Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Tác giả chủ đề:: Bí Bếp trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:10:04 pm



Tiêu đề: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:10:04 pm
Tạp chí nghiên cứu của Đại học California
Journal of Vietnamese Studies, Volume: 3, Number: 2 Summer 2008
(http://caliber.ucpress.net/toc/vs/3/2 (http://caliber.ucpress.net/toc/vs/3/2))
có bài "General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive"
của Merle L. Pribbenow II
(mời các bác đọc, nghe nói là "Hết sẩy!" http://viet-studies.info/kinhte/VNGiap_Tet_JVS.pdf (http://viet-studies.info/kinhte/VNGiap_Tet_JVS.pdf))
Nguồn tham khảo số 12 là www.quansuvn.net (http://www.quansuvn.net) - cuốn "Lịch sử cục tác chiến 1945-2000"

Chúc mừng các bác!

Chào các bác:

Sử, dĩ nhiên là những sự kiện đã xảy ra và chúng ta chỉ tường thuật lại một cách khách quan.  Đó là lý thuyết và dựa trên thực tế thì trước giờ thì những người ghi chép và các cơ sở phổ biến về sử vẫn bị ảnh hưởng hoặc có mục đích chủ quan hơn là hoàn toàn trung thực theo quan niệm khách quan.

Nói lên sự thật thì nào khó; viết sử cũng thế và thực tế thì hoàn cảnh trong nước ngày càng "thoáng" hơn; bà con viết lách có vẻ thoải mái hơn trong việc thuật lại những kinh nghiệm liên quan đến lịch sử.

Bí Bếp thấy rất khích lệ khi có diễn đàn như Quân Sử Việt Nam đã tiếp nhận sự đóng góp từ các thành viên trực tiếp mà không kiểm duyệt bài trước như nhiều diễn đàn khác vẫn còn làm.  Sự kiện DĐQSVN được một số cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài dùng làm nguồn tài liệu đó cũng là điều chúng ta lấy làm đáng mừng vì đó là điều phản ảnh cụ thể về "uy tín" và tầm cỡ của một diễn đàn.

Bí Bếp cũng mong các bác đang tham gia khi ghi chép về sử sẽ tiếp tục giữ tinh thần khách quan, trung thực và bớt dùng những "trạng từ" chủ quan hơn khi mình viết lại những gì đã xảy ra có liên quan đến những sự kiện ở nước mình dù là những sự kiện cũ hoặc vừa xảy ra mà mình gọi là "sử".

Vài dòng góp ý và rất cám ơn các bác đã xây dựng DĐQSVN.

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/haibatrung.jpg)
Đây là bức tranh minh họa mà chúng ta nên tránh...dùng, vì nó phản ảnh tính chất tuyên truyền, lệch lạc, rất "phản diện" những gì chúng ta gọi là "sử"!  :-\


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chuongxedap trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:21:20 pm
Tạp chí nghiên cứu của Đại học California
Journal of Vietnamese Studies, Volume: 3, Number: 2 Summer 2008
(http://caliber.ucpress.net/toc/vs/3/2 (http://caliber.ucpress.net/toc/vs/3/2))
có bài "General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive"
của Merle L. Pribbenow II
(mời các bác đọc, nghe nói là "Hết sẩy!" http://viet-studies.info/kinhte/VNGiap_Tet_JVS.pdf (http://viet-studies.info/kinhte/VNGiap_Tet_JVS.pdf))
Nguồn tham khảo số 12 là www.quansuvn.net (http://www.quansuvn.net) - cuốn "Lịch sử cục tác chiến 1945-2000"

Chúc mừng các bác!

Vài dòng góp ý và rất cám ơn các bác đã xây dựng DĐQSVN.

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/haibatrung.jpg)
Đây là bức tranh minh họa mà chúng ta nên tránh...dùng, vì nó phản ảnh tính chất tuyên truyền, lệch lạc, rất "phản diện" những gì chúng ta gọi là "sử"!  :-\


Thế theo bác, bức tranh trên nó xuyên tạc lệch lạc và rất "phản diện" so với "sử" ở chỗ nào vậy? Cho mọi người biết được không.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:26:39 pm
Năm 40 thì quần áo của quân Mã Viện và quân của Hai bà Trưng không giống như trong tranh được.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:31:27 pm

Thế theo bác, bức tranh trên nó xuyên tạc lệch lạc và rất "phản diện" so với "sử" ở chỗ nào vậy? Cho mọi người biết được không.

Các bác nhìn hình vẽ... giống như hình ảnh của những dịp diễn hành thời sau nầy; dựa theo tranh minh họa thì cảnh "hai Bà" cưỡi voi, thúc quân, đuổi quân Hán chạy... rớt cờ... nom rất oai & hoành tráng.

Thực tế nếu chúng ta biết được quân Hán thời 40 AD họ mặc quân phục gì, đầu có cạo & thắt bím như quân Mãn Thanh (thế kỹ thứ 18th) hoặc mặc trang phục & trang bị của quân Minh (thế kỹ thứ 15th) chăng...?  Đó là chưa kể trang bị &  y phục của hai Bà & quân Giao Chỉ lúc đó thì... lấy gì mờ chúng ta có thể "thuyết phục" người ngoài một cách khách quan được?  ::)

Xin góp ý cùng bác NVC; quân của Mã Viện, phần đông là lính chuyên nghiệp, thiết kỵ... có tổ chức khác với quân ta; lớp quân Hán mà bị quân hai Bà đuổi chạy (thời Tô Định) có lẽ rất khác với quân thiết kỵ của Mã Viện.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:36:12 pm
Cái này là tranh truyện thôi bác Bí Bếp ạ. Xét cho cùng thì nó cũng chỉ là sản phẩm giải trí giống như phim Hollywood thôi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:38:06 pm
Nói Mã Viện là cho nó nhanh,chứ ai nhìn cũng thấy cái đuôi sam thì dù quân Tô Định hay Mã Viện đều sai bét cả bibep à.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:52:49 pm
Đang thảo luận say xưa mà bị xoá thì tiếc thật.Nhờ ban quản trị chuyển hộ về Từ thưở mang gươm đi mở cõi đề anh em tụi tôi tiếp tục cái.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chuongxedap trong 03 Tháng Bảy, 2008, 10:54:39 pm
Để dựng phim thì còn phải xem xét, nhưng chắc chắn nó không phải là để quảng cáo quần áo! Để tìm hiểu cách đây gần 2000 năm, trong khi sách sử ghi chép bị đốt hết quả là khó!

Dự án phim Lý Thái Tổ cho dịp 1000 năm Thăng Long đang có ý mượn trường quay và trang phục của Trung Quốc đấy các bác ạ. Và tất nhiên người ta phản đối ghê lắm.

Thế còn vấn đề tuyên truyền thì sao?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Bảy, 2008, 11:17:55 pm
Nếu mướn Film trường và quấn áo của TQ quay Film Lý Thái Tổ thì còn tuyên truyền gì nữa nó tự biến thành phản tuyên truyền mất rồi.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: _new trong 03 Tháng Bảy, 2008, 11:23:36 pm
Em thử liệt kê ra một số điểm sai của bức tranh cho vui:
1. Voi. Voi đó hình như là voi châu phi.
2. Hồi xưa các bà chưa có ...quần. Các bà cũng không đội khăn xếp và lớp lớp xiêm y là lượt như vậy.
2. Hồi xưa không có cái ô trang trí giữa ngực. Cái này hình như thời Lý mới có.
4 Cờ. Lá cờ kiểu đó hình như thế kỷ 16 mới có.
5. Quân địch. Hình như đó là quân Thanh.

Nhưng. Dù sai đến mấy, nhìn tranh vẫn thấy thích.  :D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: _new trong 03 Tháng Bảy, 2008, 11:25:10 pm
Nếu mướn Film trường và quấn áo của TQ quay Film Lý Thái Tổ thì còn tuyên truyền gì nữa nó tự biến thành phản tuyên truyền mất rồi.
Em thấy không sao.  ;D
Coi như tiếp nối truyền thống cha ông, lấy vũ khí địch đánh địch. ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Bảy, 2008, 11:27:39 pm
Lấy vũ khí địch đánh địch đâu chẳng thấy,trước mắt là phải trả tiền mướn Film trường mướn quần áo mà Film chiếu lên thì bị soi tới nơi tới chốn thế là đi tong tiền của của nhân dân.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Bảy, 2008, 12:14:59 am
Nếu mướn Film trường và quấn áo của TQ quay Film Lý Thái Tổ thì còn tuyên truyền gì nữa nó tự biến thành phản tuyên truyền mất rồi.

Đây đang nói về bức tranh, tuyên truyền của bức tranh bác ạ.

Câu của Bí bếp là "...phản ảnh tính chất tuyên truyền, lệch lạc, rất "phản diện" ..."

Và muốn biết tuyên truyền đó như thế nào?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 04 Tháng Bảy, 2008, 12:35:31 am
Đây đang nói về bức tranh, tuyên truyền của bức tranh bác ạ.

Câu của Bí bếp là "...phản ảnh tính chất tuyên truyền, lệch lạc, rất "phản diện" ..."

Và muốn biết tuyên truyền đó như thế nào?

Bí Bếp xin chép lại một bài viết quan hệ lịch sử do ông Huỳnh Văn Lang soạn mà có thảo luận ở bên Mỹ.  Khi chúng ta bàn thảo về sử, những phản ảnh khách quan chúng ta cần chú ý.   Bức tranh minh họa về cảnh hai bà Trưng đuổi quân Hán mà ai đó đã họa lên... dĩ nhiên nó rất xa vời rất thực tế vì có lắm chi tiết theo dạng "lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia".   Nếu chúng ta tiếp tục dùng để cổ động tinh thần yêu nước, v.v. có thể có tác dụng một lúc nào đó... cho đến khi mình nhìn lại ở khía cạnh lịch sử khách quan thì...?

