Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 11:56:54 am



Tiêu đề: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 11:56:54 am
(nguồn: nhat-nam.ru)

MIG TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM
Bài của Isaev Piotr Ivanovitch

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-1.jpg)

Ảnh: Isaev Piotr Ivanovitch.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-2.jpg)
(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-3.jpg)
(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-22.jpg)
(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-13.jpg)
(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-27.jpg)
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 01:44:47 pm
(tiếp)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-4.jpg)

Giới thiệu

Piotr Ivanovich Isaev - đại tá không quân. Sinh ngày 05 tháng 8 năm 1933 tại làng Grano-Maiak thuộc khu Altai (Siberie). Năm 1955, tốt nghiệp Trường đào tạo phi công Hải quân ở Eisk và được phân công tới phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương. Trước năm 1960 ông phục vụ trên các cương vị phi công, phi công trưởng, biên đội trưởng thuộc trung đoàn không quân tiêm kích hải quân. Năm 1960 chuyển sang phục vụ tại trung đoàn không quân tiêm kích thuộc bộ đội phòng không Quân khu Viễn Đông với chức vụ biên đội trưởng.

Năm 1961 ông vào học tại Học viện Không quân Yu.A.Gagarin. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp Học viện hạng ưu tú, ông được bổ nhiệm phi đội trưởng một phi đội máy bay tiêm kích thuộc quân khu PriBaltic. Năm 1968 ông được bổ nhiệm Trung đoàn phó trung đoàn không quân tiêm kích ngay tại quân khu này, và năm 1971 chuyển sang phục vụ tại Cụm quân Bắc quân đội Xô Viết đóng tại Ba Lan. Cùng năm đó được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng trung đoàn không quân tiêm kích.

Từ tháng 8 năm 1968 đến tháng 7 năm 1969 đã tham gia vào hoạt động chiến đấu tại Việt Nam với tư cách trưởng nhóm chuyên gia không quân Liên Xô tại một trung đoàn không quân tiêm kích, binh chủng Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Từ tháng Năm năm 1973 đến tháng Ba năm 1976 công tác biệt phái tại Syria trên cương vị cố vấn cho Lữ đoàn trưởng lữ đoàn không quân tiêm kích lực lượng Không quân CH Arab Syria.
Từ năm 1976 đến 1990 - Nghiên cứu viên cao cấp tại Học viện Không quân mang tên Yu.A.Gagarin. Sau khi ra khỏi Quân đội, ông tiếp tục hoạt động với tư cách cộng tác viên khoa học tại học viện này.

Được trao tặng huân chương "Sao Đỏ", huân chương "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô» hạng III, bằng danh dự "Chiến sỹ làm nhiệm vụ quốc tế" và 15 huy chương.
Được Chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí Minh trao tặng huân chương "Chiến công» hạng III, cũng như huy chương "Vì tình bạn chiến đấu".


Tôi đến Việt Nam công tác từ Trung đoàn không quân tiêm kích cận vệ số 53 được trang bị máy bay MiG-21, đóng quân tại thành phố Siauliai nước CHXV Lithuania, với chức trách phó chỉ huy trung đoàn. Tại đó còn có bộ tham mưu sư đoàn chúng tôi, thời đó do thiếu tướng không quân Antsiferov Evgeny Nikolaevitch chỉ huy, người sau này trở thành thủ trưởng trực tiếp của tôi, khi ông giữ trọng trách Trưởng nhóm chuyên gia Không quân Xô Viết tại Việt Nam. Trước khi đi Việt Nam, ông đến trung đoàn của chúng tôi, để nói lời tạm biệt với tập thể quân nhân. Chúng tôi chúc ông thượng lộ bình an và thành công trong môi trường hoạt động mới của mình. Ông cảm ơn chúng tôi và sau đó quay sang tôi mỉm cười nói: "Cậu Isaev này, tôi sẽ đưa cậu theo tôi sang Việt Nam". Câu nói đùa của tư lệnh sư đoàn sau này đã trở thành hiện thực.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-16.jpg)
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:28:14 pm
(tiếp)

Về nguyên tắc, tôi đang mong một chuyến công tác biệt phái tại một đất nước khác. Điều này được giải thích bởi thực tế là tại sư đoàn đã thành lập thêm biên chế bổ sung cho một số chức trách ban bay: Phó chỉ huy trung đoàn, phi đội trưởng và phi đội phó phi đội này. Bằng cách đó người ta đã tạo ra ban chỉ huy dự bị cho sư đoàn, cho phép khi cần thiết phái đội ngũ ban bay đi công tác biệt phái mà không ảnh hưởng đến huấn luyện chiến đấu của đơn vị có người đi công tác. Vì vậy, tất cả những người đã vào biên chế dự bị ấy ở bất kỳ thời điểm nào cũng phải sẵn sàng khởi hành đi công tác nước ngoài.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-5.jpg)
Ảnh:Hàng 1: Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Xô Viết tại Việt Nam trung tướng Аbramov V.N., Hàng 2: ở giữa là trưởng nhóm chuyên gia không quân Xô Viết thiếu tướng Аntsiferov Е.N., trưởng nhóm chuyên gia tên lửa phòng không Xô Viết đại tá Stutchilov А.I.

Và thời điểm đó đã đến. Tôi và phi đội phó đại úy V.Velikanov, cũng như đại úy kỹ thuật hàng không Tomilets G.R. được trung đoàn trưởng triệu tập lên phòng ông, trao cho chúng tôi mệnh lệnh sơ bộ về việc chuẩn bị đi biệt phái công tác tới Việt Nam. Và sau đó tất cả mọi thứ đi theo sơ đồ đã định: trò chuyện trao đổi và dặn dò của các chỉ huy, cuộc trình diện Hội đồng Không quân, ở đó người ta say sưa nghe báo cáo của chúng tôi về nguyện vọng và sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của chính phủ trao cho chúng tôi. Và cuối cùng, cuộc trình diện tại Moskva. Đầu tiên, chúng tôi được hướng dẫn ở Cục Huấn luyện Chiến đấu Bộ Tổng tham mưu lực lượng Không quân, và sau đó đến Văn phòng Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô. Ở đây chúng tôi được ủy ban thẩm tra thông qua, và tôi vẫn còn phải tới các phòng ban mà người ta chỉ định, nơi các sỹ quan của văn phòng cho tôi các chỉ dẫn cuối cùng, còn tại căn phòng cuối cùng tôi phải làm quen với một danh sách các tài liệu kỹ thuật có sẵn tại Việt Nam và về sự cần thiết đặt những tài liệu bổ sung.

Sau khi xin phép, tôi bước vào căn phòng này. Sau bàn là một ông già, trông như một thiếu tá về hưu và đang nói chuyện điện thoại với một Maria Vanovna nào đó về khả năng điều trị bệnh đau thần kinh tọa, ông chỉ cho tôi ngồi xuống một chiếc ghế, vẫn tiếp tục nói chuyện điện thoại, nhưng với một chủ đề khác - làm thế nào để muối dưa chuột và cà chua .

Nhìn thấy nỗi mệt mỏi của tôi, ông kết thúc cuộc trò chuyện và hỏi: "Anh đi đâu? "Đi Việt Nam" - tôi trả lời. "Tốt!" - Ông nói. "Bây giờ tôi sẽ đọc cho anh biết ở đó có những sách kỹ thuật nào, sau đó anh hãy nói anh muốn nhận được thêm những gì". Ông mở các thư mục và bắt đầu đọc một danh sách các tài liệu tham khảo liên quan đến tên lửa phòng không ở Việt Nam. Tôi nói với ông rằng tôi là phi công-nhà hàng không, và tôi cần những cuốn sách về các chủ đề hàng không. Ông ta trả lời rằng cái đó không có nhiều, và tiếp tục đọc danh sách. Tôi không ngắt lời ông ta nữa. Sau khi đã đọc xong tài liệu gì đó về xe tăng, ông chuyển sang các sách cho các chuyên gia hàng không. Sau đó ông hỏi tôi: "Nào, anh sẽ đặt hàng tài liệu gì đây?". Tôi đáp lại là sẽ không đặt cuốn nào cả, tôi thích tài liệu có sẵn ở đó. "Phải," - thiếu tá nói - "khi tài liệu đến nơi, anh bạn đã trở về nhà rồi". Từ những lời khôn ngoan của viên thiếu tá trên, tôi hiểu ra rằng mạch giao thông vận tải giữa Việt Nam và Liên Xô đã bị phá hủy, và người ta thường không nhận được tin tức từ bạn bè và người thân. Tất cả những điều ấy sau này đã được thực tế xác nhận.

Hoàn thành xong các công việc trên, người ta cho chúng tôi về nhà, sau khi tuyên bố trước là sẽ thông báo cho chúng tôi thời điểm phải tập trung tại Moskva cho chuyến đi tới Việt Nam. Khi trở về trung đoàn, chúng tôi cùng với đại úy Velikanov lại tích cực tham gia vào các hoạt động bay. Khi thực hiện những chuyến bay tập luyện, được tổ chức vào thời gian đó tại trung đoàn, đã có những bất ngờ xảy ra: trong quá trình cất cánh từ mặt đất khi mang tải trọng bom, máy bay của Velikanov bị hư hại sát xi càng trái, kết quả là lúc hạ cánh phi công đã bị thương và bị gạch tên khỏi công tác bay. Vậy là, nhóm đã được lên kế hoạch đi công tác biệt phái của chúng tôi bị mất một phi công, ngay trước khi đến Việt Nam. Một vài ngày sau người ta triệu tập chúng tôi đến Moskva. Cùng có mặt còn có các cô vợ của chúng tôi, đến tiễn chúng tôi đi vào hành trình dài.

Trước khi khởi hành cần thực hiện một vài hành động nữa: trao lại thẻ đảng tại Ủy ban Trung ương, ĐCS Liên Xô, làm các giấy tờ thủ tục về tài chính và nhận trang phục. Số lượng đồng phục được cấp phát, theo ý kiến của tôi, đủ cho ba năm. Vỏ nệm được bó lại bằng dây. Phát sinh vấn đề, mang gì theo mình đây. Tôi đặc biệt bận tâm về vấn đề làm gì với đôi ủng cao su - mang đi hay không mang đi? Một mặt, nếu mang đi sẽ mất thêm chỗ trong va li. Mặt khác, một ý nghĩ trở nên sắc nhọn - nếu cho họ thì có phí không, nghĩa là, ở đó họ có thể cần nó. Và chợt tôi thấy một nhóm sỹ quan ngày hôm qua vừa trở về từ Việt Nam. Tôi tiếp cận một người trong số họ, và không làm mất thời gian, tôi hỏi thẳng: "Anh hãy cho tôi biết, ủng cao su có cần thiết hay không?". "Sao thế anh bạn - ông ấy nói - "ở bên ấy anh không thể không có nó được, nhất định phải mang nó đi".

May mắn thay trong nhóm này lại có người tiền nhiệm của tôi, người mà tôi phải đến thay phiên. Các sĩ quan văn phòng Bộ Tổng tham mưu đã tập trung tôi với ông ta lại, dành cho chúng tôi một phòng riêng để nói chuyện. Ông ấy giới thiệu cho tôi tình hình chính trị-quân sự đất nước này, tình hình công việc trong trung đoàn không quân, và cũng chỉ ra những điều tôi cần chú ý.
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 09:12:07 pm
(tiếp)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-6.jpg)

Về các nghĩa vụ cá nhân của tôi, tôi đoán chừng dựa theo tên gọi chức trách của mình. Còn nó, một cách chung chung được gọi như sau - trưởng nhóm chuyên gia hàng không Liên Xô tại trung đoàn không quân tiêm kích lực lượng không quân QĐNDVN - Chuyên gia bên cạnh trung đoàn trưởng không quân tiêm kích - phi công - huấn luyện viên. Nghĩa là, tương ứng tôi sẽ có nghĩa vụ chỉ huy nhóm của mình, giúp chỉ huy trung đoàn nâng cao trình độ huấn luyện chiến đấu của trung đoàn và thực hành đào tạo ban bay về kỹ thuật lái và áp dụng nó vào chiến đấu trên máy bay MiG-21. Còn người tiền nhiệm của tôi giới thiệu cho tôi những phương pháp làm việc trong điều kiện chiến đấu của Việt Nam. Tôi cảm ơn ông về cuộc trò chuyện về công việc, cuối cùng hỏi ông một câu hỏi rất thường: "Thế đôi ủng cao su có nên mang theo không?". "Ủng thì ở đó không cần đâu" - người trò chuyện với tôi trả lời. "Nhưng một đồng chí lại nói với tôi rằng nhất định phải mang nó theo" - tôi gạn hỏi. Và khi đó ông ấy giải thích với tôi rằng tôi đã nói chuyện với chuyên gia tên lửa phòng không nào đó rồi, vì họ thực sự cần chúng. Sau mỗi đợt phóng tên lửa, họ thường xuyên phải thay đổi vị trí trận địa trong rừng rậm. Thế nên họ thực sự cần những đôi giày đó. Vậy là vấn đề với các đôi ủng cao su đã được giải quyết.

Một vài ngày sau, nhóm chúng tôi, gồm khoảng 24-26 người được đưa đến sân bay. Nhóm gồm phần lớn là sĩ quan tên lửa phòng không, còn các nhà hàng không chúng tôi thì chỉ có hai phi công. Đi cùng chúng tôi sau kỳ nghỉ phép trở về là Phó trưởng đoàn chuyên gia quân sự Xô Viết phụ trách công tác chính trị, đại tá Polivayko Evgeny Ivanovitch.

Việc chia tay diễn ra rất buồn. Vợ và người thân của chúng tôi đã khóc. Đàn ông, cố gắng trong mức có thể, an ủi họ, và trong tâm hồn mỗi người chúng tôi đều cảm thấy xao xuyến, tôi tin rằng, ai cũng mong muốn nhanh chóng kết thúc thời gian chia ly nặng nề này và xe buýt đã nổ máy đi tới sân bay.
Vào thời gian đó, từ Moskva tới Bắc Kinh người ta chỉ thực hiện tất cả có một chuyến bay. Đồng thời, cứ một ngày chuyến bay được phi hành đoàn Trung Quốc thực hiện trên máy bay của mình, và ngày hôm sau chuyến bay lại được phi hành đoàn của chúng tôi thực hiện.

Chúng tôi đã gặp may - chúng tôi bay trên một máy bay Tu-104 của hãng Aeroflot với phi hành đoàn của chúng tôi. Qua hai lần hạ cánh tại sân bay trung gian chúng tôi đã đến Bắc Kinh. Lúc này quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xấu nhiều. Ở Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa đang hoành hành. Sau khi hạ cánh, quân biên phòng Trung Quốc vào thẳng trong máy bay bắt đầu kiểm tra hộ chiếu. Sỹ quan trực ban bằng một thứ tiếng Nga trọ trẹ hỏi: "Các anh bay đi đâu và các anh là ai?". Trưởng nhóm của chúng tôi nói rằng chúng tôi bay đến Việt Nam và là chuyên gia. "Nhưng các anh là chuyên gia về cái gì?". Anh ta tò mò hỏi. "Chúng tôi là những chuyên gia về điện" - trưởng nhóm lại trả lời, và bằng cử chỉ, ông lấy tay miêu tả quá trình xoáy bóng đèn vào đui cắm. Viên sĩ quan gật đầu tỏ dấu hiệu cho thấy anh ta đã hiểu tất cả, và yêu cầu chúng tôi rời khỏi máy bay. Khi đi xuống cầu thang, chúng tôi nghe thấy bài hát nổi tiếng ở đất nước ta và ở Trung Quốc, bài hát "Moskva-Bắc Kinh". Loa phóng thanh mở hết công suất phát ra điệp khúc: "Stalin và Mao đang lắng nghe chúng ta ...». Một cặp thực hiện bằng tiếng Nga, một cặp thực hiện bằng tiếng Trung Quốc. Chúng tôi lập tức hiểu rằng bài hát được chơi dành riêng cho hành khách của chiếc máy bay của chúng tôi. Trong tòa nhà ga hàng không buổi hòa nhạc được lặp đi lặp lại, nhưng như người ta nói dàn nhạc sống: một dàn hợp xướng lớn, bao gồm người lớn, trẻ em và người già hát những bài hát phổ biến ở đất nước ta cũng như ở Trung Quốc.

Sau khi điền vào tờ khai, chúng tôi được mời lên máy bay, tiếp tục bay theo lộ trình Bắc Kinh-Quảng Châu (Canton). Đó là một chiếc máy bay Il-18 và nhóm hành khách chính là nhóm của chúng tôi. Sau khi máy bay cất cánh và lấy được độ cao đã định, hai nữ tiếp viên bắt đầu đọc các trích đoạn của Mao Trạch Đông bằng tiếng Anh và múa các điệu múa nghi lễ dành cho lãnh tụ của họ.

Tại Quảng Châu, chúng tôi ngồi đợi hai ngày. Phụ trách sân bay giải thích rằng khí tượng bay tại Việt Nam chưa phù hợp. Chúng tôi được bố trí trú tại khách sạn, nơi phải trả cho chỗ ở cũng như cho bữa ăn trong nhà hàng 25 nhân dân tệ, mà chúng tôi được cấp phát ở Moskva. Và nếu tính đến một số đồng chí đã tiêu tốn tiền ở Bắc Kinh, có thể cho rằng vào ngày thứ hai, nhiều người đã cạn tiền bạc. Tư vấn thì chẳng có ai - chúng ta không có Lãnh sự quán tại Quảng Châu. Chúng tôi quyết định gọi cho đại sứ quán của chúng tôi tại Bắc Kinh. Trưởng nhóm đi gọi điện, còn chúng tôi phải chờ kết quả của cuộc trao đổi. Kết quả là thế này - tại đại sứ quán người ta khuyên không nên ký bất cứ giấy tờ nào của khách sạn hoặc nhà hàng, và lúc chia tay hãy nói: "Các đồng chí hãy giữ lấy".

Và sau 10 phút người Trung Quốc mang lại phiếu thanh toán 25 nhân dân tệ cho cuộc đàm thoại. Lối thoát chỉ có một - đặt tất cả tiền bạc của ai còn lại, trả cho tất cả mọi thứ và đợi đến lúc ra phòng đợi ở sân bay chờ chuyến bay tiếp.

Lãnh đạo sân bay, sau khi hiểu rõ tình trạng khó khăn về tài chính của chúng tôi, quyết định rằng việc giữ chúng tôi lại sân bay không còn hữu ích nữa, chấp thuận cho chuyến bay tới Việt Nam xuất phát. Họ xếp chúng tôi lên một chiếc IL-14 hai động cơ piston và chúng tôi bay đi Việt Nam. Trong chuyến bay, phục vụ chúng tôi là một nam tiếp viên trẻ dáng người cao có đôi vai rộng và một nữ tiếp viên nhỏ nhắn xinh xắn. Họ cũng bắt đầu đọc các trích tuyển của Mao Trạch Đông, và chúng tôi thì thiếp đi vì kiệt sức. Và đột nhiên, họ dừng đọc và người nam tiếp viên nói bằng một ngôn ngữ Nga thuần khiết: "Chúng ta hãy hát bài hát "Chiều Moskva". Và cả hai bằng một giọng tuyệt đẹp cất tiếng hát bài hát này, tất cả chúng tôi như run lên, cùng cất tiếng đồng ca theo họ. Cứ như vậy cho đến khi hạ cánh tại sân bay Gia Lâm của Việt Nam, chúng tôi hát những bài hát Nga.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-8.jpg)
.......


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Mười Hai, 2011, 12:41:55 am
(tiếp)

Máy bay còn lăn bánh nhưng qua cửa sổ tôi đã nhìn thấy một đám đông đi đón và trong số đó tôi nhận ra tướng Antsiferov Evgeny Nikolaevitch. Ông nổi bật lên bởi dáng người cao và cân đối. Trên đầu ông đang đội mũ sắt, tay cầm một cây quạt, quạt không ngừng xua cái nóng không chịu nổi. Chúng tôi hiểu ông đến đón chúng tôi, và tôi rất vui mừng vì tôi có cơ hội mang đến cho ông tin tức gia đình và quà của gia đình gửi cho ông. Sau cuộc đón tiếp, ông dẫn tôi vào văn phòng đoàn cố vấn quân sự xô viết, khi ấy đang đóng trong Đại sứ quán của chúng ta. Tại đấy trong cuộc trò chuyện với tôi, ban đầu ông quan tâm hỏi thăm tình hình công việc tại các bộ phận của sư đoàn mà ông từng chỉ huy, sau đó giới thiệu với tôi tình hình quân sự-chính trị tại Việt Nam và tình hình lực lượng không quân QDNDVN. Cuối cùng, ông đưa ra lời khuyên về những gì cần quan tâm trong công việc. Ông đặc biệt nhấn mạnh mối quan tâm nhằm nâng cao trình độ huấn luyện chiến thuật bay và kỹ năng chiến đấu của đội ngũ phi công trung đoàn, về nỗ lực kiểm tra việc chuẩn bị cho chuyến bay trên phương diện kỹ thuật hàng không và vũ khí và những vấn đề khác.

Ngày hôm sau tôi được giới thiệu với tùy viên quân sự đại sứ quán, sau đó tôi gặp tiếp phó của ông I.P.Shport - vốn nghề nghiệp là phi công. Một ngày sau đó, tướng Antsiferov E.N. đưa tôi đến giới thiệu với tập thể nhóm (chuyên gia) ở sân bay Nội Bài.

Vào thời điểm đó, Việt Nam đang ở vào mùa ta vẫn gọi là "mùa mưa" và nhiều chỗ trên đường chìm hẳn trong nước, nước nhanh chóng thâm nhập vào cabin qua một lỗ thủng bên sườn bị hư hỏng của chiếc "Volga" của chúng tôi. Chúng tôi co chân lên để nước không chui vào giày của mình. Nhưng ngay sau khi xe vừa nhảy lên đoạn đường khô ráo, nước lại nhanh chóng đổ ra ngoài qua chính lỗ thủng bên sườn xe này.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-37.jpg)
Nơi ở của chúng tôi.

Các chuyên gia hàng không của nhóm chúng tôi sống trên rìa một ngôi làng nằm gần sân bay, trong một ngôi chùa Phật giáo. Chùa này được bao bởi một bức tường đá hình bán nguyệt. Để nhanh chóng đi vào sân chùa, ai đó đã đục trên tường thành một lỗ không lớn, qua đó các chuyên gia của chúng tôi đi ra và vào khi ra xe đến sân bay và ngược lại. Trên đầu lỗ hổng đó có một tấm bảng nhỏ đóng đinh và có dòng chữ: "Ai có lỗ của người ấy!" Ông tướng nhìn tôi mỉm cười và nói: "Cậu sẽ mất một năm chui qua lỗ này mà về nhà". Ông là người đầu tiên, cúi xuống, luồn người qua lỗ, tôi chui theo ông, và chúng tôi đã ở trong sân chùa. Sân chùa là một diện tích khá rộng rãi, ở giữa sân mọc lên một cây đa khổng lồ nhiều rễ (Шагающее дерево) trên cây cũng có một tấm bảng nhỏ đóng đinh với dòng chữ - "Quảng trường những giấc mơ". Ở đây, bên gốc cây cả nhóm đã tụ tập chờ tôi và ông tướng tới. Evgeny Nikolaevitch giới thiệu tôi với nhóm. Chuyện về công việc bắt đầu. Các chuyên gia báo cáo về vấn đề của họ mà họ gặp phải trong công việc, các giải pháp khắc phục của họ. Sau đó, chúng tôi đi thăm thú quanh các chỗ ở nhóm chuyên gia của chúng tôi: gian ở, nhà bếp, phòng ăn, v.v. Nhóm được bố trí ở trong ba gian xây thêm liền kề với ngôi chùa. Các phi công sống trong một gian nhỏ. Tại đây đã có 4 chiếc giường có buông màn. Người ta chỉ ngay cho tôi thấy chiếc giường của tôi. Sống trong hai gian khác là tổ kỹ sư-kỹ thuật viên, các sỹ quan chỉ huy chiến đấu và bác sỹ hàng không, còn trong một ngôi nhà gỗ một tầng riêng biệt là các chuyên gia lắp ráp máy bay (lắp ráp từ các bộ phận rời vận chuyển đến). Tất cả các gian nhà thay vì các cửa sổ và cửa đi thì chỉ là những lối ra vào và hốc tường. Và một lần nữa tôi thấy chiếc bảng nhỏ đóng đinh đề chữ: "Không gian của những giấc mơ" - tại đó người ta trao đổi những tin tức khi nhận được thư nhà, tại đó người ta thả lòng theo nỗi buồn, khi nhớ về Tổ quốc của mình, nhớ những người ruột thịt và người thân khi mà họ thấy buồn. Họ đã định nghĩa cả những đường phố, ví dụ, Profsoyuznaya ulitsa là tên họ goi con đường mòn dẫn đến nơi ở của các chuyên gia lắp ráp máy bay (nghĩa là tới với phố công đoàn), còn đường phố Chạy Bộ - đây là con đường mòn dẫn đến nhà vệ sinh công cộng, v.v. Nhìn vào tất cả những điều đó, tôi nghĩ, người của chúng tôi kiên cường như thế nào, và hoàn cảnh dù khó khăn họ cũng vẫn vững vàng và thậm chí không hề mất cảm giác hài hước. Sau khi làm quen với bố trí của nhóm, họ mời tôi và Evgheny Nikolaevitch vào phòng ăn để ăn trưa.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-18.jpg)
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 01:45:47 pm
(tiếp)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-9.jpg)

Ngày hôm sau người ta trao cho tôi một chiếc mũ sắt, vốn được dùng trong trang phục bay, súng lục, bản đồ bay và giấy chứng nhận rằng tôi là công dân Liên Xô đến trợ giúp nhân dân Việt Nam chống quân Mỹ xâm lược, và các công dân Việt Nam phải cùng tôi hợp tác đầy đủ, tấm giấy này tôi luôn giữ bên mình, đặc biệt nếu tôi thực hành bay, còn trên tay áo và ngực áo của tôi đính phù hiệu lực lượng Không quân QDNDVN.

Phòng phục vụ chuyên gia, đứng đầu là thượng úy Thành, làm công tác đảm bảo cho nhóm, biên chế của họ gồm có bốn phiên dịch, ba đầu bếp, hai nữ tiếp viên, bốn lái xe, một bác sĩ và các nhân viên làm nhiệm vụ duy trì trật tự. Tôi có một mong muốn là làm sao ra thật nhanh sân bay để gặp gỡ ban lãnh đạo và các phi công của trung đoàn. Tuy nhiên, trưởng phòng nói với tôi rằng ngày mai, trung đoàn trưởng sẽ tổ chức lễ đón tiếp nhân dịp đồng chí đến và sau đó đồng chí có thể bắt tay vào việc.

Cuộc tiếp đón được tổ chức ngay tại văn phòng phục vụ trong một gian nhà khá rộng rãi, lợp lá cọ. Tại buổi tiếp người ta mời tất cả các chuyên gia trong nhóm, phía trung đoàn đến dự buổi tiếp có chỉ huy trung đoàn - Anh hùng lực lượng vũ trang QDND Việt Nam Trung tá Trần Hanh cùng một nhóm sĩ quan. Ông cảm ơn các vị khách vì chúng tôi đã để lại gia đình mình ở quê hương, đến Việt Nam để trợ giúp nhân dân của ông trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ và chúc mọi người thành công trong công việc. Đáp lời, tôi cảm ơn đồng chí chỉ huy trung đoàn đã đón tiếp chúng tôi nồng nhiệt và đảm bảo với ông rằng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, mang mọi kiến thức và kinh nghiệm để đóng góp phần nhỏ nhoi cho chiến thắng trong tương lai của các đồng chí.

Ngày hôm sau cả nhóm đi ra sân bay. Ở đó, tôi đã gặp gỡ với các phi công, đang thi hành nhiệm vụ trực chiến, họ nói với tôi rằng bây giờ các vụ ném bom Hà Nội, Hải Phòng, và các mục tiêu xung quanh đang tạm dừng, cuộc chiến đã di chuyển một chút về phía nam và các máy bay tiêm kích của trung đoàn đang không chiến trong khu vực ấy. Còn tại khu vực của chúng tôi, người Mỹ tập trung trinh sát trên không, sử dụng chủ yếu là máy bay do thám không người lái. Điều này tôi đã rõ ngay vào ngày thứ hai của tôi tại Việt Nam, khi tôi nhìn thấy một máy bay trinh sát không người lái lướt qua ở độ cao khoảng 200 mét. Hỏa lực pháo phòng không bắn đuổi theo, rõ ràng được bố trí trên suốt đường bay của nó, nhưng chỉ toàn vuốt đuôi. Chúng tôi còn nhớ mình thậm chí đã kêu: "Tăng lượng bắn đón lên!".

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-7.jpg)

Tại sân bay tôi để ý thấy số lượng máy bay rất nhỏ. Sau đó tôi đã hiểu quyết định đúng đắn của Bộ tư lệnh binh chủng Không quân và ban chỉ huy trung đoàn chỉ duy trì trong quân số sẵn sàng chiến đấu thường xuyên một phi đội máy bay trực chiến, những chiếc còn lại được giấu trong núi. Để vận chuyển chúng vào núi, người ta sử dụng trực thăng Mi-6. Quá trình này được hoàn thiện đến mức gần như tự động hóa: Mi-6 treo lơ lửng trên MiG-21 và chỉ 2-3 giây sau người ta đã choàng và cố định xong giá treo ngoài và mang nó bay vào núi. Bộ tư lệnh binh chủng Không quân hiểu rằng cán cân lực lượng về máy bay không có lợi cho phía Việt Nam, vì vậy phải bằng mọi cách giữ gìn các máy bay tiêm kích chiến đấu trên và bằng các phương pháp khác trong những thời điểm thuận lợi giáng đòn đột kích vào kẻ địch trên không, cho kẻ thù biết rằng các máy bay tiêm kích Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể phản công một cách hiệu quả. Bộ Tư lệnh nhận thức được rằng sự mất mát các máy bay tiêm kích của họ trong không chiến - là mất mát đúng cách, còn sự thiệt hại trên mặt đất - đó là sự xa xỉ cho Việt Nam vào thời gian đó.

Hầu như ngay lập tức tôi tham gia vào hoạt động bay. Lúc đầu, cần huấn luyện một số phi công hoạt động chiến đấu tiêu diệt mục tiêu mặt đất. Với mục tiêu này, bên cạnh đường băng đã thiết lập một tình huống mục tiêu bằng các tấm vải trắng. Và các phi công của chúng tôi bắt đầu bay kèm hướng dẫn các phi công Việt Nam trên máy bay huấn luyện-chiến đấu MiG-21U theo tỷ lệ hai chuyến bay cho mỗi chiếc. Chiến thuật như sau: tiếp cận mục tiêu ở độ cao thấp (50 mét), sau đó làm một vòng ngoặt tác chiến chuyển máy bay vào tư thế bổ nhào với góc 30-40 độ để thao luyện bắt bám mục tiêu và bắn tập hoặc ném bom tập có chụp ảnh. Sau đó, nhiệm vụ này được các phi công Việt Nam tự mình thực hiện trên các máy bay chiến đấu. Chương trình này kết thúc với việc thực hiện bắn và ném bom thật trên trường bắn. Cùng với các chuyến bay huấn luyện-chiến đấu theo kế hoạch đào tạo các phi công Việt Nam, chúng tôi cũng thường cất cánh lên không trung thực hành nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt kẻ thù thực sự.

Khi bắt đầu các hoạt động bay chủ động của tôi, đã xảy ra hai tiền đề chính có thể dẫn tới các tai nạn máy bay. Tại một trong những chuyến bay thử sau khi làm công tác bảo trì theo quy chế thường kỳ đã xảy ra hiện tượng dừng động cơ. Bản chất của chuyến bay thử là để kiểm tra tất cả các hệ thống trên máy bay ở tốc độ siêu âm tối đa và độ cao tối đa (trần bay của máy bay). Máy bay do tôi điều khiển.

Sau khi cất cánh và đạt độ cao 5.000 mét, tôi bật chế độ đốt sau (форсаж) tối thiểu của động cơ để đi vào các lớp ngừng tầng đối lưu (тропопаузы) một cách nhanh hơn và ít tiêu hao nhiên liệu hơn. Đây là lớp giữa tầng đối lưu (тропосфера) và tầng bình lưu (стратосфера), đặc trưng bởi nhiệt độ âm tối thiểu, đảm bảo lực kéo tối đa cho động cơ, có nghĩa là tăng tốc nhanh cho máy bay. Đi sâu vào lớp này, tôi bật chế độ đốt sau đầy đủ và bắt đầu tăng tốc. Tại tốc độ Mach=1,7 (số chỉ tốc độ của máy bay vượt quá bao nhiêu lần vận tốc âm thanh: ghi chú của Isaev), có tiếng nổ mạnh vang lên và động cơ dừng lại. Tất cả các bước hoạt động tiếp theo của tôi được thực hiện đúng hướng dẫn cho phi công. Sau vòng lượn về sân bay, tôi đã ở trên hướng hạ cánh từ khoảng cách 100 km. Sân bay đã nhìn thấy rất rõ và tôi tiếp tục giảm đến độ cao khởi động máy an toàn (8000 m). Ở độ cao này tôi thực hành mở lại động cơ. Nhưng trong quá trình hạ độ cao, máy bay bắt đầu rung chuyển, mức tăng dần lên cùng với sự giảm độ cao của máy bay và giảm tốc độ và vòng quay động cơ. Ở độ cao 100-150 m, sự rung lắc tăng lên dữ dội đến mức trở nên khó theo dõi các thiết bị (trong buồng lái) do kim chỉ thị quá rung. Còn ở độ cao 50 m, thoáng qua đầu tôi ý nghĩ cần bung dù. Thiết bị ghế phóng hiện đại đảm bảo rời máy bay an toàn ngay cả ở độ cao rất thấp. Nhưng tôi mong muốn cho máy bay tiếp đất bởi vì tôi đã tiếp cận đường băng, ý nghĩ về phóng ghế nhảy dù bị dập tắt. Ở độ cao cải bằng, tôi tắt động cơ. Theo tự nhiên, chiếc máy bay đột ngột tiếp sân, và chỉ nhờ kịp thời nắm và ghì chặt cần điều khiển về phía mình và giữ được tốc độ cao khi lượn mà máy bay đã hạ cánh thành công khi tiếp đất khá êm. Trên đường chạy đà dù hãm bung ra và giải phóng đường băng theo quán tính.

........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 10:49:39 pm
(tiếp)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-10.jpg)

Trong khi các kỹ sư và kỹ thuật viên của chúng tôi kiểm tra máy bay, tôi thử phân tích lại hoạt động của mình trong chuyến bay không đơn giản này. Nhớ lại các tình huống ngoài tầm kiểm soát, từng xảy đến trong 25 năm đời bay của tôi, tôi rất ngạc nhiên khi chỉ có tại chuyến bay này, lần đầu tiên trong đầu tôi lóe lên ý nghĩ về sự cần thiết rời khỏi máy bay.

Sau khi kiểm tra máy bay, các kỹ sư và kỹ thuật viên đi đến ý kiến nhất trí rằng lý do dừng động cơ và sự xuất hiện sự rung lắc dữ dội máy bay ở tốc độ thấp là sự phá hủy một phần tại một trong các gối đỡ trục rô to của động cơ. Điều này được xác nhận bởi kết quả thử nghiệm sau: qua cửa thăm máy nén dùng cây trỏ quay rô to động cơ và khi nó đang chạy đà ta nghe thấy tiếng gõ đục và nặng nề trong động cơ.

Tiền đề thứ hai có thể dẫn đến tai nạn máy bay xảy ra trước mắt tôi trong trường hợp sau đây. Để làm quen với các thiết bị của đài kiểm soát-chỉ huy bay (КДП-KDP), tôi leo lên tháp quan sát của nó. Đúng lúc trên đó người chỉ huy bay (руководитель полетов - РП) đang hướng dẫn máy bay hạ cánh. Thời tiết tốt, tầm nhìn rõ, như trong ngành hàng không chúng ta vẫn nói "một triệu trên một triệu". Sau khi hoàn thành vòng lượn thứ ba, tôi nhìn thấy máy bay vào hạ cánh mà càng chưa thả. Tôi chỉ thị cho thông dịch viên báo để người chỉ huy bay thông tin tới phi công rằng chưa ra càng. Do người chỉ huy bay không biết tiếng Nga, tôi đã phải nhiều lần yêu cầu phiên dịch bảo người chỉ huy bay ra lệnh cho phi công thoát sang vòng tròn thứ 2. Nhưng máy bay, đã vào hướng hạ cánh, bắt đầu giảm độ cao để hạ cánh. Tôi vớ lấy một khẩu súng bắn pháo hiệu và khi máy bay còn ở độ cao cải bằng, tôi bắn pháo hiệu về hướng máy bay. Phát pháo hiệu màu đỏ đi sượt qua cabin phi công.

Máy bay bay vọt lên, và tôi thì nghĩ rằng phi công sau khi nhận ra tín hiệu báo động đã bắt đầu chuyển sang vòng hai. Tuy nhiên việc máy bay vút lên là do lỗi của phi công trong thực hiện cải bằng, mà anh ta biết sửa chữa một cách khôn ngoan và đã cho máy bay tiếp đất không ra càng trực tiếp trên nền bê tông. Máy bay chìm trong đám khói, biến khỏi tầm nhìn và chỉ còn là một đụn khói khổng lồ lăn trên đường băng, đe dọa một vụ nổ tất yếu. Nhưng kìa đụn khói này dừng lại, khói tản ra và chúng tôi đã nhìn thấy chiếc máy bay nằm yên trên bụng của nó và anh phi công đang đứng bên cạnh. Chúng tôi ngồi trên xe lao ra phía anh ta và trên đường băng đã thấy 4 quả tên lửa nằm lăn lóc xung quanh, một nửa bị vỡ ra, và vệt màu đen của máy bay. Tôi chạy lại gần máy bay, và, chao ôi, tôi thấy ngay đó là trung đoàn trưởng đội mũ kháng áp mặc đồ bay, thiết kế chuyên dụng cho phi công thi hành các chuyến bay ở độ cao lớn. Tôi nghĩ rằng ông đã lâu không bay, vì trong thời gian tôi ở Việt Nam, tôi không bao giờ thấy ông tại sân bay. Và rồi đột nhiên, vào một buổi sáng sớm, ông quyết định thực hiện chuyến bay ở độ cao lớn với sự lấy đà tăng tốc lên tốc độ cực đại. Ông ấy thực hiện chuyến bay này với mục đích gì thì cho đến giờ đối với tôi đó vẫn còn là một bí ẩn.

Tôi đến bên máy bay, hỏi ông: "Chuyện gì xảy ra vậy, thưa đồng chí Trần Hanh?". Ông trả lời: "Càng không ra được". Còn trên thực tế, mọi thứ đều rất đơn giản: sau khi cất cánh và thu càng, ông quên đặt van hãm về vị trí trung hòa, theo đúng yêu cầu của hướng dẫn bay cho phi công, và đến khi hạ cánh lúc thả càng, ông đã dịch van xuống phía dưới để thả càng, nhưng do van hãm đang ở tư thế thu, cho nên trên thực tế phi công chỉ đẩy nó đến vị trí trung hòa nên càng không thể thả xuống được. Một tuần sau chúng tôi gặp lại ông và ông bối rối nói với tôi: "Đồng chí Isaev, ngày hôm đó đồng chí chắc chắn đã thấy tổn thất chiến đấu đầu tiên tại Việt Nam", và kế đó là một nụ cười buồn. Ông rất khó chịu bởi việc đã xảy ra, tôi cố gắng làm an lòng đồng chí ấy. "Trong hàng không, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng không cần phải nghếch mũi mình lên mãi làm gì, chúng ta hãy cứ tiếp tục làm việc cho Ngày Chiến thắng sắp tới" - tôi nói với đồng chí ấy.

