Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:16:31 am



Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:16:31 am
           
(https://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=31677.0;attach=23090;image)

Tác giả: Khắc Tô - Vũ Nông
Người dịch: Nguyễn Hồng Lân
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2003
Số hoá: ptlinh, nhinrathegioi


LỜI TÁC GIẢ

Trên vũ đài quân sự thế giới ngày nay, lực lượng đặc nhiệm luôn mang màu sắc ly kỳ, huyền thoại. Là một bi chủng quan trọng mới ra đời, được trang bị hiện đại, trình độ kỹ, chiến thuật cao, phản ứng nhanh, thường được sử dụng để tập kích vào những mục tiêu đặc biệt, trong những thời điểm đặc biệt, thực hiện những sứ mệnh mà lực lượng chiến đấu thông thường khó có thể thực hiện, nó được mang danh hiệu "thần binh" trong chiến tranh hiện đại, là "thanh kiếm sắc" trong khi xử lý các sự kiện đột biến bất ngờ như chống khủng bố, bạo loạn. Ở đâu có những tình huống nguy hiểm, khó khăn, ở đó có bóng dáng kiêu hùng những câu chuyện huyền thoại về lực lượng đặc nhiệm. Lực lượng đặc nhiệm đã phát triển trở thành binh chủng "chủ bài" không thể thiếu trong đấu tranh chính trị, quân sự, trở thành một trong những trọng điểm chú ý của dư luận xã hội. Xuất phát từ những chiến công phi thường của lực lượng đặc nhiệm thế giới trong các cuộc chiến tranh và chiến đấu, những thành tích đặc biệt trên mặt trận giữ gìn ổn định xã hội, chúng tôi tiến hành phân tích lực lượng đặc nhiệm của hàng chục quốc gia với gần một trăm chiến dịch lớn nhỏ, lựa chọn ra hơn 20 ví dụ tiêu biểu, biên soạn thành cuốn "Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới" gồm 17 chương. Nửa phần đầu chủ yếu miêu tả hoạt động tác chiến giải cứu, thống khủng bố, phần sau chú trọng lột tả vai trò hiệu quả của lực lượng này trong chiến đấu.


Về mặt thời gian, bắt đầu từ khi lực lượng đặc nhiệm đầu tiên ra đời trong chiến tranh thế giới lần hai, đến cuối thế kỷ 20, lực lượng-đặc nhiệm giải cứu phi công của chiếc F - 117A bị rơi trong chiến tranh Bosnia - Herzegovina. Về không gian, từ rừng rậm nhiệt đới Đông Nam Á đến các thành phố hiện đại của Nam Mỹ, từ thành phố Nante ven bờ Bắc Đại Tây Dương đến Uganda của Châu Phi, tất cả đều nằm trong tầm bao quát của cuốn sách trong đó chứa đựng vô số những mưu trí những tình tiết bên trong ít người được biết. Cuốn sách tập hợp tri thức, sử liệu và chuyện kể tổng hợp mang tính lý luận và đại chúng. Trong từng phần được chia thành các thương, nằm trong tổng thể thống nhất.


Trong khi biên soạn, chúng tôi cố gắng lưu giữ tính chân thực trong hành động, các câu chuyện với các tình tiết sinh động, thú vị. Để tiện cho bạn đọc tìm hiểu, khi dẫn dắt chúng tôi cố gắng làm rõ lịch sử ra đời và phát triển, nhiệm vụ và nguyên tắc, biên chế và trang bị, huấn luyện và chiến thuật và các kiến thức chuyên ngành khác của lực lượng này.


Chúng tôi luôn mong muốn được cùng các độc giả quan tâm, dõi theo diễn biến không ngừng của đời sống chính trị quân sự thế giới, quan tâm đến sự nghiệp ngày càng phát triển của nền quốc phòng có tổ chức, ủng hộ sự phát triển của lực lượng đặc nhiệm nước nhà, cống hiến xứng đáng vì an ninh tổ quốc và sự nghiệp giữ gìn hoà bình thế giới.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:18:27 am
1- CHIẾN DỊCH "BỜ BIỂN NGÀ" TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
(VỤ TẬP KÍCH SƠN TÂY)


Kể từ khi can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam tháng 8 năm 1964, Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh, số lượng phi công Mỹ bị bắt làm tù binh ngày càng nhiều. Ngày 21 tháng 11 năm 1970 Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh thực hiện chiến dịch giải cứu tù binh mang mật danh "Bờ biển Ngà", sử dụng đơn vị đặc nhiệm thuộc không quân 1127, thực hiện hành trình xuyên lục địa, nhằm hướng bán đảo Đông Dương, bất ngờ tập kích vào trại tù binh Sơn Tây nằm ở phía Tây ngoại thành Hà Nội. Cuộc tập kích này đã trải qua 170 lần diễn tập, và sự tham gia của 97 lính đặc nhiệm và 30 máy bay, cùng với sự hiệp đồng, chặt chẽ cửa các tàu sân bay tại Vịnh Bắc bộ, dự tính khả năng thành công của chiến dịch là gần 100%. Nhưng trong quá trình thực hiện, từ sai lầm này đã dẫn đến sai lầm kia, kết quả cuối cùng lại nằm ngoài dự tính của người Mỹ.


CUỘC TUẦN HÀNH CỦA THÂN NHÂN TÙ BINH

Sau chiến tranh thế giới lần 2, tham vọng làm sen đầm quốc tế của Mỹ ngày càng lớn. Sau thất bại của cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, Mỹ lại bị cuốn vào cuộc chiến tại chiến trường Đông Dương. Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp, trước cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã bị người Nhật chiếm đóng. Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, người Pháp quay trở lại với mưu đồ chiếm đóng lâu dài mảnh đất thần kỳ này. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ huyền thoại Hồ Chí Minh, đã đứng lên thực hiện cuộc kháng chiến chững thực dân Pháp.


Mùa xuân năm 1954, vùng đất Điện Biên Phủ giáp biên giới Việt-Trung ầm vang tiếng đại bác, đó cũng là lời tuyên bố cáo chung cho sự thống trì của thực dân Pháp tại Việt Nam. Tỏ ý mèo khóc chuột, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Mỹ Doules - người có tư tưởng chống cộng điên cuồng, đã đưa ra ý tưởng cho phía Pháp mượn 3 quả bom nguyên tử để người Pháp dùng để đối phó với Việt Nam. Nhưng do phía Mỹ e ngại sẽ xảy ra sự can thiệp của Trung Quốc, tái diễn một chiến trường Triều Tiên thứ hai, nên phi vụ đổi chác đó đã không được thực hiện. Cũng vào tháng 7 năm đó, các nước lớn ký kết hiệp định Geneva, kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Với quan điểm của người Mv thì thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ khiến hàng loạt nước nhỏ thân phương Tây trong khu vực Đông Nam Á sẽ đổ vỡ hàng loạt như những con bài đomino. Doules coi thái độ của nước Pháp tại Hội nghị Geneva là sự "đầu hàng". Nước Mỹ vội vã nhảy vào cuộc. Ngày 4 tháng 8 năm 1964, nhằm gây hấn, nước Mỹ đã tạo dựng cái gọi là "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 15 năm.


Washington, ngày 8 tháng 5 năm 1970. Mây đem u ám, mưa rơi không ngớt. Một cuộc diễu hành thị uy của 75.000 người, rầm rộ đi từ trung tâm thành phố nhằm hướng Nhà Trắng, sôi sục những tiếng hô khẩu hiệu "Phản đối chiến tranh Việt Nam!", "Phản đối xâm lược Campuchia!", "Trả lại con cho tôi!", "Trả lại chồng cho tôi!". Người tuần hành giương cao biểu ngữ "Phản đối xâm lược Campuchia", "Phản đối chiến tranh Việt Nam", họ tiến lên với khí thế không gì cản nổi. Tổng thống Johnson đến đài kỷ niệm Lincon phát biểu trước những người biểu tình. Thỏa thuận đạt được chính là hai yêu cầu mà những người biểu tình nhấn mạnh đó là tiến hành đàm phán về trao trả tù binh và nỗ lực tìm kiếm những người mất tích.


Johnson tiếp đó còn gặp gỡ vợ của những người lính bị bắt làm tù binh, lắng nghe họ khóc lóc, kể lể và hứa sẽ tiếp tục những nỗ lực nhằm thực hiện tiến trình trao trả tù binh. Trong hội đàm Paris - Mỹ liên tiếp đưa ra yêu cầu đòi trao trả tù binh, nhưng trên thực tế tù binh Mỹ cơ bản không được trao trả. Phía Bắc Việt giữ lập trường cứng rắn: "Các tù binh đang được đối xử nhân đạo, nhưng vì họ là con tin nên chỉ khi quân Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam họ mới được trao trả".


Chủ nhật ngày 9 tháng 5, cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào "Thành phố Thánh Campuchia" (Khu vực do lực lượng cộng sản kiểm soát mà lực lượng quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không tiến vào được) đã qua ngày thứ 13. "Thành phố thánh Campuchia" dùng để chỉ các khu vực cất giấu kho tàng và khu vực tập trung lực lượng đây là bàn đạp để quân đội Nam Việt bí mật vận chuyển vũ khí cung cấp cho Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam. Nhưng kết quả mà quân đội Hoa Kỳ thu được rất không lý tưởng, họ chỉ thu được khoảng 50, 60 tấn gạo. Điều này đã góp phần làm cho tâm lý bất mãn và thất vọng của dân chúng Mỹ lâu nay càng thêm trầm trọng. Sau "sự kiện vịnh Bắc Bộ" ngày 4 tháng 8 năm 1964 (phía Mỹ nói rằng có hai tàu khu trục của hải quăn Mỹ bị tàu trinh sát Bắc Việt tấn công), Mỹ càng tích cực can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. Tháng 2 năm 1965 Mỹ bắt đầu ném bom oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Sau đó vào tháng 3 năm 1965, quân Mỹ đổ bộ tại cảng Qui Nhơn, bắt đầu qui mô của một cuộc chiến tranh toàn diện.


Lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam không ngừng được tăng cường, cao điểm là tháng 1 năm 1969 quân số lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tới 542.000 người, nhưng quân đội của Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và quân đội miền Bắc Việt Nam chiến đấu ngoan cường, lực lượng quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hoà không giành được ưu thế trên chiến trường. Nhằm đánh phá cơ sở tiếp viện cho chiến trường miền Nam của Bắc Việt, phía Hoa Kỳ đã sử dụng không quân đánh phá ném bom miền Bắc. Trong năm 1965 trung bình mỗi ngày tiến hành 70 lượt bay, đến cuối năm 1966 tăng lên 223 lượt bay một ngày, đến cuối năm 1967 tăng lên 300 lượt bay một ngày. Cùng với sự leo thang đánh phá, số lượng máy bay bị bắn rơi cũng không ngừng tăng lên.


Tại miền Nam Việt Nam cũng có những lính Mỹ bị bắt làm tù binh, nhưng trong số những tù binh bị giam giữ tại miền Bắc Việt Nam chủ yếu vẫn là các phi công bị bắn rơi hoặc buộc phải hạ cánh khẩn cấp. thuộc các lực lượng không quân, hải quân, lính thuỷ đánh bộ. Tính từ viên phi công Everett Alvarer lái chiếc A4 Skyhawk, bị bắn rơi đầu tiên ngày 5 tháng 8 năm 1964 trên bầu trời Hải Phòng đến ngày 31 tháng 10 năm 1968, ngày tổng thống Johnson tuyên bố ngừng cuộc ném bom đánh phá miền Bắc, số lượng tù binh phi công lên đến 356 người.


Nội dung tuyên bố của Johnson là: phía quân đội cộng sản sẽ không tiếp tục tấn công các thành phố của Nam Việt Nam, quân đội Bắc Việt ngừng xâm nhập vào miền Nam qua khu vực phi quân sự tại ranh giới Bắc Nam, cho phép máy bay phi quân sự của Mỹ bay trinh sát bầu trời miền Bắc Việt Nam. Phía Hoa Kỳ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 19 độ Bắc trở lên, nhưng có kèm theo điều kiện, nếu phía Bắc Việt vi phạm những điều khoản kể trên, phía Hoa Kỳ sẽ nối lại các cuộc không kích, ném bom.


Phía Mỹ tỏ ra hết sức quan tâm đến sự an toàn của những người bị bắt làm tù binh, nhưng đối với đại đa số dân chúng Mỹ, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh không có mục đích rõ ràng và kéo dài.

Cùng với số thanh niên chết trận ngày càng nhiều, càng có nhiều người mất lòng tin vào cuộc chiến và cùng với những tin tức bịa đặt "các tù binh Mỹ bị đối xử thô bạo, có người đánh đập đến chết" mà các báo đưa tin, các tổ chức phản chiến và người nhà của các tù binh càng quyết liệt yêu cầu chính phủ đứng ra can thiệp yêu cầu Bắc Việt thả tù binh, áp lực đối với chính phủ Mỹ cũng ngày càng lớn.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:19:20 am
CƠ QUAN TÌNH BÁO NỬA TIN NỬA NGỜ

Từ thủ đô Washington đi theo bờ sông Potomac về phía Nam 25 km doanh trại lục quân Belvood của bang Virginia. Tại đây, có cơ sở của cơ quan 1127 tình báo đặc nhiệm thuộc không lực Hoa Kỳ. Hàng ngày, họ gặp gỡ những kẻ đào ngũ từ Liên Xô, Bắc Việt Nam và cả những người Mỹ đã từng bị phía Bắc Việt bắt giữ, họ lắng nghe, thu nhặt các tin tức tình báo. Chỉ huy trưởng là Colla, trưởng phòng kế hoạch là Isles, dưới họ còn có một chuyên gia chuyên thu thập tin tức tình báo về tù binh bắt giữ là Collaybe. Theo tin tức tình báo mới nhất có 482 tù binh bị giam giữ tại Đông Nam Á (trong đó 80% tại Bắc Việt Nam). Trong đó quá nửa số đó là phi công, ngoài ra còn có 970 người mất tích. Đầu tháng 5 năm 1970, có tin tức cho thấy tại hai trại giam ở phía Tây Hà Nội có những biểu hiện bất thường. Hai trại giam đó, một trại ở Mai Châu cách Hà Nội 50km về phía Tây, trại kia nằm ở Sơn Tây cách Hà Nội 37km. Nghe nói tại trại Sơn Tây có cả tù binh Mỹ, gần đây trại giam này đang được mở rộng, còn xây dựng thêm các chòi canh và tường bao. Qua các bức không ảnh mới chụp, thì có hoạt động của tù binh Mỹ trong sân trại giam. Ngoài ra còn phát hiện quần áo của tù binh Mỹ giặt phơi được xếp thành hình chữ K (chữ K là ký hiệu có ý nghĩa hãy đến cứu tôi) có vẻ như là lời cầu cứu. Những dấu hiệu được xếp trên mặt đất có thể được hiểu là thể hiện ý nghĩa có 55 tù binh. Chưa phân tích, còn một ám hiệu khác cho thấy có 6 tù binh đang có kế hoạch trốn trại, kèm theo đó là địa điểm yêu cầu được giải cứu. 6 tù binh đó yêu cầu được giải cứu tại sườn núi Ba Vì về phía Lào cách Sơn Tây 13 km về phía Tây Nam. Các tù binh thường được ra ngoài nhằm kiếm củi và chất đốt về cho trại.


Thượng tá Isles đề nghị với Thượng tá Colla lập tức lập kế hoạch tác chiến nhằm giải cứu tù binh. Colla yêu cầu cấp dưới lập hồ sơ đồng thời báo cáo lên cấp trên là Thiếu tướng Rothky phụ trách phòng tình báo Bộ Tư lệnh không lực Hoa Kỳ. Thiếu thướng Rothky dựa vào kinh nghiệm nhiều năm của mình, khẳng định tin tức tình báo là chính xác, và ông ta cũng tỏ ra rất hứng thú với kế hoạch tổ chức giải cứu 6 tù binh trốn trại.


Ngày 11 tháng 5, tại phòng tình báo tổ chức cuộc họp đầu tiên. Mọi người tranh luận căng thẳng về những tin tức nhận được. Ngày 25 tháng 5 là cuộc họp của không quân và Hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp, trong cuộc họp nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề giải cứu 6 tù binh vượt ngục, trong cơ cấu của Hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp có phòng cố vấn về chống phiến loạn và hoạt động đặc biệt do Chuẩn tướng Blackbourne làm trưởng phòng. Cấp dưới của Blackbourne, thượng tá Mayer đứng đầu một bộ phận phụ trách những nghiệp vụ còn bí mật hơn cả "vấn đề tối mật". Một trong những vấn đề mà Blackbourne và Mayer tính đến đó là tuyên bố của tổng thống Johnson năm 1968, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 19 độ Bắc trở lên. Nếu muốn thực hiện những hoạt động tác chiến đặc biệt, cần được sự phê chuẩn của tổng thống. Ngoài ra, cũng còn một vấn đề đó là các tù binh còn lại chưa được cứu thoát sẽ bị xét hỏi, và các biện pháp đề phòng sẽ càng nghiêm ngặt hơn. Blackbourne và Alen (Alen thiếu tướng, phó giám đốc kế hoạch và chính sách phòng 4D 1062) không thống nhất được với nhau về vấn đề lựa chọn sử dụng hành động nào.


Ngày 25 tháng 5 Blackbourne, Mayer và Alen cùng đến phòng 837 dãy E tầng 2 của Lầu Năm Góc, gặp Chủ tịch hội dộng tham mưu trưởng Uyler, sau khi có kế hoạch được ủng hộ sẽ lập tức liên hệ với các bộ phận liên quan.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:20:09 am
Sau khi thảo luận quyết định kế hoạch sẽ được chia làm hai giai đoạn thực hiện. Giai đoạn một trước ngày 30 tháng 6 phải đưa ra được các nội dung chính và kế hoạch sơ bộ; giai đoạn hai, trên cơ sở giai đoạn một sẽ lập kế hoạch chi tiết, tiến hành huấn luyện, tiếp đó là thực hiện. Ngày 2 tháng 6, Blackbourne báo cáo lại nội dung thảo luận ngày hôm trước với chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Uyler. Lúc 1h chiều ngày 5 tháng 6 trong phòng tác chiến ngầm của Bộ Quốc phòng diễn ra cuộc họp với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các tổng tham mưu trưởng của lục quân, không quân, trưởng phòng tác chiến Hải quân, thành viên của Hội đồng tham mưu trưởng, chính thức phê chuẩn kế hoạch tấn công giải cứu tù binh Mỹ tại trại giam Sơn Tây. Ngày 10 tháng 6, nhóm kế hoạch gồm 15 người do Blackbourne lãnh đạo tập trung tại Cục Tình báo Quốc phòng, bắt đầu việc lập kế hoạch thực hiện. Ngày 2 tháng 7 Thượng tướng Uyler rời khỏi chức vụ chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp, kế nhiệm là Thượng tuông More. Ngày 10 tháng 7, hội đồng tham mưu trưởng họp phiên đầu tiên với sự tham dự của tân chủ tịch hội đồng, vấn đề chủ yếu được đề cập tất nhiên là vấn đề giải cứu tù binh.


Theo sự giải trình của nhóm kế hoạch, trại giam Sơn Tây (họ tên của 61 tù binh đã được xác định) vẫn đang hoạt động, nhưng trại giam tại Mai Châu thì đã đóng cửa. Ngoài ra, theo kết quả phân tích căn cứ vào các bức không ảnh tầm cao do máy bay trinh sát SR-71 và ảnh chụp tầm thấp do máy bay không người lái Buffalo Hunter thực hiện, đã cho thấy tình hình như sau: Trại giam Sơn Tây nằm ở giữa đồng lúa cách khu vực nhà ở của dân cư 1,6km về phía Đông Nam; Có một số căn cứ quân đội Bắc Việt Nam trong phạm vi bán kính 10km, với khoảng 1200 quân đồn trú, khoảng thời gian để lực lượng họ từ khi biết tin đến lúc cơ động đến chi viện ít nhất cần 10 đến 15 phút. Lực lượng canh gác bố trí trong trại khoảng 45 người. Máy bay trực thăng cỡ nhỏ có thể hạ cánh ngay trong sân trại, máy bay cỡ lớn thì không thể được. Nhóm kế hoạch thực hiện đề nghị: lực lượng tác chiến sẽ xuất phát từ căn cứ tại Campuchia hoặc Lào, hoạt động tập kích diễn ra vào ban đêm.


Căn cứ vào tình hình thì hoạt động tác chiến giải cứu sẽ cần được tiến hành và kết thúc trong vòng 26 phút. Và để tránh những đợt gió mùa, thời gian thích hợp cho thực hiện tập kích là từ tháng 10 đến tháng 11. Thượng tướng More khích lệ: "Hãy làm đi, hãy làm đi! Nếu cứu được tù binh, có thể để họ trực tiếp thuật lại sự ngược đãi tù binh của phía Bắc Việt, tố cáo hành vi vô nhân đạo của chúng với toàn thế giới, người thân của họ và dân chúng sẽ ca ngợi hành động của Bộ Quốc phòng. Cho dù có thất bại, dân chúng cũng sẽ công nhận những cố gắng đó". Tướng More còn đặt giả thiết, nếu cuộc tập kích giành thắng lợi sẽ không cho công bố ngay, mà lấy đó làm chiêu bài để mặc cả với phía Bắc Việt, sẽ thông qua Hội chữ thập đỏ quốc tế, điều tra về tình hình đối xử với tù binh, nếu thuận lợi, có thể gây sức ép buộc họ phải thả nốt số tù binh còn giam giữ.


Ngày 13 tháng 7, Blackbourne và Mayer đến doanh trại Bragg tại bang Bắc Carolina, tuyển chọn sĩ quan chỉ huy cho cuộc tập kích, lựa chọn căn cứ huấn luyện. Không lâu sau, hai người lại quay trở về Washington, báo cáo tình hình với Mayer, được phê chuẩn những nội dung sau: Sẽ tổ chức huấn luyện tại căn cứ không quân Agerlin, do đó chỉ huy trưởng sẽ là người lấy từ lực lượng không quân, Thượng tá Simons làm chỉ huy phó sẽ dẫn đầu nhóm hành động; lực lượng thực hiện nhiệm vụ này được gọi là "Toán hành động hỗn hợp cấp thời" và tên của chiến dịch là "Bờ biển Ngà".


Lúc này, phía Bắc Việt lại diễn ra những tình huống không ngờ. Những trận mưa dữ dội gần đây làm cho nước của sông Cồn dâng cao và tràn ra xung quanh, các tù binh trong trại tù binh Sơn Tây bị chuyển bằng xe buýt trong đêm 14 tháng 7 đến doanh trại quân đội Đông Hồi cách địa điểm cũ 24km về phía Đông.


Có quan điểm cho rằng, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Bộ Quốc phòng và Cục tình báo trung ương Mỹ đã tiến hành "hoạt động tác chiến gây mưa nhân tạo" - còn được gọi là chiến tranh khí tượng sử dụng máy bay rải chất Iốt bạc tạo mây, gây ra những trận mưa liên miên. Những điều này tất nhiên là sau này mới được biết.


Nhưng những người phụ trách tin tức tình báo lại cho rằng, hoạt động của trại tù binh Sơn Tây chỉ là có chiều hướng giảm.

Ngày 8 tháng 10 phụ tá an ninh quốc gia Kissinger hỏi những người phụ trách chiến dịch rằng: "Nếu thất bại thì sao?" Blackbourne nói: "Cho đến giờ, đã tiến hành 170 lần tập dượt, kết quả huấn luyện cho thấy, tỷ lệ thành công gần 100%". Vị phụ tá đặc biệt tỏ ý rất hài lòng, nhưng cũng tỏ ý lo lắng về phản ứng quốc tế ông ta lại chìm vào suy tư. Tổng thống R.M.Nixon tuy còn e ngại song không tỏ ý phản đối, ông ta đề nghị: "Khi các tù binh trở về an toàn, sẽ mời họ tham dự buổi dạ tiệc trong Lễ Tạ ơn" và nói thêm “Hãy thảo luận thêm một lần nữa rồi hãy quyết định".


3 giờ 30 phút ngày 19 tháng 11 (tức 3 giờ 30 chiều ngày 18 giờ Washington) tổng thống R.M.Nixon ra lệnh cho phép hành động. Cùng ngày, nhóm hành đồng sau khi thực hiện cuộc tập dượt đơn giản lần cuối, rồi tập trung tiến hành kiểm tra lại vũ khí trang bị. Buổi tối, nhân viên cục tình báo trung ương thông báo ngắn gọn trong gần một tiếng đồng hồ về tình hình vùng phụ cận biên giới Lào.


Sau đó, họ được dạy tín hiệu mật mã đặc biệt sử dụng trong trường hợp bị lạc cần được tìm cứu, được cấp phát một bản đồ cỡ nhỏ và giấy ghi nhóm máu. Tấm bản đồ được làm bằng chất liệu lụa, mặt phải là bản đồ, ở một góc có gắn một địa bàn cỡ nhỏ. Mặt trái là những ký hiệu phiên âm nhỏ khó hiểu, ghi những câu đối thoại thông thường phục vụ những yêu cầu tối thiểu của cuộc sống, được ghi bằng hai thứ tiếng Việt - Lào, đại khái như: "Cho tôi uống nước" "Hướng bắc là hướng nào?", "Xin hãy gọi bác sĩ".


Sáng ngày 20 tháng 11, toán hành động nhận trang bị, sau bữa ăn trưa họ lĩnh thuốc ngủ từ tay bác sĩ đi theo. Toàn bộ toán hành động ngủ trưa. 6 giờ chiều, toán hành động được làm công tác động viên tư tưởng, lần đầu tiên họ được thông báo về mục tiêu cần tấn công là trại tù binh 'Sơn Tây cách Hà Nội 37km về phía Tây. Lúc đó, không rõ là ai đã huýt sáo; sau đó là sử im lặng, rồi tất cả các thành viên cùng đứng cả dậy vỗ tay hoan hô. Có điều là nếu kế hoạch này bị tiết lộ với phía Bắc Việt thì hy vọng sống sót trở về của toán người này sẽ rất mong manh. Khi quay về doanh trại để đề phòng khả năng xấu, họ gói gém lại tất cả tranh ảnh, thư từ, tiền bạc tư trang. Bọn họ tuy rất hăng hái muốn được thử sức, nhưng tâm trạng về một chuyến đi có đi mà không eo về vẫn len lỏi vào tâm tư của mỗi người.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:21:03 am
NHỮNG CHUỖI SAI LẦM TRONG HÀNH ĐỘNG

Sau đó, lại là lần kiểm tra vũ khí, trang bị cuối cùng nhằm khiến đôi phương khó nhận ra họ trong bóng tối, họ xoa lên mặt một lớp mực đen. Và như vậy, mọi công tác chuẩn bị cho hành động đã hoàn tất.

Chiếc máy bay C-130 chở toán hành động rời căn cứ không quân Tắcli (Thái Lan) lúc 10 giờ 32 phút ngày 20 tháng 11 bay đến căn cứ không quân Uđon. Họ xuống máy bay tại Uđon, chuyển sang máy bay lên thẳng đang chờ sẵn gần đó là hai máy bay C-141 có nhiệm vụ chuyên chở tù binh đang chực sẵn. Nhóm hành động lên máy bay HH-3 và hai chiếc HH-53 cùng một máy bay dự bị được máy bay tiếp dầu AC- 130P dẫn đường, cất cánh theo hướng đã định nhằm tập hợp cùng lực lượng chi viện (đội A-1) lúc 11 giờ 18 phút trên bầu trời Lào. Chiếc C-130 số 1 lúc đầu dự định sử dụng làm máy bay dẫn đường, nhưng do động cơ bị trục trặc nên cất cánh chậm 23 phút. Lúc 0 giờ 4 phút ngày 2, đội chi viện A-1 do máy bay C-130 dẫn đầu nhằm tập hợp lực lượng với nhóm hành động, cũng cất cánh lên từ căn cứ không quân Nakon Phanom (Thái Lan).


Do ảnh hưởng phụ của bão, tại Vịnh Bắc Bộ sóng biển dữ dội. Trung tướng Badharc chỉ huy tàu sân bay Oris Kany đang lâm vào tình trạng bối rối, trong các phi vụ không kích tối nay, ông ta được lệnh chỉ cho các máy bay mang theo pháo sáng, không được gắn tên lửa, thực hiện các cuộc tấn công nghi binh, nhằm chi viện cho hoạt động của lực lượng đặc biệt. Ông ta cảm thấy khó có thể giải thích cho các phi công hiểu được về nhiệm vụ của họ.


1h 23 phút sáng ngày 21 sau khi chiếc máy bay A7 đầu tiên cất cánh, các tốp máy bay chiến đấu A-7, F-8 cũng bay lên từ các tàu sân bay Oris Kany, Hancok, Rangre. Trước thời gian dự kiến 54 phút nhóm hành động tiếp đất tại Sơn Tây.


Toán hành động và lực lượng chi viện tập hợp trên không phận Lào, đội hình bay về hướng Sơn Tây dưới ánh trăng bàng bạc. Qua 3 giờ bay với tốc độ và độ cao thấp, khởi hành từ Uđon họ đã vượt qua 550km. Khi nhóm hành động bay đến vùng trời Sơn Tây thì đã là quá 2 giờ sáng ngày 21 tháng 11.


Chiếc HH-53 số 3 tách khỏi biên đội, bay vòng sang bên trái và hạ cánh. Chiếc C-130 dẫn đầu, chiếc HH-53 số 4 và số 5 cũng tách ra khỏi biên đội bay đến vị trí chờ đợi trong không trung. Đội A-1 cũng lượn vòng trên vị trí đợi lệnh. Máy bay của lực lượng Hải quân thả pháo sáng, cảng Hải Phòng hiện ra rõ mồn một dưới bầu trời đêm. Lúc này, chiếc C-130 thả pháo sáng, trại giam tù bình bỗng chốc được chiếu sáng rực. Trên chiếc HH-53 bỗng nhiên đèn vàng báo cảnh nhấp nháy, có trục trặc ở bộ phận biến tốc. Đối với máy bay trực thăng, hỏng hóc ở bộ phận này là cực kỳ nguy hiểm. Thông thường phải lập tức hạ cánh và yêu cầu trợ giúp, nhưng lần này máy bay vẫn tiếp tục bay.


Thiếu tá Donohiu phát hiện do sức gió, máy bay đã bị lệch sang hướng Nam cách trại giam 200m. Ông ta nhìn xuống dưới, phía Nam có khu nhà giống với trại tù binh Sơn Tây. Ông ta nhận ra đây là một trường trung học, trước đó khi thực tập ông ta cũng đã được nhắc nhở để không bị nhầm lẫn. Vội vã cho trực thăng quay lại, tiếp đó là nhằm thẳng vào chòi canh của trại tù vừa xuất hiện trong tầm mắt và dội xuống đó một trận bão lửa, rồi bay sang vị trí đợi lệnh.


Chiếc HH-3 hạ cánh xuống sân trại tù gặp khó khăn hơn dự đoán, các thân và cành cây bị phạt đổ, cánh quạt máy bay rời ra, những người trên máy bay bị đập mạnh xuống đất. 2 giờ 17 phút, trung uý Burneena đội mũ nồi xanh là người đầu tiên nhảy ra ngoài máy bay gào lên: "Chúng tôi là người Mỹ, đừng ngẩng đầu lên" và cùng với viên chỉ huy Madews xông vào các phòng giam, Thượng uý Madews nghĩ là lực lượng của nhóm bảo vệ và chi viện đều đã hạ cánh an toàn. Lúc này, nhóm chi viện do thượng tá Simons chỉ huy đã hạ cánh xuống trường trung học cách trại tù 400m về phía Nam. Cơ trưởng của chiếc HH-53 đã nhầm mục tiêu, cho dù trước đó đã được nhắc nhở nhiều lần, nhưng cuối cùng vẫn hạ cánh sai địa điểm. Cơ trưởng chiếc HH-53 số 2 trung tá Alison phát hiện ra điều này, vội vàng cho máy bay vòng sang hướng Bắc nhằm thẳng hướng trại tù. Chỉ huy của nhóm yểm trợ trung tá Saine ngay lập tức phán đoán không thể trông đợi gì vào nhóm chi viện được nữa, ông ta ra lệnh lập tức chuyển sang kế hoạch "Màu xanh" (kế hoạch dự phòng, chỉ có lực lượng yểm trợ và tập kích gồm 34 người tham chiến).


Nhóm của thượng tá Simons hạ cánh xuống khu vực trường trung học, phát hiện trên tường được vây bọc bằng dây thép gài, chì tiết này không có trong các tin tức tình báo trước đó, song ông ta không nghĩ rằng đã xảy ra lầm lẫn. Khi xông vào trong sân, thì tình hình có vẻ không ổn. Súng phun lửa cỡ nhỏ bắt đầu hoạt động, không lâu sau đó, lửa đã bén vào xăng và tất cả cháy bùng lên dữ dội.


Thượng tá Simons lúc này phát hiện ra sai lầm, trung tá Boriton sau khi thả nhóm của Simons xuống khu vực trường học thì cho máy bay cất cánh bay lên, lúc này ông ta cũng phát hiện ra sự lầm lẫn đó. Sau một hồi đấu súng Simons gọi trực thăng quay lại, trực thăng đáp xuống khoảng đất như cạnh một biển lửa đang bùng cháy. Khi xác định tất cả nhóm đã tập trung đủ, máy bay lại đưa đến khu vực trại tù. Lúc này, trận chiến đã bắt đầu được 8 phút. Sau này mới biết được, đối phương đồn trú trong trường trung học không chỉ có các binh sĩ của Bắc Việt, nghe nói còn có cả chuyên gia Nga và Trung Quốc, số người bị chết và bị thương trên 100 người.


Thượng uý Madews dẫn đầu nhóm tập kích xông vào khu vực các căn phòng, tỏa ra khắp các ngóc ngách của trại tù, nhưng không tìm thấy bất cứ tù binh nào. Lực lượng đối phương chống lại lẻ tẻ. Nhóm yểm hộ của trung tá Saine hủy diệt toàn bộ những công trình xây dựng chủ yếu, nhóm chi viện của Simons cũng cơ động đến. Phía Bắc Việt không tăng viện binh.


Sau mười sáu phút từ khi bắt đầu, chiếc HH-53 số 1 chở 23 binh sĩ và 3 thành viên tổ lái chiếc HH-53 cất cánh bay về hướng Tây. Madews cài thuốc nổ vào chiếc HH-3 bị hỏng khi hạ cánh để phá hủy. Phút thứ 27, chậm hơn thời gian dự tính một phút chiếc máy bay số 2 cũng cất cánh mang theo 23 binh sĩ.


Khi kiểm điểm lại quân số, kết quả không có ai bị chết, cuộc rút lui an toàn. Sau khi chiếc máy bay số 2 cất cánh được sáu phút, một tiếng nổ lớn vang lên từ phía trại tù Sơn Tây, đó là thiết bị thuốc nổ hẹn giờ đặt trên chiếc HH-3 đã phát nổ.


Khi máy bay bay về khu vực nhận tiếp dầu trên không trung, máy bay số 1 kiểm tra lại quân số, thì phát hiện thiếu một người, lập tức liên lạc với máy bay số 2, may mắn ở đó lại thừa ra một người. Thiếu tá Donohiu của chiếc HH-53 số 3 nghe liên lạc đếm số người qua sóng vô tuyến giữa chiếc máy bay số 1 và 2 đợi đến sau cùng, khi qua liên lạc vô tuyến xác nhận toàn bộ lực lượng tập kích đã lên máy bay, chiếc máy bay này mới cất cánh bám theo đội hình.


Khi Chuẩn tướng Mano ở bán đảo Sơn Trà, nhận được điện báo của Simons thì đã là 3 giờ 55 phút sáng, bức công điện nói: "Tập kích kết thúc, không tìm thấy tù binh". Lực lượng tập kích và chi viện quay về căn cứ của mình. Máy bay trực thăng đáp xuống căn cứ không quân Uđon lúc 5 giờ 28 phút sáng. Kế hoạch tập kích được thực hiện chặt chẽ nhưng lại không đạt được mục tiêu giải cứu tù binh, chẳng thể nói chuyện tham buổi dạ tiệc và càng không thể đề cập chuyện đe dọa miền Bắc Việt Nam được nữa.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:21:57 am
ĐIỀU BÍ ẨN CÒN ĐÓ

Tại Lầu Năm Góc. Trận chiến được diễn ra theo đúng trình tự, nhưng lại không hề có báo cáo gì về vấn đề tù binh, mọi người có mặt đều nôn nóng. Chiếc F105 bị trúng tên lửa, hai phi công nhảy dù được chiếc HH-53 số 4 và 5 cứu thoát.

Lúc 3 giờ 35 phút, tin tức báo về không tìm thấy tù binh.

Mọi người than thở tiếc rẻ, không kiềm chế được sự thất vọng lộ rõ trên nét mặt. Nhiều người tỏ ra giận dữ có người nói to: "Phải cách chức Blackbourne và Mayer!", "Chúng ta đang làm gì vậy?".

Trung tướng John Woth phụ trách chỉ huy lực lượng hỗn hợp tác chiến không quân báo cáo toàn bộ diễn biến quá trình tập kích với Hatge trợ lý an ninh Bộ Quốc phòng. Tổng thống Nixon lập tức gọi điện thoại cho Bộ trưởng Quốc phòng Lerde, cảm ơn và động viên lực lượng tham gia tập kích. Bộ trưởng Quốc phòng sau khi truyền đạt lại lời của tổng thống đến những người trong cuộc, thì sầu não ủ rũ rời phòng tác chiến. Thượng tướng Mano cũng âm thầm đi theo.


Những ngày sau đó liên tiếp có những ý kiến chỉ trích chủ yếu nhằm vào Blackbourne và Mayer.

Chuẩn tướng Mano và Thượng tá Simons tại căn cứ Uđon hoàn chỉnh bản báo cáo tác chiến, và qua làn sóng điện trình báo cáo đó lên Melon vào lúc 9 giờ 15 phút ngày 21 tháng 11. Simons tập trung các thành viên lực lượng tập kích lại và nói: "Chúng ta đã thực hành tác chiến đúng theo kế hoạch, tuy không cứu được tù binh nhưng không có gì để phải nhục nhã, hãy ngẩng cao đầu một cách đàng hoàng”.


Simons giao lại công việc cho Saine, rồi cùng Mano qua đường Sài Gòn, Hawai trở về Washington. Sáng sớm ngày 23, hai người được Blackbourne đón tiếp và đưa đến Bộ Quốc phòng ăn sáng cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tổng thống Nixon bày tỏ dự định của mình với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: "Tôi muốn tặng huân chương cho hai người, hãy lựa chọn lấy hai người, trong đó có một là người da đen”. Trung sĩ Aderay (người da đen) và trung sĩ Vraite cùng chuẩn tướng Mano và thượng tá Simons, ngày 25 tháng 11 được tổng thống Nixon trực tiếp trao huân chương tại Nhà Trắng. Những người khác trong lực lượng đặc biệt tham dự vào cuộc tập kích được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao huân chương tại căn cứ Bragg. Chiều ngày 23, buổi họp báo được tổ chức tại Bộ Quốc phòng lúc 3 giờ 30 phút; Bộ trưởng Quốc phòng Lerde xuất hiện tại phòng họp cùng với Chủ tịch Hội đồng tham mưu Melon, chuẩn tướng Mano, thượng tá Simons, Lerde nói với các ký giả:

"Thượng tá Simons là người quí vị chưa từng quen biết, hãy cho phép tôi được giới thiệu..."

Lerde giới thiệu hai sĩ quan cao cấp với mọi người, tiếp đó bằng giọng trầm tĩnh, chậm rãi ông ta thông báo về sự kiện vụ tập kích trại tù binh Sơn Tây. Về diễn biến cuộc tập kích, ông ta chỉ giới thiệu ngắn gọn trong khoảng 3 phút, sau đó thú nhận "Đáng tiếc - là trại tù binh bỏ trống, không giải cứu được tù binh". Các nhà báo có mặt thì thầm với nhau vẻ kinh ngạc, sau Bộ trưởng Lerde trình bày thêm một số chi tiết về cuộc tập kích trước khi bước vào phần giải đáp câu hỏi của các nhà báo. Các nhà báo liên tiếp đặt ra  những câu hỏi hóc búa với hai sĩ quan. Ngoài những câu hỏi nhằm giải đáp sự thực, trọng điểm chủ yếu là "Kế hoạch này đã được hoạch định như thế nào?" “Tại sao lại tiến công vào một trại tù bỏ trống?" "Có phải là do đã biết trước nên trại tù bỏ trống, tù binh không còn ở đó?", "Có phải là tin tức đã bị tiết lộ?".


Trên thực tế có phải là đã không kích vào miền Bắc Việt Nam không? "Những tù binh còn lại, liệu có bị ngược đãi hay không?", "Có gây ảnh hưởng đến Hội nghị Paris không?"...

Với những câu hỏi như vậy, ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Lerde trả lời, không ít những câu trả lời của Chuẩn tướng Mano và Thượng tá Sỉmons là theo kiểu "Vì đây là bí mật, tôi không thể trả lời được".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 07:22:24 am
CÁC NHÀ BÁO LỘ VẺ THẤT VỌNG THẤY RÕ

Hai tháng sau, chuyên gia tình báo giàu kinh nghiệm của Bộ Quốc phòng Sunli Frontaire đang đi hưởng tuần trăng mật cùng vợ tại Hong Kong. Ông ta mới đặt chân lên đất Hong Kong chưa lâu, một nhân viên đại sứ quán đưa cho ông ta một bức thư, yêu cầu phải khẩn trương trở về và có mặt sớm tại Bộ Quốc phòng. Trong một hầm ngầm tại Bộ Quốc phòng, cấp trên cho ông ta biết: "Có người đã tiết lộ với tình báo nước ngoài về kế hoạch tập kích và rất có thể là thông tin đã rò rỉ ra từ nơi đây, vì vậy việc này được giao cho anh điều tra". Sunli Frontaire chọn vài nhân viên tin cậy, phái họ đến các căn cứ Bragg và Agerlin, ông ta bay đến Campuchia gặp gỡ những nhân viên gián điệp bí mật. Campuchia lúc đó đang ở trong tình trạng hỗn loạn, là điểm tiếp xúc giữa các bên tham chiến, là địa điểm tốt để thu thập tin tức tình báo cho cả phía cộng sản và phương Tây. Qua một nhân viên phòng thi pháp đã quen biết từ trước, ông ta tiếp xúc với một số nhân viên điệp báo của Ba Lan, Liên Xô, Trung Quốc, hình như bọn họ cũng không được biết trước về vụ tập kích. Ông còn bị hỏi lại "Mục tiêu tiếp theo là ở đâu?", "Nước Mỹ có tiến công Bắc Việt Nam không?".


Tất nhiên, Sunli Frontaire không biết gì về những kế hoạch tác chiến tiếp đó. Chia sự phân tích các nguồn tin đưa về từ Bragg, Agerlin và những nguồn tin khác, ông ta phán đoán, tin tức không bị rò rỉ. Vậy thì cuối cùng vấn đề là ở khâu nào? Đối với những người trong cuộc điều đó mãi mãi là một ẩn số.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 30 Tháng Sáu, 2012, 04:13:03 pm
2. CHIẾN DịCH "MA QUỶ" GIẢI CỨU MUTSSOLINI CỦA ĐỨC QUỐC XÃ

Đức là một trong những quốc gia tổ chức thành lập lực lượng chiến đấu đặc biệt sớm nhất trên thế giới. Ngay từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần 2, lực lượng đặc nhiệm của Đức Quốc Xã tuy không thể nổi tiếng như lực lượng đặc nhiệm "Commandos" của Anh, nhưng là công cụ trong bàn tay ma quỷ của Hitle, lực lượng này cũng đã để lại những dấu ấn khá "oanh liệt". Trong số đó, cuộc đột kích vào núi Grant Sasso giải cứu nhà độc tài phát xít Mussolini vẫn được người đời sau xem là "kiệt tác của ma quỷ".


SỰ TRỪNG PHẠT

Sáng sớm ngày 25 tháng 7 năm 1943, trời vừa sáng, Mussolini đã đến văn phòng Thủ tướng trong toà nhà Chính phủ tại cung Venis lộng lẫy và bắt đầu ngày làm việc như thường lệ, vẫn là công việc như ngày thường, tiếp khách nước ngoài, phê duyệt công văn, tất cả như không có chuyện gì xảy ra. Theo kế hoạch đã sắp xếp, vào buổi chiều Mussolini sẽ đến gặp quốc vương Victor Emrvlaneul III.


Thời tiết ngày hôm nay quả là nóng bức, khoảng 5 giờ chiều Mussolim rời văn phòng, xe ô tô đưa ông ta đến Hoàng cung Savoy. Trên suốt đường đi, Mutssolini luôn cảm thấy trĩu nặng cảm giác bất an.

Mussolini thừa hiểu rằng, ông ta đang bị nhân dân Italy phản đối, lại thêm những thất bại của quân đội ngoài tiền tuyến, trong nội bộ tập đoàn phát xít thống trị cũng có những tiếng nói phản đối, một số nhân vật có quyền lực do chủ tịch nghiệp đoàn, người theo phái bảo hoàng bá tước Dino Glande, tướng De Beng và một số cựu quan chức trong đảng đang âm thầm câu kết, vạch kế hoạch chống đối lại ông ta. Trong cuộc họp uỷ ban tối cao của đảng ngày hôm qua Mussolini đã tranh cãi kịch liệt với phe đối lập: "Các ông nói đúng, nếu Italy thất bại trong cuộc chiến này, thì quyền lực sẽ được trao trả cho quốc vương. Nhưng hiện tại nước Đức đang nghiên cứu các loại vũ khí mới, nếu thành công trong thời gian tới, thì cục diện chiến tranh sẽ có sự thay đổi". Nhưng đến lúc biểu quyết thì Mussolini thất bại, ông ta do vậy rơi vào trạng thái bị cô lập.


Tuy vậy, Mussolini cho rằng bất cứ kết quả biểu quyết nào cũng không có tác dụng, không hề có bất kỳ ràng buộc nào với ông ta, nhưng khi nghĩ đến trong cuộc họp của uỷ ban tối cao, ngay cả con rể của ông ta, nguyên bộ trưởng ngoại giao Siano cũng phản đối ông ta, trong lòng Mussolini ngoài sự giận dữ còn xen lẫn một dự cảm bất trắc mơ hồ.


Mussolini bước lên tấm thảm đỏ trải thềm điện, vị quan chức phụ trách lễ tân nồng nhiệt bước, tới đón ông ta. Mussolini vô tình nhìn thấy số lính cận vệ gác ngoài cổng hình như đông hơn ngày thường, người phụ trách lễ tân cho biết, quốc vương đang đợi trong phòng khánh tiết.


Khi Mussolini vào gần tới cửa phòng khánh tiết, quốc vương phá lệ thân chinh bước ra đón từ cửa phòng, Mussolini phát hiện ra hôm nay quốc vương bỏ thói quen mang mặc thường ngày mà mang trên mình bộ quân phục đại nguyên soái, xung quanh quốc vương còn được bố trí khá nhiều hiến binh, Mussolini bỗng thấy căng thẳng.


Sau vài câu xã giao, quốc vương tươi cười đứng dậy nói: "Ngài thủ tướng kính mến, tình hình đất nước đang trong giờ phút nghiêm trọng, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút, uỷ ban tối cao quyết định bãi miễn mọi chức vụ của ông. Có rất nhiều người lên tiếng chỉ trích ông, chỉ còn tôi là người duy nhất vẫn ủng hộ ông. Do đó, nhằm giữ an toàn cho ông, tôi muốn đặt ông dưới sự bảo vệ của tôi, nguyên soái Badolio Pietro sẽ thay thế ông".


Lúc này, một kẻ thường ngày vẫn ngông cuồng như Mutssolini bỗng mất hẳn vẻ oai phong vốn có, ông ta tái mặt, đứng như trời trồng, yếu đuối và sợ hãi. Những lời nói sau đó của quốc vương ông ta hoàn toàn không nghe thấy, vang trong đầu chỉ lặp đi lặp lại "Hết rồi, hết tất cả rồi!"


Mussolini loạng choạng bước ra ngoài, và được "mời" đến cạnh chiếc xe cứu thương màu trắng đang đợi sẵn.
Cửa xe mở ra. Bên trong đã trực sẵn mấy vệ sĩ súng đạn đầy đủ. Mussolini lên xe, chiếc xe liền chạy vút đi…
Mussolini (1883 - 1945) là trùm độc tài Italy. Năm 1940, cùng với nước Đức gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Khi đưa quân vào Hy Lạp vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân đội Hy Lạp, quân Italy tổn thất nặng. Năm 1941, lại tấn công Liên Xô, nhưng không giành được thắng lợi như mong muốn, cũng năm đó quân Italy thua đau trên chiến trường Bắc Phi, trong nước Italy bị máy bay Đồng minh không kích dữ dội. Do những thất bại quân sự liên tiếp cộng với phong trào đòi dân chủ trong nước không ngừng phát triển, Mussolini đối mặt với sự đả kích và chỉ trích nặng nề, rơi vào tình thế khó khăn cả về nội bộ và ngoại giao. Và như thế, một "César" quyền uy một thời, người sáng lập ra chế độ phát xít ở Italy và đã cầm quyền trong suốt 21 năm liền bỗng chốc trở thành một tù nhân.


10 giờ 45 phút cùng ngày, đài phát thanh Italy thông cáo: "Quốc vương đã phê chuẩn cho phép người đứng đầu chính phủ, ngài B. Mussolini từ chức, đồng thời bổ nhiệm nguyên soái Badolio Pietro thay thế cương vị đó".

Tin tức được truyền đi, mọi người tràn ra đường ăn mừng chính phủ của Mutssolini bị hạ bệ, mong muốn sớm kết thúc chiến tranh, ảnh chân dung của Mutssolini treo khắp nơi nay bị bóc gỡ, bị đốt hoặc xé rách.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 30 Tháng Sáu, 2012, 04:14:29 pm
GIÚP ĐỠ "NGƯỜI ANH EM"

Khi Hitle biết tin Mutssolini bị cách chức và cầm tù, lập tức triệu tập các nhân vật quan trọng trong khối quân sự và chính quyền để bàn đối sách. Nhằm bảo vệ quyền lợi của chế độ phát xít, quyết định đưa ra sau đó là sử dụng lực lượng đặc nhiệm tập kích bất ngờ, giải cứu cho "người anh em" đang gặp hoạn nạn, đồng thời hoạch định kế hoạch mang tên "kế hoạch cây cao su”, chọn Actor Scorzne từ lực lượng đặc nhiệm làm chỉ huy cuộc giải cứu.


Cũng vào ngày 25 tháng 7 đó, trong phòng ăn lớn của khách sạn Eden - Berlin, Scorzne đang say sưa bên bàn tiệc cùng với mấy người bạn. Mấy chiếc vỏ chai rượu nho xứ Bavaria nằm lăn lóc dưới gầm bàn, những cặp mắt của kẻ say đỏ ngầu, họ vừa cười vừa chửi rủa điều gì đó. Trên bục cao, một nữ ca sĩ nổi tiếng, ăn mặc hợp thời trang đang hát, dường như đang là lúc đạt đến cao trào, nhưng Scorzne và mấy người bạn dường như không nghe thấy.


Vào lúc đèn sáng trở lại, một sĩ quan Quốc xã vội vàng đẩy cửa bước vào, đến bên Scorzne đang say khướt thì thầm "Thượng uý, Bộ Tư lệnh căn cứ đang tìm ông khắp nơi. Quốc trưởng sẽ gặp ông tại bản doanh, nghe nói có nhiệm vụ khẩn cấp, máy bay đã sẵn sàng cất cánh".


Nghe nói đích thân Quốc trưởng muốn gặp. Scorzne như tỉnh hẳn, vội vàng gọi mấy tên thuộc hạ thân tín, lên ô tô chạy thẳng đến sân bay. Anh ta vừa trèo lên máy bay, vừa nói với viên phi công đã ngồi đợi mấy tiếng đồng hồ: "Nhanh lên, về Lasdenbor".


Ngay buổi tối hôm đó, Scorzne đã đến đại bản doanh của Hitle. Đại bản doanh thường được gọi với cái tên "Hang sói", nằm ở trên một ngọn đồi nhỏ xung quanh có những cánh rừng bao bọc tại Lasdenbor. Đây là biệt thự riêng của quốc trưởng Adolfer Hitle. Hàng năm, Hitle dành khá nhiều thời gian đến đây nghỉ tĩnh dưỡng chữa bệnh, hít thở không khí trong lành. Nơi đây được bố trí một tiểu đoàn tăng cường làm nhiệm vụ bảo vệ, xung quanh khu vực được bố trí các ụ súng pháo cao xạ và súng máy phòng không, hình thành hệ thống phòng không hoàn chỉnh của đại bản doanh.


Có tất cả sáu sĩ quan được mời đến, Scorzne bước vào phòng khách của quốc trưởng, phát hiện mình là người có tuổi đời và cấp bậc thấp nhất. Nhưng anh ta không hề cảm thấy e ngại, thiếu tự tin, trong thâm tâm anh ta vẫn coi thường những kẻ võ biền cứng nhắc đó. Bọn họ đợi trong phòng khách rộng lớn, một lát sau Hitle bước vào trong trang phục quân đội SS.


Sáu người vụt đứng dậy chào theo nghi lễ quân đội "Trong các anh ai là người thông thạo tình hình Italy?” Hitle ngồi vào chiếc ghế dành riêng cho ông ta và hỏi.

"Có tôi" chỉ mình Scorzne lên tiếng.

"Các anh có quan điểm như thế nào về nước Italy?"

"Đó là người bạn trung thành nhất của chúng ta", "là người bạn của phe trục". Hitle nghe những lời sáo rỗng trên thì không thể hiện phản ứng gì. 

“Tôi là người Áo" Seorzne trả lời khác hẳn với người khác. Mọi người có mặt kinh ngạc liếc nhìn viên thượng uý, anh ta dám trả lời khác với điều mà quốc trưởng hỏi.

Nhưng, trong thâm tâm Scorzne hiểu rõ hơn ai hết. Anh ta biết gốc gác tổ tiên Hitle là người Áo, sẽ có mối đồng cảm với anh về việc trước đây Italy đã chiếm miền Nam tươi đẹp của vương quốc Áo cổ.

"Một mình thượng uý Scorzne ở lại". Sau một hồi im lặng, Hitle đưa ra sự lựa chọn.

Trong phòng lúc này chỉ còn lại hai người.

Scorzne cảm thấy một niềm tự hào chưa bao giờ được hưởng đang dâng trào, máu trong người như đang sục sôi. Sự kích đọng khiến Scorzne có vẻ căng thẳng.

Hitle đưa cho Scorzne xem bức điện của đại sứ quán Đức tại Roma báo về, báo tin Mutssolini không trở về phủ thủ tướng.

Scorzne xem hết bức điện, Hitle đập tay vào mặt bàn lớn tiếng:"Chúng ta không thể bỏ rơi bạn cũ, phải cứu thủ lĩnh người Italy này? Không thể tin tưởng vào Badolio được, ông ta nhất định sẽ thoả thuận ngầm với Anh và Mỹ. Ông ta nắm được Mussolini trong tay sẽ lấy đó để mặc cả với Anh và Mỹ. Nếu chúng ta kiểm soát được Italy thì rất có lợi cho ổn định cục diện mặt trận phía Nam!"

Scorzne chăm chú ngắm nhìn quốc trưởng, chờ nhận mệnh lệnh.

"Nhiệm vụ của anh rất rõ ràng, tôi chuẩn bị để đội đột kích của anh thực hiện nhiệm vụ tìm cứu Mussolini. Anh thấy thế nào? Có làm được không?". Hitle rõ ràng đã gửi gắm hy vọng vào người đồng hương nước Áo của ông ta.

Nghe xong chỉ thị của quốc trưởng, Scorzne cảm thấy bất ngờ. Ai ngờ đội đột kích nhỏ ngay trong lần đầu tiên lại được giao nhiệm vụ quan trọng và khó khăn như vậy. Nhưng với con người luôn tự phụ và thích mạo hiểm như Scorzne, anh ta không hề do dự, đứng vứt dậy cất cao giọng: " Tất nhiên là được. Người Áo không có gì là không làm được".


Hitle rất vui mừng, cuối cùng nhấn mạnh nói "Ngoài anh ra, chỉ có năm người được biết chuyện này, cần tuyệt đối giữ bí mật. Anh có thể lựa chọn phương thức mà anh muốn, thông qua tướng Selin ở mặt trận phía Nam, điều động bất cứ lực lượng tác chiến hải, lục, không quân nào để hiệp đồng giải cứu Mussolini. Nhưng vấn đề là ở chỗ hiện chúng ta vẫn chưa biết Mussolini bị giam ở đâu. Chúc anh thành công, thượng uý".

"Rõ, thưa quốc trưởng".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 30 Tháng Sáu, 2012, 04:15:36 pm
SCORZNE

Actor Scorzne là đội trưởng đội đặc nhiệm "Đội đột kích Thần ưng" đầu tiên của Đức. Sinh ngày 12 tháng 6 năm 1908 tại Vienna, thủ đô nước Áo, tổ tiên là người Slave, bố anh ta làm thợ thủ công. Scorzne khác với đa phần những người đồng hương Áo của mình, anh có tính cách giống với tổ tiên Slave: phóng túng, cứng rắn, cẩn thận và dũng mãnh. Anh ta đã tốt nghiệp đại học Vienna, gia nhập Đảng quốc xã từ rất sớm, và là một trong ít những đảng viên thuộc tầng lớp trí thức. Do say mê nghề phi công, năm 1938 khi Áo bị Đức xâm lược, Scorzne, khi đó đã 30 tuổi, tham gia trong lực lượng không quân Đức, tham dự khoá huấn luyện bay 6 tháng. Vì bất hoà trong quan hệ với giáo viên huấn luyện, nên sau đó bí đánh trượt với lý do không phù hợp với yêu cầu bay. Sau này, Scorzne được chọn vào sư đoàn thiết giáp Adolfer Hitle. Với vốn kiến thức và sự năng nổ sẵn có, Scorzne rất nhanh được phát hiện, được bổ nhiệm làm sĩ quan thực tập. Sau đó, anh ta lại chuyển sang sư đoàn thiết giáp ISS. Từ năm 1940 đến 1941 tham gia chiến dịch tấn công vào Balcan, Rumani, Hungari, Moscow; do tính cách bướng bỉnh, phóng túng đôi khi chống lại mệnh lệnh của cấp trên, nên cho dù anh ta lập nhiều chiến tích nhưng quân hàm chỉ dừng lại trung uý, trái ngược với tham vọng mãnh liệt của anh ta.


Một cơ hội ngẫu nhiên đã khiến những sức mạnh tiềm tàng trong con người Scorzne được phát huy tác dụng. Cuối cùng, anh ta đã tìm được chỗ đứng để thể hiện tài năng, cương vị mới này phù hợp với tính cách thích phiêu lưu mạo hiểm của anh ta.


Mùa xuân 1942, Hitle tức giận vì luôn bị lực lượng đặc nhiệm Anh "Commandos" xuất quỷ nhập thần tiến công, quấy rối, Hitle nảy ra ý định cũng xây dựng một lực lượng tác chiến đặc biệt tương tự như “Commandos". Lúc đầu, Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Đức e ngại về ý tưởng xây dựng một đội quân bất bình thường, họ đã có quá nhiều kinh nghiệm về những đội quân kỳ quái ra đời từ ý tưởng tuỳ hứng của Hitle, họ cho rằng sẽ không kiểm soát được chính lực lượng đặc nhiệm đó khi đã trao cho họ những quyền hạn đặc biệt.


Nhưng đối với kẻ như Hitle những điều đã quyết định thì không được bàn cãi, Bộ Tư lệnh bắt đầu công tác tuyển chọn nhân sự thích hợp đảm nhiệm xây dựng, huấn luyện và tổ chức lực lượng đặc nhiệm này.
Một ngày tháng 6 năm 1942, Scorzne đang dưỡng bệnh tại quân y viện Berlin thì nhận được lệnh trực tiếp triệu tập gấp quay về Bộ Tư lệnh. “Bộ Tư lệnh cần có những người thông thạo kỹ chiến thuật có thể hoàn thành những nhiệm vụ đặc biệt. Bọn Anh đã sử dụng nhiều lực lượng đột kích nhỏ tập kích thành công vào lực lượng của ta, chúng ta cũng cần có lực lượng tập kích nhỏ của mình. Chúng tôi đã nghiên cứu lý lịch của anh, anh rất thích hợp với công việc này, không rõ quan điểm cá nhân của anh thế nào?", Trưởng ban tác chiến Bộ Tư lệnh nói với anh ta.


"Tôi cảm thấy hết sức vinh dự, đây là lần đầu tiên tôi tìm được vị trí của mình", Scorzne phấn chấn đáp.
Scorzne sau này viết trong hồi ký của mình: "Tôi là người liều mạng, bất cẩn, thô bạo và chống lệnh, không phải là một sĩ quan tốt, nhưng tôi có đủ khả năng độc lập chỉ huy một đơn vị đột kích. Nếu "Commandos" của Anh có thể đánh cướp trạm ra đa tại Hà Lan, đánh tập kích vào Bộ Tư lệnh của Rommel tại Bắc Phi, chi viện quân du kích Hi Lạp... những điều đó tôi cũng có thể làm được, và còn có thể làm tốt hơn họ".


Ngày 16 tháng" 5 năm 1943, Scorzne được bổ nhiệm làm đội trưởng đầu tiên của lực lượng đặc nhiệm FOLIDEN của Đức Quốc Xã và được thăng quân hàm thượng uý. Bộ Tư lệnh điều một liên đội chiến đấu dũng mãnh từ trận tuyến Đức - Nga trở về đặt dưới quyền huấn luyện của Seorzne.


FOLIDEN là tên địa danh nơi đội đặc nhiệm đóng quân, nằm trong một công viên tự nhiên gần Berlin, với diện tích hơn 10.000 km2, nơi này vẫn giữ được vẻ hoang sơ có núi đồi, rừng cây, khe suối tự nhiên, đây là địa điểm huấn luyện lý tưởng. Do đó tên đơn vị đặc nhiệm được gọi là "Đội đột kích FOLIDEN", Scorzne không thích cái tên ấy, hắn nghĩ ra một cái tên độc đáo - "Đội đột kích Thần ưng" với mong muốn "Thần ưng" sẽ tung hoành ngang dọc, nổi tiếng khắp Châu Âu.


Về mặt vũ khí, trang bị của "Đội đột kích Thần ưng" mới thành lập không thể so sánh với lực lượng "Commandos" của Anh. Scorzne một mặt say sưa nghiên cứu kỹ chiến thuật của "Commandos" một mặt tìm cách bổ sung trang bị vũ khí hiện đại qua nhiều nguồn khác nhau. Trong đó bao gồm cả súng liên thanh có ống giảm thanh, thuốc nổ có sức công phá lớn, thiết bị thông tin vô tuyến... Rất nhanh, nhờ vào sự đổi mới trong vũ khí trang bị, "đội đột kích Thần ưng" đã hội tụ được sức chiến đấu phi thường.


Lực lượng đặc nhiệm của Scorzne đã hoàn thành tốt mọi công tác chuẩn bị, nay chỉ còn chờ thượng đế ban cho họ cơ hội để thể hiện khả năng.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 30 Tháng Sáu, 2012, 04:17:14 pm
THEO ĐUỔI MỤC TIÊU

Ngày 25 tháng 7, khi nhận được lệnh, Scorzne bắt tay vào công tác chuẩn bị. Đầu tiên là chọn lựa 60 lính đặc nhiệm, 8 chuyên gia điệp báo, tạo thành lực lượng giải cứu, đột kích tinh nhuệ. Những công việc này được tiến hành bí mật.


Khi xây dựng kế hoạch, khó khăn đầu tiên gặp... phải là không nắm được địa điểm cụ thể nơi Mussolini bị giam giữ. Nhằm giữ bí mật mục đích kế hoạch, Scorzne chỉ dám thực hiện các hoạt động trinh sát bí mật, không cho phép các thành viên trong đội tuỳ tiện moi tin, biện pháp duy nhất là nghe ngóng. Sau ba tuần, Scorzne đã nhận được một tin tình báo.


Tại thị trấn gần vịnh Kasata có một nhà buôn hoa quả. Anh ta cho biết, trong thị trấn có cô hầu gái đính hôn với một cảnh sát, tay cảnh sát đó đang làm nhiệm vụ trên đảo Ponza, đã mấy tuần nay họ không gặp nhau.
Scorzne đoán rằng, viên cảnh sát đó có thể đang làm nhiệm vụ canh giữ tù chính trị quan trọng nào đó trên đảo. Vài ngày sau đó, một sĩ quan hải quân trẻ tuổi tiết lộ Mussolini đã được đưa đi trên chiếc tàu Bersafuna. Điều này đã chứng minh cho nhận định trên của Scorzne.


Tin tức được lập tức báo về đại bản doanh của Hitle. Hitle ra lệnh: "Sử dụng chiến hạm Đức cướp lại Mussolini".

Nhưng ngày hôm sau lại có tin Mussolini đã bị chuyển khỏi đảo Ponza đi một địa điểm khác. Kế hoạch giải cứu do đó bị huỷ bỏ. Chính phủ Italy e ngại phía Đức sẽ tìm cách giải thoát cho Mussolini, ngày 6 tháng 8 đã chuyển ông ta đến một làng chài trên hòn đảo Sardinia không mấy người biết tới. Tiếp đó lại chuyển đến đảo Matalena cách 15km về phía Bắc nơi có một căn cứ hải quân, Mussolini bị giam lỏng trong một toà nhà tầm thường của trang trại Calu.


Scorzne nắm được tin tức tình báo cho biết địa điểm Mussolini bị giam giữ, quyết định nhanh chóng tiến hành kế hoạch giải cứu đề phòng lại tiếp tức có sự di chuyển. Scorzne cải trang thành thuỷ thủ, cùng trung uý hải quân Warce đến trinh sát địa hình quanh đảo Trung uý Warce ngày thường không mấy khi uống rượu nay cũng la cà quán xá, nghe ngóng tin tức.


Trong một quán rượu, Warce gặp một người nông dân. Người nông dân này thường đến trang trại Calu đưa rau quả. Người nông dân này cho Warce biết trên đảo hình như đang có một nhân vật quan trọng. Warce bị người nông dân kia chuốc cho say mềm nhưng vẫn ghi nhớ những thông tin mà người nông dân nọ vừa nói.


Trang trại Calu được lực lượng bộ binh và vũ khí hạng nặng bảo vệ nghiêm ngặt, Scorzne nảy ra ý định tránh không tấn công trực diện mà sẽ dùng lính dù đổ bộ đường không tập kích, Scorzne lập tức quay về nước Đức nhằm nhanh chóng triển khai kế hoạch.


Ngày 18 tháng 8, lính dù đi trên máy bay ném bom HE - 111, dưới sự chỉ huy của Scorzne xuất phát từ Đức, nhằm thẳng hướng đảo Matalena. Bỗng nhiên có tiếng kêu "Hai máy bay địch xuất hiện phía sau”, Scorzne quay đầu lại nhìn, máy bay chiến đấu của anh đang chuẩn bị tấn công Scorzne nắm chắc súng máy nổ súng bắn quét. Bỗng nhiên, động cơ bên trái máy bay ngừng chạy, máy bay lao xuống vùn vụt, mọi người không kịp nhảy dù, máy bay đã rơi xuống mặt biển.


Họ may mắn được một chiếc tàu của Italy vớt lên. Nghe nói chiếc tàu này đang trên đường đến khuyển Mussolini đi chỗ khác. Các thuyền viên trên tàu không hề nghi ngờ gì Scorzne và đồng bọn. Scorzne bị gãy một xương sườn, sau đó hai ngày anh ta cùng một thành viên khác tên là Lader trở về Đức điều trị.


Hitle gửi thư đến thông báo: "Theo tin tức tình báo do cục trưởng Wiliam Kanari cung cấp, Mussolini đang bị giam giữ trên hòn đảo Elbe, trước đây đã từng là nơi giam giữ Napoleon, có thể sử dụng lính dù đổ bộ giải cứu”.

Scorzne phủ định tính xác thực của thông tin tình báo này, anh ta xin được gặp Quốc trưởng để giải trình về những tin tức liên quan đến Mussolini và đề nghị này được chấp nhận.

Tại đại bản doanh, trước sự có mặt của Hitle và các quan chức cao cấp và các tướng lĩnh quân đội, trong vòng 30 phút Scorzne lần lượt đưa ra những chứng cứ khẳng định Mussolini đang bị giam giữ trên đảo La - Matalena, đồng thời khẳng định những thông tin anh ta đưa ra là chính xác. Hitle bước đến nắm lấy tay của Scorzne nói: "Ta tin ở anh, ngừng kế hoạch sử dụng lực lượng dù đổ bộ tập kích đảo Elbe. Nhưng anh đã chuẩn bị hoạch tấn công vào La - Matalena chưa?"

Seorzne trình bày kế hoạch mạo hiểm "kế hoạch cây cao su” do chính anh ta nghĩ ra.

"Đầu tiên, cần cử một tàu chiến Đức đến La - Matalena với nghi thức đến thăm, đồng thời cho tàu R (tàu cao tốc quét thuỷ lôi) vào cảng. Ngày hôm đó, thuyền trưởng sẽ đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Italy. Buổi tối tàu chiến Đức tạm thời thả neo ở cảng. Sáng sớm hôm sau, tàu R chở lực lượng đặc nhiệm được sự chi viện của tàu chiến Đức sẽ nhanh chóng tiếp cận cầu tầu, đưa lực lượng đặc nhiệm đổ bộ lên bờ, tiến công giữa ban ngày vào trang trại Calu, bất ngờ tập kích giải thoát cho Mussolini".


Scorzne tin tưởng rằng hành động tấn công bất ngờ của lực lượng đặc nhiệm sẽ uy hiếp được lực lượng quân đội Italy làm nhiệm vụ bảo vệ khiến chúng trở tay không kịp. Hitle và các quan chức cao cấp có mặt tuy kinh ngạc trước kế hoạch táo bạo của Scorzne nhưng cuối cùng cũng đã phê chuẩn. Cuối cùng Hitle cảnh báo Scorzne rằng: "Italy vẫn đang là đồng minh của Đức, nhìn từ góc độ quốc gia thì không được phép xâm phạm chủ quyền của Italy, lần thử sức này nếu thành công, sẽ giành được nhiều lời ngợi ca, nhưng nếu thất bại thì sẽ bị chỉ trích nặng nề, đến khi đó tôi sẽ không cần nghe bất kỳ sự giải thích nào của anh, bắt buộc phải cách chức anh".


Sau buổi gặp gỡ đó vài ngày, Scorzne và Warce hoá trang thành thuỷ thủ lên đảo Sardinia. Họ tiến về phía xưởng giặt của trang trại Calu, địa điểm này được họ chọn làm nơi quan sát.

Hai người đang đi, bất chợt gặp một người lính gác trong đội quân sự canh giữ Mussolini, người lính này đang chuyển đi những quần áo cần giặt giũ. Warce bắt chuyện với người lính bằng thứ tiếng Italy lưu loát, người lính lúc đầu có vẻ đề phòng, nhưng khi nghe Scorzne nói "Hình như Mussolini đã chết", thì cải chính lại rằng "Mới sáng sớm hôm nay tôi còn nhìn thấy ông ta, ông ta lên một chiếc canô màu trắng đi đâu đó".


Biết được thông tin này Scorzne rất thất vọng, kế hoạch tập kích lại phải huỷ bỏ, thực tế là ngày 28 tháng 8 Mussolini đã bị chuyển đến vùng núi Grant Sasso thuộc dãy Apinin.

Nghe nói tại thủ đô Roma, một sư đoàn thiết giáp Đức đóng quân tại đây đang bị 7 sư đoàn Italy đã từng là bạn đồng minh bao vây. Tình thế ngày càng bất lợi cho phía Đức.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 30 Tháng Sáu, 2012, 04:18:43 pm
Scorzne quay về Roma, tìm cách thăm dò thông tin về Mutsolinbi nhưng hầu như không thu được tin tức gì. Một hôm, bộ phận mã thám của Seorzne tình cờ thu được một bức điện của Bộ Nội vụ Italy cho biết "Đã hoàn thành công tác bảo vệ tại Grant Sasso. Goseri”.


Chỉ dựa vào nội dung bức điện thì không thấy phản ánh được điều gì, nhưng Scorzne nghi ngờ về tên người trong bức điện. Goseri là một viên tướng, có phải chính ông ta phụ trách việc giam giữ Mussolini?

Scorzne chuyển trọng tâm chú ý sang vùng núi Grant Sasso đỉnh của dãy Apinin. Tại sườn của dãy núi này, ở độ cao 2000m, trước chiến tranh đã xây dựng một trung tâm thể thao mùa đông. Ở vị trí trung tâm là khách sạn Kanbe Inberatelai. Nếu như Mussolini bị giam giữ ở khu vực này, thì chỉ có thể là khách sạn đó.


Một kiều dân Đức tại Italy 5 năm trước đã từng ở tại khách sạn đó vài tuần lễ, đã cung cấp cho nhóm của Scorzne những thông tin về địa hình. Nhưng do thời gian đã khá lâu nên người đó không còn nhớ chi tiết những thông tin đáng tin cậy khác có được là nhờ vào thông tin giới thiệu trong một cuốn sổ nhỏ, qua đó biết được từ vùng dân cư dưới chân núi có xe cáp treo nối với khách sạn. Trên núi tuy có lối mòn nhưng phương tiện thường được sử dụng vẫn là xe cáp treo. Từ những đặc điểm này có thể thấy rằng địa điểm này rất thích hợp để phục vụ mục đích giam giữ phạm nhân. Sau khi Scorzne xác định chắc chắn Mussolini bị giam giữ ở khách sạn đó, ngày 10 tháng 9 Scorzne lên máy bay, bay trinh sát quanh khu vực đó, đồng thời kết hợp chụp ảnh từ trên không. Kết quả trinh sát cho thấy, lối mòn được lính gác bảo vệ nghiêm ngặt, nếu tấn công lên từ hướng chân núi thì cần sử dụng lực lượng của cả một sư đoàn, hơn nữa cần có thời gian. Trong thời gian đó Mussolini có thể sẽ bị giết hại.


Khách sạn nằm trên một khoảng đất nhỏ bằng phẳng xung quanh là núi đá tuyết phủ kín, sau lưng khách sạn là bãi đất trống. Hình tam giác mọc đầy cỏ dại. Điều này phù hợp với thông tin tình báo cho biết khách sạn có một trường tập bắn riêng. Scorzne nảy ra ý định đổ bộ tập kích bằng tàu lượn. Khoảng đất trống sau khách sạn là bãi đáp lý tưởng. Sau khi quan sát địa hình Scorzne cho máy bay chuyển hưởng bay về căn cứ. Gần đến căn cứ thì phát hiện ra hình như có tốp máy bay chiến đấu của Anh từ hướng đảo Sardinia bay lại, Scorzne vội vàng cho máy bay trở về căn cứ.


Scorzne sau khi hạ cánh trong lòng suy tính phải lập tức bắt đầu kế hoạch giải cứu, không thể chần chừ được nữa.

Chính phủ mới của thủ tướng Badolio ngày 8 tháng 9 tuyên bố tách khỏi phe trục, ký kết hiệp ước đình chiến với phe đồng minh, rất có thể Mussolini sẽ bị dẫn độ giao cho phe Đồng minh. Ý kiến của các tham mưu lực lượng không quân Đức về kế hoạch giải cứu là: "Nếu khó để lựa chọn thì đó là sử dụng lính dù đổ bộ đường không hoặc dùng tàu lượn đổ bộ”.


Nhưng mảnh đất trống phía sau lưng khách sạn lại quá nhỏ để có thể sử dụng hai giải pháp trên. Hơn nữa, Grant Sasso là vùng núi cao, không khí loãng, không thích hợp cho sử dụng lính dù đổ bộ và cũng không phù hợp cho sử dụng tàu lượn. Để có thể đối phó lực lượng bảo vệ với 200 tay súng thì ít nhất cũng phải có lực lượng tập kích có quân số tương đương.


Nhưng cho dù sử dụng lính dù hay tàu lượn thì do hạn chế về kích thước của bãi đáp, lực lượng đổ bộ sẽ chỉ có thể ở khoảng 20 người, Seorzne rất không đồng tình với những quan điểm đó và vẫn kiên trì với ý tưởng sử dụng tàu lượn đổ bộ.


Scorzne định dùng máy bay hạng nhẹ "Han se" mang theo 12 tàu lượn "DFS - CL" mỗi tàu lượn mang trong nó 11 người bao gồm cả người điều khiển. Anh ta  phân công nhiệm vụ của từng chiếc tàu lượn như sau: chiếc 1, 2 tiếp đất đầu tiên, Scorzne đi trên chiếc thứ 3, cùng chiếc thứ 4 làm nhiệm vụ giải thoát cho Mussolini. Từ chiếc thứ 5 trở đi có nhiệm vụ chế áp hoả lực địch. Anh ta nghiên cứu sâu hơn về công tác hiệp đồng khi đánh vào khách sạn, rút lui, yểm trợ, chi viện, tiếp đó là xác định nội dung chi tiết về thời gian tập kích, địa điểm, phương pháp tiếp đất, vũ khí trang bị đi kèm v.v...


Về kế hoạch rút lui, trước đó lính dù sẽ đổ bộ chiếm giữ sân bay Aquila cách Grant Sasso 20km về phía Nam, sử dụng máy bay "Han se” hoặc "quái điểu” "Fiseler" đưa đón.


Ngày 11 tháng 9, Seorzne cho tập trung 132 thành viên của lực lượng tham gia tập kích và các phi công, trình bày về kế hoạch, mức độ quan trọng của nhiệm vụ, mức độ nguy hiểm, khả năng tổn thất nặng nề có thể xảy ra. Cuối cùng anh ta vẫn nói: “Nhưng chúng ta nhất định phải giành được thành công”. Anh ta cũng nói rằng, những ai không muốn tham dự có thể được rút lui, nhưng không một ai lên tiếng.


Đã đến ngày 12 tháng 9 là ngày dự kiến thực hiện kế hoạch tập kích. Theo kế hoạch tàu lượn sẽ bay từ căn cứ không quân Rivela, nhưng nó đã không đến căn cứ Pelatle De Male cách Roma 25km về phía Nam đúng giờ theo kế hoạch, kế hoạch tập kích vào lúc sáng sớm do vậy không thể thực hiện, rất có thể phải tấn công vào lúc ban ngày.


Người Italy có thói quen ngủ trưa dài sau bữa - ăn, chính điều này là yếu tố có lợi. Tận dụng sự thay đổi thời gian tập kích, Scorzne đến Roma, tìm được tướng Solati, người có cảm tình với nước Đức, ngỏ ý nhờ ông hợp tác trong một sứ mạng quan trọng, đồng thời "mời" ông ta đi cùng.


Solati kinh ngạc trước kế hoạch táo bạo Scorzne đưa ra nhưng không thể không chấp nhận đề nghị của Scorzne "giúp tôi thuyết phục lính gác Mussolini".

Do tàu lượn đến chậm, không thể thực hiện kế hoạch tập kích vào buổi sáng. Nhằm động viên lực lượng tham gia tác chiến đang phải chờ đợi nhận lệnh dưới ánh mặt trời gay gắt, Scorzne phân phát hoa quả cho họ.
Lúc 12 giờ 30 phút trưa, 12 chiếc tàu lượn và máy bay đi kèm đã có mặt đầy đủ và ở trong trạng thái sẵn sàng xuất phát. Bỗng nhiên, còi báo động của sân bay réo vang, mọi người đã nghĩ rằng có máy bay quân Đồng minh đến không kích. Nhưng chỉ một lát sau, lại có còi báo yên.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 30 Tháng Sáu, 2012, 04:32:06 pm
TẬP KÍCH VÀO GRANT SASSO

Gần 2 giờ chiều, cánh quạt máy bay từ từ chuyển động, từng chiếc tàu lượn được máy bay đưa lên không trung. Hai chiếc đi đầu rất nhanh khuất sau những đám mây, Scorzne trên chiếc tàu thứ 3 không còn trông thấy hai chiếc đó nữa, hai chiếc máy bay cất cánh sau cùng khi chạy ra đường băng thì lại không thể cất cánh.


Máy bay bay xuyên qua những đám mây, trong khoang của tàu lượn khá ngột ngạt, các thành viên đều thấy mệt mỏi, tướng Solati thì mặt mũi trở nên nhợt nhạt. Khi đến vùng trời trên dãy Apinin, Scorzne rút dao chuyên dụng của lính nhảy dù, chọc vài lỗ trên sàn và tấm bạt sườn của tàu lượn, một làn không khí tươi mát lọt vào trong khoang. Nét mặt của tướng Solati dần dần lấy lại vẻ bình thường.


Lát sau vách đứng của vực Aquila xuất hiện trong tầm mắt. Scorzne không thấy các máy bay mang tàu lượn số 1 và 2 liền quyết định cho chiếc số 3 hạ cánh đầu tiên. Lính đặc nhiệm đội mũ sắt lên, tháo gỡ cơ cấu kết nối tàu lượn với máy bay. Tàu lượn từ từ hạ cánh theo một đường vòng cung.


Scorzne và phi công điều khiển trung uý Maya chú ý quan sát tìm bãi đáp là khoảng đất trắng hình tam giác, khoảng đất quá nhỏ, lại ở vị trí sát mép vực, lổng chổng đá lớn. Nhưng không còn đường nào khác, cũng không thể tìm đước vị trí khác. Lúc 2 giờ 30 phút. Maya kéo mạnh cần lái cho tàu lượn nghiêng bên phải, tàu lượn nhằm hướng điểm cạnh khách sạn đáp xuống. Trong giây lát, tàu lượn chạm xuống mặt đất, chạy nghiêng ngả trên những hòn đá. Phi công điều khiển bật nút mở dù giảm tốc. Tâm đệm sàn trong khoang bị chọc thủng, vải bạt bị xé rách, tàu lượn chổng ngược đầu lên, giật lùi lại vài bướt rồi dừng lại ở vị trí cánh khách sạn 40m.


Vì thiếu chiếc số 1 và 2, bọn họ bắt buộc phải tấn công mà không có lực lượng yểm trợ. Người lính thứ nhất ôm lính tiểu liên nhảy ra ngoài, theo sát anh là Scorzne và tướng Solati.

Lúc này, một người lính gác người Italy đang đứng trên một mỏm đá cao gần khách sạn, gã kinh ngạc trước hiện tượng đang xảy ra. Có thể vì nghe được tiếng kêu "Đừng bắn" của tướng Solati đang mặc quân phục cấp tướng quân đội Italy nên anh ta không nổ súng. Scorzne chạy qua trước mặt anh ta xông vào trong khách sạn. Mọi việc xảy ra quá bất ngờ, lính gác ở đó buông súng đầu hàng.


Lính đặc nhiệm đạp tung cửa lớn của khách sạn, lao vào bên trong. Cho đến giờ phút này vẫn chưa có một phát đạn nào được bắn ra. Trong gian phòng cạnh đó một lính Italy đang điều khiển vô tuyến điện, Scorzne lao đến đạp đổ ghế, dùng báng súng phá huỷ máy móc. Lúc này Scorzne phát hiện gần đó có một sân thượng bèn đứng lên vai một lính đặc nhiệm và trèo lên trên đó, bỗng từ trong một khung cửa sổ Mussolini ló đầu ra ngoài. Scorzne gọi lớn bằng tiếng Đức "Hãy nhảy ra ngoài nhanh lên!"


Lúc này lực lượng tiếp ứng cũng hạ cánh và nhanh chóng xông vào khách sạn, đây đó vang lên những tiếng súng của hai bên.

Lính đặc nhiệm Đức đặt súng máy ở một góc của khách sạn, dùng hoả lực mạnh đánh bạt lực lượng bảo vệ đang kéo từ chân núi lên. Lính Italy ngừng chống trả rất nhanh chóng, họ không có ý muốn tiếp tục chiến đấu.

Scorzne chạy lên bậc thềm, đến sàn nhảy thì bắt gặp hai sĩ quan trẻ người Italy đang canh giữ Mussolini. Lúc này cũng có hai lính Đức cùng bám vào dây chống sét trèo vào trong phòng. Hai viên sĩ quan thấy không còn hy vọng chiến thắng, ngoan ngoãn giao nộp vũ khí đầu hàng.


Scorzne lệnh cho trung uý Sibel bảo vệ Mussolini, anh ta nhìn ra ngoài phát hiện ra tàu lượn số 4 và 5 đã hạ cánh, lính đặc nhiệm đang chạy về phía khách sạn, chiếc số 8 đang chuẩn bị tiếp đất thì bỗng cơn gió lớn tạt qua, tàu lượn lao xuống rất nhanh và đập mạnh xuống mặt đất, những người ở bên trong chắc hẳn đều bị thương khá nặng, không có ai bước ra ngoài. Chiếc số 9 và 10 đang từ từ tiếp đất cùng với chiếc số 1 và 2. Scorzne chú ý tìm kiếm viên đội trưởng lực lượng bảo vệ. Một thượng tá đầu hói để râu bước ra sau lời kêu gọi. Scorzne tuyên bố Mussolini đã được cứu thoát, lính Đức đã chiếm được khách sạn, yêu cầu ông ta lập tức đầu hàng và cho ông ta một phút để suy nghĩ.


Viên thượng tá suy nghĩ trong giây lát, rồi tay run rẩy nâng ly rượu nho bước tới, tỏ ý chấp thuận đầu hàng. Cùng với lời chúc "Cạn chén vì người chiến thắng” của viên thượng tá và Scorzne, số lính Italy còn lại cũng lấy vải trải giường làm cờ trắng đầu hàng.


Scorzne bước vào căn phòng có Mussolini, vị quốc trưởng đáng thương trong diện mạo của một ông già mặc bộ đồ âu phục rộng thùng thình, râu ria đã lâu không được cạo tỉa. Scorzne đứng nghiêm tuyên bố. "Thưa ngài thủ tướng, quốc trưởng Hitle lệnh cho tôi đến cứu ngài, ngài đã được tự do!"


Mussolini nắm chặt tay Scorzne cảm động nói: "Ông bạn Hitle không bỏ rơi tôi" rồi nghẹn ngào không nói thêm được câu gì.

Mussolini đã được cứu thoát nhưng sau đó sẽ thoát ra khỏi chỗ này bằng cách nào?

Vì không thể tiến hành liên lạc tầm xa được, do đó không rõ đã chiếm được sân bay Aquila; họ quyết định sẽ bay tới căn cứ Pelatke De Male. Chiếc máy bay Hanse dự định sử dụng vào công việc vận chuyển người thì càng máy bay lại bị va chạm khi hạ cánh xuống sân thượng khách sạn, do đó sẽ chuyển sang dùng chiếc Fiseler do thượng uý Gerlahe điều khiển, hiện vẫn đang lượn vòng trên không.


Scorzne lệnh cho máy bay hạ cánh, Gerlahe khắc phục tình trạng xấu của địa hình, hạ cánh một cách tài tình xuống mặt đất. Nhưng tay phi công lão luyện Gerlahe khi nghe nói cả Scorzne và Mussolini với cân nặng mỗi người lên tới 90kg muốn cùng lên máy bay của anh ta thì lập tức phản ứng: "Nếu máy bay mang thêm tải trọng 180kg, cất cánh trên mặt đất đầy nhưng đá sỏi như thế này, thì cũng đồng nghĩa với tự sát" anh ta kiên quyết từ chồi đề nghị của Seorzne.


Seorzne tuyên bố. "Nếu thất bại, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm" và cuối cùng đã thuyết phục được Gerlahe.
Lúc 2 giờ 50 phút, Gerlahe ra hiệu cất cánh 12 lính cùng buông tay. Máy bay bắt đầu trườn lên, chạy nghiêng ngả trên mặt đất lổn nhổn những đá nhưng không cất cánh lên được.


Bánh máy bay chạm vào một tảng đá, thân máy rung lên dữ dội, một chiếc bánh xe bị xẻ vênh đi. Bỗng nhiên miệng vực xuất hiện ngay phía trước. Mussolini nhắm nghiền mắt lại, viên phi công đã lấy lại được bình tĩnh. Máy bay lao xuống dọc bờ dốc rất nhanh sau đó máy bay lấy được thăng bằng và sức nâng, đầu máy bay ngóc lên trong tư thế cất cánh và họ đã cất cánh thành công.


Lúc 4 giờ 30 phút họ an toàn quay về căn cứ Pelatke sau đó chuyển sang chiếc máy bay ném bom HE dự bị bay từ Vienna đến Munich. Đích thân Hitle gọi điện chúc mừng và trao tặng huân chương chữ thập sắt cho Scorzne.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 07:52:47 am
3. "THẦN BINH" ISRAEL TẬP KÍCH UGANDA

Sáng sớm ngày 4 tháng 7 năm 1976, gần 200 lính đặc nhiệm của Israel bất ngờ tập kích vào sân bay Enlebbe (Uganda), hành động chớp nhoáng vô hiệu hoá bọn không tặc, giải cứu toàn bộ con tin, thực hiện thành công một kế hoạch hết sức mạo hiểm, gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế.


TAI HOẠ ĐẾN GẦN

Sáng sớm ngày 27 tháng 6 năm 1976, mặt trời vừa lên, một đám mây đen từ phía Địa Trung Hải bay đến, phủ bóng lên mảnh đất Israel. Thủ tướng Rabin vừa bước vào văn phòng, Bộ trưởng Bộ vận tải Jacobi vội vã bước vào, đưa tận tay thủ tướng bức điện khẩn. Bức điện viết "Lúc 8 giờ 50 phút sáng hôm nay, một chiếc Air bus của hãng hàng không Pháp chuyến bay số 139 bị bắt cóc khi bay từ sân bay Almaza (Hy Lạp) đến Paris, hiện chưa có thông tin cụ thể".


"Lại là bọn khủng bố" thủ tướng Rabin sau khi lấy lại bình tĩnh, đập bàn kêu lên phẫn nộ. Đó là một sự kiện xảy ra sau khi chiếc Airbus mất liên lạc khoảng 20 phút.

Lúc hơn 8 giờ sáng, chiếc Air bus chuyến bay số 139 của Hãng hàng không Pháp chở 245 hành khách cất cánh từ sân bay Almza (Hy Lạp), nó để lại đằng sau một vệt khói hình vòng cung rồi khuất dạng sau những đám mây.


Máy bay vừa lấy được độ cao trở về trạng thái thăng bằng, một cụ già bỗng phát hiện hình như có hiện tượng bất thường, quay sang nói thầm với anh con trai ngồi cạnh: "Con nhìn người thanh niên Ả Rập với cái hòm to ở hàng ghế thứ năm kìa. Hòm to như vậy, có thể đủ để giấu cả vũ khí". Anh con trai chỉ lơ đãng liếc nhìn theo hướng cụ già chỉ.


8 phút sau, một hành khách nam và một hành khách nữ ở khoang hạng nhất vụt đứng dậy, tay phải rút súng ngắn, tay trái giơ lên trái lựu đạn "Tất cả ngồi yên, bây giờ chúng tôi sẽ chỉ huy chuyến bay này, nếu các người giữ bình tĩnh, không có hành động khả nghi nào thì sẽ được an toàn", tên không tặc tuyên bố.


Cơ trưởng vừa mở cửa buồng lái thì đã bị một họng súng đen ngòm chĩa vào, sau phút bàng hoàng liền bị đẩy trở lại buồng lái. Các hành khách nhìn nhau sợ hãi, họ ý thức được việc vừa xảy ra.

Chiếc Airbus số hiệu 139 thay đổi đường bay, trên bầu trời Địa Trung Hải, nó lặng lẽ rẽ sang hướng Đông Nam và mất liên lạc với mặt đất khi đang bay trên bầu trời bán đảo Peloponnesus.

Các cơ quan hàng không giao thông Hy Lạp không mấy để tâm đến chuyện này, nhưng các cơ quan tình báo của Israel rất nhạy cảm với Vấn đề máy bay đột nhiên mất tín hiệu, họ nhanh chóng đi xác định tin tức chuyến bay 139 bị bắt cóc.


Thủ tướng Rabin đã từng đảm nhiệm chức vụ tổng tham mưu trưởng lục quân, dựa vào kinh nghiệm dày dạn của mình, nói với Jacobi "Nếu thực sự máy bay bị bắt cóc, cần lập tức nhanh chóng thu thập mọi thông tin".
Thông tin do sân bay Ben Gurion cung cấp chỉ cho biết "Chuyến bay 139 gồm 245 hành khách, trong đó khách mang quốc tịch Israel gồm 83 người, tổ lái 12 người, phán đoán chuyến bay 139 không bay đến Paris như dự định, mà bay về hướng Nam Phi".


Vài tiếng đồng hồ sau đó, chuyến bay 139 đã gần tới Bắc Phi, máy bay lượn vựng, hạ thấp độ cao, và từ từ hạ xuống sân bay Banghazi (Libya). Sau đó 6 tiếng đồng hồ, máy bay được tiếp đủ dầu, bay tiếp về hướng Nam. Sau khi phát hiện ra vụ máy bay bị không tặc, nội các Israel nhóm họp bàn đối sách. Lúc 3 giờ 30 phút chiều, uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp được thành lập do thủ tướng Rabin đứng đầu, các thành viên khác là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Tư pháp và Tổng Tham mưu trưởng.


Thủ tướng Rabin cho rằng: "Trên chiếc máy bay bị bắt cóc có gần một trăm người Do Thái, bọn không tặc có thể lấy đó làm chiêu bài áp lực với chính phủ Israel, chúng ta phải có biện pháp đối phó thích hợp cần tăng cường thu thập tin tức tình báo".


Cho đến gần tối, uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp mới nhận được vài thông tin. Trong đó có thông tin cho biết “chuyến bay 139 hạ cánh xuống Banghazi của Libya, sau đó không biết bay về đâu”.

Như vậy là vẫn chưa tìm được dấu vết của chiếc máy bay, rất có thể cũng như lần trước nó đã quay về sân bay Ben - Gurion. Thủ tướng Rabin đến sân bay, quyết định biến phòng kiểm soát không lưu nơi đây trở thành Bộ Tư lệnh tiền phương, ông trực tiếp theo dõi mọi diễn biến và chỉ huy hành động. Để đề phòng tình huống bất trắc có thể xảy ra, khu vực xung quanh sân bay được bố trí lực lượng đặc nhiệm. Nhằm không gây nên sự xáo trộn đáng ngờ, toàn bộ lực lượng đặc nhiệm này được mặc quần áo bảo hộ của thợ máy.


Thủ tướng Rabin nhận được một bức điện phát đi từ London, cho biết: "Trong số hành khách trên máy bay bị bắt cóc có một người phụ nữ mang thai và có nguy cơ đẻ non. Nhân viên trên máy bay đã thuyết phục bọn không tặc, người phụ nữ này cuối cùng đã được thả tại sân bay Banghazi, sau đó được máy bay của Libya đưa về London". Những thông tin này do sở cảnh sát London khai thác từ người phụ nữ được thả là bà Patriliza Highman.


Bà Highman kể lại: "Máy bay cất cánh từ Almaza khoảng 5 phút, thì bị khống chế bởi một nam một nữ trông giống người Đức và 4 thanh niên giống người Ả Rập. Bọn chúng đặt thuốc nổ được ngụy trang thành đồ hộp hoa quả vào vị trí cửa máy bay. Sau đó được tiếp dầu tại sân bay Banghazi, máy bay chỉ ở lại trong thời gian ngắn. Sau đó lại bay tiếp, điểm đến có thể là một nước nào đó ở Trung Phi". Vậy thì cuối cùng điểm đến của chiếc máy bay sẽ là nơi nào? Thủ tướng Ra bin nôn nóng chờ thông tin báo về.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 07:54:10 am
TỔNG THỐNG AMIN MUỐN ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ

3 giờ sáng ngày 28 tháng 6 năm 1976, chiếc máy bay chuyến 139 hạ cánh trong màn đêm xuống sân bay Entebbe tại thủ đô Kampala của Uganda, miền Trung Châu Phi.

Vào lúc hơn 7 giờ sáng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Peres vừa từ sân bay quay về văn phòng Bộ Quốc phòng thì nhận được tin tình báo chiếc máy bay bị bắt đã hạ cánh xuống sân bay Enthbbe tại Kampala của Uganda. Hơn ai hết Peres là người hiểu rõ về Uganda và cá nhân tổng thống Amin.


Israel trong nhiều năm dành ủng hộ và viện trợ cho nhà độc tài này, không quân của Uganda do chính Israel bồi dưỡng huấn luyện. Vào thời kỳ đầu khi xây dựng Nhà nước Israel, người ta đã dự tính nếu không thể xây dựng đất nước ở phần đất Palestin hiện nay thì có thể lựa chọn Uganda làm địa điểm thay thế.


Thông tin tình báo cho biết “Kẻ chỉ huy kế hoạch bắt cóc máy bay lần này có thể là đồng bọn của phái quá khích Hamas trong Mặt trận giải phóng nhân dân Palestin, tên là Wadia Hadad". Hadad là kẻ thủ lĩnh khủng bố quốc tế điên cuồng. Bốn năm trước, tháng 5 năm 1972 đồng bọn của hắn trong tổ chức Mặt trận giải phóng dân tộc Palestin đã bắt cóc một chiếc máy bay chở khách phản lực thuộc công ty hàng không Sawana của Bỉ và ép hạ cánh xuống sân bay Ben - Gurion. Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Israel bằng tài trí, lòng quả cảm đã giành được quyền kiểm soát máy bay, giải cứu 97 hành khách và phi hành đoàn. Cuộc chiến đấu diễn ra chớp nhoáng trong 90 giây, hai tên khủng bố bị tiêu diệt, một tên bị thương. Có tin khẳng đinh Wadia Hadad có dính dáng trực tiếp đến vụ khủng bố này.


Trong văn phòng rực sáng ánh đèn của Bộ Quốc phòng Israel, bản đồ và các tấm ảnh chụp được trải rộng trước mặt tổng tham mưu trưởng Gor và các phụ tá, họ đang nghiên cứu kế hoạch sử dụng lực lượng quân sự chế áp giải cứu con tin. Họ đã thức trắng đêm, hàng loạt vấn đề hóc búa đang cần tìm được lời giải, đường bay ngắn nhất cũng là 3652km, nếu không có điểm đỗ thì máy bay chiến đấu không thể quay về; đường bay của máy bay phải qua đều là các nước thù địch; bọn khủng bố lại được chính tổng thống Amin hậu thuẫn v.v…
Người ta khá lạ lẫm với địa bàn Châu Phi. Somali thuộc địa cũ của Anh, Italy là địa điểm lẩn trốn tốt nhất cho các thành viên lực lượng du kích Mặt trận giải phóng nhân dân Palestin. Các nước như Uganda, Kenia, Tanzania tuy trước đây đã từng là thuộc địa của Anh, nhưng hiện tại đều tuyên bố độc lập. Ethiopia là nước trong quá khứ chịu sự chi phối khá sâu sắc của Anh, thì nay từ khi hoàng đế Hirsaiasi bị hạ bệ cũng không còn thân phương Tây như trước chỉ còn cảng Djibouti còn đặt dưới sự kiểm soát của Pháp.


Bọn khủng bố có cơ sở bí mật tại Uganda, có tin cho biết thủ lĩnh của lực lượng khủng bố đã đi ô tô từ Somali sang Ubganda. Đài phát thanh Uganda công khai thể hiện thái độ ủng hộ bọn khủng bố, đồng thời chỉ trích Anh, Pháp và Israel.


Nếu sử dụng lực lượng không quân, các máy bay chiến đấu bắt buộc phải vòng tránh các nước Ả Rập và các nước Châu Phi, tránh tầm kiểm soát của mạng lưới ra đa cảnh giới của Somali do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, còn cần tính đến cự ly bay của máy bay chiến đấu, bắt buộc phải có một căn cứ tiếp dầu. Nếu căn cứ vào mức độ quan hệ hữu nghị, chỉ có thể sử dụng Djibouti làm điểm dừng tiếp nhiên liệu.


Tổng tham mưu trưởng Gor giao cho Ngoại trưởng Long trách nhiệm thăm dò ý kiến của Pháp về việc sử dụng căn cứ Djibouti. Đồng thời gửi điện báo đến Tư lệnh lực lượng dù với nội dung "Gần như không còn khả năng chuyến bay 139 quay về sân bay Ben - Gurion, lực lượng đặc nhiệm tiếp tục đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 07:54:59 am
Thủ tướng Rabin điều hành cuộc họp của Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp, phân tích diễn biến tình hình trước thời điểm tối ngày 28, đưa ra phán đoán: kế hoạch bắt cóc do chính Hadad chủ mưu nhưng hắn đang lẩn trốn tại Somali, không trực tiếp nhúng tay, lộ diện. Thủ phạm chính của vụ bắt cóc là thành viên phái quá khích PFIP, Abuds Lahmu Jabel và một nam một nữ người Đức. Mục đích của chúng nhằm khuất phục chính phủ Israel, hạ nhục Israel, chứng minh tính đúng đắn của lý luận sử dụng vũ lực trong chủ trương của Jabel, qua đó tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.


Nét mặt của các quan chức trong Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp trở nên nặng nề khi nhận được tin báo: Tổng thống Uganda - ông Amin và thành viên lực lượng du kích Palestin mang theo vũ khí đã xuất hiện trước các con tin tại sân bay Entebbe. Amin tuyên bố sẽ giữ vai trò người trung gian hoà giải giữa bọn khủng bố và phía Israel. Ngoài ra, theo thông tin do bà Highman con tin duy nhất được thả thì bọn khủng bố đã cách ly những hành khách Do Thái và những người khác trên chuyến bay 139. Điều này khiến người ta hồi tưởng lại trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong các trại tập trung của phát xít Đức, rất nhiều người Do Thái đã bị tàn sát thảm khốc.


Diễn biến ban đầu cho thấy hành động trung gian hoà giải của Tổng thống Amin cũng có giá trị như sự bảo đảm cho bọn khủng bố, điều này đã khiến quá trình đàm phán càng có nhiều diễn biến phức tạp.

Ngoại ô TelAviv có căn nhà là nơi ở của thượng tá lục quân về hưu Baloke Balebu. Trong thời gian tại chức ông ta đã từng dần đầu đoàn cố vấn quân sự Israel gồm 400 người đến Uganda. Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp đề nghị Balebu gọi điện cho bạn cũ - tổng thống Amin, thăm dò thái độ của Amin trong vấn đề này, đồng thời tranh thủ kéo dài thời gian. Uỷ ban còn chỉ thị thêm cho Balebu, theo đó Balebu phải khen ngợi thành tích và đóng góp trong lớn của Amin trong vai trò chủ trì hội nghị tổ chức thống nhất Châu Phi họp tại Padua, qua đó nhấn mạnh trách nhiệm của ông ta, cải thiện môi quan hệ làm thay đổi suy nghĩ của Amin.


Biện pháp này đã gặt hái được thành công, Amin tuy không đồng ý giúp đỡ phía Israel song cũng kéo dài được thời gian.


Ngoài ra chính phủ Israel còn sử dụng cố vấn khoa học tôi cao, chuyên gia tâm lý tiến sĩ Dulol phân tích đặc điểm tính cách, tâm lý của Tổng thống Amin, dự đoán hành động của ông ta, nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất giải quyết vấn đề con tin.


Cuối cùng, khoảng 4 giờ chiều ngày 29 tháng 6, bọn không tặc đã đưa ra yêu cầu của chúng; yêu cầu phóng thích 53 thành viên lực lượng du kích Ả Rập đang bị giam giữ, trong số đó có 40 người đang bị giam giữ tại Israel, số còn lại đang ở Đức. Thời hạn chót là thứ 5, ngày 1 tháng 7. Nhiều con tin khi biết được tuyên bố này không khỏi cai đầu thất vọng, họ hiểu rằng chính phủ Israel từ trước đến giờ luôn giữ nguyên tắc không bao giờ đàm phán với bọn khủng bố, sẵn sàng "nợ máu trả bằng máu”.


Yêu cầu của bọn khủng bố được truyền đi nhanh chóng qua đài phát thanh Uganda. Cuối cùng, người ta đã hiểu rõ đây quả đúng là một hành động khủng bố nhằm vào Israel. Tổng thống Amin là kẻ xảo quyệt, hiếu thắng và độc tài, ông ta muốn nhân cơ hội đứng ra giải quyết sự kiện này để nâng cao vị thế của đất nước.


Ngày 30 tháng 6, sau tuyên bố đòi thả tự do cho bọn khủng bố, Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp lại nhận được tin tức mới, bọn khủng bố tuyên bố "Nếu 2 giờ chiều ngày 1 tháng 7 giờ Israel (tức là 12 giờ trưa theo giờ GMT) thì sẽ giết chết con tin, phá huỷ máy bay". Lúc này, chính phủ Israel đã bị dồn đến tình huống phải lập tức có quyết định dứt khoát.


Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Jaco bị lãnh trách nhiệm giữ liên hệ với Hãng hàng không Pháp và cơ quan hàng không dân dụng quốc tế, gia đình, người thân của những hành khách bị bắt làm con tin, yêu cầu ông ta phải giải quyết vụ khủng hoảng con tin bằng phương pháp hoà bình. Nước Pháp không thể hiện lập trường cứng rắn, ngay cả cơ quan hàng không dân dụng quốc tế và hiệp hội hàng không quốc tế cũng vậy, thái độ của họ đối với các nước thù địch với Israel thuộc thế giới thứ ba cũng tỏ ra mềm yếu và không đáng tin cậy. Jacobi do vậy mà lâm vào tình thế khó khăn, mệt mỏi và bất lực.


Nhưng cùng ngày hôm đó, vào buổi chiều, bọn khủng bố tuyên bố sẽ thả tự do cho 47 hành khách bao gồm phụ nữ, người già và trẻ em không phải là người Do Thái. Những con tin được thả ra ngay trong đêm đó lên máy bay trở về Paris. Theo họ thì động cơ thật của tổng thống Amin trong vai trò trung gian hoà giải rất đáng ngờ, toàn bộ hành khách Do Thái bị tập trung lại trong một phòng, họ trở thành con bài để mặc cả trong tay bọn khủng bố. Có một người phụ nữ Do Thái lọt được vào số người được thả, trên cánh ta của bà còn in mã số thời kỳ bị giam giữ trong trại tập trung của phát xít Đức, nhưng nếu chỉ căn cứ vào hộ chiếu thì không thể ngờ rằng bà là người Do Thái, do vậy mà bà đã thoát được. Bà nói: "Cứ nghĩ đến những chuyện bi thảm trong trại tập trung 32 năm trước lại tái diễn, tôi lại thấy run sợ". Những lời nói của bà cụ nhanh chóng truyền đi khắp đất nước Israel khiến người Israel như kích lại gần nhau hơn tạo nên sức mạnh thống nhất của cả dân tộc.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 07:56:56 am
MỘT QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN

Thoả thuận với bọn khủng bố hay sử dụng vũ lực giải cứu? Thủ tướng Rabin trầm tư suy nghĩ.

Nếu thoả thuận, khủng hoảng lập tức được tháo gỡ, nhưng hành động này cũng giống như sự khuyến khích bọn khủng bố, hậu quả sau này sẽ rất tai hại. Nếu tiến hành giải cứu vấn đề đầu tiên là phải đối phó với những kẻ khủng bố liều mạng được chuẩn bị từ trước và vũ trang đầy đủ, nhiệm vụ giải cứu không thể hoàn thành nếu dựa vào lực lượng quân sự nhỏ, chỉ riêng vấn đề cơ động lực lượng đến mục tiêu đã là cả một bài toán hóc búa. Hai là, nhằm giảm thương vong đến mức thấp nhất, giải pháp tốt nhất là tiến hành một cuộc tập kích, đánh nhanh rút gọn, nhưng một khi hành động bị tiết lộ thì sân bay Entebbe sẽ trở thành "cối xay thịt" thảm khốc, còn có thế dẫn đến nguy cơ bị cuộn vào một cuộc chiến tranh, kéo theo đó là những khủng hoảng chính trị, quân sự và xã hội khó có thể lường trước. Ba là, lực lượng quân sự tham gia vào nhiệm vụ này phải trải qua hành trình hàng nghìn kilômét, bay qua những nước không thân thiện, hành động này hoàn toàn có thể bị coi là một cuộc xâm lược, các quốc gia đó có đủ lý do để bắn hạ những máy bay đó.


Đối phó với nhóm du kích đang chiếm ưu thế, nội bộ chính phủ Israel có hai quan điểm khác nhau: quan - điểm ôn hoà thì mong muốn vấn đề sẽ được giải quyết bằng thương lượng hoà bình. Những người theo quan điểm cứng rắn thì mong muốn giành lại con tin bằng phương pháp sử dụng vũ lực. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, chính phủ Israel bắt buộc phải đồng thời thực hiện cả 2 giải pháp.


Bộ Ngoại giao Israel đề nghị nguyên thủ một số cường quốc và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc can thiệp, yêu cầu chính phủ và Tổng thống Uganda thuyết phục nhóm du kích, giải quyết vấn đề trên lập trường nhân đạo. Chính phủ Pháp cũng yêu cầu các nước Châu Phi thể hiện thiện chí cộng tác giúp đỡ. Các nước này thể hiện thái độ không đồng nhất, nhất là các nước hiện đang giam giữ bọn khủng bố thể hiện lập trường cứng rắn, không khoan nhượng.


Áp lực từ phía gia đình, người thân những con tin ngày càng mạnh mẽ. Họ yêu cầu chính phủ phóng khích bọn khủng bố đang bị giam giữ, giải quyết vấn đề con tin bằng thương lượng hoà bình. Buổi tối, Jacobi và thư ký trưởng Alan phải giải thích với họ rằng, chính phủ biết rõ thời hạn cuối cùng phải đưa ra các câu trả lời mà bọn khủng bố yêu cầu, việc giải cứu con tin là công việc mà chính phủ đang hết sức quan tâm.


