Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: star trong 19 Tháng Tư, 2012, 10:34:12 pm



Tiêu đề: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: star trong 19 Tháng Tư, 2012, 10:34:12 pm
Nhân việc đọc các bài gần đây trong topic, em cũng tỉm đọc thêm một số tài liệu trên mạng và hiểu thêm một chút về luồng lửa phụt ra từ sau đuôi máy bay khi thực hiện đốt tăng lực. Em sẽ trình bày các ý chính cơ bản nhất ở phía dưới. Do đây không phải là chuyên ngành của em, và tài liệu em đọc là tài liệu tiếng Anh nên có thể có chỗ không được chính xác về nội dung hoặc khi dịch thuật ngữ sang tiếng Việt, trong trường hợp đó thì xin nhờ các bác chỉnh sửa giúp.

Hai tấm hình minh họa phía dưới em chụp lại từ 1 clip mô phỏng hoạt động của động cơ tuabin phản lực tại:
http://www.mekanizmalar.com/turbojet_with_afterburner.html
====

Động cơ của máy bay Mig-21 thuộc loại động cơ tuabin phản lực, hoạt động dựa trên nguyên tắc hút không khí vào phía trước và phụt ra phía sau luồng khí có vận tốc cao hơn, sinh ra phản lực hướng về phía trước. Vận tốc phụt ra phía sau của luồng khí càng cao thì phản lực sinh ra càng lớn, kéo theo máy bay được gia tốc càng nhiều.

Các thành phần chính của động cơ tuabin phản lực bao gồm Cửa hút gió (Air intake), Máy nén (Compressor), Buồng đốt (Combustor), Tuabin (Turbine) và Vòi phun (Nozzle).
Bộ phận Đốt tăng lực (Afterburner) có thể có hoặc không, tùy vào mục đích sử dụng của động cơ.

Khi động cơ họat động, không khí được nén và đưa vào buồng đốt. Luồng không khí áp suất cao thoát khỏi buồng đốt ra phía sau với vận tốc lớn => phản lực sinh ra và hướng về phía trước. Luồng khí này cũng đồng thời làm quay tuabin, truyền động vận hành máy nén.

Như vậy, trong điều kiện động cơ hoạt động bình thường, ta không nhìn thấy ngọn lửa thoát ra phía sau động cơ, vì quá trình đốt nhiên liệu chỉ được thực hiện trong buồng đốt.

Bộ phận Đốt tăng lực được đặt sau tuabin. Khi bật đốt tăng lực, nhiên liệu sẽ được phun thẳng vào luồng khí nóng phía sau tuabin (trước khi thoát ra khỏi vòi phun). Nhiên liệu cháy sẽ tăng nhiệt độ luồng không khí => tăng áp suất luồng không khí => vận tốc của luồng khí thoát về phía sau cao hơn => phản lực sinh ra lớn hơn => gia tốc lớn hơn => vận tốc máy bay tăng nhanh hơn.

Một phần nhiên liệu bị cuốn ra cháy ở bên ngoài, gây ra luồng lửa phụt ra phía sau động cơ khi đốt tăng lực.


(http://i1238.photobucket.com/albums/ff481/starqsvn/VMH/Turbojet_afterburner.jpg)


Trong hình minh họa và trong trường hợp của máy bay Mig-21 là động cơ loại tuabin phản lực, tiếng Anh là turbojet, em thấy bên wiki tiếng Việt gọi là tuabin phản lực nên dùng luôn. Tuy nhiên, giải thích này cũng có thể áp dụng cho trường hợp động cơ turbofan (không rõ thuật ngữ tiếng Việt tương ứng là gì) phổ biến trong các dòng máy bay chiến đấu phản lực hiện đại, vì theo em hiểu 1 cách đơn giản nhất thì động cơ turbofan là sự kết hợp giữa động cơ turbojetbộ phận Cánh quạt. Bộ phận cánh quạt trong động cơ turbofan cũng vận hành dựa trên truyền động từ tuabin bên trong động cơ turbojet thành phần. Lực đẩy của động cơ turbofan là sự kết hợp giữa phản lực sinh ra khi giải phóng luồng khí về phía sau của phần động cơ turbojet và của bộ phận Cánh quạt (Trước em nhầm lực đẩy của bộ phận Cánh quạt là do chênh lệch áp suất không khí giữa 2 bề mặt trước và sau của cánh quạt khi cánh quạt quay, nay tự sửa lại.).
   
Ta cũng có thể để ý rằng phần lửa phụt ra phía sau cũng có hình dạng khá đặc trưng. Trong ví dụ dưới đây, một là của Mig-21 (turbojet), một là của F-16 (turbofan), luồng lửa đều có dạng “một chuỗi các đĩa tròn”. Các đĩa tròn này trong tiếng Anh gọi là “shock diamond” hoặc “Mach disk”, xuất hiện khi luồng khí có tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh và có sự chênh lệch áp suất giữa luồng khí với môi trường bên ngoài (lớn hơn hoặc nhỏ hơn). Ta có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng này trong trang web dưới đây:

http://www.aerospaceweb.org/question/propulsion/q0224.shtml

 
(http://www.aviaworld.com/photo/Slovak%20Air%20Force/slides/Mikoyan-Gurevich%20MiG-21%20Fishbed%20-%20MiG-21MF%20.jpg)

(http://www.sky-flash.com/speed/026.jpg)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Tư, 2012, 11:27:05 pm
Turbojet và turbofan thường được Việt hóa là động cơ tuabin phản lực 1 luồng và 2 luồng.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: star trong 20 Tháng Tư, 2012, 12:21:24 am
Turbojet và turbofan thường được Việt hóa là động cơ tuabin phản lực 1 luồng và 2 luồng.

Cảm ơn chiangshan đã trả lời về thuật ngữ.
Nhưng anh cũng hỏi thêm 1 chút về lý do dịch turbofan thành động cơ tuabin phản lực 2 luồng.
Câu hỏi liên quan đến "lực đẩy của bộ phận Cánh quạt trong động cơ turbofan "chủ yếu" sinh ra do đâu" ?

Đặt cách dịch này vào ngữ cảnh:
turbojet = phản lực 1 luồng (1 luồng khí sinh phản lực)
(nếu gọi) turbofan = phản lực 2 luồng
(thì) => động cơ turbofan có 2 luồng khí sinh phản lực ?

1. Nếu lực đẩy này là chủ yếu là do cánh quạt nén khí, giải phóng khối khí về phía sau với vận tốc cao hơn phía trước để sinh ra phản lực (tương tự như trong động cơ turbojet, chỉ khác về phương pháp làm tăng áp suất khối khí) => cách dịch như vậy rất hay và chính xác.
2. Nếu lực đẩy do bộ phận Cánh quạt sinh ra chủ yếu là do sự chênh lệch áp suất giữa 2 bề mặt của cánh quạt khi quay (theo định luật Bécnuli), giống như trường hợp lực nâng của máy bay trực thăng => anh cảm thấy cách dịch như vậy không chặt chẽ.

Tất nhiên, sự phân định 1 và 2 liên quan đến lực đẩy "chủ yếu" của phần Cánh quạt là do đâu (vì trong thực tế chắc là lực đẩy tổng hợp của phần Cánh quạt sẽ đến từ cả 2 lí do trên)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: selene0802 trong 20 Tháng Tư, 2012, 12:29:27 am
Nhân có bác phi công tiêm kích xịn tham gia diễn đàn, phát sinh khá nhiều vấn đề hỏi đáp liên quan đến kỹ thuật hàng không quân sự, nhà em mạn phép lập topic này để dành chỗ cho các câu hỏi về kỹ thuật hàng không quân sự (và cả dân sự nữa).
 


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: beyondman97 trong 20 Tháng Tư, 2012, 08:52:37 pm
Các bác cho em hỏi ở các loại máy bay chở khách hay máy bay ném bom (vận tải), phần cánh và phần thân máy bay liên kết với nhau như thế nào mà cánh máy bay có thể chịu được tải trọng lớn như vậy (trọng lượng bản thân của cánh và trọng lượng của khối tuabin đi kèm)? em xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: star trong 21 Tháng Tư, 2012, 03:27:44 pm
Turbojet và turbofan thường được Việt hóa là động cơ tuabin phản lực 1 luồng và 2 luồng.
Cảm ơn chiangshan đã trả lời về thuật ngữ.
Nhưng anh cũng hỏi thêm 1 chút về lý do dịch turbofan thành động cơ tuabin phản lực 2 luồng.
Câu hỏi liên quan đến "lực đẩy của bộ phận Cánh quạt trong động cơ turbofan "chủ yếu" sinh ra do đâu" ?

