Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: bob trong 29 Tháng Mười, 2011, 09:36:30 am



Tiêu đề: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 29 Tháng Mười, 2011, 09:36:30 am
 Cảm ơn bác Tom@ kể lại món cá say. Đúng là hồi ấy có món cá này là "đặc sản" ở TN. bob đã từng được thưởng thức rồi. Y chang như bác kể, Tui còn nghe ae kể: cũng loại cá đó nhưng có con ăn say! có con không say. Lý do: con nào ăn phải hạt mã tiền mới bị say (cây mã tiền ở bên suối quả chín rơi xuống nước cá ăn phải). Còn con nào không ăn phải mã tiền thì chẳng sao. thịt ngon cực kỳ...hấp dẫn!    


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: Trongc6 trong 29 Tháng Mười, 2011, 10:19:43 am
   ở TN ngoài do địa hình xa sôi cách trở ,việc cung cấp lương thực thực phảm khó khăn ,còn một nhẽ các cụ chỉ huy ở tn chỉ xin hậu phương tiếp tế súng đạn thôi còn lương thực ,thực phẩm thì xin tự túc .Rừng Tn nhiều thú , đất TN màu mỡ ,nhưng không phải lúc cần là có nên cái đói cứ quấn lấy người lính TN

Chào bác Tomqb3 và bác Bob:

Thật đúng là lính Tây nguyên có đặc thù riêng. Thông tin trên của bác Tomqb3 (nằm gần các cụ) khẳng định thêm về tin đồn ngày đó của lính là các cụ trên BTL B3 muốn lập quốc gia riêng vì khinh tạt mọi chi viện hậu cần của miền Bắc. Vì thế mà lính đói và thiếu đủ thứ. Mang tiếng là lính cũng có tiền phụ cấp mà chỉ có dịp cuối năm mới thấy hậu cần qua Cămpuchia mua rồi phát đều cho lính bút máy Hero (không có mực) và bật lửa, thế là xong. Còn cái đói thì triền miên, chỉ đến khi đánh Ban Mê Thuột trở đi mới no đủ.

Có lẽ đúng là trên các chiến trường thì lính B3 giỏi tăng gia nhất. Rau cỏ, lạc đỗ thì không nói làm gì, nhưng ấn tượng nhất là trồng sắn và lúa. Kể từ mùa mưa 1972 trở đi có lệnh cứ hở đánh nhau ra là phải tăng gia. Cứ chỗ nào có mảnh đất rộng độ trăm mét vuông trở lên là trồng sắn. Rồi chỉ tiêu mỗi lính một năm trồng lúa đạt 1 tấn thóc... Không thể nhớ nổi mình đã trồng bao nhiêu sắn ở đâu và đã ăn bao nhiêu sắn của các đơn vị khác trồng.

Riêng món cá sông thì chúng tôi hầu như không có. Chỉ những dịp gặp đầm nước đơn vị cho phép tát bắt thì ăn cá ê chề, chả khác gì tát ao ở nhà. Mỗi tội đỉa ở các đầm nước vùngTây nguyên có quá nhiều, toàn đỉa trâu to sụ, cỡ ngón chân cái, da xanh đen ram ráp, cắn phát nào nhớ đời phát đó. Dính độ hai chục con nó cắn thì chắc chắn phải cấp cứu đi viện vì mất máu.

Còn cái vụ quả và hạt mã tiền ở Tây nguyên cũng có nhiều chuyện hay. Hạt mã tiền vừa độc vừa làm thuốc rất tốt (đúng liều lượng). Chắc các bác cũng đã có thử?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: behienQYV7C trong 30 Tháng Mười, 2011, 12:39:00 am
Có lẽ đúng là trên các chiến trường thì lính B3 giỏi tăng gia nhất. Rau cỏ, lạc đỗ thì không nói làm gì, nhưng ấn tượng nhất là trồng sắn và lúa. Kể từ mùa mưa 1972 trở đi có lệnh cứ hở đánh nhau ra là phải tăng gia. Cứ chỗ nào có mảnh đất rộng độ trăm mét vuông trở lên là trồng sắn. Rồi chỉ tiêu mỗi lính một năm trồng lúa đạt 1 tấn thóc... Không thể nhớ nổi mình đã trồng bao nhiêu sắn ở đâu và đã ăn bao nhiêu sắn của các đơn vị khác trồng.

Lúc BH về Bù đốp năm 1975 , thấy có rất nhiều rẫy củ mì (sắn ) và chuối , bạt ngàn , dân cứ vào đó đào củ mì về xắt lát bán , rồi chặt chuối bán , BH hỏi của ai trồng nhiều vậy , thì biết là của bộ đội trồng . Nghe dân nói bộ đội cứ nhổ củ lên ăn thì lấy cây dâm xuống , nên thành nguyên đám như đám rừng vậy, đơn vị này đi , đơn vị khác đến cũng làm như vậy , nên cả dân và bộ đội không bao giờ đói .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười, 2011, 06:20:47 am
Có lẽ đúng là trên các chiến trường thì lính B3 giỏi tăng gia nhất. Rau cỏ, lạc đỗ thì không nói làm gì, nhưng ấn tượng nhất là trồng sắn và lúa. Kể từ mùa mưa 1972 trở đi có lệnh cứ hở đánh nhau ra là phải tăng gia. Cứ chỗ nào có mảnh đất rộng độ trăm mét vuông trở lên là trồng sắn. Rồi chỉ tiêu mỗi lính một năm trồng lúa đạt 1 tấn thóc... Không thể nhớ nổi mình đã trồng bao nhiêu sắn ở đâu và đã ăn bao nhiêu sắn của các đơn vị khác trồng.

Lúc BH về Bù đốp năm 1975 , thấy có rất nhiều rẫy củ mì (sắn ) và chuối , bạt ngàn , dân cứ vào đó đào củ mì về xắt lát bán , rồi chặt chuối bán , BH hỏi của ai trồng nhiều vậy , thì biết là của bộ đội trồng . Nghe dân nói bộ đội cứ nhổ củ lên ăn thì lấy cây dâm xuống , nên thành nguyên đám như đám rừng vậy, đơn vị này đi , đơn vị khác đến cũng làm như vậy , nên cả dân và bộ đội không bao giờ đói .
Bác behien@ nói đúng vậy. bob tui đã từng được làm công việc đó: từ phát rẫy , trỉa lúa, trỉa bắp , trồng mỳ (sắn) để có lương thực nuôi quân. Tuy nhiên hồi ây địa bàn tây nguyên (B3) gặp nhiều khó khăn... Lương thực thực phẩm cung cấp cho bộ đội lúc đó từ nhiều nguồn: Từ Bắc vào (qua đường 559), từ đồng bằng khu 5 lên,  từ Cam pu chia, ( bằng đường mua...) nhưng tất cả mọi nơi đều được ít nên muốn bám trụ được ở Tây nguyên thì bộ đội phải tự túc. Trước 30/4/1975 Bob tui may mắn được thưởng thức 5 mùa rẫy... mà đã làm rẫy thì đều làm vào mùa mưa (còn mùa khô là mùa đi chiến dịch), nên chống chọi với muỗi vắt, sốt rét... cũng là câu chuyện nhiều tập nữa... 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: Tomqb3 trong 31 Tháng Mười, 2011, 04:53:30 am
Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: bob trong 31 Tháng Mười, 2011, 10:10:10 am

 "BTL B3 muốn lập quốc gia riêng vì khinh tạt mọi chi viện hậu cần của miền Bắc.  "

Nói như trên thì cũng hơi oan cho BTL B3, Thực sự thì thời điểm đó (1969-1972) tình cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho B3 cực kỳ khó khăn. bob được nghe các anh trên BTL nói chuyện: Nguyồn từ Cam pu chia- từ sau vụ đảo chính của Lon non - xi ric ma tac thì bị "Tắc" luôn. nguồn từ miền bắc vào thì bị máy bay Mĩ tăng cường bắn phá ác liệt ngăn chặn. ( 40 xe từ miền bắc vào thì 39 chiếc bị cháy trên đường...đến b3 chỉ còn 1), còn tại chỗ thì dân cũng còn thiếu đói, Mặc dù bà con các dân tộc Tây nguyên đã dành hết khả năng của mình cho CM. tình hình thực tế lúc ấy là như vậy, nên chủ trương phát nương làm rẫy tự túc lương thực để tự nuôi sống mình là hoàn toàn chính xác. Bởi vậy hồi ấy ở B3 bộ đội ta ngoài nhiệm vụ chiến đấu còn phải sản xuất để tự nuôi sống mình. Tuy vậy sự chi viên của hậu phương miền bắc vào vẫn là nguồn sống chính và vô cùng quí báu. Tuy nhiên cái lo lắng nhất của các vị tư lệnh mặt trận là: trang bị vũ khí, kỹ thuật cho chiến đấu (súng đạn)...Nên trong báo cáo về trung ương chắc có ý nói "cần vũ khí hơn là lương thực..." bob tui cũng được nghe băng trong dịp bác Tố Hữu và bác Đinh Đức Thiện vào B3 năm 1973 nói chuyện. Có thể nói các cụ "chửi" không tiếc lời: -"Các anh báo cáo đảm bảo đủ lương thực nuôi bộ đội mà dọc đường thấy bộ đội mặc quần áo rách đi cõng đạn, thậm chí có ae mặc quần đùi rách ...Ăn thì toàn sắn với măng rừng...Sau chuyến này về xin trung ương chuyển gạo vào cho B3 các a ăn "chết no"...! 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 08:23:59 am
Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !

Bác Tom@, Khi nào vào thăm TN nhớ thông báo cho bob biết nhé. Và nhớ đến thăm lại di tích điểm cao 601 bắc Kon tum, rồi đến Đắk tô-Tân cảnh , nơi đây bob đã tham gia chiến dịch 1972. Rồi theo đường QL18 đến Plei cần (Bến hét). Cách Pleicần một đoạn (khoàng hơn 1km) là cửa khẩu Bờ Y...Đến đó các bác mua hàng miễn thuế khá rẻ... Chúc bác có một chuyến đi vui vẻ. nhớ ghé Nha trang tắm biển nhé.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 07:10:36 pm
Cảm ơn bác Bob ,thế là lại có nhà mới thêng thang !nhân dịp mừng nhà mới bác Bob chúc bác và ae ccb trên trang luôn khỏe , đều tay !
Tôi sẽ cố qua những nơi bác đã kể ,có khi còn làm thuyết minh nữa chưa biết chừng ! 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 01:11:31 pm
Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !


 Bác Tom@, Khi nào vào thăm TN nhớ thông báo cho bob biết nhé. Và nhớ đến thăm lại di tích điểm cao 601 bắc Kon tum, rồi đến Đắk tô-Tân cảnh , nơi đây bob đã tham gia chiến dịch 1972. Rồi theo đường QL18 đến Plei cần (Bến hét). Cách Pleicần một đoạn (khoàng hơn 1km) là cửa khẩu Bờ Y...Đến đó các bác mua hàng miễn thuế khá rẻ... Chúc bác có một chuyến đi vui vẻ. nhớ ghé Nha trang tắm biển nhé.

Gửi các bác một vài ghi chép về Tây Nguyên khi chúng tôi cưỡi ô tô lướt qua TN một ngày tháng 3/2010:
 
...Qua TX Kon Tum, bên trái đường HCM sững sững ngọn đồi cao, chúng tôi xuống xe, những CCB của Tây Nguyên phăm phăm leo lên trước, họ đưa chúng tôi lên tới đỉnh. Tại đây có 1 tấm bia bằng đá hoa cương: đây là điểm cao 601 mà sau HĐ Paris 1973 tuyến giáp ranh chạy qua đây, ta và địch đã giành giật nhau để làm chủ điểm cao cho đến đầu năm 1975. Đứng tại đây ta có thể khống chế toàn bộ TX Kon Tum và 1 vùng rộng lớn xung quanh TX và trục đường 14. Chính vì thế suốt từ khi HĐ ký kết ở đây chưa lúc nào ngưng tiếng súng, và điểm cao này chúng ta vẫn làm chủ cho tới khi Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
...
Từ trên cao nhìn xuống thị trấn Đăk Tô nhấp nhô mái ngói đỏ tươi ẩn mình trong những lùm cây xanh mát. Sừng sững giữa trung tâm thị trấn là một đài tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống Mỹ cứu nước, ghi lại chiến công lẫy lừng tại chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh. Cụm tượng đài với hình tượng người chiến sĩ Giải phóng sát cánh cùng bà con dân tộc Tây Nguyên vươn cao trên nền trời xanh thật là hùng tráng. Bên cạnh nhóm tượng đài là ngôi nhà rông cao vút biểu tượng của Tây Nguyên và 2 chiếc xe tăng đã tham gia vào trận đánh năm 1972. Những người CCB của lữ đoàn TTG 273, mái tóc đã bạc phơ òa khóc khi bàn tay chạm vào lỗ thủng do đạn đich trên tháp pháo của chiếc tăng 377. Trong kíp xe của chiếc tăng này có tên của một LS người Hà Nội.
...
 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,17230.530.html
http://huyendakha.gov.vn/Default.aspx?status=newsdetails&idNews=216


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 04:02:29 pm
Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !


 Bác Tom@, Khi nào vào thăm TN nhớ thông báo cho bob biết nhé. Và nhớ đến thăm lại di tích điểm cao 601 bắc Kon tum, rồi đến Đắk tô-Tân cảnh , nơi đây bob đã tham gia chiến dịch 1972. Rồi theo đường QL18 đến Plei cần (Bến hét). Cách Pleicần một đoạn (khoàng hơn 1km) là cửa khẩu Bờ Y...Đến đó các bác mua hàng miễn thuế khá rẻ... Chúc bác có một chuyến đi vui vẻ. nhớ ghé Nha trang tắm biển nhé.

Gửi các bác một vài ghi chép về Tây Nguyên khi chúng tôi cưỡi ô tô lướt qua TN một ngày tháng 3/2010:
 
...Qua TX Kon Tum, bên trái đường HCM sững sững ngọn đồi cao, chúng tôi xuống xe, những CCB của Tây Nguyên phăm phăm leo lên trước, họ đưa chúng tôi lên tới đỉnh. Tại đây có 1 tấm bia bằng đá hoa cương: đây là điểm cao 601 mà sau HĐ Paris 1973 tuyến giáp ranh chạy qua đây, ta và địch đã giành giật nhau để làm chủ điểm cao cho đến đầu năm 1975. Đứng tại đây ta có thể khống chế toàn bộ TX Kon Tum và 1 vùng rộng lớn xung quanh TX và trục đường 14. Chính vì thế suốt từ khi HĐ ký kết ở đây chưa lúc nào ngưng tiếng súng, và điểm cao này chúng ta vẫn làm chủ cho tới khi Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
...
Từ trên cao nhìn xuống thị trấn Đăk Tô nhấp nhô mái ngói đỏ tươi ẩn mình trong những lùm cây xanh mát. Sừng sững giữa trung tâm thị trấn là một đài tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống Mỹ cứu nước, ghi lại chiến công lẫy lừng tại chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh. Cụm tượng đài với hình tượng người chiến sĩ Giải phóng sát cánh cùng bà con dân tộc Tây Nguyên vươn cao trên nền trời xanh thật là hùng tráng. Bên cạnh nhóm tượng đài là ngôi nhà rông cao vút biểu tượng của Tây Nguyên và 2 chiếc xe tăng đã tham gia vào trận đánh năm 1972. Những người CCB của lữ đoàn TTG 273, mái tóc đã bạc phơ òa khóc khi bàn tay chạm vào lỗ thủng do đạn đich trên tháp pháo của chiếc tăng 377. Trong kíp xe của chiếc tăng này có tên của một LS người Hà Nội.
...
 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,17230.530.html
http://huyendakha.gov.vn/Default.aspx?status=newsdetails&idNews=216

Rất cảm ơn bác lexuantuong1972@, đã ghi lại những cảm xúc của mình khi thăm lại những di tích lịch sử cuộc KCCM ở Tây nguyên. Bob tui là lính sư 10 trụ ở Tây nguyên khá lâu. Năm 2005 nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập QĐ3 bob có được cùng các ccb F10 ở nha trang và Phan rang về thăm lại chiến trường xưa... đến các di tích trên, xúc động lắm mà không thể hiện được thành lời. Hôm nay đọc được tâm trạng của bác, bob càng cảm động hơn. cảm ơn bác đã nói giúp những tình cảm ấy cho những người trong cuộc.
 @ Bác Tôm@ nhớ ghi lại những gì cảm nhận được trong chuyến đi sắp tời nhé!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 04:47:24 am
Cảm ơn bác LeXuanTuong1972@ đã quan tâm và cung cấp thêm những thông tin quý giá về TN ,trong chiến tranh tôi đã ở Công Tum 3 năm ,ngày nào cũng nhìn lên đĩnh Ngoc Linh mà hôm nay mới biết nó cao thế ,2.598m.
Phải thừa nhận văn chương của bác LXT tuyệt thật !như nhà văn ấy !cảm xúc rất sâu sắc!
-bác Bob !tôi sẽ cố ,chắc cảm xúc thì có ngay tại chỗ nhưng lúc về ngồi gõ thì nó lại đi đâu mất !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 09:01:39 am
Cảm ơn bác LeXuanTuong1972@ đã quan tâm và cung cấp thêm những thông tin quý giá về TN ,trong chiến tranh tôi đã ở Công Tum 3 năm ,ngày nào cũng nhìn lên đĩnh Ngoc Linh mà hôm nay mới biết nó cao thế ,2.598m.
Phải thừa nhận văn chương của bác LXT tuyệt thật !như nhà văn ấy !cảm xúc rất sâu sắc!
-bác Bob !tôi sẽ cố ,chắc cảm xúc thì có ngay tại chỗ nhưng lúc về ngồi gõ thì nó lại đi đâu mất !

Bác tom@ cứ khiêm tốn chứ bob tui thấy bác viết cũng hay lắm. Đỉnh Ngọc linh ở Kon tum có một loài sâm quí "sâm Ngọc linh" thế mà bao năm ở kon tum bob không hề nghe nói, bây giờ mới biết. Hồi đó bác Tom có biết loài sâm này không vậy?!
 Trước chiến dịch 1972 khi bob đang còn ở E40 pháo binh, hậu cứ đóng ở huyện 40 (nay là huyện Đăk lây) gần chân núi Chư mon ray (Chư mon ray cũng là đỉnh núi cao thứ hai sau Ngọc linh). Mỗi lần đi kiếm măng, mộc nhĩ cải thiện hay leo lên sườn núi nhìn được khá xa, phong cảnh thật hùng vĩ...Tâm hồn lâng lâng nhớ bài hát "...Đường lên Chư mon ray gặp mây bay con nhớ tóc Bác, đường đi cắt rừng khuya nhìn sao sáng thấy mắt Bác cười...Bác Hồ ơi..." -lính e40 lúc ấy ai cũng thuộc bài hát này. Sau chiến dịch 1972 đơn vị bob về ở gần sân bay Kleng, hậu cứ đóng ngay dưới chân đỉnh Chư tan kra. ở đây cũng nhìn thấy đỉnh Chư mon ray xa xa... ae đi bắt cá, kiếm măng, rau rừng... thỉnh thoảng còn thấy mũ sắt (Liên xô)của các anh đánh Chưtankra năm 1968. Ngay hồi ấy bob đã được nghe kể chuyện về đơn vị "mũ sắt" thổi kèn xung phong... đánh Mĩ như đánh Điện biên phủ. Tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của các anh "mũ sắt" diệt Mĩ đã hun đúc thêm ý chí cho ae bộ đội Tây nguyên lúc bấy giờ. Người chỉ huy được nói đến nhiều nhất ở trận này là bác "Đức cụt", (bác cụt một tay) nên bác còn được mọi người gọi là "Hổ cụt của tây nguyên"! . Cuối năm 1973 bob mới chuyển sang E24bb, và nằm trên chốt 601, Ngô trang-đồi vuông...cho đến chiến dịch 1975. Bởi vậy cứ mỗi khi nghe nói đến địa danh nào ở Tây nguyên là bob lại thấy những ký ức hiện về...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 09:49:11 am
Cảm ơn bác LeXuanTuong1972@ đã quan tâm và cung cấp thêm những thông tin quý giá về TN ,trong chiến tranh tôi đã ở Công Tum 3 năm ,ngày nào cũng nhìn lên đĩnh Ngoc Linh mà hôm nay mới biết nó cao thế ,2.598m.
Phải thừa nhận văn chương của bác LXT tuyệt thật !như nhà văn ấy !cảm xúc rất sâu sắc!
-bác Bob !tôi sẽ cố ,chắc cảm xúc thì có ngay tại chỗ nhưng lúc về ngồi gõ thì nó lại đi đâu mất !

Bác tom@ cứ khiêm tốn chứ bob tui thấy bác viết cũng hay lắm. Đỉnh Ngọc linh ở Kon tum có một loài sâm quí "sâm Ngọc linh" thế mà bao năm ở kon tum bob không hề nghe nói, bây giờ mới biết. Hồi đó bác Tom có biết loài sâm này không vậy?!
 Trước chiến dịch 1972 khi bob đang còn ở E40 pháo binh, hậu cứ đóng ở huyện 40 (nay là huyện Đăk lây) gần chân núi Chư mon ray (Chư mon ray cũng là đỉnh núi cao thứ hai sau Ngọc linh). Mỗi lần đi kiếm măng, mộc nhĩ cải thiện hay leo lên sườn núi nhìn được khá xa, phong cảnh thật hùng vĩ...Tâm hồn lâng lâng nhớ bài hát "...Đường lên Chư mon ray gặp mây bay con nhớ tóc Bác, đường đi cắt rừng khuya nhìn sao sáng thấy mắt Bác cười...Bác Hồ ơi..." -lính e40 lúc ấy ai cũng thuộc bài hát này. Sau chiến dịch 1972 đơn vị bob về ở gần sân bay Kleng, hậu cứ đóng ngay dưới chân đỉnh Chư tan kra. ở đây cũng nhìn thấy đỉnh Chư mon ray xa xa... ae đi bắt cá, kiếm măng, rau rừng... thỉnh thoảng còn thấy mũ sắt (Liên xô)của các anh đánh Chưtankra năm 1968. Ngay hồi ấy bob đã được nghe kể chuyện về đơn vị "mũ sắt" thổi kèn xung phong... đánh Mĩ như đánh Điện biên phủ. Tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của các anh "mũ sắt" diệt Mĩ đã hun đúc thêm ý chí cho ae bộ đội Tây nguyên lúc bấy giờ. Người chỉ huy được nói đến nhiều nhất ở trận này là bác "Đức cụt", (bác cụt một tay) nên bác còn được mọi người gọi là "Hổ cụt của tây nguyên"! . Cuối năm 1973 bob mới chuyển sang E24bb, và nằm trên chốt 601, Ngô trang-đồi vuông...cho đến chiến dịch 1975. Bởi vậy cứ mỗi khi nghe nói đến địa danh nào ở Tây nguyên là bob lại thấy những ký ức hiện về...

Các bác phải viết đi để chia sẻ với nhau. Không có gì bằng sự chân thực của người trong cuộc. Cảm xúc có khi không thể hiện được ra nhưng ta đâu có phải nhà văn nhưng đến lúc nào đó sự chân thực của ký ức sẽ thăng hoa thành những cảm xúc cháy bỏng mà bất kể những ai dù là nhà văn đứng ngoài cuộc cũng không thể đánh đổi được. Các bác cứ mạnh bạo viết đi .

...hãy viết đi. Viết những gì mà cậu vừa kể với tôi. Trút hết những kỷ niệm ấy lên trang giấy trắng. Thêm một vài thủ pháp tu từ. Một bố cục rõ ràng, một cảm xúc chân thực. Sẽ là một tác phẩm hoàn chỉnh...Các cậu không viết thì ai viết? Hãy viết cho mình và cho mai sau.

     Giật mình nhìn lại, thế mà đã mấy chục năm qua. Tóc đã bạc, sức đã yếu, quỹ thời gian chắc chẳng còn nhiều. Nói như Xuân Diệu, lúc này phải viết như chạy đồ chữa cháy. Có thể là một túi vàng, nhưng cũng có thể chỉ là một cái chổi cùn, rế rách. Nhưng không sao...hậu xét. Nước Nga, gần một thế kỷ sau chiến tranh vệ quốc, Đại văn hào Lep-tôn-xtôi mới cho ra đời bộ sử thi bất hủ Chiến Tranh và Hòa Bình. Vậy các bạn ơi! Hãy viết đi, trước hết là được trải lòng. Sau là, giúp cho các nhà văn, tài giỏi  hiện tại và sau này, có tư liệu chân thực cho một bộ sử thi hoành tráng tương lai, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc.

(Trích từ Hãy viết cho mình và cho mai sau của Nguyễn Như Thìn)
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,21970.0.html
                                                 
                                                         


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 11:24:02 am
     Giật mình nhìn lại, thế mà đã mấy chục năm qua. Tóc đã bạc, sức đã yếu, quỹ thời gian chắc chẳng còn nhiều. Nói như Xuân Diệu, lúc này phải viết như chạy đồ chữa cháy. Có thể là một túi vàng, nhưng cũng có thể chỉ là một cái chổi cùn, rế rách. Nhưng không sao...hậu xét. Nước Nga, gần một thế kỷ sau chiến tranh vệ quốc, Đại văn hào Lep-tôn-xtôi mới cho ra đời bộ sử thi bất hủ Chiến Tranh và Hòa Bình. Vậy các bạn ơi! Hãy viết đi, trước hết là được trải lòng. Sau là, giúp cho các nhà văn, tài giỏi  hiện tại và sau này, có tư liệu chân thực cho một bộ sử thi hoành tráng tương lai, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc.

(Trích từ Hãy viết cho mình và cho mai sau của Nguyễn Như Thìn)
[/i]http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,21970.0.html
                                            
                                                         


 Cảm ơn bác nhiều! bob vẫn học bác trên topic "ký ức một thời hoa lửa'. Rồi đọc cả "những chuyện..cười ra nước mắt" của bác tichtuongnhule, bác trongc6 nữa mà viết không thể bằng các bác được, nên vẫn tự động viên mình cố lên...cố lên! Có cái khoái là đọc các bác thấy những chuyện kể của các bác cũng có cái gì đó giống giống như có mình trong đó...nên rất đồng cảm! "Lính mà"! Nhưng khi mình kể chuyện của mình thì thật khó diễn đạt, chỉ biết nói "thật như đếm". Có gì bác thông cảm nhé!   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 16 Tháng Mười Một, 2011, 04:54:21 pm
 Bác Tom@ Thân mến. Nghe nói bác và các CCB sư 320 sắp đi thăm lại chiến trường xưa, bob tui rất mong được nghe bác kể lại những hồi ức năm xưa ở tây nguyên. Chắc chắn nhiều cảm xúc sẽ tràn về trong ký ức sâu thẳm của các CCB. Bác cố ghi lại thật tỷ mỷ những kỷ niệm của chuyến đi nhé. Năm 2005 bob cũng từng đi thăm lại những nơi đơn vị đã hoạt động và chiến đấu trong KCCM. Cả chuyến đi tâm trạng lúc nào cũng háo hức...cố nhớ lại hình dáng từng quả núi, từng mảng rừng, từng con suối...nơi ây ngày xưa. xen lẫn niềm vui thấy bà con nơi ấy cuộc sống khá lên nhiều rồi, bùi ngùi nhớ những người bạn đã vĩnh viễn nằm xuống trên mảnh đất thân yêu ấy...Nhưng có nỗi buồn khó tả là: những cánh rừng bạt ngàn che bóng mát, và che mắt quân thù hồi ấy cho bộ đội ta thì nay "biến" mất rồi...! Bây giờ có đi khắp Tây nguyên tìm lấy một chỗ còn rừng như ae mình hay chọn làm "hậu cứ" như ngày xưa thật là khó...! 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Trongc6 trong 16 Tháng Mười Một, 2011, 08:05:53 pm
..Nhưng có nỗi buồn khó tả là: những cánh rừng bạt ngàn che bóng mát, và che mắt quân thù hồi ấy cho bộ đội ta thì nay "biến" mất rồi...! Bây giờ có đi khắp Tây nguyên tìm lấy một chỗ còn rừng như ae mình hay chọn làm "hậu cứ" như ngày xưa thật là khó...! 

Thật thế ư bác Bob?

Bao lâu rồi tôi không trở lại Tây Nguyên, tưởng rừng có bị khai hoang cũng chỉ độ vài ba chục phần trăm thôi chứ.

Thế thì còn đâu vết tích những khu hậu cứ, nhưng căn hầm mình đào nữa. Có lẽ ngay cả chỗ trận địa năm xưa, điểm chốt (toàn rừng núi) cũng không còn hả bác.

Thế thì những câu chuyện về rừng mà mình nhớ, mình kể thì lại thành chuyện cổ tích hay huyền thoại hết mất rồi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Một, 2011, 09:35:19 am
..Nhưng có nỗi buồn khó tả là: những cánh rừng bạt ngàn che bóng mát, và che mắt quân thù hồi ấy cho bộ đội ta thì nay "biến" mất rồi...! Bây giờ có đi khắp Tây nguyên tìm lấy một chỗ còn rừng như ae mình hay chọn làm "hậu cứ" như ngày xưa thật là khó...! 

Thật thế ư bác Bob?

Bao lâu rồi tôi không trở lại Tây Nguyên, tưởng rừng có bị khai hoang cũng chỉ độ vài ba chục phần trăm thôi chứ.

Thế thì còn đâu vết tích những khu hậu cứ, nhưng căn hầm mình đào nữa. Có lẽ ngay cả chỗ trận địa năm xưa, điểm chốt (toàn rừng núi) cũng không còn hả bác.

Thế thì những câu chuyện về rừng mà mình nhớ, mình kể thì lại thành chuyện cổ tích hay huyền thoại hết mất rồi.


 Bác trongc6@ kính mến! Vâng đúng vậy, bác ạ. bob tui cũng không thể tưởng tượng nổi cảnh tượng phá rừng tàn sát đến như vậy. Trên đường đi cứ tưởng vùng rừng gần đường bị phá thôi nhưng có chỗ vào sâu (nơi trước đây là hậu cứ của ae mình) cũng bị tàn phá không thương tiếc. chả còn dấu vết nào của hậu cứ năm xưa nữa. Thay vào đó là những quả đồi trọc cây mọc lưa thưa, hoặc những quả đồi được trồng keo hoặc bạch đàn... Đâu rồi những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những cây gỗ quí cao vài chục mét tán lá xum xuê che rợp mát cả một góc rừng...dưới những tán cây ấy lính tráng chúng tôi hồi ấy còn chơi thể thao, tập trận giả...  Vậy mà bây giờ chỉ còn trong "ký ức" thôi.  Cảm ơn bác đã quan tâm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 17 Tháng Mười Một, 2011, 11:54:32 am
...Nhưng có nỗi buồn khó tả là: những cánh rừng bạt ngàn che bóng mát, và che mắt quân thù hồi ấy cho bộ đội ta thì nay "biến" mất rồi...! Bây giờ có đi khắp Tây nguyên tìm lấy một chỗ còn rừng như ae mình hay chọn làm "hậu cứ" như ngày xưa thật là khó...! 

     Bác Bob và anh em !

     Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ rõ: chỉ trong vòng năm năm 2006-2010, diện tích rừng của các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ bị suy giảm gần 160.000ha, chiếm 31% diện tích rừng bị mất của toàn quốc, bình quân mỗi năm giảm gần 32.000ha.
 
 Rừng Tây nguyên và Đông Nam bộ suy giảm chóng mặt

Chín tháng đầu năm 2011, các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ đã phát hiện gần 9.000 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng, chiếm gần 40% so với toàn quốc.

http://xulymoitruong.com/rung-tay-nguyen-va-dong-nam-bo-suy-giam-chong-mat-1984/ (http://xulymoitruong.com/rung-tay-nguyen-va-dong-nam-bo-suy-giam-chong-mat-1984/)



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 09:23:25 am
Bác Tom@ ơi ời...! Phái đoàn CCB F320 đã đi thăm lại chiến trường xưa (Tây nguyên) chưa vậy? Bob dài cổ chờ mãi mà chưa thấy thông tin gì từ nơi bác cả. Nếu có trục trặc gì chưa đi được bác tin lại cho bob nhé!
 Mong tin bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 02:53:43 pm
Cảm ơn bác Bob ! sáng chủ nhật 4/12 mới khởi hành ,dự kiến chiều chủ nhật ở Quảng Trị ,chiều thứ hai ở KonTum . Tôi sẽ thông tin cho bác !   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 02:07:56 pm
 Chuyến đi thăm lại chiến trường xưa của các CCB F 320 và bác Tom@ chắc có nhiều kỷ niệm khó quên, bob gặp bác và một vài ae trong đoàn, tuy thời gian quá ngắn (vài giờ) nhưng cảm nhận của bob thấy bác và mọi người vui, mạnh khỏe là yên tâm rồi. Tuy nhiên bob vẫn chưa nghe được "cảm nhận" của bác về chuyến đi...Những hình ảnh "chiến trường" xưa (nay). Hôm nay chắc bác đã về nhà rồi. Bác cố gắng "biên tập" lại, rồi chia sẻ trên trang "ký ức" cho vui. Hẹn bác dịp nào đó gặp nhau lâu hơn và đi câu cá nữa...rồi còn nhiều "ký ức" đời thường nữa...bác nhá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 05:30:45 pm
cảm ơn bác Bob đã quan tâm !tối qua 8h tôi mới về đến nhà ,cảm nhận cũng nhiều ,buồn vui lẫn lộn ,có lẽ buồn nhiều hơn, rừng xưa còn đâu nữa !chỉ có những hàng bia mộ của anh em đồng đội mình vẫn thẳng tắp và hình như dài thêm !ảnh cũng chụp nhiều nhưng đưa lên vẫn khó , có lẽ phải nhờ các bác quản trị  Binhyen1960 thôi !
_bác Binhyên 1960 !nếu không có gì khó nhờ bác đưa mấy ảnh lên để anh em cùng chia sẻ !bác cho tôi địa chỉ emai nhé ,cảm ơn bác trước !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 09:56:39 am
cảm ơn bác Bob đã quan tâm !tối qua 8h tôi mới về đến nhà ,cảm nhận cũng nhiều ,buồn vui lẫn lộn ,có lẽ buồn nhiều hơn, rừng xưa còn đâu nữa !chỉ có những hàng bia mộ của anh em đồng đội mình vẫn thẳng tắp và hình như dài thêm !ảnh cũng chụp nhiều nhưng đưa lên vẫn khó , có lẽ phải nhờ các bác quản trị  Binhyen1960 thôi !
_bác Binhyên 1960 !nếu không có gì khó nhờ bác đưa mấy ảnh lên để anh em cùng chia sẻ !bác cho tôi địa chỉ emai nhé ,cảm ơn bác trước !

 Trong chuyến đi vừa rồi Bác tom cũng nhận ra: "rừng xưa còn đâu nữa"! Cái cảm giác trống vắng khi thấy toàn đồi trọc nơi rừng xưa mà ae mình trú ngụ bao năm để diệt thù...vậy mà "người ta" cố tình phá hoại, thật đau lòng. Mới rồi bob tui có xem VTV1 đưa tin thời sự: "xe chở gỗ lậu bị tai nạn chết người..." Trong vụ đó có bàn tay "cán bộ kiểm lâm"...Mới biết "họ" giữ rừng kiểu ấy thì: "rừng ơi là rừng" còn gì nữa . Ấy là do xe bị lật... "hũ gạo bị vỡ mới thấy chuột chui ra..."! -Nếu xe không đổ chưa biết chừng cuối năm đ/c hạt trưởng, hạt phó kiểm lâm nơi ấy lại được nhận HCLĐ vì có thành tích BV rừng ... Hầy!!!!   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 11:57:19 am
chào bác Bob ! ae mình gặp nhau ít quá !tôi là máu cái vụ lên xuồng ra ngoài xa câu lắm ,tiếc quá ,mong có dịp khác nữa !
còn chuyến đi thăm chiến trường xưa ,gọi thế cho nó văn vẻ chứ thời gian chủ yếu là trên otô và nghĩa tranh liệt sĩ .cả đoàn lớn gồm 140 ae ccb f320 đi trên 3 xe ka ,họ vào theo đường 1 ,còn bọn tôi có 6 ae ,vừa cùng trường lại cùng nhập ngũ 1972 đi một xe 7chỗ ,đi theo đường HCM ,gặp nhau ở Cheo Reo ,bây giờ gọi là tx Ayunpa ,cái tên lạ hoắc ,chẳng gắn gì với kí ức của ccb ,dần tôi sẽ kể bác nghe ,nhưng bây giờ tôi muốn hỏi bác thêm về gia cảnh cụ Đ ,trông cảnh vườn tược ,gian nhà không biết có phải tư trước gp không ? có phải cụ cũng sống hưu quạnh lúc cuối đời không ?có cái gì không bình thường !tôi cứ trăn trở mãi từ hôm đến thắp hương cho cụ ,một con người cả đời chiến đấu !bác biết gì thêm kể tôi biết với .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 10:15:31 am
chào bác Bob ! ae mình gặp nhau ít quá !tôi là máu cái vụ lên xuồng ra ngoài xa câu lắm ,tiếc quá ,mong có dịp khác nữa !
còn chuyến đi thăm chiến trường xưa ,gọi thế cho nó văn vẻ chứ thời gian chủ yếu là trên otô và nghĩa tranh liệt sĩ .cả đoàn lớn gồm 140 ae ccb f320 đi trên 3 xe ka ,họ vào theo đường 1 ,còn bọn tôi có 6 ae ,vừa cùng trường lại cùng nhập ngũ 1972 đi một xe 7chỗ ,đi theo đường HCM ,gặp nhau ở Cheo Reo ,bây giờ gọi là tx Ayunpa  ,cái tên lạ hoắc ,chẳng gắn gì với kí ức của ccb ,dần tôi sẽ kể bác nghe ,nhưng bây giờ tôi muốn hỏi bác thêm về gia cảnh cụ Đ ,trông cảnh vườn tược ,gian nhà không biết có phải tư trước gp không ? có phải cụ cũng sống hưu quạnh lúc cuối đời không ?có cái gì không bình thường !tôi cứ trăn trở mãi từ hôm đến thắp hương cho cụ ,một con người cả đời chiến đấu !bác biết gì thêm kể tôi biết với .

Cheo reo- Phú bổn. Cái tên "lạ hoắc" riêng với bác thôi. Còn nơi ấy là chiến trường oanh liệt của các CCB F320-QĐ3 mình đấy. Sau chiến thắng Buôn ma thuột (1975) F320 thần tốc cơ động đến vùng Cheo reo (Phú bổn) để chặn đánh diệt địch đang từ Pleiku chạy về Tuy hòa (Phú yên) theo đường số 7. F10 của bob tui thì đánh địch đổ xuống Phước an, Nông trại, Chư cúc, Khánh dương...Đèo phượng hoàng trên đường 21...rồi xuống Nha trang. Nên các CCB F320 hẹn gặp ở Cheo reo -Ayunpa đúng là chiến trường xưa rồi. bob ít có dịp đi lại vùng đó, nhưng nghe nói vùng đó rừng còn nhiều mà.?
 -Còn gia cảnh của thủ trưởng Đ, Bác yên tâm đi, cụ sống điềm đạm hòa đồng với mọi người trong khu vực. ai cũng kính nể cụ. Đặc biệt là các con, cháu từ nhỏ đến lớn đều ngoan và trưởng thành. Hiện tại các con đều có gia đình, sự nghiệp. bob tui không biết hết nhưng khi cụ còn sống bob có đến nhà vài lần thì ngôi nhà ấy của cụ ở vẫn vậy (khu gia binh có trước giải phóng), không hề thay đổi gì. bob được biết cụ được phân căn hộ từ khi BTLQĐ3 còn đóng quân ở Nha trang. Lúc còn sống cụ vẫn sống vui vẻ cùng con cháu và được bà con khu xóm yêu quí, kính trọng.       


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 04:24:45 pm
cảm ơn bác đã cho biiết thêm về thủ trưởng Đ ! vì khi đến nhìn mảnh vườn cây dại cong queo ,nhà hơi lạnh lẽo ,tôi mới suy mò thế thôi !tôi con mong nhìn thấy cái đuôi công ngày ở Đắc đam bắn được ,cụ rất thích .
Còn Cheo reo -Phú bổn thì quên sao được ,đấy là đòn thứ hai đánh gục quân đoàn 2 VNCH và cũng là thời điểm xuất hiện thời cơ mới .cái tên Ayunpa mới là lạ hoác ,hóa ra công trình thủy lợi Ayunpa vẫn nghe trên đài chính là thung lũng Cheo reo ,ngày nay đây là vựa lúa bác ạ ! còn rừng thì xa lắm .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 12:22:55 pm
Cuộc hành quân lần thứ 2 vào Tây Nguyên
 

 Mời bác Bob và các ccb đọc bài của một ccb trong đoàn :


 Đúng 40 năm. Hôm nay, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã ngoài tám mươi tuổi lại dẫn đầu những người lính sư đoàn 320A hành quân vào Tây Nguyên. Trời miền Bắc đầu đông, se lạnh. Đội hình hành quân náo nức, rộn ràng, mà sao vẫn rưng rưng vừa vui vừa buồn. Ngày 7/12/1971 khi rời Kỳ Anh, Hà Tĩnh cả sư đoàn 320 nườm nượp tuổi xuân tiến về phía bom đạn mang khí thế một đơn vị vừa đại thắng Đường 9 - Nam Lào. Còn hôm nay đội hình chỉ hơn một trăm người lính ngày ấy đầu bạc phơ, nhiều bước chân lập bập, giọng nói khẽ khàng. Lính “trẻ” tuổi sáu mươi dắt tay  lính “già” tuổi bẩy tám mươi lên xe. Tiếng gọi đồng chí nay chỉ còn lõm bõm, cả đoàn quân gọi nhau bằng ông, bằng cụ. Nhưng với những người chỉ huy năm xưa họ vẫn một điều  “thủ trưởng’’ hai điều “báo cáo thủ trưởng”. Chiến tranh lùi xa gần bốn mươi năm nhưng kỉ luật quân đội cách mạng đã ngấm vào máu những người chiến binh quả cảm năm nào, dù bây giờ họ là dân thường, quen với cuốc với cầy. Trung tướng Khuất Duy Tiến lại một lần trong đời -sau mấy chục năm-  phát lệnh hành quân. Mắt ông ngân ngấn nước, ông nhìn những người lính đã từng cùng ông đi xuyên qua từ Quảng Trị -Mậu Thân, đến Tây Nguyên “mùa hè đỏ lửa”, qua chiến dịch HCM, cuốn như cơn lốc sang chiến tranh Biên giới Tây nam, lên biên giới phía Bắc. Trước mắt ông là những lão nông, những cán bộ nghỉ hưu ở nhiều tỉnh thành cơm nắm đồ đoàn về đây cùng ông hành quân quay lại chiến trường xưa. Nơi chúng tôi đến, là nơi một thời tiếng súng, tiếng bom và máu lửa. Bây giờ đó vẫn là nơi chúng tôi đi đến, mảnh đất chiến địa cũ năm xưa thế nào, chúng tôi chưa hình dung ra. Chúng tôi chỉ biết rằng ở đó có những đồng đội của mình đang chờ, những hương hồn chết trẻ đang nôn nao đón những người một thời đã cùng nhau chia đạn, sẻ bom cùng nhau bẻ miếng cơm ngấm nước mưa dưới chiến hào sặc mùi khói súng. Ở đó những căn hầm mục lá, những chiến hào, khe suối có bước chân trai trai trẻ của mình, ở đó là nơi chúng tôi để lại tuổi xuân, để lại một phần xương máu và từ nơi đó chúng tôi đã trưởng thành.


 Thủ đô lùi lại phía sau, vùn vụt loang loáng những chung cư ngất cao xanh đỏ, những dòng người và xe cộ nhoang nhoáng hối hả, bình yên. Đoàn quân lặng im, bồi hồi. Chúng tôi đang đi tìm tuổi trẻ của chúng tôi, chúng tôi đang trở lại chính mình, chúng tôi đang tìm về nơi để soi mình vào đó để thấy mình có xứng đáng là mình nữa hay không, có xứng đáng với hương hồn đồng đội hi sinh ngày xưa ấy. Cái ngày xa đã bốn mươi năm. Trước lúc hành quân, trung tướng Khuất Duy Tiến dẫn đầu ban liên lạc bạn chiến đấu sư đoàn Đồng Bằng đến thắp hương cho người anh cả đại đoàn là cố Đại tướng Văn Tiến Dũng. Trung tướng lau nước mắt mà thưa: Báo cáo anh, hôm nay tôi đưa anh em cựu chiến binh của sư đoàn về thăm lại chiến trường Tây Nguyên, Quảng Trị, để thắp hương cho những đồng đội của sư đoàn… kính cáo anh…  “Nhìn giọt nước mắt của người tướng già ngoài tám mươi tuổi chúng tôi xao xuyến nghẹn ngào. Kim chỉ có đầu, người Việt nam xưa nay vẫn thế.
            Chúng tôi bồi hồi, nhớ ngày xuất quân tròn bốn mươi năm trước. Khẩu hiệu “Đi sâu, đi lâu, đi đến ngày toàn thắng” mà ngày ấy mỗi chiến sĩ sư đoàn Đồng Bằng đều tự nhủ với lương tâm mình. Cuộc ra quân ngày ấy còn có sư đoàn trưởng Kim Tuấn. Bây giờ ông đã yên nghỉ trong Nghĩa trang Mai Dịch. Hôm nay, không có ba lô, không có súng đạn mà sao chúng tôi thấy đồ đạc nặng thế. Bó nhang mang đi để thắp cho đồng đội đã gánh nặng cả mấy chục năm trời. Nhành hoa mang từ Thủ đô, màu hoa chắt lọc, vắt kiệt mấy chục mùa nắng để bây giờ đồng đội mang tặng nhau. Rất nhiều người lính trong chuyến đi này mang theo mảnh giấy ghi tên tuổi, ngày hi sinh, hòm thư, đơn vị của bạn mình ngày xưa những mong tìm thấy nơi đồng đội mình còn an nghỉ đâu đó ở vùng đất cao nguyên ấy. Trích ngang của người lính chúng tôi cả khi sống và khi đã chết đơn sơ nhẹ nhàng như thế. Chỉ mảnh giấy có vài dòng chữ thôi là tuổi trẻ của chúng tôi được cách mạng biên chế vào cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc. Chỉ vài dòng chữ viết tay là chúng tôi có thể hiến dâng cả tuổi xuân của mình. Sau khoảng thời gian lắng đọng xót xa chợt cả xe cất tiếng hát, lại hát những bài ca ra trận năm nào, chúng tôi hát trong nước mắt, trong  tự hào, trong nỗi niềm hồi tưởng của đời người mà đâu phải ai cũng có. Xe lại qua đèo Ngang. Cái buổi sáng 7/12/1971 ấy, khi đoàn quân lên đèo ngồi trên xe chúng tôi ngoái nhìn lại phía sau, ngoái nhìn về miền Bắc mà tràn trề nỗi mong ngày trở lại. Tạm biệt những Kì Tân, Kì Tây, Kì Thượng… Tạm biệt miền Bắc thân yêu. Chúng tôi sẽ trở về,  trở về trong chiến thắng. Hôm nay qua đèo Ngang lại bỗng nhớ Sư đoàn trưởng Kim Tuấn, người chỉ huy cuộc hành quân tháng 12 năm 1971, lại nhớ những thủ trưởng các trung đoàn dạn dầy trận mạc, nhớ hàng ngàn động đội ra đi hôm ấy không về. Bốn mươi năm qua họ không thêm một tuổi nào trên mảnh đất cao nguyên.
            Phải mất 4 năm sau, lác đác trong số những người ra đi từ Kỳ Anh hôm ấy mới trở về. Và trở về đâu phải là nguyên vẹn.
Chúng tôi qua sông Gianh (có lẽ tác giả nhầm vì Cự Nẫm không nằm bên bờ Gianh - BBT). Con sông ngày ấy chúng tôi từng một lần vượt qua ở chót làng Cự Nẫm. Bao nhiêu người bạn không về để được một lần vục mặt xuống làn nước mát thấm ướt câu hò nữ thanh niên xung phong.
Chúng tôi bồi hồi khi xe qua cầu Hiền Lương. Trong số chúng tôi ngồi đây hầu như mới qua Hiền Lương một lần. Một lần là của ngày trở về từ miền Nam sau giải phóng, cây cầu cũ kĩ ngày ấy phải mấy chục năm chiến đấu mới được đi qua. Bây giờ Hiền Lương đứng đó, nườm nượp xe ra xe vào bình thản. Nhưng với những người lính chiến chúng tôi thì không bình thản chút nào. Nó vẫn nôn nao lên tiếng, hừng hực bộn bề kỉ niệm.
            Dốc Miếu kia, nay không còn khúc quanh đỏ đất, trắng khói  của pháo của  bom. Con dốc tử thần nay đẹp rưng rưng những rừng cao su và sừng sững tượng đài trên điểm cao một thời thắng Mĩ. Còn đó những cái tên Cồn Tiên, Dốc Miếu, Lâm Xuân, Quán Ngang… Mai Xá thị  gắn liền với E48, E52 anh hùng của chúng tôi.
Chúng tôi lại về đây ơi các dũng sĩ E64. Thủ trưởng Khuất Duy Tiến cũng về đây, tìm về chốt ngã tư Sòng, tìm về Kim Đâu, Phú Hậu, ngã ba Cam Lộ, Thiện Xuân … Tất cả chỉ thấy một màu xanh ngan ngát, những nhà cửa phố thị và những khu công nghiệp đang lên. Các anh ở đâu chúng tôi tìm chả thấy? Những dũng sĩ Bùi Đức Hậu, Trần Thành, những cán bộ mưu trí tiểu đoàn trưởng Trần ngọc Long, tiểu đoàn phó  Thuật, … bây giờ ở đâu? Chúng tôi đang đi trên màu xanh ngút ngát mọc lên từ những máu xương của các anh, chúng tôi đang đi trên nhịp đập con tim tuổi trẻ của các anh, chúng tôi đã già còn các anh vẫn trẻ. Các anh vẫn xếp hàng những tấm bia nghĩa trang hâm hập nóng, Quảng Trị ơi.
Đêm nay, chúng tôi nghỉ lại Quảng Trị. Nhưng ai mà ngủ được. Thành Cổ uy nghiêm nghẹn ngào cho mỗi bình minh và rưng rức cho mỗi hoàng hôn.
Đêm nay sau mấy chục năm vẫn thế. Quảng Trị vẫn thao thức. Mấy chục năm nay người Quảng Trị vẫn nguyên cái cảm giác khi đi gần đến Thành Cổ là ai nấy đều nói nhẹ nhàng hơn, xe chạy chậm hơn và nhìn nhau cũng trìu mến hơn.
Mấy chục năm nay, bờ sông Thạch Hãn ven Thành Cổ vẫn không ngừng nghỉ bước chân hành hương. Họ về đây lắng đọng một chút thôi để muốn mình tốt đẹp hơn, để thấy đời còn nhiều khát khao trả nợ. Sự khát khao trả nợ là phúc lộc để lại cho dân tộc mình. Đôi bờ sông trong hoàng hôn dàn dạt những chân nhang đỏ hồng sắc lửa, những chân nhang như trăm ngàn mũi chông lửa hướng lên trời, chỉ có khói nhang là xòa xanh mặt nước, khói nhang ngấm vào từng con sóng mịn màng của dòng sông, của hương đồng cây cỏ.
Làm sao chúng tôi ngủ được, khi đêm nay lại nghe thấy tiếng còi tu tu của một con tàu lớn vừa cặp cảng Cửa Việt. Nơi ấy sư đoàn tôi đã để lại bao thân xác chiến sĩ một thời, một thời các anh làm nên chiến công - Chiến công Mậu Thân của trung đoàn 48, trung đoàn 52. Trong số những người lính già đi hôm nay, có người cứ loay hoay bảo tôi, bao giờ gần tới cửa Việt chú nhắc anh với nhé. Xe tới ngã ba lối rẽ xuống Cảng Cửa Việt. Anh lập bập vái qua cửa kính xe ô tô. Khuôn mặt sạm sụa một lão nông vất vả của anh méo đi. Anh ấy khóc, gục đầu lên thành xe. Mái tóc bạc phơ của người nông dân già Sơn Tây rung lên nâng nấc. Tuổi trẻ của anh và máu của anh gửi lại nơi ấy. Anh không khóc vì thiệt thòi của mình,  anh khóc cho bao người bạn cùng đại đội anh xương cốt còn đâu trong cát trắng. Khóc vì nhìn thấy mảnh đất chiến địa năm xưa nay đã mọc lên những phố thị, làng quê tươi phơi phới.
            Ngày hôm sau xe chúng tôi qua Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chúng tôi dõi trong màu nắng về những cánh rừng phía tây, nơi ấy có những Nông Sơn, Tiên Phước, có Ba Tơ, Thượng Đức mà nhớ tới các đồng đội ở trung đoàn 52. Chúng tôi nhớ ngày thủ trưởng Hồ Hải Nam dẫn trung đoàn đi về khu 5. Trong khói lửa chiến dịch Kon Tum năm 72 vừa tạm lắng, vừa chôn cất bạn bè ở 1049 đã vội vã đi làm nhiệm vụ mới, vội vã chia tay với sư đoàn để đi về một vùng đất mới đầy khó khăn, ai cũng bịn rịn bồi hồi. Trung đoàn 52 đã làm nên chiến công nổi tiếng Ba Tơ, rồi Thượng Đức.. . Ngày trở về với đội hình sư đoàn năm 1975 trung đoàn đã gửi lại mảnh đất khu năm này hàng trăm ngôi mộ chiến sĩ của mình. Xin gửi vào màu nắng màu gió khu 5 lời tâm sự nhớ thương của chúng tôi tới các anh.
            Đội hình hành quân lần này của chúng tôi thỉnh thoảng lại phải dừng lại để bổ sung quân số. Đó là những lão chiến sĩ nhập đội ngũ ngang đường. Từ Thái Nguyên Tuyên Quang, Sơn Tây, Phú Thọ họ về, mang theo cơm nắm cháu con gói cho, với bọc thuốc huyết áp, thuốc khớp …các bà vợ già chằng đụp để lên đường cùng đội ngũ. Qua Thanh Hóa, Nghệ An đội hình càng đông hơn. Và lại hệt như ngày xưa trên đường hành quân có đủ tiếng nói cười khu Ba khu Bốn, miền xuôi miền ngược. Những người lính ra về với núi rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên nay lại đi trở về phương Nam mà lệ nhòa khóe mắt. Cái bi-đông lính thủơ nào nay là bình rượu ngô vợ chuẩn bị cho chồng chuyến đi xa. Bộ quân phục còn thơm mùi băng phiến, bàn tay chai nứt nẻ ruộng vườn. Phía trước là bao hương hồn đồng đội chờ chúng tôi. Ai mà chẳng rưng rưng thổn thức.
(còn tiếp )
Pờ lây cu 6/12
Hà nội 12/12/2011


Nguyễn Trọng Luân chiến sĩ trinh sát E64
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 12:27:37 pm
Đi trên đường số 1. Qua bao nhiêu thành phố làng mạc, có lúc xe chạy trên bờ biển ngời ngợi màu xanh ngó lên Trường Sơn mờ xa mà tuổi trẻ chúng tôi băng qua với bàn chân tơ tướp ngày xa xưa. Con đường ấy chẳng thể nào quay lại, chẳng thể nào tìm lại được những đồng đội đã gửi thân xác trong hang núi hay vách đá suối sâu. Chúng tôi đang đi dọc đất nước, đi dọc Trường Sơn, đi ngược về phía thời trai trẻ của mình.
Đêm thứ hai ngủ ở Tuy Hòa. Với tôi, Tuy Hòa là một đêm lộng gió mà lần đầu tiên tôi được ngủ trong vườn. Đêm 2/4/1975 ấy tôi đã từng hít gió biển và mùi tanh ngái của đồng lúa. Đêm ấy chúng tôi chôn cất xong bao nhiêu đồng đội ở chân núi Chóp Chài, ở chân đèo Cả. Những dũng sĩ đuổi địch nhào ra cửa bể Đông Tác, những dũng sĩ làm nên chiến công đánh tan hoàn toàn quân đoàn 2 của địch chạy nhào ra biển, bắt sống chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Yên. Các anh yên nghỉ ở đây trên bờ biển này, các anh mãi mãi nằm nghe lời ru của biển của sóng lúa Tuy Hòa thân thương. Ngày được ra về sau chiến tranh chỉ thoáng qua nơi này lúc chạng vạng tối. Bây giờ Tuy Hòa là một thành phố biển du lịch. Tôi miên man ngồi ngắm biển dưới hàng dừa hứng gió ngạt ngào. Chợt thấy thương người vợ già ở nhà một nắng hai sương không có may mắn được đi như tôi. Các đồng đội tôi cũng thế, ngoài 60 tuổi rồi nhưng dừng chân ở đâu là loay hoay đi tìm mua một thứ gì đó về tặng vợ ở nhà quê. Càng về già người lính chúng tôi đang cố gắng bù lại một khoảng đời trai trẻ chiều chuộng yêu thương mà mình thiếu thốn.
Sáng hôm sau xe ngược đường 25 lên Cheo Reo Phú Bổn. Qua Củng Sơn Phú túc, vượt đèo Tu Na về thung lũng Cheo Reo... Con đường số 7 năm xưa đuổi địch  đâu còn  ghềnh thác mà đã phẳng lì trải nhựa êm ru. Ai cũng xốn xang nhoài ra cửa muốn ngó tìm những dáng hình thân quen một thủơ. Từ lúc xe vào huyện Sơn Hòa, cả xe xao xuyến rồi lặng im. Đây, con đường kẻ thù hãi hùng rút chạy tháng 3/ 1975. Đây, con đường mà người lính chúng tôi vừa đánh địch vừa giúp dân qua cơn hoạn nạn của cơn lũ di tản. Xe chạy dọc bờ sông Ba nước đỏ ngày nào, con sông nhấn chìm bao xe tăng và vũ khí hiện đại của kẻ địch. Bây giờ hiền hòa làm sao. Chúng tôi đi qua những cánh rừng ngút ngát là mía, là keo, đi qua nương rẫy chập chùng, đi qua những nhà máy mới mọc lên, nơi mà ngày xưa đuổi địch chỉ là rừng hoang với con đường heo vắng. Vượt đèo Tu Na chúng tôi nhìn thấy ngã ba hai con sông hợp lưu nên dòng sông Ba. Đây rồi hai con sông Adun và sông Pa chập vào nhau để làm thành thung lũng Cheo reo. Trời bỗng rộng ra với đồng lúa Adun Hạ tít tắp, nhà cửa phố xá tươi ngời ngợi. Ở cái thị xã này, nơi trận đánh lịch sử của sư đoàn chúng tôi đập tan đội hình mấy chục ngàn quân địch để rồi tạo nên đòn quyết định thứ hai làm xuất hiện thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Nhưng lạ quá không còn thấy đàn ông đóng khố cởi trần, không thấy thiếu nữ đeo gùi đi nương. Tiếng cười nói của trai gái áo quần xanh đỏ lanh lảnh rơi xuống ven rẫy bắp vừa thu hoạch thơm một vị thơm lâng lâng. Một đàn bò ăn nhởn nhơ lưng đèo bên cô chủ xinh tươi đang nhí nhoáy nhắn tin trên điện thoại di động.
Mười giờ sáng, nắng vàng ươm trên cây hai cây cầu Sông Bờ và cầu Cây Sung. Chúng tôi thật cảm động khi gặp sư trưởng sư đoàn 320 Trần Đức Hán đứng đón đoàn ở đầu cầu Cây Sung. Những cựu chiến binh trên xe aò xuống ôm lấy người chỉ huy trẻ của sư đoàn. Nhước mắt rưng rưng, đây rồi người nhà đây rồi. Các CCB trung đoàn 64 ồ lên, trận địa mình đây rồi. Anh hùng Nguyễn Vi Hợi đứng lặng trong bãi rừng thưa lúp xúp ở cầu Sông Bờ, anh nhìn ra xa xăm, 37 năm rồi anh trở về đây, nhớ cái ngày 18/3/1975 hàng chục xe tăng đã bị đại đội anh thui cháy. Biển lửa Cheo Reo là chứng tích một trận truy đánh hoàn hảo của sư đoàn. Nhưng cũng ở đây trong cái ngày đập tan cuộc co cụm của quân đoàn 2 ngụy hơn một trăm chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại. Từ trên xe, vợ chồng thiếu tướng Bùi Huy Bổng, vợ chồng trung tướng Khuất Duy Tiến bước xuống. Những người chỉ huy ngoài 80 tuổi tay rừng rực bó hương trầm dẫn đầu hơn một trăm người lính già tiến lên đài tưởng niệm. Chói chang nắng, ngạt ngào hương thơm và hoa mang từ Hà nội. Chúng tôi cúi đầu nghĩ về  đồng đội. Trong lặng im thổn thức bỗng một con chim Kơ-Tia bay qua buông tiếng kêu như tiếng vọng từ mấy chục năm trở về.
Tại thung lũng Cheo Reo này, hôm nay Thị ủy, UBND, MTTQ cùng hội CCB đã long trọng tổ chức lễ đón đoàn. Trang trọng là thế, uy nghiêm là thế mà nước mắt cứ nhòa đi. Trung tướng Khuất Duy Tiến nghẹn ngào nhắc tới hơn một trăm chiến sĩ nằm lại nơi đây. Có chiến thắng nào mà không xây nên từ hi sinh mất mát? Có hạnh phúc nào không đổi bằng sự khổ đau. Sự tích anh hùng là của lịch sử. Chúng tôi, những người lính thay mặt cho lịch sử làm nên chiến công. Chiến công là chiến công của lịch sử dân tộc. Chúng tôi tự hào vì được lịch sử đất nước chọn lựa đứng vào đội hình ngày ấy.
            Tạm biệt thung lũng Ajun Pa xinh đẹp, đoàn chúng tôi vượt đèo Chư Xê về Plây-cu. Còn đây, con đèo đẹp như trong mơ, xanh ngút ngát hồ tiêu và cà phê. Nơi đây tháng 3/1975 trung đoàn 48 đã kịp hành quân chặn đánh kẻ thù. Từ hướng này trung đoàn 48 đã áp vào Buôn Hồ làm đà cho trung đoàn 64 tiêu diệt địch. Đứng trên đỉnh đèo nhìn về Cheo Reo một màu xanh như khói, những vạt hoa cúc quì chạy miên man xuống chân đồi. Trận địa năm xưa bây giờ như một bức tranh, để chúng tôi mang theo trong lòng về quê hương miền Bắc.
            Chiều Plây-cu nắng ươm heo heo trên từng phố núi. Thành phố thanh bình là thế mà mấy năm chiến đấu ước mơ tiến vào thành phố vẫn không thành. Phía xa kia, những ngọn Chư-groong-rang, Chư-gara sầm sẫm. Nghĩa trang Plây-cu nhìn quay ra phía ngọn Hàm Rồng. Nghi ngút khói hương, ầng ậng nước mắt của tướng lĩnh của những người lính già đi dọc hàng quân xếp hàng từ mấy chục năm nay. Chiều nắng, vòng hoa của đoàn cứ rưng rưng vàng, cứ như đâu đây đồng đội chúng tôi vừa qua cơn sốt. Sống khôn thác thiêng xin các anh chứng giám. Rằng, chúng tôi đã về đây dẫu dù có muộn. Các anh thì trẻ, chúng tôi thì già. Đồng đội ơi!
            Chiều nay, chúng tôi xếp hàng vào nhà tưởng niệm sư đoàn. Bốn bức tường ghi tên mười bốn ngàn liệt sĩ của sư đoàn tôi. Đồng đội ơi, hãy đội đất trở về đi, để sư đoàn ta làm thành mấy sư đoàn. Hãy xếp hàng cùng chúng tôi, để ngắm  nhìn tổ quốc mình bây giờ tươi đẹp hùng vĩ đổi thay. Đồng đội của các anh chắt trong nghĩa tình tâm can đúc nên quả chuông để hôm nay mang về đây dâng lên tượng đài. Trong thinh không xin gửi tiếng chuông nối miền tâm thức của chúng tôi với linh hồn đồng đội. Tiếng chuông đưa chúng tôi về cõi lặng ở đó không có sự bon chen, đen bạc đời thường, tiếng chuông đưa chúng tôi về đứng trước các anh để soi lòng mình cho rõ, để ngộ ra rằng mình có xứng đáng với thương hiệu người lính Đại đoàn Đồng Bằng hay không?
Chiều trước khi rời Plây-cu, đoàn chúng tôi đi dọc đường 19 kéo dài. 40 km thôi, thế mà suốt ba năm ròng Sư đoàn lăn lộn đánh địch giành dân, nhịn đói nhịn khát mà chiến đấu, mà hứng chịu pháo kích Hàm Rồng, pháo Thanh An, pháo Mĩ Thạch và những trận bom của máy bay địch từ sân bay Cù Hanh. Chúng tôi sống kiên cường và làm nên chiến công Đức Cơ, Thánh Giáo, Chi Bồ, Chư Nghé, Lệ Ngọc, đồi 30, đồn Tầm, chốt Mĩ … vẫn sừng sững kia, ngọn Chư-rông-rang, chư-gara, làng Dịt. Chúng tôi đi trong bạt ngàn rừng hoa cúc quì, trong bạt ngàn rừng cà phê cao su hồ tiêu, những cứ điểm năm xưa bây giờ là phố thị là nhà hàng là những mái ngói trẻ trung phơi phới. Chúng tôi cứ nghĩ mỗi bông hoa Cúc Quì kia là một linh hồn còn trẻ. Vì thế hoa muôn đời rưng rưng vàng ngả nghiêng trong gió. Hoa nhiều quá và gió cao nguyên nhiều quá. Trong màu xanh rưng rức kia có máu của anh em sư đoàn chúng tôi, hương hồn liệt sĩ sư đoàn đã hóa thành hoa thành trái thành niềm tin hi vọng của cao nguyên. Chúng tôi nhớ tới các đồng đội ở những đơn vị bạn đã gắn bó sẻ chia hiểm nguy với sư đoàn ngày ấy. Chúng tôi nhớ tiểu đoàn 631, nhớ trung đoàn pháo phòng không 593, nhớ tiểu đoàn xe tăng 198 nhớ trung đoàn 40 trung đoàn 675… các đồng đội ở huyện 4, huyện 5 Gia Lai gian khổ. Chúng tôi không quên đội điều trị 17, mãi  nhớ những cô gái rừng xoài Đức Cơ ngày xưa. Chúng tôi ra về mà bần thần không muốn rời xa cán bộ chiến sĩ sư đoàn. Thật xúc động khi gặp đội hình các cán bộ cấp trung đoàn đứng chào nghiêm trang khi đoàn đi tới đại bản doanh Sư đoàn. Chúng tôi lại gặp đây Thăng Long, đây Quyết Thắng, đây Đông Biên (Tây tiến) đây Kinh Thanh, những cái tên hào sảng một đời trận mạc. Chúng tôi cảm động  khi nhìn Sư đoàn trưởng Hán và toàn bộ ban chỉ huy nhiều ngày vất vả bận rộn tổ chức đón đoàn. Ai cũng rưng rưng nước mắt  khi thấy Sư đoàn trưởng Hán vừa khóc vừa đỡ tay thiếu tướng Bùi Huy Bổng lập bập xuống xe. Chúng tôi về với ngôi nhà của mình trong tình yêu sâu nặng mang thương hiệu Đại Đoàn Đồng bằng.
Mai chúng tôi về, xin gửi niềm hi vọng nơi các anh, những cán bộ chiến sĩ sư đoàn đang gánh nhiệm vụ gian khổ mà vinh quang trên nóc nhà của tổ quốc. Chúng tôi, những người lính già của sư đoàn trân trọng gửi niềm tin vào truyền thống sư đoàn.


Tạm biệt cao nguyên, tạm biệt nơi một thời máu chúng tôi đã đổ, tạm biệt nơi tuổi trẻ đời mình, chúng tôi ngược Kon Tum về miền Bắc. Chúng tôi lại qua dòng Đakpla, qua Tân Cảnh, Đăk Tô. Chúng tôi kính cẩn nhớ tới đồng đội sư đoàn 10 đang nằm trên mảnh đất này. Ngoái nhìn phía tây Đăk Tô, vẫn nhận ra ngọn 1015 xám bạc, vẫn nhận ra ngọn 1049 lở lói. Tôi ngước nhìn sang trung tướng Khuất Duy Tiến. Ông già lặng im.  Khi xe chạy vào đoạn để nhìn rõ ngọn 1015 ông ngó sang trái, ông thẫn thờ, giọt nước mắt người tướng già ứa ra. Tôi hình dung ra cái ngày 12, 13 tháng tư năm 1972. Hơn hai trăm dũng sĩ của trung đoàn 64 mãi mãi không về.
Chúng tôi chạy dọc con sông Pô Kô, chúng tôi chạy dọc kí ức máu lửa của đời mình. Chúng tôi đã tìm về nơi trong sạch nhất của tâm hồn mình. Chuyến đi này là một lần thắp sáng lại niềm tin trong chúng tôi, chuyến đi này chiêm nghiệm cho một cuộc đời, cuộc đời người lính. Xe lên đèo Lò Xo. Hơn một trăm lính già lặng lẽ bồi hồi nghe lời bài hát của một CCB trong đoàn…
“ thắp sáng một niềm tin tương lai , thắp sáng một niềm tin không phai . Đồng Bằng ơi! Mãi gọi tên Sư đoàn …”


Pờ lây cu 6/12
Hà nội 12/12/2011


Nguyễn Trọng Luân chiến sĩ trinh sát E64


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 02:13:33 pm
 Bài viết cảm động quá. rất cảm ơn bác Tom đã cho xem tâm sự của các CCB F320 qua lời thể hiện của bác Nguyễn trọng Luân. Là người trong cuộc nên bob rất đồng cảm các bác trong chuyến đi vừa qua. Giá mà được xem mấy bức hình của đoàn nữa thì hay quá. bác Tom xem có bác nào mang theo máy ảnh nhờ các bác up lên mấy tấm đi. Cảm ơn bác nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Trongc6 trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 02:59:05 pm
      Cảm ơn bác Tomqb3.

      Dù bài viết của bác Nguyễn Trọng Luân, nhưng tôi vẫn hình dung ra bác trong đoàn quân ấy. Những điều bác Luân viết ra là những điều bác được tận mắt chứng kiến.

     Đọc mà thấy bồi hồi cảm động lắm bác Tomqb3 ạ. Bởi vì tác giả viết nguyên tên cũ của những địa danh xưa. Nghe nói bây giờ thay nhiều tên mới lạ hoắc. Mình kể cho người trong Tây Nguyên ra mà họ chẳng còn biết Cheo reo (Phú Bổn) hay tỉnh Hậu Nghĩa là vùng đất nào.

    Chư Nghé, Lệ Ngọc, Đồn Tầm, chốt Mỹ, Thanh An, Thanh Bình chắc bây giờ cũng mang toàn tên mới.

   Lúc đọc tên sư trưởng mới là Hán, thấy giật mình, vì tháng 3/1974, E trưởng E64 dẫn bộ đội cắt đường Đông Cheo reo chặn địch cũng trên là Hán.

   Ôi, những ký ức năm xưa...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 07:26:12 pm
chào bác Trongc6 ,bác Bob ! đúng là bây giờ có nhiều địa danh đã đổi tên ,nhất là những nơi gắn với những chiến công ,nghe tên mới nó cứ thế nào ấy ,bây giờ đô thị phát triển , đường sá mở rộng ,có chỗ các ccb đứng ngay nơi mình đã từng chiến đấu mà không nhận ra ! huống hồ các thế hệ sau .các bác có biết thị trấn Thuần Mẫn trên đường 14 mà f320 đánh cắt đường trước khi chiến dịch BMT nay tên gì không ?là yaleo lạ hoác chưa !ngay cái đèo Phượng Hoàng đơn vị bác Bob đánh chặn địch oanh liệt vậy mà bây giờ không có một cái biển đề tên đèo !
-bác Trong à sư trưởng Hán nay còn trẻ lắm ,chỉ dưới 50 thôi.tôi cũng chụp được ít ảnh đang loay hoay up lên để các bác chia sẻ mà chưa được .

(http://<a href="http://s1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/?action-view&amp;current=TNguyn088.jpg")


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 08:08:00 pm
ảnh các ccb f320 về chiến trường xưa :"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn088.jpg"
                                                      "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn066.jpg"  
                                                      "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn075.jpg"

 bác Trongc6 ,bác Bob trong bức ảnh 088 người đứng:- thứ nhất từ trái sang là sư trưởng Hán
                                                            -thứ 2 đại tá Dũng cục quân lực
                                                            -thứ 3 anh hùng Nguyễn vi Hợi DS đường 7
                                                            -      4 vợ trung tướng Khuất duy Tiến
                                                            -      5 trung tướng Khuất duy Tiến
                                                            -       6 thiếu tướng Bùi bá Bổng
                                                            -       7 (quên tên )
                                                            -       8 trung tướng Nguyễn văn Hoài

   ảnh các ccb  f320 đang viếng nghĩa trang tx Cheo reo
  ảng 066 các ccb chụp ảnh kỷ niệm dưới chân cứ điểm Hàm rồng
  ảnh 075 đại tá Khuất duy Hoan phó tư lệnh qd3 đang trò chuyện với các bạn đồng ngũ  9/1972


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:01:55 am
chào bác Trongc6 ,bác Bob ! đúng là bây giờ có nhiều địa danh đã đổi tên ,nhất là những nơi gắn với những chiến công ,nghe tên mới nó cứ thế nào ấy ,bây giờ đô thị phát triển , đường sá mở rộng ,có chỗ các ccb đứng ngay nơi mình đã từng chiến đấu mà không nhận ra  ! huống hồ các thế hệ sau .các bác có biết thị trấn Thuần Mẫn trên đường 14 mà f320 đánh cắt đường trước khi chiến dịch BMT nay tên gì không ?là yaleo lạ hoác chưa  !ngay cái đèo Phượng Hoàng đơn vị bác Bob đánh chặn địch oanh liệt vậy mà bây giờ không có một cái biển đề tên đèo !
-bác Trong à sư trưởng Hán nay còn trẻ lắm ,chỉ dưới 50 thôi.tôi cũng chụp được ít ảnh đang loay hoay up lên để các bác chia sẻ mà chưa được .

(http://<a href="http://s1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/?action-view&amp;current=TNguyn088.jpg")
Cảm ơn bác Tom đã tải hình lên trang, Nhìn những tấm hình ấy mình lại nao nao nhớ về đồng đội, nhớ chiến trường xưa.
 Cũng phải nhận lỗi với bác Tom vì đã hiểu lầm ý của bác về mấy cái tên "lạ hoắc"! Đúng như bác nói: Cũng như thị trấn Khánh dương, đèo Phượng hoàng trước đây. tháng 3/1975 Sư 10 đã quần nhau với lữ dù 3 của địch oanh liệt, mở toang cánh cửa xuống đồng bằng duyên hải rồi tiến vào giải phóng Nha trang, cam ranh -Khánh hòa...Vậy mà khi các bác CCB đi qua vùng đó làm gì có tên Khánh dương (mà tên mới là MaĐrăk). Còn đèo Phượng hoàng thì lâu lắm rồi cũng chẳng có tên?!
 Nhắc tới đèo Phượng hoàng, tôi bỗng nhớ tới anh Vững. dịp 2/4 Năm ngoái (2010) đài truyền hình Khánh hòa có mời a Vững và bob tui lên khu vực đèo diễn tả lại trận đánh trên đó 35 năm trước. (ngày ấy a Vững là C trưởng c10. E28. Bob tui là C viên c11 E24 ). Đơn vị bác Vững có xe tăng, đột phá từ Khánh dương xuống. đơn vị bob chốt chặn phía đông (dưới chân đèo)... rồi ngày 2/4/1975 c11 của bob lại cùng c10 của bác Vững cùng ngồi trên xe tăng vào giải phóng Nha trang (C11 của bob đi phối thuộc cùng E28). Không hiểu sao hôm gặp bác Tom, tôi quên mất tên. mãi mấy hôm sau mới nhớ ra tên (Vững). A Vững cũng mới đi theo thủ trưởng Đ cách nay vài tháng. (Do tai biến mạch máu não).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:24:13 am
ảnh đèo Phượng Hoàng nơi đơn vị bác Bob chặn địch năm xưa đây :
     "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn137.jpg"
còn đây ảnh kỷ niệm anh em mình gặp nhau ,mong có ngày gặp lại :
      "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn138.jpg"


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 03:32:17 pm
ảnh đèo Phượng Hoàng nơi đơn vị bác Bob chặn địch năm xưa đây :
     "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn137.jpg"
còn đây ảnh kỷ niệm anh em mình gặp nhau ,mong có ngày gặp lại :
      "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn138.jpg"
Vâng rất cảm ơn bác! Ảnh rất đẹp! Phải nhận lỗi với bác một lần nữa vì nhà bob cũng có máy ảnh mà tối hôm bác đến chơi, lúng túng thế nào bob cũng quên không mang ra chụp. Đúng là "lẩn thẩn" rồi. Có gì khiếm khuyết mong bác thông cảm nhé!
  "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn138.jpg"
 Cảm ơn bác rất nhiều!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 09:03:38 am
nhớ cụ Đ ,học bác Bob ghép bài thơ để tưởng nhớ cụ ,gửi bqác chia sẻ :
  Thủ trưởng ơi!
bao nhiêu năm xa cách
 hôm nay em về đây
ba lần em gọi cửa
không ai thưa trong nhà !

em nhìn vào trong vườn
cây không người chăm bón
em nhìn lên bức tường
vữa bắt đầu bong vón

 biết thủ trưởng  đi xa
không còn ai ở nhà
mà sao em vẫn đợi
thủ trưởng ơi trong nhà!

em biết mình chưa phải
biền biệt mấy chục năm
nhưng cuộc đời bơn chải
cũng góp phần xa xăm !

 em bước chân vào nhà
căn nhà hiu quạnh quá
em thấy lòng trĩu lặng
khi thấy toàn huân chương!

em thắp ba thẻ hương
dâng lên mâm hoa quả
dưới suối vàng, thủ trưởng
chắc vẫn thương em mà!
 
em nhìn vào di ảnh
đôi mắt vẫn sáng ngời
chỉ có hai bên  má
đầy hơn hồi  chiến tranh

Thủ trưởng ơi em  nhớ
Ngày trong rừng  khó khăn
suốt một mùa chiến dịch
cha con đi sớm chiều

bữa con chim con sóc
bữa con cá nhành rau
em lo cho thủ trưởng
thủ trưởng lo bạc đầu!

Từ Sa thầy cuộn sóng
 Sê Rê Pôc vực sâu
 Quân sang như thác đổ
đuổi giặc thù khiếp kinh .

em nhớ hôm vào Dinh
đạn thù bay chiu chíu
xe chồm lên mấy bận
mục tiêu vẫn không rời

quân giặc chạy tơi bời
cờ sao bay phơi phới
năm cánh quân sốc tợi
thắng rồi ,thủ trưởng ơi !
                                           


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 05:12:54 am
ảnhh các ccb f320 gặp thủ trưởng cũ bác Trongc6 có nhận ra ai không ? "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn079.jpg"
đây là ảnh các ccb f320 tặng chính quyền  tx Cheo Reo bức ảnh chụp cầu Sùng trên đường 7 bị đánh sập 3/75
            "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn096.jpg"
ảnh người lính già đang ghi lại cảnh họp mặt
            "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn095.jpg"
 ảnh thượng tướng Nguyễn Chơn đang ôn lại ký ức :
             "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn186.jpg"

(cảm ơn bác Binhyen1960 đã quan tâm)        


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 08:31:21 am

 biết thủ trưởng  đi xa
không còn ai ở nhà
mà sao em vẫn đợi
thủ trưởng ơi trong nhà!

em biết mình chưa phải
biền biệt mấy chục năm
nhưng cuộc đời bơn chải
cũng góp phần xa xăm !
...
em thắp ba thẻ hương
dâng lên mâm hoa quả
dưới suối vàng, thủ trưởng
chắc vẫn thương em mà!
...
bữa con chim con sóc
bữa con cá nhành rau
em lo cho thủ trưởng
thủ trưởng lo bạc đầu!

Từ Sa thầy cuộn sóng
 Sê Rê Pôc vực sâu
 Quân sang như thác đổ
đuổi giặc thù khiếp kinh .

em nhớ hôm vào Dinh
đạn thù bay chiu chíu
xe chồm lên mấy bận
mục tiêu vẫn không rời

quân giặc chạy tơi bời
cờ sao bay phơi phới
năm cánh quân sốc tợi
thắng rồi ,thủ trưởng ơi !
                                           
Một tình cảm rất thật, rất cảm động.
* Hôm qua chủ nhật (ngày giỗ đầu của cụ), Các con cháu về đông đủ. Em Bình, cô con gái thứ 4 của cụ (hiện đang là trưởng phòng LĐ-TB&XH - TP Nha trang) Chuẩn bị cho con gái về nhà chồng, có mời vợ chồng bob dự tiệc cưới cháu, vào ngày 24/12/2011. Như vậy là người con gái thứ 4 của cụ Đ sắp lên chức "mẹ vợ" rồi. Thời gian trôi nhanh thật.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 09:15:42 am
Hôm nay ngồi xem lại những tấm ảnh chụp hôm họp mặt kỷ niệm 40 ngày trung đoàn 24 hành quân vào chiến trường TN ,có một tấm ảnh cứ làm tôi suy nghĩ mãi về tình đồng đội .bác Bob nhìn trong tấm ảnh có người thanh niên mặc áo trắng đứng giữa đang nhận kỷ niệm chương chiến trường TN thay cho người cha mình đã hy sinh ở TN .hôm ấy đến dự ngày kỷ niệm còn có người chú dượng của cháu ,câu truyện tình cảm giữa cha cháu với người chú dượng ,với mẹ cháu và cháu thật hiếm : cha cháu ,mẹ cháu và dượng là bạn học với nhau từ nhỏ ,cha mẹ cháu cưới nhau được một tuần thì bố cháu lên đường nhập ngũ  và vào chiến trường TN  ngày 3/11/1971 ,người bạn của cha mẹ cháu nay là chú dượng sau đó cũng lên đường nhập ngũ và vào chiến trường QT .Hòa bình  chú  về gặp lại mẹ con cháu và mới biết bạn mình đã hy sinh ở TN ,chú đã đề nghi với mẹ con cháu ,là  được thay bố cháu chăm sóc hai mẹ con .Cái tổ ấm  đó sống hạnh phúc từ đó đến nay ,người chú dượng đã xin được sinh hoạt với các ccb trung đoàn 24 . 

   "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn050.jpg"   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Trongc6 trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 11:06:09 am
Hôm nay ngồi xem lại những tấm ảnh chụp hôm họp mặt kỷ niệm 40 ngày trung đoàn 24 hành quân vào chiến trường TN ,có một tấm ảnh cứ làm tôi suy nghĩ mãi về tình đồng đội .bác Bob nhìn trong tấm ảnh có người thanh niên mặc áo trắng đứng giữa đang nhận kỷ niệm chương chiến trường TN thay cho người cha mình đã hy sinh ở TN .hôm ấy đến dự ngày kỷ niệm còn có người chú dượng của cháu ,câu truyện tình cảm giữa cha cháu với người chú dượng ,với mẹ cháu và cháu thật hiếm : cha cháu ,mẹ cháu và dượng là bạn học với nhau từ nhỏ ,cha mẹ cháu cưới nhau được một tuần thì bố cháu lên đường nhập ngũ  và vào chiến trường TN  ngày 3/11/1971 ,người bạn của cha mẹ cháu nay là chú dượng sau đó cũng lên đường nhập ngũ và vào chiến trường QT .Hòa bình  chú  về gặp lại mẹ con cháu và mới biết bạn mình đã hy sinh ở TN ,chú đã đề nghi với mẹ con cháu ,là  được thay bố cháu chăm sóc hai mẹ con .Cái tổ ấm  đó sống hạnh phúc từ đó đến nay ,người chú dượng đã xin được sinh hoạt với các ccb trung đoàn 24 . 

   "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn050.jpg"   

    Chào bác Tomqb3:

   Chuyện như bác kể không phải là duy nhất, nhưng đọc xong vẫn thấy cảm xúc bồi hồi.

   Những người bố dượng như vậy có tấm lòng rất vị tha, cao cả và cả lòng thương yêu thật sự bạn trai và người bạn gái của mình. Bởi vì trong thực tế không có nhiều trường hợp như thế do mặc cảm về sau từ cả hai phía.

   Chúc cho những người trong câu chuyện của bác được hạnh phúc trọn vẹn hết cả cuộc đời. Như vậy thì LS cũng ấm lòng mà người bạn - người lính - bố dượng cũng không phải day dứt.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 09:30:20 am
Hôm nay ngồi xem lại những tấm ảnh chụp hôm họp mặt kỷ niệm 40 ngày trung đoàn 24 hành quân vào chiến trường TN ,có một tấm ảnh cứ làm tôi suy nghĩ mãi về tình đồng đội .bác Bob nhìn trong tấm ảnh có người thanh niên mặc áo trắng đứng giữa đang nhận kỷ niệm chương chiến trường TN thay cho người cha mình đã hy sinh ở TN .hôm ấy đến dự ngày kỷ niệm còn có người chú dượng của cháu ,câu truyện tình cảm giữa cha cháu với người chú dượng ,với mẹ cháu và cháu thật hiếm : cha cháu ,mẹ cháu và dượng là bạn học với nhau từ nhỏ ,cha mẹ cháu cưới nhau được một tuần thì bố cháu lên đường nhập ngũ  và vào chiến trường TN  ngày 3/11/1971 ,người bạn của cha mẹ cháu nay là chú dượng sau đó cũng lên đường nhập ngũ và vào chiến trường QT .Hòa bình  chú  về gặp lại mẹ con cháu và mới biết bạn mình đã hy sinh ở TN ,chú đã đề nghi với mẹ con cháu ,là  được thay bố cháu chăm sóc hai mẹ con .Cái tổ ấm  đó sống hạnh phúc từ đó đến nay ,người chú dượng đã xin được sinh hoạt với các ccb trung đoàn 24 . 

   "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn050.jpg"   
Đọc mẩu chuyện của bác kể, thật cảm động. Tình đồng đội thật ấm áp nghĩa tình.
 -Tom@! À mà bob nhờ bác hỏi ae CCB E24 xem có bác nào biết bác Hoàng Văn Năm quê Thủy nguyên HP Không. A Năm với bob tui ở cùng c11 (Năm c trưởng, bob ct viên) bao năm không biết tin nhau... Nếu bác hỏi được thông tin gì về a Năm thì tin cho bob biết nhé. Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 31 Tháng Mười Hai, 2011, 08:21:53 am
chào bác Bob !tôi đã hỏi các ccb e24 ,có anh Năm quê Thuy nguyên HP ,nhưng mấy lần gặp mặt gần đây anh ấy không dự ,tôi sẽ timg hiểu thêm rồi thông tin cho bác sau .
Năm mới chúc bác và gia đìng mạnh khỏe !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Giêng, 2012, 09:39:10 am
 
 - Cảm ơn bác:
 Anh Năm đại đội trưởng ở C11 trước tôi, anh cũng lớn tuổi hơn. Người gầy, da ngăm ngăm, tác phong rất nhanh nhẹn. Đã có vợ con trước khi đi B. Luôn kề vai sát cánh với anh từ chiến dịch 1975, Bob nhận thấy anh là một người năng nổ nhiệt tình, dũng cảm, ae trong đơn vị rất kính nể. ở cùng anh được hơn một năm. Khi đơn vị đang còn đóng quân ở Phú lợi ,Bình dương (1976) Anh năm chuyển lên làm trợ lý tác chiến trung đoàn 24 (Ban tham mưu), Cùng thời điểm đó  bob được đi học lớp cán bộ chính trị tiểu đoàn... từ ngày đó đến giờ bob và Năm chưa gặp lại nhau. Nếu bác biết được thông tin gì về a Năm (hoặc số điện thoại của a càng tốt) thông tin cho bob nhé. Cảm ơn bác. Chúc bác và gia đình năm mới 2012 mạnh khỏe bình an và thật nhiều hạnh phúc!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 03 Tháng Giêng, 2012, 12:20:40 pm
        " Bồ đôi nhìn của mình rồi ! "
Bác bob ! trang này là mvh mà  toàn thấy đánh nhau ,mới có một tí truyện tình của bác Trongc6 với o tnxp mà đã cảm động lắm rồi .hôm nay tôi kể tí hoa Pơlang cho bác nghe : ở chỗ tôi có một thằng tên Thắng quê Hà Tây ,nó ở đội vận tải ,thường đi gùi hàng từ nơi sản xuất về ,trên đường về phải qua một con suối nước có khi đến ngang đùi ,nhưng lính thồ TN rách chỉ mặc quần đùi nên lội suối vô tư ,thằng này không biết kiếm đâu được cái kính đen hay đeo khi đi gùi .một hôm đến suối thì đoàn thồ gặp đồng bào cũng qua suối ,có mấy cô gái cứ nấn ná chờ bồ đôi qua hết rồi mới qua ,nhưng chờ mãi mà thằng Thắng nó cứ loang quang mãi không chịu sang ,chờ lâu một cô gái dục :
  -bồ đôi qua suối đi cho đồng bào qua chớ !
  -đồng bào cứ qua đi ,mình đeo cái này mình không nhìn thấy !
mấy cô gái tưởng thật kéo váy qua suối ,nước ngập đến đâu thì mấy cô lại kéo váy đến đó ,nhưng hôm ấy nước lớn ,kéo đến rốn mới qua được ! nước suối thì trong ,vừa lội cùng mấy cô gái, mặt hắn cứ lạnh như tiền ,thỉnh thoảng lại cười tủm .đòan gùy đi một đoạn nữa thì nghỉ ,đồng bào cũng nghỉ cùng .nhưng từ lúc qua suối mấy cô gái vẫn để ý sao bồ đôi có cai gì đen đen ở mắt ,nó bào nó không nhìn thấy gì mà sao nó vẫn đi được ? thế là một cô gái bảo ;
 -bồ đôi cho mình xem cái này chớ !
lúc đó thắng Thắng quên mất liền đưa cái kính cho cô gái xem ,cô gái liền đưa lên nhìn ,rồi cô gái thất thanh :
   -bồ đôi nhìn của mình rồi ,bồ đôi nhìn của mình rồi ,bồi đôi phải đền mình chớ .
cứ thế mấy cô gái quây lại đòi đền ,thắng Thắng lúng túng không biết xử lý thế nào !có một anh lớn tuổi trong đòan hổi :
   -thế đồng bào muốn bộ đội đến gì ?
   -bồ đôi nhìn của mình rồi ,bồ đôi phải  đền mình muối chớ !
khổ lỗi lúc đó không có muối ,phải hẹn mấy cô gái hôm sau mang muối ra đền ! thật là Khổ vì hoa Pơlang!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Giêng, 2012, 03:29:07 pm
 Hì hì..! Cái mẩu chuyện bác vừa kể... lính Tây nguyên hồi ấy vui "đáo để": - Thú thực bob tui đã có lần đi công tác cùng mấy thằng nữa (toàn lính trẻ chưa vợ). khi qua đoạn suối thấy có mấy o con gái dân tộc ê đê đang tắm. măc dù da dẻ họ không trắng trẻo gì, nhưng được cái họ khoe bộ ngực rất tự nhiên không hề "giấu giếm"! Tốp lính chúng tôi đi qua cũng chỉ dám nhìn trộm, nhưng vừa qua góc cua khuất thì "lũ quỉ" thỏa thuận với nhau bí mật luồn rừng quay lại "rình ngắm" tiếp!  Đúng là "lính mà"...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 10 Tháng Giêng, 2012, 03:13:58 pm
 bác Tomqb3@: Lại một mùa xuân nữa (Nhâm Thìn 2012) tới rồi. Tụi mình, mỗi Thằng lại già thêm 1 tuổi. Nhớ cái tuổi trẻ của 40 năm trước (xuân 1972) ăn tết trên đường ra trận. Bước vào chiến dịch xuân hè 1972 năm ấy khí thế lắm. Mấy tháng trước khi nổ súng, các đơn vị nhộn nhịp chuẩn bị đạn, gạo, bổ sung quân số, tập trận (giả)...học tập chính trị, xây dựng quyết tâm. Bob tui khoái nhất là đi gùi gạo. Chả là ăn sắn miết, nên thèm cơm quá muốn đi gùi gạo để được "ăn cơm trắng" thôi. Kể lại chuyện cũ "buồn cười" lắm. các cụ xưa nói: "Đói ăn vụng, túng làm liều" mà! Có lần tụi này đi gùi gạo, đã tìm cách bắt trộm lợn của binh trạm nữa cơ. có lần trót lọt. có lần họ phát hiện được, phải bỏ "của" chạy lấy người rách hết quần áo! Nghĩ lại buồn cười thật... ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 10 Tháng Giêng, 2012, 08:39:47 pm
Chào bác bob !thế mà tôi cũng có 3 cái tết trong quan ngũ đấy ,Tết 1972 sang 73 thì trên Trương sơn được mõi cái bánh chưng không thịt ,Tết 73 -74 không có ấn tượng gì ,Tết 74-75 ăn tết ở Đắc đam ,hôm 29 Tết còn bắn được một con nai hơn tạ ,lu bù suốt mấy ngày . thế mà tôi không được ăn cái Tết với dân trong đó lần nào cả bác Bob ạ .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 10 Tháng Giêng, 2012, 10:40:23 pm
Kính chào hai bác CCB Bob và Tomqb3 của f10 và f320 anh hùng !
Xin phép hai bác cho em hỏi : có phải thủ trưởng Đ mà hai bác nhắc tới là trung tướng Hồ Đệ, nguyên sư trưởng sư đoàn 10 không ạ ?

Năm mới chúc hai bác và các CCB chiến trường B3 mặc dù thêm một tuổi nhưng mãi trẻ trung, mạnh mẽ như 37 năm trước, hai bác trong đội hinh f320 và f10  quét sạch quân đoàn 2 của VNCH ra khỏi TN.
Mà chắc chắn là các bác vẫn còn trẻ trung lắm, hai chuyện " luồn rừng quay trở lại bờ suối " và " khổ vì hoa Pơ lang " được kể bởi hai cựu binh từ thời chống Mỹ, trẻ trung quá đi chứ !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 11 Tháng Giêng, 2012, 08:50:56 am
 Chào bác hanoi@! Cảm ơn bác đã quan tâm.
- thủ trưởng Đ mà bác hỏi không phải thủ trưởng Hồ Đệ. Mà là thủ trưởng Nguyễn Đằng (nguyên chủ nhiệm chính trị QĐ3) , người mà bác Tom đã gắn bó suốt những năm chiến tranh gian khổ ở TN.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 20 Tháng Tư, 2012, 08:26:40 am
Bác Tom@: Hôm qua (19/4) ban liên lạc CCB F10 ở Nha trang có báo cho bob tui chuẩn bị đi dự kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Đăk tô - Tân cảnh (24/4/1972 - 24/4/2012). Theo thư mời của BTL F10 ở Kon tum. Ở ngoài đó bác có nghe tin ae f10 có ai vào không.? Nếu có thông tin , nhờ bác cho bob biết, để liên lạc gặp lại đồng đội cũ với nhá. Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 20 Tháng Tư, 2012, 10:53:34 am
chào bác Bob !tôi đã liên lạc với mấy anh e24 f10 ở HP chắc không ai đi được !
gửi bác mấy tấm ảnh ccb e24 họp mặt
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn063.jpg"
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn025.jpg"
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn019.jpg"
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn094.jpg"
(http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn077.jpg")


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 20 Tháng Tư, 2012, 03:31:34 pm
chào bác Bob !tôi đã liên lạc với mấy anh e24 f10 ở HP chắc không ai đi được !
gửi bác mấy tấm ảnh ccb e24 họp mặt
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn063.jpg"
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn025.jpg"
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn019.jpg"
http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn094.jpg"
(http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TyNguyn077.jpg")
Cảm ơn bác Tom@ đã cho xem hình ảnh của các CCB E24 nhà tui gặp mặt dzui dzẻ quá. nhưng thú thực bob chỉ nhận ra mỗi bác Tom thôi, còn các chiến hữu khác tôi không còn nhận ra ai cả. Cảm ơn bác rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 14 Tháng Năm, 2012, 10:32:42 am
 Chào bác Bob ! vào nhà quên chào làm bác mần thinh ,xin lỗi bác nhé !
                             Chín Thương !
 Vào khoảng trung tuần tháng 6/75 đơn vị tôi chuyển về đóng quân ở Thủdầu Một trong thàng công binh -trường sĩ quan công binh của VNCH .Chúng tôi được đơn vị tổ chức đi làm công tác dân vận , tôi và một y tá ở trong một gia đình rất đông con, ở ngoại ô thị xã Thủ Dầu Một ,tôi còn nhớ từ trong thành Công Binh đi ra thị xã Thủ Dầu Một ,cái xóm ven thị xã ấy nằm về phía bên trái ,chỉ cách thành Công binh quãng một cây số ,chỗ rẽ ngay đoạn đường cong .Mặc dù gia đình có đông con (tôi đoán thế ) vì có cô con gái kêu chín ,tên Thương ,gọi đủ là Chín Thương khoảng 18-19 tuổi đang học lớp 12 ,trên cô chín là người anh trai kêu tên Tám  ngang tầm tuổi tôi , đi lính VNCH đóng ở Đồng Dù ,cấp bậc trung sĩ ,bị bắt hôm quân GP đánh Đồng Dù và được thả về nhà ngay ,anh Tám người khỏe mạnh da hơi đen , ít nói hơi lì ! ,trên nữa thấy còn một người con gái kêu tên chị Sáu tầm 27-28 tuổi cũng ít nói ! từng trải ,chưa lấy chồng , và một người con dâu kêu tên chi Tư ,tầm hơn 30 tuổi đã có 2 con ,có một cháu gái 3-4 tuổi rất xinh ,chồng chị Tư làm nghề lái xe đương dài ,2 tuần chúng tôi ở đấy không thấy anh chồng chị Tư về lần nào .Bác chủ nhà là người sởi lởi dễ gần tầm hơn 60 ,bà vợ ông chắc chỉ kém ong 2-3 tuổi ,người gọn gàng ,tóc đã điểm bạc ,chắc hồi còn trẻ bà thuộc diện  xinh gái ,cũng  ít nói !
     Chúng tôi được quán triệt : đây là vùng trắng ,tình hình chính trị phức tạp ,chúng tôi phải chú ý làm tốt công tác dân vận ,giữ đúng tác phong quân đội CM,giúp dân vệ sinh ngõ xóm ,sửa trường lớp để chuẩn bị cho học sinh vào khai giảng năm học đâu tiên sau GP …Lúc tôi mới đến ,không khí cũng hơi trầm ,tôi chỉ nhìn thấy ánh mắt thiện cảm của ông già và cô con gái trẻ (chín Thương ),nhìn anh con trai lầm lì ( tôi đã biết anh là lính VNCH) ,tôi cứ nhìn anh và đoán tay này cũng oánh nhau ra trò đây ! ,cũng may  có cháu gái nhỏ ,chỉ sau ít phút là cháu cứ quấn lấy tôi ,có lẽ sau này tôi nói chuyện với các thành viên trong gia đình đều có cháu gái ngồi trong lòng !cháu như cái cầu cho tôi gây được thiện cảm với các thành viên khác trong gia đình .Tôi hay nói chuyện với ông già , ông nói : hồi chín năm ông cũng tham gia các phong trào này nọ ,nhưng sau này họ o ép quá ,nhà lại đông con nên cũng thôi dần ,nhất là từ ngày con Sáu nó đi làm với bọn Mỹ trên SG là ông thôi hẳn ! chẳng biết ông tin tưởng tôi đến mức nào mà có lần ông bảo :mấy chú ít nói chuyến với con Sáu thôi ,nó sống phức tạp lắm !mà quả thật cho đến sau này chúng tôi đi vẫn chưa nói chuyện cởi mở với chị Sáu được và cũng không biết chị làm việc gì trước đó ! còn bà chủ nhà tất nhiên chúng tôi luôn kêu là má ,bà hiền ít nói ,mỗi khi bà nói là tôi cứ đứng ngây ra ,thú thật là tôi không nghe được gì !mỗi lần như vậy là cô Chín lại làm phiên dịch cho tôi !tôi nhớ nhất mỗi lần như vậy cô đều nói : má bảo anh thế này ,má bảo anh thế kia !rất dễ thương ! tôi thấy tình cảm của các thành viên trong gia đình với tôi ngày càng thân thiết ,tin tưởng ,tôi nhớ vào một ngày chủ nhật ,bọn tôi được nghỉ ,tôi có nói với gia đình là ngày chủ nhật tơí tôi có việc vào SG ,thế là ông chủ nhà gọi luôn cô Chín , ông bảo hay chủ nhật cái Chín lấy xe hông đa chở anh T vào SG ,cô Chín nhìn tôi như chờ đợi ! lúc đó tôi nghĩ đến đơn vị đã có mấy trường hợp cs ra ngoài ngồi sau xe máy của mấy cô bị quân cảnh bắt ,tôi liền nói :dạ !mai con đi với mấy anh bạn nữa !tôi thấy cô Chín lại nhìn tôi nói như dỗi : ảnh khổng muốn đi với con !
  Cô Chín có cái xe hông đa loại nhỏ ,mỗi khi nổ máy phải ngồi lên xe đạp mấy vòng như kiểu xe MôBi lét (cá xanh ) ,mỗi khi đi đâu Chín lại không đủ sức đạp nổ máy ,thế là tôi lại có điều kiến làm công tác dân vận !cũng may là  tôi đã làm quen với xe máy và cả ôtô khi còn ở sân bay TSN ,những lúc nổ xe rôi đưa cho Chín ,thấy Chín đoan trang trong bộ quấn áo dài trắng tôi cũng thấy gắn bó !những lúc rỗi tôi hay nói chuyện với Chín ,bây giờ cũng không còn nhớ nói những truyện gì chỉ nhớ có nói đến những tiểu thuyết mà tôi đã đọc ,hình như ngày xưa tôi nhớ những chi tiết trong truyện lắm : những cảnh anh chàng sĩ quan Đức  Phôn Gôn Rinh sát vai với cô MôNích cùng choàng chung một tấm áo mưa đi trên đường phố BecLin , rồi cái hôn như có luồng điện giật chạy suốt sống lưng của chú  PaVen choai choai với cô gái con nhà giầu TôNhia … có một lần tôi và Chín đang ngồi nói chuyến với nhau ,tất nhiên là có cô cháu gái ngồi trong lòng ,bỗng nhiên cô cháu gái hôn váo má tôi chút chút ,tôi thì vẫn thấy như mọi khi ,nhưng lúc ấy thấy Chín hỏi bé :bé thơm chú T có ngon hông ? …dạ ngon ạ ! tự nhiên chúng tôi nhìn nhau ! tôi cũng thấy xôn xang trong lòng !...
  Thế là chúng tôi đi làm công tác dân vận đã được một tuần ,công việc cũng không có gì to tát :làm vệ sinh các tuyến ngõ ,vận động nhân dân làm nhà vệ sinh ,họp với thanh niên ,thiếu niên ,tu sửa trường học …và có lẽ sống với dân để gây cảm tình ,gắn bó quân dân là chính thì phải !với tôi từ hôm đến ở trong nhà Chín ,tôi đã chiếm được cảm tình của mọi người ,chỉ còn chị Sáu và anh Tám là chưa tâm sự nhiều ,một hôm tôi nhớ hôm ấy chỉ có tôi ở nhà ,người cs ytá có việc phải vào thành ,bỗng nhiên tôi thấy anh Tám gọi : Chín !kiếm cái gì để tao và anh T lai rai chút ! tôi nghe chín dạ một tiếng ngoan ngoãn .                



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 14 Tháng Năm, 2012, 10:01:01 pm
Gửi Tiến Tomq3 : Phê rồi đó T ơi , ông cứ ủ kĩ những chuyện tình ái trong ruột trong gan mãi nó không nẩy mầm được . Ôi chao ! ba mươi bẩy năm cô chín đã có thể thành mười chín rồi . Kể khẩn trương đi nhé . Nói như hồi B3 là cứ kể " thí xác " đi . Chờ ông đấy


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 15 Tháng Năm, 2012, 07:39:15 am
NTL ơi ! làm gì có tình yêu ,tình ái ở đây ! rặt truyện công tác dân vận ! bạn lại chụp mũ kiểu chính trị viên rồi .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 16 Tháng Năm, 2012, 03:31:42 pm
   
                          Chín Thương !
 dạ !mai con đi với mấy anh bạn nữa !tôi thấy cô Chín lại nhìn tôi nói như dỗi : ảnh khổng muốn đi với con !
 ...:bé thơm chú T có ngon hông ? …dạ ngon ạ ! tự nhiên chúng tôi nhìn nhau ! tôi cũng thấy xôn xang trong lòng !...
  
He he , Lão Tom coi bộ hiền lành... thế mà cũng đáo để nhở! ...Giấu kỹ thế! Chiện này hấp dẫn đây, Kể tiếp "ký ức" đi. Bob mới đi một chuyến mấy tỉnh miền tây nam bộ và ra cả Phú quốc nữa mới về sáng nay. Nhào dzô VMH đọc thấy chuyện "tình cảm" của Bác tom "ngày xửa ngày xưa" ở Thủ dầu một cũng gây cho bob chút "tò mò" rồi, Hồi ấy bob cũng đóng quân ngay trong Phú lợi (thủ dầu một) muốn kiếm chút "tình cảm em út" mà không kiếm nổi! hì hì Tui kém thật.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Năm, 2012, 07:57:38 am
 Bác Tom@, tiếp đi chứ! hổng lẽ "tình cảm" mới ló ra chút xíu với cô Chín vậy thôi sao? Bob tui hồi ở đó (Bình dương) có đi làm công tác "Dân dzận" ở Tân uyên mà chẳng kiếm được mảnh tình "vắt vai" nào. Nên nghe chuyện bác cứ ngóng cổ chờ...! Còn trong ký ức của tôi thì toàn chuyện "oánh nhau" có khô khan và ghê ghê thế nào ấy! Còn mấy trận mình "oánh nhầm" kiểu "quân ta chiến thắng quân mình" thì bob có được "thưởng thức" vài lần, kể ra "đau lắm" nên bob chưa kể. Xin ý kiến bác: những chuyện như vậy có nên kể không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 28 Tháng Năm, 2012, 10:18:24 am
Chào bác Bob !kể thôi ,có gì liên quan đến đời lính của mình là kể được (trừ nó có thể ảnh hưởng xấu đến bọn trẻ ) ,còn chuyện lần đi làm công tác dân vận của tôi ,tôi cứ nghĩ là mình đã làm tốt nhiệm vụ ,kết quả là nhân dân yêu quý bội đội ! kể công với các ccb tý thì lão Luân đên nó lại bảo mình phê ,tức là hâm ,thế là mình tịt mất dòng văn thôi !để mấy hôm nữa nhớ lại tôi sẽ kể tiếp bác nghe nhé !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 28 Tháng Năm, 2012, 11:54:16 am
ối giời ôi lão Tom ôi . Luân tôi nói phê là tôi phê . Nghe chuyện ông tôi phê rồi . Chứ không bảo Tom phê . Kể tiếp đi nhé đừng để cả tôi và Luân trắng đánh thức đâu đấy . Chờ chuyện của bạn đấy nhé


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 29 Tháng Năm, 2012, 11:16:03 am
Chào bác Bob !kể thôi ,có gì liên quan đến đời lính của mình là kể được (trừ nó có thể ảnh hưởng xấu đến bọn trẻ ) ,còn chuyện lần đi làm công tác dân vận của tôi ,tôi cứ nghĩ là mình đã làm tốt nhiệm vụ ,kết quả là nhân dân yêu quý bội đội ! kể công với các ccb tý thì lão Luân đên nó lại bảo mình phê ,tức là hâm ,thế là mình tịt mất dòng văn thôi !để mấy hôm nữa nhớ lại tôi sẽ kể tiếp bác nghe nhé !
  “Vồ hụt” mà ta đấm vào ta!

 Ngày ấy vào khỏang đầu năm 1974, việc vi phạm hiệp định Pa ri của phía bên kia đã trở nên thường xuyên hơn. Chúng thực hiện ý đồ “xóa thế da báo”. Ngoài việc chúng bắn phá ác liệt tuyến chốt của ta thì chúng thường cho quân bí mật luồn sâu vào vùng giải phóng. Cũng trong thời gian đó bob tui vừa được ban cán bộ E điều động từ C4,D4 về C8,D5 (cũng là C hỏa lực). Mới về được vài ngày (chưa quen hết mặt anh em trong đơn vị) thì đơn vị nhận nhiêm vụ đánh quân lấn chiếm. Trận đánh nhỏ thôi. Lực lượng địch khoảng một đại đội. Theo bên trinh sát báo về là chúng mới nống ra, nên chỉ có công sự tạm thời (hố cá nhân). Nên ta phải đánh ngay không cho chúng củng cố thêm công sự và lực lượng. Trung đoàn lệnh cho D5: “Diệt gọn”! Như vậy ta dùng một D đánh một c địch. Hỏa lực cũng chỉ cần sử dụng mấy khẩu cối 82, dkz, 12,7 ly của C8 chúng tôi. ( Đại đội của bob lúc ấy có ba trung đội: Gồm b cối 82 (có 1 khẩu), b DKZ (Một khẩu) và b 12,7ly (2 khẩu).
 Tuy trận đánh nhỏ nhưng công tác chuẩn bị chúng tôi làm khá kỹ từ khâu chuẩn bị vũ khí cho đến quán triệt quyết tâm…việc phân công trong Ban chỉ huy đại đội đi với các B ( A Khải C trưởng đi với b cối, bob C viên đi với b 12,7ly. A Hạt C phó đi với b DKZ, a Hán C viên phó đi với bộ phận hậu cần).
 Đêm tiềm nhập vào trận địa, trời tối như mực chúng tôi phải bám sát nhau theo chân đồng chí trinh sát… Hai khẩu 12,7 ly của c tôi trận ấy phải bố trí trước đội hình của bộ binh. (Vì Dùng 12,7ly bắn quét chế áp địch). Mọi việc diễn ra trong đêm khá êm ả. Đối phương (địch) chả có động tĩnh gì. Chúng tôi còn phân công nhau thức trực. Số còn lại  tranh thủ dựa vào vách công sự làm giấc “ngon lành”…Chờ hiệu lệnh nổ súng.
 Đúng giờ N (trời vừa mờ sáng): Ầm… Sau tiếng nổ thật lớn của quả mìn định hướng (ĐH10) là 12,7 ly chúng tôi khạc lửa. Hai khẩu 12,7ly của chúng tôi bắn không tiếc đạn. Phía sau lưng chúng tôi cối 82ly cũng cạch oành liên tục…Sau khoảng 15 phút khi bb chuẩn bị xung phong, tôi nghe qua máy điện thoại hữu tuyến (a Thang D trưởng nhắn: Khi bb xung phong lên, 12,7 vẫn tiếp tục bắn nhưng ngóc nòng súng lên trời). Đang trong cái mớ âm thanh hỗn độn đó thì bỗng xẹt …Oàng. Một quả đạn cối nổ ngay trước công sự chúng tôi (cách chừng 5-6 mét). Theo phản xạ tự nhiên tôi ngồi thụp ngay xuống công sự đồng thời thấy cổ tay phải đau nhói, máu chảy đầm đìa. Tôi vội móc cuộn bông băng ở thắt lưng băng bó lại. Trong lúc loay hoay tự băng cho mình thì thấy thằng Phan (xạ thủ số 1) bất động trong tư thế vẫn đang đứng, nhưng đầu bạn tôi lại gục xuống thân súng 12,7, Máu chảy đầm đìa. Thằng Thân xạ thủ số 2 ngồi lút đầu dưới công sự thì không hề gì. Tôi và thằng Thân từ từ đỡ Phan nằm xuống, lau máu trên mặt rồi băng bó cho Phan (một mảnh cối ghim vào ngay giữa trán) Phan bất tỉnh (xong trận đánh Phan được anh em đưa ngay đi cấp cứu ở bệnh xá trung đoàn). Lại nói về trận đánh hôm ấy Khi ta dùng hỏa lực xong : cối và ĐKz Ngừng bắn Thì bb ta xung phong …Nhưng chỉ một lúc sau tôi thấy bb ta lục tục quay ra . Tôi hỏi : thế nào?! Mấy ông lính bb nhà ta nói đùa: “Các ông bắn mạnh quá nó chạy mất rồi! Bọn tôi vào… chỉ còn đám đất không…chả có gì cả”! Vậy là tôi hiểu: “Mình đã “vồ hụt”!     
 Sau trận đó về lại hậu cứ, tôi hỏi a Khải: Hôm ấy cối có mang đế không? Khải lúng túng: Anh em nói: phải mang theo nhiều đạn…nên tôi cho để ở nhà, chỉ mang mổi nòng “bắn ứng dụng”!!! _ Trời ạ! Tôi kêu lên: Thế là ông xuýt giết tôi rồi. (Tôi giơ cái tay còn cuốn băng trắng lên) Quả đạn “ứng dụng” của ông đây! Còn thằng Phan nữa , đưa đi bệnh xá rồi đấy, chả biết sống chết thế nào….!
 Tôi khẳng định như vậy, vì trận ấy suốt từ khi ta nổ súng đến khi ta rút về hậu cứ. Chỉ có ta nổ súng thôi. địch chưa có phản ứng gì. (Kể cả pháo và máy bay địch). Thì làm sao mà đổ cho đạn địch được. Đau thật…! Bài học nhớ đời. bob dấu mãi hôm nay mới kể. Mong bác Tom@ và các bác có ai lỡ đọc xin thông cảm cho bob. Xin cảm ơn.
Ghi chú:
 (Tất cả những nhân vật trong trận đánh trên đều tên thật, Riêng a Khải C trưởng đã hy sinh tại đèo Phương hoàng 3/1975 khi đánh lữ dù 3. Còn Phan cũng hi sinh tại bệnh viện 211 sau mấy tháng sống thực vật, không biết gì nữa. ngay trong năm 1974)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 29 Tháng Năm, 2012, 12:08:49 pm
Một bài học đau ! cối ứng  dụng mà tương vào hỏa lực thì cánh bb ăn đủ à bác ! còn công tác trinh sát thì đơn vị đánh giá thế nào ?hay chúng đã rút sạch trước rồi ? 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 29 Tháng Năm, 2012, 03:50:55 pm
Một bài học đau ! cối ứng  dụng mà tương vào hỏa lực thì cánh bb ăn đủ à bác ! còn công tác trinh sát thì đơn vị đánh giá thế nào ?hay chúng đã rút sạch trước rồi ? 
Cảm ơn bác đã quan tâm. Cối bắn "ứng dụng" không bàn đế, chỉ trong trường hợp khẩn cấp, mà không có quân ta phía trước. Hôm ấy cũng may chỉ lạc vào khu bb ta có một quả (vì 12,7ly của bob bố trí ngay trong đội hình bb) Nếu không thì toi hết. Từ đó về sau tui kiên quyết không cho phép bắn "ứng dụng" nữa. Còn công tác trinh sát thì tui không rõ lắm. Theo tôi biết thì trinh sát đã bám địch liên tục từ khi phát hiện chúng lấn chiếm...rồi báo cáo về chỉ huy trung đoàn: "Địch vẫn còn" ta mới đánh! Bởi vậy khi ta đánh vào phát hiện không còn thằng nào. mới biết là chúng "biến" lúc nào không hay. (Chỉ còn công sự và vỏ đồ hộp "còn mới"). Có thể chúng rút trong đêm...khi "phát hiện" ta khi vào tiềm nhập. Một bài học nhớ đời. Nhưng đau một nỗi là cối của c mình choảng vào 12,7 của chính mình mới "đau lâu" chứ. Khải C trưởng vẫn kề vai sát cánh với tôi sau trận ấy, a có vẻ "ân hận" lắm! Nhưng số Khải không may. Khi vào chiến dịch 1975 tôi về C11,D6 bb. Khải vẫn C trưởng C8. trong trận đánh (lữ dù 3) tại đèo Phượng hoàng (3/1975) Khải hy sinh.
Những năm sau giải phóng (1976-1978) tôi về học và ở lại làm cán bộ khung của trường quân chính QĐ3. (Trường hồi ấy đóng tại Quân trường Lam sơn Dục mỹ, Ninh hòa, Khánh hòa). Tôi tìm được mộ của Khải trong nghĩa trang xã Ninh sim. Những năm ấy cứ đến 27/7 là tôi lại đến nghĩa trang thắp hương cho Khải...
Cảm động lắm!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Linh Quany trong 29 Tháng Năm, 2012, 04:10:51 pm
   Chào các chú !
   Cháu xem chuyện các chú cũng nhiều, cho phép cháu góp câu chuyện không ạ. Chuyện của cháu là lính thời bình không có đánh nhau đâu ạ !
  Chuyện chú Bob kể về cối hụt tầm làm cháu nhớ lại một lần diễn tập cấp trung đoàn bộ binh. Cháu là quân y có nhiệm vụ đi theo tổ công binh nằm hào gần mục tiêu. tổ này có nhiệm vụ gài mìn vào vị trí đã định, khi có pháo hiệu tấn công thì giật mìn giả làm pháo. Khi ngồi dưới hào thấy các loại hỏa lực cứ réo ầm ầm qua đầu, cháu sợ gần chết. Nhưng không sợ bằng nghe tiếng cối các loại cứ thấy nổ gần dần về phía hào bọn cháu. Đồng chí thông tin đi theo mới đầu còn nói mật mã yêu cầu chỉnh tầm ra xa, sau thấy càng ngày càng gần thì anh B trưởng công binh cáu tiết vồ máy đan mạch ầm ĩ. Lúc ấy cháu mong kiếm đựợc cái xẻng khoét hàm ếch chui vào không có quả nào nó tọt trúng đội hình thì đi hết. Đúng là bộ đội cảnh buồn cười các chú nhỉ !
   Chúc các chú luôn mạnh khỏe ! Chào các chú !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 29 Tháng Năm, 2012, 09:29:19 pm
Chào bác Bob, nhất định khi nào em vào Dục Mỹ, em chạy ra Nha Trang với bác. Nhà bác ruột em  đầu cầu Dục Mỹ, sau bưu điện, còn mộ chí thì ở nghĩa trang Ninh Sim, em và bác lên thắp hương anh Khải . Mong rằng có dịp sớm được diện kiến bác.
Bác Tomqb3 ơi, mong bác tiếp chuyện cô Chín. Đúng đến đoạn hay thì bác pause ,   thế bác với anh Tám rượu với nhau thế nào. Mong bác kể tiếp.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Năm, 2012, 07:59:06 am
  Chào các chú !
   Cháu xem chuyện các chú cũng nhiều, cho phép cháu góp câu chuyện không ạ. Chuyện của cháu là lính thời bình không có đánh nhau đâu ạ !
  Chuyện chú Bob kể về cối hụt tầm làm cháu nhớ lại một lần diễn tập cấp trung đoàn bộ binh. Cháu là quân y có nhiệm vụ đi theo tổ công binh nằm hào gần mục tiêu. tổ này có nhiệm vụ gài mìn vào vị trí đã định, khi có pháo hiệu tấn công thì giật mìn giả làm pháo. Khi ngồi dưới hào thấy các loại hỏa lực cứ réo ầm ầm qua đầu, cháu sợ gần chết. Nhưng không sợ bằng nghe tiếng cối các loại cứ thấy nổ gần dần về phía hào bọn cháu. Đồng chí thông tin đi theo mới đầu còn nói mật mã yêu cầu chỉnh tầm ra xa, sau thấy càng ngày càng gần thì anh B trưởng công binh cáu tiết vồ máy đan mạch ầm ĩ. Lúc ấy cháu mong kiếm đựợc cái xẻng khoét hàm ếch chui vào không có quả nào nó tọt trúng đội hình thì đi hết. Đúng là bộ đội cảnh buồn cười các chú nhỉ !
   Chúc các chú luôn mạnh khỏe ! Chào các chú !

