHQS hai bên thực hiện được việc phía Sài Gòn trao trả cho ta một số NVQS còn lại và một số NVDS, và thế là xong giai đoạn tích cực mà một số vấn đề được giải quyết. Sau đó, có khác với thời kỳ Hiệp Genève, tuy BLHQS hai bên trên thực tế cũng nửa chừng bị tê liệt, nhưng về danh nghĩa nó vẫn tồn tại đến cùng, đặc biệt khác trước là Đoàn đại biểu của ta vẫn dùng danh nghĩa hợp pháp của nó để tiếp tục đứng vững ngay tại sào huyệt của địch, tập trung sức làm công việc nặng nề và khó khăn là giải thích có lý có tình và phù hợp với tinh thần Hiệp định những hành động vũ trang ngày càng mạnh mẽ của ta trên chiến trường, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của dư luận cả trong và ngoài nước.

        Sau Hiệp nghị Genève quân Pháp rút đi, Mỹ nhảy vào làm cho thế và lực của địch ờ Miền Nam mạnh lên. Với Hiệp định Paris lần này, hơn nửa triệu quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ rút đi mà lực lượng của ta thì không thay đổi, quân đội Sài Gòn tuy có được phát triển và tăng cường nhưng vẫn bị một cái hẫng lớn là không còn quân Mỹ yểm trợ. Ta muốn Hiệp định Paris được thi hành nhưng Nguyễn Văn Thiệu đã không hiểu được thời thế, cứ ngoan cố đẩy mạnh hành động vũ trang hòng đánh bại ta, buộc ta phải dùng vũ trang đánh trả, cuối cùng đã tạo điều kiện cho ta dùng hành động vũ trang để thực hiện trọn vẹn mục tiêu mà Chính phủ Hoa Kỳ đã trịnh trọng cam kết ngay trong Điều 1 Hiệp định Paris: "Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tư, 2014, 04:51:05 am
        Một trong những bai học rút ra từ cuộc đấu tranh dư luận của ta tại Tân Sơn Nhất là phải có cả chính nghĩa và sức mạnh, kết hợp sức mạnh của chính nghĩa với sức mạnh trên chiến trường. Không có chính nghĩa thì không thuyết phục được ai. Có chính nghĩa mà yếu kém thì cũng chi tranh thủ được sự thông cảm chung chung, khó lòng giành được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ. Có sức mạnh mà phi nghĩa thì chỉ có thể áp đặt ý muốn nhất thời, cuối cùng cũng bị vạch mặt và thất bại.

        Đấu tranh giành sự ủng hộ của dư luận sau Hiệp định Paris là một mặt trận mà Đảng và Nhà nước ta triển khai sâu rộng trên thế giới, tại bất cứ nơi nào có thể làm được. Cuộc đấu tranh của hai Đoàn đại biểu của ta ở Tân Sơn Nhất chỉ là một khâu trong mặt trận rộng lớn đó. Nhưng cuộc đấu tranh giành sự ủng hộ của dư luận ngay tại Sài Gòn chưa được giải phóng, bằng tiếng nói công khai của những người đại diện cho lực lượng cách mạng, có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của nó. Đó là vì: Sài Gòn lúc đó là trung tâm của lò lửa ở Miền Nam, là nơi tiếp nhận và phát đi nhanh nhất và sớm nhất tin tức về diễn biến của cuộc đấu tranh, là nơi mà đại diện dư luận thế giới có thể tiếp xúc trực tiếp với các bên trong cuộc và với cơ quan quốc tế được cử ra để kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa binh ờ Việt Nam.

        Đứng vững tại vị trí đó, cán bộ chiến sĩ các Đoàn ta trong hơn hai năm ở Tân Sơn Nhất đã hoàn thành hai nhiệm vụ cơ bản được giao cho mình: kiên quyết đấu tranh thực hiện những điều khoản cốt lõi nhất của Hiệp định Paris trong điều kiện có thể, và sau đó góp phần đấu tranh làm cho dư luận thế giới đồng tinh hoặc chấp nhận việc ta phải dùng quân sự giành lại toàn bộ Miền Nam Việt Nam, đạt đầy đủ nhất mục tiêu mà Điều 1 Hiệp định Paris đã ghi nhận.

*

*      *

        Khu Trại Davis cùng với khu hội trường họp BLHQS và khu vực đóng quân của bốn Đoàn quân sự trong UBQT trong Tân Sơn Nhất nay đã biến đổi nhiều lắm và không dễ dàng nhận ra được nữa. Hầu hết nhà cửa và kiến trúc cũ đả bị phá đi để làm lại theo yêu cầu mới của các đơn vị đóng quân thuộc Bộ Quốc phòng.

        Năm 1990, một số cán bộ cũ thuộc Đoàn đại biểu quân sự năm xưa có đến lại khu Trại Davis cũ và tìm lại được hai ngôi mộ chôn hai đồng chí của Đoàn hy sinh sáng 29-4-1975 trong khi làm nhiệm vụ trong cuộc tổng tấn cồng của quân ta vào Tân Sơn Nhất. Sau đó hai ngôi mộ đã được cải táng và quy tụ về nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh.