@chiangshan: anh tìm đọc thêm tài liệu về động cơ turbofan, ví dụ tại các trang sau:
http://www.grc.nasa.gov/WWW/k-12/airplane/turbfan.html
http://www.pw.utc.com/about_us/engine_education/turbofan_engine.asp

thì thấy là trong động cơ turbofan, bộ phận "Cánh quạt" thực tế cũng hoạt động như một máy nén khí, do đó lực đẩy của bộ phận Cánh quạt trong động cơ turbofan sinh ra do  "cánh quạt nén khí, giải phóng khối khí về phía sau với vận tốc cao hơn phía trước, sinh ra phản lực"

Anh thấy cách dịch động cơ turbofan thành "động cơ tuabin phản lực 2 luồng" là rất hay và chính xác.



(http://www.grc.nasa.gov/WWW/k-12/airplane/Images/turbfan.gif)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: tuvidao2011 trong 21 Tháng Tư, 2012, 11:53:19 pm
Cho em hỏi một chút : F-16 có được thiết kế dựa trên các thiết kế khí động lực học của MiG-21 không ạ?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Năm, 2012, 10:41:33 pm
Các bác cho tôi hỏi (hỏi nghiêm túc, mặc dù nội dung có thể là "ngô nghê") :

- Khi ở trên mặt đất, trên sân bay các máy bay (máy bay chiến đấu như các loại MIC, ... hoặc các máy bay dân dụng) có tự mình rẽ trái, rẽ phải hoặc đi giật lùi được không hay bắt buộc phải có xe lai dắt ?

- Ở MIG 21 khi cất cánh 1 phi công giả sử nặng 50Kg, khi cất cánh trung bình sẽ nặng là bao nhiêu :
     + Cất cánh thường
     + Cất cánh dùng tên lửa bổ trợ cất cánh, trong trường hợp này người lái có hay bị ngất (ngắn) vì quá  tải không ?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: selene0802 trong 03 Tháng Năm, 2012, 11:00:57 pm
Trả lời 1 phần câu hỏi của bác Giangtvx  ;D
Trích dẫn
Khi ở trrên mặt đất, trên sân bay các máy bay (máy bay chiến đấu như các loại MIC, ... hoặc các máy bay dân dụng) có tự mình rẽ trái, rẽ phải hoặc đi giật lùi được không hay bắt buộc phải có xe lai dắt ?
http://www.youtube.com/watch?v=-bzX8YaMs-w

Hoặc lúc cất cánh

http://vimeo.com/19813020


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: tvm303 trong 04 Tháng Năm, 2012, 01:10:04 pm
Các bác cho tôi hỏi (hỏi nghiêm túc, mặc dù nội dung có thể là "ngô nghê") :

- Khi ở trên mặt đất, trên sân bay các máy bay (máy bay chiến đấu như các loại MIC, ... hoặc các máy bay dân dụng) có tự mình rẽ trái, rẽ phải hoặc đi giật lùi được không hay bắt buộc phải có xe lai dắt ?

- Ở MIG 21 khi cất cánh 1 phi công giả sử nặng 50Kg, khi cất cánh trung bình sẽ nặng là bao nhiêu :
     + Cất cánh thường
     + Cất cánh dùng tên lửa bổ trợ cất cánh, trong trường hợp này người lái có hay bị ngất (ngắn) vì quá  tải không ?

Em là dân ngoại đạo nhưng cũng mạn phép mon men trả lời câu hỏi của bác.
Máy bay kể cả dân dụng thì taxi thì có thể tiến và lùi thoải mái, tự nó hoàn toàn làm được. Tuy nhiên, nếu em nhớ không lầm thì động tác lùi thì phải có xe lai dắt. Đối với sân bay quân sự, rộng rãi thì tự chạy thoải mái, nhưng mà đối với anh dân dụng, đặc biệt là từ terminal ra đường lăn, thì thường phải có lai dắt, đẩy lùi ra rồi sau đó ra đường lăn rồi thì tự taxi ra đường cất.
Câu hỏi 2, em không biết cụ thể lắm. Tuy nhiên, gia tốc khi cất cánh của máy bay chiến đầu được giảm nhờ một phần vào quần áo điều áp của phi công. Với cả theo em, gia tốc lúc cất cánh chưa đủ cao để làm phi công ngất được vì nếu như thế, mấy ông cất cánh có trợ giúp như dùng máy phóng trên TSB chắc là ngất hết. Gia tốc cao nhất chắc là khi thao diễn những động tác khó ở tốc độ cao, đấy mới là lúc đáng sợ và làm phi công có nguy cơ ngất do kéo G cao quá. Hình như nhiều loại máy bay cũng giới hạn khả năng kéo G do sợ phi công không để ý mà kéo cao quá dẫn đến ngất.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: Trần Anh trong 18 Tháng Năm, 2012, 04:07:00 pm
Các bác cho em hỏi (tuy hơi gà):
+Gia tốc tối đa mà một phi công có thể chịu là bao nhiêu? (hôm qua đi chém gió với bạn em, có đứa bảo là gia tốc tối đa a max= 5 g =5*9.8 (m/s^2))
+Em xem phim hồi chiến tranh chống Mĩ, phi công Mĩ họ ăn cái thanh thức ăn bé tí, mà chỉ cần ăn 1 chút thôi, các bác cho em hỏi loại thức ăn đó là gì?
 


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Năm, 2012, 12:18:45 am
Các bác cho em hỏi (tuy hơi gà):
+Gia tốc tối đa mà một phi công có thể chịu là bao nhiêu? (hôm qua đi chém gió với bạn em, có đứa bảo là gia tốc tối đa a max= 5 g =5*9.8 (m/s^2))
+Em xem phim hồi chiến tranh chống Mĩ, phi công Mĩ họ ăn cái thanh thức ăn bé tí, mà chỉ cần ăn 1 chút thôi, các bác cho em hỏi loại thức ăn đó là gì?
 
Gia tốc quá tải tối đa mà phi công có thể chịu được tùy thuộc thể trạng, sức khoẻ, kinh nghiệm và trang thiết bị bảo hộ bay. Ngưỡng chịu gia tốc quá tải của phi công là trạng thái mất kiểm soát ý thức tạm thời (ngất do gia tốc quá tải = G-LOC). Nếu phi công có thể trạng tốt, sức khỏe khi thực hành bay bình thường, có kinh nghiệm bay gia tải và được trang bị quần áo kháng áp thì có thể chịu được mức gia tốc quá tải tối đa từ 8 tới 9g. Trong các bài bay tập khu vực thông thường như thao tác nhào lộn khoan ngang, khoan đứng, phi công ta chịu mức gia tốc quá tải khoảng 5 tới 6g là đã cảm thấy tối tăm mặt mũi rồi 8)

Thức ăn tuýp chỉ dùng cho phi công vũ trụ và phi công máy bay do thám tầng cao của Mĩ khi hoạt động thời gian dài trên không. Do mặc bộ đồ bay cao không, phi công phải ăn thức ăn nghiền đựng trong ống tuýp qua vòi hút gắn trên mũ bay. Mĩ có 3 loại tuýp thức ăn nghiền sẵn là: tuýp lót dạ, tuýp hoa quả và tuýp tráng miệng.

Các loại tuýp đựng thức ăn nghiền sẵn dùng cho phi công lái máy bay do thám U2 của Mĩ (nsrdec.natick.army.mil)
(http://nsrdec.natick.army.mil/media/fact/food/TubeFood2.jpg)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: lang trong 19 Tháng Năm, 2012, 07:49:51 am
Có bác nào biết tí gì về con Ilyushin Il-102 này không, là hậu duệ của IL-2 nổi tiếng. Vậy mà cuối cùng lại thua Su-25 trong cuộc chạy đua cường kích cho Nga sau này

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e0/I%C5%81-102_NTW_3_95_1.jpg/800px-I%C5%81-102_NTW_3_95_1.jpg)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ilyushin_Il-102


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 08 Tháng Sáu, 2012, 11:32:24 am
hehe, nhờ chú @phicongtiemkich hay là tồng chí @huyphongssi giải thích hộ cho cháu (mình) là cánh tà là cánh nào, nằm ở đâu trên cánh máy bay. Nếu có hình minh họa được thì quá tốt. Cháu thắc mắc lâu rồi bây giờ mới nhớ ra để hỏi các chú "giặc lái" . Cháu cám ơn trước ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Sáu, 2012, 08:38:15 pm
hehe, nhờ chú @phicongtiemkich hay là tồng chí @huyphongssi giải thích hộ cho cháu (mình) là cánh tà là cánh nào, nằm ở đâu trên cánh máy bay. Nếu có hình minh họa được thì quá tốt. Cháu thắc mắc lâu rồi bây giờ mới nhớ ra để hỏi các chú "giặc lái" . Cháu cám ơn trước ạ.
Cánh tà được nói tới trong các khẩu lệnh chỉ huy bay và thao tác thu, thả cánh tà của phi công được gọi là cánh tà sau (tiếng Nga là закрылок, tiếng Anh là flap). Cánh tà là 1 phần tử khí động học nằm ở cạnh sau và sát gốc cánh máy bay, giữ chức năng thay đổi hình dạng cánh chính qua góc thả tà để tăng giảm lực nâng khí động của cánh.