Nếu bức tranh đó chỉ phổ biến để kích động những cảm xúc của dân ở trong nước thì có thể dùng được; trường hợp người nước ngoài, nhất là những ai đó cũng theo học, tìm hiểu về sử một cách khách quan hơn thì họ sẽ nghĩ gì về tính chất trung thực của những gì chúng ta soạn ra khi mình dùng những hình vẽ, tư liệu như thế?  ::)

Một số thảo luận do người nước ngoài về những bức tranh tương tự quan hệ đến Hai Bà Trưng đã được bàn thảo ở link http://www.chinahistoryforum.com/index.php?showtopic=25128&st=0 (http://www.chinahistoryforum.com/index.php?showtopic=25128&st=0):

----------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN HAI BÀ TRƯNG
Huỳnh Văn Lang

Trong quốc sử V.N., sự kiện Hai Bà Trưng được viết ra quá ngắn, quá ít...nếu so sánh với nhà Thục nhà Triệu, nhưng các sử gia lại không tiếc lời bình luận và phê phán.  Rất tiếc là có nhiều chỗ sai lầm rõ ràng đi đến chỗ bất công như sẽ nói sau.  Tuy gọi là ngắn là ít, nhưng càng đọc càng tìm hiểu các tài liệu tối thiểu hiện có, chúng tôi thấy chất chứa quá nhiều bí ẩn, vì nó vừa quá phong phú vừa quá phức tạp.  Cho nên người viết đã dành gần 20% tập sách “Có Những Sự Kiện Lịch Sử Cần Phải Xem Lại” cho mỗi một chương thứ 6 về Hai Bà.  (Sách đã xuất bản năm 2004)

Câu chuyện Hai Bà Trưng, từ thuở nhỏ chúng ta đã học đã đọc, chúng ta ai ai cũng còn nhớ ít ra là đại cương.  Nhưng chúng tôi muốn ghi lại những dòng chữ sau đây của quốc sử gọi là tóm tắt câu chuyện làm căn bản mở rộng đường thảo luận.

[ÐVSKTT (Ðai Việt Sử ký Toàn Thư), sử liệu căn bản cho các bộ sử khác, đến cả V.N. sử lược của Trần Trọng Kim, viết như sau về kỷ Trưng Nữ Vương:

Vua “ở ngôi 3 năm. Vua rất hùng dũng, đuổi Tô Ðịnh, dựng nước xưng vương, nhưng vì là vua Ðàn Bà, không thể nên công tái tạo.

Tên húy là Trắc, họ Trưng.  Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên.  (Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau.  Sách Cương mục Tập lãm lấy Lạc làm họ là lầm).  Ðóng đô ở Mê Linh

Canh tý, năm thứ 1 (năm 40), (Hán Kiến Vũ năm thứ 16).  Mùa xuân tháng 2, vua khổ vì Thái thú Tô Ðịnh dùng pháp luật trói buộc, lại thù Ðịnh giết chồng mình mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sỏ ở châu.  Ðịnh chạy về nước.  Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng.

Tân sửu, năm thứ 2 ( năm 41), Hán Kiến Vũ năm thứ 17.  Mùa xuân tháng 2, ngày 30, nhựt thực.  Nhà Hán thấy họ Trưng xưng vương........hạ lệnh cho Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu ta sắp sẵn xe thuyền....  cho Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu long làm phó sang xâm lược.

Nhâm dần, năm thứ 3 (năm 42), Hán Kiến Vũ năm thứ 18.  Mùa xuân tháng giêng, Mã Viện theo ven biển mà tiến, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành, gọi là Lãng Bạc) đánh nhau với vua.  Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê (Cấm Khê, sử chép là Kim Khê).Quân chúng cũng cho vua là Ðàn Bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy.  Quốc thống lại mất.”

Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay...Tiếc rằng nối sau họ Triệu đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn ghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi!…”(tr 156)

ÐVSKTB (Ðại Việt Sử Ký Tiền Biên) cũng viết như trên, có thêm vài chi tiết rất nhiều ý nghĩa:

“Trưng Trắc thật là hùng dũng, đến đâu đều như gió cuốn, mường mán ở Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam đều hưởng ứng...Thứ sử và các thái thú chỉ tự giữ được nơi mình ở...  Lúc xuất quân tang chồng chưa hết, bà trang điểm rất đẹp, các tướng hỏi, bà nói: Việc binh không để ảnh hưởng.  Nếu giữ lễ mà làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên kém.  Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm màu sắc của quân, và khiến cho bọn giặc thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.  Mọi người tạ từ, cho mình không theo kịp.”

Trưng Trắc là người đàn bà góa trong bộ Giao Châu, không có một tấc đất, một người dân.  Chỉ vì mối thù chồng đã nổi binh phất một ngọn cờ mà 6 bộ theo như hình với bóng.  Chiếm được đất đai 56 thành dễ như người phủi bụi trên rương trên hòm, khiến cho quan thú quan úy cai trị đã 150 năm nay cũng phải bó tay chẳng làm gì được.  Ôi! Khí anh linh của trời đất không chung đúc vào bậc nam tử mà lại chung đúc vào người đàn bà như thế.....quân cũng cho rằng vua là đàn bà không địch nổi quân Hán, bèn chạy tan tác...

“Sử thần Ngô Thời Sĩ thông luận: Không gì khó bằng thu phục lòng người, không gì khó tập hợp bằng thế nước, càng không gì khó bằng một phụ nữ mà tập hợp được nhiều nam giới làm người cùng chí hướng với mình.  Nước Annam nội thuộc đã lâu, phục tùng pháp chế cho là nên, chịu bọn tướng lại thống trị cho là thường, người căm phẫn thì cây trên mộ đã vừa người ôm, kẻ sinh sau lòng vẫn bình thản, người muốn hăng hái lên cũng không có đất dụng võ...”(tr 73,74.75)          


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 04 Tháng Bảy, 2008, 12:36:12 am
KÐVSCM (Khâm đinh Việt Sử Cương Mục) gần như hoàn toàn chép lại ÐVSKTT.

          V.N. Sử Lược của Trần Trọng Kim thâu gọn hơn, nhưng cũng hoàn toàn một luận điệu.  Luận điệu nói ở đây là dùng ý thức hệ Nho học để nhận xét, bình luận về một sự kiện, là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà.  Chính sự kiện thì các sử gia đều viết gần hoàn toàn đúng với sự thật lịch sử, chỉ tiếc là khi nhận xét hay bình luận thì lại quá sai lầm.  Sau đây là nhận xét của người viết về kiến thức sai lầm của các sử gia trước đây.]

          Trước khi nói đến những sai lầm của các sử gia tiền bối, chúng tôi muốn nói đến đoạn văn sau dây lấy trong Hậu Hán thư của Phạm việp (398-445) : “Chu diên lạc tướng tử danh Thi, Sách Mê linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê, Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khỉ tặc, Mã viện tương binh phạt, Trắc Thi tẩu nhập Kim khê”.  Khi phê bình tập sách “Có những Sự Kiện Lịch Sử Cần Phải Xem Lại” của chúng tôi TS Lê đình Cai có chích ra đoạn văn trên để chứng minh chồng bà Trưng Trắc có tên là Thi, chớ không phải là Thi Sách.  TS Cai lý giải như sau: Sách chữ Hán không có chấm phết, nên chữ Sách có nghĩa là Hỏi (vợ) của câu sau lại đã bị bắt hoàn với câu trước.  Nếu Sách là tên riêng như Trắc, thì câu sau phải viết Trắc Sách tẩu nhập Kim khê, vì không lẽ tên riêng cho vợ (Trắc) lại tên họ (Thi) cho chồng thì hoàn toàn không ổn.  Trước kia cũng có nhiều học giả đã khám phá ra điều đó.  Tuy nhiên đến bây giờ cũng có nhiều học giả khác vẫn không chấp nhận sửa sai, thành ra trong văn học V.N. cũng như Trung hoa tên chồng bà Trưng Trắc vẫn còn là Thi Sách như là một danh tánh cố định.

          Ngoài ra nếu đoạn sử của Phạm việp nói trên hoàn toàn xác thực thì chính hai vợ chồng cùng nhau khởi nghĩa, nên cùng nhau chạy về Kim khê (Trắc Thi tẩu nhập Kim khê.) Như thế thì lý do khởi nghĩa của bà Trưng Trắc vì thù chồng ( bị Tô Ðịnh giết) có thể chỉ là chuyện bịa của các sử gia Nho giáo xưa như có nhiều học giả đã chỉ trích.  Người viết sẽ còn trở lại về lý do khởi nghĩa của Hai bà.

A.- Có những sai lầm quan trọng của quốc sử, xin kể lại vắn tắt như sau:

          1.  Vì là đàn bà nên ”không thể làm nên công tái tạo”.  Một con én không thể làm nên một mùa xuân, én đực én cái gì cũng không làm nên mùa xuân được, vì tình trạng chung của cả một dân tộc còn hậu tiến (rời rạc nếu không nói là chia rẽ), chớ không phải vì nữ tính của Hai Bà.

          2.  Thua trận không phải vì vua là đàn bà mà là vì tình trạng ô hợp của nghĩa quân, chỉ huy thiếu thống nhứt, thiếu nghệ thuật chiến tranh.  Quan trọng hơn nữa là Hai Bà không có Thủy quân, đang khi đó thì Mã viện có nhiều lâu thuyền chở quân nhanh chóng, đổ quân chận đầu, phục kích hay đánh bộc hậu.  Một chiến thuật thủy bộ hỗn hợp mà chính Alexander Ðại đế đánh Darius Ba-tư, cả Julius Ceasar đánh Vercingetorix Gaul cũng chưa có. 

          3.  Nhấn mạnh đến lý do thù chồng như là động lục chánh khởi nghĩa là hoàn toàn sai.  Khởi nghĩa vì “nợ nước”, vì tinh thần quốc gia, vì ý đồ độc lập tự do.Nếu chỉ là vì thù chồng, thì một người đàn bà góa bụa không thể nào lôi kéo được cả trăm ngàn nghĩa quân, lôi kéo cả những tướng quân đã cát cứ nhiều nơi, có dưới quân kỳ cả ngàn cả vạn quân binh.

