Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Văn học chiến tranh => Tác giả chủ đề:: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 09:27:55 am



Tiêu đề: Dàn nhạc Đỏ
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 09:27:55 am
DÀN NHẠC ĐỎ
 
(LƯỚI TÌNH BÁO XÔ VIẾT ANH HÙNG TRONG THẾ CHIẾN II)
 
Tiểu thuyết tư liệu
 
Người dịch: BẢO KIẾM
 
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 1997
 
Số hóa: hoi_ls


(https://isach.info/images/story/cover/dan_nhac_do__leopold_trepper.jpg)

(http://img716.imageshack.us/img716/7607/cnmv.jpg)



Dựa vào hồi kí của trưởng lưới tình báo Xô viết Leopold Trepper viết dưới nhan đề “Trò cao thủ” do NXB Albin Michel in năm 1975 tại Paris.



(http://www.culture-okaz.com/images/d/doc/documents-trepper-le-grand-jeu.jpg)


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 09:30:18 am
Phần I
HỌC VIỆC
 
 
 
 
 
Tiểu sử vị chỉ huy “Dàn Nhạc Đỏ”

 
Leopold Trepper sinh năm 1904 tại Novy-Targ, một thị tứ nhỏ của nước Ba Lan, trong một gia đình tiểu thương gốc Do Thái. Ngôi nhà số 5 phố Sobieski nhỏ bé do chính tay người cha Leopold gom góp tiền và gạch, tự tay mình xây nên. Tầng dưới là cửa hàng cung cấp cho nông dân những thứ cần thiết nhất kể cả thóc giống. Tầng trên là nơi trú ngụ của gia đình trong ba gian. Gia cảnh không sung túc, nhưng người cha thường vùi dưới gối Leopold vài chiếc kẹo trước khi ông xuống bán hàng.

Tên và họ của gia đình ông mang hình thức người Đức mặc dù gia đình ông chính gốc Do Thái. Có lần ông thắc mắc đã hỏi vị thày giáo thì được trả lời rằng: Vào cuối thế kỉ 19, đế quốc Áo - Hung chủ trương cho những công dân gốc Do Thái được đổi họ tên từ tiếng Do Thái sang tiếng Đức là thứ tiếng người Áo sử dụng, nhằm mục đích đồng hóa người Do Thái vào cộng đồng người Áo.

Ba ngàn người Do Thái sinh sống ở Novy-Targ kể từ khi thị tứ này được thành lập vào thời Trung cổ. Họ sống cùng với những bần nông Ba Lan. Những nông dân này cả tuần lễ mới được ăn bánh mì một ngày, còn sáu ngày kia sống bằng bánh khoai tây và bắp cải. Khi họ lên tỉnh xem lễ, họ khoác đôi giầy trên vai và đi chân đất, chỉ khi tới nhà thờ họ mới dám xỏ đôi giầy để bước vào thánh đường. Dân Do Thái cũng chẳng giầu có hơn, họ cũng phải giữ gìn một đôi giày để sao có cái đi trong suốt cả đời mình. Vùng này bói chẳng ra phú nông. Ngay trong thị tứ Novy-Targ số đại tư sản cũng rất hiếm có. Ở giữa thị tứ có một nhúm người Do Thái và Ba Lan khá giả, đó là những nhà buôn, luật sư, thầy thuốc. Nhưng ta rời trung tâm thì cảnh tượng nghèo nàn của các ngõ xung quanh bày ngay trước mắt ta.

Cảnh nghèo túng đó dẫn đến hiện tượng làn sóng người di cư sang Hoa Kỳ và Canada ngày càng tăng. Những người di cư này hi vọng tìm thấy thiên đường trên hai đất nước xa xôi đó, cho nên họ sửa soạn chuyến đi rất vui vẻ. Trepper còn nhớ rất rõ hình ảnh những anh chàng thanh niên xách những chiếc va li bằng gỗ, nghênh ngang đội mũ phớt nhưng lại vận sơ mi không cavát. Thời gian này đế chế Áo - Hung thi hành chính sách khoan dung về sắc tộc và tôn giáo cho nên giữa người Do Thái và Ba Lan sống chan hòa với nhau. Có lần vị tổng giám mục đạo Thiên chúa giáo phận Cracow đến thăm Novy-Targ thì giáo trưởng Do Thái ra đón ông và được ông ban phép lành trước hàng nghìn giáo dân đạo Thiên Chúa người Ba Lan.

Cha mẹ Trepper theo đạo Do Thái nhưng không sùng đạo lắm. Cậu bé Trepper cũng như những cậu bé Do Thái khác chỉ nhớ những ngày lễ lớn vì đó là những dịp các cậu được chén những thức ăn không nhàm chán thường ngày.

Thế chiến thứ nhất đã làm cho cuộc sống thanh bình của thị tứ nhỏ Novy-Targ rối lên. Trước hết là thanh niên phải đi lính. Rồi đơn vị binh lính đồn trú ở thị tứ này phải điều ra trận. Họ ra đi trong tiếng quân nhạc hùng dũng để bảo vệ Hoàng đế.

Rồi những tuần lễ ảm đạm ập tới với những con người bị què, bị thương từ mặt trận đưa vào nhà thương thị tứ.

Một hôm có tin đồn lan rất nhanh trong thị tứ: “Bọn Cossacks đang đến”. Đối với người Do Thái, Cossacks (Côdăc) có nghĩa là tàn sát người Do Thái. Thế là những người Do Thái chúng tôi vội vàng khăn gói chạy ngay lên thủ đô Vienna. Gia đình Trepper cũng đi theo dòng di cư đó. Nói chung lũ trẻ Do Thái không ai quan tâm đến chính trị, nhưng vì chính trị ràng buộc mọi người, cho nên khi đến Vienna, Leopold được tiếp xúc với báo chí, thế là cậu bé đọc ngấu nghiến mọi tin tức chiến sự. Hơn nữa cậu bé đi học trường trung học nên bắt đầu tìm hiểu vấn đề tôn giáo. Là người gốc Do Thái cậu cố tìm xem ngọn ngành đạo Do Thái là thế nào. Cậu không hiểu sao người theo đạo Thiên chúa như người Áo lại cũng thờ chúa Jesus và bà Maria của người Do Thái. Cậu cũng chẳng hiểu vì sao nước Italia lại tham gia thế chiến với Anh - Pháp để chống lại Đức khiến cho những kiều dân Italia thường làm kem cốc bán cho cậu lại bắt buộc phải đóng cửa hiệu?

Gia đình Leopold có hai người anh trai bị đưa vào lính. Một người bị mất tích trên mặt trận Italia. Người anh thứ hai bị đạn pháo lớn làm anh bị câm và điếc. Bố cậu phải ra mặt trận để tìm và đưa anh vào một bệnh viện ở hậu tuyến và ông đã ra sức chăm sóc để con mình nghe trở lại được một phần. Hai năm sau gia đình Trepper quay lại Novy-Targ.

Những thắc mắc về tôn giáo không được giải đáp làm cho Leopold nổi loạn. Cậu thấy thực tế cuộc đời không giống như những điều cậu học ở trường. Còn ở nhà thờ Do Thái, những bài giảng về các kiểu chết mà vị giáo trưởng kể ra chỉ làm cho mọi người khiếp sợ. Cậu suy nghĩ không thể chấp nhận những giáo lí mê muội con chiên nhằm làm cho họ quên hết những nghèo khổ hiện tại của họ. Cậu không được đọc sách của Karl  Marx về tác hại của tôn giáo, nhưng thực tế của nông thôn Ba Lan đã dạy cho cậu tôn giáo là thứ thuốc phiện làm cho nông dân quên hết đói nghèo.

Năm 1917, cha cậu từ trần lúc mới bốn bảy tuổi đời. Đó là hậu quả của cuộc đời đầy đau khổ khiến ông mắc bệnh tim. Theo truyền thống Do Thái, lễ tang kéo dài một tuần, gia đình phải tắt hết đèn đóm, che hết gương soi, cửa đóng kín. Rồi đưa thân phụ ra nghĩa trang. Cậu không thể chịu đụng nổi bài thuyết giáo của vị giáo trưởng về Chúa đầy lòng lành. Cậu rứt bỏ tôn giáo để lăn vào cuộc sống thực tế đầy đau khổ của những con người mà cậu thấy là thân ái và tốt bụng. Mất đức tin nhưng cậu giành được loài người. Cậu rút ra được kết luận rằng hạnh phúc phải do chính con người giành lấy, chứ không thể trông mong được bánh vẽ của kiếp sau: Tự cứu lấy mình chứ Chúa chẳng cứu ta đâu.
Thời niên thiếu của Leopold có sự kiện này in đậm vào tâm khảm của cậu: Vào tháng bảy năm 1914, ở vy-Targ lan ra tin đồn “Vừa bắt được một tên gián điệp Nga ở làng Poronin và tên đó sẽ bị giải qua Novy-Targ”, Leopold chạy theo đám trẻ ra ga để xem tên gián điệp Nga. Tàu lửa đến, một người thấp nhỏ có bộ râu hung đỏ được hai tên hiến binh kèm bước xuống sân ga. Người Nga đội mũ cátkét rộng trễ xuống trán. Ba người đi qua trung tâm thị tứ đến tòa thị sảnh là nơi có xà lim giam người say rượu. Tên “gián điệp” hôm sau bị dẫn sang nhà tù nằm ngay trước giáo đường Do Thái.

Hôm đó là thứ bẩy. Các tín đồ bỏ cả lễ để túm năm tụm ba bàn tán về “tên gián điệp” và về chiến tranh. Mấy hôm sau, điệp viên đó bị giải lên Cracow. Dân chúng, nhất là dân Do Thái, bàn tán và dè bỉu việc một vị chủ hiệu buôn ở làng Poronin đã dại dột bỏ tiền cho điệp viên và vợ hắn vay để họ sống trong mấy tháng trời. Chỉ đến năm 1918, vị chủ hiệu gốc Do Thái đó mới thôi bị chê cười khi ông nhận được một bức thư gửi từ Thụy Sĩ với nội dung như sau:

Xin ông vui lòng thứ lỗi cho tôi đã ra đi mà không trả nợ của ông vào năm 1914, lí do vì lúc đó tôi gặp nhiều khó khăn. Xin ông vui lòng nhận lại món tiền ông đã cho tôi vay.

Kí tên: Vladimir Ilyich Lenin


Như thế là Lenin đã không quên... Năm 1918, nước Nga Xô viết chưa có quan hệ ngoại giao với phần lớn các nước châu Âu nên Lenin phải gửi thư qua đường Thụy Sĩ. Lần bị bắt năm 1914 Lenin được các nhà lãnh đạo Xã hội dân chủ Ba Lan can thiệp nên được trả lại tự do: “tên gián điệp” năm 1914 đã trở thành lãnh tụ của cách mạng Tháng Mười.

Sau chiến tranh, nước Ba Lan thoát khỏi ách thống trị của Nga, nhưng xu hướng của chính quyền độc lập là bài Do Thái. Ba triệu người Do Thái là đối tượng của chính sách hạn chế học tập, hạn chế làm việc trong chính quyền. Các tổ chức buôn hán cũng như các hợp tác xã được lập ra với ý đồ cạnh tranh với các cửa hiệu Do Thái. Khẩu hiệu đưa ra là “Hãy mua hàng Ba Lan”, “Người Do Thái hãy về Palestine mà sống”.
Nhận rõ đạo Do Thái không chỉ là một tôn giáo vì trải qua bao nhiêu áp bức, đau khổ của nhiều thế kỷ, nó vẫn tồn tại trong sắc tộc Do Thái nhỏ bé bằng cả ngôn ngữ, văn hóa và phong tục. Leopold tham gia phong trào thanh niên Do Thái mang tên là Hashomer Hatzair. Phong trào này mang tính tập hợp người Do Thái khắp bốn phương, được thành lập tại Viên bởi một nhóm trí thức trẻ người Do Thái với sức phát triển khá nhanh khắp Đông Âu. Mục tiêu của phong trào là biến Palestine thành tổ quốc cho người Do Thái: Ngày 2-11-1917 bản tuyên bố Balfour đã chẳng cho biết rằng người Anh sẽ thành lập tại Palestine cái tổ ấm cho dân tộc Do Thái là gì.

Hashomer Hatzair có tham vọng đào tạo lớp người mới cắt rời truyền thống tiểu tư sản và thiết lập mối quan hệ anh em giữa những con người mới đó. Cách mạng Tháng Mười đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào này. Ngày 22-7-1918 đại hội đầu tiên của phong trào đã tổ chức tại Tarnow, vùng Galicia của Ba Lan. Trọng tâm của đại hội là tìm giải pháp cho vấn đề dân tộc Do Thái. Ba quan điểm đưa ra đại hội: quan điểm thứ nhất là gia nhập đảng cộng sản Ba Lan bởi vì cuộc cách mạng xã hội duy nhất với đường lối xô viết sẽ đưa lại giải pháp cho vấn đề các dân tộc ít người. Quan điểm thứ nhì là quay về Palestine thành lập một Nhà nước thoát khỏi chủ nghĩa tư bản: các thành viên phong trào phải rời trường học và nhà máy trở về ruộng đất và thiết lập một lối sống mới bình đẳng. Quan điểm thứ ba mà Leopold đi theo là một mặt vẫn tham gia Hashomer Hatzair, mặt khác phải hợp tác với phong trào cộng sản. Đại hội không đi đến một nghị quyết, nhưng Leopold được bầu là người lãnh đạo thị tứ Novy-Targ. Hai năm sau, đại hội 2 họp tại Lvov, Leopold được bầu vào ban chấp hành trung ương của phong trào. Năm đó cậu mười sáu tuổi phải bỏ học để đi tập làm thợ đồng hồ với nhiệm vụ chính là hàng ngày phải lên giây chiếc đồng hồ của nhà thờ.

Năm 1921, gia đình Trepper dọn lên Dombrova tại vùng Silesia. Đây là một vùng công nghiệp rất phát triển; đi đâu cũng chỉ thấy bụi than. Cuộc sống của công nhân thật là kinh khủng. Chính đây là nơi rèn cho Leopold ý thức mình thuộc về giai cấp công nhân. Sau khi hiểu ra vấn đề dân tộc, cậu lại được thấy vấn đề giai cấp. Trong khi vẫn lãnh đạo phong trào thanh niên Do Thái, cậu bí mật tham gia phong trào thanh niên cộng sản. Cũng từ đấy cậu lấy bí danh là “Domb”, từ đầu tiên của tên thành phố cậu đang ở: Dombrova. Bí danh này cậu mang suốt đời hoạt động của mình.

Gia đình Leopold sống lay lắt. Cậu phải đi làm ngoài biên chế cho một nhà máy luyện kim, rồi một nhà máy xà bông. Cũng nhằm kiếm ăn, anh phải lao vào buôn lậu rượu từ Silesia lên Cracow. Để tránh nhân viên thuế quan, cậu phải đeo những chai rượu hình bẹt vào thắt lưng, rồi trùm áo sơ mi ra ngoài. Cũng nhờ những chuyến chạy hàng lậu lên Cracow, Leopold theo học đại học: Cậu chọn hai môn khoa học về con người là tâm lí học và xã hội học. Cậu tham khảo về Freud để tìm hiểu những động lực gì thúc đẩy con người hoạt động. Trong các buổi tranh luận trong tổ chức Hashomer Hatzair, cậu cùng các bạn cố vạch ra những mẫu người mới không bị những định kiến và sự tha hóa ngăn trở. Cậu cảm thấy khoa phân tâm học là một giải pháp lớn cho mơ ước của mình.

Cậu còn chăm chỉ tham gia các hoạt động chính trị như họp hành, rải truyền đơn, viết báo, đi biểu tình... Phong trào công nhân khu vực khá sôi nổi. Năm 1923 thợ thuyền Cracow đã tổng bãi công và chiếm đóng thành phố. Chính phủ đưa quân đội đến đàn áp. Máu đã đổ xuống. Leopold lần đầu tiên được thấy rõ ràng thế nào là bạo lực của cảnh sát. Tên của cậu bị ghi vào “sổ đen” cho nên cậu không tài nào xin được việc làm. Cậu chỉ còn hai con đường: Hoặc đi vào hoạt động bí mật không hợp pháp, hoặc đi về Palestine với hi vọng xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa không còn vấn đề Do Thái phải đặt ra nữa.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 09:35:02 am
Tổ Quốc


 Vào tháng tư năm 1924, cùng với mười lăm đồng đội vào tuổi đôi mươi, Leopold Trepper sang Palestine với hộ chiếu bình thường. Vai đeo chiếc balô nhỏ, túi không xu dính đáy, họ đến Vienna là chặng đường đầu tiên. Được một tổ chức từ thiện chuyên lo cho những dân di cư trợ cấp, sau tám ngày ở thăm thủ đô Áo, tốp thanh niên Do Thái Ba Lan lên xe lửa đi đến cảng Trieste để đáp tàu thủy đi Lebanon. Tại cảng Beirut, họ ngắm cảnh phu khuân vác than ở chiếc tàu chở than đậu cạnh chiếc tàu của họ. Leopold ngắm những người phu gốc Arab è cổ dưới những bao than nặng, họ đi theo hàng một như những đám kiến tha những bao than nặng nề từ con tàu xuống bến. Anh hỏi một thủy thủ:

- Những nô lệ đó kiếm được bao nhiêu tiền một ngày?
- Thưa ông, ông đã bước sang một thế giới khác hẳn cái thế giới mà ông đã sống, ở đây, con người thay con vật. Họ kiếm được bao nhiêu à? Rồi ông sẽ biết, khi họ xài bữa trưa ấy mà.

Ít phút sau, một hồi còi vang lên. Hàng người dừng lại và tản ra. Đám phu túm năm tụm ba lại, ngồi xổm và nhai miếng bánh mì với cà chua!
Ở Ba Lan, Leopold mới thấy cảnh nghèo, nhưng ở Trung Đông (Near East) anh mới thấy cái cảnh lầm than. Leopold đặt chân lên mảnh đất Do Thái đầu tiên là cảng Jaffa. Sau đó anh vào Tel Aviv. Thủ đô tương lai của nước Israel lúc này chỉ mới là một thị trấn nhỏ bé. Trụ sở nhập cư nằm ngoài thị trấn, đêm đêm chó sói còn hú nghe rợn người.

Thực phẩm ở đây khác hẳn ở Ba Lan. Hoa quả như ôliu, vả, quả xương rồng, là những thứ ăn thay cho khoai tây và cải bắp mà anh thường ăn tại Ba Lan.

Phải kiếm ngay việc làm. Tổ chức nhập cư giới thiệu tốp thanh niên mới nhập cư về làng Hedera làm thuê cho chủ đồn điền cam người Do Thái. Thời đó thanh niên mới nhập cư thường đi làm nghề xây dựng đường xá, cầu cống, cho nên được đi làm nghề trồng cây ăn quả số thanh niên đó thấy thích hơn. Đến làng, thấy một dinh cơ xinh đẹp giữa đồn điền các chú trai tơ khoái lắm, nhưng họ cụt hứng ngay khi ông chủ dẫn họ đến một vùng sình lầy khá rộng.

Ông ta khoát tay chỉ cho các chàng trai: “Hãy tìm lấy một chỗ cắm lều lên. Và công việc của các anh là phải tát cho khô cái đầm lầy này!”.
Chủ cho đám thợ bốn chiếc lều và một con lừa bướng cực kỳ. Họ làm quần quật từ sáng đến tối, chân dấn bùn lầy. Đêm đến muỗi kéo hàng đàn tấn công họ. Bệnh sốt rét hành hạ họ, nhưng họ chẳng sờn lòng vì sức trai và vì nung nấu lí tưởng xây dựng một xã hội mới.

Đêm đến, công việc đã xong, tốp trẻ xúm nhau tranh luận về mẫu xã hội mới họ đang mơ ước. Họ sống tập thể một cách tuyệt đối, họ hi vọng mặc dù môi trường tư bản vây quanh họ, nhung nhất định họ sẽ tìm được một mẫu xã hội tươi đẹp, công bằng, thân ái hơn nhiều.
Nhưng thực tế cứ đập vào mắt họ. Trước hết họ quan sát thấy những ông chủ Do Thái giàu có sống thật sung sướng và chỉ thuê công nhân gốc Arab và bóc lột những công nhân này thậm tệ.

Một tối. Leopold đưa ra câu hỏi: Tại sao những ông chủ Do Thái thường coi mình là những thành viên tốt đẹp lại chỉ thuê nhân công Arab?

- Tại vì tiền thuê hạ.
- Và vì sao thế?
- Đơn giản là vì công đoàn Histadrut chỉ kết nạp người Do Thái, công đoàn này buộc chủ phải trả lương tối thiểu cho công nhân. Do đó, giới chủ thích thuê người Arab, vì người Arab không có công đoàn.

Chính điều này làm cho Leopold suy nghĩ mông lung: Anh nhận ra rằng dưới chiêu bài quốc gia dân tộc giới chủ người Do Thái vẫn kiên quyết bảo vệ những đặc quyền đặc lợi tư bản chủ nghĩa mà anh hằng kiên quyết đạp đổ.
 
Đằng sau màn ngụy trang thống nhất dân tộc Do Thái, anh đã nhận ra cuộc đấu tranh giai cấp.

Vài tháng sau, Leopold quyết định đi tham quan khắp đất Palestine. Thời đó, cuối năm 1924, trên vùng Palestine có nửa triệu người Arab và khoảng mười lăm vạn người Do Thái sinh sống. Anh đã đến Jerusalem, Haifa, Emek-Israel, vùng Galilee, gặp một số đồng chí trong phong trào thanh niên đang làm ở một số trang trại nông nghiệp.

Cũng như Leopold, những đồng chí này di cư đến Palestine với lí tưởng xây dựng một xã hội mới công bằng hơn. Họ tin rằng từ việc trở về với thiên nhiên, và lao động nông nghiệp, họ sẽ tạo ra những giá trị của lòng dũng cảm, hi sinh và tận tụy cho tập thể cộng đồng.

Một số anh em bắt đầu thất vọng vì cho rằng không thể xây dựng được một xã hội xã hội chủ nghĩa dưới chế độ thuộc địa của Anh. Chỉ quan sát những tên cảnh sát Anh lực lưỡng đi tản bộ trên đường phố cũng đã ớn người. Làm sao có thể thiết lập nổi những hòn đảo xã hội chủ nghĩa trong một đất nước mà con sư tử Anh vươn dài những cái vuốt sắc nhọn. Có đồng chí đã nhận xét: Chỉ hoạt động được nếu ta phối hợp với phong trào chống đế quốc, chừng nào đế quốc Anh còn cai trị Palestine, chúng ta chưa thể thu được kết quả gì.

- Nhưng trong cuộc chiến đấu này - Leopold phát biểu - chúng ta cần được người Arab ủng hộ.
- Đúng thế, chúng ta chỉ giải quyết được vấn đề dân tộc bằng cuộc cách mạng xã hội.
- Vậy kết luận theo lôgích của bạn là tham gia đảng cộng sản?
- Đúng vậy, tôi vừa mới gia nhập đảng đó.

Hầu như toàn bộ các bạn thân của Leopold đều làm theo kết luận kể trên và bản thân Leopold cũng tham gia đảng cộng sản vào đầu năm 1925. Từ năm 1917, Leopold đã chú ý đến luồng ánh sáng vĩ đại ở phương Đông. Cuộc Cách mạng Tháng Mười đã đảo lộn hẳn lịch sử loài người vì nó đưa đến một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên Cách mạng Thế giới. Đã từ lâu, Leopold cảm tình với tư tưởng Bolshevik, nhưng anh còn đắn đo vì vấn đề Do Thái. Bị tư tưởng đó thuyết phục, anh tin tưởng rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng dân Do Thái ra khỏi ách áp bức cả nghìn năm qua. Anh lao vào trận chiến với hi vọng trải qua những đảo lộn lớn lao này sẽ xây đắp nên một xã hội mới, bình đẳng và thân ái. Anh phải góp phần cho xã hội đó ra đời mặc dù rất khó khăn nhưng thật là đáng phấn khởi. Nếu không thay đổi cái thế giới này thì tự do của cá nhân sẽ ra sao?

Đảng cộng sản Palestine do Joseph Berger sáng lập năm 1920 đến năm 1924 được Quốc tế cộng sản công nhận. Phần lớn đảng viên Đảng cộng sản Palestine đã trải qua chủ nghĩa Zionism rồi vươn tới chủ nghĩa cộng sản. Một trong những lãnh tụ nổi tiếng của Đảng cộng sản Palestine là Daniel Averbuch từ lâu đã là lãnh tụ của đảng Poale-Zion cánh tả. Từ năm 1922, ông bảo vệ quan điểm của cộng sản chống lại quan điểm của Ben Gurion trong đại hội 2 của công đoàn Histadrut. Bài diễn văn của Daniel khiến cho đại hội rất chú ý nhưng chỉ có một thiểu số đại biểu đồng ý rằng chủ nghĩa Zionism sẽ dẫn đến ngõ cụt. Về phần Leopold, anh không cho rằng lúc đó cần và có thể thành lập quốc gia Do Thái. Anh cho rằng rất khó thuyết phục năm triệu kiều dân Do Thái ở Hoa Kì, ba triệu ở Liên Xô và hàng triệu kiều dân Do Thái khác sống rải rác trên thế giới bỏ nơi họ đang cư trú để tập trung về Palestine nhằm xây dựng nên một quốc gia còn nằm trong giả thuyết. Khi đó Leopold cho rằng điều quan trọng nhất là từng cá nhân người Do Thái phải tự quyết định số phận của mình, những ai ý thức được rằng họ thuộc về dân tộc Do Thái thì phải hưởng thụ các quyền của dân tộc thiểu số. Còn ai muốn trở về Palestine hãy để họ về, không được ngăn cản họ. Ai muốn đồng hóa hoàn toàn vào xã hội đang sinh sống (nhất là số trí thức và tư sản giầu có) hãy để họ tự quyết định. Anh tin chắc rằng những truyền thống văn hóa (Do Thái) sẽ còn tồn tại lâu dài và nếu cứ để truyền thống đó nẩy nở thì càng làm giàu thêm văn minh tập thể của loài người.

Vừa thành lập, Đảng cộng sản Palestine đã phải xử lí ngay vấn đề: Làm thế nào để quần chúng lao động vượt trên chủ nghĩa Zionism? Leopold theo quan điểm đề ra một cương lĩnh tối thiểu đấu tranh quyền lợi trước mắt thì mới thu hút được người lao động Do Thái. Đảng vấp ngay phải sự đàn áp của thực dân Anh. Các tổ chức Zionism và bọn phản động Arab tiếp tay cho cảnh sát thực dân đàn áp Đảng cộng sản Palestine. Vài trăm đảng viên cộng sản với vài nghìn cảm tình viên quyết tâm chiến đấu trước mọi khó nguy. Thiểu số cộng sản trong công đoàn Histadrut bị khai trừ đành tham gia vào Công đoàn Đỏ quốc tế. Đảng chủ trương tranh thủ quần chúng Arab, nhưng không cạnh tranh nổi với ảnh hưởng của vị Đại luật sĩ đạo Hồi ở Jerusalem được Anh ủng hộ.

Leopold đề xuất lên lãnh đạo Đảng cộng sản Palestine thành lập phong trào Thống nhất tập hợp cả người Do Thái cũng như người Arab với chương trình:

1 - Đấu tranh đòi mở rộng công đoàn Histadrut cho cả lao động người Arab và thành lập Công đoàn quốc tế thống nhất.
2 - Tạo ra những địa bàn tiếp xúc giữa lao động Do Thái và lao động Arab, nhất là bằng các hoạt động văn hóa.

Phong trào Thống nhất phát huy tác dụng ngay. Đến cuối năm 1925 mọc lên những câu lạc bộ ở Jerusalem, Tel Aviv, Haifa và tận các làng có công nhân Arab và Do Thái làm việc. Các cuộc hội họp náo nhiệt, lao động tự do tham dự. Tiến bộ này làm cho lãnh đạo Histadrut lo ngại, họ chẳng hiểu tại sao lao động Do Thái và Arab lại có thể sát cánh đấu tranh. Cuối năm 1926 đại hội đầu tiên của phong trào khai mạc, có một trăm đại biểu trong đó bốn mươi là gốc Arab. Tối ngày khai mạc, bỗng Ben Gurion, lãnh đạo công đoàn Histadrut, xuất hiện. Ông ta ngạc nhiên trước hiện tượng người Do Thái ngồi chung với người Arab.



Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 09:35:16 am
Đời sống vật chất của công đoàn thật khó khăn. Bị tình nghi là cộng sản thì đâu dễ kiếm việc làm... suốt cả năm 1925 họ sống trong lán gỗ, mười người một lán, trong đó có một nữ, cô được bố trí riêng một góc. Người có việc làm có lương thì đem nộp vào quỹ chung, nhưng làm sao nuôi nổi cả tập thể, cho nên tâm hồn họ dâng cho cách mạng, còn dạ dày họ bị chứa toàn cà chua. Thỉnh thoảng có đi ăn hiệu của người Yemen, họ phải vận quần áo lao động để tỏ ra là dân có việc làm thì mới ăn chịu được. Họ khó quen với khí hậu thất thường của Palestine lúc thì quá nóng, lúc lại quá lạnh. Có một cách chống lạnh khá độc đáo: Dùng bàn ghế đắp lên người mà ngủ.

Nhóm của Leopold có Sophie Poznanska, Hillel Katzz và sau có thêm Leo Grossvogel và Jescheskel Schreiber - sau này họ đều chiến đấu chống phát xít. Nhóm thường hội họp tại căn phòng làm bằng gỗ dưới mái hiên của Katz. Nhóm này quyết định xây cho Katz một ngôi nhà sạch. Vốn là một thợ xây có tay nghề, Katz chỉ huy nhóm này xây dựng và ngôi nhà mới đã hoàn thành vừa làm chức năng cho vợ chồng Katz trú ngụ, vừa làm nơi hội họp của nhóm. Năm 1926 Leopold thuê căn buồng tầng trên trụ sở công đoàn thống nhất ỏ Tel Aviv để thuận tiện lãnh đạo công đoàn này. Cũng chính tại đây Leopold làm quen với Luba Brojde là người sau này trở thành vợ anh.

Có một đêm, Leopold bỗng nghe thấy tiếng động trong trụ sở. Anh vội xuống tầng dưới vì nghĩ bụng chắc là kẻ trộm hoặc cảnh sát đang rình mò. Anh thấy một cô gái xinh đẹp đang ngồi đọc báo. Anh hỏi cô ta:

- Cô làm thế nào mà vào được ngôi nhà này?
- Leo qua cửa sổ và đây chẳng phải là lần đầu. Cậu có biết không, tối đến bọn cậu họp bàn ầm ĩ tớ không thể nào đọc báo được...

Luba di cư từ Lvov (Ba Lan) là nơi cô làm trong một nhà máy và có tham gia phong trào thanh niên cộng sản. Có một tên chỉ điểm đã chỉ bắt nhiều đoàn viên cộng sản, tên đó lộ mặt, lãnh đạo đảng quyết định trừng trị tên đó. Nhóm hành động do Waftali Botwin, một thanh niên Do Thái đứng đầu, trong nhóm có Luba, chịu trách nhiệm tiêu diệt tên chỉ điểm. Nơi cô ở là nơi giấu khẩu súng ngắn. Tên chỉ điểm bị trừng trị, nhưng Waftali Botwin bị bắt và bị bắn. Cảnh sát truy lùng các đồng phạm. Luba phải rời Ba Lan và di cư sang Palestine làm nghề nông nghiệp trong một trang trại, rồi chuyển sang làm thợ sơn nhà ở Jerusalem. Cô tham gia công đoàn Thống nhất nhưng không vào Đảng cộng sản Palestine vì cô không tán thành quan điểm của đảng này là không ý thức sự cần thiết lịch sử là phải thành lập nước Do Thái.

Nhà cầm quyền Anh ra lệnh cấm công đoàn Thống nhất hoạt động và bắt thư ký của công đoàn. Leopold lên thay. Năm 1927 cảnh sát Do Thái dưới quyền của Anh đã đột nhập một phiên họp tại Tel Aviv của công đoàn này và bắt giam Leopold mấy tháng trời. Trong tù anh nhận thấy có thể tấn công vào cơ quan cảnh sát. Anh đưa một đoàn viên nữ rất trung thành là Anna Kleinmann vào làm phục vụ viên cho tên cẩm người Do Thái là tên chuyên phá công đoàn thống nhất. Anna lục soát túi áo quần của tên cẩm và phát hiện danh sách những đồng chí bị cảnh sát ghi sổ đen. Cô mật báo cho các đồng chí đó trốn và sau đó ít lâu trong một cuộc biểu tình, tên cẩm kia đã bị đánh què chân.
Luba cũng hai lần bị bắt.

Đảng cộng sản Palestine chỉ định Leopold làm bí thư khu vực Haifa là khu vực mạnh nhất của Palestine vì cơ sở cắm sâu được vào các xưởng thợ và công nhân đường sắt. Bị săn lùng, anh phải hoạt động bí mật, chỉ ra đường vào đêm tối để đến các cuộc họp diễn thuyết, viết truyền đơn. Cuối năm 1928, cảnh sát Anh đã đột nhập vào một cuộc họp và bắt Leopold cùng hai mươi tám đảng viên giam vào nhà tù Haifa. May mắn họ hủy được hết giấy tờ, cho nên cảnh sát Anh không có chứng cứ kết tội họ, nhưng cũng vì thế mà họ không được hưởng quy chế chính trị phạm, mà chỉ hưởng quy chế tù thường phạm. Cả nước Palestine đồn ầm lên câu chuyện anh công nhân bánh mì trong toán của Leopold bị giam trong pháo đài Saint-Jean d’Acre kiên quyết ở trần trong mấy tuần lễ liền chứ không chịu mặc quần áo tù thường... Qua thông tin của trung ương Đảng cộng sản, toán tù này biết tin toàn quyền Palestine tên là Herbert Samuel chủ trương đưa toàn bộ những đối tượng bị tình nghi là thân cộng sản mang đày sang đảo Cyprus. Toán tù này quyết định tuyệt thực đòi thả vì không có chứng cứ, hoặc đưa họ ra tòa xét xử. Sang ngày thứ năm, anh em nhịn cả uống nữa. Cuộc đấu tranh này đến tai đảng Lao động Palestine, họ đưa ra nghị viện chất vấn chính quyền. Đến ngày nhịn ăn uống thứ mười ba, họ được tin chính quyền sẽ đưa họ ra tòa xét xử. Leopold được anh em cử làm đại diện cho toàn thể hai mươi ba người để đấu tranh trước tòa án.

Ngày đầu tiên ra tòa, anh em rất yếu, nhiều người phải nằm trên cáng. Chủ tọa phiên tòa mở đầu buổi xét xử bằng lời tuyên bố: “Chúng mày định làm con sư tử Anh bối rối là chúng mày lầm! Tòa không xét xử! Chúng mày được tự do!”. Rồi viên chủ tọa ra lệnh cho cảnh sát đuổi toán bị cáo ra khỏi phòng xử án. Thế là hai mươi ba bị cáo đã thắng.

Năm 1928 thế giới bước vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Palestine cũng không thoát thảm cảnh đó. Công nhân thất nghiệp đầy đường. Một phần ba thợ Do Thái phải bỏ nước ra đi. Sang năm sau, những vụ tàn sát người Do Thái bắt đầu nổ ra. Tình hình lộn xộn này còn gây ra sự hiểu lầm giữa quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Palestine. Quốc tế cộng sản nhận xét những cuộc tàn sát Do Thái là dấu hiệu vô sản Arab bắt đầu nổi dậy, tuyệt đối phải tận dụng tình trạng đó, Đảng cộng sản Palestine phải đề cao cuộc nổi loạn chống đế quốc tại các làng Arab theo khẩu hiệu “Arab hóa và Bolshevik hóa” để thâm nhập mạnh mẽ vào quần chúng theo đạo Hồi. Chủ trương trên không được Đảng cộng sản Palestine tán thành vì như thế là phiêu lưu. Uy tín của Đảng cộng sản Palestine bị giảm hẳn trong vô sản Do Thái. Ngoài ra Đảng cộng sản Palestine lại mắc sai lầm là ủng hộ chủ trương của Liên Xô tập trung kiều dân Do Thái sống tập trung ở Ukraine, Belorussia và Crimea vào một Quốc gia Do Thái ở một khu hẻo lánh ỏ Siberian là vùng Birobidzhan. Số này về sau chẳng ai sống nổi. Còn các ủy viên trung ương Đảng cộng sản Palestine về sau được đưa về học trường đại học Phương Đông ở Moscow và đến cuộc thanh trừng năm 1935 toàn bộ đều bị bắt. Cảnh sát Anh truy đuổi Leopold ráo riết. Cuối cùng anh bị cảnh sát trục xuất theo lệnh của toàn quyền. Leopold phải ra đi với một ba lô con con và một thị thực quá cảnh nước Pháp. Trung ương Đảng cộng sản Palestine cấp cho Leopold một thư giới thiệu với các đồng chí Pháp. Đó là phương tiện vô cùng quý báu cho Leopold có đường thoát sau khi bị trục xuất khỏi quê hương.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 09:37:17 am
Sang Pháp

 
Cuối năm 1929, Leopold rời Palestine bằng đường biển trên một chiếc tàu già cỗi ì ạch một tuần lễ mới đến cảng Marseille của nước Pháp. Gối đầu trên đống giây thừng, chàng thanh niên hai nhăm tuổi phải lưu vong lần thứ hai, anh vừa luyến tiếc quê hương, vừa vui vẻ đặt chân lên đất nước sản sinh ra cuộc cách mạng, tư sản dân quyền và Công xã Paris của loài người.

Leopold buồn vì bây giờ anh trở thành một con người không có tổ quốc, nhưng với ao ước xây dựng một xã hội mới ngàn lần tốt đẹp, anh không đắn đo, lại lao vào cuộc chiến đấu giai cấp mới. Lý tưởng cách mạng Pháp cũng như cách mạng Nga thôi thúc anh vượt qua những khó khăn trước mắt. Gương đấu tranh cả với trời của những chiến sĩ công xã Paris thôi thúc anh.

Nước Pháp dưới nền cộng hòa thứ ba chưa phải là nơi nương thân của những người cách mạng; Cảnh sát cũng kiểm soát gắt gao họ, các ông chủ tư bản chỉ giành cho những người nước ngoài những công việc nặng nhọc nhất mà thôi. Tuy thế cũng có những kẽ hở về hành chính để họ luồn lách. Nhất là với người cộng sản, ít nhất anh cũng có thể dựa được vào những đồng chí cộng sản Pháp, hoặc một người Do Thái còn có thể kiếm ra trong các tổ chức bình dân của cộng đồng kiều dân Do Thái trên đất Pháp. Leopold lưu lại cảng Marseille hai tuần để kiếm chút tiền mua bộ cánh khi lên Paris, ở Palestine, khí hậu ấm nên anh chỉ cần có chiếc áo sơ mi và chiếc quần soọc là đủ, nhưng bước chân đến thủ đô hoa lệ của đế quốc Pháp ít ra anh cũng phải có bộ complê chứ. Hai tuần lễ anh làm phụ bếp cho một hiệu ăn nhỏ cũng đủ tiền nuôi miệng và để giành tiền mua được bộ complê. Tự ngắm mình trong gương với bộ cánh mới, Leopold cảm thấy mình giống những chàng thanh niên Ba Lan, hoặc Rumani ở Novy-Targ, chuẩn bị chuyến di cư sang châu Mỹ.

Với chiếc vali con chứa bên trong ít đồ dùng, Leopold tự hào đặt chân lên sân ga Paris. Anh đi tìm người bạn nối khố tên là Alter Strom là người mới rời Palestine trước anh một năm và đã có việc làm vì Strom là thợ lắp ván sàn rất thạo. Có thư trước đây của Strom đã mời Leopold có sang Pháp thì đến ở chung với anh, địa chỉ ở khu Latin thuộc quận 5. Trong óc Leopold tưởng tượng Strom đã trở nên giầu có mới ở trong khu này mà lại ở trong Hotel de France! Nhưng khi đến nơi anh mới thấy chẳng phải như thế. Đó là một căn buồng trên tầng thượng sát mái nhà cũ kĩ, mưa gió đã hầu như xóa hết dòng chữ Hotel de France. Chiếc giường choán gần hết căn phòng. Cạnh đó là cái chậu rửa mặt. Quần áo treo vào mấy chiếc đinh đóng trên cánh cửa buồng. Đồ đạc vẻn vẹn chỉ có vậy thôi. Ngôi nhà của Strom thuê nằm trong một ngõ hẻm vừa chật vừa tối. Tìm hiểu mới biết sở dĩ Strom thuê ở đây vì giá rẻ lại ít bị cảnh sát nhòm ngó. Tính Strom lại rất hiếu khách, cho nên chiếc giường của anh thường thường cũng có bốn năm người nằm theo chiều ngang. Anh nào không tìm được chỗ qua đêm, chỉ việc dúi cho người bảo vệ ít tiền là leo lên căn buồng của Strom rồi chen vào chỗ trống mà ngủ. Được cái là buồng này rệp quá nhiều cho nên Leopold và Strom phải dùng rượu vang diệt loài ký sinh gây nhiễm này và cũng từ đấy họ đặt tên cho Hotel de France là khách sạn Rệp (Hotel de Vance).

Leopold ghi tên học đại học mở rộng. Còn việc xin lưu trú ở Paris thì anh phải dùng thủ đoạn vay bạn một món tiền để trình với cảnh sát là anh vẫn được gia đình ở Ba Lan gửi tiền ăn học đều đều. Sau khi đến Paris vài tháng, Leopold xin được phép tạm trú nửa năm và bắt liên lạc ngay với Đảng cộng sản Pháp bằng bức thư giới thiệu của Trung ương Đảng cộng sản Palestine mà anh giấu trong cốt áo. Leopold đưa giấy giới thiệu đó cho đồng chí phụ trách nhân công nước ngoài (Đơn vị này tập hợp những đảng viên cộng sản các nước sinh sống tại Pháp, trực thuộc một tiểu ban đặc biệt của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Pháp). Hai bên thỏa thuận khi nào Leopold có việc làm thì anh bắt đầu tham gia sinh hoạt Đảng. Tìm được việc làm đối với dân di cư đâu phải là dễ dàng ở đất Pháp: Thông thường họ chỉ kiếm được những việc tầm thường và nặng nhọc mà thôi. Trong ngành xây dựng, người ta thường thuê những công nhân tạm thời. Đốc công chấm mút chút ít là bỏ qua những thủ tục thuê mượn nhân công khắt khe. Leopold đi làm lao công cho công trường xây dựng, cả ngày anh phải khuân những thanh ray cho đến khi anh bị một thanh ray rơi làm dập mất một ngón chân. Sau đó anh chuyển sang làm công nhân quét dọn cửa hàng. Cùng với hàng chục sinh viên, anh làm suốt đêm bằng hai chân: Một chân đạp chiếc bàn chải, chân kia đạp chiếc rẻ lau. Khó nhọc nhưng lương cao: Làm cật lực một đêm đủ sống hai ba ngày. Vất vả hơn nữa là bốc vác hàng ở ga vào đêm. Sau đêm lao động, anh trở về lưng đau ê ẩm. Việc làm tuy cũng chưa ổn định, nhưng Leopold vẫn tham gia công tác vận động thợ thuyền Do Thái di cư là môi trường Đảng cộng sản Pháp quan tâm.

Thời đó riêng ở Paris có khoảng hai chục vạn người Do Thái. Họ thuộc nhiều đợt di cư vào Pháp: Những người di cư đến lâu đời nhất thường đã có công ăn việc làm dễ chịu, trải qua bao nhiêu đấu tranh họ mới tự giải phóng được và leo lên những nấc thang xã hội dễ chịu. Tiếp theo là những đợt Do Thái mới đến, phần lớn họ từ miền trung châu Âu bị những trận tàn sát của nước Nga quân chủ đã phải rời bỏ nơi sinh sống từ lâu đời chạy sang đất Pháp vào đầu thế kỉ XX và phần đông thuộc giai cấp vô sản. Một số đã tham gia chính trị khi họ còn ở Trung Âu, cho nên đến đất Pháp họ lại tiếp tục tham gia các phong trào chính trị như cộng sản, Zionism hoặc Hashomer Hatzair. Leopold gia nhập đơn vị Do Thái trong Tiểu ban nhân công nước ngoài cùng với những đồng chí bị săn đuổi bởi chính quyền sở tại độc tài. Tối đến, anh hội họp với các đồng chí. Thời đó ảnh hưởng của Trotskyite khá mạnh trong hàng ngũ cộng sản Do Thái và Leopold theo chỉ thị của cấp trên cố đấu tranh chống lại ảnh hưởng Trotskyite với kết quả là làm giảm khá nhiều uy tín của chúng. Thời đó những người di cư chưa được nhập quốc tịch Pháp mà bị bắt trong các cuộc biểu tình thường bị trục xuất ngay khỏi Pháp. Tuy thế, Leopold và những đồng chí Do Thái cộng sản vẫn tham gia những cuộc biểu tình lớn, những ngày kỉ niệm Công xã Paris hoặc 1 tháng 5...

Song song với hoạt động chính trị là các hoạt động văn hóa và công đoàn. Liên đoàn văn hóa cũng do Đảng cộng sản Pháp chỉ đạo. Chủ nhật hàng tuần, có hàng trăm người tham dự ở phòng họp Lancry và Jacques Duelos, hoặc Pierre Sémard đến diễn thuyết. Về phần Leopold anh thỉnh thoảng về các thành phố có đông kiều dân Do Thái để hội họp.

Trong các công đoàn may mặc số công nhân Do Thái chiếm số đông. Những đảng viên người Do Thái thường đọc nhiều loại báo của các phe phái chứ không đọc riêng báo Nhân Đạo của Đảng cộng sản Pháp để có một tầm nhìn bao quát mà không mắc phải bệnh biệt phái.
Năm 1930 khi cuộc sống của Leopold đã ổn định thì nàng Luba, vợ anh, cũng sang Pháp vì cảnh sát Anh truy lùng cô. Cô phải mượn lí lịch của cô em tên là Sara để tổ chức cưới giả với một người có quốc tịch Anh. Nhờ đó cô lấy được thị thực nhập cảnh vào Pháp.

Sau khi cô đến Paris được vài tuần, cảnh sát Pháp đến kiểm tra:

- Chúng tôi là cảnh sát đường phố, chúng tôi được biết vợ anh đã đến đây cả tháng nay mà chưa trình báo!

- Xin lỗi - Leopold chống chế - Đây là người yêu của tôi chứ không phải vợ tôi đâu! Trong vòng bốn mươi tám tiếng nữa, cô ấy sẽ rời đi chỗ khác ông ạ.

- Ồ, trong trường hợp này...- Vị cảnh sát nháy mắt nhả nhớt. Thế là trên đất nước đùa cợt này những chuyện tình tứ vẫn có tác dụng, nhất là trong cảnh sát.

Khi Luba sắp sinh con đầu, tình hình kinh tế của vợ chồng cô khá vất vả. May mắn là Leopold xin được việc làm thợ quét sơn cho một ông chủ thầu Do Thái. Còn Luba nhận may vá áo lông tại nhà, cô phải làm quần quật từ sáng đến đêm khuya mới kiếm đủ ăn. Ngoài ra cô tham gia Đảng cộng sản Pháp và năm 1931 được bầu làm đại biểu của Do Thái kiều dự đại hội chống phát xít lần đầu tại Paris. Còn Leopold được cử làm đại diện chi bộ Do Thái trong đơn vị nhân công nước ngoài bên cạnh BCHTƯ. Có một lần Leopold cùng một đồng chí ở ĐVNCNNN (Đơn vị Nhân công Người Nước Ngoài) được mời lên BCHTƯ Đảng cộng sản Pháp gặp Marcel Cachin. Tổng biên tập báo Nhân đạo (l’Humanite) tiếp hai đồng chí này rất thân mật:

- Xin chào hai đồng chí - ông nói - Công việc tại đơn vị Do Thái vẫn chạy đều chứ? Nguy cơ phát xít trở nên nguy hiểm, ta cần tăng cường tuyên truyền trong kiều dân Do Thái. Ta cần có tờ báo Do Thái cho bạn đọc ỏ Pháp và Bỉ. Đó là lí do tôi gặp các đồng chí.

- Rất phải, nhưng lấy tiền ở đâu bây giờ?

- Thế các đồng chí chưa đọc sách của Lenin hay sao? Đồng chí có biết làm báo cộng sản thế nào không? Phải quyên góp trong công nhân mà kiếm vốn ra báo...

- Được rồi, nhưng đồng chí có tham dự mít tinh chúng tôi sẽ tổ chức để quyên góp vốn ra báo không?

- Tất nhiên tôi sẵn lòng cùng dự với các đồng chí khi tôi có thời giờ.

Ít lâu sau, Leopold tổ chức một cuộc họp ở Montreuil là vùng có đồng kiều dân Do Thái. Ban tổ chức nhờ được một phòng họp tại nhà thờ Do Thái. Hôm họp, khá đông thợ thủ công và nhà buôn Do Thái đến dự. Leopold ngồi trên ghế chủ tọa cùng Marcel Cachin. Nhà lãnh đạo kì cựu này đã đứng lên diễn thuyết: “Thật là vinh dự lớn cho tôi được đến dự với các bạn tại cuộc họp này, được chan hòa với những đại biểu của một dân tộc lớn đã sản sinh ra những nhà cách mạng vĩ đại cho thế giới như Jesus Christ, Spinoza và Marx”.

Một tràng vỗ tay như sấm hoan nghênh Cachin. Cụ già nói tiếp: “Các bạn đều biết ông nội của Karl Marx là một giáo trưởng Do Thái”. Tác dụng của những phát biểu của cụ già còn mạnh hơn cả những cuốn Tư bản luận của Marx. Kết quả quyên góp quá yêu cầu. Cachin trước khi chia tay đã nhận xét:

- Domb ơi (tên chiến đấu của Leopold), thế là thành công rồi. Tờ báo sẽ ra đời.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 09:40:24 am
Sang Liên Xô

 
Leopold dừng chân tại Berlin vài ngày trên đường đi Liên Xô. Qua tiếp xúc với những chiến sĩ cánh tả Đức, Leopold nhận thấy anh em không thấy hết nguy cơ phát xít lên nắm chính quyền, vì họ quá tin tưởng vào hình thức đấu tranh nghị trường, họ cho rằng bọn quốc xã không thể nào giành được đa số trong quốc hội Đức. Leopold đưa ra khả năng bọn phát xít sẽ dùng vũ lực giành chính quyền. Nhưng chẳng ai tin vào khả năng xấu đó. Trong khi ấy trên đường phố diễn ra hàng ngày những trận tấn công của các đơn vị xung kích của quốc xã vào lực lượng cánh tả. Đảng cộng sản và Đảng Xã hội Đức vẫn không liên minh đoàn kết với nhau đ­ược. Lãnh tụ cộng sản Thaelmann tuyên bố: “Cái cây quốc xã làm sao có thể che nổi cánh rừng dân chủ xã hội”. Chỉ sáu tháng sau cái cây quốc xã đã bao trùm toàn bộ đất nước Đức! Và phải đến năm 1935 Quốc tế Cộng sản ở Đại hội VII mới rút ra bài học thất bại cay đắng đó để đề ra chủ trương liên minh thành mặt trận cánh tả... sau khi hàng vạn đảng viên cộng sản và xã hội Đức đã bị phát xít giam trong các trại tập trung.

Đến biên giới Liên Xô, trông thấy chiếc panô lớn mang khẩu hiệu nổi tiếng của Lenin: “Vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới hãy liên hiệp lại!” Leopold mừng rỡ khôn xiết. Tim anh tràn đầy niềm tự hào được góp phần phá banh xã hội cũ và xây dựng một thế giới mới. Anh đã mơ ước được đến thăm tổ quốc của chủ nghĩa xã hội, nay anh đã được đặt chân trên đất nước của Cách mạng Tháng Mười. Thời gian này Liên Xô hãy còn nhiều khó khăn. Trên xe lửa Leopold ở chung với một sĩ quan Nga đi phép. Anh mang có hai chiếc va li đựng toàn bánh mì khô. Anh nói là để mang về làm quà cho gia đình ở nông thôn. Trên sân ga Moscow, một sỹ quan cảnh sát thân mật dặn anh Domb (Leopold) rằng hãy cảnh giác với kẻ cắp. Leopold tìm đến Elenbogen là hạn cũ từ thời còn sống tại Palestine, vì ốm nên được quay về Liên Xô làm ăn. Vốn là một kỹ sư rất thông minh, có tài tổ chức, Elenbogen vừa công tác vừa dạy tại hai học viện. Gặp nhau, hai người bạn chén tạc chén thù nào là bơ, xúc xích, vốt ca, với bánh mì. Elenbogen kể rằng những thứ đó anh mua ỏ chợ đen, tiền anh kiếm được dồi dào nên mua được mọi thứ. Anh này chưa gia nhập Đảng cộng sản, nhưng rất ủng hộ chế độ. Hai người bạn hàn huyên với nhau suốt đêm. Elenbogen kể cho Leopold cuộc sống ở Moscow nào về những vụ án, nào là những tình hình hợp tác hóa v.v... khiến cho Leopold bắt đầu thấy thực tế không giống như những gì anh đọc và nghe thấy trước đây.

Hôm sau, Leopold tới khu Woronzowe-Pole là nơi trú ngụ của những người di cư vì chính trị. Khu này ở giữa thủ đô, rất rộng. Những đảng viên lão thành của tất cả các nước như Ba Lan, Nam Tư, Hungari, cả Nhật Bản nữa, đã đến đây vì bị chính quyền trong nước truy lùng. Trước khi được phân công, họ giết thời giờ bàng những cuộc trao đổi quan điểm, tình hình... Có vị tán thành chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, cũng có vị phản đối rằng chính sách đó đã gây nên nạn đói ở Ukraine.

Khu quảng trường Luyện ngựa ở trung tâm thanh phố có trụ sở của Quốc tế cộng sản, có lính gác nghiêm ngặt. Ai đến thăm người quen đều phải điện thoại trước với vị đó rồi mới được vào trụ sở. Leopold quan hệ với bí thư ban Pháp để xin học đại học cộng sản. Thời đó ở thủ đô Liên Xô có bốn trường đại học cộng sản: Trước hết là trường Lenin giành cho những đồng chí đã hoạt động lâu năm mà chưa từng được học lí luận. Đây là trường đào tạo lãnh tụ các đảng Cộng sản. Lúc đó Tito đang học ở trường này. Trường thứ nhì mang tên vị hiệu trưởng đầu tiên của nó là Marchlevski, giành cho các sắc tộc ít người, nhưng thực tế có hai chục khoa: Ba Lan, Đức, Hung, Bulgaria v.v... khoa Do Thái giành cho đảng viên các đảng kể cả Đảng cộng sản Liên Xô gốc Do Thái. Leopold được học ở trường này và qua những bạn học anh biết được tình hình vì các bạn đó được về nước nghỉ hè. Trường đại học thứ ba mang tên Kutv giành cho sinh viên thuộc vùng Cận Đông. Cuối cùng là trường Tôn Dật Tiên giành cho sinh viên Trung Quốc. Cả bốn trường có sĩ số khoảng ba nghìn sinh viên, được học lí luận.
Đời sống của sinh viên đến năm 1932 cũng chưa dễ chịu. Phần lớn họ cư trú rất xa nhà trường, có người phải đi hàng giờ đồng hồ mới đến trường. Mãi đến năm 1934 mới bắt đầu xây kí túc xá cho sinh viên. Bữa ăn quanh đi quẩn lại chỉ có cơm, bắp cải, khoai tây. Có khi phải ăn cả tuần bắp cải, rồi đến tuần sau ăn cả tuần cơm... khiến cho sinh ra câu chuyện khôi hài: Có sinh viên bị mổ, bác sĩ phẫu thuật thấy trong dạ dày anh sinh viên nhiều lớp thức ăn: Hết lớp bắp cải đến lớp khoai tây, rồi lớp cơm v.v... Nhà trường lo cho anh em quần áo, nhưng cán hộ hậu cần chỉ lo mua đồng loạt cho nên ra ngoài đường dân nhận ra được ngay sinh viên trường Marchlevski vì họ mặc quần áo hoàn toàn giống nhau.

Học hạ của sinh viên có in ảnh Lenin và Stalin, kèm theo là huấn thị của hai lãnh tụ. Huấn thị của Lenin là: “Nhiệm vụ trước mắt của các bạn là chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bạn chỉ thành công nếu bạn hiểu thấu và thấm nhuần phương pháp macxit.” Còn huấn thị của Stalin là: “Lý thuyết có thể trở thành một sức mạnh lớn của phong trào công nhân nếu lí thuyết đó gắn chặt không ngừng với thực hành cách mạng.”

Chương trình học có ba cấp: Cấp thứ nhất học các khoa học xã hội và kinh tế qua môn lịch sử các dân tộc Liên Xô, lịch sử Đảng cộng sản Bolshevik, Quốc tế cộng sản, chủ nghĩa Lenin. Cấp hai học về đất nước của bản thân sinh viên, về phong trào công nhân, Đảng cộng sản và nhũng đặc điểm dân tộc. Cấp ba học ngôn ngữ. Sinh viên nào chưa được học văn hóa thì được học toán học, vật lý, hóa học, sinh vật học. Công việc khá vất vả, thường học từ 12 đến 14 giờ một ngày.

Leopold quan tâm đặc biệt về môn Do Thái học, do giáo sư Dimenstein giảng. Ông là người Do Thái đầu tiên tham gia Đảng cộng sản Bolshevik ngay từ đầu thế kỉ XX. Sau cách mạng Tháng Mười, ông là thứ trưởng bộ sắc tộc do Stalin đứng đầu. Ông biết rất rõ Lenin, ông thường nhắc lại câu này của Lenin: “Chủ nghĩa bài Do Thái là phản cách mạng”. Ông nhận xét qua những ý kiến của Lenin thì Người chủ trương thành lập một quốc gia Do Thái nằm trong Liên Xô và được hưởng các quyền như mọi nước cộng hòa khác trong liên bang Xô viết.
Sinh viên còn được học về quân sự như sử dụng súng, tập bắn, phòng không, chiến tranh hóa học. Các lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và Quốc tế Cộng sản hay đến trường nói chuyện, nhưng sau thưa dần. Sinh viên cũng được tham dự những sinh hoạt ban tối của Hội các chiến sĩ Bolshevik lão thành, nhiều nhân vật như Zinoviev, Kamenev, Radek hay chủ tọa sinh hoạt. Bukharin tránh chính trị bằng cách hoạt động văn học, nhưng ông cảm thấy buồn bã mỗi khi bài nói chuyện của ông được người nghe hoan nghênh nhiệt liệt. Ông thường nói:

- Mỗi lần vỗ tay như thế, cái chết càng đến gần tôi!

Đó là một con người hùng biện, rất học thức, khiến Leopold rất khoái ông.

Còn Radek vừa tỉnh táo, vừa khôn ngoan, thường lấy châm biếm để bộc lộ tâm tư. Mặc dầu ông viết nhiều bài để giải thích đường lối mà ông chẳng tin, nhưng ông rất tán thành phải có thay đổi về chính trị.

Sinh viên ít được quan hệ với nhân dân địa phương...

Sau khi Leopold đến Liên Xô vài tháng thì anh được tin vợ Stalin mất (tự sát), có những lời đồn đại không phải bà tự sát mà do chính Stalin hạ sát bà.

Vào đầu năm 1933, Luba đến Liên Xô cùng cậu con trai đầu lúc đó mới 18 tháng. Tiểu ban Pháp của Quốc tế Cộng sản đưa cô vào học đại học Marchlevski trong ba năm. Cô được sinh hoạt tại đảng bộ Bauman do Nikita Khrushchev làm bí thư. Đến mùa hè, cô được cử về nông trường quốc doanh với cương vị chính trị viên để đôn đốc gặt hái và thực hiện kế hoạch. Thực tế đã giúp cô thấy nhiều điều mới và càng làm cho cô có thêm tinh thần đấu tranh hơn.

Khi Leopold đến Liên Xô, chính sách hợp tác hóa coi như đã hoàn tất; nhưng các đảng viên lão thành tiếp tục bàn cãi. Cội nguồn là Stalin đã quyết định thủ tiêu giai cấp phú nông. Vào tháng ba năm 1930 khi công cuộc hợp tác hóa đang diễn ra sôi nổi, thì xuất hiện bài của Stalin “Chóng mặt vì thắng lợi” với nội dung đả phá nguyên tác tự nguyện tham gia nông trang. Nông dân bị cưỡng bức hợp tác hóa. Đối với những sinh viên trẻ như Leopold đã từng đọc sách của Lenin đều biết rằng hợp tác hóa muốn thành công thì phải dùng phương pháp giáo dục, thuyết phục nông dân, ngoài ra công nghiệp phải phát triển đến mức độ nào đó để cung ứng cho nông thôn cơ sở vật chất cần thiết thì mới hợp tác hóa được.

Trong trường đại học có tin đồn hợp tác hóa làm năm triệu người chết, có nơi toàn thể nhân dân bị đi đầy và bị tàn sát. Ngày 1-5-1934, Leopold dẫn đầu một đoàn đảng viên cộng sản nước ngoài đi thăm Kazakhstan... Ở Karaganda, bí thư đảng bộ đón tiếp đoàn. Khi đến ngoại vi thành phố, đồng chí đó chỉ cho đoàn một khu trại rộng lớn và nói:

- Các đồng chí hãy nhìn xem kia là trại phú nông cũ đó, chúng bị đưa về đây cùng với gia đình để lao động trong hầm mỏ. Cán bộ phụ trách trại đã lo liệu đủ mọi thứ, trừ nước. Bệnh sốt chấy rận ập đến đã giết mấy nghìn người. Số người hiện đang sống trong trại này thuộc vào đợt thứ nhì.

Trong thời kì này, Leopold được biết bản di chúc của Lenin mà sau này trong bản báo cáo của Khrushchev tại Đại hội XX của Đảng cộng sản Liên Xô năm 1956 mới khẳng định là có. Thời bấy giờ trong trường đại học Marchlevski sinh viên truyền tay nhau bản di chúc đánh máy, nội dung như sau: “Stalin là người rất tàn bạo - Lenin viết - Trong nội bộ đảng cộng sản ta có thể tha thứ cái tật đó, nhưng nó sẽ trở thành một khuyết tật không thể tha thứ đối với một người giữ cương vị tổng bí thư. Vì lẽ đó tôi đề nghị các đồng chí xem xét khả năng loại Stalin ra khỏi cương vị đó...”.

Leopold nhớ lại hiện tượng sùng bái Stalin bắt đầu vào năm 1929 là năm kỉ niệm Stalin năm mươi tuổi. Khi đó trên báo chí xuất hiện những tính từ “thiên tài”, “Lãnh tụ vĩ đại”, “người kế thừa Lenin”, “nhà lãnh đạo không hề sai lầm”. Những tác giả đưa ra những tính ngữ đó trên tờ Sự Thật hoặc Tin Tức lại chính là những tay lãnh đạo phái đối lập trước kia! Zinoviev, Kamenev, Radek, Piatakov thi nhau tán tụng nhằm làm cho họ xóa được hành vi trước kia của họ đã chống đối lại Stalin. Năm 1929 trong Đảng không còn phe phái, số đối lập đã bị đánh bại. Bukharin trở thành tổng biên tập báo Tin Tức (Izvestia); Radek giữ vị trí là một trong những biên tập viên trụ cột của tờ Sự Thật (Pravda) và là cố vấn của Stalin về đối ngoại.

Trong đảng, Leopold nhận thấy lan truyền một căn bệnh rất nặng: Bệnh giả dối. Khi Lenin còn sống, sinh hoạt chính trị trong đảng rất sôi nổi. Trong các hội nghị, đại hội, cuộc họp toàn thể của ban chấp hành trung ương, đảng viên phát biểu thẳng thắn quan điểm, ý kiến của mình. Chính những tranh luận dân chủ đó tuy gay gắt nhưng đem lại sự nhất trí và sức sống cho đảng. Nhưng từ khi Stalin đã củng cố xong quyền lực trong đảng, thì ngay các đảng viên Bolshevik lão thành cũng không dám chống lại những nghị quyết hoặc thậm chí không dám thảo luận. Một số im lặng, cay đắng, số khác rút khỏi hoạt động chính trị. Nghiêm trọng hơn nữa: Nhiều đảng viên tuy không tán thành quyết định của Stalin nhưng công khai lại ủng hộ Stalin. Tình trạng hai mặt tồi tệ đó càng thúc đẩy sự “nản lòng nội bộ” của đảng.
Đảng viên phải lựa chọn giữa trách nhiệm, thậm chí an ninh cá nhân mình, và lương tâm cách mạng. Nhiều đảng viên đành cúi lưng ngậm miệng chấp nhận. Phát biểu ý kiến của mình về những vấn đề nóng bỏng trở thành một hành vi dũng cảm. Họ chỉ thổ lộ tâm sự với những bạn rất thân, còn với những người khác họ đọc lại những lời tán tụng của báo Sự Thật mà thôi. Từ năm 1930 trở đi trong lãnh đạo Đảng chỉ còn những ai bao giờ cũng tán thành trăm phần trăm đối với Stalin về bất cứ vấn đề gì, kể cả trong những vấn đề mà họ cần và bình thường phải có ý kiến. Ngoại lệ thật là hiếm có: Vài cán hộ lãnh đạo, một số đảng viên lão thành không chịu để đảng của Lenin biến thành một dòng tu là đôi khi dũng cảm phản đối. Như Lominadze và Lunacharski...

Lominadze tự sát năm 1935 giống như Ordzhonikidze là bạn thân cũ của Stalin cũng tự sát vào năm 1937 sau khi phòng làm việc của đồng chí đó bị Bộ Nội vụ khám xét. Ordzhonikidze đã dùng điện thoại phản đối trước Stalin, thì được Stalin trả lời thẳng thừng rằng:

“Họ có quyền, họ có đủ mọi quyền ở nhà anh cũng như ở mọi nơi khác!”.

Cho đến năm 1930 Lunacharski đã can thiệp nhằm bảo vệ những trí thức bị kết tội. Trong quân đội, tướng Yakir vào năm 1929 đã bênh vực cho một nhóm sĩ quan vô tội mà Bộ Nội vụ bắt giam. Leopold thấy đôi khi có thể chống lại bộ máy cảnh sát: Một ngày tháng 11 năm 1934, Luba bị Bộ Nội vụ gọi đến trụ sở Lubianka làm chứng. Hôm sau đến lượt Leopold. Một vị đại tá dự thẩm cbo vợ chồng Leopold biết tin một người tên là Kaniewski bị bắt. Đó là một đồng chí quen họ từ Palestine, rất tốt, can đảm, tận tụy, bao giờ cũng xung phong nhận các nhiệm vụ nguy hiểm nhất, đã nhiều lần bị cảnh sát Anh bắt tù. Năm 1930 anh ta bị tống xuất bằng tàu biển của Nga.
 
- Kaniewski bị tình nghi cộng tác với Intelligence Service của Anh - Vị đại tá nói.

- Thưa đồng chí - Leopold đáp lại - Ta không nên đánh giá thấp kẻ thù, Intelligence Service có tìm cộng tác viên, nhưng nó chẳng dại gì mà tuyển loại người như Kaniewski là loại người chắc chắn không thể trở thành chỉ điểm cho Intellignce Service (I.S.).

- Tôi đã hỏi mấy người lãnh đạo Đảng cộng sản Palestine, có vị trả lời không biết Kaniewski, có vị trả lời rằng mọi người đều có thể trở thành tay sai cho I.S..

Mấy tháng sau, vợ chồng Leopold tiếp một người khách tại phòng khách của trường đại học: Đó là Kaniewski. Anh ta nước mắt ròng ròng cảm ơn rối rít và kể lại sau mấy tháng ngồi tù vì nhiều người buộc tội anh ta, nhưng nhờ những ý kiến của vợ chồng Leopold mà anh thoát chết. Nhưng những năm sau, tình hình như thế không diễn ra như thế nữa.

Năm 1937, Leopold được tin Alter Strom bị bắt khi đang làm cho hãng thông tấn TASS. Leopold nhận định đây là một trường hợp oan nên anh quyết định làm chứng. Sau bao nhiêu khó khăn, Leopold được gặp vị đại tá thụ lí vụ đó. Vị đại tá này chưa biết ý định của Leopold nên đón tiếp anh rất trân trọng. Đại tá mời cà phê, thuốc lá và hỏi:

- Đồng chí định đến làm chứng vụ Strom phải không?

- Vâng, đúng như thế.

- Vậy tôi sẵn lòng nghe ý kiến của đồng chí.

- Tôi đến chỉ có mục đích để trình bày với đại tá rằng Strom vô tội...

Bút trên tay đại tá tuột xuống bàn, nụ cười biến thành cái nhếch mép chế nhạo, bộ mặt lộ rõ sự hoài nghi, cau có...

- Anh đến đây chỉ để nói như vậy à?

- Đúng thế, tôi biết Alter Strom từ khi còn trẻ. Tôi biết anh đó không phải là kẻ thù. Cho nên tất nhiên tôi đến để nói với đồng chí như vậy đấy.

Đại tá nhìn Leopold hồi lâu:

- Chúng ta thẳng thắn với nhau. Cách mạng Tháng 10 đang gặp nguy hiểm. Nếu trong một trăm người bị chúng ta bắt giữ mà chỉ có một người là kẻ thù, thế đã đủ để bào chữa việc bắt chín mươi chín người kia. Cách mạng có tồn tại hay không buộc ta phải trả giá như vậy đó.

Chỉ một câu đại tá đã tóm gọn, triết lí của chính sách trấn áp của chính quyền. Leopold trả lời:

- Tôi không cho rằng Cách mạng đang gặp nguy hiểm. Tôi ngạc nhiên thấy sau hai chục năm tồn tại, Bộ của đại tá vẫn không biết phân biệt ai là bạn, ai là thù!


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 10:26:35 am
Những cuộc thanh trừng

Leopold được những tin tức đáng lo ngại về Đảng cộng sản Liên Xô.

Đại hội 17 của đảng diễn ra vào tháng ba năm 1934. Lần đầu tiên một đại hội đảng không có nghị quyết. Các đại biểu biểu quyết bằng giơ tay một kiến nghị yêu cầu “Dùng các luận điểm và các mục tiêu trong bài diễn văn của đồng chí Stalin để làm căn cứ hoạt động”. Khi bầu ban chấp hành trung ương bằng phiếu kín thì nổ ra sự kiện bột phát cuối cùng của đảng: Đại hội bầu Stalin và Kirov bằng phiếu nhau, (chỉ có ba phiếu chống). Nhưng thực tế không như vậy: hai trăm sáu mươi đại biểu, bằng một phần tư đại hội, đã gạch tên Stalin. Trưởng ban tổ chức đại hội là Kaganovich hốt hoảng cho đốt các phiếu rồi công bố Stalin được số phiếu ngang với số phiếu thực tế đã bỏ cho Kirov. Stalin không lạ gì sự kiện này. Bắt đầu thanh trừng số đại biểu dự Đại hội 17. Trong số một trăm ba mươi chín ủy viên trung ương khóa đó, mấy năm sau đến một trăm mười ủy viên bị bắt. Lí do: Vụ ám sát Kirov ngày 1-12-1934.

Từ lâu, Kirov là bí thư vùng Leningrad. Ngay từ 1925 Stalin đã phái Kirov lên vùng phía bắc này để đánh tan ảnh hưởng của Zinoviev. Đây là một nhân vật giản dị, dễ tính và rất được quần chúng mến mộ; phái đối lập với Stalin tập hợp xung quanh tên tuổi của ông, đó chính là nguyên nhân làm ông phải chết. Stalin vừa hạ thủ được đối thủ, đồng thời tạo cớ để thanh trừng. Hàng trăm tù nhân bị xù tử vì bị tố cáo đã tổ chức cho tên sát nhân Nikolaiev ám sát Kirov. Zinoviev và Kamenev bị kết án mười năm và năm năm tù vì đã có trách nhiệm tinh thần về vụ ám sát trên. Ngày 18 tháng giêng năm 1935 lãnh đạo Đảng cộng sản chỉ thị cho lãnh đạo các địa phương “Huy động các lực lượng tiêu diệt các phần tử chống đối”. Báo chí hô hào đề cao cảnh giác: giám sát, tố cáo, không khí nghi kị bao trùm khắp đất nước. Mọi tầng lớp nhân dân đều bị đụng chạm đến. Con trai Leopold tên là Michel là học sinh nội trú trong một trường giành riêng cho con em cán bộ quốc tế cộng sản kể lại câu chuyện cho Leopold: Có một hôm, người cha của một học sinh đến thăm con tên là Misha. Khi chia tay con, ông hẹn sẽ gặp lại con nửa tháng sau. Nhưng hôm sau ông bị bắt.

Quá hẹn, Misha không thấy bố đến, liền hỏi hiệu trưởng thì được giải thích trước toàn thể học sinh rằng người đến thăm Misha hôm nọ không phải là bố Misha, mà là tên gián điệp đội lốt đấy, bố của Misha đã bị bọn tư sản giết chết rồi! Vậy các cháu hãy theo lời dạy của Stalin, hãy đề cao cảnh giác để vạch mặt kẻ thù của đất nước.

Được động viên như vậy, các cháu quyết định săn lùng gián điệp. Một hôm toán thám tử tí hon thấy một người là lạ, cao lớn, vận chiếc áo choàng gabacđin cổ kéo cao, đầu đội mũ, kéo che cả trán, mắt đeo kính đen, tay xách cặp đen. Đúng là tên gián điệp rồi. Các cháu theo dõi tên điệp viên đó thấy nó vào cổng một nhà máy to lớn. Các cháu chạy vội đến báo người gác cổng: Sao bác để cho gián điệp lọt vào nhà máy của bác?

Nhân viên gác cổng nhìn các cháu và giải thích:

- Tên gián điệp của các cháu đó là ông giám đốc nhà máy đấy.

Tiếp đến là các vụ án. Nhiều đồng chí lão thành từng theo Lenin nay bỗng trở thành gián điệp Anh, hoặc Pháp, hoặc Ba Lan... Chứng cứ? Tự tạo ra. Trong các phiên tòa, nhũng bị cáo bị kết tội âm mưu ám sát một số ủy viên bộ chính trị từng là đối tượng bị ám sát của một số vụ án trước đây, nay ngồi vào ghế bị cáo. Tại sao những người cộng sản như Zinoviev, Kamenev hoặc Bukharin lại thú nhận tội. Chỉ đến năm 1964 bức màn dối trá mới được vén lên qua cuốn Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô xuất bản lần thứ chín ở đoạn viết như sau:

Sau vụ ám sát Kirov có bốn vụ án được đưa ra xét xử vào tháng giêng 1935, tháng tám 1936, tháng giêng năm 1937 và tháng ba năm 1938. Ba vụ xử công khai. Tất cả bị cáo đều bị tuyên án là đã phản bội, làm gián điệp, khủng bố chống lại Stalin, Molotov, giết hại Gorki.v.v... Phân tích những nguồn cho thấy việc điều tra thẩm vấn là tráng trợn vi phạm tiêu chuẩn pháp luật ngay cả trong các phiên tòa xét xử công khai. Lời buộc tội đều căn cứ vào những lời thú tội của bị cáo, mâu thuẫn trực tiếp với nguyên tắc coi như là vô tội của bị cáo. Trong phiên tòa Karl Radek khai rằng cáo trạng hoàn toàn căn cứ vào hai người khai là Piatakov và chính bản thân mình. Anh ta đặt câu hỏi một cách châm biếm với Vyshinski: Liệu những lời khai của những tên lưu manh, gián điệp như hai bị cáo kể trên lại có thể đưộc coi là những chứng cứ? “Tại sao ông lại căn cứ vào những điều chúng tôi khai để ông tin rằng đó là sự thật, sự thật thuần túy?”. Ngày nay, rõ ràng phần lớn chứng cứ do bọn Trotskyite và bọn khuynh hữu đưa ra trong các phiên tòa đều không có căn cứ, như vậy chúng ta đi đến chỗ phải nghi ngờ tính xác thực của những nhân chứng đó.

Tổng biện lý Vyshinski chủ tọa các vụ xét xử này đã hoàn toàn vi phạm các nguyên tắc tố tụng. Như khi Krestinski không công nhận những lời buộc tội mình, Vyshinski cho hoãn phiên tòa đến hôm sau. Hôm sau, Krestinski tuyên bố rằng y đã trả lời “không có tội” chứ không phải “có tội”. Bukharin khẳng định không bao giờ tham gia chuẩn bị gây án mạng cũng như gây tội ác khác và Tòa án không đưa ra được một chứng cứ buộc tội được ông ta. “Quý tòa có chứng cứ gì - ông ta hỏi - Ngoài những lời khai của Sharagonvich, mà tôi chưa bao giờ quen biết, ngay cả trước lúc tôi bị bắt giam?”. Đến đây Vyshinski tuyên bố một cách trắng trợn rằng không cần phải có chứng cứ trong các tội ác để buộc tội. Dưới ánh sáng của những tình huống mà ta vừa thấy, ta kết luận được rằng pháp chế đã bị vi phạm thô bạo trong các vụ xét xử kể trên.

Đó là quan điểm chính thức của chính quyền vào năm 1964. Chưa hết sự thật. Còn phải kể đến tra tấn, về thể xác cũng như về tinh thần, khống chế gia đình một cách có hệ thống của bị cáo. Vụ án Piatnitski cho Leopold thấy rất rõ chính sách trấn áp tràn lan: Piatnitski vốn là một đảng viên Bolshevik lão thành, là đồng chí thân cận của Lenin. Sau khi thành lập Quốc tế cộng sản, ông trở thành một trong những người lãnh đạo Quốc tế Cộng sản. Là người có tài tổ chức, ông được trao nhiệm vụ phụ trách về công tác cán bộ. Ông tuyển chọn, đào tạo và phái cán bộ Quốc tế Cộng sản đi khắp các nơi. Đầu năm 1937, ông bị bắt với tội danh làm gián điệp cho Đức. Sau này, khi bị Gestapo Đức bắt, Leopold mới biết rõ nguồn gốc vụ án oan này. Năm 1942, Leopold bị tên mật thám đã từng dàn dựng vụ án oan đó hỏi cung: Toàn bộ tài liệu chứng minh Piatnitski làm gián điệp Đức đều là tài liệu giả do cơ quan phản gián phát xít tạo ra. Lợi dụng không khí nghi ngờ lung tung ở Liên Xô, các tay trùm mật thám Đức đã sáng tạo ra một điệp viên Đức trong giới lãnh đạo đảng. Tại sao chúng chọn Piatnitski? Bỏi vì bọn chúng tính toán rằng diệt được Piatnitski là diệt được toàn bộ đơn vị nhân sự của Quốc tế Cộng sản.

Piatnitski hai lần đến nước Đức sau cuộc Cách mạng tháng Mười, cho nên bọn Quốc Xã biết rất rõ đồng chí này. Gestapo bắt được hai đảng viên Đảng cộng sản Đức do Quốc tế Cộng sản phái đi; mật thám Đức giữ kín việc bắt này, đã khống chế hai tên đó rồi cho tiếp tục hoạt động trong Đảng cộng sản Đức. Một trong hai tên nội gián đó cho Bộ Nội vụ Liên Xô hay rằng hắn có chúng cứ về sự phản bội của một vài cán bộ lãnh đạo Đảng cộng sản, rồi nó chuyển cho Moscow hồ sơ về Piatnitski để “chứng minh” ông này đã quan hệ với tình báo Đức sau thế chiến thứ nhất. Trong không khí trấn áp tràn lan như ở Moscow thời đó, chỉ như vậy đã đủ để kết tội một đảng viên lão thành... cùng với Piatnitski, hàng trăm nhà lãnh đạo Quốc tế Cộng sản biến mất. Thật là một trong hàng nghìn việc làm lợi cho Hitler!

Chẳng bao giờ có việc điều tra đích thực. Cứ bị bắt tức là có tội. Có tội thì phải thú nhận, nếu chối cãi tức là phản bội hai lần. Từ khi tình nghi bắt đầu tiến trình dẫn đến kết tội, quyền bào chữa sơ đẳng không hề có. Đất nước trở thành bãi thực hành của Bộ Nội vụ. Từ năm 1935 trở đi, các nhà tù thành phố và làng xã đầy những người vô tội...

Các nhà lãnh đạo các Đảng cộng sản, những nhà lãnh đạo người nước ngoài của Quốc tế Cộng sản chứng kiến cảnh trấn áp ngày càng mở rộng vì họ mục kích đại diện của các Đảng cộng sản nước ngoài biến mất. Hàng mấy nghìn người cộng sản nước ngoài sống tại Moscow làm việc trong Quốc tế Cộng sản, Quốc tế nông dân, Quốc tế thanh niên, phụ nữ vơi dần đến tỉ lệ chín mươi phần trăm. Hàng nghìn người tị nạn chính trị vừa thoát khỏi tra tấn, chết chóc tại nước họ, nay lại rơi vào những thảm họa đó ngay trên đất nước Liên Xô.

Leopold sống trong trụ sở Quốc tế Cộng sản chỉ được biết qua những tin đồn, than ôi đều đúng cả - về những vụ trấn áp đó. Ví dụ vụ thủ tiêu Bela Kun, lãnh tụ cách mạng Hungari năm 1921, thành viên lãnh đạo Quốc tế Cộng sản phụ trách các nước vùng Bancăng. Một ngày xuân năm 1937, Bela Kun đến dự cuộc họp ban chấp hành Quốc tế Cộng sản cùng với các chiến hữu lâu năm như Dimitrov, Manuilski, Varga, Pik, Togliatti. Manuilski phát biểu và thông báo một tin quan trọng: Theo tài liệu của Bộ Nội vụ Liên Xô, hình như Bela Kun làm gián điệp cho Rumani từ năm 1921. Tất cả những người dự họp đều thuộc lòng về lai lịch của Bela Kun, lòng tận tụy với chủ nghĩa xã hội và cách đó một tiếng đồng hồ đã từng nắm tay thân mật với đồng chí đó. Thế mà chẳng ai phản đối, thậm chí thắc mắc cũng không. Cuộc họp bế mạc. Ở cổng trụ sở, một chiếc xe của Bộ Nội vụ đã chờ sẵn và đưa Bela Kun đi không bao giờ trở lại nữa.

Leopold được biết rõ vụ này do những người sống sót cùng bị giam tại Lubianka sau Thế chiến II với Leopold kể lại. Cũng do nguồn tin này mà Leopold còn được biết về vụ trấn áp lãnh đạo Đảng cộng sản Ba Lan: Vài tháng sau vụ án oan Bela Kun xảy tiếp vụ Ba Lan. Trong cuộc họp lãnh đạo Quốc tế Cộng sản trống mắt hai ghế đại biểu Đảng cộng sản Ba Lan. Manuilski giải thích một cách rất nghiêm trang rằng tất cả lãnh đạo Đảng cộng sản Ba Lan đều là gián điệp từ năm 1919 của tên độc tài Pilsudski... Hòa ước Versalles còn chưa quyết định được đường biên giới phía đông của Nhà nước Ba Lan mới. Lợi dụng tình thế chưa rõ ràng đó, Pilsudski mở cuộc tấn công trên 500 km và chiếm nhiều địa bàn bao la. Chẳng bao lâu, Hồng quân phản công và chiếm lại được những khu vực đó, trong đó có Ukraine cũng như thủ đô Kiev của Ukraine. Cuối tháng 7, kị binh của Tukhachevski chỉ còn cách Warsaw có hai trăm km... Manuilski “tiết lộ” rằng khi đó có một trung đoàn Ba Lan bị bắt làm tù binh: Thực tế chính trung đoàn này tự nguyện đầu hàng kẻ thù, vì nó gồm toàn thể là bọn khiêu khích bị Pháp, Anh mua chuộc nhằm lật đổ chế độ Xô viết. Trong hàng ngũ những tên phản bội đó có các người lãnh đạo cộng sản Ba Lan. Những ủy viên ban chấp hành trung ương Ba Lan đang công tác tại Pháp hoặc đang chiến đấu tại Tây Ban Nha đều được triệu tập về Moscow. Họ đều đang nóng lòng lập mặt trận chống chủ nghĩa phát xít đang dâng trào, nay được gọi về nên họ đinh ninh là để bàn về việc đó, cho nên họ đều vui vẻ và vô tư về Liên Xô. Mặt trận chống phát xít của họ là nhà tù, rồi những cán bộ lão thành biến dần trong đó có Adolf Varski hoặc Lenski,, người có tên gọi trìu mến là “Lenin Ba Lan”.

Năm 1938, Đảng cộng sản Ba Lan bị Quốc tế Cộng sản giải thể vì lí do là “nơi tập trung các phần tử dân tộc phục thù”. Leopold cho đó là cái cớ để Stalin che đậy và thực hiện ý đồ thân thiện với nước Đức phát xít, mà chủ trương này Stalin biết chắc chắn Đảng cộng sản Ba Lan sẽ phản đối đến cùng, vì nó sẽ bóp chết Ba Lan. Cũng cùng lúc đó, hai đảng của Ukraine và Belorussia cũng bị giải thể.

Leopold nhớ lại không khí sợ hãi của những đêm trường đại học hầu như thức trắng vì những tiếng xe cũng như giày đinh của Bộ Nội vụ đi bắt người. Chẳng ai có thể ngủ được vì không ai biết số phận của đồng môn, đồng chí hoặc ngay bản thân mình sẽ ra sao... Đại biểu Bulgaria không chịu nổi không khí lo sợ này đã phải đề xuất với Dimitrov: “Xin đồng chí ngăn cuộc trấn áp này lại, nếu không chúng tôi sẽ triệt hạ tên phản cách mạng Ejov đấy” (Ejov là bộ trưởng Nội vụ Liên Xô). Dimitrov, chủ tịch Quốc tế Cộng sản, trả lời:

- Tôi không có khả năng làm một việc gì, tất cả việc trấn áp đó là việc của Bộ Nội vụ Liên Xô.

Các đồng chí Bulgaria bất lực, và dần dần bị Ejov tiêu diệt. Các đồng chí Nam Tư, Tiệp, Ba Lan, Litva nối nhau biến mất.

Năm 1937, trừ Wilhelm Pjeck và Wilhelm Pjeck, toàn bộ các lãnh tụ Đảng cộng sản Đức không còn ai sống sót. Các đồng chí Triều Tiên bị đánh tan, các đồng chí Ấn Độ biến mất, các đại biểu Trung Quốc bị bắt.

Trong đại hội VIII của Quốc tế Cộng sản, Leopold chứng kiến cảnh đoàn đại biểu Đảng cộng sản Liên Xô tiến vào hội trường một cách rất long trọng. Đi đầu là Stalin, rồi đến Molotov, Zhdanov và cả Ejov. Dimitrov đã giới thiệu Ejov với đoàn chủ tịch đại hội: Đây là đồng chí Ejov là người được biết tiếng vì đã có thành tích lớn lao đối với phong trào cộng sản thế giới! Nhưng năm đó mới là năm 1935, phải mất thêm ba năm trấn áp nữa thì Ejov mới tảo thanh được các đảng viên cộng sản.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 10:45:11 am
Truy nã người Do Thái

 
Những cán bộ lãnh đạo Đảng cộng sản Palestine mà Leopold quen biết cũng dần dần rơi rụng. Họ đều bị triệu về Moscow sau khi Quốc tế Cộng sản đưa ra khẩu hiệu vào năm 1929 “Bolshevik hóa cộng với Arab hóa”.

Birman, Lechtsinski, Ben-Yehuda, Meier-Kuperman bị thủ tiêu. Daniel Averbuch sinh ra tại Moscow, được phái sang Cận Đông (Near East) để xây dựng phong trào cộng sản và trở thành một nhân vật hàng đầu của Đảng cộng sản Palestine: Cũng như những lãnh đạo khác, anh bị triệu về Liên Xô, rồi điều đi Rumani, lần cuối cùng Leopold gặp anh đang làm trưởng ban chính trị một nông trường (giữa 1937). Đây là một cán bộ không biết gì về nông nghiệp. Anh sống như người bị án treo. Anh kể cho Leopold:

- Một hôm tôi nhận được điện thoại triệu về Moscow.

Anh biết sẽ vô cùng nguy hiểm, nhưng anh vẫn cam chịu và quả nhiên anh bị đưa vào trại giam Lubianka. Con trai của Averbuch kể cho Leopold nghe:

- Cha cháu bị gán tội phản cách mạng, nhưng cháu nghĩ ngược lại phản cách mạng chính là tốp lãnh đạo đất nước, trước hết là Stalin.

Sau này, cháu đó cũng bị bắt vì tham gia vào một nhóm tìm cách ám sát Stalin. Cháu bị dụ dỗ phải thừa nhận bố cháu là gián điệp, nhưng cháu không chịu. Cuối cùng cháu bị đày tại một trại tập trung khắc khổ nhất và cháu đã chết ở đó. Anh trai của Averbuch làm cùng một tòa soạn báo với Leopold cũng bị bắt.

Maria, vợ Averbuch, phải ở nhờ nhà em trai làm thứ trưởng bộ giáo dục. Hai chị em sống những ngày đêm lo sợ đến mức em trai bà không chịu đựng nổi, suốt đêm lồng lộn trong nhà rồi kêu thét:

- Trời ơi, sao người ta không cho tôi biết ngày nào họ bắt chúng tôi đi!

Cuối cùng anh cũng bị bắt vào một buổi sáng tinh mơ.

Sau chiến tranh, Leopold gặp lại Maria Averbuch, bà đã trở thành một bà lão già lụ khụ tay cứ khư khư chiếc túi cũ trong đựng những chiếc ảnh gia đình bà... Bà nói:

- Chồng tôi, các con tôi, em tôi, anh chông tôi, tất cả đều bị bắt và bị sát hại, nay chỉ còn có một mình tôi sống sót... nhưng Leopold ạ, mặc cho những đau khổ rơi vào tôi, tôi vẫn tin vào chủ nghĩa cộng sản...

Nhiều tin tức đến tai Leopold: Sonia Raginska, một bạn thân của Leopold, rất thông minh, rất tích cực, bị điên trong nhà tù.

Efraim Lechtsinski, ủy viên trung ương Đảng cộng sản Palestine, bị bắt và trước khi bị hỏi cung lại được trông thấy một người tù đầy thương tích bị đẩy vào xà lim của anh nhằm làm cho anh sợ hãi. Lechtsinski không chịu nổi những cực hình đó nên cũng phát điên. Anh lồng lộn trong xà lim, đập đầu vào tường rồi chết:

- Tôi còn quên tên ai nữa không? Tôi còn quên ai nữa?

Trừ List và Knossov không về Liên Xô, còn tất cả trung ương Đảng cộng sản Palestine bị thủ tiêu hết. Còn một vị là Joseph Berger sống sót sau hai mươi mốt năm bị tù. Chỉ còn hai mươi cán bộ của Đảng cộng sản Palestine trong số hai ba trăm người là thoát chết. Mãi đến năm 1968, tức là sau đại hội XX Đảng cộng sản Liên Xô, đảng cộng sản Israel mới tỏ lòng kính trọng đối với những người lãnh đạo đã bị sát hại trong những vụ thanh trừng của Stalin.

Khi cuộc trấn áp lan đến cộng đồng Do Thái, thì tình hình cũng không khác gì các dân tộc thiểu số khác là cộng đồng đó bị tàn sát.

Cuộc Cách mạng tháng Mười đã thay đổi sâu sắc cuộc đời của người Do Thái. “Trong công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa Zionism, chúng tôi, những người cộng sản gốc Do Thái, đều nhấn mạnh, đề cao chính sách tôn trọng các quyền dân tộc và văn hóa đối với cộng đồng Do Thái tại Liên Xô, và chúng tôi tự hào về chính sách đó”. Leopold nhận xét thêm: “Tôi còn nhớ khi tôi đến Liên Xô vào năm 1932, các sắc tộc ít người như Do Thái còn được hưởng một số quyền. Cuộc sống văn hóa phát triển ở các vùng người Do Thái chiếm đa số. Trong các khu ở Ukraine và ở bán đảo Crimea tôi thấy tiếng Do Thái được coi là tiếng chính thức. Báo chí Do Thái rất thịnh vượng: Trên toàn Liên xô có năm, sáu tờ báo hàng ngày và nhiều tuần báo bằng tiếng Do Thái. Hàng chục nhà văn Do Thái xuất bản tác phẩm của họ với số lượng hàng triệu bản. Còn trong trường đại học nhiều trường dạy môn văn học Do Thái. Về kinh tế, cũng đáng phấn khởi: Như ở Crimea, những nông trang đa số phát triển tốt đẹp. Chúng tận dụng vị trí gần thành thị để trồng hoa quả rồi bán cho dân thành phố. Song song với tình hình đó, chính sách đồng hóa rộng mở cho người Do Thái gia nhập tự nguyện. Không có biện pháp hạn chế ngăn cấm đến đời sống, hoạt động, nguyện vọng của người Do Thái ỏ các thành phố lớn như Moscow, Leningrad, Minsk. Trong xã hội không có phân biệt đối xử hoặc hạn chế kể cả trong các trường đại học. So sánh với chính sách ngu dân thời Nga hoàng sự thành công có thể nói là rực rỡ và to lớn. Từ năm 1935 trở đi bắt đầu có trấn áp đến người Do Thái, lúc đầu ập xuống các nơi tập trung người Do Thái, rồi sau lan ra khắp liên bang.

Sau khi học xong khoa báo chí đại học Marchlevski, Leopold được trung ương Đảng cộng sản Nga điều về làm ở tòa báo Sự Thật viết bằng tiếng Do Thái. Nhiều nhà văn Do Thái có tiếng tham gia ban biên tập do nhà báo tài ba Moshe Litvakov lãnh đạo.

Leopold viết chuyên đề “Sinh hoạt Đảng” và đôi khi viết cả xã luận. Một hôm anh tài vụ của tòa soạn gặp Leopold ở hành lang đã nhắc:

- Này Leopold, sao đồng chí để đồng tiền nằm mốc ra ở quỹ thế?

- Tiền gì? Tôi vẫn lĩnh lương đều đều đấy chứ?

- Tôi không nói về lương, mà đây là về tiền thưởng những bài đồng chí viết cơ mà!

Hôm sau, anh tài vụ đưa cho Leopold món tiền to hơn cả lương của Leopold. Vậy là toàn thể ban hiên tập hoạt động và lĩnh thưởng như vậy: Thế là ta đã vượt quá xa “Tiền lương công nhân” như Lenin chủ trương (Người yêu cầu viên chức của đảng không được hưởng lương cao hơn một công nhân giỏi).

Tuần nào Ban chấp hành trung ương đảng cũng họp và cho các báo xuất bản ở Moscow được cử đại diện đến dự. Nhiều lần Leopold được Tổng biên tập cử đến dự. Trong một phiên họp vào năm 1935, Stetski, vụ trưởng báo chí của ban chấp hành trung ương, thông báo một một tin quan trọng “Trước hết tôi xin báo để các đồng chí biết một ý kiến riêng của đồng chí Stalin. Đồng chí ấy rất không bằng lòng về hiện tượng sùng bái cá nhân đồng chí. Bài báo nào cũng mở đầu và kết thúc bằng việc trích đăng ý kiến của đồng chí. Mà Stalin không thích như vậy. Hơn nữa đông chí đã kiểm tra thấy trong những bức thư tập thể ca tụng đồng chí ấy có những thư có hàng vạn chữ ký, đều do các cấp ủy đảng đề mức cho từng xí nghiệp, từng khu phố phải đạt chỉ tiêu đã đề ra. Hôm nay tôi có trách nhiệm thông báo để các đồng chí biết rằng Stalin không tán thành phương pháp đó và Stalin yêu cầu phải chấm dứt việc làm đó”.