Cánh tà sau bên cánh trái đang trong vị trí thả của chiếc Mig-21PF (topedge.com)
(http://www.topedge.com/panels/aircraft/sites/kraft/21flap2.jpg)

Cánh tà là phần tử khí động số 19 trên hình Mig-21F-13 phía dưới (hobbyport.ru)
(http://hobbyport.ru/mkmagazin/avia/mig_21f_13_2.gif)

Thiết kế và sơ đồ động học của cánh tà Mig-21 (aviatoru.at.ua)
(http://aviatoru.at.ua/_fr/7/1503399.jpg)

Chiếc mig-21bis số hiệu 5284 của Đoàn Sao đỏ đang thả cánh tà khi bay ngang đài gần vào hạ cánh tại sân bay quân sự Nội Bài (gearphoto@jetphotos.net)
(http://images3.jetphotos.net/img/1/9/8/9/42752_1251621989.jpg)



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 08 Tháng Sáu, 2012, 10:46:34 pm
Cám ơn tồng chí @phóng sịt. Nhân tiện cho mình hỏi lần cuối là thả cánh tà thì tăng lực nâng của cánh chính máy bay có đúng không? Và trong các hình máy bay đời mới hiện nay thì mình thấy phần trước cánh chính đối diện với cánh tà qua trục chính cánh máy bay hay cụp xuống 1 góc. Nếu coi cánh máy bay hiện đại ngày nay là tam giác vuông thì nó chính là cạnh huyền đối diện với cánh tà. Vậy có khi nào nó nằm thẳng với toàn bộ cánh máy bay không và tác dụng của việc cụp xuống 1 góc như thế tác động thế nào với máy bay ( nó giúp tăng giảm lực nâng như thế nào trong quá trình bay và cất , hạ cánh ). Cám ơn đồng chí trước nhé, cũng vì theo như đồng chí mới nhận là người nhà trời nên mình mới hỏi câu này để giải đáp thăc mắc lâu nay của mình. :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Sáu, 2012, 12:12:03 pm
Cám ơn tồng chí @phóng sịt. Nhân tiện cho mình hỏi lần cuối là thả cánh tà thì tăng lực nâng của cánh chính máy bay có đúng không? Và trong các hình máy bay đời mới hiện nay thì mình thấy phần trước cánh chính đối diện với cánh tà qua trục chính cánh máy bay hay cụp xuống 1 góc. Nếu coi cánh máy bay hiện đại ngày nay là tam giác vuông thì nó chính là cạnh huyền đối diện với cánh tà. Vậy có khi nào nó nằm thẳng với toàn bộ cánh máy bay không và tác dụng của việc cụp xuống 1 góc như thế tác động thế nào với máy bay ( nó giúp tăng giảm lực nâng như thế nào trong quá trình bay và cất , hạ cánh ). Cám ơn đồng chí trước nhé, cũng vì theo như đồng chí mới nhận là người nhà trời nên mình mới hỏi câu này để giải đáp thăc mắc lâu nay của mình. :)
(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=24370.0;attach=19165;image)
Thứ nằm phía cạnh trước cánh đấy là cánh tà trước (tiếng Nga là предкрылок, tiếng Anh là slat hoặc leading-edge flap). Các loại máy bay tiêm kích họ nhà Su của Vn như Su-22/27/30 đều có cánh tà trước (Su-22 cánh tà trước nằm ở cạnh trước cánh xoay).

Chiếc Su-22M số hiệu 5814 thả cánh tà sau và cánh tà trước khi vào hạ cánh (nguồn trên ảnh)
(http://i1086.photobucket.com/albums/j442/BuiTuanKhiem_VietnamAirSpotters/SU22_5814_2.jpg)

Giống như cánh tà sau, cánh tà trước là phần tử khí động có chức năng gia tăng lực nâng cho cánh chính máy bay khi máy bay bay ở tốc độ chậm và giúp giảm chiều dài chạy/xả đà khi máy bay cất hạ cánh.

Nôm na nó vận hành như này: Cánh tà trước và cánh tà sau của máy bay được vận hành đồng bộ với nhau. Khi máy bay bay ở tốc độ thấp hoặc khi cất hạ cánh, cánh tà trước được bẻ nghiêng hướng xuống dưới làm tăng độ dày cạnh trước cánh, qua đó biến đổi phân bố áp suất trên và dưới mặt cánh chính để làm tăng lực nâng. Khi bay ở tốc độ cao (cận âm, vượt âm), cánh tà trước được khép thẳng với trục gốc cánh.

Pòlút à, không phải mọi thứ liên quan tới kĩ thuật hàng không đều bắt buộc người nhà giời phải biết, trừ những vấn đề liên quan tới khai thác vận hành loại tàu mà các người nhà giời được giao khai thác hoặc huấn luyện chuyển loại. Cũng như kiến thức kĩ thuật hàng không thì không chỉ có người nhà giời mới biết, mà còn nhiều con giời khác ở dưới đất bị buộc phải biết hoặc cũng sẽ biết nếu chịu khó tìm hiểu 8) Vậy nếu có gì liên quan tới kĩ thuật hàng không mà Pòlút muốn tìm hiểu thì cứ đưa lên đây. Nếu anh Huyphong biết và không mắc công chuyện sẽ giả nhời ngay. Còn thứ anh huyphong không biết hoặc mắc công chuyện thì các thủ trưởng, các tồng chí khác sẽ vào giúp giả nhời nhá.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: Trần Anh trong 15 Tháng Sáu, 2012, 09:19:59 am
Nhân lúc bác lang hỏi về Ilyushin Il-102 ,các sếp cho em xin ít thông tin (trừ Wikipedia nhé) về máy bay, chính xác là dự án Mig 1.44 trong huyền thoại ;D ;D


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: maxttien trong 15 Tháng Sáu, 2012, 10:29:38 am
Nhân lúc bác lang hỏi về Ilyushin Il-102 ,các sếp cho em xin ít thông tin (trừ Wikipedia nhé) về máy bay, chính xác là dự án Mig 1.44 trong huyền thoại ;D ;D
Theo như em được biết thì 2 dự án Mig-1.44 và su-47 đều chỉ là các mẫu thử công nghệ cho Gen-5 đấu có gì gọi là huyền thoại đâu.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: Trần Anh trong 15 Tháng Sáu, 2012, 10:55:26 am
Nhân lúc bác lang hỏi về Ilyushin Il-102 ,các sếp cho em xin ít thông tin (trừ Wikipedia nhé) về máy bay, chính xác là dự án Mig 1.44 trong huyền thoại ;D ;D
Theo như em được biết thì 2 dự án Mig-1.44 và su-47 đều chỉ là các mẫu thử công nghệ cho Gen-5 đấu có gì gọi là huyền thoại đâu.
Em quên phải là "huyền thoại", ý em nó là thâm cung bí sử đó. ;D


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Sáu, 2012, 09:14:12 pm
Nhân lúc bác lang hỏi về Ilyushin Il-102 ,các sếp cho em xin ít thông tin (trừ Wikipedia nhé) về máy bay, chính xác là dự án Mig 1.44 trong huyền thoại ;D ;D
Theo như em được biết thì 2 dự án Mig-1.44 và su-47 đều chỉ là các mẫu thử công nghệ cho Gen-5 đấu có gì gọi là huyền thoại đâu.
Em quên phải là "huyền thoại", ý em nó là thâm cung bí sử đó. ;D

Đây Trần Anh vào đây nhờ ông GÚC xem đỡ.

http://www.airwar.ru/enc/xplane/mfi.html


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: lang trong 18 Tháng Sáu, 2012, 10:19:46 am
Các bác giải độc hộ em tí, chẳng là xem trên mạng thì có quá nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, nào là Mig-25 "ảnh hưởng" từ A-5/RA-5, rồi thì F-15 "cóp nhặt" từ MiG-25 qua sự kiện Belenko. 3 loại này cũng sử dụng kiểu cánh cao và cửa ống hút gió dạng nêm. Ở A-5 và Mig-25 cả 2 máy bay đều có cùng cách bố trí (A-5 thoạt tiên cũng được thiết kế với 2 cánh đứng ở phía đuôi)

(http://img.photobucket.com/albums/v699/xu-an/a-5_mig-25_f-15_front.jpg)

Vậy thực sự là do tình báo, hay các nhà vật lý học toán học, khí động học... của Nga Mỹ tình cờ gặp nhau trong thiết kế  ???