 Xin chào bạn Linh quany@! Chuyện bạn kể:  Gần đúng như trong chiến đấu vậy, Cho nên thực tế những năm còn chiến tranh bob tui còn chứng kiến nhiều "vụ cười ra nước mắt" nữa cơ. Bạn đã nghe ai nói có trường hợp: "Cối thả ngược" nổ ngay tại chổ chưa? Vậy mà trong chiến đấu đã từng xảy ra đấy! Cảm ơn bạn đã quan tâm.
@ Hahoi: Khi nào có dịp đến Nha trang bác cứ tin cho tôi, mình sẽ bố trí đi Duc mỹ! Cảm ơn bạn.   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 30 Tháng Năm, 2012, 01:39:56 pm
cảm ơn Hahoiđã quan tâm !
 Đây là lần đầu tiên tôi uống diệu trong gia đình một người dân miên Nam ! nhiều ấn tượng mà đến nay tôi vẫn còn nhớ nhưng nói thật là tôi không còn nhớ hôm ấy tôi với anh Tám đã nói với nhau những chuyện gì !chỉ nhớ là  cũng rất cởi mở ,nhưng tôi lại ấn tượng với cách xưng hô trong gia đình ,mặc dù cô Chín chỉ dưới anh Tám thôi mà rất lễ phép ,lấn đầu tôi nghe nói gì Chín cũng dạ ! đáng lẽ gọi thì mới dạ ,bảo lấy cái gì thì vâng nhưng Chín đều dạ nghe vừa ngồ ngộ lại dễ thương !cảm nhận của tôi là sự giáo dục trong gia đình này nề nếp . Tôi và Tám  ngồi uống ở bàn còn chín cứ đứng bên cạnh ,nếu tôi cần cái gì ,chưa kịp lấy đã thấy Chín như đọc được ý muốn của mình ,mấy năm ở rừng ăn sắn ăn khoai , ăn uống ào ào ,hôm ấy tôi thấy các món được bầy ra rất nhiều đĩa nhưng mỗi đĩa chỉ có tí tẹo ,lúc đó tôi nghĩ ít thế kia thì lính nhà mình quơ hai cái là hết  cả đĩa !                  
  Hai tuần  đi làm công tác dân vận đã qua tôi phải về đơn vị , đến khi ra quân tôi có quay lại gia đình chơi vài lần ,khi về trường cũ tôi và Chín còn mấy lần ghi thư cho nhau hỏi thăm sức khỏe gia đình ,thế rôi có lẽ xa sôi quá mà chúng tôi không còn thư từ nữa !  
Cảm ơn bác Bob nhé !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 31 Tháng Năm, 2012, 09:39:27 am
cảm ơn Hahoiđã quan tâm !
 Đây là lần đầu tiên tôi uống riệu trong gia đình một người dân miên Nam ! nhiều ấn tượng mà đến nay tôi vẫn còn nhớ nhưng nói thật là tôi không còn nhớ hôm ấy tôi với anh Tám đã nói với nhau những chuyện gì !chỉ nhớ là  cũng rất cởi mở ,nhưng tôi lại ấn tượng với cách xưng hô trong gia đình ,mặc dù cô Chín chỉ dưới anh Tám thôi mà rất lễ phép ,lấn đầu tôi nghe nói gì Chín cũng dạ ! đáng lẽ gọi thì mới dạ ,bảo lấy cái gì thì vâng nhưng Chín đều dạ nghe vừa ngồ ngộ lại dễ thương !cảm nhận của tôi là sự giáo dục trong gia đình này lề lếp . Tôi và Tám  ngồi uống ở bàn còn chín cứ đứng bên cạnh ,nếu tôi cần cái gì ,chưa kịp lấy đã thấy Chín như đọc được ý muốn của mình ,mấy năm ở rừng ăn sắn ăn khoai , ăn uống ào ào ,hôm ấy tôi thấy các món được bầy ra rất nhiều đĩa nhưng mỗi đĩa chỉ có tí tẹo ,lúc đó tôi nghĩ ít thế kia thì lính nhà mình quơ hai cái là hết  cả đĩa !                   
  Hai tuần  đi làm công tác dân vận đã qua tôi phải về đơn vị , đến khi ra quân tôi có quay lại gia đình chơi vài lần ,khi về trường cũ tôi và Chín còn mấy lần ghi thư cho nhau hỏi thăm sức khỏe gia đình ,thế rôi có lẽ xa sôi quá mà chúng tôi không còn thư từ nữa !   


 Phải công nhận bác tom@ có trí nhớ tôt thật. Ba bốn chục năm rồi mà còn nhớ đến từng "chi tiết" "dạ, dạ, vâng vâng. Chứng tỏ "ấn tượng" với cô Chín khá đậm đấy chứ...
- Mà "Cụ Tom@" ơi! Cụ "Lói ngọng" thì có thể chấp nhận được, nhưng viết thì phải viết đúng "chính tả" chứ! Cụ xem lại vài chỗ đo đỏ trên. Kẻo lớp trẻ họ cười chết. Hì hì ...!!!  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Sáu, 2012, 03:03:44 pm
 Bác Tom@ ơi ời! bob chọc vui tý thôi, đừng giận nhá. Tiếp cái mạch "tình củm" với cô Chín đi ...Mới quen nhau vài tuần mà nhớ dai thế, khi ra quân dìa quê còn thư từ qua lại...mà nói "hổng có chi" thì hơi bị lạ. Hay sợ bà xã đọc được nên hổng dám chứ gì.?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 02 Tháng Sáu, 2012, 06:40:47 am
khổ thế đấy bác ạ ! sửa mãi mà không được ! nhiều lúc đã gõ tộm lại còn phải hỏi bà xã là "sờ" gì !
- còn chuyện cô Chín chỉ thế thôi ! bác có nghe cô khác thì tôi kể tiếp !hi hi ...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Sáu, 2012, 09:55:45 am
khổ thế đấy bác ạ ! sửa mãi mà không được ! nhiều lúc đã gõ tộm lại còn phải hỏi bà xã là "sờ" gì !
- còn chuyện cô Chín chỉ thế thôi ! bác có nghe cô khác thì tôi kể tiếp !hi hi ...
Cô nào cũng được! Bác cứ kể ra cho vui! Mình già rồi, đâu có gì nữa (ngoài "ký ức" thời trai trẻ)! À mà bác cố gắng lên chương trình vào Nha trang chơi lâu lâu tí, để đi câu cá chơi nhá. Nếu khi nào vào được bác điện trước bob biết. bob còn chuẩn bị: (cần, mồi, lưỡi, cước, chì...) Ca nô của bob chở được 10 người.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Chín, 2012, 08:19:03 am
* Bác Tomqb3@: Bác có thông tin gì về anh Năm c trưởng c11 của bob chưa? Đây là hình của bob và năm chụp ở Sài gòn 1975.
(http://i1056.photobucket.com/albums/t372/luongvannhan/d823f6ef.jpg)
Anh Năm người đặt tay lên vai bob. Nếu có thông tin gì về a Năm bác cho bob biết nhé. Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 03 Tháng Chín, 2012, 08:57:53 am

   Toqb3, Bob!

   Mình là người lính tiểu đoàn 4, trung đoàn 19, sư đoàn 968 đã vào thay vị trí các đồng đội đầu năm 1975 ở Bắc Tây nguyên đây, các địa danh mà Toqb3 và bob dùng đều quên thuộc với mình. Mình mới vào trang này 2 tháng nên chưa đọc phần 1 đồng đội đã viết, hôm nay đọc phần này thôi. các điểm cao bạn dùng sau này bọn mình đã đánh chiếm hoặc bứt rút - điểm cao Chư kara, chư gôi không biết có phải điểm cao mà các bậc đàn anh năm 1967 lính mũ sắt Hà Nội đánh không nhỉ và thế hệ đàn em của các anh năm 1975 có một số lính là người Hà Nội chúng tôi đã đánh một trận phục thù rất đẹp và tôi tin linh hồn các anh đã thấy phù trợ cho chúng tôi trận này.

  Còn về cối - đạn cối thời đó lính cối C4 tiểu đoàn tôi đã không thích dùng đạn của Trung Quốc rồi vì bỏ vào có quả nổ ngay đầu nòng, anh em tổn thương nhiều nên chủ yếu dùng đạn của Mỹ. Thôi đôi lời phi lộ, đồng đội viết tiếp đị.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Chín, 2012, 09:40:24 am

   Toqb3, Bob!

   Mình là người lính tiểu đoàn 4, trung đoàn 19, sư đoàn 968 đã vào thay vị trí các đồng đội đầu năm 1975 ở Bắc Tây nguyên đây, các địa danh mà Toqb3 và bob dùng đều quên thuộc với mình. Mình mới vào trang này 2 tháng nên chưa đọc phần 1 đồng đội đã viết, hôm nay đọc phần này thôi. các điểm cao bạn dùng sau này bọn mình đã đánh chiếm hoặc bứt rút - điểm cao Chư kara, chư gôi không biết có phải điểm cao mà các bậc đàn anh năm 1967 lính mũ sắt Hà Nội đánh không nhỉ và thế hệ đàn em của các anh năm 1975 có một số lính là người Hà Nội chúng tôi đã đánh một trận phục thù rất đẹp và tôi tin linh hồn các anh đã thấy phù trợ cho chúng tôi trận này.

  Còn về cối - đạn cối thời đó lính cối C4 tiểu đoàn tôi đã không thích dùng đạn của Trung Quốc rồi vì bỏ vào có quả nổ ngay đầu nòng, anh em tổn thương nhiều nên chủ yếu dùng đạn của Mỹ. Thôi đôi lời phi lộ, đồng đội viết tiếp đị.
Xin chào bác xuanxoan@. Cảm ơn bác đã quan tâm. Đầu năm 1975 đơn vị tôi (E24/F10) rời tuyến chốt bắc TXKontum , cơ động về Buôn ma thuột. Đơn vị của bác vào tiếp quản... Nếu bác đã ở tuyến chốt (Ngọc quăn, 601, Ngô trang, đồi vuông...đến Krông-Trung nghĩa...)  thì bác sẽ thấy : tuyến Chốt của ta đã bọc sát thị xã Kon tum.  Chư tankra (gần Kleng nơi đơn vị mũ sắt Hà nội đánh năm 1968)) nằm sau tuyến chốt rồi (là vùng giải phóng) bác ạ. Còn điểm cao Chư kara, Chư gôi mà các bác đánh 1975 nằm ở vị trí khác. Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 03 Tháng Chín, 2012, 12:14:09 pm
Bác Bob còn giữ được tấm ảnh quý ! năm 75 bác là c viên rồi mà trông Bấy nhỉ ,chả giống lính vừa ra khỏi chiến tranh gì cả ! cứ như cậu hs phổ thông ấy !
_vãn còn chưa tìm đến được bác Năm ,mới chỉ hỏi được là bác Năm vẫn khỏe ,nhưng mấy lần gặp gỡ e24 HP không thấy bác ấy đi dự ,lại chưa hỏi được xã ,thôn ! lại khất bác nữa rồi !
- Chào bác xuanxoan@ ,tôi vẫn theo đọc "vui vẻ chết ..." của bác ,có dịp lên HN sẽ gặp nhau tại  19c nhé !
_"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/z002.jpg"
khoe bác ảnh tôi trước chiến dịch HCM ở rưng TayNinh !
(http://_"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/z002.jpg")


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Chín, 2012, 03:47:54 pm
Bác Bob còn giữ được tấm ảnh quý ! năm 75 bác là c viên rồi mà trông Bấy nhỉ ,chả giống lính vừa ra khỏi chiến tranh gì cả ! cứ như cậu hs phổ thông ấy !
_vãn còn chưa tìm đến được bác Năm ,mới chỉ hỏi được là bác Năm vẫn khỏe ,nhưng mấy lần gặp gỡ e24 HP không thấy bác ấy đi dự ,lại chưa hỏi được xã ,thôn ! lại khất bác nữa rồi !
- Chào bác xuanxoan@ ,tôi vẫn theo đọc "vui vẻ chết ..." của bác ,có dịp lên HN sẽ gặp nhau tại  19c nhé !
_(http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/z002.jpg")
khoe bác ảnh tôi trước chiến dịch HCM ở rưng TayNinh !
Úi giời ơi! Hồi ấy đúng là "Bấy" thật! sốt rét nhiều, da xanh như tàu lá, cân nặng chừng 40kg, cao 1m68... bác thử hình dung xem hình dong sẽ  ra sao. Có lẽ  gần giống hình ảnh "việt cộng": " 7 người leo cành đu đủ không gãy" ấy mà. hì hì!
 Hôm ấy, cũng chẳng nhớ rõ ngày nữa. nhưng chỉ ít hôm sau khi giải phóng sài gòn. Tôi và anh năm rủ nhau ra cái tiệm ảnh ngay đầu đường Hoàng hoa thám, giao cắt với đường Hoàng văn thụ (bây giờ) Chụp chung để làm kỷ niệm ngày giải phóng sài gòn. Nên dù ảnh cũ lắm rồi tôi vẫn giữ lại. Tôi đã thử phóng to ra nhưng mờ lắm nên phải để nhỏ (bằng thật) hơi khó coi, bác thông cảm.
- Ngày 20/9 năm nay f10 đã gửi giấy mời ban liên lạc CCB F10 về dự lễ kỷ niệm 40 ngày thành lập. a Nguyễn quang Lâm (nguyên chủ nhiệm chính trị ) hiện là trưởng ban liên lạc CCB F10 tại Nha trang đã thộng báo cho bob cùng đoàn ccb đi dự. nếu có hình ảnh mới bob sẽ thông tin bác biết. Chúc bác khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 06 Tháng Mười, 2012, 03:23:49 pm
Bác Bob ơi ! hôm nay tôi mới hen được với anh trưởng ban liên lạc e24 HP đi tìm anh Năm ,trước khi đi lại nhờ anh bạn điện hỏi xem cụ thể ở xã nào để tìm cho nhanh ,nhưng cũng chỉ biết anh năm ở một trong hai xã Mai động hoặc Bích Động gì đó và lần gặp cũng cách lâu rồi ! chúng tôi quyết định đi bằng xe máy cho linh hoạt và xác định có khi chưa chắc đã tìm được !
  Trời hôm nay hơi mưa ,lúc đến chân cầu bính mới biết cầu vẫn đang sửa ,không cho xe otô qua ,thật may !đi cách cầu khoảng 4-5 cây tôi bảo anh bạn cứ hỏi một trong hai xã ,xã nào gần thì đến trước !đường vào xã Bích động gần nhưng phải quay lại hai cây ,khi vào đến đầu xã thấy có mấy bác tầm tuổi mình ,chúng tôi dừng xe hỏi thăm ,mấy bác nói trong xã có bác Năm ,đi bội đội chống mỹ nhưng chết rồi ! tôi hơi phân vân vì năm ngoái có một anh bảo anh năm vẫn khỏe mà ! mặc dù vậy chúng tôi bảo nhau cứ vào hỏi xem sao !hỏi thăm vào nhà lại đi quá một đoạn ,lại biết thêm thông tin là ông Năm trung tá ,trung đoàn trưởng về hưu đã chết mấy năm nay ,bà vợ đã đi lấy chồng rồi ! tôi nghĩ chắc là không phải rồi !
 đến trước cửa nhà ,thấy một cậu thanh niên chừng 30 tuổi tôi hỏi nhà ông Năm đi bộ đội năm 71 cậu ta bảo vâng đây là nhà ong năm và gọi :bà ơi có người hỏi thăm ông ! sau phút bỡ ngỡ một bác người đẫy đà ra chào và bảo ;nhà tôi đi bộ đội năm 71 ,nhưng ông ấy mất cách đây chục năm rồi !
 sau một hồi nói chuyện ,vẫn thấy phân vân ! tôi xin phép xem ảnh của anh năm , bà chủ nhà đứng lên ghế lấy xuống tấm ảnh trên bàn thờ ,ảnh chụp đội mũ không thấy giống tấm ảnh bác Năm chụp với bác năm 75 ! chúng tôi hỏi tiếp ,ông nhà có đóng quân ở tây nguyên khổng ?bà chủ bảo có ,ở Căm pu Chia ,ở cả Lạng Sơn !
 chúng tôi lại hỏi bác có thấy ông nhà nói ở trung đoàn 24 ,sư 10 ,quan đoàn 3 không ? bà và cả cô con gái lúc náy vào ngồi cạnh mẹ cũng nói :bố cháu ở trung đòa 24 ,sư 10 là đúng rồi !
 tôi vẫn còn phân vân lại hỏi ;thế gia đình có tấm ảnh nào ông chụp gần đây không ? một cô con gái khác của ông Năm bảo bên nhà con có ảnh ông chúp khi con nhà con hơn tuổi ! ảnh được mang đến !nhìn ảnh tôi cũng vẫn không chắc là anh Năm của bác ! lại ngồi nói chuyện ,mãi không thấy bà chủ nhắc đến tên ai mà chúng tôi biết ! cuối cùng tôi nghĩ tới bức ảnh bác chụp chung với anh năm hồi giải phóng ,tôi liền hỏi cô cháu gái :nhà có máy tính nối mạng không cháu ? cô cháu gái bảo ở nhà bên khia có ! thế là chúng tôi kéo sang ,bà chủ nhà có máy tính vui vẻ nói ;hai nhà như một ,các bác cứ tự nhiên !
 Tôi liền mở trang QS nhà ta ,mọi người rất hồi hộp ! có tiếng cô con gái nối :con cũng chưa thấy bố hồi trẻ như thế nào ? tôi cũng hồi hộp không biết có phải anh Năm của bác Bob không ?
 thật may khi vừa mở tấm ảnh ra ,bà vợ anh Năm liền nói đúng ông đây rồi ! tôi thở phào !
 Chúng tôi lại về bên nhà nói chuyện tiếp ,sau một hồi truyện trò đâ thấy thân mật anh bạn tôi hỏi : chị ơi ! chi đi bước nữa ! anh nhà cũng đồng ý à ? qua chút ngượng ngùng chị bảo cũng dựa vào nhau cảnh già thôi chú ạ ! ông ấy năm nay cũng 77 tuổi rồi ! tôi và anh Năm chỉ được có hai cô con gái thôi !các cháu hai bên chúng nó cũng đòng thuận cả !
  đã đến gần trưa gia đình mời chúng tôi ở lại ăn cơm ,chúng tôi xin phép về !
 Ra về ,mặc dù đã hoàn thành việc bác nhờ ,mà tôi cứ thấy man mát buồn thế nào ấy !dù chỉ biết anh Năm qua bác ,nhưng thấy anh Năm mất sớm quá ,đánh Mỹ ,đanh Pôt,đánh TQ không chết ,về nhà nghỉ  hưu mới năm mươi tuổi đầu chỉ ngã ở bậc thềm cửa mà chết !anh Năm tuổi nhâm thìn bác ạ .
 tôi gửi mấy tấm ảnh chụp khi đến nhà anh năm để bác tưởng tượng thêm !
 -http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05925.jpg" đây là cầu Bính đang sửa !
 -http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05927.jpg" trên cầu bính nhìn về cảng HP
 -http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05932.jpg" ảnh thờ anh Năm !
 -http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05933.jpg" vợ và con gái nhỏ của anh Năm !
 -http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05935.jpg" anh Khoái bll e24 HP đang tâm sự với vợ con anh Năm trước nhà anh Năm !
 -http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05938.jpg" cả nhà đang xem anh anh Năm chụp vơia bác tronh mạng !
 Thôi chào bác Bob nhé!  


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Mười, 2012, 08:38:05 pm
-http://"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05932.jpg" ảnh thờ anh Năm !
_Phải cảm ơn bác Tom@ rất nhiều. Mặc dù Anh Năm không còn nhưng nhìn lại tấm hình của anh. bob tui nhận ra ngay."Đúng Năm rồi"! Mặc dù ở chung với Năm (C11) có hơn 1 năm thôi (từ 10/3/1975 đến tháng 6/1976) . suốt chiến dịch 1975 từ Buôn ma Thuột đến Nha trang rồi vào Sài gòn 30/4/1975... Hai thằng luôn sát cánh bên nhau. Cũng ròm ròm, ốm ốm...giống nhau, và cũng lỳ lợm như nhau "chẳng coi cái chết là gì cả"... Rồi giữa năm 1976 cả hai cùng chia tay c11,d6,e24 (bob đi học chính trị ...rồi chuyển ngành, Năm lên trợ lý tác chiến E). Cuộc sống đưa đẩy mỗi người một nơi... Mãi khi vào QUÂN SỬ mới có dịp tìm nhau... và bob đã nhờ bác tìm giúp... Cuối cùng cũng đã tìm thấy... Nhưng A Năm bạn chiến đấu cùng bob không còn... Thật buồn. Thật nhớ, thật thương A! bob có dự định nếu tìm được a Năm bob sẽ bố trí đi Hải phòng nhờ bác Tom@ chở ra Thủy nguyên gặp A ... sẽ uống với nhau một trận tơi bời...kể lại chuyện xưa! Nhưng...
 Vâng sự đời có lúc éo le vậy! Biết sao được. một lần nữa cảm ơn bác và cho bob gửi lời cảm ơn bác trưởng ban liên lạc ccb E24 hải phòng bác nhé.  Xin chào bác!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 08 Tháng Mười, 2012, 09:07:55 pm
Hai bác Tomq3 và bác Bob : đọc trao đổi của hai bác em rất trân trọng cái thâm tình trong đó, người CCB kể chuyện không phải cứ là bom đạn mới là chuyện của CCB, chuyện của CCB chính là chuyện tình đồng đội. Nói cho cùng ,  ở đâu cũng vậy, sau cuộc chiến còn lại cũng chỉ là những chuyện cảm động về đồng đội là đáng nhớ nhất và làm người khác xúc động nhất.
Chúc hai già Tomp3 và Bob mạnh giỏi !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 09 Tháng Mười, 2012, 08:03:05 am
Hai bác Tomq3 và bác Bob : đọc trao đổi của hai bác em rất trân trọng cái thâm tình trong đó, người CCB kể chuyện không phải cứ là bom đạn mới là chuyện của CCB, chuyện của CCB chính là chuyện tình đồng đội. Nói cho cùng ,  ở đâu cũng vậy, sau cuộc chiến còn lại cũng chỉ là những chuyện cảm động về đồng đội là đáng nhớ nhất và làm người khác xúc động nhất.
Chúc hai già Tomp3 và Bob mạnh giỏi !
-Cảm ơn bạn HaHoi@, đã chia sẻ! Đúng vậy. Những người lính chiến đã từng sát cánh bên nhau "cùng chia sẻ bom đạn, cùng chia sẻ cái chết"!... Rồi may mắn thoát chết...trở về với đời thường, trong sâu thẳm tâm hồn họ sẽ còn đọng lại cái gì!? Nếu không phải là tình đồng đội.
Vâng! HaHoi@ đã cảm nhận đúng cái hồn cốt đó. Rất cảm ơn bạn.
@Tom! Nhất định sẽ có dịp làm phiền bác nữa. bob sẽ nhờ bác chở đến nhà Năm để thắp cho người bạn nén nhang "thương,nhớ"!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 09 Tháng Mười, 2012, 06:44:45 pm
bác Bob nên ra dịp này thì rất đẹp ! vào dịp 3/11 mấy năm nay các ccb e24 HP thường tổ chức gặp mặt kỉ niệm ngày trung đoàn vào TN 3/11/1971 .Năm nay lại tổ chức ở Thủy Nguyên vì tướng Phạm văn Lợi người ThuỷNguyên trước là linh e24 vừa nghỉ hưu muốn khao quân ! bác ra dịp này sẽ gặp nhiều đồng đội cũ đấy .Cũng phải tranh thủ thời gian đi thôi ! vài tuổi nữa là chịu .
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Mười, 2012, 08:19:48 pm
bác Bob nên ra dịp này thì rất đẹp ! vào dịp 3/11 mấy năm nay các ccb e24 HP thường tổ chức gặp mặt kỉ niệm ngày trung đoàn vào TN 3/11/1971 .Năm nay lại tổ chức ở Thủy Nguyên vì tướng Phạm văn Lợi người ThuỷNguyên trước là linh e24 vừa nghỉ hưu muốn khao quân ! bác ra dịp này sẽ gặp nhiều đồng đội cũ đấy .Cũng phải tranh thủ thời gian đi thôi ! vài tuổi nữa là chịu .
 
Cảm ơn bác tom@. Ý định thì như vậy nhưng chưa biết khi nào mới thực hiện được vì bob hiện tại sức khỏa cũng không được khỏe lắm... ! ảnh của bob mới chụp :
(http://i1056.photobucket.com/albums/t372/luongvannhan/Snapshot_20121022_1_zpsb2c65002.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 22 Tháng Mười, 2012, 08:59:53 pm
Bác Bob thân mến
Mấy hôm nay mệt nằm nhà mới lần lần xem Kí ức một thời của bác từ đầu . Tiếc quá , nếu không nhờ Tomq3 tôi cũng không có diễn đàn này mà vào xem và góp chuyện đâu . Vì đến sau nên không đọc được nhiều , đọc rồi thấy bao nhiêu chuyện muốn nói cùng nhau một thời ở Tây Nguyên bác ạ . Chỉ nguyên cái chuyện E 24 của bác hồi tháng 3/75 thôi đã đầy chiến tích . Những mà trận địa , trận đánh thì có thể không nhớ kĩ chứ nỗi khổ ở TN thì nhớ mãi và thật kĩ bác nhỉ .
... mong được gặp bác ngoài này lắm . Chúc BOB khoẻ thật khoẻ / Lính TN


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 23 Tháng Mười, 2012, 06:02:45 am
nhìn bác bob vẫn còn phong độ lắm ! nhưng ảnh chụp ngược ánh sáng đèn trần nên tối quá !
hôm qua bọn tôi lại tiễn đưa một đồng đội của e24 ra đi vì tai biến ! mấy anh em gặp nhau ,tôi có nói truyện bác ! có anh Chiến ngày trước 75 là đại đội phó 11 cũng mang máng nho bác !
 -gửi bác tấm ảnh tôi mới chụp hôm kỉ niệm 40 năm nhập ngũ !
"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05835.jpg"   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 23 Tháng Mười, 2012, 09:26:25 am
nhìn bác bob vẫn còn phong độ lắm ! nhưng ảnh chụp ngược ánh sáng đèn trần nên tối quá !
hôm qua bọn tôi lại tiễn đưa một đồng đội của e24 ra đi vì tai biến ! mấy anh em gặp nhau ,tôi có nói truyện bác ! có anh Chiến ngày trước 75 là đại đội phó 11 cũng mang máng nhứ bác !
 -gửi bác tôi mới chụp hôm kỉ niệm 40 năm nhập ngũ !
(http://<a href="http://s1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/?action-view&amp;current=DSC05835.jpg" target="_blank"><img src="http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05835.jpg" border="0" alt="Photobucket"></a>) 
* Tom@: Thú thật với bác, cái hình mới tải lên là do anh con trai tôi nó bấm ngay tại máy vt của hắn rồi thử tải lên ngay tại nhà nó ở sài gòn. thành thử bị tối (không rõ). bác thông cảm. (tôi đang nhờ hắn hướng dẫn lại cách tải ảnh lên trang viết) vì tôi còn nhiều ảnh ở nhà mà loay hoay tải mãi không được.
* Bác Luân, Cảm ơn bác đã quan tâm. Mình là lính Tây nguyên mà. Trải qua gian khổ thực tế rồi nên khi những điều bác viết lên nó như hiện lại "mới rợi" như vừa diễn ra vậy. Quên sao được! Mà bác lại có cái "tội" viết nó sống động quá, thực quá. Nên khi mở DNGN là tôi nhảy ngay vào đọc: "Lính Tây nguyên" của bác. Cảm ơn bác nhiều, chúc bác khỏe và viết đều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Mười, 2012, 10:34:06 am
-gửi bác tấm ảnh tôi mới chụp hôm kỉ niệm 40 năm nhập ngũ !
"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05835.jpg"   
Tấm ảnh bác Tom@ mới up lên đẹp và rõ lắm, Cái lão CCB đúng cạnh bác trông quen lắm. Nhưng không nhận ra ai? Còn Chiến C phó 11 trước 75, tôi lục mãi trong bộ nhớ mà không tìm ra ai tên Chiến cả. Nhờ bác hỏi lại bác Chiến xem bác ấy c phó 11 thời điểm nào?! Vì khi tôi về nhận C viên c11 sau trận d6,e24 đánh vào căn cứ e45 (địch) ở BMT. (Thay anh Giá, hy sinh ngày 11/3/1975) thì BCH đại lúc ấy có: Anh Năm c trưởng, anh Thuần c phó. anh Cầm c viên phó. (hay anh Chiến c phó trước anh Thần không biết)?. Khoảng giữa năm 1973 tôi đang ở e40 pháo mới được chuyễn về e24. Trong thời gian hơn 1 năm mà tôi được chuyển qua 3 đơn vị của e24: ( C4,D4/ C8,D5/ C11,D6 đều làm C viên). Nên khá nhiều người e24 biết. Những lần nhận nhiệm vụ như vậy đều được gọi về ban cán bộ trung đoàn, rồi được cấp trên động viên... về thay đ/c anh A, anh B... hy sinh hoặc bị thương... Chỉ kể qua như vậy, bác sẽ hình dung ra trong chiến đấu: cán bộ cấp đại đội bị loại khỏi vòng chiến khá nhiều. Bob tui rất may mắn nhiều lần nên mới còn sống đến bây giờ. Hì , hì...! 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 24 Tháng Mười, 2012, 11:44:00 am
@ Bob :
Nhớ lại những ngày tháng chiến dịch Tây nguyên 1975 , hừng hực náo nức mãnh liệt lại nghe các bác nhắc lại tôi thấy mình như còn trẻ Bob ạ . Về tôi , tôi cũng thuộc loại may mắn vô cùng vì là mũi đi đầu cho cuộc truy kích đường 7 mỗi ngày tác chiến mấy lần , mỗi ngày vừa hành quân vừa đánh nhau vài chục cây số suốt hàng tuần không ngủ mà vẫn chịu được . Tôi không hiểu sức mạnh lúc ấy sao lại được như thế .
Tôi nhắc lại lời trưởng phòng tác chiến B3 về đơn vị Bob nhé :
...'  Tôi còn nhớ mũi thọc sâu của tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Sư 10 . Khi chiếc xe tăng đi đầu bị sa lầy , bộ đọi ùn lại , máy bay địch oanh tạc vào đội hình . Đồng chí Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng đã bình tĩnh , dũng cảm vượt lên chỉ huy bộ đội và anh dung hi sinh . Khi xe tăng ta tiến vào cửa mở , lúc này khói bụi mù mịt chiến sĩ lái không nhìn rõ đường , bất chấp hiểm nguy , đại đội trưởng Lê Xuân Chuyển chỉ huy , trung đội trưởng Nguyễn Đức Lập và tiểu đội trưởng Kiều Hải Âu cầm cờ đứng hai bên cửa mở làm lộ tiêu cho xe tăng mũi thọc sâu tiến vào . Bùi Đức Chín và 9 chiến sĩ của tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Sư đoàn 10 đã anh dũng hi sinh ở khu vực cột cờ truyền tin ..."

     Bob thân mến , là người chiến sĩ từng đánh cửa mở tôi đọc lại đoạn này mà rơi nước mắt , ai có thể dám đứng ở cửa mở lúc này ? lên cửa mở là chắc phần hi sinh chứ đừng nói làm cọc tiêu trên cửa mở . Nứoc n\mắt nhoè đi Bob ạ .

Đấy là tôi nói về hướng tây khi đánh Ban Mê Thuột của E 24 do anh Trương Văn Việt E phó có tăng cường 1 đại đội tăng , một đại đội thiết giáp của 273 đó là mũi thọc sâu hợp đồng binh chủng theo đường 429 đánh vào sở chỉ huy sư đoàn 23
... ngày 11/3
...." 11 giờ trưa mũi thọc sâu binh chủng hợp thành của E 24 F10 và các mũi tiến công của 95B , 174 ( của bác Đào Trọng Lịch )đã hợp điểm tại sư đoàn 23 Nguỵ . Tổ cắm cờ của đại đội 1 tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 Sư đoàn 10 do tiểu đội trưởng Phạm văn Vy cùng hai chiến sĩ Đàm Duy Tộ , Nguyễn Văn Thắng đã cắm lá cờ Quyết Thắng của bộ chỉ huy chiến dịch Tây nguyên lên trung tâm chỉ huy sư đoàn 23 . Dưới sự chỉ huy của chính trị viên đại đội 3 tiểu đoàn 4 trung đoàn 24Ngô Huy Chuyên anh em đại đội 3 đã tiến vào phòng làm việc của Vũ Thế Quang , thu toàn bộ cờg hiệu , con dấu , bản đồ...còn nguyên trên bàn làm việc ."- Khuất Duy Tiến - trưởng phòng tác chiến bộ TL B3 .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Mười, 2012, 04:41:45 pm
...'  Tôi còn nhớ mũi thọc sâu của tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Sư 10 . Khi chiếc xe tăng đi đầu bị sa lầy , bộ đọi ùn lại , máy bay địch oanh tạc vào đội hình . Đồng chí Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng đã bình tĩnh , dũng cảm vượt lên chỉ huy bộ đội và anh dung hi sinh . Khi xe tăng ta tiến vào cửa mở , lúc này khói bụi mù mịt chiến sĩ lái không nhìn rõ đường , bất chấp hiểm nguy , đại đội trưởng Lê Xuân Chuyển chỉ huy , trung đội trưởng Nguyễn Đức Lập và tiểu đội trưởng Kiều Hải Âu cầm cờ đứng hai bên cửa mở làm lộ tiêu cho xe tăng mũi thọc sâu tiến vào . Bùi Đức Chín và 9 chiến sĩ của tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Sư đoàn 10 đã anh dũng hi sinh ở khu vực cột cờ truyền tin ..."

@NTL: Cảm ơn bác đã nhắc lại những ký ức hào hùng trong trận mở màn chiến dịch 75. Vâng đúng. Trận ấy e24 tăng cường cho F316. D4/e24 do anh Oánh làm tiểu đoàn trưởng được tin tưởng đi đầu cùng xe tăng đột phá vào trung tâm... (diễn biến tình huống xảy ra đúng như bác vừa kể trên). Thật cảm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của các anh. Riêng anh Oánh tôi còn có cảm tình, kính phục riêng: Hồi những năm 1973, 1974 tôi còn ở c4/d4 làm nhiệm vụ giữ chốt ở khu vực 601, Ngô trang, đồi vuông...(Bắc TX Kon tum), Mỗi lần thấy anh lên chốt là ae mừng lắm! vì khi anh lên thăm ae là thế nào cũng có "quà"! (quà chỉ đơn giản là vài điếu thuốc lào), nhưng quí lắm: anh sâu sát và quan tâm đến tất cả mọi người. Anh đến từng vị trí chốt có ae trực chiến, và từng căn hầm trú ẩn để động viên ae... (Xin lỗi bác kể tới đây tôi không cầm được nước mắt) !       


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 24 Tháng Mười, 2012, 04:50:22 pm
Trận đấy của E24 thiệt hại nhiều quá bác nhỉ, cỡ hơn 1 đại đội,  :-\


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Mười, 2012, 09:53:26 am
Trận đấy của E24 thiệt hại nhiều quá bác nhỉ, cỡ hơn 1 đại đội,  :-\
@ Quangcan. Vâng! Cỡ đó. Riêng c11 của bob khi vừa chân ướt, chân ráo về làm c viên (11/3/1975), nắm quân số có hơn 60 người. (trước khi vào trận gần 100). Cảm ơn bạn đã quan tâm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 25 Tháng Mười, 2012, 10:01:31 am
Trận đấy của E24 thiệt hại nhiều quá bác nhỉ, cỡ hơn 1 đại đội,  :-\
@ Quangcan. Vâng! Cỡ đó. Riêng c11 của bob khi vừa chân ướt, chân ráo về làm c viên (11/3/1975), nắm quân số có hơn 60 người. (trước khi vào trận gần 100). Cảm ơn bạn đã quan tâm.

Trận này em thấy tăng được tăng cường khá nhiều đấy chứ bác nhỉ, cả T54 lẫn K63 cơ mà, phối hợp không tốt à?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: behienQYV7C trong 25 Tháng Mười, 2012, 12:23:56 pm

 Cảm ơn bác tom@. Ý định thì như vậy nhưng chưa biết khi nào mới thực hiện được vì bob hiện tại sức khỏa cũng không được khỏe lắm... ! ảnh của bob mới chụp :
(http://i1056.photobucket.com/albums/t372/luongvannhan/Snapshot_20121022_1_zpsb2c65002.jpg)

Anh chụp tối thui vậy sao mọi người thấy được anh bob :D .



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Mười, 2012, 03:33:41 pm
Trận đấy của E24 thiệt hại nhiều quá bác nhỉ, cỡ hơn 1 đại đội,  :-\
@ Quangcan. Vâng! Cỡ đó. Riêng c11 của bob khi vừa chân ướt, chân ráo về làm c viên (11/3/1975), nắm quân số có hơn 60 người. (trước khi vào trận gần 100). Cảm ơn bạn đã quan tâm.

Trận này em thấy tăng được tăng cường khá nhiều đấy chứ bác nhỉ, cả T54 lẫn K63 cơ mà, phối hợp không tốt à?

@quangcan: - Vầng! Đúng là tăng T54 + K63 chưa có trận nào nhiều như trận này. Việc phối hợp cũng tốt: Chúng tôi được quán triệt rất kỹ, bb tiền nhập vào vị trí, xác định hướng cửa mở...chờ xe tăng (trong thời điểm chờ xe tăng, pháo các loại của ta + hỏa tiễn cấp tập nổ như sấm rền trong căn cứ)... Khi xe tăng tới là leo lên xe...tiến vào các vị trí đã được phân công (trên sa bàn trước). Tuy nhiên khi hành tiến cũng gặp những tình huống khó khăn: (Do địa hình sình lầy, do địch ngăn chặn... máy bay oanh tạc...). Trong chiến đấu tránh sao khỏi tổn thất. Những ngày sau khi chiếm BMT, E24 còn tiếp tục hợp đồng binh chủng cùng xe tặng đánh quân phản kích dọc quốc lộ 21 qua quận lỵ Phước an (khí thế lắm).../- Cảm ơn bạn đã quan tâm.   
@Behien: Đúng là ảnh tối thui vì ngược sáng! Bữa nào bob sẽ chụp lại. Cảm ơn bạn đã quan tâm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 25 Tháng Mười, 2012, 06:07:03 pm

Chào bác bob, bác tomqp và tất cả các bác!
Tôi là lính thuộc thế hệ đàn em các bác. Khi vào đơn vị, được cán bộ giới thiệu truyền thống. Nay lại được các bác trực tiếp kể, thật thú vị (Tôi cũng lính đoàn Trung dũng-E24)
Tôi muốn tìm hiểu thêm về trận đánh các bác đang kể. Đánh vận động không thuận lợi, người lính bộ binh phải đối mặt với hiểm nguy theo tôi là lớn nhất trong chiến trận, măc dù vẫn hiểu để giành thắng lợi thì sự hy sinh mất mát là điều khó tránh khỏi.
Cụ thể ở trận này, E24 gặp khó khăn và thiệt hại. Nguyên nhân bác nói rồi, nhưng tôi vẫn thấy băn khoăn đâu là nguyên nhân trực tiếp gây lên khó khăn đó.
Công tác trinh sát ở trận này có tốt không hả các bác?
P/S  Hôm gặp mặt nhân ngày 20-9, bác tomqp có mặt ở số 1 Trấn vũ không ạ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Mười, 2012, 09:28:14 pm

Công tác trinh sát ở trận này có tốt không hả các bác?
P/S  Hôm gặp mặt nhân ngày 20-9, bác tomqp có mặt ở số 1 Trấn vũ không ạ.
-Chào bạn tuanb5@. Tôi không ở trinh sát nên không thể trả lời ý bác hỏi. Nhưng theo tôi được họp (quyết tâm trên sa bàn trước khi đánh) thì trinh sát và ban tham mưu...đã nắm địch và nắm địa hình khá kỹ...Nhưng chắc có sơ xuất về đánh giá mức độ sình lầy nên có xe tăng bị sa vào bãi lầy trước cửa mở (thời điểm anh Oánh và một số ae khác hy sinh sáng ngày 10/3). 





     



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 25 Tháng Mười, 2012, 10:04:57 pm

Cám ơn bác bob@ đã trả lời câu hỏi của tôi. Rất mong được nghe nhiều chuyện của các bác.
Chúc các bác vui, khỏe, nhiều may mắn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 26 Tháng Mười, 2012, 06:42:30 am
Cảm ơn bạn Tuanb5@ ! hôm ấy mình không đi được bạn ạ !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười, 2012, 08:37:18 am
@bác tuanb5: thế chắc bác ở trung đoàn 24A/ E24A? - "Trung Dũng luôn luôn Trung Dũng"


Chào bác bob, bác tomqp và tất cả các bác!
Tôi là lính thuộc thế hệ đàn em các bác. Khi vào đơn vị, được cán bộ giới thiệu truyền thống. Nay lại được các bác trực tiếp kể, thật thú vị (Tôi cũng lính đoàn Trung dũng-E24)
Tôi muốn tìm hiểu thêm về trận đánh các bác đang kể. Đánh vận động không thuận lợi, người lính bộ binh phải đối mặt với hiểm nguy theo tôi là lớn nhất trong chiến trận, măc dù vẫn hiểu để giành thắng lợi thì sự hy sinh mất mát là điều khó tránh khỏi.
Cụ thể ở trận này, E24 gặp khó khăn và thiệt hại. Nguyên nhân bác nói rồi, nhưng tôi vẫn thấy băn khoăn đâu là nguyên nhân trực tiếp gây lên khó khăn đó.
Công tác trinh sát ở trận này có tốt không hả các bác?

@bác Bob, bác Tomqp: nếu bác "cho phép", em xin chuyển từ hướng "phụ công" lên đánh "dương công" - một chút thông tin: nêu lại những tình tiết mà em biết của E24 F10/ trung đoàn 24 sư đoàn 10 trong trận mở cửa Buôn Ma Thuột này?  vừa là "thỏa mãn" yêu cầu của bác tuanb vừa để chúng ta ôn lại một trận đánh hay, có ý nghĩa trong trận đầu mở màn Buôn Ma Thuột. Xin ý kiến bác chủ nhà và mong bác chỉ/ bổ sung cho những thông tin khác xung quanh trận đánh,  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười, 2012, 03:05:54 pm
@bác tuanb5: thế chắc bác ở trung đoàn 24A/ E24A? - "Trung Dũng luôn luôn Trung Dũng"


Chào bác bob, bác tomqp và tất cả các bác!
Tôi là lính thuộc thế hệ đàn em các bác. Khi vào đơn vị, được cán bộ giới thiệu truyền thống. Nay lại được các bác trực tiếp kể, thật thú vị (Tôi cũng lính đoàn Trung dũng-E24)
Tôi muốn tìm hiểu thêm về trận đánh các bác đang kể. Đánh vận động không thuận lợi, người lính bộ binh phải đối mặt với hiểm nguy theo tôi là lớn nhất trong chiến trận, măc dù vẫn hiểu để giành thắng lợi thì sự hy sinh mất mát là điều khó tránh khỏi.
Cụ thể ở trận này, E24 gặp khó khăn và thiệt hại. Nguyên nhân bác nói rồi, nhưng tôi vẫn thấy băn khoăn đâu là nguyên nhân trực tiếp gây lên khó khăn đó.
Công tác trinh sát ở trận này có tốt không hả các bác?

@bác Bob, bác Tomqp: nếu bác "cho phép", em xin chuyển từ hướng "phụ công" lên đánh "dương công" - một chút thông tin: nêu lại những tình tiết mà em biết của E24 F10/ trung đoàn 24 sư đoàn 10 trong trận mở cửa Buôn Ma Thuột này?  vừa là "thỏa mãn" yêu cầu của bác tuanb vừa để chúng ta ôn lại một trận đánh hay, có ý nghĩa trong trận đầu mở màn Buôn Ma Thuột. Xin ý kiến bác chủ nhà và mong bác chỉ/ bổ sung cho những thông tin khác xung quanh trận đánh,  ;D
-Quangcan@: Cảm ơn bạn đã quan tâm. Thật tuyệt vời nếu được bạn nêu các tình tiết trận đánh. Thực tình trận mở màn BMT mình chỉ biết trong phạm vi hẹp trên cương vị là CB cấp đại đội. Thời gian thì quá lâu rồi  nhiều tình tiết không còn nhớ nữa. quang có điều kiện nghiên cứu về trân đánh bạn cứ "nêu lại những tình tiết mà em biết" thì hay quá. biết tới đâu bob tham gia tới đó. Mong bác Luân, bác Tom@ và các chiên hữu khác cùng tham gia. xin cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười, 2012, 04:19:21 pm
Vâng, em xin phép có đôi lời về trận đánh trong tầm đánh giá "hạn hẹp" của cá nhân, mời các bác cùng bổ sung cho vui ;D.

1. Trung đoàn 24B Sư đoàn 10/ E24B F10 trước khi bước vào trận đánh mở màn Buôn Ma Thuột 1975:

- Trung đoàn 24B Sư đoàn 10/ E24B F10 vào thay cho E24A vào chiến trường B2 từ tháng 1/1972, mang trong mình niềm tin Trung Dũng, Luôn Luôn Trung Dũng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho trong KCCP.

- Nếu các bác để ý, trong trận mở màn Buôn Ma Thuột sẽ có một nét riêng: B3 đã điều F316/ sư đoàn 316 và E95B/ trung đoàn 95B là những đơn vị mới vào chiến trường tham gia chủ công. Vậy tại sao không điều các đơn vị đã có của B3 Tây Nguyên. Một phần cũng vì nguyên tắc bí mật, hạn chế tối đa các hoạt động thám báo phát hiện của VNCH trong quá trình chuẩn bị trận đánh; một phần cũng vì nguyên nhân đánh trong đô thị và hiệp đồng binh chủng. F316 đã có thời gian dài củng cố sau Hiệp định Paris 1973 ở Nghệ An, làm quen với chiến thuật này; còn E95B trong đội hình F325/ sư đoàn 325 đánh ở Quảng Trị 1972 cũng đã thuộc bài,  ;D. Thế nhưng, cũng hơi cay cú nhỉ khi chiến trường của ta, khu vực của ta lại để cho đơn vị bạn vào "giải quyết". Các bác F10 rồi E66, E28, ... cũng hay cay cay chứ ạ! Vậy, B3 cho E24 hướng chủ công thọc sâu vào thị xã.

- Tại sao E24 lại được lựa chọn khi đơn vị này có truyền thống cắt đường, đánh giao thông trên lộ 14? Bài đánh điểm diệt viện địch quá quen, phát huy truyền thống và sáng tạo thì luôn thành công trong bố trí chiến thuật và vận động phục kích. Thế nhưng ở đây là đánh trong đô thị, đánh địch trong cứ điểm lớn, có chiều sâu, phòng thủ liên hoàn,....

Quả thật, trong 2 năm 1972, 1973, E24 có mặt ở B3, đã làm quen với rất nhiều sắc lính VNCH, các trung đoàn 44 Thần điểu; trung đoàn 40, 41, 42; liên đoàn 22, 23 biệt động quân, ... Đánh phục kích giao thông là nhiều, là sở trường nhưng E24 cũng có những trận đánh địch trong công sự vững chắc rất xuất sắc. Có thể nói đến trận đánh cứ điểm 1227 hay còn gọi là  Kon Roc nằm ở phía đông bắc thị xã Kon Tum do tiểu đoàn 280 bảo an VNCH chiếm giữ. Cao điểm 1227 có độ dốc lớn của cả bốn mặt, địch tập trung phòng thủ và sẵn sàng chi viện tối đa vì đây là "con mắt", tầm nhìn chiến thuật trên toàn bộ khu tuyến đông bắc Kon Tum. Các bác thử hình dung điểm cao 1227 không khác lắm so với 1049 và 1015 của năm 1972 sẽ ra những khó khăn khi đánh, khi vận dụng hỏa lực áp chế và khắc phục vật cản để bộ binh tiến lên,....

Hoặc có thể kể đến trận giữ tuyến chốt tây bắc Kon Tum, từ điểm cao 636 đến điểm cao 751 (khu vực Ngô Trang, đồi Vuông) là tiêu biểu cho chiến thuật phòng ngự theo tuyến liên hoàn trong công sự trước sức ép tối đa của VNCH. Không những thế, E24 đã chủ động tổ chức xuất kích ngắn, phục kích đón lõng hướng tấn công của VNCH nên hiệu quả phòng ngự rất cao.

Vậy, không chỉ phát huy tối đa sở trường, E24 đã cho BTL B3 thấy đơn vị mình có thể tác chiến trong mọi hoàn cảnh, áp dụng nhuần nhuyễn nhiều chiến thuật và phương án khác nhau. Vậy hẳn, khi phân rõ ràng 2 giai đoạn tiến công làm chủ thị xã và đánh địch phản kích thì B3 đã nhìn thấy điểm này ở E24?  ;). Vừa đỡ làm "mất mặt" cánh B3 cho rằng trận quan trọng thế chả có đơn vị nào của chúng tôi? vừa đảm bảo thành công của chiến thuật, chiến dịch; nhất cử lưỡng tiện nhá.  ;D

2. Chuẩn bị và đánh thị xã Buôn Ma Thuột/ Buôn Ma Thuật 1975:
- quá trình trinh sát chuẩn bị và đánh như thế nào thì bác bob cho ý kiến nhé,  ;D
- quá trình chuẩn bị và đánh của trung đoàn 273 tăng thì đợi bác lixeta,  ;D
- các bác khác bổ cứu cho, em chỉ nêu vài ý  ;D:

E24B F10 giao D4 đánh chủ công, bỏ qua các căn cứ ngoại vi, nhanh chóng thọc sâu vào thị xã và làm chủ; sẵn sàng cho quá trình đánh địch phản kích. D5 chặn địch hướng Buôn Ma Thuột - Bản Đôn, vây Chư Nga; D6 đánh địch phía đông bắc thị xã.

Để đảm bảo cho D4 đánh hiệu quả, nhanh chóng xốc đội hình vượt cửa mở thọc sâu; B3 tăng cường cho tiểu đoàn hai đại đội xe tăng, thiết giáp gồm 16 chiếc T54 và K63 thuộc D3 E273/ tiểu đoàn 3 trung đoàn 273; một tiểu đoàn pháo phòng không 37 và 57 ly; 2 khẩu ĐKZ 75; 2 khấu 12,7 ly và một số trung đội công binh, trinh sát. Ái chà, ác đấy chứ ạ, 16 tăng đủ đảm bảo độ càn lướt, nhanh chóng vượt chướng ngại vật và hủy diệt vật cản, dẫn dắt bộ binh thọc sâu chiếm các vị trí quan trọng nhằm làm tê liệt đầu não VNCH. Hơn nữa, cũng sẵn sàng cho tình huống tăng đấu tăng, thiết giáp đọ thiết giáp.

Xin nói thêm: mục tiêu của đơn vị là sở chỉ huy sư đoàn 23 địch nằm sâu trong khu vực trung tâm phía nam thị xã Buôn Ma Thuột, có diện tích khoảng 2 ki-lô-mét vuông với nhiều phân khu, có nhà cửa, lô cốt, tháp canh dày đặc, phức tạp; có hệ thống công sự, vật cản kiên cố nhiều tầng. Tại đây địch có tới hơn 1.000 tên, trang bị hàng nghìn súng các loại, có xe tăng thiết giáp bố trí sẵn, tổ chức canh gác tuần tra cẩn mật.

Yêu cầu đặt ra rất cao:
- bí mật áp sát thị xã
- sẵn sàng phối hợp binh chủng với đơn vị tăng ở cửa mở; cùng tăng vượt phòng tuyến bên ngoài thọc sâu vào trung tâm thị xã;  tránh bị tiêu hao lực lượng sớm từ bên ngoài;
- sẵn sàng đối phó với phương thức tác chiến đánh địch trong đô thị; phát hiện và diệt các hỏa điểm của bộ binh đe dọa tăng, thiết giáp;
- phát huy tối đa hỏa lực kèm theo để hất không quân VNCH lên, tiêu diệt hỏa điểm bên ngoài đảm bảo cho xe tăng phát huy tối đa tính cơ giới hóa
- chuẩn bị phương án đánh địch phòng ngự kết hợp giữa bộ binh VNCH và M113 phục sẵn trong đô thị.
- khắc phục thời gian, vật cản, tuyến phòng ngự; nhanh chóng xốc tới làm chủ mục tiêu, làm tê liệt cơ quan đầu não là BCH sư đoàn 23 ngụy; sẵn sàng đánh địch trong đêm và chống phản kích tái chiếm.

Khá nhiều yêu cầu phải không ạ!

Vậy mà E24B, chính xác hơn là D4 E24B/ tiểu đoàn 4 trung đoàn 24B đã làm được. Tuy vậy, cái giá phải trả không nhỏ, như bác bob, bác nguyen trong luan đã nêu.

Từ điểm xuất phát, 16 tăng ta lao vào hết tốc lực từ 3h30 sáng 10/3; đến 7h30 đến vị trí cửa mở do D4 E24B phụ trách => trời đã sáng rõ,  :-\. Từ trong đêm, E198 đặc công đã đánh sân bay Hòa Bình, ngã Sáu và kho Mai Hắc Đế. VNCH lúng túng trong vài giờ đầu nhưng đến lúc đó cũng phải nhận định đã hiểu tình thế. 4 xe M113 đã lao ra  chốt chặn các ngã tư.

Quá trình ở vòng ngoài khá gay go: em không hiểu phối hợp thế nào nhưng nghe nói, ở vị trí cửa mở của C2 D4 ta phải cắm cờ làm vật chuẩn cho tăng mở cửa mở? Sau khi mở cửa mở xong, 14 xe còn lại đón bộ binh lao lên, hỏa lực phối thuộc đã chi viện kịp thời trong quá trình cơ giới.

Tuy đã vượt qua được vòng ngoài, nhưng có thể nói rằng trên tuyến đường phát triển, D4 E24B gặp vô số khó khăn: máy bay địch đã được huy động ném bom; pháo binh bắn chặn đường; các hỏa điểm tại các khu nhà cao tầng, góc phố đã đón sẵn hướng chủ công,... Vừa đánh vừa tiến, đánh địch trên tất cả các mặt và trên trời thì việc bất ngờ bị bắn sau lưng hay lướt sườn là đương nhiên; đấy là nguyên nhân bác Oánh D trưởng và các bác chỉ huy cấp C, B khác hy sinh sớm và D4 phải ngay lập tức tung C3/ đại đội 3 dự bị vào trận đánh ngay từ giây phút đầu.

còn tiếp ạ  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 26 Tháng Mười, 2012, 04:58:26 pm

Rất tuyệt bác quangcan@ ạ!
Trận này là mốc son trong lịch sử truyền thống D4 đấy ạ ;D
Nhưng sao chưa thấy bác nhắc đến C1 nhỉ? Trận này hình như C1 là C chủ công cơ mà :o


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười, 2012, 09:24:27 pm
- quá trình trinh sát chuẩn bị và đánh như thế nào thì bác bob cho ý kiến nhé,  ;D
- quá trình chuẩn bị và đánh của trung đoàn 273 tăng thì đợi bác lixeta,  ;D
- các bác khác bổ cứu cho, em chỉ nêu vài ý  ;D:


còn tiếp ạ  ;D
-Quangcan@: Bạn nắm tình hình E24 chính xác hơn tôi tưởng. Trận BMT tôi không đi hướng d4 thành ra cũng chỉ nghe kể lại. Hồi ấy tôi thân với Ngô Huy Chuyên C viên c3 (Năm 1973-1944 cùng ở chung D4 với nhau) lại là đồng hương nữa. Sau trận ấy hắn kể: " Mấy thằng cầm cờ ở C1 'ngơ ngơ như bò đội nón'... Khi vào đến sở chỉ huy sư 23 rồi mà không biết cắm cờ ở đâu. Hắn phải chỉ chỗ, bày cách... mới cắm cờ được. Vì vậy mới có chuyện chính trị viên Đại đội ba 3 chỉ huy cho tổ cắm cờ thuộc đại đội 1! Ngô Huy Chuyên đã chuyển ngành (sau khi E24 chuyển lên Lâm đồng đánh fulro năm 1976-1977). tại Đơn dương, Đức trọng. Lâu lắm rồi bob chưa gặp lại.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2012, 08:24:03 am
  ;D. Thế nhưng, cũng hơi cay cú nhỉ khi chiến trường của ta, khu vực của ta lại để cho đơn vị bạn vào "giải quyết". Các bác F10 rồi E66, E28, ... cũng hay cay cay chứ ạ! Vậy, B3 cho E24 hướng chủ công thọc sâu vào thị xã.

@Quang, Thân mến! Những ý kiến phân tích của bạn rất sắc sảo và logic! Nếu chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi một trận đánh BMT. Nếu nhìn toàn cục (cả chiến dịch Tây nguyên 1975) thì ta sẽ thấy. Việc sử dụng lực lượng như các cụ (B3) đã thực hiện là hợp lý. Tôi còn nhớ: Khi cụ Văn tiến Dũng vào Tây nguyên chỉ đạo chiến dịch cũng đặt vấn đề "như bạn nghĩ"! Nào là -Sao Không để F10 đánh BMT mà lai là 316...?!
 BTL B3 phải trình bày, phân tích hết sức thuyết phục mới được sự chấp thuận của cụ Văn. ( có được phương án tác chiến, quyêt tâm chiến dịch, các cụ ở B3 những người đã lăn lộn với chiến trường hàng chục năm, hiểu rõ địch mạnh yếu ở chỗ nào, địa hình địa vật ra sao. Tương quan lực lượng ta- địch...). Sau này tôi còn nghe nói: Chiến dịch Tây nguyên đại thắng là cả một "nghệ thuật" chiến tranh...! Từ khâu chọn "mục tiêu". Khâu chuẩn bị chiến trường, công tác nghi binh đánh lừa địch, đến khâu sử dụng lực lượng.../ Và thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nói đúng ra (theo tôi nghĩ) thì tiếng súng mở màn cho chiến dịch Tây nguyên là trận đánh căn cứ Đức lập ngày 9/3/1975 (trước trận BMT 1 ngày) do trung đoàn 66/F10 thực hiện. Trận này không "dễ nuốt" đâu! Nếu không phải là E66...! Một đơn vị thiện chiến về đánh công sự vững chắc của f10 . ây vậy mà 66 phải "trầy trật" mới dứt điểm được. Trong lúc đó lực lượng địch trong BMT chỉ còn lại đa số là "Lính kiểng"! Phần lớn lực lượng đã bị điều động đi "nghênh chiến" ở Kon tum, Gia lai. -Cũng xin nói thêm hồi ấy E24 chưa phải là đơn vị được đánh giá cao trong f10 (E66 nổi tiếng nhất, rồi E28, sau cùng mới là e24 "đàn em"). Vâng! là người lính Tây nguyên tham gia chiến dich  năm 1975, không hề thấy "cay cay" ! Mà chỉ nghĩ rằng: F10 đảm nhận nhiệm vụ nặng nề hơn, khó khăn hơn. Nhường phần thuận lợi để các đơn vị bạn mới vào đảm nhiệm, đảm bảo chắc thắng.       


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2012, 10:56:54 am
  ;D. Thế nhưng, cũng hơi cay cú nhỉ khi chiến trường của ta, khu vực của ta lại để cho đơn vị bạn vào "giải quyết". Các bác F10 rồi E66, E28, ... cũng hay cay cay chứ ạ! Vậy, B3 cho E24 hướng chủ công thọc sâu vào thị xã.

@Quang, Thân mến! Những ý kiến phân tích của bạn rất sắc sảo và logic! Nếu chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi một trận đánh BMT. Nếu nhìn toàn cục (cả chiến dịch Tây nguyên 1975) thì ta sẽ thấy. Việc sử dụng lực lượng như các cụ (B3) đã thực hiện là hợp lý. .../ Và thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nói đúng ra (theo tôi nghĩ) thì tiếng súng mở màn cho chiến dịch Tây nguyên là trận đánh căn cứ Đức lập ngày 9/3/1975 (trước trận BMT 1 ngày) do trung đoàn 66/F10 thực hiện. Trận này không "dễ nuốt" đâu! Nếu không phải là E66...! Một đơn vị thiện chiến về đánh công sự vững chắc của f10 . ây vậy mà 66 phải "trầy trật" mới dứt điểm được. .... Vâng! là người lính Tây nguyên tham gia chiến dich  năm 1975, không hề thấy "cay cay" ! Mà chỉ nghĩ rằng: F10 đảm nhận nhiệm vụ nặng nề hơn, khó khăn hơn. Nhường phần thuận lợi để các đơn vị bạn mới vào đảm nhiệm, đảm bảo chắc thắng.       

Bác bob: em cũng có cảm nghĩ như bác. Cuối cùng thì giải quyết nốt hậu cứ trung đoàn 53 và sân bay Phụng Dực cũng lại đến tay e66 góp sức quyết định. Kế hoạch giao cho 316 và các đơn vị phối thuộc dự kiến 4-6 ngày rồi cuối cùng cũng phải đến 7 ngày, chưa kể giai đoạn đánh địch phản kích.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2012, 11:53:56 am
  ;D. Thế nhưng, cũng hơi cay cú nhỉ khi chiến trường của ta, khu vực của ta lại để cho đơn vị bạn vào "giải quyết". Các bác F10 rồi E66, E28, ... cũng hay cay cay chứ ạ! Vậy, B3 cho E24 hướng chủ công thọc sâu vào thị xã.

@Quang, Thân mến! Những ý kiến phân tích của bạn rất sắc sảo và logic! Nếu chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi một trận đánh BMT. Nếu nhìn toàn cục (cả chiến dịch Tây nguyên 1975) thì ta sẽ thấy. Việc sử dụng lực lượng như các cụ (B3) đã thực hiện là hợp lý. .../ Và thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nói đúng ra (theo tôi nghĩ) thì tiếng súng mở màn cho chiến dịch Tây nguyên là trận đánh căn cứ Đức lập ngày 9/3/1975 (trước trận BMT 1 ngày) do trung đoàn 66/F10 thực hiện. Trận này không "dễ nuốt" đâu! Nếu không phải là E66...! Một đơn vị thiện chiến về đánh công sự vững chắc của f10 . ây vậy mà 66 phải "trầy trật" mới dứt điểm được. .... Vâng! là người lính Tây nguyên tham gia chiến dich  năm 1975, không hề thấy "cay cay" ! Mà chỉ nghĩ rằng: F10 đảm nhận nhiệm vụ nặng nề hơn, khó khăn hơn. Nhường phần thuận lợi để các đơn vị bạn mới vào đảm nhiệm, đảm bảo chắc thắng.       

Bác bob: em cũng có cảm nghĩ như bác. Cuối cùng thì giải quyết nốt hậu cứ trung đoàn 53 và sân bay Phụng Dực cũng lại đến tay e66 góp sức quyết định. Kế hoạch giao cho 316 và các đơn vị phối thuộc dự kiến 4-6 ngày rồi cuối cùng cũng phải đến 7 ngày, chưa kể giai đoạn đánh địch phản kích.
-Xin chào qtdc@: Vâng! Đúng vậy. Khó khăn nhất ở trận BMT là căn cứ 53 và sân bay...Tại đây đăc công và bb ta đã đánh 3 ngày liên tiếp mà chưa dứt điểm. Trên phải điều ngay E66 (vừa ở Đức lập về) tham gia mới giải quyết xong.Trong khi 66 còn đang oánh nhau ở căn cứ 53, sân bay Phụng dực thì e24 chúng tôi liên tiếp cơ động, triển khai đánh quân đổ bộ tái chiếm BMT dọc QL21, không hề có giây phút nào ngơi nghỉ (thời điểm này bob trực tiếp ở c11/d6/e24).  Cảm ơn bạn đã quan tâm. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 29 Tháng Mười, 2012, 11:54:06 am
Hì! Bác bob, bác qdtc, em chỉ nói là thấy hơi cay cay thôi chứ có nói F10/ sư đoàn 10 hơn hay F316/ sư đoàn 316 với E95B/ trung đoàn 95B hơn đâu; càng không thể so sánh việc F316, E95B, D4 E24B/ tiểu đoàn 4 trung đoàn 24B đánh không dứt điểm được thị xã Buôn Ma Thuật trong 5 ngày đâu,  ;D.

Em xin trở lại việc cụ Dũng vào B3 duyệt kế hoạch tác chiến, B3 trình bày thế và lực, phương án điều quân và kế hoạch nghi binh. Tại sao cụ Dũng lại duyệt để cho F316, E95B, D4 E24B là lực lượng đánh thị xã còn E66 F10 đánh Thuần Mẫn - Đức Lập?

Cả BTL B3 và phía VNCH đều có một nhận định chung:
- ta đánh địch chủ yếu mùa khô, mùa mưa giữ: quy luật bất biến. Qua 5-7 năm quần thảo ở rừng núi Tây Nguyên đã thành quy luật, Cộng sản sẽ cho quân ăn Tết trước như hồi Mậu Thân hoặc sau Tết mới đánh như hồi 1972. Vậy từ trước Tết, VNCH đã phải tung tình báo, cập nhật thông tin về các đoàn vào Bắc, các hoạt động chuyển hướng của LLVT B3. Tướng Phú trao đổi với đại tá Quang: "Moa" gắng kiếm cho ra mấy thằng sư 10, sư 320 cộng quân nằm ở đâu? Mở hết công suất thông tin, dò cho ra đường dây liên lạc của bọn chúng.

À ra thế, đánh nhau nhiều nên hiểu rất rõ về nhau, về cách đánh, sở trường - sở đoản:
- ta biết thằng 45 hễ cứ ra quân thì pháo bắn ầm ầm dọn đường, nạt nộ; thằng 53 hùng hổ thì cần phải lỳ, phải vỗ mặt thật mạnh mới chịu rút lui; thằng dù thì táo tợn, lưu manh đủ các ngón đòn kể cả cắn bị lựu bò lên "thả đáo"; tụi biệt động quân thì nhâng nhâng nháo nháo nhưng dính đòn đau thì chạy mất dép không chừa.....

- địch biết, đụng Cộng quân thì mấy ông E66 - "Hai Râu" sẽ được cử đánh công kiên, đồn lớn; kiểu gì thì mấy chú Mang Yang sẽ cắt đường đèo, các ông sư ba lại ra cắt đường 19 phối hợp; mấy cha 24, 25 hẳn sẽ lại phục kích giao thông đường/ lộ 14, vây ép các cứ điểm ngoại vi?; các ông F320A kiểu gì cũng sẽ là chủ công đánh lớn; hướng nào có pháo lớn, tăng kèm là mấy chả muốn "mần to, uýnh lớn". Tìm, tìm ngay. Điều mấy thằng Lôi Hổ, biệt kích dò ra cho Toa cộng quân mở đường ở đâu, tăng đâu pháo đâu là ra thôi mà.

Vậy làm thế nào để lừa địch khi đã quá hiểu nhau, quá biết rõ về nhau?

Được Bộ tăng cường cho hẳn 2 sư đoàn bộ binh, nâng tổng số đơn vị cấp sư lên con số 4. Chưa kể các trung đoàn trực thuộc. Vậy, con bài bí mật này cần giấu kỹ, cất lâu để hốt trọn vó lưới chứ nhỉ,  ;D. Ai dại gì mà tung ra ngay, rút kinh nghiệm ngay từ 1972, F320 mới vào tung ngay ra đánh khêu ngòi, F2 mới từ Lào về cũng tung ngay ra đánh Đăk Tô, không còn quân bài nào dự trữ và bí mật => ván cờ lộ ý đồ nhanh chóng.

Tại sao không giao E66 đánh thị xã: có ý đồ cả mà em chắc khi họp BTL B3 báo cáo cụ Dũng ưng ngay,  ;D:
- một là, F316/ sư đoàn Thổ quen đánh rừng đánh núi; có kinh nghiệm tác chiến tại Lào; đã được củng cố, bổ sung trong suốt năm 1974; điều thằng này vào B3 là hợp lý. Hợp lý hơn nữa khi chính bản thân cụ Dũng nắm quá rõ, F316 không còn là đơn vị tác chiến thuần túy như trên; ít nhất, đã có khoảng thời gian 6 - 9 tháng được huấn luyện chiến thuật binh chủng hợp thành với tăng ở MB; được cụ thể hóa cách đánh đô thị và nhất là có diễn  tập từ cấp đại đội đến sư đoàn. Mà đâu chỉ có nó, E95B cũng tương tự => sức công phá thị xã không giảm, hoàn toàn có cơ sở chiến thuật làm chủ thị xã.

- hai là, đơn vị bí mật, con bài chiến lược cấp sư, được dấu kỹ trong khi các đơn vị khác lộ diện; kéo dài khả năng nghi binh chiến thuật.

 *  F968/ sư đoàn 968 giả danh F320 hoạt động bắc đường 19;
 * đồng thời, theo bài đã cũ, E95A/ đoàn Mang Yang và F3/ sư đoàn 3 cắt toàn bộ đường 19 nối từ Quy Nhơn lên Tây Nguyên. VNCH đánh giá tương đối rõ rồi: cắt đường à? cứ cắt đi, kinh nghiệm 1972 của VNCH là sử dụng tối đa đường không, đổ bộ kịp thời chi viện => phương án tối ưu là phải vệ, bằng mọi giá duy trì được sân bay của chúng.
 * vậy hẳn các trung đoàn 24 sẽ đánh cắt giao thông đoạn Võ Định như mọi năm
 * trung đoàn 25 Cộng quân sẽ vây ép? trung đoàn 28 và 66 của sư đoàn 10 sẽ đánh lớn ở đâu trên Tây Nguyên?

Đánh giá kế hoạch của ta như vậy đấy, tướng Phú hoàn toàn có cơ sở khi "tai điếc. mắt mù" và nhận định tình hình thực tế như vậy: Cộng quân sẽ lại đánh Kon Tum, sức mấy mà cơ động cấp sư đoàn, hậu cần chiến dịch để  đánh cánh trung và cánh nam Tây Nguyên. Cộng quân chưa đủ sức để đánh lớn trong mùa khô 1975.

Vậy là, khi B3 điều E66 đánh Thuần Mẫn, Đức Lập - khu căn cứ hành quân dã ngoại của sư đoàn 23 ngụy?
VNCH có đánh hơi được cuộc điều quân này không? theo em có, ta cũng sẵn sàng "lộ" vì hai nhẽ:
- các anh Hai râu hoành tráng hành quân cơ giới và ầm ĩ suốt tuyến đường chuyển quân
- Ông Thiệu ngồi Sài gòn vỗ đùi đánh đét, gọi Tướng Phú: Cộng quân chuyển đánh Thuần Mẫn, Đức Lập là diệt cái đinh cắm trên đường 14 vô Nam (bản thân B2 cũng điều E271 lên cùng đánh nhé,  ;D); Moa thấy không, Toa đã dự báo kế hoạch 1975 là Cộng quân mở ở Tây Ninh rồi còn gì? Mở rộng thủ đô của QGP MNVN, cộng quân đánh Phước Long, dùng quân B3 thọc thẳng theo đường 14 => ồ ạt chi viện tăng cường cho B2, đánh lớn như hồi Nguyễn Huệ 1972 chứ gì. Moa không phải lo, Toa đã chuẩn bị sẵn rồi, Moa cố lo giữ Quân Khu 2 của Moa đến hết mùa mưa là ổn, trên đó cộng quân chỉ là hướng phối hợp.

Quả thật, ta và địch đều hiểu, nhổ được Đức Lập là toàn tuyến 559 khỏi lật cánh qua rừng già K để vòng về Lộc Ninh, Tây Ninh; cả một khối lượng khổng lồ rùng rùng chuyển hướng, lật cánh sang phía đông, nhằm Phước Long, Bình Long hướng đến. Ôi, công sức, tiền của, máu và mồ hôi của biết bao con người được tiết giảm; các đoàn quân hoàn toàn có thể ngồi xe ầm ầm tiến thẳng xuống B2. Một bàn đạp tuyệt vời được thiết lập sẵn sàng cho các chiến dịch lớn trong mùa khô. Vậy Tướng Phú phải lo nghĩ: Cộng quân đánh Đức Lập xong sẽ làm gì? chốt giữ hay mở rộng phạm vi chiến dịch? Hai Râu đánh chỗ này rồi, đây có phải là hướng chủ công hay lại chỉ là khêu ngòi, vừa thực hiện ý đồ chiến thuật, chiến lược vừa dụ sư 23 ngụy ra để diệt? tại sao mới chỉ có mấy ông Hai Râu và 271 của Miền đánh? các ông E28, E24 và F320A còn luẩn quẩn ở đâu?

p/s: từ một trận đánh của E24 em lại mở rộng ra hơi dài dòng về thế cục, mong các bác thông cảm vì khi viết tại sao E66 không tham gia đánh thị xã? thì vấn đề được mở ra bởi nhiều góc cạnh hay quá,  ;D; còn tiếp ạ,  ;D.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 29 Tháng Mười, 2012, 01:12:06 pm
vậy là bài trên hơi dài dòng nhưng em đã giải thích rõ về vấn đề tại sao không để E66 hay chính xác hơn là F10 đánh thị xã Buôn Mê Thuật; giờ, đi tiếp về trận đánh của D4 E24,  ;D:

Nhưng sao chưa thấy bác nhắc đến C1 nhỉ? Trận này hình như C1 là C chủ công cơ mà :o

Vâng, trận này là C1 D4/ đại đội 1 tiểu đoàn 4 là lực lượng chủ công  thọc sâu; C2/ đại đội 2 phối hợp, lĩnh trách nhiệm mở cửa mở và C3/ đại đội 3 dự bị. Thế nên mới có chuyện khi tăng không xác định được vị trí cửa mở, dừng ở bên ngoài thì buộc lòng C2 phải cử người lên cắm cờ chuẩn. Khi C2 dùng bộc phá mở rào, phá bãi mìn chống tăng thì 2 tăng T54 xông lên, đột phá cửa mở dẫn dắt bộ binh đánh chiếm lô cốt đầu cầu và tỏa ra các hướng. Cùng lúc đó, Bác Oánh cho C1 lên xe K63 và T54 để tổ chức thọc sâu xuống phía nam; các phân đội hỏa lực tăng cường cho d4 vận động lên bắn phá các mục tiêu mới xuất hiện.

Ta bắt đầu có tổn thất hàng loạt do máy bay địch tăng cường ném bom, pháo tọa độ bắn chặn đường và hỏa lực chống tăng cũng như bộ binh địch xuất hiện ở các ngã tư đường phố, trên các nhà cao tầng. Để C1 thọc sâu hiệu quả, tránh trường hợp bị tiêu hao do bu bám quyết liệt của địch, D4 tung ngay C3 vào để giải quyết trận đấu, tạo điều kiện cho C1 lướt lên thọc sâu. Em nghe nói là quá trình C3 vào trận có điểm dở là không đủ bộc phá nổ hết 10 lớp rào. Không biết là chuẩn bị không kỹ hay vì sao? nhưng thật may là C3 vào trận kịp thời, tạo mức lan tỏa rộng buộc địch lúng túng đối phó. Khoảng đến trưa ngày 10/3 thì D4 làm chủ được khu truyền tin và trại gia binh. Ta củng cố trong đêm và khai thác tù binh ngay thì mới vỡ lở ra rằng BCH sư đoàn 23 ngụy còn cách đấy 1km nữa.

Sáng 11/3, C2 vẫn là lực lượng mở cửa mở, lao lên đánh bộc phá và mìn định hướng ĐH làm tung 10 lớp hàng rào; C1 tiếp tục được 3 xe tăng dẫn dắt lao theo trục đường, phát hiện khu vực ban tham mưu của địch liền tổ chức vu hồi theo 2 hướng. Địch cửa M113 ra lấp đường, quyết chặn hướng tiến công của C1. Trận đánh khá gay go thì E95B lúc này cũng có một hướng đánh vào SCH sư đoàn 23 ngụy nên tạo ra hợp vây => mới giải quyết được toàn bộ trận đánh.

....Trận BMT tôi không đi hướng d4 thành ra cũng chỉ nghe kể lại. Hồi ấy tôi thân với Ngô Huy Chuyên C viên c3 (Năm 1973-1944 cùng ở chung D4 với nhau) lại là đồng hương nữa. Sau trận ấy hắn kể: " Mấy thằng cầm cờ ở C1 'ngơ ngơ như bò đội nón'... Khi vào đến sở chỉ huy sư 23 rồi mà không biết cắm cờ ở đâu. Hắn phải chỉ chỗ, bày cách... mới cắm cờ được. Vì vậy mới có chuyện chính trị viên Đại đội ba 3 chỉ huy cho tổ cắm cờ thuộc đại đội 1!..

Trận này bác Chuyên chỉ huy cắm cờ thì em không biết, bác không nói em lại cứ tưởng C2 đang tổ chức cơ động theo  đường 129 và đánh chặn M113 của VNCH đang lao lên chi viện. Em chỉ biết C1 bốn lượt lao lên cắm cờ thì đều hy sinh cả, đến lượt cuối thì tổ cắm cờ gồm Nguyễn Văn Thắng, Phạm Văn Vị và Đàm Duy Tộ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 29 Tháng Mười, 2012, 02:31:31 pm


       Hay quá Quang Can, đồng đội viết và phân tích tớ đọc mà thấy thú...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 29 Tháng Mười, 2012, 04:23:42 pm
@BOB và các bác ;

Vào chiều ngày 14/2 năm 1975 , Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây nguyen báo cáo quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến dịch với Đại tướng Văn Tiến Dũng ( lúc này BTL Chiến dịch TN gồm : Trung tướng Hoàng Minh Thảo – tư lệnh . Đại tá Đặng Vũ Hiệp – Chính uỷ . các bác : Vũ Lăng, Phan Hàm ,Nguyễn Năng, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh .
 bác : Phí triệu Hàm  phó chính uỷ . Đi cùng là có bác Bùi San đại diẹn khu 5 và các tỉnh uỷ Đăk lắc , Gia Lai . Kon Tum )
Trước đó theo sự thống nhất trong BTL là Vũ Lăng , Đặng Vũ Hiệp , Nguyễn Quốc Thước báo cáo . ( tướng HMT mới vào , ở giai đoạn nắm tình hình! ). Đúng giờ làm việc thì tướng Vũ Lăng lên cơn sốt , không thể có mặt . Sau khi nghe bác Quốc Thước trình bày kế hoạch trình bày phương ántác chiến chiến dịch , Đại tướng Văn Tiến Dũng đặt vấn đề : Vì sao Sư đoàn 10 có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc mà không đưa vào tiến công thị xã BMT ngay từ đầu . Mặc dù cả hai bác Hiệp và Thước trình bày lí do , nhưng xem ra cả hai ông không thuyết phục được đại Tướng VTD . (Kế hoạch tác chiến này là do tướng Vũ Lăng vạch ra từ đầu và chỉ đạo thực hiện kế hoạch , thực hành phương án tác chiến  )
Tranh thủ giờ nghỉ , chính uỷ Đặng Vũ Hiệp đến chỗ tướng Vũ Lăng kể lại tình hình vắn tắt rồi nói vui : “ Có chết thì ngày mai hãy chết . Còn bây giờ ông phải đến màcãi “ về chuyện sử dụng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập
Luác này tướng Vũ Lăng quàng chăn lên phòng họp báo cáo chi tiết việc sử dụng sư đoàn 10 . Tướng Vũ Lăng đã rành rọt nói rõ ý định của Đảng uỷ và BTL Mặt trận Tây nguyên trong việc này .
Vì Sư đoàn 10 có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc nên phải sử dung F10 ( thiếu E 24 ) vào trận Đức Lập phải đảm bảo chắc thắng và chỉ được phép đánh thắng trong thời gian từ 1 đến 2 ngày . Sau đó Sư đoàn này phải cơ động khẩn trương về bắc BMT làm lực lượng dự bị cho F316 sẵn sàng tham gia trận then chốt đánh dứt điểm BMT khi địc ngoan cố chống cự làm 316 chưa giải quyết được . Đồng thời Sư đoàn 10 là lực lượng sẵn sàng đánh địch phản kích . Hơn nữa , để thựcc hiện nhiệm vụ giao hồi tháng 10/1974 thì lúc này F 10 đã tập kết ở hướng Dức Lập . Nếu điều sư 10 về BMT sẽ vừa mất thời gian và đặc biệt gây khó khăn cho việc giữ bí mật .
NHư vậy ,  chúng ta đã thấy rõ ý đồ của BTL B3 ngay từ đầu đã bố trí binh lực như vậy và việc sử dụng sư đoàn 10 là rất hiểu sở trường , khả năng của từng đơn vị của mình . Cũng như bác BOB nói : qua 10 năm lăn lộn các cụ đã hiểu quá rõ lính của mình .Đồng thời đã lường trước được phwng án diễn ra khó khăn khi dứt điểm thị xã  và sử dụng 66và 28 đungs ý đồ
Tóm lại : Sư đoàn 10 cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ :
1 Sử dụng sư đoàn ( thiếu 24) một cụm pháo 122 và155 chi viện , có nhiệm vụ nhanh chóng dứt điểm quận lị Đức Lập và quét sạch quân địch từ ĐL đến ngã ba Đăk song trong 1-2 ngày . Đánh xong Đức lập toàn sư đoàn nhanh chóng cơ động về bắc BMTsẵn sàng tham gia đánh dứt điểm BMTđồng thời sẵn sàng đánh địch phản kích . Nếu sư đoàn 320 gặp khó klhăn thì tăng cường lực lượng giải quyết Cheo reo
2 Lập một sở chỉ huy nhẹ sư đoàn chỉ huy trung đoàn 24 và trung đoàn 95B tác chiến trên hướng Đông Bắc và hướng Tây BMT . Mục tiêu của 95B là đánh chiếm sân bay thị xã và ngã 6, tiểu khu Đăk lak . Trung đpoàn 24 sử dụng một tiểu đoàn được tăng cường một đại đội xe tăng , một đại đội thiết giáp , một đại đội cao xạ hình thành lực lượng thọc sâu của chiến dịchđánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23 . Dùng một tiểu đoàn bao vây Chư Nga . còn một tiểu đoàn dự bị ,

Tôi tham gia ý kiến trên nhằm thấy rõ sự chu đáo và khoa học của trận đánh Ban Mê Thuột của Bộ Tư lệnh chiến dịch TN mà bắt đầu từ kế hoạch của BTL B3  


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười, 2012, 09:41:25 am
1 Sử dụng sư đoàn ( thiếu 24) một cụm pháo 122 và155 chi viện , có nhiệm vụ nhanh chóng dứt điểm quận lị Đức Lập và quét sạch quân địch từ ĐL đến ngã ba Đăk song trong 1-2 ngày . Đánh xong Đức lập toàn sư đoàn nhanh chóng cơ động về bắc BMTsẵn sàng tham gia đánh dứt điểm BMTđồng thời sẵn sàng đánh địch phản kích . Nếu sư đoàn 320 gặp khó klhăn thì tăng cường lực lượng giải quyết Cheo reo
2 Lập một sở chỉ huy nhẹ sư đoàn chỉ huy trung đoàn 24 và trung đoàn 95B tác chiến trên hướng Đông Bắc và hướng Tây BMT . Mục tiêu của 95B là đánh chiếm sân bay thị xã và ngã 6, tiểu khu Đăk lak . Trung đpoàn 24 sử dụng một tiểu đoàn được tăng cường một đại đội xe tăng , một đại đội thiết giáp , một đại đội cao xạ hình thành lực lượng thọc sâu của chiến dịchđánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23 . Dùng một tiểu đoàn bao vây Chư Nga . còn một tiểu đoàn dự bị ,

Tôi tham gia ý kiến trên nhằm thấy rõ sự chu đáo và khoa học của trận đánh Ban Mê Thuột của Bộ Tư lệnh chiến dịch TN mà bắt đầu từ kế hoạch của BTL B3 

- Cảm ơn bác NTL đã tham gia. Vâng! những nội dung bác nêu ra trong chiến dịch Tây nguyên 1975 là hoàn toàn chính xác. Còn Thuần mẫn mà bạn quangcan@ nêu. là do sư 320 giải quyết. Phải không bác?
-Quangcan@:  "còn E66 F10 đánh Thuần Mẫn - Đức Lập?". Địa danh Thuần mẫn nằm ở phía bắc BMT (hướng đi Gia lai). Chiến dịch 1975 sư 10 không tham gia gì ở đây. Theo mình nhớ là hướng này do sư 320 (của bác luân) đảm nhiệm thì phải. Cảm ơn bạn đã phân tích tình hình (địch, ta) theo quan điểm của mỗi bên khá hay. Đặt biệt là: "nhận định sai lầm của phía bên kia"! Nhờ sự khéo léo tài tình trong công tác nghi binh, đánh lừa địch của ta...   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Trongc6 trong 30 Tháng Mười, 2012, 10:39:52 am
       Bác Bob nói đúng, Thuần Mẫn và Đức Lập là 2 vị trí cách xa nhau tới mấy chục cây số. Đức tập ở Nam BMT, còn Thuần mẫn ở Bắc BMT. Lúc đó theo sơ đồ tác chiến, tôi được nghe phổ biến là E 48 đánh Cẩm Ga (Thuần Mẫn). E 64 lùi xuống đánh Buôn Hồ dịch xuống phía nam.

    Nếu lấy 3 điểm: Ngã 3 đường 7-đường 14, cheo reo, Cẩm ga để tạo thành tam giác; thì E 9 chặn  đường 14 ở chân cao điểm 884 (chỗ có 12 cái cống ngầm xuyên đường 14) thuộc một cạnh của tam giác đó.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 30 Tháng Mười, 2012, 11:00:08 am
Bác Trong c6 nói chính sác . Ngày 5.3 E9 của Trong đã đánh địch ( 1 D của E 45 ) trên đoạn đường nam Phú Mỹ đó .(Trận này xuýt nữa diệt được Vũ thế Quang Phó tư lệnh sư 23 đang đi cùng 45 về BMT )  Đoạn đường này từ ngã 3 đường 7 và 14 bây giờ đi Thuần Mẫn . E 9 diệt 1 đại đội và 2 khẩu pháo 105
ngày 7-8/3 thì E 48 đánh Chư xê và Thuần mẫn
Đến đây đoạn đường từ Phú Mỹ đến Thuần Mẫn bị cắt đứt . Ngày 9/3 E 64 đánh cắt Buôn Hồ , vậy là hơn 100 km đã đứt trên đường 14 .
( Tháng 12/2011 Tôi đi trở lại con đường này tìm Cẩm Ga , Thuần mẫn mà không thể nhận ra hình thù ngày xưa nữa )


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười, 2012, 11:55:23 am
Đúng là trang mình mà nói "hớ" một cái là ....bị "bắt giò" ngay, phải cẩn thận hơn mới được,  ;D.
Cám ơn bác bob, bác Trongc6, bác nguyen trong luan đã đính chính cho,  ;D.

Em xin phép có thêm đôi điều về trận thọc sâu của D4 E24,  ;D:

B3 xác định, D4 tổ chức phối hợp cùng tiểu đoàn tăng hình thành một mũi nhọn xuyên phá, bằng mọi giá thọc sâu đánh khu vực sở chỉ huy của sư đoàn 23 ngụy. Xuyên phá thì dễ, phương án đảm bảo phía sau cho đơn vị thọc sâu mới khó. Đánh trong đô thị, mức độ cơ động của tăng bị hạn chế; hơn thế nữa, căn cứ địch rộng, chia làm nhiều khu vực rải rác nên rất khó làm chủ chiến trường trong cùng một thời điểm.

Hơn thế nữa, yêu cầu đặt ra cao (bài trên) trong khi mũi thọc sâu của D4 + tăng (đại đội 1) hoàn toàn có thể bị cắt đứt khi địch dùng máy bay ném bom + pháo tọa độ khoanh khu vực hoặc cơ động thiết giáp ta đánh chặn/ cắt đuôi. Công tác trọng tâm đòi hỏi D4 phải có quyết sách hợp lý trong từng thời điểm và đặc biệt không được tham .... đánh lẻ. Kinh nghiệm của F2 khi đánh thị xã Kon Tum 1972 cho thấy rất rõ khi VNCH quyết hủy diệt toàn bộ chiến trường với các tọa độ lửa tại các vị trí ta chiếm được, cũng như sẵn sàng .... thí lính. Điều đó khiến ta buộc phải giãn bớt đội hình ra ngoài thị xã, đánh các cứ điểm ngoại vi và cố gắng tổ chức lại đội hình để dứt điểm .....nhưng cũng không thành công. Cũng có thể kể đến kinh nghiệm trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 khi ta quây đánh thị xã An Lộc và cũng dùng tăng để phát triển trong thành phố. Việc không có đủ pháo binh và bản thân pháo không đủ số lượng để hủy diệt; đồng thời các phân đội hỏa lực đảm bảo không kịp thời chi viện cho tăng, đảm bảo cho tăng phát huy sở trường, dẫn dắt bộ binh áp đảo, ... là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại lớn.

Vậy đấy, cái giá, cái chiến thắng trong trận đánh thọc sâu của D4; cái thành tích huy hoàng khi cắm cờ trên nóc SCH sư đoàn 23 ngụy không chỉ phải trả bằng xương máu của hơn 60 cán bộ chiến sỹ; mà còn lại kinh nghiệm đau thương, sự uất hận,... của nhiều chiến dịch trước đó. Cái công sức để tổ chức đội hình đảm bảo, phân đội thọc sâu, chiến thuật đánh trong đô thị, .... không phải do cán bộ trợ lý tác chiến vẽ ra trên giấy theo kế hoạch trình duyệt; mà là thực tế đổ máu tại chiến trường quyết định.





Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 30 Tháng Mười, 2012, 02:02:56 pm
@ Quang Can : Không phải Quang nói hớ đâu mà nhầm thôi . Anh em biết là vậy chứ vì Quangcan rất chịu nghiên cứu và xuy nghĩ rất khoa học mà .
Ở đây Mình rất tâm đắc ý kiến của quangcan cái chuyện kinh nghiệm 1972 đánh Kon Tum . Quang nói ngay vào đầu chiến dịch 320 đã dánh khêu ngòi rồi bóc vỏ . Quang biết không ? chuyện đánh bóc vỏ Kon tum ngay lúc đó đã là sự tranh cãi ra trò của các cụ Sư trưởng với B3 đấy . Và , cái giá phải trả 1972 ấy rất được B3 quan tâm cho chiến dịch Ban Mê thuột lần này .
Đấy là xuy nghĩ về đánh chiếm sân bay Hoà Bình . Các cụ lo không giải quyết được sân bay Hoà bình thì hậu quả khôn lường như khi xưa sân bay kon tum đã đủ sức một vài ngày đưa toàn bộ sư 23 về đánh chiếm lại kon tum và đẩy quân ta vào thế cùng kiệt .

      Khi ta đã chiếm đưoc sở chỉ huy sư 23 và cắm cờ tại đó thì BMT vẫn chưa tan rã mà thực chất là vẫn mạnh . Thực ra hơn 8000 quân địch trong thị xã mới bị diệt một số còn đại bộ phận vẫn ẩn nấp trong thị xã .  E 53 là lực lượng bảo vệ chủ yếu vẫn ở trong căn cứ của nó . Ngay chiều 13 /3 /75 sư đoàn 23 đã đổ quân xuống phía đông thị xã .
      Vậy căn cứ E 53 thế nào ?
Gọi là căn cứ trung đoàn 53 thôi nhưng trong đó gồm doanh trại của 2 trung đoàn 44 và 53 nằm ở đông nam sân bay Hoà bình cách trung tâm TX 10 km . ơ đây tổ chức phòng ngự rất vững chắc . Có tơi 7 lớp hàng rao kẽm gai và mìn xen giữa . Lớp tường đất dầy quanh căn cứ rất cao . Các lô cốt và ụ súng chôn ngầm ngay trong tường dất . Hầm ngầm chỉ huy đổ bê tông dày , xây chìm trong lòng đất .Khi vạch kế hoạch tác chiến  các cụ trong BTL B3 rất quan tâm đến sân bay Hoà bình , và luôn nghĩ về bài học Kon Tum 72 ( khi ta bao vây thị xã kon tum quân địch duy nhất chỉ còn con đường sân bay thị xã . Từ sân bay này địch đã lật lại thế cờ với ta . )
Do vậy việc đánh chiếm sân bay Hoà Bình và sở chỉ huy 53 là mục tiêu quan trọng và phải đánh ngay từ đầu . Nhưng như Quang can đã phân tích không thể lù lù đưa xe tăng và BB vào ngay khi địch đang mạnh để hứng bom ngay trong lòng thị xã .( Mà thực tế máy bay địch đã ném bom ngay trong thị xã chặn bược thọc sâu của ta đó thôi ở mũi E 24 ). Vì vậy BTL đã dùng trung đoàn đặc công 198 thực hiện nhiệm vụ này . 2 g 10 phút ngày 10/3 ta nổ súng 198 đã nhanh chóng chiếm được một số vị trí quan trọng . Nhưng đánh sang căn cứ E 53 thì 198 vấp khó khăn . Địch phản kích bằng cả xe tăng bịt cửa mở . Một số chiến sĩ đặc công khôg ra được bị địch bắt , tra tấn dã man . Có anh em chúng thiêu sống hết sức man rợ

Nếu CC 53 còn thì sân bay Hoà bình có nguy cơ địch chiếm lại và làm bàn đạp đưa quân tái chiếm BMT . Lúc này BTL dùng E 149 ( 316) đánh vào CC 53 . Nhưng :
- ngày 14/3 E 149 đánh nhầm vào khu điều vận sân bay . Thấy vậy liền tổ chức đánh sang CC 53 thì bị địch chắn đứng
- ngày 15/3 E 149 tiến công lần thứ 2 nhưng trung đoàn này bị máy bay địch đánh trúng đội hình , bộ đội thương vong nhiều mà cuộc tiến công vào căn cứ 53 vẫn không thành
Lúc này , một đại đội thám báo được đổ bằng trực thăng đang tìm đường vào CC 53, trung đoàn 45 cũng được đổ xuống đó không xa . Chuẩn tướng Lê Trung Tường lúc ấy cũng đã về Phước an . Rõ ràng : Địch đang nỗ lực dùng đòn phản kích đột kích bằng đổ bộ đường không để giành lại BMt .

Và bây giờ đòn quyết định đã phải đến . Chiều 16/3 BTL giao cho sư 10 sử dụng trung đoàn 66 tăng cường một đại đội T54tiêu diệt CC 53. Có môt bộ phận của E 149 tham gia và sau 3 giờ chiến đấu tối đêm 16/3 ta đã tiêu diệt được căn cứ 53 . Và tới đây thì Thị xã BMT mới được giải phóng .
Rõ ràng , nhận định và phương án của tướng Vũ Lăng đã đúng . Kịch bản diễn ra đúng với dự kiến về sử dụng sư đoàn 10



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 30 Tháng Mười, 2012, 02:03:25 pm

     Trích dẫn từ NTL.....Tranh thủ giờ nghỉ , chính uỷ Đặng Vũ Hiệp đến chỗ tướng Vũ Lăng kể lại tình hình vắn tắt rồi nói vui : “ Có chết thì ngày mai hãy chết . Còn bây giờ ông phải đến mà “cãi “ về chuyện sử dụng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập . Lúc này tướng Vũ Lăng quàng chăn lên phòng họp báo cáo chi tiết việc sử dụng sư đoàn 10 . Tướng Vũ Lăng đã rành rọt nói rõ ý định của Đảng uỷ và BTL Mặt trận Tây nguyên trong việc này .

       Lịch sử có ghi lại đoạn này không anh Luân?. Tướng Vũ Lăng ông đúng là chiến tướng, trước mặt đại tướng mới ở hậu phương vào nên ông hiểu vị đại tướng này chưa hiểu sâu về chiến trường B3 và các sư đoàn. Nếu không cục diện chiến trường có lẽ máu xương còn nhiều lắm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 30 Tháng Mười, 2012, 02:18:29 pm
@ xuan xoan :
Thứ nhất mình trả lời : toàn bộ kế hoạch và phương án tác chiến chiến dịch Tây nguyên do Thượng tướng Vũ Lăng chỉ đạo ( lúc ấy là thiếu tướng tư lệnh mặt trận Tây nguyên ) Nhưng khi xắp nổ súng thì Bộ đưa Trung tướng Hoàng Minh Thảo vào làm tư lệnh chiến dịch Tây nguyên . Thiếu tướng Vũ Lăng chuyển làm phó Tư lệnh .(! )
Thứ hai : trong hồi kí của Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp cũng có nói tới chi tiết rất hay mà quan trọng này .
Trong hồi kí của trung tướng Khuất Duy Tiến - lúc ấy là trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây nguyên có nói chi tiết này . ...Trang 222 - dòng 16,17,18 trên xuống . KÍ ỨC ĐỜI BINH NGHIỆP , NXB QĐ ND 2012"

bạn ạ


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười, 2012, 03:45:02 pm
Ôi, các bác bàn đến đây em lại thấy đó là một nút thắt rất hay và rất tế nhị: cơ bản suy nghĩ của các cấp lãnh đạo quân sự hồi đó về Tây Nguyên đều gặp nhau ở một điểm, kể từ Quân ủy TU và Bộ TTM trong Hoàng thành Thăng Long cho đến bộ tham mưu mặt trận nằm tại chiến trường. Việc khác nhau suy cho cùng chỉ là ở tiểu tiết - nếu không thì việc xoay chuyển tình hình từ phương án nọ sang phương án kia sẽ rất chậm.

Bản thân thượng tướng Hoàng Minh Thảo (lúc đó còn là trung tướng) cũng nhận xét trong hồi ký rằng: khi cụ Thảo vào lại đến Tây Nguyên (tối 29 tháng Giêng năm 1975), công tác chuẩn bị mọi mặt của Bộ tư lệnh B3 dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Vũ Lăng (nay BTL B3 chuyển thành BTL chiến dịch) đã hoàn thành rất nhiều việc, có thể gọi theo cách gọi của lính là đã "hòm hòm" kể cả kế hoạch chi tiết nghi binh lừa địch cho đến kho tàng đường sá, thông tin liên lạc, đảm bảo hậu cần cho các hướng. Trong khi đó BTL B3 cũng chỉ mới nhận được quyết tâm chuyển mục tiêu chủ yếu vào BMT chỉ ít ngày trước khi thiếu tướng Phó Tổng TMT Lê Ngọc Hiền (trung đoàn trưởng 64 trong KCCP) trực tiếp vào phổ biến, vậy nhưng công tác trinh sát chiến dịch bước 1 cũng đã hoàn thành. Như vậy trước khi có chỉ thị chính thức của cấp trên, B3 cũng đã có kế hoạch lưỡng toàn hợp lý rồi. Như thế là mọi việc cũng đã nung nấu chín dần từ sau 1972.

Về lực lượng: Bộ điều 316 vào B3 thì 316 dù mới nhưng sư trưởng Đàm Ngụy cũng đã đánh nhau với quân Mỹ ở Tây Nguyên từ năm 1967 trước khi vào miền Đông Nam Bộ.

Nói về độ thông thuộc Tây Nguyên của 2 tư lệnh và phó tư lệnh chiến dịch: cụ Thảo đã ở đó từ đầu năm 1967, cụ Vũ Lăng vào thay cụ Thảo từ năm 1974 nhưng trước đó cụ Vũ Lăng đã là Cục trưởng Cục tác chiến liên tục nhiều năm liền dưới quyền Tổng TMT Văn Tiến Dũng và trong KCCP chính cụ Vũ Lăng đã chiến đấu ở đèo Phượng Hoàng chặn quân Pháp lên Tây Nguyên. Sau này khi đánh quân dù ở đèo Phượng Hoàng cũng là cụ Vũ Lăng trực tiếp chỉ đạo diệt cho bằng được các cụm pháo tập trung của quân dù là chúng sẽ hết đường đối phó.

Khi thiếu tướng Vũ Lăng vào Tây Nguyên, người lên nắm Cục Tác chiến là đại tá Lê Hữu Đức (sau này là trung tướng) cũng đã chiến đấu trực tiếp ở B3 những năm 65-69. Chiến trường Tây Nguyên từ xưa đã rất được coi trọng và đến năm 1975 nó đã phát huy được ý nghĩa chiến lược của nó trong chiến dịch mùa xuân 1975 khi mà đại tướng TTMT cùng Phó TTMT tác chiến cũng đều có mặt đôn đốc chỉ đạo.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười, 2012, 03:55:02 pm
@ Quang Can : Không phải Quang nói hớ đâu mà nhầm thôi . Anh em biết là vậy chứ vì Quangcan rất chịu nghiên cứu và xuy nghĩ rất khoa học mà .
Ở đây Mình rất tâm đắc ý kiến của quangcan cái chuyện kinh nghiệm 1972 đánh Kon Tum . Quang nói ngay vào đầu chiến dịch 320 đã dánh khêu ngòi rồi bóc vỏ . Quang biết không ? chuyện đánh bóc vỏ Kon tum ngay lúc đó đã là sự tranh cãi ra trò của các cụ Sư trưởng với B3 đấy . Và , cái giá phải trả 1972 ấy rất được B3 quan tâm cho chiến dịch Ban Mê thuột lần này .
Đấy là xuy nghĩ về đánh chiếm sân bay Hoà Bình . Các cụ lo không giải quyết được sân bay Hoà bình thì hậu quả khôn lường như khi xưa sân bay kon tum đã đủ sức một vài ngày đưa toàn bộ sư 23 về đánh chiếm lại kon tum và đẩy quân ta vào thế cùng kiệt .

      Khi ta đã chiếm đưoc sở chỉ huy sư 23 và cắm cờ tại đó thì BMT vẫn chưa tan rã mà thực chất là vẫn mạnh . Thực ra hơn 8000 quân địch trong thị xã mới bị diệt một số còn đại bộ phận vẫn ẩn nấp trong thị xã .  E 53 là lực lượng bảo vệ chủ yếu vẫn ở trong căn cứ của nó . Ngay chiều 13 /3 /75 sư đoàn 23 đã đổ quân xuống phía đông thị xã .
-vâng! diễn biến tình hình trận BMT thời điểm ngày 12/3/1975 còn phức tạp đúng như bác NTL nêu. Và tôi được biết trong lúc ta chưa giải quyết xong căn cứ 53 và sân bay Hòa bình (Phụng dưc). thì ngay chiều 12/3 địch đã đổ xuống khu vực Phước an (phía đông BMT) hai trung đoàn (44,45) và liên đoàn biệt động...hòng tái chiêm BMT. Chính vì vậy e24 nhận lệnh cơ động chiến đấu đánh quân "tái chiếm" ngay trong đêm 12/3...(chứ không phải đến chiều 13/3 mới đổ quân đâu bác). Tôi nhớ rất kỹ ngày này vì hôm đó bob vừa về nhận nhiệm vụ chính trị viên c11/d6/e24 lúc chiều thì ngay trong đêm đơn vị nhận lệnh cơ động chiến đấu trên QL21 đánh quân "đổ bộ tái chiếm". bob đã kể ở các trang trước về trận Phước an (Cả sư 10 chuẩn bị đánh lớn vào trung tâm chỉ huy hành quân của địch ở Phước an) nhưng tại đây địch mới đụng độ với C11 của Bob vài lần đã bỏ chạy. Tất nhiên trước đó địch đã bị đánh tơi bời ở các điểm cao mới chiếm, ở cầu 12, Nông trại...
 Cảm ơn bác đã quan tâm chia sẻ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười, 2012, 04:01:14 pm
vấn đề nóng rồi mà em lại phải đi hầu "quỷ nhỏ", xin hẹn các bác 10h tối nay "bàn phím chiến" ạ!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười, 2012, 04:14:34 pm

Cám ơn bác bob, bác Trongc6, bác nguyen trong luan đã đính chính cho,  ;D.

... mà là thực tế đổ máu tại chiến trường quyết định.




@quang! Rất hay. bob rất tâm đắc với câu (màu đỏ) của quang@.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 30 Tháng Mười, 2012, 07:28:28 pm
Chào bác Bob ,Trọng Luân ,Quangcan và bác Trongc6 !hôm nay ôn lại kí ức như mới ngày nào !nhưng được thấy toàn cảnh hơn ,càng thấy chiến thắng TN thật vĩ đại ! tôi thật may mắn có mặt trong thị xã BMT trưa ngày 11/3 ,tôi nhớ lúc đó đứng ở trên một cái cống nghe thấy cụ Hàm trao đổi với cụ Đằng : "tình hình ở sân bay Hòa Bình căng lắm ,đơn vị đặc công  phải đánh ban ngày ,bọn lính cố thủ trong căn cứ 53 có hai khảu cối 60 rót trên đường băng rất lợi hại ,có một đồng chí tiểu đoàn trưởng đang xây dựng anh hùng thì hy sinh mất !".
 Rất cảm ơn Quangcan đúng là cố vấn quân sự của trang này !   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười, 2012, 09:20:55 pm
Chào bác Bob ,Trọng Luân ,Quangcan và bác Trongc6 !hôm nay ôn lại kí ức như mới ngày nào !nhưng được thấy toàn cảnh hơn ,càng thấy chiến thắng TN thật vĩ đại ! tôi thật may mắn có mặt trong thị xã BMT trưa ngày 11/3 ,tôi nhớ lúc đó đứng ở trên một cái cống nghe thấy cụ Hàm trao đổi với cụ Đằng : "tình hình ở sân bay Hòa Bình căng lắm ,đơn vị đặc công  phải đánh ban ngày ,bọn lính cố thủ trong căn cứ 53 có hai khảu cối 60 rót trên đường băng rất lợi hại ,có một đồng chí tiểu đoàn trưởng đang xây dựng anh hùng thì hy sinh mất !".
 Rất cảm ơn Quangcan đúng là cố vấn quân sự của trang này !   
Bác tomqb3 và các bác: chắc cụ Hàm và cụ Đằng nói đến liệt sỹ Nguyễn Đình Tiết (http://tanyen.bacgiang.gov.vn/node/66/317) tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công 27 của Bộ tăng cường cho 198 rồi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 30 Tháng Mười, 2012, 10:17:32 pm
@qtdc : tôi thì cho rằng Phó chính uỷ Hàm và CNCT Đằng nói đến anh Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 E 24 .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười, 2012, 10:31:56 pm
hầy à! có mặt,  ;D

     Lịch sử có ghi lại đoạn này không anh Luân?. Tướng Vũ Lăng ông đúng là chiến tướng, trước mặt đại tướng mới ở hậu phương vào nên ông hiểu vị đại tướng này chưa hiểu sâu về chiến trường B3 và các sư đoàn. Nếu không cục diện chiến trường có lẽ máu xương còn nhiều lắm.

hì, bác xuan xoan chú ý,  ;D

- một là, giai thoại này chỉ được nhắc trong hồi ký của cụ Lăng mà thôi,  ;D

- hai là, không phải ngẫu nhiên mà Bộ lại tăng cường cho Tây Nguyên cụ Thảo đâu ạ. Cụ kinh nghiệm đầy mình ở chiến trường này từ những năm 196x. Ngay kể cả đến cụ Thảo vào nắm quyền chỉ huy, duyệt lại một lần nữa bản kế hoạch tác chiến tổng thể của mùa khô 1975 thì đến lượt cụ Dũng vào duyệt tiếp.  ;D

Bác tomqb3 và các bác: chắc cụ Hàm và cụ Đằng nói đến liệt sỹ Nguyễn Đình Tiết (http://tanyen.bacgiang.gov.vn/node/66/317) tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công 27 của Bộ tăng cường cho 198 rồi.

Không phải đâu chú Luân, bác qdtc nói chuẩn đấy ạ. Trận này D5 và D27 đặc công đánh mật tập ban đêm ngày 9/3 - Tiểu đoàn 27 đánh chiếm hậu cứ trung đoàn 44 và khu chỉ huy sân bay.; đến sáng ngày 10/3 thì quyết giữ bằng được cửa mở để đợi bộ binh vào. Lúc này tiểu đoàn 3 ngụy thuộc trung đoàn 45 đưa quân ra bịt cửa mở nên đánh dữ dội. Đặc công đánh ban ngày tác chiến theo kiểu bộ binh thì các bác biết rồi đấy. Không chỉ bác Tiết đâu mà ta còn tổn thất nhiều cán bộ chiến sỹ đặc công ưu tú trong trận này nữa đấy,  :-\.

Còn về D27 thì đơn vị này đã từng đánh ở Cánh đồng Chum Lào, vào tây nguyên tháng 1/1975 và được B3 tăng cường cho E198 đặc công Tây Nguyên khi B3 điều D2 E198 đặc công phối hợp với E66 đánh Đức Lập.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười, 2012, 10:33:00 pm
@qtdc : tôi thì cho rằng Phó chính uỷ Hàm và CNCT Đằng nói đến anh Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 E 24 .
Vâng, bác nguyentrongluan: chắc như vậy chính xác hơn. Vì câu nói thuật lại lời cụ Hàm và cụ Đằng của bác Tomqb3 đang nói đến B50 nên em mới nghĩ vậy, còn xây dựng điển hình thì phải có quá trình và phải là quân của mình thì mới nắm được. Nhân nói về mũi tấn công của d4, mũi này được phân bố lực lượng xe tăng nhiều hơn mũi của 316 - vì nó là mũi thọc sâu chủ yếu.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười, 2012, 10:45:35 pm
@qtdc : tôi thì cho rằng Phó chính uỷ Hàm và CNCT Đằng nói đến anh Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 E 24 .
Vâng, bác nguyentrongluan: chắc như vậy chính xác hơn. Vì câu nói thuật lại lời cụ Hàm và cụ Đằng của bác Tomqb3 đang nói đến B50 nên em mới nghĩ vậy, còn xây dựng điển hình thì phải có quá trình và phải là quân của mình thì mới nắm được. Nhân nói về mũi tấn công của d4, mũi này được phân bố lực lượng xe tăng nhiều hơn mũi của 316 - vì nó là mũi thọc sâu chủ yếu.

Cũng hơi khó nhỉ vì em thấy cả hai bác tiểu đoàn trưởng đều hy sinh trong sáng 10/3. Em thấy hình như bác Oánh lên D trưởng trước khi đánh thị xã thì phải vì đợt ở Ngô Trang, Đồi Vuông mới là D phó? Còn bác Tiết cũng khá nổi tiếng và oanh liệt, không phải ngẫu nhiên là được D trưởng D đặc công độc lập đâu ạ! Khó nhể,  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười, 2012, 11:06:24 pm
Ôi, các bác bàn đến đây em lại thấy đó là một nút thắt rất hay và rất tế nhị: cơ bản suy nghĩ của các cấp lãnh đạo quân sự hồi đó về Tây Nguyên đều gặp nhau ở một điểm, kể từ Quân ủy TU và Bộ TTM trong Hoàng thành Thăng Long cho đến bộ tham mưu mặt trận nằm tại chiến trường. Việc khác nhau suy cho cùng chỉ là ở tiểu tiết - nếu không thì việc xoay chuyển tình hình từ phương án nọ sang phương án kia sẽ rất chậm.

Bản thân thượng tướng Hoàng Minh Thảo (lúc đó còn là trung tướng) cũng nhận xét trong hồi ký rằng: khi cụ Thảo vào lại đến Tây Nguyên (tối 29 tháng Giêng năm 1975), công tác chuẩn bị mọi mặt của Bộ tư lệnh B3 dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Vũ Lăng (nay BTL B3 chuyển thành BTL chiến dịch) đã hoàn thành rất nhiều việc, có thể gọi theo cách gọi của lính là đã "hòm hòm" kể cả kế hoạch chi tiết nghi binh lừa địch cho đến kho tàng đường sá, thông tin liên lạc, đảm bảo hậu cần cho các hướng.

Nhất trí với ý kiến của bác qtdc như trên và bổ sung theo dữ liệu thời gian để làm rõ hơn vấn đề này:

- 24/1 B3 giao nhiệm vụ cho E95A đơn vị cắt đèo Mang Yang
- 25/1 giao nhiệm vụ cho F316 và F320A
- 26/1 nghiên cứu lần cuối phương án 1 đánh thị xã
- 27/1 nghiên cứu phương án F10 đánh Đức Lập; nghiên cứu lần cuối phương án hai đánh thị xã
- 28/1 nghiên cứu lần cuối phương án đánh quân giải tỏa khi địch có phòng ngự dự phòng
- 30/1 giao nhiệm vụ cho các đơn vị hỏa lực, binh chủng khác: tăng, phòng không, đặc công, pháo binh
- 31/1 cụ Lăng chỉ đạo cụ Thước viết lại kế hoạch chiến dịch và quy định sau 5 ngày trình BTL B3
- 1/2, giao nhiệm vụ cho E271 của Miền tăng cường lên cùng đánh Đức Lập
- 7/2 báo cáo riêng với cụ Thảo, TL B3 mới vào; cùng rà soát tất cả các phương án, giai đoạn cũng như kế hoạch dự phòng
- 14/2 B3 báo cáo cụ Dũng, đại diện của Bộ.

Theo em, cụ Dũng duyệt nhưng vẫn còn băn khoăn một chút về F10 đấy?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 30 Tháng Mười, 2012, 11:53:45 pm
Đúng như Quangcan nói . Cụ Dũng sau khi nghe Cụ Vũ Lăng trình bầy xuy nghĩ cân nhắc rồi cuối cùng đồng ý và phê chuẩn kế hoạch . Nhưng cụ nhắc nhở BTL chiến dịch : thời gian gấp , nhiệm vụ nặng cần tổ chức chu đáo để đưa sư đoàn 10 thật nhanh về hướng BMT , sau khi giải phóng Đức Lập .
Cụ vẫn xuy nghĩ là phải gấp rút đưa F 10 quay về ngay BMT đó thôi .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2012, 01:45:09 am
Quangcan nhận xét rất tinh, đây là cách dùng người của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai người bổ sung cho nhau. Một người điềm đạm và mưu lược, có tầm nhìn chiến lược, một người là tướng đánh trận giỏi, nhiều kinh nghiệm, tính nóng như lửa, táo bạo nhưng chắc chắn, có trình độ chỉ huy-tham mưu tốt. Thường cụ Vũ Lăng bao giờ cũng có ý kiến riêng và biết cách trình bày với cấp trên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét tướng Vũ Lăng là người mà giao việc thì đại tướng tin nhiệm vụ sẽ được hoàn thành. Nếu không phải cụ Vũ Lăng, chưa chắc Tổng tham mưu trưởng đã chịu. Theo thiếu tướng Hồ Đệ, khi chuẩn bị đánh Đức Lập, cụ Vũ Lăng còn đến tận thực địa cùng đoàn cán bộ trinh sát chiến trường của sư đoàn 10 từ cấp đại đội trưởng trở lên cơ mà. Vậy thì cụ Dũng phải tin chứ.   

Còn cụ Thảo ấp ủ đòn đánh Ban Mê Thuột và cách đánh đã từ lâu, rất hợp với suy nghĩ của Đại tướng Tổng tư lệnh và đại tướng TTMT. Hai người (cụ Thảo và cụ Vũ Lăng) làm việc với nhau trong một trận mở đầu then chốt như vậy thì quá tốt và chắc thắng.
 
hầy à! có mặt,  ;D

hì, bác xuan xoan chú ý,  ;D

- một là, giai thoại này chỉ được nhắc trong hồi ký của cụ Lăng mà thôi,  ;D

- hai là, không phải ngẫu nhiên mà Bộ lại tăng cường cho Tây Nguyên cụ Thảo đâu ạ. Cụ kinh nghiệm đầy mình ở chiến trường này từ những năm 196x. Ngay kể cả đến cụ Thảo vào nắm quyền chỉ huy, duyệt lại một lần nữa bản kế hoạch tác chiến tổng thể của mùa khô 1975 thì đến lượt cụ Dũng vào duyệt tiếp.  ;D


Việc cụ Dũng băn khoăn cũng nhiều lý do. Trận Phước Long giải phóng một thị xã vừa xong trước đó thành công nhưng cũng kéo dài, đối phương phản kích rất quyết liệt, trong khi BMT quy mô lớn hơn và lại là trận mở đầu chiến dịch quan trọng tiêu diệt cả một quân đoàn địch, đòn điểm huyệt này phải đánh gọn gàng để tạo ra sức thối động thật lớn, vậy thì đương nhiên lực lượng phải bố trí sao cho thật tập trung.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 31 Tháng Mười, 2012, 01:06:44 pm
thưa các bác, theo những dòng hồi ký của bác bob, ban đầu em chỉ dám mở màn bởi trận đánh xuất sắc của D4 E24B/ tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 khi thọc sâu vào thị xã Buôn Ma Thuột trong mùa xuân 1975; sau đó so sánh và đánh giá việc tại sao F10 không đánh thị xã mà lại là F316/ sư đoàn 316 với E95B/ trung đoàn 95B. Đến giờ này, câu chuyện của chúng ta đã lan man sang vấn đề rộng hơn nhiều rồi,  ;D. Chả trách được vì chúng ta đề cập đến một giai đoạn lịch sử hay, nhiều góc cạnh mở,  ;D. Mong các bác quản trị box thông cảm,  ;D

...Việc cụ Dũng băn khoăn cũng nhiều lý do. Trận Phước Long giải phóng một thị xã vừa xong trước đó thành công nhưng cũng kéo dài, đối phương phản kích rất quyết liệt, trong khi BMT quy mô lớn hơn và lại là trận mở đầu chiến dịch quan trọng tiêu diệt cả một quân đoàn địch, đòn điểm huyệt này phải đánh gọn gàng để tạo ra sức thối động thật lớn, vậy thì đương nhiên lực lượng phải bố trí sao cho thật tập trung....

Em xin nêu một vài chủ quan về băn khoăn của cụ Dũng trong chiến dịch này ở tầm cao cao một chút, mong bác tiếp tục "bàn phím chiến:,  ;D:

1. Cần phải xác định rõ ấp ủ đòn đánh Buôn Ma Thuột của cụ Thảo có ý nghĩa đến nhường nào?
Năm 1972, khi ta thấy tạm đủ đánh lớn, B3 tổ chức thế trận mà mấu chốt là giải phóng thị xã Kon Tum. Thế trận của B3 nằm chung trong chiến lược của Bộ:
- B2 với chiến dịch Nguyễn Huệ tập trung giải phóng thị xã An Lộc;
- B1 nối liền vùng giải phóng xuống đồng bằng Trung Trung Bộ, tạo lập một vùng giải phóng rộng lớn liên tỉnh từ Ba Tơ + Đức Phổ thuộc Quảng Ngãi sang Hoài Ân + Hoài Nhơn + Phú Mỹ thuộc Bình Định;
- B5 là Quảng Trị 1972
- Mặt trận Y Hạ Lào là F968 lao xuống đánh Pak Sòng Pak Sế, giải phóng Muong Khong Se Don; chiếm lĩnh đường/ lộ 13 và 23.

Nếu nhìn nhận cụ thể về mặt chiến lược thì có thể thấy rõ 5 mũi tiến công chiến lược cùng trong một thời điểm; kiểu đánh truyền thống của Cụ Giáp khi đập Điện Biên Phủ đấy thôi.

Nhưng vấn đề em muốn nói là mục đích trong năm 1972 của ta là giành dân, giành đất, đánh chiếm từng phần đô thị của VNCH. Nó khác hẳn hoàn toàn với năm 1975 khi ta cũng bày thế cục.

Các bác nhớ lại mà xem: giả sử năm 1972, ta có thể giải phóng được thị xã Kom Tum thì sao??? VNCH sẽ lui về Plei cu theo đường 14 và tổ chức tái chiếm thôi. Đánh Kon Tum ta hoàn thành mục tiêu chiếm được một đô thị lớn nhưng chưa thể có được thế trận tiếp theo, em xin nhắc lại là thế trận tiếp theo, rất quan trọng với tầm nhìn xa về chiến lược. Tại sao như vậy? Chúng ta đều biết con đường 14 ngoằn nghèo chạy dọc 3 tỉnh Tây Nguyên xuống tận Đông Nam Bộ, là trục dọc, là xương sống của toàn bộ Quân khu 2 VNCH; đấy là chưa kể các nhánh chạy dọc theo biên giới hình thành  nên một phân tuyến, giới hạn phân cách mềm giữa đôi bên. Nếu ta làm chủ Kon Tum 1972 thì chỉ có thể phát triển một chiều theo hướng bắc nam, theo đường 14 tiến xuống; kể có khi có đủ lực lượng dự bị, hỏa lực và tăng thì cũng sẽ như Quảng Trị 1972 đuổi địch đến bờ sông Mỹ Chánh rồi kiệt lực.