Quá xúc động bởi bài nói đó, Leopold báo cáo lại với tổng biên tập của mình, thì đồng chí đó trả lời với nụ cười:

- Điều đó chỉ được vài tuần lễ thôi...

- Sao, thế đồng chí không tin à?

- Hãy chờ, đồng chí rồi sẽ thấy...

Ba tuần lễ sau, Bộ Chính trị ra quyết định: “Thông cảm với nguyện vọng rất trung thực của đồng chí Stalin không muốn để sùng bái cá nhân mình, Bộ chính trị thấy không đồng tình với sự giữ gìn ý tứ đó. Trong những lúc khó khăn trải qua, đồng chí Stalin đã vượt qua những khó khăn trong trọng trách của mình. Báo chí phải hết sức vận dụng để thường xuyên nhấn mạnh vai trò của đồng chí Stalin...”.

Khi Leopold trình quyết định này cho Litvakov, tổng biên tập không ngạc nhiên:

- Đồng chí hãy nghe tôi nói. Cách đây ba tuần tôi đã từng phát biểu rằng những chỉ thị đó không tồn tại lâu đâu... Stalin đã đoán trước rằng Bộ chính trị sẽ có thái độ như thế, nhưng vị đó tuyệt đối muốn báo chí đưa ra cho mọi người thấy tính khiêm tốn của vị đó!

Leopold nhận xét Litvakov rất hiểu tiến trình cách mạng sẽ trải qua, anh làm hết chức trách của mình và dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật va nói thẳng ý nghĩ của mình. Leopold còn nhớ vào năm 1935 Litvakôp đã yêu câu Radek viết bài vào dịp Cách mạng Tháng Mười. Radek gửi bài cho Litvakov. Sau khi đọc xong bài của Radek, anh lạnh lùng phát biểu:

- Không khi nào ta đăng loại bài như cứt này trên báo ta. Vì bài báo đó chỉ là một chuỗi lời ca tụng Stalin...

Vài ngày sau, Radek điện cho Litvakov phản đối việc không đăng bài của mình. Litvakov trả lời:

- Radek ơi, đây là lần cuối cùng tôi yêu cầu anh viết bài đấy nhé. Nếu anh tưởng rằng vì chữ kí của anh mà tôi phải cho đăng thì anh thật là nhầm to đấy. Bài của anh chẳng có giá trị gì, ngay nhà báo mới tập sự cũng còn viết hay hơn anh.

Chẳng bao lâu Litvakov bị thanh trừng vào đợt đầu tiên. Không khí tòa soạn trước kia vui vẻ, nhộn nhịp vì tranh luận, nay trở nên lo sợ, nghi kị nhau. Sáng sáng, nhà báo đến tòa soạn rồi thu mình vào một chỗ cho hết giờ, sau đó ra về không một lời. Strelitz là nhà báo kì cựu đã từng tham gia cuộc nội chiến trong Hồng quân cũng bị bắt khiến cho ban biên tập rụng ròi và làm tăng mạnh thêm sộ hãi.

Mỗi lần có nhà báo bị bắt, lại diễn ra cảnh tượng “đưa đám” rất bỉ ổi. Toàn bộ ban biên tập phải tập trung để tự phê bình. Lần lượt từng nhà báo đọc bài kinh xám hối: “Thưa đồng chí, chúng ta đã lơi lỏng cảnh giác, tên gián điệp đã hoạt động trong chúng ta hàng bao năm trời mà chúng ta không hay biết để vạch mặt nó ra...”. Khi có tin nhà báo lão thành Strelitz bị bắt, ban biên tập bị tập trung lại để bắt đầu tự phê bình... Một anh kể lại có nghe Strelitz nói một ý mà anh quên không báo cáo; anh khác tự phê bình rằng có thấy Strelitz có thái độ kì quặc nhưng anh không chú ý. Hội nghị tự phê bình đang tiến hành bỗng Strelitz xuất hiện, anh xuất hiện ở ngoài cửa từ mấy phút rồi và đã nghe được những ý kiến phê bình, thậm chí tố cáo anh là gián điệp. Đây là một thủ đoạn đối chất bất ngờ do Bộ Nội vụ dàn dựng khiến cho hội nghị như bị giội gáo nước lạnh. Mọi người im bặt, bối rối.

Strelitz vẫn không nói gì... Từng người một, miệng câm như hến, hội nghị giải tán, ai cũng xấu hổ không dám nhìn vào người đồng chí đó vì hội nghị đã trở thành những con người máy đồng lõa với chính sách trấn áp của Stalin. Khiếp sợ đã chiếm hết tâm hồn, ai cũng chỉ biết nghĩ đến bản thân mà thôi. Bộ Nội vụ đã thắng thế, nó không cần phải biểu lộ sức mạnh thể chất nữa, vì nó đã làm chủ được tâm hồn, tư cách của hội nghị.

Cộng đồng Do Thái ở trong cũng như ở ngoài trường đại học đều bị trấn áp. Từ năm 1931, đảng đã ủng hộ chủ trương thành lập khu tập trung người Do Thái ỏ Siberian, đã kêu gọi trí thức về đó. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học đã kéo nhau về làm nòng cốt cho khu Birobidzhan, đi đầu là giáo sư Liberberg, nhà khoa học tiếng tăm của Liên Xô. Rồi bỗng khu này bị trấn áp bởi một toán Nội vụ. Với những luận điệu sơ đẳng trở thành giáo điều, toán đó, theo hai nhân chứng kể lại cho Leopold, đã tuyên bố tất cả người Do Thái gốc Ba Lan đều làm gián điệp cho chính quyền Ba Lan, tất cả người Do Thái từ Palestine đến đều làm gián điệp cho đế quốc Anh. Dựa vào nhũng căn cứ đó, toán Nội vụ đã kết án không cho khiếu nại và đưa ra xử tử hết. Nguyên bí thư đảng bộ trường đại học của Leopold tên là Schwarzbart bị lôi ra đấu tố mặc dù lão đồng chí này đang giữ một cương vị quan trọng ỏ Birobidzhan. Đồng chí bị tống vào tù, trở nên gần mù. Một buổi sáng sớm, chúng đưa đồng chí ra bắn ngay trong sân nhà tù. Trước khi nhận loạt đạn, đồng chí còn hô to lòng tin tưởng vào cách mạng, trong tiếng hát Quốc tế ca của các bạn tù.

Nữ hiệu trưởng đại học của Leopold là Esther Frumkina đang ốm nặng cũng bị bắt giam vào Lubianka năm 1937. Trong một cuộc hỏi cung, nữ hiệu trưởng này đã dũng cảm nhổ vào mặt một tên làm chứng gian. Nữ đồng chí đã bị kết án không cho khiếu nại và nữ hiệu trưởng đã chết trong nhà tù này.

Cũng trong năm 1937 đó, trường đại học các sắc tộc thiểu số bị giải thể và thay thế bởi trường đại học ngoại ngữ.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 10:51:10 am
Thanh trừng trong Hồng quân

 
Leopold chứng minh về việc thanh trừng Tukhachevski và đồng đội của nguyên soái này 1. Ngày 11-7-1937 báo chí đua tin nguyên soái Tukhachevski cùng 7 vị tướng Xô viết bị bắt. Các tư lệnh Hồng quân đều là những đảng viên cộng sản lão thành, bị kết tội lật đổ chế độ, định đưa Liên Xô quay trở lại chủ nghĩa tư bản. Hôm sau, cả thế giới được tin Tukhachevski và các tướng Iakir, Uborevich, Primakov, Eidemann, Feldmann, Kork và Putna đã bị kết tội và bị hành quyết. Tướng Gamarnik, chủ nhiệm tổng cục chính trị Hồng quân tự sát. Vậy là Hồng quân bị chặt mất đầu.

Thực ra Tukhachevski cùng bộ tổng tham mưu có mâu thuẫn với Stalin từ nhiều năm: Stalin nhận định nếu có chiến tranh thế giới xảy ra thì không thể xảy ra trên đất Liên Xô; còn Tukhachevski qua nghiên cứu sự chuẩn bị của Đế chế Đức lại nhận định ngược lại rằng chiến tranh thế giới không thể tránh khỏi vì vậy phải chuẩn bị đối phó ngay. Trong một phiên họp của Xô viết tối cao, Tukhachevski đã phát biểu vào năm 1936 rằng ông tin rất nhiều khả năng chiến tranh sẽ diễn ra trên lãnh thổ Liên Xô.

Lịch sử cho thấyTukhachevski đã sai lầm là đã dự đoán quá chính xác nhưng quá sớm... Khi đó mọi lực lượng đối lập đã bị dập tắt và Stalin đã chuyên chính một cách tàn bạo. Chỉ còn Hồng quân là dinh lũy cuối cùng chưa nằm trong tay mình cho nên phải tiến đánh. Đối với phái Stalin mục tiêu đó rất là khẩn thiết. Vì những mục tiêu đều là đảng viên lão thành có công lớn trong Cách mạng Tháng Mười nếu gán cho họ nhãn hiệu là “Trotskyite” hoặc “Zinovievist” là không trúng, cho nên phải đánh thật mạnh và tàn bạo. Stalin đã dùng đến bàn tay của Hitler để đánh dập đầu quân đội nhân dân Nga.

Chính tên Giering, trùm đơn vị mật thám đặc nhiệm Sonderkommando chuyên trách đánh phá lưới Dàn Nhạc Đỏ trong Thế chiến II, đã kể cho Leopold chi tiết vụ án Tukhachevski cũng nhu vụ án Piatnitski...

Năm 1936 tại Berlin, trùm tình báo phát xít Heydrich tiếp tên tướng Nga hoàng cũ là Skoblin. Viên tướng không có quân này tiêu sầu bằng trò gián điệp nhiều mang trên một quy mô lớn: Trong nhiều năm y đã làm cộng tác viên cho tình báo Xô viết để điều tra về Bạch vệ Nga ở Pháp, đồng thời y lại ve vãn tình báo Đức. Tóm lại đó là một con người hoàn toàn khả nghi. Y đưa cho Heydrich một tin rất giật gân: Nguyên soái Tukhachevski đang chuẩn bị cuộc bạo loạn vũ trang chống lại Stalin.

Sau khi báo cáo Hitler, Heydrich phải chọn một trong hai phương án: Một là cứ để bạo loạn nổ ra, hoặc là thông báo cho Stalin bằng cách cung cấp cho ông này những chứng cứ Tukhachevski câu kết với quân đội phát xít Đức.

Phương án hai được chọn. Kế hoạch là tạo ra những chứng cứ giả nói lên rằng Tukhachevski đang chuẩn bị nổi dậy, với sự giúp sức của bộ tổng tư lệnh Đức. Tạo ra chứng cứ giả không khó, vì trước khi phát xít nắm chính quyền ở Đức, quân đội Liên Xô và Đức đã có quan hệ thường xuyên, thậm chí Hồng quân còn đào tạo nhiều sĩ quan Đức. Sau khi đã tạo ra các tài liệu giả rồi, làm sao đưa đuợc những tài liệu giả đó cho Stalin. Trong cuốn hồi kí “Thủ trưởng phản gián quốc xã phát biểu”, trùm phản gián Đức thời kì đó là Schellenberg đã viết rằng ngôi nhà chứa các tài liệu bị cháy và một điệp viên Tiệp đã nhặt được những tài liệu đó trong đống tro. Theo một thuyết khác thì chính Đức đã bán những tài liệu đó cho Nga qua trung gian là người Tiệp.

Thế rồi vào cuối tháng 5 năm 1937, hồsơ vụ Tukhachevski đã nằm gọn trên bàn giấy của Stalin: Ông đã có đầy đủ điều kiện để thanh loại con người mà ông thề sẽ loại trừ. Theo Giering thì Skoblin tìm gặp Heydrich không phải do chính y quyết định đâu. Stalin và Hitler đã thông đồng với nhau: Stalin là người đã đặt mưu kế, còn Hitler đóng vai kẻ thực hiện. Stalin quyết đập tan lực lượng đối lập cuối cùng trong nước, còn Hitler thừa cơ lợi dụng việc này để chặt đầu Hồng quân. Qua vụ Piatnitski, Hitler học biết rằng chính sách thanh trừng không bó gọn trong số ít sĩ quan cấp cao, mà nhất định sẽ lan tỏa đến toàn bộ Hồng quân, như vậy phải mất nhiều năm sau đó mới có thể xây dựng lại được bộ khung của quân đội Xô Viết. Ông ta sẽ được rảnh tay ở phía Đông để tấn công các nước Tây Âu. Vậy là ngay từ năm 1937 đã lóe lên chính sách giao hảo Đức - Xô mà sau này được chính thức hóa bằng hiệp ước thân thiện giữa hai nước đó.

Sang tháng 8 năm 1937, sau khi loại bỏ được Nguyên soái Tukhachevski, Stalin họp với Tổng cục chính trị của Hồng quân để chuẩn bị đợt thanh trừng “Những kẻ thù của nhân dân” trong quân đội. 13/19 tư lệnh quân đoàn, 110/135 sư đoàn trưởng, một nửa trung đoàn trưởng và phần lớn chính ủy bị xử tử. Hồng quân suy yếu trầm trọng, không còn sức chiến đấu trong nhiều năm.

Tận dụng thắng lợi này, bọn phát xít thông báo cho Paris và London những tin tức hãi hùng về tình hình Hồng quân sau khi bị thanh lọc. Leopold nghĩ rằng trước thực trạng Hồng quân bị suy yếu như thế, Pháp và Anh chẳng vội gì mà liên minh với Liên Xô về quân sự.



------------------------------------------------------------
[1] Mikhail Nikolaievich Tukhachevski sinh năm 1893, mất năm 1937, xuất thân là sĩ quan cận vệ Nga hoàng, đảng viên Đảng Bolshevik năm 1918, tham gia cuộc nội chiến với cương vị quân đoàn trưởng quân đoàn Hồng quân thứ năm, năm 1920 là tư lệnh mặt  trận Liên Xô - Ba Lan. Năm 1921 tuân lệnh của Lenin, đã trấn áp cuộc bạo loạn của hải quân ở căn cứ Crônxtat. Năm 1925 là tổng tham mưu trưởng Hồng quân, năm 1928 là Tư lệnh quân khu Leningrad rồi được đề bạt thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1935 đưọc đề bạt nguyên soái. Bị tình báo phát xít Đức dùng kế li gián bởi một tên gián điệp đôi, Tukhachevski bị Stalin kết tội phản quốc. Tòa án xử kín và tuyên án tử hình ngày 11-6-1937. Hôm sau bị hành quyết ngay. Nãm 1961 được Khrutsev khôi phục danh dự.
 


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 11:07:53 am
Cục tình báo Hồng quân

 
Leopold trở thành cộng sản vì anh là người Do Thái.

Qua tiếp xúc với công nhân ở Dombrova, anh đã lược định được sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, anh thấy chủ nghĩa Marx đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của việc giải quyết vấn đề Do Thái là vấn đề ám ảnh anh từ lúc anh còn là thiếu niên. Anh nhận định chỉ có xã hội xã hội chủ nghĩa mới chấm dứt được nạn phân biệt chủng tộc và tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa của cộng đồng người Do Thái. Anh đã nghiên cứu chủ nghĩa bài Do Thái từ khi nó ra đời cho đến cơ cấu của nó, những vụ tàn sát người Do Thái dưới thời Nga hoàng đến vụ Dreyfus ở Pháp. Anh cho rằng chủ nghĩa quốc xã ở thế kỉ XX là biểu hiện rõ ràng nhất của chủ nghĩa bài Do Thái. Anh trông rõ thấy con quái vật đó đang lớn lên và anh lo lắng thấy con người không nhận thấy nguy cơ đó. Các đảng công nhân Đức lao vào cuộc đấu tranh huynh đệ mà quên mất kẻ thù chung. Nhiều đảng công nhân nhận định rằng một khi đã nắm được chính quyền, Hitler sẽ xếp xó kho vũ khí của hắn lại, sẽ quên cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi” đi và chuyển các đơn vị xung kích S.A. thành những huấn luyện viên các trại hè. Giai cấp tư sản Đức và quốc tế suy nghĩ ràng sau khi lập lại trật tự nhỏ nhoi xong thì tình hình sẽ tốt đẹp ở đất nước đang bị những phần tử đỏ quậy phá.

Ngày 30-1-1933, trên trang nhất các nhật báo cả thế giới đưa tin Adolf Hitler được chỉ định làm thủ tướng nước Đức. Đối với một đảng viên cộng sản như Leopold, anh nhận định sự kiện này báo hiệu nguy hiểm đã bắt đầu. Cánh cửa đã mở cho bọn man rợ xông vào. Chiếc mặt nạ dân chủ người ta đeo trên mặt tên trung sĩ người Áo nhỏ bé đã rơi mất rồi. Từ nay trở đi nước Đức và chẳng bao lâu cả châu Âu sẽ phải học cách sống dưới gót giầy.

Ngày 27-2-1933, trụ sở quốc hội Đức bị cháy. Chỉ vài phút sau Goebbels và Goering đã có mặt ỏ đó. Đêm hôm sau hàng vạn đảng viên cộng sản và xã hội bị bắt. Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng 3. Goering đã báo trước: “Tôi chẳng quan tâm đến những định kiến để cho công lí viễn tưởng trói buộc chúng ta. Tôi ra lệnh phá hủy những gì cần phá và chỉ cần thế thôi”. Vì thế những lá phiếu bầu cho cộng sản bị tuyên bố là không có giá trị. Mặc dù không khí khủng bố lan tràn như thế, nhưng cộng sản và xã hội chủ nghĩa vẫn thu được mười hai triệu phiếu bầu. Các đảng khác mười triệu và bọn quốc xã được mười bảy triệu phiếu. Theo lệnh của Hitler, những đại biểu cộng sản bị loại bỏ. Ernst Thaelmann, tổng bí thư Đảng cộng sản Đức, bị bắt giam, ngay sau đó Dimitrov cũng bị bắt.

Chuỗi sự kiện tiếp theo:

Ngày 23 tháng ba, hiến pháp Weimar thực thi.

Nước Đức do dự giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc xã. Bây giờ thác lũ cuốn mọi vật theo. Hitler tập trung vào việc đánh phá phong trào công nhân Đức. Chống lại lao động, nó có những đội xung kích. Ngày 2-5-1933, trụ sở tổng công đoàn bị tấn công, trong khi lãnh đạo tổ chức này dự định chặn Hitler lại bằng tổng bãi công. Xung kích S.A. chiếm đóng trụ sở này. Hàng ngàn thành viên công đoàn bị tống giam. Còn thiếu một công cụ khủng bố nữa. Vào tháng 4 năm 1934 cơ quan mật thám Gestapo ra đời.

Trước khi Hitler lên nắm chính quyền, Leopold đã đọc cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi” khiến cho các bạn của anh chế giễu. Nhưng ít lâu sau, anh nhận thấy cuốn sách đó đã mô tả rất sát sự phát triển của chủ nghĩa quốc xã. Trong cuốn sách của Hitler có hai chủ đề luôn luôn được nêu ra là: “Đập tan phong trào Do Thái quốc tế” và “Tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản”.

Vừa là Do Thái, vừa là Cộng sản, Leopold thấy mình bị liên quan. Ngoài ra đến tháng giêng năm 1935 đạo luật làm trong sạch chủng tộc ra đời: Các đồng chí Đức cũng bị tấn công. Leopold nhận định chủ nghĩa Quốc xã sẽ không đóng khung trong phạm vi nước Đức mà nó sẽ lan tràn ra khắp thế giới, chiến tranh và chết chóc sẽ trở thành vấn đề quốc tế. Bão tố sắp tới, nhiều dấu hiệu đã cho thấy như vậy. Ngày 13-1-1935, chính phủ Quốc xã ra lệnh bắt buộc thanh niên đi lính. Hitler vứt hiệp ước Versailles vào sọt rác. Cũng năm đó chín mươi phần trăm nhân dân tỉnh Saar tán thành hợp nhất tỉnh mình vào nước Đức.

Các nước dân chủ phương Tây không chịu thừa nhận có nguy cơ trước mắt. Họ chờ đợi có phép lạ, họ muốn hòa dịu. Họ càng do dự, Hitler càng lấn tới. Ngày 7-3-1936 quân đội Đức tiến vào vùng Rhineland. Không có phản ứng. Đầu tháng 7 năm 1936 cuộc nội chiến bắt đầu nổ ra ỏ Tây Ban Nha. Các chính phủ Anh và Pháp chủ trương không can thiệp, để cho các đạo quân lê dương Đức và Italia đánh bại Cách mạng Tây Ban Nha. Rồi cũng năm 1936 Đức và Italia kí hiệp định chống Quốc tế cộng sản.

Thế giới do dự không dám phá tan chủ nghĩa phát xít từ trong trứng, đã để cho bệnh dịch này phát triển và lan tràn. Ngày 1-5-1937, Leopold đi công tác lần đầu ở Pháp có qua Berlin. Tình hình thay đổi rất nhiều. Cảnh tượng đường phố không thể chịu nổi: Hàng ngàn công nhân đội cát két, hàng ngàn thanh niên vác cờ chữ thập ngoặc hát vang những bài hát ca tụng Hitler. Đứng trên hè, anh không thể tưởng tượng nổi. Quần chúng Đức đã bị cơn điên loạn lôi cuốn mất. Lúc này theo anh nghĩ chỉ có một cú sốc rất mạnh, một cuộc chiến tranh quy mô thế giới mới có thể đánh quỵ chủ nghĩa quốc xã. Anh quyết định mình phải đứng về phía nào trong cuộc chiến đấu không thương tiếc để bảo vệ tương lai của loài người. Vị trí đó là vị trí hàng đầu.

Khả năng để tham gia, anh sẽ giành được trong Cục tình báo Hồng quân có trụ sở ở gần Quảng trường Đỏ, số 19 phố Znamenskaia. Đây là một ngôi nhà nhỏ mầu nâu nên được người ta đặt cho cái tên là “Ngôi nhà Chocolate”. Cơ quan tình báo Xô viết thời đó hoạt động không giống các cơ quan tình báo phương Tây. Nó dựa chủ yếu vào đảng viên các Đảng cộng sản các nước. Được thành lập trong cuộc nội chiến nên chưa kịp đào tạo ra những cán bộ đích thực.

Cơ quan tình báo Xô viết cũng không thoát khỏi quy luật cơ bản là muốn thu thập tin tức thì phải tuyển chọn điệp viên người địa phương. Tất nhiên Hồng quân thu hút hàng nghìn đảng viên cộng sản công tác không có tính chất là điệp viên mà cơ bản mang tính chất là những chiến sĩ tiền phong của cách mạng thế giới. Cục tình báo Hồng quân Liên Xô mang tính chất quốc tế cho đến năm 1935, và ta sẽ không hiểu được việc tuyển lựa những con người gia nhập hàng ngũ cơ quan này nếu không gắn nó với bối cảnh quốc tế của cách mạng. Những con người này thật sự rất vô tư. Không bao giờ họ nêu ra vấn đề lương bổng, tiền bạc. Đó là những dân thường hiến dâng mình như khi họ tham gia một công đoàn vậy.

Tướng Jan Berzin lãnh đạo Cục tình báo Hồng quân. Là đảng viên Bolshevik lão thành, trước Cách mạng Tháng Mười đã hai lần bị kết án tử hình. Trong cuộc nội chiến, ông chỉ huy một trung đoàn gồm người Litva và Estonia (Thời kì đó hai nước Litva và Estonia còn độc lập), chịu trách nhiệm bảo vệ Lenin và chính phủ. Theo chủ nghĩa quốc tế, chỉ các nhà lãnh đạo Bolshevik mới dám trao việc bảo vệ mình cho người nước ngoài như thế.

Song song với Cục tình báo Hồng quân, Quốc tế Cộng sản có một lưới tình báo tại mỗi nước. Các lưới này thu thập những tin túc về chính trị và kinh tế. Lí do chính phải tổ chức như vậy là vì thời kì đó Liên Xô chưa lập được quan hệ ngoại giao với các nước trong một giai đoạn khá dài. Như ta biết, thông thường tin tức được truyền theo con đường ngoại giao, mà Liên Xô chưa lập được. Không có đường truyền tin này cho nên phải dùng các đảng bộ quốc gia vậy.

Cơ quan tình báo thứ ba của Liên Xô là cơ quan NKVD phụ trách an ninh nội địa. Ban đầu cơ quan này chịu trách nhiệm phát hiện điệp viên nước ngoài hoạt động trên đất Liên Xô. Với thời gian, quyền hành của NKVD mở rộng ra. An ninh của người Liên Xô ở nước ngoài được trao cho nó, rồi thêm nhiệm vụ giám sát bọn Nga lưu vong đang tiếp tục phá hoại trên mọi lĩnh vực. Cuối cùng NKVD có cả chức năng đối nội và đối ngoại và hay cạnh tranh với cục Tình báo Hồng quân bằng cách cài người của mình vào cục này.

Sau Cách mạng Tháng Mười, các cơ quan sứ quán nước ngoài chứa nhiều ổ phản cách mạng.

Trong sứ quán Anh có một tay tình báo quậy phá tên là Lockart vẫn ôm mộng lật đổ chính phủ Xô viết. Tên Lockart này quan hệ với các phần tử cực đoan mang tham vọng lật đổ đảng Bolshevik. Berzin được tin bọn này đang tuyển mộ những quân nhân, để chuẩn bị đảo chính. Berzin tự đến gặp Lockart trình bày rằng ông đang chỉ huy một trung đoàn có ý định chạy sang hàng ngũ bên kia. Ông kể rằng trung đoàn của ông bất mãn với chế độ mới; quần chúng thì thất vọng do bị cách mạng lừa bịp; nước Nga đang lao xuống vực thẳm; rất cần những biện pháp tổng tẩy uế công cộng... Và Berzin yêu cầu Lockart giúp cho phuong tiện để tiến hành việc chặn tình hình đang chuyển biến rất xấu.

Lúc đầu Lockart còn hoài nghi, sau thì rơi vào bẫy. Từ từ hai bên thỏa thuận một kế hoạch nhằm đánh đuổi ê kíp cầm quyền ở Liên Xô. Kế hoạch với quy mô như thế cần phải có những phương tiện quan trọng: Tiền công trả cho binh lính tham gia vào chiến dịch này phải được ưu tiên hàng đầu với số lượng rất lớn. Berzin đề xuất Lockart ứng trước mười triệu ruble. Lockart trao ngay không chút do dự.

Hai bên tiến hành thực thi kế hoạch phản cách mạng. Cũng đơn giản nhưng cũng thật là triệt để: Bao vây trụ sở chính phủ, bắt giữ hết các thành viên chính phủ. Tính đến cả cách xử lý Lenin. Một linh mục đạo chính thống có tên tuổi đã đồng ý cho mượn nhà thờ của ông để tổ chức lễ an táng Lenin!

Berzin cất số tiền sứ quán Anh đưa cho. Đến ngày khởi sự, mọi hành động được thực hiện đúng với kế hoạch: Toán phiến loạn tập hợp trước trụ sở chính phủ, một trung đoàn Hồng quân tóm bọn đó. Lockart bị bắt và bị trục xuất... về Anh.

Đó là đòn lớn đầu tiên của Berzin. Sau đó ông tập trung sức lực vào việc tổ chức các cơ quan tình báo Xô viết. Vào tháng 12 năm 1936, khi Leopold tiếp kiến ông, Berzin đã trở thành nhà lãnh đạo đầy uy tín của Cục Tình báo Hồng quân.

Berzin được mọi người kính trọng; con người này không giống hình ảnh của một chuyên gia tình báo người máy. Ông đặc biệt quan tâm đến giá trị con người của những cán bộ được ông tuyển chọn và ông thường nói rằng: “Một cán bộ tình báo Xô viết phải có ba đức tính: Cái đầu lạnh, quả tim nóng, thần kinh bằng sắt”. Ngược với tập quán trong các cơ quan tình báo, không bao giờ ông để cán bộ của ông gặp khó khăn. Không bao giờ ông hi sinh cán bộ của ông. Đối với ông, điệp viên là con người, và trước hết, là cộng sản.

Giữa Berzin và cán bộ hoạt động ở nước ngoài, bao giờ cũng có quan hệ cá nhân. Chính vì thế mà ông lập được quan hệ vô cùng thân thiết với Richard Sorge, một trong những điệp viên xô viết vĩ đại nhất.

Sorge đã kể lại cho Leopold cuộc gặp đầu tiên của mình với Berzin. Anh kể khi Leopold gặp anh tại Brussels. Năm 1938 sau khi Leopold đến Bỉ.

Sorge là một chàng trai đại tài. Rất thông minh. Anh đã tham gia Đảng cộng sản Đức và sáng tác nhiều công trình về kinh tế. Khi anh đang công tác tại Trung Quốc năm 1933 thì anh được triệu tập về Moscow. Berzin tổ chức gặp anh tại một câu lạc bộ đánh cờ có rất nhiều người Đức đến chơi.

Theo Sorge kể lại thì Berzin đi thẳng vào chủ đề:

- Theo anh thì lúc này, nguy cơ lớn nhất đối với Liên Xô là gì?

- Dù có giả thuyết đối đầu với Nhật Bản - Sorge trả lời - Tôi vẫn tin rằng mối đe dọa thực sự là xuất phát từ nước Đức quốc xã. (Cuộc nói chuyện này xảy ra vài ngày sau khi Hitler tiếm quyền).

Berzin nói tiếp:

- Vậy chính vì lí do đó mà chúng tôi mời anh đến đây... Chúng tôi dự kiến anh sang công tác tại Nhật Bản.

- Tại sao lại là Nhật Bản?

- Bởi vì tại Tokyo trước triển vọng liên minh Nhật - Đức anh sẽ biết được nhiều về kế hoạch chuẩn bị quân sự...

Bắt đầu hiểu công tác mà Berzin yêu cầu mình, Sorge cắt lời Berzin:

- Sao tôi làm báo cơ mà!

- Anh không muốn làm điệp viên, nhưng sang Nhật Bản và trở thành điệp viên, nhưng anh có biết điệp viên là như thế nào không? Anh cho điệp viên là thế nào? Cái mà anh gọi là “điệp viên” đó là một người tìm kiếm tin tức giúp cho chính phủ nước mình khai thác những điểm yếu của kẻ thù. Người Xô viết chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh, nhưng chúng tôi muốn biết kẻ thù sửa soạn cái gì, phát hiện ra những chỗ yếu của kẻ thù để không bị nó tấn công bất ngờ vào chúng ta... Mục tiêu của chúng ta là anh lập tại Nhật một nhóm quyết tâm tranh đấu cho hòa bình. Anh chuyên tâm tuyển chọn những nhân vật Nhật Bản cao cấp và anh cố hết sức ngăn không cho nước của họ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh chống lại Liên Xô...

- Tôi sang đó dưới họ tên gì?

- Dưới họ tên thật của anh...

Sorge không có ý kiến khác. Những cán bộ giúp việc cho Berzin cùng dự cuộc gặp này không giấu nổi thắc mắc của họ:

- Nhưng cảnh sát chính trị Đức đã lên hồ sơ anh Sorge vì anh đã tham gia Đảng cộng sản Đức! Đúng sự kiện này không phải bây giờ (Sorge vào Đảng cộng sản Đức thời kì 1918-1919) nhưng bọn mật thám không để mất hồ sơ đó đâu...

- Tôi biết - Berzin đáp lại - Tôi biết rằng chúng ta liều lĩnh đấy nhưng tôi cho rằng đi bằng chính giầy của mình mới là vững nhất. Tôi biết rằng Gestapo vừa được hưởng thụ tàng thư của cảnh sát... Trước khi chúng lục ra được hồ sơ của Sorge thì nước đã cuộn chảy bao nhiêu rồi qua cầu Moscow! Và giả dụ Gestapo lục ra hồ sơ đó sớm hơn chúng ta giả định thì với thời gian mười lăm năm con người phải có thay đổi về quan điểm chính trị đi chứ!

Berzin quay về phía cán bộ phụ trách địa bàn nước Đức và yêu cầu:

- Anh hãy thu xếp để Sorge vào làm phóng viên của báo Frankfurter Zeitung ( một tờ nhật báo nổi tiếng).

Ông quay về phía Sorge:

- Anh thấy không, làm như vậy, anh cảm thấy thoải mái và không có cảm tưởng là phải đóng vai gián điệp nhé.

Berzin đã sáng lập ra nguyên tắc quý báu là vỏ bọc của một cán bộ tình báo không đơn thuần chỉ là cái bề ngoài và điều ông dự kiến đã đến: Sorge được chính thức tuyển dụng làm phóng viên tờ Frankfurter Zeitung. Các bài viết của anh được chính giới Nhật Bản coi trọng cho nên đã mở cho anh bước vào những cánh cửa khó vào nhất: Anh đã làm quen lần lượt đại sứ Đức tại Tokyo đến tùy viên quân sự. Cuối cùng anh được họ coi như “người nhà”. Những tin tức bí mật nhất mà Berlin thông báo cho đại sứ của họ tại Tokyo đều lọt vào tay của Sorge.

Hai hoặc ba năm trước khi chiến tranh nổ ra, Berlin cử một phái viên Gestapo sang Tokyo kiểm tra và giám sát nhân viên sứ quán Đức. Sorge đã nhanh chóng làm thân với tên này. Rồi đến ngày xảy ra điều những phụ tá của Becclin lo ngại. Tên đại diện Gestapo tại Tokyo nhận được thông báo từ Berlin về hồ sơ của Sorge nêu ra những tiền sự của anh là cộng sản...

- Thời đó anh cũng làm duyên làm dáng đấy nhỉ - Tên Gestapo hỏi Sorge.

Nhớ lại lời dặn của Berzin, anh trả lời:

- À, phải, đó là một lỗi lầm của tuổi trẻ, cũng đã quá lâu rồi!

Và Sorge đùa dai thêm nữa bằng cách vài tháng sau xin gia nhập đảng quốc xã! Trò chơi của anh cao tay đến nỗi khi anh bị Nhật Bản phát hiện, đại sứ Đức ở Tokyo chính thức phản đối việc bắt giữ một trong những “Cộng tác viên giỏi nhất” của sứ quán.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 13 Tháng Mười Một, 2013, 11:14:47 am
Truy lùng Fantomas


Sau vụ Fantomas, Isaiah Bir và Alter Strom bị kết án ba năm tù. Cuối năm 1936, hai anh được tha và cùng sang Liên Xô. Cho đến lúc đó An ninh Pháp và tình báo Liên Xô đều cho ràng toán Bir bị vỡ là do nhà báo Riquier của tờ Nhân Đạo (l’Humanite) đã làm tay sai cho mật thám và chỉ bắt hai người đó. Strom và các đồng chí đều không tán thành nhận định kể trên, họ đều cho rằng Riquier vô tội, họ phản đối sự lên án liên quan đến uy tín Đảng cộng sản Pháp và họ đề nghị điều tra lại tại Paris. Lãnh đạo Quốc tế Cộng sản muốn giải quyết cho xong mớ bòng bong này nên yêu cầu Strom đề xuất ai có thể kiểm tra lại vụ anh bị bắt. Strom đề xuất Leopold Trepper: Vì anh này hội đủ điều kiện anh có mặt tại Paris khi vụ vỡ xảy ra, nhưng anh không có liên quan đến vụ đó; anh nói tiếng Pháp, lại là đảng viên lâu năm, anh có đủ khả năng phúc tra vụ án đó.

Quốc tế Cộng sản tán thành đề xuất này và chuyển ý kiến đề xuất cho tướng Berzin. Viên tướng này không phản đối. Đây là dịp đầu tiên Leopold tiếp xúc với tình báo Xô viết. Đại tá Stiga là người phụ trách địa bàn Tây Âu đã gặp Leopold:

- Anh chỉ cần liên hệ với các luật sư Ferrucci và Andre Philip. Anh phải xem hết các hồ sơ vụ án và cố tìm cho ra sự thật.

Đến cuối cuộc gặp, Stiga đưa cho Leopold một hộ chiếu nhà buôn Luxemburg và hỏi Leopold:

- Thế về quần áo anh đã đầy đủ chưa?

- Chưa.

- Quần áo là quan trọng lắm đấy. Nhiều điệp viên của ta đã bị lộ chỉ vì thợ may ở Warsaw làm thêm một nếp viền ở giữa cổ áo vét.

- Tôi có những bạn bè ở Antwerp. Tôi sẽ dừng lại đó hai ngày và sẽ đi may bộ complê kiểu Pháp.

- Tốt lắm. Thủ trưởng muốn gặp anh đấy.

Leopold được dẫn vào một căn phòng rộng, có một chiếc bàn to kê ở góc nhà. Một bản đồ thế giới choán hết một bức tường. Berzin mời Leopold ngồi và ông bắt đầu nói về Paris, sau đó ông đề cập đến vấn đề chính:

- Anh sẽ tiếp xúc với hàng tấn tài liệu ở tòa án - Ông nói với Leopold - Cần cố phát hiện ra sự thật từ những tài liệu đó. Tôi không cho anh lời khuyên, vì làm việc đó dễ quá đi. Có một điều thôi, tôi cần thông báo cho anh biết anh đừng ngạc nhiên ở khách sạn Paris anh sẽ gặp rất nhiều người quen, vì như anh biết đấy, đường thông thương đến Tây Ban Nha khá nhộn nhịp...

Nghĩ rằng cuộc nói chuyện đến đây là kết thúc, Leopold xin ra về, nhưng Berzin ra hiệu bằng tay để mời Leopold ngồi lại:

- Nếu anh còn thì giờ ta nên tiếp tục trao đổi.. - Berzin đi thẳng vào đề - Theo anh thì bao giờ nổ ra chiến tranh?

Leopold lúng túng trước thái độ tin tưởng của Berzin khi đề cập thẳng vào một vấn đề mình rất quan tâm. Anh trả lời thoải mái:

- Số phận chúng ta nằm trong tay các nhà ngoại giao, quan trọng là bọn này có tiếp tục cúi đầu trước Hitler nữa hay không.

Berzin bĩu môi tỏ vẻ tán thảnh ý kiến của Leopold và cho rằng chiến tranh sẽ xảy ra:

- Theo anh thì chiến trường sẽ là đâu?

Rõ ràng Berzin càng tỏ ra tin Leopold khiến anh ngạc nhiên vì ở Moscow vào năm 1936 làm gì còn tin tưởng vào nhau nữa. Sau vài giây lưỡng lự, Leopold trả lời:

- Thưa đồng chí Berzin, tôi nghĩ rằng điều quan trọng không phải là chiến tranh sẽ xảy ra ở phương Tây hoặc ở phương Đông, điều quan trọng chính là chiến tranh sẽ xảy ra trên quy mô thế giới, và cứ cho rằng chiến tranh sẽ bắt đầu từ phương Tây thì điều đó cũng chẳng thay đổi được cái gì, bởi vì tất cả các nước đều bị liên quan, do không ai có thể ngăn chặn được quân đội Đức... Hitler có hai mục tiêu, không trở lực nào đẩy lùi được ông ta: Xin nói rằng mục tiêu đó là xâm lược Liên Xô để ngoạm lấy Ukraine và tiêu diệt người Do Thái.

- Tôi mong rằng tất cả những cán bộ chính trị của chúng ta đều suy nghĩ như anh - Berzin khẳng định với Leopold với giọng thiết tha và tiếc rẻ - Ở đây, người ta luôn luôn nói đến mối đe dọa của phát xít nhưng người ta lại nhận định nó hãy còn xa xôi lắm. Sự mù quáng đó có thể đưa chúng ta đến những tổn thất rất lớn.

Leopold vừa nửa nghiêm chỉnh, vừa nửa đùa cợt:

- Nhưng dù sao đi nữa đồng chí cũng có một cơ quan tình báo và tôi chẳng tin rằng điệp viên của đồng chí lại không báo cáo với đồng chí về tình hình bọn Đức chuẩn bị. Chẳng cần siêu sáng suốt mới dự kiến được tình hình sẽ đi tới đâu.

- Bạn có biết điệp viên của ta hoạt động thế nào không? Này, họ bắt đầu bằng việc đọc báo Sự Thật và gửi báo cáo về sau khi đã rũ bỏ hết nhũng gì có thể làm mất lòng chỉ huy. Chúng tôi vô cùng lúng túng vì đảng cấm chúng tôi phái điệp viên sang Đức. Bạn sẽ đi qua Đức, bạn hãy tận dụng cơ hội này để quan sát tình hình ở đó ra sao nhé. Khi xong công việc, bạn quay về nhớ tạt vào gặp tôi, chúng ta sẽ bàn lại nhé... Hiện nay bạn làm nghề gì?

- Tôi là nhà báo của tờ Sự Thật.

- Vậy bạn đừng lo nhé, sẽ tìm được người thay chân bạn.

Leopold ra về với sự ngưỡng mộ con người sao mà sáng suốt một cách lạnh lùng đến thế.

Trước ngày đi Pháp, cậu con trai thứ hai của Leopold ra đời với tên là Edgar. Anh ra đi ngày 26-12-1936 trên xe lửa qua Phần Lan. Từ Thụy Điển, anh đáp tàu biển sang Bỉ mua bộ cánh mới. Ngày 1-1-1937, anh đến Paris. Hôm sau anh tới gặp luật sư Ferrucci.

- Tối đến đây để điều tra vụ Fantomas, Leopold trình bày.

- Anh biết đấy toàn bộ vụ này mờ ám lắm, nhưng có một điều tôi khẳng định: Riquier vô tội. Đây là thủ đoạn đánh lạc hướng cổ điển kết tội một người để che giấu tên phản bội.

- Liệu tôi có thể đọc hồ sơ vụ án không?

- Được nhưng không thể trước một tháng. Tôi có thể muộn hồ sơ đó trong một ngày.

Leopold có một tháng hoàn toàn tự do, anh sang Thụy Sỹ để chơi trượt tuyết và nếm bánh ngọt tuyệt hảo của xứ sở này. Khi anh trở về Pháp với sức khỏe tăng cường, anh được hai luật sư Ferrucci và Philip trao bộ hồ sơ vụ án Fantomas. Sau khi đọc toàn bộ hồ sơ, Leopold tìm được hai mươi ba bức thư mà tòa án không đưa ra, đó là những thư trao đổi giữa một tên gián điệp đôi gửi cho tùy viên quân sự Hoa Kì. Tên gián điệp đôi này là một người Hà Lan tên Svitz rõ ràng đã tố cáo lưới tình báo cho cảnh sát Pháp và đã được thả vì được cấp trên bảo vệ. Các bức thư đó là những bằng chúng đích thực của vụ khiêu khích này.

Svitz đã làm việc cho tình báo Xô viết. Được phái sang Hoa Kì, y bị phát hiện và được đánh trở lại. Tại Panama, phản gián Hoa Kì phát hiện hộ chiếu của y là giả. Tội nhập cảnh trái phép vào Hoa Kì sơ sơ cũng bị tù mười năm, cho nên Svitz không ngần ngại gì khi nhận làm việc cho mật thám Mỹ... nhưng vẫn coi như làm cho Liên Xô. Y gửi báo cáo về Liên Xô kể rằng y đã vào được Hoa Kì trót lọt. Hai năm sau, Moscow rất hài lòng về kết quả làm việc của “Viên ngọc quý” hai mang này, đã đề bạt y làm trưởng lưới tình báo Xô viết tại Paris. Tù đó y bắt liên lạc được với Bir.

Khi vụ Fantomas vỡ lở, Svitz báo cáo về trung tâm rằng y đã rút êm vào bóng tối... đến mức rồi chẳng ai có thể tìm được tung tích của y nữa.

Mật thám Pháp đưa Riquier ra là bán một viên đạn nhưng được hai con chim: Vừa diệt một phóng viên báo Nhân đạo vừa làm mất uy tín của Đảng cộng sản Pháp. Chúng chọn Riquier vì anh phụ trách mạng lưới cộng tác viên của báo trong các xí nghiệp Pháp.

Mùa xuân 1937 Leopold trở lại Liên Xô báo cáo, nhưng Cục Tình báo quốc phòng chưa tin vào kết luận của Leopold vì chưa đủ chứng cứ về sự vô tội của Riquier. Hai bên thỏa thuận rằng Leopold phải phúc tra tiếp. Lần này Leopold xin được phép của thủ thư tòa án (tất nhiên có thưởng) chụp lại những tài liệu. Ông đó sắp về hưu nên chẳng ngại gì mà không chấp nhận. Vì Leopold không thể xuất cảnh có mang theo tài liệu, nên anh phải nhờ sứ quán Liên Xô chuyển hộ. Thỏa thuận: cán bộ sứ quán Xô viết sẽ gặp Leopold tại quán cà phê gần vườn hoa Monceau. Hôm hẹn, Leopold đến quán gặp đúng người có những hình dạng như thỏa thuận, nhưng thiếu mất miếng băng quấn ở ngón tay. Leopold đành bỏ không dám gặp. Tám ngày sau, Leopold đến điểm hẹn dự bị. Lần này anh cán bộ có quấn băng ở ngón tay. Leopold tuồn tài liệu kẹp trong tờ báo. Anh cán bộ hỏi Leopold còn ở Paris bao lâu. Rồi anh xin số điện thoại để cần thì anh gọi. Xin được số rồi anh liền ghi vào cuốn sổ nguyên xi, không cần mã hóa nó, một điều sơ đẳng của cán bộ tình báo.

Leopold trở về Moscow vào tháng sáu năm 1937. Berzin còn ỏ Tây Ban Nha với cương vị cố vấn quân sự cho chính phủ cộng hòa nước đó. Stiga tiếp Leopold và tuyên bố vụ Fantomas đến đây coi như kết thúc 1. Leopold còn gặp Stiga nhiều lần và Leopold chính thức nhận làm tình báo. Chẳng phải vì thích thú hoặc vì thiên hướng mà anh làm tình báo, cũng chẳng phải anh là quân nhân, nhưng chỉ vì anh muốn chống phát xít mà anh chấp nhận trên nguyên tắc làm tình báo. Và cũng vì anh đã bị Stiga thuyết phục rằng Hồng quân cần những chiến sĩ tin chắc chiến tranh sẽ là không thể tránh khỏi, chứ không cần những người máy và những tên nịnh thần.



----------------------------------------------------------
[1] Sau vụ Fantomas, Riquier được minh oan hoàn toàn. Quốc tế Cộng sản rút kinh nghiệm và ra quyết định tình báo Xô viết từ nay không sử dụng đảng viên cộng sản nữa. Giữa tình báo và đảng cắt quan hệ. Tuy muộn nhưng quyết định này là đúng đắn. Tác dụng của mạng lưới cộng tác viên của báo Nhân Đạo trong các xí nghiệp Pháp thực ra cũng rất là ít ỏi. Đặt một người vào một vị trí hiểm yếu còn tác dụng hơn nhiều phương thức nhặt tin vụn vặt.
 


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 01:58:55 pm
Phần II
DÀN NHẠC ĐỎ

 

 
Dàn nhạc đỏ

 
Leopold gặp lại tướng Berzin khi ông từ Tây Ban Nha trở về Liên Xô. Trông ông khác hẳn với con người trước kia Leopold đã được gặp. Vì ông đã biết tin nguyên soái Tukhachevski và bộ tham mưu đã bị thanh trừng, toàn bộ chứng cứ đều giả tạo, cho nên ông rất đau buồn. Ông là con người sáng suốt cho nên ông thừa sức phán đoán số phận của chính ông. Ông cảm thấy làn sóng khủng bố sắp ập đến các đồng chí gần gũi ông; mặc dù thế ông vẫn chủ động quay về Liên Xô để phản đối việc tàn sát đảng viên cộng sản tại Tây Ban Nha do cơ quan OGPU tiến hành.

Tướng Berzin biết rằng can thiệp như thế rất có thể sẽ là bản án tử hình cho chính mình. Nhưng là một đảng viên cộng sản vững tin, ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình, ông không chịu để cho những cán bộ ưu tú do ông tuyển lựa và đào tạo sẽ bị tiêu diệt bởi những phương pháp sai lầm.

Tận dụng thời gian chưa thanh trừng, ông cố làm những gì có ích cho cách mạng. Ông chấp nhận cho Leopold gặp ông. Đây là một cuộc gặp mà Leopold không thể nào quên được, vì nó có tính quyết định đối với tương lai con người và đảng viên của Leopold. Ông nói:

- Tôi yêu cầu anh đến làm việc vì chúng tôi đang cần anh. Không làm tại đây đâu, vì không phải vị trí của anh ở đó; mà nhằm thành lập những cơ sở hoạt động của chúng ta ở Tây Âu cơ.

Từ lần gặp đầu tiên của Leopold với Berzin, anh đã luôn luôn nghĩ đến triển vọng vào làm tình báo và chiến đấu cạnh Berzin. Leopold nhận định chiến tranh đã sắp đến rồi, bầy sói phát xít sắp tràn khắp châu Âu. Trong cuộc chiến đó, Liên Xô sẽ gánh trách nhiệm có tính quyết định. Đau lòng, Leopold sót xa thấy Cách mạng thoái hóa. Anh và các hạn sẵn sàng hi sinh để giúp cho Cách mạng làm thế giới trẻ lại. Cách mạng là cuộc sống, đảng là gia đình thân ái của anh. Để giai cấp vô sản được giải phóng, anh sẵn sàng chịu gian nguy. Anh muốn hiến thân mình cho Lịch sử để tiêu diệt hết áp bức. Con đường lên hạnh phúc đâu chỉ rắc có hoa hồng, muốn đi lên chủ nghĩa cộng sản phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc.

Nhưng không thể để cho con đường đầy xác chết của công nhân vì như thế không xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Các đồng chí ưu tú của anh mất dần, họ chết gục trong những xà lim của Bộ Nội vụ, chế độ Stalin đã làm biến dạng chủ nghĩa xã hội đến mức người ta không còn nhận ra chủ nghĩa xã hội nữa Stalin đã tiêu diệt đảng viên cộng sản với số lượng gấp mười, gấp trăm lần Hitler.

Giữa chiếc búa Hitler và chiếc đe Stalin, con đường của Berzin và Leopold có thể luồn lách thật là chật hẹp để tiến hành Cách mạng. Mặc dù bối rối kinh hoàng, Leopold vẫn thấy cần phải bảo vệ Liên Xô. Điều này buộc anh phải lựa chọn, lời đề nghị của tướng Berzin đã cứu được lương tâm của anh. Anh đáng mười lần để cho Bộ Nội vụ nghi ngờ: là công dân Balan gốc Do thái, đã sống ỏ Palestine, không quốc tịch, viết báo tiếng Do Thái . Số phận anh đã được định đoạt rồi. Anh sẽ chết trong hầm tối, trong trại giam, hoặc trước cột xử bắn. Ngược lại, anh được chiến đấu trên tuyến đầu, xa Moscow, anh có thể tiếp tục giữ vững cương vị cách mạng.

Để được đi tới kết luận đó anh phải đắn đo tính toán mãi. Sau đó anh đã phác họa trong các chuyến đi Tây Âu một kế hoạch xây dựng cơ sở trên qui mô cả châu Âu. Anh đã trình bày kế hoạch đó cho Berzin. Anh tính sẽ cắm cơ sở vào nước Đức và các nước xung quanh Đức. Những hạt nhân chống phát xít đó chỉ bước vào hoạt động khi Hitler phát động chiến tranh, và chỉ bó gọn trong chiến đấu chống phát xít mà thôi. Trước mắt anh phải xây dựng các cơ sở tình báo nhưng muốn vậy phải tính xây dựng các cơ sở liên lạc, ngụy trang và tài chính.

Trong giai đoạn quá độ, anh dự định sẽ xây dựng các cơ sở ở Bắc Âu để mau chóng có thể liên lạc vững chắc với Trung tâm tức là Cục tình báo quân sự Hồng quân. Trong chiến tranh, các lưới sẽ bao gồm những người chống phát xít - có thể xuất thân từ những môi trường chính trị và tôn giáo khác nhau - có quan điểm chính trị thật vững, có liên hệ với những giới có vị trí rất quan trọng về quân sự trong số tư lệnh Đức, trong cơ quan chính phủ, trong các chính đảng hoặc trong kinh tế.

Không thu hút điệp viên ăn lương. Mục tiêu chính là cung cấp kịp thời cho lãnh đạo bộ tổng tham mưu những tin tức tổng hợp xác thực về kế hoạch và hành động của phát xít Đức. Leopold xin Berzin cho ở mỗi nước ba cán bộ: người thứ nhất có khả năng làm tổ trưởng, không nhất thiết là phải người Nga; người thứ hai là cán bộ chuyên môn có khả năng thiết lập hệ thống điện đài thu phát và đào tạo nhân viên vô tuyến điện; cuối cùng là một nhà quân sự để tuyển chọn tại chỗ những tin tức thu lượm được.

Vị tướng tán thành nhưng nói thêm:

- Chúng tôi đã có sẵn sàng một lưới rất giỏi ở Đức nhưng chỉ thị của đảng không cho chúng ta hoạt động trên đất Đức vì sợ khiêu khích Hitler. Về ý định của anh dùng vỏ bọc buôn bán để có tiền chi cho lưới thì phải tính toán lại vì qua kinh nghiệm hai chục năm tiền đầu tư vào buôn bán chẳng đem lại lợi ích gì.

- Vấn đề không phải nhằm tiết kiệm cho đất nước Xô viết. - Leopold trả lời, nhưng khi có chiến tranh, thật là khó nhận tiền từ Moscow. Có thể những người đã nhận được tiền trước đây không giỏi về kinh doanh. Tôi tin rằng trong thế giới tư bản, người có tài buôn bán có thể kiếm được tiền. Dự kiến của tôi sẽ mở một cơ sở xuất nhập khẩu tại Bỉ có nhiều chi nhánh ở nhiều nước.

- Vậy anh cần có bao nhiêu tiền để lập một doanh nghiệp như thế?

- Chúng tôi sẽ làm từ nhỏ đến to. Tôi sẽ đóng cổ phàn khoảng một vạn đô la.

- Với một vạn đô la mà anh định có lãi để chi dùng trong chiến tranh hay sao?

- Tôi rất hi vọng là như vậy.

- Dù sao đi nữa, nếu vài tháng sau anh đề nghị cấp thêm vốn, thì anh sẽ được cấp thêm. Cho đến bây giờ khó nhất không phải là thu thập tình hình quân sự, mà khó nhất là thiết lập được quan hệ tài chính vững vàng với những điệp viên của chúng ta.

Đến cuối cuộc gặp, tướng Berzin tỏ vẻ thoải mái, gần như ông sung sướng:

- Anh còn gần hai năm mới xảy ra chiến tranh. Trước hết anh hãy tự lực. Nhiệm vụ của anh là đánh đổ Đế chế 3 của Đức, và chỉ có việc đó thôi. Anh hãy thu xếp cẩn thận cho mạng lưới của anh nằm im được cho đến khi chiến tranh nổ ra. Đừng làm hỏng nó vì những việc khác. Mục tiêu duy nhất của chúng ta là đánh tan chủ nghĩa phát xít. Anh không phải quan tâm đến việc khác. Tôi đã có điệp viên ở tất cả các nước đó, nhưng lưới của anh sẽ hoàn toàn độc lập. Từ nay trở đi, chúng tôi sẽ gửi cho anh nhân viên điện đài và phương tiện. Nhưng cũng đừng hi vọng quá nhiều, ngay cả chuyện đó cũng vậy. Cố tuyển mộ và đào tạo tại chỗ nhân viên của anh. Về các trưởng lưới tại mỗi nước: tôi xin báo trước cho anh hay rằng anh phải tuyển họ tại chỗ.

Giọng nói của Berzin lộ ra sự xúc động mà sau này Leopold mới hiểu được ý nghĩa: phần lớn cán bộ giỏi của ông đã bị Bộ Nội vụ bắt giam. Hai người thỏa thuận sẽ để gia đình Leopold đi sang ở cùng với Leopold khi đủ điều kiện (một người đàn ông ở một mình bao giờ cũng bị nghi vấn). Leopold thực sự muốn đóng đúng vai một nhà công nghiệp yên bình và hữu hiệu.

- Tôi tin vào anh, Berzin nói thêm, và tôi chắc rằng anh sẽ thành công... Anh đừng bao giờ yêu cầu Cục khen những báo cáo của anh, cũng đừng bao giờ lo lấy lòng Cục, vì yêu cầu như vậy sẽ làm hỏng việc đấy...

Và ông nói thêm, điều này làm cho Leopold thấy ông thực sự tin mình:

- Tukhachevski đã nói đúng: chiến tranh không thể tránh khỏi và chiến tranh sẽ xảy ra trên lãnh thổ chúng ta...

Trong thành Moscow đang ngự trị nạn khùng bố của Stalin, Leopold chẳng bao giờ được nghe thấy ai ca ngợi một con người đã bị bắn chết vì tội “phản bội”!

Berzin tiễn Leopold ra cửa buồng làm việc.

- Anh chỉ nghe theo lương tâm của anh thôi nhé, ông dặn Leopold, đối với người cách mạng , đó là vị quan tòa tối cao...

Leopold tin rằng di chúc chính trị của tướng Berzin nằm trong mấy lời đó vì, cả đời ông, lương tâm ông đã chỉ dẫn ông hành động.

Vào lúc đó, tướng Berzin đã biết mình đã hết, nhưng ông không luyến tiếc điều gì. Bị tòa án của Stalin tuyên án, ông đã thắng trước tòa án Lịch sử. Đối với người chiến sĩ cộng sản, chỉ điều đó là đủ.

Mùa thu 1937, theo kế hoạch Leopold sẽ ra đi sau khi chuẩn bị xong. Một tháng rồi hai tháng trôi qua nhưng chẳng có lệnh. Leopold lo lắng không biết kế hoạch ra sao, anh đành quay lại nghề viết báo. Đến cuối năm, anh được tin trong Cục Tình báo Hồng quân đã có rất nhiều thay đổi. Leopold nghĩ rằng kế hoạch của anh do Berzin và Stiga duyệt thế là phá sản, lập các cơ sở tình háo chống lại nước Đức là trái với quan niệm và ý đồ lãnh đạo của đảng.

Leopold đành quên kế hoạch. Nhưng vào tháng ba năm 1938 có điện thoại của viên đại úy giúp việc Stiga mời Leopold đến Cục.

Cảm tưởng của Leopold khi đến Cục lần này là Cục đã bị đảo lộn rất lớn.

Anh được mời vào phòng của viên đại úy, chưa ngồi nóng chỗ thì đại úy đã nói:

- Xin cho làm việc. Chúng ta đã phí mất sáu tháng, nhung bây giờ không thể bỏ phí chỉ một phút.

- Với tầm quan trọng của cuộc gặp này, tôi đề nghị gặp chính đại tá Stiga, Leopold đề nghị.

Thái độ lúng túng của viên đại úy làm cho Leopold hiểu ngay. Đại úy giải thích:

- Chúng tôi đã phải thay đổi cơ cấu tổ chức của cơ quan... Một số đồng nghiệp đã chuyển công tác khác... Bây giờ chúng ta phải sửa soạn hộ chiếu, đường đi và nửa ngày để đồng chí làm quen với mật mã...

- Tôi lúc nào cũng sẵn sàng.

Leopold nghĩ: phải tôi đã sẵn sàng, vì tôi chẳng còn giải pháp nào khác. Ra về anh ủ rũ, tự hỏi: vì sao tôi lại được thoát chết? Vì sao họ còn gọi đến tôi? Rõ ràng Berzin đã bị thanh trừng, anh buồn lắm, nhưng anh vẫn trả lời “có tôi”. Đó là vì tướng quân Berzin đã khuyên anh làm như thế. Cũng vì nhiệm vụ mà anh đảm nhận là nhiệm vụ do Berzin đích thân duyệt và chuẩn bị...

Chiến đấu chống quốc xã phải là mục tiêu cao nhất; duy nhất. Ít ra anh cũng được chiến đấu. Và đây là cuộc chiến đấu rất quan trọng. Những lưới mà anh sẽ thành lập, cuộc chiến đấu bí mật mà anh sẽ tổ chức cơ cấu, anh sẽ chịu trách nhiệm, cỗ máy đã phát động, không có cái gì hãm nó lại được!

Khi Leopold gặp lại viên đại úy, ý nghĩ của anh càng vững vàng.

Anh chỉ đưa ra có một điều kiện:

- Tôi không biết quy chế của những nhân viên đồng chí định thế nào, riêng tôi, tôi xin nói thật rõ ràng tôi nhận công việc này với cương vị là một chiến sĩ cộng sản. Tôi không phải là quân nhân, và tôi không xin nhập vào biên chế quân đội,..

- Như đồng chí muốn, anh ta trả lời, nhưng dù đồng chí muốn hay không thì với đồng chí, đồng chí có hàm đại tá.

- Đồng chí cho tôi cấp hàm là ý của đồng chí, còn đối với tôi, tôi không quan tâm.

Đại úy giới thiệu Leopold với một chuyên viên mật mã. Luật mật mã của Leopold căn cứ vào cuốn tiểu thuyết của Balzac, cuốn “Người Phụ nữ ba mươi tuổi”. Anh học mã một báo cáo trong mấy tiếng đồng hồ.

Leopold được nhận một hộ chiếu là dân Canada vùng Quebec, (để anh không phải nói tiếng Anh) và một nhân viên phái đoàn thương mại Xô viết tại Bỉ sẽ là liên lạc viên của anh.

Trước khi xuất phát, Leopold được gặp cục trưởng mới của CTBQSLX. Cũng là tướng như Berzin (Leopold được tin Berzin và ban tham muu của CTBQSLX đều bị thanh trừng vào tháng 12-1938), trạc 45 tuổi, ông tiếp Leopold một cách thân ái và tìm cách động viên anh:

- Chúng tôi giữ nguyên kế hoạch trước. Tôi biết lúc này ta chưa làm gì ở Đức (trước đây Berzin đã cho Leopold biết đích thân Stalin ra lệnh đó), nhưng chúng ta có thể dự kiến lập một toán tại một thành phố Đức trên biên giới. Phải, một thành phố của Đức, có thể là Strasbourg.
Trời ơi, Leopold tự nhủ, cục trưởng tình báo mà chỉ Strasbourg là thành phố của Đức! Stalin đã xáo trộn tổ chức đến mức tồi tệ thế đó, thật là tiếc cho Berzin, có thể Bộ Nội vụ vừa cài được một cán bộ của mình vào nắm Cục tình báo quân sự Liên Xô dốt về tình báo như dốt về địa lý thế này mà chỉ huy tình báo thì chỉ có làm hại mà thôi (Trong tương lai Leopold nghiệm thấy sự tai hại của trình độ dốt nát của vị cục trưởng này, khi chỉ huy mạng lưới của anh).

Im lặng một hồi. Sắc mặt viên đại úy từ trắng trở nên hồng như uống rượu. Viên tướng nhận ra được sai lầm to lớn, nên Leopold vội chữa thẹn cho ông ta:

- Đồng chí nói hoàn toàn có lí. Strasbourg, có đủ những đặc điểm của một thành phố Đức mặc dù nó nằm trong biên giới nước Pháp. Chúng tôi sẽ thử thiết lập một toán mới ở đó...

- Đúng, đúng, ý của tôi định nói như vậy đấy: một thành phố của Pháp ở ngay sát biên giới Đức.

- Đồng chí ơi, viên đại úy thì thầm với Leopold khi hai người bước ra khỏi buồng cục trưởng, đồng chí đã chữa khéo được lời nói hớ quá lớn đấy.

- Ồ, vua chúa còn có lúc nhầm nữa là...

Leopold ra về lòng buồn bã khi thấy trình độ của thủ trưởng mình.

Trước khi rời Liên Xô, Leopold vào ký túc xá từ biệt Michel. Lòng anh nặng trĩu khi phải để con ở lại cái kí túc xá đang trở thành nhà trẻ mồ côi này. Anh nói với con:

- Michel, bố sắp đi công tác cho đảng, bố sẽ vắng mặt một thời gian...

Michel không nói gì. Leopold có cảm tưởng đau đớn khi từ giã con. Anh hôn con rồi bước ra... đến sân ga cách ký túc xá hai kilômet, bỗng anh nghe thấy tiếng gọi, anh quay lưng lại thấy một bóng nhỏ ôm chầm lấy anh. Đó là Michel, nó hét (mà anh không bao giờ quên nổi):

- Đừng bỏ con, đừng bỏ con, con không muốn ở lại một mình đâu!

16 năm sau Leopold mới gặp lại đứa con đầu lòng của anh.

Anh sang Bỉ qua đường Thụy Điển, đến Antwerp, anh nhận được hộ chiếu khác, mang tên là Adam Miklerr, nhà công nghiệp Canada, định lập nghiệp tại Bỉ.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 02:10:07 pm
Hãng áo đi mưa Foreign Excellent

 
Nhà công nghiệp Canada Adam Mikler bắt đầu kinh doanh tại Bỉ không phải là hú họa. Vì Bỉ là nước nhỏ, về nguyên tắc là trung lập, luật pháp Bỉ cho khả năng hoạt động “tình báo” với điều kiện không được chống lại chính nước Bỉ. Vị trí địa lí của nó nằm giữa Đức, Pháp, lại gần Bắc Âu, đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng. Và quan trọng hơn nữa, anh có mấy chỗ thân tín có thể giúp anh kinh doanh buôn bán được.

Khi trình bày dự án của mình vối tướng Berzin, Leopold đã có cơ sở. Năm 1937, sau khi đến Paris lần thứ nhì, anh có ghé Bỉ đi tìm người bạn cũ là Leo Grossvogel. Cho nên vừa đến đất Bỉ lần này, anh nhẩy bổ ngay đến Leo.

Tù khi còn ở Palestine, Leopold đã nhiều lần đến chơi với Leo trong những dịp anh đi họp ỏ Paris hoặc ở Bỉ vào những năm 1929 và 1932.
Vợ chồng Grossvogel thuộc một gia đình Do Thái ở Strasbourg.

Leo đi học ở Berlin nhưng đến năm 1925 anh đã bỏ hết, để trở về Palestine hoạt động trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Palestine. Nãm 1928 anh sang lập nghiệp tại Bỉ, vì có chỗ dựa là hai người trong họ có cơ sở kinh doanh mang tên là Vua Cao su (Au Roi du Caoutchouc). Anh trở thành giám đốc thương mại cho hãng đó.

Leo vẫn trung thành với lí tưởng cộng sản. Vị chủ hãng sản xuất có tiếng của thủ đô Brussels này đảm trách việc liên lạc của Quốc tế Cộng sản với các Đảng Cộng sản vùng Cận Đông (Near East). Sau này anh thôi công việc rất quan trọng đó để tập trung vào công tác tình báo.
Adam Mikler trước hết phải tạo vỏ bọc... Đầu tiên dựa vào hãng Vua Cao su, chuyên sản xuất áo đi mưa, Leo định thiết lập một hãng xuất nhập khẩu để các chi nhánh của hãng ở nước ngoài tiêu thụ sản phẩm cho hãng. Vì thế mùa thu năm 1938 anh thành lập theo đúng luật hãng áo đi mưa Foreign Excellent. Với tài kinh doanh của Leo, hãng này phát triển khá nhanh.

Đứng đầu hãng là doanh nhân có tiếng Jules Jaspar. Họ Jaspar có tiếng trong giới chính trị, em là thủ tướng, bản thân Jules đã từng là lãnh sự của Bỉ ở nhiều nước cho nên quen rất nhiều nhân vật lãnh đạo. Jules lập ra các đại lý ở Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy. Ngay ở nước Bỉ, Jaspar cũng tìm được sự ủng hộ của các cơ quan chính thức có ý đồ xuất khẩu những hàng kém phẩm chất.

Leo quan hệ lâu năm với Jules Jaspar cũng như với Nazarin Drailly, kế toán trưởng, phần tử chống phát xít kiên quyết. Jules biết tiền lãi dùng vào việc tài trợ các tổ chức chống phát xít.

Adam Mikler trở thành người hùn vốn của hãng Áo Mưa. Đến giữa năm 1940 kinh doanh phát đạt, các chi nhánh mở tại Bắc Âu, Italia, Đức, Pháp, Hà Lan, và cả Nhật là nơi hãng mua tơ nhân tạo. Trong tất cả các chi nhánh đó các nhà buôn đáng kính hoạt động nhộn nhịp nhưng không hay biết mục đích thực của hãng mẹ.

Đầu hè 1938, Luba cùng cậu con trai Edgar lên một tuổi rưỡi đến Bỉ. Có vợ con đường hoàng, Adam Mikler có đầy đủ hình thức của một nhà công nghiệp khá giả, nghiêm túc và vững chân. Luba sau khi làm tròn nhiệm vụ người vợ, người mẹ trong gia đình nàng còn phụ trách việc liên lạc với phái đoàn đại diện thương mại Xô viết tại Brussels để liên lạc với Trung tâm. Gia đình Leopold sống trong một ngôi nhà kín đáo ở phố Richard-Neuberg. Leo Grossvogel  sống gần đó. Đều là nhũng thành viên hoàn hảo của hãng Áo Mưa, ba gia đình Grossvogel, Drailly và Mikler thường lui tới thăm hỏi nhau thường xuyên.

Cuộc đời tình báo viên đôi khi cũng có va vấp không ngờ.

Khi Luba đưa con từ Liên Xô sang Bỉ, đến Phần Lan, với hộ chiếu là một giáo viên người Pháp, cô cùng con đi Taxi do một người Nga trắng lái, anh này ngạc nhiên đặt câu hỏi Luba:

- Bà nói với tôi bà là người Pháp, nhưng sao cậu con của bà lại có tiếng Nga?

- Đúng thế, ông biết không, thằng bé này rất có khiếu ngoại ngữ cho nên vừa mới qua Nga mấy ngày nó đã học nói được vài tiếng Nga đấy.

Đến Leopold cũng có trục trặc: Việc đóng vai nhà công nghiệp Bỉ đã khá suôn sẻ, Leopold liền mở tài khoản tại một ngân hàng lớn ở Brussels. Một thời gian không thấy ngân hàng trao sổ sec, Leopold bèn cùng Grossvogel  đến ngân hàng để tìm hiểu thì được trả lời rằng: Mới đây lãnh đạo ngân hàng chủ trương đối với người nước ngoài phải mở cuộc điều tra tại nước gốc của họ... Dễ thấy kết quả điều tra với người mang tên Adam Mikler  “công dân Quebec”.

Leopold bèn cùng Grossvogel mời giám đốc ngân hàng ăn cơm tối.

Đến giữa bữa ăn, Leopold kể cho vị giám đốc câu chuyện: Tôi là người Do Thái, ngoài kinh doanh, tôi còn tìm cách giúp đỡ đồng bào của tôi rút tiền ở các ngân hàng Đức. Làm việc này phải giữ bí mật tuyệt đối cho nên tôi phải yêu cầu đồng nghiệp của ngài ở Quebec có ai điều tra thì trả lời bằng “không biết” tôi.

Vị chủ ngân hàng Bỉ tin câu chuyện của Leopold, tỏ ý tiếc là không được biết trước, nhưng gửi ngay môt bức điện sang Canada yêu cầu hủy cuộc điều tra.

Vài hôm sau Leopold nhận được sổ sec. Để chứng minh mình không dối trá, Leopold gửi vào ngân hàng của ông ta một món tiền lớn vào tài khoản của Leopold là món tiền nhận được tại “các gia đình Do Thái ở Đức...”

Khi vỏ bọc kinh doanh đã khá vững, Trung tâm bắt đầu phái thêm cán bộ. Xuân 1939 Carlos Alamo “công dân Uruguay” mà ở Nga tên là Mikael Makarov, sĩ quan Xô viết, đến Bỉ. Anh đã tham gia quân chí nguyện tại Tây Ban Nha với cương vị phi công được coi như anh hùng vì đã chiến đấu rất dũng cảm. Một hôm quân Tây Ban Nha tiến công lực lượng cộng hòa, dồn quân cộng hòa vào thế nguy, phải gọi máy bay đến ứng cứu. Máy bay sẵn sàng nhưng chẳng hiểu vì sao lại thiếu phi công. Thế là Alamo xung phong, anh lái máy hay rồi đánh thắng kẻ thù và trở về bình yên. Anh chưa phải là phi công, mà anh mới chỉ là thợ máy thôi.

Hẹn gặp anh lần đầu tiên tại vườn bách thú thành Antwerp. Đến giờ hẹn, Alamo tới, tiến lại gần rồi đi qua mặt Leopold vẻ mặt tỉnh khô vờ không thấy Leopold.

Ba ngày sau, Alamo lại tới chỗ hẹn cũ, thấy Leopold nhưng không tiếp xúc mà mau chóng đi chỗ khác. Qua quan hệ tại thương vụ Xô viết, Leopold mới biết rằng sở dĩ Alamo chưa bắt liên lạc với Leopold vì anh bị theo dõi. Thắc mắc, Leopold hỏi lại thương vụ thì được giải thích rằng các lần đó Alamo thấy có những người cứ chạy loạn lên.

- Cậu ta ngớ ngẩn, Leopold nhận xét, những người đó chạy tập thể thao hàng chục năm rồi.

Leopold đánh giá thấp Alamo về trình độ tình báo, nhưng nghĩ có thể tha thứ vì anh ta mới vào nghề này được vài tháng. Được tính nết nhân hậu kéo lại. Alamo được bố trí làm trưởng chi nhánh của hãng Vua Caosu tại Ostend. Anh chẳng thích gì cái nghề kinh doanh áo mưa... Leopold hiểu rằng là dân không quân nay phải đi bán áo mưa thì thật là tréo giò hết sức. Cho nên Leopold bổ sung cho chi nhánh đó một bà quản lý giỏi tên là Hoorickx.

Sĩ quan Xô viết thứ nhì tên là Victor Sukulov mang tên giả là Vincent Sierra, công dân Uruguay, được tăng cường cho Leopold vào mùa hè 1938. Trong câu chuyện tiếp theo, anh này mang bí danh là “Kent”. Kế hoạch định để Kent ở Bỉ chừng một năm rồi đưa sang Đan Mạch phụ trách chi nhánh mới ở đây. Trái với Alamo, Kent lao vào công việc và học tập: anh học đại học kế toán, luật thương mại tại đại học Brussels. Luba lo liên lạc với anh này, vì nàng cũng theo học khoa văn học. Leopold ngờ Kent là người của Bộ Nội vụ Liên Xô cài vào Cục tình báo quân sự Liên Xô vì Leopold thấy có hiện tượng đáng nghi.

Đầu 1942, thương vụ báo cho Leopold rằng rất khó tiếp tục liên lạc với Leopold, do người của Bộ nội vụ thường xuyên theo dõi. Leopold báo cáo với Cục trưởng, thì việc theo dõi kể trên ngừng ngay.

Leopold cũng thấy một trong những anh giao liên có quan hệ với tùy viên quân sự Xô viết tại Vichy hay nhòm ngó những công việc không có liên quan đến anh ta.

Leopold nhận thấy mối quan hệ như thế là không nên và nguy hiểm vì các cơ quan phản gián nhất định theo dõi đại sứ quán Xô viết.

Thật là một sai lầm lớn khi không tận dụng nhũng tháng hòa bình để thiết lập đường liên lạc vô tuyến riêng biệt, những trạm trung chuyển tại các nước trung lập. Sau này phải trả giá rất đắt.

Từ mùa hè 1938 đến khi bắt đầu đại chiến, Leopold tuyệt đối tuân thủ chỉ thị không hoạt động tình báo. Mục tiêu của anh là,củng cố bỏ học thương mại và thiết lập hạ tầng cơ sở để dùng khi đại bác bắt đầu nổ.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 02:28:33 pm
Đại ảo tưởng

 
Ngày 1 tháng 10 năm 1938, báo chí Pháp đăng trên trang nhất một tin tốt lành: Đêm qua tại Munich, hai thủ tướng Pháp và Anh đã chấp nhận đòi hỏi của Hitler về vấn đề vùng Sudetenland. Họ đã quỳ hàng trước tên độc tài phát xít. Khi họ trở về, họ đã được đón tiếp như kẻ chiến thắng. Rồi để bảo toàn hòa bình hơn nữa, chính phủ Pháp và Anh đã kí hiệp ước không xâm lược với chính phủ Đức quốc xã.
Hitler đã ký bằng cả hai tay rồi tiến vào nước Tiệp (Czechoslovakia)...

Tảng sáng ngày 24 tháng 8 năm sau, hiệp ước không xâm lược giữa nước Đức của Hitler với Liên Xô được kí tại Điện Kremlin.

Đối với Leopold Trepper, hiệp ước đó không có gì đáng ngạc nhiên. Sau những cuộc thanh trừng, sau những cuộc thủ tiêu những cán bộ ưu tú của đảng và quân đội, Stalin nhất định phải tìm cách thỏa hiệp với Hitler.

Ngày 16 tháng 4 năm 1939, ngoại trưởng xô viết Litvinov đề nghị đại sứ Anh nên kí hiệp định tương trợ Pháp - Anh - Liên Xô. Hai tuần sau, Litvinov bị thay thế bởi Molotov. Hai ngày sau việc thải hồi Litvinov, ngày 5 tháng 5, đại biện lâm thời xô viết tại Berlin gặp nhà ngoại giao Đức Julius Schnurre., giải thích sở dĩ Litvinov bị kỷ luật vì ông ta chủ trương liên minh với Pháp và Anh gây nguy cơ mới cho mối quan hệ Xô - Đức... Dù sao thì các ngài không còn việc phải khó chịu về Litvinov nữa... Ngày 30 tháng 10 năm 1939, trong cuộc họp ở Xô viết tối cao, Molotov đọc bài diễn văn khẳng định chủ trương thỏa hiệp với Đức như sau:

“Mấy tháng qua đã có sự thay đổi nội dung các khái niệm xâm lược và kẻ xâm lược... Nước Đức ở trong tình trạng của một Nhà nước khao khát hòa hình còn Anh và Pháp lại theo đuổi chiến tranh. Vậy là đã có sự thay đổi vai trò như các vị biết đấy... Tư tưởng của chủ nghĩa Hitler cũng giống như bất cứ tư tưởng nào khác, có thể được chấp nhận hoặc bác bỏ. Nhưng bất cứ người nào cũng hiểu rằng không thể tiêu diệt tư tưởng bằng sức mạnh... Vì thế sẽ là điên rồ, thậm chí là tội ác nếu dùng chiến tranh để tiêu diệt chủ nghĩa Hitler dưới chiêu bài dân chủ. Quan điểm của chúng tôi bao giờ cũng nghĩ rằng một nước Đức hùng mạnh là một điều kiện cần thiết cho nền hòa bình bền vững ở châu Âu”.

Xem bài diễn văn đó, Leopold nghĩ rằng thế thì mình đến Tây Âu để nhằm mục đích gì?... Cuối năm 1939, Trung tâm gửi cho Leopold nhiều chỉ thị ngừng thiết lập các cơ sở nhằm vào Đức. Trung tâm chẳng những ngừng phái cán bộ sang tăng cường, mà còn ra lệnh cho Leopold phải đưa trả Alamo và Kent về Liên Xô, điều Leo Grossvogel sang Hoa Kì và mời Leopold trở về Moscow.

Leopold trả lời Trung tâm một cách dứt khoát và rõ ràng: chiến tranh giữa Đức và Liên Xô là không thể tránh khỏi, nếu Trung tâm bắt buộc thì Alamo và Kent sẽ trở về Liên Xô, nhưng về phần Leopold và Grossvogel thì không, họ không khi nào chịu phá hủy nhũng gì họ đã xây dựng nên, Leopold sau này còn được biết rằng Trung tâm còn quyết định điều Sorge về Moscow và đưa một viên đại tá vớ vẩn nào đó sang thay, nhưng Cục thấy rằng không thể thay được và cuối cùng cứ để Sorge ở lại Tokyo. Từ lúc đó trở đi Sorge bị trung tâm nghi là gián điệp đôi và theo Trotskyite. Báo cáo của anh gửi về có khi hàng tuần lễ, cục không thèm dịch ra.

Manuilski thông tri cho tất cả các phân bộ của Quốc tế cộng sản, chỉ thị phải tán thành và thực hiện chính sách của Stalin: cuộc chiến tranh giữa nước Đức quốc xã với Anh, Pháp là cuộc chiến tranh giữa hai phe đế quốc, vậy giai cấp công nhân không liên quan gì đến nó.

Trong nhiều năm qua, Quốc tế Cộng sản đã giải thích rằng cuộc đấu tranh chống Hitler là một cuộc đấu tranh dân chủ chống dã man. Chỉ vì hiệp ước Xô - Đức ra đời mà cuộc đấu tranh đó trở thành chiến tranh đế quốc, người cộng sản phải phát động phong trào rộng lớn chống lại chiến tranh và tố cáo những mục tiêu đế quốc của nước Anh.

Về phần Dimitrov, ông viết rằng: “Cần phải phá tan huyền thoại về cái gọi là tính chất của chiến tranh chống phát xít là chính nghĩa”.

Leopold nhận thấy sự xoay chuyển này đã làm cho hàng ngũ cộng sản Bỉ mất phương hướng: đau đớn, một số đành chịu đựng, số khác thất vọng đã xin ra khỏi đảng.

Bốn giờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 1939, quân phát xít tấn công Balan. Chúng tiến rất nhanh và tàn sát người Do thái cũng như người Balan với con số hàng ngàn người. Khi tên Goebbels đến Lodz, bọn vô lại tổ chức một cuộc tiêu diệt người Do Thái, chúng ném cả trẻ con qua cửa sổ.

Cũng thời gian đó, Hồng quân tiến vào nửa kia của đất nước Ba Lan và Molotov gửi điện mừng cho ngoại trưởng Đức “Xin chúc mừng thắng lợi đẹp đẽ của quân đội Đức đã làm cho cái hiệp ước Versailles hoang dã bị vứt bỏ”.

Điều này cho thấy rõ hơn lí do cách đó một năm Stalin đã giải tán Đảng cộng sản Ba Lan. Những người cộng sản Ba Lan không bao giờ có thể tha thứ được tội ác đó.

Một tháng sau khi kí hiệp định không xâm lược Xô Đức, hai nước này lại kí tiếp hiệp ước thân thiện. Tiếp theo là các cuộc thương lượng phân chia vùng ảnh hưởng Xô Đức một khi Hitler đánh gục nước Anh.

Trong bão táp của thời thế, Dàn Nhạc Đỏ tuân theo lương tâm cách mạng, kiên quyết giữ vững nhận định thế nào phát xít cũng gây ra chiến tranh, cho nên Dàn Nhạc Đỏ không tan vỡ.

Trung tâm hồi hương vợ Leopold về Liên Xô rồi thông báo cho nàng rằng chồng nàng cũng sắp trở về. Đồng thòi Trung tâm còn buộc Dàn nhạc phải làm một công việc có tính chất phá hoại bản thân mạng lưới tình báo này.

Một việc đầu tiên là yêu cầu chuyển tiền cho Sorge ở Tokyo. Leopold đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đó bằng cách sử dụng các quan hệ với những chủ ngân hàng Hà Lan. Leopold hài lòng vì vốn yêu mến Sorge là một con người thông minh và sáng suốt.

Việc thứ hai là tiếp nhận bốn điệp viên của Trung tâm gửi qua châu Mỹ dưới vỏ bọc là công dân Uruguay. Theo luật lệ công dân Nam Mỹ muốn nhập cảnh Hoa Kỳ đều phải đến lãnh sự quán nước của mình để xin phép. Nhưng Trung tâm lại quên chi tiết quan trọng này. Trong bốn người Urugay đó thì ba người không biết nói tiếng Tây Ban Nha (là tiếng dùng ở Uruguay) và không biết gì về đất nước Uruguay! Cuối cùng Trung tâm đành phải cho ba người này hồi hương. Chỉ riêng việc này càng cho Leopold thêm nhận định về sự kém cỏi của lãnh đạo tình báo Hồng quân.

Cuối cùng, Trung tâm trao cho Leopold thêm một nhiệm vụ rất nguy hiểm là lập một cơ sở “làm giả”. Việc này rất dễ bị cảnh sát phát hiện, như thế sẽ đưa Dàn Nhạc Đỏ vào thế bị phản gián Bỉ giám sát. Nhưng Dàn Nhạc Đỏ phải tuân theo mệnh lệnh của cấp trên.

Grossvogel đã kiếm được Abraham Raichmann vốn là một tay học nghề làm giả trong khi làm cho Quốc tế cộng sản, hành nghề làm giả giấy tờ cho người Do Thái trốn khỏi Đức. Dùng y, nhưng Leopold không cho y gia nhập Dàn Nhạc Đỏ để tránh hậu họa khi bị lộ. Anh ta đã mua chuộc được nhiều nhân viên lãnh sự Mỹ latin cho nên anh có chẳng những hộ hiếu thật, mà còn cả những giấy phép nhập quốc tịch nữa. Raichmann còn mua lại những hộ chiếu của những người châu Âu đã di cư vào Hoa Kì. Chắc chắn mẻ phất nhất của anh ta là vụ mua được cả gói hộ chiếu chưa dùng mới in xong của một nhà in Luxembourg.

Đang làm ăn phát đạt thì Raichmann bị bắt vì một tên làm giả khác bị lép vế đã tố cáo anh ta. Cảnh sát khám nhà và lấy được nhiều giấy tờ khống chỉ chưa kịp tiêu thụ. Trước tòa án, anh khai rằng thu thập giấy tờ làm bộ sưu tập chơi như người ta sưu tập tem, bướm v.v... Do không đủ chứng cứ nên anh được miễn tố. Trong khi anh bị bắt, Dàn Nhạc Đỏ đã chạy luật sư bào chữa cho anh và chăm sóc trợ cấp cho gia đình nghèo túng của anh. Cũng vì cảm động trước sụ chăm sóc tận tình của Grossvogel, Raichmann đã không khai ra Dàn Nhạc Đỏ. Trung tâm cũng hài lòng đã được anh cung cấp cho khá nhiều giấy tờ đủ dùng trong chiến tranh sau này.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 02:42:08 pm
Hitler tiến đánh Pháp và Bỉ


Rõ ràng đến mùa xuân năm 1939 thời kì nhùng nhằng không còn có thể kéo đến mùa hè.

Nhiều nguồn tin đến với Dàn Nhạc Đỏ cho thấy Hitler sắp tiến công, và cuộc tiến công này sẽ đạt được thắng lợi. Nước Bỉ cũng biết rõ nền trung lập của mình thật là mỏng manh so với những đoàn xe tăng của phát xít. Sau khi Anh và Pháp bỏ rơi Ba Lan, chẳng còn trông chờ gì được hai nước này. Đáng lẽ khi Đức tiến đánh Ba Lan thì Pháp tiến công vào phòng tuyến phía Tây nước Đức sẽ đỡ bao nhiêu gánh nặng cho Balan và có thể buộc Hitler phải lùi trước thế bị đánh ở cả hai phía... Ai cũng nhận thấy sau Munich nước Pháp lại còn chuẩn bị lùi bước nữa. Bộ tổng tham mưu Pháp quá tin vào chiến tuyến Maginô, cho ràng biên giới giáp Đức của mình không thể ai vượt qua được. Các cơ quan tình báo Pháp có biết Đức chuẩn bị chiến tranh không? Chắc chắn là chúng biết và đã báo cáo cho chính phủ biết, nhưng khốn thay cái chính phủ này không thèm để ý đến những báo động của tình báo. Nước Pháp giống như chủ ngôi nhà bắt đầu cháy nhưng cứ đuổi đội cứu hỏa đi.

Hoa Kì cũng vậy: mặc dù Richard Sorge đã báo động, đã chuyển những tin tức là Nhật sắp tấn công Cảng Trân Châu, nhưng chính phủ Hoa Kì không đề ra biện pháp đề phòng.

Rạng sáng mùng 10 tháng 5 năm 1940, quân Đức bắt đầu tấn công về phía Tây. Sáng hôm đó không quân Hitler dội bom xuống thủ đô Bỉ. Leopold Trepper đến nhà Alamo để chuyển báo cáo chiến sự về Trung tâm. Trong khi anh đi vắng, ba thanh tra cảnh sát Bỉ đến nhà riêng của anh, cho Luba xem lệnh bắt vợ chồng anh về giam, mang theo hai ba ngày thức ăn và quần áo. Vì tuy vợ chồng Leopold đã nhập quốc tịch Canada, nhưng nguồn gốc gia đình Leopold là Đức, mà chính phủ Bỉ đã ra lệnh bắt giữ hết những người Đức cư trú trên đất Bỉ...

Luba mời ba cảnh sát ngồi ghế và giải thích rằng thành phố Sambor quê huơng của vợ chồng bà thuộc đất Balan. Bà dở từ điển bách khoa Larousse ra cho họ xem. Chưa rõ thực hư thế nào, ba anh cớm rút lui để xin ý kiến cấp trên rồi sẽ quay lại sau.

Về nhà đúng khi bọn cảnh sát vừa ra khỏi cổng, Leopold khen vợ nhanh trí khôn rồi quyết định phải rút khỏi nhà ngay vì bọn cớm sẽ quay lại và nhất định sẽ tóm cổ vợ chồng anh. Hai vợ chồng sắp xếp va li rồi rút khỏi nhà ngay. Trước hết phải lo cho vợ con đến một chỗ chắc chắn. Anh bàn với Grossvogel và quyết định đưa họ vào trú tạm ở thương vụ Xô-viết. Lúc đó sứ quán cũng như thương vụ Liên Xô đều bị cảnh sát Bỉ bao vây.

Luba và đứa con phải dùng một chiếc xe mang biển ngoại giao để vượt vào thương vụ. Họ ở đó hai tuần lễ, mới chuyển vào một nơi bí mật, cuối cùng hồi hương về Liên Xô. Còn Leopold rút sang nhà của Grossvogel  mang hộ chiếu giả khác với tên là Jean Gilbert, nhà công nghiệp, sinh tại Antwerp. Còn Grossvogel  mang hộ chiếu với tên là Henri Piper, nhà buôn, cũng sinh tại Bỉ. Thế là cuộc sống bí mật của hai người bắt đầu.

Hôm sau, cảnh sát có đến nhà Leopold nhưng đã muộn. Chúng có đi tìm mấy hôm sau nữa. Chúng đến hỏi nhà bà Georgie de Winter, quốc tịch Mỹ, là người quen của Leopold. Chúng hỏi bà Winter:

- Bà có thấy ông Mikler mấy ngày qua không? Ông ta là người Đức ấy mà.

- Các ông nhầm rồi, ông ấy quốc tịch Canada cơ mà.

- Ông ta mà là người Canada à? Ông ta là người Canada cũng như bà là người Bỉ chứ gì!

Chiến sự diễn biến rất nhanh. Ngày 13 tháng 5 quân Đức đã vượt sông Meuse ở Bỉ và Pháp, đoàn xe tăng của tướng Guderian đã phá thủng phòng tuyến Pháp ở Sedan. Quần chúng hoang mang cực độ, chỗ nào cũng bàn có gián điệp Đức nhảy dù xuống như đàn châu chấu, chúng ngụy trang là linh mục. Có vị tu hành bị quần chúng Brussels lật áo chùng lên để xem bên trong có quân phục Đức hay không. Họ còn nghi gián điệp Đức ngụy trang thành nữ tu sĩ nữa.

Hàng vạn người dân Bỉ chạy trốn sang Pháp. Nhiều thành phố rơi vào tay phát xít. Binh lính Anh phá các cầu để làm giảm tốc độ quân Đức, càng làm cho quần chúng hoang mang không tin tưởng vào quân đội Đồng minh nữa.

Đến đây, nhiệm vụ của Dàn Nhạc Đỏ bắt đầu phát huy tác dụng.

Điện đài giấu từ trước ở biệt thự Knokke, nay phải khui ra để liên lạc với Trung tâm. Kent được trao nhiệm vụ khui điện đài đó rồi đưa về Brussels. Nhưng anh chậm chân không hoàn thành được nhiệm vụ.

Leopold phải nhò xe ô tô của viên lãnh sự Bulgaria bạn thân, để “đi thu thập những tài sản quý giá” vì Bulgaria là đồng minh của Đức. Anh đã đến được Knokke. Biệt thự bị lục lọi, nhưng riêng chiếc tủ có điện đài vẫn nguyên vẹn. Trên đường trở về đến nửa đường xe bị hỏng, Leopold cùng nhà ngoại giao Bulgaria phải đi nhờ xe sĩ quan SS của Đức. Chúng đã cho đi nhờ và dẫn đến tận nhà. Trước khi chia tay với SS, Leopold đã cho chúng nhậu một chầu cognac thật say.

Cuối cùng, hai người dùng taxi về ngôi nhà ẩn náu của họ.

Than ôi, khi Alamo thử đài thì đài không chạy. Lại một lần nữa họ phải nhờ cậy đến tùy viên thương mại chuyển báo cáo tình hình chiến sự về Trung tâm.

Nhưng chuyến đi Knokke ít ra cũng có kết quả ở chỗ giúp Leopold thấy có khả năng lợi dụng xe của anh bạn Bulgaria để đi lại dễ dàng như thế, vậy dại gì mà không tận dụng xe đó đi quan sát tại chỗ tình hình mặt trận? Leopold tán ông bạn chở mình đi thăm các đại lí và chi nhánh của hãng Vua Cao su ở các thành phố bắc Pháp. Vốn là con người thích ngao du... tuy có hơi mạo hiểm, lại rảnh việc và thích giúp bạn, nhà ngoại giao Bulgaria nhận lời. Anh ta cũng tỏ ý muốn nhân dịp này đi thăm mấy người Bulgaria sinh sống ở các vùng Leopold sắp đến. Leopold xuất phát từ Brussels ngày 18 tháng 5 mang theo giấy thông hành đi các thành phố. Leopold lợi dụng cửa Sedan mà quân Đức mới chọc thủng đi vào mặt trận Abbeville và theo mũi tiến về Dunkirk.

Khi trở về Brussels, Leopold viết một báo cáo 80 trang mô tả tóm tắt diễn biến chiến sự mình đã trông thấy và nghe thấy về chiến tranh chớp nhoáng; chiến thuật xe bọc thép thọc rất sâu vào hậu phương quân Pháp, máy bay ném bom những địa bàn xung yếu chiến lược, cách tổ chức giao thông giữa hậu phương và tiền tuyến v.v... Chuyến đi mười ngày được tiếp xúc với những binh lính Đức đã cho Leopold nhận xét khá vững vàng rằng quan hệ với chúng thật là rất dễ dàng. Lính cũng như quan đều uống rượu không cần đồ nhắm và thổ lộ tâm tình rất sơ hở. Tâm lý chiến thắng khiến chúng trở nên rất khoe khoang. Chúng tin rằng đến cuối năm thì chiến tranh giữa Đức và Anh Pháp sẽ kết thúc, sau đó chúng sẽ tính sổ với Liên Xô. Đó là tất cả kế hoạch của chúng.

