Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:20:57 pm



Tiêu đề: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:20:57 pm
CÓ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ TẬP THỂ ANH HÙNG, CÓ TẬP THỂ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ NHÂN DÂN ANH HÙNG, DÂN TỘC ANH HÙNG, ĐẢNG ANH HÙNG

                        HỒ CHÍ MINH




(https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/6/63/Ahllvt.jpg)




1. ĐẠI ĐỘI 32 BẢO VỆ ĐẢO CỒN CỎ
TRUNG ĐOÀN 270, QUÂN KHU 4


Đại đội 32 là đơn vị hỗn hợp gồm bộ binh và các phân đội công binh, cao xạ, hóa học, thông tin... làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Cồn cỏ (vị trí tiền tiêu của miền Bắc, cách đất liền 30km). Từ tháng 8 năm 1964, đảo đã bị máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá 841 lần bằng nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, mức độ rất ác liệt, thời gian kéo dài (có đợt 24 ngày liền). Cán bộ chiến sĩ đơn vị đã nêu cao cảnh giác, chiến đấu dũng cảm mưu trí, hiệp đồng chặt chẽ, đánh bại các âm mưu thủ đoạn của địch, giữ vững trận địa. Đơn vị đã bắn rơi 31 máy bay Mỹ, phối hợp với bộ đội hải quân bắn chìm 2 tàu, bắn bị thương 4 tàu Mỹ. Đơn vị có nhiều gương chiến đấu tiêu biểu như: khẩu đội Nguyễn Văn Mật, Nguyễn Văn Nhâm bị bom vùi cả người lẫn súng hoặc bị bom chậm nổ rơi trúng vị trí vẫn bình tĩnh dũng cảm tiếp tục chiến đấu bắn rơi máy bay; Thái Văn A bị thương vẫn đứng trên chòi cao quan sát địch; các đồng chí Vũ Đức Duệ, Bùi Thanh Phong, Nguyễn Văn Khánh bị sốt rét, bị thương nặng vẫn kiên quyết không rời vị trí chiến đấu v.v...

Đại đội đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì, 4 Huân chương Quân công (hạng nhì và ba), 2 Huân chương Chiến công (hạng nhất và nhì); được thư khen của Bác Hồ, Bác Tôn. Toàn thể cán bộ chiến sĩ đều được khen thưởng. 49 đồng chí được tặng thưởng Huân chương.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 32 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





2. ĐẠI ĐỘI 9 BỘ BINH
ĐOÀN 565 QUÂN KHU 4


Đại đội 9 thành lập từ kháng chiến chống Pháp, chiến đấu trên chiến trường Bình - Trị - Thiên đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì. Từ tháng 3 năm 1964 đến tháng 12 năm 1967, đại đội làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở, tuyên truyền vận động những người theo phỉ và bảo vệ hành lang Bắc Nam của ta trong địa phận huyện Ma Ha Xay (Trung Lào). Đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn gian khổ (thiếu lương thực thuốc men, địa bàn rừng núi hiểm trở, ngôn ngữ bất đồng...) kiên trì thực hiện “3 cùng” với nhân dân, được nhân dân tin yêu đùm bọc, tạo thành thế bao vây cô lập vùng hoạt động của bọn phỉ, đã tiến hành tuyên truyền vận động được 30 người theo phỉ trở về. Đơn vị đã giúp nhân dân trong huyện nâng cao đời sống mọi mặt (tâng năng suất cây trồng, có nếp sống hợp vệ sinh, có lớp học chữ); giúp xây dựng lực lượng dân quân du kích ở các bản làng, nâng cao chất lượng bộ đội địa phương bạn và cùng bộ đội bạn đánh địch trên địa bàn, diệt 76 tên, bắt 5, thu nhiều vũ khí.

Vừa chiến đấu công tác vừa xây dựng nội bộ tốt, đơn vị có 100% cán bộ chiến sĩ tình nguyện giúp bạn lâu dài. 100% đồng chí thông thạo tiếng địa phương, không có đồng chí nào vi phạm kỷ luật quần chúng. Đơn vị còn tích cực tăng gia sản xuất tự túc (riêng năm 1965 sản xuất được 10 tạ lúa, bảo đảm 90% quân số công tác và chiến đấu).

Đại đội đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 9 đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





3. BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG HÀM RỒNG
TỈNH THANH HÓA


Bộ đội phòng không Hàm Rồng bao gồm các đơn vị thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đã chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).

(Những lực lượng chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng:
Bộ đội chủ lực: Trung đoàn 228 cao xạ 57 (Quân khu 3); Đại đội 1, Đại đội 2. Đại đội 5 cao xạ 57 (Trung đoàn 234); Đại đội 45 cao xạ 57 (Sư đoàn 330); Đại đội 21 cao xạ 14 ly 5 (Sư đoàn 350); Đại đội 17 cao xạ 37 (Sư đoàn 304): Đại đội 21 súng 12,7 ly trung đoàn 66 (Sư đoàn 304); Đại đội 23A và Đại đội 23B trung đoàn 57 (Quân khu 3). Riêng 2 ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 còn có 2 tàu hải quân 120 Phân đội 1, tàu 136 Phân đội 3.
Bộ đội địa phương: Đại đội 4; Đại đội 5; Đại đội 6 (tiểu đoàn 3) cao xạ 37 ly và Trung đội 11 cao xạ 14 ly 5 tỉnh Thanh Hóa. Đại đội 9 cao xạ (tiểu đoàn 4) tỉnh Thanh Hóa.
Dân quân: Đại đội dân quân tự vệ tiểu khu Nam Ngạn và Trung đội dân quân xã Yên Vực (lực lượng chủ yếu) ngoài ra còn có dân quân tự vệ Lò Cao, Nhà máy Điện. Nhà máy Nam Phát, thôn Đông Quang, tiểu khu Hàm Rồng và các xã Hoằng Long, Hoằng Lý, Hoằng Anh).


Địch đã dùng trẽn 1560 lần chiếc máy bay các loại, đánh phá cầu Hàm Rồng 315 lần với trên 1600 tấn bom đạn các loại bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi xảo quyệt. Bộ đội phòng không Hàm Rồng nêu cao ý chí quyết tâm làm tốt mọi công tác chuẩn bị để chiến đấu lâu dài và bảo vệ bằng được cầu (đã dùng trên 2 vạn ngày công san 5 ngọn đồi, tát cạn đồng lầy, cải tạo địa hình, bố trí các trận địa thật, giả, làm đường sá...). Các đơn vị đã đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm mưu trí, luôn rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau... Kết quả, qua hơn 600 ngày đêm chiến đấu đã đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của địch, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng và các mục tiêu khác trong khu vực, bắn rơi 78 máy bay địch, bắn bị thương nhiều chiếc khác (có 9 máy bay rơi tại chỗ).

Bộ đội phòng không Hàm Rồng đã được tặng thưởng 182 Huân chương Quân công và Chiến công các hạng (58 Huân chương cho các đơn vị, 124 Huân chương cho các cá nhân).

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Bộ đội phòng không Hàm Rồng đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:23:14 pm
4. ĐẠI ĐỘI 4 SÚNG 12,7 LY
BỘ TƯ LỆNH 559


Đại đội 4 thành lập tháng 5 năm 1965, thuộc Quân khu 4. Tháng 8 năm 1965, đại đội chuyển về Đoàn 559 làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường 20. Mặc dù máy bay địch đánh phá ác liệt, đời sống rất gian khổ cán bộ chiến sĩ đơn vị vẫn tìm mọi cách khắc phục, bảo đảm sinh hoạt bình thường, quân số thường xuyên chiến đấu từ 90 đến 95%.

Đơn vị đã độc lập chiến đấu hơn 30 trận, bắn rơi 14 máy bay Mỹ, có 4 chiếc rơi tại chỗ, ngay từ loạt đạn đầu; bảo vệ người và vũ khí được an toàn, không có thương vong. Nhiều trận đơn vị đã mưu trí dùng lực lượng nhỏ mà thắng lớn như ngày 5 tháng 6 năm 1966, khẩu đội 5 bắn rơi 1 máy bay F105; ngày 17 tháng 6 năm 1966, khẩu đội 2 và khẩu đội 5 bắn rơi 1 máy bay F105...

Đơn vị kết hợp tốt vừa chiến đấu vừa xây dựng, chiến sĩ có thể đảm nhiệm được nhiều vị trí và chỉ huy được khẩu đội.

Đại đội đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





5. ĐẠI ĐỘI 48 CAO XẠ 14,5 LY
TIỂU ĐOÀN 14, SƯ ĐOÀN 330, QUÂN KHU 3


Đại đội 48 thành lập tháng 3 năm 1964, từ tháng 1 năm 1965 đến tháng 7 năm 1965, đơn vị phối thuộc trung đoàn 213 chiến đấu ở chiến trường Lào.

Cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao ý chí quyết tâm, kiên trì chịu đựng gian khổ ác liệt khắc phục mọi khó khăn, đã đánh 47 trận (36 trận trên đất ta, 15 trận trên đất bạn), cùng các đơn vị bạn bắn rơi 43 máy bay địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ địa bàn hết sức quan trọng của bạn. Đơn vị đã chịu nhiều hi sinh tổn thất nhưng vẫn kiên quyết không rời vị trí được giao khi làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực Na Cay nơi trung ương bạn đứng chân, đơn vị bị địch liên tục đánh vào trận địa, có lần cán bộ trung đội đại đội không còn ai, một đồng chí khẩu đội trưởng (Nguyễn Hổng Quảng) đã lên thay thế tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Đơn vị xây dựng nội bộ tốt, được nhân dân và bộ đội nước bạn tin yêu quý mến.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba; 2 Huân chương Chiến công (hạng nhất, hạng nhì). 100% cán bộ chiến sĩ được khen thưởng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 48 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






6. TIỂU ĐOÀN 14 PHÁO CAO XẠ 37 LY
(TIỂU ĐOÀN NGUYỄN VIẾT XUÂN)
SƯ ĐOÀN 325, QUÂN KHU 4


Tiểu đoàn 14 thành lập tháng 3 năm 1953 (là 1 trong 6 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 đầu tiên của quân đội ta), trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã bắn rơi 9 máy bay giặc Pháp. Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 tiểu đoàn đã cơ động chiến đấu trên nhiều địa bàn nước ta và nước bạn (Lào). Trong thời gian hơn 2 năm, đơn vị đã hành quân trên 200.000km đồng bằng và rừng núi, qua nhiều trọng điểm địch đánh phá ác liệt (có lần địch ném 200 quả bom loại 500kg, bắn nhiều đạn các loại vào trận địa). Đơn vị đã nêu cao tinh thẩn quyết tâm, vượt mọi khó khăn ác liệt, chiến đấu mưu trí dũng cảm trong 400 trận đánh; đã bắn rơi 91 máy bay (trong đó có 23 chiếc rơi tại chỗ). Trong chiến đấu, nhiều cán bộ chiến sĩ đã nêu gương sáng, tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân (lúc đó là chính trị viên đại đội 3 trong tiểu đoàn) bị thương nặng vẫn động viên đơn vị chiến đấu bắn rơi 3 máy bay Mỹ. (Sau khi Nguyễn Viết Xuân hi sinh tiểu đoàn 14 mang tên Nguyễn Viết Xuân làm tên truyền thống của đơn vị mình).

Toàn tiểu đoàn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, đã được tặng thưởng 3 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì; các đại đội, trung đội trong tiểu đoàn đã được thưởng 14 Huân chương Quân công, 13   Huân chương Chiến công.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Tiểu đoàn 14 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:25:56 pm
7. TIỂU ĐOÀN 20 PHÁO CAO XẠ
BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 20 được thành lập trong chiến dịch Điện Phủ và đã lập nhiều thành tích trong chiến dịch lịch sử đó. Đầu năm 1965 tiểu đoàn rời sư đoàn 320 đi chiến đấu trên đất Lào. Từ tháng 6 năm 1965 tiểu đoàn về Đoàn 559 làm nhiệm vụ bảo vệ vị trí Tà Khống trên đường số 9 là nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt hòng ngăn chặn sự chi viện của ta cho chiến trường miền Nam. Tiểu đoàn đã độc lập chiến đấu trên 100 trận với trên 600 lần chiếc máy bay giặc Mỹ (có lần một ngày phải chiến đấu với 52 lần chiếc máy bay địch).

Các đơn vị trong tiểu đoàn đều đánh rất dũng cảm mưu trí, đã bắn rơi 36 máy bay, bắn bị thương 39 chiếc khác. Riêng tại Tà Khống, đơn vị đã bắn rơi 24 chiếc, bắn bị thương 25 chiếc khác. Có trận, tiểu đoàn bắn rơi 7 chiếc (ngày 24 tháng 2 năm 1966).

Vừa chiến đấu vừa chú trọng xây dựng, tiểu đoàn đã đào tạo đủ số cán bộ đáp ứng nhu cầu của đơn vị mình, còn bổ sung cho các đơn vị bạn được 50 đồng chí. Nội bộ đơn vị luôn đoàn kết nhất trí, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, bảo đảm đời sống tinh thần, vật chất cho bộ đội trong điều kiện chiến đấu ở xa hậu phương rất khó khăn gian khổ.

Trong kháng chiến chống Pháp các đơn vị trong tiểu đoàn đã được tặng thưởng 3 Huân chương Quân công, 14 Huân chương Chiến công. Từ năm 1965 đến năm 1967, Tiểu đoàn được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Tiểu đoàn 20 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





8. ĐẠI ĐỘI 1 PHÁO CAO XẠ 57 LY
TRUNG ĐOÀN 234  BỘ TƯ LỆNH PHÒNG KHÔNG


Đại đội 1 thành lập tháng 5 năm 1963; tháng 6 năm 1964 đơn vị nhận nhiệm vụ đi chiến đấu ở chiến trường Lào, tháng 2 năm 1965 bảo vệ cầu Hàm Rống, tháng 7 năm 1965 bảo vệ đơn vị tên lửa, từ tháng 2 năm 1966 bảo vệ khu Trung ương Đảng Chính phủ ta ở Hà Nội.

Trong hơn 3 năm chiến đấu trên nhiều chiến trường và nhận các nhiệm vụ khác nhau, đại đội 1 luôn là đơn vị giỏi của trung đoàn, là 1 trong số đơn vị giỏi nhất loại pháo cao xạ 57 ly của Quân chủng Phòng không - Không quân. Khi cơ động chiến đấu trên địa hình rừng núi phức tạp hiểm trở, đơn vị đã khắc phục khó khăn đảm bảo an toàn người và vũ khí đến địa điểm trước thời gian quy định. Khi làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Hàm Rồng, đại đội cũng là một trong số đơn vị đánh tốt nhất, luôn phát huy hỏa lực chính xác, hiệp đồng kịp thời, ăn ý... chỉ trong thời gian 5 tháng đã bắn rơi được 6 máy bay phản lực Mỹ và góp phần cùng các đơn vị bạn bắn rơi nhiều chiếc khác. Tính chung trên các chiến trường, đại đội 1 đã bắn rơi 9 máy bay, góp phần cùng các đơn vị bạn bắn rơi nhiều chiếc khác; đồng thời đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng.

Đại đội luôn chú trọng công tác xây dựng đơn vị, luôn là đơn vị khá của trung đoàn về các mặt công tác chính trị - tư tưởng, huấn luyện, bảo quản vũ khí khí tài, vệ sinh phòng bệnh v.v...

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





9. TIỂU ĐOÀN 61 TÊN LỬA
TRUNG ĐOÀN 236
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Tiểu đoàn 61 thành lập tháng 5 năm 1965. Cán bộ chiến sĩ đã nêu cao ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, khẩn trương tiếp thu và làm chủ loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội ta lúc đó. Tháng 8 năm 1965, ra quân đánh trận đầu tiểu đoàn tiêu diệt gọn 1 tốp 3 máy bay F4H của giặc Mỹ. Từ đó đến cuối năm 1967 tiểu đoàn 61 đã đánh 30 trận, bắn rơi 23 máy bay, trong đó có nhiều trận diệt gọn cả tốp, có trận đánh rơi máy bay RF101, luôn bảo đảm an toàn lực lượng của ta. Trong chiến đấu, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn đã bình tĩnh, dũng cảm, phát huy tốt tính năng về kỹ thuật, chiến thuật, 100% nhân viên chiến đấu đều hoàn thành nhiệm vụ.

Đơn vị luôn chú trọng các mặt công tác, xây dựng nội bộ, đặc biệt công tác phát triển Đảng (riêng năm 1966- 1967 đã kết nạp được 49 đảng viên).

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Tiểu đoàn 61 tên lửa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:28:22 pm
10. ĐẠI ĐỘI 1 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 921
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Đại đội 1 thành lập năm 1956, từ đó đến năm 1964 đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện lái máy bay chiến đấu MIG17 tại nước bạn. Về nước, đại đội tiếp tục hoàn thành chương trình huấn luyện nâng cao và chuyển loại MIG21.

Ngày 3 tháng 4 năm 1965, đại đội bước vào chiến đấu. Tính chung đơn vị đã đánh 13 trận, bắn rơi 16 máy bay Mỹ (MIG 17 bắn rơi 12 chiếc, MIG21 bắn rơi 4 chiếc); trong chiến đấu luôn mưu trí, dũng cảm, vận dụng thuần thục các kỹ thuật và linh hoạt về chiến thuật, lấy ít đánh nhiều, lấy ưu thế tinh thần áp đảo địch để giành lấy thế chủ động; nhiều trường hợp đã buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta. Hấu hết cán bộ chiến sĩ đơn vị đều lập công trong đó nổi lên gương chiến đấu dũng cảm mưu trí của Phạm Ngọc Lan, Trần Hanh, Lâm Văn Lích... trong các hoàn cảnh cực kỳ hóc hiểm vẫn tiêu diệt được địch, ta an toàn.

Đơn vị chiến đấu và xây dựng nội bộ tốt, luôn giữ vững vị trí lá cờ đầu trong thi đua. Toàn đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công hạng nhì và ba; các đồng chí đã tham gia chiến đấu đều được tặng thưởng Huân chương.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





11. ĐẠI ĐỘI 1 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 923
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Đại đội 1 Không quân được bạn giúp xây dựng huấn luyện tháng 4 năm 1965 về nước. Trong tám tháng cuối năm 1965, đơn vị đã khắc phục khó khăn, dẫn đầu trung đoàn, đạt chất lượng cao trong các chương trình huấn luyện bay phức tạp.

Từ năm 1966, đại đội bắt đầu ra quân chiến đấu, tính đến cuối năm 1967, đơn vị đã đánh 18 trận, bắn rơi 21 máy bay địch (gồm các chủng loại AD6, C47, A4D, F8, F105 và máy bay không người lái). Nhiều trận, địch đông gấp 4, gấp 6 lấn ta (như trận 19 tháng 7 năm 1966 ở Vĩnh Phú, trận 5 tháng 9 năm 1966 ở Nam Hà, trận ngày 16 tháng 9 năm 1966 ở Hải Hưng v.v...), các biên đội trong đại đội vẫn giữ vững đội hình, lấy tinh thần áp đảo địch, bị địch bám đuôi đã quay lại đối đầu hoặc vòng gấp bám đuôi địch hay chọc thẳng vào sườn làm rối loạn đội hình chúng. Khi địch bỏ chạy đã nhanh chóng bám sát đến thật gần mới nổ súng, tiêu diệt gọn nhiều tốp máy bay địch.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng nhì); 100% cá nhân tham gia chiến đấu được tặng thưởng Huân chương các loại.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





12. PHÂN ĐỘI 7
THUỘC KHU TUẦN PHÒNG 2, BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Phân đội 7 thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1959, có 4 tàu, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía nam Quân khu 4.

Các tàu của ta sức cơ động kém rất nhiều so với tàu địch. Song phân đội đã kiên trì phục kích tiêu diệt được 2 tàu biệt kích, vừa bảo vệ bờ biển, vừa góp phần củng cố lòng tin tàu ta có thể đánh tàu tốc độ nhanh của địch. Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964, địch nhiều lần cho các loại máy bay hiện đại đánh phá vùng biển, tìm diệt lực lượng hải quân ta. Toàn phân đội đã nêu cao ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn ác liệt, đánh địch 37 trận, trận nào cũng chủ động nổ súng, cùng các đơn vị bạn bắn rơi 30 máy bay địch.

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, tại khu vực sông Gianh phân đội đã nổ súng hút địch về mình cứu được 1 tàu quốc doanh. Sau đó đơn vị chiến đấu với lực lượng lớn máy bay địch. Tàu bị cháy, thành tàu thủy nước tràn vào; người bị thương, nhưng cán bộ chiến sĩ vẫn đánh trả quyết liệt, bắn rơi 1 máy bay địch mới trở vể cảng.

Ngày 31 tháng 8 năm 1965, Phân đội có tàu 181 đã một mình chiến đấu với 36 chiếc máy bay địch suốt trong 2 giờ. Cán bộ chiến sĩ có người hi sinh và hầu hết bị thương, nhưng anh em vẫn bám súng đánh địch quyết liệt đến khi tàu chìm hẳn.

Phân đội đã cứu được 18 thuyền của nhân dân (trong đó có 4 thuyền đánh cá Trung Quốc), và 84 người dân bị đắm thuyền.

Toàn phân đội đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba. Tất cả các tàu và 100% cán bộ chiến sĩ trong phân đội được khen thưởng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Phân đội 7 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:30:29 pm
13. ĐOÀN 125 VẬN TẢI BIỂN
BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Đoàn thành 125 được lập tháng 10 năm 1961, trang bị tàu nhỏ hoạt động độc lập dài ngày trên biển trong mọi điều kiện thời tiết, trong vùng địch kiểm soát gắt gao. Cán bộ chiến sĩ có quyết tâm cao, bình tĩnh linh hoạt xử trí nhiều tình huống tưởng chừng không thể vượt qua để đưa vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam. Có nhiều chuyến anh em phải tự tìm bến; nhiều lần vừa đi về chưa kịp nghỉ ngơi, có lệnh anh em lại hăng hái lên đường.

Từ một đơn vị vận tải nhỏ lúc đầu chỉ có bốn thuyền gỗ, đến năm 1967 Đoàn đã được trang bị tàu khá hiện đại, đội ngũ thủy thủ, thợ máy có tay nghề vững vàng tự sửa chữa được những hư hỏng máy móc thiết bị trên tàu.

Các đơn vị trong Đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhất, 2 Huân chương Quân công hạng nhì, 3 Huân chương Quân công hạng ba, 26 Huân chương Chiến công các loại.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đoàn 125 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





14. ĐẠI ĐỘI 4 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 2, TRUNG ĐOÀN 7 BỘ TƯ LỆNH CÔNG BINH


Từ tháng 8 năm 1964 đến cuối năm 1967, Tiểu đoàn 2 hoạt động ở chiến trường Lào, vừa bảo đảm giao thông, vừa xây dựng cơ sở, củng cố vùng giải phóng của bạn.

Đại đội bảo đảm giao thông trên cung đường dài hàng trăm cây số qua những vùng rừng núi khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp lại có nhiều thổ phỉ và máy bay địch đánh phá ác liệt dai dẳng. Yêu cầu về thời gian mở đường rất khẩn trương, việc cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men rất khó khăn. Cán bộ chiến sĩ đơn vị đã nêu cao quyết tâm khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua bom đạn ác liệt, có thời gian mỗi ngày phải làm việc từ 18 đến 20 giờ. Vừa làm đường đơn vị vừa tổ chức chiến đấu tiễu phỉ và đánh trả không quân địch, bắn rơi 1 máy bay AD6...

Hầu hết cán bộ chiến sĩ thông thuộc ngôn ngữ và phong tục tập quán của nhân dân địa phương, thực hiện “3 cùng” với nhân dân. Đơn vị đã chữa bệnh cho 132 người, được nhân dân tin cậy. Đại đội còn xây dựng cơ sở ở 36 bản, vận động được 2707 người về bản làm ăn, tổ chức được 88 người vào dân quân du kích.

Đại đội đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





15. TIỂU ĐOÀN 25 CÔNG BINH
BINH TRẠM 1, BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 25 được thành lập tháng 4 năm 1958, thuộc sư 305. Từ năm 1964 đơn vị chuyển sang làm nhiệm vụ mở đường, bắc cầu, bảo đảm giao thông trên các đường số 7, 9, 12. Tiểu đoàn đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua bom đạn, khắc phục khó khăn, đã phá 150 quả bom chậm nổ, làm trên 100km đường vòng, đường tránh; mở 186km đường mới, bắc hàng trăm cầu các loại (từ 5m đến 80m) bảo đảm được giao thông thong suốt cho gần 53 vạn lượt xe vận chuyến trên đường số 9 và các khu vực Xiêng Phan, Châu Pha Năng, Khe Nhu Tây Trường Sơn.

Đơn vị đã chú trọng làm tốt công tác xây dựng nội bộ - bảo đảm tốt đời sống tinh thần vật chất cho bộ đội trong điều kiện tiếp tế có nhiều khó khăn; đã đào tạo bối dưỡng nguồn cán bộ đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và còn cung cấp cho trên đủ cán bộ để tổ chức hai khung tiểu đoàn.

Toàn tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba; 3 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Tiểu đoàn 25 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:32:29 pm
16. ĐẠI ĐỘI 2 THÔNG TIN
TRUNG ĐOÀN 134 CỤC THÔNG TIN LIÊN LẠC


Đại đội làm nhiệm vụ bảo vệ đường dây điện thoại từ Hòa Bình đến Nghệ An dài hơn 500km. Phần lớn đường dây mắc qua địa hình rừng núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Đơn vị đã nêu cao quyết tâm vượt qua khó khán, ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1966, để khắc phục đường dây bị lụt làm gián đoạn (2 lần nước lụt làm ngập hơn 7 km đường dây, gãy 62 cột), cán bộ chiến sĩ đơn vị đã phải ngâm mình dưới nước 2 ngày đêm liền kéo, đẩy, dựng cột, rải dây. Kết quả đã khôi phục thông tin thông suốt.

Trong hơn 3 năm, địch đánh phá đường dây 528 lần, làm đứt 2180 quãng dây, đổ 345 cột; có đợt địch đánh 180 lần trong 14 ngàv liền... đơn vị đã bám sát đường dây. nhanh chóng khắc phục hậu quả, bảo đảm thông tin luôn luôn thông suốt.

Đơn vị luôn chú trọng công tác huấn luvện cho cán bộ chiến sĩ, tổ chức huấn luyện kỹ thuật cho 1432 dân quân tự vệ ở dọc tuyến đường, nhờ đó nhiều lần đường dây đứt được dân quân, tự vệ tự động giúp sửa chữa kịp thời.

Đơn vị còn giỏi tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, khắc phục khó khăn trong việc tiếp tế, tự lực xây dựng doanh trại, tiết kiệm cho công quỹ số tiền lớn, luôn đảm bảo 98% quân số công tác.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công (hạng nhì và ba).

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 2 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





17. ĐẠI ĐỘI 9 ÔTÔ VẬN TẢI
TIẾU ĐOÀN 734 - CỤC VẬN TẢI TỔNG CỤC HẬU CẦN


Đại đội 9 được thành lập tháng 4 năm 1965, làm nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho tiền tuyến. Trên những cung đường đơn vị vận chuyển địch đánh phá rất ác liệt cán bộ chiến sĩ đã dũng cảm vượt qua bom đạn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch vận chuyển và giữ gìn xe tốt. Trong điều kiện vận chuyển khẩn trương nhưng đơn vị luôn chấp hành nghiêm các chế độ bảo dưỡng xe. Đêm chạy trên đường, ngày tranh thủ bảo dưỡng xe. Những ngày chờ đợi đã trở thành những ngày tu sửa bảo quản xe. Nhờ vậy. mặc dù đường xấu, xe cũ nhưng hệ số kỹ thuật xe vẫn vượt quy định từ 15 đến 20%. Đặc biệt trong năm 1966, do yêu cầu nhiệm vụ xe đơn vị hoạt động cả 30 đêm trong tháng. Có trung đội 4 tháng đã chạy tới 51.125 km an toàn. Nhiều lần vận chuyển trên những đoạn đường có đèo cao, vực thẳm, máy bay địch bắn phá phía trước, phía sau nhưng cán bộ chiến sĩ Đại đội 9 vẫn dũng cảm đưa xe tới đích an toàn.

Đại đội 9 đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 9 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





18. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ VĨNH GIANG
THUỘC KHU VĨNH LINH - QUÂN KHU 4


Vĩnh Giang là xã ở bờ Bắc sông Bến Hải, nên địch thường cho biệt kích, gián điệp lén lút ra phá hoại. Từ cuối năm 1964, địch dùng máy bay đánh phá liên tục vào xã. Dân quân du kích đã nêu cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên tuần tra canh gác nghiêm ngặt, đã bắt được 52 tên gián điệp biệt kích (có 20 tên rất nguy hiểm). Dân quân du kích đã làm nòng cốt xây dựng làng xã chiến đấu, trổng 1000 bụi tre, 200.000 cây quanh làng, đào hàng ngàn công sự, hàng ngàn mét địa đạo... đã tổ chức chiến đấu tốt, bắn rơi được 1 máy bay phản lực Mỹ.

Dân quân du kích Vĩnh Giang còn làm nòng cốt trong phong trào tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, dẫn đầu khu vực Vĩnh Linh; 100% đồng chí đã tham gia làm nhiệm vụ trong gần 2 năm, mỗi người đi từ 7 đến 17 chuyến chuyên chở trên biển, đã có nhiều gương dũng cảm mưu trí chiến đấu với máy bay, tàu chiến địch.

Dân quân du kích đã tình nguyện bám những nơi khó khăn nguy hiểm để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, góp phần quan trọng xây dựng Vĩnh Giang thành xã dẫn đầu về mọi mặt của khu vực Vĩnh Linh.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Dân quân du kích xã Vĩnh Giang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:34:50 pm
19. ĐẠI ĐỘI DÂN QUÂN TỰ VỆ TIỂU KHU NAM NGẠN
THỊ XÃ THANH HÓA


Tiểu khu Nam Ngạn ở phía Nam cầu Hàm Rống khoảng 600 mét, là nơi địch liên tục đánh phá ác liệt từ ngày 3 tháng 4 năm 1965. Đại đội dân quân tự vệ của tiểu khu đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên 90 trận, góp phần cùng quân dân khu vực Hàm Rồng bắn rơi 78 máy bay Mỹ, bảo vệ được cầu. Trong chiến đấu, cán bộ chiến sĩ đơn vị đều bình tĩnh, dũng cảm, bị thương không rời vị trí. Đơn vị đã động viên và gương mẫu đóng góp hàng ngàn công xây dựng trận địa, đường sá, ngụy trang cấp cứu thương binh... Không quản khó khăn nguy hiểm, không tiếc mồ hôi xương máu. Đặc biệt trong trận ngày 26 tháng 5 năm 1965, đại đội đã chủ động hiệp đồng với tàu hải quân chiến đấu đánh máy bay địch, vận chuyển đạn, cấp cứu thương binh; có đồng chí bị thương vẫn không rời vị trí, tiếp tục chiến đấu cho đến khi hi sinh.

Dân quân tự vệ Nam Ngạn còn nêu cao vai trò xung kích trong sản xuất, xung phong nhận làm những ruộng ở sát mục tiêu, bị địch đánh nhiều lần, vẫn bảo đảm cấy hết diện tích.

Đơn vị đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất; 10 cá nhân được tặng thưởng Huân chương trong đó Ngô Thị Tuyển được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội dân quân tự vệ tiểu khu Nam Ngạn đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





20. ĐẠI ĐỘI TỰ VỆ PHÂN XƯỞNG SÀNG CỬA ÔNG
XÍ NGHIỆP THAN CẨM PHẢ


Đại đội tự vệ phân xưởng sàng xí nghiệp than Cẩm Phả 5 năm liền là đơn vị tiên tiến của Quân khu Tả Ngạn.

Trong 2 năm 1965, 1966 đại đội đã chiến đấu với máy bay Mỹ 11 trận, góp phần cùng quân dân Cửa Ông bắn rơi 17 máy bay Mỹ. Nhiều lần địch đánh vào nhà máy, có ngày chúng đánh 3 đợt liên tục, anh chị em bị bom vùi vẫn không rời trận địa. Trong các trận chiến đấu, đại đội luôn luôn có mặt phục vụ bộ đội xây dựng trận địa, di chuyển pháo, tiếp đạn, tải thương, thay thế pháo thủ. Đại đội còn tích cực xâv dựng hệ thống hầm hào, tổ chức cảnh giới báo động, vì vậy trong 2 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ không một công nhân tự vệ nào của nhà máy bị thương vong.

Trong lao động sản xuất, anh chị em tự vệ luôn gương mẫu làm nòng cốt dẫn đầu phong trào bám sát nhà máy “địch đến là đánh, địch đi là sản xuất”.

Năm 1965, Đại đội được tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội tự vệ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





21. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ TÚ NANG
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA


Xã Tú Nang gồm 12 bản nằm dọc theo đường số 6 là xã có truyền thống trong kháng chiến chống Pháp. Dân quân du kích xã Tú Nang là đơn vị mạnh, luôn luôn giữ vai trò nòng cốt bảo vệ trị an cũng như sản xuất của địa phương.

