Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: doiviendukichmat trong 20 Tháng Mười, 2011, 12:05:43 pm



Tiêu đề: Những Người Cộng Sản
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 20 Tháng Mười, 2011, 12:05:43 pm
Những người cộng sản

Nhà xuất bản: Thanh niên
Năm xuất bản: 10-1976 (Do sách đã xuất bản cách đây khá lâu, qua quá trình số hoá doiviendukichmat thấy xuất hiện nhiều vấn đề và sự việc sai khác với hiện tại, bạn đọc vui lòng tự dùng kiến thức của mình đối chiếu để tránh trường hợp ngộ nhận xảy ra, vì lý do tôn trọng nguyên bản ngoài hình ảnh tôi sẽ không chỉnh sữa gì thêm, xin cảm ơn!)
Số hóa: doiviendukichmat


MỤC LỤC


Lời Nhà xuất bản

Trích Lời Hồ Chủ Tịch

Đồng chí Trần Phú

Đồng chí Ngô Gia Tự

Đồng chí Lê Hồng Phong

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ

Đồng chí Lê Hồng Sơn

Đồng chí Hồ Tùng Mậu

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Đồng chí Nguyễn Phong Sắc

Đồng chí Nguyễn Hới

Đồng chí Hoàng Văn Thụ

Đồng chí Võ Văn Tần

Đồng chí Phan Đăng lưu

Đồng chí Đỗ Ngọc Du

Đồng chí Lương Khánh Thiện

Đồng chí Tô Hiệu

Đồng chí Nguyễn Nghiêm

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai

Đồng chí Phạm Quan Lịch

Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa

Đồng chí Cả Khương tức Nguyễn Thị Lưu

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến



Tiêu đề: Lời Nhà xuất bản
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 20 Tháng Mười, 2011, 12:10:06 pm
LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Xuất phát từ lòng yêu nước, thương nòi, căm thù sâu sắc bọn thống trị thuộc địa Pháp xâm lược nước ta, câu kết với bọn vua quan phong kiến bán nước, áp bức, bóc lột nhân dân  ta, những người thanh niên yêu nước trước đây như đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Văn Thụ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, và nhiều đồng chí khác… đều hăm hở ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng giai cấp, xây dựng một xã hội mới – độc lập tự do, không có người bóc lột người, ấm no và hạnh phúc.

Các đồng chí đã được Bác Hồ và Đảng giáo dục, rèn luyện, đào tạo trở thành những ngường cộng sản chân chính. Từ đó toàn bộ cuộc đời của các đồng chí đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp; tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng cho đến giây phút cuối cùng của đời mình. Bất cứ trong hoàn cảnh nào các đồng chí đều ra sức học tập, nắm vững lý luận khoa học của cách mạng, gian khổ lăn lộn với quần chúng, giác ngộ và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm; dù khi bị rơi vào tay quân thù, bị chúng tra tấn dã man chết đi sống lại nhiều lần, ngay cả khi đứng trước mũi súng của kè thù, hoặc bị chúng dụ dỗ mua chuộc, các đồng chí không hề nao núng, khuất phục, kiên quyết giữ vững chí khí chiến đấu, khí tiết của người cộng sản. Khi bị tù đày các đồng chí đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến tòa án của chúng thành nơi xét xử bọn cướp nước và bán nước, luôn luôn giữ tư thế của người chiến thắng, làm chủ tương lai. Đó là những tấm gương sáng ngời về chí khí của các chiến sĩ cộng sản kiên cường.

Tập sách “Những người cộng sản sẽ giúp cho thanh niên ta ngày nay hiểu rõ những tấm gương trong sáng của thế hệ thanh niên lớp trước, học tập, phấn đấu, rèn luyện, sống và chiến đấu cho lý tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Đảng và Bác – giành và bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc thanh niên trong cả nước, chúng tôi cho xuất bản lại tập “Noi gương những người cộng sản” nay lấy tên là “Những người cộng sản” tập 1 và 2, có sữa chữa và bổ sung thêm, đồng thời giới thiệu thêm với bạn đọc về cuộc đời và sự nghiệp của 8 đồng chí khác.

Xin giới thiệu với các đồng chí đoàn viên, thanh niên và bạn đọc.


NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
Năm 1976               


Tiêu đề: Trích Lời Của Hồ Chủ Tịch
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 20 Tháng Mười, 2011, 12:15:28 pm
… Đảng ta vĩ đại thật. Từ ngày nước ta bị đế quốc Pháp xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô. Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra.

Từ ngày mới ra đời, Đảng ta đã liền giương cao là cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màu đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên trên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế phản phong.

– Ăn quả nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng liệt sĩ của Đảng ta, của nhân dân ta.

Trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng tháng Tám và trong 8, 9 năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã vì dân vì Đảng mà hy sinh một cách cực kỳ oanh liệt. Chỉ riêng trong cấp Trung ương của Đảng đã có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc đập chết trong nhà tù. Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho là cờ Cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời nhớ công ơn các liệt sĩ, và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt tất cả mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta.

– Nhân đây, tôi muốn nhắc lại rằng: Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đày. Đó là không kể những án tử hình vắng mặt và những cuộc vượt ngục trước khi hết hạn ở tù. Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù đã chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho con người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua…


   
“Trích lời Hồ Chủ tịch khai mạc lễ kỷ
niệm 30 năm ngày thành lập Đảng”.


Tiêu đề: Đồng chí Trần Phú
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 20 Tháng Mười, 2011, 12:35:19 pm
ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ

(http://10ctranphu.files.wordpress.com/2010/12/tranphu.jpg)

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1-5-1904 taị huyện lỵ Đức Phổ (Quảng Ngãi), nguyên quán là thôn Tùng Ảnh, xã Việt Yên Hạ (nay là xã Đức sơn), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc Nghệ Tĩnh). Cụ thân sinh ra đồng chí là Trần Văn Phổ, một nhà nho, thi hương đỗ giải nguyên được bổ làm tri huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Tuy làm quan nhưng ông vẫn giữ được đức tính khảng khái, thanh liêm của những nhà nho yêu nước. Ông căm ghét bọn thực dân Pháp, bọn quan lại tham nhũng và hướng gia đình mình sống một cuộc sống bình dị như những gia đình thường dân khác. Nhưng cuộc đời của ông không có lối thoát, ông chỉ có thể giãi bày nỗi niềm tâm sự đó trong những câu thơ phẫn uất của mình.

Vì không chịu hợp tác với giặc, thà chiu đau khổ còn hơn để nhân dân đau khổ, đấu tháng 3 năm 1908, ông tự tử để chống lại lệnh tàn bạo của tên công sứ Pháp bắt ông tập trung nhân dân để phục dịch cho một cuộc hành quân của chúng. Cái chết đầy dũng khí của một nhà nho ấy kết thúc một cuộc đời bế tắc, nhưng hé mở cho con cái và những người chung quanh một suy nghĩ mới: phải tìm một hướng đi đúng đắn để tránh tình trạng phải chết uất ức như ông.

Từ đó gia đình Trần Phú phải lưu lạc về thị xã Quảng Ngãi. Ở đây cả gia đình anh sống trong một túp lều ở cửa Tây, và mở cửa hàng nước để sinh sống. Trần Phú và anh chị em trong nhà đều phải làm việc giúp mẹ, nuôi sống gia đình. Trần Phú phải đi quét lá đa để nấu nước.

Mẹ anh vì quá khổ cực, buồn tủi nên ít lâu sau mắc bệnh rồi mất. Từ đó, anh em Trần Phú sống cảnh côi cút. Đến bước đường cùng, anh em phải lần mò về Quảng Trị, Thừa Thiên để gặp họ hàng, tìm nơi nương tựa. Những ngày sống bơ vơ đó đã giúp Trần Phú sau này tiếp thu nhanh chóng những tư tưởng cách mạng ; mặt khác còn rèn luyện cho anh có những đức tính tốt. Đó là tính siêng năng, cần mẫn, chịu đựng gian khổ. Những đức tính đó sau này đã giúp ích cho Trần Phú trong học tập và công tác cách mạng.

Nhờ có bà con họ hàng giúp đỡ, Trần Phú được đưa vào học trường Quốc học Huế. Anh học rất giỏi và có phương pháp học tập tốt. Không như một số học sinh lúc bấy giờ chỉ học “gạo”, anh học có nghiên cứu, có suy nghĩ. Là một học sinh bình thường, một thanh niên bình thường, ai cũng có thể làm được như anh. Nhưng ở đây, sự khác nhau ấy biểu hiện những nhân sinh quan khác nhau. Trần Phú học tập có nghiên cứu, có suy nghĩ để phục vụ cho hoài bão lớn của anh; hoài bão muốn làm một cái gì đó để thay đổi cuộc sống khổ cực của nhân dân. Một số người khác, trái lại chỉ biết nhai lại những cặn bã của bọn thực dân cốt để tìm danh vị, miếng cơm manh áo.

Những năm học ở Huế, Trần Phú dành nhiều thì giờ để đọc các sách báo tiến bộ. Bộ sách “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô đã làm cho anh bao đêm thao thức, suy nghĩ, phải làm thế nào để cho con người thoát khỏi cái xã hội đầy rẫy áp bức và bất công. Bề ngoài trông anh đăm chiêu, nhưng bên trong, tâm hồn anh là ngọn lửa căm bọn thực dân phong kiến thống trị cứ ngùn ngụt bốc cao.

Sau bốn năm học, đến năm 1922 anh đỗ đầu kỳ thi thành chung tại trường Quốc học Huế và được bổ nhiệm về dạy ở trường Cao Xuân Dục là trường tiểu học ở thành phố Vinh – một thành phố tập trung công nhân. Ở đây, năm 1924 đã nổ ra những cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm và những cuộc đấu tranh của anh em kéo xe chống bọn tư bản nước ngoài bóc lột, khinh miệt đồng bào ta. Sau này, Vinh lại là ngòi pháo của phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh.