Các chuyên gia Liên Xô cùng với các đồng chí Việt Nam của họ đã làm tất cả những gì mà tình hình đòi hỏi trong những ngày đó. Ví dụ, trong những điều kiện khi người Mỹ bắt đầu do thám đường không một cách hệ thống bằng việc sử dụng các máy bay không người lái có màn nhiễu bảo vệ, đã phát sinh một số khó khăn cho phi công đánh chặn và tiêu diệt chúng. Cần nghiên cứu tình hình và phát triển các chiến thuật cho máy bay tiêm kích chiến đấu trong những điều kiện này. Để nghiên cứu tình hình, chúng tôi cùng phiên dịch viên cao cấp Trần Văn Vạn (chúng tôi gọi anh theo kiểu Nga là Vanhia), đi bộ tới khu vực bố trí các đài radar, đảm bảo hoạt động tác chiến cho trung đoàn không quân tiêm kích. Trên đường đi chúng tôi gặp một dòng sông nhỏ, có một cô bé mảnh khảnh chèo một chiếc thuyền vận chuyển hành khách qua sông với một khoản phí nhỏ nhoi. Cô gái chở chúng tôi qua, nhưng khi biết rằng tôi là một phi công Liên Xô thì cô thẳng thừng từ chối lấy tiền của chúng tôi. Tiếp đó chúng tôi đi theo một con đường hẹp, xuyên qua một ngôi làng nhỏ. Tôi đi trước còn phiên dịch Vanhia đi sau. Người dân nhanh chóng bước ra khỏi các ngôi nhà của họ, xếp một hàng ngang dọc theo con đường mòn và giận dữ nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Tôi cảm thấy có điều gì đó lầm lẫn, và nhanh chóng quay nhìn lại để phiên dịch giải thích tình hình xem lý do tại sao dân làng đang rất tức giận nhìn chúng tôi và tôi thấy hình ảnh này: Vanhia cầm một cây gậy, mà anh ta dùng để đánh dọa lũ rắn, giống như một cái máy tự động, chuẩn bị mô tả lại quá trình áp giải tù binh phi công Mỹ bị bắt giam. Vâng, giống hệt bản sao của các bức ảnh cổ động được tuyên truyền rộng rãi thời ấy về Việt Nam bức ảnh "Cô du kích nhỏ nhắn Kim Lai và tù nhân của mình -. một phi công Mỹ". "Vanhia, có thể nào cậu lại đùa như thế được" - Tôi nói với người phiên dịch. Nhưng anh ta đã nhanh chóng nói gì đó với các cư dân và sau đó tất cả họ bật cười thành tiếng. Những đôi mắt của người dân bỗng trở nên ấm áp, và họ bắt đầu mỉm cười. Khi đến nơi, tôi ngồi xuống màn hình radar kề bên sĩ quan chỉ huy tác chiến của mình, và chúng tôi bắt đầu cùng nhau quan sát tình hình trên không.

Người Mỹ, theo phán đoán của chúng tôi đang bắt đầu chuẩn bị phóng máy bay trinh sát không người lái. Đầu tiên trong khu vực phóng xuất hiện máy bay mẹ C-130 bay theo một chu trình khép kín. Theo kinh nghiệm chúng ta biết rằng nó sẽ bay lòng vòng một vài phút hay có khi đến 1-2 giờ. Tiếp theo, trên màn hình có thể thấy hai chiếc máy bay xuất hiện và chiếm lĩnh khu vực che chắn hai bên sườn máy bay mẹ C-130 và giãn cách giữa chúng với nhau khá lớn. Đây là loại máy bay gây nhiễu EB-66. Sau 30 phút máy bay mẹ quay sang hướng đã định trước và tiến hành phóng máy bay không người lái. Thời điểm phóng trên màn hình radar không cố định, và máy bay không người lái được phát hiện chỉ sau khi bay ra khỏi máy bay mẹ một quãng từ 3-5 km. Các máy bay tiêm kích trực chiến cấp 1 cất cánh và được dẫn vào các khu vực bố trí dọc theo trục đường bay dự kiến của mục tiêu bay. Khi mục tiêu tiếp cận đường bờ biển, EB - 66 phát nhiễu phân đoạn rất mạnh. Để quan sát mục tiêu trong phân đoạn này là không thể.

Máy bay tiêm kích đang ở trong phân đoạn bị gây nhiễu và người ta chờ đợi mục tiêu bay ra khỏi phân đoạn bị nhiễu, và sẽ đi vào khu vực trực chiến. Nhưng máy bay không người lái đã đổi hướng trước khi ra khỏi khu bị nhiễu và vụt bay qua hoàn toàn từ hướng khác. Chặn nó đã là việc không thể.

........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 01:11:23 am
(tiếp)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-17.jpg)

Để xây dựng chiến thuật chiến đấu với loại máy bay trinh sát không người lái, tại trung đoàn đã hình thành hai nhóm, một trong số đó gồm các phi công của chúng tôi, đóng vai trò của các UAV, và nhóm thứ hai là các phi công Việt Nam, trong vai các máy bay tiêm kích. Vùng trực chiến giả tưởng điều kiện là vùng trời trên sân bay, còn các máy bay trinh sát phải đột ngột đi qua khu vực này ở độ cao thấp với các hướng khác nhau. Đồng thời kế hoạch bay của trinh sát không người lái thì các máy bay tiêm kích không được biết. Như vậy, mục đích chính của những chuyến bay trên là xây dựng chiến thuật cơ động cho các máy bay tiêm kích khi gặp máy bay trinh sát không người lái tại các góc hướng khác nhau. Các chuyến bay như vậy cho phép mở rộng tầm nhìn chiến thuật của phi công thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt máy bay trinh sát đường không.

Nhiệm vụ đặt ra theo yêu cầu của Không quân QDNDVN để các phi công của nhóm của chúng tôi thực hiện trong thời gian trước mắt là rất khó khăn. Trước khi đặt nhiệm vụ tôi đã được hỏi liệu các phi công của chúng tôi bây giờ có bay được trên những chiếc MiG-17 và máy bay huấn luyện MiG-15 hay không. Câu hỏi thật bất ngờ. Tại sao lại chuyển sang các loại máy bay lỗi thời ấy khi chúng tôi đến trung đoàn, họ đã được trang bị các loại tiêm kích MiG-21 mới. Tôi trả lời một cách khẳng định rằng phi công của chúng tôi đã bay trên những chiếc máy bay đó và chúng tôi có thể điều khiển chúng. Nhiệm vụ là đào tạo cho các phi công từ hai trung đoàn kỹ thuật lái máy bay trên biển ở độ cao cực thấp, và tiếp theo là thực hiện ném bom từ chiều cao tháp giữa tàu chiến. Yêu cầu là đào tạo bốn phi công từ trung đoàn máy bay MiG-21 và trung đoàn máy bay MiG-17.

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-23.jpg)

Phần đầu tiên của nhiệm vụ chúng tôi đã thông qua, bởi theo kinh nghiệm có được trong các chuyến bay trên biển, cho phép các phi công Việt Nam tự tin đuổi theo máy bay địch đang tháo chạy ra phía biển và loại trừ trường hợp kẻ địch sớm thoát khỏi cuộc tấn công. Còn việc dạy để họ học ném bom từ chiều cao đỉnh cột buồm (топмачтового бомбометания) tàu chiến thì các phi công của chúng tôi hoài nghi, nhưng phía Việt Nam không nói lại chuyện này nữa, họ quyết định sau này sẽ thực hiện điều đó.

Bản chất của phương pháp ném bom này là như sau: máy bay tiếp cận tàu chiến đối phương ở độ cao rất thấp, tương ứng với chiều cao (tháp) cột buồm của nó, và hướng vuông góc với mạn tàu. Trước khi bay đến sát con tàu, tại điểm tính toán quả bom được phóng ra bắt đầu thực hiện vòng thia lia. Tại vòng thia lia thứ nhất khi văng lên khỏi mặt nước, trái bom cần phải lao vào đúng mạn tàu. Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Tuy nhiên, kết quả của các chuyến bay nghiên cứu tiến hành bởi các phi công của trung đoàn chúng tôi trên biển Baltic, trong đó có tôi tham gia, cho thấy ném bom từ chiều cao đỉnh cột buồm kiểu thia lia trên máy bay hiện đại tốc độ cao là không hiệu quả. Đây là những gì chúng tôi quyết định nói cho các đồng chí Việt Nam biết sau khi hoàn thiện thuật lái trên biển.

Và trong khi đó đã có lệnh cho nhóm tham gia vào các chuyến bay này di chuyển cứ đến sân bay Hải Phòng. Các chuyên gia của chúng tôi, bao gồm cả phi công, đã đến Hải Phòng bằng xe tải, các phi công Việt Nam di chuyển cứ theo thê đội bay.

Tại Hải Phòng, các phi công bay đến từ trung đoàn khác trên các máy bay MiG-17 và máy bay huấn luyện MiG-15 đang chờ đợi chúng tôi. Tập trung nhau lại, chúng tôi ngay lập tức bắt tay chuẩn bị cho các chuyến bay. Ban đầu, các đồng chí Việt Nam cho chúng tôi làm quen với tình hình trên biển và trên không trong khu vực sẽ diễn ra các chuyến bay sắp tới và các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bay, còn chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sơ bộ để giải quyết những vấn đề này.

Thứ nhất, ở khoảng cách 80-100 km từ bờ biển có hai tàu sân bay Mỹ. Đương nhiên, nếu phát hiện ra chúng tôi, chắc chắn các máy bay tiêm kích hạm sẽ cất cánh để tiêu diệt hay ít nhất, xua chúng tôi ra khỏi khu vực. Vì vậy, khuyến nghị cho chúng tôi trong trường hợp máy bay tiêm kích Mỹ tiếp cận khu vực của chúng tôi thì theo lệnh từ Sở chỉ huy, chúng tôi sẽ nhanh chóng rời khỏi vùng trời trên biển và đi qua một đoạn hành lang đã định vào bờ, chiếm lĩnh khu chờ của mình.

Thứ hai, trên biển có rất nhiều tàu thuyền đánh cá Việt Nam, mỗi chiếc trong số đó đã được lắp đặt súng máy phòng không, và không thể có thông tin liên lạc với họ được, do đó cảnh báo họ về sự xuất hiện của chúng tôi trên đầu họ cũng là không thể.

Các đồng chí Việt Nam khuyên chúng tôi không nên đến gần các tàu này. Phi công của chúng tôi còn chỉ ra hai vấn đề khó giải quyết hơn nữa. Vấn đề đầu tiên là không có phi công nào đến từ trung đoàn khác kia biết tiếng Nga. Để giải quyết vấn đề này trong các tình huống phức tạp chỉ có thể tự thân mình nắm lấy quyền điều khiển và chỉ huy máy bay mình.

Vấn đề thứ hai là các máy bay MiG-15 được trang bị chỉ một cỗ súng sẽ không cho phép thực hiện phản kích hiệu quả chống lại máy bay tiêm kích của đối phương. Vấn đề được giải quyết bằng cách thoát khỏi khu vực (tác chiến) vào khu chờ.

Với quyền trưởng nhóm, tính đến việc cách đây chưa lâu mình còn là một phi công hải quân, chuyến bay đầu tiên giống như một chuyến bay trinh sát tôi quyết định tự mình thực hiện trên máy bay huấn luyện MiG-15 cùng một phi công đến từ trung đoàn bạn. Trước khi bay, qua thông dịch viên, tôi chỉ cho anh ta một hướng dẫn duy nhất : bay ra biển ở độ cao 2000 mét.

Chúng tôi bay ra biển theo một hành lang xác định trước. Cảnh tượng bao la của biển mở ra trước chúng tôi: mặt biển êm đềm phẳng lặng và thênh thang rải rác hàng trăm tàu đánh cá. Tôi lập tức nhớ đến cảnh báo của các đồng chí Việt Nam - không đến gần các tàu thuyền này trong hoàn cảnh như vậy – sẽ không được chào đón đâu. Khi thực hiện bất kỳ cuộc diễn tập nào ở độ cao cực thấp việc vòng tránh họ sẽ là không thể. Ví dụ, nếu chúng ta thực hiện một cú ngoặt ở độ cao 10-50 m (so với mặt biển) với tốc độ 800-900 km một giờ, bán kính vòng ngoặt sẽ là 8-11 km. Điều này có nghĩa rằng, với mật độ phân bố các tàu đánh cá cao như thế, trong thời gian thực hiện vòng lượn chúng tôi thể nào cũng bay qua trên đầu một số con tàu đó.

Lối thoát chỉ một - phải làm mọi thứ để thủy thủ đoàn những tàu đánh cá này nhận ra rằng đó là máy bay Việt Nam: chiếm lĩnh một độ cao sao cho tránh được các trường hợp tổn thương bởi hỏa lực súng máy phòng không và đồng thời cho phép ngư dân phân biệt các dấu hiệu trên máy bay, thực hiện chuyển tư thế máy bay từ mặt phẳng nghiêng này sang mặt phẳng nghiêng khác (chao cánh), v.v. Quyết định như vậy, tôi nắm lấy quyền kiểm soát máy bay về mình và bắt đầu giảm xuống độ cao 1500 mét. Đột nhiên, từ Sở chỉ huy vang lên cảnh báo, chỉ có một từ “MI!”. Tôi hiểu đó có nghĩa là "người Mỹ". Người phi công Việt Nam nhanh chóng nắm lấy quyền kiểm soát về mình và thi hành một vòng ngoặt gấp, hướng về bờ biển đi vào khu chờ. Cứ như vậy trong một chuyến bay đã ba lần chúng tôi bay ra biển rồi bay trở về, như thể chơi trò “mèo vờn chuột” với người Mỹ. Trong những chuyến bay khác với những phi công khác cũng xảy ra trường hợp tương tự. Tuy nhiên, ngư dân đã nhận ra chúng tôi là quân mình, và sau một ngày chúng tôi đã bay qua đầu họ ở độ cao cực thấp khi thực hành hoàn thiện kỹ thuật lái. Họ đón tiếp chúng tôi bằng những cái vẫy tay, chúng tôi trả lời họ bằng các tư thế diễn tiến khác nhau của máy bay.

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-24.jpg)
(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-25.jpg)
(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-26.jpg)
Ô ten Komarik.
.........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 06:16:14 pm
(tiếp)

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-11.jpg)

Lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi, chúng tôi hỏi các phi công Việt Nam họ cần học làm chủ cách đánh bom từ đỉnh cột buồm làm gì. Họ trả lời rằng họ muốn đánh chìm tàu sân bay. Tôi không biết điều này đã được nói trong lúc đùa bỡn hay nghiêm túc. Nhưng sau khi chúng tôi giải thích với họ rằng phương pháp đánh bom này sử dụng với máy bay tốc độ cao là không hiệu quả, và sử dụng máy bay tiêm kích chống lại các tàu sân bay là không khôn ngoan. Chúng tôi không biết những gì chúng tôi nói ảnh hưởng đến Bộ chỉ huy Việt Nam ra sao, nhưng sau khi hoàn thiện kỹ thuật bay trên biển, chương trình được đóng lại và chúng tôi trở về sân bay Nội Bài của mình. Và chúng tôi một lần nữa tham gia vào các chuyến bay căng thẳng, bây giờ là bay đêm. Yêu cầu là khôi phục lại các kỹ năng bay của các phi công trước đây đã bay đêm và chuẩn bị hai biên đội (8 phi công) lần đầu mới bay đêm. Những phi công đã từng bay đêm, tuy có gián đoạn dài giữa các chuyến bay đêm, sau 2-3 chuyến bay có người của chúng tôi hướng dẫn đã bước vào bay đơn, nhưng với những người mới đến, chúng tôi đã phải làm việc hết khả năng của mình.

Tôi muốn nhớ về quan hệ của chúng tôi với các đồng chí Việt Nam, từ ban chỉ huy trung đoàn, các phi công, các kỹ thuật viên và các lãnh đạo tỉnh, nơi chúng tôi đang sống. Đó là một mối quan hệ ấm áp, các chuyên gia của chúng tôi có uy tín rất lớn với tập thể quân nhân của trung đoàn. Tất nhiên, có đôi khi nảy sinh một số khác biệt trong quan điểm về các vấn đề nhất định. Những chuyện đó luôn tồn tại, có khi là những trường hợp khá nghiêm trọng.

Nhưng nhiều lúc hành động của phía Việt Nam làm chúng tôi ngạc nhiên và thậm chí khó chịu. Ví dụ, vào ban đêm diễn ra chương trình họp ngoại khóa và quyết định cho phép bay chuyến bay đêm độc lập đầu tiên cho ai đó? Tất nhiên, bạn sẽ nói rằng bất kỳ ai trong chúng ta - một giảng viên phi công đang đào tạo người cho họ sẽ được mời. Không, bạn nhầm. Trung đoàn đã thành lập một ủy ban đặc biệt gồm nhiều người cho mục đích này, mà theo ý kiến tôi, hơn một nửa trong số đó không bao giờ từng làm gì liên quan đến hàng không. Chính họ mới quyết định tương lai của người phi công. Sau khi bay kiểm tra với một hướng dẫn viên, họ ngồi vào một chỗ nhất định thành một vòng tròn và ngồi xổm, ở trung tâm của vòng tròn cũng ngồi xổm như vậy là ứng cử viên cho chuyến bay độc lập. Và ủy ban sẽ quyết định có chấp thuận cho anh ta bay đơn ban đêm hay không. Nếu trong bóng tối đen như mực vang lên tiếng hoan hô của các phi công, đang đứng không xa ủy ban và đang cổ vũ cho bạn mình, có nghĩa là chấp thuận cho bay (người phi công đó) đã nhận được. Và không ai trong số các thành viên của Ủy ban đến chỗ chúng tôi - các phi công-giáo viên đang hướng dẫn người phi công kia hỏi xem liệu học sinh của mình đã sẵn sàng cho chuyến bay đơn ban đêm hay chưa. Chúng tôi đã cố gắng không can thiệp vào vấn đề này. Chỉ có một lần, khi ủy ban rõ ràng muốn chấp thuận cho bay đơn một phi công chưa được chuẩn bị kỹ càng, người mà tôi đang dạy, tôi đã phải đi đến chỗ ủy ban mà nói rằng tôi sẽ cho anh ta vài chuyến bay kèm nữa trên máy bay huấn luyện chiến đấu và chỉ sau đó hẵng cho phép anh ta bay đơn trên máy bay chiến đấu. Các thành viên của ủy ban, sau khi được tư vấn, quyết định tôn trọng khuyến nghị của tôi.

Còn bất đồng với người chỉ huy trung đoàn đã xảy ra về một vấn đề quan trọng hơn. Ngoài việc thực hiện các chuyến bay thường xuyên theo kế hoạch, các phi công Việt Nam còn phải không chiến với kẻ thù. Cuộc chiến tranh đang còn tiếp diễn. Họ có những thành công trong không chiến, và có cả những sai sót. Tôi đề nghị người chỉ huy trung đoàn tổ chức cho các phi công Việt Nam và các phi công của chúng tôi cùng nhau tiến hành phân tích mỗi trận không chiến đã qua.

Tôi cố gắng thuyết phục ông rằng việc đó sẽ cải thiện đáng kể chất lượng đào tạo chiến thuật cho các tổ bay. Trung đoàn trưởng luôn bỏ qua đề nghị của tôi. Và rồi một ngày tôi biết được rằng các phi công của trung đoàn đã tiến hành một số trận không chiến theo nhóm với kẻ thù, một vài trận trong số đó không hoàn toàn thành công. Vì vậy, một lần nữa tôi quyết định quay trở lại với trung đoàn trưởng đề nghị ông xem xét phân tích những trận không chiến thực hiện trong ngày đó. Tôi mang theo người phó chính trị của tôi, cũng là một phi công, và chúng tôi đi xe đến sở chỉ huy trung đoàn trình bày đề nghị của mình. Trung đoàn trưởng đồng chí Trần Hanh rõ ràng đang tức giận, nói qua thông dịch viên: "Các đồng chí, các bạn đã đến với chúng tôi và giúp chúng tôi trong cuộc chiến chống lại những kẻ xâm lược Mỹ còn các vấn đề khác các bạn không nên quan tâm". Tôi nhận ra rằng chúng tôi và trung đoàn trưởng đã đi đến ranh giới cuối cùng của những gì được cho phép trong quan hệ của chúng tôi, vì vậy tôi thề không bao giờ đề cập với ông vấn đề đó nữa. Nhưng điều này tôi đã báo cáo với cấp trên trực tiếp của mình, tướng Antsiferov E.N.

Sau một tuần rưỡi, phiên dịch viên cao cấp Trần Văn Vạn đến chỗ tôi, và báo rằng trung đoàn cho biết, ngày mai Bộ trưởng Quốc phòng VNDCCH Đại Tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đến thăm trung đoàn, và các phi công Liên Xô cần phải thể hiện cho ông thấy thuật lái của mình. Tôi nói với thông dịch viên, anh hãy hỏi người chỉ huy trung đoàn xem tại sao ông ấy không muốn cho Bộ trưởng Quốc phòng xem thuật lái của các phi công Việt Nam. Nhưng trung đoàn xác nhận rằng chính Bộ trưởng Quốc phòng muốn xem thuật lái của phi công Liên Xô. Và hai giờ sau đó Antsiferov E.N. đến với chúng tôi và giải thích thực chất cuộc trình diễn thuật lái sắp tới cho các phi công chúng tôi. Chúng tôi cùng ông ấy nhanh chóng phác thảo kế hoạch của chương trình, trong đó phản ánh trình tự cất cánh của các phi công để thực hiện thuật lái, dùng những chiếc máy bay nào và phương tiện hạ cánh nào để làm giảm đường chạy đà, mà mỗi phi công áp dụng khi hạ cánh. Ví dụ, phi công đầu tiên được giới hạn ở việc chỉ thả cánh tà ở tư thế hạ cánh, phi công thứ hai bung thêm dù hãm trên đường chạy, người thứ ba sử dụng một hệ thống khác là SPS (СПС - сдув пограничного слоя воздуха с крыла - thổi lớp không khí giới hạn từ cánh, làm tăng lực nâng, và do đó, làm giảm tốc độ hạ cánh) và người cuối cùng sử dụng tất cả các thiết bị kể trên, nhưng bung dù hãm trên không trước khi máy bay tiếp đất. Những đội hình thuật lái cụ thể nào cần được mỗi phi công thực hiện thì kế hoạch không định trước. Tất cả các phi công đều giàu kinh nghiệm và mỗi cá nhân cần phô diễn tài nghệ của mình, đó là, đặc trưng phẩm chất của anh ta.

Ngày hôm sau, sáng sớm chúng tôi đến sân bay, những chiếc máy bay được chuẩn bị cho chuyến bay, đã sắp xếp thành một hàng trên đường lăn. Sau một lúc, bộ trưởng quốc phòng đi xe "Volga" đến, ông mặc quân phục. Trong xe ngoài người lái xe còn có cô con gái 8-10 tuổi của Bộ trưởng, và nằm ở băng ghế sau là một khẩu súng săn. Ông chúc sức khỏe chúng tôi và nói rằng ông được nghỉ phép ngắn và ông quyết định đi săn, nhưng trên đường đi rẽ vào và ghé thăm các phi công. Tướng Antsiferov E.N. mời Bộ trưởng lên tháp chỉ huy bay. Tôi và Sasha Mironov, theo kế hoạch, lĩnh vị trí sẵn sàng số 1 trên máy báy huấn luyện-chiến đấu MiG-21U: anh ta ngồi vào cabin trước, tôi - ở cabin sau. Anh mở máy động cơ và bắt đầu chạy đà để cất cánh. Đột nhiên chiếc máy bay bắt đầu chệch khỏi dải đường lăn về bên phải và Mironov qua máy liên lạc bộ đàm (самолетному переговорному устройству ( СПУ ) hét lên với tôi: « Phanh không làm việc!». Tôi nhanh chóng đoạt lấy quyền kiểm soát phanh, nhưng máy bay không tuân theo và từ từ lăn trượt xuống, sau đó bánh xe phía trước chạm vào đèn hạn chế và dừng lại. Tôi tắt động cơ. Tướng Antsiferov E.N lao như tên bắn xuống từ đài chỉ huy bay, ông chạy đến chỗ chúng tôi và giận dữ hỏi: "Có chuyện gì vậy?" Chúng tôi báo cáo ông phanh hỏng. "Isayev, nhanh chóng lên máy bay chiến đấu!" - Ông nói với tôi. Tôi chạy ra chỗ một chiếc máy bay chiến đấu MiG-21, và ông tướng hét với theo: "Bình tĩnh,chỉ cần đừng tự chôn mình!". "Rõ", tôi trả lời, và nhanh chóng trèo lên buồng lái, bắt đầu khởi động động cơ. Thuật lái được thể hiện ngay sau khi cất cánh và thu càng. Thực hiện xong một loạt các tổ hợp đội hình, tôi hạ cánh với việc bung dù hãm. Ngay khi còn đang lăn, tôi thấy một máy bay chiến đấu đến lượt cất cánh. Như vậy, chúng tôi đã thi hành một trình tự nghiêm ngặt khi biểu diễn thuật lái cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trên mặt đất, tôi hỏi các đồng nghiệp của mình: "Sao, các cậu thấy thuật lái của tôi thế nào?". "Được rồi! Lá cọ run lên trên mái nhà của Đài chỉ huy bay, khi anh lướt qua nó ở độ cao thấp "- họ trả lời.

Sau khi trình diễn, Bộ trưởng Quốc phòng từ tháp chỉ huy đi xuống, đến chỗ các phi công chúng tôi và cảm ơn tất cả mọi người vì một chương trình biểu diễn thú vị, và sau đó ông nắm lấy khuỷu tay tôi kéo sang một bên và hỏi "Còn các phi công Việt Nam đã có thể làm được như vậy, như các đồng chí chưa?". Tôi nói với Bộ trưởng rằng các phi công của ông là học sinh tốt nghiệp trường dạy bay của chúng tôi, nơi họ được dạy bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, và bây giờ chúng tôi có thể giúp họ cải thiện hơn nữa kỹ năng bay của họ. Tất nhiên, kể cả các phi công của đồng chí cũng đã có thể cho đồng chí thấy kỹ năng bay lượn trên không tuyệt vời. Ông nói: "Cảm ơn".

Trung đoàn trưởng, mời tất cả những người có mặt ra bàn uống trà. Dưới tán dù che người ta bày một chiếc bàn dài hình chữ nhật, hai bên đã kê ghế dài. Trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Hanh ngồi cạnh Bộ trưởng Quốc phòng. Tôi ngồi ở phía bàn đối diện, nhưng trực tiếp trước mặt Bộ trưởng. Bên chiếc bàn diễn ra cuộc trò chuyện thoải mái về các chủ đề khác nhau. Và đột nhiên, Bộ trưởng nhìn tôi và hỏi tôi một câu hỏi đáng ngạc nhiên: "Mối quan hệ của đồng chí với chỉ huy trung đoàn ra sao?". Tôi thậm chí rùng mình về câu hỏi này. Tuy nhiên, tôi không ngần ngại trả lời rằng tôi có mối quan hệ với chỉ huy trung đoàn chỉ thuần túy công việc. Tất cả im lặng, và cuộc trò chuyện tiếp theo về chủ đề này đã không được duy trì. Còn tôi, sau câu hỏi mà Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đề ra cho tôi đã tự hỏi mình câu hỏi: "Bây giờ thì cậu đã hiểu lý do tại sao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đi săn mà trên đường lại rẽ vào ghé thăm các phi công rồi chứ".

Tiệc trà kết thúc, tất cả đứng lên rời khỏi bàn, còn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quàng vai người chỉ huy trung đoàn, và họ đi khoảng gần một giờ trên đường lăn và nói chuyện với nhau về chủ đề mà chỉ họ biết.

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-30.jpg)
..........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 10:29:45 pm
(tiếp)

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-35.jpg)
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm đơn vị.

Mặc dù thỉnh thoảng có chuyện bất đồng giữa các chuyên gia Liên Xô và các đồng chí Việt Nam về một số vấn đề, điều đó không bao giờ dẫn đến bất kỳ sự cô lập hay thiếu niềm tin vào nhau hay các hậu quả tiêu cực khác. Chúng tôi luôn thân thiện trong quan hệ với nhau và làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra cho chúng tôi nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của trung đoàn.

Tôi vẫn nhớ với sự tôn trọng sâu sắc người chỉ huy trung đoàn đồng chí Trần Hanh và chính ủy trung đoàn đồng chí Quýnh, các phi công Biểu, Tôn, Mạo, Cương và những người khác, cũng như trưởng phòng phục vụ chuyên gia đồng chí Thành, thông dịch viên cao cấp Trần Văn Vạn (Vanhia), và tất cả mọi người cùng làm việc và quan hệ với các chuyên gia Liên Xô. Một số phi công trẻ mà chúng tôi từng đào tạo, tôi đã gặp lại họ sau này ở Liên Xô tại Học viện Không quân mang tên Yuri Gagarin, nơi mà tôi phục vụ tại thời điểm đó, còn họ thì đến đó học tập. Một nửa trong số họ đã trở thành Anh hùng Lực lượng Vũ trang Việt Nam. Có nghĩa là công việc của chúng tôi không vô ích. Lòng can đảm và dũng cảm của những con người đó, được củng cố bởi kiến thức và kinh nghiệm thu được trong quá trình huấn luyện chiến đấu, tình yêu vô điều kiện với Tổ quốc của họ đã làm cho họ trở nên những Anh hùng.

Cùng với các chuyến bay huấn luyện và đào tạo phi công Việt Nam, các phi công của chúng tôi còn thực hiện các nhiệm vụ khác, chẳng hạn như thực hiện các chuyến bay thử nghiệm kiểm tra sau khi bảo trì hoặc sau khi việc loại bỏ những hư hại nghiêm trọng của các thiết bị kỹ thuật trên máy bay. Đồng thời theo quyết định của Bộ tư lệnh Không quân QDNDVN chúng tôi bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm các máy bay bị bom bi làm hư hại trên mặt đất sau khi chúng được sửa chữa. Chúng tôi đã bay thử một số máy bay này. Tuy nhiên, sau tai nạn của một chiếc MiG-17 tại trung đoàn bạn khi một phi công Triều Tiên bay thử sau khi được sửa chữa như vậy, bộ chỉ huy của chúng tôi đã cấm các phi công của chúng tôi bay thử các máy bay đó. Hóa ra chiếc MiG-17 này đã bị hư hại không chỉ phần vỏ mà còn bị gẫy xà cánh. Vì vậy, các máy bay đó cần được kiểm tra cẩn thận mức độ thiệt hại của cả phần kết cấu và các hệ thống trên máy bay. Điều này có nghĩa là việc sửa chữa các máy bay phải được thực hiện không phải ở các xưởng sửa chữa dã chiến mà phải sửa chữa tại nhà máy sửa chữa cố định. Nhưng ở Việt Nam vào thời điểm đó không có những nhà máy như vậy.

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-34.jpg)
Đón năm mới 1969.

Tôi vẫn nhớ tất cả những chàng trai trong nhóm chúng tôi, những người trong những điều kiện khó khăn nhất đã thực hiện một cách trung thực nhiệm vụ được giao. Số phận đã ném họ đi khắp thế giới. Nhiều người trong số họ hiện đang sống ở các nước khác, nhưng ký ức về các đồng chí của mình là không biên giới, và chúng tôi sẽ giữ gìn nó mãi mãi. Trong tâm trí của tôi mãi mãi vẫn còn đó các phi công đồng nghiệp của tôi những người đã thực hiện các chuyến bay ngày cũng như đêm, trong điều kiện không có một số phương tiện dẫn đường và hạ cánh. Tôi sẽ nêu tên của họ. Đó là A.K.Galkin, Karnaukhov K.V., Makarov V., Trefilov V.Ya., V.A.Ignatov. Với tình yêu mến lớn lao tôi nhớ đến đội ngũ kỹ sư-kỹ thuật viên của chúng tôi như Polevoi V.F., Morozov P.N., Bezborodov Ya.M., Selyaeva N.D., Tomilets G.R., N. Boiko, V.L.Korchagin, E.Yu.Vaalma, Melshik I.A., B.N. Samylov, Grudin V.N., sĩ quan chỉ huy tác chiến (anh chính là thm mưu trưởng không biên chế của nhóm) Miroshnik S.A., bác sỹ hàng không Aslanov G.Kh. Với lòng kính mến sâu sắc tôi nhớ đến cấp trên trực tiếp của chúng tôi, thiếu tướng Không quân Antsiferov Evgeny. Ông đã qua đời trong một tai nạn máy bay khi đang là chỉ huy phó một đơn vị không quân hỗn hợp. Vinh quang đời đơi thuộc về ông! Ký ức về ông chúng tôi sẽ còn giữ mãi! Thể hiện sự trợ giúp lớn lao cho nhóm của chúng tôi còn có người phó của Evgeny Nikolaevitch (Tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự lực lượng Không quân Xô Viết) Moskalev P.E.

Họ là những con người có tính cách khác nhau, nhưng được thống nhất bởi tình bạn chiến đấu, sự hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa vụ và tình yêu với Tổ quốc. Tin tức từ nước ta đến đây rất ít: radio mà chúng tôi có không thu được sóng từ Liên Xô, thư từ bưu phẩm không đến thường xuyên, vì vậy hiếm khi nhận được các tờ báo, các bưu kiện lớn. Từ những bưu phẩm đó, chúng tôi hiểu biết về các sự kiện ở nước ta rất muộn. Trong thời gian ở Việt Nam, đến thăm nhóm chúng tôi có hai đoàn đại biểu. Đoàn đầu tiên là từ báo "Sao Đỏ", dẫn đầu là tổng biên tập đại tá hải quân Korenevskii. Còn về đoàn thứ hai tôi muốn nói kỹ hơn một chút. Khoảng gần 2:00h chiều từ trung đoàn có một cú điện thoại gọi tới, cho biết một Anh hùng Liên Xô và là một phụ nữ từ Hà Nội đến thăm chúng tôi. Nhận được tin này, tôi đã cho các đầu bếp chuẩn bị sẵn một bữa ăn ngon, và bảo tham mưu trưởng nhóm chui qua lỗ thủng ra ngoài và nhìn trên đường nhựa xem có chiếc ô tô nào không. Tham mưu trưởng nhanh chóng trở lại và vừa thở vừa nói, khách đã đến nơi, họ đang xuống xe và bây giờ sẽ vào đây.

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-20.jpg)
Gặp gỡ Nữ Anh hùng phi công Liên Xô trong chiến tranh Thế giới thứ 2, thiếu tá cận vệ Marina Chesneva, người chỉ huy một phi đội thuộc trung đoàn không quân cận vệ ném bom đêm Taman số 46.

Tin tức về sự xuất hiện của các vị khách lan đi nhanh chóng thông qua "trại" của chúng tôi và ngay lập tức tất cả tập trung tại quảng trường "Giấc mơ", và sau 1-2 phút từ sau lỗ của mở trên bức tường Anh hùng Liên Xô Cheshneva Marina Pavlovna đã xuất hiện, bà là người tham gia tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, là một phi công nổi tiếng . Bà đi cùng với Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, tướng Stolnikov B.A và vợ. Tôi bước ra đón các vị khách, nhưng trong đầu lóe lên ý nghĩ – làm sao đón những vị khách như thế này mà lại không có hoa. Và kiếm nó ở đâu bây giờ? Và đột nhiên, trên đường ra đón khách, tôi thấy một khoảnh đất trồng hoa của nhà chùa bị bỏ rơi, dày đặc cỏ dại, trong đám cỏ đó có thể thấy những bông hoa nhỏ nhắn xinh xắn mọc trên thân cây mảnh mai. Chọn từng bông riêng lẻ thì không khả thi, không có thời gian. Tôi nhanh tay chọn những bông hoa và cỏ dại, chúng may mắn được tách ra cùng với rễ cỏ. Tôi đang trên đường đi, và ngay trước mắt các vị khách, tôi nhặt rễ và đất bỏ dưới chân mình, mà các thân cây và rễ cỏ dại quấn chặt như dây thép gai. Nhưng trong tình thế khẩn cấp này, không biết lấy đâu ra sức lực, nhưng khi đến gần các vị khách cuối cùng tôi đã rứt hết được những rễ cây. Và sau khi chào đón khách, tôi xin lỗi vì bó hoa bất bình thường như vậy. Marina an ủi tôi, qua những giọt nước mắt bà nói: "Đây sẽ là bó hoa đắt tiền nhất và không thể nào quên được trong cuộc đời của tôi".

Sau cuộc họp và thảo luận với các chuyên gia của nhóm chúng tôi, Marina bày tỏ mong muốn gặp gỡ các phi công Việt Nam. Chúng tôi đến sân bay. Nhưng cuộc gặp không bao giờ diễn ra. Ban chỉ huy trung đoàn giải thích là các phi công đang nghỉ ngơi, bởi ngày mai họ sẽ tham gia vào chiến sự. Nhìn chung, nghề nghiệp của phi công quân sự không thuộc về các thể loại được công chúng tiếp cận rộng rãi tại nhiều nước, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh, trong đó có Việt Nam.

Vào cuối hồi ức của mình tôi muốn nói rằng các chuyên gia Liên Xô trong tất cả các quân binh chủng đã thể hiện sự hỗ trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc chiến chống những kẻ xâm lược Mỹ. Nếu không có chiến thắng của nhân dân Việt Nam, rất khó dự đoán tình hình quân sự-chính trị phát triển trong khu vực này bây giờ sẽ thế nào. Nhưng đó là lĩnh vực của các nhà chính trị và ngoại giao. Chúng tôi đã hoàn thành sự nghiệp của mình. Trong tâm tưởng của tôi mãi mãi vẫn không thể nào quên bầu trời Việt Nam và các bạn bè chiến đấu của tôi.

(http://nhat-nam.ru/vietnamwar/foto/Isaev-31.jpg)


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Tư, 2012, 09:11:44 pm
Chuyến công tác Việt Nam
             

Đại tá Viktor Kuznetsov
Bài đăng trên "aiwar.ru" năm 2004.

(http://www.airwar.ru/history/locwar/vietnam/comandir/vietman2.jpg)

Đầu năm 1975, tôi phục vụ với cấp bậc thượng úy tại trung đoàn tiêm kích Mukatchevskii. Trung đoàn này, được trang bị vào thời điểm đó các máy bay MiG-21SMT (kiểu "50"-1971), là một trong những loại máy bay chủ lực của Lực lượng Không quân Xô viết. Biên chế tổ chức đội ngũ của nó dự kiến có bộ phận thứ hai - các phi công và chuyên viên kỹ thuật, được đào tạo, như hồi đó người ta nói, "để thực hiện nhiệm vụ quốc tế ngoài biên giới quốc gia Liên Xô". Tôi thuộc biên chế bộ phận thứ hai với tư cách một chuyên gia thiết bị hàng không của máy bay MiG-21 và nóng lòng trông đợi chuyến công tác đặc biệt đầu tiên của mình ở một trong các quốc gia nước ngoài. Vòng quay số phận của tôi cho tôi cơ hội tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(http://crimso.msk.ru/Images6/AV/AV07-6/17-3.jpg)
MiG-21SMT.

