Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Về lại chiến trường xưa... => Tác giả chủ đề:: xuanv338 trong 20 Tháng Tư, 2013, 10:41:38 pm



Tiêu đề: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 20 Tháng Tư, 2013, 10:41:38 pm
  xuanvv338 xin kính chào BanTư lệnh VMH. Kình chào BQT mạng Về lại chiến trường xưa. Kính chào các thành viên trên diễn đàn và các độc giả của trang. xuânv338 vừa được cùng với các CCB e88 - F308 về thăm lại chiến trường xưa tại các địa danh trên đất Quảng Trị và trên đất bạn Lào và cùng nhau đến thắp tuần hương tri ân cho đồng đội tại hai nghĩa trang quốc gia đường 9 và nghĩa trang Trường Sơn. Đồng thời cũng là một chuyến các anh  tìm kiếm những người đồng đội đã hơn 40 năm trôi hôm nay vẫn chưa về.

   Một chuyến đi đầy xúc động đối với những người lính sau 41 năm chưa một lần được trở lại nơi ngày xưa mình đã từng chiến đấu. xuanv338 xin thay mặt các anh những người đồng đội xin kể lại toàn bộ hành trình của một chuyến đi về chiến trường xưa mang nặng đầy tình, đầy nghĩa. Những câu chuyện buồn, chuyện vui, chuyeenj của chiến trường đầy bi hài mà xúc động cho mọi người cùng được nghe.

    xuanv338 cùng anh nguyendoantho xin được mở một chủ đề mới tại đây cho hợp lệ. xuanv338 xin chân thành cảm ơn và mời mọi người đến tham gia đọc và viết bài cùng chia vui với các CCB e88 - 308 Thanh Oai.  Xin mời các bác bắt đầu cùng Chích Bông đồng hành.

                                               Dưới đây là một số hình ảnh của phóng viên doantho cùng một số bài viêt đã P lên trong topis " Có một cuộc đời............" trên tang máu & Hoa sẽ được chuyển về đây cho hợp lệ. Mong mọi người đón đọc những bài tiếp theo trong những ngày tới. xuanv338 một lần nữa xin chân thành cảm ơn.  
 


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Tư, 2013, 07:26:34 am


NHỮNG ƯỚC NGUYỆN VÀ ĐỂ CÓ MỘT CHUYẾN ĐI.

   Những háo hấc cho ngày lên đường của một chuyến đi về chiến trường xưa của các anh lính Trung đoàn Tu Vũ quê Thanh Oai cứ nhích lại dần. Những cú điện thoại của các CCB từ Hà Nội và những làng quê đất Lụa Thanh Oai gửi về đầu dây cho cô CB đất lúa  chẳng kể giờ, ngày. Ai cũng háo hấc đến tột đỉnh cho một chuyến đi.

     Bởi rằng! Cũng từ cái mùa hè đỏ lửa ấy đến nay. Các anh đã đi hết cuộc chiến tranh và rời áo lính trở về quê hương trong cuộc sống bộn bề. Trong số các anh còn lại hôm nay. Có người thì cũng có một cuộc sống tạm đủ đầy. Nhưng cũng còn hoàn cảnh có anh thì vẫn trong cơn lận đận. Ngần nấy năm trôi đi cứ nhè nhẹ chẳng dừng. Bốn mươi mốt năm quá nửa đời người đâu có ngắn. Có người thì cũng đã sớm trở về cùng tiên tổ. Người còn lại bây giờ , tóc các anh đã điểm bạc hai màu sương trắng.

      Mỗi năm lại thêm mỗi tuổi. Bước chân đi như chậm lại. Trên má mỗi người lại thêm một nếp nhăn. Chẳng hiểu sao? Năm nào cũng vậy. Cứ ngày gặp nhau là lại rét đến thấu xương. Vậy nhưng ai ai cũng mong sao cho đến ngày gặp mặt. Gặp nhau bao chuyện nhà, chuyện cửa. Ai cũng ước mơ có một ngày kia mình ước được một lần trở lại chiến trường xưa. Để một lần được ngắm lại dòng sông Thạch Hãn. Để được ngắm cho rõ cái bến Vượt Tích Tường năm xưa rộng hẹp thế nào? Và để được một lần được tận tay thắp nén hương thơm cho người đồng đội và nhìn lại cái thành cổ năm xưa đất thấm đỏ màu máu của mình và đồng đội.  Nghe nói nơi ấy bây giờ đã là một màu xanh thành cổ. Ngồi bên nhau ai cũng đau đáu khi chưa đưa được hết các bạn của mình về đất Mẹ.

     Ngày mồng 6-4 năm nay các anh đã được toại nguyện. Đây là một niềm vui không tưởng và cơ hội thật hiếm hoi trên đời. Nó như một giấc mơ huyền thoại mà có thật. Các anh lính Thanh Oai đã được đi về chiến trường xưa theo ước nguyện.

     Để có chuyến đi này CB cùng các anh lính Thanh Oai cảm ơn anh liên lạc của CCB e88 nguyendoantho đã dày công tìm kiếm đồng đội. Anh là nhịp cầu nối liền cho các anh lính e88-f308 của Thanh Oai  với ban liên lạc của CCB trung đoàn 88 F308. Từ đây anh doanthọ đã có nhưng thông tin và lời dề nghị theo nguyện vọng của CCB Thanh oai. Thật may mắn các anh đã được sự quan tâm vô bờ của Thiếu tướng Lê Xuân Thu. Đại Tá Đào Thấn. Đại Tá Kỳ  các anh Nguyên là ban chỉ huy của e88 trong những ngày hè đỏ lửa chiến đấu và bảo về thành cổ Quảng Trị.

  Và người cuối cùng như anh nguyendoantho đã giới thiệu trên trang “sư đoàn quân tiên phong”. Đó là gia đình Anh Đàm Hữu Thiết là nhà tài trợ chính, là một yếu tố quyết định cao nhất cho chuyến đi này. Chị Phiến vợ anh Thiết cũng là một người phụ nữ thật tuyệt vời mà tôi đã được gặp trong chuyến đi đầy tình nghĩa.

    Tất cả các anh những người trong ban lãnh đạo của chuyến đi này và người liên lạc nguyendoantho đầy năng động. Họ là những người lính năm xưa. Chất lính ấy hôm nay vẫn  còn nguyên vẹn. Họ đều  có Tâm, có Tầm và tràn trề tình người để tạo thuận lợi cho những cựu binh còn khó khăn hơn có được một chuyến đi.

     CB đã rất vui được chuyền cành theo bước các anh. Từ cảm xúc của mình CB xin được từ từ kể lại hành trình của năm ngày trên chuyến xe đi trên những cung đường vào những ngày sau.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Tư, 2013, 07:37:06 am
 NHỮNG CHUYỆN KỂ VÀ HÀNH TRÌNH VỀ MỘT CHUYẾN VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA VỚI CÁC CCB E88- F308 THANH OAI.
                                              SƯ ĐOÀN QUÂN TIÊN PHONG


Tâm trạng trước chuyến đi của người đất lúa.

      Nắng chiều đã nghiêng. Hàng Sấu ven đường bóng đã ngả dài nằm gối đầu nhau trên  suốt hành lang đường Lý Bôn. Tạm xa quê lúa Thái bình tôi lên chuyến xe chiều  mang nhãn hiệu Hoàng Long ra Hà Nội. Tới bến Giáp bát tôi đi  thêm một chặng xe Buýt  nữa. Vào tới thành phố Hà Đông khi cả thành phố đã trắng ngời điện sáng. Ngồi trên xe buýt có bao nhiêu những cú điện của các anh đồng đội  từ thành phố Hà Đông, rồi từ trong thị trấn Kim Bài liên tục hỏi CB rằng  giờ này em đã tới đâu? Sao mà em lại lên muộn thế!

       Các anh cựu binh của Thanh Oai chỗ nào cũng muốn đón CB về nhà mình nghỉ để mai tiện đi xe. Tôi thấy xúc động vô cùng. Đã mấy mươi năm rồi mà các anh vẫn không quên, vẫn dành cho CB một tình cảm chan chứa tình đồng đội. Tôi cũng còn đang đấu tranh xem quyết định sẽ về đâu. Chuyến xe buýt đã dẽ vào đường Nguyễn Trãi hướng đi về phía thành phố Hà Đông. Trong tiếng động cơ xe và tiếng ồn ào của đường phố tôi đã thấy một giọng phụ nữ nhỏ nhẹ qua máy điện thoại nghe cứ chập chờn khi nghe rõ, lúc xa xăm Câu nói tôi nghe rõ nhất và cũng đã nhận ra người đó.
-   Chị vào nhà em nghỉ sáng mai hai em cùng đi. Em đã nấu cơm cả rồi. Chị xuống xe lát nữa anh nhà em ra đón chị. Đó là giọng nói trẻ trung của vợ anh Tú. Hương vợ anh Tú lại là người cùng quê Lúa với tôi. Hơn nữa tôi lại cùng là bạn lính thời huấn luyện với chị gái của cô ấy. Một quan hệ tình cảm có  thêm sự gần gũi hơn và  tôi đã nhận lời và quyết định dừng lại ở điểm xe Buýt Bách Hóa Hà Đông.

Cũng đã lâu rồi không gặp lại nên sau bữa cơm tối thật vui vẻ.  Tôi cùng gia đình anh Tú có bao nhiêu chuyện hàn huyên. Đêm Hà Đông trôi đi nhè nhẹ. Đêm  đã về khuya mà tiếng ồn ào của đường phố vẫn lọt vào tận trong ngõ nhỏ. Giấc ngủ trong đêm tôi thấy cứ chập chờn, chập chờn., thấp thỏm và mong sao cho trời nhanh sáng. Mong sao cho nhanh được gặp lại anh lính quê Lụa năm nào trên chuyến xe đi về chiến trường xưa vào sáng ngày mai.



Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Tư, 2013, 07:40:09 am
NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CHUYẾN ĐI.

     4 giờ 15 phút. Tôi cùng anh Tú đón taxxi tới Bưu Điện Hà Đông nơi điểm đón của đoàn. Chiếc Xe taxxi màu xanh lá mạ đã đưa tôi và anh Tú tới điềm hẹn. Đường phố lúc này cũng còn vắng. Lác đác vài chiếc taxxi chạy qua đón khách sớm. Bên hàng cây vỉa hè bên kia đường mấy bác hàng nước đang lục tục dọn chỗ kê bàn chắc họ đang chuẩn bị cho một ngày mới bán hàng như thường nhật.

    Bước xuống xe mà lòng tôi vui đến lâng lâng. Chợt cơn gió lạnh đầu tiên của đợt gió mùa đã bắt đầu cuồn cuộn thổi về. Những hàng cây ven đường cành lá xoắn xuýt quấn vào nhau xôn xao theo chiều gió. Vô số những chiếc lá rời cành cuốn theo cơn gió rồi lăn tròn, nhảy nhót  đuổi nhau trên khắp mặt đường. Nhìn những chiếc lá lăn tròn nhảy nhót nó như đùa dỡn với nhau cùng vui với lòng mình hôm nay là vậy.

    Gió như đã mạnh lên. Tôi định tìm chố khuất gió để nép mình cho đỡ lạnh. Rồi chợt nhìn ra phía lùm cây xum xuê phía trước sân nhà bưu điện. Lờ mờ qua ánh điện chập chờn từ phía bên kia đường phố hắt sang tôi thấy một tốp người đang đứng đó.
Tôi nói với Tú! Có lẽ cũng người của đoàn mình đi đấy anh ạ!. Và tôi đoán đã không sai. Đó là cặp đôi hoàn hảo của gia đình anh doantho. Và thêm hai người cựu binh của e 88. Anh Vĩnh, anh Sinh. Qua anh doantho giới thiệu tôi được làm quen với chị Quy phu nhân của anh. Tôi đã thật là vui và lúc này tôi cảm như đã không còn thấy gió lạnh ngoài trời khi tôi nhận được từ chị một ánh mắt nhìn, một cái nắm tay và một nụ cười đầy thân thiện.

    Chiếc xe màu mận tím còn mới long lanh đi từ phía thành phố Hà Nội về đang chầm chậm dần rồi dừng lại ven đường. Tôi quay sang chị Quy.
-  Đúng là chiếc xe của đoàn đi rồi chị ạ!
Và cánh cửa xe được mở. Một thanh niên trẻ trung, dáng thư sinh, bước ra. Một giọng nói ngọt ngào chất giọng của người Hà Nội.
- Cháu xin chào các cô và các chú! Cháu mời các cô, các chú lên xe ạ! Cả chủ ngữ vị ngữ đủ cả chẳng thiếu từ nào. Lời chào hỏi đầu tiên của hướng dẫn viên du lịch đã gây cho tôi một ấn tượng đẹp đầu tiên của một chuyến đi. Bước lên xe trước mắt tôi đã có ba người phụ nữ và năm người đàn ông. Thoáng trông thấp toáng dưới ánh đèn mờ của nhà xe tôi thầm đoán họ đã là tuổi anh và tuổi chị của mình rồi.
-   Em chào các anh các chị.
Những câu đáp chào của các bác đầy thiện cảm.
-   Chào đồng chí nữ CCB.
-   Vào ghế ngồi đi em!
-   Chúng tôi lên trước nên ngồi trên tý đấy nhé! Tôi cười.
-    Dạ! Không sao đâu ạ! Cũng còn có rất nhiều chỗ cũng ở phía trên đây ạ!.
Tôi cũng đã chọn một chỗ ngồi hợp lý để có thể khi xe chạy trên đường dài mình sẽ được ngắm cảnh thiên nhiên bên ngoài được tận hơn
 
     Xe tiếp tục đi tới điểm đón Kim bài đó là một điểm đón các anh trung tâm nhất hôm nay.
Anh liên lạc của đoàn đi nguyendoantho dáng người thấp bé nên chỉ cần hơi nghiêng người mà đã lách được khỏi ra cửa xe và lăng xăng xuống đường cùng với các anh trong ban liên lạc của Thanh Oai xếp  sắp tổ chức cho mọi người lên xe được thuận lợi hơn.

       Không khí ở một góc nhỏ của thị trấn Kim Bài sáng nay thật là rộn rã. Trông các anh ai cũng trang nghiêm trong bộ quân phục truyền thống năm xưa. Trên ngực lấp lánh những tấm huy chương có ngôi sao vàng lấp lánh. những gương mặt đầy tự tin trong khí thế hào hùng như năm nào các anh hành quân vào trận.  Xếp hàng một đi lên. Lòng xe chật ních tiếng cười, nói  của các anh. Những nụ cười rạng rỡ tay bắt, mặt mừng chào hỏi các thủ trưởng thủ trưởng của mình, bạn mình đã lâu ngày không được gặp lại. Tôi đã chủ động đứng lên vẫy tay để chào các anh và cũng để  báo cáo với các anh biết được rằng con Chích Bông nhỏ xíu ngày xưa đã có ở trên xe. Ai cũng vui đến tột đỉnh và một lần được nắm lấy tay Chích bông.
      Một anh CCB đến nắm chặt bàn tay của Chích Bông.
-    Ái chà chà! Chào Chích bông! Em vẫn rắn rỏi lắm. Phải đi với các anh thế này mới vui chứ. Vẫn nhớ đến đồng đội lắm! Anh lắc lắc cái bàn tay tôi. Tốt rồi…Tốt rồi. Tôi vẫn còn nhớ đấy là anh Thìn. Anh là một chàng trai quê Lụa năm xưa. Anh có nước da đen khỏe mạnh và giọng nói vang vang nhưng đầy truyền cảm. Nụ cười trên môi anh không để lại một chút ưu tư. Người con trai ấy năm xưa đã có một lời hứa và tình yêu đầu đời cháy bỏng với một cô gái thật xinh xắn, dịu hiền nơi đóng quân của Làng Vân Trụ.

       Đi hết cuộc chiến tranh anh đã trở về tìm lại mối tình đầu đằm thắm ấy và cô gái của làng vân Trụ vẫn chờ cho đến ngày anh trở về và họ đã nên duyên. Anh Thìn đã quá mặn mà với xứ Thanh nên anh có nguyện vọng lập nghiệp tại quê hương của vợ. Bây giờ CB được nghe các anh kể lại. Cứ vào ngày 4-1 hàng năm thì dù cho có gió thét, mưa gào thì anh cũng vẫn chẳng có quan tâm và mặc nó.  Anh Thìn vẫn  từ 4 giờ sáng cùng chiếc xe máy từ Thanh Hóa lên đường về Thanh oai để gặp mặt những người đồng đội và cũng một lần thăm lại quê hương. Thế thì hôm nay trên chuyến xe trở lại chiến trường xưa này thì làm sao có thể thiếu được anh Thìn.

      Trong một không gian nhỏ của lòng xe chật hẹp mà đầy ắp những người và những tiếng cười và  tiếng nói. Tôi chỉ biết gật đầu chào lại các anh bằng nụ cười và một cái bắt tay.
Những phút giao lưu gặp gỡ ban đầu đã qua nhanh. Trật tự trên xe đã được ổn định. Tiếng động cơ xe chuyển bánh đã bắt đầu.  Xe  bắt đầu chuyển bánh đi theo con đường 21b ra con đường có tên  gọi thật thiêng liêng.  Đường mòn Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Tư, 2013, 07:42:19 am
 NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CHUYẾN ĐI. ( tiếp theo)

  Xe đã đi hết con đường 21B. Bắt đầu ra đường mòn Hồ Chí Minh. Mỗi người cựu binh trên xe cũng đã hoàn thành nhiệm vụ một xuất ăn sáng mà ban tổ chức đoàn đi đã lo sẵn ăn tại trên xe.  Các cựu binh đã ổn định và đặc biệt các anh em ruột của mọi người lúc này cũng đã đoàn kết lại. Anh Đàm Hữu Thiết. Người đã tài trợ kinh phí cho cả 42 thành viên trên chuyến xe đi hôm nay. Anh Thiết đã thay mặt ban tổ chức đoàn tuyên bố lý do đồng thời anh cũng là người giới thiệu từng thành viên chủ chốt lãnh đào của chuyến đi và những trợ lý không thể thiếu cho chuyến đi cùng bốn chị phu nhân của các anh. Một giọng nói thật nhẹ nhàng đầy truyền cảm và đầy chia sẻ với những người CCB e88 Thanh Oai hôm nay còn đang bộn bề với cuộc sống hiện tại. Một nguyện vọng thiết tha và là niềm mơ ước bấy nay của anh em CCB e88 – F308 của Thanh Oai đã tham gia chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa.

     Qua Phần anh Thiết giới thiệu các bác trong ban lãnh đạo đoàn . Mọi người rất vui và thấy tự tin thêm nhiều khi biết đoàn trưởng chuyến đi này là anh Lê Xuân Thu nguyên là Thiếu tướng. Anh là con đẻ của e88 là một chính trị viên đại đội nghệ thuật khéo léo lãnh đạo và trực tiếp tham gia bảo vệ vững chắc thành cổ trong 81 ngày đêm. Các phó đoàn anh Đào Thấn nguyên là đại tá. Anh Trần Trọng Kỳ nguyên là Đại Tá. Các anh đều là những người trong ban chỉ huy, là những người đã trực tiếp cùng với lính trận của Trung Đoàn 88 –F308  chỉ huy và chiến đấu anh dũng trong suốt 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ đã đi vào lịch sử.

      Còn hôm nay khi trở về với đời thường các anh ấy lại đang trở thành những ông chủ của các doanh nghiệp lớn thật là những người Mưu trí dúng cảm trong chién đấu. Giỏi giang trên thương trường. Những ông chủ này đều có tâm, có tầm và có tình. Là những con người đáng kính trọng.

       Phần cuối lời giới thiệu của anh Thiết đã làm CB xúc động mà thấy giật mình. Ánh mắt anh nhìn về phía hàng ghế nơi có CB ngồi cùng nụ cười thân thiện. Vẫn là giọng nhỏ nhẹ anh giới thiệu với đoàn.
   Còn trong đoàn đi của chúng ta hôm nay còn có một vị khách mời rất đặc biệt mà tôi đã được nghe các anh lính Thanh Oai đã nói về em rất nhiều. Phần giới thiệu cụ thể về em xin nhường cho anh Quân trong ban liên lạc của Thanh Oai sẽ giới thiệu.  Trước hết xin mời em đứng lên cho mọi người được nhìn thấy. Tôi đã đứng lên trong tiếng vỗ tay của cả đoàn đi.

    Anh Quân CCB của e88 Thanh Oai đã thay mặt anh em Thanh Oai lên phát biểu cảm tưởng và cũng là phần giới thiệu từng người trong đoàn CCB đi hôm nay của Thanh Oai. Anh Quân trong hồi xúc động . Anh nghẹn ngào nói rằng!  Để có chuyến đi hôm nay những người cựu binh e88 Thanh oai  cảm ơn rất nhiều về những gì mà các anh trong ban liên lạc của e88 đã giành cho các anh. Các anh trong ban liên lạc đã tìm lại được một đàn con của e88 Thanh Oai lưu lạc bấy nay chưa tìm được chốn về nhà. Và một phần thưởng thật cao quý cho tất cả các anh , những người còn sống có một chuyến đi đầy ý nghĩa này.

   Anh Quân nói cũng đã dài. Tôi cứ ngỡ anh Quân sẽ miễn phần giới thiệu nữa về cô CB. Nhưng anh vẫn không quên và vẫn nhắc lại rằng. Cô CB ngày ấy!  Cô ấy bé lắm. Cái hình ảnh cô CB đội cái mũ tai bèo đứng bên bếp lò cầm cái xẻng chia cơm cho chúng tôi ăn. Anh lại nghẹn ngào. Có lẽ lúc ấy cái ký ức thời trai trẻ của anh lại dội về. Quay sang phía tôi  anh cười.!
-   Xin mời CB đứng lên lần nữa cho mọi người nhìn rõ hơn nào!
Lần thứ hai tôi đứng lên trong tiếng vỗ tay của các anh.  Tôi đã gần như bật khóc. Anh Vĩnh đã nói to. Từ hôm nay CB luân chuyển mỗi buổi ngồi một ghế cùng với các anh. Câu nói vui thôi. Nhưng nó đã nói lên rằng tình cảm của các anh vẫn dành cho CB gần gũi, thân thiện đến làm sao!

      Chiếc xe vẫn vun vút lao nhanh trên đường mòn Hồ Chí Minh. Xe qua đất Xuân Mai, xe lướt nhanh trên từng cung đường trên đất Hòa Bình. Hai bên đường phong cảnh thật nên thơ, Núi non hùng vĩ. Những mái nhà sàn chênh vênh trên sườn núi. Những cô gái Mường xinh đẹp sao hôm nay cũng dậy sớm từ lúc màn sương vẫn chưa tan. Họ đang đi lên phía những nương Ngô xanh mướt.

    Phút giây trên xe tôi thấy như lắng đi những tiếng ồn ào. Tôi đứng lên cho thoải mái một chút và một lần nhìn lại suốt hai hàng ghế đến cuối xe để chiêm nghiệm lại từng khuôn mặt của các anh. Người thì đang  ngủ gà ngủ gật. Người thì thức nhưng nét mặt như suy tư đang nhìn ra phía bên ngoài như để tận hưởng cảnh đẹp của núi rừng Lương Sơn.

    Ừ phải rồi! Những khuôn mặt kia. Những khuôn mặt ngày xưa của các anh mình vẫn còn hình dung lại. Mình vẫn còn nhớ cả mặt nhớ được cả tên! Chỉ còn khác hôm nay trông mái tóc ai giờ cũng đã hai màu. Đã 41 năm trôi đi rồi còn gì nữa. Quá nửa đời người cũng dài  phải không các anh? Nhìn lại các anh tôi thấy rưng rưng, cổ như nghèn nghẹn lại. bao nhiếu ký ức xa xưa lại ùa về chật ních trong tôi.

     Các anh ơi! Hôm nay là ngày mồng 6 tháng 4. Những ngày này của 41 năm về trước, các anh có biết không?  Bọn em đang đắp lại cái bếp lò ở gần bến nước của làng Vân Trụ để chuẩn bị đón các anh đi dã ngoại về. Chiều tà em ngồi bên bến nước cứ bâng khuâng, nhơ nhớ. Thế là tính từ hôm các anh lên đường đi hành quân dã ngoại đến nay đã quá nửa tuần trăng vậy mà vẫn chưa thấy các anh về.  Bọn em và cả dân làng Vân Trụ buồn xao xác. Chỉ mong sao ngày các anh về cho làng Vân Trụ được nhộn nhịp lên. Để lại có những đêm trăng CB và các bạn lính nhọ đít  lại được nghe những giọng hò sông Mã ngọt ngào của các chàng trai quê Lụa với các cô gái thật đáng yêu của làng vân trụ trên dốc Đồi Đôi.

    Thế rồi chiến tranh miền Bắc lại bắt đầu. Bầu trời và mặt đất của xứ Thanh đã thành những cơn bão lửa. Đạn bom, chết chóc thương đau. Bọn em đã được lệnh lên đường hành quân đuổi theo đơn vị. Lát nữa thôi em sẽ kể câu chuyện mà các anh ngày xưa đã chưa được biết. Hôm ấy cũng vào một chiều Hè. Gió Lào nắng gắt. Em đã xuýt nữa thì đã vĩnh viến nằm lại bên Cầu Chuối cùng 40 cân cà. Trong lúc em nằm nhìn những loạt bom rơi. Em đã nghĩ đến cái chết cho mình. Em đã khóc gọi Mẹ. Gọi người Yêu. Gọi các anh lính C2. Gốc sim đã làm rách chiếc áo xuân hè và làm em chảy máu ở sườn lưng. May mà em vẫn còn sống. Để hôm nay đã cùng được đi với các anh vào nơi ngày xưa các anh đã từng chiến đấu.