Ngày 18 tháng 2 năm 1966, máy bay Mỹ đến đánh phá xã Tú Nang, các chiến sĩ dân quân du kích đã bình tĩnh chờ máy bay địch vào đúng tầm bắn có hiệu quả mới nổ súng bắn rơi 1 chiếc A6A.

Dân quân du kích xã Tú Nang 6 năm liền là đơn vị tiên tiến nhất của tỉnh Sơn La được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 nám 1967, Dân quân du kích xã Tú Nang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:37:37 pm
22. TRUNG ĐỘI DÂN QUÂN THÔN TÂY
XÃ NGƯ THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH


Từ năm 1964 đến năm 1967, ba năm liền trung đội dân quân thôn Tây, xã Ngư Thủy là đơn vị tiên tiến. Cán bộ chiến sĩ trung đội là lực lượng nòng cốt của địa phương đã vượt qua bom đạn ác liệt của giặc Mỹ, bám biển đánh bắt cá. Trung đội còn xây dựng trận địa phòng không giặc đến là đánh.

Ngày 2 tháng 3 năm 1966, giặc Mỹ cho 6 máy bay đến đánh phá xã Ngư Thủy, trung đội đã bình tĩnh dũng cảm bắn rơi 1 máy bay phản lực Mỹ bằng súng bộ binh.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Trung đội dân quân thôn Tây được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





23. ĐỒN CÙ BAI (235)
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG VĨNH LINH


Đồn biên phòng Cù Bai ở biên giới Việt - Lào, sát giới tuyến quân sự tạm thời. Nhiều năm công tác, chiến đấu trong những điều kiện vô cùng khó khăn gian khổ, cán bộ, chiến sĩ luôn lạc quan, hết lòng hết sức giúp đỡ địa phương xây dựng cơ sở chính trị, giữ vững an ninh biên giới, phát triển sản xuất. Đồn đã làm tham mưu cho chính quyền địa phương vận động nhân dân rời bản cũ xây dựng bản mới để kết hợp vừa chiến đấu vừa sản xuất. Trong đó đã xây dựng được xã Hướng Lập là lá cờ đầu vể bảo vệ trật tự trị an.

Đồn Cù Bai đã phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 8 máy bay Mỹ, đồng thời nâng cao cảnh giác trấn áp bọn phản động diệt và bắt bọn gián điệp, biệt kích.

Đồn được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, 5 Huân chương Chiến công các hạng, được Bộ công an, Bộ giáo dục, Bộ văn hóa, Bộ y tế tặng cờ và bằng khen.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, đồn Cù Bai được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





24. ĐỒN CHA LO (111)
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG QUẢNG BÌNH


Đồn Cha Lo, nằm trên đường chiến lược số 12 sát biên giới Việt - Lào. Cán bộ chiến sĩ luôn vững vàng trong thời bình cũng như thời chiến vận động nhân dân xây dựng xã, bản đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu, bảo vệ trị an vùng cửa khẩu. Đồn Cha Lo luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, đã xây dựng nhiều trận địa đánh máy bay địch, bắn rơi 2 chiếc, bắn bị thương nhiều chiếc khác.

Đồn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đồn Cha Lo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:40:04 pm
25. ĐỒN CẦU TREO (93)
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG HÀ TĨNH


Đồn Cầu Treo nằm trên đường chiến lược số 8 sát biên giới Việt - Lào. Nhiều năm liền cán bộ, chiến sĩ đồn Cầu Treo bền bỉ xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ trị an. Đồn đã đập tan nhiều âm mưu phá hoại của bọn phản động, diệt và bắt nhiều toán gián điệp, biệt kích, giữ vững an ninh biên giới. Đồn Cầu Treo đã tích cực đánh máy bay địch, bắn rơi 6 chiếc.

Đồn đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì, nhiều năm là Đơn vị Quyết thắng, 100% cán bộ, chiến sĩ được khen thưởng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1967, đồn Cầu Treo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





26. TRUNG ĐOÀN 280 PHÁO CAO XẠ
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Trung đoàn 280 đã tham gia chiến đấu ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bỉnh, cơ động nhiều nơi, bảo vệ một số mục tiêu đường xa dân, ở nơi rừng núi hiểm trở rất nhiều khó khăn về điều kiện sống và chiến đấu.

Vũ khí cũ (pháo 90 và 85 từ kháng chiến chống Pháp) xuống cấp nhanh, hỏng hóc nhiều do thường xuyên cơ động trên mặt đường xấu xóc... Trung đoàn đã có quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, luôn tìm ra cách đánh phù hợp khắc phục chỗ yếu phát huy chỗ mạnh của vũ khí, nắm quy luật hoạt động và chiến thuật của địch để giành thế chủ động, chớp thời cơ đánh địch có hiệu quả. Đơn vị đã bắn rơi 177 máy bay Mỹ gồm 20 chủng loại (có 49 chiếc rơi tại chỗ) đặc biệt có 2 chiếc “cánh cụp cánh xòe”. Trung đoàn 280 là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay nhất trong số các trung đoàn pháo cao xạ trong toàn quân. Đơn vị còn phối hợp với trung đoàn 214 bắn rơi 79 chiếc khác.

Đơn vị kết hợp tốt chiến đấu và huấn luyện, đã xây dựng được 5 tiểu đoàn vững để bổ sung cho chiến trường miền Nam, bồi dưỡng đào tạo được hơn 700 cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn. Hầu hết chiến sĩ được huấn luyện thành các “pháo thủ toàn năng”.

Công tác xây dựng nội bộ được chú trọng. Đời sống tinh thần vật chất cán bộ chiến sĩ được chăm sóc tốt, đảm bảo 95 đến 98% quân số khỏe thường xuyên, giữ gìn bảo quản vũ khí tốt.

Trung đoàn giữ quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân chật chẽ, luôn hiệp đồng với các đơn vị bạn lúc thường cũng như lúc chiến đấu.
Trung đoàn đã được tặng thưởng 4 Huân chương Quân công (2 hạng nhì, 2 hạng ba).

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Trung đoàn 280 được Chủ tịch nưốc Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





27. TRUNG ĐOÀN 214 PHÁO CAO XẠ
QUÂN KHU 4


Trung đoàn 214 được thành lập tháng 7 năm 1957. Năm 1963 đơn vị về Quân khu 4, từ 1965 đến cuối tháng 10 năm 1968, Tiểu đoàn chiến đấu ở Vinh, sông Gianh, Ròn, Xuân Sơn, Đá Mài, Long Đại là những trọng điểm địch đánh phá rất ác liệt. Trung đoàn và các đơn vị thuộc quyền đều đánh tốt trong nhiều quy mô và hình thức chiến thuật. Tính chung, trung đoàn đã bắn rơi 162 máy bay Mỹ các loại (có 53 chiếc rơi tại chỗ, 18 chiếc rơi ban đêm). Ngoài ra đơn vị còn phối hợp với trung đoàn 280 bắn rơi 79 chiếc khác.

Có nhiều trận, trung đoàn lập thành tích xuất sắc: 1 ngày trong tháng 9 năm 1965, đơn vị đã bắn rơi 6 máy bay; trong 1 tháng chiến đấu ở Xuân Sơn và Long Đại, mặc dù địch dùng nhiều thủ đoạn, bay nhiều hướng, nhiều tầng, khi đánh ồ ạt, khi đánh nhỏ lẻ, có ngày chúng đánh hàng trăm lần... đơn vị đều tìm cách đánh có hiệu quả, bắn rơi 9 máy bay (có 5 chiếc rơi tại chỗ), bảo vệ được các bến phà.

Đợt chiến đấu tháng 8 năm 1967, mỗi ngày đơn vị bắn rơi 1 máy bay (tổng số 13 chiếc, có 2 máy bay B57, 6 chiếc rơi tại chỗ, 3 chiếc rơi ban đêm). Từ năm 1968, địch dùng nhiều vũ khí hiện đại và cách đánh tinh vi xảo quyệt hơn, trung đoàn đã nghiên cứu tìm ra cách đánh phù hợp, trong 10 tháng vẫn bắn được 53 máy bay địch.

Trung đoàn kết hợp chặt chẽ chiến đấu và xây dựng, đơn vị trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt: cán bộ các cấp có trình độ tổ chức chỉ huy quản lý tốt, chiến sĩ thành thạo sử dụng vũ khí khí tài, đảm nhiệm được nhiều chức trách, đã có 579 đồng chí được đề bạt cán bộ các cấp. Công tác nuôi quân, bảo quản vũ khí khí tài đều được làm chu đáo.

Trung đoàn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân cồng hạng nhì, 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Trung đoàn 214 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:42:38 pm
28. TIỂU ĐOÀN 6 PHÁO CAO XẠ 37 LY
TRUNG ĐOÀN 270, QUÂN KHU 4


Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968 tiểu đoàn 6 chiến đấu ở khu vực Vĩnh Linh. Cán bộ, chiến sĩ có quyết tâm cao, sẵn sàng chiến đấu tốt, trong mọi tình huống máy bay địch đánh ngày đánh đêm, đánh tập trung hay đánh lén, đánh nhiều độ cao, nhiều hướng đều bị cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 6 phát hiện trừng trị. Đơn vị đã đánh 725 trận, bắn rơi 109 máy bay Mỹ. Có trận hơn 20 lần chiếc máy bay địch quần đảo trong suốt 4 giờ liền quyết diệt các trận địa của đơn vị, anh em vẫn bình tĩnh chờ địch vào đúng tầm bắn hiệu quả, nổ súng chính xác, bắn rơi tại chỗ 4 chiếc (1 AD6, 3 máy bay lên thẳng) góp phần quan trọng cùng đơn vị bạn bắn rơi thêm 3 chiếc khác. Có lúc vừa phát hiện đơn vị bạn bị máy bay địch ném bom, tiểu đoàn đã nhanh chóng cơ động đến và nổ súng được ngay, bắn rơi 3 chiếc, bảo vệ đơn vị bạn được an toàn.
Chiến đấu khẩn trương, ác liệt, đơn vị vẫn chú trọng làm tốt công tác xây dựng nội bộ. Cán bộ các cấp từ khẩu đội trở lên đều có trình độ tổ chức chỉ huy quản lý huấn luyện bộ đội tốt, các chiến sĩ đều đạt loại giỏi trong huấn luyện, mỗi người có thể thao tác thành thạo nhiều số trong khẩu đội. Tiểu đoàn luôn bảo quản tốt vũ khí khí tài; bảo đảm quân số khỏe 98%, nội bộ đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì, 2 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Tiểu đoàn 6 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





29. TIỂU ĐOÀN 64 TÊN LỬA
TRUNG ĐOÀN 236 SƯ ĐOÀN 361
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Tiểu đoàn 64 thành lập tháng 5 năm 1965, chỉ sau 3 tháng huấn luyện đơn vị đã bước vào chiến đấu. Từ đó đến tháng 10 năm 1968 tiểu đoàn đã cơ động chiến đấu ở các khu vực thuộc Vĩnh Phú, Yên Bái, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nội. Tiểu đoàn có quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, nắm vững khoa học kỹ thuật, bảo quản tốt vũ khí khí tài, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, có lệnh là mở máy được ngay, bắn chính xác (tỉ lệ 4,6 quả đạn hạ 1 máy bay). Tiểu đoàn đã bắn rơi 40 máy bay Mỹ ,(có 2 máy bay trinh sát hiện đại RF4C) nhiều trận đánh hay như ngày 26 tháng 7 năm 1965 với 3 quả đạn, hạ 2 máy bay địch ở độ cao 19km. Trận 26 tháng 8 năm 1965 tại Việt Trì, bằng 1 quả đạn bắn rơi 2 máy bay; trận 17 tháng 1 năm 1967 hạ 2 máy bay trinh sát RF4C tối tân bằng 2 quả đạn; trận 20 tháng 10 năm 1967, tiểu đoàn bị nhiều máy bay địch bắn vào trận địa vẫn phát huy hỏa lực bắn rơi 2 máy bay địch.

Tiểu đoàn đã phấn đấu trưởng thành nhanh chóng, luôn tranh thủ huấn luyện kỹ thuật chiến thuật cho cán bộ chiến sĩ, đơn vị đã bảo quản tốt và tự sửa chữa được 252 lần hỏng hóc khí tài mà theo quy định phải thợ chuyên môn mới sửa được. Tiểu đoàn còn đào tạo được 38 cán bộ quản lý và chỉ huy đáp ứng yêu cầu của đơn vị và cung cấp cho trên.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công hạng ba, 4 Huân chương Chiến công (hạng nhì và hạng ba).

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Tiểu đoàn 64 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





30. TIỂU ĐOÀN 1 PHÁO BINH 100 LY
TRUNG ĐOÀN 164, QUÂN KHU 4


Tiểu đoàn thành lập năm 1950 lấy tên là tiểu đoàn 53 Thái Bình, tháng 12 năm 1953 ghép vào Trung đoàn 50 Quân khu Tả Ngạn, từ năm 1967 đến tháng 5 năm 1968 chiến đấu ở khu vực Vĩnh Linh. Tiểu đoàn có quyết tâm cao, bất kỳ lúc nào có lệnh là nổ súng được ngay, bắn chính xác. Các đơn vị trong tiểu đoàn đều đánh giỏi trong nhiều quy mô và hình thức chiến thuật (đánh nhỏ lẻ, đánh vừa, đánh tập trung cả tiểu đoàn cũng như đánh hiệp đổng binh chủng). Tính chung, tiểu đoàn đánh 304 trận, với 3432 viên đạn đã tiêu diệt được 2700 tên địch, phá hủy 102 xe quân sự (trong đó có 28 xe tăng), 5 máy bay lên thẳng, 8 khẩu pháo, 5 kho xăng, 3 kho quân sự lớn, 2 lô cốt, 10 nhà lính; bắn chìm 8 tàu hàng, bắn bị thương nhiều tàu chiến, tàu hàng khác. Đơn vị còn tham gia chi viện đắc lực cho bộ binh, tạo điều kiện cho bộ binh tiêu diệt 7000 tên Mỹ - ngụy, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh khác.

Đứng chân nơi địch thường xuyên đánh phá, đơn vị đã bị 59 lần máy bay, pháo binh địch đánh vào trận địa nhưng do làm tốt việc ngụy trang phòng tránh nên đã hạn chế được nhiều thiệt hại.

Tiểu đoàn kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, cán bộ tổ chức, chỉ huy quản lý tốt; hầu hết pháo thủ các số đều có thể thay thế cho nhau; tiểu đoàn đã đào tạo được 100 cán bộ từ tiểu đội đến tiểu đoàn. Bảo đảm đời sống mọi mặt, đơn vị luôn có 99% quân số chiến đấu và công tác.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Tiểu đoàn 1 pháo binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:45:06 pm
31. ĐẠI ĐỘI 21 PHÁO HỖN HỢP
TRUNG ĐOÀN 57 QUÂN KHU 3


Đại đội 21 làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Hòn Mê (một đảo rộng 4 km2 về phía Đông - Nam tỉnh Thanh Htía). Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 12 năm 1967 đảo đã bị máy bay tàu chiến địch đánh phá hơn 800 lần (có ngày 5, 6 lần, có đợt địch đánh liên tục 30 ngày đêm) với gần 4000 quả bom phá, bom cháy, 3475 quả bom bi, 10.000 đạn tên lửa và đạn pháo các loại... Đại đội 21 nêu cao quyết tâm vượt qua gian khổ ác liệt, chiến đấu mưu trí dũng cảm, đã bắn rơi 27 máy bay, bắn cháy 2 tàu khu trục Mỹ.

Đơn vị luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ hễ gặp nhân dân bị nạn trên biển là tích cực cứu hộ, nhường cơm, sẻ áo. Có lần đại đội 21 đã cứu được một đoàn gồm 82 thuyền đánh cá của Trung Quốc đang bị bão và bị máy bay Mỹ đuổi đánh (trong đó có hơn 150 người, 6 người bị thương nặng), được nhân dân bạn rất cảm phục.

Đại đội tranh thủ kết hợp tác chiến và huấn luyện cho toàn thể đơn vị đều đạt loại giỏi về các môn kỹ thuật.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công, hạng nhì và ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 21 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





32. ĐẠI ĐỘI 3 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 921
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Từ năm 1966 đến 1968, Đại đội 3 sử dụng cả loại máy bay MIG cũ có tính năng tác dụng kém nhiều so với máy bay Mỹ. Đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chiến đấu dũng cảm mưu trí; chỉ có 7 đồng chí, đã bắn rơi 38 máy bay các loại (gồm F105, F4, RF101, AD6, máy bay không người lái...). Ngày 4 tháng 3 năm 1966, đại đội đã hạ 1 máy bay không người lái ở độ cao 18km (đây là lần đầu tiên không quân ta bắn rơi máy bay địch ở độ cao này); Ngày 9 tháng 10 năm 1967 đơn vị hạ 2 F4D bằng MIG21 cũ. Ngày 7 tháng 11 năm 1967, 2 máy bay ta chiến đấu với 16 máy bay F105 và F4, bằng chiến thuật “đánh nhanh thọc sâu” lần đầu tiên áp dụng ở trung đoàn, đã bắn rơi 1 F105 của địch; Ngày 19 tháng 11 năm 1967, đại đội đã bắn rơi 1 máy bay RB66 chuyên gây nhiễu phá được thủ đoạn gây nhiễu của địch tạo điều kiện cho tên lửa và cao xạ ta hoạt động tốt, góp phần vào chiến thắng chung của Hà Nội bắn rơi 12 máy bay Mỹ.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 3 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





33. ĐẠI ĐỘI 4 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 923
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Đơn vị sử dụng máy bay MIG17 chiến đấu với kẻ địch có nhiều loại máy bay hiện đại (máy bay không người lái, F105, F4, AD6, A4D, F8) và luôn đông gấp nhiều lần. Các chiến sĩ lái của đại đội đã mưu trí dũng cảm, phát huy sức mạnh tinh thần, luôn xông thẳng vào đội hình địch, giành thế chủ động tiến công...

Từ năm 1966 đến tháng 6 năm 1968, đại đội 4 đánh 33 trận, bắn rơi 42 máy bay các loại của địch, trong đó có nhiều trận đánh tiêu biểu như: Ngày 12 tháng 6 năm 1966, 2 máy bay của ta đã khéo léo cơ động tránh được 18 quả tên lửa của địch, đồng thời bắn rơi 1 chiếc F8 của chúng. Ngày 21 tháng 6 năm 1966, 12 máy bay địch bay ở nhiều độ cao và nhiều hướng phóng tên lửa về 4 máy bay của ta. 4 máy bay của đại đội 4 bình tĩnh tránh tên lửa và lao vào công kích bắn rơi 2 chiếc F8. Ngày 14 tháng 7 năm 1966, 2 máy bay ta đã dũng cảm xông thẳng vào đội hình 12 máy bay địch, hạ ngay 2 chiếc, bẻ gãy mũi tiến công của chúng định đánh vào Hà Nội. Ngày 19 tháng 4 năm 1967, 4 máy bay ta đã bình tĩnh cơ động tránh hỏa lực địch và bất thần quay lại đối đầu với máy bay địch, nhanh chóng tiếp cận nổ súng bắn rơi 3 chiếc (2 AD6 và 1 F105), bẻ gãy mũi tấn công của địch vào sân bay Hòa Lạc. Ngày 23 tháng 8 năm 1967, 4 máy bay ta đối đầu với hơn 30 máy bay F105 và F4 và mưu trí lừa địch, giành được thế chủ động, bắn rơi 2 chiếc, khiến địch hốt hoảng không đánh được vào Hà Nội.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng nhì).

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:47:33 pm
34. ĐẠI ĐỘI 1 ÔTÔ VẬN TẢI
BINH TRẠM 4, QUÂN KHU 4


Đại đội 1 thành lập tháng 12 năm 1954, từ năm 1965 đến tháng 8 năm 1968, đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển trên các tuyến đường 8, 9, 12 và từ nam sông Gianh đến Vĩnh Linh, là những tuyến địch thường xuyên đánh phá. Đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt  qua bom đạn ác liệt, khắc phục khó khăn về đường xấu xe cũ nát, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Tính trung bình trong đơn vị mỗi người đã lái hơn 300 đêm một năm, có tháng đột xuất đi cả 30 đêm liền, mỗi đêm thường xuyên đi hơn 10 giờ đồng hồ. Có lần phải lái hơn 20 giờ liền trên những đoạn đường ổ gà hoặc trơn lấy, hẹp, cua ngoặt... Trên đường, nhiều lấn gặp địch đánh, người bị thương, xe cháy các chiến sĩ vẫn bình tĩnh lái xe vượt qua khu vực nguy hiểm, dập lửa và đưa xe tới đích an toàn.

Trong gấn 3 năm, đơn vị đã vận chuyển được khối lượng lớn hàng ra tiền tuyến (năm 1966 vận chuyển 361954 tấn/km, vượt quy định 10%; năm 1967 vận chuyển 480212 tấn/km, vượt mức quy định 38%. vượt thời gian 2 tháng). Đại đội còn tiết kiệm được 20.217 lít xăng.

Đại đội rất chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, phần lớn anh em trong đơn vị đều thành thạo bảo dưỡng cấp 1, 2, 3. Nhiều người có thể sửa chữa nhỏ, đã thực hiện “giữ tốt dùng bền” các đầu xe. Mặc dù luôn lưu động trên đường, đơn vị vẫn tranh thủ thưòng xuyên chăn nuôi để cải thiện bữa ăn, bảo đảm 98,8% quân số khỏe.

Đại đội đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 1 ôtô vận tải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





35. ĐẠI ĐỘI 1 ÔTÔ VẬN TẢI
TIỂU ĐOÀN 52, BINH TRẠM 1, BỘ TƯ LỆNH 559


Từ năm 1965, Đại đội 1 làm nhiệm vụ vận chuyển trên các tuyến đường 9, 12, 20, 128, 129, đường rất xấu, nhiều đèo dốc, hẹp, trơn lầy sụt lở, cua gấp... lại thường xuyên có máy bay địch bắn phá (các trọng điểm như Tà Khống, Lùm Bùm luôn luôn bị địch đánh phá hàng ngày). Đại đội đã hàng trăm lần bị đánh phá nhưng vẫn bình tĩnh dũng cảm cứu xe, cứu hàng, sửa chữa xe hỏng và tiếp tục đưa xe đến đích. Đại đội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch vận chuyển hàng năm, giao đủ vũ khí, lương thực cho chiến trường đúng thời gian, chất lượng tốt. Riêng 2 mùa khô 1966 - 1967, 1967 - 1968, đơn vị đã chuyển được gần 10.000 tấn vũ khí lương thực vào chiến trường và đưa gần 1000 thương binh từ chiến trường ra Bắc được an toàn.

Đại đội luôn chăm lo nâng cao trình độ kỹ- thuật lái và bảo quản, sửa chữa xe nên số đầu xe hoạt động thường xuyên vượt mức quy định 10%. Đại đội đã làm tốt công tác nuôi quân phòng bệnh, bảo đảm quân số khỏe 96%.

Đại đội 1 là lá cờ đầu của Đoàn 559, đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhì và ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






36. ĐẠI ĐỘI 3 ÔTÔ VẬN TẢI
TIỂU ĐOÀN 878, BINH TRẠM 16, ĐOÀN 500,
TỔNG CỤC HẬU CẦN


Đại đội 3 thành lập tháng 1 năm 1951; từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 12 năm 1968 đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển hàng từ Quảng Bình đi Vĩnh Linh. Đại đội đã nêu cao tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù sử dụng các xe phần lớn đã qua chiến dịch Điện Biên Phủ, phải đại tu 1, 2 lần và thường xuyên chạy trên đoạn đường xấu, lại bị máy bay địch đánh ác liệt (riêng năm 1967, đơn vị bị gẩn 300 lấn máy bay địch đánh khi chặn đấu, chặn đuôi, khi trúng giữa đội hình, khi đánh vào bãi đỗ xe...). Trong 4 năm đại đội đã vận chuyển được gần 30.000 tấn vũ khí, lương thực cho chiến trường. Hàng năm đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 10%, bảo đảm đưa hàng đến nơi đúng thời gian, giao hàng đủ, chất lượng tốt. Đơn vị luôn giữ gìn bảo quản xe tốt, đưa số đầu xe hoạt động tăng 13% so với chỉ tiêu; đại đội luôn bảo đảm quân số 97,8% khỏe và đã đào tạo hơn 30 đồng chí trở thành cán bộ từ tiểu đội tới tiểu đoàn.

Đặc biệt, đại đội 3 luôn nêu cao tinh thần đổng đội, không quản khó khăn nguy hiểm, sẵn sàng giúp đỡ các đơn vị bạn khi xe bị địch đánh hoặc sa lầy. Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 3 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:49:28 pm
37. ĐẠI ĐỘI 2 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 1, BỘ TƯ LỆNH 559


Từ tháng 7 năm 1966, Đại đội 2 làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông từ cây số 104 đến cây số 114 trên đường 128. Đoạn đường 10 km có 5 cầu, 1 ngầm và đèo Văng Mu dài 2km, máy bay địch đánh phá hàng ngày. Có ngày địch đánh hơn chục lần. Tổng cộng trong hơn 2 năm địch đã ném xuống con đường do đại đội 2 đảm nhiệm hơn 20.000 quả bom, bắn hơn 4000 loạt đạn tên lửa và pháo. Đại đội đã vượt mọi khó khăn ác liệt, ngày đêm bám đường, làm việc từ 10 đến 12 giờ đồng hồ, làm nhiều tuyến đường vòng tránh, làm cầu giả để lừa địch nhờ đó đã hạn chế nhiều thiệt hại cho các đơn vị vận tải. Đơn vị đã mở rộng mặt đường từ 3 mét đến 7 mét, nâng cấp mặt đường tạo điều kiện tăng tốc độ chạy xe từ 12 km/giờ lên 20 km/giờ. Nhiều lần, để phục vụ yêu cầu gấp, đơn vị đã bình tĩnh dũng cảm sửa đường ngay trong khi máy bay địch đang đánh phá. Đối với các đơn vị vận chuyển trên đường, đại đội 2 luôn hết lòng giúp đỡ, bất kể lúc nào, đã cứu được 20 xe, 80 tấn hàng và đưa 22 thương binh ra khỏi nơi nguy hiểm.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba; 2 Huân chương Chiến công hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 2 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





38. ĐẠI ĐỘI 16 CÔNG BINH
BINH TRẠM 16, ĐOÀN 500, TỔNG CỤC HẬU CẦN


Từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, Đại đội 16 làm nhiệm vụ đảm bảo cho xe ôtô qua bến phà Long Đại (trên đường 15 thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), nơi máy bay địch đánh phá ác liệt hàng ngàn lần, ném hàng vạn tấn bom các loại xuống 2 bên  bến và thả thủy lôi xuống lòng sông. (Từ tháng 12 năm 1967   địch tăng cường đánh phá, có ngày tới 16 lần, thả nhiều bom nổ ngay, chậm nổ, từ trường xen kẽ, cả đơn vị có 54 đồng chí thì 45 đồng chí đã bị thương, có nhiều đồng chí bị thương từ 2 đến 4 lần, có đồng chí 6 lần, vẫn không rời nhiệm vụ). Toàn đơn vị đã nêu cao quyết tâm, dũng cảm bám bến, hoàn thành nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào. Có lần xe chở đạn pháo bị cháy, máy bay địch đang đánh, đơn vị vẫn xông vào dập lửa cứu đạn khỏi bị nổ, có lần đơn vị đã xông vào khu vực địch đang đánh cứu chữa các đồng chí lái xe... Tuy là đơn vị cầu phà, nhưng hầu hết anh em đểu biết tháo phá bom để thông cầu phà không phải chờ đội phá bom.

Đơn vị đã chú trọng phát huy sáng kiến hợp lý hóa động tác, nâng cao kỹ thuật lái ca nô cho phà cập bến được chính xác nên đã giải phóng xe nhanh. Tính chung mỗi đêm đã bảo đảm cho hơn 80 xe qua lại, có đêm 120 xe, phục vụ đắc lực cho vận chuyển nhiều hàng ra phía trước.
Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 16 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





39. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ VĨNH THỦY
KHU VĨNH LINH, QUÂN KHU 4


Xã Vĩnh Thủy nằm sát bờ Bắc sông Bến Hải, đối diện vùng Mỹ - ngụy tạm chiếm. Từ năm 1965, địch cho máy bay đánh phá gần 6000 lần vào xã (có 48 lần dùng máy bay B52), ném hàng chục vạn quả bom các loại, pháo từ bờ Nam bắn sang hơn 70.000 quả đạn. Dân quân du kích Vĩnh Thủy đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua bom đạn ác liệt, chiến đấu bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân; đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ, bắn bị thương 8 chiếc và phối hợp với bộ đội bắn rơi 9 chiếc khác. Các đội cứu sập đã dũng cảm xông vào nơi lửa đạn (kể cả khi máy bay địch đang đánh phá) cứu được 45 người, 50 nhà, 300 tấn lúa trong năm 1967. Sau mỗi đợt máy bay địch đánh, dân quân đều đi kiểm tra tháo phá được 28 quả bom nổ chậm, hơn 300 quả bom bi bảo đảm việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương. Dân quân xã Vĩnh Thủy đã đóng góp 14.000 ngày công tiếp tế đạn, vận chuyển thương binh, đào đắp trận địa phục vụ bộ đội chiến đấu. Ngoài ra còn đào hàng trăm km giao thông hào từ trong làng ra đồng nối liền 11 xóm trong xã, làm 1.611 hầm chữ A, vận động 100% các gia đình đào hầm ngủ trong nhà để hạn chế thiệt hại về người và của. Đơn vị đã cử trung đội súng cối 82 ly phối hợp chiến đấu với bộ đội ở Mặt trận đường số 9, bắn hơn trăm quả đạn vào đồn Dốc Miếu diệt nhiều địch.

Dân quân đã nêu cao vai trò nòng cốt trong sản xuất, xung phong đảm nhiệm những nơi khó khăn nguy hiểm nhất và vận động nhân dân bám đồng ruộng cấy được 90% diện tích.

Dân quân xã Vĩnh Thủy đã được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công (hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công hạng ba).

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Dân quân xã Vĩnh Thủy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Bảy, 2013, 04:52:17 pm
40. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ VÕ NINH
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNII QUẢNG BÌNH, QUÂN KHU 4


Xã Võ Ninh nằm gần các trọng điểm nổi tiếng ác liệt trên tuyến đường Bắc Nam như phà Quán Hầu, phà Trúc Ly, cầu Khe Dinh Thủy. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968 địch cho máy bay tàu chiến bắn phá xã gần 2000 lần, ném 16.600 quả bom lớn, hàng vạn quả bom bi, 2000 quả rốc két và pháo làm hư hỏng hầu hết nhà cửa của nhân dân (có 50% số nhà bị phá hủy hoàn toàn). Dân quân du kích Võ Ninh đã nêu cao ý chí quyết tâm đánh địch bảo vệ nhân dân, bảo đảm đường giao thông ra phía trước. Tại phà Quán Hấu, phà Trúc Ly, cầu Khe Dinh Thủy, dân quân du kích trực suốt ngày đêm, bình tĩnh dũng cảm chờ địch vào tầm bắn có hiệu quả bắn rơi 4 máy bay địch (3 chiếc rơi tại chỗ, riêng dân quân gái bắn rơi 1 chiếc), cùng các đơn vị bạn phối hợp bắn rơi 5 chiếc khác. Dân quân du kích còn đóng góp 18.000 ngày công tham gia phục vụ bộ đội chiến đấu. Mỗi khi phát hiện đường bị phá hoại, bất kể ngày đêm hoặc máy bay đang hoạt động, anh chị em nhanh chóng sửa chữa, không lần nào để đường tắc quá thời gian quy định. Dân quân du kích Võ Ninh đã đào 35km hào giao thông nối liền các thôn trong xã, làm hơn 2000 hầm chữ A cho nhân dân trú ẩn, thường xuyên tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ an toàn thôn xóm.

Dân quân du kích luôn nêu cao vai trò nòng cốt dẫn đầu trong các phong trào ở địa phương, đã xung phong nhận làm hết diện tích ruộng ở nơi khó khăn nguy hiểm và thâm canh tăng năng suất lúa từ 35 tạ/ha năm 1965 lên 39,5 tạ/ha năm 1966.

Dân quân du kích xã Võ Ninh đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng nhì), trung đội dân quân gái của xã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Dân quân du kích xã Võ Ninh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





41. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ HƯƠNG TRẠCH
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH - QUÂN KHU 4


Xã Hương Trạch nằm trên tuyến đường vận chuyển Bắc Nam. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968 địch cho máy báy đánh vào xã hơn 600 lấn, ném gần 20.000 quả bom các loại (nổ ngay, chậm nổ, bom lân tinh, bom từ trường...), hàng ngàn đạn pháo, tên lửa... Dân quân du kích xã Hương Trạch đã nêu cao ý chí quyết tâm đánh địch bảo vệ nhân dân và cùng các lực lượng đóng trên địa bàn bảo đảm đường vận chuyển ra tiền tuyến được thông suốt. Đơn vị còn tổ chức các đội trực chiến ngày đêm bám các trọng điểm, bình tĩnh dũng cảm chờ máy bay địch vào tâm hiệu quả, nổ súng bắn rơi 2 máy bay F4, và phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 2 máy bay F105. Đơn vị đã đóng góp 18.250 ngày công kéo pháo, đào đắp trận địa, vận chuyển đạn cho bộ đội, tham gia sửa đường, tháo phá bom, dẫn đường cho xe ra phía trước không kể khố khăn nguy hiểm.