Đến Bắc Việt Nam vào tháng Hai, tôi thuộc nhóm các chuyên gia Liên Xô về MiG-21. Vào thời điểm đó mẫu máy bay tiên tiến nhất của loại máy bay này của Bắc Việt Nam là MiG-21 PFM. Những chiếc "Hai mươi mốt" đầu tiên được trang bị cho hai trung đoàn, đóng căn cứ tại các sân bay: Nội Bài gần Hà Nội và Kép cách thủ đô 80 km. Nhóm của chúng tôi khoảng 18-22 người. Số lượng có thay đổi, tăng lên khi Việt Nam yêu cầu phi công bổ sung, hoặc giảm khi một người nào đó đã hoàn thành thời hạn làm việc quy định theo hợp đồng và bay về Liên bang. Ngoài các phi công, nhóm bao gồm bốn kỹ sư (về máy bay và động cơ (SD-СД), về vũ khí, về thiết bị hàng không (AO-AO), về thiết bị vô tuyến và vô tuyến điện tử (радио- и радиоэлектронному оборудованию), 4 nhóm trưởng công tác bảo trì thường xuyên, và bốn đến năm chuyên gia của nhà máy "Ngọn cờ Lao động", những người làm công tác hoàn thiện các chiếc MiG theo các chỉ thị gửi đến. Lãnh đạo nhóm trực tiếp là trung tá Tsvetkov (Phó trung đoàn trưởng về huấn luyện bay từ Tiraspol tới). Lãnh đạo chung các chuyên gia hàng không Liên Xô tại Việt Nam là thiếu tướng Obmelyukhin - Cố vấn Tư lệnh Không quân VNDCCH. Chúng tôi đảm bảo cho các chuyến bay của MiG-21 từ cả hai sân bay. Chúng tôi sống trực tiếp tại các căn cứ không quân trong các căn nhà cấu trúc nhẹ, gợi nhớ đến các bungalow. Phía Việt Nam hạn chế sự đi lại của chúng tôi trên lãnh địa căn cứ - đi lại có tổ chức và người đi kèm. "Các chủ nhà mến khách" đã phải quan tâm đặc biệt đến nhóm: hầu như tất cả mọi người mà chúng tôi giao tiếp (các phiên dịch, nhân viên phục vụ, nhân viên kỹ thuật, v.v.), đều phải báo cáo bằng văn bản về hoạt động của chúng tôi.

Ngoài chúng tôi, tại Việt Nam còn có các nhóm chuyên gia Liên Xô khác. Nhưng chúng tôi chỉ thấy họ ở Hà Nội, khi đến đại sứ quán báo cáo hàng tháng. Để công bằng phải nói rằng chúng tôi chịu trách nhiệm không chỉ về công việc.

Không quân Việt Nam cũng được trang bị tiêm kích MiG-19 (J-6), chế tạo tại Trung Quốc và MiG-17 chế tạo tại Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, ở các đơn vị trang bị các máy bay này chỉ có các chuyên gia Trung Quốc làm việc. Mặc dù thái độ đối với chúng ta là hoàn toàn bình thường, nhưng lập tức ta cảm thấy VNDCCH trong thời kỳ đó còn dựa nhiều vào người láng giềng phương bắc của mình. Khoa học Quân sự của Trung Quốc được đánh giá cao hơn của Liên Xô. Ưu tiên được trao cho các phi công và kỹ sư được Trung Quốc giáo dục.
.........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Tư, 2012, 10:02:59 pm
(tiếp)

Nhiệm vụ của nhóm chúng tôi là đào tạo việc khai thác hoạt động đúng đắn và sửa chữa bảo trì MiG-21. Đồng thời chúng tôi không có quyền yêu cầu tiến hành bất kỳ công việc nào mà chỉ đưa ra các khuyến nghị, còn họ có tính đến nó hay không đó là quyết định của người Việt Nam. Tại Liên bang, tôi có thể cấm máy bay cất cánh, nếu chiếc máy bay đó không thực hiện các công việc bảo trì theo quy định. Ở đây tôi không thể làm điều đó. Việc chuẩn bị cho máy bay cất cánh không bao gồm trong trách nhiệm của chúng tôi, nhưng những người Việt Nam tổ chức học tập theo cách trực tiếp trong quá trình chuẩn bị. Đồng thời, họ tìm cách sao cho số máy bay qua tay các chuyên gia Liên Xô là lớn nhất, nói một cách công bằng, nếu chúng ta chuẩn bị máy bay, chúng ta sẽ là những người làm cho nó tốt nhất. Phi công của chúng tôi cũng được trao thêm trách nhiệm - bay thử máy bay (облет самолетов) sau khi sửa chữa và bảo trì. Hầu hết các sĩ quan Việt Nam, những người phục vụ trên MiG-21, đều tốt nghiệp trường kỹ thuật bay Krasnodar và nói tốt tiếng Nga. Các hạ sỹ quan kỹ thuật biết tiếng Nga tồi, và chúng tôi phải làm việc với họ thông qua phiên dịch. Điều này tạo ra thêm khó khăn, bởi vì người Việt Nam khi dịch ra tiếng Việt thường xuyên tạc ý nghĩa của thông tin nhằm tiện lợi cho việc hình dung của họ.

(http://www.airwar.ru/history/locwar/vietnam/comandir/vietman3.jpg)

Ở Việt Nam, tôi đã thấy các phi công xuất sắc, nhưng mức độ tổng thể của các phi công không quá mức trung bình. Họ được đào tạo không tồi, nhưng họ bay đều đặn như nhau, "như mong đợi", khi không tỏ ra có mong muốn thể hiện tài nghệ. Trong số các nhân viên kỹ thuật cũng có những chuyên gia xuất sắc, một số người trong số họ đã tốt nghiệp hai trường đại học quân sự: tại cả Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng họ không thể hiện khao khát đặc biệt được phục vụ. Phạm vi các công việc mà người Việt Nam thực hiện là tích cực, nhưng làm một công tác bảo trì không định trước thì họ không muốn ngay cả dựa trên cơ sở các kinh nghiệm riêng của mình. Họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội "ngồi-nằm". Nghĩa vụ quân sự tại VNDCCH là bắt buộc: nam giới từ 15 tuổi, bắt đầu "học quân sự". Dường như tất cả quân nhân đều ở trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, nhưng về đa số cơ bản thì đối với những ý tưởng cách mạng họ không có sự nhiệt tình và họ là những người Cộng sản "chỉ bởi vì đó là điều cần thiết". Cuộc hội nghị Đảng trong trung đoàn có thể diễn ra cả một tuần. Trong thời gian này người ta không đưa chúng tôi sang sân bay, họ nói tránh rằng hiện ở đó đang tổ chức họp Đảng.

Chính phủ VNDCCH, khéo léo sử dụng việc Liên Xô đã sẵn sàng cung cấp cho "tiền đồn chiến đấu của phe xã hội chủ nghĩa ở vùng Đông Nam Á" lượng vũ khí trên thực tế có số lượng hầu như không giới hạn, họ tìm cách tích lũy các máy bay, xe tăng và các loại thiết bị quân sự khác. Khi số lượng máy bay vượt quá số lượng các tổ bay, số máy bay nhận được trước đây bắt đầu được chuyển vào kho cất trữ. Vào năm 1972, khi người Mỹ tiến hành những chiến dịch ném bom lớn xuống Bắc Việt Nam, người Việt Nam đã biết cách phân tán và giữ gìn rất nhiều thiết bị quân sự. Một trong những kho cất trữ đó nằm cách sân bay Nội Bài 4 km và nối với nó bằng một con đường trải asphalt mà nếu cần máy bay có thể sự dụng chạy đà thẳng để xuất phát. Tại bãi đậu ngoài trời đó là hai chục máy bay MiG-21 PF và các máy phiên bản trước đó. Ở một trong những ngọn đồi gần đó người ta đã đào một hangar ngầm khổng lồ làm nơi trú ẩn, cho phép bảo dưỡng theo phương pháp dòng chảy (di chuyển máy bay từ một công đoạn này sang công đoạn tiếp theo) 20 máy bay chiến đấu cùng một lúc.
.........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2012, 01:14:48 am
(tiếp)

Trong quá trình chuẩn bị cho Lực lượng Không quân Bắc Việt Nam tham gia chiến sự quy mô lớn ở Miền Nam, người ta quyết định kiểm tra khả năng chiến đấu của các máy bay đang được niêm cất. Đánh giá tình trạng của máy bay tại căn cứ Nội Bài thực hiện bởi một Ủy ban hỗn hợp Việt-Xô, trong đó phía chúng tôi có: Cố vấn Kỹ sư trưởng của Lực lượng Không quân, các chuyên gia máy bay và động cơ (SD- СД), chuyên gia trang bị vũ khí, thiết bị vô tuyến điện tử (REO - РЭО) và tôi - kỹ sư về thiết bị hàng không (АО). Sự kiểm tra của chúng tôi cho thấy máy bay không bị hư hỏng trong chiến đấu, nhưng sau một năm rưỡi đến hai năm ở trong điều kiện khí hậu ẩm và trong tình trạng không được bảo dưỡng (chỉ bọc đèn pha và đặt đai ốc), máy bay đã không còn sử dụng được. Ngay cả vỏ máy cũng mất độ trơn và trở nên thô ráp. Ủy ban đã kết luận về việc không thể tiếp tục sử dụng các máy bay MiG này, sau khi chỉ ra sự không hợp lý của việc gửi chúng đến các nhà máy sửa chữa ở Liên Xô. Trong các kho, người Việt Nam thu thập được một số rất lớn các bộ phận phụ tùng và thiết bị, bao gồm cả những thứ trong thời gian máy bay khai thác còn chưa được lắp đặt. Việc tính toán của họ được sắp đặt điều chỉnh tốt, nhưng các điều kiện bảo quản - thật kinh khủng.

Vào đầu tháng ba năm 1975 các đơn vị vũ trang của đảng cộng sản ở Nam Việt Nam đã bắt đầu cuộc tổng tấn công, kéo theo lực lượng không quân Bắc Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ nó. Tình hình tại căn cứ của chúng tôi vẫn yên tĩnh. Việc tham gia của các máy bay vào chiến sự ở miền Nam được giữ bí mật cẩn thận. Chính thức mà nói, ở trong đó đang diễn ra cuộc nội chiến, và quân đội chính quy Bắc Việt Nam không tham gia. Tất nhiên, che giấu chúng tôi đặc điểm chiến đấu của các chuyến bay là không thể: máy bay thực sự treo vũ khí, còn những chiếc máy bay MiG bay đến thì không còn chúng. Các phi công trở lại rất vui mừng, không che giấu được niềm vui chiến thắng, nhưng họ tránh nói chuyện về các nhiệm vụ họ thực hiện. Sau hai tháng chiến đấu, các phi công MiG-21 ghi được chỉ hai chiến thắng trên bầu trời Bắc Việt Nam. Máy bay bị họ bắn rơi ở miền Nam Việt Nam không được chính thức xem xét.

Chẳng bao lâu chúng tôi đã bị cuốn vào việc sửa chữa trực tiếp những chiếc MiG ngay trên sân bay dã chiến. Tùy thuộc vào tính chất của các hư hỏng người ta đã thành lập một nhóm chuyên gia từ 4-5 người, bay bằng trực thăng tới khu vực biên giới. Ở đó, chúng tôi chỉ có thể hoạt động không chính thức. Hạ cánh xuống sân bay đất nện khá tốt, ở đó đã có một hoặc hai chiếc MiG-21 bị hư hỏng. Chúng tôi đi đâu, không ai thông báo, người Việt Nam ở địa phương không tham gia vào cuộc trò chuyện, các chuyến bay không diễn ra khi có mặt chúng tôi. Về những điểm này, các chuyên gia của chúng tôi đôi khi rơi vào vòng hỏa lực và các vụ tấn công của máy bay Nam Việt Nam.

Đầu tháng Năm rõ ràng là chiến sự đã kết thúc: giảm cường độ xuất kích các chuyến bay, chúng được thực hiện với các vũ khí tập luyện. Chẳng bao lâu khi xem tổng diễn tập diễu binh trên không mừng chiến thắng tại căn cứ không quân Nội Bài, tôi đã chứng kiến sự va chạm của 2 MiG-19, diễn ra ngay trên đường cất hạ cánh. Thật ngạc nhiên, nhưng tai nạn bi thảm này không gây ra bất kỳ sự kích động nào: đường băng được dọn sạch và các chuyến bay vẫn tiếp tục.

Hai tháng sau chiến tranh, các tổ bay của trung đoàn chúng tôi đã có nhiều thay đổi - các thanh niên thay cho nhiều phi công có kinh nghiệm chuyển về phục vụ ở miền Nam. Ở đó đã hình thành các trung đoàn mới trên cơ sở các trang bị kỹ thuật chiến lợi phẩm. Sáu tháng sau đến lượt tôi đã có dịp làm quen cụ thể với một số máy bay của Mỹ.
..........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2012, 02:32:17 am
(tiếp)

Tối 12 Tháng Mười Một, trung tá Mitin cố vấn kỹ sư trưởng KQ VNDCCH đến chỗ chúng tôi. Không đặt ra nhiệm vụ cụ thể, ông chọn hai người: trưởng nhóm SD và tôi, sau khi bị thuyết phục từ trước bởi kiến thức của tôi về thiết bị vô tuyến điện. Ba chúng tôi cùng đến Hà Nội và một ngày sau cùng tùy viên quân sự bay trên chiếc "Douglas" (DC-3) đến Đà Nẵng, nơi đóng căn cứ không quân lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nó có hai đường băng riêng biệt, hướng về phía biển. Dọc theo mỗi đường băng - có đường lăn chiều rộng khoảng 30 m. Ở trung tâm căn cứ là một đài kiểm soát không lưu rất mạnh. Có hai tháp điều không, một đang được bảo vệ. Lớp phủ chủ yếu là asphalt, chỉ có trên những vị trí xả khí thì mới là tấm bê tông. Tại căn cứ có hơn 150 máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất. Thiết bị kỹ thuật ở trong điều kiện tuyệt vời. Bảo dưỡng nó là các tù binh chuyên gia kỹ thuật Nam Việt Nam.

Tại Đà Nẵng, chúng tôi được giao nhiệm vụ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các máy bay chiến lợi phẩm chuyển giao cho Liên Xô, tiếp theo - chuẩn bị cho việc vận chuyển nó bằng đường biển và bốc xếp chúng xuống tàu chở hàng. Những loại khí tài bay nào và những cấu hình nào sẽ được chuyển giao, sẽ do tùy viên quân sự quyết định cùng các sỹ quan Bộ Tổng tham mưu sau khi đến căn cứ không quân. Ban đầu, chúng tôi phải chọn một trong các tiêm kích F-5. Người Việt Nam trình diễn trên không ba máy bay: đầu tiên một cặp máy bay MiG-21 cất cánh, sau đó từng chiếc F-5 lần lượt bay lên, thực hiện một vòng lượn và hạ cánh bởi các phi công tù binh. Để khẳng định chắc chắn rằng những chiếc máy bay này đủ điều kiện bay, chúng tôi bắt tay vào kiểm tra chi tiết. Điều kiện làm việc thật tuyệt vời. Thiết bị kỹ thuật luân phiên được kéo vào một hangar chứa máy bay trong đó trang bị đầy đủ, và trong vài ngày chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ. Chiếc F-5 đầu tiên bị từ chối: rò rỉ dầu làm mát và đài radio liên lạc không làm việc. Chúng tôi chọn chiếc sau, chiếc ở trong tình trạng kỹ thuật hoàn hảo. Chiếc máy bay này được chúng tôi niêm phong để ngăn chặn việc thay thế thiết bị.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/11/F-5C_VNAF_23TW_522FS_BienHoa_1971.jpg)
F-5C tại căn cứ KQ Biên Hòa năm 1971.

F-5 gây ấn tượng rất tốt, khi so sánh với MiG-21. Các đặc điểm gabarit-tổng quát của thiết bị tốt hơn đáng kể. Ví dụ, máy phát điện nhỏ hơn so với chúng ta 2-3 lần. Chúng sử dụng các ắc quy rất nhỏ và sử dụng một lần tiện lợi hơn nhiều. Tính công nghệ trong bảo dưỡng là lý tưởng: máy bay dễ sử dụng đến nỗi chúng tôi hầu như không sử dụng đến tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Để tiếp dầu cho các hệ thống thủy lực họ sử dụng một chiếc xe  tự hành đặc biệt chạy động cơ diesel. Khởi động động cơ - bằng không khí nhờ xe chuyên dụng tự hành trang bị máy phát diesel khởi động (PGD- ПГД). Theo thành phần, thiết bị, buồng lái của nó tương tự buồng lái MiG-21, nhưng các thiết bị kích cỡ nhỏ hơn, nhiều thiết bị trong số đó có đèn chỉ thị dạng dải. Giắc chuyển đổi của máy tiếp dầu tự động bọc cao su hồi đó với chúng ta là không bình thường. Màu sơn cabin - màu xanh ngọc mềm mại, (cũng màu này, nhưng sắc thái gắt hơn về sau này là màu sơn buồng lái MiG-23).
............


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: tamking trong 09 Tháng Tư, 2012, 12:50:26 pm
Vào đầu tháng ba năm 1975 các đơn vị vũ trang của đảng cộng sản ở Nam Việt Nam đã bắt đầu cuộc tổng tấn công, kéo theo lực lượng không quân Bắc Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ nó. Tình hình tại căn cứ của chúng tôi vẫn yên tĩnh. Việc tham gia của các máy bay vào chiến sự ở miền Nam được giữ bí mật cẩn thận. Chính thức mà nói, ở trong đó đang diễn ra cuộc nội chiến, và quân đội chính quy Bắc Việt Nam không tham gia. Tất nhiên, che giấu chúng tôi đặc điểm chiến đấu của các chuyến bay là không thể: máy bay thực sự treo vũ khí, còn những chiếc máy bay MiG bay đến thì không còn chúng. Các phi công trở lại rất vui mừng, không che giấu được niềm vui chiến thắng, nhưng họ tránh nói chuyện về các nhiệm vụ họ thực hiện. Sau hai tháng chiến đấu, các phi công MiG-21 ghi được chỉ hai chiến thắng trên bầu trời Bắc Việt Nam. Máy bay bị họ bắn rơi ở miền Nam Việt Nam không được chính thức xem xét.

Bác ơi có thể có số lệu chi tiết hay bác có biết rõ hơn thì nói ró hơn  ?  ;


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2012, 06:42:40 pm
(tiếp)

Bạn tamking thân mến: chỉ có thông tin vậy thôi.

Cùng với máy bay tiêm kích, chúng tôi nhận được một số lượng đáng kể các phụ tùng thay thế và hầu như đầy đủ một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Không có tài liệu hướng dẫn khai thác bay F-5 nào qua tay chúng tôi. Tài liệu được biên soạn là có sẵn và người chuyên gia hiểu biết có thể dễ dàng nắm vững quy trình khai thác máy bay này. Ngoài ra, người Việt Nam cũng chuyển giao rất nhiều thiết bị mặt đất: một bộ thiết bị kỹ thuật hoàn chỉnh cần thiết cho việc duy trì hoạt động của một máy bay, một bộ đầy đủ (bao gồm cả thiết bị kiểm tra-theo dõi) cho bốn máy bay và một số đồ từ bộ dung cho 10 máy bay.

(http://www.airwar.ru/history/locwar/vietnam/comandir/vietman1.jpg)

Cũng như vậy, chúng tôi đã lựa chọn cẩn thận một bản mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 và các phụ tùng cần thiết cho nó cùng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Máy bay này thậm chí còn điều khiển dễ dàng hơn hơn so với F-5. Ấn tượng đặc biệt đối với tôi là sự bố trí vị trí của các phi công. Cabin nhỏ gọn nhưng thoải mái, các thành phần của thiết bị giống như trên máy bay trực thăng. Làm việc với loại máy bay cũng thích thú y như với loại máy bay trước.

Đối với F-5 và A-37 người Việt Nam còn chuyển giao hai động cơ bổ sung, được đóng gói trong container kín lấp đầy bằng khí trơ. Phương pháp bảo quản này loại bỏ các tác động có hại của khí hậu và không đòi hỏi phải tái bảo dưỡng kích hoạt trước khi bạn lắp đặt động cơ lên máy bay. Khi mở container, chúng tôi kiểm tra động cơ và kiểm tra sự sẵn có của các tài liệu, sau đó lại đặt chúng vào trong container rồi bơm khí trơ vào.

Họ cung cấp cho chúng tôi cả máy bay "chống nổi dậy" AC-119 - máy bay vận tải quân sự hạng vừa mà trong cabin hàng hóa có lắp đặt tổ hợp súng pháo khá mạnh để hoạt động tấn công các mục tiêu mặt đất. Vận tải bằng đường biển các khí tài bay kích thước như trên gây ra những khó khăn nhất định. Vì những lý do không rõ ràng với chúng tôi người ta không muốn cho lái những chiếc máy bay này đi theo đường hàng không, mặc dù chúng đang ở trong điều kiện bay tốt. Sau khi nhận được nhiệm vụ thích hợp, chúng tôi  làm quen cụ thể với AC-119 và báo cáo máy bay đã lỗi thời, không cần quan tâm, việc xứng đáng nghiên cứu duy nhất là các thiết bị đặc biệt của nó. Tiếp đến có lệnh không chuyển nó về Liên bang, mà chỉ cần tháo dỡ và gửi về một bộ vũ khí hoàn chỉnh.

Từ những chiếc máy bay trực thăng có sẵn tại căn cứ không quân đã chọn ra hai chiếc: CH-47 “Chinook” phiên bản cho quân đổ bộ đường không, và UH-1 “Iroquois" phiên bản trực thăng vũ trang. So với Mi-8 của chúng ta, trực thăng “Iroquois" của Mỹ xem ra thích hợp hơn rõ rệt. Máy bay nhỏ hơn nhiều, nhưng lại có nhiều trang bị tốt hơn phục vụ các hoạt động chiến đấu: hai súng máy sáu nòng (M60С, M2HB, M134) lắp đặt trong khoang tải hàng, súng phóng lựu và hỏa tiễn có điều khiển (AGM-22, BGM-71 TOW) trên các giá gắn. Buồng lái phía dưới và hai bên sườn được bọc thép.

Trong thời hạn mười ngày, chúng tôi kiểm tra kỹ lưỡng tất cả và chuẩn bị gửi lô hàng. Bảo quản máy không cần làm, vì chỉ sau có một tuần máy móc sẽ về tới Vladivostok. Tiếp theo có lẽ sẽ về Podmoskovie. (Trên các thùng chứa phụ tùng thay thế và tài liệu chúng tôi ghi địa chỉ: Moskva-400, Ivanovo).

F-5 và A-37 được kéo trên đường ô tô vào cảng Đà Nẵng, còn "Chinook" và "Iroquois" thì bay đến đó. Chúng được các phi công tù binh Nam Việt Nam lái dưới sự giám sát hộ tống. Tại cảng, chúng tôi tháo rời chúng và xếp cánh quạt vào một nơi. Sau đó chúng tôi bắt tay vào bốc xếp thiết bị lên tàu hàng bằng cần trục trên tàu. Để làm việc này, máy bay  trực thăng có trang bị các mấu chằng buộc rất hữu hiệu, còn các máy bay cánh cố định được trang bị các đai ốc vòng, xoáy ren vào các ổ đỡ đặc biệt. Tuy nhiên bốn đai vòng không lớn của chiếc F-5 không lấy được niềm tin của chúng tôi. Cẩu chiếc máy bay này lên tàu, chúng tôi luồn quanh thân máy bay các băng cao su rộng mà các thủy thủ cung cấp. Tiếp đến chúng tôi bốc xuống tất cả các loại máy và thiết bị đi kèm, hai thùng lớn chứa tài liệu về máy bay cánh cố định và một thùng có tài liệu của trực thăng. Sau khi hoàn thành công việc tại cảng, chúng tôi trở lại căn cứ không quân rồi nhanh chóng bay về Nội Bài. Tại Liên bang, từ các bạn cùng lớp, những người đang làm việc trong Viện Nghiên cứu Khoa học trung ương số 30 (ЦНИИ-30), tôi biết được rằng các chiến lợi phẩm mà chúng tôi lựa chọn đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng ở Viện Nghiên cứu Khoa học của Lực lượng Không quân Xô Viết.

Tháng 2 năm 1976, tôi rời Việt nam về nhà. Chuyến công tác đặc biệt của tôi đã kết thúc.


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 15 Tháng Mười, 2012, 04:19:36 pm
Trích tiểu sử : Đại tá Исаев Петр Иванович.
Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1933 tại vùng Alta, làng Grano-Maiaki.
Năm 1955 ông tốt nghiệp trường quân sự không quân- hải quân Eisk và phục vụ ở hạm đội Thái bình dương.
Năm 1960 ông được chuyển sang phục vụ tại trung đoàn không quân tiêm kích PVO (không quân của QC phòng không) thuộc quân khu Viễn đông với cương vị phi đội trưởng.
Năm 1961 ông vào học tại học viện không quân Gagarin và suất sắc tốt nghiệp vào năm 1965.
Ông được bổ nhiệm là phi đội trưởng tại quân khu Pribaltic. Năm 1968, ông là trung đoàn phó của trung đoàn không quân tại QK này.
Từ tháng 9 năm 1968 đến tháng 7-1969, ông tham gia cuộc chiến Vietnam với tư cách trưởng đoàn phi công chuyên gia Liên xô tại trung đoàn không quân tiêm kích của quân đội ND Vietnam.
Sau Vietnam:
Từ 1976 đến 1990, ông là chuyên viên khoa học cao cấp tại học viện không quân Gagarin. Sau khi giải ngũ, ông tiếp tục làm chuyên viên khoa học cho học viện.
Ông đã được tặng thưởng: Huân chương “Sao đỏ”; huân chương “Vì phục vụ Tổ quốc trong quân đội CCCP”, huy chương danh dự: “Chiến sĩ quốc tế” và 15 huân, huy chương khác.
Ông đã được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng: Huân chương “Chiến công” hạng 3 và huy chương “Hữu nghị”

Полковник Исаев Петр Иванович. Родился 5 августа 1933 года в Алтайском крае, в селе Грано-Маяки. В 1955 году окончил Ейское военно-морское авиационное училище летчиков и направлен для дальнейшего прохождения службы на Тихоокеанский флот. До 1960 года занимал должности летчика, старшего летчика, командира звена в истребительном авиационном полку. В 1960 году был переведен в истребительный авиационный полк ПВО Дальневосточного округа командиром авиационного звена.
В 1961 году поступил учиться Военно-воздушную академию им. Ю.А. Гагарина. В 1965 году, после окончания с отличием академии, был назначен командиром истребительной авиационной эскадрильи в Прибалтийский военный округ. В 1968 году назначен заместителем командира истребительного авиационного полка в этом же округе, а в 1971 году был переведен в Северную Группу войск в Польшу. В этом же году назначен командиром истребительного авиационного полка.
С августа 1968 года по июль 1969 год участвовал в боевых действиях во Вьетнаме в качестве старшего группы советских авиационных специалистов при истребительном авиационном полку ВВС ВНА.
С декабря 1973 года по март 1976 год находился в спецкомандировке в Сирии в качестве советника командира истребительной авиационной бригады ВВС САР.
С 1976 по 1990 год - старший научный сотрудник в Военно-воздушной академии им. Ю.А. Гагарина. После увольнения из армии продолжает работать научным сотрудником в этой академии.
Награжден орденом «Красной Звезды», орденом «За службу Родине в ВС СССР» III степени, почетным знаком «Воин-интернационалист» и 15 медалями.
Президентом ДРВ Хо Ши Мином награжден орденом «Боевой подвиг» III степени, а так же медалью «За боевую дружбу».
Nguồn: airwar.ru, wikipedia.org
nhat-nam.ru
xxx


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 21 Tháng Mười, 2012, 10:39:00 pm
Sách “Tưởng nhớ” tập 10 - Книга Памяти т.10
http://artofwar.ru/k/kolesnik_n_n/text_0310.shtml
1946 - 1982
Sách để Tưởng nhớ các công dân Xô viết đã hy sinh khi tham gia các trận chiến ngoài lãnh thổ CCCP sau thế chiến thứ 2.
(Посвящается памяти советских граждан, принимавших участие в боевых действиях за пределами СССР после Второй мировой войны).
Nhà xuất bản Người yêu nước - Издательство Патриот
Москва 1999
***
Mục ВЬЕТНАМ
Trang - стр.220

Danh sách hy sinh ở Vietnam, trang 241 - 242
Список погибших во Вьетнаме стр. 241 - 242

1. Багаев Алексей Егорович, thượng úy (ст. лейтенант), chuyên gia quân sự ( военный специалист). Hy sinh trong tai nạn máy bay 22.02.1962 г. (Погиб в авиационной катастрофе).
Ngày 20-03-2009, đại tá phiên dịch quân sự Солдатов В.В, đã công tác ở Vietnam (Lào) từ 08-61 đến  11-62 đã bổ xung thêm thông tin: Багаев Алексей Егорович là hoa tiêu bay Việt nam – Lào.
(Штурман ЛИ-2, Вьетнам-Лаос, уточняющие сведения дал 20.03.09 г. в/переводчик
п-к Солдатов В.В., работавший во Вьетнаме (Лаосе) с 08.61 по 11.62 гг.)

2. Бриндиков Михаил Константинович, sinh năm 1943, người Belorus… Hy sinh khi đang làm nhiệm vụ quân sự ngày 09.09.1972 г. Chôn cất tại nghĩa trang làng Забычанье.
(1943 г. рождения, белорусская ССР, Могилевская обл., Костюковичский р-н, д. Забычанье. Призван Привокзальным РВК г. Тулы, ст. лейтенант, ст. техник, 20-я дивизия ПВО. Погиб при исполнении служебных обязанностей 09.09.1972 г.
Похоронен на кладбище в деревне Забычанье.)

3. Мрыхин Винидикт Федорович, sinh 1937, dân tộc Nga, đại úy giáo viên - phi công. Hy sinh trong tai nạn máy bay ngày 29.03.1973.
(1937 г. рождения, русский, капитан, летчик-инструктор. Погиб в авиационной катастрофе 29.03.1973 г.)

4. Поярков Юрий Николаевич, sinh 1933, dân tộc Nga, đại úy giáo viên - phi công tại trung đoàn không quân tiêm kích quân đội nhân dân Vietnam. Hy sinh trong tai nạn máy bay ngày 30.04.1971.
(1933 г. рождения, русский, капитан, летчик-инструктор истребительно-авиационного полка Вьетнамской Народной армии. Погиб в авиационной катастрофе 30.04.1971 г).
Ghi chú: Hình như phi công Mig 21 Vietnam cùng hy sinh trong chuyến bay này tên là Thảo, tốt nghiệp Crasnodar 1970. Ai biết rõ trường hợp này xin cho biết thêm.

5. Симонов Евгений Семенович, sinh 1939, đại úy kỹ sư chuyên gia tên lửa С-75. Mất ngày 30.01.1974. Chôn tại nghĩa trang thành phố Vilnhius, công hòa Xô viết Lít va.
(1939 г. рождения, капитан-инженер, специалист по ЗРК С-75. Умер 30.01.1974 г. Похоронен 05.02.1974 г. на кладбище в г. Вильнюсе, Литовской ССР).

6. Смирнов Виталий Елиферинович, sinh 1945, binh nhì, chiến sĩ bệ phóng 82 trung đoàn 238, tên lửa phòng không quân đội nhân dân Vietnam. Hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ngày 24.10.1965. Được truy tặng huân chương Cờ đỏ. Chôn cất ngày 30.10.1965 tại nghĩa trang cánh đồng Яя vùng Kemeropski.
(1945 г. рождения. Призван Яйским РВК Кемеровской обл., рядовой, стартовик 82 ЗРДн 238 ЗРП ВНА. Погиб при исполнении служебных обязанностей 24.10.1965 г. Награжден орденом Красного Знамени (посмертно). Похоронен 30.10.1965 г. на кладбище в п. Яя, Кемеровской обл).

7. Соломин Алексей Николаевич, thượng úy, chuyên gia quân sự, Hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ngày 17.02.1961.
(ст. лейтенант, военный специалист. Погиб при исполнении служебных обязанностей, 17.02.1961 г).

8. Гарькуша Владимир Иванович, sinh 1947, hạ sỹ, vận hành máy nổ cho cụm tên lửa С-75. Bị thương vì bom bi ngày 11.04.1970. Mất vì thương tích ngày 29.04.1970 tại quân y viện Hanoi. Chôn cất tại thành phố Crasnodar. Được truy tặng huân chương Cờ đỏ và huân chương Chiến công hạng 3 của Vietnam.
(1947 г. рождения, член ВЛКСМ, мл. сержант, дизелист ЗРК С-75. Ранен при взрыве шариковой бомбы 11.04.1970 г. От полученных ран скончался в ханойском госпитале 29.04.1970 г. Похоронен в г. Краснодаре. Адрес матери Антонины Даниловны на момент гибели: г. Краснодар, ул. Чкаловская, д. 4, к. 1, кв. 25. Посмертно награжден орденом Красной Звезды и вьетнамским орденом "За Боевой Подвиг" III ст).

9. Зиновьев Гурий, đại úy an ninh. Hy sinh tại Hanoi trong những hoàn cảnh không rõ dàng vào cuối 1965.
( капитан службы безопасности. Погиб в Ханое при загадочных обстоятельствах в конце октября 1965 г).

Ghi chú: các thông tin về cái chết của Гарькуши В.И. и Зиновьева Г. chỉ nhận được sau khi sách Tưởng nhớ đã suất bản nên không có trong sách.
(Примечание: Сведения о гибели Гарькуши В.И. и Зиновьева Г. были получены после выхода Книги памяти в свет и в нее не вошли).
***

Tại Lào - ЛАОС
Trang - стр. 219
Danh sách các thành viên phi hành đoàn máy bay vận tải IL-14, đóng quân trên lãnh thổ DRVietnam và bị bắn hạ trên lãnh thổ Lào ngày 17.02.1961 trong khi đang thả hàng tại vùng Salaphucun (nam cánh đồng Chum)
(Список членов экипажа транспортного самолета ИЛ-14, базировавшегося на территории ДРВ и сбитого над территорией Лаоса 17.02.1961 г. в момент десантирования грузов в р-не Салафукуна (южнее Долины Кувшинов):
1.   Вылепчиков,
2.   Меньшиков,
3.   Почачматов,
4.   Соломин А.Н.,
5.   Сухоруков.
Tất cả 5 thành viên đội bay đều hy sinh. Mọi thông tin về những phi công này đều không có trong các tài liệu và hồ sơ lưu trữ nhưng tên họ được phiên dịch quân sự Василий Анатольевич Цареградский, người đã trải qua sự kiện trên, nêu rõ.
(Все 5 членов экипажа погибли. Данных об этих летчиках в архивах и документах не обнаружено, но их фамилии назвал участник тех событий - военный переводчик Василий Анатольевич Цареградский).
Ghi chú:  Tên của Соломин А.Н đã bị lẫn lộn nhắc tới hai lần, cả ở Viêtnam lẫn Lào.
(Примечание: Соломин А.Н. ошибочно упоминается дважды, в разделе Вьетнам и в разделе Лаос).
Thông tin bổ xung nhận được ngày 20.03.3009 từ phiên dịch quân sự đại tá Солдатов Вячеслав Васильевич, làm việc ở Vietnam và Lào với cương vị phiên dịch trên máy bay từ 08-61 đến 11-62 cho hay. Ngày 22.02.1962, khi hạ cánh xuống sân bay Phonsavan ở Lào, máy bay vận tải Xô viết LI-2 cùng tổ bay 7 người đã bị nạn . Ba thành viên tổ bay gômg: đại úy, chỉ huy Гасиев và các quân nhân binh nhất – nhân viên kỹ thuật trên không Кравчук,  binh nhất – nhân viên cơ khí trên không Шарапов đã sống sót. 4 người hy sinh trong tai nạn bay:
1. Đại úy-phi công Андреев Сергей (Правый летчик капитан),
2. Dâij úy hoa tiêu Багаев Алексей Егорович, (Штурман капитан)
3. Binh nhì nhân viên cơ khí động cơ Корнев Владимир (Механик-моторист рядовой),
4. Binh nhì báo vụ Кузьменко Владимир (Борт. радист рядовой)
(Дополнительные сведения, полученные 20.03.09 г. от в/переводчика полковника Солдатова Вячеслава Васильевича, работавшего во Вьетнаме - Лаосе борт. переводчиком с 08.61 по 11.62 гг. 22.02.1962 г. в Лаосе при посадке на аэродром Фонгсаван потерпел катастрофу советский в/транспортный самолет ЛИ-2 с экипажем 7 чел.
Три члена экипажа - командир корабля капитан Гасиев и в/служащие срочной службы борт. техник рядовой Кравчук, борт. механик ряд. Шарапов (оба из Запорожья, проживали на ул. Леваневского) и борт. переводчик Злобин Степан Яковлевич остались живы.
Погибли в авиакатастрофе:
1. Правый летчик капитан Андреев Сергей,
2. Штурман капитан Багаев Алексей Егорович,
3. Механик-моторист рядовой Корнев Владимир,
4. Борт. радист рядовой Кузьменко Владимир)
xxx
Ngoài những người kể trên trong sách: “ Học tập, chiến đấu và chiến thắng - ОБУЧАЯ, СРАЖАЛИСЬ И ПОБЕЖДАЛИ” của cựu binh Vietnam Николай Колесник tại phần phụ lục còn nêu thêm trường hợp sau:
Харитонов Михаил, chuyên gia tên lửa Liên xô, sĩ quan, hy sinh ngày 23.08.1972 trên cương vị chiến đấu.
(советский военный специалист-ракетчик, офицер, погиб 23.08.1972 г. находясь на боевом посту).
xxx


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Mười, 2013, 11:57:07 am
Trích từ nhat-nam.ru

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov79.jpg)
Thiếu tướng KQ E.N.Ansiferov, ảnh trên giấy thông hành, 1968.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov01.jpg)
Thiếu tướng KQ E.N.Ansiferov cùng cán bộ kỹ thuật KQNDVN năm 1968

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov19.jpg)
E.N.Ansiferov hướng dẫn phi công Việt Nam (theo ảnh thực ra là các CB Kỹ thuật - thợ máy).

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov72.jpg)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov73.jpg)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov63.jpg)
Trong cabin máy bay trước khi bay tại Việt Nam năm 1968

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov113.jpg)

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov82.jpg)
Những trận ném bom đêm của Mỹ tại Việt Nam. Tuyến lửa khu 4, 1968.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov88.jpg)
Cùng các bạn Việt nam trong 1 chuyến công tác.

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/foto2/Anciferov33.jpg)
Cùng P.I.Isaev


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Hai, 2014, 02:21:01 pm
Trích "Việt Nam - không thể nào quên"

Ở Việt Nam

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/ABVasilev.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/ABVasilev.jpg.html)

Thiếu tá Vasilev Andrey Borisovitch

Sinh ngày 12 tháng 4 năm 1949 tại thành phố Bausk nước CHXHCNXV Latvia.

Năm 1966 sau khi tốt nghiệp trường trung học Vilian, ông nhập học tại Trường Kỹ thuật Không quân Riga. Năm 1967 chuyển về Trường Kỹ thuật Không quân Perm mang tên Đoàn TNCS Lê-nin, tốt nghiệp tại đó năm 1969 rồi ông được điều về tiếp tục phục vụ tại trung đoàn KQ tiêm kích ở thành phố Maryi thuộc QK Cờ Đỏ Turkestan.

Năm 1972 từ tháng 4 cho đến tháng 10 ông tham gia các hoạt động chiến đấu tại Việt Nam trên tư cách một chuyên gia quân sự tại một trung đoàn KQTK của QDNDVN. Còn trong những năm 1973-1974 ông tham gia lần nữa vào các hoạt động chiến đấu tại Việt Nam trên cùng cương vị đó.

Năm 1979 ông tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Không quân mang tên N.E.Giucopsky. Ông được chuyển ngạch dự bị năm 1994. Đã được tặng thưởng 11 huân huy chương trong đó có 2 huân chương Hữu Nghị của Việt Nam và huy hiệu "Chiến sĩ Quốc tế".


Chuyến công tác biệt phái đầu tiên của tôi tại Việt nam diễn ra năm 1972. Sau khi phê duyệt hồ sơ đề cử của chúng tôi tại Hội đồng Quân sự QK Cờ Đỏ Turkestan, người ta phái 3 chúng tôi - tôi, trung úy G.V.Botcharov, thượng úy G.I.Tsykh tới VNDCCH. Tôi đáp chuyến máy bay chở khách từ Dushanbe tới Moskva. Trung đoàn chúng tôi đóng quân cách Dushanbe 200km trong làng Kokaity.

Ban đầu chúng tôi đến Bộ Tham mưu Không quân, vào Cục Kỹ thuật Không quân nhận lệnh sau đó chúng tôi đến Tổng cục 10 thuộc Bộ TTM Quân đội Xô Viết, tại đây các cán bộ cử chúng tôi đi đã làm việc rất chi tiết với chúng tôi. Người ta quy định chúng tôi sống ở Moskva tại Nhà khách Bộ QP tại phố Universitetskaia, nhà số 12.