Dư luận các sĩ quan SS mà Leopold tiếp xúc sau này có khác; chúng bắt đầu suy nghĩ rằng chiến tranh với Liên Xô sẽ không xảy ra. Rõ ràng đó là kết quả của tuyên truyền quốc xã mà báo chí xô viết phản ánh lại. Mốt ở Nga lúc đó là ca ngợi tình hữu nghị với nước Đức. Ở phía bên này cũng có hiện tượng như thế: Goebbels trong các diễn văn tự mình đã xóa bỏ tất cả vết tích của tư tưởng chống Liên Xô. Trong những tháng đau lòng ấy, Leopold hay được từ mồm bọn sĩ quan phát xít thấy sự so sánh giữa chế độ của Hitler với chế độ của Stalin. Theo chúng nói giữa chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa xã hội không hề có sự khác nhau nhiều lắm. Chúng nói rằng hai chủ nghĩa đó đều có chung một mục đích, có khác nhau chỉ khác về phương pháp. Một tên sĩ quan phát xít tay đập vào nắp mũi xe, mồm gào lên: “Chúng ta đạt được thắng lợi quá sức tưởng tượng như thế này chính là nhờ Liên Xô giúp đỡ vì đã cung cấp xăng dầu cho xe tăng, đã làm giầy và bán lúa mì cho kho đụn của chúng ta”.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 03:15:10 pm
Chuyển sang Pháp

 
Chiến tranh chuyển về phía nam, Dàn Nhạc Đỏ phải theo hướng này để tổ chức “một chuyến đi kiểm tra” mới. Lần này Leopold cùng anh bạn Petrov người Bulgaria đi xuống Paris. Họ đến Paris vài ngày sau khi quân phát xít chiếm được thủ đô này. Cảnh tượng thật đau lòng: cờ chữ thập ngoặc phấp phới trên thành phố và chỉ thấy lính Đức mặc quân phục xanh thẫm dạo chơi trên các phố. Nhân dân Paris có lẽ đã “bỏ đi” để khỏi phải dự vào việc quân thù tiến vào thủ đô nước mình.

Leopold quyết định lập sở chỉ huy Dàn Nhạc Đỏ tại Paris và tiến hành đặt quan hệ ngay. Cuối tháng sáu năm 1940, Leopold và Grossvogel chấp nhận đê nghị của sứ quán Thụy Điển ở Bỉ chuyển về Vichy mấy trăm bưu thiếp của tù binh Pháp gửi cho gia đình qua Hội Chữ Thập Đỏ.
Họ dùng xe hơi của H.C.T.Đ. Thụy Điển. Đến Vichy, họ đọc suốt đêm những bưu thiếp đó. Đây là những lời đả kích bộ tổng tham mưu và chính phủ Pháp, một số binh lính thậm chí còn lên án đây là sự phản bội.

Dàn Nhạc Đỏ tập trung trước hết vào việc thành lập toán ở Paris. Hillel Katz  giúp rất nhiều cho Leopold, hai người quen nhau từ thời còn ở Palestine, sau đó gặp nhau nhiều lần khi Leopold sang Pháp lần đầu tiên từ 1929 đến 1932. Tầm thước, đôi mắt thông minh sau cặp kính dày, trán cao với bộ tóc dày, Hillel truyền cảm nhanh tính hăng hái và yêu cuộc sống cho người xung quanh. Cũng là nhạc sĩ như người cha, anh lại biết làm thợ nề xây nhà. Anh gia nhập Đảng Cộng sản khi còn ít tuổi, lòng tin vào sự tất thắng của lí tưởng cộng sản không hề nao núng ngay trong những lúc gian nguy nhất. Anh rất yêu quý trẻ con, anh rất quan tâm chỉ đạo các hội đoàn thanh niên. Tác phong ngay thẳng và trung thực làm cho mọi người mến anh cho nên anh có rất nhiều bạn bè sau này sẽ giúp anh được nhiều việc trong công tác. Tình nguyện đi lính năm 1940 cho nên anh được nhận một thẻ quân nhân, mặc dù anh là người nước ngoài, mang tên là Andre Dubois.

Hillel Katz  bắt tay giúp đỡ Leopold ngay vào việc tổ chức những doanh nghiệp buôn bán để ngụy trang công tác. Ngày 13 tháng 1 năm 1941 công ty Simexco ra đời tại Brussels và công ty Simex ra đời tại Paris. Alfred Corbin được cử làm tổng giám đốc Simex.

Katz và Corbin đều biết và thân nhau trong chiến tranh khi họ bị bắt làm tù binh và cùng trốn bằng cách bơi qua sông Somme. Trong hoàn cảnh gian nguy như vậy, họ không bao giờ quên được nhau...

Được giải ngũ, Corbin chuyển một nhà máy xay thành nhà máy sản xuất thức ăn gia cầm. Cuộc tiếp xúc đầu tiên với bạn này rất thuận lợi và Leopold nhận xét ngay được rằng Corbin có thể tin được nên hỏi anh ta:

- Bạn có tin rằng chúng ta nên tiếp tục cuộc chiến đấu chứ?

- Tất nhiên phải tiếp tục, - Anh trả lời với nụ cười trên môi. - Chỉ có một vấn đề là chiến đấu thế nào đây?

- Hình thức và phương pháp phải thay đổi. Từ nay cuộc chiến đấu sẽ đi vào bên trong. Cậu đã sẵn sàng chưa?

Corbin đề xuất ngay với Leopold đặt đài phát đầu tiên tại nhà máy của anh. Sau khi cử Corbin làm tổng giám đốc Simex họ chuyển điện đài về nhà máy để giữ vỏ bọc kinh doanh không có một sơ hở nào. Ê kíp dần dần được bổ sung: Robert Breyer, nha sĩ và bạn của Corbin; là cổ đông chính nhung không được biết tí gì về hoạt động bí mật.

Suzanne Cointe trở thành trưởng phòng công ti là một đảng viên cộng sản lâu năm. Chị này biết Katz khi chị làm giáo sư pianô và chỉ huy dàn đồng ca thanh niên cộng sản mang tên là Đội hợp xướng âm nhạc Paris.

Katz còn tuyển thêm Emmanuel Mignon, thợ in. Nhưng Katz không biết rằng Mignon có tham gia một nhóm kháng chiến tên là Gia Đình Martin có mục tiêu là giám sát các xí nghiệp làm việc cho Đức, Mignon thông báo cho Charbonnier - sau chiến tranh bị bắn chết vì làm mật thám cho Gestapo - về sự hợp tác của Simex với Đức, như vậy càng củng cố an toàn cho Dàn Nhạc Đỏ.

Đối tác chính của công ty Simex là tổ chức Todt, chuyên cung cấp cho quân đội Đức việc xây dựng nhà cửa, công sự. Trụ sở của Todt nằm ngay trước mặt Simex. Simex lôi cuốn được Todt vì nó có thể cung cấp cho Todt những vật liệu khan hiếm. Ngay khi được tin hãng Simex ra đời, bà Likhonin tìm đến đặt quan hệ ngay. Đây là một nhân vật thật sự! Khi Simex thăm dò và quan hệ với bà ta, thì bà ta đang làm việc thăm dò cho Todt. Sau ít lâu, bà sẽ làm đại diện cho Simex tại Todt. Bà ta vốn là vợ vị tùy viên quân sự Nga hoàng cuối cùng ở Pháp trong Thế chiến 1 có tư tưởng chống cộng điên cuồng, bà không trở về Nga sau Cách mạng Tháng Mười, thông minh, xông xáo, biết nắm ngay lấy thời cơ quân Đức chiếm đóng Pháp để kiếm chác.

Trong khi tìm phiên dịch để dịch thư từ với Đức, Leopold kiếm được Vladimir Keller. Anh này sinh ra tại nước Nga, nhưng đã sống lâu năm tại Thụy Sĩ nên có tác phong nghiêm túc và kỉ luật. Riêng cá nhân Leopold không giữ chức vụ chính thức nào của Simex, nhưng bọn Đức biết rõ “ông Gilbert” là người xuất vốn cho công ti đó. Nhờ sự chăm nom chu đáo của Jules Jaspar và Leo Grossvogel, hãng đặt được một cơ sở ở cảng Marseilles vào mùa thu 1941, còn ở Brussels, Sierra Kent chỉ huy hãng Simexco. Ngoài ra còn những cổ đông khác như Charles Drailly, Henri Seghers, Willy Thevenet cũng là những người làm cho hãng xuất nhập khẩu. Leo Grossvogel phụ trách cả hai công ty ở Pháp và Bỉ.

Đi kèm theo mục tiêu kinh doanh để ngụy trang và kiếm tiền hoạt động tình báo, Dàn Nhạc Đỏ còn rút ra được kinh nghiệm là kinh doanh rất có điều kiện xâm nhập các cơ quan chính thức của phát xít. Chẳng bao lâu sau khi lập được quan hệ buôn bán với hãng Todt, những người cộng tác chính của Simex và Simexco đều xin được giấy thông hành để đi vào mọi nơi cần thiết. Các quan hệ kinh doanh với sĩ quan Đức ngày càng phát triển. Trong những bữa tiệc chiêu đãi giới sĩ quan phát xít, bọn này nói lộ nhiều chuyện, thậm chí là quá nhiều là đằng khác, nhờ đó Dàn Nhạc Đỏ thu lượm được nhiều tình hình. Ví dụ một kĩ sư hãng Todt tên là Ludwig Kainz khi thân với Grossvogel rồi đã lộ cho anh này tin tức về việc Đức sửa soạn tiến đánh Liên Xô. Kainz đầu tiên xây dựng công sự tại biên giới Đức - Nga ở Balan, rồi mùa xuân 1941 trong một chuyến đi đã quan sát thấy quân Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.

Ở Vichy, Jaspar đã móc quan hệ với nhiều đầu mối. Chính thức mang danh nghĩa giám đốc Simex tại Marseilles, Jaspar cùng với một nghị sĩ Bỉ tổ chức những đường dây vượt ngục qua Algeria và Bồ Đào Nha giúp cho hàng trăm người kháng chiến thoát thân. Trong cái môi trường sôi động này, người tốt ở cạnh với kẻ gian, kẻ bán nước người, làm tay sai cho mật thám Đức, tin tức dồn dập thậm chí cả những bí mật quốc gia cũng đến tai Dàn Nhạc Đỏ. Trung tâm biết khá rõ bề chìm của chính phủ Vichy, những thông đồng ngoài hành lang và những trò chơi ngoại giao với Italia, Tây Ban Nha, Vatican. Ví dụ: Vichy chi tiền cho đạo quân chiếm đóng Đức, theo hiệp định đình chiến, qua tin tức chi tiêu của Vichy về khoản này, Dàn Nhạc Đỏ biết được số lượng quân đội Đức.

Leopold quan hệ được với các tổ chức kháng chiến nhờ trung gian là đồng chí Michel, đại diện Đảng cộng sản Pháp. Hai bên nắm được sự di chuyển của quân đội Đức nhờ các cơ sở ở đường sắt. Qua những công nhân di cư, Dàn Nhạc Đỏ nắm được tình hình sản xuất trong công nghiệp. Những điệp viên có vị trí cao cấp cung cấp vô số tin tức. Trước hết là nam tước Vasily de Maximovich mà Michel giới thiệu với Leopold cuối năm 1940 là một Bạch Nga di cư muốn làm việc cho Hồng Quân. Nam tước có bố là một viên tướng Nga hoàng. Cách mạng Tháng Mười thành công, Maximovich cùng em gái là Anna rời nước Nga sang Pháp vào học đại học và tốt nghiệp kĩ sư. Khi chiến tranh bùng nổ, cũng như nhiều người nước ngoài sống tại Pháp, ông ta bị tình nghi và bị giam tại trại Vernet. May mắn cho ông, một hôm có phái đoàn Đức của đại tá Hans Kuprian sau đình chiến có đến trại Vernet tuyển lao động cho Đức. Đại tá quan tâm đến trường hợp này và quyết định tha rồi giới thiệu ông ta với bộ tham mưu đóng tại khách sạn Majestic. Kuprian phân tích Maximovich vừa là nam tước, lại là Nga trắng, vậy phải dứt khoát chống cộng, tha ra sẽ sử dụng được vị nam tước chống cộng đó. Nhưng trái với phân tích trên, Maximovich lại chống quốc xã, cho nên ông ta quan hệ với khách sạn Majestic khác nào đưa con cáo vào chuồng gà vì ông quan hệ với Dàn Nhạc Đỏ.

Rồi tình ái đóng vai trò. Nữ thư ký của Kuprian say mê nam tước. Cô lại quan hệ và sau sang làm việc cho đại sứ Đức Otto Abetz. Đây là một kho báu tình báo cho Leopold khai thác và truyền tin về Moscow.

Cô Anna, em nam tước, vốn là một nhà tâm lí học phụ trách một nhà nghỉ tại Billeron cũng vào cuộc. Do quan hệ gia đình, cô tiếp cận giám mục Chaptan và tướng Weygand. Lâu đài của cô là nơi lui tới của quan chức các cơ quan của quốc xã. Cô bác sĩ cao một mét tám đã thực hành trên số bệnh nhân những phương pháp chữa bệnh độc đáo; nàng Anna vui tính đã moi được những cô thư kí và các nhân viên quân đội Đức nhiều chuyện. Trong đó có một cô người Đức ba mươi lăm tuổi tên là Kaethe Voelkner, thư kí của giám đốc hãng Sauckel, chuyên trách tìm kiếm nhân công cho Đức.

Chính Maximovich đã nghiên cứu về Kaethe, sau vài lần thử thách, anh đã trao cho Anna nhiệm vụ xem xét kết nạp. Kết quả đạt yêu cầu: Nhờ Kaethe, Dàn Nhạc Đỏ nắm được nhu cầu nhân công cho công nghiệp của Đức và những vấn đề kinh tế của nước này. Ngoài ra Kaethe còn cung cấp cho mạng lưới những mẫu đơn và giấy chứng nhận lao động để khi bị kiểm soát người cầm giấy chứng minh mình là lao động ở Đức - nghĩa là một người châu Âu rất tốt - hiện nay đang nghỉ phép.

Xuất phát từ nguyên tắc nghe trực tiếp đương sự hơn là phải nghe qua người khác kể lại, Dàn Nhạc Đỏ (viết tắt là DNĐ) nối một bàn nghe trộm điện thoại từ khách sạn Lutetia, trụ sở của phân Cục Tình báo quân sự Đức đóng ở Paris. Cục trưởng Cục Tình báo quân sự Liên Xô ngồi ở Moscow nghe thẳng được Cục tình báo quân sự Đức ở Paris nói chuyện với Trung tâm Đức ở Berlin.

Một phương pháp thu tin khác là dùng những vũ nữ tại các quán rượu có quân Đức đến ăn nhậu. Mỗi ngày hàng trăm binh lính Đức đến Paris đập phá cho bõ những ngày gian khổ trên chiến trường. Một điệp viên DNĐ phụ trách việc tổ chức cho chúng lưu trú ở Paris có thể phân tích được các sư đoàn Đức cũng như sự di chuyển của quân đội Đức. Một hướng dẫn viên của DNĐ làm nghề đưa binh lính Đức đi thăm Montmartre và tháp Eiffel rồi đưa chúng đến quán rượu có người của DNĐ để chúng bật ra những bí mật sau khi nốc rượu vào. Với phương pháp thu tin như thế, DNĐ nắm được tình hình các sư đoàn, thương vong, hậu cần, tinh thần binh lính v.v...

Còn ở Brussels, Kent quan hệ với những quân nhân cao cấp của Đức, những nhà công nghiệp địa phương, cũng thu được nhiều tình hình quân sự và kinh tế. Ngôi nhà cô bạn Kent tên là Margarete Barcza cũng trở thành nơi tụ họp ưa thích của những quan chức quốc xã.

Toán DNĐ ở Bỉ đã thu hút được một cơ sở cao cấp là Isidore Springer. Đây là một bạn cũ của Leopold từ những năm ba mươi khi anh ta tham gia tổ chức Hashomer Hatzair, sau anh gia nhập ĐCS và tham gia Lữ đoàn quốc tế giúp Tây Ban Nha, được mến yêu vì rất dũng cảm. Việc kí hiệp ước Xô - Đức đã làm cho người chiến sĩ chống phát xít này vô cùng đau đớn. Năm 1940 anh vào quân đội Bỉ làm sĩ quan. Khi DNĐ đặt quan hệ, anh tán thành ngay và kéo thêm người vợ cùng tham gia. Anh có một lưới nhỏ gồm những kĩ thuật viên và thông tin viên, những sĩ quan mà anh quen biết trong chiến tranh. Số này giỏi về kĩ thuật giúp DNĐ đánh giá đúng vật liệu, chuyên gia trong công nghiệp Đức. Bản thân anh cũng là một kĩ sư hóa học. Trong số này phải kể đến Jacques Gunzig tức Dolly, đảng viên cộng sản từ 1932, đã chiến đấu ở Tây Ban Nha, quen Tito và Marty ở đó. Gunzig tổ chức những toán phá hoại ngay từ cuối 1940 và cùng với vợ là Rachel cung cấp cho Springer tin túc về các xưởng quân sự.

Bên cạnh Springer là Vera Ackermann, đảng viên lâu năm. Cô đã chiến đấu ở Tây Ban Nha và chồng cô hi sinh khi bảo vệ Madrid.

Cũng trong toán ở Bỉ, Hermann Izbutski tức Bob gốc Balan sinh tại Antwerp năm 1914, cộng tác với DNĐ từ 1939. Vốn là đảng viên cộng sản hăng hái, không tiếc công sức cho sự nghiệp, với chiếc xe ba bánh chở hàng, anh xông vào mọi nơi, xây dựng quan hệ tới các làng, kiếm những ngôi nhà cô quạnh, tuyển giao thông viên.

Bob giới thiệu một cơ sở mới mà anh nhận xét là rất tốt, Leopold gặp và trao cho cơ sở này một va li rất nặng, khóa cẩn thận để chuyển từ Antwerp đến Ghent. Bob sẽ cùng đi.

Vài hôm sau, một tin đến tai Leopold khiến anh giật mình: Cơ sở mới đã kể lại cho một người bạn rằng anh vừa mới chuyển một va li vũ khí.
Ba hoa, khoe khoang, thật là xấu. Leopold bèn đưa cho anh ta và Bob chiếc chìa khoá, dặn mở ra sẽ thấy chỉ dẫn trong va li.

Thằng ranh vội mở chiếc vali: toàn là đá.

Cơ sở này bị loại ngay.

Bob giới thiệu Sarah Goldberg tức Lilly làm điện đài. Cô này thuộc một nhóm đảng viên cộng sản mất phương hướng vì hiệp ước Xô - Đức.
Bob thử cô: chúng tôi sẽ trao cho cô một nhiệm vụ rất nguy hiểm, tốt nhất là tôi phải nói trước cho cô như vậy.

Sarah chấp nhận theo DNĐ. Khi các đồng chí gạn hỏi thêm vì sao cô chấp nhận nguy hiểm thì cô thành thật trả lời rằng cô có sợ và không muốn làm việc nguy hiểm đó. Không ai tin cô. Nhưng khi trao cho cô điện đài, cô học rất nhanh. Cô sẽ là người giữ điện đài dự bị nếu chẳng may Bob bị lộ.

Margarete Barcza giới thiệu cho Simexco một người em họ xa tên là Henri Rauch, gốc Tiệp. Anh này thường báo cáo được nhiều tin tức quân sự có giá trị lớn, nhưng Leopold nghi anh ta cũng cộng tác với Anh. Tuy Leopold không chống lại việc làm cho Anh nhưng anh yêu cầu Rauch tách hoạt động của mình ra.

Họa sĩ Bill Hoorickx, được Alamo sử dụng vào việc thuê nhà.

Cuối cùng toán ở Bỉ còn Auguste Sesee, giầu lòng yêu nước, rất giỏi về điện đài, thiết lập một đài dự bị tại Ostend.

Còn ỏ Hà Lan, DNĐ có toán 12 nhân viên do Winterink chỉ huy. Toán này có ba điện đài phát để truyền tình báo thu tại chỗ và chuyển tin tức do toán ở Đức chuyển cho.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 03:27:21 pm
Chiến đấu trong lòng nước Đức

 
Năm 1933, ít lâu sau khi Hitler nắm chính quyền, chàng quý tộc Đức Harro Schulze-Boysen, cháu của vị đô đốc danh tiếng Tirpitz và người bạn gốc Do Thái của anh tên là Henry Erlanger bị các toán xung kích phát xít SS bắt. Từ nhiều năm, Schulze-Boysen xuất bản tờ báo cùng với Erlanger cho mọi xu hướng chính trị. Tên tờ tạp chí này có ngoại lệ: Der Gegner (Kẻ Thù). Kẻ thù ở đây là chủ nghĩa quốc xã.

Chủ nghĩa quốc xã chiến thắng rồi tất nhiên không tha Schulze-Boysen, Erlanger và những nhà báo đã kịch liệt chống lại nhà độc tài tương lai và đảng của ông ta. Chủ nghĩa này đã có kinh nghiệm của phát xít Italia dạy cho cách chuyên chính.

Toán biệt kích bắt Schulze-Boysen và Erlanger nổi cơn điên. Chúng lột áo hai thanh niên ra, bắt phải đi giữa hai hàng cuồng tín để chúng đánh họ bằng roi ngựa, rồi lại đánh lần nữa khiến cho thân hình hai người đầy thương tích và máu. Schulze-Boysen quay lại bọn chó điên và thét lên:

- Chúng bay có thể đánh chúng tao lần nữa đi!

Khi đến đầu dãy, anh chào tên chỉ huy SS và nói:

- Tao đơn giản hoàn thành vòng danh dự của tao thôi!

Những tên khác đều ngạc nhiên, chúng lại gần Schulze-Boysen:

- Mày hãy theo chúng tao, loại người gan lì như mày phải theo chúng tao!

Cũng trong lúc đó, bọn chúng xông vào Erlanger và giết chết anh trước mặt Schulze-Boysen. Erlanger là người Do Thái...

Sau này Schulze-Boysen tâm sự với bạn thân rằng: cái chết của Erlanger đã giúp tôi có quyết định. Cái ngày đó đã dục Schulze-Boysen lựa chọn con đường duy nhất. Việc phát xít cướp chính quyền đã khiến cho những con người dũng cảm đi theo kháng chiến. Nhóm đầu tiên tập hợp quanh Schulze-Boysen gồm có nhà văn Gun-ther Weissenborn, bác sỹ Elvira Paul, Giselle von Pernitz, Walter Kuchenmeister, Kurt và Elisabeth Schumacher. Những người khác gia nhập tiếp theo.

Năm 1936 Schulze-Boysen kết hôn với Libertas Haas-Heye, cháu gái hoàng tử Philippe von Eulenburg. Một người trong họ của bà có tên là... Hermann Goering. Tên nguyên soái này rất quan tâm đến Schulze-Boysen, cho anh vào học viện mang tên của hắn, nơi này dưới Đế chế 3 có nghiên cứu khá sâu về lĩnh vực quân sự. Schulze-Boysen tiến rất nhanh. Khi chiến tranh nổ ra anh đã giữ một vị trí then chốt trong bộ không quân Đức. Hơn bao giờ hết anh hi sinh thân mình cho hoạt động kháng chiến. Năm 1939, nhóm của anh nhập vào với nhóm của Arvid Harnack.

Schulze-Boysen năng nổ và say mê hoạt động bao nhiêu thì Arvid lại bình tĩnh và chín chắn bấy nhiêu. Arvid sinh ra trong một gia đình học thức. Bản thân anh là tiến sỹ triết học và đã học kinh tế tại Hoa Kì. Tại đây, anh gặp và kết hôn với Mildred Fish, giáo sư văn học. Trở về Đức, anh làm việc tại Bộ kinh tế. Tại Bộ này anh giữ một chức vụ cao và năm 1936 tình báo Xô viết tiếp cận anh.

Anh không thi thố được tài năng do Stalin cấm nhân viên tình báo hoạt động trên đất Đức... vì lí do họ đưa thân ra hứng lấy nạn khiêu khích.

Nhóm Schulze-Boysen - Harnack có thêm một số mới: nhà văn Adam Kuckhoff, tác giả cuốn sách viết về Till tinh nghịch và vợ anh là Greta; tiến sĩ Adolf Grimme, cựu bộ trưởng nước Phổ (Prussia); Johann Sieg, đảng viên lão thành và biên tập báo Rote Fahne, cơ quan của Đảng Cộng sản Đức; Hans Coppi, Heinrich Scheel, Hans Lautenschlager, Ina Ender, cựu đoàn viên thanh niên cộng sản. Khi chiến tranh bùng nổ, nhóm Schulze-Boysen - Harnack đưa những phần tử ưu tú nhất vào công tác tình báo. Nhưng trong thực tế, không có ngăn cách chặt chẽ giữa Dàn Nhạc Đỏ và hoạt động kháng chiến của nhóm kể trên. Schulze-Boysen chỉ đạo cả hai. Tình trạng không ngân cách đó sau này trở thành sai lầm không thể tha thứ được vì sẽ bị tổn thất rất đau đớn. Hoạt động của nhóm kháng chiến không thể nào giữ được bí mật hoàn toàn trong thủ đô của phát xít Đức; phân phát truyền đơn bỏ vào các hộp thư, dán áp phích, phát hành tờ báo Mặt trận (The Home Front). Bên trong bằng năm thứ tiếng cho tù binh. Công tác kháng chiến còn làm hơn thế nữa: tổ chức đường dây vượt ngục cho người Do Thái và tù binh, móc quan hệ với lao động người nước ngoài, cho những tổ phá hoại xâm nhập các xí nghiệp chiến tranh để phá hoại sản xuất quân sự. Một trong nhũng chiến công đẹp mắt nhất là việc phá cuộc “Triển lãm xô viết” do Goebbels tổ chức.

Chỉ trong một đêm, trên tường Berlin dán đầy áp phích với hàng chữ:

 “THIÊN ĐƯỜNG QUỐC XÃ = CHIỂN TRANH, ĐÓI KHÁT, LỪA DỐI, GESTAPO. LIỆU CÒN TỒN TẠI ĐƯỢC BAO NHIÊU LÂU NỮA”

(Một toán thanh niên Do Thái chủ trương đốt phá cuộc triển lãm bôi xấu Liên Xô, nhưng một tên nội gián đã tố cáo nên toán này bị bắt và bị xử bắn hết).

Giữa thủ đô phát xít, ai có thể tưởng tượng được lại dám hoạt động như vậy vào năm 1942?

Schulze-Boysen thực tế có quan hệ với tình báo Liên Xô vào năm 1941. Nhưng từ năm 1936 họ đã tập dượt bằng cách thông báo cho đại sứ Xô viết danh sách bọn điệp viên quốc xã xâm nhập vào các Lữ đoàn quốc tế giúp phái cộng hòa Tây Ban Nha. Vài ngày trước khi phát xít tấn công Ba Lan, nhóm này đã thông báo cho đại sứ Liên Xô tại Berlin kế hoạch tán công Ba Lan của quân đội Đức.

Sau khi chiến sự nổ ra, Schulze-Boysen lợi dụng vị trí trong bộ không quân Đức để thu thập nhiêu tin tức quý báu. Giúp việc Schulze-Boysen còn có đại tá Erwin Gehrts, trưởng nhóm thứ ba về đào tạo cán bộ cho không quân. Johann Graudenz, làm ở nhà máy chế tạo máy bay Messerschmitt, Horst Heilmann, cựu đoàn viên thanh niên quốc xã, công tác tại phòng mã thám của tiến sĩ Vauck (sẽ nói thêm vê tên này). Herbert Gollnow là người chỉ huy toán lính nhảy dù vào hậu tuyến của Liên xô. Về phần Arvid Harnack xâm nhập được vào các kế hoạch sản xuất bí mật nhất về công nghiệp, kể cả sản xuất hàng quân sự.

Như vậy, nhóm Berlin giữ vai trò quan trọng nhất trong Dàn Nhạc Đỏ.

Không ai chối cãi được lực lượng kháng chiến bên trong nước Đức giữ vị trí đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quốc xã. Đối với người Pháp, Bỉ, Ba Lan, hoặc Tiệp khi họ tham gia chiến đấu họ không phải tự vấn lương tâm, họ coi đó là nghĩa vụ. Nhưng đối với người Đức, kháng chiến chống lại Hitler có phải là phản bội chính đất nước của họ không?

Leopold Trepper, người chỉ huy Dàn Nhạc Đỏ, thấy rằng Schulze-Boysens hoặc Harnack không có mặc cảm gì hết. Hơn bất cứ ai, họ hiểu rõ nhất con quái vật phát xít, họ đã dự đoán được những hậu quả nếu phát xít chiến thắng thì cả thế giới sẽ bị đêm tối bao phủ. Họ biết rằng chỉ phe Đồng minh có thể tiêu diệt được con quái vật phát xít, nhưng họ cũng ý thức được với vị trí nằm trong lòng chủ nghĩa phát xít, hơn ai hết họ có thể đóng góp cho bộ tổng tham mưu Đồng minh chống phát xít một phần quý giá vô cùng to lớn.

Ngày nay ở Cộng hòa liên bang Đức họ bị coi như những tên phản bội, trong khi đó CHLB Đức lại coi những người cộng tác với Anh như những anh hùng. Làm như họ hợp tác với Liên Xô không phải là họ đóng góp cho cùng một chiến thắng!


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 03:32:21 pm
Niềm tin thầm kín của thủ trưởng vĩ đại.

 
Sau khi quân đội Pháp tan vỡ, quân đội Đức lộ rõ âm mưu tiếp theo là gì. Các tướng lĩnh phát xít ráo riết chuẩn bị chiến dịch mang mật danh Sea Lion, tiến vào nước Anh. Tháng tám năm 1940, bộ tổng tư lệnh quân đội Đức ra lệnh bắt đầu tiến công trên bộ, trên biển và trên không phận nước Anh. Ngày 7-9, máy bay phát xít bắt đầu ném bom xuống London. Trong suốt 65 ngày đêm, nhân dân Anh phải ngủ trong hầm trú ẩn. Ai cũng thấy quân Đức sẽ đổ bộ lên đất Anh.

Ngày 12 tháng mười, có sự chuyển biến bất ngờ. Hitler ra lệnh ngừng chiến dịch Sea Lion không thời hạn. Leopold được các điệp viên báo cáo về quyết định đó qua việc họ quan sát được ở dọc bờ biển Đại Tây Dương. Dễ dàng quan sát thấy tình hình không nhộn nhịp như trước. Những con tàu hàng cũ kỹ thay thế cho những chiến hạm. Quan trọng hon nữa: các sư đoàn tham gia chuẩn bị chiến dịch bị điều đi nơi khác. Leopold báo cáo ngay cho Trung tâm rằng quân Đức hoãn đổ bộ lên nước Anh. Sau đó, DNĐ được tin khẳng định rằng các sư đoàn số 4, 12, và 18 trước kia đóng ở bờ biển Pháp, nay đã chuyển sang Balan đóng ở Poznan.

Ngày 18-12-1940, Hitler ký chỉ thị số 21, tức là lệnh tiến hành chiến dịch Barbarossa. Đoạn đầu của chỉ thị này thật là rõ ràng: “Các lực lượng vũ trang của nước Đức phải sẵn sàng, trước khi kết thúc chiến tranh chống lại nước Anh, phải tấn công Liên Xô bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng”. Trung tâm cũng nhận được ngay báo cáo của Richard Sorge sao lại bản chỉ thị đó. Các tuần lễ sau, Cục tình báo Hồng Quân nhận được những tin tức về việc chuẩn bị chiến dịch nói trên. Đầu năm 1941, Schulze-Boysen gửi về Trung tâm những tin tức chính xác mới về chuẩn bị của quân Đức: ném bom ồ ạt xuống Leningrad, Kiev, Vyborg, số lượng các sư đoàn tham chiến... Sang tháng hai năm đó, Leopold gửi báo cáo chi tiết về số lượng chính xác những sư đoàn Đức rút từ Pháp và Bỉ đưa sang phía Liên Xô. Đến tháng năm, Leopold gửi qua tùy viên quân sự xô viết Susloparov ở Vichy kế hoạch tấn công và ngày tấn công là 15-5, rồi tin về thay đổi ngày tấn công. Ngày 12-5, Sorge báo cáo cho Moscow có 150 sư đoàn phát xít tập trung ở biên giới Liên Xô. Ngày 15 ông lại báo tin Đức sẽ tấn công ngày 21-6 và Schulze-Boysen cũng khẳng định ngày đó.

Không phải chỉ có Liên Xô được báo động như thế. Ngày 11-3-1941, tổng thống Roosevelt của Hoa Kỳ cũng trao cho đại sứ Liên Xô tin tức của điệp viên Mỹ thu được về kế hoạch Barbarossa. Ngày 10-6, một thứ trưởng Anh tên là Cadogan cũng trao những tin tức tương tự. Các điệp viên Xô viết hoạt động ở biên giới Ba Lan và Rumania đã báo cáo tỉ mỉ về việc Đức tập trung quân đội.

Dù ánh sáng có chói chang, nhưng ai nhắm mắt thì làm sao trông tháy ánh sáng? Đó là trường hợp Stalin và những người giúp việc. Đại nguyên soái tin vào sự nhạy bén về chính trị của mình hơn là những báo cáo mật chồng chất trên bàn. Tưởng rằng đã ký với nước Đức hiệp ước vĩnh cửu, ông tin chắc vào hòa bình. Ông trót chôn mất chiếc rìu chiến tranh, nên ông chẳng muốn đào nó lên nữa.

Ba chục năm sau chiến tranh, nguyên soái Golikov đã viết khẳng định chính thức trong một tạp chí lịch sử Xô viết về giá trị của những tin tức nhận được như sau:

“Các cơ quan tình báo xô viết đã được biết kịp thời những thời hạn và ngày giờ của cuộc tấn công chống Liên xô và đã báo động đúng lúc... Các cơ quan tình báo đó đã cung cấp những căn cứ chính xác về tiềm lực quân sự của nước Đức Hitler, con số chính xác về lực lượng vũ trang, về số lượng vũ khí cũng như các kế hoạch chiến lược của Quân đội Đức...”.

Nguyên soái Golikov ở vị trí vững chắc để ra tuyên bố như vậy. Từ tháng 6 năm 1940 đến tháng bảy năm 1941, ông là cục trưởng Cục tình báo quân sự xô viết. Nếu bộ tổng tham mưu xô viết được thông tin đầy đủ nhu thế, có thể ông đã giải thích nguyên nhân của việc tháo chạy khi quân Đức tấn công. Câu trả lời chắc chắn nằm trong chỉ thị của chính Golikov gửi cho cấp dưới vào ngày 20-3-1941 như sau:

“Tất cả những tài liệu khẳng định rằng chiến tranh sắp nổ ra ta đều phải coi là giả lấy nguồn từ Anh hoặc thậm chí từ Đức”.

Trên những báo cáo quan trọng nhất do Sorge, Schulze-Boysen hoặc Trepper gửi cho ông, Golikov đều phê ở bên lề “Điệp viên hai mang” hoặc “nguồn tin từ Anh”.

Nguyên soái Golikov còn xa lắm mới viết lại nổi lịch sử. Không phải chỉ có ông như thế đâu. Năm 1972 ở Moscow có cuộc hội thảo về cuốn sử của Nekrich “1941 - 22 tháng sáu”. Susloparov đã phát biểu về việc ông báo cáo cho Moscow rằng chiến tranh sắp nổ ra rồi, khi ông làm tùy viên quân sự ở Vichy. Leopold rất tiếc rằng mình không được làm nhân chứng để vị cựu tùy viên đó đỡ ba hoa. Vì mỗi khi Leopold báo cáo về việc Đức sắp đánh Liên Xô, Susloparov đều vỗ vai Leopold một cách ban ơn rằng:

“Ông bạn ơi, tôi sẽ chuyển báo cáo của ông, thực ra chỉ để làm ông vừa lòng thôi”.

Ngày 21-6-1941, Dàn Nhạc Đỏ được Vasily Maximovich và Schulze-Boysen khẳng định hôm sau Đức sẽ xâm lăng Liên Xô. Như thế đủ cho Hồng Quân sẵn sàng phản công. Leopold và Grossvogel vội lao xuống Vichy. Vẫn giọng hoài nghi như mọi khi, Susloparov thuyết phục hai điệp viên rằng: “Các anh hoàn toàn sai lầm. Hôm nay tôi vừa gặp tùy viên quân sự Nhật Bản từ Berlin đến đây. Ông ta khẳng định với tôi rằng Đức không chuẩn bị chiến tranh. Ta có thể tin vào ông ta”.

Leopold tin vào các thông tín viên của mình hơn và anh vật nài đến mức Susloparov phải gửi báo cáo của anh đi. Đêm hôm đó, Leopold trở về khách san rất muộn. Mới bốn giờ sáng, viên quản lý khách sạn hét lên để đánh thức Leopold: “Ôi ông Gilbert ơi thế là xong rồi, nước Đức đã bắt đầu đánh Liên Xô rồi!”

Ngày 23, Wolosiuk, tùy viên không quân Xô viết, từ Moscow đến Vichy. Anh này rời Liên Xô vài giờ trước khi chiến tranh nổ ra. Anh kể với Leopold rằng Cục trưởng đã gọi anh đến để chuyển cho Leopold chỉ thị sau: “Tôi đã chuyển lên đại thủ trưởng về tin sắp nổ ra chiến tranh, Đức sắp tiến đánh Liên Xô. Đại thủ trưởng rất ngạc nhiên về một người như Trepper, đảng viên lão thành, một con người làm tình báo, lại để tuyên truyền của Anh đầu độc tin như vậy. Anh hãy nói lại với Trepper rằng đại thủ trưởng tin chắc một cách thầm kín rằng chiến tranh với nước Đức sẽ xảy ra không thể trước năm 1944 được...”.

Niềm tin thầm kín của đại thủ trưởng Stalin sẽ tác hại rất lớn. Sau khi chặt đầu Hồng quân vào năm 1937 - đây là nguyên nhân đầu tiên của những thất bại ban đầu - nhà chiến lược thiên tài đã đẩy Hồng quân vào mõm của quân đội phát xít. Trong những giờ đầu tiên bị tấn công, bất chấp những sự thật vì vẫn tin rằng đó chỉ là hành động khiêu khích, ông đã cấm phản kích. Ai khiêu khích và vì sao phải khiêu khích? Đối vối Leopold đây là điều hí ẩn... Stalin là người duy nhất tin tưởng và buộc những người khác cũng phải tin tưởng như ông... Kết quả là những sân bay bị dội bom, những máy bay bị phá hủy trên sân bay, các máy bay tiêm kích của Đức tha hồ diệt những xe tăng Xô viết trên đồng bằng nước Nga. Các tư lệnh quân đoàn trước đây được lệnh của Stalin không được báo động quân đội, đến chiều ngày 22 mới được lệnh phải đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi. Lúc đó những sư đoàn thiết giáp phát xít đã tiến sâu hàng trăm kilômet vào đất Liên Xô rồi.

Cả dân tộc phải đứng lên hy sinh chống lại quân xâm lược mới xoay chuyển lại được tình thế. Nhưng sai lầm của Stalin đã làm cho Liên Xô thiệt hại hàng triệu người chết và kéo dài chiến tranh.

Đối với DNĐ, những thất bại của Hồng quân làm cho họ lo lắng nhưng họ tin tưởng vào lòng dũng cảm của nhân dân và vào dự trữ to lớn về người và của của Liên bang Xô viết. Là người cộng sản họ không bao giờ chấp nhận hiệp ước không xâm lược Xô - Đức 1939. Là người làm tình báo, họ không tin vào giá trị lâu dài của hiệp ước đó. Sự thật đã rõ ràng từ nay trở đi: Liên Xô đã tham gia chiến đấu chống phát xít. Điều này tăng thêm lòng tin và sức lực cho DNĐ, để thu thập nhiều hơn tin tức tình báo quân sự, chính trị và kinh tế, nhằm đóng góp nhiều nhất cho chiến thắng.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 03:52:43 pm
Dàn nhạc biểu diễn

 
Những người thật sự chiến thắng trong cuộc chiến đó là bộ binh Nga, chân dán trong tuyết buốt ở Stalingrad, là hải quân Hoa Kì mũi đầy cát đỏ của Bãi biển Omaha, là anh du kích Nam Tư hoặc Hi Lạp chiến đấu trên núi cao. Không cơ quan tình báo nào quyết định được tiến trình của chiến tranh. Sorge, Rado (trưởng lưới tình báo Xô viết tại Thụy Sĩ), hoặc Trepper đều không thể bẻ lái được Thế chiến. Đứng trên tuyến đầu, trong phạm vi khả năng của họ và nhờ lòng tận tụy của những đồng chí của họ, các điệp viên đó đã góp phần vào thắng lợi quyết định của chiến tranh. Dàn Nhạc Đỏ là một trong những lưới tình báo quan trọng nhất của tình báo Xô viết, nhưng không phải là duy nhất. Có những lưới khác hoạt động ỏ Balan, Tiệp Khắc, Rumania, Bulgaria, Thụy Sĩ, Bắc Âu. các nước vùng Balkan. Leopold thấy cần phải đánh giá đúng vị trí của những lưới tình báo đó.

Leopold nghĩ rằng cần phải trả lời mau chóng một câu hỏi rất quan trọng: Dàn Nhạc Đỏ rất tốt, nhưng tác dụng của nó là gì? Chỉ là một tập hợp con người dũng cảm bám thắt lưng kẻ địch để lấy tin tức và tài liệu chăng? Cũng rất tốt, nhưng giá trị của nó như thế nào?

Trepper đã nêu ra những ví dụ và qua cuốn sách này, anh sẽ đưa ra những chứng cứ của hoạt động trực tiếp và những phương pháp để bạn đọc hiểu càng kĩ hơn, càng chính xác hơn.

Từ năm 1940 đến 1943, Dàn Nhạc Đỏ đã gửi về Trung tâm chừng 1500 báo cáo.

Loại báo cáo đầu tiên là nói về những phương tiện của kẻ thù: công nghiệp chiến tranh, nguyên liệu, vận tải, vũ khí mới. Trong lĩnh vực này, DNĐ có được một số chiến công. Đã gửi về Moscow các bản vẽ tuyệt mật loại xe tăng mới của Đức, loại xe tăng Con Hổ T6, để Liên Xô chế tạo ra loại xe tăng Kliment Voroshilov (KV) ưu việt hơn về mọi mặt so với xe tăng của Đức.

Xe tăng Voroshilov xuất hiện trên mặt trận khiến cho phát xít hoàn toàn bất ngờ.

Vào mùa thu năm 1941, Trung tâm nhận được báo cáo số 37 với nội dung: “Việc sản xuất hàng ngày từ 9 đến 10 máy bay Messerschmitt ME-110. Ở mặt trận Liên Xô, Đức bị bắn rơi mỗi ngày 40 máy bay”. Rất dễ dàng thấy thất bại của không quân Đức.

Cuối năm 1941, DNĐ báo cáo cho Cục trưởng: “Nhà máy Messerschmitt mấy tháng qua đã đóng loại máy bay tiêm kích mới có tốc độ 900 km/h.”. Bản vẽ của loại máy bay đó đã được chụp vào microfilm và chuyển về Moscow. Vài tháng sau, một loại máy hay tiêm kích Xô viết ưu việt hơn loại Messerschmitt xuất xưởng.

Loại báo cáo thứ nhì nói về tình hình quân sự: số lượng sư đoàn, vũ khí dự trữ, kế hoạch tấn công.

Ví dụ báo cáo số 42 ngày 10-12-1941: “Không quân Đức có ở tuyến 1 và 2: 21.500 máy bay, trong đó có 6.258 máy bay vận tải; 9.000 máy bay tham chiến ở mặt trận Liên Xô”.

Hoặc:

“Tháng 11-1941 - Nguồn tin Suzann. Bộ tổng tham mưu Đức đã đề xuất phải cố định trong suốt mùa đông tuyến mặt trận từ Rostov - Izyum - Kursk - Orel - Briansk - Novgorod - Leningrad.”

Vài ngày sau: “Hitler đã bác đề xuất đó và đã ra lệnh tổ chức lần thứ sáu cuộc công kích vào Moscow và dùng tất cả các lực lượng có thể có để tung vào mặt trận này.”

Cuối năm 1942:

“Ở Italia, vài bộ tư lệnh quân đội bắt đầu phá hoại các chủ trương của đảng. Không loại trừ khà năng lật đổ Mussolini 1. Đức tập trung lực lượng giữa Munich và Innsbruck đề phòng nếu có sự biến thì can thiệp.”

Cuối cùng, những điệp viên chính đều gửi báo cáo tổng hợp và những phân tích dự báo. Ví dụ:

“Các giới lãnh đạo Quân đội Đức nhận định cuộc tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô đã thất bại và nước Đức không còn chắc chắn chiến thắng được nữa. Trong giới chỉ huy quân đội Đức, các tướng lĩnh suy nghĩ, rằng chiến tranh sẽ còn kéo dài ba chục tháng nữa và sẽ kết thúc bằng sự thỏa hiệp.”

Ai nghĩ rằng các báo cáo của Sorge, Schulze-Boysen hoặc Trepper gửi đến Moscow đều được coi trọng lắm đều là nhầm. Đầu tiên phải qua co yếu mở khóa mã, rồi những chuyên viên quân sự và chính trị chọn lọc, xác minh, so sánh với những nguồn tin khác. Cho nên báo cáo của DNĐ về việc Đức rút ba sư đoàn ở bờ biển Đại Tây Dương mùa thu 1940 về Balan được Trung tâm đối chiếu với các nguồn tin tình báo từ Balan, từ lưới tình báo trong thợ xe lửa chở những sư đoàn đó.

Mùa thu năm 1941, Hồng quân đang ở trong tình thế nguy hiểm. Trong năm tháng trời, quân Đức đã tiến 1200 km. Kiev thất thủ, vựa lúa mì bị phát xít ùa vào. Ở phía cực nam, tướng Manstein đã tiến đến Biển Đen. Ở phía Bắc, Leningrad bị uy hiếp, còn ở phía giữa Liên Xô, Smolensk rơi vào tay quân thù, vậy là con đường quân phát xít tiến về Moscow đã bị mở.

Trong một bản thông cáo chiến thắng, Hitler đã tuyên bố: “Quân Nga đã bị tiêu diệt. Moscow sẽ thất thủ trong ít ngày nữa thôi”.

Bộ tham mưu Đức chuẩn bị các kế hoạch chiếm đóng thủ đô Liên Xô và chuẩn bị cả bộ máy quản lý thay thế. Hitler tin chắc rằng Moscow thất thủ sẽ gây ra sự hoảng loạn trong quân đội và nhân dân, buộc Stalin phải đầu hàng. Hắn triệu các tướng lĩnh đến bản doanh ở Rastenburg tại Đông Phổ để quyết định kế hoạch tấn công. Quốc trưởng chủ trương đánh vỗ mặt vào Moscow, nhưng bộ tham mưu của hắn đề xuất kế hoạch bao vây: các quân đoàn số 3 và số 4 sẽ hội quân tại lưng Moscow sau khi đánh vu hồi rất xa. Chính phương án này được chọn.

Leopold ngày nay tiết lộ rằng có một chiến sĩ của DNĐ đã dự cuộc họp cấp cao này. Viên thư kí tốc ký là thành viên của nhóm Schulze-Boysen đã ghi chép cẩn thận những ý kiến của Hitler và các tướng phát xít. Bộ tham mưu Xô viết nắm chắc kế hoạch của địch nên đã chuẩn bị kế hoạch phản công và đẩy lùi một cách thắng lợi quân đội Đức (Cần nhấn mạnh giá trị tuyệt vời của những tin tức do Sorge báo cáo khẳng định Nhật Bản án binh bất động, nhờ đó Liên Xô đã điều được những sư đoàn sung sức từ miền đông về thủ đô và đã góp phần quyết định cho chiến dịch bảo vệ Moscow). Cũng viên thư kí tốc kí đó đã báo cáo trước 9 tháng về kế hoạch của Đức tấn công vùng Caucasus. Ngày 12- 11 - 1941 Trung tâm nhận được báo cáo sau đây:

“Kế hoạch III mà mục tiêu là Caucasus đầu tiên định vào tháng 11 mở màn, nhưng sẽ tiến hành vào mùa xuân 1942. Tập trung xong lực lượng vào 1-5. Toàn bộ cố gắng hậu cần hướng về mục tiêu đó kể từ 1-2. Các căn cứ xuất phát của chiến dịch Caucasus là Losowaia - Balakleya - Chuguyev - Belgorod - Achtynka - Krasnograd. Bộ tổng tư lệnh đóng ở Kharkhov - sẽ báo cáo các chi tiết sau”.

Ngày 12-5 một giao liên đặc biệt đến Moscow, mang theo cuốn vi phim do Leopold gửi về bao gồm các tin tức về các trục tấn công: tháng tám chiếm xong vùng Caucasus trong đó có Baku và tất cả các giếng dầu lửa. Stalingrad là mục tiêu chủ yếu của cuộc tấn công.

Ngày 12-7, lập bộ chỉ huy mặt trận Stalingrad do tướng Timoshenko chỉ huy. Thế là bẫy đã giăng ra và quân đội Đức sẽ rơi vào chiếc bẫy khổng lồ này.



----------------------------------------------------------
(1) Sáu tháng sau Mussolini bị lật đổ.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 03:57:34 pm
Liên lạc điện đài

 
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của DNĐ là đảm bảo liên lạc, vì thu thập và tập trung tin tức mà không chuyển tin đó về Trung tâm sẽ là vô ích. Giao thông đối với lưới tình báo giống như khí ôxi đối với người thợ lặn. Nếu ống dẫn ôxi bị tắc thì người thợ lặn sẽ chết ngạt.

Phải thừa nhận rằng khi thế chiến nổ ra, DNĐ chưa được chuẩn bị đầy đủ về giao thông do Trung tâm chưa quan tâm đầy dủ về mặt này, thiếu đài phát và cơ công.

Dàn Nhạc Đò xây dựng dần dần được điện đài và cơ công: ba đài phát ở Berlin, ba ở Bỉ và ba ở Hà Lan. Riêng ở Pháp chưa có điện đài nên DNĐ rất sốt ruột.

Điện đài cũng không thể chuyển được hết tài liệu cần chuyển về Trung tâm như bản đồ, biểu đồ tổ chức chẳng hạn. Với loại tài liệu nhu thế phải dung đến mực bí mật hoặc vi phim. Cho đến tháng 6 -1941, phần lớn báo cáo của DNĐ ở Pháp phải dùng con đường sứ quán Liên Xô đóng tại Vichy, qua tùy viên quân sự Susloparov. DNĐ phải tránh khi đi qua giói tuyến mà mang tài liệu trong người. Cho nên Leopold và Grossvogel phải dùng thủ đoạn thuê toa xe lửa có giường nằm, một nhân viên khác của lưới giữ riêng một buồng thông với toa có giường nhưng không có người. Sau khi kiểm soát viên đi qua, nhân viên của lưới rời khỏi buồng mình vào toa có giường mở vít cái chổi điện, nhét bút máy đựng vi phim và trở về buồng của mình.

Đến Moulins là trạm nằm trên giới tuyến tất nhiên giao liên và hành lý của DNĐ bị khám, rồi sen đầm Đức mở buồng thứ nhất, thấy không có người nằm thì tiếp tục đi. Sau đó giao liên quay lại lấy chiếc bút đựng vi phim tình báo.

Việc đi lại gặp thuận lọi do những tài liệu của tổ chức Todt trao cho người chỉ huy hoặc người làm công của Simex và Simexco mang hộ. Còn cách liên lạc không kém khác thường nữa: cô người mẫu rất xinh đẹp của cửa hiệu may mặc mà nhân tình của Hitler hoặc vợ những tên trùm phát xít thường lui tới phụ trách tuyến Berlin - Brussels. Cô tên là Ina Ender. Cô Simone Pheter, người làm công Phòng Thương mại Bỉ tại Paris, phụ trách tuyến giao thông Paris - Brussels, chỉ cần cô chuyển tài liệu đến một đồng chí làm ở sở Giao dịch chứng khoán Brussels. Cô này sẽ chịu trách nhiệm chuyển tiếp. DNĐ cũng dùng những anh lái xe lửa qua lại giới tuyến hoặc những thủy thủ của những tàu biển tuyến Bắc Âu.

Khi Thế chiến bùng nổ, DNĐ phải hiện đại hóa giao thông.

Khi Đức tuyên chiến với Liên Xô, tùy viên quân sự Susloparov không ỏ lại Vichy được nữa. Chỉ còn mỗi con đường là điện đài ở Brussels, nhung đài này không được phục vụ kịp vì báo cáo nhiều lại cần chuyển thật nhanh. DNĐ đành phải xin Cục trưởng cho liên lạc với người phụ trách điện đài của của Đảng cộng sản Pháp, để nhờ giúp đỡ. Cục trưởng đồng ý. Vì thế Leopold gặp Fernand Pauriol tức Duval.

Cuộc gặp lần đầu thuận lợi. Leopold nhận thấy đồng chí cộng sản Pháp này có bản lĩnh và tình cảm. Mặc dù đồng chí Pauriol giữ một trọng trách trong Đảng cộng sản nhưng vẫn nhận kiếm vật liệu lắp điện đài và đào tạo cơ công.

Là người sinh trưởng ở miền Nam nước Pháp nên tính khí vui vẻ, hào hứng, từ thời trẻ đã tham gia đoàn thanh niên cộng sản rồi lớn lên vào Đảng cộng sản. Thích phiêu bạt, Pauriol vào học trường địa lí thủy văn Marseilles, tốt nghiệp thông tín viên vô tuyến điện hàng hải. Đồng chí đã làm trên tầu biển ba năm, rồi phải đi nghĩa vụ quân sự, hết thời hạn đi lính, khi trở về đời thường không tìm được việc cũ. Pauriol đành làm nghề viết báo. Đồng chí giành hết sức lực viết cho tờ Bảo vệ (La Defense) là cơ quan của tổ chức Cứu tế Đỏ Quốc tế (Secours Rouge), thường diễn thuyết về đảng tại tỉnh Cửa Sông Rôn (Bouches-du-Rhône). Năm 1936, Đảng cộng sản cho ra tờ báo tuần Miền Nam Đỏ (Rouge-Midi); túi không xu nhưng Pauriol được cử làm tổng biên tập báo đó. Pauriol say sưa viết báo, chạy vạy, lúc kiếm thợ in, lúc tự thân đi bán báo. Nhờ thế tờ báo phát triển uy tín. Dư luận cho rằng chỉ có tờ báo Miền Nam Đỏ là tờ báo duy nhất ra được một tuần hai số báo.

Khi chiến tranh bùng nổ, Pauriol được tuyển vào đơn vị điều tra điện đài bí mật bằng khoa vô tuyến tìm phương. Thật là trớ trêu: đồng chí đã trở thành người phụ trách điện đài của Đảng cộng sản và của DNĐ sau khi đã làm cái nghề truy tìm điện đài bí mật. Khi giải ngũ đồng chí tham gia ngay vào kháng chiến và bắt đầu lập các điện đài và đào tạo cơ công.

Thật là phúc lớn cho DNĐ khi Đảng cộng sản cho hợp tác với đồng chí Pauriol... Đồng chí mau chóng lắp cho DNĐ một điện đài. Susloparov giới thiệu vợ chồng Sokol làm cơ công điện đài. Hai vợ chồng Sokol sinh ra ỏ một vùng được cắt về Liên Xô sau khi Balan bị chia đôi và đã xin cư trú tại lãnh thổ Xô viết. Tuy Hersch là thày thuốc và Mira là tiến sĩ xã hội học, khi làm đơn xin gia nhập hai vợ chồng này đã khai có nghề sửa chữa vô tuyến điện. Họ biết rằng Liên Xô đang cần kĩ thuật viên cho nên họ khai như thế sẽ dễ được chấp nhận hơn là khai nghề chính của họ. Hồ sơ của họ đến sứ quán Liên Xô tại Vichy, Susloparov chuyển cho DNĐ vì biết DNĐ đang thiếu cơ công.

Là những người cộng sản lão thành, vợ chồng Sokol nhận làm ngay cho DNĐ. Pauriol bổ túc tay nghề cho họ và mau chóng họ bắt tay vào việc được ngay. Đến cuối 1941, Pauriol có thêm 5 học viên: 5 đồng chí Tây Ban Nha và vợ chồng Giraud. Chỉ trong vài tháng Dàn Nhạc Đỏ tại Pháp bắt đầu biểu diễn được, với những báo cáo quan trọng, Pauriol bố trí một đường liên lạc đặc biệt qua trung tâm bí mật của Đảng cộng sản Pháp.

Cũng trong thời gian này, Trung tâm cho quan hệ với Harry Robinson, thành viên cũ của nhóm Spartacus của Rosa Luxemburg, cán bộ lão luyện về hoạt động bí mật ở Quốc tế Cộng sản và từ lâu cư trú tại Tây Âu, không có liên hệ với Cục tình báo Hồng Quân. Cục trưởng cho DNĐ tùy ý quyết định về mối liên hệ với Robinson.

Harry Robinson trình bày với Leopold Trepper:

- Từ khi cơ quan tình báo Xô viết bị thanh trừng, tôi đã biết nhiều đồng chí ưu tú bị thủ tiêu, tôi không tán thành... Còn bây giờ tôi quan hệ với đại diện của De Gaulle và tôi biết rằng Cục cấm loại quan hệ như thế...

- Harry này, chính tôi cũng không tán thành những gì đã xảy ra ở Moscow - Leopold trả lời - Chính tôi cũng chán ngấy việc thủ tiêu Berzin và ê kip của ông, nhưng lúc này không phải là lúc quá nghĩ đến quá khứ. Bây giờ chúng ta đang ở trong chiến tranh. Hãy gác những chuyện đã qua và hãy cùng nhau chiến đấu đã. Cả đời đồng chí đã là cộng sản, việc đồng chí không đồng tình với Trung tâm không thể làm cho đồng chí ngừng là cộng sản.

- Tôi có một đài phát và một cơ công, nhưng tôi không thể để cơ công gặp nguy hiểm. Chúng ta hãy hẹn gặp nhau thường kì, tôi chuyển tin tức cho anh sau khi đã mã và anh sẽ chuyển tin tức đã mã đó về Trung tâm.

Cục trưởng đồng ý đề xuất của Robinson. Tin tức của đồng chí này chuyển đều đều cho DNĐ và DNĐ trợ giúp vật chất cho Robinson vì đồng chí gặp khó khăn nhưng không nằm trong lưới của DNĐ.

Vào mùa thu 1942, Robinson xin gặp Leopold gấp. Đồng chí đó đề nghị: Anh đã biết tôi quan hệ với De Gaulle. Một đại diện của tướng quân này đang có mặt ơe Pháp và muốn gặp đại diện Đảng cộng sản Pháp.

- Nhằm mục đích gì? - Leopold hỏi.

- Vì De Gaulle muốn Đảng cộng sản Pháp cử một phái viên đến London gặp ông.

- Nhưng Đảng cộng sản Pháp giữ bí mật quá nên ba tuần đi tìm mà phái viên không gặp...

Leopold đã chuyển đề nghị của De Gaulle cho đồng chí Michel và Đảng cộng sản Pháp đồng ý.

Đây là lần đầu tiên phe De Gaulle ở London bắt liên lạc với lãnh đạo bí mật của Đảng cộng sản Pháp.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:01:35 pm
Cuộc đời hai mặt của Trepper

 
Huyền thoại về tình báo thật là dai dẳng... Điệp viên coi như trải qua lớp học trong một ngôi trường để theo học những bí quyết của khoa học ít nhiều bí ẩn là khoa gián điệp. Trên ghế của nhũng trường đại học đặc biệt này, điệp viên tương lai học khoa tình báo như những sinh viên khác học toán học vậy. Khi ra trường, anh điệp viên đó được phát văn bằng và chàng tiến sĩ mới tốt nghiệp đó sẽ đi khắp thế giới đem lí luận ra thử thách với thực tiễn. Người ta quên mất rằng quy luật của tình báo không phải là những định lí hoặc những tiền đề và nói chung chúng không viết trên sách.

Riêng cá nhân Leopold Trepper không hề qua một lớp tình báo nào. Trong lĩnh vực này anh chỉ là một điệp viên tự học. Trường tình báo của anh chính là cuộc đời chiến đấu của anh. Chẳng có cái gì trang bị cho anh tốt hơn là hai mươi năm sôi động, thường là bí mật, trước khi anh bước chân vào nghề tình háo. Để anh có thể chỉ huy một lưới như Dàn Nhạc Đỏ, anh đã học khoa hí mật ỏ Ba Lan và tại Palestine. Và những kinh nghiệm quý báu đó hơn bất cứ lớp tình báo nào trên trái đất này. Cũng trường đời đã trải qua giúp cho những hạn thân quen lâu năm của Leopold như Grossvogel hoặc Hillel Katz  là hai người đã giữ những vai trò rất quyết định về việc tổ chức và phát triển lưới tình báo này. Là chiến sĩ cộng sản, ba người đã học hoạt động ở mọi nơi như cá trong nước. Nghề tình báo đòi hỏi sự thoải mái cũng như óc sáng tạo. Khi Kent, một người tốt nghiệp trường đại học tình báo, vào một sàn nhảy bình dân ở ngoại vi Paris và gọi một ấm trà, anh gây ra những lời chế nhạo và nhất là thu hút sự chú ý. Ở trường người ta quên dạy anh môn hòa mình vào môi trường.

Nguyên tắc quý báu là đừng gây chú ý, là sống bình thường. Trong giai đoạn đó, vỏ bọc là vô cùng quan trọng. Điệp viên phải nhập vai. Ở Brussels, Leopold không khoác vai Adam Mikler, mà anh đã trở thành đúng là Adam Mikler. Ai quan sát kĩ và lâu cũng không phát hiện được sự khác nhau nào giữa sinh hoạt của anh với sinh hoạt của một trong những nhà kinh doanh khác khi gặp anh tại sở Giao dịch hoặc tại hiệu ăn.

Lặng lẽ đi vào thế giới đòi hỏi phải hiểu rất cặn kẽ đất nước, môi trường mình đang hoạt động, nghề nghiệp mình đang đóng, với vai Adam từ Quebec tới Bỉ. Leopold có thể tán hàng giờ về những vẻ đẹp của thành phố Montreal. Ở Brussels, có Luba và các con bên cạnh, anh dễ hòa vào đời sống xã hội thủ đô này. Khi Đức gây chiến tranh và chiếm đóng, anh càng phải tăng cường cảnh giác.

Bề ngoài, cuộc sống của anh ở Paris không thay đổi. Ông Jean Gilbert, người hùn vốn của công ty Simex, cư trú tại phố Fortuny hoặc phố Prony. Hàng xóm và người bảo vệ chào ông kỹ nghệ gia Bỉ.

Ở hai nơi này, Leopold sống một mình và ít tiếp khách. Bà bạn Georgie de Winter không đến hai nơi này bao giờ. Bà đã rời Bỉ mùa thu năm 1941 và từ khi nước Hoa Kì tham gia chiến tranh, bà sống dưới tên là Thevenet. Bà sống ở Pigalle và sau này thuê một ngôi nhà ở Vesinet. Thông minh, kín đáo, bà chỉ biết rằng Leopold chiến đấu chống quốc xã. Đôi khi Leopold có đến ngôi nhà phố Prony. Có một đêm anh ở quá giờ giới nghiêm nên phải ngủ lại. Từ hôm đó, bà gác cổng vốn hòa nhã và ân cần nay trở nên giận dỗi với anh. Hai hoặc ba tuần lễ sau, một bà đến thăm anh. Hôm sau, bà gác cổng cười vui vẻ với anh. Thắc mắc, anh hỏi thì bà trả lòi: “Ông Gilbert ạ, tôi coi ông là một con người đáng tôn trọng. Rồi người đầu tiên đến ngủ tại nhà ông lại là một người đàn ông. Nhưng hôm qua tôi thấy có một khách là đàn bà, tôi mới hết thắc mắc vì trước đó tôi cho rằng ông là một con người bất bình thường...”

Jean Gilbert mỗi tuần đến Simex mấy lần tại phố Champs Elysees (sau này chuyển về phố Hosman). Trừ Leo Grossvogel, Alfred Corbin, Hillel Katz, và Suzanne Cointe, những người làm thuê cho công ty đều không biết vai trò thực sự của Leopold. Mọi người thấy anh chỉ là một nhà công nghiệp giải quyết các công việc. Tất nhiên không được mang những cái gì có thể làm phương hại đến Simex và nhất là không bàn đến công việc của lưới, vỏ bọc phải bảo vệ thật kín đáo. Khi kí những họp đồng quan trọng với bọn Đức, Grossvogel tổ chức những bữa cơm tối thân mật. Những tay buôn của hãng Todt rất khoái ăn tại một hiệu Nga, hiệu Kornilov, và thậm chí một hiệu ăn Do Thái do quân đội chiếm đóng giành riêng cho chúng. Trước khi tới ăn tối như thế các đồng chí này đều phải chuẩn bị chu đáo, cẩn thận vì rất căng thẳng, cho nên đều phải tợp một ngụm dầu ôliu hoặc một thìa bơ đề phòng say xỉn... Đồ béo dã ruợu và giúp cho điệp viên ta sáng suốt và giữ được tư cách đến cùng; có thế mới đương đầu được với những đối tác nguy hiểm. Anh thợ may, thợ cắt tóc, chủ quán rượu, chủ khách sạn quen Leopold đều coi trọng ông Gilbert, con người đàng hoàng, hút thuốc xì gà và phân phát tiền thưởng.

Đằng sau đó là một con người khác, bao giờ cũng có mặt, đó là trưởng lưới Dàn Nhạc Đỏ Otto. Giữa Gilbert và Otto, vách ngăn hoàn toàn kín mít; chính sự nhập nhằng giữa hai vai trò mới nguy hiểm. Bỏi vì không ai có thể theo ông Gilbert khi ông đi vào bóng tối.

Mỗi tuần hai lần Leopold Trepper, tức Otto, tới một trong hai chục hoặc hai mươi nhăm “nơi ẩn”, thường là một biệt thự ở ngoại ô mà Grossvogel đã lựa chọn, Katz và Grossvogel đã thu thập các tin tức và tài liệu trong những ngày trước, mang đến cho Leopold sắp xếp lựa chọn và làm báo cáo ngắn gọn, xúc tích, chia thành bốn hoặc năm bức điện. Phải mất cả một ngày lao động. Một giao liên mang những bức điện đó đến một mật mã viên; thường là Vera Ackermann, mã xong, Vera chuyển đến Sokol phát lên không trung. Mỗi công đoạn đều bị ngăn cách cẩn thận. Thành viên của lưới chỉ được biết cái gì cần biết mà thôi. Trong loại tổ chức này, liên lạc là sinh tử; vì thế ngay từ đầu lưới tình báo đã rất quan tâm đến kỹ thuật hẹn nhau, gặp gỡ.

An toàn nhất là hai người gặp nhau trong môi trường tụ nhiên: như liên hệ giữa Luba và Kent vào năm 1939 khi hai người còn cùng học đại học tự do ở Brussels. Hình thức liên lạc ở trường học như thế thật là đặc biệt. Hai điệp viên hẹn gặp nhau sẽ dời nơi cư trú trước giò hẹn. Họ không la cà trên đường phố, mà đi thẳng vào nhiệm vụ nhưng phải đi thật xa điểm hẹn. Về nguyên tắc họ dùng xe điện ngầm, bao giờ cũng lên toa cuối và xuống trong số khách xuống cuối cùng để có thể quan sát hành khách đi xuống. Hai người phải đổi xe và đùng thủ đoạn như trước, cho đến khi nào thấy tuyệt đối không bị theo dõi. Hai giao liên sẽ vào một trạm điện thoại đã quy ước để kiểm tra trong danh hạ có chữ quy ước đã gạch dưới chưa; ví dụ, tên người thứ 10 ở cột hai, đó là dấu hiệu đường thông. Cuộc gặp chính cống có vẻ tình cờ, diễn ra không qúa vài giây ở hành lang xe điện ngầm. Cũng có khi Leopold hẹn gặp nhau tại bể bơi, chỉ thuê hai cabin sát nhau, rèm che không qúa cao. Rất dễ trao cho nhau tài liệu. Cũng có thể dùng cách này tại những nhà vệ sinh trong quán cà phê hoặc hiệu ăn ít khách. Hai thành viên của Dàn Nhạc Đỏ có thể gặp nhau tại rạp hát. Tất nhiên phải làm như không biết nhau, nhưng tình cờ lại phải ngồi cạnh nhau (do một người thứ ba mua vé cho).

Những báo cáo có thể trao cho nhau kín đáo đều viết trên giấy rất mỏng. Khi báo cáo quan trọng lắm thì dùng mực bí mật viết xen vào bức thư bình thường. Khi chuyển giao vật dụng thì dùng hộp thư chết, như gốc cây, chân tượng, một người đặt vật dụng vào đó rồi đi, người khác đến cứ nhặt mang về. Về nguyên tắc không bao giờ dùng điện thoại.

Tại Brussels, Leopold có cho Kent một số điện thoại của anh và dặn chỉ dùng khi có nguy cơ đặc biệt. Có một lần khi trở về nhà anh thấy Luba đang nói chuyện điện thoại, thì ra Kent gọi về một chuyện vặt. Việc đó đã làm cho Leopold vô cùng tức giận. Đối với anh, điện thoại trước hết chỉ là một phương tiện để kiểm tra. Sau buổi phát sóng, Leopold thường gọi điện đến chỗ phát sóng, chỉ nghe tiếng người quen trả lời là biết vẫn được an toàn. Leopold còn dùng một quy ước khác là hỏi “Alô, có phải ông X ở đây không?” “Không, ông gọi nhầm rồi”. Có nghĩa rằng: không có sự cố. Nếu quá cần thì Leopold dùng cách nói ngược ý mình, ví dụ “Tôi đi xa Paris” nghĩa là “Tôi ở lại Paris”; “Tôi sẽ trở lại thứ hai”, nghĩa là “Tôi sẽ về thứ bảy”. Không khi nào dùng ngày giờ chính xác. Dần dần kỹ thuật liên lạc được cải tiến và đến năm 1941 đạt được trình độ tự động hoàn hảo. Bộ máy chạy rất đều. Tuy nhiên tình báo viên cũng có những điểm yếu như những con người khác, đôi khi khó hoặc rất tế nhị khi phải khắc phục. Như Alamo rất khoái xe hơi. Về nguyên tắc DNĐ không mua xe hơi vì phải đăng kí, tránh tai nạn hoặc bị chú ý. Leopold rất quí Alamo nên chiều lòng cho anh ta mua một xe. Alamo lái xe thích chạy nhanh. Rượu cũng không đưọc uống, trừ khi công việc đòi hỏi. Cờ bạc cũng vậy. Còn gì hại bằng một điệp viên suốt ngày đêm mê bài bạc. Tuy nhiên, khó nhất vẫn là vấn đề đàn bà. Lại Alamo có hôm tâm sự với Leopold:

- Anh Otto ơi, anh hãy nghe tôi nói này: tôi rất tuân lệnh anh, nhưng dù sao tôi không phải là thày tu.

- Thế ở Moscow cấp trên dặn chú như thế nào?

- Người ta cấm em quan hệ với phụ nữ.

- Vậy là người ta đã thiến chú trước khi chú ra đi rồi. Làm theo gì chú muốn. Anh chỉ dặn chú ba điều: tránh nhà thổ, đừng cuống cuồng lên, và không được léng phéng với vợ bạn của chú!

Alamo đã (gần như) giữ lời hứa.

Với một người hoạt động bí mật, quan hệ với đàn bà là một nguồn phiền phức không lường trước được. Ban ngày ta có thể kiềm chế được hành vi và lời nói, nhưng khi ngủ làm sao tránh được nói mê bằng tiếng mẹ đẻ của mình? Đối với Leopold, tiếng nói không có gì trở ngại. Khi nói tiếng Pháp, anh có mọt giọng nặng và chưa nắm được hết những tinh tế của cú pháp, nhưng anh đóng vai một người Bỉ, những chi tiết đó không khác thường. Nhưng với điệp viên khác, không hoàn toàn tránh khỏi những bất ngờ. Có lần ở Brussels, Kent hớt hải đến gặp Leopold:

- Anh ơi, em bị lộ rồi. Em điện thoại thuê nhà thì bị tay chủ nhà chất vấn em có phải là người Nga không?

- Chú hãy nhắc lại đúng như chú đã nói xem sao nào.

- Thưa ông, chào ông....

- Thôi, đủ rồi - Leopold ngắt lời Kent. - Tay chủ nhà đó thường giao dịch với người Nga nên biết người Nga rất khó phát đúng âm của từ “ông”.

Những sự cố nhỏ như thế tuy không đáng lo ngại nhưng Leopold không thể yên tâm, vì chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể khiến mật thám Đức theo dõi.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:17:26 pm
101 phố Atrebates

 
Lúc đó là ba giờ năm mươi tám phút ngày 26 tháng sáu năm 1941, khi nhân viên thường trực trạm nghe trộm Cranz ở Đông Phổ thu được bức điện như sau:

KLH DE PTX 2606 033032 WES N 14 K BV...

Rồi đến 32 nhóm năm số:

AK 50 KLK DE PTX...

Trực ban ghi nhưng lúc đó chưa biết nguồn phát, nơi nhận và ý nghĩa của bức điện đó. Cũng có thể nó từ một thiên hà xa xôi nào vọng tới.
Từ đầu chiến tranh, trong không trung biết bao tiếng nói trò chuyện với nhau, truyền những ký hiệu khó hiểu của các cơ quan bí mật, mệnh lệnh, phản mệnh lệnh, tin tức của các đối thủ trong trận tuyến bí mật. Các trạm thám không của Đức như cái trạm Cranz này có thói quen nghe những bài hát ngắn ban đêm truyền về nước Anh. Nhưng lần này? Lần này bài nhạc này không hướng về nước Anh... Trong ba tháng, cho đến cuối tháng chín 1941, trạm đã thu được 230 bài ca. Chỉ đến lúc đó, bọn Đức mới hiểu ra rằng những bức điện mật đó chính là truyền về Moscow.

Những bức điện đó là của Dàn Nhạc Đỏ đánh đi.

Bộ tổng tham mưu Đức khi nhận được bản báo cáo của các chuyên gia thám không về chuyện này đã hoàn toàn sửng sốt. Họ không ngờ lại có điện mật truyền cho Liên Xô. Cơ quan tình báo quân sự cũng như phản gián của Đức đã chẳng tuyên bố trên đất Đức cũng như trong vùng Đức chiếm đóng không thể có tổ chức tình báo của Liên Xô hay sao? Tại sao chúng lại dám khẳng định như vậy? Vì chúng căn cứ vào lệnh của Stalin mà chúng biết là đã cấm điệp viên Xô viết hoạt động trên lãnh thổ đế chế Đức... Hơn nữa cái đêm đầu tiên vào tháng sáu năm 1941, cái đêm mà trạm Cranz thu được những bức điện mật kể trên, chỉ cách ngày Đức đánh Liên Xô có năm ngày thôi mà.

Năm ngày làm sao mà những chỉ thị mới của Stalin đã trở thành hiện thực được? Khi chiến dịch Barbarossa phát động, chính trùm phản gián Đức Heydrich căn cứ vào kết luận vững như đinh đóng cột của các chuyên gia phản gián để khẳng định với Hitler rằng trên toàn bộ lãnh thổ của Đức, hắn đã cho quét không còn một tên gián điệp nào của Liên Xô.

Sau việc phát hiện quan trọng như thế, Hitler triệu tập một cuộc họp đặc biệt. Lần đầu tiên các cận thần quốc xã không bộc lộ sự tranh nhau ăn. Heydrich dù đã nói lỡ lời nhưng vẫn chưa bị thất sủng, vẫn giữ được uy thế. Dưới quyền hắn ta, đô đốc Canaris của Cục Phản gián quân sự, tướng Fritz Thiele, chỉ huy cơ quan Funkabwehr, Schellenberg, trùm cục phản gián, Muller, trùm mật thám Gestapo, quyết định phối hợp hành động. Cả tụi gián điệp và mật thám tuyên chiến với tình báo Xô viết. (Trong cuốn “Trùm phản gián quốc xã nói”, Schellenberg đã viết: Vào cuối 1941, Hitler đã ra lệnh phải đánh tan hoạt động tình báo Xô viết đang phát triển ở Đức và trên các vùng bị chiếm đóng. Himmler được trao trách nhiệm kiểm tra sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan tình báo của tôi với cơ quan của Muller - Gestapo - và cơ quan phản gián của Canaris . Kế hoạch này mang bí danh là Dàn Nhạc Đỏ, do Heydrich phối trí. Sau khi Heydrich bị ám sát vào tháng năm năm 1942, Himmler lên thay phụ trách phối trí và kiểm tra chuyên án Dàn Nhạc Đỏ”. Vậy tên Dàn Nhạc Đỏ do chính Đức đặt ra).

Trên toàn bộ lãnh thổ do quân Đức kiểm soát, việc tìm phương điện đài được huy động và tăng cường. Bọn Đức tìm ra một dấu vết: sớm muộn, tùy theo tài trí và khéo léo cũng như may rủi, dấu vết đó sẽ đưa chúng đến mục tiêu... Vào tháng 11 năm 1941, đại úy Harry Piepe chỉ huy phản gián quân sự tại Bỉ xác định được một điện đài tại Brussels. Về chuyện này Leopold đã xin Trung tâm quan hệ với một chuyên viên có thể sửa chữa máy phát và đào tạo cơ công. Vì thế Leopold đã gặp Johann Wenzel. Anh này đến định cư tại Bỉ từ năm 1936, chỉ huy một toán nhỏ chuyên điều tra về công nghiệp quân sự.

Quá khứ của Wenzel đảm bảo cho hiện tại: anh đã tham gia vào Đảng cộng sản Đức từ khi còn rất trẻ. Gốc người sinh tại Danzig, thành viên tích cực của Thành Trì Đỏ Hamburg, anh biết rất rõ E. Thaelmann, Tổng bí thư Đảng cộng sản Đức. Trước khi rời sang Bỉ, anh đã xây dựng được một tổ tình báo công nghiệp ở vùng Ruhr. Vị lão luyện về hoạt động bí mật này lại còn là một chuyên viên vô tuyến điện rất giỏi.
Đối với nhóm tại Brussels, Wenzel là “giáo sư”, một ông thày gương mẫu, bởi vì trong khi đào tạo cơ công, anh còn trực tiếp đánh điện đi. Người học trò đầu tiên của anh là Alamo và vào giữa năm 1941 do nhóm ở Pháp thiếu cơ công, nên Leopold quyết định gửi hai thực tập sinh là David Kamy và Sophie Poznanska sang cho anh dạy.

Kamy thuộc vào loại siêu cách mạng, người chiến sĩ không biết biên giới. Anh do Hillel Katz  giới thiệu với Leopold, vì hai người đều cùng sinh hoạt tại đảng bộ quận 5 Paris. Thời thanh niên, anh đã sống ỏ Palestine, tham gia cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha và Dàn Nhạc Đỏ.
Trước khi đến với tình báo, anh làm việc trong đơn vị kĩ thuật của Đảng cộng sản Pháp. Ham vô tuyến điện, giỏi về hóa học, anh đã tổ chức một phòng thí nghiệm nhỏ và bí mật để chế tạo những vật dụng mới lạ như mực bí mật, tài liệu tự hủy, v.v... Anh ta trước hết đối với DNĐ là chuyên gia về vi phim, lĩnh vực anh đạt tới trình độ hoàn hảo.

Trong nhũng lớp của giáo sư Wenzel, Sophie Poznanska làm bầu làm bạn với anh. Leopold biết cô này từ thời còn ỏ Palestine vì cô rất thông minh và dũng cảm. Leopold quan tâm đến hai thực tập sinh này rất nhiều. Anh yêu cầu Kent thu xếp nơi ăn ở cho họ thật an toàn, nhưng anh này chẳng lo liệu gì: Sophie ngụ tại 101 phố Atrebates là chỗ DNĐ dùng để chuyển vật liệu, còn Kamy ngụ tại nhà Alamo.

Vậy là không đảm hảo những điều kiện tối thiểu về an toàn. Nếu không muốn để xảy ra tai họa thì không ai lại làm ăn như thế.

Đầu tháng 12, Sophie báo cho Leopold phải đến Brussels kiểm tra.

Phố Atrebates là nơi nguy hiểm. Ngày 11, Leopold đến Brussels thấy đúng là đáng lo ngại. Alamo đến biệt thự để làm việc mà đưa cả bạn trai, bạn gái ngoài lưới. Trong điều kiện như thế, Wenzel phải tạm ngừng phát tin từ phố Atrebates vì trong tháng 11, có ngày anh phải phát hàng mấy tiếng liền.

Trưa ngày 12, Leopold gặp Sophie, cô kể cho nghe điều kiện tai hại khi làm việc tại Atrebates. Leopold quyết định đưa cô và Kamy trở về Paris và để Kent làm thay họ; rồi quyết định sẽ họp bàn tại Atrebates vào ngày hôm sau để nghe những biện pháp mới. Trong khi đó tên đại úy Piepe của phản gián quân sự Đức đã ra tay gấp. Nó đã xác định được nơi có điện đài bí mật nhưng còn chưa xác định được cụ thể nơi chứa điện đài trong các số nhà 99, 101 và 103 phố Atrebates. Trong đêm nó ra tay ngay và tràn vào ngôi nhà 101. Toán của nó xông vào tầng trệt trước, nơi ở của Rita Arnould, một cô Hà Lan chống phát xít, bạn thân của Springer, nhưng không tham gia DNĐ, tuy là người đứng ra thuê ngôi nhà này. Trên tầng một, Sophie đang giải mã các bức điện. Nghe thấy tiếng giày da ở tầng dưới, cô nhanh tay ném tất cả tài liệu cô đang làm vào lò sưởi. Phần chính đã ra tro, nhưng bọn Đức còn thu được một mảnh giấy cháy dở.

Kamy đang làm việc ở một phòng bên cạnh, anh nghe thấy một điện đài khác hoạt động (theo nguyên tắc của DNĐ dùng điện đài này kiểm tra điện đài khác). Anh nghe thấy tiếng bọn Đức, liền chạy trốn trên phố, nhưng bị Đức bắt được. Rita Arnould, Sophie, Kamy đều bị bắt.
Bọn Đức liền biến 101 thành chiếc bẫy chuột.

Hôm sau, lúc 11 giờ rưỡi Alamo mò tới nơi hẹn. Anh mấy hôm không cạo râu, tay cắp lồng thỏ. Anh chưa bước khỏi ngưõng cửa đã bị bọn Đức chộp ngay.

- Giấy tờ đâu?

Bình tĩnh, anh rút hộ chiếu Uruguay mang tên Carlos Alamo.

- Mày đến đây làm gì? Từ đâu đến? Mày làm nghề nghiệp gì?

Alamo trình bày: hiệu của anh ở Ostend bị bom (đúng sự thật) và từ đó để sinh sống anh phải buôn chợ đen...

- Tôi vừa đến đây bấm chuông để rao hàng... - Alamo trình bày.

Lập luận trôi chảy: với lồng thỏ, anh đúng là một người bán hàng rong. Bọn hiến binh thống nhất với nhau giữ anh ta lại.

Trong lúc đó, Leopold cũng tới... Đúng 12 giờ, anh bấm chuông.

Một tên sen đầm giả trang là cô gác cổng mở cổng. Tim anh như ngừng đập, nhưng anh trấn tĩnh lại ngay. Anh lùi một bước rồi thốt lên:
- Ôi, tôi xin lỗi, tôi không biết rằng nhà này đã bị quân đội Đức chiếm, tôi nhầm địa chỉ...

Tên Đức không tin, nó nắm chặt cánh tay Leopold rồi lôi tuột anh vào trong nhà.

Vậy được, phải đánh tới tấp không cho đối phương nghi... Ngôi nhà bị khám soát tanh bành, vô cùng lộn nhào: đúng là hình ảnh của vụ khám soát. Qua cửa kính, Leopold nhìn thấy Alamo trong phòng lớn. Leopold xuất trình giấy tờ rất chủ động không chờ sen đầm yêu cầu, cho bọn Đức xem.

Tên sen đầm ngạc nhiên, mặt dài ra: giấy Leopold đưa ra đầy những dấu và chữ kí xác nhận ông Gilbert được giám đốc tổ chức Todt ở Paris ủy quyền đi tìm kiếm vật liệu chiến lược cho quân đội Đức và đề nghị quân đội chiếm đóng tạo điều kiện dễ dàng cho ông Gilbert tìm kiếm.
Để phá tan sự im lặng và để bồi thêm đòn tâm lí, Leopold bổ sung:

- Ở bên dãy trước mặt có một garage, tôi cho rằng có thể garage này có những xe cũ đồ nát, garage hôm nay đóng cửa, tôi sang bên này định hỏi xem garage vì sao đóng cửa và sẽ mở lại vào giờ nào...

Tên sen đầm trở nên nhã nhặn nhưng rất kỉ luật, hắn nói:

- Tôi tin ông, nhưng ông phải chờ sếp của tôi quay lại đã...

- Không được, không được, tôi phải ra ga cho kịp giờ tàu. Ông giám đốc hãng Todt đang chờ tôi báo cáo vào ngay trưa nay, anh cản tôi là làm lỡ việc của tôi đấy! Anh hãy đưa tôi đến đó gặp sếp hoặc điện thoại cho ông ta.

Tên sen đầm lưỡng lự một chút nhưng đi gọi điện thoại cho đại úy Piepe, trình bày việc Leopold xuất hiện... Leopold nghe được thấy một tràng gào thét trong điện thoại. Tên sen đầm tái mặt như là bị sét đánh: “Đồ ngốc, sao lại giữ ông ấy, thả ông ta ra ngay!”

Alamo thấy và nghe hết câu chuyện đã nhìn Leopold với vẻ mặt thông cảm... Leopold bước xuống cổng với tên sen đầm, trong khi ra khỏi nhà, còn hỏi tên sen đầm:

- Ở đây có chuyện gì thế, lại chuyện Do thái à?

- Ồ không, còn nghiêm trọng hơn thế cơ...

- Nghiêm trọng hơn là thế nào?

- Một vụ gián điệp...

Leopold ra vẻ lo lắng để tỏ ra anh thông hiểu tầm quan trọng của vấn đề. Hai người từ giã nhau như hai bạn thân, Leopold còn mời tên sen đầm:

- Khi nào anh đến Paris, mời anh đến nhà tôi chơi nhé, mong anh đến nhé...

Ra đến phố, Leopold nhận định tình hình nghiêm trọng rồi. DNĐ vừa bị một đòn nặng nề lắm, nhiều đồng chí đã bị bắt. Rồi sẽ còn bị đến đâu? Leopold xem đồng hồ đeo tay: đúng 12 giò 15. Sự cố xảy ra thật là nhanh... Bỗng anh nhớ có hẹn với Springer cũng rất gần đó.
Anh vội đến tìm kẻo Springer không thấy anh lại mò vào bẫy. Rất may là Springer chờ anh, anh liền thông báo tình hình và hỏi xem có mang tài liệu mật nào trong người không:

- Túi tôi đầy tài liệu đây - Anh ta trả lời Leopold.

- Cậu mang tài liệu gì thế?

- Bản đồ cảng Antwerp.

- Mẹ kiếp, chỉ thế thôi à?

Leopold nhớ lại mấy tuần trước, Cục trưởng đã chỉ thị thu thập bản đồ cảng Antwerp, ghi những địa điểm tàu ngầm có thể đột nhập, và Springer đã thu thập đúng yêu cầu.

- Rút lẹ lên, kẻo chúng ta có thể bị chúng tóm đấy.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:17:39 pm
Một tiếng sau, Leopold gặp Kent. Trao đổi tóm tắt tình hình vừa qua, Kent hiểu ngay tình thế nghiêm trọng. Ba thành viên bị bắt, mặc dù họ vững vàng, nhưng khó thoát khỏi bị đưa sang Gestapo. Lại đáng ngại hơn nữa là Rita Arnould không phải thành viên cho nên không chắc cô sẽ không khai, vì hai lần cô gặp Kent, quen thân Springer và đã được nghe nói đến Wenzel... Với những gì thu thập được, bọn Đức vẫn có thể tìm ra khóa mật mã của DNĐ. Cho nên phải có biện pháp đối phó cấp tốc: Kent và Springer phải chạy sang nước khác ngay, còn những thành viên khác phải rút vào bí mật hoàn toàn. Nhóm tại Bỉ đành phải nằm im. Không còn cách nào khác.

Leopold phải rút gấp, anh đi xe sang Pháp. Hôm sau, anh gặp ngay Grossvogel và Pauriol, cùng nhau quyết định tổ chức một nhóm đặc biệt gồm mấy thành viên vững vàng dưới sự chỉ đạo của hai anh Grossvogel và Pauriol để theo dõi và ứng phó với Đức tại Bỉ và Pháp. Rõ ràng đòn phố Atrebates chấm dứt thời kì yên bình của DNĐ. Từ nay trở đi bọn Đức sẽ huy động toàn lực để khám phá tiếp và đánh tan DNĐ.

Grossvogel và Pauriol sang Brussels đối phó với tình thế: tổ chức cho Springer đi Lyon, Kent đi Paris, cho Izbutski và Wenzel chỉ thị. Wenzel phải đổi chỗ ở ngay, ngừng hai tháng liên lạc với Trung tâm và thay các thói quen để đánh lạc hướng mật thám.

Cái chính là theo dõi ba đồng chí bị bắt đang bị giam tại nhà tù Saint-Gilles Prison ở Brussels... Grossvogel liên lạc với cơ sở trong số gác ngục để nắm tình hình. Được biết bọn Đức chưa điều tra ra lí lịch thật của ba người bị bắt, Alamo vẫn mang tên là Alamo, Kamy mang tên là Desmets, còn Sophie Poznanska mang tên Verlinden.

Nhưng sang đầu tháng tư 1942, cơ sở cho biết bọn mật thám Đức đã lần ra được lí lịch của Sophie, còn Kamy - Desmets chúng biết tên thật là Danilov. Sự việc xảy ra như thế nào?

Đối với Sophie, Leopold thông cảm lí do cô phải khai tên thật ra... Bị mật thám dồn ép, cô muốn tỏ ra mình nói thật. Suốt đời chiến đấu, sau nữa - đây là điều lúc đó DNĐ chưa hiểu hết - cô muốn giấu quê thật của cô là thành phố nhỏ bé Kalisz ở Ba Lan để gia đình cô khỏi bị vạ lây.

Còn Kamy thì có khác: hai chục năm hoạt động bí mật, anh va chạm biết bao nhiêu người cho nên anh muốn tránh họ bị liên lụy bằng cách: chàng Do Thái “không quốc tịch” này mang tên là Anton Danilov, trung úy trong Hồng quân Liên Xô... Anh biết khá đủ tiếng Nga để nhận mình là người Nga, đã từng công tác tại sứ quán Xô viết ở Vichy năm 1941, rồi khi chiến tranh Xô - Đức bắt đầu thì anh được cử sang Bỉ làm việc với Alamo. Anh khai rằng anh chỉ biết có hai người cùng bị bắt, ngoài ra không quan hệ với ai khác. Bọn Đức nghe và tin theo lời khai đó. Nhiều tháng sau khi bắt được anh, bọn Đức vẫn giữ thái độ tôn trọng đối với viên sĩ quan Xô viết này có cử chỉ dũng cảm và chẳng khai gì thêm (vậy việc khai là sĩ quan Xô viết chứng minh thủ đoạn của anh là rất khá).

Sau vụ bắt bớ ở phố Atrebates, địch tạm dừng. Rita Arnould khai ra hai địa chỉ trong đó có anh bạn Dow của Springer, một người kháng chiến năng nổ.

Ngày 16-12, Dow thấy có một người tới cửa hàng áo lông ở phố Royale của anh, người này nói mình là người của Sếp Cao cấp phái đến tìm gặp Springer. Dow cảm thấy nghi, liền khất hai ngày sau người đó hãy quay lại, rồi Dow hỏi Springer về chuyện đó. Springer dặn chớ tin chuyện ấy, có thể là một tên khiêu khích đó.

Tên lạ mặt hai hôm sau lại đến thật. Dow tiếp hắn ở phòng bên cạnh cửa hàng. Sau phòng, Dow bố trí một người bạn để trợ lực nếu có sự cố. Tên lạ mặt vào phòng, rút súng ngắn ra để trên bàn. Dow bình tĩnh nói cho tên đó rằng mình không gặp Springer. Vài hôm sau, Dow thấy tên lạ mặt ngồi trên xe hơi đậu trước cửa hàng của mình, anh kết luận tên đó là Gestapo, anh liền biến mất.

Rita Arnould còn khai ra một địa chỉ có thể dẫn đến Springer và đến trung tâm của DNĐ: đó là Yvonne Kuenstlunger, em họ Rita, phụ trách liên lạc giữa Springer và tổ phố Atrebates. Lần này bọn mật thám Đức xảo quyệt hơn, chúng chưa bắt ngay Yvonne, mà cứ theo dõi nhằm tìm cho ra Springer, nhưng không có kết quả.

Tin từ nhà tù Saint-Gilles Prison khiến DNĐ lo lắng: cơ sở cho biết Alamo đã bị đưa về Berlin - một điều khá đặc biệt - rồi lại bị đưa về nhà tù này, nhưng dưới tên Mikael Makarov.

Leopold lần đầu tiên biết tên thật của Alamo, liền hỏi Trung tâm thì được trả lời “đúng thế”.

Phản gián quân sự lao vào đánh phá DNĐ nhưng lúc đầu chúng lạc hướng, trừ trường hợp Alamo là chúng đi sát thực tế. Sau vụ Atrebates, Andre Marty trong chiến tranh Tây Ban Nha, bị bắt ở Bắc Pháp. Phản gián quân sự Đức tưởng rằng kháng chiến Pháp và DNĐ chỉ là một tổ chức vì đều xuất thân từ Lữ đoàn quốc tế ở Tây Ban Nha trong đó có Alamo.

Đại úy Piepe đề xuất với Berlin nhốt số bị bắt vào trại tập trung. Đến đây xuất hiện tên Giering... tên này sẽ xử lý DNĐ sau này..

Giering là cẩm mật thám. Với chức vụ đó, y được Piepe thông báo về vụ Atrebates. Y không nghĩ rằng việc tham gia vào Lữ đoàn quốc tế gắn điệp viên DNĐ với kháng chiến Bắc Pháp, nhưng y nhớ lại vụ y phá một lưới tình báo ở Tiệp, những điệp viên Xô viết có khai rằng họ được một sĩ quan phi công Xô viết có tham gia Lữ đoàn quốc tế chở họ đến Tiệp. Hình dáng viên sĩ quan không quân đó được họ tả lại giống như Alamo mà Piepe mô tả. Giering quyết định đến tận nhà tù Saint-Gilles Prison để xem mặt Alamo. Y lấy máy bay đưa Alamo về Berlin với y. Đến Berlin, đáng lẽ đưa Alamo vào tù thì y giữ anh này tại nhà y nửa tháng. Vốn là cớm già đời chống cộng sản, Giering không kém về môn tâm lí học. Đứa con trai của y bị cụt tay khi tham gia không quân Đức đã tìm ra những đề tài để tiếp chuyện Alamo. Trong khi đó, Giering đi tìm lại những điệp viên Xô viết bị bắt tại Tiệp để hỏi cung: có biết Alamo không? Tên này có cùng chiến đấu trong Lữ đoàn quốc tế không? Rồi y đưa ảnh Alamo ra. Nhũng điệp viên này khai nhận Alamo cùng học ở trường tình báo Moscow với họ. Thế là xong.

Giering đã thắng một ván bài quan trọng; y đưa Alamo trở lại nhà tù Saint-Gilles Prison và từ báo cáo của các cơ sở trong nhà tù này mà DNĐ mói biết tên thật của Alamo là Makarov. Sau khi biết tung tích của Alamo đã từng hoạt động tình báo, bọn Đức suy ra rằng Sophie và Kamy đã cùng làm tình báo với Alamo. Chúng khai thác thêm và thế là những trận tra tấn bắt đầu.