        Gần đây trong tháng 6-1996, mấy cán bộ chủ chốt của Đoàn cũng đã lại tim đến một lần nữa, lần này khó kiếm hơn nhiều. Phải mất nhiều thời gian lần mò mới đến được đúng chỗ và xác định được đúng địa điểm, ở đây chỉ có một ít gia đình cán bộ quân đội ở trong những nhà tạm được cất gần cổng chính cũ, còn toàn bộ khu Trại thì hoang vắng với cỏ dại mọc dày và cao. Một số cây bạch đàn được trồng sau ngày giải phóng nay đã lớn. Các đường nhựa nội bộ, các nền nhà bê tông và các dãy bệ bê tông nhà sàn vẫn còn, lấp dưới cỏ dại. Riêng ngôi nhà họp báo vẫn còn nguyên, với dòng chữ đỏ "Hội trường" còn rất rõ, hiện nay một gia đinh cán bộ đang ở.

        Đứng trước cảnh nay, các đồng chí ta vừa tiếc lại cũng vừa mừng và hy vọng.

        Tiếc là vì nơi đây, đả từng là một trung tâm đấu tranh sôi động được cả nước và thế giới theo dõi quan tâm, nay hầu như không còn vết tích nữa và đi vào bị lãng quên; trong số cán bộ có trách nhiệm ở khu vực này, không mấy ai còn nhớ hoặc biết có cái Trại Davis ở đây, và nếu có nhớ thi cũng không còn biết nó ở chính xác chỗ nào, đi đường nào đến được. Ngay những gia đình đang sống tại đó, cả tại cái nhà "Hội trường" đã từng trong hơn hai năm đón tiếp hàng trăm nhà báo quốc tế, cũng không biết mình đang ở tại một nơi có ý nghĩa như thế nào.

        Mừng là vì khu doanh trại cũ vẫn còn để trống, chỉ mới có một ít nhà ở xây tạm. Sát phía bầc có một nhà ga máy bay lên thẳng đang được xây dựng, được biết sẽ dùng một phần cho dịch vụ bay du lịch, tức là khách bình thường có thể ra vào được. Từ đó hy vọng có thể đề đạt kiến nghị về việc công nhận một di tích lịch sử, giữ lại kỷ niệm về một kiểu đấu tranh mà Đảng ta đã sáng tạo ra để góp phần phát triển và hoàn thiện thâng lợi mà Hiệp định Paris đem lại.

        Từ khi về hưu chuyển sang cuộc sống đời thường, phần lớn thành viên câu lạc bộ truyền thống Trại Davis đều tham gia công tác hoặc hoạt động xã hội tại địa phương, góp phần khiêm tốn của mình vào việc bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng cuộc sống mới. Các đồng chí vui mừng phấn khởi trước việc quê hương xứ sở ngày càng thay da đổi thịt, ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Tự hào về quá khứ vẻ vang chung của cách mạng cũng như quá khứ cống hiến xứng đáng của bản thân, anh chị em nguyện tiếp tục đem sức lực và trí tuệ của mình cùng nhân dân ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến bước mạnh mẽ trên con đường đi tới dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. 


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tư, 2014, 09:09:56 am
(Tiếp #173)
 
PHỤ LỤC I

MẤY NÉT VÊ NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH PARIS VÀ CÁC VẢN KIỆN LIÊN QUAN

        "Hiệp định Paris" là cách nói tắt, tên gọi chính thức của nó là "HIỆP ĐỊNH VỂ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM". Hiệp định được ký tại Paris thủ đô nước Pháp ngày 27-1-1973, kèm theo có 4 Nghị định thư;

        1.   Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VÊ NGỪNG BĂN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ VỀ CÁC BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ.

        2.   Nghị định thự cùa Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VỂ ỦY BAN QUỐC TẾ KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT.

        3.   Nghi đinh thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VỀ VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ.

        4.   Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam VỂ THÁO GỠ, LÀM MẤT HIỆU LỰC VĨNH VIỂN, PHÁ HỦY MÌN Ở VÙNG BIỂN, CÁC CẢNG, SÔNG NGÒI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

        Hiệp định và ba Nghị định thư đầu đều làm thành hai văn bản, nội dung hoàn toàn như nhau, một bản do Bộ trưởng ngoại giao NGUYỄN DUY TRINH thay mặt Chính phủ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA và WILLIAM PRICE ROGERS thay mặt Chính phủ HOA KỲ ký (tức là hai bên chủ chốt đàm phán), còn một bản do Bộ trưởng ngoại giao của cả bốn bên tham gia Hội nghị Paris ký: NGUYỄN DUY TRINH (VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA), NGUYỄN THỊ BÌNH (CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỂN NAM VIỆT NAM), WILLIAM PRICE ROGERS (HOA KỲ) và TRẦN VĂN LẮM ("VIỆT NAM CỘNG HÒA").

        Riêng Nghị định thư về tháo gỡ và phá hủy mìn vì chỉ liên quan đến Miền Bắc Việt Nam nên chỉ do Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ ký.