Lúc 7 giờ 15 phút ngày 1 tháng 7, Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp có cuộc họp bất thường tại Phủ thủ tướng, trong cuộc họp nêu ra các lý do: khó có thể thuyết phục được Tổng thống Amin, tính mạng con tin đang bị đe dọa. Không còn cách lựa chọn nào khác, các thành viên thống nhất về mặt nguyên tắc, đồng ý bắt đầu tiến hành đàm phán với bọn khủng bố, thông báo cho nhóm khủng bố biết có thể đồng ý thả những kẻ khủng bố đang bị giam giữ trong nhà tù Israel: Nhưng trong nội các chính phủ cũng có người tiết lộ rằng quyết định này mang ý đồ chiến thuật, nhằm thoả mãn yêu cầu của bọn khủng bố, kéo dài thời gian đưa ra câu trả lời. Thời điểm đó trong nước có một số ý kiến chỉ trích chính phủ mềm yếu trước bọn khủng bố. Tin "chính phủ Israel đồng ý đàm phán với bọn khủng bố” truyền đi rất nhanh từ Pari đến Entebbe. Đại sứ Pháp tại Uganda không dám chậm trễ, vội vã đến ngay sân bay, vùng vẫy thoát ra khỏi sự cản trở của lính gác, kêu lớn: "Người Israel đàm phán rồi!". Những con tin đang khắc khoải đợi chờ, nay nhảy nhót reo mừng, ôm hôn lẫn nhau, họ cười, họ khóc. "Ngày mai chúng ta sẽ trở về nhà rồi!". Bầu không khí căng thẳng như chùng xuống. Những kẻ ham mê bài bạc bắt đầu cãi nhau vì phát hiện ra trò gian lận nào đó. Lúc đó, nếu họ biết được sự thực, chính phủ của họ không hề có ý định trao đổi tin mà là dùng vũ lực giải thoát, thì chắc chắn họ sẽ thất vọng. Lúc 1 giờ chiều, đài phát thanh Uganda thông báo "Nhóm du kích quyết định đơn phương kéo dài thời hạn cuối cùng lùi 72 tiếng đồng hồ, sang chiều chủ nhật mồng 4 tháng 7".


Lúc 21 giờ 15 phút, đài phát thanh Uganda thông báo "Nhóm du kích quyết định trả tự do cho 101 con tin”. Như vậy sân bay Entebbe chỉ còn lại 94 hành khách (trong đó người Israel là 60, người mang hai quốc tịch là 10, người Pháp 23, người không mang quốc tịch là 1) và 12 thành viên phi hành đoàn. Mục tiêu báo thù nhằm vào người Israel của bọn khủng bố càng trở nên rõ ràng.


Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp tiếp tục bàn bạc các vấn đề chủ yếu như nếu trả tự do cho bọn khủng bố thì ai sẽ đứng ra đàm phán? Địa điểm tổ chức đàm phán ở đâu? Dùng máy bay gì để chở số khủng bố được thả? Sẽ trao đổi như thế nào? Số lượng tên khủng bố được thả có cần phải thông qua thương lượng đàm phán để quyết định? Phải thoả thuận với phía Pháp ra sao?...


Sau này, thủ tướng Rabin nhớ lại "Ngày thứ 5 là ngày khó khăn nhất, người thân của những con tin không ngừng gây áp lực đòi thả tự do cho bọn khủng bố đang bị giam giữ, thể hiện rõ quan điểm không có ý định sử dụng vũ lực trước thời hạn cuối cùng mà bọn khủng bố đưa ra. Ngoài ra, trong tình hình không có thông tin tình báo chính xác, lực lượng giải cứu chưa được vào biên chế, chưa tiến hành diễn tập, tôi không thể khẳng định chắc chắn hành động giải cứu sẽ thành công, tôi không đủ tin tưởng vào việc sử dụng vũ lực đây cũng là một trong những lý do".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 07:57:40 am
Tổng thống Amin sắp đi tham dự hội nghị lãnh đạo tổ chức thống nhất Châu Phi, thời gian ông ta xuất phát cũng trùng với tuyên bố kéo dài thời hạn cuối cùng thêm 3 ngày. Điều này cũng có thể ngầm hiểu là trong 3 ngày đó sẽ không có chuyện gì xảy ra đối với con tin. Tuy chuẩn bị đàm phán không phải là sách lược mà người Israel lựa chọn, song ý đồ của họ muốn kéo dài thêm thời gian là sự thực. Ba ngày đình hoãn đó có giá trị như món quà thượng đế ban tặng cho người Israel.


Uỷ ban đồi phó tình trạng khẩn cấp cũng đã từng bàn đến giải pháp cử cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lodya người có bản lĩnh ngoại giao lão luyện đến Entebbe nhằm kéo dài thời gian và thu thập tin tình báo. Nhưng thủ tướng Rabin cho rằng: nếu ông ta cũng lại bị nhóm khủng bố bắt giữ thì đó là tổn thất và nỗi nhục trong lớn cho người Israel, thủ tướng Rabin do đó không tán thành ý tưởng này.


Sáng ngày 1 tháng 7 năm 1976, Bộ Tổng tham mưu Israel triệu tập phiên họp đặc biệt. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Simon Peres tuyên bố. "Thưa quý vị, hôm nay chính phủ đã quyết định, lúc 10 giờ 20 phút giờ GMT tức là 40 phút trước thời hạn cuối cùng, đã thông báo cho Paris, chính phủ Israel sẽ đàm phán với nhóm khủng bố". Các khuôn mặt trong Bộ Tổng tham mưu trở nên ưu tư... Bộ trưởng Quốc phòng Peres phá vỡ sự im lặng: "Tôi muốn hỏi lại, các vị có ý kiến gì về vấn đề giải cứu con tin hay không?”. Tổng tham mưu trưởng Gor nghi ngờ hỏi: "Nói như vậy là chúng ta sẽ thảo luận một lần nữa hành động đi ngược lại với quyết định của chính phủ?”. "Đúng vậy, đàm phán chỉ là để che mắt mà thôi'. Cuối cùng, Peres nói: "Xin các vị hãy viết ý kiến của mình vào giấy và theo từng người thì khả năng thành công của hành động giải cứu là bao nhiêu?". Bộ trưởng S. Peres tự tay đi thu các mảnh giấy. Kết quả là chỉ có một tờ giấy viết khả năng 100% thành công. Ký tên: tư lệnh lực lượng dù Danfi Melon.


Thực ra ngay sau khi vừa xảy ra vụ bắt cóc con tin Bộ Quốc phòng Israel đã bắt đầu triển khai nghiên cứu kế hoạch, chuẩn tướng Danfi Melon tổ chức vạch kế hoạch tập kích giành lại con tin. Ông ta tin tưởng rằng chỉ có thắng lợi trên mặt trận quân sự mới là lối thoát duy nhất nhằm giải quyết vấn để. Họ đã chuẩn bị vài phương án và đệ trình lên Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp. Nhưng nhằm giữ bí mật, Danfl Melon cố gắng tạo vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Tối ngày 29 tháng 6, Danfi Melon còn đến dự đám cưới con gái một thượng tá trong lực lượng dù đã về hưu. Trong lễ cưới ông ta luôn tỏ ra tự nhiên, cười đùa thoả mái, trong câu chuyện mọi người tất nhiên đã đề cập đến chuyện cướp máy bay, phản ứng của nhóm bắt cóc, chính sách của chính phủ v.v... tất nhiên những câu hỏi liên quan đến hành động quân sự đều được tập trung vào Danfi Melon. Ông ta mềm mỏng lảng tránh: "Nếu như chính phủ quyết định, có thể xuất kích bất cứ lúc nào". Việc liên lạc với nhóm bắt cóc do đại sứ Israel tại Somali đã có mặt tại thủ đô Kampala của Uganda phụ trách, những báo cáo của ông ta được đại sứ quán Israel tải Pháp chuyển về. Việc thu thập thông tin tất nhiên được giao cho cục tình báo Israel và đã phát huy tác dụng đáng kể.


Cho đến phút cuối cùng, thủ tướng Rabin cũng không hy vọng vào khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng con tin bằng biện pháp hoà bình.Từ ngày 2 tháng 7 trở về sau, mục tiêu trọng tâm của công tác thu thập thông tin chủ yếu nhằm phục vụ cho hoạt động quân sự.


Ngày 1 tháng 7, nhân viên cơ quan tình báo Morsad của Israel dưới vỏ bọc thương gia bay đến Narobi (Kênia) bằng máy bay của Hãng hàng không Israel. Trước đây Israel luôn cung cấp viện trợ cho Uganda, tham gia huấn luyện quân sự cho quân đội Uganda, không quân Israel đã giúp Uganda đào tạo phi công và góp phần xây dựng sân bay Entebbe. Nói tóm lại Israel nắm khá tường tận về biên chế, trang bị, quân đội Uganda và tình trạng đường băng sân bay Entebbe. Ngoài ra, qua nhiều năm theo dõi, phía Israel cũng nắm được khối lượng thông tin tình báo khá lớn về tình hình Uganda và hoạt động của các phần tử khủng bố cư trú trên đất Uganda , Uganda đã mua những vũ khí trang bị gì của Liên Xô. Những vũ khí này được dùng trong huấn luyện của các phần tử khủng bố ra sao? Pakistan đã cài người vào các cơ quan quan trọng trong chính phủ Uganda ra sao...


Cawada tích cực giúp đỡ thu thập các thông tin liên quan đến bọn khủng bố. Nhằm đánh lạc hướng bọn bắt cóc, khiến chúng mất cảnh giác, phía Israel cố ý tung ra các tin tức tình báo giả. Một trong những vấn đề trọng tâm cần được làm rõ hiện nay là liệu có phải Tổng thống Amin đã câu kết với bọn bắt cóc. Nhìn từ góc độ mối quan hệ hữu nghị giữa Israel và Tổng thống Amin cũng như nội dung các cuộc điện đàm giữa thượng tá Balebu và Amin, cũng có người còn hy vọng vào sự trung gian hoà giải của Tổng thống Amin. Nhưng cơ quan tình báo của Israel đưa ra phán đoán. Amin đã được biết trước về kế hoạch bắt cóc chiếc máy bay Airbus này, ông ta đã cho phép những kẻ khủng bố tại Uganda và Somali đến gặp gỡ với bọn bắt cóc.


Không quân của Israel tiến hành theo dõi mọi di chuyển của Tổng thống Amin 24 trên 24 giờ trong ngày. Trên đường Tổng thống Amin bay đến Marikis tham dự hội nghị lãnh đạo tổ chức thống nhất Châu Phi luôn bị máy bay cường kích của Israel theo dõi, các tàu khu trục mang tên lửa đạn đạo đảm nhiệm vai trò trạm chuyển tiếp thông tin vô tuyến với đất liền. Những thông tin về hoạt động của chính phủ Uganda và bọn bắt cóc được các nhân viên điệp báo nằm vùng tại Kampala, Narobi, Jerusalem cách một tiếng lại báo về Israel một lần.


Những lời khai của hành khách được trả tự do được cơ quan tình báo tổng hợp trở thành những thông tin quý giá. Điều mà các nhân viên điệp báo e ngại là lặp lại sai lầm trước đây của lực lượng đặc nhiệm Mỹ khi tập kích giải cứu cho tù binh phi công Mỹ tại Sơn Tây (Việt Nam).


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 07:58:34 am
Đêm ngày 21 tháng 11 năm 1970, phía Mỹ đã điều động hơn 30 máy bay chiến đấu và gần 100 lính đặc nhiệm thực hiện cuộc hạ cánh tập kích vào trại tù binh Sơn Tây của Việt Nam, nhằm giải thoát cho hơn 70 tù binh Mỹ bị giam giữ tại đây. Để bảo đảm cho công tác thu thập tin tức, phía Mỹ sử dụng các máy bay trinh sát "SR - 71" và máy bay trinh sát không người lái Bufalo Hunter chụp ảnh tầm cao và tầm thấp khu trại. Nhưng do không phân tích, đánh giá đúng về tình hình "có biểu hiện giảm hoạt động của cơn người trong khu trại giam", không thực hiện hoạt động trinh sát khu trại thường xuyên liên tục, phía Việt Nam đã có sự di chuyển tù binh từ trước, khiến cho cuộc tập kích giải cứu tù binh trong chiến dịch mang mật danh "Bờ biển Ngà" đã vồ hụt, trở thành thất bại cay đắng ghi dấu trong lịch sử tác chiến của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
Phía Israel cho rằng khi thực hiện tập kích các con tin sẽ bị di chuyển hoặc bị sát hại, do vậy công tác thu thập thông tin càng được tiến hành thận trọng hơn bao giờ hết.


Ngày 2 tháng 7, căn cứ vào toàn bộ thông tin đã thu thập và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng S. Peres, Tổng tham mưu trưởng Gor và những người khác tiến hành tính toán kỹ lưỡng về kế hoạch tác chiến giải cứu con tin. Những nhận xét được đưa ra là:

Tổng thống Amin cố tạo dựng hình ảnh anh hùng cho cá nhân trong sự kiện bắt cóc máy bay được cả thế giới quan tâm này, bề ngoài ông ta tỏ ra giúp đỡ Israel để che giấu ý đồ thật sự. Đã có thêm 5 tên khủng bố đi đường bộ từ Somali sang Uganda bổ sung vào 6 tên bắt cóc nâng tổng số nhóm bắt cóc lên 11 tên; Tổng thống Amin lợi dụng hội nghị các nhà lãnh đạo tổ chức thống nhất Châu Phi làm diễn đàn tuyên truyền cho tính hợp pháp trong hành động của Uganda, khi hội nghị kết thúc ông ta sẽ trở về kịp trước ngày mồng 4 là thời hạn sau cùng mới được đưa ra; hành động sát hại con tin sẽ xảy ra sau ngày mồng 4, nhằm làm tăng không khí kinh hoàng, bọn khủng bố sẽ cánh một khoảng thời gian lại giết hại một con tin; Sở điều tra quốc gia Uganda (lực lượng cảnh sát mật) hình như cũng đang giúp đỡ bọn bắt cóc; Mục đích chính của tác chiến giải cứu là nhằm giải thoát con tin, để có thể kết thúc hoạt động tác chiến trước khi bọn bắt cóc kịp giết hại con tin, thời điểm tác chiến lựa chọn vào đêm ngày thứ 7 là hợp lý nhất.


Thủ tướng Ra bin cũng bắt đầu cho rằng, vì muốn giải quyết khủng hoảng con tin bằng con đường hoà bình, những nỗ lực trong lớn dã được thực hiện, điều này phù hợp với đạo lý. Tuy vẫn còn e ngại sự phản đối của cộng đồng quốc tế, nhưng vẫn phải kiên trì với chủ trương sử dụng vũ lực. Điều này còn cần giành được sự nhất trí của toàn bộ thành viên trong nội các. Thủ tướng Ra bin bàn bạc nhiều lần với các viên tư lệnh và thành viên nội các.


Tối ngày mồng 2, giáo sư Bezedinski cố vấn ngoại giao của James Carter ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Hoa Kỳ đang ở thăm Israel được mời tham dự dạ hội - do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Simon Peres chủ trì. Hai người đều được sinh ra ở Ba Lan, họ dùng tiếng Ba Lan trao đổi với nhau về vụ cướp máy bay, giáo sư Bezedlnski không hề phát hiện được dấu hiệu gì về xu hướng sử dụng vũ lực của phía Israel. Mãi đến sáng sớm ngày mồng 4 khi giáo sư Bezedinski đang gọi điện thoại từ nhà riêng của mình tại New York thì nhận được tin sân bay Entebbe bị tập kích.


Vào thời điểm này đại sứ quán Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cũng đang ở thăm Israel. Tối ngày mồng 2 ông ta còn dùng bữa tối với ngoại trưởng Yalon. Sau này ông ta nhớ lại: "Ngoại trưởng Yalon dường như không có chuyện gì phải lo lắng, chuyện trò thoải mái, tôi đã bị qua mặt".


Trong phương án dự phòng, người ta đã tính đến khả năng sử dụng trực thăng đổ bộ vào ban đêm hoặc cho lực lượng dù bất ngờ đổ bộ đường không, nhưng phương án này bị loại trừ do tốc độ tác chiến chậm, thiếu tính bất ngờ. Cuối cùng giải pháp sử dụng máy bay vận tải bất ngờ hạ cánh tập kích đã được lựa chọn.


Kế hoạch tác chiến được xây dựng trên cơ sở thông tin tình báo đầy đủ, chính xác. Tính đến ngày 2 tháng 7 quân đội đã nhận được các loại tin tức từ nhiều người. Qua đó xác định được tổng quân số của quân đội Uganda là 21.000 người, có 276 xe vận tải quân sự, chưa xác định được số lượng cụ thể của pháo binh và tên lửa, có 30 máy bay MIC - 17, máy bay cường kích chiến đấu 50 chiếc bao gồm cả MIC - 21, một nửa quân số được bố trí ở khu vực nằm giữa sân bay Entebbe và Kampala. Sân bay Entebbe do hai Tiểu đoàn chốt giữ, trang bị gồm - pháo phòng không xe tăng. Có khoảng 70 lính luôn trong trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu.


Thông tin về sân bay gồm có: tình trạng của đường băng mới, đường băng cũ (độ dài, rộng, phương hướng) số lượng kho xăng dầu và vị trí, nhiệm vụ và phân công của các đài chỉ huy cũ và mới. Tình trạng phòng giam giữ con tin (bố trí trong phòng, vị trí cửa, cửa chốt bên trong hay bên ngoài), tình trạng, bố trí của pháo phòng không, hệ thống Rađa, xe tăng, bố trí lực lượng của bộ binh, mức độ sẵn sàng chiến đấu. Điều quan trọng cần xác định là phòng chờ tại sân bay nơi con tin bị giam giữ có bị đặt thuốc nổ hay không. Kế hoạch tác chiến được từng bước bổ sung hoàn thiện.


Muốn đảm bảo yêu cầu máy bay có thể hạ cánh an toàn trên sân bay lạ được canh phòng nghiêm ngặt, trong tinh trạng không có hệ thống dẫn đường, hạ cánh lặng lẽ đồng thời cất cánh an toàn thì bắt buộc phải lập được kế hoạch chính xác và thực tế. Nhằm nâng cao khả năng thành công cần phải thực hành đổ bộ trên thực địa.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 07:59:37 am
Căn cứ vào kế hoạch trên, lực lượng tham gia tác chiến sử dụng 4 máy bay vận tải C - 130 và 2 máy bay Boeing 707 làm nhiệm vụ chỉ huy và cấp cứu, tiếp đó là vạch kế hoạch bay đến sân bay Entebbe và quay về, phương án dự phòng trong tình huống xấu.


Các máy bay C - 130 và Boeing phục vụ cho chiến đấu cần được tiếp dầu khi bay từ Israel đến Entebbe và quay về. Phương án dự phòng là sẽ tiếp dầu tại Djibouty, nhưng phương án này tỏ ra không phù hợp. Người ta đã đưa ra 3 phương án: tiếp dầu ngay tại sân bay Entebbe, tiếp dầu trên không, tiếp dầu tại sân bay Narobi của Kênia. Phương án thứ nhất bị loại bỏ vì tính nguy hiểm khi tiếp dầu ngay trước mắt kẻ địch. Phương án thứ hai không được chấp nhận vì quá nguy hiểm khi phải tiếp dầu ban đêm khi đang bay trên không phận nước không thân thiện.


Lúc này, tư lệnh cảnh sát Kênia đề nghị: "máy bay chiến đấu nếu được ngụy trang thành máy bay Công ty Hàng không Israel - ELAL đồng thời cho phép cảnh sát tại sân bay được cách ly máy bay với những máy bay khác thì chính quyền Kênia có thể cho phép máy bay đó hạ cánh xuống sân bay Narobi".


Tổng thống Kênia cũng xác nhận lại điều này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Kênia cũng nói: "Máy bay của quốc gia là thành viên cơ quan hàng không dân dụng quốc tế, sử dụng sân bay Narobi là hoàn toàn phù hợp cơ sở pháp lý". Kênia tỏ thái độ hết sức hữu nghị với Israel.


Điều khiến người ta e ngại khi lập kế hoạch giải cứu con tin ngay sau khi máy bay hạ cánh, đó là nhóm bắt cóc có ý đồ gì? Quân đội Uganda và Tổng thống Amin sẽ hỗ trợ lực lượng khủng bố ở mức độ nào? Theo những thông tin nắm được, Tổng thống Amin có ảnh hưởng rất lớn, không chỉ nhằm mục đích tuyên truyền cho đất nước mình, mà xuất phát từ sự ưu ái đối với lực lượng du kích thuộc tổ chức PFLP, đến thời hạn cuối cùng, nếu bọn bắt cóc không giết hại các con tin, thì binh sĩ Uganda cũng sẽ làm việc đó, điều này hoàn toàn có cơ sở.


Thủ tướng Rabin đã hoàn toàn không hy vọng vào khả năng "Hành động của Tổng thống Amin là nhằm nâng cao uy tín cá nhân và đất nước, chắc sẽ không giết hại các con tin".

Nhằm bày tỏ quan điểm của mình, tối ngày 2 tháng 7 Thủ tướng Rabin gặp gỡ Chủ tịch tập đoàn Likud ông Menachem Begin (sau này là Thủ tướng Israel), giải thích rằng, biện pháp quân sự tuy gặp nhiều khó khăn nhưng là hoàn toàn cần thiết và có khả năng thành công. Chủ tịch tập đoàn Likud cũng không tỏ ý phản đối.


Chiều ngày mồng 2, mọi công việc chuẩn bị cho kế hoạch và trang bị đã hoàn tất, trong đêm đó trong căn cứ quân sự trong sa mạc đã diễn ra đợt diễn tập chuẩn bị cho chiến đấu. Một mô hình đường băng và nhà cửa giống hệt tại sân bay Entebbe được xây dựng tại căn cứ không quân gần sân bay. Tối ngày 2 tháng 7, tại căn cứ này đã tiến hành diễn tập trận địa giải cứu con tin, những người được biết về cuộc diễn tập này chỉ có những người vạch ra kế hoạch thuộc Bộ Tổng tham mưu và những lính đặc nhiệm tham gia diễn tập. Lực lượng tham gia được chia thành bộ phận giải cứu, bộ phận yểm trợ, bộ phận phá hoại và tổ cứu thương, tổng chỉ huy là Chuẩn tướng Danfi Melon, lực lượng mặt đất đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá lục quân B. Netanyav. B. Netanyav sinh tại Mỹ, tốt nghiệp khoa triết đại học Havert, là con trai của một sử gia nổi tiếng, anh trai của cựu Thủ tướng B. Netanahu. Trung tá B. Netanyav rất được cấp dưới kính trọng, gọi ông bằng cái tên "Naini”. "Naini" trong tiếng trập có nghĩa là “Người đàn ông của thanh kiếm và thánh kinh”. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, dự kiến thời gian tập kích kéo dài trong vòng 55 phút, dự kiến trong tình huống xấu nhất số người thương. Trong trong quá trình tập kích, bao gồm lực lượng giải cứu con tin khoảng 30 - 35 người. Các kiến trúc sư của Công ty xây dựng căn cứ vào bản thiết kế cũ khi đấu thầu xây dựng sân bay Entebbe, tham khảo thêm các bức ảnh do vệ tinh của Mỹ chụp và đối chiếu với lời khai của các con tin được thả, đã xây dựng mô hình phòng chờ cũ, giống như thật nhằm phục vụ cho huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm.


Tổng thống Amin có một chiếc xe ô tô màu đen hiệu Toyota mà ông ưa thích. Lúc này trong nhà kho của căn cứ cũng được chuẩn bị một chiếc Toyota như vậy. Đây là chiếc xe màu trắng duy nhất tìm được ở Israel, được lực lượng đặc nhiệm sơn lại. Cũng trong nhà kho đó, một nữ quân nhân dự bị vốn là chuyên gia trang điểm của đài truyền hình đang vừa nhìn vào bức ảnh Tổng thống Amin vừa hoá trang cho một người một có ngoại hình giống Amin. Nhưng người lính này có được vào kế hoạch tác chiến hay không chỉ có thể được quyết định trước khi tiến hành tập kích. B. Netanyav và chiến sĩ của ông cứng lần lượt được hoá trang.


Để có thể đối phó kịp thời, cần nắm được thời gian chính xác Tổng thống Amin từ Morikis về Entebbe.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:01:06 am
Sáng ngày 3 tháng 7, Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp cũng đưa ra đề nghị sử dụng vũ lực giải quyết khủng hoảng con tin nhưng Thủ tướng Rabin không chấm dứt các cuộc đàm phán ngoại giao. Điều này vừa nhằm mục đích nghi binh, vừa nhằm mục đích giải quyết vấn đề một cách hoà bình. Tại Paris, thiếu tướng Zave cố vấn thủ tướng vẫn tiếp tục tiếp xúc với đại diện nhóm bắt cóc. Lúc 2 giờ chiều, ông gửi báo cáo về cho Thủ tướng Rabin: "Do Tổng thống Amin đi vắng, không thể đàm phán được vấn đề trao đổi con tin với những kẻ khủng bố đang bị giam giữ tại các nước". Thủ tướng Rabin cho ông ta phải kiên trì tiếp tục đàm phán. Trong kế hoạch tác chiến vẫn tồn tại một số vấn đề máy bay Boeing 707 là máy bay chở khách, nếu tiếp dầu tại Narobi thì không ổn lắm. Do đó, kế hoạch trước đây đã từng bị loại bỏ nay được sử dụng trở lại, theo đó trong 4 chiếc máy bay sẽ có một chiếc đóng vai trò máy bay tiếp dầu, chiếc máy bay này mang theo nhiên liệu và bơm đặc chủng, sẽ tiếp dầu cho 3 chiếc máy bay kia tại sân bay Entebbe. Nhưng tiếp dầu ngay trong tầm khống chế của hỏa lực kẻ địch thì đây là khoa mục đặc biệt của tổ lái, việc này có được tiến hành hay không sẽ do sĩ quan chỉ huy cuộc tập kích quyết định.


Đúng thời điểm này, tin tình báo báo về cho biết C - 130 có thể được phép tiếp dầu tại sân bay Narobi nhưng cũng không loại trừ phương án phải tiếp dầu ngay ở sân bay Entebbe, để đề phòng trường hợp bất trắc, một chiếc C - 130 sẽ đảm nhiệm chức năng máy bay tiếp dầu, chiếc máy bay này sẽ ở vị trí đợi lệnh tại căn cứ không quân ngoại ô thủ đô Kênia.


Nhưng kế hoạch này cũng đồng thời làm nảy sinh vấn đề, đó là khi sử dụng căn cứ không quân của Kênia, Kênia do đó có thể chuẩn bị cuốn vào vụ việc này, kế hoạch này do đó lại bị bác bỏ và chỉ được phép sử dụng khi rơi vào tình huống xấu nhất.


Thời gian tiến hành tập kích cần chọn đúng thời điểm không có máy bay chở khách nào cất cánh hay hạ cánh tại các sân bay Narobi và Entebbe. Thông tin cho biết, ở sân bay Entabbe khoảng thời gian 12 giờ trưa ngày thứ bảy cho đến 2 giờ 30 sáng ngày hôm sau tạm thời không có máy bay hạ cánh. Sau khoảng thời gian này chiếc máy bay Prince của Anh sẽ dừng lại đây trên đường bay từ London đến Marikis. Do đó các máy bay tham chiến sẽ rút khỏi sân bay trước 2 giờ 30 phút sáng.


Công tác chỉ huy tác chiến được phân công cụ thể như sau:

Tổng chỉ huy là tư lệnh không quân Pered đi trên chiếc Boeing bay đến khu vực trên hồ Victoria gần ngoại ô thủ đô Kampala từ vị trí này sẽ điều hành trung toàn bộ diễn biến. Chuẩn tướng Danfi Melon đi trên chiếc C-130 số 1, chỉ huy lực lượng tập kích; Trung tá Netanyav chỉ huy giải cứu con tin.

Bốn chiếc C-130 đã nằm chờ lệnh trên đường băng. Các khí tài trang bị như xe Jeep súng ngắn, súng cối 160 mm không giật, xe thiết giáp, súng máy hạng nặng, súng chống tăng Dragon, máy vô tuyến, xe súng máy hạng nặng màu đen, tất cả đều được đưa lên máy bay.

Tấm bản đồ sân bay Etebbe được trải rộng trước mắt các thành viên lực lượng đặc nhiệm, Trung tá Netanyav lấy tòa nhà của phòng đợi cũ của sân bay làm trung tâm trình bày kỹ về tình trạng sân bay. Tiếp đó là đưa cho lực lượng đặc nhiệm xem các bức ảnh chụp bọn khủng bố. Ông nhấn mạnh: "Thành công hay không sẽ được quyết định trong vài giây, phải cố gắng hết sức, khi tiếp cận vị trí con tin bị giam giữ, tiêu diệt bọn khủng bố, không để không có cơ hội bắn lại dù chỉ một phát súng".


Sáng sớm, ánh mặt trời chiếu rạng mặt đất, nhóm người tham gia vào kế hoạch mặc đồ dân sự, đi trên xe bus hoặc tự mình lái xe lần lượt tập trung tại địa điểm tập kết bí mật tại căn cứ không quân gần địa điểm.

Cuối cùng, 280 thành viên tham gia vào kế hoạch tập kích trong những trang phục khác nhau đã xếp hàng ngay ngắn trước mặt Chuẩn tướng Danfi Melon, Danfi Melon nói: “Phải hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ, chúc các anh thành công". Cảm giác hồi hộp len lỏi vào từng người.


Bộ trưởng Quốc phòng S. Peres từ hào nói "Đây là kế hoạch tác chiến với khoảng cách xa chưa từng có, thời gian ngắn chưa từng có, táo bạo chưa từng có”.

Tổng chỉ huy tác chiến: Tư lệnh không quân Pered.

Chỉ huy lực lượng tập kích: Chuẩn tướng Danfi Melon.

Chỉ huy lực lượng giải cứu: Trung tá Netanyanv và lực lượng đặc biệt 280 người chủ yếu lấy từ lữ đoàn Golan.
Chiếc C-130 số 1 tấn công vào phòng chờ sân bay, bảo vệ các con tin (trên máy bay có hai sĩ quan chỉ huy cuộc tập kích đi cùng).

Chiếc C-130 số 2, chế áp lính gác sân bay của, Uganda, cứu chữa người bị thương, vận chuyển con tin được cứu.

Chiếc C-130 số 3, phá huỷ đài Rada, các máy bay chiến đấu Mic, vận chuyển các con tin.

Chiếc C-130 số 4, tiếp nhiên liệu, chở lực lượng dự bị.

Các máy bay tự đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ máy bay của mình.


Nhiệm vụ của tốp Boeing 707 như sau:

Chiếc B-707 số 1, chỉ huy chung, bảo đảm liên lạc, chi viện (tư lệnh không quân Pered đi trên máy bay này).

Chiếc B-707 số 2, cứu chữa người bị thương (trên máy bay có 33 bác sỹ, chia làm hai ca túc trực, đợi lệnh tại Narobi).

Còn chiếc C-130 nữa dự bị trong trường hợp không tiếp dầu được tại Narobi; một chiếc C-130 nữa làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin giữa lực lượng tập kích và phòng tác chiến tại Tel Aviv; có 8 chiếc máy bay chiến đấu F-4E làm nhiệm vụ bảo vệ.

Do vậy còn chuẩn bị thêm một máy bay tiếp dầu, để phục vụ cho các máy bay chiến đấu.


Trước khi lực lượng tập kích xuất phát, chiếc máy bay số 1 mang biểu tượng Công ty hàng không Israel đã cất cánh. Trên máy bay có tư lệnh không quân Pered và trưởng ban tác chiến Adam, một nửa máy bay được dùng để lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc. Chiếc Boeing 707 này đầu tiễn bay theo tuyến bay của máy bay chở khách, nửa đường thì rẽ xuống phía Nam, bay qua bầu trời Ethiopi hạ cánh xuống sân bay phía Nam, tại thủ đô Narobi - Kenia. Để đề phòng bị phát hiện, máy bay hạ cánh xuống khu vực cấm, việc này ngoài lãnh đạo cơ quan cảnh sát Narobi chỉ có vài quan chức cao cấp trong chính phủ được biết. Trong danh sách hành khách không có cái tên Pered mà là một thương gia buôn bán lông thú người Nam Phi.


Chiếc Boeing 707 số 2 cũng mang biểu tượng công ty hàng không Israel, cũng trên đường bay đó hạ cánh xuống sân bay tại Narobi. Chiếc máy bay này cũng đỗ lại sân bay tại Narobi, là nơi tiếp nhận người bị thương.


Tin tức 2 chiếc B-707 hạ cánh và đã tiếp dầu được văn phòng Đại diện công ty Hàng không Israel điện báo về Tổng công ty tại Tel Aviv. Điều này có nghĩa là lực lượng tập kích đã có thể xuất phát.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:03:08 am
TIẾN VÀO UGANDA

Chiều thứ bảy ngày 3 tháng 7, nội các Israel triệu tập phiên họp khẩn cấp. Ngày hôm đó là ngày nghỉ tôn giáo, hai thành viên nội các là người theo giáo phái có giới luật nghiêm ngặt, họ tuân thủ qui định không được phép đi xe ô tô trong ngày đó nên đi bộ đến phủ thủ tướng. Thủ trưởng Rabin thông báo trước toàn thể nội các sẽ nhận mọi trách nhiệm về mình nếu thất bại và yêu cầu các thành viên nội các đồng ý với kế hoạch sử dụng vũ lực quân sự. Các thành viên nội các phát biểu ý kiến và thảo luận sôi nổi.


Lúc 3 giờ 10, trước thời gian nội các biểu quyết khoảng 20 phút lực lượng tập kích đã xuất phát trên đường bay sang Uganda. Họ nhận được mệnh lệnh là nếu các thành viên nội các không nhất trí với kế hoạch sử dụng vũ lực thì tất cả sẽ quay về. Cuộc họp nội các kết thúc vào hồi 3 giờ 30 phút. Căn cứ vào kết quả cuộc họp, mệnh lệnh "xuất kích khẩn cấp" lần đầu tiên được chính thức thông báo đến lực lượng tập kích.


Khi mệnh lệnh tác chiến đến tay lực lượng tập kích bốn máy bay C- 130 đã vượt qua phía Nam bán đảo Sinai.
Cả bốn chiếc máy bay đều mang biểu tượng của máy bay dân dụng, bay theo đường bay dành cho máy bay dân dụng.

Khi bốn máy bay nhận được mệnh lệnh tác chiến, lập tức hệ thống thông tin vô tuyến được tạm dừng hoạt động các máy bay giữ khoảng cách có thể nhìn thấy nhau, nhằm hướng Uganda thẳng tiến.

Ra khỏi không phận Israel bay sang vùng trời biển Hồng Hải, biên đội hạ thấp độ cao, để tránh bị cáo tàu trinh sát của Arập phát hiện, biên đội khi thì bay sát mặt biển, khi thì bay thẳng vào các dòng khí lưu.

Ngồi trên máy bay các lính đặc nhiệm nhìn rõ sóng biển gào thét, chỉ cần sa vào một ngọn sóng, máy bay sẽ vùi xác xuống đáy biển sâu. Người can đảm như Johnny, giây phút này cũng nghĩ đến cái chết. Anh quay sang nói với người bên cạnh "Nếu có thể sống sót qua sinh nhật 30 tuổi năm nay tôi chắc chắn sẽ là người trường thọ”.


Trời tối dần máy bay đã bay gần tới cao nguyên Đông Phi, luồn lách giữa những dãy núi cao...

Các máy bay F-4E bay trên tầm cao để bảo vệ. Khi đến gần Djibouti máy bay chuyển hướng bay vào không phận Ethiopia, bay về hướng Nam qua bầu trời Narobi khi gần đến Uganda, thời tiết bỗng thay đổi xấu đi nhanh chóng, chớp sáng liên hồi, máy bay bị rung lắc mạnh. Biên đội sử dụng Rada trên máy bay, bay mò mẫm trong tình trạng tầm nhìn trở lên mờ mịt. May mắn cho họ, Rada của các nước mà họ bay qua dường như không phát hiện ra biên đội máy bay lạ.


Trên máy bay, khi Chuẩn tướng Danfi Melon, tướng tá Netanyav và các thành viên thống nhất lại một lần nữa các bước trong kế hoạch giải cứu cũng là lúc máy bay bắt đầu hạ xuống sân bay Etebbe.

Lúc này chiếc Boeing-707 số 1 trên đó có tư lệnh không quân Pered đã được tiếp dầu và cất cánh từ Narobi và đã có mặt trên vùng trời hồ Victoria phía Nam của Etebbe và lượn vòng trên độ cao 800m. Chiếc máy bay này sử dụng rada bám sát di chuyển của lực lượng tập kích, duy trì liên lạc với Bộ Tổng tham mưu tại Tel Aviv, khi cần thiết nó còn có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng tập kích.


Các máy bay C-130 giữ giãn cách 800m nhằm hướng sân bay Etebbe. Dưới tầm mắt mọi người sân bay Etebbe nằm lặng lẽ, như thể không có chuyện gì xảy ra. Hồ Victoria bị sương mù che phủ nhưng phía sân bay Entebbe lại rất sáng sủa không có đám mây nào.


Tại phòng chờ sân bay Etebbe, các con tin đều mệt mỏi phờ phạc, trong số họ có nhiều người do không quen với thức ăn ở đây do vậy bị mắc bệnh lị, nhà vệ sinh do không có nước dội, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Lúc 3 giờ 5 phút chiều, Tổng thống Amin đến phòng chờ sân bay ông ta nói với các con tin: "Vì muốn cứu lấy mạng sống của mọi người, tôi đã cố gắng tác động từ nhiều phía, đây là lỗi của chính phủ Israel". Ông ta đã từ hội nghị tại Monkis trở về sớm hai ngày so với kế hoạch.


Một nam và một nữ khủng bố người Đức đứng gác ngoài cửa phòng chờ, khủng bố Jiaer và một tên khủng bố người Palestin đi tuần trong phòng, một người Palestin đội mũ nồi canh giữ tại góc phía Bắc phòng chờ. Ở đây tuy có vẻ được canh phòng cẩn mật nhưng vẫn có một bác sĩ người Arập đang tán chuyện với một tên bắt cóc người trập có vẻ rất thoải mái. Đa số các con tin đang mệt mỏi nằm nghỉ, chỉ có một số ít người đang chơi bài.


Chiếc Boeing C-130 số 1, trung tá Netanyav và 9 binh sĩ cải trang thành người da đen ngồi sẵn trong chiếc xe chờ sẵn ở vị trí gần cửa sau máy bay, họ đã nhận được tin tổng thống Amin về nước do đó đã huỷ bỏ kế hoạch giả danh tổng thống Amin.

Sau bảy giờ bay liên tục, lực lương tập kích theo đúng kế hoạch lúc 10 giờ 40 phút tôi (tức 11 giờ 45 phút giờ Uganda) đã đến vùng trời trên hồ Victoria, trước mắt họ là sân bay Etebbe.

Lát sau, 4 chiếc máy bay chia làm hai nhóm bắt đầu hạ cánh, chiếc số 1 và 2 hạ cánh xuống đường băng cũ, chiếc số 3 và 4 hạ cánh xuống đường băng mới. Chiếc máy bay số 1 báo với đài chỉ huy sân bay: "Những kẻ khủng bố được thả đã được đưa đến" và xin phép được hạ cánh. Máy bay cố gắng giảm bớt tiếng ồn của động cơ và bắt đầu lướt trên đường băng. Chiếc máy bay số 1 vừa cố gắng tránh ánh sáng của đèn pha vừa rời khỏi đường băng di chuyển về hướng nhà chờ cũ của sân bay.


Sau chiếc máy bay số 1 chiếc máy bay số 2 cũng tiếp đất sau đó nó dừng lại ở vị trí sẵn sàng cất cánh trên đường băng. Chiếc số 1 dừng lại trước bãi đỗ trước phòng chờ cũ của sân bay. Sân bay vẫn lặng như tờ, lính gác không phát hiện điều gì đáng ngờ trong những sự kiện vừa xảy ra.

Cầu thang được hạ xuống, Chuẩn tướng Danfi Melon là người nhảy xuống đầu tiên, tiếp đó là các thành viên lực lượng đặc nhiệm tỏa ra nhanh chóng truy tìm bọn bắt cóc và con tin.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:04:10 am
Chiếc ô tô Toyota cũng được thả xuống và lăn bánh về phía trạm gác gần đài chỉ huy cũ, người lính gác vừa chào đáp lễ xong, chưa hiểu - được chuyện gì xảy ra thì đã ngã gục trước họng súng giảm thanh. Hóa trang đã thành công, nhưng trước khi xông vào bên trong, để không bị nhầm lẫn với binh inh Uganda, tnmg tá Netanyav và binh sĩ dưới quyền nhanh chóng dùng dầu lau sạch lớp mực màu đen bới trên mặt và quần áo cởi bỏ quân phục lính Uganda. Lúc này tháp chỉ huy dường như phát hiện ra có chuyện đáng ngờ, lập tức hệ thống đèn điện bị tắt, cả sân bay chìm trong bóng tối. Chiếc máy bay C-130 cuối cùng thực hiện đúng theo yêu cầu khi tập luyện, trong bóng tối đã hạ cánh thành công xuống đường băng mới.


Tên khủng bố người Đức đang đứng canh ngoài phòng chờ cũ của sân bay, chưa kịp định thần thì lực lượng tập kích đã lọt vào. Khi hắn quay đầu lại nâng súng lên thì một tiếng súng đã vang lên, hắn gục xuống bởi phát đạn kíp thời của lực lượng tập kích. Một lính đặc nhiệm khác nổ súng bắn chết một phụ nữ người Đức Dedman đang đứng ở cửa vào. Lính đặc nhiệm vừa kêu lên bằng tiếng Arập: "Nằm xuống! Nằm xuống!" vừa xông vào tòa nhà của sân bay. Trong phòng lớn của sân bay hai tên khủng bố bắn trả lại điên cuồng bằng súng trường tự động và súng ngắn. Nhưng dưới trận mưa đạn của lính đặc nhiệm Israel, chúng nhanh chóng gục xuống trong vũng máu.


Trong số các con tin, có người cho rằng bọn khủng bố đang tàn sát các con tin. Họ kêu lên: Israel! Israel!", trong đó một phụ nữ 56 tuổi bà Polejvti người Israel trúng phải đạn lạc, bị chết vì mất quá nhiều máu. Một người khác là anh thanh niên Mamoni 19 tuổi từ Mỹ di cư sang Israel 5 năm trước, anh ta vừa đứng dậy thì bị trúng một viên đạn của lính Israel và chết ngay. Anh ta là một chàng trai tốt, trong 6 ngày bị giam giữ vừa rồi anh ta mang cà phê cho mọi người, chăm sóc người ốm, quan tâm chăm sóc cho khá nhiều người. Anh ta đang anh bước đến giúp đỡ một thành viên trong Hội đồng quản trị của công ty bảo hiểm nơi anh ta làm việc cũng bị thương nặng thì bị dính đạn. Trận đọ súng trong phòng lớn của sân bay chỉ diễn ra vẻn vẹn trong 1 phút 54 giây. Trung tá Netanyav và binh sĩ dưới quyền lao lên tầng 2 nhằm truy kích những tên khủng bố còn sống sót, họ tìm thấy 2 tên khủng bố đang lẩn trốn trong nhà vệ sinh, lập tức nổ súng tiêu diệt. Một tên khủng bố khác trốn ở góc phía Bắc của phòng lớn của bị tiêu diệt. Như vậy, số tên khủng bố bị tiêu diệt là 7 tên. Theo dự đoán có khoảng 10 tên khủng bố, do vậy đã có 3 tên chạy thoát (cũng có nguồn tin nói rằng bọn chúng đã bị bắt đưa về Israel)


Nhân viên y tế lập tức cáng đi 5 con tin và 4 binh sĩ bị thương, đưa họ lên bàn mổ trên máy bay. Trận chiến trong phòng chờ đánh động cả sân bay. Binh lính Uganda bắt đầu chống trả. Hoả lực từ đài chỉ huy bắn xuống mãnh liệt trung tá Neanyav và binh sĩ sử dụng tên lửa chống tăng và súng máy bắn trả, lúc đó bỗng có tiếng kêu "Nairi bị thương rồi!”. Netanyav bị trúng đạn vào lưng, máu thấm ướt quần áo, ông định đứng dậy nhưng lại ngã gục xuống, ông đã bị một lính Uganda lấp trong bóng tối đánh trúng.


Trong suốt thời gian đó, các máy bay C - 130 vẫn không ngừng động cơ, các máy bay này được hơn chục linh Israel bảo vệ. Trên bãi cỏ của sân bay ở đường băng mới bị tổ phá hoại phá huỷ từng chiếc, lửa bốc cao hắt ánh sáng đỏ rực lên bầu trời tôi đen mùa hạ.

Một đội đặc nhiệm đánh vào đài ra đa và cài thuốc nổ, trước khi châm ngòi họ không quên tháo gỡ những thiết bị do Liến Xô chế tạo đem về nước.

Đội đặc nhiệm trang bị xe jeep gắn súng cối không đế và xe bọc thép, chặn ngay tại cổng vào sân bay chặn đánh, tiêu diệt ỉựe lượng tiếp viện từ Kampala kéo đến chi viện. Lực lượng tập kích còn tiến hành chụp ảnh lấy dấu vân tay của 7 tên khủng bố bị tiêu diệt để làm chứng cớ.


Trong 4 chiếc C - 130, có một chiếc chỉ còn đủ nhiên liệu để bay trong 80 phút (bay đến Narobi cần 50 phút). Sẽ rất nguy hiểm nếu cho tiếp dầu ngay tại sân bay đang bốc cháy và phát nổ, do đó quyết định sau đó là sẽ tiếp dầu khi về đến sân bay Narobi.


Sau khi trận chiến bắt đầu 53 phút, chiếc máy bay số 2 chở các con tin được giải thoát bắt đầu cất cánh. Lúc này trời bắt đầu đổ mưa.

Trong dinh Tổng thống cánh sân bay 4km, Tổng thống Amin đang chìm trong giấc mộng đẹp. Ông ta không thể biết rằng vừa có một cuộc tập kích bất ngờ vừa xảy ra.

Lính Israel mang đi tất cả chỉ bỏ lại vỏ đạn, thuốc nổ và những bơm dầu không cùng đến. Lát sau, đội đặc nhiệm tấn công vào đài chỉ huy và đài ra đa cũng quay về. Tiếp sau chiếc máy bay số 2, chiếc thứ 3, 4 cũng lần lượt cất cánh. Chuẩn tướng Danfi Melon đi trên chiếc máy bay số 1 cất cánh sau cùng (lúc này là 1 giờ 30 phút giờ Uganda).


Tất cả diễn biến hành động gần như theo đúng kế hoạch không xảy ra sai sót nào, lúc 11 giờ 01 phút chiếc máy bay số 1 chở lực lượng đặc nhiệm hạ cánh xuống sân bay Entebbe. Lúc 11 giờ 3 phút vang lên một tiếng súng nổ, chiếc máy bay số 2 chở con tin được giải thoát dự định 55 phút cất cánh đã cất cánh sớm 2 phút, sau phút thứ 53 tức là 11 giờ 54 phút rời khỏi sân bay Entebbe. Chiếc máy bay cuối cùng cất cánh vào lúc 0 giờ 30 phút.


Cả 4 chiếc C - 130 còn hoàn toàn nguyên vẹn, lực lượng tập kích do vậv không cần đến sự chi viện của chiếc Boeing của Tư lệnh không quân Pered. Đề phòng không quân Uganda truy kích họ đã phá huỷ 11 chiếc máy bay MIC, tiêu diệt khoảng 45 lính Uganda.


Khi rời khỏi sân bay Entbbe, trong 106 con tin đã giải thoát được 104 người. Những người không thể trở về Tổ quốc là bà Polejvti, Mamoni, Bulekv (mất tích) có 11 người bị thương, 3 người chết, 1 người mất tích (sau này có thêm 1 người đã chết tại bệnh viện ở Narobi. Có 102 con tin sống sót trở về, 3 người chết, 1 người mất tích. Chỉ có 1 thành viên trong lực lượng tập kích hy sinh là trung tá Netanyav).


Bốn chiếc máy bay C - 130 khi vào đến không Israel thì hạ thấp độ cao, bay trên các làng mạc và thành phố. 3 giờ sáng, khi người dân Israel qua đài phát thanh nhận được thông báo lực lượng đặc nhiệm đã tiến hành giải cứu thành công, họ reo mừng hoan hô và chờ đón họ trở về. 4 chiếc máy bay hạ cánh xuống căn cứ lúc cất cánh, đưa khí tài và các lính đặc nhiệm xuống. Các thành viên nội các chính phủ và người nhà các con tin chờ đợi ở sân bay Ben - Gurion, ngoài một số gia đinh chìm trong đau buồn vì mất người thân, khắp cả nước là bầu không khí vui vẻ, xúc động.


Tổng thống Amin đang ngủ ngon trong dinh Tổng thống thì vào lúc giờ 20 phút (giờ Uganda) bị tiếng chuông điện thoại đánh thức, đầu dây thượng tá Belabu gọi từ Tel Aviv, Amin còn ehtưl hiểu chuyện gì xảy ra thì Belabu đã nói: "Được sự quan tâm của ngài, thật vô cứng cảm kích". Khi Tổng thống Amin hỏi lại: "Vậy là có ý gì?” thì điện thoại đã bị gác máy.


5 giờ chiều, lần này Tổng thống Amin gọi điện được cho thượng tá Belabu, trước hết ông ta lên án hành động dã man của phía Israel đã giết hại các binh sĩ Uganda, nhưng cuối cùng lại khen ngợi: "Với quan điểm là một quân nhân chuyên nghiệp, cuộc tấn công này thật hết chê, lính đặc nhiệm Israel quả thật là ưu tú”.


Chính phủ Israel ca ngợi chiến công của Jonathan Netanyav đồng thời truy phong quân hàm thượng tá cho ông. Thể theo nguyện vọng nhân dân, để con cháu đời sau mãi mãi ghi nhớ công lao người chiến sỹ đã hy sinh thân mình cho Tổ quốc, chính phủ Israel đặt tên cho chiến dịch này là "Chiến dịch Jonathan".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:06:46 am
4. LỰC LƯỢNG "MẶT NẠ DA" CỦA ITALY GIẢI CỨU CỨU CON TIN

Ngày 17 tháng 12 năm 1981, tổ chức khủng bố “Lữ đoàn đỏ" của Italy tại Verona đã bắt cóc phó tổng tham mưu trưởng lực lượng bộ binh khu vực Nam Âu của NATO- chuẩn tướng James Dozier, sự kiện này đã làm chấn động cả thế giới. Lực lượng cảnh sát đặc biệt chống khủng bố "Mặt nạ da" của Italy nhanh chóng xuất kích, cuộc chiến đấu chỉ diễn ra trong vòng 90 giây. Chuẩn tướng Dozier đã được giải thoát an toàn, đây được coi như một ví dụ kinh điển trong lịch sử đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố.


VỊ TƯỚNG GẶP NẠN

Verona thành phố nằm ở phía Bắc Italy là thành phố lịch sử lâu đời, ở đây không những còn lưu giữ được khá nhiều di tích thời văn hoá phục hưng, mà còn nổi tiếng bởi những quần thể kiến trúc hoa lệ. Bộ Tư lệnh bộ binh khu vực Nam Âu của khối NATO cũng được đặt tại đây.


Xẩm tối ngày 17 tháng 12 năm 1981, trận gió đêm qua khiến thời tiết có vẻ lạnh hơn. Phó tổng tham mưu trưởng lực lượng bộ binh khu vực Nam Âu của khối NATO, chuẩn tướng lục quân Dozier vừa kết thúc một ngày làm việc căng thẳng lên xe ô tô rời khỏi phòng làm việc. Có lẽ lúc này những căng thẳng do công việc mang lại đã bị xua tan bởi làn gió từ Địa Trung Hải thổi tới mang theo cái lạnh lẽo và ẩm ướt của mùa đông. Lúc này trong chiếc xe Lincon bóng lộn, tướng Dozier cảm thấy vô cùng dễ chịu.


Gần con đường lớn phía Bắc trung tâm thành phố có một khu những biệt thự hai tầng xinh xắn màu xám, tướng Dozier ở trong một ngôi biệt thự nằm ở rìa bên ngoài. Ông từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam, tháng 6 năm 1981 do sự vượt trội so với các bạn đồng nghiệp ở sự bình tĩnh quyết đoán và tài năng quân sự ông được Lầu Năm Góc bổ nhiệm vào vị trí hiện nay, chỉ huy lực lượng quân sự đối phó với khối hiệp ước Vacsava do Liên Xô đứng đầu. Dozier là sĩ quan cao cấp của Mỹ có chức vụ cao nhất trong Bộ Tư lệnh lực lượng bộ binh tại Nam Âu của NATO, ông nắm trong tay nhiều bí mật quan trọng của NATO. 


"Két !!!", ô tô dừng lại trước cửa toà biệt thự. Dozier biết lúc này đã là 6 giờ 30 chiều. Cuộc sống binh nghiệp lâu năm đã hình thành trong ông thói quen tuân thủ nghiêm ngặt thời gian. Khi làm bất cứ việc gì cao dù là những công việc nhỏ nhặt ông cũng có thói quen ước lượng chính xác thời gian cần thiết.


Phu nhân của Dozier, bà Meysey đang ngồi trong phòng khách rộng rãi, vừa nhìn thấy chồng bước vào vội vàng đặt quyển sách cầm trên tay xuống bước đến đón, đỡ chiếc áo khoác trên vai ông, hôn nhẹ lên má chồng, rồi bước đến giá áo. Dozier nhìn theo vợ với ánh mắt ngưỡng mộ, trong lòng thầm nghĩ, tuy đã 50 tuổi nhưng Meysey vẫn giữ được nét thanh thoát và sắc đẹp thời con gái và sức hấp dẫn vẫn không hề giảm sút. Không những vậy mỗi cử chỉ, hành động còn phảng phất nét đẹp thời thiếu nữ khi bà còn là một người mẫu.


Sau khi đưa Dozier về tới nhà, số lính bảo vệ cũng xong nhiệm vụ quay về. Ngày mai là ngày nghỉ cuối tuần cũng là ngày kí niệm lễ cưới bạc của hai người. Dozier phần vì không muốn những chàng trai trẻ kia cứ phải quanh quẩn cả ngày trong phòng, thật vô vị, phần vì ông muốn được ở lại một mình cùng người vợ để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Do vậy, trừ người đầu bếp, những người khác đều được phép về nhà trong ngày nghỉ cuối tuần với gia đình. Lúc này, cả toà nhà trở nên hết sức yên tĩnh.

Nghe tiếng nhạc chuông cửa, bà Meysey vừa cất tiếng hỏi vừa bước lại bên cửa.

Qua lỗ nhỏ nhìn ra ngoài, bà thấy đứng trước cửa là 4 người mặc đồ bảo hộ, vai đeo túi dụng cụ. Trong số này có một người đàn ông điển trai đứng ở gần cửa, anh ta lên tiếng: "Chiều nay có người gọi điện thông báo đường ống dẫn khí ga đã bị hư hại, cần được bảo dưỡng".


Bà Meysey nồng nhiệt đón họ vào phòng, bà vừa định lên tiếng thì người đàn ông đi đầu đã tóm lấy bà, bàn tay kia nhanh như cắt dán một mảnh băng keo lên miệng bà. Meysey quẫy đạp dữ dội nhằm đánh động cho người chồng, nhưng bàn tay của gã đàn ông nọ cứng như gọng kìm sắt xiết chặt khiến cánh tay của bà như nát vụn, bà đau đớn đến chảy nước mắt.


Tiếng va chạm bên ngoài khiến tướng James nghi ngờ, bằng kinh nghiệm của mình, ông cảm nhận được điều bất trắc đang xảy ra, ông đang chuẩn bị báo cảnh sát, thì 4 tên lạ mặt cùng xông tới, một tên đập mạnh khẩu súng vào đầu ông khiến ông ngã lăn ra bất tỉnh, bọn chúng sau đó còn lấy còng khoá cả tay chân ông lại. Tên cầm đầu kéo bà Meysey lúc này đã ngất đi vì sợ hãi vào trong phòng, ném bà lên chiếc ghế sofa. Lúc này, dưới bếp người đầu bếp đang mải mê chuẩn bị cho bữa tiệc kỷ niệm lễ cưới bạc của ông bà chủ tổ chức vào trưa mai thì chợt phát hiện có một tên lạ mặt, mặt mày hung tợn đang áp sát sau lưng. Chưa kịp có phản ứng gì thì ông đã bị bịt miệng và trói nghiến lại. Mấy tên lạ mặt nhét vị tướng còn đang mê man bất tỉnh vào trong một chiếc hòm lớn. Chúng vào phòng đọc và phòng ngủ của ông lục soát, hy vọng sẽ tìm thấy được những tài liệu bí mật của NATO, sau 10 phút tìm kiếm nhưng chỉ tìm được khẩu súng ngắn của tướng Dozier và một ít đồ trang sức của bà Meysey, không hề thấy tài liệu hay thứ đồ gì có giá trị. "Tên Mẽo khốn kiếp, rút nhanh!"'. Mấy gã đàn ông vừa chửi rủa vừa khiêng chiếc hòm gỗ đưa lên xe ô tô và rồ ga chạy mất hút. Sau một tiếng đồng hồ xe ô tô đã đưa chiếc hòm gỗ đến thành phố padua cách Verona 70 km, giữa ban ngày chiếc hòm được khiêng vào số 2 phố Bindemen.


Đây là khu chung cư 8 tầng, tầng trệt là một siêu thị. Trên các căn hộ có rất nhiều người cư trú. Siêu thị "Diya" là siêu thị duy nhất của Padua. Siêu thị này tuy qui mô không lớn nhưng được trang hoàng khá cầu kỳ, với nhiều mặt hàng phong phú, thêm vào đó là thái độ phục vụ hết sức tận tình, do vậy hàng ngày lượng khánh đến đây mua hàng khá đông đảo. Ngay từ đầu khi lựa chọn thính nơi đây là nơi trú ngụ cho cả nhóm, Antonio đã biết táo bạo dựa vào nguyên lý: chỗ bí mật nhất là nơi sơ hở nhất.


Nhóm người tham gia vào vụ bắt cóc này gồm 4 người thuộc tổ chức khủng bố "Lữ đoàn đỏ" khá nổi danh tại Italy.

Antonio và người tình Eliza với dáng vẻ như của chủ hàng, đi sau hai người đàn ông vác chiếc hòm lớn, bọn họ đàng hoàng đi vào căn hộ tầng hai. Nơi đây là nơi ở của Eliza cũng là nơi hò hẹn của cô ta với Antonio. Không thể ai ngờ được rằng nơi đây lại là "nhà giam" của tổ chức "Lữ đoàn đỏ".


"Bây giờ nhiệm vụ đã hoàn thành mỹ mãn!" Antonio liếc nhìn 3 kẻ đồng phạm. Khi gặp ánh mắt ngưỡng mộ và khát khao của Eliza, Antonio cảm thấy tự hào. Cứ nghĩ đến sự dịu dàng và hấp dẫn của Eliza, Antonio lại như được thấy cơ thể nõn nà, cặp giò tuyệt mỹ, thân hình chắc lẳn của nàng. Hắn dường như không thể kiềm chế lâu hơn được nữa...


Buổi sáng hôm sau, vừa đầu giờ làm chi nhánh của toà soạn báo "ANSA" tại Verona đã nhận được một cú điện thoại nặc danh, một kẻ tự xưng là đại diện cho “Lữ đoàn đỏ" chính thức tuyên bố: tướng Dozier đã bị giam trong "nhà giam của nhân dân" và "toà án nhân dân" đưa tên đao phủ của NATO ra xét xử công bằng vào thời điểm thích hợp.


"Tút, tút, tút!" tiếng chuông điện thoại vang lên dồn dập khiến tổng tham mưu trưởng khối NATO thương tướng Fory đang nhắm mắt thư - giãn giật nảy mình. Ông vội vàng nhấc ống nghe từ tổ hợp màu đỏ trên bàn, nét mặt nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. 


Tướng Dozier bị "Lữ đoàn đỏ" bắt cóc, thật là không thể tưởng tượng được. Tướng Fory lập tức thông báo tin này cho tổng tư lệnh NATO đang nghỉ phép và Bộ Quốc phòng Mỹ. Rất nhanh, phía Lầu Năm Góc ra chỉ thị: yêu cầu NATO lập tức có báo cáo chi tiết về việc tướng Dozier bị bắt cóc lên Bộ Quốc phòng, đồng thời có biện pháp ứng phó kịp thời. Bằng mọi cánh tìm ra tung tích tướng Dozier và nhanh chóng thực hiện giải cứu.


Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, tin tướng Dozier bị bắt cóc đã được truyền đi khắp thế giới, nó như một quả bom nguyên tử bất ngờ phát nổ, không chỉ gây chấn động dư luận Italy mà chấn động cả thế giới.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:08:34 am
"LỮ ĐOÀN ĐỎ"

Tại Italy nhan nhản các tổ chức có hoạt động khủng bố với số lượng thành viên phức tạp có lịch sử đa dạng, điều này có quan hệ sâu xa với tình hình chính trì, bối cảnh lịch sử xã hội Italy.

Trong thập niên 20 của thế kỷ 20, Italy là một trong những nước chịu sự thống trị của chủ nghĩa phát xít. Sự thống trị của chế độ độc tài phát xít Mussolinì kéo dài 20 năm. Sau chiến tranh, sự thống trị của giai cấp tư sản Italy khá yếu đuối, tuy có nước Mỹ hậu thuẫn, nhưng Italy vẫn là quốc gia tư bản kém ổn định nhất Châu Âu. Điều này được thể hiện ở mâu thuẫn giai cấp sâu sắc, bất ổn định chính trị và sự thay đổi chính phủ liên tiếp. Kinh tế Italy được khôi phục và phát triển với tốc độ rất nhanh, nhưng cũng gặp phải không ít những khó khăn, số người thất nghiệp khá đông đảo. Không ít người phải gánh chịu những sức ép của khó khăn kinh tế, những người này có cảm giác như bị chính xã hội này ruồng bỏ. Những kẻ bất mãn với hiện thực xã hội đó đã thành lập các tổ chức "cánh tả" cho riêng mình, họ bước vào con đường của chủ nghĩa khủng bố. "Lữ đoàn đỏ" cũng là một ví dụ điển hình trong số đó.


Năm 1968, phong trào công nhân, học sinh tại Italy lần lượt đạt đến cao trào. Vào thời điểm đó, chính phủ Italy áp dụng chính sách nới lỏng đầu vào trường đại học, các trường đại học ồ ạt chiêu sinh, nhưng lại không ai quan tâm đến vấn đề sắp xếp việc làm cho sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp tại Italy vốn đã rất cao, lại thêm số lượng đông đảo các sinh viên tốt nghiệp, chính phủ càng lâm vào tình thế khó khăn. Tốt nghiệp lúc này cũng đồng nghĩa với thất nghiệp, vô vàn những học sinh vừa rời cổng trường đại học bước vào cuộc sống thì đã rơi từ tháp ngà mơ mộng xuống vực thẳm thực tế, họ nhanh chóng được bổ sung vào đội quân thất nghiệp. Tình trạng đó đã khiến cho phong trào biểu tình thị uy của sinh viên lên đến đỉnh cao.


Hết biến động này thêm những trắc trở khác, mùa thu năm 1969, công nhân Italy nhằm tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc đã phát động làn sóng biểu tình rầm rộ.

Sự kết hợp của phong trào sinh viên và công nhân đã tạo điều kiện cho sự ra đời của "Lữ đoàn đỏ". Người thành lập và các thành viên sớm nhất ra nhập tổ chức này đều là công nhân của nhà máy Siemen tài thành phố công nghiệp Milan, cũng có người là sinh viên khoa xã hội của trường đại học. Một trong những người sáng lập của tổ chức này là Renato Curcio sinh viên khoa xã hội trường đại học Teledo của thành phố Dolin. Nhóm người này liên tục tham gia vào các cuộc diễu hành quần chúng, và dần dần nảy ra ý định thành lập một đội du kích trong lòng thành phố. Họ được gợi ý và khuyến khích bởi hình ảnh và tổ chức của lực lượng du kích của thành phố Gerwana của Nam Mỹ, học được từ tư tưởng cách mạng truyền thống của Đảng Cộng sản Italy. Cuối năm 1969, "Lữ đoàn đỏ" ra đời. Phù hiệu của tổ chức có hình ngôi sao năm cánh nằm trong vòng tròn. Những người sáng lập tổ chức này ngoài Curcio còn có Anberto Flancjini.


Tổ chức của "Lữ đoàn đỏ" rất chặt chẽ, đơn vị cơ sở của nó là các tổ, mỗi tổ có không quá 5 thành viên, trong số đó có một "hạt nhân", trong các thành phố lớn đều bố trì cài cắm các chi nhánh. Các "hạt nhân" ở các nơi sẽ cấu thành lữ đoàn. Từ đó hệ thống tổ chức được kết cấu theo dạng kim tự tháp. Thông thường các hoạt động diễn ra ở quy mô tổ, mạng lưới của các thành viên trong tổ này không liên quan đến các tổ khác. Một quan chức Italy nói, hoạt động của cơ cấu "Lữ đoàn đỏ" giống như một con giun bị cắt ra nhiều đoạn, mỗi đoạn đều có thể hoạt động được. Khoảng thời gian từ cuối năm 1969 đến đầu năm 1970 là thời kỳ "Lữ đoàn đỏ" mới thành lập. Lúc đó, địa bàn hoạt động chủ yếu là trung tâm thành phố Milan, hoạt động chính là tổ chức và huấn luyện cái gọi là "những hạt nhân lịch sử". Những học sinh đi theo "Lữ đoàn đỏ" kích động công nhân bãi công, đồng thời tuyên truyền tư tưởng "cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin" cho họ, với ý đồ hy vọng gây dựng cuộc cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản tại Italy. Cũng vào thời điểm này, "Lữ đoàn đỏ" tiến hành - những "cuộc chiến đấu” đầu tiên, đó là hoạt động với tên gọi "làm què quặt cơ quan quyền lực".


Trước toà nghị viện tại Roma, một quan chức cao cấp vừa bước xuống xe, thì đột nhiên từ phía bên cạnh một thanh niên sấn ngay đến, rút ra một khẩu súng ngắn nhằm vào chính vị quan chức nổ liền mấy phát rồi trốn thoát.

Tại sân bay Venise một quan chức ngoại giao bước vào trong phòng vệ sinh thì bị một số kẻ lạ mặt trẻ tuổi phục sẵn, khống chế và trói lại. Hai nòng súng giảm thanh nhằm thẳng vào đầu gối ông ta nhả đạn.
Tại Naples, Florenna,... lần lượt xảy ra các vụ kẻ tấn công nổ súng nhằm vào đầu gối một số quan chức chính quyền.


“Lữ đoàn đỏ" cho rằng các quan chức chính quyền phục vụ cho cơ quan quyền lực, sự tàn phế của họ sẽ tượng trưng cho sự tê liệt của chính quyền. "Lữ đoàn đỏ” còn đốt cháy và đặt bom phá huỷ một số xí nghiệp tư nhân, tấn công các chính trị gia phái bảo 1 thủ cánh hữu.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:09:17 am
Trong thời kỳ đầu "Lữ đoàn đỏ" liên tiếp giành thắng lợi, số thành viên không ngừng tăng lên. Có vẻ như đây là một tổ chức có lý luận, cương lĩnh, nó cổ vũ cho con đường sử dụng bạo lực cướp chính quyền, và cũng tự xưng là tổ chức theo “chủ nghĩa Mác - Lênin đích thực". Những điều này đã có sức hút mạnh mẽ các tầng lớp bất mãn với xã hội nhất là lớp sinh viên, học sinh và công nhân trẻ tuổi. Trong thời kỳ này tổ chức "Lữ đoàn đỏ" phát triển lên tới 400 thành viên.


Tháng 9 năm 1974, hai "nhà lãnh đạo lịch sử" của "Lữ đoàn đỏ" là Renato Curicio và Anberto Flancjini bị bắt cùng đợt với một số thành viên cốt cán. Điều này đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn phát triển của tổ chức này. "Thế hệ thứ hai" của tổ chức này bắt đầu thời kỳ mới của những hoạt động khủng bố. Từ đó, Italy không ngừng phải chịu những hoạt động tấn công, khủng bố của "Lữ đoàn đỏ".


"Lữ đoàn đỏ" rất nổi tiếng về các thủ đoạn bắt cóc. Tháng 12 năm 1973, tổ chức này nổi đình nổi đám với vụ bắt cóc ông Amerio, trưởng phòng nhân sự công ty Fiat; tháng 4 năm 1974 chúng lại bắt cóc thanh tra Mario Soxi của Renay.


Tháng 2 năm 1975, vợ của Curicio là Macgerita Kager tổ chức giải thoát tù nhân, cứu được Curicio từ trong nhà tù ra ngoài, nhưng Kager lại bị cảnh sát bắn chết trong vụ này. Mùa hè năm đó, Curicio bị bắt trở lại. Nhưng quá trình xét xử diễn ra rất chậm trễ, trước toà Curicio lớn tiếng đe doạ hội đồng xét xử. Bên ngoài thành viên của "Lữ đoàn đỏ" ra sức cản trở tiến trình xét xử đồng thời rêu rao sẽ tiếp tục đánh tháo tù nhân.


Kiroxi là luật sư nổi tiếng tại Dulin, chính phủ chỉ định ông làm luật sư bào chữa của Curicio, Kiroxi hoàn toàn không thèm để ý. Kiroxi tuy bị từ chối và đe doạ nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi công việc của mình, tiếp tục thu thập tài liệu, chuẩn bị cho phiên toà xét xử. Chẳng bao lâu, Kiroxi bị bắn chết ngay gần toà nhà ông ở, trong tay còn ôm chiếc cặp đựng những tài liệu biện hộ cho Curicio. "Lữ đoàn đỏ" nhận trách nhiệm trong vụ này.


Phiên toà bị hoãn lại khá lâu mới có thể tiếp tục trở lại. Khi đó chánh toà án phải rất khó khăn mới tổ chức được bồi thẩm đoàn và dự định sẽ mở phiên toà xét xử vào ngày 17 tháng 3 năm 1978. Nhưng ngay trước ngày dự định, tức 16 tháng 3, thì xảy ra sự kiện "Lữ đoàn đỏ" bắt cóc thủ tướng chính phủ kiêm phó chủ tịch đảng dân chủ Thiên chúa giáo Aldo Moro. Vụ bắt cóc này đã gây chấn động dư luận cả nước Italy và phương Tây.


“Lữ đoàn đỏ” liên tiếp đưa ra thông báo, đòi đối thoại với chính phủ và trao đổi Moro với Curicio. "Lữ đoàn đỏ" còn cho đăng tải 80 bức thư do chính Moro viết, trong đó yêu cầu chính phủ chấp nhận yêu cầu của "Lử đoàn đỏ". Những đề nghị này bị phía chính phủ bác bỏ. “Lữ đoàn đỏ" khi thấy Moro không còn tác dụng uy hiếp chính phủ nữa, sau (56 ngày đêm giam giữ, đã bắn chết ông, giáng một đòn mạnh vào chính phủ.
 

Hành động giết hại thủ tướng Moro của "Lữ đoàn đỏ" vấp phải sự phản ứng của đại bộ phận nhân dân Italy. Mọi người bắt đầu xa lánh “Lữ đoàn đỏ", một số người trước đây đã từng có cảm tình và ủng hộ tổ chức này nay cũng vội vã thay đổi quan điểm, hình ảnh của "Lữ đoàn đỏ" trong lòng người dân Italy ở trên vô cùng xấu xa đen tối. Có thể cho rằng vụ bắt cóc và giết hại thủ tướng Moro đã kết thúc điểm cực thịnh của tổ chức này và đánh dấu giai đoạn từ đây bắt đầu trượt dốc. Trong nội bộ của "Lữ đoàn đỏ” cũng phát sinh nhưng rối loạn. Từ thời điểm đó, “Lữ đoàn đỏ" đã chia thành hai phái, phái chủ trương khủng bố tiêu diệt mọi "kẻ thù” và “phái phong trào” theo đuổi chủ trương thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ cơ cấu nhà nước nhưng cũng dừng ở lý luận suông mà thôi.


Sau năm 1978, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh mới Mario Moretti 34 tuổi là công nhân điện của nhà máy Siemen tại Milan, "Lữ đoàn đỏ" chỉnh đốn lại tổ chức. Sau năm 1975, Moretti chuyên chịu trách nhiệm liên hệ với các tổ chức trong và ngoài nước.


Đã từng có một thời kỳ cảnh sát Italy bất lực trước sự lộng hành của “Lữ đoàn đỏ”, nhưng đến cuối thập kỷ 70, cảnh sát giành được nhưng thành tích mang tính đột phá, thu giữ và phá huỷ một số kho vũ khí của bọn khủng bố, bắt giam nhiều thành viên trong đó có cả những tên đầu sỏ. Cánh sát cho rằng đã xoá sổ được tổ chức khủng bố nguy hiểm này nhưng hoạt động của "Lữ đoàn đỏ" vẫn kéo dài đến thập kỷ 80 nhưng quy mô nhỏ hơn trước.


Tướng Dozier là người ngoại quốc đầu tiên mà “Lữ đoàn đỏ" bắt cóc. Theo lời khai của kẻ chủ mưu Atonio, bọn chúng dự định bắt cóc "một tướng lính Mỹ trong quân đội NATO, nhằm mở rộng ảnh hưởng, tranh thủ sự ủng hộ". Lúc đó bọn chúng còn chưa xác định được con mồi là ai. Tại Verona, chúng đã mua được một quyển sánh nói về các sĩ quan Mỹ, nhờ đó chúng biết được rằng Dozier là "tướng Mỹ duy nhất của NATO" tại Verona do vậy chúng đã chọn vị tướng này làm con mồi.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:10:57 am
TRẬN CHIẾN TRONG 90 GIÂY

Nhận được tin Dozier bị bắt cóc, chính phủ Italy lập tức thành lập "trung tâm hành động khẩn cấp" chịu trách nhiệm toàn bộ công tác giải cứu cho Dozier. Báo cáo chi tiết về việc Dozier bị bắt cóc cũng được chuyển về LâU Năm Góc.


Trưa ngày 18, "Trung tâm hành động khẩn cấp" lấy Verona làm trung tâm tiến hành phong toả mọi khu vực trong bán kính 100km. Mọi ngã ba đều được đặt vật chướng ngại mọi xe cộ đi qua lại đều bị lục soát kỹ lưỡng, trong đó còn sử dụng loại kính phản xạ đặc biệt vừa được vận chuyển từ Mỹ đến bằng đường hàng không, nhằm phát hiên vũ khí và đồ vật giấu dưới gầm xe. Hơn 2000 cảnh sát được sự giúp đỡ của chuyên gia Mỹ đã cố công sàng lọc, rà soát từng ngõ hẻm, từng căn nhà và cả những căn nhà nhỏ của nông dân vùng ngoại ô.


Lễ Giáng Sinh đã đến, dưới sự giám sát của “Lữ đoàn đỏ” tướng Dozier đón một lễ giáng sinh khó quên nhất trong đời. Tiếng chuông nhà thờ vang vọng, Dozier đón năm mới 1982 ngay trong "nhà giam của nhân dân”. Thời gian trôi qua người ta vẫn không nắm được tin gì về Dozier.


Trong lúc các vị lãnh đạo của "Trung tâm hành động khẩn cấp" đang bối rối như kiến bò thảo lửa thì từ trong tù một thủ lĩnh Mafia tỏ ý nhận lời yêu cầu giúp đỡ của cảnh sát. Sau đó, hai bên đã đạt được một thoả thuận ngầm.


Tổ chức Mafla có tay chân ở khắp mọi nơi, điều này quả không phải chỉ là đồn đại, sau 2 ngày đã có những tin tức đầu tiên được báo về. Có một kẻ tự xưng là “Jim" là bạn của một tên Mafia. Ngày 12 tháng 12, tên này ba hoa rằng sắp tới sẽ gây ra một vụ "động trời". Ngày 26 tháng 1, Mafia thông báo lại với cảnh sát rằng, chúng đã tìm được địa điểm chính xác nơi giam giữ Dozier, yêu cầu cảnh sát giữ đúng lời hứa. Vậy là ngay trong đêm hôm đó tên trùm Mafia trong tay cảnh sát đã "vượt ngục" thành công. Trong khi một số nhà báo nhạy tin đang mải theo dõi, đưa tin tên trùm Mafia vượt ngục thì cũng là lúc kế hoạch giải cứu Dozier chuẩn bị mở màn.


Nhằm đảm bảo cho thành công của chiến dịch và đề phòng bất trắc, "Trung tâm hành động khẩn cấp" đã giao nhiệm vụ giải cứu cho lực lượng đặc nhiệm bí ẩn "Con báo vàng".

Lực lượng đặc nhiệm này khi thi hành nhiệm vụ thường mặc áo giáp chống đạn; quần rằn ri bó sát, mang nặc nạ đặc biệt có tác dụng phòng hoá dệt kèm theo sợi thuỷ tinh chỉ để hở hai con mắt, trang bị súng tiểu liên cỡ nhỏ M12 và một khẩu súng lục cỡ nòng lớn, ở thắt lưng họ cài kính hồng ngoại nhìn đêm và kính ngắm hồng ngoại và các trang thiết bị hiện đại khác. Người ta thường quen gọi họ là đội đặc nhiệm "Mặt nạ da".


Lực lượng này được thành lập năm 1978 theo lệnh của Bộ trưởng Nội vụ Italy, danh nghĩa chính thức của họ là đại đội 12 thuộc Bộ Nội vụ Italy, tên gọi chính thức là "đội bảo vệ an ninh đặc biệt trung ương". Lực lượng này hết sức tinh nhuệ, biên chế của họ chỉ có 170 người, tuổi trung bình là 23, người cao tuổi nhất chưa đầy 30 tuổi. Quan điểm của họ là sức mạnh không phụ thuộc vào số lượng đông đảo mà là ở sự tinh nhuệ, chỉ khi xây dựng được một lực lượng chống khủng bố, được huấn luyện kỹ càng, tinh nhuệ thiện chiến mới đủ sức chế áp được những kẻ khủng bố xảo quyệt và tàn nhẫn. Cuối năm 1978, "tổ can thiệp đặc biệt" của bên hiến binh cũng được sát nhập vào lực lượng này. "Tổ can thiệp đặc biệt" có quân số 100 người, tuổi đời bình quân là 24, trong đó có 55 người được chọn ra từ lực lượng dù. "Đội bảo vệ an ninh hành động đặc biệt trung ương" trực thuộc "Văn phòng trinh sát và hành động đặc biệt trung ương" của Bộ nội chính, nhiệm vụ chủ yếu là đối phó với hoạt động khủng bố như bắt cóc tống tiền, cướp máy bay. Nhằm tránh sự trả thù của bọn tội phạm tên họ, ảnh, địa chỉ, số điện thoại của mới thành viên thuộc lực lượng này đều được tuyệt đối giữ bí mật. "Tổ can thiệp" nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhằm đảm bảo cho lực lượng này có đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù, họ được lựa chọn hết sức nghiêm khắc và phải trải qua sự huấn luyện gian khổ. Bài huấn luyện tăng cường của họ được thực hiện trên một hòn đảo nằm cách biệt với đất liền. Mỗi người trong số họ đều là những cao thủ võ nghệ, thông thạo Kungfu Trung Quốc và Judo Nhật Bản. Họ đồng thời là những xạ thủ, có thể sử dụng thành thạo các kiếu súng ngắn, súng săn, súng trường, súng máy rốc két, mìn định hướng, lựu đạn cay v.v..., biết lái giỏi các loại xe tô tô, bơi lặn thành thạo và thông thạo những kỹ năng khác. Nhằm đối phó với nguy cơ của các cuộc khủng bố trong thành phố đông dân cư và bạo loạn trong nhà tù, họ còn được huấn luyện phương pháp hạ cánh khẩn cấp và phương pháp đổ bộ đường không. Kể từ ngày thành lập, họ được ngang dọc trên tuyến đầu chống khủng bố, xuất kích trên 1300 lượt, giải cứu thành công nhiều con tin, lập được nhiều chiến công rực rỡ.


Lực lượng đặc nhiệm của Italy tùy thành lập khá muộn nhưng về huấn luyện không hề kém cạnh các quốc gia khác, được khen ngợi là một trong những lực lượng đặc nhiệm mạnh nhất Châu Âu. Trong các cuộc đụng độ, họ luôn giữ vững nguyên tắc chỉ bắt sống chứ không giết chết kẻ thù, điều này khác hẳn với lực lượng đặc nhiệm Anh, Pháp, Israel, trong đụng độ luôn lấy việc tiêu diệt tội phạm là mục tiêu của mình.


Burjisa đã từng được huấn luyện trong lực lượng "mũ nồi xanh" của Mỹ, đã từng sang Anh học tập kinh nghiệm của lực lượng "Commandos", anh không những dày dạn kinh nghiệm mà còn rất được các thành viên trong đội yêu mến. Burjisa không bao giờ hài lòng với kiến thức trong sách vở, tất cả phải được thực tế kiểm nghiệm, trong chiến đấu anh luôn dũng cảm và là người đi đầu. Một nhân viên ban tham mưu nói, điều ưa thích của Burjisa là mặc bộ đồ rằn ri dã chiến, đầu đội mũ nồi đen, cùng lăn lộn trên bãi tập cùng các thành viên đội đặc nhiệm, dù là ở trong phòng làm việc hay trong nhà hàng cũng rất ít khi thấy anh mặc âu phục hay quân phục thường dùng.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:11:43 am
Lúc này, "Mặt nạ da" vẫn là lực lượng đặc nhiệm không mấy người biết tới, tham gia giải cứu tướng Dozier là cơ hội hiếm có để họ lập công và tự thể hiện. Các thành viên đều phấn chấn, sẵn sàng vào cuộc.

Trong chiến đấu, chỉ khi biết địch biết ta mới có thể trăm trận trăm thắng, Burjisa hiểu rõ tầm quan trọng của chiến dịch này. Anh nói với các thành viên đội đặc nhiệm: "Nếu thông tin không chính xác, không thể giành được thắng lợi. Trước đây, khi Đức Quốc Xã tổ chức giải cứu cho Mussolini, tuy đối phương liên tục thay đổi địa điểm giam giữ nhưng họ đều nắm được chính xác địa điểm mới, do vậy đã giải cứu thành công. Nhưng năm 1970 khi quân Mỹ tổ chức tập kích trại tù binh Sơn Tây tại Bắc Việt Nam, tuy đã chuẩn bị ròng rã trong hơn nửa năm, nhưng phút cuối cùng do không nắm được thông tin kịp thời, chính xác nên đã vồ hụt. Do vậy, trong chiến dịch này, chúng ta phải nắm chắc thông tin về nơi tướng Dozier bị giam giữ, càng chi tiết càng tốt".


Burjisa chọn vài nhân viên thông minh, dũng mãnh đi cùng, họ mặc quần áo thường phục đến trinh sát nhà số 2 phố Bindemen. Khi họ bước vào siêu thị "Diya" ,nhân viên bán hàng niềm nở đón tiếp họ. Burjisa tranh thủ cơ hội tán chuyện với cô gái bán hàng. Trong câu chuyện, cô gái bán hàng tình cờ cho biết, hơn một tháng trước đây, cô ta nhìn thấy có mấy người khiêng một cái hòm to lên tầng hai. Burjisa dò hỏi mấy nhân viên khác, họ trả lời gần như giống nhau. Khi nhìn lên cầu thang tầng hai, thì thoáng thấy bóng cái đầu của một người đàn ông lướt qua sau cánh cửa. Qua 3 ngày trinh sát tìm hiểu, Burjisa đã xác định chính xác được địa điểm tướng Dozier bị giam giữ và quy luật hoạt động của bọn tội phạm.


Chính phủ Italy quyết định lập tức ra tay hành động. Một lực lượng lớn cảnh sát được huy động sẽ phong toả khu vực đó. Khi hoạch định phương án hành động, có người chủ trướng nên tổ chức tập kích vào ban đêm, lại có ý kiến cho rằng nên vào lúc sáng sớm, các ý kiến vẫn chưa đi đến hồi kết thúc. Đến lượt Burjisa phát biểu, anh đưa ra đề nghị táo bạo là tập kích vào giữa trưa. Lý do đưa ra là: vào buổi trưa, mọi người đi lại trên đường rất đông đúc, tiếng ồn lớn, cũng là lúc Antonio và đồng bọn thiếu cảnh giác nhất. Tấn công thời điểm này sẽ khiến địch bất ngờ nhất.


Burjisa hăng hái nói: “Qua kinh nghiệm của một số nước có thể thấy rằng, muốn thành công phải dựa trên yếu tố bất ngờ và tốc độ nhanh. Hai yếu tố này lại chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm tấn công. Chỉ có hành động bất ngờ mới có thể giành thắng lợi". Sau khi bàn đi tính lại, "Trung tâm hành động khẩn cấp" đã chấp nhận phương án do Burjisa đưa ra,thời điểm tấn công sẽ là 11 giờ 30 trưa ngày 28 tháng 1 năm 1982.


Sáng sớm ngày 28 mọi ngả đường dẫn đến ngoại ô Parova đều bị phong toả, quanh siêu thị "Diya" lực lượng an ninh mặc thường phục được bố trí dầy đặc. Lúc 11 giờ lực lượng đặc nhiệm "Báo vàng" sau khi ăn sáng, lập tức bắt tay vào công việc chuẩn bị. Trước ngực mỗi người khoác một khẩu tiểu liên M12, mang kèm theo một súng lục cỡ nòng lớn, thắt lưng đeo kính nhìn đêm, kính ngắm hồng ngoại, mặt nạ phòng độc, họ mặc bộ quần áo đen bó sát, bên ngoài là áo giáp chống đạn. Ngoài ra họ còn mang mặt nạ chùm đầu màu đen chỉ hở hai con mắt. 11 giờ 20, đội đặc nhiệm đi trên một chiếc xe tải háng nhẹ đến' một ngõ hẻm gần siêu thị "Diya" chuẩn bị tấn công. Lúc này, quanh khu vực nhà số 2 phố Bindemen, mỗi ngã rẽ đều có cảnh sát túc trực, những vị trí quan trọng có thêm lực lượng an ninh mặc thường phục trấn giữ, người đi trên đường không đông lắm, nhiều người đang ăn cơm cùng gia đình hoặc trong các quán rượu.


Nhằm che giấu những âm thanh phát ra trong khi đội đặc nhiệm tấn công, một chiếc máy ủi đất được chuẩn bì trước đó 2 ngày, đang phát ra tiếng động cơ rền rĩ. Khi đồng hồ chỉ 11 giờ 30, thiếu tá Burjisa ra lệnh tấn công. Hơn mười lính đặc nhiệm nhanh như chớp xông vào siêu thị. Cùng lúc đó, lực lượng an ninh mặc thường phục lập tức giải tán mọi người ra khỏi khu vực có thể xảy ra đọ súng, xung quanh khu nhà cũng lập tức được dùng vật cản, đề phòng bọn khủng bố trốn chạy...


Trong siêu thị khá thưa thớt, có hơn chục phụ nữ trung niên đang chọn đồ cạnh quầy thực phẩm. Khi bất ngờ nhìn thấy những kẻ lạ mặt mặc đồ đen xông vào, họ lầm tưởng bòn cướp tấn công cửa hàng, những tiếng kêu thất thanh vang lên, vài cô nhân viên trẻ vội vã run rẩy chui xuống gầm bàn. Để không đánh động bọn tội phạm trên tầng hai, Burjisa kêu lớn "Mọi người bình tĩnh, đừng sợ, chúng tôi là cảnh sát”, tiếng kêu chưa dứt các linh đặc nhiệm đã xông lên cầu thang tầng hai.


Lúc này, trong “nhà giam của nhân dân" ở tầng hai có vẻ rất yên tĩnh, có 4 tên bắt cóc đang ở bên trong. Phòng nơi Dozier bị giam giữ chưa đầy 10m2, giữa phòng là một chiếc lều, trong đó tướng Dozier đang ngồi trên một chiếc giường sắt, cạnh đó là tên canh gác. Tướng Dozier đã ngồi như vậy trong suốt 42 ngày. Để đề phòng ông trốn thoát, Antonio không chỉ còng tay và chân ông vào giường bằng sợi dây xích cỡ ngón tay. Để đề phòng ông nghe trộm, Elida còn nảy ra sáng kiến bắt Dozier đeo tai nghe và liên tục cho phát âm nhạc khiến Dozier hoàn toàn không nghe thấy gì. Trong thời gian này. "Lữ đoàn đỏ" liên tục thẩm vấn Dozier, bắt ông khai ra những bí mật của NATO nhưng đều vấp phải sự phản đồi. Trong thời gian đầu, Dozier còn bị bịt mắt nhưng mấy ngày nay khăn bịt mắt đã được bỏ ra, điều này khiến tướng Dozier cảm thấy ông không còn sống được bao lâu nữa.


Trong gian phòng khác, Antonio đang vui thú cùng Elida. Một tên đồng bọn vừa xuống siêu thị mua đồ quay về, đang định mở cánh cửa nhà bếp thì "ầm” một tiếng, cửa bị phá tung. Tên này chỉ thấy một toán người mặc đồ đen như vừa từ trên trời rơi xuống thì kinh ngạc há hốc mồm và nhanh chóng phịu khuất phục. Nghe tiếng động, tên đang canh gác Dozier lập tức hiểu có bất trắc xảy ra, hắn vội vàng rút ra khẩu giảm thanh nhằm thẳng vào đầu tướng Dozier. Theo mệnh lệnh từ lãnh đạo "Lữ đoàn đỏ", trong trường hợp bị tập kích hoặc có tình huống đặc biệt, điều đầu tiên là phải giết chết Dozier.


Dozier bình tĩnh nhắm mắt lại. Đúng vào giây phút hiểm nghèo đó, một con dao bay từ tay người lính đặc nhiệm khiến khẩu súng rơi xuống đất. Khi những chiếc còng tay lạnh lẽo bập vào cổ tay của 4 tên tội phạm, Antonio dường như vẫn còn đang đắm chìm trong giấc mơ hoan lạc.


Chiến dịch giải cứu tướng Dozier kết thúc thắng lợi trận chiến đấu chỉ kéo dài trong 90 giây. Phía lực lượng đặc nhiệm không nổ một phát súng nào, cũng không có ai thương vong: Burjisa đỡ tướng Dozier ra khỏi lều và mời ông ngồi nghỉ, tướng Dozier vừa lấy lại bình tĩnh vừa hóm hỉnh nói: "Tôi đã ngồi trong suốt sáu tuần rồi, hãy cho tôi đứng thật thoải mái".


Tin tướng Dozier được giải thoát loang đi xua tan không khí nặng nề. Tổng thống Mỹ R. Rigan trực tiếp gọi điện hỏi thăm, vị tướng thoát hiểm không còn kìm nén được những giọt nước mắt...


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:15:13 am
5. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM MỸ GIẢI CỨU PHI CÔNG TẠI BOSNIA- HERZEGOVINA

Trong thời gian chiến tranh Bosnia- Herzegovina, để giải cứu một phi công, quân đội Mỹ đã biệt phái 41 lính đặc nhiệm, huy động 40 chiếc máy bay, với tổng chi phí lên tới 6 tỷ USD. Chiến dịch giải cứu đã giành được thành công, nhưng hành động này chủ yếu chỉ giá trị về mặt chính trị. Nó tuyên truyền cho sức mạnh của thực lực nền kinh tế Mỹ, tuyên truyền cho luận điệu chính phủ và giới quân sự Mỹ luôn coi trọng giá trị sinh mạng quân nhân Mỹ, khuếch trương cho khả năng, sức mạnh của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.


HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN

Bosnia-Herzegovina là nước cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư cũ, phía Đông tiếp giáp với nước cộng hòa Serbia, Tây giáp với Croatia, nằm ở khu vực miền Trung Nam Tư, dân số khoảng 4360.000 người, diện tích 51139 km2, chiếm 1/5 diện tích Liên bang Nam Tư, địa hình chủ yếu là núi non, có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, dưới lòng đất có nhiều khoáng sản như mỏ than, sắt, kẽm, bạc, vàng, diện tích rừng khoảng 2.000.000 héc ta chiếm vị trí hàng đầu sau khi Liên bang Nam Tư xé lẻ thành 6 nước cộng hòa, ngoài ra còn có nguồn tài nguyên nước phong phú, cỏ các con sông Detinja, Vrbas, Spreca thảy qua lãnh thổ. Đây là mảnh đất màu mỡ khiến nhiều kẻ thèm thuồng.


Trong lãnh thổ Bosnia- Herzegovina có 3 dân tộc cư trú, người Hồi giáo, Serb và Croatia, tỷ lệ của 3 dân tộc này là 43,7%, 31,4% và 17,3%. Nơi đây cũng là mảnh đất tiềm ẩn nguy cơ xung đột sắc tộc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc trong lòng Nam Tư có lịch sử khá lâu đời đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần 2, Bosnia-Herzegovina trở thành thuộc địa của nước Đức Quốc Xã, giữa quân đội nguỵ của người Croatia và người Hồi giáo đã có cuộc chiến tranh đẫm máu trong thời gian dài với quân đội Hoàng gia Serbia và đội quân du kích của người Serb do Josip Broz Tito lãnh đạo. Sự thù hận đã đượm gieo mầm giữa ba dân tộc. Lòng thù hận này còn ảnh hưởng đến các dân tộc các nước cộng hòa Serbia, Croatia và Slovenia, gây nên nhân tố bất ổn định trong lòng Liên bang Nam Tư.


Sau chiến tranh thế giới lần 2, Liên bang Nam Tư ra đời, các dân tộc trước đây đã từng xung đột, tàn sát lẫn nhau giờ đây chung tay xây dựng đất nước, Liên bang Nam Tư bước vào giai đoạn phát triển huy hoàng nhất trong lịch sử, đứng sừng sững hiên ngang bên bờ Adriatic. Bosnia-Herzegovina trở thành một thành viên trong đại gia đình Liên bang, kinh tế tăng trưởng nhanh, dân chúng an cư lạc nghiệp, quan hệ giữa các dân tộc đầm ấp, hữu nghị, hiện tượng nam nữ giữa các dân tộc đi đến hôn nhân khá phổ biến. Sự đầm ấm trong "đại gia đình" đó đã che lấp sự mâu thuẫn giữa các dân tộc, quan hệ hữu nghị đó kéo dài trong suốt gần 50 năm.


Những tai họa bất ngờ ập đến. Năm 1989 những đổ vỡ tại Đông Âu đã tác động mạnh đến Nam Tư, dẫn tới sự tan rã của Liên bang Nam Tư. Sau khí Slovenia và Croatia tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang Nam Tư, chính phủ Bosnia-Herzegovina cũng bắt đầu có ý muốn thay đổi.


Tại trung tâm thành phố Sarajevo thủ phủ của nước Cộng hoà Bosnia- Herzegovina, có một khu nhà bảy tầng thiết kế theo kiểu hình hộp, đây chính là tòa nhà chính phủ của nước cộng hòa này. Trong tầng hai của tòa nhà có một văn phòng bài trí trang nhã, đồ gỗ trong phòng đều theo phong cách cổ, thể hiện vị trí đặc biệt của chủ nhân. Chủ nhân căn phòng này chính là tổng thống nước Cộng hòa Bosnia- Herzegovina-ông Alija Izetbegovic. Lúc này đây ông đang vắt óc suy nghĩ tìm đường ra cho tương lai của Bosnia- Herzegovina.


Là một tín đồ Hồi giáo thành kính, từ tháng 12 năm 1990 khi trở thành chủ nhân của căn phòng này, ông luôn nuôi dưỡng mơ ước Bosnia- Herzegovina trở thành quốc gia Hồi giáo độc lập. Năm 1989, trong làn sóng đa đảng tại bùng lên tại Nam Tư, ông đã xây dựng nên Đảng dân chủ hành động Hồi giáo Bosnia-Herzegovina (PDA) và đảm nhiệm vai trò người lãnh đạo Đảng này sau đó đã giành được thắng lợi trong bầu cử tại đây và ông trở thành tổng thống nước cộng hòa Bosnia- Herzegovina. Sau khi Slovenia và Serbia tuyên bố độc lập, mỗi hành động của Izetbegovic đều thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người.


Tháng 3 năm 1990 lao tâm khổ tứ, lzetbegovic chủ trì đưa ra "Bản ghi nhớ về vấn đề chủ quyền của Bosnia-Herzegovina", trong đó nhấn mạnh: Bosnia-Herzegovina là quốc gia có chủ quyền trong phạm vi biên giới hiện tại, chuẩn bị tách ra khỏi Liên bang để trở thành quốc gia độc lập.


Ngày 15 tháng 10 năm 1991, Izetbegovic trình "Bản ghi nhớ" lên quốc hội thảo luận, vấp phải sự phản đối quyết liệt của Đảng dân chủ Serbia nhưng lại nhận được sự ủng hộ của một chính đảng lớn, Đảng cộng đồng dân chủ Bosnia-Herzegovina Croatia. Diễn biến này đã khiến Bosnia-Herzegovina chia rẽ thành tập đoàn chính trị gồm hai phe đối lập trong đó một bên là người Serb, một bên là người Hồi giáo người Croatia, báo hiệu cho sự tan rã của Bosnia-Herzegovina. Ngày 3 tháng 3 năm 1992 Izetbegovic bất chấp sự phản đối của người Serb, tuyên bố độc lập cho Bosnia-Herzegovina, tách ra khỏi Liên bang Nam Tư. Trong khi ba bên còn đang giằng co, các cuộc đàm phán căng thẳng vừa mới hé mở chút cơ hội thì ngày 6 tháng 4, cộng đồng Châu Âu đột ngột tuyên bố công nhận Bosnia-Herzegovina là nước độc lập, điều này đã gây xáo trộn tiến trình đàm phán tại Bosnia-Herzegovina, khiến người Serb tại đây phẫn nộ, 5 khu tự trị của người Serb vừa được thành lập, lập tức ra tuyên bố liên kết thành lập "Nước Cộng hòa Bosnia-Herzegovina-Serbia" độc lập với Bosnia- Herzegovina, tuyên bố này lập tức bị phía người Hồi giáo và Croatia kiên quyết phản đối.


Khi đàm phán không đạt hiệu quả, thì vấn đề sẽ đành giải quyết bằng vũ lực. Ngày 7 tháng 4, trên lãnh thổ Bosnia-Herzegovina nổ ra xung đột vũ trang khốc liệt tại nhiều địa điểm, số vũ khí cất giữ tại đây từ thời Liên bang Nam Tư đã rơi vào tay các bên xung đột. Quân đội Nam Tư huy động máy bay "ném bom oanh tạc vào kho vũ khí của phe Serb. Cùng ngày hôm đó, Hoa Kỳ tuyên bố công nhận độc lập của Bosnia- Herzegovina. Ngọn lửa chiến tranh tại Bosnia-Herzegovina lại được đổ thêm dầu.


Kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra vào tháng 3, giữa ba phe Hồi giáo, Croatia và Serb đã có 9 lần ký kết thỏa thuận ngừng bắn, nhưng sau đó lại bị phá vỡ vì nhiều nguyên nhân. Từ đó tại đây tồn tại cục diện, đánh rồi lại dừng, dừng rồi lại tiếp tục đánh lẫn nhau. Cuối tháng 7 đầu tháng 8, ba phe tập trung lực lượng dốc sức giành giật lẫn nhau nhằm củng cố và mở rộng địa bàn. Tối ngày 4 tháng 8 bắt đầu diễn ra trận chiến tranh giành Sarajevo, các bên đã đưa vũ khí hạng nặng như xe tăng, tên lửa, đại bác vào cuộc. Qua một thời gian tranh giành, người Serb đã giành được 60% lãnh thổ Bosnia-Herzegovina, người Croatia cũng chiếm tới 30% nhưng người Hồi giáo có số dân lớn nhất tại Bosnia-Herzegovina lại chỉ có 10% lãnh thổ. Theo các báo cáo, tính đến tháng 8, sau 4 tháng nổ ra chiến tranh, đã có 8000 người chết, 86.000 người bị thương thiệt hại kinh tế lên tới hơn 100 tỷ USD, các thành phố làng mạc bị tàn phá, nền kinh tế quốc dân ở mép bờ vực phá sản, tê liệt, 2 triệu người trở thành người tị nạn, 500.000 người chạy sang các nước láng giềng, gây nên làn sóng tị nạn lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần 2.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:16:14 am
LÁ CHẮN CON TIN

Ngày 13 tháng 8, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 770, trao quyền cho các nước được phép áp dụng mọi biện pháp cần thiết, đưa viện trợ nhân đạo đến được với nước Cộng hòa Bosnia-Herzegovina: Nghị quyết tuy không nhắc đến "sử dụng vũ lực", nhưng ai cũng có thể hiểu rằng "mọi biện pháp cần thiết" đã bao gồm cả vũ lực. Đại diện của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phát biểu, tỏ ý không đồng ý với lập trường của Hội đồng Bảo an cho phép sử dụng vũ lực, đồng thời cho rằng mục tiêu hàng đầu và lối thoát cơ bản để giải quyết khủng hoảng tại Bosnia-Herzegovina là thúc đẩy các bên tại đây lập tức ngừng bắn, giải quyết tranh chấp qua đối thoại, đàm phán, các nỗ lực của cộng đồng quốc tế đều nên hướng vào thực hiện mục tiêu này chứ không phải là làm cho xung tột càng trở nên phức tạp.


Ngày 7 tháng 5 năm 1993 lực lượng quân sự Serb tại Bosnia- Herzegovina pháo kích vào ngoại ô Sarajevo. Có 5 trái đạn pháo 82 ly nổ gần một đường hầm, có 8 người chết, 40 người bị thương. Đường hầm này là lối đi quan trọng dẫn đến sân bay Sarajevo, cầu hàng không của Liên Hiệp Quốc bị gián đoạn, không thể thực hiện công việc vận chuyển thuốc men và lương thực đến Sarajevo; Quân chính phủ Bosnia-Herzegovina cũng cần sử dụng đường hầm này để di chuyển đại bác và quân sĩ. Lính Serb tại Bosnia-Herzegovina còn pháo kích vào thị trấn quan trọng Butemel do quân chính phủ kiểm soát.


Quân Hồi giáo chính phủ tại Bosnia-Herzegovina từ trung tuần tháng 5 liên tục tấn công vào khu vực Hazi do quân Serb kiểm soát, đốt phá các khu dân cư người Serb chiếm được, hơn 6000 người Serb bị buộc phải chạy trốn khỏi quê hương.


Ngày 23 tháng 5, lực lượng quân sự Serb pháo kích vào khu an ninh Tuzla, có 72 người bị chết, 150 người bị thương.

Trong giải quyết vấn đề Bosnia-Herzegovina, phía Serb giữ lập trường cứng rắn, từ chối phương án hòa bình do nhóm liên lạc 5 nước đưa ra hồi tháng 8, tiếp tục mở các đợt tiến công mãnh liệt vào phe Hồi giáo và Croatia. Điều khiến phương Tây bực bội là, họ đã pháo kích cả vào khu an ninh do Liên Hiệp Quốc vạch ra và còn đánh cướp 4 khẩu pháo từ kho vũ khí do Liên Hiệp Quốc kiểm soát. Những diễn biến đó đã ảnh hưởng xấu, hạ thấp uy tín của lãnh đạo các quốc gia phương Tây. Các nước Âu Mỹ tuy cũng thực hiện một số nỗ lực ngoại giao, với ý định thông qua Liên bang Nam Tư gây áp lực với phe người Serb nhưng cũng không mang lại mấy hiệu quả.


Xuất phát từ tình hình đó, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Bosnia- Herzegovina đưa ra tối hậu thư cho phía Serb, hẹn cho phía Serb trước lúc 12 giờ ngày 25 tháng 12 phải trao trả lại 4 khẩu pháo lấy cắp trước trưa ngày 26 phải rút toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực trung tâm Sarajevo trong bán kính 20 km.


Ngày 25 phía Serb không thực hiện tối hậu thư trên. Lực lượng giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc yêu cầu NATO tiến hành không kích. NATO đã sớm chuẩn bị kế hoạch can thiệp, ngay lập tức 6 chiếc máy bay chiến đấu đã được lệnh không kích liên tiếp vào hai kho vũ khí của lực lượng Serb đặt tại khu vực gần tổng hành dinh. Để đánh phá chính xác mục tiêu, NATO đã sử dụng bom thông minh nặng 1000 - 2000 bảng Anh, phá hủy 7 kho vũ khí của phe Serb.


Nhằm đối phó với sự bênh vực của Liên Hiệp Quốc đối với người Hồi giáo và Croatia, cộng thêm sự không kích của NTO, Lãnh tụ của người Serb tại Bosnia-Herzegovina ông Radovan Kanadzic quyết định sử đụng lá bài con tin nhằm ngăn chặn các đợt không kích của NATO.


Một ngày tháng 5 năm 1995, đài truyền hình Serb tại Bosnia- Herzegovina phát đi bản tin về một số lính trong lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc bị bắt làm con tin. Tiếp đó là cảnh 8 lính mũ nồi xanh trong lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc. Một lính người Gana bị buộc vào một cây cầu, mấp máy cặp môi dầy, nói bằng tiếng Anh: "Các cuộc không kích của NATO đã giết hại nhiều thường dân, là hành vi phạm tội, vi phạm chủ nghĩa nhân đạo, tôi kêu gọi NATO hãy ngừng ngay cặc cuộc không kích", người lính này đã bị người Serb bắt cóc khi đang đi tuần. Con tin thứ hai xuất hiện trên truyền hình là thượng uý nhân viên quan sát quân sự người Canada, anh này bị dân quân Serb lấy xích sắt xích trên một cây cột điện. Tóc anh hơi rối, đôi lông mày nhíu lại, qua cặp kính người ta đọc được trong ánh mắt anh sự lo lắng, gần đó là một nhà xe quân sự của quân Serb, một trong những mục tiêu không kích của NATO. Đài truyền hình còn phát hình ảnh của 6 con tin còn lại.


Cơ quan tình báo của NATO nhận được tin, có 400 lính giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc và nhân viên quan sát quân sự bị người Serb bắt làm con tin. Các chính phủ có quân tham gia vào sứ mạng gìn giữ hòa bình hết sức bối rối. Trong đó Pháp, Canađa, Anh... các nước thuộc NATO rất lo ngại, việc này gây nên sức ép khá lớn. Các nước này ngoài việc thúc đẩy các cố gắng ngoại giao nhằm giải phóng cho con tin, còn thúc giục bên quân sự nhanh chóng vào cuộc.


Rất nhiều đài truyền hình của các nước đã phát lại đoạn tin này. Dư luận quốc tế hết sức kinh ngạc. Người Serb đã trói các con tin vào các mục tiêu NATO cần tiêu diệt, người thân của các con tin lo sợ, họ đồng loạt bằng nhiều con đường thúc giục chính phủ tìm biện pháp giải cứu.


Karadzic đã đạt được hiệu quả mà ông ta mong đợi. Nước Mỹ không có ai bị bắt làm con tin trong đợt này. Đang lúc họ mừng thầm vì sự may mắn này, thì lại xảy ra một sự kiện suýt nữa thì giúp Karadzic có thêm bảo bối cho chiêu bài "Lá chắn con tin".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:17:03 am
O’ GRADY LÂM NẠN

Ngày 2 tháng 6 năm 1995, như thường lệ đơn vị máy bay chiến đấu số 510 của Không lực Hoa Kỳ tại căn cứ không quân Aviona (Italia) cho hai chiếc F-16 cất cánh bay đến tuần tiễu tại khu vực "Vùng cấm bay" trên bầu trời Bosnia-Herzegovina.


Lúc 3 giờ chiều ngày hôm đó, thượng uý Scott oGrady và thượng uý Rete điều khiển máy bay bay ở độ cao 600 mét trên khu vực Tây bắc Banja Luka.

Đột nhiên, hệ thống ra đa của máy bay phát tín hiệu báo động. Họ hiểu rằng, máy bay của họ đã bị ra đa tên lửa của người Serb theo dõi. Lúc này, để thoát thân họ vạch ra khá nhiều phương án, trong đó bao gồm cả phương án rải sợi tráng nhôm nhằm gây nhiễu dải sóng ra đa.


Trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, máy bay chiến đấu F16 của Mỹ có thể được gắn tên lửa chống ra đa, cũng có thể có máy bay gây nhiễu chống ra đa đi kèm. Nhưng vì cơ quan tình báo của Bộ Tư lệnh NATO kiên quyết cho rằng khu vực này không còn hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Serb. Do đó trong chuyến bay này các công việc chuẩn bị trên đã không được tiến hành, điều này cũng phần nào quyết định số phận đen đủi của họ.


Khi máy bay vừa vào không phận Bosnia-Herzegovina, hệ thống tên lửa đất đối không "SAM-6" của quân đội Serb đã bắt được mục tiêu. Hệ thống này khi được sử dụng trong cuộc chiến tại Trung Đông năm 1973, trong mấy ngày đầu đã bắn hạ 20 máy bay chiến đấu Israel. Vài ngày trước quân đội Serb đã bí mật đưa hệ thông tên lửa này di chuyển lên phía Nam, khiến NATO phạm sai lầm. Những sợi nhôm và máy bay của Rete tung ra cơ bản đã không có tác dụng hạn chế khả năng bám sát mục tiêu của ra đa đối phương.