Đầu mùa hè, Alamo và Kamy bị đưa vào pháo đài Breendonk là nơi đầy ải họ. Hai đồng chí này không khai thêm đồng chí khác, họ anh dũng chịu đựng mọi tra tấn. DNĐ vẫn giữ được bí mật cho đến đây.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:22:34 pm
Sai lầm của Trung tâm

 
Nhóm DNĐ ở Bỉ thế là tan...

Kent qua Paris rồi xuống Marseilles. Vợ anh là Margarete Barcza sau đó mấy ngày cũng về theo. Nhưng Kent không muốn rời vợ cho nên đã đưa chị về ở với anh. Thật là cần giữ an toàn cho Kent, vì anh biết rất nhiều qua những chuyến đi Đức, Tiệp, Thụy Sĩ, không thể để anh bị Đức bắt.

Kent hoàn toàn mất tinh thần. Sau một năm làm việc vất vả, tiếp theo vụ đổ vỡ Atrebates mà anh là người phải chịu trách nhiệm, anh không còn giữ được tinh thần. Nước mắt lưng tròng, anh nói với Leopold: Quyết định của anh đưa tôi về Marseilles là đúng, nhưng Trung tâm không hiểu nổi. Tôi vốn là sĩ quan Xô viết và khi tôi trở lại Moscow, họ sẽ không tha thứ cho việc Atrebates đâu!

Vợ chồng Springer có ý định tổ chức riêng một lưới tại Lyon, Leopold liền thỉnh thị Trung tâm cho phân tán nhóm ở Bỉ. Những chiến sĩ có khả năng như Izbutski, Sesee và Raichmann sẽ được trang bị điện đài riêng và trực tiếp liên lạc với Trung tâm. Drailly sẽ thay Kent chỉ huy Simexco.

Trả lời của Cục trưởng làm cho Leopold ngạc nhiên và làm anh mất hồn vía: Leopold phải gặp đại úy Xô viết Efremov (tức Bordo), đưa Kent, Wenzel và lưới Bỉ cho Bordo chỉ huy.

Leopold không biết Bordo. Anh có gặp anh này một lần vào xuân 1942 tại Brussels và Leopold nhận xét không thích. Bordo cư trú tại Bỉ từ 1939 và nằm im cho đến 1942. Anh vốn là nhà hóa học, đã đóng vai sinh viên Phần Lan và theo học đại học Bách khoa. Kết quả công tác của anh ít ỏi: giá trị những tin túc anh phát từ đài của anh chẳng có chất lượng gì, đó là một người nghiệp dư thu lượm ít mẩu tin của bọn lính Đức trong nhà thổ. Từ những mẩu tin sai lệch, vụn vặt đó, anh “tổng hợp” lại rồi nhào với óc tưởng tượng thành những bản báo cáo quan trọng. Trung tâm chẳng cần chất lượng mà cái quan trọng là nhãn hiệu đại úy được huấn luyện tình báo cấp tốc ba tháng, chứ Trung tâm không chọn Wenzel là một chiến sĩ bí mật dày dạn.

Dằn mình lại, Leopold trình bày với Trung tâm những ý kiến của mình để trung tâm gánh chịu mọi trách nhiệm, vị chỉ huy Dàn Nhạc Đỏ đành báo cáo hết thông tin của anh cho Bordo. Những cựu trào như Wenzel, Izbutski và Raichmann đều ngao ngán về quyết định của Cục.
Khi được biết quyết định đó, Raichmann kêu lên:

“Tuân theo chỉ đạo của tên ngốc ấy chỉ có mà ăn cám cả lũ”. Leopold phải thuyết phục từng ngưòi theo tinh thần kỉ luật. Anh làm một bản báo cáo nói hết lợi hại của quyết định của Cục. Hai tháng sau, đồng chí Cục trưởng trả lời hoàn toàn đồng ý với Leopold và quyết định phân tán nhóm Bỉ.

Nhưng chậm quá rồi! Ít nhất vào tháng bảy 1942, Bordo bị bắt. Vì thiếu kinh nghiệm, anh đã đưa đầu vào bẫy của Đức. Vào tháng tư, khi Leopold lên Brussels gặp Efremov - Bordo, Raichmann đã báo cho Leopold rằng vô tình anh thấy viên thanh tra cảnh sát của Bỉ tên là Mathieu là người đã thụ lí vụ Raichmann làm giấy tờ giả. Mathieu đã nói riêng với Raichmann rằng hắn thuộc lực lượng “kháng chiến” và đề nghị Raichmann giúp đỡ hắn vì hắn nghi ngờ Raichmann làm việc cho một tổ chức bí mật, hắn muốn anh giúp hắn một số thẻ căn cước loại thật.

Leopold nghi tên Mathieu lừa lọc nên chỉ thị cho Raichmann cắt mọi quan hệ với thanh tra cảnh sát đó. Nhưng vắng mặt Leopold, Bordo cho Raichmann cung cấp thẻ căn cước mới toanh cho Mathieu. Rồi anh ta lại còn nhận cho Mathieu gửi một đài phát, sau đó còn đưa cả ảnh của mình cho Mathieu làm hộ một thẻ căn cước cho mình. Hai người hẹn nhau ỏ Đài Thiên văn, nhưng đến kì hẹn, Mathieu không đến một mình; hắn đi cùng một số cảnh sát khác và tóm luôn Efremov - Bordo.

Izbutski vội xuống Paris báo tin Efremov bị bắt. Grossvogel liền lên Brussels ngay để nắm tình hình... Ba ngày sau, Efremov lại xuất hiện với vẻ bình thường, nhưng có một “người bạn” đi kèm.

Hắn kể với người gác cổng rằng hắn bị cảnh sát xét hỏi căn cước xong được tha vì chẳng có gì phạm pháp.

Trong những ngày tiếp theo, Izbutski, Sesee và Maurice Pepper (liên lạc viên tuyến Hà Lan) bị băt. Bị tra tấn, Pepper khai ra trưởng toán DNĐ ỏ Hà Lan và Anton Winterinck. Anh này bị bắt cùng vợ chồng Hilbolling. Chín thành viên và hai điện đài thoát khỏi tay mật thám Đức. Efremov - Bordo còn khai ra Simex và Simexco, tuy chưa khai thật chi tiết vì hắn không nắm cụ thể. Nhưng từ hôm đó trở đi hai công ty này bị giám sát bí mật.

Với những báo cáo khai thác Efremov, đại úy Piepe cho là một trò giễu cợt: hắn thuê văn phòng ở cùng ngôi nhà Simexco. Theo mô tả của Efremov, Piepe vỗ trán và nhớ ra rằng sếp cao nhất của DNĐ là người hắn đã gặp và ngả mũ chào khi đi cùng một cầu thang.

Không bị tra tấn, nhưng Efremov đã khai rất nhiều, vì hắn bị Gestapo đánh trúng tư tưởng dân tộc hẹp hòi và bài Do Thái của hắn: Anh là người Ukraine, thế mà anh lại làm việc dưới quyền một tên Do Thái!

Chúng dọa sẽ hành hạ gia đình hắn, rồi chúng cho hắn đi sang Đức tham quan những thành tựu của nước Đức quốc xã... Thế là Efremov phun hết: ba chục người vì hắn mà bị bắt. Có người bị bắt cả nhà. Số lượng đó lên gấp đôi biên chế của nhóm DNĐ ở Bỉ.

Cuối tháng tám, Efremov gặp Germaine Schneider thuộc lưới của Wenzel, hắn ngửa con bài của hắn: rằng hắn đã bị bắt, mật thám Đức đã biết hết cho nên hắn quyết định đầu hàng để cứu mạng hắn. Hắn đề nghị Germaine làm việc với hắn:

- Cô phải biết ràng Otto (Leopold Trepper) không khi nào bị bắt, chỉ có bọn chúng mình là bị ăn đòn.. Do đó, tốt nhất là chúng ta theo bọn Đức để thoát lấy thân...

Germaine khất sẽ trả lời hôm sau, rồi cô lao xuống Paris báo tin cho Leopold. Leopold liền chuyển Germaine xuống Lyon ngay. Thấy cô này biến mất, mật thám liền bắt chồng và hai em cô.

Gia đình Schneider công tác ở Quốc tế Cộng sản từ trên hai chục năm. Franz và Germaine Schneider đều là quốc tịch Thụy Sỹ, đã kinh qua công tác giao liên nên quen biết nhiều đảng viên châu Âu; ngôi nhà của họ ỏ Brussels trước thế chiến là nơi trú chân của các nhà lãnh đạo khi qua Bỉ. Thorez và Duclos đã từng trú chân tại đó. Họ rất thân với những đồng chí “lão thành”của Quốc tế cộng sản, nhất là với Robinson và Clara Schabbel, vộ trước của Robinson, bà này là giao liên giữa Berlin với đồng chí Wenzel.

Franz Schneider tuy không thuộc vào DNĐ, nhưng do quen biết trước kia nên nắm được khá nhiều tin tức. Bị tra tấn, không chịu nổi anh đã khai ra cơ công của Robinson là đồng chí Griotto. Từ đó, Harry Robinson bị giám sát kỹ.

Leopold báo cáo tình hình cho Cục, thì nhận được trả lời kì cục như sau: “Đồng chí Otto hoàn toàn nhầm lẫn, Cục biết Efremov bị cảnh sát Bỉ bắt, nhưng chỉ là việc kiểm soát giấy tờ, sau đó được tha, không có chuyện gì nữa. Hơn nữa Efremov vẫn tiếp tục cung cấp cho Cục những tin tức rất quan trọng, sau khi thẩm tra kĩ, Cục đánh giá những tin tức đó rất có chất lượng.”

Trung tâm cũng chẳng thắc mắc vì sao Efremov lại có tiến bộ vượt bực đến thế! Thế là Cục bắt đầu bị đầu độc... Cục trưởng còn chưa tin vào lượng người bị bắt, cho nên chỉ thị Leopold phải lên Brussels gặp Efremov để hỏi thêm... Tổ kiểm tra của DNĐ phát hiện ở nơi hẹn có những khách uống, ở các hiệu cà phê cạnh điểm hẹn chỉ chú ý đến hè phố mà quên mất cốc tách họ dùng. Lại có nhiều xe hơi màu đen lượn lờ quanh đó nữa...

Trong thòi gian đó, Wenzel vẫn tiếp tục công tác: anh vẫn đánh điện về Moscow, súng ngắn và thuốc cháy để tiêu hủy phương tiện bên cạnh. Điện đài của anh bị bọn phản gián điện đài phát hiện, đang đêm chúng đột nhập vào nhà Wenzel, anh đã nhảy lên mái nhà vừa chạy vừa bắn bọn rượt theo. Hàng trăm người đã thức giấc vì tiếng súng nên đã trông thấy anh chạy lên mái nhà. Anh trốn vào một ngôi nhà hàng xóm. Bọn Đức bắt được anh trong một cái hầm... Trong tàng thư của Đức, Wenzel bị bêu là phản bội, rằng đã chịu cộng tác với mật thám Đức. Đó là thủ đoạn thô bạo của quốc xã nhằm bôi nhọ một đảng viên lão thành, bạn thân của Ernst Thaelmann. Sự thực hoàn toàn khác hẳn.

Cuối tháng giêng, thấy ngôi nhà phố Atrebates không còn bị mật thám canh gác nữa, Leopold cử hai nhân viên có giấy chứng minh của Gestapo đến để tìm lại sách trong buồng của Sophie Poznanska vì mật mã của DNĐ dựa vào một số trong sách đó.

Tên tiến sĩ Vauck, trưởng cơ quan mã thám Đức, biết chuyện này cho nên đã yêu cầu Gestapo Brussels tịch thu hết sách của phố Atrebates, nhưng Gestapo trả lời không tìm thấy số sách Vauck yêu cầu. Vauck khôrm chịu, liền hỏi cung lại Rita Arnould, cô này khai có nhớ trên bàn của Sophie thường có năm cuốn sách.

Để phát hiện cuốn sách cần tìm, Vauck chỉ dựa vào mẩu giấy cháy dở rồi với các tính toán rất tỉ mỉ, hắn đã phát hiện ra khóa mật mã tên là Proctor, trong bốn cuốn sách tìm được đều không thấy Proctor. Cuốn sách thứ năm nhan đề “Phép lạ của giáo sư Wolman” thì không tìm thấy. Sau nhiều ngày tìm khắp các hiệu sách, cuối cùng Karl von Wedel đã tìm ra một cuốn vào ngày 17-5-1942. Tiến sĩ Vauck liền nghiên cứu 120 hức điện mật Đức thu được từ tháng sáu năm 1941 có dùng đến khóa Proctor.

Ngày 17-4-1942, đơn vị mã thám của Vauck đã dịch được bức điện mật sau đây:

“KL 3 DE R.T.X. - 1725 WDS GET Cục trưởng gửi Kent. Riêng. Hẹn ngay Berlin ba địa chỉ sau đây và xác định nguyên nhân đài liên lạc trục trặc. Nếu còn trục trặc thì anh phải phụ trách truyền tin. Cóng tác của ba toán Berlin và truyền tin là quan trọng hang đầu. Địa chỉ: Neuwest-end, Altenburger alle 19, thứ ba bên phải. Coro Charlottenburg, Frederiastrasse 26 a, thứ hai bên phải. Bauer. Nhớ ở đây. “Eulenspiegel”. Khẩu lệnh: cục trưởng. Báo cáo tin tức trước ngày 20 tháng 10. Kế hoạch mới hiện hành cho ba điện đài gbt ar KLS của RTX”.

Không thể tưởng tượng nổi vì sao Cục trưởng đưa lên không trung địa chỉ của ba người phụ trách toán Berlin là Schulze-Boysen, Arvid Harnack, và Kuckhoff! Khi đó Leopold đã hết hồn về bức điện này... Nếu Đức dịch được bức điện bất cẩn đó - Leopold biết rằng không mật mã nào là hoàn toàn bí mật - tất nhiên chúng sẽ biết địa chỉ của toán Berlin. Ngày 14-7- 1942, thực tế đã xảy ra như vậy đó.

Gestapo chẳng cần vội phá án ngay, ngược lại chúng bố trí theo dõi, đặt các bẫy chuột, nghe trộm điện thoại, tiếp tục theo dõi các diện đài. Đến cuối mùa hè năm đó, chúng đã phát hiện ra sáu chục thành viên toán Berlin.

Họa vô đơn chí: một thành viên của toán Berlin tên Horst Heil-mann là nhân viên mã thám của tiến sĩ Vauck mãi đến ngày 29 tháng 8 mới biết bức điện trứ danh kể trên bị dịch ra. Anh vội điện ngay cho Schulze-Boysen, chẳng may hôm đó Schulze-Boysen đi vắng, nên anh ghi lại nhắn Schulze-Boysen khi nào về thì gọi ngay đến văn phòng của anh. Sáng sớm 31, Schulze-Boysen gọi điện cho anh, thì Vauck đích thân nhấc máy...

“Schulze-Boysen gọi điện đây...”

Ngạc nhiên, Vauck cho là chuyện khiêu khích liền báo cho Gestapo. Ngay hôm đó Schulze-Boysen bị bắt. Hai tuần sau, tám chục thành viên toán Berlin bị bắt, và còn nữa. Đến đầu năm 1943, 150 người bị bắt, nhiều người không thuộc Dàn Nhạc Đỏ.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:51:30 pm
(http://www.lariposte.com/IMG/jpg/Berzine.jpg)

Tướng Jan Berzin, Cục trưởng Tình báo Hồng quân Liên Xô



(http://www.lifo.gr/uploads/image/463454/Untitled-7_183.jpg)

Trepper, Luba và con trai Edgar



(http://www.lifo.gr/uploads/image/463452/Untitled-3_188.jpg)

Nhóm “Thống nhất” ở Tel Aviv, năm 1925. Leopold Trepper (đứng, thứ hai từ trái sang) cùng với  Léo Grossvogel (đứng, cuối cùng từ phải sang) và Hillel Katz (ngồi, thứ tư từ phải).


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:00:18 am
(http://www.lifo.gr/uploads/image/463453/Untitled-6_176.jpg)

Leopold Trepper và vợ Luba Brojde năm 1925


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463486/Untitled-7s.jpg)

Leopold Trepper với gia đình tại Warsaw vào năm 1960


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463484/Untitled-5s.jpg)

Tòa nhà Lubianka, trụ sở Bộ Nội vụ Liên Xô, trong đó có trại giam


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:12:10 am
(http://www.lifo.gr/uploads/image/463485/Untitled-11s.jpg)

Túp nhà gỗ của Luba và các con cư ngụ tại ngoại thành Moscow


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463449/Untitled-4_187.jpg)

Leopold Trepper (đứng giữa) với mấy người bạn trong tổ chức Hachomer Hatzair ở Nowy Targ (1920)


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463450/Untitled-5_189.jpg)

Leopold Trepper (ngồi giữa) chụp với các bạn Hachomer Hatzair ở Dombrova , 1922.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:29:28 am
Đơn vị phản gián đặc nhiệm phá án.

 
Vụ Atrebates do cơ quan phản gián quân sự tiến hành. Sang tháng sáu năm 1942, đơn vị đặc nhiệm Dàn Nhạc Đỏ được thành lập để tiến hành phá triệt để Dàn Nhạc Đỏ tại Bỉ và Pháp. Đứng đầu đơn vị này là Karl Giering, một tên mật thám cao tay đánh quị Alamo. Hắn chỉ huy một đơn vị gồm những tên SS được chọn lựa đặc biệt chuyên dùng vào việc đi săn lùng tình báo đối phương. Heinrich Reiser phụ trách một ban ở Paris. Trùm Gestapo Muller giám sát vụ án, còn Himmler và Bormann đích thân chịu trách nhiệm đánh án.

Đầu tháng mười năm 1942, Đội đặc nhiệm đến đóng tại Paris, trong ngôi nhà vốn là trụ sở của An ninh Pháp ở tầng bốn một ngôi nhà phố Saussaies.

Đức bắt đầu khám phá toán DNĐ ở Pháp...

Thực tế, toán này đã bị phá một mảng nhưng Đức chưa biết. Số là hai điện đài viên Hersch và Mira Sokol ngày 9-9-1942 đã bị bắt quả tang khi đang đánh điện mật trong một biệt thự ở ngoại ô phía Tây Paris. Đây là một vụ may rủi vì khi Sokol đang đánh điện đài thì một xe định vị điện đài đi tuần qua khu vực đó. Phát hiện ra nơi có điện đài, mật thám xông ngay vào nơi đó...

Khi ấy Gestapo chưa biết đây là của DNĐ vì đài do Pauriol chế tạo công suất nhỏ không thể liên lạc đến Moscow được. Điện gửi đi đều phải qua London rồi từ đó chuyển tiếp về Moscow; do đó bọn mật thám Đức cho rằng vợ chồng Sokol làm việc cho Anh.

DNĐ biết ngay việc vợ chồng Sokol bị bắt vì Pauriol đang theo dõi đài Sokol bỗng thấy đài này ngừng bất thường. Một thành viên DNĐ được phái đi xác minh tại nhà Sokol thấy đúng như thế. Và thành viên này đã đến ngay nơi ở của Sokol để chạy những gì liên quan đến công tác, cho nên khi mật thám đến khám không phát hiện được gì quan trọng. Cũng trong ngày Sokol bị hắt. Leopold cho nữ mật mã viên Vera Ackermann chuyển xuống ngay Marseilles và Leopold báo động luôn cho vợ chồng Spaaks biết tin bạn của họ là Sokol đã bị bắt. Hai vợ chồng Sokol bị tra tấn rất khủng khiếp, nhưng họ anh dũng chịu đựng, không khai ra tên một đồng chí nào.

Giering không biết Sokol ở trong DNĐ, nhưng các bức diện mật mà Vauck dịch ra được, cùng những lòi khai của những chiến sĩ ở Bỉ đã cung cấp cho hắn nhiều tin tức. Raichmann chỉ khai nhận khi biết Efremov đầu hàng. Cùng với người vợ, hắn đầu hàng mật thám và khai ra những điều quan trọng của toán DNĐ ở Pháp. Hành động đầu tiên của Giering là nhử Leopold vào một ổ phục kích: chúng đề xuất với bà Likhonin, đại diện Simex tại hãng Todt, một vụ buôn kim cương công nghệ kì lạ là chỉ đàm phán với ông Gilbert thôi.

Chính vì thế mà tổ chức cuộc gặp thứ nhất tại Brussels. Tại đó chúng đểu giả lộ cho bà Likhonin biết rằng Leopold là gián điệp Xô viết; điều này chúng coi nhẹ lòng yêu nước của người Nga...

Leopold gặp hà Likhonin. Bà nói với anh:

- Tôi chống cộng sản, nhưng trước hết tôi là người Nga và tôi không muốn nộp ông cho Gestapo.

Leopold an ủi bà và dặn rằng Leopold không thể nhận hẹn khác vì người không được khỏe.

Sau thất bại đó, Giering đưa Raichmann theo dõi Leopold. Raichmann dò tất cả những địa chỉ và hộp thư mà y biết khi đi qua Paris sau vụ Atrebates, nhưng không ai mắc lừa y. Đội đặc nhiệm sa lầy. Giering biết rằng chỉ huy DNĐ đóng ở Paris, hắn đã phát hiện ra nhiều thành viên hoạt động của lưới nhưng không tiến xa hơn được.

Do Malvina Gruber, vợ Raichmann, Giering biết Margarete Barcza sống tại Marseilles với Kent vì Malvina đã đi cùng Margarete xuống cảng đó. Thế là Giering đưa quân xuống và ngày 12-11-1942 vợ chồng Kent bị bắt.

Thực ra Kent rất có thể thoát vì Leopold đã chỉ thị cho anh này từ tháng tám là chạy sang Algeria. Chẳng có gì khó khăn vì Jaspar, giám đốc Simex tại Marseilles, là bạn của tướng Catroux, đang làm toàn quyền ở Algeria. Nhưng Kent do mất tinh thần nên không còn khả năng phản ứng và hành động. Tháng 10, Leopold xuống Marseilles gặp Kent. Anh thấy bị đe dọa, khu vực tự do chẳng bao lâu nữa sẽ bị quân phát xít chiếm đóng nốt. Kent nói với Leopold:

- Tôi không thể đi Algeria được, vì tôi sẽ bị Moscow gọi về để trị tội làm vỡ cơ sở ở Bỉ.

- Thế cậu định làm gì?

- Nếu tôi bị bắt, tôi sẽ vào cuộc chơi để xem bọn Đức muốn gì...

- Không thể được, muốn chơi bọn Đức thì phải có cách xin ý kiến Trung tâm. Cậu không thể và ngược lại, cậu sẽ phải nộp khóa mật mã, bọn Đức sẽ chỉ huy cậu...

Leopold nhận xét mình không thể thuyết phục nổi Kent. Leopold khuyên Kent chạy sang Thụy Sĩ, nhưng Kent nói chưa được vì vợ cậu ta đang chờ xin được hộ chiếu, mà cậu ta không muốn rời vợ. Ngay sau khi chiếm đóng Marseilles, bọn Đức tóm ngay Kent. Rồi Kent khai không cần đợi Gestapo hỏi. Anh ta chỉ vì không muốn xa vợ. Kent biết vai trò của Simex và Simexco trong lưới DNĐ và tầm quan trọng của Alfred Corbin.

Ngày 17-11, Leopold gặp Corbin:

- Anh đang nguy đấy, phải trốn ngay Alfred ạ.

- Tại sao? Chỉ có một người biết tôi, đó là Kent, mà Kent là sĩ quan xô viết và sĩ quan xô viết không phản bội phải không?

- Alfred, anh có đầu óc thực tế trong kinh doanh, nhưng còn có những lĩnh vực khác, anh quá lý tưởng đấy. Anh chưa hiểu Gestapo nó có thể làm bất cứ việc gì, anh phải trốn ngay sang Thụy Sĩ đi, đưa cả gia đình đi.

- Không thể được, vợ tôi hoàn toàn không biết gì về hoạt động của tôi, mà bà ấy lại không bao giờ muốn rời khỏi nhà của bà ta.

Ngày 19-11, Đội Đặc nhiệm vây Simex và bắt những người đứng đầu hãng này: Alfred Corbin, Suzanne Cointe, Vladimir Keller, bà Mignon... (Một số chuyên gia về Dàn Nhạc Đỏ, trừ Gilles Perrault, viết ràng Trưởng DNĐ có một phòng bí mật ở trụ sở Simex trong đó có cất dấu những tài liệu bí mật nhất. Câu chuyện đó khiến cho con gái và con rể Corbin là những người sống ở ngôi nhà của Simex phố Hosman sau thế chiến đều cho là vô lí. Thật ra không bao giờ tình báo lại dùng cơ sở vỏ bọc làm nơi chứa những gì có thể làm lộ hành tung bí mật của mình cũng như của lưới một khi bị mật thám khám soát nơi mình ở hoặc làm việc).

Grossvogel, Hillel Katz  và Leopold rút về Antony trong một biệt thự mà chỉ có ba người đó biết địa chỉ. Mau chóng ba người kiểm điểm lại thiệt hại: sau Bỉ đến Đức, Hà lan, nay đến Paris... nay cần nhất phải đảm bảo an toàn: DNĐ còn ở Pháp năm mươi người chưa bị bắt, đang cần chủ trương. Lập khóa mật mã mới để liên lạc với đồng chí Michel, đại diện Đảng cộng sản Pháp. Grossvogel cũng thay mật mã liên lạc với Pauriol.

Nhưng nghiêm trọng nhất cho hoạt động của DNĐ là TRUNG TÂM ĐÃ RÕ RÀNG MẤT LÒNG TIN VÀO DÀN NHẠC ĐỎ. Qua những điện trả lời về các báo cáo tổ chức bị vỡ, bị phá, Trung tâm chỉ trả lời vẻn vẹn: “Các anh nhầm lẫn rồi, các buổi phát tin vẫn tiếp tục và các tin tức báo cáo về rất tốt...”.

Trung tâm không nhầm, đúng là báo cáo vẫn gửi tới: Pauriol đã chẳng nhận được những bức điện của bọn Efremov hoặc những người ở Hà lan hoặc ở Berlin đã bị bắt tiếp tục báo cáo về Trung tâm hay sao? Rõ ràng Đội Đặc nhiệm muốn tránh không cho Trung tâm biết những vụ bắt bớ và để được như thế, Đức phải vờ cho lưới tiếp tục hoạt động thì mới che đậy được sự thật. Nhằm mục đích gì? Chưa phân tích được... Nếu một điện đài bị bắt và “bị dùng đánh trả” phát đi những tin tức giả để đầu độc kẻ thù, đó là phạm vi bề ngoài như thực và của lôgich chiến tranh bí mật. Nhưng nếu điện đài đã rơi vào tay phát xít Đức gửi tin tức rất tốt và góp phần vào việc thông tin một cách rất tốt cho Moscow thì không thể có được.

DNĐ nghĩ rằng một thủ đoạn mới có lẽ che đậy một kế hoạch rất lớn mà DNĐ lúc này chưa phán đoán ra được. Nhiệm vụ của DNĐ là phải gắng làm cho nó rõ ra những động cơ và phải làm cho kế hoạch đó thất bại, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải làm. Trong khi vẫn giữ giả thuyết về việc DNĐ đã bị bắt, DNĐ sẵn sàng để tạo những hình vẻ của sự hợp tác nhặm cho DNĐ xâm nhập sâu vào lòng kẻ thù.

Phải cố thử báo cho Cục trưởng diễn biến của tình hình. Ngày 22-11, Leopold gửi Cục trưởng một bức điện báo cáo mọi chi tiết, đồng thời Leopold cũng gửi một thư thông báo cho Jacques Duclos để đồng chí đó nắm được tình hình. Sau đó Leopold dự kiến sẽ trốn tránh một thòi gian. Tại Royat, thành phố nhỏ gần Clermont-Ferrand, Leopold đã chuẩn bị một đám ma. Đã chuẩn bị xong giấy chứng tử và biển tang lễ. Jean Gilbert sẽ chết...

Leopold rời Paris ngày 17, Katz đi theo sau vài ngày. Grossvogel rút về nam Pháp sau khi nhận được thẻ căn cước mới.

Trước khi ra đi, Leopold điện cho bác sĩ Maleplate xin chữa răng sớm hơn đã hẹn. Nha sĩ chỉ rỗi ngày 24 nên hẹn Leopold vào 14 giờ.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:27:49 am
Otto bị bắt

 
24-11... Leopold dậy sớm, từ từ sửa soạn. Ôn lại những sự kiện vừa qua, anh ước tính còn bao nhiêu khó khăn gian khổ sắp ập tới. Anh tự nhủ phải rất thận trọng; càng nghĩ anh càng thấy chủ trương phân tán là đúng và cần thiết.

Anh ăn sáng với Katz. Hai người nói ít. Lúc này không phải lúc nói chuyện dài hoặc tình cảm dạt dào. Hai người hẹn gặp lại nhau lúc 16 giờ, sau khi Leopold chữa răng xong. Sau đó, anh sẽ đến từ biệt Georgie de Winter. Cuối cùng buổi tối anh sẽ gặp Grossvogel. Đêm đến anh sẽ lên tàu đi Royat.

Katz đi theo Leopold đến nha sĩ ở phố Rivoli. Katz theo nguyên tắc đi cách Leopold vài chục mét để tránh mật thám. Đúng 14 giờ, Leopold đến nha sĩ. Nhìn phải nhìn trái Leopold không thấy có gì khác thường. Anh bước lên cầu thang và bấm chuông. Nha sĩ đích thân mở cổng. Thật khác thường vì mọi lần chỉ “anh thợ máy” thường ra mở cổng. Một hiện tượng nữa làm Leopold nghi ngờ: phòng đợi trống vắng. Bình thường phòng này đầy khách. Ngoài ra Maleplate dẫn Leopold đi thẳng vào phòng chữa. Anh nhìn nha sĩ. Ông có vẻ bối rối, mặt tái xanh, tay run... Anh hỏi:

- Anh làm sao thế? Anh ốm à?

Ông ta lắc đầu không rõ định nói gì, rồi ông đẩy Leopold ngồi xuống ghế chữa răng. Leopold ngả đầu vào lưng tựa theo yêu cầu của thày thuốc. Nha sĩ lấy dụng cụ. Khi ông vừa đặt dụng cụ vào miệng Leopold, bỗng có tiếng đằng sau ghế. Muộn quá rồi! Không còn phản ứng kịp nữa... Một tiếng quát:

- Hande hoch!

Tính ra Leopold vào phòng răng chỉ mới một phút. Hai bên ghế có hai gã lăm lăm súng trong tay... Chúng cũng như ông nha sĩ mặt tái mét. Chính chúng cũng run, chúng không tự tin. Thật là kì quặc.

Sau phút sợ hãi, Leopold lấy lại được bình tĩnh, máu lại dồn lên mặt. Anh giơ tay lên trời và bình tĩnh nói:

- Tôi không có vũ khí...

Có lẽ chúng đã trấn tĩnh... Tên thứ ba vội chạy ra cửa sổ, chắc nó đề phòng Leopold nhảy qua cửa sổ. Leopold đứng lên để chúng khám và còng tay. Qua ánh mắt của chúng, Leopold thấy chúng không ngờ anh ra phố không vũ khí, không cận vệ và chúng cũng chẳng ngờ lại nhanh và dễ như thế.

Bác sĩ Maleplate tiến về phía Leopold. Ông là người duy nhất vẫn bối rối và ông thều thào tâm sự với Leopold:

- Thưa ông Gilbert, tôi thề với ông rằng tôi không can dự vào việc này!

Ông nói thật, Leopold sau này xác định như vậy.

Lúc này Leopold đành phải nhận định thực tế là mình đã bị Đức bắt. Thật là gay go quá, nhưng anh tự nhủ phải giữ lòng tin. Giữa anh và bọn kia chưa bên nào chịu bên nào.

Sau khi bắt nhân viên Simex, Gestapo đã dùng tra tấn cấp một và cấp hai để lấy khẩu cung. Chỉ hỏi có một câu: “Gilbert ở đâu?”. Chỉ Corbin biết nhưng anh không khai. Leopold không biết cùng lúc đó, vợ và con gái Corbin đang ở chung một nhà dưới sự giám sát của toán Lafont, tay sai của Gestapo. Bọn chó người Pháp này cho rằng Leopold chưa biết Corbin bị bắt cho nên chúng phục kích tại nhà Corbin để bắt Leopold. Chúng để vợ con Corbin vẫn yên như cũ.

Ngày 23, hai tên Piepe và Giering từ Brussels tới. Chúng rất bực với Eric Jung, một nhân viên vì đã tự ý bắt nhân viên Simex, trái với chủ trương của Giering là chưa bắt vội, mà cứ theo dõi giám sát nhân viên Simex để tìm ra được Leopold đã.

Ngay tối hôm đó, Giering ra lệnh bắt vợ, con gái và em của Corbin giam vào nhà giam Fresnes. Sáng hôm sau đích thân Giering hỏi cung bà Corbin. Hắn tuyên bố nếu bà không chịu khai ra nơi ở của Leopold thì hắn sẽ đưa chồng bà ra bắn trước mặt bà, và tống giam những người thân khác của bà. Kinh khủng thay kiểu ép buộc này. Bà khốn khổ này tuyệt vọng, nhưng còn nhớ một chi tiết: có một lần Leopold đau răng đã nhờ bà chỉ cho một chỗ chữa răng. Bà đã giới thiệu ông nha sĩ quen thuộc tên là Maleplate. Lúc khai ra địa chỉ này là 11 giờ ngày 24-11. Leopold nhận định lời khai này không phải là sự phản bội. Bởi vì trước đó vài tuần lễ, bà có hỏi Leopold răng còn đau nữa không, thì Leopold trả lời rằng đã được nha sĩ Maleplate chữa lành rồi... Bà đã cư xử theo lối của người hoạt động tình báo là khai ra một điều vô hại để bảo vệ điều tối quan trọng.

Trong cuộc hỏi cung này, Corbin được chứng kiến ở phòng hên cạnh nên nghe được hết.

Giering và Piepe lao ngay đi tìm Leopold Trepper... Lúc 11 giờ rưỡi chúng đã đến nhà ông nha sĩ. Người thợ máy cho chúng biết rằng nha sĩ không có nhà, ông còn ở bệnh viện. Chúng ra lệnh cho anh này gọi điện thoại bảo nha sĩ về nhà ngay có việc kíp. Nha sĩ có ông bố đang ốm sống ở tầng trên nhà ông nên về nhà ngay. Bọn Gestapo, đón ông và đòi ông nộp danh sách hẹn bệnh nhân. Ông đưa sổ hẹn ra nhưng chúng tìm mãi không thấy tên Gilbert. Giering xem đi xem lại, cuối cùng nha sĩ nhớ lại rằng có người bệnh mắc bận nên không đến vào 14 giờ nhưng ông Gilbert sẽ đến thay...

Hai tên mật thám khoan khoái thấy có cơ may nên tóm được Leopold. Chúng muốn xử lí thật nhanh, chúng liền bắt nha sĩ tả hình dáng người bệnh này: đó là một nhà công nghiệp Bỉ. Ông ta hẹn ngày 27 nhưng rồi thay hẹn. Chúng dặn nha sĩ trước khi đi ra:

- Ông không được ra khỏi phòng khám chữa bệnh...

Lúc đó khoảng 12 giờ rưỡi. Hai tên mật thám bàn tính: bây giờ không thể tổ chức vây ráp quy mô lớn vì không kịp. Do đó chúng quyết định sẽ tự chúng bắt Leopold. Lúc 1 giò rưỡi, chúng lên bảo nha sĩ:

- Chúng tôi sẽ bắt tên Gilbert ngay tại nhà ông. Ông hãy làm việc đúng như thường lệ. Hãy bảo nó ngồi lên ghế và ngửa đầu lên...

Tiếp theo thì bạn đọc đã thấy rồi... Tự do của Leopold chỉ phụ thuộc vào có cái tình tiết nhỏ đó.

Cuộc sống là đầy những điều may rủi và một điệp viên phải dự kiến được những cái may rủi. Leopold đã nghĩ như vậy khi Piepe và Giering dẫn anh ra xe.

Sau một lát im lặng, Leopold nói với Giering:

- Các ông may mắn đấy, hôm nay mà các ông không bắt được tôi thì đến mùng thất mới bắt nổi tôi...

- Tôi rất hài lòng - Hắn trả lời rất vui vẻ - Đến nay đã là hai năm chúng tôi lần theo dấu vết của ông trên tất cả các lãnh thổ do Đức chiếm đóng...

Chúng dẫn Leopold đến trụ sở phố Saussaies, lên tầng năm là trụ sở của Đội Đặc nhiệm. Cuộc diễu hành nho nhỏ bắt đầu, tin bắt được Leopold lan khắp các phòng giấy, tất cả các nhân vật đều đổ dồn ra để ngắm con vật kì lạ. Một tên vừa to vừa béo, có cái đầu như say rượu vừa nhìn vừa reo:

- Cuối cùng ta tóm được con gấu Xô viết đây rồi!

Đó là tên Boemelburg, trùm Gestapo ở Paris.

Giering lặn mất. Hắn trở lại sau một tiếng, hắn đi để báo cáo thẳng cho Himmler rằng hắn đã tóm được “tên thủ lĩnh cao nhất”. Hắn khoe rằngi Himmler rất khoái trá và dặn hắn: Bây giờ phải chú ý, tốt nhất là trói chân tay nó và nhốt vào một cái hố. Tên đó có thể hành động bất kì ta không thể đoán trước được!

Trời sắp về đêm, chúng dẫn Leopold ra phố với mọi biện pháp để không ai biết. Xe đợi sẵn. Tay Leopold bị trói. Ba tên mật thám đi kèm. Xe chạy, có hai xe mở đường và khóa đuôi. Xe đi về nhà tù Fresnes. Tới đây, phải chờ nửa tiếng để chúng đưa hết tù nhân khác đi chỗ khác. Rõ ràng chúng muốn giữ bí mật hoàn toàn việc bắt được Leopold. Tất cả những hành lang dẫn đến ban đặc biệt là nơi nhốt các thành viên khác của DNĐ vắng tanh.

Chúng đẩy Leopold vào một xà lim. Cửa đóng sầm lại. Trong xà lim có một bàn nhỏ, một đệm cỏ, một cửa sổ con. Leopold bắt đầu nhận định tình thế, anh lo nhất là số phận các đồng đội. Trước hết là Katz vì có hẹn gặp lúc 16 giờ. Theo quy ước, nếu đến quá giờ hẹn thì Katz sẽ gọi điện ở nha sĩ. Sau này Leopold được biết theo lệnh Gestapo, nha sĩ trả lời Katz rằng “Ông Gilbert không đến đây”. Điều này không khớp thực tế vì chính Katz đã nhìn thấy Leopold vào nhà nha sĩ. Trong khi anh đợi Leopold gần nhà Maleplate, Gestapo xông vào nhà anh.

Còn Georgie? Thật là có phép lạ mới khiến bà không rơi vào tay Gestapo: lúc 18 giò, không thấy Leopold về như đã hẹn, bà liền đến nhà Katz để tìm. Vậy là hà chui vào bẫy. Khi bà vào nhà thì người gác cổng bảo: bọn Gestapo đang ở trên gác đấy. Thế là bà kịp chuồn ngay...

Suốt ngày 24 không ai đến làm thủ tục vào tù như hỏi tên, họ, khám người, v.v...


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:28:06 am
Anh suy nghĩ đến tình huống xấu nhất, anh tự hỏi: Nếu Giering đã gây dựng được niềm tin cho Trung tâm đến mức hắn chẳng cần đến anh... Hoặc rủi hơn nữa là Dàn Nhạc đã bị phát xít khống chế đến mức mất Leopold sẽ làm rối kế hoạch khống chế của chúng. Nếu như vậy thì chúng sẽ thủ tiêu anh và tiếp tục đầu độc Moscow cho đến hết chiến tranh. Rồi anh chợp mắt ngủ mất.

Không mấy chốc, một tiếng kêu: Đi ra!

Lại qua những hành lang vắng teo. Lại ba chiếc xe ban chiều đưa Leopold loanh quanh trong đêm tối không định hướng nổi. Rồi xe ngừng lại, bọn lính gác xuống xe, thì thào... Leopold thấy chán ngắt... có lẽ đã đến đoạn cuối của hành trình. Cửa xe mở, trới tối mò, anh nghĩ có thể trốn thoát hoặc chúng đuổi bắn anh thì anh cũng là chết trong chiến đấu. Chạy trốn là phương sách cuối cùng để anh nói rằng “không”. Anh đắn đo vài giây. Muộn quá rồi. Bọn mật thám lại leo lên xe rồi chửi:

- Thằng lái xe ngốc nghếch đi đầu mà quên mất đường!

Hai chục phút sau, đoàn xe đến trụ sở cũ ở phố Saussaies. Lại leo lên tầng năm. Một tên mật thám Đức tháo còng tay cho Leopold vừa xin lỗi rằng quên không cho anh ăn tối ở nhà tù Fresnes, vả lại chúng cũng không muốn bọn cai ngục biết có Leopold vào ngục đó.

Chúng đưa anh vào một phòng lớn có bẩy người ngồi. Leopold biết ba tên. Trong bốn tên lạ từ Berlin đến có Gestapo-Muller. Giering ngồi giữa các chủ tọa. Chúng cho Leopold ngồi sau chiếc bàn nhỏ. Giering mở đầu:

- Có lẽ sau một ngày như thế này, anh cũng muốn uống tách cà phê chứ?

Leopold đồng ý. Giering đứng dậy và lên giọng nói với Leopold:

- Ông Otto, với tư cách là thủ trưởng tình báo Xô viết trên lãnh thổ các nước bị Đức chiếm đóng, ông đã cống hiến cho Cục trưởng của ông nhiều công trạng to lớn. Được. Nhưng bây giờ ông phải sang trang. Ông đã thất bại và tôi hình dung rằng ông biết tương lai sẽ ra sao. Nhưng cần chú ý, người ta có thể chết hai lần. Lần đầu ông có thể bị bắt như là kẻ thù của Đệ tam Đế chế nhưng, hơn nữa chúng tôi có thể để ông bị bắn tại Moscow như một tên phản bội!

Leopold nhìn thẳng vào mắt Giering và trả lời:

- Ông Giering...

- Tại sao ông gọi tôi là Giering - Hắn ngắt lời Leopold - Ông biết tên tôi à?

- Thế ông tưởng thế nào? Thế ông tưởng rằng chúng tôi không biết tên của tất cả các thành viên Đội Đặc nhiệm, rằng chúng tôi mù tịt về cơ quan của ông hay sao? Ông muốn thừa nhận rằng tôi biết ít nhiều nghề tình báo, vậy đó là chứng cứ đấy... Này ông Giering ơi, cái chuyện chết hai lần ấy mà, ông đã kể biết bao nhiêu lần rồi hả ông?

Cả lũ cười ồ lên. Leopold đã thắng một điểm trong trận đối đầu này. Anh nói tiếp:

- Còn về phần tôi, tôi có thể trả lời ông. Thực tế tôi biết điều gì sẽ xảy ra với tôi và tôi đã chuẩn bị đón nhận nó. Đối với việc bắn bỏ tuởng tượng mà ông nói tới ấy mà, tôi xin nói thành thực với ông rằng tôi xem thường! Sớm hay muộn, chân lí sẽ sáng tỏ, dù các ông có chống trả. Điều quan trọng đối với tôi đó là lương tâm.

Giering thay đề bằng câu hỏi:

- Có phải ông không biết Kent ở đâu chứ?

Leopold bật cười:

- Ông cũng thừa biết như tôi rằng Kent đã bị bắt ở Marseilles ngày 12 tháng 11 vừa qua. Tôi chưa biết các ông giam anh ta ở đâu, nhưng vụ bắt bớ do Boemelburg chỉ huy và phối họp với an ninh Pháp là điều chẳng giấu được ai đâu.

Chúng rụng rời chân tay và dồn dập chất vấn:

- Làm sao ông biết tin đó?

- Tiếc rằng các ông không đọc báo Pháp: ngày 14-11, một tờ nhật báo Marseilles đã đưa tin to tướng rằng mới bắt được một toán gián điệp Xô viết. Các ông có thể tin chắc rằng chúng trung thành và không tiết lộ tin đó chứ?

Ý đồ Leopold nhằm gây cho bọn Đức nghi ngờ lũ chó săn Pháp. Hợp tác giữa bọn này cũng thật là đáng sợ. Biết bao nhiêu lần Gestapo làm ăn được chính là nhờ bọn cảnh sát Pháp cố vấn cho. Những tàng thư lập trước chiến tranh về những đảng viên cánh tả - nhất là số không quốc tịch - vẫn còn đó. Ngay sau khi chiếm Paris, ngày 14-6-1940, Đội Đặc nhiệm của Helmut Knochen theo lệnh của Heydrich đã chẳng đòi cục cảnh sát Pháp phải nộp những hồ sơ “lý thú”, nhất là hồ sơ của những người tị nạn chính trị hay sao?

Leopold không ngờ tác động của lời anh nói ra mạnh đến nỗi những tên quan chức cao cấp phải yêu cầu Giering giải thích. Tại sao lại để cho bọn tay sai người Pháp hoặc người Bỉ được tham gia vào một số kế hoạch mà Berlin xếp vào loại “bí mật quốc gia” như thế? Giering biện hộ rằng việc cho phối hợp đó không thuộc trách nhiệm của y. Sau này Leopold được biết bọn Gestapo bị cấm dùng bọn tay sai người Pháp trong những vụ án như thế nữa.

Thời gian ngắt quãng đó qua rồi. Giering định tấn công tiếp:

- Từ tháng 12 năm 1941, Moscow không còn tin vào những tin tức ông gửi về... (Hắn giơ ra ba tập hồ sơ dày. Tập thứ nhất đề “Dàn Nhạc Đỏ - Paris”; hồ sơ thứ nhì đề “Dàn Nhạc Đỏ - Brussels”; hồ sơ thứ ba đề: Vị Thủ trưởng cao nhất”, đến đây Leopold mới được biết chúng dùng cụm từ đó để chỉ mình).

Trong tập hồ sơ thứ nhất là những điện báo cáo đã bị dịch ra ở Berlin, vào đầu 1942, nội dung Trung tâm không bằng lòng về các biện pháp mà ông đã quyết định sau ngày 13-12. Trung tâm nhận xét biện pháp đó quá khắt khe. (Leopold hoàn toàn nhớ rõ ràng về việc trao đổi với Trung tâm, nhưng sau đó Leopold đã trình bày những quyết định của anh cho Cục trưởng bằng cách chứng minh rằng nguy cơ là có thật và chưa hề được khắc phục...)

Giering định khai thác đến tận cùng lập luận đó:

- Đây là một báo cáo vào mùa hè 1942 mà ông báo cáo Trung tâm về việc Efremov bị bắt, còn Trung tâm trả lời ông như thế này: Otto, anh nhầm rồi, chúng tôi biết Efremov bị cảnh sát Bỉ bắt để kiểm tra giấy tờ, nhưng mọi việc đã yên. Vậy rõ ràng Cục trưởng đã không tin ông nữa. Ông nói đúng, và tôi chẳng giấu ông rằng Efremov làm việc cho chúng tôi. Không phải chỉ có mình hắn. Chúng tôi mạnh hơn các ông...

- Ông Giering này, ta cứ tưởng tượng rằng tôi chưa bị bắt, Leopold đáp lại - Chúng ta hãy nói với nhau trên cuơng vị là những người trong cùng nghề. Tôi xin nói để ông biết rằng: ông đừng nên tự tin quá đi, đó là sự cám dỗ lỏn nhất sẽ làm hại các tình báo viên giỏi. Ông tin rằng ông được cấp trên của ông tin tưởng. Vì ông đã bắt đầu đọc các điện báo cáo, vậy xin ông hãy tìm bức điện của Cục trưởng của tôi yêu càu tôi đi Brussels gặp Efremov. Ông ta quy định ngày, giờ, địa điểm... Chắc chắn ông đã thu bức điện đó. Vậy bây giờ ông Giering ơi, xin ông hãy thông tin cho các ông kia biết rằng tôi đã hoặc không đến điểm hẹn đó.

- Không, ông không đến.

- Sao lại có thể như thế được, chắc ông biết rõ kỉ luật nghiêm ngặt của cơ quan tình báo chứ? Còn tôi, tôi xin trả lời ông rằng: tại vì tôi nhận được một điện khác, bằng con đường khác, điện đó chỉ thị cho tôi không đến điểm hẹn đó vì cuộc hẹn ấy là cái bẫy của Cục trưởng để xác minh xem có đúng là Efremov đã bị bắt hay không...

Các tên Đức xôn xao. Leopold tiếp tục:

- Đó, ông thấy đấy, ta chớ nên tin chắc vào bất cứ cái gì... Làm sao ông biết rằng Trung tâm không biết mưu kế của ông?

- Chúng tôi biết Moscow tin rằng Kent còn chưa bị bắt, Giering trả lời.

- Kent đã theo các ông?

- Phải.

- Ông có chắc không?

- Rất chắc chắn, chính hắn mã những điện chúng tôi gửi cho Trung tâm.

- Đó chưa phải là chúng cứ!

Giering lại chuyển đề tài:

- À này, Otto này, cái mối quan hệ đặc biệt với Moscow qua lãnh đạo Đảng cộng sản là thế nào?

- Ông biết mối quan hệ đó sao? Có phải do Kent khai báo cho các ông không? Nhưng có phải các ông đã cung cấp cho hắn phương tiện để dùng con đường đó phải không?

Leopold rất lo câu trả lời của Giering...

- Chưa, nhưng cái đó không quan trọng... A này, ông có biết toán Schulze-Boysen không?

- Không, tôi chưa hề nghe thấy toán đó.

- Đó là một toán tình báo cộng sản ỏ Berlin, toán đó đã hoàn toàn bị tiêu diệt, nhưng những tiếp xúc với Moscow còn tiếp tục, như là chẳng có chuyện gì xảy ra...

- Ông muốn gì rõ ràng về tôi? - Leopold trả lời - Tôi là một người tù và tôi xin báo trước cho ông rằng điều mà ông kể cho tôi nghe không ảnh hưởng đến tôi đâu. Tôi đã biết và điều tôi còn biết nữa là các ông không được Moscow tin. Ngày nào tôi còn ở đây, là các ông giúp cho Liên Xô phát hiện hoàn toàn trò chơi của các ông.

Lần này Giering không trả lời. Lúc đó đã là hai giờ sáng. Các đối tác của Leopold đều tỏ ra mệt mỏi. Cuộc tranh luận thật là lâu và căng. Leopold bắt đầu hiểu ra rằng rõ ràng kẻ thù âm mưu đầu độc trên quy mô lớn, anh đang đối mặt không phải với một Funkspiel nhỏ bé diễn ra chỉ trong vài tuần lễ đâu. Nhưng anh chưa tìm ra được mục tiêu cuối cùng của nó: từ Giering đến những tên Đức khác, chúng đều chưa lộ ra các mục tiêu của “Trò cao thủ” của chúng. Giering kết thúc buổi hỏi cung:

- Hôm nay như thế là đủ. Chúng ta sẽ tiếp tục ngày mai.

Leopold ngủ trên đi văng trong một căn phòng nhỏ có hai tên hạ sĩ SS canh giữ. Sáng hôm sau chẳng có tên nào đến gặp anh. Đến chiều Giering tới báo:

- Điều chúng tôi quan tâm là không cho ai biết ông đã bị bắt. Có lẽ là kì cục khi chúng tôi nói thẳng với ông. Tất cả những thành viên quan trọng của DNĐ đều đã bị bắt, một phần đã hợp tác với chúng tôi phần khác không chịu. Tôi xin nhắc lại rằng: các ông đã thất bại, nhưng chắc có một vấn đề ông quan tâm... mục đích của chúng tôi là gì. Này Otto này, chúng tôi sẽ nói chuyện đó tối nay.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 03:07:32 pm
Trò Cao Thủ


Vào lúc 21 giờ, Leopold lại ra tòa mật thám Đức; sau những thủ đoạn lớn hôm trước và với âm mưu làm mất tinh thần bằng luận đề “ông đã thất bại rồi” (Leopold nghĩ trong bụng rằng nếu anh đã thất bại thì tại sao chúng vẫn cần đến “dịch vụ” của anh?) và chúng sẽ quyết định về anh thế nào?

Leopold ngạc nhiên liên tiếp: không như hôm qua hắn dùng cái giọng của kẻ thắng đối với anh tù bị thất trận; hôm nay Giering thay đổi hẳn thái độ, hán dùng thứ giọng trịnh trọng, gần như nghi lễ xã giao, để bày tỏ quan điểm phát triển về chính trị cao cấp như là trước các thính giả là những nhà ngoại giao vậy:

- Mục tiêu duy nhất của Đế chế III, là đi tới hòa bình với Liên Xô - Hắn khẳng định - Cuộc tắm máu giữa Quân đội Đức và Hồng quân chỉ làm cho bọn đầu sỏ tài chính tư sản khoan khoái thôi, Thủ lĩnh Hitler đã chẳng đích thân coi Churchill là tên nghiện rượu, còn Roosevelt là tên bại liệt đáng khinh hay sao? Nhưng mà này, ở các nước trung lập sao mà dễ thiết lập quan hệ với đại diện các nước phương Tây thế, mà hầu như chúng tôi không thể gặp gỡ các phái viên của chính phủ Liên Xô. Đối với chúng tôi vấn đề đó hầu như không có cách nào, cho đến ngày chúng tôi có ý định dùng Dàn Nhạc Đỏ. Các điện đài của lưới đó sau khi bị khống chế sẽ là những công cụ của bước tiến tới Hòa bình này đấy...

Đến đây, Giering với vẻ đắc thắng liền ngừng diễn thuyết để đọc vài bức điện mà các điện đài bị khống chế đã phát đi. Y tự mãn, đắc thắng, nói thêm rằng Moscow vẫn mù tịt.

Hắn phát biểu tiếp:

- Trung tâm vẫn coi mọi việc bình thường, điều này dễ hiểu bởi vì vật liệu truyền đi tiếp tục thuộc loại đầu vị về chính trị cũng như về quân sự. Giering này vẫn không tìm cách cung cấp tin giả, mà chỉ cần giữ được lòng tin của Moscow thôi. Cho đến lúc này tôi chẳng cần phải thay đổi chiến thuật đó.

Chúng tôi tiếp tục hi sinh cái nhỏ để giành lấy lợi lớn, chúng tôi sẽ tiếp tục trong nhiều tháng và khi nào chúng tôi thấy rõ rằng Nga không nghi ngờ gì đối với mạng lưới công tác ỏ phía Tây, lúc đó sẽ chuyển sang giai đoạn hai. Lúc đó Cục trưởng của ông sẽ nhận được những tin tức giá trị cực kì do cấp cao nhất ở Berlin cung cấp, những tin tức gây ra lòng tin tưởng chắc chắn rằng chúng tôi đi tìm kiếm hòa bình riêng rẽ với Liên Xô.

Đến đây Giering chấm dứt bài phát biểu, hắn quay lại về phía Leopold và lật ngửa bài lên:

- Tôi đã bộc lộ kế hoạch của chúng tôi cho ông bởi vì ông không còn là trở lực cho việc thực hiện kế hoạch đó nữa. Ông hãy lựa chọn: hoặc ông cộng tác với chúng tôi, hoặc ông sẽ biến...

Đến đây thấy rõ ý đồ của hắn, đó là ý nghĩa của màn kịch mà hắn chuẩn bị và đó là kết luận của bài diễn văn dài dòng của hắn. Bọn quốc xã đưa cho Leopold hai lựa chọn: làm việc với chúng với kế hoạch “thay đổi đồng minh” trong đó Leopold trở thành con cờ chủ trên bàn cờ mới, hoặc đơn giản bị thủ tiêu.

Thật là một thủ đoạn khống chế sảo quyệt. Qua diễn văn của trùm Đội Đặc nhiệm, Leopold nhanh chóng lượng định được thủ đoạn và nhìn rõ cái bẫy giương lên để chẹn cổ anh. Anh không ngạc nhiên vì anh đã cảm thấy bọn Đức chẳng tìm cách đánh tan lưới của anh như hủy các điện đài hoặc thủ tiêu các thành viên DNĐ, mà chúng chỉ khống chế để đánh trả lại. Chiến thuật này trong Thế chiến 2 trở thành phổ biến, và Leopold không phải là người duy nhất trở thành mục tiêu của thủ đoạn đánh trả này. Duy Giering và bọn mật thám Đức - đây là kết luận thứ nhì của Leopold - nói dối một cách trâng tráo khi chúng khẳng định rằng Đế chế III của chúng muốn kí hòa ước riêng rẽ với Liên Xô. Vào cái tháng 11 năm 1942 này, anh biết chính xác rằng một số giới chính trị và quốc xã Đức có mong manh hi vọng thỏa hiệp với phương Tây, và nếu có hòa hình riêng rẽ thì sẽ là thỏa hiệp riêng với “giới tài phiệt tư sản” dù rằng chúng “nghiện rượu” hoặc “bại liệt”, chứ đâu chúng thỏa hiệp với Liên Xô.

Đúng, nếu thái độ đó xuất phát từ Cục phản gián quân sự Đức và từ đô đốc Canaris (sau chiến tranh đã kiểm lại là có thế thật) thì ta có thể tin được là có, chứ xuất phát từ những tên như Schellenberg, Heydrich, Muller, Himmler, những tên trùm Gestapo, thì đừng tin! Leopold muốn thét vào mặt Giering: “Làm sao mi định làm cho chúng tao tin rằng chúng bay sẵn sàng thương lượng với nưóc xã hội chủ nghĩa đầu tiên?”. Đối với những tên cuồng tín này có thể chúng nghĩ đến hòa bình riêng rẽ nhưng mục tiêu của chúng là phá cho bằng được khối liên minh chống phát xít. Ý đồ đen tối của thủ đoạn ma quái thô thiển mà chúng định lôi kéo anh vào, anh biết chứ: gây ra nghi kị, rồi đối địch giữa các Đồng minh để cho chúng thu lợi (trong cuốn “Trùm phản gián quốc xã nói”, Schellenberg đã viết: Rất quan trọng là việc đặt quan hệ với Liên Xô khi chúng ta tiến hành thương lượng với phương Tây. Sự tranh giành ngày một tăng giữa các cường quốc đồng minh sẽ củng cố vị trí của chúng ta). Leopold phân tích rằng: đối với những chiến sĩ Dàn Nhạc Đỏ, chiến tranh giữa nước Đức phát xít và Liên Xô là không thể nào tránh được; ngay hiệp ước Đức - Xô cũng không đánh tan được nhận định đó.

Người Pháp, Bỉ, Italia, Balan, Tây Ban Nha, Do Thái, họ đều đi theo một đường hướng: tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã, tiêu diệt hoàn toàn bệnh dịch hạch phát xít. Họ đắn đo về tai hại của hòa bình riêng rẽ và về sự chia rẽ Đồng minh vì nó sẽ tạo cho quốc xã một cơ hội nghỉ ngơi mới.

Lúc đầu chiến tranh, phát xít đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước phương Tây, và nhân dân các nước đã phải trả giá rất đắt về tình trạng đó. Trong cái năm 1942 này, liên minh đó có những dấu hiệu lỏng lẻo: Hồng Quân đã buộc phải lùi hàng trăm kilômet và bị thiệt hại nặng nề về người và của. Việc rút lui đó đã gây ra những nghi ngờ và lo lắng ở phương Tây: liệu Hồng Quân có chịu nổi cú sốc của quân Đức không?

Mặt khác, thái độ chần chừ của Anh Mỹ mở mặt trận thứ hai khiến cho Liên xô nghi ngờ: Moscow tự hỏi có phải Anh Mỹ tích trữ lực lượng chờ cho Đức và Liên Xô quần nhau cho đến kiệt sức rồi mới nhảy vào kiếm chác không?

Dần dần thấy mối lo ngại đó hơi mơ hồ. Ngày nay ta biết rằng trong bộ tham mưu Đức, kể cả giới thân cận của Hitler có một số người có ý đồ hòa giải riêng rẽ với phương Tây để làm hại Liên xô, họ không có ảnh hưởng gì to tát. Vả lại, ta cũng biết, tuy có một số nhà chính trị Anh Mỹ tán thành đề án thỏa hiệp với nước Đức không có Hitler, nhưng ta cũng biết chắc rằng Roosevelt và Churchill kiên quyết đòi Đức đầu hàng không điều kiện cho nên không khi nào các nguyên thủ này chấp nhận đề án đó.

Giering và bọn của hắn vẫn chưa hết ảo tưởng cho nên vẫn tiếp tục nêu ra một cách thoải mái ý đồ của chúng. Nhưng chúng bày ra trước một tù nhân như Leopold chứng tỏ chúng chưa tuyệt đối vững lòng tin rằng chúng đã lừa nổi Cục trưởng. Chúng thử xem phản ứng của Leopold như thế nào, xem anh có chịu hợp tác với chúng không. Đối với Leopold, điều anh thấy rõ nhất là: trong những tuần lễ và những tháng sắp tới, trung tâm sẽ bị đầu độc trên quy mô lớn: những tin tức quân sự, chính trị và ngoại giao hoàn toàn do tình báo Đức bịa ra sẽ được Moscow tin là thực. Lúc này mới là nhử mồi; khi cá đã mắc câu, Giering sẽ tha hồ quyết định số phận của con cá.

Trong lòng rất rộn ràng, Leopold lại tỏ vẻ... rất bình thản khi trả lời. Mục đích trước tiên của anh là phải làm cho bọn Đức lung lay lòng tự tin. Anh bịa ra một chuyện khá chặt chẽ để thuyết phục bọn Đức là bọn đặc biệt nhạy cảm về lôgich:

- Các ông dựa vào giả thuyết nhờ những điện đài viên bị khống chế, các ông dẫn dắt trò chơi khéo đến mức Cục trưởng tiếp tục liên lạc như trước. Nhưng chúng ta có thể dự kiến một trò chơi khác cũng có giá trị: Cục trưởng không mù, đúng hơn là không điếc và ông rất có thể nhận thấy có những nốt lạc điệu trong Dàn Nhạc. Nhưng Cục trưởng vẫn giả vờ như không biết gì hết... Trong tình huống như thế, liệu ai là người giật câu: các ông hay là Cục trưởng?

Sau một lúc bối rối, Giering vặn lại với giọng diễu cợt:

- Thành tích ngày 13-12-1941 của ông cũng chẳng chữa được việc của ông. Moscow chẳng còn tin ông và ông chưa thuyết phục nổi Cục trưởng của ông rằng Hôm đó ông thoát hiểm được nhờ tổ chức Todt...

Cả bọn mật thám cười ầm lên, trừ Piepe là người hôm đó đã ra lệnh tha Leopold trong vụ Atrebates.

Giering nói thêm:

- Ông thừa biết rằng Moscow không tin vào người đã từng bị Gestapo bắt giữ dù chỉ một phút thôi.

Đến đây Leopold quyết định quật cho Giering một đòn đau:

- Các ông không biết một điều chủ yếu: đó là có một toán phản gián hoàn toàn độc lập đối với Dàn Nhạc Đỏ phụ trách việc bảo vệ an ninh cho các thành viên của DNĐ. Toán này báo cáo thẳng cho Moscow tình hình tại chỗ bằng một đường liên lạc đặc biệt.

Nếu Leopold có tiết lộ tin “Hitler là gián điệp của Liên Xô” chắc cũng chỉ gây ra sự sửng sốt cho bọn mật thám Đức này đến thế là cùng. Đối với các chuyên gia tình báo, cơ quan phản gián trong tình báo không phải là không có. Đơn vị phản gián đó chẳng những Đức không biết mà ngay đa số thành viên DNĐ cũng chẳng biết được.

Cái chuyện bịa về toán phản gián Xô viết đó đã làm cho tình thế của Leopold hoàn toàn thay đổi.

Lúc đầu chúng còn nghi nghi hoặc hoặc nhưng dần dần chúng bắt đầu tin. Leopold nói tiếp:

- Các ông hiểu đấy, trong điều kiện như thế, tôi rất dè dặt về khả năng hợp tác với các ông. Tôi tán thành hoàn toàn nguyên tắc của Bismarck là Đúc phải bằng mọi cách tránh chiến tranh với Nga, nhưng tôi cân nhắc thấy không thể tham gia việc xây tòa nhà trên cát được. Sẽ nực cười nếu người tù như tôi dự vào trò chơi mà Trung tâm đã biết tỏng mọi luật chơi rồi.

Câu trả lời của Leopold khiến cả lũ mật thám cười:

- Tóm lại câu kết của những ý kiến ông vừa phát biểu sẽ là: chúng tôi phải tha ông ra chứ gì?

Leopold vặn lại cũng với giọng điệu đó:

- Cũng là việc các ông nên làm như thế nếu các ông muốn đạt tới thực sự hòa bình riêng rẽ với Liên Xô!

Leopold hài lòng về kết quả buổi hỏi cung thứ nhì là đã đánh vào lòng tự tin của bọn Đức. Những ngày 26 và 27, Giering gặp riêng Leopold và Leopold đã phát hiện rõ những điểm yếu của Trò Cao thủ: trước hết, kế hoạch này mới ở giai đoạn chuẩn bị; trong suốt giai đoạn này, bọn Đức phải tiếp tục cung cấp tin tức có giá trị để làm yên lòng Moscow rằng các điện đài vẫn an toàn. Vậy phải gia hạn. Nhưng trước hết Giering nhận thấy rằng đường liên lạc đặc biệt qua trung gian Đảng cộng sản Pháp mà Kent đã khai ra có thể phá hoại Trò Cao thù của chúng. Y sợ Trung tâm sẽ được đường giây này thông tin một bộ phận DNĐ ở Pháp đã bị vỡ, y biết rằng nếu muốn làm Cục trưởng hoàn toàn yên tâm thì phải dùng đường giây này gửi một báo cáo cho Cục trưởng. Kent đã khai chỉ có Leopold mới dùng được đường giây này, cho nên Giering cần đến Leopold. Leopold nhắc đi nhắc lại rằng kế hoạch của Đức sẽ thất bại và hậu quả chẳng còn xa xôi gì. Mỗi ngày qua đi Leopold không liên hệ với Đảng cộng sản Pháp càng làm cho trung tâm sinh nghi hơn.

Phân tích của Leopold không hề có khía cạnh khoác lác. Anh hi vọng thế nào Giering cũng phải đưa anh vào Trò Cao thủ không phải với vị trí một con cờ bị động, mà như một người cùng bên cần thiết. Vào trong cuộc rồi, anh sẽ phá hỏng trò chơi của phát xít...

Giering hỏi Leopold:

- Ông cho chúng tôi đảm bảo gì về lòng trung thành của ông nếu ông tham gia cuộc chơi?

- Vấn đề tin tưởng không đặt ra, Leopold trả lời, ông phải chịu chấp nhận may rủi. sở dĩ ông vời đến tôi là vì ông cần tôi! Không có tôi tham gia thì kế hoạch của các ông sẽ đổ nhào.

Nhưng Giering chưa sẵn sàng chấp nhận may rủi. Trong sáu tuần lễ, y gắng bắt liên lạc với Đảng cộng sản Pháp không thông qua Leopold.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 03:45:11 pm
Sáu thất bại của Karl Giering

 
Giering bị sáu thất bại liên tiếp khiến cho Leopold càng kiên trì đấu tranh. Giering yêu cầu Leopold làm thế nào để không cho Cục trưởng biết anh đã bị bắt. Ngay lúc đó, Leopold đề xuất điện thoại cho ông chủ quán cà phê ở quảng trường Madeleine, rồi để ở đó một lá thư gửi “Andre” (Hillel Katz) nội dung: “Mọi việc rất tốt, tôi sẽ trở về trong vài ngày”. Đối với Giering, thư đó là lôgich. Hắn không biết trong DNĐ chỉ dùng điện thoại trong hoàn cảnh đặc biệt và dùng lời văn ngược lại: “Mọi việc đều tốt” có nghĩa là “Mọi việc đều xấu”. Katz sẽ hiểu rằng “tình hình rất xấu, tôi sẽ không trở về”, vậy Katz sẽ nhận được lời khẳng định nữa về việc Leopold bị bắt.

Thất bại thứ nhì: Vẫn qua điện đài của Kent, Đội Đặc nhiệm gửi một bức điện cho Cục trưởng đề nghị song song với quan hệ qua Leopold, Cục cho phép quan hệ thẳng với Đảng cộng sản Pháp. Giering giải thích thêm rằng lí do là “Leopold không chắc chắn” cho nên cần lập thêm một mối quan hệ nữa. Cục trưởng trả lời dứt khoát không cho phép. Cục trưởng nhấn mạnh rằng nếu các toán không an toàn thì không có lí do gì làm cho đảng bạn bị nguy hiểm.

Thất bại thứ ba: vẫn qua điện đài của Kent, Đội Đặc nhiệm lấy danh nghĩa của Leopold xin Cục trưởng báo trước cho lãnh đạo Đảng cộng sản Pháp cho biết nơi, ngày và giờ gặp Michel, là đại diện lãnh đạo đảng. Cục trưởng trả lời đồng ý và cho những ý kiến và tọa độ rõ ràng của cuộc hẹn.

Đội Đặc nhiệm vô cùng khoái trí. Chúng họp ngay hội đồng chiến tranh, ra quyết định chưa nên bắt ngay Michel; ngược lại người liên hệ với Michel sẽ đề nghị Michel báo cho Cục trưởng rằng mặc dù Gestapo bắt bớ, nhưng Simex, Otto và DNĐ tại Paris vẫn bình yên.

Bọn đặc nhiệm lạc quan quá sớm. Michel không đến nơi hẹn. Vì Giering và bè lũ không nắm được thủ thuật do Leopold quy ước với Michel trước khi bị bắt: hai người không đến điểm hẹn theo chỉ dẫn của Trung tâm, mà chỉ gặp theo hẹn ước của chính hai người vào hai ngày và hai giờ trước giờ hẹn.

Vì thế Giering đâm ra hoang mang, y hỏi Leopold tại sao Trung tâm chỉ thị điểm hẹn mà Michel không đến? Leopold giải thích rằng vì Michel là người sống tại chỗ, nắm được tình hình chắc hơn trung tâm cách xa hàng ba nghìn kimôlet, cho nên ông ta cảm thấy có chuyện gì xảy ra với Leopold.

Thất bại thứ tư: Giering gửi tiếp một bức điện qua đài của Kent, nội dung nói rằng Leopold gặp khó khăn khi dùng điện đài Marseilles, rằng đài của Đảng cộng sản Pháp không hoạt động nữa mà không có lí do. Hắn đề nghị bố trí cho gặp Pauriol (Duval) là người phụ trách đường liên lạc này. Cũng như với Michel, đề nghị Trung tâm ấn định địa điểm, ngày giờ gặp. Đội Đặc nhiệm lại một lần nữa hi vọng đạt mục đích, nhưng lại một lần nữa vỡ mộng vì Leopold cũng giao ước với Pauriol cách liên lạc như cách với Michel. Ngoài ra chỉ có Grossvogel được liên hệ với Pauriol. Đồng chí này có đến nơi hẹn như quy ước, nhưng không thấy ai, Grossvogel đã bị bắt trước đó rồi. Việc đó khiến cho Pauriol xác định những nghi vấn của đồng chí về việc Trung tâm bị đầu độc.

Giering ngày càng lúng túng: y đã đánh lừa được Trung tâm, nhưng chẳng có tác dụng gì bởi tại chỗ cấp dưới không chịu thi hành lệnh của Cục trưởng!

Thất bại thú năm của Giering... Từ năm 1941, hiệu kẹo Jacquin ở phố Pernelle, gần quảng trường Chatelet là hộp thư của DNĐ nhờ Đảng cộng sản Pháp chuyển giao, ở đây có một bà già rất đáng tôn trọng tên là Juliette Moussier; lãnh đạo cũng như nhân viên đều rất quý trọng bà. Bà tham gia Đảng cộng sản từ lâu. Noi đây khách khứa ra vào nhiều, nên Pauriol và Leopold dùng làm nơi trao đổi tài liệu trong khi mua vài thứ hàng hóa. Hộp thư này được dùng để truyền những báo cáo quan trọng nhất và trong một năm sáu tháng vẫn chạy đều. Ngoài Hillel Katz  là bạn của bà Juliette, chỉ hai ba đồng chí trong đó có Raichmann (sau khi tổ Atrebates bị vỡ) làm liên lạc với bà.

Bị bắt, bị tra tấn dã man, Raichmann đã khai cho Đội Đặc nhiệm về bà Juliette. Giering quyết định sử dụng hộp thư này... Một hôm Raichmann đến hiệu kẹo nhờ bà Juliette chuyển một bức thư cho “ông già” tức Leopold. Bà Juliette lạnh lùng từ chối vì đây là một sự hiểu lầm: bà không biết Raichmann cũng như “ông già”.

Giering lại bế tắc: tại sao bà Juliette từ chối “công nhận” một người mà trước đây bà đã từng quan hệ? Vì Giering không biết rằng sau khi Efremov bị bắt, Leopold đã nghi Raichmann cho nên đã chỉ thị DNĐ cắt mọi quan hệ với y; chỉ có ai đưa ra ám hiệu một chiếc khuy đỏ thì mới bắt liên lạc (trừ Katz và Leopold). Raichmann không biết được biện pháp an ninh mới này.

Giering lúc này cũng lúng túng về đối sách với bà Juliette: có nên bắt không? Giải pháp này chưa hay, vì bắt bà ta tức là hoàn toàn cắt mất đường liên lạc với Đảng cộng sản Pháp. Ngoài ra còn có nghĩa là thừa nhận “ông già” đã bị bắt và Raichmann làm việc cho phát xít Đức. Vậy là hắn lại “bế tắc”.

Thất bại thứ sáu thật là đau đớn cho Giering: giáo sư Wenzel vượt tù được...

Bọn Đức đã thu được sáu điện đài nhưng chưa biết tầm quan trọng của từng đài. Cái đài bị bắt vào mùa thu 1942 tại nhà các điệp viên từ Moscow phái tới bằng cách nhảy dù và làm việc tại nhóm Berlin là phương tiện đầu tiên của dàn nhạc dỏm. Đài của Efremov sau khi bị bắt vào tháng bảy bị khống chế và phát huy tác dụng nhất. Ngoài ra còn điện đài của Sesee và ở Hà Lan là đài của Winterink. Tại Pháp có đài Eiffel của Kent, và đài thứ hai mang tên là Eiffel 2 mà bọn Đức dùng theo tên chung là Marte Eiffel. Nhưng trong dàn nhạc dởm này, thiếu đài phát của Wenzel.

Ngay sau khi bị bắt, Wenzel bị tống giam vào Pháo đài Breendonk và bị tra tấn ở đây. Đến tháng 11, Đội Đặc nhiệm thấy sự cần thiết phải có Wenzel, thiếu mất cây đàn này không lừa được Moscow. Mà không thể thay Wenzel bằng người của Đội Đặc nhiệm, bởi vì “ông giáo sư” này là một đại kì tài, có “lối viết” rất riêng, lại chỉ Trung tâm quen “lối viết” đó mà thôi. Bọn Đức rất hài lòng khi thấy Wenzel nhận hợp tác với chúng.

Mặc dù bị giám sát rất chặt, nhưng Wenzel ngay từ buổi phát sóng đầu tiên đã phát được tín hiệu báo động như quy ước. Trung tâm thế là được biết nội dung các điện gửi tới đều là do kẻ thù viết ra.

Wenzel tham gia “hợp tác” với Đức thảo và điện đi hai bức điện mang tên “Germans” (bí danh của Wenzel) mà Leopold được biết nội dung qua nguồn của Liên Xô:

“Kính gửi Cục trưởng. Khẩn. Đường liên lạc quen thuộc với Sếp Lớn bị giám sát. Cho chỉ thị về việc hẹn gặp mới với Sếp Lớn. Tôi thấy gặp Sếp Lớn rất quan trọng. Germans”.

Và đây là bức điện thứ nhì:

“Kính gửi Cục trưởng. Thượng khẩn. Theo chúng tôi biết qua nguồn tin của Đức, quyển sách mật mã đã bị khám phá. Tôi chưa được báo trước việc gặp Sếp Lớn. Quan hệ của tôi với Cục trưởng vẫn thông suốt. Không có dấu hiệu bị giám sát. Tổ chức lien lạc với Trung tâm như thế nào? Xin Cục trưởng trả lời gấp. Germans”.

Hai bức điện này báo động cho Trung tâm, vì DNĐ chưa hề dùng khái niệm Sếp Lớn. Dần dần Wenzel lấy được lòng tin của Đội Đặc nhiệm (viết tắt là ĐĐN) nên anh được chúng cho trú ngụ trong một phòng tại phố Bình Minh (Aurore) ở Brussels cùng với điện đài. Đầu tháng giêng năm 1943, vị “giáo sư” đã đập chết tên lính gác khi nó lúi húi chất củi vào lò sưởi, lưng quay ra. Wenzel tống xác chết trong buồng rồi chuồn mất.

Đó là một tai họa đối với Giering. Wenzel có thể báo động cho Moscow mọi diễn biến của DNĐ ở Bỉ từ tháng bảy 1942. Sự thực anh trốn sang Hà Lan rồi dùng một điện đài chưa bị bắt để báo cáo với Trung tâm các sự kiện.

Tuy vậy, ĐĐN đã đạt được những kết quả rất quan trọng từ vụ phá vỡ tổ ở phố Atrebates: chúng đã phá được nửa tá điện đài đặt ỏ năm nước truyền hàng trăm bức điện về Trung tâm. Xét đoán qua trả lời của Trung tâm, Cục trưởng không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng Giering cũng bị sáu đòn thất bại đau đớn, liên tiếp trong chỉ vài tuần: những chỉ thị của Trung tâm không được thực hiện, vậy là bộ máy bị trục trặc ở đâu đó. Lâu đài bằng cát y đắp nên có nguy cơ sụp đổ lúc nào không biết.

Vậy trong tay đội trưởng ĐĐN chỉ còn mỗi con chủ hài: làm sao giành được Sếp Lớn hợp tác để làm Trung tâm yên lòng bằng cách sử dụng đường liên lạc của Đảng cộng sản Pháp. Mạo hiểm là lớn đối với Giering, nhưng y không còn cách nào khác.

Đến cuối tháng 12, những cuộc trao đổi giữa hắn, cùng tên phụ tá của hắn là Willy Berg với Leopold thay đổi giọng điệu. Không khí cũng thay đổi. Leopold đã chờ thời vận: nó đã đến...


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Một, 2013, 08:03:16 am
Chuỗi tin đau lòng

 
Tuy “chơi” đấu trí căng thẳng với Giering, nhưng Leopold vẫn lo cho những đồng chí chưa bị bắt. Anh lo nhất là Grossvogel và Katz. Anh vững tin vào hai người đồng chí vì như Katz, anh đã bố trí cho về Antony là nơi trú ẩn rất chắc chắn, lại dự kiến sau đó chạy về Marseilles là vùng chưa bị Đức chiếm đóng.

Chính tên phó của Giering là Berg thông báo cho Leopold tin dữ:

- Ông có biết Katz của ông đã bị chúng tôi bắt rồi không?

- Bị bắt từ lúc nào?

- Khoảng ba tuần...

Thế là đến lượt Katz bị sa vào tay giặc. Chỉ mãi sau này Leopold mới được giải đáp vì sao bạn anh là người được bố trí bao nhiêu biện pháp an toàn mà vẫn bị nạn.

Bối rối sau khi Leopold bị bắt, Katz mất vài ngày chuẩn bị ra đi. Ngày 19-12, Cecile, vợ anh sinh con, anh không dám ra đi khi chưa bố trí cho vợ con được an toàn. Con trai cả của anh là Jean Claude đã về ở với em gái Maximovich ở lâu đài Billeron.

Năm 1943, Cecile Katz cho Leopold biết về chồng chị: ngày 28-11-1942 Katz cùng Grossvogel đến nhà hộ sinh thăm chị. Cả hai đều biết tin Leopold bị bắt và rất lo lắng. Ngày 1-12, Katz quay lại nhà hộ sinh để hôm sau đón vộ con về. Nhưng cái ngày mai đó không có nữa. Hôm đó anh ở Paris quá muộn, không trở về Antony lúc đã giới nghiêm, nên anh đến nhà cô bạn quen là Modeste Ehrlich, vộ một giáo viên Do Thái, cựu thành viên Lữ đoàn quốc tế.

Từ khi chiến tranh bùng nổ, nhà của Ehrlich trở thành hộp thư và nơi gặp gỡ. Chính nơi đây Raichmann đã gặp Katz đầu 1942. Sau khi Raichmann bị bắt và khai báo, ngôi nhà Ehrlich bị Gestapo giám sát chặt chẽ. Katz đã không tôn trọng chỉ thị của Leopold (không được dùng nhà này nữa) vì nghĩ rằng có thể trú ở đây vài giờ để sáng mai đi sớm. Bọn nhân viên Gestapo canh ngôi nhà này đã báo cho Reiser là trưởng ĐĐN Paris và bắt luôn Katz và Ehrlich. Leopold thuyết phục được Giering rằng Modeste không tham gia DNĐ vì DNĐ chỉ dùng nhà của bà đó nhưng không cho bà biết tính chất hoạt động của Đảng cộng sản; song bà vẫn bị đưa vào trại tập trung và chết tại đó.

Grossvogel cũng bị bắt vì DĐN đã dùng thủ đoạn khống chế thô bỉ. Cũng là sự trùng hợp đặc biệt, Jeanne Pesant, vợ Grossvogel, cũng ở cữ. Leopold vẫn đinh ninh rằng Grossvogel đã sang Thụy Sỹ là rất an toàn rồi, nhưng không ngờ Jeanne Pesant không chịu tránh ở một nơi thật an toàn, chị thuê một ngôi nhà ở ngoại ô Brussels, nên ngày 26-11 ĐĐN phát hiện được và bắt chị. Chúng đe nếu bà không viết thư hẹn Grossvogel cho gặp thì sẽ giết chết đứa con ngay trước mặt chị. Grossvogel cảm thấy có thể bị lừa, nhưng vì anh quá muốn gặp vợ con trước khi đi vào hoàn toàn bí mật, nên anh đã đến nơi hẹn là Uccle, phố Brunard và bị bắt tại đó ngày 16-12.

Bốn ngày trước, Berg đã ung dung báo cho Leopold:

- Hôm nay chúng tôi sẽ bắt Robinson...

Khá ba hoa như thường lệ, Berg khoe kế hoạch của ĐĐN. Sau này Leopold lợi dụng được kiểu nửa tình cảm này để ứng phó.

- Chúng tôi đã phát hiện được nó từ mấy tháng nay - Berg nói - Nhưng chúng tôi quyết định tóm cổ nó khi nó hẹn hò với một đối tượng mà chúng tôi đã biết. Reiser liền tổ chức bao vây quy mô lớn. Hàng chục mật vụ rải quanh điểm hẹn, ảnh đối tượng trong tay để nhận diện cho đúng. Tôi xin báo để ông biết rằng Reiser sẽ đề nghị ông đi theo chỉ nhằm thử phản ứng của ông. Bởi vì Reiser không có phép đưa ông ra đó; nếu không thì Trò Cao thủ sẽ hoàn toàn bị nguy hại, Nếu ông từ chối, ông ta sẽ kết luận và nói cho mọi người biết rằng ông từ chối hợp tác...

- Này ông Berg ơi, nếu tôi hiểu đúng thì Reiser đồng thời còn thăm dò và giương bẫy tôi nữa đấy...

- Ông suy luận ý đồ của ông ta thế nào tùy ông...

Được, tôi được báo trước. Leopold tự nghĩ như thế.

Đến trưa, họ dẫn Leopold đến gặp Reiser. Tay này cũng nhai lại điệp khúc như Berg:

- Này, Otto, hôm nay chúng tôi sẽ bắt Robinson!

Để bóp nhỏ vai trò của đồng chí, theo chiến thuật cổ điển, Leopold nói:

- Ông Reiser ơi, ông nhầm rồi, đó chỉ là một kẻ quấy rầy thôi. Hắn chẳng biết gì đâu!

- Cũng có thể - Reiser trả lời - Nhưng ông hãy để cho chúng tôi nhận định về giá trị của hắn ta. Dù thế nào ông cũng đi theo chúng tôi.

- Tùy các ông.

Reiser ngồi cứng trên ghế vì ngạc nhiên khi thấy thái độ của Leopold lại vui vẻ hồn nhiên và hòa nhã đến như thế.

Dù sao thì Berg cũng không nói dối.

Trên xe đi đến điểm hẹn, Leopold suy nghĩ cách biểu lộ thái độ và kết luận cách giúp Robinson là Leopold phải làm ầm ĩ sự có mặt của anh: Vả lại nếu bọn ĐĐN đã quyết định trưng bày Leopold tay bị còng nghĩa là chúng đã kết thúc Trò Cao Thủ bởi vì những bảo vệ viên của Robinson ắt trông thấy Leopold bị bắt. Nhưng xe đậu cách điểm hẹn 200m, Leopold bất lực dự vào cảnh tượng Robinson bị bắt.

Từ khi Franz Schneider bị bắt tại Bỉ vào tháng tám, Gestapo đã phát hiện dấu vết của Robinson. Người vợ cũ của anh thuộc toán Berlin và đứa con trai anh đang ở trong quân đội Đức đều bị bắt. Tại sao Gestapo không bắt anh ngay? Bởi vì bọn mật thám cho rằng anh này chỉ huy một toán cán bộ quan trọng cũ của Đảng cộng sản Pháp như Jules Humbert-Droz, cựu thư ký Đảng cộng sản Pháp, và Willy Munzenberg, cựu lãnh tụ Đảng cộng sản Đức.

Đó là do Gestapo hoang tưởng chứ làm gì có đơn vị mạnh đó. Humbert-Droz khi đó đã bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản. Munzenberg cũng đã bị xóa tên trong Đảng cộng sản và trong Quốc tế Cộng sản từ năm 1937, năm 1940 anh này đã bị chính phủ Daladier tống giam trong trại người ngoại quốc. Tại nhà tù, hai nhân viên của Beria cùng bị giam với anh đã phụ trách việc thủ tiêu anh. Hai nhân viên này đã rủ anh cùng họ vượt ngục. Quá tin, anh đồng ý: người ta tìm thấy anh bị treo cổ ở cách trại giam hai trăm mét. Bọn Đức định tổ chức một phiên tòa ầm ĩ mà diễn viên chính sẽ là Robinson nhằm bôi xấu chủ nghĩa Bolshevik quốc tế trước con mắt của “châu Âu mới”.

Đến tháng 12, khi biết Robinson chỉ có một mình, nên ĐĐN quyết định bắt anh. Leopold gặp Robinson hai ngày trước khi các đồng chí Simex bị bắt. Leopold đã phân tích tình hình của DNĐ và hai đồng chí quyết định ngừng quan hệ. Trong cuộc gặp này Robinson cũng đã biết Schneider đã bị bắt. Anh không biết ngôi nhà ở Passy của anh đã bị giám sát.

Còn Maximovich cũng bị theo dõi từ lâu. Trong lễ “đính hôn” của anh với cô Hoffman-Scholz, nữ thư ký của Otto, Gestapo đã nghiên cứu hồ sơ ngoại kiều trong tàng thư cảnh sát Pháp. DNĐ biết tin này nhưng quá muộn, không còn thời gian để giấu hồ sơ của Maximovich đi. Gestapo nắm được rằng Maximovich có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản. Anh bị tước giấy thông hành ra vào khách sạn Majestic. Nguy hơn nữa là qua phát hiện các điện mật của DNĐ, hành động của Maximovich bị lộ hết. Như qua báo cáo về các thành phố Đức bị tàn phá, tin do “người yêu” của Maximovich là cô Hoffman-Scholz cung cấp sau chuyến về Đức thăm gia đình của cô, Gestapo tìm ra được nguồn cung cấp tin chính là Hoffman.

Maximovich bị theo dõi từ tháng 10. ĐĐN đã đến lâu dài Billeron tuyên bố cho cô Anna rằng chúng đã phát hiện anh em cô tham gia một lưới gián điệp chống lại Đế chế Đức... Chúng nói với Anna:

- Cô có thể giúp chúng tôi bằng cách tạo thuận lợi cho thủ trưởng của cô gặp một nhân vật Đức, có thể tại vùng tự do, cô đừng sợ, vì đây là một vụ có tầm quan trọng về chính trị...

Anna báo cáo ngay với Leopold về đề nghị của Giering. Lúc đó Leopold chỉ có thể diễn dịch yêu cầu hẹn hò của Giering là một thủ đoạn thô thiển nhằm bắt cóc Leopold. Có lẽ hắn định xây dựng cơ sở... cho sự hợp tác trong tương lai của DNĐ.

Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy Maximovich bị đe dọa nghiêm trọng. Leopold đề xuất giúp anh trốn...

- Tôi không thể trốn - Anh trả lời - Vì tôi còn mẹ già và cô em gái nữa... Anh nghĩ xem, không có tôi thì họ sẽ sống nổi không? Nếu tôi bị bắt, tôi sẽ tự tử!

- Không, phải diệt hết bọn chó đó đi!

Anh giữ nguyên các thói quen, tiếp tục công việc như trước... Ngày 12 anh bị bắt trong phòng giấy của “người yêu”.

Springer hy sinh oanh liệt.

Anh rút về Lyon từ tháng 12-1941 và tiếp tục hăng hái hoạt động. Anh quan hệ với Balthazar, cựu bộ trưởng Bỉ, và viên lãnh sự Hoa Kì, và phát hiện nhiều nguồn tin tình báo mới. Đó là một chiến sĩ không biết mệt mỏi, hy sinh anh dũng sau khi dùng vũ khí chống lại bọn Gestapo.
Leopold đã gặp Springer vào tháng tư và khuyên anh nên thận trọng. Anh không muốn nghe và yêu cầu Leopold cho mật mã và Leopold đã cho. Khi Leopold hỏi anh có cần điện đài không, thì anh trả lời đã xin được Hoa Kì một điện đài nhỏ rất tốt.

Đến tháng 10, Leopold quay lại Lyon và lại khuyên Springer thận trọng, anh nổi nóng:

- Tôi biết rằng tôi và Flore, vợ tôi, có thể đi Hoa Kì, nhưng tôi không đi và bà ta cũng muốn ở lại với tôi. Thế binh sĩ trước nguy hiểm cũng lùi bước hay sao? Không, chúng tôi cũng phải chiến đấu như họ!.. Tôi là chiến sĩ trên tuyến đầu, tôi sẽ công tác đến ngày cuối cùng và, nếu chúng đến, tôi sẽ có cách tiếp chúng!

Springer đặt điện đài ỏ một làng cách Lyon 17km, anh nối đài đó với dây cáp cao tần ở gần đó...

- Nếu chúng đến - Anh nói - Tôi sẽ cho nổ tung hết!

Nhưng anh không kịp cho nổ. Một đêm, Springer trở về phòng vợ chồng anh thuê ở Lyon... Hai người quy ước với nhau mật hiệu để báo động khi nguy hiểm, nhưng đêm đó tối mò, anh không nhìn thấy ám hiệu, khi bước vào cổng tay lăm lăm súng lục: liệu Gestapo có chờ mình ở trên gác không? Chẳng cần, anh bất chấp nguy hiểm... Khi mở cửa: Chúng đã có mặt ỏ đây, tên đứng, đứa ngồi, bâu lại như đàn nhặng. Anh bắn vào chúng làm hai tên bị thương, rồi anh định uống thuốc độc mà anh lúc nào cũng mang sẵn trong người...

Bị giam tại Lyon, Springer lại bị chuyển vào nhà tù Fresnes hôm sau. Trong bốn ngày anh bị tra tấn liên tiếp. Để tránh khai báo anh vượt qua lan can nhà cầu trên tầng bốn lao vào không trung. Hôm đó là ngày lễ Noel...

Em trai và Yvonne, em gái họ của Springer, sau chiến tranh mới biết rõ về hoàn cảnh người anh của họ hy sinh thế nào khi họ xem tác phẩm của đại tá Remy nhan đề “Cuốn sách của lòng dũng cảm và của nỗi lo sợ” (Livre du courage et de peur). Ở trang 27 tập 2 có ghi như thế này: “Ngày lễ giáng sinh bắt đầu bằng một vụ tự sát. Một người chán đời đã lao qua ban công nhà cầu của một tầng nhà cao. Nhiều tù nhân nghe thấy một tiếng đục của thân người đó rơi xuống đất...” Tả như thế đúng cả, chỉ trừ động cơ tự sát của Springer không phải vì chán đời, mà chỉ vì anh không muốn phải khai báo dưới đòn tra tấn. Leopold hiểu rất rõ con người này nên có thể khẳng định Springer đủ can đảm để quyết định như vậy. Anh đã đón bọn Gestapo bằng tràng súng lục, anh đã định uống nhân ngôn: hành vi cuối cùng của anh tại nhà tù Fresnes hoàn toàn thuộc về phong thái của những người chiến sĩ gương mẫu hy sinh trong khi chiến đấu với quân thù. Sau này gia đình đã cải táng cho anh và đưa di cốt của anh về nghĩa trang quê hương. Chính phủ Bỉ đã truy tặng huân chương cho Springer.

Kaethe Voelkner biết mình cũng bị lộ vì địch đã dịch được mật điện của DNĐ. Tháng 12 cô về Đức thăm gia đình. Ba mươi năm sau, người chú của cô kể lại việc cô bị bắt cùng đồng đội là anh Podsialdo khi cô trở về nhà vào đầu tháng giêng.

Bọn Gestapo ở Lyon do tên Barbie nổi tiếng cầm đầu đã bát Joseph Katz và Schreiber, họ không phải là thành viên của Dàn Nhạc Đỏ. Joseph là em của Katz, có lần đã xin gia nhập DNĐ nhưng Leopold không chấp nhận vì không muốn một gia đình mà có hai người cùng làm công tác tình báo, một nghề thật là nguy hiểm. Còn Schreiber quen Leopold ở Palestine, vốn là đảng viên Cộng sản tích cực nhưng không giáo điều, thường hay phê bình khiến cho nhũng người lý luận cố chấp không ưa. Anh tình nguyện xin sang Tây Ban Nha chiến đấu thì bị từ chối bởi họ coi anh là người đi trệch đường lối. Mùa hè 1940, khi Leopold đến Paris, anh cố đi tìm Schreiber. Theo bà vộ Schreiber thì năm 1939 chồng bà đã lập một doanh nghiệp chuyên mua lại xe ôtô cũ. Cục Tình báo Hồng quân chú ý đến doanh nghiệp này nên cử một sĩ quan bí danh là Fritz đóng vai giám đốc kinh doanh cho doanh nghiệp này. Trong một ngày mùa thu năm đó, cảnh sát đến garage này kiểm tra theo lệ thì Fritz sợ quá liền nhảy qua cửa sổ rồi trốn vào sứ quán Xô viết với lý do bị cảnh sát khủng bố. Một cán bộ sứ quán này dại dột ghi tên và địa chỉ của Schreiber trên lịch bàn. Phản gián Pháp theo dõi sứ quán Xô viết đã lục soát garage của Schreiber và tạm giữ ông chủ. Sau khi hiệp ước Xô - Đức ra đời, chính quyền Pháp lại bắt Schreiber rồi đưa vào trại tập trung. Khi quân Đức tiến vào Pháp, ông chủ garage này vẫn nằm trong trại. Leopold định tổ chức cho Schreiber vượt ngục, nhưng tùy viên quân sự Susloparov của sứ quán Liên xô chủ trương dùng phương thức hợp pháp nên đã cho tên Schreiber vào danh sách công dân Xô viết bị bắt nay phải tha. Schreiber được tha nhưng khi Đức đánh Liên Xô, anh đang sống tại Marseilles trong khi vợ con anh đã chạy sang Moscow rồi. Anh rút vào bí mật, nhưng rồi anh bị bắt và hy sinh.