          4.  Thêm một điều thiếu sót quá lớn, tức là xem cái tầm quan trọng của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà quá thấp, vì không thấy được cái truyền thống, cái di truyền (legacy) của hai Bà để lại trong cái quá trình tranh giành độc lập đi từ Hai Bà, đến Ngô Quyền (939), qua Chu Ðạt (157-160), Triệu quốc Ðạt và em là Triệu Ẩu hay Triệu thị Trinh (248), Lý Bôn (542-647), Triệu quang Phục (547-571), Mai thúc Loan (713-722), Phùng Hưng, Phừng Hải (767-774), Khúc thừa Dụ (892-907), Dương đình Nghệ (931-937...Ðó là chỉ nói đến những cuộc khởi nghĩa lớn có tầm vốc quốc gia và quan trọng nhứt, còn bao nhiêu các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ nho nhỏ khác nữa.  Tất cả các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đó đều bắt nguồn từ cuộc khởi nghĩa của Hai bà.  Cái nguồn luôn luôn là vĩ đại và tối quan trọng, mà các sử gia tiền bối lại khinh bạc.

          B.- Những sắc thái đặc biệt của cuộc khởi nghĩa của hai Bà lại không được các sử gia đào sâu để giúp ta am hiểu các cuộc khởi nghĩa, các biến cố chánh trị và xã hội thời đó cho rõ ràng hơn.

          1- Sắc thái số một là phụ nữ trong hàng ngũ lãnh đạo.  Ngoài Hai Bà phần lớn các tướng lãnh là phụ nữ.  Ðiều đó nói lên là xã hội Giao chỉ lúc đó còn ở trong chế độ mẫu hệ một cách đại qui mô.  150 năm bị nhà tiền Hán và nhà Triệu đô hộ, hai chánh quyền Trung hoa Khổng Lão giáo nầy thuộc văn hóa phụ hệ, đã ảnh hưởng trên chế độ mẫu hệ phần nào, nhưng chắc chắn là rất ít.  Cũng nên lưu ý là dù thuộc chế độ mẫu hệ, nhưng luôn luôn người đàn ông vẫn là người đại diện của bộ lạc với bên ngoài, như là với chánh quyền đô hộ, cho nên trong thời Hán thuộc và nhà Triệu các Huyện lệnh Huyện thừa dưới quyền các Thái thú Trung hoa là các Lạc hầu Lạc tướng người Giao chỉ và luôn luôn là người đàn ông.  Nhưng khi khởi nghĩa lại phần lớn là do các bà cầm đầu, vì theo mẫu hệ thì đàn bà là người có quyền lực đứng ra lôi kéo gia đình, lôi kéo cộng đồng, quyết định vận mạng của cộng đồng. 

          Số các nữ tướng nhiều bằng ba bốn lần các tướng lãnh đàn ông.  Sách sử còn ghi lại danh tánh các nữ tướng sau đây: Bà Phùng thị Chính, người Diên châu; hai chị em bà Phạm thị Nga/Phạm thi Châu, người huyện Ðường Hào, phủ Thương hồng; bà Hồng qui Cực (Chồng là Nguyễn hinh Lang người huyện Giao thụy, tỉnh Nam hà; bà Cung cai Nương, người huyện Hoàng hóa, phủ Thiệu thiên (Thanh hoa); bà Mã châu, người huyện Nam xương, tỉnh Hà nam; bà Ðổ thị Dung, người huyện Vũ bản; bà Chu Liên, người An sơn, xứ Ðoài; bà Phạm thị Côn, người huyện Mỹ lộc, tỉnh Nam định; bà Lê thị Trân, người huyện An Dương, nay là Hải Phòng; bà Tạ vĩnh Gia, người huyện Từ liêm, ngoại ô Hà-nội; Bát nàn Công chúa (không rõ tục danh), ni cô chùa Tiên la; bà Mã thị Châu, người huyện Nam xương, tỉnh Hà nam; bà Trần thị Nguyệt và mẹ chồng là Ả Rồng, người làng Mỹ lộc, tên nôm là làng Bung, huyện Thư trì, tỉnh Thái bình; bà Lê Chân, người làng An tiêm, Hải phòng.  Và bao nhiêu nữ tướng khác nữa, rất tiếc là người viết không làm sao ghi lại cho đầy đủ được.  (Nhà văn Diệu Tần có nhắc thêm hai bà nữa là Thiều hoa và Xuân nương, nhưng không biết người từ đâu).

           Bên nam giới thì chỉ thấy có tướng quân Ðường liễu Ðồng, người Thanh hóa; tướng quân Phùng ất Lã, người huyện Tế giang, tỉnh Bắc giang; cha con Nguyễn Thanh và Nguyễn Trung, đạo Sơn nam; tướng Cao Doãn, người huyện Vĩnh lạc tỉnh Vĩnh phú; Ðỗ xuân Quang, người huyện Vũ bản, tỉnh Nam hà và một thanh niên họ Ðào lên làm tướng, người huyện Nông cống, tỉnh Thanh hóa.  Sau hết là hai tiểu tướng Ðô Dương và Chu Bá, là hai tướng đem tàn quân ra hàng Mã viện cuối năm 43 ở Cự phong (Hải phòng) để kết thúc cuộc khởi nghĩa.

          Kể lể dài dòng trên đây để thấy rằng số nữ tướng gấp 3, 4 lần bên nam tướng. 

          2.-Sắc thái thứ hai.  Theo xuất xứ các tướng quân, chúng ta thấy rằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là một cuộc khởi nghĩa của toàn dân, tuy phần lớn là từ quận Giao chỉ, một số ít từ quận Cửu chân và gần như hoàn toàn vắng bóng người từ quận Nhật nam (Nghệ-an Hà-tỉnh hiện giờ).  Lý do dễ hiểu là dân số quân Giao chỉ gần bằng 3 lần dân số hai quận kia gộp lại.  (Dân số: Giao chỉ, 744,217; Cửu chân, 166,013 và Nhật nam, 68,485.  Những con số nầy do nhà Tiền Hán đầu Công nguyên ghi lại, đến nhà Ðông Hán cũng có làm kiểm kê, nhưng lại ít hơn nhiều, cho nên cứ tạm dùng những con số nói trên để nói lên sự tương đối dân số giữa 3 quận).

          3.- Giới lãnh đạo, hầu hết đều có học thức ít nhiều, nếu không nói là giới trí thức (intelligenzia) lãnh đạo quốc gia, chắc chắn không phải là giới bần cố nông.  Phần nhiều là con cháu của các thủ lãnh hay cừ súy các bộ lạc, cũng được gọi là Lạc tướng Lạc hầu, mà một số lớn là Huyện lệnh Huyện thừa làm việc cho chánh quyền nhà Hán, dưới quyền của các Thái thú người Hán. 

          4.- Cái sắc thái thứ 4 là kết cục quá bi hùng tráng.  Hầu hết các tướng quân nữ cũng như nam đều tử tiết kẻ trước người sau.  Bên nữ giới, chỉ có Bát nàn Công chúa, sau đại thắng Luy lâu bà vào chùa tu và chết già ở đó.  Bên nam giới hầu hết là chết ở trận tiền.

          5.- Số tử vong bên quân của Hai Bà, chắc chắn không dưới 10,000.  Con số tù binh sách đã ghi là trên 10,000.  Số tàn quân ra đầu hàng theo hai tướng Ðô Dương và Chu Bá sách ghi là trên 5,000, sau khi bị giết mất thêm trên 5,000 nữa (theo Ðông Hớn diễn nghĩa)

          6.- Nói về quân binh của hai bên thì bên Mã viện có sách ghi là 30 vạn hay là 300 ngàn.  Hoàn toàn phóng đại quá lố.  Ðúng hơn là 30,000 bộ binh và tối đa là 5,000 thủy binh.  Sách viết là 2,000 lâu thuyền, có thể 20 chiếc theo Ðông Hớn diễn nghĩa là đúng hơn.  (Mỗi lâu thuyền chở hai ba trăm lính).  Ðang khi đó thì quân binh của Hai Bà theo những con số của mỗi tướng quân còn ghi lại thì vào khoảng trên dưới 100 ngàn, nghĩa là dù có tự ý giảm bớt ít nhiều đi nữa thì quân binh của Hai Bà tói thiểu cũng bằng hai của Mã viện.  Một điều chắc chắn là kẻ thua trận bao giờ cũng phóng đại quân số của địch quân cũng như tuyệt đối giảm thiểu quân số quân nhà, để chạy tội hay là cho đỡ thẹn, đỡ tủi.  Người viết cho rằng sự chênh lệnh về quân số không phải là lý do chánh để thành hay bại.  Cho nên Hai Bà có thua là vì lý do gì khác hơn là lý do quân số.

        Lý do gì khác thì có nhiều, nhưng theo người viết thì lý do chánh là tướng chỉ huy của nhà Hán là Mã viện là một tướng lãnh quá tài quá giỏi, nếu so sánh với Hai Bà.  Ðã quá tài quá giỏi mà còn đầy kinh nghiệm chiến trường.  Ðọc lại lịch sử nhân loại, người viết muốn nói đến một chủ tướng người La-mã để so sánh Mã viện chừng mực nào đó, cũng có nghĩa là về một hai phương diện mà thôi.  Như thế cũng là để hiểu thêm về cuộc thất bại của Hai Bà, mà các sử gia trước đây vì lý do nầy (ý thức hệ Nho giáo: nhất nam viết hữu thập nữ viết vô) hay lý do khác ( mặc cảm: tự ti tự đại) mà bình luận hay nhận xét sai lầm.

          Người viết muốn so sánh chiến dịch Mã viện bình định Nam việt hay Giao chỉ với chiến dịch Julius Ceasar bình định xứ Gaul.  Ðặc điểm giống nhau của hai chiến dịch nầy là lấy ít thắng nhiều, như là lấy 1 thắng 2, 3 mà có khi còn hơn nữa.  Lý do chánh để nắm phần thắng cho số ít là tài dụng binh (chiến lược chiến thuật) của tướng chỉ huy, thứ đến là kỷ luật hàng ngũ của quân đội.  Nói về can trường của hai bên thì thiết tưởng cũng có ít nhiều sai biệt, nhưng không phải là lý do chánh để thắng bại.  Nói như vậy thì hiểu ngay là tại sao Hai Bà thất trận quá dễ dàng cũng như quân binh Gaulois của Vercingetorix.Ðó là chưa nói đến sự hiện diện của Thủy quân nhà Hán, mà Mã viện biết điều động một cách thần kỳ hiệu nghiệm, trong lúc Hai Bà không có, dù một chiếc ô thuyền cũng không.     