        Nội dung chù yếu của Hiệp định Paris là:

        -   Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.

        -   Hoa Kỳ hoàn toàn chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu vể quân sự và can thiệp vào nội bộ của Miền Nam Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Tư, 2014, 03:21:58 am
 
PHỤ LỤC II

DANH SÁCH
Các trưởng, phó đoàn, các ủy viên đoàn, các trưởng tiểu ban trên diễn đàn liên hợp, các trưởng ban nghiệp vụ, một số cản bộ các đoàn Ban LHQS khu vực của Đoản đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMN VIỆT NAM trong Ban LHQS 4 bốn và 2 bên

        I/ Thời kỳ ban LHQS 4 bên:

        Trưởng đoàn: Trung tướng Trần Văn Trà (sau này là thượng tướng).

        Các Phó Trưởng đoàn:

        - Đại tá Đặng Văn Thu (tức Đoàn Huyên, sau này là thiếu tướng).
        -   Đại tá Võ Đông Giang.
        -   Đại tá Trần Quốc Minh (tức Trần Văn Danh, sau này là thiếu tướng).

        Các ủy viên   đoàn:

        -   Thượng tá   Nguyễn Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng).
        -   Thượng tá   Nguyễn Văn Hoàn.
        -   Thượng tá   Nguyễn Văn Tư (sau này là   đại  tá).
        -   Thượng tá Dương Đình Thảo.
        -   Thượng tá Nguyễn Văn Tòng (sau này là đại   tá).

        Các trưởng tiểu ban

        -   Tiểu ban trao trả: Thượng tá Lê Trực (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban thù tục: Thượng tá Nguyên Văn Hoàn.
        -   Tiểu ban quân sự: Trung tá Nguyễn Văn Thông (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban triển khai: Thượng tá Nguyễn Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng).
        -   Tiểu ban hai bên: Đại tá Trần   Quốc   Minh   (tứcTrần Văn Danh, sau này là thiếu tướng).

        Các trưởng ban:

        -   Ban nghiên cứu: Trung tá Phan Tất Thành (sau này là đại tá).
        -   Ban thông tấn báo chí: Thượng tá Dương Đình Th?
        -   Sĩ quan báo chí: Thiếu tá Nguyễn Phương Nam.
        -   Ban chính trị: Trung tá Ngô Văn Sương (sau này là đại tá).
        -   Ban bảo vệ: Trung tá Vũ Bình (sau này là đại tá).
        -   Ban hậu cần: Thiếu tá Trần Đình Việt (sau này là ? tá).
        -   Chánh văn phòng: Trung tá Nguyễn Thanh Vân (sau này là đại tá).
        -   Ban thông tin, cơ yếu:
                * Thông tin: Thượng úy Phan Lê (sau này là trung tá)
                *   Cơ yếu: Thượng úy Trương Chiêu.
                *   Tổ trường sĩ quan liên lạc: Thiếu tá Trần Tấn Lộc.

        II/Thời kỳ Ban liên hợp quân sự 2 bên:

        Trường đoàn: Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn.

        Các phó trưởng đoàn:

        -   Đại tá Võ Đông Giang.
        -   Đại tá Bùi Thanh Khiết.
        -   Đại tá Nguyên Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng).

        Ngoài các đổng chí trưởng, phó đoàn, trong Ban lãnh đạo Đoàn còn có:

        -   Đại tá Đặng Văn Thu (tức Đoàn Huyên, sau này là thiếu tướng).
        -   Thượng tá Nguyễn Văn Hoàn.
        -   Thượng tá Dương Đình Thảo (đến tháng 7 năm 1973 được cấp trên điều động nhận công tác khác).
        -   Thượng tá Nguyễn Văn Thông (sau này là đại tá).
        -   Trung tá Ngô Văn Sương (sau này là đại tá).

        Các trưởng tiểu ban:

        -   Tiểu ban trao trả: Thượng tá Nguyễn Văn Hoàn. - Từ tháng 8 năm 1973: Trung tá Bùi Thiệp (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban thủ tục: Trung tá Huỳnh Khánh Quang (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban quân sự: Thượng tá Nguyễn Văn Thông (sau này là đại tá).
        -   Tiểu ban triển khai: Trung tá Khúc Đình Bính (sau được cấp trên điều động nhận công tác khác). Từ tháng 9 năm 1973: Trung tá Đỗ Huy Trường thay (sau này là đại tả).
        -   Tiểu ban thay thế vũ khí: Trung tá Võ Giới Sơn (sau này là đại tá).
        -   Tổ LHQS 4 bên: Trung tá Võ Thọ Son (sau này là đại tá).