Căn cứ vào tọa độ chính xác do ra đa cung cấp, nhân viên trắc thủ Serb ấn nút, tên lửa rời khỏi bệ phóng lao thẳng đến mục tiêu. Hệ thống ra đa trên máy bay của O’ Grady cho thấy có tên lửa đang bay đến. Lúc đó máy bay đang bay lẫn trong mây, không thể nhìn thấy hướng tiếp cận mục tiêu của quả tên lửa. Quả tên lửa thứ nhất phát nổ ở khoảng giữa hai máy bay của O’ Grady và Rete, quả thứ hai đã bắn trúng vào phần thân máy bay của O’ Grady xé máy bay thành hai nửa.


Rete nhìn thấy chớp lửa loé sáng, tiếp đó là tiếng nổ kinh hồn. Anh bắt liên lạc với O’ Grady, không có tín hiệu đáp lại. Do mây quá dày, anh ta cũng không nhìn thấy O’ Grady có kịp nhảy dù hay không, đành vội vàng bay thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.


Trong giây phút máy bay trúng tên lửa, ghế ngồi của O’ Grady tự động bật ra khỏi khoang lái, anh nắm lấy quai dù, bấm vào nút màu vàng, cánh dù được mở ra.

O’ Grady từ từ hạ xuống. Anh ta nhìn xuống mặt đất thấy có một con đường ô tô nằm uốn lượn theo các dãy núi, lúc ẩn lúc hiện, trên đường còn có một chiếc xe tải và một nhóm lính Serb. Anh ta lái dù tránh khỏi tầm nhìn của tốp lính một cách tài tình, lúc 3 giờ 10 phút tiếp đất an toàn. Anh vội vàng tháo lấy túi cứu hộ, máy thông tin vô tuyến, đèn tín hiệu, cho tất cả những thứ đó vào trong túi áo chuyên dụng, tiếp đó là vội vàng lẩn vào những lùm cây. Lúc này có khoảng hơn chục lính Serb đang lùng sục.


O’ Grady nhìn thấy lính Serb vãi đạn lung tung và kêu gào điều gì đó. Anh ta không hiểu, đó có lẽ là bọn chúng đang kêu gọi anh ra đầu hàng.

Đêm xuống, dựa vào địa bàn, anh chạy về hướng khu rừng rậm rạp phía tây nam. May mắn cho anh, khu vực này không bị gài mìn, anh ta biết rằng ở Bosnia- Herzegovìna có khoảng từ 2 đến 6 triệu quả mìn đang nằm rải rác đâu đó.


O’ Grady sinh năm 1965 tại New York học bay tại trường đại học hàng không Embry Riddle bang Arizona sau đó được chọn vào học tại trường hàng không tại căn cứ không quân tại bang Texas. Tính đến thời điểm bị bắn hạ, anh đã bay 780 giờ bay ở Hàn Quốc, Đức và Bosnia. Cũng đã từng trải qua khóa huấn luyện dã ngoại 17 ngày tự sinh tồn tại một căn cứ không quân gần Spokane bang Washington. ở nơi đó cũng có địa hình giống như Bosnia – Herzegovina, anh đã học được cách tìm kiếm các loại động thực vật hoang dại ăn cầm hơi, biết được cây cỏ nào có thể ăn được, loại nào không được đụng tới. Trong mấy ngày sau đó anh thường xuyên ăn loại kiến to, nó giúp anh có đủ dũng khí chiến thắng nỗi sợ hãi và cái đói. Điều khó khăn lớn nhất hành hạ anh là nước uống, có lúc anh buộc phải nhai lá cây, có khi lại uống nước mưa. Dựa vào quyển "Hướng dẫn thoát hiểm" dày 130 trang mang theo, anh dùng bọt biển thấm nước mưa dồn vào trong một đồ đựng nhỏ, bỏ vào đó viên thuốc lọc nước là có thể sử dụng được. Trời về đêm khá lạnh, anh rút từ trong túi ra tấm bản đồ cỡ 150 x 80mm phủ lên người. Tấm bản đồ được chế tạo bằng loại giấy không thấm nước có thể dùng để che phủ, chắn gió, lại có thể dùng để hứng nước, quả là tiện lợi...


O’ Grady còn được trang bị máy gắn hệ thống định vị toàn cầu và máy bộ đàm, nhưng anh không dám sử dụng vì ngay ở khu vực xung quanh đó, các binh sĩ Serb đang ra sức tìm kiếm anh ta. Ban ngày, anh trốn dưới hố pháo, lấy cây cỏ ngụy trang, buổi tối lại bò ra tìm đồ ăn. Có lần một con bò đi đến gặm vào giày của anh ta. Có khi giữa ban ngày có máy bay của NATO vọt qua phía trên. Trong hai ngày đầu anh thấy rất khổ sở nhưng về sau đã quen dần. Cũng may khi đó mới là đầu mùa hè, điều kiện tự nhiên còn thuận lợi cho anh ta có thể sống sót.


Sách "Hướng dẫn thoát hiểm" dạy rằng, người phi công sau khi bị bắn rơi không được phép lập tức sử dụng thiết bị thông tin vô tuyến, điều này sẽ làm bộc lộ vị trí ẩn ấp của phi công đó, phi công chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Do vậy, anh ta bắt buộc phải chờ đợi thời cơ. Anh vẫn thấy mình quả vẫn cao số lắm, tên lửa tại sao lại còn tránh không làm tan nát buồng lái?


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:18:18 am
TRIỂN KHAI TÌM KIẾM

Sau khi chiết F-16 của O’Grady bị bắn hạ, NATO huy động tất cả các biện pháp trinh sát, tìm kiếm trên diện rộng theo kiểu rà quét toàn bộ khu vực. Máy bay của NATO và vệ tinh gián điệp của Mỹ thường xuyên rà soát khu vực O’ Grady bị bắn rơi nhằm tìm kiếm, thu nhận tín hiệu liên lạc vô tuyến của anh ta.


Cục tình báo CIA được lệnh sử dụng vệ tinh gián điệp với biệt danh "Gió lốc" và vệ tinh "Chai rượu lớn” trị giá 5 triệu USD theo dõi, tìm bắt tín hiệu liên lạc của O’ Grady; sử dụng vệ tinh chụp ảnh "Mắt khóa - 11" và vệ tinh chụp ảnh bằng sóng ra đa "Gậy côn cầu” theo dõi khu vực nghi vấn.


Vệ tinh "Mắt khóa - 11" có thể chụp ảnh mặt đất xuyên qua các đám mây, vệ tinh chụp ảnh ra đa "Gậy côn cầu' có thể phát hiện được các vật thể ngay trong điều kiện thời tiết có mây mù, mưa, bụi, và có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm.


Cục An ninh Quốc gia Mỹ được lệnh vào cuộc, nhưng cả cơ quan tình báo trung ương và Cục an ninh quốc gia cũng không thu được tín hiệu liên lạc của O’ Grady.

Trên thực tế, O’ Grady cũng đã từng dùng máy thông tin xách tay liên lạc gọi cấp cứu song các vệ tinh gián điệp đã không thu được tín hiệu này.

Một hôm, Cục an ninh Quốc gia chặn thu được cú điện đàm của phía quân Serb qua đó được biết, phía Serb đã phát hiện ra dù của O' Grady, nhưng chưa bắt được phi công. Điều này cho thấy rất có thể O' Grady đã trốn thoát và đang còn sống. Lại có lần, máy bay của NATO nhận được tín hiệu cấp cứu song do sóng quá yếu, phi công nghi ngờ rằng đó chính là O' Grady.


Khi những thông tin này được báo cáo lên trên, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tính đến khả năng phái lực lượng đặc nhiệm đến giải cứu, nhưng lại có ý kiến cho rằng đây có thể là cái bẫy của người Serb bày ra, có thể họ đã bắt được O' Grady và đang cố gắng dụ quân Mỹ vào bẫy.


Lại nói sau 6 ngày đêm chui lủi trong rừng, O’ Grady tự thấy không thể chờ đợi thêm được nữa, anh ta thấy mình đang yếu dần đi. Nhiệt độ cơ thể đã hạ xuống ranh giới nguy hiểm, nguồn pin của bộ đàm cũng chỉ còn đủ cho nhiều nhất là 7 tiếng hoạt động.


Nửa đêm ngày 7 tháng 6, O' Grady đột nhiên bị đánh thức bởi tiếng "Tút, tút, tút" từ máy bộ đàm, anh vội vàng áp tai vào máy thông tin có kích cỡ dài 5 inch rộng 21inch(1) (1 inch nhằng 2,54 cm) bán kính liên lạc 65km.


Lúc này, trong loa phát ra tiếng gọi mà anh mong đợi từ lâu "số 52, số 11 đang gọi!". Tim của O' Grady như muốn nhảy ra khỏi lòng ngực vì vui mừng "Số 52" chính là mật hiệu của O' Grady, còn "số 11" là của thượng uý Handford. Handford đã lùng tìm sóng liên lạc của O' Grady trong hơn một giờ nhiên liệu còn lại của máy bay chỉ cho phép anh ta ở lại khu vực đó khoảng 3 phút.


O' Grady bị xúc động mạnh, anh ta hiểu rằng, chỉ có liên lạc được với số 11, anh ta mới có hy vọng trở về, vậy là anh tiếp tục gắng sức nói thông tin "Số 52 đã nhận tín hiệu, tiếng của anh nghe rất rõ!".

Có thể do nguồn pin bộ đàm của O' Grady đã yếu nên Handford không nghe rõ câu trả lời của anh, Handford gọi tiếp: "Số 11, xin hãy giữ liên lạc, tín hiệu đã mất. Đề nghị tiếp tục giữ liên lạc".

O' Grady tiếp tục gọi "Số 11! Tôi là 52, tiếng của anh tôi nghe rất rõ!".

"Tôi vẫn sống! Tôi vẫn sống!" O’ Grady phấn khởi kêu lên.

Handford lập tức hỏi vặn lại "ở Hàn Quốc, anh thuộc biên đội nào?"

O’ Grady lập tức đáp lại "Jewate, Jewate!" Đây là mật danh biên đội máy bay chiến đấu số 80 của Mỹ đóng tại Hàn Quốc.

"Đã rõ, anh vẫn còn sống, rất vui mừng khi nghe thấy tiếng của anh!". Giọng của thượng uý Handford hơi run vì anh ta đang xúc động mạnh. "Hãy đợi ở đó, tôi lập tức quay về báo cáo, gọi người đến cứu anh! Hết!".


Khoảng 1 giờ sáng ngày 8 tháng 6 năm 1995, thượng tướng Smith Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ tại Châu Âu kiêm Tư lệnh NATO tại Nam Tư bị tiếng chuông điện thoại đánh thức. Đó là điện của trực ban tác chiến Bộ Tư lệnh lực lượng NATO tại Nam Tư, nội dung như sau: "Báo cáo thượng tướng, đã tìm được số 52".


Smith lập tức trở lên phấn chấn. Nghe xong báo cáo tướng Smith lập tức nhấc máy điện thoại gọi cho thượng tá Tư lệnh Hải quân viễn chinh Mỹ Mactin Burne, tham khảo ý kiến của trung tá về việc giải cứu cho thượng uý phi công máy bay F-16 O' Grady, lúc này lực lượng của thượng tá Burne đang ở trên chiếc tàu vận tải "Cheasha" thả neo ngoài khơi biển Adriatic đợi lệnh. Lực lượng quân viễn chinh này đã từng nhiều lần đảm nhiệm những nhiệm vụ nguy hiểm đã khá quen thuộc với những tình huống căng thẳng, ác liệt.


Thượng tá Burne 47 tuổi, trước đây từng là đại đội trưởng trong chiến tranh Việt Nam, hiện tại vẫn cử được tạ 300 pound(1) (1 pound bằng 0,4536kg), phản xạ còn rất linh hoạt, rất được tướng Smith coi trọng, tướng Smith muốn lần này giao cho Burne nhiệm vụ giải cứu cho thượng uý phi công O' Grady.


Qua hệ thống điện thoại được mã hoá bảo mật, hai người cân nhắc những nguy hiểm có thể gặp phải khi tiến hành kế hoạch giải cứu. Quyết định đưa ra là phải lập tức cử người đi giải cứu, song vấn đề lại nằm ở chỗ sự an toàn của lực lượng này lại không được bảo đảm.


Nếu chỉ cử 1 đến 2 chiếc trực thăng bay vào Bosnia- Herzegovina, rất có thể sẽ bị các giàn tên lửa SAM-6 của quân Serb bắn rơi dễ dàng. Nếu đợi đến lúc trời sáng để tập trung đủ lực lượng đủ mạnh, thì cho dù có vấp phải sự kháng cự của quân Serb, họ vẫn có đủ sức chế áp được bọn chúng. Nhưng vấn đề tồn tại đó là họ không biết được O' Grady có thể sống được đến lúc đó hay không, do đó biện pháp tốt nhất là thực hiện giải cứu trước lúc trời sáng.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:20:13 am
CUỘC ĐỘT KÍCH

Vào lúc 4 giờ 40 giờ địa phương, tướng Smith lại một lần nữa gọi điện cho thượng tá Burne ra lệnh "Lập tức triển khai theo kế hoạch".

Lúc này còn 2 tiếng nữa là trời sáng. Burne vừa đặt điện thoại liền lệnh cho trực ban báo động tập hợp lực lượng đặc nhiệm lên boong tàu.

Các lính đặc nhiệm đang ngủ say, vùng dậy ngay khi nghe tiếng hiệu lệnh. Những người lính dù đã trải qua nhiều đợt diễn tập, nay chuẩn bị bước vào một trận chiến thực sự vẫn không tránh được đôi chút cảm giác căng thẳng.

Họ cầm lấy vũ khí trang bị của mình và nhanh chóng chạy lên boong tàu nơi là bãi đỗ của máy bay. Thượng tá Burne đã nai nịt gọn gàng đứng đợi họ. Ông ta giới thiệu và phân công ngắn gọn nhiệm vụ, nhắc nhở những điều cần chú ý, cuối cùng hạ lệnh: "Xuất phát!"


5 giờ 45 phút sáng, một lực lượng quân sự khá đông đảo được tập kết trên khoảng không gần bờ biển Croatia. Trong đó có 8 hiếu máy bay cất cánh từ tàu vận tải "Cheasha", gồm hai trực thăng CH-53E chở đội đặc nhiệm hải quân 41 người, hai chiếc trực thăng AH-1W, 4 chiếc AV-8B chuyên dụng của hải quân cất cánh thẳng đứng. Ngoài ra còn máy bay ném bom F/A 18 cất cánh từ hàng không mẫu hạm "Roossevel", các máy bay chiến đấu F-16, máy bay ném bom chiến đấu F-15, máy bay EF-111 cất cánh từ căn cứ không quân của Mỹ Aviona tại Italia, làm nhiệm vụ bảo vệ và tiến công lực lượng mặt đất của địch, một chiếc máy bay trinh sát báo động sớm E-3B được huy động làm nhiệm vụ chỉ huy và dẫn đường trên không.


Nhằm giảm nguy cơ bị tấn công bằng hỏa lực mặt đất, đảm bảo tính bất ngờ của hành động, tốp máy bay trực thăng tiến vào lãnh thổ Bosnia-Herzegovina với tốc độ trên 320 km/h. Máy bay bay sát ngọn cây, nếu đối phương vừa kịp nhìn thấy thì máy bay đã kịp vọt qua đầu.


Lúc này O’ Grady đang sốt ruột chờ đợi trong khu rừng thông. Trong hẻm núi khói sương mù mịt. Điều kiện thời tiết như vậy sẽ tạo thuận lợi giúp cho máy bay tránh được sự săn lùng và tấn công của lính Serb, nhưng cũng có thể vì thế mà máy bay lại sẽ không tìm được nơi O' Grady ẩn náu, như vậy thì hậu quả thật quá tai hại.


Lúc 6 giờ 12 phút, O' Grady lạnh đến run người, anh móc bộ đàm liên lạc với tốp máy bay đang bay đến.
"Tất cả bình thưởng, tôi đã chuẩn bị xong !" O' Grady vội vã báo cáo. Anh ta biết tình hình khá nguy hiểm, lính Serb nếu nghe thấy tiếng động cơ trực thăng sẽ xông đến đây rất nhanh.


Trên thực tế, người Serb đã phát hiện được hành động của lực lượng Hải quân lục chiến Mỹ.

Lúc 6 giờ 20 phút, một chiến EA-6B của Mỹ phát hiện ra đa của quân đội Serb đang theo dõi tốp máy bay Mỹ, liền tiến hành gây nhiễu điện tử. Máy bay F-16 lập tức ào đến công kích.

Lúc 6 giờ 35 phút AH-1W phát hiện được tín hiệu khói màu vàng do AGLD phát ra. Lúc 6 giờ 44 chiếc CH-53E thứ nhất hạ cánh, lực lượng đặc nhiệm nhảy ra khỏi máy bay, nhanh chóng quây thành vòng tròn phòng ngự xung quanh. Tiếp sau đó là chiến thứ hai trên chở thượng tá Burne hạ cánh nhưng do hạ xuống cạnh vỉa đá, lại tiếp giáp với hàng rào thép gai, do đó cửa sau không thể mở ra, máy bay lại cất cánh lên và hạ xuống chỗ khác.


Chiếc máy bay vừa lại chạm đất, Burne đã nhìn thấy O' Grady mình mẩy đẫm nước, tay nắm chặt khẩu súng ngắn cỡ nòng 9 ly chạy như bay ra từ sau các bụi cây về hướng máy bay.

Trong tiếng động cơ vang rền, vài lính đặc nhiệm vội vã kéo O' Grady lên máy bay. Thượng tá Burne hạ lệnh các máy bay thay nhau yểm trợ, lần lượt cất cánh rời khỏi khu vực. Từ lúc hạ cánh đến khi cất cánh cả quá trình chỉ diễn ra trong 3 phút.


Trên máy bay, lính đặc nhiệm nhanh chóng lột bỏ quần áo ướt của O' Grady, cuộn anh ta vào thảm len. Thượng uý O' Grady cảm động rưng rưng nước mắt nhìn sang Thượng tá Burne, nói: "Xin cảm ơn các bạn Burne cảm động vỗ vỗ vào vai O’ Grady. Một lính đặc nhiệm đưa cho O' Grady suất ăn nhanh gồm cơm và thịt lợn. Đây là loại cơm hộp đóng trong vỏ nhựa, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy mùi vị chẳng có gì hấp dẫn, ngay cả lính Mỹ cũng chẳng thích thú món này cho lắm. Nhưng lúc này O’ Grady vội vàng đỡ lấy và ngấu nghiến nhai nuốt, anh ta đã bị đói lâu quá.


Khi trực thăng bay ra khỏi vùng sương mù, trời đã sáng rõ, mặt trời chiếu ánh sáng lên thân chiếc máy Bosnia-Herzegovina nặng nề, khiến nó trông khá đẹp mắt, nhưng cho đến giờ phút này vấn đề an toàn vẫn chưa bảo đảm.


Quả nhiên, lúc 6 giờ 45, một quả tên lửa bay sạt qua từ bên trái máy bay, cũng là loại SAM-6 đã bắn rơi chiếc F-16 của O' Grady. Anh không khỏi một phen sợ hãi.

Đội bay lập tức hạ thấp độ cao, bay vòng vèo ở độ cao cách mặt đất 100m với tốc độ 290km/h. Với độ cao này tuy có thể tạm thời tránh được sự tấn công của tên lửa, nhưng lại không tránh được hỏa lực bắn lên từ các loại vũ khí hạng nhẹ trên mặt đất.


Lúc đó, súng của lính Serb đã nhằm vào chiếc máy bay, một viên đạn xuyên qua thùng xăng rồi xuyên vào bi đông nước của một lính đặc nhiệm, một người lính khác vội vã chĩa súng xuống mặt đất bắn quét một hồi. Thượng tá Burne, người đã dày dạn kinh nghiệp quay sang động viên mọi người "Các bạn trẻ, đừng lo lắng, không có vấn đề gì đâu”.


Chiếc trinh sát điện tử EA-6B nãy giờ vẫn theo dõi, yểm trợ tốp máy bay, yêu cầu cho tiêu diệt trạm ra đa. Yêu cầu này không được chấp thuận vì Bộ chỉ huy e ngại làm như vậy sẽ khiến cuộc chiến leo thang, phía người Serb sẽ bắt cóc càng nhiều con tin người Mỹ và bắn thêm nhiều máy bay NATO. Lực lượng đột kích chỉ có thể thoát hiểm dựa vào khả năng của bản thân. Lúc 7 giờ 40 chiếc CH-53E chở Thượng tá Burne và thượng uý O' Grady hạ cánh xuống boong tàu "Cheasha".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:21:04 am
Thượng uý O' Grady sắc mặt vàng võ mỉm cười bước ra khỏi máy bay, lập tức được đưa vào phòng y tế để truyền dịch và điều trị các vết bỏng. Tiếp đó, cha tuyên uý bước vào phòng đến bên giường của O' Grady cầu nguyện cám ơn thượng đế. Thượng tướng Smith lập tức báo lại tin O' Grady được giải cứu thành công lên Sullivan Tham mưu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Liên quân. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Perry, tổng thống B.Clinton, Cố vấn An ninh tổng thống KL cũng nhanh chóng được thông báo thông tin này và tỏ ý rất vui mừng.


Nhưng có lẽ vui mừng nhất vẫn là những người thân của O' Grady. Anh có một gia đình đầm ấm. Cha anh ông Wilham O' Grady là báo sỹ chuyên khoa ngoại, bà mẹ chuyên nội trợ, quản lý gia đình, em gái Stasi là một giáo viên của bang Ilinois, em trai Paul chuẩn bị vào trường đào tạo bác sĩ nha khoa tại miền bắc bang Carolina. Ngày 2 tháng 6 khi nhận được tin O' Grady mất tích tại Bosnia-Herzegovina, mọi người rất đau khổ, mọi người đều quay về ngôi nhà của ông bố tại Alisadria thuộc bang Virginia. Lúc đầu cha anh đã tưởng rằng con trai ông có thể đã thết, báo chí đưa tin, thượng uý Reite bay cùng con ông đã không nhìn thấy O' Grady được phóng ra ngoài khi máy bay trúng đạn. Sau này, lại có tin, không lực Hoa Kỳ đã thu được tín hiệu do một phi công phát ra, có thể con trai ông vẫn còn sống. Ông rất vui mừng, chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra.


Cả gia đình mòn mỏi trong chờ mong, 1 giờ sáng ngày 8 tháng 6 chuông điện thoại bất ngờ reo vang. Người gọi là một sĩ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ: "Thưa ông W.O' Grady, chúng tôi có một tin tức quan trọng cần thông báo. Con trai của ông bà, thượng uý O' Grady đã được cứu thoát, hiện nay anh ấy đã trở về tàu”.


Ông W.O' Grady ngày thường gặp chuyện gì cũng rất bình thản nhưng lúc này cũng không kiềm chế được nỗi vui sướng, vội hỏi "Tôi có thể nói chuyện với con trai tôi không?"

"Ngay bây giờ thì chưa thể được, nhưng tôi nghĩ anh ấy chắc chắn sắp điện về cho ông bà".

Ông W.O' Grady khoác vội chiếc áo ngủ sang gõ cửa phòng con trai, con gái thông báo với họ tin tức quan trọng đó, mọi người reo mừng, ôm hôn nhau sung sướng.

Hai mươi phút sau lại có tiếng chuông điện thoại. Đó là điện gọi từ lực lượng Hải quân, thông báo O' Grady đã được giải thoát. Cả nhà vội vã mở tivi, hy vọng sẽ được nhìn thấy hình bóng của O' Grady xuất hiện trong bản tin.

Lúc 2 giờ sáng, chuông điện thoại lại reo vang. Lần này là điện thoại của tổng thống Bin Clinton gọi đến: “Tôi vô cùng vui mừng trước sự kiện con trai ông bà được cứu thoát". B.Clinton phấn khởi nói.

Ông W.O' Grady rất cảm động trước sự quan tâm của tổng thống: "Xin cám ơn ngài tổng thống!".

Lúc 3 giờ 30 phút, O' Grady gọi điện về nhà từ tàu Hải quân đậu trên biển Adriatic. Không đợi ông W.O' Grady nói hết câu, Stasi đã nói tranh từ máy điện thoại mắc song song, cô hỏi anh dồn dập, khiến anh không kịp trả lời, cô còn hỏi anh: "Anh O' Grady, anh có biết cả nhà yêu quí anh đến mức nào không?".


Sáng sớm ngày 8 tháng 6, mẹ của O' Grady đang ở Seattle. Một sĩ quan hải quân đến báo cho bà biết tin con trai bà đã trở về, khi đó bà đã xúc động ngã lăn ra sàn bất tỉnh. Buổi sáng hôm đó khi được phóng viên phỏng vấn, bà đã trả lời hóm hỉnh: “Vậy là đến khi con trai tôi trở về, sẽ có thêm chuyện để kế cho nó". Ngày hôm sau, bà đáp máy bay sang Italy thăm con trai.

Chiều ngày 8 tháng 6, tổng thống B. Clinton gọi điện cho O' Grady. Ông nói: "Những ngày gần đây cả nước đều lo lắng cho anh. Bây giờ anh đã trở về cả nước đều mừng vui. Gia đình anh đã cho mọi người một ấn tượng sâu sắc, họ đã rất tự hào vì anh. Anh là người hùng của nước Mỹ".

O' Grady cảm ơn tổng thống, cảm ơn những đồng đội đã cứu sống anh, cảm ơn tất cả người dân Mỹ đã lo lắng cho anh. Cuối cùng anh nói: "Thượng đế che chở cho nước Mỹ".

Tối ngày 8 tháng 6, trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, tổng thống Clinton đã kể lại câu chuyện thoát hiểm của O' Grady: "Anh ấy vừa rơi xuống, lính Serb đã chạy đến chỗ dù rơi xuống. Anh ta chỉ mất mấy phút đã trốn thoát và bắt đầu cuộc hành trình nguy hiểm như trong một bản trường ca. Tôi tin rằng sau đây sẽ có một bộ phim lớn tái hiện lại câu chuyện này. Chúng ta cho rằng đây sẽ là một bộ phim đáng để xem". Bin Clinton nói tiếp: "Thượng uý O' Grady là một anh hùng dám hy sinh vì nước Mỹ. Sự dũng cảm đồi đầu với hiểm nguy và bất trắc của anh đã khích lệ mọi người chúng ta. Đây sẽ là một câu chuyện huyền thoại có thực".


Ngày 9 tháng 6 năm 1995, khung cảnh tại căn cứ không quân mỹ Aviona tại Italy thật náo nhiệt. Đó cũng là ngày không bao giờ quên trong cuộc đời thượng uý O' Grady. Quân đội Mỹ tổ chức buổi lễ mừng anh trở về, mẹ anh cũng vừa bay đến từ nước Mỹ xa xôi. Có 500 người tham dự buổi lễ này, trong đó có cả sĩ quan Mỹ, người thân và các nhà báo, thượng tá Burne và đội đặc nhiệm của ông cũng có mặt, Burne còn kể lại quá trình giải cứu với các phóng viên.


O' Grady bước lên bục phát biểu với nụ cười rạng rỡ trong khi mắt rưng lệ. Anh nói: "Khi còn kẹt lại bên đó, tôi biết các bạn luôn ở bên tôi. Tôi có thể nghe thấy tiếng nói của các bạn. Tôi cũng hiểu rằng, các bạn sẽ làm tất cả những gì có thể, tôi cám ơn tất cả những điều các bạn đã làm cho tôi, để tôi có thể trở về Aviona, để tôi có thể có mặt tại đây".


Anh quay sang chỉ vào các thành viên lực lượng đặc nhiệm "Họ đã bất chấp hiểm nguy để cứu được tôi. Nếu quí vị muốn tìm người anh hùng, hãy nhìn sang bên đó, họ là những anh hùng thực sự của thế giới. Xin cám ơn Thượng đế”. Nói đến đây anh cảm động quay sang ôm lấy các đồng đội. Đáp lại là tràng vỗ tay nhiệt liệt của mọi người.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:19:30 am
6. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM PERU GIẢI CỨU
CON TIN TẠI ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN

Ngày 22 tháng 4 năm 1997, 140 lính đặc nhiệm Peru tập kích bất ngờ vào tòa đại sứ Nhật Bản tại Pê ru, giải cứu thành công cho 72 con tin bị tổ chức vũ trang bất hợp pháp phong trào cách mạng Tupác Amaru bắt giữ, kết thúc vụ khủng hoảng con tin gây chấn động dư luận quốc tế trong suốt 126 ngày.


TIẾNG SÚNG TRONG BÀN TIỆC

Tối ngày 17 tháng 12 năm 1996, cánh cửa đại sứ quán Nhật tại Peru rộng mở, đón chào các vị khách đến
tham dự buổi tiệc chiêu đãi do vợ chồng đại sứ Nhật Bản chủ trì kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Nhật hoàng. Trước đại sứ quán là những dãy ô tô dài của các vị khách được mời. Họ là những quan chức cao cấp của giới quân sự, chính quyền, cá nhân vật danh giá trong xã hội, các quan chức ngoại giao, đại sứ quán công phu nhân, các vị Nhật kiều, người thân của tổng thống Peru Albeto Fujimorri và 490 vị khách thuộc 28 quốc gia tham dự vào buổi tiệc long trọng này. Các quan khách cùng ương whisky, thưởng thức biểu diễn nghệ thuật, tất cả như chìm trong bầu không khí vui vẻ.


Toà Đại sứ quán Nhật tại Peru nằm trong khu phố hoa lệ của thủ đô Lima, đây là một khu nhà lớn và rất sang trọng, phía trong là tòa nhà hai tầng xây dựng bằng kết cấu gạch và gỗ rất trang nhã, phía sau nhà khu sân rộng đến 400 m2, bốn xung quanh là tường cao 3 mét có hệ thống dây thép gai tiếp điện bao bọc. Khoảng 20 giờ 20 phút, buổi tiệc đang sôi động. Bỗng từ 4 phía xung quanh tòa đại sứ vang lên tiếng súng nổ, tiếp đó là một tiếng nổ lớn, bức tường phía bắc sau lưng tòa đại sứ bị phá vỡ một mảng lớn, khoảng 20 thành viên cả nam và nữ thuộc tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru” (MRJA) mặt bịt kín, tay cầm súng đi trên một chiết xe cứu thương xông vào trong sân, các nhân viên an ninh bảo vệ nhanh chóng bị khống chế. Tiếng súng và tiếng nổ khiến cáo quan khách hoảng loạn. Quân khủng bố bắn súng chỉ thiên, ra lệnh bắt mọi người phải nằm sấp xuông đất. Đại sứ của Urugoay đứng dậy phản kháng lập tức bị đánh đập. Sau một tiếng đồng hồ, quân khủng bố tập trung các quan chức cao cấp của chính phủ Peru và các quan chức ngoại giao tại tầng hai, dồn các vị khách người Peru và Nhật kiều xuống. Nhằm tiện kiểm soát, quân bắt cóc nhanh chóng thả tự do cho số phụ nụ và người già, trong đó có cả mẹ và em gái của tổng thống Fujimori, số con tin còn lại 72 người được giữ lại để làm lá bài mặc cả với chính phủ. Chủ mưu vụ bắt cóc này là một trong những thủ lĩnh quan trọng của "phong trào cách mạng Tupác Amaru”, đó là Netror Cerpa Cartolini.


Cerpa sinh năm 1953 tại ngoại ô thủ đô Lima. Năm 1970 khi người cha bị nhà máy cho nghỉ việc, Cerpa bỏ học và bắt đầu đi tìm việc làm, cuối cùng anh vào làm công nhân trong nhà máy của một ông chủ - người Chi Lê. Không bao lâu, anh được bầu là cán sự trưởng của công đoàn của nhà máy. Năm 1978, nhằm phản đối hành động sa thải nhân công của giới chủ, Cerpa dẫn đầu khoảng 250 công nhân chiếm giữ nhà xưởng. Phong trào biểu tình này chỉ kết thúc vào tháng 2 năm 1979 khi 700 cảnh sát được huy động đã áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với các công nhân tham gia bãi công, giữa công nhân và cảnh sát đã xảy ra xung đột khiến một cảnh sát và 6 công nhân thiệt mạng.


Sự kiện này đã làm thay đổi cuộc sống của Cerpa. Khi phong trào bãi công kết thúc, Cerpa và 24 công nhân khác bị giam giữ trong nhà tù vợi tội danh tình nghi giết hại cảnh sát. Cái chết của người công nhân đã tác động mạnh đến Cerpa, khiến Cerpa cảm thấy hình thức đấu tranh công đoàn sẽ không mang lại bao nhiêu kết quả, nó cũng củng cố quyết tâm hành động chống lại chính phủ của Cerpa. Tháng 12 năm 1979, trong đợt ân xá qui mô lớn, Cerpa cùng được phóng thích cùng 20 công nhân. Sau đó vài tuần, Cerpa đã vạch ra kế hoạch chiếm lĩnh văn phòng của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Lima, và đã lãnh đạo một cuộc đấu tranh tuyệt thực, cuối cùng đã khiến chính phủ buộc phải thả tự do cho những người còn lại đang bị giam giữ.


Sau khi được thả không lâu, Cerpa làm quen với một người thuộc phái tả cấp tiến tên là Victor Polay, lúc này Polay đang có dự định hợp nhất bốn tổ chức cánh tả cấp tiến thành một tổ chức vũ trang chống chính phủ, đây chính là hình thức tổ chức ban đầu của "phong trào Cách mạng Tupác Amaru". Cerpa cũng nhanh chóng trở thành một biệt động thành phố.


Do liên tiếp gây ra các vụ rắc rối, Cerpa bị truy nã tại Lima. Cerpa cũng tự thấy rằng tạm thời không thể trú chân tại thành phố được, anh ta đành trốn đến vùng có nhiều rừng núi tại thị trấn quê hương của hai chiến hữu đồng thời là hai anh em trai Amelige và Laer Jirwanio. Cerpa đã làm quen với em gái nhà Jirwanio là Nanhi và bắt tay vào xây dựng một đội du kích vũ trang. Cho đến nătn 1987, phân đội du kích miền Đông bắc "phong trào cách mạng Tupác Amaru" đã có quân số lên tới vài trăm người ăn vận quân phục rằn ri, trang bị súng AK-47. Sau khi mở rộng thế lực, Cerpa liên tiếp chỉ huy lực lượng này tiến công một số thành phố, phục kích quân chính phủ, cướp đoạt xe hàng, buôn lậu Cocain, đồng thời bắt đầu tiến hành thu "thuế chiến tranh" đối với các hộ nông dân trong khu trực thuộc quyền kiểm soát.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:20:04 am
Trong khoảng thời gian thế lực của lực lượng vũ trang do Cerpa lãnh đạo đang lớn mạnh, Nanhi vẫn đang tiếp tục theo học và đi làm thêm tại Lima. Năm 1988, khi hai anh trai bị bắt tại tỉnh Sematin, cô không còn cách nào, đành bỏ dở trung học quay về quê hương chăm sóc ba đứa em cả trai lẫn gái. Chẳng bao lâu sau với tài thuyết phục của Cerpa, cô đồng ý dấn thân vào vùng núi cao rừng rậm, trở thành phu nhân của thủ lĩnh Cerpa, công việc chủ yếu của cô là chiêu mộ và huấn luyện lính mới, thăm dò tình hình quân chính phủ. Trong thời gian đầu phía chính phủ chưa nắm được thông tin về cô, do đó cô có thể tự do đi lại ra vào các thành phố và làng mạc dễ dàng, không hề gây sự chú ý nghi ngờ.


Năm 1988 và 1993 cô lần lượt sinh cho Cerpa - hai đứa trẻ một trai một gái. Jimi Tores, nhà báo Peru chuyên theo dõi hành tung của cô nói: "Cô ta đã từng là một cô gái ham vui, nhưng kể từ khi gia nhập vào Tupác Amaru, cô ta đã từ bỏ tất cả, nhất là kể từ khi hai người anh trai bị bắt, cô ta đã trở thành người đàn bà có lòng dạ sắt đá”.


Vào thời điểm con người của Nanhi Jirwanio trở nên cứng cỏi như vậy, tổ chức "Tupác Amaru” cũng đang dần biến tướng, có một thời gian Polay và Cerpa cố tạo cho tổ chức này vẻ bề ngoài ôn hòa để tạo sự khác biệt với một tổ chức vũ trang chống chính phủ lớn khác rất tàn bạo là tổ chức "Con đường sáng”, nhưng về sau này những hành động của họ càng trở nên tàn bạo không kém. Tháng 1 năm 1990 bộ trưởng Quốc phòng đã về hưu của peru là tướng Arbuhal bị ám sát, cảnh sát cho rằng kẻ chủ mưu vụ này chính là Cerpa. Sáu tháng sau thủ lĩnh của "Tupac Amaru" là Polay bị bắt giam. Một lần nữa Cerpa đã thể hiện bản lĩnh hơn người, sai tay chân đào một đường hầm dài tới 250m đến dưới hầm giam của Polay, cứu Polay ra khỏi nhà tù Kanto - nơi được cảnh sát từng tuyên bố được canh phòng cẩn mật, có chắp cánh cũng không bay thoát. Ngoài ra Cerpa còn thường xuyên tổ chức bắt cóc các doanh nhân đòi khoản tiền chuộc lớn. Rất nhiều nhà doanh nghiệp sau khi bị bắt cóc đã bị giam trong các "nhà giam của nhân dân", có một người đã bị chết vì đói. Học giả người Mỹ Mack Lado chuyên nghiên cứu các hoạt động chống lại chính phủ Peru đang biên soạn một tác phẩm về đề tài này, đã nói: "Các nhà tù của nhân dân" đó trên thực tế rất nhỏ hẹp, đó là những phòng giam bí mật xung quanh không có cửa sổ, con tin bị giam giữ trong khoảng không gian nhỏ hẹp tồi tăm như vậy hàng mấy tháng ròng. Về điểm này, nếu hiện nay Cerpa và đồng bọn còn lên tiếng, chỉ trích chính phủ giam giữ Polay và đồng bọn trong điều kiện quá tồi tệ thì thật là điều hài hước".


Bước vào thập kỷ 90, trước sự tấn công quyết liệt của lực lượng quân sự và cảnh sát Pêru, tổ chức vũ trang "Tupác Amaru " bắt đầu lao đao. Tiếp đó vì nhằm tranh giành địa bàn buôn lậu ma túy, tổ chức này đã xung đột với tổ chức vũ trang chống chính phủ "Con đường sáng", khiến "Tupác Amaru" đã bị mất mát khá nhiều thành viên cốt cán, tổ chức này do đó bị tổn thất khá trầm trọng.


Năm 1992, quân cảnh sát bắt được Polay, trùm sò của tổ chức này. Nhằm tránh tái diễn lại sai lầm, quân chính phủ đã giam giữ Polay tại một căn hầm bê tông cốt thép vô cùng kiên cố trong căn cứ hải quân tại hải cảng Kaye gần Lima, cùng bị giam tại căn cứ này còn có Abimael Guzman - người sáng lập ra tổ chức "Con đường sáng".


Trước cảnh quân lính lần lượt sa lưới, Cerpa và vợ lại ngoan cố vạch ra một kế hoạch giải cứu, bọn chúng dự định vào cuối năm 1995 sẽ bất ngờ tiến công chiếm lĩnh tòa nhà quốc hội Pêru, bắt giữ toàn bộ các nghị sĩ làm con tin, uy hiếp bắt chính phủ phải trả tự do cho Polay và đồng bọn. Nào ngờ, kế hoạch này đã bị tiết lộ, Cerpa đã lãnh đủ. Ngày 30 tháng 11, Nanhi và đồng bọn là một nữ quái kiệt người Mỹ tên là Buleson cải trang thành phóng viên định trà trộn vào tòa nhà Quốc hội đã bị phát hiện và bắt giữ. Sau đó lần theo đầu mối này lực lượng chống khủng bố của chính phủ Peru đã tìm ra một căn cứ của lực lượng "Tupác Amaru" ngay tại Lima. Sau 11 giờ đồng hồ đấu súng quyết liệt, kết quả đã bắt được nhân vật lãnh đạo thứ 2 của "Tupác Amaru" là Linku và 21 tay chân đắc lực, thu giữ số lượng lớn vũ khí đạn dược. Lúc đó Cerpa đang trốn ở một địa điểm khác nên may mắn lọt lưới. Nghe nói, để ép buộc Nanhi khai ra nơi lẩn trốn của chồng cảnh sát đã dùng đến các cực hình tra tấn tàn khốc, nhưng vẫn không thu được kết quả gì. Khi đưa ra tòa án quân sự xét xử, với tội danh phản quốc, Nanhi, Buleson và Linktt bị xử tù chung thân, bị giam trong nhà tù nhằm trên dãy núi Andes miền Nam Peru ở độ cao 13.000 m so với mặt biển. Cerpa đã co lại và rút về căn cứ cuối cùng của "Tupác Amaru".


"Phong trào cách mạng Tupác Amaru" với quân số lúc đó khoảng gần 600 người, là một trong những lực lượng du kích phái tả hoạt động mạnh tại Pêru, tuy quân số khi đông nhất cũng không quá nghìn người - thấp hơn nhiều so với lực lượng "Con đường sáng” với quân số lúc cao lên tới hàng vạn người, nhưng các du kích của "Tupác Amaru" rất quả cảm và ngoan cường trong chiến đấu, bọn họ trong nhiều năm liền đã trở thành một mối đe doạ thường trực đối với các nhà cầm quyền Pêru.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:20:57 am
Tổ chức "Phong trào cách mạng Tupác Amaru" thành lập năm 1984, tên của tổ chức này có xuất xứ khá lâu đời. Vào những năm 70 của thế kỷ XVI trên triền núi phía bắc của dãy Andes có vương quốc "Vilcabamba" của người Inca. Vị vua của vương quốc này đã từng dẫn đầu thần dân của mình tiến hành cuộc chiến đấu gian khổ, hào hùng chống lại sự xâm lược của người Tây Ban Nha, tên của vị vua này là "Tupác Amaru". Trong một trận chiến đấu Tupác Amaru không may sa vào tay kẻ thù, bị bắt và sau đó bị hành quyết, nhưng tinh thần phản kháng chống quân xâm lược của người Anhđiêng không vì vậy mà suy giảm. Vào giữa thế kỷ XVIII thủ lĩnh của người Anhđiêng ở dải đất hiện nay là Peru tên là Hasa Manual Kudor đã không chịu khuất phục sự thống trị của người Tây Ban Nha. Ông ta đã lấy tên của tổ tiên người mẹ là "Tupác Amaru" tự đặt cho mình, đứng lên lãnh đạo cuộc bạo động chống lại ách thống trị của người Tây Ban Nha, nhưng cuối cùng ông vẫn chết dưới tay kẻ xâm lược vào năm 1781. "Phong trào cách mạng Tupác Amaru" đã lấy tên của vị thủ lĩnh người Anhđiêng cổ đại để đặt tên cho tổ chức của nình. Tổ chức này cũng xây dựng tổ chức đấu tranh vũ trang dựa trên mô hình phong trào du kích do lãnh tụ cách mạng Cuba nửa cuối thập niên 60 Che Guevara lãnh đạo. Tổ chức này tuyên truyền mục đích cuồl cùng của họ là nhằm xây dựng "một Xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu mới". Belaske người lãnh đạo của tổ chức này sống lưu vong tại Đức nói, phong trào mà ông ta tham gia lãnh đạo "là tổ chức tiến hành hoạt động đấu tranh vũ trang cách mạng và chiến tranh du kích, không có bất cứ liên hệ gì với chủ nghĩa khủng bố do tổ chức "Con đường sáng” tiến hành". Khi bàn đèn mục tiêu đấu tranh của tổ chức này, Belaske nói: "Chúng tôi là người Mỹ La tinh chúng tôi mơ ước cái "tổ quốc vĩ đại mà Bolivar và Che Guevara mong mỏi". Người sáng lập ra "phong trào cách mạng AML" là Vicrto Polay Compos, Bidru Cadnas. Người lãnh đạo gần đây của tổ chức này chính là kẻ chủ mưu của vụ bắt cóc lần này Cerpa.


Kể từ ngày thành lập "phong trào cách mạng Tupác Amaru" luôn coi giai cấp thống trị Mỹ và chính phủ Peru là kẻ thù và đã tiến hành nhiều cuộc chiến đấu dũng cảm đồng thời cũng chuốc lấy những thất bại nặng nề.

Các phi vụ mà tổ chức này tiến hành chủ yếu là gài mìn, cướp ngân hàng, bắt cóc các đại gia trong giới doanh thương, phục kích, ám sát quan chức cảnh sát Peru và các hoạt động "biệt động thành phổ" khác. Những kẻ ủng hộ thì gọi đây là tổ chức "cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo". Một số người Mỹ tự coi mình là "chuyên gia chống khủng bố” tự khoe rằng hiểu rõ tổ chức này đến chân tơ kẽ tóc thì nói: "Tupác Amaru" từ trước đến nay thành thạo trong các hoạt động bạo lực mang hiệu quả tuyên truyền, có nhiều kịch tính và không nghiêm túc. Đặc điểm của những hành động này là "cố gắng tránh bị thương vong”. Căn cứ hoạt động chủ yếu của tổ chức này là vùng ở miền Đông Pêru. Ở vùng này các tổ chức buôn bán ma túy hoạt động khá công khai, tổ chức này đã giành giật quyền bảo kê, thu phí các hoạt động buôn bán ma túy với tổ chức có ảnh hưởng lớn hơn là tổ chức "Con đường sáng” giữa hai bên đã nhiều lần nảy sinh xung đột. Tổ chức "Con đường sáng" đã gọi "Tupác Amaru" là "bọn phản cách mạng".


Nhiều năm trước "Tupác Amaru" đã nhiều lần tổ chức các vụ tấn công, mà mục tiêu là nhằm vào các cửa hàng gà rán Kentueky. Và trong mỗi lần tấn công, sau khi đã phiếm cửa hàng, họ hết sức lạnh lùng giải tán mọi người có mặt bên trong sau đó nổ súng quét sạch mọi thứ. Trước khi rời khỏi hiện trường, lựu đạn sẽ được quẳng vào chiếc thùng nhựa mà "thiếu tá Sandes" gắn trên biển hiệu xách trong tay.


Tháng 9 năm 1984, một đêm cuối tuần, một số thành viên của tổ chức này đã nã hơn 60 phát đạn vào tòa đại sứ quán Mỹ tại Pêru, sau đó đã xông vào văn phòng của hãng tin tức quốc tế Hoa Kỳ, một nữ biên tập viên tin tức thấy súng trong tay nọ thì sợ chết khiếp, song họ chỉ yêu cầu cô ta phát đi bản tuyên ngôn chúng đã chuẩn bị sẵn. Nội dung chính của văn bản này ngoài việc kêu gọi người nghèo Peru ủng hộ chính nghĩa còn lên án mạnh mẽ sự tham nhũng và hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ. Sau khi làm xong những việc đó, bọn chúng đem những biểu ngữ chống chính phủ dán đầy trong văn phòng rồi bỏ đi. Trong tập kích này, họ không tốn một giọt máu, đã khiến chỉ sau một đêm tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru" nổi tiếng khắp thế giới.


Trong nhiều năm liền, chính phủ Peru vừa phải đối phó với "Con đường sáng" lại phải đương đầu với "phong trào cách mạng Tupác Amaru". Trong suốt mười mấy năm đã bỏ tù 442 thành viên của tổ chức này. Lần lượt bắt giam 15 kẻ cầm đầu thuộc các thế hệ khác nhau, nhiều kẻ trong số đó bị tuyên án tù chung thân. Vụ tấn công vào đại sứ quán Nhật Bản lần này, Cerpa cũng nhằm mục đích đánh đổi lấy 442 thành viên của tổ chức này bị bắt trong đó có cả vợ của hắn là Nanhi. Kế hoạch lần này với mật danh "Phá vỡ im lặng" đã được Cerpa chuẩn bị, kỹ lưỡng và tiến hành sau 8 tháng huấn luyện quân sự? tâm lý và chuẩn bị chu đáo.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:22:27 am
QUAN HỆ ĐẶC BIỆT NHẬT – PERU

Tính từ năm 1980 trở lại đây, tại Peru đã có 25000 người thiệt mạng do các cuộc khủng bố. Nhằm duy trì trật tự, sau khi lên cầm quyền vào năm 1990, tổng thống FuJimori đã chính thức tuyên chiến với bọn khủng bố, tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng và hiệu quả chống chủ nghĩa khủng bố. Trong nhiệm kỳ đầu của mình ông Fujimori đã giành được những thành tích đáng kể, hai tổ chức khủng bố lớn tại Peru đã suy yếu trước sự tấn công mạnh mẽ của quân chính phủ, nền Kinh tế Peru có bước tăng trưởng rõ rệt, trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất ở Châu Mỹ La tinh. Vì những thành quả này, ông Fujimori được người ta - ví như "khắc tinh của bọn khủng bố, cứu tinh của người nghèo", năm 1995 ông lại trúng cử nhiệm kỳ thứ hai. Trước đây khi ông ra tranh cử chức tổng thống, mẹ ông đã kịch liệt phản đối vì lo lắng sẽ có nhiều bất trắc xảy ra, lúc đó quan điểm của Fujimori là: cho dù tôi có không tồn tại trên thế giới này, cũng kiên trì không thay đổi quyết định. Sau khi nhận chức những cố gắng chống lại chủ nghĩa khủng bố của ông được nhân dân Peru và cộng đồng quốc tế khẳng định và ủng hộ. Nhưng cũng vì thế tổng thống Fujimori trở thành mục tiêu hang đầu của các tổ chức khủng bố.


Không phải ngẫu nhiên mà Cerpa đã lựa chọn thời điểm tấn công vào đại sứ quán Nhật vào ngày tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật Nhật hoàng. Lý do hàng đầu là trong buổi lễ sẽ có khá nhiều nhân vật quan trọng, do đó sẽ có những con tin có trọng lượng để mặc cả với chính phủ. Cerpa cho rằng nếu cầm giữ trong tay những nhân vật cỡ bự thì chẳng còn e ngại chính phủ không đáp ứng các yêu sách, điều kiện đặt ra. Thứ hai là, mục tiêu phấn đấu từ trước đến nay của tổ chức này vẫn là tấn công vào "chủ nghĩa đế quốc". Từ sau khi tổng thống Fujimori lên nắm quyền vào năm 1990, Nhật Bản đã dần dần thay thế vai trò của nước Mỹ ở đây (Nghe nói trong cuộc khủng hoảng con tin lần này cũng có 7 người Mỹ. Ngày 17 tháng 12, đại sứ Mỹ cũng được mời tham dự buổi dạ tiệc, nhưng ông này đã ra về trước khi bọn khủng bố tấn công), người Nhật cũng trở thành một trong những mục tiêu "ưu tiên hàng đầu” của tổ chức "Tupác Amaru”. Những năm trở lại đây, người Nhật tại Peru đã gặp nhiều tai họa. Tại Peru có gần 10.000 người gốc Nhật, tổng thống Fujimori cũng là hậu duệ của người Nhật di cư. Hiện tại, có khá nhiều người gốc Nhật đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực như chính trị, thương mại, họ cũng là những người được hưởng ích lợi trực tiếp từ những chính sách kinh tế của chính phủ Peru. Những năm gần đây giới doanh nghiệp Nhật bị hấp dẫn bởi đất nước Peru có nguồn tài nguyên phong phú và giá thành nhân công lao động rẻ mạt nên đã ào ạt xây dựng nhà xưởng tại Peru, cũng vì vậy các tổ chức khủng bố chống chính phủ tại Peru cũng coi người gốc Nhật và người Nhật là mục tiêu tấn công chủ yếu.


Từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 4 năm 1991, đại sứ quán Nhật tại Peru đã hai lần bị tổ chức khủng bố phái cực tả "Con đường sáng" tấn công. Tháng 7 năm 1991 ba chuyên gia nông học Nhật Bản bị lực lượng du kích giết hại tại nơi ở, chính phủ Nhật sau đó phải ngừng việc đưa chuyên gia sang Peru, cùng năm đó trung tâm văn hóa và mấy nhà hàng của người gốc Nhật bị tấn công bằng thuốc nổ. Năm 1993, đại sứ quán Nhật tại Lima bị tấn công bằng thuốc nổ gắn trên xe ô tô.


Từ khi nắm quyền năm 1990, ông Fujimori đã 6 lần sang thăm Nhật Bản, gần như mỗi năm đi thăm một lần, trên cơ sở đặc biệt như vậy, quan hệ Nhật - Peru phát triển nhanh chóng. Tính đến tháng 3 năm 1996 Peru đã nhận được 2270 triệu USD viện trợ kinh tế và khoản vay hỗ trợ phát triển từ chính phủ Nhật, trong khu vực Peru chỉ đứng sau Braxin. Nguồn vốn viện trợ không ngừng chảy vào, Nhật Bản trở thành một trong những bạn hàng chủ yếu của Peru. Quan điểm của tổ chức "Tupác Amaru" cho rằng, những khoản viện trợ khổng lồ đó không những đã củng cố địa vị của những kẻ thống trị, khiến chính phủ càng có sức mạnh tăng cường các hoạt động chống khủng bố, đồng thời nó làm tăng thêm khoản cách phân biệt giàu nghèo trong xã hội.


Vụ bắt cóc con tin lần này khiến chính phủ Nhật Bản bị sốc, ai có thể ngờ được rằng, số lượng viện trợ kinh tế lớn lại mang lại một đòn đánh bất ngờ như vậy. Dư luận cho rằng, xuất phát từ việc bọn khủng bố cũng lên tiếng tố cáo "chính phủ Nhật can thiệp vào công việc nội bộ của Peru, hậu thuẫn cho "chính sánh kinh tế mang tính hủy diệt" của chính chuyên Fujimori", chính phủ Nhật cần suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa Nhật và Peru sau này. Đối với các doanh nghiệp gần đây đổ xô đầu tư vào Peru xây dựng nhà xưởng thì sự kiện này càng là một đòn nặng ký. Có nguồn tin cho biết, hiệp hội công thương nghiệp Nhật Bản đã hủy bỏ kế hoạch dự định cử đoàn đại biểu đông đảo đến Peru vào tháng 9 năm 1997; Các công ty lớn như Toyota, Panasonic bắt đầu đánh giá lài kế hoạch làm ăn lâu dài của họ tài mảnh đất Peru.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:24:20 am
SỰ CHUẨN BỊ

Cuộc khủng hoảng con tin tại Peru đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của quốc tế.

Sau khi xảy ra sự việc, 500 lính thuộc đội hành động đặc biệt cảnh sát chiến thuật Peru đã bao vây vòng trong vòng ngoài xung quanh tòa đại sứ quán Nhật, các xạ thủ chiếm giữ các vị trí cao, các ngã ba đường bị phong tỏa nghiêm ngặt.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cục trưởng cục cảnh sát đích thân đến hiện trường trực tiếp nắm tình hình và chi huy. Bọn bắt cóc lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Peru phải trả tự do cho 442 tên đồng bọn hiện đang bị giam giữ, nếu không các con tin sẽ bị giết chết. Cuộc đọ sức giữa những kẻ bắt cóc và lực lượng giải cứu bắt đầu.
Thủ tướng Nhật Bản rất bất bình và lo lắng trước sự kiện này. Ngày 18 tháng 12 phải khá khó khăn ông mới liên lạc được với tổng thống Peru, yêu cầu ông Fujimori ưu tiên bảo đảm vấn đề an toàn cho con tin. Bộ Ngoại giao và phủ thủ tướng Nhật Bản lập ra phòng đối sách nhằm đối phó với vụ bắt cóc vừa diễn ra, thủ tướng trực tiếp lãnh đạo công tác thu thập thông tin và nghiên cứu biện pháp đối phó. Ngay tối hôm đó chính phủ Nhật quyết định khẩn cấp cử ông Ikeda đến Peru giải quyết vấn đề con tin.


Ngày 19 tháng 12, người phụ trách văn phòng thuộc hoàng cung cho biết, Nhật hoàng và hoàng hậu vô cùng lo lắng về sự kiện này. Ông tuyên bố hủy bỏ toàn bộ các hoạt động chúc mừng dự định tổ chức vào ngày sinh nhật của Nhật hoàng như vào cung chúc mừng yến tiệc, tiệc trà. Ngày 19 tháng 12, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố lên án hành vi bắt cóc, giam giữ con tin, yêu cầu những kẻ bắt cóc lập tức trả tự do cho cách nạn nhân. Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua tuyên bố tại Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có đoạn nói "Hành động không thể chấp nhận được" của tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru" là "hành động tấn công nhằm vào cả cộng đồng quốc tế. Cùng lúc này, các nước Châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Ba Lan cũng đồng loạt lên tiếng kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng con tin bằng biện pháp hòa bình. Tổng thống Pháp hối thúc tổng thống Peru quyết đoán giải quyết cuộc khủng hoảng con tin trên cơ sở chủ nghĩa nhân đạo. Bộ trưởng ngoại giao của Anh, Pháp, Đức liên kết kêu gọi chính phủ Pêru, yêu cầu chính phủ Peru đối thoại với bọn bắt cóc, tránh gây đổ máu trong khi giải quyết vấn đề. Tổng thống Nga B.Yeltsin cũng gửi thư cho lãnh đạo 8 nước đã tham gia Hội nghị quốc tế chống hoạt động khủng bố năm 1995, kiến nghị chính phủ của 8 quốc gia giúp đỡ Peru giải quyết ổn thỏa khủng hoảng con tin. Phía Chính phủ Mỹ sau khi được tin trong số con tin không có công dân Mỹ, đã phát biểu quan điểm trái ngược với tiếng nói không của quốc tế muốn giải quyết khủng hoảng một cách hoà bình. Ngày 28 tháng 12, chính phủ Mỹ công khai đề nghị nhà cầm quyền Peru không nên nhượng bộ bọn bắt cóc. Trong một buổi họp báo Quốc vụ khanh Mỹ Chritopher nói: "Chính sách của nước Mỹ là kiên quyết phản đối bất cứ nhượng bộ nào, chúng tôi kiến nghị các bên có liên quan cũng vận dụng chính sách này”.


Lúc này, giữa chính phủ Peru và bọn bắt cóc đang diễn ra cuộc đọ sức về ý chí. Hai bên đều giữ quan điểm của mình, không chịu nhượng bộ, chính phủ kiên quyết sẽ không trả tự do cho 442 thành viên của tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru", kiên quyết trong đối thoại không đề cập đến vấn đề điều kiện thả con tin, bọn bắt cóc chỉ có một con đường đó là hạ vũ khí, giải phóng con tin và sống lưu vong lại nước ngoài. Còn về phía tiến hành bắt cóc thì lại kiên quyết yêu cầu đòi thả những người đang bị giam giữ, yêu cầu phía chính phủ trong đối thoại phải đưa ra phương án trả lại tự do cho những người đang bị giam giữ nếu không sẽ không thả con tin, không đối thoại với chính phủ.


Trong cuộc chiến cân não kéo dài này, lực lượng “phong trào cách mạng Tupác Amaru đã biến nơi họ chiếm giữ trở thành những trận địa tuyên truyền, bọn họ cho treo các biểu ngữ và khẩu hiệu tuyên truyền lên tầng hai, dùng loa phóng thanh thông báo tuyên bố của tổ chức, hô khẩu hiệu phát âm nhạc hướng bên ngoài. Trong thời gian đầu, đã có nhiều phóng viên được phép và tuân theo sự sắp đặt của bọn bắt cóc vào trong đại sứ quán để phỏng vấn nhóm bắt cóc và các con tin quan trọng. Các báo chí của Peru đăng tải rất nhiều bài phỏng vấn kèm ảnh nội dung các cuộc phỏng vấn, những hành động đó nghiễm nhiên khiến những kẻ bắt cóc chiếm được ưu thế trong mặt trận tuyên truyền, nhà cầm quyền Peru hết sức tức tối và mất mặt.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:25:30 am
Lực lượng cảnh sát đặc biệt và cảnh sát chiến thuật bao vây quanh sứ quán cũng không chịu thua. Họ cho lắp đặt hơn mười chiếc loa công suất lơn xung quanh toà đại sứ không ngừng cho phát quốc ca, các bài ca yêu nước và nhạc quân hành, nhằm áp đảo tiếng loa phát từ bên trong, ngoài ra lực lượng này còn áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn cấm các phóng viên tự ý vào trong toà đại sứ khi chưa có sự đồng ý của cảnh sát, giải tán các phóng viên đến khu vực quanh toà đại sứ quán lấy tin. Một phóng viên Nhật Bản tự ý đi vào đại sứ quán đã bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Peru.


Chính quyền Peru còn không ngừng gây áp lực quân sự với bọn bắt cóc đang bị bao vây, hàng trăm xe cảnh sát và xe quân sự chống mìn và các loại xe quân sự diễu hành thị uy quanh khu vực toà đại sứ. Máy bay trực thăng không ngừng quần đảo trên khu vực sứ quán, không gian luôn vang rền tiếng động cơ.


Nhóm bắt cóc dường như không thèm đếm xỉa sự đe doạ của quân chính phủ, theo lời đại sứ Úc được quân khủng bố trả tự do thì quân khủng bố đã chuẩn bị trước cho khả năng một cuộc giải cứu bằng vũ lực. Họ đã cài sẵn thuốc nổ trên nóc nhà và trên tường, trên người mỗi 1 tên còn buộc sẵn 15 kilo thuốc nổ, trong tay cầm sẵn dây dẫn. Kẻ cầm đầu đã tuyên bố với bên ngoài rằng họ sẽ không bao giờ đầu hàng. Nếu chính phủ sử dụng biện pháp vũ lực giải thoát cho con tin, rõ ràng tính mạng của các con tin sẽ rơi vào tình huống hết sức nguy hiểm. Quân bắt cóc thỉnh thoảng lại bắn súng chỉ thiên, thậm chí chúng còn nổ súng vào đội hình thị uy của cảnh sát, tuy phía cảnh sát không có ai thương vong, song khiến cho tình hình trở lên khá căng thẳng. Đại sứ quán Nhật lúc này như một thùng thuốc súng sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào.


Đối với vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng con tin, các chuyên gia phân tích có hai cách nhìn khác nhau. Người lạc quan thì hy vọng có thể giải quyết hòa bình, người bi quan thì cho rằng quá trình giải quyết dứt khoát không tránh khỏi đổ máu. Khi chưa xuất hiện hy vọng có thể giải quyết một cách hòa bình cuộc khủng hoảng, chính phủ Peru đã tổ chức ra uỷ ban bảo lãnh, gồm các đại biểu là giáo sĩ của giáo hội Peru đại diện cho giáo hoàng, đại biểu của Hội chữ thập đỏ và đại sứ Canada tại Pêru. Nhật Bản cũng cử đại diện tham gia uỷ ban với tư cách quan sát viên chính thức. Tổng thống Fujimori tuyên bố, uỷ ban bảo lãnh sẽ không tham gia quá trình hội đàm, mà chỉ giữ vai trò bảo lãnh và làm chứng. Nhóm bắt cóc đã từng đưa ra đề nghị, trong thành phần uỷ ban này phái có một đại biểu của chính phủ Guatemala nhưng đã bị phía Peru thẳng thừng từ chối. Năm ngoái, chính phủ Guatemala đã ký kết hiệp ước hòa bình với lực lượng du kích đối lập, thực hiện ổn định hòa bình trong nước, lực lượng du kích được công nhận địa vị hợp pháp. Báo chí của Peru đã từng đăng tải rất nhiều về vấn đề này, hy vọng chính phủ Peru sẽ học theo Guatemala trong giải quyết cuộc khủng hoảng con tin, nhưng phía chính phủ của tổng thống Fujimori kiên quyết đi theo lập trường cứng rắn, không công nhận "phong trào cách mạng Tupác Amaru" là tổ chức hợp pháp, coi đó là bọn khủng bố, tội phạm giết người, tội phạm hình sự. Hiển nhiên, chính sách đe dọa sử dụng vũ lực của chính phủ Peru là nhằm ép buộc bọn bắt cóc phải đầu hàng. Theo tiết lộ của bảo "Nước cộng hòa" của Peru ra ngày 16 tháng 2, thì chính phủ Peru đã tổ chức lực lượng đặc nhiệm bao gồm lính Peru và lính Mỹ để giải cứu các con tin bị giam giữ. Bài báo nói rằng, nếu kế hoạch này được thực hiện, lực lượng đột kích sẽ tấn công vào bên trong từ 4 hướng và kết thúc trận chiến chỉ trong vòng 7 phút. Tờ báo này đánh giá, kết quả của cuộc can thiệp vũ trang này sẽ có 75% trong số 72 con tin bỉ chết, sẽ có ít nhất 20 thành viên của lực lượng đặc nhiệm hy sinh, sẽ có 95% trong số 14 tên bắt cóc bị bắn chết. Cái giá phải trả bằng sinh mạng cho kế hoạch này quá đắt...


Xuất phát từ kiến trúc của tòa sứ quán, dư luận cho rằng sử dụng vũ lực sẽ gặp những khó khăn rất lớn. Thượng tuần tháng 3, cảnh sát Peru khi giới thiệu những nội dung có liên quan cũng đánh giá sẽ có khoảng 30% con tin bị thương vong, còn đánh giá trong nội bộ phòng đối sách Bộ Ngoại giao Nhật thì cho rằng sẽ có khoảng một nửa số con tin sẽ bị thương vong, nhưng tổng chỉ huy của chiến dịch này, ông Fujimori lại rất tự tin ông cho rằng lực lượng đặc nhiệm Peru sẽ làm chủ sứ quán trong khoảng thời gian ngắn nhất, con tin sẽ gần như không phải chịu bất cứ thiệt hại nào, nhiều nhất là sẽ có khoảng 5 lính đặc nhiệm thương vong. Để bảo đảm thành công của kế hoạch, tổng thống Fujimori tuy đã có kế hoạch, nhưng trước sau ông đều thể hiện nguyện vọng sẽ giải quyết bằng biện pháp hòa bình, do vậy đã ru ngủ được đối phương.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:29:55 am
Trong liền mấy tháng, để giải quyết cuộc khủng hoảng, tổng thống Fujimori đã triển khai hàng loạt hoạt động ngoại giao. Ngày 23 tháng 1 ông tiến hành chuyến thăm chớp nhoáng đến Bôlivia, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của chính phủ nước này. Ngày 8 tháng 2, ông hội đàm về vấn đề con tin với thủ tướng Nhật tại Toronto - Canada. Sau cuộc hội đàm, ông Fujimori nói, có thể sẽ tiến hành đối thoại với quân khủng bố, nhưng sẽ kiên quyết không trả tự do cho các thành viên của tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru". Ngày 3 tháng 3, ông bay từ Dominica đến La Habana thủ đô của Cuba tiến hành hội đàm với chủ tịch Cuba Fidel Castro. Sau cuộc gặp, chủ tịch Castro nói, chỉ cần tổ chức "phong trào đấu tranh Tupác Amaru" đạt được thỏa thuận với chính phủ Peru đồng thời đưa ra lời đề nghị chính thức, Cuba sẽ đồng ý cho những kẻ bắt cóc được phép tị nạn chính trị tại Cuba. Nhưng thủ lĩnh Cerpa của "phong trào đấu tranh Tupác Amaru" lại nói, việc Fujimori bay đi bay lại giữa hai bờ biển chẳng qua chỉ là "diễn kịch" và "rong chơi". Cerpa kiên quyết yêu cầu phía chính phủ phải trả tự do cho 442 quân của tổ chức đang bị giam giữ, đồng thời nhắc lại quan điểm sẽ không chấp nhận xin tị nạn, mục đích của họ là quay về căn cứ trong rừng rậm Pê ru. Cùng với những cố gắng nhằm giải quyết bằng phương pháp hòa bình, Fujimori bắt tay vào công việc cho khả năng giải quyết vấn đề bằng biện pháp cứng rắn, cho đào các đường hầm ngầm dưới đất. Nhằm tổ chức nhiều mũi tiến công đồng loạt, có bảy đường hầm cùng được đào, khiến cho khi được lệnh tấn công lực lượng đột kích sẽ bất thần xuất hiện như từ trên trời rơi xuống. Những đường hầm này với chiều dài tổng cộng lên tới hơn 100 mét, có đủ độ cao và chiều rộng, được chống đỡ bằng dầm gỗ, được lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng, được dự trữ đủ nước và thực phẩm đầy đủ cho lực lượng đột kích đợi lệnh trong 7 ngày. Ở các địa điểm dưới hầm đều được đánh dấu ghi rõ địa điểm tương ứng trong tòa đại sứ quán. Những đường hầm này do 15 đến 20 người thợ mỏ đào, bắt đầu được đào từ đầu tháng 1 liên tục 24/24 giờ, đến tháng 3 thì hoàn thành. Nghe nói, ở khu di tích "Chay Dewantal” có một đường hầm chiến đấu bí mật, cao hơn đầu người, rộng hơn một mét, chưa bao giờ được mở cửa cho dân chúng và khánh du lịch vào xem. Quân đội đã tận dụng đường hầm này để đào thông sang dưới nền sứ quán. Cũng có ý kiến đề nghị sẽ đột nhập vào trong qua đường cống ngầm, nhưng vì khó có thể nắm được hoạt động, di chuyển trong sứ quán, do vậy ý tưởng này bị dẹp bỏ. Cuộc khủng hoảng con tin dây dưa ngày, tháng lâu như vậy cũng có liên quan trực tiếp đến việc công trình đường hầm không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai. Mọi việc đều phải được bí mật, lặng lẽ tiến hành, không được phép sử dụng máy móc, vì điều đó có thể khiến bọn bắt cóc nghi ngờ làm hỏng kế hoạch. Trên thực tế đã có lúc quân bắt cóc viện lý do dưới mặt đất có những tiếng động đáng ngờ đòi bỏ dở đàm phán. Cũng trong thời gian này, công tác huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm cũng được gấp rút tiến hành, 140 lính được chọn lựa ra từ các binh chủng và cảnh sát đặc nhiệm ngay từ sớm đã được tập trung tập luyện. Được biết, không lâu trước khi cuộc giải cứu diễn ra, kế hoạch mang mật danh "Dewantal" đã được vạch ra (tên kế hoạch là do gần sứ quán có một di chỉ văn hóa Inca cổ mang tên Dewantal). Toàn bộ kế hoạch từ khi hoạch định đến lúc thực hiện đều được giữ bí mật hoàn toàn chỉ có tổng thống, tư lệnh lục quân và cố vấn tổng thống, 3 người được biết kế hoạch này. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Nội vụ người đứng đầu công tác trị an đất nước và Tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát trước khi xảy ra sự việc cũng không hề hay biết. Theo kế hoạch trên một hòn đảo gần Lima, trong tòa nhà được dựng lên theo đúng kích cỡ và thiết kế của đại sứ quán đã liên tục diễn ra những đợt diễn tập đột kích của lực lượng đặc nhiệm. Trong đợt diễn tập cuối cùng, lực lượng đột kích đã sử dụng đạn thật, nhằm bắn vào bò và chó thay thế cho bọn khủng bố, cho đến khi đạt được kết quả sau 28 giây đã kiểm soát được đại sứ quán. Sau đó lực lượng này lại được chuyển đến bệnh viện quân sự cách tòa đại sứ khoảng 1km về phía Tây bắc để diễn tập nội dung chuẩn bị chiến đấu. Theo tiết lộ của quan chức quân sự Pêru, thượng tuần tháng 4 mọi công tác chuẩn bị cho kế hoạch giải cứu đã hoàn tất. Một số nhà dân sát tòa đạt sứ được trưng dụng làm bàn đạp tiến công. Trong khu vực đó, luôn có 40 lính đặc nhiệm đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngay trước đêm diễn ra trận chiến, 4 thành viên thuộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ "Binh đoàn châu thổ” đã bay đến hiện trường, lấy tầng ba của một bệnh viện gần đó làm nơi đặt trung tâm thu thập tin tức, tập trung một lượng lớn thiết bị khuếch đại âm thanh, do thám và thiết bị nhìn đêm, thông qua phân tích tiếng động, đối thoại trong đại sứ quán từ đó nắm chắc được hoạt động và vị trí của từng thành viên trong nhóm khủng bố, chuẩn bị cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho xây dựng phương án tác chiến. Ngay từ khi mới xảy ra vụ tấn công bắt giữ con tin lực lượng đặc nhiệm này đã được cơ động từ căn cứ quân sự tại Bắc Carolina đến Panama, sẵn sàng chuẩn bị tham gia vào sự vụ trên, sau đó lại được rút về. Nhưng sau đó Mỹ lại cử chuyên gia chống khủng bố đến đại sứ quán Mỹ tại Lima, tăng cường hợp tác chặt chẽ với chính phủ Peru. Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố SAS của Anh và đặc nhiệm Israel đều gửi quân và thiết bị đến chi viện, chuyên gia của SAS tại Lima đã phối hợp với chính phủ Peru xử lý khối lượng lớn công viện, cảnh sát Anh cũng cử chuyên gia đến giúp đỡ phân tích thông tin, giúp đỡ giải quyết vụ khủng hoảng con tin.


Theo luật pháp quốc tế, chính phủ Nhật Bản có chủ quyền đối với đại sứ quán của mình. Thủ tướng Nhật là bạn cũ của tổng thống Peru đã nhiều lần yêu cầu phía Peru thông báo trước khi hành động. Khi nhận định sẽ xảy ra khả năng giải quyết vấn đề bằng vũ lực, ông đã năm lần gọi điện cho phía Peru yêu cầu xác nhận thông tin, vì ông nhận được thông tin sau nửa tiếng nữa chiến dịch giải cứu sẽ mở màn, nhưng tổng thống Fujimori đã phủ nhận tin này, thủ tướng Nhật không quên nhắc nhở rằng: với số lượng con tin đông đảo như vậy nếu sử đụng biện pháp mạnh sẽ phải trả giá khá đắt. Kết quả các cuộc diễn tập giả định của Anh và Mỹ cũng cho kết quả tương tự. Ông Fujimori đã thuyết phục thủ tướng Nhật là không nên lo lắng. Tháng 3 khi đã có thông tin về hệ thống đường hầm, Fujimori lập tức nhắc nhở ông là nhưng gì không cần nói thì không nên nói. Vào tháng 4 khi nghe nói vị giáo chủ luôn theo sát sự kiện này đã rất ít khi xuất hiện. Bộ Ngoại giao Nhật giải thích là do tổng thống Peru đã quyết định đứng ra đàm phán với nhóm khủng bố, còn thủ tướng Nhật thì cho rằng vị giáo chủ đã không thể chấp nhận được lập trường cứng rắn của chính phủ Pêru. Ông liền gửi thư cho tổng thống Peru Fujimori, mong ông ta cố gắng thêm một lần nữa để giải quyết vấn đề một cánh hòa bình. Hai ngày trước khi diễn ra cuộc tấn công giải cứu, tại bệnh viện quân sự ở Lima đã Fujimori yêu cầu giải thích về sự kiện trên. Câu trả lời của ông Fujimori là: đây chỉ là huấn luyện mà thôi. Trên thực tế lúc đó lượng đột kích đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Do vậy sau khi các con tin được giải thoát, phía nội các chính phủ Nhật đã đánh giá cuộc tấn công này rất cao: ngay cả chúng tôi cũng bị che mắt, quân khủng bố càng không thể đề phòng, tổng thống Fujimori quả là cao thủ. Sau đó, chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ W.Cohen nói rằng đã có biết trước về việc đó, nhưng ông ta vẫn không ngớt khen ngợi chiến dịch do tổng thống Fujimori chỉ huy, còn CIA ngay khi bước và tháng 4 đã dự đoán không lâu sau sẽ diễn ra hành động quân sự.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:31:22 am
CUỘC ĐỘT KÍCH TÁO BÁO

Khi đã quyết tâm tiến hành giải cứu bằng vũ lực và mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất thì vấn đề những chiến dịch như vậy thường được tiến hành dưới sự che chở của bóng đêm, như vậy có thể giảm được thương vong cho phía tấn công. Nhưng ngược lại, quân khủng bố cũng luôn có ý thức đề phòng các cuộc tấn công vào ban đêm do vậy thường rất cảnh giác khi màn đêm buông xuống. Thủ lĩnh SEP khi đàm phán với phía chính phủ, cũng thường chấm dứt đàm phán khi trời tối tránh tạo cho đối phương cơ hội tấn công. Vào ban ngày quân khủng bố thường khá chủ quan, thậm chí vào các buổi chiều còn tổ chức đá bóng trên một khoảng đất trống trong sứ quán, có hôm đá bóng cả vào buổi sáng vì thực tế là bọn họ cũng có cảm giác buồn tẻ vô vị. Trong khi đá bóng quân khủng bố thường cởi bỏ vũ khí trang bị xếp lại một đống. Đối với lực lượng tấn công thì đây quả là cơ hội hiếm có. Thời gian kéo dài đã khiến ngay cả quân bắt cóc cũng thấy mệt mỏi, thậm chí một số tên còn nhờ con tin dạy học tiếng Nhật. Những sinh hoạt hoạt động trở thành qui luật cố định đó đã phạm vào điều tối ky của nhà binh, những qui luật hoạt động của nhóm khủng bố đã bị lực lượng đột kích nắm rõ qua các thiết bị nghe trộm đặt trong sứ quán.


Quân bắt cóc đã có những sơ hở chết người. Những thứ như đàn ghi ta và phích nước từ bên ngoài đưa vào đều được gắn máy nghe trộm, họ đã hớ hênh để những thứ đó đưa lọt vào bên trong. Các bức thư gửi ra và chuyển vào giũa các con tin và người nhà, tuy có bị kiểm tra, nhưng họ lại không kiểm tra kỹ những quần áo gửi từ trong sứ quán ra ngoài để giặt và lại được gửi vào khiến qua đó các con tin đã thu được rất nhiều thông tin, nghe nói có cả máy thu phát nhỏ bằng đầu que diêm được kẹp lẫn trong cuốn sánh đưa vào bên trong. Ngoài ra phía ngoài sứ quán cũng được lắp đặt các thiết bị nghe trộm hiện đại nhất, hướng về phía cửa kính có thể thu được thông tin về hoạt động của quân khủng bố, các máy chụp ảnh gián điệp được sử dụng chụp lại chi tiết quang cảnh bên trong tòa đại sứ. Trong số 14 quân bắt cóc, chỉ có Cerpa và một vài người nữa là kẻ khủng bố chuyên nghiệp, số còn lại đều là lính mới được thuê tiền và lôi từ trong rừng ra, được tẩy não và cho nhập bọn. Trong số này còn có 2 cô gái chưa đầy 20 tuổi, bọn họ chỉ nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc thành công trong 2 tuần, Cerpa trước đó đã nói rằng mọi việc sẽ thành công rất nhanh. Nhưng khi cuộc chiến kéo dài, hai cô bắt đầu nhớ nhà, thỉnh thoảng lại khóc thầm, Cerpa thấy vậy liền không cho phép họ canh giữ con tin. Trước tình hình đó, các con tin đã có lúc nảy ra ý định tự giải phóng lấy mình. Các con tin trước đó đều hy vọng vụ việc sẽ được giải quyết ổn thỏa sau Lễ Phục sinh, khi thấy không còn hy vọng gì vào điều này, các con tin đã manh nha có ý định tự vùng lên giải thoát. Nhưng vì trong tay không có một tấc sắt, nếu hành động sẽ quá nguy hiểm, do vậy họ đã từ bỏ ý định này.


Đại sứ quán là tòa nhà hai tầng, các buổi chiều đều diễn ra các cuộc "đấu bóng" của quân khủng bố, do vậy giải pháp tốt nhất là trước lúc tấn công phải đưa được số con tin lên tầng hai, như vậy có thể tránh gây thương vong cho con tin. Lực lượng đột kích. Còn chuẩn bị 4 kg thuốc nổ, với lượng nổ như vậy đủ để gây thương vong cho bọn khủng bố và không gây ảnh hưởng đến tầng hai. Lực lượng tấn công còn được trang bị loại đạn gây tiếng nổ và ánh sáng cực mạnh. Loại đạn này khi nổ tạo ra tiếng động và ánh sáng đủ để đối phương bị choáng và không thể có đủ tỉnh táo trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc đó tận dụng khoảng thời gian này, lực lượng tập kích sẽ có đủ thời gian để đột nhập vào bên trong, sau đó sẽ tiêu diệt bọn bắt cóc từ cự ly gần, tuy con tin cũng phải phịu ảnh hưởng của tiếng nổ nhưng cũng không nguy hiểm đến tính mạng.


Sang tháng 4, bên bắt cóc hạn chế số lần cho phép bác sĩ vào khám trị bệnh cho bệnh nhân xuống một tuần một lần, sự an toàn tính mạng và đảm bảo sức khỏe của các con tin bị đe dọa nghiêm trọng. Tình thế không cho phép chậm trễ, cần phải lập tức thực hiện phương án. Ngày 17 tháng 4 kế hoạch tác chiến được duyệt lần cuối, ngày 19 tổng thống Fujimori và tổng tham mưu trưởng đến căn cứ huấn luyện động viên các chiến sĩ, ngày 20 lực lượng đột kích được cơ động đến khu vực gần sát đại sứ quán. Sáng ngày 21 lực lượng này đã xuống đường hầm và ở trong trạng thái sẵn sàng xuất kích. Lực lượng này đã chờ lệnh dưới đường hầm trong 33 giờ đồng hồ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:32:15 am
Khoảng 3 giờ chiều ngày 22 tháng 4 năm 1997, tổng thống Fujimori nhận được báo cáo, trong tổng số 14 tên khủng bố của tổ chức "phong trào đấu tranh “Tupác Amaru" lúc này chỉ còn bớt lại 3 tên ở tầng hai canh giữ các con tin, 11 tên kia đang tụ tập trong đại sảnh, Cerpa và 6 tên đồng bọn đang tổ chức đá bóng trong phòng, những tên khác thì đang xem tivi. Đây là bản báo cáo thường xuyên, nhưng khi đọc nó, tổng thống Fujimori bị thu hút, ý tưởng về mọt kế hoạch hành động quả cảm táo bạo hình thành. Khoảng 3 giờ 13 phút, các con tin trong sứ quán lần lượt nhận được mật lệnh, yêu cầu họ tập trung lên tầng hai, khi có tiếng nổ thì phải ngồi thụp xuống gần chân tường, không được chạy lộn xộn, giữ bình tĩnh chờ đợi được giải cứu và không được hỏi gì thêm. Nếu không sử dụng biện pháp này, con số thương vong chắc chắn sẽ rất nhiều còn về bằng cách nào mà các con tin đã nhận được thông báo này, tổng thống Fujimon sau đó nới rằng: "Không thể tiết lộ được". Lúc 3 giờ 17 phút, tổng thống Fujimori hạ lệnh tấn công. Lúc 3 giờ 20, cảnh sát giải tán các phóng viên đang tụ tập trước cổng sứ quán, thực hiện công tác làm sạch khu vực. Sau đó ba phút, cuộc đột kích chính thức mở màn. Lực lượng đột kích cho kích nổ đồng thời các khối thuốc nổ đã được cài sẵn. Nền đại sảnh và nhiều vi trí khác trong sứ quán lập tức nổ tung để lộ những lỗ thủng lớn, trận đấu bóng đang sôi nổi thì có 5 trong số 6 quân khủng bố ngã gục xuống sau tiếng nổ, 6 tên khác cũng bàng hoàng, chạy tản ra trong gian đại sảnh. Các lính đặc nhiệm lao lên từ các cửa hầm vừa được mở, và nổ súng vào bọn khủng bố, từ trong màn khói đày đặc, cùng lúc hai nhóm đặc nhiệm khác cũng tiến công vào từ phía cửa trước, cửa sau và sân thượng. Lực lượng đặc nhiệm trên sân thượng cho nổ bộc phá tạo thành một lỗ thủng và bắn quét từ trên xuống dưới. Lúc này nhưng khối thuốc nổ mà quân bắt cóc đã cài sẵn trong sứ quán cũng được kích nổ, tiếng súng, tiếng nổ của lựu đạn, bộc phá đan vào nhau, khói lửa cuồn cuộn bốc lên. Trong nháy mắt, lực lượng đột kích từ cửa thông gió trên tầng và dưới đường hầm bất ngờ xuất hiện, họ đội mũ sắt, mặc áo giáp chống đạn, tay cầm súng tự động, xông vào trong sứ quán. Những kẻ bắt cóc còn chưa kịp định thần xem có chuyện gì xảy ra, thì đã vang lên tiếng nổ và ánh sáng chói mắt của loại đạn phát sáng, tiếp đó là trận đấu súng ngắn ngủi. Một số quân bắt cóc chưa kịp phản kháng thì đã ngã gục trước làn đạn. Cerpa định chạy lên tầng hai dựa vào con tin làm lá chắn chống lại, nhưng khi chạy lên cầu thang thì vấp phải làn hỏa lực bắn quét của lực lượng đặc nhiệm đợi sẵn tại đây hạ gục. Có 4 quân bắt cóc trẻ tuổi định đầu hàng nhưng cũng không giữ nổi tính mạng. Cũng có thể do lương tâm chợt thức tỉnh một tên bắt cóc đã nhằm súng vào đầu ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pêru, nhưng lại do dự không bóp cò. Một nhóm đặc biệt chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các con tin đã nhanh chóng trong vài phút sử dụng thang bắt vào cửa sổ tầng hai cho các con tin đang tập trung ở đây trèo ra một sân thượng ngôi nhà gần đó, sau đó rút xuống khu vực an toàn. Vì súng nổ khắp nơi, đạn lạc bay tứ tung, tuy đã rất thận trọng song vẫn có 25 con tin bị thương. Chánh án tòa án tối cao Peru bị dính mảnh lựu đạn vào động mạch đùi bị mất máu nhiều sau đó đã chết. Trung tá Barel khi cứu Bộ trưởng ngoại giao Peru thì bất ngờ đụng độ với quân bắt cóc, người chiến sĩ dũng cảm đó đã lấy thân mình che chắn cho bộ trưởng, nhận hy sinh về mình. Trung uý Himanes 28 tuổi khi sắp xông lên cầu thang tầng hai thì trúng đạn hy sinh. Đó là cái giá của trận đột kích này, những con tin khác cũng có người bị thương nhẹ, nhưng cơ bản năng nguy hiểm đến tính mạng.


Các con tin trước khi xảy ra cuộc tấn công đã rút dần lên tầng hai, sau đó họ nghe thấy tiếng súng và những tiếng nổ, lại nghe thấy tiếng kêu "Ngày tận thế của chúng mày đã đến!". Lúc đầu họ lại lầm tưởng rằng bọn bắt cóc bắt đầu tàn sát các con tin. Tuy trận chiến đấu chỉ kéo dài trong vài phút, nhưng mọi người cảm thấy nó như kéo dài cả tiếng đồng hồ. Khi lực lượng đặc nhiệm xuất hiện và bảo vệ đưa họ xuống bên dưới, họ mới hiểu rằng mình đã được giải cứu: Họ vui mừng như phát cuồng, vui vẻ nhảy nhót. Tiếng vỗ tay kéo dài trong mười phút, mãi đến khi vang lên một tiếng nổ lớn mới ngừng lại. Một lính đặc nhiệm hạ lá cờ của bọn khủng bố trên nóc nhà xuống. Cuộc khủng hoảng con tin kéo dài trong 18 tuần lễ đã kết thúc. Lính đặc nhiệm bước ra khỏi tòa nhà, họ vui mừng ra hiệu chiến thắng, 14 tên khủng bố đã bị bắn chết, trong đó có cả thủ lĩnh Cerpa, lúc đó là 3 giờ 45 phút chiều ngày 22 tháng 4 năm 1997. Lúc 4 giờ 20, tổng thống Fujimori xuất hiện tại hiện trường, trên người mặc áo giáp thống đạn, cùng các chiến sĩ cảnh sát và quân đội hát vang bài quốc ca, chúc mừng thắng lợi, tiếp đó là đưa những người bị thương đến bệnh viện quân sự điều trị, dọn đường họ được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Đó là ngày phấn khởi nhất từ khi ông nắm chính quyền 7 năm lại đây.


Một "buổi tiệc" kéo dài trong 126 ngày đã kết thúc như vậy. Trận đột kích thắng lợi đã khiến tiếng tăm của tổng thống Fujimori vang dội khắp nước Peru và trong cộng đồng quốc tế. Nó tuyên bố với thế giới rằng: Peru không bao giờ cúi đầu trước hoạt động khủng bố, hoạt động khủng bố không bao giờ được chấp nhận.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:36:47 am
7. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM MỸ GIẢI CỨU CON TIN TẠI KOSOVO

Trong khi cả nhân loại đang chờ đón ánh sáng hòa bình của thế kỷ 21, ngọn lửa chiến tranh lại không chịu buông tha mảnh đất Balcan đã chịu nhiều - tai họa, khi màn khói chiến tranh trên vùng trời Bonisa vừa tan, ngọn lửa chiến sự lại được nhóm lên ở Kosovo. Trên chiến trường máu lửa này, lực lượng đặc nhiệm Mỹ lại diễn lại tấn trò ly kỳ "Giải cứu binh nhì Ryan" - hồi tiếp theo của màn kịch chiến dịch giải cứu tại Bosnia- Herzegovina.


MỘT LIÊN MINH LỎNG LẺO

Vào lúc 8 giờ tối giờ địa phương ngày 24 tháng 3 năm 1999 những luồng lửa rực sáng xé toạc màn đêm yên tĩnh trên bầu trời biển Adnatie, lực lượng NATO gồm liên quân 8 nước do Mỹ cầm đầu bắt đầu chiến dịch không kích quy mô lớn mang tên "Sức mạnh đồng minh" nhằm vào các mục tiêu quân sự nằm bên trong lãnh thổ Liên bang Nam Tư. Khi tiếng bom đạn vang rền trên mảnh đất Nam Tư, sự chú ý của thế giới bị hút về mảnh đất Kosovo nằm trên bán đảo Balcan.


Đây là cuộc chiến tranh xâm lược lấy thịt đè người, tàn bạo bất chấp đạo lý do các cường quốc phương Tây do Mỹ cầm đầu đạo diễn, một cuộc chiến tranh không đáng có nhưng lại không thể tránh khỏi. Lực lượng đặc nhiệm với vai trò là công cụ đắc lực phục vụ tập đoàn quân sự NATO, đã liên tục thầm lặng mà sôi động hoạt động trên mảnh đất huyền thoại này.


Ai cũng biết, Balcan nằm ở vị trí giao nhau giữa Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, với đặc thù có núi có sông, có nguồn tài nguyên phong phú, đây là mảnh đất thiêng mà Thượng đế đã ban tặng cho người Slavơ. Nhưng Thượng đế cũng tỏ ra rất keo kiệt khi cùng với ban tặng cho nơi đây điều kiện để có thể phát triến, người cũng đã mang đến những cơn mưa máu và nước mắt, khiến nơi đây trở thành "thùng thuốc súng" của một châu Âu biến động, thậm chí nơi đây đã từng là "ngòi nổ” cho các cuộc chiến tranh thế giới.


Kosovo là một tỉnh của nước cộng hoà Serbia thuộc Liên bang Nam Tư cũ, với diện tích chiếm 12% tổng diện tích Serbia. Muốn tìm hiểu lịch sử sâu xa của Kosovo phải đi ngược lại dòng chảy quá khứ nhiều thế kỷ.

Những người con chịu nhiều đau khổ, biến cải của dân tộc Serb cho rằng, Kosovo là mảnh đất khởi nguồn của lịch sử và văn hóa của dân tộc Serb, nơi đây là mảnh đất mà giáo đường và tu viện của người Serb có nhiều như sao trên trời, nhiều công trình đã có hàng mấy trăm năm lịch sử. Khi đế quốc Ostoman chinh phục Balcan người Serb bị buộc phải dịch chuyển về phương bắc Bosnia-Herzegovina, người Albania thay chân người Ostoman tiến vào vùng đất này. Người Albania thì cho rằng, trước công nguyên nơi đây đã có tổ tiên của người Albania sinh sống, chỉ đến khi dưới chế độ thống trị của đế quốc Ostoman và sau khi chiến tranh Balcan kết thúc, Kosovo mới được sát nhập vào bản đồ của người Serb và cũng do đó mầm mống thù hận đã ăn sâu vào giữa hai dân tộc, tuy Kosovo là một bộ phận thuộc Liên bang Nam Tư nhưng do nguyên nhân lịch sử, mối liên kết này rất mỏng manh, lỏng lẻo, khiến các thế lực bên ngoài có cơ hội để chen vào.


Kosovo vốn là vùng nghèo nàn nhất trong Liên bang Nam Tư cũ, ngay từ dưới thời kỳ lãnh đạo của tổng thống Tito, Nam Tư đã lập ra "Quỹ Liên bang viện trợ vùng kém phát triển", qui định các vùng phát triển trong Liên bang hàng năm phải dành 16% tổng giá trị sản phẩm viện trợ cho vùng kém phát triển dưới hình thức không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, trong đó Kosovo nhận được tỷ lệ tương trợ cao nhất. Nhưng Kosovo đã không sử đụng tốt nguồn tiền vốn này để tự mình thoát ra khỏi tình trạng khó khăn mà lại cố gắng tìm mọi cách nhằm giữ lấy "đặc quyền" này. Điều này dĩ nhiên khiến các tỉnh khác trong nội bộ liên minh bất bình, và việc chính phủ cắt giảm nguồn viện trợ này đã khiến người Kosovo kịch liệt phản ứng.


Chính sách dân số mà Liên bang Nam Tư cũ áp dụng cũng góp phần làm dân số của dân tộc Albania tại Kosovo tăng vọt, trở thành một lý do quan trọng để người Albania tại Kosovo yêu cầu độc lập và đòi quyền tự trị. Theo những tài liệu lịch sử, năm 1930 người Albania tại đây chỉ chiếm 40% dân số, bước vào - thập niên 70, Hiến pháp Liên bang đã mở rộng quyền tự trị cho Kosovo, người Serb cảm thấy bị chèn ép nên không ngừng ra đi, ngược lại xu hướng đó, người Albania không ngừng di cư vào, và người Albania chưa bao giờ áp dụng các chính sách, biện pháp kiểm soát, hạn chế sự tặng trưởng dân so. Tỷ lệ giữa người Serb và người Albania tại Kosovo gần đây là gần 1/10, đại đa số các vùng đất gần như là thuần Albania.


Người Albania chưa bao giờ ngừng những cố gắng của họ nhằm dựa vào thế lực bên ngoài để giành quyền độc lập, vào tháng 11 năm 1968 tại thành phố Pristina thủ phủ Kosovo, một hộ dân Albania treo cờ Albania trước cửa nhà mình, điều này dẫn đến cuộc cãi lộn với người láng giềng, sự kiện này đã châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc xung đột giữa người Albania và người Serb, lần đầu tiên người Alabania đưa ra khẩu khiếu "Nước cộng hòa Kosovo". Tháng 3 năm 1981 do sự xúi giục chia rẽ từ bên ngoài, tại Kosovo lại tiếp tục tái diễn tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng. Kể từ đó người Albania luôn tiến hành những hành vi chống đồi tiêu cực nhằm vào nhà cầm quyền thuộc dân tộc Serb, các thế lực đòi ly khai hết tỏ ra sức ngông cuồng.


Tháng 7 năm 1990, quốc hội Kosovo do người Albania làm chủ công bố tuyên ngôn độc lập, nước cộng hòa Serbia lập tức ra lệnh giải tán quốc hội và chính phủ tại Kosovo và thu hồi quyền tự trị. Năm 1992, người Albania lợi dụng tình trạng hỗn loạn chính trị, chính phủ không kiểm soát được tình hình, đã tiến hành cái gọi là "quyết định của toàn dân" đưa ra chiêu bài "Nước Cộng hòa Kosovo", tiếp đó là bầu ra tổng thống và quốc hội bất hợp pháp.


Sang năm 1994, người Albania thành lập tổ chức vũ trang bất hợp pháp "quân giải phóng Kosovo" (KLA). với quân số có lúc lên tới 30.000 người, khi tình hình Albania trở nên hỗn loạn, lực lượng này đã thu thập được lượng vũ khí rất lớn và được khá nhiều kẻ ủng hộ. Từ năm 1996, lực lượng này liên tiếp tổ chức các vụ khủng bố nhằm vào cảnh sát Serbia, chân thường hoặc những người Albania bị cho là có thái độ "hợp tác" với chính quyền Serbia, lực lượng này bị lực lượng vũ trang Serbia kiên quyết giáng trả. Giới truyền thông phương Tây thì tuyên truyền rằng từ khi Liên bang Nam Tư đàn áp người Albania tại Kosovo đến nay đã có 2000 người chết, 30.000 người phải rời bỏ quê hương. Điều này đã làm tăng sự chú ý của dư luận quốc tế về vấn đề Kosovo, đồng thời cũng là cái cớ cho hành động can thiệp của Mỹ đã chuẩn bị từ lâu.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:38:25 am
NGƯỜI SERBIA NÓI "KHôNG"

Ngày 6 tháng 2 năm 1999, dưới sự chủ trì của nhóm liên lạc gồm 5 nước Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nga, cuộc đàm phán về vấn đề Kosovo được tổ chức tại Laubuye ở Đông Nam thủ đô Paris, trong cuộc họp này Mỹ, Đức và các nước phương Tây tỏ thái độ bênh vực và dung túng cho người Albama và "quân đội giải phóng Kosovo", Albania cũng nhân cơ hội này khuyến khích người Albania tại Kosovo gây bạo động, tạo cớ cho sự can thiệp của Mỹ và phương Tây. Ngay từ khi cuộc đàm phán bắt đầu, lãnh đạo các nước Châu Âu và Mỹ đã đe dọa rằng, nếu Liên bang Nam Tư từ chối sự có mặt của lực lượng NATO tại Kosovo, thì sẽ phải gánh chịu các cuộc không kích. Cuộc đàm phán phải nhiều lần cho lùi "thời hạn chót", nhưng cuối cùng hiệp định hòa bình vẫn không được ký kết nguyên nhân chủ yếu là phía Serbia không thể chấp nhận cho NATO do Mỹ cầm đầu đưa quân vào Kosovo, và coi đây là hành động xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nam Tư.


Liên minh Nam Tư nhỏ bé lại dám cứng đầu trước một NATO có thừa sức mạnh, đây quả là dự kiến nằm ngoài sự dự đoán của mọi người. Người dân Serbia có thể được coi là dân tộc có cá tính mạnh nhất khu vực Balcan, đặc điểm tính cách của dân tộc này đã được nuôi dưỡng từ trong tinh thần và truyền thống đấu tranh trong quá khứ và được thể hiện trong hàng loạt sự kiện làm chấn động cả thế giới. Trong thời kỳ thống trị của đế quốc Ostoman, những thanh niên Serbia không chịu cam chịu nỗi nhục bị áp bức, đã hướng đường đạn căm thù nhằm vào đại công tước của đế quốc Áo Hung. "Sự kiện Sarajevo" nổi tiếng đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong chiến tranh thế giới lần hai, khi các quốc gia khác lần lượt thuần phục dưới gót giày phát xít Đức, thì chính đất nước Serbia nhỏ bé đã không tiếc cái giá phải trả, hy sinh 1 triệu người trong cuộc kháng chiến đẫm máu chống lại nước Đức phát xít, cống hiến lớn lao vào sự nghiệp chiến đấu thống chủ nghĩa phát xít của nhân loại. Trong chiến tranh Bosnia-Herzegovina trước đây, người Serb tại Bosnia- Herzegovina tuy chỉ có 1 triệu người, trước sự đe dọa quân sự của các nước phương Tây, họ đã coi thường cái chết, không chịu khuất phục, họ như những tay chèo người thời Viking xa xưa hiên ngang trên con thuyền độc mộc, dám ngược xuôi trên đại dương mênh mông, khiến người đời phải nghiêng mình kính trọng.


Liên bang Nam Tư bị các cường quốc phương Tây dồn vào con đường không lối thoát, họ dám nói "không" trước một NATO đầy quyền lực do Mỹ cầm đầu, ngoài yếu tố khí chất hiên ngang của người Serbia và tinh thần dân tộc cao cả, thì không thể bỏ qua một yếu tố nữa đó là Liên bang Nam Tư có một quân đội tinh nhuệ đã được qua thử thách trong khói lửa chiến tranh. Sự phức tạp, hiểm yếu của địa hình núi non và các rừng cây rậm rạp rất thuận lợi cho môi trường tác chiến phòng thủ cũng là một lý do để người Serb coi thường tất cả mọi kẻ thù.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:39:21 am
THÙNG THUỐC SÚNG LẠI ĐƯỢC CHÂM NGÒI

Tổng thư ký NATO Solana đêm 23 tháng 3 đã ra một bản tuyên bố sau phiên họp khẩn cấp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc: "Vì mọi cố gắng bằng biện pháp đàm phán và chính trị nhằm giải quyết vấn đề Kosovo đều thất bại, ngoài sử dụng biện pháp quân sự không còn sự lựa chọn nào khác".


Trong thời điểm NATO chuẩn bị cho hành động không kích, tổng thống Liên bang Nam Tư Sobodan Milosevic ngày 24 đã xuất hiện trên truyền hình, ông kêu gọi nhân dân cả nước "sử dụng mọi biện pháp" nhằm bảo vệ đất nước. Chính phủ Liên bang Nam Tư cũng quyết định "Liên bang Nam Tư được đặt trong tình trạng chiến tranh trực tiếp".


Tối ngày 24 tháng 3, bầu trời Balcan tồi đen không có chút ánh sáng của trăng sao, trên mặt biển Adriatic đen thẫm bỗng vụt lên những luồng lửa, ngọn lửa chiến tranh đã lan đến mảnh đất Liên bang Nam Tư huyền thoại vốn đã phải gánh chịu quá nhiều đau thương. Nhân loại tiến bộ yêu hòa bình không khỏi lo lắng cho số phận của vùng đất này.


Lúc 8 giờ tối giờ địa phương, NATO tiến hành đợt không kích đầu tiên, sau đó một tiếng là đợt thứ 2, hai đợt này chủ yếu nhằm vào các mục tiêu quân sự nằm trong lãnh thổ Nam Tư, trọng điểm là nhằm vào các hệ thống phòng không của Nam Tư. Trong cuộc không kích ngày 24, NATO đã phóng hơn 100 quả tên lửa hành trình, với 380 lượt chiếc máy bay xuất kích tấn công vào hơn 50 mục tiêu của Liên bang Nam Tư. Phía Mỹ nói rằng "cuộc tấn công vào mục tiêu đạt hiệu quả tốt".


Cuộc không kích ngày 25 đã gặp phải một số trở ngại, khí hậu Nam Tư về đêm có sương mù dày đặc, điều này đã hạn chế tính năng kỹ thuật của các trang bị vũ khí hiện đại của NATO, rất khó thực hiện có hiệu quả các đợt không kích, hơn 100 quả tên lửa hành trình đã được phóng đi nhưng liệu chúng rơi vào đâu thì quả là có trời mới biết.


Các cuộc không kích ngày 26, 27, 28 đã có sự thay đổi lớn, chúng đều được tiến hành vào ban ngày. Vì khi mặt trời vừa lên thì mây mù tại Balcan cũng tan đi, giảm bớt khó khăn khi tìm mục tiêu. Lúc này mục tiêu đã trở nên dễ tìm nhưng đòn phản kích của hệ thống phòng không Nam Tư lại được phát huy mãnh liệt hơn, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả không kích.


Các cuộc không kích còn bị hạn chế bởi yếu tố địa hình. Liên bang Nam Tư nằm trên điểm gặp gỡ của dải Dinaric và Trasylvanian ngoài vùng bình nguyên nhỏ ở phía bắc của Belgrade, địa hình đất nước chủ yếu là núi non, diện tích bị rừng che phủ khá rộng. Chính nhờ dựa vào yếu tố địa hình phức tạp này mà trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong điều kiện hết sức khó khăn lực lượng du kích Nam Tư đã khiến quân đội Đức phải trả giá bằng những thất bại nặng nề. Phía Mỹ cũng đã nhiều lần nói rằng, sẽ không đưa bộ binh vào chiến đấu tại chiến trường Nam Tư, vì lo ngại sẽ lại sa lầy vào cuộc chiến tranh như ở Việt Nam trước đây. Trên thực tế, điều kiện địa hình đã che chở cho quân đội Liên bang Nam Tư, đồng thời khiến phía NATO gặp khá nhiều khó khăn trong xác định mục tiêu, thực hiện không kích và kiếm tra lại kết quả không kích.


Trong chiến tranh vùng Vịnh và trong chiến dịch "Con áo sa mạc" sau đó, do địa hình của I-rắc chủ yếu là sa mạc rộng lớn và điều kiện khí hậu khô ráo, Liên quân NATO có thể thực hiện từ nhiều hướng, khiến lực lượng phòng không của I-rắc bị phân tán, đạt được mục tiêu thực hiện tập kích bất ngờ. Đối với đất nước có địa hình núi non như Nam Tư, máy bay của NATO chủ yếul phải bay vào từ hướng biển Adriatic. Quân đội Nam Tư chỉ cần dựa vào một số ít các đài ra đa mở máy bám mục tiêu không liên tục, trong thời gian ngắn rồi lại tắt và sử dụng một số đài quan sát dọc theo đường bay của các máy bay NATO là có thể báo động sớm từ 5 đến 15 phút cho các mục tiêu quan trọng trong nội địa, các cuộc không kích của NATO rất khó đạt được mục đích bất ngờ. Căn cứ vào tuyến bay tương đối ổn định của NATO, quân đội Nam Tư còn có thể di chuyển tập trung bố trí lực lượng phòng không, tăng cường mật độ của lưới lửa phòng không. Qua kết quả của những ngày đầu cuộc chiên cho thấy, quân đội Liên bang Nam Tư quả thật đã rất biết cách tận dụng ưu thế của địa hình và các vũ khí phòng không có trong tay, khiến cho phía NATO cũng phải gánh chịu không ít tổn thất.


Điều khiến mọi người đặc biệt quan tâm là sự kiện chiếc máy bay tàng hình F-117A có biệt danh "Chim ưng đêm" được quân đội Mỹ mệnh danh là "máy bay chiến đấu át chủ bài của thế kỷ 21" đã bị pháo phòng không của Nam Tư bắn hạ trên bầu trời Belgrade, kết thúc huyền thoại "máy bay tàng hình của Mỹ không thể bị bắn hạ". Đây là một đòn đánh nặng nề về mặt quân sự và chính trị đối với NATO và Mỹ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:41:12 am
"CHIM ƯNG" GÃY CÁNH

Trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng Kosovo, nước Mỹ có 54 máy bay chiến đấu tàng hình F-117A, được bố trí tại căn cứ không quân Holloman tại bang New Mexico, thuộc biên chế của Liên đội không quân chiến đấu số 49, ngày 21 tháng 2, 12 chiếc máy bay F-117A bay đến căn cứ không quân Aviano tại Italia thuộc biên chế biên đội 8 của Liên đội này.


Ngày 27 tháng 3 giờ địa phương, là ngày thứ 6 Mỹ và NATO tiến hành không kích. Theo lệnh của biên đội trưởng chiến F-117A của không lực Hoa Kỳ phiên hiệu 806, lần lượt theo thứ tự bay vào bầu trời đêm đem ngòm và lạnh lẽo.


Phi công điều khiển chiến tàng hình phiên hiệu 806 là Tom. Đây là phi vụ không kích đầu tiên mà anh ta tham gia, do vậy không tránh khỏi cảm giác hồi hộp. Nhưng Tom tự tin nghĩ rằng sẽ không gặp phải phiền phức gì, vì những tính năng tuyệt hảo của chiếc F-117A thì ai cũng phải khâm phục. Kể từ tháng 12 năm 1989 loại máy bay này được sử dụng trong không kích lần đầu tiên tại Panama, sau đó là hàng nghìn phi vụ cất cánh không kích I-rắc trong cuộc chiến vùng vịnh, tiếp đó là không kích tại Belgrade F-117A chưa bao giờ bị dính đạn, điều này dường như đã chứng minh cho huyền thoại về một "F-117A bất khả chiến bại". Song đi đêm lắm có ngày gặp ma! Khoảng 10 giờ đêm 27 tháng 3, trong tiếng bom đạn vang rền, Đài Truyền hình Quốc gia Liên bang Nam Tư bỗng phát tuyên bố. "Toàn thể các công dân chú ý! Sau đây là Bản tin về thiệt hại nặng nề của kẻ xâm lược Người phát thanh viên mấy ngày nay luôn xuất hiện với bộ mặt nghiêm túc, lúc này cũng không giấu được mềm vui trong lòng, xúc động nói: "Một tiếng đồng hồ trước đây, lực lượng phòng không anh dũng đã bắn hạn một máy bay tàng hình F-117A của không quân Mỹ..." tiếp đó là cảnh hiện trường chiếc F-117A bị rơi, lửa khói bốc lên ngùn ngụt, trong đống lửa cháy rừng rực có thể nhìn thấy những mảnh kim loại nằm la liệt, ánh lửa chiếu hắt lên đỏ rực bầu trời đêm, các nhân viên cứu hỏa đang khẩn trương dập lửa, lực lượng vũ trang đang nhanh chóng phong tỏa quanh hiện trường.


Khi lửa được dập tắt, người ta vừa kiểm tra lại đống xác máy bay, vừa triển khai tìm kiếm viên phi công Mỹ nhảy dù. Đống xác máy bay tuy lộn xộn song qua ánh sáng đèn có thể nhìn rõ phiên hiệu và hình huy hiệu sơn trên cánh máy bay màu bạc.