Joseph Katz cũng mất tích khi bị đi tập trung... Theo Leopold hai chiến sĩ này bị chết do Otto Schumacher tố cáo với Đức. Otto là loại nội gián của mật thám Đức cài vào Dàn Nhạc Đỏ. Chính hắn đi thuê nhà nơi Wenzel bị bắt. Sau khi toán DNĐ Bỉ bị khủng bố, hắn về Paris cư ngụ tại nhà Arlette Humbert-Laroche, liên lạc viên giữa Robinson và Leopold Trepper. Tháng 11-1942, mặc dù Leopold cấm nhưng hắn vẫn xuống Lyon liên hệ với Springer và Germaine Schneider. Tháng 12, hắn quay lại nhà Arlette và nhờ cô này liên lạc với Robinson. Arlette lúc đầu lưỡng lự nhưng sau lại nhận lời. Cả Arlette cũng như Springer và Robinson đều bị bắt và hi sinh...

Arlette Humbert-Laroche là thành viên của Dàn Nhạc Đỏ, say mê tên chỉ điểm của Gestapo mà không biết... Cô là một thanh nữ đáng yêu, tế nhị, đã để lại nhiều bài thơ hay (Năm 1946 nhà xuất bản Sự thật (Editions Realites) cho ra mắt bạn đọc tập thơ này do Charles Vildrac đề tựa với những ý chính như sau: Ngay vào mùa hè 1941 cô đã cho Vildrac đọc thơ của cô để xin ý kiến... Đến cuối 1942 cô để cho người gác nhà của Vildrac mnột phong bì to đựng tất cả những bài thơ của cô để Vildrac giữ hộ, mà không nói rõ lí do, cô cứ để cho Vildrac suy đoán. Anh không được gặp lại cô nữa...”).

Có lẽ Arlette cảm thấy số phận mình như thế nào cho nên mới viết vào mùa xuân năm 1939 những vần thơ như sau:

            Moi aussi, je voudrais
            Laisser mon parfum
            Sur la Terre
            Et faire en sorte que les hommes
            Mes frères
            Se souviennent de moi...


Tạm dịch:

            Em cũng muốn để hương lại
            Trên thế gian
            Để làm sao những con người
            Những anh chị em
            Mãi mãi nhớ đến em...



Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Một, 2013, 09:15:11 am
Người tù đặc biệt

 
Ngày 25-11, sau khi hỏi cung Leopold lần đầu, Giering phải lo giam giữ tù nhân ở đâu và như thế nào nhằm đảm bảo yêu cầu kế hoạch của ĐĐN.

Phải giam ở chỗ khá cách biệt không để ai biết người bị bắt, không để nó trốn và thông tin ra ngoài.

Điểm cuối này thật là khó, vì ĐĐN chưa bao giờ bịt hết thông tin, nhất là đối với DNĐ. Trước hết phát xít còn dùng lại một số cai ngục trước chiến tranh. Cho nên số lưu dung này có người thông tin cho kháng ch iến, chuyển hộ thư từ mặc dù họ không tham gia vào một tổ chức. Vì thế mà DNĐ mới nám được tình hình những thành viên bị bắt giam tại nhà tù Saint-Gilles Prison ở Brussels, sau vụ Atrebates.

Ở Pháp, anh em DNĐ bị bắt đều bị tập trung vào một khu đặc biệt của nhà tù Fresnes. Khi phải cho tù nhân di chuyển, chúng bắt tù nhân đội mũ chụp chỉ để hở mắt. Quản trị nhà tù cũng không được biết nhân thân tù nhân. Các cơ quan khác của Đức cũng không được hay biết. Mỗi nhân viên ĐĐN phụ trách một hoặc vài tù nhân và không được thắc mắc về những tù nhân khác. Sau khi bắt được Leopold, các biện pháp phòng ngừa còn được tăng lên nữa.

Từ khi đến đóng tại Paris, đội đặc nhiệm lấy trụ sở của An ninh Pháp ở phố Saussaies làm trụ sở. Ngày 26-10, chúng đưa Leopold xuống tầng trệt là chỗ có những phòng kho bạc của cảnh sát Pháp trước đây. Giering chuyển hai phòng lớn ở đây thành xà lim giam Leopold. Phòng thứ nhất chia làm hai có lưới sắt và một cửa. Một nửa dùng làm nơi canh gác của hai tên SS ngày đêm coi Leopold, nửa kia làm nơi giam tù nhân đặc biệt này, có một giường nhỏ, một bàn và hai ghế. Cửa ra vào bọc thêm một vỏ sắt.

Sau hai ba ngày, Berlin ra lệnh cấm lính gác nói hoặc nghe tù nhân nói.

Sau khi Leopold được đưa xuống tầng trệt, Giering giới thiệu với Leopold: Willy Berg, là người chuyên trách lo toan cho Leopold. Hắn có quyền đến thăm tù nhân bất cứ lúc nào, chuyện trò bất cứ việc gì và ngày ba bữa cơm hắn lấy từ một trại lính gần trụ sở mang vào. Hàng ngày Berg dẫn Leopold đi dạo ở vườn trong.

Willy Berg sẽ giữ một vị trí đặc biệt trong chuyện sau này...

Người nhỏ, lùn, mặt đày và tay chắc đủ để đấm khi cần, trạc năm mươi. Trí thông minh vừa vừa, có trình độ đóng những vai phụ một cách cần mẫn của Giering. Là bạn thân tín của trưởng ĐĐN, hắn là người duy nhất biết những bí mật và tham vọng của Giering, là tên duy nhất nắm được đầy đủ công việc của đội và kế hoạch của Trò Cao thủ. Là cảnh sát nhà nghề, hắn bước vào nghề từ thời Hoàng Đế, tiếp tục làm cảnh sát thời cộng hòa Weimar rồi phục vụ tiếp cho phát xít. Hắn thường được giao những công việc khó khăn và mờ ám: Ví dụ như hắn đã từng đi bảo vệ cho Ribbentrop khi tên ngoại trưởng phát xít này sang Moscow kí hiệp ước Đức - Xô.

Trong một số sách nói về Dàn nhạc đỏ có loan truyền tin Willy Berg là gián điệp đôi đã thông tin cho Leopold mọi chủ trương của ĐĐN.... Không hề có chuyện như thế.

Điều có thật là ngay từ phút đầu tiên tiếp cận Berg, Leopold đã cảm thấy có thể lợi dụng được tên này vì hắn ta một con người có nhược điểm và rất đau khổ, cá nhân y trải qua những thảm cảnh. Hai đứa con bị chết vì bệnh bạch hầu, đứa thứ ba chết vì bom ném trúng nhà của hắn; vợ hắn đã phát điên đòi tự tử vì những thảm họa gia đình và phải vào nhà thương điên. Vậy về tâm tư hắn rất khổ. Vào cuối 1942 này, cũng như bạn hắn là Giering, hắn cảm thấy Đức khó chiến thắng. Hắn tự xác định trong khuôn khổ ĐĐN đường lối cư xử theo hai phương án: Có thể chiến tranh sẽ kết thúc bằng chiến thắng của Liên Xô và Đồng minh, trong tình thể đó hắn đã đối xử tử tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Leopold trong Trò Cao thủ: hoặc nếu phát xít chiến thắng, thì hắn cũng sẽ là anh hùng trong cuộc chiến đấu “chống cộng sản lật đổ”. Berg mới vào đảng quốc xã và tuy mồm nói những quan điểm phát xít cực đoan, nhưng bụng rất hoài nghi chính trị. Qua những ý kiến phát biểu của hắn. Leopold có thể tóm gọn quan điểm chính trị của Berg như sau: “Tôi đã từng là cảnh sát thời Hoàng Đế, đã từng là cảnh sát của Cộng hòa Weimar, tôi nay là cớm của Hitler, ngày mai tôi cũng có thể làm đầy tớ cho chế độ của Thaelmann”.

Trong những ngày đầu bị giam, với lí do muốn học tiếng Đức cho tinh thông, Leopold nhờ Berg chuyển nguyện vọng của mình xin cấp trên cho cuốn từ điển, giấy, bút chì, báo chí. Đề nghị trên được chấp nhận. Leopold rất hi vọng - hi vọng hơi hão huyền - sẽ gửi được báo cáo cho Trung tâm. Khi nào và bằng cách nào chuyển háo cáo đó thì chưa biết. Lúc này được những thứ vật liệu như thế đã là một nguồn động viên to lớn đối với một người tù: có giấy bút để viết, biết được tình hình thế giới.

Rõ ràng, anh không thể viết tự do theo ý muốn, vì ngày đêm anh bị giám sát. Lính gác ngày thay nhau hai lần vào lúc 7 giờ và 19 giờ. Thay đổi lính liên tục, không bao giờ có người gác cũ... Chúng theo dõi liên tục hàng mấy tiếng đồng hồ không rời một giây... Muốn đạt được mục đích, Leopold phải tìm cách đòi lính gác chỉ là một số thôi thì mới liên hệ được với chúng.

Anh quyết định nói với Giering...

- Thật ra ông làm trái ý muốn của ông là tuyệt đối giữ bí mật việc bắt giữ tôi. Trong có 15 ngày mà hơn 50 lính gác đã thay nhau canh giữ tôi, chỉ một lính ba hoa rằng trong trụ sở phố Saussaies có một “tù nhân đặc biệt” thì đâu còn là bí mật như ông muốn nữa.

Tên trưởng ĐĐN bị nhận xét của Leopold mở mắt ra cho nên từ đó hắn chỉ bố trí 6 tên thay nhau canh gác Leopold thôi.

Quan hệ giữa Leopold và Berg dần dần trở nên thân mật hơn. Trong những cuộc dạo chơi ở vườn trong, tí một hắn nhả ra ít tin tức về ĐĐN, nhất là về ý đồ của đơn vị này. Berg thậm chí để lộ ra tình hình của bọn trùm cảnh sát tại thủ đô Berlin nữa.

Có lần Berg khôn khéo nửa nạc nửa mỡ nói đùa:

- Này ông Otto, tôi mong chúng ta sẽ thành công và chiến tranh sớm kết thúc... Nếu chẳng may có toán lính Đức đưa ông ra pháp trường, tôi sẽ đến xiết tay ông để vĩnh biệt ông!

Leopold trả lời Berg cũng theo lối đó:

- Nếu chẳng may có toán lính Xô viết đưa ông đứng trước cọc hành hình, thì tôi hứa với ông rằng tôi cũng sẽ đến bắt tay để chào vĩnh biệt ông.

Vào nửa cuối tháng 12, nhiêu tù nhân DNĐ định tự sát ở nhà tù Fresnes. Berlin ra lệnh trói giật cánh khuỷu các tù nhân lại. Với Leopold chúng ưu tiên là trói đàng trước. Trong hoàn cảnh như thế không thể viết được... Leopold phàn nàn với Berg. Hắn động lòng nói rằng hắn thông cảm khó ngủ lắm khi tay bị trói, rồi hắn dạy cách lách tay ra khỏi còng. Trong những đêm khuya, lính gác cứ tưởng Leopold không thể hành động gì nên chúng ngủ khì khì, lúc đó Leopold mới viết, viết trên những mẩu giấy để báo cáo.

Leopold xin Berg đổi giường vì hẹp và đệm cứng quá, Berg đồng ý và cho một giường sắt, có đệm tốt. Leopold lợi dụng bốn chân giường sắt rỗng làm nơi giấu giấy tờ.

Sau đó ít lâu, ba sĩ quan quân y SS đến khám nghiệm toàn thân Leopold... Berg giải thích cho Leopold:

- Khám toàn thân ông để nắm chắc tình hình sức khỏe của ông xem ông có thể chịu đựng nổi kiểu hỏi cung “tăng cường” hay không... Bác sĩ đã kết luận sau khi khám toàn thân ông rằng ông không phải là người Do Thái và ông Giering rất vui về chuyện này...

Sau này Leopold mới hiểu vì sao Giering có kết luận như thế: hắn cho rằng kết luận Leopold xuất thân là “một người Aryan quý báu” thì Berlin mới dễ chấp nhận kế hoạch Trò Cao thủ của y. Trong giới lãnh đạo cấp cao làm sao họ có thể duyệt được một kế hoạch có một tên Do Thái hợp tác, làm sao họ tin được lời nói của kẻ thuộc “nòi giống hạ đẳng”.

Giering cần một người Aryan và vì thế những lời giải thích của hắn đượm nhiều hài hước. Có một lần Leopold đã nói với Giering rằng anh sinh trong một gia đình Do Thái, khi mới sinh ra cha mẹ đã cắt bao quy đầu cho anh. Câu trả lời của Giering khiến cho Leopold phải ngạc nhiên:

- Anh làm tôi chết cười... Đó là chứng cứ rằng tình báo Xô viết đã làm thật là giỏi! Anh biết không, khi bắt đầu chiến tranh, cơ quan tình báo quân sự Đức có cử sang Hoa Kì những điệp viên đã hị cắt bao quy đầu để họ công tác thuận lợi. Khi họ bị bắt, thủ đoạn này đã bị phát hiện vì bao quy đầu mới bị cắt!

Giering đã bị ngâm tẩm quá nặng bởi những truyện tình báo đến mức hắn cho rằng Leopold đã được các chuyên gia y tế Nga cắt bao quy đầu.

Sau đó nhiều lần Leopold vẫn cắt nghĩa cho Giering rằng anh là người Do Thái. Do đó mới có suy luận rằng một người rơi vào tay Gestapo mà tuyên bố như thế chỉ là nói dối mà thôi...

Giering quyết định cho đi xác minh. Tại nhà bà Grossvogel ở Brussels họ tìm được một hộ chiếu cũ mà Leopold dùng ở Palestine năm 1924 mang tên thật của Leopold là Leopold Trepper, sinh ngày 23-2-1904 tại Novy-Targ. Tháng 12-1942, nhân viên ĐĐN đã đến Novy-Targ tìm dấu vết của Leopold. Bọn này báo cáo về ĐĐN rằng chúng không phát hiện được một dấu vết gì bởi vì thị tứ này đã “quét sạch loại mối Do Thái và nghĩa trang đã bị cầy xới lên rồi...”.

Sau xác minh, Giering càng tin Leopold không phải là người Do Thái, rằng khi được phái sang Palestine, cơ quan tình háo Xô viết đã tạo ra nhân vật Do Thái, Trepper chỉ là bí danh.

Đối vỏi Leopold, điều quan trọng là Gestapo chưa biết tên chiến đấu của anh: Leiba Domb.

ĐĐN giữ bí mật theo một phương pháp rất lạ: trên cửa xà lim nhốt Leopold, chúng treo một cái bảng “chú ý, tù nhân đặc hiệt, cấm vào”, chỗ này hàng ngày cả chục người qua lại, cho nên sau này Leopold được biết trong ngụy quyền khắp Paris loan tin đồn về “một tù nhân Xô viết đặc biệt”.

Còn số lính gác tuy rất kỉ luật theo lối Đức nhưng vẫn không khống chế được tính tò mò của chúng. Dù bị cấm trao đổi, trò truyện với Leopold, nhưng rồi chúng vẫn không giữ được kỉ luật. Lợi dụng đêm khuya chắc không còn ai bất chợt đến, chúng trò truyện có khi hàng giờ với người tù mà chúng canh giữ, qua đó giúp cho Leopold một số điều bổ ích. Hai trong số lính gác là hai tên ngu dốt, còn những tên khác tuy tham gia SS nhưng không mù quáng nhắm mắt trung thành với chủ nghĩa phát xít. Theo lệnh trên, chúng có thể giết, bắn hạ ngay Leopold, nhung dù sao chúng cũng có ít nhiều cảm tình. Có tên thổ lộ khi khấn trời hắn cầu mong trời giải thoát cho linh hồn Leopold! Anh ta thậm chí còn xin chuyển giúp thư của Leopold gửi cho gia đình...


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Một, 2013, 04:47:24 pm
Sẽ sớm trả thù

 
Giering hoàn toàn thất bại về việc lập quan hệ với Đảng cộng sản Pháp mà không qua Leopold. Để tránh may rủi khi phải dùng Leopold, hắn phải tìm đến con bài cuối cùng còn lại là Katz hoặc Grossvogel.

Trong suốt tháng 12, ĐĐN ra sức tấn công Grossvogel vì chúng cho rằng Grossvogel là phó của Leopold thì phải biết phương sách quan hệ với lãnh đạo ĐCSP. Còn Grossvogel thì kiên quyết giữ vũng thỏa thuận giữa anh và Leopold là anh chỉ phụ trách buôn bán kinh doanh trong DNĐ chứ không biết gì khác. Giering quyết dịnh dùng đến những thủ đoạn đểu giả, tàn nhẫn của phương sách khống chế...

Chúng tuyên bố hoặc Grossvogel khai báo, hoặc chúng sẽ giết chết vợ con anh trước mặt anh. Anh không dao động, thái độ bình tĩnh và can đảm của anh khiến cho nhiều tên Đúc ác ôn cũng phải kiềng. Anh trả lời ĐĐN:

- Các ông có thể bắt đầu giết chúng tôi từ tôi, vợ tôi hoặc đứa bé, điều đó không có gì là quan trọng. Các ông sẽ không thể biết gì hơn.

Giering và bọn cảnh sát mật biết rằng không thể dọa nạt được Grossvogel cho nên chúng đành phải ngừng tra tấn anh. Về phần Leopold, anh tuyên bố thẳng với Giering rằng nếu còn hành hạ Grossvogel, thì anh sẽ không hợp tác vào Trò Cao thủ bởi vì Grossvogel, là con người tuyệt đối cần thiết cho kế hoạch và trước sau Trung tâm cũng sẽ biết tình hình.

Thất bại với Grossvogel, ĐĐN chuyển sang đánh Katz vì chúng hi vọng dùng anh làm liên lạc viên với Juliette. Sau này vào tháng tư năm 1943, khi gặp nhau tại nhà tù Neuilly, Katz đã kể hết cho Leopold, thật là rùng rợn không kém địa ngục.

Vì Raichmann khai tầm quan trọng của Katz, cho nên ĐĐN ra sức khai thác Katz. Bước đầu chúng tán tỉnh dụ dỗ Katz gặp Juliette mang thư của ĐĐN đưa cho Juliette để bà này chuyển cho lãnh đạo ĐCSP...

- Otto là thủ trưởng của tôi - Katz trả lời bọn đặc nhiệm - Tôi chỉ tuân theo lệnh của ông đó mà thôi...

Dụ không được, ĐĐN lại dùng thù đoạn dọa giết vợ con Katz đang bị Raichmann canh giữ ở lâu dài Billeron. Lại vô vọng, vì Katz bác bỏ yêu cầu của Giering.

Thế là đến giai đoạn tra tấn liên miên. Chủ trương là của Reiser, phụ trách ĐĐN ở Paris. Bọn Đức thay đổi chiến thuật bằng cách đòi Katz khai hết những điều anh biết về DNĐ vì chúng cho rằng anh này biết rất nhiều. Thực tế thì Katz biết hết những bí mật quan trọng. Chúng tra tấn anh liên tiếp đến một chục ngày; rồi tên Eric Jung tên đồ tể của ĐĐN, bắt đầu ra tay. Vì Katz không đầu hàng, nên Berlin phái một toán đặc biệt về hỏi cung mạnh, cao cấp về tra tấn, những tên vô lại tay đầy máu... đến trợ lực. Katz một mực trả lời theo bài bản đã bàn với Leopold:

- Xin hỏi Otto, ông đó sẽ cho các ông biết, còn tôi tôi chỉ là một nhân viên quèn của Simex, tôi không biết bí mật nào cả...

Rồi vì kiệt sức, anh tự sát bằng cách cắt tĩnh mạch, nhưng bọn SS ngăn lại.

Giering từ Berlin về thấy tình trạng của Katz quá tồi tệ, liền tìm cách sửa sai của cấp dưới. Y biết rằng Katz sẽ có ích cho kế hoạch Trò Cao thủ và một khi chưa có lệnh của Leopold, Katz sẽ không khai báo gì.

Y đủ sáng suốt để nhận thức được với một con người chịu được những đòn tra như thế, dám tự sát, sẽ là một con người làm việc được cho y. Y phái Berg đến báo cho Leopold ràng chủ trương tra tấn Katz không phải là của hắn, rồi hắn yêu cầu Leopold bảo Katz phải đến Juliette. Với ý đồ đó, y quyết định cho Katz gặp Leopold, do một mình Berg cùng dự, không có phiên dịch. Vì Katz không nói được tiếng Đức, còn Berg không biết tiếng Pháp, cho nên Leopold đề xuất cho dùng tiếng Yiddish là thứ tiếng pha giữa tieng Hebrew với tiếng Đức. Giering chấp nhận mà không biết rằng y đã tạo cho Leopold một cơ hội quý giá: trong khi trao đổi, Leopold sẽ dùng một số từ hoàn toàn là Hebrew để nói cho Katz biết ý kiến khuyên giải và chỉ thị của mình.

Mấy ngày chưa cho gặp nhau vì Giering muốn để cho những vết thương trên người Katz thành sẹo đã...

Leopold không bao giờ quên được lần gặp Katz. Chúng đưa anh vào căn phòng có Berg và Leopold đang chờ. Mới xa nhau có một tháng thôi mà bây giờ không nhận nổi Katz. Anh đã biến thành con người khác. Anh đến gần rồi ôm chầm lấy cổ Leopold rồi anh khóc. Anh không có kính và quanh mắt anh bị nhiều vết rạch...

- Anh hãy nhìn em đây này, chúng đã hành hạ em: chúng đâm kính vào mắt em. và anh hãy xem hai bàn tay em!

Katz đưa hai bàn tay nhàu nát, mất hết móng, quấn bao nhiêu băng. Anh tiến sát tai Leopold thì thầm vào tai Leopold rất tự hào:

- Em không khai một lời nào!

Berg đứng xa xa quan sát kỹ cảnh tượng, nói xen vào:

- Không phải chúng tôi đâu, chính là tên Jung tàn ác đấy!

Làm cho Katz bình tĩnh, động viên anh, tăng thêm dũng cảm cho Katz trong tình trạng như thế thật là khó biết bao, Leopold nhẹ nhàng nhưng kiên quyết nói với Katz:

- Em hãy bình tĩnh, Katz ạ, sẽ sớm trả được mối thù này!

Hai người ngồi với nhau khoảng hai tiếng. Berg nhiều lần phải ra trả lời điện thoại. Lợi dụng những lúc đó, Leopold căn dặn Katz cung cách khi đến nhà bà Juliette phải nói những gì.

Cuối giờ, mặt Katz rạng rỡ hẳn lên. Hai đồng chí lại có khả năng hành động và họ lấy lại được ý chí giành lấy thắng lợi.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Một, 2013, 04:53:57 pm
Bốn lần gặp Juliette

 
Bà Juliette Moussier lúc nào cũng trung thành với vị trí của bà. Bà đã trụ vững. Rõ ràng đó là biểu hiện của lòng dũng cảm khác thường. Nằm trong tay quân thù mà không lùi bước đã là một thành tích; không dao động, đối mặt và giữ vị trí khi đã biết mình bị giám sát, khi bắt bớ vây quanh mình thường xuyên, bất cứ lúc nào cũng có thể bị kẻ thù đến bắt, đó mới là một chiến tích phi thường.

Bà Juliette biết rằng người ta còn cần mình, bà sẽ đi đến tận cùng với tư cách đảng viên đích thực. Leopold đã quy ước với bà rằng trong phạm vi phòng ngừa sự biến, bất cứ ai do Leopold cử đến đều phải có ám hiệu là cái khuy đỏ (ta nhớ lại Raichmann thất bại vì không biết ám hiệu này). Leopold không phóng đại sự thật, anh đã nói trước với bà rằng hiệu kẹo chắc chắn bị giám sát nhưng rất cần rằng bà phải ở lại. Ngoài ra Leopold cũng còn dặn bà cắt quan hệ với kháng chiến. Fernand Pauriol tiếp tục quan tâm đến bà.

Theo chủ trương thỏa thuận hôm Katz gặp Leopold có Berg chứng kiến, Katz phải vờ “đi”. Lúc trở về, anh sẽ kể lại rằng Juliette đã tiếp anh, nhưng vì mất quan hệ với ĐCS cho nên bà còn phải đi tìm sau một tuần sẽ trả lời kết quả. Katz đi lần thứ hai mang về sẽ trả lời: quan hệ của Juliette bằng lòng gặp, nhưng họ sợ và đòi phải là Leopold mang thư đến. Tất cả lịch trình đó nhằm buộc Giering phải để Leopold gặp bà Juliette, có như thế Leopold mới đưa được báo cáo về Trung tâm.

Tại sao phải đi đi lại lại như vậy? Để làm cho Giering và các sếp của tên này ở Berlin yên tâm...

Giering lưỡng lự về việc có nên hay không nên để Katz tham gia Trò chơi, hắn tâm sự với Leopold:

- Katz là sứ giả lý tưởng bao nhiêu trước khi hắn chuyển sang tay chúng tôi, thì nay tôi lại ngại hắn chơi xỏ chúng tôi bấy nhiêu... Ai mà có thể vững tâm đối với một người đã từng bị hành hạ quá tệ như thế, rằng hắn sẽ không làm trái lại với điều người ta yêu cầu hắn?

Về bản chất, tính toán của tên này thật là một lôgic hoàn hào. Leopold phải cố gắng giảng giải cho hắn yên tâm:

- Như ông biết, Katz không có tâm địa phản bội đâu, ông ta nhiệt liệt tán thành kế hoạch hòa hình riêng rẽ, chính chỉ điều đó đã hướng ông ta đi theo con đường ấy...

Giering vẫn chưa hết dè dặt, hắn bắt Katz phải kí cam kết nếu trốn, hoặc tìm cách báo cho bà Juliette thì vợ, con và Leopold sẽ bị bắn chết.
Katz kí liền cam đoan.

Nhiều ngày trước khi Katz đến hiệu kẹo, ĐĐN chuẩn bị nhộn nhịp. Reiser tổ chức một kế hoạch khá lớn: quây khu vực lại, các toán Gestapo đi xe đen tuần tra các phố xung quanh.

Kế hoạch diễn ra trôi chảy: Katz có Berg đi kèm đã vào hiệu kẹo; anh ra về có gói kẹo cầm tay và kể lại cho Giering như đã bàn với Leopold: sẽ gặp lại bà Juliette vào thứ bảy sau. Giering rất hài lòng và quyết định lần sau Katz sẽ chuyển đến hiệu kẹo một báo cáo gửi cho Trung tâm những tin tức đáng mừng: mọi việc đều tốt đẹp, lưới DNĐ vẫn toàn vẹn, có thể tiếp tục theo đường đã định.

Leopold thuyết phục được Giering cho anh đề nghị với Cục trưởng cắt mọi liên hệ trong một tháng vì Leopold không hành động khác thế nếu anh còn được tự do. Thời hạn phụ đó nhằm tạo cho bà Juliette có đủ thời giờ để thoát thân (Leopold sẽ chỉ thị cho bà khi anh gặp bà). Việc liên hệ giữa bà với Leopold có thể như hẹn vì Katz lần thứ hai trở về nói rằng điều kiện dứt khoát phải là đích thân Leopold mang báo cáo đưa cho bà.

Bản báo cáo của Leopold đã viết xong. Trong điều kiện không bị tù, viết báo cáo cho Trung tâm chỉ vài giờ là đủ. Nhưng trong tù phải chơi trò ú tim với bọn gác tù thì khác. Anh phải viết ban đêm vì cần phải tránh tên Berg tò mò bất thần xục tới, chứ bọn gác tù thì đã quen với việc anh viết “để học tiếng Đức”. Chắc nhất là viết vào lúc hai ba giờ sáng là lúc bọn gác tù cũng ngủ gục trên bàn (còn anh vì mất ngủ nên bọn gác cho bật đèn suốt đêm để anh đọc sách, báo). Anh viết trên những mẩu báo dùng pha tiếng Yiddish, Hebrew và Ba Lan. Nếu có bị tóm bản báo cáo đó, trong khi địch dịch ra để đọc được, anh đã có đủ thời giờ để ứng phó.

Để thuyết phục Trung tâm, Leopold phải lược lại tình hình theo thời gian từ ngày 13-12-1941. Phải báo cáo về các vụ bắt bớ, kể rõ thời gian, địa điểm, hoàn cảnh. Tình hình, tình thần, khí tiết của những người bị bắt. Phải kể đến các điện đài bị bắt, những điện bị dịch ra, những khóa mật mã bị khám phá. Lại phải báo cáo đầy đủ về kế hoạch Trò Cao Thủ: mục tiêu chính trị, quân sự, phương tiện sử dụng. Cuối cùng là danh sách toàn bộ các đồng chí có thể sẽ bị bắt.

Phần hai báo cáo, Leopold đề xuất hai miếng đánh trả:

Trường hợp 1: Trung tâm xác định cần tiếp tục Trò Cao thủ và chủ động chơi. Cục trưởng gửi vào ngày 23-1-43 một điện chúc mừng lễ Hồng quân và ngày sinh của Leopold.

Trường hợp thứ nhì: Trung tâm thấy không cần tiếp tục Trò Cao thủ. Trung tâm tiếp tục trong 1, 2 tháng gửi điện để đừng tỏ ra phản ứng thô bạo với bản báo cáo của Leopold.

Ngoài ra Leopold gửi một thư riêng cho Jacques Duclos để giải thích về tình trạng nghiêm trọng. Leopold xin đồng chí chuyển hộ bản báo cáo của anh cho Dimitrov, đồng chí này sẽ chuyển báo cáo của Leopold đến lãnh đạo ĐCS LX. Leopold còn nêu danh sách 20 người cần có biện pháp bảo vệ tức thời. Đứng đầu danh sách là Pauriol và Juliette.

Trong thời gian đó, ĐĐN chuẩn bị cho Katz gặp Juliette lần thứ hai. Giering không biết viết báo cáo cho Trung tâm bằng thứ mật mã nào. Kent khai DNĐ khi gửi điện qua trung gian ĐCS phải dùng loại mật mã đặc biệt. Leopold thẳng thừng chối cãi. Cuối cùng Giering quyết định bức điện viết bằng tiếng Nga và dùng mật mã của Kent.

Đây cũng là một dấu hiệu báo động cho trung tâm vì các điện đều dùng trước kia bằng tiếng Đức, viết bằng mực bí mật và ĐCS dùng mật mã riêng của ĐCS.

Cuộc gặp lần thứ hai diễn ra theo bài bản cũ: vây khu vục, giám sát. Giering tin rằng Juliette sẽ chấp nhận tài liệu của Katz. Bà ngạc nhiên khi thấy Katz trở lại với bức điện và một gói kẹo... Với nụ cười hóm hỉnh, Katz kể rằng các đồng chí rất lo lắng về số phận Leopold; những tin đồn về việc anh này bị bắt bắt đầu lan ra. Juliette đã được lệnh đình chỉ nhận những tài liệu do chính Leopold trao cho. Dù thế nào thì Katz đã quy ước việc Juliette gặp Leopold.

Rất lo lắng, Giering hỏi ý kiến Leopold, anh nói:

- Điều này không có gì là lạ. Việc bắt tôi đã xảy ra hai tháng rồi, từ đó đến nay không ai gặp tôi ở đâu, tôi không xuất hiện bất cứ chỗ nào, liên lạc với ĐCS bị cắt đứt. Tôi nhiều lần đã dự báo với ông sẽ xảy ra tình huống như thế. Ông hãy đứng vào vị trí đảng viên cộng sản Pháp. Vào địa vị của họ tất nhiên họ sẽ rất nghi ngờ. Tất cả điều đó đều do lỗi của ông. Ông không chịu cho tôi tham gia Trò Cao thủ, bây giò hỏng hết rồi.

Giering trả lời Leopold với giọng thật thà rằng y đã muốn cho Leopold tham gia từ đầu, nhưng các sếp của y ở Berlin không nghe mặc dù trong nhiều bản báo cáo y đã nhận định Leopold có thiện chí. Berlin ngại ĐCS dùng vũ lực để giải thoát cho Leopold.

Leopold phát biểu:

- Dù thế nào đi nữa, trong một tuần lễ nữa thôi nếu tôi không được gặp Juliette thì Trò Cao thủ sẽ đi tiêu. Phần tôi, tôi xin quay lại nhà tù Fresnes.

Sau lần gặp này, Giering đi máy bay về Berlin. Vài ngày sau y quay lại với sự đồng ý của cấp trên.

Trong thời gian y đi vắng, Leopold đã nói một cách thân mật với Berg là người được Giering trao cho trách nhiệm thăm dò ý đồ thật của Leopold. Qua những lần nói chuyện đó, Leopold nắm được rằng Himmler rất quan tâm đến Trò Cao thủ. Đối với Leopold, anh cho rằng vụ này có vẻ rất xấu.

Kế hoạch Juliette phải thành công. Leopold nhận định rằng nếu kế hoạch thất bại thì tất cả tù nhân trong vụ Dàn Nhạc Đỏ sẽ bị thủ tiêu.
Suốt cuộc đời Leopold bao giờ cũng hết sức bảo vệ sinh mạng con người, nhưng trong canh bạc này, anh tin rằng anh có lí đối với sinh mạng của các đồng đội. Có những lúc tất cả trách nhiệm đổ lên đầu của một người. Anh không mong đợi có thể xin ai cho ý kiến. Anh đã chọn và ba chục năm sau, anh tự hào là đã chọn đúng.

Chiều thứ năm - hai ngày trước khi gặp Juliette - anh đã nói chuyện lâu với Giering. Đối với y, đây là mưu toan cuối cùng như y khẳng định với Leopold. Y thú thật rằng ở Berlin y đã gặp rất nhiều khó khăn khi xin chủ trương về cuộc gặp này và tất cả trách nhiệm sẽ do y phải gánh. Y nói:

- Tôi rất quan tâm đến thành công của cuộc gặp này. Bởi vì nếu chúng ta lấy được lòng tin của đảng, quan hệ với Trung tâm sẽ tốt đẹp hơn. Bàn về các giả thuyết để ông xử lí: Tôi loại trừ khả năng phản phúc của ông. Tuy nhiên nếu ông chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng có hòa bình riêng rẽ, tôi sợ rằng ông lợi dụng cuộc gặp Juliette để báo trước bằng cách này hay cách khác cho bà ta. Tôi xin nói trước với ông rằng nếu ông trốn, hoặc báo trước cho Juliette thì tất cả tù nhân thuộc DNĐ ở Bỉ và ở Pháp đều sẽ bị tôi cho bắn hết.

Leopold nổi khùng:

- Đe dọa như thế đối với một người mà ông định cộng tác để kiến lập nền hòa bình riêng rẽ khiến tôi phải nghĩ rằng tốt hơn hết là đi ngay đến tình huống mà tôi chờ từ lúc tôi bị bắt. Ông hãy đưa tôi ra bắn đi!

Y không dám dọa Leopold nữa. Y đã thấy rõ ràng, nhưng vì chót huênh hoang với các sếp sẽ giành được thắng lợi to lớn cùng với Leopold, cho nên y đành phải chịu may rủi cho Leopold gặp Juliette. Nhưng y vẫn cảnh giác.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Một, 2013, 04:54:46 pm
Đêm hôm trước ngày gặp, Leopold không sao ngủ được. Anh dự kiến tất cả tình huống có thể xảy ra. Anh nghĩ ràng Giering không dám khám người anh vì nếu làm như thế, anh sẽ không tham gia kế hoạch của y nữa. Anh sợ “bọn bạn” của Giering khiêu khích. Tên trùm Gestapo Paris là Boemelburg và tên sếp Đội đặc nhiệm Paris đang mong Giering thất bại. Chúng có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho chuyến gặp gỡ này. Dễ dàng chúng có thể giả vờ có người chạy trốn rồi bắt Juliette. Berg đã báo cho Leopold rằng nhiều thành viên ĐĐN cho rằng cứ bắt Juliette là giải quyết được vấn đề.

Cuối cùng Leopold quyết định đi gặp nhưng tay không. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, anh sẽ hẹn Juliette gặp lần nữa để chuyển hai tài liệu, của Giering và của Leopold.

Chiều thứ bảy này, trên sân trụ sở phố Saussaies y như có chiến tranh vậy. Bao nhiêu nhân viên Gestapo phải đi vây khu phố và quảng trường Chatelet. Berg phải vào hiệu kẹo cùng với Leopold, nhưng Leopold ngại có thể có những nhân viên khác ở trong cửa hiệu.

Juliette rất sung sướng được gặp lại Leopold. Họ ôm hôn nhau, lợi dụng lúc đó Leopold rỉ tai Juliette rằng anh sẽ quay lại gặp bà vào thứ bảy sau để trao một tài liệu, bà phải chuyển tài liệu đó ngay sau khi Leopold ra khỏi cửa hiệu kẹo. Hai người phải trốn biệt cho đến khi chiến tranh kết thúc. Juliette ghi nhận hết một cách bình tĩnh và tự nhiên và đưa cho Leopold một phong chocolates.

Khi trở về Saussaies, Giering rất hoan hỉ. Hắn ngạc nhiên khi Leopold nói chưa chuyển được tài liệu. Leopold giải thích:

- Juliette cho tôi biết bà không còn phụ trách việc liên lạc nữa, nhưng một đảng viên mà bà không quen biết có mặt ở cửa hiệu và đã kiểm tra thấy không có chuyện gì. Lần hẹn sau, bà có thể nhận tài liệu.

Lập luận này khá lôgic nên làm cho Giering yên tâm, hắn tỏ ra mãn nguyện về ba cuộc gặp Juliette.

Kì gặp cuối cùng và quyết định được ấn định vào thứ bảy cuối tháng giêng năm 1943, ngay sát giờ sắp đóng cửa hiệu. Leopold chọn ngày giờ đó là có ý, bởi anh biết cửa hiệu nghỉ chủ nhật và thứ hai, nữ đồng chí Juliette sẽ có đủ thời giờ để trốn thoát.

Đêm hôm trước, anh lấy bản báo cáo trong “két sắt” và đơn giản giữ nó trong túi, trên có 1 khăn mùi soa. Giering tìm anh để bàn chuyện một lúc, trong khi “quả bom” đặt cách y chỉ gang tấc.

Việc chuyển bản báo cáo diễn ra khá êm ả, giám sát đã giảm và kín đáo hơn... Leopold luồn vào bàn tay Juliette cả hai tài liệu và dặn nữ đồng chí rằng bức điện đã mã là của bọn Đức, còn bản báo cáo lớn là do Leopold viết, nữ đồng chí chuyển cả hai cho Trung tâm. Anh ôm hôn bà và nhắc lại rằng bà cần trốn. Anh không bao giờ gặp lại nữ đồng chí vì những ngày khó khăn sau chiến tranh đã không cho anh điều kiện gặp lại nữ đồng chí đó.

Anh quay về xà lim, lòng thư thái. Anh tin chắc bản báo cáo sẽ đi đến nơi và sẽ làm cho Trung tâm thay đổi hoàn toàn thái độ. Dù Cục trưởng chủ trương thế nào đối với Trò Cao thủ, nhưng có một điều chắc chắn là kẻ thù không còn khả năng khai thác vô tội vạ những điện đài của DNĐ, nguy cơ bị đầu độc đã được giải quyết.

Anh chỉ còn chờ trả lời mà thôi.

Tuy không hoan hỉ lắm, nhưng Giering nhận xét với Leopold rằng y sung sướng đạt kết quả: Juliette đã nhận bức điện, và y tin rằng nhân viên phản gián Xô viết có mặt ở cửa hiệu kẹo nhất định phải công nhận Leopold vẫn còn tự do.

Giering hài lòng, tốt thôi, nhưng Leopold dự kiến khó giải thích cho y về việc Juliette trốn mất: anh tin rằng ĐĐN sẽ giám sát hiệu kẹo Jacquin.

Việc bà Juliette trốn mất, Leopold suy nghĩ anh không có quyền làm cho bà nguy hiểm lâu dài hơn cũng như Pauriol vậy.

Sáng thứ ba là ngày cửa hiệu kẹo mở cửa, Leopold thấy Giering đến xà lim của anh với vẻ mặt lo lắng. Hắn nói:

- Ông Leopold ạ, cái bà đó không đến làm việc...

- Sau những chuyện bắt bớ này - Leopold giải thích - Đây là một phản ứng tự nhiên. Juliette sợ có chuyện xích mích với nhân viên của ông...

Chuyện đến đây kể cũng khó bào chữa: Giering bắt đầu thấy nghi ngờ. Một tuần sau, hắn cử một đội viên ĐĐN đến hiệu kẹo để hỏi về Juliette, phái viên trở về báo cáo rằng bà giám đốc hiệu kẹo cho biết rằng Juliette nhận được điện tín của một bà cô già ốm nên phải về thăm bà cô đó.

Giering ngày càng lo lắng. Hắn nói với Leopold:

- Ông biết đấy, ĐCS có lẽ ngờ vực rằng ông không còn tự do khi ông đến hiệu kẹo gặp Juliette...

- Tôi nghĩ rằng Juliette đã hành động theo sự thôi thúc của phụ nữ, với phụ nữ ai mà đoán được... Chúng ta chờ phàn ứng của Trung tâm, chỉ điều đó mới quan trọng, chỉ điều đó mói là quyết định - Leopold trả lời.

Giering lắc đầu; Leopold chưa phá tan được ngờ vực của hắn... Điều làm Leopold lo lắng hơn chính là phản ứng của Trung tâm. Nhiều đêm anh phân tích rằng nhận khuyết điểm đâu phải là dễ, phải anh dũng lắm mới dám nhận khuyết điểm, mà Trung tâm suốt trong năm 1942 đã phạm biết bao nhiêu khuyết điểm! Có lúc anh nghĩ có lẽ những khuyết điểm đó cũng có thể do một tên nội gián của Đức chui vào Trung tâm rồi xúi giục Cục trưởng phạm phải những khuyết điểm đến như vậy... Trong những đêm dài mất ngủ anh nghĩ liên miên đến quá khứ rồi anh tiếc Berzin không còn để lãnh đạo Cục Tình báo Hồng quân Xô viết nữa.

Ngày 23-2-1943. Một ngày không thể quên được đối với Leopold...

Giering rất vui vẻ vào xà lim của Leopold với vẻ chiến thắng thông báo cho anh rằng đài của Kent vừa mới nhận được hai bức điện của Cục trưởng; hắn khoe với anh và cho anh đọc:

“Ngày kỉ niệm Hồng quân quang vinh, ra đời và ngày sinh của đồng chí (Leopold định reo lên vui sướng, Trung tâm đã nhận được báo cáo rồi) Cục gửi lời chúc nồng nhiệt nhất. Cục biết ơn công lao của đồng chí, quyết định đề xuất lên Chính phủ tặng thưởng huân chương vũ trang cho đồng chí.”

Và bức điện thứ hai:

“Otto, chúng tôi đã nhận được điện của đồng chí gửi qua các bạn của chúng ta. Mong rằng tình hình sẽ tốt đẹp hơn. Nhận định rằng cần phải đảm bảo an toàn cho đồng chí nên tạm ngừng liên lạc cho đến khi có lệnh mới. Hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi. Sẽ có chỉ thị mới và cụ thể về công tác của lưới của đồng chí trong tương lai. Cục trưởng.”

Leopold không giấu giếm sự vui mừng. Mọi sự cố gắng của chúng tôi sẽ được đền bù; sáng kiến Trò Cao thủ chuyển sang tay Quân đội Xô viết. Đây là thời điểm phục thù!

Giering cũng mặt mày rạng rỡ:

- Thật là hoàn hảo, hoàn hảo, chúng ta có bằng chứng là Trung tâm tin chúng ta!

Cũng thời gian đó, vợ Leopold sơ tán sang Siberia với các con, nhận được điện sau đây của Trung tâm:

“Chồng của đồng chí là một vị anh hùng. Đồng chí đó công tác cho chiến thắng của Tổ quốc chúng ta.”
Kí tên: đại tá Epstein, thiếu tá Polakova, thiếu tá Leontiev.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Mười Một, 2013, 04:53:48 pm
Địa ngục Breendonk


Địa ngục không kể chuyện của mình ra: người ta sống, ngác ngoải sống, thường thường người ta ở nơi đó. Bao giờ người ta cũng đau khổ ở nơi đó. Những ai chưa nếm mùi Gestapo tàn ác thế nào thì không thể hình dung nổi. Nhưng óc tưởng tượng không thể leo lên đến trình độ ghê rợn được nâng lên thành hệ thống. Đối với những chiến sĩ của Dàn Nhạc Đỏ vượt khỏi địa ngục, trong tâm khảm của họ chỉ còn sót lại những kỉ niệm xương thịt đau xé thường làm cho giấc ngủ của họ không thể ngon lành vì chúng hay hiện lại thành ác mộng. Bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục cuốn đi tàn sát và tội ác, diệt chủng và tra tấn. Máu khô nhanh hơn mực in trên trang một các nhật báo. Trong tâm khảm của loài người dần dần mờ đi tiếng gầm rú và tính chất ác liệt của chiến tranh. Thậm chí từ nay trở đi người ta còn mô tả địa ngục có dáng vẻ của cuộc đi chơi về nông thôn. Văn chương, truyền hình và điện ảnh biến cái đê tiện thành cái trong trắng. Những tên tội phạm chiến tranh làm giầu bên những bể bơi chạm chén chúc cho “thời đại đẹp đẽ”.

Cố ý hay vô tình, những tên thày cãi cho tàn bạo ngày nay với số lượng khá đông, chúng đang bênh vực cho chủ nghĩa phát xít hung ác.
Sử gia, đạo diễn cởi cho loại Gestapo - Muller, Karl Giering, Pannwitze, Reiser và đồng bọn chiếc tạp dề đầy máu của bọn đồ tể rồi khoác cho bọn đó chiếc áo lễ phục của kẻ quân tử. Những chiếc găng trắng che những bàn tay hộ pháp đã từng đánh đập, cắt xẻo, làm biến dạng con người rơi vào tay chúng nó. Những kẻ ngây thơ gào lên rằng những con người đó, quan chức cao cấp, quân nhân, chuyên gia phản gián, họ làm theo lệnh chứ sao. Những tên đầy tớ trung thành của phát xít Đức mà ngày nay, người ta giới thiệu với chúng ta như những công dân bình thản, tiến hành các nhiệm vụ hàng ngày một cách điềm tĩnh, chính chúng là những kẻ đã tuân theo mười điều dạy gây tội ác. Toàn thể những nhiệm vụ, trừ một nhiệm vụ mà chúng rất giỏi: đồ tể đẫm máu trong những hầm mà những người hi sinh vì lí tưởng hấp hối! Chúng chỉ là những kẻ thừa hành đơn thuần, chúng chỉ đơn giản làm theo lệnh ư? Ngày nay người ta phục hồi cho chúng. Hãy hỏi những chiến sĩ DNĐ còn sống sót, hãy đề nghị họ kể lại những gì họ đã trải qua. Anh mau vượt giòng thời gian đi. Cách đấy có ba chục năm, đấy là thời Trung cổ, và những tên “quân tử” Gestapo thoải mái thao diễn. Đối với những tù nhân, bảy chữ GESTAPO mãi mãi in đậm vào da thịt họ.

Ngày 7-12-1941, Hitler đưa ra sắc lệnh Nacht und Nebel (Đêm và Sương mù) nổi tiếng: “Trên các lãnh thổ bị chiếm đóng, được phép dùng mọi biện pháp đối phó với ai chống lại Đế chế 3 để thu thập tình báo. Có thể bắn bỏ chúng không cần xét xử.”

Cuối năm 1942, Canaris và Himmler kí một chỉ thị tên là “Đường lối Quốc tế cộng sản”, nội dung cho phép dùng mọi thủ đoạn để khai thác lời khai của nhân viên điện đài, mật mã, thông tín viên bị bắt. Còn đối với các trưởng lưới thì không tra tấn mà phải cố hết sức khống chế và sử dụng.

Đội viên Đội đặc nhiệm đã căn cứ vào chỉ thị kể trên để hành động... Trong suốt thời kì bị chiếm đóng, pháo đài quân sự Breendonk ở Bỉ là một trong những địa điểm chọn lựa theo tính chát man rợ của chủ nghĩa phát xít. Chính nơi đây biết bao nhiêu đồng chí chúng ta đã đau khổ hi sinh.

Breendonk được xây dựng năm 1906 ở cạnh con đường tù Brussels đi Antwerp. Trong chiến dịch 1940, nơi đây là đại bản doanh của vua Leopold III. Ngày 29-8 chuyển nó thành “trại đón tiếp” và ngày 20-9 những tù binh đầu tiên được nhốt vào đây. Lượng tù nhân tăng đều đều (11-1940 mới có 50) và đến tháng 6-1941 đã lên đến nấc mới, khi Đức bắt đầu tấn công Liên Xô.

Tù nhân ăn đói, lao động khổ sai, sỉ nhục, đánh và tra tấn hàng ngày. Từ tháng 9-1941 bọn SS Bỉ canh gác trại. Một trong những tên SS này đón tiếp những tù nhân mới bằng câu: “Đây là địa ngục, còn tao là quỷ dữ”.

Tên này không nói ngoa đâu... Phần lớn tù nhân không được xét xử: người bị Gestapo bí mật cho quá cảnh trại này rồi đưa đi giết. Người khác đến đây để bọn SS tra tấn lấy cung. Buồng hỏi cung nguyên là kho thuốc súng cũ. Bị treo bằng palăng lên trần nhà, tù nhân bị cực hình của thế kỉ trung cổ: kẹp ngón tay, kẹp đầu, tra điện, dí sắt nung đỏ, v.v... Khi tên chúa ngục Schmitt chưa bằng lòng về hỏi cung, liền cho chó xé thịt tù nhân. Khi sơ tán trại, bọn đồ tể đã xóa bằng hết dấu vết tội ác của chúng nhưng đâu xóa nổi tâm khảm của những tù nhân khi họ kể lại để mà viết nên cái nhà tù địa ngục này. Schmitt bị đưa trở lại nhà tù này khi y bị đưa ra tòa án tội phạm chiến tranh. Dĩ nhiên nó chẳng xúc động gì, cho rằng thực tế được giữ đúng (trừ những cảnh khủng khiếp) và xác nhận rằng cái nêm gỗ để đâm người rơi từ cái palăng xuống hơi cao!

Từ khi Efremov phản bội, nhiều đồng chí ở DNĐ Bỉ không có tin tức gì. Điện mật vẫn đánh đi mang tên họ, bọn Đức vờ làm người ta tin rằng các đồng chí đó đã phản bội... Thực ra những nhân viên điện đài DNĐ bị giam ở Breendonk không hề tham gia trò chơi. Qua điều tra của Leopold cùng với chính quyền Bỉ sau này đã thu được rất nhiều tin tức lí thú về họ.

Trước hết về Anton Winterinck, trưởng lưới DNĐ tại Hà Lan, bị bắt ngày 16-9-1942 do Efremov khai. Nhiều “sử gia” nhất là ở Tây Đức, đã viết về DNĐ rằng Winterinck quay phản, làm việc cho ĐĐN, rồi trốn thoát theo quân thù năm 1944. Leopold đã xác minh thấy hoàn toàn trái lại. Winterinck trước tiên bị giam trong nhà tù Saint-Gilles Prison ở Brussels, đến ngày 18-11-1942 bị chuyển về Breendonk. Cũng lúc đó điện đài của anh lại phát sóng... Nếu theo các “sử gia” viết về DNĐ thì Winterinck phải phát sóng giữa hai trận đòn tra tấn: đó là số phận của “tên phản bội này” trong hai năm trời... Những tên phản bội thực sự như Efremov được cho nhà ở đủ tiện nghi, khác hẳn với những xà lim trong pháo đài tội ác.

Ngày 6-7-1943, Winterinck bị điệu về nhà tù Saint-Gilles Prison và bị hắn tại Trường bắn quốc gia cùng ngày hôm đó. Để che giấu cái chết của anh, bọn đồ tể theo thói quen viết trên mộ anh “vô danh”.

Tiếp đến là Auguste Sesee , nhân viên điện đài, cũng “phản bội” như bọn phát xít nói: anh bị bắt ngày 28-8-1942, bị giam tại Breendonk đến tháng tư năm 1943, bị án tử hình, bị chuyển về Berlin và bị hành hình vào tháng giêng năm 1944.

Izbutski tức Bob: nhiều bức điện gửi về Moscow mang tên anh... Thực ra, anh bị đưa về Breendonk sau khi bị bắt vào tháng 8-1942, anh bị đối chất với Marcus Lustbader, em rể của Sarah Goldberg (sau khi Izbutski bị bắt, Sarah trốn thoát, tham gia kháng chiến, rồi bị bắt và bị đày vào trại Auschwitz. Izbutski bị tra tấn dã man đến mức không còn ra người nữa (theo lời kể của Lustbader sau khi anh này ra khỏi trại Auschwitz) và bị hành hình ngày 6-7-1944 trong nhà tù Charlottenburg ở Berlin.

Alamo và David Kamy cũng bị giam ở Breendonk tháng sáu 1942. Bị tra tấn rồi bị kết án tử hình bởi tên biện lí quân sự Roeder ngày 18-2-1943. Kamy bị bắn ngày 30-4, nhưng Alamo được Leopold cứu vì Leopold nhớ Alamo làm việc cho Molotov, trong một lần bàn với Giering, Leopold “phát hiện” cho Giering rằng Alamo là cháu của ngoại trưởng Liên Xô. Giering đã báo cáo lên Goering và tên này đã hạ án tử hình cho Alamo, nhưng anh bị đưa đi đày; khi chiến tranh kết thúc anh được tìm thấy ở một trại tập trung gần biên giới giáp Italia, rồi anh được Hoa Kì trao trả Liên Xô.

Sophie Poznanska, nữ mật mã viên ở phố Atrebates, đã treo cổ trong xà lim nhà tù Saint-Gilles Prison, ngày 28-9-1942.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Mười Một, 2013, 04:54:16 pm
Hersch và Mira Sokol sau khi bị bắt ở Pháp, vài tháng sau cũng bị đưa về Breendonk, ngày 9-6-1942. Một nữ tù nhân đã kể lại rằng: “Mira bị mật thám tìm mọi biện pháp tra tấn để lấy cung, bà Betty Depelsenaire kể: Sau nhiều ngày bị còng tay sau lưng, dỗ dành chị khai cung, bọn SS dùng đến tra tấn..Tên hỏi cung tóm tóc Mira lôi xềnh xệch như một con vật qua một hành lang hẹp và tối đến một cái phòng không cửa sổ, không có thông gió, chỉ có mùi thịt cháy và mùi mốc xộc lên mũi làm thót cả tim. Một cái bàn, một cái ghế đẩu, một dây thừng to treo trên trần bằng một cái ròng rọc, một điện thoại nối thẳng với cơ quan mật thám Brussels. Tên hỏi cung ra lệnh cho Mira qùy xuống và cúi xuống ghế đẩu. Chiếc roi da quật một, hai lần. Bọn mật thám thấy cần đánh mạnh hơn nữa. Tên cai ngục và hai tên SS, những cảnh cẩu, trợ lực. Sau khi tháo còng, Mira phải giơ tay ra đằng trước. Họ cùm, xiết một nấc cùm và định vị chiếc thừng, như vậy thân Mira có thể bị kéo dần lên và phải đứng kiễng bằng ngón chân. Roi da quật tới tấp. Roi này chưa đủ mạnh. Chúng dùng dùi cui để đánh mạnh hơn. Rồi đến thanh gỗ chắc và rắn hơn. Mira kêu để đỡ đau, nhưng không khai.

Tức giận, tên hỏi cung mồ hôi đổ trên trán, quyết định kéo thừng lên cao nữa đến mức thân thể Mira bị lơ lửng trong không trung. Trọng lượng thân thể dồn lên cổ tay, và cạnh chiếc cùm thép cắt thịt cô. Thân thể cô đung đưa, chúng đánh không chính xác, tên chúa ngục ra lệnh cho tên SS lấy tay giữ Mira lại rồi cứ thế nó quật bằng thanh gỗ. Mira không chịu được nữa, cô ngất lịm. Khi cô tỉnh lại, cô thấy hai hàn tay tím ngắt, hoàn toàn biến dạng. Mira lại đứng dậy và cô sẵn sàng đối đầu với quân thù. Tức điên người, bọn chó săn lại tra tấn cô như lần trước.

Mira lại ngất lịm. Hôm nay, tên đồ tể đành bỏ cuộc.

Hersch và Mira còn phải trải qua những đòn tra tấn man rợ như thế hàng mấy tháng trời. Hai vợ chồng nắm được mật mã sáu trăm bức điện mật chuyển qua điện đài của họ nhưng họ giữ bí mật đến cùng. Bọn đồ tể định làm run sợ hai nạn nhân bằng cách cho Mira dự những buổi tra tấn Hersch và ngược lại. Hersch bị ốm, người sút chỉ còn 37 kg. Viên thầy thuốc của trại ngạc nhiên về sức chịu đựng của anh:

- Ủa, hắn chưa chết này. Thật là một tay cứng rắn. Thật là đáng ngạc nhiên thấy con người có thể chịu đựng lâu đến thế...

Nhưng tên chúa ngục muốn kết thúc và nó đạt yêu cầu đó: con quỷ này đã cho đàn chó ngao cắn xé anh cho đến chết (Để che giấu vụ giết người này, tên đồ tể ghi trong hồ sơ Hersch là bị bắn. Mộ anh nằm trong số 300 mộ chiến sĩ ở Trường bắn quốc gia Brussels. Thế mà tên văn sĩ Đức Heinz Hohne dám viết trong cuốn “Khẩu hiệu” rằng:  Sokol bị thủ tiêu!)

Còn Mira Sokol hy sinh trong một trại giam của Đức vì suy kiệt.

Jeanne, vợ của Grossvogel, bị giam bốn tháng ở Breendonk và cũng chịu một số phận như các đồng chí của chị. Cũng tại đây hy sinh Maurice Pepper, liên lạc viên với Hà Lan, bị bắn ngày 28-2-1944, Jean Jeusseur, trong nhà có điện đài bị phát hiện, Maurice Beublet, cố vấn pháp luật hãng Simex, đều bị giam tại Breendonk mấy tháng, bị tra tấn và đến năm 1943 thì bị xử bắn tại Berlin. William Kruyt, thành viên toán Hà Lan, nhảy dù khi đã sáu mươi ba tuổi, bị bắt ngay khi vừa xuống đất, định tự sát nhưng không kịp; bọn Gestapo tra tấn để khai thác về người nhảy dù thứ hai cùng anh. Anh không khai, bọn Đức đưa anh đến nhà xác lật vải liệm lên cho anh xem tử thi của đồng đội: đó là đứa con ruột của anh bị bắn chết ngay khi vừa chạm chân xuống đất. Kruyt bị đưa về Breendonk và bị xử tử.

Cũng tại Breendonk, Nazarin Drailly, giám đốc hãng Simexco năm 1942 và bị bắt ngày 6 tháng giêng năm 1943 tại nhà một người bạn gái. Anh bị đưa về pháo đài này rồi bị tra tấn bằng chó ngao, hai chân anh bị chó xé nát thịt, tên chúa ngục cho anh ra nhà thương Antwerp để cưa chân đi. (Một bạn tù của anh kể lại cho bà Germaine Drailly sau chiến tranh rằng ông Nazarin cho tôi biết khi ông bị đưa đến trại Breendonk thì bị bọn mật thám Đức dày xéo một trận nên thân rồi tên thiếu tá Schmitt thả chó ngao xé nát thịt hai chân ông). Khi chúa ngục đưa anh trở lại trại, anh bị lên án tử hình rồi đưa lên Berlin để vào trại tập trung như phần lớn thành viên của Dàn Nhạc Đỏ bị bắt tại Bỉ và Pháp. Germaine, vợ anh, và hai con anh đi cùng chuyến xe lửa: anh đi qua mặt vợ mà vợ anh không nhận ra anh vì anh trắng bệch như một xác chết. Một người nào đó hích vào chị:

- Chồng bà đó!

Chị chỉ còn trông thấy chồng mình có năm phút ở hành lang. Anh hỏi Germaine:

- Em có nhận thấy gì không? Anh có một chân ngắn một chân dài.

Chị không còn được trông thấy anh nữa. Anh bị chém đầu ngày 28-7-1943 tại Berlin. Còn Germaine Drailly sau nhiều năm bị giam ở nhiều nhà tù, đến ngày 19-3-1945 chị hi sinh vì phát xít thả hơi ngạt. Trại tập trung chị bị bom ngày 15. Chị chạy trốn, khi vượt con sông đào chị không biết bơi. Gestapo bắt lại chị và đưa về Sachsenhausen. Chị thuộc nhóm chiến sĩ hi sinh cuối cùng trong những ngày cuối của chiến tranh.

Trong chuyến xe lửa đó, vợ chồng Corbin , vợ chồng Jaspar, Robert Breyer, Suzanne Cointe, Vladimir Keller, Franz và Germaine Schneider, vợ chồng Griotto là những chiến sĩ bị sa vào tay giặc tại Pháp đã gặp lại những đồng chí ở Bỉ: Charles Drailly, em của Nazarin Drailly, Robert Christen, Louis Thevenet sản xuất thuốc lá, Bill Hoorickx, nghệ sĩ họa sĩ, bạn thân của Alamo, Henri Rauch, người Tiệp có họ với Margarete Barcza, làm việc chủ yếu cho Anh, ngại lẫn lộn màng lưới, anh rút khỏi Simex năm 1942, nhưng đến tháng 11 thì bị bắt, anh hi sinh vì suy kiệt ở trại Mauthausen.

Trong 27 chiến sĩ qua trại Breendonk thì 16 chiến sĩ bị tử hình, những chiến sĩ khác của DNĐ bị đưa vào các trại tập trung với dấu hiệu “Nacht und Nebel” (có thể bị giết chết không cần xét xử).

Nhờ lời làm chứng của bà Betty Depelsenaire, chúng ta được biết vào tháng tư năm 1943 trong xà lim tử hình Moabit ở Berlin có Jeanne Grossvogel, Kaethe Voelkner, Suzanne Cointe, Rita Arnould, và Flore Velaerts. Các chị chờ thi hành án một cách rất dũng cảm khiến cho những cai ngục cũng phải khâm phục... Trước ngày bị hành hình, Suzanne Cointe còn hát, và Flore còn khiêu vũ. Khi bị đưa ra pháp trường, Rita Arnould xin lỗi Flore vì Rita đã khai ra Springer là chồng của Flore và được tha thứ. Còn Kaethe khi nghe toà án phát xít tuyên bố án mình tử hình đã giơ quả đấm và thét lên bọn hội đồng xét xử: “Tao sung sướng đã đóng góp cho chủ nghĩa cộng sản một số công tác”. Nàng đã cùng Suzanne, Flore và Rita hi sinh trước nòng súng của quân thù.

Tên Manfred Roeder là tên công tố tham gia tất cả các phiên tòa xử DNĐ. Y có biệt hiệu là “mật thám của Hitler” vì bản chất độc ác. Ngày nay nó đang làm phó thị trưởng một thị trấn nhỏ tại Tây Đức. Ngày 16-9-1948 y tuyên bố trước viên dự thẩm phụ trách vụ án của y (vụ này kết thúc bằng miễn tố!): “Tôi biết rằng số lượng tổng cộng những người của DNĐ bị tuyên án chỉ từ hai chục đến hai mươi lăm người, trong đó có một phần ba bị tử hình... Đầu tháng tư 1945 tôi đã đề xuất lên Goering ân xá cho các phụ nữ bị kết án tử hình và Goering đã đồng ý.”
Roeder còn tuyên bố thêm rằng ở Berlin trong số 74 người bị cáo có 47 người bị hành hình. Nhưng kết quả kiểm tra của Leopold thấy khác.
80 chiến sĩ bị bắt tại Pháp và Bỉ, 32 người bị kết án tử hình, 45 người bị đưa vào trại tập trung trong đó 13 người không bao giờ được trở về. Ở Đức, trong tổng số 130 người bị bắt thì 49 người bị xử bắn, 5 người chết do bị tra tấn và 3 người tự tử.

Đó, sự thật là như thế và cũng chưa phải đã hết... Số phận của Marguerite Marivet, nữ thư kí Simex tại Marseilles, Modeste Ehrlich, Schreiber, Joseph Katz, Harry Robinson, hai người em gái và người anh rể của Germaine Schneider ra sao?

Biết bao nhiêu người trong trắng đã bị bắt bớ vì hoạt động trong DNĐ? Nhiều gia đình bị bắt toàn bộ như gia đình Drailly, Grossvogel, Schneider, Corbin. Leopold đã tìm thấy trong tàng thư của cảnh sát Đức sau vụ Atrebates, thực tế họ không tham gia DNĐ nhưng vẫn bị bắt như Marcel Vranckx, Louis Bourgain, Reginald Goldmaer, Emile Carlos, Boulangier.

Theo lệnh của Berlin, các hồ sơ về DNĐ tại lâu đài Gamburg đều bị đốt cháy vào mùa xuân 1945. Sau chiến tranh chỉ còn sót lại một bản của Muller đề từ tháng 12-1942 và những tài liệu của Cục phản gián quân sự.

Đại úy Piepe là kẻ đã phát hiện ra điện đài của DNĐ ở phố Atrebates sau này kể rằng Cục phản gián quân sự từ mùa hè 1942 bị gạt ra khỏi vụ án DNĐ.

ĐĐN thỉnh thoảng thông báo cho đơn vị đó một số tình hình đã bị cắt xén hoặc không toàn diện.

Sau chiến tranh bọn ĐĐN tìm cách trốn tránh tội lỗi đã thêu dệt nhiều chuyện rất lố lăng: nếu tin vào chúng thì kết quả chúng thu được đều do thành viên kể cả thủ trưởng DNĐ thú nhận, hợp tác mà có. Còn tra tấn ư? Chúng không hề nghe thấy, trông thấy hoặc thực hiện, chúng chỉ là những chiến sĩ, những hiệp sĩ dũng cảm chỉ dùng biện pháp trung thực mà thôi. Than ôi, để xâm phạm chân lí một cách đểu cáng nhất, để che đậy những tội ác trời chu đất diệt của chúng, chúng đã bịa ra những đồng minh, đồng phạm tưởng tượng. Dối trá không thể vĩnh cữu và chân lí bao giờ cũng sáng tỏ...

Ở Pháp, Bỉ và Đức, đối với hàng chục chiến sĩ của Dàn Nhạc Đó cái chết chỉ là nấc thang cuối cùng của chiếc thang to lớn đau khổ rắc trên mỗi bậc thang. Họ chết để tiêu diệt họa phát xít, trong tình trạng đau khổ nhất, họ mang trong lòng niềm hi vọng sắt đá rằng một ngày kia, thế giới đã thay đỗi sẽ chứng minh cho họ và sẽ nhớ đến họ. Ngày mai là hôm nay. Thế giới vận động không ngừng, và sự im lặng ngày càng dầy lên. Những tên chỉ huy Đội đặc nhiệm chuyên án Dàn Nhạc Đỏ ở Berlin hoặc ở Paris có bao nhiêu lí do để xóa sạch thống kê tội lỗi của chúng. Tên của chúng viết trên các thống kê đó. Như tên tư lệnh SS Reiser cầm đầu ĐĐN Paris từ tháng 11 năm 1942 đến tháng bẩy năm 1943. Tay đặt trên ngực trái, hắn tuyên bố: “Tại cơ quan của tôi, không bao giờ dùng đến tra tấn”. Hắn tưởng lương tâm hắn yên tĩnh, tên Reiser. Biết bao nhiêu lần bàn tay của hắn đã kí lệnh cho bọn nhân viên hỏi cung tăng cường tra hỏi những người tù mặc dù tay của Reiser không đánh tù nhân? Ai đã ba lần trong một tháng ra lệnh tra tấn Corbin Alfred? Ai đã ra lệnh hành hạ vợ chồng đồng chí Sokol đến chết? Cơ quan của Reiser không tra tấn... vì thiếu dụng cụ chăng? Chính tên Reiser đã xin Berlin những dụng cụ tối tân cùng nhân viên hỏi cung mạnh đến tăng cường cho cơ quan của hắn.

Heinrich Reiser chỉ là một điển hình. Trong ĐĐN từ ở Berlin đến ở Paris thiếu gì những điển hình như thế, chúng đã được những ông chủ mới che dấu, bao che bằng lá bài hòa giải.

Chúng là những tên nào, khiến chúng ta phải không ngừng đấu tranh? Chắc chắn không phải chúng sinh ra đã có những tính chất man rợ đó, cũng chẳng phải vừa lọt lòng mẹ chúng đã biết hô “Heil Hitler!”.

Ta thấy trong Gestapo số đồ tể không phải đều là những tên phát xít kì cựu, vì nhiều đứa đã từng tham gia phong trào nước cộng hòa Weimar. Heinrich Muller, mà người ta thường gọi là tên Gestapo Muller thuộc vào loại mẫu gốc. Đến năm 1939 hắn mới vào đảng quốc xã, nhưng trước đó hắn đã mang nặng tư tưởng phát xít. Óc đầy tư tưởng chống cộng sản đã biến tên thuộc cánh hữu, ngoan đạo đó trở thành một sản vật tiềm tàng của Gestapo. Dưới thời nước cộng hòa Weimar, nó đã tỏ ra có khiếu làm cớm. Đối với hắn, trời phú cho hắn khiếu làm cớm. Mới 19 tuổi, hắn bước vào đời với chân nhân viên cảnh sát Munich. Mười năm sau, tức là năm 1929, hắn trở thành đội viên chống phong trào cộng sản trong Đội 4 của cảnh sát Munich. Khi bọn quốc xã lên, hắn xin theo Heydrich và được chọn làm phụ tá cho tên này. Năm 1936, Muller được đề bạt làm trùm Gestapo. Sau đó y tham gia đảng quốc xã và năm 1941 được thăng hàm tướng cảnh sát và SS. Trên cương vị thủ trưởng Gestapo, khi đã lên đến tột đỉnh của công danh, y chủ trương kế hoạch Trò Cao Thủ.

Hai phụ tá của Muller là Panzinger, giám đốc Ban 4A cơ quan an ninh quốc gia, và Kopkov, thủ trưởng ban chống cộng sản. Hai tên phó này cầm đầu Đội Đặc nhiệm chống Dàn Nhạc Đỏ, lập ra vào tháng tám năm 1942 để tập trung công tác đấu tranh chống Toán Berlin của DNĐ. Ta cần nhớ tên hai người này vì chúng là thủ phạm của các tội ác đối với Toán Berlin của DNĐ. Lý lịch của hai tên này cũng không khác Muller là bao.

Panzinger bắt đầu vào làm Cảnh sát Munich từ năm 1919 khi mới 16 tuổi. Bắt đầu thế chiến, y vào Đảng quốc xã. Đây là giai đoạn vinh thăng của nhũng tên cớm đồ tể như hắn và bè lũ. Thực ra phương thức và phương pháp hoạt động của Gestapo đều là sự nối tiếp của cảnh sát Weimar được phát triển hơn mà thôi.

Những tên đồ tể kể trên chẳng những chúng gây chết chóc cho DNĐ mà chúng còn gây ra biết bao nhiêu tội ác nữa trên những vùng Đức chiếm đóng khác. Như tên Reiser từ mùa hè 1940 đến tháng 11-1942 là trưởng ban đặc biệt chống các hoạt động cộng sản ở Paris. Eric Jung, thành viên của ĐĐN ở Paris, phụ trách những vụ giết người bẩn thỉu.

Karl Giering là tên cớm điêu luyện về thủ đoạn khiêu khích, 25 tuổi tham gia cảnh sát Berlin chuyên trách chống cộng sản ở Liên Xô cũng như trong QTCS và phong trào xã hội chủ nghĩa trong chính nước Đức. Trước kia y điều tra vụ mưu sát Hitler, sau đó y theo lệnh của Heydrich tổ chức vụ li gián cục trưởng cục cán bộ QTCS Piatnitski, rồi vụ li gián nguyên soái Tukhachevski. Khi phát hiện ra vụ Dàn Nhạc Đỏ, Giering đã được trao trọng trách là đứng đầu ĐĐN Paris và Brussels.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Mười Một, 2013, 09:35:59 am
Trung tâm giành chủ động

 
Ngày 23 tháng hai năm 1943, ngày hai bức điện của Trung tâm gửi đến, Leopold nói chuyện rất lâu với Giering. Hắn cho Leopold biết hắn đã báo cáo ngay cho cấp trên ở Berlin biết nội dung các điện đó; cảm tưởng của các sếp đó giống như của hắn là giai đoạn khó khăn nhất của kế hoạch như thế là đã vượt qua và nhu vậy có thể tiếp tục Trò Cao Thủ như đã định. Là tên cáo già trong nghề cho nên Giering đã cho kiểm tra những tin tức chứa đựng trong hai bức điện. Búc thứ nhất là cần quan tâm nhất: hắn hỏi Kent xem Cục có thói quen gửi điện mừng nhân ngày lễ Hồng quân không. Kent lúc này một mặt lo sợ Leopold bằng cách này hay bằng cách khác đã báo cho Moscow và mặt khác bắt đầu thấy cần tìm cơ hội chuộc lại tội lỗi, cho nên hắn đã khẳng định việc mừng đó là chuyện đã thành thói quen. Thời gian đó Kent còn lộ ra những biểu hiện thiện chí như cố giữ khoảng cách đối với bọn Đức và thái độ này hắn giữ cho đến khi Leopold biến mất.

Giering rất xúc động thấy Leopold được đề xuất khen thưởng. Hắn nhận định đó là dấu hiệu Trung tâm tin tưởng Leopold, đó là điềm lành và làm cho hắn có thêm uy tín đối với cấp trên của hắn vì Berlin phải công nhận ràng ý kiến đề xuất của hắn Leopold vào cuộc chơi là đúng. Nhưng về điểm thứ hai thì hắn ngập ngừng: Leopold đã đề nghị Trung tâm cắt quan hệ trong một tháng với Đảng cộng sản Pháp, và Cục trưởng quyết định cắt hẳn!

Biết tỏng thâm ý của Giering (lần ra tận Jacques Duclos và lãnh đạo bí mật của Đảng cộng sản Pháp qua trung gian là Juliette) cho nên Leopold rất hiểu nỗi thất vọng của tên cớm này. Tên chống cộng điên cuồng này thế là hết hi vọng đánh rất đau Đảng của Jacques Duclos và có thể bắt ngay lãnh tụ này nữa. Khó có cái gì làm cho hắn đỡ đau. Leopold phải khuyên giải hắn:

- Dù sao nêu ông đứng vào địa vị của Cục trưởng, ông cũng sẽ không thể làm khác được, ông cũng phải ra lệnh như thế mà thôi. Ngay từ đầu phải cấm quan hệ với Đảng Cộng sản, chỉ vì điện đài của DNĐ thiếu cho nên mới vi phạm điều cấm đó. Còn bây giờ điện đài đủ rồi, ông muốn liên lạc lúc nào cũng được, thế thì chúng ta cần gì đến đường liên lạc của Đảng cộng sản Pháp nữa?

Vài hôm sau, điện mới của Cục trưởng gửi đến chỉ dẫn mở rộng tối đa cơ sở của các điện đài và quy định chức năng rõ ràng cho từng đài, giới hạn chặt chẽ trong lĩnh vực thông tin quân sự mà thôi. Cục trưởng cũng yêu cầu cho biết tình hình về Simex và Simexco. Giering quyết định trả lời hai hãng đó đã bị Gestapo phá rồi nhưng DNĐ vẫn tồn tại không bị thiệt hại gì vì những cuộc bắt bớ đó. Trả lời như vậy là tên trùm ĐĐN có thể tự do trừng trị những người phụ trách hai công ty đó nhưng vẫn tiếp tục tiến hành kế hoạch Trò Cao Thủ với Moscow. Vậy là số phận của các đồng chí Simex đã bị bắt rất đáng lo ngại. Tên Manfred Roeder khát máu đến Paris vào tháng ba năm 1943 để tổ chức các vụ xét xử giả vờ, thực chất đó chỉ là một vụ tàn sát đã được dự tính từ trước. Những “tên thẩm phán” không thu thập được những chứng cứ quyết định là những bị cáo đó có trong tổ chức DNĐ, nhưng chúng vẫn kết án tử hình Alfred Corbin, Robert Breyer, Suzanne Cointe, Kaethe Voelkner và Podsialdo. Keller bị kết án tù. Đối với Robert Breyer là người không tham gia DNĐ mà bị kết án tử hình thì thật là một vụ giết người không hơn không kém. Nhờ những lời khai tại dự thẩm của Leopold và Grossvogel mà cứu được Ludwig Kainz, kĩ sư của hãng Todt tại Paris. Sau chiến tranh mới biết tin Alfred Corbin, Robert Breyer, Griotto, Kaethe Voelkner, Suzanne Cointe, Podsialdo và Nazarin Drailly đã bị hành hình cùng với các thành viên DNĐ ở Berlin, trong nhà tù Plotzensee vào ngày 28-7- 1943. Giering đã trao đổi bức điện đầu tiên với Trung tâm từ khi Leopold báo cáo được tới Moscow về việc lưới bị đánh phá...ĐĐN lao hết sức vào cuộc tấn công đầu độc. Chúng tìm mọi cách bịt tin đã bắt được Grossvogel, Katz, Maximovich, Robinson, Efremov, và Kent. Chúng cũng chuyển Leopold từ trụ sở phố Saussaies sang trụ sở Neuilly... Ngay giữa trụ sở Gestapo, Leopold đã làm được bản báo cáo cho Trung tâm. Giering và bè lũ vẫn kể những gì chúng muốn, chuyển điện theo chủ trương của chúng với mục đích mờ ảo về hòa bình riêng rẽ, nhằm đầu độc Moscow bằng cách thu lượm trong tủ những tin tức cũ kỹ, cố đào bới óc tưởng tượng của những tên cớm và khiêu khích đồi bại: chẳng cần. Vì đối mặt với chúng là Moscow đã biết tỏng âm mưu của chúng rồi.

Ở góc phố Victor Hugo và phố Rouvray ở Neuilly, trùm Gestapo Paris tên là Boemelburg, có một khách sạn riêng đã nhốt những tù nhân đặc biệt. Nơi đây có mười buồng, mặt trang trí bằng những hàng cột trắng, có một bãi cỏ ở phía trước và một vườn rau ở phía sau, trông thật là sang. Xung quanh là hàng rào sắt bao bọc và những hàng cây to xanh tốt che khuất được mắt người qua lại hình bóng của những tù nhân nổi tiếng nhốt trong đó. Với tính hợm hĩnh điển hình, Boemelburg và những tên quốc xã dưới quyền rất hãnh diện được tiếp nhận những “vị khách” có tiếng như Albert Lebrun, tổng thống cuối cùng của nền cộng hòa thứ ba của Pháp. Andre Francois-Poncet, nguyên đại sứ Pháp tại Đức, đại tá de la Rocque, trùm đảng Chữ Thập Lửa, Largo Caballero, cựu tổng thống nước cộng hòa Tây Ban Nha. Ngoài những nhân vật đó, còn một đại tá tình báo Anh đang bị Gestapo sử dụng. Boemelburg tiệc tùng suốt ngày. Người gác cổng kiêm nấu bếp cùng hai cô con gái cũng ra vẻ hãnh diện với những vị khách quý.

Leopold bị giam ở tầng hai trong một căn phòng trang trí kiểu cổ; cửa sổ không có lưới thép, cửa ra vào luôn luôn bị khóa chặt. Khi anh muốn đi ra ngoài phải báo cho lính gác, mỗi ngày được đi dạo hai giờ trong vườn sau, tuyệt đối không được nói chuyện với tù nhân khác. Ngôi nhà này do một đơn vị lính Slovak canh gác, cũng giống như bọn chủ, số lính này say sưa tối ngày. Chúng hò hét, hát hỏng ầm ỹ...Leopold nẩy ra ý trốn, nhưng nghĩ đến vai trò trong Trò Cao Thủ lại thôi. Trong những đêm không ngủ, anh đã hình dung mình phải phá cửa ra, đập chết tên lính gác và chuồn thẳng...

Vài ngày sau khi chuyển sang khách sạn Neuilly, Berg báo cho Leopold rằng sẽ đưa Katz sang ở cùng Leopold. Anh rất vui khi được tin này, nhưng thục ra chúng đưa Katz nhốt ở tầng hầm cùng với tên phản bội Schumacher thì Leopold hiểu ngay Gestapo định để Schumacher điều tra về ý đồ thực sự của Leopold. Bắt đầu, tên phản bội kể với Katz rằng y nhận xét Leopold không thực sự đầu hàng, mà chỉ tìm cách đánh lừa bọn Đức. Leopold liền phàn nàn với Berg về thủ đoạn kể trên sẽ đem lại những sự nghi kị trong khi thực hiện kế hoạch. Thế là chúng đưa Schumacher đi nơi khác ngay.

Katz được phép thăm Leopold và cùng đi dạo trong vườn sau khách sạn. Biết chắc có máy nghe trộm gài trong phòng, nên hai người tìm cách làm yên lòng Gestapo khi họ cùng ở trong phòng, nhưng chỉ khi ra vườn họ mới dùng tiếng Yiddish hoặc tiếng Hebrew để bàn về công việc. Katz đau buồn về số phận của những đồng chí bị bắt và lo lắng về tình trạng gia đình các đồng chí đó đều bị coi là những con tin. Đến tháng 3 năm 1943, Kent và vợ được chuyển đến khách sạn Neuilly. Kent suốt ngày mã những điện Giering gửi về Trung tâm. Những bức điện này đều ký tên Leopold mặc dù anh đã tuyên bố không liên quan gì đến vì anh không hay biết tí gì về những bức điện đó. Giering hỏi ý kiến Leopold về những điện của Trung tâm gửi cho hắn và về những trả lời của hắn cho Trung tâm. Thỉnh thoảng Berg đến để dẫn Leopold sang trụ sở phố Saussaies. Anh thường gặp Boemelburg. Tuy Boemelburg là đồng nghiệp lâu năm với Giering và Berg nhưng ba tên này ghét nhau, nhất là khi Berlin báo cho Boemelburg không được nhúng mũi vào công việc của ĐĐN thì tên này phát khùng lên. Berg dặn Leopold:

- Ông cần xa lánh Boemelburg, nhất là khi tên đó say rượu. - Lời khuyên này vô ích vì Boemelburg có mấy khi tỉnh.

Có một buổi chiều Leopold cùng Berg từ Saussaies trở về khách sạn thì có nhiều tiếng nổ. Thấy Leopold ngạc nhiên, Berg dẫn Leopold ra vườn. Boemelburg đang ỏ đó, người lảo đào, say khướt, súng lục trong tay... Leopold hỏi Berg:

- Hắn bắn vào ai đó?

- Ông cứ nhìn, nhìn kĩ vào - Berg trả lời.

Boemelburg đã làm một số bia toàn là hình các lãnh đạo Liên Xô và Đảng cộng sản Pháp; cạnh đó là loạt ảnh vẽ hình tượng trưng cho người Do Thái. Đó là những mục tiêu của tên trùm Gestapo Paris sau những giờ đi nốc rượu và đi trấn áp.

Boemelburg tiếp tục tập bắn... Cứ mỗi làn nó bắn là con chó ngao sủa ầm lên. Bỗng Boemelburg đập vào đầu con chó và thét:

- Câm ngay, Stalin, câm ngay!

Thấy Leopold, nó nói:

- Ông đã thấy tôi đặt cho con chó này cái tên đẹp chưa: Stalin?

- Ồ, ông ơi - Leopold trả lời - Tôi cho rằng đặt tên như thế xấu lắm, vì tôi cũng thấy ở Moscow những con chó có tên là Hitler...

Điên tiết, lại say, Boemelburg chồm vào Leopold, súng chĩa vào anh.

Berg nhảy xổ vào lấy thân che cho Leopold:

- Tròi ơi, Otto! - Berg kêu lên.

Sau đó Berg mắng Leopold:

- Suýt nữa thì tai vạ, Trò Cao Thủ suýt nữa thất bại một cách vớ vẩn!


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Mười Hai, 2013, 03:45:52 pm
Đội đặc nhiệm sa bẫy

Vào thời kì đó Leopold bắt đầu được đi lại trong nội thành và ngoại ô Paris. Anh đạt được điều này nhờ một thủ đoạn rất hợp lý mà Giering phải giải quyết. Ngay trong buổi khai cung đầu tiên Leopold đã bịa ra với Giering rằng có đơn vị đặc biệt làm công tác phản gián nhằm bảo vệ tuyệt đối bí mật cho Dàn Nhạc Đỏ. Anh kể rằng anh vẫn thường kì báo cáo cho Trung tâm biết những nơi anh thường lui tới (hiệu cà phê, hiệu cắt tóc, hiệu ăn, may quần áo, bách hóa) và thời gian lui tới những nơi đó. Làm như vậy để đơn vị phản gián mà anh không biết mặt nắm được dấu vết của anh. Nay bỗng nhiên anh không còn lui tới những nơi kể trên nữa, thì Trung tâm sẽ sinh nghi. Trong bản báo cáo lên Trung tâm Leopold đã đề nghị Cục trưởng yêu cầu phải có mặt Leopold ở những nơi kể trên, và Trung tâm đã trả lời theo hướng đó, nên Giering buộc phải đồng ý cho Leopold đi lại trong thành phố Paris. Rồi việc đó trở thành thói quen. Những buổi đầu tiên thường có ba ô tô, xe giữa có Leopold, xe trước và sau đi kèm, nhưng sau chỉ có 1 xe tới những điểm hẹn tưởng tượng trong nội thành cũng có khi ra cả ngoại ô thủ đô. Bọn Gestapo đã vất vả giám sát những chuyến đi lung tung này khiến cho Leopold khoái trí vì đã thu hút bọn Gestapo vào những việc vô ích và tất nhiên phải bớt việc truy lùng những thành viên DNĐ còn ở ngoài vòng tù đày. Những chuyến đi như thế cũng làm cho Gestapo bớt cảnh giác và cũng hé mở một lối để Leopold trốn thoát.

Trong những chuyển đi lại như thế, Leopold quan sát thấy bọn lính không dùng giấy chứng nhận của Gestapo, mà dùng loại giấy giả của Bỉ, Bắc Âu hoặc Hà Lan. Thủ đoạn này dể tránh Kháng chiến chú ý tấn công bọn chúng. Và nếu bị cảnh sát Pháp kiểm tra thì cũng giấu được quốc tịch thật của những lính gác người Đức.

Leopold nhân đó cũng xin Giering cho giấy tờ giả:

- Nếu ông không muốn tôi gặp phiền hà khi bị cảnh sát Pháp kiểm tra, thì xin ông cũng cho tôi một thẻ căn cước...

Giering chấp nhận đề xuất này, cho nên mỗi khi ra ngoài, Berg phát cho Leopold một thẻ căn cước giả và một số tiền, sau khi đi về lại nộp lại cho Berg. Đây cũng là một sơ hở của địch để Leopold khai thác sau này.

Cho đến khi kế hoạch về bà Juliette xảy ra, Trò Cao Thủ có thể tóm tắt như sau: Bọn Đức ngồi trên ngựa... còn Trung tâm thì ngồi dưới. Dàn Nhạc Đỏ đã thay màu, bẩy điện đài đã bị khống chế và Moscow đã bị dàn nhạc nâu bao vây. Trung tâm càng bị đầu độc hơn thế vì ý kiến chỉ thị của Trung tâm chưa hề thay đổi về chất lượng.

Ngoài ra bọn Đức tất phải hiểu rằng dù Cục trưởng đã trả lời sau ngày 23- 2- 1943 chúng vẫn còn phải cung cấp trong nhiều tháng những tin tức về quân sự. Kể từ khi những người chủ trương ký hòa ước riêng rẽ với Phương Tây có thể chứng minh rằng họ biết những ý đồ đi theo chiều hướng đó, và do đó họ được thông tin kĩ càng về các kế hoạch ngoại giao và chính trị, thì họ cũng cần thiết được thông tin kĩ càng về mặt quân sự.

Ngày nay rõ ràng nhữrm cố gắng của Himmler để có hòa bình riêng rẽ với phương Tây cũng trùng về thời gian với những ý đồ của ĐĐN bắt đầu tiến hành Trò Cao Thủ. Leopold nêu ra hai ví dụ để chứng minh:

Vào tháng chạp năm 1942 luật sư Langbehn được Himmler đồng ý đã quan hệ với Đồng minh ở Thụy Sĩ và Thụy Điển.

Ngày 23-8-1943 Himmler bí mật gặp Popitz công tác ở Bộ nội vụ Đức nhưng tham gia Kháng chiến. Popitz lúc đó ra điều kiện dứt khoát cho Himmler phải hy sinh Hitler để đi đến hòa bình riêng rẽ. “Heinrich trung thành” đành lòng trình bày trả lời của Noocmăng nghĩa là theo Popitz, Himmler chấp nhận cách giải quyết đó. Langbehn liền sang thụy Sĩ ngay để thông báo tin mừng đó cho những đối tác thuộc phe Đồng Minh. Thế mà cũng trong tháng đó, tháng tám năm 1943, thủ trưởng mới của ĐĐN là Pannwitz cố đẩy mạnh Trò Cao Thủ lên.

Sai lầm của Himmler là đã đánh giá quá lớn mâu thuẫn nội bộ phe Đồng minh. Đúng là mặt trận thứ hai còn chậm mở ra, nhưng không vì thế mà được nhận định rằng Anh Mỹ không muốn liên minh với Liên Xô để chống phát xít nữa. Chiến tranh càng tiến triển, triển vọng quân đội Đức chiến thắrm ngày càng giảm, một bộ phận lớn tướng lĩnh Đức được bài học thất bại Stalingrad mở mắt, đã nhận ra rằng giải pháp duy nhất cho nước Đức quốc xã là hòa bình riêng rẽ. Đó là tâm trạng của kẻ bị đắm tàu bám lấy vật trôi giạt dù vật đó đã mục nát. Tin tưởng đến phút chót hòa bình riêng rẽ, ảo tưởng đến mụ cả tâm trí, Himmler và phe lũ đều nghĩ rằng cần phải đầu độc Moscow.

Sau khi nhận được báo cáo của Leopold, Trung tâm chủ trương thế nào? Trước hết gây ra cảm giác rằng Trung tâm không biết gì về việc lực lượng của DNĐ đã bị khống chế.

Những bức điện Trung tâm gửi đều đề tên nhiều trưởng toán, vì thế Leopold lợi dụng điều này để thuyết phục Giering chớ nên xử lý vội Grossvogel, Katz và những người khác. Lập luận của Leopold có lôgich như sau:

- Ông Giering ạ, Trung tâm có thể bất thần yêu cầu trực tiếp quan hệ với họ, nếu ông đưa họ ra xử, hoặc nếu các ông tuyên án họ, thì chính các ông tự làm lộ đấy.

Giering đồng ý.

Trung tâm lợi dụng Trò Cao Thủ để moi tình hình quân sự. Từ tháng hai 1943, bọn Đức buộc phải cung cấp tình hình mà một lưới bình thường và thậm chí giỏi giang cũng khó mà thu thập được. Cuối cùng, Trung tâm có cách ngăn chặn hẳn âm mưu của Đức xâm nhập vào các lưới chưa bị lộ.

Một vấn đề lí thú: Moscow yêu cầu những tin tức quân sự nhưng ai là người quvết định cung cấp hay không? Trước hết phải có sự đồng ý của những ngưòi phụ trách Trò Cao Thủ ở Berlin là Gestapo- Muller và Martin Bormann. Sau đó ĐĐN phải lên xin Bộ Tham mưu quân đội phát xít mặt trận phía Đông. Chính nguyên soái von Rundstedt quyết định cho tin. Vì không thân thiết lắm với Himmler và Gestapo, viên soái này cũng chẳng nắm được mục đích của Trò cao thủ, cho nên ông ta ngạc nhiên khi phải cung cấp tin tức quân sự về mặt trận Liên Xô. Còn các cấp chỉ huy cao cấp ở Berlin đành phải đồng ý cung cấp tin cho Liên Xô nhưng cũng tự an ủi rằng đó chỉ là tin tức về mặt trận phía đông mà thôi. Trong khi đó Trung tâm đặt ra những câu hỏi ngày càng quan trọng cho Hồng quân.

Trong tàng thư của Cục phản gián quân sự Đức ỏ Berlin còn những tài liệu liên quan đến những điện của Cục trưởng cho thấy mục tiêu mà Trung tâm chú ý. Có thể tóm tắt bằng vài chữ: thu thập tối đa tình hình quân sự.

Sau đây là vài ví dụ:

20- 2- 1943, điện gửi Otto:

“Yêu cầu gửi những tin tức về vận chuyển các đơn vị quân đội cùng vũ khí từ Pháp sang mặt trận”.

Hôm sau điện tiếp:

“Những sư đoàn Đức nào còn để dự bị và để ở đâu? Vấn đề này rất quan trọng đối với chúng ta”.

Ngày 9-3, Trung tâm hỏi tình hình các đơn vị Đức đóng ở Paris và Lyon, phiên hiệu các sư đoàn, các loại vũ khí.

Loại yêu cầu như trên khiến cho DĐN rất lúng túng. Không thể không trả lời, mà trà lời bằng tin giả thì rất nguy hiểm. Xem xét kĩ thấy Moscow hỏi như thế không phải là để biết tin mới mà chủ yếu nhằm xác minh những tin túc đang có trong tay Trung tâm. Bức điện sau đây cho thấy điều đó:

“Những sư đoàn nào đang đóng tại Chalons-sur-Marne và Angouleme? Theo tin của ta, ở Chalons là sư đoàn 9 bộ binh và sư đoàn xe tăng số 10. Xác minh”.

ĐĐN có cách nào khác đành phải trả lời đúng hôm 2-4:

“Sư đoàn mới SS ở Angouleme chưa có phiên hiệu. Lính mặc đồng phục xám với cầu vai đen và dấu hiệu SS”.

Ngày 4-4, điện tiếp theo cung cấp chi tiết về vũ khí của sư đoàn này.

Hầu như ngày nào Trung tâm cũng điện đòi và ĐĐN phải trả lời rất cụ thể. Cái giá của những kẻ mơ tưởng có hòa bình riêng rẽ đã phải trả như vậy đấy.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Mười Hai, 2013, 03:46:18 pm
Trung tâm còn hỏi tình hình quân Đúc đóng ở Hà Lan và Bỉ, tên các sĩ quan chỉ huy và kết quả của những trận không quân Anh ném hom.
Von Rundstedt ngày càng nghi ngờ và bất bình về yêu cầu cung cấp tình hình ngày càng chính xác. Đến ngày 30-5-1943 điện yêu cầu tin tức của Trung tâm làm cho Bộ Tham mưu Đức bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với các cơ quan bí mật của Đức. Điện yêu câu như sau:

“Otto, yêu cầu cho biết tình hình quân Đức chuẩn bị dùng hơi ngạt. Hiện nay có vận chuyển loại vũ khí đó hay không? Trên sân bay có chứa những bom hơi ngạt không? Chứa ở đâu và bao nhiêu? Cỡ loại bom đó? Dùng loại hơi nào? Sức phá thế nào? Đã thử nghiệm loại khí đó chưa? Có tin gì về loại chất độc mới mang tên là Gay- Helle không? Cần huy động toàn bộ nhân viên trong lưới ở Pháp vào công tác này...”

Lần này thật là quá đáng. Bộ tư lệnh quân Đức bàn với nhau thôi cung cấp tin. Tất nhiên ĐĐN không đồng ý. Giering qua giải các điện DNĐ báo cáo về Cục trước khi bị phá, đã biết có báo cáo của DNĐ về hơi ngạt của Đức. Kaethe Voelkner và Vasily Maximovich nắm chắc tình hình phát minh hóa học của Đức.