        Các trưởng ban:

        -   Ban nghiên cứu: Trung tá Trương Văn Ba (sau này là đại tá).
        -   Ban chính trị: Trung tá Ngô Văn Sương (sau nảy là đại tá).
        -   Ban thông tấn báo chí: Thượng tá Dương Đình Thảo kiêm người phát ngôn của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMCT CHMNVN, tháng 7 năm 1973 trung tá Hồ Ngọc Sanh thay thế (sau này là thiếu tướng). Tiếp đó: Trung tá Hổ Dũng Sinh thay thế (sau này là đại tá), từ tháng 1-1975: Trung tá Bùi Thiệp (sau này là đại tá).
        -   Sĩ quan báo chí: Thiếu tá Nguyễn Phương Nam.
        -   Ban bảo vệ: Thiếu tá Nguyễn Sinh (sau này là trung tá).
        -   Ban hậu cần: Thiếu tá Trần Đình Việt (sau này là đại tá).
        -   Chánh vãn phòng: Thiếu tá Đỗ Đức Diễm (sau này lả đại tá).
        -   Ban công tác với UBQT: Trung tá Nguyễn Thanh Vân (sau này là đại tá).
        -Thông tin: Thượng úy Phan Lê (sau này là trung tá)
        -   Cơ yếu: Thượng úy Võ Hữu Ty (sau này là trung tá)
        -   Tổ trưởng sĩ quan liên lạc: Thiếu tá Nguyễn Hoè (sau này là trung tá).

        Đội vệ binh:

        -   Đội trưởng: Đại úy Nguyễn Chí Nhơn,  năm 1974 được cấp trên điều động nhận công tác khác (nay là đại tá).
        -   Chính trị viên: Đại úy Nguyễn Hữu Tài.

Một số cán bộ các đoàn Ban LHQS khu vực được điều động về công tác ở Ban LHQS 2 bên T.Ư:

        -   Khu vực V (Biên Hòa): Trung tá Đặng Hữu Thi (sau này là đại tá).
        -   Khu vực VI (Mỹ Tho): Trung tá Võ Quốc Khánh (sau này là đại tá).
        -   Khu vực VII (Cần Thơ): Thiếu tá Trần Kỳ Vân (sau này là đại tá).

----------------
       Hết quyển BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ VÀ TRẠI "DAVIS" NHỮNG THÁNG NGÀY... (bắt đầu từ: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg470005.html#msg470005 )


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Năm, 2020, 03:46:51 pm

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/93861736_2612015615786201_8717630291901939712_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_sid=85a577&_nc_ohc=P8QugGAmPzIAX8ApIJS&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d2742b18f80ae5abfb7c92789b44fc0e&oe=5ED0F207)
Trần Nam 1975
     
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ BAN NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP
TRONG BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ BỐN BÊN VÀ HAI BÊN TRUNG ƯƠNG – TRẠI DAVIS

Trần Văn Nam        

        Trong đời lính của tôi, tôi rất tự hào vì trong chiến trường, 2 đơn vị của tôi. Đơn vị đầu tiên là Phòng tác chiến, cục tham mưu Miền và sau là Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đêu được phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân

        Dưới đây là chuyện tôi kể thời gian tôi ở Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

        Vào khoảng tháng ba năm 1973. Khi đang làm công tác đồ bản tại Phòng tác chiến (Gọi là Ô1) thuộc Cục tham mưu Miền, tôi nhận được lệnh đi công tác. Bộ phận đồ bản của tôi thời gian này anh em đi tiền phương hết chỉ còn có tôi và anh Hoán. Anh Hoán là người phụ trách lo tác nghiệp tại đơn vị còn nếu công tác gì tôi đi. Sau đó tôi được biết là sẽ ra công tác ở Đoàn 315A là hậu phương của Đoàn 315B. Đoàn 315B là phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự 4 bên sau này chuyển thành hai bên tại Trại Davis ở sân bay Tân Sơn Nhất.

        Vào khoảng tháng ba năm 1973. Khi đang làm công tác đồ bản tại Phòng tác chiến (Gọi là Ô1) thuộc Cục tham mưu Miền, tôi nhận được lệnh đi công tác. Bộ phận đồ bản của tôi thời gian này anh em đi tiền phương hết chỉ còn có tôi và anh Hoán. Anh Hoán là người phụ trách lo tác nghiệp tại đơn vị còn nếu công tác gì tôi đi. Sau đó tôi được biết là sẽ ra công tác ở Đoàn 315A là hậu phương của Đoàn 315B. Đoàn 315B là phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự 4 bên sau này chuyển thành hai bên tại Trại Davis ở sân bay Tân Sơn Nhất.

        Đoàn 315A đóng bản doanh tại thị trấn Lộc Ninh, nhà khách của Đoàn là một nhà sàn trên sườn đồi, anh em quen gọi vui là “Nhà cao cẳng”. Ở đây một vài ngày tôi được đưa vào Davis cùng với một đoàn khá đông cán bộ chiến sĩ Quân giải phóng. Tôi cũng không biết đây là đợt cán bộ chiến sĩ thứ mấy vào trại Davis.