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 04 Tháng Bảy, 2008, 12:40:49 am
Julius Ceasar (100-44 tcn)

          Người viết muốn kể thêm câu chuyện Julius Ceasar bình định xứ Gaule, tiền thân Pháp quốc để hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, thành cũng như bại.  Cùng một lúc nhận định lại lịch sử viết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà vì cuộc khởi nghĩa của Vercingetorix xảy trước gần 100 năm, nhưng giống nhau rất nhiều phương diện.

          Cuộc bình định xứ Gaul của Julius Ceasar được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu là hai năm 58-57 thì không có gì đặc biệt đáng nói ở đây, vì lúc bấy giờ các bộ lạc nổi lên chống La-mã, nhưng còn chia rẽ mà lại không có ai là người anh hùng quốc gia có đủ bản lãnh để liên kết, nên công tác của Ceasar cũng dễ dàng.  Ðến giai đoạn thứ hai là năm 52 thì xuất hiện một anh hùng dân tộc có tên là Vercingetorix, một thanh niên vừa 30 tuổi, khỏe mạnh, đẹp trai, rất thông minh và nhứt là có tinh thần quốc gia cao độ hơn người (1)

          Ðây là lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Vercingetorix -ông được bầu làm vua hay thủ lãnh tối cao- các bộ lạc khởi nghĩa cùng một lúc và cùng một chánh nghĩa quốc gia rõ ràng, muốn ra khỏi ách thống trị của La-mã và thành lập một quốc gia độc lập và tự do.  Chỉ trong vòng ba tháng đầu năm 52, ông đã tập hợp dưới quân kỳ gần 100,000 bộ binh và gần 10,000 kỵ binh và đánh chiếm nhiều thành trì thuộc địa La-mã.  Ðương đầu với Vercingetorix, Ceasar chỉ tập hợp ban đầu có sáu đạo (legio), (mỗi đạo là 5,000 bộ binh và 300 kỵ binh), lần lần lên đến tám đạo và sau hết là 10 đạo là tối đa.  La-mã không viện binh thêm, Ceasar phải gọi thêm bộ binh và nhứt là kỵ binh người German, nhưng luôn luôn quân số của ông ở tỷ lệ 1 chọi hai, nhứt là kỵ binh.  Thế mà từ thế bại ông chuyển thành thế thượng phong và khởi sự truy kích Vercingetorix.  Ðến một lúc Vercingetorix bị bắt buộc phải rút quân vào thành đồn Alesia để tử thủ với 80,000 quân người ngựa.  Vercingetorix giữ lại bên mình bộ binh, còn kỵ binh thì gửi đi kêu gọi tất cả các bộ lạc phải mau mau đến tiếp viện và giải vây, vì lương thực trong thành chỉ đủ cho 30 ngày.

          Trong lúc quân La-mã xây dựng công sự hãm thành, nhiều lần ban đêm Vercingetorix kéo quân ra xung kích, gây tổn thương không ít cho quân La-mã.  Ceasar luôn đi đầu quân La-mã vừa cổ võ đánh trả vừa điều khiển công cuộc xây dựng công sự hãm thành.  

          Trong thành lương thực đã cạn, đến lúc có người đề nghị làm thịt các người già cả không lâm trận được, Vercingetorix bác bỏ nhưng cho phép những người già cả, đàn bà con nít được bỏ thành ra đi.  Những người nầy qua bên quân La-mã xin làm tôi hơn là chết đói.  Ceasar không chấp thuận và bắt buộc họ phải vào thành trở lại.  Cũng trong lúc đó thì Vercingetorix được tin quân cứu viện sắp đến với một quân số người ngựa trên 250,000.  Các bộ lạc dù còn thân với La-mã cũng hưởng ứng theo, tất cả xứ Gaul đều chỗi dậy và tin tưởng sẽ toàn thắng.

          Vercingetorix lập tức áp dụng chiến thuật trong đánh ra ngoài đánh vô, kẹp đánh quân La-mã ở giữa và họ đã thành công trong ba ngày đầu, quân La-mã tử thương rất nhiều, nhưng không bao giờ nao núng.  Caesar luôn luôn chiến đấu bên cạnh quân binh của mình.

          Ðến một lúc, Ceasar thấy đồn lũy công sự của mình ở phía bắc có thể sụp đổ trước áp lực 60,000 người ngựa quân giải vây, lập tức ông gửi 2,000 kỵ binh qua phía bắc để hỗ trợ, nhưng thay vì tiến thẳng qua phía bắc, ông cho mật lệnh quay qua phía tây và đánh tập hậu quân địch.  Ðây là chiến thuật dương đông kích tây, làm cho quân cứu viện hoàn toàn rối loạn và trong khoảng khắc người ngựa chà đạp nhau tìm đường tẩu thoát, trước sự ngơ ngác của Vercingetorix và quân trong thành.  Bấy giờ quân La-mã mới khởi sự phản công, tàn sát một số lớn và bắt làm tù binh cả chục ngàn người ngựa.

          Vercingetorix cho lệnh rút quân vào thành để định kế.  Tin vào số mạng, ông yêu cầu các thủ lãnh hoặc giết ông, hoặc đem ông ra nộp cho Ceasar.  Thành Alesia gửi người ra gặp Ceasar và xin hàng.  Ceasar bắt buộc tất cả phải buông khí giới và đem nộp các thù lãnh.  Vercingetorix ăn mặt áo giáp sáng chói, hiên ngang dẫn đầu phái đoàn, đến trước mặt Ceasar, ông quỳ xuống và đưa hai tay lên, một cữ chỉ đầu hàng.  Tất cả mọi người trông thấy đều cảm động.  Sau trước Ceasar bắt được gần 100,000 tù binh, thưởng mỗi người lính của ông một người tù làm tôi, kỳ dư ông đem đi bán và thu một số tiền lớn bỏ túi.  Vercingetorix bị cầm tù 6 năm, để rồi đem ra chém đầu bêu thây ở chợ trời Mamertinum gần Forum Roma.  Ðó là đầu năm 46 tcn.

           Sau chiến dịch bình định Gaul, Ceasar còn kéo quân đi bình định Tây-ban-nha, Hy-lạp và nhứt là bình định Phi châu, mà chúng ta được biết đến nhiều hơn cả là chiến dịch bình định Ai-cập năm 47 và ở đó đã có mối tình vương giả tay ba Ceasar/ Cleopatra/ Mark Antony như chúng ta đã biết đoạn chót.  (Phim Cleopatra, do Elizabeth Taylor thủ vai chánh.)

          Chính những chiến công ngoài trận địa đã đưa Ceasar lên tột đỉnh danh vọng và quyền lực, dân La-mã đã đưa ông lên ngang hàng thần thánh.  Cũng như tháng 3 để dành cho thần chiến tranh, tháng 7 (July) được dành cho ông (Julius Ceasar), vì ông sanh ra ngày 15 tháng 7.  Nhưng ngay trên đỉnh danh vọng và quyền lực, đúng 2 năm sau ngày Vercingetorix bị chém đầu để tuyên dương chiến công lẫy lừng của ông, ông bị mấy nghị viện đâm ông nằm chết giữa nghị trường, ngày 15 tháng 3, năm 44.  Trước khi tắc thở, nhận thấy con nuôi ông là Brutus đứng trong hàng ngũ những tên sát nhơn, ông thốt lên một câu bất hủ :Tu quoque, fili mi! (Con ta nữa hà!), để chỉ một sự phản bội tuyệt đối, cũng là câu kết thúc cuộc đời của một con người bất thường, nếu không nói là phi thường.  Cũng như trước kia khi bình định xong xứ Gaule ông phúc trình về nghị viện La-mã gỏn gọn có ba chữ: Veni, Vidi, Vinci (Tôi đã đến, đã thấy, đã thắng), cũng là ba tiếng mở đầu cho một cuộc thăng tiến vô tiền khoán hậu trong lịch sử La-mã.

 Mã viện (13tcn-49 CN)

          Mã viện, tự là Văn Uyên.  Ông sanh ra khoảng năm 12 hay 13 tcn.Tổ tiên ông là danh tướng Triệu Xa thời chiến quốc (403-256tcn) có công đánh giặc được Triệu Huệ Văn vương phong tước vị “Mã Phục quân”.  Thời Hán Vũ đế (141-87 tcn) gia đình họ Mã bị bắt buộc phải dời từ Hàm đan về Mậu lăng trong tỉnh Thiểm tây và ở đó lâu đời.  Cuối đời Vương Mảng nhà Tân (08-23 CN), Mã viện lúc vừa trên 30 tuổi được đề cử giữ chức Tân Thành Ðại y (thái thú) và theo về với Quỳ ngao cát cứ vùng Lũng tây.  Nhưng năm 24, Lưu tú Hán Quang Võ phục hưng nhà Hán, Mã viện theo về với Lưu tú và đem gươm ngựa bình định cả vùng Lũng tây cho nhà Ðông Hán.  Sau khi bình định Lũng tây, Mã viện còn được lệnh đi bình định rợ Tây khương (Hung nô).  (Ðề cao Mã viện, không có nghĩa là hạ giá sự nghiệp của Hai Bà, mà ngược lại càng gia tăng chiến công của Hai Bà, mà thành bại bất luận anh Hùng, như người xưa đã nói.)