Nếu ta đánh Plei cu, ta vừa có hoàn toàn có thể phát triển theo hướng bắc nam theo đường 14, vừa có thể phát triển theo hướng tây xuống đông theo đường 19. Hơn thế nữa, đánh Plei cu là cắt đôi Tây Nguyên, chia VNCH sư đoàn 23 ngụy làm 2 nửa riêng biệt và Kon Tum hoàn toàn bị cô lập.

Nếu ta đánh thị xã Buôn Ma Thuột  + Đức Lập + làm chủ đường 19 + áp sát đường 21 (từ đồng bằng Khánh Hòa đi lên) thì tức là ép sát B2; toàn bộ Gia Nghĩa, Lâm Đồng sẽ bị kẹp giữa Đức Lập và Phước Long mới giải phóng; nối liền một dải thông suốt đến Lộc Ninh - thủ đô QGP MNVN. Mời các bác xem bản đồ trên toàn tuyến  ;D:

(http://nr8.upanh.com/b4.s33.d4/f477bc8582548f1e128bf47f345fe568_50455698.1975.jpg) (http://www.upanh.com/1975_upanh/v/9vy8ah8p2cf.htm)

Sau đòn trinh sát chiến lược Phước Long, Thiệu và các tướng lĩnh VNCH càng hiểu quyết tâm của ta trong năm 1975 là áp sát từ B2; riêng tướng Phú thì càng sợ hơn nếu ta đánh Pleicu thật. Việc ta giải quyết Đức Lập rốt ráo + chuyển từ chặn đường 19 lên thành làm chủ và tạo bàn đạp tiến công thọc xuống đồng bằng Nam Trung Bộ cực kỳ quan trọng khi tạo thế cục mở rộng sau khi đánh thị xã Buôn Mê Thuột. Nếu như có thể gọi cuộc nghi binh của F968 là chiến thuật bước 1 và quyết định đánh thị xã là chiến thuật bước 2; nếu như gọi việc thọc sâu đánh chiếm thị xã là đòn điểm huyệt và việc đánh quân giải tỏa phản kích tại thị xã là đánh bồi, đánh quỵ thì tất cả chỉ gói gọn trong một tổng thể chung nhất. Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975. Em diễn tả chưa được thanh thoát lắm nhưng ý tứ là vậy,  ;D. Em cho rằng đấy là bước khác biệt cơ bản lớn nhất so với 1972, ta không chăm chăm giành dân, giành đất, giành từng đô thịmở một bàn cờ lớn trong thế trận nhiều tầng, nhiều lớp giương sẵn với các phương án khác nhau. B3 có rất nhiều kế hoạch dự phòng của B3 nhưng quyết định là ở Bộ, ở Quân ủy Trung Ương khi nhìn thấy ở việc đánh thị xã Buôn Ma Thuật có nhiều hướng mở tầm chiến lược, sáng suốt là ở chỗ đó.

Tầm nhìn, thế cục và thông tin tình báo không đủ, khiến tướng Phú và BTL Quân đoàn 2 của VNCH chỉ "nhìn" thấy được ta có thể giải quyết dứt điểm Pleicu để phát triển theo hướng em nêu trên. Tại sao? VÌ tướng Phú cho rằng ta chỉ đủ lực đánh đến thế là hiểm lắm rồi, cái chết đã đến từ từ, từ  đánh giá chủ quan trong cuộc họp Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Biết đâu ta đã sáng tạo ở tầm cao hơn nhiều,  ;D

Cụ Dũng phân vân? Phân vân chứ vì nếu ta xét giữ nguyên E66 là lực lượng dự bị chiến lược, sẵn sàng thay nguyên F316 trong việc đánh tái chiếm và phản kích thị xã. Cần gì phải để lính phải khổ, leo xe ô tô vòng đường Tây Trường Sơn đánh Đức Lập; giả sử không giải quyết được Đức Lập thì sao vì VNCH đâu cũng dễ để mất khi phản kích; giả sử tin tình báo bị lộ và VNCH phát hiện hướng chuyển quân, hướng quay về => ta bị ăn bom tọa độ dọc đường hành quân. Bảo toàn lực lượng tốt hơn cho trận quyết định chứ, đánh xong được Buôn Ma Thuột và giữ được là hơn 1972 nhiều lắm rồi đấy các bác ạ. Mong gì hơn nữa, khi ngay cả bước vào chiến dịch, ta đầy đủ quyết tâm và QUTW cũng chỉ nhận định giải phóng được 1-2 tỉnh lớn, đập tan được QK 2 ngụy là thắng lớn rồi; đâu đã biết tình hình khẩn trương và xoay chuyển nhanh đến thế trong 1975.

Thêm thắt chút chỗ này, em nói về kinh nghiệm của chiến trường B1 trong 1972:
- Mặt trận Bình Định Quảng Ngãi có quyết tâm nối liền 2 vùng giải phóng nhập làm một, tạo bàn đạp rộng lỡn cắt ngang đường 1; xóa sổ một số căn cứ lớn của VNCH là Đệ Đức, Sa Huỳnh. Ý đồ tốt, sáng tạo nhưng bị VNCH dùng kế "vây ngụy cứu triệu". Thắng lợi giải phóng Hoài Ân, rồi Hoài Nhơn, ép địch co về Phù Mỹ là rất to lớn nên để phát huy QK V đã chỉ đạo:

"Trung đoàn 12 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương, đánh đích phản kích bảo vệ bắc Bình Định. Sư đoàn (thiếu trung đoàn 12) hành quân ra nam Quảng Ngãi (hướng trọng điểm của quân khu), phối hợp với sư đoàn 2, tạo nên một vùng giải phóng hoàn chỉnh từ nam sông Vệ tới bắc Phù Mỹ nối đến với bắc Công  Tum.."
 
F3 đang trên đường ra Quảng Ngãi thì VNCH đã tổ chức phản kích vào ngay chỗ F3 vừa giải phóng để cứu Quảng Ngãi rồi; kết quả thực tế là F3 phải cấp tốc quay về vì mình E12 + LLVT Bình Định không đủ sức phòng thủ, ta gần mất hết những địa bàn vừa chiếm được. F3 về. quay trở lại phòng thủ thay E12, cố gắng vá víu mãi mới được thế trận.

Kinh nghiệm này đã được BTL QK V tổng kết, báo cáo và đánh giá rất nghiêm túc sau 1972; Bộ và bản thân cụ Dũng cũng đánh giá xác đáng hoàn cảnh và thời điểm lúc đó. Vậy đấy, năm 1972 tại các mặt trận, khu vực chiến trường đã xẩy ra nhiều sự kiện và vô số kinh nghiệm từ cấp chiến lược, chiến thuật đến hoạt động điều quân, thực hành chiến đấu đã được tổng kết, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Qua ví dụ trên, em thấy càng nêu bật góc sâu hơn nữa của Cụ Dũng khi ưu tư trăn trở; không chỉ bởi F10, đặc biệt là E66 đứng trước hai nhiệm vụ khó khăn như các bác nêu mà vấn đề ở đây là tạo thế thế nào cho hiệu quả nhất, tối ưu nhất. Thực tế rõ ràng đã chứng minh tầm nhìn xa của các cụ đúng. VNCH sai lầm về chiến lược khi bỏ Tây Nguyên thì thế trận truy kích hình thành rõ rệt trên đường 14, dồn địch về đường 7; F968 xuôi hướng đông hướng đồng bằng đánh sân bay Gò Quánh BÌnh Định thay cho F3; còn bản thân F3 thiếu lướt ngay theo đường 19, quẹo phải vỗ mặt Quy Nhơn => chia cắt hay nói chính xác hơn là từ đây băm nát toàn tuyến đồng bằng trên đường/ lộ 1A.

Và ngược lại, nếu ta không đánh Đức Lập sớm, chỉ chăm chăm bảo toàn E66 cho sự chắc chắn, chỉ phát triển dập khuôn theo hướng 1972 làm chủ thị xã là xong thì VNCH vừa có hướng từ Đức Lập thọc lên, tái chiếm đường 21, tạo lập được vành đai an toàn trên con lộ này. Lúc đấy có chăng, VNCH dồn sức tái chiếm thị xã Buôn Mê Thuột, kể cả chấp nhận bỏ Kon Tum, bỏ Pleicu và khúc giữa Bình Định + một phần Quảng Ngãi cũng tạm được và vãn hồi được thế trận đấy chứ.

Đấy, em xin nhắc lại đoạn trên : Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 31 Tháng Mười, 2012, 06:20:02 pm
Sau đòn trinh sát chiến lược Phước Long, Thiệu và các tướng lĩnh VNCH càng hiểu quyết tâm của ta trong năm 1975 là áp sát từ B2; riêng tướng Phú thì càng sợ hơn nếu ta đánh Pleicu thật. Việc ta giải quyết Đức Lập rốt ráo + chuyển từ chặn đường 19 lên thành làm chủ và tạo bàn đạp tiến công thọc xuống đồng bằng Nam Trung Bộ cực kỳ quan trọng khi tạo thế cục mở rộng sau khi đánh thị xã Buôn Mê Thuột. Nếu như có thể gọi cuộc nghi binh của F968 là chiến thuật bước 1 và quyết định đánh thị xã là chiến thuật bước 2; nếu như gọi việc thọc sâu đánh chiếm thị xã là đòn điểm huyệt và việc đánh quân giải tỏa phản kích tại thị xã là đánh bồi, đánh quỵ thì tất cả chỉ gói gọn trong một tổng thể chung nhất. Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975. Em diễn tả chưa được thanh thoát lắm nhưng ý tứ là vậy,  ;D. Em cho rằng đấy là bước khác biệt cơ bản lớn nhất so với 1972, ta không chăm chăm giành dân, giành đất, giành từng đô thịmở một bàn cờ lớn trong thế trận nhiều tầng, nhiều lớp giương sẵn với các phương án khác nhau. B3 có rất nhiều kế hoạch dự phòng của B3 nhưng quyết định là ở Bộ, ở Quân ủy Trung Ương khi nhìn thấy ở việc đánh thị xã Buôn Ma Thuật có nhiều hướng mở tầm chiến lược, sáng suốt là ở chỗ đó.

...
Đấy, em xin nhắc lại đoạn trên : Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975.
- Phải thừa nhận bạn quangcan@ có đầu óc (phân tích, tổng hợp, nhận định , đánh giá trong lĩnh vực quân sự...) "ác chiến" đấy! Bob trực tiếp tham gia chiến dịch, nhưng chỉ thấy sao nói vậy ở một phạm vi rất hẹp. Qua đọc các bài của Quang mới thấy được nhiều vấn đề ở tầm cao hơn. ở phạm vi rộng hơn. Hay lắm! Mong bạn tiếp tục.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: china trong 31 Tháng Mười, 2012, 07:19:39 pm
Không biết quangcan là nghề gì nhỉ? ;D. phân tích quân sự thế này không thể là người bình thường được :D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HAN_DCT trong 31 Tháng Mười, 2012, 08:59:00 pm
@china: em nói bí mật chỉ mình bác biết thôi nhé! Tay này đang làm luận văn tốt nghiệp cao (nhất) học ngành "khoa học quân sự" tại trung tâm hướng nghiệp đào tạo từ xa "Vào Mà Học" đấy ạ! Em bái phục tay này từ lâu rồi, tiếc là hắn ta chỉ mê cà phê... ;D
@quangcan: Đùa chút, đừng giận nhé! Mình rất phục khả năng tổng hợp và phân tích của bạn. Tiếp tục nhé ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2012, 10:28:11 pm
Quangcan phân tích rất hay. Cụ Dũng băn khoăn chủ yếu về lực lượng, sợ không giải quyết BMT được nhanh thôi. Trận BMT có 2 phần. Phần 1 là chiếm thị xã, phần 2 đánh địch phản kích. Phần 1 khêu ngòi cho phần 2 để tiêu diệt hẳn sư đoàn 23. Sư 10 phải nhanh chóng quay về làm nhân tố chính cho phần 2. Mà thực tế chiều 12 địch đã đổ được 1 phần trung đoàn 45 về, liên đoàn 21 thì đã vào rìa thị xã từ ngày 10 tháng 3. Đánh tiêu diệt được sư 23 tại BMT thì đối với VNCH Tây Nguyên đi đứt đến nơi rồi.

Còn tại sao ban đầu là Đức Lập và Thuần Mẫn thì phải xem lại lịch sử, và đây là lời kể của tướng Vũ Lăng:
"..."Mùa hè năm 1974, chúng tôi đã kết luận rằng : các đơn vị thuộc quân đoàn 2 ngụy đã sút sức chiến đấu. Khi ta tấn công vào một trung đoàn tăng cường của ngụy thì chúng không đủ sức chống đỡ. Chúng đưa một sư đoàn thiếu thì không đủ sức giải vây. Trong trận đánh ở Plây Me, thiết giáp của nó toàn đứng sau đội hình bắn với lên, nếu bị đánh từ phía lưng là lập tức tháo chạy. Quân đoàn 2 chỉ đủ sức đối phó với một sư đoàn của ta trên một hướng. Nếu ta đánh lớn hơn, trên nhiều hướng, nhất định chúng sẽ bị lúng túng. Sau trận đánh ở Thượng Đức, chúng tôi tin rằng trong vòng hai năm tới có thể giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. Tháng Mười năm 1974, đồng chí tham mưu phó của B3 ra Bộ báo cáo đã trở về, mang theo mệnh lệnh tác chiến mùa khô : đánh Thuần Mẫn, đánh Đức Lập và đánh thị xã Gia Nghĩa, mở thông xuống đường 20, rồi vùng giải phóng Tây Nguyên với miền đông Nam Bộ. Đánh Thuần Mẫn và Đức Lập chúng tôi đã có dự tính trước. Còn đánh Gia Nghĩa có bị bất ngờ. Gia Nghĩa không phải là đất của quân khu, đến bản đồ cũng không có. Địa hình chưa rõ, đường sá chưa làm, tuyến vận chuyển xa, bộ đội hành quân càng xa, mùa mưa chưa dứt, thời gian để chuẩn bị tính ra chỉ còn được hai tháng. Thế là đủ vỡ đầu rồi! Nhưng đã là lệnh thì phải chấp hành, chấp hành cho xuất sắc. Khó thế chứ khó nữa cũng phải nghiến răng lại mà làm. Giữa tháng Mười đã có những đơn vị công binh, hậu cần, trinh sát đi trước. Còn các đơn vị khác đều đã sẵn sàng. Giai đoạn chuẩn bị cơ bản đã xong, chỉ còn đợi lệnh là bắt tay vào những nhiệm vụ cụ thể...."

tiếp, vẫn tướng Vũ Lăng:
"...Tôi là một cán bộ quân sự của Đảng từng trực tiếp chỉ huy bộ đội tham gia nhiều chiến dịch, có thể nói là có chút ít kinh nghiệm đánh địch, nhưng lại chưa được ở một chiến trường nào thật lâu. Nay vào một chiến trường chiến đấu và sinh hoạt đều rất gian nan, không khỏi lo rằng anh em chưa tin mình. Lòng tin của cấp dưới với cấp trên là rất quan trọng. Trong chỉ huy chiến đấu, có lúc cấp dưới chỉ làm theo mệnh lệnh mà không có thì giờ để bàn cãi trái phải. Nếu đã tin nhau thì khó mấy cũng làm. Dẫu có ngược với dự tính của mình vẫn cứ làm. Vì đã tin là cấp trên có lý để bảo làm còn chưa tin lắm, chưa tin hẳn thì có làm cũng không được triệt để, vừa làm vừa ấm ức, vừa làm vừa nghi ngại. Bụng đã hồ nghi hễ gặp khó là sinh chuyện ngay. Muốn cho cấp dưới thật tin thì cấp trên phải sâu sát phải biết cách kiểm tra và có ngay những ý kiến chuẩn xác trong việc giải quyết những khó khăn của cấp dưới. Cấp dưới báo cáo đều đặn lên cấp trên là một kỷ luật phải nghiêm giữ. Nhưng không có báo cáo nào ích lợi bằng tự mình đến tận nơi. Không phải anh em có ý che đậy, dối trá trong các báo cáo. Hoàn toàn không phải thế. Chỉ vì nhận thức của mỗi cấp đều có hạn. Cái mình cần thật, anh em nghĩ là nhỏ, cái không cần lại nghĩ là to. Nhiều vấn đề lúc chuẩn bị thì tưởng là nhỏ, nhưng trong diễn biến chiến đấu lại hóa ra to, rất to. Chuẩn bị nhỏ mà phải đối phó to, hoặc phải đương đầu với một tình thế chưa hề có chuẩn bị là hết sức rắc rối. Là người chỉ huy không thể để bị dồn vào cái chỗ kẹt ấy. Cho nên tư lệnh phải có mặt ở hướng chủ yếu và ở những trận đánh then chốt. Có mặt từ lúc chuẩn bị. Đánh là phải có bài bản, phải có sự kết hợp giữa các trận đánh, theo một ý đồ thống nhất, trọn vẹn của một chiến dịch. Đánh ngắc ngứ là do thiếu chuẩn bị. Mà phải chuẩn bị theo cách suy nghĩ của mình. Muốn đánh có bài bản thì khi chuẩn bị cũng phải có bài bản. Đầu tháng Chạp, Bộ tư lệnh phân công tôi trực tiếp đi chuẩn bị cho trận đánh Đức Lập, anh Năng là tư lệnh phó thì chuẩn bị cho hướng đánh Gia Nghĩa. Lúc này cũng mới chỉ nghĩ đến có hai bàn đạp là Đức Lập và Thuần Mẫn. Đánh Đức Lập rồi phát triển xuống Gia Nghĩa, giải phóng tỉnh Quảng Đức mở thông đường 20, nối liền Tây Nguyên với miền đông Nam Bộ. Đánh Thuần Mẫn, rồi phát triển ra Cheo Reo, giải phóng tỉnh Phú Bồn, mở đường xuống ba tỉnh phía nam Khu 5. Đánh như thế là lớn, lại bằng lực lượng của mình, nhưng tin là làm được. Chúng tôi tin chắc rằng sẽ đánh được vì thực lực của ta và của địch đều đã thay đổi. Cũng đã có nghĩ đến Buôn Mê Thuột, cấp trên cũng đã gợi ý nếu có thời cơ thì sẽ đánh Buôn Mê Thuột. Vậy thế nào là thời cơ? Phải chuẩn bị trước, kẻo việc đến nơi là lúng túng lắm. Khi báo cáo tình hình tác chiến với đảng ủy quân khu, tôi cũng đặt vấn đề : "Thế nào là thời cơ?". Theo chúng tôi nghĩ: thời cơ sẽ xuất hiện khi ta đã tiêu diệt gọn hai chi khu quan trọng là Thuần Mẫn và Đức Lập; khi chúng ta đã đánh tan các lực lượng phản kích ở phía tây sông Sê-rê-pốc và từ Plây-Cu kéo xuống; khi tình hình chung đã như thế mà lực lượng địch trong thị xã Buôn Mê Thuột vẫn chỉ là một trung đoàn. Thì khi ấy là đã có thời cơ để giải phóng Buôn Mê Thuột...."


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 02:18:44 am
Trước khi cụ Dũng băn khoăn thì đã có người băn khoăn rồi - Phó TTMT Lê Ngọc Hiền. Cụ Dũng có chỉ đạo Phó TTMT Lê Ngọc Hiền không ra Hà Nội báo cáo vội mà đi xe ra đến gặp cụ Dũng tại SCH đoàn 559 khi cụ Dũng đang trên đường từ Hà Nội vào B3. Vậy B3 giải trình với cụ Hiền thế nào, tiếp theo vẫn là lời tướng Vũ Lăng:

“....Khoảng ngày 10 tháng Giêng năm 1975, tôi về tới Chỉ huy sở khu B làm kế hoạch (chú thích: tức kế hoạch cũ nhận tháng 10-1974 do tham mưu phó B3 Nguyễn Quốc Thước truyền đạt) thì nhận được điện của anh Lê Ngọc Hiền, phó tổng tham mưu trưởng : “Nên trinh sát kỹ cả mục tiêu A”. Cũng chưa bảo hẳn là phải đánh mục tiêu A. Nhưng như thế cũng đã đủ rõ rồi. Lúc này anh Hiệp đang làm việc với trung đoàn 25 ở phía bắc Buôn Mê Thuột. Ngày 13, anh Hiệp nhận được điện trở về. Anh Hiệp, anh Hàm, anh Năng và tôi bàn ngay vào nhiệm vụ mới, coi như nhiệm vụ chính thức đã được Bộ giao. Cũng rất lo về thời gian, dốc sức chuẩn bị cho Đức Lập trên một tháng, nay lại thêm Buôn Mê Thuột, mà ngày nổ súng tấn công trên toàn mặt trận vẫn không thay đổi, khoảng 20 đến 25 tháng Hai. Khó khăn tuy nhiều nhưng cả mấy chúng tôi đều rất vui. Lại nghĩ đến thời cơ lớn của cả cuộc kháng chiến và của riêng mỗi chiến trường. Thị xã Phước Long đã được giải phóng vừa cách một tuần. Làm gọn được Đức Lập sẽ đánh thốc xuống Gia Nghĩa, giải phóng tỉnh Quảng Đức. Phía trên này đánh nhanh Buôn Mê Thuột, giải phóng tỉnh Đắc Lắc, có cơ hội giải phóng luôn tỉnh Phú Bơn, ép chặt Plâycu và Công Tum. Chỉ mường tượng trên bản đồ đã thấy một vùng đỏ rộng lớn kéo đâm từ bắc xuống nam, từ đông sang tây tạo ra một thế chiến lược cực kỳ lợi hại, không có cách gì đảo ngược được.

“Đánh Buôn Mê Thuột còn có một mặt thuận lợi là địch chưa có chuẩn bị. Chúng luôn luôn bị ám ảnh bởi áp lực thường xuyên của ta xung quanh Công Tum và Plâycu. Nếu có đụng chạm đến cái thị xã phía nam này chắc chỉ là những hoạt động phối hợp, nhằm làm phân tán lực lượng của đối phương. Càng ngày càng tỏ rõ cái ý nghĩ ấy đã đóng chặt vào đầu các cơ quan tham mưu của quân đội nguỵ, dẫu khi đã có trong tay nhiều tài liệu chứng tỏ có thể ta sẽ đánh Buôn Mê Thuột chúng vẫn không tin, vẫn nghĩ là một đòn nghi binh, một mưu kế.

“Chúng tôi đã thống nhất với nhau về hai phương án để chuẩn bị. Một là đánh địch đã có phòng ngư dự phòng, hai là đánh địch như trong tình hình hiện tại, nghĩa là chỉ có một trung đoàn đồn trú trong thị xã. Tốt nhất là đánh địch khi chúng chưa có chuẩn bị, hoàn toàn bị bất ngờ, lực lượng chủ yếu của chúng vẫn nằm ở Công Tum và Plâycu. Nên đánh theo phương án 2, nhưng khi chuẩn bị lại phải dốc sức vào phương án 1, tức là địch đã có chuẩn bị, đã tăng thêm lực lượng, đã có một kế hoạch đối phó hẳn hoi. Trong quân sự, cách chuẩn bị theo tình huống khó nhất vẫn là cách chuẩn bị chủ động nhất. Dầu mục tiêu, ngày giờ và lực lượng có bị tiết lộ, chúng ta vẫn cứ hoàn thành nhiệm vụ. Vì chúng ta đã có một sức mạnh nhất định, có khả năng áp đảo địch trên một hướng nhất định. Tuy nhiên, trong cách suy nghĩ người chỉ huy phải chọn cơ hội có lợi nhất, trận đánh sẽ diễn ra nhanh gọn nhất và lực lượng tấn công chỉ chịu một tổn thất ít nhất.

“Lại bàn về cách đánh Buôn Mê Thuột. Cũng có hai cách đánh. Một cách đánh đột phá lần lượt, từ ngoài vào trong. Và một cách đánh đưa một lực lượng rất .mạnh chọc thủng vào khu trung tâm chỉ huy của địch, rồi từ đó sẽ đánh tỏa ra cùng với các lực lượng phía ngoài tiếp ứng vào. Nếu giờ nổ súng được giữ bí mật tới phút cuối cùng thì có thể đánh theo cách chọc thẳng. Mà nếu bị ngăn trở từ nhiều ngày trước thì đành phải mất công bóc lần lượt lớp vỏ bên ngoài ra. Tất nhiên cách đánh thứ hai là cách đánh hay nhất, gọn nhất, ít tốn kém nhất. Nhưng muốn đánh theo phương án 2 và với cách đánh chọc thủng thời phải giữ được bí mật về mục tiêu. Giữ bí mật đến phút cuối cùng. Tất nhiên là rất khó, khó lắm. Nhưng chúng ta sẽ cố giữ bí mật đến một lúc nào đó, còn khi thế chiến dịch đã cài rồi, chúng ta đã bày binh bố trận đâu vào đấy rồi, thì dầu có lộ địch cũng không thể trở tay được nữa. Không thể trở tay được, chứ không phải là không trở tay kịp. Vì lực lượng của chúng có hạn, phương tiện vận chuyển cũng có hạn. Nếu chúng ta trinh sát kỹ, bố trí lực lượng giỏi, các trận đánh dạo đầu diễn ra nhanh thì dẫu có được biết trước hướng tấn công chủ yếu cũng đành bó tay chịu chết. Tình hình mười ngày đầu trong tháng Ba đã diễn ra gần đúng như thế.

“Ngày 21 tháng Giêng, anh Lê Ngọc Hiển từ ngoài Bộ vào chính thức giao nhiệm vụ. Khi nhận nhiệm vụ của cấp trên thì trong tay chúng tôi đã có hai phương án tác chiến để báo cáo rồi. Nhìn vào cách bố trí lực lượng của chúng tôi các anh trên có hơi nghi ngại vì nó phân tán quá. Sư đoàn 320 nằm trên quốc lộ 14, bắc Buôn Mê Thuột, xung quanh khu vực Cẩm Ga - Thuần Mẫn. Sư đoàn 10 bám chặt khu vực Đức Lập. Sư đoàn 316 rải quân giữa Buôn Mê Thuột và Đức Lập, phía tây sông Sê-rê-pốc. Sư đoàn 968 kiềm chế địch ở Công Tum và Plâycu. Trung đoàn 95A chặn đường 19 từ đèo Mang Dang lên Con Từng. Trung đoàn 25 thì chặn đường 21, từ Buôn Mê Thuột đi Khánh Hòa, đoạn đông-tây Chư Cúc. Thế trận như thế là chắc, nhưng Bộ tư lệnh mặt trận không có lực lượng dự bị trong tay. Thông thường mà xét, bố trí như vậy là không có bài bản. Trong tình hình này nếu không đánh Đức Lập thì sẽ được một sư đoàn rút ra làm lực lượng dự bị cho chiến dịch. Nhưng không đánh Đức Lập thì không thể giải tỏa được đoạn đường 14 Buôn Mê Thuột đi Đức Lập, không thể đưa bộ đội và binh khí kỹ thuật qua đường và con sông Sê- rê-pốc sang ếm phía Tây và Tây-nam Buôn Mê Thuột. Vả lại đánh Đức Lập còn nhằm thực hiện những ý định cũng hết sức quan trọng : mở rộng đường hành lang chiến lược Bắc Nam; uy hiếp trực tiếp thị xã Gia Nghĩa; kéo một phần lực lượng địch ở Buôn Mê Thuột ra ứng cứu (nếu chúng đã tăng cường lực lượng), giành thế đánh địch ở thị xã theo phương án 2. Đánh cụm cứ điểm này là rất nên, nhưng đã đánh thì không thể có lực lượng dự bị. Nhưng thời gian là lực lượng cơ động là sức mạnh. Có nghĩa là đánh Đức Lập trong vòng hai ngày, sau đó các lực lượng tham chiến sẽ lần lượt được điều bằng cơ giới lên phía bắc Buôn Mê Thuột làm lực lượng dự bị cho chiến dịch. Tức là lực lượng dự bị sẽ được hình thành trong quá trình chiến đấu. Đó cũng là một nguyên tắc, nhưng chỉ được thực hành khi bộ đội ta đã mạnh, năng lực tổ chức và chỉ huy của cán bộ đã giỏi, có khả năng hoàn toàn áp đảo địch trên một hướng, rồi sau đó lại vận động bằng cơ giới đến một hướng khác mà sức lực và khí thế vẫn dư thừa. Rồi lại phải tính toán thật sít sao về thời gian nổ súng, thời gian hoàn thành nhiệm vụ, và vào lúc nào thì địch sẽ tung ra những lực lượng phía sau tổ chức phản kích. Ngày nổ súng, tức ngày N, càng giữ được bí mật thì sự phản ứng của địch sau đó càng chậm chạp. Vì rằng, chúng còn phải tổ chức lại lực lượng, phải tìm hiểu tình hình của ta và các khu vực có thể đổ quân xuống và cũng còn phụ thuộc cả vào phương tiện vận chuyển nữa. Tuy nhiên những lực lượng tiếp cứu lấy cũng không dễ mà đi và đến cũng không dễ, nếu ta hoạt động mạnh ở Công Tum và Plâycu; nếu ta khóa chặt được các con đường sinh tử 19, 21 và 14, chia cắt chứng ra từng khu vực; nếu ta nhổ gọn các căn cứ phụ cận Buôn Mê Thuột khiến quân địch có đổ xuống cũng đã mất chỗ đứng chân.

“Anh Hiền rất đồng ý với hai phương án chuẩn bị của chúng tôi, và cũng khuyên phải tranh thủ điều kiện đánh địch như trong hiện trạng, tức là chỉ có lực lượng của một trung đoàn 53 thiếu, cộng thêm lực lượng địa phương quân của tiểu khu Đắc Lắc. Muốn giữ địch như trong hiện trạng tất phải có một kế hoạch nghi binh thật tốt, và một kế hoạch khóa chặn những con đường vận chuyển thật chắc chắn. Theo anh Hiền, sư đoàn 3 Sao Vàng của quân khu 5 sẽ phụ trách đoạn đường 1 9 đông đèo An Khê đến quận lỵ Bình Khê, trung đoàn 95A của Tây Nguyên sẽ đánh đoạn đèo Mang Dang, cách Plây Cu khoảng sáu mươi cây số. Một sư đoàn và một trung đoàn mạnh đánh giao thông thì địch phải có từ ba đến năm sư đoàn mới chọc thủng được. Nhưng chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu chúng không dám vận chuyển trên đường 19 mà lại đổ xuống sân bay Cù Hanh (Plây Cu) rồi từ đó theo đường 14 xuống Buôn Mê Thuột thì lại vấp phải sư đoàn 320, cũng là một sư. Hoặc giả chúng đưa quân xuống Nha Trang, rồi từ đó theo đường 21 lên Buôn Mê Thuột thì lại bị trung đoàn 25 chặn đánh ở đông tây Chư Cúc. Tuy nhiên, chúng lại không thể để mất Buôn Mê Thuột một cách quá dễ dàng, nhưng lực lượng của nó là thế, khả năng cơ động của nó là thế, nhiều lắm cũng chỉ có thể đổ xuống từ một đến hai trung đoàn bằng C.130 hay trực thăng vận tải xuống mấy khu vực phía đông-bắc Buôn Mê Thuột. Một trung đoàn đổ quân bằng máy bay phải mất từ một đến hai ngày. Một sư đoàn đổ xuống mất một tuần. Mà sau một tuần thì chúng ta đã có trong tay hơn hai sư đoàn dự bị rồi.

“Về bố trí lực lượng của chúng ta lần này có cái hay là vẫn ếm được quân ở những khu vực quan trọng, nhưng hướng tấn công chủ yếu không vì thế mà bị kẻ địch nghi ngờ. Vì rằng cách bố trí đó có ý nghĩa là thế này mà cũng có ý nghĩa là thế kia, có thể nhằm vào mục tiêu B, mà cũng có thể nhằm vào mục tiêu A. Trong kế hoạch nghi binh có kế hoạch chuyển quân từ phía bắc xuống phía nam của sư đoàn 10. Vì trong nhiều năm trực tiếp tiếp xúc với nhau trên hai địa bàn Công Tum và Plâycu nên đôi bên đều hiểu rất rõ về nhau, biết cả chỗ yếu và chỗ mạnh của nhau. Bước sang mùa khô là các lực lượng trinh sát thám báo cùng những đơn vị kỹ thuật của địch bắt đầu dò tìm phương hướng di chuyển của các đơn vị chủ chốt. Đánh lớn tất phải dồn quân, mà quân tinh nhuệ phải ở vị trí xung yếu. Làm cách nào điều quân đi mà kẻ địch vẫn không hay rõ, quả thật là rất khó khăn. Còn quân thì còn hoạt động. Quân rút thì hoạt động phải lắng đi. Đưa đơn vị khác đến thay thế cũng không dễ. Vì cách thức chỉ huy và tác chiến của đơn vị này không giống đơn vị nọ, mà kẻ địch do phải đương đầu với chúng ta đã nhiều năm nên có thể đoán biết mọi hoạt động của đối phương từ những dấu hiệu rất nhỏ.

“Trước tết, sư đoàn 10 vẫn còn ở khu vực Công Tum liền tổ chức ăn tết ở đó, mời cán bộ địa phương đến dự. Cùng thời gian, chúng tôi phái cán bộ đến liên lạc với tỉnh ủy và các cơ quan dân chính của hai tỉnh Công Tum và Plâycu, yêu cầu huy động dân công làm đường và chuyển lương cho bộ đội đánh lớn vào mùa khô sắp tới. Mà là làm đường thật và chuyển lương thật, vì sư đoàn 968 tới thay thế cũng phải mở các trận đánh ở khu vực mình, vừa là nghi binh, vừa tạo một chỗ đứng vững chắc làm bàn đạp cho những bước nhảy sắp tới. Các đơn vị được di chuyển cũng chỉ được biết vào phút chót, trước hết là chuyển ra xa hơn các vị trí vừa đóng, như một cuộc chuyển quân bình thường để cắt đứt mọi sự mua bán, gửi gắm, chào hỏi với dân địa phương trước khi đi xa. Khi quân đã chuyển rồi, các cụm đài vẫn liên lạc với nhau và với Bộ tư lệnh như cũ do đồng chí tham mưu phó của B3 phụ trách mạng liên lạc này. Dĩ nhiên mọi hoạt động chuẩn bị của ta ở hai tỉnh vẫn phải hết sức bí mật, nhưng tin rằng địch sẽ dò la ra, Vì chúng đã chú ý từ trước, đã phấp phỏng từ trước. Nghi binh mà lộ liễu quá thì không còn là nghi binh. Nghi binh cũng phải nhằm đạt tới những mục tiêu có thật. Đứng về chiến dịch thì hướng đó là nghi binh, nhưng trong hàng loạt trận đánh của khu vực vẫn phải hoàn thành những nhiệm vụ đã được xác định : tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, chia cắt địch không cho chúng có cơ hội tập trung lực lượng, và nếu như nhân đó một thời cơ tốt đẹp đã xuất hiện thì phải nhanh chóng chớp lấy thực hiện những nhiệm vụ sẽ được bổ sung. Nghi binh tức là một hướng đánh, chỉ không phải là hướng chủ yếu của chiến dịch mà thôi. Phương hướng chuẩn bị là như thế. Cách thức chuẩn bị là như thế. Xây dựng kế hoạch sẽ dựa trên phương hướng và cách thức ấy do các cơ quan chính trị và tham mưu của mặt trận làm và bàn duyệt trong một thời gian ngắn nhất để còn kịp triển khai lực lượng.

“Trước tết Ất Mão chừng mấy ngày thì anh Hoàng Minh Thảo từ Bộ vào. Bộ tư lệnh chiến dịch nam Tây Nguyên đã được Quân ủy Trung ương chỉ định như sau : Anh Thảo là Tư lệnh trưởng, anh Hiệp là Chính ủy, anh Hàn là Phó chính ủy, anh Phan Hàn, anh Lăng, anh Năng và tôi là Tư lệnh phó.

“Ngày 23 tháng Hai, tức là 13 tháng Giêng năm Ất Mão chúng tôi đi đón anh Văn Tiến Dũng. Anh Dũng ăn tết dọc đường để kịp vào xét duyệt các phương án trước khi chiến dịch mở màn. Đại tướng Văn Tiến Dũng là ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta, là phó Bí thư quân ủy Trung ương, được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ và thay mặt Quân ủy trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy chiến dịch quan trọng này. Ngày 25 tháng Hai, chúng tôi kéo lên Chỉ huy sở tiền phương của Bộ báo cáo quyết tâm và trình bày các phương án tác chiến...."

Vậy thì chắc chắn tướng Vũ Lăng và cơ quan tham mưu B3 sẽ trinh bày lại với cụ Dũng cũng cơ bản như trinh bày với cụ Hiền.

Thực tế trong ngày 9 tháng 3 sau khi các căn cứ 23 và Núi Lửa đã bị các trung đoàn 66 và 28 chiếm gọn mở đầu cho trận đánh Đức Lập của sư 10, Bộ tư lệnh Chiến dịch đã quyết định điều ngay tiểu đoàn 6 của trung đoàn 24, lực lượng dự bị của sư 10 lên xe hành quân sang hướng bắc Buôn Mê Thuột, làm lực lượng dự bị cho cánh bắc BMT. Diễn biến trận đánh đã diễn ra phù hợp gần như hoàn toàn với kế hoạch của BTL B3 mà tướng Vũ Lăng nói ở trên, đúng như bác nguyentrongluan nhận xét. Vấn đề còn lại là tận dụng cơ hội phát triển thắng lợi sau trận đánh, và ở đây các bác ở sư 320 chắc biết chuyện cụ Dũng xạc cụ Kim Tuấn thế nào vì không kiểm tra đường 7.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:19:56 am
“Trước tết, sư đoàn 10 vẫn còn ở khu vực Công Tum liền tổ chức ăn tết ở đó, mời cán bộ địa phương đến dự. Cùng thời gian, chúng tôi phái cán bộ đến liên lạc với tỉnh ủy và các cơ quan dân chính của hai tỉnh Công Tum và Plâycu, yêu cầu huy động dân công làm đường và chuyển lương cho bộ đội đánh lớn vào mùa khô sắp tới. Mà là làm đường thật và chuyển lương thật, vì sư đoàn 968 tới thay thế cũng phải mở các trận đánh ở khu vực mình, vừa là nghi binh, vừa tạo một chỗ đứng vững chắc làm bàn đạp cho những bước nhảy sắp tới. Các đơn vị được di chuyển cũng chỉ được biết vào phút chót, trước hết là chuyển ra xa hơn các vị trí vừa đóng, như một cuộc chuyển quân bình thường để cắt đứt mọi sự mua bán, gửi gắm, chào hỏi với dân địa phương trước khi đi xa. Khi quân đã chuyển rồi, các cụm đài vẫn liên lạc với nhau và với Bộ tư lệnh như cũ do đồng chí tham mưu phó của B3 phụ trách mạng liên lạc này. Dĩ nhiên mọi hoạt động chuẩn bị của ta ở hai tỉnh vẫn phải hết sức bí mật, nhưng tin rằng địch sẽ dò la ra, Vì chúng đã chú ý từ trước, đã phấp phỏng từ trước. Nghi binh mà lộ liễu quá thì không còn là nghi binh. Nghi binh cũng phải nhằm đạt tới những mục tiêu có thật. Đứng về chiến dịch thì hướng đó là nghi binh, nhưng trong hàng loạt trận đánh của khu vực vẫn phải hoàn thành những nhiệm vụ đã được xác định : tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, chia cắt địch không cho chúng có cơ hội tập trung lực lượng, và nếu như nhân đó một thời cơ tốt đẹp đã xuất hiện thì phải nhanh chóng chớp lấy thực hiện những nhiệm vụ sẽ được bổ sung. Nghi binh tức là một hướng đánh, chỉ không phải là hướng chủ yếu của chiến dịch mà thôi. Phương hướng chuẩn bị là như thế. Cách thức chuẩn bị là như thế. Xây dựng kế hoạch sẽ dựa trên phương hướng và cách thức ấy do các cơ quan chính trị và tham mưu của mặt trận làm và bàn duyệt trong một thời gian ngắn nhất để còn kịp triển khai lực lượng.


 - Đọc đoạn này mới thấy các cụ ở BTL B3 hồi ấy "chu đáo" thật. Đánh lừa được cả hệ thống tình báo Mỹ , ngụy lúc bấy giờ. Vâng để xác nhận cho công tác chuyển quân bí mật này bob kể các bác nghe chuyện "bỏ" chốt khu vực 601 (Lam sơn), Ngô trang, đòi vuông... của đơn vị bob: - Hồi ây ở chôt mọi hoạt động vẩn diễn ra bình thường không hề nghe bất cứ thông tìn gì (trước đó), cũng chẳng nghe nói "bàn giao lại chốt cho ai". Chập tối nhận được lệnh của tiểu đoàn mang toàn bộ tư trang, vũ khí về phía sau tập trung (ở nơi qui định có người dẫn đường). Chả hiểu "mô, tê" gì hết. chỉ biết gói ghém quân tư trang, vũ khí rồi lặng lẽ rời tuyến chốt thân yêu của mình (mà lúc ấy cũng chưa có đơn vị nào đến thay cả). Ai cũng tò mò, cũng ngạc nhiên (không hiểu có việc gì đây!). Nửa đêm về đến nơi tập trung thì thấy xe cộ đã sẵn sàng... ae chúng tôi chỉ còn mỗi việc: Kiểm tra quân số,quán triệt phối hợp hành quân cơ giới, xử lý các tình huống trên đường hành quân (nếu có)...  phân công từng trung đội lên xe... Rồi xe chuyển bánh ngay trong đêm đó. Ngay lúc đó chúng tôi cũng không biết đi đâu nữa. Chỉ biết đi nhận nhiệm vụ mới. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 10:02:52 am
@ Bob :
Tháng 1/75 là đơn vị các bác bắt đầu hành quân về BMT bằng cơ giới . Cũng như chúng tôi , tôi ghi lại được 14/1/75 chúng tôi rời bỏ chốt phía tây Pờ lây cu . Nhưng 320 hành quân bộ . Đợt hành quân 7 ngày đêm và đứng chân tại phía tây Buôn Hồ , còn D 9 của chúng tôi đứng chân tại phía tây Thuần Mẫn .
Nhưng trước đó từ tháng 12/74 trong quân thầm thí bàn tán : đơn vị mình sang Lào , rồi lại rộ lên ra Quảng Bình . Gần nhất đây là có tin đi B2 . Lính tráng cứ thì thầm , phen này hi vọng ra Quảng Bình ...v..v và v..v.
4 giờ sáng 14/1/75 khi phát lệnh hành quân một vài tiếng sau thấy mặt trời lên bên tai trái mà cứ toàn trong rừng ... Thôi rồi đi veef hướng Dak lak . hai ngày sau vẫn hướng đó thế là lính ta hiểu cán bộ cũng vỡ nhẽ ra là như thế . Lúc này mong manh đoán điểm A là BMT .
Nếu bác quên ngày xuất phát của 24 , tôi có tài liệu tác chiến ghi rõ khối hành quân của 24 , 28 , 66 và Fbộ ngày nào của cánh bắc ( kontum ) đấy Bob ạ .
Đêm trước khi rời Gia Lai , chúng tôi biết là đi khỏi chiến trường nên đi đổi gà , đổi thức ăn để làm một bữa từ biệt mảnh đất này . NHưng chỉ có vài cái bản lưa thưa hết cả gà ... vì đơn vị nào cũng mò mẫm kiếm ăn cả . Nhưng trên đường đi tối hôm đó bọn tôi bắt được một con tê tê gần chục kí . Đêm ấy mổ tê tê ăn tới hơn 1 giờ sáng . Bốn giờ sáng lệnh hành quân . Bob biết không , cái trung đội của tôi 28 thằng ăn tê tê tối hôm 13/1/75 cho đến ngày giải phóng Sài gòn hi sinh một nửa ( 13 đứa ) Sau này đóng quân ở Đồng Dù Củ chi chúng nó vẫn cho là lỗi của Luân to lắm . Lỗi của tôi là : dẫn đầu bọn bắt được tê tê , mà ăn tê tê thì sui lắm .
Kỉ niệm xa , vừa buồn vừa vui đến nao nao BOb nhỉ 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 11:26:51 am
Bác Bob: d6/e24 chuyển quân đi đón lõng đánh địch phản kích ngày 9/3 (theo lệnh của BTL Chiến dịch) ngay sau khi chiếm xong Núi Lửa và căn cứ 23 hay 12/3 (theo thực tế bác đã nói)? Bác thử xem có sai lệch gì ở đây không?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 11:38:03 am
@ Bob :
Tháng 1/75 là đơn vị các bác bắt đầu hành quân về BMT bằng cơ giới . Cũng như chúng tôi , tôi ghi lại được 14/1/75 chúng tôi rời bỏ chốt phía tây Pờ lây cu . Nhưng 320 hành quân bộ . Đợt hành quân 7 ngày đêm và đứng chân tại phía tây Buôn Hồ , còn D 9 của chúng tôi đứng chân tại phía tây Thuần Mẫn .
Nhưng trước đó từ tháng 12/74 trong quân thầm thí bàn tán : đơn vị mình sang Lào , rồi lại rộ lên ra Quảng Bình . Gần nhất đây là có tin đi B2 . Lính tráng cứ thì thầm , phen này hi vọng ra Quảng Bình ...v..v và v..v.
4 giờ sáng 14/1/75 khi phát lệnh hành quân một vài tiếng sau thấy mặt trời lên bên tai trái mà cứ toàn trong rừng ... Thôi rồi đi veef hướng Dak lak . hai ngày sau vẫn hướng đó thế là lính ta hiểu cán bộ cũng vỡ nhẽ ra là như thế . Lúc này mong manh đoán điểm A là BMT .
Nếu bác quên ngày xuất phát của 24 , tôi có tài liệu tác chiến ghi rõ khối hành quân của 24 , 28 , 66 và Fbộ ngày nào của cánh bắc ( kontum ) đấy Bob ạ .
Đêm trước khi rời Gia Lai , chúng tôi biết là đi khỏi chiến trường nên đi đổi gà , đổi thức ăn để làm một bữa từ biệt mảnh đất này . NHưng chỉ có vài cái bản lưa thưa hết cả gà ... vì đơn vị nào cũng mò mẫm kiếm ăn cả . Nhưng trên đường đi tối hôm đó bọn tôi bắt được một con tê tê gần chục kí . Đêm ấy mổ tê tê ăn tới hơn 1 giờ sáng . Bốn giờ sáng lệnh hành quân . Bob biết không , cái trung đội của tôi 28 thằng ăn tê tê tối hôm 13/1/75 cho đến ngày giải phóng Sài gòn hi sinh một nửa ( 13 đứa ) Sau này đóng quân ở Đồng Dù Củ chi chúng nó vẫn cho là lỗi của Luân to lắm . Lỗi của tôi là : dẫn đầu bọn bắt được tê tê , mà ăn tê tê thì sui lắm .
Kỉ niệm xa , vừa buồn vừa vui đến nao nao BOb nhỉ 
- Cảm ơn bác NTL@. Thời gian lâu quá rồi, đúng là bob không nhớ ngày nào rời tuyến chốt ơ Kon tum nữa. NẾu có tư liệu bác nhắc lại giúp.
- "mà ăn tê tê thì sui lắm"! Vâng cái "tâm lý", " hên, sui" hồi ấy ở chiến trường Tây nguyên Đúng là như vậy.  Ở đơn vị tôi ae cũng có nói một số cái "điềm hên, sui" như: Gặp rùa " gặp xà thì đi, gặp qui (rùa) thì về". Gặp tê tê cũng sui, cơm khê...! tháng 5/ 1972 trận Plei cần. đơn vị tôi trước khi xuất kích: anh nuôi sơ xuất để cơm khê. ae vừa ăn vừa "lùng bùng" trách cứ... Trận ấy đơn vị cao xạ của tôi mới tiền nhập đã bị 6 ae đạp phải mìn. Mấy ngày sau trận địa cao xạ của bob bị trúng bom... bob và gần chục ae ăn "cơm khê" bị "loại khỏi vòng chiến đấu". Nhưng bob còn may hơn những ae khác là chỉ bị thương. Thực tế nó diễn ra như vậy, thì phải chịu vậy thôi. chả phải lỗi của ai cả. - Cảm ơn bác đã quan tâm chia sẻ những KÝ ỨC MỘT THỜI Ở TÂY NGUYÊN.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 11:59:18 am
Bác Bob: d6/e24 chuyển quân đi đón lõng đánh địch phản kích ngày 9/3 (theo lệnh của BTL Chiến dịch) ngay sau khi chiếm xong Núi Lửa và căn cứ 23 hay 12/3 (theo thực tế bác đã nói)? Bác thử xem có sai lệch gì ở đây không?
-qtdc@: Trước ngày 12/3 tôi không nắm được hoạt động của d6. Chiều 12/3/1975 tôi mới về nhận nhiệm vụ Chính trị viên c11/d6 . Khi về chỉ nghe ea nói: "trận đánh vào hậu cứ của trung đoàn 45 (địch) anh Giá (C viên) hy sinh". bob về làm c viên c11/d6 từ chiều 12/3 thì ngay đêm đó đơn vị cơ động đánh quân đổ bộ trên đường QL 21 . Biết chỗ nào nói chỗ đó, còn không biết thì chịu. - Việc đánh núi lửa tôi chưa về, tôi chưa hề nói gì và biết gì về trận này (núi lửa) bác ạ. Không rõ câu hỏi "có sai lệch gì ở đây"! là bác hỏi về cái gì ạ. ? 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 01:40:19 pm
    Quang Can, Luân và anh Bob và đồng đội!

    Tôi chỉ là người lính đánh nghi binh Bắc Tây nguyên, nhưng vào thay vị trí các anh thủa đó, sử dụng hầm của các anh để ở...thấy doanh trại, hầm hố còn khang trang, kiên cố hơn chúng tôi thời ở Lào. Vào chúng tôi chỉ việc đi địa hình và cải thiện bưa ăn...nhưng một điều tôi tin chắc rằng phương án tác chiến đã được mặt trận B2 thủa đó chuẩn bị cơ bản xong. Cụ Lăng và cán bộ chỉ huy mặt trận Tây nguyên đã xây dựng phương án hết sức khoa học, sát với thực tế tình hình 1975.

    Như phần tôi đã viết, khi thành lập mặt trận Tây nguyên do cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh, đã bổ sung sửa đổi trên phương án tác chiến của cụ Lăng nhà ta rồi; thời điểm đó quân cờ đã chuyển đồng: 26/12/1974 sư đoàn chúng tôi đã có mặt ở gần sân bay Đức cơ, nằm ẩn mình ở đấy - sư 968 vào vị trí Sư đoàn 10, sư 320; Sư 10 và sư 320 đã mất hút ở Bắc Tây nguyên rồi.. lúc đó phương án trình cho đại diện Bộ Tổng tham mưu ở chiến trường thì việc điều quân cơ bản đã xong. Đại tướng Dũng đắn đo, tôi nghĩ - Đại tướng biết đã điều chuyển quân, nếu điều chuyển quân lại để đánh trước Buôn ma Thuột thì bí mật chiến trường có thể bị phơi ra trước các cơ quan tình báo địch...nói như các đồng đội đã viết Cụ Lăng bị sốt rét nặng vẫn...trùm chăn để lên thuyết trình đại tướng Văn Tiến Dũng chính là để bảo vệ quan điểm đã chuyển quân và không để bị sáo trộn thế cờ ...đánh.     


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 02:37:54 pm
Bác Bob, cám ơn bác đã trả lời: sai lệch là sai lệch giữa ngày 9/3 (theo cụ Vũ Lăng, hoặc 10/3 theo cụ Thảo) chuyển quân đi khỏi hướng Đức Lập hay là đến tận 12/3? Nhưng qua bác vấn đề rõ rồi:
- E24 (trừ d4) không tham gia Đức Lập và BMT ngay từ đầu mà làm dự bị cho sư 10 (1d - d5?) và cho mặt trận (d6). Dự kiến đánh xong cụm Đức Lập sẽ cơ động toàn f10 (tất nhiên vẫn trừ d4 vì nó tham gia BMT từ đầu) từ hướng Đức Lập về đông BMT đón đánh địch phản kích.
- Tuy nhiên không chờ cụm Đức Lập giải quyết xong (bị chậm ở chi khu Đức Lập do vướng hỏa lực xe tăng địch đặt ngầm trinh sát không phát hiện ra, đến trưa 10-3 mới giải quyết xong), mà ngày 9-3 mới chỉ xong căn cứ 23 (66 đánh) và căn cứ Núi Lửa (28 đánh) thì cụ Thảo đã cho điều ngay d6 của bác (khi ấy bác chưa về) sang phía đông BMT. Cụ Thảo còn cho điều cả cao xạ hướng Đức Lập về BMT phục vụ cho cuộc tấn công ngày 10-3 vào thị xã. Đó là lần cơ động thứ nhất.
- Lần thứ 2 là khi bác về d6 rồi (chiều ngày 12/3), từ vị trí đóng quân (sau khi tham gia đánh vào hậu cứ trung đoàn 45 sư 23) cơ động đi đánh địch phản kích. 2 lần cơ động này là 2 lần khác nhau. Qua lời cụ Thảo thì thấy các cụ rất lo việc Đức Lập kết thúc trễ hơn dự kiến một chút. Còn các lần cơ động khác là của bộ phận còn lại của f10 chuyển về hướng BMT tham gia đánh căn cứ 53 và đánh địch phản kích sau khi giải quyết xong hẳn cụm Đức Lập.    


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 04:21:12 pm
Cảm ơn bác bob, bác china và bác "Hận-đời" đã khen,  ;D. Mà các bác cũng không thấy bác qtdc sao,  ;D; "cha" này thánh phết, không cẩn thận lớ ngớ với "cha" ý là bị "soi" ngay. Thực sự cám ơn các bác đã đọc, đã "còm"; vấn đề hay, tự mình nhận thấy, chia sẻ với mọi người trong lĩnh vực yêu thích là "niềm vui" thôi, chứ em chả đặt nặng vấn đề học thuật quá, xin nhường các chuyên gia khác,  ;D.

tiếp nhá, cứ thích đâu nói đó thôi các bác nhá,  ;D

Em cho rằng cần nâng thêm ý nghĩa của việc đánh Phước Long và Thượng Đức lên một chút nữa - cái mà ta hay nhắc đến với tên gọi "đòn trinh sát chiến lược".

Qua đánh Phước Long, ta có điều kiện thực tế tốt nhất thử VNCH trên tất cả các mặt và nhất là về lực lượng. VNCH không có đủ lực lượng để tổ chức tái chiếm mà phải treo cờ rủ để tang, chịu mất. Điều này cho thấy hoàn toàn khác biệt so với 1972. Năm 1972, vừa chuẩn bị kết thúc mùa mưa bắt đầu vào mùa khô, ta tổ chức tấn công tổng lực trên toàn mặt trận, khắp các khu vực; thay đổi, điều chỉnh hướng tiến công chiến lược liên tục nhằm thu hút chủ lực VNCH, căng VNCH ra khắp nơi phải đối phó căng thẳng. Năm 1975 đâu có cần phải thế?

Đã có bác nào đặt câu hỏi: tại sao Bộ lại điều E66 + D2 E28 từ B3 vào đánh Đức Lập? một khu vực không thuộc phạm vi chiến trường của B3 và thậm chi có cụ còn nói B3 không có bản đồ tác chiến chỗ đó? tại sao đã điều E271 của Miền lên đánh hỗ trợ cho B3 ở chỗ này mà lại còn phải điều E66 được tăng cường? sao không điều thêm một trung đoàn nữa của B2 lên đánh thay cho E66, để E66 làm lực lượng dự bị đánh thị xã có hơn không?

Em thông tin thêm là ở Đức Lập, địch có đến 3.000 lính nhưng lực lượng chủ yếu chỉ gồm sở chỉ huy hành quân dã ngoại sư đoàn 23 và 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 đại đội pháo binh, 1 chi đoàn xe tăng thiết giáp, 5 đại đội bảo an và một số đơn vị trinh sát, công binh thuộc sư đoàn 23 ngụy. Cấu trúc gồm 5 cứ điểm quân sự mạnh, có công sự hầm ngầm và nhiều vật cản. Ngoài ra các trung đội dân vệ đóng vòng ngoài thì ta không quan tâm lắm vì vỡ trận nhanh và dễ tan.

Trích dẫn
...Tuy nhiên không chờ cụm Đức Lập giải quyết xong (bị chậm ở chi khu Đức Lập do vướng hỏa lực xe tăng dịch đặt ngầm trinh sát không phát hiện ra, đến trưa 10-3 mới giải quyết xong)...

chuẩn chuẩn,  ;D; cái này em xin bổ sung là phải kể công của các bác công binh khi đưa pháo nòng dài 85 lên cao bắn thẳng; cái uy lực này chắc bác bob nhiều kỷ niệm,  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 05:22:15 pm
Đã có bác nào đặt câu hỏi: tại sao Bộ lại điều E66 + D2 E28 từ B3 vào đánh Đức Lập? một khu vực không thuộc phạm vi chiến trường của B3 và thậm chi có cụ còn nói B3 không có bản đồ tác chiến chỗ đó? tại sao đã điều E271 của Miền lên đánh hỗ trợ cho B3 ở chỗ này mà lại còn phải điều E66 được tăng cường? sao không điều thêm một trung đoàn nữa của B2 lên đánh thay cho E66, để E66 làm lực lượng dự bị đánh thị xã có hơn không?


- Quangcan@: Năm 1975 Đưc lập thuộc tỉnh Quảng đức (cũ), nhưng vị trí địa lý thì rất gần BMT, chỉ cách BMT hơn 30km về phía tây nam (bây giờ là Đăk min thuôc tỉnh Đăc nông). Hồi ấy bob còn nghe loáng thoáng: Có người nói: "không cần đánh Đưc lập, chỉ cần tập trung dứt điểm BMT thì Đức lập sẽ "bỏ chạy"...?! -Bạn có thông tin gì khác về "vấn đề đánh Đức lập" nữa xin tiếp tục...! Hay lắm. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 06:32:05 pm

Bác bob@ có kỷ niệm gì kể đi ạ. Bác quang can@ nói vậy làm mọi người tò mò quá. ;D
Mục đích ta đưa pháo nòng dài 85 bắn trực xạ chắc hẳn muốn hủy diệt trận địa pháo 105 của địch, không cho chúng chi viện cho lực lượng phòng thủ Đức lập, phải không bác quangcan@?
BMT giờ như 1 thân cây, rễ phía bắc là Thuần mẫn đã bị f320 chặt đứt. Phía nam còn chiếc rễ Đức lập cần phải chặt nốt. Đó là suy nghĩ của tôi để trả lời câu hỏi, vì sao ta tập trung lực lượng mạnh để dứt điểm quận lỵ Đức lập.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 06:36:12 pm
Quangcan thân mến: nói cho cùng mình cũng chỉ là dân a-ma-tơ. Mọi người khen quangcan rất thật lòng vì quangcan có tư duy logic chặt chẽ mà vẫn thoáng, cách nhìn sự việc toàn diện, khách quan, phân tích đào sâu vấn đề và tổng hợp sắc sảo. Vì vậy sự kiện đã diễn ra luôn có những nét mới mẻ chưa nhiều người biết. Cái cần tránh chỉ là đừng để phát hiện ra châu Mỹ lần 2 mà thôi. Còn soi thì là cách nói cho vui, thực ra là trao đổi và làm rõ vấn đề cho nhiều người cùng hiểu. Quan trọng là ở VMH có nhiều CCB là người trong cuộc, các bác ấy sẽ giúp bổ sung từ những điều trải nghiệm thực tế của các bậc đàn anh, đàn chú. Vấn đề hớ thì không nên ngại, nếu cái gì cũng đúng ngay thì là thánh chứ đâu phải con người, mà nếu là thánh thì sẽ không vợ không con không người yêu, không bạn bè, không cà phê bia rượu, tóm lại là chán lắm, không nên.

Vấn đề quangcan vừa đặt ra hóc búa nhưng rất lý thú. Việc thứ nhất : năm 72 khác năm 75 thì đúng. Một đằng đánh cho Mỹ cút, một đằng đánh cho Ngụy nhào. Mục đích khác nhau sẽ dẫn đến chến lược chiến thuật khác nhau, chỉ một cái không thay đổi đó là phải giải quyết bằng con đường bạo lực. Đánh cho Mỹ cút từ 1964 đến hết 1972, nhưng đánh cho ngụy nhào chỉ từ 1973 đến 1975. Cụ thể khác thế nào thì phải đọc lại từ các chỉ thị nghị quyết v.v...của từng thời kỳ - tất cả là ở trong đó. Đánh thế nào để thay đổi đột biến tương quan lực lượng, biến cái tiềm năng hơn hẳn về so sánh lực lượng trở thành thực tế trên chiến trương thì mới mong giành được thắng lợi nhanh chóng với giá máu xương ít nhất - bao nhiêu cái đầu lãnh đạo kiệt xuất về cả chính trị-quân sự đúc kết kinh nghiệm xương máu của ta của người, tìm tòi suy nghĩ mới ra, anh em mình chỉ đi sau bàn luận tìm hiểu cũng nát óc rồi. Ở đây mình nói tiềm năng hơn hẳn là đã cộng thêm yếu tố chất lượng con người của 2 bên vào rồi. Nói như đại tướng VNG khi suy nghĩ đại ý là đánh sao cho thật mạnh thật hiểm, đánh để đối phương không thể không đỡ, nhưng đỡ thì lại rơi vào bẫy và dẫn đến sụp đổ dây chuyền.

Việc thứ hai: sử dụng lực lượng đánh Đức Lập như vậy có động cơ sâu xa gì - thực sự là một khía cạnh hay cần tìm hiểu kỹ để tránh võ đoán và cũng hiểu thêm nghệ thuật và khoa học quân sự của cha anh. Mình chỉ cho rằng cái gì cũng có lý do của nó chứ không phải ngẫu nhiên.
Quangcan cứ tiếp tục chia sẻ với mọi người nhé.

Nói về diễn biến kết quả trận đánh cụm Đức Lập: rõ ràng có sự mạo hiểm và lo ngại của lãnh đạo cấp cao là chính xác. Rất may mọi việc rồi cũng ổn, nhưng đó là sự may mắn không từ trên trời rơi xuống mà là kết quả của sự mạo hiểm có cơ sở, có tính toán chi ly và khoa học, biết rõ địch ta, có lẽ đấy cũng là nét riêng trong cách chỉ huy của tướng Vũ Lăng và bộ tư lệnh B3. Khi cụ  Vũ Lăng còn là trung đoàn trưởng, đại tướng VNG từng nhận xét đó là một trung đoàn trưởng ít vấp váp nhất.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:32:59 pm
Bác Bob và các bác ! đúng là nhìn lại các yếu tố dẫn đến thắng lợi trong trận mở màn BMT thì tât cả đều rất hoàn hảo ; từ việc chọn điểm huyệt ,việc nghi binh ,việc giữ bí mật ,chọn cách đánh hợp lý  vv ta thấy đều không chê vào đâu được ! nhưng ngày ấy có một sự cố về lệnh chuyển quân của trung đoàn xe tăng 273 mà sau này tôi không thấy các cụ nhắc lại ! vào khoảng trung tuần tháng 2/75 không khí ở chỉ huy sở tiền phương rất khẩn chương ,các đơn vị tham gia đánh BMT từ cấp tiểu đoàn đều được đến sở chỉ huy nhận nhiệm vụ trên sa bàn ,bọn tôi thạp tùng các cụ gần thế mà cũng không bao giờ được bước chân vào nhà có sa bàn ,nhưng vẫn có thể nhìn thấy các cụ chỉ chỏ và có lúc nghe cả tiếng nói nữa ! hôm ấy tôi nghe thấy tiếng cụ Hiệp nói to : “ban ngày cũng phải chạy !” hóa ra đến lúc ấy tất cả các đơn vị đều đã đến vị trí tập kết duy chỉ còn e273 chưa đến ,nếu vẫn để chuyển quân như tất cả các đơn vị chủ yéu vào ban đêm thì không kịp ,mà cho xe tăng chạy ban ngày thì vô cùng nguy hiểm ! nếu chúng phát hiện được xe tăng thì mọi có gắng bí mật sẽ bị trả giá đắt ,lo nhất là xe tăng chạy bụi quấn lên nhiều ! sợ máy bay địch phát hiện ! nhưng cuối cùng vẫn phải quyết định cho xe tăng chạy ban ngày ! thế rồi moị việc cũng qua ,lúc đó thì không còn thời gian mà tìm nguyên nhân đến chậm của e273 ,sau này thì chiến thắng cứ ào ào ,nên không thấy các cụ nói đến chuyện âý nữa !không biết đơn vị xe tăng 273 ngày ấy di chuyển thế nào ? có bác nào biết kể cho ae nghe với ! 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:50:27 pm

Trích dẫn
...Tuy nhiên không chờ cụm Đức Lập giải quyết xong (bị chậm ở chi khu Đức Lập do vướng hỏa lực xe tăng dịch đặt ngầm trinh sát không phát hiện ra, đến trưa 10-3 mới giải quyết xong)...

chuẩn chuẩn,  ;D; cái này em xin bổ sung là phải kể công của các bác công binh khi đưa pháo nòng dài 85 lên cao bắn thẳng; cái uy lực này chắc bác bob nhiều kỷ niệm,  ;D
Chuyện này thì nhất trí với quangcan. Theo trung đoàn trưởng trung đoàn 4 pháo sư 10 Nguyễn Trọng Kính thì tại Núi Lửa pháo kéo vào đến cách mục tiêu 300 m mà không bị lộ, vậy thì làm gì đánh Núi Lửa và căn cứ 23 chẳng nhanh. Còn chi khu Đức Lập thì theo lời tỉnh trưởng Quảng Đức địch chỉ có 2 khẩu 105 ly nhưng lại có một số xe thiết giáp chôn ngầm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 10:46:01 pm
@ qtdc : Trinh sát Đức lập , đích thân tướng Vũ lăng bò tận nơi .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 11:30:51 pm
@ qtdc : Trinh sát Đức lập , đích thân tướng Vũ lăng bò tận nơi .
Vâng đúng ạ. Nhưng là đến tận nơi kiểm tra thực địa về bố trí hướng tấn công và hỏa lực chứ làm sao tiềm nhập như thanh niên vào sờ từng lô cốt hỏa điểm được hả bác. Giả sử cụ có quyết tâm như vậy cũng chả ai dám cho cụ làm như vậy. Lỗi ở trinh sát thôi, mà những việc ấy em nghĩ nhiều khi vẫn xảy ra như thường, người giỏi nhiều khi lại mắc lỗi không ngờ, hoặc giả địch mới bố trí lại sau khi ta trinh sát xong chẳng hạn. Hơn nữa vùng này địch chiếm đã lâu, khả năng ta không có cơ sở cài cắm mấy nên không phát hiện ra. Cũng như cái hầm ngầm ở căn cứ 53, nếu có được sơ đồ của nó thì có thể ngày đầu 198 đã giải quyết xong nó rồi.

Theo cụ Thảo ("Chiến đấu ở Tây Nguyên") thì sau khi ngày 9 tiến công không thành công, đơn vị cho người nắm lại tình hinh (tức là trinh sát lại) thì phát hiện ra như vậy và báo cáo về cụ Thảo, cũng như báo cáo luôn hướng giải quyết, và sang ngày 10 đã diệt xong chi khu Đức Lập.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 08:01:13 am

Bác bob@ có kỷ niệm gì kể đi ạ. Bác quang can@ nói vậy làm mọi người tò mò quá. ;D
Mục đích ta đưa pháo nòng dài 85 bắn trực xạ chắc hẳn muốn hủy diệt trận địa pháo 105 của địch, không cho chúng chi viện cho lực lượng phòng thủ Đức lập, phải không bác quangcan@?
BMT giờ như 1 thân cây, rễ phía bắc là Thuần mẫn đã bị f320 chặt đứt. Phía nam còn chiếc rễ Đức lập cần phải chặt nốt. Đó là suy nghĩ của tôi để trả lời câu hỏi, vì sao ta tập trung lực lượng mạnh để dứt điểm quận lỵ Đức lập.
_ Vâng nói về kỷ niệm chiến đấu ở Tây nguyên thì bob nhiều lắm! Ở trên quangcan@ nói về chi tiết pháo bắn trực xạ ở Đưc lập, ý bạn ấy muốn nhắc lại: khi bob còn ở bên trung đoàn 40 pháo binh đã được chứng kiến nhiều trận pháo bắn thẳng rồi.../ -Vâng, sức công phá của pháo bắn thẳng thì  cực kỳ ghê gớm. Không có loại "vật cản" nào chịu nổi. Với độ chính xác cao, cự ly gần, bắn tà âm (khẩu pháo phải đặt cao hơn mục tiêu, chúc nòng xuống bắn thẳng). Bob đã chứng kiến những trận dùng pháo bắn thẳng như vậy ở Tây nguyên như (trận Pleican, Lam sơn 601 , bãi ủi, Non nước ở bắc Kon tum 1972...). Những trân dùng pháo 85, 105 bắn thẳng... bô binh gần như chỉ việc xung phong làm chủ chiến trường, thu chiến lợi phẩm.../


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 08:33:50 am
Bob thân mến . Về dùng pháo bắn thẳng ngắm qua nòng thì nhiều rồi . Nhiều trận nhiều đơn vị chứ không phải riêng ta ở Tây nguyên . Nhưng hỏi Bob nhé , có thấy trận nào dùng pháo Cao xạ 37 li bắn thẳng chưa? 4,5 khẩu bắn nối đuôi nhau cứ nổ : đùng đùng , đùng đùng...liên hoàn như thế . Địch phát khiếp mà bộ binh mình nghe thấy sướng .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Trongc6 trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:19 am
Chào bác Trọng Luân,

Bên chiến trường Nam Lào tuy không ác liệt bằng nhiều chiến trường miền Nam khác, nhưng bọn pháo xạ 37 ly cũng có lần phải hạ nòng bắn thẳng vào bộ binh địch.

Tôi nghĩ trong chiến thuật, chỉ có pháo mặt đất bắn thẳng thôi, còn cao xạ 37 ly chỉ bắn thẳng trong trường hợp bị địch vây mà chưa có bộ binh ứng cứu. Đạn cao xạ sơ tốc lớn nên kinh hoàng hơn. Tôi chưa rực tiếp nằm sát tầm cao xạ 37 ly bắn thẳng, nhưng khi đến trận địa cao xạ mà hôm trước phải đánh bộ binh địch, thấy những đám cây tái sinh và lúp xúp bị bắn tơi tả như có dao phạt thì cũng thấy kinh lắm.

Trích:

          "Chiếm được toàn bộ vùng Đông Bắc Saravan rồi, địch tung tiếp quân tràn qua sông Xê Đôn tiến thẳng về hướng Đông vào sát tuyến đường 559. Vùng đất này bằng phẳng nên các tuyến đường ô-tô rất nhiều, kho tàng cũng lắm. Gần hai năm giải phóng nên tuyến đường khá an toàn. Gần khu vực này có cả một trận địa pháo phòng không 37ly có tới 5 khẩu. Tuy thế khu vực này chỉ như nơi an dưỡng của lính coi kho và lính phòng không. Trong chiến tranh mà rơi vào chốn như thế này thì tuy có buồn tẻ đôi chút (vì vẫn có bạn để mà chơi) nhưng cuộc sống thì có thể nói là thiên đường mơ ước của rất nhiều lính, nhất là những ai có ý muốn B quay. Nhưng chơi nhiều nên tất nhiên chủ quan và khả năng chiến trận kém dần.

   Tụi lính của GM42 nống ra nhanh quá, chỗ này bộ binh yểm trợ thiếu nên khi bị địch uy hiếp, lính phòng không 37ly phải hạ nòng bắn thẳng. Có lẽ nhờ uy lực của pháo bắn thẳng làm cho địch có phần khiếp đảm nên chúng mới chần chừ để cho bộ binh chúng tôi có hơn một ngày hành quân tới chi viện."


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6323.510.html


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 10:11:04 am
Bob thân mến . Về dùng pháo bắn thẳng ngắm qua nòng thì nhiều rồi . Nhiều trận nhiều đơn vị chứ không phải riêng ta ở Tây nguyên . Nhưng hỏi Bob nhé , có thấy trận nào dùng pháo Cao xạ 37 li bắn thẳng chưa? 4,5 khẩu bắn nối đuôi nhau cứ nổ : đùng đùng , đùng đùng...liên hoàn như thế . Địch phát khiếp mà bộ binh mình nghe thấy sướng .
Vâng, bob chỉ chứng kiến pháo 105, 85 bắn thẳng thôi. còn pháo cao xạ 37 bắn thẳng thì chưa thấy.( nhưng có nghe kể). từ 1970 đến giữa năm 1973 bob ở cao xạ (E40). Chiến dịch bắc tây nguyên 1972 bob không thấy 37, mà chỉ thấy hai khẩu 57 tự hành. Đến 1975 thì thấy pháo cao xạ 37 ly bắn máy bay thôi. chưa thấy trận nào dùng 37 ly bắn thẳng cả. Cảm ơm ơn bác.
-Bác Trongc6@: bob có đọc bác bài trên trong "Ngày này...", Nên khi bác NTL hỏi...?/-bob chưa thấy nhưng có nghe kể "37 bắn thẳng"! - Cảm ơn bác đã chia sẻ. Chúc bác khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 12:51:24 pm
Công tác chuẩn bị cho một trận đánh lớn thì rất nhiều, các bác đang bàn về pháo binh là hỏa lực chủ yếu giải quyết khó khăn nhất thời ở chi khu Đức Lập, vậy công tác đảm bảo hậu cần đạn dược xăng dầu ra sao trước giờ nổ súng vào trận đánh chính. Điểm lại vài nét trong một đoạn trích từ "Tháng Ba Tây Nguyên", thời gian nói đến dưới đây là ngày 8 và 9 tháng 3 năm 1975, người kể ở cương vị cán bộ phụ trách hậu cần B3:

Cũng trưa ngày 9, các lực lượng tấn công vào thị xã Buôn Mê Thuột đã hoàn thành công tác chuẩn bị Chỉ còn đơn vị thông tin vẫn chưa nối xong đường dây giữa Chỉ huy sở cơ bản với bộ phận chỉ huy cánh bắc. Chính ủy chiến dịch ra lệnh: mối dây phía tây sông Sê'rê-pốc kéo từ Chỉ huy sở cơ bản ra, do chính ủy thông tin đảm nhiệm; mối dây phía đông Sê-rê-pốc, kéo từ bộ phận chỉ huy cánh bắc tới do chủ nhiệm chính trị đảm nhiệm. Lệnh phải nối xong dây trước 24 giờ. Đó là một chuyện phải lo.

Một chuyện phải lo nữa là chưa nhận được báo cáo về các xe đạn, xe xăng được đi theo đội hình các cấp, cùng với bộ đội chiếm lĩnh trận địa. Chúng ta hãy nghe lời thuật của đồng chí Khoát, về những giờ phút lo âu từ chiều ngày 8 cho tận chiều ngày 9 tháng Ba :

“Chuyển đạn cho bộ đội nghe rất là gọn, nhưng lại là một quá trình hết sức phức tạp. Đạn có nhiều loại do nhiều nước viện trợ; mỗi loại lại có nhiều lô, tính theo năm sản xuất, mỗi lô lại có những ký hiệu khác nhau, tức là sự nặng nhẹ của từng viên đạn so với tiêu chuẩn khi đem cân lên. Yêu cầu xạ kích là đạn đưa phải cùng loại cùng lô, cùng ký hiệu để khỏi phải thay đổi bảng bắn. Đường vận tải chiến lược đổ xuống cho chiến trường từng đống đạn, đạt được trọng lượng vận chuyển, chứ không thể phân chia theo yêu cầu của mình. Tức thị mình phải làm nốt cái phần việc bỏ dở, đó là một đoạn. Từ cái nhiều đống đã được chia loại nhập vào hệ thống kho của từng khu vực tác chiến, đó là hai đoạn. Từ các kho của từng khu vực chuyển xuống các đơn vị lớn, là ba đoạn. Lại từ các đơn vị lớn chuyển xuống các khẩu đội là bốn đoạn. Cái đoạn cuối cùng, đoạn quyết định phải rành mạch như sau : xe số mấy, chở bao nhiêu viên đạn loại gì, lô gì, ký hiệu gì, tới tận khẩu đội nào. Bàn giao xong, nhiệm vụ của mình coi như hoàn thành, còn bắn trúng hay bắn không trúng là phần việc của mấy anh pháo, mỗi hướng đánh có nhiều binh chủng hợp thành, cùng tiến vào trong một thời gian để chiếm lĩnh các trận địa. Đạn cho tăng khác, cho pháo khác, cho từng loại pháo càng khác. Một xe chở dầu, một xe chở đạn đi với một mũi tăng. Khi tăng đến vị trí để tấn công, số dầu trong xe phải được hoàn lại như lúc mới xuất phát. Pháo cũng thế, cũng có xe đạn và xe xăng đi kèm. Hành quân cùng một hướng, nhưng không được phép nhầm lẫn mũi này và mũi kia, của binh chủng này với binh chủng kia, của khẩu đội này với khẩu đội kia. Như trong trận đánh Buôn Mê Thuột, chủ yếu có hai dòng xe đi một dòng hướng bắc, một dòng hướng nam. Dòng hướng nam phải qua cầu phao, qua đường 14. Đoàn xe đi hướng bắc là đưa dầu mỡ cho tăng, đạn cho tăng và các loại đạn cho hai cụm pháo chiến dịch. Đoàn xe hướng nam chở đạn cho bộ binh và đạn pháo 85. Công việc thì phức tạp nhưng lại không được phép vận chuyển trước vì sợ lộ hướng đánh chủ yếu. Có nghĩa là đạn gạo chỉ được đưa vào khu vực tập kết chiến dịch mà không được đưa lót xuống các trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ. Còn dài ngày thì làm ăn nó thong thả, nó đàng hoàng. Còn ít ngày, nếu tổ chức không giỏi, không tỉ mỉ rất dễ sinh rối loạn. Rối loạn nhưng lại không có thời gian để điều chỉnh; để sửa chữa, vì giờ nổ súng có thể là ngay trong đêm nay hoặc mờ sáng ngày hôm sau rồi. Tình thế khẩn cấp là như thế. Đánh theo kiểu đột phá lần lượt thì anh em cầm súng vất vả, nhưng hậu cần lại có thì giờ để chuẩn bị. Đánh bất ngờ, đánh thần tốc, tiêu hủy cả một khu vực rộng lớn trong vòng hai, ba ngày thì bộ đội rất có khí thế nhưng mấy tháng đi phục vụ thật cười dở, khóc dở. Ngày 7 tháng Ba nhìn bản đồ vùng nam Tây Nguyên căn cứ của địch còn dầy sít. Một tuần sau, ngày 15 tháng Ba, tất cả đã bị quét sạch như vừa trải qua một cơn dông bão lớn. Cho nên, trước ngày 8 tháng Ba, dẫu có được phép đưa gạo đạn vào lót trước các hướng, các mũi cũng không được, vì hướng nào cũng đang còn địch cả Hướng bắc thì trung đoàn 53 nguy đang lùng sục, dò tìm các trận địa pháo. Hướng tây thì vướng sông Sê-rê-pốc, mà Bộ tư lệnh chỉ cho phép công binh bắc cầu trong đêm nổ súng tấn công. Hướng nam phải qua đường 14, chưa đánh Đức Lập làm sao đưa người, đưa hàng qua đường được. Một trận đánh hiệp đồng quy mô gồm bơn cánh quân, mỗi cánh lại gồm những đơn vị hợp thành. Yêu cầu đánh rất mạnh, đánh rất nhanh, trong khi đó cái cơ sở của mọi sự hiệp đồng hết sức rắc rối kia là lực lượng của chúng tôi lại chưa được triển khai. Vậy nên mới phải tính toán, lắp ráp tất cả từ trước, khi hành động chỉ cần vài bốn giờ, là tất cả đã sẵn sàng lao theo đội hình các cấp, cùng bộ đội tiến vào các vị trí xuất phát tấn công. Nhưng cho đến trưa ngày 8, đội hình các cấp vẫn gọi điện về Bộ tư lệnh rằng họ chưa nhận được xe đạn, chưa nhận được xe xăng. Vậy thì những xe ấy đi đâu? Đi theo hướng nào? Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Đêm ngày 7, tôi đã xuống nới chuyện với anh em lái xe đi theo các hướng đánh. Chẳng nói gì nhiều chỉ yêu cầu có mấy việc: Một là, không được phép để xe hỏng làm tắc đội hình hành quân. Và tôi nói thêm : phải bỏ mọi thứ đồ nghề riêng ra mà dùng không dùng lúc này còn lúc nào. Hai là, trong bất cứ tình huống nào đều không được phép bỏ tay lái. Ba là, bám sát các đơn vị đã được chỉ định, không được phép lạc. Ai phân vân cứ báo cáo ở lại. Ở lại làm tốt công việc ở tuyến sau vẫn cứ hay hơn là làm hỏng việc Ở tuyến trước. Rồi tôi trở về chỗ anh Lăng ở Đắc Đam, kiểm tra công việc chuẩn bị của hướng đánh Đức Lập sáng ngày 9.

“7 giờ tối ngày 8 tôi nhận được điện của anh Hiệp gọi ra Chỉ huy sở cơ bản, có việc rất gấp. Biết là có chuyện không hay rồi. Đã dự tính tất cả mà còn để xảy ra một chuyện gì đó trước ngày nổ súng. Chuyện gì thế? Tôi bảo đồng chí lái xe : "Mấy ngày đêm nay cả hai chúng ta đều không được nghỉ, không được ngủ, liệu còn thức nổi được một đêm nay nữa không?". Cậu lái xe nhếch mép cười mà thương : “Vẫn lái được, không đưa thủ trưởng xuống vực đâu!”, "Nào, lên đường!". Một người một xe, đường sá mù mịt, đại khái từ chỗ ở ra thì tay phải là Đức Lập, tay trái là Buôn Mê Thuột, cứ thế cho xe rông tới. Rồi 4 giờ sáng cũng mò tới Chỉ huy sở cơ bản. Bước xuống nhà hầm, mở cửa nhìn vào vẫn còn một số người thức, trong đó có Tư lệnh trưởng và Chính ủy. Anh Thảo chưa nói gì, nhưng anh Hiệp đã hỏi tới tấp : "Những xe đạn và xăng đâu? Tại sao chưa đi vào đội hình các cấp? Kiểm tra chưa? Tại sao? Tại sao? Còn anh? Ngày hôm nay anh ở đâu? Báo cáo đi! Ngồi xuống đây báo cáo cho chúng tôi nghe ngày hôm nay anh đã chuẩn bị được những gì?". Anh Hiệp vốn là người trầm tĩnh, hai chúng tôi lại quen biết nhau từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, trong các mối quan hệ lúc là người chỉ huy, lúc là người bạn, bao giờ anh cũng xử sự có nghĩa có tình. Một con người gần như hoàn toàn, chúng tôi vẫn nhận xét riêng với nhau như thế. Bỗng dưng lại giận dữ bất thường, hiển nhiên là tình hình đã nghiêm trọng lắm rồi. Tôi báo cáo rằng : các xe chở đạn và xăng đã ở khu vực tập kết từ 4 giờ chiều ngày 8. Anh Hiệp hỏi : "Anh đã cho người kiểm tra lại chưa? Hay chỉ nghe báo cáo?". Tôi nín lặng. Anh Hiệp lại nói tiếp : "Ví thử họ đã ở khu vực tập kết rồi, nhưng chưa cho người đi liên lạc với các hướng, các mũi, các binh chủng để sắp xếp đội hình hành quân cho chính xác, thử hỏi, lúc được lệnh xuất phát mọi sự có được đúng như chúng ta mong đợi không?". Tôi vẫn nín lặng. Anh Hiệp bảo : “Anh ở đây, nhưng phải cử cán bộ đi kiểm tra ngay, tổ chức hiệp đồng cho chu đáo. Giờ xuất phát của bộ đội là 5 giờ chiều nay”. Lúc này đã là 5 giờ sáng của ngày 9. Giờ nổ súng tấn công vào Buôn Mê Thuột vẫn là 2 giờ sáng ngày 10. Tức là chúng tôi còn được khoảng hai chục giờ để kiểm tra và điều chỉnh lại hệ thống hậu cần từ cấp chiến dịch đến cấp trung đoàn. Đến giờ nổ súng thì lực lượng ếm sẵn vẫn cứ đánh, lực lượng tiếp theo cứ vào. Bị lạc không thể quay lại tìm. Chưa kịp đến cũng không thể hoãn giờ tấn công. Guồng máy đã phát động, tất cả sẽ bị cuốn theo, một chi tiết bị trục trặc sẽ gây trở ngại cho toàn thể. Vả lại hàng ngàn xe xăng và đạn bị lạc, bị lẫn đội hình và mũi hướng đâu phải là một chi tiết. Đó là đại sự. Phen này thì rơi đầu cả lũ rồi! Mà là do mình thôi. Lẽ ra phải nằm ngay tại khu vực tập kết cho tới lúc các đơn vị đã lần lượt lên đường. Vẫn là muốn ỷ dựa vào cấp dưới vào báo cáo và những lời dặn bảo. Đồng chí Cự phải lấy xe của tôi chạy đi. Cậu lái vừa nằm thiếp được đúng một giờ, mắt còn đỏ sọc, vùng dậy hỏi to : "Đi thôi chứ, thủ trưởng!". "Còn lái được không, chú?". "Lái được, đã tạm tinh tỉnh rồi". Một gói lương khô, một bi đông nước, lại nhảy lên xe cầm vòng lái. 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ vẫn chưa thấy Cự báo tin về. Thế là mất tích tất cả! Nếu 12 giờ chưa có tin gì, thì tôi phải lao đi. Sẽ đứng ở ba-ri-e xuất phát mà tổ chức lại vậy. Đúng 12 giờ, Cự gọi điện về báo tin đoàn xe đã đến địa điểm thứ hai, đi nữa hay dừng lại? Tôi mừng quá, hét tướng : "Cho phân tán đội hình, tổ chức hiệp đồng với các đơn vị đi! Đức Lập đánh rồi!". 4 giờ chiều, Cự báo cáo : “Các đoàn xe đã đi đúng kế hoạch”. 8 giờ tối, các xe đạn và xăng đã bám sát các đội hình, chuẩn bị vượt sông. Chỉ huy các hướng, các mũi đều báo cáo về Chỉ huy sở đã tiếp nhận đạn và xăng đầy đủ, đã cho người kiểm tra và hoàn toàn hài lòng về sự chuẩn bị tỉ mỉ của cơ quan hậu cần chiến dịch. Suýt chết! 12 giờ đêm, công binh báo cáo đã làm xong cầu phao. Các mũi đánh hướng tây và tây-nam đã bắt đầu vượt sông. Tôi ngả người ra trên cái giường dã chiến, dặn anh em : "Lúc nào nổ súng, nhớ gọi mình". Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:12:13 pm
từ 4 giờ chiều ngày 8. Anh Hiệp hỏi : "Anh đã cho người kiểm tra lại chưa? Hay chỉ nghe báo cáo?". Tôi nín lặng. Anh Hiệp lại nói tiếp : "Ví thử họ đã ở khu vực tập kết rồi, nhưng chưa cho người đi liên lạc với các hướng, các mũi, các binh chủng để sắp xếp đội hình hành quân cho chính xác, thử hỏi, lúc được lệnh xuất phát mọi sự có được đúng như chúng ta mong đợi không?". Tôi vẫn nín lặng. Anh Hiệp bảo :
...đội hình, tổ chức hiệp đồng với các đơn vị đi! Đức Lập đánh rồi!". 4 giờ chiều, Cự báo cáo : “Các đoàn xe đã đi đúng kế hoạch”. 8 giờ tối, các xe đạn và xăng đã bám sát các đội hình, chuẩn bị vượt sông. Chỉ huy các hướng, các mũi đều báo cáo về Chỉ huy sở đã tiếp nhận đạn và xăng đầy đủ, đã cho người kiểm tra và hoàn toàn hài lòng về sự chuẩn bị tỉ mỉ của cơ quan hậu cần chiến dịch. Suýt chết! 12 giờ đêm, công binh báo cáo đã làm xong cầu phao. Các mũi đánh hướng tây và tây-nam đã bắt đầu vượt sông. Tôi ngả người ra trên cái giường dã chiến, dặn anh em : "Lúc nào nổ súng, nhớ gọi mình". Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
- qtdc@: Cảm ơn bạn đã nghiên cứu kỹ và trích lên đoạn hồi ký của anh Khoát chủ nhiệm hậu cần B3. Qua lời kể của a, chúng ta thấy công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quan trọng như thế nào. Nhân thể nói về chuyện này, bob tui cũng có một kỷ niệm nho nhỏ về chuyện "thiếu đạn": (Việc này ở Phước an). Sau hai ngày tác chiến đánh tan bọn phản kích ở điểm cao 851 (gần sân bay Hòa bình), cầu 12 ( cách BMT khoảng 20 km về phía đông). Sáng 16/3 - d6 chúng tôi trong đội hình trung đoàn 24 (có xe tăng phối thuộc) tiếp tuc tấn công đánh chiếm Nông trại... 11 giờ trưa làm chủ hoàn toàn nông trại. Đánh đến đây cả trung đoàn và xe tăng cơ động về nhận nhiệm vụ mới. Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 Khi nhận nhiệm vụ xong, việc trước hết phải nghĩ đến là chọn địa điễm triển khai công sự phòng ngự ngăn chặn địch. biết điểm tập trung quân của địch ở ngay trong quận lỵ Phước an (Cách ngã ba khoảng 2km). Tôi cho bộ đội hành quân vào con đường đá chạy thẳng vào quận lỵ chọn vị trí triển khai công sự.  thời điểm ấy tầm quá trưa chúng tôi đang tiến vào chưa triển khai công sự gì thì gặp ngay một tốp địch ( cỡ 1 đại đội) từ trong Phước an tiến ra (tao ngộ)! Hơi bất ngờ, nhưng không hiểu sao lúc ấy bob bình tĩnh lạ thường, không hề run sơ, vẫn đứng giữa đường cùng lúc chỉ đạo các trung đội triển khai ngay sang hai bên đường sẵn sàng nổ súng. Chờ địch tới thật gần bob hô "HÀNG THÌ SỐNG CHỐNG THÌ CHẾT" (nhưng chúng đâu có hàng). ngay sau tiếng hô của bob là chúng bắn xối xả về hướng bob và cậu Tỉnh liên lạc. May mắn cả hai người không ai dính đạn. Cùng lúc đó ae đơn vị bob đồng loạt bắn trả... còn tên nào sống sót bỏ chạy "mất dép" (trận đánh tao ngộ này bob đã kể ở trang 2 Truyện của BOB phần I trên). ôi lạc đề mất rồi! Xin lỗi, bob đang nói về "thiếu đạn" mà. Vâng cũng trận ấy (ngày 16/3) tác chiến suốt từ sáng đánh Nông trại, rồi gặp địch "tao ngộ" hồi chiều (đạn đã dùng gần hết), tối đào công sự chốt lại . đến đêm đó anh Việt (Nguyễn văn Việt d viên phó/d6). Đến trận địa giao nhiệm vụ: "Địch mới đổ thêm một trung đoàn xuống Phước an..."! Phát huy truyền thống giữ chốt bắc Kon tum, C11 phải kìm chân địch... nếu chúng nống ra phải biến nơi này thành cánh cửa thép...VV và vv không cho chúng tiến  về BMT. Nhận nhiệm vụ xọng tôi hứa động viên ae chiến đấu hết mình. chỉ có mỗi yêu cầu; - Ngay trong đêm nay tiểu đoàn phải cho người mang đạn các loại xuống bổ sung cho đơn vị. Tôi báo cáo rất chi tiết: tinh thần chiến đấu của ae rất khí thế,
Lực lượng còn đủ sức phòng ngư (ae đã từng ở chốt 601, Ngô trang) nên rất yên tâm. Chỉ thiếu đạn (cơ số đạn các loại mang theo lúc đó chỉ còn không đến 1/4). Riêng cối 60 không còn quả nào.../ Anh việt đảm bảo: Tôi về báo cáo anh Sơn dt, anh Đảo d viên cho vận tải đem xuống. Nhưng tôi thức suốt đêm chờ vận tải xuống mà chả có... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:13:39 pm
@qtdc:  ;D
Quangcan thân mến: nói cho cùng mình cũng chỉ là dân a-ma-tơ. Mọi người khen quangcan rất thật lòng vì quangcan có tư duy logic chặt chẽ mà vẫn thoáng, cách nhìn sự việc toàn diện, khách quan, phân tích đào sâu vấn đề và tổng hợp sắc sảo. Vì vậy sự kiện đã diễn ra luôn có những nét mới mẻ chưa nhiều người biết. Cái cần tránh chỉ là đừng để phát hiện ra châu Mỹ lần 2 mà thôi. Còn soi thì là cách nói cho vui, thực ra là trao đổi và làm rõ vấn đề cho nhiều người cùng hiểu. Quan trọng là ở VMH có nhiều CCB là người trong cuộc, các bác ấy sẽ giúp bổ sung từ những điều trải nghiệm thực tế của các bậc đàn anh, đàn chú. Vấn đề hớ thì không nên ngại, nếu cái gì cũng đúng ngay thì là thánh chứ đâu phải con người, mà nếu là thánh thì sẽ không vợ không con không người yêu, không bạn bè, không cà phê bia rượu, tóm lại là chán lắm, không nên. ....

Bác ạ! em đùa tếu táo cho vui cửa vui nhà thôi,  ;D. Chứ được bác tiếp sức, khoái lắm,  ;D

---------------------

@tuanb5:  ;D
Bác bob@ có kỷ niệm gì kể đi ạ. Bác quang can@ nói vậy làm mọi người tò mò quá. ;D
Mục đích ta đưa pháo nòng dài 85 bắn trực xạ chắc hẳn muốn hủy diệt trận địa pháo 105 của địch, không cho chúng chi viện cho lực lượng phòng thủ Đức lập, phải không bác quangcan@?
BMT giờ như 1 thân cây, rễ phía bắc là Thuần mẫn đã bị f320 chặt đứt. Phía nam còn chiếc rễ Đức lập cần phải chặt nốt. Đó là suy nghĩ của tôi để trả lời câu hỏi, vì sao ta tập trung lực lượng mạnh để dứt điểm quận lỵ Đức lập. ...

Trận đấy thế này ạ: E66 đánh đêm không dứt điểm được toàn bộ căn cứ, lúc đó mới phát hiện ra ta trinh sát không hết, VNCH chôn thiết giáp ngầm chỉ để hở mỗi tháp nhô lên. Củng cố chờ trời sáng, lúc đó các bác công binh (D17 thì phải) mới kéo pháo 85mm lên đồi Nhà Thờ . Lúc này thì đúng như bác bob nói: bộ binh chỉ việc lên dọn chiến trường và thu chiến lợi phẩm,  ;D

Chặt đứt Đức Lập như bác nói thì đúng rồi, nhận định chung cả; em đang đặt vấn đề ở đây là sử dụng lực lượng: tại sao lại phải dùng E66 của F10 mà không dùng một đơn vị nào khác của B2 như kiểu E271 ấy?

------------------------

... nhưng ngày ấy có một sự cố về lệnh chuyển quân của trung đoàn xe tăng 273 mà sau này tôi không thấy các cụ nhắc lại ! vào khoảng trung tuần tháng 2/75 không khí ở chỉ huy sở tiền phương rất khẩn chương , các đơn vị tham gia đánh BMT từ cấp tiểu đoàn đều được đến sở chỉ huy nhận nhiệm vụ trên sa bàn ,bọn tôi thạp tùng các cụ gần thế mà cũng không bao giờ được bước chân vào nhà có sa bàn ,nhưng vẫn có thể nhìn thấy các cụ chỉ chỏ và có lúc nghe cả tiếng nói nữa ! hôm ấy tôi nghe thấy tiếng cụ Hiệp nói to : “ban ngày cũng phải chạy !” hóa ra đến lúc ấy tất cả các đơn vị đều đã đến vị trí tập kết duy chỉ còn e273 chưa đến ,nếu vẫn để chuyển quân như tất cả các đơn vị chủ yéu vào ban đêm thì không kịp ,mà cho xe tăng chạy ban ngày thì vô cùng nguy hiểm ! nếu chúng phát hiện được xe tăng thì mọi có gắng bí mật sẽ bị trả giá đắt ,lo nhất là xe tăng chạy bụi quấn lên nhiều ! sợ máy bay địch phát hiện ! nhưng cuối cùng vẫn phải quyết định cho xe tăng chạy ban ngày ! thế rồi moị việc cũng qua ,lúc đó thì không còn thời gian mà tìm nguyên nhân đến chậm của e273 ,sau này thì chiến thắng cứ ào ào ,nên không thấy các cụ nói đến chuyện âý nữa !không biết đơn vị xe tăng 273 ngày ấy di chuyển thế nào ? có bác nào biết kể cho ae nghe với

em biết thế nào thì hầu bác thế đấy nhá!

Vào khoảng 15 hay 16/11/1974 gì đó, em không nhớ chính xác, thì E273/ trung đoàn xe tăng 273 mới vào đến bắc Tây Nguyên. Tại đây, E273 tiến hành công tác chăm sóc kỹ thuật cấp 2 toàn bộ số xe tăng thiết giáp; ngoài số binh khí kỹ thuật cõng vào, E273 còn phải tìm khí tài từ các trạm hậu cần, kho quân giới của đoàn 559,  ;) để  thay thế một số chi tiết, cụm máy không còn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật nữa. Đến khoảng 17/1/1975, Trung đoàn xe tăng 273 được lệnh hành quân di chuyển xuống phía nam Tây Nguyên. Và theo như thống kê ở bài trước của em thì 30/1/1975 B3 mới tổ chức chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị hỏa lực, binh chủng; trong đó có E273.

Từ bắc Tây Nguyên xuống tận phía nam thì các bác biết cả rồi; E273 (3 tiểu đoàn gồm 47 T54 và 16 thiết giáp K63) phải đi đường vòng nên cung đường nhiều, nhiều đoạn lầy, .... phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm lái xe,.... Em thấy tổng cung đường cũng rơi vào cỡ khoảng hơn 300km. Nếu theo quy luật là đêm hành quân, ngày giấu quân và để đến được điểm tập kết tại Buôn Ia Vằn cách Buôn Ma Thuột 80km về phía bắc (riêng Đại đội xe tăng 7 tập kết ở tây sông Sêrêpốc) trước ngày N giờ G thì ....  chắc cụ Lê Xuân Kiên đứt với các cụ B3 ngay. Do đó bác bob mới thấy cụ Hiệp nổi nóng,  ;D. Tăng mà không đủ thì đánh chác cái gì, chứ đừng nói đến việc ..... không có tăng phối hợp. Theo em biết thì E273 cũng không dám chạy thẳng ban ngày đâu, tận dụng thời gian thôi; và công tác phối hợp đảm bảo cho E273 hành quân nhanh gọn đã bị phê,  ;D

Để đánh thị xã, đêm 8 rạng ngày 9/3/1975, các tiểu đoàn 2 và 3 của trung đoàn 273 tiến vào khu tập kết chiến đấu tại khu vực suối Đục - Buôn Dung cách Buôn Ma Thuột 40km về phía bắc. Tiểu đoàn 1 (thiếu) ở lại Buôn Ia Vằn làm lực lượng dự bị. Vậy thế nên mỗi hướng đánh từ 4 phía vào đều có đủ một C tăng; riêng D4 E24 có một D tăng thiếu,  ;D.
 
Khoản này thì phải mời bác lixeta cho thêm thông tin ạ!.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:51:00 pm
từ 4 giờ chiều ngày 8. Anh Hiệp hỏi : "Anh đã cho người kiểm tra lại chưa? Hay chỉ nghe báo cáo?". ... Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
- qtdc@: Cảm ơn bạn đã nghiên cứu kỹ và trích lên đoạn hồi ký của anh Khoát chủ nhiệm hậu cần B3. Qua lời kể của a, chúng ta thấy công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quan trọng như thế nào. Nhân thể nói về chuyện này, bob tui cũng có một kỷ niệm nho nhỏ về chuyện "thiếu đạn": (Việc này ở Phước an). Sau hai ngày tác chiến đánh tan bọn phản kích ở điểm cao 851 (gần sân bay Hòa bình), cầu 12 ( cách BMT khoảng 20 km về phía đông). Sáng 16/3 - d6 chúng tôi trong đội hình trung đoàn 24 (có xe tăng phối thuộc) tiếp tuc tấn công đánh chiếm Nông trại... 11 giờ trưa làm chủ hoàn toàn nông trại. Đánh đến đây cả trung đoàn và xe tăng cơ động về nhận nhiệm vụ mới. Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 Khi nhận nhiệm vụ xong, việc trước hết phải nghĩ đến là chọn địa điễm triển khai công sự phòng ngự ngăn chặn địch. biết điểm tập trung quân của địch ở ngay trong quận lỵ Phước an (Cách ngã ba khoảng 2km). Tôi cho bộ đội hành quân vào con đường đá chạy thẳng vào quận lỵ chọn vị trí triển khai công sự.  thời điểm ấy tầm quá trưa chúng tôi đang tiến vào chưa triển khai công sự gì thì gặp ngay một tốp địch ( cỡ 1 đại đội) từ trong Phước an tiến ra (tao ngộ)! Hơi bất ngờ, nhưng không hiểu sao lúc ấy bob bình tĩnh lạ thường, không hề run sơ, vẫn đứng giữa đường cùng lúc chỉ đạo các trung đội triển khai ngay sang hai bên đường sẵn sàng nổ súng. Chờ địch tới thật gần bob hô "HÀNG THÌ SỐNG CHỐNG THÌ CHẾT" (nhưng chúng đâu có hàng). ngay sau tiếng hô của bob là chúng bắn xối xả về hướng bob và cậu Tỉnh liên lạc. May mắn cả hai người không ai dính đạn. Cùng lúc đó ae đơn vị bob đồng loạt bắn trả... còn tên nào sống sót bỏ chạy "mất dép" (trận đánh tao ngộ này bob đã kể ở trang 2 Truyện của BOB phần I trên). ôi lạc đề mất rồi! Xin lỗi, bob đang nói về "thiếu đạn" mà. Vâng cũng trận ấy (ngày 16/3) tác chiến suốt từ sáng đánh Nông trại, rồi gặp địch "tao ngộ" hồi chiều (đạn đã dùng gần hết), tối đào công sự chốt lại . đến đêm đó anh Việt (Nguyễn văn Việt d viên phó/d6). Đến trận địa giao nhiệm vụ: "Địch mới đổ thêm một trung đoàn xuống Phước an..."! Phát huy truyền thống giữ chốt bắc Kon tum, C11 phải kìm chân địch... nếu chúng nống ra phải biến nơi này thành cánh cửa thép...VV và vv không cho chúng tiến  về BMT. Nhận nhiệm vụ xọng tôi hứa động viên ae chiến đấu hết mình. chỉ có mỗi yêu cầu; - Ngay trong đêm nay tiểu đoàn phải cho người mang đạn các loại xuống bổ sung cho đơn vị. Tôi báo cáo rất chi tiết: tinh thần chiến đấu của ae rất khí thế,
Lực lượng còn đủ sức phòng ngư (ae đã từng ở chốt 601, Ngô trang) nên rất yên tâm. Chỉ thiếu đạn (cơ số đạn các loại mang theo lúc đó chỉ còn không đến 1/4). Riêng cối 60 không còn quả nào.../ Anh việt đảm bảo: Tôi về báo cáo anh Sơn dt, anh Đảo d viên cho vận tải đem xuống. Nhưng tôi thức suốt đêm chờ vận tải xuống mà chả có... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! ;D
Ôi bác bob, số bác cao quá, vì bác đứng giữa đường nên chúng nó mới bắn trượt ;D. Bác với anh Việt đều dân chính trị cả nên biết động viên nhau đấy chứ, nếu không thì bây giờ làm gì có "Chuyện của Bob" trên VMH bác nhỉ...hề...hề... ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 06:12:43 pm
Ôi bác bob, số bác cao quá, vì bác đứng giữa đường nên chúng nó mới bắn trượt ;D. Bác với anh Việt đều dân chính trị cả nên biết động viên nhau đấy chứ, nếu không thì bây giờ làm gì có "Chuyện của Bob" trên VMH bác nhỉ...hề...hề... ;D
@qtdc: -Vâng! Đúng vậy! Kỷ niệm đó không bao giờ quên trong đời bob. Bây giờ nghĩ lại: Không hiểu sau lúc ấy mình "lỳ" vậy, không có thời gian để nghĩ đến cái chết nứa! Thi thoảng cũng còn gặp lại một vài đồng đội cũ bob vẫn "Khoe" hành động trận ấy! Cũng chả có gì phải giấu giếm cả. Với bob kỷ niệm đó là một niềm tự hào chính đáng. Nói chuyện lại cùng các bạn cho vui. Mình khoái nhất là: Khi cho lực lượng địch ra thám thính mấy đợt nữa đều bị quân C11/d6 đánh bật lại... ngay đêm đó chúng phải bỏ chạy khỏi Phước an. Sáng hôm sau khi nghe tin (người dân trong thị trấn) báo địch đã bỏ chạy. bob quyết định cho đại đội vào tiếp quản ngay...(bob đã kể ở Truyện của bob)...
 - Cám ơn qtdc@ đã động viên.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 08:32:15 pm
từ 4 giờ chiều ngày 8. ... Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
....Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 ... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! ;D

Bác Bob ạ: sau này bác có hỏi lại tại sao không đưa đạn xuống không? Em nghĩ chắc bác Khoát nhà ta chưa chuyển đạn kịp nên các bác vận tải d lấy gì mà đưa xuống cho bác. Vả lại các thủ trưởng ở nhà sẽ nghĩ là có bác Bob chỉ huy và toàn lính cũ, đánh sẽ không tốn đạn như lính mới. Kho đạn Mai Hắc Đế thì toàn đạn to của Mỹ là chính chứ lấy đâu ra đạn AK B40 B41, đạn cối 6 cho bộ binh, đạn bộ binh phải lấy từ các kho của mình còn ở bên kia sông Serepok rồi. Nhưng khi quân ta đến ngã 3 Phước An mà không thấy chốt đâu thì các bác nhà ta khéo lại cho là quân ở chốt đã "hy sinh anh dũng" cả rồi, phải nện pháo cho tan cái thị trấn Phước An để trả thù cho bác Bob thôi. Nhưng mà bác vào ở Phước An đến 2 ngày, điện đài không liên lạc được mà không cử truyền đạt chạy bộ về báo cáo chỉ huy hay sao? Hóa ra bác Bob số may thật. ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 11:10:13 pm
từ 4 giờ chiều ngày 8. ... Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
....Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 ... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! ;D

Bác Bob ạ: sau này bác có hỏi lại tại sao không đưa đạn xuống không? Em nghĩ chắc bác Khoát nhà ta chưa chuyển đạn kịp nên các bác vận tải d lấy gì mà đưa xuống cho bác. Vả lại các thủ trưởng ở nhà sẽ nghĩ là có bác Bob chỉ huy và toàn lính cũ, đánh sẽ không tốn đạn như lính mới. Kho đạn Mai Hắc Đế thì toàn đạn to của Mỹ là chính chứ lấy đâu ra đạn AK B40 B41, đạn cối 6 cho bộ binh, đạn bộ binh phải lấy từ các kho của mình còn ở bên kia sông Serepok rồi. Nhưng khi quân ta đến ngã 3 Phước An mà không thấy chốt đâu thì các bác nhà ta khéo lại cho là quân ở chốt đã "hy sinh anh dũng" cả rồi, phải nện pháo cho tan cái thị trấn Phước An để trả thù cho bác Bob thôi. Nhưng mà bác vào ở Phước An đến 2 ngày, điện đài không liên lạc được mà không cử truyền đạt chạy bộ về báo cáo chỉ huy hay sao? Hóa ra bác Bob số may thật. ;D
_Vâng! đúng như bạn phân tich! Đơn vị bob đã tiến vào chiếm Phước an 2 ngày. vô tuyến thì không liên lạc được. Còn việc cử người chạy bộ về tiểu đoàn... thì do không biết lúc ấy tiểu đoàn bộ ở đâu nữa nên chưa cử (ngày 16/3 cả tiểu đoàn xuất kích, BCH tiểu đoàn đều phân công đi cùng các đơn vị). Khi dứt điểm Nông trại xong rồi tiểu đoàn 6 tập kết ở vị trí mới (cả trung đoàn 24 nữa, đều cơ động đến vị trí tập kết mới để chuẩn bi đánh Phước an) bob và anh em đều không ai biết ở chỗ nào?!. Đ/c đại đội trưởng của bob thì đi cùng trung đoàn để nắm địch. hai ngày ở trong Phước an rồi bob giục hoài mà tổ thông tin vô tuyến vẫn không liên lạc được. Sang chiều ngày thứ hai khoảng 15, 16 giờ thì bỗng nghe: Ùng...xoẹt...oàng bốn năm quả đạn pháo nổ ngay trong khu vực thị trấn (nơi đơn vị bob đang đóng quân)! Bob xác định ngay là pháo ta bắn chỉnh (lấy phần tử) để mờ sáng hôm sau cấp tập... (qui luật này bob đã từng biết qua nhiều trận). Lúc đó không còn cách nào khác bob mới cử một tổ ba người giao cho đ/c tiểu đội trưởng (tên là Tràng) phụ trách chạy bộ về BMT tìm cách báo cho cấp trên biết :"C11 đã chiếm Phước an" rồi. Tôi căn dặn rất kỹ Tràng: "Bằng mọi giá phải tìm được sở chỉ huy báo ngay tình hình như vậy...như vậy..." Tổ chạy bộ đi rồi, tôi mời anh Cầm cv phó, anh thuần c phó và các b trưởng hội ý: chuẩn bị sẵn sàng "rút" nếu không báo kịp cấp trên. Trong thời gian chờ đợi "tổ chạy bộ quay về" gan ruột bob nóng như lửa đốt và thời gian kéo dài lê thê...bob không còn nhớ là đêm ấy hút hết mây bao thuốc lá (chiến lợi phẩm nưa). Đến chừng nửa đêm tổ chạy bộ về đến đơn vị. bob vồ vập hỏi ngay: Thế nào, báo được chưa?. Cậu tràng vừa thở vừa trả trả lời:- RỐI ! tôi mừng không tả xiết...! Thở phào, nhẹ cả người. sau khi ae đã kịp báo cấp trên tôi mừng quá không tài nào ngủ được nữa. mệt thì mệt mà sao cái đầu cử tỉnh như sáo! Đúng như phán đoán của bob: Sáng sớm hôm sau từ trong các vạt rừng, rẫy cà phê xung quanh Phước an, Quân ta lục tục kéo ra mặt mày phờ phạc, có ae mặt còn dính đầy bụi đất...Tôi còn nhớ cậu Sử C viên c10 (bạn bob) khi thấy tôi hắn chửi yêu: "đ. mẹ tụi mày không báo sớm, để các bố phải đào hầm thức toét cả mắt suốt đêm! Hì hì...!
 Bây giờ nghĩ lại: Không nhớ hồi ấy mình có thưởng cho cậu Tràng và tổ chạy bộ báo tin cái gì không nữa. Việc thì nhỏ thôi, nhưng ý nghĩa lắm: Đỡ tổn thất bao nhiêu đạn dược và sinh mạng..."Sư 10 chưa đánh đấm gì lớn ở đây bọn địch đổ xuống Phước an mới đụng C11 vài trận nhỏ đã bỏ chạy mất dép'...  (Là người trực tiếp ở trận này,bob kể chi tiết thêm một chút. vì không có khiếu văn chương nên có khó hiểu mong các bác thông cảm.
- Cảm ơn bạn qtdc@: đã khui lại cái ký ức...làm cho bob không cưỡng lại được...nên viết có ý "khoe' ! Có gì không phải mong các bác lượng thứ cho. bob xin cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 01:42:28 am
Bác Bob: bác kể rất vui và dễ hiểu. Nói vậy chứ cụ Hiệp kể rằng tối 16 Bộ TL chiến dịch lệnh cụ Khoát phải điều hơn 100 xe ô tô đi chở quân 320 của bác Luân (d9 e64 thì luồn rừng đi chặn trước đường 7 ở gần Cheo Reo) từ Chư Pao - Đạt Lý về Thuần Mẫn để đi truy kích địch rút chạy thì làm gì còn xe chở đạn cho c11 của bác nữa. Mà em thấy cũng lạ là các bác nhà ta đi nắm địch thế nào mà không biết "địch" ở trong thị trấn Phước An chính là quân bác Bob, hú hồn. ;D

Sau khi tránh được trận quân ta đánh quân mình, Phước An thì c11 chiếm rồi, bác và quân mình đi đâu và đánh tiếp ở đâu hả bác Bob?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: lixeta trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 11:40:57 am
Về chủ đề trận BMT anh em thảo luận sôi nổi quá và có nhiều chi tiết rất hay song dạo này LXT bận quá, chỉ đọc lướt qua và cũng ko tham gia được. Hôm nay mới rỗi một tý xin chỉ bàn góp về vấn đề sử dụng xe tăng thôi.
Thực hiện chủ trương của trên, trong 2 năm 73- 74 BCTTG đã có sự chuẩn bị tương đối chu đáo cho năm 1975 bằng việc bổ sung lực lượng cho các chiến trường. Tính đến cuối năm 74 các chiến trường đều có khoảng 1 e XT. Riêng đối với B3, ngoài 297 đã có mặt từ đầu năm 72 đã bổ sung thêm 2 tiểu đoàn nữa để thành lập eT273. Lúc này, eT273 có 3 tiểu đoàn mang các phiên hiệu 1,2,3 và đủ các đại đội trực thuộc theo quy định. Ngoài ra, cuối năm 1974, BC đã thành lập 1 đoàn công tác bao gồm các sĩ quan TM, CT, KT và 1 đội thợ chuyên ngành bậc cao do Phó TLTMT Lê Xuân Kiện dẫn đầu đi các đơn vị tổ chức tập huấn về chiến thuật và sửa chữa xe máy, vũ khí (tại các chiến trường, các đơn vị có khả năng tự sửa chữa nhưng chỉ chủ yếu là phần xe, pháo để có thể chạy được, bắn được. Còn các loại thiết bị điện tử, khí tài quang học v.v... thì chịu, phải có thợ và trang bị chuyên ngành mới sửa được).
 Cuối tháng 12.74, đoàn đã đến làm việc với B3 và trao đổi ý kiến với BTLB3 về sử dụng TTG năm 1975. Sau đó, đoàn vào B2 đúng dịp B2 đánh Phước Long. Ngay sau khi tham quan Phước Long, PTL Lê Xuân Kiện quay ra B3 làm đại diện xe tăng tại A75 (đoàn của đại tướng VTD), đồng thời dự buổi thông qua quyết tâm tiến công BMT của BTLB3. Với những kinh nghiệm thu được qua trận Phước Long, đại diện XT đã đề xuất  ý kiến sử dụng mũi thọc sâu bao gồm XT và BB nhằm vào mục tiêu chủ yếu là sư bộ 23 và đã được cấp trên chấp thuận. Chuyện này mình đã đưa vào BT tập 4, bây giờ ngại gõ nên xin trích lại vài đoạn (tuy là tiểu thuyết song bám rất sát thực tế):

…Thấy đã hòm hòm rồi, Tư lệnh chiến dịch mới chỉ Kiệm:
- Đại diện xe tăng phát biểu xem nào?
Kiệm đứng dạy, anh hơi cúi người chào chung tất cả rồi rành giọt:
- Báo cáo Tư lệnh và toàn thể các đồng chí! Rất may cho chúng tôi là thời gian vừa qua đã có mặt tại B2. Chúng tôi đã gặp gỡ các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp chiến đấu giải phóng thị xã Phước Long và đi tham quan thị xã. Qua đó cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm về tiến công thành phố, thị xã bằng hợp đồng binh chủng. Vì vậy, được phép của đồng chí Tư lệnh, tôi xin báo cáo lại một số bài học mà chúng tôi đã đúc kết được từ chiến dịch Đường 14- Phước Long mà chủ yếu là từ trận Phước Long như sau- Sau khi khái quát diễn biến trận đánh, những ưu khuyết điểm chính, Kiệm kết luận- Theo tôi, Phước Long là một thị xã nhỏ, nhỏ hơn Ban Mê Thuột rất nhiều mà trận đánh kéo dài đến sáu ngày đêm chủ yếu là do hai vấn đề. Một là do sử dụng lực lượng còn phân tán, không tập trung đúng mức vào hướng chủ yếu, mục tiêu chủ yếu. Hai là, hiệp đồng giữa xe tăng và bộ binh vẫn còn rất lỏng lẻo và thường xuyên bị tách rời nhau. Ngay trận đầu tiên đánh vào thị xã, một đại đội của chúng tôi đã vào đến trung tâm thị xã rồi nhưng nhìn quanh thì không thấy một đồng chí bộ binh nào. Sợ lại có một An Lộc nữa nên anh em phải cho xe tăng quay ra. Giá như hôm ấy, chỉ cần có một đại đội hay trung đội bộ binh thôi cũng được đi cùng, phân đội này xộc thẳng vào tòa thị chính thì trận đánh sẽ kết thúc sớm hơn rất nhiều. Hay khi đánh trại Lê Lợi, bộ binh cũng không theo kịp xe tăng nên bọn biệt kích ngụy còn trèo cả lên xe tăng định dùng thủ pháo tiêu diệt kíp xe. Nếu đồng chí trưởng xe không nhanh trí dùng chế độ quay pháo bằng điện gạt chúng xuống thì chúng đã thành công. Vì vậy, qua những bài học đó tôi xin đề nghị thế này. Trước hết, về sử dụng lực lượng xe tăng, tôi đề nghị sử dụng tập trung cả trung đoàn H73 cho trận này. Mỗi trung đoàn bộ binh sẽ được tăng cường một đại đội xe tăng. Ngoài ra, theo tôi ta nên tổ chức một lực lượng thọc sâu cỡ một tiểu đoàn tăng thiết giáp hỗn hợp có chở theo bộ binh. Lực lượng này sẽ không tham gia đánh địch vòng ngoài mà ngay khi trận đánh bắt đầu sẽ nhằm thẳng vào mục tiêu chủ yếu là sư bộ 23 mà tiến. Sau khi tiêu diệt được mục tiêu chủ yếu lực lượng này sẽ từ trong đánh ra phối hợp với các hướng, các mũi khác. Tổ chức được như vậy chắc chắn địch sẽ không kịp trở tay và trận đánh sẽ kết thúc rất nhanh. Hết ý kiến ạ!