Dĩ nhiên, sau biển cát mênh mông miền Trung Á, cuộc sống ở Moskva với chúng tôi là thiên đường. Chúng tôi đến trong quân phục của mình, nay đã chuyển sang trang phục dân sự, thẻ Đoàn viên Komsomol trao ở Trung ương Đoàn TNCS Lê-nin. Trên một chiếc IL-18, đầu tiên chúng tôi bay từ sân bay Sheremetievo tới Tashkent, tại đây diễn ra cuộc kiểm tra hộ chiếu và hải quan. Chúng tôi đã hạ cánh tại Bombay, rồi đến Calcutta, Rangoon, Vientiane và Hà Nội. Tại cảng hàng không Hà Nội, đón tiếp chúng tôi có đại diện Bộ Tư lệnh KQ QDNDVN, các thiếu nữ bận áo dài dân tộc trao cho mỗi chúng tôi một bó hoa, rồi họ mời uống trà và chở chúng tôi về KS "Kim Liên", nơi chúng tôi ở đây một tuần lễ trong khi người ta chưa phái chúng tôi lên sân bay Nội Bài.

Một ngày sau khi tới nơi, chúng tôi đi tham quan thành phố và tại khu vực một hồ nước chúng tôi rơi vào giữa trung tâm một cuộc không kích của máy bay Mỹ. Người chỉ huy của chúng tôi, thiếu tá Lev Nikolaievich Kalitenko ra lệnh: "tất cả ra khỏi ô-tô buyt!", và dưới tiếng gầm vang của những khẩu cao xạ chúng tôi lăn từ bờ dốc ra bờ hồ, trên đầu chúng tôi hai chiếc F-4 "Con ma" đang vòng lại. Một nỗi tức giận bao trùm chúng tôi vì không có gì trong tay để bắn kẻ thù. Không hề có nỗi sợ hãi nào mà chỉ có sự xúc động mạnh. Và chúng tôi chạy theo bờ hồ tới một ngôi nhà, nghĩ rằng: chúng tôi sẽ ẩn náu sau các bức tường. Đúng lúc đấy một trái bom rơi xuống giữa hồ, một cột nước và bùn bốc lên cao, các khẩu cao xạ tiếp tục nhả đạn, trên mặt hồ loang ra một làn khói súng mỏng. Ở lại đây là không thể, người ta nhanh chóng chở chúng tôi ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Sau khi trở về khách sạn, chúng tôi cảm thấy mình như thể những anh hùng. Sau đó khi còi báo động vang lên, chúng tôi không vội vã ra hầm tránh bom, chúng tôi coi mình như những người xạ thủ đang chiến đấu và thích thú dõi theo phát đạn tên lửa của tổ hợp PK S-75 bắn lên.

Chuyến bay đến Hà Nội của chúng tôi trùng với đợt hoạt động tích cực của KQ Mỹ. Chúng tôi cảm thấy điều đó nóng hổi trên da thịt mình. Chúng tôi sốt ruột chỉ mong chóng được lên sân bay. Và một tuần sau, sau tất cả mọi thủ tục hình thức người ta đến đón chúng tôi, bốn tiếng sau chúng tôi đã thuộc quyền nhóm chuyên gia quân sự của chúng tôi do trung tá phi công quân sự Ivanov chỉ huy. Sân bay Nội Bài nằm cách điểm đóng quân của chúng tôi 4 km. Xung quanh là đồng lúa. Những ngôi nhà nhỏ nằm ở chân một điểm cao nhỏ. Nhưng chúng tôi lại không sống ở đó, bởi vì theo những tính toán an toàn thì người ta quyết định các chuyên gia quân sự và chuyên gia của nhà máy chế tạo sẽ được bố trí ở trong các ngôi nhà tạm 1 tầng tại các trận địa pháo. Mà đã đến lúc phải làm quen với các đồng nghiệp sẽ phải cùng làm việc với nhau tại sân bay. Vấn đề chủ yếu của họ là:"Có chở bánh mì đen sang không ? Có cá trích không ?"   Tất nhiên là có. Và buổi tối trong bữa ăn người ta thết toàn bộ những người chở đồ quý đến những "món ngon". Chúng tôi được nuôi nấng chu đáo.

Sau một thời gian người ta bắt đầu chở chúng tôi ra sân bay. Các phi công của chúng tôi theo lệ thường vẫn bay trên những chiếc hai chỗ ngồi với tư cách huấn luyện viên. Trên những chiếc MiG-21 chiến đấu, phi công Việt Nam tự mình bay và tiến hành trực chiến. Trong nhiệm vụ của tôi có việc kiểm tra sự chuẩn bị trước chuyến bay của thiết bị hàng không, để máy bay được nạp ô-xy thì các van ô-xy phải ở vị trí mở, mà trên máy bay có lắp đặt bình ắc-quy điều hòa nhiệt độ. Các chuyến bay thường diễn ra vào thời gian tối trong ngày, vì vậy mối quan tâm đặc biệt được dành cho việc đảm bảo sự làm việc đúng đắn của các thiết bị chiếu sáng, các đèn pha hạ cánh, các đèn dẫn đường hàng không trên máy bay.

Các phi công của chúng tôi thường thực hiện 3-4 phi vụ. Khi chưa bay và thời tiết cho phép, sau khi ăn chiều, trước khi chiếu phim, trên sân bóng chuyền sôi sục niềm đam mê thực sự. Luôn luôn có một đội chuẩn bị để vào thay đội thua. Trò chơi bóng chuyền rất phổ biến. Ở đó tôi có cả một trọng trách xã hội. Tôi được giao trách nhiệm chiếu phim, trong nhóm đã quy định một thứ tự cho ai khi nào sẽ ngồi vào sau máy chiếu và chiếu phim. Nhiệm vụ của tôi là chăm sóc máy móc chiếu phim, bảo dưỡng nó và chuẩn bị phim theo yêu cầu. Phổ biến nhất là phim về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, phim hài, và phim được đặc biệt thích là "Mặt trời trắng trên sa mạc".

Và rồi một lần chúng tôi đang xem phim về chiến tranh, trên màn ảnh súng gầm, mìn nổ thì bỗng nghe thấy tiếng ầm vang khu vực sân bay, Buổi chiếu phim ngừng lại, mọi người lao đến lối ra, ngoài đó các chiến sĩ cao xạ đang nhả hàng tràng đạn lửa. Cần chạy về ngay vị trí của mình. Hóa ra lợi dụng trời sập tối, một chiếc A-6 đơn thương độc mã đã tấn công sân bay, nó ném một loạt bom bi vào khu vực Bảo trì-Kỹ thuật, làm cháy một xe máy thủy lực EGU-53 trên cơ sở xe GAZ-53 và làm bị thương 2 người.

Nhưng ngày 2 tháng 9 sân bay còn phải chịu một cuộc không kích dữ dội hơn nữa. Khi đó toàn bộ trận địa kỹ thuật nơi thường xuyên tiến hành công tác chuẩn bị máy bay bị rải đầy bom bi, lúc này chúng tôi đang ở Hà Nội họp Đoàn Thanh niên Komsomol. Trên đường về nhà chúng tôi nhìn thấy một cột khói đen ở khu vực sân bay, mà càng gần đến vị trí những dải giấy kim loại thả từ máy bay xuống làm nhiễu bắt đàu rơi xuống trên đầu chúng tôi  Rất nhiều người nông dân từ các làng xung quanh chạy đến sân bay để lấp các hố bom do bom đường kính lớn gây ra, một trong chúng rơi xuống giữa đường băng, nhưng nó đã được lấp đầy và khi máy bay tiêm kích cất cánh nó không còn gây ra trở ngại gì.

Thời gian trôi đi, đã đến cuối kỳ công tác biệt phái của chúng tôi. Một lần sau bữa trưa chúng tôi đi bay. Như thường lệ chúng tôi kiểm tra chiếc hai chỗ ngồi mới được thu hồi. Kỹ thuật trưởng của phi đội Tsykh Grigori Ivanovitch lúc đó kiểm tra độ kín của hệ thống thủy lực trên một trong những chiếc máy bay, còn tôi và Ghennady Botcharov ngồi dưới mái dù che chờ đợi chuyến bay trở về của chiếc máy bay hai chỗ ngồi mà trên đó huấn luyện viên Volodia Kaptsiev bay cùng một phi công Việt Nam. Bỗng chúng tôi nhìn thấy xung quanh mọi người đang chạy, lệnh truyền đến: "vào hầm trú ẩn", và chúng tôi cũng chạy đến đó. Cảnh tượng cuối cùng mà tôi kịp nhìn thấy là chiếc máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi của chúng tôi đang bị một chiếc F-4 bám đuôi và phóng tên lửa, nhưng lần này phát tên lửa đã trượt. Trong hầm trú ẩn nhiều người chen chúc, tôi đã ở dưới bậc thang, khắp nơi cao xạ đang bắn lên. Trong hầm rất ồn ào, mũ sắt được đội lên, thời gian bị nén lại. Sau đó chúng tôi nghe thấy ở trên kêu: "Liên Xô lên đi!" Chúng tôi leo lên khỏi hầm trú ẩn, ngồi vào ô-tô buyt và rời sân bay.

Trên đường về vị trí chúng tôi thấy một thùng dầu phụ rơi xuống, còn con đường tiếp theo bị một chiếc tiêm kích chắn ngang mà ba người Việt Nam đang cố gắng lăn vào hầm trú ấn. Chúng tôi dừng lại, nhảy ra khỏi ô-tô buyt giúp đẩy máy bay vào chỗ. Tất cả đều lo lắng câu hỏi chiếc máy bay huấn luyện của chúng tôi hiện ở đâu, chuyện gì xảy ra với các phi công.

Mọi người về đến nơi một cách đồng thời, chúng tôi trên chiếc ô-tô buyt của mình, còn các phi công trên chiếc GAZ-69 chạy từ một hướng khác tới, tất cả đều xúc động, các phi công vẫn nguyên ven, chỉ có người phi công Việt Nam bị xây sát ở cằm, khi nhảy dù mặt nạ dưỡng khí bị giật đứt. Theo lời kể của Vladimir Kaptsiev chúng tôi được biết có đến 6 quả tên lửa "không-đối-không" bắn vào anh và chỉ đến phát đạn thứ 6 mới trúng động cơ máy bay, nhưng động cơ này đã ngừng hoạt động vì xăng đã dùng hết, mà đến trước lúc đó người phi công Việt Nam, sử dụng lời nhắc qua radio đã ngoặt tránh được kẻ thù đang công kích. Các phi công đã nhảy dù thành công. Lo lắng hơn tất cả là người đại diện của nhà máy đến từ Gruzia. Chiếc máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi là sản phẩm của họ. Sau đó chúng tôi không còn tổn thất nào nữa.  

Công việc vẫn tiếp tục. Hằng chiều, sau khi xem phim, chơi bóng chuyền. Thư từ bưu kiện lớn thì một tháng có 1 lần, còn thì là bưu kiện nhỏ, thỉnh thoảng nhận được thư, từ cô ấy. Báo, tạp chí thường rất chậm nhưng vẫn thường xuyên được chở từ Hà Nội sang và đưa đến cho chúng tôi cái gọi là "những con lăn", nhờ thế chúng tôi biết tin tức trên thế giới.

Nửa năm trôi qua thật nhanh, chúng tôi đã chuẩn bị sắp về nhà, chúng tôi tạm biệt mọi người. Người ta lại chở chúng tôi đến KS "Kim Liên", chúng tôi thanh quyết toán tại sứ quán, tiêm chủng các loại. Sau đó chúng tôi được mời chiêu đãi do BTL PKKQ QDNDVN tổ chức, chúng tôi được trao huy chương Hữu Nghị. Buổi sáng người ta đưa chúng tôi ra sân bay Gia-Lâm, các bạn Việt Nam đi tiễn chúng tôi. Chiếc IL-18 thân thương lăn bánh rồi cất cánh, từ trên độ cao 2000m chúng tôi lấy hướng tới Viên-chăn, và 20 tiếng sau chúng tôi đã ở Moskva. Tôi phải quay ngược về Tashkent nơi có người vợ yêu quý đang chờ tôi. Khi đó tôi không thể nghĩ rằng 11 tháng sau tôi sẽ lại một lần nữa được phái đến Việt Nam, đến cùng chỗ làm việc cũ, trong cả một năm - giúp các bạn Việt Nam giành lại độc lập cho Tổ quốc của họ.

Vào tháng 12 năm 1972 giữa hai đợt công tác biệt phái của tôi, theo thông tin của BCH QDNDVN, ở gần Hà Nội KQTK đã bắn rơi 10 máy bay địch trong đó có 2 B-52.

Ekaterinburg, 2008
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Hai, 2014, 08:24:06 pm
Trích "Việt Nam - không thể nào quên"

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Bobukh.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Bobukh.jpg.html)

Việc đó đã xảy ra như thế đấy...

Trung tá Bobukh Anatoli Vladimirovitch

Sinh ngày 4 tháng 6 năm 1933 tại làng Sviatogorovka huyện Dobropolsky tỉnh Donetsk. Người Ucraina.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1952 vào học trường phi công quân sự Pugachev, tốt nghiệp năm 1956.

Sau tốt nghiệp được phái đi phục vụ ở Viễn Đông. Đã phục vụ tại Kamchatka, ở đảo Sakhalin, phục vụ tại biên khu Primorskoie tại thành phố Khabarovsk. Kết thúc đời phục vụ tại Ekaterinburg năm 1980 do ốm đau bệnh tật.

Đã phục vụ trên các cương vị: phi công-hoa tiêu trực thăng, cơ trưởng trực thăng, biên đội trưởng trực thăng, phi đội phó trực thăng, phi đội trưởng, trung đoàn phó phụ trách huấn luyện bay, trung đoàn phó thứ nhất trung đoàn trực thăng vũ trang độc lập. Từ 1974 đến 1980 giữ chức chánh thanh tra an toàn bay tập đoàn quân không quân.

Từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 5 năm 1961 tham gia chiến đấu tại Việt Nam trên cương vị cơ trưởng trực thăng.

Được tặng thưởng các huân chương Sao Đỏ, "Phục vụ Tổ quốc trong LLVT Liên Xô", và 12 huy chương trong đó có huy chương Hữu Nghị của chính phủ VNDCCH.


Các sự kiện mà tôi tham gia diễn ra đã nửa thế kỷ trước, song ký ức về nó chưa bao giờ phai nhạt.

Đầu năm 1960 N.S.Khrusev tuyên bố cắt giảm quân số LLVT Liên Xô xuống 1 triệu 200 ngàn người. Tôi lúc đó đang phục vụ tại một phi đội trực thăng cứu hộ độc lập trên cương vị cơ trưởng trực thăng Mi-4 tại đảo Sakhalin. Theo lệnh BTQP thì phi đội bị giải tán. Các kíp bay được biệt phái đi phục vụ tiếp tại biên khu Primorie, nơi đã thành lập một trung đoàn trực thăng độc lập. Chúng tôi thực hiện chuyến bay xa từ Sakhalin đến sân bay Chernigovka vào tháng 5 năm 1960.

Tới lúc đó, các tổ bay từ các đơn vị KQ tiêm kích và KQ ném bom bị giải tán đã đến trung đoàn. Các phi công cần được đào tạo lại để bay trên trực thăng. Tại trung đoàn bắt đầu công việc thiết lập căn cứ huấn luyện, nghiên cứu các bộ phận của trực thăng, các cơ cấu nguyên tắc khí động học, để sang năm mới có thể bắt đầu huấn luyện bay cho các chuyên gia chuyển loại.

Một buổi tối thứ bảy trước năm mới, người lính quân bưu chạy tới thông báo lệnh báo động tại trung đoàn và cần nhanh chóng có mặt tại đơn vị. Trung đoàn trưởng P.S.Anokhin ra lệnh tập hợp toàn bộ các kíp bay trực thăng tại lớp huấn luyện. Nhiệm vụ đặt ra: 5 kíp bay dưới sự chỉ huy của hoa tiêu trung đoàn bắt tay vào chuẩn bị cho chuyến bay theo hành trình, có hạ cánh tiếp dầu tại các sân bay của CHND Trung Hoa, điểm hạ cánh cuối cùng là tại sân bay Hải Phòng của VNDCCH. Đã có lệnh nhận bản đồ bay tại ban bảo mật của đơn vị. Thời hạn chuẩn bị - đêm từ ngày thứ bảy sang ngày chủ nhật và ngày chủ nhật. Cất cánh vào sáng thứ hai. Nhiệm vụ của chuyến bay - bay không tải trực thăng và chuyển giao chúng cho phía Việt Nam.

Trung đoàn trưởng nói rằng tại Hải Phòng sẽ có máy bay chờ chúng tôi để đưa chúng tôi về nhà.

Đồng thời viên kỹ sư của trung đoàn cùng nhân viên kỹ thuật sơn phủ số và sao trên thân máy bay, bổ sung dầu mỡ nhiên liệu, phụ tùng để đảm bảo cho một chuyến bay dài.  

Lời trung đoàn trưởng rằng chúng tôi sẽ trở về nhà sau khi chuyển giao máy bay cho người Việt Nam vang lên một cách đáng hoài nghi. Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến bay, các phi công thảo luận các vấn đề nảy sinh. Ai ở Việt Nam sẽ bay trên các trực thăng của chúng tôi ? Chắc chắn các phi công trực thăng của mình ở đấy là không có. Trong thời gian này chúng tôi biết ở Nam Việt Nam người Mỹ đang bắt đầu các hoạt động quân sự chống các lực lượng du kích. Các cuộc ném bom các điểm dân cư do phía yêu nước Nam Việt Nam chiếm giữ đang gia tăng. Dễ nhạn thấy chiến tranh ở Nam Việt Nam đang ngày càng ác liệt, mở rộng về mặt lãnh thổ, nảy sinh nguy cơ chiến tranh lan rộng ra Miền Bắc Việt Nam.

Đúng thời điểm quy định chúng tôi đã chuẩn bị xong: kiểm tra các tài liệu bay, kiểm tra sự sẵn sàng kỹ thuật của các trực thăng. Buổi sáng thứ hai chúng tôi cất cánh. Tốp dẫn đầu bay phía trước, sau đó là các kíp bay khác theo trình tự giãn cách 15 giây bay trong tầm nhìn trực quan. Toàn bộ các kíp bay cất cánh theo thứ tự như vậy.

Chuyến hạ cánh đầu tiên tại CHNDTH để tiếp dầu là tại sân bay Mudanszian. Đoạn hành trình này chúng tôi bay khi nhiệt độ không khí bên ngoài là - 27 độ. Tháng 12 cho biết nó là thế nào. Máy sưởi chạy xăng thổi vào cabin không khí lạnh. Dù chúng tôi mặc áo bay da, đi ủng lông nhưng cái lanh vẫn thấu tận xương. Tay và chân đặc biệt lạnh cóng. Khi rẽ về phía nam từ Mudanszian đến Mukden, phi công phụ của tôi Alfred Naghibovitch, dù bị cóng vẫn luôn đùa cợt, nhìn về phía trước từ dưới bao tay:

- Nào, cuối cùng thì đường chí tuyến đâu nào?

Trời chỉ ấm hơn sau Mukden khi bay tới Bắc Kinh. Chuyến bay diễn ra không có sự chậm trễ nào trên suốt hành trình: bay, hạ cánh, tiếp dầu, ăn trưa, và lại bay, hạ cánh, tiếp dầu, ăn tối, ngủ, - rồi bay tiếp.

Các bạn Trung quốc đón chúng tôi trên mỗi sân bay rất hữu hảo, nhanh chóng bảo dưỡng, nạp bổ sung mọi thứ cần thiết. Đồ ăn rất ngon miệng và dồi dào. Chỗ nghỉ ngơi rất tiện nghi. Có cảm giác là ban lãnh đạo Trung quốc chăm lo sao cho việc bảo dưỡng và đón tiếp chúng tôi diễn ra ở mức độ cao.

Khi phải chậm lại do thời tiết, họ cố gắng giải khuây cho chúng tôi. Họ tổ chức các chuyến tham quan. Ví dụ họ cho chúng tôi xem chỗ Mao bơi vượt sông Hoàng Hà, họ chở chúng tôi đến nơi Mao sinh ra và chúng tôi được thấy căn nhà tồi tàn nơi lãnh tụ Trung quốc ra đời.

Chúng tôi đón năm mới tại thành phố Trường Sa, tại đây Tư lệnh cụm quân đội Trung quốc phía nam tổ chức bữa tiệc tối thết đãi nhóm chúng tôi. Trong bữa ăn ông ấy chúc mừng Năm Mới chúng tôi mong chúng tôi bay đến nơi an toàn và trở về thắng lợi. Lúc bấy giờ chúng tôi đã nghi ngờ chuyện có máy bay ở Hải Phòng chờ cúng tôi để chở về nhà. Nhiều người cho rằng ở đó chúng tôi sẽ có nhiệm vụ khác.

Nhiệm vụ thực sự của chuyến công tác của chúng tôi thì chúng tôi được biết, sau chuyến bay một tuần lễ qua Trung quốc và tiếp đất ở sân bay Cát-Bi Hải Phòng, từ tùy viên quân sự tướng Antipov. ông ngay lập tức tập trung chúng tôi để nói chuyện. Ông chúc mừng tất cả vì chuyến bay trót lọt và thông báo tình hình đã thay đổi. Chúng tôi phải ở lại đây một thời hạn không xác định. Nhiệm vụ thế này: đào tạo các học viên trường bay người Việt (chọn từ các lái xe). Một nhóm - đào tạo phi công lái trực thăng. nhóm kia - đào tạo thành các nhân viên kỹ thuật máy bay trực thăng, công việc phải hoàn thành trong thời hạn ngắn nhất.  

Tiếp đó tướng Antipov giải thích rằng chúng tôi sẽ sống tạm thời tại các nhà nghỉ vẫn gọi là Hồ Chí Minh trên bờ vịnh. Người ta sẽ dùng ô-tô buyt chở chúng tôi đến đó. Các thợ may cũng sẽ đến đo số đo và may cho chúng tôi các bộ trang phục dân sự, còn quân phục phải được chuẩn bị đóng gói cho vào hòm gửi trả về đơn vị.

Và rồi chúng tôi đã ở khu nhà nghỉ. Có lẽ nó được xây dựng thời Pháp thuộc. Chúng là các biệt thự nghỉ ngơi mùa hè, vì vậy các lỗ của sổ không có kính mà chỉ có nan chớp. Ngoài phố là tháng 1 nhưng nhiệt độ là +18 và +19 độ C rất dễ chịu cho chúng tôi. Mỗi phi hành đoàn ở một biệt thự riêng. từ hàng hiên mở ra vịnh một quang cảnh tuyệt đẹp, trên mặt nước phẳng lì của nó thỉường xuyên thấy bóng thuyền buồm của ngư dân. Khi hoàng hôn buông cảnh tượng đẹp tuyệt trần.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Bobukh-1.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Bobukh-1.jpg.html)
Chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh (hàng thứ 2 ngồi giữa) cùng các chuyên gia quân sự Việt Nam và Xô viết tại sân bay thành phố Hải Phòng ngày 23 tháng 2 năm 1961

Nhưng chúng tôi rất buồn và lo lắng. Chiều tối khi mặt trời đã lặn, đêm sập xuống luôn, những ngôi sao phương Nam sáng rực, trăng lên rồi thủy triều dâng. Nước lan đến tận hàng hiên. Mọi người ngồi yên lặng. Mỗi người một suy nghĩ về người thân của mình. Mà còn nghĩ gì được nữa. Bản thân tôi, ở nhà trong căn hộ chưa bài trí xonng sau khi từ Sakhalin chuyển về còn lại người vợ trẻ và đứa con mới tròn năm. Ngôi nhà có bếp sưởi và "tiện nghi" nằm trong sân. Chúng tôi lo vì đã để gia đình lại không quan tâm chăm sóc vì tưởng chỉ bay đi một thời gian ngắn, nay than ôi, xem ra sẽ phải ở lâu. Ngày hôm sau những người thợ may đến đo và hai ngày sau trang phục dân sự cho chúng tôi đã chuẩn bị xong. Tiếp đó chúng tôi chuyển sang sân bay ở Hải Phòng.

Cạnh sân bay có trường đào tạo phi công và các dẫy nhà ở. Chúng tôi được sắp xếp ở tại đó. Trước hết cần kiểm tra phát hiện và sửa chữa những chỗ hỏng hóc trên các máy bay trực thăng, cũng như sơn lại dấu hiệu nhận dạng: "Liên bang Xô Viết. Hãng Aeroflot". Các kỹ thuật viên và các học viên người Việt đảm nhiệm việc đó. Các phi công có nhiệm vụ: nghiên cứu khu vực sắp bay. Để làm việc này người ta đưa cho chúng tôi bản đồ bay. Tất cả đều được ghi chú, ghi tên các điểm dân cư, sông ngòi, núi non bằng tiếng Pháp, trên bản đồ có nhiều vết trắng, đặc biệt trong khu vực rừng núi, Cần phải có phiên dịch tiếng Pháp và tiếng Việt và họ được đưa tới.

Đồng thời trong lúc đang lên kế hoạch bay thử khu vực sẽ diễn ra các chuyến bay, mây thấp từ phía vịnh tràn vào, thời tiết trở thành không thể bay được. Phải rút lại chuyện bay thử kiểm tra và chuyển sang dạy lý thuyết cho học viên. Tuy nhiên chẳng mấy chốc các giờ học bị gián đoạn vì có lệnh bay thử kết hợp làm nhiệm vụ chiến đấu luôn.

Toàn bộ các kíp bay bay đến phi trường Gia Lâm Hà Nội. Tại đây nhận nhiệm vụ: bay sang Lào, vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men từ sân bay Sảm Neo tới thung lững Cánh Đồng Chum và chở thương bệnh binh ngược trở lại.

Hóa ra quân đội của đại úy Coong-Le người đã chuyển sang phe Hoàng thân Suvana Phuma đã bị các lực lượng thân Mỹ bên phía Vua Lào bao vây tại Cánh Đồng Chum. Tôi thì nghĩ: Hoàng tộc bất hòa, còn nhân dân thì chém giết lẫn nhau, như ở ta vẫn nói: "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết".

Nhiệm vụ này được hoàn thành thắng lợi nhưng một số kíp bay bị stress vì phải bay qua mặt trận nơi bị người ta thực sự nhắm bắn. Do đó khi cần một tổ bay thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt, một bộ phận phi công "cảm thấy ốm mệt" vì thế họ từ chối thi hành nhiệm vụ. và chỉ muốn dồn hết nỗ lực dạy bảo các phi công Việt Nam.

Trong tổ bay của tôi không có người "khó ở" vì vậy trưởng nhóm là đại úy L.G.Karatchkov nhẹ nhõm ra mặt và ông hài lòng ra lệnh cho chúng tôi đi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Ngoài tôi là người Ucraina, phi công phụ-hoa tiêu thượng úy Naghibovitch Alfred mang quốc tịch Belarus, còn kỹ thuật viên hàng không trên máy bay thượng úy Selitsev là người Nga.
.........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Hai, 2014, 04:49:08 pm
Chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị một cách cực kỳ kỹ lưỡng cho việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Kiểm tra máy bay trực thăng, lau rửa nó, gỡ tất cả các vật thừa ra khỏi khoang chở hàng. Có thể nó sẽ phải chở chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc ai đó trong chính phủ VNDCCH.

Trong những ngày cuối cùng của tháng 1 năm 1961, kíp lái chúng tôi bay từ Hải Phòng về sân bay Gia Lâm Hà Nội. Người ta dành cho chúng tôi một chiếc minibus, xếp chúng tôi ở một khách sạn trung tâm Hà Nội. Phòng ở nằm tại tầng trên cùng. Ở đó rất ngột ngạt, thậm chí có quạt cũng không hết nóng nực. Trước khi cất cánh ở Hải Phòng, người ta phát tiền cho chúng tôi và chúng tôi trở thành những con người khá giả: có thể thăm viếng hiệu ăn ở tầng 1 của khách sạn.

Khi chúng tôi ở trong phòng, có một người Nga không quen xuất hiện. Ông ta chúc chúng tôi nghỉ ngơi thoải mái và thông báo sáng mai người ta sẽ mời chúng tôi đến sứ quán Liên Xô tầm 10 giờ. Lái xe minibus sẽ chờ chúng tôi dưới bãi đỗ gần khách sạn lúc 9 giờ.

Chúng tôi bắt đầu hiểu rằng nhiệm vụ này rất quan trọng.

Buổi tối chúng tôi quyết định ăn trong hiệu ăn của khách sạn. Chúng tôi tìm được một bàn nhỏ mặc dù khách rất đông. Đảo mắt nhìn xung quanh. Toàn là người Âu. Người Đức từ CHDC Đức, người Séc, người Ba Lan. Một người nam tiếp tân đến gần cất tiếng chào:

- Trào các đồm trí Liên Xô!

Tất nhiên chúng tôi vô cùng kinh ngạc, làm sao anh tiếp tân lại nhanh chóng nhận ra và xác định chính xác chúng tôi từ LBXV tới. Sau này, một phiên dịch viên (anh ta bay cùng chúng tôi, trước đó học ở Liên Xô về, bản thân cũng là phi công An-2) có giải thích nhưng vẫn khá tù mù:

- Tôi không biết tại sao, nhưng nhìn các bạn, những người Nga, thì không thể nhầm được. Ở các bạn có điều gì đó không thể giải thích được.

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này, chúng tôi đã kết thân với người phiên dịch của mình. Tên anh ấy là Phan Như Cẩn. Còn anh giới thiệu theo tiếng Nga là Sê-ri-ô-gia.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Bobukh-3.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Bobukh-3.jpg.html)
Kíp bay Mi-4 cạnh máy bay trực thăng của mình. Giữa là cơ trưởng đại úy A.V.Bobukh, bên trái ông là phiên dịch Phan Như Cẩn (Seriozha), tháng 3 năm 1961.

Buổi sáng chúng tôi đi xe đến sứ quán. Chúng tôi vùa đi vừa quay đầu tứ phía. Muốn nhìn và ghi nhớ tất cả những gì diễn ra trên các đường phố của VNDCCH. Thật sửng sốt với một số lượng xe đạp kinh hoàng, đi trên toàn bộ chiều rộng dải lưu thông của đường phố, những người đạp xích-lô, chở khách trên những chiếc xe ba bánh. Những người bộ hành trên vai là chiếc đòn gánh, gánh những đôi sọt lớn chở hàng. Tất cả tạo nên một màu sắc đặc biệt cho thành phố, khác hẳn các thành phố của chúng ta.

Tại sứ quán người ta dẫn chúng tôi vào phòng làm việc của tùy viên quân sự Liên Xô tại VNDCCH tướng Antipov mà chúng tôi đã quen biết. Chúng tôi trình diện. Chào mừng chúng tôi, quan tâm xem chúng tôi ăn ở tại khách sạn thế nào rồi tướng Antipov giải thích tình hình tại Lào một cách ngắn gọn, nơi ấy đang diễn ra chiến sự ác liệt tại Cánh Đồng Chum. Quân đội đang bị bao vây của đại úy Coong-Le cần sự giúp đỡ. Khả năng duy nhất giúp lực lượng bị bao vây - đó là tiến hành đàm phán với chính quyền kiểm soát các tỉnh Bắc Lào, mà trước đó đã tách khỏi Nam Lào. Cần thuyết phục ban lãnh đạo của nó giúp đỡ các đồng bào của mình trong thời điểm khó khăn này. Đóng tại các tỉnh Bắc Lào có một sư đoàn bộ binh được vũ trang tốt. Qua điện báo đã đạt được thỏa thuận với chính quyền các tỉnh Bắc Lào về một cuộc gặp gỡ của các đoàn đại biểu. Cũng đã định được địa điểm gặp gỡ để tiến hành đàm phán. Nó nằm trên lãnh thổ Lào. Địa điểm này được giữ tuyệt mật. Nếu đối phương biết địa điểm gặp nhau của các đoàn đàm phán, họ có thể gây khó dễ cho cuộc gặp hoặc đổ quân đổ bộ đường không xuống khu vực trên.

Tiếp theo viên tướng nói rằng người ta đã tin tưởng giao phó cho chúng tôi một bí mật tầm cỡ quốc gia và chúng tôi sẽ chịu bản án nghiêm khắc nếu làm lộ bí mật này. Trên bản đồ viên cố vấn chỉ ra điểm mà chúng tôi cần phải đưa đoàn đại biểu đến. Đó là một vùng núi cao có thung lũng sâu và một con sông chảy qua. Trên bờ sông có một lô cốt của Pháp (một hỏa điểm kiên cố lâu dài) từ thời mà quân đội Pháp còn đóng ở đó. Chỗ có lô cốt đó chính là chỗ hạ cánh của chúng tôi.

Tín hiệu để hạ cánh là 3 đống lửa, sẽ được đốt khi chúng tôi xuất hiện trên điểm hẹn. Khi không thấy đốt lửa hoặc đốt không đủ số đống lửa thì không được hạ cánh mà phải bay về.

Sau đó viên tướng bảo chúng tôi đưa bản đồ bay ra, ngồi xuống xung quanh bàn chuẩn bị cho chuyến bay. Khi chuẩn bị xong ông ra lệnh trao lại cho ông bản đồ. Ông nói sẽ giữ bản đồ trong két sắt của mình, chúng tôi chỉ nhận lại nó trước khi cất cánh từ tay người trưởng đoàn đại biểu.

Chào tạm biệt, chúng tôi ra sân bay. Tại SCH tôi làm quen với người lãnh đạo chuyến bay, với ban đảm bảo khí tượng hàng không. Dự báo thời tiết không tốt. Bản thân tôi cũng thấy thời tiết giống như thời tiết xuân-hè ở Sakhalin. Đêm và sáng sương mù thấp và có sương giá. Ban ngày sương mù bốc lên cùng với rìa mây dưới đến độ cao 50-100 m. Mỗi ngày lại lặp lại như vậy. Thời tiết như thế tại Sakhalin thường kéo dài một tháng rưỡi cuối xuân - đầu hè. Ở đây thời tiết giống như vậy quan sát thấy vào mùa đông. Kinh nghiệm bay trong kiểu thời tiết này thì tôi đã có. Trong 5 năm bay ở Sakhalin mọi chuyện đã trải qua.

Bắt đầu đến sự chờ đợi mệt mỏi. buổi sáng chúng tôi ở trên sân bay, nổ máy, chuẩn lại các hệ thống của trực thăng, làm công tác kiểm tra. Tại trạm khí tượng chúng tôi phân tích tình trạng và dự báo các điều kiện khí tượng. Chúng tôi xác định lại chính xác quy trình liên lạc vô tuyến. Chúng tôi chờ đợi lệnh cho đến giữa trưa. Sau đó lại trở về khách sạn. Ăn trưa, nghỉ ngơi, ăn tối, ngủ đến sáng. Và luôn luôn sẵn sàng cất cánh theo tín hiệu.
Sang ngày thứ hai trình tự đó thay đổi một chút, một nhân viên sứ quán Liên Xô đã quen biết xuất hiện, đề nghị buổi tối đi xem hát. Tất nhiên chúng tôi rất vui mừng đồng ý, thâm chí còn chẳng quan tâm ai trình diễn và chương trình biểu diễn thế nào.

Tòa nhà hát rất đẹp. Chúng tôi thấy nó giống như Nhà hát Lớn ở Moskva. Tối hôm ấy các nghệ sĩ Đoàn ca múa quốc gia Việt Nam biểu diễn. Chúng tôi choáng ngợp với màu sắc rực rỡ và các loại quần áo trang phục dân tộc đa dạng. Các bài hát luôn kèm theo sự chuyển động của những diễn viên có lẽ để giải thích những gì mình đang hát. Nhưng thích hơn tất cả là những màn múa, đặc biệt điệu múa sạp với những cây tre. Giá bạn đã xem nó! Các vũ công thực hiện những xảo thuật xiếc chân chính giữa vài cặp sào tre dài gõ vào nhau theo nhịp điệu ở độ cao thấp trên sàn. Các nghệ sĩ nhảy múa giữa các sào tre, thực hiện điệu nhảy một cách điêu luyện theo nhịp phách, tránh đập chân vào các sào tre. Khán giả chủ yếu là các nhân viên của các đại sứ quán đặt tại Hà Nội, hoan nghênh nồng nhiệt các nghệ sĩ. Buổi đi xem biểu diễn nghệ thuật đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho chúng tôi.  

Trong những ngày đầu tháng 2 sự chờ đợi của chúng tôi đã kết thúc. Như thường lệ buổi sáng chúng tôi chuẩn bị trực thăng cho chuyến bay. Thời tiết may thay không còn sương mù, song trên sân bay mây thấp dày đặc vẫn còn. Chúng tôi bắt đầu chờ đợi các vị khách của mình. Họ đi trên ba xe ô tô đến. Có bảy người tới. Người trưởng đoàn trao cho tôi một chiếc hộp trong có bản đồ bay của chúng tôi. Họ giải thích qua phiên dịch. Chuyến bay cần thực hiện ngày hôm nay. Đoàn đại biểu vào chỗ trong cabin.

Phiên dịch có hai người: một dịch từ tiếng Lào và tiếng Pháp sang tiếng Việt, một dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga.

Trên máy bay có 7 vị khách và 1 thùng hàng. Rõ ràng người chỉ huy chuyến bay từ SCH quan sát những gì diễn ra xung quanh trực thăng. Bởi vậy ngay lập tức tôi mở máy và bật radio lắng nghe tín hiệu của mình. Người ta gọi tôi liên lạc. Nhận lệnh cho phép cất cánh, tôi lấy độ cao, trên cao độ 50m chiếc trực thăng lẩn vào mây. Khi lái theo thiết bị, trên độ cao 600 m chúng tôi ra khỏi mây và lấy hướng theo hành trình.

Sau 5 phút tôi nhận thấy thiết bị chỉ độ thăng bằng trên không "đảo" sang chiều nghiêng, còn la bàn con quay từ tính chỉ hướng không xác định, Cố gắng thiết lập các tham số chỉ thị cần thiết của các thiết bị này, tôi và phi công-hoa tiêu khẳng định rằng các thiết bị trên bị hỏng. Sao đây? Quay về và hạ cánh mà không có chỉ thị của các thiết bị này khi mây thấp là không thể.

Trong tình huống đang xảy ra tôi phải giữ hướng theo theo la bàn từ tính còn độ nghiêng xác định theo thiết bị chỉ đường chân trời hàng không của phi công phụ. Tôi quyết định bay theo hành trình đến sân bay Điện Biên Phủ. Tại đó theo kế hoạch chung tôi sẽ đáp xuống tiếp dầu.

Sau vài phút qua radio tôi nghe thấy tín hiệu gọi của mình. Ai đó gọi tôi liên lạc. Đó là phi công máy báy Li-2, bay cạnh tôi cách 2 km về bên phải.Tôi nảy ra ý nghĩ sử dụng máy điện báo có trên máy bay để liên lạc về SCH ở Hải Phòng báo cáo lãnh đạo nhóm phi công trực thăng về tình trạng các thiết bị hư hỏng vừa xảy ra. Tôi thông báo điều đó cho phi công Li-2, sau khi đã gọi tên các thiết bị hỏng hóc.

Phi công nhận thông tin, khẳng định thông báo trên ngay lập tức sẽ được gửi đi qua điện báo, anh ta yêu cầu liên lạc vì anh ta vẫn luôn bay bên cạnh phòng trường hợp chúng tôi cần giúp đỡ. Hóa ra kíp bay này đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống chuyến bay của chúng tôi. Tôi nhẹ cả người vì cảm thấy mình không đơn độc trên bầu trời.

Chúng tôi bay đến Điện Biên Phủ một cách an toàn. Thời tiết trên đường bay tiếp đã sáng sủa. Chúng tôi định hướng theo các mốc đỉnh núi trên bản đồ và theo địa hình bằng mắt thường.  