Đối với mọi hoạt động ở địa phương, đơn vị đều phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu: nhận sản xuất ở những nơi địch thường xuyên đánh phá, đào hầm hào cho dân trú ẩn, khai hoang, vệ sinh phòng bệnh v.v...

Vừa chiến đấu, đơn vị vẫn chú trọng huấn luyện, đã đạt loại giỏi, hấu hết các chiến sĩ đội viên đểu thành thạo sử dụng 3 loại súng (súng trường, súng 12,7 ly và đại liên), một số đồng chí có thể thay thế các vị trí của bộ đội pháo cao xạ 37 ly.

Dân quân du kích xã Hương Trạch đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Dân quân du kích xã Hương Trạch đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





42. TỰ VỆ PHÀ BẾN THỦY
TỈNH NGHỆ AN, QUÂN KHU 4



Phà Bến Thủy nằm ở quãng sông rộng 500 mét, nước chảy xiết lại có 2 cồn cát. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, phà đã bị máy bay tàu chiến địch bắn phá ác liệt (với hơn 23.000 quả bom các loại, hàng ngàn thủy lôi, hơn 4000 quả đạn pháo). Cán bộ chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết bám bến, tìm mọi cách bảo đảm phà hoạt động liên tục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nối liền 2 bờ Bắc - Nam sông Bến Thủy. Nhiều lần đang lái phà thì bị máy bay đánh phá, anh em vẫn bình tĩnh, thông minh xử trí cho phà cập bến an toàn; Có lần phải chở gấp 30 khẩu pháo cao xạ qua sông mà dưới lòng sông còn 12 quả bom chưa nổ, đơn vị đã kiên quyết tự mình tháo phá, đưa được pháo qua sông kịp thời và an toàn. Đơn vị có tổ trực chiến đã phối hợp cùng đơn vị bạn bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Đơn vị còn tranh thủ thời gian đào được hàng ngàn mét hào và nhiều hầm để trú ẩn và đi lại cất giấu ngụy trang phà được tốt.

Đơn vị đã đào tạo huấn luyện được 35 đồng chí lái ca nô thành thạo mọi mặt kỹ thuật, nhờ đó mỗi chuyến phà sang sông chỉ mất 7 đến 10 phút, giải phóng xe nhanh. Mỗi đêm trung bình đơn vị bảo đảm được 200 lượt xe qua lại, nhiều đêm đột xuất bảo đảm được gần 500 xe.

Tự vệ phà Bến Thủy đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng ba), 1 Huân chương Lao động hạng nhì.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Tự vệ phà Bến Thủy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:24:14 am
43. TIỂU ĐOÀN 21 PHÁO 130 LY
TRUNG ĐOÀN 204, BỘ TƯ LỆNH PHÁO BINH


Tiểu đoàn 21 chiến đấu ở Đường 9 từ tháng 8 năm 1967 đến tháng 11 năm 1968. Tuy pháo nặng, cơ động khó khăn nhưng bất kỳ lúc nào có lệnh đơn vị đều đi được ngay. Có thời gian 137 ngày đêm tiểu đoàn trụ lại trên một khu vực 1 km vuông, bị địch đánh vào trận địa hàng chục lần, đơn vị vẫn dũng cảm, liên tục đánh trả địch.

Tiểu đoàn đã đánh 470 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 2538 địch (có 1500 Mỹ), bắn cháy và trọng thương 28 tầu (trong đó có 4 tuần dương hạm, 8 khu trục hạm), bắn chìm 12 tầu vận tải và xà lan, phá hủy 26 xe quân sự (có 20 xe tăng), 12 pháo các loại; bắn cháy 6 máy bay lên thẳng và 2 chiếc C.130, phá sập 30 lô cốt, 9 khu nhà, 23 kho xăng dầu, vũ khí. Ngoài ra đơn vị còn hiệp đồng với bộ binh diệt 1350 Mỹ, ngụy, bắn cháy 12 xe tăng. 7 máy bay lên thẳng, 2 xe quân sự...

Là đơn vị mạnh toàn diện, xây dựng, chiến đấu giỏi, 100% cán bộ, chiến sĩ được khen thưởng. Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 21 được Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





44. TIỂU ĐOÀN 12 ĐẶC CÔNG
TRUNG ĐOÀN 6, QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Xuân 1968 tiểu đoàn 12 đã có công lớn đánh mở cửa thành Huế và dẫn đầu trung đoàn đánh vào Thành Nội. Đơn vị còn cùng với bộ binh diệt 1 đại đội địch ở Đại Nội, phá hủy hơn 60 máy bay ở sân bay Tây Lộc, tiêu diệt nhiều quân địch ở căn cứ Mang Cá.

Năm 1968, tiểu đoàn diệt 1.472 địch (có 1.085 Mỹ) bắt sống 37 tên ngụy, phá hủy 50 xe tăng, 145 xe quân sự khác, trên 60 máy bay.

Đơn vị vận dụng tốt hình thức chiến thuật đánh thắng mọi đối tượng (căn cứ, hậu cứ, sở chỉ huy địch), đánh hợp đồng với bộ binh cũng giỏi.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 12 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





45. TIỂU ĐOÀN 10 ĐẶC CÔNG
QUẢNG TRỊ, QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Tiểu đoàn 10 đã vận dụng nhiều hình thức chiến đấu linh hoạt, đánh địch dã ngoại, đánh điểm, đánh hậu cứ đều giỏi. Có nhiều trận đánh xuất sắc diệt gọn đại đội, tiểu đoàn địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Riêng năm 1968, Tiểu đoàn 10 đã đánh 19 trận, diệt 1.409 tên (có 1.354 Mỹ), diệt gọn 2 chi đoàn cơ giới Mỹ ở Tân Lệ và La Vang, phá hủy 99 xe quân sự, 7 pháo 105 ly và 2 cối 106,7 ly, đốt cháy 21 kho xăng dầu.

Đơn vị đã bám chắc địa bàn, vừa tích cực tiêu diệt địch vừa hỗ trợ cho phong trào chiến tranh nhân dân ở địa phương.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 10 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:28:56 am
46. TIỂU ĐOÀN 21A ĐẶC CÔNG
THÀNH ĐỘI HUẾ, QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Tiểu đoàn 21A hoạt động ở nội ngoại thành Huế từ tháng 7 năm 1967 đến năm 1969. Lúc tập trung, lúc phân tán, đánh nhiều trận tiêu diệt gọn đại đội, tiểu đoàn địch.

Năm 1968, mặc dù có nhiều khó khăn, địch bố trí dầy đặc các con đường vào thành phố Huế, tiểu đoàn vẫn ra vào thành phố đánh 14 trận, diệt 1.453 tên (có 451 Mỹ), bắt sống 16 tên ngụy, diệt gọn 1 trung đoàn thiết giáp (gần Tam Thai), 2 tiểu đoàn công binh; phá hủy 17 khẩu pháo, 20 xe tăng, 18 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay, bắn chìm 3 tầu địch.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 21A đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





47. TIỂU ĐOÀN 21B ĐẶC CÔNG
THÀNH ĐỘI HUẾ. QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Từ một đội đặc công năm 1968 được bổ sung thêm quân số, thành lập tiểu đoàn. Từ đó đến cuối năm 1969, đơn vị hoạt động ở nội ngoại thành Huế, mặc dù có nhiều khó khăn, do địch tăng cường bố phòng kiên cố, càn quét... đơn vị kiên quyết vượt mọi khó khăn liên tục đánh địch dã ngoại, ở trong thành phố. Năm 1968, tiểu đoàn đã đánh 34 trận, diệt 1.970 tên (có 500 Mỹ), bắt sống 27 tên ngụy, diệt gọn 1 tiểu đoàn cảnh sát ở Huế tháng 6 năm 1968, 1 tiểu đoàn vô tuyến viễn thông (tháng 7 năm 1968), 2 đại đội Mỹ, 1 đại đội ngụy, 4 đoàn bình định; phá hủy 17 khẩu pháo, 150 xe quân sự (có 49 xe tãng) bắn rơi 1 máy bay, bắn chìm và cháy 6   tầu chiến.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 21B đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





48. ĐẠI ĐỘI 11 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 9 TRUNG ĐOÀN 16 VÙNG BẮC GIA ĐỊNH


Từ tháng 10 năm 1964 đến cuối năm 1969, Đại đội 11 đã chiến đấu 60 trận ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng vùng ven Sài Gòn, đơn vị thường xuyên đảm nhiệm hướng chủ yếu. Đại đội đánh giỏi các hình thức chiến thuật đã diệt 2110 địch, diệt 8 đại đội, 14 trung đội, bắt sống 38 tù binh ngụy, phá hủy 14 khẩu pháo, 9 súng cối 106,7 ly, 7 vô tuyến điện, 3 kho đạn, 1 kho xãng; bắn cháy 19 xe bọc thép, bắn rơi 8 máy bay. Tính riêng trong Đông - Xuân 1967 và cả năm 1968 đại đội chiến đấu ở chiến trường trọng điểm, đã đánh 40 trận, diệt 1.700 Mỹ, ngụy, diệt gọn 6 đại đội và 8 trung đội.

Đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, chính sách, nhất là chính sách thương binh tử sĩ.

Đại đội đã được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng'' và 7 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 11 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:30:46 am
49. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 7, TRUNG ĐOÀN 66, SƯ ĐOÀN 304


Từ 20 tháng 1 năm 1968 đến 10 tháng 6 năm 1968 đại đội 2 chiến đấu ở Khe Sanh, đã đánh 5 trận diệt gần 600 địch, phần lớn là Mỹ.
Ngày 8 tháng 4 năm 1968 ở điểm cao 542, địch có 1 tiểu đoàn, tập trung pháo binh và máy bay đánh vào đội hình của đơn vị. Đại đội 2 đã nhanh chóng tiếp cận diệt 150 tên, thu 3 đại liên, 1 khẩu 12,7 ly, đánh lui các đợt phản kích của địch.

Trận ngày 19 tháng 5 năm 1968, ở Tà Cơn, địch cho 3 đại đội và 10 xe tăng nống ra, đại đội đã nhanh chóng tiếp cận, địch hốt hoảng bỏ chạy, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đuổi theo vào tận cổng đồn, diệt được 110 Mỹ, 4 xe tăng, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 1 tiểu liên, 3 các-bin, 1 điện đài.

Đại đội đã đào tạo được 26 cán bộ tiểu đội, 15 cán bộ trung đội, 8 cán bộ đại đội. phát triển được 17 đảng viên. Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, các chính sách. Đại đội đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 nám 1969, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





50. ĐẠI ĐỘI 1 SÚNG 12,7 LY
TIỂU ĐOÀN 75, MẶT TRẬN TRỊ THIÊN


Đại đội 1 tham gia chiến đấu ở đường 9 từ tháng 7 năm 1966 đến tháng 8 năm 1969, đã đánh 115 trận. Trong chiến đấu cán bộ,chiến, sĩ đều bình tĩnh, dũng cảm, chờ máy bay địch vào tầm bắn có hiệu quả mới nổ súng. Đơn vị đã hạ 65 máy bay (gồm 1 C130, 16 V10A, 2 F4, 2 L19, 44 máy bay lên thẳng, có 18 chiếc rơi tại chỗ), bắn bị thương 38 chiếc. Đơn vị có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, hiệu suất chiến đấu cao. trung bình 150 viên đạn 12,7 ly hạ 1 máy bay.

Trong chiến đấu đơn vị đã nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, có khi đưa súng lên các điểm cao 500 mét, có khi nhử địch về phía trận địa đơn vị để đánh. Nhiều lần đơn vị chưa kịp xây dựng công sự, máy bay địch đến cán bộ, chiến sĩ vẫn nổ súng bắn rơi máy bay địch.
Trận Tân Lâm, Cà Lu ngày 28 tháng 2 năm 1968, cán bộ chiến sĩ đại đội 1 vừa bắn máy bay vừa bắn bộ binh địch. Kết quả đã hạ 4 chiếc lên thẳng, diệt 51 Mỹ.

Chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật chiến trường.

Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





51. ĐẠI ĐỘI 75 BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG
HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI


Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 6 năm 1969 Đại đội 75 hoạt động ở Mộ Đức, Điện Ngọc. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, địch ra sức càn quét đơn vị đã luôn luôn bám đất, bám dân, liên tục đánh địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ phong trào, xây dựng cơ sở, hỗ trợ tốt cho phong trào ở địa phương. Trong năm 1967 và 1968, đại đội 75 đã đánh 105 trận, tiêu diệt 1.783 địch, diệt gọn 2 đại đội, 6 trung đội, 5 đoàn binh định, thu 87 súng các loại. Có trận tháng 6 năm 1967 đại đội đã diệt 140 tên trong số 148 tên địch. Tháng 9 năm 1967, đại đội chỉ còn 35 tay súng vẫn diệt 136 trong số 140 tên ác ôn.

Đại đội 75 là đơn vị khá toàn diện của vùng đồng bằng Quảng Ngải chiến đấu đạt hiệu suất cao, đơn vị ít thương vong.

Đại đội đã được khen thưởng 5 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 75 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:32:19 am
52. ĐẠI ĐỘI 3 SÚNG 12,7 LY
THUỘC TIỂU ĐOÀN 14 SƯ ĐOÀN 2 QUÂN KHU 5


Đại đội 3 đã vận dụng nhiều cách đánh hay: phục kích, đánh lẻ, lên cao đánh xuống, nhử máy bay địch về phía mình để đánh, đánh địch trên không và đánh địch dưới mặt đất.

Từ năm 1966 đến tháng 6 năm 1969, đại đội đã bắn rơi 182 máy bay các loại (gồm 127 HU 1A, 25.CH47, 8 HU1B, 6 OH13, 4 AD6, 2 L19, 1 vận tải, 9 phản lực) loại khỏi vòng chiến đấu 716 Mỹ - ngụy. Có trận đơn vị bắn rơi 15 máy bay địch.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





53. ĐẠI ĐỘI 1 CÔNG BINH
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG ĐÀ


Từ tháng 4 năm 1967 đến ngày 15 tháng 8 năm 1968 đại đội 1 làm nhiệm vụ đánh phá giao thông địch trên đoạn đường số 1 dài 24km. Địa hình phức tạp, địch đóng 6 cứ điểm và nhiều bốt nhỏ xen kẽ tuần tra trên đường thường xuyên. Đơn vị không đủ lương thực, thuốc nổ, ít kinh nghiệm đánh phá giao thông. Nhưng cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết bám đường, đánh địch liên tục ngày đêm, sáng tạo nhiều cách đánh... Tổng cộng đại đội đã đánh 263 trận, diệt 2.495 tên địch, phá hủy và bắn cháy 216 xe quân sự, 34 máy phá mìn, 2 khẩu pháo 105 ly, 2 súng cối, 36 đại liên, 3 máy dò mìn, bắn rơi 3 máy bay, 59 lần đánh sập cầu cống, phá hủy 1080 mét đường làm ngừng trệ giao thông địch trong 77 ngày.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 công binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





54. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 840, QUÂN KHU 6


Đại đội 3 thành lập tháng 12 năm 1966, trưởng thành nhanh chóng, hiệu suất chiến đấu cao. Từ đầu năm 1967 đến cuối năm 1968, đơn vị đã đánh 33 trận, diệt 2764 địch, diệt gọn 7 đại đội (có 2 đại đội Mỹ), 4 trung đội (có 1 trung đội Mỹ), tiêu hao nặng 8 đại đội (có 1 đại đội Mỹ), bắn cháy 23 xe quân sự (có 13 xe bọc thép), thu 24 súng các loại.

Trận đánh vào thị xã Phan Thiết, Đại đội 3 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giải quyết dứt điểm mục tiêu, giải phóng nhà lao.

Đại đội 3 đã được tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng. Là lá cờ đầu của Quân khu trong năm 1968.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:34:04 am
55. ĐẠI ĐỘI 7 BỘ BINH
TRUNG ĐOÀN 1 (ĐOÀN BÌNH GIÃ), SƯ ĐOÀN 9


8 năm chiến đấu liên tục ở miền Đông Nam Bộ, Đại đội 7 đánh giỏi, tiêu diệt nhiều địch, đặc biệt là tiêu diệt nhiều đơn vị địch, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đơn vị đã đánh hơn 100 trận, diệt 4.200 tên (chưa kể số địch bị diệt trong các trận phối hợp), diệt gọn 18 đại đội (có 10 đại đội Mỹ), 29 trung đội (có 13 trung đội Mỹ) và một sở chỉ huy trung đoàn quân ngụy, bắn rơi 10 máy bay, phá hủy 60 xe tãng và bọc thép, thu 312 súng.

Riêng năm 1968 Đại đội 7 đã đánh 18 trận, diệt 1030 tên địch (có 650 Mỹ) diệt gọn 6 đại đội (có 2 đại đội Mỹ), bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 16 xe tăng và bọc thép, thu 72 súng.

5 năm liền Đại đội 7 là ngọn cờ đầu của đoàn Bình Giã, là đơn vị vững mạnh toàn diện của Sư đoàn 9, là đại đội chủ lực đầu tiên của miền Đông Nam Bộ, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng. Đại đội đã được tặng thưởng 5 Huân chương các loại.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 7 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





56. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 303, TRUNG ĐOÀN 1, TÂY NAM BỘ


Trong 2 năm 1967, 1968, đại đội đã đánh trên 60 trận. Có nhiều trận chống càn với lực lượng địch đông gấp 10 lần. Nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn đánh thắng, lập công lớn. Tổng cộng đại đội đã diệt 2076 tên địch, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn, diệt gọn 3 đại đội, 1 trung đội, tiêu hao nặng 8 tiểu đoàn khác, bắn rơi, phá hủy 31 máy bay các loại, bắn chìm, bắn hòng 33 tầu, bắn cháy 2 xe M.113.

Là đơn vị bộ binh diệt được nhiều tầu chiến địch, đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất so với các đơn vị ở miền Tây Nam Bộ.

Đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, chính sách, nhất là chính sách thương binh tử sĩ.

Đại đội đã được khen thưởng 16 Huân chương, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 bộ binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miển Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





57. ĐẠI ĐỘI 6 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 2, TRUNG ĐOÀN 5, SƯ ĐOÀN 5


Trong 2 năm 1967 và 1968, Đại đội 6 đã đánh 25 trận ở miền Đông Nam Bộ, trận nào đơn vị cũng làm nhiệm vụ mũi nhọn, tích cực tấn công địch. Đại đội đã diệt và làm bị thương 2064 địch (có 836 Mỹ, Úc), diệt gọn 4 đại đội (có 1 đại đội Mỹ), bắn cháy 120 xe bọc thép, bắn rơi 1 máy bay, thu 45 súng các loại, 5 máy điện thoại, bắt sống 4 tù binh ngụy. Là đơn vị diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép nhất của sư đoàn 5.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 6 bộ binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:35:51 am
58. ĐẠI ĐỘI 211 ĐẶC CÔNG
ĐÔNG NAM BỘ


Đại đội 211 thành lập cuối năm 1967, trưởng thành nhanh chóng, chiến đấu dũng cảm. Đơn vị đã đánh 39 trận, diệt 767 địch, trong đó có 89 Mỹ và hàng trăm tên ngụy quyền cấp tỉnh, bắt sống 15 tên ngụy, diệt 2 đại đội và 11 trung đội, diệt ban chỉ huy trung tâm “phượng hoàng” và ban chỉ huy hành quân tiểu khu Phước Long, diệt 2 đồn (Hiến Phong, An Lương), đánh sập các ty An ninh, Xã hội, Xây dựng nông thôn, Kinh tế tài chính của địch; phá hủy 15 xe quân sự (có 10 xe bọc thép), đốt cháy 6 kho đạn, xăng dầu, quân trang, thu 32 súng các loại.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”, là lá cờ đầu của binh chủng đặc công Mặt trận Đông Nam Bộ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 211 đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





59. ĐẠI ĐỘI ĐẶC CÔNG NƯỚC
TỈNH BẾN TRE


Hai năm 1967, 1968, đại đội đặc công nước đã đánh 60 trận, đánh chìm và cháy 81 tầu địch, có 65 chiếc bị chìm (trong đó có 2 căn cứ nổi), diệt 3.848 tên địch (có 3.500 Mỹ, chư hầu), phá hủy 3 máy bay, 59 xe quân sự, 1 xưởng sửa chữa, 31 pháo 105 và 155 ly, đốt cháy 1 kho xăng dầu, đánh sập 7 cầu lớn.

Đại đội luôn chú trọng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đánh đâu thắng đó. Đơn vị được tặng thưởng 10 Huân chương các loại, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội đặc công tỉnh Bến Tre được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





60. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 1. TRUNG ĐOÀN 14. SƯ ĐOÀN 7


Đại đội 3 đã đánh 20 trận, diệt 1533 địch (có 929 Mỹ, Úc), diệt gọn 5 đại đội, bắn cháy 1 máy bay lên thẳng, 35 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 5 đại liên, 4 lô cốt, 3 nhà dù, thu 21 súng, 1 máy dò mìn, 3.000 viên đạn, 2 máy ảnh, 1 ống nhòm.

Riêng trong năm 1968, đơn vị đánh 16 trận, diệt 1328 tên địch (có 794 Mỹ), diệt gọn 2 đại đội, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, bắn cháy 33 xe tăng, xe bọc thép, thu 21 súng.

Đại đội 3 là lá cờ đầu của sư đoàn 7 về chấp hành chính sách thương binh tử sĩ (có trận chỉ còn 9 đồng chí vẫn giải quyết hết 28 thương binh tử sĩ) và bảo quản vũ khí tốt (không đồng chí nào bỏ mất vũ khí).

Đại đội là đơn vị khá toàn diện, tiến bộ nhanh trong tổng công kích, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 bộ binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:37:45 am
61. ĐỘI 5 BIỆT ĐỘNG
NỘI THÀNH SÀI GÒN


Từ một tổ trinh sát quân báo có 2 người đã tích cực xây dựng cơ sở, phát triển thành đội biệt động gồm 21 người. Đội 5 biệt động là đơn vị chiến đấu giỏi, hiệu suất cao, luôn đảm nhiệm những trận đánh vào cơ quan đầu não cả Mỹ lẫn ngụy như tòa đại sứ Mỹ, dinh “Độc lập”, tổng nha cảnh sát, khách sạn Mê-trô-pôn, v.v... diệt nhiều sinh lực quan trọng của địch, có tiếng vang lớn trong nước và ngoài nước.
Hơn 4 năm hoạt động, đội đã xây dựng được nhiều cơ sở, giết và làm bị thương 1.153 tên địch (có 650 Mỹ, chư hầu) hầu hết là sĩ quan, giặc lái máy bay, nhân viên kỹ thuật và bọn ác ôn. .

Xây dựng đội vững mạnh toàn diện, dũng cảm, trung kiên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đội đã được tặng thưởng 9 Huân chương các loại.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đội 5 biệt động nội thành Sài Gòn được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miển Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





62. ĐỘI 1 ĐẶC CÔNG
ĐOÀN 126 BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Đội 1 hoạt động ở Cửa Việt, Đông Hà từ tháng 12 năm 1966 đến năm 1969. Tuy có rất nhiều khó khăn, địch ra sức lùng sục, càn quét, nhưng cán bộ, chiến sĩ trong đội đã quyết tâm, bám đất bám dân xây dựng được cơ sở để nắm tình hình địch.

Trong nhiệm vụ đánh tàu, mặc dù địch canh gác nghiêm ngặt: rải mìn ở hai mép nước dọc sông, tàu tuần tiễu thường xuyên đi lại, đèn pha chiếu sáng và ném lựu đạn, bắn tiểu liên xuống nước... đội vẫn ra vào bến hàng trăm lấn để điểu tra nắm địch. Từ tháng 4 năm 1967 đến tháng 9 năm 1968, đội đã đánh chìm, đánh hỏng 39 chiếc tầu, (gồm 7 tàu LST loại trọng tải 5.000 tấn, 20 tấu LCU trọng tải từ 370 đến 400 tấn, 7 tàu LCK trọng tải 70 tấn, 1 tầu cuốc, 1 tầu LĐO trọng tải 1.500 tấn, 3 tầu tuấn tiễu, đánh bị thương 2 chiếc khác, diệt hàng trăm tên Mỹ trên tàu, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí, lương thực.

Đội đã được tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đội 1 đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





63. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ TRIỆU ÁI
HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Triệu Ái nằm giữa Đông Hà và thị xã Quảng Trị, trong xã có sân bay Ái Tử. Địch ra sức càn quét, khủng bố. Toàn xã đã dũng cảm bám đất, giữ vững cơ sở, liên tục tấn công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận, giành quyền làm chủ, đưa phong trào quần chúng lên mạnh.
Từ năm 1966 đến năm 1968, dân quân du kích xã Triệu Ái đã đánh 223 trận, diệt 721 tên địch (có 211 Mỹ), phá hủy 9 xe quân sự, thu 6 súng.

Nhân dân xã đã hơn 500 lần đấu tranh tháng lợi chống địch triệt phá làng mạc, giết người, cướp của, dồn đân...

Toàn xã đã bổ sung cho quân đội hàng trăm thanh niên.

Ngày 20 tháng 12 nảm 1969. xã Triệu Ái, đươc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:39:55 am
64. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ HẢI THƯỢNG
HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Hải Thượng nằm sát thị xã Quảng Trị và căn cứ La Vang, là một trong những trọng điểm bình định của địch. Chúng tăng cường đóng chốt, đánh phá ác liệt, tàn sát rất dã man.

Toàn xã đã dũng cảm bám đất, liên tục tấn công địch về quân sự, chính trị và binh vận. Từ cụ già đến thiếu nhi đều tham gia canh gác và điều tra nắm tình hình địch, sáng tạo nhiều cách đánh linh hoạt.

Trong năm 1968, dân quân du kích đã đánh 90 trận, diệt 215 tên địch (có 27 Mỹ), 15 ác ôn, làm bị thương 21 tên khác, phá hủy 8 xe quân sự (có 2 xe M.113) và 102 ống dẫn dầu.

Nhân dân xã Hải Thượng đã 60 lần đấu tranh chính trị với địch. Có lần vận động được cả lính ngụy tham gia đưa phong trào quần chúng nổi dậy đều khắp, mạnh mẽ. Toàn xã đã bổ sung cho quân đội hàng trăm thanh niên, huy động hàng nghìn ngày công phục vụ chiến đấu, đóng góp hàng trăm tấn gạo, hàng chục vạn đổng cho cách mạng, và đã hết lòng bảo vệ và nuôi dưỡng thương binh.

Xã Hải Thượng là lá cờ đầu của tỉnh Quảng Trị.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, xã Hải Thượng được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





65. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ MỸ THỦY
HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN


Xã Mỹ Thủy nằm bên đường số 1 sát căn cứ Phú Bài. Trong xã có 2 vị trí và có từ 2 đến 7 đoàn bình định, chúng thường xuyên khủng bố, tàn sát nhân dân. Toàn xã đã dũng cảm bám đất, bám dân, liên tục tấn công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận. Đánh địch cả ngày lẫn đêm, đánh ở trong xã, ở trước đồn địch, trên đường vào thành phố Huế... Tổng cộng từ 1964 đến năm 1969 dân quân du kích đã đánh 1189 trận, diệt 2555 tên (có 1413 Mỹ, nhiều tên ác ôn), phá hủy 76 xe các loại, 3.000 ống dẫn dầu. Riêng năm 1968, dân quân du kích xã Mỹ Thủy đánh 465 trận, diệt 1.260 tên (có 1.060 Mỹ, 50 tên ác ôn), phá hủy 28 xe quân sự, 1.350 ống dẫn dầu, thu 2.800 quả lựu đạn.
Xã Mỹ Thủy đã phát động được phong trào toàn dân đánh giặc, đẩy mạnh diệt trừ ác ôn, chống phòng vệ dân sự, chống lập ngụy quyền.

Toàn xã đã bổ sung cho quân giải phóng 455 ngưòi. Huy động 12.500 ngày công phục vụ chiến đấu.

Xã là bàn đạp vững chắc cho các lực lượng vũ trang vào hoạt động ở Huế.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, xã Mỹ Thủy được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





66. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ PHÚ THẠNH
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN


Từ tháng 5 năm 1968 đến cuối năm 1969 địch đã hàng trăm lần càn quét xã Phú Thạnh. Có lần chúng huy động hàng trung đoàn đánh phá rất ác liệt vào xã. Toàn xã đã dũng cảm bám đất, giữ vững cơ sở, liên tục tấn công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận. Từ cụ già đến thiếu nhi đều tham gia đánh địch. Địch vào bao nhiêu cũng đánh, có vũ khí gì sử dụng vũ khí đó. Riêng lực lượng dân quân du kích đã đánh 722 trận, diệt 1038 tên (có 345 Mỹ) trong đó có 488 tên chết vì chông, mìn tự tạo, bắn rơi 3 máy bay, bắn chìm 2 thuyền chiến đấu, phá hủy 6 xe quân sự (có 4 xe M.113), bắt sống 4 tên ngụy.

Toàn xã đã bổ sung hàng trăm thanh niên cho quân đội. Nhân dân tích cực đào hầm bí mật cất giấu thương binh, đóng góp gạo, trâu bò, lợn gà nuôi bộ đội. Có tháng nuôi 300 thương binh trong xã.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, xã Phú Thạnh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:41:32 am
67. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ SƠN MỸ
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI


Xã Sơn Mỹ có 8.400 dân, bị địch khủng bố tàn sát ác liệt. 2 năm 1967, 1968 trong xã có 4.500 người dân bị bắt, 825 người bị giặc Mỹ tàn sát.

Dân quân du kích xã có 60 người, đã liên tục đánh địch bằng quân sự, chính trị, binh vận, vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt: tập kích, phục kích, chống càn...

Từ năm 1967 đến tháng 6 năm 1969, dân quân du kích đã đánh 93 trận, diệt 1498 địch (có 198 Mỹ, 12 Nam Triêu Tiên) trong đó có 4 đại úy, 12 trung úy; bắn rơi 4 máy bay lên thẳng, phá hủy 6 xe M.113, 3 tàu xuồng chiến đấu, thu 48 súng. Hỗ trợ tốt cho phong trào đấu tranh của địa phương.

Toàn xã đã bổ sung cho quân đội 178 người.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Dân quân du kích xã Sơn Mỹ được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





68. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ PHƯỚC TRUNG
HUYỆN BẮC ÁI. TỈNH NINH THUẬN


Xã Phước Trung thuộc vùng rừng núi Bắc Ái đã được giải phóng, nằm đối diện sân bay Thành Sơn. Từ năm 1965 đến cuối năm 1969, địch thường xuyên càn quét, đánh phá rất ác liệt vào xã.

Dân quân du kích đã bám đất bám dân, liên tục chiến đấu, kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự, chính trị, binh vận, lập vành đai diệt Mỹ xung quanh sân bay Thành Sơn, diệt nhiều quân địch, bắn rơi nhiều máy bay. Từ năm 1967 đến tháng 3 năm 1969, dân quân du kích đã đánh 215 trận (có 77 trận chống càn) diệt 276 tên địch, bắn rơi 34 máy bay các loại (có 5 phản lực).

Trong xã đã phát động được phong trào toàn dân đánh giặc, có 33% dân số vào dân quân du kích. Năm 1968, xã xây dựng được một tuyến chông dài 3km, rộng 2km, đào hàng trăm hầm bắn máy bay, huy động 20% dân số phục vụ chiến đấu.

Dân quân du kích xã đã lập thành tích xuất sắc về mọi mặt, tạo điều kiện tốt cho chủ lực đánh sân bay Thành Sơn.

Dân quân du kích xã là ngọn cờ đầu về phong trào du kích chiến tranh trong toàn khu, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Dân quân du kích xã Phước Trung được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





69. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ HÒA HẢI
HUYỆN HÒA VANG TỈNH QUẢNG NAM


Dân quân du kích xã Hòa Hải có 300 người.

Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 6 năm 1969, xã Hòa Hải thường xuyên có khoảng 3.000 lính Mỹ đóng ở 8 cứ điểm trong xã. Chúng lùng sục hàng ngày và đã bắn 128.000 quả đạn pháo cối vào các thôn, đốt phá 438 nóc nhà. Hơn 500 gia đình có người bị giết, gần 2.000 chị em phụ nữ bị đánh đập tra tấn.

Dân quân du kích xã Hòa Hải đã bám đất, bám dân, liên tục đánh địch. Từ năm 1967 đến tháng 3 năm 1969 đã đánh 200 trận, diệt 1961 tên gồm 1287 Mỹ và 674 ngụy, trong đó có 40 sĩ quan, 75 hạ sĩ quan và nhân viên kỹ thuật; diệt gọn 2 trung đội; phá hủy 70 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 15 máy bay, một kho đạn, một kho xăng. Tổ chức được 5 cuộc binh biến và khởi nghĩa của binh sĩ ngụy, làm tan rã một trung đội ngụy.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969. xã Hòa Hải được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:43:20 am
70. TIỂU ĐOÀN 24 CAO XẠ
SƯ ĐOÀN 1


Tiểu đoàn 24 đã chiến đấu ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Đơn vị đánh giỏi các hình thức chiến thuật đánh phục kích trận địa, vây ép...

Từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969 tiểu đoàn đánh 116 trận, bắn rơi 284 máy bay các loại. (Trong đó diệt được tên tướng Trương Quang Ân và 9 sĩ quan Mỹ đi trên một chiếc máy bay), phối hợp với bộ binh đánh 6 trận, diệt 128 tên Mỹ, thu 7 súng.

Tiểu đoàn là ngọn cờ đầu trong các đơn vị cao xạ, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng, được tặng thưởng: 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 24 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





71. TRUNG ĐOÀN 921 KHÔNG QUÂN
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Trung đoàn 921 được thành lập tháng 2 năm 1964. Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 9 năm 1969, Trung đoàn chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ. Trung đoàn có quyết tâm cao, trong chiến đấu bình tĩnh, sáng tạo nhiều cách đánh linh hoạt, luôn luôn giành thế chủ động, đã bắn 302 quả đạn tên lửa hạ 117 máy bay Mỹ gồm nhiều chủng loại (có 42 chiếc F105, 33 chiếc M4, 27 máy bay không người lái, 4 chiếc F8, 3 chiếc F101, 2 chiếc AD6, 2 chiếc RB66, 1 chiếc F102, 1 chiếc AD5, 1 chiếc RF4C, 1 chiếc A4). Có nhiều trận đánh táo bạo; đã đánh được địch bay theo một đội hình dài hoặc đánh địch ở độ cao 200m là độ cao nguy hiểm đối với MIG21.

Trung đoàn kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng (đã tự lắp ráp được 153 máy bay, sửa chữa 178 lần chiếc), phát huy 39 sáng kiến (như làm được máy đơn giản tự kiểm tra chất lượng tên lửa để khỏi phải đưa ra nước ngoài). Đội ngũ cán bộ luôn được nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy quản lý và tăng về số lượng (669 cán bộ được đề bạt và bổ sung cho các đơn vị bạn).

Trung đoàn được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, có 5 đồng chí phi công và 2 đại đội máy bay đã được tặng danh hiệu Anh hùng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trung đoàn 921 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





72. TIỂU ĐOÀN 7 PHÁO CAO XẠ 37 LY
TRUNG ĐOÀN 284, SƯ ĐOÀN 367,
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

Từ năm 1965 đến tháng 9 năm 1969, tiểu đoàn 7 chiến đấu ở chiến trường Lào và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là các tỉnh bị đánh phá ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đơn vị đã cơ động trên nhiều địa hình rừng núi hiểm trở, đường xấu, yêu cầu chiến đấu lại khẩn trương, bảo đảm hậu cần khó khăn... nhưng cán bộ chiến sĩ đã thể hiện quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống. Bất kể địch đánh ban ngày, ban đêm, ở độ cao nào, hướng nào và số lượng bao nhiêu với các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt đến đâu, đơn vị đều nổ súng được kịp thời. Hơn 4 năm chiến đấu, tiểu đoàn đã bắn rơi 67 máy bay Mỹ. Ngày 7 tháng 4 năm 1965 ở Thượng Lào tiểu đoàn bắn rơi 2 máy bay B57. Ngày 19 tháng 4 năm 1966, đơn vị đã bắn rơi 5 máy bay địch (1 chiếc B57, 1 chiếc F105 và 3 chiếc L19), phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 chiếc F105 khác. Trận ngày 3 tháng 5 năm 1969, ở đường 12, chỉ bằng 1 viên đạn, đơn vị đã hạ một chiếc F4.

Tiểu đoàn luôn chú trọng xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, huấn luyện đạt loại giỏi, sử dụng bảo quản vũ khí trang bị tốt, đã phấn đấu tự sửa chữa hàng trăm lần xe hỏng.

Đơn vị đã được tặng thưởng 5 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 7 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:45:33 am
73. TIỂU ĐOÀN 14 PHÁO CAO XẠ
BINH TRẠM 31 - BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 14 thành lập tháng 4 năm 1965, từ đó đến tháng 9 năm 1969, đơn vị chiến đấu trên tuyến đường dài 200km từ đèo Mụ Giạ đến Lùm Bùm, bảo vệ các mục tiêu Na Tông, Pooc Pa Năng, Xiêng Phan là những nơi địch thường xuyên đánh ác liệt, không cho ta vận chuyển chi viện từ Bắc vào Nam. Tiểu đoàn đã bị máy bay địch đánh trúng trận địa nhiều lần. Nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị vẫn giữ vững ý chí, lúc cơ động, lúc chốt trên trọng điểm, bất kỳ lúc nào cũng đánh địch kịp thời (một khẩu đội, một trung đội cũng nổ súng). Tiểu đoàn đã bắn rơi 73 máy bay Mỹ, hạn chế nhiều thiệt hại cho các đoàn xe và các đơn vị công binh làm nhiệm vụ. Ngày 1 tháng 12 năm 1967, địch cho 120 lần chiếc máy bay tập trung đánh trọng điểm Na Tông, đơn vị đã chiến đấu liên tục 3 tiếng đồng hồ bắn rơi tại chỗ 4 chiếc. Ngày 23 tháng 4 năm 1968, đơn vị diệt gọn 1 tốp 2 chiếc AD6. Trận ngày 4 tháng 2 năm 1969, đơn vị bắn rơi tại chỗ 2 chiếc khiến địch hoảng sợ bỏ chạy.

Tiểu đoàn đã gây lòng tin tưởng cho các đơn vị phòng không vào việc sử dụng pháo cũ, tầm thấp (các loại 37 ly; 14,5 ly; 12,7 ly) vẫn bắn rơi nhiều máy bay hiện đại của Mỹ.

Kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, tiểu đoàn đã đào tạo được 125 cán bộ từ trung đội đến đại đội và bổ sung cho các đơn vị bạn hơn 100 cán bộ tiểu đội.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì; 4 Huân chương Chiến công các hạng; các đại đội được tặng thưởng 29 Huân chương Chiến công, 100% cán bộ chiến sĩ đã được khen thưởng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 14 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





74. TIỂU ĐOÀN 33 CÔNG BINH
BINH TRẠM 32, BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 33 được thành lập tháng 5 năm 1967, từ đó đến tháng 9 năm 1969, đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông đoạn đường 50km trên đường 20 nơi có nhiều trọng điểm đánh phá của địch như cua chữ A, Tà Lê, Phu La Nhích... Nhiều đoạn dốc cao, vực thẳm, quanh co địch lại liên tục đánh phá..., có tháng chúng đánh 673 lần, có ngày đánh 30 - 40 lần với nhiều loại bom xen kẽ nhau... Cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn đã nêu cao quyết tâm vượt qua khó khăn ác liệt, ngày đêm bám đường, lao động khẩn trương liên tục. Mỗi ngày làm việc trên 10 giờ đồng hồ ; có tháng phải bám đường liền trong 30 đêm, mỗi đêm 10, 12 giờ không nghỉ. Có trường hợp chưa xác định được địch ném bom chậm nổ hay bom bị câm nhưng do yêu cầu công việc gấp nên anh em vẫn không rời vị trí. Trong đơn vị, mọi người đều xung phong nhận việc khó khăn nguy hiểm, đều biết cách tháo, phá các loại bom. Đơn vị đã tháo, phá được trên một vạn quả bom, mìn các loại (trong đó có 930 quả bom từ trường), san lấp khối lượng lớn đất đá bằng công cụ thô sơ cầm tay. (Bình quân đầu người đào, lấp gần 600 mét khối trong 2 năm 4 tháng). Cán bộ chiến sĩ trong đơn vị luôn sẵn sàng xông vào nơi nguy hiểm cứu chữa xe bị nạn, đã cứu được 80 xe, 58 tấn hàng.

Tiểu đoàn đã xây dựng đơn vị xuất sắc mọi mặt, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 33 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





75. TIỂU ĐOÀN 101 Ô TÔ VẬN TẢI
BINH TRẠM 31, BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 101 được thành lập tháng 7 năm 1966, từ đó đến cuối năm 1969 đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường 128, 129 đều là đường hẹp, dốc nhiều, cua ngoặt gấp, đường trơn lầy, sụt lở... máy bay địch lại liên tục đánh phá, ác liệt nhất là các trọng điểm Xiêng Phan, Pooc Pa Năng, cây số 16, 25, 28 trên đường số 128. Tiểu đoàn đã bị máy bay địch đánh hơn 1500 lần nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn bình tĩnh, linh hoạt xử trí cứu được xe và hàng. Có lần địch đánh đúng xe đạn, các đồng chí lái xe vẫn bình tĩnh đẩy hòm đạn đang cháy khỏi xe rồi đưa xe đến khu vực an toàn. Có lần 1 xe xăng ở bãi bị dính đạn bốc cháy, anh em đã nhanh chóng cứu được các xe khác khỏi bị cháy lan sang. Lần khác một đoàn 12 chiếc tới trọng điểm Xiêng Phan còn có nhiều bom chưa nổ, nhưng vì yêu cầu gấp nên cả đoàn vẫn kiên quyết vượt qua. Bom nổ, có đồng chí bị ngất, tỉnh dậy lại tiếp tục lái xe tới đích an toàn.

Đặc biệt, bước vào mùa khô năm 1969, hầu hết các xe đều đạt mức 200% (quy định 2 đêm 1 chuyến, chỉ đi mỗi đêm 1 chuyến). Hàng đưa tới nơi đều bảo đảm tốt về số lượng và chất lượng. Suốt một thời gian dài đơn vị không để một xe nào bị đổ, bị rệ mà không được cứu. Tiểu đoàn còn nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, tự tạo được nhiều phụ tùng thay thế, tự sửa chữa vừa và lớn bằng nhiều cách sáng tạo (như gom phụ tùng của các xe bị đánh để thay thế), đảm bảo đầu xe hoạt động tăng từ 10 đến 15%. Tuy cơ động nhiều đơn vị vẫn cố gắng trồng hàng vạn gốc sắn và chăn nuôi thu 4 tấn thịt bù đắp thiếu hụt khẩu phần, bảo đảm sức khỏe cho đơn vị.

Tiểu đoàn được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công và 7 Huân chương Chiến công.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 101 ô tô vận tải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:47:51 am
76. TIỂU ĐOÀN 73 TÊN LỬA
TRUNG ĐOÀN 285, SƯ ĐOÀN 363
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Tiểu đoàn 73 tên lửa được thành lập tháng 9 năm 1965, huấn luyện gấp trong 3 tháng rồi ra quân chiến đấu ở các khu vực Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An. Tiểu đoàn có quyết tâm cao, vượt qua khó khăn ác liệt, chiến đấu mưu trí dũng cảm, đạt hiệu suất cao, đã bắn rơi 36 máy bay Mỹ trong nhiều tình huống phức tạp, bảo vệ được các mục tiêu quan trọng. Quá trình chiến đấu, tiểu đoàn đã nghiên cứu xác định được 21 đường bay chiến thuật của địch để tìm ra cách đánh hiệu quả, góp được nhiều kinh nghiệm hay cho trung đoàn và đã được nêu thành bài học cho các tiểu đoàn tên lửa trong toàn quân chủng vận dụng được tốt, bắn rơi nhiều máy bay. Thời gian chiến đấu bảo vệ thành phố Hải Phòng năm 1967, tiểu đoàn đã đạt hiệu suất chiến đấu cao: đánh 9 trận, bắn rơi 7 máy bay bằng 16 quả đạn. Trận ngày 31 tháng 8 năm 1967, trong khi đang bị máy bay địch đánh vào trận địa, đơn vị vẫn bình tĩnh bám sát tốp máy bay khác, dùng 2 quả đạn hạ 2 chiếc, bẻ gãy mũi tiến công của địch.

Tiểu đoàn kết hợp chiến đấu và xây dựng, càng đánh càng trưởng thành vững chắc, trong 4 năm đã phát triển được 123 Đảng viên, đào tạo được 44 cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn, đơn vị đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhất và nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 73 tên lửa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





77. TIỂU ĐOÀN 4 BỘ BINH
QUÂN KHU TÂY BẮC


Tiểu đoàn 4 được thành lập năm 1949. Từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 9 năm 1969, đơn vị hoạt động ở chiến trường miền Tây (Lào) rất gian khổ và phức tạp. Đơn vị có quyết tâm nêu cao tinh thần quốc tế, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để giúp bạn một cách cơ bản, lâu dài. Cán bộ, chiến sĩ đã tích cực học tiếng địa phương (đơn vị đã có 75% quân số nói được tiếng phổ thông của Lào, nhiều đồng chí nói được cả 3 thứ tiếng Lào Sủng, Lào Thơng, Lào Lùm). Cán bộ chiến sĩ vào rừng tìm dân, kiên trì tuyên truyền vận động, xây dựng cơ sở ở 347 bản thuộc 2 tỉnh Mường Sài và Xiêng Khoảng (mỗi bản đễu có chính quyền, đoàn thể quần chúng, dân quân du kích). Ngoài ra đơn vị còn trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, dạy chữ cho nhân dân.

Trong hoạt động quân sự, tiểu đoàn kết hợp chặt chẽ tác chiến với binh vận. Đơn vị đã đánh 330 trận lớn nhỏ, phá được nhiều vị trí địch, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, loại khỏi vòng chiến đấu 3426 tên địch (trong đó bắt và gọi hàng 2009), thu 2483 súng các loại, 367 quả mìn, gần 40 tấn đạn, 200 máy thông tin và máy thu VTĐ phá hủy 1 máy bay lên thẳng. Đặc biệt trong 5 ngày tháng giêng năm 1968, tiểu đoàn đã tích cực truy quét bắát được 391 tên, diệt 12 tên, thu 284 súng và nhiều đạn dược. Đơn vị cũng tích cực vận động nhân dân bạn đi gọi chồng con trở về.

Tiểu đoàn chú trọng xây dựng nội bộ trưởng thành mọi mặt, đã đào tạo được hơn 100 cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn, phát triển được hơn 300 đảng viên. Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công (hạng nhất và nhì).

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





78. ĐOÀN 126
BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Đoàn 126 được thành lập tháng 8 năm 1966. Từ đó đến tháng 11 năm 1969, đơn vị chiến đấu ở vùng Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị). Cảng Cửa Việt là căn cứ lớn, quan trọng của Mỹ - ngụy được bảo vệ rất cẩn mật. Cán bộ chiến sĩ đoàn 126 có quyết tâm rất cao, khắc phục khó khăn, tìm ra chỗ hở và quy luật hoạt động của địch nên vẫn ra vào cảng hàng trăm lần. Nhiều đồng chí đã ngâm mình dưới nước 5, 6 tiếng đồng hồ, có khi 7, 8 tiếng để nghiên cứu cách đánh. Trong 3 năm đơn vị đã đánh 93 trận, phá hủy 147 tàu chiến các loại, 4 xe lội nước, diệt 1370 tên Mỹ, hạn chế phần lớn tác dụng của chúng ở vùng biển Bắc, Nam vĩ tuyến 17. Đêm 19 tháng 1 năm 1968 đơn vị đã đánh chìm 15 tàu, làm tê liệt giao thông địch trong 3 ngày. Có lần 1 phân đội nhỏ đã mưu trí luồn sâu vào cảng đánh chìm 4 tàu có tổng trọng tải 16.900 tấn. Ngày 8 tháng 9 năm 1969, 4 đồng chí đã tìm cách đặt thuốc nổ đánh chìm tại chỗ tàu 15.000 tấn của địch.

Đoàn 126 là nơi khai sinh của chiến thuật “đặc công nước” dùng lực lượng nhỏ đánh tàu địch với hiệu suất rất cao. Đơn vị đã xây dựng được 10 đội có trình độ kỹ thuật chiến thuật cao để cung cấp cho chiến trường.

Đoàn 126 đã kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, đào tạo được 157 cán bộ các cấp từ tiểu đội đến tiểu đoàn. 100% cán bộ, chiến sĩ lập chiến công được khen thưởng, 50% được tặng thưởng Huân chương. Tiểu đoàn đã được tặng cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, 3 Huân chương Quân công (hạng nhì và ba).

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đoàn 126 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:49:39 am
79. ĐẠI ĐỘI 6 SÚNG 12,7 LY
TIỂU ĐOÀN 75, QUÂN KHU 4


Đại đội 6 được thành lập năm 1966. Từ tháng 4 năm 1966 đến tháng 8 năm 1969, đại đội chiến đấu ở Vĩnh Linh và bắc đường số 9. Khi kết hợp với pháo cao xạ, khi phối hợp với bộ binh bắn các loại máy bay phản lực, máy bay tầm thấp của địch. Mặc dù phải cơ động lien tục bằng mang vác, lại luôn thiếu thốn về lương thực thực phầm, chiến đấu rất khẩn trương... đơn vị đã nêu cao quvết tâm, tích cực tiến công địch, tìm được nhiều cách đánh có hiệu quả. Đại đội đã đánh 262 trận, bắn rơi 97 máy bay Mỹ, trong đó có 24 chiếc rơi tại chỗ, diệt 205 tên Mỹ và ngụy. Nhiều trận máy bay địch bắn phá trúng trận địa, cán bộ chiến sĩ vẫn bình tĩnh củng cố công sự, dập lửa và kiên trì chờ địch đến thật gần mới nổ súng. Đặc biệt trận điểm cao 571 bằng 60 viên đạn đơn vị đã hạ được 2 máy bay H21.

Đại đội luôn chú trọng xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, chấp hành tốt các mệnh lệnh, quy định; nội bộ đoàn kết tốt, đã kết nạp được 83 đảng viên mới, đào tạo 46 cán bộ từ tiểu đội trở lên, 100% cán bộ chiến sĩ được khen thưởng.

Đại đội được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 10 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 6 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





80. ĐẠI ĐỘI 4 PHÁO CAO XẠ 57 LY
TRUNG ĐOÀN 228, QUÂN KHU HỮU NGẠN


Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, Đại đội 4 chiến đấu ở khu vực cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Trận địa đơn vị đặt cách cầu hơn 500 mét, thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt. Nhiều lần địch đánh trúng trận địa, người bị thương, pháo bị vùi, bị hỏng... cán bộ chiến sĩ vẫn kiên quyết khắc phục khó khăn, tiếp tục chiến đấu. Đơn vị luôn luôn sẵn sàng, không kể ngày đêm, bất cứ lúc nào máy bav địch đến bắn phá đơn vị đễu nổ súng kịp thời. Đại đội 4 đã góp phần tích cực cùng các đơn vị trong cụm pháo đầu cầu Hàm Rồng bắn rơi 62 máy bay Mỹ, bảo vệ được mục tiêu quan trọng trên tuyến đường số 1 vận chuyển ra tiền tuyến.

Trong điều kiện chiến đấu hết sức khẩn trương, đại đội vẫn tranh thủ thời gian huấn luyện đạt loại giỏi. Ngoài ra đơn vị còn hướng dẫn được 30 dân quân thao tác pháo thành thạo để thay thế pháo thủ khi cần thiết.

Việc xây dựng nội bộ được chú trọng, đơn vị đã đào tạo hơn 20 cán bộ từ tiểu đội trở lên. Nội bộ đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, 4 năm liền là “Đơn vị Quyết thắng”, đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhất và hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





81. ĐẠI ĐỘI 4 PHÁO CAO XẠ 37 LY
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH


Đại đội 4 được thành lập tháng 6 năm 1966. Từ tháng 6 năm 1966 đến tháng 3 năm 1968, đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ Cống Lân (thuộc huyện Tiền Hải) là một công trình thủy lợi quan trọng điều tiết nước canh tác cho vùng lúa các huyện của tỉnh Thái Bình. Cán bộ, chiến sĩ trong đại đội có quyết tâm cao, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, lần nào máy bay địch đến cũng bị đơn vị phát hiện, chặn đánh. Đơn vị đã bắn rơi 6 máy bay (gồm 1 F8U, 1 F4H, 2 A4D, 2 máy bay không người lái), bắn bị thương 16 chiếc, phối hợp với dân quân du kích bắn rơi 2 chiếc khác. Trận ngày 4 tháng 1 năm 1967, đại đội đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu với 48 lần chiếc máy bay địch, chớp đúng thời cơ nổ súng, bắn rơi 2 chiếc, bảo vệ Cống Lân an toàn.

Đại đội luôn kết hợp chiến đấu và xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, đào tạo được 177 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội bổ sung cho chiến trường 189 cán bộ chiến sĩ. Đơn vị còn hướng dẫn cho 180 dân quân sử dụng thành thạo súng pháo được trang bị.

Đại đội 3 năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công (hạng nhì và hạng ba).

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 09 Tháng Bảy, 2013, 10:51:39 am
82. ĐẠI ĐỘI 2 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 27, QUÂN KHU 4


Đại đội 2 được thành lập năm 1961. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở 22 vị trí quan trọng thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình. Đơn vị đã có quyết tâm cao, dù phải chịu hi sinh gian khổ thế nào cũng kiên quyết bám đường, bám bến, theo dõi từng quả bom rơi, khi máy bay ngừng hoạt động là nhanh chóng sửa đường phá bom, bảo đảm cho xe qua. Tính chung gần 3 năm, đại đội đã phục vụ trực tiếp 686 đêm. 78 ngày trên các trọng điểm; phá tháo được 1250 quả bom bi, 625 bom nổ ngay, 528 bom từ trường, bảo đảm cho 69.921 lượt chiếc xe ôtô qua sông an toàn. Đặc biệt là thời gian từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 6 năm 1968, đơn vị bảo đảm giao thông bến phà Linh Cảm nơi máy bay địch đánh rất ác liệt, mỗi ngày hàng trâm lần chiếc đánh phá từ 5 đến 20 lần. Cán bộ, chiến sĩ đã phải làm việc thường xuyên 13 - 14 giờ một ngày, không lần nào để tắc đường quá giờ quy định. Đơn vị còn tranh thủ đào được 200 hầm xe, 1800 hố cá nhân, hơn 600 mét hào giao thông ở những nơi công tác để dành cho xe và người qua lại được an toàn.

Đại đội kết hợp chặt chẽ chiến đấu và xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ chiến sĩ được nâng cao, mọi người đều biết cách tháo phá từ 3 loại bom trở lên. Ngoài ra đơn vị còn huấn luyện phá bom cho 1240 dân quân du kích ở địa phương, đào tạo được 124 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội, 100% cán bộ chiến sĩ đại đội được khen thưởng. Đại đội bốn năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 2 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





83. ĐẠI ĐỘI 1 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 1. TRUNG ĐOÀN 7. BỘ TƯ LỆNH CÔNG BINH


Đại đội 1 công binh được thành lập tháng 2 năm 1965. Từ năm 1966 đến tháng 6 nám 1968, đơn vị được giao các nhiệm vụ làm đường, bảo đảm giao thông ở bắc Lào, bảo đảm chiến đấu ở mặt trận Khe Sanh. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Khi làm đường, thường xuyên tăng giờ công, ngày công, tăng năng suất (10 giờ/một ngày; 320 ngày/một năm; năng suất đạt 200%). Đơn vị còn tuần tra lùng sục diệt hơn 40 tên phỉ, bắn rơi 2 máy bay AD6, bắn bị thương 1 máy bay T28, thu nhiều súng đạn. Khi bảo đảm chiến đấu, đơn vị không quản ngày đêm, hễ có bom mìn là phá gỡ ngay, bảo đảm thông đường suốt thời gian chiến dịch. Đặc biệt trong trận đánh vị trí Huội San ngày 23 tháng 1 năm 1968, mặc dù địch dội bom bắn phá cày nát mặt đường đơn vị vẫn mở được gần 5km đường, phá gỡ 7 bãi mìn bảo đảm cho bộ binh và xe tăng ta xung phong được nhanh chóng. Đơn vị còn chủ động phối hợp chiến đấu với bộ binh và xe tăng chiến đấu diệt địch trong vị trí, góp phần quan trọng cho trận đánh thắng lợi.

Đại đội chú trọng xây dựng toàn diện, được đánh giá là đơn vị xuất sắc nhất trung đoàn. Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





84. ĐẠI ĐỘI 11 PHÁO BINH
TIỂU ĐOÀN 2, TRUNG ĐOÀN 84, QUÂN KHU 4


Đại đội 11 pháo binh được thành lập tháng 5 năm 1965. Từ cuối năm 1966 đến tháng 9 năm 1969, đơn vị chiến đấu ở đường 9, nơi ta và địch giành giật quyết liệt. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã nêu cao ý chi quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ. luôn luôn sẵn sàng, bất kỳ lúc nào có lệnh là nổ súng được ngay. Đại đội đánh độc lập, đánh trong đội hình tiểu đoàn, đánh chi viện cho bộ binh... đều giỏi. Đơn vị đã đánh 130 trận, diệt 2537 tên địch (hầu hết là quân Mỹ thuộc sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ), phá hủy hơn 70 xe quân sự, 8 khẩu pháo 105 và 175 ly, 6 máy bay lên thẳng, 12 kho vũ khí, lương thực, xăng dầu, 31 nhà lính, 3 trạm rađa. Trong chiến đấu, nhiều lần máy bay, pháo binh địch đánh vào trận địa của đơn vị nhưng do phòng tránh tốt nên đơn vị ít tổn thất về người và vũ khí. Nhiều trận, đại đội 11 đã mưu trí dũng cảm chiến đấu đạt hiệu quả rất cao như trận ngày 14 tháng 5 năm 1968, do phán đoán đúng tình hình, chớp thời cơ nổ súng kịp thời chính xác, đã diệt gần 400 tên Mỹ đổ bộ xuống điểm cao 88. Trận ngày 18 tháng 6 năm 1968, địch cho pháo bắn ác liệt rồi dùng lực lượng đông gấp bội đánh vào trận địa, cán bộ, chiến sĩ đã bình tĩnh chờ địch vào gần mới nã đạn cối diệt hơn 100 tên Mỹ làm rối loạn đội hình chúng. Trong thời gian 25 ngày (tháng 6 năm 1969) đơn vị độc lập đánh địch ở vùng Sa Mưu, diệt 428 tên Mỹ, phá hủy 4 máy bay lên thẳng, 49 xe quân sự, 1 pháo 175 ly (vua chiến trường), 1 rađa, 11 kho tàng các loại...

Đại đội kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, đơn vị trưởng thành nhanh chóng mọi mặt.

Đại đội có 100% quân số được khen thưởng, 4 năm liền là “Đơn vị Quyết thắng”, được tặng thưởng 10 Huân chương Chiến công các hạng.
Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 11 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 15 Tháng Mười, 2013, 09:53:24 pm
Sư đoàn 1, Anh hùng LLVT nhân dân, ngày 15-10-2013

QĐND - Ngày 15-10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân - phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, tặng Sư đoàn 1, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Dự buổi lễ có: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...  cùng đại biểu các tướng lĩnh, sĩ quan, cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 1, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

(http://image.qdnd.vn/Upload/mthang/2013/10/15/6074390320131015193926703.jpg)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn 1 thuộc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị chủ lực đầu tiên có mặt tại chiến trường Tây Nguyên. Sư đoàn đã liên tục lập công, chiến thắng giòn giã, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Trong 9 năm (1965-1974) vừa xây dựng, vừa chiến đấu trên các chiến trường, từ Mặt trận Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và trên đất bạn Cam-pu-chia, Sư đoàn đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó có Chiến dịch Plây-me; đánh 2.974 trận, tiêu diệt gần 92.000 tên địch, bắt sống 8.314 tên; bắn rơi, bắn cháy 1.231 máy bay, phá hủy gần 3.648 xe các loại, 38 kho đạn và xăng dầu; thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch, góp phần cùng với quân và dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hầu hết các đơn vị trực thuộc Sư đoàn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2014, 06:47:17 am
85. ĐẠI ĐỘI 1 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 47, TRUNG ĐOÀN 27, QUÂN KHU 4


Đại đội 1 bộ binh được thành lập tháng 12 năm 1947. Từ tháng 6 năm 1966 đến tháng 6 năm 1969, đơn vị chiến đấu ở đường số 9. Cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua bom đạn ác liệt và khắc phục mọi khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, đời sống thiếu thốn, chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, hiệp đồng chặt chẽ. Tính chung, đại đội đã đánh 27 trận, diệt 1.411 tên địch (468 Mỹ và 943 ngụy) diệt gọn 1 đại đội Mỹ, 2 đại đội và 4 trung đội ngụy, diệt 20 xe tãng, bắn rơi 1 máy bay thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Đơn vị đã đánh nhiều trận đạt hiệu suất cao. Ngày 11 tháng 7 năm 1967, tại Lai An (sát quận lỵ Gio Linh), chỉ trong 10 phút chiến đấu đơn vị đã diệt gọn cả 1 đại đội ngụy và bắt 6 tên (có tên đại đội trưởng). Trận ngày 5 tháng 5 năm 1968, đại đội đã vượt qua bom đạn, nhanh chóng tiếp cận địch, kịp thời chi viện cho đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội Mỹ. Trận đánh (ngày 7 tháng 6 năm 1969) ở Hà Thượng, đại đội đã vùi mình dưới đất chịu nắng, đói khát suốt 4 ngày chờ 1 đại đội ngụy lọt vào trận địa, nhanh chóng diệt 94 tên, bắt 8 tên, phóng thích 20 tên.

Đại đội 1 được Quân khu công nhận là đơn vị xuất sắc toàn diện “Chiến đấu giỏi, Xây dựng tốt”, đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 lần là “Đơn vị anh dũng diệt Mỹ”, 2 lần là “Đơn vị Quyết thắng”, 100% cán bộ chiến sĩ được khen thưởng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 được Chủ tịch nưóc Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






86. ĐẠI ĐỘI 643 BỘ BINH
BINH TRẠM 42, BỘ TƯ LỆNH 559


Đại đội 643 được thành lập tháng 4 năm 1964. Từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 8 năm 1969, đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ hành lang đường mòn Hồ Chí Minh. Đơn vị đã qua nhiều binh trạm, hoạt động nhỏ lẻ, các tiểu đội, trung đội cách xa nhau hàng chục cây số, cuộc sống rất căng thẳng, khó khăn, gian khổ. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều có quyết tâm cao, vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi khi phát hiện có biệt kích, thám báo lọt vào đường dây là anh em tích cực khôn khéo, ráo riết truy lùng bằng được. Khi có quân địch đổ bộ đường không, cán bộ chiến sĩ đã nhanh chóng tiếp cận, kiên quyết tiêu diệt gọn. Tính chung từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 8 năm 1969, đơn vị đã đánh 83 trận, tiêu diệt 665 tên địch (có 319 tên Mỹ) bắn rơi 23 máy bay các loại (phần lớn là máy bay lên thẳng).

Đặc biệt mùa khô năm 1968 - 1969, đại đội đã chủ động đánh quân Mỹ nống ra vùng Cô Ca Va, diệt 334 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, thu 1 máy thông tin và nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự của địch.

Được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, làm đường, làm kho... đơn vị đã tích cực hoàn thành vượt mức quy định. Cán bộ chiến sĩ đã xây dựng địa bàn cơ sở, nắm địch ở 5 xã thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên.

Đại đội 643 là đơn vị 5 năm liền đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 6 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 643 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





87. ĐẠI ĐỘI 12 RA-ĐA
TRUNG ĐOÀN 290, BINH CHỦNG RA-ĐA.
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Từ đầu năm 1965 đến tháng 10 năm 1969, đại đội 12 độc lập phục vụ chiến đấu trên các địa bàn Lộc Đại, Chánh Hòa, Quán Hầu, Dốc Sỏi, Thác Cóc, Hạ Cờ (Quảng Binh), Mũi Lay, Hướng Lập (Vĩnh Linh), điểm cao 530, núi Ba Rền (bắc đường 9) nơi địch thường xuyên đánh phá rất ác liệt hòng ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Máy bay địch đánh phá trận địa 31 lần, ném hàng trăm quả bom các loại, bắn hàng ngàn quả đạn pháo,song cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đã động viên nhau vượt qua khổ khăn ác liệt, kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại đội luôn cảnh giác đã phát hiện 128.780 tốp máy bay (có 327 tốp B52) trong nhiều tình huống phức tạp (mây mù, nhiễu dày, máy bay bay rất thấp...), 108.350 tốp được báo lên trên đạt 4 yêu cầu: “xa, nhanh, đúng, đủ” ở mức độ giỏi, góp phần phục vụ đắc lực các đơn vị phòng không không quân thuộc Quân khu 4 chiến đấu tốt. Bộ phận hỏa lực của đại đội đã bắn rơi 6 máy bay địch, bảo đảm an toàn về người, vũ khí, khí tài.