          Ở Nam việt, quận Giao chỉ, đầu năm 40 Hai Bà Trưng khởi nghĩa và xưng vương.  Hơn 1 năm sau, tức là cuối năm 41 nhà Ðông Hán mới phản ứng, cho lệnh các quận huyện láng giềng Nam việt như Trường sa, Hợp phố, Giao châu..trong tỉnh Quảng tây, Quảng đông ngày nay, tập hợp quân binh, bộ binh, kỵ binh và chiến thuyền hay lâu thuyền...  (Ðế quốc Trung hoa quá rộng lớn, để tranh thủ thời gian chánh quyền trung ương muốn dấy binh xăm lăng cũng như dẹp loạn luôn luôn lấy quân ở các đạo gần mục tiêu hành quân.) Hán Quang Vũ phong Mã viện làm Phục Ba Tướng quân, có Phù lạc hầu Lưu long làm phó và Tướng quân Ðoàn chí tập hợp lâu thuyền cùng nhau sang đánh Hai Bà Trưng.  Có thể nơi tập hợp quân binh là Hợp phố hay Quảng châu ngày nay và quân nhà Hán đã tiến quân từ đó.

          Con đường tiến quân của Mã viện thì theo sử ta cũng như sử Tàu đều giống nhau, nghĩa là Mã viện đi ven theo đường biển, tiến quân đi trên ngàn dặm mới tới Lãng bạc (hồ Tây bây giờ).Lúc bấy giờ con đường Quảng châu/ Giao chỉ còn lắm phần hoang vu, nhiều chướng ngại, nên Mã viện phải vừa tiến quân vừa dọn đường, điều đó cũng có nghĩa là quân số của Mã viện không thể nào có cả 100 ngàn người ngựa, nói chi là 300 ngàn như sử ta phóng đại.

           Còn về ngày tháng thì theo sử ta sử Tàu thì xuất quân từ cuối năm 41, mà trận Lãng bạc theo sử ta là tháng 3 năm 42.  Như thế thì Mã viện phải mất cả năm mới vào đến địa phận Nam việt là Lạng sơn.  Lúc bấy giờ quân của Hai Bà đã dàn trận ở Lãng bạc và chờ địch.  Không đâu viết là trước đó đã có trận nào chưa, nhưng đọc lại tiểu sử của tướng Cao Doãn thì thiết nghĩ đã có trận đầu ở biên giới là Lạng sơn, là nơi Hai Bà đã sai Cao Doãn đem 5,000 quân trấn đóng để phòng ngự từ năm 40.  Hoặc giả Mã viện cùng một chiến thuật như Alexander là cứ đánh thẳng đến đầu não quân binh Nam việt đang đóng giữ ở Lãng bạc.

          Và ở đây đã có một cuộc tranh hùng quyết liệt.Theo sử Tàu thì quân của Hai Bà chết mất 5,000 và bị bắt tù binh 10,000.  Trong trận nầy ngoài năm ba ngàn nghĩa quân, ít ra Hai Bà cũng đã mất năm bảy tướng nữa.

          Thua trận Lãng Bạc, Hai Bà kéo quân về vùng Thạch thất/Quốc oai, nhắm hướng Cấm khe, sách Tàu viết là Kim khê.  Ở đây lại xảy ra một trận đánh lớn nữa.  Ðọc sử Tàu thì Mã viện kéo quân đuổi theo và chắc chắn là có sự hỗn hợp với thủy quân chận đầu hay đánh bộc hậu.  Lần thứ hai Hai Bà thua trận, không thấy đâu nói sự tổn thất bao nhiêu.  Chỉ biết là sau trận Cấm khê, Hai Bà còn một số tàn quân, ít ra là 10 ngàn và định về Mê linh để tử thủ, vì Mê linh đã thành thủ phủ và chắc chắn là trong hai năm qua đã xây đắp công sự phòng thủ kiên cố lắm.

          Ở đây có một vài nghi vấn, sử ta sử Tàu viết khác nhau nhiều: Hai Chị Em cùng chết một lúc hay kẻ trước người sau và chết ở đâu, chính sử của ta cũng không nhất quán..  Theo Ðông Hớn diễn nghĩa thì sau trận Cấm khê trên con đường rút lui về Mê linh ( trị sở nằm ở ngã ba sông Ðáy đổ vào sông Hồng) thì Hai Bà bị quân nhà Hán do tướng Lưu long cầm đầu phục kích, bà Trưng Nhị đã đứng lại chận đánh Lưu long để cho chị chạy về Mê linh.  Trưng Nhị bị Lưu long chém chết ở trận tiền.  Bà Trưng Trắc lại bị quân nhà Hán chận đầu đánh chắc chắn là do thủy quân từ lâu thuyền đổ bộ lên, lưỡng đầu thọ địch, Bà phải gieo mình xuống sông Hát tự vận, trước khi về tới Mê linh.  Người viết cho rằng câu chuyện của Ðông Hớn diễn nghĩa có phần đáng tin được, nghĩa là hai Chị Em không tự tử theo dòng sông Hát cùng một lúc với nhau.

          Trên đây đã nói tàn quân Hai Bà còn ít ra là 10,000, vì sau khi hai Chủ tướng đã chết, người tử trận, người tự vận, hai tiểu tướng Ðô Dương và Chu Bá còn kéo được tàn quân về tận Cư phong (Hải phòng) để cầm cự với Mã viện.  Ở đoạn cuối nầy thì rõ ràng quân binh của Ðô Dương và Chu Bá bì đè bẹp vì quân số quá thua kém.  Sử Tàu có ghi là Mã viện đem 20,000 người ngựa và 20 lâu thuyền đuổi theo tàn quân của Hai Bà tận Cư phong và chính tại đây cuối năm 43 hai tướng Ðô Dương và Chu Bá mới chịu ra đầu hàng Mã viện, sau khi chết mất thêm 5,000 và bị bắt làm tù binh thêm 5,000 nữa, như Ðông Hán diễn nghĩa đã viết.  

          Ðến đây thì cuộc khởi nghĩa của Hai Ba cũng là của toàn dân Giao chỉ phải kể là đã kết thúc.

          Tuy nhiên cuộc bình định Giao chỉ của Mã viện còn phải kể những ba điều bốn chuyện mà sử ta không quan tâm đến mấy, có khi còn bỏ qua hoàn toàn.

          Sử Tàu có ghi là Mã viện còn ở lại 1 năm để hoàn bị cuộc bình định Giao chỉ như sau.

          1.  Trị sở cũ do các Thái thú người Hán đóng giữ xưa nay là Luy lâu (Thuận thành, Bắc giang ngày nay) đã bị quân khởi nghĩa đốt phá tan tành, mặt khác địa thế không phải là trung tâm và không thuận lợi để phòng thủ khi có loạn, nên Mã viện cho lệnh dời trị sở về Mê linh, chính là thủ phủ của Hai Bà trước đó, tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa thành công, bấy giờ sẽ tiêu biếu cho chánh quyền đô hộ Trung hoa.

          2.  Ngoài một số tù binh đem về Tàu làm nô lệ, Mã viện cho bắt hầu hết các cừ súy hay thủ lãnh các bộ lạc Giao chỉ, có sách viết là 500, có sách viết là 300, đem dày về Hồ Bắc .  Như thế cũng như là muốn chặt đầu một con rắn độc bất trị.

          3.  Mã viện xin Hán Quang Vũ từ rày xin bãi bỏ luật lệ Giao chỉ, thay thế bằng luật lệ nhà Hán.  Ðể luật lệ Trung hoa được áp dụng nghiêm chỉnh, ông bãi bỏ thông lệ chọn Lạc hầu Lạc tướng làm Huyện lệnh Huyện thừa, thay thế gần như hoàn toàn bằng quan lại người Hán, chỉ còn năm ba nơi ở Cữu chân và nhứt là ở Nhựt nam còn dùng người địa phương làm Huyện lệnh Huyện thừa.

          4.  Các sách sử chỉ nói việc Mã viện đúc một con ngựa cao ba thước rưởi bằng đồng để làm quà chiến tranh cho Hán Quang Vũ và một cột đồng có đề mấy chữ “Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” (Cột đồng có đổ là dân Giao chỉ sẽ bị tiêu diệt).  Cũng lại một lần nữa, các sử gia lại mơ hồ, không thấy được chánh sách sâu độc của Mã viện.  Mã viện lấy đồng ở đâu mà đúc ngựa đồng, đúc cột đồng ? Chắc chắn là phải tịch thu tất cả các trống đồng của các bộ lạc các quận Giao chỉ/Cửu chân/Nhật nam.  Ngoài mục đích đúc ngựa, đúc cột...người viết nghĩ rằng Mã viện còn hiểm độc hơn nữa, tức là muốn phá hủy cả một hệ thống thông tin của quân dân Giao chỉ.  Theo người viết thì trống đồng không phải chỉ là vật dụng để dùng vào nghi lễ thờ cúng hay biểu hiệu uy quyền hoặc giàu sang, mà còn là, nếu không nói là nhứt là công cụ truyền tin thông tin, đặc biệt là thông tin về chiến tranh, tập hợp để đánh giặc cũng như đuổi giặc.  ( Tiếng trống đồng thúc quân phải nhìn nhận là thật vô cùng ghê rợn).  Trống đồng là một dụng cụ liên lạc chính xác giữa các bộ lạc xa cách nhau nhiều trăm dặm.  Không còn trống đồng nữa thì nhân dân các bộ lạc lấy gì để thông tin cho nhau, lấy gì để tập hợp khi có chuyện, chuyện khởi nghĩa cũng như chuyện chống giặc giữ nước, chuyện cứu lụt, chuyện vui cũng như chuyện buồn cần phải chia sẻ cho nhau v.v..  Ðây là một biện pháp hiểm độc không thua, nếu không nói là hơn việc bắt các cừ súy đày về phương bắc.        