Sau khi bản tin truyền hình của Nam Tư được phát, các thành viên của NATO, đặc biệt là các nước tham chiến rơi vào tình huống khá bối rối và bấn loạn. Người phát ngôn của NATO tại căn cứ không quân Aviano tại Italia hoàn toàn phủ nhận tin tức máy bay Mỹ bị bắn rơi, người phát ngôn của Tổng hành dinh NATO tại Brussels cũng kiên quyết khẳng định: "Tôi không thể chứng minh sự thật về bản tin truyền hình của phía Nam Tư”. Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối xác nhận tin này, nhưng lại bất ngờ lùi lại cuộc họp báo thường nhật lúc 22 giờ 30 phút. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức cũng phủ nhận thông tin có máy bay Đức bị bắn rơi, phi công bị bắt. Bộ trường Quốc phòng Hà Lan nói: ông không biết có thông tin máy bay tàng hình của Mỹ bị rơi, chỉ biết có một thiết F-15 bị lực lượng phòng không Nam Tư bắn hạ.


Nhưng ngày càng có nhiều thông tin chứng tỏ máy bay tàng hình Mỹ bị bắn rơi. Phụ tá cho Bộ trưởng Quốc phòng Italia phát biểu trên truyền hình nói: "Tôi có thể xác nhận, có một chiến máy bay chiến đấu Mỹ xuất phát từ căn cứ không quân Aviona của Italia vẫn chưa trở về?" Nhưng ông ta từ chối cung cấp thông tin chi tiết. Một quan chức quân sự cao cấp giấu tên tại căn cứ cũ của máy bay F-117A tại Holloman bang New Mexico cuối cùng đã thừa nhận: "Đúng là có một máy bay chiến đấu của chúng tôi đã bị rơi, chiếc máy bay tàng hình F-117A bị bắn hạ trên bầu trời Belgrade thuộc căn cứ không quân Aviona tại Italia thuộc biên chế biên đồi 8 của biên đội viễn chinh số 49. Phi công sau khi nhảy dù đã bị mất liên lạc”. Gia đình của phi công chiếc máy bay tàng hình bị bắn rơi đã được thông báo về tin dữ này.


Khi nghe nói có máy bay tàng hình bị rơi xuống cánh đồng củ cải, những người Serb quanh đó nhanh chóng chay đến để xem thực hư, lực lượng quân đội Liên bang Nam Tư lập tức nhanh chóng cho thu nhặt những bộ phận máy bay nằm vương vãi cho chuyển đi, chỉ bớt lại một chiếc cánh máy bay và cho phép các phóng viên nước ngoài đến chụp ảnh. Người Serb thậm chí còn trèo lên chiếc cánh máy bay này để nhảy Disco. Một phóng viên hỏi chuyện một cụ già, nếu có cơ hội, thì ông cụ sẽ làm gì đối với tên phi công. Cụ già trả lời: "Tôi rất muốn xé cổ họng nó ra... Không! Như vậy thì quá tàn nhẫn, nó không có tội, NATO mới có tội".


Chiếc máy bay F-117A này chính là do Tom điều khiển lúc 9 giờ tối ngày 27, máy bay của Tom đã bay đến vùng trời làng Boljevci cách Belgrade 40km về phía tây. Nhiệm vụ của anh ta là sử dụng bom điều khiển bằng lade đánh vào trạm ra đa ở gần làng này. Trong khi Tom đang sử dụng thiết bị nhìn đêm để truy tìm mục tiêu thì bỗng nhiên máy bay bị rung động dữ dội, anh ta nghiêng người nhìn xuống, thì chợt giật mình toát mồ hôi, dưới mặt đất có hơn mười điểm đang loé sáng, anh ta hiểu rằng đó là trận địa phòng không của Nam Tư. Hiện tượng máy bay vừa bị chấn động vừa rồi có thể là do đã bị trúng tên lửa đất đối không. Tom định cho máy bay vọt lên, nhưng đã quá muộn, sau một tiếng nổ lớn các loại đồng hồ, máy móc trong khoang lái ngừng hoạt động, máy bay bắt đầu lộn nhào trong bóng đêm, anh ta cố sức kéo cần lái, nhưng vô hiệu, máy bay vẫn tiếp tục lao xuống.


"Tiêu rồi!..." trong đầu Tom thoáng có ý nghĩ ấy đồng thời anh ta ấn nút bấm của khoang cứu hộ, khoang cứu hộ bị phóng ra khỏi máy bay như một viên đạn. Khi khoang cứu hộ còn cách mặt đất vài trăm mét, Tom ấn nút mở dù.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:41:52 am
Máy bay tàng hình F-117A là "sản phẩm danh dự" do công ty Lockheed của Mỹ nghiên cứu chế tạo. Loại láy bay này có khả năng tàng hình tốt trước các thiết bị ra đa, tia hồng ngoại và mắt thường, ngoài việc chủ yếu được sử dụng vào mục đích trấn áp hệ thống phòng không, tiêu diệt sở chỉ huy được bảo vệ nghiêm ngặt, các khu vực chiến lược, trung tâm vũ khí sinh hóa và các mục tiêu quan trọng của kẻ thù, nó còn cớ thể đảm nhiệm vai trò trinh sát và có khả năng tham gia không chiến nhất định, đây là loại máy bay chiến đấu át chủ bài của Mỹ trong thế kỷ 21.


Chính vì điều đó mà quá trình nghiên cứu chế tạo loại máy bay này là kế hoạch được giữ bí mật "chỉ đứng sau việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử", chi phí dành cho công tác bảo mật bằng 15% chi phí bảo mật khi triển khai chế tạo bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới lán 2. Do vậy khi ngày 10 tháng 11 năm 1988, máy bay F-117A lần đầu tiên xuất hiện, người ta đã kinh ngạc trước thiết kế ngoại hình kỳ dị của nó.


Hình dáng của máy bay F-117A như thể một con dơi được phóng to, bề mặt của nó được bao phủ bằng các loại vật liệu có khả năng hấp thụ sóng điện. Các tấm kính của khoang lái, thiết bị trinh sát hồng ngoại, chụp ảnh la de đều được xử lý bằng phương pháp phủ kim loại bên mặt trong khiến chúng có khả năng hấp thu sóng ra đa. Các rìa cánh cửa và nắp đậy trên thân đều được tạo hình răng cưa nhằm ngăn chặn sự phản xạ của sóng ra đa, khiến hệ thống ra đa phòng không đều bị "mờ”. Các thiết bị trên máy bay đều là loại cảm ứng hồng ngoại hiện đại nhất của không lực Thoa Kỳ, có đầy đủ các thiết bị như màn hình hiển thị mặt đất, màn hình ra đa tốc độ cao, hệ thống hiển thị số hóa số liệu không gian, bản đồ số hóa v.v... Hệ thống vũ khí có uy lực mạnh, có thể mang hai quả bom trọng lượng mỗi quả 908kg, bom BLU điều khiển bằng la de, tên lửa không đối đất, không đồi không, tên lửa chống ra đa. Tất cả các loại vũ khí này đều được đặt trên giá vũ khí có thể di chuyển nằm trong khoang vũ khí, khi cần phóng tên lửa, thì giá đỡ có thể được đẩy ra ngoài, các loại bom có thể được thả trực tiếp. Với những tính năng ưu việt như vậy thì giá thành cũng không tầm thường, kế hoạch chế tạo máy bay F-117A đã tiêu tốn 6,56 tỷ USD, giá xuất xưởng của một chiếc máy bay loại này là 42,60 triệu USD. Nhưng có một điều mà không quân Mỹ khó nói đó là khả năng tàng hình của loại máy bay này không phải là tuyệt đối, thậm chí đây chính là gót chân Asin của loại máy bay này. Năm 1998, giới truyền thông Mỹ đột nhiên tiết lộ rằng máy bay chiến đấu tàng hình F-117A và máy bay ném bom B-2 lại mang các khiếm khuyết chết người, đó là lớp vỏ bọc tàng hình rất dễ bị bong ra. Khi các lớp sơn tàng hình bao bọc máy bay gặp phải điều kiện khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ cao hoặc lớp mây mù có độ muối cao, thì lớp sơn có thể sẽ bong ra, khiến máy bay tàng hình bị "lộ nguyên hình". Nam Tư là vùng đất có rất nhiều mây mù, không rõ chuyện chiếc máy bay bị bắn hạ lần này có liên quan gì đến việc lớp sơn tàng hình bị bong hay không. Do vậy, cho dù là chiếc F-117A được cơ động đến đâu thì chiếc hầm chứa đắt tiền được thiết kế hoàn toàn đóng kín cũng được đưa đi theo. Còn một điều nữa, đó là cũng như chiếc máy bay ném bom B-2, hệ thống ra đa lắp đặt trên các máy bay này thường không sao phân biệt được đâu là các dãy núi đâu là các đám mây. Chẳng thế mà một thiếu tướng đã về, hưu của quân đội Mỹ khi nghe tin chiếc F-117A bị bắn rơi đã nói rằng: "Thật bình thường, quá bình thường! Một số kẻ thuộc không quân Mỹ thường hay tự lừa dối bản thân, vậy là F-117A đã trở thành câu chuyện thần thoại "Bộ quần áo mới của hoàng đế” trong chuyện cổ Anđecxen đời mới rồi".


Nếu lần trở lại quá khứ, ý tưởng chế tạo máy bay tàng hình của Mỹ là do các nhà khoa học Liên Xô cũ "mách nước" cho người Mỹ. Kỹ sư thiết kế máy bay đã quá cố nổi tiếng của Mỹ Bel Riehe đã từng thừa nhận, ý tưởng thiết kế một loại máy bay tàng hình là do ông ta "mượn" từ một bài báo của một nhà khoa học Liên Xô cũ đăng trong một tạp chí, nhưng giới lãnh đạo quân đội và các nhà khoa học của Liên Xô có vẻ như không chú ý đúng mức đến bài báo này. Lúc đó một chuyên gia về ra đa làm việc tại nhà máy Lockheed tại bang Califonia đọc được bài báo này, ông ta lập tức nhận thức được giá trị của ý tưởng này, và chuyển bài báo đó cho Riche. Lập tức một guồng máy nghiên cứu, chế tạo được khởi động. Năm đó là năng 1975, Riche đã trở thành Phó chỉ huy trưởng và Tổng công trình sư của phương án này, phương án này được tuyệt đối giữ bí mật, thậm chí Riche đã thay tên đổi họ thành Ben Dufe.


Lịch sử thường tồn tại những sự trùng lặp đáng kinh ngạc? Trong chiến tranh Bosnia-Herzegovina, một chiếc F- 16 của không lực Hoa Kỳ bị bắn hạ, người Mỹ đã không tiếc tiền cứu thoát người lái Scott O' Gay ra khỏi bàn tay thần chết. Cũng chính vào thời điếm này bộ phim "Giải cứu binh nhì Ryan" do đạo diễn nổi tiếng người Mỹ Steven Spielberg đạo diễn vào năm trước và giành được năm giải Academy, đang gây nên một làn sóng làm phim về đề tài chiến tranh. NATO tuyên chiến với Nam Tư, ngày thứ 4 của cuộc chiến tranh, một chiếc máy bay tàng hình F-117A vốn là niềm tự hào vô song của người Mỹ bị phía Nam Tư bắn rơi. Người Mỹ vốn được tiếng coi trọng mạng sống lập tức tiến hành một cuộc giải cứu qui mô. Vậy tính mạng của Tom sẽ ra sao?


Giai đoạn một của cuộc tấn công đã không làm Milosevic khuất phục, NATO quyết định bước vào giai đoạn hai, giai đoạn đánh phá tầm thấp. Nhưng các bộ não điện tử của NATO đã tính nhầm. Chiến thuật của Milosevic là: lúc cần ra tay thì mới ra tay! Ông ta đã không định đem tên lửa ra đấu với máy bay của NATO luôn ở ngoài cự ly an toàn. Nhưng giờ đây đã đến lúc, sau ba ngày không kích không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào, các phi công của NATO đã có chút tâm lý khinh địch, thêm nữa lại cả có sự tham chiến của máy bay tàng hình, niềm tự hào của nền công nghiệp quân sự Mỹ, lại bay ở tầm thấp. Nếu lúc này không đánh thì còn đợi đến bao giờ. Hãy thử xem kẻ nào sẽ gặp vận rủi đầu tiên.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:43:01 am
GIẢI CỨU "BINH NHÌ TOM"

Những máy bay tham gia không kích tối hôm đó lần lượt quay về căn cứ Aviano, nhưng Tom mãi vẫn không trở về, biên đội trưởng biên đội 8 Pers hiểu rõ: Tom đã gặp nạn.

Ông ta lập tức báo cáo lại tình hình lên phòng chỉ huy tác chiến của NATO, ngay cả Tư lệnh tối cao lực lượng NATO tướng Clark cũng cảm thấy có chút nghi hoặc trước sự kiện chiếc F-117A không trở lại. Nhưng chuyện máy bay không quay về là sự thực, trước khi NATO phát động không kích, tổng thống B. Clinton đã nhiều lần ra lệnh: bất kể người phi công đó sống hay đã chết, đều phải đưa những phi công bị bắn rơi trở về, vì nếu phi công của NATO rơi vào tay người Nam Tư sẽ gây ảnh hưởng khôn lường đến tinh thần chiến đấu của binh sĩ Mỹ. Do vậy cứu thoát Tom lúc này đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu của căn cứ.


Ngay khi tiến hành không kích, NATO đã cho bố trí tại các quốc gia láng giềng các tổ tìm cứu được chở trên máy bay trực thăng. Căn cứ đã nhận được tín hiệu yêu cầu cấp cứu của Tom phát đi bằng máy vô tuyến hai chiều loại nhỏ. Điều này cho thấy, Tom vẫn còn sống! Tổ tìm cứu lập tức chui vào máy bay trực thăng vũ trang MN-60 "Black Haw" và trực thăng vận tải MN-53. Nhằm bảo đảm cho công cuộc tìm cứu được tiến hành thuận lợi NATO đã điều động hàng loạt máy bay làm nhiệm vụ yểm trợ bao gồm cả máy bay báo động sớm EB-3, gây nhiễu điện tử EA-6B, máy bay tấn công A-10, máy bay chiến đấu F-15, F-16, một số máy bay còn được trang bị cả tên lửa chống rađa siêu tốc, kiểm soát nghiêm ngặt trận địa tên lửa đất đối không của đối phương, đề phòng các dàn tên lửa này bất ngờ tấn công.


Ngay từ lúc Tom được bắn ra khỏi khoang lái, thì anh ta đã được một số thiết bị cảm ứng theo dõi, trong đó bao gồm từ hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, chiếc máy bay báo động sớm của không quân Mỹ đang lượn vòng phía trên và cả chiếc máy bay F-117A của biên đội trưởng đang ở đó không xa. Chiếc ghế bay có thể phát ra một loại tín hiệu mà phía NATO có thể thu được, ngoài ra ở ba lô cứu hộ của phi công mang theo cũng được kèm máy liên lạc vô tuyến và thiết bị thu sóng vệ tinh. Một quan chức quân sự tiết lộ: "Chúng tôi đã lập tức biết được vị trí của anh ta. Đơn vị đặc nhiệm sơn cước số 10 đã hoàn thành công tác chuẩn bị cho cuộc giải cứu trong vòng 20 phút".


Máy bay F-117A thường được sử dụng cho các phi vụ hoạt động trong hậu phương địch, ai cũng có thể hiểu mức độ nguy hiểm khi thực hiện các nhiệm vụ như vậy. Các phi công đều phải trải qua khóa huấn luyện sinh tồn đặc biệt. Hình thức huấn luyện này có thể được gọi là khoa mục huấn luyện gian khổ nhất trên thế giới. Khoang cứu hộ của máy bay cũng được thiết kế đặc biệt, giá thành của một khoang cứu hộ kiểu này là 3,26 triệu USD! Trong đó có súng côn, thảm len, diêm, tiền mặt, sổ tay hướng dẫn duy trì sự sống, máy bộ đàm hai chiều nhằm duy trì liên lạc với căn cứ, thiết bị định vị vệ tinh để người phi cộng có thể xác định chính xác vị trí hiện tại, lương thực để sống trong vài ngày, thậm chí còn có cả dây và lưỡi câu để phi công có thể câu cá làm thức ăn khi rơi xuống vùng không có thứ gì có thể ăn được. Như vậy, cho dù không nhận được sự trợ giúp nào, chỉ cần không bị bắt, phi công vãn có thể sống độc lập trong môi trường tự nhiên khoảng một tuần. Các phi công tham gia không kích lần này đều đã trái qua kỳ huấn luyện sinh tồn hết sức nghiêm khắc, để có thể giữ được mạng sống khi máy bay bị sự cố hay bị đối phương bắn rơi. Điều quan trọng nhất là khi phi công được bắn ra khỏi khoang lái và nhảy dù xuống phải cố hết sức tránh xa khu vực xác máy bắn rơi và trốn kỹ, chờ đợi được giải cứu, tránh không để lọt vào tay kẻ địch. Mỗi phi công Mỹ khi trực chiến đều được trang bị súng ngắn, hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu và máy liên lạc. Trong đó, máy bộ đàm liên lạc có thể phát tín hiệu, khi máy bay gặp sự cố hay bị bắn rơi, đội giải cứu có thể căn cứ vào tín hiệu đó để tìm được vị trí chính xác của phi công. Tháng 6 năm 1995 khi một thiết F-16 bị quân đội Serb bắn rơi khi đang tuần iễu trên vùng trời Bosnia-Herzegovina, 40 máy bay  chiến đấu NATO đã căn cứ vào tín hiệu vô tuyến, sau 6 ngày đã tìm cứu được người phi công. Một cách khác để duy trì mạng sống đó là tiền bạc. Trước lúc xuất phát mỗi phi công đều được phát 10 đồng tiền vàng, giá trị mỗi đồng khoảng 300 USD, khi nguy cấp có thể dùng nó hối lộ người dân vùng phi công rơi xuống, dựa vào sức mạnh của tiền bạc để thoát chết. Phi công còn được trang bị mảnh vải trên đó viết bằng hơn 10 loại ngôn ngữ như: tiếng Arập, Bosnia, tiếng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ v.v... Với nội dung yêu cầu sự giúp đỡ như “Hãy giao tôi cho quân đội Mỹ, anh sẽ được thù lao hậu hĩnh”.


Tom tận mắt nhìn thấy chiếc F-117A biến thành một bó đuốc, ánh sáng của nó khiến trời đêm sáng rực như ban ngày, như một con chim bị thương nó loạng choạng rơi xuống một cánh đồng củ cải, còn Tom lại rơi xuống một cánh rừng cách đó mấy cây số. Giả sử anh ta cũng rơi xuống cánh đồng rau đó, với địa hình bốn bề trống trải không được che chắn, chắc chắn anh ta đã trở thành tù binh của người Serb. Lúc này Tom thấy hết sức bình tĩnh, những động tác đã được huấn luyện để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hiện về trong đầu như một cuộn phim. Tom lập tức phát tín hiệu gặp nguy hiểm cho chiếc máy bay thông tin EC-130E đang lượn lờ trên không trung tiếp nhận, sau đó là nhanh chóng cất giấu dù và lẩn trốn. Từ vị trí này anh ta có thể nhìn thấy những kẻ tìm kiếm đang rọi đèn pin và kêu gào gì đó. Lúc này anh ta đang phải chống chọi với cái giá lạnh của đêm khuya đang luồn qua chiếc áo bay mỏng manh. Điều đáng sợ hơn đó là anh ta đang là mục tiêu săn lùng của những người Serb. Anh ta sử dụng máy phát tín hiệu mang theo, cứ cách một tiếng đồng hồ lại phát ra tín hiệu sóng siêu cao tần, giúp máy bay của lực lượng tìm cứu tìm ra vị trí anh ta ẩn nấp. Lúc này lính Nam Tư đã tìm được xác chiếc máy bay trên cánh đồng. Bên nào sẽ là kẻ tìm ra phi công trước tiên? Giữa tổ tìm cứu của quân đội Mỹ và quân đội Nam Tư lại diễn ra một cuộc đấu căng thẳng.


Tiếng gầm của động cơ trực thăng khiến Tom vô cùng xúc động, anh ta hiểu rằng cứu tinh của mình đã tìm đến. Tiếp đó là một đống lửa được đốt lên, chỉ chỗ cho máy bay trực thăng vị trí của người phi công. Vì địa hình ở đó toàn bộ là cây cối và tuyết phủ dày, trực thăng không thể tiếp đất nên đành lơ lửng trên cao, tổ giải cứu thả dây xuống, dưới sự giúp đỡ của lính đặc nhiệm, Tom được kéo vào trong máy bay, lúc đó là 9 giờ 35 phút tối. Hai mươi phút sau, tổ giải cứu đã bay ra khỏi không phận của Nam Tư, Tom cuối cùng đã có thể thở hắt ra. Máy bay bay về hướng căn cứ Aviano, cả quá trình giải cứu chỉ diễn ra trong 6 giờ đồng hồ.


Trưa ngày 28 tháng 2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cuối cùng đã chính thức công nhận: "Một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-117A của Mỹ đã điều động lực lượng tìm cứu đến hiện trường. Hiện tại, người phi công trẻ mới hơn 20 tuổi đã được giải cứu an toàn và đang nghỉ ngơi tại một căn cứ không quân của đồng minh". Đây chính là nguyên nhân khiến Bộ Quốc phòng Mỹ chậm trễ trong việc công nhận tin chiếc máy bay bị bắn rơi. Có điều cả NATO và Mỹ đều từ chồi tiết lộ việc họ đã giải cứu phi công như thế nào.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 08 Tháng Bảy, 2012, 08:44:38 am
SỰ BĂN KHOĂN CỦA NATO

Sự kiện chiếc máy bay tàng hình bị bắn hạ trên bầu trời Belgrade đặt dấu chấm hết cho huyền thoại về loại máy bay F-117A bất khả chiến bại. Tư lệnh không quân chiến đấu số 49 không lực Hoa Kỳ - chuẩn tướng William Lick cuối cùng cũng đã thừa nhận "Chúng không phải là bất khả chiến bại, cũng không phải hoàn toàn tàng hình. Nói một cách chính xác, loại máy bay này chỉ là không dễ bị phát hiện mà thôi. Tuy là máy bay chiến đấu, nhưng khả năng không chiến của nó còn thua xa loại F-15, một khi bị máy bay địch bám đuổi thì rất khó thoát thân. Do đó, nếu núng ta cứ tiếp tục ca ngợi cho cái huyền thoại chiến thắng này thì chỉ làm hại cho phi công của chính chúng ta". Tóm lại, sự kiện này cho dù là về ý nghĩa quân sự hay chính trị đều là một đòn đánh không nhẹ vào NATO, vì ngày xảy ra sự kiện đó lại chính là ngày đầu tiên sau khi NATO ra lệnh bắt đầu đợt không kích giai đoạn hai.


Trong giai đoạn hai của chiến dịch không kích mục tiêu của các máy bay chiến đấu NATO là các trang thiết bị, xe quân sự và đường vận tải của quân đội Nam Tư trong lãnh thổ Kosovo. Nếu theo kế hoạch này, phía Mỹ sẽ phải đưa vào cuộc loại máy bay A-10 tốc độ chậm nhưng lại rất hiệu quả khi tấn công xe bọc thép và xe tăng. Nhưng sau khi chiếc F-117A bị bắn rơi, một quan chức cao cấp của NATO đã thay đổi quan điểm: "Máy bay A-10 sẽ không được đưa vào cuộc trước khi hệ thống phòng không của Nam Tư bị phá huỷ. Nói đúng sự thật thì cuộc không kích liên tiếp trong 4 ngày của NATO, khá lắm thì sẽ chỉ tạo được thiệt hại mức trung bình cho hệ thống phòng không Nam Tư". Ngoài ra 4 ngày không kích đó đã đạt được những hiệu quả ra sao, đã đạt được mục đích gì ? Những vấn đề đó khiến cho NATO quay cuồng. Sử dụng sức mạnh của 8 nước để ném bom một nước, không định ra một mục tiêu "chiến thắng" vào, cũng không có những mục đích quân sự rõ ràng như trong quá khứ đã từng làm. Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Anh, ông Cook nói: "Mục đích của các cuộc không kích là nhằm ép buộc Milosevic chấp nhận hiệp định hòa bình". Người phát ngôn của NATO lại nói: "Việc đạt được mục đích chính trị là hiệp định hoà bình và mục đích quân sự là nhằm ngăn chặn bạo lực tại Kosovo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, mục đích không kích của chúng tôi bây giờ là nhằm đạt được mục đích quân sự". Tư lệnh tối cao NATO Clark trả lời phóng viên đài CNN rằng: "Mục đích của chúng tôi khi làm điều đó là để dân chúng Nam Tư hiểu rằng chính là Milosevic đã khiến họ khốn đốn, thực chất là nhằm thay đổi vị trí của Milosevic". "Quân giải phóng Kosovo" (KLA) thì kêu gào NATO sử dụng bộ binh, trong nội bộ NATO cũng có kẻ chủ trương cho bộ binh tham chiến, thậm chí thực tế đã phái lính đặc nhiệm giúp đỡ ngươi Albania tại Kosovo, nhưng các quan chức NATO và Mỹ hoàn toàn phủ nhận khả năng đưa bộ binh vào tham chiến tại Kosovo.


Thái độ của các quan chức chóp bu NATO thì như vậy còn các phi công trực tiếp tham gia không kích cũng cảm thấy bị ám ảnh, băn khoăn không kém. Trước khi hình ảnh chiếc F-117A được đưa công khai trên đài truyền hình quốc gia Nam Tư không lâu, Jack - phi công máy bay F-16 đến từ bang Washington, năm nay 36 tuổi trả lời phóng viên tại Aviona Italia như sau: "Tuy các cuộc không kích trong 3 ngày qua không gặp phải bất cứ sự chống đối nào, nhưng chúng tôi đều linh cảm sẽ có chuyện chẳng lành. Người Nam Tư có thể đã bố trí cạm bẫy vào một hai ngày trước đây, do vậy những thách thức thực sự còn ở phía trước". Một phi công khác có biệt danh là "Big leg" cũng nói: "Trong quá trình không kích Nam Tư gần như không bật hệ thống rađa, dường như họ hiểu rất rõ chiến thuật của chúng tôi. Mong muốn duy nhất của tôi bây giờ là nhanh chóng kết thúc mới chuyện". Các phi công Mỹ trước lúc xuất kích đều mặc quần áo dày cộm, về hình thức thì là nhằm chống chọi với thời tiết lạnh giá, nhưng trên thực tế, họ còn chuẩn bị cho bản thân khi bị pháo phòng không của Nam Tư bắn rơi".


Có rất nhiều giả thiết đưa ra về nguyên nhân chiếc F-117A bị bắn rơi, nhưng có một điều có thể khẳng định đó là chiếc F-117A không phải hoàn toàn là tàng hình, đôi khi hình bóng của nó vẫn lộ diện trên các màn hình hiển thị của ra đa. Khi nó đột ngột hạ thấp độ cao hoặc mở cửa khoang chứa bom, thì hình bóng của nó sẽ hiện trên màn hiển thị của ra đa. Nếu có thể kết hợp trong tích tắc cả ba yếu tố kỹ chiến thuật cao, phản ứng nhanh nhạy và nắm chắc tính năng chiến thuật của trang bị thì chắc chắn vẫn có thể bắn rơi loại máy bay hiện đại nhất này của không lực Hoa Kỳ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:19:00 pm
8.LỰC LƯỢNG “Commandos” của Anh

“Commandos” là tên gọi khác của lực lượng đặc nhiệm Anh. Lực lượng này ra đời vào thời kỳ đầu của Đại chiến Thế giới lần thứ 2, là một trong những lực lượng đặc nhiệm ra đời sớm nhất trên thế giới, cùng với khói lửa của cuộc chiến tranh, nó không ngừng được hoàn thiện và phát huy vai trò của mình, trở thành mẫu mực cho lực lượng đặc nhiệm của các nước trên thế giới sau này học tập.


RA ĐỜI TRONG KHÓI LỬA

Tìm hiểu lịch sử của “Commandos” phải ngược dòng thời gian trở về thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trên chiến trường Châu Âu khốc liệt, liên quân Anh, Pháp thiệt hại nặng nề trước sự đột kích mãnh liệt của các sư đoàn thiết giáp của phát xít Đức. Tháng 6 năm 1950, hơn 300.000 binh sỹ liên quân Anh, Pháp gạt nước mắt từ biệt lục địa Châu Âu, để từ Dunkerque thuộc Pháp vượt biển sang nước Anh.


Trên đuờng rút lui, đội quân rời rạc tuy đa phần đều sống sót trở về, song gần như phải bỏ toàn bộ trang bị. Đại đế quốc Anh lừng lẫy thuở nào phải chịu sự lăng nhục nặng nề, lòng tựu hào dân tộc bị thương tổn.

Thủ tướng Churchill rất đau lòng trước thực tại yếu thế của quân Anh. Nhằm nhanh chóng cứu vãn tình thế, vực dậy lòng tin về cuộc chiến đấu của toàn dân chống phát xít, ngày 6 tháng 6, ông viết thư cho Chủ tịch Hồi đồng tham mưu trưởng tướng Yzmaer, thư viết: “Tác chiến phòng ngự cần chấm dứt tại thời điểm này, tôi chờ đợi quân đội Anh sẽ có những đợt tấn công tích cực và liên tục vào bộ khu vực phát xít Đức chiếm đóng”.


Thủ tướng Churchill cho rằng, mục tiêu tấn công tiếp theo của quân Đức chắc chắn sẽ là nước Anh và để ngăn chặn cuộc xâm lược này thì chỉ còn một cách đó phản công vào lực lượng Đức tại Châu Âu.

Sau thảm bại tại Dunkerque, quân Anh đã bị thiệt hại nặng, lực lượng Anh trên chiến trường Trung Đông và Châu Phi cũng phải đương đầu với các cuộc tấn công mãnh liệt của quân Đức. Trong tình thế như vậy, quân đội Anh không đủ khả năng để vượt qua eo biển giữa nước Anh và Pháp, tổ chức các cuộc tấn công quy mô lớn vào bờ biển phía Tây nước Pháp, càng không thể tính đến chuyện mở các cuộc tấn công với cự ly dài vươn đến bờ biển phía Bắc nơi tập trung lực lượng Đức từ Đan Mạch cho đến Na Uy.


Cho dù như vậy, nhưng ngay cả trong khi phải rút khỏi Dunkerque của nước Pháp, trong quân đội Anh vẫn có một số người bắt đầu nung nấu kế hoạch tấn công vào khu vực bị quân Đức chiếm đóng. Người đó là phụ tá của Tổng tham mưu trưởng quân sự Hoàng gia Anh Gery Dill-trung tá lục quân Drtlai Clark. Trung tá Clark căn cứ vào tình thế lúc đó, đã đề xuất ý tưởng sử dụng những phân đội quy mô nhỏ liên tục tập kích vào trận địa quân Đức từ Narvile ở bờ biển phía Tây Na Uy cho đến bờ biển của Pháp, làm tiêu hao lực lượng quân Đức. Vào thời điểm đó thì đây là biện pháp phản kích duy nhất có thể khiến quân Đức bị tổn thất. Đề nghị này được sự hưởng ứng của nội các chiến tranh, và ngày hôm sau phương án này đã được đệ trình lên Thủ tướng Anh Churchill.


Phương án tập kích của Clark được Thủ tướng Churchill phê chuẩn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong tình hình quân đội Anh bị thất bại nặng nề như vậy, ý tưởng của Clark khác gì “lấy trứng chọi đá”. Nhưng Thủ tướng Churchill vẫn kiên trù quan điểm cho rằng những cuộc tấn công phá hoại như vậy, nếu được vạch kế hoạch kỹ lưỡng, thực hiện thích hợp, có thể khiến quân Đức phải quay sang củng cố lại phòng tuyến, như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến điều động quân số của chúng,làm giảm bớt sức mạnh chiến đấu của chúng trên các chiến trường khác. Hơn nữa, những chiến công như vậy sẽ có tác dụng động viên, cổ vũ tinh thần kháng chiến của toàn dân, có lợi cho toàn bộ cục diện phản công. Ngay chiều hôm đó, Bộ tổng tham mưu lục quân ngay lập tức đã cho thành lập ra “phòng M09” chuyên trách thực hiện kế hoạch này. Trung tá Clark được lệnh nhanh chóng tổ chức thành lập lực lượng chiến đấu, vượt eo biển Manche, tổ chức các cuộc tấn công quy mô nhỏ, lẻ tẻ vào các trận địa quân Đức.


Tính đến khả năng các cuộc tấn công sắp tới của quân Đức, Thủ tướng Churchill yêu cầu Clark khi xây dựng lực lượng đột kích, không được rút chọn bộ bất cứđơn vị nào trong lực lượng phòng thủ đất nước; giảm đến mức có thể số vũ khí cần có, quân số của lực lượng này dừng lại ở mức khoảng 10.000 người, lựa chọn quân số từ các đơn vị lục quân và hải quân lục chiến; vũ khí trang bị kỹ thuật là súng máy Thomson và lựu đạn, khi cần có thể sử dụng mô tô và xe bọc thép. Trong trường hợp quân Đức tấn công vào nước Anh, lực lượng này phải đảm nhiệm đánh trả quân Đức dọc tuyến bờ biển, những nội dung khác thì do Clark quyết định.
Về vấn đề lấy nguyên biên chế từ lực lượng vũ trang bảo vệ đưa sang lực lượng mới thành lập này hay là sẽ tuyển chọn từ các quân binh chủng, ngay trong Bộ tổng tham mưu cũng có ý kiến tranh luận chưa thống nhất. Cuối cùng mọi người đều thống nhất cho rằng nếu đưa nguyên biên chế của lực lượng chiến đấu đưa vào tổ chức lực lượng tập kích thì sẽ không thích hợp cho thực hiện các nhiệm vụ tác chiến không chính thức, cũng rất khó có thể đảm bảo rằng chất lượng của lực lượng này sẽ đạt hiệu quả chiến đấu mong muốn. Cuối cùng quyết định đưa ra là tôn trọng ý kiến của Thủ tướng Churchill.


Trung tá Clark gấp rút tiến hành công tác tổ chức biên chế, chưa đầy một tháng sau, ông ta đã chọn được vài trăm binh sỹ ưu tú có kinh nghiệm chiến đấu dày dạn, tổ chức họ thành lực lượng chiến đấu kiểu mới tương đối độc lập và chính quy, chuyên thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt. Biên chế ban đầu gồm 10 chi đội “lực lượng tập kích”, mỗi chi đội gồm hai trung đội, mỗi trung đội có 3 sĩ quan chỉ huy và 47 chiến sĩ. Các thành viên đều có tinh thần hăng hái, thông minh, dũng cảm. Trang bị của họ được coi là hiện đại so với thời đó gồm súng máy hạng nhẹ Thomson, súng tiểu liên, xe mô tô dã chiến và xe ô tộ hạng nhẹ.

Cuối cùng thì lực lượng tác chiến kiểu mới chuyên làm nhiệm vụ đặc biệt này sẽ được đặt cái tên gì?


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:22:06 pm
Churchill và “Commandos”

Trong thời kỳ “chiến tranh Boer” nổ ra ở Châu Phi từ năm 1899 đến 1902, phía Anh đã cử đến đây 250.000 quân để đàn áp những người Boer. Quân số đội quân của người Boer chỉ bằng 1/5 quân Anh, do vậy rất khó để có thể trực tiếp chống trả các cuộc tấn công của quân Anh. Người Boer vốn kiêu dũng, gan dạ, linh hoạt, thông minh. Trước tình thế chênh lệch về lực lượng, họ đã sử dụng chiến thuật tác chiến “xé lẻ đội ngũ”, “tập kích, gây rối” chia nhỏ lực lượng thành lập các tổ chiến đấu nhỏ, dựa vào yếu tố thông thạo địa hình. Trong điều kiện thời tiết, địa hình xấu như ban đêm, ở vùng khe vực, rừng rậm, liên tục bất ngờ tấn công quân Anh, sau đó lại biến mất như những bóng ma. Các cuộc tấn công của họ khiến quân Anh vừa mới đặt chân đến nơi xa lạ đã thất điên bát đảo, run sợ mất tinh thần, đau đầu tìm cách đối phó. Cuối cùng phía Anh đã thua trong cuộc chiến này với cái giá phải trả là gần 100.000 quân bị thương vong. Khi đó người Anh gọi những nhóm người Boer chuyên tiến hành hoạt động đánh du kích quấy nhiễu này là “Commandos” có nghĩa là “đội đột kích”.


Thủ tướng Churchill vẫn còn giữ nguyên ký ức về những năm tháng gian khổ tại Châu Phi và những hành động tập kích bất ngờ của “Commandos”. Ông còn nhớ những kỷ niệm không bao giờ quên.

Tháng 0 năm 1899, trước khi nổ ra chiến tranh giữa quân Anh và những người Boer, Churchill được phái đến Châu Phi với tư cách là phóng viên của báo “Tin điện buổi sớm”. Khi đến được Capurdun, chàng phóng viên trẻ quyết định đi đến vùng Natar, ở đó sắp tới có thể xảy ra cuộc chiến đấu ác liệt. Trên đường đi xe ô tô đến địa điểm nọ, chiếc xe rơi vào ổ phục kích của người Boer. Một nhóm binh sỹ người Boer được trang bị cả đại bác đã xếp những viên đá lớn ở trên đường làm vật chướng ngại. Khi xe ô tô bị nghẽn lối không thể tiến lên, quân mai phục đã nổ súng tấn công từ rất nhiều phía.


Churchill chủ động đảm nhiệm vai trò chỉ huy công việc dọn đường. Churchill thuyết phục người lái xe đã bị thương hãy cho xe lao qua những hòn đá, tiến lên phía trước. Dưới làn đạn của kẻ địch, bọn họ không thể tiến lên được nửa bước, cuối cùng phải vừa đánh vừa rút sau đó tất cả đều bị người Boer bắt sống.


Lúc đầu Churchill tin tưởng rằng, với tư cách một phóng viên tin tức anh ta sẽ nhanh chóng được phóng thích khỏi trại tù binh. Nhưng trái lại sau đó Churchill cùng các đồng đội lại bị dẫn giải về Bolivia, sau đó bị giam trong một trại tù binh trước đây là trường học. Anh ta yêu cầu nhà cầm quyền quân sự Boer phải thả anh ta. Người Boer tỏ ra do dự trước yêu cầu này, nhưng cuối cùng vẫn quyết định thả anh ta. Thực tế thì anh ta không có đủ lý do để được thả, vì anh ta đã cầm súng bắn trả lại họ khi bị tấn công, trong tay anh ta có khẩu súng ngắn Moses, chẳng qua là anh ta đã lập tức vứt đi ngay trước khi bị bắt, nhưng những người Boer lại không phát hiện ra điều đó.


Trước khi thông báo trả tự do đến được trại tù binh thì Churchill đã trốn thoát trước đó. Khi bàn kế hoạch chạy trốn cùng mấy sỹ quan trong trại, mấy người kia chê anh ta chỉ làm vướng chân họ, đến lúc trốn đã không rủ anh ta đi cùng. Churchill đành một mình hành động, đợi đến lúc đêm tối, bọn lính gác sơ hở anh ta trèo tường chạy trốn. Trong tình huống như vậy, anh ta cũng không mấy tin tưởng vào chuyện có thể trốn thoát, nhưng điều thú vị là những người kia lại không thoát được trong khi anh đã thành công.


Trên mình khoác bộ quần áo dân thường, đầu đội chiếc mũ rộng vành, không bị nghi ngờ gì, anh ta lần ra ga tàu hoả, leo lên một toa hàng. Vừa lên tàu anh ta đã lăn ra ngủ cho đến tận lúc trời gần sáng mới tỉnh lại.

Ngày hôm sau mới phát hiện ra Churchill đã trốn thoát bởi vì buổi tối hôm đó, mấy đồng đội của anh đã tài tình làm một người giả nằm trong giường của anh ta. Khi người Boer đi kiểm tra đã bị mắc mưu, thậm chí sáng hôm sau lính cần vụ còn trịnh trọng đặt một cốc trà cạnh giường của anh ta.


Người Boer lập tức tổ chức lực lượng đi tìm bắt, đồng thời cho phân phát thông báo treo giải cho người bắt được, trên tờ cáo thị viết rằng: “Tên tội phạm khoảng 25 tuổi, cao khoảng 1m70, người dong dỏng cao, tóc màu nâu nhạt, mặt xanh xao, có ria mờ, khi nói mang âm mũi, khi đi lưng hơi gù… Người nào bắt được mang về giao cho chính quyền, không kể tên tội phạm đó còn sống hay đã chết, đều được thưởng 25 bảng Anh”.


Churchill nhảy từ trên tàu hàng xuống, định chuyển sang một đoàn tàu khách nào đó. Nhưng một ngày một đêm liền không có chuyến tàu nào chạy qua đó, anh ta đành nhắm khu vực dân cư đi tới. Nhưng lần này anh ta đã gặp may, gặp được một gia đình có người chủ là John Horhad lam quản lý ở mỏ than. Horhad là người gốc Anh, năm xưa đã di cư sang Nam Phi, anh ta vui vẻ giúp đỡ Churchill, đợi khi lệnh truy nã lắng xuống, sẽ tiễn anh lên đường.


Thời điểm truy đuổi gắt gao đã trôi qua, Horhad tặng Churchill một ít đồ ăn và còn tặng thêm một khẩu súng Colt. Trong một buổi tối Horhad đã đưa anh ta lên một chuyến tàu khách chạy qua, đi đến hải cảng Luso thuộc Bồ Đào Nha. Qua nhiều gian nan, cuối cùng Churchill đã quay được trở về nước Anh vào ngày 23 tháng 12.


Trong khoảng thời gian này, người Boer đã giáng cho quân Anh hàng loạt đòn thất bại nặng nề. Churchill quyết định phải cảnh tỉnh mọi người có thái độ thận trọng với người Boer. Anh đã viết một bài báo về những điều đã được trải qua từ khi bị phục kích và bị truy đuổi, rồi gửi bài viết này cho “Tin điện buổi sớm”. Trong đó có đoạn: “Mỗi người Boer đều anh dũng thiện chiến. Họ cưỡi ngựa và chiếm giữ những địa hình có lợi, do đó một người có thể địch lại 3 đến 5 lính chính quy người Anh. Biện pháp duy nhất để đối phó lại là cử ra những chiến sĩ có kinh nghiệm và khả năng không thua kém…”. Bài viết này của Churchill đã gây ra phản ứng khá mạnh lúc đó.


Chiến thuật hành động của người Boer đã để lại cho Churchill ấn tượng sâu sắc, khi có người lấy “Commandos” để đặt tên cho lực lượng đặc nhiệm Anh, Churchill rất thích thú. Do đó lực lượng đặc nhiệm này đã được chính thức mang tên “Commandos”.

“Commandos” ra đời không lâu đã tích cực tham gia hành động, bắt đầu các cuộc tấn công xuất quỷ nhập thần vào lực lượng Đức và đã có những cống hiến lớn vào chiến thắng trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:24:21 pm
Phá tung các bến cảng

Bờ biển nước Pháp trước chiến tranh vốn nổi tiếng vì vẻ đẹp, các con tàu thường xuyên ra vào như mắc cửi. Le Havre nằm ở cửa sông Seine, nơi đây có cầu cảng Normandie có thể cho phép tàu chiến trọng tải lớn cập cảng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nơi đây trở thành điểm đậu của tàu ngầm phát xít Đức, đây cũng là căn cứ sửa chữa và huấn luyện của tàu chiến Đức.


Ngày 28 tháng 3 năm 1942, lực lượng “Commandos” Anh đã bí mật xâm nhập, phá huỷ cửa chắn nước của cầu tầu Normandie, gây thiệt hại nặng cho căn cứ tàu ngầm Đức, có thể coi đây là vụ tập kích lớn nhất. Trong cuộc chiến đấu này, lực lượng đặc nhiệm phải trả một giá khá lớn, đã có 34 sỹ quan và 178 binh sỹ hy sinh. Đây là trang sử hào hùng, bi tráng nhất trong lịch sử chiến đấu của “Commandos”. Nhắc đến “Commandos” người ta thường nói tới trận chiến này.


Cửa sông Seine không có địa điểm nào có thể sử dụng làm bãi đổ bộ, nơi đây có địa thế dễ phòng ngự khó tấn công. Căn cứ vào kết quả trinh sát của máy bay trinh sát, gần cầu tàu quân Đức đã tăng cường thêm 5 trận địa pháo. Công phá cầu tàu Normandie là nhiệm vụ khá khó khăn. Trung tá lục quân Hermol được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch tác chiến này. Ông là người thông minh, gan dạ từng tham gia vào nhiều trận đánh của “Commandos” và đã lập nhiều chiến công, đã từng được nhận phần thưởng của Thủ tướng Churchill. Sau khi nhạn nhiệm vụ, Hermol lập tức chọn ra 200 thành viên của “Commandos”, bộ tổng chỉ huy giới thiệu thêm 80 người rất thành thạo kỹ thuật phá nổ. Như vậy kể cả sỹ quan chỉ huy, lực lượng này đã lên tới 300 người.


Giữa đêm 22 tháng 3, tiếng đại bác gầm vang từ cảng Dover của Anh, pháo sáng vạch những đường vòng cung trên bầu trời, các con tàu xuôi ngược khẩn trương. “Commandos” đang tiến hành cuộc diễn tập đạn thật. Tàu “Kanbela Dawen” làm nhiệm vụ tấn công vào cửa xả nước ở cầu tàu.


Qua diễn tập trung tá Hermoil phát hiện ra hai vấn đề tồn tại: một là tàu khu trục “Kanbela Dawen” là mục tiêu quá lớn, sẽ dễ làm lộ ý đồ tấn công. Hai là các tàu nhỏ nếu trong khi hành tiến không có pháo sáng chiếu sáng thì rất khõ giữ vững đội hình và tìm bãi đổ bộ.


Dùng binh phải biết lừa dối. Nhằm che đậy ý đồ thật, nhằm tạo cho chiếc khu trục “Kanbela Dawen” có vẻ ngoài giống với tàu ngư lôi của quân Đức, Hermol đề nghị cho cắt ngắn bớt một đoạn ống khói, đồng thời sơn tạo màu sắc giống tàu Đức. Địa điểm tập kết, huấn luyện và xuất phát được chọn tại cảng Faermos cách Le Havre 400 km. Đơn vị đặc nhiệm tham gia chiến dịch này được đặt tên là “Đội đột kích hạm tàu số 10”, đồng thời nói rằng đây là lực lượng làm nhiệm vụ chống tàu ngầm tại khu vực phía Tây eo biển Anh. Ngoài ra còn cho tung tin lực lượng này còn đi ra cả nước ngoài, hiện đang chuẩn bị khối lượng quân trang mùa hè lớn. Những thông tin này đều được báo cáo lên Hitler thông qua mạng lưới điệp báo Đức. Nhưng nhà độc tài này đang còn say sưa trong chiến thắng nên đã coi thường những tin tức này.


Lúc 14 giờ ngày 26 tháng 3, lực lượng tập kích nhổ neo xuất phát từ cảng Faermos. Hạm đội được xếp theo đội hình chữ nhất chia làm 3 đoạn, ở giữa là chiếc khu trục “Asedun”, phía sau là pháo hạm 314 “Tidea” và khu trục “Kanbela Dawen”, tiếp nữa là 14 chiếc xuồng máy và chiếc tàu phóng lôi số 74. Cả hạm đội đi với tốc độ 13 hải lý tiến vào Le Havre.


Lúc 16 giờ, trên mặt biển dậy sóng, các ngọn sóng hung dữ tràn trên boong tàu như muốn thử thách các chiến sĩ. Các chiến sĩ tuy đã trải qua tập luyện gian khổ nhưng khi đối diện với sóng gió dữ dằn cũng không ít người bị say sóng, nôn mửa. Nhất là các chiến sĩ đi trên xuồng máy không những bị sóng nhấc lên rồi dìm xuống mà còn co thể gặp nguy hiểm bị sóng nhấn chìm.


Lúc gần hoàng hôn, mặt biển bỗng lại trở nên yên tĩnh. Trung tá Hermol và trung tá chỉ huy hải quân Layde đang cúi xuống tấm bản đồ trong phòng điều khiển bàn bạc đội hình của tàu khi tiến vào cùng vịnh. Đúng lúc này, chiến sĩ quan sát báo cáo “phía trước có vấn đề”.


Trung tá Layde lập tức phát hiện ra một vật màu đen trên mặt biển cách tàu khoảng 450 mét là một chiếc tàu ngầm đang nổi, đó là một tàu ngầm Đức. Ông hạ lệnh cho tàu “Tidea” nổ súng và phóng ngư lôi. Tàu ngầm Đức lập tức cũng phát hiện ra đội tàu, nó lặn xuống nước, mặt biển trở lại bình thường.


Hermol cảm thấy lo lắng, ông biết rằng nếu chiếc tàu đó không bị đánh chìm, nó sẽ phát điện về sở chỉ huy Đức lại Le Havre, như vậy trận tấn công bất ngờ này sẽ bị địch đối phó trước. Đội tàu đã đến khu vực đã định sớm một tiếng rưỡi so với kế hoạch. Sau khi đổ vào vị trí quy định, sở chỉ huy được chuyển sang chiếc pháo hạm 314, các thành viên lực lượng đột kích cũng chuyển sang các xuồng máy.


Hermol và Layde đối chiếu lại đồng hồ, quyết định lúc 22 giờ sẽ xuất phát nhằm hướng cửa sông Seine. Theo kế hoạch, lúc đó máy bay Anh sẽ ném bom vào Le Havre, nhằm tránh để đội tàu rada của Đức tại mũi Celoske phát hiện, đồng thời che giấu tiếng động cơ phát ra khi thuyền máy đổ bộ. Khi kim đồng hồ chỉ vào con số 10 giờ, Hermol ra lệnh khởi hành.


Trừ chiếc “Asesdun” và “Tidea” đậu lại ngoài vịnh, những chiếc tàu khác đều kéo cờ Đức, tiến vào cửa sông Seine. Chiếc pháo hạm 314 dẫn đầu, tiếp theo là chiếc “Kanbela Dawen” ở phía sau bên trái, tàu ngầm “Styue” hộ vệ bên phải, 14 chiếc xuồng máy xếp thành đội hình hai hàng dọc, đi cuối cùng là chiếc tàu phóng lôi số 74.


Vầng trăng chiếu sáng ở phía trên, trong khi một làn sương mù che phủ lên các con tàu. Tiếng gầm rú của máy bay ném bom phá vỡ sự tĩnh lặng của buổi đêm. Lát sau, phía thượng nguồn sông Seine chìm trong các chớp nổ, bầu trời Le Havre chiếu lên màn đêm ánh lửa rực sáng. Lúc này tại Le Havre tất cả đang chìm trong lửa khói và hỗn loạn.


Hermol dõi mắt nhìn về phía bờ biển đen kịt, lại nhìn sang mặt chiếc đồng hồ dạ quang, lúc này là 1 giờ 20 phút sáng ngày 28. Cửa sông Seine lại trở lại bình thường. Sự yên lặng đó khiến Hermol nghi ngại, lẽ nào quân Đức đã bị trận bom làm cho hoảng sợ? Hay là quân Đức bố trí lực lượng ở đó? Đang suỹ nghĩ, bỗng từ hướng bờ Tây sông Seine có mấy phát pháo sáng bay vọt lên. Dưới ánh sáng chói loà của chùm pháo sáng, làn hoả lực dày đặc bắn đến xối xả, có hai chiếc xuồng máy bất ngờ bị đạn pháo bắn trúng.


Hermol lập tức ra lệnh cho thông tin viên trong trang phục hạ sỹ quân đội Đức, lập tức phát tín hiệu nhận biết tàu phóng lôi Đức. “Chúng tôi là tàu phóng ngư lôi Đức, xin cấp cứu khẩn cấp, đã có hai tàu bị thương, xin được lập tức cập bờ…”. Những tín hiệu này của lực lượng “Commandos” khi tấn công vào đảo Barkesa của Na Uy, đã đoạt được cuốn mật mã trên con tàu kéo vũ trang của Đức tại đây. Trong đợt huấn luyện khi trước, trung tá Hermol đã chỉ thị cho người thông tin viên phải tập đi tập lại, lúc này điều đó đã phát huy tác dụng.


Cú lừa đã lập tức phát huy tác dụng. Một lát sau, đa số các tháp pháo của Đức ngừng nã đạn. Tiếp đó, thông tin viên lại sử dụng ngôn ngữ hàng hải quốc tế thông báo “phía chúng tôi đã bị cuộc pháo kích của ta làm thiệt hại nặng”. Phía quân Đức lập tức báo cáo lên sở chỉ huy về đội tàu đáng ngờ này. Cơ quan tình báo Đức cũng lập tức thu thập tin tức tại các mạng lưới tình báo bằng tốc độ nhanh nhất.

Chỉ 5 phút tạm dừng, đạn pháo từ hai bờ sông lại bắn ra dày đặc. Hermol lập tức hạ lệnh cho hạ cờ Đức xuống và kéo cờ Anh lên.

Các pháo thủ và lực lượng đột kích nãy giờ phải kiềm chế, lúc này họ lập tức bắn trả lại kẻ địch một cách mãnh liệt. Đạn pháo chính xác bay vào các mục tiêu chỉ sau 4 phút, trận địa quân Đức lại lắng xuống. Trong khi kẻ địch còn đang bối rối, đội tàu đã nhanh chóng vượt qua cửa sông Seine.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:25:23 pm
Ụ tàu Normandie đã hiện ra trước mắt. Trung tá Hermol lệnh cho tàu “Kanbela Dawen” tấn công. Lúc 1 giờ 36 phút, con tàu khu trục với tốc độ 20 hải lý, lao mạnh về phía cửa xả nước. Mũi tàu đâm mạnh vào phần cửa nổi lên gây ra tiếng động kinh hoàng. Các chiến sĩ đứng trên tàu đều bị chấn động của va đập làm ngã ra trên boong tàu, trong đó có nhiều người bị thương. Phần cửa nổi của ụ tàu bị phá huỷ nghiêm trọng. Sau đó ba phút, khối thuốc nổ mạnh trong tàu được kích nổ, một tiếng nổ xé vang trời lên mặt nước. Tiếng nổ này làm tiếng của hai bên lắng xuống khoảng mười giây. Quân Đức lúc này dường như đã bừng tỉnh, nhận ra ý đồ của đội tàu nọ, chúng lập tức điều động các loại hoả lực pháo kích ngăn cản đối phương, tình hình trở nên phức tạp. Hermol nhảy ra dẫn 8 chiến sĩ chạy lên bờ, họ nằm rạp xuống để tránh luồng đạn bắn tới, tiến đến sở chỉ huy nằm cạnh ụ tàu, hai chiến sĩ trúng đạn nằm trong vũng máu. Nhóm đặc nhiệm nhất nhảy xuống từ xuồng máy có nhiệm vụ nổ phía phòng điều khiển van hãm nước. Dưới ánh sáng của pháo sáng họ vấp phải làn hoả lực của địch bắn tới ác liệt, cả nhóm đều hy sinh. Nhóm thứ hai đổ bộ từ “Kanbela Dawen” đánh vu hồi vào trạm cấp nước, tiêu diệt nhóm lính gác nhanh chóng cho nổ tung hệ thống cấp nước, tiếp đó quay sang phá huỷ phòng điều khiển van hãm nước.


Trong ụ tàu khói lửa mù mịt, khiến mọi người hoa mắt chóng mặt, các mũi tấn công thực hiện đổ bộ. Nhưng hoả lực của quân Đức như lá chắn lửa của thần chết chặn họ lại. Xuồng máy số 192 bị trúng đạn bốc cháy, dạt sang bên trái tách khỏi đội hình và mắc cạn ở phía Nam bến tàu cũ; xuồng máy số 156 trúng đạn, hệ thống lái bị hỏng, đâm vào một chiếc tàu hàng cạnh đó, hầu hết các chiến sĩ trên xuồng đều bị thương, đành phải rút khỏi cuộc chiến. Một chiếc khác bị sóng đánh lật úp, các chiến sĩ bị rơi xuống nước. Trong mấy mũi tấn công chỉ có cánh trái và cánh phải mỗi bên có một tàu đổ bộ thành công. Trong hoàn cảnh như vậy, rất khó khăn cho thực hành đổ bộ tấn công.


Hermol nhanh chóng kiểm tra lại quân số, tính cả số 30 người bị thương cả nhẹ và nặng, lúc này chỉ còn lại 70 người. Phương án ban đầu là tập kích thành công sẽ nhanh chóng rút về tàu không thể thực hiện được nữa, các con tàu dự định đưa lực lượng quay ra cái thì trúng đạn bị chìm, cái thì bị hỏng phải quay ra giữa chừng, như vậy đường lui đã bị cắt đứt. Hiện tại chỉ còn cách thực hiện theo phương án 2. Trung tá Hermol lập tức phát đi tín hiệu cứu viện cho trung tá Layde đảm nhận nhiệm vụ tiếp ứng.


Hai chiếc tàu “Asesdun” và “Tidea” dưới sự chỉ huy của trung tá Layde đồng loạt pháo kích, yểm hộ cho lực lượng đột kích rút lui, vừa làm nhiệm vụ tiếp ứng và đón những người không đổ bộ được phải quay trở lại, liên lạc với những xuồng máy còn lại để tập trung quân. Lúc này không quân Anh nhận được mệnh lệnh, cho xuất kích 21 chuyến bay làm nhiệm vụ trên không, nhưng vì tại ụ tàu đang diễn ra cuộc hỗn chiến, lực lượng hai bên lẫn lộn do vậy hiệu quả sử dụng không quân không được như ý muốn.


Hermol chia lực lượng còn lại làm 8 tổ, đi sâu vào thành phố Le Havre ở phía Nam của ụ tàu, sau đó rẽ sang phải đi vào trung tâm thành phố. Với cách cơ động như vậy họ có thể tránh được hoả lực hạng nặng của địch truy kích. Họ vừa đi vừa đánh và dạt dần về hướng biên giới Tây Ban Nha. Nhưng hành trình như vậy quá khó khăn, lực lượng lại thương vong nặng, gần như nguồn đạn dược lương thực đã gần cạn. Hermol quyết định tìm một nơi trú ẩn tạm thời, dừng lại chỉnh đốn lực lượng, đợi đến khi đêm xuống sẽ chia ra hành động.


Trinh sát được cử đại đội quay về báo cáo “phía trước có một hầm phòng không”. Các lính đặc nhiệm lần lượt chui vào hầm. Hermol kiểm điểm lại quân số, chỉ còn lại gần 20 chiến sĩ. Ông quyết định đợi khi trời tối sẽ chia nhỏ lực lượng thành từng tổ 2 người, bây giờ cần tranh thủ thời gian nghỉ ngơi lấy sức.


Nhưng họ cũng chẳng được yên bao lâu, sau đó chưa đầy một giờ, bọn Đức đã phát hiện và bao vây họ. Trận chiến không cân sức diễn ra ác liệt, nhiều chiến sĩ anh dũng hy sinh, bọn họ không còn đủ sức lực để chống trả nữa. Hermol quyết định cho mọi người nộp súng đầu hàng.


Cùng ngày hôm đó, lúc 16 giờ 30 phút và 17 giờ 20 phút, tại Le Havre lại xảy ra hai vụ nổ lớn, đó là  tiếng nổ từ những quả ngư lôi hẹn giờ của lực lượng tập kích phóng ra từ trước, đường lạch vào cửa xả ngoài bị phá, đường vào bị kẹt, hệ thống đóng mở cửa ụ tàu cũng bị thuốc nổ phá huỷ, rất nhiều binh lính Đức tử trận.
Trong chiến sĩ Le Havre, cái giá phải trả của người Anh cũng khá nặng nề. Cuối cùng, khi trốn thoát được khỏi nơi giam giữ của phát xít Đức, lẩn trốn sang Tây Ban Nha rồi quay về nước Anh, trung tá Hermol chỉ đưa về được 4 người, tuy phải chịu những tổn thất lớn, song chiến dịch táo bạo này đã đạt được hiệu quả theo đúng kế hoạch, khiến quân Đức mãi sau này còn giật mình kinh sợ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:27:24 pm
“Thần ưng” ngăn chặn sự ra đời của bom nguyên tử

Sau khi mặt trận thứ hai được mở ra tại Châu Âu, nước Đức phát xít lâm vào thế yếu, phải chống đỡ khó khăn trước sự tấn công của phe Đồng minh. Nhưng Hitler không từ bỏ tham vọng điên cuồng của hắn, hắn đã tập trung nhân tài vật lực huy động các nhà khoa học hàng đầu của nước Đức, tiến hành khẩn trương công việc nghiên cứu chế tạo loại vũ khí nguyên tử có sức công phá huỷ diệt lớn, với cuồng vọng sử dụng những vũ khí giết người đó để cứu vãn tình thế.


Nếu những vũ khí đó của Hitler được nghiên cứu chế tạo thành công và sử dụng trên chiến trường thì cục diện của chiến tranh chắc chắn đã xoay chuyển sang chiều hướng khác.

Nước nặng là nguyên liệu không thể thiếy để chế tạo bom nguyên tử. Nó được tinh luyện từ nước bình thường có chứa những khoáng chất đặc biệt. Trên thế giới lúc này chỉ có nhà máy điện khí hoá Norsken tại Na Uy có thể hoàn thành công đoạn này.


Nhà máy Norsken nằm cách Oslo Na Uy khoảng 100 km về phía Tây, nằm lọt trong các dãy núi hiểm trở, nơi đó có toà nhà bê tông cốt thép và xưởng điện giải nước được xây dựng kiên cố nằm trên vách núi cao 300m, các con đường tiếp cận khu vực này đều được bố trí lực lượng canh gác.


Nếu cho máy bay ném bom đánh phá vào nhà máy này, những thiệt hại gây ra cho dân thường quanh khu vực đó sẽ lớn hơn cả mục tiêu bị phá hoại. Căn cứ vào tình hình đó muốn phá huỷ nhà máy này, chỉ còn cách sử dụng một nhóm tập kích đặc biệt, kết hợp với tổ chức phong trào kháng chiến Na Uy, bí mật tấn công bất ngờ vào khu vực đó. Cuối cùng nhiệm vụ phá huỷ nhà máy nước nặng này đã được giao cho lực lượng “Commandos”. Bộ tổng tham mưu quân đội Hoàng gia Anh đã vạch một kế hoạch tập kích với mật danh “hành động thần ưng”.


Đêm khuya 14 tháng 12 năm 1943, một máy bay ném bom tầm xa nhằm hướng Na Uy tiến tới trên độ cao gần 10km. Trên máy bay có 6 lính “Commandos” Anh, trong số họ hai người quân phục Đức, hai người mặc quần áo công nhân Na Uy, hai người cải trang thành học sinh Na Uy. Họ mang theo súng ngắn giảm thanh, mìn hẹn giờ, thiết bị leo núi và các trang bị đặc biệt khác, đội trưởng là William Keli, họ chính là “đội thần ưng” đang trên đường đến mục tiêu. Khi bay đến khu vực định trước, chỉ thấy 6 chấm đen nhảy dù xuống mặt băng của hồ Sculika. Sau khi chạm đất, họ nhanh chóng vây lại xung quanh người đội trưởng, họ lấy ra bản đồ và địa bàn ra tìm phương hướng. Tiếp đó họ cất giấu dù, rồi xuất phát theo hướng đã định.


Chờ đón họ ở phía trước là khu rừng nguyên sinh băng giá. Cánh rừng này có chiều rộng 40km sâu vào khoảng 25km, tuyết phủ ngập đến đầu gối, trên các cành cây là các khối băng tơ hơn cả cánh tay. Hai người lính đi trước dùng rìu mở đường, những người còn lại bám theo. Khi trời gần sáng, họ mới đi được ba phần tư quãng đường. Mọi người dừng lại nghỉ lấy sức, bỗng cảm thấy cái lạnh giá trở nên khó chịu khác thường. Người đội trưởng ý thức được tình huống, anh hiểu rằng trong thời tiết này không thể dừng tại chỗ được. Họ tiếp tục tiến lên. Khoảng 2 giờ chiều họ mới thoát ra khỏi khu rừng băng giá.


Tối hôm đó trong nhà hát kịch của Norsken, họ đã bắt liên lạc được với nhân viên tình báo bí mật của Na Uy, hôm sau họ có mặt ở khu vực gần nhà máy, bắt đầu tiến hành trinh sát, họ đã nhanh chóng nắm bắt được hoạt động của nhà máy. Xưởng tinh luyện nước nặng trong công sự dưới núi, xưởng này được nối với nhà máy đặt trên mặt đất bằng đường hầm dài 500m, đường ấy chứa dây cáp điện chạy dọc trong đường hầm từ nhà máy đến xưởng trong núi. Bên phải của xưởng là bể nước, bên trái là các hệ thống ống dẫn nước, ở giữa là chiếc máy tinh chế nước nặng. Phía chính diện là bàn điều khiển, ở 4 góc có 4 lính Đức bảo vệ. Xưởng tinh chế cần sử dụng mùn cưa, hàng tuần xe tải sẽ chở đến vào thứ bảy.


Ngày 17 tháng 2, trên con đường núi dẫn đến khu xưởng, một chiếc xe tải quân sự Đức chở đầy mùn cưa đang chạy tới, khi xe đi gần đến một vòng cua, thì từ phía trước có hai lính Đức xuất hiện giơ tay ra hiệu dừng xe, xe dừng lại. Hai lính Đức nhảy lên hai bên bậc cửa nói với người trong buồng lái “Xin dừng lại một… “chữ “lát” còn chưa nói hết, mấy viên đạn đã xuyên ngực tên lái xe và viên sỹ quan Đức đi kèm. Hai “lính Đức” vừa nói chính là hai thành viên trong “đội thần ưng” cải trang.


Mãi đến lúc trời tối, chiếc xe tải chở mùn cưa mới từ từ đi tới. Lính gác ra hiệu dừng xe, cất giọng hỏi: “Tại sao bây giờ mới tới?”.

“Xe bị hỏng dọc đường, nếu không đã đến từ sớm rồi”. Lái xe hạ cửa kính xuống đáp lại. Lính gác nhìn vào trong buồng lái, phẩy tay cho qua. Chiếc xe lọt qua cổng và nhằm thẳng hưởng cửa đường hầm chạy tới.

“Ê, mùn cưa đổ xuống đằng kia chứ, cho xe đến đây làm gì?” Hai tên lính gác cửa đường hầm lên giọng quát.

“Hôm nay cho đổ trực tiếp xuống cửa hầm”, viên sỹ quan đi theo áp tải trả lời. Chỉ thấy cánh tay của viên sỹ quan nọ chìa ra khỏi buồng lái. “Bụp, bụp” hai phát đạn súng giảm thanh bắn ra, hai lính gác gục xuống. Trong nháy mắt cổng đường hầm lại xuất hiện hai “lính gác” mới.


Họ bất ngờ nổ súng tiêu diệt số lính gác trong đường hầm và 4 tên lính trong xưởng máy. Nhưng lính gác thứ 4 khá nhanh trí khi bị trúng đạn ngã xuống chân phải hắn còn kịp dẫm lên một nút báo động. Trong nháy mắt, tiếng còi báo động rú vang khắp khu xưởng. Đội truởng Keli lập tức hạ lệnh “Nhanh, đặc thuốc nổ ngay!” các lính đặc nhiệm nhanh nhẹn đặt các quả mìn hẹn giờ có sức công phá mạnh vào máy tinh chế, bàn điểu khiển, bể nước.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:29:22 pm
Đại đội bảo vệ của Đức bị tiếng còi báo động đánh động, chúng nhanh chóng nhận vũ khí, không đầy 20 phút sau toàn bộ lực lượng bảo vệ đã tập trung bên ngoài và nhanh chóng xông vào đường hầm.

“Đội thần ưng” sau khi đặt mìn lập tức nhảy lên xe tải chở mùn cưa tăng ga chạy về phía cửa. Khi xe còn cách cửa khoảng 40m, bỗng từ trong hai chiếc lô cốt bên đường bay ra hai quả lựu đạn. “Ầm, ầm” hai tiếng nổ dữ dội, chiếc xe tải bị nổ bánh trước, tiếp đó là hai luồng lửa vọt từ hai miệng lô cốt. Đội trưởng Keli và “lái xe” chút nữa thì dính mảnh lựu đạn. Họ nhanh chóng chạy khỏi buồng lái, lăn người về phía sau xe, cùng với 4 người trên thùng xe vừa nhảy xuống, họ sử dụng động tác chiến thuật cá nhân lăn người tiếp cận, tránh được hoả lực từ hai lô cốt, tránh vào cửa hướng bắc của một toà nhà hai tầng.


Lúc này đại đội bảo vệ chỉ còn cách họ 50 mét. Các chiến sĩ đặc nhiệm bắt đầu sử dụng súng ngắn và lựu đạn chống lại. Nhưng sau đó vẫn bị lực lượng địch khoảng 150 tên dồn vào trong phòng, tiếp đó là cuộc chiến ác liệt giữa họ đang lên cầu thang và bọn lính đã xông vào tầng một, lúc này 12 khẩu súng ngắn trong tay họ đã hạ gục 30 đến 40 tên Đức.


“Mau rút lên trên”, đội trưởng Keli ra lệnh. Họ hiểu rằng nếu lên được tầng hai thì sẽ có cách thoát thân. Phía đông toà nhà này có 5 dãy nhà khác, giữa các toà nhà chỉ cách nhau khoảng 1,5 mét.

Tên sĩ quan chỉ huy Đức dường như đã nhận ra ý đồ của họ, hắn nhanh chóng đi vào phòng bảo vệ của tầng 1, nhanh tay ấn nút phóng hoả bảo vệ tầng 2, trên tầng 2 có vài chỗ bắt đầu có lửa phun ra, khói cũng bốc lên dày đặc.


“Chụp mặt nạ, chạy lên trên” đội trưởng ra lệnh dứt khoát, các chiến sĩ nhanh chóng buông mặt nạ chống cháy trong mũ xuống, chụp kín đầu, mặt, cổ và gáy, mặt nạ có hai mắt kinh bằng thuỷ tinh. Họ nhanh chóng vượt qua biển lửa, qua tầng hai vọt sang toà nhà bên cạnh. Quần áo và mặt nạ họ mang trên người làm bằng vải tự động hạ nhiệt, loại chất liệu này có thể chịu được ngọn lửa đốt liên tục trong 3 đến 5 giây.


Dưới tầng một vọng lên tiếng cười đắc ý của bọn Đức: “Ha, ha… chúng mày có mọc cánh cũng không thoát chết”. “Báo cáo, báo cáo! Bọn chúng đã nhảy sang toà nhà 2 rồi ạ” một tên lính Đức vừa báo cáo. “Cái gì? Bọn chúng là người sắt hay sao? Đuổi theo!” Tên đại đội trưởng gầm lên ra lệnh.


Các chiến sĩ leo lên sân thượng toà nhà số 2, rồi tiếp tục chuyển sang toà nhà số 3 và 4. Khi đang chuẩn bị nhảy sang sân thượng toà nhà số 5 thì họ phát hiện ra có 4 đến 5 tên Đức đang trèo lên, trong nháy mắt chỉ thấy “vèo, vèo, vèo, vèo” bốn con dao bay đi, 4 tên lính Đức rơi lộn cổ xuống dưới.


Dưới sân, tiếng còi báo động réo inh ỏi, bọn Đức chạy đi chạy lại tán loạn, các chiến sĩ nhảy sang sân thượng toà nhà số 6, phía đông toà nhà này là tường bao của nhà máy, đỉnh tường cách toà nhà khoảng 2 mét, cao khoảng 3 mét, các chiến sĩ thay nhau yểm hộ và tụt xuống ban công tầng 2 từng người nhảy từ ban công tầng hai nhảy sang tường bao, từ đó lại nhảy xuống đất và chạy nhanh về phía hướng núi.


Khi họ vừa thoát ra khoảng 100 mét, từ cửa nhà máy xuất hiện ba chiếc mô tô ba bánh đuổi theo. “A! Lại cho chúng ta cả xe máy nữa kìa!” một chiến sĩ hài hước.

Đội trưởng Keli ra hiệu cho các chiến sĩ nhanh chóng nằm xuống vệ đường, khi xe còn cách 40 đến 50 mét, chỉ nghe “Chíu, chíu, chíu…” 6 tiếng súng giảm thanh vang lên, 9 tên lính Đức bị hạ gục, mấy chiếc xe mất tay lái đâm vào vệ cỏ bên đường, trong đó có một chiếc đâm vào gốc cây lớn cạnh đó. Lúc này, đất dưới chân bỗng rung lên, tiếp đó từ phía nhà máy vang lên hàng loạt tiếng nổ dây chuyền. “Thành công rồi! Thành công rồi!”, một người xúc động giơ cả hai tay reo vang.


“Rút!”, đội trưởng ra lệnh, họ hanh chóng nhảy lên xe mô tô, chạy như bay trên con đường núi về phía đông. Qua hàng loạt những diễn biến phức tạp nữa, 3 ngày sau 6 thành viên của “Đội thần ưng” quay về được nước Anh.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:33:32 pm
Săn lùng “Con cáo sa mạc”

Sáng sớm ngày 13 tháng 11 năm 1941, có 4 chấm đen âm thầm lúc ẩn lúc hiện trên mặt biển Địa Trung Hải, đó chính là đội đặc nhiệm “Chuột sa mạc” do Trung tá Layke dẫn đầu, lợi dụng bóng đêm, dùng tàu ngầm tiếp cận vị trí gần bờ biển Libya, chuẩn bị đổ bộ thực hiện điệp vụ ám sát sĩ quan chỉ huy cao cấp nhất của Đức tại Châu Phi tướng Rommel, kẻ có biệt danh “Con cáo sa mạc”.

Người liên lạc trên bờ theo kế hoạch đã định, không ngừng nháy đèn pin làm hiệu, phát tín hiệu có thể thực hành đổ bộ.

Lúc này, trên mặt biển sóng to gio lớn, các đợt sóng trào lên dữ dội, muốn vượt qua khoảng cách hơn 100 mét đến vi bờ quả là việc làm nguy hiểm. Lúc này chỉ chưa đầy nửa tiếng đồng hồ nữa là trời sáng. Trung tá Layke nhìn vào mặt biển sóng cuộn trào dữ dội, lại nghe tiếng sóng gầm dữ dằn, một dự cảm không lành len lỏi vào tâm trí. Thời gian để tận dụng bóng tối cho cuộc đổ bộ không còn bao lâu, không thể ở lại đây lâu được, dù thế nào cũng phải tổ chức đổ bộ. Vậy là, mệnh lệnh phát ra, xuồng cao su đưa từ trong tàu ngầm ra chuẩn bị đổ bộ.


Gió không ngừng gào thét, các chiến sĩ cố gắng chèo, khó nhọc đưa con thuyền hướng vào bờ. Sóng gió quá dữ dội, 3 chiếc xuồng cao su bị sóng đánh lật nhào, trong nháy mắt 12 người đi trên xuồng bị chìm xuống lòng biển hung dữ, không thấy có ai ngoi lên mặt biển. Những chiếc xuồng khác cũng khó khăn đến cùng cực mới có thể vượt qua những con sóng cao hơn hai mét, cập được vào bờ. Trung tá Layke mắt nhoà lệ, nhưng cũng coi như đã vượt qua cửa ải ban đầu.


Sau khi đổ bộ được lên bờ, dưới sự dẫn đường của người liên lạc, đội "Chuột sa mạc" cơ động gấp trong khoảng 2km đến được một lòng sông cạn hẹp gọi là "Guadi". Gió biển thổi vào những bộ quần áo ướt, cái rét luồn vào cơ thể. Mọi người có thể trú tạm lại đây để tránh gió. Trung tá Layke cử ra một tố đi trinh sát nắm tình hình, những người khác tạm thời nghỉ ngơi tại chỗ.


Đánh rắn phải đánh dập đầu. Kế hoạch tập kích tiêu diệt Longmer do chính trung tá Layke đề ra. Ngày thứ ba, họ quyết định ra tay hành động, nhằm hướng sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Đức chiến trường Châu Phi đóng tại Baeda, nóng lòng muốn tiêu diệt "con thú sa mạc" kiêu ngạo và hung tàn, từ đó thay đổi cục diện chiến trường Châu Phi.


Đêm 16 tháng 11, bóng đêm lạnh lẽo, vầng trăng sáng bàng bạc, các vì sao lấp lánh trên bầu trời. 20 thành viên đội "chuột sa mạc" gấp gáp hành quân trên sa mạc bao la. Nhưng, vào lúc nửa đêm, bầu trời như thấp xuống và tối đen lại, tầm nhìn ngày càng hạn chế, người dẫn đường và trinh sát đi phía trước đội hình cũng bị mất phương hướng, họ buộc phải dừng lại. Layke giở bản đồ địa hình, rút địa bàn để định vị lại hưởng đi.


Đêm tối mịt mùng, xoè tay ra cũng không trông thấy các ngón tay, xung quanh tất cả tồi đen như mực, cũng không thể nhìn vật chuẩn định hướng nào, rất khó để xác định hướng đi. Đang lúc mọi người chụm lại lo lắng, phía trước họ cách khoảng 20 mét, lấp lánh những cặp mắt xanh lè, tiếp đó là vang lên những tiếng hú rợn người. Hỏng rồi, bọn sói đã tìm đến. Hai chiến sĩ trong đội lập tức nâng súng tiểu liên "Stent" có gắn ống giảm thanh lên, “bụp, bụp, bụp,…" bắn vài điểm xạ ngắn, những cặp mắt xanh nọ biến mất trong nháy mắt.


Lát sau, thời tiết thay đổi đột ngột, sấm chớp nổi lên. Layke cùng các chiến sĩ tạm lánh dưới chân một gò cát, xem ra phải đợi trời sáng mới có thể tiếp tự hành trình.

Vào lúc bình minh, các thành viên ăn uống, chỉnh đốn lại trang bị và lại lên đường. Lúc 9 giờ sáng, bỗng nhiên có cơn lốc đến, gió cuốn cát đá bay mù mịt, trời đất tối sầm, họ bị cơn lốc xô đẩy đứng không vững, vội vàng lánh vào một hõm đất, mới tai qua nạn khỏi. Sau cơn lốc, mang trên vai trang bị nặng hơn 40 kg, họ chậm chạp lê bước.


Đến giữa trưa, trời nóng như đổ lửa, nhiệt độ lên tới 45°C, họ bị nóng đến mức người đầrn đìa mồ hôi, những bi đông nước mang theo cũng được dùng đến giọt cuối cùng, cơn khát khiến những cặp môi bỏng rát, gần như tất cả đều rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê, đôi chân dường như không còn nghe theo sự điều khiển. Lúc 2 giờ chiều, hai chiến sĩ dường như hết khả năng chịu đựng, ngã gục trên bãi cát sa mạc. Layke bắt buộc phải dừng đội hình, chăm sóc những người bị ngất, bản thân ông dẫn theo 3 chiến sĩ đi ra sau những gò cát, tìm nước uống.


Trời đỡ nóng, nước cũng đã được mang về, các chiến sỹ uống nước, sức lực dần dần được khôi phục trở lại. Trong khi đi tìm nguồn nước, Layke đã có một phát hiện bất ngờ đó là đã phát hiện ra một con đường nhỏ dẫn đến phía sau Bộ Tư lệnh quân Đức, nếu tiếp cận chúng bằng con đường này có thể bất ngờ xuất hiện, kẻ địch sẽ không kịp trở tay.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:34:10 pm
Một giờ sáng ngày 18 tháng 11, ánh điện sáng rực trong khu vực Bộ Tư lệnh quân Đức tại Baeda. Tiếng "tích tích, tà tà" của điện báo và tiếng nổ của động cơ ô tô, mô tô hoà vào nhau, tạo nên bầu không khí hết sức khẩn trương và bận rộn. Lúc này đội đặc nhiệm "chuột sa mạc" của trung tá Layke cũng đã ém ở đây Trung tá lệnh cho 2 chiến sĩ đột nhập vào trong bộ chỉ huy nắm tính hình, chuẩn bị cho phương án tấn công từ nhiều hướng, quyết tâm tiêu diệt "con cáo sa mạc" đã gây cho phía Anh nhiều thất bại nặng nề.


Ba chiến sĩ đi trinh sát lợi dụng bóng đêm, bí mật tiếp cận giết chết tên linh trong trạm gác, đột nhập vào bộ chỉ huy. Rất lâu sau vẫn không thấy họ quay lại, trung tá Layke trong lòng như có lửa cháy. "Đã xảy ra chuyện gì? Lẽ nào họ đã bị bọn Đức bắt được?". Đúng lúc này, phía trong bọ chỉ huy bỗng vang lên những tiếng súng nổ quyết liệt. Thì ra sau khi đã bí mật tiêu diệt tên lính gác, tổ trinh sát chia nhau yểm hộ lần lượt qua hàng rào, luồn vào trong dãy nhà, khi họ đang chuẩn bí bướt lên cầu thang thì bất ngờ chạm trán với một sỹ quan Đức, tên này vội rút súng. Vào giây phút đó một lính đặc nhiệm nổ ngay một phát súng từ khẩu súng trường tự động LIA1, "Đoàng!" tên Đức ngã gục xuống. Trong nháy mắt sở chỉ huy trở nên náo động, tiếng còi báo động tiếng kêu la vang lên khắp nơi.


Layke hiểu rằng 3 chiến sĩ đó đã bị lộ, ông lệnh một tổ yểm trợ từ hướng chính diện, 3 tổ còn lại tấn công vào sở chỉ huy từ 3 hướng khác nhau. Lúc này, các chiến sĩ như những con mãnh hổ, lao về phía toà nhà đen thẫm phía trước. Trong bộ chỉ huý tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ hỗn loạn, lửa cháy sáng rực. Layke dẫn theo 4 chiến sĩ xông vào tầng một của toà nhà từ hướng bên phải, vào đến bên trong họ chạm trán với mấy tên Đức đang từ trên cầu thang chạy xuống, một cuộc đấu súng diễn ra. Toàn bộ số lính Đức dưới tầng 1 đã bị tiêu diệt, không còn sự kháng cự nào. Họ nhanh chóng chuyển lên tầng 2.


Layke đẩy nhẹ cánh cửa của phòng tác chiến chỉ huy, hai chiến sĩ lách vào phòng, nhưng không phát hiện được điều gì, nhưng từ phòng bên cạnh có luồng ánh sáng yếu ớt lọt qua khe hở, thì ra bên đó có 6 tên lính Đức đang bắn quét ra phía ngoài qua cửa sổ. Layke nhanh chóng nép vào một bên cửa, một chiến sĩ đạp mạnh vào cửa, cánh cửa bật ra, anh nâng súng bắn quét vào bên trong, một chiến sỹ khác kêu lên “phải dùng thứ này mới đã”, chưa dứt câu một trái lựu đạn được tung vào phòng, anh này thưa kịp né người thì từ trong phòng một viên đạn bay ra găm vào ngực trái, anh gục ngã xuống sàn. Lúc này chỉ nghe một tiếng nổ lớn, đèn trong phòng cũng tắt ngấm.


Họ đang cấp cứu cho người bị đạn, thì cầu thang tầng ba vọng những tiếng bước chân, Layke ra hiệu, hai chiến sĩ hiểu ý, họ nhanh như nhớp chặn ngay cửa cầu thang, nâng súng nhả đạn, khi nhìn lại, thì đó chính là 5 thành viên trong đội "chuột sa mạc" đang áp giải một thượng uý Đức đi xuống, nhưng đã quá muộn chỉ nghe "huỵch" một tiếng, một chiến sĩ đã bị đạn găm vào đùi vết thương khá nặng. Thì ra các chiến sĩ này đã leo lên tầng ba của toà nhà từ phía sau, nhưng chỉ bắt được một thượng uý sĩ quan Đức, không phát hiện được ai khác, không ngờ khi xuống cầu thang lại có sự nhầm lẫn đáng tiếc. Lúc này tiếng súng bên ngoài đã thưa dần, Layke cảm thấy ở đây có điều bất ổn, ra lệnh mang người chiến sĩ bị thương, áp giải cả tên sĩ quan Đức đi theo, nhanh chóng rút khỏi khu vực nguy hiểm.


Các thành viên của đội đặc nhiệm đã rút ra được đến vị trí tập trung, nhưng đáng tiếc là trong toà nhà được coi là "Sở chỉ huy" đó đã không tìm thấy bóng dáng của Rommel. Khi thẩm tra tên tù binh bị bắt thì được biết, ngay buổi tối hôm trước Rommel đã đến mặt trận để thị sát. Vậy là ông trời kia đã cứu nạng cho “Con cáo sa mạc".


Tin bộ chỉ huy bị tấn công đến tai Rommel, hắn cười gằn nhưng vẫn không giấu nổi sự lo lắng và giận dữ trong lòng, Rommel lập tức lệnh cho quân Đức tạ: Bắc Phi, Trung Đông, bằng mọi giá phải tiêu diệt được lực lượng biệt kích Anh to gan, thử xem "Con cáo sa mạc” hay "Chuột sa mạc" sợ hơn.


Các tàu chiến của Đức triển khai phóng toả nghiêm ngặt trên biển, máy bay Đức bay lượn sục sạo, tấn công, lực lượng bộ binh bao vây tầng tầng lớp lớp quanh khu vực lực lượng đặc nhiệm lẩn trốn, bắt đầu một cuộc tấn công tiêu diệt qui mô lớn. Nghe nói, trước những đợt tấn công ào ạt của quân thù, các thành viên của đội "Chuột sa mạc" bị truy kích đến cùng, đa số họ đã hy sinh anh dửng nơi sa mạc. Cuối cùng chỉ có hai người còn sống trỏ về nước Anh. Đội “Chuột sa mạc” lừng lẫy tiếng tăm đã biến vào sa mạc mênh mông như vậy.


Lực lượng “Commandos” đã tung hoành trên khắp các chiến trường Châu Âu, Châu Phi; hàng loạt những hành động tập kích bất ngờ của họ khiến kẻ thù run sợ, thậm chí ngay cả Hitler cũng cảm thấy tức giận điên cuồng khi nhắc đến họ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, lực lượng “Commandos” sát nhập với lực lượng Hải quân lục chiến, “Commandos” trở thành cái tên chung của lực lượng Hải quân lục chiến. Về sau này “Commandos” dần dần được xây dựng thành đội quân chính quy, với những qui định chặt chẽ về biên chế, huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên được tuyển chọn từ những người lính ưu tú trong các quân binh chủng, sau đó được tham gia huấn luyện đặc biệt, nếu vượt qua được các khoa mục huấn luyện, họ sẽ được mang mũ nồi và biểu tượng của lực lượng đặc nhiệm. Nhiều quốc gia trên thế giới đề nghị "Commandos" giúp đỡ họ huấn luyện lực lượng đặc nhiệm và tương trợ trong lĩnh vực chống khủng bố. Giữa lực lượng "Commandos" và lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, Na Uy, Hà Lan thường xuyên có sự trao đổi nhân viên biệt phái, cùng tương trợ và huấn luyện chéo, do đó nó luôn giữ được khả năng tác chiến mạnh mẽ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:39:57 pm
9. "THẦN PHONG ĐÔNG DƯƠNG'" TẬP KÍCH SÂN BAY BLAEN


Quân đội Nhật tuy từ trước đến nay tuy không có lực lượng đặc nhiệm với biên chế chính thức, nhưng trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần hai, họ đã thực hiện khá thành công nhiều hoạt động tác chiến đặc biệt. Là nước chiến bại trong chiến tranh thế giới lần hai, trong hiến pháp Nhật qui định nhiệm vụ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản chỉ chuyên về phòng thủ, trong biên chế lục quân vẫn không có biên chế rõ ràng của lực lượng đặc nhiệm nhưng vẫn có sự tồn tại phổ biến của hệ thống các nhà trường quân đội chuyên đào tạo cấp chỉ huy, chiến sĩ lực lượng đặt biệt. Lực lượng phòng vệ tinh nhuệ mang tên "Thần phong Đông Dương” về thực chất chính là lực lượng đặc nhiệm của Nhật Bản.


ĐỘI BIỆT PHÁI

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần hai, đặc biệt là trong thập niên 30 khi quân đội Nhật thành lập "Trường quân sự lục quân Nakano", đã đào tạo ra hàng loạt nhân viên điệp báo và lực lượng chiến đấu chuyên thực hiện nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.


Ngày 11 tháng 1 năm 1942, lực lượng đặc nhiệm hải quân Nhật Yokosuka nhảy dù xuống đảo Celebes (Indonesia), bắt làm tù binh 1500 lính Hà Lan phòng thủ tại đây; Năm 1943 Bộ Tư lệnh thống soái Nhật đưa ra quyết định bất ngờ thành lập "Đội ngư lôi cảm tử". Những quả ngư lôi loại này có chiều dài 15 mét, sau khi đượC tách ra khỏi tàu ngầm, một người linh cảm tử sẽ điều khiển thiết bị động cơ gắn trên quả ngư lôi, lái nó tiếp cẬn và tấn công mục tiêu, mục tiêu bị tiêu diệt và người chiến sĩ cũng hy sinh. Đã có 100 đội viên "Đội ngư lôi cảm tử" điều khiển 100 quả ngư lôi tấn công vào lực lượng tàu chiến Mỹ tại Thái Bình Dương. Kết quả là đã có 82 quả "Ngư lôi cảm tử" và 8 tàu ngầm làm nhiệm vụ chuyển số thành viên "Đội ngư lôi cảm tử" đã chìm vào đòng biển sau khi đã phá hủy 6 chiếc tàu chiến Mỹ.


Bộ Tư lệnh thống soái Nhật lại có kế hoạch tiếp theo, họ tiếp tục thành lập "Đội đột kích Thần phong". Những thành viên của "Đội đột kích Thần phong" điều khiển máy bay chiến đấu, sử dụng chiến thuật "tự sát”, từ trên không trung họ bổ nhào lao thẳng vào các tàu chiến Mỹ trên mặt biển. Lực lượng này đã gây cho phía Mỹ những tổn thất đáng kể. Để đối phó lại các cuộc tấn công tự sát của "Đội đột kích Thần phong", phía Mỹ đã áp dụng ba biện pháp: Các chiến hạm lớn khi gặp phải loại máy bay "Thần phong" này, lập tức nhanh chóng chuyển hướng, tránh bị va chạm; nếu là tàu chiến loại nhỏ thì phải tăng tốc độ, tránh né khiến máy bay "Thần phong” quá đà lao đầu xuống biển; Khi bị các máy bay này tấn công, các tàu hạ thấp tất cả các loại pháo bắn đạn xuống biển, tạo thành các sóng và bọt nước bắn tung tóe, làm rồi loạn tầm nhìn của "Đội đột kích Thần phong", trên máy bay nhìn xuống chỉ thấy một khoảng bọt nước trắng xóa không xác định được vị trí của mục tiêu.


Trong rừng rậm nhiệt đới của Malaysia, cũng xảy ra cuộc đọ sức giữa lực lượng đặc nhiệm Nhật mang tên "áo xanh bánh xe bạc" và lực lượng chiến đấu mô tô cơ giới hóa của quân đội Anh. Các lính đặc nhiệm Nhật mỗi người sử dụng một chiếc xe đạp, mặc áo nguỵ trang màu lá cây cao su, mang theo vũ khí hạng nhẹ và dụng cụ sửa xe, họ thoắt ẩn thoắt hiện trên những con đường mà xe cơ giới không tài nào qua được. Khi gặp khe suối họ vác xe vượt qua khi gặp sông sâu nước xiết thì đóng bè kết mảng vượt qua, không ngừng tập kích, đánh chia cắt, vu hồi vào đội hình lực lượng mô tô cơ giới hóa của Anh, khiến quân Anh trở tay không kịp, bị tổn thất, thương vong không nhỏ. Một sĩ quan chỉ huy người anh nói "Những tên lính Nhật đi xe đạp này lúc ở phía Đông, lúc lại thấy chúng ở phía Tây, sự thực là rất khó đối phó". Sĩ quan chỉ huy quân đội nhật tại khu vực Nam Á thì đắc ý nói “Lực lượng áo xanh, bánh bạc là lực lượng đặc nhiệm và quân Anh rất khó đối phó, đây là những bông hoa của quân đội Thiên hoàng trên tiền tuyến.


Nhằm cứu vãn sự thất bại, không quân Nhật còn lập ra "Đội đặc công hoa Anh đào" còn gọi là "Đội công kích người bom", đó là loại bom gắn động cơ tên lửa với tên gọi "Hồi thiên" được máy bay đưa lên không trung, sau đó khi phát hiện ra mục tiêu thì thả xuống, một đội viên "đội đặc công" ôm chặt phần đuôi, điều khiển bộ phận động cơ đẩy, tấn công vào các tàu chiến Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương với tốc độ 876 km/h. Đã có hàng loạt những đội viên "đội đặc công hoa Anh đào" được máy bay đưa lên không trung rồi sau đó lao xuống tấn công nhưng kết quả chỉ có vài chiếc tàu chiến loại nhỏ của quân Mỹ bị đánh đắm, còn lại số " Đội đặc công hoa Anh đào" này đều đã lần lượt chìm sâu vào trong lòng biển cả.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:41:00 pm
TẬP KÍCH SÂN BAY BLAEN

Thời kỳ cuối cuộc chiến tranh thế giới lần 2, Thái Bình Dương đã từng là chiến trường giữa quân đội Mỹ và Nhật Bản.

Ngày 20 tháng 10 năm 1944, 4 sư đoàn quân đội Mỹ dưới sự chỉ huy của Mac Athur đổ bộ lên đảo Leyte của Philipinnes. Nhưng khi quân Mỹ tiến sâu vào vùng Blaen phía Tây đảo, mưa rừng nhiệt đới đã gây cho họ những khó khăn khá lớn. Những con đường mòn vốn đã nhỏ hẹp của xứ sở này đã biến thành những con sông bùn lầy lội, quân Mỹ chìm ngập - dưới trời mưa và bùn lầy. Muốn tiến lên thì họ lại thiếu pháo lớn dọn đường, muốn vận tải thì lại không có con đường nào cho phép xe hạng nặng chạy. Sư đoàn trưởng sư đoàn dù số 11 tướng Jo Swen quyết định phải lập tức xây dựng tại đây một sân bay, chuyển vũ khí và vật tư cần thiết chi viện cho quân Mỹ tại tiền tuyến. Vậy là ba sân bay dã chiến đã được xây dựng tại Blaen. Quân Mỹ dùng thuốc nổ san phẳng một cánh rừng, mở ra vài đường băng. Tiếp đó hàng loạt các khẩu lựu pháo 75 ly được đưa ra chiến trường, dội bão lửa xuống đầu mấy vạn quân Nhật đang cố thủ tại đây. Phía quân đội Nhật rất bất ngờ trước diễn biến này, lập tức kế hoạch sử dụng lực lượng đặc nhiệm tập kích vào sân bay Blaen được vạch ra. Sư đoàn 26 và 16 của Nhật vượt qua phòng tuyến của quân Mỹ, sau đó tiếp cận sân bay Blaen, chia cắt, bao vây quân Mỹ đang cố thủ tại đây, tiếp đó là sử dụng máy bay vận tải "Mitsubishi 100" đưa lực lượng dù biệt phái ưu tú đang ở sân bay trên đào Luzon đổ bộ đường không xuống ba mục tiêu, ba sân bay dã chiến tại Blaen. Lực lượng này sẽ bất ngờ xuất hiện sau trung tâm phòng ngự quân đội Mỹ và chiếm giữ ba sân bay này, hai sư đoàn Nhật thì bao bọc bảo vệ vòng ngoài.


Lúc này "đội lính dù biệt phái" gồm 350 người đã sẵn sàng đợi lệnh, đội trưởng Shirai nói trước hàng quân "Mục tiêu: sân bay Blaen; nhiệm vụ: phá hủy máy bay, trang thiết bị quân sự quân đội Mỹ và đánh chiếm sân bay chiến thuật: bất ngờ tập kích!; khẩu hiệu: không có ý định sống sót trở về!".


Ngày 5 tháng 12, hai sư đoàn bộ binh Nhật triển khai tấn công mạnh mẽ. Sư đoàn 16 do sư trưởng Makino dẫn đầu bất ngờ tấn công vào sân bay Buri ở phía bắc Blaen. Chiều ngày mồng 6, phía Nhật huy động toàn bộ máy bay trên sân bay trên đảo Luzon, bao gồm 51 chiếc "Mitsubishi 100", 12 máy bay chiến đấu bảo vệ và máy bay ném bom bay đến các mục tiêu tập kích trên đảo Laide. Vào lúc hoàng hôn, máy bay Nhật xuất hiện trên bầu trời Blaen. Đầu tiên là các máy bay nếm bom bổ nhào cắt bom vào đường băng và kho xăng. Tiếp đó, hàng đàn máy bay vận tải sà thấp xuống độ cao nguy hiểm 210 mét, thực hiện đổ bộ khẩn cáp. Hàng trăm lính dù thuộc "đội lính dù biệt phái" đã đổ bộ chính xác xuống sân bay.


Trong chốc lát, cả sân bay hỗn loạn, nhân viên Mỹ tại sân bay chân không giày chỉ kịp mặc áo sơ mi dùng súng trường và súng ngắn bắn bừa vào bóng đêm, nơi có những bóng người đang chạy đi chạy lại trên đường băng. Có một số lính dù Nhật bị bắn hạ xong cũng có khá nhiều lính Mỹ đã bị đạn của người mình bắn trúng.


"Đội lính dù đặc phái" đã nhanh chóng làm chủ sân bay, đội trưởng Shirai hét lên bằng giọng khản đặc "khẩn trương cho nổ máy bay, phá hủy kho đạn, kho xăng!”. Sân bay Blaen chấn động mạnh, lửa bốc cháy sáng rực. Toàn bộ ba sân bay dã chiến đã bị quân Nhật phá hủy. Sư đoàn bộ binh của Makino cũng nhanh chóng đến tiếp ứng "đội lính dù biệt phái".


Ngày 8 tháng 12, sư đoàn dù số 11 của Mỹ được đưa đến và mở cuộc tấn công vào quân đội Nhật, một cuộc chiến đấu giằng co giữa chiếm lĩnh và chống chiếm lĩnh, phản công và chống phản công, bao vây và chống bao vây diễn ra ác liệt. 200 lính "đội lính dù biệt phái" liều chết chống lại sức tấn công mạnh mẽ của quân đội Mỹ, đẩy lùi nhiều đợt tấn công. Phía Mỹ tiếp tục điều quân tăng viện, ngày 11 tháng 12 tức là ngày thứ 5 sau khi lực lượng lính dù Nhật chiếm được sân bay, phía Mỹ phát động tổng phản công. Các sư đoàn 26, sư đoàn 16 và "đơn vị lính dù biệt phái" đã thương vong trầm trọng cuối cùng đã bị tiêu diệt toàn bộ. Nhưng trong trận tập kích vào Blaen này, "đội lính dù biệt phái" của quân đội Nhật đã phá hủy 12 máy bay chiến đấu, kho đạn dược, kho xăng và khối lượng lớn quân trang quân dụng của quân đội Mỹ. Tiếp tế của sư đoàn lính dù 11 bị cắt trong một tuần, đơn vị hàng không số 5 của không quân Mỹ cũng bị thiệt hại nặng, những đơn vị lính Mỹ trong chiến đấu ngoài mặt trận do bị cắt tiếp tế trong một thời gian nên rơi vào tình trạng khó khăn. Một sĩ quan chỉ huy của quân đội Mỹ nói: "Những tên võ sĩ đạo Nhật Bản điên cuồng đã bất chấp cái chết, bất ngờ xuất hiện ở vị trí không ngờ tới. Cuộc tấn công vào sân bay tại Blaen của "đội lính dù biệt phái" thực chất là hành động tự sát đây chỉ là hành động cố gắng của phía Nhật giãy chết trước khi hấp hối, nhưng chính vì đó là sự giãy chết nên nó điên cuồng và nguy hiểm do đó sự tàn phá mà nó gây ra là đáng sợ"


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:42:59 pm
CUỘC TỬ CHIẾN Ở ĐẢO TSCHUNSEN

Đảo Tschunsen là bàn đạp chủ yếu cho cụộc tấn công của quân đồng minh vào đất Nhật, ngày 1 tháng 4 năm 1945, quân Mỹ đổ bộ thành công lên đảo. Ngày 4, quân Mỹ chiếm được hai sân bay gần bờ biển là Jashana và Ducu. Hai sân bay này sau đó được sử dụng vào mục đích tập kích vào đất Nhật và phản kích các cuộc tấn công của không quân Nhật, Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị uy hiếp nghiêm trọng. Do vậy quân đội Nhật hạ quyết tâm phá hủy bằng được hai sân bay này.


Ngày 1 tháng 5, Trung tướng tư lệnh quân đoàn 32 Ushijima vạch ra kế hoạch lấy lực lượng đổ bộ đường không làm trọng tâm tấn công vào hai sân bay này. Theo đó, sẽ có một lực lượng đổ bộ đường không cảm tử nhảy dù xuống sân bay, phá hủy các cơ sở vật chất, trang thiết bị quân sự và máy bay tại sân bay, cùng với lực lượng dù, lực lượng hải quân cũng tiến hành một cuộc tổng công kích bằng không quân.


120 người được rút ra từ lữ đoàn 1 đổ bộ đường không lục quân, đội quân này được đặt cho cái tên "Đội đổ bộ đường không Nghĩa liệt" do thiếu tá Okujama chỉ huy. Cuộc tấn công này mang tên "Tác chiến Nghĩa hiệu”. Phi vụ này sẽ do Tư lệnh hạm đội liên hợp chỉ huy, toàn bộ lính dù được chở trên 12 chiếc máy bay ném bom. Ngày 19 tháng 5, chỉ huy lực lượng dù bàn bạc kế hoạch tác chiến với các biên đội trưởng. Theo kế hoạch này thiếu tá Okuyama sẽ chỉ huy lực lượng lính dù chia thành ba nhóm đi trên 8 chiếc máy bay ném bom kiểu 97 tấn công vào sân bay Ducu; Thượng uý Watanabi dẫn hại nhóm khác đi trên 4 chiếc máy bay ném bom kiểu 97 tấn công vào sân bay Jashana, họ sẽ bất ngờ hạ cánh xuống sân bay. Kế hoạch đổ bộ được dự định thực hiện vào ngày 23 tháng 5, nhưng do điều kiện thời tiết xấu, nên đã hoãn lại một ngày.


Lúc 18 giờ 40 ngày 24 tháng 5 năm 1945, 12 chiếc máy bay cất cánh như kế hoạch, trên đường bay đến mục tiêu có 4 chiếc gặp sự cố bắt buộc phải hạ cánh hoặc quay về. Lúc 22 giờ, 8 chiếc máy bay còn lại đã hạ cánh xuống hai sân bay như dự định. Trên các máy bay ngoài máy bay của người chỉ huy trưởng có bố trí điện đài, những chiếc khác đều không được trang bị phương tiện truyền tin, khi máy bay của chỉ huy trưởng bay được đến mục tiêu thì liên lạc từ khi đó cũng bị cắt, do vậy diễn biến sau tiếp theo ra sao ngay cả bộ chỉ huy quân đội Nhật cũng hoàn toàn không nắm được. Đến ngày 25, thì phát hiện ra rằng hai sân bay đều bốc cháy dữ dội. Lửa tại sân bay Ducu cháy mãi đến lúc 9 giờ ngày 27, còn tại sân bay Jashana thì lửa còn cháy đến lúc 20 giờ ngày 26, toàn bộ lực lượng đổ bộ và đội bay tử trận. Do liên tiếp trong hai ngày 25 và 26 điều kiện thời tiết xấu, Hải quân Nhật đã không thể lợi dụng hiệu quả tấn công của lực lượng đổ bộ để tổ chức phản công, đến ngày 30 tháng 6, quân Mỹ đã chiếm được toàn bộ đảo Tscchunsen.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:45:07 pm
HUẤN LUYỆN CỦA LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM BỘ BINH

Lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản hiện tại chủ yếu gồm hai bộ phận. Một là "lực lượng đặc nhiệm bộ binh", hai là "lực lượng đặc nhiệm dù”. Lực lượng thứ nhất được huấn luyện tại trường lục quân Fuji ở huyện Shizuoka dưới sự hướng dẫn, huấn luyện của nhóm giáo viên đặc biệt. Lực lượng thứ hai do nhóm giáo viên thuộc lực lượng dù tại Tập Dã Sĩ huyện Thiên Diệp huấn luyện. Sau khi tất nghiệp, "lực lượng đặc nhiệm bộ binh" được phân công vào lực lượng quân đội trên địa bàn cả nước, "lực lượng đặc nhiệm dù” được bổ sung vào lữ đoàn dù số 1 tại Tập Dã Sĩ huyện Thiên Diệp, trở thành lực lượng "con cưng”. Về mức độ nghiêm khắc trong huấn luyện không có sự khác biệt gì so với lực lượng tương tự của các quốc gia khánh trên thế giới. Thành viên của lực lượng đặc nhiệm bộ binh được lựa chọn từ những chiến sĩ có sức khỏe tốt, phản xạ nhanh, thích nghi cao, ý chí vững vàng. Trong điều kiện thông thường tiêu chuẩn về sức khỏe để lựa chọn là chạy cự ly ngắn 300 mét (đường chạy 60 mét) trong 60 giây, cự ly ném lựu đạn (lựu đạn huấn luyện) đạt 30 mét; kéo tay xà đơn 7 lần; nhảy xa 4 mét; mang được bao cát (nặng 50kg) di chuyển 50 mét trong 14 giây; chạy vũ trang 2000 mét với súng trường kiểu 64 trong 9 phút 30 giây; chống đẩy được 25 lần; bật san tô 50 lần trong 2 phút; nhảy cóc 35 lần. Yêu cầu khi tập phải mặc quần áo dã chiến, mũ, dày cao cổ và đeo túi đựng đạn. Khi chạy vũ trang 2000 mét, có thể được phép cởi áo ngoài. Ngoài những yêu cầu trên, yêu cầu người lính còn phải biết bơi.


Mục đích của huấn luyện là nhằm trang bị cho người chiến sĩ có đủ sức khỏe và tinh thần khoe phụt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quá trình huấn luyện rất nghiêm ngặt. Trong thời kỳ đầu chủ yếu là huấn luyện cơ sở, mục đích nhằm bước đầu trang bị cho người chiến sĩ kỹ năng, tinh thần và thể lực sơ bộ. Bước tiếp theo là huấn luyện thực tế với yêu cầu cụ thể, mục đích nhằm vận dụng một cánh linh hoạt kết quả huấn luyện của giai đoạn đầu.


Huấn luyện được bắt đầu từ những khoa mục đòi hỏi ít về tinh thần và sức lực về sau được tăng dần về cường độ. Cùng với sự nâng cao về thể lực của họe viên, thời gian và mức độ khó khăn trong các bài tập cũng được nâng lên. Như thời gian đầu là tập khoa mục xâm nhập bằng đường núi, đường thủy, tác chiến hiệp đồng, sau đó chuyển sang tập nội dung mang tính ứng dụng.


Trước nghe trái của lực lượng đặc nhiệm bộ binh có cài huy hiệu màu xám bạc khá nổi mắt. ở giữa là một hòn ngọc xung quanh có hình nguyệt quế ôm chìm, nó có ý nghĩa người mang nó đã vượt qua kỳ huấn luyện gian khổ.


Quá trình huấn luyện được diễn ra trong điều kiện khốc liệt vượt quá sức tưởng tượng của người bình thường, môi trường huấn luyện khó khăn đến mức có cảm giác không cho phép con người có thể tồn tại, nhưng trong tư duy của những đội viên đặc nhiệm thì' không có điều gì là không thể. Thực tế huấn luyện mà họ đương đầu đó chính là cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái thết.


Trong huấn luyện yếu tố thống nhất giữa tinh thần và kỹ năng được đặc biệt coi trọng với quan điểm nếu không có một ý chí sắt đá và kỹ năng cao siêu thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ đột kích đầy khó khăn. Một chiến sĩ đặc nhiệm kiểu mẫu không bao giờ được lùi bước, một khi đã nhận mệnh lệnh, cho dù có khó khăn đến đâu, phải vượt qua những trở ngại nào, cũng phải hoàn thành và trở về an toàn, không bao giờ có chỗ cho ý nghĩ cầu toàn hay tạm bợ.


Do tính đặc thù trong tính chất nhiệm vụ, họ bắt buộc phải có đủ điều kiện chấp nhận sự rèn luyện gian khổ.
Cửa ải đầu tiên của những người tự nguyện gia nhập lực lượng này là "tiêu chuẩn tuyển chọn cơ bản". Những nội dung kiểm tra cơ bản là kéo tay xà đơn, chống đẩy, nhảy cóc, bơi lội, bắn súng, mang vật nặng, những người vượt qua các khoa mục này thường chỉ chiếm một phần trăm số người tình nguyện. Những người qua được giai đoạn 1 sẽ bước vào giai đoạn huấn luyện gian khổ và khó khăn kéo dài trong 9 tuần lễ.


Mỗi một đội sẽ có khoảng 30 người được tham gia vào khóa huấn luyện này, trong số đó có sĩ quan và cả binh lính. Trước khi nhập học các học viên sẽ tự nguyện gỡ bỏ những quân hàm, quân hiệu cấp bậc đang đeo trên ve áo, giữa họ lúc này không còn sự phân chia về chức vụ hay cấp bậc mà chỉ là những chiến sĩ bình thường, ngay cả các sĩ quan cũng phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của người giáo viên huấn luyện. "Trong đội đặc nhiệm không cần các cấp bậc, điều cần thiết là hành động và ý chí để hoàn thành nhiệm vụ”. Lời nói của giáo viên huấn luyện đã nói rõ điều này.