Thủ trưởng ĐĐN Berlin chủ trương phải trả lời yêu cầu của Trung tâm, dù chỉ trả lời một phần thôi. Về phía Bộ tham mưu quân đội Đức nhân cơ hội này lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Trước hết ngày 20-6-1943, Cục phản gián quân sự báo cáo Berlin rằng “từ ít lâu nay, theo Bộ tổng tư lệnh quân Đức, cục trưởng ở Moscow đưa ra những yêu cầu quá chính xác... Bộ Tổng tư lệnh thấy rằng không thể cung cấp theo yêu cầu như thế, ví dụ họ yêu cầu trả lời chính xác phiên hiệu các sư đoàn, trung đoàn, tên các sĩ quan chỉ huy ... Bộ Tổng tư lệnh cho rằng nếu trả lời những yêu cầu như thế sẽ phương hại lớn đến an ninh...”.

Von Rundstedt còn viết thêm: “Tôi cho rằng không cần phải tiếp tục trò chơi này nữa”.

Rõ ràng Bộ Tổng tư lệnh quân Đức kiên quyết chống lại Trò cao thủ. Ngày 25- 6, BTTL còn cho nổ quả bom khẳng định rằng: “BTTL QĐ Đức nhận định rằng không thể cung cấp tin tức nữa, vì rõ ràng kẻ thù ở Moscow đã phát hiện ra Trò chơi này...”

Đó là quan điểm của trùm Cục phản gián quân sự Wilhelm Canaris là người chống lại những thủ đoạn của bè lũ Gestapoo-Mule và Himmler. Thực ra, cục trưởng CPG QS, Schellenberg, trùm phản gián Đưc và Rundstedt đều không được biết về mục đích Trò chơi. Trong tình hình nhu thế, họ sợ và nghi ngờ là có lý. Họ đã được giải thích ràng Trò cao thủ nhằm phát hiện những lưới tình báo xô viết trên lãnh thổ các nước bị chiếm đóng, nhưng với BTTL quân Đức, lập luận đó chưa thể thuyết phục khi phải cung cấp những bí mật quan trọng về quân sự. Còn ĐĐN lại thấy rằng so với những tin tức DNĐ cung cấp trước lúc bị phá thì những tin tức phải cung cấp chưa là cái gì.

Những lý lẽ của ĐĐN cuối cùng đã thắng, phái quân sự phải cung cấp tin nhu trước. Ngày 9-7 có lệnh dứt khoát của Berlin phải làm như vậy.
Trung tâm đưa ra những yêu cầu vượt ra khỏi phạm vi quân sự, như yêu cầu báo cáo tình hình về đội quân Vlasov.

Vlasov là một viên tướng Hồng quân trẻ và xuất sắc đã bị bắt làm tù binh cùng sư đoàn của hắn. Hắn biết số phận của hắn là tù binh khi trở về Liên Xô sẽ nguy hiểm thế nào và vì thế hắn đã đầu hàng quân Đức một cách thực sự. Đức yêu cầu hắn lập một đội quân Nga chiến đấu cạnh quân Đức. Đứng đầu đạo quân này sẽ là các sĩ quan xô viết mất tinh thần nhưng không muốn vào trại tù binh Đức.

Một toán chuyên gia tư tưởng phát xít vận động Vlasov và binh lính của hắn. Đói, bị bỏ rơi, bị phản bội, suy kiệt, lính xô viết đã chấp nhận vào lính Đức. Và Đội quân giải phóng Nga ra đời.

Đạo quân này không có mục tiêu chính nghĩa nào cho nên sức chiến đấu rất kém. Bọn phát xít chủ yếu dùng đạo quân Vlasov vào việc trấn áp nhân dân Liên Xô.

Vào mùa hè năm 1943 tất nhiên Cục tình báo Hồng quân cần nắm thực trạng của đạo quân này: số lượng binh lính, nơi đóng quân, tên các sĩ quan và các loại vũ khí, tính chất công việc, tư tưởng...Trung tâm cần nắm sâu rộng... Còn về phía quân Đức vì chẳng hi vọng nhiều về số tay sai này cho nên chúng đã cung cấp đầy đủ tình hình Vlasov.

Đến tháng tư năm 1943, Trung tâm cung cấp cho Otto kết quả đầy đủ trận Stalingrad. Giering ngạc nhiên nên hỏi Leopold tại sao Trung tâm phải cung cấp cho Otto tin tức này. Leopold giải thích:

- Thỉnh thoảng Cục vẫn có thông báo như thế nhằm giúp cho tôi nắm được tình hình chính xác về quân sự ở một địa bàn nhất định.

- Tiếc thật - Giering trả lời Leopold - Nhưng Kent cho tôi biết ràng đây là lần đầu tiên mới có loại thông báo như thế này…

Có nhũng việc kể từ một trình độ nào đó mà Kent không được biết. Sau này Leopold mới biết ý nghĩa, mục đích của thông báo đó của Cục: chính là nhằm làm cho nội bộ Đức bối rối cho nên phải thông báo về thiệt hại quá lớn, lớn hơn rất nhiều thông báo của Đức về thất bại ở Stalingrad. Bộ tổng tham mưu Đức đã báo cáo bóp quá nhỏ đi những thiệt hại của mặt trận Stalingrad. Với cách kể trên Trung tâm đã cung cấp cho Himmler những con số xác thực để y tâu lên Hitler!

Vững tâm được Trung tâm tin tưởng, ĐĐN bát đầu tung ra những loạt tuyên truyền nhằm gây rối cho liên minh chống phát xít và đầu độc kẻ thù; tuy hơi thô bạo nhưng cho ta thấy được quy mô các phương tiện của bọn muốn có hòa bình riêng rẽ dùng để đi tới mục tiêu. DNĐ tung ra một loạt điện mang tên Leopold báo cáo về Trung tâm nói rằng căn cứ vào nguồn của một đợt điều tra do Goebbels tiến hành trong nhân dân Đức về quan điểm kết thúc chiến tranh cho thấy dư luận nhân dân rất chống Liên Xô. Theo những điện báo cáo đó thì người Đức tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng, nhưng nếu phải thương lượng thì mọi người đều phát biểu rằng nên riêng với phương Tây để có hòa bình riêng rẽ.

Những điện khác báo cáo về tình hình tư tưởng binh lính và sỹ quan Anh Mỹ, ràng theo những điệp viên DNĐ liên hệ được với các phi công Anh bị bắn hạ trên vùng trời Paris đang điều trị tại bệnh viện Clichy đều phản đối việc họ phải hy sinh cho Liên Xô và tất cả số này đều tán thành hòa bình với nước Đức.

Khi Giering đưa những bức điện đó cho Leopold xem, anh đã phải cố nhịn cười vì anh nghĩ ràng trò trẻ này làm thế nào đánh nổi vào tư tưởng của Liên Xô. Trung tâm cũng chẳng lạ gì với thủ đoạn điều tra dư luận của Goebbels là tên chuyên gia về chỉ huy lương tâm; làm gì có chuyện tự do tư tưởng trên đất Đức quốc xã!

Giering còn tôn vinh Leopold bằng cách hỏi ý kiến anh, anh đã trả lời anh hoàn toàn đồng ý với nội dung các điện đó và thêm lời nhận định rằng những tin tức đó sẽ “làm cho Moscow phải suy nghĩ”. Giering khoan khoái lao vào hướng tuyên truyền trong không khí như thế - nhằm gây chia rẽ các nước Đồng minh - bằng cách điện báo cáo về việc Anh bán súng tiểu liên cho Đức. Hắn đưa ra bằng chứng là sen đầm Đức ở cảng Calais ở miền bắc nước Pháp vẫn dùng tiểu liên của Anh, vì Đức đã mua được tiểu liên đó ỏ các nước trung lập, phía Anh chỉ đòi có một điều kiện là Đức không được dùng tiểu liên đó tại mặt trận Liên Xô.

Tin tức đó chẳng có căn cứ vững vàng: không có chứng cứ gì rằng Anh đã đồng ý bán như thế, những tiểu liên đó có thể là súng của Anh nhưng trong chiến đấu bị rơi vào tay quân Đức. Kiểu tung tin đó chẳng thể nào che dấu được sự thật là trong thời gian đó, các nước đồng minh đã gửi cho Liên Xô bao nhiêu vũ khí.

Cũng trong thời gian đó Giering định lợi dụng Dàn Nhạc Đỏ để xâm nhập vào bộ máy tình báo xô viết tại Thụy Sĩ.

Bộ máy này được thành lập trước thế chiến, do Alexander Rado chỉ huy. Anh là một đảng viên cộng sản từ tuổi thanh niên, đã tùng tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa ỏ Hungari do Bela Kun lãnh đạo. Ngoài ra Rado còn là một nhà địa lý có tên tuổi, biết nhiều ngoại ngữ. Toàn bộ hoạt động của bộ máy tình báo xô viết này đều hưóng vào Đức quốc xã. Về nguyên tắc, DNĐ không có quan hệ gì với bộ máy đó, nhưng vào năm 1940, Cục Tình báo Hồng quân có cử Kent sang Thụy Sĩ huấn luyện về điện đài và cung cấp mật mã cho Rado. Chủ trương này là sai lầm nghiêm trọng vì Trung tâm còn nhiều khả năng làm như thể không cần giao cho Kent. Hai năm sau, khi Kent bị bắt và đầu hàng y đã khai báo về địa chỉ mật mã và tần số điện đài của Rado.

Những điện mật Rado gửi đi từ ba điện đài đều bị Đức thu được. Nhung dù Kent khai báo vẫn rất khó địch được mật mã của Rado, cho nên Giering phai cử điệp viên sang làm việc này.

Đường lối trung lập của Thụy Sĩ gây khó khăn cho Đức. Giering chủ trương dùng Franz Schneider, công dân Thụy Sĩ, là người thuộc nhóm Efremov bị bắt ở Bỉ và là người có quan hệ với nhiều điệp viên rất quan trọng của Rado. Từ Schneider, Giering biết được thành phần bộ máy tình báo xô viết tại Thụy Sĩ, nhưng ba lần tiếp cận bộ máy này đều thất bại.

Lần đầu, hắn dùng một nhân viên quen biết Rado từ trước tên là Yves Rameau. Tên này gạ Rado xin hợp tác vì y có nhiều quan hệ với kháng chiến Pháp và với lưới của Kent. Rado cảm thấy nghi ngờ y dương bẫy nên từ chối không tiếp chuyện.

Lần thứ nhì, Giering cử một nữ nhân viên Đức đóng vai là Vera Ackermann, một nữ mật mã viên trong toán DNĐ ở Pháp mà Leopold đã cho đi xa sau khi vợ chồng đồng chí Sokol bị bắt. Trước hết Vera được cử xuống Marseilles, sau đưa về Clermont-Gerrand để tránh bị bắt. Kent khai ra địa chỉ Vera, Giering định bắt và giữ Vera cho đến khi kết thúc chiến tranh để không làm lộ kế hoạch đóng giả Vera xâm nhập vào lưới của Rado, bằng cách báo cho Trung tâm rằng phải đưa cô Vera sang Thụy Sĩ để đảm bảo an ninh. Kế hoạch này có nhiều khả năng thành công. Một lần nữa phải chống lại mưu kế đó, Leopold nói với Giering:

- Nhân viên đó sẽ bị phát hiện ngay, Kent tưởng rằng chỉ có tôi biết địa chỉ của Vera Ackermann, đúng, cô đang ở Geneva...

Kế hoạch thứ hai của Giering thế là không thực hiện được và Vera vẫn ở ẩn trong một làng thuộc vùng Clermont-Gerrand cho đến khi kết thúc chiến tranh.

Kế hoạch thứ ba do Kent bày ra sẽ cử một liên lạc viên đến gặp Alexander Foote, cánh tay phải của Rado. Giering hỏi Leopold về cách liên lạc trước kia. Leopold đã cho Giering cách liên lạc giả để nếu Giering thục hiện sẽ làm cho Foote biết ngay là nguy hiểm phải tránh.

Ngoài ra trong hồi kí, Foote kể rằng Trung tâm đã cảnh háo cho anh nguy cơ và chỉ thị cho anh không nhận gặp gỡ và đề phòng điệp viên Đức theo dõi tìm ra địa chỉ nhà anh. Còn Giering đã chỉ dẫn cho điệp viên của y chuyển cho người mà điệp viên phải gặp một cuốn sách bọc giấy bóng vàng ỏ trong có những điện mật, rồi yêu cầu người đó chuyển cuốn sách và điện đó về Trung tâm và quy định làn gặp tiếp theo... Kiểu hành động như thế dù lật mặt nạ của hắn vì chứng tỏ hắn không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ thực sự. Chẳng ai ngốc đến mức trong chiến tranh, một điệp viên đi đến biên giới lại mang theo điện mật để trong cuốn sách như thế mà lính biên phòng lại không sinh nghi.
Thời đó, tài liệu truyền đi dưới hình thức vi phim dấu trong quần áo. Và không điệp viên nào lại dại dột hẹn hò mà không báo trước. Tất cả những hớ hênh đó khiến cho Foote từ chối quan hệ với phái viên của Giering. Tên này trở về tay không.

15 ngày sau, Trung tâm gửi một điện cho Kent tỏ ý ngạc nhiên rằng giao liên lại là điệp viên của Gestapo. Giering gỡ thể diện bằng cách giải thích rằng giao liên thật bị bắt và Gestapo đã phải cử một nhân viên thay thế vào đó.

Các kế hoạch xâm nhập lưới của Rado bằng DNĐ của Giering lần lượt thất bại. Nhưng vị trí tình báo Xô viết ở Thụy Sĩ quá quan trọng cho nên bọn Đức chưa chịu từ bỏ. Đích thân Schellenberg phụ trách việc xâm nhập này. Sau nhiều cố gắng lâu và kiên trì, hắn cũng đưa được một điệp viên bắt nhân tình với Rose B., mật mã viên của một trong ba điện đài của lưới Rado. Sau đó vợ chồng Masson tự giới thiệu là điệp viên xô viết cũ, đã xâm nhập được tiếp và báo cáo về Berlin những tình hình chính xác về hoạt động của lưới đó. Cuối cùng Schellenberg ép rất mạnh thủ trưởng cơ quan tình báo Thụy Sĩ phá lưới Rado. Kế hoạch đó cần nhiều thời gian, cho nên đến tận 1944 Rado vẫn tiếp tục báo cáo về Liên Xô những tin tức quý báu và quan trọng về quân sự do các sĩ quan cao cấp của Đức cung cấp.

Giering cũng gặp khó khăn về chi phí cho DNĐ. Trước khi bị phá, lưới DNĐ có hai công ty Simex và Simexco tài trợ, Moscow không phải lo gì về tài chính cho DNĐ. Vì Giering đã viết trong những báo cáo rằng hai công ty trên đã bị khủng bố, cho nên lô- gich là phải xin tài trợ.
Leopold đã cố vấn cho Giering làm cho hắn trở nên lố bịch: trước hết anh xui nó xin tài trợ cho nhóm ở Bỉ và Hà Lan do Vanzen đứng tên. Từ Bulgaria, gửi đến một hộp đậu đựng 10 bảng. ĐĐN thấy lạ không hiểu làm sao Trung tâm lại gửi cho số tiền còm cõi như vậy. Leopold giải thích rằng:

- Rất đơn giản thôi, Trung tâm rõ ràng muốn thử xem đường liên lạc có tốt hay không rồi mới chuyển những món tiền lớn hơn.

Chúng chờ lâu Trung tâm gửi tiếp tiền cho chúng.

ĐĐN yêu cầu gửi cho toán ở Hà Lan một số tiền lớn, dưới tên người nhận là Winterinck: Trung tâm trả lời đồng ý nhưng với điều kiện phải cho biết chính xác địa chỉ “một hộp thư” hoàn toàn an toàn. ĐĐN cho địa chỉ của một đảng viên cộng sản Hà Lan cũ… Nhưng Trung tâm báo hộp thư này: tại sao lại lấy địa chỉ mà Gestapo đã biết? ĐĐN giải thích một cách lúng túng. Trung tâm liền chủ động cho địa chỉ Bohden Cervinka, kĩ sư người Brussels, dặn đến đó lấy 5000 đô la. ĐĐN phấn khởi cử một nhân viên đến nhận thì bị viên kĩ sư đó cự tuyệt, cho là một chuyện nhạo báng ông. Một lần nữa ĐĐN bị vỡ mộng.

Trung tâm lại cho Efremov một địa chỉ của một tay buôn đồ nghĩa trang, tay này còn nợ cơ quan hành chính Moscow 5 vạn quan. Thâm ý của Trung tâm là ĐĐN hãy “chôn” ý đồ xin tài trợ đi...


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Hai, 2013, 04:47:43 pm
Tên đồ tể ở Prague

 
Tháng sáu năm 1943 tình hình sức khỏe của Giering trở nên trầm trọng: bệnh ung thư cổ họng ngày càng nặng. Leopold khuyên hắn nên chữa bằng rượu mạnh cognac nhưng cũng không khỏi (chẳng cần ai khuyên, hắn cũng là tay bợm rượu rồi). Hắn càng uống nhiều hơn vì hắn không có hi vọng qua khỏi. Mặc dù những báo cáo của hắn về Berlin đều là những bản tin chiến thắng, nhưng hắn vẫn chưa thật tin. Rõ ràng hắn đã nhận xét với cấp trên của hắn để làm các vị này yên lòng rằng Sếp Lớn Leopold đã ngả về phe Đức, nhưng trong những cuộc trao đổi giữa hắn với Leopold, hắn luôn nhắc đi nhắc lại điều mà hắn lo ngại: vì lí do sâu xa gì mà thúc đẩy Leopold tham gia Trò cao thủ? Trả lời của Leopold trước sau như một: triển vọng hòa bình riêng rẽ giữa Liên Xô và Đức.

Hắn không hoàn toàn tin, hắn đã biết Leopold là người Do Thái, vẫn trung thành với chủ nghĩa cộng sản và kiên quyết chống quốc xã.

Giering là tên cớm thông minh nhưng là một người Đức thuần túy cho nên luôn luôn lý luận theo lôgich. Giả dụ có ai phát hiện cho hắn rằng Leopold nằm trong xà lim ngày đêm bị canh giữ mà vẫn viết được báo cáo và chuyển đến Juliette, thì hắn sẽ trả lời rằng: không thể có. Ngay chuyện có “những toán phản gián xô viết” khiến cho y lo ngay ngáy, nhung hắn không bao giờ nghi ngờ rằng không có những toán đó, thế mới là lôgich.

Một quan điểm xuyên suốt hành vi của hắn: chỉ thủ trưởng của Đội Đặc nhiệm là phải nắm được hết công việc của kế hoạch. Sau mỗi lần nốc cognac, hắn thường nhắc lại với Leopold rằng nguyên tắc hành động của hắn là: “Người chỉ huy một trò chơi lớn như tôi phải biết định mức độ chân lý và dối trá trong quan hệ với những người tham gia cuộc chơi... Đối với những người lãnh đạo ở Berlin, quan trọng là làm cho họ yên tâm bằng cách thuyết phục họ rằng dù có gì đi nữa thì mọi việc vẫn tiến hành tốt. Còn những quân nhân - họ chẳng hiểu nhiều về những tế nhị của kế hoạch này - và với Cục phản gián quân sự, điều tốt nhất là đừng cho họ biết nhiều, chỉ cho họ biết điều gì mà tôi cho là cần thiết mà thôi. Người nắm hết sự thật duy nhất chỉ có tôi”. Những cấp dưới hắn chỉ biết đến gì mà cần cho việc của chúng mà thôi.

Khi Pannwitz thay Giering đứng đầu ĐĐN, hắn chỉ hiểu biết tình hình ở Pháp qua những bản báo cáo gửi về Berlin là những cái xa vời so với thực tế tại chỗ. Leopold lo ngại Pannwitz sẽ đưa Trò Cao Thủ đến những tình thế đẫm máu hơn nữa. Cũng thời gian này Reiser chuyển về Gestapo ở Karlsruhe. Vậy là những đối tác chính của Leopold đều thay đổi cả.

Leopold gặp Pannwitz lần đầu tiên vào tháng bẩy năm 1943. Anh nhớ kĩ lúc hắn vào phòng của anh, tại Neuilly. Anh rất chú ý và tò mò quan sát tên trùm ĐĐN mới. Kẻ sắp trở thành kẻ thù chính của anh. Về thể chất, hắn khác Giering. Trẻ, to, mặt tròn và hồng, ánh mắt sắc sau đôi kính dầy, ăn mặc chải chuốt, dáng điệu tiểu tư sản. Vừa điềm tĩnh, vùa sôi sục, toát ra hình ảnh một hòn bầy nhầy, khó nắm được.

Pannwitz sinh năm 1911 tại Berlin. Thời niên thiếu, hắn tham gia hướng đạo sinh đạo thiên chúa. Giáo dục theo đạo thiên chúa của gia đình đưa hắn đến trường thần học, nhưng sau ba năm y bỏ về nhà. Khi hắn 22 tuổi thì Hitler lên nắm chính quyền. Hắn là nhân viên cảnh sát hình sự, chuyên trách những vụ trọng án. Rồi hắn xin sang cảnh sát chính trị. Để leo lên trong chế độ quốc xã, con đường chắc chắn nhất, nhanh nhất là vào Gestapo. Số phận mỉm cười với hắn. Hắn được chú ý và ưu ái. Con sói non tiếp cận con sói vua, hắn trở thành một trong những cộng sự của Heydrich là tên tập hợp quanh mình những con người có năng khiếu, có óc phiêu lưu, tham tàn. Trong số này sau nổi lên là Schellenberg, Eichmann.

Ngày 29-9-1941 Heydrich được phong làm phó toàn quyền Bohemia-Moravia và đóng trụ sở ở Prague. Cánh tay phải của Heydrich là Pannwitz. Một thời kì đau thương khủng khiếp rơi xuống dân tộc Tiệp (Czech). Các trại tập trung đầy tù nhân; hàng trăm người kháng chiến bị bắt, tra tấn, đầy đọa, bắn giết. Anh và chính phủ Tiệp lưu vong quyết định thả du kích nhảy dù xuống Tiệp để trả miếng khủng hố trắng của phát xít. Ngày 27-5-1942 Heydrich đi trên xe bị du kích phục kích. Hắn bị thương nặng và đến ngày 4-6 thì chết.

Cuộc trả thù thật là khủng khiếp. Bản thân chịu trách nhiệm bảo vệ Heydrich mà không làm tròn trách nhiệm đối với chủ, Pannwitz ra tay tàn sát. Goebbels ra lệnh giết người Do Thái trước tiên. Hàng trăm người Do Thái trong trại Theresienstadt bị tiêu diệt. Trên toàn đất Tiệp ba nghìn người bị bắt, và sau khi Heydrich chết, khủng bố càng khủng khiếp hơn. Thật là cuộc tắm máu. Riêng tại nhà tù Prague 1.700 người Tiệp bị hành quyết; ở Brno 1.300 người. Ngày 10-6, toàn bộ dân làng Lidice từ ông già đến trẻ con đều bị tàn sát, riêng phụ nữ thì bị đày vào Ravensbruck.

Đích thân Pannwitz đã chỉ đạo việc điều tra thủ phạm cuộc phục kích và cũng chính hắn là người chịu trách nhiệm những cuộc tàn sát đó. Chắc chắn hắn không quên, hắn thường trông thấy bóng của những vô vàn nạn nhân của hắn, những cảnh tra tấn liên miên trong những hầm của nhà tù Prague. Cuối cùng chính là hắn đã chỉ huy trung đoàn SS tấn công nhà thờ Saint Charles-Borromee là nơi toán du kích đã phục kích Heydrich đang ẩn nấp trong nhà thờ này.

Sau những sự kiện đó, Pannwitz bị các sếp ở Berlin rầy la, cho nên hắn tìm cách mai danh ẩn tích bằng cách xin ra mặt trận Nga. Hắn chỉ ở mặt trận này có hơn tháng rồi chuồn vì không chịu nổi khí hậu khắc nghiệt ở đó. Đầu năm 1943 hắn trở về Berlin làm cộng sự cho Gestapo-Muller, phụ trách nghiên cứu các báo cáo của ĐĐN từ Paris gửi về. Sau đó sếp mới của hắn nhận xét hắn có đủ khả năng tiến hành trò “đại chính trị”. Pannwitz khá giầu óc tưởng tượng. Sau khi từ Prague trở về Đức, hắn đề xuất kế hoạch tiêu diệt kháng chiến Tiệp. Hắn giải thích rằng bắt một người yêu nước sẽ có mười người khác vùng lên. Vậy chỉ còn một giải pháp là: bắt giữ bọn lãnh đạo và khống chế họ mà sử dụng. Một khi họ đầu hàng Đức nhưng vẫn giữ cương vị cũ trong kháng chiến, họ sẽ tàn phá các phong trào bí mật.

Kế hoạch của Pannwitz trên giấy thì rất hấp dẫn, nhưng trong thực tế không phù hợp với tính khẩn trương của tình hình. Tại Tiệp Khắc Gestapo không còn thời gian, nó phải đánh nhanh đánh mạnh, cho nên phải dùng lại những phương pháp cũ.

Khi đọc những hồ sơ của ĐĐN Paris, Pannwitz nhẩy chồm lên: ở đó ít nhất người ta đang áp dụng đề án của hắn; ở đó ít ra người ta cũng đã hiểu. Và Pannwitz còn tin hơn Giering về sự đúng đắn của quan điểm của mình cho nên hắn lao vào đề án không cần phải đánh mà Sếp Lớn và những thành viên khác của DNĐ đã phải chạy sang hàng ngũ của Đức. Kế hoạch của hắn rõ ràng là: xin thay thế Giering đang ốm nặng sắp phải rời nhiệm sở; để đạt được nguyện vọng đó, hắn vận dụng hết những ô dù của hắn.

Khi gặp Pannwitz lần đầu, Leopold không nghi ngờ con người có dáng vẻ của một viên kế toán hãng kinh doanh nhỏ nhưng hai bàn tay vấy toàn máu của những người Tiệp yêu nước, một tên vờ ra vẻ là một người quân tử chỉ làm những đại sự về chính trị thôi. Hắn sẽ thực hiện ý đồ của hắn, hắn đã đến đúng thời điểm. Các sếp của hắn ỏ Berlin nhận định rằng giai đoạn đầu của Trò Cao Thủ đã qua. Sau khi đã làm mọi việc - và đã hi sinh nhiều rồi - để giành được sự tin tưởng của Trung tâm, nay phải đi xa hơn, bước sang giai đoạn hai.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 18 Tháng Mười Hai, 2013, 04:47:56 pm
Tình thế mới đòi hỏi chính sách mới. Chiến tranh đã bước sang giai đoạn mới. Từ trận đại thắng ở Stalingrad, cỗ máy quân sự của Nga đã chuyển bánh và không vật gì có thể cản được nó nữa. Ngày 10-7-1943, quân Hoa Kỳ đã đổ lên đảo Sicily, ngày 25 Mussolini bị lật đổ. Triển vọng Anh Mỹ đổ bộ lên bờ biển phía Tây Âu ngày càng đến gần. Ở Berlin, chúng biết không thể chiến thắng bằng quân sự. Himmler, Schellenberg, Canaris không còn ảo tưởng gì về kết cục cuối cùng, từ nay đặt tất cả hi vọng vào giải pháp hòa bình riêng rẽ với phương Tây. Nếu hiểu niềm hi vọng đó và lập luận đó, Trò Cao Thủ sẽ có giá trị hàng đầu. Cho nên phải tăng nhanh nhịp điệu lên. Pannwitz đến Paris mang theo chỉ thị như thế.

Phải, cần tiến hành nhanh lên. Từ mùa hè 1943, Martin Bormann, cánh tay phải của Hitler, chú ý sát sao vụ này. Chẳng những hắn lập một nhóm chuyên viên phụ trách sửa soạn vật liệu phục vụ cho Trò Cao Thủ, mà hắn còn tự tay thảo những chỉ thị.

Hitler biết việc này, nhưng chắc không biết thâm ý của lũ tay chân. Đứng về phái chống lại chiến lược đó nổi lên hàng đầu là Canaris và Von Ribbentrop. Sự chống đối của ngoại trưởng Ribbentrop làm phiền cho kế hoạch bởi vì muốn cung cấp tin tức về đối ngoại bắt buộc phải qua tay hắn. Từ khi Bormann đích thân nắm kế hoạch này, tình thế có khác đi: ông ta có đủ thẩm quyền cần thiết để ngăn chặn những ý kiến do dự của Ribbentrop và Von Rundstedt cộng lại. Kể từ lúc đó trở đi kế hoạch Trò Cao Thủ mới mang tên là kế hoạch Con Gấu. Khi được tin bắt được Leopold, Trùm Gestapo Paris là Boemelburg đã thốt lên: “Rốt cuộc nay chúng ta đã tóm được con gấu xô viết!”. Tất cả những mưu sĩ đó không còn lo ngại con gấu sẽ tát vào chúng vì con thú rừng này đã bị chúng nhốt vào cũi, nhưng chúng đã quên mất câu tục ngữ rằng “chớ có đe hàng tổng khi chưa đỗ ông nghè”.

Pannwitz bắt đầu lên tiếng. Trước hết hắn phê phán người tiền nhiệm phụ trách ĐĐN. Hắn tuyên bố trước Leopold rằng Reiser coi vụ này với nhãn quan của một tên cớm thiển cận, còn Giering lại quá thận trọng cho nên tiến hành Trò Cao Thủ quá chậm chạp. Hắn giải thích cho Leopold rằng đáng lẽ phải bước sang giai đoạn chính trị từ lâu rồi. Tính toán của Pannwitz cho thấy hiểu biết về tình báo của hắn có nhiều khuyết điểm. Tuy có kinh nghiệm về hoạt động phản gián giúp cho y tránh không để ai báo cáo sai hoặc phóng đại, nhưng hắn lại hoàn toàn mù tịt về những điều trái sự thật chứa đựng trong những trình bày của Giering cho cấp trên ở Berlin.

Tên trưởng ĐĐN đề nghị Leopold chuyển tù nhà tù Neuilly đến một tư gia có lính gác kín đáo; theo ý kiến của hắn cũng là ý kiến của các sếp, liên lạc với Moscow bằng điện đài trở nên không đủ, vậy phải bước sang giai đoạn khác là liên hệ trực tiếp. Hắn dự định sẽ cử một phái viên đến Trung tâm để thông báo cho Moscow ý nguyện của một nhóm quân nhân Đức quan trọng để thảo luận về hòa bình riêng rẽ với Liên Xô. Đặc phái viên này sẽ mang theo những tài liệu chứng minh quan điểm đó, đồng thời cả tài liệu có những chứng cứ ngược lại chứng minh rằng trong những giới khác của Đức người ta cũng tìm giải pháp hòa bình riêng rẽ... với phương Tây.

Mục đích của kế hoạch đẹp đẽ đó nhằm phá vỡ khối liên minh chống phát xít...Chúng sẽ không chịu từ bỏ ý kiến. Pannwitz rất thiển cận, nhưng trên hết, đó là một tên phát xít thuần túy, thấm đầy óc tự cao nòi giống, biết rất rõ Leopold là người Do Thái, và mù quáng bởi lòng khinh rẻ ngốc nghếch đó cho nên hắn đã đánh giá thấp kẻ thù. Phải là người hoàn toàn vô ý thức và hoàn toàn bị đầu độc mói tưởng tượng rằng những chiến sĩ của DNĐ có giây phút nào đó chủ trương đi với bọn quốc xã. Cuộc chiến đấu của DNĐ là sống chết, nhưng tên Pannwitz không đủ khả năng hiểu nổi điều đó.

Được nghe báo cáo kế hoạch đưa phái viên sang Moscow, Himmler cho rằng quá may rủi. Pannwitz cho biết Himmler ngại phái viên đó có thể bị cộng sản thuyết phục mất. Điển hình những người Đức tham gia DNĐ ở Berlin hãy còn mới rượi trong tâm trí của hắn. Làm sao những người như Schulze-Boysen, Arvid Harnack lại có thể trở thành gián điệp của Liên Xô, làm sao những con người giầu có và đáng trọng trong xã hội Đức lại tham gia chống lại chủ nghĩa quốc xã, điều đó vượt quá lý trí của hàng ngũ Gestapo.

Pannwitz không ngã lòng: hắn đề nghị gợi ý Trung tâm cử một phái viên sang Paris. Leopold làm ra vẻ ủng hộ đã trả lời rằng ý kiến đó có thể thực hiện được. Về Kent, hắn cho rằng ý kiến đó là không tưởng. Như chiếc con lắc quay giữa hai vị trí, Kent quay về lập trường phản bội. Hắn muốn chứng tỏ lòng trung thành đối với thủ trưởng mới và trở lại phía đối lập. Vợ hắn sắp ở cữ, hắn không muốn gia đình hắn mất ổn định. Cuối cùng Leopold thuyết phục được Pannwitz bằng lập luận rằng nếu còn để Kent dính vào vụ này thì toàn bộ kế hoạch sẽ trở thành trò hề mà thôi.

Một bức điện đài gửi cho Trung tâm trình bày rằng một nhóm sĩ quan Đức muốn liên hệ với Moscow, đề nghị Moscow cử một phái viên sang gặp người Đức, sẽ hẹn gặp phái viên tại nhà của Hillel Katz  tại số 3 phố Edmond-Roger. Giao hẹn cứ 10 ngày, Leopold lại chờ tại đó phái viên của Moscow.

ĐĐN ra sức chuẩn bị cuộc gặp này. Pannwitz và cấp dưới bàn mãi về lịch trình của cuộc gặp. Cùng với Berg, Leopold sẽ gặp để cùng phái viên chuẩn bị cho cuộc hẹn: Pannwitz sẽ đóng vai đại diện của nhóm sĩ quan Đức. Thái độ say sưa của hắn khi xây dựng cái lâu đài trên băng thật là đáng tức cười. Chó sói khoác áo choàng của người chăn cừu, tên đồ tể ở Prague đóng vai nhà trung gian với Moscow.

Trong khi chờ đợi cuộc gặp gỡ “Lịch sử” này, Pannwitz khăng khăng mở rộng tầm hoạt động của các điện đài. Còn chuyện lưới của Rado thì hắn chẳng chú ý đến nữa. Chính Schellenberg nắm vụ Rado, đối đầu với Gestapo-Muller, sếp trực tiếp của Pannwitz. Sự tranh giành giữa các phe trong chế độ quốc xã được đặt lên trên cả lợi ích của Đế chế 3. Leopold có chứng cứ khi hai phái viên của Schellenberg đến Paris yêu cầu được gặp Leopold và Kent về lưới của Rado. Pannwitz dặn Leopold đừng kể những gì anh biết về Rado.

Tham vọng của Pannwitz là xâm nhập các lưới tình báo xô viết tại Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mở rộng Trò Cao Thủ. Dưới danh nghĩa của hãng Vua cao su, Leopold và Grossvogel trước kia đã đặt cơ sở hoạt động ở Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan. Muốn nối lại những quan hệ đó, phải thông qua Leopold và Grossvogel. Hai người chiến sĩ này tìm cách phá mưu mô của Pannwitz.

Thời kỳ đó, Trung tâm tập trung quan tâm đến tình hình ở Italia sau khi Mussolini bị lật đổ, và cũng trong thòi kỳ này nhiều giới ở Berlin thử bắt quan hệ với phương Tây. Allen Dulles, trùm tình báo Hoa Kì, khi đó đã gặp nhiều phái viên Đức tại Thụy Sĩ. Trung tâm được thông tin nhờ Trò Cao Thủ.

Về phần Pannwitz hắn ngày càng nóng lòng sốt ruột chờ phái viên của Trung tâm. Cái hướng sai đó khiến cho hắn rất thất vọng: Trung tâm chẳng bao giờ phái người sang gặp hắn. Leopold đã biết trước như vậy, nhưng anh cũng được dạo chơi mấy lần đến phố Edmond-Roger. Cuối tháng tám, anh đã được gia đình Katz tiếp đón nồng hậu. Ngôi nhà này đã trở thành cái bẫy, Raichmann trở thành miếng mồi, mồi bị mốc meo nhưng đối tượng chẳng thấy đâu cả.

Trông thấy Leopold vào nhà này, Raichmann không đủ can đảm để lại gần, mặt hắn cúi gằm xuống, đứng cách một khoảng xa. Còn Leopold trong lúc “chờ đợi” đã suy nghĩ về cái dốc mà tên này cũng như Efremov hoặc Mathieu đã trượt xuống. Họ đã theo những con đường khác nhau, nhưng họ đã để bản thân họ lăn xuống cái hố là phản bội lại đồng chí. Pannwitz đối xử với họ cũng khác nhau. Mathieu là một “cộng tác viên danh dự”, Efremov đã chọn quốc gia Ukraine, nhưrm Raichmann lại bị “ông chủ” xếp vào loại bét và dù gì đi nữa, hắn cũng vẫn bị tên phân biệt chủng tộc siêu hạng Pannwitz coi là “tên Do Thái bẩn thỉu”.

Pannwitz không quên những sự phân biệt đó đối với bọn tay sai khi hắn vội vã rút khỏi Paris sắp được giải phóng; hắn dù phải rút chạy nhưng không quên khẩu hiệu hàng đầu mà Đế chế III dạy hắn là mối hằn thù đối với người Do Thái. Mathieu được trả tiền và cho thôi việc. Tên này đã phục vụ tốt, phản bội giỏi, nó xứng đáng với cái lương phản bội. Efremov được ưu ái hơn: nó nhận một hộ chiếu giả và ít tiền để trốn sang Mỹ latinh. Raichmann bị tù tại Bỉ: nó không hiểu rằng dù phản bội nhưng đối với bọn quốc xã một người Do Thái không bao giờ lấy lại được danh dự! Mười ngày sau, theo kế hoạch của Pannwitz, Leopold cùng Katz trở lại Edmond-Roger, để chờ phái viên của Liên Xô. Raichmann định gỡ lại lòng tin. Hắn mời Katz cho gặp riêng và xin Katz nói với Leopold rằng hắn biết hai người còn tiếp tục đấu tranh và hắn hối tiếc việc hắn đã làm. Hắn đã trình bầy sở dĩ hắn quay phản vì vợ con hắn bị đe dọa và cũng vì thủ trưởng Efremov của hắn phản bội đã khai báo ra hắn và những người khác. Bây giò hắn sẵn sàng làm một việc gì đó để chuộc tội... Katz vờ không hiểu ý kiến của hắn.

Không thể nào tin được hắn. Đã phản bội một lần thì lần sau có cơ hội hắn sẽ phản bội nữa. Chính hai tay của hắn đã đóng chặt cái lối về. Khi đã phó mặc cho kẻ thù tùy ý khu xử thì chỉ còn có hai lựa chọn. Giữa đầu hàng và kháng chiến là một vực thẳm không thể qua được. Không thể từ phản bội trở thành người kháng chiến được.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 09:02:10 am
“Sếp lớn đã vượt ngục”

 
Tháng chín năm 1943. Hôm đó Willy Berg đến thăm Leopold tại nhà tù Neuilly như thường lệ, nhưng hắn vừa vào thì Leopold nhận thấy hắn khác thường. Hắn có vẻ rất sôi động, như hắn vừa mới nhận một tin khác thường. Leopold lạnh cả sống lưng khi cho anh biết tin:
- Thật là tuyệt vời, Duval đã bị bắt!

Trong báo cáo hồi tháng giêng, Leopold đã nhấn mạnh rằng cho Pauriol (Duval) trốn biệt đi. Anh ta bị truy nã rất ráo riết, nhưng đến đầu mùa hè thì Leopold được tin bọn Đức đã mất dấu vết của anh. Vậy tại sao anh lại rơi vào tay Gestapo? Leopold rụng rời chân tay, rồi Berg cho biết rõ hơn: Pauriol bị bắt ngày 13-8 tại Pierrefitte, ở phía bắc Paris. Trước đó mấy ngày một điện đài của Đảng cộng sản Pháp bị rơi vào tay Gestapo; một điện báo viên trốn thoát và liên hệ với Pauriol. Đồng chí này đồng ý và thế là bị rơi vào bẫy.

Tuy nhiên Gestapo chưa biết rõ Pauriol. Từ 1940 Pauriol là một trong những đảng viên hữu hiệu nhất của Đảng cộng sản Pháp trong bí mật. Đồng chí lãnh đạo cơ quan điện đài đồng thời gắn với Dàn Nhạc Đỏ. Chính đồng chí đã đào tạo các điện báo viên - cũng chính đồng chí lắp những điện đài phát và đồng chí còn là người chịu trách nhiệm liên lạc giữa Juliette và lãnh đạo Đảng Cộng sản. Hồi tháng giêng đồng chí đã giữ một trong những vai chính của kế hoạch Juliette. Sau khi nhận được tài liệu quí báu gửi cho Trung tâm, đồng chí còn phải chuyển tài liệu của Leopold cho Đảng. Ngoài ra, từ khi trụ sở ở phố Atrebates bị vỡ ngày 13-12-1941 ở Brussels, đồng chí đã cùng với Grossvogel lập ra một nhóm đặc biệt chịu trách nhiệm xác định những vụ bắt bớ các thành viên DNĐ ở Bỉ và ở Pháp. Cuối cùng, trước khi bị bắt, Leopold cùng đồng chí đó đã quy ước thủ tục liên lạc để phát hiện hoạt động của ĐĐN chống lại Trung tâm. Vậy đồng chí đó biết hoạt động của kế hoạch Trò Cao Thủ.

Nhắc lại những việc trên để thấy vai trò rất quan trọng của Pauriol. Đồng chí khai nhỏ giọt, rằng chỉ là thợ máy bình thường, một nhân viên quèn. Than ôi, đến cuối tháng, bọn ĐĐN lục trong tàng thư những người tình nghi tham gia Đảng cộng sản, chúng thấy ảnh của Fernand Pauriol và phát hiện ra rằng chúng đã bắt được Duval quan trọng mà chúng đã truy nã mãi không nổi.

Thiệt hại thật là to lớn… Leopold hiểu rất rõ Duval, tin rằng đồng chí có thể chấp nhận hy sinh tính mạng, nhưng làm sao mà đoán được đồng chí có thể chịu đựng được những đòn tra tấn dã man của phát xít. Ai có thể đảm bảo rằng đôi môi của đồng chí bị đánh đập mà không khai ra một tên người? Vì vậy, mặc dù tuyệt đối tin vào đồng chí Leopold vẫn chuẩn bị tình huống sụp đổ của những gì anh đã xây đắp nên, kể từ “ trò chơi” do chính anh dàn dựng.

Qua Berg, Leopold biết được tình thế của Pauriol: vừa dụ vừa tra tấn, bọn đồ tể hỏi về một vấn đề chủ chốt: lãnh đạo Đảng Cộng sản đã báo cho Moscow việc Leopold và đồng đội trong DNĐ bị bắt chưa?

Đồng chí một mực khai rằng rất ít lần anh có nhận được nhũng gói nhỏ dán kín để chuyển cho một giao liên mà anh không biết mặt. Vai trò của anh chỉ là trung gian giữa Juliette và cấp trên.

Thuyết phục, tra tấn, khống chế cũng chẳng làm đồng chí khai gì khác. Đồng chí đã giữ được khí tiết. ĐĐN đe sẽ giết vợ và con gái anh... không ăn thua. Con người tuyệt vời này, người đảng viên phi thường này đã đương đầu vững vàng với bọn quỷ dữ tròn một năm. Pannwitz và những tên tay sai ý thức hoàn toàn được tầm quan trọng của tù nhân này dù cả năm hỏi cung nhưng chúng vẫn không hết hy vọng khui được bí mật của anh...

Leopold sống những ngày đầu tháng chín trong tình trạng kinh hoàng, trong trạng thái không biết gì về khí tiết của đồng chí Pauriol. Anh trải qua những ngày đêm không ngủ, bị giằng xé bởi những mâu thuẫn, ngập chìm trong những giả thuyết kinh khủng, tìm cách đối phó, thay đổi tình thế hiểm nghèo này. Ngày tháng trôi qua, anh theo dõi khổ nạn của Pauriol. Anh sẵn sàng gánh chịu điều xấu nhất, số phận của anh, nhất là số phận của Trò Cao thủ đang tùy thuộc vào một con người trong hầm tra tấn đang học để biết những giới hạn của đau đớn. Đồng chí không tìm thấy giới hạn đó.

Những đòn đau nối tiếp nhau; ngày 10-9 Berg cho biết ĐĐN vừa mới phát hiện ở vùng Lyon một điện đài bí mật của Đảng cộng sản Pháp cùng với số lượng lớn điện mật và hồ sơ. Bọn Đức cho rằng chúng đã phát hiện được điện đài trung ương của lãnh đạo Đảng Cộng sản. Trong số điện bắt được, chúng hy vọng sẽ phát hiện những điện liên quan đến DNĐ gửi về Trung tâm qua Đảng cộng sản Pháp.

Giông tố ngày càng trở nên khủng khiếp; Leopold được tin ĐĐN quyết định mời toán đặc biệt chuyên giải mật mã đến Paris để khám phá số điện mật của Đảng cộng sản Pháp. Ngày 11-9 Leopold đã trông thấy tên tiến sĩ trứ danh Vauck cùng số cộng tác viên và Berg làm việc ở trụ sở Gestapo Paris phố Saussaies và Berg cho biết công việc giải mã tiến triển tốt. Chỉ có một vấn đề là tìm trong số điện đó những gì liên quan đến DNĐ. Berg cho biết đó chỉ là việc ngày một ngày hai mà thôi.

Leopold biết rằng ở phía nam nước Pháp, Đảng Cộng sản có một điện đài lớn và anh nghĩ rằng bản báo cáo anh chuyển về Trung tâm qua Juliette vào tháng giêng 1943 phải qua đài này. Nghiêm trọng hơn nữa là bản báo cáo này do Đảng Cộng sản mã chứ không phải Leopold mã, nếu Vauck phá được mật mã của đảng thì sẽ đọc được những báo cáo của anh.

Kết luận đơn giản, rành rành là Trò Cao thủ sắp bị lật tẩy. Cần phải hành động, và hành động ngay tức khắc trước khi Leopold gặp nguy cơ. Những đêm mùng 10, 11 và 12 đối với anh là những đêm đầy ác mộng. Anh thấy bất cứ lúc nào bọn chúng cũng có thể phát hiện ra sự thật, lúc nào chúng có thể nhe nanh dơ vuốt vồ lấy anh. Anh không sợ chết, không sợ tra tấn vì đó là những bạn đồng hành của anh hàng ngày, anh chỉ e sợ đến tận từng thớ thịt sự nhục nhã cao độ một khi lời đe dọa của Giering “Ông Otto ạ, ông đã thua...” lại trở thành sự thật. Xuất hiện là kẻ chiến bại trước bọn vô lại!

Không thể được. Phải trốn. Vượt ngục là kháng chiến. Vượt ngục là hi vọng được chết trên cương vị người chiến sĩ. Trong những ngày bão tố trong lòng này, Leopold cố dấu những điều đó lộ ra nét mặt. Để giữ kín tâm trạng, anh nói chuyện hàng giờ liền với Berg, anh gặp Pannwitz và những tên khác trong ĐĐN, anh nói những chuyện làm dịu lòng, làm cho chúng tin rằng anh rất sung sướng thấy những bức điện đã dịch ra rõ khẳng định giả dụ của anh về những tin tức do Đảng Cộng sản gửi đến Moscow.

Ngày 11-9, trong khi dạo trong vườn sau, Leopold cho Katz biết tình hình xảy ra: anh này cũng đi đến kết luận cũng giống Leopold: Bất cứ lúc nào các anh sẽ bị phát giác. Leopold đề nghị Katz cùng trốn vào đêm 12 rạng 13. Ra khỏi buồng và hầm là nơi giam hai người không khó khăn gì; đi đến cổng có lính Slovak canh giữ cũng chẳng khó hơn. Sẽ đập chết tên lính gác, vượt cổng rồi khóa trái cổng lại. Hai người lại có thêm thuận lợi là bọn lính gác thường say sưa, tuy còn phải tính đến bọn lính gác khác. Nhưng hai người cũng có cơ hội.

Katz tán thành kế hoạch trốn nhưng riêng anh, anh cho rằng anh không có quyền trốn, rằng không phải anh sợ chết trong tù mà anh quyết định ở lại. Anh nghĩ ràng nếu anh trốn thì vợ anh và hai con gái của anh đang bị Gestapo giám sát tại lâu đài Billeron sẽ bị trả thù. Leopold tính toán lập luận đó đúng, nhưng anh nhắc Katz về trường hợp thực hiện kế hoạch với bà Juliette cũng đã suýt giết anh. Anh trả lời:

- Hoàn cảnh lúc đó khác bây giờ. Khi đó tôi hành động vì lợi ích chung nhằm báo động cho Trung tâm biết âm mưu của ĐĐN. Tôi có quyền và nghĩa vụ liều tính mạng của tôi và của gia đình tôi; cái được thua quá quan trọng và vượt quá tình thế khó nghĩ của cá nhân. Ngày nay, chỉ mình tôi liên can và như vậy không cần xảy ra nguy hiểm cho vợ và các con tôi.

Nói sao với Katz nào? Bác bẻ anh sao được? Leopold đành im... Katz thuộc vào loại ưu tú suốt đời vị tha, hi sinh. Không, anh không thể trả lời Katz, nhưng anh rất biết rằng sau khi anh trốn thì bọn Gestapo dã man sẽ không tha Katz đâu.

Hôm sau, Leopold cho Katz biết kế hoạch vượt mới của anh. Katz chúc anh may mắn và yêu cầu anh nếu thành công thì cố hết sức cứu vợ con anh. Anh khẳng định đó là nguyện vọng duy nhất của anh. Tối 12, Leopold vĩnh biệt người bạn chiến đấu thân yêu. Hai người cố nén xúc động.

Bây giờ Leopold phải tập trung vào kế hoạch vượt ngục. Sẽ rất khó khăn, không được phép sơ xuất, anh điểm lại những yếu tố của kế hoạch, cân nhắc lại cơ sở thành công để kết luận rằng chưa có lúc nào thuận lợi như lúc này: Berg hàng ngày đến Neuilly đưa anh về Saussaies, sự giám sát đã nới lỏng dần dần, chiếc xe thứ nhì giám sát sau xe của anh đã thôi không đi theo nữa, trong ô tô của anh ngoài Berg chỉ còn có tên lái xe là người của Gestapo mà thôi. Tên lái xe còn bận việc lái, Berg đã lơi lỏng cảnh giác vì đã bị tình cảm với Leopold ru ngủ. Điều kiện là tối ưu. Ngoài ra vì gia đình sa sút nên Berg sinh ra đau ốm, hắn lại dùng rượu để giải sầu, mà càng uống rượu, hắn càng đau.

Những điểm yếu của Berg là sơ hở của ĐĐN mà Leopold đã tính để tận dụng khi cần. Anh tỏ ra săn sóc súc khỏe của hắn, có lần anh hứa sẽ dẫn hắn đến hiệu thuốc Bailly ở 15 phố Rome để mua loại thuốc uống vào sẽ hết đau dạ dày. Gợi ý này Leopold có dụng ý vì anh đã quan sát thấy hiệu thuốc có hai cổng, lại gần ga xe điện ngầm.

Khi Leopold đến trụ sở phố Saussaies, tiến sĩ Vauck báo cho anh biết rằng hôm sau hắn sẽ dịch được các bức điện mật của Đảng cộng sản Pháp. Vậy ngày 13 sẽ là ngày hạn cuối cùng Leopold phải trốn. Nếu chậm thì cái bẫy sẽ sập xuống cổ anh. Leopold quyết định thực hiện kế hoạch: ngày mai Berg sẽ đến dẫn anh đến trụ sở Gestapo phố Saussaies vào quãng buổi trưa. Hắn chắc chắn sẽ yêu cầu đi ra hiệu thuốc và cùng vào hiệu thuốc. Anh dự định sẽ tiến đến quầy trả tiền rồi vọt ra cổng sau để trốn. Berg sẽ gặp khó khăn: la lên bằng tiếng Đức ở giữa đám đông khách hàng là người Pháp thì chẳng có tác dụng gì, nếu bắn thì vướng khách hàng. Nếu hắn đuổi theo thì Leopold tin rằng anh sẽ chạy nhanh hơn, còn hắn với trạng thái say rượu hầu như thường xuyên thì không sao bắt được anh. Anh hy vọng sẽ có vài phút để chui xuống ga xe điện ngầm, rong về ga cuối đường Neuilly và lên xe lửa về vùng Saint Germain là nơi anh có cơ sở. Không thể đi xe lửa đến ga Saint-Lazare vì nhất định Gestapo sẽ báo động và vây chặt khu vực này để bắt anh. Ngoài ra anh có sẵn giấy tờ của ĐĐN trao cho anh cùng với món tiền mỗi khi ra khỏi nhà tù này.

Anh sẵn sàng hành động. Suốt đêm anh suy nghĩ và hình dung ra cuốn phim hành động: vượt ngục thành công.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 09:04:14 am
Ngày 13 tháng chín 1943, Leopold hơi bồn chồn, anh hy vọng không có chuyện gì cản trở kế hoạch của anh, rằng Berg dù cố ốm nặng hơn nhưng cũng không nghỉ và đưa người khác đi thay. Không, mọi việc suôn sẻ: đúng 11 giờ rưỡi hắn vẫn đến. Hai người lên xe ra khỏi cổng, Leopold ngoái lại thấy Katz đứng nhìn, anh ra hiệu vĩnh biệt. Anh biết rằng không bao giờ anh còn đưực gặp người bạn chiến đấu đó nữa. Hai người không thể trao đổi bằng lời, nên chỉ vĩnh biệt bằng cử chỉ thôi.

Berg trao thẻ căn cước và giấy 500 quan Pháp, với vẻ đầy lòng thương, anh hỏi thăm tình hình súc khỏe của Berg:

- Hôm nay ông thấy sức khỏe ra sao?

- Ngày càng đau hơn... chúng ta phải đi đến hiệu thuốc thôi.

Hắn ngủ gà ngủ gật khi xe đến hiệu thuốc Bailly, Leopold hích nhẹ và bảo:

- Chúng ta đến nơi rồi, ông vào hiệu chứ?

- Ông lên mua thuốc rồi quay lại mau nhé...

Hắn muốn gì? Có phải đây là mánh khóe không? Có phải hắn muốn thử anh không? Rất bình tĩnh, anh nhìn thẳng vào mắt hắn và chỉ cho hắn biết:

- Nhưng này Berg, hiệu thuốc Bailly có một cổng khác đấy.

- Tôi hoàn toàn tin tưởng ông – Hắn vừa cười vừa nói - Ông cũng biết tôi mệt lắm không thể leo gác cao được...

Leopold không nhắc lần thứ nhì, anh vào hiệu thuốc... và vọt ngay ra cổng sau. Chỉ vài phút, anh đã ngồi trên xe điện ngầm, rồi anh thay xe diện đến cầu Neuilly, đi xe buýt đến khu Saint Germain. Dần dà anh lấy lại đưọc bình tĩnh. Theo bản năng, anh quan sát xung quanh chẳng thấy ai để ý đến mình; anh bắt đầu tưởng tượng ra phản ứng của Berg. Ít ra trong mươi phút Berg chưa có phản úng gì vì đó là một thời gian phải có trong một cửa hiệu đông khách. Lo lắng, Berg lên tầng gác hiệu thuốc tìm khắp nơi, lại mất thêm mươi phút nữa. Không thấy Leopold, hắn liền chạy về trụ sở phố Saussaies để báo động, lại thêm mười phút nữa. ĐĐN ít ra phải mất 50 phút mới có mặt tại hiệu thuốc Bailly. Lúc đó Leopold đã ở một nơi khá chắc chắn...

Anh đến khu Saint Germain lúc 12 giờ rưỡi. Anh được tự do nhưng mà thứ tụ do mong manh vì là tù vượt ngục đang bị Gestapo truy nã. Tại sao anh chọn khu Saint Germain? Trước hết anh chọn nhà của những người ít quen biết hơn là bạn bè thân thiết. Anh không thể làm hại các đồng chí trong DNĐ chưa bị bắt. Và cũng có thể Gestapo đã cài nội gián trong số anh em còn chưa bị bắt. Anh biết Georgie de Winter có thuê một căn nhà nhỏ ở Vesinet năm 1942. Không biết bà có còn ỏ đó không, bà là công dân Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức, bà phải lui vào bí mật với thẻ căn cước Bỉ dưới tên là Thevenet, sinh trưởng ở một làng ở miền Bắc. Giấy tờ này cũng chưa đảm bảo nếu phát xít kiểm tra kỹ.

Anh cũng biết đứa con trai của bà Georgie được gửi ở một nhà nội trú ở Saint Germain do hai nữ tu sĩ giáo viên cai quản, tìm nơi đây cũng có khó khăn vì không biết cháu bé còn ở đó hay không? Cháu có chuyển đi nơi khác không? Dù sao chọn hướng này là đỡ nguy hiểm nhất, anh có thể nhờ vả Georgie và anh hy vọng sẽ tìm được bà.

Anh dễ dàng tìm thấy trường nội trú. Một cô gái Nga mở cổng cho anh vào. Anh liền dùng lời nói thật với hai nữ tu sĩ về hiện trạng của anh. Anh rất ngạc nhiên thấy hai nữ tu sĩ không xúc động gì khi anh kể thực trạng của mình là tù vượt ngục và điều này anh không bao giờ quên được. Hai bà cho anh biết cháu Patrick đâ chuyển đi nơi khác ở với một gia đình tại Suresnes, còn Georgie tuy đã hủy hợp đồng thuê nhà nhưng hình như vẫn còn ỏ lại Vesinet. Hai bà để cả buổi chiều gọi điện thoại cho Georgie và mời anh ở lại trường nếu chưa liên hệ được với Georgie. Đến tối thì hai bà liên hệ được với Georgie. Bà này chạy vội đến, rất cảm động, không tỏ vẻ sợ sệt là liên hệ với một người bị truy nã, quyết tâm hành động. Hai người từ biệt hai nữ tu sĩ sau khi đã cảm tạ sâu nặng.

Chao ôi, cái ngày 13 tháng chín này là một ngày gì? Nó phải là một ngày đau đớn cho tên Pannwitz và bè lũ…

Leopold nghĩ rằng anh đã giành được một điểm rất quan trọng đối với ĐĐN và lấy lại được quyền kiểm soát tình thế. Cuộc chiến đấu lại bắt đầu. Tuy thế, anh làm sao vô tình với những bất trắc đang chờ anh?

Chẳng bao lâu, anh đã nhận thấy nhà bà Georgie chưa phải là chỗ ẩn náu vững chãi. Trong khu vực chơ vơ này, hai người khác giới rất dể bị chú ý. Phải chuyển ngay nơi ẩn. Anh nghĩ anh không phải là một tù vượt ngục bình thường, mà anh đang gánh trên vai những trách nhiệm to lớn. Cho đến hôm nay, Georgie vẫn chưa biết những công tác của anh, bà chỉ biết chung chung rằng anh có tham gia chống phát xít. Chẳng bao giờ bà thắc mắc, nhưng bây giờ bà đã hiểu rằng liên hệ giúp đỡ anh là một mối nguy hiểm to lớn. Anh chẳng những có trách nhiệm với bà và cháu Patrick, mà đối với cả những ai đã giúp đỡ anh. Cuộc chiến đấu tiếp tục. Triển vọng tự chôn vùi mình trong một cái lỗ cho đến hết chiến tranh là không thể có đối với anh. Anh phải liên lạc ngay với đồng chí Michel, giao liên của Đảng cộng sản Pháp, để báo cáo cho Trung tâm biết rằng anh đã vượt ngục. Bằng bất cứ giá nào anh cũng phải biết bản báo cáo của anh có qua điện đài mà Gestapo mới bắt được hay không? Giải đáp được câu hỏi này mới quyết định được tương lai của kế hoạch Trò Cao Thủ. Cuối cùng vấn đề cũng rất quan trọng là bảo vệ những đồng chí còn đang nằm trong tay của Gestapo sau khi anh vượt ngục. Để thực hiện được những dự kiến đó, chỉ còn trước mắt anh có vài ngày. Sau đó, chắc chắn bọn ĐĐN sẽ tìm được dấu vết của anh và lao theo truy nã...

“Otto đã trốn rồi!”… Khi Berg đến Saussaies và báo tin dữ kể trên, bọn ĐĐN đều rụng rời chân tay. Nhanh chóng, Pannwitz tự thấy trách nhiệm chính là do y. Hắn phản ứng theo lối nhà đi săn cỡ lớn đuổi theo con thú bằng bất cứ giá nào. Với kinh nghiệm trấn áp cả nước Tiệp Khắc sau khi Heydrich bị ám sát, hắn áp dụng ngay ở Paris. Chỉ một thời gian ngắn, hiệu thuốc Bailly bị bao vây, khám xét kỹ lưỡng những nơi mà Pannwitz cho là Leopold có thể ẩn nấp, hắn lệnh bắt hàng chục khách hàng. Nhà ga Saint-Lazare bị vây, các chuyến tàu bị kiểm tra kỹ càng. Gestapo cho soát tất cả nhũng nơi Leopold hay lui tới: hiệu càphê, hiệu cắt tóc, bách hóa, may mặc, hiệu ăn. Hắn áp dụng chiến thuật dùng lưới vây bắt cá, tóm hàng trăm người tình nghi là may ra có một người khai ra dấu vết của Leopold. Không kết quả. Hắn dùng đến thủ đoạn cuối cùng: khủng bố những thành viên của DNĐ.

Để đánh lạc hướng của ĐĐN, Leopold viết thư gửi Pannwitz: anh trình bày rằng anh không phải trốn tù, mà anh buộc phải biến mất. Hai người lạ mặt đã sáp người anh ở hiệu thuốc, đưa ra mật hiệu đã qui ước với trung tâm khi gặp toán phản gián. Hai người đó đã khẳng định ràng Gestapo sắp bắt anh nên họ có nhiệm vụ phải đưa anh đến nơi an toàn. Anh trình bày với Pannwitz rằng anh cân nhắc cần phải theo hai người đó, không làm trái ý họ “để không làm tổn hại đến kế hoạch chung”. Họ đã đưa anh lên xe hơi rời khỏi Paris, cách Paris một trăm kilômet, họ đã đáp xe lửa sang biên giới Thụy sĩ. Anh viết thêm rằng lợi dụng sơ hở của hai người lạ mặt, anh đã bỏ lá thư này tại Besancon để báo tin cho Pannwitz biết. Trong phần tái bút. Leopold viết rằng Berg không chịu trách nhiệm về sự cố bởi vì dù Berg có mặt trong hiệu thuốc cũng chẳng ứng phó được gì hơn. Một trong hai nữ tu sĩ nhà trường nội trú Saint Germain đã giúp bỏ lá thư này tại Besancon cho Leopold.

Viết như thế, Leopold nhằm đánh lạc hướng Pannwitz rằng anh đã đi xa Paris lắm rồi, hãy bớt đà truy nã, đồng thời đề phòng Gestapo nếu không cảm thấy bản báo cáo của anh gửi về Trung tâm trong tàng thư của Đảng cộng sản Pháp ở đài phát bị bắt, thì giúp cho Trung tâm có thể tiếp tục Trò Cao thủ, mặc dù anh đã vượt ngục.

Ngay tức khắc, với dũng khí lớn Georgie đi tìm liên lạc với Đảng cộng sản Pháp. Leopold có khả năng tìm mối liên hệ này bằng cách gọi điện thoại theo qui ước và để lại một tin nhắn ràng: “Ông Jean mới bị mổ, cần thuốc bệnh”.

Khi nhận được tin như thế, Đảng cộng sản Pháp đã cử giao liên đến một trong bốn địa điểm liên lạc đã qui ước ở Paris. Sau hai ngày Georgie gọi điện, có một cô gái đến gặp bà tại Vesinet, thuộc ngoại ô phía tây. Georgie xin cho Leopold thẻ căn cước, thuốc độc và tin tức về bản báo cáo do Juliette chuyển hộ. Hôm sau, cô gái trở lại mang theo giấy tờ căn cước, một viên nhân ngôn để khi cần thì tự sát... đồng thời Leopold nhận được một tin làm anh chưng hửng... đài của Đảng ở vùng Lyon chỉ dùng để truyền những bài tuyên truyền cho những khu vực khác, cho nên Gestapo chỉ bắt được những truyền đơn không bí mật. Sau này Leopold mới biết rằng đồng chí Jacques Duclos thấy nội dung bản báo cáo của Leopold gửi về Trung tâm quá quan trọng không thể dùng điện đài mà phát đi được, nên cho giao liên đặc biệt chuyển sang London rồi từ đó dùng túi thư ngoại giao chuyển về Trung tâm ở Moscow. Vậy là trốn tù của Leopold trở nên vô ích, nếu anh biết tin đó từ trước ngày 13 chứ không phải ngày 17 thì anh sẽ ở lại nhà tù Neuilly và ĐĐN không có khả năng phát hiện Trò Cao thủ.

Nghiêm trọng hơn: việc anh vượt ngục có khả năng làm hại kế hoạch đó mà Trung tâm rất coi trọng. Từ nay Leopold cũng không thể để cho Gestapo bắt sống anh.

Sáng hôm đó Georgie đã khóa cổng như mọi khi bà ra khỏi nhà. Các cửa sổ đều đóng suốt cả ngày. Làm như thế để gây cảm giác ràng ngôi nhà không có người ở... Có tiếng chuông bấm dài, bấm hai lần. Leopold đã vội mặc quần áo định trốn, nhưng vị khách thôi bấm chuông. Báo động sai.

Ngày hôm sau lại có người bấm chuông: tiếp theo có tiếng gõ cổng rất mạnh, khiến cho hai chủ nhà phải bật dậy. Leopold đã vội mặc quần áo, ra cửa sổ định nhảy vào không trung nếu địch ập vào, nhưng tiếng đập cửa ngừng và anh nghe thấy ông chủ nhà giải thích với Georgie rằng ông đến tìm mấy ngày qua vì muốn giới thiệu ngôi nhà với những khách mới muốn thuê và khi thấy nhà đóng cửa im ỉm ông chọn giờ người bán sữa đem hàng đến thì ông bấm chuông...

Hai sự cố đó khiến cho hai người ở trong nhà phải quyết định sớm rút. Họ có bằng chúng rằng họ có thể bị nguy hiểm vì sơ xuất. Rút là cần thiết, nhưng trong hoàn cảnh bị bầy mật thám truy nã sao mà khó thế... Và đi đâu bây giờ? Hai người bàn đi tính lại, cuối cùng chọn phương án đến xin ở nhờ nhà anh chị Queyrie, nơi cháu Patrick đang trú ngụ. Họ sống ở Suresnes. Bà mẹ của Queyrie trú tại một căn hộ nhỏ trong một khu um tùm cây gần đó. Vì bà cụ đang đi vắng, nên Leoppn có thể tạm trú vài hôm ở đó. Anh có vài ngày vượt trước bọn ĐĐN. Tính cẩn thận không cho phép ảo tưởng quá. Gestapo vẫn có thể truy tìm được anh qua điều tra bà Georgie. Sớm muộn chúng có thể lần theo đường Vesinet, đến Suresnes. Đúng một tuần sau, chúng mò đến trường nội trú ở khu Saint Germain sau khi đã bắt giữ nhiều người thân và họ hàng của Georgie. Qua đó chúng biết được tin cháu Patrick, con bà Georgie, đang trú tại ngoại vi Paris. Một tin thật là quí cho bọn mật thám Đức: được biết Georgie đã từng học khiêu vũ ở quảng trường Clichy, chúng đến đó và tìm ra một bạn học của Georgie là Denise, qua Denise, chúng biết cháu Patrick trú tại khu Saint Germain.

Bọn Gestapo tiến sát Leopold: chưa ở Suresnes được ba hôm thì anh nhận được điện thoại của hai nữ tu sĩ báo tin có một người đàn ông đến nhờ chuyển hộ một vật gì đó cho bà Georgie. Theo mô tả, Leopold nhận thấy tên đó chính là Kent, nay đã trở thành tên quân sư cho bọn ĐĐN, tên này có mặt tại bất cứ điểm nóng nào của cuộc truy lùng Leopold... Ba ngày sau, một nhóm người tò mò lại đến trường nội trú đó. Trong số này có cả Katz!

Sau khi Leopold trốn thoát, ĐĐN tập trung sức tấn công vào Katz. Tên trưởng ĐĐN tính rằng dùng Katz sẽ lần ra Leopold. Cho nên trước khi tra tấn, Pannwitz dùng mưu bắt Katz gọi điện cho vợ hẹn gặp tại Paris. Vợ Katz thừa biết chồng bà ta đã bị Gestapo bắt từ tháng chạp năm 1942, bà cũng biết thừa rằng nếu mình lánh mặt, sẽ bị trả thù ngay. Chỉ còn một giải pháp là trả lời điện thoại. Bà gặp Katz tại một quán cà phê có hai người lạ mặt đi kèm. Tuy phải làm theo sự bắt buộc của Pannwitz (điều này chưa chắc là có thật) nhưng Katz đã rỉ tai được vợ về tình hình của Leopold rằng: “Các bạn của anh rất lo lắng cho số phận của Otto và họ đều chờ đợi anh đó quay lại ngay...”.

Hiểu theo nghĩa thật tức là Leopold đã vượt ngục. Chỉ mình Pannwitz thấy cần phải làm như vậy. Không kết quả gì. Hắn quyết định dùng biện pháp quen thuộc (bắt bớ, tra tấn) và tiến hành kế cuối cùng là đưa Katz cùng mật thám đến vùng Saint Germain.

Cũng tại đây, Katz lại làm nên công cán; con mồi đã thoát khỏi người đi săn. Sau khi đặt vài câu hỏi vô thưởng vô phạt về Georgie và Patrick, anh đã rỉ vào tai của một nữ tu sĩ rằng: “Ông Gilbert đang gặp nguy cơ chết người, Gestapo đang truy lùng ông ta”.

Katz anh hùng cho đến giờ phút cuối cùng vẫn chiến đấu cho chính nghĩa, để cứu nguy cho người khác anh không ngần ngại hy sinh thân mình.

Sau này, khi Paris được giải phóng, Leopold cùng một đồng chí tên là Alex Lesovoy có đến nhà tù Neuilly. Ông canh cổng là người Pháp, tên Prodhomme, đã kể về sự hy sinh của Katz. Mười ngày sau khi Leopold trốn tù, ĐĐN đêm nào cũng đưa anh về trụ sở Gestapo ở phố Saussaies. Sáng sáng chúng đưa anh về trông người thật tang thương. Nỗi đau khổ của anh ngày cành tăng lên, các vết thương chưa lành lại bị đánh thêm thành thương nữa. Người gác cổng lợi dụng những lúc đưa thức ăn cho anh để hỏi han anh. Bọn đồ tể phố Saussaies đã kết anh vào tội tổ chức cho Leopold trốn, biết nơi trốn mà dấu. Thêm tội nữa là đã báo động cho Leopold trong khi đến khu Saint Germain.
Ông Prodhomme còn nhớ như in cái hôm Katz đầy thương tích trên mặt và hai bàn tay đã thổ lộ cho ông:

- Sau chiến tranh, thế nào ông Gilbert cũng đến đây. Xin ông nhắn giúp ông ấy rằng mặc dù tôi bị đau đớn, bị tra tấn, tôi không luyến tiếc gì hết, rằng tôi rất sung sướng đã làm những gì tôi đã làm. Chỉ xin ông ấy chăm sóc các con tôi…

Vài giờ sau ĐĐN dẫn Katz đi.

Leopold không được biết Katz hy sinh trong tình huống như thế nào, chỉ tên Pannwitz là biết, vì nó đã tra khảo anh, đã giết anh không cần xét xử. Leopold vẫn thấy anh, Katz, người chiến sĩ anh hùng, coi cái chết nhẹ như lông hồng để xây đắp cho tương lai tươi đẹp hơn ngày nay.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 09:04:58 am
ĐĐN bắt hai nữ tu sĩ ở Saint Germain. Rất dũng cảm, các chị không khai báo, không khai về việc mang thư của Leopold đến Besancon để bỏ vào thùng thư. Hôm sau, ĐĐN đánh vào Vesinet; đàn chó sắp kéo nhau đến Suresnes. Vậy phải mau chóng cứu chị Queyrie (chị chuyển về Correze với Patrick), còn Georgie và Leopold lại phải nhổ neo. Đi về hướng nào? Leopold chọn hướng gia đình ông bà Spaaks là hai người mà Leopold đã gặp lần đầu tiên vào mùa hè năm 1942, khi anh đến báo cho họ biết bạn của anh chị là vợ chồng Sokol đã bị bắt. Leopold rất thán phục thái độ bình tĩnh và can đảm của hai người khi nhận được tin dữ đó. Hai người rất tin vào Sokol sẽ không chịu khai báo gì hết. Thực tế diễn ra đúng dự định của Claude và Suzanne Spaaks: hai vợ chồng Sokol đã hy sinh cho sự nghiệp chống phát xít, không hé môi khai báo bí mật nào của DNĐ cho bọn mật thám Đức.

Lòng tin tưởng lẫn nhau là điều đảm bảo nhất cho quyết định của Sokol. Georgie đến nhà Spaaks kể cho họ biết tình hình xảy ra, họ đã cam đoan giúp đỡ Leopold. Tia sáng trong đêm tối... Claude đến gặp Leopold trong phòng anh đang trốn. Thật là sự động viên lớn khi thấy mình không bị lẻ loi. Điều quan trọng nhất là phải tìm được một chỗ ẩn chắc chắn, không nên có liên quan đến kháng chiến. Điều kiện thứ hai: Lập quan hệ với Đảng cộng sản Pháp.

Trước hết phải có chỗ ẩn, vì không thể nấn ná lại Suresnes được nữa, sau đó chuyển đến chỗ chắc chắn hơn. Denise, bạn học khiêu vũ của Georgie, đã cho bà này mượn chìa khóa tầng hầm mái của chị ở phố Chabanais. Georgie và Leopold ẩn ở đó đêm ngày 24-11. Leopold miễn cưỡng phải trú ở đây vì anh nhận thấy Denise không chắc chắn và có lẽ anh rơi vào miệng sói cũng vì nơi đây.

Leopold không ngủ được, suốt đêm canh cánh sắp có mật thám Đức ập đến bắt anh. Sáng hôm sau, anh nhẹ nhõm chuyển sang nhà Spaaks. Linh cảm của anh tỏ ra đúng vì vừa bị bắt, Denise đã khai địa chỉ của anh chị Queyrie cho nên chị ta được tha ngay. Lúc này Pannwitz tưởng là sắp tóm được Leopold rồi. Muộn quá. Hiệu kèn bắt thú chưa nổi được măc dù anh Queyrie còn ỏ nhà.

Pannwitz quay sang hướng khác. Tưởng rằng Patrick là con Leopold, hắn dự định sẽ tìm ra nơi chị Queyrie và cháu Patrick rồi đặt nhà chị Queyrie thành cái bẫy để bắt Leopold. Hắn giả là “người hàng xóm” của anh chị Queyrie gọi điện báo cho chị Queyrie rằng chồng chị bị gãy chân, chị phải về nhà ngay. Nhưng chị Queyrie cảnh giác không về nhà.

Tên đội trưởng ĐĐN không nản chí, vì con của Otto không chịu về, thì hắn sẽ đến tận nhà ở Correze đưa cháu Patrick về. Thế là hắn tổ chức cuộc tìm Patrick ở Correze. Biết rằng vùng Correze có nhiều du kích. Pannwitz đưa một đoàn xe đầy mật thám lên đường để bắt một điệp viên nguy hiểm của Dàn Nhạc Đỏ mới lên bốn tuổi!

Công vụ hoàn tất. Pannwitz xoa tay mãn ý. Sau hai tuần săn lùng Leopold, nay hắn coi như đã nắm được đằng chuôi. Con của Sếp Lớn đang nằm trong tay của ĐĐN, sẽ tóm được thằng bố của nó, hắn chắc mẩm hơn nữa khi đưa tấm ảnh của Leopold cho cháu Patrick xem để hỏi cháu: “ông này” là ai, thì cháu trả lời: “Bố Nanou”. Pannwitz không biết rằng cháu bé có thói quen gọi Leopold như thế, cũng như cháu thường gọi chị Queyrie là “Mẹ Annie”.

Leopold vừa lo cho cháu bé, lại vừa lo mẹ cháu, bà Georgie, cũng sẽ bị ĐĐN vây bắt. Sau này được biết bọn Đức đứa thì chủ trương đưa Patrick về Đức, đứa khác chủ trương giữ cháu để nhử cha cháu mà bắt. Khó bắt cháu đi tù, Gestapo đành đưa cháu cho chị Queyrie nhưng chuyển hai người vào tổ chức bị Đức trưng dụng. Chúng đưa hai người về Suresnes vào tháng riêng năm 1944 và cho canh gác ngày đêm. Chúng hy vọng rằng Leopold vì thương nhớ con thế nào cũng quanh quẩn Suresnes để chúng tóm cổ Leopold lại.

Pannwitz nhầm to. Leopold trốn ở nhà Spaaks. Nhưng vợ chồng đồng chí này tuy tin cậy được, nhưng do họ tham gia vào lực lượng kháng chiến cho nên rất dễ bị mật thám phát hiện. Ngay từ năm 1942 chị Suzanne Spaaks đã tham gia vào việc cứu trẻ em Do Thái, gia nhập Phong trào quốc gia chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ngay vào tháng chín năm 1943 khi chị giúp Leopold chị đang tham gia nhiều tổ chức cộng sản cũng như De Gaulle. Leopold và vợ chồng Spaaks đi đến nhất trí là phải tách nhau ra thì mới là thận trọng và các đêm sau, anh phải sang giáo đường Oratoire, nơi có vị giáo sĩ Do Thái thường nhận cho các cháu người Do Thái mà chị Spaaks đưa tới trú ẩn. Rồi từ giáo đường này, nhờ Spaaks can thiệp, Leopold chuyển đến trú ở một nhà dưỡng lão... Có thể nhà dưỡng lão là nơi tránh Gestapo cũng tốt, nhưng Leopold nghe thấy tiếng dưỡng lão là đã ớn tận tủy.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 03:55:51 pm
Một trận đấu căng thẳng với Gestapo

 
Mới ba mươi chín tuổi, thủ trưởng Dàn Nhạc Đỏ, nay Leopold buộc phải đóng vai về hưu ít nhiều lão suy tại một ngôi nhà yên tĩnh tên là Nhà Trắng (Maison Blanche) tại Bourg-la-Reine. Anh chẳng còn có cách lựa chọn nào khác và đành quyết định đóng vai một con người ốm yếu cần có sự trông nom của hộ lí. Không thể để bà Georgie có mặt ở đây, Leopold phải thuê bà May, vội góa của một ca sĩ ứng tác khá nổi tiếng, căm ghét phát xít và sẵn sàng lao vào cuộc chiến đấu bí mật. Anh biết ơn bà Georgie đã tìm được một con người hiếm có như thế vì trong hoàn cảnh nguy hiểm của anh có một người kiên quyết đối đầu với hiểm nguy thật là khó đấy. Bề ngoài bà May phải đóng một bà dì già nua rất tận tụy. Trên thực tế, bà là giao liên.

Ban đầu Leopold sống hình thản ỏ Nhà Trắng, nhưng dần dà anh nhận xét có nhiều khách trọ cũng khổ tâm là phải đóng vai của các ông già bình thản. Không nghi ngờ gì những biểu hiện mâu thuẫn với cùng độ tuổi cũng như tình cảnh thật của họ. Giống như anh, họ có dấu hiệu phải đóng kịch để khỏi bị bọn Đức chú ý... Không khí trong nhà ký túc là thân ái, nhưng ai cũng giữ kẽ hình như là không tin những người xung quanh nên thường mang cơm vào phòng riêng để ăn. Đúng, đây là một ngôi nhà dưỡng lão không bình thường...

Khả năng chống lại kế hoạch của Pannwitz không lớn nhưng Leopold vẫn tìm cách chống: cuối tháng chín, anh viết cho hắn bức thư thứ hai. Bức thư trước anh kể rằng hai nhân viên phản gián đã buộc anh sang Thụy Sĩ, nhưng Pannwitz đã lần ra được dấu vết của anh ở Saint Germain, Vesinet, và Suresnes... Nhằm cung cấp cho Pannwitz một giải thích có thể chấp nhận được, anh kể cho hắn rằng được phản gián xô viết đồng ý, anh đã trở về Paris.

Anh thấy ngay mâu thuẫn: người ta sẽ đặt ngay câu hỏi: “Thế bạn không còn cách gì hay hơn là báo cáo cho Đội Đặc nhiệm biết thành phố mà anh đang ở hay sao? Đối với một người đang trốn tù mà thú nhận như thế là tối kiến! Đơn giản việc đó giống như chỉ cho người đi săn những dấu vết của con mồi, thật là vô cùng liều lĩnh...” Anh thông cảm sâu sắc với sự ngạc nhiên đó, nhưng anh thấy tâm lí khá sơ lược của một tên Gestapo thường là ta nói ta ở Paris, thì nó sẽ truy tìm anh ở khắp bốn phương trời châu Âu!

Leopold có một lí do nghiêm túc nữa: Paris là thiên đường của những lén lút và trong tình thế của một người bị truy lùng đã cắt được những quan hệ đã có thì người đó có nhiều khả năng chắc chắn chạy thoát khỏi những kẻ đang truy đuổi người đó.

Anh đã viết bức thư với giọng bình tĩnh, chắc chắn, tỏ lộ sự phẫn nộ về thái độ của ĐĐN, lên án ĐĐN đã cố tình gây sợ hãi khi bắt bớ những người không liên quan gì đến DNĐ. Anh viết thêm rằng anh sẽ đối lại với ĐĐN một cách thỏa đáng nếu ĐĐN tha những người đã bị đơn vị này bắt giữ.

Tưởng rằng ĐĐN chủ động ngay từ đầu trong Trò Cao thủ, Pannwitz phải bối rối vì bức thư kể trên. Hắn tự hỏi về ý đồ của Leopold, hắn không hiểu vì sao sau khi trốn thoát mà Leopold vẫn chưa báo cáo toàn bộ sự thật cho Trung tâm. Rõ ràng hắn mù mờ về việc Moscow đã nắm chính xác tình hình kể từ ngày xảy ra kế hoạch Juliette, vào tháng hai năm 1943.

Leopold trước hết lo lập lại liên lạc với Trung tâm qua trung gian là Đảng cộng sản Pháp; anh hi vọng sẽ lập lại được qua trung gian là chị Suzanne Spaak. Chị tuy không phải là Đảng viên nhưng chị hợp tác với bác sĩ Chertok, một thầy thuốc trẻ có quan hệ với một đảng viên cộng sản là luật sư Lederman. Luật sư là một trong những người có trách nhiệm chính trong lực lượng kháng chiến người Do Thái tại Pháp và Leopold đã gặp ngày trước, khi anh tham gia Đảng cộng sản Pháp. Trên bình diện cả nước, luật sư này có quan hệ với trưởng ban các chiến sĩ quốc tế là đồng chí Kowalski, phó thủ trưởng cơ quan Nhân công Di cư trong Đảng cộng sản Pháp.

Leopold quen Kowalski: Đây là một đồng chí anh rất cần vì đồng chí này vừa biết lãnh đạo Đảng cộng sản Pháp vừa biết Michel, người liên lạc giữa anh với Đảng cộng sản. Liên hệ được với Kowalski không dễ dàng; cứ ngày một và ngày rằm, anh cử phái viên đến nhà thờ Buttes-Chaumont là một điểm liên hệ thường xuyên được qui ước từ lâu với Trung tâm. Liệu điểm này còn hoạt động không? Ngày 1-10 Georgie đến đó nhưng không thấy ai.

Anh chị Spaak đã đưa Georgie đi xa nhờ sự giúp đỡ của hai bạn nữ người Anh tên là Ruth Peters và Antonia Lyon-Smith, là hai người sống bí mật ở Paris. Antonia đề xuất sẽ viết thư cho bác sĩ De Joncker, một quan hệ của cô sống tại sát biên giới Thụy Sĩ, một người chống phát xít tận dụng vị trí chỗ đang ở để giúp đỡ những người tị nạn qua Thụy Sĩ. Trong khi chờ trả lời, anh quyết định đưa Georgie trốn ở một làng nhỏ vùng La Beauce, gần Chartres để khi có hiệu lệnh sẽ qua biên giới Thụy Sĩ. Nhưng Georgie không chịu chờ, ngày 14- 10 bà lộn về Bourg-la-Reine. Anh đành phải thuyết phục bà quay về Beauce. Trước khi về đó, bà lén đưa mảnh giấy cho bà May có ghi địa chỉ của bà để tìm bà cho dễ. Bà May đã giữ địa chỉ này. Có dự kiến bà sẽ đến chỗ hẹn trong ngày hôm đó tại Buttes-Chaumont.

Leopold đã sửa soạn kĩ với bà May về cuộc hẹn đó. Bà phải đến xa nhà thờ một quãng, rất tránh đi qua nhà bà ở gần đó sau khi đã liên hệ được.

Denise là bạn học khiêu vũ ngày xưa với Georgie. Từ dạo đó, có dấu hiệu bà này quan hệ với ĐĐN. Có chứng cứ về việc này sau vụ khám xét ở Suresnes cho thấy bà ta đã từ từ phản bội. Mà Denise rất quen bà May và có địa chỉ của bà này.

Bà May là một bà già rất cởi mở, thông minh, rất ghét phát xít, độ lượng, hăng hái, nhưng chưa có kinh nghiệm công tác bí mật không hợp pháp, dễ sơ hở đối với bọn Gestapo nhà nghề. Bà tâm sự rằng bà có một cậu con trai mà bà rất yêu quý, nhất là từ sau khi chồng bà mất, đang bị bắt làm tù binh. Leopold suy nghĩ bà sẽ là một đối tượng ngon lành cho kẻ địch nếu bà bị bắt. Vì thế Leopold đã phải dặn bà gặp phải tình huống bị địch bắt thì ít nhất phải giữ im lặng trong hai đến ba tiếng đồng hồ.

Cuộc hẹn ỏ Buttes-Chaumont đã định vào giữa trưa. Leopold đợi bà một tiếng rưỡi là cùng. Thời gian trôi đi mà vẫn không thấy bà ta trở lại. Đến ba giờ cũng chẳng có ai. Không còn nghi ngờ gì hẳn là bà ta gặp trở ngại rồi đây và anh bắt đầu đưa ra các giả dụ.

Theo Leopold thì bà May chẳng có gì phải gặp phiền toái ở địa điểm hẹn mà chỉ có Georgie, Trung tâm và Leopold biết. Giả thiết thứ nhì: bà đã không nghe lời dặn của Leopold mà cứ qua nhà bà. Sau này Leopold biết đúng như thế. Bà đợi ở nhà thờ 15 phút, không thấy ai. Đáng lẽ bà phải trở về Bourg-la-Reine, bà lại qua nhà với hi vọng may ra có tin tức hoặc thư từ của đứa con đang bị bắt làm tù binh. Nhưng nhà của bà đã bị bọn mật thám ngụy của tên Lafont dùng làm cái bẫy. Chúng đã bắt được bà May, khám phá thấy trong túi có mẩu giấy ghi địa chỉ của bà Georgie ở vùng Beauce.

Denise đã cung cấp địa chỉ của bà May để mật thám Gestapo đặt bẫy.

Tức giận vì bị sa bẫy bà May đã đánh trả lại bọn mật thám. Lafont báo ngay cho Pannwitz biết thành tích của hắn và Pannwitz đã lệnh đưa bà May về trụ sở phố Saussaies. Bà đã bị chúng khai thác cái địa chỉ kia nếu không khai chúng sẽ trị con bà. Bà May đã im lặng được vài tiếng đồng hồ, đến 18 giờ bà suy sụp, khai ra địa chỉ của Leopold tại Nhà Trắng, địa chỉ của Spaak và khai ra việc bà là giao liên giữa vợ chồng Spaak và Leopold.

Tội nghiệp cho bà May, con người không có kinh nghiệm hoạt động bí mật... Trong vài giờ đồng hồ bọn truy nã Leopold đánh được một đòn rất nguy hiểm. Anh chị Spaak, Georgie và Leopold đều gặp nguy hiểm. Leopold phải xử lí thật nhanh. Lúc 15 giờ, không thấy bà May quay về, anh phải xin gặp ngay bà giám đốc Nhà Trắng để báo cáo cho bà biết tình hình vừa xảy ra, báo động cho bà biết bọn Gestapo sẽ đến và đề nghị bà cảnh báo cho những “khách trọ đặc biệt trong nhà”. Ngay tức khắc, bà khuyên các vị khách đó di chuyển ngay.

Về phần mình. Leopold quy ước với bà giám đốc Parrend rằng nếu có ai gọi điện thoại thì bà trả lời rằng Leopold đang đi dạo chơi và sẽ trở lại Nhà Trắng lúc 19 hoặc 20 giờ. Anh nghĩ rằng Pannwitz chưa tung ngay quân đến Nhà Trắng mà chỉ tìm cách làm yên lòng Leopold về việc bà May trở lại muộn. Còn Leopold thì tìm cách đánh lừa bọn ĐĐN rằng anh sẽ đi dạo và trở về lúc 19 giờ một cách vô tư; Pannwitz sẽ tập trung lực lượng vào điểm Bourg-la-Reine vì hắn không thể tung lực lượng ra cả hai điểm trong một lúc. Vào lúc 15 giò rưỡi, anh rời Nhà Trắng sau khi hủy thẻ căn cước; nhưng giữ các giấy tờ do Đảng cộng sản Pháp cung cấp cho anh chứng nhận anh là Đức kiều, là loại giấy giúp anh tự do đi lại cả trong giờ giới nghiêm. Anh cố ý để lại hết hành lí, cửa buồng mở toang để gây cảm tưởng rằng anh không đi hẳn. Cố ý tăng thêm cảm tưởng đó, anh để thêm quyển sách mở trên bàn, chăn rũ tung, thuốc bệnh trên bàn ngủ. Tất cả những chi tiết đó nhằm thuyết phục bọn Gestapo ngồi chờ anh trở về Nhà Trắng.

Anh rất bình tĩnh. Đó là loại phản xạ khi anh gặp nguy biến. Anh khó còn khả năng cứu gia đình Spaak khỏi bàn tay tên Pannwitz và bè lũ. Anh bước thẳng đến Plessis-Robinson. Trời đẹp, khách bộ hành dạo chơi đông. Người qua lại có vẻ vui vẻ và vô tư, thật là trái ngược với tâm trạng trăm mối tơ vò trong anh.

Bỗng anh trông thấy đồng chí Michel, liên lạc viên giữa anh và lãnh đạo Đảng cộng sản Pháp.

Michel có người đi cùng. Anh rất muốn tiếp cận, báo tin bi thảm của tổ chức và xin đồng chí cho lời khuyên và giúp đỡ, nhưng anh không dám. Anh không có quyền làm hại Michel. Có thể anh đang bị theo dõi. Anh tự cấm một cách nghiêm khắc liên hệ với những người mà có thể bị vạ lây. Anh tìm cách tự thuyết phục rằng một người tù vượt ngục thì phải tự lực, nhưng điều này tuy có làm cho anh thấy thêm sức mạnh song không giải quyết được vấn đề: làm thế nào đây? Đi đâu bây giờ? Anh biết rồi: cứu anh chị Spaak. Nhưng đi đâu? Đó là vấn đề khác...
Màn đêm buông xuống. Nỗi cô đơn bị truy nã... Leopold tự nhắc câu hỏi: làm gì bây giờ? Đột ngột, anh gần như không suy nghĩ, gọi taxi và bảo người lái đưa anh tới địa chỉ nhà Spaak ở phố Beaujolais...

Thật là một ý nghĩ kỳ lạ và anh phân định lí lẽ phản bác: đến Spaak thật ra là nhảy vào miệng hùm! Đồng ý, đồng ý, nhưng anh còn cách khác để cứu anh chị Spaak cơ mà? Liều vậy, không còn cách nào khác.

Ít ra anh cũng có một điều chắc chắn: Gestapo đã hành động. Vào lúc 6 giờ tối, anh đã điện đến Nhà Trắng, có một người lạ trả lời anh:

- Bà Parrend không có nhà...

- Xin ông lên buồng của tôi và báo cho dì tôi là bà May rằng tôi sẽ trở về lúc 8 giờ tối, xin dì chờ tôi để ăn bữa đêm... - Leopold bình tĩnh trả lời tên lạ mặt đó.

Sau này Leopold được biết những lời của anh điện về khiến cho bọn ĐĐN khoan khoái.. Bình tâm, ngày càng chắc mẩm sắp tóm được tên vượt ngục, chúng yên chí chờ. Chúng chờ Leopold tại Nhà Trắng, nhưng anh cũng lo lắng có thể chúng cũng chờ anh ở cả nhà Spaak nữa. Anh suy nghĩ rằng bọn mật thám Đức ngay từ đầu đã bắt được bà May khai hết dưới những đòn tra tấn man rợ của chúng, thì chúng chẳng khờ khạo gì mà không tận dụng những lời khai đó. Con người dưới sức ép tra tấn bắt đầu khai nhỏ giọt ra tên một người, một việc. Nắm được thắng lợi bước đầu, bọn chuyên gia về đau đớn của con người sẽ tiếp tục tra cho đến khi chúng khai thác được hoàn toàn. Chúng biết rằng chúng có đầy đủ khả năng thành công. Leopold không ảo tưởng: bà May đã già cho nên khó chịu nổi tra tấn so với người trẻ đầy sức sống, bà lại thiếu được đào tạo về hoạt động bí mật, không có những người như Hillel Katz , như Sokol... đã hi sinh dưới đòn tra tấn không một lời khai báo.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 03:56:56 pm
Taxi dừng trước nhà Spaak. Cuộc chạy đua nước rút bắt đầu. Anh có cảm tưởng như kiểu sĩ quan thời Nga hoàng dí súng ngắn vào thái dương với một viên đạn nhét hú họa vào ổ đạn. Đôi khi cò súng đập vào khoảng không, nhưng đôi khi nó đập đúng vào viên đạn.

Leopold xuống xe, từ từ thu hết sức lực. Anh lại một lần nữa, thêm một lần nữa sắp bước vào giới hạn của số phận. Không còn rút lui được, chắc như vậy. Anh bước lên cầu thang, tay lăm lăm viên nhân ngôn, bấm chuông. Vài phút chờ đợi, cánh cửa mở.

Thoáng nhìn, anh gặp ánh mắt bạn. Anh bạn đứng trước mặt anh, mạnh khỏe bình thường. Anh rất sung sướng, nhưng vì quá vội, không còn thời giờ hoan hỉ nữa. Qua ánh mắt dò hỏi của anh, Spaak hiểu ngay: trong nhà có ai nữa không? Qua thái độ của Spaak, anh hiểu ngay rằng anh có thể yên tâm; lúc này anh mới thấy tim anh đập lại bình thường. Anh nói ngay: Spaak ơi, phải rút khỏi nhà ngay đi!

Phản ứng của Spaak khá lạ lùng:

- Sao, khi nghe tiếng chuông bấm, tôi tưởng là bọn Đức. Số phận của người kháng chiến bao giò cũng nằm trong tâm trạng như thế... Nhưng anh đang bị truy nã như thế mà dám đến đây báo động cho tôi như thế này thì thật là quá lạ lùng! - Spaak trả lời Leopold.

- Tôi không thể làm khác được sau khi khu Saint Germain bị vây, Leopold trả lời. Không thể để thêm một ai bị bắt nữa.