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 04 Tháng Bảy, 2008, 12:41:44 am
5.  Có nhiều nhà giàu mới có óc đua đòi hay tìm mua trống đồng Ðông sơn, tôi thường hay nói là còn được mấy cái mà tìm mua, vì theo tôi Mã viện đã tịch thu hầu hết rồi, còn sót lại chẳng có mấy cái đâu.  Họ không tin và nghĩ rằng Mã viện có thu thập thì cũng không làm sao thu thập nhiều được, vì Giao chỉ mênh mông, các bộ lạc đều sống xa vời, rải rác khắp nước.  Nhưng thật sự Mã viện khi kéo quân về thì còn để lại nhiều ngàn quân binh, gọi là Mã lưu, sống với nhân dân, gần như khắp mọi nơi, gọi là giúp dân thay đổi kỹ thuật canh tác và sản xuất tiểu công nghệ theo kỹ thuật người Trung hoa, như dệt lụa , đóng giày, thợ rèn,thợ mộc, thợ đồ gốm v.v...Nhưng nhứt là để theo dõi, để kiểm soát nhân dân, cho nên việc thu góp trống đồng không phải là một việc mà các Mã lưu có thể coi nhẹ được, vì trống đồng là một công cụ chiến lược thông tin.  Không có trống đồng, đời sống chánh trị và văn hóa của dân Giao chỉ gần như bị tê liệt hoàn toàn.  Không có trống đồng, thì có trống da trâu thay thế, nhưng tác dụng chiến tranh thì vẫn thua xa.  Âu đó cũng chỉ là ý kiến của người viết.  (Nhiều trống đồng từ V.N đem sang, để giá một hai ngàn đô thì không mấy ai mua, nhưng để 10 ngàn, 20 ngàn thì nhiều nhà giàu mới giành nhau mua cho kỳ được.Người viết nhìn nhận là có một số trống đồng Ðông sơn (700-100 năm tcn) còn sót lại, có thể vào khoảng đôi mươi cái, kỳ dư là những trống đồng sản xuất rất lâu sau thời kỳ Hai Bà Trưng, có thể qua thời Lý Trần Lê hay sau nữa.  Ðối với trống đồng, khảo nghiệm định tuổi theo phương pháp Carbon 14 thì không chính xác, vì sự sai biệt quá lớn, hai ba trăm năm là thường.  Muốn chính xác hơn (xê xích năm ba chục năm) phải dùng phương pháp Thermoluminescence.  Rất tiếc là ở V.N. chưa có dùng phương pháp nầy).

          Sau Mã viện, chúng ta phải nhìn nhận là sự cai trị xứ Giao chỉ của nhà Ðông Hán phải nghiêm nhặt thế nào mà phải đợi cả 200 năm sau dân Giao chỉ dưới sự lãnh đạo của hai anh em bà Triệu thị Trinh (năm 248) mới rục rịch nổi lên được một cách yếu ớt, như một ngọn lửa tàn, bốc cháy lên đó rồi tắc đó.

          Năm 44, Mã viện về lại Lạc dương như là một anh hùng Trung quốc.  Hán Quang vũ phong tước Tân Tức hầu cho ông, ăn lộc 3,000 nốc gia hay một huyện.  Năm năm sau, tháng 7 năm Kiến vũ 24 có loạn Vũ lăng (các tộc thiểu số Hung-nô các huyện Trường dương, Ngũ phong, Hạc phong, Lai phụng, Hồ bắc..) dù tuổi già (62 tuổi, sử ta ghi là 70 khi sang đánh với Hai Bà nên phải kể là sai) ông xin ra đi dẹp giặc.  Có người bạn tên là Mạnh ký đến thăm, thấy ông già yếu mà còn cố gắng xin đi dẹp giặc nên tỏ ra âu lo cho ông thì ông trả lời: “Nay Hung nô Ô huờn còn loạn nhiều phía Bắc, tôi thỉnh chỉ đi dẹp cho yên, vì hễ làm trai thì liều thác nơi chốn sa trường, lấy da ngựa bọc thây thì là may, há đi nằm nơi giường mà thác trong tay đàn bà hay sao?” (Trong văn học Trung hoa, câu “da ngựa bọc thây” chính là của Mã viện). 

          Lần nầy cầm 20,000 quân đi dẹp loạn, Mã viện không e ngại địch mà lại e ngại những phó tướng đi theo, vì trong đó có phò mã của vua và bè phái xưa nay ghen tị với ông.  Vì là mùa hè nắng nóng, ông phải hành quân thật chậm để dưỡng quân khi phải lâm trận.  Không dè cũng là lý do để các phó tướng báo cáo về triều là ông để mất cơ hội đánh “cấp tốc” cho mau kết thúc chiến tranh.  Hán Quang Vũ sai người ra khiển trách, cũng là lúc ông chết vì kiệt sức già, khi sứ chưa đến.  Bấy giờ thì hai phò mã của vua là Lương tùng và Ðậu cố cấu kết với phó tướng Mã vũ, Cánh thư...vu họa cho Mã viện, nào là đi đánh Giao chỉ về mang theo cả xe vàng ngọc mà không dâng cho vua, đánh giặc mà khi đi khi nghỉ như là đi buôn...Hán Quang vũ tức giận sai sứ đến nhà họ Mã thu hồi ấn tín và không cho phép chôn cất.  Vợ Mã viện không biết làm gì hơn là lấy giây rơm buộc các con (hai trai ba gái), dẫn nhau đến lạy trước điện vua và xin gia ân cho người chết được an táng (2). 

          Sáu lần bà vợ Mã viện phải dâng sớ và trách vua: Chồng tôi phạm tội gì? Bất đác dĩ Hán Quang Vũ phải cho bà xem những tờ báo cáo và bà đã biện hộ cho chồng, chứng minh là báo cáo láo, như xe chở hột ý dĩ (bo bo) để chửa bệnh phong thấp cho Mã viện mà báo cáo là ngọc vàng châu báu...  Hán Quang Vũ cho người khám nhà thì thấy có vu cáo thật.  Bất đắc dĩ vua phải cho chôn cất, nhưng ấn tín lộc nước thì không trả lại. 

          Như thế nhà họ Mã phải kể là đã lên voi bây giờ xuống chó.  Chính danh tánh Mã viện cũng không được ghi vào bản phong thần 28 kiệt nhân nhà Hán hay là 28 vì sao đã hạ giới giúp nhà Hán, dù công trạng phục hưng nhà Hán của ông vượt bực hơn bao nhiêu người khác. 

          Ðó là một cái bất công quá lớn cho Mã viện của Tàu cũng như bao nhiêu cái bất công khác cho Hai Bà Trưng của Giao chỉ ta như đã nói trên !!

New Canaan, ngày 8 tháng 8, 2005.                                                                             Huỳnh văn Lang

Chú Thích

(1) Người viết,lúc còn ở trung học đã học Latin nhiều và hay được cha thầy bắt dịch Ceasar, Ciceron và Tite-Live, mà Ceasar ( Commentaries và De Bello Gallico) là dễ hơn hai sử gia kia, nên được học trò ưa thích và nhờ đó mà nhớ lâu).

(2) Trong hàng ngũ các con Mã viện buộc dây rơm theo mẹ ra lạy trước điện có đứa con gái út của Mã viện mới 10 tuổi.  Ít lâu sau đó, mẹ và anh cả chết, các anh chị khác phải đi ở xa, cô gái út nầy phải ở lại một mình với bà nội già hơn 80 tuổi, nhà trở nên nghèo khổ, một mình cô phải lo gánh vác việc gia đình.  Ðến năm cô 13 tuổi, vì quá nghèo khổ anh và bà nội buộc lòng phải cho cô tuyển vào cung vua.  Nhờ tài đức cô được Âm hoàng hậu của Hán Quang Vũ chọn làm con dâu, tức là vợ của Hán Minh đế hay là Mã Hoàng hậu sau đó.  Nhà Ðông Hán có hai bà Hoàng hậu tài đức phi thường, đó là bà Âm hoàng hậu (Âm Lệ Hoa) và nhứt là Mã hoàng hậu, con gái út của Tướng quân Mã viện.  Cả hai bà đã giúp chồng trị quốc và bình thiên hạ một cách đắc lực, không bao giờ nghĩ đến quyền lợi riêng tư của mình cũng như của ngoại thích (anh em bà con bên nhà mình), như sử Tàu còn ghi lại.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: mig21-58 trong 04 Tháng Bảy, 2008, 10:49:23 am
tại sao tranh này lại phải tránh,? xin thưa với các bọ ; đây chỉ là tranh,  không  phải la ảnh,các'' bọ ''
  không xem tranh cổ đổnh thời chống mi chống tàu sao? hơn nứa trang phục thơi hai bà trưng đa ai biết ,sử cu không ghi lại ,ơ đây có hai mặt của vấn đề, một là tuyên  truyền,hai là chưa biết, đúng không hơn nưa tranh rất đẹp,tranh đông hồ  có tranh của hai bà đấy,các bọ xem lại coi thế nào


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Bảy, 2008, 11:59:37 am
Bác Bí Bếp đưa ra một đống sử ngồn ngộn thế nhưng tịnh vẫn không thấy nói đến quần áo nhỉ.

Có chăng chỉ nói đến phong thái ung dung của Vua Bà trang điểm trước khi ra trận.

Mà đã phải trang điểm thì chắc món quần quần áo áo đó cũng chẳng thể gọi là sơ sài của thời mông lung sơ sử được. Sử liệu về Vua Bà ít thì tất cả đều là "đoán mò" mà thôi.

Và đã không rõ trang phục thời đó nó như thể nào thì tất cả hoàn toàn dựa cả vào trí tưởng tưởng của mỗi người. Cái đó nó chẳng ảnh hưởng đến hình ảnh cưỡi voi giày xéo quân thù của Vua Bà.

Mà cái tranh đó nó lột tả cái oai hùng thời kì oanh liệt của Vua Bà chứ đâu có nói đến lúc bị thất trận phải tuẩn tiết, để mà đi tìm nguyên nhân vì sao, và từ đó mà kiêng mà tránh dùng những hình ảnh của trí tưởng tượng đó.

Hay là để cho nó sát với "sự thật lịch sử" thì họa sĩ phải cho Vua Bà "ăn lông ở lỗ" một chút mới đặng thuyết phục khách quan!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 04 Tháng Bảy, 2008, 01:01:18 pm
Trích dẫn
Bác Bí Bếp đưa ra một đống sử ngồn ngộn thế nhưng tịnh vẫn không thấy nói đến quần áo nhỉ.

Có chăng chỉ nói đến phong thái ung dung của Vua Bà trang điểm trước khi ra trận.

Mà đã phải trang điểm thì chắc món quần quần áo áo đó cũng chẳng thể gọi là sơ sài của thời mông lung sơ sử được. Sử liệu về Vua Bà ít thì tất cả đều là "đoán mò" mà thôi.