Đại đội 4 năm liền là “Đơn vị Quyết thắng”, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 12 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2014, 06:49:43 am
88. ĐẠI ĐỘI 5 THÔNG TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN
TIỂU ĐOÀN 77, TRUNG ĐOÀN 205
BỘ TƯ LỆNH THÔNG TIN - LIÊN LẠC


Đại đội 5 được thành lập tháng 4 năm 1961. Từ 1 trung đội sau phát triển thành đại đội, đơn vị có nhiều quân nhân gái; được giao nhiệm vụ giữ vững thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện với các chiến trường, đầu mối liên lạc thường xuyên là 80 đơn vị, có thời gian hơn 100 đơn vị. Việc liên lạc từ Bộ đến các chiến trường và ngược lại đều rất khẩn trương. Hàng ngày phải nhận từ 200 đến 300 bức điện, có ngày lên đến 500 bức. Cán bộ chiến sĩ đơn vị đã nêu cao tinh thấn tận tụy, tích cực, suốt ngày đêm theo dõi bám sát các đài bạn. Nhiều lần sấm sét đánh vào dây trời, có người bị ngất (chảy máu mồm máu tai) nhưng chị em vẫn kiên quyết không rời máy. Bất kể ngày đêm khi có tin tức quan trọng khẩn cấp, chỉ 1 đến 2 phút sau anh chị em đã báo cho trên xử trí được kịp thời giành thắng lợi. Đại đội còn nêu cao tinh thần đoàn kết hiệp đồng, giúp cho việc liên lạc giữa các đài trong chiến trường với nhau.

Tổng cộng trong 5 năm, đại đội 5 đã nhận và chuyển 213.567 bức điện (trong đó có 8070 bức điện tối thượng khẩn) đạt yêu cẩu nhanh chóng, kịp thời, chính xác, bí mật (tỷ lệ sai sót 0,3% là mức thấp nhất). Đại đội là đơn vị khá toàn diện, dẫn đầu trong các đơn vị vô tuyến điện trong toàn quân, đã được khen thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 năm liền là “Đơn vị Quyết thắng”.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 5 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





89. PHÂN XƯỞNG 4, NHÀ MÁY Z121
CỤC QUÂN GIỚI, TỔNG CỤC HẬU CẦN


Phân xưởng có 131 cán bộ nhân viên (80 là nữ). Nhiệm vụ của phân xưởng là lắp ghép và bảo quản các loại ngòi nổ của lựu đạn, mìn, bộc phá... Quá trình sản xuất phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, dễ cháy, dễ nổ... sản phầm lại đòi hỏi có chất lượng cao, an toàn tuyệt đối, cán bộ và nhân viên phân xưởng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trong thời gian gần 3 năm lao động, phân xưởng đã phát huy gần 200 sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, làm tăng năng suất từ 100% đến 600%, đã sản xuất được hơn 10 triệu ngòi nổ bảo đảm chất lượng tốt, đáp ứng về số lượng và chủng loại theo yêu cầu của trên. Đơn vị còn luôn tìm nhiều cách tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, làm lợi cho công quỹ hàng triệu đồng (ở thời điểm 1969 tương đương hàng ngàn lạng vàng).

Phân xưởng đã chú trọng đào tạo tại chỗ được 46 đồng chí từ trình độ sơ cấp trở thành trung cấp đủ đáp ứng nhu cầu công tác. Phân xưởng luôn giữ gìn quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân tốt, giữ nghiêm kỷ luật trong sản xuất và đời sống. Phân xưởng có 6/10 tổ đạt danh hiệu “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa”, phân xưởng được tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Phân xưởng 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





90. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ VĨNH QUANG
KHU VỰC VĨNH LINH


Xã Vĩnh Quang nằm ở sát Cửa Tùng, giáp biển, giáp vùng Mỹ - ngụy kiểm soát; dân quân du kích có 142 người, 20 là nữ. Trong thời gian giặc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, chúng đã cho máy bay đánh phá hơn một nghìn lần, ném xuống xã hàng vạn quả bom cùng đạn tên lửa. Địch còn cho pháo từ tàu biển bắn hàng chục vạn quả pháo làm hư hại 4/5 số nhà của nhân dân trong xã. Trong hoàn cảnh đó, dân quân du kích Vĩnh Quang đã kiên cường bám đất, bám làng chiến đấu, địch đến bất kể lúc nào cũng nổ súng đánh trả. Đơn vị đã bắn rơi 2 máy bay F4 của Mỹ bằng súng bộ binh và góp phần bắn rơi 4 chiếc khác. Các đội cứu sập của dân quân du kích xã đã hàng trăm lần xông vào nơi bom đạn bới hầm, dập lửa để cứu tính mạng, nhà cửa, tài sản của nhân dân. Sau mỗi lần máy bay đánh phá, các tổ phá bom đã tới các khu vực có bom để tháo, phá hàng trăm quả bom chưa nổ, đảm bảo cho nhân dân đi lại sản xuất được an toàn.

Dân quân du kích đã đào được hơn 50km hào giao thông, hàng chục km địa đạo, gần 2000 hầm trú ẩn và tích cực vận động nhân dân đào hầm đắp ụ quanh nhà để phòng tránh được tốt. Ngoài ra, dân quân du kích còn đóng góp 30.000 ngày công đào đắp trận địa, chở bộ đội và vũ khí qua sông, tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, chở thương binh từ mặt trận về.

Dân quân du kích xã Vĩnh Quang là “Đơn vị Quyết thắng” 4 năm liền, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và 3 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Dân quân du kích xã Vĩnh Quang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2014, 06:52:15 am
91. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ QUẢNG PHÚC
HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH


Xã Quảng Phúc nằm ở phía Bắc sông Gianh. Từ năm 1965 đến cuối năm 1968, xã bị địch cho máy bay đến bắn phá hơn 16000 lần, ném hơn 15000 quả bom các loại, bắn gần 3000 quả đạn rốc két; tàu chiến bắn 375 lần, phá hỏng một nửa số nhà dân.

Dân quân du kích nêu cao quyết tâm chiến đấu tổ chức các đội trực chiến bố trí ở nơi máy bay địch hay bắn phá, ngày đêm sẵn sàng nổ súng đánh trả, đã bắn rơi 3 chiếc F4 bằng các loại súng bộ binh. Các đội cứu sập của dân quân đã dũng cảm xông vào nơi nguy hiểm, cứu 175 người, 95 nóc nhà khỏi bị cháy. Các đội phá bom đã phá được hơn 200 quả bom các loại, bảo vệ an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Ngày 13 tháng 7 năm 1967, lực lượng tuần tra dân quân du kích phối hợp với bộ đội hải quân phát hiện và bắt gọn 1 toán biệt kích 12 tên vừa tới địa phận xã. Toàn bộ lực lượng dân quân du kích xã có 385 người, (gần 30% là phụ nữ và người cao tuổi), song, vẫn đóng góp hàng chục vạn ngày công phục vụ chiến đấu (đào đắp trận địa, kéo pháo, vận chuyển bảo đảm giao thông). Nhiều lần giữa lúc bom đạn địch đang trút xuống, dân quân du kích vẫn bình tĩnh dũng cảm chèo thuyền tiếp đạn, băng bó thương binh, sửa chữa đường xá, cứu xe, cứu thuyền (đã cứu được 47 xe ôtô, 100 chiếc thuyền, hơn 100 người, hơn 1000 tấn hàng). Dân quân du kích đã đào hệ thống hào giao thông từ làng ra đồng, liên thôn liên xã và hàng ngàn hầm trú ẩn nơi công cộng cho nhân dân đi lại, trú ẩn được thuận tiện.

Dân quân du kích xã Quảng Phúc 4 năm liền được công nhận là “Đơn vị Quyết thắng”, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Dân quân du kích xã Quảng Phúc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





92. TRUNG ĐỘI DÂN QUÂN KIM ĐÀI
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH


Trung đội dân quân Kim Đài được thành lập tháng 10 năm 1961, gồm 42 người ở nhiều xã trong huyện tập trung lại được điều đến xã Kim Đài (gần ngã ba sông Đáy giáp với 3 tỉnh: Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa) làm nhiệm vụ đánh máy bay địch. Mặc dù là nơi địch thường xuyên đánh phá, tình hình địa bàn lại có nhiều phức tạp, đơn vị đã quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đơn vị thường xuyên sẵn sàng chiến đấu máy bay địch đến là nổ súng được ngay. Trung đội đã bắn rơi 2 máy bay (F4H và A4D), phối hợp đơn vị khác bắn rơi 1 chiếc. Ngoài ra đơn vị còn phát hiện và kịp thời thông báo tình hình máy bay địch bay theo triền sông cho các đơn vị bạn. Đơn vị đã tích cực tuần tra canh gác, bắt quả tang 5 tên phản động đang hoạt động phá hoại.

Đơn vị đã nhiều lần cứu được thuyền của Nhà nước và nhân dân bị máy bay địch bắn đắm.

Trung đội dân quân Kim Đài 4 năm liền được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, là lá cờ đầu về phong trào dân quân của tỉnh Ninh Bình, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba. 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trung đội dân quân Kim Đài được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





93. TRUNG ĐỘI DU KÍCH TẬP TRUNG
HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


Trung đội du kích tập trung huyện Vĩnh Bảo thành lập tháng 12 năm 1965, được giao nhiệm vụ cơ động bắn máy bay địch bảo vệ các mục tiêu quan trọng trong huyện, quân số 34 người, vũ khí có súng trường, súng 12,7 ly và 14,5 ly. Cán bộ chiến sĩ đơn vị có quyết tâm cao, chiến đấu mưu trí dũng cảm nên đã bắn rơi 3 máy bay địch, bắn bị thương 1 chiếc. Trận ngày 29 tháng 8 năm 1967 ở xã Lý Học do phán đoán đường bay của địch chính xác, đã bắn đón diệt 1 chiếc AD6. Ngày 17 tháng 11 năm 1967, anh em khôn khéo kéo một chiếc thuyền hỏng để nhử 4 máy bay địch lao xuống đúng tầm bắn mới nổ súng bắn rơi 1 chiếc A4. Có trận chỉ bằng 43 viên đạn đơn vị đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay không người lái.

Đơn vị kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng đã huấn luyện cho mọi chiến sĩ đều sử dụng thành thạo 3 loại máy được trang bị.

Trung đội 3 năm liền được công nhận là Đơn vị Quyết thắng (1966, 1967, 1968), được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trung đội du kích tập trung huyện Vĩnh Bảo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2014, 06:54:17 am
94. ĐẠI ĐỘI 1 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 1, TRUNG ĐOÀN 4


Đại đội 1 là một trong những đơn vị vũ trang tập trung được thành lập đầu tiên trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đơn vị đã qua 9 năm rèn luyện và trưởng thành trong một chiến trường cực kỳ gian khổ.

Đại đội 1 đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Tua 2 lịch sử (tháng 2 năm 1960). Từ đó, đơn vị liên tiếp đánh thắng mọi đối tượng Mỹ, ngụy và chư hầu, đánh thắng trên nhiều địa hình, trong nhiều hình thức chiến thuật.

Chỉ tính riêng năm 1968, đại đội đã diệt 1200 tên địch, diệt gọn 1 đại đội Mỹ, 1 đại đội lính Thái Lan, 1 đại đội và 1 sở chỉ huy tiểu đoàn quân ngụy. Cán bộ chiến sĩ đoàn kết, phát huy ý thức tự lực, tự cường, tinh thần tích cực tiến công địch.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 10 Huân chương Chiến công các hạng, được tặng cờ “Đơn vị khá nhất”, cờ “Dũng cảm, đánh hăng, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” và danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Đại đội 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





95. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 4, TRUNG ĐOÀN 2, SƯ ĐOÀN 9


Đại đội 2 đã góp phần vẻ vang vào chiến thắng Bình Giã và là mũi tiến công dứt điểm chi khu Đồng Xoài. Đơn vị đã liên tiếp lập công trong thời kỳ “Chiến tranh cục bộ”.

Từ năm 1962 đến tháng 2 năm 1969, đại đội 2 đã tiêu diệt 3000 tên địch (có 2000 tên Mỹ), diệt 12 đại đội, 10 trung đội (có 7 đại đội Mỹ), phá hủy 121 xe tăng, xe bọc thép, diệt gọn chi đoàn xe bọc thép đầu tiên trên chiến trường miền Đông Nam Bộ trong chiến dịch Bình Giã (tháng 12 năm 1964).

Là đơn vị xây dựng tiến bộ vững chắc, tác chiến giỏi, đánh thắng trên tất cả loại địa hình trong nhiều hình thức chiến thuật. Đại đội 2 là ngọn cờ đầu diệt xe cơ giới Mỹ của đoàn Đồng Xoài.

Đơn vị đã được tặng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 19 Huân chương Chiến công cho tập thể và cá nhân, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





96. ĐẠI ĐỘI 7 PHÁO BINH
TIỂU ĐOÀN 5, TRUNG ĐOÀN 96, ĐOÀN 75
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ


Đại đội 7 luôn luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vượt mọi khó khăn gian khổ, bám trụ dài ngày chiến đấu lập công xuất sắc. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã xây dựng tinh thần, tác phong chiến đấu tốt, đánh hiệp đồng chi viện cho bộ binh, đánh độc lập, đánh địch bằng vũ khí bộ binh đều giỏi.

Trong năm 1968, chỉ tính riêng kết quả những trận đánh độc lập, đại đội 7 đã diệt hơn 1000 tên địch, phá hủy 37 máy bay, 55 xe cơ giới, 21 khẩu pháo. Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Đại đội 7 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2014, 06:56:55 am
97. ĐỘI PHẪU THUẬT TIỀN PHƯƠNG (K20)
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ


K20 là một đơn vị nhỏ, nhân viên phục vụ, phương tiện, dụng cụ, thuốc men thiếu lại thường xuyên hoạt động ở vùng sâu, bị địch liên tục càn quét, đánh phá. Nhưng cán bộ, y bác sĩ, nhân viên trong đội đã có quyết tâm cao, tự lực tự cường, dũng cảm bền bỉ chịu đựng gian khổ ác liệt đứng vững trên chiến trường vùng sâu bảo đảm tiếp nhận, cứu chữa thương binh.

Đội hết sức coi trọng xây dựng nội nội, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, có quan điểm phục vụ tốt. Cả đội đã thực hiện tốt khẩu hiệu “Tất cả vì thương binh, trước hết cho thương binh”. Tuy chỉ là một đội phẫu thuật nhưng K20 đã làm tốt nhiệm vụ của một bệnh viện trên một địa bàn vô cùng khó khăn, cứu chữa nhiều thương binh có vết thương hiểm nghèo.

Đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Đội phẫu thuật (K20) được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





98. TIỂU ĐOÀN 261A (HI-RÔN) BỘ BINH
MIỀN TRUNG NAM BỘ


Tiểu đoàn 261A luôn phát huy truyền thống Ấp Bắc lịch sử, đã liên tiếp giành thắng lợi. Trong các thời kỳ “Chiến tranh đặc biệt” đến cao trào Tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam.

Đơn vị đã hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương chống phá âm mưu bình định của địch. Tiểu đoàn 261A là đơn vị có hiệu suất chiến đấu cao, đánh thắng nhiều hình thái chiến thuật, tiêu diệt nhiều tiểu đoàn Mỹ, ngụy trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long.
Qua 8 năm chiến đấu, đơn vị đã tiêu diệt gần 20000 tên địch (có khoảng 2000 tên Mỹ), diệt 10 tiểu đoàn, (có 1 tiểu đoàn Mỹ) 32 đại đội và 8 trung đội, bức hàng hơn 100 đồn bốt.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhất, 189 Huân chương Quân công, Chiến công cho tập thể và cá nhân, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”, được Bộ chỉ huy Trung Nam Bộ tặng cờ “Đi chiến thắng, đánh diệt gọn”.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Tiểu đoàn 261A được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





99. TIỂU ĐOÀN 516 BỘ BINH
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẾN TRE


Tiểu đoàn 516 trưởng thành từ phong trào đồng khởi, được nhân dân hết lòng nuôi dưỡng, đùm bọc, đơn vị đã trưởng thành nhanh chóng và vững chắc. Cán bộ chiến sĩ luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường vượt mọi khó khăn liên tục chiến đấu, càng đánh càng mạnh, càng thắng lớn.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, tiểu đoàn đã bám trụ trong thị xã Bến Tre, đánh phản kích diệt nhiều đơn vị Mỹ, ngụy. Tiếp đó, đơn vị kiên trì trụ bám vùng ven, phối hợp cùng các đơn vị trong tỉnh đánh địch mở địa bàn, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy. Từ năm 1965 đến năm 1968, tiểu đoàn đã diệt 11.000 tên địch (có trên 400 tên Mỹ), diệt gọn 12 tiểu đoàn, 20 đại đội (có 2 tiểu đoàn và 4 đại đội Mỹ), 18 trung đội, bắn chìm, bắn cháy 74 tầu (có 2 hạm), bắn rơi 30 máy bay, 61 xe quân sự.

Đơn vị đã được tặng thưởng 8 Huân chương Quân công hạng ba, 41 Huân chương Chiến công cho tập thể và cá nhân, danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”, được tặng cờ Tiến công liên tục thắng Mỹ, diệt ngụy.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Tiểu đoàn 516 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2014, 06:59:08 am
100. ĐỘI SĂN TÀU SỐ 1
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẾN TRE


Đội săn tàu số 1, là tập thể có tinh thẩn chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tự lực, tự cường đã bền bỉ bám trụ dài ngày trên từng khúc sông. Tuy lực lượng nhỏ, nhưng, cán bộ, chiến sĩ trong đội đã mưu trí, sáng tạo nhiều cách đánh đạt hiệu suất cao. Từ cuối năm 1967 đến tháng 6 năm 1969, Đội săn tàu số 1 đã bắn chìm, bắn cháy 254 tàu xuồng chiến đấu của địch (trong đó có 1 tiểu pháo hạm bị bắn chìm), diệt trên 5000 tên địch (có hàng ngàn tên Mỹ), phá hủy 5 pháo 105 và 155 ly, 7 máy bay lên thẳng, 8 xe quân sự.

Đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công các hạng, được tặng cờ “Anh dũng kiên cường, diệt nhiều tàu Mỹ”, góp phần đánh bại chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” của Mỹ.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Đội săn tàu số 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





101. ĐẠI ĐỘI 6 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 8 TRUNG ĐOÀN 3, MIỀN ĐÔNG NAM BỘ


Đại đội 6 luôn phát huy truyền thống vẻ vang của chi đoàn 61 lá cờ đầu của phong trào thanh niên trong các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Đơn vị đã cơ động chiến đấu trên nhiều chiến trường, đánh thắng nhiều đối tượng là đơn vị “Đánh giỏi, thắng nhiều” của miền Đông Nam Bộ.

Chỉ tính riêng trong 2 năm 1968, 1969, Đại đội 6 đã diệt 2300 tên địch, diệt gọn 12 đại đội (có 5 đại đội Mỹ), 2 sở chỉ huy tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 109 xe tăng, xe bọc thép, 24 khẩu pháo 105, 155 ly.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 7 Huân chương Chiến công các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Đại đội 6 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





102. TIỂU ĐOÀN 1 BỘ BINH
PHÂN KHU 3, MẶT TRẬN SÀI GÒN


Được nhân dân hết lòng che chở, nuôi dưỡng, Tiểu đoàn 1 đã trưởng thành nhanh chóng và vững chắc. Cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn có quyết tâm cao, tích cực tiến công địch, đoàn kết hiệp đồng với đơn vị bạn đánh bồi, đánh nhồi, diệt nhiều sinh lực địch, diệt gọn nhiều đơn vị, san bằng nhiều đồn bốt, mở rộng vùng giải phóng.

Tính riêng trong 2 năm 1968, 1969, Tiểu đoàn 1 đã diệt gần 10000 tên địch (có 2000 tên Mỹ), diệt 8 tiểu đoàn, 29 đại đội và 34 trung đội (có 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 đại đội, 10 trung đội Mỹ), phá hủy 75 xe quân sự, bắn rơi 30 máy bay.

Tiểu đoàn được tặng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 7 Huân chương Quân công hạng ba, 24 Huân chương Chiến công cho tập thể và cá nhân, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Tiểu đoàn 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 26 Tháng Bảy, 2014, 07:01:21 am
103. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 4, TRUNG ĐOÀN 320, MẶT TRẬN SÀI GÒN


Đại đội 2 là đơn vị thường xuyên nhận nhiệm vụ khó khăn, nặng nề nhất, luôn đi đầu trong các nhiệm vụ tác chiến và xây dựng của trung đoàn 320. Cán bộ, chiến sĩ trong đại đội đã liên tục chiến đấu và chiến thắng nhiều đối tượng và trên nhiều địa hình phức tạp. Đại đội 2 là đơn vị có tác phong chiến đấu tốt, đã nổ súng là thọc sâu, đánh mạnh, tiêu diệt gọn đơn vị địch.

Từ năm 1967 đến tháng 6 năm 1969, đại đội đã diệt trên 1500 tên địch, diệt gọn 5 đại đội, 5 trung đội Mỹ.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 35 Huân chương Chiến công Giải phóng cho tập thể và cá nhân.
Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





104. ĐẠI ĐỘI 40 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 402, QUÂN KHU 5


Đại đội 40 đặc công thành lập năm 1960, từ đó hoạt động trong địa bàn Quân khu 5 (cả đồng bằng và miền núi). Đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, diệt được 5.112 tên địch (có hơn 2500 Mỹ, 500 Nam Triều Tiên), phá hủy 216 máy bay (93 máy bay phản lực) và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Đơn vị đã đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn, diệt gọn 11 đại đội, 2 trung đội địch. Trận đánh vào quận lỵ Đắc Hà (Kontum) năm 1961 Đại đội 40 đã diệt 200 tên địch, thu 170 súng; trận đánh vào sân bay Nha Trang (tháng 11 năm 1965) đơn vị có 25 đồng chí đã diệt được 315 tên Mỹ, phá hủy 27 máy bay, trận đánh ở Quảng Ngãi (ngày 9 tháng 12 năm 1966) đã diệt được 500 tên Nam Triều Tiên thuộc lữ đoàn Rồng Xanh; trận tập kích sân bay An Hòa (ngày 30 tháng 11 năm 1967) đã phá hủy 50 máy bay lên thẳng, diệt 270 Mỹ)...

Đơn vị chú trọng xây dựng nội bộ trong chiến đấu cũng như lúc bình thường, đơn vị luôn giữ nghiêm kỷ luật, giữ gìn đoàn kết.

Đại đội đã được tuyên dương là lá cờ đầu trong Đại hội thi đua lấn thứ 3 của Quân khu 5, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba,3 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Đại đội 40 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





105. ĐẠI ĐỘI 3 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 10, SƯ ĐOÀN 2, QUÂN KHU 5


Đại đội 3 đặc công được thành lập tháng 7 năm 1966, từ đó hoạt động trên địa bàn Quân khu 5. Đơn vị có quyết tâm cao, chiến đấu mưu trí dũng cảm, đã đánh 28 trận, diệt 2148 tên (có 1498 Mỹ), bắt 15 tên ngụy trong đó đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn pháo binh, sở chỉ huy trung đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ, 2 sở chỉ huy lữ đoàn, 3 sở chỉ huy tiểu đoàn, 2 đại đội Mỹ, 2 đại đội ngụy, thu 191 súng các loại, phá hủy 56 pháo cối, 4 trọng liên, 122 nhà lính, 11 máy bay, 20 xe quân sự, phối hợp với đơn vị tjạn phá hủy 3 kho nhiên liệu, 2 kho đạn, đốt cháy 2 bồn xăng hơn 1 triệu lít, giải phóng quận lị Duy Xuyên với 3000 dân. Trận đánh vào vị trí Dương Là ở Quảng Nam tháng 3 năm 1968 đơn vị diệt gọn 1 đại đội và 1 ban chỉ huy tiểu đoàn Mỹ, trận ngày 19 tháng 8 năm 1968, ở Liệt Kiêm đại đội diệt gọn 2 đại đội biệt kích ngụy. Trận An Hòa ngày 22 tháng 2 năm 1969, đơn vị đã chiến đấu rất quyết liệt, diệt 220 tên Mỹ (gần hết 1 tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp của địch), đánh thiệt hại nặng sở chỉ huy trung đoàn thủy quân lục chiến Mỹ, phá hủy 10 máy bay, 10 khẩu pháo 105 và 175 ly, phối hợp đơn vị bạn đốt cháy 1 bồn xăng hơn triệu lít.

Đại đội 3 đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 5 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 10:45:58 am
106. ĐẠI ĐỘI 4 ĐẶC CÔNG
TRUNG ĐOÀN 1, SƯ ĐOÀN 2 QUÂN KHU 5


Từ tháng 3 năm 1969, Đại đội 4 đặc công hoạt động ở Quân khu 5, địa bàn rất gian khổ ác liệt. Đơn vị đánh 45 trận tiêu diệt 1257 tên (có hơn 400 tên Mỹ), bắn rơi 3 máy bay, phá hủy 18 khẩu pháo, 2 xe bọc thép và nhiều phương tiện chiến tranh, thu 131 súng (trong đó đã diệt gần hết 1 tiểu đoàn pháo, diệt gọn 1 sở chỉ huy nhẹ lữ đoàn, 1 sở chỉ huy tiểu đoàn, 5 đại đội... Từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 3 năm 1969, đại đội 4 đã diệt được 932 tên địch. Ngày 9 tháng 5 năm 1968,đơn vị đánh vào cứ điểm Ngọc Tà Vắt (Quảng Nam) diệt gọn 123 tên địch, thu nhiều vũ khí. Ngày 27 tháng 8 năm 1968, chỉ sau 15 phút chiến đấu đơn vị đã diệt gần hết số địch nống ra Kỳ Quý (Quảng Nam) gồm 80 tên Mỹ, tạo điều kiện tốt cho hướng chủ yếu của trung đoàn đánh địch được thuận lợi. Đêm 22 tháng 2 năm 1969, đơn vị tập kích vị trí Núi Lở, diệt gần hết 1 tiểu đoàn pháo binh Mỹ, đánh thiệt hại 1 sở chỉ huy tiểu đoàn và 1 đại đội khác, phá hủy 12 khẩu pháo, 5 đại liên và toàn bộ khu vực thông tin. đánh sập 5 lô cốt, 6 hầm ngầm.

Đại đội chiến đấu giỏi và tiến bộ đồng đều về các mặt, 100% cán bộ và chiến sĩ đơn vị được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 7 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 15 tháng 2 năm 197o, Đại đội 4 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




107. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 7, TRUNG ĐOÀN 66. MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Từ tháng 8 năm 1965 đại đội 2 bộ binh chiến đấu ở Tây Nguyên. Đơn vị đã đánh 20 trận diệt gọn 2 đại đội ngụy, 3 đại đội và 2 trung đội Mỹ, thu 90 súng các loại, 4 máy vô tuyến điện... Đơn vị đã phối hợp với các đại đội khác trong tiểu đoàn diệt hàng ngàn tên Mỹ - ngụy. Trận Đức Vinh ngày 3 tháng 7 năm 1966, đơn vị đã nhanh chóng tiếp cận, diệt gọn 1 đại đội Mỹ (diệt hơn 100 tên), nêu kỷ lục đầu tiên đại đội ta diệt gọn đại đội Mỹ thu 30 súng, 2 máy vô tuyến điện. Trận điểm cao 823 ngày 11 tháng 11 năm 1967, đơn vị đã tích cực bám sát, bao vây chia cắt địch ra từng bộ phận, góp phần quan trọng cùng các đại đội bạn diệt gọn 2 đại đội và tiểu đoàn bộ quân dù Mỹ. Ngày 30 tháng 3 năm 1968, đánh vào Chư Tăng Kra, đơn vị bí mật tiếp cận, bất ngờ nổ súng, diệt gọn 1 đại đội Mỹ, thu 20 súng, 3 máy vô tuyến điện. Trong 5 ngày (tháng 5 năm 1969), đơn vị đánh 2 lần vào vị trí Ngọc Dơ Lang có công sự vững chắc, diệt gọn 2 đại đội ngụy, thu 30 súng, 2 máy vô tuyến điện...

Đơn vị chú trọng xây dựng nội bộ tốt, 100% cán bộ và chiến sĩ trong đại đội đã được khen thưởng, đào tạo được nhiều cán bộ bổ sung cho các đơn vị bạn (trong 5 năm đã đào tạo được 180 cán bộ tiểu đội, 120 cán bộ trung đội, 72 cán bộ đại đội).

Đại đội đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và nhì, 21 lần được tặng thưởng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.




108. ĐẠI ĐỘI 2 BIỆT ĐỘNG
BỘ ĐỘI ĐỊA PIIƯƠNG THỊ XÃ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM


Đại đội 2 biệt động được thành lập tháng 12 năm 1967. Từ năm 1968, đơn vị chiến đấu trong và ngoại vi thị xã Hội An đã đánh 32 trận diệt 1928 tên địch, bắt 109 tên ngụy, bắn cháy 3 hải thuyền, phá hủy 7 xe bọc thép, 141 lô cốt hầm ngầm, kho tàng và nhà lính, thu 144 súng (đơn vị đã diệt gọn 1 đại đội Nam Triều Tiên, 7 trung đội ngụy, 1 tiểu đội Mỹ, 2 đoàn bình định, đánh thiệt hại nặng 6 đại đội và 3 đoàn bình định khác).

Đại đội 2 đã đánh nhiều trận xuất sắc như đêm ngày 4 tháng 8 năm 1968, đơn vị đánh 3 mục tiêu trong thị xã Hội An, diệt 165 tên địch, phá hủy 2 xe bọc thép. Cuối năm 1968, có trận đơn vị cải trang đánh vào thị xã giữa ban ngày, diệt gọn 1 trung đội địch. Đêm ngày 23 tháng 2 năm 1969 đơn vị đã dũng cảm mưu trí diệt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, tổng cộng diệt hơn 500 tên địch trong cuộc tiến công thị xã Hội An.

Đơn vị đã kiên trì bám đất, bám dân xây dựng được vùng bàn đạp vững chắc xung quanh thị xã, hỗ trợ cho phong trào quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 5 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.
Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 10:50:21 am
109. ĐẠI ĐỘI 1 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 9 SƯ ĐOÀN 3


Đại đội 1 công binh được thành lập tháng 12 năm 1964, làm nhiệm vụ đánh giao thông và các kho tàng, hậu cứ địch trên các trục đường 7, 19, 21. Đơn vị đã nêu cao quyết tâm, tích cực tiến công địch, tìm ra nhiều cách đánh hay, diệt được nhiều địch. Đại đội 1 đã đánh 189 trận, diệt 1638 tên địch (có hơn 800 tên Mỹ), đã diệt gọn 11 trung đội, phá hủy 261 xe quân sự (phần lớn là xe tăng, xe bọc thép), 4 máy bay, 9 khẩu pháo, cối, 31 cầu cống, nhiều nhà lính, kho tàng, đốt cháy 225.000 lít xăng... Riêng thời gian sau Tổng tiến công Mậu Thân (1968) địch tăng cường ngăn chặn canh phòng và đánh phá ác liệt hơn nhiều lần, đơn vị vẫn đánh được hàng trăm trận, diệt hơn 900 tên địch và nhiều phương tiện chiến tranh.

Đại đội kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng (100% cán bộ chiến sĩ được khen thưởng, 90% được tặng danh hiệu Dũng sĩ).

Đại đội đã được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Đại đội 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





110. ĐẠI ĐỘI 1 PHÁO 75 LY
TIỂU ĐOÀN 631 MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Đại đội 1 pháo binh là đơn vị hỏa lực vào chiến trường Tầy Nguyên sớm nhất (năm 1961). Đơn vị đã tham dự các trận đánh ở Đắc Pét, Đắc Sút, Đắc Tô, Tân Cảnh, Ngọc Bờ Biêng... đã diệt hàng ngàn tên địch, phá hủy nhiều kho tàng và phương tiện chiến tranh đồng thời đã chi viện cho bộ binh chiến đấu thắng lợi. Tính riêng từ năm 1968 đến tháng 9 năm 1969, đơn vị đã đánh 48 trận, diệt 1145 tên địch (phần lớn là Mỹ), phá hủy 17 máy bay, 15 khẩu pháo, 69 xe quân sự (có 11 pháo tự hành), 2 dàn ra-đa, 24 kho đạn, 5 kho xăng. Ngày 28 tháng 11 năm 1966, đại đội 1 đã pháo kích căn cứ hành quân của quân Mỹ ở Sùng Thiện, diệt hơn 100 tên, phá hủy 1 pháo 105 và 1 xe tăng. Tháng 11 năm 1967, trong chiến dịch Đắc Tô, đơn vị diệt 150 tên. phá hủy 3 máy bay, 1 kho đạn 1.100 tấn, 1 kho xăng... Ngày 17 tháng 2 năm 1968 và ngày 15 tháng 3 năm 1968.   Đại đội pháo kích căn cứ sư đoàn 4 Mỹ ở La Sơn, diệt 300 tên, phá hủy 2 kho đạn, 1 kho xăng, 31 nhà ở của địch... Đêm ngày 12 tháng 9 năm 1969, đại đội 1 chi viện đắc lực cho bộ binh tập kích quân Mỹ ở Tân Lạc, hôm sau bám trụ lại chiến đấu quyết liệt bắn sập 5 lô cốt, diệt 63 tên địch, phá hủy 14 xe quân sự, 1 kho đạn.