Phải, ý nghĩ đó đã ám ảnh Leopold. Tóm lại, giờ đây là giây phút cảm động nhất... Nhưng hai người không còn thì giờ để chờ đợi cho tâm trí trở lại bình thường. Phải hành động ngay, đối phó ngay. Phải xem gia đình Spaak có ai, làm thế nào để báo cho họ, đưa họ ra khỏi vòng vây của Pannwitz. Hai anh quyết định Suzanne, vợ Spaak, và hai con Spaak phải rút ngay về Orleans ngay hôm sau vào lúc chín giờ đêm. Spaak sẽ dẫn họ ra ga và về nhà bạn bè, sau đó chị Spaak và hai cháu sẽ rút sang Bỉ, còn Spaak ở lại và rút vào bí mật.

Đó là vấn đề gia đình Spaak. Nhưng còn vấn đề thứ hai khó chống trả, cần phải xử lí rất gấp: cuộc gặp của Leopold với Kowalski, đại diện Đảng Cộng sản, đã định vào ngày 22-10 tại Bourg-la-Reine, giờ chưa định rõ, bác sĩ Chertok sẽ điện trước hai ngày cho Spaak, nhưng ngày hẹn thì bà May đã nắm được trước khi bà bị bắt, vậy phải hủy hết!

Chỉ còn một tuần lễ nữa là đến ngày hẹn rồi. Muốn liên hệ được với Kowalski phải qua bác sĩ Chertok và luật sư Lederman. Tìm được hai vị này trong bóng tối đâu phải dễ dàng. Thật là khó khăn, thậm trí không thể làm được. Nhưng nếu để Kowalski, người phụ trách trên qui mô toàn quốc những đơn vị chiến đấu ngoại quốc, có quan hệ với bộ tham mưu của lực lượng FTP (1), người tin cậy của Đảng cộng sản Pháp, rơi vào tay phát xít thì vô cùng tai hại.

Vậy bằng bất cứ giá nào cũng phải cản đồng chí đó rơi vào tay Gestapo. Trước khi hai người chia tay. Leopold thỏa thuận với Spaak một số biện pháp và hẹn sẽ gặp lại nhau vào tối ngày 21-10 tại nhà thò Ba Ngôi (La Trinite).

Rồi hai người bước xuống cầu thang, không nói một lời. Hai người bắt tay nhau và khi sắp sửa chia tay, Spaak hỏi Leopold:

- Anh đi đâu bây giờ? Anh có chỗ trú ẩn chưa?

- Anh đùng lo, tôi có rồi...

Nơi trú ẩn của Leopold ư? Đó là hè đường Paris… Thật là cảnh tượng đau lòng khi hai người cùng bước vào đêm tối...

Leopold vào một quán rượu nhấm nháp vài li để điểm lại tình hình trong cái ngày 15 bi thương này: Georgie ra đi, anh chắc bà sẽ được an toàn, chờ bà May trở lại, rồi anh phải rút khỏi Bourg-la-Reine, đến gặp Spaak. Chỉ có một điều làm cho anh thêm sức mạnh là anh không bị động chịu đòn mà đã chống lại những miếng đòn của địch. Bằng cách giữ ĐĐN lại Nhà Trắng, anh đã cứu được vợ chồng Spaak.

“Ta đã thắng chúng nó”, tiếng hò chiến thắng của mọi người chống phát xít, nay anh có thể reo lên như vậy. Một mình ngồi trên chiếc ghế của quán cà phê nho nhỏ này, trước cái ly, bị Gestapo truy nã, anh mang tinh thần của kẻ chiến thắng. Nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Anh vẫn giữ được tinh thần lạc quan. Anh đã thắng chúng nó trong bao lâu? Làm gì? Đi đâu? Ngày mai?

Và sau đó?

Sau khi chia tay Spaak, anh buộc phải tính toán, kiểm điểm lại. Giành được một điểm quan trọng: bọn ĐĐN, Lafont, lúc này đây đang phải huy động tổng lực để truy tìm anh. Chỉ có một điều là bọn chó đó đang bị phải buộc mõm để rình rập anh. Tại sao Pannwitz và bè lũ lại im ắng như vậy? Vì chúng không biết Leopold đã hay chưa thông báo cho Moscow cho nên chúng phải dè dặt chưa đánh tiếng ầm ĩ được. Giả dụ Trung tâm chưa biết tin Leopold vượt ngục, mà Pannwitz báo động rầm rộ thì khác nào báo động cho Trung tâm biết tin đó.

Trên đường phố, trong quán cà phê hoặc chiếu bóng, anh cảm thấy tương đối an toàn. Hòa mình vào lẫn dòng người dân Paris, anh cảm thấy khá yên tâm. Ngoài ra anh còn tấm căn cước Đức kiều khiến anh có một số quyền cao hơn người Pháp, nhờ có nó, anh có thể đi lại ban đêm.

Một Đức kiều khi qua Paris vài ngày? Chắc là hắn sẽ tận hưởng các thú vui. Nhưng lúc này anh làm sao mà hưởng lạc được? Rời quán, anh vào một rạp chiếu bóng. Anh chẳng nhớ hôm đó rạp chiếu phim gì, anh chỉ nhớ ghế ngồi thật là thoải mái, bóng tối thật là thuận lợi cho nghỉ ngơi. Và thời gian trôi đi, thế là đã đủ đối với anh.

Hết phim, anh đi về phía ga Montparnasse. Đêm đã khuya. Anh lượn đi luợn lại các phố để chờ rạng đông. Một ngày mới bắt đầu. Sau những sự kiện sôi động hôm qua, thời gian trước mắt anh là một khoảng trống to lớn, anh phải đếm từng giờ, tùng phút, cô đơn, bất chắc rình rập. Chưa có việc làm, anh gọi điện đến ĐĐN ở Nhà Trắng, qua điện thoại của một quán cà phê:

- Xin lỗi ông, Leopold nói với một người lạ, hôm qua tôi bị bạn giữ nên không về nhà được. Chiều nay sau khi đến bác sĩ tôi sẽ trở về...

Như vậy, chẳng phải chỉ có mình anh chờ đợi tối đến.

Anh lại bước chân đi trên các hè phố, thỉnh thoảng ghé vào quán cà phê, hoặc hiệu ăn. Rồi lại lang thang như chiếc vỏ ốc lăn trên bãi cát. Chân bước chậm, óc sôi động, mắt quan sát, thần kinh căng thẳng và cảnh giác. Khi đêm xuống, anh mới thấy rằng anh không thể lại qua đêm ngoài trời được nữa. Anh cần có chiếc giường để ngả lưng ít ra là vài tiếng. Một chiếc taxi chở anh ra ga Montparnasse rồi ga Orleans, anh thiu thiu ngủ. Khi đến ga , không thấy anh dậy, anh lái xe ngạc nhiên, đánh thức anh. Lúc đó vẻ mặt anh ra sao? Chắc là không bình thường. Anh lái xe là một người đã đứng tuổi, mặt có vẻ thiện cảm và thông minh, cúi xuống hỏi anh:

- Ông có lẽ không biết có chỗ nào để cư trú phải không? Nếu ống muốn tôi mời ông đến nhà tôi... Nhưng tôi cần phải chạy thêm một chuyến nữa rồi mới trở về nhà được...

Ông lái xe hiểu rằng anh đang trong cơn bĩ cực mặc dù anh không hề nói một lời nào với ông... Anh tin ông và xin trả tiền cước xe. Ông lái sống trong một tầng hầm mái một mình. Nếu ông ta sống trong một cung điện, chắc Leopold cũng chẳng sung sướng hơn. Sự có mặt của ông làm anh vui lên, anh không còn cô đơn nữa. Một ánh tình bạn lóe lên trong đêm tối của kẻ bị truy nã... Anh rất ngạc nhiên thấy ông không hỏi một ý tò mò nào. Hai người trò chuyện trong bữa cơm thanh đạm về chuyện chiến tranh, thiếu thốn, giới nghiêm, nạn bị chiếm đóng... Anh ngủ thiếp đi, sung sướng. Bốn giờ sáng, anh tỉnh dậy thấy như đổi đời. Ông lái đưa anh ra ga phía Bắc mà anh kể với ông rằng anh phải lên tàu sớm. Anh chia tay sau khi cảm ơn nhiệt liệt trong tình cảm như hai người bạn nối khố. Đối với ông lái xe Leopold là gì nhỉ? Có lẽ là người tỉnh khác trôi dạt lên thủ đô và nay trở lại quê hương.

Ông già thân mến! Leopold không biết ông là ai và có thể không bao giờ biết rõ về ông. Nếu ông còn sống và được đọc những trang trong hồi kí “Trò Cao thủ” của Leopold Trepper, ông sẽ thấy Leopold xin nhắn ông rằng anh không bao giờ quên được những gì ông đã giúp anh trong cái đêm hôm đó.

17 tháng 10. Leopold mong manh hi vọng nối lại liên lạc. Chị Spaak đồng thời với cuộc hẹn gặp đại diện Đảng Cộng sản, còn bố trí cho Leopold gặp một người bạn của chị tên là Grou Radenez thuộc toán kháng chiến quan hệ với London. Anh dự định thông qua quan hệ này để liên lạc với sứ quán xô viết tại Anh. Hẹn gặp tại cửa nhà thờ Auteuil vào buổi trưa. Anh đến chỗ hẹn đúng giò. Thận trọng như mọi khi, anh đến gần khu vực nhà thờ thì trông thấy một xe Citroen đen mà bọn mật thám Đức thường dùng đậu trước cổng nhà thờ. Vừa còn chút thời giờ quay gót chuồn. Anh không bao giờ biết được vì sao lại có hiện tượng đó, hay là người hẹn đã bị bắt.

Georgie bị bắt chiều hôm 17-10 tại làng nhỏ xứ Beauce. Sau này Leopold mới biết tin đó. Chính bọn Lafont tóm được mẩu giấy ghi địa chỉ của chị trong túi bà May hôm 15 nên chúng bắt được chị. ĐĐN đã chờ hai hôm mới hành động.

Không thấy Leopold quay lại Nhà Trắng, Pannwitz cho rằng anh đã chạy trốn về Beauce. Làng nhỏ đã bị Gestapo vây chặt, chúng rình suốt hai ngày, đến tối mới hành động, Pannwitz và Berg lăm lăm súng ngắn xông vào nhà. Nắm được hai con bài là Georgie và con của bà, Pannwitz mừng rỡ là sẽ đánh phá tận cùng. Nhưng tra tấn, khống chế cũng có khi chẳng có tác dụng gì.

------------------------------------------------------------
(1) FTP là lực lượng du kích của ĐCS Pháp chống phát xít.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 04:43:50 pm
Toàn bộ mật thám lao vào truy lùng

 
Leopold không biết tại sao Georgie lại bị bắt. Cho đến ngày Giải phóng, anh vẫn không hiểu nguyên nhân. Mãi sau này anh mới biết tại mẩu giấy ghi địa chỉ của chị.

Cuộc hẹn hụt ngày 17 tại nhà thờ Auteuil càng làm cho Leopold tăng cường cảnh giác vì không thấy ai đến nơi hẹn. Gestapo đã rình quanh đó. Vậy phải thôi lang thang trên đường phố. Nhưng đã quá trưa rồi, không đủ thời gian để có kế gì khác nữa. Lại phải đi lang thang tiếp, qua một cửa hiệu thấy đề biển “Nur fur Deutschen”. Đó là một trong những nhà chứa dành riêng cho quân đội phát xít. Nhiều lần bọn ĐĐN đã kể cho anh nghe về nhà chứa này, nơi chúng hay lui tới, ở gần đường Champs-Elysees.

Đã nửa đêm, Leopold cần có nơi ẩn trong bốn năm tiếng. Những tiếng hò, tiếng hát vang trong ngôi nhà này. Lính tráng say sưa cố tránh hình ảnh chiến tranh bằng những thú vui xác thịt có tổ chức. Chúng say đến mức chẳng đứa nào thèm để ý đến anh. Đối với các cô gái làm nghề mua vui cho những tên hiếu chiến này thì Leopold cũng chỉ là một tên Boche như những tên Đức khác. Thực tế, anh đẩy cửa bước vào. Anh tránh phòng khách vì chỗ đó đông người, anh đề nghị mụ chủ đưa anh lên thẳng tầng trên. Anh ngồi thỏm vào ghế bành êm ái. Một lúc thì “một nữ nhân viên” bước vào và hỏi thẳng anh:

- Dùng nửa giờ hay cả đêm?

Tất nhiên anh chẳng nghĩ gì đến chi tiết đó... Nửa tiếng thì quá ngắn để anh có chỗ ngả lưng. Anh trả lời chưa vội, xin cho một chai champagne để hai người làm quen nhau đã. “Cô chiêu đãi viên của anh” thi hành và quay lại ngay với chai rượu Pháp. Anh nhấm nháp chưa hết li đầu tiên đã thấy đầu óc quay cuồng. Anh nặng nề đứng lên, loạng choạng và cứ để nguyên quần áo lăn ra giường dưới con mắt ngạc nhiên của cô gái. Nửa giờ sau Leopold tỉnh lại và quan sát nơi anh đang nằm. Cô gái bình tĩnh và nhẫn nại nhìn anh nửa tỉnh nửa mê và chờ anh tỉnh hẳn. Anh đứng dậy và hai người bắt đầu nói chuyện. Cô gái hiểu đây là một khách đặc biệt đến chốn này không phải để hưởng những thú vui theo chương trình của nhà chứa.

Cô nhìn thẳng vào mắt Leopold và hỏi:

- Nhưng tại sao ông đến đây, ông đến một khách sạn có hơn không? Hay là ông sợ cái gì? Ông chẳng có cái gì phải sợ ở nhà này, ông biết đấy, ở đây không bao giờ thấy bọn hiến binh Đức đến... Ông có thể ở đây tùy theo ý muốn, ông sẽ được an toàn hơn chỗ khác...

Leopold trả lời rằng anh chẳng có gì phải sợ sệt. Anh cho cô xem giấy chứng nhận Đức kiều của anh. Cô ta bắt đầu tuôn ra cơ man nào những chuyện về sĩ quan Đức hay lui tới nhà này. Anh nghĩ bọn Gestapo còn thiếu giáo dục cảnh giác cho những cô gái ở đây. Anh cũng biết được khá rõ về tình hình tư tưởng “cao” của các sĩ quan quân đội Đức cuối năm 1943 này, nó cũng đen tối không kém gì cái đít chai mà chúng đang tu ở dưới tầng trệt.

Năm giờ sáng, anh rời nhà chứa, trước khi ra phố, anh bảo cô gái tính tiền...

- Không, em không dám lấy tiền của ông vì em chẳng làm được gì để nhận tiền của ông...

- Thì cô cứ nhận đi nào, coi như biểu hiện của tình bạn mà!

Cuối cùng cô nhận và dặn anh:

- Ông hãy cẩn thận nhé, đừng lang thang trên đường phố! Nếu ông không có chỗ ở, hãy đến nhà em, ông sẽ an toàn hơn...

Được, nhưng anh phỏng đoán trong nhà này, sự nghỉ ngơi của chiến binh không thể vĩnh hằng được!

18 tháng 10. Hôm nay là ngày thứ tư. Leopold tiếp tục lang thang. Anh đi quanh quẩn, chưa biết mình nên đi đằng nào. Qua phố này phố nọ, anh đến trước trụ sở của Đảng thân quốc xã do Marcel Deat cầm đầu. Lúc này bỗng một khẩu hiệu trên háo “Sự nghiệp” của Deat lóe lên trong trí nhớ của anh: “Chết cho Danzig”. Tên lãnh tụ cũ của Đảng xã hội bây giờ lại thúc đàn cừu của nó đi chết cho Hitler!

Cũng lúc đó, bỗng anh nhớ rằng trong cùng một ngôi nhà này có một nữ y tá tên là bà Lucie ngày xưa đã từng tiêm thuốc cho anh. Lúc này anh nảy ra ý nghĩ kiếm nơi ẩn tại ngôi nhà này, ngôi nhà có trụ sở của Tập hợp quốc gia bình dân, là phong trào tích cực nhất về cổ vũ nhân dân hợp tác với phát xít. Anh ngoái nhìn xa xa là phố Saussaies có trụ sở của tên Pannwitz đang truy lùng anh rát ráo riết. Khu này ít người dám lai vãng.

Ý nghĩ của anh thật là lẩm cẩm, nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Bởi vì quan hệ của anh với bà Lucie chẳng ai biết, hơn nữa ĐĐN sẽ bất ngờ về việc Leopold dám lẩn tránh ở sát ngay trụ sở của chúng. Chỉ có một trở ngại là có một số người đứng ở cổng. Anh chờ khi họ đi xa rồi, đến 10 giờ đêm anh quyết định vào ngôi nhà này, ở phần không có bọn “tay sai Đức”.

Leo lên tầng bốn, anh bấm chuông nhà bà Lucie. Bà mở cửa, nhận ra anh và tái mặt đi:

- Ông có việc gì thế? - bà Lucie hỏi, - ông ốm à?

Leopold kéo bà vào trong nhà để trình bày. Bà nói thêm:

- Ông hoàn toàn khác trước, ông không còn là người mà tôi gặp trước đây nữa.

Con người mà bà biết trước đây là một nhà công nghiệp Bỉ qua Paris vài ngày. Leopold nói luôn một hơi:

- Bà Lucie ạ, tôi là kẻ trốn tù đang bị Gestapo truy nã ráo riết, bà có thể cho tôi ở trong nhà bà trong vài ngày được không? Xin bà cứ trả lời thẳng thắn cho tôi, tôi xin bà, được hay không được. Nếu không được, tôi không van nài bà, tôi sẽ đi ngay lập tức!

Nước mắt bà tràn đầy khóe thu ba. Bà trả lời với một giọng đau sót:

- Tại sao ông lại nghĩ tôi có thể từ chối ông, dù chỉ một giây thôi?

Bà dẫn anh vào một căn phòng và bảo anh:

- Ở đây ông sẽ an toàn. Ông có thể ở đây bao nhiêu lâu tùy theo ý của ông, tôi đi tìm cái gì cho ông uống nhé!

Leopold vào giường: vải trải giường trắng toát, chăn đệm ấm đã chờ anh. Anh thư giãn hết sức lực và lăn ra ngủ. Khi bà Lucie trở vào buồng Leopold, anh mới tỉnh dậy. Chắc chắn dáng hình anh tiều tụy như kẻ sắp chết, cho nên bà Lucie cứ hỏi anh:

- Thế chúng nó làm gì ông! Chúng nó hành hạ ông như thế này à?

Sau khi dùng cơm, anh lại ngủ, nhưng không sao nhắm được mắt. Người anh đã trở lại hình thường, anh kiểm tra những giờ phút vừa qua. Có lẽ đã nửa đêm khi anh nghe thấy có tiếng chuông bấm ở cổng. Có phải bọn Gestapo hay không? Anh vội cầm lấy ngay viên nhân ngôn.
Có tiếng đàn ông. Hình như có tiếng nói rất nhỏ. Có tiếng chân đến gần cửa buồng anh và bà Lucie đi vào đem theo một luồng ánh sáng. Anh hỏi:

- Ai đó?

Có lẽ bà hiểu giọng xúc động của anh, bà lại gần giường anh và nói với một giọng thật là thành thật... nhưng với một vẻ ngây thơ khiến người nghe không thể giận được:

- Ông Gilbert ạ, ông hãy bình tĩnh, đó là một người bạn của tôi, ông ta là sĩ quan quân đội Pháp, tham gia kháng chiến và đến đây để qua đêm...

Hai chiến sĩ kháng chiến cùng trú ở một nhà, sát nách tên Pannwitz, thật là quá nhiều, quá đông… Anh giải thích cho bà Lucie và ung dung đề nghị mình đi nhà khác. Bà từ chối và đi ra. Họ nói nhỏ. Một lúc sau, bà quay lại, khép cửa và nói:

- Xong rồi, ông ta đã đi đến một địa chỉ khác rồi...


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 04:45:03 pm
Hôm sau, ngày 19, anh trở dậy và bị sốt nặng. Không thể nhấc mình nổi, phải nằm và lần đâu tiên trong đời anh lăn ra ngủ với đầy ảo giác. Cả cuộc đời anh đã diễn ra như một cuộn phim, hình ảnh nối tiếp nhau diễn ra, lúc có thứ tự , lúc chồng lên nhau, lúc cắt quãng nhau. Những cảnh đời anh ở Ba lan, Palestine, ở Moscow rồi ở Paris nối tiếp nhau không theo một thứ tự nào. Mọi cảnh diễn ra xa xôi nhưng lại rất gần, tối và sáng, mờ ảo và trật tự, anh thấy người cha từ trần. Với sức mạmh và hiện thực kì lạ, anh thấy sống lại những cảm súc đã qua, vui và buồn, đau thương lẫn yêu thương. Cơn mơ kéo dài đó đã làm cho anh không rơi vào tình trạng mất phương hướng. Dần dần, hiện tại kéo anh trở lại bình thường.

Một hiện tại mẫu mực, đáng lo ngại. Trong hai ngày nữa anh phải gặp Spaak ở nhà thờ Ba Ngôi. Ngày 22 tháng 10 hẹn gặp Kowalski ở Bourg-la-Reine tại một ngôi nhà có Gestapo phục kích! Tâm hồn anh kinh hoàng: anh chị Spaak có được an toàn không? Spaak đã kịp báo động cho Kowalski chưa? Đau đớn quá, anh lại ngủ say đến tận sáng bảnh mắt hôm 20. Anh đọc tờ Paris Buổi chiều (Paris-Soir), báo của ngụy quyền, bỗng anh đọc thấy ở trang hai có dòng tin vặt “Edgar, tại sao anh không gọi điện cho tôi? Georgie.” Anh đọc đi đọc lại mấy lần và hiểu rõ: Pannwitz đã bắt mất Georgie rồi. Kín đáo báo tin chiến thắng, tên đó cảnh cáo anh phải ra đầu thú. Sau này anh được biết Pannwitz hai lần dùng báo để báo tin chiến thắng của hắn. Sau khi vây bắt ỏ Correze, hắn đã đưa lên báo dòng chữ “ Georgie, tại sao bà không tới. Patrick đã đến ở nhà chú nó rồi”.

Việc Georgie bị bắt làm cho Leopold choáng váng vì không thể ngờ được, cho nên anh phải giành lại chủ động ngay tức khắc. Tối 20, anh ra khỏi căn hộ của Lucie đi gọi điện thoại hai lần. Trước hết gọi đến phố Beaujolais để kiểm tra xem nhà Spaak đã bị Gestapo chiếm chưa. Nhà của hạn anh không thể nào mà Gestapo lại buông tha, trừ khi nó đặt bẫy ở đó. Việc không có ai trả lời đã giải thích thực trạng ngôi nhà Spaak.

Gọi cú điện thoại thứ hai là đến Nhà Trắng, phố Bourg-la-Reine. Anh xin nói chuyện với bà Parrend. Một giọng của người nước ngoài trả lời rằng bà đó đi vắng. Anh nhắn lại rằng anh không trở lại Bourg-la-Reine nữa và anh sẽ gặp bà tại nhà của bà ở Paris. Cáu kỉnh, đầu dây bên kia yêu cầu anh phải nhắn lại ý kiến nhắc: anh phải nói rất chậm ý kiến kể trên. Ý đồ của anh là gì? Là đánh lạc sự chú ý của Gestapo càng được nhiều càng tốt để chúng không chú ý đến Nhà Trắng trước khi Kowalski rơi vào bẫy. Thật là một hành động hầu như tuyệt vọng, nhưng anh nhắc lại câu nói nổi tiếng: “Không có tình huống thất vọng, chỉ có con người thất vọng mà thôi...”.

Giữa lúc đó, ngày 21 tháng 10, Leopold đi tìm gặp Spaak tại nơi hẹn là nhà thờ Ba Ngôi. Để giết thời giờ và xua đuổi lo lắng, anh ngồi ngắm qua cửa sổ xe cộ của ĐĐN ra vào qua lại trụ sở phố Saussaies. Chúng nó có vẻ bị cuốn vào một trận lốc... Đến 21 giờ, anh đến gần nhà thờ Ba Ngôi. Trời tối như mực, cách vài mét cũng không trông thấy gì. Anh cố giữ bình tĩnh, một điều không dễ dàng do những sự kiện mới xảy ra. Cuối cùng anh gặp Spaak đang chờ anh.

Hai người ôm chầm lấy nhau, không nói lên lời.

Anh cần biết tình hình ngay. Phút xúc động qua đi, anh chỉ hỏi được một câu: Tình hình thế nào?

Khi hai người đi về phía phố Clichy, Spaak kể cho Leopold biết vợ con anh đã sang Bỉ ngày 17, vợ anh không chịu đi vì không cho rằng tình thế không nguy hiểm đến thế, anh buộc phải ép chị lên tầu. Anh qui ước với vợ rằng nếu chị kí tên “Suzette” trong thư nghĩa là tình hình bình thường, nhưng nếu kí là “Suzanne” tức là không tin được nội dung là thư đó nữa.

Ba tuần sau, Suzanne Spaak bị tố cáo và ngày 8 tháng 12 năm 1943 chị bị bắt. Thế là bắt đầu quãng đời đau khổ của chị, nó kết thúc bởi cái chết của chị vào tháng tám năm 1944.

Nhưng cái hôm 21 tháng mười đó, Leopold được tin chị và hai cháu đã sang Bỉ, anh mừng lắm. Thảo luận với Spaak về cuộc hẹn ngày hôm sau với Kowalski. Nội dung không vui vẻ. Bác sĩ Chertok phải gọi điện ngay cho Spaak hôm 19 để qui định giờ hẹn. Spaak đã quay lại nhà để chờ Chertok. Đúng bữa trưa, vào giờ qui ước, chuông điện thoại reo. Spaak hét trong máy: “Thất hẹn rồi, đùng ai tốn công nữa!”.
Đầu dây bên kia cúp máy luôn.

Bác sĩ Chertok liệu có hiểu ra không? Liệu anh có báo kịp cho Kowalski không? Toàn là những câu hỏi đầy lo âu...

Đó cũng là cuộc gặp Spaak lần cuối cùng trong thế chiến. Chỉ sau ngày giải phóng, họ mới gặp lại nhau. Trong khoảng giữa hai cuộc gặp đó, máu đã chảy dưới các chiếc cầu của Paris...

Leopold quay lại nhà bà Lucie, bị ám ảnh bởi cuộc hẹn với Kowalski. Cách duy nhất để đánh lạc hướng bọn ĐĐN là về Nhà Trắng, là thu hút sự chú ý về con mồi được ưa thích là thu ĐĐN chú ý vào anh. Sau khi suy tính, anh tiến hành lịch trình: sáng sớm mai 22 tháng 10, anh gọi điện đến nhà Spaak. Một giọng nữ trả lời. Anh hỏi:

- Tôi có vinh hạnh được nói chuyện với ai đó?

- Tôi là nữ thư kí của ông Spaak...

Spaak chưa hề có thư kí riêng. Vậy là Đội đặc nhiệm đã đến đó rồi. Con bé tự xưng là thư kí của Spaak chỉ là mật thám Đức mà thôi. Anh lấy giọng nghiêm trang, nói tiếp:

- Xin cô nói với ông Spaak rằng ông bạn Henri của ông sẽ đến đó thăm ông vào lúc 14 giờ... Xin cảm ơn cô, đây là một việc rất quan trọng đấy.

- Vâng, tôi sẽ nhắn hộ ông.

Rồi anh bỏ máy xuống.

Anh biết thủ đoạn đó hơi lộ, nhưng với bọn Gestapo không phải lúc nào cũng tế nhị với chúng, có khi dương bẫy thô sơ như thế chúng vẫn mắc. Dù thế nào đi nữa, thủ đoạn làm lệch hướng của Leopold đã đạt kết quả ngay: lúc 14 giờ Pannwitz và bầy chó đã xông ngay vào nhà của Spaak. Trong khi ấy, tại Bourg-la-Reine, bác sĩ Chertok và luật sư Lederman phục gần đó đã kịp đón chặn Kowalski. Số may vẫn còn mỉm cười với các anh.

Ngày 22 tháng 10 là kỉ niệm ngày sinh của mình, Spaak, anh định kiếm mấy chai có chất cay ở nhà anh. Trước khi đi, anh gọi điện cho bà phục vụ, bà Melandes, vì hai người đã qui ước mật hiệu với nhau đề phòng bất trắc: nếu bà nói “thưa ông thân mến” tức là tình hình bình thường, anh có thể về nhà tự do, ngược lại nếu bà trả lời cụt lủn “ông” có nghĩa là gặp nguy hiểm.

Claude Spaak gọi điện thoại. Bà Melandes trả lời liên tiếp: “ông”, rồi bà thét lên: “Đó là tất cả những gì tôi có thể nói với ông đấy!”.

Nếu đến như thế mà Claude không hiểu, thì thật là nguy hiểm... Đến lúc đó, đường dây bị ngắt một cách tàn bạo. Điên tiết, bọn chó Gestapo lao vào đánh bà Melandes.

Cũng vào ngày 22- 10 đó, trên tờ Paris - Buổi chiều (Paris-Soir) lại xuất hiện tin nhắn như sau “Edgar, tại sao anh không gọi điện thoại?”

Nhưng tên Pannwitz nói để chính hắn nghe mà thôi.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 09:09:26 am
Đội đặc nhiệm bị giám sát

 
Bốn mươi ngày trôi qua kể từ khi Leopold Trepper trốn tù, bốn mươi ngày bi thảm, căng thẳng không ngừng và lo âu... nhờ có chỗ ẩn náu của bà Lucie, lần đầu tiên Leopold mới có tâm trạng ổn định và bình tĩnh để kiểm tra lại thành công cũng như những thất bại của mình.
Về thất bại, tuy sự kiện này không phụ thuộc vào ý muốn của mình, vì có sự phản bội của Denise giúp cho Gestapo tìm ra dấu vết của anh tại Saint Germain, Vesinet, và Suresnes, gây ra việc bắt bớ hai nữ tu sĩ ở Saint Germain, anh chị Queyrie và cháu bé Patrick. Về phần bản thân anh, anh thấy mình có hai lỗi: trước hết chậm đưa Georgie đi lánh, sau là lỗi nặng hơn là đã dùng bà May là người quá dễ bị tổn thương và không có kinh nghiệm. Vì bà mà Gestapo biết được sự có mặt của Leopold ở Bourg-la-Reine, địa chỉ của Georgie ở Beauce, quan hệ của Leopold với anh chị Spaak, cuộc hẹn gặp Kowalski. Thành công của anh là nhờ bạn bè giúp anh đã chống lại được ý đồ của Pannwitz: anh chị Spaak được báo động kịp thời, Kowalski thoát kịp cái bẫy, và sự tự do của chính anh.

Qua tất cả các sự kiện đó, anh rút ra kết luận rằng kiểu hành động không kế hoạch đưa đến tai hại nặng nề và anh phải phải lập một tổ chức mới tránh được những thảm kịch lớn như vậy. Anh quyết định thành lập một toán giám sát và hành động gồm những chiến sĩ có kinh nghiệm.

Trong kế hoạch của anh, Alex Lesovoy là một đới tượng lí tưởng để hợp tác.

Lesovoy không thuộc Dàn Nhạc Đỏ. Gốc Nga, đến Pháp khi còn nhỏ. Sau nhiều năm tham gia quân Lêdương (Legion), anh được nhập quốc tịch Pháp. Là chuyên gia nha khoa, trước chiến tranh anh có một phòng thí nghiệm lớn ở Chaussee d'Antin.

Về chính trị, anh tỏ thái độ chính trị rõ rệt. Đảng viên cộng sản, tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha, anh đã làm kẻ thù khiếp sợ vì có biệt tài chế tạo những khối nổ nhỏ dấu trong sách, thư hoặc gói nhỏ để giết những tên đồ tể Tây Ban Nha. Nhiều tên đã ăn đòn của anh.

Leopold quen Mira, vợ Lesovoy, khi còn là nữ sinh trung học ở Tel Aviv. Sinh ra ở Palestine, cô tham gia phong trào thanh niên cộng sản tại đó.

Năm 1941, Alex đã đến gặp Leopold xin tham gia công tác chiến đấu. Là quân nhân, tính thích mạo hiểm, đó là những đối tượng rất quí để tiến hành những kế hoạch nguy hiểm, nhưng Trung tâm duyệt quá chậm đơn xin của anh, nên anh tham gia vào tổ chức khác.

Sau khi Leopold bị bắt, Đội đặc nhiệm chú ý đến anh vì có tên trong một số bức điện của Dàn Nhạc Đỏ, nhưng Leopold đã kéo dài chuyện bắt bớ anh nên anh không bị Gestapo hỏi đến. Nhưnn phản gián Tây Ban Nha cung cấp cho Gestapo một bức ảnh của anh với ghi chú “đối tượng rất nguy hiểm”. Nếu bị bắt, anh nhất định sẽ bị dẫn độ về Tây Ban Nha. Nhưng Leopold đánh lạc hướng điều tra của Đội đặc nhiệm tuy anh biết Alex ở Paris, nhưng hướng ĐĐN truy lùng Alex ở phía Nam nước Pháp. Lưới vây ngày càng tới gần Alex, thì Leopold trốn tù. Điều đầu tiên, Leopold báo động cho Alex, khuyên anh nên tham gia du kích. Alex đề nghị Leopold cùng tham gia du kích với anh, nhưng Leopold từ chối, anh liền nói:

- Tôi sẽ ở lại với anh, tôi sẽ cắt đứt mọi quan hệ cũ và tôi sẽ giúp công tác của anh...

Hai anh em thỏa thuận như vậy. Khi Leopold ở Bourg-la-Reine, hai người đã phác ra một chương trình hành động nội dung chính là lập một nhóm kiểm soát đặc biệt.

Bắt đầu, Alex lập một nhóm nhỏ gồm 6 đến 8 người. Mỗi người nhận một nhiệm vụ nhất định, theo nguyên tắc chặt chẽ là không được biết nhau. Nhiệm vụ của nhóm là theo dõi từng bước hoạt động của Đội đặc nhiệm, dự kiến những cú đánh của ĐĐN và đối phó lại, báo trước cho những người gặp nguy hiểm và giúp họ trốn lánh đi, lập mối liên lạc cần thiết.

Khi Leopold gặp lại Alex tại nhà bà Lucie, vào cuối tháng 10-1943, anh không để mất thời gian. Đã liên lạc với Đảng cộng sản, năm đảng viên có kinh nghiệm đã sẵn sàng hành động. Leopold gặp Alex yêu cầu tìm cho một thẻ căn cước mà anh có khả năng tìm kiếm được: thẻ căn cước của một nhà buôn vùng bắc Pháp mà làng quê sinh ra anh đã bị bom tàn phá, tòa thị chính bị san bằng, hồ sơ hộ tịch đã bị bom phá hết. Như vậy doanh nhân bất hạnh đó không còn gia đình, bè bạn, nhà cửa.

Hai người quyết định gặp lại nhau tại nhà do bà Lucie tìm hộ cho.

Từ ngày vượt ngục, mối quan tâm lớn nhất của Leopold là tạo cho Trung tâm tiếp tục được Trò Cao thủ, điều đó khiến cho anh phải hai lần viết thư cho Pannwitz. Qua hỏi cung bà Georgie de Winter, Pannwitz ảo tưởng hơn về ý đồ của Leopold. Theo hướng dẫn của anh trong tình huống bị bắt, Georgie phải vờ không biết gì về cái kế hoạch quá phức tạp và khó hiểu đó. Bà khẳng định những gì anh đã viết trong thư gửi Pannwitz, và nói thêm rằng Leopold thường hay nói đến hòa bình riêng rẽ và rằne Leopold hay nhắc đến đường lối của Bismarck.

Tuy nhiên, Pannwitz hiểu (tin và đó là điều quan trọng) rằng Trở Cao thủ chỉ phụ thuộc vào thiện chí của Leopold, cho nên hắn trở nên bồn chồn. Định khai thác lợi thế này, Leopold sau khi Suzanne Spaak bị bắt, đã viết bức thư thứ ba cho Pannwitz. Anh nhắc hắn chưa chịu tha một người nào và đe hắn: “Nếu ông không thả con tin, tôi sẽ phá tan Trò Cao thủ của ông...!”. Để làm cho tên này thấy rõ quyết tâm của mình, Leopold đã trực tiếp gọi điện thoại cho Pannwitz để nhắc lại lệnh của anh. Sau này bạn đọc sẽ thấy tác dụng của lệnh này. Nhưng đồng thời tên trưởng Đội đặc nhiệm cũng cuống cuồng lên...

Vừa gặp nhau, Alex đã chìa cho Leopold một tài liệu kì quặc:

- Đây là một món quà của bạn anh...

Quà gì? Đơn giản chỉ là bản sao một hức điện gửi cho mật thám các nơi: “Truy lùng Jean Gilbert. Nó đã xâm nhập vào tổ chức cảnh sát để phục vụ cho kháng chiến. Đã trốn mang theo tài liệu. Phải bắt bằng mọi biện pháp. Báo cáo cho Lafont.”

Kèm theo là ảnh chụp Leopold sau khi bị Gestapo bắt giam và nhận dạng của anh này. Treo giải thưởng lớn cho ai bắt được, hoặc cung cấp tin. Đồng thời tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, mọi đơn vị Gestapo, phản gián quân sự, mọi cơ quan hành chính, kinh tế, quân sự, của Đức đều nhận được áp phích kèm theo ảnh của Leopold với dòng chữ: “gián điệp rất nguy hiểm đang trốn tránh”.

Hiển nhiên sáng kiến của Pannwitz đánh đấu một bước ngoặt trong chiến lược mà hắn định áp dụng đối với Leopold.

Alex và Leopold nhận định cùng nhau về lí do tên trưởng ĐĐN thay đổi ý kiến. Hai người nhận xét: cho đến nay, Pannwitz và bè lũ mới tự truy lùng Leopold thôi, chưa báo động, chưa huy động cảnh sát Pháp và quân đội chiếm đóng. Sau khi biết chắc rằng Leopold chưa có thể liên lạc được với Trung tâm kể từ khi Leopold vượt ngục, Pannwitz quyết định làm Leopold mất hết uy tín đối với Trung tâm. Chứng cứ của chủ trương này là Kent được lệnh gửi một báo cáo về Trung tâm nói rằng Leopold đã trốn. Theo lập luận của Pannwitz sau khi nhận được tin này, Trung tâm biết Leopold đã bị bắt và không còn tín nhiệm anh nữa. Bằng cách tung tin Leopold xâm nhập cảnh sát để khiêu khích, Pannwitz hi vọng Kháng chiến sẽ không thèm dùng Leopold, đưa cái tên Lafont vào nhằm tăng cường việc gây rối trong vụ án mờ ám này.

Đó là những ý đồ của Pannwitz... Mục tiêu chủ yếu của hắn là tóm cổ Leopold. Toàn bộ các lực lượng quân Đức, quân ngụy, mật thám đều được huy động vào để bắt cho bằng được Leopold. Leopold trở thành đối tượng của trăm nghìn con mắt cú vọ, con mắt của kẻ thèm lĩnh thưởng, nhưng may cho anh là ảnh không giống hình thật của anh: mặt anh không còn tròn béo như ngày trước, ria mép đã mọc rậm, lại có một đôi mắt kính. Ngoài ra bà Lucie còn tìm cho anh một chỗ ẩn nấp vữmg trãi: vào tháng 11 năm 1943, anh trú ngụ tại phố Maine, nhà của một nhân viên ngân hàng Credit Lyonnais. Lí lịch, nhân thân của anh cũng được thay đổi: nay là một con người cô đơn, ốm đau và số phận thật là hẩm hiu. Cả gia đình anh đã chết vì bom. Những người láng giềng gặp anh ở cầu thang được nghe những dư luận về những nỗi đau khổ của anh đều tỏ lòng thương hại. Ông chủ nhà tên là Jean (quên mất họ), độc thân, là con người thông minh và bình thản, đối xử với anh rất tốt. Ông không hề biết gì về nhân thân của Leopold cho nên chỗ trốn mới này vững chắc đến mức Leopold đã ở suốt cho đến tháng giêng năm 1945 khi anh sang Liên Xô.

Pannwitz đã tuân theo lời kêu gọi của Leopold viết trong bức thư thứ nhì, vì hắn cũng sợ Leopold tiết lộ cho Trung tâm biết về Trò Cao thủ, cho nên dần dà hắn phải tha tù binh, đồng thời hắn tung hết lực lượng truy lùng anh. Ngày 8 tháng 1 năm 1944, hắn đưa trên háo tin vặt “Patrick vẫn khỏe mạnh, cháu đã trở về nhà”. Ít lâu sau, gia đình Queyrie được tha, rồi đến bà May tuy bị kết án tử hình nhưng vẫn được tha theo lệnh riêng của Goering.

Tên trưởng ĐĐN đưa thêm một sáng kiến khá nguy hiểm: hắn thống kê tất cả những người quen biết Leopold, đe sẽ bắt giam họ nếu họ thấy Leopold đến thăm mà không trình báo mật thám. Alex và Leopold liền kiểm lại tất cả những quan hệ và đều thông báo cho họ thủ đoạn độc địa đó.

Qua thăm dò hai người, họ đều thấy thủ đoạn không chế đó có hiệu nghiệm và bắt đầu trở thành hiện thực. Leopold đến thăm một người chủ hiệu đồ khăn vải ở phố Haussmann mà Leopold quen từ lâu. Bà này cho biết có mấy người trong đó có tên Kent (qua tả nhận dạng đúng là tên này) đã đến hiệu của bà để ra lệnh như trên. Hoảng hốt, bà hứa sẽ thi hành một khi thấy Leopold đến bà sẽ cầm chân lại và báo cho Gestapo biết.

Cũng thủ đoạn như thế đối với một bà giáo già mà Leopold đã thuê nhà khi còn đóng vai chủ doanh nghiệp Bỉ. Bà lão khi thấy Leopold đến đã suýt chết ngất. Bà kể lại rằng có hai người đàn ông (trong đó chắc chắn có tên Kent) đã đến nhà bà, xuất trình thẻ nhân viên cảnh sát, đọc cho bà nghe lá thư của thống chế Petain động viên “những người Pháp tốt” đi tố cáo một “kẻ thù nguy hiểm của đất nước” có tên là Gilbert. Bà giáo khẳng định việc chúng đưa bức thư của Petain khiến bà xúc động nhưng bà nghĩ rằng đó là thư giả. Hai tên mật thám đã bắt bà phải kí vào một tờ cam đoan rằng bà đã đọc bức thư của Petain. Chuyến đến thăm của hai anh đã làm cho bà giáo hoảng hốt...

- Nếu chúng quay lại, nếu chúng quay lại, bà nhắc đi nhắc lại, nếu chúng biết rằng tôi không báo cho chúng...

Leopold nhận định bà giáo này sẽ gặp nguy hiểm vì anh và bà sẽ không chịu nổi cuộc điều tra mới. Anh bảo bà giáo già:

- Bà ơi, sau khi chúng tôi ra khỏi nhà, bà hãy đến máy điện thoại báo cho chúng biết chúng tôi đã đến đây. Bà giải thích rằng bà không thể báo nhanh hơn được, như vậy bà sẽ thoát...

Bà ngơ ngác nhìn Leopold, còn anh tuy hoảng nhưng tâm hồn cảm thấy nhẹ nhõm.

Anh cầm lấy va li. Hai anh vừa đi khỏi nhà thì thấy bà già cầm máy điện thoại. Alex nhìn kĩ Leopold, không tin. Có thể anh cũng thông cảm với nỗi kinh hoàng của bà già. Anh chẳng nói nên lời. Hai người bước đi. Chính Leopold phá tan sự im lặng:

- Tôi biết chúng nó, hôm nay là chủ nhật, giữa ban chiều, ở trụ sở Gestapo chẳng có mấy nhân viên đâu, phần lớn chúng còn đang bận nhậu nhẹt ở các quán quanh đó...

Leopold không nhầm. Sau ngày giải phóng, anh tìm hiểu tường tận chuyện kể trên: bọn Đội Đặc nhiệm còn lo nhậu nhẹt cho nên ba giờ sau khi nhận được điện thoại của bà giáo già chúng mới đến nhà bà.

Leopold lại gửi cho Pannwitz bức thư thứ tư và là bức thư cuối cùng để báo cho hắn biết rằng anh đang ốm cho nên thôi hoạt động... Anh viết thêm: “Ông có thể tiếp tục Trò Cao thủ. Tôi sẽ không cản trở ông, với điều kiện ông không được bắt giữ những người vô tội.”


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 10:18:19 am
Bọn đồ tể để lại dấu vết

 
Năm 1940 bọn Đức đã trưng dụng khách sạn riêng của ông Weil-Picard ở phố Cour-rcelles với lí do duy nhất rằng ông chủ là người Do Thái. Tất cả tài sản của những người Do Thái như ông tiêu bị tịch thu đưa lên xe lửa chở về Đức cho bọn trùm phát xít sử dụng. Goering chỉ huy các vụ cướp đoạt có tổ chức này và đoạt phần lớn nhất tài sản cướp được. Bộ sưu tầm tranh của Weil-Picard thuộc loại đẹp nhất nước Pháp khiến cho bọn trộm cướp rất thèm nhưng ngôi nhà chưa bị chiếm đoạt.

Chính tại nhà này, vào tháng tư năm 1944 Pannwitz cảm thấy mùa xuân này có thể là mùa xuân cuối cùng được ở Paris, nên đã chuyển ĐĐN đến đây. Bọn tra tấn người cảm thấy ngày chiến bại sắp tới. Trên khắp châu Âu, nhân dân bị áp bức đã đứng lên. Ở Pháp, Kháng chiến tiêu hao kẻ thù. Thay cho “bàn tay chìa” cho nhân dân Pháp là những hàng rào thép gai, súng liên thanh đặt ngay trước các nơi quân Đức đóng quân, hoặc trong các cuộc diễu hành của những toán hữu nghị Pháp - Đức... dưới sự che chở của Hitler.

Khách sạn riêng của Weil-Picard bị ĐĐN biến thành pháo đài. Cổng chắn bằng ụ cát. Ra vào bằng một cổng nhỏ. Cổng chính có súng liên thanh chĩa ra ngoài, hai bên hông là những đơn vị lính gác nghiêm ngặt. Mảnh đất cạnh khách sạn là garage ô tô của quân Đức. Khách đến ĐĐN đều qua cái garage này rồi lén luồn qua cổng ngách mà vào. Các hầm rượu biến thành xà lim. Gallery tranh nay trở thành buồng tra tấn. Mỹ thuật nhường chỗ cho kinh hoàng. Trong khách sạn này vào tháng tư 1944 đứa con của Kent và Margarete Barcza ra đời.

Tất cả những biện pháp đề phòng của Pannwitz biểu hiện giờ giải quyết lịch sử sắp tới, Paris sắp bừng tỉnh và đường phố sắp mọc lên những vật chướng ngại. Cùng Alex, Leopold thảo đề án phối hợp với một toán FTP cản đường rút chạy của đội Đặc nhiệm khi thời cơ đến. Toán của Alex có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ khách sạn, chụp hàng trăm bức ảnh những tên ra vào trụ sở này. Ghi chép đầy đủ những việc đi lại của Kent và Margarete, việc vận chuyển tù nhân, việc ra vào của những chiếc xe Citroen đen. Một người Do Thái tên là Levy mà bọn Đức bắt làm vườn đã cung cấp nhiều tin tức quí báu.

Mục tiêu là bao vây ĐĐN khi Paris được giải phóng, không cho chúng nó thoát bởi một một toán 30 chiến sĩ FTP. Hai anh đã dự báo về Trung tâm kế hoạch của các anh nhờ Đảng cộng sản Pháp chuyển giao báo cáo. Nhưng Trung tâm không trả lời cho nên hai anh không thực hiện kế hoạch đó.

Cuộc phiêu lưu tội ác của Pannwitz sắp kết thúc, nhưng tên đồ tể ở Prague không chịu chết chìm cùng con tàu đang cháy. Tham vọng của hắn là lấy lại uy tín, thậm chí chạy sạch tội, bởi hắn biết chắc hắn sẽ phải ra trước tòa án của loài người, sau đó là tìm mọi cách xóa sạch những dấu vết những tội lỗi tàn bạo mà hắn đã gây ra.

Đối với Moscow, hắn cũng lật ngửa bài. Bằng thủ đoạn công bố bản thông cáo ầm ĩ gửi cho toàn thể các cơ quan cảnh sát để báo cho Moscow rằng Leopold đã trốn, hắn nghĩ ràng làm như thế là vô hiệu hóa Leopold đối với Trung tâm đồng thời thừa nhận rằng Sếp Lớn đã ở trong tay Gestapo và rằng tất cả những điện đánh từ nhiều tháng qua đều do ĐĐN viết. Vậy là hắn đã vạch trần Trò Cao Thủ. Hắn biết rằng trong phe Đồng minh không còn ai nghiêm chỉnh chủ trương kí hòa ước riêng rẽ với nước Đức đang tan rã. Đó không phải là sáng kiến lẻ tẻ của vài nhân vật xung quanh Hitler chưa chịu từ bỏ hy vọng xảo quyệt và ngoan cố liên hệ với Anh Mỹ để thuyết phục quốc trưởng: tất cả đều đã xong. Từ khi xảy ra vụ ám sát hụt mình, ngày 20 tháng 7 năm 1944 quốc trưởng đã cấm tiếp tục kế hoạch Con Gấu, tức là tên gọi mới của Trò Cao Thủ.

Đó là một điều. Nhưng các tham vọng cá nhân của Pannwitz lại là điều khác. Tuy là một đày tớ trung thành nhất, tay dính đầy máu trong những cuộc tắm máu, đã là trùm nhũng tên sát nhân ở Prague, chế độ quốc xã sụp đổ, mặc, hắn tháo chạy để bảo toàn tính mạng của hắn đã. Hoặc cũng như những tên khác, hắn sẽ trốn sang Mỹ la tinh, hoặc hắn sẽ bị tóm cổ và đưa ra tòa xét xử bọn tội phạm chiến tranh - giải pháp này không thể xảy ra - hoặc cuối cùng là hắn vẫn giữ mối quan hệ với Trung tâm với hy vọng Liên Xô vẫn coi trọng những dịch vụ đã làm.

Pannwitz đã chọn khả năng thứ ba. Leopold có chứng cớ rằng cho đến tháng 5 năm 1945, được tên Kent trung thành hợp tác, Pannwitz đã tiến hành trò chơi riêng. Cho đến giò chót của cuộc chiến, hắn vẫn gửi tin tình báo quân sự đi. Kent đã báo Trung tâm rằng hắn có quan hệ với một nhóm quan chức cao cấp của Đức có khả năng cung cấp những tin tức có giá trị hàng đầu. Vào tháng 7 năm 1944, khi quân Đồng minh đã tiến sát Paris, Kent điện hỏi Trung tâm nên ở lại Paris hoặc đi theo quân Đức! Và Trung tâm đã trả lời nên theo phát xít nhưng vẫn giữ liên lạc với Trung tâm. Tất nhiên Pannwitz rất hài lòng về chủ trương đó vì hắn cho rằng quan hệ với Liên Xô sẽ giúp hắn thoát hiểm được. Vậy Trò Cao thủ với sự can thiệp của Pannwitz mang thêm quy mô thứ ba. Mưu kế của Himmler ban đầu là phá vỡ liên minh chống phát xít bằng đầu độc cả Nga, Anh và Mỹ. Với những điện đài của DNĐ, ĐĐN làm cho Nga tin rằng Đồng minh sẵn sàng thương lượng với Đức, đồng thời Himmler cũng dùng thủ đoạn đó đối với Anh Mỹ. Giai đoạn đầu này tất nhiên không thể tiến quá xa. Đến giữa năm 1943 kết cục của Thế chiến đã rõ. Đến lúc này, nhũng tên trùm quốc xã lái Trò Cao thủ về hướng tìm kiếm hòa bình riêng rẽ thực sự với Anh Mỹ đối với Himmler, nhưng còn với Bormann là người tổng kiểm soát vụ án thì kém chắc chắn hơn.

Dù thế nào thì cũng đã quá muộn. Ý đồ này không có hy vọng thành công bởi vì từ Roosevelt cho đến Churchill và Stalin đã thấy chắc thắng rồi nên không muốn thương lượng. Chính giai đoạn này vào năm 1944 Pannwitz cố dùng Trò Cao thủ nhằm mục tiêu cá nhân của hắn.
Trước khi ngả hẳn về phía Liên Xô, Pannwitz muốn quét sạch nhà mình, tức là loại những nhân chứng biết về hoạt động của hắn ở ĐĐN. Tên đồ tể ở Prague lúc nào cũng ra vẻ dưới cái mặt nạ của một điệp viên. Thủ tiêu, ám sát, hắn có thói quen rồi. Lần lượt các cái đầu rụng. Lần lượt, các đồng chí DNĐ bị bắt tù, tra tấn và bị hành hình. Trước tiên Leo Grossvogel là người vào tháng 5 năm 1944 bị kết án tử hình đang bị giam tại nhà tù Fresnes từ cuối năm 1942, Pauriol và Suzanne Spaak bị giam cũng tại Fresnes và cũng bị kết án tử hình.

Việc kết án tử hình Grossvogel là một dấu hiệu báo động. Leopold và Alex tin rằng những đồng chí khác sẽ chết theo, vì ĐĐN đã quyết định sát hại những tù nhân trước khi chúng chạy trốn. Maximovich và Robinson cũng chung số phận như vậy.

Tất cả những án tử hình này đều xảy ra vào những tuần cuối trước khi Paris được giải phóng. Pauriol và Suzanne Spaak bị xử bắn ngày ] 2 tháng 8 năm 1944 tại nhà tù Fresnes. Ngày 6 và 7, Izbutski bị hành hình tại Berlin. Jeanne Pesant, vợ Grossvogel, bị hành hình tại Berlin ngày 6 và 8. Sau chiến tranh, Pannwitz bào chữa cho hắn rằng “Các điệp viên Dàn Nhạc Đỏ bị hành quyết theo lệnh của tôi đều đã bị kết án tử hình trước khi tôi nhận chức…”. Không đúng, dù sao thì trưởng ĐĐN vẫn có quyền hoãn thi hành án; sở dĩ hắn không hoãn vì hắn muốn quét sạch nhà trước khi hắn chạy trốn.

Leopold viết về lí do Suzanne Spaak và Pauriol bị giết chết khi Paris sắp được giải phóng, điều mà hai đồng chí này hằng mong ước: Trong nhiều tháng ròng, Pannwitz rất muốn Pauriol và Suzanne Spaak khai báo vì hắn biết rằng hai đồng chí đó hiểu rõ Trò Cao thủ.

Hắn quyết định thủ tiêu họ trong cơn hoảng loạn chạy trốn. Hai chiến sĩ đã bị ám sát một cách hèn hạ ngay trong xà lim rồi bị bí mật đem chôn. Đểu cáng hơn, hắn viết thư cho Paul-Henri Spaak, anh rể của Suzanne Spaak, lúc đó là ngoại trưởng chính phủ Bỉ lưu vong, để làm yên lòng ông này rằng hắn đã thực hiện mọi biện pháp bảo vệ tính mạng cho chị. Vị ngoại trưởng Bỉ có thể yên tâm: Suzanne sẽ được an toàn cho đến khi chiến tranh kết thúc... Ai biết Pannwitz đều có thể hình dung rằng khi hắn viết bức thư kể trên cũng là lúc hắn đưa Suzanne cho bọn đồ tể thủ tiêu chị.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 10:18:35 am
Ngày 27 tháng 8 năm 1944, sau ngày giải phóng, Leopold và Alex đã đến nhà tù Fresnes để tìm các đồng chí. Không một ai có đủ khả năng cung cấp chính xác tình hình, nhưng sau khi điều tra, hai anh được biết hai đồng chí này không đi theo bọn Đức. Với sự hiểu biết quy luật của Gestapo là nếu không điệu tù nhân đi tức là chúng đã giết họ và chôn ở quanh quanh nhà tù mà thôi. Hai anh đã đến các nghĩa trang gần Fresnes, lục soát các sổ sách ghi việc chôn cất. Người Đức có tính chính xác, thường đăng kí người chết với tên, họ, ngày sinh, ngày hành quyết, trừ trường hợp nạn nhân của Pannwitz bị tên này tìm cách che đậy các dấu vết để chạy tội...

Sau nhiều ngày điều tra các nghĩa trang phía nam Paris, hai anh lần ra được vết của hai đồng chí, ở Bagneux. Trong sổ sách đăng kí vào thời gian hai đồng chí mất tích, thấy ghi “một phụ nữ Bỉ”, “một người Pháp”. Vậy rõ là Suzanne Spaak và Pauriol rồi. Hai anh vặn hỏi người giữ nghĩa trang. Lúc đầu họ ra vẻ không biết gì, nhưng vặn mãi cuối cùng họ phải nói thật rằng vào tối ngày 12 tháng 8 bọn Đức đem đến hai hòm, bắt họ đưa đến khu đất trũng của nghĩa trang. Chúng trưng dụng hai công nhân đào mả, bắt đào hai hố, rồi chúng hạ hòm xuống, rắc một thứ bột hóa học để mau làm tử thi rữa. Đó là thủ đoạn Pannwitz dùng để xóa hẳn tội lỗi của hắn.

Vào tháng 3 năm 1974, tại Đan Mạch. Helene Pauriol kể cho Leopold cảnh chị gặp Fernand Pauriol lần cuối cùng, việc chị được tin anh hi sinh cũng như tìm thấy thi hài của anh tại Bagneux như sau:

“Vào đầu tháng giêng năm 1944, tôi nhận được một bức thư của chồng tôi, theo địa chỉ bà Helene Pauriol ngụ tại nhà bà Prunier, phố Bãi Cỏ Lớn (Grande-Pelouse), Vesinet. Chỉ có vài hàng chữ yêu cầu tôi đến phố Saussaies để thăm và mang cho anh một bộ quần áo.

Tôi làm đúng như lá thư, nhưng mang theo cháu bé.

Đến nơi tôi tự trách mình điên mới mang cháu bé đến. Tôi có nguyện vọng được trông thấy anh xem anh còn sống hoặc sức khỏe thế nào. Mang cháu bé đến đây là dại dột vì có thể bị mật thám bắt giữ cháu. Chúng cho tôi lên gác bốn. Tôi được đưa vào một phòng chờ chừng dăm phút thì hai người Đức đó vào, có chồng tôi đi theo. Anh ngồi xuống cạnh tôi, vẫn mặc bộ quần áo hôm bị bắt, có nhiều vết máu, anh cầm lấy vali. Ở trong phòng với anh ấy chừng mười lăm phút thì chúng đưa tôi ra ngoài và đưa anh lên chiếc xe của Gestapo. Và thế là hết.

“Sau đó bặt tin anh, nhưng tôi được tin là trong tù Fresnes có cuộc nổi dậy của tù nhân, tôi băn khoăn không biết anh ấy còn ở trong tù này hay chúng đã đưa anh đi đâu. Không thể nào anh ấy chết được. Anh biết đấy, có những lập luận không lôgich, nhưng vẫn cứ hi vọng rằng người nào chết chứ anh ấy không thể chết. Nhất là anh ấy còn quá trẻ, tôi tự nhủ: không thể như thế được, anh ấy có thể ở đâu đó, hoặc đã bị đưa đi đầy, hoặc có thể anh ấy đi trên chuyến tàu đó. Ngày giải phóng, tôi đến tòa báo Nhân Đạo vì ở đây có những thống kê danh sách, ở đây trả lời tôi không thấy tên anh, không thấy trong danh sách, nhưng tôi vẫn hi vọng... Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 năm 1944, có người gọi cửa nhà tôi, tôi thấy một thanh nữ hỏi tôi có phải là vợ của Pauriol không, tôi trả lời “Phải”, cô gái hỏi tôi “có được vào nhà không?” - Mời cô vào. Tôi mời cô ngồi xuống ghế và cô hỏi tôi: “Chồng bà có phải bị bắt không?” Tôi trả lời: “Phải, nhưng tôi nghĩ rằng ông ấy sắp trở về, tôi sẽ có tin tức...”

“Cô gái hơi lưỡng lự, rồi bảo tôi: “Thưa bà, tôi có một tin buồn báo cho bà, chồng bà đã...” Tôi tức giận đuổi cô ra khỏi nhà. Không thể như thế được, chuyện như thế không thể có được. Tôi nói: “Tôi xin lỗi,...”. Cô gái đưa cho tôi lá thư của chồng tôi, cô giải thích: Trong bì thư có lá thư cuối cùng của anh ấy, có nhẫn cưới và một cái phiếu do mục sư nhặt được. Bà biết đấy, trong nhà tù Fresnes có ông mục sư Đức này để thăm nom tù nhân, có thể ông ta đã theo ông này đến tận nghĩa trang Bagneux nên mới thu được chiếc phiếu màu xanh này trong có ghi: “Người vô danh, bị bắn chết ngày 12 tháng 8”. Đến đây thì tôi mới hiểu. Nhưng tôi vẫn tự nhủ chưa chắc là đã hết. Có thể bị nhầm lẫn gì chăng. Tôi cố tìm hài cốt của anh. Đến ngày 14 tháng 11 năm 1944 thì tôi được thăm. Tại Bagneux chỉ có hai người bị bắn chết, một bà người Bỉ và một người Pháp bị bắn hôm đó. Khi người ta mở áo quan lên, anh mặc bộ quần áo do tôi mang đến cho anh hôm đó... Đấy là một bộ len mỏng màu xám. Chính là anh...”

Toàn bộ tù nhân DNĐ trừ Pauriol và Suzanne Spaak, đều bị Pannwitz đưa về Đức. Georgie de Winter bị chuyển tù nhà tù Neuilly đến nhà tù Fresnes, ở đây chị đã liên lạc với chị Suzanne Spaak, rồi ngày 10 tháng 8 năm 1944 bị đưa ra ga phía Bắc. Trên sân ga, chị gặp Margarete Barcza và hai đứa con của mụ này. Pannwitz ra tận ga đưa tù nhân, hắn còn đe chị Georgie rằng nếu chị chạy trốn thì hắn sẽ trùng trị cháu Patrick, con của chị. Tên Pannwitz đến giờ phút chót hãy còn ra tay chống chế...

Chuyến tàu đưa Georgie đầu tiên đến Karlsruhe, nơi tên Reiser sau khi bị cách chức đã đến đây làm thị trưởng. Tên này có ra ga dưới danh nghĩa là đón nhưng thực tế là nhắc lại lời dọa của Pannwitz. Sau đó Georgie bị chuyển sang các nhà tù và trại tập trung ở Leipzig, Ravensbruck, Frankfurt, và Saxenhausen.

Kent cùng đường. Thất bại của phát xít Đức khiến cho tên này run sợ. Nó sợ nhất là Leopold sẽ tố cáo nó với Liên Xô. Hắn thi hành trung thành chủ trương của Pannwitz tiêu diệt hết các nhân chứng, sự khám phá cuối cùng của nó là nghiêm trọng nhất.

Cuối năm 1940, Cục trưởng yêu cầu Leopold thăm dò Waldemar Ozols, tức Solja là điệp viên cũ của Liên Xô. Tuy Trung tâm nghi viên tướng người Latvia cũ từng chiến đấu trong hàng ngũ phe cộng hòa ở Tây Ban Nha có liên quan đến ngụy quyền Vichy, nhưng Trung tâm muốn thăm dò khả năng hợp tác với Solja. Sau khi điều tra, Leopold báo cho cục trưởng không nên dùng con người này vì không bảo đảm an toàn. Kent biết rất rõ việc này vì chính hắn đã dịch và mở khóa các điện mật giữa Trung tâm và DNĐ về việc này.

Giering chú ý Solja. Cảm thấy ý đồ xấu của ĐĐN, Leopold đã đánh lạc hướng chuyện này, nhưng khi Leopold sắp trốn tù thì Pannwitz tìm được dấu vết viên tướng. Kent đã tìm ra Solja. Thật là tại họa: Kent xin được viên tướng giới thiệu hắn với Legendre, cựu trưởng lưới Mithridates. Quá mất cảnh giác, Legendre tưởng Kent vẫn là điệp viên xô viết, đã cung cấp cho nó danh sách chiến sĩ kháng chiến Pháp. Hơn nữa, theo sự vật nài của Kent, ông còn cung cấp tình hình quân sự tại những vùng quân Dồng minh mới giải phóng... Pannwitz đã nhiệt liệt khen tên chó săn này. Khi Legendre hỏi xem Liên Xô cần những tin tức gì, thì Kent trả lời rằng Anh Mỹ không hợp tác với Liên Xô về tình báo và tình trạng này sẽ gây ra những tác hại lớn. Kent hi vọng lưới của Legendre sẽ bổ sung cho thiếu sót này.

Khi bám đuôi ĐĐN rút ra khỏi Paris, có một tên đã nhẩy xổ vào người gác cổng khách sạn Weil-Picard và đe:

- Mày liệu hồn đấy, nếu mày khai báo!

Chính tên đó là thằng Kent!

Cuối cùng thì ngày vĩ đại cũng đến... Ngày 25 tháng 8 năm 1944, từ sáng tinh mơ Alex Lesovoy đến tìm Leopold tại phố Maine. Hai anh vội đến ngay khách sạn phố Courcelles có trụ sở của ĐĐN.

Paris được giải phóng. Hai anh đến phố Rivoli thì còn đánh nhau dữ dội. Ngay tức khắc, hai anh nói chuyện với du kích đang đấu súng với quân Đức.

Tay đeo băng, sơ mi phanh ngực, những thanh niên thét lên để cổ vũ nhau đánh đuổi quân xâm lược áp bức. Họ có một lô lựu đạn nhung chẳng biết cách dùng.

Hai chiến sĩ bí mật nay được ra công khai đã hòa vào cuộc chiến đấu cuối cùng này. Alex đã dạy du kích cách tháo chốt và ném lựu đạn. Kết quả thật là đẹp mắt: bọn lính Đức đã phải tháo chạy tán loạn.

Tiếp đó, hai anh tham gia vào chiếm khách sạn Majestic là tổng hành dinh của quân đội Đức... Đến chiều thì hai anh đến phố Courcelles. ĐĐN đã bỏ chạy cách đấy hai giờ.

Hai anh đã vào được hang ổ của Pannwitz và bè lũ khát máu. Leopold ngẹn ngào trông thấy những nơi các đồng đội của anh đã bị hành hạ và hành quyết. Hai anh bước chân cẩn thận không vì sợ, mà vì cảnh tượng khủng khiếp. Chúng đã rút chạy một cách vội vã. Các phòng đầy giấy tờ chưa thủ tiêu kịp. Trong nhà hầm, biến thành xà lim đầy rơm mủn. Cạnh đó là một nhà tắm: trên tường, dưới đất, trong bể nhà tắm đầy những vết máu... Đó là nơi bọn phát xít tra tấn anh em. Trên tầng hai, trong gallery cũng có những vết máu đen trên tường. Hai anh em lên gác ba. Trên bàn của một buồng có những giấy tờ đầy con số. Chắc chán đây là buồng mật mã của Efremov. Người gác cổng khẳng định nhận xét của hai anh: Tên Efremov đã rút chạy cùng ĐĐN.

Hai anh thu nhặt nhiều tài liệu cần thiết và chụp nhiều bức ảnh ngôi nhà của tội ác. Những tư liệu làm chứng cứ, hai anh sẽ chuyển về Moscow.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 10:49:12 am
CÁC CHIẾN SĨ ĐẦU TIÊN CỦA DÀN NHẠC ĐỎ


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463458/Untitled-1s.jpg)

Hillel Katz (trái), Suzanne Spaak, Fernand Pauriol


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463455/Untitled-9_189.jpg)

Léo Grossvogel  và vợ ông  Jeanne Pesant


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463456/Untitled-10_187.jpg)

Jules Jaspard và vợ


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463457/Untitled-2a_16.jpg)

Alfred Corbin và vợ


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 11:06:28 am
NHỮNG THÀNH VIÊN KHÁC CỦA LƯỚI


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463460/Untitled-3a_10.jpg)

David Kamy (ở trên), Makarov (Alamo) và Sophie Poznanska


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463462/Untitled-4a_8.jpg)

Isidore Springer và vợ Flore Velagst , Johan Wenzel


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463463/Untitled-5a_6.jpg)

Từ trái, Sarah Goldberg , Herman Ozbutski và Georgie de Winter


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463464/Untitled-6a_6.jpg)

Vera Ackerman, Hersh và Mira Sokol


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 03:25:25 pm
CÁC NGƯỜI LÃNH ĐẠO TOÁN DÀN NHẠC ĐỎ Ở BERLIN


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463465/Untitled-2s.jpg)

Harro Schulze-Boysen trong văn phòng của ông tại Bộ Không quân


(http://www.lifo.gr/uploads/image/463471/Untitled-4s_1.jpg)

Arvid và Mildred Harnack, Adam Kuchoff


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 04:32:02 pm
Phần III
TRỞ VỀ

 

Chuyến đi kì quặc

 
Trong căn hộ ở phố Strasbourg của một bà già làm liên lạc cho Leopold với Alex, sau vài ngày Paris được giải phóng, Leopold nhận được một bức điện khen ngợi hoạt động của anh và yêu cầu anh chờ phái đoàn quân sự xô viết đầu tiên đến Paris.

Đâu đâu cũng hừng hực không khí tự do đã trở lại, nhưng không khí hưng phấn này cũng không làm cho Leopold đơn giản và sớm buông súng xuống. Vì đôi khi kẻ thù chờ cho kẻ chiến thắng sơ hở là nó đâm luôn nhát dao vào lưng mình. Cái thằng Pannwitz tuy đã rút chạy nhưng ai dám đảm bảo ràng nó không thể cài một quả bom nổ chậm hoặc một tên tay sai ở lại để thủ tiêu anh?

Sự nghi ngờ này là có căn cứ: toán Alex đã phát hiện có dấu vết những tên đáng nghi đang tìm Leopold. Chúng đã mò đến ngôi nhà cũ của Katz tại phố Edmond-Roger, và tại một số nhà có trong thống kê của Gestapo. Những tên vô lại, những tên tay sai của Lafont chắc chắn đã nhận lệnh của Pannwitz đi tìm để trả thù Leopold. Vì vậy Leopold chẳng dại gì mà ra công khai hoàn toàn để giơ sườn ra cho những kẻ thù đang lẩn quất đâm anh. Anh sống nửa bí mật tại ngôi nhà ỏ phố Maine.

Ngày 23 tháng 11 năm 1944 chiếc máy bay xô viết đầu tiên từ Moscow hạ cánh xuống gần Paris, đưa Maurice Thorez và đại tá Novikov, trưởng phái đoàn quân sự phụ trách hồi hương người Nga về nước. Novikov tiếp Leopold rất tình cảm và cho biết anh có thể dùng máy bay mới đến này để quay về Moscow.

Đến ngày 5 tháng 1, Leopold mới lên được máy bay, có hộ chiếu xô viết mang tên giả. Có 12 người trên máy bay, trong đó có Alexander Rado và phó của Rado là Alexander Foote, là hai người Leopold được gặp tại nhà của Novikov.

Chiến tranh còn đang diễn ra ác liệt tại Trung Âu, cho nên máy bay phải đi vòng xuống phía Nam, qua Italia, xuống Bắc Phi. Đỗ tại đấy hai ngày. Leopold được tiếp đón rất mặn mà, chuyện trò thân mật với đoàn phi hành. Sau đó lại cất cánh sang Cairo. Rado ngồi cạnh Leopold, giảng cho anh nghe về những vùng bay qua, vì Rado vốn là nhà địa lí có tiếng. Những hành khách khác ít trò truyện. Tuy nhiên một người trạc sáu mươi tuổi người thấp và mập, tay chai sạn chứng tỏ là một người lao động chân tay, tự giới thiệu với Leopold ông là Chliapnikov, lãnh tụ tổ chức Công Nhân Đối Lập. Vốn là thợ luyện kim, đảng viên Bolshevik lão thành, trong những năm 1920 và 1921 đã cùng Alexandra Kollontai chủ trương trong đảng cho công đoàn được độc lập đối với đảng và nhà nước và cho công nhân được quyền đình công. Tự hào là công nhân cổ xanh, bàn tay chai sạn, ông đã từng bị Lenin châm chọc cay độc “Lúc nào đồng chí cũng đề cao bản chất vô sản tích cực của mình...”

Tuy thế, cũng chính Lenin đã bênh vực Chliapnikov khi Ban chấp hành trung ương quyết định khai trừ nhóm Công Nhân Đối Lập. Chắc đồng chí già này đã bị gạt ra trong thời kì thanh đảng như nhũng đảng viên Bolshevik lão thành khác.

“Sau khi nhóm Công Nhân Đối Lập thất bại, Chliapnikov giải thích cho Leopold, tôi đã được Lenin giúp đõ rời Liên Xô sang sống tại Paris và làm nghề thợ mộc. Chiến thắng của Hồng quân và lòng tha thiết với tổ quốc đã khiến tôi quay về với đất nước của tôi. Tôi đã viết thư cho bạn Molotov của tôi, nhờ giúp cho tôi và ông đã trả lời rất nồng nhiệt và động viên tôi trở về. Tôi chắc Molotov sẽ ra sân bay đón tôi. Tôi rất nóng lòng phục vụ đảng và đất nước...”

Ở Cairô, hành khách về Liên Xô được bố trí ở trong khách sạn. Hôm sau họ đến sứ quán xô viết để thăm. Trừ Rado không có mặt. Leopold nhận thấy Rado không mua bán gì với số tiền được phát. Hôm tiếp tục lên máy bay để sang Liên Xô, Rado không có mặt. Về khách sạn tìm không thấy anh. Chăn gối không dùng đến, túc là anh không ở khách sạn. Hay là anh bị tấn công?

Leopold đã gặp Rado tối hôm trước vì Rado đến phòng của anh và đưa ra nhiều câu hỏi:

- Anh có biết điều kiện sinh sống tại Ai Cập không? Anh có nghĩ rằng có thể sinh sống ở đây được không?

Đến trưa, mọi việc tìm kiếm Rado đều không thấy kết quả. Máy bay đành tiếp tục hành trình sang Iran. Trên đường bay, gặp bão cho nên máy bay phải bay thật cao để tránh mây dữ. Cả máy bay đều vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng cũng đến được Teheran, thủ đô Iran.
Thời tiết xấu nên hành trình bị chậm lại. Foote và Leopold được triệu đến sứ quán xô viết, tùy viên quân sự Liên Xô cho hai anh biết rằng ông đã báo cáo việc Rado về Moscow. Ông nghĩ rằng hai anh này có thể cho ông biết tin tức về Rado.

Tất nhiên Foote là người lo nhất vì Rado là thủ trưởng của anh. Anh có thể bị tình nghi là đồng lõa với Rado. Foote nói với tùy viên xô viết:

- Tại sao ông lại muốn tôi về Moscow báo cáo về hoạt động của chúng tôi tại Thụy Sĩ? Tôi sẽ bị tình nghi. Chẳng ai tin những điều tôi nói đâu.

Trong khi bay về Liên Xô, Leopold suy nghĩ về Rado. Anh biết rằng Rado đã hoàn thành vượt yêu cầu của Trung tâm và không có ai có thể khiển trách được anh. Cuộc đời chiến đấu của anh bát đầu từ khi còn rất trẻ tại Hungari cùng với Bela Kun đã giúp anh tích lũy rất nhiều kinh nghiệm chính trị. Tại Thụy Sĩ anh đã đóng góp rất lớn cho chiến thắng. Với kinh nghiệm sống cũng như tri thức khoa học sâu sắc của mình, anh nhận định rằng dù chiến thắng, nhưng chẳng có gì thay đổi tại vương quốc của OGPU anh nhìn trước được số phận của anh tại Moscow. Chẳng hào hứng gì trước triển vọng chết trong ngục Stalin, anh đã biến mất tại Cairo, sau khi đã thận trọng sắp xếp cho vợ và các con anh sang Paris sinh sống. (Tự do của Rado chẳng được bao lâu vì sau khi tị nạn trong một trại của Anh, Liên Xô đã đòi trả anh ngay tức khắc và kiên quyết. Rado đã bị OGPU bắt đưa về Nga sau vài tháng trốn.)

Sự thật này khiến cho Leopold thấy mình ngây thơ, vì anh đã tưởng rằng chiến tranh chấm dứt, nạn khủng bố sẽ ngừng và chế độ sẽ đổi mới. Anh cũng đã từng sống trải qua những trận thanh trừng, nhưng có một thực tế khiến anh phải quay về Nga: gia đình anh đang ở Liên Xô. Anh không may mắn là vợ con ở Pháp, cho nên anh không dám hành động sơ suất gây hậu qủa cho vợ con anh.

Moscow đang đến gần... Biết bao nhiêu tình cảm trái ngược nhau, chủ yếu là lòng vui sướng sắp gặp lại những người thân xa cách bao nhiêu năm trường. Khi máy bay hạ xuống sân bay, anh thấy mình bằng lòng với mình rằng đã làm tròn nhiệm vụ, anh tự hào về đóng góp, nay xứng đáng được nghỉ ngơi. Anh nghĩ đến những đồng chí, những người đã nằm xuống và những người đã bị hành hạ.

Trong đêm tối, bước xuống cầu thang, anh cố tìm xem có người thân ra đón không. Vô ích, chẳng ai đón anh, cũng chẳng có hành khách nào khác. Một toán sĩ quan tập hợp thành ban đón tiếp. Quân nhân ra đón các chiến sĩ, thôi thì cũng được.

Những sĩ quan cấp cao - những đại tá - tiến lại gần Leopold và chào anh nồng nhiệt. Họ mời anh lên xe. Trong ánh sáng bất chợt, anh nhận ra một người hồi 1937 mới là đại úy. Nay anh đã lên như thế là nhanh. Leopold đặt ngay câu hỏi mà anh rất nóng hỏi, từ khi anh trở về:

- Vợ và các con tôi đâu?

- Xin anh khỏi phải lo lắng - Một sĩ quan trả lời anh - Chị và các cháu rất khỏe mạnh, riêng chị còn đang điều dưỡng trong một nhà nghỉ.

Chúng tôi không báo tin cho chị vì chúng tôi không biết chính xác ngày anh trở về. Cục trưởng định sẽ để anh hai ba tuần lễ nghỉ tại một căn nhà để anh chuẩn bị bản báo cáo của anh. Chúng tôi dẫn anh đến đó đây.

Họ đã bố trí cho anh trú tại một căn hộ hai phòng của một đại tá đang đi công tác vắng. Vợ và cô con gái đại tá đó đón tiếp Leopold. Trước khi tạm biệt, hai vị đại tá hộ tống chỉ vào một cậu đại úy trẻ:

- Đây là sĩ quan hầu cận của anh, cậu đó sẽ phục vụ mọi yêu cầu của đồng chí...

Cách li để giúp anh làm báo cáo! Sĩ quan hầu cận, anh có nhu cầu gì đâu! Thái độ nửa nạc nửa mỡ của hai viên đại tá, và nhất là sự vắng mặt của vợ anh, tất cả những yếu tố đó gây cho anh một cảm giác lạ lùng, nghi hoặc.

Anh trú trong ngôi nhà mới, ít ra cũng khang trang hơn hè phố Paris mà anh phải lê những bước chân nặng nề sau khi anh phải rời Nhà Trắng.

Tối hôm sau, có ba người đến thăm anh, một mặc thường phục, hai mặc quân phục. Anh nhận ra chàng mặc thường phục vào năm 1938 là một cán bộ phụ trách công tác chính trị của Cục. Chức danh chính thức đó che dấu một thực tế khác: anh ta là tướng của Bộ Nội vụ.

Họ đưa đến một mâm cơm thịnh soạn, nhưng giữa bữa Leopold đưa ra câu hỏi mà anh rất quan tâm:

- Các anh có nhận kịp thời bản báo cáo tháng giêng năm 1943 mà tôi gửi qua trung gian Đảng cộng sản không?

- Có, có, chúng tôi đã nhận được bản báo cáo đó và chúng tôi quan tâm đến nó.

Một phút im lặng, rồi viên tướng thay đổi đề tài trao đổi:

- Thế anh định làm gì trong tương lai?

Leopold suy nghĩ rằng việc đó do Cục quyết định.

Nhưng anh trả lời:

- Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ về tình báo, giai đoạn đó trong cuộc đời của tôi coi như kết thúc, mhung trước khi lui về Ba Lan tôi muốn trình bày với Cục về toàn bộ công việc đã trải qua trong cuộc chiến tranh...

Với giọng dằn từng tiếng, Leopold nói tiếp:

- Tôi muốn Cục giải thích về nhũng sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo Cục.

Viên tướng soi mói sa sầm nét mặt:

- Thế tất cả những điều anh quan tâm chỉ có thế thôi à?

- Vậy có phải ngẫu nhiên mà anh không quan tâm đến vấn đề đó phải không?... Trước hết, tôi xin đặt một yêu cầu về kế hoạch cuối cùng của Dàn Nhạc Đỏ…

- Đồng ý, viên tướng cắt ngang, ngày mai chúng tôi sẽ nghiên cứu đề xuất của anh....

Ngày hôm sau, hai đại tá đến gặp Leopold. Anh nhận xét ngay rằng hai người này nắm rất chắc hồ sơ Dàn Nhạc Đỏ. Anh bắt đầu nói:

-Tôi tin rằng Grossvogel, Maximovich, Makarov, Robinson, Sukulov hãy còn sống. Họ có thể và phải được cứu, nhưng quan trọng là phải biết các anh còn giữ quan hệ với Pannwitz hay không?

- Nó trốn vào vùng núi Alps của nước Áo, đó là nguồn tin chắc chắn báo cho chúng tôi như vậy...

Đến đây, Leopold đề nghị phái hai sỹ quan đến gặp Pannwitz, hai sĩ quan này phải nắm chắc vụ Dàn Nhạc Đỏ, nói cho Pannwitz biết rằng từ tháng giêng năm 1943, Cục đã biết rõ Trò Cao thủ vì Leopold đã báo cáo. Pannwitz phải chấp nhận tìm mọi cách cứu những chiến sĩ Dàn Nhạc Đỏ còn bị giam (1) và hãy hứa với nó sẽ chiếu cố nó sau chiến tranh, nếu không như thế Himmler và Bormann sẽ được thông tin. Nếu chúng biết rằng Cục đã thao túng việc này từ lâu thì Pannwitz sẽ là người phải chịu trách nhiệm và sẽ buộc hắn phải trả giá rất đắt vì chúng vẫn còn khả năng buộc Pannwitz phải trả giá. Đề xuất này theo Leopold là hoàn toàn phù hợp với công lí và lôgich. Hai đại tá hứa sẽ trình bày đề xuất này lên Cục.

Tuần lễ đầu tiên Leopold viết báo cáo cùng với nữ thư kí đánh máy. Tuy nhiên anh càng ngày càng nhận thấy cách cư xử không phải loại giành cho người chiến sĩ đã lập được nhiều thành tích.

Ba ngày sau khi đến Moscow, Bộ Nội vụ mới mang trả va li cho anh. Ngay khi rời sân bay anh mới biết rằng anh cầm va li của Chliapnikov vì hai va li giống hệt nhau. Chính Chliapnikov cũng thừa nhận rằng anh cũng nhầm. Hai sĩ quan Bộ Nội vụ mang đổi va li cho hai người.
Chức danh của hai vị đại sứ rất có ý nghĩa: Rõ ràng Chliapnikov đang nằm trong tay Bộ Nội vụ, và Leopold bây giờ mới hiểu ra rằng Molotov đã lừa Chliapnikov khi viết bức thư rất nồng nhiệt mời Chliapnikov trở về tổ quốc. Đối với một đảng viên Bolshevik lão thành phấn khởi được trở lại Tổ Quốc mang hết sức tàn để phục vụ, mà đối xử tệ như vậy thật là bất nhân. Xe ô tô mà Molotov hứa ra đón người bạn già thật ra lại là xe của Bộ Nội vụ đến đưa Chliapnikov vào thẳng nhà tù Lubianka.

Chức trách duy nhất của viên sĩ quan hầu cận Leopold chỉ là giám sát anh. Thời giờ rỗi rãi của anh này là để ve vãn cô con gái chủ nhà... Một chiều cậu ta đi vắng, Leopold đã vào buồng của cậu ta và đọc thấy trên bàn bản háo cáo của cậu ta giám sát Leopold về hành vi, lời nói, thậm chí còn thêm thắt cho sai lệch đi nữa... Leopold liền lấy bút sửa lại bản báo cáo bằng bút đỏ và phê ở lề những chỗ báo cáo láo...
Cậu bé trở về buồng rất khuya và hôm sau cậu biến mất.

Tóm lại Leopold thấy mình ở trong trạng thái bị giam cầm.

Cục phái sĩ quan “hầu cận” khác với phong thái khác. Anh mời Leopold xem phim, anh chấp nhận... Trong rạp Leopold đâu có chú ý phim, mà anh tập trung dự đoán xem họ làm gì với anh.

Mười ngày sau, ba sĩ quan cũ lại mang cơm tối đến nhậu. Thức ăn dồi dào, rượu uống tha hồ, nhưng tình cảm nhạt nhẽo, họ mong lấy vật chát để gây tình cảm. Viên tướng Bộ Nội vụ cất tiếng trước tiên:

- Anh định làm gì trong tương lai?

- Như tôi đã trình bày: quay về Ba Lan đất nước đã sinh ra tôi, nhưng trước khi đó tôi muốn bàn luận với Cục.

Viên tướng lắc đầu: rõ ràng đối tượng ngoan cố. Câu trả lời khô khan:

- Nếu anh gắn quá chặt với quá khứ, anh Otto ạ, không phải chúng tôi là người nói về chuyện đó! Chuyện đó do chỗ khác xử lí. - Viên tướng nhấn mạnh bẩy từ này. - Anh hiểu chứ?

- Tôi rất hiểu và tôi xin nói thẳng với anh rằng: tôi chẳng cần biết chỗ nào sẽ bàn luận với tôi.

Đến đây là quá rồi. Viên tướng đứng dậy và bước ra khỏi buồng cùng với hai người sĩ quan kia, không chào một lời. Chắc chắn anh ta đi báo cáo. Thái độ của anh làm hại anh. Tham vọng cục giải thích và mơ tưởng về Ba Lan thân yêu, thật là một ý đồ phi lí, quá quắt, không thể tha thứ được... Hai bên chưa đụng đến các đĩa thức ăn khá đắt tiền.

Hôm sau, một đại tá khác đến và bảo Leopold:

- Anh phải thay đổi chỗ ở.

Leopold sẵn sàng chờ đón điều xấu nhất. Anh thu xếp hành lí và đi theo đại tá leo lên xe. Đêm tối mờ nhưng Leopold không lạ gì Moscow cho nên anh nhận ra con đường dẫn tới trụ sở Lubianka ở quảng trường Dzerjinski.

Qua cổng nặng nề thứ nhất, đến một cổng thứ nhì. Viên đại tá câm như hến bám sát Leopold, bấm chuông, trao đổi với người nào đó qua lỗ nhìn vài câu. Cổng mở. Hai người vào phòng tiếp tân. Viên đại tá rút trong túi ra một biên lai đưa cho sĩ quan trực ban kí nhận rồi quay lại phía Leopold bắt tay nồng nhiệt và lâu khiến anh rất ngạc nhiên. Đại tá đứng yên trong vài giây, nước mắt lưng tròng và ra đi.
Leopold nhìn xung quanh... Anh đang đứng giữa đám mây mù. Sự thật làm anh không còn nhìn thấy gì nữa: anh trở thành tù nhân. Tù nhân trong nhà tù Lubianka.


--------------------------------------------------------------
(1) Pannwitz thừa quyền hoãn thi hành án đối với những tù nhân nằm trong tay y với lí do họ cần cho “công tác” của hắn. Tất nhiên lúc này Leopold chưa biết số phận của các đồng đội thật chính xác.
 


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Hai, 2013, 04:20:40 pm
Cuộc đời trong nhà tù Lubianka

 
Cái tên Lubianka đã được cả thế giới biết đến vì nó là biểu tượng của sự khủng bố của GPU. Trụ sở bộ an ninh Liên Xô nằm giữa Moscow. Ở giữa tòa nhà này có một ngôi nhà nhỏ hơn giành cho khoảng vài trăm “vị khách có hạng”. Nhiều hành lang dài nối bộ với nhà tù không phải ra ngoài.

Leopold ngồi ở phòng chờ. Mỗi bên phòng này có hàng chục khoang nhỏ. Người ta đưa anh vào một khoang, đồ đạc chỉ có một cái bàn và một chiếc ghế đẩu. Cánh cửa đóng sầm lại.

Anh thấy rất mệt mỏi, ngồi phịch xuống ghế, bất dộng, hết hơi, khống thể phản ứng được. Anh cảm thấy óc trống rỗng, không hoạt động nổi. Anh sờ đầu, sờ tay: “ừ, đúng là ta, ta đang ở đây, đang là người tù ở Lubianka”.

Một tiếng ra lệnh: Tại sao anh không cởi quần áo ra?

Anh hiểu đó là lệnh cho anh, từ viên hạ sĩ mặc áo choàng trắng và anh trả lời:

- Tại sao lại cởi quần áo? Tôi có thấy giường phản gì đâu!

- Cởi quần áo ra và đừng hỏi vặn gì nữa!

Anh tuân lệnh và chờ đợi, mình trần như nhộng. Cửa lại mở, hai người mặc áo choàng trắng vào. Trong cả tiếng đồng hồ, họ khám rất kĩ quần áo, những thứ trong túi và vứt thành đống. Khi khám những thứ đó xong, một người ra lệnh:

- Đứng lên!

Thế là hai hạ sĩ khám người anh từ đầu đến chân. Nếu họ có ống nghe thì anh sẽ cho đó là hai ông thầy thuốc. Họ khám tai, tóc, bắt há mồm, thè lưỡi, sờ nắn tất cả, bắt anh giơ hai tay lên:

- Nâng dương vật lên. Nâng cao hơn nữa! Quay người lại, bành mông đít ra.

Họ cúi sát mông anh, bực quá anh châm chọc:

- Các anh đánh rơi cái gì trong đó hả?

- Đừng có chọc tức chúng tôi nhé, nếu không thì sẽ biết tay. Mặc quần áo lại.

Họ lục va li và rút ra cân cà phê chưa rang mua ở Iran.

- Cái này là cái gì?

- Đại mạch đấy mà...

Họ để lại cân cà phê cùng với những thứ tù nhân được đem vào tù. Họ kê những thứ bị giữ lại: cravat, giây đeo, giây giầy vv... Một trung uý đến kí nhận những thứ đã giao và dẫn Leopold vào xà lim có hai giường. Trên một giường có một người nằm quay mặt vào tường, hai tay để lên chân.

- Giường của anh dó, cởi quần áo ra và nằm xuống.

Leopold tuân lệnh nhưng không sao ngủ được; suốt đêm anh không chợp nổi mắt, cứ ba phút lỗ nhìn lại mở và một con mắt hiện ra nhìn anh. Vì anh mở mắt nên lính gác rất chú ý. Anh rút được kinh nghiệm rằng nếu không ngủ được thì cứ nhắm măt lại sẽ không bị rình rập nữa.

Sáng đến. Một bàn tay đưa qua ghisê bữa ăn sáng: một bát chất lỏng đen đen có mùi cà phê, một ít đường và một khoanh bánh mì. Tiếng nói qua ghisê: khoanh bánh để ăn cả ngày đấy. Anh đang gặm miếng bánh nhưng không nuốt nổi vì nó mềm oặt như bột đang nặn. Anh bạn tù thức dậy chào anh rồi im bặt. Đó là một sĩ quan.

Bốn ngày trôi qua. Không một ai gặp anh. Ngày thứ năm, khi lính đổi gác, một hạ sĩ hỏi anh:

- Anh có đề nghị gì không?

- Có, Leopold trả lời, tôi muốn gặp trưởng nhà tù!

- Để làm gì?

- Tôi muốn gặp lãnh đạo bộ Nội vụ vì có một việc rất quan trọng không trực tiếp liên quan đến tôi.

Hai ngày nữa trôi qua. Một sĩ quan đến và bảo anh đi theo. Hai người qua những dãy hành lang dài đến một căn phòng bé nhỏ có một bà trao biên lai cho viên sĩ quan. Một sĩ quan khác đến kí giấy và đẫn anh qua một hành lang dài nhưng có dải thảm. Hai người vào một thang máy rồi vào một buồng rộng, trải thảm đỏ, trên tường treo ảnh Stalin. Sau chiếc bàn dài là một người còn trẻ mặc thường phục. Ông có chiếc cravat rất đẹp. Ông đứng dậy và nói giọng miền nam, ông nói với Leopold:

- Vậy là anh! Chính anh là người tham gia cái lưới tình báo to lớn do bè lũ phản cách mạng Berzin chỉ huy?

Mồm miệng ông ta cau có, căm hờn khi bật ra những câu cuối cùng.

- Anh có biết anh đang ở đâu không?

- Có chứ, nếu nơi này được trang hoàng lộng lẫy hơn thì tôi có thể nói rằng đây là hang ổ của bọn phát xít!

Ông ta tức giận, ra hiệu cho Leopold đến gần cửa kính rồi chỉ cái nhà tù và hỏi:

- Anh có biết anh đang ở chỗ kia là chỗ nào không?

- Tôi biết chứ...

- Tại sao anh lại để bè lũ đó lôi cuốn vào việc làm phản bội tại nước ngoài?

- Xin lỗi, tôi chưa biết chức vụ của ông.

- Tướng...

- Thưa đồng chí tướng quân, tôi chưa bao giờ công tác cho một bè lũ nào. Trong chiến tranh vừa qua, tôi chỉ đạo một lưới tình báo của cục tình báo trong bộ tổng tham mưu Hồng quân, tôi tự hào về những việc tôi đã làm.

Thay đề tài, ông ta hỏi Leopold:

- Tại sao anh xin gặp bộ Nội vụ?

- Khi tôi đến Moscow, tôi đã đề xuất việc này với hai đại tá tình báo, nhưng không được hồi âm. Không phải việc riêng của tôi, mà đây là sinh mạng của những đồng chí trong mạng lưới tình báo của tôi. Tôi đề nghị đồng chí cho gặp một vị lãnh đạo của Cục để bàn về kế hoạch này.

- Được sẽ hay. Còn lúc này, kết thúc!


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Mười Hai, 2013, 04:22:56 pm
Anh lại được đưa trở về xà lim. Hai ngày sau, anh được hai người mặc thường phục tiếp chuyện. Hai người này thuộc về cơ quan tình báo hay là thuộc về Cục đặc biệt của bộ an ninh, thành lập năm 1943, do Abakumov chỉ huy? Dù sao họ cũng nắm chắc vụ việc này của anh. Họ nói:

- Yêu cầu cho biết dự kiến của anh. Không cần đưa vấn đề cứu nhân viên như anh đề nghị. Phần lớn nhân viên đó không thuộc biên chế quân nhân của tình báo.

- Những chiến sĩ Dàn Nhạc Đỏ không phải là cán bộ quân sự sao? Họ đã chẳng cống hiến cuộc đời cho các anh hay sao?

- Chúng tôi chỉ quan tâm mỗi một việc thôi: Đưa Pannwitz và Kent Sukulov về Moscow. Nếu anh có đề xuất cụ thể, chúng tôi sẽ thực hiện...
Vài ngày sau, lại gặp nhau. Leopold hỏi:

- Các anh có quan hệ điện đài với Pannwitz không, nếu không quan hệ thì có thể lập lại nhanh chóng được không?

- Chúng tôi có liên lạc thưa thớt. Chúng tôi có thể liên lạc với hắn...