"Nội dung huấn luyện cơ bản" nhằm "tạo cho học viên tinh thần và sức mạnh không gì cản nổi cần thiết", bao gồm các khoa mục trồng cây chuối, bật san tô nhảy cóc, kéo tay xà đơn, leo thang dây, chạy ma ra tông. Ngoài ra một điều kiện cần thiết của người lính đặc nhiệm phải có đó là học võ thuật. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ chuyện bất ngờ chạm trán kẻ địch là không tránh khỏi, trong tình huống không được phép sử dụng súng ngắn hay súng trường để giữ bí mật thì để đánh gục đối phương, chỉ còn cách đấu tay không. Do đó đánh đối kháng tay không đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của huấn luyện cơ bản. Họ bắt buộc phải thành thạo kỹ năng, đầu tay không hoặc dùng dao găm tiêu diệt hoặc bắt sống kẻ địch. Giữa mùa đông lạnh giá các học viên vẫn cởi trần đứng chối diện, họ tưởng tượng đối phương là kẻ địch và tập luyện võ thuật. Hai người khi được phân vào một cặp thì lúc đó không còn tồn tại quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, trong đầu họ chỉ còn một ý niệm: địch chết ta sống.

Tuy chỉ là huấn luyện, nhưng không khí căng thẳng đến nghẹt thở.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:47:05 pm
Còn đối với các giáo viên và trợ giáo, có thể nói mỗi người trong số họ đều là những cao thủ. Trong khi huấn luyện học viên tấn công vào họ bằng dao găm và lưỡi lê thật, nhưng với các học viên mới vào dù cố gắng đến đâu thì các đòn đánh vẫn vô hiệu trước họ. Các trợ giáo tuyên bố "Sẽ huấn luyện các anh đến mức độ chiến thắng được chúng tôi". Lòng tự tin đó chính là bí quyết để họ đào tạo ra những chiến sĩ đặc nhiệm có bản lĩnh cao cường.


Trong trại huấn luyện, còn có bãi tập được các học viên gọi là "Con đường ma quỉ", nói cách khác đó là khu tập luyện liên hoàn. Trên khoảng cách dài 200 mét có bố trí hàng rào thép gai vướng chân, tiếp đó là gò đất, cầu gỗ, hàng rào thép gai bùng nhùng, cột gỗ chôn hình chữ chi rào cản, hàng rào thép gai dựng, hàng rào gỗ, hào nước v.v... tất cả các vật chướng ngại con người eo thể nghĩ ra thì ở đây đều có. Các học viên phải vượt qua những chướng ngại này trong khoảng thời gian qui định nếu không kịp lại phải quay lại từ đầu.


Trong bãi tập còn có hệ thống cáp treo. Giữa hai cột sắt cao 6 mét cách nhau 15 mét được cột hai sợ dây, khoảng cách giữa hai đầu dây trên dưới là 2 mét. Có thể dùng hai sợi dây này vào nhiều hình thức luyện tập, mục đích chính là nhằm rèn luyện sự can đảm cho học viên. Người tập bắt buộc phải vịn vào sợi dây ở trên, dẫm chân vào sợi dây ở dưới đi từ bên cột sắt này sang cột bên kia. Phương pháp này khá đặc biệt, người ta yêu cầu học viên phải bất ngờ buông tay ra khi đi đến giữa và con người nhảy xuống. Tất nhiên, trên người của học viên đều có thắt dây an toàn nhưng không ít học viên thường có cảm giác nếu buông tay ra là rơi xuống, do đó không dám lỏng tay. Chỉ bằng cách tập luyện liên tục mới có thể khắc phục sự sợ hãi, và vượt qua cửa ải này.


Sau khi khoa mục rèn luyện thể lực và lòng can đảm là đến khoa mục rèn luyện kỹ năng.

Kỹ năng học viên cần nắm vững đầu tiên là phán đoán vị trí trên bản đồ. Trong khi huấn luyện, mệnh lệnh mà học viên nhận được gần như là tập kích vào những nơi không quen địa hình, trước khi làm nhiệm vụ họ chỉ được trao cho tấm bản đồ và chiếc địa bàn. Trên bản đồ có một điểm khoanh đỏ, đó chính là "mục tiêu cần tấn công". Bằng mọi cách không để kẻ địch phát hiện ra, bằng mọi biện pháp, chỉ cần đến được điểm đã đánh dấu là được. Nhưng để làm được điều này không dễ dàng, vì giữa bán đồ và địa hình thuộc địa có khoảng cách nhất định. Nếu chỉ máy móc dựa vào bản đồ thì thường là không thể tìm được điểm cần đến. Nếu thực hành vào ban đêm thì càng khó khăn hơn, vì ban đêm ngoài bản đồ và địa bàn còn phải biết nhìn trăng sao để xác định phương vị. Khi đang cơ động trong đêm tối nếu liên tục sử dụng đèn pin để soi bản đồ thì rất dễ bị lộ, địch sẽ phát hiện ra, do vậy các chiến sĩ phải nhớ được bản đồ, dành thời gian quan sát hoạt động của kẻ địch. Trong tác chiến phải biết dựa vào cự ly, vật cản ghi trên bản đồ để phân phối sức lực, đây là những kỹ năng người lính đặc nhiệm cần phải có.


Phá nổ là biện pháp quan trọng nhằm phát huy uy lực cao nhất của lực lượng đột kích. Trong quá trình tấn công, biện pháp thường xuyên được sử dụng đó là đặt thuốc nổ đây là một kỹ năng cơ bản yêu cầu mỗi thành viên đều phải thành thạo. Các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến thắng lợi như sở chỉ huy, xe cộ, cầu cống, đường xá đều là mục tiêu cần tấn công. Trong vụ máy bay của Công ty hàng không HANSA bị không tặc khống chế, biện pháp giải quyết của lực lượng đặc nhiệm GSG9 sử dụng trong giờ phút quyết định đó là tập kích và dùng thuốc nổ. Sau khi đã nắm được những kiến thức lý thuyết như các chủng loại thuốc nổ, thiết bị gây nổ, cách lắp đặt các học viên sẽ được thực hành gây nổ bên ngoài thực địa. Bài tập bắt đầu từ việc cho nổ phá các kiến trúc bằng gỗ sau đó là đến kiến trúc bằng bê tông, tiếp đó là cho nổ phá các cấu trúc thép. Tùy theo sự khác nhau của chất liệu vật cần phá mà có sự thay đòi trong liều lượng thuốc nổ, chỗ gài đặt, thời gian kích nổ. Khi đã nắm chắc được điều này, các học viên đã có bước tiến bộ hơn trong nghiệp vụ.


Huấn luyện hợp đồng đổ bộ là bài tập có sự có mặt của máy bay trực thăng. Quân đặc nhiệm không chỉ tiếp nhận vào vùng địch chiếm giữ bằng đường bộ mà còn tùy vào thời gian, địa điểm mà còn có thể phải sử dụng cả máy bay trực thăng. Các phi vụ cần sử dụng trực thăng khá nhiều do vậy nếu bản thân người linh đặc nhiệm không nắm vững được tính năng của máy bay thì không thể bảo đảm sẽ phát huy 100% hiệu quả tác chiến của máy bay trực thăng. Ngoài ra nếu không nắm vững tính năng của máy bay thì cũng không thể thực hiện được nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay hạ cánh hoặc xâm nhập vào vùng cần tấn công.


Một khoa mục huấn luyện đặc sắc nhất của lực lượng đặc nhiệm đó là huấn luyện sinh tồn, theo nhừ cách nói của lực lượng đặc nhiệm và lực lượng phòng vệ thì đó là "kỹ năng sống sót”. Sau khi nhận được mệnh lệnh thì cho dù là chỉ có một mình đơn thương độc mã, người lính đặc nhiệm vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy nắm được kỹ năng tồn tại ở môi trường tự nhiên là yêu cầu cơ bản đối với người lính. Thông thường khi xâm nhập vào vùng địch chim ri giữ người lính thường chỉ được mang theo khá ít ỏi lương thực, nguồn bổ sung phải dựa vào sự tự đảm bảo, tự lo liệu - đây chính là mục đích của việc tiến hành huấn luyện sinh tồn. Trong môi trường huấn luyện khắc nghiệt như vậy, người lính phải chịu đựng những khó khăn gần như trong hoàn cảnh chiến đấu thật sự. Muốn sống sót, người lính bắt buộc phải nghiêm túc ìlọe tập những kiến thức cơ bản, nếu quên đi điều này, huấn luyện sinh tồn sẽ trở thành "huấn luyện chết chóc". Ngược lại, nếu nắm vững những kiến thức đó, thì họ sẽ như có thêm sức mạnh, cho dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn nào cũng vẫn có thể tồn tại. Thứ vật chất quan trọng để duy trì sự sống con người đó là nước, do đó phải bắt đầu từ huấn luyện tìm nguồn nước. Mỗi người lính đặc nhiệm mỗi ngày cần có ít nhất 1 lít nước để bổ sung cho chất dịch trong cơ thể. Khi được học cách làm thế nào để có được nước uống thì đồng thời họ cũng được học cách sử dụng nước như thế nào. Trong khi thực thi nhiệm vụ cho dù có khát đến đâu, cũng không được uống cả ngụm lớn mà khi uống cần ngậm ngụm nước trong miệng sau đó từ từ nuốt xuống. Nếu số nước dự trữ còn quá ít ỏi thì chỉ có thể dấp ướt vào môi. Trong điều kiện xác định là sẽ không được tiếp tục cung cấp nước thì phải cố gắng trong 24 tiếng đồng hồ đầu tiên nhịn không uống nước.


"Ở bên ngoài, nhất định phải ăn không đồ còn tươi sống” đây là nguyên tắc vàng cần tuân thủ.

Trong huấn luyện về thực phẩm, trong giai đoạn đầu người giáo viên thường nhắc nhở "Các động vật có vú côn trùng, bò sát, chim, cá, v.v... tất cả những thú biết cử động thì đều có thể ăn được. Tiếp đó là giáo viên làm động tác mẫu, thực ra đó là sửa sang lại tí chút rồi nuốt sống. Thằn lằn sau khi đã loại bỏ nọc độc là ăn được, mối, rùa là món quí tộc. Các khoa mục khác như dựng lều, đào hố băng lấy nước, cứu thương, tước đoạt vũ khí, phương pháp tập kích và các kỹ năng tồn tại khác là những khoa mục huấn luyện cơ bản trước người lính đặc nhiệm cần thành thạo.


Khoa mục huấn luyện tổng hợp đó là huấn luyện dã ngoại, khoa mục này tổng hợp tất cả những kỹ năng học được kể từ khi vào trường. Khi người giáo viên huấn luyện hướng vào tổ học viên gồm 2 - 3 người ,và phát ra mệnh lệnh: "Tiến vào- vùng địch!", mỗi tổ được phát tấm bản đồ có đánh dấu vị trí mục tiêu yêu cầu họ phải đến được đó trong khoảng thời  gian ba ngày ba đêm. Mỗi người lính đều phải đối diện với những thử thách trên chặng đường phải vượt qua, nào là khu rừng nguyên thủy, vực sâu, hồ ao, lương thực thì chỉ có một túi ít ỏi, trang bị thì là dao găm. Người lính phải dựa vào những thứ được trang bị không ngừng vật lộn với khó khăn thử thách.


Những học viên sau khi an toàn vượt qua được 9 tuần huấn luyện về chiến thuật, thể lực, mai phục, gây nổ, sinh tồn cuối cùng đã được đón một buổi lễ tốt nghiệp long trọng.

Người sĩ quan huấn luyện cài lên ngực mỗi chiến sĩ một tấm "Huy hiệu đội đột kích quang vinh", những quân hàm, phù hiệu cởi bỏ trước lúc vào huấn luyện nay lại được cài lại trên ve áo, lấp lánh tỏa sáng. Trên khuôn mặt họ không hề còn thấy vẻ non nớt khi bước chân vào trường. Trên khuôn mặt phong sương, cứng cỏi, mỗi cặp mắt đều sắc lạnh như mắt chim ưng, nói lên rằng họ đã là những lính đặc nhiệm tinh nhuệ nhất.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:49:32 pm
PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÍNH ĐẶC NHIỆM DÙ

Tại căn cứ của lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không tại thành phố Tập Dã Sĩ huyện Thiên Diệp của Nhật Bản, nơi đây có sự hiện diện của các huấn luyện viên chuyên đào tạo lực lượng đặc nhiệm dù đổ bộ đường không và lính dù, cùng với lữ đoàn dù duy nhất của lực lượng phòng vệ - lữ đoàn đổ bộ đường không số 1.
Đội giáo viên huấn luyện được thành lập năm 1955 cái tên đầu tiên là Đội tập luyện đổ bộ đường không, nhiệm vụ của đội là đào tạo lực lượng dù, huấn luyện lực lượng đột kích, nghiên cứu các vấn đề nghiệp vụ có liên quan.


Lữ đoàn dù số 1 được thành lập trên cơ sở biên chế mở rộng của đại đội lính dù số 101. Nhiệm vụ chủ yếu của lữ đoàn là dưới sự chi viện của đoàn vận tải hàng không cục phòng vệ, và lữ đoàn trực thăng số 1 của cục phòng vệ; thực hiện đổ bộ đường không cấp chiến thuật, tiến sâu vào vùng địch đổ bộ đường không khống chế một vị trí quan trọng nào đó, kiềm chế địch, phối hợp quá trình tiến công hoặc bất ngờ đổ bộ lực lượng phá hoại các phòng tuyến, có sở hậu cần, đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, gây rối, phá hoại sở chỉ huy, khiến kẻ địch bị rối loạn làm đẩy nhanh quá trình tan rã của địch, đưa những lực lượng nhỏ nhảy dù xuống khu vực sau lưng địch, thực hiện đánh du kích, tiến hành gây rối phá hoại. Cơ cấu lữ đoàn bao gồm: lữ đoàn bộ, đại đội lữ bộ, lực lượng bộ binh, tiểu đoàn pháo binh, đội chống xe tăng, đội công binh, đội y tế, đội quản lý, hậu cần, đội bảo dưỡng dù hợp thành với biên chế 1.800 người. Sỹ quan chỉ huy của lực lượng này có tố nhất tuyệt vời, sức khỏe tốt, một bộ phận chiến sĩ của lực lượng này là do các sĩ quan huấn luyện tuyển chọn từ số tân binh, số còn lại. Có ít nhất là nửa tuổi quân trở lên được điều sang từ lực lượng lục quân. So với các sư đoàn bộ binh thông thường lữ đoàn này có số lính cũ phục vụ vượt thời hạn nghĩa vụ đứng tuổi bình quân của chiến sĩ cao, thể chất tốt chất lượng, huấn luyện cao, có kinh nghiệm sống phong phú. Lực lượng này ngoài những nội dung huấn luyện của lực lượng đột kích mặt đất khi huấn luyện khoa mục bản đồ trong giai đoạn huấn luyện cơ bản, còn được tăng cường thêm khoa mục nhận dạng mục tiêu qua các bức không ảnh, tăng cường khả năng nhận biết địa hình địa vật qua không ảnh. Các bức không ảnh thường được chụp ở cự ly lớn, mục tiêu thường nhỏ và không rõ nét, muộn xác định được phải được trang bị khả năng phán đoán đặc biệt. Các chiến sĩ tiếp tục được huấn luyện nâng cao khả năng thực hiện động tác nhảy dù đổ bộ từ trên máy bay có cánh cố định và máy bay lên thẳng, luyện tập liên lạc thông tin tín hiệu với máy bay lên thẳng luyện tập liên lạc thông tin tín hiệu với máy bay.


Các thành viên của lực lượng đặc nhiệm dù được tuyển chọn từ các đơn vị lính dù. Họ đã từng trải qua các khoa mục huấn luyện đổ bộ đường không thông thường, nhưng họ sẽ được tiếp tục huấn luyện kỹ xảo nhảy dù đổ bộ trong tình huống nguy hiểm. Nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm yêu cầu phải vào sâu trong lòng địch, đối với lực lượng này, sự hợp đồng với máy bay là nội dung quan trọng không thể thiếu. Ngoài ra còn phải tập thêm khoa mục định hướng dẫn đường cho máy bay trực thăng.


Trong giai đoạn huấn luyện tổng hợp để luyện được những kỹ xảo chuyên ngành, hành động của lực lượng đặc nhiệm dù có nhiều điểm khác biệt so với lực lượng đặc nhiệm bộ binh. Nội dung tác chiến có thể gồm: phá hủy con đường, đường hầm, tuyến đường ống tiếp tế quan trọng, tập kích phá hủy kho tàng cơ sở vật chất trong hậu phương địch, xâm nhập bằng đường thủy từ cự ly xa tập kích vào hậu phương địch, trinh sát tập kích căn cứ không quân, hàng không, trinh sát tìm bãi đáp cho lực lượng dù chủ lực và định vị cho lực lượng dù đổ bộ, nhảy dù xâm nhập tập tính, tập kích vào xe cộ, phá hoại cầu cống, tập kích vào các đài ra đa gần khu vực sắp tác chiến.


Người lính đặc nhiệm ngoài những kỹ năng, kiến thức cần thiết, còn cần có sức khỏe và tinh thần tương xứng. Không chỉ vậy, để hoàn thành nhiệm vụ người lính đặc nhiệm còn cần có khả năng tự kiểm soát bản thân, trong công việc cần có tinh thần trách nhiệm, khi vạch kế hoạch cần hăng hái và có óc sáng tạo, khi thực hiện kế hoạch cần tùy cơ ứng biến, quyết đoán nhạy bén, tích cực, khi hành động cần bình tĩnh, thận trọng, tỷ mỉ, hiệp đồng tác chiến cần hiệu quả, nhiệm vụ cần được hoàn thành triệt để.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 02:41:42 pm
10. "QUÁI KIỆT" TRONG QUÂN ĐỘI ISRAEL
Giữa người Do Thái và người Ảrập từ lâu đã tồn tại mâu thuẫn dân tộc, trong cuộc xung đột đẫm máu với các quốc gia Ảrập, lực lượng đặc nhiệm Israel luôn đóng vai trò "thanh kiếm lợi hại" trong các sự kiện bạo lực và cuộc chiến tại Trung Đông, thậm chí còn là nhân tố quan trọng quyết định đối sách quốc phòng của đất nước.


''QUÁI KIỆT'' LỘ DIỆN
Kể từ tháng 5 năm 1949, nước Israel được thành lập, đã có vô số người dân Palestin phải lưu lạc xứ người, số phận của họ cũng rất bi thảm, ngọn lửa thù hận đã ngấm ngầm nhen nhóm trên mảnh đất huyền thoại này. Cùng với làn sóng người Do Thái không ngừng tràn vào, mâu thuẫn giữa hai dân tộc ngày càng trở lên quyết liệt, các vụ khủng bố liên tiếp xảy ra, các hoạt động vũ trang cũng diễn ra dai dẳng, khói lửa của cuộc chiến tranh Trung Đông chưa lúc nào ngừng nghỉ.

Những năm đầu thập niên 50, người Ảrập liên tiếp tiến hành các vụ tập kích báo thù. Theo thông tin báo chí lúc đó, năm 1951, có 137 người Israel bị các du kích Ảrập giết chết, trong số đó đa số là phụ nữ và trẻ em; năm 1952 con số này là 162 người; sang năm 1953 có thể được coi là năm của các vụ khủng bố, hoạt động khủng bố diễn ra tại nhiều địa điểm, có ngày lên hơn chục vụ, tính đến tháng 8 năm đó đã có 260 người Israel bị giết hại.

Sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất, hàng loạt binh sĩ quân đội Israel hết hạn tại ngũ và ra quân, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang Israel xuống dốc. Trước các vụ tập kích liên tiếp của người Ảrập, Bộ Quốc phòng Israel tỏ ra bất lực và kiềm chế. Nhưng các nhà cầm quyền Israel cũng nhận thức được rằng phải gấp rút xây dựng một lực lượng quân đội tinh nhuệ được huấn luyện có bài bản, có khả năng thực hiện hoạt động tác chiến, báo thù trong lòng địch và có đủ khả năng uy hiếp cần thiết.

Tháng 8 năm 1953, phía Israel đã thành lập "lực lượng 101", lực lượng đặc nhiệm chuyên đối phó với các vụ khủng bố, Ariel Sharon mới 25 tuổi, được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng này.

"Lực lượng 101" đồn trú trong doanh trại gần Jerursalem đây là tập hợp của những cá thể khá kỳ lạ, tập trung những thiên tài của chiến tranh du kích, lính trinh sát và những chiến binh thông thạo lối đánh ban đêm. Đến tháng 9, quân số của đội đã tăng lên đến 45 người, trong số đó có nhiều tay có máu phiêu lưu liều mạng, mặc những trang phục đủ kiểu, đầu đội mũ mềm, mũ bò hoặc mũ nồi, không hề mang quân hàm hay bất cứ phù hiệu gì, không ít người rất khó khăn để có thể thích nghi được với sự ràng buộc quân ngũ, nhưng bọn họ được trang bị những vũ khí hiện đại bậc nhất của Israel lúc bấy giờ.

Công tác tuyển chọn đã hoàn tất, vấn đề hóc búa bây giờ là sẽ thuần phục những "con ngựa bất kham" này ra sao để lực lượng đặc biệt này nhanh chóng có được sứe chiến đấu, nhưng đối với A.Sharon đây vẫn chỉ là "chuyện nhỏ".

Ariel Sharon sinh năm 1928 ở làng Kerfa Malal cách Tây Nam Tel Aviv chục cây số. Năm 14 tuổi, cậu bé Sharon đã tham gia vào một tổ chức tự vệ bí mật của thiếu niên, năm 16 tuổi trở thành thành viên của tổ chức tự vệ vũ trang lớn nhất của người Do Thái "Hanahad". Trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất, Sharon tỏ ra dũng cảm, thiện chiến, nhiều lần đảm nhiệm nhiệm vụ đột kích khó khăn, có kinh nghiệm khá phong phú về huấn luyện, quản lý và thực tiễn chiến đấu, chỉ huy "lực lượng 101" đối với anh hoàn toàn không có gì quá sức.

Sharon từng bước áp dụng mô hình huấn luyện "rèn luyện địa ngục" khá độc đáo. Theo lệnh anh ta, các thành viên đội đặc nhiệm sẽ chia thành các tổ, tiến hành tập luyện có hệ thống, nghiêm khắc các khoa mục từ rèn luyện thể lực, đấu tay không, sử dụng vũ khí, vượt vật cản, nhớ đường và tuần tiễu, các cuộc tập kích thường được tiến hành về đêm do đó họ tập trung luyện tập các khoa mục như bí mật tiềm nhập, bắn súng, nổ phá, xử lý tình huống bất ngờ và di chuyển đạt đến mức mọi hành động của lực lượng trong bóng tối đều trở lên thuần phục. Tiếp đó, trong một vùng đất trũng dài khoảng 1km, Sharon đã cho bố trí hàng loạt các loại vật cản như tường thấp, bãi mìn, cầu vượt, cạm bẫy, hố sâu, vũng lầy, hàng rào thép gai, xác chết, tất cả các vật cản và tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi chiến đấu đều được họ bố trí như thật. Hàng ngày toàn đội phải vượt qua khu bãi tập đó vài lần, qua đó trí tuệ, ý chí, phản ứng, tâm lý, cấp cứu đều được thử thách đến gần như đỉnh điểm. Họ bị quần đi, quần lại đến kiệt sức, nếu không nhìn tận mắt chắc khó có ai có thể tưởng tượng được. Qua thời gian tập luyện nghiêm khắc và căng thẳng, khả năng về mọi mặt của toàn đội được nâng cao rõ rệt. Chẳng hạn như trong bài tập xạ kích được tiến hành trong điều kiện phức tạp có sử dụng đạn thật thời gian từ khi rút súng đến khi viên đạn đầu tiên bay ra khỏi nòng chỉ được phép hạn chế trong vòng 1 giây, tỷ lệ bắn trúng đích phải từ 85% trở lên.

Thích mạo hiểm và dám mạo hiểm là đặc điểm lớn trong tính cách của Sharon, trong cuộc đời quân ngũ của ông điều này luôn được thể hiện.

Trong tư tưởng của Sharon, một người lính Israel chỉ có dữ dội và mạo hiểm với kẻ thù thì mới có thể tồn tại. Sharon được thừa hưởng từ người người cha đặc điểm ương ngạnh, điều này đã trở thành tác phong cố hữu đó là: kháng lệnh cấp trên, độc đoán, ngang tàng, khó kiểm soát và đặc tính này cũng đã phần nào ảnh hưởng tới các thế hệ lính đặc nhiệm Israel sau này.

Một hôm, khi Sharon đang trong phòng làm việc tư lệnh quân khu trưởng Dayan mỉm cười bước vào, ông ta chỉnh lại cặp kính đen và nói với Sharon rằng: "Này ngài Thượng uý kiêu ngạo, chắc chắn anh biết chuyện mấy tuần trước đã có hai người lính bị quân Jordan bắt cóc". Dayan chưa nói hết câu, Sharon đã hiểu ông ta có dụng ý gì rồi. Đó là "lấy gậy ông đập lưng ông”. Lập tức Sharon nảy ra dự định phải bắt sống vài tên lính Jordan để trả miếng. "Tôi sẽ thử xem", Sharon bình tĩnh trả lời.

Dayan vừa đi khỏi, Sharon gọi ngay tay chân đắc lực Hefar đến, cũng không nói lý do, đưa anh ta ra xe Jeep, tự mình cầm lái chạy thẳng lên chiếc cầu Hussein trên dòng sông Jordan biên giới Israel. Lính Jordan đang đứng gác trên trận địa ở đầu cầu, bỗng đột nhiên một chiếc xe jeep kiểu Mỹ xông thẳng tới, họ chưa kịp phản ứng thì từ khẩu súng máy gắn trên - xe đạn đã bay đến tới tấp, sau loạt súng, Sharon vào Hefar đồng loạt nhảy xuống xông vào mấy chú lính đang ở gần đó. Mấy Người lính này còn đang kinh ngạc trước cách đánh chưa bao giờ được chứng kiến.

Trong khi binh lính Jordan chưa kịp phản ứng đã có hai người lính bị lôi lên xe. Khi những người còn lại kịp hoàn hồn, Sharon đã thoát khỏi khu vực trận địa tiền duyên, những loạt đạn bắn đuổi theo không còn mảy may tác dụng. Sau đó khoảng một tiếng đồng hồ, hai tù binh đã được đưa xuống giam tại hầm ngầm của Bộ Tư lệnh, Sharon đến phòng làm việc của tướng Dayan, nhưng viên tư lệnh đang đi vắng, Sharon đành để lại đoạn tin nhắn: "Thưa ngài Moshe, nhiệm vụ đã hoàn thành, tù bình đang ở dưới hầm. Sharon". Sau chiến công này, Sharon bắt đầu nổi tiếng tại Israel.

Cùng với huấn luyện kỹ chiến thuật, Sharon thường xuyên tuyên truyền tôn chỉ và mục đích hành động của người lính đặc nhiệm cho binh lính, giúp họ nhận thức được vận mệnh của đất nước đang được gửi gắm vào họ, để họ hiểu được rằng họ là đội hình chiến đấu không hề biết run sợ, là những anh hùng thực sự của quân đội Israel, những người xuất sắc đã được tuyển chọn kỹ càng, làm nảy sinh ở họ tinh thần trách nhiệm, gắn bó giữa danh dự của bản thân và của cả lực lượng đặc nhiệm.

Trải qua hai tháng huấn luyện gian khổ, đội đặc nhiệm "lực lượng 101" đã không chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu dọc biên giới mà họ đã có đủ khả năng đột nhập và tập kích vào căn cứ của bọn khủng bố nằm trên lãnh thổ Ảrập. Các thành viên của đội rất hăng hái mong muốn được thử sức để thể hiện khả năng bản thân.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 02:43:28 pm
NỢ MÁU LẠI TRẢ BẰNG MÁU

Tối ngày 12 tháng 10 lăm 1953, lực lượng du kích Ảrập lợi dụng sương mù và bóng đêm xâm nhập vào Israel, tập kích vào một ngôi làng nhỏ tên là Yahad và ném hai trái lựu đạn vào một ngôi nhà, giết hại một phụ nữ và hai đứa trẻ đang ngủ say. Vụ việc này đã gây lên làn sóng phẫn nộ khắp nơi trên đất Israel, dân chúng đồng loạt lên tiếng đòi quân đội phải thẳng tay trừng phạt bọn khủng bố.


4 giờ sáng ngày 13 tháng 10, Thủ tướng Ben Gourion triệu tập phiên họp khẩn cấp với sự tham dự của quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Rafen, tổng tham mưu trưởng Mackelav và Trưởng phòng tác chiến Moshe Dayan, sau khi bàn bạc, cả bốn thành viên này đều thống nhất thực hiện hành động phục thù nhằm vào bọn khủng bố, theo phương châm "ăn miếng trả miếng". Mục tiêu tấn công đó là làng Jibuya nằm trong lãnh thổ Jordan. Các báo cáo của điệp báo viên cho thấy, làng này là căn cứ hoạt động của bọn khủng bố, quyết định đưa ra là sẽ có một nhóm đặc biệt Israel sẽ đột nhập vào làng, phá sập vài chục nóc nhà, cho người Jordan cũng nếm thử mùi vị cay đắng khi bị tấn công. Sau cuộc họp của các quan chức cao cấp của Chính phủ Israel, ông Dayan lập tức quay về Bộ tổng tham mưu, tiến hành vạch kế hoạch báo thù. Lúc 7 giờ 30 sáng, Sharon vừa dẫn đội đặc nhiệm đi tập bài huấn luyện dã ngoại trở về doanh trại thì được lập tức gọi đến phòng Chỉ huy hành động báo thù thuộc Bộ Tư lệnh quân khu miền trung, tại đó có mặt Trưởng phòng tác chiến Bộ Tổng tham mưu Dayan, chuyên viên quân sự cao cấp Amit và các sĩ quan cao cấp của quân khu miền trung. Trong cuộc họp đã công bố kế hoạch báo thù do lực lượng của tiểu đoàn dù kết hợp với "lực lượng 101" tập kích vào làng Jibuya. Nhiệm vụ cụ thể được phân công như sau: lực lượng tập kích chủ yếu sẽ là lực lượng của tiểu đoàn dù, "lực lượng 101" làm nhiệm vụ kiềm chế và yểm hộ.


Sau khi nghe xong phần kế hoạch, Sharon cảm thấy hết sức bực bội, tại sao lại để cho "bọn bị thịt” lính dù làm công việc quan trọng như vậy, Sharon đang muốn cự lại với Dayan thì ở phía bên kia viên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn dù đột ngột hắng giọng "Tiểu đoàn dù chúng tôi từ trước tới giờ chưa từng thực hiện những nhiệm vụ tương tự như vậy, chưa có sự chuẩn bị đầy đủ, nếu có hành động khả năng thành công cũng không cao, tốt nhất phải có mặt khoảng thời gian để chuẩn bị." Rõ ràng đây là cánh từ chối mềm dẻo. Nghe những lời vừa rồi, Sharon mừng thầm trong bụng, nghĩ rằng cuối cùng cơ hội để thi thố tài năng đã đến.


Sau những lời phát biểu của viên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn dù, cả phòng họp rơi vào trạng thái im lặng, không ai lên tiếng, có vẻ như kế hoạch đã đi vào ngõ cụt. Sharon nóng lòng trước cơ hội lập công đầu tiên kể từ khi "lực lượng 101" được thành lập nên đứng vụt dậy, nói: "Mọi khâu chuẩn bị của "lực lượng 101" đã sẵn sàng, nếu như phía lực lượng dù có khó khăn, bộ phận chúng tôi có thể đảm nhiệm nhiệm vụ tác chiến chủ công và nhất định sẽ thắng lợi”. Không khí trong phòng trở lên nhộn nhịp hẳn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn dù ném về phía Sharon ánh mắt coi thường.


Dayan rất đánh giá cao sự chủ động của Sharon, điều đó đã giải tỏa được bế tắc khi tiểu đoàn dù thoái thác nhiệm vụ. Sharon nói thêm "Nếu chỉ dựa vào "lực lượng 101" e rằng lực lượng khá mỏng, tôi muốn có sự tương trợ của một bộ phận lực lượng dù, xin chờ ý kiến của trưởng phòng tác chiến". Dayan vui vẻ chấp thuận đề nghị của Sharon.


Sau khi tính toán, cân nhắc và chuẩn bị chu đáo Sharon đến bộ Tổng tham mưu, báo cáo lại với Dayan - người phụ trách phi vụ này - về tình hình chuẩn bị và kế hoạch hành động cụ thể. Dayan lưu ý Sharon rằng "Anh cần hiểu rằng nhiệm vụ phải thực hiện lần này hoàn toàn không tầm thường không nên quá sĩ diện, nếu thực sự khó khăn thì chỉ cần đánh sập vài ngôi nhà để bọn Jordan hiểu được rằng máu của người Do Thái đã đổ không phải là uổng phí, bọn thúng cũng phải trả giá, như vậy là đủ rồi".


Những lời này đối với Sharon thì lại như lửa đổ thêm dầu, càng khiến Sharon quyết tâm hơn. Sau khi nghe Dayan nói, Sharon bỗng có cảm giác người này vẫn chưa hiểu hết về "lực lượng 101". Sharon quyết tâm lần ra quân này sẽ san bằng Jibuya. "Lực lượng 101” là lực lượng đột kích tinh nhuệ nhất của Israel, cái tên "101" có nghĩa là tập kích trả hận. Trong kinh thánh "101" có nghĩa là ăn miếng trả miếng, nếu kẻ thù tấn công ta chúng sẽ phải nhận sự trả thù tương ứng. "Lực lượng 101" chính là sản phẩm lịch sử của mười mấy năm ân oán giữa người Israel và Palestin.


Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc đội đặc - nhiệm và 90 lính dù xuất phát. Vì quãng đường đến mục tiêu khá xa nên họ lên tàu hỏa và sau đó tập kết tại một hẻm núi cách làng Jibuya khoảng 8 km. Lực lượng được chia làm ba mũi tiếp tục đi bộ trên những con đường núi quanh co để tiếp cận mục tiêu, cơ động theo phương pháp này sẽ nâng cao khả năng bí mật của ý đồ hành động. Tiếp đó, họ lại tập trung tại một sườn núi phía Bắc Làng Jibuya.


Sharon hiểu rằng, Jibuya là căn cứ của bọn khủng bố, ở đó dứt khoát sẽ có sự đề phòng, nếu xảy ra đụng độ lực lượng lính Ảrập quanh vùng sẽ đến ứng cứu.

Sharon chia lực lượng lính dù thành hai nhóm bố trí tại vị trí có lợi ở phía Đông Nam và phía Tây ngôi làng nhằm ngăn chặn lực lượng quân đội Ảrập đến tiếp ứng. Tám người được bớt lại để làm nhiệm vụ tiếp ứng khi cần, còn lại "lực lượng 101" dưới sự chỉ huy của Sharon và Powme mang theo ống phóng rốc két và 300km thuốc nổ, họ đi dọc theo hai con hào do nước mưa tạo thành, tiến về phía khu làng.


Khi họ vừa bắt đầu triển khai đội hình cơ động thì nhóm của Powme đã bị trạm gác của lính Jordan bố trí trên một cao điểm nhỏ phát hiện, sau màn đấu súng ngắn ngủi, 10 lính Jordan đã bị tiêu diệt, những kẻ khoe tháo chạy tán loạn, vài phút sau, Sharon và tốp lính đã vào được phía trong làng.

Dân làng đang ngủ say bị dựng dậy bởi tiếng súng, họ luống cuống không biết phải làm gì, tiếp đó là cảnh dắt vợ đợ con chạy túa ra khỏi ngôi làng. Sharon và lính của mình đối diện với những ngôi nhà im lìm và trống rỗng, chỉ có trong một quán cà phê có một chiếc máy hát cũ - có thể chủ nhân của nó đã vội vàng chạy trốn nên không kịp tắt - đang phát ra giai điệu của một bản nhạc phương Đông đơn điệu.


Sharon lệnh cho binh sĩ sục vào từng căn nhà tìm kiếm, nhằm giảm thương vong cho những người dân thường. Cũng có thể thấy rằng trong giờ phút nghiêm trọng, kẻ "hung thần chiến tranh" này vẫn tự kiềm chế được bản thân. Nhưng còn một số binh lính thì coi việc lục soát từng căn nhà chỉ là trò trẻ con, khi bước vào phòng là họ nổ súng, sau đó là kêu gọi ai đó còn trốn trong đó hãy ra ngoài, uếu không thấy đáp lại chứng tỏ trong phòng không còn ai. Thực chất đó chỉ là làm cho qua chuyện, chính vì vậy mà tấn thảm kịch đã xảy ra. Khi đã đinh ninh rằng dân làng đã chạy trốn, lính Israel triển khai gài thuốc nổ, châm  ngòi dây cháy chậm và rút lui.


“Ầm! ầm! ầm...!" hàng loạt tiếng nổ vang dội xé toạc màn đêm đến tối và yên tĩnh, Sharon quay đầu nhìn lại khung cảnh kinh hoàng do chính tay mình đạo diễn, trong lòng vô cùng đắc ý. Khi trở về doanh trại, bố trì ổn thỏa cho các thành viên trong đội xong, anh vội vàng lên xe quay về Jersusalem, chuẩn bị lời lẽ để an ủi người vợ yêu quí mới cưới đã phải xa cách lâu ngày. Nhưng vợ anh không biết rằng chồng sẽ trở về, nên ngay từ sáng đã rời nhà đến bệnh viện làm việc.


Trời nắng như đổ lửa, bầu trời cao vời vợi, nhưng sau đó cát và mây đen đã vần vũ bầu trời Jersusalem. Vào buổi trưa hôm đó, khi Sharon mở radio, đón nghe bản tin nói về sự kiện vụ tập kích đêm qua vào làng Jibuya, anh chợt rũ xuống ghế như bị điện giật, cả người như thể đang run rẩy, anh ta được biết rằng, khi nhưng ngôi nhầm bị tan tành trong lửa khói cũng là giờ phút xảy đến một cuộc tàn sát những dân thường Ảrập trong tay không có tấc sắt.


Bản tin cho biết, khi "lực lượng 101" tấn công đã có gần 100 phụ nữ, người già và trẻ em không chạy trốn khỏi làng mà đã thu mình trong các gian hầm, trốn trên các tầng trên hoặc chui dưới gầm giường. Họ không dám động đậy, nằm yên chờ đợi mọi việc qua đi, nhưng sau đó họ đã bị chôn vùi trong đống đổ nát các ngôi nhà bị phá sập. Khi trời sáng có 70 xác chết được kéo ra từ trong đống đổ nát trong đó có hơn mười xác phụ nữ và trẻ em. Trước mắt mọi người là khung cảnh một vụ khủng bố bi thảm.


Sự kiện "làng Jibuya" đã gây lên làn sóng phẫn nộ tại các quốc gia Ảrập, dư luận thế giới có phản ứng gay gắt trước sự kiện này. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở phiên họp và lên án hành động bạo lực. Tại khắp Israel đều bùng lên sự tranh cãi, trong nội bộ giới quân sự cũng có sự bất đồng sâu sắc. Bộ Quốc phòng Israel đã lấy lại lòng tin vào khả năng có đủ sức mạnh phản kích lại hành động của những kẻ khủng bố người Ảrập, và "lực lượng 101" khẳng định được giá trị đặc biệt của nó trong khối quân sự của Bộ Quốc phòng bằng một vụ thảm sát như thế.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 02:45:02 pm
THÁO TRỘM "CON MẮT ĐIỆN TỬ"

Tháng 10 năm 1969, Thủ tướng lúc đó của Israel là Mayer nhận được một thông tin tình báo quan trọng qua các bức không ảnh do vệ tinh gián điệp của Mỹ chụp được, bức ảnh này cho thấy Ai Cập và Sirya đã bố trí hệ thống ra đa phòng không mới mua về từ Liên Xô dọc theo các vị trí chiến lược quan trọng ven bờ Hồng Hải và Địa Trung Hải.


Loại rađa phòng không này có tính năng kỹ thuật hiện đại, phạm vi kiểm soát lớn, hiệu quả cao, độ phân giải cao, có đủ khả năng kiểm soát được các hoạt động của không quân Israel, có thể dẫn đường cho tên lửa đất đối không từ cự ly rất xa bắn trúng vào mục tiêu xâm nhập vùng trời, điều này có đe dọa rất lớn đến lực lượng không quân của Israel.


Trong cuộc chiến tranh Trung Đông từ trước đến giờ, phía Israel có thể khá tự do tung hoành, giành quyền chủ động trong chiến đấu một phần rất lớn là dựa vào ưu thế về không quân. Nếu Ai Cập và Sirya trang bị cho quân đội của họ loại ra đa hiện đại này thì ưu thế về không quân của Israel sẽ giảm sút rõ rệt. Thủ tướng Mayer đang đứng trước tấm bản đồ quân sự khổ lớn trên đó mới được vẽ thêm những hình tam giác đỏ tượng trưng cho các trạm rađa, trầm tư suy nghĩ, những hình tam giác đỏ đó như những con mắt giận dữ nhìn vào bà, bà ném mạnh ly nước đang cầm trên tay xuống nền nhà, bực bội nói "Tôi nhất định phải móc những con mắt đáng ghét này".


Trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 (còn được gọi là chiến tranh ngày 5 tháng 6), không quân Israel đã phát động một cuộc tập kích bất ngờ vào các sân bay của Ai Cập và Sirya nằm sâu trong hậu phương. Hai nước này bị bất ngờ không kịp phản ứng hầu như toàn bộ số máy bay chiến đấu nằm trên đường băng bị tiêu diệt. Sau đó lực lượng bộ binh được không quân yểm trợ trong thoảng thời gian ngắn ngủi 6 ngày đã chiếm được gần 65.000 km2 đất đai bao gồm bán đảo Sinai của Ai Cập, cao nguyên Golan của Sirya và vùng thuộc quyền quản lý của Jordan tại Jersusalem. Ai Cập và các nước hết sức căm giận, nhằm lấy lại đất đai, giữ gìn danh dự đất nước, kiềm chế sự lộng hành của không quân Israel, đã không tiếc khi phải chi những khoản ngoại tệ lớn, bí mật mua về vài dàn rađa phòng không tiên tiến của Liên Xô chia ra bố trí ở những vị trí tiện cho việt theo dõi hoạt động của không quân Israel, hình thành mạng lưới phòng không chặt chẽ, kiểm soát trong phạm vi cự ly cao và thấp gần và xa. Thủ tướng Israel rất bức bối trước sự kiện này, quyết tâm sẽ tiêu hủy hoàn toàn những trạm rađa đó. Nhưng hiện tại những dàn rađa đã được bố trí, lắp đặt xong và đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, đây là mối đe dọa lớn đối với lực lượng không quân Israel.


Nếu phía Israel cho máy bay không kích vào các trạm ra đa này có thể máy bay chưa bay đến được trận địa đối phương đã bị phát hiện và bắn hạ. Nếu thực hiện kế hoạch dùng bộ binh tấn công mục tiêu thì do khoảng cách cơ động quá xa sẽ rất khó khăn hơn nữa phía quân đội Ai Cập đã có sự chuẩn bị, khu vực xung quanh các trạm rađa đã bố trí lực lượng phòng thủ, rất khó nang lại hiệu quả tấn công.


Vậy phải làm gì để vô hiệu hóa những "con mắt" của người Arập? Sau khi bí mật bàn bạc với Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng, Thủ tướng Meyer quyết định sẽ sử dụng lực lượng đặc nhiệm, đột nhập tập kích vào trận địa ra đa đối phương.


Ngày hôm sau trong khu căn cứ không quân được canh phòng nghiêm ngặt, một tốp lính trong quân phục rằn ri đang vây quanh một hệ thống đài rađa, nghe các chuyên gia kỹ thuật điện tử giới thiệu về cấu tạo và đặc điểm của hệ thống rađa. Đây chính là lực lượng đặc nhiệm do Thủ tướng Meyer tổ chức nhằm mục đích tấn công tiêu diệt trạm rađa của Ai Cập, đội đặc nhiệm được mang mật danh "Chuột thần". Qua hơn một tháng tập luyện trong điều kiện tuyệt mật, đội đặc nhiệm đã nắm vững được phương pháp đột nhập bí mật vào lãnh thổ đối phương bằng đường bộ và đường thủy, học được cách đặt mìn hẹn giờ vào vị trí các bộ phận, thiết bị quan trọng của đài rađa, thực tập các tình huống có thể xảy ra, đề ra các phương pháp đối phó cụ thể.


Phía Mỹ, khi biết được kế hoạch người "anh em" Israel chuẩn bị tập kích vào hệ thống rađa nằm trong lãnh thổ Ai Cập, liền đưa ra đề nghị mong rằng sẽ được Israel cung cấp cho một dàn ra đa hoàn chỉnh để có thể nghiên cứu biện pháp đối phó.


Thủ tướng Meyer vì muốn khoe khoang khả năng của lực lượng đặc nhiệm nên đã đồng ý với yêu cầu của "ông anh cả".

Đài rađa có kết cấu cồng kềnh, chỉ dàn ăng ten đã cao bằng cỡ tòa nhà hai tầng, toàn bộ các thiết bị có trọng lượng khoảng 70 tấn, nếu muốn đưa thiết bị khổng lồ này từ trận địa bảo vệ cẩn mật của đối phương chuyển về Israel đâu phải chuyện dễ. Chỉ riêng việc lực lượng đặc nhiệm vượt khoảng cách xa xôi tấn công phá hủy trạm rađa được canh phòng nghiêm ngặt là vô cùng khó khăn, còn nếu muốn vận chuyển nó về đến nơi an toàn thì khó khăn quả là khó tưởng tượng. Trong trường hợp này, thời gian quấn luyện cho lực lượng đặc nhiệm phải dài hơn, để họ có thể nắm vững được yêu cầu nhiệm vụ.


Ngày 25 tháng 12 là ngày lễ giáng sinh truyền thống.

Tại Cairo của Ai Cập đang là giữa mùa đông, tiết trời lạnh lẽo, nhưng trên các đường phố lớn đều ngập tràn bầu không khí lễ hội. Thế nhưng tại trạm rađa chủ yếu ở cách xa Cairo lại rất vắng vẻ, có thể do vào ngày lễ nên đa số các chiến binh Ai Cập đều đang tập trung trong các câu lạc bộ uống rượu chúc tụng lẫn nhau, cả trận địa rađa rất vắng vẻ, chỉ có dàn ăng ten khổng lồ đang lặng lẽ quay trong gió lạnh.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 02:45:39 pm
Màn đêm vừa buông xuống, hai chiếc máy bay trực thăng màu trắng không mang số hiệu gì chở theo 50 lính đặc nhiệm vào 10 chuyên gia kỹ thuật điện tử lặng lẽ cất cánh từ một sân bay bí mật nằm trong lãnh thổ Israel, lợi dụng bóng đêm, chúng bay thấp hướng về phía Tây Nam, rất nhanh sau đó chúng đã khuất dần về phía Địa Trung Hải.


Chiến dịch tấn công vào trận địa ra đa của Ai Cập của đội "Chuột thần” đã bắt đầu. Các máy bay không dám bật đèn pha vì sợ lộ, chúng bay mò mẫm trong bóng đêm. Đây là hành động mạo hiểm. Nếu bị rađa của phía Ai Cập phát hiện, họ còn chưa kịp nhìn thấy hình thù trạm rađa thì đã bị bắn hạ rồi. Trên đường bay, các thành viên đều căng thẳng, nơm nớp lo sợ, cho dù đang là giữa mùa đông, thời tiết rất lạnh lẽo song trên trán mọi người đều lấm tấm những giọt mồ hôi.


Từ lúc lực lượng đặc nhiệm cất cánh, Thủ tướng Mayer vẫn ngồi trong phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu, bồn chồn theo dõi tin tức của cuộc tập kích. Nếu phi vụ này thành công, mang được các thiết bị rađa về Israel thì không những nhờ đó có thể tìm được cách gây nhiễu, đánh lừa hệ thống rađa mà tiếp đó là có thể cho máy bay đánh phá, phá hủy các trạm rađa còn lại. Nhưng nếu chuyến đi này thất bại thì hậu quả sẽ khôn lường.


Sau nửa tiếng vẫn không có tin tức gì báo về. Thủ tướng Meyer dường như hết kiên nhẫn, đã mấy lần bà bước đến bên người sĩ quan liên lạc, định dùng điện đài liên lạc với lực lượng hành động, nhưng cuối cùng bà lại kìm được.


Máy bay trực thăng tiếp tục bay sát mặt biển, thỉnh thoảng lại có những giọt nước biển bị cánh quạt máy bay thổi bắn lên thân máy bay. Qua chặng đường bay dài trong tiếng động ồn ã của động cơ và tiếng gầm gào của sóng biển, các chiến sĩ đều có vẻ mệt mỏi. Khi sắp tiếp cận khu vực kiểm soát của trạm rađa, máy bay tiếp tục hạ thấp độ cao, tăng tốc bay trên độ cao chỉ cách mặt biển vài mét, nhằm thẳng hướng mục tiêu.


Đột nhiên, đèn đỏ trong khoang máy bay nhấp nháy, chuông báo vang lên những tiếng ngắn chói tai, giục giã. Đó là tín hiệu đã tiếp cận mục tiêu, chuẩn bị hành động phát ra từ phòng điều khiển máy bay.

Các chiến sĩ đặc nhiệm nhanh chóng đội mũ sắt, chỉnh lại các trang bị, xem lại vũ khí.

Máy bay trực thăng bay vụt qua khu vực trận địa của lực lượng bảo vệ trạm rađa, phi công hạ cánh điêu luyện xuống khu vực chỉ cách đài rađa khoảng 100 mét. Cửa máy bay vừa bật mở, lính đặc nhiệm trong trang phục nguy trang đã lao ra, một tổ chiếm lĩnh vị trí có lợi gần chỗ hạ cánh, làm nhiệm vụ yểm hộ, những người khác chia làm ba hướng xông vào đài rađa.


Khi máy bay vừa hạ cánh, phi công đã nhanh chóng báo về bộ tổng tham mưu: "Chuột thần" đã đến mục tiêu, đang triển khai hành động theo kế hoạch".

Khi nhận được tín hiệu báo về, thủ tướng Meyer hết sức vui mừng. Một mặt, bà ta chỉ thị cho lực lượng đặc nhiệm phải chú ý hiệp đồng, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, một mặt ra lệnh cho không quân chuẩn bị yểm trợ cho lực lượng đặc nhiệm rút ra an toàn. Khi đột nhập được vào đài rađa, lực lượng đặc nhiệm nhanh chóng dùng súng giảm thanh hạ gục lính gác. Tiếp đó một bộ phận chiếm giữ trận địa phòng thủ của lính Ai Cập, đề phòng địch phản công. Một bộ phận phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật, trực tiếp lên đài rađa, tháo dỡ toàn bộ thiết bị, đưa về máy bay. Trước lúc trời sáng, dưới sự yểm hộ của không quân, bộ dàn rađa trị hàng triệu đôla này sẽ được đưa về Israel.


Do tốc độ và độ bí mật cao trong hành động, một lực lượng bảo vệ khác của quân Ai Cập đóng quân cách đó khoảng 3 km hoàn toàn không hay biết những sự kiện diễn ra trong đêm, đến lúc trời sáng họ mới phát hiện ra là không thấy dàn ăng ten đâu cả, họ lại cứ ngỡ rằng trận địa rađa đã chuyển vị trí trong đêm qua.


Qua nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có hệ thống các thiết bị của trạm ra đa thu được, các chuyên gia tình báo, chuyên viên kỹ thuật Israel đã nắm được thông tin về tần số, bước sóng, cự ly kiểm soát, đặc điểm tín hiệu và các tham số bí mật khác của hệ thống rađa này. Nhờ vào những phát hiện đó, họ đã tìm được cách đối phó, né tránh loại rađa này, và đã chế tạo được thiết bị gây nhiễu hiệu quả. Cũng từ đó, không quân của Israel lại tiếp tục ngang nhiên hoành hành, tấn công vào các mục tiêu của các nước Ảrập.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 03:59:40 pm
VỮNG VÀNG TRONG TÌNH HUỐNG HIỂM NGHÈO

Tháng 8 năm 1973, hai kẻ thù truyền thống của Israel, tổng thống Ai Cập Anwar-al-Sadat và tổng thống Sirya Hafez-al-Assad gặp gỡ bí mật tại thủ đô Damascus của Sirya, ký tên vào văn kiện tuyệt mật, quyết định liên kết với 9 nước Ảrập khác đồng loạt tấn công Israel vào ngày "Lễ chuộc tội".

Ngày 6 tháng 10, là ngày "Lễ chuộc tội" của người Do Thái. Để biểu thị sự tôn kính với bề trên, người ta không ăn, không uống thậm chí không nói chuyện, cả ngày quì trong giáo đường cầu nguyện: Cuộc chiến tranh kéo dài liên miên trong suốt 30 năm với thế giới Ảrập đã khiến đại đa số người dân cảm thấy mệt mỏi. Trong các ngày "lễ chuộc tội" cũng là dịp người ta cầu chúc sự bình yên sớm quay trở lại, nhưng người Israel không thể ngờ rằng trái với niềm mong ước hòa bình của họ, cuộc chiến đấu phục thù của thế giới Ảrập đang đến gần.


Lúc 14 giờ 30, liên quân Ảrập do Ai Cập và Sirya đứng đầu bất ngờ mở cuộc tấn công vào Israel từ hai tuyến nam, bắc dọc theo kênh đào Suez và cao nguyên Golan. Không quân Ai Cập cho 220 chiếc MiG cất cánh, tấn công hủy diệt vào sở chỉ huy, doanh trại quân đội, sân bay, trung tâm liên lạc của quân đội Israel, chỉ sau không đầy 20 phút đã có 90% số mục tiêu bị tiêu diệt.


Liền sau đó, hơn 2000 khẩu pháo các cỡ của quân đội Ai Cập bố trí dọc theo bờ Tây kênh đào Suez cũng bắn khoảng 3000 tấn đạn sang trận địa quân Israel bố trí trên bờ Đông. 8000 quân cảm tử Ai Cập ngồi trên 1000 chiếc xuồng cao su và xe thiết giáp lội nước, dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo binh, dũng cảm vượt sông trên tuyến chỉnh diện dài khoảng 10 dặm. Sau khi cuộc chiến mở màn khoảng nửa tiếng, họ đã trèo lên được bờ đập phía Đông cao khoảng 17 mét của Israel, chiếm lĩnh được phòng tuyến số 1 "phòng tuyến Berlev" do người Israel xây dựng ròng rã suốt 8 năm trời đã bị chọc thủng. Sau 24 tiếng, quân đoàn 2, quân đoàn 3 của Ai Cập đã vượt qua sông, chiếm lại thị trấn Kanpela và Hated. Sang ngày thứ 3, phía Israel điều động ba lữ đoàn thiết giáp phản công lại trên toàn tuyến nhưng lại bị quân Ai Cập giáng trả, bị tổn thất nặng. Trong trận này, lữ đoàn thiết giáp chủ bài của Israel - lữ đoàn 190 - bị tiêu diệt toàn bộ, lữ đoàn trưởng bị bắt làm tù binh.


Lúc này lực lượng bộ binh của Ai Cập đổ bộ lên bờ đông của kênh đào đã lên tới 6 sư đoàn, khống chế trên một khu vực có chiều dài 100 km, chiều sâu 10 km, quân đội Israel rơi vào trạng thái hết sức thụ động.

Cùng lúc này, trên tuyến phía Bắc, Sirya đã đưa vào đó lực lượng gồm 2 sư đoàn thiết giáp và 3 sư đoàn bộ binh, chia làm 3 mũi tấn công mạnh mẽ vào trận địa Israel trên cao nguyên Golan. Sau 72 tiếng đồng hồ, quân đội Sirya đã vượt qua ranh giới xác lập trong thỏa thuận ngừng bắn Sirya - Israel của "Cuộc chiến ngày 5 tháng 6", ba lữ đoàn thiết giáp và bộ binh của Israel bị thiệt hại nặng. Các quốc gia Ảrập như Iraq, Kuwait, Jordan, Algeria, Libya, Ảrập Xêút, Sudan, Tunisii, Monaco đồng loạt gửi quân tham chiến, tổng thống Iraq Sadam Hussein thậm chí còn gửi đến sư đoàn xe tăng cận vệ tổng thống do chính người em họ chỉ huy.


Israel rơi vào tình huống nguy cấp. Những nhân vật thuộc phái "diều hâu” hiếu chiến đã nghĩ đến ngón đòn cuối cùng, đó là 13 quả bom nguyên tử đang được cất giữ trong sa mạc Negev. Một kế hoạch tàn bạo hơn cũng được xem xét đó là phá hủy con đập ngăn nước lớn nhất thế giới do Ai Cập xây dựng nằm trên thượng nguồn sông Nil. Giới quân sự Israel và cơ quan tình báo Mossad đã từng tính toán kỹ lưỡng về lượng nước chứa trong hồ và độ chênh mực nước, kết quả tính toán là: một khi đập nước này bị phá hủy trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, thì toàn bộ vùng đồng bằng phì nhiêu của Ai Cập sẽ ngập chìm trong dòng nước lũ. Israel đang trong tình huống nguy cấp buộc phải đứng trước sự lựa chọn có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng.


Nước Mỹ là nước có số người Do Thái cư trú đông nhất trên thế giới, họ làm việc trong nhiều ngành nghề quan trọng như kinh doanh, chính trị, thông tin, họ trở thành những mắt xích quan trọng trong mối liên kết mối quan hệ giữa hai Nhà nước. Thủ tướng Mayer cho rằng trong tình hình Israel đang lâm vào tình cảnh khó khăn, nước Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Rất nhanh sau đó, từ bờ bên kia của đại dương tổng thống Nixon thông báo, cơ quan tình báo Mỹ và Israel đã phát hiện được những dấu hiệu tình báo vô cùng quan trọng và đang tiến hành phân tích, dự đoán sau 24 giờ nữa cục diện chiến tranh giữa Israel và Ai Cập sẽ có những thay đổi rất lớn, Thủ tướng Meyer cố gắng đứng vững trước sức ép ngày càng lớn từ phía nội các và giới quân sự, bà kiên quyết không đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời cho truyền đạt mệnh lệnh tối khẩn: "toàn tuyến tử thủ trong 24 tiếng đồng hồ”.


Vài tiếng sau, thủ tướng Meyer nhận được một tập không ảnh do vệ tinh trinh sát của Mỹ chụp về tình hình bố trí lực lượng trên khu vực chiến trường kênh đào Suez.

Tổng tham mưu trưởng lục quân báo cáo kết quả nghiên cứu trong phiên họp "Căn cứ vào các bức không ảnh của vệ tinh do phía Mỹ cung cấp và kết quả trinh sát của Mossad, kết quả cho thấy: các quân đoàn 2, quân đoàn 3 của Ai Cập sau khi vượt qua kênh đào Suez ở khu vực tuyến một, nhằm tập trung binh lực và trang bị vào mũi chủ yếu, lực lượng binh lực ở hai cánh đều có sự co lại nhất định, đã tạo thành hai mũi tấn công ở hai bên Dewswa. Như vậy, giữa hai quân đoàn này đã xuất hiện một khe hở rộng khoảng 10 km. Theo thông tin do máy bay trinh sát SR - 71 của Mỹ bay trên khu vực bầu trời bán đảo Sinai cung cấp, khe hở này vẫn đang có xu hướng tiếp tục dãn rộng, phía Ai Cập đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện ra điều này".


Viên Tổng tham mưu trưởng ngừng lại giây lát, rồi chỉ vào bản đồ nói tiếp "Chúng tôi đã đánh giá sơ bộ, nếu cho một lực lượng tinh nhuệ, qua khe hở này đi sâu vào phía sau đội hình tấn công của địch, như vậy dù sau đó ta đánh sang trái hay bên phải đều có thể bao vây được một quân đoàn địch, tất nhiên, nếu thuận lợi, thì sẽ giành được thắng lợi lớn hơn nữa, cả cục diện chiến trường sẽ có sự thay đổi rõ rệt".


Những sứ mạng đặc biệt như vậy thường được giao cho lực lượng đặc nhiệm. A.Sharon vừa đến thao trường, người sĩ quan liên lạc đã đưa đến mệnh lệnh viết tay của Thủ tướng đại ý nói: có dấu hiệu cho thấy, chiến trường chính diện quân Ai Cập đã xuất hiện khe hở, nội các và Bộ Tham mưu đang nghiên cứu một phương án tác chiến mới, lực lượng đặc nhiệm sẵn sàng nhận lệnh, thực hiện nhiệm vụ”.


Với một người dày dạn kinh nghiệm chiến trường như Sharon ông ta hiểu rằng, chiến tranh đó là diễn biến tiếp theo của đấu tranh chính trị và kinh tế muốn khuất phục được đối phương trên mặt trận chính trị thì biện pháp hiệu quả đó là khống chế mạch máu kinh tế của kẻ thù. Đối với Ai Cập mạch máu đó chính là con kênh đào Suez. Một kế hoạch táo bạo, gần như là không thể thực hiện nổi đã hiện lên trong đầu ông, phải đưa quân vượt qua kênh đào Suez, khống chế tuyến giao thông chiến lược quan trọng bậe nhất trên thế giới.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:00:35 pm
Trong chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu tại Tel Aviv, trên tấm bản đò quân sự tỷ lệ 1/100.000, căn cứ vào thông tin do vệ tinh gián điệp Mỹ cung cấp, tại vị trí gần Dawswa phía Bắc hồ lớn nơi kết hợp giữa hai mũi tiến công của quân đoàn 2 và quân đoàn 3 của Ai Cập, một khe hở rộng 20km được đánh dấu, qua đó một hình mũi tên lớn màu đen đi qua khe hở vươn dài về hướng bờ Tây kênh đào Suez của Ai Cập. Đây chính là 1 kế hoạch tác chiến tuyệt mật, nội các chiến tranh của Israel đã uỷ quyền cho A.Sharon dẫn một lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Quốc phòng Israel thực thi nhiệm vụ này.


Xẩm tối, trên hoang mạc Sinai xuất hiện một đoàn xe thiết giáp chạy thẳng vào trung tâm chiến tuyến của quân Ai Cập kéo theo sau làn khói bụi bay mờ mịt, người chỉ huy mũi đột kích này chính là A.Sharon, đi sau xe chỉ huy là 13 chiếc xe tăng T54, T55 do Liên Xô sản xuất, 10 chiến xe bọc thép và 200 lính đặc nhiệm dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, đoàn xe đều được sơn cờ hiệu quân đội Ai Cập, rùng rùng lao đi trong bóng đêm.


“Tút, tút, tút" trong tai nghe của Sharon vang lên tiếng nói gấp gáp của người sĩ quan đi trên chiếc xe dẫn đường." Báo cáo, phía trước đã gần tới kênh đào, trạm gác quân Ai Cập đã phát hiện ra chúng ta, chúng đang - dùng tín hiệu đèn liên lạc để hỏi chúng ta đi đâu. "Nói - với chúng, đội thiết giáp biệt phái thuộc quân đoàn 2 trở về bờ Tây làm nhiệm vụ!” Sharon trả lời dứt khoát. Trong khi trả lời lại quân Ai Cập bằng tín hiệu liên lạc nắm được, đội hình đoàn xe tiếp tục chạy hết tốc lực hướng về phía đường xuống bến vượt sông.


"Xin chào! xin chào những chiến sĩ đến từ bờ đông một thiếu uý trong lực lượng bảo vệ bến vượt sông chạy ra từ trong chòi gác, hét lên với những chiếc xe đang ầm ầm lao tới. Mấy người lính đang đứng gác cũng buông súng, bướt ra từ sau ụ súng xách theo cả mấy xô nước. "Tằng, tằng, tằng...!" những luồng đạn bay ra từ khẩu súng máy 7,62 ly hai nòng gắn trên tháp pháo chiếc xe tăng T55, viên thiếu uý vội buông cánh tay đang chào xuống, luống cuống móc súng. Muộn rồi Một chiếc xe tăng đang đà chạy đã lao tới cuốn anh ta vào trong dải bánh xích của nó. Lúc này số lính gác như bừng tỉnh, vội vàng nổ súng chống trả. Nhưng do lực lượng quá chênh lệch, sự chống cự lúc này chỉ là vô ích, toàn bộ số lính trong trận địa gác bến vượt sông đều bị tiêu diệt, trận địa rơi vào tay quân Israel.


"Báo cáo tướng quân, quân Ai Cập trong trận địa chính định ngăn chặn đội hình quân ta, chúng đang sử dụng súng chống tăng và hỏa tiễn, hai xe tăng của ta đã trúng đạn bốc cháy. Hai chiếc xe tăng Israel trúng đạn bốc cháy dữ dội, nhưng đội hình đoàn xe vẫn không dừng lại. "004, 004 đâu, nhằm vào hỏa điểm súng chống tăng, tiêu diệt". "Ầm!" chiếc xe tằng số hiệu 004 hơi rung lên, một phát đạn xuyên đã vọt đi bắn trúng vào mục tiêu, đạn nổ làm cho số đạn dược trong hỏa điểm nổ theo, vài lính Ai Cập trên người bốc cháy, kêu la thảm thiết, lao ra từ bên trong, một trận mưa đạn lập tức trùm lên họ. Sharon xem đồng hồ, vẫn chưa đến 6 giờ sáng, còn một tiếng nữa trời mới sáng. "Đột phá khu vực giữa, đánh vu hồi hai bên sườn, nhanh chóng tiêu diệt lực lượng địch co cụm". Mệnh lệnh chiến đấu vang lên, không thể để lực lượng quân Ai Cập ở đây báo cáo về hành động của lực lượng Israel tại đây lên cấp trên của chúng. Như vậy sẽ làm lộ kế hoạch. Sau 30 phút đoàn xe đã tới được bờ sông.


"Vượt sông"' những chiến sĩ đầu tiên đã bắt đầu lên phao vượt sông. Qua ống nhòm có độ phóng đại 12 lần, Sharon đã nhìn thấy hơn chục chiến sĩ đã vượt qua sông và trèo lên được bờ đập của kênh đào, họ đang vẫy lá cờ Israel màu trắng có in hình ngôi sao David sáu cánh màu xanh. "Chúng tôi đã vượt sông thành công, lần đầu tiên quân đội của người Do Thái đặt chân lên đất Châu Phi". Một bức điện được Sharon chuyển về cho Thủ tướng Meyer.


Đêm 19 tháng 10, lực lượng đặc nhiệm và tổ công binh đã bắc xong hai chiếc cầu phao, một lực lượng lớn xe thiết giáp Israel đang chiến đấu trên chiến trường Sinai đã nhanh chóng vượt qua hai chiến cầu này chuyển sang bờ Tây kênh đào, đánh bọc chặn đường lui của quân Ai Cập.

Theo lệnh của Sharon, lực lượng đặc hiện thực hiện chiến thuật tốp xe tăng chiến đấu, mỗi đại đội xe tăng đi kèm với vài tổ đặc nhiệm đi trên xe bọc thép chở quân và tổ súng tên lửa chống tăng. Trên địa hình trống trải những tốp xe tăng cơ động tìm những khu vực phòng ngự mỏng của quân Ai Cập, tiêu diệt phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không, trận địa pháo, sở chỉ huy và các căn cứ của Ai Cập tại hậu phương. Sharon nhằm đúng vào điểm yếu của hệ thống phòng thủ mỏng của quân Ai Cập, điều động lực  lượng chiến đấu rất hiệu quả. Quân Israel cử ra hơn mười đội đột kích, chuyên tìm và tấn công phá hủy các dàn tên lửa SAM của quân đội Ai Cập bố trí dọc theo bờ Tây kênh đào. "Lá chắn phòng không" do Ai Cập xây dựng bằng hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô bố trí dọc theo kênh đào đã bị Sharon xé toang một mảnh trên chiều dài 30km.


Thành công của lực lượng đặc nhiệm Israel tại bờ Tây kênh đào đã làm thay đổi tình thế bất lợi của quân Israel lúc trước. Lực lượng quân đội Israel vượt qua cầu phao đã cắt đứt dường rút của quân đội Ai Cập, các quân đoàn 2 và 3 của Ai Cập đang chiến đấu trên bờ đông kênh đào bị rơi vào tình thế phải chống đỡ cả hai mặt. Đến ngày 22 tháng 10 quân Ai Cập bị buộc phải thực hiện chuyển sang phòng thủ trên toàn tuyến.


Trận tập kích vượt kênh đào Suez của lực lượng đặc nhiệm Israel đã trở thành bước ngoặt cho cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư, cũng có thể nói lực lượng đặc nhiệm đã đưa Israel quay về từ ranh giới của sự diệt vong.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:02:13 pm
ÁM SÁT "CON CHIM ƯNG THÁNH CHIẾN"

Ngày 16 tháng 4 năm 1988, ngoại ô phía Bắc thành phố Tunisi xảy ra một vụ ám sát, nạn nhân là thành viên Ban chấp hành tổ chức giải phóng Palestin (PLO), Phó tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Abu Jihad bị ám sát ngay trong biệt thự của mình. Vụ ám sát này đã được vạch kế hoạch, chuẩn bị trong suốt 5 năm, do lực lượng đặc nhiệm Israel bí mật thực hiện. Abu Jihad tên thật là Khahl al-Warir, sinh tháng 10 năm 1935 trong một gia đình nhỏ tại thành phố bờ tây sông Jordan. Năm 1948 khi cuộc chiến tranh Palestin nổ ra, Jihad đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào giải phóng Palestin, được bầu làm chủ tịch giội liên hiệp học sinh Palestin. Tại đây, năm 20 tuổi, Jihad được lựa chọn đưa vào một căn cứ quân sự gần Cairo, được huấn luyện quân sự. Tháng 2 năm 1959, Jihad đến Kuwait cùng với một số trí thức trẻ người Palestin. Họ ở lại Kuwait tuyển chọn người, bí mật chuẩn bị lực lượng để thành lập tổ chức du kích lớn nhất nằm trong tổ chức giải phóng Palestin tổ chức "Fatah". Năm sau, "Fatah" được chính thức thành lập tại Beirut, tổ chức này gồm ba bộ phận, Jihad trở thành người phụ trách nhóm "Fatah" tại Algeria. Đầu nam 1965, Jihad đã tổ chức thành công trận tập kích đầu tiên của du kích Palestin chống lại Israel. Anh ta thông minh, nhiều mưu mẹo, thành thạo trong việc chỉ đạo, vạch kế hoạch, giáng cho quân đội Israel những đòn đánh nặng nề, những chiến công này đã có ý nghĩa cổ vũ rất lớn tinh thành đấu tranh của người Palestin, quan trọng hơn nó đã chứng tỏ rằng việc tổ chức ra các đội du kích, tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích là biện pháp hiệu quả để giải phóng đất nước. Sau đó, Jihad luôn đóng vai trò người chỉ huy các hoạt động đấu tranh vũ trang chống lại Israel trên địa bàn các nước như Jordan, Algeria, Liban, vì sự thông minh quả cảm cũng như những thành tích vang dội đạt được, Jihad được người dân Palestin gọi là "Chim ưng thánh chiến".


Ngoài vai trò là uỷ viên Ban chấp hành tổ chức giải phóng Falestin, Phó tổng tư lệnh lực lượng vũ trang tổ chức giải phóng Palestin, Jihad còn là trưởng đoàn đoàn đại biểu Palestin thuộc Uỷ ban Jordan về các phần lãnh thổ bị chiếm đóng, người phụ trách tổ vũ trang "Gió bão" của "Fatah", người phụ trách tổ chức dân quân bờ Tây và dải Gaza. Đầu tháng 3 năm 1988, tại Israel xảy ra một vụ bắt cóc xe buýt. Đây thực chất là cuộc đấu tranh tự phát của người dân Palestin, nhưng phía Israel một mực qui trách nhiệm cho Jihad là người đã tổ chức, vạch kế hoạch cho vụ bắt cóc này, nhà cầm quyền Israel do đó quyết định tổ chức ám sát Jihad để trả thù cho vụ này. Báo cáo kế hoạch ám sát được trình lên các nhà cầm quyền cao nhất của Israel, trong cuộc họp báo có sự tham dự của Tổng thống Israel, Bộ trưởng ngoại giao Shimon Peres, Bộ trưởng Quốc phòng Rabin đã đồng ý triển khai kế hoạch hành động, lập tức kế hoạch hành động được đưa xuống cho cán bộ phận có trách nhiệm thực hiện. Cơ quan tình báo Mossad, lực lượng người nhái Hải quân và đặc nhiệm lục quân sau khi nhận lệnh, đã nhanh chóng thành lập một đội biệt kích khoảng 30 người, trong đó có hai nữ gián điệp thuộc cơ quan tình báo Israel. Các thành viên trong đối hầu hết đều thông thạo tiếng Ảrập, thạo bắn súng, đặt mìn, giỏi võ thuật, cải trang, chụp ảnh và theo dõi.


Ngay từ năm 1983, Mossad đã cho điệp viên theo dõi Abu Jihad, do đó đã nắm rõ và chi tiết về chỗ ở tình hình bảo vệ tại nơi ở của Jihad tại Tunisia cho đến thói quen, qui luật sinh hoạt của anh ta. Trước khi ra tay ám sát, lực lượng biệt kích đã tập luyện nhiều lần. Trong tập luyện nhiệm vụ của từng người được phân công rõ ràng. Có người làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài, chặn các ngả đường dẫn đến mục tiêu có người chuyên theo dõi, có người ở lại giữ phương tiện di chuyển. Mỗi người trong số họ đều phải nắm chắc nhiệm vụ của mình.


Các thành viên đặc nhiệm coi việc tham dự vụ ám sát này là vinh dự của bản thân, họ cho đó là giờ phút vinh quang phục vụ cho tổ quốc và còn đùa cợt với nhau một cách điên rồ rằng, ai là người đầu tiên bắn hạ Jihad, người đó sẽ nhận được món quà là một thiếu nữ xinh đẹp. Đến cuối tháng 3, mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất.


Nhân viên điệp báo được biệt phái đến Tunisia đã gửi về tổng hành dinh của Mossad bức mật điện. "Lúc 4 giờ sáng ngày 16 tháng 4, Abu Jihad sẽ bay từ Tunisia đến một địa điểm bí mật. Lúc 3 giờ sáng sẽ rời chỗ ở đến sân bay". Một tin tức khác được chuyển đến với nội dung: trong chuyến đi này, Jihad sẽ gặp gỡ với một quan chức đứng đầu Nhà nước của quốc gia có quan hệ chặt chẽ với tổ chức PLO, bàn bạc vấn đề nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu của PLO, và dự định sẽ phát động hoạt động quân sự lớn nhằm vào Israel. Mossad lập tức triệu tập cuộc họp bất thường có sự tham dự của một số lãnh đạo cán bộ phận có liên quan. Mọi người thống nhất cho rằng, chuyến đi này của Jihad sẽ thực hiện một sứ mạng to lớn, trước khi đi dứt khoát sẽ gặp gỡ bàn bạc với những lãnh đạo khác của PLO.


"Theo kinh nghiệm trước đây, trong vòng hai tiếng trước lúc khởi hành, rất có thể Jihad sẽ ở lại trong tòa biệt thự đó, đó là thời gian từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, sẽ rất yên tĩnh. Tiến hành ám sát chắc chắn thành công".


Nhằm đề phòng bất trắc, Shamir, Peres và Rabin quyết định phi vụ này sẽ do Phó tổng tham mưu trưởng thượng tá Barak chỉ huy, cục trưởng cục tình báo quân sự thiếu tướng Shahak, Pered cố vấn đặc biệt của tổng thống tham gia vào việc vạch kế hoạch và lãnh đạo.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:02:54 pm
Ngày 14 tháng 4 năm 1988, ngay trước thời điểm tháng ăn chay của tín đồ Hồi giáo, màn sương mù buổi sớm bao phủ mặt biển Địa Trung Hải. Một con tàu không rõ quốc tịch lặng lẽ tiến vào gần bờ. Trên thuyền khoảng hơn 20 người mang vũ khí, họ không hề lên tiếng chỉ trao đổi với nhau qua ánh mắt, điều này chứng tỏ giữa họ có những thỏa thuận từ trước. Lát sau, một chiếc xuồng cao tốc được từ từ hạ xuống mặt biển, bọn họ bước xuống chiếc xuồng, nổ máy chạy về phía đã định khi còn cách bờ biển Tunisia vài kilômét chiếc xuồng dừng lại, nhóm người đó nhảy xuống biển và bơi vào bờ. Không có một mệnh lệnh nào được phát ra, họ hành động một cách hết sức nhanh chóng và chuẩn xác.


Trên bờ biển đã có 3 người đang đợi sẵn, khi thấy nhóm người nọ xuất hiện, bọn họ cùng lên xe ô tô chờ sẵn, chiếc ô tô khuất dần sau màn sương mù buổi sáng. Chiếc xe đưa họ đến một căn phòng bí mật, trong phòng hơi tối nhưng rất rộng rãi sạch sẽ, ở đó đã được để hơn 20 bộ quân phục quân đội Tunisia. Khi trời sáng nhóm người nọ đã xuất hiện trên bờ biển trong trang phục quân đội Tunisia. Họ không gây ra bất kỳ sự chú ý nào. Vào lúc gần trưa, trước cửa một hãng cho thuê xe ô tô có một người đàn ông và hai phụ nữ đến thuê xe, ba người này nói tiếng Ảrập rất lưu loát như những người Liban, mấy người không bắt chuyện với nhau, dường như họ đều là những người không quen biết. Người đàn ông cao lớn, điển trai, dáng điệu đàng hoàng và có học thức, hai người phụ nữ rất yêu kiều, đoan trang. Nhân viên hãng xe xem chiếu lệ hộ chiếu của họ. Hai người con gái đó, một người mang tên là Havatz Alamu, người kia là Aih Slida quốc tịch Libăng. Mỗi người thuê một chiếc xe du lịch nhỏ hiệu Wonlfagel của Đức, sau khi làm xong thủ tục xin thuê, họ lần lượt lên xe lái đi. Người đàn ông nọ mang que tịch Libăng với cái tên Guji Najibu thuê xe với mục đích du lịch, anh ta thuê chiếc xe hiệu Peugeot-305 của Pháp, lát sau anh ta cũng lên xe đi khuất. Không ai phát hiện được điều gì đáng ngờ từ những tấm hộ chiếu đó, đây chỉ là bước một trong kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng.


Trưa ngày 15 tháng 4, một nữ du khách lái chiếc xe du lịch hiệu Wonkslfagel đến khu Dibusad ngoại ô phía Bắc thành phố Tunisia. Chiếc xe dừng lại, người phụ nữ bước xuống xe với điệu bộ nhàn tản, cô ta vừa đi vừa ngắm cảnh vật xung quanh, lát sau cô đã đến trước một tòa nhà hai tầng màu trắng, khi thấy xung quanh không có bóng người, liền đi men theo bức tường bên ngoài và tiếp đó vang lên những tiếng "lách tách” của máy ảnh. Chủ nhân nhân tòa biệt thự này không ai khác chính là Abu Jihad - Phó tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Palestin. Ngày thường Jìhad rất bận rộn nên thường xuyên vắng nhà, chỉ có người vợ Oma Jihad, cô con gái 14 tuổi Hawa, cậu con trai hai tuổi Nidal và một bé trai mới sinh được 8 tháng ở trong ngôi nhà này. Người nữ du khách đó chính là người mang cái tên giả Havatz Alamu, nhân viên điệp báo của Israel, mục đích của cô ta đến đây là nhằm thăm dò, trinh sát địa hình, làm quen với khung cảnh xung quanh, chuẩn bị cho kế hoạch sắp thực hiện.


Lúc 0 giờ 50 phút sáng 16 tháng 4, Jihad trở về biệt thự sau khi dự cuộc họp với chủ nhiệm chính trị tổ chức giải phóng PLO và một số lãnh đạo khác, sau khi xuống xe Jihad dặn hai người vệ sĩ và lái xe: "Đúng 3 giờ chúng ta sẽ ra sân bay".

Jihad không thể ngờ rằng, bàn tay lạnh lẽo của tử thần đang vươn ra chụp lấy anh.

Khoảng 1 giờ sáng, một chiếc Boeing 707 gây nhiễu điện tử mang số hiệu 1/977 bất ngờ bay đến khu vực đường bay quốc tế cách Tunisia 55 km. Khi chiếc máy bay xuất hiện thì toàn bộ hệ thống thông tin tại khu vực Dbsyd đều mất liên lạc, gần như cùng lúc, đường dây điện thoại nối giữa tòa biệt thự của Jihad và đồn cảnh sát địa phương cũng bị cắt đứt.


Lúc 1 giờ 30, trong bóng đêm tĩnh lặng, vọng đến từ xa tiếng động cơ ô tô, nhưng lại ngừng luôn sau đó Lúc này từ trên 3 chiếc xe vừa chạy tới, khoảng 30 bóng đen bịt mặt bước xuống, bọn chúng chia thành ba nhóm, trong đó hai nhóm chặn hai đầu đường và bao vây quanh biệt thự của Jihad, nhóm còn lại gần 8 nam và 1 nữ tay cầm súng tiểu liên, súng ngắn giảm thanh xông vào trong sân. Thông thường có một vệ sĩ thường xuyên làm nhiệm vụ canh gác, chỉ khi nào từ phía trong tòa nhà phát ra một tín hiệu đèn báo màu xanh, người ngoài mới được phép bước vào, nhưng hôm nay hệ thống thiết bị này lại không hoạt động. Người lính gác, lái xe và hai vệ sĩ dường như nhận ra có sự thay đổi đáng ngờ, họ chưa kịp phản ứng, thì đã vấp phải làn đạn tiểu liên, súng gắn giảm thanh bắn quét họ gục ngã xuống nằm trong vũng máu. Trên tầng hai Jihad đang chăm chú đọc tài liệu, nhưng do phản xạ luôn cảnh giác, anh đã nghe thấy những tiếng động đáng ngờ dưới tầng một, anh rút khẩu súng lục luôn mang theo người và vọt ra cửa, liền đó anh trạm trán với những kẻ lạ mặt chạy từ tầng dưới lên, súng trong tay anh vung lên, một phát đạn bay đi. Nhưng cũng gần như đồng thời, cả 4 khẩu tiểu liên trong tay những kẻ lạ mặt cùng nhả đạn, Jihad ngã gục xuống. Một tên lạ mặt rút máy ảnh chụp lại quang cảnh hiện trường, mấy tên còn lại chạy lên cầu thang vào phòng làm việc của Jihad, lấy đi toàn bộ tài liệu trong đó. Sau đó bọn chúng vội vã lên xe rút đi cùng với những kẻ đang đứng canh gác, bảo vệ xung quanh tòa biệt thự.


Những chiếc xe nhanh chóng mất hút trong bóng đêm. Lúc đó là khoảng 1 giờ 45 phút sáng. Bọn hung thủ trên đường trốn chạy đã cho xe chạy với tốc độ 100km/h nhằm thẳng hướng bờ biển. Khoảng 20 phút sau, chúng đã tới được bờ biển cách nơi xảy ra ám mạng khoảng 30km, rồi leo lên một chiếc xuồng cao su đã đợi sẵn, và biến mất sau màn sương dày đặc.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:37:01 pm
11. ĐỘI ĐẶC NHIỆM "GIÓ LỐC" CỦA PHÁP

Ở phương Tây, có một đội đặc nhiệm được ca ngợi là bách chiến bách thắng, kẻ thù kinh sợ khi nghe tên ho, nhân dân gửi gắm niềm tin vào họ, các đồng nghiệp nước ngoài dành cho họ sự kính phục và cố gắng bắt chước, đó chính là đội can thiệp hiến binh quốc gia Pháp. Đội đặc nhiệm chống khủng bố này không chỉ nổi tiếng khắp Châu Âu mà danh tiếng của họ đã vang dội trên phạm vi thế giới. Từ khi thành lập, đội đã 250 lần xuất kích thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc và nước ngoài; đã giải cứu thành công hơn 450 con tin, giành đượm những thành tích vang dội. Bằng những hành động cụ thể và thành tích xuất sắc, họ đã trở thành lực lượng tuy ra đời muộn nhưng rất xuất sắc trong đội ngũ lực lượng chung của thế giới.


CHẶNG ĐƯỜNG HUY HOÀNG
Lực lượng đặc nhiệm Pháp ra đời trong bối cảnh trên thế giới bùng lên làn sóng của các hoạt động khủng bố quốc tế. Trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20 trên nhiều quốc gia hoạt động khủng bố diễn ra với nhiều hình thức hết sức đa dạng, bọn khủng bố hoạt động trắng trợn, điên cuồng và có nhiều hướng mở rộng phạm vi hoạt động. Năm 1972 tại Thế vận hội Olimpic tổ chức tại Munich các vận động viên người Israel bị tổ chức khủng bố của Palestin ám sát. Đối với các nước phương Tây vụ khủng bố này gây chấn động không khác gì một vụ động đất 8 độ rích te. Không dừng ở đó, năm 1973, Đại sứ quán Ảrập Xêút tại Pháp bị bọn khủng bố tập kích, vụ việc này làm mất mặt chính phủ Pháp. Hàng loạt sự kiện xảy ra đã thúc đẩy quyết tâm của chính phủ Pháp nhanh chóng xây dựng một lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ, có đủ sức mạnh đương đầu với các hoạt động khủng bố. Vậy là vào cuối năm đó, ngày 3 tháng 11 năm 1978 đội đặc nhiệm chống khủng bố của Pháp - đội can thiệp hiến binh quốc gia được chính thức tuyên bố thành lập.


Đội can thiệp hiến binh quốc gia, tên viết tắt bằng tiếng Pháp là GIGN, đây là cách viết rút gọn của 4 từ đơn trong tiếng Pháp có nghĩa là: truy tìm, can thiệp, giải cứu, trấn áp. Đội đặc nhiệm này là một bộ phận trong lực lượng hiến binh, trực thuộc trực tiếp vào Bộ Quốc phòng Pháp, trên thực tế nó có tính độc lập rất cao. Trong thời gian đầu, phân đội can thiệp hiến binh quốc gia có hai sở chỉ huy, một đặt ở Maisonarfe khu vực có phong cảnh rất đẹp ở gần Paris, có nhiệm vụ phụ trách hoạt động chống khủng bố ở miền bắc nước Pháp, sở chỉ huy thứ hai đặt tại Mendmar, phụ trách miền Nam nước Pháp.


Biên chế thời gian đầu của phân đội chỉ có 15 người được chia làm ba tổ, mỗi tổ 5 người, đặt dưới sự chỉ huy chung của trung úy Berluto, Berluto chính là người chỉ huy đầu tiên của lực lượng này. Berluto người tầm thước, tao nhã, đeo một cặp kính khá trang nhã, nói năng lễ độ, có chừng mực. Anh ta nghiên cứu khá sâu sắc về tâm lý học tội phạm, ghét những hành động bạo lực, khát máu. Berluto cũng là cao thủ môn Kung fu, thành thạo các loại vũ khí và đánh tay không. Berluto cho rằng, cái quí của cách dùng binh là ở sự tinh nhuệ chứ không phải ở số đông của lực lượng, thắng là do biết dựa vào mưu mẹo chứ không phải là cậy khỏe. Trong cuộc chiến chống khủng bố, điều cần thiết không phải là những gã trai khỏe mạnh hơn người, liều lĩnh xông xáo mà cần hơn đó là những người dũng sĩ giàu kinh nghiệm, quả cảm, lão luyện. Chính do điều này nên tiêu chuẩn để lựa chọn các thành viên vào đội của Berluto cũng có những điểm khác người. Thành viên đội đặc nhiệm của nhiều nước khác thường có độ tuổi bình quân khoảng 25, chủ yếu là người chưa lập gia đình; nhưng thành viên dưới quyền của Berluto, người trẻ nhất là 25 tuổi, người cao tuổi nhất là 45, họ đều đã có gia đình và con cái.


Về sau, hai sở chỉ huy của lực lượng can thiệp này được sát nhập làm một, biên chế cũng được mở rộng thành 2 sĩ quan và 40 chiến sĩ, được tổ chức thành 3 phân đội và 1 bộ chỉ huy. Mỗi phân đội gồm 2 tổ hành động mỗi tổ 5 người, 1 người chỉ huy phân đội và 1 người huấn luyện chó nghiệp vụ. Thông thường mỗi phân đội trực sẵn sàng chiến đấu 24/24h ngày trong 1 tuần, luôn trong tình trạng sẵn sàng xuất kích đến khu vực xảy ra vụ việc. Sĩ quan Chỉ huy trưởng vẫn là Berluto, lúc này đã mang quân hàm thượng uý.


Sau khi đội can thiệp được ra đời không lâu, họ đã xuất hiện trong các cuộc đấu tranh trấn áp bọn khủng bố, liên tục xuất hiện trên tuyến đầu và đạt được những thành tích đáng kể.

Tháng 2 năm 1976, đội can thiệp đáp máy bay vượt biển sang Djibuti ở miền Đông Châu Phi, giải cứu cho 30 nhi đồng người Pháp bị bọn khủng bố người Somali bắt cóc. Với khả năng tác chiến siêu việt, họ đã tiêu diệt hoàn toàn bọn khủng bố, đạt được hiệu suất chiến đấu cạo, chỉ trừ một nhi đồng trúng đạn chết, những cháu còn lại đều được cứu thoát.


Tháng 11 năm 1979 thánh đường Mecca tại thánh địa Hồi giáo ở Ảrập Xê út bị một nhóm khủng bố chiếm giữ. Quân đội đã được sử dụng trong cuộc tấn công nhưng đã thất bại. Chính phủ Ảrập Xêút không còn cách nào khác, phải cầu cứu sự tương trợ từ phía chính phủ Pháp. Nhiệm vụ khó khăn này lại được giao cho lực lượng đặc nhiệm thực hiện. Một tổ 3 lính đặc nhiệm được khẩn trương đưa đến Ảrập Xê út. Tại đây họ đã dẫn đầu 90 lính đặc nhiệm Ảrập, sử dụng các biện pháp chống khủng bố như dùng hơi cay, tập kích bất ngờ, kết thúc trận đánh bọn khủng bố đã bị tiêu diệt, giáo đường Mecca được giữ gìn nguyên vẹn. Hành động đột kích hiệu quả của nhóm đặc nhiệm, được vương quốc Ảrập Xêút hết sức khen ngợi.


Ngày 2 tháng 5 năm 1981, chiếc Boeing 737 trên đường bay từ Island đến London thì bị một tên khủng bố khống chế, bắt máy bay phải chuyển hướng bay đến Hy Lạp. Sau đó do hết nhiên liệu, máy bay buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay ở miền Bắc nước Pháp. Đội đặc nhiệm 16 người dưới sự chỉ huy của Berluto đã lập tức được điều đến sân bay thực hiện giải cứu. Họ nằm ẩn mình trong những bụi cỏ, lợi dụng thời điểm chiếc xe cứu thương tiến đến làm phân tán sự chú ý của khủng bố, họ đồng loạt xông lên, nhanh chóng chia làm hai mũi xông vào máy bay từ phía cửa khoang máy bay và cửa buồng lái. Tên khủng bố chưa kịp phản ứng thì đã bị khống chế. Gói thuốc nổ nhanh chóng bị ném ra khỏi khoang máy bay. Vậy là, chưa phải nổ một phát súng, đổ một giọt máu, họ đã đập tan được một mưu đồ khủng bố quốc tế.


Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống khủng bố đặc nhiệm còn được sử dụng để ngăn chặn các cuộc nổi dậy của tù nhân, chẳng hạn đội đã tham gia trấn áp cuộc bạo loạn của tù nhân bị giam giữ tại nhà tù Clairvauw với ý đồ định vượt ngục. Đội can thiệp được đưa vào cuộc, các xạ thủ nhanh chóng ra tay, hàng trăm tên tội phạm đang hung hăng bị hạ gục, nhiều con tin nhờ vậy được cứu thoát.


Ngoài ra, đội còn tham gia huấn luyện cho lực lượng chống khủng bố của các quốc gia nước ngoài, huấn luyện lực lượng bảo vệ VIP, qua đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng ngoại giao của nước Pháp. Năm 1979, sau khi cùng lực lượng đặc nhiệm của Ảrập Xêút dẹp tan bọn khủng bố tại giáo đường Meeca, đội can thiệp đã tiến hành huấn luyện cho lực lượng cận vệ hoàng gia Ảrập Xêút. Đội còn tham gia huấn luyện cho một số lực lượng quân sự khác, đặc biệt là quân đội của các nước trước đây là thuộc địa cũ của Pháp.


Công việc của đội can thiệp diễn ra liên tục bất kể ngày hay đêm, trong đó có những công việc ngày nào cũng được tiến hành đều đặn, ví dụ như làm vệ sĩ bảo vệ những nhân vật quan trọng. Cho dù như vậy, tinh thần cảnh giác của họ không bao giờ tỏ ra bị buông lỏng.

Vào bất cứ lúc nào, khi lợi ích của người Pháp bị đe dọa, đội đặc nhiệm tinh nhuệ, qui mô nhỏ cũng sẵn sàng vào cuộc thể hiện khả năng đặc biệt của họ.

Năm 1984, người chỉ huy đội hơn 10 năm, đã từng vào sinh ra tử trăm trận, Berluto rời đội trong vinh quang, người kế nhiệm là Thượng uý Marselin. Thời gian này biên chế của đội là 54 người, có 4 sĩ quan và 50 chiến sĩ, được biên chế thành 4 phân đội và một bộ phận chỉ huy. Năm 1985, Largeml con người trí dũng song toàn, mang nhiều huyền thoại đã tiếp quản đội, trở thành người đội trưởng thứ 3.


Trong suốt hơn 20 năm qua, đội can thiệp hiến binh quốc gia của Pháp đã giành nhiều thắng lợi rực rỡ trên mặt trận đấu tranh phong khủng bố, trải qua 250 trận đánh nguy hiểm, giải cứu thành công cho hơn 450 con tin, bản thân họ rất ít khi bị thương vong. Đây là điều hiếm có, một kỳ tích trong lịch sử chống khủng bố của lực lượng đặc nhiệm trên toàn thế giới.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:40:52 pm
SỰ TẬP LUYỆN NGHIÊM KHẮC

Để hoàn thành được những trọng trách nặng nề, giành những chiến công lẫy lừng như vậy không thể thiếu được những tố chất tuyệt vời và quá trình huấn luyện nghiêm khắc.

Trên dòng sông Seine thơ mộng, xung quanh cảnh vật hiện lên vẻ thanh bình. Một người thợ lặn giàu kinh nghiệm đang nhàn nhã nằm dài trên tấm phao như đang tận hưởng làn nước mát lạnh và phong cảnh đẹp đẽ. Bỗng nhiên, một chiếc ca nô lớn bỗng vùn vụt lao đến, người thợ lặn dường như cũng ý thức được mối nguy hiểm. Quả thật, nếu chiếc ca nô chạy vượt qua trên đầu anh ta thì chắc chắn nó sẽ làm thân thể anh trở nên bầm dập. Chỉ thấy chàng trai nọ vụt nhào xuống nước một tay anh ta đẩy chiếc phao sang một bên. Khi chiến ca nô chạy qua khoảng cách giữa anh ta và nó chỉ có vài mét. Chiếc ca nô cứ vậy chạy thẳng, người thợ lặn bình tĩnh trở lại, trên mặt anh ta lộ rõ niềM vui. Thì ra anh ta là lính mới trong đội can thiệp hiến binh quốc gia Pháp, đang thực hiện bài tập đối phó với ca nô trên sông và nếu vượt qua được thì điều đó sẽ chứng tỏ tư cách của người thành viên mới này.


Đội đặc nhiệm chống khủng bố của Pháp cũng như của các nước khác, phải trải qua quá trình tập luyện hết sức gian khổ và nghiêm khác. Để rèn luyện bản lĩnh vững vàng trong mọi điều hiện thời tiết, họ đều phải liên tục thực hiện nhiều khoa mục huấn luyện. Trong đó huấn luyện thể lực và kỹ năng chiến đấu được chú trọng đặc biệt, họ phải nắm vững nhiều kỹ năng như nhảy dù, sử dụng đồ lặn, leo núi lái xe tốc độ cao, bắn súng, đặt thuốc nổ, họ cũng thông thạo những kiến thức về luật pháp, tâm lý học tội phạm, ngôn ngữ, điện tử, máy móc, đạn đạo. Trong các khoa mục huấn luyện môn bắn súng có yêu cầu rất cao và được đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng.


Trong các nhiệm vụ tác chiến sau này, chiến sỹ đặc nhiệm phải đơn độc đối phó - với bọn khủng bố trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm và phức tạp, nếu có bất cứ sai sót gì đều có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con tin. Trong bài tập, yêu cầu đối với mỗi thành viên phải đạt được đó là: trong vòng 5 giây, sử dụng súng ngắn tự động bắn trúng vào 6 mục tiêu với cự ly 25 mét (lúc đầu là dùng súng ngắn tự động cỡ nòng 9 ly, sau đó dùng súng côn Mgl cỡ nòng 0.357 inh, sử dụng súng trường FR – F1 cỡ nòng 7,62 ly có lắp đầu nòng che lửa bắn trúng mục tiêu đạt tỷ lệ 93% với cự ly trên 200m. Đại đa số các thành viên đều ghi được kỷ lục vượt trên tiêu chuẩn này. Để đạt được điều đó trong một năm huấn luyện mỗi người đã bắn khoảng 12.000 viên đạn. Ngoài ra họ còn thực hiện nhiều tình huống tập theo giả định, nhiều loại địa hình như sân bay, đường phố, nhà cao tầng, trong phòng hoặc trong rừng rậm, trên mặt nước, đồi núi, sa mạc v.v... họ phải nhanh chóng, chính xác bắn mục tiêu ngay từ phát đạn đầu tiên. Trong điều kiện đêm tối, họ sử dụng súng trường có gắn kính ngắm ánh sáng yếu, chỉ một phát đạn là có thể bắn trúng đồng tiền kim loại ở cự ly ngoài 250 mét. Họ còn bắt buộc phải thực hiện một bài tập xạ kích vô cùng nguy hiểm đó là sử dụng súng ngắn bắn đối kháng.


Hai người trong bài tập này được mặc áo gi lê chống đạn và thực hiện bài tập phải nổ súng vào nhau bằng đạn thật, bài tập này đòi hỏi kỹ thuật bắn cao nếu thực hiện có sai sót thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Mọi thành viên trong đội đều là những chuyên gia trượt tuyết và leo núi. Trường đào tạo lính dù của Pháp đặt tại thành phố Bo trên dãy Bilinius, hàng năm thành viên đội đặc nhiệm phải thực hiện ít nhất là năm đợt huấn luyện nhảy dù tại đây. Khả năng bơi lội của những người lính này cũng không hề tẩm thường, ngoài bài tập đối phó với ca nô nhằm rên luyện sự can đảm và chuẩn bị cho hoạt động đột kích bằng đường thủy, các đội viên còn phải tập bơi cự ly dài, có lúc còn phải kéo theo một hình nhân nặng tới 75 kg. Họ còn buộc phải lặn xuống đáy sông dùng loại bút và giấy đặc biệt viết câu trả lời cho câu hỏi in sẵn trên giấy, tập lặn xuống đáy rồi lại trồi lên, những động tác này đều tiến hành trong khi không được mang thiết bị thở dưới nước. Họ còn phải tập kỹ năng nhảy từ trên cao xuống chỉ dựa vào một sợi dây thừng, bài tập này rất quan trọng, thường được áp dụng khi đổ bộ trên trực thăng xuống đất.


Đấu tay không là một trong những khoa mục huấn luyện quan trọng. Chỉ thị của chính phủ Pháp đối với lực lượng này là: trong tình huống bất đắc dĩ và không ảnh hưởng đến tính mạng, sự an toàn của con tin thì mới được phép sử dụng các loại vũ khí có khả năng tiêu diệt kẻ thù. Do đó họ chủ yếu phải dựa vào khả năng võ thuật để khống chế kẻ thù. Mỗi thành viên trong đội đều đã từng đạt danh hiệu "Vận động viên đai đen", tất cả đều là những cao thủ sử dụng quyền cước. Rèn luyện sức bền cũng là khoa mục rèn luyện bắt buộc, thường xuyên của đội. Hàng ngày vào lúc sáng sớm họ phải mang trên người cả chục ki- lo gam vũ khí, trang bị, chạy trên cự ly vài ki-lô-mét. Quá trình rèn luyện kiên trì ngày này qua ngày khác đã biến họ trở thành những người mình đồng da sắt.


Thành viên của đội còn thường xuyên được đưa đến trung tâm huấn luyện toàn quốc dành cho lực lượng đặc nhiệm, thực hiện khoa mục lẩn trốn, hành quân dã chiến, tìm lương thực, tấn công, rút lui. Có khi máy bay trực thăng đưa họ đổ bộ xuống khu đầm lầy rừng rậm ở Châu Phi, chịu để muỗi, vắt, cá ăn thịt người nhằm nâng cao khả năng chống chọi để tồn tại của họ trong điều kiện cực kỳ khó khăn, hiểm nghèo.


Chỉ khi nào đã vượt qua được những thử thách kể trên, người lính của đội can thiệp mới nhận được chiếc đai lưng màu đen tượng trưng cho địa vị của họ. Các thành viên của lực lượng này khi tham gia các hoạt động chống khủng bố luôn xuất hiện trong bộ quần áo đen, nên họ được mọi người gọi với cái tên "Người áo đen".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:46:25 pm
CUỘC GIẢI CỨU

Ngày 3 tháng 2 năm 1976, khi tiếng chuông đồng hồ báo hiệu đã 8h sáng vừa điểm, tại thành phố Djibuti thủ phủ của Afars và Issas thuộc Pháp có 4 kẻ khủng bố đã bắt cóc một chiếc xe buýt chở học sinh của trường học dành cho con em quân nhân Pháp trong căn cứ quân sự tại đó, tiếp đó bọn chúng lái xe đến địa điểm cách vọng gác biên giới Somali 180 m, đưa ra lời đe dọa: nếu phía chính phủ Pháp không đồng ý cho Afars và Issas độc lập, chúng sẽ giết chết  toàn bộ con tin. Afars và Issas thuộc Pháp, còn có tên là Somali thuộc Pháp, tức là Djibuti ngày nay (độc lập ngày 27 tháng 6 năm 1977) nằm ở vị trí đường vào biển Đỏ miền Đông Châu Phi, tại đây người Pháp đã cho xây dựng căn cứ quân sự của họ. Lúc đó phong trào đòi độc lập dân tộc phát triển mạnh, người Pháp thì làm ngơ trước điều này. Đúng vào thời điểm này, đã xảy ra sự kiện thành viên thuỷ tổ chức mặt trận giải phóng bờ biển Somali bắt cóc xe buýt chở học sinh con em quân nhân Pháp. Trên xe có 30 học sinh tuổi từ 6 đến 12.


Tin tức nhanh chóng bay về nước Pháp, chính phủ Pháp choáng váng. Chính phủ quyết định lập tức cử lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố - đội can thiệp hiến binh quốc gia đi làm nhiệm vụ giải cứu.

Vào ngày hôm đó, một chiếc xe con màu xanh lam chạy như bay đến Sở chỉ huy của đội đặc nhiệm đặt tại Maisonarfe, đón đội trưởng Berluto đang chỉ huy đơn vị tập luyện đưa về Bộ Quốc phòng. Một viên tướng của Bộ Quốc phòng trao cho anh mệnh lệnh thực hiện chiến dịch giải cứu, phải lập tức xuất phát.


Ngay đêm hôm đó trung uý Berluto dẫn phân đội đặc nhiệm 9 người, lúc 0 giờ 45 phút họ lên chiếc máy bay vận tải DC - 8 đã đượm cải trang, bí mật bay đến Djibuti. Ngay sau khi tới nơi, không quản mệt nhoè sau hành trình dài, Berluto lập tức tổ chức một cuộc họp chớp nhoáng trong tòa nhà lớn của sân bay. Tiếp đó tại sở chỉ huy của tướng Bulase, người phụ trách chiến dịch giải cứu, tiến hành phân tích tình hình. Để nắm được tình hình cụ thể, Berluto tự mình đi trinh sát nắm tình hình.


Đối với trung uý Berluto thì một vài tên bắt cóc kiểu này không có gì đáng kể, nhưng vấn đề hóc búa là ở chỗ cách chiếc xe chở học sinh 180 m là một trạm gác của lực lượng biên phòng Somali. Ngoài 4 tên khủng bố ở trên xe, còn có một tên nữa bên ngoài, làm thế nào để đối phó với tên thứ 5 đang ở ngoài xe và rõ ràng là cuộc bắt cóc này đã thực sự được giới quân sự Somali ngấm ngầm cho phép. Phía Pháp đã điều động một lực lượng quân sự của họ ở nước ngoài, nhằm mục đích sẵn sàng chi viện hỏa lực cho đội đặc nhiệm khi hành động, ngăn chặn mọi hành động quân sự của phía quân Somali. Phân đội đặc nhiệm được trang bị những vũ khí hiện đại, từ máy nghe trộm hiện đại cho đến chìa khóa vạn năng. Nhưng trong trường hợp này, những trang bị trên không có mấy đất dụng võ, họ chủ yếu phải dựa vào bản lĩnh cá nhân nghị lực và khả năng xạ kích đã được rèn luyện. Qua nghiên cứu, trinh sát thực địa, Berluto quyết định vào lúc trời gần sáng đưa 9 thành viên trong đội đặc nhiệm vào vị trí xung quanh chiếc xe. Bằng nghệ thuật ngụy trang điêu luyện họ đã lẫn vào với địa hình, địa vật xung quanh, bọn khủng bố không hề phát hiện được sự có mặt của họ.


Mặt trời Châu Phi như đổ lửa, chiếu cái nóng như thiêu đốt xuống mặt đất, sa mạc bị hun nóng bỏng. Các chiến sĩ vẫn phải giữ nguyên tư thế mai phục. Từ lúc xuất phát ở Paris họ chưa kịp ăn chút gì, cũng chưa kịp uống nước, họ bám trụ kiên cường trên vị trí bằng nghị lực bản thân. Những cặp mắt vẫn dõi vào chiếc xe buýt qua những ống kính ngắm gắn trên thân súng.


Berluto yêu cầu các xạ thủ phải giữ liên lạc liên tục, dưới cổ mỗi người đều đeo một máy bộ đàm siêu nhỏ, họ phải báo cáo thường xuyên về vị trí của từng tên khủng bố, chỉ cần nhận được báo cáo tất cả bọn khủng bố đã nằm trong tầm ngắm của các xạ thủ, họ sẽ lập tức được lệnh nổ súng. Họ bắt buộc phải nổ súng đồng loạt tiêu diệt bọn khủng bố trong thời gian ngắn nhất, chỉ có vậy mới bảo đảm được sự an toàn cho các học sinh đang bị bắt cóc. Vấn đề mấu chốt lại là, liệu trước khi các xạ thủ bắt được mục tiêu, bọn khủng bố có hành động liều lĩnh nào hay không?


Vấn đề mà trung uý Berluto lo ngại là, các học sinh trên xe đã che khuất tầm nhìn của các xạ thủ. Berluto quyết định thực hiện một phương án khá mạo hiểm nhưng nếu bọn khủng bố phát hiện được ý đồ của họ thì hậu quả sẽ không thể lường trước được. Lúc 14 giờ ngày 4 tháng 2, bọn khủng bố đồng ý cho các học sinh được nhận thức ăn, Berluto bố trí cho người đưa đồ ăn bỏ thuốc ngủ vào đó, nhằm khiến các học sinh rơi vào trạng thái buồn ngủ. Bọn khủng bố hoàn toàn không lường được mẹo này. Khi 30 học sinh ăn xong thì đều lăn ra ngủ ngay trên ghế, bọn khủng bố thì cho rằng do số học sinh bị sợ hãi và đói mệt mỏi thiếp đi nên chúng sơ xuất không để ý. Sau gần 10 tiếng đồng hồ mai phục, chờ đợi gian khổ, cuối cùng cơ hội tấn công đã đến, toàn bộ bọn khủng bố đã rơi vào vòng ngắm. Khi nhận được báo cáo, trung uý Berluto lập tức hạ lệnh nổ súng. Lúc này là 15h30 phút chiều. Berluto đã có thể thở ra nhẹ nhõm.


Trong nháy mắt, những viên đạn bay tới nhằm thẳng vào mục tiêu. 4 tên khủng bố trên xe lập tức ngã gục. Tên thứ năm bị hạ gục ngay gần xe ô tô. Tất cả lập tức trở nên hỗn loạn, lính gác biên phòng Somali nổ súng vào phân đội đặc nhiệm, ngăn cản không cho phép họ tiếp cận chiếc xe, lực lượng quân Pháp tiếp viện lập tức dội bão lửa xuống đầu vào trạm gác biên phòng Somali. Berluto tự mình dẫn phân đội lạo tới giải cứu cho các học sinh.


Nếu họ chỉ đến chậm một bước thì chắc chắn tên khủng bố thứ 6 đã lên được xe. Một viên đạn do lực lượng biên phòng Somali bắn tới đã trúng vào một học sinh gái, lực lượng đặc nhiệm lập tức bắn trả. Dưới làn đạn như mưa của lực lượng đặc nhiệm và lính cứu viện Pháp, kẻ chủ mưu vụ bắt cóc và đồng bọn của chúng đều mất mạng hứng chịu sự trừng phạt đích đáng.