Đại đội đã  được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được 2 lần tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.
Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Đại đội 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miến Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





111. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ BÌNH DƯƠNG
HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM


Xã Bình Dương có 7.450 người, dân quân du kích có 350 người, xã gần căn cứ quân sự Mỹ, ngụy ở Bình Dương. Từ năm 1967, địch cho máy bay, pháo và bộ binh bắn phá lùng sục dữ dội, đốt gần hết nhà cửa, giết gần hết trâu bò của nhân dân trong xã... Dân quân du kích đã kiên quyết bám đất, bám dân, làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị, binh vận. Tính riêng trong năm 1969, đơn vị đã đánh 228 trận, diệt 1094 tên, bắt 12 tên ngụy thu 13 súng, bắn rơi 7 máy bay, phá hủy 15 xe quân sự, 10 khẩu pháo, cối, đánh sập 8 lần cầu cống trên đường giao thông quan trọng gây nhiều khó khăn cho địch. Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ phong trào nổi dậy diệt trừ ác ôn, phá thế kìm kẹp, chống dồn dân, bắt lính của địch giành nhiều thắng lợi.

Đơn vị đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bộ đội trong chiến đấu và nhất là trong việc giải quyết chính sách đối với thương binh, liệt sĩ. Dân quân du kích còn bổ sung cho quân đội và các cơ quan dân chính cấp trên được hơn 400 đội viên.

Dân quân du kích xã Bình Dương là lá cờ đầu phong trào chiến tranh du kích của huyện Thăng Bình, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Dân quân du kích xã Bình Dương được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 10:52:25 am
112. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ B5 YA SAO
HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI


Xã B5 nằm sát thị xã Plây Cu, có 2886 người dân, xung quanh xã có nhiều vị trí của quân Mỹ, hàng ngày chúng dùng bộ binh càn quét và cho máy bay, pháo binh đánh phá rất dữ dội... Dân quân du kích xã đã kiên cường bám đất bám dân, sáng tạo nhiều cách đánh hay, làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh nhân dân trong xã. Bất cứ lúc nào địch đi càn, dù mới ra khỏi vị trí hay đang đi trên đường đều có thể bị đánh. Các trận đánh diễn ra nhiều hình, nhiều vẻ. Chỉ tính riêng năm 1969, dân quân du kích xã B5 đã đánh 154 trận, diệt được 486 tên địch (hơn một nửa là Mỹ), làm bị thương 13 tên, phá hủy 52 xe quân sự. 1 kho đạn, 34 nhà lính, 1 kho xăng, 19 lô cốt, bắn rơi 19 máy bay.
Đơn vị đã vận động nhân dân làm hàng vạn bàn chông để bố trí các nơi hiểm yếu trong xã, gây khiếp sợ cho địch. Đơn vị còn tích cực tuyên truyền giải thích cho các gia đình có người đi lính ngụy đấu tranh với địch đòi chồng con về nhà làm ăn.

Dân quân du kích xã B5 là một trong những đơn vị lá cờ đầu của phong trào chiến tranh nhân dân ở Tây Nguyên, đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Dân quân du kích xã B5 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





113. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ CÁT HANH
HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH


Xã Cát Hanh có 7000 dân nằm ở vùng đồng bằng, có vị trí quan trọng nên địch ra sức đánh phá càn quét rất khốc liệt. Từ năm 1968, địch đưa về xã 8 đại đội Nam Triều Tiên, 4 trung đội dân vệ, 2 đoàn bình định. Chúng đã giết gần hết trâu bò, đốt gần hết nhà cửa đồng bào trong xã. Dân quân du kích đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua bom đạn ác liệt, kiên cường bám đất, bám dần để tổ chức đánh địch. Chỉ tính riêng từ tháng 10 năm 1968 đến tháng 6 năm 1969, dân quân du kích xã Cát Hanh đã đánh 100 trận, diệt 341 tên địch (trong đó một nửa là lính Nam Triều Tiên và Mỹ), diệt gọn 1 trung đội, 3 tiểu đội, làm tan rã 1 đoàn bình định có 36 tên, phá hủy 9 xe quân sự, 2 toa xe lửa, 4 cầu cống, cắt đứt 17.700 mét dây điện thoại... Đơn vị đã nhiều lần vào tận vị trí quân Nam Triều Tiên rải truyền đơn, tổ chức được 6 vụ binh biến trong các đơn vị địch, trong đó có 1 vụ diệt ban chỉ huy trung đoàn, 1 vụ diệt ban chỉ huy tiểu đoàn địch. Dân quân du kích còn tích cực tuyên truyền vận động các gia đình có thân nhân đi lính địch kêu gọi chồng con trở về.

Dân quân du kích xã đã 56 lần hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy diệt trừ ác ôn, phá thế kìm kẹp, đã giải phóng được gần 2.000 người dân ỏ khu tập trung trở về thôn xã làm ăn.

Dân quân du kích xã Cát Hanh là lá cờ đầu về phong trào chiến tranh nhân dân của vùng đồng bằng Trung Trung Bộ, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Dân quân du kích xã Cát Hanh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





114.   XÃ GIO HẢI HUYỆN GIO LINH
TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Gio Hải có 6000 dân, nằm giáp bờ nam sông Bến Hải, là một trọng điểm đánh phá của địch. Nhân dân đã kiên cường bám đất, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, binh vận. Gio Hải đã phá được âm mưu lập ngụy quyền của địch, thành lập được chính quyển cách mạng, đưa phong trào tiến lên vững chắc toàn diện.

Trong đấu tranh vũ trang, già trẻ gái trai trong xã đều tham gia diệt địch. Chỉ tính từ cuối năm 1967 đến tháng 3 năm 1969, nhân dân và dân quân du kích xã đã đánh 170 trận, diệt 1500 tên địch (phần lớn là Mỹ), đánh chìm 9 tầu chở hàng của địch ở gần Cửa Việt, phá hủy 1 khẩu pháo, 21 xe tăng, 14 súng đại liên, cắt đứt hàng ngàn mét dây thép gai. Dân quân du kích xã còn đưa đường cho bộ đội và đánh chìm trên 100 tàu địch ở sông Cửa Việt.

Nhân dân xã Gio Hải đã tích cực giúp các đơn vị bộ đội chiến đấu ở địa phương, làm tốt chính sách thương binh liệt sĩ, đã đưa hàng trăm thương binh về nuôi giấu trong xã, bất chấp địch truy ép khảo tra.

Xã làm tốt công tác vận động binh lính, đã kêu gọi được gần hết số người trong xã đi lính ngụy trở về làm ăn.

Xã đã đưa hàng trăm thanh niên đi bộ đội, hàng ngàn lượt thanh niên nam nữ đi dân công phục vụ chiến đấu.

Xã Gio Hải đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba. Dân quân du kích xã đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và nhì.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Xã Gio Hải được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 10:54:41 am
115. ĐẠI ĐỘI 15 VẬN TẢI
MẶT TRẬN ĐƯỜNG 9


Đại đội 15 vận tải được thành lập tháng 3 năm 1966, làm nhiệm vụ vận chuyển mang vác các loại vũ khí đạn dược lương thực từ Vĩnh Linh vào đường số 9 và chuyển thương binh từ chiến trường ra. Tuyến đưòng luôn bị máy bay, pháo binh địch đánh phá ác liệt, nhưng cán bộ chiến sĩ đơn vị đã có quyết tâm cao. Bất cứ ngày đêm, thời tiết, bom đạn thế nào, hễ có lệnh là đơn vị lên đường ngay. Hầu hết các đồng chí trong đơn vị hàng năm đều tham gia hơn 300 ngày, có ngày đi 12 tiếng đồng hồ, bình quân mang 35 kg, nhiều đồng chí đã mang 50 kg, có đồng chí mang 75 kg. Trong hơn 3 năm, đơn vị đã vận chuyển được gần 2000 tấn hàng vào chiến trường, đưa được 1270 thương binh về các đội điều trị. Đơn vị còn làm được 169 nhà kho, nhà ở cho cơ quan Mặt trận.

Đặc biệt, có lần trong tháng 5 năm 1968, 1 tiểu đội của đơn vị gặp 1 tiểu đoàn địch có pháo binh yểm trợ càn vào 1 xã trên đường đi, anh em đã chiến đấu quyết liệt trong 6 tiếng liền diệt được 150 tên địch.

Đai đội đã được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Đại đội 5 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





116. TRUNG ĐOÀN 7 CÔNG BINH
BỘ TƯ LỆNH CÔNG BINH


Từ năm 1966 đến năm 1969, trung đoàn 7 công binh làm nhiệm vụ mở đường và bảo đảm giao thông ở Lào, đường dây 559, Mặt trận đường 9. Trung đoàn đã mở được 292km đường và bảo đảm trên 280km đường phục vụ pháo binh, bộ binh, ôtô vận tải hành quân chiến đấu và chuyển hàng ra phía trước. Đơn vị còn tích cực tổ chức đánh địch cả dưới đất lẫn trên không để bảo vệ đường, diệt hàng trăm tên, bắn rơi 24 máy bay Mỹ, vận động được gần 200 tên thổ phỉ bỏ hàng ngũ trở về làm ăn. Đặc biệt trong chiến dịch Khe Sanh năm 1968, địch đánh phá rất ác liệt, chúng dùng nhiều loại bom để sát thương và phá đường mà thời gian mở đường lại yêu cầu rất gấp. Đơn vị đã khắc phục khó khăn mở được 267km đường mới, bảo đảm thông đường trên 152km, đã gỡ nhiều bãi mìn, vật chướng ngại bảo đảm cho bộ binh, xe tăng chiến đấu thắng lợi.

Trung đoàn có 100% số đại đội được khen thưởng, trong đó có 50% đại đội đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, 90% cán bộ chiến sĩ được khen thưởng, có 2 đại đội và 2 đồng chí là Anh hùng, trung đoàn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công hạng nhất và hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trung đoàn 7 cồng binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





117. TIỂU ĐOÀN 2 CÔNG BINH
BINH TRẠM 12 BỘ TƯ LỆNH 559


Từ năm 1966 Tiểu đoàn 2 làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường 12 và 15 qua nhiều núi non, sông suối hiểm trở, nhíểu đoạn bị sụt lở nặng và có những trọng điểm như Km 39, Km 21, Là Trọng, Bãi Dinh, Nà Tong... Địch đã đánh gần 3000 lần với 42.000 quả bom các loại và nhiễu đạn pháo, tên lửa. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã ngày đêm bám đường, bám bến bãi bảo đảm giao thông thông suốt. Nhiều tháng làm việc 29, 30 ngày; nhiêu ngày làm việc 10 giờ, có khi làm việc 14 giờ đến 16 giờ... Đơn vị đã phá gỡ được hàng ngàn quả bom các loại. Có khi phải chui xuống hố bom để nhận dạng tìm cách phá. Trong các công việc như đào đắp, chống lầy hay làm đá nhỏ rải đường, đơn vị đều tăng năng suất trên 100%.

Trên đoạn đường được giao, bất kỳ lúc nào có xe bị đổ, bị rệ hoặc bị máy bay địch bắn, đơn vị đều kịp thời cứu giúp; đã có hàng trăm tấn hàng được cứu trong các trường hợp đó.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 8 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Tiểu đoàn 2 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 10:58:51 am
118. TIỂU ĐOÀN 75 SÚNG 12,7 LY
QUÂN KHU 4


Tiểu đoàn được thành lập tháng 3 năm 1967, từ đó đơn vị chiến đấu ở Vĩnh Linh và bắc đường số 9 là những địa bàn rất ác liệt. Trong 4 năm đơn vị đã bắn rơi 327 máy bay các loại (có 118 chiếc rơi tại chỗ), bắn bị thương 250 chiếc khác, diệt 942 tên địch, bắn cháy 7 xe M1 13.

Đơn vị chú trọng làm tốt các công tác xây dựng nội bộ, luôn bảo quản vũ khí, khí tài tốt; tích cực tăng gia sản xuất lương thực thực phẩm bảo đảm quân số khỏe.

Tiểu đoàn đã có 2 đại đội được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Tiểu đoàn 75 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





119. TIỂU ĐOÀN 16 PHÒNG KHÔNG
SƯ ĐOÀN 304


Từ năm 1966 đến năm 1969, Tiểu đoàn 16 chiến đấu ở nhiều địa bàn thuộc các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Vĩnh Linh và đường 9 Khe Sanh. Tiểu đoàn đã bắn rơi 91 máy bay địch (có 36 chiếc rơi tại chỗ), phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 8 chiếc khác.

Ngày 20 tháng 2 năm 1967, tại ga Yên Thái, Thanh Hóa tiểu đoàn đã diệt gọn 1 tốp 3 máy bay phản lực Mỹ. Thời gian chiến đấu ở Khe Sanh, đơn vị đã đưa súng vào sát vị trí địch, vừa khống chế sân bay Tà Cơn, vừa đánh máy bay trên không, có ngày bắn rơi 7 chiếc.

Trong 6 tháng bắn rơi 55 chiếc máy bay.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.
   
Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Tiểu đoàn 16 Phòng không được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





120. TIỂU ĐOÀN 14 PHÁO CAO XẠ
(TIỂU ĐOÀN NGUYỄN VIẾT XUÂN)
QUÂN KHU 4
(Tuyên dương lần thứ 2)


Từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 12 năm 1966, tiểu đoàn đã chiến đấu bắn rơi 93 máy bay Mỹ, được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ tháng 1 năm 1967 đến cuối năm 1969, đơn vị chiến đấu trên các địa bàn ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn đã phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, đã bắn rơi thêm 31 máy bay Mỹ, đưa tổng số máy bay địch bị bắn rơi lên 124 chiếc. Tiểu đoàn đã đánh nhiều trận xuất sắc. Ngày 6 tháng 6 năm 1967, ở Nghệ An đã nổ súng kịp thời bắn rơi 1 máy bay F8U; ngày 25 tháng 5 năm 1968 ở khu vực Sông Gianh, bắn rơi 1 chiếc F105 ở độ cao 600m; ngày 30 tháng 9 năm 1968, đánh 2 đợt, đợt 1 diệt gọn 1 tốp 2 chiếc máy bay, đợt 2 bắn rơi 1 chiếc; ngày 23 tháng 11   năm 1968 ở Quảng Bình, ngay loạt đạn đầu tiên bắn rơi tại chỗ 1 máy bay khi nó bay qua trận địa.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Tiểu đoàn 14 cao xạ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 11:01:02 am
121. TIỂU ĐOÀN 41 ĐẶC CÔNG
QUÂN KHU TÂY BẮC


Tiểu đoàn hoạt động ở chiến trường Lào, các khu vực Nậm Bạc, Mường Luông, Pa Thí, Long Chẹng, Xiêng Khoảng, Mường Sủi, Phong Sa Lì... điều kiện rất khó khăn gian khổ. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã nêu cao quyết tâm, khắc. phục khó khăn, chiến đấu mưu trí dũng cảm, đã đánh 122 trận, diệt 982 tên địch, bắt 40 tên, thu 16 súng, phá hủy 40 máy bay, 350 tấn bom đạn, 40 xe quân sự (có 15 xe tăng và xe bọc thép) 2 khu trung tâm thông tin, 20.000 lít xăng... Đơn vị đã đánh nhiều trận xuất sắc, diệt nhiều căn cứ của quân phỉ. Ngày 2 tháng 2 năm 1967 và ngày 16 tháng 7 năm 1967 tiểu đoàn 41 đánh vào sân bay Luông Pha Băng, diệt hơn 200 tên, phá hủy 40 máy bay và 200 tấn bom đạn; trận 11 tháng 3 năm 1968, đánh cao điểm ở Pa Thí, diệt 42 tên (có 18 sĩ quan, cố vấn và nhân viên kỹ thuật cao cấp của Mỹ), phá hủy khu trung tâm thông tin, khu rađa là nơi chỉ thị mục tiêu cho máy bay đi đánh phá miễn Bác nước ta. Trận ngày 12 tháng 5 năm 1969 đơn vị đánh vào thị xã Xiêng Khoảng, diệt 78 tên địch, phá hủy 6 xe...

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Tiểu đoàn 41 đặc công được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





122. TIỂU ĐOÀN 102 ÔTÔ VẬN TẢI
BINH TRẠM 32, BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn được thành lập tháng 7 năm 1966, từ tháng 10 năm 1966 đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển trên tuyến đường 20 và đường 128 nơi địch thường xuyên cho máy bay đánh phá, có đợt đánh liền trong 30 ngày đêm, có ngày đánh tới 20 lần. Cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn vẫn giữ vững quyết tâm, dũng cảm cứu hàng, cứu xe, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Tổng cộng toàn đơn vị đã đưa được 55.039 tấn hàng đến đích, hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm hơn 10%. Đơn vị còn đưa nhiều thương binh từ chiến trường ra miền Bắc.

Đơn vị đã thực hiện “yêu xe như con, quý xăng như máu”, bảo quản giữ gìn xe tốt, tự sửa được 2000 lần chiếc xe. Đơn vị còn nêu cao ý thức tiết kiệm, tích cực tận thu các phụ tùng còn tốt ở những xe bị địch đánh để thay thế vừa tiết kiệm công quỹ, vừa đảm bảo kịp thời có xe chạy.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 7 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Tiểu đoàn 102 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





123. ĐẠI ĐỘI 11 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 3, TRUNG ĐOÀN 48, SƯ ĐOÀN 320


Từ tháng 2 năm 1968 đến tháng 8 năm 1968 đại đội 11 chiến đấu ở Do Cam (Bắc Quảng Trị). Tính chung trong 6 tháng, đại đội đã đánh 8 trận, diệt 550 tên địch, thu 130 súng các loại, 5 máy thông tin; bắn rơi 5 máy bay lên thẳng, bắn cháy 5 xe tăng.

Ngày 2 tháng 5 năm 1968, đơn vị xuất kích giữa ban ngày, vượt qua địa hình trống trải dưới hỏa lực máy bay, pháo binh địch bắn dữ dội, chỉ sau 15 phút chiến đấu đơn vị đã diệt gọn 1 đại đội, 1 sở chỉ huy nhẹ tiểu đoàn, làm chết hơn 200 tên Mỹ, bắn cháy 1 máy bay, thu 103 súng các loại, làm chủ chiến trường.

Ngày 5 tháng 5 năm 1968 ở Kỳ Trúc (Gio Linh, Quảng Trị), đại đội đã vượt qua bãi trổng, tiếp cận gán 100 tên Mỹ, bắn rơi 2 máy bay. Ngày 11 tháng 5 năm 1968 ở Kỳ Lâm, đơn vị đã tích cực truy kích, đánh giáp lá cà tiêu diệt gần 100 tên Mỹ, bắn rơi tại chỗ 2 máy bay.

Đại đội đã được tặng danh hiệu “Đơn vị anh dũng diệt Mỹ”, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 11 bộ binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 11:02:51 am
124. ĐẠI ĐỘI 7 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 2 TRUNG ĐOÀN 9 SƯ ĐOÀN 304


Từ ngày 8 tháng 2 năm 1968 đến ngày 10 tháng 3 năm 1968, đại đội 7 làm nhiệm vụ giữ chốt trên các điểm cao 471, 468, Châu Lang Chánh... trong chiến dịch Khe Sanh. Đơn vị đã đào được gấn 10.000 mét hào giao thông ở ngay sát vị trí địch, gần 2000 hầm hố chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị bạn vào đánh vị trí Tà Cơn. Tính chung 2 đợt chiến đấu trong chiến dịch, đại đội đã đánh 5 trận, diệt 384 tên địch (có 381 tên Mỹ), bắn rơi 1 máy bay, phá hủy 8 xe, thu 62 súng các loại, 2 máy thông tin VTĐ.

Trận ngày 25 tháng 2 năm 1968, đơn vị đã chờ địch vào thật gần mới nổ súng diệt 186 tên. Trận Bồng Kho ngày 9 tháng 6 năm 1968, đại đội 7 phục kích ở đường số 9, diệt 8 xe tăng và 74 tên địch. Trận ngày 10 tháng 9 năm 1969, ở Bắc Tân Lâm đơn vị bí mật tiếp cận địch, nổ súng bất ngờ, diệt gọn 1 đại đội, thu vũ khí.

Đại đội được công nhận là “Đơn vị Anh dũng diệt Mỹ”, được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 7 bộ binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





125.   ĐẠI ĐỘI 58 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 2, BINH TRẠM 37 BỘ TƯ LỆNH 559


Đại đội thành lập tháng 11 năm 1964, từ năm 1965 đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ hành lang cung đường dài 80km (từ Xê Ca Máng đến Tà xẻng). Tính chung đơn vị đã diệt được 226 tên, làm bị thương 79 tên, bắt 5 tên ngụy, bắn rơi 11 máy bay lên thẳng, thu 35 súng và nhiều đồ dùng quân sự, bảo vệ hành lang an toàn thông suốt. Đại đội còn hoàn thành vượt mức trong các nhiệm vụ vận chuyển, làm đường, làm kho lán... sẵn sàng hiệp đồng, giúp đỡ các đơn vị bạn trên đường vận chuyển.

Tích cực giúp bạn xây dựng cơ sở cách mạng ở 7 bản, làng, được nhân dân bạn tin yêu.

Tuy ở phân tán và thường xuyên cơ động, đơn vị vẫn tích cực tăng gia sản xuất, giải quyết được một phẩn khó khăn trong việc tiếp tế và bảo đảm quân số khỏe.

Đại đội được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công các loại.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 58 bộ binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





126. ĐẠI ĐỘI 1 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 927 ĐOÀN 565 QUÂN KHU 4


Đại đội 1 được thành lập tháng 1 năm 1954, từ năm 1963 đơn vị hoạt động ở Trung Lào và Hạ Lào với các nhiệm vụ tiêu diệt địch và xây dựng cơ sở ở các vùng mới giải phóng.

Đơn vị kết hợp chặt giữa tác chiến với binh vận diệt 526 tên (có 18 sĩ quan), bắt 14 tên, làm tan rã 350 tên thu 290 súng các loại và 2 xe bọc thép (trong đó có 21 khẩu pháo, cối, 28 trung liên và đại liên); phá hủy 7 xe quân sự chở đạn và 3 kho đạn.

Trận Bản Khòn tháng 4 năm 1964, đơn vị đã hành quân 7 ngày liền, vượt qua nhiều vách đá cheo leo để giành thế bất ngờ đánh vào sở chỉ huy tiểu đoàn địch, diệt hơn 100 tên, giải phóng hơn 1000 dân. Tháng 4 năm 1967, tại Nặm Sắm đại đội 1 đã bí mật bất ngờ nổ súng chỉ sau 7 phút chiến đấu đã diệt 37 tên, bắt 5 tên, thu 32 súng, phá hủy 2 kho đạn lớn, giải phóng hơn 700 dân.

Đại đội kiên trì thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng chính quyền, đoàn thể cách mạng ở 9 bản. Đơn vị đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế tốt, đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 nám 1970. Đại đội 1 bộ binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 11:04:36 am
127. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 4, TRUNG ĐOÀN 148, SƯ ĐOÀN 316


Đại đội thành lập năm 1946, từ năm 1965 đến năm 1969, chiến đấu ở chiến trường Lào. Tính chung đơn vị đã đánh 12 trận, diệt 480 tên địch, bắt 30 tên, thu 735 súng các loại (trong đó có nhiều pháo, cối trung liên, đại liên); bắn rơi 1 máy bay, phá hủy 8 khẩu pháo và nhiều kho tàng quân dụng của địch. Trận Mường Hiềm, Đại đội 1 phải đánh với địch đông gấp nhiều lần trong 6 giờ liền, diệt 230 tên (có nhiều sĩ quan chỉ huy địch) bắt 19 tên, thu hàng trăm súng các loại. Trận Na Khàng tháng 3 năm 1969 đại đội diệt gọn sở chỉ huy địch (gồm 19 tên), bắn rơi 1 máy bay T28. Trận Phuca đơn vị đã chấp hành mệnh lệnh thay thế đơn vị bạn gặp khó khăn diệt 24 tên, thu 23 súng.

Đại đội đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 3 bộ binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





128.   ĐẠI ĐỘI 23 SÚNG 20 LY
TIỂU ĐOÀN 119, BINH TRẠM 34 BỘ TƯ LỆNH 559


Đại đội thành lập tháng 7 năm 1965, từ năm 1965 đến 1969 chiến đấu trên nhiều tuyến đường đông và tây Trường Sơn (La Hạp đi Sa Ra Van, Động Con Tiên (Thừa Thiên)..., khi đóng chốt, khi cơ động đánh máy bay địch. Đơn vị đã khắc phục nhiều khó khăn gian khổ, luôn sẵn sàng chiến đấu, phát huy hỏa lực kịp thời, chính xác, đã bắn rơi 31 máy bay địch (trong đó có 1 máy bay B57) phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 65 chiếc khác. Trận ngày 26 tháng 2 năm 1969, mặc cho máy bay địch đánh vào trận địa 3 tiếng đồng hồ liền, đơn vị đã bình tĩnh chớp thời cơ đánh trả quyết liệt, bắn rơi tại chỗ 4 chiếc. Tháng 4 năm 1969, địch nống ra vùng Côcava, máy bay, bộ binh địch đánh ác liệt vào trận địa, đơn vị đã chiến đấu mưu trí, dũng cảm, bắn rơi 13 máy bay Mỹ, đánh lùi bộ binh, bảo vệ an toàn cho các đơn vị trên đường vận chuyển.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công hạng ba, 4 Huân chương Chiến công hạng nhất và hạng ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 2 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





129. ĐẠI ĐỘI 10 PHÁO CAO XẠ 37 LY
TIỂU ĐOÀN 16, TRUNG ĐOÀN 282, SƯ ĐOÀN 367,
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Từ năm 1965 đến năm 1968 Đại đội 10 đã cơ động chiến đấu ở nhiều khu vực thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đường số 7 (Lào). Đại đội đã bắn rơi 26 máy bay Mỹ và phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 15 chiếc khác. Tháng 3 năm 1966, đơn vị đã bắn rơi 9 máy bay địch ở Phà Ròn, cầu Tú Loan, cầu Xuân Kiều, phà Gianh là những trọng điểm đánh phá ác liệt của địch. Riêng ngày 16 tháng 3 năm 1966 đại đội 10 đã bắn rơi 2 máy bay AD6 ở phà sông Gianh, phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 2 chiếc khác.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 7 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 10 pháo cao xạ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 11:06:46 am
130. ĐẠI ĐỘI 5 PHÁO CAO XẠ 57 LY
TRUNG ĐOÀN 230, SƯ ĐOÀN 367,
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1969, đại đội 5 chiến đấu ở các khu vực thuộc Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình là những nơi máy bay địch đánh phá ác liệt. Đơn vị đã bắn rơi 20 máy bay Mỹ gồm nhiều chủng loại phản lực hiện đại (trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ).
Ngày 5 tháng 5 năm 1966, ở Thanh Chương (Nghệ An), lần đầu tiên trong khu vực, đại đội đã bắn rơi 2 chiếc máy bay hiện đại của Mỹ (có 1 chiếc rơi tại chỗ). Trong đợt chiến đấu từ 20 tháng 5 đến 13 tháng 6 năm 1966 ở Hoàng Mai, đại đội đã khắc phục khó khăn xây dựng trận địa trên địa hình lầy lội, chiến đấu mưu trí, dũng cảm bắn rơi 5 máy bay. Từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 21 tháng 6 năm 1968, chiến đấu ở ngã ba Tân Đức (thành phố Vinh), đơn vị đã bắn rơi 4 máy bav. Đại đội 5 là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay nhất so với các đại đội pháo 57 ly trong toàn quân chủng.

Đại đội đã được tặng thưởng 8 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 5 pháo cao xạ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





131. ĐẠI ĐỘI 2 PHÒNG KHÔNG
TIỂU ĐOÀN 14, SƯ ĐOÀN 316


Từ năm 1965, đại đội 2 chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Mộc Châu, Pa Háng (Sơn La) sau đó làm nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng cơ sở ở Bắc Lào. Tính chung, đại đội đã đánh 29 trận, bắn rơi 13 máy bay Mỹ (có 11 máy bay phản lực, 2 máy bay lên thẳng), phối hợp với các đại đội trong tiểu đoàn bắn rơi 26 chiếc khác. Đặc biệt từ 13 đến 21 tháng 9 năm 1965, tại Pa Háng đơn vị đã bắn rơi 8 chiếc, bảo vệ đài rađa và trận địa được an toàn. Riêng ngày 21 tháng 9, chỉ sau 32 phút chiến đấu, đơn vị đã bắn rơi tại chỗ 3 máy bay.

Trong nhiệm vụ ở chiến trường Lào, là đơn vị phòng không, được giao đánh bộ binh, đại đội đã khắc phục khó khăn nhanh chóng tìm ra cách đánh thích hợp, diệt hơn 40 tên địch, thu 35 súng và nhiều quân trang quân dụng. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tích cực học tiếng địa phương để thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân. Đơn vị đã tiến hành tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng cơ sở cách mạng ở địa phương được nhân dân nước bạn tin yêu, quý mến.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 2 phòng không được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





132. ĐẠI ĐỘI 1 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 921
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN
(Tuyên dương lần thứ 2)


Từ năm 1965 đến tháng 12 năm 1966, đại đội 1 bắn rơi 22 máy bay Mỹ, được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 22 tháng 12 năm 1967).

Từ năm 1968 đến năm 1969, đại đội đã phát huy truyền thống anh hùng, chiến đấu dũng cảm mưu trí, đánh 50 trận, bắn rơi thêm 45 máy bay các loại của Mỹ (gồm các loại F105, F102, RF101, F8 và máy bay không người lái). Đơn vị đã táo bạo bắn rơi máy bay địch ở độ cao 300 mét (là độ cao nguy hiểm đối với máy bay MIG 21).

Ngày 23 tháng 8 năm 1967, địch cho 34 chiếc máy bay bay ở nhiều độ cao, nhiều hướng định đánh vào sân bay Hòa Lạc. Lực lượng của ta có 2 chiếc. Địch phóng tên lửa, các đồng chí đã bình tĩnh tránh được và xông thẳng vào đội hình của chúng, liên tiếp bắn rơi 3 chiếc F4.

Trận ngày 16 tháng 9 năm 1967, trên vùng trời Sơn La, đơn vị sử dụng 2 chiếc MiG 21 đã diệt gọn cả tốp máy bay trinh sát RF101 của địch.
Trận ngày 7 tháng 10 năm 1967, trên vùng trời Hòa Bình và Hà Bắc, 2 biên đội (4 chiếc) của ta phải chiến đấu với lực lượng địch đông gấp 6, 7 lần và đang ở thế có lợi. Các đồng chí đã mưu trí dũng cảm dùng kỹ thuật bay điêu luyện để giành lại thế chủ động, bắn rơi 4 máy bay địch (2 F105 và 2 F4).

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công (hạng nhì và ba), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 1 không quân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 11:09:04 am
133. ĐẠI ĐỘI 2 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 923
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN
(Tuyên dương lần thứ 2)


Từ năm 1965 đến năm 1966, đơn vị bắn rơi 21 máy bay phản lực các loại của Mỹ, đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ năm 1967 đến tháng 9 năm 1969, đơn vị phát huy tốt truyền thống Anh hùng, đã chiến đấu 26 trận, bắn rơi thêm 32 máy bay các loại của dish (gồm 15 máy bay F105, 9 chiếc F8, 6 chiếc A4 và 2 máy bay không người lái). Đơn vị có nhiều trận đánh xuất sắc như: ngày 25 tháng 4 năm 1967, trên vùng trời Kiến An, Đại đội 2 xuất kích một biên đội 4 chiếc phải đối đầu với 38 máy bay địch. Các chiến sĩ lái của ta đã dũng cảm bay luồn lách, bám sát, chớp thời cơ nổ súng chính xác hạ 3 chiếc làm địch hốt hoảng bỏ cuộc tấn công vào thành phố cảng Hải Phòng. Trận ngày 19 tháng 11 năm 1967, trên vùng trời Hải Phòng, 4 máy bay của đơn vị đối đầu với 26 máy bay địch, bắn rơi 3 chiếc. Ngày 14 tháng 6 năm 1968, trên vùng trời Nghệ An, quân địch đông gấp 5 lần, các đồng chí vẫn bình tĩnh bắn rơi 2 chiếc F4.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 2 không quân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





134. ĐẠI ĐỘI 12 CÔNG BINH
TRUNG ĐOÀN 217, BỘ TƯ LỆNH CÔNG BINH


Từ năm 1966, đại đội 12 được giao nhiệm vụ làm đường và bảo đảm giao thông ở Thượng Lào. Cán bộ, chiến sĩ đại đội đã nêu cao quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, ngày đêm bám mặt đường lao động với cường độ cao và phát huy nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất (tăng năng suất hơn 50%). Đơn vị đã tổ chức tuần tra lùng sục tích cực, diệt và làm bị thương 84 tên phỉ, bắt 12 tên, tổ chức trực chiến phòng không bắn rơi 1 máy bay F105 và phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 máy bay AD6.

Ngày 11 tháng 3 năm 1968. ớ Pa Thí đơn vị vừa mở được 13,8km đường mới xong trước thời gian quy định, vừa tháo gỡ được 4 bãi mìn của địch xung quanh vị trí, tạo thuận lợi cho bộ binh đánh thắng.