Hạ cánh, tiếp dầu xong, người ta quyết định bàn xem kíp bay làm gì. Đợi chuyên gia đến sửa chữa thiết bị hư hại có nghĩa là sẽ mất ngày hôm đó. Chúng tôi đã nghiên cứu thời tiết từ khi bay trên cao. Xung quanh trời quang mây. Bởi vậy đã quyết định tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngày hôm nay, mặc dù thiết bị hư hỏng.

Chúng tôi cất cánh, lấy độ cao 2500 m trên sân bay và bẻ hướng sang Lào theo hành trình đề ra trên bản đồ. Chúng tôi định hướng theo các đỉnh núi, theo các thũng lũng bằng mắt thường. Các đỉnh núi đơn đạt đến độ cao 4000 m. Cuối cùng theo thời gian dự tính chúng tôi đã phát hiện được bằng mắt thường thung lũng cần tìm với dòng sông như một dải băng khá khó nhìn ra.  

Không hạ độ cao chúng tôi bắt đầu bay dọc thung lũng. Tôi hạ lệnh cho phi công và kỹ thuật viên hàng không dùng mắt thường tìm kiếm khói của các đống lửa báo hiệu. Bay qua một lần, quay 180 độ bay ngược lại. Rồi phi công phụ phát hiện khói của một đống lửa. Chúng tôi bay thẳng đến trên đầu đống lửa - chỉ có một đống lửa bốc khói, các đống lửa khác không thấy có. Bay qua ở độ cao thấp, ngoặt 180 độ bay trở lại, cố gắng tìm xem có thấy các đống lửa khác hay không. Nhưng đống lửa đang cháy đã tắt, còn các đống lửa mới khác vẫn không thấy. Chúng tôi bay ra khỏi khu vực bãi đáp. Cần phải nhanh chóng quyết đinh - bay đi hay là ....

Quyết định bay lại lần nữa ở độ cao cực thấp và chú tâm quan sát tất cả ở tốc độ bay nhỏ thêm lần nữa. Trên độ cao bay 30 m, tôi bay đến gần bãi đáp. Chẳng thấy có một sinh vật sống nào. Tôi quyết định tiếp đất ở rìa bãi đáp và không tắt máy, giữ trực thăng ở trạng thái treo.

Chúng tôi nhìn thấy: có người xuất hiện. Anh ta dừng lại cách 100 m và không lại gần. Tôi lệnh cho kỹ thuật viên hàng không: mở cửa, thả người phiên dịch tiếng Pháp xuống. Người phiên dịch chạy ra khỏi máy bay trực thăng, đến gần người kia và họ nói chuyện. Tôi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi ra lệnh thả tiếp người phiên dịch tiếng Nga Phan Như Cẩn. Anh chạy tới chỗ đó, đứng lại, trao đổi rồi vẫy tay. Cuối cùng Phan Như Cẩn giơ tay bắt chéo nhau cao trên đầu. Đó là "dấu" báo tắt máy. Lạy Chúa!

Tôi tắt máy. Các đại biểu đi ra khỏi máy bay có vẻ lo lắng và nhìn ngó xung quanh. Các phiên dịch viên tiến đến, họ trao đổi với nhau rồi mọi người đã có vẻ yên tâm ra mặt.

Hai mươi phút sau từ phía sông, có hai người đi ra từ sau hàng cây. Một mặc quân phục, một mặc dân sự. Một cuộc nói chuyện diễn ra nhờ phiên dịch viên tiếng Pháp. Sau đó các phiên dịch viên lấy chiếc hòm chứa đồ và tất cả các đại biểu đi về phía sông rồi khuất sau hàng cây. Năm phút sau, phiên dịch tiếng Nga Seriozha-Phan Như Cẩn quay lại và thông báo ở bờ sông có 3 người và cuộc đàm phán đã bắt đầu.

Đã đến lúc nghỉ ngơi và ăn môt chút gì đó. Kỹ thuật viên hàng không trải bàn bạt trong bóng che của chiếc trực thăng, bày ra khẩu phần khô. Bỗng một đám người xuất hiện sau những bụi cây. Hóa ra đó là những đứa trẻ nhỏ, một số thiếu niên và vài người phụ nữ ở làng cạnh đây. Những đứa trẻ tò mò chạy đi chạy lại nhìn ngó con quái vật - chiếc trực thăng mà từ xưa đến nay chúng chưa nhìn thấy.

Người phiên dịch Seriozha của chúng tôi không biết tiếng Lào nhưng hiểu tiếng Pháp. Khi lũ trẻ đi gần hơn đến chỗ chiếc trực thăng, một số đứa nhìn thấy hộp muối trên chiếc "bàn" bằng bạt của chúng tôi. Chúng bắt đầu nói chuyện với nhau và gọi muối bằng tiếng Pháp. Người phiên dịch phát biểu giả thiết rằng dân địa phương đang bị thiếu muối trong đồ ăn và bọn trẻ khi nhìn thấy muối trên "bàn" chúng tôi, chúng quay ra bàn luận với nhau. Tôi đề nghị chia muối của mình cho bọn trẻ. Đối với chúng đó sẽ là món quà tốt. Kỹ thuật viên hàng không Selishev người lớn tuổi nhất trong bọn tôi, tìm thấy trong trực thăng một chiếc đĩa sắt, anh dốc toàn bộ muối trong hộp vào đó, đi đến gần lũ trẻ. Hàng chục cánh tay chìa ra với anh. Anh rải vào lòng bàn tay mỗi đứa một ít muối, chúng lập tức liếm chỗ muối, nhấm nháp rõ ràng mà không hề nhăn mặt. Thế là Selishev đi tới tất cả mọi người, thậm chí tặng cả cho các phụ nữ, sau khi đưa cho họ chiếc đĩa chứa số muối còn lại. Đương nhiên chúng tôi không thể ăn trưa. Chúng tôi không thấy thoải mái trước mắt tất cả mọi người.

Chẳng mấy chốc người phiên dịch tiếng Pháp trở lại nói rằng cuộc hội đàm ở đây đã kết thúc, cả hai đoàn đại biểu bây giờ sẽ bay đi để tiếp tục đàm phán ở Hà Nội. Tồi yêu cầu phiên dịch giải thích cho tất cả các khán giả xung quanh rằng máy bay trực thăng sắp cất cánh, họ nên rời xa trực thăng vì đứng gần khi nó cất cánh là nguy hiểm. mọi người nhanh chóng lùi xa.

Cả hai đoàn đại biểu gồm 10 người đã đến rất nhanh. Hành khách đã đông gấp đôi. chúng tôi phải bố trí họ ngồi sao cho không thay đổi tâm khối của máy bay trực thăng. Chúng tôi đã cất cánh và đưa hai đoàn an toàn về Điện Biên Phủ.

Sau khi hạ cánh chúng tôi được biết chiếc máy bay chở các chuyên gia đến khắc phục hỏng hóc thiết bị trên trực thăng của chúng tôi có thể chở được đoàn đại biểu và đưa họ về Hà Nội. Các đại biểu đã bay đi.

Hư hỏng của thiết bị đã được loại trừ: người ta thay thế cả cụm điện nguồn nuôi các thiết bị. Ngày đã ngả về chiều. Chúng tôi bắt tay chuẩn bị trực thăng để mai về Hà Nội. Nhưng ...
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Hai, 2014, 11:16:48 pm
Trùm bạt che trực thăng lại, chúng tôi đi vào đài không lưu đăng ký phép cho chuyến bay ngày mai. Tại đài không lưu có phiên dịch Seriozha của chúng tôi. Anh ta không bay cùng máy bay với đoàn đại biểu. Lãnh đạo Việt Nam để anh lại lo việc ăn ở của chúng tôi tại đây. Người ta tiếp nhận đề nghị cất cánh của chúng tôi, nhưng cất cánh thì ngày mai không, ngày kia không, 17 ngày nữa cũng không. Mỗi ngày ra đài không lưu chúng tôi đều nghe thấy:

- Đi Hà Nội lê-tai nhét!

Đó là Seriozha đã dạy người kiểm soát không lưu cách giải thích như vậy cho chúng tôi về việc chưa được phép cất cánh. Người kiểm soát viên không lưu vẽ ra một sơ đồ trên đó cho thấy rìa mây thấp - 50 đến 100 m.

Bắt đầu một quãng thời gian dài vô công rồi nghề. Phiên dịch Seriozha của chúng tôi bay đi 2-3 ngày sau, còn 3 chúng tôi ở lại đây chờ, trong miền rừng núi, "bên bờ biển thời tiết".    

Người ta bố trí ăn ở trong khách sạn rất tốt. Món ăn rất ngon dù không có bánh mì và súp.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Bobukh-2.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Bobukh-2.jpg.html)
Tại Điện Biên Phủ, tháng 3 năm 1961. Đi tham quan cùng các bạn Việt Nam di tích lịch sử trận đánh Điện Biên Phủ.

Đầu tháng 2 tại Việt nam bắt đầu lễ mừng Năm Mới theo lịch phương Đông. Người ta tổ chức những cuộc du xuân, tranh tài thể thao ở sân vận động. Nhảy vòng tròn, múa theo đủ điệu, các chàng trai và cô gái trang phục dân tộc sặc sỡ vui tươi trong các mặt nạ kỳ lạ. Mọ thứ có vẻ rất thú vị và bất thường. Người ta mời chúng tôi đi chơi xuân. Một bữa chúng tôi còn tham gia vào một điệu múa chiến đấu với rồng và đã có thể chiến thắng. Vì chiến thắng con rồng nên chúng tôi được thưởng một buồng chuối nặng đến 100 cân mà cả phi hành đoàn cũng không bê nổi. Khi đó các đồm trí (các bạn) Việt nam đã giúp chúng tôi đưa món quà lên xe ô tô chở về khách sạn.

Mọi lúc mọi nơi chúng tôi đều cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc hữu nghị và mong muốn làm cho chúng tôi vui vẻ thoải mái. Mọi người Việt Nam tốt bụng mến khách đều đón chúng tôi với nụ cười niềm nở. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi sự ấm áp và thân tình của những người bạn Việt Nam.  

Sân bay Điện Biên Phủ và vùng phụ cận đã được tuyên bố và hình thành nên một khu bảo tàng-tưởng niệm sau chiến thắng trước người Pháp. Tại đây có 17 ngàn quân Pháp bị bao vây và bắt làm tù binh. Vũ khí trang bị người Pháp bỏ lại được trưng bày ngoài trời. Một số nơi vẫn còn mìn, chỉ được phép đi theo những con đường mòn nhỏ.

Đi cùng chúng tôi có một phiên dịch viên đã kể cho chúng tôi nghe rất hay về tất cả những chuyện đó.

Sau rồi chúng tôi bỏ lại phiên dịch viên mà giao tiếp với người Việt Nam bằng điệu bộ cử chỉ và hình vẽ. Mọi chuyện diễn ra tiếp tục như thế cho đến ngày 20 tháng 2 năm 1961. Những ngày cuối chúng tôi nhận thấy dấu hiệu lạ lùng ở người kỹ thuật viên hàng không của chúng tôi. Anh thường lảng đi, tách riêng ra một chỗ, những chỗ mà chúng tôi rất khó tìm thấy anh. Ở anh bắt đầu có những biểu hiện của sự buồn bã, sầu nhớ (anh để lại ở nhà ba đứa trẻ còn nhỏ).

Tôi quyết định hàng ngày làm việc trên trực thăng: khởi động động cơ, chạy không tải toàn bộ hệ thống, vệ sinh sạch sẽ, lau rửa, để làm việc nhiều hơn nữa.

Ngày 20 tháng 2 một chiếc Li-2 bay đến đón chúng tôi. Bộ chỉ huy tập hợp mọi người nhân ngày kỷ niệm Quân đội Xô Viết. Khi chúng tôi vào trong máy bay bỗng thấy mùi hoại tử rất mạnh. Kỹ thuật viên hàng không kể rằng máy bay của họ chở xác các phi công máy bay Il-14 hy sinh ở Lào. Từ anh ấy chúng tôi biết chuyện chiếc máy bay An-12 bay tới Lào chở quan tài khi hạ cánh trong điều kiện mấy thấp cũng đã gặp nạn. Nó húc vào một cái đập được xây dựng để bảo vệ tránh nước tràn khi sông bị lũ. Con đê này nằm ở đầu đường băng cất cánh, Máy bay húc càng phải vào đê và càng bị phá hủy hoàn toàn. Phi công hạ máy bay bằng càng trái nhưng khi chạy xả đà ở vận tốc nhỏ đã quệt cánh phải vào mặt đất làm hư hại cánh.

Sau khi bay về tới Hà Nội, chúng tôi gặp toàn bộ các phi công trung đoàn chúng tôi. May mắn thay không ai việc gì. Nhưng tâm trạng của mọi người khó có thể nói là tâm trạng của ngày lễ. Như người ta vẫn nói, một ngày lễ đầy nước mắt và buồn đau.  

Chúng tôi đi ô tô về Hải Phòng, tại đây chúng tôi tổ chức mừng ngày 23 tháng 2 trong nội bộ các phi công trực thăng. Ngay sau lễ kỷ niệm người ta gọi chúng tôi về Hà Nội.

Nhiệm vụ đặt ra: Bay tới Điện Biên Phủ trên máy bay Il-14 cùng Hoàng thân Suvanna Phuma và đưa ông ấy bay trực thăng về Bắc Lào. Chúng tôi bay đến Điện Biên Phủ lúc chiều tối. Người Việt Nam tổ chức tiệc tối đón tiếp Hoàng thân, và kíp lái chúng tôi được mời ngồi cùng bàn với Ông Hoàng. Chúng tôi hiểu rằng đó là một vinh dự lớn cho chúng tôi, có lẽ do chúng tôi đã giúp chính phủ Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này.  
 
Hoàng thân Suvanna Phuma nâng cốc nói lời chúc mừng. Tất nhiên chúng tôi chẳng hiểu gì, nhưng vẫn uống cạn từng ly vodka của sứ quán. Quanh bàn còn có nhiều người, trước hết là những người từ sứ quán Liên Xô, họ bay trên cùng một máy bay từ Hà Nội với chúng tôi.

Khi bữa ăn kết thúc chúng tôi về phòng của mình thì một trong những người của sứ quán đuổi kịp chúng tôi, anh giữ tôi lại và nói riêng với tôi rằng cần tìm bất kỳ lý do nào để không bay sang Lào. Anh ấy nói đúng từng chữ như sau:

- Chẳng có việc gì cho ông ta làm ở đấy. Người ta sẽ làm được tất cả chẳng cần ông ta.  

Ngày hôm sau đương nhiên tôi tìm ra lý do để không bay sang Lào: mây thấp, đỉnh các ngọn núi phủ đầy mây. Chuyến bay không diễn ra. Hoàng thân bay về Hà Nội.

Đại diện đại sứ quán lại đến chỗ tôi, anh kể lý do tại sao hôm qua lại ra mệnh lệnh như vậy. Hai trung đoàn trong vòng một tuần lễ đã chở một sư đoàn vào Cánh Đồng Chum để trao đổi lấy muối. Quân đội thân Mỹ đã bị đánh bật khỏi Cánh Đồng Chum và chẳng bao lâu Lào sẽ được giải phóng khỏi người Mỹ.

Phi hành đoàn chúng tôi lại ở lại Điện Biên Phủ một mình. Chúng tôi muốn bay về Hà Nội với người của mình với bất kỳ lý do nào. Ban lãnh đạo của chúng tôi sau tai nạn máy bay do mây mù chưa cho phép chúng tôi cất cánh. Dưới hình thức bay thử trực thăng sau một thời gian dài đậu tại bãi đỗ, chúng tôi bay về Hà Nội mà không xin phép. Lấy xong độ cao an toàn chúng tôi bẻ hướng về Hà Nội. Qua vài phút bay, tầm nhìn xấu đi, bắt đầu rung lắc. Sau đó chân trời biến mất, còn mặt đất chỉ nhìn thấy trực tiếp dưới máy bay. Rung lắc tăng mạnh. Tôi ngẫu nhiên thấy một dòng sông dưới máy bay và hỏi hoa tiêu Naghibovitch sông đó là sông gì. Anh trả lời ngoài sông Hồng ra chẳng còn sông nào khác.

Nghe xong tôi lập tức ngoặt gấp máy bay sang phải gần như 90 độ, Tôi biết rằng trong trường hợp nào cũng không thể cắt ngang sông Hồng bởi vì sau con sông độ cao các đỉnh núi tăng đột ngột. Gió mạnh cuốn chúng tôi về bên trái đường bay. Ngoặt gần như ngược gió, chúng tôi cảm thấy tốc độ hành trình của máy bay giảm đến mức máy bay gần như treo tại chỗ.

Rung lắc mạnh đến nỗi máy đo cao khục khặc lên xuống đến 200 m một. Lái theo thiết bị trong điều kiện rung lắc thế này tôi cảm thấy đã hết sức chịu đựng. Hai mươi phút tiếp tục như vậy. Rồi rung lắc bắt đầu giảm, chúng tôi cảm thấy mình đã ra khỏi khu vực sông và vùng núi cao. Chúng tôi giảm độ cao một chút để cuối cùng nhìn thấy được mặt đất, đường chân trời. Ở độ cao 1500 m tầm nhìn tăng mạnh, chân trời đã hé lộ. Chúng tôi đi vào tuyến bay theo bản đồ, chỉnh la bàn vô tuyến theo đài vô tuyến dẫn đường của sân bay Hà Nội. phia trước đã nhìn thấy đám mây rìa ngoài của thung lũng Hà Nội. Không liên lạc với SCH Hà Nội, chúng tôi quyết định đi vòng, "im lặng" tiến về phía bắc, đi ra đường ô tô Hà Nội-Hải Phòng. Mà chuyện đó là trong điều kiện với chúng tôi la bàn vẫn chạy tốt.

Chúng tôi bay chậm. Không thấy có các chuyến bay, trần mây dưới 70 m. Chúng tôi hạ cánh, lăn vào bãi đỗ, tắt động cơ. Chẳng có ai lại gần chúng tôi. Chúng tôi phát hiện ra kỹ thuật viên hàng không của mình trong khoang hàng, anh nằm trên ghế, thu mình vào với chiếc mũ trùm đầu. Kéo mũ, đánh thức, nhưng trạng thái của anh vẫn cho ta ấn tượng như thể đó là một người vô năng. Rõ ràng sự căng thẳng mà anh phải chịu trong cảnh trực thăng rung lắc tại chuyến bay này đã đè bẹp anh mà dù không có thì vẫn là một trạng thái tinh thần không đơn giản.

Chúng tôi che bạt trực thăng rồi đi bộ vào chỗ các phi công trực thăng của mình. Chẳng ai để ý đến chúng tôi. Chúng tôi đặt người kỹ thuật viên hàng không xuống giường. Tôi đi báo cáo với thủ trưởng trực tiếp, trưởng nhóm trực thăng L.G.Karatchkov, về chuyến bay của mình. Thật lạ lùng là ông cũng chẳng lấy gì đặc biệt ngạc nhiên về chuyến bay về của chúng tôi. Ông tiếp nhận mọi chuyện như nó cần phải thế.

Đến đây kết thúc giai đoạn đầu hoạt động của phi hành đoàn chúng tôi. Có thể nói chúng tôi đã đóng góp phần mình vào chiến thắng trước lực lượng thân Mỹ ở Lào. Đồng thời chúng tôi cũng phải chịu một kiểu tổn thất của mình: kỹ thuật viên hàng không trên máy bay thượng úy Selishev phải đưa vào viện, sau đó theo một chuyến máy bay quay về được đưa trả về Liên bang và có lẽ đã giải ngũ.

Kíp bay của chúng tôi được bổ sung một kỹ thuật viên hàng không mới lấy từ số kỹ thuật viên bảo dưỡng máy bay trên mặt đất. Giờ thì tôi không thể nhớ được họ của anh ấy. Đã 47 năm trôi qua kể từ thời ấy. Tiếc là hồi ấy tôi không ghi chép lại, mà cũng không thể. Kỹ thuật viên mới đã tiếp nhận máy bay trực thăng. Toàn bộ kíp bay kiểm tra trực thăng. Tôi cần tự mình khẳng định trực thăng vẫn tốt sau một trận rung lắc trên bờ vực thẳm như vậy (nhớ lại thật kinh hoàng). May mắn thay trực thăng vẫn trong tình trạng hoàn toàn bình thường.  

Sau gần một tháng công tác cuối cùng chúng tôi cũng viết thư về cho gia đình và cha mẹ. chúng tôi xuống Hải Phòng. Tại đây chúng tôi mua các đồ bản địa đặc sắc của Việt Nam, những món trang sức nhỏ làm quà, tiêu những đồng tiền tích lũy được (tiền đồng Việt Nam).

Thời điểm đó các cơn mưa rào nhiệt đới đã bắt đầu. Chúng bắt đầu vào nửa sau của ngày, lúc gần nửa đêm. Trong thời gian mưa rào, ngay trước cửa sổ phòng chúng tôi có một màn "trình diễn". Từ trong hang của chúng, những con nhái khổng lồ (kích thước đến 30 cm) bò ra. Còn từ các hang nhỏ, lũ kiến có cánh (với tôi có lẽ là như vậy) bay ra, tụ thành những đám dày đặc trên mặt đất. Lợi dụng cơ hội, bọn nhái đi săn kiến bằng cách bắn những chiếc lưỡi dài ra nhanh như chớp. Ngay khi cơn mưa rào chấm dứt, "sô" diễn thú vị này cũng ngừng luôn. Cả kiến cả nhái đều biến mất. Chúng tôi bất chợt nghĩ rằng không phải ngấu nhiên mà người Pháp, vốn rất yêu thích chân nhái, lại không muốn rời bỏ Việt Nam. Những chú nhái Việt Nam trông ngon làn một cách dễ sợ, chúng tôi vẫn đùa như vậy.

Tháng 2 đã hết. Tuần lễ đầu của tháng 3 cũng đã trôi qua. Rìa mây thấp cũng không còn nữa. Bắt đầu các chuyến bay luyện tập cùng các học viên trên 4 chiếc trực thăng.

Chiếc trực thăng của tôi và kíp bay không tham gia các chuyến bay huấn luyện. Chúng tôi làm dự bị cho Bộ Tổng chỉ huy và chờ các nhiệm vụ mới. Và thực tế đến giữa tháng 3 kip bay chúng tôi được gọi về Hà Nội. lần này người ta bố trí chúng tôi ở cùng các kíp bay của trung đoàn vận tải. Trung đoàn vận tải không hoạt động. Nhu cầu bay sang Lào đã không còn cần nữa. Lào đã được giải phóng hoàn toàn, hiệp định hòa bình đã được ký kết. Nhưng vi những lý do nào đó mà người ta chưa cho trung đoàn về nước. Các tổ bay tập hợp trong sân, to tiếng rằng các phi công đã hy sinh ở đây vậy mà người ta vẫn coi họ là khách du lịch, còn các chuyến bay - các chuyến dạo chơi trên các địa điểm diệu kỳ. Họ yêu cầu các quan chức có trách nhiệm chính thức nào đó phải tính một ngày ở đây bằng ba ngày, giống như trong chiến tranh.

Ngày hôm sau người ta gọi tôi và phi công-hoa tiêu đến sứ quán Liên Xô. Vẫn chiếc minibus ấy vẫn người lái xe ấy. Nhưng tại sứ quán người ta mời chúng tôi vào phòng của ngài đại sứ. Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ lần này sẽ quan trọng hơn nhiều.

Sau khi chào hỏi và làm quen, ngài đại sứ nói rằng ông đã biết việc kíp bay chúng tôi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ lần trước, rằng chính phủ Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với công việc mà chúng tôi đã làm.
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Ba, 2014, 11:03:47 am
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Bobukh-4.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Bobukh-4.jpg.html)
Các chiến sĩ pháo binh một sư đoàn đóng ở Điện Biên Phủ tặng A.Bobukh bức ảnh tập thể làm kỷ niệm. Tháng 3 năm 1961.

- Tuy nhiên các anh sắp phải thực hiện một nhiệm vụ còn quan trọng hơn. Cực kỳ quan trọng. Bây giờ người ta sẽ đem bản đồ lại, các anh sẽ ngồi trong phòng tôi đây để xem bản đồ và chuẩn bị cho chuyến bay.

Đại sứ nhấc ống nói gọi đi đâu đó. Rồi ông bảo chúng tôi ngồi xuống bên bàn. Chúng tôi trải bản đồ bay của mình trên bàn, chuẩn bị tất cả các bước định hành trình.

Tùy viên quân sự tướng Antipov cầm một chiếc hộp bước vào phòng, ông đặt nó trên bàn rồi mở ra. Đó là bản đồ địa hình khu vực nơi chúng tôi sắp phải làm việc. Tùy viên quân sự bắt đầu tư vấn cho chúng tôi về cách thực hiện nhiệm vụ. Hành trình bay dẫn về phía nam nước VNDCCH, đến điểm dân cư Đồng Hới. Tại đó có một sân bay mà máy bay An-2 và Li-2 có thể hạ cánh. Đó sẽ là sân đậu cơ bản của chúng tôi, nơi chúng tôi có thể tiếp dầu cho trực thăng. Chúng tôi sẽ được bố trí ăn ở ngủ nghỉ tại thị trấn Đồng Hới.

Tiếp theo viên tướng cầm lấy bản đồ địa hình giải thích cho biết đường giới tuyến (biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam) đi qua chỗ nào, sau đó ông chỉ trên bản đồ nơi đóng đồn biên phòng Bắc Việt Nam. Tại đó, trong khu vực đồn biên phòng sẽ có các cờ hiệu đánh dấu hai sân đáp. Một do chúng tôi chọn, thuộc quyền xử lý của chúng tôi. Các sân đáp trên bản đồ địa hình được ghi chú bằng tiếng Nga, bởi vì bản đồ là sản phẩm của Liên Xô. Mặt sau bản đồ có dấu đóng "Mật. Bộ Tổng tham mưu Quân đội Xô Viết".

Người ta không khuyến cáo chúng tôi đặt hành trình bay từ Đồng Hới đến đồn biên phòng. Chúng tôi ngồi làm công tác chuẩn bị cho chuyến bay. Chúng tôi sắp xếp hành trình bay đến Đồng Hới, tính toán hướng, khoảng cách, thời gian bay. Với mỗi trường hợp chúng tôi đều tính toán khoảng cách, hướng từ trường và thời gian bay đến đồn biên phòng. Các dữ liệu tính toán bằng con số được chúng tôi ghi riêng một chỗ lên bản đồ bay. Sau đó chúng tôi bắt đầu nghiên cứu địa hình cục bộ trên bản đồ đoạn từ Đồng Hới đến đồn biên phòng và đặc biệt là địa hình khu vực sân đáp. Chúng tôi cố gắng ghi nhớ trực quan mọi thứ thật chính xác.

Khi chúng tôi báo cáo đã sẵn sàng, viên tướng cuộn bản đồ vào tấm giấy mang đi. Đại sứ tạm rời công việc của mình, quay sang dặn dò chúng tôi một cách ngắn gọn. Đặc biệt tôi nhớ lời ông nói:

- Chưa hoàn thành nhiệm vụ thì đừng có về!

Ra khỏi phòng ngài đại sứ chúng tôi vừa phân vân vừa đói. Chúng tôi quyết định ăn trưa tại nhà ăn sứ quán. Tìm thấy chỗ nhà ăn, chúng tôi đi vào chiếm lấy một bàn nhỏ. Chúng tôi đọc thực đơn mà phát cuồng. Có đủ thứ để vui mừng: món khai vị - cá trích với xà lách dầu dấm, món chính thứ nhất - xúp mì sợi, bắp cải (!), thứ hai - sườn nướng kiểu Hy lạp, thứ ba - nước táo. Một nữ tiếp viên đi tới thông báo giờ ăn trưa đã hết, cô lấy thực đơn đi nhưng hứa còn gì sẽ mang ra. Chúng tôi gọi với theo:

- Này cô gái! Hãy cho cá trích và bắp cải và nhất định phải có bánh mì!

Thật may cho chúng tôi, cô gái mang ra đúng những thứ chúng tôi yêu cầu (đúng là tiếng kêu của tâm hồn như ta vẫn nói!). Bởi lẽ đã ba tháng chúng tôi chưa được ăn bánh mì và bắp cải, không có một thứ gì mà chúng tôi đã quen dùng ở Tổ quốc. Chúng tôi phải ăn cơm thay cho bánh mì, thịt gà và suốt ngày xơi chuối. Tất cả những thứ cô tiếp viên mang ra chúng tôi đều chén vô cùng ngon miệng và thích thú! Bữa ăn đơn giản này chúng tôi nhớ mãi suốt đời, trong khi đó ít có buổi tiệc nào còn được nhớ đến.

Trở về từ sứ quán chúng tôi ra sân bay. Người ta không ấn định thời gian cất cánh như lần trước. Thời gian biểu trong ngày chúng tôi thiết lập cho chính mình: ăn sáng, kỹ thuật viên ra trực thăng, tôi và Naghibovitch đến SCH, phân tích tình hình trên không, dự đoán thời tiết, nhận biết các tín hiệu vô tuyến. Như tôi đã nói, lúc này rìa mây thấp đã hết, bắt đầu đến mùa mưa nhiệt đới. Sau khi nhận tất cả những số liệu bay cần thiết, chúng tôi ra trực thăng và chờ đợi. Cứ như vậy hai hoặc ba ngày.

Rồi một buổi ngày có 3 chiếc xe ô tô đi đến gần trực thăng. Trong hai chiếc thứ nhất có 6 người, có lẽ là lãnh đạo. Trong chiếc thứ ba - một minibus - người ta chở hang đến: 4 hòm to và khá nặng. Người ta chuyển các hòm lên trực thăng. Một trong những người vừa đến giới thiệu bằng tiếng Nga anh ta là phiên dịch của tôi. Tôi nói với phiên dịch mình đã biết hành trình bay, kíp lái sẵn sàng bay.

Khi kỹ thuật viên hàng không báo cáo hành khách đã ngồi vào chỗ, tôi khởi động động cơ rồi thực hiện cất cánh. Trực thăng bay dọc theo đường bờ biển tiến về phía Nam. Thời tiết tốt, ba giờ sau chúng tôi đã hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới. Lúc này là nửa sau của ngày. Trong khi tiếp dầu và kiểm tra sau chuyến bay thì trời sập tối. Bay đến đồn biên phòng bây giờ là vô nghĩa. Chuyến bay để sang ngày mai.

Tôi cùng kíp lái rời sân bay bằng chuyến xe minibus thứ hai, về nơi người ta đã chuẩn bị bữa tối cho mọi người. Khi chúng tôi vào phòng thì nhìn thấy toàn bộ đoàn đại biểu. Họ ngồi sau chiếc bàn dài. Bên phải bàn còn trống. Phiên dịch viên nói chúng tôi hãy ngồi xuống chỗ trống còn anh ta ngồi xuống cạnh tôi.

Có thể thấy ai cũng có tâm trạng hào hứng vì công việc đã định bắt đầu trơn tru. Kíp lái chúng tôi không biết công việc đã định đó thực sự là gì và cũng chẳng muốn biết điều đó.  

Trò chuyện với người phiên dịch, chúng tôi tò mò muốn biết anh ta đã học tiếng Nga ở đâu và như thế nào mà khá như vậy. Rất ngạc nhiên là anh ta nói không hề có giọng lơ lớ. Hóa ra anh ta đã tốt nghiệp Học viện Y khoa Kharkov và làm xong nghiên cứu sinh, đã bảo vệ luận án. Tôi nghĩ rằng bây giờ anh ta đang lãnh đạo một học viện của Việt Nam, nhưng anh nói rằng mình đang giữ cương vị Chủ nhiệm Quân Y QĐNDVN. Tiếp theo trong quá trình nói chuyện mới biết rằng nhóm đại biểu này là các đại diện Chính phủ VNDCCH, BCT TUĐCSVN, Bộ Tổng Tham mưu QĐVN. Tôi hiểu đoàn đại biểu đó cao cấp đến thế nào.

Người ta đưa bữa tối đến, như thường lệ cơm với món phụ nào đó. Và người phiên dịch bỗng đùa:

- Chà! Bây giờ mà có một cốc vodka và đuôi cá trích!

Chúng tôi vui vẻ hưởng ứng câu đùa ấy. Chỉ có tôi phát biểu rằng uống vodka trong cái nóng nực thế này thì giống như tự sát. Giờ thì chúng tôi sẽ uống thứ có trên bàn: nước dừa non.

Ăn tối xong người ta chở chúng tôi về một ngôi nhà nhỏ để nghỉ đêm. Ở đây có một phòng 3 giường có màn. Giường khá rộng có đệm rơm hay nhồi một loại cỏ nào đó. Gối cũng được độn cứng. Không khó khăn gì có thể hình dung chuyện gì xảy ra với chúng tôi nếu giường trải đệm lông chim hay đệm bông. Nhiệt độ nóng đến gần 40 độ, độ ẩm không khí đến 90%.  

Trong ngôi nhà nhỏ mà cửa sổ là cửa cánh chớp thay cho kính ta cảm thấy sự chuyển động của không khí. Và tương đối mát. Cởi quần áo ngoài chỉ mặc mỗi quần cộc chúng tôi chui vào màn. Thật hạnh phúc biết bao khi cảm được hơi mát lạnh sau sự nóng nực ban ngày!

Hoàng hôn sậm lại, ve sầu ngoài cửa sổ cất tiếng ca "bài ca" của chúng! Giá mà ngủ được! Tuy nhiên chuyến bay chưa biết sắp tới và việc đáp xuống các sân đậu, được đánh dấu trên bản đồ địa hình, làm tôi lo âu. Thứ nhất, các sân đáp được chọn đều nằm trong thung lũng sâu có núi kề sát. Thứ hai, xung quanh sân đáp có thể mọc các loại cây cối buộc tôi phải bay treo máy bay trên độ cao lớn. Khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, có mang hàng và người trên trực thăng, việc treo như thế có nguy cơ dẫn đến hạ đột ngột xuống sân đậu mà không phải là hạ cánh.  

Khả năng của Mi-4 tôi đã biết trước đây từ thực tế công việc của mình. Nhớ lại những lời căn dăn của ngài đại sứ của chúng tôi ở Hà Nội: "Chưa hoàn thành nhiệm vụ đừng có trở về!" Trong những điều kiện như vậy không thê hoàn thành nhiệm vụ thì chớ trở về. Vì những suy nghĩ ấy mà sau nửa đêm tôi mới ngủ được.

Buổi sáng chúng tôi thức dậy sớm. Trong khi chờ xe ô tô chúng tôi thảo luận trình tự thực hiện nhiệm vụ. Trên bản đồ bay theo trí nhớ chúng tôi đánh dấu vị trí đồn biên phòng và các sân đáp, đặt hành trình bay, hướng từ trường, khoảng cách và thời gian bay đến đồn.

Chẳng mấy chốc ô tô buyt có mặt đón chúng tôi đi ăn sáng. Chúng tôi lại ăn một loại cơm  gì đó, chẳng có vị gì. Uống trà, nước dừa, ăn chuối, khi đứng dậy chúng tôi còn cầm theo một nải chuối. Chúng tôi đi xe ra sân bay.

Một người cảnh vệ vũ trang đứng cạnh trực thăng. Từ nhà ra rìa sân đỗ còn có một người mang vũ khí khác, có lẽ là để đốc gác. Cậu kỹ thuật viên hàng không đi đến chỗ anh ta, hươ tay trên đầu làm điệu bộ. "Tốt!" - người cắt gác nói và đi đến chỗ trực thăng. Chúng tôi đi quanh trực thăng, kiểm tra dấu niêm trên cửa vào. "Tốt" - kỹ thuật viên hàng không nói với người đốc gác và giơ ngón tay cái ("tốt!") về phía anh ta. Người gác và người đốc gác đi khỏi. Chúng tôi đến cạnh trực thăng, kinh ngạc một cách đùa bỡn về việc cậu kỹ thuật viên hàng không học tiếng Việt lúc nào mà nhanh thế.  

Sau khi chuẩn y trực thăng vơi việc khởi động động cơ, chúng tôi tiến hành kiểm tra xem xét cụ thể. Các hành khách đi tới. Tôi báo cáo kíp lái đã sẵn sàng bay và các vị khách đã có thể vào chỗ ngồi trong máy bay.

Trời không mây, không gió. Chúng tôi bắt đầu lấy hướng. Sau một lúc có vẻ chúng tôi đã đi đúng tuyến bay. Tất cả các ngọn đồi, sông suối, thung khe, toàn bộ các đỉnh núi bên trái và bên phải đường bay chúng tôi đều dễ dàng nhận ra. Qua đó chúng tôi xác định vị trí của mình. Bởi vậy điểm chung cuộc của hành trình - đồn biên phòng - chúng tôi tìm ra nhanh chóng. Ngoặt về bên phải đồn biên phòng chúng tôi phát hiện ra sân đáp chiều dài 50 m được đánh dấu bằng cờ hiệu. Tuy nhiên các sân đó lại nằm giữa các cây cao. Chúng tôi bay qua trên đầu các sân đáp rồi vào tuyến lặp để hạ cánh. Tôi bắt đầu giảm tốc độ để thực hiện động tác treo trên sân đáp. Nhưng ngay khi tốc độ giảm đến 50 km/giờ thì trực thăng bắt đầu rung nhẹ cùng với việc mất độ cao. Vòng quay trục cánh quạt mang lực bắt đầu giảm vì quá tải. Tôi buộc phải chuyển trực thăng sang chế độ tăng tốc độ cùng với việc hạ độ cao. Bay qua trên các ngọn cây vài mét, chúng tôi lại vào vòng.

Chúng tôi chuyển sang sân đáp khác nhưng vào tuyến hạ cánh ở đây còn khó hơn. Những ngọn núi dốc đứng sát gần gây ra nhiều khó dễ. Sau khi lướt qua sân đáp thứ hai ở độ cao cực thấp ngay sát các ngọn cây, tôi đã xác định được cao độ của chúng: khoảng 30 m.
  
Rốt cuộc đã rõ việc hạ cánh an toàn không tai nạn tại cả hai bãi đáp là không thể. Vòng lại bay trên đầu đồn biên phòng, tôi xem xét vùng phụ cận xung quanh. Chẳng thấy có bãi đáp nào thích hợp.

Chúng tôi quyết định: bay về Đồng Hới. Cần khuyến cáo chính quyền địa phương chặt bớt cây xung quanh sân đậu để đảm bảo tiếp cận được nó ở độ cao thấp, nhằm xuất hiện khả năng treo trực tiếp là là mặt sân đậu.  

Chúng tôi bắt đầu rẽ hướng bay về Đồng Hới. Bống hoàn toàn bất ngờ, tôi để ý đến ngọn núi bên phải hướng bay. Trên sườn núi có một đoạn thềm bề mặt tương đối bằng phẳng nằm ngang. Không nghĩ nhiều tôi quay trực thăng lại bay qua thềm núi. Chúng tôi xác định được bề rộng thềm núi khoảng 100 m. Sườn núi và thềm núi phủ một lớp rừng thưa. Đó là món quà của số phận! Tôi kêu lên với phi công-hoa tiêu rằng có thể thu dọn thềm núi làm sân đáp trong một đêm. Chỉ cần chặt một số cây đơn, bụi cây, dây leo.

Lướt qua thềm núi về phía đồn biên phòng, sau đó vòng lại và lại bay qua trên đầu đồn biên phòng về hướng thềm núi. Tôi làm điều đó để chỉ dấn cho những người lính biên phòng đang quan sát chúng tôi định hướng được thềm núi. Tôi ra lệnh cho hoa tiêu đánh dấu lên bản đồ vị trí chính xác thềm núi kia và xét khoảng cách đến đó tính từ đồn biên phòng. Bay qua lần nữa trên thềm núi rồi chúng tôi hướng về Đồng Hới.

Sau khi hạ cánh xuống Đồng Hới, tôi và hoa tiêu ra khỏi máy bay mà rất hài lòng về kết quả chuyến bay. Chỉ băn khoăn một điều: liệu có liên lạc vô tuyến với đồn biên phòng để truyền tọa độ thềm núi và mệnh lệnh chặt cây và dọn dẹp tạo dựng một sân đáp kích thước 50x50m trên thềm núi.