      Còn với các anh! Thì cho tận đến bây giờ em cũng vẫn không thể quên đi cái chiều hè năm ấy. Lại cũng là lúc Hoàng Hôn đã nghiêng nắng. Bảy nữ hậu cần bọn em đã đứng dóng hàng ở cái đầu Đình ven đầm Sen của làng Đồng Phú để tiễn các anh đi vào trận trong những giọt nước mắt chảy dài lăn vào miệng em mà vẫn thấy còn mặn chát đến bây giờ. Rồi cuôc chiến vẫn kéo dài suốt mấy năm sau.

      Ngày Thống Nhất người mất người còn. Ai còn sống thì đã trở về với bao bộn bề của cuộc sống hiện tại. Người thì vể quê xây tổ ấm. Người thì tha phương tim chốn mưu sinh.  Dòng xoáy cuộc đời khiến chúng mình đã lưu lạc giữa nhau.

      Cho tận 39 năm sau khi tìm gặp lại. Bọn em mới giật mình rằng!  Thì ra cái chiều Hè năm ấy. Những cô gái nuôi quân đã tiễn các anh đi vào 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị. Nơi có những trận chiến đầy cam go, ác liệt. Và các anh. Những chàng trai quê Lụa khi lên đường lúc ấy đã không còn cái phiên hiệu C2,D612.F338. nữa  mà các anh đã trở thành người lính đầy dũng mãnh thuộc E88. F308. Một sư đoàn quân Tiên Phong ngày ấy. Mỹ, Ngụy mới nghe tên mà đã thấy kinh hoàng. Một khoảng trời Thành Cổ phút chốc đã biến thành những cơn bão lửa. Cái chết luôn cận kề  người lính. Đêm qua những người lính ấy bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành mà sáng nay không thấy ai trở ra. Đó là một nhẽ rất thường của người lính Thành Cổ.

    Cũng thật may cho số phận các anh hôm nay vẫn còn lại.  Các anh còn được trở về. Để mới có ngày hôm nay mình lại được cùng nhau đi trên chuyến xe đầy tình, đầy nghĩa. Anh em chúng mình sẽ vào thắp tuần hương tri ân cho các anh lính C2 ngày ấy còn nằm lại. Và một lần tìm lại tên cho các anh vẫn còn trong đó chưa về.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Tư, 2013, 07:48:01 am
NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CHUYẾN ĐI.(Tiếp theo)

  Bữa cơm trưa ở Thành phố Vinh thật ngon miệng. Thời gian dừng lại không nhiều nhưng cũng đủ cho mọi người có cơ hội làm quen nhau hơn trong bữa ăn. Chị Quy phu nhân của anh doantho thì tôi đã trở thành thân thiện rồi. Bây giờ tôi lại được làm quen với các chị Hà, Chị Hạnh vợ anh Kỳ phó đoàn. Người thứ tư tôi được làm quen nữa đó là phu nhân của anh Hữu Thiết. Chị giới thiệu với tôi chị tên là Phiến.  Chị Phiến thật dễ gần. Thế là mấy chị em đã được biết tên nhau và bắt đầu thân thiện.

     Trời chiều đã hửng nắng. Chiếc xe màu mận đã chia tay với đường mòn Hồ Chí Minh. Xe đã bắt đầu đi theo Quộc Lộ số Một. Trên xe vẫn là những chương trình ca nhạc và những câu chuyện kể tự phát vẫn diễn ra xôi động  làm quên đi bao mệt mỏi của đường dài. Hai tiếng đồng hồ trôi đi nhanh chóng nhà xe đã cho đoàn dừng lại nghỉ ngơi. Bước xuống xe. Một cảnh đẹp hiện ra đến mê hồn. Rặng phi lao trên cồn cát vi vu trong gió lộng. Ngoài phía biển xa đến hết tầm nhìn. Những con sóng bạc đầu từ ngoài khơi cứ chồm lên đuổi nhau rồi sóng nhỏ dần, nhỏ dần  cho tận khi sóng xô vào bờ cát  Một vùng trời biển mênh mông rộng đến khôn cùng. Tất cả đoàn ào xuống mặc cho gió lạnh đều chạy ùa ra trước biển. Những bước chân chạy trên bãi cát đã tạo đà cho gió cuốn theo những hạt cát trắng bay bụi mù khắp khoảng không gian. Các anh lính cựu binh Thanh oai những người của miền cận núi rừng hôm nay được về với Biển ai cũng háo hấc như muốn thời gian giải lao ở đây được kéo dài thêm để mà ngắm Biển . Anh Tú thật miệt mài với cái máy quay. Anh như muốn quay lấy tất cả vùng Biển Trời nơi đây. Anh đang cố thu tất cả những con sóng xô ngoài biển cả vào trong chiếc máy nhỏ của mình.

       Mấy anh em ngồi nói chuyện. Tú luôn nói trong xúc động.
-   Đúng là bao nhiêu năm trôi đi. Sau ngày Thống Nhất rời áo lính anh được về trường học. Khi ra trường là cuộc đời công tác của anh bắt đầu gắn liền với công trình Thủy Điện Sông Đà. Thời công tác anh cũng được đi nhiều suốt từ Nam ra Bắc với các công trình. Nhưng có lẽ chẳng có cuộc đi nào có ý nghĩa bằng và vui bằng cuộc trở lại chiến trường xưa cùng với đồng đội đã một thời gian khổ thế này!  

Anh lái xe trẻ vẫn cần mẫn  làm bạn với vô lăng.  Xe vẫn bon bon đi trên đường. Qua lăng kính tôi vẫn chăm chú nhìn ra phía Biển. Bống phía đầu xe giọng hát hùng tráng của anh Văn Báu, anh Đức Trọng  lại vút lên” Vượt Đèo Ngang nào bạn ơi...Tay lái ta rộn lên lời ca….Hợi cô gái… trên đất Lam Hồng.” Cả xe nhốn nháo đứng lên nghiêng ghé. Có tiếng ai phía sau.
-   Đến Đèo Ngang rồi phải không?
Hôm nay xe không còn phải vượt đèo . Xe đã đi xuyên qua Hầm Đèo . Một con đường đầy trí sáng tạo bằng khoa học hiện đại.  Anh Tú nói với mọi người . Đây là một công trình do Tổng công ty của anh thi công. Trực tiếp thi công là Sông Đà 10. xe đi qua hầm . một cảm giác mát đến lạnh người. Cửa hầm đèo bên kia là sang đất Quảng Bình.
  
   Xe vẫn lao nhanh trên những nẻo đường năm xưa.  Nhìn qua lăng kính những cồn cát trắng phau. Vậy mà những cây Phi Lao vẫn xanh rì trong cát bỏng. Tôi đang lâng lâng trong ý nguyện của mình. Chuyến này đi mình sẽ xin đoàn mấy phút thôi để gặp lại người thương binh ấy!  CB mới chỉ tìm lại được anh ấy sau 41 năm qua máy điện thoại cách đây mới có 4 ngày. Câu hát năm xưa mình đã từng ngồi hát cho anh nghe! “ Nếu ai hỏi vì sao…….Quảng bình….. quê ta ơi giữ lấy đất trời mà ta yêu quý….”  Ngày ấy mình chỉ hát cho anh Thương Binh nghe bài hát ấy có một đoạn thôi mà sao dài mãi đến bây giờ. Tôi rất thương người thương Binh ấy! Tôi không hình dung ra được người ấy bây giờ. Chỉ hình dung lại một người TB nhỏ nhắn, có nước da xanh mái vì cơm nắng. Hai chân không nhấc được lên khỏi mặt giường. Mình đã rất vui khi biết tin anh ấy vẫn còn đang sống mà còn cả một gia đình hạnh phúc Thật đúng là chỉ có sức mạnh và lý trí của con người đã vượt lên tất cả.

       Qua cầu Sông Gianh. Là lúc hoàng Hôn cuối ngày. Ông  mặt trời tròn như cái mâm đỏ lựng nằm ở sát  chân trời. Giải đất đất  Miền Trung mà lại có được một khoảng không rộng mênh mông nhìn thấu tận chân trời quả là hiếm hoi.

    Qua Hồ Xá khi trời vừa tối. Có lẽ những bài hát của các anh Văn Báu, Đức Trọng thường hát những bài hát nói trên địa danh nơi mình đang đi tới.  Bài hát “ Câu hò bên bến Hiền Lương “ Đã lại được vút lên. “Tình này ta xây đắp nên thủy chung không bao giờ phai………” Câu hát cuối cùng vừa dứt. Chiếc xe từ từ dừng lại.  Bến Hiền Lương đã tới. Ai cũng háo hấc được nhìn tận lên cột cờ. Nhìn lên bầu trời. Trong không gian mờ tối những tôi vẫn nhìn thấy rất rõ lá cờ Tổ Quốc đang tung bay giữa bầu trời tự do đầy gió lộng. Đêm cuối tháng nên đã vắng vầng trăng, những vì sao đêm nay cũng thưa thớt. Vậy mà ai cũng thi nhau chụp ảnh làm kỷ niệm.Cả đoàn đã không có ai lên xe để sang qua cầu mới. Các anh dnắm chặt tay nhau để lần đầu tiên đi qua cây cầu Hiền Lương ngày xưa đã đi vào lịch sử để sang bờ Nam. Cầu tối lắm đoàn đi đã nhờ vào ánh sáng của những cái điện thoại phát ra.

     Trong ánh sáng lờ mờ. Là người cuối cùng của đoàn đi trên cầu Hiền Lương. Tôi đặt từng bước chân chậm rãi đi trên từng thanh gỗ gập ghềnh. Buâng khuâng tôi nhìn xuống dòng sông Bến Hải mà bần thần. Sao dòng sông kia không rộng lắm? Cây cầu bắc qua cũng không dài! Vậy mà sao bao năm cây cầu vẫn phải chia đôi. Sông Bến Hải nhỏ thôi mà vẫn phải chia đôi dòng nước. Cảnh con xa cha, vợ phải xa chồng.  Hai cái loa truyền thanh đã cũ kỹ hôm nay nó đã trở thành kỷ vật để nhớ mãi một thời. Hai loa kia chẳng nhỏ bé chút nào. Nó cũng là một loại vũ khí không kém mạnh mẽ đã góp phần cho thắng lợi mà không hề đổ máu. Cũng từ âm thanh của hai chiếc loa này. Những tiếng gọi tha thiết của những người Mẹ, Những người chị động viên các con em mình hãy quay trở về với Tổ Quốc. Đêm Đêm chương trình tiếng hát gửi về Nam gửi đến các anh lính Cộng Hòa. Qua giọng hát của chị Thanh Huyền, chị Thu Hiền sâu lắng. Tiếng gọi của các Mẹ, các chị cùng với tiếng hát từ bờ Bắc đã bay sang làng Cát. Bay tới tận Cà Mau. Lời Mẹ và những bài ca đã gieo vào lòng những người lính Cộng Hòa cái day dứt. Khiến họ bừng tỉnh nhìn về non sông và đã rời hàng ngũ địch trở về với cách mạng.

      Tạm biệt cầu Hiền Lương trong không gian đã tối. Đoàn chúng tôi ltiếp tục lên xe đi về hướng Nam. Tai tôi vẫn như văng vẳng" Câu hò bên bến Hiền Lương"

                                     Lịch đêm đầu tiên của đoàn chúng tôi nghỉ lại Thành phố Đông Hà.
                                                                        (Còn nữa)
 
  



  


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Tư, 2013, 08:35:19 am
 xuanv338 chào bác vanthang341ht. chào vetran. Chào tất cả các bác. Chị Chích chào tất cả các em huonghn76, HaHoi, anhtho. Do vì phải chuyển về nhà mới. xuanv338 đã cóp các bài viết của mọi người về trang mới. Không được mĩ mãn mong mọi người thông cảm nhé! Đây là các bài viết cho một ngày đầu trong chuyến đi.  một hai hôm tới sẽ có bài viét tiếp cho chuyến đi. Mời mọi người tiếp tục đến chia vui và cổ động. xuanv cảm ơn và chào mọi người.


HaHoi
Thành viên
Bài viết: 414  

Em chào chị Chích,
Chị Chích ơi, chị viết thật hay, em rất thích những dòng hồi ức tràn đầy tình cảm thế này.
Vẫn đang mong được đọc tiếp những câu chuyện của chị.
Em chúc chị mạnh khỏe chị nhé.
Em HaHoi



huonghn76
Thành viên
Bài viết: 538  
 
             Bác Chich ơi ,chuyện bác kể lại hay lắm cứ như là tường thụât tại chỗ ấy .Vui và buồn cười , em đang đợi đến cái đoạn các bác cựu già đứng ra nhận " tội " các trò nghịch ngợm tinh quái ngày xưa đấy  
           Xin mời bác tiếp tục .
      
anhtho
Thành viên
 Bài viết: 880  

Trích dẫn từ: xuanv338
 
  NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CHUYẾN ĐI. ( tiếp theo)
  
Rất tuyệt nhưng chị gái phải post ảnh lên minh họa cho sống động nha.
      
________________________________________
Vetran Chào chị chủ Xuanv, chào các bác tham gia topic. Theo dõi từng nhịp hành quân của chị và anh em trở về miền đất huyền thoại, cùng những bức hình do phóng viên chiến trường @Doantho ghi nhanh trong khói lửa làm thằng em cũng bồi hồi không kém người trong cuộc. Biên tập viên Xuanv đang tường thuật tại chỗ rất lôi cuốn hấp dẫn đến mức độc giả có cảm nhận mình cũng là chủ thể trong cuộc về nguồn ấy. Chúc chị Xuanv338 và anh em mạnh khỏe hành quân tiếp. Nhân những ngày tháng tư. Vetran em xin tặng chị và các bác mấy vần thơ mới xuất hôm qua:
BA MƯƠI THÁNG TƯ NĂM ẤY
          
Non sông rợp bóng cờ hồng
Mừng ngày giải phóng Sài Gòn quê ta
Đất trời đẹp tựa mùa hoa
Con về thăm mẹ, thăm cha anh  hùng
Thăm người đồng chí kiên trung
Thăm làng chiến đấu, thăm vùng chiến khu
Thăm nơi xiềng xích lao tù
Thăm hàng bia trắng đổi thay thế nào
Gặp cha gặp mẹ tự hào
Huân chương kháng chiến Đảng trao ân tình
Gặp nhau những cựu chiến binh
Cùng nhau ôn lại nhục vinh lửa vàng
 Về làng đổi mới khang trang
Hố bom xanh lúa, tre vàng xum xuê
Chiến khu xanh ngát hương chè
Nông trường bát ngát nghành nghề mở mang
Nhà lao nay hóa bảo tàng
Ngàn thu ghi nhớ chiến tranh bạo tàn
Hàng bia sao sáng hiên ngang
Bao người kính cẩn khói nhang nghiêng mình
Ba mươi tháng tư  huy hoàng
Ngụy nhào, Mỹ cút, việt Nam một nhà
Nghìn thu dẫu có trôi qua
Mùa xuân đại thắng gần xa nức lòng


 HaHoi
Thành viên
Bài viết: 414  
 
Em chào Chị Chích và các bác.
Nhà văn Xô Viết Pautopxki có truyện ngắn " Người đầu bếp già" nói về người đầu bếp lúc hấp hối mong muốn được giải thoát nỗi lòng và gặp được nhạc sĩ Mozart. Ông già nấu bếp kể lại  thời trẻ đã ăn trộm một chiếc đĩa vàng của người chủ và bán đi để mua thuốc chữa bệnh cho người vợ của mình. Ông ân hận đến lúc hấp hối nhưng Mozart đã nói với ông rằng : Nhân danh Nghệ thuật mà tôi tôn thờ, đó hoàn toàn không phải là một tội lỗi mà còn có thể được coi là một chiến công của tình yêu "
- Anh Trung đúng là chú bộ đội, đúng là chú bộ đội thân thiết của tụi trẻ con bọn em ngày đấy ! Em đã bảo là trong các câu chuyện của các bác CCB, rất nhiều câu chuyện chú , anh bộ đội chia sẻ khẩu phần của mình cho trẻ con ở những nơi đã đi qua. Chả trách, cứ thấy bộ đội là người dân thấy như người nhà. Đúng là bộ đội của dân chị nhỉ.


 
vanthang341ht
Thành viên
Bài viết: 829

Nhât ky vanthang 341ht  
    
  Chào CB.
   Chuyến đi cùng đồng đội thăm chiến trường xưa thật là thú vị. Bác nghe CB trên đường về khi đi qua Hồng Lĩnh quê bác vanthang CB có báo tin và qua máy điện thoại nghe giọng nói của CB vui và xúc động rằng: "Em đã gặp được người thương binh ấy, người mà em viết trong M&H ấy". Bác nghe mà cứ ngờ ngợ... Hôm nay đọc bài viết của nguyendoantho mới hiểu ra người thương binh ấy chính là anh Hột. CB chỉ mới gặp và phục vụ Hột một thời gian rất ngắn thôi, thế mà...Tuyệt vời! CB không chỉ viết hay mà trái tim CB thật là NHÂN HẬU.






   
   





Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 26 Tháng Tư, 2013, 09:34:47 am
Xin được minh họa một số hình ảnh của chuyến đi này theo lời kể của xuânv338

(http://4.bp.blogspot.com/-9gMxpDnQgAY/UWkPuu-tWuI/AAAAAAAADSQ/LvuPxgpwqLU/s400/IMG_6534.JPG)
chờ xe tại bưu Điện Hà Đông

(http://4.bp.blogspot.com/-5urngpLtfHQ/UWkPutAlhwI/AAAAAAAADSM/Vi7bK0Vf_hM/s400/IMG_6535.JPG)
Xe đến mọi người chuyển đồ và lên xe


(http://4.bp.blogspot.com/-TYj40kA-Nik/UWkPviK7zSI/AAAAAAAADSg/atoe-fylRt4/s400/IMG_6536.JPG)
Trên xe đã có nhiều người lên tử Cầu Diễn

(http://2.bp.blogspot.com/-Wwih-Yd9bgY/UWkPv4m4mPI/AAAAAAAADSk/FYqty3-D7Nw/s400/IMG_6538.JPG)
Đến Bình Đà đón thêm gần chục CCB Thanh Oai nữa

(http://2.bp.blogspot.com/-uMCqgk9ENE4/UWkPv5ao92I/AAAAAAAADSo/xUVrYQwdEwc/s400/IMG_6537.JPG)
tại Bình Đà

(http://3.bp.blogspot.com/-wcsgfrbiKI4/UWkP1CKVQNI/AAAAAAAADTA/cZdMUX9jj0A/s400/IMG_6540.JPG)
Đón nốt anh em CCB Kim Bài Thanh Oai

(http://2.bp.blogspot.com/-vLKKnqhAe0s/UWkPw9aQ-aI/AAAAAAAADS4/ZhqE13db7Cw/s400/IMG_6539.JPG)

(http://4.bp.blogspot.com/-m5Rg1O0wasU/UWkP1anoZWI/AAAAAAAADTI/EW66J_k1ik8/s400/IMG_6541.JPG)



(http://3.bp.blogspot.com/-kG0NE--yuu4/UWkP1uVi7eI/AAAAAAAADTE/NpfSX_yHvU4/s400/IMG_6542.JPG)
Anh trần trọng Kỳ kiểm tra lần cuối trước khi chính thức đưa Đoàn lên đường thăm chiến trường xưa


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 26 Tháng Tư, 2013, 09:49:41 am
Hoạt động trên xe khi di chuyển chủ yếu là hát vè kể chuyện cho nhau nghe

(http://4.bp.blogspot.com/-1EYjGZ9-cMk/UWkP20319ZI/AAAAAAAADTg/ZTs2KlM9SRw/s400/IMG_6546.JPG)
Công trung hát không biết mệt để mọi người vui vẻ

(http://4.bp.blogspot.com/-W5F4jMjvj7o/UWkP3aLEoqI/AAAAAAAADTs/e4GNuzf__s4/s400/IMG_6549.JPG)
Trên xe mà quốc Trọng hát như trên sân khấu vậy


(http://4.bp.blogspot.com/-hl04n-kJ5bQ/UWkP4plTS6I/AAAAAAAADUA/U5SOCdqyzPE/s400/IMG_6552.JPG)
Đến cầu Hiền Lương thì trời đã sẩm tối


(http://1.bp.blogspot.com/-OaBS3KPjXnQ/UWkP-za20dI/AAAAAAAADUc/VmpzwTKvT0M/s400/IMG_6554.JPG)


(http://4.bp.blogspot.com/-QyFfY4NKiO8/UWkP4xuvggI/AAAAAAAADUQ/FQT65RrgF8c/s400/IMG_6553.JPG)


(http://1.bp.blogspot.com/-5p_-VoX49Fc/UWkP_8lP8NI/AAAAAAAADU0/1AH79fRkB2o/s400/IMG_6557.JPG)
CCB Đàm hữu Luyện anh trai của anh Đàm hữu Thiết bên cầu sắt




Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 26 Tháng Tư, 2013, 01:18:28 pm
NGÀY THỨ HAI CỦA CHUYẾN ĐI.

CHIA TAY VỚI TP ĐÔNG HÀ

     Những cơn gió mùa từ sáng qua vẫn dong duổi theo chuyến xe đi từ đất Hà Đông. Đêm Quảng Trị trời dìu dịu mát. Thế là cuối cùng thì cái nắng khó chịu đầu Hạ trên đất miền Trung cũng đã chịu nhường thua trước những làn mưa bay bay và những cơn gió lạnh nhè nhẹ muộn mằn.  Các cụ xưa vẫn gọi rét tháng này là cái rét của ông trời đã thương tình cho cái chậm chạp của Nàng Bân.

     Đây là đêm đầu tiên nghỉ lại của chuyến đi. Đoàn chúng tôi được nhà nghỉ tỉnh đội Quảng Trị đón tiếp trong không khí nồng hậu. Trên đường đi lúc tới gần đèo Ngang anh Lê xuân Thu trưởng đoàn có thông báo với cả đoàn được biết là các anh trong ban chỉ huy của bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị mời đoàn mình ăn bữa cơm chiều. Nhưng vì  cung đường còn cách quá xa Thành Phố Đông Hà nên anh Thu đã cảm ơn anh và khước từ bữa ăn tối do sợ đoàn về tới Đông Hà quá muộn nên đoàn sẽ tự lo.
    
       Đêm Đông Hà đã trôi nhanh. Bữa ăn sáng ngày 7/4 do tỉnh đội Quảng Trị mời đoàn. Những người cùng tiếp đoàn có Đại Tá Hồ Thanh Tự Tỉnh Đội Trưởng cùng với một số lãnh đạo chủ chốt của Bộ Chỉ Huy Quân sự Tỉnh Quảng Trị . Trong không khi thật vui và đầm ấm với thời gian ngắn thôi chỉ nửa tiếng đồng hồ.

     Chỉ có một đêm nghỉ lại và nửa tiếng đồng hồ cùng ăn bữa sáng mà không riêng gì tôi mà tất cả mọi trong đoàn đều thấy xúc động và lưu luyến trước tình cảm nồng hậu và đầy trách nhiệm của những người lính của thế hệ hôm nay  đối với những CCB thế hệ đánh Mỹ hôm qua.

     Thay mặt Bộ Chỉ Huy quân sự tỉnh Quảng Trị  Đại Tá Hồ Thanh Tự phát biểu những cảm nhận của các anh đối với đoàn. Là một nhà quân sự nhưng trông dáng dấp và nét mặt anh lại thật hiền. Trong bộ đồ thường phục màu xám đá trông thật bình dị. Bằng giong nói ngọt ngào, đậm đà chất giọng miền Trung. Đại tá xúc động nói lên những tình cảm chân thật với đoàn. Các anh rất vui được đón đoàn CCB  e88 – F308 của khu vực Hà Nội về lại chiến trường xưa. Đại Tá nói! Chúng tôi là những người còn đang tiếp bước các anh vô cùng xúc động khi được gặp lại những gương mặt của những người chiến sỹ dũng cảm kiên cường cách đây 41 năm các anh đã chiến đấu trong 81 ngày đêm bảo vệ vững chắc Thành Cổ. Trông các anh ngồi đây hôm nay ai cũng còn rất khỏe. Xin được chúc đoàn lên đường thượng lộ bình an. Chúc cho chuyến đi về lại chiến trường xưa của các anh thành công tốt đẹp. Mong rằng sẽ còn có nhiều chuyến về lại chiến trường thế này của các anh. Tiếng vỗ tay của cả đoàn như để thay lời cảm ơn Đại Tá Hồ Thanh Tự

Trưởng đoàn Lê Xuân Thu  đã thay mặt Đoàn nói lời cảm ơn tới bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị trong niềm xúc động.

  Tiễn chúng tôi ra xe tới trước thềm cửa hành lang của nhà ăn tỉnh đội. Đại tá Tự chắc thấy có một mình tôi là cựu lính nữ nên cũng quan tâm quay sang bắt tay và hỏi chuyện. Thấy thế trưởng đoàn của tôi cũng dừng lại cười và giới thiệu với Đại Tá Tự về tôi
 -     Đồng chí CCB nữ này là lính 71 cơ đấy! Đại Tá cười .
-  Lính 71 mà trông chị còn khỏe mạnh và nhanh nhẹn quá!
-  Tôi cười! Cảm ơn Đại Tá và lại thêm một lần bắt tay cuối cùng.

      Chia tay với các anh trong lưu luyến. Chiếc xe lại từ từ chuyến bánh rời khỏi sân tỉnh đội Quảng Trị. Tạm xa thành phố Đông Hà. Không gian sáng nay mưa mù giăng kín. Trời gió lạnh. Xe đã chạy theo một cung đường khá dài đi qua cây cầu xi Măng song cùng với cây cầu Sắt đã đi vào lịch sử của những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt nơi đây. Cây cầu sắt năm xưa đã trải qua bao đạn bom tàn phá. Vậy mà đã bốn mốt năm trôi hôm nay cây cầu vẫn bình dị nét xưa, vẫn thủy chung son sắt nằm vắt ngang nối đôi bờ Thạch Hãn.  Xe lướt nhanh. Nhìn ra bên ngoài qua lăng kính.tôi thấy cả  không gian đã mờ đi trong mưa bụi. Những con đường, những làng mạc, phố phường, những đồi cây xanh thẳm. Đất và người Quàng Trị hôm nay đã đổi thay và vẫn đẹp như trong bài hát vậy.



Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 27 Tháng Tư, 2013, 09:36:28 am
Những hình ảnh minh họa

(http://1.bp.blogspot.com/-dglbItZT-Uc/UWkS2NTaLvI/AAAAAAAADVE/uR7lcb3NIqI/s400/IMG_6558.JPG)
Anh Tự chào mừng Đoàn CCb E88  những chiến sỹ bảo vệ thành cổ 1972 về thăm quảng trị

(http://1.bp.blogspot.com/-72u2OQ8SaOI/UWkS2NG84pI/AAAAAAAADVI/RSlLcr9QZ6E/s400/IMG_6559.JPG)
Anh trân trọng mời đoàn ăn nhẹ tại nhà khách tỉnh đội




Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 28 Tháng Tư, 2013, 06:49:00 pm
NGÀY THỨ HAI CỦA CHUYẾN ĐI (tiếp theo)

Về bến vượt năm xưa và bến thả hoa hôm nay.

     Chiếc xe còn đang đi chầm chậm lại để xác định  điểm dừng. Rồi bỗng tiếng các anh từ mãi cuối xe đã đứng hết lên mà hô to Dừng…dừng thôi.  Đúng chỗ này rồi. Xe đã dừng hẳn. Tiếng động cơ xe đã tắt, cửa nhà xe vừa mở tất cả những anh lính Thành Cổ năm xưa như muốn chen nhau để được lao xuống trước. Cả đoàn đi số lượng người cũng bằng biên chế một trung đội lính ngày xưa. Các anh đã xuống hết lòng đường. một khu bãi cỏ tốt um lụt đến gần đầu gối. Chân bãi cỏ phía ngoài là bờ sông Thạch Hãn. Cả không gian lúc này như càng tối lại. Mưa giăng nặng hạt hơn.

       Bến sông  đang vắng lặng bỗng trở nên ồn ào. Những anh lính Thành Cổ năm xưa của đất Thanh Oai hình như đã không để ý gì đến chuyện mưa vẫn đang rơi và  cả những cơn gió lạnh. Nước mắt các anh đã hòa lẫn nước mưa. Hình như ai cũng muốn tìm lại dấu tích của chiến địa xưa từ trong ký ức của riêng mình.
-  Đằng kia là đồi Mít kia kìa. Anh Long nói đã lạc giọng.
Bọn mình đã chôn thằng L ở chỗ kia đúng không?
Rồi anh kể lại rằng.
-  Tao vẫn nhớ và cứ thương nó mãi. Nó vừa về ngồi đánh thệt xuống cái sân giếng mà hỏi rằng.
-  Có cái gì ăn không chúng mày.
Chắc là cậu đã đói,  mà lúc đấy có cái gì mà ăn ngoài mấy thanh lương khô. Chưa ai kịp nói gì với Lâm thì một quả Pháo nổ dậy đất. Thằng Lâm đã chết ngay. Giọng của anh Long như nghẹn lại. Anh lặng lẽ nhìn về phía đồi Mít xa xăm và ngừng câu chuyện.
  
   Anh Lâm ơi! CB vẫn nhớ anh Lâm Kim Thư có dáng người đậm đà, nước da thật khỏe, anh Bình có nước da trắng và mái tóc xoăn tự nhiên. Các anh có nghe tiếng các anh lính Thanh Oai đang nói gì không?

    Những giây phút này chắc các anh đang đứng đây sẽ lại thấy cái cảm tái tê của bốn mươi mốt năm về trước, khi các anh đã đau đớn xúc từng xẻng đất đầu tiên lấp lên thân thể những người đồng đội đã ngã xuống của mình. Đúng là cái sống và cái chết của các anh lính Thành Cổ thật mỏng manh trong gang tấc
.
     Anh liên lạc Nguyễn Văn Tú ngày ấy cứ đứng mà nước mắt ngân ngấn chỉ tay về phía bờ sông xa xa mà nói với đồng đội rằng. cái hầm chữ A nằm ngay bên cạnh bờ sông chỗ kia kìa!
Tôi đã tò mò hỏi.
-  Đêm ấy các anh sang đây rồi đến lâu không thì mới phải vào trận đánh nhau?
 Các anh đã kể rằng!
Có được nghỉ đâu em! Đêm đó qua Bến Vượt sang bờ Nam Thành cổ và chính cái bãi cỏ này đây là nơi các anh đã tập trung quân và được các đơn vị cũ của Thành Cổ họ đã đợi sãn sàng ở đây để nhận quân. Các anh đã chia năm sẻ bảy về các đơn vị khác nhau. Và cũng từ đêm hôm ấy các anh bắt đầu xa nhau, chẳng biết những ai về đâu nữa.
Bàn giao xong quân các anh bắt đầu vào trận đánh. Đó là những loạt đạn đầu tiên của người lính được nã về phía quân thù là những giây phút được nếm trải, để được biết thế nào là những cam go ác liệt của chiến tranh và những thách thức cận kề giữa cái sống và cái chết của người lính Thành Cổ.

  Anh Đào Thấn Phó đoàn thì đố với mọi người rằng cái Hầm của thủ trưởng Tân ngày ấy nằm ở chỗ nào?  Nói rồi!  Anh Thấn lại giơ tay chỉ về hướng nơi có cái hầm ngày ấy. anh ấy còn nhớ cả cái chuyện đêm đó vượt sông sang Thành Cổ bạn anh còn đánh rơi mất chiếc Đồng Hồ.

      Xôn xao những câu chuyện, những tranh luận, những kỷ niệm về từng trận đánh từ trong ký ức của mỗi người. Một kịch bản lôn xộn với rất nhiều nội dung cùng nhào nặn vào nhau của những anh lính thành cổ mà không có ai là người dẫn chương trình. Thấy lính của Thành Cổ năm xưa tranh luận nhau sôi nổi quá. Anh Phó đoàn nguyên Đại Tá Trần Trọng Kỳ đã nói cho các anh nhớ lại một cách hệ thống hơn về vị trí và những trận đánh của các anh. Có thể trong những ngày chiến đấu đầy cam go ác liệt diễn ra trong đêm tối cùng với thời gian trôi đã quá lâu rồi. Giọng nói chất xứ Nghệ, nét mặt hiền trầm tư mà vẫn đầy bản lĩnh.

     Tất cả mọi người trong phút giây im lặng để lắng nghe. Cả không gian nơi đây cái buồn cứ bay man mác. Mưa vẫn rơi lên những mái tóc hai màu, gió vẫn thổi về từng cơn. Các anh cựu binh e88 ơi! Các anh có nghe tiếng gì không đấy?  Các anh hãy nghe xem trong tiếng gió vi vu em thấy như văng vẳng tiếng của bạn mình trong đó.

     Đâu đây nghe như tiếng các anh từ bến Vượt vọng lên. Tiếng các anh từ phía xa xa đồi Mít vọng về. Và còn như có nhiều tiếng nữa chen nhau của các anh từ bên kia Thành Cổ cũng vọng sang..
-  Các cậu ơi!! Các cậu đã vào với bọn này đấy hở? Đơn vị nào đấy! Cánh tớ ở đây cũng rất đông và vui lắm!
-  Nà..y…có mang nhiều thuốc lá vào không đâ..y…? Chúng mình vẫn chưa quên cái trận đánh ngày hôm ấy đâu! và cũng nhớ nhà và quê hương ngoài ấy lắm!
-  Chỗ chúng tớ nằm giờ khó tìm lắm các cậu ạ! Thôi chỉ cần mọi người vào với chúng tớ thế này là vui lắm rồi! Ở đâu cũng là đất nước thân yêu của chúng mình. Có phải thế không?
      
      Nỗi đau xưa lại dội về trên những nét mặt trầm tư. Ai cũng lại nhớ cái đêm vượt sông sang Bờ Nam Thành cổ. Cả đơn vị có tên trong  danh sách rất đủ đầy. Vậy mà cái đêm rút về bờ Bắc kết thúc 81 ngày đêm ấy. Sao những gương mặt cuẩ đêm sang bờ Nam hôm nay thiếu quá nhiều. Thật là xót xa không tả hết.

  Tôi cứ lăng xăng mải nghe chuyện của các anh nên đã thật vô tình. Lúc này tôi mới chợt giật mình khi nhìn về bốn nét mặt của các chị là những phu nhân của những người lính Thành Cổ cùng đi. Các chị đang rất xúc động. Mắt ai cũng đỏ hoe. Chị Phiến phu nhân của anh Thiết mặc cho lệ rơi và mưa bay chị vẫn trên tay cái máy quay để thu lại những hình ảnh xúc động này bên bến Vượt.

      Phải rồi! Các chị ấy đang gửi hồn về trong hoài niệm. Họ đang cùng nhau nhớ lại một thời khi mình đã từng giờ, từng ngày ngóng đợi những cánh thư của người yêu. Và từ miền Bắc thân yêu các chị vòi või ngày đêm mong sao cho đến ngày Thống Nhất để mình sẽ được làm cô dâu thật xinh trong ngày cưới.. Và hôm nay các chị lần đầu tiên đã được đi cùng chồng để được tận mắt nhìn thấy mảnh đất,  thấy dòng sông, nhìn thấy những con đường, mà năm xưa đã thấm cả mồ hôi, máu và nước mắt của người yêu mình. Và các chị càng hiểu thêm nhiều những khốc liệt và vinh quang của người yêu, của chồng mình. CB đoán sau chuyến đi này về các anh có phu nhân cùng đi  chắc sẽ được sẻ chia và các anh sẽ được chiều chuộng hơn nhiều.

BẾN THẢ HOA.

    . Rời bến sông có bãi cỏ xanh um là nơi đêm ấy các anh tập kết để bàn giao quân. Đoàn đi về bến thả hoa. Một công trình đẹp tri ân với người đã khuất nằm tọa lạc bên bờ Thạch Hãn. Từng bậc, từng bậc, dốc đứng đi xuống bến sông. Hôm nay đoàn chúng tôi chỉ vào thắp hương tưởng niệm và một lần được ngắm bến thả hoa. Ai cũng đua nhau chụp ảnh làm kỷ niệm.

        Đứng từ trên cao nhìn xuống dòng sông thơ mộng. Cảnh bến thả hoa trông đẹp đến mê hồn. Bên kia dòng sông những bãi ngô non và bãi dâu xanh mướt. Tượng đài Thành Cổ hiên ngang kiêu hãnh. Tôi đã chạy theo từng cung bậc xuống tận bến sông. Dòng sông Thạch Hãn hôm nay nước thật trong xanh,  những con sóng nhỏ đang đùa dỡn đuổi nhau ra Cửa Việt. Tôi định bước xuống khỏa tay vào dòng nước làm nên những con sóng nhỏ ven bờ đề đùa vui với các anh dưới ấy. Nhưng tôi đã chợt giật mình nhớ tới tứ thơ bất hủ của CCB người xứ Nghệ Lê Bá Dương. Khi trở lại nơi đây anh đã xót xa khi biết bạn mình còn nằm rất nhiều dưới đáy sông kia và anh đã gọi cô lái đò ngược dòng Thạch Hãn mà xin rằng.

   Đò lên Thạch Hãn ơi…. Chèo nhẹ
   Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
  Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
  Vỗ  yên bờ mãi mãi ngàn năm

     Tôi vội dừng không để bàn tay mình chạm vào mặt nước.  Em xin lỗi các anh! Xin lỗi các anh. Em sẽ không làm cho các anh thêm đau nữa. Các anh vẫn còn nằm yên nghỉ dưới lòng sông Thạch Hãn hay đã có anh đã cùng hòa ra với đáy của Đại Dương bao la.

     Từ  nơi sâu thẳm ấy! Các anh những người lính của Thành Cổ có trái tim thép đầy quả cảm. những nười đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Em tin bây giờ các anh cũng đã trở thành  những chàng trai dũng cảm và thật đáng yêu của vương quốc Thủy Tề. Các anh hãy giữ cho lòng đất này mãi mãi được bình yên.



Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 28 Tháng Tư, 2013, 06:59:14 pm
Ảnh chụp ở bãi cỏ bến vượt Tích Tường nơi các anh lính E88 F308 Thanh Oai đêm hôm ấy đã được bàn giao cho các đơn vị và vào trận chiến đấu ngay đêm đầu tiên vượt sang bờ Nam Thành cổ

(http://nw3.upanh.com/b5.s37.d4/e5ff3b886275aa096617b8a4ec6124e1_55189853.p1000708.jpg) (http://upanh.com/view/?id=5rt25b9b6ut)


 Ảnh dưới Các anh đang xôn xao chỉ về phía cầu Sắt xa xa. Cậy cầu đã đi vào lịch sử.

(http://nw6.upanh.com/b1.s37.d4/b716e60fd78f6a0c7a1fb4824c3d7783_55189936.p1000710.jpg) (http://upanh.com/view/?id=8rtf7b1b9lo)


Ảnh dưới Thiếu tướng Lê Xuân Thu Trưởng Đoàn chụp ảnh cùng với anh Long trong ban liên lạc CCB E88 F308 Thành Oai. Tại bến Thả Hoa

(http://nw2.upanh.com/b4.s37.d3/efb914e178941100837a987679ae82a9_55190092.p1000774.jpg) (http://upanh.com/view/?id=4rtc7b6bamq)


 Ảnh dưới Thiếu Tướng đã chụp ảnh với ca sỹ văn Báu. Người đã là cả nửa chương trình văn nghệ trong chuyến về chiến trường xưa. Anh đã hát với tất cả trái tim của người lính Thành Cổ.

(http://nw0.upanh.com/b3.s36.d2/53b337bd2b95b68ec3dbf0700dd1a15e_55191670.p1000771.jpg) (http://upanh.com/view/?id=6rtd2b5h6wq)


dưới bến Thả Hoa. Dòng Thạch Hãn Hôm nay sóng nước dịu em

(http://nw4.upanh.com/b1.s36.d1/b12cd202da9f6ec46da9e954a47439fa_55205664.p1000766.jpg) (http://upanh.com/view/?id=9rt6fe0f0qo)



Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 29 Tháng Tư, 2013, 09:15:29 am
bổ sung thêm ảnh ngoài bến vươt Tích tường
(http://2.bp.blogspot.com/-STI4VhPz7nQ/UWkS3QIIESI/AAAAAAAADVc/k8cN0m2PYBY/s400/IMG_6561.JPG)
Hỏi đường ra bến Tích Tường xưa


(http://4.bp.blogspot.com/-M-U5MXmg51I/UWkTMqe3usI/AAAAAAAADWY/evPYXl6Epqw/s400/IMG_6569.JPG)
lang thang bờ sông Thạch hãn tìm kỷ niêm một thời

(http://2.bp.blogspot.com/-uVXN3bIdN_k/UWkTM3Av07I/AAAAAAAADWc/drJETBeV5YE/s400/IMG_6570.JPG)
Nhìn về phía xa là cầu Sắt thị xã trong mưa bụi


(http://2.bp.blogspot.com/-7KV87eWDFxU/UWkTRI3npvI/AAAAAAAADXg/2n7hI5LMvl4/s400/IMG_6578.JPG)
Nghĩa trang Liệt sỹ thị xã Quảng trị mới khánh thành

(http://3.bp.blogspot.com/-HDxb3JgbJx4/UWkTMemPF7I/AAAAAAAADWU/vpwDFChPYbo/s400/IMG_6568.JPG)
Nơi bến vượt sông xưa nay đã đổi mới với tòa nhà cao tầng.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Tư, 2013, 11:49:13 am
NGÀY THỨ HAI CỦA CHUYẾN ĐI (tiếp theo)

VỀ THÀNH CỔ.

        Rời bến  vượt Tích Tường đoàn chúng tôi về Thành Cổ.Một cung đường gần lắm. Khi xe dừng lại bên hàng Liễu rủ bên đường. Tôi bước xuống xe trong chuệnh choạng. Hai bên cổng Thành là hai hồ Sen.  Những bông trắng vươn lên trên những chiếc lá màu xanh trải rộng kín khắp mặt hồ. Những đóa Sen thơm trắng một màu tinh khiết. Nhiều thế kia hoa kín trắng cả mặt hồ. Nhưng nếu ngắt đem lên để tặng thì làm sao chia đủ cho các anh mỗi người được một bông. Nghe nói các anh trong đó đông đúc lắm nằm chen nhau chật kín khắp đất Kinh Thành. Thôi cứ để những bông sen trắng kia ở dưới hồ cho hương Sen tỏa ngát khắp không gian. Để các anh ai cũng được tận hưởng những hương thơm của cả mùa Sen nơi Thành Cổ.

       Tôi lướt mắt nhìn quanh bức tường thành cũ kỹ. Trải qua mấy cuộc chiến tranh tàn phá. Tường thành hôm nay chỉ còn lại những hàng gạch nhấp nhô cao thấp đã cũ kỹ chuyển màu. Nơi đây là từ các Triều vua Nguyến. Nhất là từ đời vua Minh Mạng đã công phu xây dựng thành quách kiên cố . mục đích là để trán giữ vùng phía Bắc cho Kinh Đô Huế. Nơi đây được ví như một Kinh Thành thu nhỏ. Trải qua chiến tranh tàn phá. Hình ảnh Kinh Thành hôm nay chỉ còn lại qua trí tưởng tượng mà thôi.

    Tôi cùng Đoàn đi qua cổng Thành vào phía bên trong lòng Thành Cổ.  Một cảm giác khó tả dâng lên trong tôi. Cổ sao thấy nghèn nghẹn. Sống mũi và mắt tôi cứ cay xè. Mà chẳng phải chỉ có riêng tôi nhìn trong mắt ai giờ đây cũng thấy ngân ngẫn nước.

    Cả một không gian Thành cổ rộng. Những hàng cây xanh xòe tán đã xum xuê. Những thảm cỏ mướt xanh. Tất cả Thành Cổ hôm nay đẹp tựa như một vườn Thượng Uyển của nhà Vua nước Ô-Qua trong câu chuyện cổ . Mênh mông xanh một màu xanh bất tận. Từ cồng Thành đi vào phía đài tưởng niệm. Con đường mịn màng trải nhựa rộng thênh thang. Khu dưới chân tượng đài lát gạch màu đỏ tươi màu chiến thắng. Chẳng hiểu sao? Cứ mỗi bước đi bàn chân tôi đặt lên chỗ nào cũng như thấy tim mình đau nhoi nhói?  Không dám bước nhanh, bàn chân không đặt mạnh. Bên tai cứ văng vẳng những câu thơ mình đã được nghe. Tác giả của bài  thơ! Anh cũng là người cựu lính. Trở lại chiến địa nơi đây khi cảm xúc dâng đầy. Anh đã viết lên những dòng thơ đầy sót xa khi nghĩ đến thân thể bạn mình đã nát tan hòa sâu vào trong lòng đất. Có bạn thì nằm mà lấy xương thịt mình nâng niu cho những nhành cỏ mọc. và còn có bạn thì đang nằm đây thôi! Ở ngay dưới bước chân mình. Bởi vậy bài thơ anh cựu binh đã xin với những người lữ khách rằng.

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi!
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới Cỏ.
Trời Thành Cổ trong xanh và lộng gió.
Dẫu ồn ào, đừng lay mạnh hàng cây.
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi.
Thành Cổ rộng mà bạn tôi nằm chật.
Mỗi tấc đất là cuộc đời có thật.
Cho tôi hôm nay để nghẹn ngào.

   Thành Cổ nơi đây người ta còn được ví như một nghĩa trang không có nấm mồ. Vì chỗ nào cũng có các anh nằm cả. Không biết trên khắp thế gian này liệu còn có cuộc chiến nào mà sót xa hơn thế! Tôi ngước nhìn lên trên tượng đài trong đầu đang bao những mông lung.

    Tiếng trưởng đoàn Lê Xuân Thu đã gọi mọi người tập trung dưới chân tượng đài. Chuẩn bị cho giờ hành lễ. Tôi đã giật choàng như mình vừa thoát khỏi cơn mộng mị. Lúc này tôi đã nghe rất rõ tiếng trưởng đoàn giới thiệu. Về dự lễ tượng niệm tại tượng đài Thành Cổ với đoàn chúng ta hôm nay còn có hai bác cựu binh già đang sống tại thành phố Quảng Trị. Đó là bác Phú nguyên là chiến sỹ của E88 của chúng ta và với bác gái là chị Hoa một cô du kích của Quảng Trị thật dũng cảm, kiên cường.  Tôi đã nhìn thấy một người đàn ông trạc tuổi đến 70 và người bạn đời chi kỷ của bác tuổi chắc cũng chừng như vậy. Mái tóc bà đã bạc phơ. Nhưng những nét duyên xưa còn để lại trên khuôn mặt đôn hậu cùng nụ cười rạng rỡ ấy. Nhìn bác thì ai cũng nhận thấy rằng! Ngày xưa bà phải là một cô gái thật kiều diễm của đất Thành Cổ này. Một chân bà đi thập thễnh. Tôi thầm đoán chắc đó là thương tích của chiến tranh.Và đúng là như vậy. Anh Lê Xuân Thu  trưởng đoàn, các anh trong ban lãnh đạo đoàn Anh Trần Trọng Kỳ và anh Đào Thấn, anh Đàm Hữu Thiết cùng các anh các chị trong đoàn đón hai bác Phú - Hoa trong niềm xúc động.

      Người hướng dẫn viên đã giúp đoàn làm xong phần Hành Lễ và hướng dẫn đoàn lên thắp hương trên đài tượng niệm. Mỗi người chỉ thắp một nén hương. Riêng trưởng đoàn thắp ba nén. Đường lên một lối và xuống một lối. Tôi được trưởng đoàn phân công ôm bó hoa cúc trắng xen lẫn mấy bông vàng. Những bông hoa được các anh mang từ đất Mẹ miền Bắc thân yêu vào để tặng cho các anh hôm nay.

     Từng bậc, từng bậc đi lên trên đài cao lộng gió. Tôi đã kính cẩn đặt hoa lên bàn và cùng mọi người ra thắp một tuần hương. Tất cả Đoàn đứng dóng hàng ngang. Các anh lính Thanh Oai lần đầu tiên được bước lên tượng đài Thành Cổ. Nước mắt ai cũng chảy dài. Chắc những gì của 81 ngày đêm đầy khốc liệt ấy lại ùa về trong mỗi các anh. Nghic đến nơi đây còn bao đồng đội mình còn đang nằm lại.

   Trong lặng im trên tượng đài Thành Cổ. Giọng nghẹn ngào của trưởng đoàn Lê Xuân Thu ngập chìm trong xúc động khi anh đại diện cho đoàn nói lời tri ân với các liệt sỹ  còn đang yên nghỉ nơi đây. Lời cuối cùng . Chúc các anh nơi suối vàng linh hồn được siêu thoát. Phù hộ cho đồng đội được khỏe mạnh …..và một phút mặc niệm bắt đầu.
 
     Tôi thấy trong đầu mình như chao đảo. Sao lần nào cũng thế. Mỗi lần vào đến nơi đây hay bất cứ nghĩa trang liệt sỹ nào trên đất nước này  mình vẫn cứ thấy sao mà nặng lòng với người Âm đến vậy. Tôi ngửa mặt lên bầu trời , mưa vẫn rơi. Câu thơ “ Trời Thành Cổ trong xanh và lộng gió”  Nhưng hôm nay trời Thành Cổ chỉ có lộng gió mà chẳng được trong xanh, Chỉ có mưa rơi hòa cùng nước mắt. Có lẽ cả ông trời hôm nay cũng rung động sẻ chia với các cựu lính Thành Cổ của E88 F308 Thanh oai.

    Làm lễ xong đoàn chúng tôi vào thăm bảo tàng Thành Cổ. Những bức tranh ghi lại những hình ảnh về trận chiến cam go đầy bi tráng của một mùa hè đỏ lửa. Trong những mất mát đau thương còn có cả những nụ cười chiến thắng ngay dưới chân thành cổ. Trong nhiều kỷ vật của người lính, còn có một bức thư của một liệt sỹ gửi về cho mẹ, cho vợ trước giờ vào trận đầy xúc động. Một điều lạ trong bức thư ấy anh lính trận đã tiên tri được cả cái chết cho mình. Bức thư đã trở thành một kỷ vật nổi tiếng trong bào tàng Thành Cổ. Bức thư ấy là của anh lính sinh viên quê đất Lúa Thái bình. Nhìn những dòng chữ trong lá thư đã nhạt nhòa mà lòng tôi nao nao xót xa mà tự hào cho người quê mình đến vậy!

   Bầu trời đã cao hơn, mưa không còn rơi nữa, gió cũng đã nhè nhẹ thổi. Những người cựu binh E88 F308 của Thanh Oai. Những người đã có 81 ngày đêm trọn vẹn bảo vệ Thành Cổ cũng đã thỏa nguyện với lòng mình sau bốn mươi mốt năm được trở lại nơi đây. Và lần đầu tiên được tận tay mình thắp cho đồng đội còn nằm lại nơi đây một tuần hương tri ân.

   Chia tay Thành Cổ. Đoàn lên xe đi vào xứ Huế. Lòng ai cũng thanh thản, chân bước lên xe như thấy nhẹ nhõm hơn.



Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Tư, 2013, 12:08:22 pm
(http://nw1.upanh.com/b6.s38.d3/3fd4fa3653a7065cf86c070f4ddb5d49_55205941.p1000714.jpg) (http://upanh.com/view/?id=5rt3czfo2jb)

  Ảnh trên CB chụp với một CCB E88 cũng người Thanh Oai. Tại cổng thành cổ. bên hồ sen trắng. Một điều rất lạ. Ngày ở D612. Cb đã không cùng ở đại đội với anh Quân. CB ở C2 và anh Quân ở C3. Đây là lần đầu tiên CB được gặp và biết anh Quân. Nhưng anh Quân đã nhớ đến cả tên làng ngày xưa nơi CB có cả tuổi thơ và ngày vào lính từ ở đó. Và một câu chuyện hôm nay như có trong huyền thoại vậy.