Ngoài nhiệm vụ bảo đảm giao thông, đơn vị còn kiên trì đến từng bản tuyên truyền vận động nhân dân, xây dựng được 23 tổ du kích, 60 tổ đổi công, nhiều đoàn thể quần chúng, dạy chữ cho dân ở 20 bản được nhân dân nước bạn tin yêu.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 12 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





135. ĐẠI ĐỘI 11 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 75. BINH TRẠM 41 BỘ TƯ LỆNH 559


Từ ngày thành lập tháng 4 năm 1965, đến đầu năm 1970, Đại đội 11 làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở bến phà Tà Khống - nơi máy bay địch đánh phá hàng ngàn lần rất ác liệt (có ngày đánh tới 20 lần). Toàn đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm, dũng cảm bám bến hơn 1000 ngày đêm, đồng thời khẩn trương làm nhiều bến dự bị, đường tránh bảo đảm cho xe vượt sông thông suốt.

Đơn vị đã tháo phá được hơn 300 quả bom từ trường, gần 5000 quả mìn và nhiều loại bom khác, đã đào hàng ngàn hầm hố dọc đường để giúp các đơn vị vận tải, hạn chế nhiều thiệt hại.

Nhiều đồng chí trong đơn vị phải ngâm mình dưới nước giá rét suốt 5, 6 giờ iíền để khơi lòng sông hoặc nối dây cáp bị đứt, bảo đảm chở phà được nhanh chóng, tăng năng suất vận chuyển, có khi tới 600%.

Đại đội đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 11 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 11:10:57 am
136. ĐẠI ĐỘI 5 ÔTÔ VẬN TẢI
TIỂU ĐOÀN 871, CỤC VẬN TẢI, TỔNG CỤC HẬU CẦN


Từ ngày thành lập tháng 2 năm 1965, đến năm 1970, đại đội 5 ô tô làm nhiệm vụ vận chuyển hàng đặc biệt từ Hà Nội đến các chiến trường.
Quá trình làm nhiệm vụ, đơn vị đã bị địch đánh 193 lần nhưng cán bộ, chiến sĩ đã mưu trí dũng cảm vượt qua. Tính chung, đơn vị đã vận chuyển được 63.153 tấn hàng; chuyển 50.000 cán bộ chiến sĩ ra vào chiến trường cùng nhiều thương binh từ chiến trường ra được an toàn, đúng thời gian quy định, vượt mức kế hoạch hàng năm từ 10 đến 15%. Đơn vị chấp hành tốt các chế độ bảo dưỡng và giữ gìn xe tốt, tiết kiệm được 26.000 lít xăng và tăng tuổi thọ sử dụng dụng lốp xe từ 35.000km/lốp lên 60.000km/lốp, bảo đảm đầu xe hoạt động luôn luôn cao hơn mức quy định.

Đơn vị đã đào tạo được 50 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội, hơn 100 lái xe và thợ sửa chữa.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì và ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 5 ô tô vận tải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





137. ĐẠI ĐỘI 6 THÔNG TIN
TRUNG ĐOÀN 132, BỘ TƯ LỆNH THÔNG TIN - LIÊN LẠC


Đại đội làm nhiệm vụ xây dựng đường dây trần cho Quân khu Tây Bắc, Quân khu 4, Mặt trận đường số 9, Quân khu Trị Thiên - Huế và Quân khu 5, hoàn cảnh làm việc rất khó khăn nguy hiểm. Đơn vị đã xây dựng được 635km đường và cột, mắc 2079km dây đôi, bảo đảm chất lượng quy cách kỹ thuật cao; bất kỳ lúc nào (ngày đêm, mưa bão, địch đánh phá...) hễ phát hiện đường dây bị đứt là khẩn trương nối ngay, bảo đảm thông tin liên lạc luôn thông suốt. Đặc biệt trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (năm 1968) đường dây bị bom đạn địch đánh phá nhiều nhưng đơn vị đã bảo đảm, phục vụ đắc lực cho chỉ huy chiến đấu, góp phần giành thắng lợi lớn cho chiến dịch.

Đơn vị đã kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì và ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 6 thông tin được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





138. ĐẠI ĐỘI 1 THÔNG TIN
TIỂU ĐOÀN 36 BỘ TƯ LỆNH 559


Thành lập tháng 9 năm 1966, từ năm 1967, Đại đội 1 làm nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc trên tuyến đường tây Trường Sơn. Tuyến đường ở nơi địa hình phức tạp hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt lại bị máy bay địch bắn phá hàng ngàn lần. Đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm, bất kể ngày đêm, mưa nắng hay máy bay địch đang bắn phá, hễ đường dây bị đứt là các đồng chí trong đơn vị đều đi nối ngay, không lần nào để tắc quá thời gian quy định. Đơn vị đã xây dựng được 550km và bảo đảm hơn 100km đường dây tải ba, phục vụ đắc lực cho chỉ huy chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Đại đội đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 03:42:23 pm
139. ĐẠI ĐỘI 2 ĐẶC CÔNG NƯỚC
ĐOÀN 126 BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Đại đội 2 được thành lập tháng 7 năm 1967; từ đó đến tháng 3 năm 1969, đơn vị làm nhiệm vụ đánh tàu địch ở cảng Cửa Việt. Đơn vị đã nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên quyết khắc phục khó khăn, tìm mọi cách tiếp cận, nắm quy luật của địch nên đã ra vào hàng trăm lần để điều tra nghiên cứu nắm chắc tình hình; đã đánh 31 trận, đánh chìm và hỏng 35 tàu Mỹ (trong đó có 2 tàu từ 5000 đến 6000 tấn, 2 tàu trên 1000 tấn), phá hủy trên 2 vạn tấn vũ khí, lương thực của địch. Nhiều trận đánh, anh em trong đơn vị phải ngâm mình dưới nước suốt 6, 7 tiếng đổng hồ. Ngày 21 tháng 9 năm 1968, đơn vị đã vượt qua nhiều chặng phục kích và nhiều tàu tuần tiễu của địch vào sâu trong cảng phá hủy 1 tàu loại 5000 tấn.

Đại đội đã được tặng thưởng 14 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 2 đặc công nước được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





140. ĐẠI ĐỘI 24 ĐẶC CÔNG
ĐOÀN 866, QUÂN KHU TÂY BẮC


Từ năm 1967, đại đội 24 làm nhiệm vụ đánh địch và xây dựng cơ sở kháng chiến ở Mường Sủi, Mường Chà, Viêng Chăn. Đơn vị luôn nêu cao ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đại đội đã diệt 278 tên địch (phần lớn là Mỹ), thu, phá hủy 80 khẩu pháo, 2 ôtô, 20 tấn hàng, 24 nhà lính và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Trận đánh vào khu cố vấn Mỹ ở trung tâm Mường Sủi tháng 4 năm 1968, do chuẩn bị chu đáo nên chỉ trong 30 phút đã diệt được 45 tên, đơn vị an toàn. Trận đánh sở chỉ huy GM801 ở Mường Sủi (tháng 7 năm 1968), đơn vị diệt gọn 1 sở chỉ huy địch (42 tên trong đó có tên tiểu đoàn phó). Tháng 4 năm 1969,   đơn vị đánh trường Hạ sĩ quan ở Mường Chà diệt 28 tên.

Đơn vị chiến đấu tốt, xây dựng tốt, 100% cán bộ chiến sĩ đã được khen thưởng. Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì).

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 2 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





141. ĐÀI QUAN SÁT 535
BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Đài quan sát 535 bố trí ở Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh - Quảng Bình). Hoạt động trong hoàn cảnh máy bay, tàu chiến địch đánh phá rất ác liệt, đơn vị đã khắc phục khó khăn gian khổ, ngày đêm bám máy, phát hiện và thông báo tình hình tàu địch từ xa được kịp thời chính xác kể cả trong các tình huống phức tạp. Đài đã phát hiện được 15.338 lần tốp tàu địch (gồm 26.049 lần chiếc), mức độ chính xác rất cao với các yêu cầu: xa, nhanh, đúng, đủ. Đài đã 30 lần dẫn tàu Hải quân ta đến đúng khu vực chiến đấu; đã thông báo kịp thời cho các đơn vị pháo bờ biển đánh chìm 3 tàu địch, đánh bị thương 5 chiếc khác, đã thông báo cho các đơn vị dân quân du kích và công an bắt gọn 3 toán biệt kích từ biển vào.

Đơn vị còn bắn rơi 6 máy bay, chú trọng xây dựng nội bộ, sử dụng thành thạo trang bị kỹ thuật, 100% cán bộ chiến sĩ trong đơn vị được khen thưởng.

Đài 535 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đài quan sát 535 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 03:44:02 pm
142. TÀU 42, ĐOÀN 125
BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Từ năm 1963, Tầu 42 làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, cho chiến trường miền Nam. Mặc dù tàu nhỏ, máy móc thô sơ phải đi độc lập trên biển khơi hết sức khó khăn. Nhiều chuyến đi tầu gặp sóng gió cấp 9, cấp 10, lại bị địch ngăn chặn, săn lùng rất gắt gao. Có chuyến tầu phải vượt qua 5, 6 chặng kiểm soát của địch bị tàu địch đuổi theo hàng giờ đồng hồ. Cán bộ chiến sĩ trên tàu vẫn dũng cảm, mưu trí, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm chở được 11 chuyến vũ khí tới đích an toàn.

Tầu 42 đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 4 Huân chương Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì).

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Tầu 42 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





143. ĐẠI ĐỘI 19 RA-ĐA
TRUNG ĐOÀN 291, BINH CIIỦNG RA-ĐA,
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Đại đội 19 ra-đa được thành lập tháng 6 năm 1956.

Từ năm 1965 đơn vị làm nhiệm vụ phát hiện máy bay địch từ hướng Nam vào đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội và có nhiệm vụ thông báo tình hình máy bay địch cho trung đoàn 291 bộ đội phòng không Hàm Rồng. Hơn 4 năm, địch đã nhằm đánh vào trận địa nhiều lần, ném 371 quả bom, bắn 1900 tên lửa, 172 quả pháo (từ tàu biển vào), đơn vị phải cơ động thay đổi vị trí 75 lần. Tổng cộng đại đội đã phát hiện được gần 70.000 lần tốp máy bay, thông báo cho trên và các đơn vị bạn được kịp thời, đầy đủ, đúng số lượng đúng kiểu loại, chính xác (phát hiện địch từ xa hơn 100km, có khi 130km ở tầng trung và tầng thấp). Đặc biệt trong năm 1966, đại đội đã 9 lần dẫn đường cho máy bay AN-2 của ta đến đúng vị trí, đánh chìm 3 tầu biệt kích của địch, bắn cháy 3 chiếc khác. Trong thời kỳ cao điểm (năm 1967) địch đánh phá Hà Nội, chúng dùng nhiều thủ đoạn thả nhiễu tinh vi hiện đại, lại bay ở nhiều tầng, nhiều hướng, đi lẻ, ban ngày cũng như ban đêm, đại đội đều phát hiện và thông báo kịp thời, chính xác. Đơn vị còn bắn rơi 8 máy bay Mỹ.

Đại đội đã được tặng thưởng 8 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 nám 1970, Đại đội 19 ra-đa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





144. ĐẠI ĐỘI 13 PHÁO BINH 85 LY
TRUNG ĐOÀN 270, QUÂN KHU 4


Từ tháng 2 năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, đại đội 13 chiến đấu ở Vĩnh Linh và bắc Quảng Trị nơi địch tập trung đông quân Mỹ - ngụy. Đại đội có quyết tâm rất cao, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, bất kỳ tình huống nào, hễ có lệnh là nổ súng được ngay, đã đánh hàng trăm trận, diệt hàng ngàn tên địch (phần lớn là Mỹ); bắn chìm bắn cháy 15 tàu chiến, tàu hàng, phá hủy 27 khẩu pháo, 15 máy bay lên thẳng và gần 100 xe quân sự của địch. Ngày 18 tháng 5 năm 1967 đơn vị vừa bắn tàu thủy, vừa bắn quân bộ, kết quả diệt đươc 140 tên Mỹ, bắn cháy 1 tàu khu trục, phá hủy 16 xe M113 và kiềm chế pháo địch không cho chúng bắn vào bộ binh ta. Tháng 6 năm 1967, đơn vị đã chiến đấu liên tục, diệt gần 400 tên Mỹ, phá hủy 16 xe MI 13, 1 khẩu pháo, 1 ca nô, phá tan được ý đồ của địch đổ bộ lên Cát Sơn, Thủy Ban, giải thoát được 400 đồng bào khỏi bị địch bắt...

Đại đội đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì và 12 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970. Đại đội 13 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 03:46:07 pm
145. ĐẠI ĐỘI 20 QUÂN Y
TRUNG ĐOÀN 270. QUÂN KHU 4


Từ năm 1967, đại đội 20 làm nhiệm vụ thu dung, điều trị thương, bệnh binh của trung đoàn 270. Trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, làm việc phân tán nhiều bộ phận ở dưới hầm sâu, đơn vị đã khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa thương bệnh binh. Nhiều lần máy bay địch đánh phá khu vực thương bệnh binh, các đồng chí quân y đều nhanh chống cõng thương binh, bệnh binh nặng ra khỏi nơi nguy hiểm. Đơn vị còn cử bác sĩ và nhân viên đến các trận địa để cứu chữa thương binh được kịp thời.

Đại đội đã điều trị khỏi 7.790 thương binh bệnh binh (trong đó phải mổ 203 trường hợp lớn, 1638 trường hợp vừa đều an toàn). Nhiều trường hợp vết thương hiểm nghèo đã được cứu sống. Đơn vị còn tranh thủ thời gian sản xuất thuốc an thần, thuốc chữa bệnh ngoài da bằng cây cỏ ở địa phương. Đại đội đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 20 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





146. TRUNG ĐỘI 1 TRINH SÁT PHÁO BINH
ĐẠI ĐỘI 767, TRUNG ĐOÀN 97 BỘ TƯ LỆNH PHÁO BINH


Từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 7 năm 1968, trung đội 1 phân tán hoạt động ở Đông Hà, điểm cao 241 và tây bắc Tân Lâm (thuộc tỉnh Quảng Trị). Đơn vị đã ngày đêm bám sát địch, nhiều lần vượt qua các bãi mìn và hàng rào dây thép gai vào tận vị trí địch để quan sát, đo đạc... do đó đã thường xuyên cung cấp các phần tử bắn chính xác cho pháo binh. Tổng cộng trong 1 năm, đơn vị đã cung cấp được 112 tọa độ mục tiêu. Trận ngày 26 tháng 2 năm 1968 ở Đông Hà, mặc dù khu vực đài quan sát bị máy bay, pháo binh địch bắn phá ác liệt, các đồng chí trong trung đội vẫn bình tĩnh quan sát báo phần tử chính xác cho pháo binh bắn diệt nhiều địch, phá hủy nhiều kho đạn, nhà lính, máy bay, xe quân sự và làm cháy hơn 2 triệu lít xăng trong căn cứ địch. Trận ngày 20 tháng 6 năm 1968, đơn vị đã cung cấp cho pháo bắn diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều xe quân sự.

Quá trình chiến đấu đơn vị còn bắn rơi 1 máy bay lên thẳng HU1A của Mỹ. Trung đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công (hạng nhì và hạng ba).

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trung đội 1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





147. ĐỘI 128, CỤC QUÂN BÁO
BỘ TỔNG THAM MƯU


Từ năm 1956, đại đội 128, làm nhiệm vụ liên lạc đặc biệt đưa người và hàng cho chiến trường. Có nhiều chuyến đi bị địch chặn khám lục soát đến 11, 12 lần song các đồng chí vẫn bình tĩnh mưu trí đối phó với địch để vượt qua thắng lợi. Nhiều đồng chí đã tìm ra những phương án táo bạo, bất ngờ để lừa địch, đưa người và hàng qua những nơi tưởng chừng phải bó tay. Đội đã đi được 200 chuyến an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, chính xác bí mật. Ngoài ra đơn vị còn thu thập được nhiều tài liệu quan trọng của địch giúp cho trên nghiên cứu nắm địch tốt hơn.

Đội đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đội 128 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 03:47:55 pm
148. ĐƠN VỊ BẢO VỆ ĐẢO CỒN CỎ
QUÂN KHU 4
(Tuyên dương lần thứ 2)


Từ năm 1964 đến năm 1966, đơn vị bắn rơi 31 máy bay Mỹ, bắn chìm 1 tàu khu trục, bắn cháy 2 tàu khác đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ năm 1967, đơn vị luôn phát huy truyền thông sẵn sàng chiến đấu cao, đã bắn rơi thêm 17 máy bay phản lực, bắn chìm 2 tàu khu trục, 8 xuồng chiến đấu, bắn bị thương 1 tầu tuần dương, 3 tàu khu trục, 1 tàu đổ bộ, bảo vệ được đảo. Đầu tháng 9 năm 1967, chỉ sau 3 phút chiến đấu, các lực lượng vũ trang trên đảo đã bắn rơi được 2 máy bay phản lực; ngày 31 tháng 5 năm 1968, máy bay địch từ nhiều hướng, nhiều độ cao đến đánh vào đảo, đơn vị bình tĩnh chọn đúng thời cơ, bắn chính xác hạ được 5 chiếc; ngày 15 và 20 tháng 10 năm 1968, máy bay và tàu chiến địch phối hợp đánh phá cùng một lúc, đơn vị đã đánh trả quyết liệt, bắn rơi 5 máy bay, bắn cháy một tàu.

Đơn vị bảo vệ đảo Cồn Cỏ đã được tặng thưởng 4 Huân chương Quân công hạng nhất, nhì, ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đơn vị bảo vệ đảo Cồn Cỏ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





149. KHO 116
BINH TRẠM 11. CỤC VẬN TẢI. TỔNG CỤC HẬU CẦN


Kho 116 đặt trên đường số 7 thuộc địa bàn huyện Noọng Hét tỉnh Xiêng Khoảng làm nhiệm vụ tiếp nhận và cấp phát vũ khí lương thực cho các đơn vị hoạt động ở chiến trường Lào. Từ năm 1965 khu vực kho đã bị máy bay địch đánh phá ác liệt với hàng ngàn bom. Cán bộ chiến sĩ trong đơn vị nêu cao quvết tâm không kể ngày đêm, lúc nào có xe đến giao nhận hàng íà mọi người có mặt ngay, bốc dỡ. Nhiều đồng chi đã mang vác mỗi lần 70 - 80kg, có đồng chí mang được 100 kg. Đơn vị đã 70 lần xông vào nơi xe chở đạn, súng, lương thực đang bị máy bay bắn cháy, dập lửa cứu người cứu xe. Hầu hết cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đều biết tháo phá từ 3 loại bom trở lên. Đơn vị đã tự tháo được hơn 100 quả bom các loại, bảo đảm cho xe ra vào an toàn không phải chờ công binh.

Đơn vị còn tổ chức chiến đấu đánh máy bay địch, bắn rơi 2 chiếc (F105 và F4). Đơn vị kho 116 được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì và ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Kho 116 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





150. NHÀ MÁY Z1
CỤC QUÂN GIỚI, TỔNG CỤC HẬU CẦN


Nhà máy Z1 thành lập năm 1957, làm nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa các loại súng trường, súng cối, B40, AT, đạn AT, cối, ngòi nổ, đạn pháo. Từ khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, nhà máy phải phân tán làm nhiều bộ phận có khi cách nhau hàng chục cây số, điều kiện sản xuất khó khăn. Cán bộ nhân viên nhà máy đã có quyết tâm rất cao, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Hàng năm thường làm việc hơn 300 ngày, nhiều tháng làm việc 30 ngày, nhiều ngày làm hơn 10 giờ. Đơn vị đã phát huy 43.713 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất làm giảm nhẹ và an toàn cho người lao động vượt mức kế hoạch hàng năm trên 10%.

Nhà máy đã tự thiết kế và chế tạo được nhiều loại súng có tính năng tác dụng tốt: ống phóng tên lửa, mìn hẹn giờ, đạn súng cối...

Đơn vị làm tốt công tác xây dựng nội bộ, đã đào tạo được 1.157 đồng chí có trình độ tay nghề cao và hơn 300 cán bộ kỹ thuật bổ sung cho các đơn vị khác.

Tổ trực chiến của nhà máy đã lập công bắn rơi 2 máy bay Mỹ, phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 5 chiếc khác.

Nhà máy được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nhà máy Z1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 03:55:31 pm
151. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ CHIỀNG HẠC
HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA


Xã Chiềng Hạc nằm dọc đường số 6, có cầu Tà Vài nên từ năm 1965 đến 1968, máy bay địch đã 173 lần đánh phá cầu và nhiều nơi trong xã. Dân quân du kích xã có 317 đồng chí thuộc các dân tộc Mèo, Puộc, Thái đã phối hợp cùng bộ đội chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 2   máy bay địch, bắn bị thương 7 chiếc.

Trong nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, đơn vị đã đóng góp 11.640 ngày công đào đắp trận địa, vận chuyển thương binh, tiếp tế súng đạn...
Trong công tác phòng tránh, dân quân đã tích cực đào và vận động nhân dân đào hàng ngàn mét hào giao thông, hàng trăm hầm trú ẩn, tích cực tuần tra canh gác bảo vệ an ninh làng bản.

Dân quân du kích Chiềng Hạc đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì và hạng ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Dân quân du kích xã Chiềng Hạc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





152. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ VINH QUANG
HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


Xã Vinh Quang chạy theo ven biển, là một cửa ngõ vào thành phố Hải Phòng. Từ tháng 11 năm 1965 đến tháng 3 năm 1968, địch cho máy bay đánh phá 19 lần, đồng thời cho tàu chiến bắn hàng trăm đạn pháo và tên lửa vào xã. Đơn vị đã lập chiến công bắn rơi 2 máy bay Mỹ (1 F4, 1 AD6) trong các tình huống khó khăn (bắn rơi F4 ở độ cao 900m, bắn rơi AD6 trong khi trời có sương mù), phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 chiếc. Nhiều lần, các đồng chí trong đội đã dũng cảm chèo thuyền ra biển để cứu người và tài sản của Nhà nước. Đơn vị đã đào một hệ thống hào giao thông hơn 3000 mét và hàng ngàn hầm trú ẩn, nhờ vậy trong xã không có người dân nào bị thương vong. Dân quân du kích đã tích cực trong sản xuất, dẫn đầu phong trào làm thủy lợi, cải tiến kỹ thuật canh tác đưa năng suất lúa đạt 5,2 tấn một hécta; đã trồng và vận động nhân dân trồng được 36 vạn cây lâu năm.

Dân quân du kích xã Vinh Quang đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Dân quân du kích xã Vinh Quang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





153. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ HƯNG DŨNG
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN


Xã Hưng Dũng ở ngoại thành thành phố Vinh, là một trong những nơi trung chuyển giao thông Bắc - Nam. Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964, địch đã đánh phá ác liệt vào xã, phá hỏng hơn 400 nóc nhà.

Dân quân du kích xã có 327 người, trong chiến đấu, đội trực chiến đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F4. Dân quân Hưng Dũng còn phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 chiếc khác. Đơn vị đã đóng góp 96.468 ngày công phục vụ chiến đấu, xây dựng được 31 trận địa phòng không trong xã.

Trên đường quốc lộ, dân quân du kích xã đã đào đắp 278 ụ giấu xe pháo, cử 11 đội viên luôn có mặt ở phà Bến Thủy cùng tự vệ phà đưa đón xe trong suốt năm 1968.

Dân quân du kích Hưng Dũng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Dân quân du kích xã Hưng Dũng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 03:57:37 pm
154. ĐỘI DÂN QUÂN GÁI XÃ NGƯ THỦY
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH


Đội dân quân gái được thành lập tháng 11 năm 1967, quân số 37 người, được trang bị 4 khẩu pháo 85 ly. Sau gần 3 tháng huấn luyện, đơn vị bố trí trực ở bờ biển xã Ngư Thủy để đánh tàu chiến địch trên vùng biển tỉnh Quảng Bình. Cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua bom đạn ác liệt, khắc phục khó khăn trong đời sống (là đơn vị nữ, luôn phải sống trong hầm, trực chiến trên bãi cát trống trải, khí hậu khắc nghiệt). Đơn vị đã thường xuyên phát hiện và bám sát tàu địch từ xa, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, bắn chính xác; hơn 1 năm chiến đấu, đã bắn chìm 4 tàu khu trục của Mỹ. Là đơn vị dân quân gái pháo binh đầu tiên của miền Bắc đã bắn chìm tàu chiến Mỹ.
Đội dân quân gái xã Ngư Thủy đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 37 đồng chí trong đơn vị đều được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu của Người.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đội dân quân gái xã Ngư Thủy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





155. ĐẠI ĐỘI 404 TỰ VỆ GÁI
ĐƯỜNG GOÒNG TỈNH HÀ TĨNH


Đại đội 404 có 120 người, từ năm 1965 đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở đường 15, bến phà Địa Lợi, đường goòng từ Hương Khê (Hà Tĩnh) đi Tuyên Hóa (Quảng Bình). Tuyến đường bị máy bay địch đánh phá ác liệt. Đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua bom đạn ác liệt, khắc phục khó khăn (cuộc sống của nữ giới trong điều kiện cơ động nhiều, sống tạm bợ và công việc nặng nhọc). Nhưng chị em ngày đêm bám đường, bất kỳ lúc nào đường hỏng là ra sửa ngay. Có khi đang làm thì bom nổ, chị em vẫn kiên quyết không rời vị trí. Năng suất lao động bình quân tăng 25%, bảo đảm giao thông luôn thông suốt. Đơn vị đã hàng trăm lần xông vào nơi địch đang bắn phá, cùng các đơn vị bạn cứu được hơn 100 tấn vũ khí lương thực đang trên đường ra chiến trường. Đại đội còn tích cực phục vụ chiến đấu, tham gia cùng bộ đội đào đắp ngụy trang trận địa, băng bó cấp cứu thương binh (gần 200 lần).

Bộ phận trực chiến của đại đội thường xuyên sẵn sàng đón đánh máy bay địch, chiến đấu dũng cảm mưu trí, bắn rơi tại chỗ 1 máy bay AD6 (ngày 17 tháng 1 năm 1968) phối hợp với bộ đội bắn rơi 9 chiếc khác.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đại đội 404 tự vệ gái đường goòng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





156. TRUNG ĐỘI LÃO DÂN QUÂN XÃ HOẰNG TRƯỜNG
HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA


Trung đội lão dân quân thành lập ngày 10 tháng 8 năm 1967, gồm 18 người tuổi từ 50 đến 71, được trang bị 6 khẩu 12,7 ly, trực chiến ở cửa Lạch Trường nơi máy bay địch thường xuyên đánh phá. Mặc dù tuổi cao, sức khỏe có hạn, các lão dân quân vẫn tích cực rèn luyện học tập, thao tác thành thạo súng 12,7 ly. Khi bước vào chiến đấu các lão dân quân đã bình tĩnh, dũng cảm phát huy hỏa lực mạnh mẽ, bắn rơi 2 máy bay Mỹ (1 chiếc AD6; 1 chiếc A4D).

Trung đội đã cứu được 5 thủy thủ một tầu vận tải của ta bị máy bay địch bắn chìm ngay cửa biển. Trung đội lão dân quân tích cực động viên con cháu và thanh niên trong xã đi bộ đội chiến đấu chống Mỹ cứu nước.

Trung đội Lão dân quân đã được Bác Hồ gửi thư khen, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trung đội Lão dân quân xã Hoàng Trường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 03:59:27 pm
157. TRẠM HIỀN LƯƠNG
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG VĨNH LINH


Trạm Hiền Lương có nhiệm vụ bảo vệ lá cờ Tổ quốc và kiểm soát trục đường số 1, đoạn đầu cầu Hiền Lương. Nhận rõ ý nghĩa chính trị của nhiệm vụ bảo vệ lá cờ Tổ quốc cán bộ, chiến sĩ trạm Hiền Lương dũng cảm, khôn khéo khi tiếp xúc với địch, làm thất bại mọi hành động khiêu khích, phá hoại của quân ngụy Sài Gòn. Khi giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại, trạm Hiền Lương là một trọng điểm hủy diệt của chúng. Cán bộ chiến sĩ ta đã bám trụ ngoan cường, bắn rơi 3 máy bay Mỹ, bảo vệ lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên bờ Bắc giới tuyến. Đơn vị còn tích cực xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ trật tự trị an, vận động nhân dân sơ tán được nhân dân yêu mến, tin tưởng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trạm Hiền Lương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





158. ĐỒN RÒN (120)
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG TỈNH QUẢNG BÌNH


Đồn Ròn có nhiệm vụ bảo vệ vùng bờ biển dài 18km (có lạch Ròn và vùng Đèo Ngang), gồm 3 xã: Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Đông. Địa bàn này, địch thường xuyên hoạt động phá hoại cho gián điệp biệt kích xâm nhập.

Từ tháng 8 năm 1964, nơi đây là trọng điểm đánh phá của máy bay và pháo hạm Mỹ. Cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao cảnh giác và có tinh thần chiến đấu rất cao. Ngày 15 tháng 7 năm 1964, đã bắt gọn toán biệt kích gồm 9 tên khi chúng vừa xâm nhập bờ biển. Ngày 5   tháng 8 năm 1964 đơn vị đã bắn rơi 1 chiếc máy bay Mỹ. Tổng cộng cả cuộc chống chiến tranh phá hoại Đồn Ròn đã bắn rơi 7 chiếc bằng súng bộ binh.

Đồn Ròn luôn làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, giúp dân sơ tán, nhiều lần cứu dân, cứu hàng. Đơn vị 5 năm liền đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, được tặng thưởng 5 Huân chương các loại.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đồn Ròn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





159. ĐỒN NGƯ THỦY (132)
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG QUẢNG BÌNH


Đồn Ngư Thủy đóng trên xã Ngư Thủy là vùng bờ biển cuối tỉnh Quảng Bình, tiếp giáp với Vĩnh Linh, dân thưa địa hình phức tạp.
Cán bộ chiến sĩ đã chủ động xây dựng phòng tuyến, thành lập 70 tổ bảo vệ trị an. Đồn Ngư Thủy cùng chính quyền địa phương vận động nhân dân gom nhặt 600 chiếc máy thu thanh và 2 tấn hàng tâm lý do địch thả vào địa bàn để tiêu hủy. Đơn vị đã tổ chức đánh trả máy bay địch có hiệu quả bắn rơi 4 chiếc bằng súng bộ binh, phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi nhiều chiếc khác.

Đồn Ngư Thủy đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đổn Ngư Thủy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 04:01:50 pm
160. ĐỒN NẬM CẮN (75)
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG NGHỆ AN


Đồn Nậm Cắn kiểm soát cửa khẩu biên giới Việt -Lào trên đường số 7, một địa bàn phức tạp, là một trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy nhiều sáng kiến để quản lý địa bàn. Đơn vị có phong trào “4 biết” (biết mặt, biết tên, biết tiếng nói, biết thái độ chính trị từng người hay qua lại) do vậy nhiều năm giữ vững an ninh vùng biên giới. Đồn Nậm Cắn còn tích cực săn bắn máy bay địch, trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ đã bắn rơi 4 chiếc. Đặc biệt ngày 7 tháng 7 năm 1967, đơn vị đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc AD6, làm nức lòng nhân dân địa phương, càng làm cho dân tin Đảng, tin cách mạng.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công và nhiều bằng khen.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đồn Nậm Cắn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





161. TRẠM CỬA HỘI
CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG NGHỆ AN


Địa bàn Trạm Cửa Hội phụ trách gồm 3 xã: Nghi Xuân, Nghi Hải, Nghi Hòa, nhân dân hầu hết theo đạo Thiên chúa. Cửa Hội là nơi thường xuyên có tầu, thuyền trong nước và nước ngoài ra vào đồng thời là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ.

Đơn vị luôn cải tiến công tác kiểm soát cho phù hợp với tình hình, giúp địa phương tổ chức lại các tổ đánh cá hình thành từng tuyến, sắp xếp lại lực lượng sản xuất trên từng thuyền, bảo đảm vừa sản xuất vừa chiến đấu tốt.

Đơn vị tổ chức chiến đấu tốt, băn rơi 1 máy bay Mỹ, ngoài ra còn tích cực rà phá thủy lôi và bom từ trường của địch để mở luồng thông rạch. Trạm Cửa Hội đã tích cực vận động nhân dân, góp phần đưa phong trào ở hai xã Nghi Xuân, Nghi Hòa đạt Đơn vị Quyết thắng.

Trạm Cửa Hội được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công, 4 năm liền được tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trạm Cửa Hội được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





162. PHÂN ĐỘI 3 VẬN TẢI
CỤC HẬU CẦN CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG


Phân đội 3 thuộc đoàn Vận tải ôtô, Cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ các đơn vị trong toàn lực lượng và chi viện cho các chiến trưòng miền Nam, Lào... Phân đội chỉ có 2 xe mới còn hầu hết là xe cũ đã qua trung, đại tu... Đường vận chuyển của Phân đội thường xuyên phải đi qua nhiều trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ.

Hơn 4 năm từ năm 1964 đến 1968, phân đội 3 đã chuyển 970 chuyến gồm 67.000 tấn hàng và 500 cán bộ, chiến sĩ với trên 678.234 km an toàn. Cán bộ, chiến sĩ trong phân đội đã thực hiện tốt lời dạy của Bác “yêu xe như con, quý xăng như máu”. Nhiều đồng chí đã không quản nguy hiểm, thu nhặt phụ tùng để tự sửa chữa xe mình, phục vụ kịp thời yêu cầu nhiệm vụ.