……….
Cuối cùng, kế hoạch tiến công thị xã Buôn Mê Thuột cũng được đại diện Bộ Chính trị tại mặt trận thông qua. Sau khi thực hiện các trận đánh cài thế nhằm cô lập Buôn Mê Thuột quân ta sẽ tiến công thị xã theo năm hướng. Việc sử dụng trung đoàn xe tăng H73 về cơ bản như đại diện xe tăng đã đề nghị. Theo đó, ngoài tiểu đoàn 1 cơ động vào sau được sử dụng làm dự bị cho mặt trận thì trên các hướng Tây- Bắc, Đông- Bắc và Tây- Nam mỗi hướng sẽ có một đại đội xe tăng tăng cường cho một trung đoàn bộ binh. Trên hướng Tây Bắc, đại đội 8 của tiểu đoàn 3 phối thuộc cho trung đoàn M48 có nhiệm vụ đánh chiếm hậu cứ pháo binh, hậu cứ thiết đoàn 8, căn cứ tiểu đoàn 1 của trung đoàn 53, sau đó phát triển vào tiểu khu Đắc Lắc và sở chỉ huy sư đoàn 23. Trên hướng đông bắc là đại đội 4 của tiểu đoàn tăng 2 tăng cường cho trung đoàn bộ binh C5 có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay thị xã, đầu mối giao thông Ngã Sáu và tham gia đánh chiếm tiểu khu Đắc Lắc. Đại đội 7 của tiểu đoàn 3 được tăng cường cho trung đoàn bộ binh M74 đánh chiếm điểm cao Chư Duê, sau đó phát triển vào sở chỉ huy sư đoàn 23. Riêng tiểu đoàn tăng 3 thiếu gồm 8 xe T54 của đại đội 9 và 8 xe thiết giáp K63 sẽ chở theo một tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh H4 làm mũi thọc sâu có nhiệm vụ đánh chiếm khu kho Mai Hắc Đế và sau đó đánh vào Bộ tư lệnh sư đoàn 23 của ngụy từ hướng tây. Đây là mục tiêu chủ yếu của trận đánh này. Khác với các trận đánh trước đây thường tuần tự đánh từ ngoài vào trong. Trận này Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định sẽ bỏ qua các mục tiêu bảo vệ vòng ngoài mà đánh thẳng vào nội đô, dùng sức mạnh áp đảo của binh chủng hợp thành mà nòng cốt là xe tăng với bộ binh để nhanh chóng tiêu diệt cơ quan đầu não của địch, sau đó mới đánh tỏa ra xung quanh. Có thể nói đó là một ý đồ rất sáng tạo và cực kỳ táo bạo vì thực hiện được như vậy sẽ nhanh chóng kết thúc trận đánh. Tuy nhiên, đối với lực lượng xe tăng thì quyết định này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn. Khi bỏ qua không đánh các cứ điểm bảo vệ vòng ngoài, các đơn vị bộ binh thì có thể bí mật cơ động chiếm lĩnh trận địa ở khoảng cách gần được chứ xe tăng thì chịu. Đi đến đâu cũng cứ ầm ầm như động rừng làm sao giữ được bí mật cho đến phút chót theo yêu cầu của mặt trận. Vì vậy, Bộ tư lệnh chiến dịch đã quy định các đơn vị xe tăng phải chiếm lĩnh vị trí tập kết chiến đấu ở cách xa thị xã trên dưới ba mươi ki- lô- mét. Chỉ khi quân ta đã bắt đầu pháo hỏa chuẩn bị mới bắt đầu được cơ động tiếp cận mục tiêu. Quỹ thời gian dành cho việc cơ động từ vị trí tập kết lên vị trí điều chỉnh cuối cùng chỉ có tối đa là ba giờ, từ 2 giờ sáng cho đến 5 giờ sáng. Đó quả là một bài toán khó…


Nhìn chung, có thể nói việc tổ chức lực lượng thọc sâu như tại BMT là một quyết sách rất sáng tạo và táo bạo của BTLCZ và thực tế đã chứng tỏ sự ưu việt của nó. Bài học này sau được tướng NHA, Tư lệnh qd2 vận dụng rất thành công khi tổ chức binh đoàn thọc sâu tiến công vào nội đô SG ngày 30.4.75.
Còn chuyện cơ động của 273 chắc chỉ là do tốc độ cơ động trên mấy trăm km đường quân sự làm gấp quá chậm làm các cụ sốt ruột thôi chứ không có vấn đề gì về hiệp đồng đâu.
Mời các quê tiếp tục!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 07:02:56 pm
Mà em thấy cũng lạ là các bác nhà ta đi nắm địch thế nào mà không biết "địch" ở trong thị trấn Phước An chính là quân bác Bob, hú hồn. ;D

Sau khi tránh được trận quân ta đánh quân mình, Phước An thì c11 chiếm rồi, bác và quân mình đi đâu và đánh tiếp ở đâu hả bác Bob?

 -qtdc@: Bạn thắc măc về điểm này (trinh sat nắm địch)! Đúng rồi. Mấy ngày sau: bob kể chuyện này (vào phước an) 2 ngày rồi... pháo ta bắn chỉnh vào.../thì tình cờ trong số người nghe có một ông ở trinh sát E24 nói ngay: " Các bố vào chiếm Phước an rồi mà không hạ cờ của địch xuống, bọn trinh sát chúng tôi thấy cờ địch vẫn còn, thấy "lính tráng" đi đi, lại lại trong căn cư...Nên chúng tôi báo về địch vẫn còn...! -Tôi ngớ ngưới: "không thấy cờ nó treo ở chỗ nào cả"!. Ông trinh sát nói ngay;- Cột cờ cao nhất trước sân ngay trong căn cứ... Chúng tôi còn quan sát thấy các ông đến "nghịch" bệ hỏa tiễn nữa..., Vì không phân biệt được...nên chúng tôi cứ tưởng "các ông là địch'...! - Có lẽ đúng vậy! Khi vào Phước an rồi ae chúng tôi cũng không để ý thật. ( đến bây giờ tôi cũng không biết cờ của địch ở chỗ nào nữa). Còn cờ của ta thì lúc ấy đơn vị tôi không có. Nên hồi đó tôi không để ý đến việc "hạ cờ, cắm cờ". Vâng có lẽ vậy. "cái lỗi Sơ xuất" vô tình đó đã làm cho ae trinh sát "nhầm"!
_ Sau khi ở Phước an chúng tôi về lại đội hình của tiểu đoàn, rồi cùng trung đoàn hành quân cơ động xuống cắt đường 21 ngay sát chân đèo Phượng hoàng (về phía đông, nay thuộc Ninh tây, Huyện Ninh hòa, tỉnh Khánh hòa) Phối hợp cùng các đơn vị bạn- Đánh lữ dù 3 của địch. Rồi tham gia giải phóng Nha trang , cam ranh...
-Rất cảm ơn bạn qtdc@ đã quan tâm chia sẻ. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 07:20:35 pm
Ái dà, em vừa ngồi ở 19C Ngọc Hà cùng bác Luân đen và bác Luân đen vừa nhắc đến bác Bob. Và em cũng đang băn khoăn nghĩ tại sao cụ Bob nhà ta không trương cờ mình lên, không mang cờ thì tự tạo đâu có khó, ở trong đấy những 2 ngày chứ có phải ít đâu. Té ra bác Bob không hạ cờ địch - thì ra công lao của bác Bob và "tội" của bác Bob đều to như nhau. Hề...hề.... ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 07:47:18 pm
-cảm ơn các bác Quangcan@ và Lixeta@ đã trao đổi làm rõ việc tôi hỏi về hiệp đồng chuyển quân của e273!
-bác Bob ! hôm nay các ccb e24 HP lại họp mặt kỉ niệm 41 năm hành quân vào TN ,qua trao đổi có rất nhiều ae tham gia trận BMT và Phước an ! có 3 anh đều nhớ bác !
đây là ảnh của các anh :
 ảnh anh Lợi mặc áo kẻ hồi đánh BMT làm liên lạc c11 nay là trung tướng mới về hưu nói tìm anh mấy chục năm mà không thấy ! còn người bên cạnh là anh Chiến hồi đánh BMT là c phó c11 cũng nhớ bác !
 còn ảnh dưới là anh Thi ! bác có nhận ra không !
 -"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05948.jpg"
 -"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05949.jpg"


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 08:03:45 am
Ái dà, em vừa ngồi ở 19C Ngọc Hà cùng bác Luân đen và bác Luân đen vừa nhắc đến bác Bob. Và em cũng đang băn khoăn nghĩ tại sao cụ Bob nhà ta không trương cờ mình lên, không mang cờ thì tự tạo đâu có khó, ở trong đấy những 2 ngày chứ có phải ít đâu. Té ra bác Bob không hạ cờ địch - thì ra công lao của bác Bob và "tội" của bác Bob đều to như nhau. Hề...hề.... ;D
_Vâng! Qui ra công, tội Thì đúng như vậy. "Xin nhận lỗi và rút kinh nghiệm". Hề..hề...! Vì đây là lần đầu tiên về đơn vị bộ binh...! Nhưng  bác hình dung: Trong thị trấn Phước an hồi ấy, ngoài tiểu khu quân sự. Còn nhiều khu dân cư rộng lớn... Tôi cho một b đóng ở khu vực đó ( chỉ bố trí một tiểu đội ở trong tiểu khu). Hai b khác ở bên ngoài. Bố trí theo thế chân kiềng. C bộ ở trung tâm. Các b đều phải đào công sự và sẵn sàng chiến đấu (cấm ở trong nhà dân) mặc dù lúc ấy thị trấn không một bóng người dân nào. Trong hai ngày ở trong đó đầu tôi phải dự kiến bao nhiêu việc (nhất là việc thông tin, báo cáo cấp trên)...  lại không ở trong tiểu khu quân sự nên không thấy cờ địch ở đó (thật sự).
   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 08:13:24 am
-cảm ơn các bác Quangcan@ và Lixeta@ đã trao đổi làm rõ việc tôi hỏi về hiệp đồng chuyển quân của e273!
-bác Bob ! hôm nay các ccb e24 HP lại họp mặt kỉ niệm 41 năm hành quân vào TN ,qua trao đổi có rất nhiều ae tham gia trận BMT và Phước an ! có 3 anh đều nhớ bác !
đây là ảnh của các anh :
 ảnh anh Lợi mặc áo kẻ hồi đánh BMT làm liên lạc c11 nay là trung tướng mới về hưu nói tìm anh mấy chục năm mà không thấy ! còn người bên cạnh là anh Chiến hồi đánh BMT là c phó c11 cũng nhớ bác !
 còn ảnh dưới là anh Thi ! bác có nhận ra không !
 -"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05948.jpg"
 -"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05949.jpg"
Rất cảm ơn bác Tom@: Nhìn hình rồi mường tượng lại mới nhớ ra (vì các lão ây cũng  như mình: già khằng hết rồi).
- Anh Thi thì nhận ra ngay. Khi anh Năm chuyển đi thì anh Thi về làm đại trưởng C11 thay (lúc đơn vị ở Bình dưong).
_ Số điện thoại gọi vào máy tôi là của ai ? (Của anh Lợi hay a Chiến).
- Hôm 20/9 ở Nha trang BLL CCB F10 gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày lập (20/10/1972 - 20/10/2012)
 một số hình ảnh:
(http://i1056.photobucket.com/albums/t372/luongvannhan/DSCN7268.jpg)
(http://i1056.photobucket.com/albums/t372/luongvannhan/DSCN7254.jpg)
 - Ảnh trên: bob mặc thường phục (đeo kính). Anh Nguyễn Quang Lâm, nguyên chính ủy E24 chụp chung với đại diện BTL f10 về dự buổi gặp mặt  ở Nha trang.
 - ảnh dưới: Anh Nguyễn Quang Lậm. Trưởng ban liên lạc CCB F10 ở Nha trang, tặng cờ kỷ niệm BTL f10 nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:14:52 am
ảnh anh Lợi mặc áo kẻ hồi đánh BMT làm liên lạc c11 nay là trung tướng mới về hưu nói tìm anh mấy chục năm mà không thấy ! còn người bên cạnh là anh Chiến hồi đánh BMT là c phó c11 cũng nhớ bác !

 - Bác tom@ giới thiệu không rõ (màu đỏ) làm bob nghĩ mãi không hiểu Lợi nào: mà "làm LL hồi đánh BMT 1975"?.
 - Điện hỏi lại anh Lợi mới rõ: Lợi làm văn thư LL C11 năm 1972. Năm 1975 Lợi chuyển sang C10 làm C viên rồi. ( Như vậy là a Lợi cùng lứa cán bộ chính trị đại đội với bob). Nhưng dù sao thì cũng rất cảm ơn bác tom, nhờ có bác mà bob tìm ra bao nhiêu đồng đội. Chúc bác khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 03:36:32 pm
Bác Bob ! cũg là do mấy ae đang nhớ lại trận BMT và Phước An của e24 ,lúc đó anh Lợi cứ khảng định là anh là liên lạc c11, tôi lại nghĩ đến hay cái anh liên lạc c11 mà bác Bob cử đi báo tin cho chỉ huy chiến dịch rằng PA đã GP mà nay là TT thì cũng có công đào tạo của bác rùi!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 04:03:04 pm
Lúc đầu tính vào hóng chuyện e24 của thế hệ đàn anh đánh trận cửa mở, chuyện cắm cờ trên nóc sư bộ 23 mà sau này lớp đàn em được hưởng truyền thống ;D Vậy mà tôi mải mê theo chân các bác tới nơi rộng dài cả không gian lẫn thời gian. Cả về quy mô chiến dịch và tầm vóc lịch sử (Có đóng góp rất nhiều của bác quangcan). Chân thành cám ơn tất cả các bác trên topic này.

Rất mong được đọc nhiều bài viết của các bác.
bob@: Bác bob@ cho tôi hỏi thêm 1 chút: Các bác đánh thị trấn Phước an không mấy khó khăn. Vậy 2 trung đoàn của sư 23 VNCH mới được đổ quân trước đó vài hôm đi đâu mất tiêu nhỉ?. Hay phía bên kia đã bắt đầu triệt thoái khỏi Tây nguyên hả bác?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 06:26:02 pm
Đúng như bác lixeta nói, cái hay ở trận BMT là đánh thị xã theo kiểu thọc sâu và mũi thọc sâu chủ yếu lại là mũi BBCG. Ngoài 8 xe tăng T-54 thì còn 8 xe thiết giáp K-63 chở quân tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 đi kèm cho nên tốc độ hành quân của cả bộ binh và tăng thiết giáp đồng bộ với nhau, xét về tốc độ này thì hơn hẳn các mũi khác. Nếu không nhầm lẫn sư bộ 23 với trung tâm hành quân sư 23 trong khu vực sư bộ thì chắc chắn trong chiều ngày 10-3 đã diệt xong nó rồi.
Xem ra công tác trinh sát, dẫn đường cũng không có thổ dân dẫn dắt.
Việc này khi bị bắt Vũ Thế Quang cũng khai với ta rằng ông ta nghĩ quân ta chưa thuộc đường nên tấn công có lúc không được thật mạnh và liên tục. Nếu không có trinh sát kỹ thuật bắt được sóng điện đài chỉ huy của cái TOC này thì xe tăng 273 và d4 e24 có lẽ vẫn dừng ở đấy củng cố chờ đánh địch phản kích.

Bác Bob: trước khi sang c11/d6 thì bác ở d4 tham gia mũi thọc sâu này phải không ạ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:44:02 pm
bob@: Bác bob@ cho tôi hỏi thêm 1 chút: Các bác đánh thị trấn Phước an không mấy khó khăn. Vậy 2 trung đoàn của sư 23 VNCH mới được đổ quân trước đó vài hôm đi đâu mất tiêu nhỉ?. Hay phía bên kia đã bắt đầu triệt thoái khỏi Tây nguyên hả bác?
Vâng, Bạn hỏi tôi biết tới đâu trả lời tới đó:
 - Chiều 12/3 chúng mới đổ xuống 1 trung đoàn. trung đoàn này đã mò đến gần sân bay hòa bình (khu vực điểm cao 851 phía đông sân bay, cách sân bay gần 10 km. cầu 12 trên đường 21 cũng phía dông BMT) và chúng đã triển khai quân rải rác từ các điểm trên dọc QL21 đến Nông trại, Phước an. Trong những ngày từ 13,14.,15/3 E24 đã cùng xe tặng tấn công liên tục các điểm trên. đánh bật chúng ra khỏi các vị trí chúng mới đến chiếm. Ngày 16/3 chúng tôi tổ chức đánh Nông trại. Tại đây thu được 4 khẩu pháo 105 chúng mới đổ xuống trên bãi để gỗ. và thấy một máy bay trực thăng UH1-A nằm chết dí tại đây. lực lượng địch đổ xuống trước coi như bị diệt gần hết. Gần trưa chiếm nông trại xong (Nghe tin địch đã đổ thêm 1 trung đoàn xuống phước an, có cả sở chỉ huy nhẹ của sư 23). Trung đoàn 24 được lệnh dừng lại, lập thế bao vây, giữ chân địch. Chờ e 28 (hoặc e66) cơ động đến. tăng cường lực lượng...và chuẩn bị mọi mặt... đánh Lớn ( Tại đây). Vâng theo bob biết tình hình lúc đó là như vậy. Đơn vị (C11) của bob được giao nhiệm vụ chốt lại ở ngã ba Phước an. (đánh phản kích ba trận liên tiếp: chiều 16 và sáng 17/3) rồi sáng 18/3 tiến vào chiếm Phước an (như bob đã kể trên).
 
Bọn đổ xuống sau, khi cho lực lượng phản kích ra thăm dò và bị quân của bob đánh bật lại (không chỉ 1 lần, một ngày. mà ba lần trong hai ngày liên tiếp). Chắc chắn chúng biết đã bị bao vây, sớm muộn gì cũng bị tấn công. nên sau ba  lần tiến ra không được... chúng bỏ chạy!   
 - Số quân đổ xuống sau rút chạy dồn về khu vực Chư cúc bị trung đoàn 25 (cắt đường) diệt phần lớn, một số bỏ chạy lên núi không biết số phận thế nào. trong lúc đó chúng tôi đã nghe tin lữ dù số 3 đã đổ xuống chặn ở đèo Phượng hoàng (Khánh dương-Dục mỹ).
 Như vậy theo tôi: bọn này không hề biết "kế hoạch triệt thoái"!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:04:37 pm

Bác Bob: trước khi sang c11/d6 thì bác ở d4 tham gia mũi thọc sâu này phải không ạ.

- Không ạ. Tôi từ C8/d5 . Mà nói đúng ra tôi ở ban cán bộ trung đoàn xuống...! Cuối năm 1974 tôi từ c4 chuyển sang C8/d5. Trước khi vào chiến dịch 1975 (mấy ngày) thì ban các bộ điều về "ngồi chơi xơi nước" ở ngay trung đoàn bộ (chờ nhận nhiệm vụ mới); Thế rồi chiều 12/3 thì nhận nv về c11/d6 ạ. (nên không tham gia vào mũi thọc sâu, chỉ nghe ae kể lại).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 02:46:12 pm

Cám ơn bác bob@ đã giải đáp thắc mắc về sự tan rã của 2 trung đoàn của sư 23.
Nó còn 1 trung đoàn nữa bị đánh ở sân bay Phụng dực. Như vậy về cỏ bản, ta đã xóa sổ sư đoàn này ngay trong tuần đầu chiến dịch.

Mong được đọc các bài tiếp theo của các bác.( Nhiều trận có sự tham gia của E 24 càng tốt ;D)



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 03:02:14 pm

Cuối năm 1974 tôi từ c4 chuyển sang C8/d5.


Bác Bob@ ơi, hồi đó biên chế hỏa lực của mỗi C ra sao ạ!(C hỏa lực).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 06:12:39 pm

Cuối năm 1974 tôi từ c4 chuyển sang C8/d5.


Bác Bob@ ơi, hồi đó biên chế hỏa lực của mỗi C ra sao ạ!(C hỏa lực).

 -Vâng! Hồi tôi ở C4 , c8 ( C hỏa lực ) biên chế mỗi c có: 1 khẩu cối 82ly. 1 DKZ 82, 1 CAO XẠ 12,7LY. NGOÀI RA CÒN trang bị b40, b41, AK như các đơn vị bb. Ba khẩu ở ba trung đội...(mỗi trung đội khoảng hơn 20 người).
- Cảm ơn bạn đã quan tâm. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 02:19:55 pm

Chào bác bob@ và toàn thể các bác!

Sau này, khi đánh nhau ở K, khẩu 12 ly7 không còn làm nhiệm vụ cao xạ nữa. Bởi đơn giản đối tượng tác chiến này hầu như không có máy bay chiến đấu.
Nhưng nó vẫn là hỏa lực mạnh. Nhất là trong tấn công vào các bản địch trú quân. Cây cối rạp đổ hết, nghe tiếng súng đã nâng tầm nổ ùng ùng phía sau, lính bộ binh thêm vững dạ mà địch càng khiếp vía ;D

Sau trận Ban mê thuột, E 24 còn đánh nhiều trận nữa, nhưng ác liệt nhất là trận nào hả bác? Có phải trận đánh vào sân bay Tân sơn nhất không ạ?
Rất mong được các bác kể lại những tháng ngày máu lửa ấy!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 03:43:42 pm
Mong được đọc các bài tiếp theo của các bác.( Nhiều trận có sự tham gia của E 24 càng tốt ;D) ....


... Sau trận Ban mê thuột, E 24 còn đánh nhiều trận nữa, nhưng ác liệt nhất là trận nào hả bác? Có phải trận đánh vào sân bay Tân sơn nhất không ạ?
Rất mong được các bác kể lại những tháng ngày máu lửa ấy!...

Bác "moi" chuyện cao điểm 581 - Nông Trại - Phước An của các bác sư 10 ý, trận đấy "hoành" lắm. Trận ấy các bác bắt được nguyên cả một cái .... trực thăng đấy, không biết có cụ nào lái thử không  ;D?

Còn sân bay thì là về sau này, cũng "ác" nhưng không "liệt" lắm  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 04:03:19 pm
À quangcan nói đúng rồi: Trực thăng bác Bob thấy địch vứt lại ở Nông Trại là của Lê Trung Tường tư lệnh sư đoàn 23. Chạy khỏi BMT nhưng những ngày cuối cùng của VNCH thì Lê Trung Tường lại giữ cương vị TMT quân đoàn 3 cho Nguyễn Văn Toàn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 04:48:10 pm
D24 làm mũi thọc sâu của QD3 từ Củ Chi đánh vào nội đô để chiếm TSN ngày 29.4.75 ác liệt quá chứ . Từ sáng d24 phải đánh qua Cầu Bông, cầu Sáng, thành Quan Năm rồi chạm địch ở bệnh viện Vì Dân. Xuyên suốt cả quãng đường mấy chục cây số đó cũng đã ác liệt rồi , rồi lại ngã tư Bảy Hiền, Cổng số 5 Tân Sơn Nhất. Ghê quá chứ. Tại Tân Sơn nhất lính dù VNCH còn chống cự đến tận 14.00 h chiều mới đầu hàng hoàn toàn kia mà. F10  là sư trẻ nhất của võ lâm nhà ta  hồi đó mà nội công và võ công đã thâm hậu vậy phải nói là quá giỏi !  Em cho là ngày 29.4 là một ngày oanh liệt của d24 f10.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 04:52:41 pm
D24 làm mũi thọc sâu của QD3 từ Củ Chi đánh vào nội đô để chiếm TSN ngày 29.4.75 ác liệt quá chứ . Từ sáng d24 phải đánh qua Cầu Bông, cầu Sáng, thành Quan Năm rồi chạm địch ở bệnh viện Vì Dân. Xuyên suốt cả quãng đường mấy chục cây số đó cũng đã ác liệt rồi , rồi lại ngã tư Bảy Hiền, Cổng số 5 Tân Sơn Nhất. Ghê quá chứ. Tại Tân Sơn nhất lính dù VNCH còn chống cự đến tận 14.00 h chiều mới đầu hàng hoàn toàn kia mà. F10  là sư trẻ nhất của võ lâm nhà ta  hồi đó mà nội công và võ công đã thâm hậu vậy phải nói là quá giỏi !  Em cho là ngày 29.4 là một ngày oanh liệt của d24 f10.

Oanh thì có, liệt thì chưa đủ so với trận trên đâu đại ca HaHoi.
Đánh sân bay thì nó giãy giụa quả cuối thôi chứ nó chạy gần hết rồi, sức mấy,  ;D. Giỏi lắm thì kéo "sự sống" thêm vài giờ nữa chứ mấy.  ;D
Trận cao điểm 581 - Nông Trại - Phước An mà không nhanh, không mạnh, không hoành tráng,  không sét đánh giữa trời thì có mà vĩ tuyến 17 đã lui về đến dãy phòng thủ trên đường/ lộ 21.  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 06:15:05 pm

Oanh thì có, liệt thì chưa đủ so với trận trên đâu đại ca HaHoi.
Đánh sân bay thì nó giãy giụa quả cuối thôi chứ nó chạy gần hết rồi, sức mấy,  ;D. Giỏi lắm thì kéo "sự sống" thêm vài giờ nữa chứ mấy.  ;D
Trận cao điểm 581 - Nông Trại - Phước An mà không nhanh, không mạnh, không hoành tráng,  không sét đánh giữa trời thì có mà vĩ tuyến 17 đã lui về đến dãy phòng thủ trên đường/ lộ 21.  ;D[/color]

Làm gì đến mức vậy hả bác quangcan ơi. ;D

Nhưng hoành tráng thì quả là hoành tráng thật!

Tướng Phú có trong tay 2 trung đoàn, 1 liên đoàn biệt động. Được trợ chiến bằng không quân, đang hừng hực khí thế đi tái chiếm BMT. Ở Sài gòn, tổng thống Thiệu cùng bộ sậu chăm chú theo sát diễn tiến.
Phía ta có 2 trung đoàn (24, 28) kèm theo tăng, pháo chủ động đánh địch phản kích.(Có bác nào biết ai trực tiếp chỉ huy F10 đánh trận này không ạ)

Với tương quan lực lượng cùng ý nghĩa lớn lao của trận đánh. Chắc chắn trận thư hùng này sẽ hoành tráng lắm. Bác bob@ ơi cố lên nhé. ;D

qtdc@: Theo tôi được biết, tướng Lê trung Tường rời BMT đi Playcu ngay trước hôm ta mở chiến dịch. Khi VNCH tiến hành phản kích hòng tái chiếm BMT, ông ta cũng không trực tiếp chỉ huy tại khu chiến. Chiếc trực thăng đó dùng để chở trung tá Quang cùng chỉ huy trung đoàn 45 sư 23 (Tuy nhiên chạy không kịp, đã bị bắt sống toàn bộ)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 06:30:28 pm


        Tuanb5 ơi!

        Mình lại thống nhất với Quang can đấy...Không phải mình nói để cho vui, hay là người ngoài cuộc chiến; mình với Tuanb5, anh bob và các đồng đội đã tham gia chiến dịch Tây Nguyên khi đánh đều nghĩ trận đánh đó các liệt, quyết định...; khi đó và giờ nhìn lại toàn bộ cuộc chiến ta, từng người đều có thể ngẫm nghĩ và phân tích cục diện chiến trường một cách toàn diện hơn không theo một phía nào cả và không theo hướng tuyên truyền của cấp trên như thời xuanxoan là lính binh nhất.

        Giờ ta cứ ngửa thực lực quân ta, quân địch và thế trận để phân tích đi, được không?.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 06:43:55 pm
@Quangcan và các bác : theo thiển ý của em thì đương nhiên trận phản tái chiếm ở nông trại và Phước An phải là trận then chốt tiêu diệt lực lượng trung đoàn 45 và sở chỉ huy nhẹ sư 23 VNCH co cụm định lấy nơi này làm bàn đạp tái chiếm BMT. Theo cụ Hoàng Minh Thảo thì đến lúc này toàn bộ lực lượng tập trung ở khu vực này đều không có pháo và xe tăng yểm hộ bởi đường 19 đã bị cắt, chỉ có thể tiếp tế bằng trực thăng. d24 có thiết giáp  và pháo hợp đồng tác chiến, cao xạ tập trung chế áp máy bay và hạ nòng diệt hỏa điểm và đánh bộ binh. Chư Cúc, Chư Cnga bị 316 diệt thế nên d24 đã làm chủ nông trại diệt hoàn toàn lực lượng còn lại của 45 kết thúc luôn ý đồ tái chiếm BMT.
Em cho rằng trận đánh lữ dù ( quên mất phiên hiệu rồi, dạo này ngu ngơ lắm ạ ) trên đèo Phượng Hoàng mới gọi là ác liệt . Riêng việc f10 triệt được hai chục khẩu pháo giấu trong eo núi của lữ này là một kỳ tích, chưa kể đường 21 qua Phượng Hoàng một bên là núi, một bên là vực địa hình cho tấn công chỉ ở trục đường, phía sau là quân trường Dục Mỹ có thể tiếp vận kịp thời. Em nhớ là d24 cho một tiểu đoàn ( lại không nhớ phiên hiệu ) luồn rừng đánh vu hồi nên  lữ dù này tan rã nhanh chóng.
Trận đèo Phượng Hoàng của d24 f10 ác và liệt quá đi chứ  !  


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 09:29:48 pm

Ây da! Chưa đầy 2 tháng mà đoàn Đắc tô (F10) tham chiến nhiều trận hoành quá, các bác nhỉ?
Nhưng có lẽ nên bắt đầu từ trận cao điểm 581-Nông Trại-Phước An theo gợi ý của bác quangcan@ (Chưa ăn, còn gạo) các bác ạ!

Trong trận này, K5 của bác bob@ đảm đương nhiệm vụ gì vậy, C hỏa lực của bác có vất vả với bọn giặc trời không ạ?
Trận này phía bên kia không có TTG, cây DK nhà bác có "Làm ăn" được gì không ạ?
Rất mong bác kể lại hồi ức bằng trải nghiệm của người trong cuộc.

xuanxoan@: Bác cứ yên tâm đi, trên VHM này nếu chỉ  "Theo hướng tuyên truyền của cấp trên" như thời xưa, thì còn đâu sức thu hút đa số thành viên chẳng còn non trẻ nữa. Bởi làm việc đó đã có sách báo, loa đài rồi. Họ làm tốt hơn nhiều ;D.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 10:10:00 pm


qtdc@: Theo tôi được biết, tướng Lê trung Tường rời BMT đi Playcu ngay trước hôm ta mở chiến dịch. Khi VNCH tiến hành phản kích hòng tái chiếm BMT, ông ta cũng không trực tiếp chỉ huy tại khu chiến. Chiếc trực thăng đó dùng để chở trung tá Quang cùng chỉ huy trung đoàn 45 sư 23 (Tuy nhiên chạy không kịp, đã bị bắt sống toàn bộ)
Bác xem trong mục "Tài liệu hồi ký Việt Nam" có chi tiết đấy ("Tiếng sấm Tây Nguyên" chẳng hạn).

Tài liệu dưới đây với nhiều người không có gì mới, là hồi ký của sỹ quan chế độ VNCH kể về BMT và tướng tư lệnh sư 23 Lê Trung Tường:

"...  Trận đánh Ban Mê Thuột mở màn vào khoảng 2 giờ sáng ngày 10.3 và đến
17 giờ 30 chiều cùng ngày, Văn tiến Dũng có thể đánh điện về Hà Nội báo tin chiến
thắng. Với 3 sư đoàn, Dũng dự kiến cần phải ít nhất một tuần lễ mới dứt điểm nổi
Ban Mê Thuột. Các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục ở những khu ngoại ô sang đến hai
ngày sau, đặc biệt ở Phi Trường phía Tây Thành Phố, nơi Trung Ðoàn 53 Bộ Binh
chống trả ác liệt. Một vài Ðơn Vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lẻ loi còn chống cự
đến ngày 18.Ngày 12 Tướng Phú báo tin về Sài Gòn là Ban Mê Thuột đã thất thủ.
Trong một khoảng thời gian giữa ngày 11 hoặc 12 đã xảy ra một vụ ‘’Ô nhục’’
cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trước khi cuộc tấn công của quân cộng sản,
Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân  đóng  ở Buôn Hồ, khoảng 30 cây số  Bắc Ban Mê
Thuột. Khi quân cộng sản bắt đầu tràn  được vào Trung Tâm Ban Mê Thuột, Liên
Ðoàn 21  được lệnh tiến về Thành Phố. Sau khi  đánh tan các nút chận của quân
cộng sản, Liên Ðoàn 21 tiến vào được các khu vực ngoại ô của Ban Mê Thuột và
đang dồn các lực lượng địch quân trước mặt trở vào Trung Tâm Thành Phố, nơi sư
đoàn 320 cộng sản Bắc Việt chiếm giữ  một cách lỏng lẻo. Ngay giữa thời cơ ấy,
Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, Chỉ Huy cuộc phản
công từ một trực thăng bay trên cao, ra lệnh cho Liên Ðoàn ngưng tấn công và rút
trở ra để lập một khu an toàn cho trực thăng đáp xuống di tản vợ con ông đang ẩn
trú trong một Căn Cứ Huấn Luyện ở phía Ðông Nam ngoài Thành Phố. Khi cuộc di
tản gia đình ông Tướng xong xuôi, Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân quay trở lại tiếp tục
cuộc tấn công, để chỉ gặp các ngõ vào đã bị những lực lượng địch quân to lớn khóa
chặt. Cơ hội duy nhất để chiếm lại Trung Tâm Thành Phố trước khi quân cộng sản
củng cố được các vị trí đã bị Tướng Tường hy sinh.

Ngày 12, Tổng Thống Thiệu ra lịnh cho Tướng Phú tái chiếm Ban Mê Thuột.
Ông Thiệu còn yêu cầu Ðại Tá Lê Vĩnh Hòa, Giám Ðốc Ðài Truyền Hình Sài Gòn,
gởi một toán chuyên viên quay phim để thâu hình tại chỗ cuộc phản công tái chiếm
Ban Mê Thuột. (xem Olivier Todd: Cruel Avril, Éditions Robert Laffont, Paris 1987.
Trang 148). Nhưng cả ông Thiệu và Tướng Phú đều có kế hoạch riêng.
Ðể lấy lại Ban Mê Thuột, Bộ Tổng Tham Mưu cho ‘’bốc’’ Ðơn Vị trừ bị cuối
cùng, Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân,  đến Kontum  để thay thế Trung Ðoàn 44 và
Trung Ðoàn 45 thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Hai Ðơn Vị sau cùng này được không
vận đến Phước An, từ đó sẽ tấn công theo hướng Tây để chiếm lại Ban Mê Thuột và
Phi Trường (vẫn còn trong tay Trung Ðoàn 53 cố thủ). Chuẩn Tướng Tường, Tư
2 Lực lượng phản công của Tướng Tường  được trực thăng vận xuống Phước
An ngày 15 và lập tức rơi vào hỗn loạn. Ban Mê Thuột là Hậu Cứ của hai Trung
Ðoàn 44 và 45, tất cả gia đình Binh Sĩ đều tập trung ở đó. Khi vừa đặt chân xuống
Phước An, thay vì lập đội hình để chiến đấu, phần lớn các Binh Sĩ tự động phá hàng
ngũ và chạy đi tìm vợ con, theo gương ông Tướng của họ. Khi gặp được vợ con các
Binh Sĩ lột bỏ quân phục và vất hết vũ khí và lên đường với gia đình của họ tìm về
Nha Trang. Và như thế cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột sụp đổ một cách
thảm hại ngay cả trước khi bắt đầu. Tướng Tường, ông Tướng đã làm ung thốt cuộc
phản công của Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân, lại một lần nữa ghi thêm thành tích
làm ô nhục Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của ông ta. Một tràng đạn của cộng quân
quét trúng trực thăng của Tướng Tường. Một mảnh kim khí làm ông Tướng bị trầy
nhẹ nơi mặt. Thay vì chỉ cần dán lên đó một miếng băng cấp cứu và tiếp tục nhiệm
vụ Chỉ Huy, Tướng Tường tự mình báo cáo bị thương về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II
ở Pleiku và ra lịnh cho trực thăng bay thẳng về một Bịnh Viện an toàn ở Nha Trang. ...."

 
hoặc đoạn dưới đây của trung tá Ngô Văn Xuân, trung đoàn trưởng trung đoàn 44 sư 23 VNCH:

"...Bốn giờ sáng ngày 10/3/75 trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Thiếu tá Cẩm điện thoại cho tôi biết ngay sau đó. Không bao lâu, mọi đường dây liên lạc với Ban Mê Thuột không còn. Nửa đêm về sáng, trên Cao nguyên thời tiết thường se lạnh, sương trắng bao phủ đầy trờị Tôi ngồi trong hầm chỉ huy, chăm chú nhìn các chi tiết địch tình ghi trên bản đồ. Chú em cận vệ bưng ra 1 ly cà phệ Ban Mê Thuột sẽ mất, tôi tự nghĩ như thế. Điều suy nghĩ này bắt nguồn từ những dữ kiện tôi có được sau hơn 1 năm làm Trưởng Phòng 3 Sư đoàn 23, mà tỉnh Đắc Lắc nằm trong lãnh thổ kiểm soát và hành quân của Sư đoàn. Những đơn vị Địa phương quân hầu như đa phần là ngươi Thượng, khả năng tác chiến rất kém vì thiếu huấn luyện. Họ được trang bị thô sơ và có ý thức kỷ luật quân đội rất kém. Về địa thế, Ban Mê Thuột khác hẳn Kontum. Ban Mê Thuột không có những chướng ngại thiên nhiên để dựa vào, hạn chế bớt khả năng xâm nhập của chiến xa hoặc bộ binh địch. Ngoài ra, với hàng trăm đồn điền cà phê tươi tốt, địch có che dấu, ngụy trang cho cả quân đoàn của họ một cách an toàn. Rõ ràng nơi đây là nơi lý tưởng cho các cuộc tiến quân áp sát của địch. Với 1 lãnh thổ rộng hơn tỉnh Kontum rất nhiều, lại do các đồn bót của Địa phương quân nằm rải rác trấn giữ, quân số thực tế của các đơn vị này luôn thấp hơn nhiều so với tên trên số lương. Ban Mê Thuột trở thành một căn cứ không còn vòng đai phòng thủ theo đúng nghĩa quân sự. ...

Sự chờ đợi bao giờ cũng làm thời gian trôi chậm lại. Mãi gần 7 giờ sáng mặt trời mới thật sự xua tan được mây mù. Tôi gọi điện thoại cho Thiếu tá Cẩm để tìm hiểu thêm tình hình. Chẳng có gì khả quan hơn. Cẩm nói với tôi phải chờ thời tiết khá hơn rồi sẽ cùng Tướng Tường bay lên quan sát tình hình. Gần 9 giờ sáng, chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Tường mới cất cánh được. Hình như tôi đã uống tới ly cà phê thứ 3 hay thứ 4 gì đó.

Suốt ngày hôm đó, trực thăng chỉ huy của Tướng Tường bay trên vùng trời Ban Mê Thuột. Mãi tới 7 giờ tối tôi mới nói chuyện được với Thiếu tá Cẩm qua điện thoạị Tiếng Cẩm xúc động :”Ban Mê Thuột bị tràn ngập rồi, không còn liên lạc được gì với Đại tá Quang, Tư lịnh phó nữa. Tướng Tường đang ở BTL Quân đoàn 2, họp bàn về lệnh lập kế hoạch giải tỏa”.

Ngay trong thời điểm ấy, tôi không tin là có thể làm gì hơn cho kế hoạch nàỵ Nguyên tắc quân sự cơ bản :”Phòng thủ 1 chống 3, tấn công 3 chọi 1”. Vậy cứ cho là đang có 2 sư đoàn địch chiếm cứ trận địa, làm sao kiếm ra tối thiểu 5 sư đoàn để tái chiếm? Ưu thế hỏa lực không còn, các đơn vị tổng trừ bị hầu như bị cầm chân gần hết tại chiến trường hỏa tuyến, lực lượng nào để tiếp cứu đây?

Sáng ngay 11, tôi được trực thăng đón ra BTL Sư đoàn họp hành quân. Kế hoạch hành quân do Thiếu tá Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư đoàn trình bày gồm 2 giai đoạn :

- Giai đoạn 1: Ngày 12, Trung đoàn 45 được trực thăng bốc đi từ đèo Tử Sĩ, đổ xuống Quận Phước An, di chuyển về thị xã từ hướng đông, đến chạm tuyến chờ lệnh.

- Giai đoạn 2 : Buổi sáng cùng ngày, Liên đoàn 7 Biệt động quân được không vận từ Saigon sẽ đến thay thế Trung đoàn 44 ra tập trung tại căn cứ Hàm Rồng và sẵn sàng di chuyển về Ban Mê Thuột bằng trực thăng.

Sáng ngày 13, Trung đoàn 44 sẽ được không vận xuống Phước An, lần theo quốc lộ 21, song song với Trung đoàn 45, tiến vào thị xã.

Họp hành xong, tôi trở về ngay căn cứ 801 để chờ đơn vị bạn. Mãi tới gần 3 giờ chiều, đoàn xe chở Liên đoàn 7 Biệt động quân mới tới nơị Người bước vào căn cứ đầu tiên là Đại tá Nguyễn Kim Tây. Cuộc bàn giao vị trí cũng kéo dài tới gần 5 giờ chiều mới hoàn tất. Trung đoàn 44 lên xe trực chỉ hướng Hàm Rồng.

Trung đoàn 44 sẵn sàng tại bãi đáp lúc 7 giờ sáng ngày 13/3/75. Số lượng trực thăng dự trù để di chuyển toàn bộ Trung đoàn gồm khoảng 50 chiếc đủ loại, trong đó có 8 chiếc Chinook, 30 chiếc HUID và phần còn lại là trực thăng vũ trang. Kế hoạch dự trù di chuyển làm 2 đợt. Đợt đầu gồm Tiểu đoàn 3/44 do Đại úy Trần Hữu Lưu làm Tiểu đoàn trưởng, Đại đội 44 trinh sát của Đại úy Mạnh, BCH (Bộ chỉ huy) Trung đoàn 44. Quân số tổng cộng khoảng gần 600 ngườị Đợt thứ 2 gồm 2 Tiểu đoàn 1/44 của Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoè, và Tiểu đoàn 2/44 của Đại úy Nguyễn Văn Pho, BCH nhẹ do Trung tá Vũ Mạnh Cường, Trung đoàn phó chỉ huy.

Chuyến không vận đầu tiên cất cánh lúc 9 giờ, đáp xuống khu vực rừng trống trước cửa Chi khu Phước An lúc 10 giờ 15. Tôi vào găp Tướng Tường tại BCH Khu nhận lệnh. Tôi ra lệnh cho Đại úy Lưu đưa tiểu đoàn đi theo hướng bắc quốc lộ 21 tiến lên ngang tuyến của Trung đoàn 45 thì dừng lại chờ đợị Đại đội 44 Trinh sát được giữ lại để bảo vệ BTL Sư đoàn. Đoàn trực thăng cất cánh trở lại Hàm Rồng để chở tiếp đợt còn lại.

Đến 2 giờ chiều, vẫn không có tin tức gì của đợt không vận thứ 2. Tôi trở vào Chi khu, nơi BTL Sư đoàn đang tạm đặt tại đây, để hỏi tin tức. Trung Tâm Hành Quân của Sư đoàn cũng chẳng biết gì hơn! 4 giờ chiều, Trung Tâm hành Quân của Sư đoàn cho biết cuộc không vận bị hủy bỏ, số trực thăng ấy đã được sử dụng để chuyên chở các nhân viên BTL Quân đoàn trở về Nha Trang! 2 tiểu đoàn của tôi sẽ nhận lệnh trực tiếp của Quân đoàn. Sau này tôi mới được biết 2 tiểu đoàn còn lại của tôi đã đi theo đoàn quân triệt thoái theo liên tỉnh lộ 7 và bị tan rã hoàn toàn. Trung tá Trung đoàn phó Vũ Mạnh Cường bị bắt làm tù binh, ..., Đại úy Pho, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/44, tự sát trước khi bị bắt.

Ngày 14/3/75, chúng tôi kiểm điểm lại và thấy như sau :

Liên đoàn 21 Biệt động quân, sau khi vào được thị xã Ban Mê Thuột, tiến đến khu vực phi trường L.19 trong thị xã, đã bị đánh bật ra ngoài vòng đai, hiện đang bị vây hãm tại Đạt Lý.

Bô Chỉ huy Trung đoàn 45 và Tiểu đoàn 3/44 đang bị cầm chân ngoài vòng đai thị xã.

Lực lượng pháo binh yểm trợ trực tiếp (và duy nhất) là trung đội pháo binh diện địa đang đặt tại Chi khu Phước An chỉ có 2 khẩu dại bác 105 ly.

Lực lượng không quân yểm trợ, đánh phá các căn cứ tập trung của địch, trong và ngoài vòng đai thị xã đang bị khốn đốn vì hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7 của CS do Nga chế tạo, lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Tây Nguyên.

Buổi sáng ngày 14/3/75, trong chuyến bay từ Khánh Dương lên Phước An, máy bay trực thăng của Tướng Tường bị trúng đạn phòng không 12.8 ly của CS. Tướng Tường và viên co-pilot bị thương nhẹ, phải vào bịnh viện Nha Trang điều trị.

Sáng ngày 15/3/75, Đại tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung doàn 45 và tôi, được tin Sư đoàn có vị Tư lịnh mới, đó là Đại tá Lê Hữu Đức. Cùng ngày, Đại tá Đức ra lịnh 2 chúng tôi cho đơn vị di chuyển lui về hướng đồi Chư Cúc lập tuyến phòng thủ tại đâỵ 5 giờ chiều cùng ngày, trong khi chờ đợi trực thăng của vị tâ Tư lịnh đáp xuống đỉnh Chư Cúc để họp thì đoàn chiến xa CS tràn tới dưới chân đòi. Tiếng Đại úy Mạnh, Đại đội trưởng Đại đội 44 Trinh sát, reo lên trong máy:”Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi đã thiêu sống 1 con cua”. Những tiếng súng nỗ ròn rã cách xa hướng chân đồi non cây số, quện trong khói đen và trắng của chiếc xe thiết giáp địch bốc cháy thực sự không còn gây cho tôi một ấn tượng hứng khởi nào nữa. Tiếng Đại tá tân Tư lịnh nói trong máy cho biết không thể đáp xuống được và yêu cầu Đại tá Quang cùng tôi phối hợp phòng thủ chờ lịnh! Tôi còn nhớ hình như Đại tá Quang có buông một tiếng chữi thề và leo lên xe Jeep chạy nhanh xuống chân đồi trở về đơn vị.

Tôi và Đại úy Phan Công Minh, sĩ quan hành quân của Trung doàn, lặng lẽ đi bộ theo saụ Vừa ra khỏi khúc quanh trên đỉnh đồi, chúng tôi nghe tiếng xích sắt của xe thiết giáp địch xình xịt bên taị cả 2 anh em không có chọn lựa nào khác là chui qua vòng rào kẽm gai giăng quanh căn cứ, trượt theo sườn giốc xuống chân đồi, nơi có cắm đầy những tấm bảng gỗ ngổn ngang, trên có hàng chữ :”Khu tử địa cấm vào!!!”.

Dưới chân đồi là môt lạch nước nhỏ, hai bên có trồng chuối. Tôi và Minh ngồi im lặng dưới tầu lá chuối, ngâm chân vào giòng nước lạnh. Trong suốt 15 năm quân ngũ, chưa bao giờ tôi thấy tuyệt vọng như thế, kể cả khi còn là môt Đại úy Tiểu đoàn phó Tiểu doàn 2/11 Sư đoàn 7, khi bị vây hãm 3 ngày 2 đêm ở khu vực bến xe Mỹ Tho, đơn vị chỉ gồm hơn 50 người, trong đó có tới hơn phân nửa là chết và bị thương, đạn dược cạn kiệt và đói khát. Lúc đó, tôi vẫn thấy địch sẽ thất bại và chúng tôi sẽ được giải cứu. Bây giờ đây thì không. Tôi không nhìn thấy một cơ may nào để có thể giải cứu Ban Mê Thuột. Ngày 16/3/75 tôi và Minh tìm lại được đơn vị, được trực thăng bốc về Khánh Dương...."


Như vậy trực thăng bị bỏ lại có thể của Phùng Văn Quang, trung đoàn trưởng trung đoàn 45 sư 23.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 10:35:43 pm
@ Tuanb5 :
Vũ thế Quang bị bắt ngay từ 11/3
còn Lê Trung tường cho đến tận 17/3 khi quân ta đánh Phước an ( trung đoàn 24 và 28) Tại đay gồm tàn quân E44, E 45 , liên đoàn biệt động quân 21 và sư bộ 23 thì Tường mới bị thương nhẹ từ máy bay UH1 và chạy thoát
@ Hahoi : Về F10 đánh cầu bông và cầu Sáng thì không phải . Mà là E 64 F320 đánh . KHi 320 đánh Đồng Dù và Ấp Tân Phú trung , cầu bông thì đội hình F10 dàn quân trên đường từ Trảng Bàng Tây ninh suỗt hàng chục cây số đợi F320 đánh thông Củ Chi và 198 giữ Cầu Bông là hành quân thọc sâu . Mình sẽ kể tiếp chuyện bọn mình đánh Cầu Bông và xe tăng trên đồng Củ chi trong lúc F10 hành quân trên đường 1 sau . Mình không bao giờ quên cái cảm giác vừa đánh nhau vừa ngó đại quân mình xếp hàng nghìn nghịt trên đường vào buổi trưa 29/4/75 trên khúc Cầu Bông ( bây giờ là An Hạ )


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 11:18:48 pm
À quangcan nói đúng rồi: Trực thăng bác Bob thấy địch vứt lại ở Nông Trại là của Lê Trung Tường tư lệnh sư đoàn 23. Chạy khỏi BMT nhưng những ngày cuối cùng của VNCH thì Lê Trung Tường lại giữ cương vị TMT quân đoàn 3 cho Nguyễn Văn Toàn.

Trước hêt, xin cám ơn bác nguyen trong luan@, bác qtdc@ đã quan tâm và góp ý  cho tôi.
Cách đây đã khá lâu, tôi có đọc trên báo QDND (Bản điện tử) về trận đánh mà chúng ta đang bàn.Chiều nay đọc bài của bác qtdc@ tôi...nhanh nhảu phản hồi theo trí nhớ ;D

Được các bác góp ý, tôi vội vàng tìm lại bài báo cũ nhưng vì dốt IT lên loay hoay mãi mới tìm được bài này. Do không biết cách tạo link nên tôi đành cop sang, các bác thông cảm nhé

Trích dẫn
35 năm Giải phóng miền Nam
Cận cảnh trận phản kích Phước An-Nông Trại-Chư Cúc
QĐND - Thứ Sáu, 12/03/2010, 17:44 (GMT+7)
...
Ngày 15 tháng 3, cánh quân còn lại của sư đoàn 23, trong đó có Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đổ quân xuống Phước An. Ngày 16 tháng 3, cả hai cụm quân của sư đoàn 23 tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của trung đoàn 45 (sư đoàn 23 QLVNCH) bị áp lực, tan rã, trung tá Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn bị bắt làm tù binh cùng với chiếc trực thăng đã nổ máy định bốc họ lên không.
...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 12:01:52 am

@ Hahoi : Về F10 đánh cầu bông và cầu Sáng thì không phải . Mà là E 64 F320 đánh . KHi 320 đánh Đồng Dù và Ấp Tân Phú trung , cầu bông thì đội hình F10 dàn quân trên đường từ Trảng Bàng Tây ninh suỗt hàng chục cây số đợi F320 đánh thông Củ Chi và 198 giữ Cầu Bông là hành quân thọc sâu . Mình sẽ kể tiếp chuyện bọn mình đánh Cầu Bông và xe tăng trên đồng Củ chi trong lúc F10 hành quân trên đường 1 sau . Mình không bao giờ quên cái cảm giác vừa đánh nhau vừa ngó đại quân mình xếp hàng nghìn nghịt trên đường vào buổi trưa 29/4/75 trên khúc Cầu Bông ( bây giờ là An Hạ )
À đúng rồi anh Luân, chắc chắn em nhầm đoạn cầu Bông và cầu Sáng này rồi. Phải nói cho đúng là  đội hình  của QĐ 3 lúc đánh ở Củ Chi và căn cứ Đồng Dù là D48 và 9 của 320. D64 phải chiếm và giữ bằng được hai cầu trên và chiếm Hóc Môn làm bàn đạp. Thọc sâu là D24 f10 cùng với E64 F320 là thê đội hai. E 64 đã có trận hủy diệt xe tăng tại cánh đồng Tân Phú Trung đầu cầu Bông . Anh Luân đã kể qua về trận này và em cũng nhớ là đã đọc hồi ký của cụ nào đó nói rằng quân ta đứng trên đường quốc lộ nhằm từng cái xe tăng của định đang sa lầy trên cánh đồng mà bắn từng cái một .
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:34:27 am
Mấy hôm nay bận quá chỉ loáng thoáng ngó vào diễn đàn, nên đành để vài hôm sẽ kể mũi đánh Tân sơn nhất vào chiều 29/4 và sáng 30/4/75 của F10 . chúng tôi E 64 cũng là đơn vị dự bị cho Sư 10 để thọc sâu nội đô hôm ấy . Trận cuối của E 24 , 28 cũng ác liệt đấy các bác ạ . Xe tăng của ta bị thiệt hai trên đường phố tương đối nhiều . Nhưng các bác có biết là : như tôi đã hỏi một lầnvề hạ nòng 37 li diệt mục tiêu trên bộ đó không ?Tại đây , tại Tân sơn nhất này có trận như thế đấy


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:58:18 am
À quangcan nói đúng rồi: Trực thăng bác Bob thấy địch vứt lại ở Nông Trại là của Lê Trung Tường tư lệnh sư đoàn 23. Chạy khỏi BMT nhưng những ngày cuối cùng của VNCH thì Lê Trung Tường lại giữ cương vị TMT quân đoàn 3 cho Nguyễn Văn Toàn.

Trước hêt, xin cám ơn bác nguyen trong luan@, bác qtdc@ đã quan tâm và góp ý  cho tôi.
Cách đây đã khá lâu, tôi có đọc trên báo QDND (Bản điện tử) về trận đánh mà chúng ta đang bàn.Chiều nay đọc bài của bác qtdc@ tôi...nhanh nhảu phản hồi theo trí nhớ ;D

Được các bác góp ý, tôi vội vàng tìm lại bài báo cũ nhưng vì dốt IT lên loay hoay mãi mới tìm được bài này. Do không biết cách tạo link nên tôi đành cop sang, các bác thông cảm nhé

Trích dẫn
35 năm Giải phóng miền Nam
Cận cảnh trận phản kích Phước An-Nông Trại-Chư Cúc
QĐND - Thứ Sáu, 12/03/2010, 17:44 (GMT+7)
...
Ngày 15 tháng 3, cánh quân còn lại của sư đoàn 23, trong đó có Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đổ quân xuống Phước An. Ngày 16 tháng 3, cả hai cụm quân của sư đoàn 23 tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của trung đoàn 45 (sư đoàn 23 QLVNCH) bị áp lực, tan rã, trung tá Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn bị bắt làm tù binh cùng với chiếc trực thăng đã nổ máy định bốc họ lên không.
...

Bác tuanb5: trước hết báo chí và các nguồn tư liệu, kể cả ký ức của người trong cuộc cũng phải so sánh đối chiếu hết, không có cái nào là tuyệt đối đúng và phản ánh được toàn diện 100% cả.

Trận BMT vẫn nói là đặc công chiếm kho Mai Hắc Đế trước: đúng mà không đủ vì đánh nhưng đã chiếm được hết đâu, trong khi đó địch lại điều quân từ khu khác sang phản kích, nếu không xe tăng mũi thọc sâu và bộ binh qua đó làm gì.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 09:07:17 am

Bác qtdc @: Điều này tôi hoàn toàn đồng ý với bác!

Ngay trong những tài liệu đã dẫn ở trên đã có mâu thuẫn : Nhân vật  Phùng văn Quang, trung đoàn trưởng trung đoàn 45 sư đoàn 23 BB của VNCH. Phía bên kia kêu đại tá, báo QDND gọi trung tá ???

Thế mới cần trao đổi, tranh luận. Phải không bác. ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 07:43:43 am
bob@ tui mới về thăm quê Thái bình (2 tuần) vào, vừa mở mạng coi thấy các bác tham gia thảo luận "xôm" quá. Rất nhiều vấn đề, đáng ra bob phải trả lời ngay, nhưng do bộ nhớ còn "lộn xộn" quá! từ từ rồi bob xin trả lời hết các vấn đề mà thực tế ngày ấy bob biết. Bob rất cảm ơn tất cả "chiến hữu" đã tham gia thảo luận giúp bob nhớ lại "một thời trai trẻ".../ Vâng, thật sự bob rất cảm động với sự quan tâm của các bác. các bạn và các anh em...trong trang nhà. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 05:29:59 pm
...
Trận cao điểm 581 - Nông Trại - Phước An mà không nhanh, không mạnh, không hoành tráng,  không sét đánh giữa trời thì có mà ...
 /quote]

Làm gì đến mức vậy hả bác quangcan ơi. ;D

Nhưng hoành tráng thì quả là hoành tráng thật!

Tướng Phú có trong tay 2 trung đoàn, 1 liên đoàn biệt động. Được trợ chiến bằng không quân, đang hừng hực khí thế đi tái chiếm BMT. Ở Sài gòn, tổng thống Thiệu cùng bộ sậu chăm chú theo sát diễn tiến.
Phía ta có 2 trung đoàn (24, 28) kèm theo tăng, pháo chủ động đánh địch phản kích.(Có bác nào biết ai trực tiếp chỉ huy F10 đánh trận này không ạ)

Với tương quan lực lượng cùng ý nghĩa lớn lao của trận đánh. Chắc chắn trận thư hùng này sẽ hoành tráng lắm. Bác bob@ ơi cố lên nhé. ;D

qtdc@: Theo tôi được biết, tướng Lê trung Tường rời BMT đi Playcu ngay trước hôm ta mở chiến dịch. Khi VNCH tiến hành phản kích hòng tái chiếm BMT, ông ta cũng không trực tiếp chỉ huy tại khu chiến. Chiếc trực thăng đó dùng để chở trung tá Quang cùng chỉ huy trung đoàn 45 sư 23 (Tuy nhiên chạy không kịp, đã bị bắt sống toàn bộ)
- Kính thưa các bác: Những ý kiến trao đổi trên bob tui thấy đều có lý cả. Nhưng trong thực tế bob thấy Trận đánh phản kích đến Nông trại- Phước an F10 mới dùng đến trung đoàn 24 và xe tăng của lữ 273. Mà trung đoàn 24 mới dùng tiểu đoàn 6 của bob. Vâng d6 (trong đó có c11bb của bob) tham gia đánh cả điểm cao 581, cầu 20 (chả nhớ tên cầu gì... chỉ đoán cách BMT khỏang 20 km,). Rồi đến Nông trại...Phước an. (riêng trận Phước an thì bob kể trên rồi). Từ đó đến trân Chư cúc... Khánh dương... Thì e28, e66 phối hợp với E25, e40 pb, và lữ 273 xe tăng giải quyết (đoạn này bob không tham gia). Vì sau Phước an cả e24 xuyên rừng, vượt núi xuống Khánh hòa (cắt đường trong trận diệt lữ dù 3).
 - Nói về "hoành tráng" thì bob thấy: Trận nào cũng hoành tráng, khí thế như chẻ tre... nhất là đại đội chủ công được ngồi trên xe tăng (phải nói rằng khi có xe tăng, bb tin tưởng hẳn lên, ae nào cũng thích được xe tăng cõng...). Còn đối phương khi thấy xe tăng ta xuất hiện thì vứt súng chạy chạy như vịt tan đàn...!
- Những trận đánh quân phản kích (sau khi ta chiếm BMT), tuy máy bay địch có xuất hiện nhưng bob thấy chúng chủ yếu đánh bom ở khu vực sân bay Hòa bình.
- Hỏa lực của ta: Chủ yếu là: Cối 82, DKZ, 12ly7 của BB đi cùng. Pháo chiến dịch (130, 122, ĐKB...) chưa dùng đến. Riêng trận Phước an thì mới bắn chỉnh mấy quả.
 Vâng đó là những gì đã diễn ra trong những ngày đánh địch đổ xuống (khu vực Phước an) tái chiếm BMT (tháng 3/1975).     
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:50:54 am

Ây da! Chưa đầy 2 tháng mà đoàn Đắc tô (F10) tham chiến nhiều trận hoành quá, các bác nhỉ?
Nhưng có lẽ nên bắt đầu từ trận cao điểm 581-Nông Trại-Phước An theo gợi ý của bác quangcan@ (Chưa ăn, còn gạo) các bác ạ!

Trong trận này, K5 của bác bob@ đảm đương nhiệm vụ gì vậy, C hỏa lực của bác có vất vả với bọn giặc trời không ạ?
Trận này phía bên kia không có TTG, cây DK nhà bác có "Làm ăn" được gì không ạ?
Rất mong bác kể lại hồi ức bằng trải nghiệm của người trong cuộc.

xuanxoan@: Bác cứ yên tâm đi, trên VHM này nếu chỉ  "Theo hướng tuyên truyền của cấp trên" như thời xưa, thì còn đâu sức thu hút đa số thành viên chẳng còn non trẻ nữa. Bởi làm việc đó đã có sách báo, loa đài rồi. Họ làm tốt hơn nhiều ;D.

 - Tuanb5@: Vâng, Đúng như nhận xét của bác. Trong trận này (đánh phản kích), chưa đầy nửa tháng (từ 12- 18/3) đơn vị chúng tôi không có lúc nào ngơi nghỉ. Theo tôi biết, hồi ấy cả sư 10 được giao nhiệm vụ đánh phản kích. E66 từ Đức lập cơ động về phía đông BMT, (do căn cứ 53 chưa giải quyết xong nên cấp trên giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị... phải dứt điểm 53) rồi tiếp tục về đội hình F10 đánh phản kích. E28 sau khi dứt điểm căn cứ núi lửa cũng cơ động ngay sang hướng đông (QL21) phối hợp cùng E24 (đang tác chiến) đánh phản kích. E24 chúng tôi được sư đoàn giao nhiệm vụ cơ động ngay trong đêm 12/3 về hường đông BMT sẵn sàng chiến đấu cao, ngay khi có lệnh...Riêng d6 của bob lực lượng còn khá đầy đủ lại ở gần địa điểm địch đổ quân nên được chọn làm chủ công trong các trận đánh phản kích...
  -"Trận này phía bên kia không có TTG, cây DK nhà bác có "Làm ăn" được gì không ạ?"
- Trận này bob chuyển hẳn về bb rồi (C11/D6/E24) không ở hỏa lực nữa. Vâng, phía bên kia không có TTG, chỉ có máy bay yểm trợ yếu ớt nên TTG của ta phối hợp cùng bộ binh đã phát huy hết uy lưc tác chiến. DKZ vác theo bb chắc "thất nghiệp"...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:22:40 pm
Chào bác bob@!
Trước hết, xin cám ơn bác đã trả lời 1 số vấn đề "Tồn đọng" trong thời gian bác vắng nhà! ;D
Bác mới đi Thái bình về ạ, hôm vừa rồi vì công việc gia đình tôi cũng về đó (Xã Thái thuần, huyện Thái thụy). Năm nay bà con được mùa, nhưng không mấy vui, bởi thóc lúa không bán được. Thóc vụ trước vẫn còn nhiều. Thằng em họ nó bảo: Em phải cho nấu rượu hết :o

Bác nghỉ ngơi 1vài hôm cho khỏe. Có mấy trận hay lắm ;D bác HaHoi@ Bác quangcan@ vẫn nhắc nhở ;D Sau đó bác hành quân "Chiến" tiếp nhé.
Chúc bác vui, khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 10:12:11 am
Chào bác bob@!
Trước hết, xin cám ơn bác đã trả lời 1 số vấn đề "Tồn đọng" trong thời gian bác vắng nhà! ;D
Bác mới đi Thái bình về ạ, hôm vừa rồi vì công việc gia đình tôi cũng về đó (Xã Thái thuần, huyện Thái thụy). Năm nay bà con được mùa, nhưng không mấy vui, bởi thóc lúa không bán được. Thóc vụ trước vẫn còn nhiều. Thằng em họ nó bảo: Em phải cho nấu rượu hết :o

Bác nghỉ ngơi 1vài hôm cho khỏe. Có mấy trận hay lắm ;D bác HaHoi@ Bác quangcan@ vẫn nhắc nhở ;D Sau đó bác hành quân "Chiến" tiếp nhé.
Chúc bác vui, khỏe.
- Ồ! Vậy chúng mình là đồng hương rồi. nhà tôi ở xã Thái hòa, Thái thụy. Tôi về quê sau bão, nghe các cụ nói: Mấy chục năm nay mới thấy trận bão lón như vậy. Cây cối đổ gãy nhiều, lúa màu thiệt hại nặng...Cây cầu Diêm điền (cách nhà tôi 2km) bị tàu dứt neo tông gẫy đôi. Tôi sang Diêm điền thăm chơi với mấy ông bạn cùng nhập ngũ phải đi phà.../ Vâng, cảm ơn bác đã chia sẻ. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 07:57:47 pm
@Quangcan và các bác : theo thiển ý của em thì đương nhiên trận phản tái chiếm ở nông trại và Phước An phải là trận then chốt tiêu diệt lực lượng trung đoàn 45 và sở chỉ huy nhẹ sư 23 VNCH co cụm định lấy nơi này làm bàn đạp tái chiếm BMT. Theo cụ Hoàng Minh Thảo thì đến lúc này toàn bộ lực lượng tập trung ở khu vực này đều không có pháo và xe tăng yểm hộ bởi đường 19 đã bị cắt, chỉ có thể tiếp tế bằng trực thăng. d24 có thiết giáp  và pháo hợp đồng tác chiến, cao xạ tập trung chế áp máy bay và hạ nòng diệt hỏa điểm và đánh bộ binh. Chư Cúc, Chư Cnga bị 316 diệt thế nên d24 đã làm chủ nông trại diệt hoàn toàn lực lượng còn lại của 45 kết thúc luôn ý đồ tái chiếm BMT.
Em cho rằng trận đánh lữ dù ( quên mất phiên hiệu rồi, dạo này ngu ngơ lắm ạ ) trên đèo Phượng Hoàng mới gọi là ác liệt . Riêng việc f10 triệt được hai chục khẩu pháo giấu trong eo núi của lữ này là một kỳ tích, chưa kể đường 21 qua Phượng Hoàng một bên là núi, một bên là vực địa hình cho tấn công chỉ ở trục đường, phía sau là quân trường Dục Mỹ có thể tiếp vận kịp thời. Em nhớ là d24 cho một tiểu đoàn ( lại không nhớ phiên hiệu ) luồn rừng đánh vu hồi nên  lữ dù này tan rã nhanh chóng.
Trận đèo Phượng Hoàng của d24 f10 ác và liệt quá đi chứ  ! 


 -Trận đánh địch phản kích bob tui thấy đối phương không có xe tăng. Nhưng pháo thì có đấy. Khi đánh chiếm cầu 12 chúng tôi đã thu được 4 khẩu 105 (Khi ta đánh vào căn cứ 53, sân bay hòa  bình chúng bắn yểm trợ rất mạnh). rồi tiếp đến Nông trại cũng có pháo 105 (đặt ngay trên bãi gỗ). Vào phước an cũng có pháo 105 và cả cối 106,7. cối 81. ngay trong hàng rào (kẽm gai) có cả một bệ hỏa tiễn chưa bắn (không biết loại gì)! Đấy là những gì chúng bỏ lại khi rút chạy chính mắt bob thấy.  F10 đánh đến đây (Nông trại-Phước an) đã đập ta ý đồ tái chiếm BMT (như HH bác nhận xét là chính xác). Còn tại Chư cúc có một lực lượng "địa phương quân" đồn trú tại đây cộng với số tàn quân "tái chiếm" chạy về. Thì e25 phối hợp với e28/f10 đánh (không phải f 316). Đến đây e66, e40pb  cũng cơ động đến kịp thời chuẩn bị diệt lữ dù 3.
- ...Trận đánh lữ dù 3 trên đèo Phượng Hoàng mới gọi là ác liệt! Vâng đúng vậy, Lính dù thiện chiến nhất của QLVNCH mà. Địch có một lữ dù (4 tiểu đoàn) chúng rải quân chiếm các vị trí có lợi dọc theo con đường đèo dốc ngoằn ngoèu hiểm trở từ Dục mỹ Ninh hòa Khánh hòa đến Khánh dương (Madrăk Đăl lăk) chiều dài gần 20 km. Chúng có pháo binh và máy bay yểm trợ tối đa. Ta có 4 trung đoàn bb (66,28, 24 và 25) và e40 pháo mặt trân. lữ xe tăng 273 , lữ cao xạ 234...? Ba trung doàn đột phá từ Khánh dương xuống. E24 xuyên rừng xuống Ninh hòa Khánh hòa (thọc sâu xuống phía đông đèo Phương hoàng) bọc sau lưng địch, đánh vào sở chỉ huy lữ dù 3, Trận địa pháo dưới chân đèo. Và cắt đường (không cho lực lượng phía sau lên chi viện và chăn bắt sống số thất trận chạy xuống..).
 Những trận đấu pháo, những trận BBTG tấn công trên đèo rất ác liệt (tôi chỉ nghe kể). Nhưng còn đơn vị d6/e24 của Bob tui thì sau khi xung phong đánh chiếm trận địa pháo 105 ở chân đèo xong, chúng tôi triền khai trận địa "phòng ngư bắt tù binh". Vâng! Chưa có trận nào chúng tôi bắt sống nhiều tù binh như trận này. Toàn lính dù mặc đồ rằn ri. ( Riêng c11 của bob bắt tới trên 100 tù binh).   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:28:41 pm

Chào bác bob@!
Sư đoàn nhảy dù là đơn vị con cưng của Ông Thiệu. Ông ta muốn đơn vị này bảo vệ Sài gòn trong thời gian cuối cuộc chiến. Cuối tháng 3-75 cực chẳng đã, ông ta phải điều lữ nhảy dù 3 ra trấn giữ đèo Phượng hoàng hòng cản đường quân ta tràn xuống đồng bằng.
Như bác viết ở trên, lực lượng bộ binh ta khá mạnh (Cỡ 1 sư đoàn tăng cường) cộng hỏa lực pháo binh mạnh, rất dồi dào đạn dược (Thu được của địch khá nhiều từ trận trước).Với tương quan lực lượng như vậy, dù địa hình hiểm trở, nhưng lữ dù 3 rất khó"đỡ" khi ta nổ súng tấn công.
Nhưng e24, mà cụ thể là bác và c11 để đến được vị trí triển khai phòng ngự và bắt tù binh. Các bác chắc hẳn có 1 cuộc hành quân cơ động "nhớ đời" phải không ạ? Bởi cấp trên muốn "hốt" trọn lữ dù 3, sẽ phải có 1 đơn vị bọc sau lưng địch càng nhanh càng tốt.
Bác kể về cuộc hành quân này nhé.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 12:06:44 am
Trận đánh đèo Phượng hOàng của F10 ( có E 25 và 273 ) là đích thân tướng Vũ Lăng duyệt kế hoạch và trực tiếp chỉ huy . Ở trận này có một điều lí thú là : mở đầu trận đánh là một cuộc đấu pháo ác liệt giữa phóa binh ta và pháo binh địch làm rung chuyển cả một vùng đường đèo mấy chục cây số . 12 khẩu pháo của địch bị phá hủy . Tuy vậy địch co cụm và cho đến ngày hôm sau (1/4/75 )F10 , E 25 và xe tăng mở đợt tấn công quyết liệt sau 2 giờ chiến đấu thì phá toang cánh cửa thép này .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:47 am

Nhưng e24, mà cụ thể là bác và c11 để đến được vị trí triển khai phòng ngự và bắt tù binh. Các bác chắc hẳn có 1 cuộc hành quân cơ động "nhớ đời" phải không ạ? Bởi cấp trên muốn "hốt" trọn lữ dù 3, sẽ phải có 1 đơn vị bọc sau lưng địch càng nhanh càng tốt.
Bác kể về cuộc hành quân này nhé.
-Vâng, bác hình dung thật chính xác. Đúng là cuộc hành quân xuyên qua dãy núi cao nhớ đời! Toàn bộ khu vực ấy rừng rậm, núi cao tầng tầng, lớp lớp (toàn rừng nguyên sinh không một dấu chân người). Cả một trung đoàn hành quân bộ mang theo tất cả vũ khí tư trang, đạn gạo.../ Đi đầu là tổ trinh sát (tay cầm bản đồ, địa bàn) và một đại đội công binh (cuốc chim, xẻng, xà beng, dao rựa, dây thừng...). Họ vừa đi vừa phát cây, dây leo, chặt cây bắc cầu tạm, đánh bậc leo dốc cao...buộc dây để bộ đội bám dây tuột xuống dốc...Vâng: cứ như vậy, cứ như vậy làm thành con đường mòn (không ai tính được bao nhiêu cây số nữa) . và chúng tôi những người lính bb cứ lẽo đẽo bám theo họ (cả ngày và đêm), cánh công binh đi tới đâu là chúng tôi tới đó (ăn đứng, ngủ ngồi). Ngày ấy chúng tôi nhận lệnh cơ động xuống chiếm lĩnh trận địa ở gần Dục mỹ, Ninh hòa, Khánh hòa trước ngày 28/3. Vâng thật gian khổ vô cùng, chỉ một đoạn núi rừng hiểm trở mà chúng tôi phải đi gần 10 ngày đêm không nghỉ. Cả trung đoàn 24 chúng tôi đã "đúng hẹn" và hoàn thành xuất  sắc nhiệm vụ trên giao trong trận này. Một chi tiết mà tôi nhớ mãi: Khi đơn vị tiến vào căn cứ Duc mỹ: Tôi thấy một khẩu pháo lớn tự hành (175ly) sừng sững còn mới tinh, dọc nòng pháo có dòng chữ lớn bằng sơn trắng: "VUA CHIẾN TRƯỜNG". Tôi cố tìm xem quả đạn nó to cỡ nào. Nhưng tìm mãi không thấy quả đạn nào cả!? - Chắc họ mới mang tới đó, chưa kịp mang đạn theo. hoặc chỉ để làm cảnh (chiến tranh tâm lý)... lên tinh thần cho lính!       


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: pb47vp trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 09:51:41 am
Chào các bác, nghe các bác hồi kí tôi xúc động quá, cùng cảnh lính chiến nhưng tôi chỉ tham gia ở BG phía bắc. Nghe các bác kể tôi chắc các bác ở QDD3 rồi. Hồi KCCM ử làng tôi có mấy bác ở 320 hay kể về Đồng dù, đường 14,...Tôi cũng có ông anh rể trước làm lữ trưởng 273 tên là Võ Bá Linh, cán bộ 2 thời kì giờ về hưu ở cạnh nhà.Bác Vi Hợi Anh hùng LLVT là thủ trưởng của tôi về sau này. QĐ3 các bác có thời cũng đóng ở xã tôi có f 320 và lữ PB 40 về sau vào tây nguyên nơi QĐ đánh trận mở màn xuân 75. Hồi chúng tôi ở vị xuyên HG. f31 của các bác cũng lên trên đó thử lửa, chia sẻ với chúng tôi. Các bác đúng là đánh đông dẹp bắc. Lính triều đình sướng thật.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:43:13 am
Chà, Bác Vi Văn Hợi khá nổi tiếng đấy ạ!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 11:03:45 am
Trận đánh đèo Phượng hOàng của F10 ( có E 25 và 273 ) là đích thân tướng Vũ Lăng duyệt kế hoạch và trực tiếp chỉ huy . Ở trận này có một điều lí thú là : mở đầu trận đánh là một cuộc đấu pháo ác liệt giữa phóa binh ta và pháo binh địch làm rung chuyển cả một vùng đường đèo mấy chục cây số . 12 khẩu pháo của địch bị phá hủy . Tuy vậy địch co cụm và cho đến ngày hôm sau (1/4/75 )F10 , E 25 và xe tăng mở đợt tấn công quyết liệt sau 2 giờ chiến đấu thì phá toang cánh cửa thép này .
- Vâng! nhận xét của bác NTL là chính xác. Pháo của trung đoàn 40 ngày ấy thật sự là cơn ác mộng của đối phương. Nhờ hỏa lực pháo của ta đập nát các tuyến ngăn chặn của địch, nên xe tăng và bộ binh ta đột phá thuận lợi...Khi mũi chính điện (e28 ngồi trong xe tăng) tiến xuống phía đông đèo Phượng hoàng gặp d6/e24 (vừa dứt điểm trận địa pháo ở chân đèo, đang tảo trừ...). lính xe tăng ta cứ tưởng địch nên vẫn quạt đại liên hết cỡ...làm mấy ae c9/d6 chúng tôi trúng đạn ta (đau quá)! Sau này gặp anh Vững (e28) nói chuyện này, ổng nói: chúng tôi chui vào trong xe nên có thấy gì đâu! Chạy rồi bắn là mấy bác bên xe tăng... Khi xe dừng lại mở nắp chúng tôi nhảy ra khỏi xe thì đã ở ngã ba Ninh hòa rồi (Ngã ba giữa QL21 và QL1 đi Nha trang).
* pb47vp@: Rất cảm ơn bác đã quan tâm chia sẻ!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 11:15:16 am
căn cứ Dục Mỹ đây, Ninh Xuân, Ninh Hòa đây  ;D.
Cái phi trường và bãi pháo này của VNCH gây khối phiền toái cho các bác lính sư đoàn 10/ F10 đấy nhỉ,  ;).

Đối phó với chiến thuật cặp đôi trong hành tiến: "1 tăng đi đầu kèm 1 thiết giáp" thì VNCH, ngoài A37 còn huy động C130 lao lên bắn tăng ta cũng ác đấy chứ. Đường 21 lúc này thành tuyến lửa rồi còn gì, nhất là trong phạm vi hẹp về chiều ngang và đường đèo uốn lượn. F10 lúc này khác gì trường xà - đầu nhọn đuôi dài,  ;D

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/DucMyNinhXuan.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 11:17:23 am

Nhưng e24, mà cụ thể là bác và c11 để đến được vị trí triển khai phòng ngự và bắt tù binh. Các bác chắc hẳn có 1 cuộc hành quân cơ động "nhớ đời" phải không ạ? Bởi cấp trên muốn "hốt" trọn lữ dù 3, sẽ phải có 1 đơn vị bọc sau lưng địch càng nhanh càng tốt.
Bác kể về cuộc hành quân này nhé.
-Vâng, bác hình dung thật chính xác. Đúng là cuộc hành quân xuyên qua dãy núi cao nhớ đời! Toàn bộ khu vực ấy rừng rậm, núi cao tầng tầng, lớp lớp (toàn rừng nguyên sinh không một dấu chân người). Cả một trung đoàn hành quân bộ mang theo tất cả vũ khí tư trang, đạn gạo.../ Đi đầu là tổ trinh sát (tay cầm bản đồ, địa bàn) và một đại đội công binh (cuốc chim, xẻng, xà beng, dao rựa, dây thừng...). Họ vừa đi vừa phát cây, dây leo, chặt cây bắc cầu tạm, đánh bậc leo dốc cao...buộc dây để bộ đội bám dây tuột xuống dốc...Vâng: cứ như vậy, cứ như vậy làm thành con đường mòn (không ai tính được bao nhiêu cây số nữa) . và chúng tôi những người lính bb cứ lẽo đẽo bám theo họ (cả ngày và đêm), cánh công binh đi tới đâu là chúng tôi tới đó (ăn đứng, ngủ ngồi). Ngày ấy chúng tôi nhận lệnh cơ động xuống chiếm lĩnh trận địa ở gần Dục mỹ, Ninh hòa, Khánh hòa trước ngày 28/3. Vâng thật gian khổ vô cùng, chỉ một đoạn núi rừng hiểm trở mà chúng tôi phải đi gần 10 ngày đêm không nghỉ. Cả trung đoàn 24 chúng tôi đã "đúng hẹn" và hoàn thành xuất  sắc nhiệm vụ trên giao trong trận này. Một chi tiết mà tôi nhớ mãi: Khi đơn vị tiến vào căn cứ Duc mỹ: Tôi thấy một khẩu pháo lớn tự hành (175ly) sừng sững còn mới tinh, dọc nòng pháo có dòng chữ lớn bằng sơn trắng: "VUA CHIẾN TRƯỜNG". Tôi cố tìm xem quả đạn nó to cỡ nào. Nhưng tìm mãi không thấy quả đạn nào cả!? - Chắc họ mới mang tới đó, chưa kịp mang đạn theo. hoặc chỉ để làm cảnh (chiến tranh tâm lý)... lên tinh thần cho lính!       

Vâng, cám ơn bác bob@ đã kể về lần đơn vị cơ động đánh lữ dù 3 đầy gian nan vất vả. E24 đàn em các bác sau này (Hồi đầu năm 1979) cũng nếm trải cảnh này khi truy lùng đầu sỏ khmer đỏ ở Bat tam bang. Nhưng tiếc là không thành công.
À khẩu pháo tự hành bác nhìn thấy ở Dục mỹ, tôi cũng tận mắt nhìn thấy quãng 1973 ở...Hà nội. Hồi ấy triển lãm Vân hồ có trưng bày cùng chiếc tăng của ta tham gia bắt sống đại tá Thọ, lữ trưởng lữ dù 3 tại Nam Lào (Lại lữ dù 3 ;D)
E24 trận này, trong đội hình F10 tham gia xóa sổ lữ dù 3 VNCH. Hình như hồi 6x, e24 với lữ dù này cũng có "ân  oán" nhau, phải không bác?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 11:27:26 am
Toàn cảnh đường / lộ 21 đây ạ!

Hướng tiến công binh chủng hợp thành của sư đoàn 10/ F10 đây:
- Bắt đầu từ Bản EaThu, vượt qua Chư Cúc/ Chư Kuk, đánh xuống Bản Ma Nhang/ Mờ Nhăng (thuộc Khánh Dương), tiến về giải phóng khu căn cứ (sân bay + pháo binh + trại huấn luyện) đèo Phượng Hoàng/ Đèo MDrak/ Ma rắc;  chọc thủng điểm phòng thủ ở Buôn Ea Thi và lao về giải phóng đồng bằng Ninh Hòa khi vỗ mặt khu căn cứ Dục Mỹ.

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/DeoPhuongHoang.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 12:04:24 pm
@QuangCan: ở M'Drak cũng có căn cứ à ??? Tôi tưởng chỉ có vài trung đội thôi ?
Ngay căn cứ Dục Mỹ trên đường 21 thực chất cũng không phải là căn cứ đúng nghĩa như kiểu Chu Lai, Đồng Dù... đâu. Nó là có chức năng là quân trường huấn luyện lính thì đúng hơn. Phía sâu trong là Lam Sơn, phía ngoài là huấn luyện pháo binh , ra ngoài tí nữa là huấn luyện lính đặc công.  Tất nhiên đã là quân trường thì nó cũng là bàn đạp để phản kích, tiếp tế v.v... cũng may là khi bác Bob đánh vào hội này rã hết cả.
Trong bản đồ Quangcan có cái sân bay cạnh đường thì bây giờ sân bay đó vẫn còn và để dân phơi ngô, phơi bã mía, trẻ con đá bóng.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 01:21:39 pm
@QuangCan: ở M'Drak cũng có căn cứ à ??? Tôi tưởng chỉ có vài trung đội thôi ?

hì, em gộp cả khu quận lỵ Khánh Dương vào,  ;D

Ngay căn cứ Dục Mỹ trên đường 21 thực chất cũng không phải là căn cứ đúng nghĩa như kiểu Chu Lai, Đồng Dù... đâu. Nó là có chức năng là quân trường huấn luyện lính thì đúng hơn. Phía sâu trong là Lam Sơn, phía ngoài là huấn luyện pháo binh , ra ngoài tí nữa là huấn luyện lính đặc công.  Tất nhiên đã là quân trường thì nó cũng là bàn đạp để phản kích, tiếp tế v.v... cũng may là khi bác Bob đánh vào hội này rã hết cả.
Trong bản đồ Quangcan có cái sân bay cạnh đường thì bây giờ sân bay đó vẫn còn và để dân phơi ngô, phơi bã mía, trẻ con đá bóng. 

nói Chu Lai, Đồng Dù thì quá to rồi anh; kiểu như so với Đệ Đức thì Dục Mỹ còn không bằng nữa cơ mà;
em nói căn cứ theo nghĩa có đầy đủ cơ cấu: sân bay, bãi pháo binh, trường huấn luyện và căn cứ thêm vào yếu tố vị trí,  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 01:26:54 pm
căn cứ Dục Mỹ đây, Ninh Xuân, Ninh Hòa đây  ;D.
Cái phi trường và bãi pháo này của VNCH gây khối phiền toái cho các bác lính sư đoàn 10/ F10 đấy nhỉ,  ;).

Đối phó với chiến thuật cặp đôi trong hành tiến: "1 tăng đi đầu kèm 1 thiết giáp" thì VNCH, ngoài A37 còn huy động C130 lao lên bắn tăng ta cũng ác đấy chứ. Đường 21 lúc này thành tuyến lửa rồi còn gì, nhất là trong phạm vi hẹp về chiều ngang và đường đèo uốn lượn. F10 lúc này khác gì trường xà - đầu nhọn đuôi dài,  ;D

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/DucMyNinhXuan.jpg)
Cảm ơn quangcan@ đã đưa tấm bản đồ khu vực Ninh sim, Ninh xuân. Trong khu khoanh đỏ lớn có thị trấn Duc mỹ, khu quân sự (có khẩu 175 bob kể trên) ngay dưới bên phải chữ Ninh sim. Cái trận địa pháo của lính dù mà d6/e24 đánh nằm ở gần chân đèo Phượng hoàng (bây giờ nó thuộc xã Ninh tây) cách dục mỹ gần chục km. Khi lử dù 3 trên đèo bị đánh tan thì các căn cứ địch ở khu vực Ninh sim, Ninh xuân, thị trấn Ninh hòa bỏ chạy, tan rã hết, f10 chủ yếu tiến vào tiếp quản. Ngay cả Nha trang lúc ấy lính cũng hoảng loạn rồi "di tản". Ngày 2/4 f10 tiến vào giải phóng Nha trang - Khánh hòa.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 04:01:12 pm
Quangcan@: AHLLVT Nguyễn Vi Hợi, đồng đội e 64 và đồng hương với bác Luân đen đấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 04:24:09 pm
hì, em nhầm bác Hợi của 316   ;D
Bác Nguyễn Vy Hợi ở C9 D9 E64 đánh Cheo Reo nổi tiếng thì em biết.
Bên D5 E24 cũng có bác D trưởng là Nguyễn Văn Hợi khi đánh K rồi lên biên giới phía bắc? hổng biết bác pb47vp nói bác nào,  Grin


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 04:27:33 pm
Chuyện ấy thì phải hỏi "đồng đội kiêm đồng hương chính chủ" là bác Luân đen mới được quangcan ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 04:32:51 pm
Chuyện ấy thì phải hỏi "đồng đội kiêm đồng hương chính chủ" là bác Luân đen mới được quangcan ạ. ;D

em vừa xem lại , chắc bác Hợi kia rồi, Bác Nguyễn Văn Hợi - D trưởng D5 E24 hổng được AHLLVTND  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 06:38:49 pm
-chào các bạn .đây là ah Nguyễn Vi Hợi  -người chặn địch ở Cheo Reo
"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn086-1.jpg"


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:26:33 pm
Hi hi . Nói đến Nguyễn Vy Hợi kể dài dòng thì e giống đọc lại báo chí . Hợi cùng đi chiến đấu trong D76 F304B của tôi , Tomqb3, ... Vào TN NVH về C9D9 E 64 và trở thành Anh hùng tại đấy . C9 D9 này có hai anh hùng . Một là Phùng Quang Thanh ( Bộ trưởng bây giờ ) , hai  là Nguyễn Vy Hợi  .Trước trận Cheo reo Hợi cũng đã lập được thành tích diệt địch khi được đi làm đội công tác xuống Chư Pông năm 73 . Đội công tác đi lẻ hai ba người ở dưới bản để hướng dẫn dân tăng gia , huấn luyện du kích và tự chống giặc khi chúng xuất hiện tại địa bàn . Có lần nhóm của Hợi đã tổ chức đánh một bọn thám báo vào bản và Hợi diệt 3 địch . Sau khi về đơn vị được đề bạt A trưởng cuối 73. Trong trận Cheo Reo một mình bắn cháy 9 xe cả tăng và thiết giáp . Cùng ở D76 chúng tôi đi chiến trường đợt ấy có 2 người trở thành anh hùng . Nguyễn Vy Hợi và Trần Xuân Thiện .Thiện cũng một mình bắn cháy 4 xe tăng trong trận Cheo reo . Tuy có 4 xe tăng thôi nhưng ngày 18/3/75 không có Thiện diệt xe tăng thì Sở chỉ huy E 64 bị cả đoàn gần hai chục xe tăng và hàng trăm địch làm cỏ hết . Đặc biệt hai bác này đều cùng một đại đội huấn luyện ngoài bắc . C4 D76 F304B .
Nguyễn Vy Hợi đã nghỉ hưu với quân àm Đại Tá . Hiện đang sống ở Vĩnh Phúc . Còn Trần Xuân Thiện về nghỉ là Đại úy . bây giờ Thiện đang sống ở Động Đạt Phú Lương .Cả hai bác Anh Hùng này rất hiền lành .  Chúng tôi vẫn thường gặp nhau . Và lần nào cũng bắt tên Thiện mang theo một can rượu ngô Phú Lương uống cả đêm


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:56:23 pm

nói Chu Lai, Đồng Dù thì quá to rồi anh; kiểu như so với Đệ Đức thì Dục Mỹ còn không bằng nữa cơ mà;
em nói căn cứ theo nghĩa có đầy đủ cơ cấu: sân bay, bãi pháo binh, trường huấn luyện và căn cứ thêm vào yếu tố vị trí,  ;D
Khô ồng ! Quangcan ơi, anh đâu dám bắt bẻ ,  anh biết chỉ đến thế và thêm thắt vào thôi mà. Hoàn toàn nhất trí với phân tích của Quangcan.

Các bác ạ, theo " sưu tra " của em theo cuốn " Anh hùng trong chiến dịch HCM "  của NXB QDND thì anh hùng Nguyễn Vi Hợi  dân tộc Kinh  ;D ( sưu tra mà ) quê xã Phú Khê, h. Cẩm Khê, t. Vĩnh Phú.
... Từ 1972 đến tháng 4.1975, NVH chiến đấu ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Anh đã chỉ huy tiểu đội, trung đội đánh 14 trận, diệt 200 địch, bắt gần 300 tên ( trong đó có 1 chuẩn tướng ngụy ) . Riêng Hợi diệt 43 tên, bắt 120 tên. bắn cháy 6 xe tăng, xe bọc thép, thu 8 chiếc khác. Ngày 19 và 20 tháng 3. 1975, tiểu đội Nguyễn Vi Hợi làm nhiệm vụ chốt chặn địch rút chạy ở phía nam Cheo reo ( đường số 7). Ngay từ đầu, NVH đã bắn 2 quả đạn B40, diệt 2 xe tăng địch. ( ..... )  Kết quả trong 2 ngày, tiểu đội của Hợi đã diệt 40 tên địch, bắt 46 tên, bắn cháy 9 xe tăng , xe bọc thép. Nguyễn Vi Hợi đã diệt 21 tên, bắn cháy 6 xe. Ngày 1.4.1975, Hợi dẫn đầu tiểu đội truy kích địch trên đường số 5, đánh vào sân bay Đông tác bắt được tên tướng Cẩm , phó tư lệnh quân đoàn 2 ngụy và gọi hàng 47 tên. (... )
Thôi thì anh Luân không đọc lại báo chí thì để em đọc vậy hi hi/



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 08:22:05 am

.E24 trận này, trong đội hình F10 tham gia xóa sổ lữ dù 3 VNCH. Hình như hồi 6x, e24 với lữ dù này cũng có "ân  oán" nhau, phải không bác?

 -Không ạ. Hình như hồi 6x Tây nguyên cũng có một trung đoàn 24, sau  (1968) chuyển vào miền đông nam
bô. Chắc e24 này. còn e24 của bob thì vào Tây nguyên cuối 1971 bác ạ.   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: pb47vp trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 09:16:29 am
Đúng bác Hợi mà bác Tomqb3 đưa ảnh, Bác này làm tỉnh đội phó phú thọ, sau làm hiệu phó trường QSQK2, lên đại tá rồi nghỉ hưu đột ngột, nay đang ở phường Liên bảo thành phố Vĩnh Yên.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:25:49 pm
Để giải lao và tham chiếu,  ;D, mời các bác đọc ký ức lính dù lữ đoàn 3 VNCH (http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TranKhanhDuongQuanKhu2.htm) trên mặt trận Khánh Dương năm 1975


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 11:51:20 pm
Để giải lao và tham chiếu,  ;D, mời các bác đọc ký ức lính dù lữ đoàn 3 VNCH (http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TranKhanhDuongQuanKhu2.htm) trên mặt trận Khánh Dương năm 1975
Cảm ơn quangcan@ đã trích lên tài liệu "hồi ký" của cựu squan dù VNCH. Họ cũng nói lên phần nào sự thật. Riêng chi tiết có đoàn xe tiếp tế từ phía sau lên gần chân đèo Phượng hoàng bị đánh chặn không tiếp tế được. Là d5/e24 đánh. (Trong trận này c8/d5 hỏa lực chiến khá ác liệt, diệt mười mấy xe M113 và xe tải GMC địch), và Ta cũng có nhiều cbcs hy sinh tại đây trong đó có anh Khải (C trưởng c8) bạn thân của bob hy sinh trong trận này. Cảm ơn quangcan@ rất nhiều. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 12:20:54 am
Vâng, em xin đưa một số thông số của lữ đoàn 3 dù VNCH tại trận chiến phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng/ M' Drac/ M Đăk tháng 3/1975:

Lữ đoàn dù số 3 có khoảng 3.800 quân, 26 khẩu pháo lớn từ 105 đến 155 ly, được một chi đoàn xe tăng hỗ trợ, bố trí đội hình phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng, có chiều dài hơn 20 km, rộng từ 1 đến 2 km, dọc theo trục đường 21, kéo dài từ buôn M’Guê phía tây núi Chư Hinh (1015) đến trại Công Chánh dưới chân phía đông đèo. Đội hình phòng ngự theo chiều sâu: lữ đoàn bộ, 10 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở trại Công Chánh, tiểu đoàn 2 và 4 khẩu pháo ở buôn M'Thi; tiểu đoàn 6, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở buôn M'Yui và M'Gam, tiểu đoàn 5, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở bản M'Guê. Mỗi tiểu đoàn cách nhau từ 6 đến 7 ki~lô-mét. Với đội quân đông gồm những tay “anh chị” có hỏa lực vũ khí nhiều, giỏi chiến thuật “mạng nhện phân tán nhỏ”, địa hình núi cao vực thẳm đường độc đạo được máy bay pháo binh chi viện tối đa, đội quân con cưng của Thiệu âm mưu dựng một cánh cửa thép cắt chặn con đường huyết mạch từ nam Tây Nguyên tiến xuống đồng bằng ven biển.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 10:16:54 am
Vâng, em xin đưa một số thông số của lữ đoàn 3 dù VNCH tại trận chiến phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng/ M' Drac/ M Đăk tháng 3/1975:

Lữ đoàn dù số 3 có khoảng 3.800 quân, 26 khẩu pháo lớn từ 105 đến 155 ly, được một chi đoàn xe tăng hỗ trợ, bố trí đội hình phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng, có chiều dài hơn 20 km, rộng từ 1 đến 2 km, dọc theo trục đường 21, kéo dài từ buôn M’Guê phía tây núi Chư Hinh (1015) đến trại Công Chánh dưới chân phía đông đèo. Đội hình phòng ngự theo chiều sâu: lữ đoàn bộ, 10 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở trại Công Chánh, tiểu đoàn 2 và 4 khẩu pháo ở buôn M'Thi; tiểu đoàn 6, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở buôn M'Yui và M'Gam, tiểu đoàn 5, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở bản M'Guê. Mỗi tiểu đoàn cách nhau từ 6 đến 7 ki~lô-mét. Với đội quân đông gồm những tay “anh chị” có hỏa lực vũ khí nhiều, giỏi chiến thuật “mạng nhện phân tán nhỏ”, địa hình núi cao vực thẳm đường độc đạo được máy bay pháo binh chi viện tối đa, đội quân con cưng của Thiệu âm mưu dựng một cánh cửa thép cắt chặn con đường huyết mạch từ nam Tây Nguyên tiến xuống đồng bằng ven biển.
- Trong các bản đồ khu vực này (dọc đường 21 Khánh dương-Dục mỹ). bob không tìm thấy địa danh nào ghi "Trại công chánh". Trên thực tế 1975 tác chiến ở khu vực này: bob thấy từ Dục mỹ đến đèo Phượng hoàng có:- căn cứ quân sự ngay phía đông cầu dục mỹ, -Sân bay nhỏ (như trong bản đồ), -khu tiếp vận, -quân trường Lam sơn, Từ đó lên đến đèo có một số bản dân tộc và có một trận địa pháo 105 (4 khẩu) ngay gần bản sát chân đèo. Hồi ấy E24 đánh vào sở chỉ huy (ở quân trương lam sơn địch đã bỏ chạy).
Nên mình cứ phân vân: "Trại công chánh có phải là quân trường Lam sơn không"?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 12:49:51 pm
Bác Bob ơi, trại Công chánh chỉ là nơi ngày xưa có cơ quan Quản lý đường bộ 21 tức là con đường 26 bây giờ  thôi. Cơ quan này nó nằm ở gần gần quân trường Dục Mỹ. Từ Dục mỹ đi lên thì đến trại Công chánh rồi mới đến quân trường.  Em vừa gọi cho ông anh họ vốn là hạ sĩ quan ở quân trường này ngày xưa, nay vẫn sống ở Dục Mỹ để kiểm tra đấy ạ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 02:51:21 pm
Bác Bob ơi, trại Công chánh chỉ là nơi ngày xưa có cơ quan Quản lý đường bộ 21 tức là con đường 26 bây giờ  thôi. Cơ quan này nó nằm ở gần gần quân trường Dục Mỹ. Từ Dục mỹ đi lên thì đến trại Công chánh rồi mới đến quân trường.  Em vừa gọi cho ông anh họ vốn là hạ sĩ quan ở quân trường này ngày xưa, nay vẫn sống ở Dục Mỹ để kiểm tra đấy ạ.
- Ồ, ra vậy. Cảm ơn hahoi@ đã chỉ ra cái "trại công chánh". Vậy là mình hiểu rồi. Nó chính là nơi bọn mình hồi ấy gọi là ; "khu tiếp vận". nó nằm ngay phía đông quân trường Lam sơn. rất cảm ơn hahoi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: minhtit trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 03:35:52 pm
hầy à! có mặt,  ;D

     Lịch sử có ghi lại đoạn này không anh Luân?. Tướng Vũ Lăng ông đúng là chiến tướng, trước mặt đại tướng mới ở hậu phương vào nên ông hiểu vị đại tướng này chưa hiểu sâu về chiến trường B3 và các sư đoàn. Nếu không cục diện chiến trường có lẽ máu xương còn nhiều lắm.

hì, bác xuan xoan chú ý,  ;D

- một là, giai thoại này chỉ được nhắc trong hồi ký của cụ Lăng mà thôi,  ;D


Thưa bác là Thượng tướng Vũ Lăng chưa bao giờ viết hồi ký cả  ;), chuyện Chính ủy chiến dịch Đặng Vũ Hiệp báo cáo quyết tâm mà TTMT Văn Tiến Dũng chưa thông, phải qua nói Tướng Vũ Lăng đang trong cơn sốt rét đến báo cáo, giải trình thì TTMT Văn Tiến Dũng mới đồng ý là có thật và đã được chính Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và một vài tướng lĩnh khác trong BTL chiến dịch B3 lúc bấy giờ như Nguyễn Năng, Nguyễn Quốc Thước....nhắc lại trong hồi ký của mình và trong những cuộc hội thảo về mặt trận B3


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 04:16:02 pm
Thưa bác là Thượng tướng Vũ Lăng chưa bao giờ viết hồi ký cả  ;), chuyện Chính ủy chiến dịch Đặng Vũ Hiệp báo cáo quyết tâm mà TTMT Văn Tiến Dũng chưa thông, phải qua nói Tướng Vũ Lăng đang trong cơn sốt rét đến báo cáo, giải trình thì TTMT Văn Tiến Dũng mới đồng ý là có thật và đã được chính Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và một vài tướng lĩnh khác trong BTL chiến dịch B3 lúc bấy giờ như Nguyễn Năng, Nguyễn Quốc Thước....nhắc lại trong hồi ký của mình và trong những cuộc hội thảo về mặt trận B3 ....

Thì cụ mất tận năm 1988...., hồi đó làm gì có phong trào "hồi ký" như bây giờ,  ;D.
Chắc ý bác xuanxoan là cuốn Từ một quyết tử quân, sách gia đình cụ đứng lên và do nhiều Cụ khác góp bài viết về Cụ.  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 07:21:58 pm
    Anh Luân và Quang can ơi Kiểm tra lại cho mình với...trích này mình lấy từ ý anh Luân và mình đã hỏi anh Luân kỹ rồi mà; và thêm 1 câu hỏi nữa là có không hồi ức tháng 3 tây nguyên của cụ không...kẻo mình có tội quá. Những trích từ"nguyentrongluan" gửi xuanxoan mình vẫn dùng như tư liệu trích dẫn đấy.

Re: Ký ức một thời- Phần 2
« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 02:18:29 PM »
Trích dẫn
@ xuan xoan :
Thứ nhất mình trả lời : toàn bộ kế hoạch và phương án tác chiến chiến dịch Tây nguyên do Thượng tướng Vũ Lăng chỉ đạo ( lúc ấy là thiếu tướng tư lệnh mặt trận Tây nguyên ) Nhưng khi xắp nổ súng thì Bộ đưa Trung tướng Hoàng Minh Thảo vào làm tư lệnh chiến dịch Tây nguyên . Thiếu tướng Vũ Lăng chuyển làm phó Tư lệnh .(! )
Thứ hai : trong hồi kí của Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp cũng có nói tới chi tiết rất hay mà quan trọng này .
Trong hồi kí của trung tướng Khuất Duy Tiến - lúc ấy là trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây nguyên có nói chi tiết này . ...Trang 222 - dòng 16,17,18 trên xuống . KÍ ỨC ĐỜI BINH NGHIỆP , NXB QĐ ND 2012"


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:42:22 pm
Bác XuanXoan ơi, cái này đúng đấy ạ, việc đưa tướng Hoàng Minh Thảo vào thay Vũ Lăng và đưa ông " xuống " làm phó tư lệnh ấy ạ. Nhưng theo em đoán mò ( chỉ dám nói thế thôi ạ ) cũng có lý do chính đáng của Quân ủy TW. Đó là trước một chiến dịch lớn và quan trọng, truyền thống của bộ Tổng và Quân ủy là hay đưa cán bộ dày dạn kinh nghiệm xuống trực tiếp chỉ đạo tại tiền phương. Ví dụ rõ nhất là trong chiến dịch chống lại trận càn Janson City năm 67, ta đưa toàn bộ cán bộ xuống một cấp, trực tiếp chỉ đạo trận chống càn - theo hồi ký cụ Hoàng Cầm kể vậy - và do có chỉ huy trực tiếp từ các cán bộ kinh nghiệm mà trận đánh thắng lợi. Vì vậy, thiếu tướng Vũ Lăng làm phó tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên 75 theo em là lý do đấy đấy ạ. Sau này trong trận đèo Phượng Hoàng, thiếu tướng còn chỉ huy trực tiếp cùng đại tá Hồ Đệ sư trưởng sư 10 đánh thông đèo xuống Ninh Hòa - Nha Trang.
Nói về xây dựng phương án tác chiến lược  chiến dịch TN, không ai khác chính là thiếu tướng Vũ Lăng là người khởi thảo nên. Cái này không có gì " khó " với thiếu tướng đâu ạ, bởi từ năm 73 thiếu tướng Vũ Lăng lúc đó là cục trưởng Cục Tác chiến cùng với  TT Lê Trọng Tấn phó tổng TM trưởng, đại tá Lê Hữu Đức và Võ Quang Hồ,  hai phó Cục trưởng cục tác chiến là những người ( có tên là Tổ Trung Tâm ) được Đại tướng Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ kiến thiết xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền nam rồi trình lên Quân ủy TW và Bộ Chính trị. Thế nên theo em , cụ Vũ Lăng là người được Đại tướng Tổng tư lệnh luôn tin tưởng bậc nhất, luôn đươc đưa vào những chiến dịch quan trọng nhất bởi cụ Văn thừa biết Vũ Lăng sẽ giải quyết được mọi khó khăn của một chiến dịch tầm cỡ .
Vì vậy bác XX ơi, cụ Lăng " xuống " một " cấp" và là khối óc của chiến dịch Tây nguyên như bác NTLuan đã nói đấy ạ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 12:17:06 am
Cụ Thảo vào nhưng vẫn là làm theo kế hoạch của cụ Vũ Lăng và bộ tư lệnh B3 đã lập mà thôi. Cụ Thảo vào là để tăng cường chỉ huy phối hợp thực hiện sao cho chắc thắng trận then chốt. Cụ Thảo vào nhưng mới thời gian ngắn trước cụ là tư lệnh B3, ngay trước đó cụ là phó tư lệnh QK V.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 07:11:05 am


      Hà Nội và qtdc xem hộ với cuốn hồi ức tháng 3 tây nguyên là của ai, hay chỉ là cuốn sách không có thực...sao lung tung thế, mình trong này đi hiệu sách không thấy thực; Quang Can chưa trả lời cho mình...hì cụ mất tận năm 1988...., hồi đó làm gì có phong trào "hồi ký" như bây giờ,  .
Chắc ý bác xuanxoan là cuốn Từ một quyết tử quân, sách gia đình cụ đứng lên và do nhiều Cụ khác góp bài viết về Cụ. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 07:54:46 am
Bác xuanxoan - "Tháng 3 Tây nguyên" là của nhà văn quân đội Nguyễn Khải. Ý bác muốn nói lên điều gì mới chăng? Bác Nguyễn Khải phỏng vấn cụ Vũ Lăng và một số cán bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên khi viết ký sự đấy mà.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 08:29:45 am
    Anh Luân và Quang can ơi Kiểm tra lại cho mình với...trích này mình lấy từ ý anh Luân và mình đã hỏi anh Luân kỹ rồi mà; và thêm 1 câu hỏi nữa là có không hồi ức tháng 3 tây nguyên của cụ không...kẻo mình có tội quá. Những trích từ"nguyentrongluan" gửi xuanxoan mình vẫn dùng như tư liệu trích dẫn đấy....

Có gì mà cụ phải lăn tăn, bạn minhtit trao đổi:

Thưa bác là Thượng tướng Vũ Lăng chưa bao giờ viết hồi ký cả  ;), chuyện Chính ủy chiến dịch Đặng Vũ Hiệp báo cáo quyết tâm mà TTMT Văn Tiến Dũng chưa thông, phải qua nói Tướng Vũ Lăng đang trong cơn sốt rét đến báo cáo, giải trình thì TTMT Văn Tiến Dũng mới đồng ý là có thật và đã được chính Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và một vài tướng lĩnh khác trong BTL chiến dịch B3 lúc bấy giờ như Nguyễn Năng, Nguyễn Quốc Thước....nhắc lại trong hồi ký của mình và trong những cuộc hội thảo về mặt trận B3 ....

thì ý bạn ý là Cụ Vũ Lăng mất sớm nên không kịp viết hồi ký - chứ bạn ý vẫn công nhận có chuyện kia đấy chứ  ;D. Những chuyện bác Luân đen viết/ trích và bác trích lại đều có thực, do các Cụ "cốp" nhà mình viết/ đề cập trong một loạt các ký sự, sách hồi ức mà.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 08:30:30 am

      Mình chỉ sợ khi trích dẫn từ nhà văn Nguyễn khải không ai chấp nhận vì Cụ Vũ lăng không viết hồi ký, hồi ức mà nên trích dẫn bài viết cũng ngài ngại - không chính sử.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 09:30:03 am
Đây là thảo luận chứ có áp đặt đâu bác xuanxoan ơi. Em nghĩ tài liệu của bác NK khả tín trong những phương diện mà nó đề cập đấy. Tất nhiên nó không thể phản ánh hết các vấn đề mình cần biết được vì nó là một tập ký sự chứ klhông phải sách nghiên cứu khi đã có độ lùi thời gian, nhưng nó lại có cái mạnh của thể loại ký sự. Một trong những người đầu tiên viết về cụ Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn) cũng là bác Khải, đủ thấy lãnh đạo TCCT tin cậy bác Khải thế nào. Bác cứ tự nhiên hồi ức và chen vào là trình bày kiến giải của bác thôi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: minhtit trong 04 Tháng Giêng, 2013, 10:44:11 pm
Còn 1 chuyện nữa về việc sử dụng sư 10 của Tướng Vũ Lăng, đó là trong chiến dịch HCM, sau khi nhận nhiệm vụ từ BTL chiến dịch, BTL Quân đoàn 3 dự kiến nhiệm vụ của sư 10 sẽ là đơn vị thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm sân bay TSN, tuy nhiên vào ngày 20/4 trong khi các sư đoàn 316 & 320 đã tập kết ở khu vực Dầu Tiếng thì sư 10 vẫn còn đang hành quân ở Kiến Đức (sở dĩ có sự chậm trễ này là do trên đường hành quân của sư 10 vào vị trí tập kết gặp trắc trở, phải thay đổi kế hoạch), lúc này có vài ý kiến với TL Vũ Lăng là nên thay đổi kế hoạch, đưa sư 10 ra đánh vòng ngoài và đưa sư khác vào làm nhiệm vụ thọc sâu, tuy nhiên TL Vũ Lăng đã không đồng ý và trả lời "Sư 10 về chậm, chưa chuẩn bị kỹ nên có thể thắng mà cũng có thể thua, theo phương án đó nếu thua thì chỉ có mình nó thua, nhưng nếu đổ cho 1 sư khác vào thì cả 2 sư đều chưa chuẩn bị kỹ mục tiêu tấn công, vậy là khả năng cả 2 sư có thể thắng mà cũng có thể thua. Tôi chỉ chấp nhận phương án đầu, chú không chấp nhận phương án 2". Sau đó TL đã giao cho trưởng phòng quân huấn QĐ lúc đó là đ/c Huỳnh Nghĩ chủ trì làm kế hoạch tiến công vào sân bay TSN, để sư 10 về có thể bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ ngay


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanxoan trong 05 Tháng Giêng, 2013, 07:40:05 am



       Mình càng đọc, càng nghiền ngẫm càng tâm phục, khẩu phục tướng Vũ Lăng và Hoàng Minh Thảo. Các cụ thật sự là tướng chiến trường, am kiểu khoa học quân sự, đầy kinh  nghiệm trận mạc; tầm nhìn xuyên qua được trận đánh trước mắt và dự kiến những trận đánh sau. Thật tự hào mình từng là những người lính của các cụ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Giêng, 2013, 10:16:25 am
Còn 1 chuyện nữa về việc sử dụng sư 10 của Tướng Vũ Lăng, đó là trong chiến dịch HCM, sau khi nhận nhiệm vụ từ BTL chiến dịch, BTL Quân đoàn 3 dự kiến nhiệm vụ của sư 10 sẽ là đơn vị thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm sân bay TSN, tuy nhiên vào ngày 20/4 trong khi các sư đoàn 316 & 320 đã tập kết ở khu vực Dầu Tiếng thì sư 10 vẫn còn đang hành quân ở Kiến Đức (sở dĩ có sự chậm trễ này là do trên đường hành quân của sư 10 vào vị trí tập kết gặp trắc trở, phải thay đổi kế hoạch), lúc này có vài ý kiến với TL Vũ Lăng là nên thay đổi kế hoạch, đưa sư 10 ra đánh vòng ngoài và đưa sư khác vào làm nhiệm vụ thọc sâu, tuy nhiên TL Vũ Lăng đã không đồng ý và trả lời "Sư 10 về chậm, chưa chuẩn bị kỹ nên có thể thắng mà cũng có thể thua, theo phương án đó nếu thua thì chỉ có mình nó thua, nhưng nếu đổ cho 1 sư khác vào thì cả 2 sư đều chưa chuẩn bị kỹ mục tiêu tấn công, vậy là khả năng cả 2 sư có thể thắng mà cũng có thể thua. Tôi chỉ chấp nhận phương án đầu, chú không chấp nhận phương án 2". Sau đó TL đã giao cho trưởng phòng quân huấn QĐ lúc đó là đ/c Huỳnh Nghĩ chủ trì làm kế hoạch tiến công vào sân bay TSN, để sư 10 về có thể bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ ngay
*minhtit@. Câu chuyện này chính xác 100%. Hồi ấy bob cũng được nghe y chang như vậy. Chả là : Theo kế hoạch nhiệm vụ được phân công, Ngày 10/4/1975, f10 từ khu vực Nha trang sẽ hành quân bằng cơ giới vào Ba ngòi (Cam ranh) rồi theo đường tỉnh lộ 29 lên Bác ái -Lâm đồng... sang Tây ninh. Nhưng đội hình f10 đến khu vực Ba ngòi - Cam ranh bị máy bay đánh chặn ác liệt (bob đã kể trong phần trên). Chính trung đoàn 24 của bob bị thiệt hại nhiều nhất... và không đi theo hướng đó được nữa. Mất 1 ngày môt đêm loay hoay ở khu vực đó... rồi cả đội hình phải quay lại Nha trang đi theo hướng Buôn ma thuột... kiến đức...Tây ninh. Cảm ơn minhtit@ đã nhắc lại chi tiết này làm sống lại ký ức những ngày "thần tốc" năm xưa trong bob.
* xuanxoan@, bob cũng có suy nghĩ giống như bác. Ai đã từng sống và chiến đấu ở Tây nguyên đều có nhận xét như vậy. Mỗi khi nhắc đến tên các thủ trưởng: Hoàng Minh Thảo, Vũ Lăng, Đặng Vũ Hiệp... mọi người đều tỏ ra kính trọng và mến phục.   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 19 Tháng Hai, 2013, 12:58:43 pm
cháu nội vui tết :
(http://i1324.photobucket.com/albums/u607/Luong_Nam/DSCN7050_zps3a22fe46.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 19 Tháng Hai, 2013, 01:13:34 pm
Bãi dài Cam ranh:
(http://i1324.photobucket.com/albums/u607/Luong_Nam/DSCN7877_zps5c54818f.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Tư, 2014, 08:25:09 am
 Thật lòng cáo lỗi với các bác, các bạn và mọi người trên Trang VMH. Lâu lắm rồi bob không viết được, phần vì tuổi tác, phần vì ký ức cũng cạn dần, rồi viết lách rời rạc... quá dở nữa. Mong các bác, các anh chị, các bạn thông cảm. tuy nhiên bob vẫn dành thời gian vào đọc VMH đều...
 Vâng! hôm nay có một tâm sự rất buồn. giấu mãi, không muốn đưa lên trang "ký ức..." nhưng càng giấu thì nỗi buồn ấy càng nặng thêm. Vâng: gần một tháng nay bob như người mất hồn vì Bà xã của bob, người vơ, người bạn đời, người bạn học phổ thông yêu quí của bob đột ngột ra đi (qua đời) do một cơn nhồi máu cơ tim, vào ngày 7/3/2014. (Thọ 66 tuổi).
 -Khi đọc bài "Bóng đổ nhà mồ" của bác LTN rất hay nên bob có tâm sự trên trang lính Tây nguyên rằng: BoB đọc trong tâm trạng rất buồn nên hiểu tâm trạng...
 - Xin chân thành cảm ơn các bác, các bạn bè gần xa đã chia sẻ .  bob


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 02 Tháng Tư, 2014, 08:39:41 am
Bác Bob yêu mến.
Tôi rất buồn khi đọc tâm sự này của người bạn chiến đấu TN. Xin gửi bác và toàn gia quyến lời chia sẻ của những người bạn lính.Ở xa không thể làm gì khác ...
Nỗi buồn này không thể ví với nỗi buồn khác. NHưng với người đàn ông thì đây là nỗi buồn lớn nhất .
Chúng tôi biết, một cán bộ tiểu đoàn trong chiến đấu chí khí vững vàng rồi. Nhưng trước sự ra đi của người vợ thì không dũng khí nào được gọi là anh hùng . Lính Tây nguyên gửi lời tới Lính Tây nguyên .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 02 Tháng Tư, 2014, 12:22:44 pm
Anh Bob kính mến,
Vậy mà tới hôm nay em mới được biết việc chị nhà đã mất, em xin chia buồn cùng anh. Lần tới vào Nha Trang, em sẽ đến thắp hương chị.
Một lần nữa gửi đến anh lời chia buồn sâu sắc nhất và mong anh giữ gìn sức khỏe.
HaHoi


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: quangcan trong 02 Tháng Tư, 2014, 12:59:59 pm
Thành kính phân ưu với sự mất mát của bác và gia đình ạ!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Tư, 2014, 02:40:28 pm
Bác Bob yêu mến.
Tôi rất buồn khi đọc tâm sự này của người bạn chiến đấu TN. Xin gửi bác và toàn gia quyến lời chia sẻ của những người bạn lính.Ở xa không thể làm gì khác ...
Vâng, Thật cảm động, Cảm ơn bác NTL (lính Tây nguyên), HaHoi, và Quangcan. Các bạn đã chia sẻ. ở xa các bạn gửi cho những tình cảm chân thật như vậy là quí lắm rồi. bob rât cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tranphu341 trong 02 Tháng Tư, 2014, 03:03:08 pm
Bác Bob yêu mến.
Tôi rất buồn khi đọc tâm sự này của người bạn chiến đấu TN. Xin gửi bác và toàn gia quyến lời chia sẻ của những người bạn lính.Ở xa không thể làm gì khác ...
Vâng, Thật cảm động, Cảm ơn bác NTL (lính Tây nguyên), HaHoi, và Quangcan. Các bạn đã chia sẻ. ở xa các bạn gửi cho những tình cảm chân thật như vậy là quí lắm rồi. bob rât cảm ơn.

              Chào bob! Tranphu341 bây giờ mới biết chuyện buồn của gia đình. Tranphu341 xin trân trọng gửi tới bạn cùng đại gia quyến lời chia buồn sâu sắc! Kinh!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: lixeta trong 02 Tháng Tư, 2014, 05:36:46 pm
Quê bob thân!
Thông cảm cho anh em mình nhiều khi cũng vô tâm, lại bận nhiều công việc... nên có khi bỏ qua những chủ đề "phụ" nên không biết chuyện buồn của quê.
Cũng xin báo cáo với các quê là chuyện đó đã được chú Deptraideu thông báo trên "Hỏi thăm- Chia sẻ" trang 50 rồi.

@bob: Chắc chú này nó về Nha Trang ở ẩn. Phải đến hơn 2 năm nay mới thấy chú nó xuất hiện để thông báo chuyện buồn của quê. Xong rồi lại lặn mất tăm luôn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Tư, 2014, 06:17:17 pm
    xuanv338 chào anh bob. Người đồng hương quê lúa. Lần đầu tiên em vào nick bob lại nhận được tin buồn đến vậy. Là người quê lúa em xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến với anh cùng gia quyến. Mong anh chân cứng đá mềm, nhanh vượt qua những khoảnh khắc mất mát đau thương nhất vừa mới qua thôi. Xa xôi em xin nhờ anh thắp giúp em cho chị nhà một tuần hương tri ân anh nhé! xuanv338 kính anh!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Tư, 2014, 09:55:34 pm
   xuanv338 chào anh bob. Người đồng hương quê lúa. Lần đầu tiên em vào nick bob lại nhận được tin buồn đến vậy. Là người quê lúa em xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến với anh cùng gia quyến. Mong anh chân cứng đá mềm, nhanh vượt qua những khoảnh khắc mất mát đau thương nhất vừa mới qua thôi. Xa xôi em xin nhờ anh thắp giúp em cho chị nhà một tuần hương tri ân anh nhé! xuanv338 kính anh!
- @xuanv338: Vâng, cảm ơn bạn. Lúc buồn, xa quê được nghe những chia sẻ ấm áp như vậy, bob rât cảm động.
 - @tranphu341: Rất cảm ơn bác, đã chia sẻ. chúc bác khỏe.
 - @Lixeta: cảm ơn bạn rất nhiều, nhờ thông tin của bạn, bob mới biết trang "hỏi thăm - chia sẻ" đã có thông tin chia buồn với bob rất sớm từ bạn Deptrai@. 
 Xin chân thành cảm ơn, cảm ơn tất cả các bạn gần xa đã quan tâm chia sẻ nỗi buồn của bob. tình cảm sâu nặng này bob sẽ trân trọng giữ mãi mãi trong trái tim mình. xin cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Tư, 2014, 02:51:10 pm

@bob: Chắc chú này nó về Nha Trang ở ẩn. Phải đến hơn 2 năm nay mới thấy chú nó xuất hiện để thông báo chuyện buồn của quê. Xong rồi lại lặn mất tăm luôn.