        Chúng tôi bay vào Tân Sơn Nhất trên một máy bay vận tải Caribou cũ kỹ vừa rung vừa ồn. Khoảng 45 phút thì máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Bọn cảnh sát, quân cảnh và lính dù ngụy tập trung ở sân bay khá đông. Sau đó chúng tôi được xe đưa về trại Davis

        Trụ sở của 2 phái đoàn nguyên là một trại lính cũ của Mỹ, xưa gọi là “DAVIS CAMP”(Trại DAVIS). Đây vốn là khu doanh trại của phi công sư đoàn không quân Mỹ, nằm gần cơ quan Bộ tư lệnh không quân ngụy, chỉ cách Bộ tổng tham mưu Quân dội Việt Nam Cộng hòa 1km theo đường chim bay. Thẳng cổng vào bên phải là sân bãi đậu xe và khu A (Khu sĩ quan) có 11 nhà, nhà ăn, nhà tắm, vệ sinh riêng. Phía đông trên một khu hình chữ nhật là khu B bao gồm 32 nhà bố trí các dãy nhà theo hình chữ U, khu giữa là nhà ăn, nhà kho, nhà bếp và nhà vệ sinh. Phía nam, trên một kh đất hình tam giác sát đường Lê Văn Lộc là khu C gồm những nhà phục vụ chung như nhà câu lạc bộ có thể chiếu phim, thi đấu các môn thể thao, phòng họp lớn, kho tiếp liệu, kho nhiên liệu, bãi đậu máy bay lên thẳng, nhà căng tin, bệnh xá, sân quần vợt, tháp nước…

        Trụ sở Đoàn đại biểu quân sự chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và

        Đoàn đại biểu quân sự chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam-Trại Davis

        Kết cấu của các căn nhà đều làm bằng gỗ thông, mặt sàn cách mặt đất khoảng 0,5m. xung quanh vách có lưới thép nhỏ để chống muỗi và côn trùng. Trần cũng làm bằng gỗ thông dán.

        Ngoài sự bố phòng rất cẩn mật của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, triêng trại này còn được vây kín bằng dày đặc cảnh sát, quân cảnh. Máy bay trực thăng thường xuyên quần đảo, xung quang là các lớp tường rào kém gai B40, kẽm gai bùng nhùng với đường hào sâu 4 m bao quanh. 13 chòi canh cao gắn trọng liên 12,7ly.

        Ban nghiên cứu tổng hợp hầu hết là cán bộ làm công tác tham mưu, có nhiệm vụ theo dõi chiến sự trên toàn chiến trường miền Nam chủ yếu là các vùng giải phóng và vùng giáp ranh để giúp cho việc đấu tranh trên bàn hội nghị về việc lấn chiếm, đánh bom, bắn pháo vi phạm hiệp định của quân nguỵ Sài Gòn. Mỗi ngày các anh nhận điện từ các nơi gửi về, tổng hợp, phân tích và báo cáo với lãnh đạo Đoàn. Các thông tin này là cơ sở để Đoàn ta đấu tranh với địch.

        Từ những thông tin này tôi có nhiệm vụ thể hiện trên một tấm bản đồ tỉ lệ 1:500.000. Các tình huống trên bản đồ được sử dụng để họp báo công khai hoặc giao ban nội bộ trong đoàn ta ... v v


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Năm, 2020, 02:30:32 pm

        Vào khoảng tháng 06/1973, tôi được lệnh về Lộc Ninh nhận bộ bản đồ mới UTM của Mỹ để phục vụ tra cứu và tác nghiệp Thường kỳ, Ban liên hợp quân sự có một chuyến bay ra Hà Nội vào ngày thứ sáu bằng máy bay C130 và hai chuyến bay ra Lộc Ninh vào ngày thứ ba và ngày thứ năm hàng tuần bằng trực thăng để chở cán bộ, chiến sĩ của hai đoàn ra Hà Nội và về Lộc Ninh làm việc. Đây là chuyến bay liên lạc ra Lộc Ninh đầu tiên sau một thời gian gián đoạn. Nguyên nhân gián đoạn do ngụy Sài Gòn viện đủ các lý do để gây khó khăn cho phái đoàn ta liên lạc với hậu phương.

        Tôi đang đứng chờ bên máy bay thì một viên trung úy phi công ngụy trẻ măng đến bắt chuyện với tôi:

        - Anh quê đâu anh?

        - Tôi quê ngoài Bắc.

        - Em cũng quê gốc bắc đó anh.

        - Nghe nói, lính không quân toàn lính cậu, con ông cháu cha phải không?

        - Không hẳn đâu anh, một phần thôi nhưng nói chung là có học. Mà anh vô trong này lâu chưa?

        - Tôi vào khi quân Mỹ tăng cường đổ quân vào Miền Nam...

        Câu chuyện dừng vì chúng tôi phải lên máy bay để chuẩn bị cất cánh

        Chuyến bay này, chúng tôi bay trên 1 trực thăng UH-1. Hôm đầu vào trại, đi trên chiếc máy bay Cribou, cửa đóng nên hầu như không nhìn thấy gì còn hôm nay đi trực thăng, cửa hông mở toang nên tầm nhìn rất rộng. Máy bay cất cánh, thành phố được gọi là “hòn ngọc viễn đông” trải ra trước mắt, thật choáng ngợp.