Tiêu đề: Đồng chí Trần Phú
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 20 Tháng Mười, 2011, 12:44:55 pm
Thầy giáo Trần Phú đã tìm những người đồng chí hướng để kết bạn, nhằm tiến tới thành lập một tổ chức yêu nước. Anh tìm tòi và say mê đọc sách “Người cùng khổ” (Le Paria” do Bác Hồ sàng lập và làm chủ nhiệm, được bí mật chuyển từ nước Pháp về cùng một số sách báo cách mạng khác. Cuộc sống của anh khác xa những thanh niên lúc đó. Anh không la cà vào những quán rượu và những cuộc vui chơi. Đối với học sinh của mình, anh rất yêu mến, day dỗ tận tình.

Năm 1925, một số thanh niên trí thức yêu nước, gồm những giáo viên, học sinh lập ra hội Phục Việt tại thành phố Vinh. Hội này sau đổi tên là Hưng nam rồi đổi tên là Việt Nam cách mạng đảng. Đồng chí Trần Phú đã tham gia tổ chức này. Năm 1926, đồng chí được đoàn thể cử sang Lào để vận động cách mạng, tại mỏ Pác Hin Pun. Đồng chí đã đi sâu tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của công nhân, giác ngộ cách mạng cho họ và bước đầu tự rèn luyện lập trường, ý thức của giai cấp công nhân cho mình. Làm việc ở đây một thời gian, đồng chí bị bệnh sốt rét và được đoàn thể chuyển về nước hoạt động.

Cuối năm 1924, Bác hồ từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi liên lạc với một số người Việt Nam yêu nước, năm 1925, Người tổ chức ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, trong đó có Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

Được tin này, ban lãnh đạo Việt Nam cách mạng đảng quyết định cử Trần Phú sang gặp các đồng chí trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội để đề nghị thống nhất hai tổ chức cách mạng nói trên. Cùng đi với đồng chí Trần Phú có một số đồng chí khác sang để dự lớp huấn luyện chính trị do Bác Hồ tổ chức.

Đoàn gồm 10 người, do một đồng chí đã được huấn luyện từ  Quảng Châu về dẫn đường. Sau khi đi tàu thủy từ Hải Phòng, đoàn đổ bộ lên Mũi Ngọc (Móng Cái). Từ đây đoàn đi bộ qua biên giới. Đến xòm Pô Hên (cách Móng Cái 6 cây số), đoàn bị lộ, hai đồng chí bị bắt, tám đồng chí còn lại vượt sông Bắc Luân, lên bến đó Nà Sáo Tù (Đông Hưng). Nghỉ lại ở Đông Hưng mấy ngày, đoàn được người liên lạc của Bác Hồ đón và đưa về trụ sở của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, tại đường Văn Minh (Quảng Châu, Trung Quốc).

Lúc này, đồng chí Trần Phú lấy tên là Lý Quý.

Tháng 8-1926, Trần Phú và các đồng chí trong đoàn được Bác Hồ và một số đồng chí khác huấn luyện về lý luận và chính trị. Đồng chí Trần Phú và các đồng chí khác thấy rõ con đường giải phóng dân tộc mà Bác Hồ đã chỉ ra.

Trần Phú được kết nạp vào Cộng sản Đoàn, và được đoàn đê cử về nước hoạt động. Tháng 12-1926, đồng chí về đến Vinh. Sau khi được báo cáo về việc Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội dự định hợp nhất các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước; đồng chí còn truyền đạt lại những lời dạy bảo của Bác Hồ, giúp các đồng chí trong nước cải tổ Việt Nam cách mạng đảng theo đường lối và tổ chức của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

Ở trong nước một thời gian, đồng chí bị lộ, đoàn thể cử đồng chí sang Quảng Châu để hoạt động.

Mùa xuân năm 1927, Bác Hồ cử đồng chí sang học tại trường dại học Phương Đông ở Mạc-tư-khoa. Lúc ấy, đồng chí mang tên là Li-ki-vơ. Ở trường này, theo đề nghị của Bác Hồ, đại diên Quốc tế cộng sản, một nhóm cộng sản Việt Nam được thành lập. Đồng chí Trần Phú được chỉ định làm bí thư của nhóm đó (Theo thư của Bác Hồ ngày 25-6-1927 gửi cho chi bộ cộng sản trường dại học Phương Động).

Dù vào học muộn một năm, lại hay đau ốm, nhưng đồng chí hết sức phấn đấu nên không những theo kịp mà ít lâu sau, còn giúp đỡ cho một số anh em cùng khóa học tập.

Mặc dù được tin bọn phong kiến Nam triều theo lệnh đế quốc Pháp kết án tử hình vắng mặt đồng chí ngày 11-10-1929, đầu năm 1930, sau khi học xong ở trường đại học Phương Đông, đồng chí vẫn xin về nước hoạt động.


Tiêu đề: Đồng chí Trần Phú
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 21 Tháng Mười, 2011, 12:55:11 pm
Tháng 4-1930, đồng chí về đến Hà Nội và được cử vào Ban Chấp hành trung ương lâm thời của Đảng. Tại Hà Nội, đồng chí ở trong một tầng hầm của nhà số 90 hàng Bông Nhuộm. Tầng hầm này là nơi ở của một đồng chí ta làm bồi cho tên thanh tra tài chính người Pháp tên là Đuy Ô. Chính nơi đây, trong căn hầm chật chội, nóng bức của mùa hè năm ấy, Bản Luận cương chính trị của Đảng đã được đồng chí khởi thảo.

Để khởi thảo bản Bản Luận cương chính trị này, đồng chí Trần Phú đã nghiên cứu những tác phẩm : “Bàn về cách mạng phương Đông” của Lê-nin ; Bản Luận cương về cách mạng thuộc địa của Đại hội thứ 6 Quốc tế cộng sản ; tuyên ngôn, chính cương của Đông Dương cộng sản Đảng, đặc biệt là đồng chí đã kế thừa đường lối chiến lược và sách lược trong cuốn Đường cách mệnh và Chính cương sách lược vắn tắc của Đảng do Bác Hồ thảo ra và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua.

Đồng chí Trần Phú cùng các đồng chí khác đã đi khảo sát một số vùng công nghiệp (Nam Đinh, Hải Phòng, Hòn Gai) và nông nghiệp (Thái Bình) nhằm làm sao trong bản Bản Luận cương chính trị thể hiện đúng đắn tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, kết hợp với thực tiễn Việt Nam.

Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú đựợc cử làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng.

Bản Luận cương chính trị thể hiện sự sáng tạo của Đảng ta đã vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn nước ta, đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Bản Luận cương chính trị có một ý nghĩ lịch sử rất lớn. Đây là ngọn cờ chỉ đạo cách mạng Việt Nam trên bước đường đấu tranh anh dũng và thắng lợi vẻ vang.

Bản Luận cương chính trị đã nêu bật lên những tư tưởng mới của thời đại : tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng cách mạng triệt để của giai cấp công nhân. Bản Luận cương chính trị ra đời đã chứng tỏ rằng, từ đó trên đất nước Việt Nam này,tư tưởng của giai cấp vô sản đã chiến thắng các tư tưởng khác và chiếm lĩnh được trận địa trong cuộc đấu tranh với các giai cấp, các Đảng phái khác để giành quyền lãnh đạo Đảng ta.

Bản Luận cương chính trị đã chỉ ra tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau. Muốn thực hiện đựợc hai nhiệm vụ này, phải có một chính đảng của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.

Bản Luận cương chính trị nêu rõ cần phải xây dựng các tổ chức quần chúng của Đảng, mà lực lượng chính của cách mạng là công nông, trên cơ sở đó động viên mọi lực lượng quần chúng tham gia cách mạng.

Về phương pháp đấu tranh, bản Luận cương chính trị nêu rõ Đảng ta phải dìu dắt nhân dân đi từ đấu tranh kinh tế, chính trị mới, đường lối tổ chức mới, và phương pháp đấu tranh cách mạng, mới của Đảng, khác xa những cương lĩnh của các đảng phái khác. Nó nói lên tính chất ưu việt của Đảng cộng sản, một đảng chân chính cách mạng kiên quyết đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

Sau cuộc họp hội nghị lần thứ nhất (tháng 10-1930) của Trung ương Đảng, Ban thường vụ Trung ương quyết định đóng trụ sở tại Sài Gòn, một thành phố lớn, thuận tiện cho việc liên lạc với Hương Cảng (Trung Quốc) và Mác-xây (pháp). Tại Sài Gòn, đồng chí Trần Phú được một đảng viên làm bồi bếp cho tên đốc học người Pháp trường “Áo tím” bố trí cho ở ngay trong nhà tên này để tiện giữ bí mật.


Tiêu đề: Đồng chí Trần Phú
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 21 Tháng Mười, 2011, 01:09:40 pm
Đảng ta ra đời giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng (1929-1933). Đời sống của tất cả các tầng lớp nhân dân ta đều bị đe doạ. Đảng ta phát động quần chúng, trước hết là công nông đứng lên đấu tranh, đỉnh cao nhất của cao trào 1930-1931 là Xô-viết Nghệ-Tĩnh. Quần chúng đứng dậy đấu tranh và lập nên những xô-viết, thực hiện được một số quyền lợi cho công nông. Bọn đế quốc, phong kiến rất lo sợ. Chúng điều quân về Nghệ-Tĩnh, đàn áp dữ dội phong trào cách mạng. Đứng trước tình hình đó, trung ương Đảng đã kịp thời ra những chỉ thị chỉ đạo phong trào. Chính nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng mà cao trào cách mạng được giữ vững và duy trì đến cuốn năm 1931.