Chiến dịch giải cứu con tin tại Djibuti đã kết thúc với thành công xuất sắc. Sau khi nhận được mệnh lệnh khẩn cấp, phân đội đặc nhiệm đã thực hiện hành trình dài sang một vùng đất lạ, nhanh chóng thu thập tin tức, định kế hoạch, kiên trì chờ thời cơ, nghiêm túc chấp hành theo đúng kế hoạch. Trong số 30 con tin có 29 người được cứu thoát an toàn, phân đội đặc nhiệm không có ai bị thương vong. Chiến dịch này được Chính phủ Pháp đánh giá cao, trên ngực của mỗi thành viên trong nhóm đặc nhiệm lại được gắn thêm một tấm huân chương lấp lánh.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:48:38 pm
SỰ KIỆN BI TRÁNG

Trong cuộc chiến đấu sinh tử chống khủng bố trong suốt hơn 20 năm qua của đội can thiệp hiến binh quốc gia Pháp, có một sự kiện đáng nhớ xảy ra vào tháng 5 năm 1988 trên đảo New Caledonia. Đó là màn chiến đấu bi tráng làm rung động lòng người diễn ra trong 15 phút.

Chìm trong màn sương khói lãng đãng phủ trên mặt nam Thái Bình Dương bao la, những hòn đảo nhỏ như những hạt ngọc trai nằm rải rác đây đó, xinh đẹp đầy sức cuốn hút. Trong số đó có một hòn đảo có hình dáng dài với chiều ngang hẹp tựa như một con thuyền đang yên bình thả neo trên mặt biển màu ngọc bích bao la. Một ngày tháng 4 năm 1988, trên hòn đảo này đã bùng lên sự kiện chưa từng có trên thế giới, một số kẻ khủng bố đã tấn công bắt cóc các cảnh sát làm con tin. Hòn đảo đó chính là một trong những lãnh thổ thuộc địa của Pháp - đảo New Caledonia.


Cư trú trên hòn đảo xinh đẹp này là 150.000 cư dân, trong đó có 7 vạn người Kanaka bản địa, chiếm gần một nửa dân số, người di cư và người gốc Pháp và châu Âu khoảng 6 vạn còn lại là người Châu Á, người Balevey và người Hoa.

Vào lúc trước bình minh ngày 22 tháng 4 năm 1988, trên hòn đảo nhỏ Ouvea gần New Caledonia, tất cả hết sức yên tĩnh, thỉnh thoảng mới vang lên tiếng chim hót trong cánh rừng nhiệt đới hòa vào âm thanh rào rát của tiếng sóng biển.

Bỗng nhiên, một loạt súng nổ xé toang sự bình yên của bóng tối, đánh thức những cư dân đang ngủ say. Ngay trước vị trí doanh trại của phân đội hiến bình số 1 của Pháp đồn trú trên đảo Ouvea, có hơn 30 tên bịt mặt dáng to lớn mặc đồ chuyên dùng đi đêm chui ra từ trong cánh rừng rậm rạp, chúng nhanh như chớp đã xông vào trong doanh trại. Trong tay chúng là súng tiểu liên, súng trường, súng săn thậm chí có tên trong tay nắm chắc những chiếc rìu sắc bén, trên người chúng còn ướt đẫm sương đêm, rõ ràng là những kẻ thảo khấu vừa mới chui từ trong rừng sâu ra. Chúng tỏ ra hết sức dũng mãnh, hung tợn, nhằm thẳng các họng súng nhả đạn vào số hiến binh Pháp còn đang mơ ngủ. Các hiến binh còn đang mắt nhắm mắt mở thì làm sao có thể chống lại được với những tên hung thần này, có hai hiến binh Pháp nhanh tay với lấy súng, nhưng khi tay họ còn chưa chạm được vào cây súng thì đã gục ngã dưới ánh chớp của lưỡi rìu vừa vung tên.


Doanh trại trở nên rối loạn, hầu hết các hiến binh Pháp còn đang cởi trần họ bị trói nghiến lại trong khi trên người chỉ mặc một chiếc quần sịp. Lúc này, đội trưởng Adeson đang ngủ ở gian phòng kế bên hiểu rằng đã có chuyện chẳng lành xảy ra, vội quờ tay chụp lấy máy điện thoại gào lên: "Hỏng rồi, chúng tôi ở đây đã có chuyện, nhanh..." chưa nói hết câu, một lưỡi mã tấu sắc lạnh đã kề sát sau gáy anh ta, kẻ vừa đến giằng lấy ống nghe và gào vào trong máy: "Hãy nghe đây bọn Pháp hãy cút đi! Nếu không tiếp theo sẽ đến lượt mày!". Sau đó khoảng nửa tiếng, khi lực lượng tiếp viện của hiến binh Pháp từ sở chỉ huy ở đảo New Caledonia kéo sang thì trong doanh trại trống rỗng, ngoài 4 xác chết nằm đó, 27 người của lực lượng hiến binh đã mất tích.


Trong một thời gian dài, người Kanaka đã kiên cường tiến hành cuộc đấu tranh nhằm giành độc lập cho New Caledonia mong muốn tách hòn đảo này ra khỏi sự thống trị của người Pháp, họ thành lập ra "Mặt trận giải phóng dân tộc xã hội chủ nghĩa Kanaka", tập hợp trong đó những phần tử cấp tiến, phái này luôn xung đột quyết liệt với phái chủ trương chấp nhận cơ cấu chính quyền thuỷ Pháp. Trong phi vụ bắt cóc hiến binh Pháp này, mục đích của họ là nhằm cảnh cáo chinh phủ Pháp đừng coi nhẹ sự tồn tại của New Caledonia, với ý đồ nhanh chóng giành quyền độc lập.


Tin tức về cuộc tập kích của người Kanaka bản địa bay về Paris, làm cả nước Pháp chấn động. 6h30 phút sáng, tại phòng họp của phủ Tổng thống, tổng thống Pháp Mitterant triệu tập phiên họp nội các khẩn cấp, tập trung đông đủ các quan chức cao cấp, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, Bộ trưởng An ninh Quốc gia, họp bàn tìm biện pháp đối phó. Cuộc họp nhất trí sẽ giải quyết vấn đề bằng vũ lực, phải nhanh chóng giải cứu các con tin. Đối với một cường quốc hiện đại thì với một đối thủ bé nhỏ, một nhóm thổ dân không chịu khai hóa nói chuyện bằng vũ lực là biện pháp đơn giản, trực tiếp và là duy nhất khiến người Kanaka phải tuân theo.


"Đánh nhau với những tên thổ dân không chịu khai hóa không phải là chuyện đơn giản. Những tên Kanaka tay cầm dao không vô cùng hung dữ, tàn bạo mà chúng còn rất thông thuộc địa hình, thông thạo chiến đấu trong địa hình rừng núi, chúng ngày trốn đêm lại ra đánh, rất khó đối phó". Lúc này, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Bernard Pons là người rất am hiểu tình - hình tại đảo Néw Caledonia, khi thấy các vị quan chức trong cuộc họp tỏ ra coi thường những người Kanaka, liền đứng dậy tỏ ý nhắc nhở mọi người hãy nên thận trọng.


"Vậy thì hãy giao nhiệm vụ này cho "Đội áo đen" của chúng ta lo liệu?" Tổng thống Mitterant đưa ra kết luận. Phía Tây ngoại ô Paris, tại căn cứ huấn luyện của đội đặc nhiệm can thiệp hiến binh quốc gia Pháp nơi đây được bảo vệ nghiêm ngặt, trên các bức tường cao bao quanh được giăng dây thép gai có điện và cắm mảnh thủy tinh. Bên ngoài và bên trong khu doanh trại bố trí nhiều trạm gác, các đội tuần tra liên tục đi lại. Phía sau một cánh rừng chính là khu huấn luyện tiến công đường không cự ly thấp, trên sân tập đang vật vờ hơn chục chiếc vòng bơm hơi có đường kính 20 m, những chiếc vòng nhiều màu giăng hàng như một con rắn đang uốn lượn.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:49:38 pm
Thượng uý Larers chỉ huy trưởng tổ hành động số 1 đang cùng các nhân viên của mình tập luyện bài tấn công từ máy bay trực thăng tầm thấp. Tiết mục như trò chơi trẻ con này chính là sáng tạo của Larers, yêu cầu của bài tập không những bắt buộc máy bay phải bay với tốc độ cao, chính xác chui qua vòng, người phi công phải vừa lái vừa phải nhằm bắn chính xác vào các mục tiêu di động bất ngờ xuất hiện dưới mặt đất. Đây có lẽ cũng là phương thức tập luyện độc đáo nhất trên thế giới. Trong bài tập này mức độ khó khăn và nguy hiểm đều rất cao, nếu chỉ sai lệch một chút, cánh quạt máy bay sẽ băm nát vòng bơm hơi thậm chí là máy bay bị rơi, người điều khiển bị thương vong.


Thượng uý Larers năm nay 32 tuổi, năm 1986 nhận chức tổ trưởng tổ hành động số 1 . Anh không chỉ thành thạo môn Kungfu - Trung Quốc mà còn tinh thông trong sử dụng các loại vũ khí và đấu tay không, là một nhân tài hiếm có trong lực lượng chống khủng bố. Năm 1986, vì đã giải quyết êm đẹp hai vụ tù nhân gây bạo động mà trở nên nổi tiếng, được cất nhắc lên làm tổ trưởng tổ hành động tổ 1, có sức chiến đấu mạnh nhất của lực lượng "Đội áo đen". Lúc này trên sân thao trường, Larers đang vung chiếc cờ đỏ nhỏ trong tay, vừa gào lên trong máy bộ đàm "Balarc, đồ quỉ quái lại trượt hai mục tiêu nữa rồi. Vòng tròn! Chú ý vào vòng!".


Balarc năm nay 22 tuổi, có một vẻ ngoài dễ mến, đây là anh lính mười ba tháng trước được Larers chọn từ sư đoàn dù đưa lên. Chàng trai này là một tay súng cừ khôi. Balarc khi được nhập vào "Đội áo đen" mới hiểu rằng, nơi đây không chỉ đầy rẫy những anh tài mỗi người đều là các cao thủ, bắn súng hai tay, trèo tường vượt hào, đánh đối kháng tay không v.v... môn nào cũng giỏi.


"Nếu không có bản lĩnh cao cường thì đừng đến chỗ chúng tôi?". Đó là câu nói đầu tiên Balarc được nghe khi giáp mặt với Larers.

Balarc cho chiếc trực thăng "Pettit Bouquetin" đáp xuống, hầm hầm nhảy xuống, lột bỏ mũ, gào lên với Larers: "Anh không có mắt! Gió thổi vòng hơi bay dạt sang bên, vừa lái vừa bắn thời gian lại giới hạn ngắn như vậy, tôi làm gì có ba đầu sáu tay!".


"Đội áo đen" được trang bị loại trực thăng vũ trang "Petit Bouquetin" hiện đại nhất của Pháp, được xếp vào danh sách 4 loại trực thăng vũ trang đầu bảng trên thế giới "Petit Bouquetin" là sản phẩm mới nhất do Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ quốc gia Pháp nghiên cứu chế tạo, có tính năng cực kỳ ưu việt. Trên máy bay được trang bị một khẩu súng máy, một ổ súng bắn đạn 30 ly tự động, kính phóng đại hệ số cao chuyên dụng, thiết bị la de đo cự ly, thiết bị hồng ngoại theo dõi mục tiêu, tên lửa không đối đất. Larers yêu cầu các chiến sĩ dưới quyền phải điều khiển thành thạo loại máy bay này, để có thể phát huy uy lực của nó ở mức cao nhất.


Thực ra, trong thâm tâm Larers đã biết Balarc là một tay có triển vọng chỉ cần để tâm đào tạo sẽ trở thành một lính đặc nhiệm xuất sắc, anh ta cũng rất có cảm tình với người thẳng thắn như Balarc. Larers thầm nghĩ, một mình vừa phải điều khiển máy bay lại vừa bắn súng quả có là khoa mục khó cũng cần phải thể hiện cho Balarc thấy cần phải làm gì. Vậy là, Larers quẳng cho Balarc khẩu súng trường mà Balarc ưa dùng, tiếp đó cho anh ta leo lên bám vào đuôi máy bay, tự mình thì chui vào trong buồng lái.


Balarc một tay xách khẩu súng trường, leo lên bám vào phía đuôi trực thăng, chiếc "Petit Bouquetin" gầm lên và lên cao, luồng gió từ cánh quạt khiến Balarc chao đảo. Lúc này, các chiến sĩ trong tổ đã hiểu được ý định của chỉ huy của họ, định dùng phương pháp đặc biệt này để thi đấu với Balarc xem ai là người hạ được nhiều mục tiêu. Cả tổ đặc nhiệm hứng thú chờ đón màn biểu diễn. Larers điều khiển chiếc "Petit Bouquetin" thực hiện một vòng cua đẹp mắt sang trái chui qua một chiếc vòng bơm hơi. Balarc nắm chặt súng, mở thông tin mắt, chuẩn bị nổ súng khi mục tiêu xuất hiện.


"Petit Bouquetin" vừa chui qua chiếc vòng đầu tiên, trên mặt đất đã chồi ra một chiếc bia cỡ nhở, chiếc "Petit Bouquetin" chợt khẽ rung, một loạt điểm xạ từ khẩu súng máy làm chiếc bia vỡ vụn. Tiếp đó là liên tiếp các màn biểu diễn được thực hiện, các chiến sĩ reo hò vỗ tay trước tài nghệ điêu luyện của Larers.


Máy bay hạ xuống, Balarc đỏ mặt nhảy từ đuôi máy bay xuống đất. Đột nhiên, máy bộ đàm giắt ở dây lưng Balarc phát ra tín hiệu chuông, trung tâm chỉ huy của căn cứ yêu cầu Balarc trở về sở chỉ huy nhận nhiệm vụ đột xuất.


Lát sau, Larers nhanh chóng quay lại, lệnh cho các chiến sĩ trong đội nhanh chóng chuẩn bị tác chiến, sau hai tiếng nữa sẽ bay tới hòn đảo New Caledonia tại Nam Thái Bình Dương. Ngay sau khi đến được đảo Ouvea, đội lập tức triển khai truy tìm tung tích của 27 hiến binh bị bắt cóc Đảo Ouvea tuy không lớn nhưng lại có địa hình phức tạp, có rất nhiều hang động tự nhiên, vách đá dựng đứng, thêm vào đó lại có rừng rậm, dã thú thường xuyên xuất hiện, lẩn trốn thì dễ mà truy tìm thì khó. Lực lượng truy lùng đã triển khai công việc trong 3 ngày 3 đêm nhưng không thấy bóng dáng của con tin nào cả. Đúng vào lúc họ đang lâm vào thế bí, người Kanaka đã vô tình giúp đỡ họ. Ngày 2 tháng 4 người Kanaka bất ngờ thả tự do cho 12 con tin, 12 người này đã phải chịu đựng sự ngược đãi, đói rét cùng cực trở về mang theo điều kiện mà người Kanaka đòi hỏi. Điều quan trọng là qua họ lực lượng đặc nhiệm đã xác định được địa điểm các con tin bị giam giữ, nơi đó là một hang đá lớn nằm trong khu rừng rậm ở phía Bắc của đảo Ouvea.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:50:57 pm
Quần đảo New Caledonia có rất nhiều các hang động tự nhiên, lòng hang ngoắt ngoéo có nhiều vật cản, hầm hố, người bình thường khó có thể vào được. Muốn cứu được con tin trước hết phải tìm hiểu được tình hình đường đi lối lại trong hang. Sau khi Larers thuyết phục một quan chức Toà án trên đảo tên là Beakeni đã đồng ý lợi dụng sự quen biết cũ với những người Kanaka để dẫn đội đặc nhiệm vào hàng đàm phán. Larers chọn chiến sĩ nhanh nhẹn trong đội đi cùng.


Lúc hơn 8 giờ sáng ngày 27 tháng 4, nhóm Larers có 6 người cải trang thành vệ sĩ riêng của Beakeni tiến vào khu vực gần hang núi nơi các con tin bị giam giữ. Hang núi này nằm ở sườn một vực núi dốc, xung quanh đều là những vách đá dốc đứng lởm chởm, chỉ có duy nhất một lối mòn dẫn đến cửa hang, đây quả là địa thế một tướng trấn ải, vạn quân khó vượt. Cửa hang bị cây cối che khuất, đây đó là những khối đá lớn chặn lối, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù ẩn nấp tấn công, một vệt đường mòn quanh co dẫn vào vùng cây cối rậm rạp. Larers vừa đi vừa ngầm vạch kế hoạch hành động. Khi họ gần tới cửa hang thì bất ngờ từ sau lưng nơi họ vừa đi qua có mấy kẻ lạ mặt bước ra, nhanh như cắt chúng đánh ngã Beakeni và Larers, 5 người còn lại chưa kịp bước tới trợ giúp thì những nòng súng đen ngòn đã chĩa vào nghe họ.


Bọn họ bị giải vào trong hang. Larers lúc này mới nhìn rõ, đây là một hang đá hẹp và dài uốn lượn theo sườn núi, và gồm nhiều tầng, lòng hang lạnh lẽo ẩm thấp, lờ mờ tối. Trong tầng trên có một khoảng trống khá rộng rãi, đây chính là nơi các con tin đang bị giam giữ, những người này dường như cũng tin rằng chính phủ Pháp sẽ đến giải cứu cho họ nên vẫn giữ được trạng thái tinh thần khá vững vàng. Trong hang có khoảng 50 người Kanaka. Trên nóc hang có trạm gác canh gác suốt 24/24 tiếng trong ngày, khi có báo bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ bị phát hiện, lính gác sẽ báo động, lúc đó lực lượng người Kanaka trong hang sẽ chiếm giữ những vị trí có lợi trong hang. Các con tin nếu định chạy trốn cũng sẽ vấp phải lưới hỏa lực dày đặc hạ gục, người bên ngoài cũng khó có thể xâm nhập vào bên trong.


Sau một hồi mềm mỏng thuyết phục lẫn đe dọa, người Kanaka đồng ý để Beakeni đóng vai trò người trung gian đàm phán giữa người Kanaka và chính phủ Pháp. Beakeni nói với Larers rằng: "Thủ lĩnh của họ đồng ý để anh quay về nói lại rằng họ đồng ý đàm phán. Trước 10 giờ sáng mai anh phải trở lại, nếu không các con tin sẽ bị bắn chết". Quay về nơi đóng quân Larers báo cáo lên Bộ trưởng thuộc địa về điều kiện trao trả con tin của người Kanaka: thứ nhất, rút toàn bộ quân Pháp ra khỏi New Caledonia; hai là hủy bỏ cuộc bầu cử địa phương; ba là phải nhanh chóng xúc tiến các cuộc đàm phán về vấn đề New Caledonia độc lập với chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp tất nhiên không bao giờ chấp nhận những điều kiện do người Kanaka đưa ra, nhưng cũng đồng ý tiếp tục đàm phán, nhưng do sự khác biệt quá lớn trong quan điểm, lập trường giữa hai bên, do đó cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt.


Cũng qua quá trình đi đi về về đóng vai trò đưa chuyển thông tin giữa các bên đàm phán, Larers đã ghi nhận được địa hình và tình hình trong hang, và đồng thời cũng đã bí mật đưa vào trong hang hai khẩu súng ngắn và dụng cụ để mở còng tay.


Gần sáng ngày 5 tháng 5, khi sương mù còn chưa tan hàng trăm hiến binh Pháp đã vây kín xung quanh khu vực hang núi. Mọi công tác chuẩn bị đã xong, lực lượng đột kích ở trong và ngoài hang đã sẵn sàng, sau khi nhận được lệnh của Thủ tướng Jacques Chirac, chiến dịch giải cứu mang tên "Chiến dịch thắng lợi" được chính thức mở màn.


Lúc 5 giờ 15 phút sáng, 12 chiến sĩ đặc nhiệm đầu đội mũ nồi đỏ, mặc quân phục rằn ri, mang súng tiểu liên tiến công, lưng giắt lựu đạn, dao găm, sau khí kiểm tra xong vũ khí trang bị lần cuối, họ leo lên ba chiếc trực thăng "Pettit Bouquetin”. Tiếng động cơ trực thăng khuấy động sự tĩnh lặng của buổi sớm mai.


Dưới sự yểm trợ của trực thăng, hiến binh Pháp mở cuộn tấn công vào hang đá. Người Kanaka dựa vào địa thế hiểm yếu đánh lui nhiều đợt tấn công của quân Pháp.

Lúc này các con tin lợi dụng sự hỗn loạn, sử dụng dụng cụ mở khóa tự giải phóng cho nhau. Hai tên lính canh giữ họ bị đánh gục, hai khẩu súng trường tự động rơi vào tay các con tin, những người khác cũng vơ lấy tất cả những thứ có thể sử dụng làm vũ khí.

Người Kanaka phát hiện sự biến động tại khu vực giam giữ con tin, chúng vội cho lực lượng đến ngăn cản, nhưng lập tức bị hỏa lực súng trường và súng ngắn chặn lại. Hai bên ở trong thế giằng co, người Kanaka không tiến lên được, con tin cũng không thoát ra ngoài được.


Trong giây phút nguy cấp đó ba chiếc trực thăng "Pettit Bouquetin" trong màu sơn loang lổ đã lao đến. Một chiếc nhằm thẳng phía cửa hang, hai chiếc quần đảo xả súng bắn quanh khu cửa hang, pháo trên máy bay bắn như vãi đạn làm cửa hang phút thốc tan hoang. Cánh quạt của máy bay khiến cây cối rạp xuống. Balarc hướng kính ngắm la de vào một táng đá nhô lên gần cửa hang, ngón tay án nút phóng, một vệt lửa vọt ra từ bụng chiếc máy bay, 60 phát đạn bay như mưa vào tảng đá, "ầm... ầm... ầm!" sau tiếng nổ đinh tai nhức óc, cả khối đá và hỏa điểm đặt cạnh đó bay tung lên không trung.


Những hỏa điểm người Kanaka bố trí gần cửa hang lần lượt bị tiêu diệt. Lúc đó, Larers bỗng phát hiện có mấy tên từ trong hang nhảy ra ngoài, tiếp đó lẫn sau các lùm cây, có tỏa ra một làn khói trắng đang di chuyển rất nhanh. Người Kanaka đang định cho nổ bộc phá phá hang.

Larers vội vã gào lên với Balarc: "Bay đến gần cửa hang, tôi sẽ nhảy xuống".

"Xuống nữa, thấp phút nừa! lúc này máy bay chỉ còn cánh cửa hang khoảng 5, 6 mét, Balarc dựa vào khả năng điều khiển điêu luyện vẫn rèn luyện hàng ngày, cho máy bay treo cố định trên cửa hang.

"Nhảy xuống!" Larers gào lên và lao xuống phía dưới, hai chiến sĩ khác cũng nhanh nhẹn nhảy xuống tiếp theo. Larers cảm thấy vai phải sau tê tái, nhưng không còn thời gian để tính đến chuyện đó, anh chồm dậy chạy vào cửa hang, lúc này hai chiến sĩ nọ tuy bị va chạm chảy máu song cũng khẩn trương kê súng bắn yểm trợ ghìm đầu bọn khủng bố xuống, Larers tranh thủ cơ hội này lao vào phía trong, dùng dao cắt đứt sợi dây cháy chậm đang tỏa khói.


Bỗng phía sau họ vang lên một tiếng nổ kinh hồn, ngoảnh đầu nhìn lại Larers nhìn thấy chiếc "Pettit Bouquetin" của Balarc điều khiển bùng cháy như một ngọn đuốc xoay tròn và rơi xuống miệng vực. Để yểm trợ cho Larers và chiến sĩ, Balarc đã cho máy bay bay quá thấp, đạn của người Kanaka đã bắn thủng thùng xăng máy bay bắt lửa bùng cháy.


“Balarc! Balarc!” Larers gào lên về hướng chiếc máy bay vừa lao xuống. Trong cơn cuồng nộ, Larers lao lên như một con mãnh thú, khẩu súng trong tay rung lên nã đạn về hướng những kẻ khủng bố.
"Ầm...!” một trái lựu đạn bất thần bùng nổ gần người Larers, bóng viên thượng uý ngã xuống trong quầng lửa, máu thấm ra nhuộm đỏ cả vạt cỏ và những viên sỏi.

Sau 15 phút chiến đấu quyết liệt, trong 24 người Kanaka đã có 18 người bị bắn chết, 6 người bị thương, tên cầm đầu sau đó đã chết trên đường chuyển đến bệnh viện gần đó.

Máu đào của "Đội áo đen" đã đổ xuống mảnh đất New Caledonia, cái giá mà họ phải trả rất nặng nề, hai người lính trong "Đội áo đen" thiệt mạng, một trực thăng "Pettit Bouquetin" bị rơi, thượng uý đội trưởng Larers bị thương nặng, nằm mê man suốt 2 ngày mới thoát khỏi nguy hiểm, giữ được mạng sống. Những tổn thất này đã đặt dấu chấm hết cho kỷ lục trong suốt hơn 20 năm không bị thương vong của đội can thiệp hiến binh của Pháp.


Khi đội đặc nhiệm trở lại Paris, trên dọc hai bên đường về từ cổng của sân bay là chật cứng những người tự giác đến chào mừng, cổng chiến thắng được treo cờ màu sắc sặc sỡ, trong tay dòng người là những bó hoa tươi, đón chào những người anh hùng của nước Pháp quay về. Đằng sau hai chiếc quan tài phủ quốc kỳ Pháp là Thượng uý Larers tay chống nạng, những giọt nước mắt cảm động chan hòa trên gò má.


Trong buổi lễ mừng công long trọng, thượng uý Larers được tặng thưởng tấm huân chương vinh dự và 500.000 phrăng để biểu dương những cống hiến xuất sắc của anh.

Hai chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc, ngoài danh hiệu cao quí "Anh hùng nước Pháp" được truy tặng, gia đình mỗi người được nhận 1 triệu phrăng. Tổng thống Pháp Mitterant còn trực tiếp gọi điện chia buồn với người thân của các chiến sĩ, các ngành các cơ quan tại Paris cũng mang đến rất nhiều phần quà an ủi.


Chiến dịch giải cứu con tin trên đảo New Caledonia lần này, không chỉ là chiến dịch quân sự có qui mô lớn nhất của chính phủ Pháp thực hiện tại hải ngoại kể từ sau năm 1962, nước Pháp rút quân khỏi Algeria, nó còn là một ví dụ đặc sắc trong lịch sử đấu tranh chống khủng bố trên thế giới, chiến dịch này được dư luận quốc tế đánh giá cao.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:52:15 pm
DẸP YÊN BẠO ĐỘNG

Năm 1974, các cuộc bạo động của tù nhân diễn ra trên qui mô toàn nước Pháp. Các tù nhân phá toang song cửa, thoát ra khỏi phòng giam, chiếm các nóc nhà, đốt cháy các cơ sở vật chất, thiết bị của nhà tù. Trong thời gian ngắn, trên toàn nước Pháp xảy ra rất nhiều vụ bạo động tương tự, có nguy cơ bùng bổ trong cả nước. Lực lượng cảnh sát và quân đội hợp tác, nhanh chóng ra tay chế áp tình huống bạo loạn đặc biệt này, họ đã ngăn chặn có hiệu quả sự lan tràn của các cuộc bạo loạn. Trong số đó, chiến công của đội can thiệp hiến binh quốc gia Pháp dẹp yên cuộc bạo động tại nhà tù Clairvauw là một ví dụ điển hình.


Ngày 19 tháng 7 năm 1974, tại nhà tù Clairvauw tràn ngập không khí cuồng loạn và những tiếng đập phá. Bọn tội phạm chen lên đứng đầy trên nóc buồng giam, tên thì cầm gậy, tên thì ném gạch đá, ngói Vỡ vào trong sân. Hơn 300 tù nhân tham gia bạo động, kiểm soát các buồng giam, đốt cháy giấy tờ, cỏ khô và đồ đan lát bằng cây liễu xếp trong gian xưởng lớn, chúng đánh cướp đồ ăn trong nhà ăn và rượu trong kho. Trong đó 250 tên tù chiếm lĩnh khu sân trại giam và bệnh xá, hơn 50 tên tội phạm khác đứng kêu gào trên các nóc nhà. Có 80 tù nhân sắp mãn hạn nên đã không tham gia gây rối, bọn họ bị những kẻ gây rối giam lại trong một khu sân nhỏ. Trong khu buồng giam khoảng 20 tên tù đang chuyển những khối đá lớn mỗi khối khoảng 6 kg, đưa lên vị trí tường cao khoảng 25 mét so với mặt đất, bọn chúng định sử dụng những khối đá này để ngăn chặn cuộc tấn công của các cảnh sát. Ngoài vòng tường bao, lực lượng cảnh sát trật tự được huy động đến tăng viện. Bọn tù đang dỡ ngói trên các mái nhà, chuẩn bị chống trả lâu dài với cảnh sát.


Sau khi vụ bạo động xảy ra đội can thiệp hiến binh lập tức điều động Đội trưởng Berluto. Sau khi nhận lệnh, lập tức anh tập hợp lực lượng thuộc hai phân đội, mỗi phân đội 13 người. Anh giới thiệu vắn tắt nhiệm vụ, sau đó họ lên máy bay trực thăng bay đến hiện trường. Sau chưa đầy 20 phút họ đã đến điểm cần tới.

Berluto quan sát kỹ khu nhà giam, tiếp đó là bàn bạc với cảnh sát trưởng, Giám đốc nhà tù và chỉ huy của lực lượng cảnh sát, tìm biện pháp xử lý. Berluto trình bày ý kiến của mình: "Lực lượng can thiệp sẽ đùng trực thăng đổ quân xuống nóc khu phòng giam, đuổi bọn quấy rối từ trên xuống dưới".


Cảnh sát trưởng, giám thị trưởng nghi ngại hỏi: "Tất nhiên chúng ta không thể nghi ngờ vào khả năng siêu việt của nhóm can thiệp, nhưng mỗi chuyến cất cánh trực thăng chỉ có thể chở theo 5 người, mỗi lần cất hạ cánh cách nhau ít nhất 2 phút. Như vậy, tỷ lệ tương quan lực lượng giữa hai bên sẽ là 1 chọi 20. Như vậy quá chênh lệch".


Berluto nói tiếp "Chúng tôi dự định trước khi hạ xuống chuyến đầu tiên sẽ cho thả lựu đạn cay, như vậy dứt khoát sẽ xua đuổi được bọn chúng“.

Cảnh sát trưởng đồng ý với phương án này, nhưng một vấn đề mới lại xuất hiện: "Máy bay sẽ gặp khó khăn vì bọn tội phạm đang tập trung trên nóc phòng giam chiều rộng 2 mét cách mặt đất 10 mét, đây là một đường di chuyển rỗng bên dưới, nó liền kề với tường bao và bức tường bao quanh thì cao hơn nóc phòng giam. Máy bay muốn vào được trong sân, phải bay qua bức tường cao 20 mét. Sau đó sẽ hạ thấp độ cao lơ lửng trên đường đi trên nóc phòng giam với tư thế đó, lực lượng can thiệp nếu nhảy xuống sẽ rất mạo hiểm".

Người phi công đang đứng bên cạnh liền xen vào: "Không thành vấn đề, chúng tôi đã tập luyện qua khả năng này".

"Tốt lắm, vậy hãy cứ như vậy!" Cảnh sát trưởng quyết định.

6 thành viên thuộc đội cảnh sát cơ động trèo lên nóc một gian nhà xưởng đặt lên đó hệ thống vòi rồng phun nước áp suất cao, chuẩn bị phối hợp hành động với lực lượng đặc nhiệm. Bọn tội phạm đang đứng trên nóc phòng giam không vì vậy mà chùn bước mà còn nổi xung chửi bới ầm ĩ. Lúc này Berluto cùng 4 chiến sĩ leo lên trực thăng, cùng với tiếng động cơ vang rền, máy bay từ từ bốc lên.


Máy bay bay qua bức tường cao 20 mét rồi đột ngột hạ thấp độ cao xuống cự ly cách bọn tội phạm khoảng 10 mét. Các chiến sĩ mở cửa khoang máy bay, ném xuống phía dưới 14 trái lựu đạn cay. Ban đầu bọn tội phạm không nhận ra những trái lựu đạn này, tưởng rằng đó là lựu đạn nổ, hoảng hồn úp mặt xuống đất. Sau những tiếng nổ, những cuộn khói vàng lan tỏa khắp xung quanh, bọn tội phạm bị sặc khói nước mắt, nước mũi trào ra, chúng hò nhau lùi lại dọc theo đường đi trên nóc nhà.


Berluto và 4 lính đặc nhiệm vì tranh thủ thời gian nên không tiếp đất bằng thang dây, mà nhẩy xuống trực tiếp từ cửa máy bay. Họ mang mũ và mặt nạ phòng hóa, trong tay lăm lăm súng tiểu liên tiến dần về phía bọn tội phạm. Bọn này thấy vậy thì đùn đẩy nhau, xô đẩy hỗn loạn.


Trong nhà giam lúc này còn có hơn 80 tù nhân không tham gia gây rối, họ đã sắp mãn hạn nên chẳng muốn dính dáng lôi thôi để rồi lại bị kéo dài thời gian ngồi bóc lịch, họ bị những kẻ quá khích giam trong một khu sân nhỏ, họ đang cầu xin được giúp đỡ.

Trong trại bỗng nhiên khói lửa cuồn cuộn bốc lên. Cảnh sát trưởng thông báo với Berluto rằng, bọn tội phạm đã đốt cháy khu nhà xưởng, trong đó có nhiều giấy tờ cỏ khô và đồ đan lát bằng cành liễu, cứ kiểu này gian nhà xưởng chắc bị thiêu ra tro.

"Được hãy để tôi đi quan sát xem", "Này, Pierre hãy theo tôi, nhớ đeo kính nhìn đêm vào".

Thượng sĩ Pierre vội lôi ra cặp kính rồi chạy theo Berluto, loại khí tài điện tử này có thể tăng cường độ sáng lên 6 vạn lần, trong đêm tối mọi vật vẫn hiện lên sắc nét như ban ngày. Từ khoảng cách 200 mét nó đã có thể cho thấy đầu mẩu thuốc lá nằm trong gian phòng tối.


Berluto và Pierre trèo lên bức tường bao, đeo kính nhìn đêm vào để quan sát khu sân lớn của trại giam. Họ trông thấy khoảng 50 tên tù đang gào thét trên một nóc nhà, hơn 250 tên khác đã chiếm giữ khu nhà giam mới xây và khu bệnh xá. Berluto ý thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình. Đột nhiên, Berluto phát hiện trong khu phòng giam mới có khoảng 20 tên vô lại đang vận chuyển những khối đá. Nếu những viên đá với trọng lượng 6 kg này được ném xuống từ độ cao 25 mét xuống khu sân mà cám cảnh sát phải vượt qua, thì chắc chan thịt xương sẽ nát vụn. Berluto lập tức quay lại phòng chỉ huy, báo cáo lại tình hình với cảnh sát trưởng, và đề ra biện pháp đối phó. Sau đó anh ta yêu cầu đưa đến một chiếc máy bay trực thăng.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:54:06 pm
Cảnh sát trưởng vui vẻ đồng ý: "Điều này dễ thôi, tôi đã chuẩn bị rồi, nhưng phải đợi đến lúc 6 giờ máy bay mới đến được. Từ giờ đến lúc đó, tôi không muốn máu của cảnh sát phải đổ vì những tên vô lại này. Nếu những tên khốn khiếp đó liều lĩnh đe dọa đến tính mạng của cảnh sát, các anh có thể nổ súng tự vệ".


"Rõ, thưa cảnh sát trưởng! Nhưng đội của chúng tôi cũng có thói quen là cố gắng không nổ súng”.

"Điều tôi quan tâm là làm thế nào để cảnh sát và lực lượng bảo vệ an toàn vượt qua khu sân trại không bị gạch đá trên nóc nhà làm bị thương". Cảnh sát trưởng nói.

Berluto tự tin trình bày: 'Tôi sẽ cho bố trí các xạ thủ trên tòa nhà ở góc tường, bắn ngăn chặn không cho bọn tội phạm tiến đến đống gạch đá, không cho chúng nhận được gạch đá tiếp viện. Nếu chúng vẫn cứng đầu tiến lại gần đống đá xa thủ của tôi bắt buộc phải bắn vào tay chúng, bảo đảm cách này sẽ có tác dụng”.

"Vậy cũng được, vậy còn trực thăng thì sao?"

Berluto cân nhắc rồi tiếp "Vẫn có thể dùng biện pháp cũ, trước khi cho tấn công, sẽ có trực thăng thả lựu đạn cay, xua đuổi bọn chúng”.

Cảnh sát trưởng muốn nhìn tận mắt quang cảnh trong sân trại. Ông trèo lên cầu thang, và không khỏi kinh ngạc có khoảng 100 tên tội phạm đang ở trên nóc dãy phòng giam, chúng đang xếp hàng thành dây chuyền tay nhau nhũng viên gạch, ngói gỡ trên mái nhà. Dãy nhà dài khoảng 100 mét. Số lượng gạch ngói sẽ lên tới hàng vạn viên.

Berluto yêu cầu được hành động gấp, đề nghị cảnh sát trưởng cho phép nổ súng về hướng đống gạch ngói.

Trên đường đi trên nóc dãy phòng giam, Berluto cho trực sẵn 4 tay súng. Một tay súng trông thấy có một tên tù đang ôm trong tay ba viên ngói, bước lại gần đống gạch ngói lập tức đưa dấu cộng của kính ngắm vào đống ngói trên tay tên tội phạm, sau tiếng nổ đanh gọn, tên tội phạm cách đó khoảng ngoài 40 mét kêu lên kinh hoàng. Hắn nhảy lùi lại một bước, mấy viên ngói trên tay rơi xuống nát vụn. Tiếp đó có 5 tên tội phạm cũng gặp cảnh tương tự. Chúng đã hiểu ra sự việc, chửi ầm lên và lui về phía sau. Ngay lúc đó bùng lên một tiếng nổ dữ dội, một cột lửa vọt lên bầu trời, đó là do đống chất hóa học trong gian xưởng phát nổ.


Berluto chỉ về hướng đống đá lớn nói với cảnh sát trưởng: "Đó là mối đe dọa lớn đối với chúng ta. Nếu bọn chúng tiếp tục đến gần đó, chúng tôi bắt buộc phải bắn bị thương vài tên.

Lúc sáu giờ sáng, một chiếc trực thăng bay đến. Trong sở chỉ huy đang diễn ra cuộc họp nghiên cứu biện pháp đối phó, Berluto phát biểu: "Khi chúng tôi bắt đầu thả lựu đạn cay từ trên trực thăng xuống, sự chú ý của bọn tội phạm sẽ hướng về phía đó. Khi đó nếu có tín hiệu tấn công của tôi, phân đội sẽ xuất phát, mở đường tiến vào. Đến khi các anh đã giữ được đường vào, lực lượng tiếp ứng sẽ chiếm toàn bộ các dãy nhà, gom toàn bộ số gây rối lại".


Lúc 6 giờ 10 phút, giám đốc nhà tù dùng loa phóng thanh kêu gọi: "Các anh hãy ngừng phá phách, hãy dẹp bỏ ý định trốn thoát! Tôi tin rằng trong các anh hầu hết mọi người đều không đồng tình với phương pháp dùng bạo lực. Hãy quay trở về sân trại, các anh sẽ được an toàn!".

Bọn tội phạm không hề để ý cảnh sát trưởng đang cầm lấy micrô nói tiếp: "Tôi là cảnh sát trưởng, hạ lệnh cho các anh lập tức phải đầu hàng! Các anh có một phút để suy nghĩ!".

Đáp lại là những tiếng chửi rủa và những động tác bỉ ổi.

"Tấn công!" cảnh sát trưởng ra lệnh.

Vào lúc 6 giờ 14 phút, khi chưa có lệnh tấn công, một trung uý cảnh sát đã dẫn tiểu đội xông vào trong sân trại. Lập tức, trận mưa từ các mái nhà dội xuống đầu họ, họ bị gạch đá làm cho khốn khổ.
Viên cảnh sát làm nhiệm vụ quan sát chạy vội đến báo cáo, anh ta phát hiện có một bọn tội phạm đang xông đến chỗ đống đá, chuẩn bị lấy nó để ném xuống đầu tiểu đội cảnh sát. Hơn phục viên đá chuẩn bị được ném xuống, tình thế khá nguy cấp.

"Bắn" Berluto phát lệnh.

Một tên đầu tóc bù xù đang cố sức chuẩn bị ném hòn đá xuống. Một cảnh sát rê súng theo, kính ngắm nhằm đúng vào cánh tay hắn. Tiếng súng vang lên, hắn ngã vật xuống. Tên thứ hai, thứ ba rồi thứ tư cả mấy tên đang vận chuyển mấy khối đá đều bị trúng đạn vào cánh tay và đùi, lần lượt ngã gục xuống. Điều đáng nói là những chỗ bị đạn bắn trúng đều không phải bộ phận nguy hiểm, điều này đòi hỏi kỹ năng bắn phải hoàn hảo.

Một người cảnh sát trẻ lại thay một băng đạn mới, nhưng anh ta không tiếp tục bắn, vì lúc này bọn tội phạm đã hiểu ra vấn đề, chúng thi nhau lùi lại, kêu gào ầm ĩ:

"Phải lấy đá ném vào bọn dưới sân, không cho chúng xông lên!"

Tên tù Paul bị bắn vào chân phải, máu thấm ra ngoài. Hắn đang nằm rên rỉ bên rìa đang đá...

"Mày sợ cái gì chứ?" một tên cầm đầu gầm lên, Paul tức tối: "Tao không bước được nữa, tao sẽ không đi lấy đá để ăn đạn nữa đâu!".

"Đồ hèn!' tên kia gầm lên, trong tay hắn nắm một chiếc cán cuốc lao đến... Giữa bọn tội phạm bỗng nhiên đã xảy ra xung đột. "Choang... choang...!” vang lên tiếng va chạm nhau giữa gậy sắt và cán cuốc, những tiếng gào thét hòa vào nhau, tất cả như một bầy thú đang cắn xé, gào thét.

Một tên tù bị đánh vào đầu, hắn giang rộng hai tay, rơi xuống sân như một con chim trúng đạn, não và máu me toé ra bắn văng lên người đồng bọn. Bọn tội phạm ngừng lại giây lát trước thảm cảnh tàn khốc rồi lại tiếp tục lao vào đánh lẫn nhau.


Mấy người lính trong đội can thiệp đang ở trên hành lang tận mắt chứng kiến cảnh tượng trên, lại có thêm 4 tên tội phạm bị đánh gục. Các cảnh sát vội báo cáo về sở chỉ huy bằng máy bộ đàm.
 
Nhận được tin báo Berluto vội vã lên máy bay trực thăng bay đến hiện trường. Máy bay quần đảo, lượn vòng trên dãy phòng giam. Các tù nhân bên dưới đều bị hành động này thu hút, bọn chúng dừng tay, ngóng lên trên đối phó với mối đe dọa vừa xuất hiện.


Berluto lệnh cho các lính đặc nhiệm ném một loạt lựu đạn cay xuống, các trái lựu đạn đều rơi xuống nóc dãy phòng giam một cách chuẩn xác. Sau đó lại một loạt lựu đạn nữa được phép ném xuống. 30 quả lựu đạn cơ bản đã quyết định được tình thế.


Các tù nhân không phịu nổi màn khói cay xè vội vã xô nhau chạy xuống phía dưới sân và co cụm tại đó. Trên máy bay Berluto ra lệnh cho chúng phải di chuyển đến khu sân chơi để đầu hàng.

Bất ngờ, một tên trong bọn tách ra chạy ra phía cửa. Trong tích tắc, một quả lựu đạn bay đến nổ phía trước, chắn đường chạy của hắn. Tên tội phạm đành ngừng lại, ngước nhìn lên chiếc máy bay đang lơ lửng trên đầu. Berluto khoát tay ra hiệu, bắt hắn phải quay lại.

Qua máy vô tuyến, Berluto phát tín hiệu cho bộ phận dưới mặt đất tấn công. Lực lượng cảnh sát ùa vào trong sân, khép chặt vòng vây, áp sát bọn tội phạm. Tiếp đó, dưới sức mạnh của cảnh sát, bọn gây rối bị khuất phục. Cuộc bạo động tại nhà tù Clairvauw kết thúc.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:55:59 pm
ĐẤU TRÍ TẠI NANTE

Ngày 19 tháng 12 năm 1985, tại thành phố cảng quan trọng miền Tây nước Pháp Nante, lại xảy ra vụ án ly kỳ phạm nhân đã tiến hành bắt cóc vị quan tòa. Vụ bắt cóc này đã từng gây xôn xao dư luận nước Pháp, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các nước. Sau khi sự việc xảy ra, đội đặc nhiệm chống khủng bố của Pháp đã nhanh chóng bay từ Paris đến Nante, trực tiếp tham gia cứu con tin và giải thoát thành công cho con tin, lập nên chiến công xuất sắc "không đánh mà thắng”, chiến công này được nhiều nước khen ngợi, đồng thời cũng là kinh nghiệm quí báu cho đồng nghiệp các nước khác khi xử lý những vụ án tương tự.


Lúc 10 giờ 30 phút ngày 19 tháng 12, một phiến tòa đang được mở tại thành phố Nante. Chánh án Bux Bernasu ngồi ở ghế chủ tọa, hai bên là hai quan tòa, 5 dự thẩm và một kiểm sát viên. Trên ghế bị cáo là ba nam một nữ. Tội phạm chính là Saxuer đã từng ngồi tù 14 năm, là một kẻ không biết hối cải. Tên tội phạm kia là Deore, 24 tuổi, cũng đã từng có 7 năm trong tù. Hai tên còn lại là kẻ tình nghi dính dáng đến vụ án này.


Trong thời gian ngồi tù, Saxuer và Deore đã kết thân với một người Monaco đã làm việc lâu năm tại Pháp tên là Kaji, chúng thề với nhau lấy đấu tranh làm sự nghiệp theo đuổi chứ không chịu chết mòn trong nhà giam. Kaji mới mãn hạn ra tù được ba tuần lễ nay nghe tin tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử công khai hai tên đồng bọn của hắn, Kaji mang theo lương khô, vũ khí, máy ghi âm đến quýnh quánh rình rập cạnh tòa án.


Lúc 11 giờ, Kaji tranh thủ lúc người cảnh sát bảo vệ cửa tòa án sơ hở, hắn liều lĩnh lao lên, tước ngay được súng của viên cảnh sát. Tiếp đó, hắn lấy sức đẩy mạnh cánh cửa bên của tòa án. Hắn lao vào trong, một tay cầm súng, tay kia cầm quả lựu đạn đã mở nắp, ra lệnh cho cảnh sát trong phiên tòa nộp vũ khí đầu hàng. Bị bất ngờ trước tình huống đột ngột xảy ra, cám cảnh sát chưa kịp rút súng ra khỏi bao súng thì đã bị khống chế. Lúc này, Saxuer và Deore đang ngồi trên ghế bị cáo lập tức vọt dậy, nhanh tay thu hồi mấy khẩu súng các cảnh sát bị buộc phải đặt xuống sàn, chúng giữ lấy súng và quay sang cùng Kaji đối phó với những quan tòa và người dự xử án trong tay không mang vũ khí. Quan tòa, kiểm sát viên và người dự tất cả có 24 người, trong phút chốc đã trở thành con tin của ba kẻ tội phạm.


Kaji dùng còng tay khóa tay của Chánh án Bernasu vào phía sau lưng ghế. Kaji đắc ý nói: "Chúng ta làm vậy là nhằm làm mất mặt nước Pháp, cho nước Pháp một cái tát".

Trước những tên tội phạm liều mạng và hung hãn, Chánh án Bernasu tỏ ra hết sức bình tĩnh, một mặt liếc mắt ra hiệu cho các cảnh sát không được manh động, tránh gây đổ máu vô ích, một mặt với vẻ bình thản như không có chuyện gì, động viên các con tin hãy giữ bình tĩnh và tự tin, cố gắng giải quyết sự việc một cách hòa bình.


Nhận được tin báo về vụ việc này, cảnh sát trưởng của thành phố Nante lập tức huy động lực lượng lớn cảnh sát nhanh chóng lao đến hiện trường bao vây kín xung quanh tòa án. Tổng giám đốc lực lượng cảnh sát Pháp cũng thân chinh xuất trận, đưa theo một đội cảnh sát đặc nhiệm chống khủng bố bay từ Paris đến Nante.


Tổng giám đốc lực lượng cảnh sát cùng cảnh sát trưởng thành phố, Tỉnh trưởng, Viện trưởng viện kiểm sát tổ chức thành một bộ chỉ huy tạm thời. Họ một mặt cử người đi tìm hiểu tung tích của bọn bắt cóc, một mặt chuẩn bị thực hiện kế hoạch "điệu hổ ly sơn".


Bọn tội phạm khi nhìn thấy Tổng giám đốc cảnh sát đã bay từ Paris đến tận hiện trường, tận mắt trông thấy xung quanh toà án đã bị lực lượng cảnh sát vây kín vòng trong vòng ngoài, chúng hiểu rằng không có hy vọng chọc thủng được vòng vây để thoát ra ngoài, tiếp đó chúng đưa ra đề nghị tiến hành đàm phán.


Điều kiện bọn khủng bố đưa ra là: chỉ cần phía cảnh sát không bất ngờ tấn công, cung cấp cho chúng phương tiện giao thông để trốn ra nước ngoài thì một phần các con tin sẽ được thả.

Biện pháp đối phó của cảnh sát là: tương kế tựu kế, dùng đàm phán để kiểm soát bọn bắt cóc, cố gắng kéo dài thời gian, sử dụng chiến thuật kéo dài gây mệt mỏi, khiến bọn chúng giảm sút ý chí, bị động.

Cuộc đàm phán kéo dài liên tục trong mấy tiếng đồng hồ. Đến khoảng 17 giờ, một chiếc xe du lịch cỡ nhỏ hiệu Renaur dừng lại trước cửa tòa án. Vì xe quá nhỏ, không thể chở được tất cả số người bị bắt cóc. Hai bên lại tiếp tục bắt đầu một cuộc đàm phán mới kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Lúc này chánh án Bernasu khuyên bọn bắt cóc rằng: "Các anh muốn trốn thoát phải không? Nếu vậy càng mang theo nhiều người, thì càng khó hành động... Tôi có đề nghị này, hãy thả hết những người khác, chỉ giữ lại mình tôi. Như vậy vừa dễ chạy trốn và cũng đủ để bảo đảm cảnh sát không dám nổ súng”.


Bọn bắt cóc thấy đề nghị của Bernasu cũng có lý hơn nữa càng kéo dài thời gian thì lại càng bất lợi cho bọn chúng. Vậy là vào lúc giữa trưa, chúng thả 9 con tin, chỉ giữ lại chánh án Bernasu, hai dự thẩm và một kiểm sát viên.


Lúc 15 giờ 24 phút, 3 tên bắt cóc áp giải 4 con tin bước lên chiếc xe ô tô chờ sẵn. Chúng tự lái xe, chạy ra khỏi khu vực tòa án. Bọn tội phạm nhằm đề phòng cảnh sát tấn công, chúng nhét một trái lựu đạn vào túi áo của viên chánh án, cầm chắc dây giật nụ xòe trong tay. Chiếc xe của bọn bắt cóc chạy phía trước, theo sau là 5 chiếc xe cảnh sát và khá nhiều xe mô tô. Lúc đầu bọn chúng định cho xe chạy ra hướng nhà ga, nhưng khi nhìn thấy có quá đông hành khách, chúng lại quay xe cho chạy về hướng sân bay Nante.


Bọn bắt cóc yêu cầu cảnh sát phải chuẩn bị cho chúng một máy bay đưa chúng trở về Monaco. Cuộc đàm phán tại sân bay lại kéo dài trong suốt mấy giờ đồng hồ. Cảnh sát nhằm ly gián làm tan rã nội bộ bọn chúng nên chỉ đồng ý cho một vé máy bay để đưa Kaji về Monaco, với điều kiện phải thả toàn bộ con tin. Đòn đánh này đã mang lại hiệu quả tức thời, nội bộ bọn bắt cóc rạn vỡ. Sau 34 tiếng giằng co, bọn chúng cũng đã quá mệt mỏi. Ngay cả tên điên cuồng nhất là Kaji cũng đã đồng ý chấp nhận điều kiện của cảnh sát.


Chánh án Bernasu lại tiếp tục đánh đòn tâm lý đối với hai tên bắt cóc người Pháp: "Các anh đều mang quốc tịch Pháp, sẽ không có nước nào đón nhận. Cho dù có vé máy bay, các nước khác cũng không tiếp nhận". Cuối cùng, tinh thần của bọn tội phạm cũng đã suy sụp, chúng mất hết dũng khí và niềm tin. Hai tên bắt cóc người Pháp bước ra khỏi xe ô tô, giơ hai tay đầu hàng cảnh sát.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:57:01 pm
HÀNH ĐỘNG CHỚP NHOÁNG

Ngày 26 tháng 12 năm 1994, Lực lượng thống khủng bố tinh nhuệ của Pháp - đội can thiệp hiến binh, đã tiến hành cuộn tấn công bất ngờ vào những kẻ khủng bố người Algeria bắt cóc chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Pháp. Sau hơn mười phút chiến đấu quyết liệt, Cả 4 tên không tặc bị bắn chết, 16 hành khách, 9 chiến sĩ cảnh sát bị thương, kết thúc thành công vụ cướp máy bay kéo dài 54 tiếng đồng hồ. Các đài truyền hình của Pháp được phép thực hiện truyền hình trực tiếp toàn bộ diễn biến chiến dịch giải cứu, sự kiện này đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.


Algeria nằm ở Tây Bắc Châu Phi, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, bên kia bờ đại dương là đất Tây Ban Nha và Pháp. Năm 1830 nước Pháp chiếm vùng đất này. Tháng 7 năm 1962 nước này tuyên bố độc lập, dân số Algeria khoảng hơn 33 triệu, người Ảrập chiếm đa số, đạo Hồi được chọn là quốc đạo, thủ đô là Alger, sân bay Alger nằm cách thủ đô 20 km về phía Đông Nam. Từ tháng 11 năm 1993 đến thời điểm hiện tại, tình hình chính trị Algeria mất ổn định nghiêm trọng, hoạt động của bọn khủng bố có vũ trang hết sức lộng hành, Các vụ án bắt cóc tống tiền, ám sát nhằm vào người nước ngoài liên tiếp xảy ra, hậu quả là đã có hơn 60 người nước ngoài quốc tịch Nam Tư, Pháp Nga, Trung Quốc bị giết hại. Không những vậy các vụ án có xu hướng ngày càng lan rộng.


Ngày 24 tháng 12 sát ngày lễ giáng sinh, trước các cửa hiệu lớn đèn màu sáng rực rỡ, đợt tuyết rời nhiều hiếm thấy trong mấy ngày liền đã khoác lên thành phố Paris hoa lệ chiếc áo màu trắng tinh khiết, những lớp tuyết dày khiến cho những đường phố trở lên lạnh hơn, dường như không khí lễ tết năm nay không náo nhiệt bằng năm ngoái. Lúc 11 giờ 22 phút trưa, tổ hộp điện thoại màu đỏ đặt trên bàn làm việc của ông Les, người sau khi về hưu đã đảm nhiệm chức vụ cố vấn an ninh của hãng hàng không Pháp bỗng đồ dồn, Larers nhận được thông báo chiếc máy bay hành khách số hiệu 8969 của hãng hàng không Pháp bay trên tuyến Alger - Paris đã bị bắt cóc tại sân bay Alger thủ đô Alger của Algeria. Bọn không tặc có 4 tên người Ảrập, trên máy bay có 227 hành khách và tổ lái 12 người. Bọn không tặc này thuộc về một tổ chức cực đoan của Mặt trận cứu nguy Hồi giáo, chúng đưa ra điều kiện trước 9 giờ giờ GMT ngày 25 phải trả tự do cho hai thủ lĩnh của Mặt trận cứu nguy Hồi giáo đang bị giam lỏng, và thách thức rằng nếu không đáp ứng yêu cầu trên, sẽ xử tử các con tin. Thông báo cho biết, bọn không tặc sau khi lên máy bay đã đeo mặt nạ, đã thả tự do cho 63 con tin là phụ nữ và trẻ em. Chúng đã giết chết hai người, một người là sĩ quan an ninh mật của Algeria đi nghỉ phép tại Pháp, người kia là tham tán sứ quán Việt Nam tại Algeria. Tình hình hết sức nghiêm trọng.


Đặt điện thoại xuống, Larers lập tức đại diện hãng hàng không Pháp báo cáo tình hình lên chính phủ Pháp. Rất nhanh, chính phủ thông báo, người của đội đặc nhiệm cảnh sát quốc gia sẽ bay đến Algeria xử lý vụ này.

Larers rất phấn khởi, vì với tư cách trước đây đã từng là thượng uý đội trưởng đội đặc nhiệm, Larers hiểu rõ hơn ai hết, chống khủng bố, chống không tặc là sở trường của lực lượng này, trong tình huống thông thường sẽ không có bất. Trong số này có rất nhiều chàng trai trẻ năm xưa do chính tay Larers dìu dắt, Larers rất hiểu khả năng phi thường và bản lĩnh của các "môn đệ" này, hơn nữa lực lượng này luôn luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, bất cứ lúc nào, khi có lệnh đều có thể lập tức xuất kích. Tiếp đó, Larers nhấc máy quay số cho phòng trực ban của đội đặc nhiệm.


Người nhấc máy chính là người kế nhiệm của Larers, thượng uý Orivyev Kim. Orivyev Kim năm nay 30 tuổi, đã có một gia đình nhỏ đầm ấm, người vợ mới cưới cách đây nửa năm, nàng là một trụ cột trong một đoàn ca múa của Paris, không những xinh đẹp mà còn nhất mực dịu dàng hiền thụt. Thượng uý Kim và Larers đã từng vào sinh ra tử sát cánh bên nhau suốt mấy năm, nhất là trong lần giải cứu con tin tại đảo New Caledonia trên biển Thái Bình Dương, tháng 4 năm 1988. Lúc đó Orivyev Kim đã thể hiện hết sức xuất sắc. Ngoài có đủ sự dũng mãnh ngoan cường và những kỹ năng đặc biệt như Larers, Kim Còn được mọi người ca ngợi về sự mưu trí, anh là người kế tục xứng đáng cho Larers. Những năm gần đây, điều thiệt thòi cho Kim là từ sau sự kiện đảo New Caledonia, bọn khủng bố dường như đã lặn mất tăm, ngoài mấy vụ đấu đá lẻ tẻ ra, không còn gây ra được vụ nào to tát, cho đến giờ trên ngực Kim vẫn chưa xuất hiện tấm huân chương mơ ước. Có lẽ sự việc lần này sẽ là cơ hội tốt để Kim bù đắp được sự thiếu hụt này. Sau khi nhận điện, Kim rất phấn khích, thầm nghĩ, bọn khốn kiếp, vậy là các người cuối cùng đã chịu lộ mặt rồi! Làm ta phải đợi suốt ngần ấy năm ròng!


Trước ngày lễ Giáng sinh, căn cứ của "Đội áo đen" tại ngoại ô phía Tây Paris không thể nhộn nhịp bằng không khí trong thành phố, nhưng so với ngày thường cũng tràn ngập một không khí lễ hội. Đã có một phần ba quân số được phép về nghỉ lễ tại Paris, cùng gia đình tận hưởng một đêm Giáng sinh vui vẻ. Thiếu tá đội trưởng đội đặc nhiệm thượng uý đội phó, đều được nghỉ, người trực chiến chỉ huy tổ trưởng tổ hành động số 1 là thượng uý Kim.


Những chiến sĩ ở lại trực chiến cũng đang bận rộn chạy đi chạy lại trong câu lạc bộ, vài người đang hăng say trang trí bằng các dây đèn màu. Giữa phòng, trên cây thông Noel cỡ lớn treo đầy những bóng đèn màu sặc sỡ, lấp la lấp lánh rất vui mắt. Tối nay, toàn đội sẽ tổ chức một buổi tiệc Noel. Để tăng cảm hứng góp vui thượng uý Kim còn công phu mời một nhóm những nữ chiến binh xinh tươi của Paris đến vui cùng các chiến sĩ trong buổi dạ tiệc, các chú lính khi được tin này thì phấn khởi reo mừng, đồng thanh reo hò "thượng uý Kim muôn năm!”.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:58:05 pm
Sau khi nhận được cú điện của Larers, Kim lập tức cũng nhận được thông báo từ sở chỉ huy, yêu cầu các chiến sĩ trong tổ phải lập tức chuẩn bị thi hành nhiệm vụ. Thượng uý Kim lập tức vừa tập hợp khẩn cấp các chiến sĩ trực chiến, vừa phải khẩn trương thông báo cho những người trong cuội đang được nghỉ lễ phải lập tức quay trở lại căn cứ.


Tuyết vẫn không ngừng rơi. Thiếu tá Farve và thượng uý Tead đội tuyết và gió lạnh thấu xương vội vã từ Paris quay trở lại căn cứ, sau đó là các thành viên khác cũng lần lượt có mặt, đến lúc 17 giờ 52, toàn bộ 54 thành viên của đội đặc nhiệm đã xếp hành tề chỉnh trên thao trường. Từ khi nhận được lệnh đến lúc tập hợp toàn bộ quân số chưa đầy 4 tiếng đồng hồ.


Vào giây phút này, các chiến sĩ đã hoàn toàn để lại sau lưng không khí cuồng nhiệt của đêm hội, những nữ chiến sĩ trẻ trung tràn đầy sức sống cũng đã được đưa cả về Paris trong niềm luyến tiếc.

Các đội viên trong trang phục mũ nồi đỏ, quần áo rằn ri chống rét đứng đều tăm tắp trên thao trường. Đội trưởng Farve lên tiếng: “Giáng trả đích đáng, tiêu diệt triệt để bọn khủng bố, bảo vệ danh dự nước Pháp là nghĩa vụ trách nhiệm vinh quang của mỗi người chúng ta. Thời gian không còn nhiều, mọi người cần chuẩn bị tốt. Danh dự của nước Pháp nằm trong tay mỗi quân nhân chứng ta!". Nói xong, thiếu tá giơ cao nắm tay. Trên gương mặt nghiêm nghị là đôi mắt xanh sâu thẳm, một chiếc sống mũi cao và to, hiện lên một vẻ rất sống động từ ánh mắt của người chỉ huy, các chiến sĩ cảm nhận được một trận đánh ác liệt sắp xảy ra.


Thiếu tá ngừng lại trong giây lát, đoạn tiếp theo: "Sáng ngày hôm nay, bọn không tặc đã bắt cóc chiếc máy bay của hãng hàng không Pháp bay tuyến Alger - Paris, trên máy bay có 227 hành khách và 12 thành viên đội bay. Sở chỉ huy lệnh cho chúng ta phải lập tức chuẩn bị. Tất cả đã rõ chưa?", "Rõ! Chiến đấu vì danh dự nước Pháp!". Các chiến sĩ đồng thanh hô vang, tiếng vang còn lan tỏa, vang vọng mãi trên bầu trời.


Lúc 2 giờ sáng ngày 25 tháng 12, trời đất tối đen, dưới ánh trăng yếu ớt, 24 chiến binh của "Đội áo đen" nai nịt gọn gàng chuẩn bị xuất phát. Các chiến sĩ đầu mang mũ sắt màu xanh, mặc áo giáp chống đạn, chân đi ủng, trước ngực khoác súng bắn tỉa gắn kính nhìn đêm tiên tiến nhất do Pháp sản xuất dây lưng bên trái cài dao găm chuyên dụng, bên phải đeo chéo một túi bạt màu xanh, bên trong là kính chống ánh sáng mạnh, lựu đạn gây chói mắt, đạn tạo khói và các vũ khí chuyên dùng khác.


Lúc 2 giờ 10, các chiến sĩ chuẩn bị lên máy bay bay đến Algeria, thì bất ngờ nhận được mệnh lệnh mới yêu cầu họ thay đổi đường bay, bay đến sân bay miền Nam nước Pháp.

Thì ra, ngay khi chiếc máy bay số hiệu 8969 chưa cất cánh đã bị bắt cóc, trên máy bay xuất hiện 4 tên không tặc mang súng AK - 47, lùa toàn bộ số 227 hành khách và 12 người trong phi hành đoàn vào phần trước khoang hành khách. Tại cửa trước và cửa sau của máy bay mỗi, mỗi cửa có một tên khủng bố canh giữ, hai tên khác nằm nghỉ trong khoang lái. Xung quanh khu vực máy bay bay đỗ là lực lượng cảnh sát vũ trang Algeria vây kín vòng trong vòng ngoài.


"Mẹ kiếp, không chịu hợp tác với chúng tao, bảo mang đồ ăn, nước uống đến cũng không chịu, ông mày thỉnh thoảng lại thịt một đứa, thử xem ai phải chịu ai?". Tên cầm đậu đang nằm trong khoang lái chửi rủa, đoạn quay sang gọi tên đồng bọn: "Liên lạc với chúng nó, ở đây không giữ thì tao đi chỗ khác: "Đây không được thì bọn ta sang Pháp. Thử xem bọn Pháp có chịu hợp tác hay không?".

"Không được, không thể để chúng đến Pháp được, như vậy thì chúng ta còn ra thể thống gì nữa. Tôi đã cho điều đội cảnh sát đặc biệt đến rồi". Bộ trưởng an ninh của Algeria kiên quyết thể hiện lập trường cứng rắn của mình.


"Mẹ kiếp, không cho chúng tao đi thì giết con tin, mỗi phút một đứa". Hai bên lại chìm trong im lặng. Bỗng nhiên, một tiếng nổ đanh gọn vang lên, người thư ký thương mại của sứ quán Pháp tại Algeria bị giết, xác bị ném ra ngoài từ cửa trước của máy bay. Trước đó chúng đã liên tiếp giết hai người, một người là tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria, người kia là nhân viên an ninh mật của Algeria định sang Pháp nghỉ phép. Cứ kéo dài trạng thái này sẽ không biết có bao nhiêu người sẽ bị giết. Cuối cùng, phía Algeria bị khuất phục, đồng ý yêu cầu của bọn khủng bố đòi bay sang Pháp và lập tức thông báo tình hình cho chính phủ Pháp.


Sáng sớm ngày 25 chiếc máy bay của hãng hàng không Pháp rời sân bay Alger bay đến Mariana sân bay mà bọn khủng bố cho là an toàn nhất. Nhưng bọn không đâu ngờ rằng thượng uý Kim và đồng đội của anh đã bố trí sẵn thiên la địa võng chờ đợi.

Thượng uý Kim sau khi đến sân bay được sự phối hợp tích cực tại đây, tiến hành nghiên cứu tỷ mỉ vị trí điểm đỗ của máy bay. Paris đưa ra chỉ thị ngắn gọn rõ ràng: "Bằng bất cứ giá nào, bằng mọi cách, quyết không để máy bay rời sân bay Mariana”. Thượng uý Kim thầm hiểu trận chiến này ảnh hưởng đến danh dự nước Pháp, việc mà Algeria không làm nổi, nước Pháp nhất định phải làm được. Chỉ thị của Paris đã bật đèn xanh cho hành động của đội đặc nhiệm.


Sau khi tính toán kỹ lưỡng, thượng uý Alwyf quyết định sẽ tấn công ngay khi máy bay hạ cánh, bọn khủng bố không thể ngờ rằng chính phủ Pháp lại hành động "cạn tình” đến vậy, không thèm nói một câu, làm sao có chuyện như vậy được? Hơn nữa, trong khi xử lý các vụ bắt cóc máy bay, chưa có quốc gia nào lại "làm liều” như vậy. Thường nghe có câu: chỉ có bất ngờ tấn công, mới mong chiến thắng. Bọn không tặc không thể ngờ đến điều này, đây chính là cơ hội tập kích tốt nhất. Thượng uý Kim rất tin tưởng vào kế hoạch dự định.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 02 Tháng Sáu, 2013, 04:59:07 pm
Chống không tặc chính là ngón võ ruột của thượng uý Kim. Mấy năm lại đây, trong tình thế các vụ không tặc có xu hướng tăng lên rõ rệt, đội đã thực hành diễn tập chống khủng bố trên đủ loại kiểu máy bay, và còn diễn tập khi trên máy bay có đủ hành khách và phi hành đoàn. Tất nhiên "bọn khủng bố” do chính các chiến sĩ nhập vai. Không chỉ thực hiện diễn tập với máy bay đang đỗ, họ còn diễn tập khi máy bay đang bay trên biển hoặc trên không trung. Ngay tháng trước, thượng uý Kim còn dẫn đội của mình diễn tập mô phỏng ngay trên một chiếc máy bay Airbus A - 300.


Để khích lệ lòng yêu nước của dân chúng, nhằm giành được hiệu quả tuyên truyền cao nhất, đài truyền hình Pháp sau khi được sự cho phép của Tổng cục Cảnh sát và được sự đồng ý của thượng uý Kim, họ quyết định sẽ truyền hình trực tiếp mọi diễn biến của cuộc tấn công giải cứu. Cần phải thấy một điều là việc truyền hình trực tiếp như vậy không chỉ là sự kiện đầu tiên được thực hiện trên thế giới mà mức độ thực hiện của nó vượt xạ việc truyền hình trực tiếp một trận bóng đá. Nó đòi hỏi phải thực hiện lượng công việc lớn khủng khiếp, với trách nhiệm nặng nề, thậm chí là đối đầu với cái giá về tính mạng và sự nguy hiểm. Nếu cuộc tấn công thất bại không những không cứu được con tin mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của nước Pháp trên trường quốc tế. Do vậy nếu không phải nắm chắc phần thắng thì thượng uý Kim đã không đồng ý với đề nghị đó.


Các nhân viên của đài truyền hình tất bật trong gần một giờ, lắp đặt xong hơn mười máy quay ngụy trang đặt trên đài chỉ huy sân bay, trên các máy bay đang đậu và các điểm cao ở xung quanh, với ý đồ chuyển tải đầy đủ chính xác cuộc tấn công từ các góc độ. Nhằm nâng cao hiệu quả truyền hình, hai biên tập viên nam và nữ với phong độ tuyệt vời, khí chất hiên ngang tiến hành bài thuyết minh của họ ngay tại đài chỉ huy của sân bay.


Hai bên đường băng hạ cánh, các tay súng bắn tỉa trong trang phục rằn ri nằm phục trong thảm cỏ, những họng súng bắn tỉa có gắn kính ngắm bắn đêm nhằm về hướng đã định, toàn bộ các chiến sĩ tham gia tấn công đều đội một loại mũ được thiết kế cực kỳ hiện đại, ngoài tác dụng bảo vệ còn mang thiết bị quan sát, quay phim hồng ngoại, cho phép họ trong đêm tối có thể nhìn thấu suốt qua thân máy bay nhìn rõ được mọi hành động của bọn tội phạm trong máy bay.


Lúc 4 giờ 22 phút, trong hệ thống kiểm soát âm thanh vang lên tiếng động cơ máy bay đang lại gần. "Thưa các quí vị xem truyền hình điều các bạn đang nhìn thấy đây là buổi truyền hình trực tiếp hành động giải cứu con tin của đội biệt động đặc nhiệm hiến binh Pháp. Xin mời các bạn hãy theo dõi những cảnh quay của chúng tôi, hãy xem những dũng sĩ người Pháp khuất phục những tên không tặc như thế nào!" Đài truyền hình Pháp bắt đầu truyền đi phương trình độc đáo có một không hai trên thế giới.


Rất nhanh sau đó, chiếc Airbus số hiệu 8969 xuất hiện trong tầm mắt mọi người, sau đó nó hạ cánh chính xác đúng như vị trí đã dự định. Lúc này, các ngọn đèn trên sân bay vụt tắt, trên đường băng bóng tôi nhanh chóng bao trùm, chìa bàn tay ra trước mặt cũng không nhìn thấy gì. Những kẻ không tặc trên máy bay dường như không hay biết gì về những việc đang diễn ra, chúng đang chờ đợi cuộc đàm phán của chính phủ Pháp.


Sau khẩu lệnh của thượng uý Kim, 24 chiến sĩ lao đến chiếc máy bay từ nhiều hướng, thượng uý Kim dẫn đầu 3 chiến sĩ tấn công vào cửa trước bên phải máy bay. Họ dùng mìn định hướng phá tung cánh cửa kim loại, xông vào trong khoang. Hai tổ khác dùng thang dây gài vào thân máy bay, trèo lên máy bay. Những tay thiện xạ phục kích xung quanh máy bay bắt đầu nhả đạn chính xác. Cho dù tối đen như mực, song dựa vào hệ thống kính ngắm đặc biệt gắn trên mũ, họ nhìn rõ vị trí ẩn nấp của bọn khủng bố. Rất nhanh, 4 tên không tặc đã bị những luồng hỏa lực mạnh và chuẩn xác dồn vào buồng lái.


Thượng uý Kim và hơn 20 đồng độ; của mình đã lọt vào trong máy bay, họ men theo lối đi giữa các hàng ghế vừa bắn vừa nhanh chóng tiến lên. Tranh thủ thời cơ bọn khủng bố không kịp ngó ngàng đến con tin, các chiến sĩ mở mọi cánh cửa, thả thang dây xuống, các hành khách và tổ lái vội vàng trốn thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.


Lúc này, còn lại trong khoang là hơn 20 chiến sĩ và 4 tên bắt cóc, thượng uý Kim chỉ huy 2 chiến sĩ dừng bộc phá phá tung cánh cửa buồng lái, 4 tên khủng bố gần như không kịp phản ứng thì ngực của chúng đã nát nhừ như "tổ ong”. Trận chiến đấu mở màn lúc 4 giờ 25 phút và kết thúc vào lúc 4 giờ 33 phút 20 giây, trong khoảng thời gian ngắn ngủi 8 phút 20 giây, đây quả có thể gọi là hành động chớp nhoáng và hiệu quả.


Khi được tận mắt chứng kiến những tình huống nguy hiểm, các khán giả Pháp không khỏi thán phục bởi màn biểu diễn tuyệt vời và khả năng siêu phàm của các dũng sĩ áo đen. Trong khoảnh khắc, thượng uý Kim và đồng đội của anh đã thành những anh hùng còn nổi tiếng hơn cả ngôi sao tennis cự phách Noa. Họ được sự hoan nghênh của các con tin và hàng triệu quần chúng, các cô gái tặng cho họ những bó hóa tươi thắm, những con tin được cứu nước mắt chan chứa ôm hôn họ hồi lâu.


Theo thống kê, số người xem chương trình truyền trình đặc biệt này vượt xa tất cả những giải thi đấu thể thao lớn trước đây. Thượng uý Kim chuyến này quả đã được nổi đình nổi đám, dưới sự chứng kiến của hàng triệu người dân Pháp cuộc tấn công diễn ra nhanh gọn, gây uy tín lớn cho "Đội áo đen”. Thượng uý Kim không bao giờ có thể quên những giây phút vừa trải qua. Khi được người chủ trì chương trình truyền hình trực tiếp phỏng vấn ngay sau khi cuộc tấn công kết thúc, thượng uý nói. "Tôi đã trải qua những giây phút đáng sợ nhất trong cuộc đời, tuy thường xuyên đối đầu với máu nước mắt và cái chết, nhưng chương trình luôn cảm thấy vô cùng tự hào! Vì chúng tôi tồn tại cùng với nước Pháp!".


Trung uý Kier, trợ thủ của thượng uý Kim khi trả lời câu hỏi của phóng viên, tỏ ra rất hóm hỉnh thoải mái vừa nói vừa làm điệu bộ: "Tôi đang định bóp cò thì bị một tên không tặc ra tay trước, nhưng không ngờ viên đạn của hắn đã chui vào trong nòng súng của tôi. Nếu không, tôi đã không còn có thể đứng ở đây để trả lời câu hỏi của các bạn. Những sự việc may mắn như vậy khó gặp một lần trong đời, vậy mà lại rơi đúng vào tôi, đúng là Thượng đế phù hộ!".


Cuộc tấn công vừa kết thúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Lat tự thết tiệc mừng công đội đặc nhiệm, Tổng thống Mitterant gửi điện báo từ Paris đến chúc mừng toàn đội, Thủ tướng Jacque Chirac cũng gửi điện khen ngợi: "Về tinh thần dũng cảm, các bạn rất xứng đáng là tấm gương của nước Pháp!". Lão tướng Larers được chứng kiến toàn bộ chiến dịch từ vị trí đài chỉ huy sân bay Mariana cũng xúc động nói: "Với tư cách nguyên là một lính đặc nhiệm, tôi cảm thấy vui mừng trước sự thể hiện tuyệt vời của họ, họ xứng đáng với danh hiệu "Anh hùng nước Pháp".


Trong trận chiến, thượng uý Kim là người đi đầu phá cửa và xông vào khoang máy bay. đầu tiên, anh vì vậy đã được nhận giải thưởng vinh dự cao nhất của nước Pháp - huân chương "Bắc đẩu Bội tinh" hạng nhất. Đeo trên ngực phần thưởng cao quí lấp lánh ánh sáng vàng thượng uý vô cùng cảm động, anh tràn đầy cảm xúc nói với phóng viên báo "Nhật báo Paris": "Để có được chiến thắng giành được hôm nay, tôi mãi mãi không thể nào quên những ngày đêm trên bãi tập, không thể nào quên những đồng đội sát cánh chiến đấu bên mình. Vinh quang mãi mãi thuộc về những anh hùng hy sinh thân mình vì nước Pháp".

Chính nhờ vào tinh thần chủ nghĩa anh hùng ấy, đội can thiệp hiến binh Pháp mới có đủ sức mạnh đối phó bất kỳ sự thách thức nào của những kẻ khủng bố.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 09 Tháng Sáu, 2013, 05:12:17 pm
12. ĐỘI ĐẶC NHIỆM "TIA CHỚP" CỦA AI CẬP

Đội đặc nhiệm "Tia chớp" là một trong những lực lượng chiến đấu đặc biệt của Ai Cập, trong các cuộc chiến tranh Trung Đông và trong các phi vụ chống khủng bố lực lượng này đã nhiều lần thể hiện sức mạnh của nó, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân Ai Cập và nhân dân các quốc gia Ảrập.

QUỶ ĐỎ
Lực lượng đặc nhiệm Ai Cập ra đời trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba năm 1967. Vào thời điểm đó quân đội Ai Cập về phương thức và phương pháp bê nguyên xi hình thức của quân đội Liên Xô, nhưng một số sĩ quan từng tham dự cuộc chiến tranh thế giới lần 2 tỏ ra rất sùng bái quân đội Anh - người bạn đồng minh trong chiến tranh, nhất là đội đặc nhiệm "chuột sa mạc" đã chiến đấu kiên cường với quân đội Đức phát xít đóng tại Châu Phi và lực lượng lính dù "Quỷ đỏ" chuyên thực hiện nhiệm vụ đổ bộ phá hủy các máy bay chiến đấu trên đường băng. Sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 2 năm 1956, Ai Cập giao trách nhiệm xây dựng lực lượng tiền thân của lực lượng đặc nhiệm - lực lượng dù cho Sadin người hùng nổi tiếng cả nước đã từng tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Tính đến năm 1959, lực lượng này đã định hình qui mô ban đầu. Năm 1960, Sadin dẫn đầu một tiểu đoàn dù tham gia lực lượng quân sự của Liên Hiệp Quốc tại Công Gô. Sau đó một bộ phận nhỏ của lực lượng dù Ai Cập còn tham gia cuộc nội chiến tại Yêmen.


Trong thời gian cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 2, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập được xây dựng trên cơ sở lực lượng đột kích lục quân khá ít ỏi, trong thời kỳ chiến tranh nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm là đảm nhiệm vai trò tiên phong trong đội hình binh chủng thiết giáp và cơ giới hóa, dùng trực thăng xâm nhập vào sâu trong lòng địch, đánh chiếm các vị trí quan trọng, gây rối, tập kích vào kẻ thù, đóng va; trò phối hợp tác chiến với lực lượng chủ lực. Trong cuộc chiến tranh lần này, tiểu đoàn đột kích số 33, 53 được máy bay đưa đến thủ đô của Jordan, đánh phá căn cứ quân sự của Israel tại đó, nhưng lực lượng này và quân đội của Jordan đã bị tổn thất nghiêm trọng. Sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 3, quân đội hai nước Ai Cập và Israel lấy kênh đào Suez làm ranh giới hình thành thế đối đầu. Trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến 1970 giữa hai bên diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt nhằm tiêu hao lực lượng đối phương. Vào thời gian này hoạt động của lực lượng đặc nhiệm Ai Cập khá nhộn nhịp. Họ không ngừng biệt phái những nhóm quân lẻ tẻ, tranh thủ vượt sông bằng xuồng cao su ở những khu vực quân Israel bố trí phòng thủ mỏng, tiến đánh phá hoại cơ sở vật chất của phía Israel, giữa họ và lính tuần tiễu của Israel thường xuyên xảy ra các vụ đụng độ, trung bình mỗi tháng lại xảy ra vài lần. Trong số đó phải kể đến cuộc đụng độ tháng 9 năm 1969. 30 lính đặc nhiệm được trực thăng đổ bộ xuống phía sau lưng phòng tuyến của Israel tại bán đảo Sinai, tập kích vào cơ sở quân sự của Israel, giành được chiến thắng khá to lớn. Tháng 8 năm 1970, Ai Cập, Israel chấp nhận "Dự án hòa bình" của Mỹ, chấm dứt cuộc chiến tranh tiêu hao. Phía Ai Cập sau đó tiến hành tổng kết các kinh nghiệm thành công khi sử dụng đội hình tập kích qui mô nhỏ. Trước đó tháng 2 năm 1970, việc sử dụng lực lượng tương tự đã cho những hiệu suất chiến đấu cao. Các lính đột kích đã thành công trong việc phục kích các đội tuần tiễu quân Israel tại bờ đông kênh đào, các người nhái đã đánh đắm một tàu cung cấp hậu cần của Israel. Trong thời gian từ 1970 đến 1973, Sadin là tống tham mưu trưởng quân đội Ai Cập. Dưới sự chỉ huy của ông ta, qui mô của các đội đặc nhiệm được mở rộng. Đến tháng 10 năm 1973, Ai Cập đã có 2 lữ đoàn dù (lữ đoàn 140 và lữ đoàn 182), 2 lữ đoàn đặc nhiệm đổ bộ đường không và 7 đại đội đột kích. Trong số này đại đội 127, 129 và 133 đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Sadin.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 09 Tháng Sáu, 2013, 05:13:26 pm
OAI PHONG TRÊN SA TRƯỜNG

Ngày 6 tháng 10 năm 1973, vào đúng ngày lễ "Ngày chuộc tội" một năm một lần của người Do Thái, người Israel được nghỉ lễ trên toàn quốc. Nhưng người Israel hoàn toàn không thể ngờ rằng vào ngày hôm đó sẽ diễn ra cuộc tổng tấn công của liên quân Ai Cập, Xyria, mở màn cho cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 với quy mô và mức độ ác liệt chưa từng có, cuộc chiến "Ngày chuộc tội". Trong cuộc chiến này, trong vai trò đội quân tinh nhuệ của quân đội Ai Cập, đội đặc nhiệm đảm nhiệm vai trò tiên phong tấn công.


Lúc 14 giờ 15 ngày 6 tháng 10, đội đặc nhiệm Ai Cập bất ngờ, thần tốc và dũng mãnh lao đến bên bờ Tây của kênh đào Suez, họ nhảy vào những chiếc xuồng cao su triển khai vượt sông trên mặt sông rộng  200 mét. Cùng lúc, phía trên đầu họ 200 chiếc máy bay chiến đấu của không quân Ai Cập cũng gầm rú lao về hướng trận địa tiền duyên của quân Israel trên bán đảo Sinai. Trong giây lát trận địa quân Israel trên "phòng tuyến Balev" mịt mù trong những cột - khói đạn, tiếng súng giáng trả của quân Israel cũng nổ giòn giã. Cuộc tấn công của Ai Cập, Xyria nhằm vào Israel được chính thức mở màn.


Sau khi đánh bại các quốc gia Ảrập trong cuộc chiến "Ngày 5 tháng 6" năm 1967, Israel mở rộng vùng kiểm soát đến bờ đông kênh đào Suez, xây dựng dọc theo bờ sông trên cơ sở 30 cứ điểm để hình thành "phòng tuyến Balev” nổi tiếng. Việc thu hồi lại vùng đất bờ đông kênh đào, với người Ai Cập không chỉ là đòi hỏi về chiến lược mà còn mang ý nghĩa lấy lại lòng tự trọng, tự tôn dân tộc. Để thực hiện được điều này, quân đội Ai Cập đã nằm gai nếm mật, trải qua những khoảng thời gian huấn luyện gian khổ để cuối cùng có một ngày thách đấu với Israel như hôm nay. Họ quyết tâm bằng bất cứ giá nào, khuất phục Israel thu hồi lại phần lãnh thổ bị xâm chiếm. Nhân dân Ai Cập gửi gắm niềm hy vọng vào đội tiên phong trong trận tập kích này - lực lượng đặc nhiệm, hy vọng họ làm nên những kỳ tích mang lại niềm vinh dự tự hào cho Ai Cập.


Đêm trước của cuộc chiến tranh, đội đặc nhiệm Ai Cập đã điều nghiên, trinh sát kỹ lưỡng trận địa phòng ngự địch. Ngoài ra, trước đó họ còn tung lực lượng bí mật vượt sông xâm nhập vào bán đảo Sinai, thực hiện phá hoại ngay trước khi lực lượng thiết giáp Israel tổ chức phản công.

Vị trí đổ bộ của đội đặc nhiệm nằm giữa hai cứ điểm. Khi xuồng đổ bộ tiến sát bờ, các lính đặc nhiệm nhảy khỏi xuồng, nhanh chóng trèo lên bờ đập. Các chiến sĩ nhanh chóng buông thang dây cho lực lượng tiếp ứng nhanh chóng trèo lên bờ đập cát khá cao. Lên được bờ sông họ nhanh chóng, dũng mãnh lao đến trận địa địch gần bờ sông, vừa chạy họ vừa dùng tiểu liên AK bắt quét, tới tấp tung lựu đạn, bao vây tiến đánh các cứ điểm địch. Cuộc chiến đấu ác liệt nhất diễn ra tại cứ điểm Quiy bao bọc cực Nam của "phòng tuyến Balev", lực lượng công kích rất khó tiếp cận. Cứ điểm này được xây dựng trên bờ đập chắn sóng cao hai mét, lực lượng tấn công rất khó tiếp cận. Trong lực lượng tấn công tuy chỉ có một nhóm được trang bị súng phun lửa nhưng họ cũng đã đột phá cứ điểm này, tiêu diệt toàn bộ số lính Israel phòng thủ tại đây. Các mũi tấn công nhằm vào các cứ điểm khác chỉ vấp phải sức chống cự lẻ tẻ. Các binh lính Israel dưới làn đạn pháo như mưa đã co cụm vào trong các công sự, bỏ lại những trận địa với những giàn vũ khí không có người điều khiển. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử binh lính Israel rời bỏ vị trí chiến đấu của mình. Chiến dịch vượt sông đã giành được thắng lợi to lớn, chiến thắng này có được là nhờ có sự chuẩn bị tỉ mỉ chu đáo và quá trình huấn luyện gian khổ của lực lượng đột kích.


Lực lượng xe tăng Israel bắt đầu phản công ào ạt nhằm hướng "phòng tuyến Balev", các lực lượng đặc nhiệm Ai Cập hứng chịu trận mưa đạn từ các xe tăng Israel bắn ra. Lính Ai Cập cho chôn mìn trên các con đường kết hợp với sử dụng những vũ khí chống tăng lại gọn nhẹ. Họ đã giáng cho lực lượng thiết giáp Israel những đòn nặng nề. Trong vòng 24 tiếng, lữ đoàn thiết giáp Israel do thiếu tướng Mande chỉ huy đã mất trên 170 xe tăng trong cuộc phản công tại bán đảo Sinai.


Lực lượng đột kích cũng tấn công mạnh vào phòng tuyến tại khu vực phía Bắc, trận đánh kịch chiến xảy ra tại cứ điểm Buaapis. Cứ điểm này là nằm trong vị trí quan trọng của hệ thống "phòng tuyến Balev", phía Đông cách cảng Fad 11 km, khu đầm lầy rộng lớn bao bọc phía Nam tạo thành tấm bình phong che chắn tự nhiên. Trong thời gian trước đây, tại đây chỉ có 18 lính Israel đồn trú, sau khi các cuộc chiến nổ ra lực lượng thiết giáp được khẩn trương cơ động đến đây tăng viện. Chiều ngày 6 tháng 10, lực lượng đặc nhiệm Ai Cập gồm 16 chiếc tăng, 16 xe bọc thép chở quân, xe jeep và xe tải quân sự chở bộ binh tiến đến khu vực này, dưới sự yểm trợ của máy bay và phi pháo, tổ chức tấn công mãnh liệt vào cứ điểm Budapis. Cuộc tấn công này đã bị phía Israel đẩy lùi, Ai Cập thiệt hại 7 xe tăng và 8 xe bọc thép, nhưng trong đợt tấn công này, một đội đặc nhiệm đã đổ bộ được lên bãi biển cách cứ điểm 2 km về phía Đông. Cứ điểm này sau đó rơi vào thế bị cô lập. Khi phát hiện được ý đồ của quân Ai cập, Israel điều động 8 xe tăng từ lữ đoàn thiết giáp mới được thành lập của thiếu tướng Adam đến tăng cường ngay trong đêm cho cứ điểm Budapis. Phía Israel đã không nhận được thông tin gì về nhóm đặc nhiệm Ai Cập đổ bộ trên khu vực phía đông cứ điểm, những người lính này đang tập trung chôn mìn chống tăng dọc trên con đường duy nhất dẫn đến Budapis. Lính đặc nhiệm Ai Cập bắn pháo sáng, dưới ánh sáng chói lòa họ sử dụng súng chống tăng đạn quán tính, bắn cháy 2 xe tăng đến tăng viện. Nhóm tiếp viện buộc phải rút lui. Khi trời vừa sáng, quân Israel tiếp tục tổ chức tấn công, nhưng bị chặn lại bởi bãi mìn kéo dài đến tận bờ biển. Đặc nhiệm Ai Cập bắn cấp tập nhiều quả đạn chống tăng từ cự ly gần 500 mét, tiêu diệt một số xe bọc thép, quân Israel lại rút lui. Sau đó lực lượng tăng viện của Israel gồm một đại đội pháo và một đại đội bộ binh tổ chức đợt phản công lần thứ ba. Lúc này, lực lượng Ai Cập đã ẩn nấp kỹ, các xe tăng Israel rất khó phát hiện ra họ. Đợi đến khi lực lượng Israel đã tràn xuống bãi biển, hỏa lực đồng loạt khai hỏa từ các cỡ súng máy, súng tiểu liên và súng trường Ai Cập trùm lên đội hình tiến công của địch. Đợt phản công này của quân Israel lại bị bẻ gãy, bỏ lại 15 xác chết, ít nhất có 30 lính bị thương.


Cũng vào buổi tối cùng ngày, một đội đột kích Ai Cập xâm nhập vào khu vực cánh cứ điểm Budapis 30 km về phía đông, họ phục kích một đoàn xe thiết giáp Israel, phá hủy 2 xe tăng và 1 xe chở quân bánh xích. Khi đoàn xe tổ chức phản công, lực lượng đột kích chợt biến mất. Sau đó họ lại tấn công, Israel mất tiếp một xe tăng.


Trong "Cuộc chiến ngày chuộc tội", lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng. Tuy cuối cùng người Israel đã chiến thắng trong trận chiến đó, nhưng lực lượng Ai Cập cũng đã kịp thể hiện họ là lực lượng tác chiến không thể coi thường.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 09 Tháng Sáu, 2013, 05:15:31 pm
GIẢI CỨU XUYÊN QUỐC GIA

Hòa trong không khí hòa bình tại Trung Đông vào thập niên 70, phương châm chiến lược của quân đội Ai Cập có sự thay đổi chuyển từ tấn công sang phòng vệ. Lực lượng đặc nhiệm từ biên chế 10 đại đội trong cuộc chiến Trung Đông lần ba, trở thành 28 đại đội trong cuộc chiến Trung Đông lần thứ tư nay rút xuống còn bảy đội đột kích và một lữ đổ bộ đường không. Sử dụng lực lượng can thiệp nhanh để giải quyết các cuộc khủng hoảng tại Trung Đông và khu vực Bắc Phi trở thành nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm Ai Cập. Ngoài ra lực lượng này còn đảm nhiệm chức năng thống khủng bố. Trong số này đội đặc nhiệm 777 được coi là lực lượng con cưng chuyên đối phó với bọn không tặc họ được huấn luyện theo phương thức huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, đã tham gia giải quyết nhiều vụ khủng bố, điều này khiến cho lực lượng này ngay cả trong tình hình không phải thời chiến vẫn giữ được niềm vinh dự khá cao.


Lúc 20 giờ ngày 23 tháng 11 năm 1985. Chiếc Boeing 737 chuyến bay 648 bay tuyến Athens (Hy Lạp) về Cairo, trên máy bay có 91 hành khách và 6 nhân viên phi hành đoàn. Cơ trưởng Jalar đang tập trung điều khiển, để có thể sớm đưa máy bay an toàn, đúng giờ trở về Cairo. Trong khoang máy bay, các hành khách của hơn mười quốc gia đang yên ổn, thoải mái ngồi trong ghế của mình, trong số này có 34 người Ai Cập, 21 người Phihpinnes, 17 người Hy Lạp, ba người Mỹ, ngoài ra còn có người Pháp, Canada, Úc, Israel, Monaco, người thì đang nói chuyện, người đang đọc sách, có người đang nhắm mắt nghỉ ngơi... tất cả như chìm trong bầu không khí đầm ấm.


Hai mươi phút sau khi cất cánh, máy bay bay đến khu vực bầu trời trên đảo Milas trên biển Aegean. Người nữ chiêu đãi viên hàng không bắt đầu đi phát đồ uống và tạp chí cho hành khách. Đột nhiên người thanh niên ngồi ở ghế số 4 của hàng ghế đầu đứng vụt dậy. Anh ta rút khẩu súng ngắn từ trong túi áo ra và gí sát nòng súng vào lưng nụ chiêu đãi viên. Cùng lúc, hai thanh niên đang ngồi ở hàng ghế cuối cũng bật dậy, một tên giơ súng liên thanh, một tên rút ra quả lựu đạn, chúng gào lên: "Tất cả ngồi yên, giơ tay lên, bây giờ chúng tôi sẽ chỉ huy chiếc máy bay này”.


Các hành khách bàng hoàng trước tai họa bất ngờ xảy đến lần lượt giơ tay cao quá đầu, người co rúm lại trên ghế, không dám lên tiếng. Có vài hành khách cao tuổi có bệnh tim run rẩy đưa mấy viên thuốc cấp cứu vào miệng.

Cùng lúc này, hai tên ở gần buồng lái nhanh chóng lao vào buồng lái, một tên giơ quả lựu đạn đã rút chất, tên kia lăm lăm khẩu súng côn đã mở chốt an toàn, gí vào gáy cơ trưởng Jalar: "Máy bay đã bị bắt cóc, tôi lệnh cho anh bay về Lybia!".

Cơ trưởng Jalar hết sức bình thản, nói: "Bay đến Lybia cũng được, nhưng sẽ không có đủ nhiên liệu, máy bay có thể rơi xuống biển".

"Cái gì? Mày dám lừa chúng tao hả?" Tên không tặc lấy súng thúc vào đầu người cơ trưởng.

"Nếu không tin, các người hãy nhìn đồng hồ báo xăng”. Trong khoang, bọn không tặc đang uy hiếp các hành khách từng người một phải nộp hộ chiếu cho chúng, bọn chúng căn cứ vào quốc tịch chia họ ngồi vào những khu vực định sẵn. Trong lúc bọn chúng đang lần lượt khám xét mọi người, một nhân viên an ninh Ai Cập đi theo máy bay bất ngờ rút súng, bắn gục một tên không tặc. Những tên khác lập tức lao đến hỗ trợ, người nhân viên an ninh không chống lại được số đông, ngã gục xuống, hai hành khách cũng bị thương. Trong màn đấu súng vừa rồi, một viên đạn làm thủng khoang máy bay, áp suất trong khoang lập tức hạ xuống, không khí trở nên loãng đi. Cơ trưởng lập tức cho máy bay hạ thấp độ cao, cung cấp mặt nạ dưỡng khí cho hành khách. Tiếng cơ trưởng vang lên trong loa: "Các hành khách chú ý, các anh bạn chiếm giữ máy bay nói rằng họ thuộc tổ chức cách mạng Ai Cập, họ nói sẽ không tiếp tục làm bị thương mọi người. Máy bay đang hạ thấp độ cao, xin mọi người đừng lo sợ!"


Máy bay bay về hướng Lybia. Cơ trưởng liên lạc vô tuyến với phía Lybia xin phép hạ cánh, Lybia từ chối không cho họ bay vào không phận Lybia. Cơ trưởng lại liên lạc với Tunisia, vẫn bị từ chối. Máy bay đành lượn vòng trên ven bờ Địa Trung Hải, tìm điểm hạ cánh. Đến 22 giờ, đèn đỏ báo hiệu nhiên liệu gần cạn nháy sáng, cơ trưởng quyết định cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Looca trên trên đảo Waleita của Malta. Cơ trưởng liên lạc vô tuyến với sân bay, sân bay từ chối cho phép hạ cánh. Khi máy bay hạ thấp độ cao bay xuống sân bay, đài chỉ huy ra lệnh tắt mọi bóng đèn dẫn đường hạ cánh và phát đi tín hiệu "không cho phép hạ cánh". Nhưng chiếc máy bay chuyến 648 vẫn liều lĩnh lao xuống, hạ cánh bắt buộc xuống đường băng số 3. Bọn không tặc ném xác người nhân viên an ninh ra khỏi máy bay.


Sau khi máy bay tiếp đất, tên cầm đầu bọn khủng bố Kasimu lập tức liên lạc với đài chỉ huy sân bay. Hắn hành động hoàn toàn không giống những kẻ khác, như yêu cầu thả đồng bọn đang bị giam giữ hay yêu cầu tiền chuộc, cũng không tiết lộ hướng đi tiếp theo, mà chỉ đưa ra yêu cầu đòi tiếp dầu cho máy bay, đồng thời tuyên bố nếu yêu cầu không được đáp ứng cứ cách một giờ lại giết một con tin.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 09 Tháng Sáu, 2013, 05:16:19 pm
Chính phủ Malta khi nhận được tin chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập hạ cánh xuống sân bay Looca, lập tức cho thông báo cho các đại sứ quán có liên quan, đồng thời cử nhân viên an ninh chốt chặt sân bay Looca. Thủ tướng của Malta ngay trong đêm cho triệu tập các quan chức cao cấp của chính phủ bàn bạc tìm biện pháp đối phó. Phương châm chính phủ thống nhất đưa ra sau đó là: chỉ cần bọn khủng bố thả toàn bộ con tin thì sẽ tiếp dầu cho máy bay.


Lúc 22 giờ 40 phút, thủ tướng và các quan chức chính phủ Malta đi xe tới hiện trường. Ông Carmelo Mifeud Bon nia trực tiếp lên đài chỉ huy điện đàm với bọn khủng bố. Ông nói với Kasimu: "Nước chúng tôi luôn theo đuổi chính sách trung lập và không liên kết, chính phủ nước tôi đồng cảm sự nghiệp cách mạng Ảrập, các anh nên lập tức thả toàn bộ con tin, đầu hàng các nhân viên an ninh Malta, các anh sẽ được đối xử công bằng và cảm thông”.


Nhưng phía Kasimu từ chối đầu hàng cũng không chịu tiết lộ chúng sẽ bay đi đâu và tiếp tục yêu cầu đòi được tiếp dầu. Trong lúc cuộc đàm phán đang tiến hành đại sứ của Mỹ, Hy Lạp, Israel, Lybia và đại diện của tổ chức giải phóng Palestin (PLO) cũng vội vã đến sân bay, hy vọng có thể thông qua điều đình, giải phóng cho các con tin. Bọn bắt cóc không muốn đối thoại với bất cứ đối tượng nào, thậm chí bao gồm đại biểu của tổ chức PLO. Kasimu chỉ đưa ra yêu cầu đại sứ của Lybia tại Malta đến máy bay đối thoại với chúng.


Ông đại sứ Lybia tất nhiên không dám mạo hiểm lên máy bay, ông chỉ thông qua máy vô tuyến điện tại đài chỉ huy nhiều lần giải thích với Kasimu về lập trường của Lybia: "Vì đã xảy ra sự kiện đổ máu, phía Lybia không muốn tiếp nhận chiếc máy bay này". Cuối cùng đại sứ Lybia đành phải vội vã rời khỏi đài chỉ huy với giọng nói đã khản đặc, đáp máy bay lập tức quay về Lybia.


Lúc 23 giờ, bọn khủng bố đồng ý để hai con tin bị thương rời máy bay. Tiếp đó chúng thả tự do cho 13 con tin bao gồm nữ chiêu đãi viên hàng không và một số phụ nữ, coi đó là hành động đổi lấy việc máy bay được tiếp dầu. Nhưng chính phủ Malta vẫn kiên quyết đòi hỏi phải trả tự do cho toàn bộ con tin, mới thực hiện tiếp dầu cho máy bay, hai bên tiếp đó rơi vào thế giằng co căng thẳng.


Thủ tướng Bonnia nói chuyện lần cuối cùng với Kasimu ông cố gắng làm cho cuộc nói chuyện trở nên gần gũi dễ chấp nhận: “Thưa ông Kasimu, ông nên tỉnh táo một chút, cho dù chúng tôi có để ông bay khỏi Malta, các ông cũng sẽ bị chặn lại trên không, và như vậy thì càng nghiêm trọng hơn".

"Nếu vậy chúng tôi sẽ cho nổ tung máy bay!" Kasimu cứng rắn đáp lại.

Lúc này, những kẻ không tặc đang giận dữ lật giở tập hộ chiếu, rồi quay sang các hành khách gọi lớn: "Hai người Israel là ai?". Cô gái Israel, 20 tuổi và bạn gái của cô 23 tuổi nghe gọi liền đứng dậy. Hai cô tưởng rằng được chúng thả ra vội vàng bước về phía cửa máy bay. Khi vừa bước chân ra tới cửa thì tiếng súng đã nổ vang sau gáy. Một cô thét lên, đầu hơi quay nghiêng, viên đạn bay sạt qua tai trái. Kasimu thấy cô không chết, liền nhằm vào người cô nổ liền mấy phát đạn, cô ngã nhào ra khỏi cửa máy bay. Lúc này bạn cô, Medlsen kinh hoàng trước cảnh tượng xảy ra ngã quị xuống sàn, bọn không tặc trói hai tay cô, đẩy ra phía cửa tiếp tục nổ súng bắn chết rồi ném ra ngoài. Lúc này các hành khách đều rùng mình ghê sợ, không ai dám cử động.


Gần mười phút sau, Kasimu lại gọi tên ba người Mỹ "Beeker (28 tuổi), Burage (30 tuổi), Lugakepu (38 tuổi). Ba người khi thấy gọi đến tên thì đứng dậy. Kasimu bắt Becker đi ra cửa. Becker đầu tóc rối bù nhưng khá bình tĩnh, anh ta là một nhà sinh vật học người Mỹ, vừa kết thúc kỳ nghỉ của mình tại Trung Đông và trên đường quay về Mỹ. Kasimu theo sát anh ta từ phía sau, chưa bước đến cửa hắn giơ súng và bóp cò. Đúng vào tích tắc đạn nổ, Beeker quay đầu ngã xuống không hề động đậy. Đầu đạn chỉ bóc đi một mảng da đầu, nhưng cũng đủ để máu chảy đầy mặt anh ta, có thể do anh ta đã nắm được bản năng giả chết của một số loài động vật khi bị kẻ thù đe doạ. Kasimu đã quá tin tưởng vào khả năng bắn của mình, hắn do vậy đã bị lừa. Kasimu ra lệnh cho hai hành khách đem "xác" của Becker ném ra ngoài xuống bãi cỏ phía dưới.


Becker hít vào một hơi luồng không khí dễ chịu bên ngoài, lẩm bẩm: "Cám ơn chúng mày, lũ ngu xuẩn!" Anh không còn để ý đến những đau đớn sau cú ngã, chồm dậy chạy, thoát được cái chết trong gang tấc. Nhưng Burage và Lugakepu thì không được may mắn như thế, Burage bị thương nặng còn Lugakepu thì trúng đạn chết.


Sau màn giết chóc vẫn không thấy phía bên kia có phản ứng gì, Kasimu gọi cho đài chỉ huy cảnh cáo và đe dọa: "Chúng tao đã giết chết năm người rồi. Sau một tiếng rưỡi nữa vẫn không tiếp dầu thì sẽ lại có người chết!".

Bầu không khí chết chóc phủ trùm lên tất cả mọi người từ các con tin cho đến những người có mặt tại sân bay. Chính phủ Malta rất căm giận hành động tàn bạo của bọn khủng bố, rất nóng lòng nhưng cũng phải kiềm chế, kiên quyết không tiếp dầu cho máy bay. Mỹ, Anh, Ý, Hy Lạp đều đồng tình ủng hộ lập trường cứng rắn của chính phủ Malta.


Cuộc đàm phán trong gần 10 tiếng đồng hồ đã không mang lại kết quả gì. Nhưng đồng thời với những nỗ lực đàm phán của chính phủ Malta, phía Ai Cập cũng đang gấp rút tiến hành công tác chuẩn bị cho một cuộc giải cứu con tin bằng vũ lực.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 09 Tháng Sáu, 2013, 05:17:16 pm
Tin tức về vụ bắt cóc máy bay được đại sứ quán Ai Cập tại Malta báo ngay về cho chính phủ Ai cập. Nhận được tin này Tổng thống Mubarak rất tức giận. Cách đây hơn một tháng sự kiện tàu du lịch bị bắt cóc đã làm ông thức trắng một đêm, thêm vào đó là việc máy bay chiến đấu Mỹ đã ngăn chặn chiếc máy bay của Ai Cập chở những kẻ khủng bố, những vụ việt này khiến ông rơi vào thế khó khăn trên quốc tế và cả trong nước. Do vậy ngay khi có tin chiếc máy bay bị bắt cóc ông đã lập tức cho gọi điện đến nhà riêng của Bộ trưởng ngoại giao, yêu cầu ông này hủy bỏ kế hoạch đi thăm Châu Âu, lập tức bàn bạc thương lượng với phía Lybia.


Bộ trưởng ngoại giao Ai Cập lập tức điện cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lybia: "Chúng tôi cho rằng quí quốc đứng đằng sau vụ bắt cóc máy bay này. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng”.

Ngài bộ trưởng lập tức đáp lại: "Tôi không thể tiếp thu kiểu chỉ trích của ngài. Có điều, chúng tôi sẽ làm rõ tình hình, sau 15 phút nữa xin hãy gọi điện lại. Nhưng sau 15 phút nữa thì không cần có cuộc gọi lần nữa. Tổng thống Mubarak trực tiếp điện cho thủ tướng của Malta, yêu cầu chính phủ nước này kiên quyết không tiếp dầu cho máy bay, không để máy bay rời khỏi sân bay. Tiếp đó là cuộc họp nội các khẩn cấp được triệu tập, tham dự gồm có Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các sĩ quan cao cấp của lực lượng vũ trang và quan chức tình báo. Trước hết họ ngồi nghe nhân viên tình báo giới thiệu các thông tin thu thập được, tiếp đó là tìm đối sách. Các quan chức liên tiếp phát biểu, đưa ra ý kiến, đề xuất. Cuộc họp kéo dài trong suốt một tiếng rưỡi.


Cuối cùng, tổng thống đưa ra quyết định sẽ tổ chức tập kích vào chiếc máy bay chuyến bay 648, bằng bất cứ giá nào cần nghiêm trị bọn khủng bố, lệnh cho ít lệnh lực lượng đặc nhiệm thiếu tướng Adya phụ trách toàn bộ việc thực thi kế hoạch này. Quyết định này của Chính phủ Ai Cập sẽ được thông báo cho phía Mỹ.


Vào lúc nửa đêm, thiếu tướng Adya gọi điện cho đội trưởng đội đặc nhiệm Baker. Trực ban tác chiến Kawa sau khi đặt điện thoại xuống, vội vàng chạy bộ đến quán bar tìm người đội trưởng. Trong một đêm cuối tuần lãng mạn như thế này, thiếu tá Baker không như một số sĩ quan khác thường tìm đến cá hộp đêm, phòng mát-xa, nhà tắm kiểu Phần Lan hay các kỹ viện rẻ tiền để phung phí thời gian và sức lực, cũng không muốn nằm ngủ vùi trong phòng ngủ lạnh lẽo. Sau bữa tối, ông một mình bước ra đường phố vô tình liếp thấy trưởng quán cà phê ven đường đang chiếu cuốn băng video võ hiệp Trung Quốc, có thể do máu mê nghề nghiệp, ông dừng bước, bước vào và ngồi lại luôn hai tiếng đồng hồ.


Bà chủ chiều khách đã tua đi tua lại chiếu cho ông xem đến ba lượt, ông khách vẫn chưa có ý muốn đứng dậy. Bà chủ trong lòng bỗng cảm thấy vui vẻ lạ thường, ân cần giới thiệu cuốn băng đó đã được mua lại bằng giá cao từ tay những tên buôn lậu ra sao. Baker vừa nghe vừa xem bất giác bị nền văn hóa phương Đông kia thu hút, ông tấm tắc trước sự kỳ diệu của môn Kung fu. Điều đáng khâm phục là trong phim cũng có nhân vật to cao như ông ta, chân anh ta đứng trên chiếc bóng đèn, hay quả bóng mà đèn vẫn sáng, quả bóng không bị vỡ Baker mong sao tìm được một sư phụ người Trung Quốc để tôn ông ta làm thầy.