        Hôm từ Lộc Ninh bay trở vào Đa-vít tôi ngồi ngay ghế bên hông máy bay, cửa hai bên mở toang, có thể rất rõ ở phía dưới. Phi hành đoàn nhắc nhở thắt dây an toàn. Hai trực thăng chở chúng tôi bay khá thấp không theo qui định, cách đường khá xa, có thể nhìn rõ những con đường đất đỏ ngoằn nghoèo và cây cối xác xơ vì bom đạn ở phía dưới. Đang bay bỗng có những loạt súng liên thanh bắn từ dưới đất lên, tôi thấy rõ những đầu đạn cắm phầm phậm vào hông máy bay phía dưới chân tôi vì tôi ngồi ngay ở hông máy bay. Máy bay nhào vội xuống, người tôi như nhấc khỏi ghế may mắn được giữ lại nhờ dây an toàn. Thiếu tá Nhiên đưa chiếc mũ cứng ra vẫy vẫy liền bị gió giật bay vèo mất. Cả hai chiếc trực thăng vội vã hạ cánh xuống mặt lộ 13. Rất may là cả hai máy bay đều không bị hư hỏng lớn. Chỗ hai máy bay đáp xuống gần mấy chốt của Quân giải phóng. Trời về chiều nắng như đổ lửa, tôi cùng thiếu tá Nhiên vào chốt của anh em để xin nước ra máy bay cho mọi người cùng uống.

        Viên sĩ quan nguỵ điện đàm về sân bay và trại Davis thông báo là một chiếc bị rơi và một chiếc bị thương.

        Máy bay đậu trên lộ 13. Phía Sài Gòn chỉ vào chỗ máy bay bị bắn, lấy phấn đánh dấu vào chỗ vết đạn và yêu cầu sĩ quan ta ký biên bản. Nhưng sĩ quan ta nhất định không ký vì không có gì chứng mỉnh rõ ràng rằng máy bay vừa bị bắn và nếu có bị bắn thì ai bắn thì không thể xác định được vì đây là vùng ta và địch xen kẽ nhau. Khoảng hai giờ sau máy bay mới tiếp tục bay về sân bay Tân Sơn Nhất. Khi về đến trại Davis, đại tá Nguyễn Văn Sĩ, phó trưởng đoàn chạy ra ôm lấy từng người chúng tôi, rơm rớm nước mắt, ông nói :

        - Mình tưởng có chuyện rồi, đang lo chuẩn bị lễ truy điệu đây !

        Đi trên hai trực thăng lần này hầu hết là sĩ quan của Ban nghiên cứu tổng hợp và Ban trao trả. Quả thực, nếu cả hai trực thăng bị rơi thì tổn thất quả không nhỏ vì các anh toàn là cán bộ ưu tú của Đảng và Quân đội đã nhiều năm lăn lộn trên chiến trường.

        Bọn ngụy Sài Gòn là kẻ chủ tâm phá hoại hiệp định Pari. Chúng không thi hành ngừng bắn. Được Mỹ dung túng, chúng tìm mọi cách tràn ngập lãnh thổ, lấn chiếm, đánh phá vùng giải phóng, đóng thêm đồn bốt ...v...v.

        Các máy bay của ngụy thì lợi dụng mang ký hiệu vạch màu da camtrên thân máy bay của ban liên hợp quân sự đi trinh sát vùng giải phóng, nèm bom bắn phá vùng chúng nghi là quân giải phóng trú quân.

        Biết rõ bọn ngụy vi phạm theo kiểu đó, quân ta kiên quyết trừng trị khi chúng bay ra khỏi hành lang quy định của Ban liên hợp quân sự. Chúng ta cũng lên án, tố cáo chúng trước dư luận trong nước và thế giới.

        Tôi ngồi trên chiếc trực thăng này nên chứng kiến sự vi phạm rất rõ. Lợi dụng có một số cán bộ ta đi trên máy bay đó, bọn ngụy cố tình bay ra khỏi hành lang để trinh sát những khu vực bố trí chiến đấu của ta.

        Cũng như bao lần trong chiến trường, lần này tôi lại thoát chết trong gang tấc


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Năm, 2020, 11:09:39 am

        Khi chiến trường miền Nam bắt đầu cuộc tổng tấn công, một tấm bản đồ tỉ lệ 1:500000 được đem treo lên tường phía ngoài trước cửa phòng họp. Cứ mỗi khi tỉnh, thành, thị trấn, thị tứ nào được giải phóng là tôi vẽ tại đó một lá cờ đỏ sao vàng. Tôi còn nhớ có những hôm sáng ngủ dậy, một đêm ta đã giải phóng mấy tỉnh liền. Nghe các anh trong ban nói giải phóng mấy tỉnh, thành miền Trung tôi liền vẽ cờ lên mấy địa phương đó. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn đi qua, ông ngắm nghía bản đồ rồi gọi tôi hỏi: “Mấy nơi này giải phóng khi nào? Điện đâu đưa coi ”. Tôi ấp úng nói là nghe mấy anh trong ban nói. Ông bắt tôi lên xoá và phê bình :” Không được lạc quan tếu”. Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm đó tôi lại được vẽ những lá cờ đỏ ở tại vị trí vừa mới xóa lúc sáng.