(http://baodaklak.vn/dataimages/201009/original/images378095_xo_viet.jpg)

Xô Viết Nghệ - Tĩnh, đỉnh cao của các phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Trong thời gian làm Tổng bí thư của Đảng, đồng chí Trần Phú còn được phân công trực tiếp phụ trách Công hội đỏ. Công hội đỏ là một tổ chức quần chúng rộng rãi của công nhân, nhằm tập hợp những người vô sản trong cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ lúc mới thành lập, các tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn đã lập ra những tổ chức Công hội đỏ. Từ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phong trào công nhân ngày càng lớn mạnh. Để thống nhất sự chỉ đạo các tổ chức Công hội đỏ, thực hiện Nghị quyết Đại hội quốc tế Công hội đỏ tháng 8-1930, Nghị quyết hội nghị lần thứ nhất (tháng 10-1930) của Trung ương Đảng, ngày 20-1-1931, Trung ương Đảng đã triệu tập hội nghị công nhân Đông Dương lần thứ nhất. Hội nghị này đã họp tại nhà một người Hoa kiều, phố Lơ-gơ-răng đơ la li-ray (Legrand de la liraye) dưới sự chủ toạ của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã nghe đồng chí Lê Văn Kiệt, người được Đảng cử đi dự Đại hội quốc tế Công hội đỏ tháng 10-1930 ở Mạc-tư-khoa báo cáo kết quả vả Nghị quyết của Đại hội về nhiệm vụ vận động công nhân Đông Dương.

Hội nghị quyết định thành lập Ban công vận trung ương gồm bốn đồng chí, do đồng chí Trần Phú làm trưởng ban. Hội nghị còn thông qua bản Luận cương và nghị quyết do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Bản Luận cương và nghị quyết này đã nêu bật lên hai vấn đề lớn :

Một là, tầm quan trọng của công tác vận động công nhân.

Hai là, tình hình giai cấp vô sản Đông Dương và đường lối công vận của Đảng.


Việc thành lập Ban công vận trung ương, và ra bản Luận cương cùng với nghị quyết trên đây đã nói lên sự quan tâm đúng đắn của Đảng, trong đó có sự chỉ đạo của đồng chí Trần Phú đối với phong trào công nhân.

Trong lúc đó phong trào cách mạng cả nước đang lên mạnh, hội nghị lần thứ hai của Trung ương Đảng họp ở Sài Gòn vào tháng 3 năm 1931. Hội nghị đã tập trung đấu tranh với những tư tưởng sai trong Đảng và chú ý các công tác công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên, v.v… để đưa phong trào cách mạng lên cao. Hội nghị nhận thấy phong trào thanh niên đã lớn mạnh trong cả nước : “Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp củ Đảng phải giải quyết” (Văn kiện Đảng 1929 – 1935 trang 182). Do đó Đảng đã thống nhất các tổ chức thanh niên vào Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương (Ngày nay là Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh), nhằm tập hợp lực lượng thanh niên lại để phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Từ đấy, Đoàn thanh niên cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kiên quyết đi theo Đảng, vượt qua mọi gian nguy thử thách để lớn mạnh không ngừng. Chính vì vậy mà Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã lấy ngày mở đấu hội nghị ngày 26-3 làm ngày sinh của mình.

Sau hội nghị, vì sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19-4-1931, đồng chí Trần Phú bị địch bắt tại nhà số 66 đường Săm-pa-nhơ (Champane), Sài Gòn.

Bọn thực dân Pháp hí hửng khi bắt được đồng chí Tổng bí thư của Đảng. Mới đầu, chúng đưa đồng chí về bót Pô-lô, một bót nằm trên đường Ga-li-ê-ni (Galiéni) gần Chợ Lớn. Ngay từ đầu, những tên mật thám khét tiếng như Mác-ti (Marti), Căm-pa-na (Campana) đã điên cuồng tra tấn đồng chí. Từ thủ đoạn bắt đồng chí ngồi vào nước bẩn rồi cho dòng điện chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, dùng gậy đánh vào người, cũng không làm đồng chí hé môi khai một lời nào. Bót Pô-lô đầu hàng, chúng đưa đồng chí về bót Ca-ti-a (Catina). Đây là cơ quan mật thám lớn nhất Nam Kỳ, những tên mật thám khét tiếng gian ác như Coóc-ni (Corni), Mác-tanh (Martin), Na-đô (Nadaud) đã tra tấn đồng chí rất dã man. Chúng dùng thủ đoạn “lộn mề gà”, cắt gan bàn chân, nhét bông tẩm xăng rồi đốt. Cuối cùng chúng cũng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép của người cộng sản trẻ tuổi.


Tiêu đề: Đồng chí Trần Phú
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 21 Tháng Mười, 2011, 01:18:21 pm
Sau cùng, chúng đưa đồng chí ra toà án Sài Gòn để xét xử. Người cộng sản Trần Phú ở đây lại biến toà án đế quốc thành nơi lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp và nêu cao uy tín của Đảng cộng sản Đông Dương. Hôm đó, có một số đồng chí cùng bị đưa ra xử án. Các đồng chí đã chứng kiến một cuộc đối chất dũng cảm, thông minh của đồng chí lãnh đạo Đảng mình. Họ càng thêm mến phục đồng chí Trần Phú và càng thêm tin tưởng vào Đảng.

Tên bồi thẩm Goóc-xơ (Goorse), một tên cáo già chuyên xử các vụ án chính trị ở Sài Gòn, định giở thủ đoạn mua chuộc đồng chí. Hắn mời đồng chí ngồi, đưa thuốc lá, hỏi thăm sức khoẻ, rồi dọa khéo :

– Ông có được tin tức gì ở Trung Kỳ không ? Ở ngoài ấy, người ta xử tử vắng mặt ông đấy. May cho ông còn ở đây, chứ chúng tôi trả ông về Trung Kỳ, chắc chính phủ Nam Triều chẳng để ông yên .

Nghe hắn nói, đồng chí Trần Phú rất tức giận, nói dằn từng tiếng :

– Này ta nói cho các người biết, với kẻ nào khác, các người hãy giở giọng ấy. Với ta, ta khuyên các người đừng giở cái trò ấy ra làm gì. Các người doạ đưa ta về Trung Kỳ ư ? Tuỳ ý các người. Ta ở đâu cũng thế, điều ấy đối với ta không quan trọng.

Tên cáo già bị sượng mặt. Sau khi hỏi qua loa vài câu mà trong hồ sơ mà chúng đã có, tên này đi thẳng vào vần đề hắn muốn biết :

– Ở Trung ương Đảng, ông làm việc với ai ?

– Một mình.

– Trung ương Đảng có bao nhiêu người ?

– Một người.


Tên bồi thẩm nổi giận, nhưng vờ ngạc nhiên hỏi :

– Ông nói vô lý quá. Tôi tưởng cơ quan chỉ huy Đảng phải đông người chứ, và ông làm việc tất nhiên phải trực tiếp với nhiều người chứ ? Thế mà ông nói ông làm việc một mình. Thật không thể nào tin được.

Tức thì, đồng chí Trần Phú đứng dậy mắng xả vào mặt hắn :

– Tao trả lời thế, mày không hiểu sao ? Phải, Trung ương tao nhiều người và khi làm việc tao còn trực tiếp với người này, người khác. Nhưng tao biết nhiều người là để làm việc cho Đảng tao, cho nước tao, chứ không phải khai cho chúng mày bắt bớ.


Tiêu đề: Đồng chí Trần Phú
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 21 Tháng Mười, 2011, 01:22:45 pm
Câu trả lời của đồng chí như ngọn roi quất vào mặt bọn chúng. Lại thất bại lần nữa. Chúng đưa đồng chí về giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Đồng chí bị giam vào một hầm tối, bốn bề xây đá, mỗi bề không quá hai mét, thiếu ánh sáng và không khí. Đồng chí bị tra tấn rất tàn ác, lại thêm bệnh ho lao, cho nên sức khoẻ giảm sút rất nhanh. Tuy vậy, đồng chí nghĩ rằng ngày nào mình còn sống thì phải phục vụ cho cách mạng ngày ấy. Đồng chí phải ở cùng anh em để giúp đỡ họ thêm. Vì vậy, đồng chí kiên quyết phản đối chế độ giam riêng. Cuối cùng, chúng phải đưa đồng chí lên giam chung với anh em tù chính trị. Dù bị tra tấn, bệnh nặng, đồng chí vẫn dùng hơi sức cuối cùng cỏn lại để bồi dưỡng lý luận cách mạng, kinh nghiệm công tác cho những đồng chí khác, nhất là các đồng chí trẻ tuổi. Trong các buổi huấn luyện chính trị, khi nói về Đảng, đồng chí thường chỉ ra rằng : cần phải xây dựng Đảng vững mạnh, vì Đảng có sứ mệnh rất lớn trong việc lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc và phong kiến, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do. Có một lần đồng chí còn bàn với anh em sau này nước Việt Nam độc lập ta sẽ lấy quốc kỳ màu đỏ, có ngôi sao vàng năm cánh, tượng trưng cho năm giới công, nông, binh, trí và thương đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng. Chính nhớ tới điều ấy, mà trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, các đồng chí ở Mỹ Tho đã giương cao là cờ đỏ sao vàng năm cánh bên cạnh là cờ búa liềm của Đảng trên mái đình Long Hưng nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên trong tỉnh.

Trong tù, đồng chí luôn luôn làm gương cho các đồng chí khác trong những cuộc đấu tranh. Tuy sức khoẻ kém, nhưng đồng chí vẫn tham gia đấu tranh với anh em. Một lần, đồng chí nhịn ăn năm ngày. Chính sau cuộc nhịn ăn ấy, bệnh của đồng chí ngày càng trầm trọng. Khoảng tháng 12-1931, bọn mật thám phải đưa đồng chí về nhà thương chợ Quán.