Và đã không rõ trang phục thời đó nó như thể nào thì tất cả hoàn toàn dựa cả vào trí tưởng tưởng của mỗi người. Cái đó nó chẳng ảnh hưởng đến hình ảnh cưỡi voi giày xéo quân thù của Vua Bà.

Mà cái tranh đó nó lột tả cái oai hùng thời kì oanh liệt của Vua Bà chứ đâu có nói đến lúc bị thất trận phải tuẩn tiết, để mà đi tìm nguyên nhân vì sao, và từ đó mà kiêng mà tránh dùng những hình ảnh của trí tưởng tượng đó.

Hay là để cho nó sát với "sự thật lịch sử" thì họa sĩ phải cho Vua Bà "ăn lông ở lỗ" một chút mới đặng thuyết phục khách quan!

Bí Bếp có đọc một số bài viết của bác CXĐ và ghi nhận bác có trích dẫn từ một số nguồn sử liệu VN thế Bí Bếp thấy rằng bác cũng là người khá am tường về sử; cũng nên nhắc lại tập sử đầu tiên mà người Việt viết (quyển ANCL & ĐVSL) chỉ được soạn vào thế kỹ thứ 15th tức là gần cả 15 thế kỹ sau khi sự kiện hai bà Trưng khởi nghĩa đánh quân Tô Định thời Hán.  Thử hỏi nếu văn bản đầu tiên mình gọi là sử viết do Lê Tắc hoặc ai đó đã soạn họ đã dựa trên cơ sở nào mà có thể ghi chép cụ thể về trang phục của hai bà Trưng vào giai đoạn cuối của văn hóa thuần Việt mà ngày nay mình đặt tên là văn hóa Văn Lang (hoặc Đông Sơn)?

Trường hợp chúng ta dựa trên những di chỉ cổ vật của nền văn hóa Đông Sơn để lấy làm cơ sở hoặc nguồn dẫn chứng về trang phục của lớp lãnh đạo quân dân Giao Chỉ vào năm 40-43 sau Công Nguyên, dĩ nhiên sẽ dễ thuyết phục hơn là sự kiện "người mù tả voi" ở đây nhễ!

Bác CXĐ có thể chỉ trích tiêu cực về suy diễn của Bí Bếp thế mong bác giải thích cụ thể hơn về quan niệm hoặc suy diễn khách quan của bác về điều bác muốn trình bày ở đây (trang phục của hai bà Trưng) cho các độc giả khác và Bí Bếp hiểu rõ hơn ạ! ::)


Một lần nữa, về bức tranh minh họa mà Bí Bếp đã nêu lên đã có một số người ngoại quốc khác họ đã bàn luận ở link dưới đây một cách khách quan; bác CXĐ hãy đọc lại và cho phản ảnh về sự phân tách của họ về khía cạnh nghiêm túc của vấn đề...

http://www.chinahistoryforum.com/index.php?showtopic=25128&st=0 (http://www.chinahistoryforum.com/index.php?showtopic=25128&st=0)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Bảy, 2008, 06:24:26 pm
Chính vì không có một sử liệu nào mô tả chi tiết về cách trang phục thời kì đó, kể cả các di chỉ cổ vật cũng thật hiếm hoi, nên mới có chuyện phải tưởng tượng, hình dung... nhưng nó hoàn toàn tuyệt đối khác với cái chuyện "thày bói mù xem voi". Một đằng là chuyện phán bừa, từ một vật, từ một sự kiện cụ thể thì mỗi người lại bịa ra theo cái cách tiếp cận được của mình thành nhiều chuyện, nhiều vật khác nhau. Còn ở đây chỉ là cách dùng phương tiện, dùng hình ảnh vật chất nào đó để truyền tải cái nội dung của sự vật, sự việc. Với bức tranh trên nếu để Vua Bà diện "quần ngố áo dây" xung trận thì quả là khôi hài, và người ta sẽ cho đó là tranh biếm họa. Nhưng như bức tranh đã thể hiện thì thứ quần áo đó đã được coi là của thời xưa rồi (ngày nay chẳng ai mặc như vậy, chỉ trừ khi lên sân khấu), và như thế là đủ. Tất nhiên càng chính xác được thì càng tốt, và không ai phản đối điều đó.

Còn như Bí Bếp cho rằng lên lấy cơ sở từ các di chỉ của văn hóa Đông Sơn để suy ra trang phục của thời các Vua Bà thì là "thuyết phục" hơn à, trong khi những thời kì đó nó cũng cách nhau khá xa. Và như thế có gọi là vênh không?

Là người VN thì cơ bản là tự hào khi nhìn vào bức tranh, vì là con cháu của người chiến thắng trong tranh, mặc dù trong huyết quản chưa chắc đã là 100% có dòng máu Việt xịn bởi 1000 năm đô hộ. Còn con cháu của những kẻ chiến bại khi nhìn tranh, cho dù mọi chuyện đã là dĩ vãng, đã là xưa cũ thì ở vị trí mà nhìn lên Vua Bà cưỡi voi quả cũng cảm thấy uất nghẹn. Thua gì chả thua lại đi thua đàn bà. Cũng không hiểu do khiếp sợ hay nể phục mà người Trung Quốc lại lập đền thờ Vua Bà ở tận hồ Động Đình nhỉ?

Không phải thấy người khác khen mà ta đã vội sung sướng, hoặc chẳng phải vì bị chê bai mà bỗng trở nên buồn chán. Học tập người khác không phải hoàn toàn là suy nghĩ theo kiểu suy nghĩ của họ. Cũng chính vì người các đế quốc nổi tiếng khắp thiên hạ đã từng xâm lược hòng muốn thôn tính VN vĩnh viễn đã không hiểu được cái cách suy nghĩ của người VN nên mới bại trận.

Xem tranh, nghe hát trước hết phải nắm lấy cái thần thái của tác phẩm muốn thể hiển. Rạch ròi chi tiết quá nhiều khi làm hỏng chuyện. Như tranh của danh họa Pi-cát-xô thì khéo không thiếu người bảo chỉ được cái bôi bẩn.

"Khách quan" ở đây là để chỉ quan khách tham quan diễn đàn này mà thôi! ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Bảy, 2008, 07:00:03 pm
Đánh giá và cảm nhận thì mỗi người mỗi khác, mỗi thời mỗi khác. Tất nhiên, người đọc sử, học sử thì phải cố mà khách quan nhưng dù cố đến mấy thì cũng không gột bỏ hết cái chủ quan do đặc thù thời đại, dân tộc, vùng miền, văn hóa,...được.

Riêng với bức tranh về Hai Bà Trưng ở đầu topic, theo em nó sai lè lè nhưng là sai về "thời trang", về vũ khí, về...voi, về nhiều thứ nhưng tất cả những cái đó cũng chỉ có thể "kết tội" bức tranh đó là thiếu chính xác được thôi. Dùng những từ như bác Bí Bếp: "phản ảnh tính chất tuyên truyền, lệch lạc, rất "phản diện"... " có vẻ "đao to, búa lớn" quá!

Nói cho cùng, bức tranh đó vẫn phản ánh một sự thực lịch sử là: Hai Bà đã đuổi quân Tô Định chạy có khói! ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: mig21-58 trong 04 Tháng Bảy, 2008, 07:43:31 pm
xêp ơi sai là sai thế nào? không có sử liêu sao biết được ,còn cái 'oet'  của tàu kia tui không bít tiếng anh,nhưng họ bình loản sẻ có chủ quan của họ,chỉ biết rằng bưc tranh đó kể cả tranh đông hồ ,tranh hàng trống cúng vẩy thôi,khí thế nhà vua chỉ huy quân xung trận đanh cho chúnh chạy re kèn,đả biểu tả được khí thế đó./.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 05 Tháng Bảy, 2008, 12:26:40 am
Trích dẫn
Chính vì không có một sử liệu nào mô tả chi tiết về cách trang phục thời kì đó, kể cả các di chỉ cổ vật cũng thật hiếm hoi, nên mới có chuyện phải tưởng tượng, hình dung... nhưng nó hoàn toàn tuyệt đối khác với cái chuyện "thày bói mù xem voi". Một đằng là chuyện phán bừa, từ một vật, từ một sự kiện cụ thể thì mỗi người lại bịa ra theo cái cách tiếp cận được của mình thành nhiều chuyện, nhiều vật khác nhau. Còn ở đây chỉ là cách dùng phương tiện, dùng hình ảnh vật chất nào đó để truyền tải cái nội dung của sự vật, sự việc. Với bức tranh trên nếu để Vua Bà diện "quần ngố áo dây" xung trận thì quả là khôi hài, và người ta sẽ cho đó là tranh biếm họa. Nhưng như bức tranh đã thể hiện thì thứ quần áo đó đã được coi là của thời xưa rồi (ngày nay chẳng ai mặc như vậy, chỉ trừ khi lên sân khấu), và như thế là đủ. Tất nhiên càng chính xác được thì càng tốt, và không ai phản đối điều đó.

Còn như Bí Bếp cho rằng lên lấy cơ sở từ các di chỉ của văn hóa Đông Sơn để suy ra trang phục của thời các Vua Bà thì là "thuyết phục" hơn à, trong khi những thời kì đó nó cũng cách nhau khá xa. Và như thế có gọi là vênh không?