   Đó là chuyện ngày ở Hà Trung CB cho anh Trần Trọng Tùy là quản lý đại đội mượn cái mũ cối có khắc tên của Cb và anh ấy đã làm mất CB cứ tiếc mãi. Chính cái mũ đó CB đổi cho Đức Dũng đi thao trường và đã bị phiền toái rất nhiều. Chẳng hiểu lưu lạc thế nào mà hôm đi Quảng trị mồng 6/4/2013 vừa rồi Anh Quân nhắc đến tên quê hương của CB ngày xưa và nói rằng. Cái mũ có khắc tên em 41 năm qua hiện anh vẫn đang còn giữ. Tôi đã đến giật mình mà rồi qua mấy ngày đi lại quên đi không lấy số điện thoại của anh và cũng chưa nói lời để xin chiếc mũ đó trở lại với chính chủ của nó. Mong có một ngày được nhìn lại chiếc mũ ấy ngày xưa.



(http://nw9.upanh.com/b6.s38.d2/e1ae49cd05e5c4cc485c12adf562bea0_55230059.p1000719.jpg) (http://upanh.com/view/?id=1rt7ex6iclc)

 Anh trên:  Hướng dẫn viên của Thành Cổ đang sắp xếp và hướng dẫn giúp đỡ đoàn trước phút hành lễ.



(http://nw9.upanh.com/b4.s38.d1/0a7f4a6f3c2cfbf76b41ff81942e936a_55206369.p1000722.jpg) (http://upanh.com/view/?id=frt58zdxdhh)

Ảnh trên:  Đoàn đang trang nghiêm trong phút mặc niệm để tưởng nhớ tới các anh liệt sỹ Thành Cổ





(http://nw9.upanh.com/b6.s37.d3/4892bc6e7eaace1e5f22bd48299b9146_55206199.p1000717.jpg) (http://upanh.com/view/?id=ert0fz6x6dd)


Ảnh trên: Sau lễ dâng hương đoàn chụp anh lưu niệm dưới chân đài tưởng niệm.



url=http://upanh.com/view/?id=artcfzcx2pe](http://nw1.upanh.com/b1.s37.d2/163322c2241600e1dce1ec91d3e600c3_55206671.p1000723.jpg)[/url]


Ảnh trên: Theo sự hướng dẫn viên Đoàn lên đài tượng niệm để thắp hương cho các liệt sỹ.



(http://nw9.upanh.com/b1.s38.d1/f014ea546c1a3104729696378d1abb03_55206499.p1000726.jpg) (http://upanh.com/view/?id=artb0zex7or)

Ảnh trên: Đoàn đang được hướng dãn viên Thành Cổ nói về những bi tráng nhất của 81 ngày đêm để có một Thành Cổ. Mà chính các anh đang đứng đây đã hy sinh một phần máu xương và cả tuổi thanh xuân vào lịch sử choí ngời 81 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa ấy.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 29 Tháng Tư, 2013, 03:58:13 pm
bổ sung ảnh minh họa

(http://1.bp.blogspot.com/-WNbFg7EITXU/UWkTYiNHiqI/AAAAAAAADXo/BrcPfs10Jsk/s400/IMG_6581.JPG)
Hồ sen trắng trước thành cổ nở rộ chào khách về với các đồng đội nằm ở đây


(http://2.bp.blogspot.com/-KyJaqhTjDD8/UWkTxcV3-9I/AAAAAAAADaM/qxcrAj_ApS8/s400/IMG_6604.JPG)
O du kjics nhà tôi với Chích Bông trước bảo tàng thành cổ


(http://4.bp.blogspot.com/--NKw5fkoo50/UWkTrG5utEI/AAAAAAAADZs/HG8mlFz0WS4/s400/IMG_6597.JPG)
Hành lễ trên Đài  trong Thành Cổ


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 01 Tháng Năm, 2013, 10:43:15 am
 NGÀY THỨ HAI CỦA CHUYẾN ĐI (tiếp theo)

                   VỀ XỨ HUẾ. (trưa ngày 07/4/2013)

   Chia tay với các anh liệt sỹ nơi Thành Cổ. Anh tài xế hiền lành cùng chiếc xe màu hồng mận lại đưa Đoàn chúng tôi vào xứ Huế. Trên đường đi đoàn chúng tôi đã dừng lại ngôi nhà của hai bác Phú – Hoa thăm để biết nhà. Cuộc sống của hai bác Phú Hoa chưa thật giàu sang . Nhưng cuộc sống của người lính sau chiến tranh trở về như vậy là cũng đã bằng lòng. Những chiếc máy ảnh máy quay chụp làm lưu niệm tại ngôi nhà nằm trên đường Lê Duẩn liên tục hoạt động. Chia tay với hai bác trong lưu luyến. Tôi đã thoáng được nghe từ các anh cậu chuyện tình của hai bác Phú- Hoa thật lãng mạn và thủy chung. Chuyện Tình của đôi bạn lính già này tôi sẽ hỏi kỹ các anh sau.

    Một cung đường từ đất Quảng trị vào Huế không quá xa nhưng cũng không gần. Để giải tỏa cái tâm trạng còn mang nặng từ Thành Cổ trong mỗi các anh. Các tiết mục ca hát trên xe lại bắt đầu. Cả buổi sáng nay cả Đoàn đã được đi qua bao những con đường, qua bao làng quê và những dòng sông của đất lửa Quảng Trị anh hùng, những cái tên thân thương ấy đã được các Nhạc Sỹ thời đánh Mỹ đã lấy nó gài lên những nốt nhạc trữ tình. Tôi thích nhất bài hát “ Con về quê mẹ Quảng Trị anh hùng” của nhạc sỹ Thanh Phúc. Bài hát gần như hệ thống được bao những làng quê và những trận tiến công cùng với các tin chiến thắng đồng loạt. Cùng với niềm vui khôn tả của người Quảng Trị trong vui ngày giải phóng quê hương mình. Mỗi lần nghe chị Tường Vi hát lên những lời dồn dập như đang hối hả chạy theo những chiến thắng mà sao sâu lắng trữ tình.
” Bao làng xóm mở tung/ Ai quê Ba Lòng ta đó/ Ai quê Đông Hà, Cửa Việt/ Có về xem xác tàu giặc chìm dưới dòng sông xanh/Ai về do linh Cam lộ/ Hỏi Dứa thơm còn ngọt đất quê mình/ Ai về Hải Lăng. Hỏi vườn Dâu vẫn mướt/ Ai cắm cờ trên nóc thuyền xuôi ngược/ Có ghé qua Thạch Hãn và nhớ ghé qua Bô Điền” Từng lời, từng lời nghe sao mà gần gũi thân thương đến vậy. Và tôi đã hát bài hát đó để tặng các anh các chị trong đoàn. Bài hát rất hay nhưng chẳng hiểu sao chuyến đi này CB hát dở như cám hấp, hát như chẳng ra hơi. Có lúc anh doantho còn bảo rằng đúng là đói thật! Và đúng là thế thật!

   Dù sao thì tôi cũng đã rất vui khi chương trình văn nghệ hôm nay đã có phần dành cho phái nữ nhiều hơn. Chị Phiến phu nhân của anh Thiết với chiếc mis trên tay chị trở thành như một người dẫn chương trình đã được sếp hạng. Chị đã hát rất hay và hôm nay còn có cả tiếng hót thánh thót của chim Quy nhà anh doantho. Thật là đã công bằng cho phái nữ. Cuối cùng bài hát Huế thương của anh Đức Trọng vừa dứt cũng là lúc xe đã dừng lại trước cửa nhà ăn trên đất Cố Đô. Bữa cơm trưa ở Huế cũng đã vừa đến đúng tầm đói bụng. Những món ăn đặc sản của đất Cố Đô Huế càng thêm hấp dẫn thấy ngon miệng hơn.

     Một buổi chiều dành cho các cựu binh hành hương trên đất Cố Đô. Đoàn thăm quan Đại Nội. Thăm lăng Khải Định, thăm chùa Thiên Mụ. Lần đầu tiên các anh lính Thành Cổ Thanh Oai được biết xứ Huế. Ai cũng háo hấc thi nhau chụp ảnh trước sân Rồng. Các anh chụp với nhau rồi chụp cả với mấy O Tây. Cô gái Huế dịu dàng trong tà áo tím đã đưa đoàn trở lại với những câu chuyện rất đời thường, những nét sống riêng của ccs vua Triều Nguyễn và đặc biệt là những ý tưởng mưu lược vì sao vua Nguyễn lại chọn đất Huế để dựng kinh thành. Cũng thật lạ thay cho mảnh đất nơi đây. Trải qua bao năm chiến tranh dài và ác liệt. Vậy mà Cố Đô vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên xưa của một Kinh Thành.

    Cô hướng dẫn viên xứ Huế. Cũng là một cô gái hóm hỉnh cùng với anh chàng có dáng thư sinh thật đẹp trai là hướng dẫn viên du lịch của đoàn Dương Trung Hiếu luôn ra những câu đố vui. Nghe tục mà giảng thanh đã  gây nên những pha cười thoải mái. Mọi người như quên đi tất cả, không còn cảm giác mệt nhọc sau một ngày đi vất vả.

    Mọi người đã rất thỏa mãn với những điểm tham quan lý tưởng lần đầu trong đời mình. Đoàn được trở về về nhà nghỉ. Một nhà nghỉ mới vừa xây dựng lại sạch sẽ khang trang, nhân viên tiép đón nồng hậu. Đây là nhà nghỉ của " Đoàn an điều dưỡng 40B. Quân Khu IV. Bộ Quốc Phòng. Ngay sau bữa ăn trưa Trưởng đoàn đã giao lại quyền buổi chiều cho anh Trần Trọng Kỳ Phụ trách lo cho anh em đi thăm quan những điểm du lịch Huế. Trưởng đoàn đã đi lo và chọn chỗ nghỉ tốt nhất cũng như để thuận lợi cho việc buổi tối cho anh chị em đi dạ hội trên sông Hương. Đúng là một trưởng đoàn cũng đầy tâm huyết.

    Sau bữa cơm tối. Chúng tôi đã được một buổi tối du thuyền trên sông Hương và nghe ca Huế! Đêm sông Hương vắng ánh trăng. Xa xa những chùm điện sáng lung linh tỏa sáng xuống dòng sông. Những đèn hoa đăng từ những tàu phía xa kia đang bồng bềnh trôi trên trên sóng nước. Cầu Tràng Tiền điệu đà vắt qua dòng sông Hương. Những giọng hò Huế ngọt ngào bay xa theo sóng nước, Mỗi nhịp tàu chao như thay một nhịp phách Tiền. Tất cả những gì đang có trên sông Hương chẳng thể nào tả hết. Chỉ biết nơi đây đang đẹp đến mê hồn.

     Chia tay buổi tối  dạ hội trên sông hương. Tôi trở về nhà nghỉ mà vẫn nao nao nhớ về câu hát “ Huế Thương”…

    


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 01 Tháng Năm, 2013, 11:01:09 am
(http://nw2.upanh.com/b6.s38.d4/db6078a3ef6537ce8fafd08864e41b8e_55249132.untitled1copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=crte6k5k6wo)

Ảnh trên: Tập thể đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Đại Nội Huế.



(http://nw2.upanh.com/b5.s37.d3/8ea8f2f8213cbc2e9054b113bbb80da5_55249192.untitled4copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=frt7akbs8qi)

 Ảnh trên: Trong buổi tối vui dạ hội du thuyền trên sông Hương. Đoàn được nghe tổ khúc ca Huế hát.  Các em đã hát rất hay và được nhiều thành viên lên tặng hoa, động viên.



(http://nw4.upanh.com/b5.s38.d2/406f142f5a2403bc040d3dcd04aa1cdf_55249694.untitled8copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=8rt92k0sbwa)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 02 Tháng Năm, 2013, 08:45:44 am
Những hình ảnh đáng nhớ nơi Cổ Thành

(http://2.bp.blogspot.com/-DMB4cBPfrUA/UWkTZwkwXzI/AAAAAAAADX0/m88XVe-UNFA/s400/IMG_6582.JPG)

(http://2.bp.blogspot.com/-YOSDvT7HeNw/UWkTaEt7GfI/AAAAAAAADX4/JrVLiQ0oQjw/s400/IMG_6583.JPG)

Vợ chồng anh Phú (CCB F308) chị Hoa (du kích Q Trị ) ra với Đoàn tại Thành Cổ

(http://4.bp.blogspot.com/-lCFQJXVhst8/UWkTqll9BpI/AAAAAAAADZk/BaxbQJacJvk/s400/IMG_6596.JPG)
Dâng hương tưởng niệm liệt sỹ Thành Cổ

(http://1.bp.blogspot.com/-4dF-LvS3_fM/UWkT4zDIybI/AAAAAAAADbA/POJ7Sjvfdn4/s400/IMG_6609.JPG)
4 cán bộ chiến sỹ vượt sông sáng 16-9-72 năm xưa cùng ôn kỷ niệm ngày nào


(http://4.bp.blogspot.com/-HoM5cBq_1ZA/UWkT-mxWfwI/AAAAAAAADbs/FoRnJtpP4AE/s400/IMG_6613.JPG)
Thăm nhà anh Phú -chị Hoa

(http://2.bp.blogspot.com/-h3Ef1MgcIf4/UWkT5jT9g0I/AAAAAAAADbQ/QpgXnU0S2Eo/s400/IMG_6611.JPG)
Trước nhà anh -chị


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 02 Tháng Năm, 2013, 08:56:35 am
Một số ảnh Huế
(http://4.bp.blogspot.com/-ZmZfVZnVRWw/UWkUHheQa_I/AAAAAAAADdw/Jysf_5QrSHo/s400/IMG_6631.JPG)
O du kích nhà vơi CB

(http://2.bp.blogspot.com/-tH2kJGS1VoU/UWkUWebxvHI/AAAAAAAADfY/h5K3QmKOYbE/s400/IMG_6647.JPG)
Tham quan Đại nôi

(http://4.bp.blogspot.com/-XpBMUUo2Md4/UWkUbCPXjAI/AAAAAAAADgs/jje99ZjjSGM/s400/IMG_6658.JPG)
Lăng Khải Định


(http://3.bp.blogspot.com/-98fMmMfoLS4/UWkUYl6v_5I/AAAAAAAADf0/z6ZUctGER5Q/s400/IMG_6651.JPG)
Lăng Khải Định

(http://1.bp.blogspot.com/-xiD1iqktADQ/UWkUfPTqpDI/AAAAAAAADh0/CFPwfdjvtNg/s400/IMG_6669.JPG)
Chùa Thiên Mụ


(http://2.bp.blogspot.com/-q5xSkwhRjjg/UWkUgAZHMqI/AAAAAAAADiA/vFZ3U2v-Q_U/s400/IMG_6671.JPG)
Cổng chùa Thiên Mụ với sông Hương thơ mộng


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 02 Tháng Năm, 2013, 01:16:13 pm
Bổ sung ảnh minh họa về Huế

(http://4.bp.blogspot.com/-U0h4Azyfr1M/UWkZ4ahLIGI/AAAAAAAADj0/MnM0soU4_LU/s1600/IMG_6683.JPG)
Trạm an-điều dưỡng 41-Huế


(http://1.bp.blogspot.com/-xSisWnEHXYk/UWkaA18p8uI/AAAAAAAADks/pOV5Gdmlmwc/s400/IMG_6692.JPG)
Nghĩa trang liệt sỹ Mỹ Chánh


(http://2.bp.blogspot.com/-I9eqQcYiYuE/UWkUEps7inI/AAAAAAAADcw/Npt8pglTdlc/s400/IMG_6623.JPG)
cô HDV người Huế với tà áo dài tím

(http://3.bp.blogspot.com/-yoisXrKUHpk/UWkUP5O4RzI/AAAAAAAADeo/4sQqLX5eWq0/s400/IMG_6641.JPG)
Xem sa bàn thành nội

(http://1.bp.blogspot.com/-sUljyIYuZsI/UWkUQRW_U-I/AAAAAAAADew/bMTgzmJ2Hqg/s400/IMG_6642.JPG)
Kỷ niêm của riêng


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 14 Tháng Năm, 2013, 08:56:52 pm
 

 

xuanv338 xin lỗi người đọc đã p nhầm bài. Lẽ ra bài này đứng trước bài bên trên đấy ạ! Vâng bài này đang là ngày thú nhất của chuyến đi.
    

________________________________________
  xuanv338 chào tất cả các bác trên diễn đàn va fđộc giả của trang. CB chào anh nguyendoantho. Chi Chích chào HaHoi . chào huonghn76. Chào em anhtho. Chuyện thì nhiều vui không tả nổi các em ạ! Chị sẽ kể từ từ. Có các em cổ động viên chắc là chị sẽ về được đích của 5 năm ngày. CB cảm ơn anh doantho thật thông mình P lên những tấm ảnh mình họa cho bài viết với CB thật rất ăn rịp. Đây là tiếng của Hải Rương đấy!  Bài sau anh cứ phát huy giúp em nhé! Cũng thật lạ hôm đó không hiểu anh trai nháy lúc nào mà có nhiều ảnh hấp dẫn cho chuyến đi đến thế!
Bây giờ CB lại mời mọi người nán lại nghe CB kể tiếp chuyện đường dài.

NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA CHUYẾN ĐI.(Tiếp theo)

Xe đã dừng lại giải lao mấy phút trên đường. Mọi người đã bừng tỉnh Ai cũng muốn bước nhanh xuống lòng đường để hít hít cái không khí trong lành. Và để tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của núi non hùng vĩ. Bên đường cột số chỉ địa phận Yên Thủy, Hòa Bình. Tôi giật mình chợt bâng khuâng nhìn về cánh rừng già phía trước. Nơi ấy có bản Sàm. Một bản làng nằm cạnh bìa rừng, có dòng suối mát. Có những cô gái Mường xinh đẹp. Một cảm xúc đầy dâng lên trong tôi. Thoảng thoảng đâu đây mùi măng rừng ngai ngái. Vị chua chua của trái Sở trên rừng. Nơi có bát cháo Giun nóng hổi bốc mùi thơm thơm của anh y tá Tuấn. Tất cả lại đưa tôi trở về với bao miền ký ức. Sao mà nhớ đến thế!

  Sau giờ giải lao lên xe trông mặt ai cũng như bừng tỉnh rạng ngời hết cơn ngái ngủ bù buổi sớm. Tiếng cười nói lại râm ran. Phía trên đầu xe tiếng hướng dẫn viên bắt đầu vào cuộc. Một chất giọng trời phú.
-   Một lần nữa cháu xin kính chào các bác, các chú, các cô. Cháu một lần nữa lại được xin giớ thiệu lại tên mình. Tên đầy đủ của cháu là Dương Trung Hiêu. là Hướng dẫn viên du lịch của công ty du lịch Hải Thiên. Người dồng hành với cháu hôm nay là anh Hậu lái xe. Người ỏn ẻn dịu dàng nhất công ty. . ……….

    Sau phần giới thiệu chương trình của hướng dẫn viên du lịch các anh bắt đầu vào trận chiến hôm nay. Vào trận hom nay các anh thật nhẹ nhàng thanh thản. Ngày x]a vào trận trên vai các anh là một gia tài di động. Vũ khí các anh mang thật nặng nề. Đâu là B40, B41. Còn gia tài hôm nay các anh mang đi về chiến trường xưa chỉ là mấy bộ đồ gọn nhẹ. Vũ khí hôm nay các anh mang vào chiến trận xưa sao quá thô sơ. Chỉ một cây đàn mangdolyn cổ điển của ĐứcTrung, cây sáo trúc vi vu mang nặng tình đồng quê của Tiến Hoạt. Và một loại vũ khí thật đặc biệt mà trên xe có nhiều anh không những thích mà còn nghiện nữa. Vũ khí này người chủ công do anh Trần Bính người Đồng Mai phụ trách chính và trực tiếp quản lý. Đó là chiếc Điếu Cày bằng innoc hẳn hoi.

     Ngoài những nhạc cụ nhẹ nhàng là những giọng ca vàng năm xưa của Đức Trọng, Văn Báu và tài lẻ độc Tấu của Đức Trung. Cùng với những câu chuyện vui của đời lính thật xúc động và bi hài.
Một chương trình giao văn nghệ không kịch bản giữa các CCB,với các bác phu nhân cùng đi và hướng dẫn viên du lịch đã bắt đầu. Những bài ca đi cùng năm tháng cùng tiếng Sáo Trúc, tiếng đàn Mangdolin hòa quyện vút tận nóc xe bay qua khe cửa xe vọng sâu vào trong vách núi. Những câu chuyện đầy xúc động của CB làm cho cho các anh nhớ lại một thời cơm khê, cơm sống, chuyện CB đổi mũ cho Đức Dũng. “Rất tiếc hôm nay Đức Dũng có việc bận lại không đi được chuyến này” Rồi còn chuyện CB làm thủng chiếc xoong quân dụng, chuyện thâm hụt thiếu bánh mỳ mỗi sáng của các anh. CB cũng chỉ là muốn ôn lại chuyện bi hài ấy một chút thôi. Ai dè. Điều bất ngờ  đến. Nó như một kịch bản được dàn dựng sãn khiến CB đến giật mình. Từ ghế cuối cùng của chiếc xe 45 chỗ ngồi. Đức Trung dũng mãnh đi lên tận đầu xe tay cầm mis dõng dạc
- Tôi xin có ý kiến. Tôi xin nhận thủ phạm lấy bánh Mỳ thì còn có một số nữa. Nhưng trong đó có tôi đấy ạ!
Cả xe cười vỗ tay tán thưởng. Nhưng rồi nét mặt của anh Trung đã chùng xuống đượm một nét buồn.  Anh xúc động nói tiếp.
     Ngày ấy! Dân làng Vân Trụ rất nghèo. Nhà chủ của tôi có mấy đứa trẻ đói lắm . Hôm nào tôi gác đêm chúng nó lại mong có chú Trung đi gác đêm về chắc là sẽ có bánh Mỳ.

    Thảo nào ! Tôi nhớ lại rồi ngày đó bọn trẻ đến tối khuya còn nhấp nhô chỗ bờ tường kho mà nghe lũ dễ mèn than khóc. Chắc là bọn chúng lại đợi các chú bộ đội gác đêm lấy trôm nhà bếp mấy cái bánh Mỳ cho bọn trẻ ăn đỡ dạ.
Tôi đã rất xúc động và cũng ân hận khi cảm thấy đã quá đà khi động đến một câu chuyện buồn đã qua tận 41 năm. Nhưng tôi lại thấy những câu chuyện hôm nay CB đã bọc bạch hết được lòng mình với các anh
 Em CB xin tiếp lời Đức Trung. Qua câu chuyện của anh Trung hôm nay tôi lại rất trân trọng tấm lòng của các anh. Các anh đã không phải lấy cái bánh Mỳ đó cho mình ăn mà các anh đã lấy bánh Mỳ đó chia cho những đứa trẻ nghèo của nơi đóng quân của mình. Thật là một việc làm trái mà đầy tính nhân văn. Hôm nay những đứa trẻ ấy biết đâu chúng nó đã trở thành những kỹ sư, những ông chủ, những xếp to ở đâu đó mà các anh chưa được biết.
     Và lời xin lỗi cuối cùng của CB tới anh Tú về gói quần áo của  anh trước giờ lên đường. Tú đã tin tưởng CB và nhờ em mang về cho bố mẹ. Trải qua những tháng dài gói quần áo ấy vẫn trên đôi vai bé nhỏ của CB. Những mong đến một ngày chiến tranh miền Bắc sẽ ngừng thôi em sẽ tìm đường mang gói quần áo này về cho Bố Mẹ.
       Nhưng rồi nhiệm vụ của người lính đã không cho em làm theo ước nguyện. Về trường quân y. Thật tình cờ em đã được học cùng với một chị tên là Tâm người cạnh làng anh. Em đã nhờ chị Tâm mang giúp gói quần áo về cho Bố Mẹ.  và có vài lần em đã nhận được thư của Đức em gái anh gửi đến cho em. Và em cũng đã viết thư về nhà theo địa chỉ anh đã ghi. Rồi chiến tranh vẫn kéo dài. CB không có điều kiện về Hà Tây được.
        Ai dè ông anh đanh đá cá cày cũng đứng lên mà như cảnh cáo CB.

-  Ngày ấy tôi có gửi cô CB gói quần áo hy vọng là nhờ bạn mang về. Nhưng cô ấy đã không mang được về mà lại nhờ một người bạn mang giúp. Chẳng biết người mang  gói quần áo về nói thế nào nhưng cả nhà tôi cùng mừng và hy vọng đấy chính là cô gái quê Thái Bình đó rồi. Ngày Thống Nhất tôi về đã rất vui là thấy Bố Mẹ và các em nói là chị đã về nhà. Tôi về trường ổn định học hành xong rồi bắt đầu xách tay nải quần áo đi lối Hải Dương tìm đường về Thái Bình. Thật không may hôm ấy tôi vẫn nhớ. khi tôi đến bến đò Ninh Giang thì trời đã tối. Trên bầu trời giông gió kéo về. Tôi hỏi thăm đường họ nói về tới đó còn xa lắm. Bến sông Luộc sang Thái Bình lúc ấy lại vắng đò. Giữa sóng to gió lớn tôi không thể bơi sang sông được. Tôi đành quay về và tôi đi lấy vợ. Tất cả cười ồ lên.
-   Thế là lỗi tại ông. Giọng nhỏ nhẹ như động cơ mà còn đầy hài hước của anh doantho thấu cả lòng xe.
-   Thế là ông kém. Ông  không dám bơi sang sông. Rơi vào tôi thì tôi vượt sóng bơi sang. Quá kém…. Tất cả xe cùng cười rộn lên. Tú cười  và không nói gì thêm.