Biết đây là đồng chí Tổng bí thư của Đảng, các đồng chí cùng nằm chữa bệnh hết sức chăm sóc đồng chí. Ngày đêm, các đồng chí chia nhau nâng giấc, lo từng miếng cơm, hớp nước cho đồng chí, không sợ bệnh lao phổi của đồng chí lây sang mình. Sự giúp đỡ ân cần ấy thể hiện tinh thần đùm bọc giai cấp, thương yêu đồng chí của những người cộng sản. Ở đây nó còn thể hiện một tình cảm cao đẹp hơn nữa : tình cảm của đảng viên với người lãnh đạo Đảng. Tuy được các đồng chí hết sức chăm sóc, nhưng sức khoẻ của đồng chí đã kiệt dần. Ngày 6-9-1931, đồng chí Trần Phú qua đời. Chế độ nhà tù dã man của chủ nghĩa đế quốc Pháp đã giết chết đồng chí.

Trước khi chết, đồng chí đã dặn lại các đồng chí : “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Câu nói ấy đã trở thành một vũ khí mà mỗi người cách mạng Việt Nam mang theo để chiến đấu với kẻ thù, vượt qua những khó khăn, nguy hiểm trên con đường cách mạng.


Tiêu đề: Đồng chí Ngô Gia Tự
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 24 Tháng Hai, 2012, 09:48:33 am
ĐỒNG CHÍ NGÔ GIA TỰ


(http://vov.vn/avatar.aspx?ID=100272&at=0&ts=306&lm=633638136711570000)


Đồng chí Ngô Gia Tự sinh ngày 3 tháng 12 năm 1908, ở làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc). Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng chí là một học trò rất giỏi. Những giáo sư Pháp khó tính của trường Bưởi thường coi rẻ người Việt Nam, cũng phải chịu nhận Ngô Gia Tự là người thông minh tài trí. Đồng chí Ngô Gia Tự say mê đọc sách một cách kỳ lạ, nhất là loại sách tố cáo bộ mặt thật của xã hội đương thời. Ngô Gia Tự quen biết nhiều bè bạn, kể cả những người lớn tuổi hơn mình ở cả ba miền Trung, Nam, Bắc. Ở các bạn lớn tuổi ấy, Ngô Gia Tự thấy có rất nhiều chuyện cho đồng chí suy nghĩ. Chuyện trong nước, chuyện ngoài nước, chuyện đông tây kim cổ. Đồng chí đã say sưa nghe kể chuyện về những hoạt động cách mạng của cụ Phan Bội Châu ở Nhật, ở Xiêm, ở Trung Quốc. Những bài thơ ca cách mạng được các bạn tuyên truyền đã gây nên bao xúc động cho đồng chí. Nhiều lúc, ngồi một mình, đồng chí thích thú ngâm nga, rồi lại trầm lặng suy nghĩ :

                          “ Hồn mê mẩn, tỉnh chưa, chưa tỉnh ?
                              Anh em ta phải tính làm sao… ? “


Rất sung sướng cho Ngô Gia Tự là ngay hồi đó, anh đã được một người bạn kể cho nghe  câu chuyện đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến hội nghị Véc-xây, đưa bản yêu cầu tám điểm đòi cho nước Việt Nam được hưởng quyền tự do, dân chủ. Ngô Gia Tự lại được biết lúc ấy đồng chí Nguiyễn Ái Quốc đang ở Pháp, quan hệ với các nhà cách mạng ở các nước thuộc địa của Pháp và đã thành lập hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xuất bản tờ báo Người cùng khổ vạch những tội ác áp bức, bóc lột của đế quốc Pháp, kêu gọi nhân dân các thuộc địa đoàn kết đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ đó, trong lòng anh luôn luôn có sự gì thôi thúc, anh chỉ muốn bỏ ghế nhà trường, tìm đường cúư nước theo chân nối gót đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Đồng chí Ngô Gia Tự đi xa dần con đường của người anh ruột là Ngô Gia Lễ lúc đó đang làm tri huyện, muốn khuyên răn, dìu dắt em vào con đường học vấn để ra làm quan. Với tất cả lòng hăng say của tuổi trẻ, Ngô Gia Tự tham gia phong trào học sinh bãi khoá đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho cụ Phan Bội Châu. Bị đuổi ra khỏi trường Bưởi, đồng chí về quê ở Tam Sơn, mở lớp dạy học. Từ đó, Tam Sơn thường là nơi hội họp bí mật của một số thanh niên hăng hái yêu nước, như Trịnh Đình Củư, Nguyễn Đức Cảnh… Ngô Gia Tự đã bộc lộ ước vọng của mình trong hai câu đối ở cổng nhà :

                                 Cổng Độc lập tha hồ khép mở
                                 Nhà Tự do mặc sức ra vào


Ít lâu sau, đồng chí Ngô Gia Tự được giới thiệu vào Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và được phân công ở lại hoạt động ngay vùng quê hương mình. Để gần gũi quần chúng nông dân, đồng chí cày cấy, gặt hái, gánh lúa, làm quần quật cả ngày không quản nặng nhọc. Ở xã hội Việt Nam hồi bấy giờ, các tầng lớp trên thường khinh rẻ những người lao động chân tay. Một người trí thức có anh ruột làm quan, quả là phải có tinh thần khác người mới dám vui vẻ lăn lưng vào những việc chân lấm tay bùn như đồng chí Ngô Gia Tự. Chính bà mẹ đồng chí vẫn thường can ngăn : “Con là người học thức, không nên nhúng tay vào những việc tầm thường ấy…”. Ngô Gia Tự thật sự hoà mình trong quần chúng, tìm hiểu đời sống và giác ngộ cách mạng cho quần chúng nên được quần chúng lao động hết sức mến yêu.


Tiêu đề: Đồng chí Ngô Gia Tự
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 24 Tháng Hai, 2012, 09:55:11 am
Giữa năm 1927, sau khi sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện trở về, đồng chí được Kỳ bộ Bắc Kỳ chỉ định vào tỉnh bộ Bắc Ninh. Chỉ sau một thời gian ngắn, đồng chí Ngô Gia Tự đã cùng các đồng chí khác trong tỉnh bộ gây được cơ sở ở nhiều huyện trong tỉnh Bắc Ninh, nhất là ở vùng Từ Sơn và Thuận Thành. Đặc biệt là các đồng chí đã xây dựng được chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội trong trại lính Bắc Ninh. Chi bộ này có bảy hội viên, về sau đều là đảng viên cộng sản. Khám phá ra vụ này, tên chánh án Bắc Ninh rất hoảng sợ. Nó buộc tội vắng mặt đồng chí Ngô Gia Tự.

Ngoài việc tích cực hoạt động hoạt động trong nông dân và binh lính. Đồng chí làm bản thống kê các vụ bãi công ở các nhà máy, ghi chép số lượng công nhân tham gia, tổng kết những thành công hay thất bại để rút kinh nghiệm, lãnh đạo phong trào.

Đầu năm 1928, đồng chí Tự lên kỳ bộ Bắc Kỳ hoạt động cùng với các đồng chí Trịnh Đình Cửu,v.v… Lúc đó, ở ngoài địa phương có một số đồng chí đi « vô sản hóa », nên đầy được phong trào quần chúng lên cao.

Rút kinh nghiệm ấy, từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 9 năm 1928, kỳ bộ Bắc Kỳ họp hội nghị ở một địa điếm gần chợ Hôm – Hà Nội. Hội nghị làm việc được một ngày thì bị lộ nên phải chuyển về họp ở nhà đồng chí Ngô Gia Tự tại làng Tam Sơn ( nay là xã Liên Sơn ). Hội nghị đã kiểm điểm công tác của kỳ bộ và đề ra chủ trương « vô sản hóa ».

Các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh cho rằng, việc xây dựng cơ sở thanh niên khá mạnh mẽ trong các tỉnh thành ở miền Bắc. Tuy vậy các xí nghiệp hầm mỏ, số công nhân tham gia còn ít. Các đồng chí đề nghị đẩy mạnh công tác thâm nhập trong quần chúng công nhân nhiều hơn nữa và nên xem đó là chủ trương của kỳ bộ. Do đó, hội nghị quyết định : «  Trong công tác phát triển cơ sở cách mạng phải lấy công nông làm gốc, phải tăng cường công tác vận động quần chúng công nông, phải đưa cán bộ đi « vô sản hóa », vào làm công nhân tại các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền là những nơi yết hầu kinh tế của thực dân Pháp, phải có biện pháp thích hợp để tuyên truyền giáo dục quần chúng, xây dựng tổ chức cách mạng trong công nhân".

Thực hiện chủ trương đi « vô sản hóa », đồng chí Ngô Gia Tự làm công nhân khuân vác ở bến cảng Sài Gòn. Đồng chí đã đầm mưa giãi nắng đẩy xe than, xi măng, bốc vác hang hóa vất vả ở các bến tàu. Thái độ vui vẻ và tác phong gần gũi cùa đồng chí đã được anh chị em vô cùng quý mến. Qua dó đồng chí đã tuyên truyền giáo dục cách mạng, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.

Nhận thấy phong trào quần chúng công nông ở nước đang cần một đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, thì phong trào mới phát triển vững chắc được, đồng chí Ngô Gia Tự cúng các đồng chí khác đứng ra triệu tập hội nghị chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản. Do đó chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập vào tháng 3-1929 ở số nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ).