 -Chào quê Lixeta. Nhận xét của quê thật chính xác. Trằn trọc mãi, suy ngẫm, kết nối các thông tin... giờ thì bob tôi mới nhận ra gã "deptraideu"! - Ngoài đời thì hắn đẹp trai thật, trẻ trung, thông minh đức độ nữa. Mà cũng rât gần gũi chân tình với bob. Chính hắn là người đã vận động bob vào "QUÂN SỬ" ...
 -Hồi bob chưa biết trang QUÂN SỬ: Khi Hắn còn công tác ở Hà nội, mỗi lần gặp nhau gã thường tuyên truyền cho trang quân sử: -Nào là vào đó có nhiều nội dung phong phú lắm, Hay lắm...đặc biệt là lịch sử chiến tranh..." - cháu thấy các thành viên là ccb thời chống Mỹ (như chú) tham gia rất ít và viết về thời chống mỹ cũng không nhiều so với các bác ccb thời chiến tranh biên giới tây nam+phía bắc. " . Vâng! chính hắn đã "đẩy" bob vào trang QUÂN SỬ. (Giờ là: Dựng nước-giữ nươc...) để bob "lặn, ngụp" trong đó "đam mê" mãi mà không ra được... Vâng chính hắn đích thị là "deptraideu@" chứ không ai khác. chỉ có điều hắn bí mật giữ không cho bob biết nich "deptraideu" chính là hắn! - Vâng, nghĩ lại thấy mình lẩn thẩn quá . Nhưng bây giờ bob đã tìm ra hắn rồi , hôm nào gặp lại tay deptrai... thế nào bob cũng "nẹt" cho một trận!.
 -Một lần nưã cảm ơn quê Lixeta nhé.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: vm trong 15 Tháng Tư, 2014, 03:50:03 pm
Xin được chia buồn cùng nỗi mất mát lớn của anh Bob và gia đình. Mong anh sớm nguôi ngoai, sức khỏe tốt để sống vui cùng bạn bè và con cháu.
Các bài viết của các anh về chiến trường Tây Nguyên rất hay, giúp em hiểu thêm được những ngày tháng hào hùng nhưng thật khốc liệt của tháng 3/1975. Xin cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 15 Tháng Tư, 2014, 05:53:39 pm
Trích dẫn từ: vm link=topic=22950.msg474921#msg474921 date=1397551809o1 mình cũng chỉ3
Các bài viết của các anh về chiến trường Tây Nguyên rất hay, giúp em hiểu thêm được những ngày tháng hào hùng nhưng thật khốc liệt của tháng 3/1975. Xin cảm ơn.

 Chào bạn vm@, Cảm ơn bạn đã chia sẻ nỗi buồn của bob@. Còn  về các bài viết, mình không dám nhận lời khen là viết hay. Thực ra thì mình nghĩ sao, viết vậy theo trí nhớ lõm bõm với những sự kiện đã xẩy ra cách nay đã trên dưới 40 năm rồi. Nhưng với mình  (lính bộ binh- bob) có thể khẳng định với bạn là mình viết lại những việc mình trực tiếp thực hiện, trực tiếp tham gia ngày ấy rất thực tế, rất lính ...(thời điểm đó mình với cương vị một chính trị viên đại đội). ở tầm đó (cấp c) với lòng nhiệt tình cách mạng hừng hực khí thế lúc bây giờ mình cũng chỉ viết được đến vậy. Dù sao thì bob cũng rất cảm ơn bạn. bạn đã động viên mình rất nhiều. Xin cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Tư, 2014, 09:19:32 pm
     xuanv338 chào anh bob. Chào các bác đang tham gia trang.  Mấy lần ngồi vào bàn  mở máy mà thấy bí từ quá! Có lẽ  em lại vào đọc nhờ trang viết mang nhiều dáng hình những người lính Tây Nguyên để lấy cảm xúc viết bài tiếp theo trong " Có một một cuộc đời.......". bài tiếp theo của em sẽ mang chút âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên. xuanv338 chúc đồng hương nhanh bình phục sức khoẻ, vượt lên mất mát buồn thương. Bạn bè xa gần vẫn tiếp tục đến chia sẻ cùng anh. Chào anh!


Có một số hình ảnh mang đậm nét rất riêng của truyền thống văn hóa đẹp mà bốc lửa của mảnh đất và con người trên cao nguyên Đầy nắng, gió, những tấm ảnh có trên google. Em mạn phép mượn những tấm hình về gửi tặng tất cả các anh lính Tây Nguyên, nhìn hình sẽ rất nhớ Tây nguyên. Em xin đặt nhờ qua trang " Ký ức một thời"

(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/9a2a3530-df00-457e-9322-9813b518d4ee_zpsc70e7dcc.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/9a2a3530-df00-457e-9322-9813b518d4ee_zpsc70e7dcc.jpg.html)


(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/images714673_cong_chieng_tay_nguyen_zps5ced3481.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/images714673_cong_chieng_tay_nguyen_zps5ced3481.jpg.html)


(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/TM_zps404dd70c.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/TM_zps404dd70c.jpg.html)


(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/cd9001ac-767a-43cb-98a1-ade16bda778b_zpsc7c95208.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/cd9001ac-767a-43cb-98a1-ade16bda778b_zpsc7c95208.jpg.html)



(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/02a95e10-bb79-4473-a532-6cfdada3257d_zps84778ec4.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/02a95e10-bb79-4473-a532-6cfdada3257d_zps84778ec4.jpg.html)



(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/4270ad77-d0ac-4053-ae8f-2102f1f6087c_zps935096ca.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/4270ad77-d0ac-4053-ae8f-2102f1f6087c_zps935096ca.jpg.html)




(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/8c14577d-94a2-4b87-b7d3-03a0b29d1ef6_zps06958a24.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/8c14577d-94a2-4b87-b7d3-03a0b29d1ef6_zps06958a24.jpg.html)




(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/460ee1fc-0453-4081-a962-987adad94c87_zps2be65747.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/460ee1fc-0453-4081-a962-987adad94c87_zps2be65747.jpg.html)



(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/98f84d52-02f1-4d52-a605-d78fed6459d8_zps558f8bac.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/98f84d52-02f1-4d52-a605-d78fed6459d8_zps558f8bac.jpg.html)









Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Tư, 2014, 10:51:57 am
 
Chào Chích bông! Cảm ơn em đã pot lên những hình ảnh rất đẹp của đồng bào tây nguyên. Hình ảnh đó đã in đậm trong tâm trí bob từ những ngày còn khói lửa chiến tranh. Những lễ hội, những rẫy cà phê xanh ngút ngát với những bàn tay mềm mại của các cô gái Ê đê, gia rai , ba na... những dòng thác chảy ầm ào trên những dòng suối trong vắt uốn lượn qua các triền đồi...làm sống lại trong tôi bao kỷ niệm thời trai trẻ. Nhớ những đêm vượt thác yaly ở Gia lai- kon tum, Hồi ấy dưới ánh trăng mờ mờ hình ảnh thác nước hiện lên trắng xóa uốn lượn như những cô gái đang múa với những dải lụa mềm thật đẹp...Khi chúng tôi vượt qua đỉnh thác thì anh nào cũng sợ, chỉ xẩy chân là rơi xuống vực, khi qua thác rồi mới thở phào...( thác Yaly bây giờ không còn nữa, người ta làm nhà máy thủy điện rồi). Mặc dù thác không còn nhưng khi nhìn hình ảnh những thác nước bob lại nhớ thác Yaly hồi ấy . Cảm ơn CB rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 23 Tháng Tư, 2014, 07:32:24 am
Bác Bob ơi ! tôi thật có lỗi với bác ! hôm  nay mới biết tin bác gái đã ra đi đột ngột quá ! mới năm kia tôi vào vẫn thấy bác gái còn khỏe thế cơ mà ! thật không biết nói gì để bù đắp sự mất mát lớn này của bác ! chia buồn với bác ,bác gái cùng tuổi với tôi ! đột ngột quá ! biêt khi nào mới vào được NT mà động viên nhau !
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 23 Tháng Tư, 2014, 06:18:42 pm
Bác Bob ơi ! tôi thật có lỗi với bác ! hôm  nay mới biết tin bác gái đã ra đi đột ngột quá ! mới năm kia tôi vào vẫn thấy bác gái còn khỏe thế cơ mà ! thật không biết nói gì để bù đắp sự mất mát lớn này của bác ! chia buồn với bác ,bác gái cùng tuổi với tôi ! đột ngột quá ! biêt khi nào mới vào được NT mà động viên nhau !
 

Chào bác Tomqb3@. Vâng ngay trước khi mất bà xã bob vẫn khỏe, khi lên tàu vào SG chơi với cháu còn vui vẻ đùa giỡn với người bạn đi cùng...11h khuya vẫn chưa ngủ. khi đến ga SG, nhà tàu thông báo : hành khách chuẩn bị xuống ga, đứa con dâu đi cùng gọi mẹ, thì bà đã đi rồi. khi thuê xe vào Bệnh viện 115 thì Bác sĩ lắc đầu... và họ nói: "Do nhồi máu cơ tim". vâng tôi bị sốc nặng. Buồn quá. Cảm ơn bác đã chia sẻ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: vm trong 29 Tháng Tư, 2014, 07:05:31 pm
Giờ này năm ấy, những người lính QD 3 đang chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng, rạng sang ngày mai vào TSN và BTTM.  Biết bao ng đã ngã xuông trong những giờ phút cuối cùng của trận chiến. Xin được nghiêng mình trươc các anh, những người lính quả cảm và cũng đầy tình người! Xin được chúc mừng nhg ng lính QĐ 3, là QĐ đầu tiên đặt chân vào Sg,  09h30'ngày 30/4/1975.
Con của một người lính QĐ 3!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Tư, 2014, 08:56:45 pm
     Chích em xin chào anh bob. Chào các anh lính Tây Nguyên. Chào các anh CCB đang sống trên mọi miền Tổ quốc. Cận ngày 30/4 lại thấy bồi hồi xúc động. Tối chủ nhật em xem lại bộ phim "Giải phóng Sài gòn". Nằm xem phim trong thời tiết đầu Hạ mà lúc nào người cũng như thấy đang gai gai rét. Qua phim "Giải phóng Sài gòn em mới hiểu sâu hơn về lính Tây Nguyên, hiểu được sự quả cảm tiến công của các quân đoàn vào sào huyệt cuối cùng của đối phương giải Phóng Sài Gòn, thống nhât non sông. Lính ngoài hậu phương miền Bắc bọn em lúc ấy, nghe đài từng giờ, từng ngày chỉ biết mừng vui đến vỡ òa khi quân ta đã hoàn toàn chiến thắng và buồn trong nỗi buồn riêng và trong mất mát chung, thấy cùng đau với những vết thương của người lính trận.

     Cho đến bây giờ đôi lúc nghĩ lại thấy tiêng tiếc, ước giá ngày ấy mình được trực tiếp cùng các anh trong đoàn quân tiến vào Sài sòn thì bây giờ có nhiều truyện để viết hơn. Nhưng không sao! Em lại tự động viên mình, đó là nhiềm vụ Đảng phân công, quân đội giao phó, đánh giặc đâu chỉ là cầm súng, đâu chỉ ngoài mặt trận. Em đã thoáng đọc ở đâu có câu nói bất hủ em thấy tuyệt hay và đúng.  Hình như trong một bài viết nói về chiến dịch thần tốc......" CUỘC HÀNH QUÂN NÀY LÀ CỦA CẢ DÂN TỘC CÙNG HÀNH QUÂN VÀO TRẬN CHỨ ĐÂU CHỈ CÓ MỘT QUÂN ĐOÀN".  Nơi hậu phương ngày đêm chăm sóc lính trận trở về cũng là nhiệm vụ, cũng có rất nhiều truyện để viết , chỉ có điều mình không có khả năng viết mà thôi. Có phải không anh bob? Em tự biện bạch như vậy để động viên mình đỡ lép vế với chị em ngoài truyến lửa. Nhất là các chị TNXP ngày đêm hòa mình trong bom đạn mở những con đường vào mặt trận, làm thông đường cho những chuyến xe đi. Sự hy sinh, gian khổ của các anh chiến đấu giáp mặt với quân thù ngoài mặt trận thì những người TNXP cũng là những người quả cảm. Mong sao nhà nước quan tâm đến họ nhiều hơn nữa.

     Anh bob à!  Ngày ấy bọn em đọc Đại thắng mùa xuân của tướng Văn Tiến Dũng qua trang báo nhiều kỳ đến là say xưa, cứ truyền tay nhau mà đọc, xem lại phim"Giải phóng Sài gòn" càng hiểu tận hơn về những nghệ thuật chỉ huy đánh giặc truyền thống tài tình của cha anh.

    Giờ được vào tham gia diễn đàn quân sử, được đọc, được nghe tận tai những người lính trận mỗi miền, mỗi mặt trận khác nhau kể truyện. Truyện thật nhất và sâu sắc nhất. Đến ngày 30 - 4 rồi, lại ngậm ngùi thương bao người anh, người bạn đã hy sinh. Em xin chúc mừng anh bob, người lính Tây Nguyên. Chúc cho tất cả các anh CCB trên mọi miền Tổ quốc. Cầu mong tất cả các anh đều  mạnh khỏe, vui vẻ và may mắn trong quãng đời còn lại. Mãi mãi tự hào là người lính cụ Hồ. Anh bob cũng mãi tự hào là lính Tây Nguyên, tự hào là người lính của F10. và luôn nhớ về đồng đội. CB chào các anh!



  Tấm ảnh thật đẹp mang đậm sắc của Tây Nguyên. CB em mượn trên google về tặng các anh lính Tây Nguyên, nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày giải Phóng Tây Nguyên. giải phóng Sài gòn, thống nhất đất nước.  Là lính Tây Nguyên, ai cũng sẽ có nhiều kỷ niệm với Cúc Quỳ, với cảnh đẹp thiên nhiên trời ban của một đại ngàn. Nhất là đối với những anh lính có thêm chút lãng mạn......Không biết là anh bob có? ;D. Vậy nên em thấy chiến trường Tây Nguyên đầy khốc liệt đã xuất hiện rất nhiều những người lính cầm súng, viết văn, làm thơ rất giỏi. Nổi tiếng nhất là nhà văn Khuất Quang Thụy.... Trên trang mình cũng có nhiều anh lính TN giờ mới viết những dòng văn của những ngày cầm súng tuyệt hay như anh NTL, anh TrọngC6, bác xuanxoan và anh bob đó thôi.....Ở mặt trận khác em thấy cũng nhiều cây bút trên diễn đàn rất nổi tiếng. Các anh kể chuyện đánh nhau, ùng oàng súng nổ,  đầy máu và lửa mà vẫn có hoa làm dịu mềm đầy ắp văn chương. Chiến tranh đã cướp đi bao những trái tim nồng hậu và khối óc thông minh của tuổi trẻ đang đầy khát vọng! Mong sẽ đừng bao giờ có chiến tranh.


  Tấm hình tặng các anh lính Tây Nguyên.

(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/dd3e9803-154f-496f-a38f-21145ef6b7d9_zpseba5e3d4.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/dd3e9803-154f-496f-a38f-21145ef6b7d9_zpseba5e3d4.jpg.html)



  Tấm hình tặng anh bob.

(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/d0eed86f-c20a-4ea7-a0e7-63b403b6e3e1_zps2edadf53.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/d0eed86f-c20a-4ea7-a0e7-63b403b6e3e1_zps2edadf53.jpg.html)




Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Tám, 2014, 05:32:44 pm
   
Cảm ơn Xuânv@ đã tặng bob những tấm hình thật ý nghĩa. Thời gian vừa rồi bob thật buồn vì người bạn đời đột ngôt ra đi...Thời gian thì rảnh rỗi nhiều nhưng không tài nào viết được. Chỉ vào đọc cho đỡ buồn, nhiều khi cũng cố viết... nhưng khi đọc lại thấy không có gì đáng đưa lên, lại xóa đi ngay. mong các bạn thông cảm. Chắc là mình lẩn thẩn quá rồi.
- Vừa rồi nhờ bác Tom (Tiến) Hải phòng tìm cho bob gặp được bác Thi cũng ở c11, d6, e24, f10. ae nói chuyện qua điện thoại thật vui và hẹn ngày gặp nhau tâm sự nhiều.
 Bác Thi ơi! Khi vào dựng nước giữ nươc... thì tìm đến :MỘT THỜI MÁU VÀ HOA.  Rồi đến : KÝ ỨC MỘT THỜI . đó là topic của bob (Lương Văn Nhân). để chúng mình có dịp "tâm sự" nhé.  Cảm ơn bác.
 * Lưu ý: Bác phải đăng ký thành viên đã, rồi bác có thể mở mọt topic riêng để kể lại những kỷ niệm không quên của mình... hì hì lúc đó bob mới nhào dzô... cùng bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 14 Tháng Tám, 2014, 08:37:58 am
 Bác Thi thân quí! Lâu lắm rồi mình mới gặp lại nhau, nói chuyện qua điện thoại (nóng cả máy) mà vẫn chưa hết chuyện...để tâm sự được nhiều hơn bác cố gắng vào QUÂN SỬ (DỰNG NƯỚC GIỮ NƯỚC DANH MỤC) đăng ký thành viên để mình kể cho nhau và đồng đội nghe những ký ức không quên một thời, mong lắm. có bác vào tin chắc bob còn nhớ ra nhiều "ký ức" nữa.  bác nhớ vào phần1 "kí ức một thời" tên là: ( Truyện của bob) nhé.
 Kính mong các tư lệnh (min mod) trong nhà ta giúp cho bác Thi làm thủ tục nhập trang thuận lợi, bob xin cảm ơn. kính!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 14 Tháng Tám, 2014, 11:12:03 am
    xuanv338 chào anh đồng hương bob. chào các bác. lâu lắm mới thấy anh trở lại trang và viết bài. Anh vẫn khỏe đấy ạ! Em chúc mừng cho anh tìm lại được đồng đội, chờ mong ngày bácThi trở thành một thành viên của diễn đàn M&H, là người bạn đồng hành cùng anh bob trở về miền ký ức Tây Nguyên. Chắc sẽ còn rất nhiều câu truyện chiến đấu thần kỳ, truyện về những người đồng đội giữa đại ngàn mà chưa ai được nghe. Chuyện buồn riêng quá lớn thì thật khó nguôi, bạn bè có chia sẻ thì chỉ là lời động viên. Phải cố gượng thôi anh bob ạ! Đời sinh ra mỗi người đều có mệnh số khác nhau. xuanv338 chúc anh luôn mạnh khỏe, vui với bạn bè trên diễn đàn sẽ vơi bớt nỗi buồn riêng. CB chào anh bob.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 15 Tháng Tám, 2014, 10:52:17 am
 
Cảm ơn CB nhiều. Những lời chia sẻ động viên giúp bob vơi bớt phần nào nỗi buồn không có gì bù đắp được. Chúc xuanv338@  vui, khỏe, viết đều . Cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 15 Tháng Tám, 2014, 11:17:02 am
 - Bác Thi ơi. Hãy kiên trì và nhờ các TL (BQT trang mạng) giúp. Qua điện thoại bác nói đã được thông báo: " Đăng ký thành viên , thành công". sớm muộn gì bác sẽ viết bài được.
- Thưa các TL: Bác Thi , một ccb cùng lứa với bob tui. Thời chống M, bác cùng chiến đấu ở Tây nguyên khá lâu... Chiến dịch 1975 , bác cùng E24,F10 tham gia  từ trận mở màn BMT đến Phước an, Chư cúc, Khánh dương, Nha trang...Sài gòn với cương vị trợ lý tác chiến trung đoàn (ở ban TM trung đoàn 24). năm 1976 bác Thi về C11,d6,e24 cùng với bob (bob C viên, Thi C trưởng) mà. Khi bob tui đi học, bác Thi tiếp tục cùng đơn vị đi (K)...rồi 1979 cơ động ra BGPB oánh Tàu nữa.
Chắc chắn bác này có "lắm chuyện" (ký ức không quên) hơn bob nữa. Kính mong các mind, mod... quan tâm,
Kính.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 15 Tháng Tám, 2014, 09:28:30 pm
chào bác Bob khỏe lại thế là đuoc rồi !
tặng bác tấm ảnh các ccb e24 có anh THi (anh Thi cùng quê VB v[í tôi )
      [img]"http://s1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/?action=view&amp;current=taynguyen102.jpg" [img]


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 16 Tháng Tám, 2014, 09:14:00 am
chào bác Bob khỏe lại thế là đuoc rồi !
tặng bác tấm ảnh các ccb e24 có anh THi (anh Thi cùng quê VB v[í tôi )
      [img]"http://s1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/?action=view&amp;current=taynguyen102.jpg" [img]
Cảm ơn bác Tom@, Bác Thi ngồi cùng hàng đầu với bác T. Từ phải sang bác Tom ngồi đầu tiếp theo ba người nữa là bác Thi (bác Thi ngồi thứ năm, giữa 2 bác mặc áo trắng) còn đẹp "lão" lắm.
- Xem cặp bác tom và phu nhân, và xem "ông" Tom bế cháu thật đẹp và hạnh phúc. Chúc mừng bác, Chúc bác và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.
- Bác Thi loay hoay mãi mà chưa thấy viết bài được. bác Tom giúp đồng đội với. Cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Tám, 2014, 01:18:42 pm
   CB chào anh bob. Em thấy anh còn đang rất mong mỏi về việc bác Thi còn chưa viết được bài trên diễn đàn. Theo em. Anh gọi điện cho bác ấy, hướng dẫn cách vào trang, và từng bước hướng dẫn trên màn hình máy tính thì bác ấy mới hiểu được anh ạ. Tuổi anh em mình giờ chỉ mới nghe hướng dẫn là trìu tượng lắm. Phải được nhìn vào màn hình làm quen dần với các thao tác. Lúc đầu em cũng gặp khó khăn nhiều. Về lĩnh vực tin học là cả một vấn để. vậy là mình cố gắng hết mức để đỡ bị quá tụt hậu với con trẻ rồi đáy! CB chúc anh mạnh khỏe, vui vẻ cùng đồng đội trên diễn đàn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 16 Tháng Tám, 2014, 05:15:47 pm
 

Chào e gái CB, Em nói đúng. Anh đã gọi điện hướng dẫn (như em nói) rồi. Ngay lúc bác Thi đang mở máy và đọc . - A nói bác tìm chữ [trích dẫn] ngay trên góc phải trang rồi click vào đó, màn hình hiện ra trang vừa đọc,
 xóa bớt chữ trong đó, chỉ để lại vài dòng cần "trích" . sau đó đưa con trỏ xuống phía dưới cùng (dưới chữ /quote) rồi gõ bài viết của bác í... Nhưng bác Thi nói: Tìm mãi không thấy chữ "trích dẫn" đâu! như vậy là chưa viết bài được. Có lẽ còn phải chờ BQT mạng cho phép viết bài thì phải. Cảm ơn CB đã quan tâm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 17 Tháng Tám, 2014, 04:23:42 pm
Anh Bob ơi, hay là anh gọi điện hỏi anh Thi xem muốn lấy nick gì rồi anh lập cho anh ấy một nick .
Anh khỏe không anh ? Em thấy anh lên trang giao lưu thế này là em mừng lắm. Hy vọng sớm được gặp anh.
Chúc anh mạnh khỏe . Em Hahoi


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 18 Tháng Tám, 2014, 09:23:16 am
cảm ơn bác Bob đã động viên ,thú thật tôi chỉ định up khoe bác tấm ảnh có bác THi thôi ,nhưng do trình vt có hạn nên nó úp liên thanh cả kho luôn ,nên có cả những tấm ảnh chưa hợp ý chủ đề ,bác thông cảm nhé !
 -còn bác Thi tôi đã hẹn hôm nào về sẽ sang tôi làm trên máy luôn ,tôi sẽ truyền hết trình vt a ma tơ của tôi cho ,hãy đợi đấy !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Tám, 2014, 11:53:45 am
 Chích chào anh bob! HaHoi thật thông minh. Đúng đấy anh bob ạ! Anh có thể lập nick cho bác Thi và điện thoại dăn bác ấy tên nick và mật khẩu. Bác ấy vào viết một vài lần rồi nhớ ngay ấy mà. Bên cạnh bác ấy còn có bác Tomqb3 và anh nữa. Bác ấy vào viết bài sẽ có nhiều đồng đội đến chia sẻ và hướng dẫn dần giúp bác ấy mà anh. HaHoi sẽ là một trợ giúp đắc lực. Chúc anh mạnh khỏe, cố gắng chút nữa anh sẽ có đồng đội cùng trở lại đại ngàn Tây Nguyên


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 18 Tháng Tám, 2014, 06:33:01 pm
rồi anh lập cho anh ấy một nick .

- Chào HaHoi@, Cảm ơn em đã quan tâm. Từ từ rồi anh Thi sẽ biết cách vào. A muốn: trước khi bác Thi mở cho mình một topic riêng thì cứ vào tạm topic "KÝ ỨC... CỦA BOB"  đọc và viết trước đã. qua điện thoại anh thi cho biết: đã đọc phần 2. Muốn tìm đọc phần 1 của bob. Mà phần 1 kí ức của bob lại mang tên "Truyện của bob" bác í vẫn tìm chưa ra. Rắc rối vậy đấy. Tuổi già mà, anh cũng không biết cách mở giúp topic nữa. đành chờ vậy. À mà HaHoi nói sẽ vào đi câu với anh, sao mãi chưa thấy? Nhớ chọn thời điểm thời tiết tốt nhé. Sắp vào mùa mưa bão rồi đấy.
* Chào CB, chắc bác Thi đang muốn tìm lại kí ức qua những bài viết của bob, nên bác đã điện cho bob hỏi cách vào phần 1 (KÍ ỨC- TRUYỆN CỦA BOB) . Cảm ơn e.
* Bác Tom@: seri ảnh của bác thật đẹp, không có gì mà bác phải "xin lỗi"! Bác cũng như tôi. ae mình cùng sống và chiến tại Tây nguyên, nên rất hiểu nhau rồi. còn "khách sáo" nữa. à bác gần chỗ bác THi, bác giúp bác ấy mở topic với. Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Tám, 2014, 07:49:12 pm
  CB chào anh bob. Có gì đâu anh! Anh điện nói với bác Thi nhìn cả góc trái phía trên và phía dưới bài viết có hàng số từ 1 đến 16 đó là số trang của diễn đàn, bác ấy tích vào trang 11 xuất hiện trang và phần I của anh đang đứng số 12 của trang 11 thôi mà! Còn mới lạ phải kiên trì với bác ấy vài hôm nữa thôi  Chúc các anh sẽ nhanh có tiếng nói chung về đại ngàn Tây Nguyên trên cùng trang viết. CB chúc anh khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 20 Tháng Tám, 2014, 03:03:01 pm
 Bác Thi ơi, bob biết bác đang tìm đọc lại phần 1 "Kí ức một thời" của bob. chắc chắn bác sẽ nhớ lại nhiều "ký ức" Sâu thẳm thời trai trẻ "tưởng đã quên lãng...) nhưng khi xem những kí ức cũa bạn bè cùng trang lứa,  nó sẽ dần dần nhớ lại. - Bác cố gắng nhé bob rất mong được nghe bác kể. Cũng chưa cần vội mở topic riêng. khi nào viết được bác cứ viết ngay trong topic "KY ỨC MỘT THỜI" càng hay. Lúc ấy tui cùng bác "chiến đấu" tiếp. Và sẽ có nhiều bạn bè vào nữa.
 Nhân thể có bác vào trang, bob kể lại một chi tiết nhỏ trong dịp 30/4/1975 (lúc ấy bác đang ở ban tác chiến E).
- Ngay trong đêm 29/4/1975 (khi đó c11,d6) chúng tôi đã ở ngay nhà máy dêt Vinatechco. Trong lúc rảnh rỗi tôi dò đài phát thanh phía bên kia (VNCH) nghe lén , tình cờ bắt đài của QL_VNCH. Và nghe rất rành rọt phát thanh viên đọc lệnh của TTM trưởng quân lực VNCH gửi binh sĩ QL-VNCH Đại ý: " Ngừng bắn, ở đâu ở nguyên vị trí và chờ bàn giao chính quyền". Vâng, không phải nghe một lần. mà nghe đi nghe lại mấy lần. Nên không thể quên được. Và lúc đó đài cũng chả có tin gì khác, chả có ca nhạc gì cả. Chỉ có mỗi tin đó phát đi phát lại. Ngay đêm đó (29/4/1975) tôi đã mừng thầm "thế là xong rồi". Nhưng sáng 30/4 khi mũi đi đầu của e24 (d4 hay d5 không nhớ lắm) và xe tăng ta bị chặn oánh nhau ác liệt ở khu vực Bảy hiền. xe tăng ta cháy , bb ta thiệt hại khá nặng... rồi tiếp đó là bị máy bay A37 oanh tạc vào trúng đội hình ngay trên đường phố đông đúc. thì tôi rất bất ngờ (lúc máy bay oanh tạc c11 của tôi vẫn đang còn ở nhà máy dệt Vinatechco chờ lệnh). Lúc đó tôi chợt nghĩ: "Hay đêm qua mình nghe nhầm"??? - Nhưng không. rõ ràng tôi đã nghe đi nghe lại đến mấy lần mà. sao nhầm được. Chuyện này bây giờ tôi mới kể. Không biết bác nghe được tin này không! ( thời bấy giờ cả đại đội chỉ duy nhất một mình tôi (C viên) được giữ đài (radio). Vì mở nghe trộm không cho ai biết và tôi cũng bí mật, không nói cho ai việc này. (Chuyện này bây giờ tôi mới kể).
- Khoảng 8h sáng 30/4 ngay sau đợt máy A37 oanh tạc, đơn vị d6 nhận lệnh cấp tốc lên xe tiến vào thay thế d5,d4... lúc ấy người dân sg đổ ra đường khá đông, khi xe chở chúng tôi (d6) vào vị trí , đi qua nơi vừa bị oánh bom khói lửa còn nghi ngút, bộ đội cùng dân chúng đang còn băng bó cho những người bị thương, bị chết (cả bộ đội và dân) do bom khá nhiều.   Xe chúng tôi phải khó khăn lắm mới tiến lên được... Khi xe chở chúng tôi đến đầu đường Hoàng Hoa Thám thì được lệnh xuống xe. Triển khai đội hình tiến vào đánh chiếm sân bay (NHư tôi đã kể trong phần 1).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 21 Tháng Tám, 2014, 03:34:52 am

...Nhưng không. rõ ràng tôi đã nghe đi nghe lại đến mấy lần mà. sao nhầm được...

Chi tiết nhỏ, nhưng băn khoăn...chẳng nhỏ, bác bob nhỉ! ;D Kiểu như hồi xưa, cái mấu tre khi làm sạp (giường) lính ta róc sót, tối ngủ chả chết ai nhưng khó chịu phết, đúng không bác?

Em lý giải như vầy, bác xem thử may chăng hết "lăn tăn", bác nhé.

Lệnh đầu hàng của Bộ tổng tham mưu Sài Gòn (Em hồi ấy cũng được nghe qua Radio, đâu như: Tôi, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thay mặt Trung tướng Vĩnh Lộc TTM trưởng vắng mặt...đại loại thế ;D) đúng là đài phát đi phát lại trên đài SG. Nhưng đó là  ngày 30-4 rồi bác bob ạ.

Bác không nhầm chút nào khi nhớ lại tối 29-4 có nghe trộm đài SG ở nhà máy dêt Vinatechco;D và nó cũng đọc đi đọc lại ngừng bắn...ngừng bắn (tiếc quá, em không được nghe). Sau này em mới được biết, chiều ngày 29-4 chính quyền SG soạn và đọc trên đài phát thanh  bản tuyên bố “Chấp nhận điều kiện ngừng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam”. Và tối đó (29-4-1975) bác nghe bản tuyên bố này.

Nó là như vậy bác bob ạ. Chúc bác khỏe, vui. Khi nào rảnh bác kể tiếp chuyện E24 vào Tân Sơn Nhất nhé! ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 21 Tháng Tám, 2014, 05:50:54 am

...Nhưng không. rõ ràng tôi đã nghe đi nghe lại đến mấy lần mà. sao nhầm được...

... Và tối đó (29-4-1975) bác nghe bản tuyên bố này.

Nó là như vậy bác bob ạ. Chúc bác khỏe, vui. Khi nào rảnh bác kể tiếp chuyện E24 vào Tân Sơn Nhất nhé! ;D
Chào tuanb5. Cám ơn bạn đã quan tâm. Có lẽ vậy, bạn đã giải thích khá hợp lý tình hình diễn ra lúc bấy giờ.
 Vì lâu quá rồi (gần 40 năm) bộ nhớ chỉ còn "lõm bõm" mình nhớ không còn đầy đủ nữa, nhưng đại khái là cái tin mình "nghe trộm" ấy đã phát đi ngay trong đêm 29/4/1975. (Đêm ấy mình thức trắng. không ngủ được vì sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào. đồng thời với tin nghe trộm được...phấn kích quá nên càng tỉnh táo, chỉ mong trời mau sáng...
 Rất cảm ơn bạn  .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 21 Tháng Tám, 2014, 03:57:47 pm
Ý kiến chủ quan của em là ngày 29.9 mới chỉ có lời kêu gọi ngừng bắn của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh gửi binh lính VHCH. Chắc họ vẫn coi ông Nguyễn Hữu Hạnh chỉ là một viên tướng đã lùi về hậu trường nay trong tình thế nguy cấp mới ra phụ giúp ông Dương Văn Minh ( thực tế là ông Nguyễn Hữu Hạnh từ quê nhà lên SG sau khi đã " treo lon " - em không nhớ cụ thể nhưng có chi tiết này, ông cũng là người rất muốn binh lính VNCH đầu hàng sớm tránh đổ máu vô ích ) vì vậy những viên chỉ huy ngoan cố hiếu chiến bất kể sinh mạng binh lính mới không nghe theo lời kêu gọi này. Thậm chí đến ngày hôm sau, 30/4 khi chính TT Dương Văn Minh lúc 9h ( ? em không nhớ chính xác giờ ) đã kêu gọi ngừng bắn để đàm phán thì các hướng ta đánh vào nội đô vẫn vấp phải sức kháng cự đáng kể của đối phương, cụ thể như chính tại ngã tư Bảy Hiền hướng của anh Bob. Thậm chí sau 11.30h khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng thì tại sân bay Tân Sơn Nhất cuộc chiến vẫn còn tiếp tục đến tận cuối buổi chiều.
Em cho rằng, các tướng lĩnh SG lúc bấy giờ tiếng nói cũng không còn tác động được đến những binh lính , chỉ huy " ác ôn " nữa, chưa kể họ cho rằng họ bị dồn vào đường cùng, và họ không biết được rằng sau đó, chính sách khoan hồng của ta lại tốt đến vậy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 21 Tháng Tám, 2014, 08:59:18 pm
Trích dẫn từ: HaHoi link=topic=22950.msg482859#msg482859 date=[sub
[/sub]1408611467]
Ý kiến chủ quan của em là ngày 29.9 mới chỉ có lời kêu gọi ngừng bắn của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh gửi binh lính VHCH. 

- Chào HaHoi@, Đúng vậy. ý kiến của bạn thật xác đáng.
 Việc nghe 'trộm" được thông báo này ngay trong đêm 29/4 thì bob không quên được. Nhưng suốt thời gian dài nghe, xem. đọc các tài liệu về chiến thắng 30/4/1975, không hề nghe ai nhắc tới chi tiết này. Phải chăng vì một lý do tế nhị gì đó mà 0 muốn nêu ra?! A nêu ra cái tin mà chính tai a nghe được đêm 29/4/1975 ấy để mọi người, ai quan tâm thì cùng tìm hiểu thêm. ..
 -Tuanb5@ đã có ý kiến rồi, rất hợp logic thời điểm ấy. Nhưng a cảm thấy chưa chuẩn lắm (về thời gian 30 chứ không phải 29/4) nên đã dùng từ "có lẽ...vậy" và cũng nghi ngờ bộ nhớ của mình "có vấn đề" nữa.
- Nhưng khi nghe ý kiến của HaHoi@ thì a tin chắc chắn đúng. Vâng, chính xác là đêm 29/4 đã có rồi.
Cảm ơn HH.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 22 Tháng Tám, 2014, 12:44:49 am

Về tình hình chung trong sáng ngày 30-4, nhất trí cao với bác bob và HaHoi ;D . Vấn đề em muốn trao đổi thêm với bác bob và HaHoi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, trong cương vị phụ tá TTM trưởng đọc mệnh lệnh trên đài phát thanh Sài Gòn vào thời điểm nào?

Theo em thì thế này:

1-Nếu đọc ngày 29 thì người đọc phải là trung tướng Vĩnh Lộc, TTM trưởng mới là hợp lý. Bởi hôm đó ông ta ở trong Bộ TTM, đến sáng 30-4 tướng Vĩnh Lộc mới đi di tản. Quân đội Sài Gòn ứng xử khá “chuyên nghiệp” trong những trường hợp tương tự. (Là em hóng thế ;D)

2- Tướng Nguyễn Hữu Hạnh thay mặt tướng Vĩnh Lộc đọc mệnh lệnh cho quân lực VNCH thi hành lệnh “bàn giao chính quyền” của đại tướng tổng tư lệnh Dương Văn Minh. Đương nhiên mệnh lệnh này phải thực hiện sau khi Dương Văn Minh đơn phương ra lệnh quân đội của ông ta buông súng, ở nguyên vị trí chờ Quân giải phóng đến. Suy ra không thể là ngày 29-4 được.

3- Cả 2 mệnh lệnh này đều phát trên đài phát thanh Sài Gòn khoảng 10h sáng. (Qua băng ghi âm, lời tuyên bố đầu hàng chính thức sau đó vài tiếng thì ông Minh phải trực tiếp ra đài phát thanh đọc)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Tám, 2014, 05:58:16 am

Về tình hình chung trong sáng ngày 30-4, nhất trí cao với bác bob và HaHoi ;D . Vấn đề em muốn trao đổi thêm với bác bob và HaHoi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, trong cương vị phụ tá TTM trưởng đọc mệnh lệnh trên đài phát thanh Sài Gòn vào thời điểm nào?

Theo em thì thế này:

 1-Nếu đọc ngày 29 thì người đọc phải là trung tướng Vĩnh Lộc, TTM trưởng mới là hợp lý.

 2- Tướng Nguyễn Hữu Hạnh thay mặt tướng Vĩnh Lộc đọc mệnh lệnh cho quân lực VNCH thi hành lệnh “bàn giao chính quyền”  9a

 -Tuanb5@ thân mến. Bob@ chỉ nói ra những gì mình trực tiếp chứng kiến. Đúng đêm 29/4 (khoảng 21 hay 22 giờ đêm), lúc mình và toàn đơn vị đã đào xong công sự dã chiến ngay trong khuôn viên trước cửa nhà máy dệt Vinatechco. Trong lúc rảnh rỗi mình dò đài thì gặp đài phát thanh " quân đội Việt nam công hòa" và nghe được (đài quân đội VNCH, chứ không phải đài phát thanh SG đâu nhé).
- Sang ngày 30/4 thì mình và đơn vị bận túi bụi rồi... không còn thời gian nào mà nghe nữa.
 Cảm ơn tuan@ đã quan tâm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 22 Tháng Tám, 2014, 09:30:01 am
   Chào bác Bob !đúng là có những điều ta không thể nào quên ! có điều tưởng như nhỏ nhưng làm ta trăn trở mãi ,chỉ cần một lời giải thích hợp lý là ta thở phào nhẹ nhõm ! cảnh già nó thế đấy !
Còn chi tiết bác nhớ lại trên thì tôi cũng chưa nghe ở đâu ,ở sở chỉ huy luôn có 3 anh lính nghe đài ! nếu không có gì đột xuất thì đều đặn một tiếng có một bản tổng hợp tin tức của các hãng trên thế giới để các cụ đọc ,nếu có lệnh của bộ ttm vnch yêu cầu các đơn vị ở đâu ,ở đó chờ đàm phán bàn giao chính quyền cho MT sẽ là một tin rất nóng lúc đó ở sở chỉ huy ! cũng như là tin nhật lệnh của tt DVM lệnh cho các đơn vị vnch ở đâu ,ở đó … được phát trên đài phát thanh SG lúc 9h sáng ngày 30-4 ,lúc đó không khí ở sch khác hẳn ,lập tức tổ chức một mũi đột kích chạy thẳng vào dinh ĐL …
-   còn chi tiết đài phát thanh ql vnch thì có lẽ là buổi phát thanh qlvnch thì đúng hơn !
-   còn chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đúng là người  có công góp phần TM ra bản nhật lệnh cho TT DVM lúc 9h trên đài SG .
tham gia bác và anh em mong rõ truyện ngày xưa !
  chào bác ,chúc bác khỏe !         


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 22 Tháng Tám, 2014, 10:27:29 am
Anh Bob nhớ lại rằng đêm 29.4 có tuyên bố của VNCH bàn giao chính quyền lại cho Mặt trận Giải phóng MNVN là hoàn toàn chính xác !
 Mời các bác nghe lại lời của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh kể lại trong đoạn trả lời phỏng vấn báo chí năm 1981. Rõ ràng rằng trong ngày 29.4, chính quyền VNCH đã quyết định bàn giao chính quyền cho Mặt trận và đã thu băng phát tuyên bố đó.  Ở phút 6.27 bắt đầu nói về việc này:

http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-8289ff-interview-with-nguyen-huu-hanh-1981








Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Tám, 2014, 10:33:30 am
  tin nhật lệnh của tt DVM lệnh cho các đơn vị vnch ở đâu ,ở đó … được phát trên đài phát thanh SG lúc 9h sáng ngày 30-4 ,
-   còn chi tiết đài phát thanh ql vnch thì có lẽ là buổi phát thanh qlvnch thì đúng hơn !
-   còn chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đúng là người  có công góp phần TM ra bản nhật lệnh cho TT DVM lúc 9h trên đài SG .
tham gia bác và anh em mong rõ truyện ngày xưa !
  chào bác ,chúc bác khỏe !         

- Chào bác Tomqd3@. bản tin 9h sáng 30/4 "TT DVM  đọc" thì rõ rồi. Tôi chỉ nói cái tin mà tôi nghe được ngay trong đêm 29/4/1975 cơ. Ai đọc thì tôi không nhớ nữa, đài phát thanh quân đội, hay buổi phát thanh QLVNCH cũng không nhớ chính xác. Nhưng chắc chắn có lệnh của bộ TTM QLVNVH ngay trong đêm 29. Đại thể là:  "Ngừng bắn, ở đâu ở nguyên vị trí, chờ bàn giao chính quyền..." không có từ đàm phán.
 - Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Tám, 2014, 11:21:00 am
Anh Bob nhớ lại rằng đêm 29.4 có tuyên bố của VNCH bàn giao chính quyền lại cho Mặt trận Giải phóng MNVN là hoàn toàn chính xác !
 Mời các bác nghe lại lời của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh kể lại trong đoạn trả lời phỏng vấn báo chí năm 1981. Rõ ràng rằng trong ngày 29.4, chính quyền VNCH đã quyết định bàn giao chính quyền cho Mặt trận và đã thu băng phát tuyên bố đó.  Ở phút 6.27 bắt đầu nói về việc này:

http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-8289ff-interview-with-nguyen-huu-hanh-1981

- bob đã nghe. Cảm ơn HaHoi@. Như vậy là bob nhớ không nhầm cái đêm nghe "trộm" 29/4 năm ấy.
 Ngày 29/4 ông NHH ... đưa băng ra đài phát thanh (phát). Sáng 30/4 ông có mặt tại dinh cùng TT DVM và nội các... Chờ quân giải phóng vào...bàn giao.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: anhkhoi trong 22 Tháng Tám, 2014, 12:34:05 pm
Anh Bob nhớ lại rằng đêm 29.4 có tuyên bố của VNCH bàn giao chính quyền lại cho Mặt trận Giải phóng MNVN là hoàn toàn chính xác !
 Mời các bác nghe lại lời của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh kể lại trong đoạn trả lời phỏng vấn báo chí năm 1981. Rõ ràng rằng trong ngày 29.4, chính quyền VNCH đã quyết định bàn giao chính quyền cho Mặt trận và đã thu băng phát tuyên bố đó.  Ở phút 6.27 bắt đầu nói về việc này:

http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-8289ff-interview-with-nguyen-huu-hanh-1981

- bob đã nghe. Cảm ơn HaHoi@. Như vậy là bob nhớ không nhầm cái đêm nghe "trộm" 29/4 năm ấy.
 Ngày 29/4 ông NHH ... đưa băng ra đài phát thanh (phát). Sáng 30/4 ông có mặt tại dinh cùng TT DVM và nội các... Chờ quân giải phóng vào...bàn giao.

Theo nội dung phỏng vấn em nghe và xem lại đoạn dịch sang tiếng Anh thì đến sáng 30/4 mới có quyết định bàn giao chính quyền.
Đoạn từ phút thứ 6 trở đi:

"đêm 29/4/1975 sư đoàn 5 tại Thủ Dầu Một thất thủ. QGP đã áp sát và cận chiến với quân VNCH tại Bà Quẹo.
Tình hình rất khó khăn, tôi cùng một người bạn đến tại nhà ông Dương Văn Minh lúc 6 giờ sáng. Chúng tôi cho biết tình hình quân sự rất nghiêm trọng không thể nào trì hoãn được...".

Như vậy theo em sự kiện này diễn ra vào 6 giờ sáng hôm sau, 30/4 chứ không phải 6g sáng 29. Trong đoạn dịch sang tiếng Anh thì có ghi chú là 6 giờ sáng 30/4. Theo nhiều tài liệu thì sáng 29/4 ông Hạnh mới từ miền tây lên Sài Gòn gặp ông Minh, và sau đó mới được ông Minh giao nhiệm vụ cùng Nguyễn Hữu Có về BTTM phụ tá cho Vĩnh Lộc. Nguyễn Hữu Có chính là "người bạn" được ông Hạnh nhắc tới. Hai ông từ Bộ tổng tham mưu sang dinh Hoa Lan, nhà ông Minh vào sáng 30/4 và sau đó cùng nội các vào dinh Độc Lập. Sáng 29.4 thì ông Hạnh hoàn toàn không nắm được tình hình quân sự vì chưa vào BTTM xem xét các báo cáo.


[SYNC]The military situation deteriorated very quickly. On the 29th of April, 1975, the 5th Division in Thu Dau Mot was routed. TheLiberation Forces by this time were already fighting in close combat with the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) in Ba Queo. The situation was extremely critical. And so I and a friend went to Mr.Duong Van Minh's house at 6 a.m. (on April 30th) and told him that the military situation was already very difficult and that there was no way to hold on.

[SYNC]After the deliberation, Mr. Minh and we went to the Prime Minister Office to meet with Mr. Vu Van Mau and Mr. Nguyen Van Huyen, the vice president. After discussing for an extended period, a solution was found. And that was that we were to unilaterally announce the turning over of the administration to the Provisional Revolutionary Government of South Vietnam.


Tóm lại từ đoạn phỏng vấn ông Hạnh, em nghĩ chưa đủ cơ sở để khẳng định có tuyên bố ngừng bắn vào tối 29.  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Tám, 2014, 02:55:40 pm
Tóm lại từ đoạn phỏng vấn ông Hạnh, em nghĩ chưa đủ cơ sở để khẳng định có tuyên bố ngừng bắn vào tối 29.  ;D

[/quote]
 Cảm ơn anhkhoi@ đã tham gia. Xin mời các bác cùng vào bàn luận xem thế nào. 30/4 Sang năm (2015) là tròn 40 năm rồi các bác ạ. Dù gì thì tôi vưỡn khẳng định như đinh đóng cột là chính tôi (BOB) đã nghe tin :ngừng bắn chờ bàn giao chính quyền của phía VNCH từ đêm 29/4/1975.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: anhkhoi trong 22 Tháng Tám, 2014, 03:41:35 pm

Tóm lại từ đoạn phỏng vấn ông Hạnh, em nghĩ chưa đủ cơ sở để khẳng định có tuyên bố ngừng bắn vào tối 29.  ;D


 Cảm ơn anhkhoi@ đã tham gia. Xin mời các bác cùng vào bàn luận xem thế nào. 30/4 Sang năm (2015) là tròn 40 năm rồi các bác ạ. Dù gì thì tôi vưỡn khẳng định như đinh đóng cột là chính tôi (BOB) đã nghe tin :ngừng bắn chờ bàn giao chính quyền của phía VNCH từ đêm 29/4/1975.

Từ đoạn phỏng vấn ông Hạnh thì em không dám khẳng định chắc chắn. Nhưng em vừa xem lại Văn kiện Đảng tập 36, trang 170 thì thấy nguyên văn như sau:

điện
của bộ chính trị

10 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1975
Về tiếp tục tổng tiến công vào Sài Gòn
theo kế hoạch
** Đầu đề do chúng tôi đặt (B.T).

Gửi: Anh Sáu, anh Bảy, anh Tuấn, anh Tư,
Đồng điện anh Tấn,
Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị:
1. Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng.
2. Công bố đặt thành phố Sài Gòn - Gia Định dưới quyền của Uỷ ban quân quản do tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch.
3. Sẽ có điện tiếp, nhận được điện trả lời ngay.
Ba


Lê Duẩn: Thư vào Nam,
Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1985, tr.394.


Như vậy lệnh ngừng bắn đã có từ trước 10g (chưa rõ sáng hay tối) ngày 29.4.1975 (theo giờ Hà Nội), còn việc "bàn giao chính quyền" thì nhờ các bác tiếp tục cho ý kiến ạ.  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: HaHoi trong 22 Tháng Tám, 2014, 05:42:19 pm
Em thì chắc chắn bác Bob nghe đài địch vào đêm 29.4 bỏi chỉ có đêm 29 mơi logic. 28 thì quá sớm và 30 thì...bác í còn bận đi ngắm phố SG !  ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Tám, 2014, 08:13:59 pm
10 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1975
Về tiếp tục tổng tiến công vào Sài Gòn
theo kế hoạch
** Đầu đề do chúng tôi đặt (B.T).

Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị:
...
Ba


Lê Duẩn: Thư vào Nam,
Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1985, tr.394.
 


Như vậy lệnh ngừng bắn đã có từ trước 10g (chưa rõ sáng hay tối) ngày 29.4.1975 (theo giờ Hà Nội), còn việc "bàn giao chính quyền" thì nhờ các bác tiếp tục cho ý kiến ạ.  ;D
[/quote]
 Cảm ơn anhkhoi@, bạn đã nghiên cứu nhiều tài liệu trong đó đưa ra cả văn kiện của Đảng nữa, thật đáng trân trọng. Riêng đoạn trích điện của Bộ CT (dòng tô màu đỏ) 10 giờ ngày 29/4 mình tin là 10 giờ đêm 29/4. Vì 10 giờ sáng 29/4 Mũi thọc sâu của F10 trong đó có đơn vị bob ( là mũi vào SG nhanh nhất) còn đang ở ngoài Đồng dù, Củ chi. (xem F 320 đánh căn cứ Đồng dù). Khoảng 17 giờ (chiều 29/4) E 24, F10 của bob mới đến ngả ba bà quẹo- Vinatechco. Đêm đó (29/4) đơn vị dừng chân tại khu vực nhà máy dệt Vinatechco khoảng 9, 10 giờ đêm mình dò đài ... thì nghe được "tin đó". (như mình kể trên)... Sáng 30/4 đơn vị mình e24 oánh nhau ác liệt ở ngã tư Bảy hiền... bị bom máy bay A37 choảng vào đội hình nữa... ( vì đêm trước có nghe trộm đài địch...ngừng bắn...bàn giao chính quyền... nên Mình mới bất ngờ" .
- HaHoi@. Bob hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn. rất cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 22 Tháng Tám, 2014, 09:17:27 pm
thôi thế là rõ rồi ,chúc mừng trí nhớ của bác Bob !
Còn tôi cũng tự giải thích cho mình những thắc mắc :
-   ở sở chỉ huy qđ chắc lúc đó các cụ cũng nhận được tin  phía vnch tuyển bố ngừng bắn nhưng không cho nói ra vì trong ngày 29-4 ở mặt trận Đồng dù  dự kiến f320 đánh trong 5h bắt đầu từ 3h50p nhưng đến mãi 5h chiều mới giải quyết xong mà tổn thất không nhỏ ,còn f10 mặc dù đã vào được trong nội thành sớm hơn kế hoạch nhưng chiều ngày 29 cũng bị sự chống trả quyết liệt ,nhất là bị không quân vnch đánh trúng đội hình ngay trên đường phố SG ,lại lúc 10h nhận điện tiếp tục tiến quân cho nên đã không cho tin  phía vnch tuyên bố ngừng bắn lan rộng có thể ảnh hưởng tốc độ  tiến quân !
-   còn về phía vnch ,đúng bài bản ra thì ttm ql vnch chỉ triển khai lệnh ngừng bắn sau khi có lệnh của TT  DVM  tức là sau 9h sáng 30-4
nhưng tại sao bác Bob lại nghe được tin ngừng bắn vào đêm 29-4 từ ql vnch là vì : lúc 3h chiều ngaỳ 29-4 chuẩn tướng NHH mới được tt DVM cử làm trợ lý ttmt ,khi xuống bộ tm lắm tình hình chiến sự các mặt trận thì thấy quân đội vnch không thể cản nổi  quân GP ,mặt khác ttm trưởng VL lú đó đang âm thầm chuẩn bị cho gia đình di tản vào sáng 30-4 nên không còn lòng dạ nào mà quan tâm đến ngừng bắn hay tiếp tục chiến nữa ,trong hoàn cảnh thời cơ có một không hai đó ong NHH vốn đã cớ cảm tình với CM và trước khi xuống bộ TTM đã được tt DVM dặn mồm là hạn chế điều quân .. với sự nhậy bén của một vị tướng đã đọc được ý tứ của TT ,nên khi có thời cơ chuẩn tướng H đã nhân danh ttm trưởng ql vnch  yêu cầu quân đội ngường bắn ( chi tiết này ông H đã không nói đến khi có các nhà báo phương tây phỏng vấn , vì nhừng người cay cú cho thất bại năm 75 sau này đã xếp ông H là một tội đồ cho sự sụp đổ nhanh chóng của  phía vnch ) .
 xin phép bác Bob tôi tự giải thích cho những thắc mắc của mình sau khi xem những dẫn  của các anh em .
chào bác nhé .                  
   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Tám, 2014, 10:06:20 pm
thôi thế là rõ rồi ,chúc mừng trí nhớ của bác Bob !


 chào bác Tom@. Nghe chừng phân tích của bác như các nhà chiến lược tài ba vậy. bob chẳng biết phân tích như bác, chỉ nói ra cái mình nghe thấy được vào cái đêm ấy (29/4/1975). ai tin hay không tin thì tuỳ. Mình nói ra cái sự việc mà chính mình thấy như vậy. Khi được mọi người tham gia, phân tích...phản biện, đúng, sai gì bob cũng tiếp thu và cảm ơn. Để làm sáng tỏ thêm chính kiến của mình thôi bác ạ. Cảm ơn bác đã quan tâm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 22 Tháng Tám, 2014, 10:52:59 pm
Chào bác BOB.
Tôi với bác Bob hóa ra nhiều duyên nợ phết.
Này nhé, lúc chúng tôi đánh Đồng Dù và Cầu Bông để mở đường thì các bác ngồi trên xe xem chúng tôi Oánh nhau. ( hi hi, )
Chiều Tối 29/4 - E 64 của tôi đi phối thuộc với F10 vừa đánh xong còn nằm ở Hóc Môn để các bác vào trước, khoảng 8 giờ tối trinh sát của tôi lạc mất một chiến sĩ ( lí do là nó cứ theo E 24 thọc sâu) tôi nhặt được cái xe đạp phóng vào tìm nó thì đúng lúc đội hình nhà bác ăn bom. Đêm ấy chúng tôi hành quân vào Tân Sơn nhì lúc 3 giờ sáng. Sáng sớm lệnh tấn công vào thành phố, chúng tôi ra ngã tư Bẩy Hiền thì lại gặp E 24 đang khiêng nhau. Duyên nợ quá he he!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 23 Tháng Tám, 2014, 02:13:44 am

- bob đã nghe. Cảm ơn HaHoi@. Như vậy là bob nhớ không nhầm cái đêm nghe "trộm" 29/4 năm ấy.
 Ngày 29/4 ông NHH ... đưa băng ra đài phát thanh (phát). Sáng 30/4 ông có mặt tại dinh cùng TT DVM và nội các... Chờ quân giải phóng vào...bàn giao.
[/quote]

Theo nội dung phỏng vấn em nghe và xem lại đoạn dịch sang tiếng Anh thì đến sáng 30/4 mới có quyết định bàn giao chính quyền.

[/quote]

Nhà bác bob hôm nay đông vui quá! ;D

Em đọc kỹ ý kiến của bác bob và các bác khác. Em nhận thấy phần lớn là… đúng. Ví dụ ai cũng tin câu chuyện bác bob kể lại đã “nghe trộm” đài địch tối hôm 29-4. Ai cũng tin, tối đó đài Sài Gòn nói đến ngừng bắn. (bản thân em ngay từ bài đầu tiên cũng tin như vậy).

Tài liệu của bạn anhkhoi đưa lên càng khẳng định: Lệnh ngừng bắn của SG có trưỡc 10h ngày 29-4

Vấn đề cần bàn ở đây là ý nghĩa đích thực của cái từ ngừng bắn đó.

Đây có phải lệnh ngừng bắn của Bộ TTM quân đội SG mà tướng Hạnh (hoặc ai đó) đại diện ký, sau đó đưa lên đài phát thanh SG? Liệu đây có lệnh phải ngừng bắn để bàn giao chính quyền?

Cá nhân em nghĩ những điều đó rất khó sảy ra. Bộ TTM không thể vượt quyền TTL để ra mệnh lệnh quan trọng như vậy, Ông Nguyễn Hữu Hạnh càng không thể làm được việc này bởi vị trí khiêm tốn của ông trước 10h ngày 29-4. (Thời điểm bức điện được gửi từ HN, tất nhiên mệnh lệnh ngừng bắn phải ra đời trước đó).

Nội dung bức điện cũng nói rõ: Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn.

Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nhậm chức TT (28-4), ông Minh có ngay 2 quyết định quan trọng: 1- Buộc người Mỹ phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 24h. Và 2- Đề nghị 2 bên ngừng bắn, mở lại hòa đàm trong khuôn khổ Hiệp định Paris.

Lúc này SG rõ ràng đang ở thế thua, họ cố ngăn chặn đà tấn công của ta bằng cách đàm phán (Trong đó có tiếp xúc với nước ngoài, với đoàn quân sự ta ở trại Davis). Cho đến sáng 30-4, thấy không còn cơ hội nào họ mới chịu chấp nhận thua cuộc: Ngừng bắn ở nguyên vị trí chờ bàn giao chính quyền.

Cho nên em vẫn cho rằng tối 29-4, bác bob nghe được lệnh ngừng bắn để nối lại hòa đàm của ông Minh.







Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: anhkhoi trong 23 Tháng Tám, 2014, 09:06:42 am
Liên quan đến việc "ngừng bắn", em xin lược lại một số thông tin như sau:

Trích "Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng" của đại tướng Võ Nguyên Giáp:

"Đêm 28-4-1975, một đêm thức trắng của cơ quan Tổng hành dinh. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cũng không ai ngủ được.
...
     Sáng sớm hôm sau, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Sở chỉ huy.
      Một tấm bản đồ Sài Gòn - Gia Định trải rộng trên bàn. Các đồng chí lãnh đạo ngồi và đứng xung quanh, theo dõi tình hình chiến sự đang diễn biến.
...  
 Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn, cử đại diện đến trại David ở Tân Sơn Nhất xin gặp phái đoàn ta trong Ban liên hiệp đình chiến để "thương lượng"!
      Không khí phấn khởi, sôi nổi, hào hùng bao trùm cuộc họp. Vừa nghe báo cáo vừa trao đổi ý kiến. Mỗi tin tức là một sự kiện, một tình huống, cần được xử trí kịp thời.
      10 giờ, đồng chí Bí thư thứ nhất gửi một điện khẩn vào chiến trường:
      "1. Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng.
      2. Công bố đặt thành phố Sài Gòn - Gia Định dưới quyền của Uỷ ban quân quản do tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch. Ký tên: Ba".

Trích "Bên thắng cuộc", Huy Đức:

Phái đoàn vào trại Davis hôm 29-4-1975 gồm ông Nguyễn Văn Diệp, ông Nguyễn Đình Đầu, Kỹ sư Tô Văn Cang và ông Nguyễn Văn Hạnh. Dọc đường đi họ gặp rất nhiều trở ngại do binh lính cản đường. Ở trại Davis, một cán bộ Cách mạng tiếp họ nhưng nói là Phái đoàn Chính phủ Cách mạng không có nhiệm vụ tiếp xúc. Nhưng khi trao đổi không chính thức, vị cán bộ này gợi ý: chỉ cần các ông chấp nhận “Tuyên bố ngày 26-4-1975 của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”.
 
Trở về từ trại Davis, ông Diệp báo cáo với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền. Sau khi có tranh luận trong nội bộ Chính phủ, ông Nguyễn Văn Diệp và ông Nguyễn Đình Đầu về nhà ông Diệp cùng soạn thảo bản tuyên bố “Chấp nhận Điều kiện Ngừng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam”. Dự thảo viết xong lúc 16 giờ và ngay sau đó được “Phó Tổng  thống  đặc trách  đàm  phán” Nguyễn  Văn  Huyền  trình  lên  Tổng  thống.  Tướng  Dương  Văn  Minh  chấp  thuận.  Ông Nguyễn Văn Huyền đã công bố bản này trên Đài Phát thanh Sài Gòn vào lúc 17 giờ ngày 29-4-1975.

Trích "Lịch sử Bộ Ngoại giao Việt Nam 1945-2010", nhiều tác giả:

Khi quân giải phóng áp sát Sài Gòn, một số tin đồn cho rằng sẽ có một chính quyền Sài Gòn thuộc "lực lượng thứ ba" được thành lập để thương lượng vượt qua mùa khô. Để chấm dứt hy vọng cuối cùng của đối phương, ngày 26/4/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời ra tuyên bố đòi "xóa bỏ hoàn toàn ngụy quyền và bộ máy chiến tranh, kìm kẹp của ngụy". Tuyên bố này vượt qua khuôn khổ Hiệp định Paris. Thực chất đây là một tối hậu thư buộc địch đầu hàng.

Từ những thông tin trên, theo em có thể tóm tắt tình hình ngày 29/4/1975 như sau:

- Sáng 29/4, BCT và Quân ủy TW họp và nhận được tin chính quyền SG xin ngừng bắn để thương lượng, vào 10 giờ sáng, TBT Lê Duẩn gửi điện khẩn cho bộ tư lệnh chiến dịch HCM chỉ thị "tiếp tục tiến công vào Sài Gòn".
- Trưa 29/4, đại diện chính quyền SG sau khi trao đổi với phái đoàn ta tại trại Davis đã trở về soạn thảo chấp nhận điều kiện ngừng bắn theo yêu cầu của Chính phủ CMLTMNVN, thực chất là họ đã chấp nhận xóa bỏ hoàn toàn chính quyền SG.
- Từ 17g (giờ Sài Gòn, tức 16g giờ Hà Nội), tuyên bố của chính quyền SG được phát trên đài phát thanh. Đây chính là tuyên bố "ngừng bắn, bàn giao chính quyền" mà bác Bob đã nghe vào đêm 29/4/1975.  



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 23 Tháng Tám, 2014, 05:41:31 pm
Sáng sớm lệnh tấn công vào thành phố, chúng tôi ra ngã tư Bẩy Hiền thì lại gặp E 24 đang khiêng nhau. Duyên nợ quá he he!
chào bác NTL. Đúng vậy . Bác cũng nhớ rất nhiều sự kiện thời ấy của f320A, f10 nữa. qua các bài viết của bác (cả văn và thơ), bob đã cảm nhận bác: con người đầy nhiệt huyết, đầy nghĩa tình đồng đội... Thật quí. Cảm ơn bác nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 23 Tháng Tám, 2014, 06:13:54 pm
Cho nên em vẫn cho rằng tối 29-4, bác bob nghe được lệnh ngừng bắn để nối lại hòa đàm của ông Minh.
[/quote]
 Chào tuanb5@ và anhkhoi@. Cảm ơn các bạn đã tham gia bàn luận. Thực ra cái sự "bob nghe trộm" được cái tin đó trong đêm 29/4 là có thực (mình tìm trong bộ nhớ cũ kỹ của mình để nói ra). chứ không dựa vào tài liệu nào cả. nhằm xác định thời gian xuất hiện cái " lệnh ngừng bắn... đó". còn nhớ chính xác lệnh đó của ai: TT hay TTM (ông DVM, hay ông NHH) thì mình chịu. Nên mình rât mừng là có khá nhiều thành viên tham gia, rồi trích các tài liệu lịch sử nữa... bob cảm ơn: tuanb5, anh khoi, HaHoi, bác tom@ cùng các thành đã dành thời gian tìm hiểu và cùng tham gia thảo luận.
* Bác Thi "SQ tham mưu e24 hồi ấy" bạn của bob. Thành viên mới của Trang M&H sao chưa có nhời với bob nhẩy ?!.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 23 Tháng Tám, 2014, 08:46:46 pm
   mặc dù bác Bob đã cảm ơn ( ý chừng chốt lại truyện này ) nhưng tôi vẫn phải trao đổi tí nữa : tôi nhất trí với câu kết của bạn tuanb5
        “Cho nên em vẫn cho rằng tối 29-4, bác bob nghe được lệnh ngừng bắn để nối lại hòa đàm của ông Minh.”
Còn tôi xét thấy bác đã chiến đấu suốt từ TN về SG ,chứng kiến rất nhiều sự mất mát hy sinh của đồng đội ,lại trong tâm trạnh nghe trộm đài địch nên khi nghe được lệnh ngừng bắn của đối phương là sướng ù tai nên không cần biết là ngừng bắn để đàm phán hay để bàn giao ,và là lệnh của ai ! nếu bác đồng ý thì ta chuyển sang mục khác ?
 Mặc dù vậy vẫn tuyên dương trí nhớ của bác !
 Chúc bác khỏe !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Tám, 2014, 09:51:29 am
Mặc dù vậy vẫn tuyên dương trí nhớ của bác !
 Chúc bác khỏe !

- Cảm ơn lời tuyên dương của bác. Thời điểm đang diễn ra oánh nhau ác liệt ấy, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng tập trung cao độ cho nhiệm vụ chiến đấu... lại nghe được cái tin "quan trọng" như vậy từ phía bên kia (đối phương). Thì quên sao được.
 -bác Tom@ ơi, bác tranh thủ phóng xe tới chỗ bác Thi, trực tiếp "cầm tay, chỉ việc" cho bác ấy vào Trang M&H để tụi mình cùng giao lưu cho thỏa chí bác í với. Hôm qua ổng nói với bob là: "tui đang xem KƯMT cả phần 1,2" nhiều điều muốn nói quá...mà chưa viết được". Bác cố gắng nhá . Chúc bác khỏe. bob cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Tám, 2014, 05:02:00 pm
                                    NHỚ MÃI NGÀY 30/4 LỊCH SỬ

 Sau cái đêm thức trắng 29/4 ở nhà máy dệt VINATECHCO và nghe "trôm" các tin ấy (tin đài địch tuyên bố ngừng bắn" . Mờ Sáng 30/4 cả trung đoàn 24 chúng tôi (cả các đơn vị  xe Tăng, pháo cao xạ 37ly phối thuộc)  gần như còn nguyên vẹn. Đơn vị đi trước (d5,d4) cùng xe tăng thiết giáp đã bắt đầu hành tiến vào mục tiêu (sân bay Tân sơn nhất)... d6/e24 (trong đó có c11 của bob) vẫn còn tạm dừng ở đó (nhà máy VIVATECHCO) chờ lệnh. Hồi ấy trên đoạn đường này nhà cao tầng còn thưa thớt, cây cối hai bên đường cũng ít. đứng bên vệ đường tôi quan sát được khá xa. Trong lúc chờ xe tải đến, lòng chúng tôi háo hức lạ thường...Không gian sài gòn vẫn sôi động, âm thanh của chiến tranh vẫn dội về từ đâu đó (tiếng trực thăng bục...bục, tiếng súng ùng oàng...gần xa) ... Rồi bầu trời bỗng xuất hiện tốp MB A37 (2 hay 3 chiếc) chúng gầm rú, lượn vòng ngay trên đầu chúng tôi (lúc ấy khoảng 8h sáng). Nguyên bob là lính cao xạ nên "tôi bắt mục tiêu" ngay: Chúng lượn một vòng rồi thay nhau bổ nhào..cắt bom ( mổi lần 2 quả). vị trí MB đánh bom còn khá xa chỗ chúng tôi. Vì chứng kiến từ đầu tới cuối trận bom đó nên tôi nhớ mãi. Một điều lạ là mb bổ nhào oánh vào bộ binh như vậy, có cao xạ đi cùng (cả 37 , 12,7ly) mà sao không bắn???. Trong đầu tôi mới sinh nghi:" Hay là máy bay của địch (A37) do ta lái"... oánh nhầm?. hay do chưa có kinh nghiệm oánh hợp đồng quân binh chủng??? hay lại còn do e24 vào quá sớm..vv và vv. (nghi án này tôi đã kể trong phần 1. đã có khá nhiều thành viên trao đổi, và cho biết: đó là MB từ căn cứ Bình thủy, Cần thơ). Nhân thể gặp bác Thi vào trang đọc, bob "xới" lại.
- Chắc chắn bác Thi chứng kiến dzụ này. Bác cố nhớ lại và kể tỷ mỷ nhé. cả thiệt hại của d4,d5 ở khu vực này (ngã tư bảy hiền). xin ý kiến bác.
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 26 Tháng Tám, 2014, 09:14:50 am
chào bác Bob ! tôi đã hướng dẫn cho bác Thi các bước qua emai .nhưng hôm nay hình như bác thi đi Thanh hóa !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 26 Tháng Tám, 2014, 09:37:43 am
   CB thấy anh bob và các anh CC binh F10 Tây Nguyên đang muốn có thêm nhiều tư liệu những trận đánh ở Tây Nguyên từ bác Thi. Em hy vọng tới đây sẽ còn nhiều câu truyện hay giữa đại ngàn. Tiếc quá! Giá ngày ấy em được vào chiến trường Tây Nguyên thì hôm nay các anh có thêm một thành viến nữa của nhóm viết về Tây Nguyên. Thôi bây giờ em ngồi nghe truyện kể của các anh vậy! Phải đáng khen trí nhớ của các anh từ trong ký ức còn quá chuẩn. Chúc ba bác mạnh khỏe cùng hợp đồng tiếp tục trở lại Tây Nguyên.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Tám, 2014, 03:27:01 pm
   CB thấy anh bob và các anh CC binh F10 Tây Nguyên đang muốn có thêm nhiều tư liệu những trận đánh ở Tây Nguyên từ bác Thi. Em hy vọng tới đây sẽ còn nhiều câu truyện hay giữa đại ngàn.

 
 Chào XV, đúng vậy. Từ ngày vào trang M & H mãi gần đây bob mới gặp bạn chiến đấu gần gũi nhât. Tuy đã nói chuyện với nhau qua điện thoại nhiều rồi nhưng chưa đã... nên cố lôi kéo ông bạn già vào trang để tâm sự được nhiều hơn... Cảm ơn CB đã động viên.

 (tiếp) Ký ức ngày 30/4/1975.

... Ngay sau loạt bom ác liệt ấy (d4,d5/e24) đơn vị chủ công bị thiệt hại khá nặng. d6 (trong đó có c11 của bob) nhận lệnh nhanh chóng cơ động lên thay thế... Đoàn xe của chúng tôi nối đuôi nhau tiến về phía trước, cán bộ, chiến sĩ ngồi trên thùng xe súng đều lên đạn sẵn...tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao độ. Xe chúng tôi phải băng qua nơi vừa bị đánh bom: cảnh tượng thật kinh hoàng, Khói lủa còn nghi ngút, nhà đổ, người chết la liệt (cả bộ đội và dân chúng). Lòng chúng tôi chùng xuống khi thấy những đồng đội thân thiết của mình đang nằm rải rác trên đường...(đúng như lời kể của bác NTL: "thấy ae E24 đang khiêng nhau) thật đau xót. Những hình ảnh đau lòng ấy đập vào mắt chúng tôi làm ý chí chúng tôi càng "sắt đá" hơn. lúc ấy người dân hai bên đường cũng khá đông, lác đác đã thấy cờ giải phóng (nửa đỏ, nửa xanh) cắm ở lan can nhà hai bên phố. (đoạn ấy không nhớ lắm, hình như là đường Hoàng Văn Thụ bây giờ thì phải). Khi xe chở chúng tôi  vượt qua bãi bom đến đầu đường Hoàng Hoa Thám thì đại đội (C11) tôi nhận lệnh xuống xe, chạy bộ nhanh chóng tiến vào hướng sân bay Tân sơn nhất... Vào sát hàng rào sân bay: điểm "chiếm" được đầu tiên là trại Đavit (nơi đóng của phái đoàn liên hiệp 4 bên của ta. tôi đã kể trong phần 1) .  ... Nhắc lại không khí lúc gặp ấy: " Các anh ào ra ôm chúng tôi nước mắt rưng rưng,  niềm vui tràn ra khóe mắt. Trong giây lát: bia , nước ngọt, thuốc lá ...toàn những thứ mang từ Hà nội vào, các anh khuân ra khao chúng tôi. cuộc liên hoan nho nhỏ diễn ra ngay trong cổng trại Đavit...ngay sau đó đơn vị tôi phá hàng rào tiến vào làm chủ sân bay.
 (bob kể lại chuyện này để bác Thi nghe và xác định "tính chính xác" của bài ông (BTS) viết về đơn vị gặp đoàn ở trại Đavít: "C9")!  Hì, hì. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 26 Tháng Tám, 2014, 05:26:10 pm
bác Bob trong những bức ảnh trước dinh Độc ngày 30-4-75 tôi thích nhất bức này ,nó làm tôi nhớ lại được nhiều tình huống sáng hôm ấy ,tôi thì lúp sau xe tăng ,mỗi khi xe chuyển hứng xích xe cứ nghiến ken két xúng mặt đường ...
-(http://i552.photobucket.com/albums/jj329/PacificStorm/TruoccongDinhdoclap.jpg) http://i552.photobucket.com/albums/jj329/PacificStorm/TruoccongDinhdoclap.jpg


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Tám, 2014, 09:39:23 pm
bác Bob trong những bức ảnh trước dinh Độc ngày 30-4-75 tôi thích nhất bức này ,nó làm tôi nhớ lại được nhiều tình huống sáng hôm ấy ,tôi thì lúp sau xe tăng ,mỗi khi xe chuyển hứng xích xe cứ nghiến ken két xúng mặt đường ...
-(http://i552.photobucket.com/albums/jj329/PacificStorm/TruoccongDinhdoclap.jpg) http://i552.photobucket.com/albums/jj329/PacificStorm/TruoccongDinhdoclap.jpg
- Một tấm ảnh quí. một không khí tràn ngập niềm vui chiến thắng. lần đầu tiên tôi thấy tấm ảnh người, xe đông đúc như thế này trước dinh độc lập (đám khói trắng ngay trước mũi xe tăng là khói gì vậy? theo tôi đoán: chắc đ/c nào đang "ca cóng"!). cảm ơn bác Tom@ nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 27 Tháng Tám, 2014, 03:32:16 am
Chào bob, cùng các bạn trên trang: Ký ức một hời! Phước Khánh (P/K) đã vào được rồi ! Vui quá! Cảm ơn Tom! Tối hôm kia Tom hướng dẫn, nhưng hôm sau P/K phải đi đám hỏi ở Thanh Hóa. Về tối ngủ ngay. Đến 1h tỉnh không ngủ được nữa dậy tìm hướng dẫn của Tom và thành công. Mới gia nhập sẽ còn vụng về, bỡ ngỡ, sai sót mong các đồng đội đánh chữ "đại xá" nghe. P/k rất cảm động khi mọi người quan tâm với tình cảm chân thành, thật là quý vô cùng!
Nhiều điều muốn nói, muốn trao lắm song P/K nhớ đến đâu nói đén đó.
  Gần trước, xa sau.  Tối 29-4 khi đang ở địa điểm đổ quân đầu tiên, P/K đước xe DEP anh Lân trinh sát E xuống chờ đi nhà máy dệt Vi na téch cô trước để D6 hành quân lên tạm dừng  đúng như Bob kể. Sau đó D6 hành quân bộ khỏg tờ mờ sang tiến sâu vào trong. Đến  Tân Sơn Nhì gì đó thì có lênh Trung đoàn tổ chức đi trinh sát để đánh vào Bộ tổng tham mưu, do hai chiến sỹ Biệt động dẫn đường, T.đ t  Sơn đi. Qua ngã ba Bà Quẹo đúng như Bob kể. Đến ngã tư Bẩy Hiền 1 xe tang T54 cháy. Dân    đông lắm, họ cho hoa quả nước ngọt. không nhận. Đến đầu đường Võ Tánh  thì quay lại không đá BTM và quay về đường HHT.P/K một mình xuống đứng đầu đ . HHT đón và  như Bob kể. P/K rất nhớ ...(máy cứ đơ, chậm  quá )


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 27 Tháng Tám, 2014, 06:55:48 am
 CB chào anh chủ bob. xuanv338 Chào bác Tom3. Chào bác PhướcKhánh. Thành viên mới nhất của diễn đàn. Chúc mừng bác đã tham gia diễn đàn M&H. Phút đầu tiên vào diễn đàn là bác PhươcKhanh vào trận đánh ngay. Máu F10 nổi lên rồi. Hì....Hôm nay mở trang anh bob chắc sẽ rất vui. Chúc bác mạnh khỏe luôn cùng các CCB F10 kể truyện Tây Nguyên thời đánh giặc. Chúc cho tổ tam tam Tây Nguyên thành công trong chuýến trở lại đại ngàn lần này. Chúc anh bob đã vui lên vì được thỏa nguyện có thêm bác Thi. xv chào các bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 27 Tháng Tám, 2014, 08:56:41 am
•   bác Bob lại mang cái đói kinh liên của TN về đô thành tráng lệ rùi !
bức ảnh này mang một thông điệp về thời gian rất đặc biệt :
-   đây là lúc đơn vị xe tăng quân đoàn 2 sau khi tràn vào sân dinh  ĐL dã cử xe tăng ra chốt chặn trước cửa dinh sẵn sàng chiến đấu phòng có quân vnch chiếm lại dinh và hình như cũng có ý không cho các đơn vị đến sau vào dinh !
-   đám khói trước họng pháo tăng đang chĩa vào dinh là khói đầu lòng  pháo xt của đơn vị đến sau ,hướng vào dinh nhưng chếch lòng lên trời để uy hiếp .
-   phía vườn hoa trước cửa dinh lúc này vẫn chưa có bộ đội đến ,những người lính ngồi trên xe chưa đứng dậy giơ súng và hét : sống rồi ,chiến thắng rồi …
-   và cũng là lúc dân chưa tràn ra đường mừng quân GP
-   và cũng là lúc mũi của quân đoàn 3 vừa đến từ đường Nam kỳ khởi nghĩa …chỉ sau đây ít phút là súng 12,7 trên tất cả các xe bắn liên hồi ,nhừng người lính ôm nhau và hét : sống rồi ,chiến thắng rồi ,dân tràn ra đường mừng quân GP ,một giờ phút không bao giờ quên với tôi bác Bob ạ !

* xin chào chị CB ,chúc chị tươi trẻ mãi ,"tôi cũng có một tình yêu như rứa ",luc nào có đk sẽ kể các bạn nghe !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 27 Tháng Tám, 2014, 12:09:39 pm
Chào Bob! Xin kể tiếp khP/k đứng ở đầu đường HHt đợi D6 đến. Có lẽ Bob nhớ nhầm là đi ô tô chứ  toàn bộ chạy bộ. C11 đi đầu tiên, P/k đi cùng đ/đ Năm đầu tiên, quần áo, mũ sắtt la liệt trước cổng trai Đavít như Bob kể. Trên hang rào trại Đavit có hai cán bộ Phái đoàn đứng để bắt lien lạc, thấy bộ đội chạy đến các anh vứt thuốc lá Điên Biên. Cổng trại khóa, c/s 11 dùng AK bắn vỡ khóa, P/k đứng ngay đấy xem, còn nhìn thấy lửa téo ra. Đúng như Bob kể là mừng vui khôn tả, hai bên ôm nhau, dàn hàng ngang chụp ảnh, rôi cán bộ phái đoàn mang thuốc là ra cứ đeo túi Cleymo, có thể biết đấy là cán bộ. P/K nhân rồi không nhớ đua cho đại đội nào, P/K không giữ lại bao nào. Và thực tế bấy giờ vui quá chả nghĩ gì. Cùng lúc đó có chiếc xe con từ trại đrai , P/K hỏi mọt cánbộ Phái đoàn bảolà người của Dương Văn Minh đến hôm qua nhưng vì pháo bắn không về được . C11 bảo vệ Trai Đa vít,C9 ở Sư đoàn 5 k/q. D6 tiến vaò không nổ phát súng nào. Bây giờ  lại có tin là hỏa lực  bắn mãnh liêt là nói thêm. P/k còn gặp nữ Biêt động  Trung Kiên khi vào cổng sau sân bay. Cô ta bảo đivới chú Tài P/K dẫn ravà ông bảo cứ đi...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 27 Tháng Tám, 2014, 02:07:42 pm
chucs mung pk da vao trang m&h tang bac tam anh
http://i552.photobucket.com/albums/jj329/PacificStorm/DukichdanduongvaoSaiGon.jpg
(http://i552.photobucket.com/albums/jj329/PacificStorm/DukichdanduongvaoSaiGon.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 27 Tháng Tám, 2014, 02:25:23 pm
   CB xuanv338 chào bác phuockhanh. Chào bác Tomb3. bác chủ vắng nhà em chào sau vậy. Đúng là mong mỏi bóng dáng bác phuockhanh vào trang M&H của anh bob không hể uổng. Lính F10 vào trận cũng mãnh liệt, giờ vào viết cũng mang theo những dòng đầy lửa, viết rất khỏe, đọc văn mà như đang trong khí thế hừng hực tiến công trước cửa dinh Tổng Thống lúc 11giờ 30 phút ngày 30 -4 -1975 vậy

    Em cảm ơn bác Tomb3 nhiều. Thế là bác cũng đã từng vào đọc trang riêng của em! Nghe bác tiết lộ. CB lại đang ngóng được đọc những ký ức có một......như thế của bác Tomb3. Tấm hình chụp nữ biệt động Sài Gòn Nguyễn Trung Kiên đẹp quá! Em đã đựơc xem phim Cô Nhíp. CB giờ tiếp tục ngóng truyện của các bác.

                Anh bob chắc ngủ quên hay lại mải đi câu biển rồi. Hi...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Tám, 2014, 06:22:58 pm
Chào Bob! Xin kể tiếp khP/k đứng ở đầu đường HHt đợi D6 đến. Có lẽ Bob nhớ nhầm là đi ô tô chứ  toàn bộ chạy bộ. C11 đi đầu tiên, P/k đi cùng đ/đ Năm đầu tiên, quần áo, mũ sắtt la liệt trước cổng trai Đavít như Bob kể. Trên hang rào trại Đavit có hai cán bộ Phái đoàn đứng để bắt lien lạc, thấy bộ đội chạy đến các anh vứt thuốc lá Điên Biên. Cổng trại khóa, c/s 11 dùng AK bắn vỡ khóa, P/k đứng ngay đấy xem, còn nhìn thấy lửa téo ra. Đúng như Bob kể là mừng vui khôn tả, hai bên ôm nhau, dàn hàng ngang chụp ảnh, rôi cán bộ phái đoàn mang thuốc là ra cứ đeo túi Cleymo, có thể biết đấy là cán bộ. P/K nhân rồi không nhớ đua cho đại đội nào, P/K không giữ lại bao nào. Và thực tế bấy giờ vui quá chả nghĩ gì. , P/K Cùng lúc đó có chiếc xe con từ trại đrai hỏi mọt cánbộ Phái đoàn bảolà người của Dương Văn Minh đến hôm qua nhưng vì pháo bắn không về được . C11 bảo vệ Trai Đa vít,C9 ở Sư đoàn 5 k/q. D6 tiến vaò không nổ phát súng nào. Bây giờ  lại có tin là hỏa lực  bắn mãnh liêt là nói thêm. P/k còn gặp nữ Biêt động  Trung Kiên khi vào cổng sau sân bay. Cô ta bảo đivới chú Tài P/K dẫn ravà ông bảo cứ đi...
- Hay quá, cái nichnem "phuockhanh" nghe cũng mới lạ mà thấy hay hay!. hóa ra "lão PK" cũng có mặt ở trại Đavit sáng 30/4 hôm ấy. Mà bác đi cùng c5 thì chắc chắn là đến sau chúng tôi một chút thôi.
 - Vì c5 và cả d5 đi trước chúng tôi ( mà đi thẳng qua đầu đường HHT định vào bộ TTM...sau mới quay lại.
 Còn bác nói C11 chạy bộ (không đi xe ô tô) lúc gặp bác ở đường HHT lúc ấy thì đúng rồi. Nhưng trước đó Từ nhà máy dệt vinatechco xuất phát thì có xe chở chúng tôi...Khi qua khu vừa bị bom , tôi còn nhớ là "ngồi trên xe thấy ae C4 khiêng nhau..."vì c4 là c cũ của tôi" (1973-1974 tôi là c viên phó c4) nên ae c4 tôi còn nhớ hết. qua khu đó (khu bị bom) chúng tôi mới xuống xe (tôi không nhớ chính xác là xuống xe ở đoạn nào...) rồi vận động (chạy bộ) tới đường HHT...Mũi c11 chúng tôi vào theo đường HHT lúc ấy không có cán bộ d nào đi cùng cả. (các xếp) đi cùng c9 chủ công hết. Chỉ có tôi cùng anh Năm đại trưởng dẫn đầu đơn vị tiến vào...Khi vào cuối đường HHT thì gặp con đường chạy sát dọc theo hàng rào sân bay. phía bên phải đường nhựa, phía trái đường rải đá dăm (con đường này chạy ra khu huấn luyện lính nhảy dù). Chúng tôi rẽ phải theo đường nhựa, mới đi được một đoạn ngắn thì phát hiện bên trái đường có cái cổng sắt (bằng lưới b40) phía trong có người cứ thập thò trong trạm gác. tới gần (chỉ còn khoảng chục mét) thì người trong trạm gác mới ra: anh ta mặc quần áo rất chỉnh tề, mang súng AK đi như chạy hướng về phía chúng tôi, và reo lên: " Người của mình đây rồi. đúng người của mình đây rối"! Anh lính gác xăm xăm tới gần cổng định mở khóa , nhưng anh bỗng dừng lại (hình như a nhớ ra điều gì)? Rồi anh vội nói: -" Các đ/c chờ một lát... tôi vào báo các thủ trưởng". Tôi thấy anh chạy như bay vào trung tâm chỉ trong giây lát sau anh lính gác quay ra và từ phía trong "các cụ" ào ra đầy ngoài cổng... người nào người ấy hân hoan, vui mừng...mắt rơm rớm, các anh ôm chúng tôi nghẹn ngào. Chúng Tôi rât xúc động chúc mừng các anh (rồi nước ngọt Hà nội, bia trúc bạch. thuốc lá Thăng long, điện biên, Tam đảo, trường sơn...các anh khuân ra để ngay trên bàn trực ngoài cổng. "bắt" chúng tôi uống ... cuộc vui cũng diễn ra nhanh chóng. Tôi vội xin phép các anh để đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ. Chia tay các anh trong phái đoàn ngay tại cổng trại Đavit. c11 chúng tôi tiếp tục triển khai tiến vào chiếm sân bay TSN.
 (những diễn biến sau đó như bác PK kể : như có hai cán bộ đứng chờ, bắt liên lạc. có cái xe con chở người ...của DVM . hay đứng xếp hàng chụp hình, rồi gặp cô Nhíp... thì tôi không biết. vì lúc ấy tôi đã ở trong sân bay.) cảm ơn bác PK đã tham gia. Tôi biết mà "lão PK này biết nhiều chiện lắm" chúc bác khỏe viết đều tay nha.
- à mà quên, lính c11 không ai dùng súng bắn khóa cổng đâu nhá. bác coi lại xem lính c nào. Khi gặp phái đoàn c11 chúng được tiếp đón đàng hoàng. lính gác ra mở cổng (như tôi kể lại là hoàn toàn đúng như diễn biến sáng hôm ấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Tám, 2014, 09:59:52 pm
   Anh bob chắc ngủ quên hay mải đi câu biển rồi. Hi...
Cô em gái quê lúa của bob, chỉ khéo đoán mò... "Mò" nhưng trúng! 16h  bob mới đi câu về. đói quá, ăn vội tô cơm nguội nằm nghỉ một lúc mới vào trang nhà... ôi vui quá. cái thấy cái nich lạ hoắc tưởng ai. đọc vài dòng là biết ngay lão T . Hay quá. Cảm ơn CB .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Tám, 2014, 06:50:43 am
 Kể cũng hay Bob nhỉ. Câu cá về ăn cơm nguội, vừa khổ vừa sướng! Được cảnh sống như thế là quý lắm Bob ạ. Bob kể làm cho P/K tháy nhớ bãi tắm Nha Trang lắm. Này cái tên P/k là một kỷ niện của đời lính đấy. Bob ơi! P/K già,  già ròi nên đêm chỉ ngủ được 4,5 tiếng thôi. Dậy,  lại chuyện xưa nhỉ. Hồi đánh Lữ dù ở đèo Phượng Hoàng Bob kể thấy mấy khẩu pháo "lạ" , điều này cho P/K khỏi băn khoăn vì có lần đọc bài viết của một lính biệt động, nó kể là ở Dục Mỹ có pháo 105ly bắn nhanh, chỉ trang bị cho Biệt động quân, mà hôm P/k đi cùng C10,  vào trận địa pháo đếm có 15 khẩu 105ly và 1khẩu 175 (con số của người lính biêt động là 3). Như vậy là họ kể đúng. P/K là tác chiến nên chuyên được húi đi trước, cái tai được nghe tình hình chiến sự nhiều, khi đó trẻ nên còn nhớ được. Chúng mình ở với nhau từ 9-1975 đến 4-1976, chưa trừ ngày Bob đi phép. Thời ấy là quá  nhiều và cũng đủ đê không bao giờ quên. Bob vừa qua mất mát lớn, P/K từ hôm biết cứ bâng khuâng lam sao ấy... Tạm dừng vì   chẳng hiểu càng về cuối máy cứ đơ mãi gõ được chữ chờ hang phút, Chào nhé!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Tám, 2014, 09:38:58 am
Chào tất cả các bác! Lắm chuyện trao đổi quá, ai kể cũng đúng, ai nói cũng chẳng sai. P/k nhận thấy một điều là trong chiến đấu mỗi người một hướng, một mũi, một mục tiêu; sung nổ thì một chỗ, nên diễn biến khác nhau, P/K đã trao đổii  về những đièu mắt thấy (không phải tai nghe) từ ngã ba bà quẹo đến Bẩy Hiền, sẽ trao đổi sau nữa.
Vì háo hức quá nên áp sát "muc tiêu" là nổ súng liền. Mà súng đã nổ là lính chiến say ngay. P/K xin chào Bob, Tom,Nguyễn Trong Luan, Anh Khôi ...Kính chúc các bác mạnh khỏe, vui vẻ hạnh phúc!
Riêng Xuânv338(CB) phải chúc sức khỏe và đón nhận những lời khuyến kích động viên ấm lòng đồng đội. Đọc những bài viết, lời tâm sự cũng đoán CB cỡ gì rồi. Mong CB luôn có mặt và có trang riêng, nếu được P/k xem chung thì vui quá.
Còn Tom có nhớ đi cái "làng"  Thủ Dầu Một không? P/K cũng đi như Tom đấy. Cám ơn đưa xem bức ảnh cô Nhíp.
Vào theo đường HHT là chính 100% Nếu không phải C11 thì C 10. P/K đi tốp đầu tiên mà. P/K là tác chiến D6, D6 là  gốc  của P/K từ Bắc Bob ạ . C9 sang sân bay và Sd5kq P/k cũng đi cùng. Còn nhiều chuyện lắm...Vẫn khổ vì máy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 28 Tháng Tám, 2014, 12:28:10 pm
    xuanv338. (CB) xin chào tổ tam tam cựu lính Tây Nguyên. Mới chỉ có ba người F10 mà nghe các bác hợp đồng tác chiến mạnh mẽ quá. Từ trong ký ức của người linh đã từng sống trên cao Nguyên đầy nắng và đầy gió là những trận đánh, những mũi tiến công đầy cam go lồng vào trong những tình cảm chứa chan, buồn , vui , mất mát của đồng đội. Tất cả đang được nó nhào nặn vào nhau trải đều trên những dòng văn của các anh.

     Mấy chục năm trôi, người lính trận hôm nay mới được trải lòng mình. Chắc bác phuockhanh hôm nay sẽ là người thật vui và háo hấc hơn nhiều phải không? CB đoán thế! Anh bob và bác Tomb3 những ngày qua mong bác phươckhanh vào trang đến cạn mong. Người ngoài cuộc em cảm nhận là như vậy?  Hôm nay chắc các anh đã rất vui, anh bob dần vui lên đấy nhé!  Các anh khơi dậy ngọn lửa trên cao Nguyên lúc này là cần thiết, khi đất nước mình bờ cõi đang bị ngoại xâm nhòm ngó. CB sẽ thường xuyên mang Hoa tới động viên và làm dịu mát ngọn lửa chiến tranh còn đang cháy bỏng trong ký ức các anh. Trên trang M&H bây giờ lớp trẻ đang vào đọc rất nhiều. Các anh hãy viết thật hay, thật nhiều.

      phuockhanh@. Nếu bác rảnh xin mời bác vào trang riêng của em đọc và viết bài động viên. Trên diễn đàn Dựng nước - Giữ nước bác vào đọc thoải mái bất cứ trang nào mình thích. Mỗi chủ đề mang sắc thái riêng, cái chung nhất vẫn là hồi ức của lính. Hì... Không phải vé, không phải chịu thuế. nick của em (xuanv338) Tiêu đề "Có một cuộc đời và một tình yêu như thế!" bác vào đọc từ phần I đang ở trang 7/16 Máu và Hoa. Phần II thì đang ở trang I. Nó không hẳn là một hồi ức, mà là em chịu khó nhớ lại chắt chiu từng câu truyện nhỏ của mình để các đồng đội cùng chia sẻ. Em nghe lỏm bác Tomb3 cũng sắp cho ra đời một thiên tình sử lâm ly đấy các bác nhé!. CB chào các bác trong nhóm F10 và tất cả mọi người đang  tham gia trang.


      


  


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Tám, 2014, 02:05:10 pm
Bob kể làm cho P/K tháy nhớ bãi tắm Nha Trang lắm. Này cái tên P/k là một kỷ niện của đời lính đấy. Bob ơi! ... Chúng mình ở với nhau từ 9-1975 đến 4-1976, chưa trừ ngày Bob đi phép. Thời ấy là quá  nhiều và cũng đủ đê không bao giờ quên.
Chào bác PK@:
 -Vâng! Năm 1976 Từ cây số 54 ( dưới đường ống thủy áp, nhà máy thủy điện Đa nhim) bob chia tay bác PK và đơn vị (c11) đi học...năm 1978 sắp ra trường thì bị ốm nặng đi viện 211 ở Nha trang.  Khi nằm điều trị ở b. viện, ae cùng lớp nhận quyết định về nhận công tác... có một số bạn bè trước khi đi có đến thăm và cho biết: bob cũng có QĐ rồi...bob sẽ về F31. Nhưng bệnh của bob mãi không khỏi, nằm viện có lẽ đến cả nửa năm, đến đầu 1979 bob mới ra viện về lại trường quân chính QĐ. ở lại trường làm cbộ khung. cuối năm ấy bob lại phải đi viện...rồi QD3 nhận lệnh ra BGPB. Bob được nhà trường và ban cán bộ QĐ3 liên hệ cho chuyển ngành ngay khi còn nằm viện...quãng đời binh nghiệp của bob dừng lại tại đây (1979). Rồi bob ở Nha trang đến bây giờ.
 - bác Phuockhanh, bác tom bố trí vào Nha trang đi câu nhé! Mình sẽ tâm sự nhiều hơn. Nhớ đi sớm sớm nhé. không vài năm nữa "lọm khọm" đi không nổi... hì hì.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Tám, 2014, 09:42:03 pm
Chào Bob! Các nhà chính trị len tiếng, Tác chiến tôi cảnh giác ngay. Nhất là các vị đã mượn chốt người dương lao gọi sang là nguy rồi. Chạy! Chạy đâu? P/k có ngón nghề chuyên đi địa hình nên dày kinh nghiệm xem địa hình đặt quân. Đến đâu là một vấn đề nan giải. Nguyễn Hoàng (P/K) chạy đến cụ Nguỹen Du (Xuânv338) nhờ cụ chỉ giáo. Cụ phán Trường Sơn Nhất đái, vạn đại dung thân. Thế là vợ chồng, con cháu, tháng7-2012 bồng bế lên đại ngàn. Khi qua Nha Trang thằng con rể bảo đây là quê gốc nó. Đồng thời P/K đã hùng dũng tiến công từ Dục Mỹ đến nha Trang, đây là cuối dãy Trường Sơn. Ờ ở đây cũng hùng vĩ, có đèo Phượng Hoàng quanh co hiểm trở. Được được đấy. Trinh sát địa hĩnh xong mới nhớ ra ông Bob ông biết tõng nơi này rồi. ổng mà đưa 105ly bắn nhanh thì có chạy đằng trời. Bầu đoàn thê tử chạy về Dốc lết, trược hoài, kinh. Chạy về  Nha tranh eo ơi toàn tắm bùn và ở thủy cung, không quen. Sợ lắm! Lời cụ Khiêm nói quá đúng. Thế là zọt Tây Nguyên. Tác chiến trinh sát khu Biến Hồ, không được, nghĩ đến Cheo Reo Phú Thiên hơn tram cây số, chỗ này họ dùng máy tuốt giống quê mình. Trời đất ơi ông "chính"  gốc


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Tám, 2014, 10:18:08 pm
Trước hết xin lối viết Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thành Nguyễn Du (tiêp)...Chỗ này dùng máy tuốt lúa, giống quê mình, mà năm 1972 đã xông pha đất này rồi, Hay! hay... Không, quá là nguy hiểm. Ông "chính" quê 5 tấn. Chết, may mà còn nhớ, nếu không ổng dung 14ly5 choảng vỡ đầu. ngược Kon Tum, qua "Gò Đống Đa" lên "Cánh cửa thép Hồng Hà" tìm mấy thằng em hồi 73, 74 xin chốt lại, không gặp, có người bảo nó đang rong chơi ở sông Pô cô. Không chờ được, Định quay về Thanh An lại gặp cô Dã quỳ, không có thời gian nên viết cho cô mấy lời:                         

Dã quỳ hoa của Tây Nguyên                                   Ơi bông hoa nhỏ trên đồi   
Đứng bên bờ cỏ, len bên lối mòn                              Dù trong bão đạn vẫn tươi sắc màu
Thấy hoa dạ cứ buồn chon                                       Thủy chung mảnh đất ba zan 
Như ai lỡ hẹn, như hờn vói ai                                    Với buôn làng với núi ngàn Tây Nguyên


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 29 Tháng Tám, 2014, 07:07:33 am
...
Dã quỳ hoa của Tây Nguyên                                   Ơi bông hoa nhỏ trên đồi   
Đứng bên bờ cỏ, len bên lối mòn                              Dù trong bão đạn vẫn tươi sắc màu
Thấy hoa dạ cứ buồn chon                                       Thủy chung mảnh đất ba zan 
Như ai lỡ hẹn, như hờn vói ai                                    Với buôn làng với núi ngàn Tây Nguyên

Chào PK@, Bài thơ nói về hoa dã quì hay quá. đọc thơ mà hình dung ra những quả đồi vàng rực, hai bên đường rực vàng hoa cúc quì dài tít tắp. đúng là loài hoa đặc trưng của tây nguyên. Hì hì hóa ra lão PK này cũng có khiếu làm thơ nhẩy! Chắc chắn bob còn được nghe nhiều bài thơ hay của "lão"! Mừng lắm! bob đã từng đọc thơ về dã quì của bác "Lính Tây nguyên" ...nay lại có thơ của PK. đều cùng lính Tây nguyên cả nên cảm ngay. mỗi ông có cách viết rất hay về dã quì theo tâm hồn lạc quan của người lính chiến thời bom đạn ác liệt lúc bấy giờ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Tám, 2014, 07:52:33 pm
 

         CB gửi tặng các anh lính Tây Nguyên  CÔ DÃ QUỲ.


(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/EMGAacuteIHAacuteIDAtildeQU1EF2_zps4521eec8.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/EMGAacuteIHAacuteIDAtildeQU1EF2_zps4521eec8.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Tám, 2014, 06:29:30 pm


         CB gửi tặng các anh lính Tây Nguyên  CÔ DÃ QUỲ.

 
- Cảm ơn xuanv338@ Tặng ae lính Tây nguyên chúng tôi bông hoa dã quì... Xinh quá!
- Thế nào lão già Phuockhanh@? thấy hoa đẹp có nhớ ra những kỷ niệm gì về ngày xưa ở Tây nguyên không? Kể lại cho ae nghe với. Hoặc kể lại những ký ức không quên càng hay.
 -bob tôi nguyên là lính cao xạ (14,5) d113 độc lập trực thuộc BTLPKKQ. vào Tây nguyên từ tháng 2/1971 (trước đó đã đi b ngắn ở Quảng trị (Cam lộ, Hướng hóa) hồi chiến dịch đường 9- nam lào. Xong chiến dịch, đi Tây nguyên). Vào Tây nguyên có tên d46/ E40 pháo binh. năm 1973: E95 chuyển khỏi F10 và E24 về thay (khoảng cuối năm 1973) lúc đó bob từ e40 về e24/F10 . Ở E24 từ 1973 đến 4/1976 bob thuyên chuyển qua ba đơn vị ở ba tiểu đoàn (c4/d4, c8/d5, c11/d6) đến khi gặp bác phuockhanh. chúng mình ở với nhau được khoảng 6,7 tháng rồi bob đi học... nếu không bệnh tật chăc bob lại chuyển về F31 rồi. Cuộc đời binh nghiệp của bob nó long đong, lận đận thê nào ấy. Mỗi đơn vị có những chuyện (ký ức) riêng từ từ bob nhớ lại sẽ Tâm sự nhiều. Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Chín, 2014, 08:26:52 am
                   KÝ ức: MỘT TRẬN CHỐNG LẤN CHIẾM (1973)
 Khoảng cuối năm 1972 D46/E40 giải thể lý do không phải d46 kém, mà do thiếu người mang vác súng 14,5ly (sau chiến dich xuân hè 1972) khi giải thể bob lúc đó là b trưởng. Cả tiều đoàn có 12 khẩu 14,5 ly đem bọc dầu mỡ cất vào kho...rồi đơn vị được sát nhập vào tiểu 30/E40 (tiểu đoàn 30 cũng là tiểu đoàn cao xạ 12,7) . Đầu năm 1973 (sau khi HĐ Pa ri) cuộc đấu tranh chống lấn chiếm diễn ra rất phứ tạp ... đại ĐỘI 12,7 của bob cũng triển khai bảo vệ vùng giải phóng ở khu vực Krông-Trung nghĩa (tây nam thị xã Kon tum). cuộc chiến diễn ra khá ác liệt. phía đối phương (QLVNCH) đã tràn ra chiếm khu vực Chư dệt (lấn chiếm cả vào hậu cứ của E95). Trước tình trên F10 điều E66 vào oánh chiếm lại. đại đội 12,7 của bob được đi phối thuộc cùng E66. Vào khu vực Chư dệt thấy tình hình rất căng thẳng, khó khăn có thể nói đi chỗ nào cũng có thể gặp địch (vì chúng đã đẩy E95 ra khỏi hậu cứ, chiếm được toàn bộ khu vực này). các con đượng mòn đã bị chúng phục kích, hoặc gài mìn.../ Ta (e66) thì vùa mới vào, trinh sát đang nắm địch. C 12,7 của bob đang tạm dừng chờ nhận nhiệm vụ, thì các Đc chỉ huy ông thì kêu "đau bụng", ông thì sốt rét "nhức đầu" . Khi d7/e66bb cho người đến báo chỉ huy cao xạ đi cùng để nắm vị trí... đêm tiền nhập...Hì!!! - ông nọ đùn ông kia... rồi chả ông nào dám đi (chưa đánh mà đã "tư tưởng" rồi)!  Bob tui được gọi lên giao nhiệm vụ. bob Nhận lệnh đi liền, và có chú liên lạc (của đại trửơng) đi cùng. " Tự nhiên bob trở thành đại trưởng (không phong) có lính phục vụ!!!"  hì,  hì...! Hôm ấy (đi thực địa ) bên BB có anh Long Hứa Ho làm trưởng đoàn (anh Ho hồi ấy là E phó 66 thì phải) các cán bộ 66 đi cùng toàn c trưởng đến d trưởng. (chỉ riêng c4, 12,7 của bob là b trưởng đi). đoàn chúng tôi bí mật theo trinh sát luồn rừng đến từng vị trí (áp sát địch), khi ở mũi chủ công (d7/e66), anh Ho thì thầm gì đó với d trưởng d7 rồi truyền xuống báo tôi (bob) lên nhận NV: rồi a chỉ vào tảng đá: - 12,7 đặt đây, rồi chỉ tay về hướng địch... rồi dặn khi có hiệu lệnh (mìn đinh hướng nổ) là 12,7 bắn quét về phía địch... khi bb xung thì ngóc cao lên ngọn cây bắn ... làm chúng không ngóc đầu lên được. Vâng! đúng vậy , sau này tôi cứ cảm phục tinh thần, gan dạ, sâu sát của người e phó e66bb và nghe láng máng: (anh Long Hứa Ho là người dân tộc tày trình độ học vấn còn thấp nên lúc ấy không biết dùng bản đồ , địa bàn...nên anh phải "cầm tay chỉ việc" trên thực tế chiến trường như vậy. Không biết có đúng không. (E66 hồi ấy tôi còn nhớ anh Võ Quang Tịnh e trưởng, anh Bùi Sĩ Dũng là chính ủy. Khi về hưu các anh ở Nha trang cùng BBLCCB F10). .
 -Vâng, trận Chư dệt ngày ấy thật ác liệt. Quân ta thắng và đẩy được bọn lấn chiếm khỏi Chư dệt. nhưng ta cũng thiệt hại lớn. Bên đơn vị bạn (e66) tôi không rõ lắm. Riêng đại đội 12,7ly của bob đi phối thuộc đã bị mât khoảng hai chục người (cả hy sinh và bị thương). Đặc biệt cả bch đại đội 4/d30/e40 "mất sức chiến đấu luôn" ngay từ khi mới đặt chân vào Chư dệt Và bob "bât ngờ" được lên nắm quyền chỉ huy cả đại đội. Nên nhớ mãi.
 - Rồi sau trận ấy, Trở về hậu cứ... C4,d30 lại giải thể... và bob cùng các anh em được chuyển về e24bb ...   " Còn các đ/c trong BCH đại đội ở lại D30 : Người đi nuôi lợn, trồng rau. người chuyển thành trợ lý này, khác... của D30". rồi từ đó đến nay bob không gặp được  ai nữa.
 - Khi bob về nhận nhiệm vụ ở E24,F10. Đơn vị đầu tiên tiếp nhận bob là C4,D4 (Lúc ấy anh Đóa là D viên, anh Oánh D trưởng) còn C4 lúc ấy anh Huy là c trưởng, anh Hồng C viên. Sau 1 tuần học chính trị, Được anh Hồng giới thiệu truyền thống đơn vị, rồi quán triệt nhiệm vụ... Bob vẫn giữ chức B trưởng của b 12,7 và đại liên , rồi nhận nhiệm vụ giữ chốt tại Ngô trang-đồi vuông (Kon tum). ở trên chốt được khoảng 1 tháng (cấp trên thấy được) cho người báo về tiểu đoàn nhận NV mới: Và bob được giao nhiệm vụ làm C viên phó! 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 02 Tháng Chín, 2014, 09:32:59 am
Chào bob ! Mấy bữa nay có công việc không vào gặp bob được, nay lại gặp bob đây. Chúng mình ở với  nhau 5,6 p/k thấy với lính như thế là quá dài có phải không. Cần thế đã để 40 năm sau vẫn tìm đến nhau là vui lắm rồi. p/k rất cảm động khi đôi bạn bob và CB có lời động viên cho mấy câu dã quỳ. Dó cũng là cảm nhận sau 37 năm về TN thăm lại chiến trường xưa, chẳng thấy một vết tích nào còn lại ngoài  Đài tưởng niệm mới xây. May mà thấy dã quỳ  khi vào viếng mộ ông chú, làm cho p/k nhớ lại  bạt ngàn dã quỳ quanh buôn làng Tây Nguyên ngày xưa. Cảm ơn CB giử tấm hình dã quỳ đẹp rực rỡ cũng như cô gái nép vào hoa!  Chúc mừng CB mở trang mới, chúc mừng bob trở về hồi ức thời chiến trận ! p/k sẽ giử đầy đủ hơn cho bob vào một ngày không xa.  p/k rất thích hoa, nhắc đến dã quỳ lại nhớ hoa giấy, cái màu tím nhắc cho người ta nhớ đến hai tiếng “thủy chung”.  Nhớ ngày đi phép đầu tiên năm 1976, sau bob và khi vào bob đã đi học rồi. Trên đường xe nghỉ lại ở Huế ăn trưa. P/K ngồi bên bờ sông Hương nổi tiếng trong thơ ca, mình chưa thể cảm nhận hết cái đẹp, cái sâu lắng  của con sông đất cố đô mà chỉ thấy màu tím của hoa giấy rủ xuống sông Hương như nói lên điều gì đó. Lại nhớ khi ngồi trong xe, những chàng lính chiến bao năm xa quê hương, bạn bè và nhất là người yêu- nếu có- đều phân vân, nghi ngờ về sự chung thủy. Thế là p/k nghĩ ra mấy câu:
Qua Huế giờ trưa nghỉ bên đường
Giàn hoa tím nở bến sông Hương,
Ai biết tình ai còn chung thủy
Như mầu tim tím bến sông thương.
Bob kể do bệnh tật mà phải ra quân là điều không may nhưng với p/k ngày  ấy là cả một mơ ước. p/k “dẫy” từ sau khi bảo vệ Đa Nhim về và được nhận xét “ tư tưởng không yên tâm công tác”. Câu này khi cầm hồ sơ về Sư 31 p/k bóc trộm ra xem được. Mong ra kinh tế ở Lâm đồng lắm. Mấy tay cán bộ c10,  c12, không có quân các hắn đi vung “xích chó” thể là được chuyển kinh tế. Còn p/k …vẫn bí mật hồi sau  sẽ rõ. Trở lại 1973 quả là bob vững vàng và dũng cảm, dám ra đảm nhận việc hệ trọng trong thời chiến lại không phải của mình. Mong bob cứ dắt dẫn theo thời gian nhé.



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Chín, 2014, 10:20:33 am
 CB chào hai anh lính Tây Nguyên . Chào các bác. Ngọn lửa trên cao nguyên trong ký ức lại bừng cháy trên trang viết của các anh. Thế là bác P/k sđã về viết bài. May mà em chưa kịp PM tin cho anh bob. Tự nhiên im bặt em cứ tưởng hay là bác K/K giận gì anh bob nên đã chạy về rừng mất rồi. Đang hăng hái thế mà bỗng trầm ngay, bác ấy chạy về rừng thì anh bob lại một phen đi tìm mệt nghỉ. Thế là may rồi!

       Anh bob ơi! lại xuất hiện thêm một nhà thơ Tây Nguyên nữa rồi. À mà em cứ quên không hỏi thăm đồng hương. Vậy ngày đó anh bị ốm sao mà phải nằm viện lâu thế? Nằm đến nỗi phải rời binh nghiệp. CB chúc các anh mạnh khỏe, viết tiếp hồi ức.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Chín, 2014, 12:54:03 pm
*... Thế là p/k nghĩ ra mấy câu:
Qua Huế giờ trưa nghỉ bên đường
Giàn hoa tím nở bến sông Hương,
Ai biết tình ai còn chung thủy
Như mầu tim tím bến sông thương.
...
 **Câu này khi cầm hồ sơ về Sư 31 p/k bóc trộm ra xem được. 
...

* Đúng là thơ tức cảnh, Hay! -Hồi ấy còn rất trẻ mà bác PK@ đã có những cảm xúc rất "lãng mạn" rồi. Thấy hoa tím...nhớ người yêu...còn chung thủy không...! xuất hiện trong đầu...và có ngay bốn câu tứ tuyệt rồi. Hay nhât hai câu cuối:
" Ai biết tình ai còn chung thủy
Như mầu tim tím bến sông thương." - Tâm hồn anh "lính trẻ" đang nôn nóng hướng về quê... mong sao... bay ngay về để gặp!
** - Ồ! như vậy là sau này bác về F31 à.? - Lớp cùng học với bob cũng về 31 khá nhiều (trong danh sách đó có tên bob). Trong số ae về F31 rồi còn viết thư về trường cho bob biết: - Mong bob về nhận công tác sớm. BCB F31 đã dự kiến xếp cho bob: (D viên D cao xạ 12,7 của sư đoàn). Nhưng như bob đã kể trên. Bob không về được...và chuyển ngành ra Nha trang.
*** XV: Cái bệnh của bob hồi ấy: Trong bệnh án của bệnh viện ghi (bob xem trộm) là: "viêm cốt mạc xương hàm phải".  Thực tế thì bob thấy má bên phải xưng tấy (to như trái bưởi) đau nhức không nhai cơm được, toàn ăn cháo. Hồi ấy có người chẩn đoán là: quai bị. - Nhưng điều trị mãi không khỏi. chỗ viêm tấy rất nhiều mủ. phải mổ tháo mủ... Mỗi lần mổ có lẻ phải gần cả lít mủ đặc. Cứ mổ xong khâu lại...(dùng thuốc kháng sinh của Mỹ liều cao) nhưng vài ngày sau lại sưng lên, ở viện 211 mỏ tới 3-4 lần như vậy...Vẫn không khỏi. đội ngũ bs đã hội chẩn và có nhận xét "Có thể bị U xương hàm" thế mới kinh. - bob nghe nói U xương thì "toi" rồi...! Thế là bob viết giấy xin ra viện (có gì bob chịu)... Ra viện về trường, bob xin đi phép. -Về phép thăm quê, thăm vợ con "lần cuối"! -Hồi ấy (1978) vơ bob làm ở nhà máy cơ khí Thái bình còn đang sơ tán ở thôn Đoan túc. Bob về phép được vài ngày thì má bên phải lại xưng to "như quả bưởi"...bob phải lên bệnh xá tỉnh đội, các anh viết giấy chuyển lên QYV 7 bên Hải dương. Ở viện 7 ...cả tháng cũng không khỏi... "chán đời" bob xin ra viện, về ở với vợ con..."chờ chết"!!! - Ở với vợ con, được vài ngày bà chị gái ở dưới quê lên thăm và có mang theo cho một cái xương hàm con trâu nhặt được ở bờ bụi nào đó và bà chị nói: "các cụ nói đây là bệnh HÀM TRÂU chẳng có thuốc nào chữa khỏi chỉ mỗi xương hàm trâu chườm mới khỏi: "cậu chịu khó mỗi sáng ngủ dậy nấu cơm nước gì đó, đem hơ cái xương này khi nóng vừa thì chườm vào chỗ xưng". Vâng, và bob làm đúng như bà chị dặn. bob chườm liên tục cả tháng...thấy hàm không xưng nũa, rồi giãm sưng, giảm đau dần ...và khỏi hẳn, khỏi đến tận bay giờ luôn. Thật tuyệt vời cách chữa dân gian của bà chị. bệnh của bob như thế đó phải kể lại hơi dài, cảm ơn XV đã quan tâm.

 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 03 Tháng Chín, 2014, 02:41:23 pm
Chào tát cả mọi người! Hẳn là chu du 2/9 mới về mệt, nếu đúng vậy thì P/K mong mọi người chóng bình phục để lên “ chốt” chiến đấu cùng P/K. P/K khỏe lắm vừa ở Bắc mới Zô Nam mà.
(Kể tiếp)
P/K hồi còn bé nhút nhát lắm, người ta bảo hiền như con gái. Mà thật đấy, đi đến nhà ai cùng bẽn lẽn chui và chỗ khuất ngồi. Bà cô bảo làm trai thế thì kém lắm, không bằng những đứa con gái, nó trèo cả lên mái nhà bắt chim, leo cây cau hái cả buồng, ra ao tắm hụp lặn như con rái cá. Bà bảo đồ con trai như thế là vất đi rồi. Bà còn nói: Tao bẩu này ( quê mình vần ôi nói thành ui)  con trai mà đi đánh chắt, đánh chuyền, đánh lú, đánh tam cúc chỉ có mà ái nam ái nữ. Tôi chả biết ái nam ái nữ là gì. Tôi tồ lắm. Lớn rồi mà nhát như cáy, nhất là khi  lũ con gái…eo ôi cứ gọi là  giật mình thon thót, chẳng biết trả lời ra sao. ấy là với con gái khác làng thôi. Chứ cái lũ con gái trong làng, mà phần lớn trong họ thì chả sợ đứa nào. Còn làm cả đội trưởng thiếu nhi,  cứ đến rằm trung thu là xã họ tổ chức cắm trại và thi tập đội ngũ, thi thể dục, p/k ra điều hành ngon lành. Thế mà gặp bé nào khác xóm là lưỡi cứng đơ đơ, nhất là bé chào thì ôi thôi miệng P/k lúng búng như ngạm hột thị. Khốn nỗi bé nào trong xã cũng biết vì bảo bé mà học giỏi. Thực ra mình còi, chậm lớn. Ai đời 17 tuổi mà nặng có 30kg, cao 140 có chết tôi không. Thật 100% vì hết lớp 7 làm hồ sơ đi chuyên nghiệp kiểm tra sưc khỏe có thế thôi, thế mà đòi  đi hàng hải mới oai chứ.  Hôm trường Hàng hải thông báo về, vào buổi tập trung toàn trường, ông hiệu trưởng gọi đứng lên rồi phán câu xanh rờn: Bé thế này thì đi đâu! Học lên cho lớn đã. Vô tư học lên vì năm ấy ở huyện bắt đầu mở trưởng cấp 3. Trở lại cái chủ  đề nhút nhát, nhút quá dẫn đến bỏ lỡ mọi thời cơ trời mang đến. Sau này ngẫm lại  chẳng phải  chỉ có haị mà còn lợi nữa là khá, bàn sau. Bob  hoặc ai đọc nữa đừng ngủ gật nhé. Hôm nay cũng chỉ kể phần dầu thôi. Qua lớp tám chẳng biết  yêu, đến lớp 9 chẳng ai  yêu, sang lớp mười mới tập vụng thương, chộm nhớ mà chẳng dám nói. Hồi đang học lớp 10, có cô trò ở  cách nhà P/k 4km và P/k cách trường gần 5km. Như vậy cô bé cách trường gần chín cây số. Cô bé trọ học. Cũng kể thêm là trong cái xóm nhỏ có bốn thằng nam nhi hay chơi với nhau, nghịch tựa như quỷ sứ. Cả bốn thằng sàn sàn tuổi nhau, cùng đang đi học.P/k học hơn một lớp vì có đứa  bị lưu ban. Cứ vào dịp nghỉ hè là bốn quỷ sứ tụ tập bàn cách đi trinh sát, thu thập tin tức, nắm bắt ở đâu có ..”hoa dã quỳ’ mang về xếp hạng. Cuối cùng được bốn nàng. Một còn học và ba là thôn nữ. Bốn mục tiêu, tay nào tấn công ở đâu được thì cứ việc. Vây là P/k gặp dịp may trời cho: Thiên thời địa lời nhân hòa.  Có còn gì hơn thế nữa. Cứ là gắp thịt bỏ bát, gặp cá bở miệng. Chắc các vị bảo P/K chuyến này vớ bở, chuột sa chĩnh gạo, cứ gọi là ngồi mà nhai. Trở lại với câu nói của bà cô : Con trai thế thì kém lắm. Sau này mình nghĩ mình vừa kém vừa tồ. Chuyện thế này. Vì học xa nên phải đi học từ rất sớn. Mùa đông 7h, mùa he 6h rưỡi vào học. Mùa đông đi học khổ ơi là khổ, rét run cầm cập, lại phải đi sớm. Đồng hồ chả có chỉ nghe tiếng chuông nhà thời đánh, chuông nhất chưa đi, chuông nhì phải dậy. CB  là dân sứ đạo chắc sẽ biết chuông nhất là mấy giờ, chuông nhì là mấy giờ nhỉ? Trời đất ơi sao lại miên man cả sang sứ đạo của người ta  làm gì? Thôi thì cứ thông cảm mà nghe. Có hôm, bừng tỉnh dậy chẳng biết đã chuông hay chưa chuông, nhìn ra sân thấy trời sáng đùng đục.  Đên xuân lành lẽo tĩnh mịch, sương mù dày đặc, trăng bi mây mù che phủ, chỉ nhìn được trước mặt và chung quanh chỉ 10m. Ra khỏi làng hơn cây số là đến cây cầu có tên là Cầu Tây. P/K đi đến đầu bên này cầu thì thấy đầu cầu  bên kia, phía tay trái  một người đứng dậy đi.. Họ đi bên kia, P/K đi bên này. Chẳng ai cản ai,  hai bên mép cỏ, cách nhau cả một mặt đường. Chẳng biết mặt đường ngày ấy cách nhau bao nhiêu mét, chỉ biết rằng hai cái ô tô tránh nhau phải men ra vệ cỏ. Lúc đầu tưởng là người đi chợ, sau thấy là người cắp sách. Chính là bé.  Đoạn đường bốn cây số đi bộ phải mất cả tiếng đồng hồ thế mà “tôi  đi đường tôi, bé đi đường bé” . Bé chẳng chào mà tôi cũng chẳng hỏi. Hai cái bóng  cứ song song hai bên đường  cho đến cổng trường, tôi về lớp tôi, bé về lớp bé. Đấy, cái chàng trai tôi khốn khổ khón nạn, vụng thối vụng tha như thé, trước đối tượng đã được “chấm” mà còn bi khóa môi khâu mép,  bỏ lỡ cơ hội mười mươi dành phần chiến thắng. Nhưng không phải đã hết thời cơ đâu, còn hai lần nữa xin Bob và Cb theo dõi  nữa nhé. Xin chào và chúc sức khỏe!                                                 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Chín, 2014, 05:57:42 pm
    Chích em xin chào hai bác Tây Nguyên. Chào các bác trên diễn đàn cùng người đọc. CB nghe anh bob đồng hương kể bệnh mà chương quá! Cái bệnh quái ác lại không khỏi vì thuốc và còn bao nhiêu công lao cô gái quân y vất sớm hôm chăm sóc. Cuối cùng THUỐC  và CÔNG  vẫn đổ xuống sông, xuống biển, bệnh vẫn hoàn bệnh. Cám ơn cái xương con Trâu. Con Trâu nó vừa vừa góp sức làm đầu cơ nghiệp của nhà nông, xương của nó lại vừa chữa khỏi được bệnh cho anh bob. ;D. Giờ nghĩ mà ân hận. Ngày xưa nhà có con trâu mà hai bàn chân CB đứng vào hai hõm hai bên làm nó đau, khó chịu khi đang no bụng cỏ, một tay kéo ghì rợ làm dây cương, vút roi cho Trâu lồng tếu, biến Trâu thành ngựa phi thi với bọn con trai vượt đê về làng. Ha..ha.. Thế mà nhiều hôm CB vẫn thắng. Tối về tắm rồi mà người vẫn hơi mùi Trâu."Có xà phòng đâu mà chả hơi cơ chứ" Nằm bên mẹ mùi Trâu bốc ra, mẹ mắng bắt dậy đi tắm lại lấy lá ổi sát vào người.