Con đường đi cũng đã thấy dài. Nghe lính tráng hát hò đàn nhạc nói chuyện rôm rả. Có cả chuyện vui lẫn chuyên buồn. Các thủ trưởng ngồi nghe mà chưa thấy mình được phân vai nên hai chân vẻ như đã dậm dịch muốn đứng lên. Thế là trưởng đoàn Lê Xuân Thu bắt đầu khai máng. Ở tuổi 66 nhưng trông anh còn rất phong độ.
Anh kể rất nhiều câu chuyện hài. Anh bắt lặp tiếng Huế. Tiếng người xứ Nghệ cũng dư hệt. Tôi cũng là lính thời đánh Mỹ. Cũng vào loại vua hóng những câu chuyện Hài hước vậy mà tôi chưa bao giờ được nghe câu chuyện tiếu lâm "miễn hát Quốc Ca" của trưởng đoàn. Kết thúc chuyến đi đã dài ngày vậy mà mỗi lần nghĩ đến câu chuyện và giọng nói của trưởng đoàn tôi lại ngồi cười. Về nhà kể chuyện lại với lớp trẻ câu chuyện ấy  mà bọn nó cười chảy cả nước mắt. Có lẽ thời trai trẻ trương đoàn cũng là cỡ có khiếu Tiếu Lâm sống có thương hiệu.

    Chuyện cười, chuyện Bi tạm khép lại. Bây giờ thì đến chuyện của anh Phó đoàn Đào Thấn người nguyên là phó chính ủy e88. Tôi không nghĩ anh Đào Thấn đang ở tuổi 68 . Anh đã trẻ tới gần mười tuổi là ít. Anh có một câu chuyện cũng đầy xúc động Khi kể về chị Út Lan cô du kích của Quảng Trị nước mắt anh nhạt nhòa, mà người nghe cũng phải rơi lệ. CB có ý định sẽ viết kể lại chuyện này cho mọi người cùng được đọc vào một dịp khác.    
Chuyến đi còn dài sẽ còn nhiều chuyện hay và hấp dẫn.


                                                                           (Còn nữa)




Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 20 Tháng Năm, 2013, 10:04:59 am
Những hình ảnh ở ngĩa trang đường Chín

(http://)http://3.bp.blogspot.com/-P_4Hq5ACp1Y/UZmQsHlVPjI/AAAAAAAAE7g/PYHyQFrmFcw/s400/DSC00245.JPG
D viên trưởng Đào Thấn bên mộ của Út Lan



(http://1.bp.blogspot.com/-ID9LfMQeWJQ/UWkaFAkkjqI/AAAAAAAADl0/2bVR7MeNrTE/s400/IMG_6702.JPG)
thỉnh chuông ở nghĩa trang đường Chín

(http://1.bp.blogspot.com/-mnRMwuzJhbw/UWkaRrh_INI/AAAAAAAADmA/exTouyjz3HM/s640/IMG_6703.JPG)
Đoàn viếng cac liệt sỹ


(http://4.bp.blogspot.com/-YrcRw1WmFFQ/UWkaSBxWIzI/AAAAAAAADmI/WjCJRZWQTPk/s400/IMG_6705.JPG)
Dâng hương nguyện cầu an lành cho các liệt sỹ

(http://4.bp.blogspot.com/-4GiAtGqySZk/UWkaR-RU-kI/AAAAAAAADmE/LqCfUdEJOeM/s640/IMG_6704.JPG)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 20 Tháng Năm, 2013, 10:07:14 am
(http://3.bp.blogspot.com/-P_4Hq5ACp1Y/UZmQsHlVPjI/AAAAAAAAE7g/PYHyQFrmFcw/s400/DSC00245.JPG)
ảnh D viên trưởng Đào thấn dâng hương mộ liệt sỹ du kích Út Lan


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 31 Tháng Năm, 2013, 09:31:30 am
Đã lâu không thấy CB viết tiếp bên này nên anh gửiu mấy ảnh để gợi kỷ niệm nhé.

(http://2.bp.blogspot.com/-OyZVwgK06o4/UWkac7DR9qI/AAAAAAAADn4/kGHXkQncChs/s400/IMG_6721.JPG)

(http://3.bp.blogspot.com/-D-WRv2RXc4E/UWkac1MMxAI/AAAAAAAADn8/83ukN6vJHH8/s400/IMG_6720.JPG)

(http://2.bp.blogspot.com/-edHbcnjOQz4/UWkaeEM1ywI/AAAAAAAADoQ/WLhURkZe3rE/s400/IMG_6723.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-9rWR01CikE8/UWkafD87BvI/AAAAAAAADoo/RL7BXYLeVF4/s400/IMG_6726.JPG)

(http://2.bp.blogspot.com/-87jR3iOKeuo/UWkauGIf8sI/AAAAAAAADpc/LCNpRO4AiR8/s400/IMG_6733.JPG)

(http://2.bp.blogspot.com/-wylnS-SmY-4/UWkbBtYCM0I/AAAAAAAADrA/N3JgnTPoRrc/s400/IMG_6747.JPG)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Sáu, 2013, 11:58:01 am
 xuanv338 xin chào các bác đang tham gia diễn đàn "Trở lại chiến trường xưa". CB chào và cảm ơn anh doantho đã quan tâm tới ngôi nhà chung và nhắc nhở CB trong những ngày bận rộn và đã xa đi cảm xúc viết về những ngày trở lại chiến trường Quảng Trị của các anh lính E88 F308 Thanh Oai. Cảm ơn những tấm hình của anh doantho đã giúp cho CB lấy lại cảm xuc để viết bài. Đã lâu hôm nay xin mới các bác lại tiếp tục nghe CB kể chuyện về cung đường lý tường của ngày thứ ba của đoàn đi và cũng là đôi mình hoạ cho những tấm hình ở tại nghĩa trang đường Chín của anh doantho. Chúc các bác mạnh khoẻ, vui vẻ có nhiều chuyến trở lại chiến trường xưa.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Sáu, 2013, 12:12:58 pm
NGÀY THỨ BA CỦA CHUYẾN ĐI. ( Những cựu binh E88 F308 Thanh oai)

    Một đêm trôi đi trên xứ Huế mộng mơ. Ai cũng thấy sảng khoái không một chút mệt mỏi qua một ngày đi đường dài đã qua và đã được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp mê hồn của  Kinh Thành Cố Đô Huế và còn có một đêm vui dạ hội trên sông Hương và còn được nghe những nhịp phách Tiền đệm cho những khúc ca xứ Sở.

  Sau bữa ăn sáng nhẹ nhàng tại nhà nghỉ của “ Trạm an điều dưỡng 41- Huế”.  Trưởng đoàn nguyên Thiếu Tướng lê Xuân thu một lần thông báo lại lịch trình đi ngày thứ ba của đoàn. Chúng tôi lại chia tay với đất Kinh Thành. Chia tay với sông Hương, núi Ngự.

     Anh lái xe Hậu lại cần mẫn làm bạn với những vòng Vô Lăng xe đưa chúng tôi trở lại con đường đã qua hôm trước.  Để rồi những anh CCB E88 của Thành Oai lại được một lần nữa được nhìn lại mảnh đất Thành Cổ, nhìn lại bến vượt Tích tường và cây cầu Sắt. Và được nhìn con đường vào khu Thánh Địa Na Vang. Thật là bồi hồi lưu luyến.

     Trở lại thành phố Đông Hà và đi theo đường số Chín. Ngày còn là lính cứ mỗi buổi đi thao trường  lưng đeo vòng ngụy trang, vai đeo khẩu Aka còn miệng tôi ní nhí “ Từ Đông Hà sang Bản Đông đường số Chín bão lửa chiến Công…….” Và hôm nay cung đường chúng tôi đi là một cung đường vừa trọn vẹn với câu hát đó.  Lịch trình hôm nay trưởng đoàn Lê Xuân Thu thông báo. Đoàn tới thắp hương cho đồng đội tại nghĩa trang quốc gia đường Chín. Đoàn sẽ lần lượt được tham quan các điểm đã được ghi vào lịch sử. Như ngã ba Khe Sanh, làng Vây, Qua cửa khẩu Lao Bảo đoàn sang tham quan một số điểm cao đã từng lừng lẫy chiến công trong chiến dịch đường Chín Nam Lào. Và vào thăm bảo tàng chiến thắng tại bản Đông. Và đêm nay đoàn nghỉ lại cửa khẩu Lao Bảo. Nghe lịch trình mà ai cũng đã thấy lâng lâng. Trên chuyến xe lướt nhanh trên con đường số Chín. Đường Chín hôm nay mịn màng như giải Lụa. Phong cảnh thật nên thơ. Dòng sông Đackron vẫn đang chảy xiết.

      ĐăcKron ơi! Ai đã  đặt tên cho dòng sông mà nghe hay đến vậy? Dòng sông chảy tới đâu cũng mang cho mình một sắc thái rất riêng làm cho dòng sông càng trở nên hùng vĩ. Nhạc sỹ Tố Hải đã đặt cả dòng sông lên trên những nốt nhạc du dương trầm bổng, Âm hường nghe mạnh mẽ như dòng thác đổ mà lại rất ấm áp, trữ tình.

     Con đường thật nên thơ. Một bên là dòng sông chảy xiết. Một bên đường là bạt ngàn cây rừng xanh um, Núi trập trùng cao rồi lại thấp. nơi thấp nhất là nơi đã giành cho những đồi hoa Mua vào đầu Hạ nở rộ trông xa như những giải lụa trải dài nhấp nhô một màu tím biếc. Những bản làng Vân Kiều thưa thớt, mái nhà sàn đơn sơ nằm cheo leo lưng sườn núi. Đâu đây nghe như văng vẳng có tiếng đàn Ta Lư vang vang từ bản xa vọng lại.  Thấp thoáng bóng cô gái Vân Kiều địu con lên nương. Đúng là Akay đã đang ngủ ngon trên lưng Mẹ.

      Tất cả những cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng sông suối nơi đây đã làm cả đoàn đi đã lặng im mà tận hưởng những cảnh đẹp đến mê hồn.  Phút giây im lặng qua đi. Một kịch bản tự phát của các anh lại bắt đầu. Tiếng đàn Mandolin của Đức Trung vang lên khúc nhạc vui rộn rã cứ như đang trong nhịp bước chân đi “Rừng xanh vang tiếng Ta Lư” Chỉ có tiếng đàn thôi  không có lời hát. Nhưng khúc nhạc rung vẫn làm cho tôi nhớ lại từng lời trong bài hát năm nào “ Đàn theo ta đi qua con suối con khe. Mà có biết quê hương Vân Kiều……diệt quân xâm lăng khắp chốn khắp vùng, giữa rừng xanh dậy muôn câu ca….”

       Tiếng đàn Đức Trung vừa dứt thì Tiếng hát của Anh Trọng và anh Báu lại ngân dài vang suốt cả dòng sông hòa vào tiếng reo giòn của dòng nước xoáy“Chim kơ tia bay tới……Theo bước đoàn quân đi….”. Tôi thấy gai ốc mình đã nổi khắp toàn thân. Cả đời tôi và có thể còn nhiều anh lính của Thành Cổ trên chuyến xe đi hôm nay cũng chưa bao giờ đươc đến những buôn làng Tây Nguyên, chưa được bước chân vào những mái nhà Rông . Và cũng chưa bao giờ được nghe tiếng con chim Kơ tia hót trên đỉnh núi ChưPong bất khuất oai hùng và cũng chưa bao giờ được ngắm cả rừng PơLăng khoe sắc thắm. Vậy mà bây giờ chỉ nghe có lời câu hát ấy thôi mà tôi cũng như mọi người đang được như đi trên khắp buôn làng giữa cả đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Những cảm nhận đang mơn man thì xe đã dừng lại một thung lũng nhỏ xung quanh đầy màu tím hoa Mua

      Đoàn đã dừng lại nghĩa trang Quốc Gia đường Chín để thắp hương cho đồng đội. Nghe trưởng đoàn nói đây là một nghĩa trang có nhiều đồng đội của F308 được quy tập về đây.
     Cả ban lãnh đạo đoàn đứng dóng hàng đôi, cùng thỉnh chuông trước giờ hành lễ. Tiếng chuông điểm báo ngân nga sâu lắng vọng tới từng bia mộ như đánh thức các anh khắp nghĩa trang rộng lớn rằng. “ Các anh ơi! Đồng đội của các anh đã từ miền Bắc vào thắp hương cho các anh đây. Hãy thức dậy để mình được được gặp nhau. Chỉ lờ mờ thôi qua làn khói Trầm thơm ngát và nhận một lời tri ân của đồng đội.

       Hai anh lính còn rất trẻ chuyên phục vụ cho việc hành lễ của các đoàn tại nghĩa trang. Trong trang phục lễ trang nghiêm, cầm vòng hoa và hướng dẫn cho đoàn làm hành lễ trước khu tượng đài đang được trùng tu còn thơm mùi vữa mới. khu tượng đài trông hoành tráng và trang nghiêm. Một sự chuẩn bị khá chu đáo. Đoàn đã mang theo cả một hệ thống máy tăng âm để chủ động cho khi hành lễ. Các anh thay nhau khoác trên lưng trông cứ như một anh lính thông tin 2Woat thời chiến tranh. Đoàn đã được các chiến sỹ bảo vệ khu di tích nghĩa trang Quốc gia đường Chín hướng dẫn và cùng đoàn hành lễ theo nghi thức trang nghiêm.
      Theo hướng dẫn của trưởng đoàn chúng tôi đi lên phía khu nghĩa trang có nhiều đồng đội của F308. cả một khu đồi cao là bạt ngàn là bia mộ nối nhau. Có tấm bia thì có tên, bia thì còn đang đợi tìm lại tên. Trong tay mỗi người một nắm hương đã châm khói hương bay nghi ngút. Cứ lặng lẽ chia nhau đi khắp ngả để thắp cho từng ngôi mộ. Một khoảng không gian mênh mông. Mùi trầm ngào ngạt. Nước mắt hòa trong khói hương như lớp sương nhạt nhòa. Khói hương làm cay xè và như muốn khép lấy bờ Mi. Bóng dáng các anh như lờ mờ đang dần hiện lên trong từng ngôi mộ, mà cười, mà giơ tay vẫy bạn mà gọi rằng các cậu ơi! Tớ đang nằm ở đây.

       Tôi đang lúi húi thắp nhang cho một người Hà Nội thì vẳng nghe tiếng gọi vọng lại từ đầu phía trong hàng bia đầu tiên gần khu hành lễ
-   x ơi! Lại đây!
-   Đúng là tiếng ai đang gọi tên mình thật rồi! Tôi vội chạy lại ngay.
-   Đó là tiếng gọi của anh phó đoàn. Đại tá Đào Thấn. Tôi vừa tới nơi trước bia mộ anh đang đứng. Anh Thấn nghẹn ngào và nước mắt anh đang chảy dài lách qua những nếp nhăn trên má. Vừa nói tay anh chỉ vào ngôi Mộ
-   Em ơi! Đây là mộ của chị Út Lan đấy em ạ!
Câu chuyện về chị Út Lan cả đoàn chúng tôi đã được nghe anh Đào Thấn kể từ hôm xe đang trên đường đi tới thành phố Đông Hà đoạn còn chưa đi tới bến Hiền Lương.
       Giờ thì tôi cũng đã đang được đứng trước mộ chị Út Lan. Xúc động lắm! Tôi bước tới thắp một nén nhang lên mộ chị. Tôi đứng ngắm chị mà mắt mình như một lớp sương giăng. Tấm hình người con gái có khuôn mặt thật xinh tươi và còn non nớt lắm. Vẫn nụ cười và khuôn mặt kiêu sa e ấp dưới vành mũ trắng. Nụ cười hồn nhiên kia không biết chị Út Lan đã làm cho bao nhiêu trái tim của những anh lính Thành Cổ E88  ngày xưa phải loạn nhịp đây.

      Câu chuyện anh Đào Thấn kể rằng. Chị Út Lan là cô du kích trẻ của đất lửa Quảng Trị. Chị rất xinh đẹp, mưu trí và dũng cảm. Người đã trực tiếp đưa mũi tấn công của e88 các anh vào giải phóng thị xã Đông Hà. Và ngay sau ngày giải phóng thị xã Đông Hà Út Lan đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ lúc tuổi đời còn rất trẻ. Trong nghẹn ngào anh Đào Thấn nói với tôi. Người con gái ấy anh không bao giờ quên được. Giọng anh Thấn méo đi nói rằng! x ơi! Giải phóng được thị xã Đông Hà là có nhiều công của chị Út Lan Lắm em a! 41 năm rồi cho đến hôm nay anh vẫn còn lưu giữ được một kỷ vật của chị Út Lan đó là một con dao nhỏ. Anh sẽ giữ nó cho đến khi nào mình không còn giữ được thì thôi.

           Tôi vái ba vái trước mộ chị Út Lan. Trên tay tôi vẫn dành lại một ít nhang còn đang cháy khói bay nghi ngút hớt hải băng qua khu bia mộ dành cho các anh liệt sỹ của sư đoàn F308. Tôi muốn được thắp cho những người của quê lúa Thái Bình một tuần hương.  Đây là lần đầu tiên tôi được đến nghĩa trang Quốc gia đường Chín nên chưa thể định được phương hướng khu bia mộ của các anh liệt sỹ quê mình.

        Nửa đi nửa chạy tôi lao xuống hết dốc cả một đồi bia mộ. Một trung đội lính mới trong trang phục màu xanh mới đang ngồi giải lao sau giờ tập đội ngũ ở hai bên mé đường dưới hàng phi lao xanh ngắt.
     Các cháu thấy tôi hớt hải. tay cầm nắm nhang nghi ngút khói trong bộ trang phục lính ngày xưa. Chẳng có ai đứng lên hô cả. Vậy mà tất cả động loạt hai hàng lính trẻ đã đứng lên đồng loạt , hai bàn tay chắp vào nhau lễ phép.
 -  Dạ! chúng cháu xin chào bác ạ! Các bác đi thắp nhang chó các các bác các chú trong ni ạ!. Giọng nói nhè nhẹ dễ thương chắc của người Quảng Trị!
 -  Bác chào các cháu! Các cháu cho bác hỏi thăm nơi mộ chí của các liệt sỹ quê Thái Bình nằm khu nào vậy nhỉ?
Có rất nhiều cánh tay chỉ cho tôi.
Da! Thưa bác khu của Thái Bình ngay chân dốc đồi kia thôi a!.
Tôi cảm ơn các cháu và chạy xuống phía chân đồi. Trước tình cảm của những người lính thế hệ trẻ của  đất Quảng Trị Hôm nay. Tôi thấy tự hào và xúc động về thế hệ trẻ là lính hôm nay. Vẫn không có gì khác cả. Cái nôi dạy cho hoàn thiện một con người vẫn mãi mãi trường tồn trong môi trường lính.

    Những vị trí dừng lại hôm nay còn nhiều. Đường còn dài. Thời gian chắc cũng còn được ở lại đây không lâu nữa. Số hương mang theo cũng ít. Thôi em xin các anh người quê Lúa đang nằm đây hãy hướng chung mùi Trầm sẽ bay theo gió. Nhưng đã không chỉ có mình tôi đã cũng có mấy anh cũng đang thắp nhang cho cả khu ngày. Tôi thấy từ phía góc xa kia bóng anh trưởng đoàn Lê Xuân Thu cũng đang nhanh tay đi thắp hương cho từng ngôi mộ. CB cảm ơn trưởng đoàn đã ưu ái thắp những tuần hương cho người quê lúa.

     Tôi ngược lại dốc đồi đi về nơi tập kết. Thật là tiếc khi tôi đã không được chứng kiến những phút thiêng liêng nhất của những cựu binh Thành Cổ của Thanh Oai xúc động đến đỉnh caovào những phút cuối cùng tại nghĩa trang đường Chín. Các anh đã bất ngờ tìm lại được hai đồng đội cùng quê sau 41 năm . Đó là anh Nguyễn Đăng Quy và anh Nguyễn Văn Giang. Các anh hãy yên nằm yên nghỉ lại đây, Rồi một ngày mai nếu các anh muốn về với đất Mẹ. Đồng đội và gia đình sẽ làm mãn nguyện với các anh.

      Trời Cam Lộ nắng lại vàng rực rỡ. Hoa Mua như tím trời. Mùi Dứa ngọt thơm từ phía đồi xa vẫn phảng phất bay. Những người đồng đội già bước lên xe và một lần ngoái lại khu đài tưởng niệm và những đồi bia mộ bạt ngàn nối nhau mà thấy lòng quặn đau. Giá đừng có chiến tranh. Một đất nước tất cả sức trẻ đều dành cho cuộc chiến tranh. Bài thơ bất hủ của nhà văn Nam Hà “ Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt nam ơi!” Khi ông nói về những người con gái, con trai, ông đã ví rằng!  Họ đều “Đẹp như hoa Hồng, cứng hơn sắt thép/ xa nhau không hề rơi nước mắt/Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt? Nơi mình đang đứng đây là bạt ngàn những người con trai con gái đang nằm dưới những bia mộ xếp thẳng hàng nối tiếp nhau kia. Đi hết cuộc chiến tranh họ đã không có ngày gặp mặt….
                                           (còn nữa)









































Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Sáu, 2013, 12:22:25 pm
Một số ảnh chụp tại nghĩa trang Quốc gia đường Chín mà CB có được. CB rất ít tư liệu ảnh. chỉ có anh doantho là có rất nhiều tư liệu ảnh trong chuyến đi.



(http://nx2.upanh.com/b3.s37.d2/dc7949d563990a11d946bd2735adb38c_56054192.untitled3copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=6rn58zdravl)







(http://nx9.upanh.com/b4.s38.d1/8f186d91a3daec69e840e7ef06f6d116_56061349.p1000785.jpg) (http://upanh.com/view/?id=frnebzcy2yr)









(http://nx5.upanh.com/b2.s37.d2/bcb03738d68fbe8d6eddc83534f8d7d8_56061075.untitled7copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=ern08zby6uy)







(http://nx3.upanh.com/b3.s38.d1/16d6e80738fab8ef061abb034d9dee46_56054113.p1000789.jpg) (http://upanh.com/view/?id=9rn3cz6v2fm)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 04 Tháng Sáu, 2013, 09:23:30 am
Bổ sung ảnh của Đoàn ở nghĩa trang đường chín
(http://4.bp.blogspot.com/-n4nk77x0Z8k/UWkaVe3yiWI/AAAAAAAADmw/d_cg-x2KPqo/s400/IMG_6710.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-AQN7DKA2Lqc/UWkaWe3CbYI/AAAAAAAADm8/orKZJc-IvR4/s400/IMG_6712.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-OyZVwgK06o4/UWkac7DR9qI/AAAAAAAADn4/kGHXkQncChs/s400/IMG_6721.JPG)

(http://3.bp.blogspot.com/-D-WRv2RXc4E/UWkac1MMxAI/AAAAAAAADn8/83ukN6vJHH8/s400/IMG_6720.JPG)

(http://4.bp.blogspot.com/-8xlrXLMAFp4/UWkadbDi5CI/AAAAAAAADoI/_b6hygu21RI/s400/IMG_6722.JPG)

(http://2.bp.blogspot.com/-xYHRpIb5WcM/UWkaWSw-D0I/AAAAAAAADm4/v-cX0vsWdsM/s400/IMG_6711.JPG)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 04 Tháng Sáu, 2013, 09:28:08 am
(http://3.bp.blogspot.com/-uRgVl3Q4FD4/UWkaTedzj-I/AAAAAAAADmk/dFo7RIc_BpU/s400/IMG_6707.JPG)

(http://3.bp.blogspot.com/-X6FlywWVAek/UWkaTb9l9qI/AAAAAAAADmg/46c3M15SGlk/s400/IMG_6708.JPG)


(http://3.bp.blogspot.com/-73nlUKPyZCs/UWkaEWP-39I/AAAAAAAADls/t-aUYZ1WP7o/s400/IMG_6701.JPG)

(http://4.bp.blogspot.com/-gmhpPOB1dTM/UWkaEQq7NLI/AAAAAAAADlk/DunWUSC4v2c/s400/IMG_6700.JPG)

(http://3.bp.blogspot.com/-t3fUoDHTa7s/UWkaBG1JWFI/AAAAAAAADk4/l6daSGmHoF8/s400/IMG_6693.JPG)


(http://)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 27 Tháng Sáu, 2013, 08:00:45 pm
    NGÀY THỨ BA CỦA CHUYẾN ĐI. (tiếp theo)

 Nghĩa trang đường Chín – bản Đông.