Chỉ trong một tháng sau, một số đồng chí  cộng sản đã phát triển đông hơn và phong trào đấu tranh ngày càng lên mạnh. Ngày 28-9-1929, cuộc bãi công của hơn hai trăm công nhân hãng A-vi-a ở Hà Nội nổ ra. Bọn chủ yết thị dọa công nhân nếu không đi làm thì bị đuổi. Chúng vận động riêng anh em công nhân Hoa kiều và cho xe ô-tô đến từng nhà bắt ép công nhân Việt Nam đi làm. Có người đã dao động. Đồng chí Ngô Gia Tự đến nói chuyện với an hem, nêu vấn đề đấu tranh giai cấp, giải thích rõ công nhân bị bóc lột cụ thể như thế nào và kêu gọi an hem đoàn kết lại để đấu tranh. Lúc tinh thần đấu tranh lên cao, anh em định ám sát một tên ký làm tay sai cho chủ; hắn len lỏi vào công nhân định hăm dọa và dụ dỗ anh em. Đồng chí Ngô Gia Tự uốn nắn kịp thời ý định lệch lạc ấy. Cuộc bãi công của công nhân A-vi-a kéo dài từ ngày 28-5-1929 đến 10-6-1929. Bọn chủ phải nhượng bộ, tăng lương cho anh em và buộc phải giải quyết một số những yêu cầu khác.


Tiêu đề: Đồng chí Ngô Gia Tự
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 24 Tháng Hai, 2012, 10:00:19 am
Trong buổi họp kết thúc cuộc bãi công ở phố hàng Bột, đồng chí Ngô Gia Tự đánh giá cao nguyên nhân thắng lợi cuộc đấu tranh này. Đồng chí nói: « Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức chặt chẽ do chị bộ cộng sản và tổ chức lãnh đạo, là kết quả của phong trào « vô sản hóa » đưa cán bộ thâm nhập vào công nhân, giáo dục và vận động quần chúng đấu tranh. Cuộc đấu tranh này là mở màn cho phong trào đấu tranh giai cấp công nhân ». 

Đầu tháng 5 năm 1929, Đại hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội họp ở Hương Cảng.  Đồng chí Ngô Gia Tự là một thanh niên trong đoàn đại biểu Bắc Kỳ đi dự đại hội. Trước khi vào đại hội, đoàn đại biểu Bắc kỳ đã họp trù với đồng chí Lê Hồng Sơn để bàn việc thành lập Đảng cộng sản. Vào Đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ý kiến thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam, nhưng không được Đại hội tán thành. Đồng chí Ngô Gia Tự cùng với hai đại biểu khác bỏ Đại hội trở về nước tham gia việc xúc tiến thành lập Đảng, và vào ngày 17 tháng 6 năm 1930, Đông Dương cộng sản đã ra đời.

 Ban chấp hành trung ương lâm thời cử đồng chí Ngô Gia Tự vào Nam Kỳ hoạt động. Với tác phong cần cù, giản dị, đồng chí đã gây được nhiều cơ sở đảng trong các xí nghiệp, đồn điền.

Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( sau đổi thành Đảng cộng sản Đông Dương ), đồng chí Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư chấp ủy lâm thời của đảng bộ cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ. Xứ ủy đã chọn nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng, xã Vĩnh Kim ( Mỹ Tho) làm cơ sở phát triển cách mạng. Đồng chí Ngô Gia Tự đã thay mặt xứ ủy đến công nhận chi bộ đầu tiên được thành lập ở xã Vĩnh Kim. Tại buổi lễ thành lập, đồng chí Tự nhắc nhở mọi người bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ Đảng. Đồng chí nói : « Người đảng viên phải bảo vệ Đảng. Ta vì Đảng, vì cách mạng mà hy sinh, đừng vì ta mà cách mạng hy sinh ».

Đồng chí thường đi xuống các cơ sở mở những lớp huấn luyện ngắn ngày, để hướng dẩn cho đảng viên nắm được nguyên tắc xây dựng Đảng, xây dựng cơ sở cách mạng.

Công việc đang tiến hành thì năm 1930, đồng chí Ngô Gia Tự bị bắt. Tên chánh mật thám Đông Dương ở Hà Nội hí hửng vào ngay Sài Gòn. Hết tra tấn tàn nhẫn lại dụ dỗ ngọt ngào. Đồng chí bị đánh chết đi sống lại nhiều lần. Tên chánh mật thám hỏi đồng chí Ngô Gia Tự:

-Ông là người trí thức, tại sao ông lại theo cộng sản?

Đồng chí Tự nhìn thẳng vào mặt nó, sẵng giọng trả lời:

-Ai cấm trí thức không nhận rõ được chủ nghia cộng sản là tốt?

-Thế thì ông đã nhận ông là cộng sản phải không?
Tên chánh mật thám mừng rở tưởng đồng chí Tự đã mắc mưu.

Nhanh trí đồng chí Tự quật lại ngay:

-Tôi đã nói rõ với ông là tôi yêu chủ nghĩa cộng sản cũng như những người trí thức bên nước ông đã yêu chủ nghĩa cộng sản.

Tên mật thám cứng họng, quát bọn lính lôi đồng chí ra tra tấn. Sau mỗi lần bị tra tấn, hễ tỉnh lại đồng chí lại nhắn nhủ anh em : « Chúng mình phải chịu đựng, phải hy sinh tất cả cho Đảng, sinh mệnh của Đảng hơn sinh mệnh của mình ».


Tiêu đề: Đồng chí Ngô Gia Tự
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 24 Tháng Hai, 2012, 10:02:46 am
Trước thái độ bất khuất của đồng chí Tự, chúng đành chịu không khai thác được gì và đưa đồng chí vào giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Chúng nhốt đồng chí lẫn với đám từ thường « anh chị », hung hãn nhất, mưu mượn tay số này hãm hại đồng chí. Trong hoàn cảnh đó, đồng chí Ngô Gia Tự cố gắng gần gũi thuyết phục họ, nhen nhóm lên cho họ ngọn lữa căm thù đế quốc. Chỉ ít lâu sau, số đông người trong đám tù « anh chị » ấy đều kính phục đồng chí. Những cảnh tranh giành nhau hơn thua, đánh đập nhau bớt dần, nhường chỗ cho những cuộc bàn bạc, đồng tâm chống lại chế độ hà khắc của nhà tù. Bị giam ở khám nào, đồng chí Tự cũng đem hết nhiệt tình giác ngộ quần chúng ở khám đó. Bọn mật thám sợ, không dám để đồng chí ở đâu lâu cả.

Ngày 2 tháng 5 năm 1933, sau hơn hai năm bị giam cầm ở nhiều nơi, thực dân Pháp đưa đồng chí Ngô Gia Tự ra phiên tòa « đại hình đặc biệt » xử cùng với 120 chiến sĩ cộng sản. Trước khi ra tòa, các đổng chí phân công nhau chuẩn bị trả lời chống lại luận điệu vu khống của chúng. Bọn quan tòa buột tội các chiến sĩ cộng sản là làm loạn. Đồng chí Ngô Gia Tự đứng phắt lên, và cải lại :

-Không đúng, đế quốc Pháp cưỡng bức nước Việt Nam chúng tôi, áp bức bóc lột nhân dân chúng tôi hết sức tàn bạo. Chính cái đó đã thúc đẩy chúng tôi đứng lên làm cộng sản, đánh đuổi đế quốc, đem lại tự do, độc lập cho Tổ quốc chúng tôi.

Bọn quan tòa cuống quýt rung chuông cắt đứt không cho đồng chí Tự nói. Đồng chí lại thét lên : « Các ông vu khống cho Đảng chúng tôi. Phải để chúng tôi bào chữa cho Đảng chúng tôi đã. Riêng phần tôi, tôi sẽ trả lời sau ».

Hôm ấy, đồng chí Ngô Gia Tự cùng các đồng chí Phạm Hùng, Lê Văn Lương và nhiều đồng chí khác đã lần lượt thay nhau, mỗi người nói một vài câu đanh thép, sắc gọn vạch trần tội ác áp bức, bốc lột dã man của đế quốc Pháp. Tên quan tòa tuyên án xong, tiếng đồng chí Ngô Gia Tự hòa cùng tiếng cá đồng chí khác, nhiều lần thét lên vang dội : « Đả đảo đế quốc Pháp ! Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm ! ».

Bị đầy ra Côn Đảo, đồng chí Ngô Gia Tự thường khuyên anh em : « Phải biến nhà tù thành trường học, không được bỏ phí thời giờ. Bất kỳ đâu chúng ta cũng có thể hoạt động cho chủ nghĩa cộng sản được ».


Tiêu đề: Đồng chí Ngô Gia Tự
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 24 Tháng Hai, 2012, 10:05:15 am
Nhà tù Côn Đảo thật là một địa ngục trần gian khủng khiếp. Người tù bị đưa ra đó hàng ngàn nhưng sống sót mà về được ít lắm. Đồng chí Ngô Gia Tự được cử vào Ban chi ủy của chi bộ Đảng cộng sản trong nhà tù Côn Đảo. Đồng chí thường nói « Không thể ngồi khoanh tay đợi chết được, không thể để cho quân thù muốn làm gì thì làm, muốn giết ai thì giết. Phải đấu tranh mà giành lấy quyền sống còn ». Đồng chí cùng anh em đấu tranh đòi mở cửa ngoài để thêm chút không khí và ánh sáng cho dễ thở, đấu tranh đòi ngọn đèn lù mù vào ban đêm để có thể học tập được. Làm khổ sai vất vả lắm, nhưng anh em cũng bảo nhau phải tuyệt thực nhiều ngày mới được cùng nhau đi làm cho cứng tay cứng chân, vất vả ở ngoài trời còn hơn nằm không mà mòn mỏi trong hầm cấm cố ẩm ướt, tức thở … Đồng chí nói : « Chúng nó đẩy mình ra đây là để cho mình chết. Mình sống được là đã thắng địch. Đấu tranh chẳng phải dễ dàng gì đâu ! Mỗi lần đấu tranh là một lần đổ máu. Nhưng mặc ! Không chịu bó gối đầu hàng ». Thật vậy, trong các cuộc đấu tranh, đồng chí Ngô Gia Tự đã nói là làm, đi đầu, đứng trước anh em.