Anh phiên dịch từ nhóm hành khách đi tới vẻ lo lắng nói rằng các vị hành khách rất không hài lòng và đòi phải báo cáo tại sao không thực hiện hạ cánh xuống sân đáp. Tôi giải thích ngắn gọn rằng các sân đáp đánh dấu bằng các cờ hiệu không phù hợp để hạ cánh an toàn do chướng ngại vật. Tiếp đó tôi nói chúng tôi đã xác định được từ trên không địa điểm hạ cánh an toàn và cần liên lạc với đồn biên phòng và truyền mệnh lệnh. Tôi trao tờ giấy có phần viết cùng các tọa độ địa điểm cần làm việc để chuẩn bị sân đáp. Nếu liên lạc với đồn biên phòng không có thì cần chuẩn bị cờ hiệu hoặc thư tín để ném xuống lãnh địa đồn biên phòng.

Rất may phiên dịch viên cho biết có đường liên lạc điện báo với đồn biên phòng. Phiên liên lạc ấn định vào buổi chiều.

Người ta đề nghị chúng tôi đi tắm biển, chúng tôi vui vẻ đồng ý. Một cơ hội như vậy trong cái nóng bức nhiệt đới thật là đúng lúc. Người ta lấy xe ô tô chở chúng tôi ra bờ biển "Nam Trung Hoa", nơi có một cửa sông. Người phiên dịch đi cùng chúng tôi. Anh ta, là bác sĩ và người bản địa, cho chúng tôi những lời khuyên về xử sự trên biển. Đặc biệt anh cảnh báo chúng tôi không bơi ra xa bờ vì lũ cá mập luôn săn rình những người liều lĩnh. Chúng tôi lặn ngụp trong nước biển và thấy ngay độ mặn cao của nó: ngứa và rát toàn thân. Bởi vậy chúng tôi không ở lâu trong nước biển mà hụp lặn trong sông để rửa muối. Thủ tục này chúng tôi làm 3 lần rồi xin về nhà trong bóng râm dưới mái nhà, bởi vì trên bờ chẳng có chỗ nào tránh được ánh mặt trời gay gắt không thương xót.

Trong thời gian ăn tối người ta thông báo phiên liên lạc với đồn biên phòng đã diễn ra, thông tin đã được thu nhận. Chúng tôi đi nghỉ, thỏa thuận sáng ngày mai sẽ cất cánh sớm hơn.

Chúng tôi cất cánh ngay sau khi mặt trời lên. Từ cư ly tầm 3 km chúng tôi đã thấy một khu vực phát quang không cây cối, khi tới gần hơn thì thấy nhiều người đang làm việc ở cạnh các bụi cây. Tôi quyết định hạ cánh trong hành tiến. Tôi xác định không có chướng ngại. Treo máy bay và tiếp đất, không hề giảm vòng quay trục cánh quạt. Cậu kỹ thuật viên hàng không khẳng định bánh xe đã nằm trên bề mặt bằng phẳng và ra tín hiệu. Tôi tắt động cơ, hãm vòng quay trục cánh quạt. Kỹ thuật viên hàng không mời hành khách ra khỏi máy bay. Tất cả nhanh chóng rời trực thăng.

Tôi quan sát từ buồng lái thấy những người mới đến vui mừng ra sao, họ ôm nhau thậm chí còn nhảy múa. Khi sự hoan hỉ chấm dứt, tất cả cùng đi rồi khuất sau đám cây. Người phiên dịch của chúng tôi, ông Bác sỹ (tôi bắt đầu gọi anh ta như vậy) nói rằng mọi người đi chọn vị trí để tiến hành các cuộc thảo luận.

- Thảo luận?

- Vâng, thảo luận, - Bác sỹ nói, - với những người tiên phong mở đường của Nam Việt Nam lần đầu tiên đi vòng đường giới tuyến trên lãnh thổ của nước Lào đã được giải phóng.
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Ba, 2014, 05:02:16 pm
Các cuộc đàm phán thảo luận đã quen thuộc với chúng tôi từ hồi thi hành nhiệm vụ thứ nhất. Từ sau đám cây một trong các thành viên đoàn đại biểu đi ra nói chuyện với Bác sỹ. Bác sỹ nói với chúng tôi địa điểm đàm phán đã chọn xong nay cần chuyển hàng đến. Tôi chỉ vào các chiến sĩ biên phòng đang tiếp tục mở rộng sân đáp. đề nghị người chỉ huy cho tạm dừng tay và động viên người ra bốc hàng trên trục thăng xuống và chuyển hàng đi.

Bác sỹ chuyển lời của tôi cho người đại biểu, ông ấy lại đi ngay. Rất nhanh chóng ông ấy trở lại cùng một nhóm chiến sĩ biên phòng. Họ lấy hàng mang đi.

Sau một lúc, nhiều người từ sau đám cây đi ra, xét theo trang phục họ là những người mở đường từ phía Nam. Quần áo họ bạc rách nhiều. Vẻ ngoài nhiều người mệt mỏi và kiệt sức. Kèm họ là các chiến sĩ biên phòng giúp một vài người di chuyển. Bốn trong số những người mới đến là người Việt, còn môt người tầm thước có lẽ là người Trung quốc. Bác sỹ của chúng tôi đón họ, nói chuyện với họ một chút rồi mời họ đi theo mình, Tất cả lại khuất sau đám cây.

Mặt trời đã lên khá cao. Những con ruồi trâu hay nhặng tấn công chúng tôi từ mọi hướng. Mặt trời đốt nóng thân trực thăng đã thu hút lũ bọ. Chúng bu kín máy bay, theo cánh cửa mở xông vào trong. Không sao chịu nổi lũ ruồi bọ hung hăng này, chúng tôi chạy ra đám cây, bẻ các cành cây để xua chúng đi. Dễ chịu hơn nhưng chẳng được mấy. Chúng tôi buộc phải tránh lũ côn trùng khát máu bằng cách liên tục di chuyển, chạy, nhảy, vung tay vung chân. Phi công phụ của tôi Alfred Naghibovitch tìm lối thoát bằng cách leo lên nóc trực thăng. Vô ích! Chúng tôi quết định lấy xăng bôi lên người. Chẳng được lâu. Xăng bốc hơi nhanh, chúng tôi tiếp tục lấy các cành cây xua lũ ruồi.

Về chiều muỗi to muỗi nhỏ xông ra cùng ruồi và cả những loại hút máu khác nữa. Bốn giờ chờ đợi như vô tận với chúng tôi. Cuối cùng thì Bác sỹ xuất hiện. Tôi nói với anh ta liệu không thể kết thúc hội họp để có thể bay về đến Đồng Hới khi trời còn sáng hay sao. Trao đổi với đoàn đại biểu, Bác sỹ chuyển đến chúng tôi lời người lãnh đạo đoàn:

- Nếu kíp lái vội thì cứ bay đi!

Tất nhiên bay về mà không có đoàn đại biểu thì chúng tôi không thể làm rồi. Chúng tôi mở động cơ, quay cánh quạt, cho máy bay treo, vòng 180 độ về phía bay đến. Sau các thao tác này chúng tôi lại tắt máy. Có lẽ điều đó có ảnh hưởng đến sự tăng tốc cuộc họp vì 10 phút sau mọi người đã xuất hiện sau đám cây. Họ có 11 người. Phân biệt những người tiên phong mở đường từ phương Nam với người Bắc Việt Nam là không thể. Tất cả bọn họ đều mặc quân phục QDNDVN. Các đại biểu ngồi vào trực thăng và chúng tôi cất cánh.

Tại Đồng Hới, một chiếc Li-2 đã chờ sẵn những người tham gia họp. Bác sỹ thông báo sáng mai chúng tôi có thể bay về Hà Nội. Điều đó làm chúng tôi vui mừng. Trong khi đi trên xe chúng tôi trao đổi ý kiến với Bác sỹ về các cuộc hội họp. Với chúng tôi nó diễn ra quá lâu. Bác sỹ nói anh phải xử lý vết thương cho những người mở đường, chăm sóc các bệnh nhân.


(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Bobukh-5.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Bobukh-5.jpg.html)
Chơi với trẻ em Việt Nam. Tháng 3 năm 1961.

Sau bữa tối chúng tôi đi nghỉ ngơi, khoan khoái nghĩ tới giấc ngủ dài bình yên không lo âu. Tuy vậy đêm đến lại khá ầm ĩ, nếu không nói là ác mộng. Khoảng 9 giờ tối bắt đầu cơn dông. Cứ tưởng: thế là tốt sẽ mát mẻ. Chúng tôi mở cánh cửa chớp, đứng bên cửa sổ, hưởng thụ sự mát mẻ. Bỗng ánh chớp chói lòa bùng lên ngoài cửa sổ. Đúng lúc đó tiếng sét đánh đột ngột dữ dội làm rung chuyển căn nhà của chúng tôi. Qua sương mù có thể thấy từ trên trời một màn nước dày đặc bao phủ xung quanh. Nước dội từ mái nhà xuống như dòng thác. Chớp lóe liên tục, tiếng sấm rền biến thành tiếng rú đặc quánh. Có cảm tưởng chớp bay ngay sát ô cửa sổ. Lời của bài hát "trong bóng tôi chớp lóa, sầm rền vang không dứt" minh họa đúng hiện tượng tự nhiên ngoài cửa sổ.

- Này cậu!

- Chính nó đấy!

- Như thể chúng ta cùng ngôi nhà đang lặn ngụp trong biển!

Chúng tôi trao đổi với nhau như vậy về những ấn tượng của lần đầu thấy tận mắt cơn dông nhiệt đới.
Cơn dông đã đi xa nhưng mưa tiếp tục tuôn không hề giảm. Gió mạnh lên. Chúng tôi bắt đầu lạnh cóng, phải nhao vào đệm chui xuống dưới chăn. Giấc ngủ biến mất dần. Trong phòng bây giờ không còn là làn gió nhẹ nữa mà là cơn gió lùa khá mạnh. Tôi lên tiếng:

- Các chàng trai, các bạn ở đó thế nào?

- Đồng chí chỉ huy, hãy quay 180 độ, chí tuyến đã hết. Phía trước là Nam Cực, - Naghibovitch trả lời.

Tôi cũng đùa:

- Tôi sẽ lấy hướng ngược lại buổi sáng, còn đêm thì phải trú đông ở nơi ấm áp. Tôi đề nghị: cứ mặc quần ngắn theo trang phục hàng ngày, thu thập tất cả vải trải trên các giường và tập hợp tất cả dưới một cái đệm. Trong vòng tay hữu nghị siết chặt, dưới toàn bộ các tấm trải giường chúng ta sẽ sống sót, nếu không - chúng ta sẽ chết như những con ma-mút.

Dịu đi trong ba tấm đắp, chúng tôi nằm kề sát vào nhau. Dưới tiếng mưa, được sưởi ấm, chúng tôi bắt đầu giấc ngủ. Bỗng ngoài cửa sổ tiếng gầm vang lên, không phải bò rống mà thực sự là tiếng gầm, rất trầm và to. Xa hơn một chút cũng nghe như vậy, rồi tiếp tục, tiếp tục. Số lượng tiếng gầm tăng lên từng phút. Bản "hòa tấu" bắt đầu. Nó vẫn tiếp tục và trời vẫn cứ mưa. Rồi mưa chấm dứt vào nửa đêm về sáng. Cuối cùng mọi người cũng thiếp đi.  

Sáng ra chúng tôi thấy ngôi nhà của mình đúng là nổi trong nước. Nước khắp nơi bất cứ nơi nào mắt nhìn đến. Chúng tôi lên xe đi ăn sáng trên con đường ngập nước. Lúc đang ăn sáng Bác sỹ xuất hiện thông báo khu vực này đang bị thiên tai. Sông trần bờ, nước lũ từ núi đổ về cuồn cuộn, cuốn trôi đê bao, ngập tràn đồng lúa. lúa đổ rạp, tất cả chìm trong nước. Những cơn mưa nhiệt đới to như vậy đã lâu không thấy. Chỉ có những người già nhớ về chúng mà thôi.

Chúng tôi hỏi, trong lúc trời mưa, có "ai" gào rống như vậy. Bác sỹ phá lên cười, anh nói rằng ở đây có những con ễnh ương (sống trong hang). Trong thời gian các cơn mưa nhiệt đới, chúng chui ra khỏi hang và rống lên gọi nhau đi tình tự.

Chúng tôi chia tay với Bác sỹ, cám ơn vì sự nhạy cảm, ân cần và công tác xuất sắc trên cương vị người phiên dịch. Lái xe chở chúng tôi ra sân bay, đóng trên địa thế cao và vẫn khô ráo. Quyết định cho cất cánh nhận được buổi chiều. Chúng tôi sẽ bay về Hà Nội.

Sau chuyến bay chúng tôi đưa trực thăng vào trạng thái sẵn sàng và quyết định xả hơi một chút, uống "Bia Hà Nội". Chúng tôi đứng uống bia, ngắm chiếc Li-2 lăn vào sân đậu. Chúng tôi đã nhìn thấy nó ở Đồng Hới. Chúng tôi hiểu các đại biểu đã bay về. Vài chiếc xe hơi chạy ngang qua chúng tôi hướng đến chô máy bay. Khách bắt đầu từ máy theo thang đi xuống. Những người vừa đến đón họ ở chân cầu thang, siết chặt tay, họ ôm nhau nói ngắn gọn rồi tất cả tản về các xe đi đón. Đoàn xe đi về hướng chúng tôi. Khi đến ngang chỗ chúng tôi, chiếc xe đi đầu ngừng lại, những chiếc đi sau cũng dừng theo.

Từ chiếc xe đầu, một vị khách trang phục kiểu Âu và người phiên dịch của chúng tôi đi ra, anh ra hiệu cho chúng tôi lại gần. Khi chúng tôi đến gần, vị khách mỉm cười thân thiện, ông nói gì đó bằng tiếng việt và bắt tay tôi và các thành viên kíp lái. Rồi ông ra hiệu dịch lời ông sang tiếng Nga. Bác sỹ-phiên dịch viên nói:

- Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng cám ơn các bạn vì đã thực hiện thắng lợi một công tác quan trọng đối với nhân dân Việt nam.

Các thành viên cuộc họp - các hành khách cũ của chúng tôi cũng từ các xe còn lại bước xuống, đến gần và bắt tay chúng tôi. Sau nghi thức đó tất cả tỏa về xe rồi họ đi khỏi. Đó là cuộc gặp duy nhất của chúng tôi với Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng nhưng nó được ghi nhớ đậm nét bởi sự bất ngờ và nồng ấm.

Chúng tôi trở lại quầy bar nơi có những cốc bia chúng tôi đang uống dở. Bắt đầu câu chuyện sôi nổi về những gì đã xảy ra. Nhớ đến bữa ăn trưa trong sứ quán Liên Xô, chúng tôi quyết định đi đến đó một lần nữa. Chúng tôi tìm thấy xe và người lái ở sân đậu. Anh ta được lệnh ở đây từ ngày chúng tôi bay về.

Tại khu vực sứ quán đội bảo vệ cho chúng tôi qua như những người quen cũ. Từ hôm ấy chúng tôi thường xuyên ăn trưa trong sứ quán. Việc lưu lại Hà Nội là để chờ đợi những nhiệm vụ mới. Khi rãnh rỗi chúng tôi đi xem thành phố, ngắm vẻ đẹp và các danh thắng của nó, gồm cả vùng quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Một lần người tài xế dừng xe lại cạnh một tòa nhà chỉ vào đó và nói: "Liên Xô!" Hóa ra đó là một cửa hiệu. Chúng tôi đi vào và thấy các cô bán hàng nói tiếng Nga, người mua cũng nói tiếng chúng tôi. Chúng tôi theo biển chỉ dẫn, có thể mua gì và ở đâu.

Tại gian hàng thực phẩm có những chiếc bàn nhỏ, ngồi sau bàn là các phụ nữ và trẻ em đang uống nước chanh, trò chuyện gì đó. Chúng tôi mua bia và cũng lấy bàn ngồi. Người ta nói với chúng tôi rằng đến đây không chỉ có các gia đình nhân viên sứ quán Liên Xô mà còn cả các sứ quán khác. Sau này trước khi bay về nhà người ta cũng chở chúng tôi từ Hải Phòng đến cửa hàng này, để chúng tôi mua quà cho bè bạn và người thân bằng tiền đồng Việt Nam.

Vào cuối tháng 3 có lệnh bay về Hải Phòng. Tại sân bay Cát-Bi Hải Phòng đang diễn ra các cuộc bay huấn luyện cường độ cao. Học viên bước vào giai đoạn bay đơn. Các nhân viên kỹ thuật chuẩn bị chuyển giao máy bay trực thăng cho chuyên gia Việt Nam. Chiếc trực thăng của chúng tôi cũng được các nhân viên kỹ thuật sửa soạn để bàn giao. Thành phần bay thế là hết việc làm.

Nóng nực ngày càng tăng. Ban ngày gần 40 độ. Độ ẩm không khí - gần 100%. Do mồ hôi ra không ngừng mà tôi bắt đầu bị ngứa. Bác sỹ khuyên dùng vỏ chanh lau người. Cũng có hiệu quả được một thời gian ngắn.  

Ngày 12 tháng 4 qua radio chúng tôi nghe được một tin chấn động: Yuri Gagarin của chúng ta đã bay vào vũ trụ! Tất cả "Liên Xô" (người Xô Viết) đón nhận lời chúc mừng từ các bạn Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy niềm hứng khởi và tự hào chân chính về đất nước của mình: thực tế - Liên bang Xô Viết là quốc gia đầu tiên đi vào vũ trụ!

Cuối tháng 4 các học viên bắt đầu kỳ thi (khí động học trực thăng, tổ chức chỉ huy dẫn đường cho trực thăng, các cơ phận của trực thăng, quy tắc khai thác sử dụng trực thăng). Vào đầu tháng 5 các học viên-phi công thi bài kỹ thuật lái trực thăng. Tới giữa tháng 5 nhiệm vụ giao phó cho chúng tôi huấn luyện các chiến sĩ trực thăng Việt Nam đã thực hiện xong hoàn toàn, đội ngũ các kíp bay trực thăng đã kiện toàn, trực thăng đã bàn giao cho phía Việt Nam.

Nửa sau tháng 5 chúng tôi nồng nhiệt chia tay các chiến sĩ trực thăng Việt Nam và toàn bộ những người cùng làm việc với mình, sau đó chúng tôi lên Hà Nội.

Tại đại sứ quán Xô Viết, trong một khung cảnh trang trọng, đại diện chính phủ VNDCCH trao cho chúng tôi phần thưởng quốc gia - huy chương Hữu Nghị.

Sáng hôm sau, chúng tôi rời Việt Nam bay về nhà trên máy bay Il-14. Chúng tôi mang theo các tấm bưu ảnh, những món quà lưu niệm mà các bạn Việt Nam tặng cho chúng tôi, mang theo mình cả tình cảm thắm thiết đối với những con người xuất sắc đó. Chúng tôi nhớ lại mình đã được chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào. Tôi nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ quên đất nước tuyệt vời này và những con người ưu tú mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc tại đó.  

Sau nhiều năm, khi trên báo chí Xô Viêt xuất hiện tin tức về "đường mòn Hồ Chí Minh", tôi có thể bí mật chia sẻ với các đồng nghiệp của tôi rằng tôi đã góp phần vào sự khai sinh con đường huyền thoại: con đường mòn vòng qua giới tuyến, trải trên lãnh thổ của nước Lào đã được giải phóng khỏi lực lượng thân Mỹ.

Dưới thời Xô Viết, tất cả những việc chúng tôi làm ở Việt Nam được giữ kín trong vòng tuyệt mật. Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ những tháng ngày đáng ghi nhớ ấy. Tôi vẫn giữ những tình cảm nồng ấm nhất đối với các bạn Việt Nam, lòng biết ơn vì sự giúp đỡ và thái độ nồng hậu thể hiện với chúng tôi. Từng ở Việt Nam, chúng tôi khẳng định rằng người Việt là những con người dũng cảm, ngoan cường và yêu lao động. Họ nồng nhiệt yêu mến đất nước chúng ta. Tôi tự hào vì mình đã giúp đỡ họ trong cuộc đấu tranh vì độc lập.

Ekaterinburg, năm 2008.
......


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Bảy, 2014, 12:43:30 am
(nhat-nam.ru)

TRÊN NHỮNG ĐƯỜNG BAY HỮU NGHỊ

(http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/pic/Somov.jpg)

Sergey Alekseevich Somov

Sergey Alekseevich Somov, Đại tá, Anh hùng nước Nga, phi công quân sự công huân Liên Xô.
Sinh ngày 15/11/1920, tại tỉnh Orenburg, trong một gia đình nông dân đông con.
Ông trải qua thời thơ ấu ở Siberia, tỉnh Kemerovo. Mồ côi cha khi 10 tuổi.
Năm 1940, đang học khóa 2 trường kỹ thuật luyện kim Novokuznetsk ông ghi danh vào trường bay Novosibirsk, tốt nghiệp trường này năm 1942 và được gửi đến trung đoàn KQ cường kích số 64 Quân khu Ngoại Baikal, nơi đào tạo lại ông làm người lái Il-2.
Tháng Tám năm 1944, trung đoàn được điều đến Phương diện quân Belorussia-3 trong thành phần tập đoàn quân không quân số 1.
Từ tháng 10 năm 1944 đến ngày 09 tháng 5 năm 1945 đã tham gia các trận đánh ở Đông Phổ. Chỉ huy một phi đội, thực hiện 118 phi vụ chiến đấu. Do thành tích tiêu diệt được một đoàn tàu bọc thép của 6 chiếc Il-2 dưới sự chỉ huy của thượng úy Somov S.A. gần Konigsberg ngày 14 tháng 4 năm 1945, ông được đề cử trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng hồ sơ bị thất lạc trong mớ giấy tờ của các bộ tham mưu và chỉ được tìm thấy trong kho lưu trữ vào năm 1996.
Khi đó, trung tá S.A.Somov đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng, nhưng bây giờ là dưới lá cờ Nga ...
Năm 1954 ông tốt nghiệp Học viện Không quân Cờ Đỏ và tiếp tục phục vụ trong ngành không quân vận tải.
Trong những năm 1960 - 1961 ông thực hiện nhiệm vụ trợ giúp quốc tế cho Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Năm 1970 ông nhận được danh hiệu vinh dự "Phi công quân sự công huân Liên Xô".
Năm 1976, ông chuyển ngạch dự bị trên cương vị  Trưởng phòng an toàn bay Cục vận tải hàng không quân sự. Ủy viên Ban chấp hành Câu lạc bộ các Anh hùng thành phố Moscow. Tích cực tham gia vào công tác giáo dục lòng yêu nước-yêu quân đội cho thanh thiếu niên. Ông đã được tặng thưởng ba Huân chương Cờ đỏ, huân chương Alexander Nevsky, bốn Huân chương Sao Đỏ, các huân chương "Chiến tranh Vệ quốc" hạng II,  "Phục vụ  Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô" bậc III  và 15 huy chương.



Ngôi Sao Anh hùng được trao cho phi công-cường kích Somov S.A. sau một nửa thế kỷ kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Bài viết của ông được đưa vào tuyển tập hồi ký, ""Liên Xô" là một từ không thể nào quên", viết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Lào, mà Sergey Alekseevich tham gia trong những năm 1960-1961.

Ở doanh trại không quân thành phố Ivanovo có một bảo tàng máy bay vận tải quân sự (BTA). Một lần, khi đến thăm, tôi tới gần tấm bản đồ địa lý thế giới và bật công tắc hệ thống điện chiếu sáng bản đồ. Trên bản đồ lóe lên những ngôi sao sáng giống như trên bầu trời đêm. Các ngôi sao ấy chứng kiến các kíp bay VTQS đã hạ cánh ở đâu, khi họ thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt của Chính phủ và Bộ Quốc phòng Liên bang CHXHCN Xô Viết, giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng bởi hạn hán, động đất và các thảm họa môi trường khác, cũng như cung cấp các thiết bị cần thiết, khí tài và vũ khí để đấu tranh bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Trong số những ngôi sao đó, tôi đặc biệt vui mừng khi thấy "Ngôi sao Việt Nam", bằng ánh sáng lấp lánh của nó, dường như đang chào đón tôi, khi tôi nhớ lại những ngày đầy biến động và khó quên mình đã trải qua giữa những con người chăm chỉ và dũng cảm của dân tộc Việt Nam. Tất cả bắt đầu vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi tôi còn phục vụ tại Vitebsk, trên cương vị phó sư đoàn trưởng một sư đoàn không quân vận tải, mà người đứng đầu là phi công huyền thoại, sư đoàn trưởng, tướng N.F.Zaitsev.

Một ngày đầu tháng Mười Hai, tôi cùng với hoa tiêu phó của sư đoàn thiếu tá Surnov được khẩn trương triệu tập đến Moscow. Tư lệnh KQ Vận tải Nguyên soái Không quân Skripko sau cuộc trò chuyện ngắn, cho biết theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, chúng tôi được phái đến đất nước này để tổ chức đào tạo phi công lái Li-2 và cung cấp những hàng hóa cần thiết sang nước Lào.

Tại kho quân nhu trung tâm Moscow người ta trang bị thường phục cho chúng tôi từ đầu đến chân. Các bác sĩ tiêm chủng cho chúng tôi để phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác nhau, họ nhắc nhở sự cần thiết phải tuân thủ các quy định vệ sinh khi sử dụng một loạt các loại rau và trái cây ở miền xa lạ mà nhiều người trong chúng ta thậm chí còn chưa từng nhìn thấy.

Một tuần sau từ sân bay Shatalovo, nằm không xa Moscow, chúng tôi cất cánh trên máy bay An-12 bay tới Việt Nam. Trên sân bay Belaya gần Irkutsk, chúng tôi dừng để tiếp nhiên liệu cho máy bay, làm rõ lộ trình tiếp theo rồi tiếp tục bay. Bay qua Trung Quốc chúng tôi dừng chân ở Bắc Kinh, tại đây chúng tôi được đại diện Đại sứ quán Liên Xô đón, mời ăn trưa, vừa ăn vừa trò chuyện rất sôi động. Sau đó, chúng tôi bay đến Quảng Châu, tại đây chúng tôi phải qua đêm. Tại sân bay này chúng tôi gặp 5 đội bay của chúng tôi thuộc trung đoàn KQ 339 đã dùng AN-12 vận chuyển đến Việt Nam các máy bay trực thăng Mi-6.

Chúng tôi có mặt tại Trung Quốc trong thời kỳ, khi trên những cảnh trí sân khấu Liên Xô ta thường nghe bài hát "... Moscow, Bắc Kinh - bạn bè mãi mãi". Hợp tác kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều sinh viên Trung Quốc, bao gồm cả các phi công, sang học tập trong các cơ sở đào tạo của chúng ta.

Người Trung Quốc chào đón chúng tôi một cách thân thiện với sự quan tâm và chăm sóc tuyệt vời, bố trí ở những phòng khách sạn tốt nhất. Vào buổi tối, họ sắp xếp một bữa tối thịnh soạn mà các bạn trẻ đến dự cùng những bó hoa đẹp. Với sự giúp đỡ của phiên dịch viên chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện rất sôi nổi với họ, cùng bày tỏ mong muốn tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta ngày càng được củng cố và trường tồn mãi mãi.

Từ chiều cao của khách sạn 11 tầng trên bờ sông, chúng tôi ngắm cảnh hoàng hôn có mặt trời lặn trên sông, chiếu sáng mặt sông những ánh lửa đa màu sắc, những ánh lửa đó đung đưa trên những con sóng và phản chiếu trong nước, tạo ra cảnh tượng một cánh đồng hoa đẹp đến mê hồn - những chiếc ghe bầu (tàu ) của  người Trung Quốc sống trên sông rực sáng.

Buổi sáng, chúng tôi có một tour du lịch thành phố. Chúng tôi được người ta cho tham quan các di tích lịch sử, các cung điện đẹp đẽ, làm quen với cuộc sống của thành phố. Tôi nhớ đến một dòng chảy lớn những người đàn ông và đàn bà đi xe đạp, và sự buôn bán sôi động trong các cửa hàng tư nhân nhỏ.

Trong khi đó lệnh cho phép bay đến Việt Nam đã tới. Tôi cùng Surnov đặc biệt là những người đầu tiên bay trên  IL-14 tới sân bay Gia Lâm, Hà Nội. tại đây chúng tôi báo cáo mình đã có mặt và các nhiệm vụ với tùy viên quân sự Liên Xô tướng Antipov. Rồi lập tức chúng tôi bay tới sân bay Cát Bi, nằm gần thành phố Hải Phòng. Để tiếp nhận các máy bay AN-12, mà theo kế hoạch đã bay tới rồi.
.........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Bảy, 2014, 08:51:10 pm
Đường băng sân bay phủ bằng các tấm kim loại nhẹ. Hai chiếc AN-12 của chúng tôi vì thế sau khi tiếp đất phải phanh hãm khi chạy xả đà. Những tấm đó bắt đầu dịch chuyển như kiểu đàn accordeon, điều đó khá nguy hiểm. Các phi công còn lại phải hạ cánh trên sân đất, nhưng mọi việc đều ổn. Người Việt Nam nhanh chóng giúp dỡ hàng cho máy bay và sau đó đưa chúng tôi ra bờ biển, tại đó họ bố trí một bữa ăn tối trọng thể. Họ để chúng tôi nghỉ đêm tại những ngôi nhà nhỏ rất đẹp có các phòng rất tiện nghi, tại đó trước kia bọn thực dân Pháp vẫn nghỉ ngơi, còn sau khi đuổi chúng đi - thì là người Việt Nam. Buổi tối thủy triều lên, còn buổi sáng - thủy triều rút.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%AD%D0%BA%D0%B8%D0%BF%D0%B0%D0%B6-%D0%94%D0%B5%D0%BD%D0%B8%D1%81%D0%BE%D0%B2%D0%B0-%D0%BF%D0%BE%D1%81%D0%BB%D0%B5-%D0%BF%D0%BE%D0%BB%D0%B5%D1%82%D0%B0-%D0%B2-%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-%D0%9F%D0%BB%D1%8F%D0%B6-%D0%94%D0%B0%D1%81%D0%BE%D0%BD.-%D0%92%D1%8C%D0%B5%D1%82%D0%BD%D0%B0%D0%BC.-1961%D0%B3..jpeg)
Kíp bay của Denisov (trung đoàn KQ Vận tải Cận vệ 194) sau một chuyến bay đến Lào, về nghỉ tại Đồ Sơn, Hải Phòng, Việt Nam năm 1961

Mặc dù mệt mỏi vì chuyến bay dài, chúng tôi thức dậy sớm và vội vã ra biển. Mặt trời đã lên, nắng ấm và nhiều người muốn bơi. Tuy nhiên, người Việt Nam cảnh báo rằng không nên làm điều đó, bởi vì trong thời gian thủy triều rút các tàu biển đi qua cách xa đường bờ biển, đồng thời những con cá mập đói sẽ tới gần bờ, đã có nhiều trường hợp chúng tấn công những người đang bơi.

Việt Nam - đó là ký ức của chúng tôi. Ở đây chúng tôi lần đầu tiên nghe thấy từ "liênxô" - "Xô Viết", vang lên khắp mọi nơi tại Việt Nam. Khi gặp chúng tôi, người Việt Nam nở nụ cười niềm nở, họ mời ta một tách trà xanh thơm và nói với chúng tôi những lời chúc tốt đẹp nhất.

Chúng tôi không ngờ rằng người Việt Nam, một thời gian dài không có cơ hội giao lưu trực tiếp với người Xô Viết, lại biết về chúng tôi rất nhiều. Cả những người lính nhiều năm qua không rời rừng rậm, cả những người một thời gian dài buộc phải sinh sống trong vùng bọn xâm lược tạm chiếm. Họ biết rất nhiều chuyện trong biên niên sử anh hùng của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của chúng ta.

Sự đồng cảm của họ có lẽ là một trong những ấn tượng mạnh nhất và sống động nhất trong những ngày làm việc ở đất nước xinh đẹp này.

Khi bắt tay vào đào tạo phi công trên máy bay Li-2 và chuyển hàng hóa cần thiết tới Lào, chúng tôi gặp một số khó khăn nhất định: đầu tiên là không có căn cứ huấn luyện cần thiết để đào tạo lại cho các phi công lái máy bay Li-2. Phải khẩn trương chuyển từ trung đoàn KQ 194 đến các áp phích huấn luyện, các biểu đồ, các tài liệu chuẩn bị về phương pháp dạy học. Quá trình dạy chuyển loại còn gặp phải rào cản ngôn ngữ - không đủ phiên dịch viên, hiểu biết về thuật ngữ hàng không. Tác động tiêu cực bất thường đối với chúng tôi còn có điều kiện khí hậu. Ngay cả vào cuối mùa thu trong những ngày trời quang không hiếm khi nhiệt kế chỉ trên ba mươi độ.

Khí hậu nhiệt đới ảnh hưởng đến vẻ ngoài của thành phố, đến tính độc đáo của cuộc sống thường nhật của người dân. Hiếm khi nhìn thấy người không đội đầu - hoặc một chiếc mũ cát trắng hay chiếc nón lá, chúng đều có ý nghĩa vô giá khi trời mưa rào và trong những ngày oi bức.

Việc dùng màn chống muỗi là bắt buộc, mặc dù khi nằm màn ta không có khả năng ngủ ngon do ngột ngạt, dù mỗi phòng đều có một chiếc quạt trần lớn quay vù vù. Điều rất quan trọng là giám sát việc tuân thủ yêu cầu vệ sinh-phòng dịch khi chế biến và nấu ăn.

Tiếc rằng chúng ta biết quá ít về Việt Nam, điều kiện khí hậu, văn hóa và cuộc sống hàng ngày của các cư dân đất nước này. Tôi xin trích dẫn một ví dụ. Thay mặt cho tướng Antipov tôi và Surnov cần phải gặp hai đại tá của chúng tôi - các chuyên gia pháo binh, bay chuyến thường xuyên từ Moscow tới. Tại sân bay Gia Lâm chúng tôi quyết định không kêu to tên họ mà tìm cách phát hiện đồng bào của chúng tôi theo vẻ bên ngoài. Chúng tôi đứng một bên quan sát các hành khách đang đi ra. Đầu tiên - trên các bậc thang máy bay xuất hiện người mặc quần short và áo sơ mi ngắn tay, tiếp theo - một người quần áo thể thao cầm máy ảnh trong tay. Cứ như vậy khá nhiều hành khách đã đi ra, nhưng chúng tôi không xác định được các vị đại tá của chúng tôi trong số đó. - Có thể họ bay đến trong chuyến bay kế tiếp, - Nikolai Surnov nói.

- Có lẽ thế - tôi nói, - nhưng chúng ta hãy chờ đến cùng xem sao.
Và bỗng nhiên tôi thấy hiện ra từ sau cánh cửa máy bay, ban đầu một chiếc va-li màu nâu rất lớn, các góc bịt sắt, phía sau - người chủ hành lý đầu đội chiếc mũ đen, mặc áo bành-tô nâu, đi đôi giày buộc dây màu đen, đi phía sau - một bản sao của người hành khách, như thể họ xuất hiện từ một bộ phim kinh dị Mỹ rẻ tiền.
- Kìa - người mình! - Ngay lập tức chúng tôi thốt lên, rồi vội vã đi tới chỗ anh ta.
- Chúng tôi xin chúc mừng các anh đã tới! - Surnov nói.
- Làm thế nào các anh nhận ra chúng tôi? - một trong hai người ngạc nhiên hỏi.
- Con chim hay cứ bay là thấy ngay, - tôi trả lời.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9A%D0%B0%D0%B4%D0%B1%D0%B8-%D0%92%D1%8C%D0%B5%D1%82%D0%BD%D0%B0%D0%BC-03.1961.jpg)
Tháng 3 năm 1961, sân bay Cát Bi - Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chuyên gia quân sự Liên Xô trung đoàn Không quân vận tải Cận vệ 194. Ngồi cạnh Chủ tịch là đại tá trưởng đoàn I.N.Salamatin, đứng sau họ là đại úy Poluyanov phi đội 2.

Sau khi đưa họ ngồi vào chiếc "Volga" của mình, chúng tôi chở họ về giao cho tướng Antipov. Thực tế những ngày ấy là như vậy. Trong hoạt động bay của chúng tôi cũng có những thiếu sót. Ví dụ một lần buổi trưa, giữa lúc nóng nhất, chúng tôi cùng hoa tiêu Việt Nam bay theo hành trình trên máy bay Li-2. Trong mây máy bay bắt đầu có hiện tượng rung lắc. Chúng tôi đã quen với việc này, nên vẫn tiếp tục bay, đột nhiên Surnov nhận thấy người hoa tiêu lấy hai bàn tay ôm đầu và nhắc đi nhắc lại: "Khum tot", "Khum tot", có nghĩa là xấu, xấu. Chúng tôi xuyên mây lên trên. Bầu trời màu xanh lam đập ngay vào mắt, hiện tượng rung máy bay không còn, người hoa tiêu bình tĩnh lại và chúng tôi hoàn thành chuyến bay tốt đẹp. Trên mặt đất chúng tôi mới biết nguyên nhân gây ra đau đầu của người hoa tiêu - đó là kết quả của sự vi phạm chế độ nghỉ ngơi: khi trời quá nóng, họ nghỉ trưa cho đến 3:00 giờ.

Hoặc đây là một trường hợp khá lố bịch. Tại sân bay đang diễn ra công tác chuẩn bị cho chuyến bay của một máy bay IL-14. Để đưa hàng lên máy bay cần có ô tô. Kỹ thuật viên máy bay của chúng tôi đến chỗ người lái xe Việt Nam, đang nằm nghỉ trên chiếc ghế trong buồng lái mở cửa, yêu cầu chuyển số hàng hóa cần thiết lên máy bay, còn anh ta trỏ vào đồng hồ, ra hiệu rằng giờ nghỉ chưa hết. Khi đó, người kỹ thuật viên đưa tay ngang cổ, ra hiệu rằng máy bay "cực kỳ" cần hàng ngay bây giờ. Người lái xe lập tức vùng dậy, nổ máy, và hàng đã được chuyển cho máy bay.

Ngày hôm sau người chỉ huy nhóm là trung tá Ivanov, sau khi tập hợp đội hình toàn nhóm, ông hỏi ai là người đe dọa giết lái xe Việt Nam. Khi chúng tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra, và giải thích cho người Việt Nam bản chất cử chỉ của người kỹ thuật viên của mình, thì mọi người cùng cười ồ cả lên với nhau. Một lần tôi cũng trở thành lý do để người ta cười: tôi cắt trọc đầu. Khi tôi đến sân bay, người Việt Nam vây quanh tôi và cười hỏi: "Bạn sao thế? Định đi tu à?". Điều đó chỉ ra rằng cần phải biết ngôn ngữ và phong tục của quốc gia nơi bạn làm việc.
..........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Bảy, 2014, 10:45:19 pm
Mặc dù có những khó khăn như vậy và cả những khó khăn khác nữa, 8 phi hành đoàn của trung đoàn KQ vận tải Cờ Đỏ Cận vệ 194 có mặt tại đây, do đại tá Salomatin dẫn đầu, trong thời hạn ngắn đã đào tạo thành công các phi công Việt Nam, còn trong các năm tiếp theo họ đào tạo các phi công Lào bay máy bay Li-2.

Phân tích chặng đường đã qua từ khi công việc của chúng tôi bắt đầu, tôi luôn luôn ngưỡng mộ sức mạnh nội tâm lớn lao mà những người lính trẻ Việt Nam có được, ta có thể cảm được biết bao nhiêu sự cao thượng về tâm hồn trong mọi mặt hoạt động của họ! Chính họ là những người sáng tạo ra lịch sử của nước Việt Nam mới, những người có lòng can đảm huyền thoại, lập nên những kỳ công chưa từng có, màu sắc và niềm tự hào của một dân tộc anh hùng. Và chúng tôi tin rằng dân tộc này sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp xây dựng một nhà nước độc lập dân chủ, thống nhất.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-%D0%B0%D1%8D%D1%80.%D0%92%D1%8C%D0%B5%D0%BD%D1%82%D1%8C%D1%8F%D0%BD.-1962.-%D0%9B%D0%B8_2.jpg)
Một kíp bay Li-2 trung đoàn KQ vận tải Cận vệ 194 tại sân bay Viên-Chăn, Lào, năm 1962.