    Tạm biệt các anh, chị liệt sỹ nằm lại nghĩa trang đường Chín, những người đồng đội của F308, những người đồng đội không cùng sư đoàn.  Chúng tôi lại lên  đường đi qua ngã ba Khe Sanh. Xe chầm chậm đi, nhìn qua lăng kính xe tôi thấy. Tượng đài ngã ba khe Sanh cao  ngất, oai phong. Vẫn là con đường số Chín lượn mình, vẫn là cảnh núi rừng trùng điệp, đoàn chúng tôi đi tới làng Vây. Anh lái xe hiền Hậu đúng như tên anh nhẹ nhàng dừng xe vào một bãi cỏ bên đường. Mọi người đã cùng ùa xuống căn cứ địa năm xưa của làng Vây. Các anh vượt sang đường leo lên chiếc xe tăng đã đi vào lịch sử thi nhau mà chụp ảnh, quay phim. Chiếc xe Tăng vẫn đó thật oai phong. Năm xưa xe đã cùng những người lính vượt qua bao sông, bao suối hiểm nguy vào tới làng Vây. Chuyện xe Tăng vào tới làng Vây năm ấy là một bất ngờ rất lớn lớn  làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Chúng phải giật mình, ngỡ ngàng không tưởng khi nghe tiếng xe tăng của quân giải phóng gầm lên trên căn cứ địa làng Vây.
    Làng Vây của người Vân Kiều kiên trung, anh dũng. Những mái nhà sàn chênh vênh trến sườn núi hôm nay vẫn đơn sơ bình dị, hoang sơ.
     Cái nắng gắt gao buổi trưa. Cả một không gian núi rừng tĩnh lặng, không ồn ào. Làng Vây hôm nay vẫn đang đựơc bình yên. Tấm lòng của người Vân Kiều vẫn trong trắng,  người Vân Kiều vẫn đẹp như những cánh hoa rừng và  không sợ bão tố cây rung, trước bất cứ kẻ thù nào người Vân Kiều vẫn kiên cường như những ngày đánh Mỹ năm xưa .
-   Các anh CCB Thanh Oại cứ thi nhau ngồi lên xe tăng chụp ảnh,  mà cười vui trong xúc động, mà cùng nhau nhớ lại mốt thời..
      Rời làng vây xe lại đi bon bon trên đường. hai bên đường vẫn là những cánh hoa mua chào đón. Cửa khẩu Lao Bảo trông thật là hoành tráng. Lần đầu tiên tôi và các anh lính Thanh Oai được đi qua cột mốc 605 sang tới bản Đông. Vào bảo tàng ở bản Đông mà thấy bồi hồi xúc động. Những tấm hình hình ảnh ghi lại tình cảm của hai đất nước anh em trong cuộc chiến tranh giết kẻ thù chung. Hai cô gái Lào trông rất đằm thắm mặn mà. Rời bản Đông chia tay với hai cô gái Lào trong bảo tàng với bao lưu luyến. Chúng tôi cùng các em chụp những tấm hình ghi lại tình cảm mặn nồng của hai dân tộc. Trở về Lao bảo,  xe lại lướt đi trên con đường nghĩa tình Lào-Việt.
       Xe đã gần tiến về cột mốc 605. Một lần nhìn lại đất Chăm Pa. Nước bạn thân yêu không có gì khác cả. Cũng bản  làng, cũng sông, suối, cũng rừng cây. Cuộc sống hôm nay dẫu còn đạm bạc. Nhưng tấm lòng của hai dân tộc thì vẫn muôn đời son sắt thuỷ chung.

                                                                                       (Còn nữa)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: Ho MiGia trong 27 Tháng Sáu, 2013, 08:26:43 pm
Kính chào các CCB chiến trường K. Em lính E141,F7,QD4 (1978-1981) Có bác nào trở lại chiến trường xưa chụm được ảnh khu Vườn cam, Cầu cháy ở gần căn cứ vườn chuối Spoot lên cho em ngắm chút.Nhớ cảnh xưa quá  mà hổng có điều kiện viếng thăm, cám ơn các bác nhiều.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 28 Tháng Sáu, 2013, 11:23:25 am
 xuanv338 Chào Ho MiGia. Chào các bác đang tham gia trên trang về lại chiến trường xưa. Rất cảm ơn Ho Migia đã vào đọc và cùng chia sẻ với chuyến về lại chiến trường xưa của chúng tôi. Đề nghị của Ho MiGia chúng tôi đã không đáp ứng được. Vì chúng tôi là thế hệ đánh Mỹ. Chiến trường của các anh CCB trong chuyến đi này là chiến sỹ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm và một số ở chiến trường đường Chín Nam Lào. Ho MiGia có thể vào các trang của CCb F5 hoặc một số topis là thế hệ ở chiến đấu tại BGTN và K. Ở đấy sẽ có những tấm hình có địa danh của Ho MaiGia muốn được xem lại. Chúc bạn mạnh khoẻ và hạnh phúc. 


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 28 Tháng Sáu, 2013, 11:31:08 am
(http://i8.upanh.com/2013/0628/04/56535623.p1000802.jpg) (http://upanh.com/view/?id=7rr97d4w8bj)

Ảnh trên : chụp tại bảo tàng bản Đông -  Lào




(http://i6.upanh.com/2013/0628/04/56535693.p1000804.jpg) (http://upanh.com/view/?id=brr33dew5ys)

Ảnh trên: Hai cô gái Lào. Hướng dẫn viên trong bảo tàng ở bản Đông. Thật đằm thắm mặn mà, rất dịu dàng như những cô gái Việt.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: lixeta trong 28 Tháng Sáu, 2013, 02:08:19 pm
Không muốn làm loãng TP của chị song để cho chính xác xin đính chính một chút:

"...Làng Vây của người Vân Kiều kiên trung, anh dũng. Những mái nhà sàn chênh vênh trến sườn núi hôm nay vẫn đơn sơ bình dị. Đứng trước nơi đỗ xe. Thiếu tướng Lê Xuân Thu trưởng đoàn chỉ tay về phía dốc đi lên của bản làng phía trước chỗ đậu xe, quay sang chỗ chúng tôi đang đứng. Anh nói.
-   Chính khu vực kia là chỗ đại tướng Phùng Quang Thanh tham gia bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ đấy! Nói đến tên đại tá Nguyễn Văn Thọ tôi vẫn nhớ  một thời tiếng thơm lừng danh khi bộ đội giải phóng bắt sống một viên đại tá của địch..."


Đại tá Thọ bị bắt tại điểm cao 543, phía bắc Bản Đông khoảng 7 km. Nếu tính đường chim bay thì từ Làng Vây đến 543 chừng 35 km. Còn theo đường bộ sẽ là hơn 50 km. Khu vực biên giới đó rừng núi chập trùng nên đứng ở Làng Vây không thể nhìn thấy điểm cao 543 được. Trong khi đó các anh chị lại sang tới tận Bản Đông. Từ đó chỉ cần đi lên phía bắc một chút là nhìn thấy điểm cao 543 thôi. Hơi tiếc!


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: Ho MiGia trong 28 Tháng Sáu, 2013, 09:41:27 pm
Xin chân thành cám ơn bác V338, Homigia mới tham gia thành viên của QSVN nên chưa có dịp tìm hiểu kỹ mong bác thông cảm. Kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống. Mong bác viết nhiều về KCCM đặc biệt là sự kiện 81 ngày đêm trên thành cổ Quảng Trị để thế hệ đàn em hiểu thêm về sự anh dũng quả cảm của người chiến sỹ Việt Nam thế hệ trướctrong sự nghiệp giải phóng Miền Nam. Homigia sẽ làm theo hương dẫn của bác.Kính chàoV338.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 29 Tháng Sáu, 2013, 09:09:00 am
Đúng rồi Làng vây là chiến thắng lớn của ta năm 1968 lần đầu tiên ta có xe tăng đánh địch.còn chiến thắng bản Đông bên Lào năm 1971 là nơi ta bắt sống đại tá Thọ.tôi xin gửi tăng các bạn những bức ảnh vff chuyến đi của đoàn vừa qua.


(http://1.bp.blogspot.com/-3mnlrI9qa5o/UWkavUGsNmI/AAAAAAAADp0/k0Co0fUGQYI/s400/IMG_6737.JPG)


(http://4.bp.blogspot.com/-rJ6f2HMi37Q/UWkatA2IiuI/AAAAAAAADpE/CgcgJmVwaoE/s400/IMG_6730.JPG)



(http://3.bp.blogspot.com/-BvAk2IOVIg4/UWkbzNVpmLI/AAAAAAAADu0/u47_tCox3uw/s400/IMG_6785.JPG)


(http://4.bp.blogspot.com/-LG3AW2Y0w4M/UWkbuH5gMmI/AAAAAAAADuQ/9nAd4Zx0Btg/s400/IMG_6780.JPG)


(http://3.bp.blogspot.com/-wvUZ0Ivi9Sw/UWkb0ai3-6I/AAAAAAAADvQ/R3R-r6hXTL4/s640/IMG_6788.JPG)


(http://4.bp.blogspot.com/-52mNbWuyFnQ/UWkb3yv8UhI/AAAAAAAADwI/W0ENfqHWRZM/s400/IMG_6795.JPG)


(http://3.bp.blogspot.com/-w97mH3Vxk-g/UWkb3KigBlI/AAAAAAAADv4/q-eDGHoRZac/s400/IMG_6794.JPG)


(http://4.bp.blogspot.com/-tz5g3KLfhdI/UWkb1N5z3xI/AAAAAAAADvc/8c8yu58MvtE/s400/IMG_6789.JPG)


(http://1.bp.blogspot.com/-2rhmOFjdxys/UWkbt_tbFII/AAAAAAAADuM/IiK1Td3_QXo/s400/IMG_6779.JPG)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Sáu, 2013, 11:05:25 am
   xuanv338 xin chào thành viên Lixeta, chào Ho MiaGia. CB chào cả anh chủ nhà doantho. Chào tất cả mọi người đang nhã ý tới chia sẻ chuyến đi về lại chiến trường xưa của chúng tôi. xuanv338 rất cảm ơn tất cả mọi người. Cảm hơn nhiều hơn với Lixeta. Lixeta đã nhớ chuẩn xác đấy. xuan338 đã nhầm hai địa điểm. Thật đáng tiếc. Làng Vây là chiến thắng đầu tiên và cũng là lần đầu tiên xe tăng của ta được đưa vào bản làng xa xôi ấy. Còn đại tá Nguyễn Văn Tho lữ đoàn trưởng, lữ đoàn dù 3 bị bắt ở đồi 31, điểm cao 543 ngày 25-2- 1971. xuanv338 còn được nghe chuyện của các anh kể lại rằng. Khi quân ta đã chiến thắng dòn dã. chiếm được điểm cao. Có những chỉ huy của họ đã bị bắt sống và một chỉ huy đã bị bắn chết tại bìa rừng. Theo lơi tù binh cận vụ của đại tá Nguyễn Văn Thọ đã khai là chính Đại tá Thọ trực tiếp chỉ huy chiến dịch lớn này, hiện vẫn còn ở khu vực nơi đây. Trong khi đó hệ thống thông tin của ta cũng vẫn nghe được tín hiệu cầu cứu của Đại tá Thọ. Và tới 18 giờ tối 25-2-1971 mới tìm thấy Nguyễn Văn Tho còn nằm sấp trong một căn hầm giả vờ đã chết. Bộ đội giải phóng vào sờ thấy còn nóng lật lại Nguyễn Văn Tho mới lóp ngóp bò dậy giơ hai tay và tự  thú  nhận tôi là Nguyễn Văn Tho đây. Trên đường chiến sỹ ta áp giải đại tá Thọ về căn cứ. Lợi dụng trời mưa,  đường trơn và dốc đứng . Đại tá Thọ đã đẩy ngã người áp tải bỏ chạy. Nhưng cuối cùng hắn vẫn bị tóm lại khi quân ta truy quét hắn lần thứ hai lại từ bụi cây bò ra và lấy lý do là bị ngã.
    Khi viết lại chuyến đi cách hôm nay đã xa. Địa hình lạ không quen. Khi viết đã không thận trọng hỏi lại các anh trong đoàn đi, trong đầu cứ nhớ theo chặng đường đã đi và những câu chuyện đã qua mà kể lại nên đã có sự lầm lẫn cả địa danh lịch sử. Chính xác câu chuyện kể của thiếu tướng Lê Xuân Thu là ở tại nơi đỗ xe tại bản Đông chứ không phải ở làng Vậy. xuanv338 xin được xin lỗi tất người đọc và một lần nữa cảm ơn rất nhiều Lixeta. Nếu còn thời lượng cho phép sửa xuanv338 sẽ xin sửa sai ngay bài viết. Chúc mọi người mạnh khoẻ luôn theo dõi trang nhật ký trở lại chiến trường xưa của CCB E88 sư đoàn quan tiên phong ở những chặng tiếp theo.

  HoMiGia thân mến! Không sao bạn ạ! Chắc bạn còn trẻ là thế hệ sau nên mình xin xưng hô như vậy cho tình cảm. Vào trang lúc đầu ai cũng vậy. Lỗi của việc đọc bài và lỗi viết là muôn thuở với rất nhiều người, chẳng riêng ai. xuanv338 cũng bị nhiều đấy chứ! Nhưng vào trang có rất nhiều bạn bè và những người đi trước giúp đỡ, chia sẻ. Nó chỉ là hạn chế thế. Hôm nay lỗi này, ngày mai lại lỗi khác. Chúc bạn luôn vui khoẻ tiếp tục tự tin và viết nhiều, đọc nhiều để động viên các trang. Nếu có thời gian rảnh và có thiện chí xin mời bạn vào đọc toips của mình trên trang M&H có chủ đề " Có một cuộc đời và một tình yêu như thế" Chào Thân mến!

  


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 29 Tháng Sáu, 2013, 11:25:29 am
Đi du lịch thì thỉnh thoảng có nhầm lẫn chút các bác ạ. Năm 2011 em đi lên thác Bản Dốc, 1 hướng dẫn viên du lịch còn nói đất của mình trước khi ký hiệp định phân chia biên giời thì ở cách bên kia thác cả mấy cây số! :)

Trong trận bắt đại tá Thọ thì không biết đ/c PQT có tham gia không vì lúc chiến đâu ở đồi không tên, cách căn cứ hoải lực 31 những 3k ?

link tham khảo về trận này theo lời kể của những người gặp trực tiếp đại tá Thọ:

http://sukiennhanchung.wordpress.com/tag/nguy%E1%BB%85n-van-th%E1%BB%8D/ (http://sukiennhanchung.wordpress.com/tag/nguy%E1%BB%85n-van-th%E1%BB%8D/)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Sáu, 2013, 12:24:22 pm
 Cảm ơn bác Quocngoạicu đến thăm nhà và còn tặng cho chủ nhà một câu chuyện thật quý, hiểu được thêm về những kiến thưc lịch sử trong cuộc chiến tranh đánh Mỹ. Chính vì sự nhầm lẫn một câu chuyện giữa hai địa danh của một chuyến đi mà ngôi nhà của xuanv338 đã thêm đông khách. Một ngôi nhà lâu nay vắng lặng bỗng khách quý đến đông vui. Cảm ơn tất cả những lữ khách đầy trách nhiệm với bài viết của xuanv338. Đã nói đến lịch sử thì phải thật chuẩn có đúng không các bác? Việc nhầm câu chuyện về địa danh làm xuanv338 cứ áy náy mãi từ ban nãy đến giờ  ;D. Hiện nay cũng có nhiều thông tin về người trực tiếp bắt đại tá Nguyễn Văn Thọ. Qua đọc bài   chuyện này thì lại thấy thông tin có khác? Thật là khó với người thích tò mò mà lại luôn ở phía sau không được trực tiếp. Thậm trí nói đến chiến thắng làng Vây từ ngày ấy thì xuanv338 còn đang học lớp sáu trường làng. Ngày quân giải phóng bắt sống đại tá Thọ từ tháng 2/1971 là lúc mình mới bắt đầu sang tuổi 16 còn 6 tháng nữa mới vào lính. Ngày đi lính lại luôn phải ở tuyến sau. May mà còn được hứng mấy trận bom ở xứ Thanh không đã lại trở thành lính xóm.  Nên giờ chỉ được nghe người đi trước kể lại còn mình đang rất mơ hồ. Nói về chuyện người trực tiếp bắt sống đại tá Thọ thì có thể cũng có sự nhầm lẫn qua nhiều thông tin, nhưng nếu các phóng viên đã gặp trực tiếp người bắt sống đT Thọ thì độ tin sẽ cao hơn.  Ngay trong nhiều chính sử thì việc sảy ra sự nhầm lẫn một chút là vẫn có. Chuyện xe tăng đầu tiên vào dinh Độc lập đó thôi. Dù sao hôm nay x338 xin cảm ơn bác Quocngoaicu rất nhiều. Vì xuanv338 chưa biết tuổi nên xưng hô như vậy cho an toàn. Chúc bác luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Bảy, 2013, 10:42:20 am
Ngày thứ ba của chuyến đi (tiếp theo)

  Đêm Lao Bảo

      Chiều muộn. Núi non hai phía bên Đông và bên Tây Trường Sơn đã tím dần. Không gian vùng biên giới dìu dịu mát. Trong chợ cửa khẩu vẫn nhộn nhịp người mua bán. Khu vực cột mốc danh giới Việt –Lào đã vắng hơn. Lác đác chiếc xe contenno chở hàng, vài chiếc xe người kéo đến gò lưng. Trên xe chất lên đầy ắp những buồng Chuối quả mập mũn mĩn còn màu xanh từ bên phía bên kia biên giới đất bạn Lào về bên đất Việt. Các Lữ khách của E88 đã vui vẻ cùng nhau qua một vòng chợ cửa khẩu mà nhìn đến hoa mắt trong ngập tràn những hàng hoá. Khổ nỗi hôm đi vội quá chẳng mang tiền nên chỉ tham quan chợ để một lần biết rồi lên xe về nhà nghỉ.

    Cơn gió Bấc vẫn nhẹ thổi trời se se lạnh. Sau bữa cơm tối tại khách sạn Đào Hùng, từng nhóm người tản mạn rủ nhau lại đi về phía chợ Lao Bảo, người thì đi dạo quanh hồ để tận hưởng cái đẹp trong tĩnh lặng của buổi tối vùng biên giới. Tôi và chị Quy đã thấy thấm mệt qua một ngày đi nên về phòng nằm nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Bỗng chuông điện thoại reo và tiếng anh doantho trong máy.
-  Hai chị em xuống tầng đi. Anh Đào Thấn muốn mời hai chị em đi uống Cà Phê cho vui.
-  Được phó đoàn Đào Thấn mời đi uống Cà Phê còn gì bằng!  Hai chị em khần trường có mặt ngay cửa lễ tân.

      Một quán giải khát không lớn lắm nằm kề bên nhà nghỉ Đào Hùng. Bốn người ngồi quanh một cái bàn nho nhỏ bên khung cửa sổ lờ mờ ánh điện màu Phù Sa nghiêng soi ra ngoài giàn hoa Giấy trước nhà. Ngan ngát toả ra từ cốc sinh tố dịu thơm mùi trái ngọt. Tiếng tý tách giọt giọt rơi cùng vị thơm ngai ngái, hấp dẫn từ phin Cà Phê còn nóng hổi.
-  Những câu chuyện cứ được đan sen. Chủ đề chính vẫn là chuyện viết bài trên trang mạng. Anh doantho cũng quá rộng lời khen và kể chuyện với anh Đào Thấn về những bài viết của CB trên trang M&H.
- Anh Đào Thấn kể lại câu chuyện của chị Út Lan cô du kích Quảng Trị dũng cảm và kiên cường và anh hứa sẽ bổ xung thêm tư liệu cho CB viết kể lại trọn vẹn câu chuyện ấy cho những người CCB E88 cùng được nghe. Anh doantho đã điện cho anh thương binh Hột ở Đồng Hới mời chiều mai cùng dự giao lưu theo lời mời của trường đoàn lê Xuân Thu. Tôi thấy rất vui sau lời mời của anh doan tho thay mặt đoàn. Hột đã nhận lời.

      Đêm Lao Bảo làm tôi lại nhớ về một giọng dịu dàng của cô giáo Bích Nhâm người Thư Trì trong bài giảng địa Lý lớp 7 nói về những tên sông, suối, dốc đèo của từng miền quê Việt nam. Ngày ấy ngồi nghe cô giáo giảng bài nói đến cái tên đèo Lao Bảo nó  trìu tượng và xa xôi đến làm sao. Sau hơn bốn mươi năm dài. Đêm nay mình đã được ngủ trọn một đêm ngay Lao Bảo cách xa quê mình đến gần nghìn dặm.

    Đã khuya rồi mà tôi vẫn khó ngủ làm sao. Điểm lại nhật ký đường đi của một ngày mà sao tôi cứ luẩn quẩn mãi trong cái Khoảnh khắc khi vào nghĩa trang đường Chín sáng nay. Nó cứ chập chờn, chập chờn. Hình ảnh nụ cười dưới e ấp dưới vành mũ của cô du Kích Quảng Trị Út Lan được tạc vào bia mộ, những hàng chữ và cái tên rất quen của các anh liệt sỹ E88 trên những tấm bia ở tận cuối nghĩa trang đường Chín.  Bốn mươi mốt năm quá nửa cuộc đời, hôm nay ta mới tìm lại được được nhau khi giữa ta là bức tường ngăn của hai thế giới. Thật xúc động nghẹn ngào. Những giọt nước mắt chảy dài thay lời tạ lỗi của các anh! Chúng mày nằm đây đã mấy mươi năm mà bây giờ bọn tao mới tìm lại được. Còn cả ở phía bên kia Tây Trường Sơn hôm nay chắc sẽ còn những đồng đội vẫn còn nằm đó chưa về. Thật bồi hồi, xúc động.

     Tôi nhủ mình hãy ngủ đi. Ngày mai còn về thắp hương cho các anh ở nghĩa trang Trường Sơn. Một nghĩa trang nằm giữa Đại Ngàn nơi có cả một đoàn quân trùng điệp năm xưa đang nằm yên nghỉ ở đó. Nếu xe giải lao dừng lại giữa đồi Mua, mình sẽ hái những bông Mua tím biếc vào tặng các anh. Ở đó còn có một ngôi mộ mà mình đã lần thứ hai được thắp hương cho bác ấy. Đó là một người cha của bạn mình.
                                         Tôi đã thiếp đi trong đêm Lao Bảo cứ trôi dần……….
                                                                           (Còn nữa)




Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Bảy, 2013, 11:02:20 am
(http://i2.upanh.com/2013/0703/04/56619929.p1000813.jpg) (http://upanh.com/view/?id=8rr7eu8lfjp)








(http://i4.upanh.com/2013/0703/04/56619994.p1000818.jpg) (http://upanh.com/view/?id=6rr3cufl9yu)








(http://i4.upanh.com/2013/0703/04/56620192.p1000812.jpg) (http://upanh.com/view/?id=1rrc8u3mdqi)






Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 04 Tháng Bảy, 2013, 09:55:47 am
(http://2.bp.blogspot.com/-wylnS-SmY-4/UWkbBtYCM0I/AAAAAAAADrA/N3JgnTPoRrc/s400/IMG_6747.JPG)
Khách sạn Đoàn nghỉ chân


(http://1.bp.blogspot.com/-Fqwi1UZCYfw/UWkbAN9hVqI/AAAAAAAADqg/8_0B5ArQA0A/s400/IMG_6742.JPG)
Một góc phố ở Lao Bảo


(http://4.bp.blogspot.com/-YJkNWzdUHI4/UWkbARi4Y6I/AAAAAAAADqk/ShgTKISqvbU/s400/IMG_6743.JPG)
Một hồ nược nhỏ nhưng đủ làm dịu cả thi trấn vùng cao luôn nóng bởi gió Lào


(http://2.bp.blogspot.com/-ljnqrdvvQEQ/UWkbI0zzfrI/AAAAAAAADrY/RW8n-FvnA9A/s400/IMG_6751.JPG)
Siêu thị miễn thuế  ở thị trấn


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 04 Tháng Bảy, 2013, 10:00:31 am
tiếp ảnh Lao Bảo

(http://2.bp.blogspot.com/-KDs2F63HBkk/UWoZ7mMzYvI/AAAAAAAADxc/z1V4UaFWbjs/s400/IMG_6809.JPG)

Một hồ nước khác ở Lao Bảo


(http://2.bp.blogspot.com/-aXf0FqP6rwY/UWoZ-wnPXfI/AAAAAAAADxw/00GcDcXrOCQ/s400/IMG_6813.JPG)
Ngã ba Khe Sanh sáng hôm sau

(http://3.bp.blogspot.com/-TTSE6W_ap90/UWoZ7TFwwwI/AAAAAAAADxY/YbHKUfGJFeE/s400/IMG_6808.JPG)
Hai bên đường trồng rất nhiều chuối


(http://2.bp.blogspot.com/-1Kc2rVAK-7c/UWoaA3kjYvI/AAAAAAAADyA/99wPrlQwt5c/s400/IMG_6816.JPG)
Nhà máy thủy điên trên sông Dăkrong


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 04 Tháng Bảy, 2013, 10:15:25 am
Hi...Hi..Anh trai đúng là một nhà chớp ảnh chứ không phải là nhiếp ảnh. Thật là nhanh phải không các anh CCB E88 và người đọc. CB cũng không biết anh doantho đi chụp đựơc những tấm hình đẹp và ý nghĩa này vào lúc nào  nữa. Cả chuyến đi CB được giao nhiệm vụ quản lý chị Quy. Chả trách ông anh tha hồ mà chụp ảnh. Cảm ơn anh về những tấm hình minh hoạ cho bài viết của em thêm sống động. Em chúc anh mạnh khoẻ.

    CB vừa nhận điện từ anh Quân là trong tháng Tám CCB E88 Thanh Oai sẽ lên thắp hương trên tượng đài Tu Vũ và đến thăm các gia đình thủ trưởng của Trung đoàn. CB lại được thơm lây rồi.;D


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 06 Tháng Bảy, 2013, 07:52:47 am
Gớm quá cô CB cứ thổi anh lên mây xanh thế này có mà sớm thăng thiên thì toi.Yên tâm đi dịp nào đi Tân Cương Tu Vũ sẽ có lời mời chứ.Cố gắng viết tiếp đi để anh còn có việc làm chứ,.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 10 Tháng Bảy, 2013, 06:34:22 pm
 Anh doantho ơi! Em đâu dám đưa anh lên mây xanh! Đúng là thế đó. Anh P ảnh em thấy ngạc nhiên . lại trách mình sao có máy ảnh trong tay mà chẳng nghĩ đến chụp cho nhiều nhiều tý. Em về đến nhà mới thấy trống ảnh nhiều nơi mình không có. May mà có ông anh phóng viên chiến trường nặng ký bên cạnh. Em viết sơ qua ngày thứ tư.

NGÀY THỨ TƯ CỦA CHUYẾN ĐI.

Vào nghĩa trang Trường Sơn.

   Buổi sớm bên Đông Trường Sơn trời vẫn se se lạnh. Mỗi người ăn một bát phở cuối cùng tại khách sạn Đào Hùng. Hôm nay đồ đoàn của ai cũng có vẻ cồng kềnh hơn. Ít nhiều cũng thể hiện dáng dấp của người đi xuất ngoại một chuyến sang bên nước bạn Lào về nước ;D. Anh lái xe Hậu cùng chiếc xe màu Hồng mận tiếp tục đồng hành với đoàn CCB E88 lại bắt đầu lên đường chia tay với nhà nghỉ Đào Hùng. Ai cũng một lần nhìn lại vùng biên giới, nhìn sang bên phía Tây Trường Sơn nhớ Bản Đông thấy xao xuyến bồi hồi.