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: NGOCUONG trong 27 Tháng Sáu, 2012, 12:22:10 am
Bổ sung cho bác Star

Về động cơ phản lực cho máy bay còn một loai nữa là Ramjet (ngày xưa em được dạy dịch là "động cơ phản lực dòng khí thẳng", khôhg biết các bác dịch là gì, cho em biết với!)
Ban đầu động cơ chỉ là một ống rỗng có hệ thống vòi phun nhiên liệu mà thôi
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/estatorreactor.jpg)
và chiếc đầu tiên xử dụng loại động cơ này:
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/WH2-2RAF024ah280.jpg)

Sau đó người ta cải tiến để giảm áp suất trong buồng đốt khi bay với tốc độ siêu âm
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/472px-Ramjet_operationsvg.png)

Dù cho cấu tạo đơn giản hơn nhiều so với động cơ Turbin nhưng độngcơ Ramjet thường chỉ được dùng cho tên lửa mà rất ít sử dụng cho máy bay bởi động cơ này không thể hoạt động khi đứng yên (vận tốc tối thiểu để hoạt động là 162 km/h) vì vậy phải có một động cơ khác kéo nó đến vận tốc đó.
Gần đây có hai loại máy bay sử dụng loại động cơ này, đó là
X47 B
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/hyper-x-1.gif)

và SR 71 với loại động cơ lai Turboramjet
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/turboestatorreactor.jpg)
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/Lockheed_SR-71_Blackbird.jpg)


Nguồn
http://en.wikipedia.org/wiki/Ramjet
http://www.postiar.com/post/25250/a-motorcito-that-no-walk-fly.html


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 28 Tháng Sáu, 2012, 08:05:34 am
Các bác giải độc hộ em tí, chẳng là xem trên mạng thì có quá nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, nào là Mig-25 "ảnh hưởng" từ A-5/RA-5, rồi thì F-15 "cóp nhặt" từ MiG-25 qua sự kiện Belenko. 3 loại này cũng sử dụng kiểu cánh cao và cửa ống hút gió dạng nêm. Ở A-5 và Mig-25 cả 2 máy bay đều có cùng cách bố trí (A-5 thoạt tiên cũng được thiết kế với 2 cánh đứng ở phía đuôi)

(http://img.photobucket.com/albums/v699/xu-an/a-5_mig-25_f-15_front.jpg)

Vậy thực sự là do tình báo, hay các nhà vật lý học toán học, khí động học... của Nga Mỹ tình cờ gặp nhau trong thiết kế  ???
Đúng là tồng chí bị dính độc nặng quá rồi ;D


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: tamking trong 04 Tháng Bảy, 2012, 02:57:54 pm
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/WH2-2RAF024ah280.jpg)

Đây là V-1 của người Đức - tên lửa đường đạn đầu tiên


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: lang trong 13 Tháng Bảy, 2012, 08:56:15 am
V-1 có thể xem là tên lửa hành trình tượng tự như Tomahawk, Club và Brahmos không ạ ?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: Sonviet trong 15 Tháng Tám, 2012, 12:46:50 pm
Nhân có bác phi công tiêm kích xịn tham gia diễn đàn, phát sinh khá nhiều vấn đề hỏi đáp liên quan đến kỹ thuật hàng không quân sự, nhà em mạn phép lập topic này để dành chỗ cho các câu hỏi về kỹ thuật hàng không quân sự (và cả dân sự nữa).
 

Turbojet và turbofan thực chất đều là động cơ phản lực, tuy nhiên turbojet là dùng thẳng lực đẩy sau turbin để đẩy máy bay về phía trước, con turbofan là thêm 1 tuốc bin nữa đằng sau để kéo vòng Fan phía trước động cơ để đẩy máy bay.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: gangthep trong 24 Tháng Tám, 2012, 10:18:28 pm
Các bác cho em hỏi 1 câu hơi vớ vẩn thế này ;D ;D.
Em thấy như xe chạy trên đường thì người ta đếm số vòng quay của bánh xe rồi hiển thị tốc độ thực của xe cho người lái.Vậy máy bay bay trên không trung thì người ta đo vận tốc thực của máy bay kiểu gì ?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: selene0802 trong 24 Tháng Tám, 2012, 10:36:40 pm
Các bác cho em hỏi 1 câu hơi vớ vẩn thế này ;D ;D.
Em thấy như xe chạy trên đường thì người ta đếm số vòng quay của bánh xe rồi hiển thị tốc độ thực của xe cho người lái.Vậy máy bay bay trên không trung thì người ta đo vận tốc thực của máy bay kiểu gì ?
Bằng ống pitot, người ta đo tốc độ dòng khí chạy bên trong ống với công thức: vận tốc dòng khí bằng hệ số ống pitot nhân với căn của (2 lần áp suất chênh lệch chia mật độ khí trong ống).
Cái ống này thì bác có thể để ý cái que ở đằng mũi của mig-21, nó là ống không tốc đấy

(http://www.arcair.com/awa01/101-200/awa153-Mig21MF/images%20Percy%20Olson/MiG-21J_Intake_and_pitot_tube.jpg)





Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangviet0709 trong 24 Tháng Tám, 2012, 11:08:06 pm
(http://i208.photobucket.com/albums/bb28/BAPNGO/WH2-2RAF024ah280.jpg)

Đây là V-1 của người Đức - tên lửa đường đạn đầu tiên
V-1 là tên lửa hành trình chứ nhỉ
V-2 mới là tên lửa đường đạn

(http://www.missilethreat.com/repository/imgLib/v-2%20big%20mda.jpg)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: Nguyen_Hoang_Truong trong 27 Tháng Tám, 2012, 03:30:21 pm
Quả hành trình V-1 có một cách "dẫn đường" ngộ nghĩnh là khoảng cách bay được đo bằng cái cánh quạt nhỏ ở mũi nó (các bác xem hình), khi cái cánh quạt đó quay đủ là hệ thống nhiên liệu và hệ thống lái sẽ bị khóa lại,cánh tà lưng được giơ lên và tên lửa bắt đầu...rơi
(http://battlefield-site.co.uk/V1cutaway.gif) (http://battlefield-site.co.uk/v_weapons.htm)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: nguyenduong501 trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 05:23:20 pm
Các anh cho em hỏi trình độ Việt Nam đã đủ khả năng tạo ra 1 động cơ phản lực tự dựa trên trình độ công nghệ của riêng mình chưa?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:01 pm
Các anh cho em hỏi trình độ Việt Nam đã đủ khả năng tạo ra 1 động cơ phản lực tự dựa trên trình độ công nghệ của riêng mình chưa?
Rồi em ạ. Vấn đề em cần hỏi là động cơ gì thôi 8)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: nguyenduong501 trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 12:24:48 pm
Các anh cho em hỏi trình độ Việt Nam đã đủ khả năng tạo ra 1 động cơ phản lực tự dựa trên trình độ công nghệ của riêng mình chưa?
Rồi em ạ. Vấn đề em cần hỏi là động cơ gì thôi 8)
Nói chung là 2 đông cơ Mig 21 và Su 22 VN đã tự chủ tạo ra được 1 đông cơ lắp trên máy bay chưa anh ?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: gangthep trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 11:58:50 pm
Nói chung là 2 đông cơ Mig 21 và Su 22 VN đã tự chủ tạo ra được 1 đông cơ lắp trên máy bay chưa anh ?

Theo mình biết thì chưa được đâu bạn ạ;D


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: nguyenduong501 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:34:25 pm
Nói chung là 2 đông cơ Mig 21 và Su 22 VN đã tự chủ tạo ra được 1 đông cơ lắp trên máy bay chưa anh ?