Ấn tượng khó quên đến với chúng tôi là trong thời gian đón Năm Mới - 1961 - năm âm lịch tại Hà Nội. Theo tiếng Việt nó được gọi là Tết.

Chúng tôi đến khu vực quảng trường gần Hồ Gươm, nằm ở trung tâm của thành phố. Hồ này là một trong những địa điểm đẹp nhất, vẻ đẹp của nó - chủ đề ưa thích cho các nhà thơ. Những cây cổ thụ lớn mọc xung quanh hồ, đến mùa hè hoa phượng nở đỏ rực, rắc xuống mặt nước xanh phẳng lặng của hồ, tạo cho nó một vẻ đẹp nên thơ. Chúng tôi thường đến đây đi dạo sau các chuyến bay, chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời, thưởng thức vẻ thanh bình và hơi mát của hồ. Tại thời điểm này khu vực hồ đầy ắp người dân Hà Nội cùng những người từ các quốc gia thân thiện đến làm việc tại Việt Nam. Người ta đến để xem rất nhiều màn trình diễn, bắn pháo hoa, tham gia các lễ hội dân gian, nghe nhạc dân tộc. Khán giả đặc biệt thích thú nghệ thuật trình diễn và âm thanh du dương của một loại nhạc cụ cổ xưa đơn giản - Đàn Bầu chỉ có một dây. Chúng tôi xem các điệu múa dân gian rất đa dạng do các cô gái vô cùng xinh đẹp và duyên dáng thể hiện, và điệu nhảy độc đáo với những cây gậy tre, đòi hỏi không chỉ tài năng âm nhạc mà còn tài nghệ thể thao tốt, và cuối cùng là cuộc chiến đấu đầy kịch tính với con rồng khổng lồ được chế tác rất khéo léo.

Trên các đường phố đặc biệt nhiều loại hoa có các màu sắc đẹp khác nhau. Người Hà Nội thường đi đền đi chùa. Tất cả những điều ấy lần đầu tiên chúng tôi mới thấy và mọi thứ với chúng tôi thật tuyệt vời và thú vị.

Và đột nhiên, tất cả bỗng im lặng như dưới sự điều khiển của một đôi đũa thần, thậm chí ta có thể nghe thấy hơi thở của người bạn đồng hành bên cạnh. Tôi hoài nghi nhìn sang phiên dịch viên Hùng, anh mỉm cười nói rằng bây giờ là lúc nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết.

Một phút sau, rồi một phút nữa, trên đài phát thanh chúng tôi nghe thấy giọng nói trầm tĩnh, hơi nghẹn của ông. Chủ tịch chúc mừng Năm Mới đồng bào của ông, chúc sức khỏe tốt cho mọi người và sự thịnh vượng cho mỗi gia đình. Chúng tôi dịch sát đến gần Hùng, để không bỏ lỡ một từ nào, còn anh vẫn tiếp tục dịch. Lời nói của "Bác Hồ", như cách mà người ta yêu quý gọi ông ở Việt Nam, gieo niềm tin, hy vọng vào sự nghiệp thống nhất đất nước trong một quốc gia duy nhất. Bài phát biểu của ông là lời kêu gọi đấu tranh không ngừng cho nền tự do và độc lập của Việt Nam. Liên Xô hỗ trợ cuộc đấu tranh ấy và thể hiện sự trợ giúp trong cả lĩnh vực kinh tế cũng như quân sự. Và chúng tôi, hiện đang ở Việt Nam, sẽ cố gắng thực hiện thành công nhiệm vụ của chúng tôi, nhằm làm gần lại ngày thống nhất đất nước.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9F%D0%B5%D1%80%D0%B5%D0%B4%D0%B0%D1%87%D0%B0-%D0%9B%D0%B8-2-%D0%BB%D0%B0%D0%BE%D1%81%D1%81%D0%BA%D0%B8%D0%BC-%D1%8D%D0%BA%D0%B8%D0%BF%D0%B0%D0%B6%D0%B0%D0%BC.-%D0%92%D1%8C%D0%B5%D0%BD%D1%82%D1%8C%D1%8F%D0%BD.-%D1%8F%D0%BD%D0%B2%D0%B0%D1%80%D1%8C-1963%D0%B3.jpg)
Chuyển giao máy bay Li-2 cho các kíp bay Lào, Vientiane, 1962.

Với việc chiếm được sân bay Condetium ở Cánh Đồng Chum thuộc Lào, công việc của các phi hành đoàn chúng tôi đã trở nên dồn dập và đa dạng hơn, đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân Lào giành độc lập. Và chẳng mấy chốc có lệnh đưa người đứng đầu Mặt trận Quốc gia Lào - Hoàng thân Souvanna Fuma từ Campuchia về.

Bộ tư lệnh Không quân đón ông Hoàng tại sân bay Gia Lâm Hà Nội, sau đó đưa ông sang Lào. Vì thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này phi công Sherbatykh được trao tặng Huân chương Cờ Đỏ.

Để hỗ trợ Lào trong những năm 1960-1963, theo số liệu của bộ tham mưu KQVT các đội bay đã hoàn thành hơn 19.000 phi vụ chiến đấu với 4270 giờ bay, vận chuyển hơn 1000 tấn hàng khác nhau. Chỉ tính từ tháng 9 tới 25 tháng 10 năm 1962, 20 kíp bay của trung đoàn dưới quyền đại tá Panasov trên các máy bay Li-2 và IL-14 đã thực hiện 4.000 phi vụ, trong đó thả dù hơn 17 ngàn người và vận chuyển 3.900 tấn hàng hóa các loại. Đằng sau những con số trên là biết bao sự tận tâm quên mình, lòng can đảm và sự dũng cảm của các phi hành đoàn thực hiện các nhiệm vụ này.

Chẳng hạn ngày 08 tháng 2 năm 1962, chiếc Il-14, do thiếu tá Agafonov điều khiển, bị một cặp máy bay tiêm kích Mỹ tấn công, chúng sử dụng cả đạn phản lực và súng máy. Máy bay bị thủng tới 36 lỗ, đại úy chủ nhiệm thông tin liên lạc phi đội Davydov bị thương nặng, nhưng bằng sự kiềm chế, tự chủ và tài nghệ bay cao cường, phi hành đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về sân bay.

Đại tá Chivkunov đã thực hiện 125 phi vụ trên máy bay Li-2. Máy bay của ông hai lần bị thương vì hỏa lực pháo phòng không. Lần đầu tiên ông vất vả lắm mới đến được sân bay Condetium tại Lào, còn lần thứ hai - đến sân bay Điện Biên Phủ Việt Nam.

Thiếu tá Agafonov và đại tá Chivkunov vì lòng dũng cảm đã được trao tặng các huân chương quân sự Cờ Đỏ và Sao Đỏ.

Tôi muốn dẫn ra thêm một ví dụ đáng quan tâm và trân trọng.

Phi công trẻ Krainov gặp phải một tình huống khó khăn. Trong chuyến bay đầu tiên, khi chở hàng tới Lào, sau khi hạ cánh trên đường chạy xả đà, gió thổi tạt sườn lùa một mớ dây thép gai vào dưới chiếc Li-2, giật rách cánh tà sau bên trái, cánh lái độ cao, làm hư hỏng cánh ổn định đuôi. Phải làm gì? Ở lại qua đêm thì nguy hiểm: bên kia núi tiếng chiến trận vang rền. Khi đó, sau khi giải phóng đường băng, anh đã tổ chức sửa chữa bằng lực lượng của kíp bay. Gắn lại cánh tà bị rách, cánh lái độ cao, gia cố cánh ổn định đuôi bằng dây thép. Người Lào đã giúp anh. Và khi Krainov trở về Hà Nội, sau khi kiểm tra máy bay của anh, ngay cả một phi công kỳ cựu cũng rất ngạc nhiên bởi điều kì diệu nào đã giúp anh bay được về sân bay. Krainov đã thực hiện tại Lào hơn một trăm phi vụ, nhưng đáng nhớ nhất đối với anh là chuyến bay ngày 12 tháng 4 năm 1961.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-%D0%92%D1%8C%D0%B5%D0%BD%D1%82%D1%8C%D1%8F%D0%BD.-1962.-%D0%9A%D0%BE%D1%80%D1%82%D0%B5%D0%B6.jpg)
Lào, Vientiane, năm 1962. Một đoàn hộ tống chính quyền.

- Vào ngày đó, - Evgeny Aleksandrovich nói - tôi bay trên một chiếc Li-2 hướng sang Lào, chưa kịp lấy trần bay quy định (Flight level; Эшелон; Niveau de vol), thì đột nhiên trên radio điều chỉnh để nghe đài Moscow vang lên giọng nói có một không hai của Levitan, âm lượng rất to, "ngày 12 tháng 4 năm 1961 tại Liên bang Xô Viết, con tàu vũ trụ đầu tiên của thế giới đã được phóng lên quỹ đạo quanh Trái đất - vệ tinh "Vostok" chở một người trên tàu. Phi công - phi hành gia tàu vũ trụ - vệ tinh "Vostok" là một công dân Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thiếu tá phi công Yuri Gagarin".

Dừng lại một lúc khá lâu, Levitan tiếp tục: "Việc phóng tên lửa vũ trụ nhiều tầng đã diễn ra thành công, và sau khi đạt vận tốc vũ trụ cấp 1 và tách tầng cuối cùng của tên lửa-mang, tàu vũ trụ-vệ tinh bắt đầu chuyến bay tự do trong quỹ đạo xung quanh Trái đất ..."

Sau một khoảng dừng ngắn, phát ngôn viên không kém xúc động cất tiếng đọc tiểu sử của con người đã dũng cảm bước vào vực thẳm bao la chưa hề biết tới của vũ trụ huyền bí.

Tôi lập tức báo tin vui này cho người chỉ huy các chuyến bay. Và khi tôi quay trở lại sân bay, thì tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, người Việt Nam đã tụ tập lại để nghe tin tức về chuyến bay của Yuri Gagarin, họ hân hoan chào đón chúng tôi và các chuyên gia Liên Xô làm việc tại Việt Nam. Họ đi theo cùng chúng tôi với những nụ cười tươi rói, họ bắt tay chúng tôi chúc mừng, và trái tim tôi tràn ngập niềm tự hào rằng tôi sinh ra từ quốc gia đầu tiên trên thế giới khai mở con đường vào không gian vũ trụ.
...........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Bảy, 2014, 12:17:35 am
Gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tôi rất hạnh phúc vì số phận đã cho tôi cơ hội vào năm 1961 không chỉ lắng nghe lời chúc của ông trên đài phát thanh nhân dịp năm mới, mà còn được gặp gỡ và nói chuyện với ông.

Vào ngày đầu tiên của Năm Mới Tết Việt, theo truyền thống ông đến thăm các đồng chí, những người đã cùng ông traie qua con đường đấu tranh gian nan chống thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ.

Đồng thời, trong khuôn khổ chuẩn bị cho một chuyến đi của nhà lãnh đạo Việt Nam đến miền Bắc đất nước, máy bay trực thăng của ông phải thực hiện công việc bảo dưỡng định kỳ, công việc này chưa được hoàn tất trước ngày khởi hành của Chủ tịch. Và khi đó Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam quay sang chúng tôi đề nghị cho mượn chiếc trực thăng của chúng tôi.

Vào buổi sáng sớm ngày khởi hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh phi hành đoàn Mi-6 đã sẵn sàng cho chuyến bay, máy bay do phi công Baranov điều khiển, đã túc trực ở sân bay Gia Lâm. Trong lúc chờ đợi Chủ tịch, chúng tôi cùng BTL Không quân Việt Nam trò chuyện về công việc chung của chúng tôi, về công tác đào tạo chuyển loại phi công trên máy bay Li-2 và tình hình đang phức tạp tại Lào, nơi chúng tôi đang chuyển hàng hóa cần thiết tới.

Vào ngày đó tôi đến sân bay trên chiếc xe hơi của nước ta hiệu "Volga", bỗng đột nhiên tôi nhìn thấy trên đường băng một chiếc xe hơi hiệu "Chiến thắng" phóng nhanh về phía chúng tôi.

- Sao thế nhỉ - tôi nói với Tư lệnh Không quân, - chúng ta thì đang chờ Chủ tịch, - vậy mà những chiếc ô tô kia lại đi lung tung trên sân bay? Tư lệnh nhìn về phía chiếc "Pobeda" và lập tức trả lời:
- Kìa Hồ Chủ tịch đang tới!

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/1961-%D0%B3.-%D0%92%D1%8C%D0%B5%D1%82%D0%BD%D0%B0%D0%BC.-%D0%92%D1%81%D1%82%D1%80%D0%B5%D1%87%D0%B0-%D0%BB%D0%B5%D1%82%D0%BD%D0%BE%D0%B3%D0%BE-%D1%81%D0%BE%D1%81%D1%82%D0%B0%D0%B2%D0%B0-%D0%92%D0%A2%D0%90-%D1%81-%D0%A5%D0%BE-%D0%A8%D0%B8-%D0%9C%D0%B8%D0%BD%D0%BE%D0%BC.jpg)
Chủ tich Hồ Chí Minh với thành phần bay của KQ Vận tải. Việt Nam, năm 1961

Tôi nhìn theo hướng của người chỉ huy lực lượng không quân và lặng lẽ đề nghị: "Xin đồng chí hãy ra lệnh không ai được giải tán và ra đón Chủ tịch".

Tính đến thời điểm này, tôi chưa bao giờ được gặp Hồ Chí Minh, nhưng tôi đã được biết con đường đầy gian khổ của nhà cách mạng. Cho dù ông phải ẩn nấp trong rừng rậm nhiệt đới, cho dù ông có bị tra tấn, mất tự do, thiếu thốn, cho dù cuộc sống của mình treo "trên sợi tóc" - trong mọi tình huống, ông vẫn trung thành tận tụy với mục tiêu đã chọn từ thời tuổi trẻ của mình.

Vì vậy, trong trí tưởng tượng của tôi, tôi mong đợi cuộc gặp gỡ với một người đàn ông cao lớn, có vẻ ngoài ấn tượng. Và tôi rất ngạc nhiên khi từ trong xe bước ra là một người đàn ông tầm thước có mái tóc bạc trắng. Ông mặc một chiếc áo khoác cổ cao màu trắng giản dị, chân đi một đôi dép thông thường. Và nếu tôi gặp ông trên đường phố Hà Nội, hầu như tôi sẽ không nhận ra ông là vị Chủ tịch Nước. Hồ Chí Minh mỉm cười với chúng tôi như thể chúng tôi đã quen biết ông từ lâu, ánh mắt ông tỏa ra sự ấm áp và chân thành. Tôi báo cáo ông phi hành đoàn đã sẵn sàng cho chuyến bay, sau đó ông hỏi tôi bằng một thứ tiếng Nga chính xác: "Đồng chí là quân nhân?". Tôi trả lời: "Vâng". Tôi biết rằng ông có thể nói chuyện bằng nhiều thứ tiếng, nhưng quả thật, khó mà tưởng tượng rằng ông giải thích bằng tiếng Nga tuyệt với như vậy.

Nhiều năm sau, tôi mới biết lần đầu tiên ông đến Liên Xô vào mùa hè năm 1923, để học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, thành lập theo chỉ thị của Lenin, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quốc tế các nhà cách mạng. Ngày 27 tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông, mà năm ấy ở nước Nga rất lạnh, ông mặc bộ quần áo phong phanh đứng xếp hàng trong một đoàn người dài ở lối vào hội trường Nhà Công đoàn, nói lời vĩnh biệt với Lenin.

Nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam Hồ Chí Minh đã đi khắp thế giới để tìm kiếm con đường giải phóng cho quê hương mình. Năm 1930 ông thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng Tám năm 1945, Việt Nam giành được độc lập và tuyên bố tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng quân đội Pháp đã nhanh chóng quay lại chiếm đóng đất nước. Việt Nam phải tiến hành kháng chiến quyết liệt trong 9 năm, đến ngày 07 tháng 5 năm 1954 mới giành thắng lợi tại Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, theo thỏa thuận Geneva, Việt Nam bị chia thành hai phần theo vĩ tuyến 17. Điều này, nhân dân Việt Nam không thể chấp nhận, và dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (ĐCSVN bây giờ) đã diễn ra cuộc đấu tranh để thống nhất của đất nước.

Để giải quyết những vấn đề này ông lên đường đến phía Bắc Việt Nam tới chỗ các đồng nghiệp trong đảng của ông để thảo luận các vấn đề hiện tại của đảng và lập kế hoạch tiếp tục đấu tranh hơn cho Việt Nam thống nhất.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9F%D0%BE%D0%BB%D1%8B%D0%BD%D0%BE%D0%B2-%D0%9B.%D0%A1.-%D1%83-%D0%9B%D0%B8-2.-%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-1962.jpg)
Leonid Semenovich Polynov bên máy bay Li-2. Lào, năm 1962.

Hồ Chí Minh yêu trẻ em và khi quay trở lại sân bay, phi công Baranov kể với chúng tôi cảnh các đồng chí trong đảng đón Chủ tịch và nhiều em nhỏ ôm những bó hoa ra đón ông. Và ông đưa cho tất cả các em bánh kẹo và các đồ ngọt khác. Chúng chạy đến cha mẹ để báo cáo về những món quà mà "Bác Hồ" tặng chúng.

Khi trở về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra khỏi trực thăng, và chúng tôi ngay lập tức vây quanh ông. Tôi đến gần và đề nghị ông cho phép chụp ảnh lưu niệm với các phi công Liên Xô. Ông không ngần ngại hỏi ngay: "Tôi sẽ đứng ở đâu?". Trong gia đình chúng tôi đã có bức ảnh đáng nhớ này như vậy đấy. Khi gặp gỡ ở các trường học, tôi kể lại nguồn gốc của bức ảnh này và nó gợi cho người nghe mối quan tâm đặc biệt đến đời sống và lịch sử dân tộc Việt Nam cần cù, đến cuộc đấu tranh anh hùng vì nền độc lập của đất nước của họ.

Để kết thúc câu chuyện này, tôi muốn kể thêm một vài chi tiết về sự nhạy cảm trong tâm hồn của một con người thực sự tuyệt vời. Khi bạn tôi Nikolai Surnov chụp ảnh xong, chúng tôi chuẩn bị giải tán. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ chúng tôi lại. - Chờ một chút - nhiếp ảnh gia không có mặt trong bức hình này. Để anh ấy đứng vào đây, và chúng ta sẽ chụp ảnh một lần nữa.

Và khi Surnov đứng bên cạnh Chủ tịch, cũng như những phi công khác, chúng tôi chụp thêm một bức ảnh nữa.

Trong cuộc trò chuyện ngắn gọn, ông hỏi chúng tôi cảm thấy thế nào khi ở trên mảnh đất Việt Nam và sau khi cám ơn công việc chúng tôi đã làm, ông khởi hành về Hà Nội.

Có được tình yêu và sự công nhận vô hạn của hàng triệu người Việt Nam với "Bác Hồ" của mình, ông vẫn đang sống và tồn tại vô hình trong mọi sự nghiệp và thành tựu của nhân dân Việt Nam anh hùng. Tôi nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh như vậy đấy.
...........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tám, 2014, 11:27:28 pm
Trên máy bay Mỹ

Do trong giai đoạn đầu trên lãnh thổ Lào, Mặt trận Dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập không có sân bay của mình, việc giao hàng phải thực hiện bằng cách thả từ độ cao thấp trong các túi đặc biệt tại các khu vực được đánh dấu ở các thung lũng giữa các dãy núi cao. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thực hiện điều đó gấy nhiều khó khăn cả cho việc tìm kiếm địa điểm và cơ động xuống độ cao thấp. Các chuyến bay diễn ra trong điều kiện có sự hoạt động của hệ thống phòng không đối phương (Hoa Kỳ), chúng tôi đã mất một phi hành đoàn Il-14, điều khiển bởi cơ trưởng Fateev, do bị trúng hỏa lực phòng không. Nhưng gần sang Năm Mới 1961, một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Lào, do đại úy Koong-le chỉ huy, đánh chiếm được sân bay Kondetgom ở Cánh Đồng Chum cùng với một máy bay Mỹ PS-84.

Tham mưu trưởng Không quân đề nghị chúng tôi đưa chiếc máy bay đó về Hà Nội, về sân bay Gia Lâm.
- Nếu không, - ông nói - phía đối lập có thể phá hủy nó.
Ngày 2 tháng 1, sau khi lấy theo các nhân viên kỹ thuật và một vài thùng xăng, tôi cùng Surnov và phiên dịch viên Hùng đến sân bay này.

Các binh sĩ Lào đón chúng tôi, cùng với Koong-le và chúng tôi hỏi:
- Phi hành đoàn của chiếc máy bay có bị bắt không?
- Không, - người ta trả lời chúng tôi - phi hành đoàn đã trốn thoát vào rừng.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9A%D0%BE%D0%BC%D0%B0%D0%BD%D0%B4_%D0%9F%D0%A4-%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81%D0%B0.jpg)
Đại úy Koong-le

Toán kỹ thuật dù sao vẫn mở tất cả các cửa nắp máy bay, kiểm tra cẩn thận xem có vật nổ không và bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay.

Chiếc máy bay Mỹ, mà các phi công Lào bay, ở trong tình trạng bỏ hoang. Thiết bị vô tuyến không làm việc, động cơ không khởi động được. Toán bảo trì kỹ thuật của chúng tôi đã phải làm việc chăm chỉ. Sau khi tháo bu-gi ra, và đổ xăng vào mỗi xi lanh, họ đã khởi động được động cơ. Và máy bay đã nhanh chống sẵn sàng cho chuyến bay. Kỹ thuật viên hàng không trên máy bay khuyên sau khi cất cánh không nên thu càng, vì không có cơ hội kiểm tra hệ thống bung và thu càng. Trong lúc chuẩn bị cho máy bay cất cánh, trong cabin tôi đã nghiên cứu được sự bố trí các thiết bị và cần điều khiển máy bay và động cơ. Mọi thứ bố trí tương tự như trên chiếc Li-2 của chúng tôi, khác biệt duy nhất là tất cả các biển đề đều được ghi bằng tiếng Anh.

Cảm ơn người Lào đã giúp đỡ trong công tác chuẩn bị máy bay, chúc họ thành công trong cuộc đấu tranh giành độc lập, sau đó tôi mang theo toàn bộ nhóm kỹ thuật, rồi vào vị trí trong buồng lái và lăn ra đường băng. Tại đây một lần nữa tôi kiểm tra động cơ, sau khi đảm bảo rằng nó đã làm việc ổn định, tôi nhả hãm và thực hiện thao tác cất cánh.

Máy bay nhẹ nhàng rời khỏi đường băng và rất nhanh chóng, như thể nhận ra rằng mình đã thoát khỏi cảnh bị giam cầm, nó lao vút lên trời cao. Dưới cánh bay, lóe lên ánh bạc của những vạt lá chuối và rừng rậm, nơi có lẽ những phi công Lào chạy trốn đang hối hận dõi nhìn theo đám khói màu xanh phía chân trời, nơi chiếc máy bay cũ của họ chao đôi cánh, biến mất vào thunh không.

Tuy nhiên, sau khi cất cánh, trong khi lấy độ cao, một trong các động cơ bỗng làm việc thất thường và rõ ràng đến mức anh bạn Surnov của tôi bắt đầu tìm kiếm khoảng bằng phẳng phía dưới trong trường hợp phải hạ cánh. Nhưng may mắn thay cho chúng tôi, sự thất thường trong động cơ đã chấm dứt, rồi sau khi đạt đến trần bay an toàn một cách êm thấm, chúng tôi bẻ lái hướng về Hà Nội. Sau khi hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, chúng tôi giao máy bay cho các bạn Việt Nam, còn tấm bản đồ bay của viên phi công Lào tìm thấy trong cabin của anh ta, tôi giao cho bảo tàng Không quân Vận tải.

Cứu thương binh

Vào cuối tháng 3 năm 1961, một sáng sớm phiên dịch viên Hùng đã quen thuộc với chúng tôi cùng một sĩ quan Bộ tham mưu Không quân đến khách sạn Hà Nội, nơi tôi sống cùng thiếu tá Surnov,.
- Có vấn đề gì nghiêm trọng không Hùng, - tôi hỏi, mà sao cậu rời khỏi giường sớm thế.
Viên sĩ quan đến cùng với anh nhanh chóng trải ra trên bàn tấm bản đồ nước Lào.
- Ở đây, gần điểm Sảm Neo - Hùng cho biết, - có một sân bay, tại đó tập trung gần một trăm chiến binh Lào bị thương, trong số đó có những người lính Việt Nam. BCH Không quân đề nghị các bạn giúp đỡ để di tản khẩn cấp họ về sân bay gần nhất tại Việt Nam.

Tôi ngay lập tức cùng Surnov lao ra sân bay nơi đã chuẩn bị sẵn từ trước một phi hành đoàn Việt Nam trên máy bay Li-2. Chỉ huy phi hành đoàn này tôi biết từ các chuyến bay trước cùng anh ta. Là một phi công, anh ta có kỹ thuật lái tốt, và tôi chuẩn bị cho anh với tư cách một hướng dẫn viên.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/1963-%D0%B3.-%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.jpg)
Lào, 1963.

Đi đến chỗ máy bay, tôi hỏi anh ta có biết vị trí của sân bay Sảm Neo không.
- Tôi biết - anh nói - nhưng tôi chưa từng hạ cánh trên sân bay đó.
Khi đó, tôi vào vị trí cơ trưởng, còn anh ta ngồi vào ghế bên phải và chúng tôi cất cánh.

Nhưng đám mây u ám treo trên sân bay gây ra một số lo ngại nhất định: chúng tôi bay mà không có dữ liệu radio của sân bay đó và cũng không biết tình hình mặt đất trong khu vực đó vào giờ này. Nhưng không có lối thoát nào khác. Bạn bè đang gặp nguy hiểm! Và đi cứu họ đối với chúng tôi đó là vấn đề danh dự. Lấy xong độ cao an toàn trên địa hình núi non, chúng tôi bay về hướng Lào. Ngay sau đó, hiện ra khoảng trống giữa các đám mây, được sưởi ấm bới những tia mặt trời đang mọc. Điều đó làm chúng tôi mừng rỡ: chúng tôi có thể quan sát trực quan địa hình đang trôi phía dưới.

Vượt qua đỉnh núi cao 1500 m, chúng tôi hạ độ cao.
-  Sân bay đó ở đây, trong thung lũng này, - viên phi công cho biết.
Chẳng mấy chốc lóe lên trước mặt trong ánh mặt trời một dải hẹp có dạng một con đường cao tốc, và trợ lý của tôi nói rằng đây là sân bay nơi mà thương binh tập trung.

Tôi cần trinh sát sân bay để tổ chức sơ tán nhanh chóng thương binh.
Tôi cố tình hạ cánh tại đầu đường băng và khi hết đường chạy xả đà, tôi cho máy bay rời đường băng lăn sang một bên rồi tắt động cơ.

Xuống mặt đất và nhìn xung quanh, tôi nhận ra trong cả cuộc đời bay nhiều năm của mình, tôi chưa bao giờ gặp một sân bay như vậy. Trên sân bay chỉ có thể bố trí không quá hai máy bay. Nép mình trong thung lũng, nó mắc kẹt bởi địa hình đồi núi từ mọi hướng. Và trong trường hợp tính toán không chính xác tuyến vào hạ cánh thì vòng lượn lại trở thành không thể vì những ngọn núi cao gần ngay đường băng. Nó đòi hỏi không chỉ kỹ năng bay cao cường, mà còn trạng thái tinh thần để thực hiện hạ cánh trên rẻo đất hẹp gần một con sông đang chảy.

Trở về, chúng tôi đã kể chi tiết về sân bay đó cho các phi công của trung đoàn KQVT Zaporozhye bay trên máy bay Li-2, đặc biệt chú ý đến những khó khăn trong quá trình hạ cánh và cất cánh từ sân bay này. Và sáu phi hành đoàn - Firsov, Olifirenko, Zhukov, Dubtsov, Krainev và Khatemkin - với gián cách bay xác định, cho phép phi hành đoàn bay phía trước sau khi hạ cánh, có đủ thời gian nhận thương binh, cất cánh, giải phóng không gian cho phi hành đoàn tiếp theo, bắt đầu làm công tác chuẩn bị cho chuyến bay.

Chúng tôi biết rằng phương pháp thực hiện nhiệm vụ này làm tăng thêm không chỉ thời gian di tản những người bị thương, mà cả thời gian các phi hành đoàn của chúng tôi nằm trong khu vực nguy hiểm, khi tiếng súng của phe đối lập ở trên núi ngày càng gần hơn và đang tiến gần nữa đén sân bay. Nhưng không còn cách nào khác.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-%D0%92%D1%8C%D0%B5%D0%BD%D1%82%D1%8C%D1%8F%D0%BD.-1962.-%D0%A2%D0%B5%D1%85%D1%81%D0%BE%D1%81%D1%82%D0%B0%D0%B2.jpg)
Tổ kỹ thuật, Lào, Viên-chăn, năm 1962,

Một lần nữa tôi cùng Nikolai Surnov, phiên dịch viên Hùng là những người đầu tiên bay đến đó, và bây giờ sân bay đó đã thành quen thuộc với chúng tôi. Mang đến cho những người lính bị thương lệnh sơ tán và nhìn họ, chúng tôi ngưỡng mộ lòng can đảm và sự dũng cảm của họ. Họ ở trong bóng mát của rừng cây, một số tì vào những chiếc gậy tre, những người khác nằm trên mặt đất, vẫy cành cây xua những con côn trùng táo tợn, nhưng không có ai trong số đó có vẻ sợ hãi, không hề có sự hoảng loạn. Và chúng tôi hiểu một dân tộc như vậy là bất khả chiến bại.

Chiếc máy bay đầu tiên sớm xuất hiện trên đường chân trời do phi đội trưởng Firsov lái. Anh hạ cánh đúng thời gian quy định, bốc thương binh, sau đó cất cánh, bẻ hướng về Hà Nội.

Và mỗi lần sau khi máy bay bay đi, những người lính bị thương còn ở lại chăm chú nhìn vào khoảng xa xanh của đường chân trời, chờ đợi vị cứu tinh tiếp theo bay tới. Và khi họ nhìn thấy nó, nhóm thương binh tiếp theo giúp đỡ lẫn nhau, hướng về nơi máy bay hạ cánh. Vậy là, với việc hạ cánh và cất cánh của chiếc máy bay tiếp sau, nhóm thương binh chờ đợi sơ tán được giảm đi. Sau khi bốc nhóm cuối cùng, chúng tôi trở lại sân bay Hà Nội, người mệt lử, gần như khuỵu cả chân xuống, nhưng tự hào vì đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của mình về việc giải cứu những người anh em thương binh của chúng tôi.

Và khi Tham mưu trưởng Không quân thay mặt tất cả nhân dân Việt Nam bày tỏ lời cảm ơn các tổ bay, đó là phần thưởng cao nhất đối với chúng tôi.

                                                                                                                  
Moscow, tháng 4 năm 2005.


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tám, 2014, 02:26:23 pm
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Ismaghilov.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Ismaghilov.jpg.html)

Hồi ức của kỹ sư chuyên ngành máy bay và động cơ (SD - инженер по самолёту и двигателю (СД)) Foat Ismagilov, phục vụ tại trung đoàn KQVT Cận vệ 194 giai đoạn 1960-1975.


Người Fergana ở Việt Nam và Lào


Vào mùa thu năm 1960 có lệnh của BCH KQVT chuyển đến trung đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt của chính phủ tại Việt Nam. Bắt đầu quá trình chuẩn bị gấp gáp. Các tổ bay chuẩn bị bản đồ và nghiên cứu khu vực bay sắp tới. Ban kỹ sư-kỹ thuật hàng không chuẩn bị khí tài hàng không một cách cẩn thận. Người ta thực hiện công tác bảo trì đột xuất máy bay, các động cơ có dự trữ hành trình nhỏ được thay thế bằng động cơ máy bay loại I. Số hiệu nhận dạng bị xóa đi và thay bằng phù hiệu của hãng Aeroflot. Chiếc Li-2 №42 của chúng tôi trở thành CCCP-51159. Các phi công trong các phi hành đoàn nhận giấy chứng thực của Hàng không Dân dụng. Các phi hành đoàn được bổ sung các phi công có kinh nghiệm - chủ yếu là các cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Trong trí nhớ của tôi còn lưu giữ: Salamatin I.N. (trung đoàn trưởng); các chỉ huy phi hành đoàn: Denisov V.A., Talalaev V.A., Tarasenko; kỹ thuật viên trên máy bay Korobov Yu.P., Leonid Semenovich Polynov, Bachinsky A., phi công bên phải (phi công phụ) Shapalov V., Chernobay V.A., Kudrin Fyodor Mikhailovich, các hoa tiêu: Tkach, Zhilin Valery, Dounaev Leonid, các điện đài viên trên máy bay Lobanov Misha, Badylin, Tkach, Zhukov I., Lãnh đạo công tác tham mưu là phi đội phó phi đội 2 Poluyanov, công tác đảng chính trị - Maracasov, thiết bị và kỹ thuật hàng không (IAO) - Krasnyansky B.A.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-%D0%92%D1%8C%D0%B5%D0%BD%D1%82%D1%8C%D1%8F%D0%BD.-1962.-%D0%93%D0%BE%D1%81%D1%82%D0%B8%D0%BD%D0%B8%D1%86%D0%B0-%D0%B3%D1%80%D1%83%D0%BF%D0%BF%D1%8B-%D0%9B%D0%B82.jpg)
Lào năm 1962. Khách sạn nơi ở của nhóm bay Li-2.

Tháng 12 năm 1960 người ta chở đến cho chúng tôi trang phục dân sự. Theo logic sẽ là hợp lý hơn, nếu người ta cung cấp cho chúng tôi quần áo của phi công HKDD, nhưng các sĩ quan hậu cần không tính đến đặc điểm này. Khi chúng tôi thay trang phục - mọi người trở nên giống như những chú gà công nghiệp, tất cả đều trong những bộ quần áo dân sự hệt như nhau. Sĩ quan cấp trưởng phụ trách thì được trang bị mũ - kê-pi của cấp thấp. Từ quan điểm chiến thuật mà xem xét, điều đó người ta cũng không nghĩ ra - lính bắn tỉa nếu cần có thể "loại bỏ" trước hết là tay đội mũ. Ủy ban kiểm tra của BCH KQVT kiểm tra sự sẵn sàng thi hành nhiệm vụ.

(https://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/thumb/d/d7/TovmasyanSA.jpg/200px-TovmasyanSA.jpg)
Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam giai đoạn 1961-1964: Suren Akopovich Tovmasian, nguyên Bí thư thứ nhất ĐCS Armenia 1958-1960.

Ngày 10 tháng 1 năm 1961, vào lúc 6 giờ sáng trung đoàn tập hợp đội ngũ tại tại sân bay. Cờ Cận vệ được trương lên trước hàng quân trung đoàn. Người đưa tiễn đọc lời tạm biệt ngắn gọn và các phi hành đoàn lên đường đi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt của Tổ quốc. Đây là hoạt động đầu tiên của trung đoàn chúng tôi ở nước ngoài sau Thế chiến II.

Chuyến bay diễn ra theo tuyến: Fergana - Alma-Ata (qua đêm), Alma-Ata - Irkutsk (3 ngày chờ đợi thỏa thuận hành lang bay qua biên giới), Irkutsk - Bắc Kinh (qua đêm), Bắc Kinh - Vũ Hán (qua đêm), Vũ Hán - Cát Bi (Hải Phòng). Để làm căn cứ đóng quân thường trực của chúng tôi người ta sử dụng sân bay quân sự Cát Bi trên lãnh thổ VNDCCH - nó nằm gần thành phố cảng Hải Phòng. Họ bố trí chúng tôi sống tạm tại những căn biệt thự trên bờ Biển Nam-Trung Hoa (Biển Đông) ở làng Đồ Sơn (15 ngày sau thì chúng tôi được chuyển đến một khu nhà tập thể gần sân bay).

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-1962.-%D0%9F%D0%B0%D0%BB%D1%8C%D0%BC%D1%8B.jpg)
Lào năm 1962. Những cây cọ (thực ra là cây cau, người Nga gọi cả cau lẫn cọ là Palma).
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tám, 2014, 12:09:07 am
(http://www.acig.org/artman/uploads/aa_s-58.jpg)
Một chiếc Mi-4 của KQ Hoàng gia Lào tại sân bay Wattay Vientiane cuối năm 1960 (aci.org)

Ngày thứ hai sau khi bay đến, tùy viên quân sự Liên Xô tại VNDCCH, thiếu tướng Antipov* giao nhiệm vụ: đào tạo lý thuyết và huấn luyện thực tế cho các kíp bay Li-2 của Không quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Nhiệm vụ chính hoàn toàn khác. Cần xây dựng một "cầu hàng không" giữa Bắc Việt Nam và Lào. Tại Lào, đang diễn ra cuộc nội chiến. Chính phủ của Hoàng thân Souvanna Phouma đề nghị Liên Xô viện trợ quân sự và hậu cần cho họ. Được dẫn dắt bởi mong muốn thúc đẩy các dân tộc trong cuộc đấu tranh của họ chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, chính phủ Liên Xô coi việc giúp đỡ nhân dân Lào và chính phủ hợp pháp bảo vệ chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ của mình. Liên Xô đã tổ chức một "cầu hàng không" nối Hà Nội với Viêng Chăn, sau đó (sau khi lực lượng cánh hữu chiếm Viêng Chăn) là nối Hà Nội với Cánh đồng Chum, tại đó đang diễn ra việc tiếp tế cho các lực lượng vũ trang của PFL (Mặt trận Lào yêu nước) và phái Trung Lập. Tham gia trong chiến dịch này có các phi hành đoàn trung đoàn KQVT Fergana và Ivanovo (Il-14). Lãnh đạo cụm hợp nhất KQVT là đại tá Sergey Alekseevich Somov. Bộ Quốc phòng VNDCCH điều phối hoạt động tác chiến. Phải bay đến các sân bay không được trang bị khí tài VTĐT dẫn đường. Điều kiện khí hậu đối với chúng tôi không được thuận lợi cho lắm (nhiệt độ và độ ẩm). Chúng tôi vận chuyển các cố vấn, những người lính Việt Nam, đạn dược, nhiên liệu và các loại hàng hóa khác nhau.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Kirovabad-pered-Laos.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/Kirovabad-pered-Laos.jpg.html)
Trung đoàn KQVT 708 tại Kirovabad. Trước khi bay tới Lào.

Viện trợ kỹ thuật- quân sự được chuyên chở từ Liên Xô đến cảng Hải Phòng và đến sân bay Hà Nội. Từ đó chúng tôi vận chuyển đến nhiều sân bay tại Lào. Lúc hạ cánh tại sân bay Hà Nội một An-12 vừa chở hàng hóa quân sự đến đã gặp nạn, khi nó hạ thấp hơn đường lượn (glissade) quy định thì va trụ càng chính vào đập chắn sân bay với sông Hồng. Mọi chuyện vẫn còn may - sát-xi càng không vướng con đập. Phi hành đoàn không ai bị thương. Trên không trung chúng tôi hay chạm trán với máy bay Mỹ. Các phi công cả hai nước cất cánh từ các sân bay tại Việt Nam và Lào, nhưng chúng tôi từ phía bắc đến, còn họ là từ phía nam. Nhưng không ai can thiệp vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhau. Một lần ở Cánh Đồng Chum, chúng tôi chở đến hàng hóa quân sự, hàng đang được bốc dỡ, còn cách sân bay 5 km, một máy bay Mỹ C-47 đang thả dù hàng hóa cho "phiến quân" thì đột nhiên bốc cháy và phát nổ. Tiếc cho các chàng trai này - họ không được cứu. Tôi cảm thấy hình như những kẻ mà họ giúp đỡ đã bắn hạ họ. Các hoạt động chiến đấu diễn ra với mức độ thành công khác nhau. Các sân bay nơi chúng tôi đáp xuống, thường xuyên chuyển từ tay phe này sang tay phe khác. Vào một ngày như vậy phe "nổi loạn" đã chiếm một chiếc Il-14 của trung đoàn KQVT Ivanovo và xử bắn phi hành đoàn trên mặt đất. Ngoài ra, do chúng tôi làm việc dưới vỏ bọc của HKDD, chúng tôi không được phép mang vũ khí. Thi thể các bạn chiến đấu của chúng tôi được những người yêu nước giành lại sau 5 ngày. Chúng tôi nói lời vĩnh biệt với phi hành đoàn thiệt mạng tại sân bay Cát Bi. Máy bay An-12 chở họ trong những chiếc quan tài kẽm về Tổ quốc.