Địch sợ tù chính trị nhất ở chổ đồng tâm ăn cùng ăn, nhịn cùng nhịn ; đã không chịu làm là không chịu làm dù bị đánh đập đến đâu. Anh em bảo nhau lãn công chỉ gánh nữa sọt thôi, thì tất cả chỉ gánh nữa sọt. Ngoài việc cùng các đồng chí khác lãnh đạo anh em đấu tranh chống chế độ tàn nhẫn của nhà tù, đồng chí Ngô Gia Tự còn tổ chức cho anh em học tập chính trị và văn hóa không biết mỏi mệt.

Lúc làm công việc khổ sai, đồng chí Ngô Gia Tự bao giờ cũng giành lấy những việc nặng nhọc và nguy hiểm nhất. Chở củi từ trên núi cao xuống, xe nặng, đường dốc, chỉ sơ ý một chút thì nguy hiểm chết người, đồng chí Ngô Gia Tự lấy cầm càng xe, nói với anh em : « Mình bị hai cái án chung thân, nhỡ có chết ở đây cũng đành. Các cậu còn hy vọng có ngày trở về, các cậu cần sống để làm việc cho Đảng ».

Vào một đêm cuối tháng giêng năm 1935, chi bộ nhà tù tổ chức cho đồng chí Ngô Gia Tự cùng một số đồng chí nữa vượt Côn Đảo, về làm việc cho cách mạng, cho Đảng, khôi phục lại phong trào. Nhưng, các đồng chí của chúng ta đã mất tích giữa biển cả !

Hai mươi lăm tuổi đời, tuổi thanh xuân rực rỡ nhất, Ngô Gia Tự là một trong những đồng chí đầu tiên gia nhập Đảng cộng sản, đã góp phần viết nên những tranh sử chói ngời muôn đời không tắt.


Tiêu đề: Re: Những Người Cộng Sản
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:14:04 pm
ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG

(http://image.qdnd.vn/Upload//anhthu/2011/1/6/LeHongPhong-210053039.gif)

Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Duy Doãn, sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân tại thôn Đông Thông, làng Thông Lạng (nay là hợp tác xã Hồng Phong, xã Hưng Thông , huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Ông cụ thân sinh ra đồng chí là một nhà nho nghèo, thi không đỗ, về nhà lao động sinh sống. Bà cụ làm ruộng, quanh năm tần tảo mới đủ nuôi năm người con. Từ thuở nhỏ, Lê Hồng Phong đã nghe mẹ ru những lời đau xót :

« Cây đa ba nhánh chín cồi
Ai về Thông Lạng cây còi lúa ngô ».


Cảnh nhà tuy nghèo túng nhưng gia đình vẫn cho Lê Hồng Phong đi học. Vốn có tư chất thông minh, đồng chí học giỏi, sách vở của đồng chí bao giờ cũng sạch sẽ, chữ viết rất chân phương.

Trong lớp học, đồng chí luôn là một người tốt, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn. Đồng chí thẳng thắn chỉ ra những cái sai về tính nết và trong bài vở của bạn, chẳng bao giờ sợ bạn phật lòng.

Thi đỗ bằng sơ học, vì nhà nghèo, đồng chí Lê Hồng Phong phải tìm việc để sinh sống. Đầu tiên, đồng chí ra Vinh làm thư ký cho một hiệu buôn của người Hoa kiều. Sau đó ít lâu, đồng chí được Phạm Hồng Thái lúc bấy giờ làm công nhân ở nhà máy Diêm giới thiệu vào học nghề thợ máy. Từ đó, đồng chí trở thành một công nhân.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, nước Pháp là một nước thằng trận nhưng vì sự tàn phá của chiến tranh nên nền kinh tế Pháp bị kiệt quệ. Để bù vào sự suy sụp của nền kinh tế ấy, một mặt thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân chính quốc, mặt khác ra sức bóc lột nhân dân thuộc địa. Giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam vốn khổ cực nay lại càng khổ cực thêm. Thời đó ở Vinh đã có một số nhà máy như nhà máy Diêm, nhà máy Tràng Thi. Anh chị em công nhân làm việc rất vất vả mà tiên lương lại rất ít, không đủ sống. Lương thợ giỏi, mỗi tháng có chín đồng. Trong khí đó, bon cai ký lại ra sức bóp nặn. Có tên cai ở nhà máy Tràng Thi chỉ trong hai năm (1924-1925 ) đã ăn bớt của thợ tới 2.000 đồng. Tình cảnh ấy làm cho Lê Hồng Phong sớm giác ngộ cách mạng. Đồng chí cùng với Phạm Hồng Thái và anh em khác ra sức tuyên truyền, giác ngộ công nhân trong các nhà máy, tổ chức đấu tranh dưới hình thức yêu sách để bảo đảm quyền lợi tối thiểu.


Tiêu đề: Re: Những Người Cộng Sản
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 06 Tháng Bảy, 2012, 09:18:50 pm
Tháng 1-1924, Lê Hồng Phong cùng Phạm Hồng Thái rời nhà máy, rời quê hương để tìm con đường cứu nước. Lúc đầu hai người sang Thái Lan. Sau một thời gian ngắn, hai người được tổ chức cách mạng đưa sang Quảng Châu ( Trung Quốc ) công tác.

Quảng Châu là một thành phố ở miền Nam Trung Quốc. Nơi đây, phong trào cách mạng của công nhân phát triển mạnh. Năm 1927, ở Quảng Châu nổ ra nhiều cuộc đấu tranh lớn của công nhân và đã thành lập được công xã cách mạng. Nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã từng đến đây hoạt động xây dựng cơ sở và bắt liên lạc với cơ sở cách mạng trong nước.

Đến Quảng Châu vượt qua những mạng lưới dày đặc của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp, hai người lặn lội tìm mối liên lạc với các đồng chí Việt Nam.

Tháng 4-1924, Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái kết nạp vào tổ chức Tâm Tâm xã. Tổ chức này do Hồ Hùng Mậu, Lê Hồng Sơn và một số đồng chí khác lập ra từ năm 1923, nhằm tập hợp những người Việt Nam yêu nước, mưu đánh Pháp, giành độc lập dân tộc.

Ngày 19-6-1924, Phạm Hồng Thái được Tâm Tâm xã cử đi giết tên toàn quyền Méc-lanh. Tuy không làm tan xác được tên thực dân cáo già ấy, nhưng tiếng bom Phạm Hồng Thái vang dội về trong nước, báo hiệu một thời kỳ mới mở ra, Phạm Hồng Thái hy sinh nhưng tinh thần nhà liệt sĩ cách mạng vẫn sống mãi với nhân dân Việt Nam. Tinh thần ấy đã khích lệ Lê Hồng Phong rất nhiều trên con đường chiến đấu đầy chông gai này.

Cuối năm 1924, Bác Hồ từ Liên Xô về tới Quảng Châu ( Trung Quốc ). Năm 1925, Bác Hồ lập ra Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, thông qua đó mà lãnh đạo giáo dục bồi dưỡng lớp thanh niên yêu nước, chuẩn bị cho cơ sở thành lập một Đảng kiểu mới sau này, Đảng cộng sản Việt Nam. Lê Hồng Phong được Bác Hồ huấn luyện về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, truyền thụ kinh nghiệm hoạt động cách mạng, và trở thành một người học trò trung thành và xuất sắc của Bác Hồ.

Để đào tạo cán bộ quân sự cho cách mạng, Bác Hồ đã gửi đồng chí Lê Hồng Phong vào học tại trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Sau khi tốt nghiệp trường ấy, đồng chí lại được Bác Hồ giới thiệu sang học tại trường dạy lái máy bay Bô-ri-xô-lép-xơ của binh chủng không quân Liên Xô. Tại trường này, qua học tập, đồng chí tỏ ra là một người thông minh và có năng khiếu về quân sự. Đồng chí đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về lý thuyết và đã hoàn thành mỹ mãn nhiều chuyến bay thực tế. Với tinh thần học để bảo vệ sự nghiệp sau này của nước mình, đồng chí Lê Hồng Phong đã hoàn thành khóa học của mình một cách xuất sắc và được các đồng chí lãnh đạo của trường hết sức khen ngợi. Đồng chí Lê Hồng Phong là một chiến sĩ không quân đầu tiên của Việt Nam và là người Việt Nam đầu tiên tham gia quân đội của Liên bang Xô viết.

Sau đó ít lâu, theo đề nghị của Bác Hồ, đồng chí được giới thiệu sang học tại trường đại học dành cho người cộng sản phương Đông, mang tên Sta-lin. Tại trưởng này, cùng với các đồng chí được Bác Hồ gửi sang học, đồng chí đã nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tỏ ra là người có khả năng về lý luận cách mạng.


Tiêu đề: Đồng chí Lê Hồng Phong
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:29:51 pm
Những năm sau cao trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô-viết Nghệ-Tĩnh, giặc Pháp định dìm cách mạng Việt Nam trong bể máu. Nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt bớ, tù đày, chém giết. Nhiều cơ sở Đảng bị vỡ. Ban chấp hành Trung ương Đảng lần lượt bị sa vào lưới giặc. Nhận chỉ định của Quốc tế cộng sản, giữa năm 1932, đồng chí Lê Hồng Phong đã chấp nối liên lạc với trong nước, củng cố những cơ sở Đảng còn lại và tìm cách đẩy mạnh phong trào tiến lên.