Theo mình biết thì chưa được đâu bạn ạ;D
Mình cũng nghĩ vậy nếu VN đã chế tạo thành công 1 động cơ thì báo đài đã đăng um sùm rồi .


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: bichngoc trong 09 Tháng Giêng, 2013, 09:02:55 pm
Như anh hàng sóm to như vậy mà còn phải mua lại của Nga kìa bạn


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 10 Tháng Giêng, 2013, 10:59:22 am
Xin hỏi các bác là đuôi đứng dạng chữ T của IL-476 và đuôi đứng của Y-20, C-17, A-400M loại thiết kế nào cho hiệu quả ưu việt nhất về khí động học ?

IL-476
(http://media.englishrussia.com/112012/il476/il476-19.jpg)

C-17
(http://3.bp.blogspot.com/_d1ON6UeaFXY/TFGVO510CVI/AAAAAAAACWo/1JUnWZ_px4c/s1600/P1040167.JPG)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Giêng, 2013, 09:04:05 pm
Xin hỏi các bác là đuôi đứng dạng chữ T của IL-476 và đuôi đứng của Y-20, C-17, A-400M, Yun-20 loại thiết kế nào cho hiệu quả ưu việt nhất về khí động học ?
Tầu bay có cánh lái độ cao gắn cao trên đuôi đứng dạng chữ T như mấy loại vận tải cơ mà em đề cập có nhược điểm là khi vào chiếm góc tấn lớn, cánh lái độ cao rơi vào dòng khí nhiễu loạn do cánh chính tạo ra làm nó suy giảm lực nâng và thân tầu bay bị bập bềnh khi cố hồi phục hiện tượng suy giảm lực nâng. Để tăng khả năng khống chế suy giảm lực nâng cánh lái độ cao do góc tấn lớn ở tốc độ tiếp cận hạ cánh của tầu bay, ngành kĩ thuật hàng không sử dụng giải pháp tạo thanh phá dòng phía trên mặt cánh lái độ cao.

(http://i.imgur.com/jTHEz.jpg)

Các tầu bay thế hệ cũ như C-5 Galaxy, C-141 Starlifter và IL-76/476, phía trước cánh lái độ cao được gắn thêm mũi phá dòng. Còn các tầu bay vận tải thế hệ mới như Y-20, C-17, A-400M, Yun-20 chọn giải pháp phá dòng bằng cách nâng cao sống đuôi đứng trên cạnh trước cánh lái độ cao. Ưu điểm của giải pháp thứ 2 là thanh phá dòng có thiết kế gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo công năng phá dòng cánh lái độ cao trong cùng góc tấn cần khống chế so với mũi phá dòng vươn ra phía trước đuôi đứng. Nếu rành lượng giác, em sẽ thấy mối liên hệ giữa góc tấn với tỉ lệ tăng giảm giữa cạnh đối (giải pháp 2) và cạnh kề (giải pháp 1).


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 11 Tháng Giêng, 2013, 09:21:27 am
Hiện nay các dòng máy bay dân dụng đều chế tạo theo kiểu T-tail giống trên máy bay C-17 vì nó kinh tế hơn kiểu thanh phá dòng trong chế tạo lẫn vận hành. Tuy nhiên em lại có  thắc mắc là :

- Tại sao người Nga không thiết kế lại đuôi đứng dạng chữ T giống C-17 cho kinh tế mà lại vẫn giữ nguyên kiểu cũ trên IL-476 ? ;D



 


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Giêng, 2013, 05:40:21 pm
Hiện nay các dòng máy bay dân dụng đều chế tạo theo kiểu T-tail giống trên máy bay C-17 vì nó kinh tế hơn kiểu thanh phá dòng trong chế tạo lẫn vận hành. Tuy nhiên em lại có  thắc mắc là :

- Tại sao người Nga không thiết kế lại đuôi đứng dạng chữ T giống C-17 cho kinh tế mà lại vẫn giữ nguyên kiểu cũ trên IL-476 ? ;D
Thay đổi 1 thứ vốn đã là thiết kế tối ưu của IL-76 so với yêu cầu nhiệm vụ của IL-476 là điều không nên làm, nhất là khi người mua (BQP Nga) chỉ đặt ra gói hiện đại hóa động cơ, khí tài và thiết bị hàng không trên dây chuyền chế tạo khung vỏ IL-76MD theo công nghệ sẵn có với giá bỏ thầu tối thiểu.

Với đuôi chữ T dạng C-17 thì người Nga họ đã làm đầy ra với các dòng máy bay vận tải tầm trung dòng IL và Tu, thừa ra còn đem xuất khẩu công nghệ thiết kế cho cả HAL của Ấn trong đề án MTA lẫn Xian của TQ trong đề án Y-20. Em rảnh tìm hiểu coi thêm nha.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 12 Tháng Giêng, 2013, 10:35:50 am

Thay đổi 1 thứ vốn đã là thiết kế tối ưu của IL-76 so với yêu cầu nhiệm vụ của IL-476 là điều không nên làm, nhất là khi người mua (BQP Nga) chỉ đặt ra gói hiện đại hóa động cơ, khí tài và thiết bị hàng không trên dây chuyền chế tạo khung vỏ IL-76MD theo công nghệ sẵn có với giá bỏ thầu tối thiểu.

Với đuôi chữ T dạng C-17 thì người Nga họ đã làm đầy ra với các dòng máy bay vận tải tầm trung dòng IL và Tu, thừa ra còn đem xuất khẩu công nghệ thiết kế cho cả HAL của Ấn trong đề án MTA lẫn Xian của TQ trong đề án Y-20. Em rảnh tìm hiểu coi thêm nha.

Cái dự án Y-20 là Trung Quốc hợp tác với Ukraine thông qua tổ hợp Antonov,  Ukraine đã giúp Trung Quốc thiết kế wingleg cho ARJ-21, rồi Y-9, L-15,...  chứ không phải hợp tác với Nga ;D


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Giêng, 2013, 07:15:19 pm
Thế hả em? Chắc em đọc phải mấy suy đoán tào lao ở đâu đó rồi. Qua tay trợ lí của tổng công trình sư D.Kiva khi sang ta chào hàng An-148-100B năm rồi, anh Huyphong biết rõ Viện Antonov của Uy kiên nỏ có giúp gì thiết kế từ cánh vuốt (winglet) tới khấu đuôi cho Y-20 của Tq cả. Mẫu Y-20 về cơ bản dùng thiết kế khí động lực học loại IL-76 của Viện ILyushin, thêm 1 số tiểu tiết cánh vuốt và khấu đuôi mượn ý tưởng từ thiết kế Boeing C-17 đã được ILyushin hóa.

Em cứ coi 2 sản phẩm đương đại của Viện Antonov là An-148-100 và của Viện ILyushin là MTA để thấy sự khác biệt thiết kế đã được Viện Tây an tiếp thu thế nào nhé.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 12 Tháng Giêng, 2013, 08:28:06 pm
Thế hả em? Chắc em đọc phải mấy suy đoán tào lao ở đâu đó rồi. Qua tay trợ lí của tổng công trình sư D.Kiva khi sang ta chào hàng An-148-100B năm rồi, anh Huyphong biết rõ Viện Antonov của Uy kiên nỏ có giúp gì thiết kế từ cánh vuốt (winglet) tới khấu đuôi cho Y-20 của Tq cả. Mẫu Y-20 về cơ bản dùng thiết kế khí động lực học loại IL-76 của Viện ILyushin, thêm 1 số tiểu tiết cánh vuốt và khấu đuôi mượn ý tưởng từ thiết kế Boeing C-17 đã được ILyushin hóa.

Em cứ coi 2 sản phẩm đương đại của Viện Antonov là An-148-100 và của Viện ILyushin là MTA để thấy sự khác biệt thiết kế đã được Viện Tây an tiếp thu thế nào nhé.