(http://retrovtap.ru/wp-content/uploads/2012/04/%D0%9B%D0%B0%D0%BE%D1%81.-1962.-%D0%A2%D0%B5%D1%85%D1%81%D0%BE%D1%81%D1%82%D0%B0%D0%B2-%D0%9B%D0%B82-%D0%BD%D0%B0-%D0%BF%D1%80%D0%BE%D0%B3%D1%83%D0%BB%D0%BA%D0%B5.jpg)
Lào năm 1962. Đội kỹ thuật trung đoàn 194 trong một lần đi chơi.

Theo tôi, đó là bông "tulip đen" đầu tiên trong KQVT. Trong tâm hồn mọi người thấy vô cùng nặng nề. Bất kỳ phi hành đoàn nào của chúng tôi đều có thể ở vào vị trí của họ. Sau thảm kịch này, người ta trang bị cho chúng tôi súng ngắn Tokarev do Trung Quốc sản xuất và súng tự động.

Vào tháng Ba, trung đoàn trưởng I.N.Salamatin bị bệnh và phải về Fergana. Sau đó, ông không chỉ huy trung đoàn nữa (nhưng phải điều trị lâu dài).

(http://www.acig.org/artman/uploads/v-ta_il-14_over_laos.jpg)
Il-14 tại Cánh Đồng Chum, ảnh do máy bay trinh sát Mỹ chụp được (acig.org)

Song song với những chuyến bay thực hiện nhiệm vụ, các phi hành đoàn riêng biệt cũng tham gia công tác đào tạo các kíp bay của lực lượng không quân VNDCCH, nhưng đó là nhiệm vụ hạng hai.

Một lần vào tháng 4 năm 1961, phi hành đoàn của chúng tôi bay trên một chiếc Li-2 chuyển đạn dược cho những người yêu nước Lào tại một sân bay dã chiến ở thung lũng Cánh Đồng Chum. Khi trở về, tôi cùng với Vichya Shapovalov vào quán bia trong khu vực cảng Hải Phòng "để xả stress". Chưa kịp uống hết cốc bia - chính trị viên của nhóm chúng tôi Marakasov bay vào trong quán bar và hét tướng lên: "Người Sô-viết đã vào Vũ trụ, chúng ta là những người đầu tiên có mặt trong không gian!" Chúng tôi biết về chuyến bay của Yuri Gagarin như vậy đấy. Phải uống và chúc sức khỏe cho nhà du hành vũ trụ.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/194inLao.jpg) (http://s668.photobucket.com/user/qtdc/media/194inLao.jpg.html)
Các đội bay trung đoàn KQVT 708 tại Lào.

Sáu tháng sau, chúng tôi được thay phiên. Trước khi khởi hành bay về tất cả chúng tôi đều được trao tặng huy chương "HỮU NGHỊ" và Bằng chứng nhận của nước VNDCCH. Chúng tôi được chụp ảnh với người đứng đầu đất nước này là Hồ Chí Minh huyền thoại (bằng chững nhận và ảnh vẫn còn được chúng tôi giữ gìn). Tại Fergana ở Câu lạc bộ Sĩ quan cũng diễn ra lễ trao các phần thưởng - lần này là tặng thưởng của chính phủ Liên Xô. Chúng tôi được cho đi phép năm, với tôi là đúng 100 ngày phép.

Ghi chú:
*Antipov Nikolai Kuzmich. 1903 - 1977. Người Nga. Thiếu tướng. Gia nhập Hồng quân công nông từ 1926. Đảng viên ĐCS từ 1927. Tốt nghiệp Học viện Quân sự mang tên M.V.Frunze (1941), Học viện Quân sự BTTM (1948).

Tham gia Chiến tranh Giữ nước Vĩ đại tại mặt trận phía Tây (Phương diện quân Miền Tây) (tháng 10 năm 1941 - tháng 3 năm 1942), tập đoàn quân 6 Phương diện quân Tây-Nam (từ tháng 5 năm 1943). Phó trưởng ban tác chiến Sở chỉ huy bổ trợ (ВПУ - Вспомогательный пункт управления) Bộ tham mưu Tập đoàn quân 6, tham mưu trưởng quân đoàn bộ binh cận vệ 26.

Tùy viên quân sự ĐSQ Liên Xô tại VNDCCH (1958-1961).


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2017, 10:25:17 pm
Hồi ức của I.P.Shport - "Các nhà ngoại giao quân sự tại Việt Nam"

Tôi sinh ngày 17 Tháng Năm năm 1930 tại một thị trấn nhỏ của vùng Crimea Tháng Mười. Từ năm 1943 đến năm 1944, là liên lạc viên của chi đội du kích số 17 binh đoàn Bắc Crimea. Năm 1948, tôi tốt nghiệp khoa nhảy dù, tàu lượn và máy bay thuộc Câu lạc bộ Hàng không Simferopol. Từ 1948-1990, tôi phục vụ trong Các lực lượng Vũ trang Liên Xô. Năm 1951, tốt nghiệp trường hàng không đào tạo phi công cường kích Voroshilovgrad, năm 1961 – tốt nghiệp Học viện Không quân, năm 1965 - Học viện Ngoại giao Quân sự, năm 1971 – tốt nghiệp với tấm huy chương vàng Học viện quân sự Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1965 – hoạt động trong ngành ngoại giao (Việt Nam, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Tiệp Khắc) và Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1990 - Phó Chủ tịch phân ban quốc tế Ủy ban Cựu chiến binh chiến tranh và nghĩa vụ quân sự CHLB Nga. Đã được tặng thưởng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 1, Huân chương Sao Đỏ, Huân chương Danh dự, Huân chương Hữu nghị, cũng như các huy chương, trong đó có "Vì lòng dũng cảm", "Chiến công", "Du kích của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại" hạng 1 và mười huy chương nước ngoài. Trung tướng không quân về hưu, phi công huấn luyện cấp 1.

(http://funkyimg.com/i/2xhPx.jpg)

Tôi được cử đến làm việc ở Ban Nhân viên Quân sự của Liên Hợp Quốc tại New York, đã làm xong thủ tục ở tất cả các khâu tổ chức và chuẩn bị và đã đi nghỉ phép. Khi trình diện sau kỳ nghỉ người ta nói với tôi rằng có một chút thay đổi, và bây giờ tôi được biên chế vào một văn phòng, nơi "nóng nực, ẩm ướt và đang bị ném bom". Người ta cần chúng tôi ở khắp mọi nơi, đó là điều rõ ràng.

Vào mùa thu năm 1965 người Mỹ ngày càng đẩy mạnh các hoạt động quân sự chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam) bằng không quân. Ban đầu, đối tượng của các cuộc tấn công của Mỹ là các xí nghiệp công nghiệp, các tuyến đường vận chuyển, nơi đóng quân, nhưng sau đó các công trình dân sự và các điểm dân cư cũng trở thành mục tiêu cho các cuộc oanh tạc. Trong hoàn cảnh ấy, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu nước ta giúp đỡ và hỗ trợ họ đẩy lùi cuộc xâm lược.

Thông qua Bộ Ngoại giao, đội ngũ nhân viên Đại sứ quán được tăng cường đáng kể, cơ quan đại diện thương mại và ủy ban liên lạc kinh tế tích cực hoạt động. Thông qua các cơ quan quốc phòng, ngoài việc cung cấp vũ khí và khí tài quân sự, đã có quyết định thành lập văn phòng tùy viên quân sự, với đầy đủ các thuộc tính chính thống và ngoại giao, nhằm nghiên cứu tình hình chiến sự và hỗ trợ bộ chỉ huy Việt Nam. Tại đại sứ quán trước đây đã có các đại diện quân sự của chúng ta, nhưng bây giờ hoàn cảnh mới của chiến tranh đòi hỏi chúng ta phải thành lập các cơ cấu tổ chức mới.

Các vấn đề nhân sự khi thành lập bộ máy đầu tiên đã được giải quyết hợp lý và đúng đắn: tùy viên quân sự - phi công tiền tuyến, Anh hùng Liên Xô, Đại tá Aleksey Ivanovich Lebedev, người có nhiều kinh nghiệm làm việc ở nước Pháp và biết tiếng Pháp; trợ lý chính  - cựu chiến binh chiến tranh, đại tá Evgeny Andreevich Legostaev; các trợ lý khác: trung tá Ivan Petrovich Shport, phi công quân sự hạng 1, tốt nghiệp Học viện Không quân và biết tiếng Anh; trung tá Ilya Iosifovich Rabinovich, một nhà phân tích xuất sắc, thạo tiếng Hebrew, tiếng Ả Rập, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh; phiên dịch viên – đại úy Vladislav Petrovich Dvornikov, người biết cả tiếng Việt và tiếng Pháp.
.......


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2017, 10:27:05 pm
Trong lĩnh vực quân sự, các vấn đề của đoàn tùy viên chủ yếu tập trung vào việc phân tích tính chất, các phương pháp, các loại phương tiện hủy diệt và hiệu quả hoạt động của không quân Mỹ ở miền Bắc, cũng như sự phát triển các cụm lục quân Mỹ ở miền Nam và tính chất các hoạt động tại đó của lực lượng giải phóng – Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Lúc đầu, do có ưu thế trên không, các phi công Mỹ hành xử rất ngạo mạn trong các cuộc oanh tạc, thậm chí chủ quan. Nhưng theo đà phát triển của các lực lượng và vũ khí phòng không, với sự xuất hiện các tổ hợp tên lửa phòng không cùng các chuyên gia quân sự của chúng ta, rồi việc các kíp chiến đấu Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm tác chiến, các cuộc oanh tạc của Mỹ đã trở nên có tổ chức hơn, chúng tăng cường trinh sát đường không, xuất hiện các tốp yểm trợ và chế áp phòng không, chiến thuật hoạt động linh hoạt biến đổi. Tuy nhiên, điều này không làm  chúng thoát khỏi những thiệt hại ngày càng tăng. Ngày càng hay thấy cảnh máy bay rơi trên bầu trời sau những phát tên lửa nổ hoặc khi trúng đạn cao xạ.

Cùng với các loại máy bay đã được biết, như trên thao trường thử nghiệm vũ khí, người Mỹ bắt đầu lần lượt đưa vào kiểm tra ở Việt Nam các khí tài mới - máy bay F-111, máy bay trinh sát tầng cao SR-71, máy bay trinh sát không người lái, các thiết bị gây nhiễu, các loại bom và tên lửa mới. Nghiên cứu các khí tài bay của Mỹ bị bắn rơi trở thành mối ưu tiên của chúng tôi. Để giải quyết những vấn đề chuyên môn, theo thỏa thuận với bộ chỉ huy Việt Nam, tại văn phòng tùy viên đã thành lập một nhóm chuyên gia trong các lĩnh vực như động cơ, thiết bị điện tử, kết cấu máy bay, vũ khí bom và tên lửa, thiết bị dẫn đường và truyền tin. Tại những thời điểm khác nhau tham gia nhóm này có: S. Kapalkin, V.A. Teplov, K. Kalaida, Yu. Fedorov, Yu. Mikhailov, N. Shevchenko, A. Anosov, E. Shpilko, V. Shelikhov và nhiều người khác.

Người Mỹ bắt đầu tích cực sử dụng loại tên lửa chống radar "Shrike" để tiêu diệt các hệ thống radar hoạt động từ mặt đất dẫn đường cho đạn tên lửa. Từ lúc còn trên máy bay, đầu dẫn đường của tên lửa đã bắt tia chiếu xạ của radar đang làm việc, phát tín hiệu để phi công sau đó ấn nút phóng tên lửa.

Cự ly của một cú phóng như vậy cách mục tiêu tầm từ 30-35 km. Tiếp theo, đạn tên lửa "Shrike" tự động bay theo cánh sóng này tới mục tiêu radar của chúng ta, đánh trúng nó với độ chính xác cao bằng khối thuốc nổ 30 kg trong đầu đạn. Các trắc thủ có kinh nghiệm đã học được cách xác định trên màn hình thời điểm tên lửa tách khỏi máy bay và tắt radar. Sau đó, đạn "Shrike", không có "chùm tia nhắm mục tiêu", trở thành quả đạn "ăn may", nghĩa là, có thể rơi xuống bất cứ nơi nào, nhưng trong khu vực mục tiêu. Một quả đạn tên lửa đã phát nổ trong sân giữa các tòa nhà mà tùy viên quân sự sống trong tòa nhà này, còn trong tòa nhà kia – các trợ lý của ông.

Mùa thu năm 1967, hoạt động tác chiến của máy bay Mỹ chống miền Bắc Việt Nam diễn ra ngày càng dồn dập và tàn khốc hơn. Rõ ràng, đây là kết quả của việc bộ chỉ huy Mỹ đánh giá tình hình hiện thời không thuận lợi. Mấy năm chiến tranh can thiệp không mang lại chiến thắng nhanh chóng theo kế hoạch, canh bạc chính trị của Mỹ ngày càng bị công luận thế giới chỉ trích, Không lực Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng nề trước lực lượng phòng không vững chắc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chế độ cầm quyền Nam Việt Nam chỉ duy trì được với sự có mặt của quân đội Mỹ vốn đang chịu những tổn thất nặng nề trước lực lượng yêu nước giải phóng dân tộc.

Thời điểm này, bộ chỉ huy Mỹ quyết định huy động tối đa tất cả các dạng hoạt động tác chiến nhằm đạt được các mục tiêu quân sự và chính trị của họ. Hàng ngày chỉ riêng ở Hà Nội họ thường thực hiện hai đợt không kích bằng máy bay của không quân từ các căn cứ không quân ở miền Nam Việt Nam và Thái Lan, cũng như bằng máy bay hải quân đóng căn cứ trên hai hoặc ba tàu sân bay. Ngoài ra, để tăng cường tác động tâm lý với người dân, hầu như đêm nào họ cũng thực hiện các phi vụ tác chiến đơn lẻ, và đôi khi là các cuộc không khích giả.

Theo chỉ thị của Đại sứ tất cả các nhân viên của Đại sứ quán trong thời gian có các cuộc không kích phải xuống các hầm trú ẩn tập thể hoặc cá nhân. Do nhiệm vụ của văn phòng tùy viên quân sự, đại sứ cho phép tôi (từ mùa thu năm 1965 đến tháng 12 năm 1968 - trợ lý cho tùy viên không quân Đại sứ quán) và đại tá E. Legostaev tiến hành quan sát các hoạt động của máy bay Mỹ, từ trên mái ngôi nhà ba tầng của chúng tôi.

Ngày 22 tháng 8 năm 1967, chúng tôi đã quan sát thấy trên bầu trời Hà Nội đồng thời bốn phi công Mỹ nhảy dù khỏi máy bay: hai chiếc F-105 đâm vào nhau trong không trung, còn một chiếc A-7 rơi xuống thành phố ngay bên cạnh nhà riêng của đại sứ chúng ta ông I.S. Shcherbakov.

Cuối tháng 10 năm 1967 có một cuộc không kích quy mô lớn vào Hà Nội của máy bay hải quân Mỹ, mục tiêu của cuộc oanh tạc là nhà máy nhiệt điện ở vùng phụ cận thành phố, cách ngôi nhà chúng tôi ở khoảng 1,5 km. Chia tách chúng tôi là một hồ nước, được chia thành hai phần bởi con đường đê hẹp. Cuộc oanh kích do gần 20 máy bay tiến hành, thêm 4-6 chiếc tiêm kích quần vòng ở độ cao 5-6 nghìn mét làm nhiệm vụ bảo vệ các tốp cường kích trước các máy bay tiêm kích phòng không Việt Nam. Do việc cắt bom và bắn phá tiến hành ở độ cao trung bình và nhỏ, trên thực tế tham gia đánh trả cuộc không kích có tất cả các lực lượng và các loại vũ khí phòng không của thành phố (tên lửa phòng không, pháo cao xạ cỡ vừa và nhỏ, súng máy hạng nặng, thậm chí cả vũ khí bộ binh hạng nhẹ). Không phận Hà Nội biến thành địa ngục: bom và tên lửa không đối đất nổ trên mặt đất, trên trời đạn tên lửa phòng không và đạn cao xạ nổ rền, mảnh rít ào ào rơi xuống.
......


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2017, 10:28:33 pm
Trong một lúc tôi nhìn thấy một vụ nổ bùng lên gần một máy bay Mỹ, chiếc máy bay lập tức bị bao trùm trong khói trắng và khói đen, sau đó nó bắt đầu vừa rơi vừa tan ra từng mảnh. Một khoảnh khắc trước đó phi công phóng ghế nhảy dù, và sau vài giây dù mở. Do điều đó diễn ra ngay trên hồ, chúng tôi quan sát phi công và thấy anh ta đang rơi xuống hồ. "Anh ta giờ sẽ rơi xuống hồ, sẽ bị dây dù quấn mà chết đuối", - tôi nói với Legostaev.

"Anh ta sẽ không kịp chết đuối đâu, người ta sẽ không để chuyện đó xảy ra. Nhưng tôi không được giao chịu trách nhiệm về số phận của anh ta. Không biết gì là tốt nhất", - người đồng đội của tôi đáp lại.
Chúng tôi dõi mắt theo cú hạ của anh ta đến chiều cao khoảng 50 mét, tiếp theo thì cây cối che lấp, nhưng rõ ràng anh ta đã rơi xuống nước. Sau đó, sự chú ý của chúng tôi bị cuốn sang các yếu tố khác của cuộc không kích. Thêm hai chiếc máy bay bị bắn rơi, nhưng những phi công nhảy dù thì không thấy có.

Sau vài ngày tại một cơ quan Bộ Tổng Tham Mưu QĐND Việt Nam sau khi nhận thông tin hàng tuần về chiến sự trong tuần, đại úy Phan nói với tôi rằng, ba ngày trước trong một cuộc không kích vào nhà máy điện một máy bay từ tàu sân bay đã bị bắn rơi, viên phi công, bị vài vết thương đã rơi xuống hồ. Những người dân tức giận dìm mạnh anh ta xuống nước, nhưng những người lính của chúng tôi đã kịp thời lôi anh ta lên.
"Chúng tôi đã chứng kiến cảnh này và thậm chí còn bàn luận về số phận của phi công," - tôi nói với Phan.
"Nhưng đó không phải là tất cả, - đại úy cho biết, - tên của anh ta là John McCain, và anh ta là con trai của một đô đốc cao cấp Hải quân Mỹ".
"Thế rồi có chuyện gì nữa với anh ta?" - tôi hỏi.
"Tôi không biết, nhiệm vụ của chúng tôi là bắn rơi những kẻ như thế, tiếp theo thì hãy để các nhà lãnh đạo chính trị suy nghĩ – Phan cho biết, - khi anh ta còn ở bệnh viện, tình trạng vẫn bình thường".
Chúng tôi đánh giá nó như là một sự kiện bình thường trong chiến tranh, đã và sẽ còn có nhiều. Số phận của phi công lúc đó chúng tôi không quan tâm.
Hơn bốn mươi năm một chút đã trôi qua, khi đã về hưu ở cấp trung tướng, tôi biết được qua chiến dịch vận động bầu cử ở Mỹ về ứng cử viên tổng thống John McCain, trong đó các thông tin về số phận của ông ta trong chiến tranh ở Việt Nam hoàn toàn trùng khớp với những điều đích thân tôi đã thấy và đã nghe. Vì vậy, tôi có lẽ là nhân chứng duy nhất trong số các nhân viên của Đại sứ quán chứng kiến cảnh tượng này trong cuộc đời của ứng cử viên tổng thống J. McCain.

Từ 1971-1978 tôi làm việc ở Washington trên cương vị tùy viên không quân tại Đại sứ quán Liên Xô, tôi đã gặp Tổng thống G. Ford, và sau này - Phó Tổng thống A. Gore.

Ai mà biết được, có thể một ngày số phận sẽ dẫn tôi đến với John McCain, dù ông ta không phải là tổng thống.
........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2017, 10:30:31 pm
Ngày 17 tháng 11 năm 1967 tôi đến đại sứ quán sớm hơn thường lệ, trên đường đi tôi nghe tiếng còi báo động, sau đó là những tiếng nổ, nhưng chỉ khi có mặt ở đại sứ quán tôi mới được trực ban cho biết đạn tên lửa đánh trúng ngôi nhà của chúng tôi, nhưng mọi người vẫn sống sót. Khi trở về, tôi nhìn thấy nơi ở của tôi bị phá hủy hoàn toàn, bởi các mảnh tên lửa đã rơi trúng góc của tôi trong ngôi nhà. Trong căn hộ không còn gì nguyên vẹn: không cửa sổ, không cửa đi, không bàn ghế, chiếc đèn chùm rơi vỡ tan, máy lạnh văng đi mất. Một số mảnh đạn xuyên qua tủ quần áo, nơi treo các bộ trang phục và quân phục của tôi, tất cả thủng lỗ chỗ như sàng. Tất nhiên, cùng với bạn bè và các nhà báo của chúng tôi, chúng tôi lập tức đánh dấu "sự kiện may mắn" này và đôi khi đi làm sớm rất có ích.

Lúc đó, các bác sĩ quân y của chúng tôi tiếp cận tôi: kho thuốc bệnh xá của các chuyên gia quân sự chúng tôi tại Hà Nội đặt dưới tầng hầm của ngôi nhà. Và mặc dù kho nằm phía mặt bên kia ngôi nhà, bên đó chỉ bị bay mất kính cửa, họ thuyết phục tôi nhận xét vào báo cáo thiệt hại gửi bộ chỉ huy rằng các mảnh vỡ đánh trúng thùng chứa 100 lít cồn y tế làm cồn chảy hết. Thân thiện đoàn kết – là điều tuyệt vời. Tất nhiên, các mảnh đạn văng, cồn thì "rò rỉ", dù chúng tôi biết chuyện đó xảy ra từ lâu trước khi có vụ nổ, điều mà bản thân chúng tôi đã chứng kiến.

Các sĩ quan Việt Nam thể hiện sự tỉ mỉ đặc biệt trong việc mô tả và thống kê các thiệt hại. Khi họ giải thích, chi phí sửa chữa sẽ được tính vào bản thống kê tổng hợp, sẽ được chuyển cho chính phủ Mỹ sau chiến tranh đòi bồi thường cho tất cả những sự tàn phá và thiệt hại về người mà quân đội Mỹ gây nên. Họ ngây thơ ư? Có thể. Nhưng đó là điều hợp lý và công bằng!

Cần lưu ý rằng các phi công Mỹ biết rõ khu phố Hà Nội nơi bố trí các đại sứ quán nước ngoài và nơi các nhà ngoại giao sinh sống và họ đã cố gắng tránh những vụ bê bối quốc tế. Nhưng trong chiến tranh bất cứ điều gì đều có thể xảy ra, vì thế chuyện "bất kỳ" bom đạn nổ thường xảy ra trong khu vực các đại sứ quán của chúng ta và của Trung Quốc.

Tại nơi đạn nổ các bạn tôi tìm thấy chiếc đuôi quả tên lửa còn khá nguyên vẹn với đủ các số hiệu xuất xưởng của Mỹ. Sửa sang lại nó, họ viết lên dòng chữ: “Chế tạo tại Mỹ dành riêng cho Shport”. Món quà lưu niệm ấy đến giờ vẫn ở trong ngôi nhà nghỉ ngoại ô của tôi, còn Galina vợ tôi, người mà trong 3 năm chỉ có 20 ngày (nhiều hơn không được phép) sống tại Hà Nội và 2 lần gặp những trận ném bom dữ dội, khi nhìn nó luôn cay đắng hồi tưởng lại những điều đã trải qua.

Tôi thấy cần chia sẻ một quan sát thú vị. Ở bất cứ nơi nào dù trong Hà Nội hoặc vùng ngoại ô có bom hay tên lửa rơi xuống, chỉ sau một ngày đêm hậu quả đã được khắc phục ngay: các hố bom được lấp phẳng, đường phố, hang rào được sửa chữa, rác và các cây cối bị đạn phạt gãy xô đổ được dọn đi. Các đường phố trong thành phố không hề có bóng dáng một người nào bị tàn tật do chiến tranh. Người tàn tật chống nạng, ngồi xe lăn, người mù - tất cả đều sống ở ngoài thành phố trong các khu dân cư đặc biệt, tham gia lao động vừa sức mình. Theo quan điểm của các nhà tư tưởng-tuyên truyền viên, người dân không nên mang gánh nặng tâm lý nặng nề về những ký ức thường xuyên nhắc nhở đến sự khủng khiếp của chiến tranh.

Mặc dù tăng nhanh đội quân viễn chinh hải, lục, không quân ở miền Nam Việt Nam vào những năm cuối thập niên 60, người Mỹ đã thất bại trong việc đạt được những kết quả đáng kể, còn việc tiến hành chiến tranh trong rừng rậm đối với họ là cả một vấn đề vô ích và kém hiệu quả. Bộ chỉ huy Mỹ quyết định chống lại các lực lượng giải phóng nhân dân và du kích bằng cách sử dụng không quân chiến lược, cụ thể là máy bay B-52, khi áp dụng chiến thuật "thiêu cháy mặt đất".
 ......


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2017, 10:33:24 pm
Sau khi tăng cường tới đảo Guam ở Thái Bình Dương một nhóm máy bay có khả năng mang tới 30 tấn bom các cỡ này, người Mỹ bắt đầu thực hiện các cuộc oanh tạc thường xuyên vào khu vực mà các đơn vị của lực lượng giải phóng kiểm soát. Theo quy luật, các tốp gồm 6-12 máy bay theo đội hình nghiêm ngặt giáng đòn không kích xuống một khu vực diện tích bằng phương pháp "ném bom rải thảm".

Trong một số trường hợp, ban đầu điều đó đã dẫn đến những tổn thất đáng kể về sinh lực và khí tài, việc sử dụng linh hoạt các nguồn lực đó qua khu phi quân sự hoặc trên đường mòn Hồ Chí Minh trở nên khá phức tạp.

Bộ chỉ huy Việt Nam đề nghị chúng tôi tìm kiếm khả năng báo trước thông tin về các cuộc không kích dự kiến của B-52 để áp dụng kịp thời các biện pháp thích hợp nhằm giảm tính hiệu quả của chúng.

Ngay lập tức trong khu vực đảo Guam xuất hiện các tàu đánh cá Liên Xô trang bị không chỉ các phương tiện đánh bắt cá, như sau này người Mỹ nhấn mạnh. Từ thời điểm đó tất cả những phi vụ B-52 đều được xác định và thông qua các kênh truyền tin thích hợp được chuyển đến cho chúng tôi.

Để làm điều này phải mất đến bốn giờ đồng hồ. Tính đến thời gian của chuyến bay và sự chênh lệch múi giờ, thông tin về sự di chuyển của máy bay ném bom chiến lược hướng về Nam Việt Nam đến với chúng tôi trong vòng 2-3 giờ trước khi máy bay tiếp cận bờ biển. Do nhiệm vụ truyền đạt thông tin này được trao cho tôi, nên trong vòng hai năm ở bất cứ thời gian nào, trong bất kỳ thời tiết nào, ngay cả khi đang giữa trận Mỹ ném bom thành phố, tôi đều phải chuyển giao nó tới Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp theo thông tin này được truyền gấp qua sóng điện đài đến các đơn vị và binh đoàn của họ ở Nam Việt Nam mà sau 1-1,5 giờ họ đã kịp thực hiện các biện pháp bổ sung về ngụy trang, sơ tán người cùng vũ khí tới các hầm trú ẩn sâu đã chuẩn bị sẵn, thậm chí thay đổi các vị trí đóng quân, chuyển quân tới gần vị trí các doanh trại đồn trú của đối phương hơn, nơi mà việc "ném bom rải thảm" bị loại trừ vì nó rất nguy hiểm cho bản thân người Mỹ. Tổn thất của lực lượng giải phóng đã thấp hơn đáng kể, và nói chung điều đó giúp củng cố tinh thần của những người Việt Nam.
.........


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2017, 10:35:03 pm
Từ đó về sau, khi các cuộc oanh tạc bằng B-52 lan rộng ra miền Bắc Việt Nam, giá trị thông tin của chúng tôi đã tăng lên rất nhiều. Nếu tại Miền Nam khi nhận thông tin về các cuộc không kích người ta chỉ có thể sử dụng các biện pháp thụ động để bảo vệ đội ngũ nhân lực, thì ở Miền Bắc Việt Nam, nơi có những tổ hợp tên lửa phòng không, nó đã tạo cơ hội tiến hành sớm không chỉ các biện pháp bảo vệ, mà còn chuẩn bị cho hoạt động đánh trả tích cực cuộc oanh tạc bằng tất cả các phương tiện phòng không, bao gồm cả máy bay tiêm kích. Theo đánh giá khách quan, qua tháng đầu tiên B-52 ném bom các mục tiêu phía bắc khu phi quân sự và Hà Nội (tháng 12 năm 1972 ?) đã có hơn 30 máy bay ném bom bị bắn rơi (?), điều đó làm giảm rõ rệt sự hung hăng của người Mỹ, một lần nữa chứng minh sự vô vọng của cuộc can thiệp này và cuối cùng dẫn đến việc ký kết Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh và rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam. Trong những năm chiến tranh ở Việt Nam, người Mỹ đã thả xuống khoảng 8 triệu quả bom!

Tại một cuộc gặp gỡ ở BTTM QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thiếu tướng Trần Sâm đã nói:
"Chúng tôi đánh giá cao thông tin của các đồng chí về các cuộc oanh tạc của B-52. Các đồng chí không thể tưởng tượng nó đã cứu sống bao nhiêu binh lính, sĩ quan và thường dân của chúng tôi, đảm bảo sự thành công cho các chiến dịch của chúng tôi ở miền Nam".

Để giám sát việc gìn giữ hòa bình (theo hiệp định Geneve) và tuân thủ tình trạng khu phi quân sự (dọc vĩ tuyến 17) giữa Bắc và Nam Việt Nam, theo nghị quyết của LHQ người ta đã thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban kiểm soát quốc tế (ICC). Nó bao gồm các đại diện quân sự thường trực của Canada, Ba Lan và Ấn Độ. Trụ sở chính của ICC ở Sài Gòn, một bộ phận - ở Hà Nội. Thành viên ủy ban tại Hà Nội được thay phiên 6-8 tháng một lần, nhưng trong thời gian này, các nhà quan sát có thể định kỳ bay tới Sài Gòn nghỉ ngơi trong một đến hai tuần. Đương nhiên, họ có những thông tin mà chúng tôi quan tâm về tình hình ở miền Nam Việt Nam, tâm trạng trong quân đội Nam Việt Nam và quân đội Mỹ, cũng như các thông tin thuần túy quân sự và tài liệu in. Tuy nhiên, người Canada luôn luôn khép kín giao tiếp, người Ba Lan sợ mất đi chỗ ngồi ấm áp, chỉ có những người Ấn Độ sẵn sàng liên lạc, khi nhấn mạnh tính chất đặc biệt của quan hệ Xô-Ấn thời điểm đó.

Chiếc máy bay vận tải với phi hành đoàn người Pháp thường xuyên hàng tuần bay đi bay về như con thoi giữa Sài Gòn và Hà Nội, đưa đón nhân viên của ICC, thư từ, tài liệu, hàng hóa và nhiều thứ nữa. Tôi có một mối quan hệ tốt với viên phi công chính chiếc máy bay trên, ông ta đánh giá cao sự hợp tác quân sự trong trường hợp phi đoàn "Normandie-Niemen", sự tham gia của những người lính chúng ta vào phong trào Kháng chiến Pháp sau khi chạy thoát ách giam cầm của người Đức. Khi đạt đến độ tin cậy trong mối quan hệ giữa chúng tôi, ông ta đã thực hiện theo yêu cầu của tôi việc mua và chuyển giao các tờ báo của quân đội Mỹ, các ấn phẩm quân sự Mỹ, thu thập các bộ bản đồ cần thiết để phân tích tình hình ở miền Nam.

Một hôm, khi đang ngồi uống bia, ông ta hỏi tôi có biết người Mỹ đang có kế hoạch hủy diệt một cây cầu đường sắt và đường bộ lớn ở Hà Nội bắc qua sông Hồng? Tôi cho rằng ý đồ thì có, nhưng luôn thất bại, vì nhằm mục đích này phải có sự chuẩn bị đặc biệt. Sau đó, ông ta mô tả cách các phi công Mỹ, khi nhập bọn đi chơi cùng với mình, đã hé mở rằng ngày đánh cầu đã vào sổ, một tuần sau nó sẽ bị phá hủy, và bây giờ công tác chuẩn bị đang diễn ra rất khẩn trương. Theo họ, hai cặp "Con Ma" (máy bay F-4) đeo bom tự dẫn, lợi dụng yếu tố bất ngờ, sẽ tiếp cận mục tiêu với giãn cách thời gian 1-2 phút ở độ cao cực thấp dọc theo chính giữa lòng sông Hồng, nơi mà radar không thể phát hiện. Trước mục tiêu các cặp phi cơ sẽ luân phiên làm thao tác "ngóc lên", rồi bổ nhào thả bom, sau đó thoát ly tác chiến với tốc độ cao ở độ cao thấp.

(https://static.thisdayinaviation.com/wp-content/uploads/tdia/2012/08/Paul-Doumer-Bridge-strike-photo.jpg)

Thông tin này làm chúng tôi quan tâm. Một phân tích cẩn thận cho thấy kế hoạch không kích tỏ ra hợp lý: mục tiêu lớn có độ tương phản cao trên nền của dòng sông, yếu tố bí mật và bất ngờ đã được tính đến, phương tiện hủy diệt hiệu quả nhất đã được lựa chọn, mục tiêu quan trọng mang tính chiến lược, mà sự bảo vệ bởi các phương tiện của hệ thống phòng không thì chưa đầy đủ. Những thông tin nhận được này, trong khi không đề cập đến nguồn cấp tin, được chúng tôi chuyển đến cho bộ chỉ huy Việt Nam, với lời giáo trước rằng chúng tôi không có khả năng kiểm tra chéo thông tin này. Báo cáo này được tiếp nhận với một thái độ hoài nghi thấy rõ. Tuy nhiên, gần cây cầu người cho đặt thêm hai khẩu đội pháo cao xạ cùng ba khẩu đội súng máy bố trí trong các vườn cây. Trong thời hạn 10 ngày kể từ đó không thấy có cuộc đột kích đường không nào, và hệ thống phòng không bổ sung được dỡ bỏ. Ba ngày sau đó, người Mỹ với độ chính xác 100% đã hoàn thành kế hoạch mà chúng tôi đã biết: hai giàn cầu lớn bị phá hủy mà không có sự cản trở nào. Các sĩ quan tham mưu BTTM Việt Nam cố gắng không nêu vấn đề này, chúng tôi cũng im lặng đúng kiểu ngoại giao (mặc dù có bực bội). Chỉ một tháng sau, một trong những sĩ quan cao cấp mới nói: "Chúng tôi sử dụng rất tồi một thông tin tốt, chúng tôi đánh giá thấp mối đe dọa của một cuộc đột kích đường không và không thể hiện được sự kiên nhẫn". Vâng, dù sao thì trong vụ này chúng tôi đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình.
.......


Tiêu đề: Re: Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2017, 10:37:22 pm
Tại cuộc gặp tiếp theo, tôi nói với người Pháp rằng thông tin của ông ta đã được xác nhận, ông ấy khẳng định rằng tôi đã không đưa thông tin đó cho bộ chỉ huy Việt Nam (căn cứ theo kết quả cuộc không kích), từ đó quan hệ của chúng tôi còn trở nên đáng tin cậy hơn nữa.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, bộ chỉ huy quân đội Mỹ không giấu giếm ý định kiểm tra các nguyên tắc chiến lược và chiến thuật tác chiến của họ trong điều kiện của một cuộc chiến tranh cục bộ, trước hết là các lực lượng không quân và lực lượng cơ động đường không.

Nếu hoạt động tác chiến của máy bay Mỹ không vượt ngoài các khuôn khổ chung đã biết, điều tất nhiên, chúng cũng có một số đặc điểm cụ thể, đó là việc sử dụng các máy bay trinh sát không người lái mà chúng tôi mới gặp lần đầu tiên.

Có hai loại máy bay không người lái (MBKNL) được sử dụng: MBKNL tầng cao (bay ở độ cao 6000-7000 m), và MBKNL tầng thấp (bay ở độ cao 400-600 mét). Việc phóng MBKNL được thực hiện từ các căn cứ của Mỹ ở Thái Lan và Nam Việt Nam, thời gian bay tùy thuộc chương trình do thám diễn ra khoảng từ 4-5 giờ. Sau khi hoàn thành chuyến bay theo một tuyến đường bay nhất định, máy bay quay trở lại khu vực căn cứ nơi theo lệnh từ mặt đất trước hết nó được tắt động cơ,tiếp theo là bung dù, để có thể tái sử dụng lại khí tài bay.

Việc sử dụng MBKNL trên các độ cao lớn hơn vùng diệt mục tiêu của vũ khí bộ binh, nhưng dưới vùng bắn hiệu quả của đạn tên lửa khi độ cao của chuyến bay biến đổi đã làm cho MBKNL trong thời kỳ đầu có tính tổn thương khá thấp. MBKNL tầng cao đảm nhiệm chụp ảnh toàn cảnh các đối tượng lớn, các khu dân cư, các nút giao thông nhằm phục vụ dẫn đường và chuẩn bị các tuyến đường bay cho máy bay chiến đấu. MBKNL tầng thấp chụp ảnh chi tiết các mục tiêu riêng rẽ, các cây cầu, các đoạn đường, các trận địa phòng không nhằm lên kế hoạch cho các cuộc oanh kích cụ thể, lựa chọn lực lượng và phương tiện, chiến thuật và vũ khí tiêu diệt.

Theo thời gian, lần lượt đến tay chúng tôi là các mẫu thiết bị chụp ảnh, các cuộn phim và các bức ảnh đã rửa, khẳng định chất lượng công nghệ và khả năng phân giải rất cao. Nhưng điều này vẫn còn là ít, cần phải có một chiếc MBKNL còn nguyên vẹn. Chuyện này xảy ra năm 1967 trên bầu trời Hà Nội. Đầu đạn tên lửa phát nổ gần MBKNL sinh sóng xung kích tác động đến thiết bị điều khiển, phát lệnh dừng động cơ, sau đó bung dù. Chiếc MBKNL này hạ xuống vùng ngoại ô Hà Nội gần như còn nguyên, chỉ bị hư hại nhẹ bên mút cánh phải.

Theo quyết định của bộ chỉ huy Việt Nam, nó được bàn giao cho chúng tôi để gửi về Moskva nghiên cứu chi tiết. Một đêm chúng tôi cùng các chuyên gia đi trên một chiếc xe tải lớn có mui chuyển chiếc MBKNL xuống cảng Hải Phòng, hàng được bốc lên tàu buôn của chúng tôi và gửi về Vladivostok. Theo các phản hồi sau này, chiếc MBKNL trở thành mối quan tâm lớn đối với ngành công nghiệp hàng không của chúng tôi.

(Viện Khoa học Lịch sử, tuyển tập “Từ người lính đến vị tướng. Hồi ức chiến tranh”, tập 16. (Moskva 2015))