    Con đường hôm qua đã đi qua. Hôm nay quay trở lại. Vẫn là núi, là rừng, là sông , là suối., Khi xe dừng lại giải lao ven đường. Tôi cũng không nhớ rõ đia danh nơi đâu. Hình như đã gần tới Do Linh. Nơi xe dừng lại là những rừng cây và những khóm hoa Mua xoè cánh. Những hạt sương long lanh đọng lại cánh hoa Mua. Chị Phiến gọi tôi.

-  Em ơi! Chị em mình hái ít hoa lát nữa mang về nghĩa trang đặt lên mộ cho các anh.
-  Chị ơi! Em cũng đang có ý định mua ít hoa để vào đó thắp hương cho một bác cùng quê trong đó.
-  ở đây không có nơi bán đâu thì phải. Chị em mình hái ít hoa rừng thắp hương cho các anh ấy càng thêm ý nghĩa, mà có khi cac sanh ấy lại thích hương rừng.
-  Vâng ạ! Tôi chạy theo bước chị Phiến đi lên phía đồi Hoa
     Về nghĩa trang Trường Sơn. Đây là lần thứ hai tôi được đến nghĩa trang giữa Đại Ngàn này. Trước tượng đài trưởng đoàn thiếu tướng Lê Xuân Thu đã thay mặt đoàn lên thắp hương trên tượng đài chính. Làm lễ dâng hương tưởng niệm các anh trước tượng đài. Rồi mỗi người mỗi ngả đi từng khu vực để thắp hương cho các anh.

     Một tay cầm nắm nhang thơm khói bay nghi ngút. Một tay là những đoá hoa Mua tôi đã hái từ phía đồi xa mang vào đặt lên mộ các anh.
    Tôi vào thắp hương trong tượng đài liệt sỹ của Thái Bình. Mênh mông là những bia mộ nối nhau. Các anh đã được nằm theo khu vực quê hương. Hình như dưới ấy, làng của các anh hôm nay cũng có phiên chợ chính. Tai tôi như vẳng từ lòng đất vọng lên như tiếng thầm thì nghe sao là lạ. Hay tiếng các anh đang mừng thấy người quê mình đã tới đây. Ở dưới ấy họ cũng đang quây quần bên nhau đầy tình làng nghĩa xóm. Nhưng làng xóm nơi ấy sẽ toàn là những người trẻ trai, xóm ấy không có đàn bà, không có người già và không có trẻ con. Buồn mà lại cũng vui. Vì mãi muôn đời bên nhau họ vẫn là những người lính trẻ, là đồng đội của nhau.

    Một nắm nhang thơm không thể thắp đủ cho mỗi người một nén. Một nắm hoa tươi không thể đủ cho mỗi người một bông. Em đặt vào một mồ nhờ cơn gió lành nhẹ  bay đưa đi khắp không gian nơi đây thoang thoảng mùi trầm thơm, mùi hương hoa Mua buổi sớm. Để ai cũng được hưởng chung.
    Em và những người đồng đội hôm nay từ miền Bắc vào đây. Một nén hương thôi với tấm lòng tri ân. Cầu cho các anh dưới suối vàng được yên vui với miền cực lạc.

 NÓI VỚI CÁC ANH.

Sáng nay vào thắp nhang cho các anh.
Số nhang mang theo không đủ thắp cho mỗi người một nén
Xin các anh hãy đón mùi Trầm bay xa thoang thoảng.
Và chút hương rừng em ngắt tận phía đồi xa.
Đặt lên Mồ anh chỉ đạm bạc mấy bông hoa
Nhưng em thấy cả nghĩa trang đang một màu tím ngắt.
Không gian giờ đây đang nhòa đi trong nước mắt.
Các anh vẫn nằm đây! Giữa Đại Ngàn.
Một đại ngàn màu xanh, xanh bất tận.
Một đại ngàn trong màu tím, tím xôn xao.

                                                                          (Còn nữa)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Bảy, 2013, 06:27:28 pm
(Tiếp ngày thứ tư của chuyến đi)
    Rời nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn. Đoàn CCB E88 lại đồng hành cùng anh lái xe hiền Hậu và chiếc xe màu Hồng Mận xuôi về bến Xuân Sơn. Bến phà Xuân Sơn  ngày xưa là nơi đỏ máu của người lính trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Bến phà này là điểm nóng của đường hành quân vào chiến trận. Những đêm vượt phà sang sông hành quân sang phía Tây Trường Sơn. Chắc thật khó quên đi trong ký ưc của những người lính đánh Mỹ.

    Hôm nay Đất nước thanh bình, điểm máu lửa năm xưa giờ đây đã trở thành khu du lịch lớn, những đoàn thuyền nhẹ lướt trên sông Son. Giữa biển trời bao la, Núi non  hùng vĩ. Một bức tranh thiên nhiên Sơn Thuỷ hữu tình. Cái nắng ban trưa của Quảng Bình. Dẫu còn một chút heo may cuối mùa còn vương lại cũng không thể làm khô nhanh những giọt mồ hôi thấm áo.

    Bốn con thuyền hôm nay chở đầy những anh lính mái đầu sương trắng, lần đầu tiên được đến khu hang động mà mới chỉ được nghe và xem hang động qua màn ảnh nhỏ. Ngồi trên thuyền du nhẹ mà chợt thấy rưng rưng khi nhìn lên những mũi tên chỉ lối đi năm xưa của con đường huyền thoại. “ Đường Trường Sơn” đúng là con đường năm xưa  các anh đi lối đã mòn mà đôi gót không mòn. Hôm nay trở lại nơi đây các anh đã không còn phải nặng ba lô trên vai, chân đi dép Lốp men theo dọc sông Son đi vào con đường hun hút vào trong còn xa lắm. Những lèn đá, những bày bướm trắng chập chờn đuổi nhau đùa dỡn. thình thoàng chắc là mỏi cánh lũ Bướm lại đậu tụ vào nhau trông xa như một khối Bông màu tuyết trắng.

     Thật là tuyệt vời khu hang động thiên nhiên tạo hoá mà sao đẹp đến mê hồn. Mọi người thi nhau chụp ảnh làm kỷ niệm. Thời gian tham quan khu động nước đã thấy thoải mái. Đoàn Trưởng cho anh em nghỉ giải lao trước dãy hàng trên bến sông . Những cuộc giao lưu của khách và chủ hàng thật sôi nổi. CHị chủ hàng nước mía giọng nói ngọt ngào tự giới thiệu mình.
-   Em cũng là lính QY đây. Vài câu hỏi thăm vội vã tôi đã giật mình
-  Ồ thế ra chị ấy là lính của đội điều trị 16 Quân đoàn II.. Tôi muốn hỏi thăm thêm về chị nhưng thời gian đã không còn. Thật là tiếc vô cùng giá mà biết sớm hơn mấy phút. Tôi tạm biệt chị CCB của Binh Đoàn Hương Giang rồi vội vã xuống thuyền .
  Đoàn CCB Thanh Oai xuống thuyền trong mãn nguyện, lần đầu các anh đã được đến một kỳ quan của Thế Giới.

     Xe chạy lại bon bon trên con đường trải nhựa, Cái nắng chiều trải rộng trên những cồn cát trắng Quảng Bình. Cách Đồng Hới chừng 30 cây số. Anh chàng hướng dẫn viên du lịch Dương Trung Hiếu đã không quên nhắc tôi kể tiếp câu chuyện về anh thương binh nặng của Quảng Bình. Tôi đã không thất hứa và đã kể trọn vẹn cậu truyện ấy cho cả đoan xe được nghe. Chị Phiến ngồi cạnh rất xúc động hình như có lúc chị đã nấc lên từng tiếng.  Những người ngồi trên xe ai cũng xúc động cho câu chuyện dài của 41 năm thật đậm đà, lắng sâu tình đồng đội.

    Câu chuyện kết thúc cũng là lúc tôi nhìn ra ngoài không gian chiều Quảng Bình. Ngoài khơi xa tiếng sóng biển rì rầm. Cửa Nhật Lệ sóng đuồi nhau về phía cửa biển. Tượng đài của mẹ Suốt cao lồng lộng, mái chèo mẹ đưa đoàn quân qua sông đầy kiêu hãnh. Xe đã dừng hẳn phía sau tượng đài. Mọi người đều muốn được xuống xe thật nhanh để được thắp hương trước tượng đài của mẹ Suốt và được hít thật sâu mùi gió Biển thổi về. Tuy tâm trạng mỗi người có khác nhau nhưng cái chung nhất mọi người trong đoàn đi đều nghĩ về bữa cơm tối nay đoàn còn được đón anh thương binh nặng của Đồng Hới. Các anh ai cũng nhắc tôi . Em điện cho anh thương bình biết tin xe đã về tới cửa Nhật Lệ rồi đi.

      Sau buổi giao lưu tại cửa Nhật Lệ. CB em xúc động vô cùng và lại một lần nữa xin nói lời cảm ơn tới anh trưởng đoàn nguyên thiếu tướng Lê Xuân Thu,  Các phó đoàn, Anh Đại Tá. Đào Thấn, đại tá Trần Trọng Kỳ. các anh trong ban liên lạc  Đàm Hữu Thiết, anh nguyendoantho, chàng trai hướng dẫn viên Dương Trung Hiếu và anh lái xe cùng tất cả các chị, các anh trong đoàn đi đã tạo điều kiện cao nhất cho CB được tìm và gặp lại anh thương binh nặng của 41 năm về trước quê Quảng Ninh, Quảng Bình. Ai cũng dành cho anh ấy một tình cảm nồng hậu nhất Và anh thương bình còn hạnh phúc được giao lưu với đoàn và được mọi người dành cho anh ấy một tình cảm thắm thiết đậm tình đồng đội. Đoàn còn tặng cho anh thương binh chiếc mũ tai bèo mang dòng chữ chiến sỹ bảo vê thành cổ. Những tấm hình, những thước phim quay ghi lại thật  quý giá biết nhường nào?

    Vinh dự lắm và xúc động cũng thật nhiều. Giá trị về vật chất thì không nhiều lắm. nhưng giá trị về tình cảm thì không có thước nào đo và không có cân nào đong. CB chỉ biết cảm ơn rất nhiều tất cả mọi người trong chuyến đi đầy ý nghĩa. CB đã từng nói với anh Xuân Thu và các anh. Trong chuyến đi này CB là người có lãi nhất. Nhiều lần anh thương binh điện ra và có gửi lời chúc sức khoẻ và cảm ơn rất nhiều tới ban lãnh đạo đoàn và anh chị em của cả đoàn đi

   Đêm Nhật Lệ trôi đi như một giấc chiêm bao tuyệt diệu…… Ngày mai sẽ là ngày cuối cùng của chuyến đi……….ƯỚc cho chuyến đi giá còn dài nữa.

                                                                 (còn nữa)
    


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 17 Tháng Bảy, 2013, 08:52:08 am
(http://1.bp.blogspot.com/-HU1Dz4jGwlk/UWoaDHT3s8I/AAAAAAAADyQ/SN73f8wJHxE/s400/IMG_6820.JPG)
Hoa rừng thơm thảo

(http://4.bp.blogspot.com/-f96aXgFq0VY/UWoaFc4UtMI/AAAAAAAADyc/FzdKIKLsQSI/s400/IMG_6822.JPG)
đã được CB mang lên xe để dâng tăng các liệt sỹ

(http://2.bp.blogspot.com/-Hb_QAarNZ64/UWoaKN-TewI/AAAAAAAADzA/tKhEfnXsq1Q/s400/IMG_6826.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-X6KXdORGy8o/UWoaaaZv3DI/AAAAAAAADz0/5Udetd9cCcc/s400/IMG_6833.JPG)


(http://1.bp.blogspot.com/-LpJwFYCqnDM/UWoadZolvXI/AAAAAAAAD0Y/13gVidCdbJM/s400/IMG_6837.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-6LKw1IpCMqU/UWoabZx3wYI/AAAAAAAAD0A/RPZHzKnPDcU/s400/IMG_6834.JPG)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 17 Tháng Bảy, 2013, 08:56:21 am
(http://4.bp.blogspot.com/-mR4Dgzcv7Ts/UWoah8oEF3I/AAAAAAAAD1c/Yp-tgtRp1VI/s400/IMG_6846.JPG)
Trên thuyền sông Son vào Động

(http://2.bp.blogspot.com/-1V3rkHaLnU0/UWoamkb8KaI/AAAAAAAAD1w/EERVLEP5dms/s400/IMG_6849.JPG)
Phong cảnh hai bờ sông

(http://3.bp.blogspot.com/-kBwONCxUQzw/UWoap_h1WQI/AAAAAAAAD2o/qAplW3ulrRE/s400/IMG_6856.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-lwei36Jerco/UWoas15bGkI/AAAAAAAAD3Q/l1P2PwumoXY/s400/IMG_6860.JPG)
Bến phà xưa và nay


(http://3.bp.blogspot.com/-iAyE_1QEjcI/UWoa4EOp_GI/AAAAAAAAD4w/_bABLPu6vMc/s400/IMG_6877.JPG)
Trong Động


(http://3.bp.blogspot.com/-ZI2HhCQmVjM/UWobAIop5fI/AAAAAAAAD5o/pG6kF8DyI88/s400/IMG_6884.JPG)
Ngồi nghỉ chuyện trò


(http://4.bp.blogspot.com/-_DCi4TVKYC0/UWobL5O4k8I/AAAAAAAAD6Q/EqPY7EYycHs/s400/IMG_6889.JPG)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 17 Tháng Bảy, 2013, 09:00:20 am
(http://1.bp.blogspot.com/--I-OCUY4gHU/UWobfKk1QBI/AAAAAAAAD8s/4W834inWL7Q/s400/IMG_6911.JPG)
Thành phố Đồng hới

(http://1.bp.blogspot.com/-1nCjvfCtdXo/UWobpG1FL9I/AAAAAAAAD9w/tsQMaP0d1AI/s400/IMG_6919.JPG)
Tượng đài Mẹ Suốt


(http://4.bp.blogspot.com/--tw8-69AYh8/UWobnaGrDNI/AAAAAAAAD9Q/yLEENstVhX4/s400/IMG_6915.JPG)
Cầu nhật Lệ


(http://3.bp.blogspot.com/-I-QmRT98FWs/UWobqFoeqmI/AAAAAAAAD-I/WsV36Md0rpY/s400/IMG_6922.JPG)
Khách sạn Phú quý


(http://3.bp.blogspot.com/-W1xx_tPZA7E/UWobqkYdYrI/AAAAAAAAD-U/1Z9C_lrSDDM/s400/IMG_6924.JPG)
Bãi biển nhật Lệ mà CCB E88 tranh thủ ra tắm

(http://1.bp.blogspot.com/-CFbxb7qWcRk/UWobrdyJljI/AAAAAAAAD-k/IiutyncSMho/s400/IMG_6928.JPG)

Tiếp đón anh thương binh nặng Nguyễn Trung Hột ở Nhật Lệ

(http://3.bp.blogspot.com/-DcxdUfpPfUo/UWobtJCJyDI/AAAAAAAAD-4/ctHQ00uGNmk/s400/IMG_6932.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-IVW1BoBDsNg/UWobuwTNuvI/AAAAAAAAD_k/jxzkmqovtro/s400/IMG_6937.JPG)



(http://3.bp.blogspot.com/-cHnuBtpiReY/UWobviIgUAI/AAAAAAAAD_0/Sf6wFH3SLmw/s400/IMG_6939.JPG)
 Chích Bông là người vui nhất phải không


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Bảy, 2013, 10:59:43 am
 CB chào tất cả các bác. Chích Bông bái phục anh doantho về tài chụp ảnh và tốc độ chụp ảnh và kỹ năng nhìn xuyên suốt của câu chuyện trong chuyến về lại chiến trường xưa của các cựu binh E88 F308 Thanh oai. Thật là tiếc sao ngày chiến tranh anh chỉ là lính Giữ chốt bảo vệ Thành Cổ. Ngày ấy giá anh là phóng viên chiến trường thì bây giờ có ngàn vạn tấm hình quý giá. Trình độ phải đem so anh với nhà nhiếp ảnh Nguyễn Công Tính cũng nên.  CB chúc anh thật dẻo dai trên các cuộc hành trình với phần minh hoạ cho người viết bài.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Bảy, 2013, 07:06:07 pm
 Ngày thứ năm của chuyến đi ( tiếp theo)

   Sáng sớm trời vẫn xe xe lạnh.. Mưa lất phất bay khắp trời Đồng Hới. Tượng đài mẹ Suốt cứ xa dần. Sóng cửa sông Nhật lệ sáng nay dịu êm. Ngồi trên xe qua lăng kính mỏng. xa xa ngoài biển khơi, những ngọn sóng bạc đầu đang đuổi nhau xô vào bờ cát phía Bảo Ninh.

     Xe lướt nhanh và dẽ sang con đường số 1 qua đất Lộc Ninh. Ngã Ba sân Bay Đồng Hới buổi sớm vẫn còn vắng bóng người, xe qua dãy nhà mặt phố. Cây Si xum xuê, rễ sóng nhau rủ gần mặt đất trông như suối tóc của các nàng Tiên Nữ che trước cửa căn nhà. Đó là căn nhà của anh thương binh nặng. Tối qua anh mời đoàn sáng nay đi qua dừng lại thăm nhà, đặc điểm của nhà anh là có cây si trước cửa to nhất phố. Trời còn sớm đoàn đã không muốn làm phiền giấc ngủ của gia đình anh thương binh nên đã quyết định không dừng xe. Thế là tôi và cả đoàn đi đã lỗi hẹn với lời mời của anh trong buổi giao lưu tối qua. Xe qua ngã ba sân bay chừng 10 cây số. Anh doantho liên lạc của đoàn đã chủ động điện báo tin với anh thương binh là do lịch đi của đoàn thay đổi sớm hơn nên đã lỗi hẹn với anh. Mong anh thông cảm hẹn có một dịp khác được trở lại Đồng Hới. Chắc anh ấy sẽ không được vui.





(http://i0.upanh.com/2013/0718/09//56855601.p1000848.jpg) (http://upanh.com/view/?id=2vwc1dcierb)


Ảnh chụp trong buổi giao lưu với anh thương binh nặng. tại cửa Nhật Lệ.



(http://i6.upanh.com/2013/0718/09//56855643.p1000849.jpg) (http://upanh.com/view/?id=1vwaedbieic)




     Con đường vào trận năm xưa hôm nay trải nhựa mịn màng. Xe quay trở lại con đường vào hôm trước. Lại là hầm đèo ngang, là tiếng sóng biển Kỳ Anh ồn ào, hàng phi lao nghiêng theo gió lộng. Giá đừng có tiếng động cơ xe át đi thì mình đã được nghe khúc nhạc Thông reo trong gió biển buổi sớm chắc là tuyệt diệu. Thật nên thơ! Tôi ngả người nhìn lên lên đỉnh Hoành Sơn. Bên tai tôi như văng vẳng một giọng hát năm xưa nghe trữ tình mà bốc lửa của anh Huy Túc. Nói đến Huy Túc của một thời “Chào em cô gái Lam Hồng” Là người lính thời đánh Mỹ không mấy người nghe ca nhạc lại không nhớ tới một anh công nhân của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo những anh lại có một giọng hát rất chuyên nghiệp trong phong trào tiếng hát át tiếng bom. Huy Túc đã thôi thúc cho những tay lái của những người lái xe chiến trường tự tin để vượt Đèo Ngang, qua Hoành Sơn đưa hàng vào chiến trận. bên tay lái đầy hiểm nguy đạn bom và đèo dốc mà các anh lái xe vẫn không quên nghiêng đầu ra khỏi CaBin trao một nụ cười để chào các em “Những cô gái Lam Hồng” ngày đêm đi thông đường cho từng chuyến xe qua dưới mưa bom bão đạn của quân thù.
     Đi tới cung đường thân yêu này. Tôi cũng như mọi người trên chuyến xe đi lại được như tái hiện hình ảnh của những ngày hội trên đường đi đánh Mỹ của cả dân tộc ngày nào.

     Thật nghẹn ngào xúc động khi đứng trước 10 tấm bia mộ của mười cô gái thanh niên xung phong đang nằm yên nghỉ tại ngã ba Đồng Lộc. Mười gương mặt trẻ, mười nụ cười vô tư và ngây thơ trong trắng vẫn còn nguyên đó. các chị vẫn trẻ trung như ngày nào. Hề bên các chị hôm nay chúng em vẫn chỉ tuần hương thơm và những cánh hoa rừng thơm dung dị. Các chị ơi! Cung đường năm xưa nay đã được mở rộng thêm, những chuyến xe hôm nay không có đạn bom nào ngăn cản. Nơi các chị nằm ôm nhau sau một loạt bom trút hơi thở cuối cùng vĩnh biệt dương trần vẫn còn nguyên vẹn, nơi ấy hôm nay có tượng đài cao lộng gió. Các chị có nghe tiếng chuông ngân trên đỉnh đồi cao khi mỗi chiều. Đầu hạ hôm nay nơi đây vẫn rất nhiều hoa mùa nở tím và những nụ Sim còn chúm chím đầu cành. Khói vẫn bay nghi ngút sắp hết một tuần hương. Đường về quê còn dài còn dài. Xin tạm biệt ngã ba đồng lọc, tạm biệt mười cô gái kiên trung, tạm biệt những anh hùng liệt sỹ còn nằm lại ngã ba Đồng Lộc. Chúc các chân linh nơi suối vàng luôn được vui với miền cực lạc. Chúng tôi lên xe hình ảnh mười cô gái, mười nụ cười duyên vẫn còn theo bước.  Hình ảnh người con gái Can Lộc có đôi mắt trong tựa ngọc vẫn hiên ngang đứng giữa đồi cao đếm từng loạt bom rơi suốt bao ngày đêm mà vẫn nở nụ cười. xin tạm biệt......



(http://i6.upanh.com/2013/0718/08//56854842.p1000876.jpg) (http://upanh.com/view/?id=7vwedd3c9iv)





(http://i3.upanh.com/2013/0718/08//56854956.p1000880.jpg) (http://upanh.com/view/?id=evw6dddc2nu)






(http://i6.upanh.com/2013/0718/09//56855031.p1000884.jpg) (http://upanh.com/view/?id=7vwe7d7c7vr)


Ảnh trên: Anh doantho và anh Long CCB Thanh Oai.





(http://i7.upanh.com/2013/0718/09//56855095.p1000887.jpg) (http://upanh.com/view/?id=fvw2cdeceex)

ảnh trên: CB chụp ảnh tại ngã ba Đồng Lộc cùng với cháu Dương Trung Hiếu. Hướng dẫn viên du lịch của đoàn. Đẹp trai, thông mình và dí dỏm.



     Cung đường miền Trung quả là dài dằng dặc. Dẫu đường dài nhưng tôi đã không bỏ sót một hình ảnh nào để tận hưởng nhưng những cái tên núi, tên sông đã đi vào lịch sử. Mảnh đất của Dòng sông La, của sông Lam núi Hồng. Lúc xe đi qua thành phố Hồng Lĩnh. Tôi chợt nhớ về một bác lính già đã gần thất thập. Là anh trưởng ban tuyên huấn của sư đoàn 341. Người rất mặn mà với những việc làm nghĩa tình với đồng đội hôm nay của Hà Tĩnh. Tuổi đã cao, bác vẫn miệt mài gõ trên bàn phím những câu truyện hay có cả buồn vui về đồng đội một thời. Để động đội đang sống trên khắp hành tinh này cùng được nghe qua trang Máu & Hoa trên diễn đàn Dựng nước và giữa nước. Tôi đã không quên bật máy gọi điện thoại cho anh chúc sức khoẻ và thông báo cho anh là Chích Bông đang trên xe đi qua đất Hồng Lĩnh quê hương anh và tôi đã thông báo tin vui với anh rằng. tôi đã tìm và gặp được anh thương binh Hột rồi anh ạ. Lời chúc mừng tôi từ phía đầu giây của một cựu lính 341 và lời tiếng thở dài nuối tiếc giá đoàn đi của em được dừng lại Hồng Lĩnh thì vui biết mấy. Tôi cảm ơn anh và tạm biệt.  

    Xe dừng lại thành phố Vinh là lúc giông gió đổ về. Mưa như trút nước. Mưa nắng của đất miền Trung có lẽ cũng khác thường. Đây cũng chỉ là hạt cát nhỏ đối với mình gọi là được cùng chia sẻ với một khoảng trời khắc nghiệt của mảnh đất miền Trung.

    Bữa cơm chia tay của đoàn diễn ra trong không khí thật vui mà bồi hồi xúc động. Ai cũng như nuối tiếc giá thời gian được quay trở lại của một chuyến đi. Những cặp mắt đỏ ngàu, những cốc Bia tràn trề, những tiêng keng va nhau của cốc. Những tiếng nói xen lẫn  tiếng cười, tiiếng hô dô cùng lồng trong những lời chúc tụng. Một cuộc giao lưu diễn ra không kịch bản, không có ai là người dẫn chương trình. Tất cả ai cũng muốn thể hiện mình là người dẫn chương trình số một. Nhưng có lẽ lớn tiếng nhất vẫn là tiếng của anh Đào Thấn, Anh doantho và anh Văn Quân người đại diện cho các cựu lính Thanh Oai. Trong bữa tiệc chia tay của đoàn được đặt trên quê Bác. Một điều thật vinh dự cho đoàn đã được đón bác Đại Tá Nguyễn Cảnh Châu người đất Thành Vinh. Bác ấy nguyên là cán bộ tổ chức của E88. Nhận được lời mời của anh trưởng đoàn Lê Xuân Thu thay mặt đoàn mời bác và thông báo là các anh lính cựu binh của Trung đoàn về lại chiến trường xưa trên đường về dừng lại thành Vinh. Bác Châu không quản cơn mưa giông đã tới cùng vui với lính xưa trong tình cảm chứa chan, bồi hồi và xúc động.
                                                                                                        (còn nữa)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Bảy, 2013, 07:08:56 pm
(Tiếp theo) Ngày thứ năm của chuyến đi.