Sau khi bắt được liên lạc với các đồng chí cộng sản Việt Nam hoạt động ở phía Nam Trung Quốc, đồng chí Lê Hồng Phong đã cùng với một số đồng chí khác tổ chức những cuộc kiểm tra tình hình một số đảng bộ trong nước và mở nhiều lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ trong việc cùng cố và đẩy mạnh phong trao. Với sự tham tích cực của đồng chí, nhiều văn kiện quan trong của Đảng như : « Chương trình hành dộng của Đảng cộng sản Đông Dương », « Chương trình hành động của Đoàn thành niên cộng sản Đông Dương » và chương trình hành động của tồ chức quần chúng của Đảng ra đời đã phân tích cụ thể và sâu sắc tình hình thế giới, trong nước lúc bấy giờ, chỉ rõ con đường tất thắng của cách mạng Đông Dương và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân đoàn kết chặt chẽ đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai,

Đầu năm 1934, nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, ban lãnh đạo Đảng ở ngoài nước do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu đã chính thức thành lập. Thánh 6 năm 1934, ban ấy đã tổ chức một cuộc hội nghị với các cán bộ và đảng bộ ở trong nước để thảo luận tình hình và đề ra phương hướng khội phục và thống nhất các cơ sở Đảng, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Cũng trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Hồng Phong, tờ báo Bôn-sê-vích được xuất bản, đã uốn nắn những khuynh hướng sai lầm trong Đảng, hướng dẫn phong trào đi lên theo đúng đường nối của Đảng ta và Quốc tế cộng sản. Nhờ sự hoạt động tích cực của đồng chí Lê Hồng Phong và các đồng chí khác, từ cuối năm 1932 trở đi, phong trào dần dần khôi phục. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra, trước hết là Nam Bộ. Công nhân nhà máy Téc-sta-lanh, đồn điền Dầu Tiếng… bãi công. Phong trào nông dân cũng bắt đầu lên. Năm 1932, nông dân Hà Tiên kéo về Sài Gòn dòi chính quyền cứu đói v.v…


Tiêu đề: Đồng chí Lê Hồng Phong
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:32:38 pm
Trong nhà tù, các đồng chí ta biến nhà tù thành trường học cách mạng, đấu tranh với đế quốc để đòi cải thiện đời sống; đồng thời kiên quyết đấu tranh về chính trị, tư tưởng với những tên cầm đầu của Việt Nam quốc dân đảng nhằm bảo vệ đường lối đúng đắn và uy tín của Đảng. Các đồng chí còn tổ chức ra chi bộ, liên hệ với các cơ sở Đảng ở bên ngoài, học tập lý luận, văn hóa, đào tạo cán bộ đề có dịp trở về hoạt động. Các cơ sở Cao Bằng, Lạng Sơn và ở nhiều nơi khác được củng cố và phát triển. Dần dần, như vết dầu loang, các cơ sở Đảng được chắp mối, hồi phục, mạng lưới của Đảng lại hoạt động đều khắp…

Phong trào dần dần mở rộng trong phạm vi cả nước, từ Nam đến Bắc bao gồm các tầng lớp nhân dân.

Giai đoạn đen tối của cách mạng đã qua, cách mạng Việt Nam đang biến chuyển sang giai đoạn mới. Cuối năm 1934, nhận được giấy triệu tập của Quốc tế cộng sản, ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài họp ở Thượng Hải (thuộc tô giới Anh) đã cử một đoàn đại biểu của Đảng, do đồng chí Lê Hồng Phong làm trưởng đoàn sang dự Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản. Đoàn gồm có ba đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn.

Trong những ngày còn ở lại Thượng Hải, hai đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai yêu nhau, được Ban lãnh đạo của Đảng tổ chức lễ cưới. Trong buổi lễ, sau khi đồng chí thay mặt Đảng tuyên bố công nhận, hai đồng chí đã hứa sẽ yêu nhau suốt đời, và nếu cần hy sinh cả hạnh phúc của mình cho sự nghiệp của Đảng.

Sau một thời gian ở Thượng Hải, đoàn được tàu Liên Xô do Quốc tế cộng sản cử đến đưa về bến Hải Sâm Uy. Sau đó, đoàn được đưa về Mạc-tư-khoa và nghỉ lại ở trường đại học phương Đông. Ở đây, các đồng chí được gặp Bác Hồ, được Bác hỏi về tình hình và giúp đở học tập về lý luận và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng. Lúc này, đồng chí Lê Hồng Phong lấy tên là Hải An.


Tiêu đề: Đồng chí Lê Hồng Phong
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:38:52 pm
Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế cộng sản khai mạc ở Mạc-tư-khoa. Trong Đại hội, đồng chí đại diện cho Đảng ta đọc bản tham luận : «Báo cáo chung về cách mạng Đông Dương ». Trong bản báo cáo đó, đồng chí đã nêu rõ : sự bóc lột thậm tệ của đế quốc Pháp và nhân dân Đông Dương đã đứng lên chống lại chúng. Nhưng lúc đầu, các cuộc đấu tranh đều bị thất bại. Chí đến lúc Đảng ra đời, phong trào mới có hướng đi đúng và phát triển mạnh. Bản tham luận nhấn mạnh : Đảng cộng sản Đông Dương là một đảng bất chấp mọi sự khủng bố tàn bạo của đế quốc Pháp, kiên quyết thực hiện cương lĩnh của Quốc tế cộng sản, thực hiện đường lối cách mạng tư sản dân quyền, đánh đổ đế quốc và phong kiến để giải phong dân tộc, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã nhất trí công nhận Đảng ta là chi bộ chính thức của Quốc tế cộng sản và bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm ủy viên dự khuyết của Quốc tế cộng sản. Đây là một sự kiện lớn chứng tỏ Quốc tế cộng sản đã đánh giá cao phong trào cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo. Đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tránh giải phóng dân tộc.

Tháng 1-1936, đồng chí Lê Hồng Phong về Trung Quốc. Với danh nghĩa là Quốc tế cộng sản bên cạnh Đảng ta, đồng chí đã triệu tập hội nghị Trung ương ở Thượng Hải vào tháng 7-1936.

Lúc này, trên thế giới cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản càng thêm sâu sắc. Chủ nghĩa Phát-xít ra đời, một thảm họa tàn khốc trùm lên đầu nhân loại. Chủ nghĩa cộng sản nhận định rằng : kẻ thù nguy hiểm của nhân dân thế giới không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là bọn Phát-xít. Nhiệm vụ của giai cấp công nhân quốc tế là thống nhất hàng ngũ giai cấp minh và lập mặt trận rộng rãi với các giai cấp, các tầng lớp khác trong nhân dân để chống chủ nghĩa phát-xít và chiến tranh.

Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và các chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, các tầng lớp nhân dân đều cảm thấy ngột ngạt, mong muốn có một sự thay đổi nào đó để cuộc sống dễ chịu hơn. Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản, xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc đó, hội nghị Trung ương tháng 7-1936 quyết định không nên khẩu hiệu « đánh đổ đế quốc Pháp nói chung » mà là « đánh đổ bọn phản động thuộc địa », tạm gác khẩu hiệu « tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày », mà chủ trương « chia lại công điền », « chống phụ thu lạm bổ », và nêu khẩu hiệu « tự do, cơm áo, hòa bình ». Đồng thời, Đảng chủ trương lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi, sau đổi là Mặt trận dân chủ Đông Dương, bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị, các tôn giáo và các dân tộc ở Đông Dương, để cùng nhau đấu tranh đòi những quyền tự do, dân chủ và cải thiện dân sinh.

Hội nghị Trung ương tháng 7-1936 có ý nghĩa rất quan trọng, nó mở đầu cho một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ Mặt trận dân chủ. Từ đó, những chủ trương của hội nghị đã biến thành hành động cụ thể của phong trào quần chúng.


Tiêu đề: Đồng chí Lê Hồng Phong
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:41:51 pm
Cuối năm 1937, đồng chí Lê Hồng Phong về nước hoạt động ở Sài Gòn-Chợ Lớn, cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo phong trào trong cả nước. Lúc này, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cũng về nước, tham gia vào thành ủy Sài Gòn, tuy cùng ở Sài Gòn, nhưng vì tình hình rất khẩn trương, hai đồng chí đều lao vào công tác và rất ít gặp nhau. Ở Sài Gòn, đồng chí Lê Hồng Phong đóng giả một người Hoa Kiều. Có lúc, đồng chí làm giáo sư dạy học tại một trường trung học ở Chợ Lớn ; có lúc, đồng chí làm công cho một hiệu buôn với thẻ căn cước giả lấy tên là La Anh, quê ở Hồ Nam (Trung Quốc). Đồng chí sống rất giản dị, làm việc suốt ngày đêm, không bao giờ tỏ ra mệt mỏi.

Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng, phong trào quần chúng lên mạnh. Mở đầu là phong trào dân chủ là cuộc vận động Đông Dương đại hội vào mùa thu năm 1936.

Lúc này, Đảng đã biết kết hợp hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp với đấu tranh không hợp pháp, đồng thời kết hợp đấu tranh của quần chúng với đấu tranh trên báo chí và nghị trường ; đấu tranh chống bọn tờ-rốt-kít khiêu khích và phá hoại.

Vào giữa năm 1938, trong lúc phong trào đang lên thì đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt ở Chợ Lớn. Bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí vẫn kiên quyết nêu cao khí tiết của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng. Vì không có chứng cớ gì để buộc tội, tòa án đế quốc kết án đồng chí 10 tháng tù về tội mang thẻ căn cước giả. Mùa thu năm 1939, hết hạn tù, bọn đế quốc chủ trương đưa đồng chí về quản thúc ở Thông Lạng, quê hương đồng chí. Ở đây, đồng chí vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng.

Ngày 29-9-1939, đồng chí lại bị địch bắt lần thứ hai. Lần này chúng giam đồng chí ở Khám Lớn Sài Gòn. Khám Lớn là một nhà lao của bọn đế quốc Pháp được xây dựng ở đường La Gờ-răng-đi-e-rơ (La Grandière) Sài Gòn. Khám này lớn hơn nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Những tên gian ác nhất ở Nam Kỳ đều có mặt tại đây. Người tù vừa được đưa đến đây đã bị đánh phủ đầu. Có người bị đánh chết ngay.