- Trung Quốc có làm ra mô hình thu nhỏ IL-76 rồi đem cho vào đường hầm gió ( windtune) rồi họ thấy IL-76 có những nhược điểm đại loại như đuôi chữ T kiểu cũ có nhiều nhươc điểm nên họ chuyển sang sao chép kiểu chữ T và winglet của C-17. Tuy nhiên em vẫn có thắc mắc lớn là tại sao cả máy bay dân dụng và quân sự có chiếc được thiết kế winglet , chiếc thì không , em chỉ biết cái winglet làm dòng khí xoắn nhỏ lại, và lực cản trên cánh cũng giảm, anh Phong có thể " giải độc " câu hỏi này không  ;D
(http://ethiopiaforums.com/wp-content/uploads/2012/01/boeing-winglets.jpg)

Lập luận cá nhân phản pháo  dòng bôi đỏ của anh Phong  ;D
+Tổ hợp Antonov có dính líu tới các vụ như giúp TQ thiết kế phần cánh cho ARJ-21, rồi cả Yun-9, Motorsich thì giúp thiết kế động cơ cho trực thăng vũ trang, máy bay huấn luyên L-15, rồi các viện khác giúp đóng tàu đệm Zurb,.. thì đương nhiên họ sẽ lại dính tới chương trình máy bay vận tải hạng trung Y-20. Nghành CNQ
P Ukraine đang cần kinh phí để phát triển tuy nhiên các đơn đặt hàng của trong nước không đủ thì đương nhiên lối thoát duy nhất là hợp tác.
(http://russianplanes.net/images/to95000/094874.jpg)
+Còn Illushin thì họ dại gì giúp TQ thiết kế và hoàn thiện Y-20 dù rằng ban đầu TQ sẽ nhập động cơ D-30KP2 do Nga sản xuất giống J-10 nhập Saturn Al-31 rồi sau đó lại dùng WS-10. Khi họ đủ lông đủ cánh rồi thì họ sẽ không mua IL-76MD/476 và cướp mất thị trường máy bay vận tải hạng trung giống với trường hợp Tây An Y-7, Thiểm Tây Y-8 đang thâm nhập vào cả vào thị trường Nga với mẫu MA-60 và các đối tác như Venezuela với mẫu Y-8.



Kết luận : TQ không đủ sức để chế ra một con máy bay vận tải hàng 50-60 tấn nếu không hợp tác  , thậm chí cánh của ARJ-21 cũng không thiết kế được nên đương nhiên là có bàn tay của Antonov :D

Hãng hàng không nội địa Nga " Полярные авиалинии - Polar Airlines " ký thỏa thuận với đối tác TQ
(http://www.1sn.ru/files/2497.jpg)



Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Giêng, 2013, 10:07:33 pm
Trung quốc hay bắt chước để thử sức, nhưng không phải mọi bắt chước của họ đều đem lại hiệu quả mong muốn. Nếu muốn thiết kế tầu bay vận tải với các điều kiện khai thác vận hành như IL-76 mà ôm thêm 1 vài thiết kế của C-17 thì thật nực cười.

Tầu bay vận tải thân rộng hầu hết có thiết kế cánh treo (còn gọi là cánh cao hay cánh trên) với đà cánh từ gốc tới chóp cánh chạy âm so với mặt phẳng ngang, khác với tầu bay thân hẹp cánh thấp với đà cánh dương. Cánh vuốt có hiệu quả với đà cánh dương, trong khi chẳng đem lại mấy hiệu quả cho đà cánh âm.

Mấy thứ liên hệ của em có gì đâu mà phản bác được anh Huyphong ;D

Ai đây nhỉ


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: nhaiquaiziev trong 13 Tháng Giêng, 2013, 10:05:50 am
Tầu bay vận tải thân rộng hầu hết có thiết kế cánh treo (còn gọi là cánh cao hay cánh trên) với đà cánh từ gốc tới chóp cánh chạy âm so với mặt phẳng ngang, khác với tầu bay thân hẹp cánh thấp với đà cánh dương. Cánh vuốt có hiệu quả với đà cánh dương, trong khi chẳng đem lại mấy hiệu quả cho đà cánh âm.

Tàu bay vận tải C-17 thiết kế cánh treo với đà cánh dương cùng cánh vuốt ở chóp cánh.
(http://www.flightglobal.com/airspace/media/militaryaviation1946-2006cutaways/images/12056/mcdonnell-douglas-c-17-globemaster-ii-cutaway.jpg)


Tuy nhiên, liên kết winglet vào đà cánh có vẻ phức tạp hơn đà cánh dương như A-380

(http://www.flightglobal.com/airspace/media/cutawayposters/images/14475/airbus-a380-cutaway-poster.jpg)

Trong khi kết cấu cánh của IL-76MD thì lại như thế này, rất khác với C-17 nhưng không biết nên gọi nó là đà cánh âm hay dương

(http://www.mycity-military.com/imgs2/65178_163833492_il76mf-2.gif)

IL-76 họ cũng áp dụng biện pháp dẫn nhiễu động khí ra khỏi mặt phẳng kết cấu chính của cánh nhưng là ra chóp sau cánh thay vì dùng winglet.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 13 Tháng Giêng, 2013, 02:08:24 pm
Cánh vuốt giúp tăng hiệu quả khí động khi tầu bay cất cánh chiếm độ cao và bay hành trình đường dài, nhưng bất lợi khi tầu bay vào hạ cánh ở đường băng ngắn không được chuẩn bị.

C-17 là vận tải cơ phục vụ không vận chiến lược của KQ Mĩ ở cấp độ triển khai quân toàn cầu. Cánh vuốt không giúp nhiều cho C-17 có đà cánh âm tăng hiệu quả khí động khi cất cánh chiếm độ cao, nhưng có lợi về khí động khi tầu bay bay hành trình đường dài. Đó là lí do C-17 có cánh vuốt dù đà cánh âm.

IL-76/476 phục vụ cả không vận chiến lược lẫn chiến thuật, trong đó không vận chiến thuật được nhấn mạnh tính năng hạ cánh đầy tải trên đường băng tạm hay đường lăn ngắn vừa được phục hồi. Đây là những điều kiện mà C-17 có kích cỡ và tính năng tương đương không đáp ứng được.

Vấn đề là Tq mong muốn chế tạo 1 tầu bay vận tải quân sự thân rộng nội địa có yêu cầu tính năng kĩ chiến thuật tương tự IL-76 và để phục vụ học thuyết triển khai quân không khác Nga nhiều, nhưng lại chọn các giải pháp thiết kế lai căng cho mẫu thử nghiệm Y-20 theo khái niệm Mĩ lỗi thời. Trường hợp mẫu Y-20 cũng tương tự mẫu tăng Type99.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 13 Tháng Giêng, 2013, 08:18:22 pm
C-17 vẫn có thể hạ cánh ở đường băng không chuẩn bị như hình dưới  ;D
Link hình
http://wallpapers.free-review.net/wallpapers/14/C17_Globermaster.jpg (http://wallpapers.free-review.net/wallpapers/14/C17_Globermaster.jpg)

Nhân tiện cho em hỏi là tại sao họng xả của động cơ IL-76 lại bị bẻ ra mộtbên khi ở dưới mặt đất như hình dưới ?? :D
(http://media.englishrussia.com/112011/il76tdrussiansky/il76tdrussianskyphotos-23.jpg)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 13 Tháng Giêng, 2013, 09:27:20 pm
C-17 công tử bột xuất xưởng sau IL-76 tới gần 2 chục năm không có khả năng chân trần lội ruộng đâu em. Sau khi Lxô tan, đội IL-76 cùng phi công thất nghiệp của các nước SNG sống được lay lắt qua ngày cũng là nhờ chiếc xe thồ IL-76 chạy chở hàng ở các sân bay đất nện châu Phi. Còn vận tải cơ C-17 theo con-xép Mĩ mà gặp sân đất xấu thì chỉ có chào thua, đến thả hàng bay thấp kiểu LAPES cũng chịu vì kích cỡ to quá. Công thức không vận chiến lược kiểu Mĩ thế này: C-17 cõng hàng đến 1 sân bay đẹp nằm sâu trong đất đồng minh gần nước đối tượng, rồi xuống hàng chuyển tải sang trực thăng Mi-17 hay xe Kamaz thuê của Nga chở hàng tiếp tế vào đất địch. C-17 bất đắc dĩ cũng có thể cho hạ xuống đường băng xấu để phục vụ di tản hay triệt thoái chiến thuật lực lượng Mĩ, nhưng về thì phải bỏ hoặc độ lại cũng ốm tiền.