Đang lúc đắm chìm trong suy tư, một bàn tay đặt lên vai ông, Baker vụt ngoái đầu lại, đứng sau ông ta là Kawa, người vừa được điều động từ trường quân sự đến làm trợ lý cho ông. Chàng trai này có vẻ ngoài đặc biệt giống con gái, tinh tế lại thông minh, Baker chọn anh vào trong đội, không phải là để đóng vai nữ trong các phi vụ của đội mà vì chàng trai này rất khôn ngoan. Điều này có thể bù đắp lại cho Baker. Kawa mồ hôi ra đầm đìa vì chạy, nói thầm đứt quãng: "Có điện thoại của Tổng tư lệnh, yêu cầu ngài lập tức quay về Bộ tổng tư lệnh nhận nhiệm vụ”.

Baker lẳng lặng đứng dậy, chào bà chủ quán, chạy vội về Bộ tổng tư lệnh.

Ánh đèn sáng trưng trong phòng làm việc của thiếu tướng Adya, ông ta cùng sĩ quan tham mưu đang nghiên cứu phương án hành động, Baker chào thiếu tướng theo điều lệnh rồi bước vào ngồi xuống ghế Sofa, thiếu tướng giới thiệu tình hình cho ông biết.

Looca? Baker nhẩy dựng lên như bị điện giật. Năm kia, ông đã tham gia trận tập kích chống khủng bố chính tại sân bay Looca, lần đó ông phải nằm viện vì trúng một viên đạn vào bụng dưới. Do vậy mà Baker ghét cay ghét đắng cái tên Looca và còn gọi chiếc lỗ rốn thứ hai trên bụng kia bằng cái tên "Looca".

Thiếu tướng Adya chỉ thị cho Baker lựa chọn 25 lính đặc nhiệm, chuẩn bị sẵn sàng xuất phát.
Quyết định tập kích bọn khủng bố của chính phủ Ai Cập được Mỹ kiên quyết ủng hộ. Tàu sân bay thuộc hạm đội 6 của Mỹ trên Địa Trung Hải được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu F - 18 và máy bay báo động sớm F - 2 bay đến căn cứ không quân NATO tại đảo Sicile của Italy, chuẩn bị cất cánh chi viện khẩn cấp cho máy bay vận tải Ai Cập chở đội đặc nhiệm bay đến Malta bị máy bay chiến đấu của Lybia ngăn chặn. Chính phủ Mỹ còn định phái lực lượng đặc nhiệm đến hiệp đồng tác chiến với đặc nhiệm Ai Cập nhưng vấp phải sự từ chối của chính phủ Malta, cuối cùng phía Mỹ cử ra ba chuyên gia chống khủng bố mang theo các loại máy móc trinh sát hiện đại đi cùng lực lượng đặc nhiệm Ai Cập làm cố vấn kỹ thuật. Ngoài ra, nhằm đề phòng sự can thiệp của Lybia, các máy bay chiến đấu F/A - 18 và báo động sớm E - 2C cũng cất cánh từ tàu sân bay của hạm đội 6, bay đến vị trí cảnh giới.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 09 Tháng Sáu, 2013, 05:18:13 pm
Trưa ngày 24 tháng 11, được sự đồng ý của phía Malta , hai chiếc máy bay vận tải C - 130 của không quân Ai Cập hạ cánh xuống đầu kia của đường băng sân bay Looca, đưa đến 25 lính đặc nhiệm và các loại vũ khí-trang bị. 25 lính đặc nhiệm do thiếu tướng tư lệnh Adya đưa đến được tuyển chọn từ "Lực lượng chiến đấu 777", lực lượng này được huấn luyện tại Mỹ, sử dụng những loại vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới, đây là con át chủ bài của chính phủ Ai Cập nhằm đối phó với các hoạt động khủng bố.

Hai chiếc máy bay hạ cánh, bước xuống đầu tiên là 5 lính Ai Cập, họ tiến đến vị trí cảnh giới không xa chiếc máy bay bị bắt cóc.

Lúc này, bọn không tặc dường như cũng đánh hơi được sự có mặt của lực lượng đặc nhiệm. Chúng lập tức cảnh cáo với đài chỉ huy: "Nếu quân đội tấn công, chúng tôi sẽ cho nổ máy bay!", bọn chúng còn nhiều lần ép phi công cất cánh nhưng phi công luôn lấy lý do hết nhiên liệu để từ chối. Bọn khủng bố liên tiếp ra tay đánh đập hành khách, những tiếng kêu gào thảm thiết mà đài chỉ huy nghe trộm được khiến mọi người càng lo sợ. Thủ tướng Malta ông Bon nia từ đầu đến giờ vẫn ngồi theo dõi tình hình tại đài chỉ huy chứng kiến mọi việc xảy ra ông càng củng cố quyết tâm giải quyết vụ khủng hoảng con tin bằng bạo lực.


Sau khi đến Looca, thiếu tướng Adya lập tức lắng nghe phần tóm tắt tình hình của nhân viên an ninh Malta. Thiếu tá Baker xem xét vết thương của người bị hại, xác định đây là vết thương do súng ngắn kiểu SK - 82 kiểu mới của Mỹ gây ra, từ đó nắm được tính năng vũ khí trong tay bọn khủng bố. Tiếp đó, ông còn hỏi những con tin được thả về diện mạo, lứa tuổi và những chi tiết khác về bọn khủng bố, tiến hành trinh sát địa hình xung quanh chiếc máy bay, sau đó là đưa ra hai phương án tập kích.
Phương án một là lợi dụng cơ hội mang đồ ăn lên máy bay, vài người linh đặc nhiệm được bố trí vào vai người phục vụ nấu ăn, súng được giấu trong túi đồ đựng thức ăn có nắp đậy, sau khi vào được bên trong lập tức nổ súng, những chiến sĩ khác xông lên tiếp ứng.


Phương án hai, lợi dụng bóng đêm tiến hành tập kích: 25 chiến sĩ chia làm hai nhóm, 13 người làm nhiệm vụ yểm trợ và dự bị, Baker dẫn đầu nhóm 12 ở mũi tấn công chính. Mũi này chia làm 4 tổ, Baker dẫn đầu tổ tấn công từ cửa bên trái, đây là mũi khó khăn nguy hiểm nhất; ba tổ còn lại tấn công vào máy bay qua ba cửa cấp cứu gần cánh máy bay.


Sau khi cân nhắc, lựa chọn thiếu tướng Adya thống nhất với kế hoạch của Baker, nhưng phía chính phủ Malta không tán thành phương án ra tay khi đưa đồ ăn, cuối cùng phương án hai được duyệt, thời gian tập kích sẽ vào lúc 20 giờ. Thiếu tướng Adya báo cáo lại kế hoạch hành động lên tổng thống Mubarak.


Lúc hơn 18 giờ, cơ trưởng lợi dụng lúc Kasimu vào phòng vệ sinh, báo cáo lên đài chỉ huy: "Các cửa trước và sau của máy bay đã đều bị khóa từ bên trong, không thể mở được từ bên ngoài, chỉ có thể vào trong bằng cách đi qua cửa khoang chứa hàng”. Căn cứ vào thông tin quan trọng này, Baker lập tức điều chỉnh lại kế hoạch, tổ của ông sẽ đột nhập vào từ cửa khoang chứa hàng.


Lúc 20 giờ 15 phút, tổng thống Ai Cập chính thức ra lệnh tấn công. Lính đặc nhiệm nhanh chóng vào vị trí dự định. Sau 5 phút, dưới sự che lấp của bóng đêm và màn khởi, lính đặc nhiệm lao đến chiếc máy bay từ bốn mũi.


Baker tiếp cận khoang hàng bằng tốc độ nhanh nhất. Nào ngờ cửa khoang cũng đã bị khóa bên trong, ông ra lệnh cho phụ tá mở nó ra theo phương pháp họ đã được luyện tập. Thượng uý Kawa bướt tới hoàn thiện động tác này còn xuất sắc hơn cả lúc huấn luyện. Tất cả được diễn ra trong im lặng. Lúc này, một ngọn đèn vàng trên mặt đồng hồ trong buồng lái nhấp nháy, cơ trưởng hiểu rằng cửa khoang hàng đã bị ai đó mở ra, để tránh bị Kasimu phát hiện, anh ta tắt công tắc của ngọn đèn đó. Kasimu cũng đột nhiên cảm thấy có tiếng động dưới kho hàng, hắn rút quả lựu đạn cầm tay và lao sang khoang hành khách rút thốt rồi ném nó xuống khoang chứa hàng. Lựu đạn nổ, đèn trong khoang hàng tắt, trong nháy mắt khói đen bốc lên cuồn cuộn, thượng uý Kawa đi đầu bị thương vào đùi, nằm gục xuống vũng máu.


Những chiến sĩ còn lại vừa tung lựu đạn khói, vừa dùng tiểu liên bắn quét. Trong giây lát, tiếng súng nổ dữ dội, khói bốc mịt mù, các hành khách toán loạn. Bọn khủng bố ném liền ba trái lựu đạn vào đám người. Tiếng súng, tiếng nổ hòa vào nhau, hàng loạt con tin ngã xuống trong vũng máu.
Kasimu lúc này chợt nhớ đến người phi công, khi hắn vội vã lao vào buồng lái, chỉ chợt cảm thấy luồng gió lạnh sau gáy, rồi ngã gục xuống sàn. Thì ra, cơ trường Jalar đã sớm đoán được tình hình, lần này Kasimu quay lại dứt khoát sẽ hạ thủ anh. Do vậy, anh đã cầm sẵn chiếc rìu dụng cụ phòng cháy, đứng trực sẵn. Quả nhiên khi Kasimu lao vào, chiếc rìu đã nhằm thẳng vào gáy hắn bổ xuống, đầu của Kasimu liền rơi xuống đất.


Lực lượng đặc nhiệm đã vào được bên trong nhưng dường như họ không xác định được mục tiêu rõ ràng, nên nổ súng bừa bãi, do vậy mà đã bắn nhầm khiến không ít hành khách bị thương. Có vài hành khách dưới ánh sáng của các ngọn đèn chiếu của sân bay, nhảy từ trên máy bay xuống hòng chạy trốn, lính Ai Cập lầm tưởng họ là kẻ khủng bố nổ súng bắn gục. Tiếng súng ngừng lại, máy bay bốc lửa. Lái xe cứu hỏa, cứu thương, xe cảnh sát từ các phía ào đến Baker dẫn đội đặc nhiệm vừa lục soát vừa giúp đỡ các hành khách sống sót rời khỏi máy bay. Bỗng nhiên, một tên khủng bố bị thương định rút chốt trái lựu đạn cuối cùng để tự sát, Baker nhanh tay kịp bắt giữ hắn. Tên khủng bố sót lại và các hành khách bị thương được đưa đến bệnh viện điều trị.


Trận chiến đấu giải cứu con tin chỉ diễn ra trong 10 phút, đặt dấu chấm hết cho vụ bắt cóc kéo dài trong 24 giờ, nhưng cái giá phải trả cũng quá đau xót. Theo số liệu chính phủ Malta công bố sau đó, có 3 con tin bị giết hại trên máy bay, 57 người thết trong khi giải cứu nâng tổng số lên 60 người, có 34 người bị thương được điều trị. Đây là vụ giải cứu con tin có số người thương vong nhiều nhất.
Chính phủ Malta còn công bố, tên khủng bố sống sót khai rằng hắn là người Palestin sinh ra tại Li Băng, mang hộ chiếu Tunisi, điểm đến của công trong vụ này là Lybia.


Chính phủ Ai Cập mạnh mẽ yêu cầu phía Malta dẫn độ tội phạm. Chính phủ Maìta lấy lý do bảo vệ chủ quyền và giữa hai nước chưa có hiệp định dẫn độ tội phạm lên từ chối yêu cầu này và tuyên bố sẽ xét xử tội phạm theo luật pháp của Malta. Các nước có phản ứng khác nhau về chiến dịch này. Trong bài phát biểu cùng ngày hôm đó, Bộ Ngoại giao Mỹ một mặt tỏ ý đau buồn trước việc một số hành khách bị hại, một mặt thể hiện thái độ cứng rằn, "nhằm triệt để loại trừ những hành vi dã man của bọn khủng bố, đây là một chiến dịch cần thiết, cần phải cho bọn khủng bố thấy quyết tâm kiên quyết của chúng ta". Chính phủ Israel đánh giá cao chiến dịch này và khen ngợi lực lượng đặc nhiệm Ai Cập. Nhưng cũng có những nước chỉ trích cuộc giải cứu này "được chẳng bù mất", có nước phê phán chiến dịch này được quyết định quá vội vã, kế hoạch tác chiến quá giản đơn v.v... Trên thực tế, kẻ khủng bố quá tàn bạo, đã khiến cho hành động tác chiến càng khó khăn hơn, nhưng điều dễ nhận thấy là kế hoạch đột kích và quá trình thực hiện của lực lượng đặc nhiệm Ai Cập đã được thực hiện không điêu luyện...


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 04 Tháng Chín, 2013, 09:17:22 am
13.ĐỘI ĐẶC NHIỆM “CHIM ƯNG” CỦA LIÊN XÔ


Tháng 9 năm 1979, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Afghanistan Amin ra tay trước, phát động đảo chính quân sự, lật đổ tổng thống thân Liên Xô Islami. Moscow quyết định phải nhổ cái gai nhọn vướng mắt này. Cùng với những đoàn quân áp sát biên giới, lực lượng đặc nhiệm”Chim ưng” của Liên Xô cũng tiến vào Kabul, mục tiêu mà lực lượng này nhằm vào chính là “đầu não”, “trái tim”, “cánh tay phải, cánh tay trái” của Kabul.

Chim ưng xuất kích
Đêm 8 tháng 12 năm 1979, một chiếc máy bay hạng nặng An-22 cất cánh từ một căn cứ không quân trên lãnh thổ Liên Xô, nó bay theo hướng bắc nam, rất nhanh đã vượt qua dãy núi biên giới, nhằm hướng Kabul bay tới.


Đây là bộ phận lực lượng đặc nhiệm “Chim ưng” đi thực hiện một phi vụ bí mật, lực lượng này có một đơn vị cốt cán tinh nhuệ, họ đều là những chiến binh hăng hái, tự gọi mình với cái tên “Chim ưng đỏ”, chỉ huy bộ phận này là một sĩ quan trung niên tên là Bulynov có có biệt danh “Chim ưng đỏ”, mang quân hàm thượng tá. Người đàn ông này quả cảm và nhanh nhẹn, được sinh ra tại vùng Trung Á giáp Afghanistan, do vậy có vẻ ngoài rất giống người Afghanistan, chính vì vậy mà KGB đã chọn ông làm chỉ huy đội đặc nhiệm. Những thành viên khác trong đội đa phần cũng là người Trung Á thiện chiến và kiêu dũng.


Ngồi ở dãy đầu tiên trong khoang máy bay là thượng uý Kjicnov, lúc này anh đang mân mê khẩu súng AK-74 láng coóng. Đây là loại súng tiểu liên mới nhất, chỉ trang bị cho lính đặc nhiệm trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, có uy tín lớn. Nó vừa kết hợp được ưu điểm nhẹ nhàng, tiện lợi của súng tiểu liên lại có gắn thêm bộ phận phóng lựu đạn cỡ 40 mm, có thể sử dụng để bắn trúng mục tiêu nằm ngoài cự ly 300-400 m. Trong lần đầu diễn tập thực binh vừa rồi, thượng uý Kjicnov đã cảm thấy yêu thích loại súng hiện đại này.


Ngồi giữa là thiếu uý Lyalin vóc người nhỏ nhắn, nhưng lại là một tay thiện xạ của đội. Từ khi còn học tiểu học anh ta đã là “tay cung thủ” nổi tiếng trong trường. Anh ta có thể đứng bắn, nằm bắn vừa chạy vừa bắn, có thể bắn trong lúc mưa gió, trong bóng đêm mà không hề bắn trượt, trăm phát trăm trúng. Anh ta là học sinh của Bulynov, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường làm giáo viên xạ kích.


Ngồi ở cuối dãy đang nhắm mắt tĩnh dưỡng là thượng uý Pevnovf, anh ta còn có cái tên kiểu Trung Quốc là Bách Kungfu. Chính là do anh ta say mê võ thuật Trung Quốc nào là: thái cực quyền, bát quái chưởng, nào là “Mò kim đáy bể”, “Gấu chồm chim bay” những thế võ như vậy anh ta có thể giảng giải say sưa và còn có thể biểu diễn tại chỗ, các đồng đội luôn tròn mắt thán phục.


Các thành viên khác đều có tài riêng. Giả dụ như Xedov có biệt danh là “Chim bách linh”, không những là người thông thạo nhiều ngoại ngữ mà còn có thể bắt chước giọng của bất kỳ ai một cách rất hoàn hảo. Có lần anh ta bắt chước giọng của Bulynov, ra lệnh cho toàn đội báo động tập hợp, có nhiều người đã bị anh ta lừa, Bulynov dở khóc dở cười, cuối cùng phạt anh ta bằng cách kể một câu chuyện cười. Lại có tay Deive với biệt danh “Con vượn” là một tay cao thủ trèo tường vượt mái. Nghe nói tốc độ leo tường bằng tay không của anh ta còn không thua kém gì thang máy.

“Chim ưng đỏ” liếc nhìn đồng hồ, quay sang nhìn các thành viên trong đội. Sau mười phút nữa máy bay sẽ hạ cánh, ông phát lệnh: “Chuẩn bị hạ cánh”. ”Rõ”. Các chiến sĩ đồng thanh đáp lại. Máy bay lặng lẽ hạ cánh xuống căn cứ không quân Bagram ngoại ô phía Bắc Kabul.

Đội đặc nhiệm bước xuống lẫn vào trong bóng đêm, trên người họ mang sắc áo lính Afghanistan và diện mạo cũng tương tự như người Afghanistan.

Bulynov chọn một bãi cỏ khá bằng phẳng làm chỗ dựng trại, sở chỉ huy thì được đặt trên máy bay.
Vào thời gian này, dù đây là căn cứ không quân do quân đội Liên Xô kiểm soát, nhưng vẫn có một cặp mắt theo dõi mọi hành động của đội đặc nhiệm. Người đó là một tay thợ điện trong đội điện máy của căn cứ Bagram, trên thực tế hắn là gián điệp CIA. Hắn cảm thấy số người vừa đến đây không khác gì người Afghanistan, chỉ có điều khẩu súng trong tay người đang đứng ác kia rõ ràng không phải là khẩu AK-47 thường thấy mà là một thứ đồ chơi có vẻ lạ mắt. Tin tức này nhanh chóng được hắn báo cáo lên trên. Kết quả phân tích của các chuyên gia tình báo cho biết đó là loại tiểu liên AK-74 mới nhất ở Liên Xô, có nhiều tính năng ưu việt. Loại súng này chỉ được trang bị cho lính đặc nhiệm. Do vậy có thể phán đoán, đặc nhiệm Liên Xô đã có mặt tại Kabul.


Trước đó cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA cũng nhận được một số thông tin tương tự. Vài tháng trước khi tổng thống Amin lên nắm quyền không lâu, phóng viên Mỹ của tuần báo “Weekly” tại Moscow cũng đã đăng bài báo trong đó có nội dung anh ta đã nhìn thấy một cảnh tượng khá kỳ lạ tại thủ đô Achkhabad của nước cộng hoà Turkmenistan, trên đường phố ngoài những binh sỹ mặc quân phục mỏng manh của mùa hè, thì không biết từ đâu còn mọc ra những binh sỹ trong trang phục mùa đông. Rõ ràng ở đây đã có sự chuyển quân từ hướng bắc sang tuyến biên giới phía nam.

Ngoài ra, những thông tin phong phú do vệ tinh gián điệp Mỹ cung cấp phản ánh về một cuộc tập kết lực lượng với quy mô lớn.


CIA lập tức báo những thông tin này cho Amin, nhưng Amin nửa tin nửa ngờ, do dự không quyết định. Chính là vì từ trước đến giờ Kabul-Kremli vẫn…


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 04 Tháng Chín, 2013, 09:22:50 am
Luôn mỉm cười

Vào lúc con dao sắc nhọn của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô đã ém sát trái kim Kabul, lực lượng đông đảo quân đội Liên Xô tập kết về biên giới phía nam, điện Kremlin vẫn nở nụ cười tinh quái với Amin vị tổng thống cầm quyền bằng đảo chính.

Ngay từ khi Amin nhanh tay đi trước một nước cờ gạt bỏ vị tổng thống thân Liên Xô Islami cũng đang chuẩn bị ra tay với ông ta, Amin tự lên làm tổng thống, thủ tướng kiêm tổng bí thư, phía Liên Xô nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược ôm ấp từ lâu, đã tự trái lòng mình gửi đến tổng thống Amin lời chúc mừng nồng nhiệt “Xin được nồng nhiệt chúc mừng ngài, người bạn chân thành của Liên Xô! Chúc mừng ngài trở thành tổng thống, thủ tướng, tổng bí thư của Afghanistan-quốc gia láng giềng hữu nghị vĩnh viễn của Liên Xô”.


Amin đã xé tan nát bức điện đó, chửi ầm lên: “Chính là đại sứ Liên Xô các người đã khuyến khích Islam hãm hại ta, ta sẽ không mắc mưu của các người đâu!”.

Amin kiên quyết đòi hỏi phía Liên Xô phải triệu hồi “vị đại sứ lật đổ” được cài cắm sát nách của mình về nước, yêu cầu Liên Xô rút hết các cố vấn quân sự nhan nhản tại Afghanistan về nước, yêu cầu Liên Xô không được tiếp tục thao túng cơ quan tình báo và cảnh sát mật Afghanistan, không kiểm soát quân đội Afghanistan v.v…

“Phải làm hắn dịu lại, rồi tìm cách loại trừ hắn!”. Điện Kremli hạ quyết tâm.

Moscow năm lần bảy lượt nhiệt tình mời mọc vị “người bạn chân thành của Liên Xô" đến thăm Moscow. Amin lại chẳng chút động lòng trước “mối tình đơn phương” của người Liên Xô, ngược lại Amin không ngừng liếc mắt về phía ông trùm Washington.


Vậy là điện Kremlin sử dụng tuyệt chiêu “gậy ông đập lưng ông” chủ động cung cấp viện trợ quân sự, giúp đỡ chính phủ còn chưa đứng vững của tổng thống Amin tiễu trừ các tổ chức vũ trang Hồi giáo chống chính phủ đang hoành hành ngang ngược. Tại vùng Wandake, đây quả là vùng đất lãnh địa riêng của những đội quân tinh nhuệ đến đó mong ổn định được tình hình. Nhưng kết quả mang lại thường là trái ngược, mỗi lần cử binh lính tới, không những không tiêu hao được lực lượng địch mà ngược lại bọn chúng ngày càng trở nên lớn mạnh thêm. Vì vậy khu vực đó có địa hình phức tạp, quân sĩ có đi mà không có về. Giờ đây lại thấy phía Moscow tỏ ý cung cấp viện trợ quân sự, cho điều động một lực lượng đặc nhiệm có kinh nghiệm tiễu trừ thổ phỉ đến làm trong sạch khu vực, đây chính là điều Amin hằng mong mỏi, quả là tin vui bất ngờ.

Lần đầu tiên Amin phá lệ mỉm cười với người Liên Xô, nói: “Xin mời quý vị hạ cố!”.

Nói chưa dứt lời, thì tiếng động cơ máy bay chiến đấu MiG đã gầm rú trên bầu trời Kabul, máy bay vận tải cỡ lớn kéo đến rợp trời. Lực lượng đặc nhiệm giàu kinh nghiệm tiễu phỉ cũng âm thầm xuất hiện.


Ngày hôm trước, các lực lượng đặc nhiệm được đưa đến Kabul, Amin đang nóng lòng chờ đợi thì nhận được bức điện mừng gửi đến từ Moscow. Đây chính là điện của Breznhev gửi đến, kỷ niệm một ngày ký kết “Hiệp ước hợp tác láng giềng hữu nghị Liên Xô-Afghanistan”. Trong bức điện này tuy vậy vẫn có thứ mà Amin thích thú “Liên Xô vẫn sẽ tiếp tục cung cấp sự viện trợ vô tư”. Các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu của Liên Xô còn đăng tải những tin sau:


“Ngài Amin được bầu làm Chủ tịch uỷ ban trung ương bảo vệ cách mạng toàn quốc, và nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của đại đa số nhân dân Afghanistan:, “Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô thành thật chúc mừng và kiên trì ủng hộ”.

Amin thấy được sự chi viện từ người bạn đồng minh vĩ đại, nhìn thấy đội ngũ những chiến binh tiễu phỉ hùng hậu, ông ta hết sức cảm động, lắng nghe những lời tán tụng từ dòng Volga, nghe được những lời ca ngợi bản thân, ông ta trong lòng ngập tràn cảm giác tự mãn.


Liên Xô đã thành công trong việc ru ngủ Amin, họ cũng không tiếc sức tận dụng xu thế tình hình quốc tế nhằm đánh lạc hướng, tạo cái cớ để bố trí lực lượng quân sự. Trên mặt trận ngoại giao và tuyên truyền Kremlin không ngừng tiến hành công kích vào phương Tây, thổi phồng việc Liên Xô rút quân ra khỏi Đông Đức, phê phán kịch liệt sự kiện NATO bố trí tên lửa tầm trung tại Tây Âu. Một mặt cũng không ngừng công kích Pakistan, Mỹ và Trung Quốc phá hoại hoà bình và tiến hành hoạt động lật đổ tại Afghanistan, chỉ trích báo chí phương Tây đã bịa đặt, tung tin Liên Xô can thiệp vào công việc nội bộ Afghanistan, coi đây là sự phá hoại và làm tổn thương mối quan hệ hữu nghị anh em giữa hai đồng minh tự nhiên Liên Xô-Afghanistan.


Cho dù lúc này, cơ quan tình báo trung ương Mỹ biết rõ Liên Xô sẽ sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Afghanistan, nhưng vào thời điểm này Washington cũng đang bối rối tháo gỡ việc khủng hoảng con tin giữa Mỹ và Hy Lạp. Trong lúc Afghanistan đang tìm cách thoát ra khỏi sự kiểm soát của Liên Xô, tại quốc gia láng giềng Hy Lạp âm ỉ ngọn lửa chống Mỹ. Ngày 16 tháng 1 năm 1979, quốc vương Baleve người đã giữ ngôi vị trong suốt 37 năm được xưng tụng là “minh quân”, khiếp sợ trước làn sóng biểu tình của nhân dân, đã hoảng hốt chạy trốn. Nhà độc tài coi Mỹ là chỗ dựa, lấy lực lượng cảnh sát mật làm công cụ đắc lực, đến hạ tuần tháng 10 khi đã cùng đường, ông mang theo khối tài sàn kếch sù đến Mỹ trị bệnh.


Ngày 4 tháng 9, học sinh Terheran giận giữ tìm đến trước cổng toà đại sứ Mỹ hô vang: “Trao trả Baleve! Xử tử Baleve!”,”Nước Mỹ chứa chấp tên tội phạm Baleve, giúp đỡ kẻ chống đối cách mạng Hy Lạp!”, “Dẫn độ Baleve về Hy Lạp, xét xử tại toà án cách mạng Hy Lạp”, trong tiếng hô khẩu hiệu rầm rộ, lúc 13 giờ, các học sinh phẫn nộ đã xông vào trong, sau đó chiếm lĩnh toà đại sứ Mỹ.


Hành động của sinh viên sau đó nhận được sự đồng tình của chính phủ Hy Lạp, phía Mỹ kịch liệt phản đối, yêu cầu phải trả tự do cho toàn bộ nhân viên sứ quán. Trong tình thế các nỗ lực ngoại giao không mang lại kết quả gì, ngày 9 tháng 11 tổng thống Mỹ Carter triệu tập phiên họp có sự tham dự của phó tổng thống, phụ tá an ninh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, chỉ thị cho họ nghiên cứu kế hoạch tác chiến giải cứu. Ngày 29 tháng 11 đội đặc nhiệm nhằm giải cứu này đã được chọn lựa.


Trong hoàn cảnh như vậy, nước Mỹ đành trơ mắt ếch bất lực ngồi nhìn Liên Xô bước chân vào Afghanista. Moscow đã nghe tiếng hô đầy phẫn nộ của sinh viên Terheran, nhìn thấy được diễn biến không ngừng leo thang của cuộc khủng hoảng con tin Mỹ-Hy Lạp, chụp được cơ hội trời cho can thiệp vào Afghanistan. Có điều, tuy rằng lúc này nước Mỹ không còn dư sức để quan tâm đến vấn đề Afghanistan nhưng vẫn kịp thời đưa ra lời cảnh báo tới Amin: “Gấu bắc cực đang đến”, “Bội đội đặc nhiệm Liên Xô đã đến”.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 04 Tháng Chín, 2013, 09:39:07 am
Lực lượng nòng cốt

Lực lượng đặc nhiệm Liên Xô là lực lượng tác chiến đặc biệt có quân số lớn nhất trên thế giới, với quân số có thể lên tới 600.000 người. Lực lượng này là sự tổng hợp của các hình thức tác chiến như chống bạo động, chống khủng bố, theo dõi, điệp báo và phản gián, ám sát bắt cóc tạo nên một thực thể với kết cấu cồng kềnh và thần bí, một viên thượng uý thuộc lực lượng này chạy trốn sang phương Tây đã miêu tả về lực lượng này như sau: “Lực lượng đặc nhiệm Liên Xô là lực lượng tác chiến mà phương Tây lo ngại nhất. Vào một buổi sáng sớm nào đó họ có thể bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà bạn, cũng giống như danh tướng Haniban của Jataki cổ đại bất ngờ xuất hiện dưới chân thành Roma”.

Trên danh nghĩa lực lượng đặc nhiệm Liên Xô thuộc quyền quản lý của cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô nhưng trong thực tế nó chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cơ quan quyền lực cao nhất của Kremlin, do vậy nó còn có danh hiệu “đội quân nằm trong quân đội”.


Đội quân này đã bước ra từ trong lửa đạn của chiến tranh. Kể từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời. Đảng Cộng sản Liên Xô đã nhận thức được tầm quan trọng của việc có một đội quân tác chiến đặc biệt có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáng tin cậy, tiếp đó là việc xây dựng và sử dụng lực lượng tác chiến này được triển khai.


Năm 1918, Liên Xô thành lập “Đội kỵ binh nhiệm vụ đặc biệt”. Năm 1919, căn cứ vào quyết định của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, “chi đội nhiệm vụ đặc biệt” được thành lập để phối hợp hành động với uỷ ban chống phản cách mạng toàn Nga (Trêca), lực lượng đặc nhiệm “Sư đoàn Jier Zenjis Jerzenskis” đầy uy lực, trong thời kỳ khó khăn trấn áp lực lượng bạch vệ đã lập được những chiến công rạng rỡ. Đến những năm cuối thập kỷ 20, lực lượng đặc nhiệm Liên Xô đã hình thành quy mô ban đầu, đã có một số đơn vị với một số loại hình khác nhau trực thuộc ngành an ninh quốc gia, trong đó bao gồm bộ đội biên phòng, lực lượng “Sư đoàn Jerzenskis” của Bộ Nội vụ và Cục Bảo vệ an ninh chính trị (Cục bảo vệ an ninh chính trị, tức uỷ ban an ninh quốc gia của Liên Xô cũ-tiền thân của KGB). Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Liên Xô còn thành lập thêm “Bộ tư lệnh trung ương phong trào du kích”, chỉ huy các chi đội làm nhiệm vụ đặc biệt thực hiện các hoạt động chiến tranh du kích, gián điệp, phá hoại, ám sát trong hậu phương quân Đức. Nhà bác học quân sự Liên Xô Papsilov chủ biên của tác phẩm “Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại” đã ca ngợi lực lượng đặc nhiệm như sau: “Trong thời kỳ chiến tranh, họ đã giết, làm bị thương và bắt sống hang vạn lính Đức, bọn gián điệp và quan chức chính quyền chiếm đóng. Họ đã làm lật nhào 18.000 đoàn tàu thiêu huỷ và phá hoại hàng vạn chiếc xe cơ giới và hàng vạn toa tàu và xe chở xăng dầu. Đã đánh mạnh vào tinh thần binh sỹ Đức, khiến chúng bàng hoàng lo sợ, ăn không ngon ngủ không yên”. Phía Liên Xô còn cho thành lập “lữ đoàn bộ binh cơ giới hoá độc lập” với biên chế 7.316 người, chia thành 212 phân đội. Trên mặt trận Xô-Đức họ xuất quỷ nhập thần, hoạt động rất hiệu quả. Trong vòng 4 năm của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, họ đã tiêu diệt được tổng cộng 140.000 tên địch, với thiệt hại nhỏ đã giành thắng lợi lớn. Thời kỳ cuối của cuộc chiến, khi Hồng quân tiến vào Berlin, họ lại quay sang khai chiến với Nhật Bản trên chiến trường Châu Á. Tập đoàn quân Liên Xô tại Viễn Đông đã thành lập “Chi đội công kích” và “Chi đội biệt phái đổ bộ đường không”, tham gia vào chiến dịch Viuễn Đông mùa hè mở ra ngày 9 tháng 8 năm 1945, đóng góp quan trọng vào thắng lợi hoàn toàn của cả chiến dịch.


Sau chiến tranh thế giới lần 2, Liên Xô vẫn giữ nguyên lực lượng chiến đấu hiệu quả này đồng thời không ngừng phát triển và sử dụng.

Qua những thập niên đầy biến động lực lượng đặc nhiệm đã trở thành lực lượng mạnh trong lực lượng vũ trang Liên Xô. Một tướng lĩnh cao cấp quân đội Liên Xô đã đánh giá trong một tạp chí chuyên ngành rằng: “Bộ đội đặc nhiệm giống như một lưỡi kiếm đã rút ra khỏi vỏ, vô cùng sắc bén, trong giờ phút nguy cấp nó thể hiện sức mạnh thần kỳ và to lớn vô song”.


Lực lượng đặc nhiệm này được cấu thành bởi kết cấu “chân kiềng”. Trong rất nhiều năm lực lượng này được bao phủ trong một bức màn bí mật. Những điều về nội bộ tổ chức này rất ít người được biết. Nhưng theo đà cuộc tấn công của Liên Xô vào Afghanistan cùng với sự kiện một vận động viên của Liên Xô đã giành được huy chương môn bơi thuyền trong thế vận hội lần thứ 19 rồi sau đó bị nhân viên phản gián Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ rồi sau đó đã đưa ra ánh sáng vụ này, tấm màn bí mật phủ trùm lên lực lượng này mới dần dần được gỡ bỏ.


Bộ đội đặc nhiệm Liên Xô có sự khác biệt rất lớn so với lực lượng đặc nhiệm của các nước khác. Nó không chỉ giới hạn trong lực lượng chính quy mà bao gồm cả KGB và ngành mật vụ. Ba mặt này của lực lượng đặc nhiệm đã tạo nên “thế chân kiêng” vững chãi gánh đỡ cơ cấu to lớn của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô.


Lực lượng đặc nhiệm trong bộ đội chính quy dưới quyền chỉ huy của cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu. Với biên chế khoảng 9 vạn quân, chia ra thành biên chế lữ đoàn, trung đoàn và đại đội.

Lữ đặc nhiệm: bao gồm 16 lữ, mỗi phương diện quân có một lữ phối thuộc, bao gồm 1 lữ bộ, một đại đội trực thuộc, từ 3 đến 4 tiểu đoàn dù và một số chi đội, biên chế quân số từ 1.000 đến 1.3000, có thể mở rộng trong thời chiến. Phương thức tiến hành nhiệm vụ là tập trung hoặc phân tán, khi phân tán thì có thể chia thành 135 tổ đặc nhiệm. Phương Tây cho rằng các lữ đoàn đặc nhiệm Liên Xô là lực lượng đe doạ chủ yếu. Đại đa số lực lượng này được bố trí đối diện với khu vực trung ương của khối NATO, tạo thành mối đe doạ trực tiếp liên tục. Các đại đội trực thuộc còn được gọi với các tên đại đội đối phó VIP, thành viên đều là quân nhân chuyên nghiệp, được đặt trong cấp báo động thường trực chiến đấu cao nhất, có thể xuất kích bất kỳ lúc nào. Nhiệm vụ duy nhất của họ là truy đuổi và ám sát nhân vật quan trọng của hàng ngũ địch, giới bình luận quân sự nước ngoài gọi họ là các “sát thủ máu lạnh”.


Lữ đặc nhiệm hải quân: có 4 lữ, phối thuộc cho 4 hạm đội hải quân. Một lữ gồm 1 lữ bộ, 1 đại đội trực thuộc, 1 đại đội tàu ngầm mi ni, 2 đến 3 tiểu đoàn người nhái, 1 tiểu đoàn dù, 1 đại đội thông tin và 1 chi đội chi viện. Để tránh bộc lộ tên thật, các thành viên của lữ đặc nhiệm hải quân có lúc mặc quân phục của hải quân lục chiến, có lúc lại mặc những kiểu quân phục khác. Lính dù thường mặc quân phục lính dù hải quân; đặc nhiệm trên tàu ngầm thông thường mặc quân phục của lính tàu ngầm; những người khác có thể mặc trang phục của lính hậu cần, pháo binh bờ biển hoặc đồ lính hoặc đồ sĩ quan.


Trung đoàn đặc nhiệm: có 3 trung đoàn, phối thuộc tại bộ chỉ huy tại 3 hướng chiến lược miền tây, miền tây nam và viễn đông mỗi nơi 1 trung đoàn. Trung đoàn bao gồm 1 trung đoàn bộ và 67 đại đội phá hoại, biên chế từ 700 đến 800 người.

Đại đội đặc nhiệm: có 41 đại đội, tại mỗi tập đoàn quân phối thuộc 1 đại đội. Đại đội gồm 1 đại đội bộ, 3 trung đội dù, 1 trung đội thông tin và một phân đội chi viện, biên chế 115 người, có 9 sĩ quan, 11 chuẩn uý và 95 chiến sĩ. Nhiệm vụ của đại đội là hoạt động trong vùng địch cách tiền tuyến từ 100 đến 150 km với đội hình xé lẻ thành các phân đội. Trung đội thông tin tới các tổ trong cự ly 1.000 km. Trong khi hoạt động trong vùng địch, một đại đội này có thể chia thành 15 tổ chia ra hoạt động, cũng có thể hợp thành đội hình thống nhất.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 04 Tháng Chín, 2013, 09:43:00 am
Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm Liên Xô còn bao gồm 20 phân đội đặc nhiệm tình báo và 12 phân đội trinh sát đặc nhiệm. Với 20 phân đội tình báo đặc nhiệm, tại mỗi phương diện quân hoặc hạm đội có một phân đội phố thuộc. 12 phân đội trinh sát đặc nhiệm trực thuộc cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm là: thu thập tin tức quan trọng bao gồm tin tức về vũ khí hạt nhân chiến lược, tên lửa chiến dịch chiến thuật, thiết bị tại sân bay và hải cảng, đầu mối giao thông và thông tin liên lạc, chuẩn bị bãi đáp cho máy bay trong vùng địch hậu, hoặc dẫn đường cho bộ đội phá huỷ kho vũ khí hạt nhân của địch hoạt động phá tuyến giao thông, thực hiện tấn công mang tính kiềm chế, bắt cóc, ám sát quan chức cao cấp địch.


Vũ khí trang bị thường dùng: một khẩu súng trường tiểu liên tiến công Kalasnikov 5.45 ly (AK-74, AKM-74 hoặc AKS-74), kèm đạn, 1 súng lục giảm thanh P6 9 ly, một dao găm đa năng, 6 quả lựu đạn hoặc 1 súng phóng lựu hạng nhe, lương thực và băng gạc cấp cứu. Khi độc lập tác chiến, thông thường 12 người trong một tổ, mang một điện đài R-350M mã hoá, chuyển phát nhanh. Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể, mỗi tổ có thể được trang bị thêm một ống phóng rocket RPG-7D, tên lửa đối không vác vai “J-2” (phương Tây gọi là SAM-7), mìn định hướng, bộc phá. Lực lượng đặc nhiệm chưa được trang bị các vũ khí hạng nặng nhưng khi hoạt động trong lòng địch, các tổ có thể cướp xe tăng, xe bọc thép hoặc xe cộ các loại của địch. Lúc này, họ thậm chí mang quân phục quân đội địch. Trong hàng loạt các cuộc diễn tập, lực lượng này sử dụng xe mô tô và xe ô tô địa hình hạng nhẹ chế tạo đặc biệt. Về sau này, lực lượng đặc nhiệm hải quân còn được trang bị một số loại vũ khí mới. Chẳng hạn tàu ngầm tiên tiến nhất “quái vật” tàu đệm khí lớp “Ngỗng”, “Xe tăng dưới biển”-tức tàu ngầm mi ni.


Lực lượng đặc nhiệm Bộ Nội vụ do Bộ Nội vụ chỉ huy, trực tiếp chịu trách nhiệm với bộ thống soái tối cao. Biên chế 260.000 người, theo cơ cấu sư đoàn, trung đoàn bộ binh cơ giới. Nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ lãnh đạo cao cấp của cơ quan Đảng, chính quyền và đảm bảo an ninh cho các chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài, bảo vệ an ninh tại một số mục tiêu quan trọng như cơ quan Đảng, chính quyền, sân bay, cơ quan nghiên cứu, nhà máy điện, trung tâm thông tin hoặc tham gia chống bạo loạn. Phạm vi của các hoạt động tác chiến thường không vượt ra ngoài biên giới quốc gia hoặc các nước thuộc phe “xã hội chủ nghĩa". Về sau nhiệm vụ được mở rộng sang cả lĩnh vực chống khủng bố. Trong đó phải kể đến lực lượng tinh nhuệ được hết sức giữ bí mật đó là “Đội hành động đặc biệt”. Ngày 8 tháng 3 năm 1987, một chiếc máy bay chở khách động cơ phản lực TU-154, chở theo 76 hành khách bay theo tuyến Yakutzk đến Leningrad thì bị 11 kẻ khủng bố bắt cóc. Máy bay hạ cánh xuống một sân bay quân sự tại Leningrad, “đội hành động đặc biệt” được lệnh xuất kích. Trong trang phục các thợ máy làm nhiệm vụ tiếp dầu, nạp điện máy bay, họ xông vào trong khoang, tiếp đó là màn đấu súng quyết liệt diễn ra. Chỉ trong vòng một phút, 5 tên không tặc bị bắn hạ, 6 tên còn lại bị bắt, cuộc giải cứu thành công. Bộ đội đặc nhiệm KGB là chiếc “chân kiêng lớn nhất trong “thế chân kiềng” của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô, biên chế khoảng hơn 300.000 người, còn nhiều hơn toàn bộ lực lượng vũ trang của một quốc gia thông thường. Lực lượng này không chịu sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu mà báo cáo trực tiếp với tổng hành dinh KGB tại Moscow, tiếp đó tin tức được nhanh chóng chuyển sang điện Kremlin. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là bảo vệ điện Kremlin và các mục tiêu quan trọng của nhà nước, bảo vệ đường biên giới, chống bạo loạn và thực hiện “những nhiệm vụ nhạy cảm” tại nước ngoài.


Trong KGB, các đơn vị đảm nhiệm công tác đặc biệt gồm có: cục 7 KGB, tức cục bộ đội biên phòng. Cục này có binh lực tinh nhuệ cấp sư đoàn hoặc trung đoàn cấp 1, trong đó có “Sư đoàn Terzenskis” nổi tiếng. Nghe nói cục bộ đội biên phòng có khoảng 7 sư đoàn như vậy. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là dẹp bạo động trong nước hoặc thực hiện hoạt động tác chiến đặc biệt ở ngoài nước. Trong lực lượng tấn công vào cung điện Daruraman của Afghanistan lần này có một bộ phận thuộc quân số của cục 7 KGB.


Cục 3 KGB, tức cục tình báo bộ đội vũ trang. Cục này có một bộ phận đặc nhiệm chuyên trách theo dõi quân đội. Căn cứ mệnh lệnh của Kremlin, họ gài người vào các cơ quan chỉ huy cấp một của các quân chủng hải lục không quân, thông qua một loạt các cơ cấu phối thuộc nằm trong các đơn vị của lực lượng vũ trang (bao gồm lực lượng đặc nhiệm Bộ Nội vụ và đặc nhiệm KGB), qua các “phòng đặc biệt” để hoàn thành những nhiệm vụ đặc biệt này, đây chính là “tai mắt tự động để KGB kiểm soát quân đội.


Cục 1 KGB, tức là cục hoạt động đối ngoại. Trong cục này có một “nhóm chấp hành nhiệm vụ” chuyên thực hiện các “sứ mạng đặc biệt quan trọng” như ám sát, bắt cóc, phá hoại, các cơ quan tình báo nước ngoài gọi họ là lực lượng đặc nhiệm “chuyên lo việc riêng”.


Vũ khí trang bị của lực lượng đặc nhiệm KGB cũng khác với những lực lượng bình thường. Ngoài súng ngắn, súng trường tiểu liên tấn công, súng bắn tỉa, súng máy và các loại vũ khí hạng nhẹ khác, họ còn được trang bị các loại trang bị đặc trưng khác như xuồng cao tốc, máy bay trực thăng,xe bọc thép, xe tuần tiễu bọc thép, xe chở quân, pháo kính nhìn đêm, đèn pha, thiết bị báo động và liên lạc, rada, thiết bị theo dõi giám sát và các loại vũ khí trang thiết bị hạng nặng khác.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 04 Tháng Chín, 2013, 09:53:59 am
Họ chính là những dũng sĩ trên thao trường

Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, trong trường hợp chiến tranh xảy ra, lữ đặc nhiệm “đối phó VIP” của Liên Xô sẽ được tung vào cuộc, toả đi khắp hướng ám sát các nguyên thủ, lãnh đạo của thế giới phương Tây. Nhưng chiến sĩ bí mật đó rời khỏi căn cứ, hoá thân thành các vận động viên tham dự vào đội hình “đội thi đấu thể thao”, tiến hành huấn luyện đặc biệt, sau đó họ đàng hoàng dấn thân vào thế giới phương Tây. Người vận động viên Liên Xô đoạt huy chương vàng đua thuyền tại Thế vận hội chính là một nhân vật đáng sợ kiểu như vậy.


Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt, quá trình tuyển chọn thành viên cho đội đặc nhiệm hết sức nghiêm khắc, ngoài sự khoẻ mạnh về thể lực và sự dũng cảm thông minh, điều chủ yếu là đáng tin cậy về bản lĩnh chính trị. Công tác tuyển chọn thông thường được tiến hành trước khi tân binh thực hiện nghĩa vụ quân sự của họ. Sau khi tuyển quân, tân binh được phân loại dựa trên yếu tố chính trị thể chất và trình độ văn hoá. Những người ở đẳng cấp cao được đưa vào lực lượng bảo vệ điện Kremlin, lực lượng thông tin tổng hành dinh KGB, lực lượng đặc nhiệm và lực lượng biên phòng KGB. Do vậy, lính đặc nhiệm có thể được chọn từ những người xuất sắc nhất, thậm chí có thể tuyển lựa từ lính dù, lính tên lửa chiến lược, lính trên tàu ngầm hạt nhân và các lực lượng tinh nhuệ khác. Sau khi tân binh được đưa vào trong hàng ngũ lính đặc nhiệm họ phải trải qua sự huấn luyện ngắn ngủi căng thẳng và được sàng lọc. Những hạt giống ưu tú, được đưa đến các tiểu đoàn huấn luyện bộ đội tác chiến và tham gia huấn luyện, ra khỏi đây họ đã trở thành các quân nhân chuyên nghiệp. Các đại đội trực thuộc của trung đoàn, lữ đoàn và “đại đội đối phó VIP” là hạt nhân của lực lượng đặc nhiệm, họ được lựa chọn từ các vận động viên, từ các quân binh chủng, các địa phương và nước cộng hoà khác nhau. Những người được chọn sẽ được biên chế vào các đại đội trực thuộc trung đoàn, lữ đoàn, được huấn luyện bài bản các khoa mục từ phá hoại, ám sát v.v… Những người này đều là quân nhân viên chuyên nghiệp.


Quá trình huấn luyện diễn ra vô cùng gian khổ, căng thẳng. Những người giáo viên huấn luyện đều mong muốn đào tạo ra những chiến sĩ có nghị lực vững vàng, dũng cảm, mưu trí, nếu có năng khiếu về ngoại ngữ thì càng tốt. Trong giai đoạn tập luyện ban đầu khoa mục rèn luyện sức bền với bài tập mang mặt nạ phòng hoá chạy vòng quanh tường thành cự ly 30 km. Nếu có ai đó không trụ được, định gỡ bỏ mặt nạ hít thở không khí tự nhiên, thì tất cả toàn đội lại phải bắt đầu bài tập từ đầu. Tiếp đó, họ được học các khoa mục như nhảy dù, đấu võ tay không, kỹ năng ám sát, phá nổ, tung tin tạo dư luận. Trong huấn luyện nhảy dù, bài tập không phụ thuộc là ngày hay đêm, khu vực, thời tiết, bao gồm kỹ năng nhảy từ độ cao lớn, mở dù trên cao hoặc độ cao lớn, mở dù thấp.


Đối với các vận động viên chuyên nghiệp, được huấn luyện theo đội hình tổ, các khoa mục chủ yếu là huấn luyện thể lực, ngoại ngữ, nghiên cứu địa hình khu vực có thể diễn ra hoạt động tác chiến (khi ra nước ngoài thi đấu thể thao), kỹ thuật liên lạc và nổ phá.

Các nhân viên điệp báo mật được huấn luyện từng cá nhân tại trung tâm huấn luyện đặc biệt. Các khoa mục chủ yếu là bảo mật, liên lạc, phá hoại và hợp tác theo đội hình nhóm.

Những chiến sĩ đặc nhiệm có thể được bất ngờ bị báo động tập hợp vào lúc đêm khuya, họ lên máy bay, nhảy dù xuống những khu vực hoang vắng không có dấu chân người, của vùng Xibêri. Sau đó họ phải đi qua chặng hành trình dài để đến được nơi cần đến, thậm chí với khoảng cách vài nghìn cây số. Tại điểm đến, đã có một đơn vị lính gác KGB tinh nhuệ thường trực, lực lượng đặc nhiệm bắt buộc phải “đánh bại” kẻ thù. Có thể thấy rằng hình thức huấn luyện này rất gần thực tế và cũng rất quan trọng. Hình thức huấn huyện này có tác dụng kép. Một là, huấn luyện kỹ năng chiến thuật cho lực lượng đặc nhiệm, hai là có thể nâng cao tinh thần cảnh giác của lực lượng quân đội trong khi làm nhiệm vụ, nhằm đối phó hiệu quả một cuộc xâm lăng thực sự. Nhưng cái giá phải trả cho hoạt động tập luyện này là khá nhiều mạng sống của các chiến sĩ trẻ tuổi. Trong những bài tập như vậy, thương vong thường xuyên xảy ra.


Khi xảy ra chiến tranh, lực lượng đặc nhiệm được néo vào vùng sau lưng địch khoảng 500 km, tiến hành trinh sát luồn sâu vào các hoạt động địch hậu. Nhằm nâng cao tính sát thực trong huấn luyện, lực lượng này thường được đưa đến những vùng đất có địa hình rất giống chiến trường giả định trong tương lai. Như vùng bờ biển Pore có địa hình rất giống miền Bắc nước Đức. Họ phải tấn công vào khu căn cứ dựng theo mô hình căn cứ quân sự NATO, những căn cứ này được lực lượng bảo vệ ăn mặc trang phục quân đội NATO canh phòng. Khu căn cứ có đủ các mô hình tàu tuần dương quét mìn của Mỹ, bệ phóng tên lửa, máy bay chiến đấu F1G và các mô hình được bơm hơi khác. Những căn cứ và mô hình huấn luyện như vậy tạo cho lực lượng đặc nhiệm cảm giác như tham gia trận đánh thực sự.
Một khi cuộc chiến nổ ra, những chiến binh này sẽ mang trên người quân phục quân đội NATO, luồn sâu vào sau lưng địch tung tin đồn nhảm, phát đi các mệnh lệnh giả hoặc sử dụng những thủ đoạn tinh vi khác. Phương Tây luôn không dám coi nhẹ mối hiểm hoạ này. Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh, tướng hải quân Norden đã từng đánh giá rằng: “Có khoảng 1.000 lính đặc nhiệm Liên Xô biết nói tiếng Anh xâm nhập được vào Dableden, khi chiến tranh xảy ra sẽ gây khó khăn rất lớn cho tác chiến của quân ta”.


Các cuộc diễn tập huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô có thể được coi là đáng sợ, có thể thấy được phần nào điều này qua cuộc diễn tập mùa hè diễn ra tại trung tâm huấn luyện tại Kilovgl của Liên Xô.

Lúc này trên thao trường, một chiếc xe tăng hạng trung T-72 đang nhả khói ầm ầm, phát ra tiếng động cơ chói tai, lao thẳng vào những người lính đặc nhiệm trên mặt đất. Khi các chiến sĩ đứng dậy sau khi hàng bánh xích chạy sát qua, trên người và mặt mũi họ bám đầy muội khói và bụi đất. Cơ bắp toàn thân thì căng cứng với những tiếng kêu “vo vo’” trong lỗ tai. Không nói gì người nằm dưới đất cho xe chạy qua, ngay cả người xem cũng cảm thấy dựng tóc gáy.


Người sĩ quan chỉ huy phất lá cờ hiệu, những người lính lại thi nhau nhảy xuống lòng chiến hào bằng bô tông. Lúc này, chiếc tăng đã vòng trở lại và lao tới, chạy qua chạy lại trên mặt chiến hào. Chiếc tăng chạy vài vòng rồi bất thần nhả đạn về phía trước những người lính. Sau những tiếng “ầm… ầm… “, những quả đạn nạp xăng đặc bốc lửa đùng đùng. Các chiến sĩ vội vàng lôi từ trong ba lô ra những bộ quần áo bảo hộ, mặc lên người chỉ trong mấy giây, rồi ôm súng lao vào biển lửa đang réo ào ào. Khi họ thoát ra khỏi biển lửa trước mặt họ bây giờ  là những lớp rào dây thép gai. Họ nằm dán xuống đất, cố gắng bò qua từng lớp rào. Mặt mũi, tay chân, mình mẩy họ đầy những vết cào xước của dây thép gai.


Trên không trung lại vang lên tiếng động cơ máy bay, mấy chiếc máy bay ném bom rà thấp qua đầu, mấy quả bom cỡ lớn rơi xuống toà nhà cao tầng phía dưới, khói lửa nhanh chóng trùm kín cả toà nhà. Những người lính lao đến trước toà nhà, bám vào gờ cửa sổ, như những con vuợn họ thoăn thoắt leo lên sân thượng cao 30 m. Bị lửa thiêu, toà nhà sụp xuống dần. Những chiến sĩ đang bị lửa vây bọc trên sân thượng rút từ eo lưng ra một cuộn dây, buộc một đầu vào tháp nước, sau đó bám lấy chiếc dây thừng đung đưa tụt nhanh xuống. Khi họ vừa rời khỏi toà nhà thì “Ầm!...” dội lên một tiếng động lớn, cả toà nhà đổ sụp trong đám bụi lửa.


Có thể thấy rằng trên thao trường những chiến sĩ đặc nhiệm Liên Xô quả xứng đáng là những dũng sĩ, trong chiến đấu họ sẽ là những mãnh hổ tả xung hữu đột.

Và giờ đây những con hổ đó đã xuống núi.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 08:48:11 am
Cương như kết hợp

Lại nói đến Amin sau khi nhận được lời cảnh báo đã lập tức quay sang từ chối sự giúp đỡ “vô tư” của Liên Xô. Ông ta sai cháu trai của mình, Asabdula người lãnh đạo lực lượng cảnh sát mật quốc gia và phụ trách an ninh, tình báo trong nước cử người đi huỷ bỏ kế hoạch nhờ Liên Xô cử đặc nhiệm tiễu trừ lực lượng vũ trang Hồi giáo. Nhưng phía Liên Xô đã đáp lại rằng: “Một khi đã đến thì sẽ ở lại”.


Đầu tháng 12, Phó Bộ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô Trung tướng Papudin vội vã đưa đến một đoàn người. Khi đến Kabul, ba lính đặc nhiệm của blu được giao trách nhiệm đi theo làm vệ sĩ. Mục đích chuyến đi nhằm “giải toả sự hiểu lầm, tăng cường tình hữu nghị, hợp tác, thực hiện kế hoạch". Mục đích chủ yếu chính là thuyết phục Amin chính thức có mời Hồng quân đến giúp tiễu phỉ. Vừa gặp được Amin, viên Trung tướng đã nói ra câu nói ở trên, mang hàm ý, anh mời, chúng tôi sẽ đến, anh không mời thì chúng tôi cũng vẫn đến và sẽ không đi mà sẽ cắm trại ở lại. Trước đó, khi viên Trung tướng chân ướt chân ráo đến được Kabul, Amin đã từ chối không tiếp. Mãi đến ngày 11 tháng 12, ông ta mới chịu hỏi han ông bạn già vài câu: “Xin lỗi, do công việc quá bận, ông bạn cố gắng chờ thêm vài ngày nữa, tôi mới đến gặp được”.

“Cái gì, tại sao lại có chuyện đối đãi khách như vậy? Ông còn phải là người Afghanistan nữa hay không? Tôi đến đây hoàn toàn là vì ông, vì Afghanistan?”.

Trung tướng Papudin cố ghìm cơn giận, cố gắng nài nỉ.

Cuối cùng, Amin miễn cưỡng đón tiếp vị khách quý người Liên Xô, Amin tỏ ra cương quyết, không hề để ý gì đến sự cố gắng, thuyết phục của Papudin. “Xin lỗi ngài Trung tướng. Tôi đa được lĩnh giáo đôi chút sự giúp đỡ vô tư của quí quốc rồi. Lúc này, sân bay quân sự tại Kabul đã đỗ đầy máy bay các ngài viện trợ, dưới sự chỉ đạo của chuyên gia quân sự và cố vấn của các ngài các xe tăng của chúng tôi đang trở thành những đống sắt gỉ, dưới sự chỉ đạo của cố vấn quân sự Liên Xô sư đoàn 7 và sư đoàn 8 của chúng tôi đang “kiểm tra lại đạn được”, trên thực tế là đã loại bỏ sức chiến đấu của hai sư đoàn này”.


Bị dồn vào thế bí, Papudin đành ứng biến: “Tôi đến đây chính là để xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Sự lệch lạc hoặc phối hợp thiếu đồng bộ về kỹ thuật là khó tránh khói”.

Amin dồn tiếp: “Không, sự gỡ rối của các ngài, càng càng rỡ càng rối. Xin hãy rút toàn bộ cố vấn quân sự của các ngài. Cảnh vệ, tiễn khách”.

Papudin tức phát điên, nhưng vẫn cố gắng chịu đựng để không rút súng. Vì rằng, trong chuyến đi với trọng trách được giao làm Tổng chỉ huy hoạt động của quân đội Liên Xô tại Kabul, Trung tướng Papudin có những toan tính sâu sa riêng. Là một chuyên gia điệp báo lão luyện, đã từng tổ chức thành công nhiều cuộc đảo chính tại khu vực các nước Hồi giáo Trung Á. Sự tôi luyện qua thử thách cam go, khả năng vận dụng quỷ kế, khiến ông ta hết sức thành thạo lão luyện trong khả năng vạch ra kế hoạch chính biến cũng như nắm vững thời cơ. Lúc này đây ông đang dự định một kế hoạch lớn, theo chỉ thị của cấp trên. Lúc 24 giờ ngày 27 tháng 12, nhất định sẽ giải quyết xong vấn đề Amin để cho người kế nhiệm bước lên thay thế. Còn để giải quyết được Amin chỉ có 2 con đường bạo lực và phi bạo lực, xuất phát từ lợi ích của Moscow thì phương thức phi bạo lực rõ ràng là thượng sách. Vậy là Papudin đã ngấm ngầm vạch ra một loạt biện pháp đe doạ, gây áp lực, khiến Amin sẽ phải chủ động xin từ chức, chính quyền tại Afghanistan sẽ được chuyển giao một cách hoà bình. Chẳng thế mà, sau hơn một tháng hoạt động đầy hiệu quả đã khiến Amin phải tự co lại trong chiếc lồng sắt hiện đại là hoàng cung Daruraman này và rơi vào thế bó tay chịu trói. Bước tiếp theo của kế hoạch là ông ta sẽ thân chinh ra tay, vào thẳng hoàng cung, lấy lý lẽ để “giác ngộ” cho Amin ép ông ta ký vào đơn xin từ chức. Sau đó ông sẽ lấy tư cách Anh huùn Liên Xô đưa Amin trở về Moscow, tặng “món quà mừng năm mới” này lên Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Breznhev. Tất nhiên, là một chuyên gia vạch kế hoạch lão luyện, ông ta cũng chuẩn bị sẵn phương án dự phòng đó là sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề. Để thực hiện điều này, ông ta đã cho điều đến Kabul số lượng lính đặc nhiệm đáng kể, đồng thời tại vùng biên giới Liên Xô-Afghanistan cũng đã ém sẵn 100.000 quân để đề phòng bất trắc. Lúc này trong suy nghĩ của vị Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ, khả năng giải quyết bằng biện pháp phi bạo lực là chắc ăn đến chín phần mười. Do đó ông mang theo một lực lượng nhỏ các lính bảo vệ, tiến vào hoàng cung, trong tư thế khá hiên ngang và dũng cảm.


Nhưng vào lúc này đây, ông ta đang phải thầm trách mình đã không mang thêm lực lượng bảo vệ đến. Vị khách không mời lại tiếp tục xuất hiện tại cổng lớn cửa hoàng cung.

Để giảm bớt số người tháp tùng, minh cho Papudin vào gặp tại phòng khách tại tầng ba. Vừa ngồi xuống viên Trung tướng đã liên tục nói rằng: “Lúc này đây các thế lực của chủ nghĩa đế quốc đang ráo riết xâm nhập vào nước láng giềng tự nhiên của chúng tôi đồng thời chúng còn tung tin đồn nhảm, kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Xin tha lỗi vì tôi đã nói thẳng, chính quyền hiện tại không đủ sức để ngăn chặn sự lộng hành của các thế lực vũ trang chống đối và sự xâm nhập của các thế lực của chủ nghĩa đế quốc. Xin hãy đừng đánh mất niềm tin và sự ủng hộ thông tin lớn của Liên Xô. Đồng chí Amin, trong thời gian ông toàn quyền lãnh đạo Afghanistan, đã thực hiện đường lối cơ hội dựa dẫm vào chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Do đó, phía mođ cho rằng ông đã đánh mất tư cách lãnh đạo đất nước và nhân dân Afghanistan…”.


Amin không đợi ông ta nói hết, đã sôi sục tức giận, đứng vụt dậy, các vệ sĩ sau lưng ông ta cũng dãn ra đề phòng.

“Phải làm gì đây? Moscow vẫn không chịu từ bỏ ý định tiêu diệt ta, nhất định phải đưa quân đội đến. Nước Mỹ đã thông báo tin tức tình báo chính xác, hàng trăm ngàn quân Liên Xô đang tập kết áp sát biên giới. Muốn tính kế hoãn binh thì phải làm gì?”.


Amin do dự không quyết

Papudin liếc mắt ra hiệu cho một phụ tá, anh này mở chiếc cặp da đen mang theo, đưa tay vào trong. Rất nhanh, người vệ sĩ đứng sau Amin cho rằng đối phương đang rút súng, chỉ thấy Amin quay người lại, người vệ sĩ đã rút ra khẩu tiểu liên cỡ nhỏ kiểu mới do Thuỵ Điển chế tạo, có kèm băng đạn 30 viên, tốc độ bắn 10 phát/giây, trong nháy mắt viên trung tướng và ba phụ tá ngã gục trong vũng máu.

Lúc này, ở tầng dưới vang lên tiếng súng nổ quyết liệt, cuộc đấu súng diễn ra giữa những bảo vệ của Papudin và lính gác. Cuối cùng chỉ có ba lính Liên Xô chạy thoát. Ba người đó chính là thành viên của đội đặc nhiệm.

Trong lúc Amin vì chọc vào tổ ong mà đứng ngồi không yên, vị đại sứ Liên Xô tươi cười tìm đến xin lỗi: “Thưa ngài tổng thống kính mến, thật vô cùng xin lỗi. Tôi thay mặt chính phủ và Tổng bí thư Breznhev trịnh trọng tuyên bố, những hành động của Papudin trong hoàng cung của ngài, hoàn toàn là hành vi cá nhân một cách thô bạo, hoàn toàn không đại diện cho ý muốn của chính phủ Liên Xô. Ngoài ra, để thể hiện sự chân tình, chính phủ nước tôi đã quyết định khoản viện trợ năm nay cho Afghanistan sẽ tăng thêm 20 triệu rúp trên con số cũ”.

Tiễn viên đại sứ ra về, Amin thấy đầu óc trống rỗng, ông ta hiểu rằng khó thoát khỏi tai hoạ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 08:50:17 am
Câu chuyện ân oán

Tại sao Liên Xô lại dành cho Amin và đất nước Afghanistan sự quan tâm đặc biệt như vậy. Đây là cả một câu chuyện dài.

Nghe nói, Pie Đại đế của nước Nga, Sa Hoàng, trước phút lâm chung đã có bản di chúc, viết rằng: Cho dù là bất kỳ ai kế vị ngai vàng cũng phải gắng sức tiến về phía Nam đến Ân Độ. Vì nước Nga có thể tự do đi vào Ấn Độ Dương, thì nó có thể thiết lập sự thống trị về quân sự và chính trị của nó trên toàn thế giới. Đường xuống phía Nam của nước Nga chỉ gồm 3 con đường:

Con đường thứ nhất, từ biển Đen qua eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ đến Địa Trung Hải.

Con đường thứ hai, từ phía Nam qua Hy Lạp đến vịnh Pecxich.

Con đường thứ cuối cùng là từ Trung Á qua Afghanistan đến biển Ả Rập.


Ai cũng hiểu một điều con đường thứ ba là con đường ngắn nhất. Sau này các Sa hoàng cũng nhiều lần mở rộng bá quyền, giành giật quyền kiểm soát đất nước Afghanistan bởi vì mảnh đất này thật là quí giá. Nhưng dân tộc này cũng có tinh thần bất khuất và tâm lý báo thù quyết liệt cho nên nơi đây còn được mệnh danh là “sân đá gà” của vùng Trung Á.


Chữ Afghanistan trong ngôn ngữ Pashtuns cổ có nghĩa là người miền núi, những người ở cùng lục địa Trung Á quen gọi họ là “Nước của người miền núi”. Nó nằm ở vị trí miền Trung phía Tây của Châu Á, Tây giáp Hy Lạp, Bắc giáp Turkmenistan, Tarjikistan, Uzebekistan (3 nước cộng hoà thuộc Liên bang Xô viết trước đây), phía đông và nam giáp Pakistan, phía đông bắc có một dải đất hẹp tiếp giáp với vùng Tân Cương Trung Quốc. Tổng diện tích đất nước là 65.230 nghìn km2, đường biên giới dài 5.412 km, dân số 16.120.000, đây là một quốc gia lục địa điển hình.


Trong lịch sử, đất nước này đã từng đóng vai trò đường giao thông quan trọng giữa đại lục Âu Á, có vị thế quan trọng trong sự buôn bán, mậu dịch và giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Tây Á. “Con đường tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử đã đi qua đây.


Về mặt địa lý, Afghanistan nằm giữa cao nguyên Pamirs và cao nguyên Hy Lạp. Trong lãnh thổ là núi cao dựng đứng, sa mạc rộng lớn. Núi và cao nguyên chiếm 4 phần 5 tổng diện tích toàn quốc. Dãy núi Hindu Kush lớn nhất thế giới chạy từ đông bắc sang tây nam, kéo dài suốt 1.200 km nằm vắt ngang lãnh thổ, chia đất nước thành ba khu vực tự nhiên, miền trung núi non, miền bắc bình nguyên và địa hình cao ở tây nam. Afghanistan nằm ở dải khí hậu đại lục khô hanh, đặc điểm khí hậu là có sự chênh lệch lớn giữa nóng và lạnh, khô và ẩm.


Sự keo kiệt của Thượng đế đã khiến mảnh đất này trở nên khô cằn và đầy tai ương, đã từ lâu Afghanistan là quốc gia khá lạc hậu trong số các nước đang phát triển của thế giới thứ 3. Nhưng chính môi trường tự nhiên khắc nghiệt cũng tạo cho con người nơi đây những cá tính đặc biệt. Tại Afghanistan dường như tất cả đều tuân thủ chuẩn mực “Pashtuns”. Có nghĩa là mỗi một cá nhân đặc biệt là đàn ông đều biết cả văn lẫn võ, nhiệt tình, hiếu khách thích giúp đỡ người khác, báo thù đến cùng và cũng thiện chiến kiêu dũng.


Trong trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Afghanistan trở thàn một quân cờ quan trọng. Những năm 50 khi xảy ra cuộc xung đột giữa Afghanistan và Pakistan, Liên Xô kiên quyết ủng hộ Afghanistan, đánh lại Pakistan thân Mỹ, quan hệ Liên Xô-Afghanistan do vậy mà được tăng cường. Breznhev lên nắm quyền đã gia tăng sự kiểm soát và can thiệp vào Afghanistan. Trên bàn cờ của Moscow Afghanistan đóng vai trò quan trọng không thể coi nhẹ. Trong cuộc chiến Xô-Mỹ, nếu ở thế phòng thủ, Afghanistan sẽ là tấm bình phong phòng thủ tự nhiên phía nam; nếu ở thế tấn công đó sẽ là bàn đạp tiến về phía nam. Vào thập kỷ 70, Liên Xô đang ở thế tấn công, ý đồ của Moscow là biến Afghanistan thành trận địa tiền duyên có thể tiến có thể lùi, hướng về phía Nam có thể mở ra con đường xuống Ấn Độ Dương, về phía Tây có thể uy hiếp vùng sản xuất dầu mở Trung Đông, qua đó có thể đánh vu hồi bao vây châu Âu, điều này phù hợp với chiến lược Thái Bình Dương, nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn mục tiêu bá chủ thế giới của Mỹ.


Nhưng sự thật thường đi ngược lại mong muốn. Những năm cuối thập kỷ 60, quốc vương Muhammad Zahir Shad của Afghanistan không còn muốn nghe theo sự sắp đặt của “Con gấu bắc cực” chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, trung lập, cùng tiếp nhận viện trợ của cả Liên Xô và Mỹ, giữ thế cân bằng giữa hai siêu cường này. Điều này khiến phía Liên Xô rất đau đầu, âm thầm nuôi dưỡng kẻ thay thế nằm trong giới quân sự, chờ cơ hội thích hợp sẽ loại bỏ kẻ cứng đầu quốc vương Muhammad Zahir Shad. Mùa hè năm 1973, quốc vương Muhammad Zahir Shad hào hứng sang châu Âu du lịch nghỉ ngơ. Nào ngờ, trong khi ngài còn đang say sưa thưởng thức, du ngoạn phong cảnh hữu tình của châu Âu, thì “vị đại sứ lật đổ” Thiếu tướng Rocasky, bí mật đến Kabul. Vài ngày say, cựu thủ tướng Afghanistan Muhammad Daoud, được sự ủng hộ của nhóm sĩ quan trẻ hăng máu đã tổ chức cuộc đảo chính. Muhammad Doud trở thành tổng thống nước Cộng hoà Afghanistan. Đúng vào lúc người Liên Xô có thể cảm thấy yên tâm tại Afghanistan thì Muhammad Doud lại quay ngoắt 180, quay sang thân thiện với Mỹ. Sau đó năm năm, kịch bản cũ lại tái diễn, lần này người lên nắm quyền là nhân vật mà Moscow rất toại nguyện, Tổng bí thư đảng dân chủ Noỏ Muhammad Taraki. Vị tổng thống này bê nguyên xi nguyên mẫu lịch sử vào Afghanistan. Vài tháng sau tháng 12 năm 1978, Liên Xô-Afghanistan ký kết văn bản quan trọng “Hiệp ước hợp tác láng giềng thân thiện”, hai bên có hợp tác toàn diện trên mọi mặt như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá. Kiểu hợp tác này, hay cũng là Xô hoá hoàn toàn. Quốc kỳ của Afghanistan cũng được sửa thành một màu đỏ như Liên Xô, các cánh cửa của các ngôi nhà trên đường phố Kabul cũng được quét màu đỏ, cả thủ đô trở thành “hải dương đỏ”. Người dân Afghanistan vốn có ý thức dân tộc, bị đè nén lâu ngày ngọn lửa âm ỉ lâu ngày cuối cùng đã bùng phát, ngọn lửa chống đối lan rộng khắp đất nước, các cuộc bạo động của giới quân sự, khởi nghĩa của nhân dân, ngọn lửa phẫn nộ thậm chí uy hiếp cả tính mạng của các cố vấn quân sự và chuyên gia Liên Xô cùng gia đình của họ. Thêm vào đó là sự bất hoà và mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền mới ngày càng sâu sắc, cuối cùng đã trở thành sự đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo tổng thống Taraki và phó tổng thống, thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Amin. Trong cuộc chiến đấu sống mái này, thế lực của Amin ngày càng lớn mạnh, dần dần đã thâu tóm quyền lực quân sự và chính trị tại Afghanistan. Taraki và đại sứ Liên Xô thảo luận tìm biện pháp chuẩn bị gạt bỏ Amin. Nào ngờ, Amin đã ra tay trước, bắt gọn toàn bộ số tay chân thân tín của vị tổng thống, cuối cùng Taraki bị giết trong phòng giam bí mật.


Sau khi lên nắm quyền, Amin, con người mang tính cách phục thù mạnh mẽ của người Pashtuns đã đến tận điện Kremlin thể hiện sự giận dữ: “Hãy rút quân đội, thay đại sứ”. Ông ta còn sử dụng những biện pháp kiên quyết, sử dụng người cháu của mình là Asabdula, giành lại quyền kiểm soát lực lượng cảnh sát, tình báo và an ninh từ tay Liên Xô. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã quyết định, cử Trung tướng Papudin và thượng tá Bulynov dẫn đầu lực lượng đặc nhiệm đến Kabul.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 08:52:18 am
Cuộc chiến tại hoàng cung

Chiều ngày 26 tháng 12 năm 1979, Kabul.

Ánh tà dương đỏ như máu đang lui dần sau những đỉnh núi ngoại ô phía Tây, chút ánh sáng cuối ngày chiếu vào mái vòm hình tròn của cung điện và những tháp nhọn của giáo đường khiến cho công trình độc đáo được trang hoàng, đẽo gọt công phu ấy toả ra một ánh sáng rực rỡ, đẹp mê hồn.

Kabul vừa là thủ đô vừa là thành phố rộng lớn nhất đất nước, nằm ở phía đông Afghanistan, bốn bề là núi non, địa thế hết sức hiểm yếu, với độ cao 1950 mét so với mặt biển. Đây là một trong những thủ đô nằm ở độ cao lớn nhất trên thế giới.


Trong ngôn ngữ địa phương “Kabul” có nghĩa là trung tâm buôn bán, điều này cho thấy vị trí quan trọng của vùng đất này trong lòng Afghanistan từ khoảng hai nghìn năm về trước. Từ “Kabul” đầu tiên được các thương nhân Ấn Độ sử dụng giữa thế kỷ 18, vương triều Dulani thống nhất cả nước, và đặt thủ đô tại đây, từ ngày đó, nơi này đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước.


Nơi đây có địa hình núi non vây bọc, núi in bóng nước, khí hậu khá phù hợp với con người. Hoàng cung cổ kính rực rỡ với sắc vàng, những toà giáo đường Hồi giáo nằm rải rác đây đó, những di tích cổ của lăng mộ đá hoa cương Babil và ngôi mộ áo cũ của đức Ali người sáng lập ra đạo Hồi, khiến cho nơi đây luôn nồng đượm bầu không khí văn hoá đạo Hồi. Trong thành phố, những con đường trải rộng, các mái nhà lô xô, cạnh các con đường phố chính còn có những dòng suối róc rách chảy, nước trong suốt đến tận đáy. Dòng sông Kabul như một dải lụa chia đôi thành phố thành bờ Nam và Bắc. Khu phía Nam là khu thành cổ, là nơi cư trú của dân nghèo, hoàng cung dinh thự và các toà đại sứ đều nằm ở đây. Những kiến trúc biệt thự người Pháp để lại, khách sạn “Rubi”, nhà hát “Model” của người Anh để lại, cùng với những ánh sáng đèn neon nhấp nháy đã từng tạo nên vẻ phồn vinh cho nơi này.


Nhưng vào lúc này, vẻ phồn hoa đó đã hoàn toàn lùi vào dĩ vãng, Hai năm gần đây tình hình chính trị bất ổn, đã mang lại cho những điều chẳng lành, đây đó chìm trong khung cảnh tiêu điều. Đặc biệt trong hai tháng trở lại đây, bầu không khí trở nên căng thẳng đến nghẹt thở. Người Liên Xô thì tất bật, xe quân sự của họ chạy ra chạy vào. Đến đêm, trên đường phố vắng tanh, ngoài xe tuần tiễu chạy đi chạy lại, không còn thấy bóng dáng của khách bộ hành.


“Boong… boong…!”. Kim đồng hồ tại hoàng cung chỉ vào con số 8 giờ, kẻ tay chân thân tín của Amin là Asabdula vội vã bước vào phòng riêng của ông ta báo cáo tình hình khẩn cấp, bàn bạc cách đối phó với cố vấn quân sự Liên Xô. Số quân Liên Xô tại căn cứ không quân đã vượt quá con số 50.000 người. Các sư đoàn Hồng quân sát biên giới phía Bắc đã được đặt trong tình trạng báo động chiến đấu…
“Hỏng rồi!”. Amin lệnh cho cho Asabdula sử dụng nhân viên mật vụ điều tra động tĩnh của phía Liên Xô.


“Tuân lệnh!” Asabdula đang định nói thêm rồi lại thôi, quay người bước ra cửa. Đột nhiên, hai phát đạn bay đến từ bên ngoài ghim vào ngực ông ta. Kẻ cầm đầu lực lượng cảnh sát mật thành thạo kỹ năng ám sát không thể ngờ rằng mình lại có thể chết một cách phi lý ngay tại cửa nhà ông chú của mình. Cùng lúc Amin vừa đứng dậy, một phát đạn đã khoan một lỗ thủng trên tấm đệm lưng ghế.

“Quá nguy hiểm!”. Amin vội vã chui vào gầm bàn và thoát chết. Sáng hôm sau khi trời chưa sáng, Amin cùng mấy người vợ và hơn hai mươi đứa con vừa trai vừa gái và đoàn tuỳ tùng rời khỏi hoàng cung tới Daruraman ở ngoại ô. Bắn gục Asabdula chính là kiệt tác của thiện xạ Lyalin của đội đặc nhiệm. Lần trước trong chuyến Papudin ra tối hậu thư với Amin, sau đó lại mở đường máu chạy thoát cũng chính là mấy chiến sĩ thuộc “Chim ưng đỏ”. Nhưng trong lần này, Amin lại thoát được, khiến họ vô cùng nuối tiếc, họ dùng máy bộ đàm báo cáo lại tình hình với thượng tá Bulynov.

Thượng tá nghe xong, ra lệnh: “Tiểu đoàn một: điện Daruraman; Tiểu đoàn hai: đài phát thanh; Tiểu đoàn ba: tổng hành dinh lực lượng cảnh sát mật. Bắt đầu hành động!”.

Trong điện Daruraman, Amin bị những tiếng nổ từ phía trung tâm thành phố đánh thức. Thì ra Bộ Nội vụ và đài phát thanh đã bị quân đội Liên Xô giải quyết gọn. Chỉ thấy trong thành phố có vài điểm lửa khói bốc lên, tiếp đó vang lên những tiếng nổ lục bục, còn có vài kho xăng dầu cũng đang bốc lửa. Amin chộp lấy máy điện thoại, nhưng đường dây liên lạc đã bị cắt đứt. Đài phát thanh cũng im hơi lặng tiếng, nhưng chỉ một lát sau lại bắt đầu hoạt động trở lại truyền đi những bản nhạc dân tộc của Afghanistan. Lúc này “thiên tài ngôn ngữ” Xedov đã có đất dụng võ. Sau khi truyền hình ngừng phát, thì từ đó  nó cũng im tiếng hẳn. Amin đã có dự cảm về một cuộc chiến sắp xảy ra chỉ không ngờ nó lại diễn ra nhanh chóng đến như vậy. Ông ta hạ lệnh cho lực lượng bảo vệ phải liều chết giữ trận địa, sử dụng hệ thống phòng vệ trong trường hợp khẩn cấp, như vậy tạm thời có thể ngăn cản được cuộc tấn công của đối phương.

“Tốc độc và cường độ là linh hồn thực sự của chiến tranh". Thượng tá Bulynov luôn ghi nhớ câu nói này của Cutodop ông tổ ngành khoa học quân sự Nga, ông luôn lấy điều này để yêu cầu cấp dưới thực hiện.

Hiện tại, việc sử dụng bộ binh đánh đúng bài bản đã không mang lại kết quả như dự định, viên thượng tá cảm thấy bối rối. Lúc này đây quân tấn công thì đã bộc lộ lực lượng, trong khi kẻ địch thì đang ẩn nấp, nếu không nhanh chóng phá vỡ thế giằng co, thì sẽ rất bất lợi. Trước cảnh các chiến sĩ của mình bị kẻ thù nấp kín bắt hạ, ông ta đột nhiên nhớ đến câu “Địch biến ta cũng biến”, một nguyên tắc chiến thuật linh hoạt. Khi còn trong trường, chẳng phải ta thường xuyên dạy học sinh phải ghi nhớ tư tưởng quân sự này của Mao Trạch Đông hay sao? Trung Quốc có câu nói nổi tiếng về phép dùng binh: “Nước không có hình dạng cụ thể, dùng binh không có hình thái cố định”, trong tác chiến đặc biệt thì lại càng phải như vậy. Kẻ thù của họ bây giờ không phải là khối NATO mà họ thường xuyên luyện tập mà là những chiến binh đánh du kích. Bulynov như chợt bừng tỉnh. Đúng rồi! Phải phát huy sức mạnh của lực lượng hạng nặng, phá huỷ toàn bộ những vật cản trên đường tiến. Ông ta dứt khoát loại bỏ phương án ban đầu sử dụng hoả lực hạng nhẹ tấn công.

Bulynov ra lệnh:

“Sử dụng tất cả các loại hoả lực hạng nặng”

“Rõ, thưa thượng tá!”.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 08:54:05 am
Chỉ thấy sau đó lựu đạn từ trên trời rơi xuống, đó là những trái đạn bay ra từ nòng súng của súng tiểu liên kiểu mới được bắn từ ngoài ba bốn trăm mét. Có những trái đạn làm vỡ cửa kính lọt vào trong phòng, có những trái bay qua nóc nhà rồi rơi xuống. Sau hàng loạt những tiếng nổ dậy đất, lính của Amin lớp chết, lớp bị thương, rất nhanh đã mất đi ưu thế. Cùng lúc này, những phát đạn xuyên giáp cũng được bắn ra từ xe tăng T-62 đang dừng cách đó không xa. Toà nhà nơi Amin trú ngụ, trong nháy mắt đã chìm trong biển lửa, rất nhanh, quân Afghanistan ngừng bắn, tại phía toà nhà chìm trong yên lặng.


Đã đến lúc bộ binh xung trận. Một đội đặc nhiệm do Bulynov dẫn đầu bám vào tường leo lên. Xe chở bộ binh lao vào phía chân tường toà nhà, xe chưa dừng hẳn, Bulynov và các chiến sĩ đã nhảy xuống. Trong nháy mắt họ đã nhảy vào trong qua cửa sổ tầng một. Một số chiến sĩ khác leo lên tầng hai, tầng ba bằng tay không, sau vài giây họ đã vào được tầng ba, sau đó tiếng súng rộ lên.


Bulynov ra lệnh cho các chiến sĩ xông vào phía trong. Rải rác khắp nơi là những hình hài không nguyên vẹn. Khi xông lên tầng ba, cửa cầu thang đã bị hoả lực của nhóm lính bảo vệ ngăn chặn. Hai bên lại diễn ra cuộc đấu súng quyết liệt. Vào lúc quyết định, Bulynov gương ống phóng rocket, chỉ một phát đạn, đường tiến đã bị quét sạch.

Lúc này, cũng có mấy chiến sĩ vào được tầng bốn bằng cách trèo từ bên dưới lên.

Trước đây trong giáo trình đại cương sử dụng giảng dạy tại học viện đào tạo lính dù cấp cao đã có qui định phải dùng tay không leo lên từ tầng một đến tầng năm, vào giờ phút này những giọt mồ hôi đã đổ khi tập luyện quả đã không phí hoài.


Bulynov dẫn hai chiến sĩ từ cầu thang xông lên tầng 4, mở một cánh cửa phòng, trước mặt họ vài sĩ quan đang đốt các tài liệu. Không để chúng kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, 90 viên đạn từ ba khẩu tiểu liên đồng loạt vãi ra như mưa. Nhưng vẫn có vài tên cao số đứng vụt dậy. Lúc này họ không kịp thay băng đạn mới, Bulynov và các chiến sĩ lập tức triển khai thế tấn công Kungfu, bắt đầu một cuộc đấu bằng tay không.


Nào ngờ, mấy tên nọ cũng biết Kungfu, Bulynov không thể nào có thể hiểu nổi, những kẻ vùng sơn cước không có quan hệ gì với Trung Quốc tại sao cũng đều tỏ ra không phải tay vừa, rõ ràng đây là những chiêu thức của Thiếu Lâm và Võ Đang. Lúc này không rõ từ xó xỉnh nào xông ra mấy tên lực lưỡng, Bulynov bị dồn ra ban công, mấy tên to con nọ dàn thành trận thế vận công đề khí, có vẻ sắp dồn ông ta vào chỗ chết. Đúng vào lúc ngàn cân treo sợi tóc, phía bên ngoài vang lên tiếng thét: “Nằm xuống, thượng tá!”. Bulynov vội ấn hai người đồng đội nằm rạp xuống, “Pằng! Pằng! Pằng!...”.
Một loạt đạn tiểu liên nổ ngay phía trên đầu họ. Thì ra Pevnof và Deive đã kịp thời xuất hiện. Lúc trước họ đa chặn mất lối đi. Nghe thấy tiếng súng nổ bên phòng bên, họ liền quay ra ngoài cửa sổ leo từ bên ngoài tiếp cận mục tiêu. May mắn, họ ra tay kịp thời vào gây phút quyết định.


Họ cùng nhau lao về phía đầu kia của toà nhà. Đây có lẽ là văn phòng tổng thống. Đột nhiên, hai bên hành lang vọt ra một nhóm người, Bulynov không kịp nghĩ ngợi bóp cò bắn quét. Dưới là hoả lực dày đặc đối phương, kẻ thì gục ngã, kẻ sống sót thì co cẳng chạy biến. Lúc này thì tài thiện xạ của Pevnovf đã có cơ hội thể hiện.

Kiểm tra tất cả không để sót! Bulynov lệnh cho các chiến sĩ lật từng cái xác, ông ta lấy ra tấm ảnh Amin được chuẩn bị từ trước đem đối chiếu với từng xác chết.

“Ở đây” một chiến sĩ kêu lên. Bulynov chạy đến, đối chiếu với từng người trong ảnh, quả đúng là Amin, ông ra hiệu cho Pevnovf, Pevnovf hiểu ý, anh ta lôi ra chiếc máy ảnh hiệu Volga ghi lại hình ảnh lịch sử này.

Trở thành con mồi của “Chim ưng đỏ” ngoài Amin còn có 4 người vợ của ông ta, hơn hai mươi đứa con cả trai lẫn gái, phó Thủ tướng và các Bộ trưởng trong nội các, gần 3.000 binh lính trong hoàng cung cũng trở thành vật tuỳ táng đi theo Amin.

Trên tấm vải liệm Amin viết rõ dòng chữ: “Gián điệp của Mỹ”.

Đúng vào lúc Bulynov nhảy lên xe ô tô, đi báo cáo kết quả với cấp trên thì một tiếng súng vang lên, viên thượng tá gục xuống.

Cuộc chiến đấu tại hoàng cung đã hạ màn.

Sau khi lực lượng đặc nhiệm bất ngờ đánh chiếm Kabul, Afghanistan rơi vào tình trạng hỗn loạn như rắn mất đầu. Mười vạn quân Liên Xô áp sát biên giới.

Sau đó, trong tiếng vang rền của động cơ xe tăng Liên Xô, lần lượt các nhân vật chính trị xuất hiện trên vũ đài Kabul.

Nhưng người dân Afghanistan với ý thức dân tộc và ý chí phục thù quyết liệt không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ họng súng nào. Một người dân Kabul nói trước với phóng viên:

“Hãy để người Nga học lại lịch sử của chúng tôi!”. Sau khi Liên Xô tiến quân vào Afghanistan, những câu dân ca lại vang lên:

“Nếu gươm đã tuốt khỏi vỏ, háy chiến đấu hỡi anh.

Chỉ có những người dũng cảm mới chiến thắng trở về”.

Mười năm sau ngày 14 tháng 4 năm 1988, tại Geneva, bốn bên gồm Liên Xô, Afghanistan Mỹ và Pakistan cuối cùng đã ký tên vào bản hiệp ước Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan. Ngày 15 tháng 2 năm 1989, người lính Liên Xô cuối cùng, tư lệnh quân đội lịch sử tại Afghanistan Trung tướng Glamov bước qua đường ranh giới trên chiếc cầu ở biên giới Afghanistan-Liên Xô. Điều đáng để suy nghĩ là, sau đó hai năm quốc gia của “Chim ưng đỏ” đã không còn tồn tại.

Nhưng tiếng súng nội chiến tại Afghanistan vẫn vang vọng trên bầu trời dãy Hindu Kush.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:00:06 am
14. ĐẶC NHIỆM ANH THAM CHIẾN TẠI MALVINAS

Nhằm tranh giành chủ quyền đối với quần đảo Malvinas (gọi tắt là Mal, người Anh gọi là đảo Fankland) năm 1982 đã bùng nổ trận hải chiến dữ dội với qui mô lớn, cuối cùng cuộc chiến đã kết thúc bằng chiến thắng của quân Anh. Rất nhiều chuyên gia quân sự đã đánh giá rằng "lực lượng đặc nhiệm Anh đã đóng vai trò then chốt". Một sỹ quan chỉ huy của phía Argentina đã nói rằng lực lượng đặc nhiệm Anh "đã thực hiện sự mạo hiểm chưa từng thấy vào thời gian địa điểm không thể ngờ tới, hơn nữa những điều đó đều trái ngược với những qui tắc cơ bản của chiến tranh trên biển", nhưng ông ta cũng phải thừa nhận: "Những lính đặc nhiệm này quả là khó đối phó".


BIỂN NAM ĐẠI TÂY DƯƠNG NỔI SÓNG

Trên mặt Đại Tây Dương cuộn trào sóng nước, hơn 300 hòn đảo nằm rải rác như những viên ngọc, những con hải báo tự do bơi lội, đàn hải âu bay lượn trên bầu trời trong xanh, tất cả như trong một bức tranh thanh bình. Người dân trên đảo sống cuộc đời bình lặng, sáng họ ra khơi chiều về bến, mảnh đất này làm người ta bất giác nhớ đến phong cảnh điền viên đầy thơ mộng của cuộc sống nơi thôn dã.


Người Argentina gọi quần đảo này là Malvinass còn người Anh thì gọi nó với cái tên quần đảo Fankland. Điều này không phải chỉ nằm ở sự khác biệt của tên gọi mà nó còn mang trong mình cuộc chiến nhằm tranh giành chủ quyền kéo dài mấy thế kỷ. Quần đảo này tuy bị người Anh đô hộ trong thời gian dài, nhưng người Argentina chưa bao giờ từ bỏ ý định khôi phục lại chủ quyền. Những mâu thuẫn này giống như quả thuỷ lôi nằm chìm sâu dưới đáy Đại Tây Dương.


Bước vào thế kỷ 20, cuộc tranh chấp của Argentina và Anh đã lên tới mức quyết hệt, Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần ra nghị quyết yêu cầu hai bên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, nhưng trong các cuộc đàm phán kéo dài dây dưa ngày tháng này, hai bên không bên nào chịu nhượng bộ. Đại đa số các hòn đảo thuộc quần đảo này đều là đảo hoang, nơi đây khá gần nam cực, khí hậu lạnh lẽo, môi trường tự nhiên khắc nghiệt, dường như không có giá trị gì đáng để các bên phải tranh chấp. Vậy tại sao Argentina và Anh lại tranh giành sống mái như vậy? Thì ra, tuy nơi đây khá xa xôi, hẻo lánh nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng và còn tiềm ẩn nguồn tài nguyên dầu lửa phong phú. Cách quần đảo 400 km về hướng Tây là eo biển Magienlăng nổi tiếng, đây là nơi hiểm yếu của tuyến hàng hải từ Đại Tây Dương đi vào Thái Bình Dương, đồng thời cũng là cánh cửa và là căn cứ để tiến lên Nam Cực. Điều khiến người ta thèm khát chính là bước vào thập niên 70, công tác khảo sát thăm dò cho thấy ở vùng đáy biển phía nam đảo có thể ẩn giấu nguồn dầu lửa, khí tự nhiên và các loại khoáng sản phong phú, theo dự đoán riêng nguồn dầu lửa khoảng 2 tỷ thùng, điều này làm cho quan hệ giữa Anh và Argentina càng trở lên căng thẳng, quá trình đàm phán càng khó khăn.


Vào năm 1982, cuộc đàm phán ngắt quãng 10 năm liền đã được nối lại. Lần này phía Argentina thể hiện thái độ nhiệt thành đặc biệt, hữu nghị và thương lượng vì mục đích lâu dài, nước Anh cũng cảm thấy mừng thầm. Thực ra, phía Argentina từ lâu đã hiểu rằng đàm phán sẽ không giải quyết được vấn đề gì, hy vọng nước Anh tự nguyện nhả những của quí này ra thì chẳng khác gì khuyên hổ tự lột da. Chính phủ Argentina đã quyết tâm kết thúc ách thống trì của người Anh tại đây bằng vũ lực, những thiện chí nối lại đàm phán chỉ là thủ đoạn nghi binh, nhằm ru ngủ người Anh, để đạt mục đích ra tay bất ngờ.


Vào thời điểm này nền kinh tế nước Anh đang trong tình cảnh khốn đốn, sức chiến đấu của quân đội suy giảm, không còn đủ sức cai quản một số vùng thuộc địa trong thời kỳ trước đây. Argentina cho rằng cần tranh thủ cơ hội này để cắt bỏ "cái ung nhọt thực dân” đeo đẳng lâu nay để thỏa mãn yêu cầu về mặt chính trị nội, ngoại giao và kinh tế, vậy là họ âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu.
Một nguyên nhân khác góp phần tác động phía Argentina đẩy nhanh tiến trình sử dụng vũ lực. Ngày 18 tháng 3 năm 1982, một số người Avgentina đến cảng một hải thuộc đảo Georgia, chuẩn bị tháo gỡ những máy móc cũ trong một nhà máy chế biến cá voi thì bị phía đội Anh đồn trú tại đây gây khó dễ, tất cả bị ngăn chặn không cho lên bờ, giữa hai bên xảy ra tranh chấp, có 39 công nhân Argentina vượt qua sự cản trở leo được lên đảo và kéo lên một lá cờ Argentina. Ai ngờ chính sự kiện này đã trở thành ngòi nổ cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành quần đảo Malvinas.


Phía chính phủ Anh khi nhận được thông tin về sự kiện này, đã hết sức phẫn nộ đưa ra lời kiến nghị mạnh mẽ với Argentina, đồng thời cử 40 lính hải quân lục chiến đến đảo Georgia nhằm "khôi phục trật tự”. Phía Achetina cũng không có ý nhượng bộ, quyết tâm tranh thủ cơ hội này giải quyết gọn chủ quyền hòn đảo đang tranh chấp.


Ngày 2 tháng 4 năm 1982, từ lúc trời chưa sáng hàng loạt tiếng súng nổ xé toang sự tĩnh lặng trên biển Nam Đại Tây Dương, 5000 lính Argentina đi trên thuyền cao su đổ bộ lên đảo. Người dân trên đảo sáng sớm hôm đó khi thức dậy được chứng kiến cảnh tượng trên khắp các đường đi lối lại trên cảng đã là những sắc áo lính Argentina với đầy đủ vũ khí trang bị. Thì ra ngay sau 0 giờ ngày 2 tháng 4, tổng thống Roberto Viola hạ lệnh tấn công, lực lượng lính Anh tại đây không chống lại được sự chênh lệch quá lớn về lực lượng nên đành hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện.

Tiếp đó, Argentina cho xua đuổi toàn bộ 1800 cư dân người Anh trên đảo, lá cờ màu xanh, trắng tung bay trên đảo.

Ngày hôm sau chính phủ Argentina cho phát đi khắp thế giới bản thông cáo tuyên bố "Quân đội Argentina đã thu hồi lại quần đảo Malvinas". Rất nhanh, điều này làm dậy lên tình cảm ái quốc ở dân chúng Argentina, mọi người đi thông báo cho nhau có người rưng rưng nước mắt, tại thủ đô Buenos Aires hàng trăm ngàn người tập trung tại "Quảng trường tháng Năm" trước phủ tổng thống, họ hát vang quốc ca, hô khẩu hiệu, say sưa trong bầu không khí chiến thắng.


Sau khi Argentina ra tay chiếm lĩnh quần đảo nước Anh chấn động, tinh thần của dân chúng cũng bị kích động mạnh mẽ. Thủ tướng Anh Thatcher nổi tiếng với biệt danh "Người đàn bà thép", tuyên bố: "Hoàng gia Anh sẽ xuất quân thu lại phần lãnh thổ bị chiếm". Tiếp đó là cuộc họp với giới lãnh đạo quân đội nhanh chóng chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị sử dụng 2 phần 3 binh lực của hải quân, kết hợp với các quân binh chủng khác tạo nên đội ngũ hỗn hợp, tiến về hướng Malvinas.


Nước Mỹ và Anh có mối quan hệ sâu sắc trên mức bình thường do vậy không thể đứng trên lập trường công bằng để "hòa giải". Nước Mỹ lấy lý do phía Argentina từ chối "đề nghị hòa bình", công khai tuyên bố ủng hộ nước Anh, cấm vận Argentina, cho phép Anh được sử dụng căn cứ quân sự và các cơ sở thiết bị khác tại đảo Ason, cung cấp cho phía Anh tên lửa "Sraide" kiểu mới, thiết bị chỉ thị mục tiêu điều khiển bằng la de và các loại vũ khí trang bị khác. Phía Mỹ còn san sẻ với anh những kết quả của trinh sát vệ tinh, vệ tinh liên lạc của Mỹ cũng trở thành trạm tiếp sức cho thông tin của Anh. Như vậy vào giây phút quyết định, phía Mỹ đã lộ rõ bộ mặt thật.


Trước khi tiến hành chiến dịch quân sự qui mô lớn như vậy phía Argentina cũng đã tính đến phản ứng của Anh và Mỹ. Ngay từ hồi đầu năm, tổng thống Viola và các quan chức quân sự và. chính quyền cao cấp đã xác định rằng, việc chiếm lĩnh Malvinas sẽ không bị coi là hành động tuyên chiến, phản ứng của Anh sẽ chỉ bằng lời nói, có thể London không đủ rảnh tay để quan tâm đến việc này, còn nước Mỹ trong vai trò "đồng minh" của các nước Mỹ La Tinh, càng sẽ không dí mũi vào chuyện này. Điều đáng tiếc là, tổng thống Argentina đã đán giá sai phản ứng sau đó của Anh và Mỹ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:01:00 am
PHẢN ỨNG NHANH

Tin quần đảo Fankland thất thủ bay về nước Anh, cả nước chấn động, lực lượng đặc nhiệm cũng bồn chồn không yên. Đêm về khuya, kinh thành London yên lĩnh trở lại sau một ngày dài ồn a. Đèn vẫn sáng trong một căn phòng làm việc của Bộ Tư lệnh lực lượng cung cấp đường không. Tư lệnh Durbili đang chìm sâu trong suy nghĩ. Ông tin tưởng rằng một khi Bà thủ tướng đã quyết định xuất chinh, thì sẽ loại bỏ mọi trở ngại, bằng mọi giá thu hồi lại quần đảo Fankland.


Ông sải bước đến bên tổ hợp điện thoại màu đỏ, gọi điện cho ngài tham mưu trưởng Hohard đang trong giấc ngủ say, ra lệnh cho ông ta: "Đến ngay Bộ Quốc phòng tìm hiểu tình hình cụ thể về quần đảo Malvinas, gác bỏ các kế hoạch khác, tập trung nghiên cứu tìm cách đến Malvinas trước các lực lượng khác của Anh".


Durbili có vóc dáng trung bình, dáng dấp mạnh khỏe trong đôi mắt sâu ẩn chứa óc quan sát nhạy bén. Ông là một trong những vị tướng của Anh sau chiến tranh thế giới tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự tại nước ngoài nhiều nhất, mang trong mình kinh nghiệm chiến đấu dày dạn và tài trí hơn người. Ông cho rằng, do địa hình đặc thù của Malvinas, cuộc chiến giành lại hòn đảo này phải ưu tiên dành cho hình thức tác chiến trên biển, lực lượng hải quân sẽ là lực lượng chiến đấu chủ yếu. Lực lượng cung cấp trên không sẽ sát cánh cùng họ. Ông trực tiếp đến Bộ Tư lệnh hạm đội gặp tư lệnh hạm đội thượng tướng hải quân Fieldhouse đưa ra đề nghị trước khi lực lượng Anh tiến hành bất cứ hoạt động gì, cũng phải cử người của lực lượng đặc nhiệm xâm nhập, trinh sát thu thập tin tức, nhằm cung cấp những thông tin chính xác về tình hình bố trí lực lượng của quân đội Argentina. Tướng Fieldhouse rất thích thú trước lời đề nghị này.


Tiền thân của trung đoàn cung cấp đường không là lực lượng "đổ bộ đường không Commandos" nổi danh trong chiến tranh thế giới lần 2. Đội quân này ăn vận quần phục lục quân hoàng gia, đội mũ nồi màu đất. Lực lượng này chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong lòng địch, đối phó với các hoạt động chống chính phủ và tham gia vào các phi vụ hoạt động điệp báo khác. Lứa tuổi trung bình của họ khoảng 25 tuổi. Được trang bị các loại vũ khí gọn nhẹ như súng ngắn, súng tiểu liên giảm thanh, pháo cối cỡ nhỏ, súng phóng lựu, súng bắn tỉa, kính nhìn đêm, thiết bị nghe trộm và các loại khí tài gọn nhẹ, tiện lợi và hiệu quả cao khác. Sự kiện mà họ cảm thấy rất tự hào đó là được tham dự vào cuộc huấn luyện "chiến đấu - sinh tồn" hàng năm tổ chức tại Aicsamel. Trong thời gian ba tuần lễ, các lính đặc nhiệm không mang theo lương thực, không được phép yêu cầu bất kỳ sự trợ giúp nào của những người dân quanh vùng, họ chỉ có thể sử dụng cạm bẫy để bắt rắn, chuột, cá, ếch nhái và côn trùng, hái các loại tảo, nấm, rau dại để ăn cầm hơi. Họ sống trong các hốc đá hoặc những cái tổ bện bằng cành cây, học cách tìm ra nguồn nước hoặc lấy lửa, bọ còn phải sẵn sàng trốn tránh sự vây quét của "kẻ thù”. Những đợt huấn luyện như vậy đã tôi luyện họ trở thành những chuyên gia sinh tồn trong môi trường hoang dã.


Nước Anh hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công của Argentina, do không có kế hoạch dự phòng cho trường hợp này tất cả đều phải cập tập tiến hành. Lực lượng đặc nhiệm cũng không ngoại lệ, các lực lượng, bộ phận trong nháy mắt từ trên xuống dưới đều gấp rút đẩy nhanh tốc độ, giành lại thế chủ động.


Do có quá trình hợp tác, trao đổi lâu dài, giữa lự lượng đặc nhiệm của Anh và Mỹ có quan hệ khá chặt chẽ. Phía Mỹ đề nghị với các đồng nghiệp Anh ý tưởng muốn cùng được tham chiến. Nhưng do yếu tố chính trị, không cho phép Mỹ công khai nhảy vào can thiệp, vì vậy phía Mỹ đã hào hiệp cho lực lượng đặc nhiệm Anh mượn những trang bị tốt nhất, trong đó bao gồm tên lửa vác vai "Stinge" mới được biên chế cho bộ đội năm 1981.


Loại tên lửa phòng không này có chiều dài là 1,52 m, đường kính 7cm, thao tác dễ dàng, có thể do một người điều khiển, cự ly 6000 m, đường đạn bay thấp với tốc độ 2 m, trọng lượng đạn 35 kg. Đây là loại tên lửa phòng không vác vai cự ly gần, đối phó hiệu quả đối với máy bay bay thấp và trực thăng, được lực lượng đặc nhiệm đánh giá cao. Sau khi cỗ máy chiến tranh của nước Anh được khởi động, lực lượng đặc nhiệm, binh chủng tinh nhuệ của nước Anh rất hăng hái mong được tham chiến. Từ Briznoton họ lặng lẽ lên máy bay, khi chỉ huy của họ còn chưa kịp ý thức được vị trí chính xác của họ thì họ đã vượt qua quãng đường 4000 km, đến đảo Ason cách Malvinas một nửa hành trình.


Đảo Ason được tạo thành từ những đợt phun trào của núi lửa, khắp nơi là một màu vàng rỉ sắt, khung cảnh kỳ lạ vô cùng, nơi đây đã trở thành căn cứ trung chuyển và bổ sung cho cuộc chiến của quân đội Anh nhằm thu hồi lại đảo Malvinas. Ngay khi vừa đặt chân lên đảo, lực lượng đặc nhiệm đã tập dượt các hoạt động nhằm thích nghi với khí lạnh và địa hình của đảo Malvinas.


Trong cái lạnh cắt da, gió thổi ào ạt, máy bay trực thăng treo lơ lửng ở độ cao thấp, bị gió thổi chao đảo, các chiến sĩ tập đi tập lại động tác tiếp đất. Trên những con sóng cuộn trào, các chiến sĩ chia thành từng tổ lên xuồng cao su tìm cách áp sát bờ, mỗi lần xuồng bị sóng đánh lật úp họ lại bắt đầu từ đầu. Durbili đến tận thao trường chỉ đạo, yêu cầu các chiến sĩ phải có khả năng sinh tồn ý chí sắt đá chống chọi với điều kiện khắc nghiệt, một có thể địch được mười kẻ thù. Các chiến sĩ bùn đất lấm lem, mồ hôi chảy thành dòng, trong gió rét căm căm, họ vẫn giữ được sự hăng hái.


Hạm đội tàu hỗn hợp bao gồm lực lượng đổ bộ, lực lượng tàu chống ngầm, lực lượng đặc nhiệm cung cấp trên không, đội tàu vận tải xếp thành đội hình hành tiến dài hơn trăm km, nhằm hướng Nam Thái Bình Dương lướt tới. Mục tiêu cần giành lại đầu tiên là đảo Georgia.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:02:10 am
CHUYẾN GHÉ THĂM ĐẢO GEORGIA

Đảo Georgia cách đảo Malvinas 1300 km tại 54° độ nam 37° đông với diện tích khoảng 3756 km2, xung quanh có khá nhiều đảo nhỏ và bãi đá. Khí hậu trên đảo rất lạnh, thường xuyên có gió bão và tuyết, băng đóng quanh năm. Nơi đây không có người sinh sống, điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt nhưng đây chính là chiếc lô cốt đầu cầu để tấn công lấy lại Malvinas.


Nếu chiếm được nơi này, đây sẽ là bàn đạp tấn công và là căn cứ chuyển hậu cần. Đây sẽ là đòn đánh tinh thần nhằm vào tinh thần chiến đấu của quân dân Argentina nâng cao vị thế của nước Anh trên bàn đàm phán, nhờ đó có thể tăng áp lực đối với Argentina. Vị trí của đảo này nằm cách xa đất liền công tác cung cấp hậu cần khó khăn, sau khi chiếm được hòn đảo này phía Argentina chỉ cho một lực lượng nhỏ chốt giữ. Để nghi binh, trên các phương tiện báo chí Argentina tạo ấn tượng rằng ở đây có ít nhất có 400 quân canh giữ. Trước khi tấn công, phía Anh bắt buộc phải nắm được số lượng quân và tình hình bố phòng cụ thể trên đảo và phải xác định được ở đảo này có được bố trí tàu chiến hay không. Tư lệnh hạm đội hỗn hợp quyết định tiến hành biện pháp trinh sát đường không.


Nào ngờ liên tiếp trong mấy ngày, vùng trời đảo Georgia mây mù che phủ, không thể nhìn rõ địa hình trên đảo, máy bay trinh sát không có tác dụng, đành phải quay về.

Biện pháp trinh sát bằng máy bay không đạt kết quả, chỉ còn cách sử dụng trinh sát mặt đất, xâm nhập trinh sát thực địa. Trách nhiệm nặng nề này được giao cho lực lượng đặc nhiệm.

Đêm 21 tháng 4, gió lạnh gầm rít, buốt thấu xương. Tổ trinh sát đặc nhiệm gồm 15 người do Kent làm tổ trưởng, mang trên người áo lặn màu đen, đeo kính lặn, mang súng ngắn L1A1 và tiểu liên "Stent", kính nhìn đêm, băng từ chịu nước, máy thu phát cỡ nhỏ.