Leopold quên mất vị trí hiện nay của mình, anh trình bày một mạch dự kiến của anh:

- Cho đến lúc tôi trốn tù vào tháng chín năm 1943, Pannwitz và lãnh đạo của nó đều tin rằng Trung tâm chưa khám phá ra Trò Cao thủ. Chúng đều sợ rằng sau khi tôi trốn được sẽ thông báo chho Trung tâm. Vì thế nên Pannwitz cho dán cáo thị khắp nơi truy nã tên gián điệp Jean Gilbert. Như thế nhằm “vô hiệu hóa” tôi đối với Cục...

- Đúng, khi Kent đã gửi cho Trung tâm bức điện giải thích rằng những cáo thị đó nhằm thông báo việc bắt giữ và vượt ngục của anh, một sĩ quan trả lời. Nhưng Trung tâm chủ trương tiếp tục Trò Cao thủ cho nên đã trả lời Kent rằng Otto có lẽ đã phản bội...

- Đúng thế, phải phao cái thuyết đó. Trong khoảng cách đều, cứ gửi điện cho Pannwitz đặt ra cái câu hỏi: Otto đâu? Sau vài tuần, các anh báo cho Kent, Pannwitz biết rằng Cục nhận được tin Otto đã trốn sang Nam Mỹ. Được tin đó, hai tên này bắt đầu tính nước nghiêm chỉnh là sang Liên Xô, nhưng khi thực hiện kế hoạch này, các anh tuyên án tử hình tất cả các chiến sĩ Dàn Nhạc Đỏ hãy còn trong tay của Đức: Pannwitz trước khi ra đi sẽ tiêu diệt hết các nhân chứng biết tội ác của hắn...

Leopold nhấn mạnh thêm:

- Đồng thời, các anh phải tiến hành vận động cho việc cứu hết những người còn sống sót...

Hai người mặc thường phục không trả lời, đứng dạy và ra về. Leopold bị chuyển sang một xà lim nhỏ trong mấy tuần lễ. Một mình... Chế độ khắc khổ hớn trước nhiều: Sáu giờ sáng một cai ngục hét qua cửa: Dậy!

Người tù nhỏm dậy, cầm lấy cái bô vào nhà vệ sinh. Vào đây tối đa ba mươi phút. Quay ra lavabô. Hai phút rửa ráy. Quay về xà lim. Bảy giờ: ăn sáng. Một bát cà phê nhưng chất nước là đun sôi, một miếng đường, khẩu phần bánh mì. Trong xà lim phải theo nội qui Cấm: cấm nằm hoặc ngồi quay mặt ra cửa. Chỉ được đi từ tường này tới tường kia, nghỉ trên ghế nhỏ. Và phải đi, đi tiếp, tổng cộng mỗi ngày phải bước hàng mấy kilômet... Bữa trưa chỉ vẻn vẹn một cà mèn xúp với nội dung là nước váng mỡ lềnh bềnh đại mạch. Bữa tối cũng vậy. Trong thời sau đại chiến, mọi thứ đều thiếu thốn, khẩu phần ăn của người tù cũng chỉ có như vậy. Xúp thường là đầu cá mòi nấu; đói quá đành phải ăn rồi cũng quen, phải ăn để khỏi chết.

Mười giờ đêm, ghisê lại mở và lại có tiếng quát của cai ngục:

- Ngủ đi.

Ác mộng bắt đầu. Ngay nằm trên giường cũng phải theo luật: nằm ngửa, hai tay để trên chăn, mặt quay về lỗ nhìn... Ánh sáng rọi suốt đêm. Không thể quay người, không thể tránh nổi luồng ánh sáng rọi vào mi mắt. Về sau, anh học được kinh nghiệm của người bạn tù: để chiếc bít tất lên mắt mà ngủ.

Trò xiếc lại bắt đầu... Người ta đưa Leopold đến gặp viên sĩ quan hỏi cung.

Trong buồng hỏi cung: một bàn con và một chiếc ghế con cho người tù, một bàn cho viên đại úy hỏi cung.

- Để hai tay lên bàn! Viên sĩ quan ra lệnh. Họ tên?

- Trepper Leopold.

- Quốc tịch?

- Do Thái.

- Do Thái mà tên là Leopold à? Đó không phải là tên của người Do Thái.

- Tiếc rằng anh không thể đặt câu hỏi đó cho cha tôi, vì người đã chết mất rồi.

- Công dân nước nào?

- Ba Lan.

- Thành phần gia đình?

- Anh hỏi cái gì thế?

- Bố anh có làm thợ không?

- Không.

Hắn ghi: thành phần gia đình tiểu tư sản... Nghề nghiệp?

- Nhà báo.

- Đảng phái?

- Từ 1925, đảng viên Đảng cộng sản.

Hắn vừa nói vừa viết: Và đương sự khai rằng mình đã tham gia Đảng cộng sản từ năm 1925...

Cuộc hỏi cung kết thúc. Leopold bước ra khỏi phòng họng tắc nghẹn: công dân Ba Lan, Do Thái, “thành phần” tiểu tư sản. Đó là lí lịch qua hai chục năm chiến đấu của mình. Anh muốn khóc nhưng anh cầm nước mắát lại vì khống muốn để họ khoan khoái vì thấy anh khóc.

Đêm nào anh cũng bị lôi đi hỏi cung suốt cho đến 5 giờ rưõi sáng. Qua một tuần lễ không được ngủ, anh tự hỏi liệu mình còn chịu đựng được bao nhiêu lâu nữa... Anh nhớỏ lại kỉ niệm tuyệt thực trong nhà tù của Anh ở Palestine, nhưng thấy không gay go bằng mất ngủ. Anh thấy hỏi cung đây làm cho anh suy kiệt...

- Anh hãy khai ra tội ác anh gây ra cho Liên Xô. Viên sĩ quan hỏi cung hỏi.

- Tôi không gây một tội ác nào cho Liên Xô!

Chán, viên sĩ quan vờ như không để ý đến Leopold, hắn đọc báo rồi thỉnh thoảng nhắc lại câu hỏi, không thèm nhìn anh. Anh trả lời như cái máy:

- Tôi chẳng gây ra một tội ác…

Câu hỏi thưa dần. Thời gian trôi đi... Anh ngồi im trên chiếc ghế con bảy tiếng một đêm.

Tảng sáng, họ đưa anh trở lại xà lim. Chưa được mấy thời gian, cai ngục đã thét: Đứng dậy. Họ muốn đè bẹp anh.

Ba tuần lễ hành hạ như vậy trôi qua. Đến tuần lễ thứ tư, vào buổi tối, một người nhỏ nhắn, mặt bệnh hoạn, bước vào phòng hỏi cung. Hắn đang trong tình trạng cực kì kích động. Đó là viên đại tá thủ trưởng đơn vị hỏi cung nổi tiếng tàn ác của nhà tù Lubianka. Ông ta thích tự tay tra tấn. Ông hỏi viên đại úy:

- Kết quả khai thác ra sao?

- Chẳng có gì. Nó ngoan cố không khai ra tội lỗi; nó chưa bắt đầu khai...

Viên đại tá quay về phía Leopold và tuôn ra nửa tiếng đồng hồ chửi bới, đe dọa, đào từ ba bốn đời đối tượng lên.

Sau này Leopold mới biết đó là bài bản quen thuộc của viên đại tá hỏi cung. Leopold im lặng, không phản ứng. Thấy đụng phải bức tường, viên đại tá ngừng chửi nhưng đe: thời gian nghỉ mát ở Lubianka chấm dứt. Tao sẽ có cách bắt mày phải khai. Mày phải thú nhận tội lỗi của mày!

Điên cuồng, ông ta mở cửa và thét:

- Tống cổ tên đểu giả này ra khỏi đây!

Các cai ngục vội vã chạy đến, lúc này mới là một giờ sáng. Leopold phải chịu đựng màn xiếc của tên hề để được nhắm mắt vài tiếng đồng hồ.
Những đêm sau anh không bị lôi đi hỏi cung nữa.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Mười Hai, 2013, 03:38:42 pm
Nhà tù Lefortovo

 
Leopold đã ở Lubianka hơn một tháng... Một đêm, cai ngục vào xà lim của anh và ra lệnh quen thuộc:

- Đi theo tôi. Mang hết đồ đạc theo.

Họ đưa Leopold lên chiếc xe tải nhỏ đề chữ “Thịt”, “Bánh mì”, “Cá”. Nửa giờ thì đến nhà tù nổi tiếng khắp Liên Xô mane tên là Lefortovo. Đây là nhà tù quân sự thời Nga hoàng, có chế độ khắc nghiệt cho nên ai vào đây thì cũng thành tật. Sau cách mạng Tháng Mười, nhà tù này bị giải thể, nhưng năm 1937 Stalin cho dùng lại để giam Tukhachevski và các đồng chí trong lãnh đạo Hồng Quân. Cấu trúc trong nhà tù giống như rạp xiếc: nhà ba tầng vây quanh một chiếc sân trong.

Leopold lại bị khám người. Quần áo bị nhúng vào thuốc trừ trùng nên nhũn ra. Anh bị tống vào một xà lim ẩm ướt, có ống dẫn nước từ lavabô đến nhà xí.

Hôm sau, anh bị cạo trọc đầu. Anh phản đối:

- Tôi chưa phải là thành án, không được cạo trọc đầu tôi.

- Mặc kệ, vào đây phải theo lệ ở đây, nếu bướng thì sẽ bị húi hai đường tôngđơ trên đầu.

Cai ngục ở đây ác hơn ở Lubianka. Không để một phút nghỉ ngơi cho người tù. Lúc nào chúng cũng mở lỗ nhìn, bước vào xà lim với đủ lí do: anh đi quá nhiều, ngồi quá lâu, cử động quá ít v.v...Còn thức ăn tệ hơn Lubianka.

Tối tối, từ 10 giờ trở đi nhà tù trở nên nhộn nhịp vì những tiếng mở đóng cửa, tiếng chân người đi khai cung...Vài ngày sau đến lượt Leopold. Viên đại úy đưa ra những câu hỏi kì quặc:

- Anh cho biết: là công dân Ba lan, sao anh vào được Liên xô? ai đã giúp anh vào đây?

Anh nghe những câu trả lời của Leopold với thái độ mỉa mai đểu giả, không thèm ghi chép gì. Kéo dài suốt đêm hỏi cung. Được nghỉ vài đêm, viên đại úy lại lôi anh ra khai thác:

- Anh có biết lũ lãnh đạo cái trường gọi là cộng sản mà anh học trong ba năm ra sao không?

Leopold nêu tên vài đảng viên Bolshevik lão thành như Marchlevski, Budzinski, Frumkina...

- Toàn thể bọn cặn bã đó đã bị lột mặt nạ phản cách mạng , anh có biết không?

- Này anh kia, tôi xin nói thẳng rằng tôi rất tự hào đưọc đứng trong hàng ngũ những tên cặn bã đó.

- Tiếc rằng anh đã rời Liên xô nếu không thì số phận anh đã được định đoạt từ lâu rồi và tôi chẳng phải mất thì giờ với anh như hôm nay. - Viên sĩ quan đáp lại với bộ mặt lạnh như băng giá. - Anh hãy khai ra những tội ác của anh chống Liên Xô...

Suốt đêm hỏi cung, hắn không hề hỏi đến công tác của Leopold trong chiến tranh, cũng chẳng hỏi gì về Dàn Nhạc Đỏ. Anh cảm thấy mình bị giam cầm chỉ vì anh thuộc về “bè lũ” những đảng viên lão thành đã bị loại bỏ thời trước thế chiến...Việc anh còn sống là một hiện tượng bất thường nay những sĩ quan hỏi cung muốn “sửa sai”.

Một đêm, vào lúc bốn giờ sáng, sau khi bị hỏi cung, Leopold trở về xà lim thì cửa xà lim lại mở ra, hai cai ngục khiêng một người nằm bất động trên cáng. Họ ném người đó vào giường còn trống và rút ra im lặng. Leopold lấy một miếng vải ướt lau mặt cho người kia đang rên. Đó là một sĩ quan Xô viết vừa bị tra tấn về. Đến sáng, cai ngục đưa anh ta vào xà lim khác.

Đêm xuống, anh bị đưa lên phòng hỏi cung. Lần này là viên đại tá hỏi:

- Sáng nay anh đã nhìn thấy, anh nghĩ sao?

- Anh định nói về người bị tra tấn mà các anh đưa vào xà lim của tôi chứ gì?

- Phải, tôi cảnh báo cho anh biết rằng chúng tôi cũng có thể đối xử với anh như vậy đó. - Viên đại tá nói.

- Xin đại tá hãy nghe đây này: Tôi long trọng tuyên bố với anh rằng nếu một trong số các anh đụng đến tôi thì từ đó trở đi các anh sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng nói của tôi nữa. Nếu các anh áp dụng kiểu đối xử bẩn thỉu như thế, tôi sẽ coi các anh như những kẻ thù của Liên xô, và tôi sẽ phản ứng dù chết cũng làm.

Viên đại tá trùm nhà tù nhìn Leopold một lát, ngạc nhiên với lời tuyên bố kể trên, rồi bắt đầu chửi bới loạn xạ. Cuối cùng hắn đóng sầm cửa và rút lui...

Viên sĩ quan hỏi cung khuyên Leopold nên biết điều, đừng khiêu khích đại tá. Leopold đáp lại:

- Tôi không coi các anh là đại diện của chế độ Xô viết. Tôi hi vọng và muốn các anh đừng sống dù một ngày nữa. Còn đối với những người mà hôm nọ anh nói đến và các anh đã giết chết họ, thì các anh cũng liệu hồn: rồi các anh sẽ chịu số phận như vậy đấy.

- Tại sao anh chửi tôi, viên đại úy phản ứng lại, tôi chỉ thi hành nhiệm vụ mà thôi...

- Nhiệm vụ của anh à? Anh đừng tưởng rằng tôi ngây thơ đến mức không biết gì sau khi Kirov chết nhé? Ở đây là “Cối xay Con quỷ”, nhưng đừng quên rằng trong cái “Cối xay Con quỷ” này, nhiều người như các anh cuối cùng đã kết liễu tính mạng như những nạn nhân mà các anh đã giết chết họ.

Hắn không trả lời. Sự tức giận đã làm cho Leopold dịu bớt tâm hồn. Trước khi ra khỏi phòng cung anh nhắc lại:

- Trong nhiều năm, anh có thể đua cho tôi nhiều câu hỏi: hãy thú nhận những tội lỗi đối với Liên xô: thế thì các anh sẽ chỉ được nghe tôi trả lời trước sau như một rằng: tôi không gây một tội lỗi nào chống Liên xô.

Đó là cuộc gặp cuối cùng giữa hai người.

Nhiều tuần lễ trôi qua, Leopold nằm trơ trọi trong xà lim. Một đêm, lại màn kịch cũ diễn ra:

- Thu xếp đồ đạc và đi theo tôi...

Đi đâu? Leopold rất ngạc nhiên thấy mình lại trở về Lubianka.

Gần hai tuần lễ, anh được yên. Rồi một đêm, anh lại bị hỏi cung. Lần này một đại tá hỏi anh. Trạc bốn mươi tuổi, mặt mày dễ có cảm tình, anh mời Leopold ngồi. Không khí khác thường. Ông cầm bao thuốc lá Kazbek loại sang và mời anh một điếu. Trong chiến tranh Leopold nghiện thuốc nặng nhưng ba tháng qua anh không được hút. Anh nhìn điếu thuốc, rất thèm, nhưng trả lời:

- Không, tôi không hút, xin cảm ơn.

Cầm điếu thuốc có nghĩa là bước vào tròng, bắt đầu đầu hàng. Câu hỏi đâu tiên của viên đại tá làm cho Leopold thấy lạ:

- Anh thấy thế nào? Anh có mệt mỏi vì những cuộc hỏi cung không?

Thế mình đang ở đâu đây? Leopold tự hỏi. Đã mấy tháng nay có ai quan tâm đến sức khỏe của anh đâu. Bọn trùm hỏi cung đã thay đổi chiến thuật.. Đến khoảng hai giờ thì viên sĩ quan ngừng hỏi, và các lần sau cũng như vậy... Hai tháng trời trôi qua, thật là tiến bộ lớn. Viên đại tá không lập biên bản, mà chỉ ghi chép thôi. Thường thường ông ta nói về Paris, Brussels, Rome, Berlin, chứng tỏ ông này đã đi khắp châu Âu và có kinh nghiệm về phản gián. Dần dà ông ta hỏi về công tác trong chiến tranh của Leopold, về quá trình cài cơ sở ở Brussels, việc đưa vợ con sang đó, những kỉ niệm về chiến tranh ở phương Tây... Qua những câu hỏi này, Leopold nhận xét đại tá đó nắm rất chắc vụ Dàn Nhạc Đỏ nhưng không nắm được các chi tiết cho nên chưa giải đáp được thắc mắc rằng một vài nhân vật không chuyên về tình báo tại sao lại thiết lập được một lưới tình báo qui mô lớn như thế. Anh để cho Leopold mấy đêm không hỏi đến. Anh được ngủ yên và chớm nở hi vọng. Anh day dứt về gia đình. Anh biết cảnh các gia đình tù nhân chính trị, nhưng anh không thể tưởng tượng nổi rằng vợ con anh bị đầy sang Siberia... Một đêm, không dằn nổi mình, anh đã nói với viên đại tá rằng anh lo cho số phận của vợ con anh. Đại tá không nói gì, nhưng vài ngày sau ông ta cho Leopold biết ông mới gặp vợ con Leopold và đưa số quà của Leopold mua từ Cairo cho gia đình Leopold và nói rằng ông đã gặp Leopold khi đi công tác ở nước ngoài...

- Vậy gia đình tôi không bị đưa sang Siberia chứ? Leopold hỏi.

- Xin bình tĩnh, vợ con anh vẫn yên ổn.

Tuy không tin hẳn, nhưng anh hơi yên tâm, từ nay anh sẵn sàng chịu cảnh tù đầy. Một đêm tháng sáu, viên đại tá tìm Leopold vào lúc hai giờ sáng, vừa cười vừa hỏi:

- Anh hãy đoán xem tôi vừa ra sân bay đón ai nào? Đón Pannwitz và Kent. Pannwitz đem theo nữ thư kí, điện đài và 15 vali. Trong lúc cuồng nhiệt, nó mang theo danh sách các điệp viên Đức hoạt động trên đất Liên xô và khóa mật mã của Roosevel cùng với Churchill.

Đêm hôm đó, Pannwitz và lũ tay chân ngủ tại Lubianka. Thật là cảnh trớ trêu của Lịch sử: Nhạc trưởng Dàn Nhạc Đỏ cùng với tên trưởng Đội đặc nhiệm Đức ở chung một nhà tù.

Đêm hôm đó, cuộc hỏi cung hướng về Pannwitz và những tội ác của nó. Leopold đã kể cho viên sĩ quan hỏi cung về việc Suzanne Spaak, Fernand Pauriol bị giết như thế nào, những mưu đồ xóa sạch dấu vết tội ác của Pannwitz.

Trong bốn tháng, anh kể về Dàn Nhạc Đỏ một cách tỉ mỉ, về Trò Cao thủ, cuộc gặp Juliette, quan hệ với Berlin, v.v... Sang tháng thứ năm anh không bị hỏi cung nữa. Viên đại tá làm báo cáo rút từ những ghi chép của anh. Một đêm anh gọi Leopold, đưa tài liệu cho anh:

- Đây là biên bản, anh đọc đi và nếu thấy chính xác thì kí tên.

Leopold đọc lần đầu, rồi lần thứ hai; bàng hoàng. Viên đại tá đã lập biên bản trái hẳn lời khai của Leopold...

- Xin đại tá hãy nghe đây, một trong hai chúng ta đã điên... Biên bản này sai từ dòng đầu đến dòng cuối.

- Vậy anh không muốn kí chứ?

- Tất nhiên đời nào tôi lại kí nhận bốn trang biên bản phản sự thật như thế...

Ông ta điềm tĩnh nói:

- Anh không kí chứ?

- Tất nhiên là không.

Viên đại tá cầm lấy biên bản, đặt lên bàn, rồi bàn về những chuyện tào lao... Hài kịch này kéo dài hai tuần lễ... “Anh kí chứ?- Không - Vậy là anh không kí chứ? – Không - Tại sao anh không kí?


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Mười Hai, 2013, 03:41:08 pm
Một đêm, trùm nhà tù với bộ mặt vàng khè và luôn luôn máy cơ vào hỏi viên đại tá:

- Này, vụ này kéo dài bao nhiêu thời gian nữa?

Leopold trả lời:

- Cho đến ngày cuối đời tôi.

Lại một tràng chửi rủa... Rồi viên đại tá đe:

- Anh chớ quên rằng anh có gia đình đấy. Còn ngoan cố thì gia đình anh sẽ phải trả giá đắt đấy.

Leopold bị gọi đi vào ban đêm đến một phòng cuối hành lang. Viên đại tá hỏi cung đang ở trong phòng. Anh ta mời Leopold ngồi vào ghế của anh, trên bàn không có biên bản, anh nói:

- Tôi thôi điều tra, tôi chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp trên.

Leopold ngạc nhiên nói:

- Nếu anh đã viết được một biên bản dối trá như thế cũng chẳng thay đổi gì đến tôi. Một điều tra viên khác sẽ thay thế, các anh đều cùng một duộc cả.

- Vậy là anh nghĩ rằng tất cả bọn tôi đều là bọn đầy tớ của ma quỷ cả hay sao?

- Tôi nghĩ như vậy đó. Hình thức thay đổi, nhưng mục tiêu vẫn như thế; từ bộ trưởng cho đến nhân viên dưới cùng của cái “cơ quan” này đều nhằm theo một mục tiêu: diệt cán bộ ưu tú của Đảng.

- Tôi muốn nói thật với anh này... Nếu tôi không tin anh tôi chẳng nói nhé. Nếu anh kể lại với cấp trên của tôi điều mà tôi sẽ nói với anh, tôi sẽ bị nhốt xà lim như anh ngay đêm nay... Điều trước hết tôi muốn nói với anh là anh hãy giữ vững kiên định và ý chí không lay chuyển trong những năm tù đầy sắp tới. Nhất là đừng làm điều gì bậy bạ...

- Làm bậy gì? Anh đoán rằng tôi sẽ tự tử phải không ? Ồ không đâu. Tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Toàn bộ ý chí của tôi chỉ hướng vào một mục tiêu: sống lâu hơn các anh.

Viên đại tá nhìn Leopold và cười buồn bã:

- Tôi mong anh nói như thế. Tôi quyết định không tiếp tục hỏi cung anh vì lương tâm con người và của Đảng viên cộng sản không cho tôi làm như trước. Tôi biết rằng tôi sẽ bị phiền hà rất nghiêm trọng nhưng tôi sẵn sàng gánh chịu. Trước khi chia tay, tôi xin giải thích cho anh điều mà tù nhân như anh không biết. Anh tưởng rằng bi kịch của chúng ta tồn tại tại đây, tại Bộ An ninh này chứ gì? Sai lầm: Chúng tôi chỉ là những kẻ thừa hành chính sách của Stalin và của lãnh đạo đảng...

- Những kẻ thừa hành trung thành...

- Rất đúng, nhưng Bộ An ninh không phải là một tổ chức đứng trên đảng. Nó phải vâng lời đảng. Tất nhiên khi thực hiện kế hoạch của Stalin có thể lãnh đạo Bộ An ninh tỏ ra sốt sắng quá mức và vượt khỏi giói hạn. Stalin đã tuyên bố rằng cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho nên Bộ An ninh phải thủ tiêu ngày càng nhiều kẻ thù để chứng minh quan điểm kể trên của Stalin là đúng...

-Tại sao phần lớn những sĩ quan hỏi cung lại tàn ác đối với các bị cáo mà họ biết là vô tội?

- Đùng nên coi tất cả các nhân viên ở đây đều cùng một giuộc. Bọn trẻ ít kinh nghiệm, chúng làm việc với niềm tin rằng chúng tiêu diệt kẻ thù của đảng, của Stalin và của Liên xô. Những cán bộ khác làm việc không với lòng tin như thế đâu: họ không tin điều họ đang làm. Nhưng nếu họ từ chối, ngày mai họ sẽ bị đưa lên ghế kẻ bị cáo. Khủng bố là động cơ của chế độ. Cuối cùng là những phần tử “kiếm chác” và những “kẻ bạo tàn”.

- Một vấn đề làm tôi thắc mắc... Khi tôi còn ở Paris, nguyên soái Golikov đã đi đến các trại tù binh trong các vùng giải phóng và đã long trọng tuyên bố rằng: Nhân danh đảng và Stalin, mọi người Nga không may rơi vào tay quân Đức đều được nghênh đón tại Tổ quốc. Nhưng khi hàng vạn, hàng chục vạn tù binh Nga trở về nước đều bị bắt giữ và đưa đi đày. Tại sao lại như thế?

- Anh biết đấy, Stalin dự kiến sẽ có chiến tranh với các nước đồng minh hôm qua, cho nên ông chủ trương thanh lọc tất cả những tầng lớp, những giới mà ông cho là nguy hiểm cho an ninh của Liên xô, trước hết là những người đã chiến đấu ở Châu Âu: binh lính, sĩ quan, điệp viên... Stalin còn tuyên bố rằng trong các sắc tộc ở Liên xô, có những “khâu yếu”. Sau chiến thắng, ông nâng cốc chúc mừng nhân dân Nga, nhưng cũng chỉ cho Bộ An ninh những kẻ bị tình nghi: Ucrain, Belorussia, Châu Á, Ouzbek, Do Thái, tóm lại là tất cả các dân tộc thiểu số. Tất cả những điều đó một ngày kia sẽ kết thúc, lãnh đạo đảng sẽ thay đổi, nhưng tôi không muốn tòng phạm với những tội ác đó. Số phận của anh cũng như số phận các cán bộ lão thành trong kíp của Berzin, đã được quyết định trước khi anh bị hỏi cung... Nhưng lương tâm cộng sản không cho phép tôi tiếp tục.

Trong khi đại tá nói, Leopold kéo bao thuốc lá và rút một điếu rồi châm lửa... Đại tá ngạc nhiên:

- Anh hút à?

- Tôi nghiện nặng.

- Thế anh không nhận thuốc suốt năm tháng qua chỉ vì tôi đứng ở tuyến khác. Tôi không tiếc khi nói thẳng thắn với anh: anh đã chứng minh rằng anh sẽ không kết liễu đời mình như những người mất hết lòng tin nên đã chọn cái chết dần chết mòn...

Đã là bảy giờ sáng, mặt trời bắt đầu mọc. Hai người bắt chặt tay nhau khá lâu. Khi Leopold ra cửa, đại tá còn nói thêm:

- Hi vọng rằng chúng ta sẽ gặp nhau ở ngoài cái nhà tù này.

Cuộc nói chuyện giữa một tù nhân và một đại tá an ninh làm cho Leopold đăm chiêu mấy tuần lễ liền... Trong vương quốc dối trá và làm giả này, chân lí vẫn thắng; chiến thắng tạm thời nhưng vẫn là tia sáng rọi vào xà lim tối tăm của Leopold…(1)

Trong thời gian này, Bộ An ninh tìm mọi cách xóa sạch dấu vết Leopold có mặt tại Lubianka. Anh không phải là người duy nhất bị áp dụng chính sách khoảng trống và im lặng. Luba, vợ anh, đã được chính thức báo tin rằng chồng chị đã bị mất tích trong chiến tranh... Người mất tích đang sống sờ sờ cách ngôi nhà mình có bao nhiêu xa. Quy chế người mất tích không rõ ràng, tuy vợ con không được lĩnh trợ cấp, nhưng không đến nỗi phải đầy sang Siberia. Luba mua một túp lều ở ngoại ô Moscow để sống với hai đứa con: nếu có bạn bè nào từ Pháp sang thăm chẳng hạn, đó là biểu hiện rằng vợ con Leopold vẫn được tự do và khỏe mạnh.

Đầu năm 1946, Leopold lại bị đưa về nhà tù Lefortovo và ở lại đây một năm. Một viên thiếu tá phụ trách hỏi cung anh. Biết rằng chủ trương xử lí Leopold đã có rồi, nên viên thiếu tá cũng chẳng cần hỏi cung khai thác gì nhiều. Nhưng hắn áp dụng thủ đoạn khác: hành hạ tối đa Leopold. Trước hết Leopold bị nhốt chung xà lim với một sĩ quan Hồng quân, anh này bị tố cáo là gián điệp Mỹ chỉ vì anh là tù binh Đức trong một trại do quân Mỹ đến giải phóng. Cả gia đình anh ở Belorussia bị phát xít tàn sát cũng không giúp được anh hưởng khoan dung hoặc trắc ẩn.

Rồi xà lim được thêm một tù nhân nữa. Đó là một trong những tên trùm Gestapo ở Belorussia, đã từng giết hại dân lành ở quanh Minsk. Leopold sau khi nghe tên này kể về những kỉ niệm tội ác đã hỏi nó:

- Thế có lúc nào anh thấy hối hận về những tội ác gây ra không?

- Hối hận gì, tôi chỉ thi hành lệnh trên thôi. Tôi chỉ có những cơn ác mộng diễn lại những hình ảnh khủng khiếp mà tôi đã chứng kiến. Các anh đừng ngạc nhiên khi nghe thấy tôi kêu thét lúc đang ngủ nhé.

Sĩ quan xô viết lặng im nghe tên phát xít kể, anh tái mét mặt, thân thể run bắn người, mắt quắc nhìn tên tội phạm. Anh nói khẽ nhiều lần:
- Có lẽ chính thằng này đã tàn sát gia đình tao.

Tên phát xít đi khai cung. Leopold và viên sĩ quan đề nghị nhà tù chuyển tên phát xít đi chỗ khác. Cai ngục khinh bỉ trả lời:

- Các người quên mất chính các người cũng là những tên cặn bã như thằng đó. Không việc gì phải chuyển chỗ tên đó.

Hắn đóng sầm cửa, ra khỏi phòng giam.

Khoảng một giờ sáng, tên mật thám Đức trở về, nằm xuống và ngủ ngay. Leopold và viên sĩ quan chưa ngủ được. Bỗng tên phát xít hét tướng lên. Thật là kinh khủng và không chịu nổi.

Viên sĩ quan vùng dậy, tóm họng và đập đầu tên phát xít vào tường... Tên mật thám tỉnh ngay... bàng hoàng, hai tay ôm lấy đầu và hỏi cái gì đã xảy ra...

- Anh đã báo trước cho chúng tôi rằng đêm đến anh có thể kêu hét, Leopold trả lời, nhưng anh không báo trước rằng anh còn vùng vẫy nữa. Anh vừa mới húc đầu vào tường đấy.

Cảnh tượng vừa qua đã vang âm cả dãy xà lim, lính gác vội chạy tới. Leopold và viên sĩ quan chẳng hé môi, nhưng lính trông thấy cảnh tượng liền hiểu ngay. Họ rút đi không hỏi một câu.

Ngay đêm hôm sau, khi đi khai cung, Leopold bị sỹ quan điều tra hỏi ngay:

- Anh không thấy mình là tù nhân nữa, mà đã leo lên ghế quan tòa rồi.

- Đồng chí ám chỉ gì thế? - Leopold trả lời.

- Thôi, đừng giả vờ nữa anh...Việc nện tên Gestapo là anh hay bạn tù kia?

Leopold nhìn thẳng vào mặt viên hỏi cung:

- Đó là việc của hai chúng tôi. Và tôi xin báo trước cho ông biết rằng nếu còn để tên giết người đó ở chung thì chúng tôi không chịu trách nhiệm việc gì sẽ xảy ra; có thể còn nghiêm trọng hơn thế nữa cơ.

Anh quay về xà lim và không thấy tên Đức còn ở chung nữa.

Thay vào là một sĩ quan Hồng quân bị mảnh đại bác phạt mất một góc trán. Anh ta bị chấn thương sọ não cho nên phải đi vào viện tâm thần mấy tháng.

Sau hôm viên sĩ quan thương binh này vào ở chung, xà lim này được ăn xúp cải bắp: thực ra chỉ lều bều vài lát cải thôi. Anh thương binh thấy thức ăn tồi tệ quá liền càu nhàu:

- A, bọn Do Thái, bọn Do Thái bẩn thỉu, chính chúng mày là nguồn đau khổ của chúng tao.

Leopold tóm lấy vai anh thương binh rồi lắc và nói:

- Này anh bạn ơi, hãy bình tĩnh và im mồm đi, tôi xin báo cho anh biết rằng trước mặt anh là một người Do Thái đây.

Anh thương binh im bặt ngay và xin lỗi rằng anh ốm đau nén không tự giữ được mình...

Rồi đến lượt đại tá Pronin... Leopold nhận ra ngay anh này khi vừa bước vào xà lim mặc dù anh đã thay đổi nhiều về thể chất. Pronin phụ trách tại Trung tâm trong những ngày đầu của Dàn Nhạc Đỏ về mọi vấn đề. Anh già đi nhiều và trên mặt anh còn in nhiều dấu vết đau khổ anh trải qua. Hai người ôm hôn nhau và đều ngạc nhiên thấy cùng bị giam trong một nhà tù.

- Tại sao anh cũng phải vào đây?

- Thế còn anh, anh làm gì ở đây?

Cánh cửa mở tung, viên sĩ quan bước vào, tóm cánh tay Pronin và nói:

- Chúng tôi nhầm, anh không phải ở xà lim này.

Nhầm thật không? Đây chẳng qua chỉ là màn kịch nói với Leopold rằng việc thanh trừng những cán bộ cũ của Cục tình báo vẫn tiếp tục. Thủ đoạn này còn áp dụng với Klausen, nhân viên điện đài của Richard Sorge. Anh này từ Vladivostok đến, sau khi nằm ở bệnh viện lâu. Rất gầy, mặt co dúm và ốm yếu vì bệnh tật, anh khó khăn mới vươn nổi thân hình cao lớn bị bệnh tật làm còng xuống. Tinh thần suy sụp, mất phương hướng, anh chẳng hiểu vì sao sau khi bị Nhật bỏ tù lâu ngày, nay trở về tổ quốc anh lại bị bắt giam. Thực ra với những ai không hiểu lôgich của Bộ An ninh Liên xô thật không thể hiểu nổi. Chính Klausen cho Leopold biết tin Richard Sorge đã bị bọn Nhật bắn chết ngày 7 tháng 11 năm 1944.

Sau này Leopold còn ở chung với một người trạc sáu mươi, xanh xao, rất hình tĩnh và tự tin. Anh là điệp viên ẩn nấp cuối cùng của Liên xô ở Trung quốc, sau khi trở về Liên xô thì bị bắt giam. Anh kể về công tác trước kia của anh một cách dửng dưng, như là chuyện đã qua hẳn rồi, Leopold không hề kể về công tác trước kia của anh vì ngại An ninh cài “con cừu” hoặc máy ghi âm vào xà lim để nghe trao đổi của tù nhân. Sau này anh mới dần được biết vài mẩu tin về Wenzel. Một sĩ quan bị tù từ năm 1945 kể cho Leopold rằng anh có sống chung với một sĩ quan người Đức, mà anh sĩ quan này có cùng bị tù với Wenzel. Qua lời của viên sĩ quan thì Wenzel bị hành hạ ghê gớm sau khi bị bắt, bị suy kiệt nhưng vẫn giữ niềm hi vọng tai qua nạn khỏi.

Ngược lại, Leopold không trông thấy cả Pannwitz lẫn Kent.

(Năm 1955 Pannwitz được tha sau khi Tây Đức can thiệp với Liên xô).



---------------------------------------------------------
(1) Năm 1955, Leopold gặp lại viên đại tá an ninh này trong một xí nghiệp tắm ở Moscow. Anh cho biết sau vụ từ chối hỏi cung Leopold, anh đã bị chuyển và bị mất hàm đại tá. Hai năm sau anh ra khỏi Bộ An ninh.
 


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 24 Tháng Mười Hai, 2013, 04:12:11 pm
Ngôi nhà của những người nửa sống nửa chết


Vĩnh biệt Lefortovo...

Lần này xe chở tù rời Moscow đi về phía rừng. Sau nhiều giờ xe đưa Leopold đến một ngôi nhà ở giữa rừng, bề ngoài ngôi nhà này không có vẻ gì là một nhà tù. Leopold có nghe đồn về nhà tù được người tù gọi tên là “biệt thự nghỉ cuối tuần trong rừng” (dacha) còn tên thật thì Leopold không nắm được. Một lính gác lại gần và thì thầm với Leopold: Ở đây muốn nói phải nói thầm.

Thiết kế và quản lí ở đây cố hết sức tránh gây tiếng động. Cửa không nghiến, khóa không kêu, hành lang không phát tiếng động. Anh bị đưa thẳng vào xà lim. Cái xà lim kì lạ: dài ba bước, rộng hai. Giường bật vào tường. Một cánh phản nhỏ và một ghế đẩu là toàn bộ trang trí nội thất. Tường bọc chất cách âm. Trên cao có một lỗ cáo nhỏ thông hơi. Im lặng: Anh nghe im lặng. Tuyệt đối, dày dặn, ép chặt vào người rất khó chịu. Đây là thế giới của im lặng. Đèn chói mắt suốt đêm, Leopold cố lắng xem có tiếng động nào không. Không.

Anh chồm dậy. Ai đó nói vào tai anh. Lính gác lệnh cho anh thức dậy. Hắn đi hai chiếc giày phớt to đùng. Cửa mở không một tiếng động.
Đã sáng rồi. Thời gian trôi đi không làm cho con người quan tâm.

Ngày, tháng, trôi qua trong im lặng của thần chết. Leopold mất cả khái niệm ngày đêm, thời gian trôi qua. Chẳng ai hỏi anh, nói với anh. Bữa ăn đưa qua ghisê không một lời nói. Xà lim trở thành nấm mồ, Leopold thấy mình đang bị chôn sống. Thỉnh thoảng có tiếng hú phát ra tù một xà lim xa xa của một người tù điên loạn. Anh ta hú giọng người chết bởi anh thấy không khí đây là nhà mồ, anh hú để được nghe thấy tiếng người.

Làm thế nào để chịu đựng nổi cảnh này? Suốt ngày chỉ ba bước tiến, ba bước lùi trong xà lim. Phải có một ý chí kinh khủng để sống qua cái hình bóng thần chết này. Sau những nạn không ngủ được tại Lefortovo, nay vào nhà tù này tha hồ mà ngủ, ngủ không còn sợ bị gọi dậy, bị điệu đi hỏi cung. Leopold rồi quen với cách sống cô liêu này bằng những suy nghĩ của anh về những câu tự hỏi mình, những nỗi lo sợ, những lí trí của chính mình. Anh đã đứng được bằng những bạn đồng hành đó. Rồi chẳng ngờ, họ đến dẫn anh vào một căn phòng có một sĩ quan và hai người mặc thường phục: đó là những chuyên gia xác minh tình trạng của con người nửa sống nửa chết.

Viên sĩ quan hỏi:

- Này, anh cảm thấy thế nào?

- Cảm ơn, rất tốt, tôi rất hài lòng...

- Rất hài lòng à? - Viên sĩ quan ngạc nhiên - Thế suốt ngày anh làm những gì, sống một mình, chẳng thấy ai, chẳng đọc gì?

- Sách à? Có, tôi có một cuốn sách.

Ba tên nhìn nhau. Chế độ hình như không có tác dụng...

- Sách à? Nhưng anh làm thế nào viết sách được?

- Tôi viết trong đầu.

- Thế anh có thể cho biết đề tài gì không?

- Được, đề tài là các anh, các anh và những người đồng lõa của các anh. Đó là đề tài cuốn sách của tôi.

- Thế anh có yêu cầu đưa anh sang một nhà tù bình thường không?

- Thế nào cũng được, tôi có thể ở lại đây.

Họ đưa anh về xà lim. Anh sống trong im lặng, thỉnh thoảng có tiếng hú của những người tù điên loạn. Anh cảm thấy thật dễ dàng tù nhân ỏ đây sẽ bị lây bệnh hú như chó sói. Anh cảm thấy chính anh cũng cần phải mở miệng để hú. Anh lại bị lôi đi khai cung với những nhân vật cũ...
Hai tháng ròng rã anh đã sống trong nhà tù kinh khủng này. Hai tháng chúng định làm cho anh sụp xụống. Chúng hi vọng anh sẽ phải quỳ gối lạy xin chúng chuyển sang nhà tù khác. Họ chờ anh đầu hàng. Chúng tưởng thời gian ủng hộ chúng, hy vọng anh sẽ chỉ còn là cái giẻ rách phải liếm giầy của chúng. Không, anh không đầu hàng, anh đập tan lạc quan của chúng, anh sẽ thét vào mặt chúng:

- Nếu chúng bay định làm tao chết gục ỏ đây, tao sẽ đứng vững bất kể thời gian...

Chúng không trả lời, chúng nhìn tên khờ này quấy rối ý đồ của chúng. Trong óc một cán bộ an ninh quan liêu thì một tù nhân trong nhà gây điên này phải trở thành điên. Lôgic của nó là như vậy. Nhưng làm sao đánh gục nổi những người có sức lục và ý chí đấu tranh. Chừng nào anh còn sức lực đó, anh còn đấu tranh...

Vài ngày sau, anh lại bị điệu về Lubianka và anh cảm thấy mình đã trải qua những ngày khó khăn nhất. Thôi hỏi cung. Chỉ có một lần anh được dẫn lên Bộ để “thảo luận một cách hữu nghị”.

Bước vào buồng của tướng Abakumov mới thăng chức Bộ trưởng an ninh. Leopold thấy lí do mời anh thật là trớ trêu...

Vẫn chiếc cravat tuyệt đẹp, Abakumov hỏi Leopold:

- Tại sao anh có vẻ phấn khởi thế?

- Vì tôi thấy kì quặc đối với một người tù khi đọc áp phích mời “thảo luận hữu nghị”! Ông thường quen tiếp tù nhân theo lối khác cơ mà...

- Anh hãy cho tôi biết tại sao trong lưới của anh lại có nhiều người Do Thái như thế?

- Thưa công dân tướng quân, trong lưới của tôi có 13 quốc tịch tham gia; người Do Thái tham gia lưới của tôi không phải có phép đặc biệt và cũng không bị phân biệt đối xử nào đối với họ. Tiêu chuẩn duy nhất của việc lựa chọn là ý chí chiến đấu chống chủ nghĩa quốc xã đến cùng. Người Bỉ, Pháp, Hà Lan, Bắc Âu, Đức, Ucrain, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, cùng nhau chiến đấu và coi nhau như anh em. Tôi tuyệt đối tin tưởng những đồng chí Do Thái tiến hành hai cuộc chiến tranh: chống chủ nghĩa quốc xã đồng thời chống âm mưu tiêu diệt dân tộc của họ. Đối với họ, phản bội không phải là lối thoát, không như loại Efremov hoặc Sukulov chỉ vì mạng sống mà bán rẻ dân tộc mình.

Abakumov tránh đối đáp, nhưng chuyển sang luận điểm trước kia đã nói với Leopold:

- Anh biết đấy, chỉ có hai cách tri ân điệp viên: hoặc gắn huân chương đầy ngực anh ta, hoặc chặt đầu hắn... Nếu anh không làm việc với bè lũ phản cách mạng Tukhachevski- Berzin thì ngày nay anh được hưởng bao nhiêu vinh dự, nhưng anh đã đi theo bè lũ đó cho nên anh đáng hưởng xà lim của nhà tù...Anh có biết hiện nay cơ quan mật vụ của Hoa kỳ và Canada vẫn đang tìm kiếm anh không? Một lưới của ta ỏ Canada bị khám phá. Trên nhiều tờ báo Bắc Mỹ những chuyên gia đã nhận ra phong cách của Sếp Lớn.

Diễu cợt, vô sỉ, rất khoái về điều mình châm chọc, Abakumov nói thêm:

- Anh có biết nếu anh không bị giam thì anh sẽ gặp nguy hiểm như thế nào không? Ở đây anh được yên tĩnh, hoàn toàn an toàn.

Leopold lấy giọng của một viên chức Bộ An ninh để trả lời:

- Thưa bộ trưởng, tôi xin cảm ơn về sự quan tâm đến an toàn của tôi...

- Không dám, không dám... À tôi biết rõ ràng chế độ giành cho anh có thể chưa thật lí tưởng...Chúng tôi không có các điều kiện như vua nước Anh để ưu đãi những điệp viên của nhà vua, phong tước và cấp nhà cửa đẹp cho chúng; còn chúng ta như anh biết thì nghèo, chỉ cấp những cái gì ta có... Cái chúng ta có là... nhà tù. Nhà tù anh thấy cũng không đến nỗi tồi phải không?

Rồi ông ra hiệu rút lui.

Trở về xà lim, Leopold nhận định chắc chắn rằng công tác của anh ở Dàn Nhạc Đỏ không phải là điều tranh cãi. Không, điều họ kết tội anh chính là được tướng Berzin chọn lựa: sĩ quan hỏi cung dũng cảm đã từ chối xử lí hồ sơ anh đã nói ra sự thật: anh đã bị tình nghi từ năm 1938.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 09:41:15 am
Bài học lịch sử


Việc hỏi cung Leopold đã xong, nhung anh biết rõ anh đã bị kết tội trước khi bị điều tra... Ngày 19 tháng sáu nám 1947, Hội đồng ba ngành gồm đại diện Bộ An ninh, Kiểm sát và Tòa án đã tuyên phạt anh một mức án nặng là 15 năm tù. Anh bị kết án cũng như bị tình nghi như bao nhiêu người khác bởi những nhân viên thừa hành của Stalin. Anh chống án và một phó kiểm sát viên gặp anh:

- Bản án này hoàn toàn bất công, Leopold phát biểu, và ông chẳng ngạc nhiên khi thấy tôi chống án.

- Anh biết đấy, ở Liên Xô những tên phản bội và những tên gián điệp đều bị kết án tử hình; đối với anh, lợi ích quốc gia buộc phải cách ly anh...

- Như vậy tôi chắc rằng ông chẳng biết gì về công tác của tôi trong thời gian chiến tranh.

- Nếu vậy thì anh hãy trình bằng văn bản lên Viện trưởng Kiểm sát Tối cao...

Chế độ ngu dân còn để cho tù nhân một cơ may là mỗi tháng được hai lần khiếu bằng giấy lên kiểm sát viên. Bộ An ninh, Ban chấp hành Trung ương, thậm chí cho Stalin những yêu cầu của mình. Leopold sử dụng cơ may này bằng cách viết lại rất chặt chẽ toàn bộ lịch sử Dàn Nhạc Đỏ rồi gửi dần lên Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Liên Xô. Anh hi vọng rằng với tính quan liêu giấy tờ của chế độ Stalin, những khiếu nại của anh sẽ có tác dụng, dù anh là người tù ở nơi hoang vắng như Siberia hoặc trong ngục tối. Con người sẽ chết, nhưng văn bản còn lưu lại và các tàng thư ngày càng tích lũy nhiều tài liệu.

Ngày mùng 9 tháng giêng năm 1952, hội đồng ba ngành giảm án cho Leopold từ 15 năm xuống 10 năm. Nhận được tin này, Leopold chẳng lấy làm vui gì, vì anh biết rằng sau khi ra tù, nếu chế độ không thay đổi thì anh sẽ bị đưa đến một xó nào đó của vùng Siberia lạnh lẽo. Sau này anh được biết bản báo cáo của anh không vô ích...

Năm 1964, khi Leopold về sống tại Ba Lan, một nhà báo của hãng Novosty gọi điện thoại cho anh:

- Anh chắc còn nhớ tôi, nhà báo nói, tôi cùng làm báo Sự thật với anh vào năm 1935 đây mà... Cùng với hai nhà văn, tôi phụ trách việc viết lịch sử Dàn Nhạc Đỏ, và tôi còn thiếu tài liệu về nhóm Thống nhất do anh lãnh đạo hồi còn ở Palestine...

- Thế phần còn lại thì anh có biết không?

- Có biết và tôi hi vọng sẽ có dịp bàn tới...
 
Vài tháng trôi qua. Nhà báo đó đã cùng phái đoàn sang dự lễ kỉ niệm lần thứ 22 ngày khu Do Thái khởi nghĩa tại Warsaw. Anh đã kể lại lí do anh biết đến lịch sử Dàn Nhạc Đỏ:

- Năm 1964, tôi gặp phó Viện trưởng Kiểm sát Liên xô để viết một bài về Richard Sorge mà người ta đã nói nhiều vào thời đó... Ông ta nghe tôi trình bày xong, liền đứng dậy, tiến về tủ sắt. Ông ta nói: “Richard Sorge đã được mọi người biết đến, nhưng còn một lưới tình báo khác cũng đem lại thành tích lớn như thế... ”. Ông mở tủ sách rút ra một bó hồ sơ... Ông nói tiếp: “Đây này, đây là những ghi chép, nhưng tôi báo trước cho bạn rằng chỉ được công bố những tài liệu này sau khi được ban chấp hành trung ương cho phép nhé... ”. Tôi hỏi ông ta có biết tên trưởng lưới DNĐ là ai không, ông phó viện trường trả lời “Trepper”...  Thật là ngạc nhiên... Rất quan tâm đến chuyện này, tôi đề nghị ban chấp hành trung ương và ban chấp hành trung ương chỉ định một hội đồng gồm ba nhà văn trong đó có tôi viết lịch sử lưới tình báo này. Không may tác phẩm đó chưa được công bố vì đảng cộng sản Đông Đức cho rằng còn quá sớm để nói đến những điệp viên ở Berlin...

Như vậy những bài viết của Leopold không vô ích. Tàng thư của Liên xô là vĩnh cửu, chỉ chờ ngày tài liệu được công bố...

Chưa đến thời kì được trả tự do cho Leopold. Cuộc đời đi tù của anh bắt đầu... Anh đã sống qua nhiều nhà tù, chỉ có nhà tù Butirki - trại lính ngày xưa dưới thời nữ hoàng Catherine II - là đỡ khổ nhất vì có phòng rộng, thoáng khí và sáng sủa. Khi nhà tù Lubianka chật thì Leopold lại bị chuyển nhà tù. Điều này chứng minh làn sóng trấn áp ngày càng tăng... Stalin thực hiện phương ngôn Nga “Nơi linh thiêng không bao giờ vắng người”... Các cơ quan an ninh thi đua trấn áp. Nhà tù là nơi giam cầm những phần tử ưu tú của đất nước. Những đợt trấn áp liên tiếp dồn vào nhà tù kĩ sư, sĩ quan, giáo sư.

Ngay khi bắt đầu chiến tranh lạnh - năm 1947 - Stalin trấn áp những ai không nồng nhiệt với ông trong tình huống nổ ra thế chiến mới. Sắc tộc thiểu số được liệt vào loại “mắt xích yếu” nên trở thành đối tượng đàn áp mạnh. Một lần nữa quân đội lại bị thanh lọc.

Thực ra Stalin - nhà chiến lược tài ba sau Alexander Đại Đế - đại nguyên soái khó chịu với uy tín của Zhukov, người chiến thắng ở Berlin. Ông coi việc Eisenhower mời Zhukov sang thăm Hoa kì là điều sỉ nhục không thể chịu nổi đối với ông. Zhukov trở thành kẻ cạnh tranh, đối thủ, một nguy cơ của ông. Nguyên soái này sau khi được phong thưởng các danh hiệu cao quý rồi đưa đi làm tư lệnh... quân khu Odessa. Tất cả các sĩ quan dưới quyền ông đều bị đưa vào tù. Năm 1948, người Do Thái thuộc khâu yếu đã bắt đầu bị đàn áp. Sau đến lượt những “Kẻ tái phạm” tức là những kĩ sư, nhà khoa học được rút ra từ các nhà tù để phục vụ cho chiến tranh nay lại quay về tù.

Tuy có những kẻ đích thực có tội, nhưng chỉ là tối thiểu số: Vlasov và bộ tham mưu của quân “giải phóng”, những tên Gestapo đã từng gây tội ác trên đất Liên xô, những phần tử Bạch vệ đã từng chống lại Hồng quân.

Ngoài thiểu số đó, Leopold gặp toàn những người vô tội. Mỗi người vô tội đó có thể viết hàng cuốn sách về những cống hiến của họ cho đảng và cho Liên xô mà nay họ được trả công bằng mười, mười lăm hoặc hai mươi năm tù, ở Lubianka cũng như ỏ Lefortovo hoặc ở Butirki, Leopold đã gặp nhiều nhà trí thức đã sống cuộc sống mẫu mực và cao quý. Như vài vị sau đây...


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 09:46:07 am
Những cuộc gặp gỡ kì lạ trong nhà tù của Stalin

 
Khi Hồng quân Liên xô bị thất bại trong buổi đầu chiến tranh, Leopold đã gặp một sĩ quan cao cấp bị bắt làm tù binh. Người lính xô viết đã thề rằng không để mình bị bắt sống, mà phải dành viên đạn cuối cùng để tự sát. Nhưng không ai chiến đấu chỉ với lời thề: khi bắt đầu xâm lược Liên Xô, quân Đức đã bao vây nhiều sư đoàn xô viết. Nhiều binh sĩ trốn thoát, nhưng cũng nhiều người bị bắt làm tù binh. Những binh sĩ này bị kết tội là đã không tự sát. Những ai trốn thoát khỏi vòng vây trở về quân đội thì bị liệt vào tội làm gián điệp. Trong cả hai trường hợp đều bị bỏ tù.

Leopold đã sống trong xà lim với ba vị tướng xô viết. Người thứ nhất đã tham gia nội chiến khi còn trẻ; đầu thế chiến anh chỉ huy một sư đoàn Cossacks, đơn vị này bị vây. Sư trưởng bị thương nhưng trốn thoát và ẩn trong một nhà nông dân. Được dân chữa chạy xong anh vượt được vòng vây phát xít trở về quân ngũ. Anh bị hỏi cung ngay: “Tại sao anh trở về? Bọn Đức trao nhiệm vụ do thám gì cho anh?”
Choáng váng, anh bị tống vào Lubianka...

Bạn tù thứ hai cũng là một sư đoàn trưởng đã từng tham gia nội chiến. Quân Đức bao vây và đánh tan sư của anh, anh cùng số binh lính còn sống quay vào rừng tổ chức du kích chiến. Rồi quân Đức lại tiến công, viên tướng bị thua phải cùng hai đồng chí vượt vòng vây trở về với Hồng quân. Anh bị bắt vì bị nghi làm gián điệp. Tội của anh là sao không chết trong những tình huống gay gắt như thế. Anh cũng bị đưa về Lubianka...

Viên tướng thứ ba bị tống vào Lubianka chẳng có lí do gì hết. Tội của anh là đã công tác trong bộ tham mưu của Zhukov trong chiến tranh.
Cả ba vị tướng vẫn giữ vững lí tưởng, vẫn tin vào chủ nghĩa cộng sản và coi nhẹ những lời phỉ báng của số quản giáo độc ác. Họ vẫn giữ chiếc mũ đính sao đỏ, họ giải trí và giải sầu bằng những ván bài domino nặn bằng bánh mì.

Có một hôm, tay quản giáo mới cấp trung sĩ vào xà lim bắt người tù phải chào hắn. Ba vị tướng không thèm đứng chào. Một vị quát: Từ khi nào một vị tướng Hồng quân phải đứng lên chào một hạ sĩ quan?

Viên hạ sĩ quan kia thôi không dám ép nữa.

Trong khi đánh bài, họ thường trao đổi với nhau về tình hình và một trong số vị tướng đó đã nhận định vụ án của ông không phải là một sự cố cá nhân, mà chính là do chủ trương của Stalin.

Có quá nhiều chứng cớ chứng tỏ đây là một chủ trương đàn áp có hệ thống trên qui mô rộng lớn. Ví dụ chuyện hai bác sĩ người Do Thái là hai anh em ruột mà một vị tướng kể cho Leopold nghe. Hai bác sĩ này công tác trong một bệnh viện Belorussia bàn với nhau về tình huống quân Đức tràn vào thì xử trí như thế nào. Một người bác sĩ trưởng quyết định ở lại để bảo vệ các bệnh nhân trong vùng bị địch chiếm đóng. Và thực tế ông đã cứu được nhều mạng người. Bác sĩ kia kiên quyết không lưu lại vùng địch nên cùng các thầy thuốc khác rút vào khu du kích. Sau chiến tranh, vị bác sĩ trưởng bị bắt về tội cộng tác với địch, còn người em cũng bị bắt về tội bỏ bệnh nhân đi trốn...

Năm 1949, hoặc năm 1950, Leopold có bạn tù là một nhà tâm lý bác sĩ có tiếng của Liên Xô, gốc Do Thái ở Vilna. Ông hầu như đồng hóa thành người Nga về ngôn ngữ, phong tục, văn hóa. Chiến tranh ông vào quân đội chỉ huy đơn vị y tế quân đội tham gia giải phóng các nước vùng Baltic. Sau chiến tranh, ông trở thành bác sĩ tâm thần riêng cho con trai Stalin. Vasily, con trai thứ hai của Stalin được phong hàm tướng lúc hai mươi ba tuổi, là một phi công xoàng bợm rượu nổi tiếng cả Liên Xô. Vị bác sĩ tâm thần có tiếng này phải chịu trách nhiệm chữa bệnh nghiện rượu cho vị tướng trẻ đó. Sau khi chữa khỏi bệnh cho cậu công tử, Bộ An ninh thấy bác sĩ biết qúa nhiều chuyện nên quyết định bắt giam ông. Suốt quá trình lấy cung, an ninh chẳng đả động đến chuyện con Stalin, mà chỉ hỏi về tội sôvanh Do Thái. Chứng cứ ư? Khi Hồng quân tiến vào Riga hoang tàn, hàng trăm đứa trẻ lang thang trộm cắp. Vị tướng tư lệnh trong thành phố yêu cầu ông bác sĩ lập ra một trung tâm giáo dưỡng số trẻ lang thang đó. Ông đã tập hợp được số trẻ đa số là người gốc Do Thái. An ninh tóm lấy lý do đó để quật ông bác sĩ về tội sôvanh Do Thái:

- Rõ ràng anh đã ưu ái số trẻ Do Thái hơn số quốc tịch khác.

- Đâu có, sở dĩ trẻ Do Thái đông nhất vì chúng thuộc về loại gia đình khốn khổ nhất.

Các cuộc hỏi cung ngày càng lộ rõ tính bài Do Thái. Khi bổ sung biên bản, viên hỏi cung hỏi bác sĩ:

- Quốc tịch gì?

- Nga.

- Anh không phải Nga, anh chỉ là một tên Do Thái bẩn thỉu. Tại sao anh che dấu quốc tịch Do Thái?

Vị thầy thuốc tâm thần chỉ vì đã chữa bệnh cho con Stalin mà bị mắc nạn. Một người hỏi cung khác đến hỏi anh quốc tịch gì, anh khai:

- Tôi quốc tịch Do Thái.

- Anh không biết xấu hổ khi nhận là quốc tịch Do Thái hay sao? Quốc tịch thật của anh là Nga cơ mà!

- Chính tại nơi đây, trong cái nhà tù này tôi mới biết quốc tịch của tôi là Do Thái. Tôi không xấu hổ khi dân tộc tôi đã sản sinh ra cho nhân loại Jesus, Spinoza và Marx. Nếu các ông không cho người Do Thái hòa nhập vào một nước xã hội chủ nghĩa thì mặc thây các ông. Ngày nào nhân loại xóa bỏ phân biệt dân tộc, quốc gia người Do Thái chúng tôi sẽ là những người đầu tiên chứng minh tư tưởng quốc tế của chúng ta.
Khi trở về xà lim, Leopold thấy thái độ của vị thầy thuốc rất tự hào. Không khác gì khi anh trình người cha tác phẩm khoa học đầu tiên của anh và được người cha khen: “Cha rất sung sướng được thấy con thành đạt. Cha hi vọng tình thế này sẽ diễn ra lâu dài và một ngày kia con không phải tủi hổ vì con là người Do Thái”.

Sức khỏe của thầy thuốc suy giảm, anh không còn sức kháng cự và theo lời kể của nữ bác sĩ nhà tù Lubianka, anh đã chết vì suy tim.

Leopold sung sướng khi đang bị vào tù năm 1948 được làm bạn xà lim với một cựu bác sĩ hải quân vui nhộn trạc năm mươi tuổi, to khỏe, lạc quan, dí dỏm. Anh mang đến xà lim không khí thư giãn hơn nữa là vui nhộn. Đề tài vui nhộn của anh thường chính là cuộc đời của anh.
Trong chiến tranh, do biết tiếng Anh nên được phái về công tác tại Bộ Hải quân ở thủ đô vối chức trách sĩ quan liên lạc với đoàn thày thuốc Hoa Kỳ. Khi chiến thắng, anh bị bắt. Lý do? Gián điệp, bằng chứng? Lá thư của một thày thuốc Mỹ gửi cho anh bắt đầu viết bằng hai chữ: bạn thân mến. Sĩ quan hỏi cung nói:

- Dear Friend, nghĩa là gì? Nghĩa là bạn thân. Chẳng là chứng cứ tội gián điệp hay sao? Tại sao Mỹ không gọi tôi là bạn thân? Không thể được...

Lôgich không thể cãi được! Khi điều phi lý đã được quan trọng hóa thì chỉ hài hước mới lay động được nó. Anh bạn hải quân đã sử dụng hài hước một cách thường xuyên tuy không hy vọng lay động nhưng cũng làm anh hài lòng. Khi được tin Liên Xô công nhận nhà nước Israel và cử sĩ quan sang huấn luyện cho đội quân nước này, anh bạn hải quân lại đùa:

- Đáng lẽ đừng để tôi ở lại nhà tù này, xin cử tôi sang Palestine để phục vụ cho Liên Xô.

Anh đã đề nghị như vậy trong một buổi hỏi cung.

- Phái một con chó phản cách mạng sang Palestine ư? Chúng tôi chỉ cử những sĩ quan ưu tú đã được thử thách sang đó mà thôi.

Trong môi trường tù đầy, những chuyện vặt đó đều trở thành những trò giải khuây duy nhất cho người tù. Nó có tác dụng giúp họ chịu đựng, đứng vững được. Trong cảnh ảm đạm không có ngày về, nụ cười là biểu tượng cho sự sống.

Đến năm 1956, Leopold gặp lại anh hải quân đó, anh vẫn hài hước và chính có hài hước mà anh sống sót.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 09:48:33 am
Trong số bạn tù cũng có những phản diện.

Vào khoảng năm giờ sáng...  Cánh cửa mở, một quân nhân ăn mặc bảnh bao bị đưa vào xà lim. Leopold chưa phân biệt được đó là người Trung Quốc hay là người Nhật Bản vì trời còn nhập nhoạng. Người đó tự giới thiệu là tướng Tominaga, tham mưu trưởng quân đội Nhật tại Mãn Châu, bị bắt tù binh vào cuối thế chiến. Hắn đã bị đưa làm nhân chứng trong phiên tòa xét xử bọn tội phạm chiến tranh, mở tại Tokyo. Ngay hôm đầu tiên, nhìn thấy bữa cơm, hắn xin gặp giám thị nhà tù:

- Tôi bị đau dạ dày nặng, tôi không thể ăn những thứ này. (Leopold thấy bữa ăn này cũng chẳng đến nỗi, vì các sĩ quan được nhà ăn sĩ quan cung cấp).

Tominaga phàn nàn:

- Tôi không cần những thứ này, tôi không đòi hỏi gì qúa đáng: chỉ vài quả chuối mỗi ngày!

Hắn không hiểu vì sao các bạn tù phá lên cười: ở Moscow sau chiến tranh mà đòi ăn chuối thì khác gì đòi ăn cam trên bắc cực...

Tominaga đành thôi đòi chuối, nhưng được nhà tù cho ăn theo chế độ đặc biệt. Vì nhà tù đề phòng viên tướng Nhật nói lộ những lời cung khai, cho nên mới đưa Tominaga vào chung xà lim với các tù nhân mà họ tưởng là không biết tiếng Nhật cũng như tiếng Anh. Thật là sai lầm vì Leopold cũng như một vị tướng Nhật có biết tiếng của Shakespeare, tuy nói không giỏi. Một hôm, Tominaga nói bằng tiếng Pháp và kể rằng y đã từng làm tùy viên quân sự tại Paris. Từ đó giữa những người bạn tù này không gặp khó khăn gì trong giao tiếp. Leopold hỏi Tominaga:

- Anh có biết gì về Richard Sorge không?

- Tất nhiên tôi biết, vì khi xảy ra vụ đó, tôi đang là thứ trưởng bộ quốc phòng.

- Vậy tại sao Sorge bị kết án tử hình từ cuối năm 1941 mà đến tận 7 tháng 11 năm 1944 mới bị hành hình? Tại sao các ông không đề nghị đánh đổi? Nhật và Liên Xô chưa tuyên chiến với nhau (mãi đến 7 tháng 8 năm 1945 Liên Xô mới tuyên chiến với Nhật).

- Hoàn toàn sai, ba lần chúng tôi đề nghị đại sứ Liên Xô tại Tokyo đánh đổi Sorge với một tù binh Nhật. Cả ba lần chúng tôi đều nhận được cùng một câu trả lời: “Chúng tôi không biết cái anh chàng Richard Sorge là ai”.

Báo chí Nhật đã đăng bao nhiêu tin rằng Sorge có quan hệ với sứ quán Liên xô. Sorge là người đã cảnh báo Liên Xô âm mưu tiến công của Đức, là con người đã báo cho Liên Xô đang túi bụi chiến đấu với Đức ở Moscow rằng Nhật không đánh Liên Xô, tạo điều kiện cho bộ tổng tham mưu Xô viết điều các sư đoàn còn sung sức từ Siberia về cứu Moscow. Thế mà lại nói rằng họ không biết Sorge.

Người ta thích để Richard Sorge bị xử bắn còn hơn phải gánh thêm một nhân chứng về tội lỗi của họ khi chiến tranh kết thúc. Chủ trương đó không phải của sứ quán mà là của Moscow. Sorge chết vì quá thân với Berzin. Từ khi cục trưởng tình báo Hồng quân bị xử tử. Sorge bị coi là gián điệp đôi, hơn nữa là Trotskyite. Hàng tháng điện của anh không được dịch ra, cho đến khi trung tâm nhận ra cái chân giá trị của những tin tức về quân sự của anh. Sau khi anh bị Nhật bắt giam, lãnh đạo cục đã bỏ rơi anh như vứt bỏ một cái bọc công kênh: đó là chủ trương của nhóm lãnh đạo mới của cục tình báo Hồng quân.

Moscow để “tên vô danh” Richard Sorge bị bắn chết ngày 7 tháng 11 năm 1944.

Nhân chứng khác của lịch sử...

Con người đó người nhỏ nhắn, mặt gầy nhưng cương nghị. Anh ta đã kể lại đời anh khiến cho Leopold nhận ra đó là tên phó của tướng Vlasov! Con người có số phận lạ kỳ...

Cách mạng tháng Mười nổ ra khi hắn là sĩ quan trẻ của Nga hoàng. Nặng tư tưởng chống Bolshevik, hắn ôm hận với cuộc cách mạng này bằng quyết tâm trả thù: hắn xung vào Hồng quân. Thời gian trôi đi hắn chờ thời cơ phục thù. Quân Đức xâm lược Liên Xô làm cho hắn phấn chấn hẳn lên. Hắn là tên đầu tiên tham gia đội quân “giải phóng” của Vlasov. Chẳng mấy chốc tên chống cộng cuồng tín này nhận thấy đội quân này chỉ là màn kịch lừa dối nhằm giúp phát xít tuyên truyền. Trở thành chính ủy của Vlasov, hắn cố nhồi nhét vào binh lính tư tưởng quốc xã. Giữa hai con đường: làm tù binh ăn đói hoặc tham gia đội quân giải phóng, nhiều tù binh Nga đã chọn con đường thứ hai. Hắn kể rằng trong những lần đụng độ đầu tiên, phần lớn lính ngụy này đã đào ngũ chạy sang hàng ngũ Hồng quân. Một đơn vị phi công sau bao nhiêu khó khăn mới lập được bỗng kéo nhau bay về phía sân hay Xô viết.

Ngay trong bộ tham mưu của Vlasov, các sĩ quan chọn ăn nhậu hơn là đọc cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi” của Hitler. Năm tháng trôi qua, đội quân ngụy này bị Đức chuyển thành đội quân đàn áp nhân dân vùng bị chiếm đóng.

Hắn bị giam cùng xà lim với Leopold suốt thời gian xét xử Vlasov và bộ tham mưu của y. Tối tối, hắn kể lại phiên tòa rất tỉ mỉ với thái độ của người quan sát chứ không phải là bị cáo.

Hắn kể rằng hôm đầu tiên trước tòa Vlasov muốn long trọng tuyên bố với vị trí của một vị anh hùng:

- Dù các ông quyết định thế nào, tôi sẽ đi vào lịch sử!

Tòa im lặng. Bỗng một giọng the thé từ phía các bị cáo vọng ra:

- Đúng, anh sẽ bước vào lịch sử qua cái đũng quần.

Đó là tiếng của viên phó của tướng Vlasov, kẻ đùa dai đến cùng. Sau khi tòa tuyên án treo cổ, tòa hỏi ai có ý kiến gì không. Tên bạn tù của Leopold đứng lên nghiêm trang phát biểu ý kiến:

- Tôi có một đề nghị: Tôi khẩn khoản xin tòa đừng treo cổ tôi bên cạnh Vlasov!

- Tại sao thế? - Chủ tọa phiên tòa hỏi.

- Người Vlasov rất to, còn tôi lại nhỏ xíu. Treo cổ cạnh nhau sẽ khiến cho buổi lễ mất không khí trang nghiêm đi!

Khi cai tù dẫn y sang khu xà lim tử hình, y xiết tay các bạn tù và tuyên bố: Tôi đã và sẽ còn là kẻ thù không đội trời chung với chế độ Xô viết. Tôi chỉ ân hận có một điều: đã đi theo cái đạo quân Vlasov thối nát đó.

Hắn nói điều đó với ý thức đầy đủ.

Tuổi tác không làm cho thân hình cao lớn của tên này còng xuống. Quần áo ngược với dáng đi thanh lịch: chiếc quần ngắn thò cả bắp chân, chiếc varơ quá rộng vắt trên vai...  Hắn bước vào xà lim của Leopold như đi vào phòng khách của giới thượng lưu: hắn đến gần từng người rồi tự giới thiệu tên với cái giọng xun xoe hơi ngả đầu xuống.

Hắn tự giới thiệu với Leopold: Vitali Szulgin...

Anh nhìn hắn sửng sốt: Vitali Szulgin, trùm Trăm Đen (Black Hundred) (1)?

- Chính tôi, tôi cho rằng anh đã đọc cuốn sách xuất bản tại Moscow về chuyện của tôi; nhưng hãy cẩn thận, sách đó còn xa sự thật...  - Szulgin thanh minh.

- Tôi trước hết phải cho anh biết rằng tôi là người Do Thái.

- Trong tù chúng ta chẳng có gì phải giấu diếm nhau, nhưng tôi xin báo để cho anh biết rằng từ nhiều năm tôi không còn bài Do Thái nữa. Năm 1935 tại Paris, tôi đã phát biểu trong một cuộc họp trước tổ chức Tam điểm về vấn đề “Tại sao tôi không còn bài Do Thái nữa”.

Rồi Szulgin lên giường cạnh Leopold và bắt đầu kể lại cuộc đời mình. Vào buổi đầu chiến tranh, bọn quốc xã mời hắn sang Berlin tham gia phong trào chống cộng sản. Nhưng mặc dù chống cộng triệt để, có cảm tình với phát xít, hắn đã từ chối vì hắn nhận xét rằng những tên Đức đó chẳng quan tâm gì đến việc nước Nga đỏ hay trắng, nó quan tâm chủ yếu là chiếm được những vùng lãnh thổ bao la. Suốt thế chiến, hắn mai danh ẩn tích trong một làng nhỏ bên Nam Tư. Sau chiến tranh, hắn quyết định quay về Liên Xô vì chiến thắng đã làm cho tư tưởng đại tộc Nga nổi bùng lên. Lưu luyến đất mẹ, hắn quyết định kết thúc cuộc đời trên đất Nga, dù có phải vào tù.

Hắn đến trình diện sứ quán Liên xô tại Belgrade. Viên sĩ quan trực ban trẻ ngạc nhiên thấy một người tự nguyện vào tù, tra cứu danh sách những người bị truy tìm. Szulgin không có tên trong danh sách:

- Ông có thể đi đi, chúng tôi không biết ông.

Nhưng hắn không thất vọng. Hôm sau hắn lại đến. Một viên đại tá trực ban. Từ lúc Szulgin xưng tên, đại tá đứng dậy, xông thẳng vào Szulgin và thét:

- Chính mày là Szulgin, kẻ đã tổ chức những vụ tàn sát người Do Thái ở nước Nga phải không?

- Thế là có người còn nhận ra tôi - Tên trùm Trăm Đen kêu lên.

Người ta đưa hắn lên máy bay về Moscow. Hắn hằng mơ ước trở thành phi công, nay được mở đầu chuyến đi máy bay trong đời theo lộ trình Belgrade - Lubianka.

Rồi đến việc hỏi cung...

- Cần gì phải mất thì giờ - Hắn tuyên bố với sĩ quan hỏi cung. Ông cứ đưa tôi vào xà lim tôi sẽ viết lịch sử cuộc đời tôi và những tội ác của tôi chống lại Liên Xô...

Hắn viết hàng trăm trang. Mỗi khi hắn đi khai cung, hàng trăm sĩ quan xúm vào nghe hắn khai vì đây là buổi khai cung bổ ích. Szulgin đã tiếp phần mới lạ vào lịch sử nước Nga trước cách mạng tháng Mười. Với cương vị trùm Trăm Đen, hắn đã cùng hai phái viên nữa tham gia phái đoàn các chính đảng đến gặp Nga Hoàng đòi ông vua này thoái vị. Nicholas II đang mải đánh cờ, khi thấy có chuyện đòi ông thoái vị đã vui vẻ kêu lên:

- Thôi, thế là xong!

Szulgin kể thêm:

- Các anh có biết không, đó là vị vua đần độn nhất trong triều đình nước Nga.

Quan điểm chính trị của Szulgin khá kỳ quặc. Hắn thường thuyết người ta nghe luận điểm ưa thích: sự vĩ đại của nước Nga:

- Đất nước chúng ta dưới sự lãnh đạo của Stalin đã trở nên một đế quốc tầm cỡ thế giới. Ông ta đã đạt được mục tiêu mà các thế hệ người Nga hàng mong ước. Chủ nghĩa cộng sản sẽ biến mất như một vật xấu xí, nhưng đế quốc vẫn tồn tại. Tiếc rằng Stalin chưa phải là Nga hoàng, mặc dù ông có đủ các phẩm chất của Nga hoàng. Cộng sản các anh không hiểu gì về tâm hồn Nga. Dân tộc Nga có nhu cầu gần như tôn giáo là được một người cha lãnh đạo để giao phó số phận cho người cha đó. A, tiếc rằng Stalin lại là Bolshevik!

Tôi không muốn được tha, bởi vì ở đâu tôi cũng sẽ bị đón tiếp như các anh đã đón tiếp tôi. Tôi hi vọng sẽ được cấp một xà lim để tôi yên tĩnh viết lịch sử đất nước ta...

Hắn vốn là một tên bài Do Thái cuồng nhiệt, là kẻ đã tổ chức bao nhiêu vụ tàn sát người Do Thái lại được trả lại tự do trước những đảng viên cộng sản. Hắn được cấp một đất ở một làng quê và cho đến ngày nay hắn tiếp tục viết những sách nịnh chế độ Stalin.
 


----------------------------------------------------------
(1) Đảng Trăm Đen gồm những toán vũ trang chuyên gây ra các vụ tàn sát người Do Thái trước năm 1917.


Tiêu đề: Re: Dàn Nhạc Đỏ_ (Leopold Trepper)
Gửi bởi: hoi_ls trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 01:25:04 pm
Được trả tự do

 
Đầu tháng ba năm 1953 chế độ nhà tù Lubianka bỗng trở nên khắc nghiệt hơn. Những lỗ nhìn ở các xà lim bị bịt lại, không cho đi dạo nữa. Lính gác rầu rĩ. Tù nhân tự hỏi: liệu cuộc chiến tranh mới nổ ra chăng?

Một buổi sáng, hàng loạt đại bác nổ. Các sĩ quan trong tù thừa nhận đó là đại bác bắn trong một buổi lễ chính thức. Vậy là lễ mừng hay là lễ tang? Nhìn đầu các cai ngục, tù nhân đoán là lễ tang. Rồi mọi việc lại trở lại bình thường...  Một hôm có một tù nhân mới đến cho biết rằng Stalin mới chết. Các tù nhân phản ứng khác nhau, chẳng ai luyến tiếc Stalin, một số lo chế độ mới sẽ còn cay nghiệt hơn. Nỗi lo lắng này trở nên căng hơn khi tù nhân bị chuyển sang nhà tù Lefortovo. Sang tháng năm, Leopold bị gọi lên gặp giám thị:

- Anh có thể viết đơn xin Hội đồng ba bộ xét lại án cho anh.

Leopold vội viết đơn ngay trong phòng của giám thị gửi ban bí thư, gửi đích danh Beria là người phụ trách về an ninh. Hai tháng trôi qua. Leopold gửi thư lên giám thị để hỏi vì sao anh không được trả lời. Giám thị lại gọi anh lên và hỏi:

- Tại sao anh lại viết thư gửi đích danh Beria?

- Thế đó chẳng là tập quán hay sao? - Leopold ngỡ ngàng hỏi.

- Viết cho bộ trưởng an ninh hoặc gửi ban bí thư trung ương.

Leopold quay về xà lim và được tin Beria đã bị cách chức, không còn lãnh đạo bộ an ninh quốc gia nữa. Đến tháng tám, tù nhân lại được quay về Lubianka. Anh vào phòng Abakumov trước kia nhưng ngạc nhiên không thấy vị tướng đó, mà có người khác đến thay. Đó là một vị tướng già, đầu hói, râu rậm. Tướng quân thấy Leopold vào liền đứng dậy chào anh rất thịnh tình:

- Xin mời Lev Zacharevich ngồi xuống.

Leopold ngạc nhiên vì bao nhiêu năm qua có ai gọi tên và họ anh theo lối Nga như thế đâu.

- Anh đã xem báo những năm vừa qua chưa? - Vị tướng hỏi.

- Đọc báo? Không, làm gì được đọc.

- Trước hết tôi xin tự giới thiệu: Cách đây vài tuần tôi là Thứ trưởng Bộ An ninh; trước kia tôi là người cộng tác thân cận của Dzerzhinski nhưng tôi đã từ bỏ công tác đó vì không hợp với tôi. Tôi mang ít báo cho anh đọc và anh cho nhận xét với cương vị không phải tù nhân...
Viên tướng gọi nước chè và bánh kẹp thịt, rồi cho anh xem số báo đề ngày 16 tháng 1 năm 1953. Ở trên trang có một tiêu đề: “Những tên gián điệp và sát nhân khốn nạn nấp dưới mặt nạ giáo sư y khoa”. Và ở trang cuối có thông báo của hãng TASS tóm tắt vụ án áo trắng: “Mới đây, co quan an ninh quốc gia đã khám phá một toán gián điệp y khoa có mục đích giết các lãnh đạo Liên Xô bằng chất độc. Kèm theo tên chín người trong có sáu giáo sư Do Thái có tiếng của Liên Xô”. Phần lớn số khủng bố này quan hệ với tổ chức quốc tế Do Thái theo chủ nghĩa dân tộc tư sản”.

Viên tướng theo dõi phản ứng của Leopold sau khi anh này xem xong báo:

- Theo ý kiến thành thật của anh về vụ án này là thế nào?

- Lố bịch, nếu định thủ tiêu các nhà lãnh đạo, thì dùng nhũng chuyên gia, việc gì phải dùng đến thày thuốc...

- Đúng thế! Trong vụ này chúng tôi đã phát hiện ra sự thật, nhưng tiếc rằng chậm quá...

Ông đưa cho Leopold tờ Sự Thật ra ngày 4 tháng 4 năm 1953. Ở trang hai có thông báo của Bộ Nội vụ như sau: Đã chứng minh được lời khai của các bị cáo rằng những lời buộc tội họ đều do các nhân viên điều tra Bộ An ninh Quốc gia cũ dùng những phương pháp điều tra không thể chấp nhận được và bị luật pháp xô viết cấm dùng.

Vị tướng lấy lại tờ báo:

- Theo ý kiến thành thật của anh về vụ án này là thế nào?

Vị tướng đưa ra tờ báo cuối cùng là tờ Sự Thật ra tháng bảy năm 1953 báo tin đã khai trừ Beria ra khỏi ban chấp hành trung ương, ra khỏi ĐCS, cách hoàn toàn chức vụ của “tên kẻ thù của nhân dân” ra khỏi Bộ An ninh. Viên tướng nói:

- Anh là người đầu tiên trong bản danh sách tù nhân mà bộ quyết định điều tra lại bởi vì chúng tôi biết rằng anh vô tội.

Khi Leopold quay lại xà lim và kể lại việc vừa qua không khí xà lim sôi động hẳn lên. Ai cũng hi vọng vài hôm sau một bạn tù của anh là tướng được gọi lên phòng hỏi cung và ở đây anh được báo tin rằng hồ sơ của anh đang được xét lại.

Trong thời gian đó, việc thanh trừng xảy ra mạnh mẽ. Tân Bộ Trưởng An ninh, Serov, thân cận của Khrushchev, chỉ đạo thanh trừng. Sau khi Beria bị loại vào ngày 26 tháng 6, đến lượt Abakumov cravát lòe loẹt, bị bắt, cũng như Rumin, nhà “sáng chế” ra vụ án Áo trắng.
Vào tháng chạp năm 1953, một sĩ quan mới nghiên cứu hồ sơ của Leopold: không hỏi cung ban đêm nữa, mà vào ban ngày. Ngôn từ cũng thay đổi hẳn: viên sĩ quan nắm chắc vụ Dàn Nhạc Đỏ không dùng cụm từ “những điệp viên của lưới” mà dùng cụm từ “những anh hùng chiến đấu chống chủ nghĩa quốc xã”..

Sang đến tháng giêng 1954 thì xong biên bản mới. Viên sĩ quan điều tra báo cho Leopold biết rằng hồ sơ của anh sẽ được chuyển lên Tòa án quân sự tối cao và anh sẽ được trả lại tự do.

Đến tháng hai, Leopold được chuyển vào bệnh viện nhà tù Butirki cùng số bạn tù được xét lại vụ án. Trong nhiêu tuần lễ, các thày thuốc ra sức phục hồi sức khỏe cho số tù nhân đã bị đầy đọa trong bao nhiều năm trường. Khi số này trở về nhà tù, các xà lim biến thành như khách sạn: thức ăn dồi dào, sách, báo, cai tù nhã nhặn tận tụy phục vụ như các phục vụ viên khách sạn...  Thời gian cũng thay đổi!

Ngày 23-3, Leopold được gọi lên Bộ An ninh, được một viên tướng chúc mừng sinh nhật lần thứ 50 của anh và ngày thành lập Hồng quân. Ba tháng sau, vào ngày 23 tháng 5 năm 1954, anh lại được Bộ triệu tập. Anh được đón tiếp long trọng, một sĩ quan đọc quyết định của Tòa án quân sự tối cao: Anh được hoàn toàn phục hồi, mọi tội danh trước kia buộc cho anh đều bị tuyên bố là không có căn cứ.

Từ từ, óc Leopold ghi những lời đó và diễn dịch ra: Anh sẽ ra tù, lấy lại tự do, tìm lại gia đình. Bỗng họng anh ngẹn ngào; anh lẩm bẩm: Thế còn gia đình tôi ra sao?

- Anh đừng lo ngại. Một sĩ quan sẽ đưa anh về nhà. Ngày mai lãnh đạo cục sẽ tiếp anh để giải quyết mọi vấn đề vật chất để tri ân những công lao anh đã đóng góp cho Liên xô nhằm đảm bảo cho anh sống với gia đình một cách xứng đáng...

Họ đưa cho anh quyết định trả tự do. Leopold kí nhận, nhìn viên tướng già và hỏi ông:

- Tôi còn phải kí gì nữa không?

Anh biết rằng thông thường một tù nhân được tha còn phải kí bản cam kết phải im miệng về tất cả những gì xảy ra trong thời gian bị giam cầm...

Viên tướng đỏ mặt...

- Không, tuyệt đối không! Anh có quyền và thậm chí có nhiệm vụ phải kể tất cả biến cố anh đã trải qua trong những năm bị thẩm vấn... Chúng tôi không còn sợ chân lí nữa. Chúng ta cần có chân lí nó cần cho chúng ta như dưỡng khí vậy...

Than ôi, cái phong trào “trăm hoa” đó chẳng tồn tại được bao lâu thì tù nhân được tha lại buộc phải giữ im lặng. Nhưng Leopold sung sướng vì được nghe thấy những lời nói đó, những lời nói chỉ đạo cách xử thế trong suốt cuộc đời của anh. Nó đến rất muộn màng. Những trường thoại đẹp đẽ về toàn bộ chân lí, nhưng một khi người ta xây dựng vương quốc trên dối trá và làm giả, người ta chẳng dễ gì phát hiện ra con đường chân lí.

Thế là xong. Leopold được một đại tá dẫn ra khỏi nhà tù Lubianka sau khi vào đây chín năm bẩy tháng.

Tiếp xúc đầu tiên của anh với toàn bộ ánh sáng thật lạ kì. Anh như người say rượu, bước chân khó khăn, tầm nhìn như bị mờ đi và anh khó phát hiện không gian bao la không có chấn song giới hạn.

Hai người lên xe và xe lăn bánh ngay. Một ý nghĩ ám ảnh anh: Sẽ gặp vợ con trong vị thế nào? Các con anh có nhận anh không. Và Luba? Họ có được báo trước việc anh được tha không? Xe đến làng Babuchkin nhỏ bé, cách Moscow mười hai kilôrnet. Hai người dừng xe trước căn nhà số 22 phố Naprudnaia...  Viên đại tá nói gọn thon lọn:

- Đây rồi.

Leopold bước xuống và xe chạy đi. Anh đứng im một lúc lấy hơi thở vì qúa xúc động và cũng để ngắm bộ quần áo lố lăng của mình: Chiếc ba lô lủng lẳng trên tay, chiếc quần và áo thun mà bạn tù cho, anh trông như một gã lang thang...  Bộ quần áo của anh lúc bị bắt đã rách nát và bỏ đi rồi, bây giờ chỉ sót lại chiếc áo bađơxuy cũ kỹ đã từng phục vụ anh trong những đêm đông lạnh buốt. Anh hỏi chủ nhà 22 gia đình Trepper sống ở đâu...

Người đàn ông nhìn anh từ đầu đến chân rồi với giọng nửa tò mò nửa thù địch trả lời cụt lủn:

- Đằng sau nhà này, trong túp lều kia kìa...

Túp lều: Người ta không thể tìm cho gia đình anh chỗ nào hơn một túp lều à? Anh đi một vòng sau ngôi nhà mới thấy một túp lều thật bằng gỗ, rất nghèo nàn... Anh lại gần và gõ cửa. Một thanh niên mở cửa: Đó là Edgar, con anh...  Nó không nhận ra anh, nó nhìn anh với vẻ nghi ngờ. Anh hiểu rằng chuyến trở về này chẳng thuận lợi. Anh được tự do, nhưng chưa hề tưởng tượng ra rằng giành lại được tự do sao mà khó thế. Anh giữ bình tĩnh nói với con:

- Tôi là bạn của cha cháu, tôi đưa tin tức về cha cháu...

Nó nhìn anh chằm chằm và lắc đầu:

- Ông nhầm rồi, chúng cháu không còn cha, người đã chết trong chiến tranh rồi...

Anh thấy đôi chân muốn khuỵu xuống, phải ra sức bình sinh mới đứng thẳng được:

- Thế anh cả cháu đâu, cậu ấy không có nhà à?

- Không, anh ấy ở Moscow, tối nay mới về nhà.

- Thế mẹ cháu đâu?

- Mẹ cháu đang ở tỉnh khác...

Anh cảm thấy mệt nhoài, rất mệt: Con anh đã đón anh như một người lạ đến quấy rầy nó.

- Chú rất mệt, cháu có thể cho chú nằm nghỉ ở buồng bên cạnh được không?

- Nếu chú muốn, xin chú nằm trên giường...

Edgar mang đến một chén cà phê rồi biến mất.

Anh chìm trong tuyệt vọng bao la, không có giới hạn. Là người tùng trải qua tất cả những thử thách mà vẫn giữ vững được niềm hi vọng, nay anh quỵ ngã. Xúc động làm anh sụp xuống và nước mắt chạy quanh mắt anh. Anh thấy mình là người lạ trước vợ con mình: Ý nghĩ đó xé nát tim anh, ngực anh bị đau đớn khôn cùng. Hàng giờ anh đã khóc như con trẻ. Đôi lúc anh đã giữ bình tĩnh, cố phân tích, cố bấu víu vào một niềm hi vọng, nhưng vô ích. Anh chẳng còn gì, anh đã mất hết. Anh nằm vật ra như thế. Bỗng cửa mở. Họ thì thầm ở buồng bên. Anh nhổm dậy và hé cửa: Michel, đứa con trai cả của anh vừa trở về. Anh tự giới thiệu và cố sức thì thầm:

- Chào cháu, thế cháu có nhận ra chú không?

Nó quan sát anh khá lâu, suy nghĩ và trả lời:

- Xin lỗi ông, không, cháu không nhớ rằng đã gặp chú...

Nó cũng thế...

Anh nài nỉ:

- Vậy cháu thử nhớ lại khi còn niên thiếu...

- À thực ra, cháu cảm thấy hình như đã gặp chú ở đâu đó...

Sau này Michel kể rằng người đàn ông anh đã gặp hôm đó giông giống người cha nó, nhưng cái ông già tóc hoa râm và giáng vẻ ôm ốm chỉ hơi giống hình ảnh người cha của nó. Ngoài ra phải biết rằng nó đã được thông báo chính thức rằng cha nó đã bị phát xít giết chết rồi cơ mà.
Anh cố giữ bình tĩnh để nói với Michel:

- Chú là bố của con đây...  Bố đã trở về Liên xô đã mười năm và cũng trong mười năm đó bố đã bị tù...  Họ mới trả lại tự do cho bố và đưa bố về với các con...  Con cần hỏi bố gì không?

- Một câu hỏi thôi - Michel trả lời - Tại làm sao người ta bỏ tù bố? Ở nước ta, người vô tội không thể nào bị bỏ tù mười năm.

Leopold ngồi phịch xuống ghế. Hình như anh rất xanh. Anh rút một tờ giấy từ trong túi ra đưa cho con: Đó là tuyên bố của Tòa án tối cao Liên xô khẳng định những tội danh tố cáo anh đều không có căn cứ và anh đã được phục hồi.

Michel đọc và im lặng. Sắc mặt của nó có thay đổi...

- Bây giờ, Leopold bảo con, ta giả định rằng chúng ta có thể ôm hôn nhau chứ...

Nó tiến lại gần. Anh ôm lấy con và...

Anh cảm thấy một niềm vui rất dịu dàng và rất mạnh mẽ; anh vội hỏi:

- Mẹ đâu?

- Mẹ đi Georgia đã hai hôm rồi. Mẹ là thợ ảnh rong. Mẹ đến đó đều đều ba tuần mới trở về để mang tiền nuôi gia đình. Con sẽ đánh điện báo tin cho mẹ...

Khi nhận được điện có nội dung: “Bố đã trở về, xin mẹ về nhà ngay” Luba cứ tưởng là một việc làm khiêu khích của cơ quan an ninh. Tuy thế chị cũng không thể gạt phắt khả năng này cho nên chị vay tiền để trở về nhà. Xe lửa chật khách, chị phải trình bức điện mới được thu xếp chỗ ngồi trong buồng dành cho công nhân đường sắt.

Cuối cùng Luba trở về... Sau mười lăm năm xa cách, thoạt nhìn thấy nhau đã giá trị hơn ngàn diễn văn...  Khóc vì vui và chen lẫn nỗi buồn...  Không có sự phục hồi nào xóa nổi những năm tháng mất mát và điều khẳng định nào còn khuấy lại nỗi ưu tư.

Hạnh phúc đối với anh hình như còn mong manh...  Anh sống những thời gian này như trong mơ vì còn khả năng bị thực tế tàn phá một cách thô bạo.

Rồi cả khu phố loan tin “Chồng bà Luba đã trở về”. Hàng xóm, người tò mò và tất nhiên cả những chỉ điểm viên kéo đến. Bao nhiêu bàn tay giơ ra với Leopold, anh phải bắt tay, phải kể chuyện và giải thích...

Vài hôm sau, một chiếc xe lộng lẫy đỗ trước nhà gỗ của anh. Một đại tá đến truyền đạt lời mời của Cục trưởng cục tình báo Hồng quân mời anh đến cục. Anh lại vào căn phòng năm 1937 tướng Berzin gặp anh. Một vị tướng khá già bước ra xiết tay anh một cách dạt dào tình cảm...

- Vậy mà - Ông nói - Vậy mà!

Ngạc nhiên về cách mào đầu này, Leopold gay gắt đặt câu hỏi:

- Tại sao trong nhiều năm Cục trưởng không bênh vực tôi?

- Nhưng ai có thể bênh vực anh - Viên tướng cười - Chúng tôi cùng ở một nơi với anh. Chỉ sau khi Stalin chết, chúng tôi mới có thể loại trừ bè lũ chịu trách nhiệm bắt giữ những điệp viên khi họ trở về Liên xô. Anh hãy coi những năm ngồi tù như thời gian chiến đấu chống quân thù. Hãy quên quá khứ đi. Vào tuổi năm mươi anh vẫn còn trẻ. Chúng tôi sẽ hết sức khôi phục sức khỏe cho anh và chuyển anh về sống tại trung tâm thủ đô. Chúng tôi đã đề nghị chính phủ trả lương hưu cho anh. Và bây giờ anh dự định làm gì?

- Tôi xin như năm 1945: Trở về Ba Lan đất nước của tôi. Công tác tình báo của tôi đã kết thúc ngày giải phóng Paris. Sau đó tùy thuộc vào ý chí của tôi.

Lưỡng lự một chút, vị tướng nói:

- Nhưng các con anh đều được giáo dục tại Liên xô. Ở lại Liên xô hợp lý hơn, nơi đây anh được hưởng tất cả các quyền lợi xứng đáng với con người như anh. Anh dễ kiếm việc làm...

- Không, tôi vẫn là công dân Balan. Trong chiến tranh, ở nước tôi ba triệu người Do thái đã bị thủ tiêu. Vị trí của tôi là sống trong cái cộng đồng bé nhỏ đã sống sót sau lễ thiêu sinh...

Ông chúc anh may mắn và từ biệt. Đó là lần quan hệ cuối cùng của anh với cơ quan tình báo. Từ ngày hôm đó, anh quay lại những kỉ niệm thời kì hoạt động tình báo xô viết. Đối với anh, những kỉ niệm đó lạ thay như là của thời kì tiền sử vậy.

Cục trưởng giữ lời hứa. Anh được vào viện dưỡng bệnh trong nhiều tuần lễ; vài tháng sau, anh được phân một căn hộ và đến năm 1955, anh được nhận lương hưu vì có công đối với Liên Xô. Trên sổ hưu trí của anh, những năm ngồi tù được tính là những năm công tác trong cơ quan tình báo.

Một nhiệm vụ rất đặc biệt!
 
 
Hết