Cái họng em hỏi là loại phanh luồng ngược (thrust reversal) phát triển từ máy bay IL-62 của Lxô. Thôi em về chuyên tâm lo ráp mô hình đi nhé 8)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 27 Tháng Giêng, 2013, 06:05:14 pm
Hoangpilot đâu nhỉ? Mẫu thử Y-20 bay thật không có cánh vuốt như hình đồ họa nhé ;D

(http://www.militaryparitet.com/editor/assets/new/+++545848485.jpg)

Hình trên có 2 chiếc C-17 và A-400M xài ảnh tương phản


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: kc135 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 09:20:38 pm
IL 76 đến giờ vẫn còn sử dụng nhân viên cơ khí trên không nữa àh?
---------------------------------------------------
1. Sử dụng tiếng Việt.
2. Bạn hỏi ai?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 28 Tháng Giêng, 2013, 07:52:03 pm
Hoangpilot đâu nhỉ? Mẫu thử Y-20 bay thật không có cánh vuốt như hình đồ họa nhé ;D

Hình trên có 2 chiếc C-17 và A-400M xài ảnh tương phản

Ý kiến cá nhân :
(http://i.imgur.com/9ly7ou6.jpg)
+ Không có wingleg do TQ phụ thuộc vào Ukraine
+ Sức tải ngang cơ với Il-76MD do dùng động cơ D-30
+ Phần mũi giống với Antonov-70
(http://imageshack.us/a/img521/4485/militairey2002992013012.jpg)
+ Số người vận hành ít hơn Il-476
+ Đuôi chữ T ưu việt hơn Il-476
+ Bánh trước không phải bánh kiểu đôi kiểu Il-76
(http://www.airteamimages.com/pics/98/98268_800.jpg)
- Tổng hợp cả phần trên lẫn dưới đây em tiếp tục bảo lưu ý kiến lần trước << Ukraine có dính líu tới Yun-20 >.> , lần này thì anh Phong sịt thua rồi ;D
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Luong-Quang-Liet-bi-mat-den-Ukraine-lam-gi/20131/52286.vnd (http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Luong-Quang-Liet-bi-mat-den-Ukraine-lam-gi/20131/52286.vnd)

Trích dẫn
Công ty chế tạo máy bay Antonov của Ukraine là đối tác nước ngoài tham gia chủ chốt trong các chương trình phát triển máy bay vận tải quân sự Trung Quốc. Các kỹ sư Ukraine tham gia tích cực vào việc phát triển các máy bay vận tải hạng trung Y-8/Y-9 (chế tạo dựa trên An-12 từng được sản xuất ở Ukraine), cũng như phát triển loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng mới Y-20.

Máy bay Y-20 mới đây được giới thiệu cho công chúng là được thiết kế trên cơ sở dự án máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-170 do hãng Antonov thiết kế nhưng không đi đến được giai đoạn thực hiện. Các kỹ sư Ukraine thực tế phụ trách nhiều giải pháp kỹ thuật then chốt ở máy bay này. Ngoài ra, Antonov còn phụ trách thiết kế cánh cho máy bay chở khách tầm khu vực ARJ-21 của Trung Quốc mà số phận không được may mắn.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 28 Tháng Giêng, 2013, 09:31:36 pm
- Tổng hợp cả phần trên lẫn dưới đây em tiếp tục bảo lưu ý kiến lần trước << Ukraine có dính líu tới Yun-20 >.> , lần này thì anh Phong sịt thua rồi ;D
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Luong-Quang-Liet-bi-mat-den-Ukraine-lam-gi/20131/52286.vnd (http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Luong-Quang-Liet-bi-mat-den-Ukraine-lam-gi/20131/52286.vnd)
Nguồn của em sao toàn thấy "phỏng đoán" với "không biết gì" thế hả Hoàng tổ lái ;D


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 05 Tháng Hai, 2013, 08:27:32 pm
Nhờ anh Phong sịt dịch hộ em cái bảng so sánh động cơ dân dụng mới của Nga so với các nước khác  ;D




Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 05 Tháng Hai, 2013, 11:06:05 pm
Nhờ anh Phong sịt dịch hộ em cái bảng so sánh động cơ dân dụng mới của Nga so với các nước khác  ;D
Lẽ ra để em đoán mò rồi anh mới vào chỉnh, nhưng anh rảnh chút chút nên làm tới luôn ;D

Bảng đó trình bày về thế hệ động cơ hàng không và máy tuốc bin khí đời mới dựa trên nền tảng tuốc bin khí cơ sở chung cho đề án "động cơ dành cho máy bay MS-21". Số liệu so sánh mẫu động cơ cơ sở PD-14 (PD-14 được viết tắt từ cụm từ: Động cơ thế hệ mới hạng 14 tấn lực đẩy) và các đề án động cơ tuốc bin phản lực hai luồng thế hệ mới (PW-1000G, RB285-70 và LEAP-X) dùng cho máy bay đường bay gần và trung bình của phương Tây:
- Đường kính quạt chính
- Công suất lực đẩy
- Tỉ số lực đẩy giữa 2 dòng
- Hệ số nén
- Công suất lực đẩy ở chế độ bay hành trình
- Suất tiêu hao nhiên liệu riêng
- Số tầng cánh máy nén
- Số tầng cánh tuốc bin
- Tổng số tầng cánh động cơ
- Số trục của động cơ
- Số vòng bi đỡ trục động cơ
- Khối lượng động cơ
- Hệ số xả thải khí nitơ mônôxit so với chuẩn Châu âu 6
- Hệ số tiếng ồn theo Chương 4 (ICAO)


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: hoangpilot trong 26 Tháng Hai, 2013, 03:33:23 pm
Trong động cơ máy bay dạng turbofan thì số  lượng tầng cánh máy nén và tầng cánh tuốc bin có ảnh hưởng như thế nào đến sức đẩy và mức tiêu hao nhiên liệu hả anh Phong ?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: huyphongssi trong 27 Tháng Hai, 2013, 08:35:20 pm
Trong động cơ máy bay dạng turbofan thì số  lượng tầng cánh máy nén và tầng cánh tuốc bin có ảnh hưởng như thế nào đến sức đẩy và mức tiêu hao nhiên liệu hả anh Phong ?

Còn tùy, nhưng nói về động cơ phản lực 2 dòng (turbofan) người ta quan tâm tới cái khác kia 8)


Tiêu đề: Kiểu bay "Rắn hổ mang" của Pugachev
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Ba, 2013, 07:00:11 pm
Nguồn: RIA.

Chỗ nào em viết không chuẩn các bác cứ "ném" nhiệt tình. Em cảm ơn ;D

Kiểu bay “Rắn hổ mang Pugachev”

Thực hiện trên các máy bay tiêm kích Su-27, Su-37, Su-35BM, Mig-29 với hệ thống điều khiển điện tử từ xa, JAS-39 Gripen, F/A-18E/F Super Hornet, Dassault Rafale, F-22A Raptor.

Khi thực hiện kiểu bay “rắn hổ mang”, máy bay chổng (vểnh) gấp mũi cho tới khi ngửa ra sau trong khi giữ nguyên hướng bay trước đó. Bằng cách này, máy bay tiếp cận tới các góc tấn hơn 90 độ: đối với Su-27 – 110 độ, đối với Su-35 và các máy bay dòng T-10 với sự kiểm soát (điều khiển) véc tơ lực kéo – gần 180 độ (Su-35 có thể bay tiến bằng đuôi). Sau đó, máy bay thực tế trở lại chế độ bay thường mà không mất độ cao.

Mục đích: Hãm về mặt động lực cho máy bay, cho phép tránh sự truy đuổi mục tiêu của đầu đạn tự dẫn bắn trên tên lửa địch, hoặc vượt lên trước khi đang ở sau máy bay địch.

Kiểu bay "Rắn hổ mang" với Su-35

http://www.youtube.com/watch?v=UsyMUAfh6fg


Tiêu đề: Kiều bay của Flovrov
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Ba, 2013, 12:08:31 am
Kiểu bay “Florov”

Chỉ thực hiện trên các máy bay với sự điều khiển véc tơ lực kéo (Su-37, Su-30MK, Su-35BM).

Đây là kiểu bay nhào lộn trên bề mặt không ổn định (chòng chành – тангаж) 360. Khi thực hiện động tác này, máy bay bay kiểu vòng ngoặt gấp “chết” bán kính thấp trên các tốc độ rất thấp, thực tế là quay vòng, lấy đuôi máy bay làm tâm (vòng quanh đuôi máy bay). Động tác này chỉ có thể thực hiện trên các máy bay có thể thay đổi véc tơ lực kéo (Evgeni Frolov thực hiện kiểu bay này lần đầu tiên trên máy bay tiêm kích Su-37, Su-30MK, Su-35BM và các máy bay tiêm kích khác dòng T-10).