   Nhân bài viết của anh P/K . Em nghe cứ như cái bác này nói kháy gì Chích đây thì phải. Toàn là cái chuyện của cô gái ở đẩu ở đâu mà làm mình có tật nên giật mình. Chưa hết đâu. Hết câu truyện dài CB sẽ kể nhiều câu truyện nho nhỏ ngày xưa ở làng quê cho các bác nghe mà rùng mình. Lắm lúc bây giờ đe con, đe cháu mà lại nghĩ ngài ngại với chính mình ...hí....hí phải giữ bí mật thôi.

    Cách đây hai tối CB vào nhà anh chị. Nhân vật có trong chuyện kể". ăn cơm xong chẳng hiểu sao hai người lớn và cô em giờ đã lên bà mang truyện ngày xưa ra kể. Anh trai và chị dâu CB cũng thuộc diện nhớ dai. Những truyện nghịch ngơm của tuổi thơ của cô em gái được bà con bên xóm đạo mệnh danh là cô mục đồng, là "dái trong" được mang ra kể tội. Anh trại chích giờ đã ngoài 70 rồi, anh ngồi lắc đầu. Không hiểu sao ông Bụt lại nặn cô ra là con gái cơ chứ. Cả ba người cười trong nước mắt.

   Tuyện đánh đấm ở Tây Nguyên em không được tận mắt nên chịu, chỉ biết ngồi hóng truyện của các anh thôi. Thỉnh thoáng em lại rắc mấy câu cười cho dịu lửa cao Nguyên. Chúc các bác mạnh khỏe , tiếp tục kể truyện. Chích lại ngồi nghe.

    


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Chín, 2014, 09:24:53 pm
" P/K hồi còn bé nhút nhát lắm, người ta bảo hiền như con gái....( quê mình vần ôi nói thành ui)  con trai mà đi đánh chắt, đánh chuyền, đánh lú, đánh tam cúc ... Bob  hoặc ai đọc nữa đừng ngủ gật nhé... Hôm nay cũng chỉ kể phần dầu thôi. Qua lớp tám chẳng biết  yêu, đến lớp 9 chẳng ai  yêu, sang lớp mười mới tập vụng thương, chộm nhớ mà chẳng dám nói.  "!                                             


 @ PK:-Úi giời ui! Cái lão P/K này mắc bệnh "truyền nhiễm" rùi. Đọc "có một cuộc đòi..." của người ta! tự nhiên lôi chuyện yêu lúc trẻ con của mình vào kể lể...
 Nhưng nghe cũng lâm ly, bi đát phết nhẩy! Bob vưỡn đọc đầy đủ chứ không ngủ gật đâu. Nhớ Trang này "Máu nhiều hơn hoa" đấy nhá. Nên phải kể về ký ức chiến tranh  (Máu) nhiều đã, thỉnh thoảng chấm phá (hoa) vào cho dịu dịu bớt... Hì hì...!
@ XV:
  " CB nghe anh bob đồng hương kể bệnh mà chương quá!" ... - "Xương quá", "Xướng quá"!!!
 _Úi giời ui! nghe câu lày , cảm động quá! xuýt rơi điếu thuốc đấy!!! (bob nghiện thuốc lá mà. đang hút). à mà trong cách chữa bệnh "hàm trâu" như bob đã kể: - Các cụ còn nói: xương hàm trâu càng lâu càng tốt (tức là cái xương đó càng cũ kỹ lâu đời) . và một lời dặn nữa: là đàn ông thì chườm 7 lần. đàn bà thì chườm 9 lần (có nghĩa là ngồi ôm bếp lửa hồng, hơ nóng xương áp vào chỗ xưng (để lâu lâu chút cho nguội) rồi hơ tiếp cho nóng lại áp tiếp lần 2... cứ thế... cho đúng 7 lần ( nữ 9 lần). ngày nào cũng làm như vậy đến khi khỏi hẳn mới thôi. ( Riêng bob chỉ hơn một tháng là khỏi). cảm ơn.
 
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 05 Tháng Chín, 2014, 11:00:46 am
Chào bob! Chào các bạn trên trang mạng M &H!
P/K đọc phần Bob kể, lại tiếc không có ngày và tháng chuyển vị trí? Các anh Đóa và Oánh mình đều biết, anh Đóa đồng hương của Thái Lọ của Bob đấy, hình như về hưu là đại tá hay thượng tá gì ấy.  Còn ở cấp đại đội mình ít tiếp súc, nhất là chính trị càng biết ít hơn nhiều.
Bob ạ, P/K đang ở rừng núi về tới đồng bằng, sướng quá, lại gặp đồng cỏ  tươi tốt, xanh mơn mởn,  toàn cỏ mật, thơm ngon ngọt lịm, con TRÂU già khoái quá cứ thế cắm đầu gặm, cho thỏa nỗi khổ cực của những ngày sống trong rừng rú heo hút, đói khổ, bệnh tật triền miên tưởng như vô vọng. Hăm hở quá cũng may gặp “C viên”, dân cựu của mạng, thổi còi bảo về ngay rừng. Cánh đồng cỏ non xanh mơn mởn này là lãnh địa của nai rồi. Trâu đành lồng về nơi núi non hiểm trở, rừng xanh heo hút. Có ngờ trâu già gối mỏi, chân chồn, bước đi rệu rã cứ như trên lưng có con bé con nào đó cỡi  quất roi bắt lồng, kéo không quỵ mất!
Cũng bắt đầu với Bob ôn lại cái thời ở 24 nhé. Nói về chuyển đơn vị, P/K bốn lần thay đổi. Vào đến T1  đường dây CO2- trong chiến trường gọi là đường dây Giải Phóng- ngày 30-12-1971, đúng hai tháng hành quân vượt Trường Sơn. 10 ngày sau P/K có lệnh điều sang sang C công binh và một tuần sau trung đội của P/K đi phối thuộc ở Binh trạm 37 đường 559. Tiểu đội của P/k  làm nhiệm vụ riêng ở một trạm palye, mở cua hẹp, chặt gỗ lát ở ngầm qua suối, làm dàn mướp ngụy trang,tải thương cứu nạn. Bị hai lần nằm trong tọa độ B52, một lần bom phá, một lần bom bi. Phúc mười đời, tiểu đội không thằng nào việc gì. Quả gần nhất cách độ 10m. Cơm tự giác, đi bắn thú thoải mái nhưng là lính mới không giám cho đi vì  sợ đá phải bom bi, bom vướng nổ, bom quả dứa…rồi mìn díp, mìn lá…còn sót lại. Ba tháng thì về E. Đến t10/1972 về Đội công tác đân vận. Có Hiệp định một mình xuống Tân Cảnh làm công tác dân vận gần một tháng. Ra phía trước dong tù bình, ra gọi loa địch vận ở 674, Đắc Rơ cót. Tháng 7/1973 về lại công binh là B phó, quyền trưởng. Cũng nói thêm là t.7/1972, đang là B phó quyền B trưởng ở công binh. Tám, trợ lý quân lực điều sang dân vận và bảo B trưởng B phó làm quái gì, sang dận vận đỡ khổ. Thế là sang. ở công binh đến tháng 10/1974 di bồi dưỡng ở Sư đoàn và về E đang ở Phước An. Hôm mình và anh Luật đi đến ngã ba đường 21 dẽ vào Phước An còn thấy mấy xác lính ngụy nằm trên đường, ba người dân đang đào hố chôn. Bây giờ đọc thấy Bob kể C11 hai làn nổ sũng diệt địch nống ra, P/K đoán chắc mấy thằng lính chết do C11 diệt vì chỉ có C11 chiến đấu ở Phước An. Như vậy P/k trở lại D6 sau Bob mấy ngày. P/K là quân của C10, D6 từ ngoài Bắc. Khi về D6 thì buồn lắm, C10 chẳng còn lính cũ nào. Điểm mặt còn 7 người, phân tán trong Trung đoàn. Khi hàng quân vào biên chế 98, hai đảo ngũ ngay từ trạm đầu tiên, một chiêu hồ ở Ngọc Bay, 10 bị thương ra Bắc còn lại là hy sinh. Vì cả E từ cán bộ đến chiến sỹ biên chế hoàn chỉnh từ Bắc vào nên chẳng có kinh nghiệm chiến dấu, phần nữa năm 1972 quá ác liệt, nên nướng hơi ác, trận nào cũng “phơi áo”.
Ngày ở bắc Kon Tum không chốt nào P/k không đến, nơi thì trực tiếp gữi chốt, nơi thì làm nhiệm vụ kiểm tra. Từ Trung Nghĩa đên Bông Trang Klả, Ngọc Quăn… cả C11 đang chốt ở 601 cũng có lần đến nhưng bấy giờ chẳng biết Bob là….nào!
Tạm kể đến đây, ta lai dai ,cứ dài dài  kể tiếp sau nhé. Trưa rồi đi nấu cơm đây. Bà xã di tản lên chỗ con ở Hà Nội, con dâu đi làm, con trai đi công trình mãi Ninh Thuận, cháu đi học. Thành ra P/K ngự trị một vương quốc vào buổi trưa. Hỏi có sướng không? 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 05 Tháng Chín, 2014, 03:39:30 pm
   CB chào anh chủ bob. Chào bác P/K. chào các bác. Tây Nguyên có thêm cựu lính bổ xung nên những câu truyện ngày xưa giờ tua lại mà đang như vừa mới qua thôi. Cảnh sống tự do của bác P/K buổi trưa thật thoải mái. Anh bob chiều nay không đi câu biển à? Bỏ thuốc lá thôi nha. Em nghe nói biển Nha Trang đẹp lắm. Bác P/K đã đọc hết phần I "Có một cuộc đời....." Chưa ạ? Cảm ơn bác nhiều. bác P/K kể chuyện đánh nhau còn nhớ tên nhiều loại mìn quá! Phải nói trí nhớ của các cựu lính Tây Nguyên còn dai dẳng lắm.
                         CB chúc mọi người mạnh khỏe, vui vẻ say với diễn đàn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 05 Tháng Chín, 2014, 06:26:55 pm
Chào CB! Đọc đến trang 20 PII, quay lại chỗ Bob lại gặp cô em hỏi anh đã xong PI chưa nên vào nhà thăm CB và trả lời ngay.
 Cảnh chùa Đọi CB tả mà P/K muốn về đó thăm thú mà thưởng thúc mùi hoa ngọc lam ở đấy như có gì quyến rũ hơn hoa ngọc lan ở nơi khác.Thơm dìu dịu, thoang thoảng trộn lãn nỗi buồn man mác và cái nhớ vời vợi của người viết nên hoa ngọc lan ở chùa có mùi đặc trưng chăng? Chịu CB “tìm chủ đề trong giấc mơ”.  Quả là thua rồi, mơ mà tỉnh đấy.  CB viết nghe tiếng gà trống gáy vào buổi sáng, đọc đến đây chỉ sợ CB lại bảo nó bị thịt như lần nào CB liên tưởng như thế!
CB viết ra từ trái tim nên có nhiều tình tiết gây súc động lắm, đọc rất cảm đông. Cũng là hình ảnh cái bánh xe đạp quay mà diễn tả được hai tâm trạng trái chiều, khi vui, khi buồn; lúc là hạnh phúc lúc là nỗi đau. Quả là cây bút này bộc lộ rõ năng khiếu bẩm sinh rồi. P/K rất thích đoạn này.
Nhà P/K ở sát làng đạo không thấy họ cúng rằm tháng 7, thậm chí nhà P/K có ông chú nuôi đi đạo, khi đến cúng giỗ còn không ăn đồ đã thắp hương. Thấy CB kể nhà sắp mâm cơm nặm, thắp hương khấn vài vào rằn tháng bẩy. Có phải  ở quê CB sứ đạo có khác bên sứ đạo quê P/K không. Cũng hỏi CB, bảo nhà cách Đòan an dưỡng 590 ở Vĩnh bảo 7km thì  ở Cầu Nghìn à?
Năm 1979 P/K nằm an dưỡng ở Hợp Lý một năm, nhưng chắc bấy giờ CB đã Chuyển ngành rồi.
Đang đọc chạy đua để kịp với bàn dân thiên hạ. Chúc CB luôn khẻo viết khẻo! Thân ái!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 05 Tháng Chín, 2014, 06:30:08 pm
Chết cha, vào nhầm nhà, Bob thong cảm nghe


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 05 Tháng Chín, 2014, 10:21:36 pm
Chào bob! Chào các bạn trên trang mạng M &H!
#P/K đọc phần Bob kể, lại tiếc không có ngày và tháng chuyển vị trí?
@ Tháng 7/1973 về lại công binh là B phó, quyền trưởng. Cũng nói thêm là t.7/1972, đang là B phó quyền B trưởng ở công binh. Tám, trợ lý quân lực điều sang dân vận và bảo B trưởng B phó làm quái gì, sang dận vận đỡ khổ. Thế là sang.
@ Hôm mình và anh Luật đi đến ngã ba đường 21 dẽ vào Phước An còn thấy mấy xác lính ngụy nằm trên đường, ba người dân đang đào hố chôn. Bây giờ đọc thấy Bob kể C11 hai làn nổ sũng diệt địch nống ra, P/K đoán chắc mấy thằng lính chết do C11 diệt vì chỉ có C11 chiến đấu ở Phước AnD. Như vậy P/k trở lại D6 sau Bob mấy ngày.
@P/K là quân của C10, D6 từ ngoài Bắc. Khi về D6 thì buồn lắm, C10 chẳng còn lính cũ nào. Điểm mặt còn 7 người, phân tán trong Trung đoàn. Khi hàng quân vào biên chế 98, hai đảo ngũ ngay từ trạm đầu tiên,
@Ngày ở bắc Kon Tum không chốt nào P/k không đến,
- Nghe ra bác PK này cũng long đong... qua nhiều đơn vị nhẩy. Hồi ấy bob tui di chuyển xoành xoạch hết đơn vị này qua đơn vị khác "toàn nghe lệnh mồm"! có giấy tờ gì đâu. Nên chỉ nhớ láng máng (khoảng thời gian đó) không nhớ chính xác ngày tháng nữa. bác thông cảm. Thậm chí chỉ có chức mà không có cấp! Cụ thể: Mỗi lần nhận nhiệm vụ , ban cán bộ e (ô Trình, ô Khang) gọi lên gặp. ông Lâm chủ nhiệm chính trị e đến trao đổi tình hình cán bộ ... rồi giao nhiệm vụ về đơn vị X,Y... giữ chức này kia...(chẳng có cấp bậc gì kèm theo). và mải tới tháng 5/1975 (sau giải phóng) mới có QĐ chuẩn úy. hai tháng sau (7/1975) có QĐ thiếu úy. Và một năm sau (6/1976) khi đã ở trường mới có QĐ trung úy (E24 gửi đến). He he thế đấy! vì sau giải phóng có QĐ bằng giấy tờ hẳn hoi nên bob mới nhớ.
- Trận Phước an như bob đã kể. Đúng là thử thách đầu tiên với bob (vì trước đó bob ở đại đội hỏa lực: C4/d4, C8/d5). Sau trận c11 đánh vào khu hậu cứ trung đoàn 45 ngụy ngày 11/3. C viên c11 hy sinh. bob được điều ngay về c11 ngày 12/3 và hành quân ngay đánh quân đổ bộ trên trục đường 21...Diệt xong Nông trại, đến ngã ba Phước an, e chỉ để 1c lại chốt chặn, Còn toàn bộ trung đoàn  về vị trí theo lệnh của sư đoàn. Anh Năm đại trưởng lúc ấy đi địa hình. Còn bob, Cầm Cv phó, Thần C phó. Vừa về nhận nhiệm vụ được hai ngày ( Chưa biết hết ae)! Vậy nên khi gặp địch (kiểu tao ngộ) bob có ý chí và muốn thể hiện mình trước ae nên lúc ấy dám liều (như bob đã kể). Thực sự như vậy , sau này nghĩ lại thấy ghê ghê . cũng may nó bắn trượt ... nếu không may thì "toi" rồi! hì hì! nếu thằng Tỉnh liên lạc còn sống chắc chắn nó chứng kiến và ghi nhận vụ này. Vâng, hồi ấy bob có nhiều QĐ táo bạo thật... Trận đánh hôm sau mới hay: (BOB kể  ở phần 1 rồi)... Khi dàn trận phòng ngự xong (có công sự dã chiến rồi), phân công các trung đội đâu vào đấy, bob chọn 1b giao cho Cầm (c viên phó) đi cùng bí mật bất ngờ đánh tạt sườn... chả biết trong lúc vận động thế nào, địch phát hiện được . thấy nó quay ngang quạt AR15 về phía đó...Bob lệnh phía trước nổ súng ngay...( cả cối 60, đại liên, B41, b40) nổ âm ầm. ( vì thế vừa rồi bob có nhờ bác hỏi tìm giúp Cầm ở Quảng ninh) để liên lạc ...nói chuyện ngày xưa.
 _ Sau này ngẫm lại mới thấy: Chưa biết chừng sau khi bọn đổ bộ tái chiếm BMT, phải bỏ chạy ở Phước an (lúc đó Thiệu đang họp với các tướng lĩnh của hắn ở Cam ranh) mới ra lệnh rút khỏi Tây nguyên. Và cuộc rút lui trở thành cuộc tháo chạy hỗn loạn...tạo ra thời cơ mới cho quân ta... Thần tốc...giải phóng hoàn toàn miền nam. - Hì hì, xét ở góc độ trận đánh thì không lớn (chỉ một đại đội của bob) chỉ như một giọt nước trong đại dương. Nhưng biết đâu: chính giọt nước ấy ... đã làm tràn ly nước! Và như vậy: trận đánh nhỏ ấy có ý nghĩa to lớn vô cùng.
 Rất cảm ơn PK đã nhắc lại nhiều ký ức. Chúc bác khỏe, viết tiếp đi, hay lắm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 05 Tháng Chín, 2014, 10:28:09 pm
Chết cha, vào nhầm nhà, Bob thong cảm nghe
- định vào nhà ai? - Mà nhầm hở cụ???


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 06 Tháng Chín, 2014, 06:43:46 am
Chào Bob buổi sang! Báo cáo với ông- ông thôi đấy- viết cái cảm tưởng khi đọc "Có một cuộc đời nhu thế..." gửi cho tác giả thế mà lại nhầm sang nhà của Bob. Có thể do già lẩm cẩm, lẫn lộn lung tung, lúc nhớ lúc quên, trông già ra quốc, nói chuyện với người này lại lầm sang người khác, lẩn thẩn đến nỗi tuy hai mà tưởng là một, ông thông cảm đừng dận nghe. Chả nhễ một nội dung làị giải thích cho hai người nên nhờ Bob giải thích hộ CB là như thế. Bảo CB đừng dận lão già lản thẩn mà khổ cho lão. Cứ bảo hộ là già nhớ quá khứ còn chứ hiện tại hay nhầm lẫn lắm. Người ngoài giải thích dễ nghe hơn. Thôi nhé, đi câu được con gì khoe với P/K nhá.   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Chín, 2014, 07:05:51 am
... tuy hai mà tưởng là một, ông thông cảm đừng dận nghe.   
_Này tui nói ông biết nha: Tui, ông (PK), CB chưa găp trực tiếp nhau. mới biết nhau trên mạng (ảo). Mà sao đã mơ hồ: "Tuy hai...mà một" được! Thôi, nếu có thích CB thì cứ nói thẳng ra là thích. Chứ loanh quanh đổ cho "lản thẩn, lúng túng" nhầm nhà!!! nghe khó tin quá. He, he...!!!
 -Còn thỉnh thoảng bob đi câu cũng chỉ vì sở thích "đam mê" (chứ không phải vì thiếu cá ăn). nên có ngày được, ngày không. Nhóm câu biển của bob có 3 đ/c già ( U 70 ) đều nghỉ hưu rồi chung nhau  sắm cái ca nô nhỏ, mỗi tuần đi 1-2 buổi thôi. Nếu thích... dịp nào vào Nha trang đi câu "thư giãn" với bob. Chớ có say sóng đấy!!!   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 07 Tháng Chín, 2014, 10:36:38 am
Chòa Bob!
Trước hết nhắc lại cho Bob nhớ là vào trận đánh thường là C trưởng đi mũi chủ công, sẽ ác liệt nhất và sẽ…"phới áo" nhiều nhất. Nếu C trưởng cú C viên điều gì, theo cái kiểu nói của ngày hôm qua ấy là đẩy C viên vào mũi chủ yếu. Mà C viên có kinh nghiệm húi đâu, lại giống cái lần đứng giữa đường hô:” bắt sống” mấy thằng hoảng loạn nên  bắn trượt, chứ trong tấn công hẳn là bị “nướng luôn” thế là hết chọc, nghe chưa?
À sỡ dĩ P/K nhớ do có ghi nhật ký kiểu CB ( ôi vô tinh liên hệ). Có hai lần có quyết định, là ở T1 và lần Tám viết cho về Đội  công tác dân vận, còn cũng như kiểu của Bob ấy. P/K nhận Trung đội bậc trưởng 20/7/1974, thiếu úy 7/75, Tr.uy 7/77, nếu không ra quân thi 80 nhận tiếp. Có chuyện này mà hầu hết sỹ quan phong trong chiến trường không biết là khi hòa bình 75 toàn bộ lương từ khi phong sỹ quan đều về huyện đội lĩnh. Mình biết do ông anh ở quân khu 7 kể, cái ông mà 2/9/75 đã ăn liên hoan ở chỗ mình, chả biết Bob còn nhớ không. Ông này lên tận Cục cán bộ của Bộ lấy số hiều sỹ quan, ông bảo mình cũng có tên. Mang số hiệu đó về huyện đội nó trả hết. Mình còn quyết đính sao, bố mình mang xuống lĩnh lần đầu dược 10 tháng lương chuẩn úy, họ dặn khi về xuống thanh toàn tiếp. Vui quá vì được sống trở về thăm bố mẹ và những người thân yêu, lại lo cưới vợ nên quên béng. Không biết Bob có lĩnh được tý nào không? Thế là P/K có đủ tiền chi tiêu mọi việc.
Lẽ ra mỗi ngày một chuyện là phải nhưng ta cứ kể đại cả, không có lúc nhớ lúc quên, rồi có lúc lẩm cẩm thì hỏng.
Trận đánh Lữ dù 3 Bob có biết C 11 trước đó được giao  nhiệm vụ đánh vào đâu không?  P/K là người đi tìm vị trí đứng chân cho C11 và đêm hôm đó cùng C trưởng Năm, lính trinh sát, do anh Dùng Trưởng ban tác chiến dẫn đi trinh sát mục tiêu đồn bảo an trên một quả đồi suốt đêm. Đi theo góc phương vị, trong rừng rậm rạp, cây, dây leo chằng chịt,  lau lách cào toạc cả mặt, trong khi trời thì tối chỉ nhìn người đi trước lờ mờ. Khi học ở Dục Mỹ Bob nhìn lên núi ở sau trường, trên quả đồi có cái tháp canh là chính nó đấy. Khi đơn vị đến thì bỏ qua mục tiêu này, không đánh nữa. Tự nó rút chạy khi ta đánh Lữ dù 3.
Về Ninh hòa, C của Bob thu nhiều súng lắm, P/K đánh xe Zep xuống chở về. Tù Binh bắt được cũng nhiều. Giải về Tiểu đoàn, anh Thực thanh lọc. Việc thanh lọc đơn giản lắm. Nhốt chung trong một nhà, anh Thực chỉ tay từng thằng một, hỏi : “Lính gì ?” Nếu nó mặc thường phục khai bảo an. Anh Thực “ Cho về!” Thế là tất cả những thằng mặc thường phục khai là bảo an cho về hết. Bọn này còn gớm đòi xin giấy đã tha, mình lại ngốc  cũng viết giấy “đã tha”  ký quân giải phóng, oai không (chắc sau các vị trong  chính quyên mới gọi nó lên, nó sẽ đưa giấy ra, họ sẽ cười thối mũi ví các vị biết gì mà viết giấy). Còn những thằng mặc áo rằn ri chả khai láo được tống lên xe của trung đoàn cho hai trinh sát áp tải chở đi, không trói. Trong những thằng bị bắt có một thằng anh em trinh sát nhận ra là thằng thiếu úy bị bắt ở chân đèo phượng, vào buổi chiều trước đêm nổ súng mãnh liệt. Nó khai là thiếu úy trinh sát Lữ dù 3. Trói nó vào bếp anh nuôi tiểu đoàn, đêm nó trốn mất. Cũng phải nói là anh em trinh sát có trí nhớ rất tốt. Khi nhận ra nó lính trinh sát đòi sử bắn. Anh Thực đồng ý,  khi  giải tù binh đi, để thằng này lại. Mình cho trinh sát dong sang nhà khác giam. Nó ngoan ngoãn đi. Hai lính trinh sánh gác cửa. Mình đã nghĩ đến sẽ giải ra khu vắng vẻ chỗ bỏ hoang sử bắn.  Ngoài cổng dân chúng kéo đến xem quân giải phóng đông nghìn nghịt. Mình nghĩ dong thàng này đi chắc dân theo đông lắm; nếu cho xe zép chở đi thì chắc cũng sẽ có kẻ bí mật theo để lấy xác. Cũng chưa biết nên sử  như thê nào cho êm nhẹ. Đấy là nghĩ cách sử lý chứ chưa nghĩ đến chính sách tù hàng binh đâu.  Dũng trung đội trưởng như đoán được điều phân vân của mình, nói “anh yên tâm đi, trinh sát chúng em làm rất gọn nhẹ”. Bob còn nhớ Dũng có cái sẹo bên thái dương ấy, không nhớ quê nó ở tỉnh nào. Đúng là rất gọn nhẹ, nhưng chắc không che được mắt dân. Tiểu đoàn trưởng đã quyết, mình chỉ việc thi hành. Tuy nhiên mình vẫn chưa có quyết định cuối cùng, cứ phân vân.
Một  lát sau cậu trinh sát  vào báo với P/K là có vợ của thằng thiếu úy đòi gặp. Giá mình đừng ra hẳn là chuyện yêm xuôi. Chả hiẻu sao mình lại ra. Đây là người phụ nữ có khuôn mặt bầu bình, ăn mặc theo kiểu dân giã, phúc hậu, mình  không đoán tuổi, trên tay bế đứa con nhỏ, khỏang một tuổi. Thấy mình chị ta nói luôn với nét mặt sắt lại: “Các ông bắn chồng tôi phải cho tôi gặp đã!”. Mình đoán ngay là nhà chị ta ở ngay Ninh Hòa, chị ta biết được do những thằng được phóng thích về báo. Mình cho chị ta vào và trước mặt chồng, mình nói dứt khoát: Cho gặp 30 ph. Chị sà vào ôm lấy cổ chồng khóc không ra tiếng. Còn thằng thiếu úy tay ôm vai vợ, hai con mắt nhìn thẳng  phía trước, thẫn thờ, ngây dại…
Bob biết lúc đó mình sử lý thế nào không?  Thấy cái cảnh đó mình đã mủi lòng, đi luôn về võng ngồi, nghĩ mông lung về thằng thiếu úy. Hai điều mình nghĩ là, băn nó là thỏa mãn cơn tức dận của anh em trinh sát nhưng là vi phạm chính sách tù hành binh. Nhưng thực ra những lúc như thế này không ai lôi chuyện đó ra đâu. Nếu  tay nào thóc mách, sỏ siên  rỉ tai lên Ban chính trị hẳn là từ anh Thực đến người thực hiện sẽ liêu lụy. Điều này chắc là ít sảy ra. Điều chính là mủi lòng vì cảnh gặp ngỡ của hai vợ chồng và đứa con nhỏ. Chắc Bob biết trong chiến dịch này đại úy thiếu tá bắt được nhiều, tụi này lắm tội ác nhưng  chưa sử một thằng nào. Đây là trường hợp cá biệt anh em trinh sát cú nó vì nó trốn thôi. 
Đó là tất cả những suy nghĩ của P/K từ khi giữ thằng này để bắn. Rất thật đấy, không thêu dệt đâu. Sau những suy ngĩ nư thế mình đi đén quyết định xin tha cho nó. Mình gặp anh Thực và anh đồng ý. Bấy giờ mình nhẹ người hẳn. Như trút được những vướng vất trong đầu. Mà đến bây giờ khi nhớ lại mình rất thanh thản, cho là phải. Ngẫm chừng đủ 30ph mình xuống chỗ giam thằng thiếu , nhưng không  nói với nó là thả ngay đâu và nói : Hết giờ!  Con vợ ôm ghì cổ chồng lấy cổ chồng, tiếng khóc cứ ư ử, rên rỉ, tức tưởi không thành tiếng. Vẫn ra vẻ nghiêm khắc mình quát to: Ra! ...Con vợ rũ rượi ôm nghì đứa con vào ngực , miệng khóc hu hu, bước cao bước thấp, thất thểu đi ra ngoài cổng. Trông thảm hại vông cùng!  Nói thực Bob, sau này mình sử lý thế vẫn thấy là hay.
 Còn Bob có thể nghĩ:  Sao cái tay này làm trợ lý tham mưu chỉ biết húc mà lại quan sát kỹ người đàn bà thế? Chắc có chuyện gì đây?  Xin thưa là chớ có nghĩ điều u ám mà tội nghe. P/K muốn biết những lúc tột cùng đau khổ nhất thì người vợ họ thể hiện như nào và sau đó đối nghịch sự đau khổ tận cùng là sự vui sướng tột đỉnh  họ lại như thế nào? Bây giờ nghe kể thì có thể bảo là P/K dựng chuyện, không phải đâu, thật đấy, vì điều này P/K ghi nhật ký mà . Dân Ninh Hòa có mặt hôm đó, người cao tuổi chắc không còn, nhưng giới trẻ thì hẳn bây giờ còn nhớ.
 Lúc đầu cũng nghĩ là thả nó ngay thì nhạt nhẽo, nhưng khi gây gay cấn thì mình lại nhận ra như thế là hay.
Sau khi con vợ ra ngoài cổng, mình vào bảo hai trinh sát: Dong nó đi!  Hai lính trinh sát vào đưa nó ra. Nói thật Bob, bao thằng lính bị bắt nó chắp tay xin tha chết, chứ thằng này lỳ lắm, không nói không rằng, khuôn mặt khô khốc. Đúng là con vợ và đứa con làm mình mủi lòng tha nó. Ra đến cổng, dân đã đông nghịt, dãn ra, mình kéo hai trinh sát lại và nói thẳng thiếu úy đứng lại, nó quay lại, mình tuyên bố :Tha cho về!
Bob biết lúc ấy nó thế nào không? Nó đứng sững lại, mặt ngây ra, có lẽ nó chưa nghe rõ, hay nó chưa tin vào tai nó. Còn con vợ nó sụp ngay xuống vái mình mấy vái : Cám ơi các ông!..Cám ơn các ông! Dân chúng vỗ tay rầm rầm hoan hô giải phóng, hoan hô bộ đội.
Trời đất!  Từ 7giờ, giờ đã mười giờ , đã sắp hết buổi sáng rồi. Không biết cái ông Bob này có câu được cá không để về nấu bữa trưa chứ. Sáng nay đi chợ chả có thứ gì thèm bằng món cá biển Nha Trang!
Chào!



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Chín, 2014, 11:22:37 am
"Ngày ở bắc Kon Tum không chốt nào P/k không đến, nơi thì trực tiếp gữi chốt, nơi thì làm nhiệm vụ kiểm tra. Từ Trung Nghĩa đên Bông Trang Klả, Ngọc Quăn… cả C11 đang chốt ở 601 cũng có lần đến nhưng bấy giờ chẳng biết Bob là….nào!"

Hì hì...!
 - Ừ nếu có gặp lúc đi kiểm tra (lướt qua) cũng chả nhớ nũa. Hơn 40 năm rồi, Nếu nhớ thì chỉ nhớ được nhũng gì "sâu sắc nhất" không thể quên được mà thôi. Nếu bác PK@ đã đọc qua phần 1 (Ký ức một thời) bác đã thấy bob kể lại chuyện: một mình bob vác hai súng (một B40, một AK) bí mật tiếp cận, Nổ súng vào môt đại đội địch vừa mò lên phía sau đồi Vuông chưa kịp đào công sự (chốt của đơn vị bob đang đảm nhiệm). Chỉ hai phát B40 và một băng ak... địch đã bỏ chạy hết... (trận ấy bob không bao giờ quên) . Và bob luôn tự hào với mình : "Một thắng 100"! ( chuyện có thật một 100%, ae c4/d4 đều biết, BCH tiểu đoàn 4 có anh Truyền d viên phó chứng kiến trực tiếp). Bác PK thấy bob có ghê gớm không! Có khi bác không tin, nhưng sự thực đúng như bob kể (ở phần 1).
- Còn trận đánh lữ dù 3 ở phía đông đèo Phượng hoàng thì bob cũng kể qua rồi (ở phần 1 ký ức...). Đại đội triển khai chặn địch ngay sát chân đèo ( nhìn về phía đèo là bên nam đường 21) ngay sát cái trận địa pháo 105 của địch...nghe tiếng đề ba pháo 'ong cả tai". Khi quân ta nổ súng đơn vị mình (C11) xung phong chiếm ngay trận địa pháo. c9 vận động đánh ngược lên đèo , mới được một đoạn thì gặp xe tăng của ta tràn xuống (lúc ấy bb E28 đi cùng xe tăng thì ở hết trong xe). xe tăng cứ chạy ào ào, vừa chạy vừa bắn đại liên ...lính c9 và cả c11 cùng bob phải nằm rạp xuống hai bên vệ đường... Giơ súng AK lên báo hiệu cho xe tăng mà họ không biết, Tăng cứ bắn liên tỳ hồi tịch... làm cho một số quân ta bị tăng ta "tiêu diệt"!!! (chủ yếu lính c9). Đại đội trưởng C9 (quên tên rồi) lúc ấy thấy tăng ta bắn gục một số lính c9, hắn nhảy hẳn lên xe tăng cứ dộng báng AK vào tháp pháo chửa ầm ĩ: " Đ... mẹ chúng mày,...bắn chết hết lính của ông rồi...ồi...! xe mới dừng ... và khi họ mở nắp xe ..thò đầu ra ...mới biết là quân ta.
- Trước lúc đánh vào trận địa pháo: c11, đã bắt sống rât nhiều tù binh (không nhớ hết là bao nhiêu nữa)...đa số bọn này là lính dù (vì thấy toàn quần áo rằn ri). gom chúng lại ngồi thành đám đông rồi cử lính gác. không có dây đâu mà trói. Đại đội phải liên tục báo về tiểu đoàn cho người đến dẫn đi...
- Hồi ấy bác xử lý cái vụ "tử hình" tên thiếu úy... như bác kể lại là đúng rồi. Mấy hôm sau ở thị trấn Ninh hòa, C11 cùng bob chốt ngay ở ngã ba Ninh hòa (nơi gặp QL21 với QL1). Lính của bên kia (đủ mọi sắc lính) chạy đến xin hàng, nộp súng... Bob cho ae nhận súng rồi giải thích chính sách khoan hồng của CM cho họ nghe... rồi tha ngay. Còn súng thì gom lại cả đống (đủ loại M16, cạc bin...) hôm sau nhận lệnh lên xe tăng cùng e28 vào Nha trang. thế là bob cho ae tháo qui lát ném, đập gẫy súng ném hết xuống con sông gần đó.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Chín, 2014, 10:33:52 pm
Trước hết nhắc lại cho Bob nhớ là vào trận đánh thường là C trưởng đi mũi chủ công, sẽ ác liệt nhất và sẽ…"phới áo" nhiều nhất. Nếu C trưởng cú C viên điều gì, theo cái kiểu nói của ngày hôm qua ấy là đẩy C viên vào mũi chủ yếu. Mà C viên có kinh nghiệm húi đâu, lại giống cái lần đứng giữa đường hô:” bắt sống” mấy thằng hoảng loạn nên  bắn trượt, chứ trong tấn công hẳn là bị “nướng luôn” thế là hết chọc, nghe chưa? 
- Dạ nghe...! đúng là như vậy, con nhà tác chiến nói chả sai câu nào. dưng mà đây không ai cú ai hết. Do c trưởng đi nắm địa hình cùng trung đoàn.  nên bob phải đảm nhiệm cả c trương. Đúng không?
- sau cú "chết hụt áy" hình như ae trong đơn vị đã biết "khí phách" của tay c viên trẻ mới về này. Qua việc giao nhiệm vụ, triển khai đội hình phòng ngự, phân công bộ phận đánh vu hồi... cứ răm rắp đâu vào đấy. và quan trọng nhât là bob luôn đảm nhận vị trí nặng nhất và ra lệnh rât dứt khoát: "Tất cả luôn sẵn sàng, bí mật tuyệt đối để chúng đến thật gần , khi có lệnh của tôi mới  đồng loạt nổ súng". Bởi vậy khi địch mò ra lần thừ 2... chúng chì cách chúng tôi chưa dầy 20m ...Tôi định cho chúng vào gần nữa nhằm điệt gọn...( vì cách đánh phòng ngự này bob trải qua nhiều lần ở 601, Ngô trang, đồi vuộng rồi". Nhưng mũi vu hồi do bố Cầm phụ trách bị lộ trước. Nên phải nổ súng sớm hơn dự kiến... tuy vậy ta cũng đánh chúng mất hồn. Nhiều thằng bỏ mạng tại chỗ, bọn sống sót chạy mất dép... ba lô súng đạn quăng hết xuống đường chạy vắt chân lên cổ, không dám ngoảnh lại...và rồi ngay - đêm hôm ấy. Cả sở chỉ huy quân đổ bộ và quân đồn trú ở Phước an bỏ chạy hết... Sáng hôm sau bob cùng "đại quân" tiến vào giải phóng thị trấn... oai không?! Lão PK đọc đến đây: Thế nào cũng đặt dấu ?: Hồi ấy sao không thấy nói gì... sao giờ mới nghe lão bob kể...Lạ thật???!!!
# Lạ gì! Đúng như vậy. Mà không đánh ác như vậy làm sao cả 1 trung đoàn + 1 liên đoàn biệt động vừa đổ bộ xuống 1 ngày đã phải bỏ chạy!
Hì hì...lão Năm c trưởng đi vắng đấy. nếu có lão N ở đơn vị chắc còn oánh ác nũa.
# ông có nhớ Nông và Nhân c 10 chứ? Hồi bob đang ở c4 giữ chốt ở " cánh cửa thép". địch oánh chốt ác quá ... c10 được trên giao NV vận động đánh vu hối... mà không hoàn thành NV đấy ...sau vụ đó Nông được đi trồng rau ?!. Còn Luật khi chuyển về Phú lợi Bình dương hắn làm c viên c12/d6 đúng không?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 08 Tháng Chín, 2014, 09:24:45 am
Ha…ha… cứ cái kiểu hiểu thế này thì còn nhùng nhằng lâu. C trưởng và C viên còn phải ngồi bàn cãi mới đi đến điểm chung. Việc PK dọa Bob cho đi mũi chủ công là tại Bob viết “…thôi nếu có ….nói thẳng ra, cứ loanh quanh…”. Ý PK đe là chớ có như thế mà CB tự ái đấy rồi rút khỏi mang là buồn lắm.
PK đã đọc của Bob rồi. Rất đúng! ở chốt lính ta chỉ sợ bom pháo, chứ lính nguy thì đúng là “nhạt phèo” vì chúng nhát như cáy ngày. PK cũng đánh mấy trận trên chốt, khi chúng vào ta nổ súng là chúng mằn ngoài bắn vào. Có trận một  hầm của PK, hai tay súng chiến đấu hàng trung đội địch.
Bob này khi hành quân vào Sài gòn không thể qua Lâm Đồng được đâu.  Mình đi Buôn Ma thuột qua Tuyên đức ( thị xã Gia Nghĩa) theo đường 14 qua Bình Long, Bước Long (thường đi đường như Bob kể) rồi đến Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh.
Bob kể sốt rét tiêm mông do cô y tá nào đó. Vậy là Bob hơn PK rồi, không ghen đâu nhá. PK vằm viện 1 bị tay y tá như hộ pháp nó phóng kim tiêm như đâm lê, kinh khủng. Nằm ở viện mà Bob lại vào trước liệu Bob có biết hai bài ca của lính và sỹ quan  không ?
Nằm viện lính cũ kể đủ thứ chuyện ở chiến trường, trong đó  họ đọc cho nghe 10 yêu bây giờ PK vẫn nhớ, xin chép ra đây, nếu có chỗ nào sai thì bổ xung nhé:
Một yêu anh có Ta tung ( bút máy Đài Loan)
Hai yêu anh có cái mùng LIên Xô ( màn tuyn Liên Xô và võng dù nhẹ chỉ phát cho lính Tây Nguyên)
Ba yêu anh có cóng, gô
Bốn yêu anh có vai thồ tạ hai
Năm yêu anh có súng dài
Sáu yêu anh có cái tài đi câu ( Bây giờ Bob vẫn phát huy truyền thống)
Bẩy yêu anh biết thị trâu
Tám yêu anh biết ăn đầu ăn da
Chín yêu văn hóa lớp ba
Mười yêu ca cóng tài ba hơn người.
Bài ca sỹ quân PK nhớ không hết, vì bấy giờ là lính chỉ nhớ bài ca của lính. Xin được mọi thành viên bổ xung giúp:
Một yêu anh có Hê-rô( bút máy Đài Loan)
Hai yêu anh có đồng hồ Vi-le
Ba yêu anh có đài nghe
Bốn yêu súng ngắn cặp kè bên hông                   ( toàn của cái)
…………………………………………………………..
Sáu yêu anh phải vừa hồng vừa chuyên
…………………………………………………………..
Chín yêu văn hòa lớp mười
Mười yêu anh phải là người đồng hương.
Đọc mười yêu của sỹ quan, PK thấy Bob chả thiếu tiêu chuẩn nào. Trọn vẹn 10 yêu.
Bob được xem văn công, PK không được xe lần nào. Vậy Bob có biết cô ca sỹ Hoài Thu không? Nằm viện PK chỉ nghe kể và đọc câu: Được Hoài Thu ….ngu…….?
Còn nghe kể Văn công Bắc vào sau Hiệp định Pa ri. Dĩ nhiên là biểu diễn phía sau thôi. Bấy giờ bộ đội có tý đường và lạc, ra oai mang ra nấu kẹo đãi các nàng, được ăn và các nàng bảo ở chiến trường “ăn sướng thế” (!?)
 Đại đội mình nấu kẹo lạc xong phai đập vụn ra mới ăn được vì nó rắn như đá không thể cắn được. Có dạo,không đi chốt, vào bản dân tộc ở gần Diên Bình lấy cối xay bột về xay bột làm bánh cuốn. Tráng  rất khéo, mỏng như mo cau, nước chấm toàn quốc, khoái lắm. Nhưng khoái nhất là hôm đó đại đội rộng lượng cho bữa bánh cuốn ba, bốn lạng gao…
Trước đây thấy có chủ đề ăn, tăng gia, liệu bây giờ ta quay lại xem có gì mới lạ cách ăn của lính Tây nguyên không?
Chắc còn nhiều ẩn chứa chưa nói ra đó thôi. Trong trang M&H mình thấy có thành viên đưa ra chủ đề kể lại những cái chết rủi ro của lính chiến trường. Mình thấy cũng là hay, dù rằng kể lại điều bất hạnh, biết đâu lại là lời nhủ cho cuộc sống sô bồ của hôm nay. Mong các thành viên tham gia cho vui.
Chào thân ái!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Chín, 2014, 03:49:49 pm
Bob kể sốt rét tiêm mông do cô y tá nào đó. ... Nằm ở viện mà Bob lại vào trước liệu Bob có biết hai bài ca của lính và sỹ quan  không ?
Nằm viện lính cũ kể đủ thứ chuyện ở chiến trường, trong đó  họ đọc cho nghe 10 yêu bây giờ PK vẫn nhớ, xin chép ra đây, nếu có chỗ nào sai thì bổ xung nhé:
...Đọc mười yêu của sỹ quan, PK thấy Bob chả thiếu tiêu chuẩn nào. Trọn vẹn 10 yêu.
Bob được xem văn công, PK không được xe lần nào. Vậy Bob có biết cô ca sỹ Hoài Thu không? Nằm viện PK chỉ nghe kể và đọc câu: Được Hoài Thu ….ngu…….?
Còn nghe kể Văn công Bắc vào sau Hiệp định Pa ri. Dĩ nhiên là biểu diễn phía sau thôi. Bấy giờ bộ đội có tý đường và lạc, ra oai mang ra nấu kẹo đãi các nàng, được ăn và các nàng bảo ở chiến trường “ăn sướng thế” (!?)
Trước đây thấy có chủ đề ăn, tăng gia, liệu bây giờ ta quay lại xem có gì mới lạ cách ăn của lính Tây nguyên không?

- Bob vào đến Tây nguyên (Kon tum) tháng 6/1971 vẫn chưa bị sốt. Trong khi đó đơn vị đã bị sốt gần hết. Bob Vài tháng sau mới bị... nên đi  điều trị ở bệnh xá của E40 thôi. Cái chuyện tiêm mông thì mãi năm 1972 sau khi bị thương (trận plei cần 5/1972) đi viện 470 bên Lào. khi nằm viện lại bị sốt rét... nên  có y tá nữ . mới được y tá nữ "Sờ , nắn mông..." rôi khi kim phập vào mông y tá vừa bơm thuốc, vừa vỗ vỗ cho bớt đau. Hì...!
- Văn công thì bob được xem đều đều (năm một, hai lần) chủ yếu là văn công xung kích B3. " ca sỹ Hoài thu" mình không nhớ. mà chỉ biết ca sỹ Hơ chăm pheng. Người dân tộc Ê đê. mình nghe kể: còn nhỏ trắng trẻo, xinh xắn... dân bản cho là "con ma" nên theo phong tục (cổ hủ) phải đuổi " con ma" đi khỏi bản! họ đóng bè nhốt "con ma" rồi thả trôi sông... May mà ae bộ đội e66 đi công tác thấy, vớt lên đem về đơn vị nuôi...rồi cho đi theo đoàn văn công B3... sau này hát hay nổi tiếng.
- Văn công của tổng cục chính trị cũng được xem một lần thôi.. mà lâu quá chả nhớ nổi ai nữa.
- Phải công nhận lão PK nhớ tốt thật. Hai bài thơ yêu mà PK ghi lại, hồi ấy bob cũng thuộc... mà lâu rồi không ôn lại, nên quên béng! Bây giờ xem mới nhớ ra. những chỗ ...ấy bob vẫn chưa nhớ ra câu gì. đành chịu. không bổ sung được.
- Hồi năm 1971 vào TN bob có nghe : Đoàn văn, nghệ sĩ  ngoài TW đi thực tế chiến trường để viết bài, sáng tác: Trong đoàn có nhạc sĩ Doãn Nho
ở Tây nguyên ông sáng tác khá nhiều bài hát như: "Quả bom câm...nó rơi xuống suối nó nằm hố sâu... anh công binh cắt mất đầu...". và " B52 thành B quăng sai..."
 Bài quả bom câm... lính tráng tiếu lâm "chế" thành : "quả bom là quả bom to, nó rơi xuống suối D N mất hồn. N A Trong dạ bồn chồn... đang tắm dưới suối ôm ... (quần) Chạy lên"! Hì hì... cười vỡ bụng.
- lính Tây nguyên mà không biết phát nương, làm rẫy, tuốt lúa, trồng ngô, trồng sắn... tụt tạt, Ca, cóng thì không phải lính tây...Bác nhớ chuyện gì hay cứ kể cho vui. bob tui làm nương rẫy... khá phết... từ từ bob nhớ ra sẽ viết tiếp. chúc cụ PK khỏe nhá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Chín, 2014, 03:50:31 pm
 CB chào hai anh lính Tây Nguyên. Chào các bác. Chuyện đánh nhau với địch, chuyện di chuyển đơn vị,chuyện ốm đau sốt rét của hai anh mà rôm rả cả góc đại ngàn. Phải nói cả hai người rất hài hước. Chuyện vui mà cười như pháo nổ. Trong những câu truyện kể từ quá khứ vẻ chỉ thầm thì của các anh. Vậy mà em thấy lửa vẫn cháy, bom vẫn nổ rền và máu của đồng đội vẫn chảy, những đoàn quân băng rừng , lội suối, vai đeo ba lô di chuyển đơn vị. CB mang chút hoa tới tặng các anh lính Tây Nguyên. Chúc các anh mạnh khỏe, vui vẻ, tránh nhầm nhà và không hiểu sai ý của nhau.  ;D ;D.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Chín, 2014, 04:29:56 pm
CB chào hai anh lính Tây Nguyên. Chào các bác. Chuyện đánh nhau với địch, chuyện di chuyển đơn vị,chuyện ốm đau sốt rét của hai anh mà rôm rả cả góc đại ngàn. Phải nói cả hai người rất hài hước. Chuyện vui mà cười như pháo nổ. Trong những câu truyện kể từ quá khứ vẻ chỉ thầm thì của các anh. Vậy mà em thấy lửa vẫn cháy, bom vẫn nổ rền và máu của đồng đội vẫn chảy, những đoàn quân băng rừng , lội suối, vai đeo ba lô di chuyển đơn vị. CB mang chút hoa tới tặng các anh lính Tây Nguyên. Chúc các anh mạnh khỏe, vui vẻ, tránh nhầm nhà và không hiểu sai ý của nhau.  ;D ;D.
Chào CB@, Cám ơn lời động viên của CB. Bob và PK sau giải phóng (1976) mới ở chung 1 đại đội. thời gian đó còn thay nhau đi phép, rồi bob đi học... nên những chuyện trong thời chiến lại rất ít biết về nhau. Vậy nên bây giờ gặp lại (trên trang M&H) nhớ gì kể nấy... chả có thứ tư, chả có chuẩn bị gì... cứ đọc đã rồi gõ bàn phím... theo trả lời. khô khan lắm...nên cũng giả bộ cười Hì...hì, ha...ha... làm cho vui vui tuổi già thôi. Lại còn chọc nhau nữa thế mới vui. Cảm ơn XV nhá, chúc đồng hương khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 08 Tháng Chín, 2014, 05:38:58 pm
 "quả bom là quả bom to, nó rơi xuống suối D N mất hồn. N A Trong dạ bồn chồn... đang tắm dưới suối ôm ... Chạy lên"! Hì hì... cười vỡ bụng.
 Chào hai lão :"tứ hành xung" có lẽ lão già p/k đang dùng tốc độ để kịp ưu thế cự ly của già Bob đây ! thấy trí nhớ của hai già đang được cb kích động ,còn tuyệt vời lắm ! nhưng già Bob nhớ nhầm vác thành ôm sao đấy ,bối cảnh là có thật đấy : ca sĩ ngọc A là vợ DN khi nghe tin đoàn công tác của dn bị bom thì NA đang tắm ,vì nước suối TN mắt quá nên mấy nàng tắm tiên ,khi nghe tin đoàn của chồng bị bom thì không bình tĩnh được nên mới có cảnh vác chạy ...   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 09 Tháng Chín, 2014, 06:58:38 am
  nhưng già Bob nhớ nhầm vác thành ôm sao đấy ,bối cảnh là có thật đấy   
_ Úi giời ui! Cứ tưởng lão Tom biến đâu...ai dè lão vưỡn âm thầm theo dõi bob và PK!
 -... "Nhầm vác thành ôm" ! Hì hì.. đúng vậy! Dưng mà bob thấy "Ôm thích hơn" nên cố tình nhớ nhầm đấy!!!
Chúc bác Tom@ khỏe! cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 10 Tháng Chín, 2014, 03:04:45 pm
Chào Bob! Chuyện quả (lão bảo sáng mai nhớ là nhớ ngay vì lão gõ vào bộ nhớ và gõ thời gian mở là nó mở ra ngay) Chanh yên. Nếu bob chưa nhớ thì cho thêm thời gian. Bật mí là nó sẩy ra giống như chuyện trẻ con mà lại của một Ban chỉ huy Đại đội,  được các thủ trưởng bày trò điều tra  thủ phạm gây ra sự việc như kiểu công an tìm dấu vết hiện trường. Nghĩ đi nhá.
Bây giờ nhắc lại chuyện này mà Bob không nhớ thì đừng có khoe  là “nhớ kỷ niệm sâu sắc” nghe.
Vào tháng 6/1975 những anh lính chiến của E24,F10 vừa bước ra từ trong khói lửa chiến tranh quay ra làm diến viên đóng phim để cho hãng phim Quân đội từ mãi Hà Nội về quay. Theo P/K đấy là một phộ phim đắt nhất trên đời vì cả một trung đoàn  diễn lại cuộc hành quân thần tốc với hàng trăm chiếc xe tăng, xe bọc thép, xe pháo mặt đất, xe pháo phòng không, ô tô chở quân hùng dũng tiến vào Sài Gòn trên con đường 13 từ Thủ Dầu Một về Biên Hòa. Trên đường  những chiếc xe ô tô GMC, xe bọc thép M113 ( xe hỏng kéo ra) lửa cháy rừng rưc do đốt bằng lốp ô tô. Ở trên trời máy bay trực thăng chao lên, lượn xuống để các nhà quay phim thò ống kính ra cửa sổ ghi hình , lúc thì toàn cảnh hành quân ,lúc thì cận cảnh chiếc xe địch lửa  cháy rừng rực, xe tăng quay nòng bắt mục tiêu…Thời gian suốt cả một buổi sáng để được suất hiện trên tivi một hai giây vào ngày kỷ niện 30-4 hàng năm. Quả là đoạn phim đắt kinh khủng. Bob, CB, At cứ chú ý xem tivi vào ngày kỷ niệm thì rõ.
Cũng sắp đến ngày thành lập sư đoàn 20-9  Bob có gì “trưng” thì chuẩn bị, còn P/K sẽ gửi dần cho cái ghi năm 1974-1975 cho Bob và mọi người xem cho vui nhá. Yêu cầu mọi người yêu, ghét phải rõ ràng, nếu không thì cắt. Bắt đầu từ 16-9.
Chào Bob và mọi người!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 10 Tháng Chín, 2014, 07:00:20 pm

..."Bây giờ nhắc lại chuyện này mà Bob không nhớ thì đừng có khoe  là “nhớ kỷ niệm sâu sắc” nghe."
 - bob Nghĩ mãi mà không nhớ ra vụ này.
"Vào tháng 6/1975 những anh lính chiến của E24,F10 vừa bước ra từ trong khói lửa chiến tranh quay ra làm diến viên đóng phim để cho hãng phim Quân đội từ mãi Hà Nội về quay...."
 - Cả vụ "đóng phim nữa" cũng không biết luôn. Hay dịp đó bob đi phép không có ở đơn vị!?
 "còn P/K sẽ gửi dần ... và mọi người xem cho vui nhá. Yêu cầu mọi người yêu, ghét phải rõ ràng, nếu không thì cắt. Bắt đầu từ 16-9."
 - Bác gửi dần  cho cái ghi năm 1974-1975 cho Bob... Thì quá hay. Bob cảm ơn bác trước nhá.
@ - Hôm nay bob đã nhận giấy mời gặp mặt của BLL CCB F10 Khu vực Nha trang.  Do bác Nguyễn Quang Lâm tr. ban LL ký. Bác PK có nhớ ông Lâm chủ nhiệm chính trị trung đoàn mình không? - Ông Lâm ấy đấy, Năm nay cũng ngoài 80 tuổi, còn khỏe . Những lần gặp lão Lâm cứ gạ bob làm phó ban LL với lão. Nhưng lười... nên không nhận. Hì hì...!
 - Ae 24/f10 ngoài Hải phòng có chương trình gặp mặt, gặp mũi gì không! nếu có ghi lại hình ảnh khoe cho bob với nha! Cảm ơn, chúc bác khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 11 Tháng Chín, 2014, 04:27:28 am
Chuyện đóng phim  một là Bob quên, hai là có thể đại đội của Bob phải ở lại trông doanh trại chẳng hạn. Vào tháng 6, còn ngày cụ thể thì P/K không nhớ. Đó là chắc chắn ngang với đinh đóng cột. Không thể khi Bob đi phép vi khi Bob đi phép P/K đã xuống C11 rồi, càng không thể tháng 7 vì tháng 7 P/K đi làm công tác dân vận ở Tân Phước Khánh. Khi đó P/K còn là Trợ lý tham mưu. P/K còn nhớ ông Dùng tác chiến đứng bám vào cửa sổ máy bay trực thăng, bên người quay phim vẫy cho xe đi mà.
Chuyện về quả Chanh yên cho thêm một ngày nữa để nhớ lại.
Nay đi họp mặt ccb f10 Nha Trang thì vui quá nhỉ. Mình vẫn nhớ ông Lâm chứ, quên làm sao được. Khi còn ở đội công tác dân địch vận ngày nào chả gặp ông. Chính ông gọi mình lên giao nhiệm vụ về C công binh.  Thời gian  cuối 1973 thằng Hưng ở cùng xã mình, cùng ở đội công tác dân dịch vận, nó trẻ, đẹp trai, hiền, tuổi mèo, sau khi giải tán đội công tác ông đưa nó về làm công vụ cho ông. Bây giờ nó vẫn nhắc,  tuy nhiên  chắc ông chẳng thể nhớ được. Hội HP phải 2/11, ngày đi B mới gặp mặt.
Chúc Bob có ngày họp mặt đầy niềm vui!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 11 Tháng Chín, 2014, 09:29:13 am
...Chúc Bob có ngày họp mặt đầy niềm vui!

  - Mới nhận giấy mời thôi, sáng 20/9 mới gặp cụ ạ.
- Riêng sư 10 ở nha trang có vài chục mống (cả 24,28,66... các cơ quan F). Còn E 24 có: Lâm (Cn chính trị), Giới (quân lực), Nhân (bob) , Sáng (đồ bản), Nhượng (c9). Anh Thái (Bác sĩ chủ nhiệm QY). Anh Thái đã mất cách đây vài năm rồi. Ở Nha trang bây giờ E24 còn đúng 5 tên (a Lâm nhiều tuổi nhất, Nhượng trẻ nhất "mới vừa 61 cái xuân xanh")  . Nhượng là lính C9 quân của Lạm. Hồi Lạm vào Nha trang , Nhượng mời bob cùng tiếp Lạm nên mới biết Lạm về quê làm quan to phết. Ngoài đó cụ PK có hay gặp Lạm không?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 11 Tháng Chín, 2014, 01:43:36 pm
Chào Bob! P/K đã xây xong nhà rồi, khánh thành 12h30p. Mời chiến hữu C11 sang chơi sơi nước. Ngôi nhà này công đầu là CB đấy! ghê không. Chắc sáng mai mới có cơm nước mời các chiến hữu.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Chín, 2014, 05:34:48 am
Chào Bob! P/K đã xây xong nhà rồi, khánh thành 12h30p. Mời chiến hữu C11 sang chơi sơi nước. Ngôi nhà này công đầu là CB đấy! ghê không. Chắc sáng mai mới có cơm nước mời các chiến hữu.
- Thôi! Cơm nước gì cho tốn kém! - Nhà mới... Súc miệng vài chai Chivat chiviếc gì đó, với làm tạm vài con gà tơ cũng được thôi... cho nó nhẹ bụng! Đừng có vẽ vời ra nhiều quá, ăn không hét...lãng phí nha.
- mà cái vụ quả chanh yên gì đó... moi mãi bộ nhớ , lục tìm khắp "hang cùng ngõ hẻm" mà không thấy. - Chắc vụ này "chuyện nhỏ" như những chuyện thường ngày ở  xóm, nên quên béng rồi. PK nhớ thì kể lại xem...hì hì...! Hay là bố mày nhớ lộn sang chuyện đi dân vận...?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 12 Tháng Chín, 2014, 06:50:27 am
 CB chào anh bob  ;D. Anh mơ được, ước thấy ròi! Từ nay anh đã có ông hàng xóm mới dựng nhà ngay ngoài bìa rừng. Các bác tha hồ tới giao lưu với nhau uống rượu Cần, ăn thịt Nai rừng nướng, nghe tiêng con chim Kơtia hót và nghe suối đàn Torưng Anh nhớ mời Chích đấy!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Chín, 2014, 08:10:34 am
CB chào anh bob  ;D. Anh mơ được, ước thấy ròi! Từ nay anh đã có ông hàng xóm mới dựng nhà ngay ngoài bìa rừng. Các bác tha hồ tới giao lưu với nhau uống rượu Cần, ăn thịt Nai rừng nướng, nghe tiêng con chim Kơtia hót và nghe suối đàn Torưng Anh nhớ mời Chích đấy!
  Chào CB, Đúng rồi! Chắc chắn a phải mời người đẹp có công lớn giúp bạn PK xây ngôi nhà ở ven rừng rồi! Hì hì! Thế mới vui chứ. Cảm ơn e.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tranphu341 trong 12 Tháng Chín, 2014, 08:32:36 am

          Chào bác chủ, chào các bác! Chào các chiến binh Sư đoàn 10. Chào những người lính Tây Nguyên những chàng Đan San anh hùng đã làm rạng danh cho Tây Nguyên.

            Tranphu341 chúc mừng bác chủ vẫn đang thật sung mãn. Nhất là giờ đây Binh đoàn Tây nguyên và những người lính Sư 10 đang được tăng viện cùng hội tụ thì sức mạnh sẽ càng nhân lên gấp bội. Tranphu341 cùng anh em VMH đang vẫn theo dõi những câu chuyện đang rất lý thú và thật nhiều tư liệu của các bác.

              Chúc bác chủ cùng các bác luôn vui thật nhiều niềm vui để kể về những quá khứ thật hào hùng của mình, của Tây nguyên hùng vĩ. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 12 Tháng Chín, 2014, 11:55:33 am
Cơm trưa chưa nấu  vẫn phải ngồi đây vì còn nợ ông bạn nên  ngồi tiếp.
Ngày ở khu gia binh Phú Lợi C bộ có 4 cha con là C trưởng và C viên trưởng và hai thằng Tỉnh và Băc. Cầm Và Thần đi phép. Không nhớ ai mang về quả chanh yên to bằng quả bòng. Vì nó chưa chín đẻ góc nhà. Ngày ấy toàn đơn vị đang hô hào rèn luyện tiến lên chính quy hiện đại với đội ngũ từ D trở xuống đên A hầu như chẳng ai qua trường lớp. Thực hiện từ 5h sáng đến 21h đêm , hết thao trường đến đội ngũ, thể dục thể thao, như quốc kêu suốt ngày. Vừa chui từ khói lửa chưa được ăn dưỡng lấy một bữa. mệt rã rời. Chiều hôm ấy cả P/K và Bob đi thao trường về. Định bụng lấy quả chanh yên ra xem sao. Ôi thôi vừa cầm lên đã có lốt cắn to đùng. Rõ là tay nào  hỗn thật, dám ngoạm trước để truyền hàng vạn hàng tỷ con vi trùng vào quả chanh yên thì ăn làm sao được. Hỏi hai thằng giúp viêc, nó không nhận. Thàng Tỉnh có khuôn mặt bầu bĩnh, hiền lành giọng ỏn ẻn như đứa con gái rằng em không gặm. Thằng Bắc, thấp đậm, nhanh nhẹn, vừa văn thư và liên lạc láu hơn  cứ đại trưởng xem lại chứ em không cắn đâu, mà em còn không biết chỗ để. Tôi phản bác ngay:
- Để ở bàn kia mà lại bảo không biết? 
Giọng nó ra chiều van nài:
- Đại trưởng ơi thế thì em không để ý, em không cắn đâu. C viên phụ họa với C trưởng:
- Có hai chúng mày ở nhà mà không biết thì còn nói cái chuyện gì? Đâu anh đưa tôi xem nào. Tôi đưa quả cho Bob. Vụt cái Bob đưa ra sáng kiến tuyệt hay: Tất cả cắn, rồi đối chứng theo cái kiểu đối chứng hiện vật vụ án. Thế là tôi cắn, C viên cắn , liên lạc cắn, văn thư cắn. Đối chiếu ra bốn lốt răng không có lốt nào giống lốt răng đầu tiên. Vụ điều tra kép lại.
Nhắc lại chuyện nhỏ vì, khốn nỗi C viên của tôi chuyên lo việc quốc sự nên chả nhớ đến chuyên nhỏ như bèo bọt, rồi “cãi” bảo ở với nhau có từ 1976. Thế là từ t8-1975 đến tết (trừ  đi phép 1 tháng), còn là vất đi sạch. À mà nhắc lại …kéo cái khẩu pháo ra chưa?......hi hi.. nếu còn để đấy cho quả thủ pháo đấy nhá. Xin chào!



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Chín, 2014, 02:17:54 pm
- Để ở bàn kia mà lại bảo không biết? 
Giọng nó ra chiều van nài:
- Đại trưởng ơi thế thì em không để ý, em không cắn đâu. C viên phụ họa với C trưởng:
- Có hai chúng mày ở nhà mà không biết thì còn nói cái chuyện gì? Đâu anh đưa tôi xem nào. Tôi đưa quả cho Bob. Vụt cái Bob đưa ra sáng kiến tuyệt hay: Tất cả cắn, rồi đối chứng theo cái kiểu đối chứng hiện vật vụ án. Thế là tôi cắn, C viên cắn , liên lạc cắn, văn thư cắn. Đối chiếu ra bốn lốt răng không có lốt nào giống lốt răng đầu tiên. Vụ điều tra kép lại.
...



 - Úi giời ui! Đúng là trí nhớ của lão PK tốt thật. Đúng rùi, có chuyện này. Nếu ông không kể chi tiết như vậy thì bob không nhớ nổi. Bái phục, bái phục!
- À mà nghe PK nói cu Tỉnh hy sinh bên Cam rồi, thương nó quá. (ông kể về hai chàng liên lạc lúc ấy trúng phóc luôn, cu Bắc còn hay đá bóng nữa. Nó với thằng Hà hay rủ nhau đi đá bóng vào buổi chiều...). Tôi nhớ mãi trận Phước an (1975) cu Tỉnh luôn đi sát kè kè bên tôi...Cả đại đội đang đi vào hướng Phước an thì gặp địch ( tất cả đang ở giữa đường) tôi nhanh chóng ra lệnh triển khai các trung đội sang hai bên lợi dụng địa hình, địa vật (mô đất, ụ mối, bụi cây ) sẵn sàng chờ lệnh tôi. Quan sát thấy ae mình đã sẵn sàng rồi, quay sang cu Tỉnh thấy mặt cậu tái mét, loay hoay tìm chỗ ẩn nấp...(thời điểm ấy trên mặt đường chỉ còn 2 người), biết cu cậu sợ nên tôi bảo nó đưa khẩu AK cho tôi, và tôi đưa khẩu K54 cho nó. và tôi cứ đứng chờ cho địch tới gần... (bob đã kể)...sau lời hô bắt chúng đầu hàng, rồi sau loạt đạn xẹt véo véo qua người tôi mới nằm xuống...và bắn hàng loạt AK về phía chúng, cùng lúc ae hai bên (b40,b41, AK nổ rền...)! Đấy những vụ như thế thì không tài nào quên được. - Mỗi lần nhắc tới cu Tỉnh, thì hình ảnh lúc ấy ... lại hiện ra. "giá mà cu tỉnh còn sống"! Cay cay mắt rồi, Nhớ nó quá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Chín, 2014, 02:33:53 pm

          Chào bác chủ, chào các bác! Chào các chiến binh Sư đoàn 10. Chào những người lính Tây Nguyên những chàng Đan San anh hùng đã làm rạng danh cho Tây Nguyên.

            Tranphu341 chúc mừng bác chủ vẫn đang thật sung mãn. Nhất là giờ đây Binh đoàn Tây nguyên và những người lính Sư 10 đang được tăng viện cùng hội tụ thì sức mạnh sẽ càng nhân lên gấp bội. Tranphu341 cùng anh em VMH đang vẫn theo dõi những câu chuyện đang rất lý thú và thật nhiều tư liệu của các bác.

              Chúc bác chủ cùng các bác luôn vui thật nhiều niềm vui để kể về những quá khứ thật hào hùng của mình, của Tây nguyên hùng vĩ. 
- Vâng, cảm ơn bác TP đã động viên. Bob tui vào M&H lâu lâu rồi, viết cạn hết những ký ức mình còn nhớ được. mãi đến nay mới tìm gặp được PK@ chiến hữu cùng đại đội, Vui quá... Nhờ lão PK nói chuyện chắc bob sẽ nhớ lại thêm nhiều chuyện nữa. Rất vui khi xem bên bác có những hình ảnh rất đầm ấm tình đồng đội. Chúc mừng bác có chàng quí tử thạc sỹ kiến trúc. "Con hơn cha nhà có phúc" phải không bác.  cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 14 Tháng Chín, 2014, 07:46:10 am
Đấy là đá cuội cái gì!  Toàn 6o,8oly, mảnh văng lỗ chỗ hết cả tường rồi. Ông cứ sang mà xem. Kêu cứu là nhẽ đương nhiên của người bị ăn hiếp. Thân cô thế cô không la toáng lên e sợ Bob kéo loại khủng vào thì chết à. P/K áp dụng chiến thuật “Đội quân tóc dài” năm xưa để đối chọi với bạo lực. Trước đây có câu: Bằng sức gì em lại cản xe tăng?  Một mặt ở với nhau gần năm trời biết thừa Bob rất quý và mến chị em và điều cơ bản để P/K khoét sâu điểm yếu của đối phương là:  Với chị em Bob …nể và …sợ nữa.
Hãy nghỉ buổi đi câu mà ngẫm nghĩ nha.
Ảnh đăng 20-4-2012.Ảnh 1thu2: Lam C9, về hưu chu tịch quận Hồng Bàng.
Ảnh đôi la P/K và Tân thông tin, về 1976. Lợi Trung tướng, giáo sư tiến sỹ và Chiến đại phó C9, Cự C trưởng 1975
Ảnh hai hàng, hàng thứ hai, trái sang: thứ 2: Thịnh thông tin,thứ 4 Nga Ctv C12 D6 ở phú lợi, Toàn y ta, Luận Btrưởng thônh tin, Dũng tài vụ, để sẩy ra vụ phá cửa mất 12o ngàn tiền ăn của cả D.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 14 Tháng Chín, 2014, 03:40:28 pm
" Một mặt ở với nhau gần năm trời biết thừa Bob rất quý và mến chị em và điều cơ bản để P/K khoét sâu điểm yếu của đối phương là:  Với chị em Bob …nể và …sợ nữa".
- Nè...! Đừng có " suy bụng ta, ra bụng hàng xóm Nha!". Cái chiến thuật "lấy chị em" ra dọa bob ...hì hì...Hổng có tác dụng đâu. Coi chừng ... bob vác đá hộc ném đấy...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 14 Tháng Chín, 2014, 08:27:45 pm
[ - Nè...! Đừng có " suy bụng ta, ra bụng hàng xóm Nha!". Cái chiến thuật "lấy chị em" ra dọa bob ...hì hì...Hổng có tác dụng đâu. Coi chừng ... bob vác đá hộc ném đấy...!
[/quote]

Đã thế thì ta thách đây! Liệu có vác nổi hòn đá không đã hay là sụn cái lưng chả có ai bóp cho đâu. Nghe rõ chưa?
Chú em Tỉnh đến đầu năm 1977 cho nó đi học lơp A trưởng rội hy sinh ở CPC. Còn em Bắc sau này đâu sang làm quản lý, đi Căm P.C không được nghe kể ra sao. Thế còn nhớ vụ con gà tiếp khách bị tay B trưởng nó nêu ở cuộc họp, có thích kể lại không? Bây giờ P/K chỉ thích kể chuyện vặt thôi. Đánh đấm kể lúc khác nhá.



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 14 Tháng Chín, 2014, 10:11:51 pm
Thế còn nhớ vụ con gà tiếp khách bị tay B trưởng nó nêu ở cuộc họp, có thích kể lại không? Bây giờ P/K chỉ thích kể chuyện vặt thôi. Đánh đấm kể lúc khác nhá.


- Hì hì...! Lại có vụ "tham nhũng con gà" nữa hay sao đây!? Thật sự không nhớ. Ồ cụ phải kể chi tiết vào nhá. Phải Cảm ơn trước cái đã.  Mà lớp cán bộ B trưởng, B phó của C mình hồi ấy bob cũng quên hết. Nhớ mỗi cu Sinh béo. Còn cán bộ a, nhớ mỗi cu Tràng láu táu (vì lần ở Phước an: Khi thấy pháo ta bắn chỉnh vào...bob đoán ngay là sáng mai pháo sẽ cấp tập... gọi 2 ông thộng tin (2w) báo cáo về cho tiểu đoàn ngay... mãi không được...Nên bắt ngay thằng Tràng cùng 2 tên nữa (quên tên) chạy bộ về BMT báo cấp trên: (C11 đã chiếm PA rồi)...Đúng là chọn không nhầm, Thằng Tràng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ...Khi đã quá nủa đêm, bob sốt ruột mong nó về lắm rồi... thì nó xuất hiện và hổn hển: Chúng em gặp ban chỉ huy trung đoàn rồi...chỉ nghe vậy là bob mừng không thể tả được, mừng quá thức tới sáng luôn. Còn trên c bộ có nhớ thằng Chanh, Thằng Quảng, Y tá, Thằng Ái văn thư. Hết! nhớ được có vậy.../ Còn B trưởng nào đưa vụ "con gà" ra cuộc họp. Chịu luôn! Không tài nào nhớ nổi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Chín, 2014, 02:30:48 pm
- Tom@ ơi! Đọc bài thơ xúc động quá. mình doaw về trang để đọc và nhớ về đồi vuông những ngày mình giữ chốt trên đó 1973, 1974 và đầu năm 1975 cùng đồng đội. bob tự đặt tên: "NHớ Đồi Vuông".
 Cảm ơn Tom@.
Ghi lại bài thơ của Tom@ sưu tầm:
        NHỚ ĐỒI VUÔNG *
Trận đánh này chúng tôi chốt đồi Vuông !
Quần cả tháng lương ăn không còn nữa
Dưới chân đồi giặc đông như đàn kiến cỏ
Phía chúng tôi còn lại mấy đứa thôi
Không sợ chết ,không sợ đạn bom rơi
Cái sợ nhất lúc này là đói
Đói vàng mắt đói long đầu gối
Đói rụng rời ,đói thừa cả chân tay
Nhưng lạ thay vào đúng lúc này
Chúng tôi lại đánh tan quân giặc
Cũng chỉ vì không thể nào khác được
Cũng chỉ vì còn mất mà thôi
Dưới chân đồi giặc đã rút rồi
Nhưng cái đói lại xông lên tận chốt
Không thể bắn cũng không thể giết
Muốn cầu hòa cái đói chẳng buông tha
Đồng đội tôi ngục xuống giữa chiều tà
Gạo vừa tới , nồi cơm đang chín giở
Xoong canh mùng**, lục bục sôi trên lửa
Bạn tôi đi không kịp bữa cơm chiều
Ôm xác bạn chúng tôi khóc hu hu
Thằng chết đói trên tay thằng đói lả
Chôn  bạn rồi ,đói dềnh lên mặt cỏ
Cắm cành cây, đói lả trước mồ
Chúng tôi bảo nhau, cúng bạn cả nồi cơm to
Cơm đây ,canh đây mày ăn đi kẻo đói
Sống giữ chốt , chết thành ma đói !
Đêm giữa rừng ,ruột đứt từng cơn .
Chú thích:
Đồi vuông: một điểm cao trên tuyến phòng ngự bảo vệ vùng giải phóng bắc TX Kon tum 1973.
** canh mùng:  mùng giống như cây khoai nước.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 17 Tháng Chín, 2014, 04:28:12 pm
Chào Bob! Đúng quá đưa về đọc cho sướng là đúng lắm rồi. Phải tra Tom là thơ của hắn hay ở đâu? Tom này còn nhièu cái "bí" lắm. Quà của Bob đã bắt đầu gửi.   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 17 Tháng Chín, 2014, 04:31:19 pm
Đúng rồi, đưa về đọc cho "sướng" cái "khổ' có phải không? Rõ là Bob còn tuyệt vời lắm, còn khôn lắm, định làm của để dành đây!
Phải cất vào kho hai câu: Thằng chết đói nằm trên tay thằng đói lả/ Chôn bạn rồi đói dềnh lên mặt cỏ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 18 Tháng Chín, 2014, 01:55:29 pm
Chào Bob! Đúng quá đưa về đọc cho sướng là đúng lắm rồi. Phải tra Tom là thơ của hắn hay ở đâu? Tom này còn nhièu cái "bí" lắm.
Hì hì ...Lão tom@ nói là: "hắn siu tầm"! - Tạm tin vậy, nhưng chưa biết chừng chính hắn là tác giả. Bởi hắn cũng ở Tây nguyên...cũng chịu đói, khổ như lính chốt, và cũng đã từng lên chốt với các thủ trưởng, chứng kiến cảnh thiếu thốn, ác liệt, hy sinh trên chốt...thì có thể lắm! Hì hì... Thôi: khai cái "thằng nằm trong đống rơm" ra đi lão Tom!. Hì hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 18 Tháng Chín, 2014, 06:13:00 pm
Mình cũng nghĩ thế Bob ạ. Khi còn ở lính hắn đi với xép lớn, phải đạt hai yên cầu: Đẹp trai- thông minh sắc sảo. Mình hồi ở chiến trường, một dạo là thằng lính công binh E, chuyên gần các xếp trung đoàn mình biết rồi. Như: Việt D viên phó D mình và Lợi cũng bắt đầu đời tướng từ công vụ. Thế mà Tom lại còn công vụ trên cả "chùa" thì Bob hiểu chứ. Sau này ra dân chính lại là xếp thì càng tuỵệt vời. Những cái tinh hoa của các cấp "côi" thời đánh Mỹ và cái thông minh của người tái thiết đát nước Tom tiếp thu hết nên cứ treo lửng lơ tên tác giả cho mình và Bob, lính Tây Nguyên xịn mất ăn mất ngủ để tìm tác giả. Còn là mỏi mắt Bob ạ. Mình sao theo được hắn nhỉ?
Xin chào mọi thành viên! và cảm ơn các thành viên phải đọc cái "dớ dẩn" của anh em chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 18 Tháng Chín, 2014, 07:31:54 pm
Trích dẫn
Đẹp trai- thông minh sắc sảo.
he ,he ... U70 mới được mấy lão già hâm khen ,phổng mũi quá !
đồng thời lại bị các lão đánh hội đồng ,đẩy mình ra khỏi danh sách lính TN xịn
 
Trích dẫn
mình và Bob, lính Tây Nguyên xịn

các lão quên mất là :" Tây Nguyên ,ai một lần qua đó
                             Suốt cuộc đời nghĩ lại vẫn thương nhau "


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 18 Tháng Chín, 2014, 09:21:11 pm
Trích dẫn
Đẹp trai- thông minh sắc sảo.
he ,he ... U70 mới được mấy lão già hâm khen ,phổng mũi quá !
đồng thời lại bị các lão đánh hội đồng ,đẩy mình ra khỏi danh sách lính TN xịn
 
Trích dẫn
mình và Bob, lính Tây Nguyên xịn

các lão quên mất là :" Tây Nguyên ,ai một lần qua đó
                             Suốt cuộc đời nghĩ lại vẫn thương nhau "
- Hì hì...! nghe cái giọng lão Tom@ nói lấp lửng kiểu này...hình như lão đang vạch "đống rơm" chui ra...! Gớm "biết rồi khổ lắm...." e thẹn! cứ như con gái ấy! . bob chỉ théc méc là lão Tom vào trang viết cùng mình lâu rồi sao bây giờ mới pot bài thơ lên. ?! - Chắc sợ bob ăn cắp bản quyền hả? Vì thời gian bob ở trung đoàn 24 (1973-1976) có 3 năm thì có gần hai năm ở chốt Đồi vuông mà (thời gian đó cũng có lúc ở Ngô trang, 601, nhưng nhiều nhất là đồi vuông)...hì hì...? Dù gì đi chăng nữa cũng rất...rất...rất cảm ơn bác Tôm thật nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 19 Tháng Chín, 2014, 05:06:00 am
“Tây Nguyên, ai một lần qua đó
Suốt  cuộc đời nghĩ lại…vẫn dấu nhau.”
Bob ơi! Đọc hai câu thơ trên mình thấy đúng quá. Nè…có U60  hôm nay lại nhận U70 thì có chết tôi không. Vậy thì cái vụ tác giả này sao mà nói thật? Cũng có thể đang bẫy tay nào háo danh nhảy vào nhận của mình là Tom đưa bản gốc ra kiện đây. Bob thử nhận xem phản ứng của Tom ra… răng!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 19 Tháng Chín, 2014, 07:37:10 am
Anh bob mấy hôm nay vui vẻ quá! Mỗi chiều về, anh còn có thời gian đi câu Biển nữa không anh? Hai bác lính TN ở Hải Phòng đang quá vui mới tìm thấy bạn làm anh cũng vơi buồn phải không? CB chúc cho các anh luôn vui thế này.

 Lời tâm sự nhỏ của CB với cả hai anh lính Tây Nguyên cho công bằng kẻo anh P/K lại bảo là đồng hương, đồng khói. mà nào ai đã biết mặt nhau đâu?

     Tây Nguyên ơi! Tôi chưa một lần tới đó.
     Chỉ đọc truyện lính Tây nguyên thôi!
     Mà!
     Đêm về mơ Thấy!
     Cả đại ngàn, gió núi lao xao ngày đầy nắng.
     Đêm nghe tiếng chim Chơrao hót mừng chiến thắng.
     Và phía xa xa tiếng suối chảy rì rào.
     Giật mình!  Bồi hồi, giá được đến Tây Nguyên.

    Cb góp ý thế này. Các anh còn sức khỏe và điều kiện. Nên cùng nhau một lần trở lại Tây Nguyên.



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 19 Tháng Chín, 2014, 06:49:12 pm

     Tây Nguyên ơi! Tôi chưa một lần tới đó.
     Chỉ đọc truyện lính Tây nguyên thôi!
     Mà!
     Đêm về mơ Thấy!
     Cả đại ngàn, gió núi lao xao ngày đầy nắng.
     Đêm nghe tiếng chim Chơrao hót mừng chiến thắng.
     Và phía xa xa tiếng suối chảy rì rào.
     Giật mình!  Bồi hồi, giá được đến Tây Nguyên.

    Cb góp ý thế này. Các anh còn sức khỏe và điều kiện. Nên cùng nhau một lần trở lại Tây Nguyên.


Chào CB@, Đúng rồi trong sâu thẳm tâm hồn mình bob vẫn mang nỗi buồn không có gì bù đắp được. May mà gặp mấy lão già cùng ở Tay nguyên với bob những năm tháng khó khăn ác liệt nhất ...Khi có bạn tâm giao nên cũng vơi bớt phần nào nỗi buồn...riêng. Cảm ơn CB đã động viên, chia sẻ. Mà đọc mấy câu thơ CB Cảm tác ...là nhận ngay ra tình cảm của CB dành cho cánh lính Tây...bọn mình. cảm ơn nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 19 Tháng Chín, 2014, 07:00:29 pm
“Tây Nguyên, ai một lần qua đó
Suốt  cuộc đời nghĩ lại…vẫn dấu nhau.”
Bob ơi! Đọc hai câu thơ trên mình thấy đúng quá. Nè…có U60  hôm nay lại nhận U70 thì có chết tôi không. Vậy thì cái vụ tác giả này sao mà nói thật? Cũng có thể đang bẫy tay nào háo danh nhảy vào nhận của mình là Tom đưa bản gốc ra kiện đây. Bob thử nhận xem phản ứng của Tom ra… răng!

Hí...này cha nội: - Đừng có xúi dại, Lão Tom khôn lắm. - U 70 là đúng rồi chứ gì nữa " bước sang tuổi 66 rồi...! sao còn u 60"??? Lão ấy hơn bob tui 1 tuổi đấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 19 Tháng Chín, 2014, 08:08:12 pm
Trích dẫn
Đừng có xúi dại, Lão Tom khôn lắm.
thật oan cho tui quá ,tôi con nhà hiền lành từ trước đến nay ! chính lão p/k mới là âm mưu ,chưa biết thế nào đã khoe :trước kia anh là phi công tượt chắc muốn khoe bi giờ anh vẫn khỏe ! lại đang nóng lòng muốn đưa ảnh lên trình nàng !khổ nỗi lại chưa biết đưa lên ,còn lâu nhá ! hãy đợi đấy !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 19 Tháng Chín, 2014, 09:48:28 pm
... chính lão p/k mới là âm mưu ,
...còn lâu nhá ! hãy đợi đấy !
_ híc...! Có lẽ đúng vậy! - Hồi ở lính hắn (PK) làm trợ lý tác "quái" mà!!! - Chắc bệnh nghề nghiệp..., nên khi già rồi hay "nhớ về quá khứ" nên lão "dợt" lại công việc (làm âm mưu) khi xưa ấy mà...! Hì hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 19 Tháng Chín, 2014, 10:11:37 pm
Quả là mưu cao kế sâu. Hôm qua Tom kêu giời lên bảo bị đánh hội đồng. Thế mà không hiểu sao, dùng kế sách gì mà chia rẽ nội bộ ngon ơ, lôi kéo ngay  C viên chạy sang chi viện cho hướng "đánh it dấu nhiều". Mà nghe ra tiền hô hậu ủng ngon lắm. Được rồi, đợi đấy. Dứt khoát PK cho tổ trinh sát bám riết mọi di biến động của cặp đôi này.  Phát hiện sơ hở là ta vây chặt, tập kích liền, sẽ hết đường chạy thoát. Đợi nhá!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 20 Tháng Chín, 2014, 06:16:58 pm
mọi di biến động của cặp đôi này.  Phát hiện sơ hở là ta vây chặt, tập kích liền, sẽ hết đường chạy thoát. Đợi nhá!
- Ối giời ui! - giống như "Tham mưu" để chuẩn bị bắt "cặp đôi" sắp ngoại tình ...không bằng. - Khiếp...!!!
- Sáng nay bob đi gặp mặt F10 rồi. Vui và đầm ấm tình đồng đội ... Cả sư còn 26 vị CCB ở nha trang . Lọm khọm hết rồi, có vị phải nhờ con cháu chở đến... thế mà khi gặp nhau vui ra phết, chuyện nổ như pháo. có cụ lên đọc thơ, có cụ khoe con hát hay, ngâm thơ giỏi, nhờ con đọc hộ bài thơ mới sáng tác.. Vui...! bữa trưa găp mặt ...cụng ly chan chát... ! bob chụp một số ảnh rồi... mà cũng loay hoay mãi chưa đưa lên được, Vì lâu không pot ảnh nên cũng quên béng cách chuyển ảnh lên. xin khất vài hôm.
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 20 Tháng Chín, 2014, 08:45:29 pm
Biết ngay mà, nói thì mạnh, làm thì dở nhưng lại ra oai là ta biết đây. Có ba lính TN thì hai đã nói dối về chuyện ảnh rồi. Còn một mình lão chắc cũng phải nói dối cho nó huề nhỉ.
Cụ Lâm có khẻo không? gia đình con cái cụ bây giờ thế nào? Biết Bob ở Nha trang  làm mình tiếc là năm 12  vào mà đến thì hay quá nhỉ.  Cái món nem ở đấy cũng được đấy chứ?
Món chụp nay cứ gửi lên cho anh em xem với. Tom nay xuống tận chân thang rồi. P/K biết mà, dọa là sợ liền.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 21 Tháng Chín, 2014, 03:43:55 pm

-Cụ Lâm có khẻo không? gia đình con cái cụ bây giờ thế nào? Biết Bob ở Nha trang  làm mình tiếc là năm 12  vào mà đến thì hay quá nhỉ.  Cái món nem ở đấy cũng được đấy chứ?

=Món chụp nay cứ gửi lên cho anh em xem với. Tom nay xuống tận chân thang rồi. P/K biết mà, dọa là sợ liền.
- Món chụp hôm qua "loay hoay" từ sáng đến giờ... vưỡn chưa vào được vì quên mật khẩu...chán thật. - lại phải chờ chuyên gia đã...!
- Cụ Lâm (hồi hưu đại tá) vẫn còn khỏe, năm nay 81 tuổi. con có gia đình và cơ nghiệp riêng. cháu lớn cả, có đứa đã lập gia đình...
- Có nhớ món nem Ninh hòa? thì bố trí vào Nha trang bob chiêu đãi "ăn no...miễn phí"!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 21 Tháng Chín, 2014, 06:33:47 pm
 CB chào các anh lính Tây Nguyên. Hì... Anh bob có cần cô giáo hướng dẫn cách p ảnh lên diễn đàn em giới thiệu cho. Anh Tom dấu nghề kỹ thế. Em thấy đồng đội Tây Nguyên kêu than  chuyện không đưa được hình lên diễn đàn mấy ngày liền mà anh vẫn lặng thinh như vậy? Cứu nhau đi anh!


  HÌNH ẢNH ANH LÍNH TÂY NGUYÊN

(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/liacutenhTacircyNguyecircn_zps5a9efe00.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/liacutenhTacircyNguyecircn_zps5a9efe00.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 21 Tháng Chín, 2014, 06:47:06 pm
CB chào các anh lính Tây Nguyên. Hì... Anh bob có cần cô giáo hướng dẫn cách p ảnh lên diễn đàn em giới thiệu cho. Anh Tom dấu nghề kỹ thế. Em thấy đồng đội Tây Nguyên kêu than  chuyện không đưa được hình lên diễn đàn mấy ngày liền mà anh vẫn lặng thinh như vậy? Cứu nhau đi anh!
- Chào em gái! Đúng như em nói. Lão Tom  muốn giúp lắm nhưng không giúp được. anh muốn CB giúp ...bob cảm ơn trước.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 22 Tháng Chín, 2014, 07:42:49 am
Trích dẫn
Anh Tom dấu nghề kỹ thế. Em thấy đồng đội Tây Nguyên kêu than  chuyện không đưa được hình lên diễn đàn mấy ngày liền mà anh vẫn lặng thinh như vậy? Cứu nhau đi anh!
chào bác Bob ,p/k và cb !nào tôi có dấu nghề ,đã cầm tay chỉ việc ,nhưng tay p/k cứng đơ cầm chuột cứ giữ chặt làm máy đơ hàng tiếng không làm việc được ! có lẽ phải nhờ cb như bác Bob nói thôi !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 22 Tháng Chín, 2014, 09:09:52 am
Tôm chuyên môn nói điêu. Có tay lão đơ thi có. Chuyến này Bob có thày xịn cầm tay chỉ việc  thì thế nào mà chả vào được nhỉ ..! hi.. hi..


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Chín, 2014, 10:06:52 am
Tôm chuyên môn nói điêu. Có tay lão đơ thi có. Chuyến này Bob có thày xịn cầm tay chỉ việc  thì thế nào mà chả vào được nhỉ ..! hi.. hi..

 ảnh gặp mặt CCB f 10: ( lại phải xin lỗi rùi. sáng nay mời chuyên ra đến giúp mà cũng "đơ" máy không cho dzô. chả hiểu máy móc thế lào...)!
- Bác PK, Tom@ thông cảm nhá. Từ từ may ra "khoai" mới nhừ...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 24 Tháng Chín, 2014, 09:22:15 pm
Vữn chưa được à? Thôi khăn giói quả mướp đến P/K dạy cho nghe. Nhớ mang theo lệ phí cao đấy nhé. Quả là tuổi cao trí càng... nhanh. Chào và chúc mạn khỏe!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Chín, 2014, 08:56:12 pm
Vữn chưa được à? Thôi khăn giói quả mướp đến P/K dạy cho nghe. Nhớ mang theo lệ phí cao đấy nhé. Quả là tuổi cao trí càng... nhanh. Chào và chúc mạn khỏe!
Hì...! Dạy đi, đây sẵn sàng học, học suốt đời mà...có gì mà ngại. Đằng ấy mà không chỉ chi tiết... thì đừng hòng mà nhìn thấy các đồng đội của e24 nhá. hí hí...! (Gõ ngay vào trang Ký ức này nhá, học phí chuyển sau hỉ)!!!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Chín, 2014, 07:20:30 am

CCB F 10 .
 [img] xin lỗi tự xóa.










Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 27 Tháng Chín, 2014, 10:01:51 am
vẫn chưa đưa ảnh lên được hả bác ? hay là quên mật khẩu vào kho ảnh photobucket rồi ? còn các bước chèn ảnh lên trang thì chắc vẫn nhớ chứ ?
gửi bác tấm ảnh bác p/k mới sang tôi chơi
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/th_bongdihoclop1020.jpg)
"http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/bongdihoclop1020.jpg"


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 27 Tháng Chín, 2014, 11:03:02 am
Úi trời ơi! P/K cứ tưởng giữ làm của để dành. Bị kích nhiều quá mới đưa ra đấy Bob ạ.
Chào CB! chắc bây giờ chỉ còn Bob ỉm, chưa lộ diện thôi chứ gì. Chưa lộ diện là có ý đồ đấy CB ạ. Vấn đề này cần có cuộc hội thảo, nghiên cứ tỷ mỉ, tìm ra ngyên nhân cụ thể, đánh giá vấn đề cho thực chất. Từ trước tới giờ ở với Bob vẫn có những hành động lạ, khó hiểu như thế. Chào CB!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Chín, 2014, 06:09:49 pm
Tụ P/K làm đấy. Nay chắc là kiếm cơm được rồi. Đã làm đến đâu thì bảo để hướng dẫn cho? Có phải quên mật khẩu không?

(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/043_zps645a2746.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Chín, 2014, 09:41:59 pm
Tụ P/K làm đấy. Nay chắc là kiếm cơm được rồi. Đã làm đến đâu thì bảo để hướng dẫn cho? Có phải quên mật khẩu không?


- Đúng rồi, quên mật khẩu, vào cả phần mềm khác nũa cũng không cho. chả hiểu sau? - Hay máy bị vỉut, hoặc bị lỗi gì nữa... chịa thua.
(mình đã pot mấy lần thành công, lần này mở sổ ghi chép cũ làm lại như vậy thì không được). Cụ bày cách xem sao. cảm ơn trước. Hì!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Chín, 2014, 01:46:01 pm
 ảnh:(http://)
 anh Lâm (đeo ca vát) đứng giữa, bob bên phải anh Lâm (đen thui). Sáng (đồ bản mặc áo lính). còn hai ông ở 66, và 28. 
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 30 Tháng Chín, 2014, 02:34:47 pm
P/k có thể nhận ra Bob chứ ông Lâm thì nếu gặp ngoài chắc không thể nhớ. Vì đầy nắng gió niềm Nam nên đen, nhưng vữn trắng hơn ...tớ. Nhìn có vẻ gày gày nhẩy?
Vậy có phải quên không? nếu đúng phải chuyển ngay học phí nhá. "thày" nghi "trò" quên bấm ctrl+v có đúng không?
Cô giáo CB hình như đang bay vào đấy hay sao ấy, mấy bữa nay thấy vắng sang chơi. Bữa trước bảo cái kiểu này em phải zô Nam thôi. Nếu đúng thì chia vui nhe..hí..hì...hì..hí...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Chín, 2014, 10:51:20 pm
P/k có thể nhận ra Bob chứ ông Lâm thì nếu gặp ngoài chắc không thể nhớ. Vì đầy nắng gió niềm Nam nên đen, nhưng vữn trắng hơn ...tớ. Nhìn có vẻ gày gày nhẩy?
Vậy có phải quên không? nếu đúng phải chuyển ngay học phí nhá. "thày" nghi "trò" quên bấm ctrl+v có đúng không?
Cô giáo CB hình như đang bay vào đấy hay sao ấy, mấy bữa nay thấy vắng sang chơi. Bữa trước bảo cái kiểu này em phải zô Nam thôi. Nếu đúng thì chia vui nhe..hí..hì...hì..hí...!
- Dạ thưa "thày": Đừng tưởng bở nha, nàm như thày dạy cũng hổng vào được. Híc...! Em phải thuê "thày trẻ" dạy đấy. Đừng hòng đòi học phí nha.
- Cô giáo CB mà bay vào nà em... thích nắm đấy! Cứ chia Dzui sớm đi là Dzừa...! Hì...hì...!
-Nhìn có vẻ gày gày nhẩy? Quá đúng! Vì nghỉ hưu lâu rồi, chỉ mỗi việc "ăn chơi". Mà ăn thì ít, chơi thì nhiều...sao mà béo được híc...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 01 Tháng Mười, 2014, 05:06:08 am
Chơi ngông, chơi sướng, chơi sang
Trong ba chơi ấý anh chàng chơi chi?
Chơi ngông anh đã hết thì
Chơi sang hỏi có biết gì hay không?
Còn chơi cái kiểu… lông bông
Đen thui, đen thủi em trông…yêu rùi.
Hì…hì…đón em mai mải huyền… mãi. Chào! Thay lờiCB.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười, 2014, 05:44:06 pm
Chơi ngông, chơi sướng, chơi sang
Trong ba chơi ấý anh chàng chơi chi?
Chơi ngông anh đã hết thì
Chơi sang hỏi có biết gì hay không?
Còn chơi cái kiểu… lông bông
Đen thui, đen thủi em trông…yêu rùi.
Hì…hì…đón em mai mải huyền… mãi. Chào! Thay lờiCB.


 Chơi sang, chơi sướng, chơi ngông.
 Ba kiểu chơi ấy tớ không dính vào.
Chơi ngông! thấy nó làm sao!?
Dại gì mà lại lao vào chơi ngông.
- Hỏi ông, ông có thích không?!
Già ròi, còn khoái chơi ngông nỗi gì?
Chơi sang có ích lợi chi?
Tiền, của thì ít. Lấy gì chơi sang.
- Còn chơi tí " sướng" nhẹ nhàng,
Nói thì dễ vậy, Nhưng "chàng" sức đâu!
Da nhăn, tóc rụng, hói đầu...!
 Chân run, mắt kém, còn đâu... Chơi bời!
- Hỡi chàng P k ta ơi!
Đọc thơ, là biết lão "chơi" đều đều.
     Hì...hì...! -Giỏi thật...giỏi đến thế là cùng...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 01 Tháng Mười, 2014, 07:56:18 pm
"Mà ăn thì ít, chơi thì nhiều...sao mà béo được híc...!"

Hỏi ai tự nói chơi nhiều
Phải đâu ta có đặt điều cho ai
Khoe rằng ngày rộng tháng dài
Thì đây mới hỏi "chơi hoài" kiểu chi?
Chơi rồi vấy bẩn mần chi .....

Này cho P/K hỏi thất nha: Hôm nay lật lại Phần hai xem lại Bob viết cách đay hơn cả năm trời và xem kỹ cái ảnh...Và tôi hỏi thât nhá: Có phỉa Bob tuổi cọp không? Nhìn cái ảnh này thì chắc 100%,  mà đưa tăng thêm vài phần trăm nữa càng thì mất cãi. Cũng may đấy. Chả thấy gì ngoài đôi mắt sáng, sáng như thế này thì chả cần đèn ngắm cọp vẫn trúng. Chính xác Bob họ cọp Tây nguyen xịn! Sanh thăm nhà mình bắt đầu có chuyện đấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười, 2014, 10:36:30 am
"Mà ăn thì ít, chơi thì nhiều...sao mà béo được híc...!"

Hỏi ai tự nói chơi nhiều
Phải đâu ta có đặt điều cho ai
Khoe rằng ngày rộng tháng dài
Thì đây mới hỏi "chơi hoài" kiểu chi?
Chơi rồi vấy bẩn mần chi .....

Này cho P/K hỏi thất nha: Hôm nay lật lại Phần hai xem lại Bob viết cách đay hơn cả năm trời và xem kỹ cái ảnh...Và tôi hỏi thât nhá: Có phỉa Bob tuổi cọp không? Nhìn cái ảnh này thì chắc 100%,  mà đưa tăng thêm vài phần trăm nữa càng thì mất cãi. Cũng may đấy. Chả thấy gì ngoài đôi mắt sáng, sáng như thế này thì chả cần đèn ngắm cọp vẫn trúng. Chính xác Bob họ cọp Tây nguyen xịn! Sanh thăm nhà mình bắt đầu có chuyện đấy.

Chính tui tự nói "chơi nhiều"!
Nhưng ba món "đó" là điều không chơi.
Chỉ chơi mỗi món CÂU thôi.
Nhiều ngày lăn lộn giữa trời: nắng, mưa...!
"Giời đày" nhưng thích vẫn ưa !
Dù có vấy bẩn, vẫn chưa muốn về... !   Hề, hề...!

* Có gì mà quan trọng vậy? "Hỏi thật mới lại hỏi giả". Chính xác là bob tuổi cọp đấy: cụ thể (sinh ngày 06/08/1950. âm lịch CANH DẦN). Ngày LÔC, tháng PHÁT . NĂM sinh, thì càng tuyệt vời: 1950 ( số dư = 5 . vòng luân hồi SINH, LÃO, BỆNH, TỬ. vậy là ứng với SINH - Đúng không?)
 Hì hì Trổ tài "bói, toán" tẹo. Hình như lão PK cũng muốn đoán số mệnh... nên hỏi tuổi chăng? - trả lời rồi...thử đoán xem. Ha ha...!
- đọc rùi, cái chuyện đi làm dân dzận ở Tân phước khánh...hay đấy. mà sao không viết thẳng tên ra, cứ phải cô B, cậu C khó nhớ quá...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 02 Tháng Mười, 2014, 02:59:08 pm
Giời đày" nhưng thích vẫn ưa !
Dù có vấy bẩn, vẫn chưa muốn về... !   Hề, hề...!

Bây giờ nói chẳng ai nghe
Dù cho dở ngón ...hề hề bỏ qua.
"Đi câu" lão vẫn còn ưa
Dính câu kiểu ấy chẳng chừa được đâu
Mần chi mà chẳng hói đầu..?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười, 2014, 06:29:13 pm

Bây giờ nói chẳng ai nghe
Dù cho dở ngón ...hề hề bỏ qua.
"Đi câu" lão vẫn còn ưa
Dính câu kiểu ấy chẳng chừa được đâu
Mần chi mà chẳng hói đầu..?
Nè nè...! Câu cá đó nghe,
Đâu phải câu "gái" mà nhè lung tung!
"Suy diễn" nghe muốn lùng bùng...!
Câu cá, câu "ấy" cũng chung hói đầu...!
Hí hí...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 06 Tháng Mười, 2014, 06:17:02 pm
Cứ tưởng ở nhà tiếp khách bận không "đi câu" được. Thế mà vẫn còn thời gian "Câu" kể cũng lạ. Mà cứ vào hùa với tôm mới càng lạ. Lại chuẩn bị kéo về Phú Lợi tấn công ta đây. Đòn nào đây  ta  đã sẵn sàng   sẵn sàng là ta đây đã sẵn sàng   quyết phen này là ta quyết phen này    bẻ gẫy    mũi tấn công   thù  ù  à..há..a...ha là..há..ha ha..a...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 06 Tháng Mười, 2014, 08:52:57 pm
Cứ tưởng ở nhà tiếp khách bận không "đi câu" được. Thế mà vẫn còn thời gian "Câu" kể cũng lạ. Mà cứ vào hùa với tôm mới càng lạ. Lại chuẩn bị kéo về Phú Lợi tấn công ta đây. Đòn nào đây  ta  đã sẵn sàng   sẵn sàng là ta đây đã sẵn sàng   quyết phen này là ta quyết phen này    bẻ gẫy    mũi tấn công   thù  ù  à..há..a...ha là..há..ha ha..a...!
Hì! -Đúng là "có tật, giật mìn..." Ha ha...! Mới nhá xèng một tẹo ... đã quýnh lên!  "Đòn nào đây  ta  đã sẵn sàng   sẵn sàng là ta đây đã sẵn sàng   quyết phen này là ta quyết phen này..." - Làm gì ghê thế? Cứ như người ta sắp cướp mất em Nga không bằng. Sờ lên trán xem: "Đầu có âm ấm lên không"! Hì hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 07 Tháng Mười, 2014, 09:02:41 am
Cứ tưởng ở nhà tiếp khách bận không "đi câu" được. Thế mà vẫn còn thời gian "Câu" kể cũng lạ. Mà cứ vào hùa với tôm mới càng lạ. Lại chuẩn bị kéo về Phú Lợi tấn công ta đây. Đòn nào đây  ta  đã sẵn sàng   sẵn sàng là ta đây đã sẵn sàng   quyết phen này là ta quyết phen này    bẻ gẫy    mũi tấn công   thù  ù  à..há..a...ha là..há..ha ha..a...!
Hì! -Đúng là "có tật, giật mìn..." Ha ha...! Mới nhá xèng một tẹo ... đã quýnh lên!  "Đòn nào đây  ta  đã sẵn sàng   sẵn sàng là ta đây đã sẵn sàng   quyết phen này là ta quyết phen này..." - Làm gì ghê thế? Cứ như người ta sắp cướp mất em Nga không bằng. Sờ lên trán xem: "Đầu có âm ấm lên không"! Hì hì...!
Gửi Bob: Sang nhà P/k mà đọc. Cứ yên tâm không mạt phục đâu mà lo nghe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Mười, 2014, 11:16:05 am
Gửi Bob: Sang nhà P/k mà đọc. Cứ yên tâm không mạt phục đâu mà lo nghe.

- Không phải dục, vưỡn hóng đây. Cái gì mà "mạt phục" với "mật phục" cứ tập trung vào viết cho lẹ đi...Còn chuyện riêng của tui thì để riêng tui lo. ..! - được hông?! vì có mật phục thì mắt kèm nhèm rồi cũng chả thấy gì đâu! hé hé...hí hí...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 11 Tháng Mười, 2014, 06:02:21 pm
 PK@ thân mến! Vậy là bob đã sang đọc trọn vẹn chuyện tình cảm của PK hồi xưa. Và cũng xen vào chọc vài chỗ cho bõ "gét"! Tuy vậy, bob vưỡn muốn nghe nhiều chuyện nữa, những ký ức trong thời chiến trận, và cả thời bình... Tất nhiên trong trang có thể có những điều khó nói. nhưng điều gì có thể nói thì chúng mình cứ "tâm sự" thoải mái. Thực sự câu chuyện của PK kể trên ...nay đọc bob mới biết. và rất đồng cảm. Mong PK tiếp tục dòng hồi ức của mình với mọi vấn đề còn nhớ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 11 Tháng Mười, 2014, 08:35:48 pm
Trích dẫn
Anh Đảo quê Thái Bình, từ ngày đó mình chũng không gặp. Đâu có lần nào họp mặt ở Đồ Sơn có ra, nhưng hôm đó mình không đi được. Có lần nào BLL đã có người ngoài HP vào thăm. Rất gần đây, hình như năm ngoái anh ấy mất, con có điện ra BLL HP, nhưng không ai vào được thì phải. Vì mình cũng nghe kể thôi. Thương anh hiền lành chất phác, thật thà như đếm.
có mấy tấm ảnh chụp hôm e24 gặp mặt ở Đồ Sơn 2009 các xem có tim được bạn mình không ?
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/tet2009516.jpg?t=1413033626)
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/tet2009513.jpg?t=1413033501)
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/tet2009509.jpg?t=1413033413)
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/tet2009508.jpg?t=1413033372)
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/tet2009515.jpg?t=1413033584)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Mười, 2014, 07:35:41 am
 Cảm ơn bác Tom@ đã pot những tấm ảnh của những CCB E24 . Nhìn những gương mặt thân quen thật vui và cảm động. Vết thời gian hằn rõ  trên từng nét mặt và mái tóc. Nhưng soi kỹ từng người, bob vẫn không thấy anh Đảo. Vâng! anh Bùi Xuân Đảo, hồi đó (3/1975) là chính trị viên tiểu đoàn 6 trung đoàn 24/ f10.  Người tiếp nhận bob ngay tại vườn cà phê (gần hậu cứ trung đoàn 45 của địch ở BMT), nơi ấy d6/e24 vừa dứt điểm trong ngày 11/3. Anh dẫn tôi đến c11 và mời toàn bộ ban chỉ huy đại đội (anh Năm, anh Cầm, anh Thần) giới thiệu bob Về làm chính trị viên... Và ngay đêm ấy (12/3/1975) bob cùng đơn vị xuất kích  ...đánh địch trên đường 21...Phước an, Khánh dượng (đèo Phượng hòang)...Dục mỹ, Ninh hòa...Nha trang...
 Suốt chiều dài chiến dịch, anh Đảo và BCH tiểu đoàn 6 luôn theo dõi chỉ huy và nắm được kết quả các trận đánh mà c11 thực hiện. Riêng bob còn cảm nhận được ở anh : Một con người khiêm nhường, hiền lành, ít nói đúng như bác PK nhận xét. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 12 Tháng Mười, 2014, 09:32:18 am
Đã bảo ròi ở Nha Trang thì chả còn biết ai ngoài cái bài ' Thuyền và biển' của Xuân Quỳnh mà thôi. Đây nhá:
A 1 (trái sang) Chiến C phó khi ở Phú lợi, Muôn B trưởng thông tin, Thiện quân khí. Muôn và Thiện phải đứn tháng 11 mới ra quân.
A 2 ( trái sang) 1,2,3 bob không biết, 4 Muôn B trưởng TT.
A 3 (.............) 1 Bob ....................., Thiện qk, Nga C viên 14 sau sang viên C12, Đến tay này mà không biết thì ..mang vứt cho chó nó sơi thôi. Quảng y tá C11. Phải đến cuối 1972 mới ra quân. Anh Đảo không thấy có.
P/K bảo rồi cứ biển một bên và em một bên, thì còn nhớ đến ai cơ chứ.
Chắc C viên định khai thác cái gì đây để cuối năm có bản  khiểm điểm mà không lạy ông tôi ở bụi này để đưa lọai B, à quên cho xuống loại C là phải đấy!...ha..ha... Xưa rồi nghe. Đây còn nhiều chuyện lắm. Trước hết đọc tin nhắn chưa. Hay suốt hôm qua toàn thấy thuyền và biển đấy?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Mười, 2014, 02:36:33 pm
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/tet2009513.jpg?t=1413033501)


 - Cu Quảng yt C11 mặc áo đen phải không? úi giời ui! Nếu đúng, sao trông hắn già quá vậy. (Cùng C bộ với thằng Chanh y tá, thằng Bắc, Tỉnh liên lạc, thằng Ái Văn thư- Khi còn ở Phú lợi ) Thời gian qua lâu quá... không tài nào nhận ra. PK thông cảm... Nếu gặp PK Chuyển lời chào và chúc sức khỏe của bob tới các chiến hữu nhé! hẹn có dịp nào gặp nhau... sẽ tâm sự nhiều. Cảm ơn PK.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 12 Tháng Mười, 2014, 08:04:19 pm
bác Bob thấy chưa ? cứ nhất với nhì ,nhìn bác p/k nè !
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/PA117278_zps0065c8ad.jpg)
 chị cb thấy mỗi cái tay !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Mười, 2014, 09:45:41 pm
bác Bob thấy chưa ? cứ nhất với nhì ,nhìn bác p/k nè !
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/PA117278_zps0065c8ad.jpg)
 chị cb thấy mỗi cái tay !
- Thấy rồi...! lão PK ngồi chình ình ngay giữa tranphu341 và Zin... mắt đang ngắm vào... " thấy mỗi cái tay". Vậy mà trước đó lão PK cứ nghi ngờ CB vào NT. Hì , rõ là đoán mò.../ Hẹn nhau cùng lên hà nôi dịp 60 năm...giờ biết nói sao đây!
 - cám ơn bác tom rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 13 Tháng Mười, 2014, 07:51:35 am
bác Bob thấy chưa ? cứ nhất với nhì ,nhìn bác p/k nè !
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/PA117278_zps0065c8ad.jpg)
 chị cb thấy mỗi cái tay !
- Thấy rồi...! lão PK ngồi chình ình ngay giữa tranphu341 và Zin... mắt đang ngắm vào... " thấy mỗi cái tay". Vậy mà trước đó lão PK cứ nghi ngờ CB vào NT. Hì , rõ là đoán mò.../ Hẹn nhau cùng lên hà nôi dịp 60 năm...giờ biết nói sao đây!
 - cám ơn bác tom rất nhiều.

Xin giúp các bác nốt cái phần còn lại của cái người " thấy mỗi cái tay " xem có nhận ra người quen ít nhất là trên diễn đàn này nhé.