Ngày 25 tháng 8 năm 1970, phân đội 3 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 04:04:14 pm
163. TIỂU ĐOÀN 49 VẬN TẢI
CỤC HẬU CẦN. BỘ TƯ LỆNH MIỀN


Tiểu đoàn 49 là đơn vị liên tục làm nhiệm vụ thồ tải trên những tuyến đường khó khăn, có nhiều dốc cao, suối lớn, lại thường xuyên bị địch đánh phá. Nhưng cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn có quyết tâm cao, không ngừng nâng cao hiệu suất thồ tải đưa mức thồ bình quân một chuyến 118 kg trong năm 1968 lên 200kg năm 1969.   

Đơn vị có 3/4 quân số thồ được từ 250 đến 350kg. Có đồng chí thồ tới 380kg trên chặng đường nhiều dốc.

Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị có tinh thần tiết kiệm, giữ gìn bảo quản phương tiện ít hư hỏng, hàng hóa, không mất mát. Ngoài ra đơn vị còn tham gia sửa đường, bắc cầu chiến đấu đánh địch bảo vệ tuyến tải và kho tàng, là lá cờ đầu vận tải của miền Đông Nam Bộ.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Tiểu đoàn 49 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





164. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 263, QUÂN KHU 5


Đại đội 3 là đơn vị có tác phong đánh nhanh, đánh mạnh, tiến công kiên quyết, bám trụ ngoan cường, đánh độc lập cũng như đánh trong đội hình cấp trên đều giỏi.

Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã quán triệt tư tưởng tổng tiến công, lấy ít thắng nhiều, kiên trì trụ bám địa bàn, dìu dắt lực lượng du kích chống phá âm mưu bình định của địch.

Tính riêng từ năm 1967 đến năm 1969, Đại đội 3 đã đánh 51 trận, diệt và đánh thiệt hại nặng 10 đại đội, phá hủy 8 khẩu pháo 105 ly, bắn cháy 27 xe bọc thép, 19 tàu.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 6 Huân chương Chiến công giải phóng các hạng, nhiều lần được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng. Năm 1969 đại đội được Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tặng cờ “Lấy ít thắng nhiều, đánh nhanh diệt gọn”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1970, đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





165. ĐỘI PHẪU THUẬT TIỀN PHƯƠNG SỐ 1
TỈNH BẾN TRE


Qua 7 năm liên tục trên chiến trường, Đội phẫu thuật tiền phương số 1 luôn bám sát nhiệm vụ phục vụ các lực lượng vũ trang trong tỉnh. Mặc dù hoạt động trong địa bàn có nhiều khó khăn gian khổ, địch đánh phá quyết liệt song cán bộ, y bác sĩ trong đội không lùi bước trước hiểm nguy. Với tình thương yêu đồng đội sâu sắc, đội nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm vượt qua ác liệt dũng cảm luồn sâu, cứu chữa thương binh kịp thời. Trong 2 năm 1967, 1968, Đội phẫu thuật tiền phương số 1 đã phục vụ hơn 50 trận, cứu chữa nhiều thương binh có vết thương hiểm nghèo.

Cán bộ, chiến sĩ đoàn kết gắn bó xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Nhiều lần y bác sĩ chiến đấu bảo vệ thương binh.

Đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 4 Huân chương Chiến công các hạng, được tặng cờ “Dũng cảm quên mình phục vụ thương binh”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Đội phẫu thuật tiền phương số 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 04:06:38 pm
166. ĐẠI ĐỘI 247 BỘ BINH
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SÓC TRĂNG


Đại đội 247 đã vượt mọi khó khăn ác liệt, kiên trì bám trụ ở địa bàn vùng ven, liên tục tiến công địch, thọc sâu diệt ác phá kìm, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ.

Trong 2 năm 1968, 1969, Đại đội 247 đã đứng vững ở vùng xung yếu, sát cánh cùng dân quân du kích và nhân dân kết hợp hai chân ba mũi, liên tục tiến công diệt 1500 tên (diệt gọn 6 trung đội, 11 tiểu đội) phần lớn là lực lượng kìm kẹp.

Đơn vị vừa chiến đấu vừa xây dựng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, kiên trì bám đất, bám dân xây dựng cơ sở.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, nhiều lần được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Đại đội 247 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





167. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 7, TRUNG ĐOÀN 16, MẶT TRẬN SÀI GÒN


Đại đội 2 là đơn vị liên tục chiến đấu trên nhiều chiến trường, đánh thắng nhiều đối tượng. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã xây dựng cho mình tác phong đánh mạnh, đánh gần, thọc sâu diệt địch.

Trong 2 năm 1968, 1969, đại đội 2 đã đứng vững trên địa bàn xung yếu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, thiếu thốn và rất ác liệt, nhưng đơn vị đã bền bỉ vượt qua bằng tinh thần tự lực, tự cường.

Từ năm 1965 đến năm 1969, đơn vị đã diệt 4000 tên, diệt gọn 3 sở chỉ huy tiểu đoàn, 9 đại đội và 11 trung đội, phá hủy 143 xe tăng, xe bọc thép của địch.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 8 Huân chương Chiến công giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





168. PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH XÃ LẬP HẠ
HUYỆN HÒA ĐỨC, TỈNH LONG AN


Xã Lập Hạ là địa bàn xung yếu thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt. Nhưng cán bộ và nhân dân có quyết tâm cao đã tổ chức lực lượng vũ trang chiến đấu, đánh mạnh và táo bạo thọc sâu diệt ác ôn “bình định”, kết hợp chặt chẽ phương châm hai chân ba mũi, diệt nhiều sinh lực địch.

Trong 2 năm 1968, 1969, phong trào chiến tranh du kích của xã đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2000 tên địch (có hơn 300 tên Mỹ) phá hủy 71 xe quân sự, trong đó có 34 xe tăng và xe bọc thép. Tổ chức hàng trăm cuộc đấu tranh trực diện với địch với hơn 10.000 lượt người tham gia, buộc địch hạn chế càn quét, đánh phá.

Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Phong trào chiến tranh du kích xã Lập Hạ được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 04:09:08 pm
169. ĐOÀN 126 ĐẶC CÔNG
BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN
(Tuyên dương lần thứ hai)


Đoàn 126 làm nhiệm vụ đánh tầu địch trên sông Cửa Việt. Từ năm 1967 đến năm 1969, đơn vị đã đánh chìm, đánh hỏng 143 tàu địch. Ngày 22 tháng 12 năm 1969 Đoàn 126 được tuyên dương Đơn vị Anh hùng.

Từ năm 1970 đến năm 1971, địch tìm mọi cách đối phó. Trên bờ, chúng rào dây thép gai và gài mìn dọc theo sông, thường cho bộ binh và xe tăng nống ra càn quét, phục kích ngăn chặn. Dưới sông, chúng tăng cường tàu quét, tàu cắt, tàu tuần tiễu, bắn súng và ném lựu đạn xuống nước. Nhưng đơn vị đã vượt mọi khó khăn ác liệt, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đạt hiệu suất cao, đến ngày 22 tháng 5 năm 1971 đã đánh chìm đánh hỏng 157 tàu địch, diệt gần 3100 tên địch, làm chìm gần 8 vạn tấn súng đạn, lương thực và đồ dùng quân sự, đánh địch ngăn chặn diệt 330 tên, bắn cháy 28 xe tăng và bọc thép, bắn rơi một máy bay, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

(Tính chung, từ năm 1967 đến tháng 5 năm 1971 Đoàn 126 đã đánh chìm đánh hỏng 300 tàu địch).

Đơn vị đã được tặng thưởng 5 Huân chương Quân công các hạng (1 hạng nhất, 3 hạng nhì, 1 hạng ba) và 1 Huân chương Chiến công hạng ba. Có 1 đại đội và 3 đồng chí đã được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đoàn 126 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





170. TIỂU ĐOÀN 9 BỘ BINH
TRUNG ĐOÀN 64, SƯ ĐOÀN 320


Tháng 2 và tháng 3 năm 1971, tiểu đoàn 9 tham gia chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào. Đơn vị có quyết tâm cao, vượt mọi khó khăn ác liệt, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đơn vị đã đánh 4 trận (có 3 trận quy mô tiểu đoàn) diệt gần 700 tên địch, trong đó có 1 tiểu đoàn và 2 đại đội địch bị tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội khác, bắn cháy 14 xe tăng và bọc thép, bắn rơi 3 máy bay, phá hủy 18 súng cối 81 và 60 ly, bắt sống tên đại tá Nguyễn Văn Thọ, 9 sĩ quan cấp úy và 62 tên khác, thu 140 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huận chương Chiến công hạng nhì. Có 3 đại đội được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Tiểu đoàn 9 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





171. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 4, TRUNG ĐOÀN 24, SƯ ĐOÀN 304


Năm 1968, 1969 đại đội 2 chiến đấu ở đường 9. Tháng 2 và tháng 3 năm 1971 đơn vị tham gia chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào. Là đại đội chủ công của trung đoàn cán bộ chiến sĩ đã vượt mọi khó khăn ác liệt, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đánh giỏi, đạt hiệu suất cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại đội đã đánh 12 trận (có 10 trận hiệp đồng, 2 trận độc lập), diệt 566 tên địch (có 225 tên Mỹ), trong đó có 1 đại đội Mỹ và 3 đại đội ngụy bị tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội Mỹ khác, bắn rơi 2 máy bay, bắt 35 tên ngụy, thu 40 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự. Riêng trong chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào đại đội đã đánh 6 trận, diệt 270 tên địch, trong đó có 2 đại đội ngụy bị diệt gọn, bắn rơi 2 máy bay, thu một số súng đạn và đồ dùng quân sự.

Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công các hạng (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba).

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 2 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Tám, 2014, 04:11:25 pm
172. ĐẠI ĐỘI 7 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 8, TRUNG ĐOÀN 102, SƯ ĐOÀN 308


Tháng 2 và tháng 3 năm 1971, đại đội 7 tham gia chiến đấu ở chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào, làm nhiệm vụ chốt giữ điểm cao 311, sát đường 9, giữa Huội San và Lao Bảo. Đây là chốt quan trọng của chiến dịch nhằm cắt đường cơ động của cơ giới địch từ Lao Bảo đi Nam Lào và chặn địch rút chạy từ Nam Lào về Lao Bảo. Mặc cho địch đánh phá rất ác liệt, nhưng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị vẫn kiên cường trụ bám liên tiếp đánh bại các đợt phản kích của địch diệt 230 tên, bắn cháy 15 xe cơ giới (có 10 xe tăng, xe bọc thép), bắn rơi 3 máy bay, giữ vững trận địa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến dịch giao cho.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 7 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





173. ĐẠI ĐỘI 9 THIẾT GIÁP
TIỂU ĐOÀN 3, TRUNG ĐOÀN 203, BỘ TƯ LỆNH THIẾT GIÁP


Năm 1968, đại đội 9 tham gia đánh trận Làng Vây. Tháng 2 và tháng 3 năm 1971 tham gia chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào. Đại đội đã đánh 3 trận hiệp đồng binh chủng. Cán bộ, chiến sĩ có quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn ác liệt, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, thọc sâu, chia cắt, phát huy mạnh mẽ uy lực của binh khí kỹ thuật thiết giáp, áp đảo quân địch, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu.

Ngày 7 tháng 2 năm 1968, đại đội 9 tham gia đánh trận Làng Vây. Lần đầu ra quân, đơn vị đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, xông xáo, thọc sâu, chia cắt, diệt nhiều tên địch, phá hủy nhiều lô cốt, ụ súng, làm cho địch khiếp đảm, góp phần tích cực tạo thuận lợi cho bộ binh giải phóng Làng Vây, diệt và bắt gần 1000 tên địch.

Ngày 25 tháng 2 năm 1971, đại đội 9 hiệp đồng với bộ binh đánh địch ở điểm cao 456, đơn vị đã dũng cảm tiến nhanh đến sở chỉ huy lữ đoàn 3 quân dù ngụy, uy hiếp làm cho quân địch khiếp đảm, tạo thuận lợi cho bộ binh diệt gọn tiểu đoàn 3 và sở chỉ huy lữ đoàn 3 quân dù ngụy, bắt sống tên đại tá Nguyễn Văn Thọ và ban chỉ huy lữ đoàn.

Ngày 27 tháng 2 năm 1971, lần đầu tiên xe tăng ta đánh với xe tăng địch, đơn vị đã bắn cháy 4 chiếc, diệt 80 tên địch, thu được một số xe tăng và bọc thép.

Đại đội đã được khen thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, hai Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 9 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





174. ĐẠI ĐỘI 12 PHÁO Đ.74
TRUNG ĐOÀN 368, BỘ TƯ LỆNH PHÁO BINH


Đại đội 12 đã cơ động chiến đấu ở nhiều chiến trường. Năm 1967, đại đội đã góp phần quan trọng cùng tiểu đoàn bắn cháy 1 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm của Mỹ khi chúng xâm phạm vùng biển Thanh Hóa. Từ năm 1968 đến năm 1970, đại đội 12 chiến đấu ở Trị Thiên.

Tháng 2 và tháng 3 năm 1971, đại đội tham gia chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào, đã đánh 57 trận độc lập và 53 trận hiệp đồng. Đại đội 12 đã tham gia đánh vào hầu hết các mục tiêu quan trọng, phá hủy 24 khẩu pháo, 11   máy bay lên thẳng, 8 kho xăng, đạn, 24 xe quân sự, 3 nhà bạt; bắn sập 26 lô cốt diệt hàng trăm tên địch. Đơn vị còn phối hợp với đơn vị bạn diệt nhiều địch và phương tiện chiến tranh của chúng.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 12 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: codon65 trong 25 Tháng Bảy, 2015, 07:43:50 pm
Trong này toàn cấp đại đội không vậy các bác, cùng cấp trung đoàn không có


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2020, 10:01:17 am
175. ĐẠI ĐỘI 4 VẬN TẢI
BINH TRẠM 106, MẶT TRẬN TRỊ THIÊN


Đại đội 4 được thành lập năm 1964, hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thuộc các dân tộc ít người ở miền Tây Trị Thiên. Từ năm 1965 đến năm 1971, đại đội làm nhiệm vụ vận tải bộ, chuyển thương, chiến đấu bảo vệ kho tàng, bảo vệ hành lang.

Mùa mưa những năm 1965, 1966, 1968 tuy bị thiếu đói phải ăn cháo hàng tháng, nhưng bất cứ hoàn cảnh nào cán bộ, chiến sĩ cũng đưa hàng đến đích, tăng cân, tăng chuyến. Bình quân mỗi người gùi được 50 kg/chuyến, có bộ phận ai cũng gùi trên 70 kg/chuyến, có người gùi 114 kg/chuyến.

Vừa vận tải giỏi, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đại đội đã đánh 11 trận, diệt 450 tên địch, bắn rơi 5 máy bay lên thẳng.
Đại đội đã được tặng thưởng 7 Huân chương Chiến công Giải phóng (3 hạng nhất, 3 hạng nhì, 1 hạng ba).

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 4 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





176. TIỂU ĐOÀN 14 SÚNG 12,7 LY
SƯ ĐOÀN 2, QUÂN KHU 5


Tiểu đoàn 14 vàa chiến trường tháng 10 năm 1965. Từ đó đến tháng 3 năm 1971 đã vượt mọi khó khăn, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi. Tiểu đoàn 14 đã bắn rơi 626 máy bay các loại, trong đó có gần 300 chiếc rơi tại chỗ, diệt nhiều tên địch trên máy bay. Ngoài ra đơn vị còn đánh bộ binh, cơ giới địch, diệt trên 300 tên Mỹ, ngụy, phá hủy 5 xe tăng.

Trong chiến dịch hè năm 1968, các đơn vị trong tiểu đoàn đã bắn rơi 49 máy bay, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu giải phóng Khâm Đức. Ngày 10 tháng 5 năm 1969, đại đội 2 làm nhiệm vụ chi viện cho bộ binh đánh địch ở Kỳ Long, đã bắn rơi 17 máy bay, tạo thuận lợi cho bộ binh diệt địch.

Hè năm 1970, tiểu đoàn chi viện cho bộ binh đánh địch ở Hiệp Đức, trong vòng hơn 1 tháng, các đơn vị trong tiểu đoàn đã bắn rơi 80 máy bay.

Trong chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào tháng 2 và tháng 3 năm 1971, đơn vị đã bắn rơi 73 máy bay, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu, góp phần tích cực vào thắng lợi rất to lớn đánh bại cuộc hành quân của Mỹ - ngụy.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng, tiểu đoàn có 1 đại đội và 1 đồng chí được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Tiểu đoàn 14 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



177. ĐẠI ĐỘI 202 ĐẶC CÔNG
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN


Thành lập tại chiến trường năm 1962, đại đội 202 là đơn vị đặc công đầu tiên của tỉnh, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi, hiệu suất chiến đấu ngày càng cao, từ chỗ diệt gọn 1 trung đội đến chỗ đã diệt gọn hai đại đội địch. Đại đội đã đánh gần 200 trận, diệt 4.500 tên địch, trong đó có 1.150 tên Mỹ và chư hầu, có 22 đại đội, 38 trung đội, 3 ban chỉ huy liên đội bảo an, 2 sở chỉ huy chi khu địch bị tiêu diệt; phá hủy 2 máy bay, 16 khẩu pháo và súng cối, 31 xe quân sự, 19 kho xăng, 1 đài phát thanh, 1 nhà ga; thu trên 500 súng và nhiều đồ dùng quân sự.

Đặc biệt, 2 năm 1969 - 1970 đơn vị đã đánh 29 trận, trận nào cũng đánh thắng, làm chủ trận địa, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nổi dậy.
Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 12 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”. Có 1 đồng chí được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 202 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2020, 10:03:39 am
178. ĐẠI ĐỘI 7 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 2, TRUNG ĐOÀN 95, MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Đại đội 7 vào chiến trường từ cuối năm 1965, đơn vị làm nhiệm vụ đánh giao thông địch trên đường 19 từ An Khê đến Plây Cu. Trong 5 năm chiến đấu, Đại đội thường được giao nhiệm vụ chủ công trong các trận đánh của tiểu đoàn. Cán bộ, chiến sĩ đã vượt mọi khó khăn ác liệt, kiên cường trụ bám địa bàn hoạt động, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi, vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, đạt hiệu suất cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại đội đã đánh gần 100 trận, diệt hơn 1000 tên địch, phá hủy hơn 300 xe (có 37 xe tăng, bọc thép) bắn rơi 2 máy bay, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự, góp phần quan trọng vào thành tích chung của tiểu đoàn.

Có ngày đại đội 7 đánh liền 2 trận, diệt 24 xe địch trên cùng một quãng đường.

Đại đội được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công Giải phóng được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”. Là đơn vị lá cờ đầu về đánh giao thông địch trên chiến trường Tây Nguyên.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 7 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



179. ĐẠI ĐỘI 2 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 430, BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH GIA LAI


Đại đội 2 vào chiến trường năm 1966. Từ năm 1968 đến năm 1971, đơn vị làm nhiệm vụ độc lập đánh hậu cứ địch ở An Khê. Cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt kiên trì bám đất, bám dân, tích cực xây dựng cơ sở, đứng chân vững chắc trên địa bàn hoạt động, dũng cảm, luồn sâu, đánh nhanh, diệt gọn, đánh đi đánh lại nhiều lần trong một khu vực nhưng lần nào cũng đánh thắng, đánh địch trong hậu cứ và đánh địch ở dã ngoại đều giỏi. Đại đội 2 đã đánh 21 trận, diệt gần 1000 tên địch, hầu hết là Mỹ, có nhiều sĩ quan và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 50 máy bay, 8 khẩu pháo, 171 xe quân sự, 16 kho bom đạn, đánh cháy hàng triệu lít xăng và nhiều đồ dùng quân sự.

Đại đội đã được tặng thưởng 8 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



180. ĐẠI ĐỘI 42 SÚNG 12,7 LY
TIỂU ĐOÀN 30, TRUNG ĐOÀN 40, MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Đại đội 42 vào chiến trường năm 1966, đơn vị đã tham gia nhiều chiến dịch, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi, mưu trí, sáng tạo, bắn rơi 133 máy bay các loại, trong đó có gần 100 chiếc rơi tại chỗ, diệt nhiều tên địch trên máy bay. Đơn vị còn đánh bộ binh địch, diệt gần 100 tên, trong đó có trên 40 tên Mỹ.

Từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 27 tháng 6 năm 1969, đại đội chi viện cho bộ binh vây ép trại biệt kích Plây Cần, đã bắn rơi 29 máy bay.
Tháng 11 năm 1969, đơn vị khống chế không cho địch đổ quân xuống vùng ngã ba Đắc Song, chi viện cho bộ binh vây ép địch ở điểm cao 804 bắn rơi 37 máy bay. Riêng ngày 2 tháng 11 năm 1969, đơn vị diệt gọn 2  tốp máy bay (có 1 tốp 3 chiếc).

Tháng 4 và tháng 5 năm 1970, đại đội 42 chi viện cho bộ binh vây ép địch ở Đắc Siêng, Núi Éc, đã bắn rơi 37 máy bay, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu.

Đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”. Là đơn vị lá cờ đầu về bắn rơi nhiều máy bay địch trên chiến trường Tây Nguyên.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 42 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2020, 10:05:42 am
181. ĐẠI ĐỘI 2 VẬN TẢI
TIỂU ĐOÀN 2 MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Đại đội 2 vào chiến trường năm 1965. Từ đó đến năm 1971, đơn vị làm nhiệm vụ chuyển thương, vận tải thổ, gùi lương thực và đạn dược phục vụ trực tiếp cho các đơn vị chiến đấu. Cán bộ, chiến sĩ đã chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn ác liệt, tận tụy bền bỉ đối với công tác.

Thực hiện tốt khẩu hiệu “thồ gùi hết sức, chuyển thương tận tình”, bình quân mỗi người trong đơn vị gùi được 50 kg/chuyến; thồ được 175 kg/chuyến, có người thồ 200 kg/chuyến.

Đơn vị đã nêu cao tinh thần yêu quý, tiết kiệm của công, giữ gìn hàng hóa được tốt, hao hụt dưới mức quy định.

Trên đường vận tải nhiều lần gặp địch cán bộ chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thương binh, hoặc đánh địch để mở đường đưa hàng ra phía trước, diệt gần 100 tên địch, trong đó có lần diệt gần hết 2 trung đội Mỹ, bắn rơi 6 máy bay.

Đại đội 2 là đơn vị lá cờ đầu về vận tải chiến đấu trên Mặt trận Tây Nguyên.

Đại đội được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công Giải phóng, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



182. ĐẠI ĐỘI 5 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 840, NAM TRUNG BỘ


Đại đội 5 là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên ở chiến trường Nam Trung bộ. Cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nêu cao tinh thần quyết chiến Quyết thắng, dũng cảm luồn sâu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều, liên tiếp đánh thắng nhiều trận có tác động lớn ở chiến trường Nam Trung bộ. Đặc biệt từ năm 1968 đến năm 1971 đơn vị đã giữ vững vai trò nòng cốt, thường nhận những nhiệm vụ khó khăn nặng nề nhất trong các trận đánh và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong hơn 2 năm từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 3 năm 1971, đại đội 5 đã 7 lần đánh vào căn cứ Sông Mao, một hậu cứ lớn của địch, diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng.

Từ năm 1968 đến năm 1971 đại đội 5 đã diệt hơn 3.700 tên địch, cùng các đơn vị bạn diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe thiết giáp, nhiều sở chỉ huy và 17 đại đội địch, phá hủy 106 xe quân sự (có 73 xe tăng, xe bọc thép).

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 5 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



183. ĐỘI H63 TÌNH BÁO
CỤC THAM MƯU BỘ TƯ LỆNH MIỀN


Trong 10 năm kiên cường bám đất, bám dân, bám cơ sở, được đồng bào yêu thương đùm bọc, đội H63 đã bảo đảm giao thông liên lạc thông suốt, vừa công tác, vừa chiến đấu, bảo vệ căn cứ, bảo vệ nhân dân. Đoàn kết nội bộ, đoàn kết với đơn vị bạn, gắn bó với đồng bào địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, mệnh lệnh và các chế độ quy định, xây dựng đơn vị tiến bộ vững chắc.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và 4 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 nâm 1971, Đội H63 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2020, 10:08:03 am
184. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 514C, BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH MỸ THO


Đại đội 2 luôn luôn phát huy tinh thần tích cực tiến công, luồn sâu, bám trụ địa bàn xung yếu, liên tục chiến đấu diệt bọn “bình định” ác ôn, tạo thế đứng chân vững chắc. Đơn vị đã tích cực tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, chính trị trong địa phương, dìu dắt lực lượng du kích trong chiến đấu, góp phần đẩy mạnh phong trào đánh phá “bình định” của địch.

Trong năm 1969 - 1970, đơn vị đã diệt hơn 1.000 tên địch, trong đó tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 đại đội, 8 trung đội, 7 đoàn “bình định”, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.
Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



185. ĐẠI ĐỘI 3 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 7, TRUNG ĐOÀN 10 MIỀN TÂY NAM BỘ


Đại đội 3 luôn nêu cao truyền thống khắc phục khó khăn, quyết tâm tiến công tiêu diệt địch, luồn sâu, đánh mạnh vào các hậu cứ, đồn bốt của địch, đánh nhiều trận tiêu diệt gọn, bắt tù binh, thu vũ khí, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đại đội 3 đã cùng các đơn vị bạn đánh bại nhiều cuộc càn của địch vào vùng U Minh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đánh phá kế hoạch “bình định” của địch. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng đơn vị, thực hiện khẩu hiệu: “Đi là đến, đánh là thắng”.

Từ năm 1968 đến năm 1971, đơn vị đã diệt gần 3000 tên địch, trong đó diệt và đánh thiệt hại nặng 14 đại đội (có 3 đại đội Mỹ, diệt nhiều đồn bốt, phá hủy gần 40 khẩu pháo, 68 xe quân sự và nhiều kho súng, đạn, xăng dầu, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí).

Đơn vị được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và 4 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



186. BỆNH XÁ c2
PHÒNG HẬU CẦN, PHÂN KHU 1, BẮC GIA ĐỊNH


Bệnh xá c2 ở vùng sâu, nơi địch thường xuyên càn quét, đánh phá quyết liệt, cán bộ, y bác sĩ bệnh xá vẫn kiên cường bám trụ phục vụ các đơn vị chiến đấu phía trước. Với số người phục vụ ít nhưng biết đoàn kết gắn bó, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, dũng cảm khắc phục khó khăn, vượt qua ác liệt để cứu chữa và chăm sóc thương bệnh binh. Vừa công tác, vừa ra sức xây dựng đơn vị tiến bộ vững chắc về mọi mặt, được các đơn vị bạn và đồng bào địa phương tin tưởng, yêu mến.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Bệnh xá c2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2020, 10:19:30 am
187. PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH XÃ CAM CHÍNH
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Cam Chính nằm ở ngã ba đường số 1 và đường số 9. Năm 1964, xã đã nổi dậy giành chính quyền. Từ tháng 11 năm 1966 mặc dù bị địch đánh phá ác liệt nhưng nhân dân vẫn chiến đấu kiên cường một lòng một dạ kiên trung, bất khuất. Cán bộ anh dũng trụ bám xây dựng cơ sở vững mạnh, phát triển chiến tranh nhân dân địa phương, kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công, lập nhiều thành tích xuất sắc, đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch, trong đó có 250 tên Mỹ, bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 42 xe quân sự. Nhiều lần nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ, vận động được nhiều binh sĩ và nhân viên ngụy quyền về với nhân dân. Tích cực giúp đỡ và nhiều lấn phối hợp với bộ đội chủ lực diệt địch lập công.

Xã đã được tặng thưởng 3 Huân chương Giải phóng và 3 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Xã Cam Chính được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền .Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



188. PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH XÃ TRUNG GIANG
HUYỆN GIO LINH TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Trung Giang nằm sát bờ sông Bến Hải gần biển. Địch tập trung đánh phá ác liệt, triệt hạ không còn một mái nhà hòng biến xã thành vành đai trắng. Cán bộ và nhân dân trong xã đã kiên cường trụ bám thực hiện một tấc đi, một ly không rời, phát động toàn dân đánh giặc. Dân quân du kích đã đánh hơn 400 trận, diệt gần 1300 tên địch, bắn rơi nhiều máy bay, phá hủy 64 xe quân sự, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự.

Nội bộ đoàn kết chặt chẽ, càng đánh càng mạnh, tiến bộ vững chắc, toàn diện.

Xã đã được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Xã Trung Giang được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



189. PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH XÃ ĐẮC UY
HUYỆN 16 (NAY LÀ HUYỆN KON RẪY) TỈNH KON TUM


Xã Đắc Uy là căn cứ du kích nằm sát yếu khu Võ Định, Kông Hơ Rinh, mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn từ mua chuộc dụ dỗ đến đánh phá ác liệt, nhưng cán bộ và nhân dân không nao núng. Thực hiện toàn dân đánh giặc, vót hàng chục vạn chông, hơn 400 hầm chông, diệt địch. Xã là lá cờ đầu của Tây Nguyên về xây dựng. Cơ sở quần chúng vững chắc, đội du kích mạnh, cán bộ kiên cường trụ bám phong trào.

Nhân dân xã Đắc Uy đã kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn “bình định” của địch. Dân quân du kích đã đánh hơn 90 trận, diệt 500 tên địch, phá hủy 5 xe tăng, 1   xe vận tải, bắn rơi 4 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác.

Xã đã đóng góp nhiều sức người,  sức của cho công cuộc kháng chiến được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Xã Đắc Uy được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Gửi bởi: hoi_ls trong 23 Tháng Bảy, 2020, 10:23:27 am
190. TIỂU ĐOÀN 52 Ô TÔ VẬN TẢI
BINH TRẠM 14, BỘ TƯ LỆNH 559


Từ năm 1966 đến năm 1970, tiểu đoàn 52 làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường 20. Hàng trăm lần máy bay Mỹ đánh vào đội hình, nhưng cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn vẫn kiên cường bám xe, bám đường thực hiện xe quay vòng nhanh, tăng chuyến. Cán bộ, chiến sĩ nhiều lần dũng cảm lao vào bom đạn cứu xe, cứu hàng. Đơn vị đã chuyển được 59.600 tấn hàng ra phía trước.

Đơn vị nêu cao tinh thần “yêu xe như con, quý xăng như máu”, thực hiện tốt các chế độ bảo quản, bảo dưỡng xe, nên hệ số kỹ thuật thường đạt từ 78 đến 87% vượt từ 3 đến 12%.

Xây dựng đơn vị tiến bộ vững chắc, bồi dưỡng 217 lái xe phụ thành lái chính, 37 đồng chí học việc thành thợ sửa chữa xe ở mức tiểu tu.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba. Có 2 đồng chí và 1 đại đội được tặng danh hiệu Anh hùng.

Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Tiểu đoàn 52 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



191. TIỂU ĐOÀN 35 CÔNG BINH
BINH TRẠM 32, BỘ TƯ LỆNH 559


Là đơn vị bộ binh được chuyển sang làm nhiệm vụ công binh, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1966; tiểu đoàn 35 làm nhiệm vụ mở đường. Từ tháng 4 năm 1966 đến cuối năm 1970, đơn vị bảo đảm giao thông trên đoạn đường dài 65km - một trọng điểm đánh phá của địch. Chỉ tính riêng mùa vận chuyển năm 1969 - 1970, máy bay địch đã đánh 3500 trận với 2 vạn quả bom các loại. Nhưng tiểu đoàn 35 vẫn kiên cường bám đường, phá bom, làm đường vòng tránh, ứng cứu kịp thời bảo đảm giao thông thông suốt. Đơn vị còn tổ chức trận địa phòng không bắn rơi 11 máy bay Mỹ. Riêng chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào, tiểu đoàn bắn rơi 4 máy bay lên thẳng, tiêu diệt hàng chục tên biệt kích, thám báo thu vũ khí và tài liệu của chúng.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 Huân chương Chiến công hạng 3, cả 4 đại đội đều là Đơn vị Quyết thắng.

Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Tiểu đoàn 35 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



192. ĐẠI ĐỘI 4 SÚNG 12,7 LY
BINH TRẠM 42, BỘ TƯ LỆNH 559
(Tuyên dương lần thứ 2)


Đại đội 4 làm nhiệm vụ đánh máy bay địch, bảo vệ giao thông vận chuyển ở phía tây tỉnh Thừa Thiên. Từ năm 1965 đến cuối năm 1966, đơn vị đã bắn rơi 32 máy bay. Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 4 đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ năm 1967 đến tháng 10 năm 1971, đại đội đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt, đánh tập trung, đánh phân tán đều giỏi đã bắn rơi 121 máy bay, phần lớn là máy bay lên thẳng, trong đó có 52 chiếc rơi tại chỗ. Có ngày bắn rơi 5 chiếc (ngày 27 tháng 4 năm 1967) đánh bại ý định đổ quân của địch.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 2 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.