Mục đích: cho phép phản công một cách bất ngờ ở tư thế “treo trên đuôi” địch hoặc tránh sự truy đuổi mục tiêu từ đầu đạn tự dẫn bắn trên tên lửa địch.

http://www.youtube.com/watch?v=vyPEtstVNhM


Tiêu đề: Kiểu bay "cái chuông"
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Ba, 2013, 12:15:01 am
Kiểu bay hình “cái chuông”

Thực hiện trên các máy bay Su-27, Mig-29, Su-37, Su-35BM, Mig-29, F-16 và F/A-18.

Khi thực hiện kiểu bay “quả chuông”, máy bay hướng mũi lên trên ở tốc độ bằng 0, còn đuôi lắc ngang (phải-trái hoặc dọc – tiến-lùi), gợi nhớ đến lưỡi chuông. Sau đó, máy bay ở tư thế tốc độ bằng 0 (nghĩa là tốc độ máy bay chuyển từ tốc độ lúc đầu về 0), khi rơi xuống “đuôi” (chuông), tốc độ máy bay có đại lượng không quá lớn và sau đó sẽ tăng tốc khi trở về tư thế bay thường.

Mục đích: trong thời gian tốc độ bằng 0, máy bay trở nên vô hình (không bị phát hiện) đối với các ra đa đốp le và đầu đạn tên lửa dẫn bắn vô tuyến, cho phép thoát khỏi sự truy đuổi của địch.

http://www.youtube.com/watch?v=39LydYei3XI

Clip khác về kiểu bay hình cái chuông bằng Su-27 (MAKS-2007)

http://rutube.ru/video/46186284e180b086be78671e8bf15b13/

(xem lần đầu tiên bị quảng cáo mất khoảng 14 giây).


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: speed trong 14 Tháng Ba, 2014, 12:38:15 pm
Cháu chào các bác, anh, chị trong diễn đàn. Vừa rồi ở Malaysia có vụ máy bay mất tích, có bài báo nói '' Nghi ngờ về chất lượng radar của Malaysia'' vậy cho cháu hỏi radar hoạt động như thế nào? đặc biệt là radar trong quân sự làm sao có thể phát hiện được máy bay địch và máy bay của ta. Cháu xin cảm ơn!


Tiêu đề: Góp vui vào phần động cơ phản lực
Gửi bởi: tiensqct trong 22 Tháng Ba, 2014, 10:10:21 am
Động cơ phản lực hiểu đơn giản là thế này:
1. Với động cơ tubojet: Trong đó chữ tubo là "Nén"; jet là phản lực. Không khí được hút qua máy nén (tubor), nén đến một áp xuất nhất định và chuyển vào buồng đốt, ở đây các vòi phun nhiên liệu phun nhiên liệu cùng với luồng không khí được nén tới áp xuất tối đa và được đốt tạo thành luồng phản lực (jet) đẩy máy bay tiến về phía trước.
- Tuy nhiên với những máy bay phản lực siêu âm thì với cách nén và đốt một lần như vậy thì động cơ chưa đáp ứng được sức mạnh, nó sinh ra cách đốt lần 2. Tức là sau khi luồng phản lực ra khỏi buồng đốt, nó tiếp tục được bổ sung "Sức mạnh" bằng cách phun một lần nhiên liệu nữa để đốt tiếp. Lúc này động cơ không phải dùng máy nén nữa vì luồng phản lực do đốt sơ cấp đủ sức cung cấp lực nén. Tuy nhiên động cơ nếu chạy như vậy sẽ rất tốn nhiên liệu, nó chỉ áp dụng khi tăng tốc, khi bay vượt âm thôi. Đây là động cơ người ta gọi là động cơ đốt 2 lần.
- Khi khởi động động cơ phản lực: nó cũng giống cơ cấu "Đề" trong xe máy của ta (nói nôm na là vậy cho dễ hiểu). Khi động cơ hoạt động thì tự nó sẽ "nuôi nó".
2. Với những động cơ "Ramjet": Về nguyên tắc nó cũng giống "toborjet", nó khác là không có máy nén khí, do chuyển động ở tốc độ cao (thường là trên 3 lần tốc độ âm thanh), không khí được hút trực tiếp vào cửa hút gió, vòi phun nhiên liệu phun trực tiếp vào không khí bị hút và đốt tạo thành luồng phản lực. Đây là công nghệ đỉnh cao mà hiện nay chỉ có Mĩ và Nga mới có đủ tiềm năng công nghệ để nghiên cứu và phát triển.
3. Công nghệ chế tạo động cơ là một công nghệ phức tạp mà không phải nước nào cũng có thể nghiên cứu và chế tạo được. Anh bạn hàng xóm Phương Bắc hùng mạnh của chúng ta thế mà đã chế được cái động cơ máy bay theo đúng nghĩa đâu. Nó liên quan đến hàng loạt nền tảng công nghệ, trong đó nền tảng là công nghệ vật liệu, công nghệ điều khiển. Hiện nay ở nước ta chỉ bảo quản được động cơ, như vậy đã là tốt lắm rồi, anh bạn Mã lai, Thái lan còn phải đưa máy bay ra nước ngoài bảo dưỡng đó, nên chúng ta cũng đừng thấy thế mà buồn, ta phải tự hào vì chúng ta cũng có một đội ngũ cán bộ hàng không giỏi, mặc dù ưu đãi không phải là tốt lắm đâu bạn ạ.



Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: ngthi96 trong 08 Tháng Tám, 2014, 09:46:26 pm
Các bác cho hỏi trong Không quân mấy thuật ngữ này là gì vậy? thanks.
"emergency" mission
mission "mandatory"
arming switches
gunsights


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: luongmy trong 16 Tháng Mười Hai, 2016, 10:08:32 pm
Topic kết thúc rồi hả các bác ? em đọc thấy hay quá !
 


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: ngthi96 trong 08 Tháng Năm, 2018, 07:18:47 am
Các bác cho e hỏi trực thăng bị trúng đạn, phi công báo 'engine oil bypass light had come on' rồi quay về nghĩa là gì...Xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Năm, 2018, 01:40:22 pm
Trường hợp này thường trúng đạn vào hệ thống dầu động cơ (thùng chứa chẳng hạn) nên mức dầu đỏ xuống thấp, van an toàn làm việc để dầu còn có thể đi đến các bộ phận động cơ qua đường van này và đèn báo bật, - báo tình hình khẩn cấp. Phi công phải khẩn trương quay về để sửa chữa hoặc gấp nữa thì đáp xuống báo về căn cứ đến cứu nạn.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: nhaiquaiziev trong 20 Tháng Năm, 2018, 08:56:54 pm
Trường hợp này thường trúng đạn vào hệ thống dầu động cơ (thùng chứa chẳng hạn) nên mức dầu đỏ xuống thấp, van an toàn làm việc để dầu còn có thể đi đến các bộ phận động cơ qua đường van này và đèn báo bật, - báo tình hình khẩn cấp. Phi công phải khẩn trương quay về để sửa chữa hoặc gấp nữa thì đáp xuống báo về căn cứ đến cứu nạn.
Dầu đỏ thì đi đến các bộ phận động cơ làm gì?


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2018, 10:19:04 pm
Xin lỗi, xin đính chính: dầu động cơ. Cảm ơn đ/c Nhaiquaiziev.


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2018, 10:19:45 pm
Trường hợp này thường trúng đạn vào hệ thống dầu động cơ (thùng chứa chẳng hạn) nên mức dầu xuống thấp, van an toàn làm việc để dầu còn có thể đi đến các bộ phận động cơ qua đường van này và đèn báo bật, - báo tình hình khẩn cấp. Phi công phải khẩn trương quay về để sửa chữa hoặc gấp nữa thì đáp xuống báo về căn cứ đến cứu nạn.
Ngày 12 tháng 2 năm 71, lục quân Mỹ có 1 trường hợp giống như bạn ngthi96 hỏi. Trực thăng của sư kỵ binh bay 1 số đuôi 68-17089 làm nhiệm vụ trinh sát vũ trang ở Quảng Trị, dính đạn phòng không, bị thương rồi rơi: http://www.armyaircrews.com/cobra_nam.html


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: ngthi96 trong 20 Tháng Sáu, 2018, 05:09:24 pm
cho e hỏi xí...máy bay bị trúng đạn phi công "departed the LZ on a heading of 100 degrees" nghĩa là gì ạ? (sau nó phát nổ và rơi) thanks


Tiêu đề: Re: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Sáu, 2018, 10:22:51 pm
Rời khỏi bãi đáp lấy hướng 100 độ