(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg6_zps61f52318.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/imagejpg6_zps61f52318.jpg.html)

Gặp gỡ ở 19 c Ngọc ha


(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg1_zpsae5b0a8a.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/imagejpg1_zpsae5b0a8a.jpg.html)

(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg4_zpsaf1a53e8.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/imagejpg4_zpsaf1a53e8.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 13 Tháng Mười, 2014, 08:54:51 am


Xin giúp các bác nốt cái phần còn lại của cái người " thấy mỗi cái tay " xem có nhận ra người quen ít nhất là trên diễn đàn này nhé.

http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg6_zps61f52318.jpg[/img][/URL]

Gặp gỡ ở 19 c Ngọc ha


(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg1_zpsae5b0a8a.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/imagejpg1_zpsae5b0a8a.jpg.html)

(http://i96.photobucket.com/albums/l170/HasiGia/imagejpg4_zpsaf1a53e8.jpg) (http://s96.photobucket.com/user/HasiGia/media/imagejpg4_zpsaf1a53e8.jpg.html)

Cảm ơn bác Zin@ nhiều. Bây giờ thì thấy tất tần tật rồi vui quá... CB ngồi đâu cũng thấy màu áo vàng tươi cười vui vẻ, Trong số các bác ngồi ở 19 NH nhìn quen hết. Chỉ thiếu bác "lính tây nguyên" , hình như bác NTL bận việc gì hay đang đi thăm đồng đội cũ...nên vắng. Phải không bác zin?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 13 Tháng Mười, 2014, 09:40:33 am
Các bác cứ thương Bob của tôi, sợ có mỗi cá tay không nhận ra ai, chứ thực ra Bob của chúng tôi chỉ cần có cánh tay là biết tay ai ngay mà. Thậm chí chỉ nhìn một ngon tay cũng nhận ra chứ không cần cả cánh tay đâu. Người ta bảo nhận biết vì linh cảm, vì đã thấy một vài lần và vì mùi. Trong ba cái ấy bob cái nào cũng giỏi..ha ...ha..! ;


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 13 Tháng Mười, 2014, 09:47:49 am
         Chào bác Bob

 Ở clb 19c Ngọc hà là nơi rất nhiều bạn lính của các thời kỳ tới tham gia . Nhưng thường xuyên và duy trì, lập ra nó là mấy bác lính Quảng trị SV ĐH xây dưng
 Rất nhiều ccb và bạn lính tham gia trên diễn đàn DNGN chiều thứ bẩy hàng tuần ghé qua đây, đặc biệt là hôm nào thông báo hoặc gọi nhau " Hôm nay có khách " ở xa về, hoặc có sự kiện gì đấy...
 Có nhiều hôm rất đông, vui cỡ mấy chục người , uốn kha khá rồi lại còn hát nữa cơ. Chủ và các cháu phục vụ có vẻ quý nể các chú, các bác lăm...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 13 Tháng Mười, 2014, 03:17:08 pm

- vì đã thấy một vài lần và vì mùi. Trong ba cái ấy bob cái nào cũng giỏi..ha ...ha..! ;
- Lão PK nói đúng quá...! Khổ nỗi bob chưa có lần nào gặp trực tiếp CB như lão PK đâu, thế mà lão ấy cứ phán như thánh...há há...hả!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Mười, 2014, 08:37:56 pm
 CB chào các anh lính Tây Nguyên. Chào các bác đang tham gia trang. Sao nào? lâu ngày Chích đi dong chơi. Nay quay về thấy mấy anh Tây Nguyện giao khẩu um lên, vui quá!. Túm lại là anh p/k tình cờ lên chỗ con chơi trên Hà Nội và liên hệ với anh Tranphu341 nên mơi biết đang cùng nhau ở Hà Nội. Bác phú mời bác ấy tới nhà bác phú chơi. CB lên cho các việc cùng nhóm vMH đã hẹn đi thăm nhà văn Nam Hà, giao lưu câu lạc bộ 19C NH. Còn anh bob thì chưa bao giờ Chích được biết dung nhan cả trên diễn đàn lẫn cả ngoài đời. anhtho ới em đã bị anh bob lừa rồi. hai tấm hình trang trước nữa là anh p/k và Tom thôi. Em chỉ được cái dễ tin người. Thôi các anh tập trung vào viết bài đi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 13 Tháng Mười, 2014, 09:20:03 pm
  Còn anh bob thì chưa bao giờ Chích được biết dung nhan cả trên diễn đàn lẫn cả ngoài đời. anhtho ới em đã bị anh bob lừa rồi. hai tấm hình trang trước nữa là anh p/k và Tom thôi. Em chỉ được cái dễ tin người. Thôi các anh tập trung vào viết bài đi.
Chào CB, bạn nói thật hay đùa đấy! Riêng bob thì chọc ghẹo chút cho vui thì có, còn lừa ! thì chưa bao giờ ! Hãy xem lại những ảnh mà bob tự nhận là bob nhé.(http://)
Đây là bob@.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Mười, 2014, 10:13:47 pm
CB chào anh bob nhé! trước hết em chúc mừng anh đã không thua kém anh p/k về khả năng p ảnh lên diễn đàn. còn chuyện anh nói trên. Em định trêu anhtho ty thôi. trông các anh lính TN vẫn khỏe mạnh và tính còn thanh niên lắm. CB chào anh, chúc anh viết bài và đi câu biển là bạn cùng đồng hành.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 14 Tháng Mười, 2014, 07:50:34 am
http://i1056.photobucket.com/albums/t372/luongvannhan/Snapshot_20121022_1_zpsb2c65002.jpg
(http://i1056.photobucket.com/albums/t372/luongvannhan/Snapshot_20121022_1_zpsb2c65002.jpg)
tặng chị cb bước ảnh này để chi nhìn cho kĩ ,kẻo lão Bob bị oan !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 14 Tháng Mười, 2014, 09:05:49 am
 
Đúng như P/K bảo hôm trước, hai mắt sáng quắc hỏi rằng, chẳng cần tướng số cũng biết là gì rồi có đúng không? Của này là bắt đèn ( săn) ác đây. Ngon rồi,  mời CB dương súng lên đi...pằng!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 14 Tháng Mười, 2014, 10:11:27 am

Đúng như P/K bảo hôm trước, hai mắt sáng quắc hỏi rằng, chẳng cần tướng số cũng biết là gì rồi có đúng không? Của này là bắt đèn ( săn) ác đây. Ngon rồi,  mời CB dương súng lên đi...pằng!
- Hừ...hừ! - Đừng dại...bắn không trúng... là nó "vồ" ngay đấy! Hổ đói mà...! ha ha...ha...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Mười, 2014, 09:48:14 am
 CB chào anh bob. Gớm mấy ông anh lính Tây Nguyên ròn chuỵên phết, cứ như là đang còn là lính tây Nguyên ngày xưa ấy!. Anh bob yên tâm. CB không bắn mô. Lính hậu cần, lính quân y luôn ở sau mặt trận. chỉ được cầm súng giai đoạn còn huấn luyện. Cb chỉ biết bắn hai loại súng. AK của Trung Quốc, súng trường K63 của Liên Xô thôi. Sau này chỉ có, xẻng,  xoong, nồi, kim bơm tiêm, kính hiển vi. Không có súng đâu mà bắn. Mà CB có súng cũng hổng có dám đâu. mấy anh cứ yên tâm. Hổ dữ bây giờ nhà nước đang bảo tồn, là động vật quý hiếm. Bắn là vi phạm lớn, ngồi bóc lịch thì ai mang cơm cho. Thôi nhé CB cũng nói vui với mấy anh lính Tây Nguyên giải sầu tý. Chúc các anh luôn mạnh khỏe và vui vẻ viết bài.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 15 Tháng Mười, 2014, 03:38:39 pm
CB chào anh bob. Gớm mấy ông anh lính Tây Nguyên ròn chuỵên phết, cứ như là đang còn là lính tây Nguyên ngày xưa ấy!. Anh bob yên tâm. CB không bắn mô.
Hì hì...! Có thế chứ. Vậy mới là cô CB dịu dàng dễ mến chứ. Cứ nghe theo cái lão già Pk xúi dại... có mà toi liền. Chả là hôm trước hắn (PK) có hỏi thật anh bob tuổi con gì? anh thật thà khai với hắn ta: " anh tuổi con cọp"! Nên hắn mới xúi CB "bắn" bob đấy mà. Vì hắn ta sợ cọp lắm! Sợ nhưng không dám... nên mới xúi người khác. nay CB nói vậy, bob yên tâm rồi...He he...! Cảm ơn em.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 15 Tháng Mười, 2014, 07:37:09 pm

Lão già này còn súi nhiều chuỵện nữa cơ. Cứ ngồi yên mà nghe. Hôm trước vừa viết tuyện có chỗ lồng vào  chọc cả Tôm và bob  mà đếch biết..hì..hì...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười, 2014, 12:45:27 pm

Lão già này còn súi nhiều chuỵện nữa cơ. Cứ ngồi yên mà nghe. Hôm trước vừa viết tuyện có chỗ lồng vào  chọc cả Tôm và bob  mà đếch biết..hì..hì...
- bob có biết cũng Đếch nói. Tha hồ chọc thoải mái...Chả có gì phải lo. Hì hì...! Mà đọc bên trang của lão PK toàn nói về đi làm dân giận...rồi tả cô này thế này, cô kia thế kia -mình đọc mà chả biết gì, vì bob tui không được làm công tác dân giận bao giờ. Bất công thật!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 17 Tháng Mười, 2014, 01:02:42 pm
Kể thì cũng tức thật, tức quá ấy chứ! Làm chính trị mà chả được đi công tác dân vận, lại để cái lão quân sự đi làm dân vận đến lộn ruột mà không biết kêu ai. Cũng nói cho bob biết trước là ở đây toàn là đàm bà thôi, đàn ông có vài ba người là tù binh trao trả về bên ta ở. Còn  nếu tức mà nhẩy thì cứ nhẩy nhá, nhâỷ mệt rồi ngồi xem, sau chuyến đi này P/K về ra húc cho coi nghe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 19 Tháng Mười, 2014, 09:42:44 am
Gia đình họ mong mỏi lắm, từ trước mình cũng đã bảo là khó khăn, đến nay thấy trên mạng có nhiều thông tin nên lại đề suất. Mình nghi là chưa quy tập vì có mình cậu này chôn ở đó, cứ cố gắng thôi. Gia đình muốn có thông tin của đơn vị. Còn vào đấy ngay  họ e rằng đơn vị trả lời là hồ sơ gốc không cụ thể là mất công. Nhiều trường hợp vào vất vả mà chẳng giải quyết được gì. Như hôm mình vào nghĩa trang sát cao điểm 601 người quản trang bảo 95% không tên tuổi, toàn ghi vô danh. Nhìn vừa xót vừa ớn. xót vì liệt sỹ không tên, ớn vì công tác chính sách tử sỹ trước đây làm cẩu thả, qua loa, cứ đưa được xác về chôn là xong. Bob cũng đã chứng kiến còn lạ gì.  Mình sẽ cố gắng liên hệ xem kết quả ra sao.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 20 Tháng Mười, 2014, 11:31:15 am
Bob cũng đã chứng kiến còn lạ gì.  Mình sẽ cố gắng liên hệ xem kết quả ra sao.
Đúng. Phải cố gắng...việc nghĩa mà. Khả năng giúp bạn được tới đâu thì hết sức...! Tuy rất khó đấy. Bob kể một trường hợp người LS hy sinh ngay cùng công sự với bob mà đến giờ vẫn chưa tìm thấy. Chiến dịch 1972, sau khi giải phóng Đắc tô - Tân cảnh (24/4). Đầu tháng 5/1972 bob và đơn vị cao xạ 14,5 ly phối thuộc cùng E66bb đánh chiếm căn cứ Pleicần (Bến hét). Oánh nhau ác liệt suốt 3 ngày đêm mà không dứt điểm được...bb hao tổn lực lượng khá lớn, không còn sức đột phá nũa. Cao xạ bọn mình thì không đủ đạn, phải bắn cầm chừng (hồi ấy máy bay các loại của địch rất nhiều). Riêng khẩu đội của bob đã bắn rơi 7 chiếc.  Ngày đầu trực thăng còn sà xuống thấp (trên đầu căn cứ) , nhưng mỗi lần xuống thấp là bob cho một "điểm xạ" thì hết ngóc lên được. có cái bùng cháy ngay trên không rồi rơi bịch xuống như hòn lửa... và... chúng phát hiện ra trân địa 14,5 ly của bob. Mà lính trong đồn phát hiện... chứ không phải máy bay trinh sát trên cao. Vì khi có Máy bay đến, mình nổ súng diệt MB là đại liên trong lô cốt bắn như đổ đạn về khẩu cao xạ của mình... Những cành lá ngụy trang đổ gục ngay trên thành công sự. Vâng! Ác liệt vô cùng...Mỗi lần bắn vừa xong là mình phải nằm ngay xuống, nghe đạn xèo xèo qua đầu. Cứ như vậy ba ngày liên tục...mà chúng không làm sao diệt được mình.  Vì thế trực thăng không dám tới gần, chúng phải dùng MB C130 thả dù (tiếp tế cho căn cứ). sang ngày thứ 4, địch dùng một tốp F5e đến vòng lượn rất thấp sục tìm mục tiêu (nhờ sự chỉ điểm của lính trong căn cứ) Chúng phát hiện ra trận địa cao xạ của bob...rồi chúng thay nhau bổ nhào dội bom vào trận địa...Những loạt bom đầu do chưa trúng vào công sự bob vẫn nổ súng đánh trả, mỗi lần đạp cò ...súng nổ là bob nằm ngay xuống. Nhưng một lần sau như thế bob không biết gì nữa ( Hai đông đội của bob lúc đó ở trong hầm cũng không biết gì nữa) và hai người bạn của bob thì không bao giờ tỉnh lại. Riêng bob đêm ấy mới tỉnh và đang trên cáng về trạm phẫu tiền phương ( đó là một lần thoát chết, còn nhiều lần thoát chết cực kỳ khó hiểu nữa bob đã kể). Vâng hai đồng đội hy sinh ấy đến nay bob vẫn chưa tìm được. 
( Trận pleican tháng 5/1972 hình như E24 cũng có 1d tăng cường cho E66 thì phải? Còn bob lúc ấy 1972 đang ở D46, E40).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 21 Tháng Mười, 2014, 11:18:04 am
Hồi đánh ở tây bắc Kon Tum Mình không được tham gia. Mình đi địa hình ở hướng Chư Thoi, Chư Tút, đã lên đỉnh chốt Mỹ rất cao quan sát toàn bộ khu tác chiến cắt đường 14. Về thì mình bị sốt đã lịm đi, đến khi anh em gọi chẳng biết gì nữa phải tiêm cấp cứu mới tỉnh. Anh em bảo tưởng chết, may mà gọi sớm mới biết, gọi muộn chắc chả biết Bob là tay nào nhỉ? Mà trước đó khi còn ở T29 cậu chiến sỹ mà mình đang tìm nơi chôn ấy, cũng bị sốt nằm ở võng, đến khi gọi dậy ăn cơm thì không biết gì, cấp cứu không được đã hy sinh. Lần ấy mình đi viện 1 luôn.
Ở hường của Bob  có 1 tiểu đoàn 4 của E 24 tham gia phối thuộc cùng E 66. Ban chỉ huy E có Chủ nhiệm chính trị Hải đi cùng với D4, khi đang ngồi chỗ đứng chân, bị trực thăng phóng quả rốc két trúng ngay chỗ ngồi, hy sinh. Ông là bộ đội thời chống Pháp, giống như ông Tài. Còn C công binh của mình có một trung đội đi hướng đó.  Sau khi về tiểu đội trưởng Mỹ ( quê Thái lọ, sau là trợ lý Công binh không biết Bob có biết không?) về kể là ăn thịt hộp chiến lợi phẩm đã đời và hắn phổ biến là lâu không được ăn thịt, muốn không bị đi ngoài thì ăn xong cứ đả hàng chục viên B1 chiến lợi phẩm  là cấm việc gì (?). Mình chưa có dịp áp dụng kinh nghiệm của Mỹ.
Thời kỳ ấy nghe nói ác liệt lắm. Sau khi có hiệp định mình hành quân từ Thanh An Bầu Cạn thuộc Gia lai về Kon Tum có đi qua phà Bến Hét, Ngọc Hồi khi đó đã có hiệp định đi giữa đường 18. Gặp vết tích chiến sự ác liệt còn nguyên vẹn hai bên đường với những chiếc xe tăng ngụy bật tung tháp pháo xa ba bốn mét do đạn trong xe nổ, chiếc thì lật nghiêng... trận địa pháo ở sân bay Phượng hoàng, có khẩu pháo vỡ toác nòng...Bob tham gia những chiến dịch lớn như thế sao kể chi tiết theo thứ tự thời gian chắc sẽ hay lắm đấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 21 Tháng Mười, 2014, 07:13:38 pm
 Sau khi về tiểu đội trưởng Mỹ ( quê Thái lọ, sau là trợ lý Công binh không biết Bob có biết không?) về kể là ăn thịt hộp chiến lợi phẩm đã đời và hắn phổ biến là lâu không được ăn thịt, muốn không bị đi ngoài thì ăn xong cứ đả hàng chục viên B1 chiến lợi phẩm  là cấm việc gì (?). Mình chưa có dịp áp dụng kinh nghiệm của Mỹ.
..Bob tham gia những chiến dịch lớn như thế sao kể chi tiết theo thứ tự thời gian chắc sẽ hay lắm đấy.
_ Tay Mỹ thấp đậm (hơi béo) quê thái lọ, bob có biết. khi QĐ3 ra bắc thái hắn lấy vợ 2... rồi ra quân. Khi QĐ quay vào Tây nguyên hắn không vào.
 - chuyện ăn thịt hộp 'đã đời"...đi ngoài thì đúng như vậy. Phải ăn từ từ...ít một, khi cái dạ dày quen rồi thì không sao. không cần b1. Riêng bob bị sữa bôt đuổi chạy nhanh hơn tào tháo mà vẫn ra quần cơ. - Lính Tây nguyên hồi ấy ăn uống kham khổ quá ... Khi dứt điểm căn cứ 42 Tân cảnh (1972), quân nhà mình vào kho quân tiếp vụ lấy cơ man nào là đường sũa, thuốc lá, gạo, thịt hộp...lúc ấy bob chả phải đi, chỉ ngồi ở trận địa trực chiến mà ae khuân về đồ hộp các loại nhét đầy gùi vải. Trong đó có sũa bột, cái món này dễ chế biến: Chỉ cần xúc vài muỗng đổ vào ca rót nước bình tông vào quấy đều là có ca sữa "nước" ngon tuyệt vời. Trong lúc đang đói và khát bob tu ừng ưc một hơi hết nhẵn ca sữa... chừng khoảng hơn 1 giờ sau, Thấy bụng sôi ào ào, ục ục...Nhưng không đau bụng. "yên tâm không sao..."! nhưng chỉ lát sau...thì chạy không kịp...chưa tụt hết quần... thì sữa tóe ra như nước chảy... màu sắc trắng nhờ nhò gần như khi uống vào. hì hì...! Và chạy vài lần như vậy khi ra hết sữa thì mới hết phải chạy. Từ đó bob không chơi sữa bột nữa...hí hí! 
- Bob muốn viết chi tiết, thứ tự ... nhưng không viết nổi. đầu óc bây giờ lẩn thẩn lắm, quên hết rồi. Mỗi khi có ai nhắc lại, hay khui ra chuyện gì , có liên quan... mình mới nhớ lại (VD cái chuyện ăn thịt hộp của PK ấy...mình nhớ ngay vụ sữa bột... ) nên chỉ chắp vá những ký ức rời rạc thôi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 21 Tháng Mười, 2014, 09:11:26 pm
Mình sẽ khui ra cho. Cứ chuẩn bị tinh thần đi. Nhưng bảo ông ít đi "câu" đấy nhá.  
 Đi câu lắm thế khổ vào thân
Cá chẳng được ăn, nợ đồng lần
Rong chơi Xóm Bóng, đền Bà đó
Tiện ghé qua thăm chỗ tắm bùn...

Chẳng giống ao nhà thủa ấu thơ
Chẳng giống dòng sông sóng sô bờ
Ở đây vùng vẫy cùng trời đất
Qua rồi mà ngỡ tựa giấc mơ


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Mười, 2014, 07:37:43 am
Mình sẽ khui ra cho. Cứ chuẩn bị tinh thần đi. Nhưng bảo ông ít đi "câu" đấy nhá.  
 Đi câu lắm thế khổ vào thân
Cá chẳng được ăn, nợ đồng lần
Rong chơi Xóm Bóng, đền Bà đó
Tiện ghé qua thăm chỗ tắm bùn...

Chẳng giống ao nhà thủa ấu thơ
Chẳng giống dòng sông sóng sô bờ
Ở đây vùng vẫy cùng trời đất
Qua rồi mà ngỡ tựa giấc mơ


 Ông bảo: "đi câu ít đi nhá"!
Nhưng biển Nha trang nói: đi nhiều.
Không câu, không biết làm chi nữa,
Hưu rồi, biết sống được bao nhiêu.

Đi câu, tuy khổ, mới sống lâu...
Sóng biển lăn tăn, sướng cái đầu,   (thư giãn)
Rong chơi xa tít ngoài đảo yến.
Đêm về nằm ngáy, ngủ thật sâu.

Tháp bà, cầu Bóng ở Nha trang,
bob vưỡn rong chơi, chuyện nhẹ nhàng.
Tắm bùn, Trâu lấm như cày ruộng.
Vậy mà ai nói: "thế mới sang"!

Hôm nào PK ghé Nha trang
Bob bắt đi câu với một nàng...
mắt xanh mỏ đỏ, Cười tít mắt...
"Quí khách Hải phòng mến Nha trang..."!

Hí hí...Vui nhẩy!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 22 Tháng Mười, 2014, 02:15:24 pm
Ôi thôi tôi sợ đất Nha Trang
Bob bắt đi câu với mấy nàng
Tóc đỏ mắt xanh thêm mỏ đó
Đảo Yến hay là… kéo vào hang?

Ta về  ta tắm ở ao  làng
Gió thổi vi vu... vẫn mơ màng
Chất phác làng quê : cua và ốc
Chẳng phải cao lương vẫn cứ sang.
ha..ha..!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 23 Tháng Mười, 2014, 05:06:20 am
Ôi thôi tôi sợ đất Nha Trang
Bob bắt đi câu với mấy nàng
Tóc đỏ mắt xanh thêm mỏ đó
Đảo Yến hay là… kéo vào hang?

Ta về  ta tắm ở ao  làng
Gió thổi vi vu... vẫn mơ màng
Chất phác làng quê : cua và ốc
Chẳng phải cao lương vẫn cứ sang.
ha..ha..!
Ao làng lặn ngụp lúc tuổi thơ
Cua ốc, sáo diều lẫn ước mơ...
xa rồi thuở ấy- Còn kỷ niệm.
Thực tế bây giờ...nó khác xưa!

Tuổi trẻ tụi mình, ở chiến tranh
Gian khổ, đạn bom nó "bạo hành"
May mắn ngoi lên từ lòng đất!
Ơn trời! - sống sót ...buổi chiến tranh.

Ai sợ, mặc ai, tớ vưỡn chơi!
Chơi cho thỏa thích- "trả nợ đời"!
Không chơi, sao biết đời "vay-trả"!
"Nơ xấu" khó đòi! - PK ơi!!!!

hì hì...!!



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 23 Tháng Mười, 2014, 05:38:32 am
Không ngủ làm trả nợ đời đấy hả?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 23 Tháng Mười, 2014, 02:23:17 pm
Không ngủ làm trả nợ đời đấy hả?
Hì hì...! Không phải trả...mà đòi nợ. Đúng không? - Đùa chút cho trẻ lại, chớ bi giờ làm sao mà đòi lại được tuổi thanh xuân nữa hả trời? Mà bài trước bob nói rủ PK đi câu rồi có một em "mắt xanh mỏ đỏ" đi phục vụ... mà thấy giãy nảy lên là sao?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 23 Tháng Mười, 2014, 03:52:16 pm


(http://www.mod.gov.vn/wps/wcm/connect/73a379e2-4d62-4bce-8f42-95f791f94630/1/image001.jpg?MOD=AJPERES&CACHEID=73a379e2-4d62-4bce-8f42-95f791f94630/1)

Sáng 30/4/1975, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất. (ảnh tư liệu)

Chào bác bob và các bác cựu E24.

Trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, qua lời bác và bác phuockhanh kể thì D6 đánh mục tiêu này khá thuận lợi, bởi địch đã rút chạy. Nhưng em được nghe kể lại, ở hướng cổng số 5 sân bay địch đánh chặn ác liệt lắm. Vậy đó có phải hướng D5 đảm nhiệm không ạ?

Sân bay chắc hẳn rất rộng, và nó có nhiều khu vực khác nhau như cụm cảng hàng không, khu chỉ huy hướng dẫn không lưu, sở chỉ huy Sư đoàn Dù…vv. Vậy C bác đóng quân ở khu vực nào trong sân bay? Bác có ra chỗ nhà ga trung tâm sân bay…tham quan không ạ? ;D Em rất muốn biết quang cảnh khu vực đó hôm ấy ra sao?

Chúc bác và các bác cựu 24  luôn khỏe, viết được nhiều bài hay về Ký ức một thời.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: SungCANON trong 23 Tháng Mười, 2014, 06:10:03 pm
Qua rồi mà ngỡ tựa giấc mơ
Ôi thôi tôi sợ đất Nha Trang

Ai sợ, mặc ai, tớ vưỡn chơi!
Chơi cho thỏa thích- "trả nợ đời"!
Không chơi, sao biết đời "vay-trả"!
"Nơ xấu" khó đòi! - PK ơi!!!!



Ôi thôi tôi sợ đất Nha Trang
Bob bắt đi câu với mấy nàng
Tóc đỏ mắt xanh thêm mỏ đó
Đảo Yến hay là… kéo vào hang?

Ta về  ta tắm ở ao  làng
Gió thổi vi vu... vẫn mơ màng
Chất phác làng quê : cua và ốc
Chẳng phải cao lương vẫn cứ sang.
ha..ha..!
Ao làng lặn ngụp lúc tuổi thơ
Cua ốc, sáo diều lẫn ước mơ...
xa rồi thuở ấy- Còn kỷ niệm.
Thực tế bây giờ...nó khác xưa!

Tuổi trẻ tụi mình, ở chiến tranh
Gian khổ, đạn bom nó "bạo hành"
May mắn ngoi lên từ lòng đất!
Ơn trời! - sống sót ...bởi chiến tranh.

Ai sợ, mặc ai, tớ vưỡn chơi!
Chơi cho thỏa thích- "trả nợ đời"!
Không chơi, sao biết đời "vay-trả"!
"Nơ xấu" khó đòi! - PK ơi!!!!

hì hì...!!



"Quí khách Hải phòng mến Nha trang..."!


[/quote] ôi. các cụ còn vui vẽ quá. tiểu NHI rất thích đọc THƠ các CỤ . chúc các cụ mạnh khỏe. CANON vốn DÂN KHÁNH HÒA nghe câu " quý khách HẢI PHÒNG mến NHA TRANG " khoái bụng lạ .!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 23 Tháng Mười, 2014, 11:03:35 pm


(http://www.mod.gov.vn/wps/wcm/connect/73a379e2-4d62-4bce-8f42-95f791f94630/1/image001.jpg?MOD=AJPERES&CACHEID=73a379e2-4d62-4bce-8f42-95f791f94630/1)

Sáng 30/4/1975, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất. (ảnh tư liệu)

Chào bác bob và các bác cựu E24.

 *Nhưng em được nghe kể lại, ở hướng cổng số 5 sân bay địch đánh chặn ác liệt lắm. Vậy đó có phải hướng D5 đảm nhiệm không ạ?

 ** Vậy C bác đóng quân ở khu vực nào trong sân bay? Bác có ra chỗ nhà ga trung tâm sân bay…tham quan không ạ? ;D Em rất muốn biết quang cảnh khu vực đó hôm ấy ra sao?


* Chào tuanb5@. cảm ơn bạn đã quan tâm. - Đúng đấy. Nhưng không phải đến tận cổng sân bay mới ác liệt, mà ác liệt từ khu vực bảy hiền đền gần cổng Phi long, Phi hổ... xe tăng M48 (địch) quần với T54 (ta)...hỏa tiễn chống tăng (trên nóc nhà) địch xơi tái mấy T54 ta nữa...Khi ta diệt được bọn này tốp  xe tăng địch. thì bọn sư đoàn 5 dù, BTL không quân cả lính trong và ngoài sân bay mới bỏ chạy...(Hướng này D5, D4). Còn D6 tiến vào sân bay từ hướng tây nam theo đường Hoàng Hoa Thám...vào sát hàng rào ...thọc ngay vào trại Davit ('bắt sống" các cụ trong phái đoàn 4 bên của ta ). C11 Phải dừng lại đó vài chục phút để uống nước ngọt Hà nội, hút thuốc Điện biên " Tâm sự với các cụ" rồi các cụ mới cho vào sân bay...Hì hì...không nổ phát súng nào như PK kể (bob củng đã kể ở phần trước).
** Còn C11,d6 của bob đóng quân ngay ở chỗ tấm ảnh ấy (trong sân bay 2 trung đội. Một trung đội ngoài sân bay, ngay trước cổng trại Đavit). ở đó hơn một tháng thì chỗ nào mình không đến. Quang cảnh nhà ga trung tâm thì thấy khá nhiều xe máy các loại (Honda.vetpa, suzuki...có vài cái xe ô tô con) Họ bỏ lại khi di tản mấy hôm trước. Riêng máy bay các loại thì còn khá nhiều đủ loại (cả trong nhà xưởng sủa chữa, trong nhà vòm bê tông và trên đường băng)... Vận tải có c130, c119, trinh sát có L19, phản lực có A 37 , F5E... Không nhớ hết. Ấn tượng nhất là kho hậu cần... toàn đồ hộp " quân tiếp vụ" xịn, dành cho phi công...lính mình ở đó khuân về...đánh chén "vô tiêu chuẩn". ae nói : ở đó hơn tháng mà "Sướng hơn vua"!
- Cái đám khói trong ảnh, chính là lính đại đội 11 của bob gây ra: Sau 30/4 -  ở trong sân bay những ngày đó chỉ mỗi việc ăn, ngủ, trực gác, tuần tra. Ngoài giờ trực là ae "trốn" đâu mất... có một vài tồng chí bí mật chui vào kho "đèn dù" hí hoáy tháo...lấy dù ca rô... vừa khi kéo dù ra...xuỵt, xuỵt...lửa khói phụt ra theo...mấy ông mãh mất hồn bỏ của chạy mất vía. thế rồi cả kho lớn đèn dù bắt cháy (kho khung sắt tiền chế mái tole) cháy suốt ngày đêm, cả ngày hôm đó 18 xe cứu hỏa của thành phố (do ban quân quản điều đến) mà không dập được. Có lẽ toàn bộ số đèn dù dùng cho máy bay thắp sáng ban đêm cháy rụi hết. Vâng! Vụ cháy ấy bob chứng kiến từ đầu đến cuối...thủ phạm gây cháy...bob cũng biết rõ. Nhưng thôi bob giấu kín từ ngày ấy thì giờ cũng giấu luôn. Vì hắn là lính của bob. Hồi ấy có ai hỏi nguyên nhân cháy: bob cũng trả lời tỉnh bơ: "Chắc do chập điện"! Hì hì...hớ hớ!
 và vụ cháy ấy xẩy ra vài ngày sau giải phóng Sài gòn. Và như vậy tấm ảnh chụp mà có mấy chú bộ đội chạy trên đường băng ấy ghi ngày 30/4/1975?! Chuẩn không các bác phó nháy?
@. Chào bạn Sungcanong@. Cảm ơn bạn đã đông viên, Hì hì tụi mình (bob và PK)  là hai thằng cùng đại đội hồi oánh mỹ, gần 40 năm mới tìm được nhau trên mạng. hiện nay lão PK ở Hải phòng, bob ở Nha trang, chọc nhau cho vui mà. Cảm ơn bạn.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 23 Tháng Mười, 2014, 11:55:35 pm

Rất cám ơn bác bob đã trả lời khá chi tiết, giải đáp thắc mắc của em! ;D

Em cứ hình dung, lính ta xưa nay hầu hết tuyền gắn bó với rừng. Mơ về Thành phố đã khó. Vậy mà các bác lại được làm chủ cả cái sân bay "đài các" như Tân Sơn Nhất thì quả như Vua thật. Cũng bõ! ;D Em được nghe các bác cựu kể lại trong những lúc bia rượu ồn ào nên câu được câu mất, lúc thì cổng số 5, lúc lại cổng Phi Long nhưng chưa kịp hỏi lại cho rõ. Và 2 D (4&5) có xe tăng yểm trợ tiến vào sân bay không bác bob?

Đận bác đi B, có phải các bác đi nguyên 1 Tiểu đoàn Hải Phòng không ạ?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Mười, 2014, 05:13:45 am

 * Và 2 D (4&5) có xe tăng yểm trợ tiến vào sân bay không bác bob?

** Đận bác đi B, có phải các bác đi nguyên 1 Tiểu đoàn Hải Phòng không ạ?

* Có xe tăng chứ. Mạnh nữa là khác, công lớn thuộc các bác xe tăng đấy. E24 là mũi đi đầu của F10 nên được tăng cường 1d xe tăng của lữ 273 gòm 12 chiếc (có cả M48 chiến lợi phẩm). Trên đường hành tiến vào Mục tiêu (sân bay TSN) đã ục nhau với đoàn xe tăng địch ngay trên cánh đồng Tân phú trung, Củ chi (sáng 29/4 cùng lúc với F320 đang oánh căn cú Đồng dù). chiều tối 29/4 cả đội hình E24/ F10 đã áp sát sân bay( khu vực gần ngã tư Bảy hiền). Đội hình của E24 : - d5 đi đầu, d4 và sau cùng là D6 (d5 và d4 có xe tăng ). Khi đụng độ ở Bảy Hiền ta mất 4 xe tăng. BB cũng thiệt hại khá nhiều. riêng d4 còn bị trúng bom do MB A37 oánh trúng đội hình ngay trên đường (đường Hoàng Văn Thụ bây giờ) thiệt hại lớn. Sau vụ bom đó D6 nhận lệnh xuất phát từ nơi tạm dừng đêm 29/4 (nhà máy dệt Vinatechco ở đường Trường chinh bây giờ) . ... Tiến theo Đường Hoàng Hoa Thám ...vào sân bay. (Sau này nghe nói BTL chiến dịch đánh giá : Trong 5 mũi tiến công vào SG thì hướng QĐ3 khó nhất, ác liệt nhất và có mặt trong  thành phố sớm nhất)

** Đận đi B mình không ở E24 nên không rõ lắm. Nhưng có nghe ae nói lính E24 có rât nhiều người quê Hải phòng, hải dương, Quảng ninh, Thái bình. Cái này hỏi lão PK@ thì lão biết chính xác. - dân 42 => 24 chính hiệu. 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 24 Tháng Mười, 2014, 09:22:46 am
Xin phép cho PK tò mò một tí là Tuanb5 sao biết nhiều về e 24 thế ? Sơ đôi chút để P.K tâm sự nhỉ, được không? Hé đôi chút PK là lính binh nhì của D6 đấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 24 Tháng Mười, 2014, 01:45:42 pm


Thì em vốn dĩ là lính E24 mờ, thủ trưởng phuockhanh ơi! Năm nào, em đã bá cáo với thủ trưởng bob rùi. ;D

Nhưng phải nói ngay rằng, mang danh ở đoàn Trung Dũng nhưng tụi em thừa hưởng truyền thống ấy của thế hệ các bác thôi. Đơn giản là mãi đến giữa năm 1978 em mới về E24. Lúc ấy đơn vị đang bị bọn Pốt nó chần bầm dập ở cao điểm 62 vùng biên giới VN-K. Thế rồi đi dọc đất K, truy quét tàn quân ở Battambang trước khi hồi cố quốc tháng 7-1979. Em rời E24 giữa năm 1982  tại Bắc Thái.

Cũng vì thương nhớ 1 thời tuổi trẻ của mình, nên em cũng yêu luôn đơn vị cũ. Sến quá bác nhỉ! :) Nhưng đó là sự thật. Cũng bởi suy nghĩ “lẩm cẩm” đó nên em thích hóng những chuyện có liên quan tới đơn vị cũ - Kể cả từ thời kỳ em chưa Mốt hai mốt nữa kia. Dư dả, rất mong các bác kể lại hồi ức thời chống Mỹ cho tụi em hóng nhé!.


(Sau này nghe nói BTL chiến dịch đánh giá : Trong 5 mũi tiến công vào SG thì hướng QĐ3 khó nhất, ác liệt nhất và có mặt trong  thành phố sớm nhất)
 

Em cũng được nghe kể về chuyện này. Các bác cựu nói rằng nếu tranh thủ thời cơ (Tất nhiên còn phải chờ lệnh ở các cấp cao hơn, cụ thể mệnh lệnh từ Bộ chỉ huy chiến dịch HCM), F10 sẽ là đơn vị đầu tiên tiến vào Sài Gòn... cắm cờ lên nóc dinh Độc Lập. ;D
 
Ngay chuyện đơn vị nào cắm cờ đầu tiên trên nóc Bộ TTM cũng đáng phải bàn. Sử sách thường ghi công cho F320B. Điều đó không sai nhưng có vẻ…không chính xác lắm. ;D

Theo em được nghe kể, thì chính C10, E28 (F10) là đơn vị cắm lá cờ đầu tiên và cao nhất trên nóc Bộ TTM quân đội SG trưa ngày 30-4. Lúc này, lính F320B cũng đang cắm cờ ở các vị trí khác trong cùng khu vực. Vậy nên ghi chép sao cho đúng với sự thật lịch sử (2 dơn vị) có lẽ hay hơn. Phải không các bác! ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 24 Tháng Mười, 2014, 03:45:45 pm
Thế là phấn khởi rồi. Như vậy Tuanb5 là quân 24 muốn biết nhiều về 24 là điều đáng quý lắm. Ở 24 mình biết nhiều, nhất là cấp từ đại đôi trở lên, tuy nhiên mình sang 31 từ ngày đánh Pốt. Ngày đó Tuanb5 ở đại đôi, tiểu đoàn nào? Còn về cái Cao điểm 62 ở Mi Mút mấy lần mình xuông nằm ở đó. Đấy là cao điểm ác liệt. e3, f31 bị mất 62 phải đến e66 f10 lấy lại. Hôm 24 đánh đuổi Pot ở rừng cao su ( Sở hai đi xuống) mình đang đi địa hình, đã gặp nhiều chiến sỹ và cán bộ của d6 mình biết vì đã từng ở cùng...Găp cả tiểu đoàn trường Cựu cùng ở tác chiến trước đây. Có ở D 6 khổng?.
 Mình và Bob cùng ở C hồi đánh Mỹ. Muốn biết cụ thể trận đánh Tân Sơn Nhất cũng là việc cần biết. Mình là người có mặt trong trận đánh ấy, dĩ nhiên không phải người đi đầu, mình gặp những người đang đánh và sau khi đánh để biét thêm.
Về tài liệu, bài viết về trận đánh này thì có nhiều, đây nói có cả người trong cuộc viết và người viết  giới thiêu... Xin kể đôi chuyện cho tuanb5 biết nhá.
Trận đánh không nổ một phát súng (có chăng chỉ phát AK bắn khóa cổng trại Đa Vít) thế mà người trong cuộc viết đánh vào Bộ tư lệnh lữ dù, Bộ tư lệnh không quân, Bộ tư lệnh sư đoàn 5 không quân, rất ác liệt, súng bé súng to rầm rầm... trời ơi ác liệt lắm (!?). Mình là  tay trợ lý tham mưu lúc đó chẳng chỉ huy ai nên cứ chạy chỗ nọ, chố kia, theo đại đội nọ xong lại theo đại đội kia, không phải để tham chiến đâu vì bấy giờ lính ngụy nó chạy hết, đi vì muốn xem như thế nào thôi. Chẳng cấp trên nào cản, mà còn khen là đi nắm tình hình. Chả thấy súng nổ ở đâu, nên cứ đi. Lính và cán của tiểu đoàn 6 có mặt hôm đó còn đầy ở Hải phòng. Tiếc rằng hai trong ba đại đội trưởng người Hải Phòng của d6 đã về với tổ tiên.
Đấy là kể người trong cuộc viết. Còn người ngoài cuôc. Cách đây mấy ngày tìm đọc hai bài báo đăng trên báo Hải phòng (qua mạng). Người viết sai về ngày giờ địa điểm chiến sự, kể cả đơn vị của đich là lữ dù 2 thành 4. Họ viết chiếm ngã tư Bẩy Hiền trước rồi mới đến Bà Quẹo...lộn ngược, đánh từ trong đánh ra. Đọc mà thấy ớn. Đúng là viết cho người không biết thế nào cũng được.
Đấy là kể ngoài lề cùng Tuânb5 cho vui.
Bob kể cũng đúng đấy. Mình thì là tác chiến nên thường là đi trước tiểu đoàn khi di chuyển (nhận chỗ đứng chân). Làm việc với tác chiến E nên cũng biết dược số tình hình. Trước hết về thời gian vì không có đồng hồ nên có sai lệnh từ 10 đén 30 phút, sẽ tóm tắt cho Tuanb5 biết thêm sau.
  


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Mười, 2014, 06:01:51 pm


Theo em được nghe kể, thì chính C10, E28 (F10) là đơn vị cắm lá cờ đầu tiên và cao nhất trên nóc Bộ TTM quân đội SG trưa ngày 30-4. 

 Đúng. Chính xác là như vậy. ngày ấy (30/4/1975) mũi thọc sâu của F10: E24 đi đầu, tiếp sau là E28...Khi e24 làm chủ sân bay TSN rồi. E28 được lệnh đánh chiếm bộ tổng tham mưu (ngay gần sân bay TSN). Anh Nguyễn Văn Vững đại trưởng đại đội 10/d3/e28 chính là người cắm cờ. Trong một lần gặp mặt truyền thống F10 năm 2012. anh Vững đã bức xúc "khi có một bài báo của một phóng viên nào đó viết về đơn vị cắm cờ ở BTTM là trung đoàn 66 của quân đoàn 1". Anh Vững còn phân trần: -"Khu vực ấy rông lắm tôi phải cắm tới ba lá cờ và thu được cả Phù hiệu, ấn tín của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở đó. (hiện nay các hiện vật ấy còn lưu giữ tại nhà truyền thống của sư 10) . hàng giờ sau mới thấy một đơn vị bộ đội ta vào sau...thế mà họ lại nhận..."là họ cắm"! (Anh Vững cũng chuyển ra nha trang và cùng sinh hoạt trong BLLCCB F 10 ở Nha trang với BOB).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười, 2014, 06:35:39 pm
Bác bob và bác P/K phải kiện lão Graham Martin, đại sứ Mỹ cuối cùng ở VNCH, vì lão ấy rút chậm quá khiến ngoại trưởng Kissinger điên tiết. Nếu Mỹ rút sớm và hoàn tất cuộc di tản trực thăng ngay trong ngày 29 sau khi phi đội Quyết Thắng đã giội bom TSN chiều 28 thì các cụ cốp đã lệnh cho quân đoàn 3 thẳng tiến rồi. Khi đó đã một lần quên cắm cờ ở Phước An, nay chắc chắn bác bob sẽ không quên cắm cờ ở dinh Độc Lập phải không ạ. :'(


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Mười, 2014, 09:01:02 pm
Khi đó đã một lần quên cắm cờ ở Phước An, nay chắc chắn bác bob sẽ không quên cắm cờ ở dinh Độc Lập phải không ạ. :'(
- Hì hì... người ta đã biết lỗi rồi... còn cứ nhắc! Nhưng bob cảm nhận được lời nhắc đầy thiện cảm ấy. Cảm ơn qtdc rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười, 2014, 10:43:50 pm
Hi hi...em trêu bác bob tí thôi, nhiều khi có những chi tiết ấy người ta mới nhớ lâu. Nhưng quả thật em nghĩ rằng nếu Mỹ rút sớm hơn một hoặc chỉ nửa ngày thì nhiều khả năng quân đoàn 3 sẽ là đơn vị cắm cờ đầu tiên trên dinh Độc Lập. Tất nhiên ai cắm thì cũng là quân ta cả và các mũi còn phải tuân thủ nhiệm vụ chính được giao và chỉ đạo của Bộ tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nhưng lịch sử ghi rành mạch rõ ràng vẫn tốt hơn. Bác Vững thu ấn tín cờ hiệu của TTMT VNCH Cao Văn Viên (hay Nguyễn Văn Thiệu?) thì đúng bác ấy vào trước nhất rồi. Còn chẻ hoe tính đến quân biệt động và tình báo thì còn nhiều người khác vào trước nữa.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 25 Tháng Mười, 2014, 01:47:32 am

Bác qtdc, bác bob: Lính tráng hay nói Giày dép còn có số. Suy ra, Quân đoàn 3 có số...không được cắm cờ vào dinh lũy cuối cùng của địch. Hồi bên K cũng vậy, oánh nhau ầm ầm như ai. Vậy mà chậm chút xíu so với bên Quân đoàn 4 của Mod BY đành...nhìn. Cay! ;D

Còn về cái Cao điểm 62 ở Mi Mút mấy lần mình xuông nằm ở đó. Đấy là cao điểm ác liệt. e3, f31 bị mất 62 phải đến e66 f10 lấy lại. Hôm 24 đánh đuổi Pot ở rừng cao su ( Sở hai đi xuống) mình đang đi địa hình, đã gặp nhiều chiến sỹ và cán bộ của d6 mình biết vì đã từng ở cùng...Găp cả tiểu đoàn trường Cựu cùng ở tác chiến trước đây. Có ở D 6 khổng?.

Bác phuockhanh nhớ chuẩn đấy ạ! E66 vất vả mấy trận mới lấy lại được Cao điểm 62. Thời này Pốt còn sung sức lắm mà. Sau đó E24 chốt lại để E66 rút ra. Bao nhiêu "giận dỗi" của Pốt tại đây, nó đều "kỷ niệm" cho E24 hết. ;D Rất may, cuối cùng E24 vẫn đứng vững, tới khi bàn giao lại cho đơn vị bạn.

Em không ở D6 bác ạ, em ở D4 (Bác bob có thời gian ở C8 D4). Bác có nhắc tới bác Cựu D trưởng D6...Em nhớ mang máng hình như sau đó bác Cựu (hay Cự)  lên Tham mưu E24... rồi vướng mắc gì đó với đồ cổ phải không ạ.(?)

Hồi lâu rồi, em có đọc cuốn Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. Nhà văn này vốn là lính trinh sát Tiểu đoàn. (D5 E24) Bác nhà văn này nhẽ đi bộ đội thời các bác. Cuốn sách đó có kể lại trận đánh vào sân bay TSN mà bác ấy có tham dự. Ấn tượng lắm. Đó cũng là 1 trong số những lý do em muốn nghe các bác kể lại trận đó. Dĩ nhiên là chuyện thật, người thật nó sẽ khác với chuyện của nhà văn rồi. Nhà văn họ phải tráng tý nghệ thuật nó mới hấp dẫn người đọc trong và ngoài Quân đội, phải không các bác? ;D




Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười, 2014, 08:53:19 am
Ký ức của các bác cựu 24 khớp với hồi ức của những người tham gia trực tiếp phía bên kia. Phòng thủ chỉ là vòng ngoài SB và TTM, lực lượng địch là quân dù và biệt kích dù. Quân dù phòng thủ từ phía sau trại Quang Trung qua Tham Lương Bà Quẹo đến Bảy Hiền. Từ sau Bảy Hiền qua Lăng Cha Cả đến vòng đai ngoài BTTM và cổng Phi Long là chiến đoàn 3 của lữ đoàn 81 biệt kích dù. Khi đám này tan hàng lúc khoảng 10 giờ là hết, không còn sự kháng cự có tổ chức nữa. Cho nên cũng có thể nói các bác 24 đã phần nào dọn bãi cho các bác 28 vào cắm cờ. Nếu có lực lượng biệt động thông thuộc địa hình và nắm được địch tình tại các điểm chốt chặn của địch và phối hợp kịp thời với mũi đi đầu thì chắc sẽ đỡ nhiều tổn thất trên đoạn Bảy Hiền-Lăng Cha Cả-cổng Phi Long.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 25 Tháng Mười, 2014, 08:55:42 am
Chào Tuanb5!
Trong trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất nếu kể  cụ thể chi tiết là khó, ngay bản thân mình cũng rất tò mò hỏi một người đồng đội cùng nhập ngũ và là trợ lý chính trị của D5 bị thương ngay ở cổng số 5 cũng chỉ kể là xe tăng vừa đến là bị bắn cháy do DKZ của ngụy ở hưởng BTTM ngụy bắn ra…
Bữa trước mình có kể về khi đánh vào TSN là trên đường tiến vào là tiểu đoàn 4 mũi đột phá, sau đến tiểu đoàn 5, hai D này đều ngồi trong xe bọc thép xen kẽ là xe tăng, pháo cao xạ.  Sau hai tiểu đoàn này là D6, toàn bộ ngồi tren trên ô tô, sen trong đội hình D6 là pháo cao xạ, pháo mặt đất. Sáng sớn ngày 28 ra xếp dội hình để duyệt rồi xuống vào rừng non nằm. Sáng sớm ngày 29 bắt đầu tiến quân.  Đến chỗ xuống xe của D 6 là nhá nhem tối. Trên đường , dù đọc nhiều người kể nhưng chưa ai kể là có một đoạn đường tới cây số địch lập chướng ngại vật hai bên đường là ụ đất dày hàng mét, cao cỡ đầu người làm bằng ghi sắt hàn lại, đổ đầy đất làm cho xe chạy qua phải đi hình rích rắc. 
Khoảng 21 giờ 29-4 mũi thọc sâu D4, D5đã đến gần ngã ba Bà Quẹo, lúc này D6 mới từ chỗ xuống xe hành quân lên nhà máy dệt Vinatechco.  Sáng hôm 29 D6 tổ chức đi trinh sát Bộ tổng tham mưu, mình cùng đi, cùng lúc này nghe tin D4 bị bom qua ngã ba Bà Quẹo. Chiếc xe DEP của D6 đi địa hình do hai biệt động lái và  dẫn đi. Qua chỗ bị ném bom chỉ thấy có bộ đội hy sinh và một bị thương mình thấy máu me đày chân vẫn giơ tay kiểu như vẫy. xe đến nga tư Bẩy Hiền có chiếc xe tăng T54 còn đang cháy. Lúc này dân ra rất đông. Xe mình dẽ vào đường Võ tánh chạy khi gặp bộ đọi D5 là dừng lại chờ điện, không xa chỗ cổng số 5, khu Lăng Cha Cả  là mấy, khói đang bốc cao, súng nổ, thời gian khỏang hơn 8h. Thương binh do xe lam, hon đa của dân đưa ra. Mình gặp Tiến , đồng hương, B trưởng của D5 kể C trưởng C7 là Tư hy sinh và My cũng đồng hương trợ lý tác chiến d5 cũng hy sinh ngay ở cổng số 5.
Còn D4 khi bị bom,phải sốc lại đội hình nên D5 vượt lên đánh vào cổng số 5, D4 đánh cổng Phi Long, là cổng chính sân bay.
D6 khi bộ phận di địa hình có lệnh quay lại, thực hiện nhiệm vụ ban đầu là theo đường Hoàng Hoa Thám đánh chiến Bộ tư lệnh không quân, bảo vệ phái đoàn quân sự ở trại Đa vít. Sau khi bắt liên lạc  phái đoàn thì tiến sang Bô tư lệch Không quân cắm cờ, C10 và D bộ ở tại đây, C9 sang chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 5 không quân, C11 bảo vệ phái đoàn và bộ tư lệnh Dù.
Hom tổng kết ở E mình được đi được. Ta bị cháy 6 xe có hai xe kéo pháo và xe tăng, xe bọc thép ngay ở cổng  số 5 và ngã tư Bẩy Hiến. Mình còn nhớ trong bài phát biểu trên Đài tiếng nói Việt Nam, trung đoàn trưởng Vũ Tài còn nói câu; Đánh Buôn mê Thột chúng tôi không mất một xe tăng nào mà ở đây chúng tôi mất 6 xe…D4 ở cổng chính sân bay, D6 ở sở chỉ huy sư đoàn 5 không quân, sát khu sửa chữa máy bay, C11 ở cuối sân bay.
Mình cùng đi đếm máy bay nên đi đên giáp khu D4 đóng ( số lượng không nhớ). Khu vực D6 ở là nơi để máy bay chiến đấu nhiều nhất. Nên mình chụp nhiều ảnh là thế. C11 phá kho dù người, mình cũng đến xin được một chiếc, còn nguyên lốt gấp. Thấy anh em kể là đại tá Võ Đong Giang thấy vậy còn bảo anh em là cái này quý lắm đừng lấy đi.
Còn lính Hải Phòng hầu như ở D6. Vì gốc D6 là D7 của HP bổ xung cho 42 trước khi đi chiến đấu năm 1971. Đến chiến dịch đánh Sài Gòn còn rất ít, nếu ở dưới đại đội là cán bộ C phó hoặc C trưởng, c viên, trên D bộ các trợ lý hầu như là ở HP và trinh sát thông tin, một số it điều sang D khác. Điều lý thú là ba đại trưởng đánh vào Sài gòn là HP, trong đó có Cự, C trưởng C9 mà Tuanb5 nhớ đấy ( Cự khác Cựu), đi học ngoài bắc về nhẩy ngay lên tham mưu phó E luôn và bị dính như tuanb5 biết. Sau này anh chuyển ra ngoài làm cơ quan nhà nước đến khi nghỉ hưu và đã mất vì ung thư rồi. Ước khỏang 1/4 lính HP đã hy sinh. Chủ nhật 2/11 này sẽ họp mặt lính 24 HP. Hiện nay còn dăm chục.
Còn một chuyện ở hướng này là xe tăng ta bắt sống xe tăng địch, chiếc xe này đang trưng bày ở Viện bảo tàng quân đội xe 985, mình nghe kể là khi xe tăng của ta đang tiến vào thì một chiếc xe tăng M48 của ngụy từ đường nhánh lao ra đường chính. Vừa thò đầu ra nó phát hiện xe tăng ta và ta cũng phát hiện địch. Tình huóng bất ngờ cho cả hai bên. Cự ly quá gần nên chẳng thể dung hỏa lực, Lúc này tinh thần chiến đấu của ta đã thắng. Xe tăng ta cứ lao thẳng, trong khi xe tăng ngụy hoang sợ lùi lại, xe tăng ta đâm sầm vào xe ngụy, chúng mở nóc xe háo chạy…Câu chuyện được nghe kể là như thế bây giờ PK nhắc lại. Biết thế nào thì kể như thế. 
Xin chào, hẹn gặp lại!




Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Mười, 2014, 09:36:42 pm
Bác Vững thu ấn tín cờ hiệu của TTMT VNCH Cao Văn Viên (hay Nguyễn Văn Thiệu?) thì đúng bác ấy vào trước nhất rồi.

 Cái chi tiết này (màu đỏ trên) bob cũng ngờ ngợ khi nghe anh Vững nói vậy,  nên ngay khi đó mình hỏi lại: Sao các thứ của tổng thống lại ở đó.? anh Vững khẳng định: của tổng thống Thiệu hẳn hoi. Ông ấy có cả một phòng làm việc trang hoàng lộng lẫy, và có cả nhà nghỉ riêng ở trong khu đó nữa. " các thứ này thu được trên bàn làm việc của ông thiệu và khắc tên : tổng thống việt nam cộng hòa NGUYỄN VĂN THIỆU hẳn hoi. Và các thứ hiện vật đó vẫn còn, đang lưu giữ ở nhà truyền thống sư 10 ở Kon tum. bob cũng chỉ nghe anh Vững kể lại. Nhưng bob tin là anh vững nói đúng sự thật. Cảm ơn qtdc@


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 25 Tháng Mười, 2014, 09:50:32 pm
Cự ly quá gần nên chẳng thể dung hỏa lực, Lúc này tinh thần chiến đấu của ta đã thắng. Xe tăng ta cứ lao thẳng, trong khi xe tăng ngụy hoang sợ lùi lại, xe tăng ta đâm sầm vào xe ngụy, chúng mở nóc xe háo chạy…Câu chuyện được nghe kể là như thế bây giờ PK nhắc lại. Biết thế nào thì kể như thế. 
Xin chào, hẹn gặp lại!



Công nhận trí nhớ của lão PK tốt thật. chi tiết xe tăng ta húc xe tăng dịch... Hồi ấy mình có nghe kể vậy. nhưng quên béng mất. bây giờ lão PK kể lại, mình mới nhớ. hì hì...! cảm  ơn lão  PK nhớ dai như đỉa...hí hí.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười, 2014, 10:03:47 pm
Bác Vững thu ấn tín cờ hiệu của TTMT VNCH Cao Văn Viên (hay Nguyễn Văn Thiệu?) thì đúng bác ấy vào trước nhất rồi.

 Cái chi tiết này (màu đỏ trên) bob cũng ngờ ngợ khi nghe anh Vững nói vậy,  nên ngay khi đó mình hỏi lại: Sao các thứ của tổng thống lại ở đó.? anh Vững khẳng định: của tổng thống Thiệu hẳn hoi. Ông ấy có cả một phòng làm việc trang hoàng lộng lẫy, và có cả nhà nghỉ riêng ở trong khu đó nữa. " các thứ này thu được trên bàn làm việc của ông thiệu và khắc tên : tổng thống việt nam cộng hòa NGUYỄN VĂN THIỆU hẳn hoi. Và các thứ hiện vật đó vẫn còn, đang lưu giữ ở nhà truyền thống sư 10 ở Kon tum. bob cũng chỉ nghe anh Vững kể lại. Nhưng bob tin là anh vững nói đúng sự thật. Cảm ơn qtdc@
Cũng hợp lý bác bob ạ. Vì Nguyễn Văn Thiệu từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội VNCH thời kỳ 1964-1965 (sau Nguyễn Khánh và trước Nguyễn Hữu Có).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 26 Tháng Mười, 2014, 12:35:59 am
Nhân lúc các bác cựu kể chuyện đánh chiếm sân bay TSN, em chợt nhớ tới một đàn anh trong đơn vị. Anh hay kể những câu chuyện hồi mới giải phóng, trong đó có chuyện vào sân bay TSN.

Đại khái: Bọn nó mải đi lục đồ cổ, thì bia, rượu chứ còn gì nữa. Còn tao, tao chỉ thích xe máy thôi, hồi ở nhà tao cũng có 1 chiếc, của Đông Đức. Chỗ để xe tao để ý rồi, rất nhiều xe đẹp. Tao chọn chiếc Hac-lây 4 ống xả. Đẹp mê hồn. Tao phóng đi khắp sân bay, đến lúc hết xăng thì vứt ngay ở hàng rào rồi đi bộ về…

Hoặc: Ai bảo với bọn mày là phi công ngụy lái máy bay đi di tản hết rồi? Còn khối! Bọn tao trèo lên nghịch chứ, ngán chó gì! Sau các lão (Cán bộ) dọa: Táy máy, bấm vào nút nhảy dù nó hất cho nát xương, nên cũng sợ. Vả lại, còn khối cái hay nên bọn tao cũng chả thèm trèo lên máy bay nữa…

Bức ảnh này các bác trông có nhận ra sân bay TSN không ạ?

(http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/04/images330382_6b.jpg)
9 giờ 30 ngày 30-4-1975, quân Giải phóng chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu


Em có đọc bài báo, trong ấy nói: Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 tiến công vào cửa số 5 và số 4 của sân bay, đánh chiếm các mục tiêu: Khu truyền tin, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Không quân, Bộ Tư lệnh quân dù, Bộ Tư lệnh Không quân ngụy, bắt liên lạc và bảo vệ an toàn phái đoàn quân sự ta ở trại Đa-vít. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Đại đội 11, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 24 cắm cờ “Quyết Thắng” lên Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không quân ngụy.
http://sknc.qdnd.vn/sukiennhanchung/vi-vn/89/70/84/84/84/130013/default.aspx

Như vậy đúng C của bác bob rùi. Vậy mà bác “Kín” quá. Bác kể lại ngọn ngành cho bọn em nghe với. Ôi trời, khu vực BTL Không quân này chắc hoành tráng, ông Kỳ có nhà riêng liền kề, khối thứ hay lắm phải không bác bác bob, bác phuockhanh? ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 26 Tháng Mười, 2014, 07:08:55 am
hóa ra bác p/k cũng có mặt ở cổng số 5 lúc mấy cái xe tăng của ta bị bắn cháy à ? lúc tôi đến còn thấy mấy anh em bị thương còn đang băng bó bên vỉa hè ,mấy chiến sĩ bộ binh tay lăm lăm AK lom khom tìm diệt một hỏa điểm ,có mấy nhà báo nước ngoài cứ sà vào chụp mấy cái tăng cháy ,theo tôi e24 cắm cờ TSN sớm hơn 11h30 .
 bác p/k còn nhớ nhiều kẻ chi tiết đoạn từ hóc môn đến TSN đi !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 26 Tháng Mười, 2014, 07:25:16 am
Chắc Bob chả giám nhận là cắm cờ ở Bộ tư lệnh không quân đâu vì lẽ còn PK có mặt ở đó. Lại mang tiếng nhận hão bob nhỉ? Còn tài liệu nào ghi thì cứ ghi, sử sách nào viết thì cứ viết. Như nhiều lần PK đã kể. Sau khi đến ở cổng trại Đa vít, cán bộ phái đoàn ra còn chụp ảnh cùng phái đoàn. Cùng lúc đó  một chiếc xe bóng loáng từ trong trại đi ra, mình còn ngó vào trong thấy bốn người cả lái xe. Một người ngồi trên cùng đầu hói tới gáy, mình hỏi một cán bộ của đoàn là ai đấy? Anh bảo là đại diện của Dương Văn Minh đến từ chiều qua kẹt lại vì bị pháo bắn vào sân bay không về được, ở lại. Sau đó mình còn hỏi anh cán bộ này là Bộ tư lệnh không quân ở đâu và được anh chỉ là " hình như theo đường này" .
C11 theo nhiệm vụ triển khai là bảo vệ phái đoàn,  sau đó cả D vận động vào Bộ tư lệnh không quân, cắm cờ xong thì C9 sang Bộ tư lệch sư đoàn 5 KQ. Khoảng 10h30
Sau khi C9 triển khai thì PK quay về bộ tư lệch KQ. C10 đi lùng sục bắt được hai thằng ngụy mặc thường phục đang lục ơ trên gác, nó khai là lính văn phòng. Mình cho trinh sát giữ nó ở chỗ D bộ. Một lát sau một thằng phi công cao lớn đi xe hon da 67 đến bảo trình diện, bấy giờ hơn 11h. Nó bảo nó nghe loa CM kêu gọi lính ở đâu thì về đó trình diện. Nó còn mặc nguyên bộ áo bay và bảo sỹ quan huấn luyện máy bay L19, cấp bậc trung tá, người Hà nội, đi lính từ 1954. Đôn quân lực lấy kẹo ra ăn còn mời nó cùng ăn. Nó hỏi chúng mình là các ông đi bằng phương tiện gì mà nhanh thế? Thượng cấp nó bảo phải một tháng nữa các ông mới tới Sài gòn được. Mình bảo đi bằng ô tô, đi bộ. Nói cho oai chứ có phải đi bộ đâu. Mình hỏi nó là sao anh không làm như Ngyễn Thành Chung? Nó nói luôn là ông Chung là cộng sản. Mình hỏi lại sao anh biết? nó bảo là ông đi phi vụ toàn ném bom không trúng mục tiêu, về ông bảo tai kỹ thuật, nên ông giỏi mà không được thăng cấp( nó đơn giản nhưnthes thôi).
Còn một chuyện đáng buồn cười là sau đó ít phút có lệnh D đi chiến Bộ tổng tham mưu, cả tiểu đoàn đi.  Thằng này ra lấy xe thì xe máy đã mất, nó cầm cái dây khóa lên lắc đầu vì nó đã khóa, bị phá khóa. Mình chữa cháy là những thứ của anh mang theo bây giờ bị tịch thu. Thực ra tay lính nào phá khóa lấy đi. Đưa ba thằng này về trung đoàn bàn giao, ra đến đường Hoàng Hoa Thám, nơi như là chỗ trưng bày chiến lợi phẩm ở ngoài trời của ngụy chiếm được, có các loại súng, có cả súng cao xạ. Ở một góc sân xác thằng lính chết gần chỗ quả pháo nổ, gần đấy có hai vợ chồng già đang ngồi khóc, chắc họ đi tìm con, nhưng không phải xác kia.  Như lần trước đã kể mình gặp cô Trung Kiên ở đây. Khi gặp trung đoàn trưởng Tài thì bảo đã có đơn vị khác chiếm BTTM rồi nên D6 quay về Sở chỉ huy sư đoàn KQ số 5 và ở đó cho đên khi về Phú Lợi.
Còn cái ảnh này chụp, nếu đi tù sư đoàn 5 KQ về trung tâm chỉ huy thì ở bên tay phải, gần nơi C10 ở. Nói thực cái chân trợ lý TM thì lợi dụng chạy suốt, C nào cũng xông vaò, chưa nói cái có tính tò mò. Đi xe đạp mini chứ không đi bộ đâu.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười, 2014, 09:29:51 am

* Sau khi đến ở cổng trại Đa vít, cán bộ phái đoàn ra còn chụp ảnh cùng phái đoàn. Cùng lúc đó  một chiếc xe bóng loáng từ trong trại đi ra, mình còn ngó vào trong thấy bốn người cả lái xe. Một người ngồi trên cùng đầu hói tới gáy, mình hỏi một cán bộ của đoàn là ai đấy? Anh bảo là đại diện của Dương Văn Minh đến từ chiều qua kẹt lại vì bị pháo bắn vào sân bay không về được, ở lại. Sau đó mình còn hỏi anh cán bộ này là Bộ tư lệnh không quân ở đâu và được anh chỉ là " hình như theo đường này" .
- Hì hì...! Đọc cái đoạn này, thì bob khẳng định chắc chắn một điều "rằng thì là": PK vào trại Davit sau bob rùi. "phải bắn phá khóa cổng" là đúng. Vì sau khi tốp đi đầu của bob đã vào và gặp các anh trong phái đoàn 4 bên, các anh mới từ hầm ngầm lên vui mừng, nhảy lên ôm hôn chúng tớ...trong niềm vui tràn nước mắt , rồi bia, nước ngọt, thuốc điện biên, Tam đảo, trường sơn...bê ra khao quân mình. Và chúng tớ chỉ dừng ở đó ít phút rồi tiếp tục tiến vào sân bay. Như vậy sau khi gặp phái đoàn rồi... bọn mình rời trại davit thì họ phải đóng cổng và khóa như thường lệ là đúng. Và tốp vào sau (có PK đi cùng) phải phá khóa là đúng luôn ... và cái động tác "bắn phá khóa", thì top sau làm mất thiện cảm của phái đoàn. thì chắc chắn không được đón tiếp nồng hậu như chúng tớ. 
- Khi vào sân bay : C11 của tớ và Hoàng Văn Năm không được vào theo cổng chính, phụ nào hết. Mà phải cắt hàng rào "mở cửa" ngay ở bên trái (cách đầu đường HHT Khoảng 200m) trại davit. Từ cái "của mở" này (chỉ riêng c mình biết): Khi còn ở trong sân bay, lính mình khuân trộm đồ ra bán hay gửi ngoài dân mà mình không hề biết...! Chắc PK cũng không thể biết cái "cửa mở" độc đáo ở góc tây nam sân bay này. Hì hì. 
- Còn cắm cờ thì mình nói lâu rồi. Trước khi PK vào trang cũng có người viết c11 cắm cờ BTLKQ . Mình bác ngay, và C9, hay C10 chứ C11 của bob thì không đến đó. Còn có sách này sách nọ nói C9 vào trại Davit! Bob cũng bác luôn. Chính c11 của bob và (bob là nhân chứng sống) mới là người liên lạc đầu tiên với phái đoàn ta trong trại DV. ở trang trước bob kể khá chi tiết giây phút đầu tiên các anh trong phái đoàn 4 bên xúc động như thế nào khi gặp quân giải phóng. .. hì hì...còn cái "cửa mở' vào sân bay thì..rằng thì là đến nay lão PK cũng "hổng biết nuôn". hí hí...!
@ tuanb5: C11,D6 không cắm cờ BTLKQ nên bob không biết. việc này bác PK chắc biết rõ, nhờ bác PK kể giúp. Cảm ơn tuanb5 đã quan tâm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 26 Tháng Mười, 2014, 10:02:06 am
Cùng một chỗ còn "va nhau" thì chỗ khác...khác là đúng thôi. Mình là người đứng đầu đường Hoàng Hoa Thám đón D lên và dẫn vào. Khi lệnh không di BTTM quay về theo nhiệm vụ ban đầu mình xuống xe đướng ở đầu Hoàng Hoa Thám chờ. Một lúc sau, khi D6 chưa đến có rất nhiều xe GMC chở quân vào, sau này đoàn có thể È8 vào BTTM. Khi D6 đến mình  là người chạy tốp đầu, trươc cả TD Sơn. Đến ngã ba, đường sát cổng trại Đa vít, dẽ phải là đi về BTLKQ, cổng trại ở phía này, dẽ trái là đến sau sân bay và BTL dù là nơi C11 bảo vệ. Cũng nói thêm là không có bản đồ đâu mà cán bộ được phát sơ đồ của bằng tờ giấy như bay giờ là tờA4.  Bắt liên lạc với đoàn không phải vào cổng đâu, mà phát hiện hai cán bộ trèo lên tường rào vẫy mũ cối và ném một tuýt thuốc lá Điện biên xuống để nhận biết cơ. Phải đứng thò đầu trên tường rào vì cổng đã bị khóa ngoài. Khi phá cổng, có thể mình không nhớ chiến sỹ C nào bắn khóa, khi cổng mở trong trại ùa ra và chụp ảnh ngay ở ngoài đường, lúc này TD Sơn và CV Đảo đã đến. Cái khoản nước ngọt là bọn mình không biết, vì sau khi chụp ảnh xong là vận động sang BTLKQ ngay lúc đó. Mình bao giờ cũng chạy tốp đầu vì chả có súng nổ gì...ha... ha...đại thắng ...ruồi.!!!
Tomb3 đi đâu mà nay mới ra thế? Tất cả chuyện để gần 30-4 kể tiếp. Bây giờ về Tân Cảnh thăm chị em đã!..hì..hì...Lâu không có sắn ăn thèm quá!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 26 Tháng Mười, 2014, 10:26:18 am

CB gửi tặng các anh lính Tây Nguyên một hình ảnh đẹp của Tây Nguyên có trên mạng. Anh bob đã bào giờ tới thác này chưa? Tuyệt đẹp phải không? Dòng nước sẽ rất mát. Hì....Các anh tiếp tục kể truyện chiến đấu ở chién trường Tây Nguyên đi. Hay lắm. CB vẫn theo dõi đều.

(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/ThaacutecGiaLong_zpse071afff.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/ThaacutecGiaLong_zpse071afff.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười, 2014, 11:24:49 am

Bức ảnh này các bác trông có nhận ra sân bay TSN không ạ?

(http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/04/images330382_6b.jpg)
9 giờ 30 ngày 30-4-1975, quân Giải phóng chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu


Như vậy đúng C của bác bob rùi. Vậy mà bác “Kín” quá. Bác kể lại ngọn ngành cho bọn em nghe với. Ôi trời, khu vực BTL Không quân này chắc hoành tráng, ông Kỳ có nhà riêng liền kề, khối thứ hay lắm phải không bác bác bob, bác phuockhanh? ;D
- Ấy ấy, Chú em chớ mừng vội! Từ từ xem xét kỹ đã. Xem độ chính xác của một số tư liệu đến đâu, hãy nói bob "kín". Bởi lẽ bob và C11 có đến BTLKQ đâu mà cắm cờ ở đó, mà kể. Lão PK biết việc này. Quan điểm của bob là: "biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe" và biết việc gì thì kể lại theo nhận biết của mình đúng như nó có. Hơn nữa đầu óc mình bây giờ lẩm cẩm rồi. có cái nhớ, có cái quên...tuanb5 thông cảm.
- Cái tấm ảnh tuanb5 tải lên đó. bob chưa thấy bao giờ. Trông lạ lắm. Mà d6 khi vào sân bay không có xe tăng hay xe bọc thép đi cùng. (mũi d4,d5 thì  có , nhưng từ ngã tư bảy Hiền đến gần cổng chính sân bay đã đụng độ khá nhiều, cả BB và xe tăng ta bị thiệt hại khá nặng. còn đang loay hoay  giải quyết thương binh tử sỹ...Lúc ấy d6 mới nhanh chóng lên thay thế. và triển khai đội hình tiến vào chiếm sân bay.  Và theo mình biết: Sau khi đụng độ ác liệt bên ngoài sân bay (từ Bảy hiền đến gần cổng SB ) thì lực lượng tại chỗ của quân lực VNCH ở cả trong và ngoài SB TSN đều bỏ chạy...Ta không đưa xe tăng, xe bọc thép vào bên trong sân bay. Có thể nói C11,D6 của bob (lúc đó bob là chính viên đại đội) vào sân bay đầu tiên theo một cửa mở riêng (không vào theo cổng chính, phụ nào). Tất nhiên (như bob đã kể) không có xe tăng, xe bọc thép nào đi cùng. và cả ngày 30/4/1975 mình không hề nhìn thấy một cái xe thiết giáp nào bên trong sân bay. Nên nhìn tấm ảnh trên mình thấy rất lạ. Chắc họ dàn dựng sau này thôi. Nhưng như thế là "không chính xác" với thực tế.
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười, 2014, 12:50:49 pm
lúc đó  một chiếc xe bóng loáng từ trong trại đi ra, mình còn ngó vào trong thấy bốn người cả lái xe. Một người ngồi trên cùng đầu hói tới gáy, mình
- Không có va nhau gì hết. chắc chắn bob và PK vào trại Davit ở hai thời điểm khác nhau.
 Mình dựa vào chi tiết này để khẳng định là PK vào sau. Pk hãy xem xét kỹ các tư liệu nói về "ông hói" này được ra khỏi trại DV khi nào. (tốp của mình vào không có PK, không DT Son) và cái ông "hói đầu" này chưa được xuất hiện, phải hàng tiếng sau, khi tình hình tạm ổn rồi ông ta mới được ra về.. Mình là chỉ huy cao nhất lúc đó của C11, chính mình đi đầu tiên đội hình... Khi vào gần cổng trại Đa vít ( cổng làm bằng khung sắt tròn, hàn lưới sắt B40 ) nhìn qua cổng vào (qua lưới sắt b40) thấy hết cây cối, nhà cửa phía ngoài  gần cổng, người thì vắng teo. Thấy mỗi Đ/c bảo vệ quân phục rất chỉnh tề thập thò ngay bốt gác. Khi mình và đơn vị tiến vào cách cổng hơn chục mét thì đ/c bảo vệ hé cổng thận trọng nhìn mình... mình thấy quân phục đ/c bảo vệ ( gabadin, súng AK...) cũng đoán là quân ta nên mạnh dạn bước tới cổng và khi đ/c bảo vệ lúc đó nhận ra quân ta thì mở rông cánh cổng bước nhanh tới chổ bob , vừa bước vừa nói như reo: "A.. quân mình đây rồi"... Vừa dứt câu, là anh vội quay gót... Đi như chạy vào phía trong vừa đi vừi nói với lại: "chờ tôi một tý , tôi vào báo các thủ trưởng". bob và ae trong đơn vị dừng lại ở phía trong cổng chờ (theo lời Đc bảo vệ)...và lát sau, tất cả các anh từ phía trong mới xuất hiện và ùa ra cổng: Vừa đi vừa giơ tay vẫy chào ...và ôm chầm ae chúng tôi nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt...rồi các thứ (bia, thuốc lá khao quân giải phóng) như bob đã kể phần 1. Những hình ảnh xúc động ấy sáng 30/4/1975 tại cổng trại Davit thì bob nhớ như in, không thể quên được.
 Còn cái chi tiết phải thò đầu trên tường rào, vẫy mũ cối, rồi ném thuốc lá điện biên nhận nhau...? -bob không biết sao phải như vậy khi cổng bằng lưới b40 nhìn thông suốt từ ngoài vào trong, từ trong ra. Dù có khóa kín vẫn nhìn thấy mà. Lực lượng bảo vệ phái đoàn lúc ấy khá đông và tinh nhuệ.
Ngay cái động tác "ai đó" "bắn phá khóa" đã làm "xấu" tình hình...! Trái ngược với lúc bob vào trại gặp phái đoàn  (như bob đã kể).


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 26 Tháng Mười, 2014, 03:06:42 pm
 Tomb3 nói sát, nếu đường mà bb cầm súng núp là đúng D5, đường Vão Tánh, tuy nhiên mình có mặt trước đó sớm hơn, bấy giờ chỉ hơn 8h thôi. Chỗ Bẩy Hiền dân đã đông, họ ném hoa quả, nước uống vào xe lại vất ra -ngốc- chốc khát nước mình với một trinh sát vào nhà xin, chuỵện này vừa tức vừa buồn cười, kể sau.





Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 26 Tháng Mười, 2014, 03:16:25 pm
Bây giờ phải dùng sơ đồ cho bob hiểu. Bob nhớ không sai, song đi hai nơi, gặp phái đoàn hai chỗ.  Đường HHT vào  bob dẽ trái, PK dẽ phải, cổng trại Đa vít cùng trên đường cổng phụ BTLKQ (có hai cổng) giầy quần áo ngụy vứt la liệt. Đây là đường đi lại của ngụy nên tường ngăn trại chúng bịt kín mít, kể cả cổng không thể nhìn ra ngoài được. Chõ Bob bằng lưới B40 thì là chỗ khác rồi. Mũi tên chỉ đường đi của các C






(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/IMG_1342_zpsd72c0dee.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 26 Tháng Mười, 2014, 03:44:43 pm
Phần này trả lời riêng cho Bob nhe.
Ông hói  có tên trong danh sách trong ảnh đấy. Ba ông này ra ngay khi bộ đội ta đến (mình đã đọc hồi ký của các vị này và hồi ký của ông nhà mình ở đoàn), dù đại tá Võ Đông Giang đã bảo về ngay không an toàn, nhưng họ vẫn ra ngay, đi ngang đường gặp nhiều lính ngụy đang rã đám họ sợ lại quay lại trại đến khoảng 11h họ mới ra về. Đoạn này mình đọc được ở hồi ký của Nguyễn Ngọc Liễng. D6 vào sân bay trước cả các hướng D4 và D5 vì họ còn tác chiến.
Bob vào không có PK là đúng rồi, mình đi tốp đầu tiên vào BTLKQ và sang SĐKQ5, cứ đi theo mũi tên đấy.



(Đọc lại nội dung ảnh đưa thấy không hợp tự xóa). Ba người đến trại:  Chân Tín,  Châu Tâm Luân, Trần Ngọc Liễng

[


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 26 Tháng Mười, 2014, 07:18:23 pm
(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/IMG_1342_zpsd72c0dee.jpg)
bác vẽ thế này thì sân vận động ở đâu , và hai quả cầu ra đa ở đâu ( hai quả cầu nay không thấy còn )
như bác vẽ thì hội trường là ngôi nhà 4 tầng ,tôi ở tầng hai ,nhìn ra đằng sau là sân bay .


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 26 Tháng Mười, 2014, 08:04:14 pm

Hỏi Tomb3 ở hội trường nảo? Đây chỉ vẽ đường tiến vào các mục tiêu của D6 và vị trí ở sau khi chiếm . Chỗ sư bộ sư đoàn 5 KQ có cái hôi trường của sư 5 chứ không phải những nơi khác. vẽ họi trường (mình goị theo cách của mình chứ nó không gọi như thế đâu) để Bob nhớ vì bob lên hội nghị tổng kết của D, HT sát ngay nhà sửa chưa máy bay, gọi là nhà chứ nó mái tôn, quay bằng tôn, kiểu như dã chiến, vì trong đó có máy bay tháo rời vài bộ phận nới đoán là nó sửa chữa. Bên ngoài là mình  chụp ảnh đấy.
Còn bao nhiêu chỗ khác PK không thể vẽ được. Chỉ vẽ những nơi PK đi qua và ở. Cổng số 5 do công binh gác là C của mình cũ, ra vào thoải mái, toàn trốn qua cửa này đạp xe đi chơi, các nơi khác, kể cả đường Hoàng Hoa Thám cũng lập trạm gác. Đứng ngắm xe tăng xe bọc thép của mình cháy ở cổng số 5, xem cả Lăng Cha Cả (Bá Đa lọc). Cổng này những ngày đầu dân cứ đứng đầy đường xem bộ đội.
Đường qua cửa Sư đoàn 5 còn dài nữa nhưng không vẽ. Quả câu nếu đứng ở chỗ sư 5 nhìn chếch về hướng C11.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 26 Tháng Mười, 2014, 09:13:52 pm
[quote 6n bayauthor=Tomqb3 link=topic=22950.msg486324#msg486324 date=1414325903]
(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/IMG_1342_zpsd72c0dee.jpg)
bác vẽ thế này thì sân vận động ở đâu , và hai quả cầu ra đa ở đâu ( hai quả cầu nay không thấy còn )
như bác vẽ thì hội trường là ngôi nhà 4 tầng ,tôi ở tầng hai ,nhìn ra đằng sau là sân bay .
[/quote]
 bác tom@ nói có phần đúng đấy. lảo PK vẽ chì đúng một phần, còn sai một số chỗ. ví dụ: ngay cái ngã 3 Bà Quẹo đến ngã tư bảy Hiền là sai rồi. Chỗ mà PK ghi Bà Quẹo chỉ tương đương với đầu đường CMThang 8 gặp Hoàng văn thụ (bây giờ) . còn chỗ PK ghi ngã tư Bảy hiền là đầu đường Nam kỳ khởi nghĩa (bây giờ) . Hì hì ! Tui chỉ nhớ là khi từ bà quẹo vào sân bay mình đi vòng vo hơi dài (bà quẹo --> Bảy Hiền (rẽ trái)--> gặp ngã ba Hoàng Hoa Thám (rẽ trái)--> Hướng vào sân bay (vào sát hàng rào sân bay cuối đường HHT) rẽ phải vài chục mét gặp cổng trại Davit (gặp đoàn 4 bên ta) chúng tôi (C11) uống nước ngọt hà nội "no nê" hút thuốc lá thăng long, Điện biên, Tam thanh, Trường sơn... thoải mái rồi chào các anh chúng tôi trở ra đi ngược lại chỗ đường HHT và rẽ phải vào cắt hàng rào tiến vào sân bay. cái cổng đối diện với cổng trại Davit là một doanh trại lính dù. c11 cho 1b ở đó. còn 2 b thì ở trong nhà vòm trong sân bay. ( mới nhìn trên sơ đồ "thấy bố cháu" vẽ cái đường HHT nằm giữa Bà quẹo với Bảy hiền là trật lất rồi "bố cháu ơi"! lại còn đánh dấu (x) nơi bị bom gần Bà Quẹo nữa càng sai nghiêm trọng (Nơi bị bom là gần ngã tư bảy hiền cơ mà). Vậy cái chữ bà quẹo đổi thành Bảy hiền thì tạm được. Hì hì! và ngã ba bà quéo phải lùi ra xa nữa về hướng Hóc môn mới đúng "bố cháu ạ"! hơ hơ...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Mười, 2014, 01:13:30 am

Chào các bác cựu 24! Em mới tìm được cái sơ đồ giản lược Sân bay TSN. Nó thể hiện câu chuyện khác với chuyện các bác đang kể. Nhưng tạm thời, dựa vào đó để các bác tiện hình dung và…thuyết minh cho em và mọi người nghe nhé.

(http://hoiquanphidung.com/pics_CBN/TL14.jpg)

Qua sơ đồ này, em thấy xưởng dệt Vinatecxco (Tối hôm trước, 29-4 bác bob ở đây phải không ạ) nằm rất gần khu vực sân bay rồi. Liệu đêm đó ta tiền nhập, sáng sớm đánh theo hướng này có được không? Nhằm tránh địch chốt chặn ở ngã 3 Bà Quẹo, ngã tư Bảy Hiền. Nhất là hạn chế phi pháo khi hành quân trên lộ 1. (Em nêu câu hỏi...riêng  với các bác thôi ;D, chứ Tham mưu các cấp họ tính toán đâu vào đấy hết cả rùi).

Thêm 1 bức ảnh có chú thích là ở sân bay TSN hôm 30-4. Các bác có biết đây là C nào (Hoặc D nào) đánh chiếm khu để trực thăng này không ạ?

Bác bob: Cái ảnh xe thiết giáp em đưa lên hôm trước, em cũng cho là dàn dựng. Đúng thời khắc đó phóng viên nào mà ra đó chụp ảnh? Bức ảnh này cũng vậy thôi, tư thế đang lo tảo thanh thế kia thì...Nhưng miễn sao đúng ở TSN là được. ;D Quan điểm của em là vậy, du di đôi tiếng hoặc đôi ngày vưỡn OK! ;D

(http://hoiquanphidung.com/pics_CBN/TL19.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2014, 01:25:26 am
Phải đưa lên kiểu qua trang khác mấy ảnh này nhìn mới rõ và giữ được lâu, bác tuanb5 à:
(http://funkyimg.com/i/Nixv.jpg)

(http://funkyimg.com/i/Nixu.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Mười, 2014, 01:53:52 am

Bác qtdc ơi, làm được thế thì còn gì bằng! Món IT đối với tôi tựa... bà Ba đối với cụ Bá Kiến mà thôi! Thật luôn. ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Mười, 2014, 05:48:05 am

*Chào các bác cựu 24! Em mới tìm được cái sơ đồ giản lược Sân bay TSN. Nó thể hiện câu chuyện khác với chuyện các bác đang kể. Nhưng tạm thời, dựa vào đó để các bác tiện hình dung và…thuyết minh cho em và mọi người nghe nhé.


**Qua sơ đồ này, em thấy xưởng dệt Vinatecxco (Tối hôm trước, 29-4 bác bob ở đây phải không ạ) nằm rất gần khu vực sân bay rồi. Liệu đêm đó ta tiền nhập, sáng sớm đánh theo hướng này có được không? Nhằm tránh địch chốt chặn ở ngã 3 Bà Quẹo, ngã tư Bảy Hiền. Nhất là hạn chế phi pháo khi hành quân trên lộ 1. (Em nêu câu hỏi...riêng  với các bác thôi ;D, chứ Tham mưu các cấp họ tính toán đâu vào đấy hết cả rùi).



 *Cảm ơn qtdc@ và tuanb5 đã up tấm sơ đồ. bob xem mà không "thuyết minh" được gì. vì sơ đồ không thể hiện được cổng vào, khu nhà ga trung tâm, các con đường vào sân bay, khu trại davit.
** Cái xưởng dệt VINATEXCO ở gần ngã ba Bà quẹo ấy là chính xác (rất gần sb) . Nếu các nhà "âm mưu, tác quái" hồi ấy, đề xuất:- triển khai cho BB tiền nhập đêm 29/4 (khi cả e24 và xe tăng đã  ở đó) chỉ cần chọn vị trí, đặt mìn định hướng thổi bay hàng rào , bãi mìn mở cửa, dùng xe tăng, xe bọc thép cõng bb thọc ngay vào vị trí ấy vào chiếm SB TSN thì "tuyệt vời" rồi. Chả hiểu sao mà các cụ hồi ấy bắt đi vòng vo xa thế? Vào tuốt trong Bảy hiền (để đụng độ ác liêt và hứng bom ở đây) mới quành sang được Hoàng Hoa Thám... vào. "rõ khổ".  - Giá mà hối đó mà được hai chú (qtdc và tuanb5) tham mưu, đề nghị tướng Văn cho E24 thực hiện phương án đó thì chúng tớ đỡ biết bao (Các bạn nên nhớ tướng Văn lúc ấy đi cùng mủi Qđ3 nhá). Hì hì...Giá mà, giá giá giá...mà....!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 27 Tháng Mười, 2014, 05:55:00 am
(http://www.quangngai.gov.vn/public/tien_ich/Map/HCMbig.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 27 Tháng Mười, 2014, 10:39:27 am
Xin tham gia đôi ý về sơ đồ vủa mới up lên:

- Ở đây không vẽ đường trong khu vực BTLKQ và khu liên  quan có nhà ở của quân đội làm trong  sân bay. Có thể bổ xung ở bản đồ chính.
_ Nhìn vào sơ đồ PK nhận ra tất cả những ký hiều như sau:
- 1. BTLKQ      2. Trại Đa vít.    3.Sở chỉ huy sư đoàn 5 KQ (chấm đen vuông) và những nhà liền kề là nơi làm viêc,ngày trước trên bàn có bảng ghi cấp bâc và họ tên.    4. Khu nhà vòm  tôn múi (nửa vòng tròn) để máy bay (bây giờ sân bay quân sự cũng có).     5. Khu để máy bay trực thăng, máy bay hai thân các cửa sổ có gắn đại liên hai nòng, bốn nòng. Khi đi kiểm máy bay PK đã trực tiếp đến chỗ này.     6.không ghi chú.      7. khu nhà sửa máy bay ngay khu D bộ 6 ở.
-  Những gạch gạch || || là  bức chắn như tường để bảo vệ máy bay,khi bị pháo kích. Có thể nhận thấy ở sau bức ảnh PK chụp
- Đường gach đứt quãng là PK vẽ tượng trưng cho đường HHT mà D6 tiến vào.

(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/043_zps645a2746.jpg)
[/quote]
- Mũi tên là Pk vẽ D6 tiến vào các mục tiêu được giao.
Tất cả gần giống như sơ đồ của PK hôm qua, chỉ chi tiết không đầy đủ.
+ Còn ý kiến bảo sao nhà may Vinatexco gần thế mà không đánh từ đó? Pk thấy thế này:
- Ngày đó đi trên đường 1 bị nhiểu vật che khuất không thể nhìn thấy sân bay đâu ( tất nhiên không phải vì thế mà không đánh theo hướng đó), thứ hai là có hàng chục lớp hàng rào bảo vệ, phải mở cửa giữa bãi tráng mênh mông, sẽ ăn đủ hỏa lực đối phương. Thứ ba nữa đánh theo hướng đó thì chiếm đường băng chứ có cái gì?
- Tất cả cơ quan đầu não của sân bay và lực lượng bảo vệ đều ở phía trong, lại cùng một lúc nhiều đơn vị tấn công nhiều mục tiêu, thế ta thế áp đảo có xe tăng tiến thuận lợi hơn.
Thôi cái đầu mình nghĩ sao bằng các cụ được.
+ Bản đồ mới:
- Khu bảo tàng là nơi trước kia ngụy trưng bày vú khí thu được của ta.
- Đường HHT không chạy thẳng như bây giờ mà chỉ đến ngã ba dẽ phải là hết.
- Đường Hoàng Văn Thụ là đường Võ Tánh trước kia.

(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/IMG_1345_zps8c8b41e2.jpg)Đây là bức ảnh chụp bên chiếc máy bay f5E, loại này tương ứng loại Mic 21 của ta. Phía sau là những bức tường bằng ghi sắt ngay trên sân bay để dấu máy bay phòng khi bị quân giải phóng pháo kích.



( Đang  tập đưa ảnh từ thành vien khác sang)




Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 27 Tháng Mười, 2014, 02:06:08 pm
(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/IMG_1345_zps8c8b41e2.jpg)
bản đồ này bề ngoài sân bay còn thiếu đương Cộng Hòa cắt qua đường Hoàng Hoa Thám cắt qua đường Hoàng Văn Thụ ở Lăng Cha Cả là nối vào cổng số 5 nơi D5 đánh là dễ nhìn ra !
còn bên trong thì nhất trí với bác p/k trên cơ sở bản đồ của bác Tuan5 ,từ đó tôi nhớ ra nhà chỉ huy s5kq là nhà bốn tầng có con đường đằng trước chỉ vẽ một nét ,nhìn ra sân vận động ,qua sân vận động là trại ĐaVít , hai quả cầu ăng ten sẽ nằm ở khu đất bên trái cổng số 5 .
khu số 6 là khu kho có đám cháy do e24 làm cháy đấy
số 1 là bộ chỉ huy quan đòan 3 ở . 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 27 Tháng Mười, 2014, 02:22:55 pm



Thêm 1 bức ảnh có chú thích là ở sân bay TSN hôm 30-4. Các bác có biết đây là C nào (Hoặc D nào) đánh chiếm khu để trực thăng này không ạ?

Bác bob: Cái ảnh xe thiết giáp em đưa lên hôm trước, em cũng cho là dàn dựng. Đúng thời khắc đó phóng viên nào mà ra đó chụp ảnh? Bức ảnh này cũng vậy thôi, tư thế đang lo tảo thanh thế kia thì...Nhưng miễn sao đúng ở TSN là được. ;D Quan điểm của em là vậy, du di đôi tiếng hoặc đôi ngày vưỡn OK! ;D

(http://hoiquanphidung.com/pics_CBN/TL19.jpg)

Tất cả đều là bố chí chụp hình để đăng báo, ngoài D4 và D5 là 2D có tác chiến thực sự các phóng viên đến đó dàn dựng chụp. D nào đứng chân ở đâu thì họ bảo dàn dựng chụp thôi. Vào đến trong sân bay là chúng chạy sạch rồi.
Kiểu như phóng viên chụp nữ biệt động Trung Kiên là sau khi chụp ở Dinh Độc Lập ra Tân Sơn Nhất về Hà nội gặp Trung Kiên là bố trí dựng chụp ( theo phóng viên này kể lại)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 27 Tháng Mười, 2014, 02:42:50 pm
Tự xóa


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Mười, 2014, 04:39:48 pm
Úi giời ui, nhìn lắm hoa cả mắt (cả bản đồ in, cả sơ đồ vẽ) chả nhận ra chỗ nào, bộ nhớ trong đầu bi giờ nó xộc xệc quá rồi các bác ơi. Chỉ nhớ : từ chỗ nhận lệnh ở trước cổng nhà máy dệt VINATECHCO lên xe tải . xe chở đi ... qua nơi vừa bị đánh bom (lính c4 đang khiêng nhau) nhận ra ae đơn vị cũ của bob mới biết D4 bị bom , đi qua một khúc xuống xe (không nhớ chỗ nào) chạy bộ đến đường Hoàng Hoa Thám (chỉ nhớ mỗi đường này) gặp ông nào không nhớ (chả biết có phải PK không) chỉ vào sân bay...chạy qua khu trưng bày (tăng pháo thu được của việt cộng) đến cuối đường rẽ phải dăm chục mét gặp cổng trại Davit ...bảo vệ chạy ra nhận : "A...đúng quân của mình đây rồi" ( Câu này thốt ra từ miệng người bảo vệ , bob nhớ.)...rồi bob và ae C11 vào trong (chỉ vào đến bên trong cổng, không vào tận nhà) gặp phái đoàn tại đây "xơi nước, hút thuốc"... Xong. quay ra đi ngược lại đường HHT đi thẳng qua bên kia  đường cấp phối (chưa rải nhựa đường) vào cắt hàng rào...vào trong sân bay. (vắt óc ra mãi chỉ còn nhớ có vậy) . Cảm ơn các bác đã tham gia cùng nhau xới lại kí ức gần 40 năm trước.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Mười, 2014, 04:51:00 pm
...từ đó tôi nhớ ra nhà chỉ huy s5kq là nhà bốn tầng có con đường đằng trước chỉ vẽ một nét ,nhìn ra sân vận động ,qua sân vận động là trại ĐaVít , hai quả cầu ăng ten sẽ nằm ở khu đất bên trái cổng số 5 .
 

Có phải 2 quả cầu này không hả bác Tomqb3? Có lẽ đây là tháp kiểm soát không lưu ???. Nhưng sao có những 2 quả cầu bác nhỉ? Thông thường em chỉ thấy mỗi sân bay chỉ có 1 tháp KSKL mà thôi. À, hồi đó bác Tomqb3 vào sân bay cùng với đơn vị nào đấy ạ?
(http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/longhy/2012_06_29/sai-gon56-giaoduc.net.vn.jpg)

...đến cuối đường rẽ phải dăm chục mét gặp cổng trại Davit ...bảo vệ chạy ra nhận : "A...đúng quân của mình đây rồi" ( Câu này thốt ra từ miệng người bảo vệ , bob nhớ.)...rồi bob và ae C11 vào trong (chỉ vào đến bên trong cổng, không vào tận nhà) gặp phái đoàn tại đây "xơi nước, hút thuốc"...

Bác bob và C11 tiến vào trại Davis qua lối cổng này phải không ạ?
(http://2.bp.blogspot.com/-Emiu0NhCc2g/U280FFd0SEI/AAAAAAAABaw/lIfrjvR8808/s1600/lhqs+4+ben+4.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 27 Tháng Mười, 2014, 06:15:32 pm
http://2.bp.blogspot.com/-Emiu0NhCc2g/U280FFd0SEI/AAAAAAAABaw/lIfrjvR8808/s1600/lhqs+4+ben+4.jpg

Đây là cổng khác rồi. Cổng đầu tiên D6 đến cùng  đường với cổng BTLKQ, đường sạch sẽ đẹp mà có sân bóng đằng đối diện như Tom nói vì Tom ở với các cụ QĐbộ ở BTLKQ, không có bảng Ban liên hợp quân sự chính phủ CMLTCHMNVN.  Cổng này theo phái đoàn kể là do lính quân cảnh ngụy gác, luôn luôn khóa chặt, kín mít. Chỉ khi có cuộc họp bốn bê nó mới mở cho ra vào.
 Đúng hai quả cầu đấy. Đứng ở vị trí nào cũng thấy.
Cảm ơn Tuanb5 đã sưu tầm tư liệu quá hay. Lính 24 có khác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 27 Tháng Mười, 2014, 07:35:17 pm
Trích dẫn
Có phải 2 quả cầu này không hả bác Tomqb3? Có lẽ đây là tháp kiểm soát không lưu Huh. Nhưng sao có những 2 quả cầu bác nhỉ? Thông thường em chỉ thấy mỗi sân bay chỉ có 1 tháp KSKL mà thôi. À, hồi đó bác Tomqb3 vào sân bay cùng với đơn vị nào đấy ạ?
cảm ơn tuạn 5 nhé ,đây là hai cái ăng ten đấy ở bên trong nó có cái đĩa quay tròn ,vỏ tròn chỉ bảo vệ thôi ,mình còn ở đấy đến hôm các kĩ thuật viên pkkq vn vào nhận bàn giao ,mình còn nhớ sau khi kiểm tra thấy có mấy vết đạn các anh ấy đã lo nhưng may không ảnh hưởng gì ,các anh  ấy thích lắm !
còn đài không lưu ở sát đường băng có những ô kính lục năng để nhìn cơ
 nó đây này
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Hoiuc2.jpg)
- mình đi vớ các cụ QĐ3


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Mười, 2014, 08:01:23 pm
...đến cuối đường rẽ phải dăm chục mét gặp cổng trại Davit ...bảo vệ chạy ra nhận : "A...đúng quân của mình đây rồi" ( Câu này thốt ra từ miệng người bảo vệ , bob nhớ.)...rồi bob và ae C11 vào trong (chỉ vào đến bên trong cổng, không vào tận nhà) gặp phái đoàn tại đây "xơi nước, hút thuốc"...

Bác bob và C11 tiến vào trại Davis qua lối cổng này phải không ạ?
(http://2.bp.blogspot.com/-Emiu0NhCc2g/U280FFd0SEI/AAAAAAAABaw/lIfrjvR8808/s1600/lhqs+4+ben+4.jpg)
- Úi giời ơi! đúng rồi. Đúng không sai một dấu phảy nào. cái công này chứ cổng nào nữa. bob thấy anh bảo vệ chạy ào ra reo lên ở chính cái cổng này chứ không có cổng nào khác. RRRRất ...r r rất cảm ơn Tuanb5@ nhá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2014, 08:03:19 pm
Tặng các bác đã đánh chiếm SB TSN một bức không ảnh nữa. Dựa vào đây làm phương án tác chiến cũng đỡ. Vẫn thấy hai quả cầu các bác nhé (Radar Domes). Ảnh của Charles Penley. Ảnh dung lượng lớn nên máy tính đời hơi cũ phải một lúc mới quét hết chi tiết ảnh, các bác chớ sốt ruột.

(http://www.tsna.org/aerial/tan-son-nhut.gif)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2014, 08:04:23 pm
Bác Bob sướng nhé. Ơ-rê-ka!
Cái topic này của bác Bob tập đầu tiên ra đời cách đây 4 năm, giờ đang là tập 2. Thoạt kỳ thủy tên của nó là "Chuyện của Bob". "Bob" hình như là tên thằng đít nhôm của bác Bob. Cũng khối nước chảy qua cầu Trần Phú ra biển Nha Trang rồi bác Bob nhể!

Sân bay TSN năm 1962, chưa được xây cất hoành tráng như sau này, một đơn vị truyền tin của Mẽo (1stmob) từ căn cứ Clark Philippines sang dựng lều dã chiến. Ảnh của Rus Burden.
(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5bad.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5bac.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5baa.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5bab.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5baea.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5bag.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5bah.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5bai.jpg)

(http://1stmob.com/coppermine/albums/userpics/pd5baj.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Mười, 2014, 08:23:42 pm
http://2.bp.blogspot.com/-Emiu0NhCc2g/U280FFd0SEI/AAAAAAAABaw/lIfrjvR8808/s1600/lhqs+4+ben+4.jpg

Đây là cổng khác rồi. 
He he...! thế là lão khọm PK nhớ nhầm cổng của khu vực nào rồi. Cả khu trại Đavit chỉ có nhõn một cái cổng này thôi cụ ạ. Thưa với cụ rằng: Sau  30/4 bob và lính của bob còn được mời vào xem phim thoải mái nữa cơ. Mà không phải xem 1 buổi đâu, xem cả tuần, Chính các anh trong phái đoàn cho người gặp bob nói: AE thích xem phim lúc nào thì báo cho ae bên đoàn bên đó phục vụ .
 Úi giời úi! bob tui nhìn thấy cái cổng mới nhớ ra cái vụ "được xem phim thoải mái'! Chắc chắn lão PK đếch được xem phim. Hì hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Mười, 2014, 09:56:40 pm

HeHe! Chúc mừng bác bob gặp người xưa. À quên, cảnh xưa! ;D

Nhưng cũng phải công nhận bác tác quái, ấy chết , tác chiến (cái này tại bác bob nói trước đấy nhá ;D) bác tác chiến phuockhanh có trí nhớ rất xuất sắc. Đây, bác phuockhanh viết như vầy.


...Cổng đầu tiên D6 đến cùng  đường với cổng BTLKQ, đường sạch sẽ đẹp mà có sân bóng đằng đối diện như Tom nói vì Tom ở với các cụ QĐbộ ở BTLKQ, không có bảng Ban liên hợp quân sự chính phủ CMLTCHMNVN.  

Em thây bác phuockhanh tả chi tiết như vậy nên cũng sinh nghi: Chắc phải có cái cổng như thế...

Cho nên em đoán hay là bác tác chiến muốn nói tới cái cổng này. Nó là cổng sân bóng Davis (không phải  cổng trại Davis). Cũng bởi nó nằm cùng trong khu vực sân bay, cùng mang tên Davis nên bác phuockhanh do lâu ngày quá nên nhầm chăng?.

Trinh sát Tiểu đội tuanb5 cứ phán đoán đại như vậy, không biết các bác...có duyệt không? Em biết chừng còn mượn tạm cái cối Tàu các bác cựu tránh đá. ;D
(http://oldspooksandspies.org/Photos/field/DavisStation.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Mười, 2014, 10:14:05 pm
...đây là hai cái ăng ten đấy ở bên trong nó có cái đĩa quay tròn ,vỏ tròn chỉ bảo vệ thôi ,mình còn ở đấy đến hôm các kĩ thuật viên pkkq vn vào nhận bàn giao ,mình còn nhớ sau khi kiểm tra thấy có mấy vết đạn các anh ấy đã lo nhưng may không ảnh hưởng gì ,các anh  ấy thích lắm !
còn đài không lưu ở sát đường băng có những ô kính lục năng để nhìn cơ
 nó đây này
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Hoiuc2.jpg)
- mình đi vớ các cụ QĐ3

Có thế chứ! Cám ơn bác Tomqb3. ;D

Thoạt đầu, em thấy quả cầu này cũng khá cao so với khu vực chung quanh nên nghĩ họ làm tháp kiểm soát không lưu (lúc đó em chưa được nhìn cái tháp KSKL của bác đưa lên lần nào). Nhưng sao nó có những 2 quả? Lại kín mít. ;D

Không biết bây giờ sân bay TSN còn sử dụng 2 cái Ra đa này không bác nhỉ?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2014, 10:25:54 pm
TSN năm 1968:
(http://www.tsna.org/photo/mar2014/7.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 27 Tháng Mười, 2014, 10:47:54 pm
Bác Bob sướng nhé. Ơ-rê-ka!
Cái topic này của bác Bob tập đầu tiên ra đời cách đây 4 năm, giờ đang là tập 2. Thoạt kỳ thủy tên của nó là "Chuyện của Bob". "Bob" hình như là tên thằng đít nhôm của bác Bob. Cũng khối nước chảy qua cầu Trần Phú ra biển Nha Trang rồi bác Bob nhể!


 "-Úi ùi ui... Sướng, sướng thật...mà sao cái tay qtdc này biết là mình đang sướng nhờ?!!! thế mới lạ chứ! lại còn biết đúng tên thằng đit nhôm của bob nữa thì giỏi thật. Mà làm sao hắn biết nhờ...??? lại ngồi ở đâu thấy nước chảy qua cầu Trần phú...Chưa biết chừng hắn ở gần mình lắm, mà mình không biết."!
 Chào qtdc thân quí. mình vừa chép ra cái dòng suy nghĩ cứ luẩn quẩn trong cái đầu...từ nãy đến giờ. sau khi đọc và xem những hình ảnh qtdc mới up lên.  Làm sao để chúng mình găp nhau nhỉ ?
cho bob số ĐT đi (nhắn tin cho bob số 0963461603) rồi bố trí lúc nào ra xem nước chảy qua cầu trần phú nhé. Cảm ơn. thực lòng đấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2014, 11:16:03 pm
Chào bác Bob và các bác. Em ở mãi Nha Trang từ hồi chưa biết bác mà. Hồi 8x, chủ nhật nào chẳng từ doanh trại lữ đoàn 394 trong Cam Phúc ra Nha Trang chơi. Hồi đó Nha Trang hoang sơ lắm. Cụ Giang Nam còn có một cái tiệm bán nước mắm của vợ ở đường Trần Phú. Mà em nhớ duy nhất có một quán thịt cầy cũng ở đường Trần Phú. Bác có cái nick rất ngộ nghĩnh, em đoán là tên gọi yêu của thằng cu tí của ông nó thì ông nó mới lấy làm nick chứ. Số đt em nhắn vào hộp thư cho bác rồi. Em vẫn đang ở Hà Nội, lần gần nhất vào Nha Trang là năm ngoái nhưng không kịp ghé bác, lần sau ghé Nha Trang sẽ xin nhảy thuyền đi câu với bác.

Một hình nữa của SB TSN có đánh dấu xưởng dệt Vinatexco.
(http://www.tsna.org/photo/mar2000/TSN%20Map%201-50,000.gif)

 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Mười, 2014, 01:14:54 am


Một hình nữa của SB TSN có đánh dấu xưởng dệt Vinatexco.
 

Xưởng dệt này là hướng đánh vào sân bay TSN hồi Mậu Thân (đợt 1). Ta chỉ có 1D (D16 Long An, lính chủ yếu quê Xuân Trường-Nam Định). Không tăng thiết giáp, pháo cũng không nốt (hợp đồng bị trục trặc). Hỏa lực phủ đầu chỉ có hơn 2 chục quả cối 82. Vì thế nên đánh tới khu để máy bay là hết lực lượng. Thật bi tráng.
 
Hình tượng Anh chẳng để lại gì cho anh trước lúc lên đường/Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ của nhà thơ Lê Anh Xuân là lấy nguyên mẫu của chính trị viên phó tiểu đoàn Nguyễn Văn Mẹo. Tại đường băng sân bay TSN, người chính trị viên phó D bị thương nặng, nhưng vẫn dựa vào xác xe M113 bắn trả quân địch (không phải xác trực thăng như trong bài thơ viết).

(http://www.baovinhlong.com.vn/database/newsimg/2013/T6/A26_a%20%2818%29.jpg)
Mộ tập thể các liệt sĩ d16 hy sinh tại Tân Sơn Nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
http://baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=72889


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2014, 01:28:47 am
Vụ đó có biết bác tuanb5 ạ, hình như có đề nghị phong AH cho bác Mẹo hay bác Sáu và toàn tiểu đoàn cách đây mấy năm không biết đã xong chưa. Xét về gốc cũng là quân e24, hoạt động ở miền tây, được huấn luyện đặc biệt, đi B năm 67, mục đích tham gia giải phóng Sài Gòn xuân 68. CCB người Bắc của e24 ở vùng Long An, Tiền Giang, Bến Tre cũng kha khá. Ngoài ra ta tập kích bằng hỏa lực trong các năm 66, 67 trước Mậu Thân cũng nhiều, có trận bắn trúng khu bồn xăng. Lô cốt đầu cầu góc Tây Nam có hầm ngầm (Bunker O-51).

(http://www.tsna.org/photo/jun2011/1.gif)

(http://www.tsna.org/photo/jun2010/3.gif)

(http://www.tsna.org/photo/jun2010/4.gif)

(http://www.tsna.org/photo/jun2010/6.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/1.gif)

Đợt 1 còn một trận tập kích rốc két 122mm và cối tháng 2 năm 1968.
(http://www.tsna.org/photo/apr2010/3.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/4.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/5.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/6.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/8.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/9.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/10.gif)

(http://www.tsna.org/photo/apr2010/7.gif)

Sau một trận tập kích hỏa lực năm 1966.
(http://www.tsna.org/photo/nov2011/2.jpg)

Khu nghĩa địa Pháp, đây là lối tiến vào của đợt tấn công mở đầu ngày 6 tháng 5 năm 1968 (địch gọi là Mini-TET).
(http://www.tsna.org/photo/sep2012/3.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Mười, 2014, 05:34:06 am
(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/IMG_1348_zps34026d7f.jpg)

vì thấy Tuanb5 còn băn khoăn nên Pk kể lại cho rõ.
Trước hết là khẳng định một điều PK không bao giờ nhớ nhầm cái giờ phút ấy. Là người vận động trong tốp đầu tiên.
Đề nghị theo dõi bắt đầu từ HHT , qua đường Cộng Hòa chỗ có Bảo tàng phòng không, trước kia của Ngụy là khu trưng bày các loại súng của ta chúng thu được, còn nhớ có cả pháo phòng không hai nòng, chắc là 37ly.
Đi thẳng vào đến ngã ba dẽ phải đấy là con đường trải nhưa rộng, đẹp trên đầu chữ "quân Tan" bên tay trái đường là hàng rào và có cổng trại Đavít, và  cổng BTLKQ cũng nằm trên trục đường này , chỗ có nhiều ô vuông ( đây là bản đồ bây giờ, nên đối chiếu sang sơ đồ của qtdc, như Tom bảo đường vẽ một nét đấy, Tom là người ở ngay đấy đã nhận ra). Cũng nói rõ là tường rào và cổng này sát ngay đường đi lại của nhiều  nên ngụy nó bịt kín không cho nhìn ra ngoài thấy mọi hoạt động của chúng. Bịt bằng vỏ thùng sắt tây, cao cỡ hai mét, chỉ khi cần họp với phái đoàn nó mới mở. Do đó khi bộ đội đến, người của  phái đoàn trèo lên hàng rào vẫy bằng mũ cối và ném thuốc lá để bắt liên lạc. Khi phá cổng bên trong ùa ra chụp ảnh và ...như kể trước rồi. Ngay hôm đó giầy, quần áo rằn ri vứt la liệt.  
 Cổng chụp ảnh có biển trống toang trống hoác , cỏ mọc um tùm là ở phía dẽ tay trái rồi ( phía tay trai có lẽ bây giờ đã kiến thiết đường lại chứ trước kia là đường sấu, không rải nhựa). Khi D6 đang ở BTLKQ có điện lại kéo tra chỗ  trung đoàn trưởng Tài, mình đã gặp lính C11 đưa cô Trung Kiên ra vì cô đòi đi ra sau sân bay Cô ta trình bày là em đi cùng chú Tài. Thế là mình dẫn ra chỗ Trung đoàn trưởng Tài đang ngồi bên đường,  khu trưng bày của ngụy. Thấy trung đoàn trưởng Tai cô ta gọi là chú Tài ơi cháu đi mà mấy ảnh không cho đi và trung đoàn trưởng Tài vây tay bảo cứ đi đi.
Vì C của Bob không vào BTLKQ, không đến Sư đoàn 5 KQ nên Bob không thể hình dung ra khu vực này và như vậy Bob không gặp phái đoàn đầu tiên. Bob gặp phái đoàn sau nên được bia... Đây gặp khi chưa đến BTLKQ và chưa vảo sân bay đâu.
Cái cổng có chữ Da vít càng không phải. Cổng bịt kín.
Giờ lại tháy bản đồ cũ đen trắng là đúng đấy, dễ nhận biét đấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 06:07:32 am
Chào bác Bob và các bác. Em ở mãi Nha Trang từ hồi chưa biết bác mà. Hồi 8x, chủ nhật nào chẳng từ doanh trại lữ đoàn 394 trong Cam Phúc ra Nha Trang chơi. Hồi đó Nha Trang hoang sơ lắm. Cụ Giang Nam còn có một cái tiệm bán nước mắm của vợ ở đường Trần Phú. Mà em nhớ duy nhất có một quán thịt cầy cũng ở đường Trần Phú. Bác có cái nick rất ngộ nghĩnh, em đoán là tên gọi yêu của thằng cu tí của ông nó thì ông nó mới lấy làm nick chứ. Số đt em nhắn vào hộp thư cho bác rồi. Em vẫn đang ở Hà Nội, lần gần nhất vào Nha Trang là năm ngoái nhưng không kịp ghé bác, lần sau ghé Nha Trang sẽ xin nhảy thuyền đi câu với bác.

 
"chủ nhật nào chẳng từ doanh trại lữ đoàn 394 trong Cam Phúc ra Nha trang chơi"

 _ Ồ ô ô...à à à...thế hả! lần sau có dịp ghé Nha trang nhất định cho bob biết đấy. Trước hết phải cụng ly mừng hội ngộ cái đã, rồi tính chuyện đi câu . nếu ông trời phù hộ thời tiết tốt ta ra tận đảo yến, hoặc bãi "Liên xô" Cam ranh để qtdc ngắm lại cảnh cũ nơi này. Và Tuanb5 cũng như vậy nhá. Còn lão PK với lão tôm chỉ cho ngồi trên bờ ngắm cho thèm thôi nhá.
 





Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 07:17:17 am

 Cổng chụp ảnh có biển trống toang trống hoác , cỏ mọc um tùm là ở phía dẽ tay trái rồi   ??????

 Khé khé... Cứ "thằng chết, cãi thằng khiêng"!
Từ đầu đường hoàng hoa thám rẽ trái làm gì có cổng nào nữa. tui khẳng định lại một lần nữa: Cái cổng trong ảnh mà tuan pot lên là duy nhất đúng. Và trại Davit lúc ấy chỉ có một cái cổng đó .
- Đừng tưởng tượng "đề xuất" làm thêm cổng dẽ trái nữa. "tốn tiền lắm". tớ ở ngay đó cả tháng mà sao không biết.!!!
@ "mình đã gặp lính C11 đưa cô Trung Kiên ra vì cô đòi đi ra sau sân bay" ??? - còn cái Dzụ này nữa ! Không bao giờ có chuyện c11 gặp cô trung kiên và cụ Tài (E trưởng) ở đó. C nào gặp thì tớ không biết. PK nhớ kỹ lại đi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Mười, 2014, 07:52:42 am
 Vẫn cứ là nói mà không rõ. Khổ lắm, biết rồi, nói mãi, 100% cổng c11, nhưng là dẽ trai. PK nói cái cổng dẽ phải gần BTLKQ kia. Bob nhầm, thế hỏi Bob trại Đa Vít có sát BTLKQ không? Trả lời tức thì.

Còn mời vào hả?  Đúng đúng đấy ta ngồi ta rặn cho bob nhẩy!
 Bob đọc tin nhắn và làm theo nhá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 08:47:24 am
* Bob nhầm, thế hỏi Bob trại Đa Vít có sát BTLKQ không? Trả lời tức thì.

**Còn mời vào hả?  Đúng đúng đấy ta ngồi ta rặn cho bob nhẩy!
 
* Chỉ nhớ kỹ mỗi trại Davit (vì ở đó cả tháng) còn xung quanh đầy nhà... nên không nhớ lắm. hoặc quên béng. Mà đã lơ mơ không nhó kỹ thì không dám khẳng định. Mà tớ hỏi PK : Trại Davit có mấy cổng? trả lời ngay!
** khi nào vào dành thời gian "rặn" ra cho nhiều nhiều nha. Tớ "rặn" mãi mà chỉ được tí tẹo à...!!!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Mười, 2014, 09:22:48 am
Trai Đa Vít có hai Cổng. Bob một cổng và PK một cổng, Cổng Bob không đi Họp 4 bên được vì bẩn! Cổng của PK từ BTLKQ sang BTL Dù sạch sẽ đi ô tô đẹp, sang UBQT tuyệt! Được chưa?
Cái xe máy xuông chỗ bob ấy đi đâu mà cha được. Bob là xếp C nên gương mẫu, chẳng giám bò đi. Mình ấy à,  tay Sơn còn nể vì cùng là at với nhau mà. Mình đi xe đạp ra ngoài dân nó nhận ra của nó, mình bắt về lấy giấy tờ, nó cho người về lấy mang ra, mình  bảo về đơn vị luôn giải quyết. Mấy mụ sợ không giám đòi nữa. Cáo lắm nghe!
 Đi lung tung suốt, gặp vị nào hỏi bảo lên trung đoàn, chả lôi thôi gì. Vào cả khu gia binh sỹ quan kiếm gà tươi, vịt tươi về chén. Đồ hộp sợ rồi. Các ông "chính" ngày đó nghiêm nghỉ lắm.
Hội D bộ trốn sang chỗ BTLKQ xem đoàn Tổng cục chính trị diễn. Khi về Việt, Dvp, báo động sắp hàng còn hô bên phải bước, bên phải sát hố, không ai nhúc nhích. Lính D bộ có nhiều đứa hơn cả tuổi quân Dv Việt. Thấy không ai chấp hành liền ra oai quạt, anh em nó phản ứng liền biện minh là bên phải của tôi cơ mà. Cả hội cười vỡ bụng.
Ở cả tháng trời có phải ít đâu. Thế hỏi Bob có biết khi ở TSN đi địa hình ở biên giới ở Bình Long, Phước long khi nào có nhớ không?  Lại tịt rồi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 09:55:11 am
Trai Đa Vít có hai Cổng. Bob một cổng và PK một cổng, Cổng Bob không đi Họp 4 bên được vì bẩn! Cổng của PK từ BTLKQ sang BTL Dù sạch sẽ đi ô tô đẹp, sang UBQT tuyệt! Được chưa?
Ừu...có thế chứ.
 Hì hì hì...bob đang ôm bụng cười sặc sục...đau cả bụng chắc tối nay phải đi mát xa cho đỡ đau! Trại đavit Làm gì có cái cổng đó (màu đỏ trên). Không tin thì cụ hỏi cả "thế giới" xem . có không???? (Công nhận cha này (PK) khéo chọn chỗ ở thật ...D bộ toàn chỗ ngon. Nhét C11 của tớ vào chỗ bẩn "tuyền cỏ rác"...với vũ khí dễ cháy nổ (kho đèn dù, pháo sáng). đúng là trợ lý "âm mưa, tác quái"!!!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Mười, 2014, 10:08:35 am

Ngày đó mấy ông chính bảo tivi ngoài bắc chạy đầy đường, có cả Bob nữa mà.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Mười, 2014, 10:17:00 am
.
(http://www.tsna.org/photo/mar2000/TSN%20Map%201-50,000.gif)

 
Cái bản đồ này mà không nhận ra cái trại Đa vít, BTLKQ nữa thì cũng xin chịu. Đây là bản đồ ngày đó đấy. Đường HHt rõ như ban ngày rẽ trái dẽ phải chả sai vào đâu được. Nó không như bản đồ bây giờ, rõ chưa? Phải nhớ là tác quái đi đôi với bản đồ nghe. Nếu mà không nhận nữa thì ra đường mà xem tivi nhá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Mười, 2014, 10:59:30 am
(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/IMG_1313_zps173f65eb.jpg)

30 năm nữa tin ai?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2014, 12:31:13 pm
Đây là trại quân khuyển của quân cảnh Mỹ (hình như bác BN có đề cập ở bút ký "Đêm cuối cùng, ngày đầu tiên") trong SB TSN, thời kỳ 1968:
(http://www.tsna.org/photo/jul2012/1.gif)

(http://www.tsna.org/photo/jul2012/2.gif)

TSN nhìn về phía bắc:
(http://www.tsna.org/photo/apr2012/5.jpg)

Mặt bằng:
(http://www.tsna.org/photo/jan2011/k.gif)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 12:44:39 pm
*Hội D bộ trốn sang chỗ BTLKQ xem đoàn Tổng cục chính trị diễn. Khi về Việt, Dvp, báo động sắp hàng còn hô bên phải bước, bên phải sát hố, không ai nhúc nhích. Lính D bộ có nhiều đứa hơn cả tuổi quân Dv Việt. Thấy không ai chấp hành liền ra oai quạt, anh em nó phản ứng liền biện minh là bên phải của tôi cơ mà. Cả hội cười vỡ bụng.
**Ở cả tháng trời có phải ít đâu. Thế hỏi Bob có biết khi ở TSN đi địa hình ở biên giới ở Bình Long, Phước long khi nào có nhớ không?  Lại tịt rồi.
* Nói đến Dvp Vịt, tớ lại nhớ cái đêm ở Phươc an. Sau khi C11 đánh lui một đơn vị địch tiến ra ngã ba (tớ đã kể: Tớ với cu Tỉnh LL đứng giữa đường hô bắt nó đầu hàng ... , nó bắn mình mà không trúng ấy) mình cùng ae truy kích đến cuối cái làng ( gần ngã ba) thì chốt lại. khoảng 20h đêm ấy thấy dvp V đi cùng một cậu liên lạc đến chỗ đơn vị của bob (Mình lúc ấy đang ở cùng ae phía trước...được tin báo: bob về gặp V và thấy V đang ngồi trong cái lô cốt bê tông ...mình vào trong ...V quán triệt tinh thần : Phải quyết chiến như chốt thép bắc Kon tum...không để địch tiến ra khỏi PA rồi thộng báo; Địch đã đổ trung đoàn 45, và sẽ còn 2 liên đoàn biệt động nữa...! - mình trả lời là:_ ông yên tâm đi, chúng tôi toàn lính có kinh nghiệm giữ chốt rồi, chỉ xin tiểu đoàn bổ xung đạn các loại (vì đánh nhau từ sáng ...đạn các loại chỉ còn khoảng 1/3 cơ số. về tinh thần thì ae rất tốt. ...Giao NV xong DVp V về ngay trong đêm.  Mãi sau này mình mới biết lãnh đạo D phân công V đi với c11 (vì lúc ây bob mới về c11 được 3,4 ngày. Năm lại đi địa hình cùng tiểu đoàn) nhưng lão tìm cách chuồn khỏi điểm nóng ngay trong đêm ấy.
** Cái món địa hình , địa hiếc...ở Bình long, Phước long Mình chả quan tâm vì cái đó của tác quái với c trưởng, Tất nhiên là tịt! vì không phải nhiệm vụ của mình.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 28 Tháng Mười, 2014, 01:14:14 pm
 CB thấy anh bob mặn mà mời khách qtdc vào Nha Trang đi câu biển. Chắc qtdc còn có tý đồng hương nữa đây chăng? Còn bác P/K và bác Tom nếu có tới Nha Trang thì chỉ được ngồi trên bờ mà ngắm mà thêm thôi. CB thì chỉ có tiếng thôi chẳng được miếng gì. Chỉ biết Nha Trang qua màn hình du lịch. Giờ thì có vô Nha Trang thì còn không biết có chỗ nào mà ngồi ngắm biển nữa. Mạn phép xin giới thiệu dung nhan của qtdc với anh bob trước . Sau ra đón cậu em đi câu biển không còn bỡ ngỡ. (Người có cái áo rất tươi màu phớt hồng lòng Tôm còn trẻ trung ngồi bên đối diện với CB đang đăm chiêu suy ngẫm đấý ạ). Thợ viết bài xếp hạng của VMH đấy các anh lính Tây Nguyên nhé!

(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/Anhcoacuteqtdc_zps2893bc97.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/Anhcoacuteqtdc_zps2893bc97.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 01:46:33 pm
.