   Bữa tiệc chia tay đã tàn. Mọi người lại lên xe. Trên đường từ đất Thanh Hoá về có mấy Cựu lính phải xuống ngang đường về quê cho thuận. Các anh lãnh dạo đoàn đã quyết định không đi lối đường Trường Sơn mà đi theo đường số một để tạo thuận lợi chi anh em. Dù đường có dài hơn, các anh trong ban lãnh đạo đoàn về tận Từ Liêm là điềm trả khách cuối cùng có muộn. Tính hy sinh và tính nhân văn này có lẽ chỉ có nhiều ở những người lính trận. Tôi và anh Thìn nhẹ thở sau khi được nghe quyết định này. Thế là đêm nay tôi đã trở về đến Thái Bình. Còn anh Thìn người đã được về Thanh Hoá sớm hơn.

  
  Ngoài trời mưa vẫn như đổ nước. Cái gạt nước phía lăng kính trước của anh lái xe Hậu hôm nay sẽ không thể xua đi nỗi nhớ của những người cựu binh Thành Cổ. Ngoài trời gió lạnh thổi từng cơn, mưa khắp trời nghiêng nghiêng như giăng lưới, không gian mịt mù. Càng làm cho nỗi nhớ nhung trên chuyến xe về thêm đầy ắp.

   Các anh trong ban lãnh đạo đoàn đã tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm của chuyến đi ngay trên xe. Có lẽ không bao giờ tôi quên được giọng nói thủ thỉ, ấm áp đầy truyền cảm của anh Đàm Hữu Thiết. Người tài trợ chính cho cả chuyến đi. Anh rất xúc động khi nghĩ về những người đồng đội của mình sau chiến tranh cuộc sống mưu sinh vất vả, cuộc sống có anh hôm nay còn chưa được đủ đầy. Từ tình thương ấy nên anh chị cùng bàn với lãnh đạo ban liên lạc của trung đoàn và chính anh đã trở thành người tài trợ chính cho một chuyến đi đầy tình nghĩa.

     Nói về những người lính Thanh oai giọng anh đầy chia sẻ. Còn với cô Chích Bông là một nhận vật được cả đoàn quan tâm và ưu ái. Anh Thiết đã nói rằng. Với CB đề nghị với các anh trong lãnh đạo đoàn có thể kết nạp CB là một thành viên danh dự của E 88. Tôi ngồi nghe mà đến nao lòng.

     Trưởng đoàn Lê Xuân Thu nói trong xúc động nhận xét về một chuyến đi và anh tâm sự. “ Tôi là một thiếu  tướng, trong nhiều năm còn công tác trong quân đội. Tôi đã từng được đi với rất nhiều đoàn trên phượng diện công tác và du lịch trở lại chiến trường xưa . Những chuyến đi có cả trong nước và ngoài nước. Nhưng có lẽ chuyến đi này là chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất của đời tôi. Về tình cảm  qua những câu chuyện, những lời ca. Những cái chân phương thật nhất của người lính. Ai cũng thấy xúc động khi nghe một vị Tướng lĩnh có nhưng sự hoà đồng và một tình cảm rất gần với những người đồng đội năm xưa. Có lẽ chính để có tình cảm ấy trong anh, là con đường tiến thân của anh đã đi lên từ người lính trận.
 
       Những ý kiến của các anh trong ban lãnh đạo đoàn. Anh Đào Thấn, anh Trần Trọng Kỳ, Anh Nguyễn Văn Quân. Các anh trong ban liên lạc.nguyendoantho. Đều có chung một ý tưởng mong muốn các anh CCB E88 ThanhOai luôn nối vòng tay lớn để cùng với ban liên lạc của Trung Đoàn chung lo cho các CCB E88 F308 mãi trường tồn. và trẻ mãi tuổi Hai Mươi. Anh Đào Thấn ngẫn lệ nhắc đến mấy lần một câu là anh Xuân Thu ơi! “Mong anh  đừng bỏ chúng tôi” Nghe mà thấy nghẹn ngào.

     Xe đã đến phố Cà. Một thoáng trong mưa tôi vẫn nhớ lối dẽ về cái làng xa dưới chân núi Và. Nơi mà tôi đã từng được chăm sóc Hột ở một đoàn an dưỡng thương binh nặng. Bốn mươi mốt năm trôi đi. Sau những ngày dài tìm anh. Tối qua bên bờ Nhật Lệ tôi đã được gặp lại anh  trong niềm vui chung của cả đoàn.

     Không gian trời đã tối như mực. Thành phố Phủ Lý đã sáng đèn. Những hàng điện màu sáng mờ trong mưa.  Xe đã dừng. gần điểm ngã ba lối dẽ về đừng 21. Con đường về đất Lúa vẫn còn xa. Các anh Tú, anh Long cũng các anh đã xuống xe mặc cho mưa rơi giúp tôi mang đồ xuống đợi xe. Rồi trưởng đoàn đã không yên tâm khi tôi phải đứng đợi xe trong trời tối cùng mưa rét. Anh đã quyết định thuê xe tắc xi tại đó cho tôi về quê được an toàn. Anh Xuân Thu đã ghi lại số xe số nhà của người lái tắc xi. Đúng là kính nghiệm đường đời chất đầy trong vị Tướng. Tôi chỉ kịp cảm ơn các anh và chiếc tăc xi vút nhanh dẽ vào đường đi Nam Định.

     Về tới Thái Bình. Tôi đã nhận được rất nhiều cú điện thoại từ các anh điện về hỏi rằng CB đã về tới nhà chưa? CB cảm ơn thật nhiều các anh trong bạn liên lạc của E88 F308. Cảm ơn tới từng người CCB E88 của Thanh Oai. Mong rằng thời gian hãy đừng trôi. Đừng để cho những khuôn mặt của chúng ta hôm nay phải già thêm Người có lãi nhất trong chuyến đi này chỉ biết nói lời cảm ơn mãi mãi……CB xin chúc cho mọi người được mạnh khoẻ, vui vẻ , hạnh phúc. Chúc cho chuyến đi được tái sinh!

       Kết thúc cuộc hành trình của năm ngày về lại chiến trường xưa của các CCB E88 F308 Thanh Oai. xuanv338 xin cảm ơn các bác tham gia trên diễn đàn và các độc giả của toips: “ Những ngày thàng 4 E88 F308 trở lại chiến trường xưa”
     Có điều kiện xuanv338 sẽ có một số câu chuyện nhỏ trong chuyến đi. Phần tiếp của toips. Xin chào và hẹn gặp lại………
    



Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Bảy, 2013, 01:16:23 pm
(http://i3.upanh.com/2013/0718/09//56855424.p1000890.jpg) (http://upanh.com/view/?id=4vwb2dac9al)


 Anh Thiết bồi hồi nói lời chia tay trên chuyến xe về. Cung đường đã gần sang đất xứ Thanh.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Bảy, 2013, 01:23:41 pm
(http://i3.upanh.com/2013/0718/06//56852283.p1000840.jpg) (http://upanh.com/view/?id=3vwbfv8oblh)

  Đây là một cặp đôi hoàn hảo. Anh chị Thiết và Phiến hai người bạn đời chi kỷ và có chung Tầm , có chung Tâm và có chung tình.  Là nhà tài trợ chính cho chuyến về lại chiến trường xưa của CCB E88 F308 Thanh Oai. Là hai cựu sinh viên trường Cơ Điện.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 18 Tháng Bảy, 2013, 02:50:09 pm
(http://2.bp.blogspot.com/-KEHO-DMmhEg/UWogZlUD8hI/AAAAAAAAEAM/GpQtmQNgSGY/s400/IMG_6940.JPG)
Ca khúc khải hoàn của các CCB

(http://2.bp.blogspot.com/-fkTTceF6Pvw/UWogZzedhNI/AAAAAAAAEAQ/uQz-V2vYty0/s400/IMG_6942.JPG)
Vào ngã ba Đồng lộc


(http://1.bp.blogspot.com/-WEPvtml1gUA/UWogku45UTI/AAAAAAAAEBA/1Xp-_6Pv0UY/s400/IMG_6949.JPG)
 Tưởng niệm 10 cô gái Đồng lộc


(http://3.bp.blogspot.com/-6pZ1cUoC2gQ/UWogzOo65HI/AAAAAAAAECY/Yj0uW6ddVf4/s400/IMG_6960.JPG)
Thắp hương và biếu quà các chị

(http://2.bp.blogspot.com/-y-RsVYk2ztY/UWog6uM8HtI/AAAAAAAAEDc/MUF4vRLLTTM/s400/IMG_6971.JPG)
Ảnh lưu niệm


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: nguyendoantho trong 18 Tháng Bảy, 2013, 03:00:51 pm
(http://1.bp.blogspot.com/-lNAMeqv66O0/UWog8mwbDbI/AAAAAAAAEEI/MZwEeZTffnE/s400/IMG_6977.JPG)
Bữa chia tay tại Vinh

(http://1.bp.blogspot.com/-TNKNJiLzc5s/UWog9o0mLtI/AAAAAAAAEEY/X__QlI3xBOc/s400/IMG_6979.JPG)


(http://2.bp.blogspot.com/-_ozhy504JpI/UWohGM9u8tI/AAAAAAAAEFM/dgbh2o8PBQo/s400/IMG_6985.JPG)


(http://3.bp.blogspot.com/-Z2jSLAUQUg4/UWohINgIMRI/AAAAAAAAEFU/wYYxftU72j4/s400/IMG_6986.JPG)
Tổ lái và hoa tiêu

(http://1.bp.blogspot.com/-vKO4N0W5TwY/UWohKGeSv5I/AAAAAAAAEF0/Q-Bl_xl1PKw/s400/IMG_6992.JPG)
Anh châu và anh Thiết

(http://2.bp.blogspot.com/-IzAQhbIZnCM/UWohSwEmc0I/AAAAAAAAEHE/LFj0mVkJxRo/s400/IMG_7001.JPG)
Anh châu với các nữ tướng của Đoàn

(http://4.bp.blogspot.com/-JFxMB2vmnE8/UWohUL1XAPI/AAAAAAAAEHU/08lw4TWR3Ug/s400/IMG_7004.JPG)
Lời tạm biệt của anh Thiết


(http://3.bp.blogspot.com/-qVH4_kPXBrQ/UWohUP5EmzI/AAAAAAAAEHY/rs7RcEq5O70/s400/IMG_7005.JPG)

Lời đáp sinh động của CCB Thanmh Oai


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 01 Tháng Giêng, 2014, 10:50:57 am
 Chào các bác đang tham gia chiến trường xưa. Chào anh doantho. Lại sắp tới ngày gặp mặt các anh línhThanh Oai. CB thấy có cái ảnh hôm về Huế đẹp quá P lên trang cho các bác cùng xem lại.

(http://i0.upanh.com/2014/0101/03//58412664.untitled1copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=2rcbbq9tamz)



Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 09 Tháng Giêng, 2014, 07:40:51 pm
(http://i8.upanh.com/2014/0109/12//58480739.p1000608.jpg) (http://upanh.com/view/?id=bvwcddel6mx)

 Ảnh trên: Anh trần Bính và Hồng Nết trong ngày vui gặp mặt. Không biết ngày xưa có gì không mà hôm nay gặp lại thật là tình tứ.

(http://i1.upanh.com/2014/0109/12//58480741.p1000552.jpg) (http://upanh.com/view/?id=7vw0dd0l0mb)

Anh trên. Bồi hồi xúc động thắp hương cho đồng đội.

(http://i6.upanh.com/2014/0109/12//58480746.p1000558.jpg) (http://upanh.com/view/?id=dvwe6dalcmf)

Anh trên. Tu (Tân) và Đức Dũng trong nụ cười rạng rỡ.

(http://i3.upanh.com/2014/0109/12//58480752.p1000571.jpg) (http://upanh.com/view/?id=2vwcedcl4gn)

(http://i6.upanh.com/2014/0109/12//58480755.p1000584.jpg) (http://upanh.com/view/?id=bvwdedblbgr)

   CB đang " ở hai đầu nỗi nhớ" các anh lính Thanh Oai ai cũng cứ mong sao cho ngôi sao xuống thấp hơn chút nữa.... ;D


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Giêng, 2014, 12:11:52 pm
   Những ký ức thành cổ Quảng Trị.

                              

(http://i8.upanh.com/2014/0115/05//58526072.p1000735.jpg) (http://upanh.com/view/?id=cvw68z3kcul).

  Trang sử vẻ vang đã ghi tên các anh.


(http://i2.upanh.com/2014/0116/04//58533671.p1000728.jpg) (http://upanh.com/view/?id=cvwb1b1dcfp)

  Ảnh trên: Đây là hành trang của người lính trận.


(http://i2.upanh.com/2014/0115/05//58526075.p1000739.jpg) (http://upanh.com/view/?id=6vwbdzekfus)


    Cuốn sổ dày nhiều trang ghi đã kín. Các anh ơi! Công lao và tên tuổi của các anh.  Muôn đời không quên, ngàn đời ghi tạc.


(http://i3.upanh.com/2014/0116/03//58533060.p1000766.jpg) (http://upanh.com/view/?id=9vwb9b4ndgl)

 Ảnh trên :  Sông Thạch hãn sáng nay nước trong xanh quá/ Đồng đội ơi! Chúng tôi đến đây rồi.


(http://i1.upanh.com/2014/0116/03//58532932.p1000708.jpg) (http://upanh.com/view/?id=8vw29b8ncxg)

Ảnh trên : Bãi cỏ là nơi kỷ niệm các anh được đặt bước chân đầu tiên đêm vượt sông sang bờ nam sông Thạch Hãn. Các anh bắt đầu được bổ xung cho các đơn vị của Thành cổ họ đã đợi sẵn nhận quân và cuộc chiến đấu đầu tiên của các anh lính Thanh Oai bắt đầu từ ngay trong đêm đó.
 
(http://i0.upanh.com/2014/0116/03//58533039.p1000722.jpg) (http://upanh.com/view/?id=8vwd3b8n1as)

Ảnh trên: Đoàn làm hành lễ dưới chân tượng đài dưới trời mưa.


(http://i3.upanh.com/2014/0115/05//58526067.p1000749.jpg)[/url


                                   Căm ghét chiến tranh.


[url=http://upanh.com/view/?id=8vwc7b6n4mq](http://i2.upanh.com/2014/0116/03//58532888.p1000723.jpg) (http://upanh.com/view/?id=dvwdczak8uh)

 Anh trên: Đường lên đài tưởng niệm Thành cổ.

(http://i3.upanh.com/2014/0115/13//58529883.untitled2copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=bvw5bz6h6ac)


(http://i2.upanh.com/2014/0116/04//58533464.untitled6copy.jpg) (http://upanh.com/view/?id=7vw1db1dfuo)


  Ảnh trên : Đoàn thắp hương cho các liệt sỹ tại tượng đài thành cổ.


(http://i6.upanh.com/2014/0116/03//58533315.p1000714.jpg) (http://upanh.com/view/?id=0vw56b0d1vs).

  Ảnh trên: Tại cồng Thành cổ Quảng trị. CB chụp với anh Quân nguyên là lính C3 còn CB lại ở C2. Lạ nhỉ? Ngày xưa anh ấy không cùng đại đội với mình. Mình không hề quen anh ấy! mà tại sao? 41 năm dài, mình đã giật mình lúc ngồi trên xe anh ấy nhắc tên làng quê nơi tuổi thơ của mình đi qua rõ đến vậy! Còn nữa. Cái mũ cứng có khắc tên của mình đã từng cho Đức Dũng mượn. Mình đã viết truyện trong "Có một cuộc đời......." và mình lại cho anh quản lý Trần Trọng Tuỳ mượn và làm mất từ mùa hè năm 1972. Vậy mà hôm nay anh ấy nói với mình" Cái mũ cứng có khắc tên của em anh vẫn còn đang giữ" Bái phục anh ấy. Mình muốn xin lại ở anh cái mũ ấy mà ngại quá! Lúc vào thành cổ anh ấy mời mình chụp chung một kiểu ảnh để làm kỷ niệm. CB vui vẻ chụp cùng anh một tấm hình kỷ niệm sau 41 năm trở lại Thành cổ. Mình cùng là một tiểu đoàn phải không anh Quân? ;D


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Giêng, 2014, 12:25:01 pm
Những hình ảnh ghi lại trên đường số Chín.


(http://i7.upanh.com/2014/0115/05//58526134.p1000785.jpg) (http://upanh.com/view/?id=0vw43z3keso)

  Ảnh trên : Đoàn CCB E88 F308 Thanh Oai viếng các liệt sỹ tại nghĩa trang đường Chín.



(http://i0.upanh.com/2014/0116/04//58533525.p1000789.jpg) (http://upanh.com/view/?id=8vwf9bcdesb)

Anh trên: CB chụp tấm hình kỷ niệm cùng nguyên Thiếu tướng Lê Xuân Thu. Trưởng đoàn thăm lại chiến tường xưa của CCB E88 F308. tại nghĩa trang Quốc gia đường Chín. (Ngày 8/4/2013).


(http://i1.upanh.com/2014/0116/09//58536433.p1000793.jpg) (http://upanh.com/view/?id=7vw65zbpess).

               Xe tăng về tới làng Vây làm cho Mỹ , Nguỵ bạt vía kinh hồn.





                               Những hình ảnh ghi lại tại bảo tàng bản Đông trên đất nước bạn (Lào)


(http://i1.upanh.com/2014/0115/05//58526128.p1000798.jpg) (http://upanh.com/view/?id=evwb7z5k1sg)

 Ảnh trên : CB bên tượng đài trước nhà bảo tàng chiến thắng bản Đông (Lào). Đây là biểu tượng mối tình Việt - Lào  Thuỷ chung son sắt bên nhau cùng sẻ chia gian khổ, giết kẻ thù chung.



(http://i7.upanh.com/2014/0115/05//58526242.p1000800.jpg) (http://upanh.com/view/?id=7vwbezbk9yw)

Ảnh trên : CB chụp ảnh cùng các anh lính E88 F308 tại nhà bảo tàng bản Đông. Người đứng bên phải CB là anh Hữu Thiết nhà tài trợ chính cho chuyến đi "về lại chiến trường xưa". Bên trái là Đức Trung. Người có cây đàn mangdolin trên chuyến xe đi và là một trong những anh lính đã từng lấy trộm bánh Mỳ của các chị nuôi cho những những trẻ nghèo làng Vân Trụ.


(http://i2.upanh.com/2014/0116/08//58536173.p1000802.jpg) (http://upanh.com/view/?id=cvw80z8p6dh).

(http://i5.upanh.com/2014/0116/08//58536230.p1000804.jpg) (http://upanh.com/view/?id=3vw83z2p8oq).

  
  Hai cô gái Lào rất vui khi được đón đoàn CCB Việt nam sang thăm bảo tàng bản Đông.


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Giêng, 2014, 03:45:11 pm
 Những hình ảnh tại cửa khẩu Lao Bảo.


(http://i6.upanh.com/2014/0116/08//58536276.p1000813.jpg) (http://upanh.com/view/?id=0vwc7z2p5eq).


 Những xe Chuối đầy ắp, trái còn xanh, quả căng tròn đang được những người dân ở vùng biên chở từ bên Tây Trường Sơn về bên Đông Trường Sơn. CB và người đẹp phu nhân của anh doantho. Liên lạc đoàn.


(http://i0.upanh.com/2014/0116/08//58536288.p1000812.jpg) (http://upanh.com/view/?id=2vw1az7pdzi).


(http://i4.upanh.com/2014/0116/08//58536319.p1000818.jpg) (http://upanh.com/view/?id=1vw09z7pczy)


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Giêng, 2014, 03:55:59 pm
  Những hình ảnh bổ xung đoàn về thắp hương cho các liệt sỹ tại nghĩa trang Trường Sơn.


(http://i7.upanh.com/2014/0116/08//58536331.p1000821.jpg) (http://upanh.com/view/?id=evw5bz6p4lb).


Ảnh trên. Nguyên thiếu tướng Lê Xuân Thu trường đoàn CCB E88 F308 " về lại chiến trường xưa" lên thắp hương tượng niệm.


(http://i6.upanh.com/2014/0116/08//58536375.p1000823.jpg) (http://upanh.com/view/?id=5vw4ez5p5mj).


(http://i7.upanh.com/2014/0116/09//58536403.p1000827.jpg) (http://upanh.com/view/?id=avw6ezcp4kh).

NÓI VỚI CÁC ANH.

  Sáng nay vào thắp nhang cho các anh.
  Một nắm cầm tay, sao đủ thắp cho các anh mỗi người một nén
 Xin các anh hãy đón mùi Trầm bay xa thoang thoảng.
 Và chút hương rừng em ngắt tận phía đồi xa.
 Đặt lên Mồ anh chỉ đạm bạc mấy bông hoa
 Nhưng em thấy cả nghĩa trang đang một màu tím ngắt.
 Không gian giờ đây đang nhòa đi trong nước mắt.
 Các anh hãy nằm đây! Giữa Đại Ngàn.
 Một đại ngàn màu xanh, xanh bất tận.
 Một đại ngàn trong màu tím, tím xôn xao.

                                              Trường Sơn sáng ngày 9/4/2013.

(http://i2.upanh.com/2014/0116/09//58536497.p1000829.jpg) (http://upanh.com/view/?id=1vw76zepdpc).


Ảnh trên : Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ quê Lúa Thái Bình tại nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn




Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Giêng, 2014, 10:32:24 am
                     Những hình ảnh ghi lại chiều tối ngày 9/4/2013. Tại cửa Nhật Lệ, Quàng Bình.

(http://i1.upanh.com/2014/0117/03//58541842.p1000840.jpg) (http://upanh.com/view/?id=avw66e7jdbn)

Ảnh trên. Anh chị Thiết và Phiến. Một cặp đôi hoàn hảo và là nhà tại trợ chính cho chuyến đi đầy tình, đầy nghĩa. Họ là người có TÂM, có TẦM và CÓ TÌNH. Chi phí cho một chuyến đi đầy đặn, thoải mái cho 42 con người hành trinh trong Năm ngày như trong bài viết trên đâu phải là đơn giản.





(http://i8.upanh.com/2014/0117/03//58541813.p1000835.jpg) (http://upanh.com/view/?id=0vw1eebj5dc).

 Ảnh trên: Anh tú bồi hổi đứng bên tượng đài mẹ Suốt mà lắng nghe sóng Biển ngoài khơi đang rì rầm.


(http://i1.upanh.com/2014/0117/14//58546756.p1000837.jpg) (http://upanh.com/view/?id=avwb8e7z2uo)


    CB chụp cùng với Tân tấm hình nhân dịp chuyến trở lại chiến trường xưa. Chiều dừng chân bên bờ Nhật Lệ.
  
"Tân" Người mà cách đây 41 năm, trước lúc chia tay vào trận, Tân đã gửi CB gói quần áo về Hà Tây cho bố mẹ. Những rồi những năm tháng ấy, do điều kiện chiến tranh và nhiệm vụ của người lính, CB đã không hoàn thành nhiệm vụ với Tân. Cuối cùng, gói quần áo CB phải gửi một người bạn cùng học ở trường Quân Y cùng quê với anh). Mấy chục năm dài trôi đi.  Khi gặp lại anh và đồng đội. Là cái bắt tay đầu tiên và lời trách cứ. 41 Năm dài lắm, hôm nay gặp lại nhau tóc ai cũng điểm hai màu. Nhưng với các anh, CB vẫn là một cô nuôi quân trẻ trung, hồn nhiên và luôn nhớ về đồng đội.


(http://i3.upanh.com/2014/0117/04//58542177.p1000849.jpg) (http://upanh.com[url=http://upanh.com/view/?id=bvw[url=http://upanh.com/view/?id=5vw0ae2s6my)edecs9ye(http://i8.upanh.com/2014/0117/04//58542272.p1000843.jpg) (http://upanh.com/view/?


id=4vw70e4s3jz)].


  Ảnh trên:  Buổi giao lưu  cùng anh thương binh nặng Quảng Bình tại cửa Nhật Lệ chiều tối ngày 9/4/2013.  Anh thương Binh người đội chiếc mũ tai bèo do đoàn CCB binh E88 F308 tặng nhân buổi gặp lại cô lính 17 tuổi ngày xưa đã từng chăm sóc anh và là bà CCB thời đánh Mỹ hôm nay. Bốn mươi mốt năm gặp lại người thương binh nặng. Thật bồi hồi, xúc động.






            




Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 04 Tháng Ba, 2014, 10:04:25 am
xin tự xoá


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 10 Tháng Tư, 2014, 05:45:13 pm
<
(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/P1000683_zps9a2e107b.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/P1000683_zps9a2e107b.jpg.html)

   Một năm tròn ngày CCB E88 Thanh Oai về lại chiến trường xưa. Chỉ thấy nhớ và nhớ........


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 12 Tháng Tư, 2014, 06:22:25 pm
(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/ab8a7dce-6628-453f-bd72-bce5d5cf3a20_zps4c36a8a5.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/ab8a7dce-6628-453f-bd72-bce5d5cf3a20_zps4c36a8a5.jpg.html)


 Sông Yên (sông Chuối) Nông cống Thanh Hoá. Nơi các anh lính C2 Thanh Oai đã từng đi qua tháng 5/1972


Tiêu đề: Re: Những ngày tháng 4. CCB e88 - F308 Thanh Oai trở lại chiến trường xưa
Gửi bởi: xuanv338 trong 21 Tháng Tư, 2014, 09:15:06 pm
(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/6acd9af8-e58c-415a-b67d-4a5de0fd470e_zpse3d2dcac.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/6acd9af8-e58c-415a-b67d-4a5de0fd470e_zpse3d2dcac.jpg.html)


xe tăng đã tớí làng Vây!