Sau cuộc nghĩa Nam Kỳ, bọn thực dân Pháp muốn nhân cơ hội này để giết đồng chí Lê Hồng Phong và một số đồng chí lãnh đạo khác. Bọn chúng biết đồng chí Lê Hồng Phong và đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chồng, nên chúng đưa đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (lúc này cũng bị bắt) đến để hai người nhận nhau, qua đó có cớ để kết án tử hình đồng chí Lê Hồng Phong. Biết rõ âm mưu nham hiểm của kẻ thù, hai đồng chí đã kịp thời đối phó. Hai vợ chồng lâu ngày không được gặp nhau nên rất nhớ nhau. Lê Hồng Phong thấy thương yêu vợ vô bờ. Đồng chí biết vợ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để vừa giữ gìn hòn máu của mình vừa lúc mang thai, vừa tích cực hoạt động cách mạng. Nhưng không thể sa vào bẫy quân thù. Để bảo vệ cách mạng, hai đồng chí đã nén tình cảm sâu nặng, không nhân nhau. Không có chứng cớ gì để buộc Lê Hồng Phong dính vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, chúng đành phải kết án đồng chí năm năm tù và đày ra Côn Đảo. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí khác sau một thời gian ở tù bị chúng xử bắn ở Bà Điểm, Gò Vấp (Gia Định). Đồng chí Lê Hồng Phong nghe tin vợ chết, vô cùng đau xót, vì đã mất một người vợ chung thủy, một người bạn chiến đấu kiên cường, nhưng không hề để tinh thần của người cộng sản bị lay chuyển.


Tiêu đề: Đồng chí Lê Hồng Phong
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:46:47 pm
Biết Lê Hồng Phong là một cán bộ lãnh đạo quan trọng của Đảng, Bọn cầm đầu thực dân Pháp đã ra chỉ thị mật cho tên chúa đảo tìm mọi cách giết hại đồng chí. Đồng chí là một trong số những tù  chính trị bị tra tấn nhiều nhất, tàn bạo nhất. Với trách nhiệm là một người lãnh đạo Đảng, để làm gương cho các đồng chí khác, đồng chí đã dũng cảm chịu đựng mọi sự tra tấn của giặc, giữa vững uy tín cho Đảng. Trước tinh thần bất khuất của đồng chí Lê Hồng Phong, ở trong tù ai nấy đều thương yêu, mến phục và tim các bảo vệ đồng chí. Một số anh em bảo nhau :

-Không thể chịu được, không thể đề chúng đánh anh Phong vô lối như vậy được. Để bọn tôi giết chết chúng nó cho chúng biết tay. Thà một vài người chịu chết để cho tất cả chúng ta có thể được sống, để tiếp tục làm cách mạng.

Biết được chuyện ấy, đồng chí Lê Hồng Phong đã ngăn cản :

-Các đồng chí không nên làm thế. Chúng ta giết thằng này, chúng sẽ đưa thằng khác đến, có khi lại tàn ác hơn. Vả lại, nếu chúng ta giết một thằng của chúng, chúng sẽ buộc cho là nổi loạn, bắn chết hàng loạt anh em tù chúng ta…

Kiệt sức vì những trận tra khảo, đồng chí dừng lại thở, rồi nói tiếp : « Không nên phiêu lưu mạo hiểm. Phải bảo toàn cán bộ cho Đảng. Chúng ta vào đây chưa phải đến chỗ cùng đường. Trong một ngày sắp tới, Đảng, cách mạng sẽ cần đến chúng ta. Chúng ta không nên hy sinh vô ích. Phải đấu tranh chống chế dộ hà khắc của nhà tù, phải rất kiên quyết nhưng cũng phải rất khôn khéo ».

Lời khuyên của đồng chí được anh em tán thành và càng mến phục đồng chí. Khi đồng chí bị đánh đập, nhiều anh em đã xông vào chịu đòn thay, lòng vui như đã làm được một công tác mà Đảng giao cho. Những ngày chiến đấu ở Côn Đảo vô cùng ác liệt. Những cuộc đánh đập bằng dùi cui, roi gan bò… mà nhà tù nào ở Việt Nam cũng có, nhưng ở đây mức độ cao hơn, ghê tởn hơn nhiều. Bọn giặc còn bắt các đồng chí ta phải lao động rất nặng nhọc. Các đồng chí phải xay lúa, vác gỗ, vác đá, mò san hô dưới những bụi mưa roi. Nhiều đồng chí kiệt sức ngã dúi, chúng dẫm chết luôn. Sau một lao động cực nhọc, về trai, họ phải ăn cơm gạo hẩm với cá khô mục. Đây là một loại cơm xám như màu đất và bị trộn rất nhiều cát, khó ăn, phải đỗ nước lã vào ngoáy cho cát đọng lại rồi hớt lấy cơm ăn. Còn cá kho mục thì nát như cám, đen như bùn và đắng như ký-ninh.


Tiêu đề: Đồng chí Lê Hồng Phong
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:51:44 pm
Đồng chí Lê Hồng Phong gầy rạc. Đồng chí mặc bộ quần áo rách mướp, đôi chân khẳng khiu, xiềng xích nặng nề, trên mình đầy những vết thương rỉ máu, kết lai khô đen. Nhiều lần đi làm về, đồng chí đã ngã dúi, không còn sức để ăn nữa. Bọn giặc rất thâm độc, chúng chỉ cho người tù vừa tắm vừa ăn trong năm phút. Nhiều đồng chí đang ăn, chúng đá vào mồm, và thúc « mau lên, mau lên ». Các đồng chí ta rất căm uất, suy nghĩ cách chống lại.

Bấy lâu nay, để chống lại sự tàn bạo của chúng, các đồng chí ta đã lãn công, tuyệt thực … Nhiều cuộc đấu tranh chống đánh đập, đòi cải thiện đời sống nổ ra. Trước sức đấu tranh mạnh mẽ đó, quân thù nhiều lần phải lùi bước. Lần này, ngay trong khi ăn uống, các đồng chí thấy càng phải kiên quyết chống lại. Hôm ấy, anh em vừa bưng bát cơm ăn thì bọn cai tù lại xông vào đánh đập. Lê Hồng Phong và các đồng chí khác một mặt nhất loại hô to phản đối, mặt khác vẫn thản nhiên ngồi ăn. Máu chảy ròng ròng trên đầu, trên mặt đồng chí, nhỏ vào cả bát cơm. Bát cơm gạo hầm đỏ lòm. Hò hét, đánh đập thấy mệt, một tên rón rén đến bên đồng chí hỏi :

-Ê, tại sao tao đánh mày như thế mà mày vẫn thản nhiên ngồi ăn, mày không biết đau à ?

Đồng chí Lê Hồng Phong thong thả đặt bát cơm chan máu xuống, rồi ngửng mặt lên nói dằng từng tiếng :

-Chúng mày nói : ngày nào chúng mày không đánh được chúng tao chảy máu thì chúng mày thấy ăn không ngon. Vậy chúng tao cũng cần phải ăn để có máu đối phó với chúng mày. Đấy là tất cả lý do, rất đơn giản. Chúng mày cứ tiếp tục đánh đi.

Nói xong , đồng chí lại tiếp tục bưng bát cơm ăn như không có việc gì xảy ra. Bọn địch từ sửng sốt chuyển sang sợ hãi rồi len lén lùi ra. Từ đó, thủ đoạn này dần dần giảm bớt. Lê Hồng Phong và các đồng chí ta đã thắng lợi.

Để tách đồng chí Lê Hồng Phong ra xa các đồng chí khác, nhằm ngăn cản sự chỉ đạo và ảnh hưởng của đồng chí, tên chúa đảo Bơ-ru-ôn-nê ra lệnh nhốt riêng đồng chí vào hầm tối và đánh đập tàn nhẫn. Hầm tối là một hầm dài hai mét, rộng một mét rưỡi. Cửa hầm chỉ có một lỗ nhỏ. Xung quanh hầm có hàng rào sắt, sàn hầm lát xi-măng. Cuối chỗ nằm co đóng hai vòng sắt. Người tù bị cùm chân vào đấy đến suốt ngày. Trong một tháng, người tù phải ăn cơm phạt 10 ngày. Cơm phạt là thứ cơm mà còn tệ hơn cơm gạo hẩm với cá khô mục. Nhiều đồng chí ra khỏi hầm tối thì bị mù mắt, chân không đứng vững nữa. Sức khỏe kém, bị đánh đập dã man, đồng chí Lê Hồng Phong bị bệnh kiết lỵ rất nặng. Chúng không cho thuốc. Âm mưu của chúng là giết chết đồng chí bằng bệnh tật. Nhiều đồng chí ta gửi thuốc đến cũng bị chúng tịch thu, ngăn cấm. Một thầy thuốc người Pháp tên là Ra-sa đấu tranh dòi cứu chữa đồng chí cũng bị chúng tống đi nơi khác. Sức khỏe của đồng chí bị kiệt hẳn. Sau mấy ngày vật vã với bệnh, trưa ngày 6-9-1942 đồng chí Lê Hồng Phong đã mất.

Trước lúc hi sinh, đồng chí đã hết sức nói to để nhắn đồng chí ở buồng bên cạnh :  « Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nhắn với Đảng là tới gời phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của Đảng ».

Câu nói của đồng chí là anh em trong tù xúc động vô cùng, đã củng cố cho lỏng tin của anh em để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.  

Ngày nay, đúng như niềm tin của đồng chí, cách mạng đã thắng lợi rất to lớn trong cả nước ta. Mọi người cộng sản chúng ta đang ra sức thực hiện toàn vẹn niềm tin của đồng chí.