 
Cái bản đồ này mà không nhận ra cái trại Đa vít, BTLKQ nữa thì cũng xin chịu. Đây là bản đồ ngày đó đấy. Đường HHt rõ như ban ngày rẽ trái dẽ phải chả sai vào đâu được. Nó không như bản đồ bây giờ, rõ chưa? Phải nhớ là tác quái đi đôi với bản đồ nghe. Nếu mà không nhận nữa thì ra đường mà xem tivi nhá.

 Bản đồ nào cũng chả nhận trại davit làm gì! Chỉ nhận nhõn một cái cổng thôi!  và trước sau như một nhất quán trả lời rằng thì là Trại: Davit lúc ấy (30/4/1975) chỉ có môt cổng đón cụ bob và C11 vào thôi. Và tiếp những ngày sau đó chỉ có bob được dẫn lính của bob vào xem phim thôi. các đơn vị khác của d6, không có c nào có được vinh dự này. He he...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 02:25:28 pm
* Còn bác P/K và bác Tom nếu có tới Nha Trang thì chỉ được ngồi trên bờ mà ngắm mà thêm thôi.
** CB thì chỉ có tiếng thôi chẳng được miếng gì.
*Cảm ơn CB đã pot ảnh. bob nhận ra chú qtdc rồi, đẹp giai phết! ừa ...Đúng rồi, chỉ mời chú qtdc đi câu cá thôi. Còn lão PK cho ngồi trên bãi biển ngắm các em gái Nga tắm nắng. Úi giời ui...bủn rủn tay chân luôn... còn sức đâu mà đi câu.
** Còn CB thì...a, a, a bob mời vào nhà anh bob chơi. Rồi chúng mình cùng đi tắm...hì hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 28 Tháng Mười, 2014, 02:29:27 pm
Kể ra cũng là "tay" phố lỉnh có cỡ đấy. Em CB đang hờn, đang dỗi  mà bỏ qua sang bắt chuyện với PK cũng là tài thật. Chả biết bơ thật hay bơ giả? Cũng tự nhủ thầm cảnh giác nhé. Lại cái kiểu như ai tiếp trước sẽ về trước đây. Thế là mình ta ta tha hồ rảnh rang đón tiếp khách vờ bỏ qua đây. Cũng có thể lăm! Thôi Chích đừng hờn đừng dỗi nữa, yên trí là anh Bob cỡ ranh có hạng đấy. Vốn suất thân từ "Chính" mà, chả phải như cái cơi của "tác" đâu.
 Còn chú em qtdc là người cho PK bắt liên lạc Pk với cậu cs đồ bản đấy. Cả hai bây giờ là cỡ kinh doanh có hạng đấy, cũng luôn suất hiện trang của bob từ hôm nọ mà đưa nhiều bức ảnh quý đấy, còn tuanb5 là lính 24 sau này. Nếu gặp qtdc cho gửi lời thăm hỏi nghe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 28 Tháng Mười, 2014, 02:30:08 pm

(http://oldspooksandspies.org/Photos/field/DavisStation.jpg)
vì thấy Tuanb5 còn băn khoăn nên Pk kể lại cho rõ.
Trước hết là khẳng định một điều PK không bao giờ nhớ nhầm cái giờ phút ấy. Là người vận động trong tốp đầu tiên.
Đề nghị theo dõi bắt đầu từ HHT , qua đường Cộng Hòa chỗ có Bảo tàng phòng không, trước kia của Ngụy là khu trưng bày các loại súng của ta chúng thu được, còn nhớ có cả pháo phòng không hai nòng, chắc là 37ly.
Đi thẳng vào đến ngã ba dẽ phải đấy là con đường trải nhưa rộng, đẹp trên đầu chữ "quân Tan" bên tay trái đường là hàng rào và có cổng trại Đavít, và  cổng BTLKQ cũng nằm trên trục đường này , chỗ có nhiều ô vuông ( đây là bản đồ bây giờ, nên đối chiếu sang sơ đồ của qtdc, như Tom bảo đường vẽ một nét đấy, Tom là người ở ngay đấy đã nhận ra). Cũng nói rõ là tường rào và cổng này sát ngay đường đi lại của nhiều  nên ngụy nó bịt kín không cho nhìn ra ngoài thấy mọi hoạt động của chúng. Bịt bằng vỏ thùng sắt tây, cao cỡ hai mét, chỉ khi cần họp với phái đoàn nó mới mở. Do đó khi bộ đội đến, người của  phái đoàn trèo lên hàng rào vẫy bằng mũ cối và ném thuốc lá để bắt liên lạc. Khi phá cổng bên trong ùa ra chụp ảnh và ...như kể trước rồi. Ngay hôm đó giầy, quần áo rằn ri vứt la liệt.  
 

Chào bác tác chiến phuockhanh! ;D

Cái vụ trại Davis em không ngờ lại sôi nổi thế! ;D Âu cũng là dịp cho các bác cựu và bọn đàn em có dịp khởi động lại bộ nhớ, kẻo lại rỉ sét thì chí nguy, phải không ạ.

Em  thì tin bác bob nhận ra đúng cái cổng bác bob cùng C11 tiến vào trại Davis. Còn em tin bác ở điểm còn 1 cái cổng khác nữa. Ấy, các bác đừng bảo em 3 phải nhá! ;D

Bởi em chắc, thời điểm đó khó ai mà quên được. Nhất là bác sĩ quan tác chiến phuockhanh.

Cái ảnh em đưa hôm qua có cổng trại Davis, nếu đúng bác cũng khó lòng nhận ra, vì nó chụp lâu rồi, từ khi lính Mỹ chưa rút về nước kia. Nhưng chắc chắn nó là cổng trại Davis. (Nhưng em không chắc đó có phải cổng bác vào hôm 30-4 không, bởi có thể người ta đã...thay cổng. Hoặc...nhiều hơn 2 cổng chăng? ;D

Đây, các bác xem: 1 cái cổng khác, được ghi chú là cổng trại Davis:

(http://hanoimoi.com.vn/Uploads/anhthu/2011/4/30/TRAIDAVIS.jpg)
CBCS Đoàn B và các sĩ quan Mỹ trước cổng Trại Davis. Ảnh: Q.K

Vậy, có lẽ các bác còn nhiều hồi ức thú vị hơn là cái trại mang tên người lính Mỹ James Thomas Davis bị tử trận ở VN này. Nhưng cuộc tranh luận vừa qua cũng rất có ich đấy ạ! ;D Và rất mong được nghe những câu chuyện tiếp theo của các bác.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 28 Tháng Mười, 2014, 03:58:44 pm

(http://oldspooksandspies.org/Photos/field/DavisStation.jpg)

(http://hanoimoi.com.vn/Uploads/anhthu/2011/4/30/TRAIDAVIS.jpg)
CBCS Đoàn B và các sĩ quan Mỹ trước cổng Trại Davis. Ảnh: Q.K

Chắc một trong hai cái này...là của PK đây "kín đáo, sạch sẽ" nhá. Cánh cổng thế kia khi đóng kín thì đặc công cũng không leo qua được! khé khé... thảo lào lính phải dí đầu AK vào bắn phá khóa, trước đó còn có người thò đầu lên trên tường vẫy mũ...ném thuốc diện biên ra nhận nhau...
- Đúng không lão "tác quoái"!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2014, 06:57:57 pm
Cám ơn bác P/K hỏi thăm, em vẫn thường! Cám ơn chị Chích, bác Bob bao giờ chả có suất ưu tiên chị em đồng hương nhà mình! Mà các đàn anh vẫn vui vẻ trẻ trung như 40 năm trước làm bọn hậu sinh chúng em cũng vui lây. Cứ như 40 năm trước giữa sb TSN các bác ngồi xem họa báo và cười rúc rích.  ;D

Đây là một cái zippo rao bán trên eBay $199.00. Nó khắc chữ: "Paris Control" thủ đô của thế giới radar (hay radar trên thế giới). Đó chính là tiếng lóng chỉ Trung tâm Kiểm Báo 1 có 2 quả cầu chứa ăng-ten radar tại sb TSN. Còn một cặp như thế nữa tại Trung tâm Kiểm báo 2 Sơn Trà, Đà Nẵng. Các trung tâm và đài kiểm báo này do KQ Mỹ kiểm soát vận hành, sau hiệp định Paris thì giao lại cho phía VNCH. Các đài kiểm báo khác đặt tại Ban-mê-thuột và Pleiku, Cần Thơ.
(http://www.tsna.org/photo/may2010/6.gif)

(http://www.tsna.org/photo/dec2012/5.jpg)

(http://www.tsna.org/photo/jun2006/2.gif)

Đỉnh Sơn Trà, Đà Nẵng. Trung tâm Kiểm báo 2 Đà Nẵng (mang tên đó thời Mỹ rút trao lại cho VNCH và tên lóng Panama Control), trước đó mang tên Marine Air Control Squadron-4’s Tactical Air Operations Center (on Monkey Mountain near Da Nang) khi người Mỹ vận hành và kiểm soát. Bầu trắng hình chuông là radar cảnh giới AN/TPS-34 (AN/TPS-34 search radar), bầu xám hình cầu là radar cảnh giới tầm xa AN/TPS-22 (AN/TPS-22 long range search radar). Phía dưới là sân bay và thành phố Đà Nẵng. Ảnh chụp quãng 1966. Ảnh của KQ Mỹ.
(http://www.ieeeghn.org/wiki/images/7/71/Monkey_Mountain_1_.jpg)

Một góc nhìn nữa, bên trái hình có ăng ten HF dạng vòng (AS-1310 circular HF antennas) dùng cho kết nối hệ thống dữ liệu chiến thuật của hải quân (NTDS - Naval Tactical Data System), ảnh của TQLC Mỹ.
(http://www.ieeeghn.org/wiki/images/9/93/MACS-4_on_Mky_Mt_.jpg)

Đỉnh Sơn Trà. Ăng ten truyền tin (U.S. Air Force troposcatter communications antennas on Monkey Mountain) của KQ Mỹ duy trì liên lạc vô tuyến với căn cứ Mỹ ở Thái Lan, ảnh của KQ Mỹ.
(http://www.ieeeghn.org/wiki/images/9/9e/Monkey_Mountain_2_.jpg)

Cổng vào trại Tiên-Sa nơi đặt trung tâm kiểm báo, ảnh chụp quãng 1966:
(http://navyphotos.togetherweserved.com/1974151.jpg)

Đây là cổng vào khu trực thăng năm 1968, trên bản đồ không ảnh trinh sát nó được ký hiệu là "Hotel-3":
(http://www.tsna.org/photo/may2014/7.jpg)

Đây là lô cốt O-51 (một bunker từ thời Pháp) bị các bác d16 Long An đánh trên đường tiến sâu vào sb TSN tết Mậu Thân 68. Chốt gác này có 4 quân cảnh Mỹ bị tiêu diệt và ảnh thể hiện cảnh quân Mỹ vào ngày 20 tháng 3 năm 1968 làm lễ cầu hồn cho 4 binh sĩ quân cảnh thiệt mạng trong cuộc tấn công đêm 30 sang ngày 31 tháng 1 năm 1968 của d16 Long An vào sb từ phía xưởng dệt Vinatexco.
(http://www.tsna.org/photo/feb2014/d.jpg)

(http://www.tsna.org/photo/jul2002/kaplan10.gif)

Cổng O-51 vào năm 1970 khi đã đóng vĩnh viễn.
(http://www.tsna.org/photo/jun2013/4.jpg)

Trại Davis năm 1968, nơi đóng quân của liên đoàn Kiểm Thính 509 QĐ Mỹ:
(http://www.tsna.org/photo/jan2000/daviswt3.gif)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 30 Tháng Mười, 2014, 04:53:52 pm

Chào bác Bob và các bác. Em ở mãi Nha Trang từ hồi chưa biết bác mà. Hồi 8x, chủ nhật nào chẳng từ doanh trại lữ đoàn 394 trong Cam Phúc ra Nha Trang chơi. Hồi đó Nha Trang hoang sơ lắm. Cụ Giang Nam còn có một cái tiệm bán nước mắm của vợ ở đường Trần Phú. Mà em nhớ duy nhất có một quán thịt cầy cũng ở đường Trần Phú. Bác có cái nick rất ngộ nghĩnh, em đoán là tên gọi yêu của thằng cu tí của ông nó thì ông nó mới lấy làm nick chứ. Số đt em nhắn vào hộp thư cho bác rồi. Em vẫn đang ở Hà Nội, lần gần nhất vào Nha Trang là năm ngoái nhưng không kịp ghé bác, lần sau ghé Nha Trang sẽ xin nhảy thuyền đi câu với bác.


Chào bác qtdc!

Thành phố Nha Trang tôi cũng thoáng qua hồi theo đơn vị sang K. Ấn tượng lưu lại nơi đây là 1 bờ biển đẹp và 1 Thành phố nhỏ bé, xinh xắn. Vậy thôi! Bởi như bác biết đấy, lính hành quân bằng xe cơ giới-Dẫu thoải mái cách mấy-Cũng chỉ như các cụ nhà ta nói: ”Cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi.

Cũng chính vì Nha Trang không rộng lắm, nên đóng quân ở đấy, hẳn bác rành cái Thành phố ven biển này.

Hồi đó, bác có tham dự lần nào đi bắt cua bể không? Mấy tay cựu có thời đóng quân ở đó kể lại, thú lắm. Tất nhiên không thể dùng tay, nhưng đồ bắt cua hết sức đơn giản. Nó chỉ là cây móc làm bằng thanh sắt phi 8 buộc vải hoặc cao su là OK.

Bác từng ở đó, hẳn biết rõ cây cầu Xóm Bóng. Ông bạn tôi vốn là lính bên Không quân, có thời đóng quân ở sân bay Nha Trang đoan quyết với tôi rằng: “Quê mày chả có cây cầu nào đẹp như cầu Xóm Bóng” :o. Mặc dù tự ái dồn dập, nhưng tôi chả biết nói sao. Chỉ nghĩ: Có thể cái đẹp của ông bạn kia nằm ở chỗ khung cảnh cây cầu, có cái Tháp Chàm “Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”. Nhưng biết đâu, cũng thể nó có vẻ đẹp kiến trúc cũng nên? Vậy bác cho vài nhận xét cá nhân về cấu Xóm Bóng nhé!


Bác bob@: Bác bob sau trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất căng thẳng, có lẽ đang xả trại nên chưa thấy trở lại. Đợt tới oánh bọn Phun Rô bác nhá ;D, chắc cũng nhiều chuyện hay lắm. Bác phuockhanh  gọi bác là dân Chính mà, nhẽ vất nhiều thời kỳ đơn vị quay trở lại Tây Nguyên?.

À, câu mực trên  thuyền thúng ở Nha Trang...Trời tối như mực... sóng đánh dập dềnh... Kinh!  Phải người bạo gan như bác qtdc mới chiến được thứ này. Nếu em vào trong đó, xin bác bob bố trí cho em suất ngồi bờ biển như bác phuockhanh nhá. (Gì chứ, đi theo bác tác chiến thì cứ yên tâm nhớn ở khâu địa hình ;D)

Đi câu cũng hay. Nhưng...tính em nhát lắm! ;D




Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Mười, 2014, 07:25:10 pm

-"Đi câu cũng hay. Nhưng...tính em nhát lắm!"


He he... Chú tuanb5@ mà nhát hử! Úi giời ui, Nếu "nhát" mà anh bob để chú ngồi tên bờ ngắm mấy em Nga thì chú "tiêu" luôn. Lý do: Thứ nhất chú còn trẻ, (chí ít cũng trẻ hơn anh và PK). Thứ 2 chú giỏi tiếng Nga (bob đoán vậy qua việc vào xem Topic UKR của chú) hì hì...! Mà hiện nay người biết nói tiếng Nga ở Nha trang rất ít.  Mà mấy năm gần đây khách du lịch Nga đến Nha trang rất đông (Chiếm tới 90% du khách ngoại quốc). Ra bờ biển Nha trang bây giờ suốt ngày thấy khách Nga tắm, phơi nắng... Nếu ai biết tiếng Nga thích em nào mà nói được chuyện "hợp nhau" thì khỏi về nhà luôn. Híc... ; Đại loại như vậy. nên Khi chú có vào  phải Phon trước cho anh, anh sẽ giấu chú trên ca nô ngoài đảo xa bờ tí...(câu cá hay câu mực không quan trọng)... Không thì gay...! còn sau đó chú nàm gì thì nàm... Hả hà!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 31 Tháng Mười, 2014, 12:09:16 am

Hi hi! Cám ơn bác bob! Được bác chiếu cố. Lại thêm viến cảnh huy hoàng quá, đàn em nhiệt liệt phấn khởi. ;D

Thời gian tới, hy vọng sẽ có dịp hành phương Nam. Em đến Nha Trang thăm bác và theo bác ra biển. ;D
Chúc bác luôn vui, khỏe.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2014, 12:43:57 am
Bạn bác tuanb5 nói đúng đấy, cái thanh móc đó để móc cua trong hang, nó phải đủ dài và đủ dẻo, nhưng cũng phải tinh mắt nhanh tay, tóm lại cái gì cũng có nghề của nó. Còn cầu Xóm Bóng là biểu tượng của Nha Trang, nó đẹp vì ở trong một khung cảnh đẹp, đi dưới chân Tháp Bà, ngang qua cửa sông Cái, đi ra QL1 theo đường cũ, chính vì vậy năm 75 nó bị KQ ngụy ném bom; còn cầu Trần Phú ở phía ngoài nối con đường chạy dọc bờ biển. Ở đây bác Bob là thổ công vì bác đã ở mấy chục năm, nó là quê hương thứ hai của bác ấy rồi, bác tuanb5 cứ vào gặp đàn anh sẽ được hướng dẫn đâu vào đấy. Người Nha Trang cũng khá hiền hòa, đảm bảo khách đến và đi đều vui vẻ cả. À mà có bãi Tiên, Tiên Nam và Tiên Nữ thỉnh thoảng hiện về đấy bác tuanb5 ạ, nhưng chỉ có người ở đấy lâu năm mới được chiêm ngưỡng thôi. Còn đi câu biển phải có ngày đẹp trời, biển động, sóng dồi là say bét nhè ngay, say sóng nó nôn nao khó chịu lắm bác tuanb5 ạ.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 31 Tháng Mười, 2014, 06:14:54 am
À mà có bãi Tiên, Tiên Nam và Tiên Nữ thỉnh thoảng hiện về đấy bác tuanb5 ạ, nhưng chỉ có người ở đấy lâu năm mới được chiêm ngưỡng thôi. 
-Hì hì...! Cái nhà chú qtdc này mỗi tội biết nhiều, đi biển... say sóng là đương nhiên. Ngay a bob đi biển gần 2 chục năm rồi thỉnh thoảng vưỡn còn say. (do thay đổi trạng thái) nhưng vì trót "đam mê" rồi...nên ae trong "hội" câu kéo" gọi vui là: "hội giời đày"! hì hì.
- Bãi tiên là có thật (cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Ngay ở phía bắc Nha trang (từ Hòn chồng trở ra). Thỉnh thoảng cũng có tiên nam, tiên nữ hiện về như chú qtdc nói cũng có thật. Đã  có lần bob "may mắn" được chứng kiến chuyện này: " giữ buổi sáng đẹp giời, nắng nhẹ. sóng êm... bob lững thững đi dạo một mình vừa đến cổng một khách sạn Khá sang trọng thì thấy chú nhân viên lễ tân từ trong KS phóng như bay theo người du khách nữ  đưa cho cô ta một cái khăn tắm...nhưng vị này tỏ ra không đồng ý, tuy cũng cầm cái khãn ...Khi chú lễ tân nói gì đấy ...cô này "có vẻ bực mình" ném thẳng cái khăn xuống đất rồi cứ trần như nhộng  (không có mảnh vải nào) băng qua đường, băng qua công viên đầy người đang ngắm biển ,  qua bãi cát trắng nhiều người đang phơi nắng...một cách tự nhiên. He hhe... lão bob tui vớ được bữa no mắt luôn! Kể vậy thôi...tả chi tiết nữa... lão PK lại thèm. Hai chú em bob có khi còn "thèm hơn"..hí hí!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 31 Tháng Mười, 2014, 06:22:13 am

Thèm vì cái chuyện PHỊA như thật để câu khách mà, theo kiểu tiếp thị đấy! Đây khô ZO nhá!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 31 Tháng Mười, 2014, 07:32:14 am

Thèm vì cái chuyện PHỊA như thật để câu khách mà, theo kiểu tiếp thị đấy! Đây khô ZO nhá!
- Hì hì...không tin thì cũng chẳng sao. Chuyện của bob là có thật 100%. nhưng duy nhất một lần được thấy. Vì nhân đọc bài chú qtdc có nói đến tắm tiên (mới nhớ) nên kể cho vui. cũng giống như chuyện làm hố hí (PK kể) bob nhớ ngay ra dãy hố xí của C11 trong sân bay vậy.
-"Đây khô ZO nhá!" - ừa ... không dô hả? càng mừng! đỡ tốn thời gian tiếp lão già PK, uống không được bao nhiêu , chơi cũng 0 thích chơi, nhìn thì mắt kèm nhèm. gái Nga trắng nõn nà đẹp như tiên - mà chê...thì ở nhà bế cháu là đúng rồi...!!! he he he...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2014, 12:15:35 pm
Báo cáo bác Bob là cuối năm 1986, một cụ Nguyên soái Thứ trưởng QP kiêm Chủ nhiệm Hậu cần các LLVT Liên Xô có sang thăm căn cứ Cam Ranh và giải quyết được rất nhiều việc mắc mớ cho căn cứ, cả về hai phía tây và ta. Lữ đoàn thông báo và nhắc nhở anh em trên hiện trường cứ làm việc và nhớ chào mừng khi đoàn đi qua. Ấy thế nhưng khi làm việc trong VP xong, cụ TT đi ra hiện trường, bao quanh là các bộ sậu sĩ quan tháp tùng các kiểu. Hôm ấy trời nóng (tháng 12) nên cụ chỉ mặc đồ sơ mi cộc tay màu sáng kiểu của hải quân LX chứ không diện bộ tướng đầy huân huy chương nữa. Đi trước cụ là cả một bầy tiên trên đường ra bãi biển tắm. Lính ta đang làm việc ở trên các cao trình đủ kiểu nhìn xuống khoái quá vỗ tay ầm lên quên tiệt cả hô khẩu hiệu chào cụ Nguyên soái Thứ trưởng và các thủ trưởng nhà mình. Cụ rõ là một ông già Nga hiền hậu, cụ hiểu ngay và cũng cười vẫy tay chào anh em, thông cảm các chú lính lâu lâu mới được rửa mắt. Các nàng tiên cũng vừa cười vừa dừng lại vẫy tay chào các chú lính đồng minh rất chi âu yếm. ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Mười Một, 2014, 01:52:54 pm
Thì cụ Soái này khi còn trẻ hẳn cũng đeo hàm binh nhì trên ve áo, ngày nghỉ cũng la cà trong làng làm công tác dân vận…Nên cụ ấy thông cảm cho lính là đúng thôi, phải không ạ? ;D

Nghe các bác nói chuyện ở Nha Trang cảnh quan đã đẹp, lại có cả bãi Tiên Nam và Tiên Nữ. Mới hay rằng, chẳng riêng cõi phàm trần nhân loại hướng tới nam nữ bình quyền. Cõi Tiên cũng vậy. Hèn chi Nha Trang luôn đông du khách tới viếng thăm. (Nói như bác qtdc thì khách đến và đi đều vui vẻ cả), bác bob nhà ta luôn trẻ trung yêu đời, các bác nhỉ! ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: anhtho trong 01 Tháng Mười Một, 2014, 04:10:13 pm
Em Anhtho chào anh chủ và các anh chị tham gia topic!
Bà ngoại Anhtho chào ông nội @Bob. Em xin khoe với anh cháu ngoại Dori đang học lớp 4 trường Lương Thế Vinh Quận 7 TP Hồ Chí Minh

(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/SAM_267S5_zps5bcf0727.jpg) (http://s1175.photobucket.com/user/anhtho2/media/SAM_267S5_zps5bcf0727.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2014, 04:57:30 pm
Bác tuanb5 à, đã là lính thì lúc nào cũng phải vui, ở đâu cũng phải vui. Còn đi câu biển thì thú vị là cái chắc, say tí ti nhưng quen rồi, không đi không chịu được. Nói như bác Bob là vào hội giời đày bỏ sao được. Nếu đã nằm bẹp nghĩa là ốm rồi. Cho nên cứ phải vui như tổ tam-tam này thôi.
(http://forum.camranh.ru/download/file.php?id=24)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Mười Một, 2014, 08:09:48 pm

Nói về câu cá, chắc hẳn nhiều người có cùng chung sở thích này.

Thuở trước, người thưa, ao hồ nhiều. Đi câu với bọn trẻ chúng tôi là cả một sự ham mê. Lắm lúc nhớ lại thời ấy, thấy thương cho F1 nhà mình: Chúng nó được nhiều nhưng cũng mất nhiều quá!

Thôi thì đủ loại câu: Câu tôm ở hồ Ha Le, câu (đánh) lục ở hồ Bảy Mẫu, câu (quạt) ba tiêu ở hồ Ba Mẫu, câu Diếc ở hồ Hố Mẻ…
Nhưng thú nhất là câu Diếc, câu Rô.

Câu Diếc nó thanh tao và…chất lượng nhất. Khi đầu phao thôi nhấp nháy và nổi (bềnh) ngang mặt nước. Cổ tay lắc nhẹ cũng đủ khiến cho đầu cần - vốn mềm dẻo như bún - bật lên rồi vít căng theo chiều lao của chú cá. Dẫn dắt, điều khiển và đưa nó lên bờ là một nghệ thuật tinh tế: Mép cá Diếc rất mỏng, dễ rách (bong). Mà trò đời, con cá mất lại thường là con cá to. Thế mới sầu. :)

Câu (dử) Rô lại có cái thú khác. Mồi câu được kéo lệt sệt trên mặt bèo Tấm. Thấy mồi, cá nhao lên đớp. Mà tuyền Rô to , rất ít khi thấy Rô nhỏ ăn mồi kiểu này.
Có khi vừa hạ mồi. Rô quẫy nước đớp ngay, giật bắn mình. Tóm lại, câu Rô luôn luôn gây cho ta bất ngờ. Nó không nhẩn nha, từ tốn và…kiên trì thuyết phục như câu Diếc. Hehe.

Hôm rồi được làm khách. Nghe bẩu có đặc sản quý lắm, mấy thằng lọ mọ kéo sang bên kia cầu Đuống. Úi Giời, thế mới gọi là đặc sản, xa thế đã nhằm nhò gì.

Thì đây: Đặc sản Thằn Lằn chiên. Chợt nhớ, hồi nhỏ đi câu rô chuyên gặp bọn Thằn Lằn phá đám, ăn tranh mồi. Buổi câu, phải vứt đi hàng chục con đặc sản này. He he.

Ấy đấy, tôi chỉ biết câu loài cá nho nhỏ trong ao hồ quanh nhà. Nghe các bác nói câu cá ngoài biển, tôi thật ngưỡng mộ và tò mò lắm.

Thôi thì trong lúc chưa được vào Nha Trang theo hội Giời đày của bác bob ;D. Các bác kể chút chuyện câu cá biển xem sự thể nó ra sao? Chắc nhiều thú vị lắm. Chả thế, cụ Nguyễn Du từng nhắc: Nghề chơi cũng lắm công phu. Phải không các bác!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Một, 2014, 01:50:00 am

Nói về câu cá, chắc hẳn nhiều người có cùng chung sở thích này.
...
Thôi thì trong lúc chưa được vào Nha Trang theo hội Giời đày của bác bob ;D. Các bác kể chút chuyện câu cá biển xem sự thể nó ra sao? Chắc nhiều thú vị lắm. Chả thế, cụ Nguyễn Du từng nhắc: Nghề chơi cũng lắm công phu. Phải không các bác!

- Chào tuanb5@, Đúng vậy. Cũng bởi cái lý do "đam mê" mà vừa hôm qua (1/11) bob cùng hai ông bạn câu rủ nhau ra Vân phong (gần Vũng rô, Phú yên) câu cá... Trong lúc sóng to gió nhớn mà vưỡn lướt sóng ra phía ngoài cả mũi xa nhất ở Vân phong câu cả đêm luôn... mãi 13h hôm nay (2/11) mới nhổ neo về bờ. Đến nhà (Nha trang) ...lăn ra ngủ... mở mắt thấy 0h 38' (3/11) mới mở máy... Đọc tất cả bài của tuanb5, qtdc, anh thơ...rùi, Cảm ơn các bạn, nhưng lại buồn ngủ rồi... mai tâm sự tiếp nha... 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 05 Tháng Mười Một, 2014, 05:10:01 am

Thôi thì trong lúc chưa được vào Nha Trang theo hội Giời đày của bác bob ;D. Các bác kể chút chuyện câu cá biển xem sự thể nó ra sao? Chắc nhiều thú vị lắm. Chả thế, cụ Nguyễn Du từng nhắc: Nghề chơi cũng lắm công phu. Phải không các bác!

Chào tuanb5@. Đọc các kiểu câu kéo...trên bờ hồ , ao, sông ngòi - đánh lục...ba tiêu là biết tuanb5 khá rành về "câu kéo" rùi. Câu biển đơn giản hơn nhiều. ai câu cũng được. Chỉ cần hướng dẫn sơ qua là biết câu.../ đặc điểm của cá biển là phàm ăn, mà "thằng lớn nuốt thằng bé" nên mồi câu dễ kiếm. Công phu nhất là tìm đúng chỗ có cá...biển rộng mênh mông bát ngát biết cá ở chỗ nào, cá gì ...chỉ có "thổ địa" mới biết! Bởi vậy, các chú vào NT thích đi câu, phải gặp Tớ thì may ra mới kiếm được cá về nướng. Còn thấy biển ngay bên cạnh Khách sạn đấy...Nếu vác cần câu ra bãi cát, ném mồi ngon xuống biển... Thì may ra câu được mấy em "tắm biển " thôi! Hì hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 06:56:06 pm
 Biển Nha trang cũng có "tắc kè" này:
(http://)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 08:34:49 pm
PK trông như bob móc vào chụp ảnh chứ không phải cá câu, hoặc là kiếm cái ảnh chụp ở triển lãm mang về trưng, khoe là câu cá đây. Cá bob câu được nó khác cơ, loại cá Diếc kia..! chính xác rùi nhảy..a...ha...ha...




Chả thấy người đâu? Vậy chỉ có mượn ảnh của người khác chứ còn sao nữa? Tự chụp hay người chụp đều phải có cả người . Đây chỉ có cái tay thì tay ải tay ai... hay... tay ẻn tay en... cũng được. Cãi đi? ha.ha...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 08:58:26 pm
PK trông như bob móc vào chụp ảnh chứ không phải cá câu, hoặc là kiếm cái ảnh chụp ở triển lãm mang về trưng, khoe là câu cá đây. Cá bob câu được nó khác cơ, loại cá Diếc kia..! chính xác rùi nhảy..a...ha...ha...
(http://)
 Loại cá này rất hiếm gặp, Hai vây trước xoè rộng lớn hơn thân, khi bơi dưới nước rát nhanh, khi gặp kẻ thù nó có thể phóng lên mặt nước bay là là vài trăm mét, (như cá chuồn). nhưng hai loại hoàn toàn khác nhau ở môi trường sống: - Cá tắc kè sống ở vùng có san hô và ăn sát đáy. còn cá chuồn ở mọi nơi và ăn gần mặt nước. cả hai loại đều ngon, nhưng cá tắc kè ngon hơn.
 Cụ PK nhìn kỹ giùm cái đi. cái ca nô composit của  bob đấy . trong ảnh chỉ nhìn thấy cái đuôi và cái thùng đỏ (đựng cá) thôi. ảnh chụp khi câu cá thì nhiều lắm , nhưng chỉ đưa ví dụ thôi. hé hé...! lão PK thèm. Khà khà...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 09:52:35 pm
Trời đẹp thảo nào bác Bob đi câu kỹ thế, bác Bob câu thế này thì phải vào Hội Thể thao câu cá Việt nam thôi. Mà bác ra tận mũi Vân Phong thì ghê thật, xa ra phết.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 06:46:35 am
Trời đẹp thảo nào bác Bob đi câu kỹ thế, bác Bob câu thế này thì phải vào Hội Thể thao câu cá Việt nam thôi. Mà bác ra tận mũi Vân Phong thì ghê thật, xa ra phết.
Chào qtdc, Hôm thứ bảy trước (1/11/2014), bob đi ra Ninh hòa, thuê ghe lớn cũa ngư dân ra Vân phong câu. sau chuyến đó đến nay biển động, ở nhà lục mấy tấm ảnh cũ pot lên coi chơi.
 - lão PK còn théc méc thì cho xem cả người và cá mú nè: - con cá mú nặng khoảng 1,5 kg. loại lớn cỡ này ở ngoài tự nhiến rất hiếm, vì dân lặn biển họ săn bắt hết... Ở Nha trang bây giờ loại mú cỡ này chỉ có cá nuôi trong lồng bè. câu ngoài tự nhiên chỉ được loại vài lạng (nhỏ thôi)
(http://)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:05:14 am
(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=22950.0;attach=22199;image)
thấy cảnh bác bob đi câu ngoài biển mà thèm quá!không biết khi nào mới vào nt đi câu biển với bác bob !
 bác xem cái xuồng của ông cháu tôi có bơi ở Nt để ngắm cá to không ?
  
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguynbnhKim022.jpg?t=1415320555)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:13:42 am

Có thế chứ! Cả người và cá, cá với người là một. Kể cũng đáng thèm thật. Đợi đấy xem sao. Nghe thời tiết cái đã, nếu không ở rnhà xem mỗi cái ảnh thì chán ngắc !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: anhtho trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:24:52 am
Đọc bài, xem ảnh, em cũng bắt đầu thấy thú vị với trò câu cá biển với những loại cá sặc sỡ hiếm hoi anh Bob câu được, đặc biệt là con cá tắc kè rất đẹp, gần giống cá Chuồn nhưng vây cánh lớn hơn, còn cá Mú thì em thường mua về cho Vetran và con cháu ăn nhưng chắc thịt không ngon bằng cá thiên nhiên. Đúng là môn thể thao tao nhã nhưng rất cần sự kiên trì và lòng quả cảm giữa biển trời
Không biết anh Phuockhanh có thèm thuồng với thú câu của anh Bob không mà lại nói là anh Bob câu"cá diếc", mà nước biển mặn cá diếc sao sống được. Em chả hiểu các anh nữa.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:30:10 am
 
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguynbnhKim022.jpg?t=1415320555)
Loại xuồng hơi gắn động cơ như của bác tomqb3@ ở Nha trang cũng có. Nhưng chỉ câu gần bờ trong điều kiện sóng êm, biển lặng. còn muốn "đánh bắt xa bờ" thì phải đi ca nô của bob. Chiếc của bob mua được hơn 20 năm rùi: dài 09m, rộng 03m cơ. máy nhật yanmar 45 mã lực , chạy dầu diezen, tốc độ cao nhất có 10 hải lý/giờ. bình thường bob chạy 5-7 h. lý . (tương đương 10km/giờ). Thông thường đi câu, tính từ lúc xuất bến đến chỗ câu ...mất 2 giờ. Khoảng thời gian đi đó làm công tác chuẩn bị (lắp cần, nối thẻo lưỡi, chì, mồi...), ngắm cảnh "sơn thủy hữu tình" ...Vui lắm! Đến điểm câu, dừng lại tắt máy cho cano trôi tự do , Bắt đầu câu, kéo... cá lên. Lúc đấy (ai không quen) bắt đầu say sóng...ói, mửa...ra hết các thứ trong dạ dày...rồi ra cả mật xanh mật vàng đắng cổ họng luôn ...khiếp chưa!?. Hì hì...mặc kệ say thì say cứ phải đi cho biết "cảm giác say sóng" ra sao! Tuy nhiên với những người không say thì coi câu cá biển cũng là môn thể thao "cao cấp" thú vị, hấp dẫn lắm. hà hà chúc bác tom khỏe nha.    


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:47:39 am
Không biết anh Phuockhanh có thèm thuồng với thú câu của anh Bob không mà lại nói là anh Bob câu"cá diếc", mà nước biển mặn cá diếc sao sống được. Em chả hiểu các anh nữa.
- chào AT, em nói đúng đấy. Lão PK giả bộ "ỡm ờ" (cá rô, cá diếc) thôi. Dân "cướp cảng" mà... Sao không biết! Ý lão PK nói loại "cá diếc" nước mặn là bob hiểu "âm mưu" của hắn ròi. Loại "cá diếc" lão PK hình dung ra nó ở dưới nước một lúc...còn nhảy lên bãi...phơi nắng nữa cơ! hé hé...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 01:18:20 pm

AT ơi ở quê anh chỉ có cá rô cá diếc là cá tự nhiên, có bao giờ ra biển đâu mà biết cá khác. Bob bảo cá chuồn anh cứ ngỡ chuồn chuồn thật. Chả bao giờ thấy cá chuồn. Tất cả loại cá Bob câu anh cho là cá diếc hết. Bời lẽ có bao giờ thấy cá chuồn, lại cá tắc kè nữa mới oái oam chứ. Bức ảnh bob chụp đáng thưởng lắm AT ạ. Nhưng mà bỏ cái người đứng khóc thì giá trị hơn, nó mạng hai trạng thái tâm lý trái ngược  nhau, như câu các cụ ta nói "kẻ khóc người cười" ấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 02:02:06 pm

AT ơi ở quê anh chỉ có cá rô cá diếc là cá tự nhiên, có bao giờ ra biển đâu mà biết cá khác. Bob bảo cá chuồn anh cứ ngỡ chuồn chuồn thật. Chả bao giờ thấy cá chuồn. Tất cả loại cá Bob câu anh cho là cá diếc hết. Bời lẽ có bao giờ thấy cá chuồn, lại cá tắc kè nữa mới oái oam chứ. Bức ảnh bob chụp đáng thưởng lắm AT ạ. Nhưng mà bỏ cái người đứng khóc thì giá trị hơn, nó mạng hai trạng thái tâm lý trái ngược  nhau, như câu các cụ ta nói "kẻ khóc người cười" ấy.
Lại "âm mưu" gì đây!? Đừng có tưởng tượng ra "người khóc, người cười" nhá! - Toàn cảnh chỉ có hai người hôn nhau thôi nhá. hai người đó ...ai cho là mẹ con, hay nam nữ thì tùy cảm nhận mỗi người. Hì hì...! cố tình "xuyên tạc" không nổi đâu lão già nhá! hớ hớ...!
-cái hòn nhỏ thó ở dưới chân (sau lưng người mẹ) ấy không thể gọi là gì so với "hai người" ngồi trên. Nếu có thì chỉ là cậu bé chăn trâu khoác 'áo tơi" đang núp sau lưng cặp thanh niên (nam, nữ) yêu nhau! Rình trộm xem họ hôn nhau mà thôi. hé hé...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 03:04:59 pm
Thôi được, Pk nhìn nhầm, cứ tưởng là cô nào khóc kia đấy. Khóc vì không được quan tâm.
Còn không biết CB đi đâu? Có lẽ CB đang dận gì nên đóng cửa chả tiếp ai. PK đến đứng chán chê, gọi khản cả giọng, mỏi ê chề rồi cũng lặng lẽ về. Chắc đi du ngoạn ở đâu? Kể cũng hay nhỉ Bob. Giới ấy mà dận thì có trời khuyên, thần vái, thánh bảo. Hỏi thật ông có nói gì không mà mang đến cả cá ra khoe cũng không lên tiếng? Nếu có làm đồng hương dận thì nói với PK một câu để hòa giải cho. À mà đúng rùi, từ hôm CB bảo chả thèm mời một câu, có vào đến cái chỗ ngồi cũng chẳng có nữa lại đòi người ra tiếp. Đã dàn hòa chưa? Nhanh lên nhá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 05:02:39 pm
 CB chào các anh lính Tây Nguyên nhé. Chào cả qtdc, chào em gái anh thơ và Dori yêu quý! Chích chuyền cành quá đà, lưu lạc sang tận bên Đông Đức. Hôm nay về thấy nhà các anh xây cao ngất. Hồi ức vẫn tuôn trào, khách ra vào tấp nập. Hi...chuyện của hai anh bob và P/K vẫn cứ như người lúc nào cũng có gậy cầm tay. may ở xa nhau ở gần phải có trọng tài cứng vía mới dàn xếp được. Nói vậy chứ vui thật đấy. Hay anh đang làm nóng M&H.
Có em gái Sài gòn ra vào động viên. Cảm ơn anh thơ nhiều đi các anh. Bà ngoại biết đánh tiéng Anh nhớ DoRI lắm. Đori ngoan nhé . Hè sang năm bà ngoại TB sẽ vô chơi với con.

   qtdc@. Bao giờ đồng hương vô Nha Trang rủ bà chị cùng đi vào mua mấy kg cá câu xa bờ, chắc lành hơn. Thôi em đi lâu ngày về cũng chẳng có quà gì ngượng chết. Mong các anh thông cảm nhé! Chúc mọi người vui vẻ mãi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 05:17:40 pm
Thôi được, Pk nhìn nhầm, cứ tưởng là cô nào khóc kia đấy. Khóc vì không được quan tâm.
Còn không biết CB đi đâu? Có lẽ CB đang dận gì nên đóng cửa chả tiếp ai. PK đến đứng chán chê, gọi khản cả giọng, mỏi ê chề rồi cũng lặng lẽ về. Chắc đi du ngoạn ở đâu? Kể cũng hay nhỉ Bob. Giới ấy mà dận thì có trời khuyên, thần vái, thánh bảo. Hỏi thật ông có nói gì không mà mang đến cả cá ra khoe cũng không lên tiếng? Nếu có làm đồng hương dận thì nói với PK một câu để hòa giải cho. À mà đúng rùi, từ hôm CB bảo chả thèm mời một câu, có vào đến cái chỗ ngồi cũng chẳng có nữa lại đòi người ra tiếp. Đã dàn hòa chưa? Nhanh lên nhá.
Hì hì...Rõ là tào tháo PK...Đa nghi! Chuyện CB đi đâu, làm gì, giận ai, ai giận...thì chỉ có CB biết. Sao lại đem ra hỏi bob nhẩy!? Lại còn muốn làm "bao công" đứng ra dàn hòa nữa chứ...Hí hí! Tớ với CB có làm sao đâu... vưỡn quí nhau, thương nhau, yêu nhau và nhớ nhau...rồi hẹn nhau! vì chưa có lần nào gặp trực tiếp. Thế thôi! Sao thấy lão PK có cái gì "lởn vởn" trong đầu vậy? Hà hà...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 06:32:40 pm
 Hi... mấy anh em nhà lính Tây Nguyên nghe ra còn vui phớ lớ lắm. Cứ như thời còn trai trẻ vậy. Đùa vui vài câu cũng chẳng sao. Hồi này công an, ban thuế họ không tò mò lắm. Chỉ thấy hai anh em bác lính Tây Nguyên gáy nhau thôi. anhtho đâu rồi nhỉ?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 06:48:50 pm

Quả là không có "sục" hẳn còn ẩn nấp nơi đâu? Cứ tưởng CB lặn mất tăm rồi. Biển thì rộng, sông thì dài, bầu trời thì bao la càng không biết đâu mà tìm. CB về rồi có quà ít, gần thì thôi còn xa như bob thì gửi qua gió là đẹp nhất, khi bắt đầu gửi thì chụp cái ảnh để người nhận thấy được món quà nhá. Chào CB!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 08:44:21 pm

Quả là không có "sục" hẳn còn ẩn nấp nơi đâu? Cứ tưởng CB lặn mất tăm rồi. Biển thì rộng, sông thì dài, bầu trời thì bao la càng không biết đâu mà tìm. CB về rồi có quà ít, gần thì thôi còn xa như bob thì gửi qua gió là đẹp nhất, khi bắt đầu gửi thì chụp cái ảnh để người nhận thấy được món quà nhá. Chào CB!
Không phải chiến công "sục" mới tìm ra nhá. Lại còn gợi ý đòi quà nữa chứ...! Rõ chán! lão PK biết tỏng tòng tong CB hẹn qtdc "khi nào vào nha trang...CB vào Mua vài cân cá" chứ? - Sao còn bày đặt gửi ...qua gió! Khó hiểu quá?!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:12:37 pm

Không biết đến bao giò mới hiểu. Đúng là khổ lắm, nói mãi chả hiểu. Lần sau thì đọc kỹ và nhớ kỹ đi. CB bảo đi lâu về không có quà gì thì PK bảo CB cứ gửi qùa qua gió đi. Nói thế mà cũng "khó hiểu". Chán ...chán...quá! Ngồi ở ca nô mà chúm cái mồm ra, quay về hướng gió mà đón quà còn sao nữa...ha..ha...!!!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 09 Tháng Mười Một, 2014, 06:49:46 am

Không biết đến bao giò mới hiểu. Đúng là khổ lắm, nói mãi chả hiểu. Lần sau thì đọc kỹ và nhớ kỹ đi. CB bảo đi lâu về không có quà gì thì PK bảo CB cứ gửi qùa qua gió đi. Nói thế mà cũng "khó hiểu". Chán ...chán...quá! Ngồi ở ca nô mà chúm cái mồm ra, quay về hướng gió mà đón quà còn sao nữa...ha..ha...!!!

 Khà khà..." Ai cũng hiểu...Chỉ một người không hiểu. Nên có một gã khờ ngọng nghịu ...chúm mồn ra...! " - Ý của lão PK muốn nói vậy! đúng không?  -Ha ha, hí hí...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 09 Tháng Mười Một, 2014, 07:33:44 pm
Tặng các anh bài hát Tình đồng đội.

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=HfifofxG2S8


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 10 Tháng Mười Một, 2014, 05:02:21 am
Tặng các anh bài hát Tình đồng đội.
www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=HfifofxG2S8
Chào CB, Cảm ơn em đã trích tặng bob và PK một clip rất hay. Với những người lính đã trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt...Những hình ảnh minh họa trong clip càng gợi nhớ trong ký ức bao kỷ niệm về tình "đồng đội" năm xưa. Quí lắm, thương, yêu nhau lắm! Bởi vậy khi anh tìm gặp được PK (đồng đội) năm xưa, khi viết bài cho nhau hay dùng từ "bỗ bã" vì đã quá hiểu nhau, thân nhau...(CB thấy hai người : Cứ như "cầm gậy" trong các bài viêt cho nhau) Nhưng với anh bob chắc chắn một điều là không bao giờ "phang nhau" mà trái lại càng quí nhau hơn. Đúng không lão già PK? hì hì...!
 Phải cảm ơn CB lần nữa. Hẹn gặp CB ở Nha trang nhé.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 10 Tháng Mười Một, 2014, 08:55:55 am
Chào Bob, CB, AT!
Bob nói chỉ có đúng thôi! Có lẽ trên VMH chỉ có PK và Bob có cuộc hội ngộ đặc biệt như thế này. Còn bob cư lăn tăm về chuyện em Chích sợ chúng mình phang nhau thật? Cũng có thể lắm đấy. Nhưng yên tâm đi nếu mình phang bob thì chắc CB nhẩy vào đỡ, còn bob phang mình thì chắc AT nhẩy vào đỡ. Đều là đồng hương cả mà. Chắc bob không quên hai tiếng "đồng hương" ngày ở Tây Nguyên mang ý nghĩa như thế nào rồi chứ ? Tuyệt vời lắm!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 14 Tháng Mười Một, 2014, 10:33:24 am
Chắc bob không quên hai tiếng "đồng hương" ngày ở Tây Nguyên mang ý nghĩa như thế nào rồi chứ ? Tuyệt vời lắm!
= Ừa..."tuyệt vời"! Chứ sao. Tớ nhớ cái vụ đồng hương hồi ở Kon tum như vầy: hồi ấy (1974) bob đang ở C4,D4 giữ chốt Ngô trang- đồi vuông... một lần đối phương tổ chức đánh chiếm chốt... bom , pháo giã vào chốt của tớ nát bét mà chả làm ai run sợ, chỉ tội mấy bụi le xơ xác... anh em B 12,7 của tớ ... cứ nghe tiếng ùng xẹt oành là nhanh chóng vào hầm. ngớt pháo là lên ngay. BB của đối phương ở ngay dưới chân đồi...và khi pháo địch dừng bắn là chúng lò dò lên... và tớ có máu liếu. Khi đấy tớ còn lom khom theo giao thông hào đến từng ụ chiến đấu dặn ae bình tĩnh khi tớ nổ súng thì cùng đồng loạt nổ theo, thế nó mới sợ! (Cái trò này nó luôn theo tớ suốt chiến dịch 1975, như ở Phước an vậy). Y chang như vậy, khi chúng lò dò lên gần chốt... khi tớ đã bóp cò thì đồng loạt súng các loại của ta nổ giòn như pháo tết...Và địch thì mất hồn luôn. Ồ lạc đề rồi... Nhưng liên quan tới vụ đồng hương tớ kể tiếp: Cũng một lần như thế, địch đang tập trung lên chiếm chốt... Trung đoàn cho một cho một c xuất kích đánh Vu hồi (tạt sườn địch) nhằm giải tỏa cho chốt. Vì ở trên chốt tớ chỉ nghe không biết có đúng không. C đánh tạt sườn ấy là C10/D6.
Lúc ấy N là đại trưởng (N là đồng hương chính ủy H). Khi xuất kích một đoạn rồi dừng...và không đến nơi phải đến. Tuy nhiên trận ấy địch cũng chả chiếm được chốt. nhưng C10 thì không Hoàn thành nhiệm vụ và đại trưởng N được cho đi trồng rau ở suối Đăc uy. .. Vào chiến dịch 1975 N cũng chả được tham gì...chỉ luẩn quẩn theo sau. Rồi miền nam giải phóng... khi trung đoàn đóng quân ở Phú lợi - Bình dương. Trong buổi họp quân chính mình thấy N có mặt dự họp?! (thành phần họp Quân chính hôm ấy là từ cấp c trở lên). Trong cuộc họp ấy có nhiều nội dung. trong đó có thông báo "xóa kỷ luật và phục hồi chức đại trưởng cho đ/c N". Hì hì...! Tớ nhớ mãi: chính ủy H còn giải thích (bênh) cho N khá dài, nào là đ/c N trong thời gian kỷ luật đã có nhiều tiến bộ... và trồng nhiều rau, nuôi nhiều lợn...v/v và v/v... Há há...! - Đồng hương như rứa mới "tuyệt vời"  chứ !!! Hí, hí!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 14 Tháng Mười Một, 2014, 12:24:06 pm
Đúng rùi: Đồng hương, đồng hao chào nhau lên chức...Nhẩy!!!



hôm nay 15/11 thêm.
Tức không nói được nữa nhẩy!         
Sắp đến 20-11 chúc ông thay M...D luôn luôn mạnh khỏe dạy tốt và học tốt nhanh nhanh điều đi lái thôi được rùi ấy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 16 Tháng Mười Một, 2014, 06:39:58 am
Sắp đến 20-11 chúc ông thay M...D luôn luôn mạnh khỏe dạy tốt và học tốt nhanh nhanh điều đi lái thôi được rùi ấy.

- Chúc kiểu gì lạ Dzậy... Đã "mất dạy" rồi...sao còn chúc "Dạy tốt"!? Còn học tốt thì đương nhiên rồi, (học suốt đời  mà...) đúng không.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 16 Tháng Mười Một, 2014, 06:53:02 am


"sao còn chúc "Dạy tốt"!? Còn học tốt thì đương nhiên rồi"

Dạy và học lái máy bay bà già í - Cái loại chuyên đi thám thính ấy! Còn vờ vĩnh hỏi ra chiều ta lớ ngớ lắm chả biết gì.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 16 Tháng Mười Một, 2014, 08:47:28 am


"sao còn chúc "Dạy tốt"!? Còn học tốt thì đương nhiên rồi"

Dạy và học lái máy bay bà già í - Cái loại chuyên đi thám thính ấy! Còn vờ vĩnh hỏi ra chiều ta lớ ngớ lắm chả biết gì.
- Ờ thì... lớ ngớ, chả biết gì. Dưng mà tớ chả học lái, mà tớ chỉ thích "bắn" thôi. PK quên tớ nguyên là lính cao xạ à...! Hì hì...cái loại chuyên đi thám thính ấy, tớ mà đã dương súng lên...bắt mục tiên xong...bắn...là gục luôn. Ngon chưa? thế mà còn chê "lớ ngớ"!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười Một, 2014, 10:52:52 pm
Bây giờ mà nhớ lại Nha Trang thời 8x thì phải xem 2 clip này. Ngọc Thúy đạp xe dọc đường Trần Phú và diễn đi diễn lại quanh nhà Bảo Đại. Đường Trần Phú (tên cũ Duy Tân) thời ấy còn vắng tanh. Đường vào Nha Trang còn phải đi qua đèo Rù Rì. Thời này không biết bác Bob đã đi câu chưa đây?
http://www.youtube.com/watch?v=Vuew7pSqVpU

http://www.youtube.com/watch?v=1mGrjz_O7ks


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 07:25:16 am
 Cảm ơn qtdc@ đã cho bob nghe những bài hát về Nha trang và cảnh của Nha trang những năm 8x. Hay lắm!
- hai tuần nay bob chỉ đi "câu bờ" ...Săn máy bay bà già thôi!! Biển động, sóng lớn không đi câu biển được.
 Chúc qtdc khỏe nha, hẹn gặp nhau tại Nha trang nhé.     


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 08:31:19 am
  CB chào anh bob. Chào tất cả mọi người tham gia trang. Em lâu lắm cũng bận và cũng mải đi chơi lang thang, dong chơi. Cửa nhà mình cũng đóng. Hôm nay thấy nhà anh vui vẻ quá. Những chuyện chiến tranh trong ký ức, những câu hài hước giải khuây cho mình  trẻ lại và còn được qtdc mang đến những bài hát hay nói về vùng trời biển Nha Trang. Em chưa bao giờ tới Nha Trang. Nhưng Nha trang em được biết qua màn hình du lịch, những câu hát trữ tình mang theo gió reo và sóng biển Nha Trang. Bài hát em thích nghe nhất là bài" Nha Trang mùa Thu lại về" qtdc có kỹ thuật p bài hát. Đưa thêm bài hát đó lên trang đi đồng hương. CB chúc anh bob và mọi người tiếp tục vui vẻ nhé! Đầu tháng 12 CB mới có lịch về nhà. Chúc cho mọi người khỏe, vui, và may mắn, hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 10:43:43 am
 ... đi chơi lang thang, dong chơi...
... Đầu tháng 12 CB mới có lịch về nhà. Chúc cho mọi người khỏe, vui, và may mắn, hạnh phúc.
- úi giời ui! CB có dịp "đi chơi lang thang". Thích thật! - Khi nào quá bộ đi lạc vào Nha trang, Nhớ tin cho bob nhá, anh bob sẽ mời CB đi tắm bùn, và chúng mình tắm chung một bể nhỏ nha?... Được hông? Hì hì...!
 


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 10:53:52 am
Gạ tới số! Ghê không? Chuyến này chắc trời nghiêng, đất sụp, bể cạn, núi nổ tung và nhà thì biết vỗ cánh bay!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 01:28:42 pm
Chị CB bay nhảy tung tăng thế. "Nha Trang mùa thu lại về" của NS Văn Ký thì phải giọng ca sĩ Lệ Quyên của Đoàn Ca múa Nhạc nhẹ TU thời 8x, nhưng em không tìm được. Chị xài đỡ nhé. Thời ấy là 1978 nên khí thế chiến thắng còn ngút trời và thấm đẫm trong ca từ và giai điệu. Anh và em đi trên đường Cách Mạng với tình yêu trong vắt sáng ngời, chứ không đi trên con đường ướt át ủy mị để lên thuyền vựot biên, không hỏi âm ấm kiểu sao "ngày xưa biển chưa có sóng như bây giờ". ;)
Thu Phương:
http://www.youtube.com/watch?v=dMfIinbDefc

Kim Phúc:
http://www.youtube.com/watch?v=gYyB6AWK9UM

Họa My:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nha-Trang-Mua-Thu-Lai-Ve-Hoa-Mi/ZW60DA86.html

Lệ Quyên nói trên là Lệ Quyên cổ, không phải Lệ Quyên trẻ sau này. Trong clip sau đây Lệ Quyên (người bên trái) hát cùng Vũ Dậu tại một cuộc thi nhạc nhẹ ở Tiệp Khắc một bài hát Việt cũng khá phổ biến thập kỷ 8x.
http://www.youtube.com/watch?v=JeCobArSCXE

Bác Bob: ý em hỏi là hồi 8x bác đã đi câu biển chưa ấy mà? Hay sang thời 9x bác mới có thú đi câu biển?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 03:40:28 pm
Bác Bob: ý em hỏi là hồi 8x bác đã đi câu biển chưa ấy mà? Hay sang thời 9x bác mới có thú đi câu biển?
_ Ồ, thật tuyệt vời, Những bài hát do Lệ Quyên, Vũ Dậu, Kim Phúc, Lê Dung mà qtdc mớt up lên. Hay lắm. Phải cảm ơn qtdc rất nhiều.
- Còn nói về thú đi câu thì đến mãi những năm 9x bob mới bắt đầu. Mới đầu mấy anh em cùng cơ quan vào thư 7, hoặc CN- tìm thuyền của ngư dân thuê đi... vài năm sau quen rồi "Nghiền luôn"...thế là bàn nhau góp tiền sắm ca nô đi câu cho chủ động. Mới đầu có mười mấy người "cùng hội, cùng thuyền" tham gia ...nhưng dần về sau (đến năm 2000) số thành viên (mỗi người có lý do riêng) cứ vơi dần. Rồi cái ca nô câu phải "hóa giá"... và trở thành của riêng bob. Vậy nên hiện tại bob có đủ khả năng chiêu đãi các bạn bè "cùng sở thích câu kéo" cả ngày trên biển. Với đầy đủ : Cần, máy, thẻo câu (lưỡi câu đã kết nối), mồi...cho 8 người đi một chuyến câu. Hì hì...! Qtdc, tuanb5. Pk, tom... khi nào chọn thời tiết tốt mà đến Nha trang. Nếu không thích bob cũng bắt đi biển câu một lần cho biết "say sóng" là gì! Hì hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 03:57:13 pm
Gạ tới số! Ghê không? Chuyến này chắc trời nghiêng, đất sụp, bể cạn, núi nổ tung và nhà thì biết vỗ cánh bay!
- Hô hô... Chuyện riêng của người ta, có gì mà la lối ầm lên: "trời nghiêng, đất sụp, bể cạn, núi nổ..." quá trời. Với bob bi giờ (độc thân) có đủ lý do "tán tỉnh" rùi. Ai cấm được tớ nào? - hị hị...tớ chỉ sợ mỗi CB từ chối thôi...còn lão PK có la mấy bob cũng ứ sợ (hai tay tớ đang xoay xoay bẽn lẽn đây!). Híc híc...! Ngượng quá!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 05:57:53 pm

Cũng lói cho Bob biết nà CB đang đi với TL và chuyến này chắc tăm phăn tăm theo hẳn rùi đấy. Đừng có tưởng bở. Gớm mới he một tí mà cứ như nà đến nơi rui.

Còn PK cũng đang nghi Tomb3 nữa, cứ đồng noạt rủ nhau vắng bóng mới nạ chứ. Nâu nắm chả thấy chọc một câu, buồn ghê!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 06:33:09 pm

Cũng lói cho Bob biết nà CB đang đi với TL và chuyến này chắc tăm phăn tăm theo hẳn rùi đấy. Đừng có tưởng bở. Gớm mới he một tí mà cứ như nà đến nơi rui.

Còn PK cũng đang nghi Tomb3 nữa, cứ đồng noạt rủ nhau vắng bóng mới nạ chứ. Nâu nắm chả thấy chọc một câu, buồn ghê!
Úi giời ui! Nếu đúng như PK lói: "Tăm phần Tăm..." Thì mừng cho CB chứ sao! bob chỉ hơi hơi, tiếc tiếc chút xíu thôi." ( mừng 99%, tiếc 01%) híc!
- Vưỡn biết chỉ 01% hi vọng thôi, nhưng tán cứ tán, Gạ cứ gạ...nặn óc ra những nhời "có cánh" để ve vãn...mà không được thì phải chịu Sầu thui chớ biết sao bi giờ. Hu hu...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 21 Tháng Mười Một, 2014, 08:27:56 am
01% nên quá buồn lặn mất tăm hay trò năm xưa nhớ thày để lại nhiều kỷ niêm, một là trở lại thăm thày hai là thày đang hồi tưởng thời làm thày? Chắc tất cả đều đúng chẳng có sai nhỉ? hu..hu ..hì hi nhớ buồn vui lẫn lộn thày ơi!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 21 Tháng Mười Một, 2014, 10:32:55 pm
..hì hi nhớ buồn vui lẫn lộn thày ơi!
- Hức...Đã lói nà: "mất dạy" nâu dồi, Mà cứ còn "thày, thày...mãi! -xốt duột!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 22 Tháng Mười Một, 2014, 07:59:34 am
Bob không nói thi thôi mà đã nói thì quá đúng, để môi trôi vào cổ. Trôi cả cục tức luôn chưa? Nói thế thôi chứ thày ở cao đẳng may ra được một hai trò cưng thôi, còn khi cầm tấm bằng xong là a lê...hấp luôn. Qua đò rồi mà. Thôi thì nhân ngày các thày cô nhắc cho nếu có trò cưng nào để còn nhớ nhẩy.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 22 Tháng Mười Một, 2014, 12:09:36 pm
Bob không nói thi thôi mà đã nói thì quá đúng, để môi trôi vào cổ. Trôi cả cục tức luôn chưa?

 Lão PK này hay "mắc bệnh suy diễn"! - Có gì đâu mà "Tức" chứ ?- Phương châm sống của tớ bây giờ là: "sống khỏe, sống vui, sống có ích cho gia đình và xã hội ". Nếu có cái gì gọi là "cục tức" thì cũng nhanh chóng xua đuổi nó đi ngay cho nhẹ cái đầu. Chẳng dại gì mà "nuốt" vào cho khổ! Chỉ giữ lại những tình cảm tốt đẹp của gia đình, bạn bè thân hữu mới, cũ, gần, xa, thật, ảo.   vậy thôi! Hì hì...           


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Mười Hai, 2014, 01:16:21 am

(http://img855.imageshack.us/img855/5311/250320112307.jpg)

Em đưa ảnh này nên để bác bob nhớ lại ký ức một thời. ;D

Hôm trước em ngồi với một đàn anh ở E24, khi xem bức ảnh này bác sôi nổi kể chuyện cũ. Nom trẻ lại hàng chục tuổi. ;D "Tối hôm đó bọn tao ở ngay sau cái cổng này...xác lính VNCH chưa dọn hết..." Nghe bác í nói E bộ đóng ở mấy cái nhà phía sau.

Ngày đó bác bob có qua cổng này không hay ở hướng khác? Tối đầu tiên bác chắc cũng loanh quanh khu vực này thôi đúng không ạ? (Theo lời đàn anh thì bức ảnh này cũng là cảnh dàn dựng. Nhẽ đúng vậy bác bob nhỉ :))


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Mười Hai, 2014, 11:07:32 am


Ngày đó bác bob có qua cổng này không hay ở hướng khác? Tối đầu tiên bác chắc cũng loanh quanh khu vực này thôi đúng không ạ? (Theo lời đàn anh thì bức ảnh này cũng là cảnh dàn dựng. Nhẽ đúng vậy bác bob nhỉ :))
- Chào tuanb5, cảm ơn bạn đã pot tấm ảnh lịch sử, đúng là dàn dựng. nhưng sự dàn dựng ấy có giá trị đúng như diễn biến của lịch sử đã diễn ra. Cũng giống như các tấm ảnh ở sân bay Tân sơn nhất (30/4/1975) vậy.
 - Tối đầu tiên ... bob lại không có vinh dự ở khu vực đó (SCH sư 23). Mà ngay tối đó (12/3/1975) bob mới về C11D6 là lập tức hành quân ngay trong đêm đến vị trí mới trên đường QL21 (bây giờ là QL26) . Trong lúc hành quân cơ động vẫn nghe ùng oàng tiếng súng khu vực sân bay Phụng dực và pháo địch bắn liên tiếp từ hướng Nông trại, Phước an về vành ngoài sân bay... có những quả pháo nổ ngay gần đội hình C mình. Có thể nói: Những ngày đầu chiến dịch Tây nguyên bob và đơn vị (C11/D6/E24) không hề được nghỉ ngày nào. Hành quân cả ngày cả đêm, gặp địch đâu đánh đấy, đánh xong, nhận nhiêm vụ là hành quân tiếp . Chỉ khi đến gần mục tiêu mới tạm dừng , chuẩn bị vài tiếng chờ trinh sát dẫn đường... hoặc chờ xe tăng đến là lên xe...tấn công địch. Chỉ khi dọn xong cái Nông trại gần ngã ba Phước an thì các C khác được nghỉ ngơi củng cố để chuẩn bị đánh Phước an (nơi địch đã đổ quân hòng tái chiếm BMT). Nhưng riêng C11 của bob nhận nhiệm vụ chốt lại...Không cho địch nống ra, để cả sư 10 diệt gọn (bob đã kể). Cuộc chiến đã qua lâu rồi mà khi ngẫm lại vẫn còn thấy sướng...Sướng đến tận bây giờ mỗi khi nhắc lại. Hì hì...! Lão Pk biết rõ trận này vì hồi ấy lão ta làm trợ lý "tác quái" mà. 




Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 02 Tháng Mười Hai, 2014, 12:54:31 am
...
 Mà ngay tối đó (12/3/1975) bob mới về C11D6 là lập tức hành quân ngay trong đêm đến vị trí mới trên đường QL21 (bây giờ là QL26) . Trong lúc hành quân cơ động vẫn nghe ùng oàng tiếng súng khu vực sân bay Phụng dực và pháo địch bắn liên tiếp từ hướng Nông trại, Phước an về vành ngoài sân bay... có những quả pháo nổ ngay gần đội hình C mình. Có thể nói: Những ngày đầu chiến dịch Tây nguyên bob và đơn vị (C11/D6/E24) không hề được nghỉ ngày nào.

Hi hi, thì các bác phải tranh thủ thời gian oánh tụi Trung đoàn 45 VNCH phải không ạ? Em được biết trận này E24 được xe tăng yểm trợ diệt gọn 1 Tiểu đoàn của Trung đoàn 45. Cũng bõ công các bác lọ mọ đêm hôm ;D.

Chỉ tiếc là trong trận đó pháo tăng của ta quất nhầm vào khẩu đội cối 82...Chuyện này chắc bác không thể quên được, bác bob nhỉ!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 02 Tháng Mười Hai, 2014, 06:51:46 am
(http://img855.imageshack.us/img855/5311/250320112307.jpg)
chào bác tuan5 và bác bob ,bức ảnh này thì đứng là dàn dựng rồi nhưng dựng sau thời điểm lịch sử hơi lâu ,khi đã phá dỡ cái lô cốt giữa cổng và hàng rào thép gai ở cổng rồi !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Hai, 2014, 12:43:05 pm
Chỉ tiếc là trong trận đó pháo tăng của ta quất nhầm vào khẩu đội cối 82...Chuyện này chắc bác không thể quên được, bác bob nhỉ!
[/quote]
 
 - Ái chà...! Tay này (tuanb5) nắm tình hình lúc ấy hơi bị kỹ! biết cả chuyện tăng ta "quất nhầm vào khẩu cối 82..." thì bob kính nể rùi. Đúng là có chuyện đó. "Chiến tranh mà"! Chỉ tính từ ngày đánh chiếm BMT đến ngày oánh tan lữ dủ 3 ở đèo Phượng hoàng (Khánh dương) bob đã chứng kiến ba lần tăng ta "chiến thắng quân mình"! chuyện hơi "tế nhị" nên bob chỉ vắn tắt sơ qua 'lý do nhầm' , mà "kịch bản" nhầm hơi hơi giống nhau. Ví dụ trận oánh điểm cao 581 giữa ban ngày 14/3. (Phía đông sân bay Hòa bình). Trong lúc phía căn cứ 53, sân bay... ta vẫn chưa giải quyết xong, súng vẫn đì đùng trong đó. thì D6/E24 nhận lệnh đánh chiếm  điểm cao 581. Công tác chuẩn bị vội vàng, gấp gáp...C11 chỉ là mũi phụ công. C9 là mũi chủ công có 4 xe tăng...đảm nhiệm hướng chính... / khi tiếp cận mục tiêu bob quan sát thấy "điểm cao" này giống như một bản dân tộc. chỉ thấy nhà sàn...vài lô cốt và duy nhất có một hàng rào bùng nhùng bao quanh, trên mặt đất vắng hoe "không có vẻ gì là một căn cứ QS"! Tuy nhiên quân mình vẫn thận trọng. Trong lúc cối 82, cối xách tay 60 ta cach oành vào trong thì BB cắt hàng rào và đặt bộc phá nổ phá hàng rào bãi mìn mở cửa ... địch phản ứng rất yếu ớt... chỉ nghe vài loạt AR15 lẹt xẹt. Thời cơ thuận lợi: Lão Năm đại trưởng và bob C viên cho quân xung phong lên đánh chiếm điểm cao ... khi đang lùng sục tảo trừ...khoảng mấy phút sau mới thấy xe tăng cùng C9 xộc vào từ hướng cổng chính. Úi giời ui... xe tăng gầm lên vừa chạy vừa bắn ầm ầm, đạn đại liên phun ra từ hai bên sườn xe ràn rạt lính C11 của bob nằm lăn hết xuống... giơ AK lên báo là quân ta mà xe cũng không biết...cứ bắn. Nguy quá lão Năm C trưởng nhảy lên xe tăng, dộng báng súng vào tháp pháo chửi um xùm...lúc ấy xe tăng mới dừng... mở nắp thò đầu ra ...mới biết "đó là quân mình"! . Cũng may quân C11 của bob chỉ vài người bị thương (tổn thất không lớn lắm)...rồi 2C phân công tiếp tục "tảo trừ trận địa"...Mãi mới thấy một cái cửa hầm ngầm ngay dưới nền "nhà nguyện" của nhà thờ đang đóng kín. Lính ta dùng bộc phá, phá cửa... thì sau đó lính địch mới lóp ngóp chui lên từ lòng đất giơ tay xin hàng... bob cho quân C11 gom hết tù binh vào một đám đất rộng ngay trước nhà thờ...số tù binh bắt sống trận ấy khoảng hơn trăm tên trong số tù binh hôm ấy có một người Tây mặc bộ đồ linh mục đen dài. bob đoán vị này là cha cố hay linh mục gì đó...
 - Lần tiếp theo bị tăng ta "bụp" nhầm nữa là trận đánh lữ dù 3 tại chân đèo Phượng hoàng. Cũng mỗi "cái tội" Nhanh nhảu đánh chiếm xong mục tiêu rối...xe Tăng mới đến! "Chuyện cứ như đùa, nhưng có thật"!/ - Ngày ấy sau khi HTNV đánh tan quân đổ bộ "tái chiếm BMT" ở khu vực Phước an. E24 xuyên rừng vượt núi xuống "khóa đuôi" thằng lữ dù 3 nhằm diệt gọn bọn "thiên thần mũ đỏ" này. Địa điểm triển khai mai phục của C11 ở ngay bên phải đường (nhìn từ trên đèo xuống Dục mỹ). Khổ nỗi ngay cạnh đó là bãi pháo dã chiến của địch. Suốt ngày đêm nghe tiếng đề pa pháo 105 dộng vào tai nhức cả óc. Trong khi đó cứ một lúc lại một tốp lính dù (vài chục tên) lọt vào ổ mai phục...phải mất 1 tổ ba người bắt trói... dẫn về phía sau...cứ như vậy... hết cả dây trói. những tốp sau không lấy đâu dây mà trói nữa, chỉ gom lại giải thích sơ qua về chính sách khoan hồng của CM rồi khuyên họ "đừng có chống lại ..." rồi dẫn đi . Sơ sơ chỗ của C11 chốt cũng kiếm được vài trăm tên "mũ đỏ". Rồi ngày cuối cùng ở đấy (27, 28/3 bob không nhớ chính xác), C11 nhận lệnh đánh ngay vào trận địa pháo địch "bên cạnh". Khoảng 9, 10 giờ trưa mới đánh và chiếm xong trận địa pháo, thu hàng chục khẩu pháo toàn loại 105 trang bị cho lính dù... cũng đang tảo trừ... thì gặp xe tăng T54 của ta xoành xoạnh , tằng , tằng , tằng... vừa chạy vừa bắn, từ trên đèo lao xuống như mãnh hổ...Úi giời ui! Lính ta cũng như bob biết là nguy rồi (bài học hôm trước ở 581 còn mới rợi...) chỉ còn cách là nằm rạp xuống tránh đạn. Mà hôm ấy có cả C9 nữa. Lần này thì cũng một ông C trưởng nhảy lên xe đập vào tháp pháo la chửi om xòm... (bob không nhớ tên nữa) xe mới thôi bắn. Hú hồn...!   


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 02 Tháng Mười Hai, 2014, 05:12:21 pm
Hai chuyện như thế mà nay Bob mới kể, dấu kín thật đấy, chắc làm của để dành đây?
Hôm đánh 581 là PK đang trên đường hành quân cùng sư bộ, chưa về D6 nên không biết gì để tham gia cùng. Còn cái vụ luồn sâu năm ngày, làm mũi vu hồi của 24 đánh Lữ dù 3 thì PK có trong cuộc rồi. Đi địa hình đầu tiên cùng đoàn cán bộ của E. Đêm các C diệt địch ở suối Chình thì PK nằm khòe ở sở chỉ huy D nghe pháo rầm rầm. Cả đêm hôm trước đi địa hình không ngủ và đêm đó thì chập chờn. Nhưng đích chính một chút là thời gian là đêm 30 và sáng 31-3 chứ không phải 27-28/3 và C10 ngay sáng 31-3, khoảng 8h đã vận động về hướng Dục Mỹ đánh chiếm Quân trường Lam Sơn, Pk cùng đi với C10, sau khi chiếm quân trường Lam Sơn thì xe tăng và xe bọc thép của 28 mới đến. Sau khi dừng lại thời gian ngắn là tiến về Dục Mỹ, lúc này C10 lại tiến về Dục Mỹ, đây là đại đội bộ binh đầu tiên tiến vào Dục Mỹ, Pk đi cùng C10, khi đó Hòa Nghệ An là C trưởng. Do đó có lẽ chỉ C9 và C11 hưởng cái khoản của xe tăng thôi.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 02 Tháng Mười Hai, 2014, 08:36:36 pm
Hai chuyện như thế mà nay Bob mới kể, dấu kín thật đấy, chắc làm của để dành đây?
... Do đó có lẽ chỉ C9 và C11 hưởng cái khoản của xe tăng thôi.
_ Hì hì ... cái "của nợ" ấy, để dành làm gì !?- lâu quá ,quên béng khi nào không biết, nhờ chú em tuanb5@ khui cái vụ: tăng quất nhầm vào khẩu cối 82... bỗng dưng nhớ ra cái chuyện tăng bắn nhầm vào quân mình, nên mới nhớ lại. Đúng là có chuyện đó...rồi những ký ức sâu thẳm cứ hiện về rõ mồn một như mới xảy ra vậy. kỳ lạ thật. Còn ngày giờ thì đúng là không nhớ nổi nữa , chỉ phỏng đoán ...vào khoảng đó (cuối tháng 3/1975. vì ngày 2/4 đã vào Nha trang rồi).
- Có lẽ đúng vậy: "chỉ C9 và C11 hưởng cái khoản của xe tăng thôi". Vì lúc ấy bob không nhớ là C10 làm gì? - chỉ nhớ D6 làm nhiệm vụ khu vực đó nên gom chung lại có cả c10. Nhưng PK kể ra mới biết chính xác hơn. "Đánh vào trận địa pháo dưới chân đèo hôm ấy chỉ có C9 và C11". Cảm ơn cụ PK nhá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 02 Tháng Mười Hai, 2014, 09:26:28 pm

Đúng là gãi chỗ nào là nhớ lên chỗ ấy ngay... ha..ha rõ khoái chưa?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 02:23:59 am
...
 Rồi ngày cuối cùng ở đấy (27, 28/3 bob không nhớ chính xác), C11 nhận lệnh đánh ngay vào trận địa pháo địch "bên cạnh". Khoảng 9, 10 giờ trưa mới đánh và chiếm xong trận địa pháo, thu hàng chục chiếc toàn loại 105 trang bị cho lính dù...

Điểm cao 581 như bác bob kể, lực lượng địch cũng không mạnh lắm. Công sự sơ sài, thiết giáp, máy bay đều không có chi viện cho bộ binh. Sư 23 Sài Gòn xưng danh hiệu rất oách Nam Bình Bắc Phạt Tây Nguyên Trấn nhưng thực chất nó cũng chỉ thường thường bậc trung. Trận đánh chốt chặn tụi lữ dù 3 ở đường 21, tiếp đó đánh sở chỉ huy lữ dù 3 mà các bác đang nói tới nhẽ mới nảy lửa, em và mọi người rất muốn nghe thêm ...nhiều chi tiết, mong các bác kể thêm. ;D

Nói vậy, không có nghĩa em đánh giá thấp trận tiêu diệt 581. Giải quyết được nó thì mới thì mới có tiếp đường 21-Nông Trại- Phước An- Chư Cúc. Đánh quỵ Sư 23, Sài Gòn hết cửa để hy vọng tái chiếm Ban Mê Thuột.

Nhưng dù sao chạm chán với lữ dù 3, đơn vị vào loại “gấu mèo” của Sài Gòn có thể mới thực sự ác chiến. Em nghe nói lính dù được lựa chọn kỹ, huấn luyện bài bản, đánh trận gan lỳ hơn các đơn vị Sài Gòn khác. Các bác là những người trực tiếp chiến với đơn vị dù này, hẳn có nhận xét xác đáng.


Bác bob@: Sau này chuyện đó vẫn xảy ra. Em có thằng bạn thân, nhập ngũ cùng ngày. Nó cũng hy sinh trong tình huống tương tự, trong trận đánh cầu Prasot (Tháng 6-1978). Đánh vận động Nhất điểm lưỡng diện (Cho thằng em nổ tí ;D), đôi khi vẫn xảy ra trường hợp đáng tiếc như thế. Theo em nghĩ (chẳng biết có đúng không?), kể lại những chuyện này càng thấy sự khốc liệt của chiến tranh, giá trị của chiến thắng, giá trị của hòa bình. Chứ cứ bằng phẳng như trên báo, tạp chí. Hoặc cũng giống như Chính trị viên Đại đội giảng mãi về truyền thống đơn vị (Bác Tác chiến, cứu em ;D) nhiều khi... ;D


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 06:07:00 am
và C10 ngay sáng 31-3, khoảng 8h đã vận động về hướng Dục Mỹ đánh chiếm Quân trường Lam Sơn, Pk cùng đi với C10, sau khi chiếm quân trường Lam Sơn thì xe tăng và xe bọc thép của 28 mới đến. Sau khi dừng lại thời gian ngắn là tiến về Dục Mỹ, lúc này C10 lại tiến về Dục Mỹ, đây là đại đội bộ binh đầu tiên tiến vào Dục Mỹ, Pk đi cùng C10, khi đó Hòa Nghệ An là C trưởng. Do đó có lẽ chỉ C9 và C11 hưởng cái khoản của xe tăng thôi.
PK ơi, bob vẫn cứ lăn tăn về cái ngày vào Dục mỹ? (30/3 thì phải). Vì ngày đó C11 sau khi dọn xong trận địa pháo ở chân đèo Phương hoàng. Đơn vị bob còn ở đó đến đêm mới nhận lệnh cơ động theo tiểu đoàn... vừa đi vừa ngủ... đến gần sáng (tức ngày 31/3) đi qua núi Dèo (cái dốc nhỏ có cái đài quan sát rằn ri nổi lên chữ SAT to tướng ấy) vào xã Ninh xuân. Rồi rẽ phải theo đường đất, bờ ruộng vận động qua cái đập nước ... quá trưa hôm đó ( 31/3) vào thị trấn Ninh hòa. bob nhớ lại: C11 ra chốt ngay ngã ba (nơi tiếp giáp giửa QL21 với QL1). C11 cùng bob ở khu vực ngã ba ấy đêm 31, ngày 1/4. Sáng 2/4 thì lên xe tăng vào Nha trang. Và C11 là đại đội bb đầu tiên đi cùng xe tăng vào giải phóng Nha trang, Khánh hòa. mốc thời gian những ngày trước đó mình nhớ láng máng, nhưng ngày lên xe tăng vào nha trang (2/4/1975) thì chính xác "không thể quên được"! hôm đó (2/4/1975) vào chiếm ngay BTL QĐ2/QK2 của địch, dinh tỉnh trưởng... Ngày đầu vào Nha trang C11 được dàn quân ngoài bãi biển (ngay trước BTLQĐ2) đêm ấy xe tăng ta còn chạy dọc theo mấy đường lớn ngóc 12,7 lên trới bắn thị uy (vì lực lượng vào mỏng quá). Sáng hôm sau (3/4) C11 chỉ để lại 2b còn 1b (b thằng Sinh béo) lên xe tăng tiến vào Cam ranh...  
      


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 11:28:56 am

Nhưng dù sao chạm chán với lữ dù 3, đơn vị vào loại “gấu mèo” của Sài Gòn có thể mới thực sự ác chiến. Em nghe nói lính dù được lựa chọn kỹ, huấn luyện bài bản, đánh trận gan lỳ hơn các đơn vị Sài Gòn khác. Các bác là những người trực tiếp chiến với đơn vị dù này, hẳn có nhận xét xác đáng.


[/quote]
 Nhận xét trên của tuanb5 hoàn toàn chính xác. Lính dù là lính "thiện chiến" nhất của QLVNCH ngày ấy. Trong cuộc đụng độ với các đơn vị của sư 10 trên suốt tuyến phòng ngự (đèo Phượng hoàng)  từ thị trấn Khánh dương (Mađrăk) đến quân trường Lam sơn (Dục mỹ) ... Địa hình cực kỳ phức tạp (đường quanh co, khúc khuỷu, dốc cao, vực sâu...chỉ tính riêng đường đèo đã gần 20km) . Theo mình được biết: Riêng về bb lực lượng đột phá từ trên xuống có E66, E28/ F10 và Ẹ25/QK5 (phối thuộc). Lữ 273 xe tăng, lữ 40 pháo binh...lữ 234 cao xạ.../riêng E24 đã luồn rừng xuống khóa đuôi (ở Dục mỹ, bob đã kể). Dịp ấy QĐ3 vừa có quyết thành lập (26/3/1975) thông tin ấy bay ngay tới các đơn vị... và BTL QĐ chỉ đạo các đơn vị quyết thắng trận này, chào mừng ngày thành lập QĐ. với khí thế như chẻ tre...các đơn vị của e66, e28 có xe tăng phối hợp đột phá dũng mãnh vào các vị trí cố thủ của địch trên đèo... tuy nhiên địch cũng chống trả quyết liệt...Trận oánh lữ dù 3 trên đèo Phượng hoàng ngày ấy: ta thắng lớn, nhưng cũng tổn thất khá nhiều.../ - Khi lực lượng lính dù cố thủ trên đèo bị diệt thì cả quân trường lam sơn, sở chỉ huy lữ dù 3 ở công chánh, căn cứ Dục mỹ, Ninh hòa...kể cả Nha trang ... địch hoang mang tháo chạy. quân ta chủ yếu tiến vào tiếp quản...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 11:47:12 am
Bob còn băn khoăn về ngày giờ, kể cũng đúng thôi, lâu quá rồi mà. Mình cứ nói thế này cho Bob nhớ lại nhé.
Sau khi hành quân đến gần vị trí tác chiến, ngay trưa, những người đi địa hình phải lên một yên ngựa quan sát toàn bộ khu vực tác chiến. Khi đó toàn bộ E còn đang hành quân sau. Đêm hôm đó PK đi địa hình cả đêm, định cho C11 đánh đồn bảo an mà ở Trường quân chính có thể nhìn thấy chòi gác. Sáng về thì cả trung đoàn đến đêm đã chiếm lĩnh trận địa rồi, bỏ kế hoạch đánh đồn bảo an. Ngày 30 và đêm bắt đầu tác chiến, quân dù chạy về. Sáng 31 D4 đánh chiếm Sở chỉ huy Lữ dù nhưng chúng đã chạy trước rồi. Khoảng 8h C10 31-3 được lệnh tiến vào Trường biệt động quân, mình và anh Đảo đi cùng. Vào đến Trường biệt dộng quân thì lúc sau xe tăng và xe bọc thép đến, rồi đi trước vào Dục Mỹ. C10 đi sau một chút. Mình cùng đi C10, đến Dục Mỹ thì cầu Dục Mỹ đang bị máy bay ném bom. Mình bảo Hoà, C trưởng bám theo bờ suối tránh qua cầu sợ máy bay lại đến. Và quả như vậy, đi theo bờ suối khoảng hơn trăm mét thì nó đến ném bom tiếp. Lúc ấy đang vượt suối, đất đá, cả mảnh bom còn văng đến rơi lõm bõm. Lần ấy không đi tránh thì không biết thương vong là bao nhiêu. Nói ra lại bảo là khoe nhưng chính mình là người đề suất với Hòa. Kể tiếp: sau khi vào trận địa pháo, một tay CB của 28 đi trước hắn còn ra bảo mình là các hắn đã chiếm và báo cáo về Sư rồi, thành tích là của 28. Điểu đó là nhất trí. Sau đó C10 ra một quả đồi có nhiều cây đu đủ có khe nước rất đục vẫn lấy nấu cơm, lấy đu đủ sào thịt hộp. Đang ăn dở thì có điện gọi hành quân ra đường gấp. Khi ra đường 21 thì tiểu đoàn cùng đi đến, bấy giờ cũng đã nhá nhem tối. Và cuộc hành quân vừa đi vừa nắm địch, vừa ngủ như Bob kể. Còn nửa đêm vào ấp Phước Lâm, thì mình là người dẫn trinh sát đi đầu tiên rồi mới quay ra đón toàn D vào. Như vậy cái đêm Bob ở Suối Chình là đêm bọn dù chạy về. Chỉ có một đêm ở Suói Chình. Sau khi xe tăng vào "đánh" C bob và C9 xong là nó chạy thằng về chỗ PK cùng C10 vừa chiếm. Khi C10 và PK vào Dục Mỹ thì C11 và C9 về Trường Biệt động quân và chiều hành quân tiếp đến đêm.
Nói gọn lại là đêm 30 rạng 31 diệt quân tháo chạy, ngày 31 ở khu Trường biêt động và Dục Mỹ. Tối 31 hành quân đến, rạng sáng 1-4 và gần buổi sáng ở ấp Phước Lâm xã Ninh Xuân, gần trưa tiến về Ninh Hòa. Nghĩa là sau Bob nhớ một ngày. Còn giống như Bob kể.
Những ý Tuanb5 hỏi PK thấy Bob kể là đúng. Còn về thằng 23 thư thư Pk sẽ kể thêm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 03:48:12 pm
Nói gọn lại là đêm 30 rạng 31 diệt quân tháo chạy, ngày 31 ở khu Trường biêt động và Dục Mỹ. Tối 31 hành quân đến, rạng sáng 1-4 và gần buổi sáng ở ấp Phước Lâm xã Ninh Xuân, gần trưa tiến về Ninh Hòa. Nghĩa là sau Bob nhớ một ngày. Còn giống như Bob kể.


 - Về diễn biến chặng hành quân vào thị trấn Ninh hòa thì moi trí nhớ ra kể như vậy, còn mốc thời gian thì bob chỉ nhớ láng máng thôi. Chắc PK nhớ chính xác hơn. thời gian ở thị trấn Ninh hoà các c khác đóng ở đâu bob không biết. riêng c11 đóng quân ở khu vực ngã ba (trong) . Ngay điểm giao cắt hai đường QL (QL1 và QL21) chỉ bố trí 1a, còn các b triển khai dưới ruộng gần ngã ba ấy . Mùa khô nên ruộng cũng khô , lính ta đào mỗi người một hố cá nhân... rồi kiếm cành tre cắm xuống, buộc tăng lên che nắng...thế rồi lăn ra ngủ. chiều tà tà bà con ở gần đó bê khoai luộc ra mời bộ đội ăn, lính địa phương quân ở đó cũng theo chân bà con mang súng ra nộp . Ở đấy chưa đến 1 ngày mà thu cả đống súng, có đến vài chục khẩu , chủ yếu cạc bin có vài khẩu M16 (AR15). Hôm sau nhận lệnh lên xe tăng vào Nha trang gấp... Chả biết giao súng cho ai. bob cho anh em tháo khóa nòng vứt hết xuống sông gần đó , còn thân súng thì đập gẫy báng và nòng súng cũng ném xuống sông luôn, cho rảnh nợ. rồi lên xe tăng vào Nha trang. Hôm ấy (2/4) đi tăng cường cho 28. Và chính lý do "tăng cường" nên được "ưu ái" cưỡi lên những xe T54  đi đầu của đội hình vào nha trang trước tiên. Hì hì ... cách đây vài năm trong một lần gặp mặt sư 10 . Anh Lâm trưởng ban LLCCB F10 đọc tóm tắt lịch sử F10... khi nói đến tham gia giải phóng Nha trang... E24 là đơn vị đầu tiên vào Nha trang ngày 2/4/1975...Các cụ CCB của E28 nhìn nhau: "Sao lại E24...? 28 chứ " bob ngồi bên cạnh nghe thế liền giải thích: "-Đúng! các anh có xe tăng đi cùng nên sư đoàn cử đi trước. Nhưng 28 xin 1c tăng cường...và 24 cử C11 của tui đi tăng cường với 28 và c11 của tui được các anh "ưu tiên" đi trước tiên, Đúng không? Vậy là C11 của 24 cùng xe tăng vào trước ...Rồi các anh (28) mới đi xe tải vào sau...Nói qua, lại cho vui vậy thôi. chứ các CCB f10 không có ai tranh giành vào trước vào sau làm gì .  bây giớ đều thống nhất quan điểm chung là sư 10 trực tiếp cùng quân và dân Khánh hòa tham gia giải phóng Nha trang. Hí hì...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 04:24:07 pm
Vụ thu súng chính Pk đánh chiếc xe ZEP xuống C11 nhận súng, thời gian là vào chiều tối. Đầy 1 xe ZEP. Vị trí đứng của C11 thì dúng rồi, gần ngã ba, C bộ bên đường 1.
Còn tiến vào Nha Trang có tài liệu mói là 17h? Mình không đi nên cứ phân vân. Còn Bob bảo là sáng bắt đầu tiến vào? Nhớ lại cho chính xác? Vì Pk đi sau cùng tiểu đoàn chỉ bằng ô tô mà chạy thẳng tuột vào giữa phố Nha Trang, đến cột đồng hồ dừng lại, có một xe chạy vọt lên mình bắt cái xe con đuổi theo, trên xe có hai thanh niên ăn mặc lịch sự, mình ngồi ghế dưới. Thằng không lái nó bảo "ông muốn đi nơi nào đẹp ông cứ bảo chúng tôi đưa ông đi!" Mình giật mình và chột dạ. Nó lại hỏi ông có K54 không? khẩu súng trông đẹp lắm. Noi thực lúc ấy mình thấy hoảng, tay sờ luôn vào khẩu Côm 6 và bảo: Các anh đưa ngay tôi về chỗ cột đồng hồ. Nó dạ rồi cho xe chạy lên một quãng ngắn và quay đầu chạy về chỗ cũ. Đến bây giờ mình vẫn thấy sao mà nôm đó chủ quan thế, một mình dám nhẩy lên chiếc xe. Giá mà nó chủ động thì chắc là toi rồi, chẳng còn biết Bob là anh chàng đếch nào nhỉ!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 07:06:31 pm
CB thấy các anh vẫn dẻo dai bám trụ Tây Nguyên. Phải nói VMH bây giờ phải kính nể hai cựu binh già Tây Nguyên viết khỏe. Xong mọi việc quay về em đọc kỹ truỵen của các anh rồi vào commem. CB chúc hai anh mạnh khỏe, vui vẻ. Khi mô CB đi du lịch sẽ ghé Nha Trang anh bob nhé!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 09:20:03 pm
Vụ thu súng chính Pk đánh chiếc xe ZEP xuống C11 nhận súng, thời gian là vào chiều tối. Đầy 1 xe ZEP. Vị trí đứng của C11 thì dúng rồi, gần ngã ba, C bộ bên đường 1.
Còn tiến vào Nha Trang có tài liệu mói là 17h? Mình không đi nên cứ phân vân.
Hì hì... vụ thu súng và giao súng lên tiểu đoàn là lần đầu,  Ngay chiều ngày 1/4. Còn sáng ngày 2/4 lính ngụy  khắp nơi chạy đến nộp tiếp... đến gần trưa thì nhận lệnh của tiểu đoàn cấp tốc đi cùng D2/E28 vào Nha trang... Vội vàng quá không biết giao số súng thu được cho ai nên chính bob và anh em đập gẫy ném hết xuống sông ở ngay cái cầu bê tông nhỏ cách ngả ba hơn trăm mét về phía Nha trang. Thời gian lên xe tăng cũng quá trưa...vào Nha trang thì gần tối... anh em xuống xe đào công sự (hố cá nhân) ngay dưới  gốc phi lao, gốc dừa ngoài bãi cát (chỗ ấy bây giờ là quãng trường 2/4 với tháp trầm hương).
 @ Tài liệu nói 17h mới tiến vào thì không chính xác. còn nói thời điểm 17h bộ đội đã vào Nha trang thì đúng. Vì theo bob biết khi đến Ninh hòa  lúc đó mới có 2E (24va28). 66 và các đơn vị hỏa lực, hậu cần chưa cơ động tới kịp. Việc nắm tình hình ở Nha trang còn rất lơ mơ...vì thế không ai dại gì mà "sục vào" thành phố ban đêm. Sau này tìm hiểu thêm bob được biết: sau khi lữ dù 3 bị đập tan thì ngay thành phố nha trang bắt đầu hỗn loạn... lính tráng bỏ chạy, cướp phá, các quan chức chính quyền, cảnh sát... tìm cách di tản. Thành phố trở thành "vô chính phủ"... có một lực lượng hoạt động trong nôi thành tìm ra Ninh hòa gặp trực tiếp lãnh đạo sư 10 ...đề nghị vào gấp Nha trang để ổn định tình hình. Lực lượng đó do anh Bùi Hồng Thái chỉ đạo ra bắt liên lạc (Anh Bùi Hồng Thái nguyên bí thư tỉnh ủy Khánh hòa , nay đã nghĩ hưu. Kể ). Và tổ công tác nội thành ấy sáng 2/4 từ trong Nha trang ra Ninh hòa gần trưa mới tìm gặp đại diện lãnh đạo sư 10...rồi ngay sau đó sư 10 điều E28 cùng xe tăng đi ngay... và C11 của bob vội vã đi cùng E28 là như rứa. Cụ ạ!
- Còn khi trung doàn 24 vào Nha trang, và khi C11 trở về D6 rồi. bob đố cụ Pk biết C11 được phân công đóng quân ở đâu đấy?- he he...dám nói đếch biết lắm!
-@ CB ơi! Nhớ em quá! Nói nhời phải giữ lấy nhời nhé. nếu ghé nha trang phôn cho bob nha.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 12:53:48 am

Nghe cứ như giai làng với thôn nữ bên giếng nước sân đình í, bác phuockhanh nhỉ! ;D

Tài liệu nói 17h mới tiến vào thì không chính xác. còn nói thời điểm 17h bộ đội đã vào Nha trang thì đúng.

Em đọc trong cuốn Ký ức Tây Nguyên của thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, trong đó viết 17h vượt cầu Xóm Bóng, tiến vào Nha Trang, các bác ạ!

Vấn đề thời gian thế là xong. Nhưng em có chút thắc mắc, tháng trước cũng trên trang này bác qtdc cho em hay: Cầu Xóm Bóng bị không quân Sài Gòn ném bom, hòng ngăn chặn đường tiến công của quân ta. (sau em xem sách cũng thấy nói như thế) Như vậy tại sao các bác vẫn qua được cầu Xóm Bóng vào thời điểm đó nhỉ? Công binh e không sửa kịp! Em nhờ các bác giải ngố ạ.

Trận BMT làm rung chuyển hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên. Khiến quân đội Sài Gòn hoang mang, không những Sư 23 bộ binh, cả lữ dù 3 hàng "anh chị" cũng mất tinh thần. Chẳng thế, mới hôm qua còn đánh 581, hôm nay các bác đã vào tới Nha Trang. ;D

Bác bob đố bác phuockhanh về chỗ...ăn ở của C11. ;D Em đồ rằng, như thế bác làm chân quân quản vài hôm ở Nha Trang, không cùng E24 tiến đánh Cam Ranh đúng không ạ? Bác phuockhanh là tác chiến thì có khả năng đi cùng E bộ? Nghe nói đội hình vừa cơ động trên đường 1, vừa bắn trả máy bay ném bom ngăn chặn...Hoành tráng lắm.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 09:02:10 am
v
Thôi thì hỏi thì phải trả lời, có đúng không? Pk tiếc một điều giá như Bob là tay quân sự thì còn lắm chuyện nữa kia. Khốn nỗi lại là tay chính trị nên đưa quân đi đến chỗ nào cũng ngồi ro ró xem lính nó làm chuyện gì? Buông ra là chúng nó lùng sục kiếm ăn ngay tắp lỵ nên có hỏi Bob chỗ này, chỗ nọ có cái gì hay hay, đèm đẹp cũng đếch biết.
Thí dụ: Vào thành phố Nha Trang PK đi tìm thằng lái xe cho TĐ, vào nhà thuốc tây ở giữa phố hỏi thì ông ta chỉ ra cửa có những vết đạn bắn vào cửa xếp và cảm ơn các ông đã đến sớm nếu không lính nó chạy về phá phách hết. Ông ta mời lấy thuốc tây có đủ các thứ thuốc quý, cửa hàng thuốc to, ở miền Bắc bấy giờ chả gặp đâu có, mà sỹ không lấy. Rồi cho cô con gái xinh như tiên, đẹp đến mê hồn dẫn đi tìm lái xe. Cô gái đang học trường dược SG. Trước mặt ba má cô ta bảo: mời ông đi! ra ngoài cô ta gọi mình là  bên giải phóng, rồi đàng mình...nghe ngọt ngào  và thân quen quá!
Thôi lan man mất. D6 ở khu Đồng Đế, các C gần đấy, không vượt qua cầu Xóm Bóng. PK có bản đồ trong tay, chấm tọa độ chỗ các C đứng chân, nếu cần đi lục trí nhớ tọa độ từng C một (!). Đi làm phương án tác chiến lên Đền Bà ngó xuống cầu, nhìn cửa sông đẹp quá. Xuống khu "Xóm Bóng" Bob có cần PK tả cái "Xóm Bóng" này không? Xóm Bóng đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng thực sự. Quay lại, ngược lên Trường dòng La San, vào trong khu đó toàn nhà hai ba tầng cửa khóa, có một người ra chào, đưa ra đứng sát bờ biển, xem biển.
Liệu Bob có được hưởng những thứ đó không? Ở đấy hai ba ngày rồi về gần ngã ba Diêm Khánh. Có thích PK kể khi đi địa hình trước vào trường học gặp thày cô giáo không? Ngồi hỏi chuyện cô trò lớp 12 để hiểu xem học sinh nghĩ và hiểu gì về quân giải phóng, CM? Có cả. Sẽ kể sau. Rất cụ thể và chi tiết.
Mà này chớ có cách nhìn của " Ông Chính" nhé. Cũng báo cáo là xong nhiệm vụ được giao mới đi quan sát địa hình, họ tác chiến phải thế và tranh thủ tìm hiểu chuyện con người xã hội TB xem nó ra răng. Thế bây giờ mới có chuyện tán phét ngoài tiếng súng chứ.
Tuânb5 có hỏi là cầu Xóm Bóng bị ném bom sao mà qua được? Khi PK và Bob ở đó thì cầu còn nguyên
vẹn, sau khi đi thì không rõ. Nhưng vào giữa 1977 thì cầu vẫn đi lại bình thường mà cũng không có dấu vết sập gãy? Ngày đó có cầu sập là cầu Ba Ngòi ở Cam Ranh, có vài chục chiến sỹ phải nằm  lại khi hành quân bị bom đánh vào đội hình


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 09:36:23 am


* Nhưng em có chút thắc mắc, tháng trước cũng trên trang này bác qtdc cho em hay: Cầu Xóm Bóng bị không quân Sài Gòn ném bom, hòng ngăn chặn đường tiến công của quân ta. (sau em xem sách cũng thấy nói như thế) Như vậy tại sao các bác vẫn qua được cầu Xóm Bóng vào thời điểm đó nhỉ? Công binh e không sửa kịp! Em nhờ các bác giải ngố ạ.


** Bác bob đố bác phuockhanh về chỗ...ăn ở của C11. ;D Em đồ rằng, như thế bác làm chân quân quản vài hôm ở Nha Trang, không cùng E24 tiến đánh Cam Ranh đúng không ạ? Bác phuockhanh là tác chiến thì có khả năng đi cùng E bộ? Nghe nói đội hình vừa cơ động trên đường 1, vừa bắn trả máy bay ném bom ngăn chặn...Hoành tráng lắm.

* Đúng! thời điểm đó có tốp máy bay A37 đến ném bom xuống khu vực cầu xóm bóng. Nhưng không trúng cầu, mà bom tuyền nổ dưới sông, nước téo lên làm mát cầu thôi... có vài quả trúng nhà dân phía bắc cầu (nhà cháy...dân chết khá nhiều) và một quả trúng phía trước Tháp bà làm đổ vài cái trụ xây bằng gạch Chăm (sau này đã xây sửa lại, và có đặt tấm bia căm thù, ghi lại tội ác của địch tại khu vực đó) . Cầu xóm bóng vưỡn nguyên vẹn đến tận bây giờ.
** Hì hì gần đúng thôi. Sáng ngày 3/4 C11 có một b đi cùng xe tăng vào Cam ranh...(bob không đi nên chỉ nghe cu Sinh béo kể): Trên đường tiến vào Cam ranh...gần đến khu vực quân cảng... máy bay đánh bom chặn đường ác lắm...nhưng tăng ta không việc gì, 12,7 trên xe tăng bắn rát cả tai, kết hợp với tên lửa vác vai của ta bắn rơi tại chỗ một A37...tầm chiều hôm đó ta làm chủ toàn bộ khu quân cảng Cam ranh. Sáng 4/4 trung đội cu Sinh mới quay về với C11. Mặt mũi còn đen thui...quần áo dơ bẩn chưa tắm giặt gì là kiếm chỗ lăn ra ngủ! Mệt quá.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 10:03:30 am
* D6 ở khu Đồng Đế, các C gần đấy, không vượt qua cầu Xóm Bóng. PK có bản đồ trong tay, chấm tọa độ chỗ các C đứng chân,
-Liệu Bob có được hưởng những thứ đó không?
- Hì hì...! Biết ngay mà. Test thử trí nhớ tí thôi. Chứ cả D6 ở Đồng đế... ai chả biết. Còn C11 ở chỗ nào "đếch nhớ"...Giở chiêu "có bản đồn trong tay... Chấm tọa độ...tìm ... thì không được công nhận. hé hé...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 10:55:15 am
C11 đi trước thì không nói. D 6 (d bộ, c10 c9) sáng 4-4 vọt vào trong phố quay ra, qua cầu, vượt qua cổng Đồng Đế, dẽ vào khu thưa nhà có san rộng như sân trường, có nhiều cây trứng cá, có và vợ con lính chạy ở đâu về khum lều ở tạm. D trưởng Thực có quyết định vè Tham mưu, S khềnh thay. sau rồi về Đồng Để. PK không thể đi đến các C được, chỉ cần chấm tọa độ là quá đủ, trên có hỏi thì đọc tọa độ là OK, tuyệt vời! chưa.  Nếu xuống thì chỉ đi kiểm tra phương án tác chiến, còn ăn dơ nhau thì xuống kiểm thứ gì chén!  
Còn vụ nó ném bom thì phải sau khi đi khỏi chứ ?


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 02:12:55 pm
Ngày đó có cầu sập là cầu Ba Ngòi ở Cam Ranh, có vài chục chiến sỹ phải nằm  lại khi hành quân bị bom đánh vào đội hình
- Úi giời ui! Cái vụ bị bom thì "oanh liệt rùi"! bob xuýt chết ở đó...! Có đời thủa nhà ai mà dám đi giữa ban ngày, ban mặt cả đoàn xe dài hàng cây số nghênh ngang trên đường. xe thì tạp nham đủ loại huy động của dân nữa... Trong khi Phan rang chưa đánh đấm gì, Sân bay Thành sơn còn cả đống A37, AD6...của địch. Trong bối cảnh chiến tranh ấy...Mà máy bay địch không oánh bom vào đoàn xe mới là chuyện lạ. Và chuyện gì đến, phải đến! - Khi đoàn xe đi qua cánh đồng bà Thìn...rồi qua thị trấn Cam ranh...Những chiếc xe đi đầu đội hình đã rẽ phải vào con đường đất đá (cấp phối) hướng lên huyện Bác ái Ninh thuận... xe của C11 và bob mới gần tới ngã rẽ đó thì máy bay xuất hiện...Mới đầu có  nhõn một chị "bà già" L19. Chị nhẹ nhàng chao liệng vè vè trên đầu đoàn xe... Chắc lúc ấy nước miếng chị L19 đang nhễu ra đầy miệng vì thấy miếng mồi ngon quá...! Ngồi trên thùng xe nhìn lên...bob biết "sắp nguy rồi"! Nhưng lệnh trên: cứ tiến "Không được xuống xe"! Hì hì...quả không sai! chị L19 xịt ngay quả pháo khói xuống đầu đội hình phía trước. thế là các em A37 từ đâu không biết cứ ầm ầm xé gió lao tới ...thay nhau bổ nhào cắt bom vào đoàn xe đi đầu...Bom nổ âm ầm, đất đá văng tứ tung, khói lửa mù mịt...Lúc đó thì chả ai bảo ai cứ nhanh như sóc ...Nhảy xuống xe, mạnh ai người đó chạy tìm nơi ẩn nấp. xe của bob lúc ấy dừng ngay nơi ngã ba, gần đó có vài nhà dân và có vườn dừa trĩu quả...May quá bob chạy băng qua đường ray... vào cái vườn dừa đó gặp ngay cái hầm của dân đã làm sẵn , thế là cu cậu bob cùng mấy cậu lính C11 chui tọt ngay vào cái hầm...khi đã ở trong hầm mới thấy dưới hầm đã đầy người trong đó (toàn đàn bà trẻ con). Trên trời máy bay cứ gầm thét, trong hầm thì mọi người lo lắng chẳng ai nói với ai câu nào, Những loạt bom sau rơi trúng ngay vườn dừa . ngồi trong hầm nghe bom nổ nhức óc, đất trời như rung chuyển. dừa bị mảnh bom phạt rớt xuống bộp bộp, cơ man nào là dừa cả quả già và quả non ... ngớt bom bob ngoi ra lượm mấy trái non lấy dao găm bổ ra lấy nước uống. Ngọt đáo để! Hì hì...! Sau đợt bom ấy, thấy máy bay cũng im  lâu lâu rồi được lệnh gom quân... tiếp tục hành quân bộ...đi tiếp... đến chiều tối thì được lệnh dừng chân. phải tạt vào cánh rừng bên phải đường tìm nơi có nước nấu ăn (giống như cảnh hành quân trên đường Trường sơn năm nào). Ngày hôm sau lại quay ra chỗ vừa bị oánh bom hôm qua. Khi xe đến đón là lên xe chạy như "Ma đuổi" dông thẳng về lại Nha trang , rồi vượt qua thành phố nhiều kỷ niệm... lên tuốt Buôn ma thuột...rồi đi luôn đến gần Gia nghĩa mới tạm dừng... hí hí... Đã quá! - Đúng không lão "tác quái"? 
 @ à mà mãi sau này mình về thăm lại sư 10 trên Kon tum có nghe bà con có câu: "Con ơi muốn sống nên người. Thấy xe sư 10 phải tránh cho xa". Có lẽ cũng xuất phát từ những đợt hành quân cơ giới "thần tốc" như vào chiến dịch HCM ấy cho nên bà con "khiếp" xe của sư 10 hay sao!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 04:20:03 pm
Nếu xuống thì chỉ đi kiểm tra phương án tác chiến, còn ăn dơ nhau thì xuống kiểm thứ gì chén!  

He he... Hèn nào! Bi giờ mới lòi cái đuôi "tác quái" ra! Chắc là hồi ấy lão PK không "ăn dơ" với C11 nên đến chỗ nào cũng đẩy C11 ra chỗ "hóc" nhất, xa D bộ...Hồi ở Nha trang C11 phải từ trung tâm (BTLQK 2 nơi E bộ đóng) ra tuốt đèo Rù rì chốt ở ngã ba Đại hàn. Cả C ở trong một doanh trại cũ của lính Nam triều tiên gần đó. Cũng vì nhẽ đó mà cái ngã ba phía trong đèo có tên "hoành tráng": "NGã ba Đại hàn". Nơi ây bây giờ Z-753 ở đó.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 05:45:43 pm
Hèn chi gần 40 năm mới hiểu hai chữ: Tác Quái...
Nhưng trời xui, đất khiến, ghét của nào trời trao của ấy. Cuối 75 lại đẩy "cụ" xuống C11 mới ác chứ. Thảo nào lính của Bob cũ cho PK xơi quả " trung bình" khi đi rửng Tân Uyên bắn đạn thật, tiên phong của cả một trung đoàn có phải đùa đâu. Nên bị E trưởng T. tập hợp đại đội "quạt" bữa nên thân. Ê ẩm đến bây giờ ! ...Đúng là chịu các " Bố" C viên... ha...ha...!!!
Khi nào vào Nha Trang dẫn đến " Quán nem" ở caí chỗ hai bên là đường, giữa là quán, đãi bữa nem "chết thôi!" Nếu đúng thì xin mời ném vào Suối Chình, chân đèo Phượng Hoàng ấy, chung cùng..à.... quên ném vào cái hiệu thuốc giữa Nha Trang ấy ....hi...hi...chắc là ngủ đến sáng nhỉ..ha..ha..có dám làm không?
Xin chỉnh một tý hỉ.
chuyện qua Ba Ngòi là quá đúng, nhưng Pk lúc đó đi bộ qua cầu đổ, đến cái làng thì bị bom, chui vào hầm nhà dân như Bob kể. Nhưng khi về không chạy thẳng đâu mà về chỗ ấp Cam Lâm, chỗ ở trước dừng lại hai ngày mới quay về BMT. Bob có biết tay "tác quái" lúc 5h sáng, trước khi xe chạy xuống C11 xem đã ổn định trên xe chưa và nghe tài xế dân nói hiện nay có chỗ đang chiến sự ác liệt gần Sài Gòn! Sau này biết là Long Khánh, nơi mà chúng ném bon BU cực kỳ lợi hại, loại bom hủy ôxy, lính chết ra rạ ấy. Ta phải bỏ hướng này quay diệt hậu, thế là chúng rút chạy...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 06:45:17 pm

Khi nào vào Nha Trang dẫn đến " Quán nem" ở caí chỗ hai bên là đường, giữa là quán, đãi bữa nem "chết thôi!" Nếu đúng thì xin mời ném vào Suối Chình, chân đèo Phượng Hoàng ấy, chung cùng..à.... quên ném vào cái hiệu thuốc giữa Nha Trang ấy ....hi...hi...chắc là ngủ đến sáng nhỉ..ha..ha..có dám làm không?
-Quán nem Ninh hòa ấy gần chợ Đầm, gần cả nhà bob luôn. Hì hì... "đãi bữa nem "chết thôi!" ! Chuyện nhỏ. Ừ, Rồi thì ném vào suối Chình là tuyệt nhất. Ra đó thăm lại chiến trường xưa bob sẽ chỉ chỗ tụt từ trên cao xuống ngay gần bãi pháo địch. rồi chỉ cái chỗ xe tăng ta "bụp" vào quân c9. Còn cái quân trường Lam sơn thì quên đi. Bob ở đấy từ 76 đến 79 rồi cũng chuyển ra ở đấy, chả có gì đáng nhớ. Nhưng không thể quên cái quán thịt "dê" rừng ở Dục mỹ, Tầm trưa ghé vô làm vài xị...với "dê' rừng rồi ôn chuyện cũ... không xỉn, không về...Dám không?
- Còn cái hiệu thuốc lớn giữa Nha trang ư ?. nếu đúng thì tên hiệu của nó là: ĐẠI DƯỢC PHÒNG NHA TRANG. Năm 1976 theo đề nghị của tỉnh KH trường QC cử toàn học viên sĩ quan về Nha trang làm công tác "đánh tư sản". Tổ của bob (bob là tổ trưởng) được phân công làm việc với chủ cơ sở này... hơn một tháng. Nhiều chuyện không tiện kể.../ nhưng nếu đúng (như bob nói) thì bob biết hơi bị nhiều về cái hiệu thuốc lớn giữ Nha trang ấy hơn PK tưởng.../- Nhớ nhé, bố trí vào Nha trang sớm sớm tí còn có sức mà uống!!! Không thì già quá ... có đổ vào cũng không nuốt nổi thì hỏng bét...khé khé...!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Hai, 2014, 08:10:07 pm

Đã bảo trước rùi còn băn khoăn. Đổ không vào thì khênh ra chân đèo Phương Hoàng, chỗ Suối Chình ấy cùng chung với đám.. 75. Hoặc nhẹ nhàng hơn đến cửa cái hiệu thuốc năm75, vất ụch xuống đó có... dược sỹ ra khênh vào...OK!


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: tuanb5 trong 05 Tháng Mười Hai, 2014, 12:10:41 am

Đánh nhau ở Tây Nguyên mấy năm ròng, về đến đồng bằng...Lại là Nha Trang nữa! Vui hết sảy luôn. ;D

Cái hiệu thuốc ĐẠI DƯỢC PHÒNG NHA TRANG có lớn bằng cái hiệu thuốc này không bác bob? ;D
(http://i911.photobucket.com/albums/ac316/manduonghong/48248392.jpg)


Nữ sinh Nha Trang có làm các lính đoàn Trung Dũng ngẩn ngơ không ạ?
(http://i911.photobucket.com/albums/ac316/manduonghong/48096965.jpg)



Nhà tàu này nhẽ bác bob quen thuộc lắm đây.
(http://i911.photobucket.com/albums/ac316/manduonghong/48419453.jpg)


Em ngờ rằng đây (QL 1 & Đường 2-4) là chỗ bác phuockhanh bắt tay lái chiếc xe con chở quay lại: Đừng có lừa ông nhá! ;D
(http://i911.photobucket.com/albums/ac316/manduonghong/48246521.jpg)



Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 05 Tháng Mười Hai, 2014, 09:48:09 am

Cái hiệu thuốc ĐẠI DƯỢC PHÒNG NHA TRANG có lớn bằng cái hiệu thuốc này không bác bob? ;D
(http://i911.photobucket.com/albums/ac316/manduonghong/48248392.jpg)


 Cảm ơn tuanb5 đã cho bob xem lại những hình ảnh thân quen ở Nha trang sau giải phóng. Cái ga xe lửa đến nay vưỡn như thế, vì Khánh hòa xếp hạng nó là di tích lịch sử cấp tỉnh. Trong thời chống Pháp nơi đây là trận địa phòng ngự giam chân địch trong Nha trang (mặt trận 23/10/1945) với tấm gương anh dũng của LS Võ Văn ký...
- Còn cái hiệu thuốc tây (trong ảnh) ... chỉ là một cửa hàng nhỏ hoặc một đại lý của ĐẠI DƯỢC PHÒNG...thôi. Vì hồi mình làm việc với chủ cơ sở này... ông ta cho biết: Toàn bộ các cơ sở bán thuốc tây ở Nha trang lúc ấy do ông cung cấp, Ông ta cũng là một người giầu có nhất nhì Nha trang ngày ấy.
vì thế các cơ sở của ông "được quốc hữa hóa'... Vài năm sau ông được "bảo lãnh" sang Huê kỳ...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: phuockhanh trong 05 Tháng Mười Hai, 2014, 10:11:40 am
Năm 2012 mình cũng ra mua vé tàu và lên tàu đi Tuy Hòa. Cũng thấy nhà ga như hồi 1978 đã đi.Có cái khác mọi nơi là ở đó mua đồng xèng để đi vệ sinh, bỏ tiền tự động cửa mở,rất hay. Nhà Bob ở gần Chợ Đầm thì tuyệt vời quá. Còn cài hiệu thuốc có cửa xếp kia. Cái ảnh nữ sinh chắc chụp trước 75 lâu. Chứ ngày đó thấy nữ xinh mặc áo vạt không chùng thế, chỉ gần đầu gối và không đội nón, có chăng thì đội mũ...


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 12 Tháng Mười Hai, 2014, 06:43:17 pm

Bob có xây nhà nữa không đấy?
Cảm ơn bác PK đã nhời nhắc nhở! Bob cũng muốn xây nữa. Nhưng vốn liếng cạn quá rồi. Chưa kiếm thêm được "xu" nào nên tạm dừng, chờ khi nào tìm được nguồn "tài trợ" khá khá ...mới xây tiếp. Trong khi chờ xây tiếp bob xin phép mượn nhà "Một thời chiến trận " của bác để "tâm sự" chung được không? - Nếu được. bob sẽ thường xuyên ra vào nhà bác càng tốt. Đồng ý nhá. 
 Nhân đây bob xin Cảm ơn các thành viên gần xa đã quan tâm , đặc biệt cảm ơn các mind, mod, Ban quản trị mạng đã giúp bob rất nhiều trong thời gian bob được là thành viên của trang nhà VMH.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 13 Tháng Mười Hai, 2014, 05:30:58 pm
Trích dẫn
Nhân đây bob xin Cảm ơn các thành viên gần xa đã quan tâm
tom tôi cũng có nhời cảm ơn lại bác chủ !bác là người động viên tôi rất nhiều những ngày đầu mới vào trang còn ấm ớ !bác đã chủ động thay tên topic để tôi được tự do vào nhà ,thôi cánh mình văn vẻ có hạn mà bác cũng xây được hai ngôi nhà lúc nào cũng đông vui ,nay tạm ké bác p/k lính mới nhưng có vẻ lai láng lắm !
 chúc bác luôn khỏe nhé !


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: Tomqb3 trong 16 Tháng Mười Hai, 2014, 06:02:10 pm
tôi đếm rồi ,còn một com nữa mới chọn vẹn gôi nhà ,tôi tặng khóa đuôi trang của bác Bob mấy tấm ảnh các đồng đội e24 của bác ca khúc khải hoàn ở TSN năm 1975
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05946.jpg)
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05945.jpg)


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 17 Tháng Mười Hai, 2014, 09:41:37 pm
tôi đếm rồi ,còn một com nữa mới chọn vẹn gôi nhà ,tôi tặng khóa đuôi trang của bác Bob mấy tấm ảnh các đồng đội e24 của bác ca khúc khải hoàn ở TSN năm 1975
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05946.jpg)
(http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/DSC05945.jpg)


@ Lâu lâu lại thấy lão tom@ tòi ra mấy tấm hình lịch sử, Hay quá ! Nhìn ai cũng quen quen...mà nhận không ra. Cảm ơn lão tom nhiều. Chắc phải xin BQT giúp thêm phần 3 để bob và các CCB già tâm sự tiếp.  Nếu được , bob xin lấy tấm hình trên làm bài đầu của phần 3. Chân thành cảm ơn BQT mạng MVH.


Tiêu đề: Re: Ký ức một thời- Phần 2
Gửi bởi: bob trong 18 Tháng Mười Hai, 2014, 06:57:39 am
Nghiện rồi thi bỏ làm sao?

  Hì hì ... ! Đúng là nghiện thật. Nhưng không phải bỏ đâu cha nội, tui nói nà: "tạm dừng" thui mà . Nhưng cái lảo tom@ cứ són ra tí một, tuyền ảnh ngày xưa "quí hiếm"...muốn hỏi xem những Tay lào mà nom đẹp giai phết...nên lại năn nỉ các sếp ở BQT xin mở tiếp phần nữa cho cánh già "công sự"... cuộc đời chinh chiến .   Cảm ơn PK nha... Cứ gãi trúng chỗ ngứa mãi...!