Bọn họ được chiếc trực thăng "Người trinh sát" đa năng chở đến khu vực vùng biển đảo Georgia, treo lơ lửng trên vùng biển có chiếc tàu ngầm nguyên tử "Kẻ chinh phục" hoạt động, lần theo sợi cáp có đánh dấu dạ quang, họ chui vào trong chiếc tàu ngầm. Khi chiếc tàu ngầm tiến tới khu vực sát đảo, họ lần lượt ra ngoài, bí mật bơi tiếp cận dào, leo lên núi băng, từ đây họ có thể nhìn thấy thị trấn Grytviken thủ phủ của đảo. Trong thị trấn vốn là một cảng dành bắt cá voi trước đây, có khoảng 150 lính Argentina đồn trú. Nhiệm vụ của tổ trinh sát là bí mật theo dõi hoạt động của số lính này.


Gió ngày càng dữ dội với tốc độ trên 400 km/h, các lều bạt bị cuốn bay đi, mọi người đều có thể bị cuốn xuống dáy vực bất cứ lúc nào. Nếu tiếp tục ở lại đây, họ có thể bị chết rét, họ vẫn chưa được tập luyện khoa mục sống sót trong điều kiện băng tuyết, hiện tại không đủ điều kiện để trụ lại, chỉ còn cách báo về trung tâm xin cứu viện. Con tàu khu trục "Antrym" là nơi đặt sở chỉ huy của lực lượng đặc nhiệm đã nhận được điện báo của nhóm Kent, thiếu tá Iron Staly phụ trách việc đảm bảo liên lạc với nhóm, lập tức lệnh cho hai chiếc trực thăng "Wiseks" bay đến núi băng đón tổ đặc nhiệm quay về. Gió thổi mạnh, trời tối dần. Tốc độ quay của cánh quạt cũng gần như tương đương với tốc độ gió thổi, điều này cũng nguy hiểm chẳng kém gì việc bay trên lưới lửa dày đặc của pháo phòng không. Các lính đặc nhiệm lên được máy bay, họ vừa cất cánh thì đã xảy ra sự cố, chiếc máy bay bay đầu loạng choạng như người say rượu rồi rơi xuống mặt đất phủ tuyết Chiếc máy bay sau cũng rơi thẳng xuống từ độ cao hơn chục mét, đập mạnh xuống đất bắn lên rồi lộn nhào vào một đụn tuyết. Gió và tuyết đã hại bọn họ nhưng cũng đã cứu tất cả vì nếu khi đó họ va vào đá thì chắc chắn sẽ tan xác.


Thiếu tá Iron Staly trực tiếp cầm lái chiếc "Wiseks" khác đến đón những người mắc kẹt. Dựa vào kỹ năng điêu luyện, tận dụng thời điểm tạm dừng giữa hai đợt gió, trong hai ngày anh đã bay 7 lần, khó khăn lắm mới đưa được toàn bộ nhóm đặc nhiệm và tổ lái của hai chiếc máy bay trở về.


Ngày hôm sau, khi màn đêm buông xuống, vẫn 15 lính đặc nhiệm chia thành 5 tổ mỗi tổ 3 người leo lên 5 chiếc xuồng cao su gắn động cơ. Dưới sự che chở của màn đêm họ rời khỏi chiếc "Antrym" nhằm hướng đảo Dagras nằm trong khu vực thí trấn Grytviken. Thiếu tá Iron Staly cả đêm ngồi trực bên máy bộ đàm không hề chợp mắt.


Ngày tiếp theo, chuyến đi đã trót lọt, trong số 5 chiếc xuồng đã có 3 chiếc đến được địa điểm, coi như đã đạt tỷ lệ quá bán. Hai chiếc còn lại do động cơ bị hỏng hóc, bị trôi dạt trong bóng tối.

Lúc 1 giờ 30 sáng, một chiếc xuồng bị trôi dạt đã phát tín hiệu về khá yếu ớt, họ báo cáo tọa độ hiện tại yêu cầu cử người đến cứu. Trước lúc trời sáng một máy bay lên thẳng đã căn cứ vào tín hiệu báo tọa độ tìm được và đưa họ trở về.

Chiếc xuồng thứ hai bị gió đẩy trôi giạt đến tận gần phía nam đảo Georgia. Ba lính đặc nhiệm bỏ xuồng bơi xuống nước đổ bộ lên đảo. Gần chỗ họ trốn có rất nhiều lính Argentina. Họ trốn trong các hẻm đá phát tín hiệu cấp cứu về cho trung tâm. Lúc này đã là sáng sớm thứ 6. Nhằm tránh bộc lộ ý đồ tấn công, Kent quyết định, trước khi tấn công thì chưa thể đi tìm cứu họ được.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:04:19 am
Đêm ngày 23, một nhóm đặc nhiệm do thiếu tá Iron Staly dẫn đầu nhân lúc sóng yên biển lặng, đã lên được đảo Dagras, họ hợp quân với nhóm đặc nhiệm 9 người đã đến từ trước. Thiếu tá Iron Staly phân công nhiệm vụ tiếp theo, nhóm 9 người ở lại còn số còn lại sẽ tiếp tục đi sâu về hướng nam, leo lên hòn đảo chính của nam Georgia, từ đây có thể bao quát toàn bộ hoạt động của định.


Trung đội đặc nhiệm tàu thuyền được mệnh danh là "lực lượng tinh nhuệ của những kẻ tinh nhuệ", họ đội mũ nồi xanh, thuộc lực lượng hải quân lục chiến hoàng gia, qua quá trình sàng lọc kỹ lưỡng, số người được lựa chọn chỉ khoảng 3%. Sau khi được chọn, họ phải vượt qua kỳ huấn luyện chuyên ngành kéo dài trong một năm, nội dung được chú trọng trong giai đoạn này là kỹ thuật chiến thuật cá nhân bao gồm kỹ năng xâm nhập đường thuỷ, đổ bộ đường không tầm vừa và cao, sử dụng cái loại sóng, phá nổ dưới nước, trinh sát mặt đất, liên lạc truyền tin nhanh, nhớ đường định vị tọa độ. Hàng năm họ phải đến vùng có khí hậu giá lạnh, tuyết phủ ở bờ biển phía Bắc NaUy tiến hành tập luyện thích ứng môi trường, tăng cường khả năng sống sót trong môi trường khắc nghiệt. Phương thức hoạt động của họ là sử dụng những tổ nhỏ từ 4 đến 6 người chia phân tán bí mật hành động, nếu cần thiết thì lại tập trung lại, họ rất thành thạo tác chiến ban đêm, mỗi tổ đều được trang bị máy điện báo siêu tốc, cái thông tin tình báo thu được sẽ nhanh chóng chuyển về bộ chỉ huy, họ còn được gọi với cái tên "Đội đặc nhiệm lưỡng thê". Khẩu hiệu hành động của họ là "Không dựa vào thực lực mà dựa vào xảo thuật".


Bầu trời trong xanh, ánh mặt trời ấm áp chiếu rọi cũng không làm xua tan cái lạnh của Đại Tây Dương. Cái nhóm trinh sát được chia nhỏ, triển khai công tác trinh sát. Trung tá Kent nhanh chóng nhận được điện báo của các trinh sát viên, thông báo rằng kẻ địch không hề có sự chuẩn bị, không mấy cảnh giác; Kent cho rằng thời cơ đánh chiếm đảo Georgia đã đến, lập tức báo cáo lại tình hình với bộ chỉ huy hạm đội hỗn hợp.


Đúng lúc sắp diễn ra hoạt động đổ bộ, có tin do lực lượng đặc nhiệm báo về: "Quân Argentina tổ chức phòng ngự tại tiếp giáp bờ biển, binh lực được tập trung tại khu vực số 4. Căn cứ vào tọa độ được báo cáo các khẩu pháo hạm trên tàu "Antrym" dội bão lửa vào khu vực này. Trong chốc lát, tiếng nổ vang dậy kế tiếp nhau, tất cả bùng lên như biển lửa.


Dưới sự yểm trợ của pháo, Kent dẫn các lính đặc nhiệm từ trực thăng nhanh chóng đổ bộ, tiếp đất tại khu vực cánh Grytviken khoảng 6 km. Họ bí mật tiếp cận khu vực thị trấn. Phía quân Argentina không phát hiện ra, họ cũng không ngờ rằng quân Anh sẽ xuất hiện từ sau lưng. Lúc 3 giờ sáng, lính Argentina vẫn còn đang say sưa trong giấc mộng, họ yên trí rằng trong các cánh rừng xung quanh đã được cài dày đặc các loại mìn, có thể tiêu diệt bất kỳ kẻ xâm nhập nào. Trong tiếng gió gầm rít, Kent đã tận dụng triệt để tâm lý chủ quan của quân Argentina.


Không có một quả mìn nào phát nổ. Lính của Kent có kỹ năng dò phá mìn siêu hạng, hai người đảm nhiệm dò mìn là hai chiến sĩ có thành tích xuất sắc nhất trong huấn luyện, dưới sự dẫn dắt của họ, các chiến sĩ nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh sở chỉ huy.


Khi phân đội của Kent xuất hiện, lính trực ban của phía Argentina mới phát hiện ra, chưa kịp nổ súng thì đã bị hạ gục. Lính Argentina bị dựng dậy, tất cả trở nên hỗn loạn, đa số họ chưa kịp mặc áo khoác thì dưới ánh sáng của pháo sáng họ đã thấy những họng súng đen ngòm chĩa vào mình, 150 lính ở đây đã không kịp có bất cứ phản ứng gì. Trước tình hình này, viên sĩ quan chỉ huy lực lượng Argentina tại đây hạ lệnh cho tất cả đầu hàng, tránh xảy ra một cuộc tàn sát tập thể.


Do những thông tin chính xác mà đội đặc nhiệm cung cấp đường không thông báo, các chiến sĩ hải quân lục chiến đã dễ dàng đổ bộ lên Grytviken, ngày hôm sau đã chiếm được Lis.

Và như vậy, sau 20 ngày bị phía Argentina chiếm giữ, đảo Georgia lại trở về với người Anh. Số 150 lính Argentina bị bắt làm tù binh và 39 thường dân được đưa về đảo Ason sau đó được trả về Argentina. Quốc kỳ nước Anh lại phấp phới bay trên đảo Georgia. Tư lệnh hạm đội hỗn hợp tướng W Deived tự hào nói, việc chiếm lại đảo Georgia là "món ăn khai vị vừa miệng trước khi dùng bữa chính, công lao của lực lượng đặc nhiệm trong sự kiện này không phải nhỏ.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:05:04 am
XỨNG DANH ANH HÙNG

Sau khi chiếm lại Georgia, nước Anh đã có bàn đạp cho các cuộc chiến đấu cự ly xa tiếp sau, ngày 28 tháng 4 hạm đội hỗn hợp tiến vào vùng biển Malvinas và triển khai đội hình, sau khi hoàn thành việc khống chế đường biển và bầu trời, kế hoạch đổ bộ đánh chiếm được hoạch định. Điểm đổ bộ được lựa chọn gần cảng San Carlos, mục đích chủ yếu là tranh thủ tấn công vào vị trí phòng thủ mỏng, bảo đảm yếu tố tấn công bất ngờ.


Nếu đổ bộ vào vị trí gần cảng San Carlos, hạrn đội phải đi vòng qua cửa bắc eo biển Fankland. Tại vị trí này có đảo Pebble nằm thếch về phía Tây, cách đảo chính 800m từ đây có thể kiểm soát được đường vào và vùng biển lân cận, đây là vị trí hiểm yếu có giá trị quân sự cao.


Kết quả trinh sát cho thấy trên đảo Pebble, Argentina đã cho xây dựng một sân bay dã chiến, bố trí một số máy bay chiến đấu, trinh sát, vận tải, một đài ra-đa và một số lượng lính đồn trú. Ra-đa trên đảo có thể kiểm soát đường hàng hải tại eo biển và đường hàng không đi qua khu vực này. Máy bay trên đảo là mối đe dọa cho lực lượng đổ bộ. Đã có một chiếc tàu khu trục của quân Anh bị máy bay chiến đấu "Super Etendard" của Argentina dùng tên lửa "Ecotxet" đánh đắm, những máy bay này cất cánh từ sân bay trên đảo Pebble. Diễn biến của sự việc như sau:

Khoảng 11 giờ ngày 4 tháng 5, chiếc khu trục hạm "Conveyor" đang ở khu vực vùng biển phía Bắc đảo Malvinas đội hình hạm đội 40 km về phía Tây thực hiện nhiệm vụ rađa cảnh giới, thì bị một máy bay trinh sát Argentina phát hiện và lập tức báo cáo về tọa độ chính xác của chiến tàu này lên sở chỉ huy. Sở chỉ huy lập tức cho ba máy bay "Super Etendard" đã được gắn tên lửa không đối hạm "Ecotxet" cất cánh, được sự yểm trợ của 3 máy bay chiến đấu khác bay đến khu vực có mục tiêu.


Mấy chiếc "Super Etendard" bay thấp trên mặt biển với tốc độ 1200 km/h tiếp cận mục tiêu, khi đến cự ly cách chiếc tàu khu trục khoảng 48 km thì chúng vọt lên cao, phóng ra hai quả tên lửa "Ecotxet".

Hai quả tên lửa như hai luồng khói trắng là là sát mặt biển lao đến mục tiêu. Chiếc "Conveyor" tuy được trang bị khá hiện đại, có cả thiết bị gây phát sóng gây nhiễu chống tên lửa, chỉ đáng tiếc ông trời không phù hộ, lúc này đang có bão biển, mây mù đen kịt, sóng lớn ngất trời, hệ thống ra-đa thông tin vô tuyến và đo xa gần như vô hiệu, trên màn hiển thị tất cả rất mờ mịt. Trong tiếng gầm rít của sóng biển, quả tên lửa "Exocet" nhằm thẳng vào trái tim của con tàu khoang tàu điều khiển hệ thống vũ khí bằng máy tính điện tử: Trong 240 thủy thủ trên tàu có 20 người chết, 24 người bị thương, 43 người mất tích. Lửa trên tàu cháy đến tận lúc 8 giờ sáng ngày hôm sau mới tắt. Con tàu chiến được trang bị hiện đại đã vùi thây xuống lòng Đại Tây Dương như vậy.


Phía quân Anh quyết tâm đầu tiên phải chiếm được hòn đảo Pebble. Nếu dùng máy bay ném bom tấn công thì hiệu quả không đáng kể, trên đảo này các máy bay được phân tán và ngụy trang rất khó tiêu diệt gọn, đường băng đất sau khi bị bom có thể được sửa chữa, khôi phục rất nhanh và làm như vậy cũng sẽ làm lộ ý đồ của chiến dịch đổ bộ. Sau khi cân nhắc kỹ, bộ chỉ huy quyết định sẽ sử dụng lực lượng đặc nhiệm tiến hành tập kích, điều phối thuộc một sĩ quan hiệu chỉnh pháo đi cùng, phối hợp điều chỉnh hỏa lực pháo hạm 112 ly trên tàu “Antrym" yểm trợ cho cuộc tập kích.


Ngày 9 tháng 5, trung tá Kent nhận được mệnh lệnh tập kích sân bay Pebble. Đây là trận chiến cần thiết nếu thành công có thể giảm được sự đe dọa đối với hạm đội Anh; Có thể khiến quân Argentina lầm tưởng rằng lực lượng Anh chỉ tìm cách thực hiện các cuộc tập kích đánh rồi rút. Nhằm quấy rối khiến phía Argentina không xác định được vị trí quân Anh dự kiến đổ bộ, loại trừ được sự đe dọa của không quân đồng thời cắt đứt cầu hàng không vận tải tiếp tế của địch.


Vào lúc hoàng hôn, gió bão đã yếu dần, Trung tá Kent lệnh cho máy bay trực thăng AH - 1 đi đón lực lượng đặc nhiệm đang phân tán tại các địa điểm phân công trở về. Trên đảo có nhiều gò, núi bãi đá, có những khu đầm hồ chưa có dấu chân người, giao thông đi lại rất khó khăn mây mù ẩm ướt, vào tháng trời rét đậm và mưa nhiều điều kiện thời tiết, rất xấu. Lực lượng đặc nhiệm luồn sâu trên đảo đã sang ngày thứ 9, họ ngày ẩn nấp đêm mò ra đi trinh sát, những đợt chiến đấu liên miên khiến thể lực giảm sút nhiều. Sau khi các nhóm trinh sát được đưa về họ được nghỉ ngơi 48 tiếng, khôi phục sức lực. Sau đó nhận mệnh lệnh tập kích đảo Pebble.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:06:24 am
TẬP KÍCH ĐẢO PEBBLE

Đêm 12 tháng 5, trời mưa dầm dề, khí lạnh tràn ngập. Trung tá Kent dẫn đầu nhóm tiền trạm lên máy bay đổ bộ xuống bờ biển hòn đảo mẹ phía Tây đảo Malvinas, chuẩn bị dùng xuồng cao su vượt qua eo biển rộng 800m đổ bộ lên đảo Pebble.

Thời tiết trên đảo Malvinas rất thất thường. Buổi tối trời đột nhiên nổi gió lớn, sóng dữ xô vào bờ, gió lạnh thấu xương. Đối diện với sóng lởn và hành trình 800 mét vượt biển, những chiếc xuồng cao su bơm hơi tự động trở lên nhỏ bé và mạo hiểm. Cho dù có vượt qua được thì sức chiến đấu của đội tiền trạm cũng suy giảm nhiều, ngoài ra lúc này còn cánh thời điểm tổng công kích gần 10 ngày, nếu chậm lại một chút, xem xét sự thay đổi của tình hình rồi quyết định cũng chưa muộn và cũng không gây ảnh hưởng gì đến tổng công kích. Trung tá Kent quyết định sẽ đợi thêm một ngày, các lính đặc nhiệm tranh thủ nghỉ lại tại các khe đá, hẻm núi.


Đêm 13. Sóng vẫn không yếu đi nhưng gió đã có vẻ dịu bớt, Kent chỉ huy nhóm đặc nhiệm xuống xuồng. Xuồng cao su trôi nổi chao đảo trên ngọn sóng, các chiến sĩ cố gắng giữ phương hướng mải miết phèo, khó khăn lắm họ mới sang được bờ bên kia. Sau khi cho dìm thuyền, họ bước chân lên đảo, đi bộ trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ và đến được một điểm cao gần sân bay, lập ra một đài quan sát sân bay và khu vực xung quanh, để lại người trực ban rồi những người còn lại ẩn mình trong một thung lũng gần đó, ban ngày họ nghỉ ngơi, ban đêm mò ra hành động.


Qua quá trình quan sát, họ đã nắm được tình hình các máy bay chiến đấu, hệ thống ra đa, lực lượng bảo vệ, cơ sở bảo đảm và địa hình xung quanh, nắm được khả năng chi viện của lực lượng quân đội Argentina đóng ở vòng ngoài.

Lúc này, Kent cũng đã tìm được bãi đáp cho lực lượng tiếp ứng, địa điểm được lựa chọn là một bãi trống khá thoáng đãng, gần sân bay lại có một thung lũng, nới đây sẽ là nơi tiếp cận sân bay mà tránh được tầm kiểm soát của lính gác.


Đêm 14, ác chiến sĩ cơ động đến bãi (táp đã lựa chọn, khống chế các điểm cao có lợi xung quanh, đón 45 người của lực lượng tiếp ứng. Lúc này khu, trục hạm "Antrym" cũng cơ động đến chiếm lĩnh khu vực trận địa đã định phía Nam đảo Pebble, chuẩn bị yểm trợ hoả lực cho đội đặc nhiệm.


Máy bay trực thăng cuối cùng đã đến, do ảnh hưởng của gió và bóng tối lực lượng tiếp ứng đã đến muộn gần nửa tiếng, thời gian an toàn cho hoạt động tác chiến trong bóng đêm chỉ còn khoảng 30 phút.

Binh quí thần tốc. Sau khi lực lượng chi viện hạ cánh, Kent lập tức dẫn đầu đội nhằm hướng sân bay lao đi Khi gần đến vị trí triển khai đội hình, căn cứ vào tình hình cụ thể, biên chế chiến đấu của các tổ chức và khu vực đảm nhiệm được nhắc lại một lần nữa, đồng thời thống nhất lại các nội dung hiệp đồng tác chiến.

Tổ bắn tỉa yểm trợ gồm 8 người, sử dụng súng bắn tỉa giảm thanh gắn kính ngắm hồng ngoại. Khi còn cách sân bay 50 mét, họ gặp tốp lính đi tuần gồm 6 tên, khi bọn này còn chưa kịp phản ứng thì đã ngã gục.


Kent dẫn đầu một tổ, được hai tổ khác yểm trợ tập kích vào kho đạn dược và xăng dầu, họ bị lính gác phát hiện nhưng kịp thời nổ súng tiêu diệt chúng trước và gài xong mìn hẹn giờ. Các nhóm khác chia thành từng tổ 4 người tự tìm mục tiêu đã phân công, họ nhanh chóng cài đặt mìn hẹn giờ vào thân những chiếc máy bay trên đường băng.


Người sĩ quan hải quân hiệu chỉnh pháo leo lên một điểm cao phía sau, nhanh chóng dùng máy dò xa lade xác định tọa độ mục tiêu, chỉ thị mục nêu cho chiếc khu trục hạm cách đó 2 km. Pháo trên đầu như có mắt, chúng tiêu diệt các trận địa định xung quanh sân bay, chi viện đắc lực cho cuộc tập kích.
Lực lượng bảo vệ sân bay như bừng tỉnh, ra sức ngăn chặn cuộc tấn công nhưng lập tức rơi vào vòng ngắm của lực lượng bắn tỉa, đạn súng máy và roc - kẹt ào ạt bắn tới, không ít lính Argentina bị thương vong.

Khoảng thời gian dự định đã hết, Kent phát tín hiệu rút lui, các tổ yểm hộ lẫn nhau, theo đường cũ quay về địa điểm xuất phát.

Khi nhóm đặc nhiệm quay về bãi đỗ của máy bay trực thăng, từ phía sân bay dội lên một tiếng nổ dữ đội, những cột lửa dựng lên cao ngất. Bầu trời khu vực sân bay rực lửa, đảo Pebble như đang trong một trận động đất. Lính Argentina liên lạc yêu cầu tăng viện, nhưng trong tai nghe chỉ vọng lại những tiếng lạo xạo không có tín hiệu nào đáp lại. Trong nháy mắt, 11 chiếc máy bay các loại, một kho đạn, một đài ra đa bị phá huỷ, chỉ có hai lính đặc nhiệm bị thương.


Trong một đêm đảo Pebble bị san thành bình địa. Quân đội Argentina vẫn chưa hiểu được rằng đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc đổ bộ lên cảng San Carlos, họ cho rằng đây chỉ là mưu kế của quân Anh nhằm đánh lạc hướng mà thôi. Sau khi đã giải quyết được vị trí hiểm yếu này, hạm đội hỗn hợp Anh an toàn tiến vào eo biển Fankland, thực hiện tổng công kích đổ bộ vào cảng San Carlos.


Trận chiến chiếm đảo Malvinas kéo dài trong suốt 74 ngày, lực lượng đặc nhiệm đảm nhiệm vai trò hết sức quan trọng. Đúng như phóng viên Anh viết trong cuốn "Đây chính là lực lượng đặc nhiệm cung cấp đường không” "Cuộc chiến tại đảo Fankland (đảo Malvinas) là thắng lợi của sự hiệp đồng quân binh chủng, nhưng lực lượng đổ bộ đã không bị tiêu diệt khi vượt qua vùng biển San Carlos đầy hiểm họa chính là nhờ "lực lượng đặc nhiệm cung cấp đường không” và "lực lượng đặc nhiệm cung cấp tàu thuyền”. Thủ tướng Thatche sau đó đã gửi điện chúc mừng, các phương tiện thông tin phương Tây cũng lên tiếng ca ngợi, thổi phồng lực lượng đặc nhiệm Anh trở thành huyền thoại bất khả chiến bại.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:08:28 am
15. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM "HẢI BÁO" Mỹ TIẾN CÔNG GRENADA

Tại vị trí vùng biển Đại Tây Dương bao la gần châu Mỹ có một dải các hòn đảo với hình dáng xinh xắn, hình bán nguyệt nằm rải rác đây đó. Hòn đảo nằm ở đầu mút phía nam chính là quốc đảo Grenada. Trong tiếng Tây Ban Nha "Grenada" có nghĩa là thạch lựu bởi nó có hình dáng giống quả thạch lựu. Hòn đảo nhỏ này có diện tích 344 km2, do đảo lớn Grenada và đảo nhỏ Garriacou, Vincent ở phía bắc hợp thành, dân số khoảng 115.000 người, 80% là người da đen. Ngày 25 tháng 10 năm 1983, quân đội Mỹ huy động lực lượng phản ứng nhanh tấn công vũ trang xâm lược Grenada. Sau ba ngày chiếm được thủ đô Saint George của Grenada, sau 8 ngày kết thúc cuộc chiến, lật đổ chính phủ non trẻ mới ra đời sau đảo chính tại đây.


"ĐẢO THẠCH LỰU" GẶP NẠN

Đảo Grenada là cánh cửa thông từ biển Caribbe ra Đại Tây Dương, khống chế tuyến đường biển từ miền nam Châu Phi, Nam Mỹ tới kênh đào Panama và đến Mỹ, có vị trí chiến lược rất quan trọng. Đây chính là nguyên nhân để Grenada nổi tiếng hơn các quốc gia láng giềng.


Ngày 7 tháng 2 năm 1974, Grenada tuyên bố độc lập, trở thành thành viên của cộng đồng Caribbe.
Tháng 3 năm 1979, cơn bão táp đảo chính nổi lên. Nhà lãnh đạo tổ chức "phong trào New Jewel" Maurice Bishop phát động cuộc đảo chính vũ trang, lật đổ chính quyền thân phương Tây của Eric Gairy. Tiếp đó được sự viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô và Cu Ba, Grenada đã thành lập quân đội cách mạng nhân dân, xây dựng lực lượng dân quân. Cu Ba đã cử lính công binh và công trình sư xây dựng tại mũi Salines của đảo lớn một sân bay quốc tế hiện đại cỡ lớn.


Sau khi lên cầm quyền, Maurice Bishop lúc thì nghiêng hẳn về phía Liên Xô và Cu Ba đồng thời gây ảnh hưởng tới các nước xung quanh, lúc thì lại ôn hoà, cải thiện quan hệ với Mỹ, với ý đồ  cùng lúc quan hệ  chặt chẽ với Liên Xô và Cu Ba, đồng thời phát triển hợp tác kinh tế với phương Tây. Chính sách này khiến các nước xung quanh không hài lòng, lại vừa bị Mỹ phản ứng. Thỉnh thoảng phía Grenada lại gây ra một số vụ việc (như hoạt động khủng bố) khiến nước Mỹ rất khó chịu.

Tổng thống Reagan nhiều lần tuyên bố. "Nước Mỹ  chuẩn bị mọi biện pháp cần thiết để dạy dỗ Genada”.

Ngày 13 tháng 10 năm 1983 tư lệnh quân đội Hudson Austin và người trợ thủ là phó Thủ tướng Bernard Coard cầm đầu cuộc đảo chính, bí mật xử tử Tổng thống Maunice Bishop. Một tuần sau giới quân đội tiếp quản chính quyền, thành lập uỷ ban cách mạng do Hudson Austin đứng đầu đồng thời giảm lỏng tổng đốc Paul Scoon.


Một số nước Caribbe e ngại trước những diến biến tại Grenada, yêu cầu Mỹ can thiệp quân sự vào Grenada. Thực ra, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã chờ cơ hội này từ lâu. Ngay từ khi Cu Ba cho lính công binh giúp Grenada xây dựng sân bay, Mỹ không ngừng sử dụng vệ tinh trinh sát theo dõi tiến dộ thi công sân bay và các công trình quân sự khác. Gián điệp của CIA, quân đội đã sử dụng nhiều biện pháp thu thập tin tức về địa hình và tình hình chính trị tại đây. Ngay sau khi đảo chính xảy ra, Mỹ bắt đầu nghiên cứu đối sách, từ đó đến khi đề ra kế hoạch cụ thể, ra mệnh lệnh chỉ trong vòng chưa đầy 5 ngày. Ngoài ưu thế lực lượng quân sự áp đảo, nhằm bảo đảm thông tin giữa lực lượng tham chiến và giới quân sự chóp bu, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, các trung tâm chỉ huy tác chiến trên toàn quốc, Mỹ đã sử dụng 10 quả vệ tinh thông tin và trạm thông tin chuyển tiếp tại Puerto Rico.


Trong hầm ngầm tác chiến tại Bộ Quốc phòng nhân viên tham mưu cao cấp Bộ Quốc phòng đang giới thiệu về tình hình quân sự của Grenada cho các quan chức cao cấp nghe: "Tổng quân số của Grenada hơn 1000 người, biên chế thành hai tiểu đoàn bộ binh và một đại đội sơn pháo, một đại đội pháo cao xạ. Quân đội Grenada không có không quân, hải quân, không có xe tăng, chỉ có một số ít xe bọc thép, trang bị chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ của Liên Xô, sức chiến đấu khá tồi”. "Grenada tuy địa hình phắc tạp nhưng lại thiếu sự chuẩn bị chiến đấu, phòng thủ mỏng. Lực lượng quân sự chủ yếu tổ chức theo biên chế trong đại đội, đóng quân tại một số khu vực quan trọng. Quân chủ lực được bố trí xung quanh thủ đô St.George's và khu vực bờ biển phía tây nam đảo lớn Grenada. Sở chỉ huy  đặt tại Fredricz gần kề thủ đô". "Grenada có 7 kho vũ khí đạn dược, số vũ khí dự trữ chỉ đủ để trang bị cho vài ngàn người. Ngoài ra Grenada có khoảng 2000 dân quân. Bố trí phân tán ở vùng bờ biển phía bắc". "Để xây dựng sân bay, phía Cu Ba đã cử đến đây một tiểu đoàn công binh khoảng 700 người, bao gồm hơn 100 chuyên gia, cố vấn. Người chỉ huy là thượng tá Thelo. Lực lượng này chủ yếu được bố trí tại sân bay Salines và doanh trại gần đó cùng với một số cứ điểm dọc theo tuyến đường từ sân bay tới thủ đô".


Grenada có hai sân bay. Sân bay Pearl ở phía đông bắc là sân bay dân dụng phục vụ nhu cầu thương mại buôn bán; sân bay quân sự lớn Salines tập trung tại đây. Quân Mỹ chọn hai sân bay này làm điểm đột kích đầu tiên, lấy Salines làm trọng điểm. Những binh sĩ Cu Ba này được huấn luyện chính quy, trang bị pháo cao xạ tầm thấp và các vũ khí hạng nhẹ.


Sau khi nghiên cứu tình hình, trong đầu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ hiện lên đối tượng được chọn - đó chính là đội đặc nhiệm "Báo biển" của hải quân và lực lượng đặc nhiệm lục quân và không quân. Đây là những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ là lưỡi kiếm sắc và quả đấm thép của quân đội Mỹ.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lập tức gọi điện cho trung tướng Metcalv tư lệnh hạm đội 2 hải quân. Theo lệnh của bộ trưởng, trung tướng Metcalv lệnh cho thiếu tá John Gurdin, giáo viên của tiểu đoàn 8 hải quân lục chiến, phải lập tức cùng đội đặc nhiệm "Báo biển" cơ động đến khu vực Caribbe, thực hiện kế hoạch do chính tổng thống ký lệnh mang tên "Nổi giận".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:09:53 am
CƠN GIẬN CỦA BÁO BIỂN

Sau khi nhận được mệnh lệnh thiếu tá Gurdin cảm thấy khá phấn chấn, giờ đây anh ta đã có thể đi khỏi doanh trại của tiểu đoàn 8 hải quân lục chiến vừa bị bọn khủng bố tập kích khi đang làm nhiệm vụ giữ gìn hoà bình tại Libăng. Khi được biết nơi sẽ đến là Grenada, một đất nước quân đội yếu, vũ khí trang bị kém, anh ta cảm thấy dường như chú Sam hùng mạnh lại đang muốn đi ăn hiếp một thiếu nữ vị thành niên. Trong khi họ được trang bị những loại vũ khí hiện đại, tinh vi, có khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả, có khả năng cơ động lực lượng tấn công vào bất cứ mục tiêu nào - trên phạm vi toàn cầu. Vậy mà đối thủ của họ là những ai chứ? Thiếu tá Gurdin thở dài. Một đối thủ được huấn luyện kém, trang bị vũ khí lạc hậu, tình hình chính trị xã hội rối ren, hỗn loạn... Một đội “Báo biển" nổi danh lại đi tấn công một quốc gia nhỏ yếu đến vậy, Gurdin cảm thấy như phải tham dự vào một hành động lén lút vụng trộm nào đó. Dưới danh nghĩa tham dự vào cuộc "diễn tập phối hợp" của lực lượng cảnh sát đa quốc gia vùng Caribe lực lượng "Báo biển” được đưa đến căn cứ tại Bacbados.


Trong chiến dịch này mũi chủ công 1500 quân gồm lực lượng đặc nhiệm "Báo biển" và lực lượng hải quân lục chiến Mỹ đi trên 5 chiến tàu chiến lưỡng thê, trong đó có chiếc tàu tấn công “Quan Đảo" có lượng dãn nước 18300 tấn kèm theo 30 chiếc trực thăng trên tàu.


Lực lượng đổ bộ không quân là 5000 quân của sư đoàn 28 đổ bộ đường không, 700 lính biệt kích của hai tiểu đoàn của trung đoàn biệt động số 75 của lực lượng đặc nhiệm lục quân. Máy bay làm nhiệm vụ yểm trợ phi đội 22 của tàu sân bay "Độc lập". Tổng cộng lực lượng tham gia gồm tàu sân bay "Độc lập", 5 tàu chiến và 15 tàu các loại khác, tổng cộng lượng dãn nước là hơn 120.000 tấn. Nếu ghép những chiếc tàu này với nhau diện tích mặt bằng sẽ tương đương với diện tích thủ đô St.George của Grenada.


Ngày 25 tháng 10, tại Grenada đang là lúc sáng sớm, tất cả vẫn như ngày thường. Đỉnh núi Saint Cathrine đang phơi mình trong ánh nắng ban mai, tất cả như đang chìm vào trong bầu không khí yên bình, tĩnh lặng.


Nhưng chính sự tĩnh lặng đó đang âm ỉ một hiểm hoạ trực bùng nổ. Lực lượng tác chiến Mỹ được chia làm hai thê đội. Thê đội đột kích, ngoài lực lượng của "Báo biển" còn có lực lượng hải quân lục chiến và một số tàu chiến. Nhiệm vụ của lực lượng này là phong tỏa mặt biển, tấn công chiến lĩnh hai sân bay trên đảo lớn, cắt đứt mối liên lạc của đảo Grenada với bên ngoài.


Thê đội hai là một lữ của sư đoàn dù 82, có nhiệm vụ hợp đồng tác chiến trên đảo, đánh chiếm các cứ điểm quan trọng và thủ đô St.George, hoàn thành đánh chiếm kiểm soát toàn bộ đảo.

Lúc 5 giờ sáng ngày 25, 400 lính hải quân lên máy bay trực thăng UI - 74 nhanh chóng xuất phát nhằm hướng đảo "Pearl".

Gurdin luôn ghi nhớ câu nói của tổng thống Eisenhower "Khởi nguồn của thể chất là huấn luyện thể chất, lòng tin, ý chí, phân phối và chỉ huy điêu luyện". Trên nguyên tắc này, Gurdin căn cứ vào phương thức tác chiến đã định, sử dụng các cuộc tấn công chớp nhoáng "phẫu thuật ngoại khoa", thực hiện đổ bộ chớp nhoáng nhằm đạt được ý đồ chiến lược.


Binh lính Grenada bàng hoàng trước cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Mỹ, họ không kịp phản ứng thậm chí không xác định được kẻ thù là ai. Lính cảnh giới thì nổ súng lên trời, số lính đang ngủ bị đánh thức thì vội vã tháo chạy.


Gurdin dẫn đầu đám lính họ quét sạch lực lượng phòng ngự và vật cản trên đường dẫn tới đài chỉ huy của sân bay, tiếp đó chiếm lấy địa điểm này. Họ tiếp tục đánh chiếm một cứ điểm tại đường ra của sân bay, bố trí lực lượng tại đó nhằm ngăn chặn quân cứu viện.


Thực ra hành động này của Gurdin là thừa. Trận địa phòng thủ của quân Grenada không có chiều sâu cần thiết, lại không có binh lực cơ động, cơ bản không có khả năng chi viện ứng cứu. Đợi đến khi nhận được ra điều này, quân của Gurdin cũng đã mệt nhoài. Gurdin bực bội nổi nóng: "Mất cả hứng! Kiểu lấy thịt đè người này thật chán ngắt, cứ như là đi tập trận vậy!”.


Cùng với các cuộc không kích vào sân bay "Pearl", lực lượng không quân tăng cường chi viện đường không, hai tiểu đoàn đầu tiên với đầy đủ trang bị đi trên 28 chiếc C - 130 và 6 chiếc C - 5A cất cánh từ một sân bay tập kết tại Baebados, nhằm hướng sân bay Salines đang xây dựng tại mũi tây bắc của đảo Grenada bắt đầu đổ bộ.


Thế nhưng, tại Salines lực lượng lính dù vẫn vấp phải sự chống trả ngoan cường của binh lính người Cu Ba. Những chiến sĩ của chủ nghĩa quốc tế Castro hoàn toàn không phải là đạo quân ô hợp hễ đánh là tan. Bọn họ tuy là lính công binh nhưng khá thiện chiến, không những vậy rõ ràng họ đã được nghiên cứu về chiến thuật của Mỹ, hoả lực mặt đất nhằm bắn mãnh liệt vào máy bay, chiếc C - 130 thực hành, đổ bộ xong, những chiếc khác bắt buộc phải chuyển hướng bay tản ra. Dựa vào hoả lực mãnh liệt của chiếc máy bay C - 130, những chiếc sau tránh khỏi được lưới lửa phòng không, chúng vội vã quay vòng trở lại vị trí đổ bộ trong khoảng không.


Lúc này có một kỳ tích xuất hiện. Chiếc C - 130 sau khi bay một vòng quanh khu vực sân bay, bỗng nhiên nhằm thẳng vào lưới lửa phòng không lao xuống. Lúc đầu người Cu Ba tưởng máy bay đã trúng đạn, họ đang định hoan hô thắng lợi nhưng khi nhìn lại thì những nòng súng dưới bụng máy bay bắn toé lên những chùm hoa cà hoa cải, lửa khói ngùn ngụt.


Người Cu Ba tự hỏi, có lẽ nào người Mỹ lại có thể liều lĩnh như vậy, dám tiến hành những đường bay liều mạng không khác gì tự sát? Cùng lúc này, chiếc C - 130 từ độ cao 2000 mét rất nhanh hạ xuống độ cao 1000, 800, 500, 200 mét...


Đến lúc này lực lượng bảo vệ sân bay dường như mới chợt tỉnh, thì ra quân Mỹ đang thực hiện nhảy dù khẩn cấp. Khi còn xuống đến độ cao 150 mét, lực lượng dù lao xuống. Lúc này họ không phải là đang "nhảy dù” nữa mà là "nhảy lầu”, đây là kỷ lục nhảy dù từ độ cao thấp nhất của quân đội Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới lần hai.


Lính dù đang lơ lửng trên không đã vấp phải làn hoả lực bắn từ dưới lên, không ít cánh dù bị đạn bắn thủng nhưng tất cả không có ai bị thương, toàn bộ tiếp đất an toàn. Lúc này lực lượng hai bên trở nện chênh lệch. Binh lính Cu Ba vội vã rút lui.


Sau khi sân bay "Pearl” bị lực lượng "Báo biển" chiếm lĩnh. Lực lượng tiếp ứng 800 người cũng tiếp đất, chiếm lĩnh những khu vực quan trọng quanh sân bay. Nhằm phối hợp với cánh quân tấn công từ hướng nam, đội "Báo biển" trên tàu từ phía bắc Grenada vòng sang bờ biển phía tây đến vùng biển gần vịnh Grand Mai. Vị trí này chỉ cách thủ đô St.George khoảng 1 km.


Lúc 7 giờ 30, từ trên tàu đổ bộ 250 lính hải quân lục chiến, 5 chiếc xe tăng M - 60, 13 xe bọc thép lội nước và một số xe hậu cần bắt đầu tấn công đổ bộ, rất nhanh họ đã chiếm được trận địa xuất phát xung phong, tiếp đó dốc toàn lực tiến vào phủ tổng đốc cách Salines 1,5 km về phía bắc.

Cùng lúc này, sau khi quay về từ sân bay "Pearl" các lính thuộc "Báo biển" dưới sự chỉ huy của thiếu tá Gurdin nhằm thẳng hướng thủ đô St.George tiến tới.

Sau khi đổ bộ, lực lượng "Báo biển" được chia thành 11 tổ theo hai mũi tiến công. Vào lúc giữa trưa. họ đã đến được cánh rừng ngoại ô thủ đô. Lúc này một sai sót khó tránh đã xảy ra. Khi chuẩn bị tấn công đo khâu chuẩn bị gấp gáp, họ không có bản đồ toạ độ của Grenada. Thẳng tay của Gurdin lúc này chỉ có tấm bản đồ du lịch, đành phải dựa vào đó để xác định phương hướng.


"Đi qua đài phát thanh 1800m, tìm thấy toà nhà tầng ở phía nam. Đúng rồi, chính là toà nhà đó". Trước mặt họ xuất hiện toà nhà màu trắng đục, trên tầng thượng lô xô những dàn ăng ten. "Tấn công!" người đội trưởng ra lệnh.

"Khi thấy đám lính trong sắc phục rằn ri, mặt bôi vẽ loang lổ ào đến, binh lính và dân thường chạy tán loạn. Đội "Báo biển” gần như không gặp bất cứ sự chống trả nào hết và nhanh chóng chiếm được toà nhà. Nhưng sau đó họ đã té ngửa thất vọng - không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một đài phát thanh mà chỉ đơn thuần là một khu chung cư. Lính đặc nhiệm lại vội vàng rút ra.


Khi ra tới bên ngoài, họ bất ngờ vấp phải làn hoả lực của một tốp lính bắn tới, hai lính đặc nhiệm dính đạn bị thương nặng. Cũng lúc này, lực lượng Mỹ thực hiện đợt đổ bộ đường không tiếp theo, điều này làm phân tán bớt hoả lực nhằm vào đội “Báo biển". Tranh thủ cơ hội này, lực lượng đặc nhiệm nhanh chóng chiếm lĩnh được đài phát thanh.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:11:17 am
GIẢI THOÁT NGÀI TỔNG ĐỐC

Ngày hôm sau, sứ mạng của lực lượng đặc nhiệm là tiến công vào phủ tổng đốc, giải cứu cho Cựu tổng đốc Paul Seoon đang bị giam lỏng tại đây, đưa ông ta ra tàu "Quan Đảo”.

Có 50 chiến binh được Gurdin chọn ra từ lực lượng "Báo biển". Năm mươi chiến sĩ này đều có thể lực sung mãn, tài trí hơn người, mỗi người đều có những sở trường riêng, có người chuyên về thông tin, có người thành thạo cứu người bị thương trên người chiến trường, có người thành thạo cài đặt chất nổ. Lúc này họ đang lặng lẽ men theo bờ biển tiến về hướng St.George.


Phủ tổng đốc do khoảng 100 lính canh giữ. Toà nhà chính được xây dựng theo phong cách cổ điển Châu Âu xung quanh là các hàng cây cao và xanh tốt.

Sau khi bí mật quan sát địa hình, Gurdin nhận thấy địa điểm tấn công lý tưởng sẽ là phía sân sau. Khu vực này có tường cào bao bọc, canh phòng ở đây khá lơi lỏng, cách địa điểm này căn phòng giam lỏng Paul Scoon khá gần. Trong sân còn có một thảm cỏ được xén tỉa công phu, đây sẽ là bãi đáp trực thăng, từ đây ngài tổng đốc sẽ được đưa đến địa điểm mới.


Kế hoạch giải cứu được chia làm hai bước, bước một là tấn công lực lượng lính gác, thu hút hoả lực. Nhóm thứ hai sẽ thực hiện bước hai, tranh thủ phá vỡ bức tường bao, mở đường tiến thẳng vào nơi giam giữ Paul Scoon.

Sau khi nhóm thứ hai vào vị trí, Gurdin phát lệnh "Tấn công".

Trong nháy mắt, hoả lực rocket súng máy, súng  tiểu liên M16A-2 đồng loạt phát hoả.

Sau trận bão lửa ào ạt, mục tiêu phía trước trở nên im lặng, một sự yên lặng đáng ngờ. Lính đặc nhiệm nhìn nhau. Gurdin xông lên trước trong bụng thầm tiếc rẻ: Tốn bao nhiêu đạn để cuối cùng là một trận địa lèo không! Đúng lúc anh đang định văng bậy vài câu thì từ hai dãy nhà bên vang lên những tiếng súng liên tiếp, mấy chiến sĩ bên cạnh anh ta ngã gục.


Gurdin tức điên lên, thì ra là vậy, chúng lại núp trong bóng tối bắn ra! Gurdin vội vã dàn trận ứng chiến, tiếp đó là dẫn nhóm thứ hai vòng ra phía tường bao để đặt bộc phá.

“Ầm…!” khối bộc phá phát nổ, gạch đá bắn ra tứ tung. Quan màn khói dày đặc chỉ thấy bức tường đã bị phá thủng một mảng lớn, đây chính là điều họ cần.

Căn cứ vào thông tin tình báo được cung cấp, Gurdin xác định rất nhanh chóng nơi tổng đốc bị giam lỏng. Trước căn phòng này chỉ có một lính gác. Gurdin nhanh chóng hạ gục tên lính gác, trong phòng im lặng như tờ. Gurdin đạp cửa xông vào, một ông già tóc hoa râm từ từ giơ cao hai cánh tay. Vài người phụ nữ có vẻ là người hầu thì kêu la khiếp đảm. "Đừng sợ, chúng tôi là lính Mỹ đến để giải thoát cho ngài". Mấy người lính xông vào phòng. Viên tổng đốc thấy vây quanh là nhóm người nói tiếng Anh thì hiểu ra rằng họ là những người Mỹ. Ông ta có vẻ rất xúc động, dòng nước mắt chan chứa chảy ra từ cặp mắt già nua, ông ta xúc động ôm chầm lấy những người lính. Người nhà của ông ta vội vã lấy sâm banh từ trong tủ rượu, định mời số lính đặc nhiệm cạn chén chúc mừng chiến thắng.


"Không kịp nữa rồi, khẩn trương lên máy bay!”. Vừa giục giã họ vừa kéo đám người nọ chạy ra máy bay. Trước khi rút, họ cho cài nốt phần thuốc nổ còn lại để đánh sập toà nhà nhằm chặn đường truy kích của lực lượng bảo vệ.

Tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch. Khi họ chạy đến bãi cỏ, cánh quạt của thiếc UH - 1 vẫn đang quay sẵn sàng đưa họ cất cánh.

Viên tổng đốc và số lính bị thương lên máy bay, trong tiếng động cơ vang dội, họ rời khỏi khu phủ tổng đốc bay về phía biển nơi chiếc "Quan Đảo" đang trực sẵn.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:11:49 am
TRUY BẮT TỘI PHẠM CHÍNH

Sau khi giải cứu vị tổng đốc, nhiệm vụ tiếp theo là truy lùng cựu phó Thủ tướng Bernard Coard, Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng Hudson Austin và hơn mười thành viên chủ chốt khác. Đối với "Báo biển" đây chỉ là "chuyện nhỏ", lúc này toàn bộ khu vực biển xung quanh đảo đã bị phong toả, sân bay đã bị kiểm soát, dù mọc cánh những người nọ cũng không thể chạy thoát.


Dưới sự chỉ đạo của Gurdin, lực lượng đặc nhiệm chia nhỏ, bắt đầu kiểm tra lục soát số tù binh bắt được, chưa đầy nửa ngày sau, Hudson Austin Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng và một phần các thành viên của ủy ban đã sa lưới. Tại một cứ điểm khác, lực lượng Mỹ lại bắt được Bernard Coard, người ủng hộ thao túng cuộc đảo chính.


Sau khi kiểm soát được tình hình Grenada, tổng đốc Paul Scoon do nữ hoàng Anh bổ nhiệm lại tiếp tục tổ chức lại chính phủ lâm thời. Chiến dịch của Mỹ tại Grenada kết thúc thuận lợi. Theo những thông tin mà Gurdin nắm được, trong cuộc chiến ngắn ngủi này, phía Mỹ có 18 người chết, 91 người bị thương, 10 trực thăng bị hạ, tổng chi phí là 130.000.000 USD. Phía Cu Ba có 69 người chết, 56 người bị thương, 642 người bị bắt làm tù binh. Phía Grenada có 40 lính thiệt mạng, 15 người bị bắt.
Trận chiến này tuy Gurdin không cảm thấy thoả mãn, nhưng về mặt chiến thuật, anh ta đánh giá rằng vai trò của người vạch kế hoạch và người chỉ huy thể hiện khá xuất sắc.


Một là, khi chuẩn bị khai chiến, phía Mỹ dựa vào ưu thế quân sự tuyệt đối khống chế toàn bộ vùng biển và vùng trời, thiết lập xung quanh Grenada một vùng kiểm soát, phong tỏa rộng 50 hải lý, Grenada bị cô lập hoàn toàn không thể nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài.


Hai là, chiếm lĩnh mục tiêu đầu tiên là hai sân bay tại phía bắc và nam đảo, lấy đó làm bàn đạp tấn công, làm bãi đạp cho không phận, nhanh chóng hình thành ưu thế về binh lực, liên tục tấn công khiến kẻ địch không có thời gian nghỉ ngơi, củng cố lực lượng. Điều này một lần nữa chứng minh cho luận điểm trong chiến tranh tiến công và phòng thủ ngày nay, chiếm giữ, khống chế các sân bay mang ý nghĩa quan trọng.


Ba là, máy bay trực thăng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tác chiến đột kích, trong chiến dịch này hơn 90% lực lượng đổ bộ bằng phương pháp nhảy dù và không vận. Xuất phát từ yếu tố địa hình núi non của Grenada, quân đội Grenada có thể; dựa vào địa hình có lợi ngăn chặn các đợt tấn công của quân đội Mỹ, trong tình huống này trực thăng là loại phương tiện nhằm rút ngắn quá trình tác chiến. Việc. sử dụng lực lượng "Báo biển" vào khâu mấu chốt là rất hợp lý, trong chiến đấu lực lượng này là một lưỡi gươm sắc bén, tính đến thời điểm đó, chưa có ai bị thương vong.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:13:53 am
16. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM COLOMBIA

Phong trào "19 tháng 4" là tổ chức vũ trang chống chính phủ lớn nhất Colombia, đây là một trong những nguyên nhân gây ra mất ổn định tại quốc gia tươi đẹp này. Ngày 14 tháng 3 năm 1986, lực lượng đặc nhiệm đã mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào một căn hộ chung cư tại thủ đô Bogota, bắn chết một trong những người sáng lập đồng thời là thủ lĩnh quân sự của tổ chức này: Fayad hoàn thành kế hoạch "kế hoạch chiến dịch đòi nợ", tạo cơ sở cho việc thanh toán triệt để tổ chức khủng bố này.


NỢ MÁU
Colombia là quốc gia có lịch sử lâu đời. phía tây giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp biển Caribbe, có vai trò quan trọng đối với bảo vệ kênh đào Panama.

Từ những năm 30 của thế kỷ 16, Colombia đã trở thành thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, cho đến nay tiếng Tây Ban Nha vẫn là ngôn ngữ làm việc tại Colombia. Trong lịch sử người Colombia đã không ngừng đấu tranh bất khuất đòi độc lập cho tổ quốc. Đến năm 1819, quân khởi nghĩa của nhà giải phóng Nam Mỹ Simon Bolivar mới giành lại được độc lập cho Colombia, sau đó Nước Cộng hoà đại Colombia bao gồm Ecuador, Venezzuela và Panama được thành lập.


Năm 1886 Eeuador và Venezzuela lần lượt rút ra khỏi nước cộng hoà, nước cộng hoà đại Colombia được đổi tên thành nước Cộng hoà Colombia. Năm 1903, người Mỹ muốn khai phá kênh đào nên đã kích động tỉnh Panama đòi độc lập, Nước Cộng hoà Panama được thành lập. Sau đó Đảng bảo thủ và Đảng tự do thay nhau lên nắm quyền tại Colombia, sự tranh giành giữa hai Đảng này đã nhiều lần dẫn đến đổ máu. Bắt đầu từ năm 1958, Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ xây dựng nên Mặt trận toàn quốc, thay nhau chọn ra ứng cử viên tổng thống tham gia bầu cử. Năm 1970, người của Đảng Bảo thủ gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thững, ứng cử viên tổng thống của Đảng này với ưu thế hơn 4 vạn phiếu bầu đã chiến thắng ứng cử viên nặng ký Gustavo Rojas Pinilla của Liên minh công chúng toàn quốc, trở thành tổng thống Colombia. Điều này gây nên sự bất bình của Liên minh công chúng. Quốc hội sau đó không ủng hộ khiếu nại của Liên minh công chúng, Anh và Mỹ và các nước phương Tây lại thừa nhận chính phủ của Đảng Bảo thủ, Misael Pastrana Borrero do vậy đã trở thành tổng thống hợp pháp của Colombia. Ngày 19 tháng 4 năm đó, nhà lãnh đạo của Liên minh công chúng Pinilla và bác sĩ Carlos Toredo và một số người khác đã thành lập nên phong trào du kích khét tiếng "19 tháng 4" (M- 19) đi theo con đường sử dụng vũ lực để chống lại Đảng Bảo thủ cầm quyền, giữa tổ chức này và chính phủ sau đó đã liên tiếp diễn ra các vụ xung đột vũ trang. Đặc biệt là phải kể đến vụ xảy ra ngày 6 tháng 11 năm 1985, lực lượng gồm 35 người của phong trào “19 tháng 4", giữa thanh thiên bạch nhật đã tấn công và chiếm lĩnh toà nhà Quốc hội và nghị viện Colombia nằm tại quảng trường trung tâm thủ đô Bogota, địa điểm này chỉ cách phủ tổng thống gần 200m. Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và 230 quan chức chủ chốt của ngành toà án và quốc hội bị bắt làm con tin, một khối lượng lớn các tài liệu hồ sơ pháp luật bị thiêu huỷ. Chính phủ Colombia quyết định áp dụng biện pháp cứng rắn, sử dụng xe tăng, xe thiết giáp và lực lượng đặc nhiệm tấn công trấn áp. Sau 26 tiếng đọ súng, toàn bộ 35 tên khủng bố bị hạ, 110 con tin bao gồm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao bị giết.


Nhà lý luận, một trong những nhà sáng lập đồng thời là thủ lĩnh quân sự của phong trào này là Alvaro Fayad là người vạch kế hoạch và tổ chức các hoạt động khủng bố. Ông ta liều lĩnh, ngang tàng, giàu kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tổ chức lãnh đạo nhất định. Ông ta là người điều khiển mọi hoạt động khủng bố của tổ chức này, dựa vào địa hình có lợi và các loại vũ khí tiên tiến của nước ngoài để chống chọi với quân chính phủ. Cơ quan tình báo Colombia sau khi xác định được chủ mưu của vụ khủng bố này là Fayad, lập tức xây dựng kế hoạch truy lùng Fayad mang tên "kế hoạch chiến dịch đòi nợ", quyết tâm bằng mọi giá bắt kẻ khủng bố phải trả nợ máu.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:15:54 am
PHONG TRÀO "19 THáNG 4"

Phi vụ đầu tiên của phong trào "19 tháng 4" là năm 1972 đột nhập vào nhà bảo tàng Simon Bolivar, cha đẻ của phong trào độc lập Nam Mỹ, đánh cắp thanh kiếm của Bolivar. Bọn họ rêu rao rằng sẽ dùng thanh kiếm này để trừ gian diệt ác, sự kiện này mở màn cho những hoạt động khủng bố, mưu sát, bắt cóc các nhân vật quan trọng, tấn công những địa điểm quan trọng tại Colombia.


Ngày 28 tháng 3 năm 1980, buổi lễ mừng quốc khánh được tổ chức tại đại sứ quán Dominic. Theo Tháng 1 năm 1985 bắt đầu thực hiện đối thoại trên phạm vi toàn quốc, sau thời điểm này các hoạt động chiến tranh du kích lắng xuống. Nhưng cũng trong thời gian này, có một số nhà lãnh đạo của phong trào "19 tháng 4" bị chết một cách bí ẩn. Ngày 28 tháng 4 năm 1984, Pinilla chết trong một "tai nạn máy bay"; Ngày 11 tháng 4 cùng năm, Carlos Toredo bị ám sát; Tháng 5 năm 1985, trong một trận xung đột với quân chính phủ, Antonio Alvaro bị thương vào đùi, sau khi phẫu thuật cưa chân ông ta di cư đến La Habana. Chỉ trong vòng một năm đã có hơn 600 thành viên bị thiệt mạng. Phong trào "19 tháng 4" cho rằng các vụ án mạng đó đều có bàn tay của chính phủ. Ngày 24 tháng 5 năm đó, phong trào "19 tháng 4" tuyên bố rút ra khỏi đối thoại toàn quốc, các cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng du kích và quân chính phủ không ngừng leo thang. Phong trào "19 tháng 4" bắt đầu chuẩn bị cho một kế hoạch với qui mô lớn.


Giữa tháng 10 năm 1985, trong một chiến dịch vây quét, quân chính phủ phát hiện một kho vũ khí bí mật của phong trào "19 tháng 4", thu được một bản đồ kế hoạch mang mật danh "chiến dịch Antonio", trong tập tài liệu này có hình sơ đồ tòa nhà tư pháp, ghi rõ vị trí các phòng làm việc, số người làm việc trong các phòng, thời gian biểu làm việc chi tiết. Phía chính phủ phán đoán tổ chức này có ý đồ tấn công vào tòa nhà tư pháp của chính phủ. Nhưng giới quân sự hoài nghi về khả năng tổ chức này lại dám liều mạng tấn công vào khu vực trung tâm thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, ngoài việc tăng cường nhân viên bảo vệ, họ đã không thực hiện những biện pháp đề phòng khác hiệu quả hơn.


Tòa nhà tư pháp chính phủ là kiến trúc bê tông cao 5 tầng, tầng hầm là một bãi đỗ xe, tầng một là phòng họp của tòa án tối cao, tầng hai là các văn phòng làm việc của tòa án tối cao, tầng ba là các văn phòng chính phủ, tầng năm là kho hồ sơ dữ liệu của ngành tư pháp và chính phủ.


Theo kế hoạch "chiến dịch Antonio", cuộc tập kích vào tòa nhà tư pháp chính phủ được bố trí như sau: lực lượng tham gia chia làm ba mũi, tấn công vào lúc 11h 30 ngày 6 tháng 11, mũi thứ nhất đi từ cửa sau của bãi đỗ xe xông vào phòng họp tại tầng một bắt giừ các con tin; mũi thứ hai, khi nghe thấy tiếng súng tại bãi đỗ xe, thì sẽ xông thẳng vào từ phía quảng trường; mũi thứ ba là đội dự bị đi liến sau mũi thứ hai dùng hỏa lực ngăn chặn không cho cảnh sát và quân đội lọt vào giải cứu con tin. Sau quá trình chuẩn bị chu đáo, sáng ngày 6 tháng 11, ba mũi tấn công của lực lượng này lên ô tô tiến về phía khu vực tòa nhà tư pháp và chính phủ.


Sáng ngày 6 tháng 11, tại tòa nhà tư pháp diễn ra phiên họp quan trọng thảo luận vấn đề sửa đổi luật hình sự. Theo kế hoạch tổng thống Beliario Betancur Cuartas sẽ đến tham dự, nhưng ngay trước phiên họp tổng thống bận việc nên không thể tham dự, Viện trưởng viện kiểm sát tối cao Afanso Leyes chủ trì phiên họp. Hơn 300 đại biểu là quan chức chủ chốt của chính phủ và ngành tư pháp tập trung trong phòng họp tại tầng 1, tiến hành cuộc thảo luận sôi nổi và rộng rãi về vấn đề sửa đổi luật hình sự. Lúc 11h30, chánh án Leyes tuyên bố nghỉ trưa. Mọi người thu dọn giấy tờ, vội vã đi xuống bãi đậu xe. Đột nhiên, trong khu bãi đậu xe vang lên những tiếng súng nổ, một nhóm người tay cầm súng ngắn, súng tiểu liên bịt mặt xông vào phòng họp. Bọn chúng vừa gào thét vừa bắn hàng tràng đạn lên trần nhà, trong gian phòng họp phút chốc trở lên náo loạn. Các quan chức ngày thường đạo mạo, phong độ là vậy, vậy mà phút chốc mất hết tinh thần, người thì lao ra phía bên ngoài chạy trốn để rồi lại bị dồn trở lại, người thì chui xuống dưới gầm bàn, người thì ngồi chết lặng trên ghế, có người chạy vội lên lầu. Lúc này từ phía cửa chính tòa nhà, một chiếc xe du lịch sáp lại, vượt qua vạch cấm lao vào trước cửa. Hơn 10 người trong quân phục quân đội Colombia nhảy xuống, xông thẳng vào phía trong. Lính gác định ngăn lại, thì một loạt đạn vang lên làm họ ngã gục xuống. Nhóm người này vừa bắn vừa lao lên tầng hai. Chỉ sau vài phút, tòa nhà của Bộ tư pháp và chính phủ đã rơi vào tay phong trào "19 tháng 4". Chánh án tòa án tối cao, vài vị bộ trưởng và em ruột của tổng thống cùng 230 quan chức khác bị bắt làm con tin.


Tin tức về vụ bắt cóc này làm tổng thống Betancur giật mình, đồng thời cũng khiến dư luận quốc tế một phen xôn xao. Tổng thống hạ lệnh "Lập tức phong tỏa quảng trường Bolivar!" và tuyên bố "Kiên quyết không đàm phán, bọn khủng bố phải thả con tin vô điều kiện, chịu sự xét xử của nhân dân.

Lúc 11h 50, nhóm cảnh vệ quốc dân đầu tiên được điều đến, cùng với lực lượng đến trước đó là cảnh sát bảo vệ an ninh thiết lập khu vực cấm, trên các nóc nhà xung quanh được đặt súng máy, ống phóng róc két và súng phóng lựu, đồng thời phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh tòa nhà. Vì mũi tấn công thứ ba của phong trào "19 tháng 4" bị hỏng xe giữa đường, khi bọn chúng tới nơi thì bị cảnh sát chặn ở bên ngoài ranh giới cấm. Lúc 12h 25, tổng thống Betancur triệu tập khẩn cấp phiên họp nội các. Tham dự cuộc họp gồm có Tư lệnh đội cảnh vệ quốc dân, sĩ quan chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, Bộ trưởng Bộ nội vụ, Cục trưởng cục cảnh sát và các thành viên nội các, phiên họp đã thảo luận và đề ra kế hoạch hành động.


Lúc 12h 55u, tổng thống Betaneur hạ lệnh tấn công. Lực lượng đặc nhiệm trong trang phục áo chống đạn, đội mũ sắt, tay cầm các loại vũ khí hiện đại cùng với lực lượng quân cảnh, được các xe bọn thép yểm hộ bắt đầu cuộc tấn công. Một chiếc tăng và một xe bọc thép dẫn đầu lao vào bãi đỗ xe nổ súng vào nhóm khủng bố bám trụ tại đây. Một chiếc máy bay trực thăng vũ trang bất chấp làn mưa đạn hạ cánh xuống sân thượng tòa nhà. Lực lượng quân cảnh men theo các bức tường tiến lên, các khẩu súng máy gắn trên các nóc nhà xung quanh cũng nhả đạn mãnh liệt khiến bọn khủng bố không tài nào ló mặt ra gần cửa sổ để bắn lại. Hai chiếc xe tăng nã pháo bắn vỡ cánh cửa lớn của tòa nhàn một chiếc xe bọc thép lao vào bên trong.


Một trong những kẻ cầm đầu, tổng chỉ huy kế hoạch, "Chiến dịch Antonio" Luis Adelo, khi nhìn thấy tầng trệt đã lọt vào tay quân chính phủ, 13 chiến hữu mất mạng, lập tức hắn ra lệnh rút lên tầng hai, các con tin bị dồn lên tầng ba.


Sau một hồi chiến đấu ác liệt, Luis Adelo bắt buộc rút khỏi tầng hai, tầng ba và rút lên tầng 4.
Lúc đầu Luis Adelo cho rằng chỉ cần chiếm được tòa nhà trụ sở Bộ tư pháp và chính phủ, bắt vài quan chức làm con tin là có thể bắt buộc chính phủ phải nhượng bộ. Nào ngờ tổng thống Betancur lại sử dụng biện pháp cứng rắn như vậy. Giờ đây không còn đường lui, nếu đầu hàng cũng không thoát chết, hắn quyết định tận dụng giá trị của con tin tìm lấy con đường sống. Luis Adelo nhìn vào Viện trưởng viện kiểm sát hạ giọng: "Ngài chánh án, tôi cũng rất tiếc vì sự việc đã đi đến nước này, tất cả là do tên Betancur vô trách nhiệm gây ra, chính hắn đã đưa các ông vào chỗ chết, cho quân đội tấn công vào chúng tôi. Vì sự an toàn tính mạng của ông và những người khác, ông phải nói với Betancur ngừng tấn công. Rút quân đội lại, nếu không cứ 30 phút lại có một con tin bị giết".

Leyes bắt buộc phải hành động để bảo đảm tính mạng, liên tiếp gọi điện cho tòa soạn báo và đài phát thanh.


Màn đêm buông xuống, tiếng súng trên quảng trường cũng lẻ tẻ rồi lắng hẳn xuống. Luis Adelo để đề phòng bị tập kích ban đêm nên đã cho đốt kho hồ sơ tài liệu ánh lửa đỏ rực hắt lên bầu trời, một khối lượng lớn các văn bản luật và tài liệu luật bị tiêu hủy.


Sớm ngày 7 tháng 11, 3 xe tăng của quân chính phủ tiến vào trong khu tòa nhà, dùng hỏa lực dày đặc yểm trợ cho lực lượng quân cảnh mở cuộc tấn công cuối cùng. Lực lượng đặc nhiệm dưới sự chỉ huy của Galan, dùng súng phun lửa mở đường, những luồng lửa phụt dài cuốn theo các cầu thang, Chánh án và các con tin bị dồn co cụm vào trong mấy gian phòng của tầng 5, các con tin bắt đầu bị chúng tàn sát.


Lúc 13 giờ 6 phút, một tiếng nổ lớn vang lên, vụ khủng bố gây kinh hoàng kéo dài suốt 26 tiếng đồng hồ đã kết thúc. Toàn bộ 35 tên khủng bố bị tiêu diệt. Có 110 con tin bao gồm Chánh án Viện trưởng Tòa án Tối cao bị giết dưới họng súng của bọn khủng bố, 100 con tin bị thương, trong cuộc chiến có 11 quân cảnh hy sinh.


Sau vụ khủng bố đẫm máu trong lịch sử thế kỷ này của Colombia, tổng thống Betancur hạ lệnh tổ chức quốc tang, treo cờ rủ trong cả nước, đồng thời tuyên bố trên truyền hình rằng: "Chính phủ sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để trừng trị bọn khủng bố, ra lệnh cho cơ quan tình báo và cơ quan an ninh Colombia phải sử dụng những biện pháp kiên quyết chống khủng bố.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:22:08 am
17. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM NATO TẠI CHIẾN TRƯỜNG IRAQ

Tổng tư lệnh quân đội Mỹ Norman Schwarzkopf nói rằng: "Lực lượng đặc nhiệm là con mắt của lực lượng liên minh, là chiến dùi nhọn đâm vào mạng sườn quân đội tinh nhuệ Iraq", nhất là trong các phi vụ truy tìm bệ phóng tên lửa Scud làm suy giảm sức tấn công của quân đội Iraq, lực lượng đặc nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng.


CUỘC CHIẾN TẠI KUWEIT

Đầu thập kỷ 90, tổng thống Iraq Sa dam Hussein đã phát động cuộc tiến công vào nước Kuweit có chủ quyền, sát nhập nó vào bản đồ của mình. Hành động này làm chấn động cả thế giới và cũng là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng vùng Vịnh trong suốt nửa năm sau đó.

Kuweit là một quốc gia nhỏ bé đến mức khó tìm được vị trí của nó trên bản đồ. Diện tích chỉ có 17.000 km2, với địa hình chủ yếu là các vùng sa mạc bằng phẳng, gần như không có địa hình dành cho chiến trường phòng ngự. Vùng đất này lại tiềm ẩn trong nó nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú khiến nó trở thành một trong những quốc gia giầu có nhất trên thế giới. Ngay từ thời kỳ thống trị của đế quốc Ostman, Kuweit là một huyện nằm trong tỉnh Batula. Sau khi đế quốc Ostman diệt vong, nơi đây trở thành thuộc địa của các cường quốc phương Tây. Năm 1961, Kuweit tuyên bố độc lập, tánh khỏi sự thống trị của nước Anh. Nhưng phía Iraq vẫn luôn cho rằng Kuweit là một phần của tỉnh Batula và không công nhận, tuy sau này hai bên đã thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng một phần biên giới vẫn không được xác định. Vào năm 1973 và 1974 giữa hai nước đã hai lần xảy ra xung đột vũ trang tranh chấp lãnh thổ.


Thực ra, đã từ lâu, tổng thống Iraq Sadam Hussein đã thèm muốn có được hòn đảo nằm ở vùng xuất khẩu của vùng Vịnh và nguồn tài nguyên dầu lửa phong phú cùng những khoản đầu tư hàng trăm tỉ đô la. Có ý muốn xâm lấn nước láng giềng bé nhỏ nhưng giàu có và có vị trí chiến lược quan trọng này, nhưng chỉ do cuộc chiến tranh Iran - Iraq làm ông ta phải tạm thời gác bỏ tham vọng này.

Cuộc chiến tranh Iran - Iraq kéo dài trong suốt 8 năm khiến Iraq tốn không biết bao nhiêu tiền của. Các ngành nghề trong nước đều bị ảnh hưởng và rất cần có nguồn đầu tư gây dựng lại. Quốc gia nhỏ bé Kuweit đã là mục tiêu mà Sadam Hussein nhằm tới.


Tổng thống Iraq Sadam Hussein là nhân vật bị thế giới phương Tây cho là điên cuồng. Ngày 28 tháng 4 năm 1933, ông ta sinh ra trong một làng nhỏ ở Tikrit. Sau khi cha mẹ li dị, Sadam được người cậu nuôi dưỡng. Ông định vào học trong trường Học viện quân sự quốc gia Iraq nhưng bị từ chối. Sadam rất giận dữ, quay sang tham gia vào Đảng Xã hội phục hưng Ảrập. Năm 1959, Sadam tham gia vào vụ mưu sát tổng thống Iraq, nhưng không thành và bị thương, buộc phải chạy trốn sang Sirya. Năm 1961, Sadam đến Ai Cập, Đảng Xã hội phục hưng giành thắng lợi trong cuộc chính biến tại Baghdad. Năm 1964, Sadam trở về nước. Cùng năm đó, người của Đảng Xã hội phục hưng bị trấn áp tại Iraq, Sadam bị bắt vào tù, 3 năm sau vượt ngục và tham gia hoạt động bí mật, tham gia vạch kế hoạch cuộc đảo chính 17-7-1968 và giành được thành công, được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Uỷ ban chỉ huy cách mạng. Tháng 7 - 1979, Sadam ép tổng thống đương nhiệm Hassan al-Bark từ chức, tự mình lên làm tổng thống, bước lên đỉnh cao quyền lực.


Lúc 2 giờ sáng 2-8-1990, 10 vạn quân Iraq lợi dụng bóng đêm tiến vào Kuweit, lực lượng đặc nhiệm bất ngờ tấn công vào cơ quan chính phủ và hoàng cung. Quân đội Kuweit vốn không mấy sức chiến đấu, Quốc vương Jabel Al- Ahmad al- Jabel al- Sabahs chạy sang Ả-rập Xê út. Người em là hoàng thân Fahd (lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Olympic Châu Á) hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ hoàng cung. Sau 9 tiếng đồng hồ, Kuweit rơi vào tay người Iraq. Hai ngày sau, Sadam tuyên bố với thế giới rằng Kuweit là tỉnh thứ 19 của Iraq và là một bộ phận lãnh thổ vĩnh viễn của Iraq.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:23:42 am
UY LỤC CỦA SCUD

Sự kiện Iraq tấn công Kuweit làm cả thể giới bị chấn động. Liên quân đa quốc gia do Anh - Mỹ cầm đầu tập trung tại vùng Vịnh. Theo thống kê tính đến ngày 15 tháng 1 năm 1991, chiến dịch "Lá chắn sa mạc" kết thúc, đã có lực lượng của 28 quốc gia với tổng quân số 20 vạn người, 3.600 xe tăng, 3.260 máy bay, 279 tàu chiến (bao gồm 6 tàu sân bay) được huy động. Đặc biệt, có nhiều loại vũ khí hiện đại, công nghệ cao.


So sánh với binh lực của lực lượng đa quốc gia, lực lượng của Iraq quả là khiêm tốn. Vậy vì nguyên do gì Sadam dám đương đầu với liên quân hùng hậu do Mỹ cầm đầu? Một nguyên nhân quan trọng đó là: trong tay Sadam có một thứ vũ khí đáng gờm - các bệ phóng tên lửa Scud.


Iraq là một trong những nước được Liên Xô cung cấp tên lửa Scud. Sau quá trình nghiên cứu, cải tiến họ đã chế ra hai loại tên lửa kiểu mới là Hussein và Hijala. Tên lửa Hussein có tầm bắn hơn 600 km. Tên lửa Hijala có tầm bắn 900 km. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Iraq chủ yếu sử dụng tên lửa Hussein, nhưng mọi người thường quen gọi là tên lửa Scud.


Các loại tên lửa của Iraq đều được lấy tên của các lãnh tụ tôn giáo và sự kiện chính trị. Loại tên lửa Scud được cải tiến đầu tiên được đặt tên là Hussein để kỷ niệm nhà các nhà tiên tri Mohamad và Ali. Sadam đặt tên Hussein vừa là sử dụng tên của mình, vừa là để lấy lòng các tín đồ đạo Hồi:

Tên lửa Hijala được đặt để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của người Palestin. Cái tên này trong tiếng Ảrập có nghĩa là "hòn đá". Những thanh niên tham gia vào phong trào đấu tranh dân tộc được gọi là "con của đá".

Tên lửa Scud cải tiến có thể phóng lên từ bệ phóng cố định hoặc di động, có thể mang đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn 1 tầng, 2 tầng chứa vũ khí hóa học. Iraq rất có tiềm năng sản xuất vũ khí hóa học và sinh học: Mỗi năm Iraq có thể sản xuất hàng nghìn tấn khí CH, chất độc thần kinh Sarin và chất độc GF. Trong thời gian chiến tranh với Ran, Iraq đã thành công trong việc sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào các sở chỉ huy, trung tâm kiểm soát, trận địa pháo binh, căn cứ hậu cần. Trước khi tấn công vào Kuweit, Iraq đã nghiên cứu ra vũ khí sinh học, chủ yếu phát triển vi rút que và vi rút bệnh than. Các số liệu thí nghiệm cho thấy độc tính của vi rút que cao hơn chất độc thần kinh Sarin 3 triệu lần. Một đầu đạn tên lửa Scud mang vi rút hình que có thể gây ô nhiễm trong phạm vi 3700 km2, lớn hơn 15 lần so với đầu đạn cùng loại mang chất độc Sarin. Loại vi rút này, trong vài tiếng đồng hồ làm người ta bị kiệt sức, dẫn đến tử vong sau 12 giờ. Hiện chưa có phương pháp phát hiện ra chất độc sinh học trong điều kiện dã chiến.


Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, Iraq đã nhiều lần sử dụng tên lửa tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Iran. Chỉ từ tháng 12 đến tháng 4 năm 1988, đã phóng 200 quả tên lửa Hussein nhằm vào các thành phố lớn và trung bình của Iran. Tuy độ chính xác của nó không cao, nhưng đã gây nên tâm lý hoảng sợ cho người dân Teheran. Có khoảng 1/3 dân cư thành phố phải sơ tán. Điều này đã khuyến khích rất nhiều cho tinh tinh binh lính Iraq.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:24:37 am
LIÊN QUÂN VUI MỪNG QUÁ SỚM

Cuộc chiến vùng Vịnh là cuộc chiến phi đối xứng đặc biệt, Liên quân đa quốc gia không chỉ chiếm ưu thế vượt trội về vũ khí trang bị, tiềm ẩn trong đó còn có những mâu thuẫn tôn giáo và dân tộc nhạy cảm phức tạp. Đó là một liên minh quốc tế nhưng cũng hết sức lỏng lẻo, chỉ cần Israel kẻ thù của thế giới Ảrập tham chiến thì liên minh này sẽ tự tan vỡ và cục diện chiến tranh sẽ rất khó lường. Sadam hiểu rõ tình hình trên đã từng công khai tuyên bố, nếu bị liên quân tấn công thì sẽ dùng tên lửa Scud tấn công Israel, nhằm mục đích đưa Israel vào cuộc. Từ đó biến sự can thiệp của liên quân thành cuộc chiến trực tiếp giữa Iraq và Israel. Sau này, quả nhiên Iraq đã làm như vậy. Israel thì lên tiếng cảnh báo nếu Iraq tấn công vào họ sẽ "tự chuốc lấy tai họa". Phía Mỹ cố gắng thuyết phục Israel không trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa Seud của Iraq, đồng thời đã huy động lực lượng phòng không khá hùng hậu đảm bảo an toàn cho Israel. Trước khi cuộc chiến vùng Vịnh nổ ra, Mỹ đã sử dụng thiết bị trinh sát vũ trụ và hàng không, phát hiện nhiều bệ phóng tên lửa Scud của Iraq được bố trí tại vùng sa mạc miền Tây nhằm vào Israel. Trước khi chiến dịch "lá chắn sa mạc" mở màn, bộ chỉ huy liên quân đã có sự chuẩn bị, các mục tiêu quân sự của Iraq nhất là các bệ phóng cố định tên lửa Scud nhằm vào Israel đều được đưa lên bản đồ tác chiến, xếp vào các mục tiêu cần tiêu diệt.


Vài tiếng đồng hồ sau khi cuộc chiến vùng Vịnh mở màn phía Liên quân đã tiến hành 302 cuộc không kích nhằm vào 58 mục tiêu quân sự của Iraq. Họ tin rằng với nhũng đợt oanh kích quy mô lớn với mật độ hỏa lực dày đặc như vậy đã phá hủy hầu hết các trung tâm chỉ huy, thông tin và các bệ phóng tên lửa Scud nhằm vào Israel, Israel sẽ không còn lý do gì để dính dáng đến cuộc chiến này.


Nhưng Liên quân đã đánh giá quá cao kết quả không kích. Ngay đêm hôm đó Iraq đã có phản ứng quyết liệt phóng liền 8 quả tên lửa Scud vào lãnh thổ Israel, trong đó 2 quả rơi vào cảng Haifa, 4 quả rơi vào thủ đô Tel Aviv. Nếu Israel bị cuốn vào cuộc chiến này hậu quả sẽ rất khó lường. Bộ chỉ huy Liên quân đánh giá. Israel rất có thể sẽ mở cuộc tấn công trên bộ vào vùng sa mạc phía Tây Iraq nhằm tiêu diệt mối đe dọa của các dàn tên lửa Scud, thậm chí nhân cơ hội này đánh vào tiềm lực hạt nhân của Iraq. Trong trường hợp này, Jordan có thể sẽ công khai đứng về phía Iraq tuyên chiến với Israel, còn Hy Lạp cũng có thể sẽ thay đổi lập trường trung lập. Nếu như điều này xảy ra, tránh nhiệm của Liên quân sẽ rất lớn, tình thế sẽ rất khó khăn.


Thực ra, khi Israel bị tấn công bằng tên lửa của Iraq, bộ chỉ huy Liên quân tại thủ đô Ryadh của Ảrập - Xút cũng bị tên lửa của Iraq đe dọa. Ngày thứ ba của cuộc chiến, Iraq tổng cộng đã bắn vào đó 6 quả tên lửa Scud. Lực lượng tên lửa của Liên quân đóng tại đây cũng đã phóng 36 quả tên lửa Patriot đánh chặn. Lúc đó cả bầu trời Riyadh rền vang những tiếng nổ, các mảnh vụn bay lả tả khiến người ta run sợ. Mỗi quả tên lửa Patriot có giá 800.000 bảng Anh, qua đó có thể thấy rằng trong lần này riêng khoản tên lửa Patriot, Liên quân đã tiêu tốn hàng chục triệu bảng Anh. Ngoài ra, tên lửa Patriot có một khuyết điểm, mục tiêu mà nó đánh chặn là thân của quả tên lửa xâm nhập chứ không nhằm phá hủy đầu đạn, do đó những đầu đạn rơi xuống vẫn còn sức công phá.


Liên quân tập trung 40% lượng không kích dồn vào khu vực miền Tây Iraq. Tuy trên thực tế đã phá hủy khá nhiều dàn tên lửa nhưng Iraq vẫn còn số lượng nhất định dàn tên lửa cơ động, và chúng không hề bị thiệt hại. Chúng không chỉ gây ra cho Liên quân thiệt hại về người và của, mà nghiêm trọng hơn đó là sự đe dọa về tinh thần.


Ngày 22 tháng 4, tên lửa Scud đã vượt qua lưới lửa phòng không của Tel Aviv. Đây là lần thứ 7 Israel phải chịu những vụ tương tự. Cho dù Liên quân có hứa hẹn thế nào chỉ cần tên lửa tiếp tục bay về phía Israel thì khả năng nước này tham chiến càng cao.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:27:59 am
SỰ E NGẠI CỦA NGÀI TỔNG TƯ LỆNH

Bộ chỉ huy Liên quân ngày càng nhận thức rõ rằng ồ ạt không kích Iraq với quy mô lớn cũng khó có thể ngăn được Israel tham chiến, chỉ sử dụng máy bay ném bom rất khó có thể tiêu diệt được những dàn tên lửa di động. Đối với số dàn tên lửa còn lại nhiệm vụ tiêu diệt được giao cho lực lượng đặc nhiệm.


Khi nổ ra cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ, Anh, Pháp và các quốc gia Ảrập tham chiến đều cử lực lượng đặc nhiệm của mình, số lính đặc nhiệm hải lục không quân của Mỹ đã trên 8000 người. Lực lượng đặc nhiệm cung cấp không trung và cung tàu thuyền của Anh cũng đều góp mặt. Tư lệnh lực lượng Anh tại vùng Vịnh là: tướng Durbili, ông ta trước đây đã từng là tư lệnh đặc nhiệm Anh trong cuộc chiến Malvinas, ông ta trực tiếp chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Anh, hiểu rõ được khả năng tác chiến của lực lượng đặc nhiệm cũng như rất tin tưởng vào khả năng thành công của lực lượng đặc nhiệm. Trong lần chiến đấu này. Ngược lại, Schwarzkopf có thể vì còn ấn tượng về thất bại tại chiến trường Việt Nam nên trước sau phản đối kế hoạch đưa lực lượng đặc nhiệm vào hoạt động sau lưng địch.


Schwarzkopf 56 tuổi, sinh ra trong gia đình quân nhân, cao 1,92 mét, khá điển trai, cân nặng 120 kg. Năm 1952 ông ta thi đỗ vào trường Quân sự Academy. Sau đó 4 năm, tốt nghiệp với thành tích ưu tú và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp, đã từng trải qua quá trình rèn luyện trưởng thành mà bất cứ quân nhân chuyên nghiệp Mỹ nào cũng phải trải qua, là một trong những tướng 4 sao trẻ nhất quân đội Mỹ. Ông ta đã từng tham chiến tại Việt Nam và Grenada, rất thông hiểu tình trạng quân đội nước Mỹ, từng chỉ huy những chiến dịch quân sự mang tính đột kích, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa và dân tộc Ảrập. Ông ta là ứng cử viên nặng ký nhất cho vai trò người chỉ huy trong lực lượng đa quốc gia tại vùng Vịnh. Quan điểm của ông là: lực lượng đa quốc gia có lực lượng không quân, thiết giáp và vũ khí trang bị kỹ thuật cao, có đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, không cần thiết phải để lực lượng đặc nhiệm mạo hiểm.


Tất nhiên, vấn đề quan trọng là: đầu tiên cần phải thuyết phục Sehwarzkopf để ông ta đồng ý cho lực lượng đặc nhiệm tham chiến. Người Anh đã sử dụng biện pháp đặc biệt, họ đã cử lực lượng đặc nhiệm không quân của mình thực hiện động tác mẫu trước để tác động tới vị tư lệnh Liên quân này. Lực lượng đặc nhiệm không quân của Anh sử dụng khả năng cơ động đường không để thực hiện các phi vụ tác chiến đặc biệt trên mặt đất. Đây là lực lượng khá nổi tiếng. Khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra, Anh, Mỹ đồng loạt cử đặc nhiệm của mình đến vùng Vịnh. Đội biệt động này của Anh cũng đến đóng tại Ảrập - Xêút và liên tục thực hiện diễn tập tác chiến độc lập trong sa mạc và tiến hành các công tác chuẩn bị khác. Sau khi quan sát hoạt động của lực lượng này, Schwarzkopf nhất trí cho rằng việc sử dụng không lực lượng như thế nào sẽ có lợi cho tiến trình của cả chiến dịch, do đó đã đồng ý cho lực lượng này xâm nhập vào lãnh thổ Iraq, bắt đầu từ lúc đó, lực lượng đặc nhiệm không quân Anh chính thức bước vào giai đoạn chuẩn bị chiến đấu tiến hành mọi công tác chuẩn bị cuối cùng, lúc đó thời gian giành cho họ chỉ còn có vài ngày. Bởi vì khi đó Bộ chỉ huy chiến dịch "Bão táp sa mạc" yêu cầu họ khẩn trương hành động, sớm tìm ra vị trí những bệ phóng tên lửa di động mà Iraq cất giấu chứ không phải là đợi để cùng tấn công với lực lượng mặt đất.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:29:12 am
LUỒN SÂU

Đêm sa mạc, trời tối đen như mực, gió đêm và cát vàng cuộn vào nhau phát ra những tiếng rít khủng khiếp. Dưới sự sắp xếp của trung tâm kiểm soát không lưu quân đội Mỹ, một nhóm đặc nhiệm được trực thăng đưa tới một địa điểm ở đông bắc thủ đô của Iraq trên hành trình 900 km. Vùng đất này có tên gọi "vùng địa hình nham thạch, núi lửa Jordan". nó gồm nhiều mạch núi và những hõm đá sâu, là một nơi rất thích hợp để che giấu lực lượng.

Nhưng có chuyện không ngờ xảy ra. Sau khi đội đặc nhiệm được cử đi đã có một phân đội gồm 8 người mất tích. Lúc đó, Bộ chỉ huy Liên quân không thể xác định được 8 người này còn sống hay đã chết hay đã bị Iraq bắt làm tù binh. Nhưng có một điều chắc chắn là tình thế của họ rất khó khăn.

Sadam Hussein là một cao thủ chơi trò tâm lý chiến, phương pháp thường thấy của Iraq lúc đó là: các tù binh là phi công của Liên quân đều xuất hiện trên đài truyền hình Baghdad. Nếu lần này họ bị bắt thì chắc cũng có diễn biến tương tự. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ tham chiến mà còn là đòn đánh vào người thân của họ. Đối với bộ chỉ huy Liên quân, khi đó việt sử dụng lực lượng đặc nhiệm đưa vào vùng địch hậu vẫn còn là bí mật quân sự. Họ không có quyền thông báo cho người thân những người mất tích vì nếu để người Iraq biết rằng đang có lực lượng đặc nhiệm hoạt động trên lãnh thổ của họ thì không chỉ gây nguy hiểm cho những người đang mất tích mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các đội đặc nhiệm khác. Số lượng ba lính đặc nhiệm Anh mất tích trong tình hình tỉ lệ binh lính Liên quân bị thương rất thấp khi đó quả là con số gây tác động mạnh. Mãi về sau này, bộ chỉ huy Liên quân mới nắm được tình tiết cuộc chạm trán giữa phân đội đặc nhiệm này với quân đội Iraq.


Lúc đó, khi phân đội đặc nhiệm này lọt được vào lãnh thổ Iraq, trong hai ngày liền họ ẩn mình trong một hốc núi. Cách chỗ họ 200 mét về phía bắc, gần con đường quốc lộ có một vách núi dựng đứng. Dưới đó họ nhìn thấy một trận địa pháo binh của quân đội Iraq được bố trí 2 khẩu cao xạ S - 60. Hẻm núi này có độ sâu khoảng 5m. Về đêm, nhiệt độ thường xuống dưới 0°. Ban ngày, cũng ít khi về tới 0 độ nhưng do ở gần mạng lưới giao thông tiện cho việc quan sát hoạt động của các dàn tên lửa Scud của Iraq cho nên họ đã lựa chọn vị trí này.


Ngày đầu tiên trôi qua bình an vô sự. Có lúc họ nghe thấy tiếng kêu của bầy cừu, cách chỗ họ lẩn trốn khoảng hơn trăm mét. Điều này buộc họ phải hết sức thận trọng.

Sang ngày thứ 2 thì đã có chuyện. Một người chăn cừu Iraq bỗng nhiên tiến lại chỗ họ đang ẩn nấp và đã nhìn thấy họ. Người này sợ hãi kêu lên và quay đầu bỏ chạy. Tình huống này họ khó tránh khỏi bị lộ. Họ lập tức liên lạc vô tuyến với căn cứ yêu cầu trợ giúp. Nhưng chưa kịp nhận trả lời của căn cứ họ đã nghe thấy tiếng xe bánh xích ầm ầm lao đến. Lúc đầu họ cho rằng đó là một thiếc xe tăng hoặc xe bọc thép nên vội vơ lấy vũ khí và ống phóng tên lửa 66 ly. Sau họ mới phát hiện ra rằng đó là một chiến máy ủi. Phân đội trướng hạ lệnh rời địa điểm ra khỏi khu vực nguy hiểm. Nào ngờ khỉ họ vừa đi ra khỏi hẻm núi, người đội trưởng phát hiện bên tay trái hình như có hai người Iraq đang theo dõi họ. Khi đó, trên mặt các chiến sĩ đặc nhiệm đều được bôi sáp ong để che giấu khuôn mặt thật, lúc đầu họ vừa bước đi vừa vẫy tay chào hai người Iraq lạ mặt, hy vọng đánh lạc hướng họ. Nhưng khi thấy những người Iraq đó cứ lẵng nhẵng bám theo họ thì họ hiểu rằng một trận chiến gay go là khó tránh khỏi.


Khi phân đội ra đến một khoảng đất bằng thì chiếc xe quân sự âm thầm đi theo sau họ từ nãy đến giờ tăng tốc độ lao đến. Nhưng người Iraq, vũ trang đầy đủ nhảy xuống xe và lập tức nổ súng tấn công. Lát sau, xuất hiện một chiếc xe bọc thép với súng máy hạng nặng băn quét vào đội hình nhóm lính đặc nhiệm. Tiếp đó mấy khẩu pháo cao xạ S - 60 tại trận địa quân Iraq cũng tham chiến. Nhóm đặc nhiệm bắn trả lại, nhưng hoả lực của kẻ địch quá mạnh, đạn bay như mưa quanh người họ, họ bắt buộc vừa đánh vừa rút. Nhưng với khối lượng trang bị khoảng 60 kg mỗi người mang theo đã ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của họ. Do vậy đội trưởng ra lệnh cho các chiến sĩ trừ vũ khí còn vứt bỏ tất cả trang bị. Chiêu thức này quả linh nghiệm, tốc độ của họ quả tăng lên nhiều. Họ lợi dụng địa hình phức tạp, vòng đi vòng lại mấy vòng mãi đến nửa đêm ngày hôm đó mới quay trở lại được gần tuyến đường giao thông. Trong 7 tiếng đồng hồ, họ đã đi được gần 60 km. Tại chỗ này không thể ở lại lâu, họ lại đi tiếp, nhưng khi đi vượt qua một điểm cao thì người đi đầu Kris phát hiện họ đã bị phân tán. Anh ta dùng kính nhìn đêm gắn trên súng (loại kính này khi ở chỗ bằng phẳng có tầm nhìn 10 km), nhưng không tìm thấy 5 đồng đội bị lạc. Tiếp đó, cứ nửa tiếng, họ lại mở vô tuyến điện một lần để liên lạc với nhóm người bị lạc nhưng không thấy hồi âm. Mãi sau này mới biết rằng khi đó 5 người kia nghe thấy tiếng máy bay bay trên đầu liền mở máy vô tuyến liên lạc hy vọng máy bay nhận được tín hiệu cấp cứu, nào ngờ họ không những không liên lạc được với chiếc máy bay mà còn mất liên lạc với ba đồng đội. Vậy là nhóm ba người của Kris đành phải độc lập hành động, tìm cách vượt biên giới trở về.

Cuối cùng, nhóm chiến sĩ này vượt qua bao gian khổ đã tìm được đường về.

Lúc này, các tổ đặc nhiệm của quân đội Anh xâm nhập, hoạt động phân tán ở vùng miền Tây Iraq. Vùng này rộng hàng vạn ki-lô-mét. Họ đã nhanh chóng xác định rõ tình hình ở khu vực được mệnh danh là: "Căn cứ tên lửa Scud". Lực lượng Liên quân sau một số phi vụ không kích cũng hiểu rằng chỉ dựa vào máy bay ném bom thì rất khó đối phó với các dàn tên lửa Scud di động của Iraq.


Bộ chỉ huy Liên quân lập tức điều chỉnh nhiệm vụ cụ thể của lực lượng đặc nhiệm, để đảm bảo không để lọt các dàn tên lửa di động, lực lượng đặc nhiệm Anh hoạt động trong đất Iraq lại gánh thêm trách nhiệm, họ bắt đầu sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt các bệ phóng tên lửa, dùng bộc phá phá hủy khá nhiều trạm thông tin viba và các sở chỉ huy nguỵ trang kỹ. Trong các phi vụ xuất sắc này, có lần họ đã bắt được một sĩ quan pháo binh cấp uý của Iraq, thu được bản đồ tác chiến qua đó cung cấp cho Liên quân Mỹ thông tin quan trọng.


Lúc đó Bộ chỉ huy Liên quân tại Ảrập – Xêút không tiện công khai thành tích xuất sắc của lực lượng đặc nhiệm Anh, hơn nữa các dàn tên lửa của Iraq vẫn tiếp tục hoạt động. Vì vậy, người Mỹ cũng quyết định cử ra lực lượng đặc nhiệm của mình.

Nhóm đặc nhiệm không quân Anh trong vài ngày đã tiêu diệt 7 dàn tên lửa di động của Iraq. Có 4 người lính hy sinh.

Ngày 22 tháng 1, sau khi nhóm này vượt qua biên giới không lâu, một quả tên lửa "Scud" của Iraq đã lọt qua lưới lửa phòng không của Tel Aviv, đây là lần thứ 7 Israel bị tấn công bằng tên lửa. Thông tin về khả năng Israel tham chiến ngày càng có khả năng xảy ra.


Một buổi sáng, Schwarzkopf đang suy tư trước tấm bản đồ tác chiến, lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng đến lúc cần thể hiện. Schwarzkopf nhấc điện thoại gọi cho doanh trại của lực lượng "mũ nồi xanh", tìm trung tá Blante.

Khi biết Schwarzkopf cần tìm, trung tá Blante đã có sự chuẩn bị trước, mục đích cuộc gặp anh ta cũng đoán được vài phần. Schwarzkopf lệnh cho anh ta, luồn sâu vào trận địa tên lửa "Scud" của Iraq, điều tra rõ về tình hình lắp đặt của đầu đạn, bắt sống một chuyên gia tên lửa Iraq. Trung tá Blante khá bất ngờ trước đề nghị này, thầm nghĩ "khó đấy, bắt sống được một chuyên gia đâu phải chuyện dễ".


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:33:05 am
BẮT SỐNG

Blante còn đang suy nghĩ, Schwarzkopf dường như đoán được điều đó, nói: "Nhiệm vụ lần này khó khăn, nếu chúng ta không đưa được một tên chuyên gia biết rõ tình hình thì không thể nắm được thông tin thật về tình hình tên lửa Scud của Iraq, tôi tin tưởng anh sẽ có cách hoàn thành nhiệm vụ”.
Blante luôn tin tưởng và khâm phục tướng Schwarzkopf. Trong chiến tranh sự tin tưởng và khâm phục của cấp dưới vào cấp trên thường là nhân tố quan trọng để giành được thắng lợi.

Dưới sự chỉ huy của Sehwarzkopf, trung tá Blante đã nhiều lần hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn. Lần này anh ta cũng tràn đầy tin tưởng lên đường làm nhiệm vụ.

Trời về đêm, mây đen kéo kín trời, trong bóng đêm nghe mơ hồ có tiếng động cơ trực thăng. Và rồi một tốp trực thăng vọt qua biên giới lao về hướng nội địa Iraq. Tốp máy bay bay gần như sát mặt đất, cánh quạt máy bay cuốn cát bốc cao tới vài mét, trên mỗi máy bay là hơn mười chiến sĩ của lực lượng đặc nhiệm "Mũ nồi xanh".


Blante năm nay khoảng 37, 38 tuổi, là một trong những đội trưởng đội đặc nhiệm. Tâm trạng anh ta đang khá nặng nề vì anh ta hiểu rõ rằng thành bại của chuyến đi này có ảnh hưởng đến tiến trình của cả chiến dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả chục vạn binh sĩ lực lượng đa quốc gia. Ngồi trên hàng ghế đầu, thỉnh thoảng anh lại liếc hìn đồng hồ tốc độ. Máy bay đạt đến vận tốc cao nhất.


Vào ngày thứ 4 sau khi tổng thống Bush tuyên bố đưa quân đến vùng Vịnh, đội của Blante đã có mặt tại Ảrập – Xê út. Tiếp đó có 5 trung đội đặc nhiệm, phân đội "Báo biển" cũng lần lượt đến Ảrập – Xê út. Đây là chiến dịch với quy mô lớn nhất, huy động binh lực lớn nhất trong lịch sử lực lượng đặc nhiệm từ trước đến nay.


Đầu tháng 8 năm 1999, Mỹ thành lập tại Ảrập Xê út "Bộ Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm tổng hành dinh trung ương", phụ trách chỉ huy và hiệp đồng tác chiến lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia. Trực thuộc cơ quan nay là đội biệt phái đặc nhiệm lục quân, đại đội hỗn hợp đặc nhiệm hải quân, đại đội độc lập đặc nhiệm không quân. Thông thường, các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt do "Bộ Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm tổng hành dinh trung ương ra lệnh. Nhưng lần này Blante nhận lệnh trực tiếp từ Schwarzkopf, anh ta hiểu ý nghĩa của việc này có tầm quan trọng ra sao.


Theo chỉ dẫn của vệ tinh, máy bay đến đúng địa điểm dự định. Máy bay vừa hạ xuống, các bóng đen đã nhảy ra khỏi khoang, lao về phía trận địa tên lửa Scud.

Lúc này, phía trận địa hết sức yên lặng. Mặc dù lính Iraq hiểu rằng chiến tranh sắp nổ ra, nhưng trận địa này cách xa chiến tuyến Iraq, Kuweit, lại được bố trí tại một nơi rất khó phát hiện trong sa mạc, binh lính Iraq cho rằng nơi đây rất bảo đảm an toàn.


Lính đặc nhiệm nhanh chóng hạ gục tên lính gác. Blante khoát tay làm hiệu, một nhóm tản ra bao vây chiếc lều bạt? nhóm kia lao về phía bệ phóng tên lửa. Chiếc lều bạt này chính là trung tâm điều khiển tên lửa. Lúc này, trong lều một nhân viên tham mưu Iraq đang trực ban, những người khác đã ngủ.


Tay nhân viên nọ rất cảnh giác, nghe có tiếng động khả nghi vọng vào, hắn lập tức đứng dậy, bước ra cửa lều, đột nhiên một nòng súng tiểu liên gắn ống giảm thanh dí sát vào sườn và vang lên một giọng nói trầm thấp nhưng đầy uy lực bằng tiếng Ảrập: "Không được kêu, giơ tay lên!".

Chưa kịp phản ứng, miệng anh ta đã bị một miếng băng keo gắn chặt, hai tay bị khóa lại. Tiếp đó mười mấy bộ mặt bôi vẽ đã chui vào trong lều.

Những người lính Iraq đang ngái ngủ, lần lượt bị khống chế.

"Chúng tôi là đặc nhiệm Mỹ, các anh đã bị bao vây, tôi không muốn làm hại các anh, tất cả phải nghe theo lệnh" Blante gằn giọng.

Vừa dứt lời, đột nhiên một sĩ quan Iraq lợi dụng sơ hở thò tay lần tìm khẩu súng dưới gói, nhanh như cắt, một lính đặc nhiệm rê súng, quầng lửa vọt ra từ nòng súng giảm thanh, viên sĩ quan nọ ngã gục xuống cạnh giường.

"Ai là chỉ huy ở đây?" Blante hỏi. Không có tiếng trả lời.

"Trói chúng lại, đưa tất cả đi!" Blante ra lệnh.

"Đừng, tôi không đi, tôi nói, là anh ta..." một lính Iraq đứng tuổi chỉ vào người chắc đậm...

Trong lúc nhóm đặc nhiệm thứ nhất xông vào trong lều, nhóm đặc nhiệm còn lại đã tiếp cận bệ phóng tên lửa, họ nhanh chóng tháo gỡ một quả tên lửa, xem xét, đối chiếu, đặc biệt chú ý xem chúng có được gắn đầu đạn hóa học hay không, đã được nâng cấp hay thưa, cài đặt những mục tiêu nào.


Tiếp đó, họ mang theo một số tài liệu và một sĩ quan chỉ huy, một chuyên gia kỹ thuật tên lửa người Iraq lên máy bay. Chiếc máy bay lại lặng lẽ bay khuất.


Tiêu đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:34:33 am
MƯU KẾ

Tên lửa Scud là vũ khí chiến lược, người Iraq coi việc bảo vệ nó mang ý nghĩa quyết định thắng bại. Từ đầu cuộc chiến đến nay, phía Iraq đã phóng hơn 70 quả tên lửa, đã gây cho liên quân một số thương vong, nhưng xét về tổng thể đạt hiệu quả thấp. Sadam cho rằng nguyên nhân là do hỏa lực phân tán, do đó cần tập trung hoả lực, tập trung tiêu diệt một hoặc hai mục tiêu quan trọng.

Một hôm, Sadam Hussein cho gọi viên phụ tá đến: "Nếu ta cho tập trung từ 20 đến 30 quả tên lửa Scud, cùng nhằm bắn vào một mục tiêu, thì kết quả sẽ ra sao"?

"Mục tiêu sẽ bị tiêu diệt, đó là kết quả của tập trung hỏa lực". Phụ tá của tổng thống Sadam Hussein phấn khởi nói, "Tên lửa Patriot của Mỹ không thể cùng lúc đối phó số lượng tên lửa Scud nhiều như vậy”. Vậy là, một kế hoạch táo bạo đã ra đời, tập trung hỏa lực tên lửa nhằm vào Israel đưa Israel vào cuộc.

Lúc này, các tướng lĩnh của Liên quân đang nghĩ gì? Một vị tướng nói: "Iraq đã sử dụng gần hết số tên lửa của họ, ngày 25 tháng 2 năm 1991, họ lại bắn hai quả sang Israel, trong đó có một quả đầu đạn chứa đầy bê tông, chứng tỏ là họ đã gần dùng cạn số đạn trong kho".

Cùng lúc, Schwarzkopf cũng nhận được một bản báo cáo thống kê số lượng tên lửa Iraq đã sử dụng. Bản báo cáo này cho thấy, trong 10 ngày đầu của chiến dịch "Báo táp sa mạc", mỗi ngày Iraq phóng 5 quả Seud, sau này trong 33 ngày, bình quân mỗi ngày chỉ một quả. Qua đó có thể xác định, Iraq đã dùng gần hết số tên lửa của mình.


Đêm ngày 26 tháng 2 năm 1991, mặc dù nhiều trận địa tên lửa Scud bị tiêu diệt, nhưng vẫn có tên lửa Scud được phóng lên. Trong ngày 25, một quả tên lửa đã rơi vào doanh trại lính Mỹ tại Ảrập - Xêút, làm chết 28, bị thương hơn 100 người.


Schwarzkopf quyết định tiếp tục cử lực lượng đặc nhiệm "Mũ nồi xanh" đi trinh sát. Trong chuyến đi này, họ chọn ra những người quốc tịch Mỹ gốc Ảrập có vẻ ngoài giống người Iraq, nói thành thạo tiếng Ảrập. Mỗi người trang bị ngoài các vũ khí hạng nhẹ, chỉ thị mục tiêu bằng la de, ống nhòm, còn được phát máy chụp cảnh cỡ nhỏ, đây là loại máy chụp ảnh số hóa, nó có thể truyền hình ảnh qua vệ tinh khuyển về sở chỉ huy.


Để tránh xảy ra nhầm lẫn, khu vực hoạt động của lực lượng đặc nhiệm Anh, Mỹ được chia riêng. Hai bên lấy ranh giới là con đường quốc lộ từ Baghdad đi Amman thủ đô Jordan làm ranh giới, phía Nam là vùng hoạt động của đặc nhiệm Anh, phía Bắc là của quân Mỹ. Cuối cùng, chỉ huy của hai bên thống nhất phương thức liên lạc giữa hai lực lượng, lúc cần có thể tiến hành hợp tác và tương trợ.


HUỶ DIỆT

Màn đêm buông xuống, trực thăng lại đưa lực lượng "Mũ nồi xanh" xuất kích, máy bay thả họ xuống những khu vực khác nhau. Sau khi lọt vào lãnh thổ Iraq, họ phân tán lực lượng, ngày nghỉ đêm hoạt động, mọi hành động hết sức bí mật.

Sau này, một thành viên tiết lộ với phóng viên rằng: "Cả ngày chúng tôi nằm vùi trong cát, đời đến đêm thì đi tìm mục tiêu”.

"Cả ngày nằm vùi trong cát, quả thật là không thể tưởng tượng nổi? Có phải tất cả mọi người đều làm được điều đó không?" phóng viên hỏi.

"Không, nhưng tất cả các thành viên của "Mũ nồi xanh" đều làm được điều đó".

Vài tiếng đồng hồ sau khi lực lượng này xâm nhập vào lãnh thổ Iraq, sở chỉ huy tại Riyadh đã nhận được hình ảnh và tọa độ chính xác của mục tiêu. Máy bay ném bom được lệnh cất cánh, một đợt không kích mới lại bắt đầu.


Trong cuộc chiến vùng Vịnh, có một lính đặc nhiệm đã phát hiện trong một lần có 29 dàn tên lửa Scud của Iraq tập hợp, qua đó đã đánh cho Liên quân đa quốc gia và phía Israel một trận tập kích mang tính hủy diệt.


Khi đó, lính đặc nhiệm Mỹ đã tìm kiếm liên tục hơn 20 tiếng đồng hồ trên lãnh thổ Iraq nhưng không thu được kết quả nào, họ mở máy liên lạc để gọi trực thăng đến đón, rút ra khỏi khu vực để tìm đến một địa điểm khác.


Đột nhiên, một người lính phát hiện một dàn tên lửa Scud đang từ từ di chuyển trên sa mạc. Anh ta lập tức dùng ống nhòm quan sát sát kỹ, thì thấy gần đó còn có hai dàn tên lửa di động nữa. Khi anh ta lia ống nhòm ra bên cạnh thì, trời đất, từ xa đang có đến hơn chục dàn tên lửa đang tập trung lại. Anh ta lập tức thông báo tin tức này về trung tâm.


Nhận được báo cáo Schwarzkopf lập tức lệnh cho máy bay trực thăng bằng tốc độ nhanh nhất cho rút toàn bộ số lính đặc nhiệm đang làm nhiệm vụ quanh khu vực các dàn tên lửa Scud đang tập kết.

Khi những người lính vừa được đưa ra khỏi khu vực mục tiêu, các máy bay chiến đấu A-10 đã mở đợt tấn công mãnh liệt vào khu vực tập trung các dàn tên lửa của Iraq, liên tiếp các đợt tấn công trong suốt 66 tiếng đồng hồ, 29 dàn tên lửa đã tan thành tro bụi.


Thông thường tên lửa Scud của Iraq đều phải di chuyển qua hệ thống đường mang tên M.S.R. Do đó lực lượng đặc nhiệm của Liên quân có thể tiến hành theo dõi, truy đuổi và tấn công không mấy khó khăn. Sau khi công tác thông tin liên lạc được cải tiến, các đội đặc nhiệm không chỉ có thể độc lập sử dụng rốc két tấn công bất ngờ tiêu diệt chúng, mà họ còn có thể liên lạc gọi các máy bay chiến đấu của liên quân can thiệp, không kích. Cục diện chiến lược vì vậy đã có sự thay đổi lớn, lực lượng bộ đội tên lửa của Iraq không còn dám nghênh ngang cơ động trên đường quốc lộ. Được sự phối hợp của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, đặc nhiệm Anh đã thành công trong việc ép lực lượng tên lửa Iraq tại miền Tây phải lui dần về miền Đông, cuối cùng là rút ra khỏi tầm bắn hiệu quả với Israel.