        Càng những ngày cuối tháng 4, không khí trong trại Đa vit càng sôi động, không khí rạo rực. những tin chiến sự thắng trận liên tiếp gửi về. Thời gian này, bọn ngụy tăng cường các trạm gác để quan sát mọi hoạt động bên trong của trại

        Sau ngày giải phóng, ta thu được trên bàn làm việc của Cao Văn Viên. Tổng tham mưu trưởng quân đội ngụy, có một chỉ thị cho cấp dưới đại ý : Quyền đươc sử dụng các biện pháp sau đây đối với trại Davis không cần xin chỉ thị cấp trên chỉ cần phát hiện có tiếng súng từ trong trại bắn sang sân bay

        - Dùng pháo và cối hủy diệt

        - Cho xe tăng và bộ binh tràn ngập

        - Ném bom

        - Rải chất độc hóa học với điều liện gió không thổi về phía thành phố

        Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy Miền rât quan tâm lo lắng đến việc bảo vệ an toàn cho cán bộ chiến sĩ ta trong trại Davis. Từ ngày 18 tháng 4, toàn bộ cán bộ chiến sĩ trong trại Davis chuẩn bị các phương án chiến đấu, anh em tranh tiến hành cắt nền nhà (lát bằng gỗ cách mặt đất khoảng 0,5 mét) để chui xuống đào hầm. ngoài một ít cuốc xẻng anh em phải dùng lưỡi lê, dao găm, cọc màn bằng ống sắt đập bẹp 1 đầu giống như chiếc thuổng để đào. Mỗi một nhà đất đào lên được chứa vào các bao dứa chất xung quan tạo thành hầm trú ẩn và công sự có lỗ châu mai để tác chiến. Giữa các nhà được đào thông sang nhau bằng đường địa đạo. Trong một thời gian ngắn trại Davis đã hình thành hệ thống hầm hào, địa đạo có cả hầm chỉ huy và hầm quân y dể sẵn sàng cho cuộc chiến đấu chắc chắn là không cân sức với quân địch.

        Cả doanh trại được chia thành 7 khu vực, mỗi khu vực có hệ thống hầm hào, công sự phòng thủ và thông với nhau bằng địa đạo. Anh em có thể ăn ngủ luôn dưới hầm. Mạng điện thoại được kéo từ sở chỉ huy xuống tất cả các đơn vị và các chốt. Hầm thương binh do anh em vệ binh đào sâu rộng cùng với 2 bác sĩ phụ trách có đầy đủ thuốc men để cấp cứu anh em thương binh khi chiến sự xảy ra. Lương thực, thực phẩm, thuốc men dự trữ có thể đủ 1 tuần bám trụ

        Trong buổi họp báo vào sáng ngày thứ bảy ngày 26 tháng 4 năm 1975, một nhà báo quốc tế hỏi đại tá Võ Đông giang

        - Thưa đại tá, các ông có tiến công vào Sài Gòn - Gia Định không?

        Đại tá Võ Đông Giang hóm hỉnh trả lời

        - Rất tiếc là Bộ chỉ huy của chúng tôi không có thói quen nói trước ý định của mình

        Ngày 15 tháng 4 năm 1975. Nhân có chuyến bay lên thẳng đặc biệt của Ủy ban quốc tế vào Lộc Ninh. Đoàn chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kết hợp cử cán bộ vào Miền báo cáo tình hình, quyết tâm và kế hoạch của đoàn và xin một ít thủ pháo chống tăng. Bộ chỉ huy Miền giao cho đồng chí cán bộ trở ra chuyển đạt ý định và kế hoạch của Bộ chỉ huy là khi ta bắt đầu cuộc tổng tấn công vào Sài Gòn

        Ngày 17 tháng 4 năm 1975 có chuyến bay liên lạc của Ủy ban quốc tế đi Lộc Ninh, đại tá Nguyễn Văn Sỹ, phó đoàn được lệnh điều động hẳn về Bộ tham mưu miền được giao nhiệm vụ trực tiếp báo cáo và chuyển đề nghị của đoàn về vấn đề tăng cường vũ khí cho đoàn. Khi được cấp trên đồng ý, sĩ quan liên lạc của ta khi trở vào Tân Sơn Nhất đã mang theo 2 va thủ pháo dù có thể chống tăng được.


Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Năm, 2020, 11:48:03 am
     
        Trong thời gian này, đoàn ta có nhận được một bức điện từ Hà Nội của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại ý bức điện nói Quân ủy trung ương và Bộ tư lệnh rất thông cảm với hoàn cảnh của cán bộ chiến sĩ trong 2 phái đoàn. Hãy động viên anh chị em vững vàng ý chí chiến đấu, đứng vững trên vị trí của mình. Ngày thắng lợi không còn xã nữa. Đoàn đã điện trả lời ngay: “Tất cả anh chị em đã sẵn sàng chiến đấu với cả tinh thần vật chất và xin hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình”

        Vào khoảng 17h15’ ngày 28 tháng 4 năm 1975. Tôi vừa nghỉ ngơi sau một ngày đào hầm, công sự vất vả, xuống nhà ăn để lấy cơm về thì bỗng một tiêng nổ rầm, kèm theo là những tiếng mảnh văng vèo vèo và đập chát chúa đồng thời có tiếng hô “Bom”. Tôi từ giữa nhà ăn lao ra phía hầm ở đầu nhà và nhảy xuống. Một toán máy bay A37 ném bom đồng lọa khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất, mảnh bom bay rào rào sang trại Davis , khói bốc lên đen kịt và nghi ngút. Bom đã ném trúng khu nhà để máy bay. Sau này mới biết toán A37 này do Phi công của ta Nguyễn Thành Trung cùng một số phi công phản chiến thực hiện.

        Ngay trong đêm tất cả cán bộ chiến sĩ trong đoàn chuyển xuống ngủ dưới hầm và chuẩn bị chiến đấu theo kế hoạch tác chiến.

        Đêm ngày 28 tháng 4, cán bộ chiến sĩ được lệnh rút xuống hầm và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Gần sáng pháo binh ta bắt đầu bắn vào các mục tiêu quân sự của địch trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. tiếng nổ của pháo 130 rầm rầm kèm theo cả tiếng rít của hỏa tiễn.

        Khoảng 3 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975, tiếng đạn pháo và hỏa tiễn rú rít và bay nổ tới tấp vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. một số đạn pháo và hỏa tiễn trúng vào trong trại Davis. Tin báo một đồng chí đại úy bảo vệ và 1 đồng chí trung sĩ cảnh vệ đang làm nhiệm vụ canh gác trên hầm nổi bị trúng mảnh đạn pháo hy sinh. Một số đồng chí khác bị thương mức độ nặng nhẹ khác nhau.

        Từ thời điểm đó sang suốt ngày 29 tháng 4 năm 1975, pháo 130 và hỏa tiễn của ta lúc mau lúc thưa tiếp tục bắn vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Sau này được biết là có 25 quả pháo và hỏa tiến đã rơi trúng trại Davis.

        Khoảng 6 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975 từ qua lỗ châu mai có thể thấy quân dù bên ngoài đang hò nhau tháo chạy, xe cộ súng ống quân trang quân dụng vứt đầy đường. Đại đội xe tăng của địch biến đi đâu lúc nào không rõ. Trên các tháp canh tuyệt nhiên không còn một họng súng và tên lính nào. Lá cờ nửa xanh nửa đỏ của chính phủ cách mạng lâm thời được treo đỉnh tháp nước ngạo nghễ tung bay.

        Khoảng hơn 10 giờ chúng tôi chui lên khỏi công sự. Tiểu đoàn 6 trung đoàn 9 sư đoàn 10, quân đoàn 3 đã chiếm lĩnh khu vực trại Davis. Nói về thiệt hại của đoàn, đồng chỉ sĩ quan chỉ huy pháo binh nói với chúng tôi

        - Chúng tôi mới bắn 1 phần 10 cơ số đạn

        Tôi nói

        - Chắc Chỉ cần các các anh bắn 3 phần cơ số đạn thì chúng tôi đi hết

        Không tả xiết cảm xúc của chúng tôi lúc đó…

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/96241893_645597516170132_7216344780190515200_o.jpg?_nc_cat=104&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=W84T58B-vS0AX8aF7IT&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=841cc68cd6f248a4a023aeb0665d5703&oe=5ED4FC43)
Vị trí trại Davis trong sân bay Tân Sơn Nhất

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/95675368_645597479503469_8610127269072994304_o.jpg?_nc_cat=101&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=3cZwVIgBJw8AX_kBH3w&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=5fa808eb418525819e55a0601a457879&oe=5ED668F5)
Sơ đồ trại Davis



Tiêu đề: Re: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Năm, 2020, 06:57:32 am
     
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/96115424_645597499503467_7571448376961531904_o.jpg?_nc_cat=101&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=skyzAC2ZhZoAX8pdiBc&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=415aacfacfde666c86afd35491b04de7&oe=5ED5D379)

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/95362861_645597549503462_3330470778377338880_o.jpg?_nc_cat=108&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=XfjL1s-5G3gAX9LKaW-&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=634d528a26edd546e8c46c520100381a&oe=5ED94CC8)

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/95317003_645597576170126_3680134717463592960_o.jpg?_nc_cat=104&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=Rqy7NS7xSioAX-x6arP&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=0dd42bd42d758c6417aee83fa9b5f195&oe=5ED741CD)

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/95420878_645597596170124_5777284943642099712_o.jpg?_nc_cat=109&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=3klwwQFq_NMAX-afsnc&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=8685b9209cbad43cac1b0be3ec400959&oe=5ED77A3C)

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/96273828_645597619503455_3211187824191602688_o.jpg?_nc_cat=106&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=pUNc5J7A_BwAX-xH_mf&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=9e8b02d8e849916fcf6e24c81afedf58&oe=5ED6BEAC)