Bí Bếp bày tỏ lại quan điểm của mình rằng (IMHO) bức tranh minh họa về hai bà Trưng mà Bí Bếp lấy làm dẫn chứng chỉ có giá trị "nội bộ" khi mình dùng với mục đích riêng chứ một khi mìng mang ra nước ngoài (một số đã làm) để giới thiệu một khía cạnh nào đó về lịch sử chung của người Việt mình thì sẽ bị "bẻ gãy" ngay.  Chuyện nội bộ có khao hoặc chỉ trích nhau... nói gì cũng được, làm gì thì làm.. người ngoài họ cũng chẳng biết; tuy nhiên, khi mình ra nước ngoài thì họ sẽ đòi hỏi có cơ sở khách quan hơn (còn đòi hỏi tuyệt đối 100%... thì lại là một "sự cố" khác nữa).  Quan niệm của Bí Bếp nếu giải thích về trang phục của người Việt thời hai bà Trưng thì chúng ta vẫn có thể dựa trên một số di chỉ, di vật mà có ghi lại hình ảnh của giai cấp lãnh đạo thời đó (cuối trào Văn Lang, trước khi Mã Viện áp đặt chính sách Hán hóa... Sinification lên xã hội Việt sau khi quân hai bà bị đánh bại).  Một cơ sở khác là sự quan hệ với dân tộc Mường mà trước kia (trước giai đoạn độc lập) đã chưa có sự phân định giữa người Kinh & người Mường (từ ngôn ngữ cho đến văn hóa) trong lúc trang phục của người Mường có thể gần gũi với người Việt cổ hơn cả.   Đó là vài ý niệm của Bí Bếp về suy diễn liên hệ đến trang phục người Việt cổ đại vào thời hai bà Trưng.   Bác CXĐ cứ chia sẻ quan niệm và suy diễn riêng của bác cho Bí Bếp và độc giả khác có dịp học hỏi thêm!


Trích dẫn
Là người VN thì cơ bản là tự hào khi nhìn vào bức tranh, vì là con cháu của người chiến thắng trong tranh, mặc dù trong huyết quản chưa chắc đã là 100% có dòng máu Việt xịn bởi 1000 năm đô hộ. Còn con cháu của những kẻ chiến bại khi nhìn tranh, cho dù mọi chuyện đã là dĩ vãng, đã là xưa cũ thì ở vị trí mà nhìn lên Vua Bà cưỡi voi quả cũng cảm thấy uất nghẹn. Thua gì chả thua lại đi thua đàn bà. Cũng không hiểu do khiếp sợ hay nể phục mà người Trung Quốc lại lập đền thờ Vua Bà ở tận hồ Động Đình nhỉ?

Chuyện dùng cảm tính để suy luận về lịch sử (tự hào, uất nghẹn... thua đàn bà, khiếp sợ, nể phục, v.v.) Bí Bếp sẽ không bàn sâu, tán xa hơn... vì cảm tính vẫn luôn là cảm xúc chủ quan của mỗi người.  Điều bác nêu lên ở đây là "Cũng không hiểu do khiếp sợ hay nể phục mà người Trung Quốc lại lập đền thờ Vua Bà ở tận hồ Động Đình nhỉ?", mong bác cho dẫn chứng về di chỉ đền thờ bằng nguồn chứng minh rõ ràng (nếu có hình ảnh đền thờ thì càng quí hơn) hầu mình có thể học hỏi hơn.   Lúc trước Bí Bếp có đọc vài nơi rằng có ông Trần Đại Sĩ từng lê la nghiên cứu về đền thờ hai bà, gốc bản người Việt ở "trển"... tuy nhiên chưa có hình ảnh hoặc nguồn nào rõ ràng hơn... về đền thờ của hai bà Trưng do người Hoa thiết lập!

Trích dẫn
Không phải thấy người khác khen mà ta đã vội sung sướng, hoặc chẳng phải vì bị chê bai mà bỗng trở nên buồn chán. Học tập người khác không phải hoàn toàn là suy nghĩ theo kiểu suy nghĩ của họ. Cũng chính vì người các đế quốc nổi tiếng khắp thiên hạ đã từng xâm lược hòng muốn thôn tính VN vĩnh viễn đã không hiểu được cái cách suy nghĩ của người VN nên mới bại trận.

Xem tranh, nghe hát trước hết phải nắm lấy cái thần thái của tác phẩm muốn thể hiển. Rạch ròi chi tiết quá nhiều khi làm hỏng chuyện. Như tranh của danh họa Pi-cát-xô thì khéo không thiếu người bảo chỉ được cái bôi bẩn.

"Khách quan" ở đây là để chỉ quan khách tham quan diễn đàn này mà thôi!

Điều Bí Bếp cũng xin chia sẻ ở đây, Bí Bếp đã sống ở ngoài VN trên 30 năm nên cũng có lắm cơ hội "đụng chạm" cùng người ngoài (từ Mỹ sang bao xứ Á châu); chuyện chia sẻ sự học hỏi & kinh nghiệm về người Việt, sử Việt, và những khía cạnh liên đới đến văn hóa Việt dĩ nhiên Bí Bếp có nhận xét riêng & chung về lịch sử người mình.  Sự đòi hỏi căn bản về tính cách thuyết phục ở khía cạnh "lịch sử" mà khởi đầu Bí Bếp đã chia sẻ (chúc mừng uy tín diễn đàn QSVN được một số cá nhân hoặc tổ chức dùng để làm nguồn tham khảo) đó là điều chính yếu.  Cái nhìn thẳng nói thật theo những gì mình biết, mình hiểu và giữ tinh thần cởi mở để học hỏi.. vẫn là điều mình có thể chia sẻ từ nhau...


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: mig21-58 trong 05 Tháng Bảy, 2008, 04:24:03 pm
thán phục kiến thức rất ci tiết của đ/c ''bí'',một khía cạnh nào đó thì có thể được,còn toàn bộ nội dung bức tranh đả nói lên đươc  một sư thât  không thể ''bẻ gảy'' được là hai vua đả đánh đuổi giặc phương bắc giành độc lập,còn người nươc ngoài , họ không bao giờ hiểu hoặc cố tình không hiểu  người việt nam ta,kể cả người my sau này,nhân đây tôi xin kể môt câu chuyện ,có thể gọi là giai thoại  thì đúng hơn  năm 1972 có vấn lê đức thọ sang pa ri hội đàm với 'kít'' có một nhà báo nước ngoài hỏi;ông trình độ như thế này đàm phán với ''kít'' môt người có ba bằng tiến sỉ rất giỏi của hoa kỳ ,liệu ông có thể đủ trình độ để nói chuyện vối họ không? lê đức thọ trả  lời rằng;tôi còn đẻ ra tiến si ,khi đến pa ri dự hoà đàm khi ra giải lao ngoài sảnh ''kit'' đi ra cùng bác thọ sánh vai nhau 'kít' nói, toi cao hơn ông,bác thọ nói ,ông dài hơn chứ không  cao hơn , còn rất rất../nhiều ví dủ khác nửa chưng minh  người nươc ngoài họ không bao giờ hiêu  được dân tộc này , ta chưa hiểu đươc ta thì nước ngoài hiểu sao  được,.hì ..hì còn bức tranh anh bộ đội lấy tay vít cổ tàu bay  huê kỳ thì ngườ nươc ngoài''bẻ'' kiểu gì đây?


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: Bí Bếp trong 05 Tháng Bảy, 2008, 10:05:43 pm
Chào bác Mig21-58:

Dựa về sử học, nhất là cổ sử người Việt chúng ta thường gặp nhiều khó khăn đơn thuần vì người mình đã không có một bộ chữ viết riêng mà phải dùng chữ Hán cho đến đầu thế kỹ thứ 20.  Như Bí Bếp đã nhắc, hai bộ sử đầu tiên do người Việt soạn (ANSL & ĐVSL) thì một bộ lại do một người (Lê Tắc) mà xứ mình kết tội là "phản quốc"! Tóm tắt, lịch sử văn hóa người Việt mình cho là có cả trên 4,000 năm văn hiến mà suốt cả 3,500 năm đầu tiên mình chẳng "ghi chép" đặng bao nhiêu; đa số văn bản lại dựa theo thư tịch của người Hoa.  Về những sự kiện liên quan đến lịch sử như hai bà Trưng chẳng hạn chỉ được "hậu thê" viết lại gần cả 15 thế kỹ sau.  Cũng may là thư tịch của Mã Viện & triều Hán có tả chuyện "khởi loạn" của hai bà tuy nhiên một số chi tiết căn bản cũng khác với sử mình ghi lại... ;)

Còn chuyện bác Mig21-58 bảo rằng người Mỹ không hiểu hoặc cố tình không hiểu người Việt hoặc sử Việt, Bí Bếp có kinh nghiệm khác hơn bác.  Bên Mỹ có ông Keith Taylor đã soạn quyễn "The Birth of Vietnam" (tạm dịch là Sự Hình Thành của Việt Nam" khá công phu, v.v.) Bí Bếp cũng từng gặp một số người Mỹ không những biết nói & đọc tiếng Việt thành thạo mà kiến thức văn hoá của họ về Việt Nam khá sâu rộng...; Ở Mỹ hiện giờ có lắm chương trình nghiên cứu về sử Á Châu và Việt Nam rất nghiêm túc (từ trường Hawaii University cho đến Princeton, v.v.)  Đó là chỉ mới nói về những chương trình Việt Học từ Mỹ chứ chưa kể ở Nhật & ngay cả Trung Quốc; Khoảng thời gian Bí Bếp còn làm việc ở Mã Lai, xứ nầy cũng có người để ý đến sinh hoạt ở trong nước từ lắm khía cạnh (thí dụ như ngay cả giá đường, giá gạo thường ngày họ cũng để ý...  ::)

Trích dẫn
.... nhiều ví dủ khác nửa chưng minh  người nươc ngoài họ không bao giờ hiêu  được dân tộc này , ta chưa hiểu đươc ta thì nước ngoài hiểu sao  được,.hì ..hì còn bức tranh anh bộ đội lấy tay vít cổ tàu bay  huê kỳ thì ngườ nươc ngoài''bẻ'' kiểu gì đây?


Chuyện trên thuộc về giai đoạn sử hiện đại (Việt Nam thắng Mỹ); Vâng cũng có những dân tộc cũng có lịch sử hào hùng khác như nước Nhật, nước Đức, v.v. đã thua Mỹ và chịu sự ảnh hưởng của Mỹ ... tuy nhiên Bí Bếp thấy rằng họ đã thua nước Mỹ nhưng dân tộc ở hai nước nầy cũng chẳng có vẻ chịu "nhục" như một số suy ra ... vì ít ra đời sống chính trị lẫn kinh tế của hai nước nầy sau cuộc thảm bại sau thế chiến thứ hai có thể họ đã bằng hoặc ngay cả "vượt" Mỹ ở một số lãnh vực!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: caytrevietnam trong 05 Tháng Bảy, 2008, 10:42:00 pm
He..he...bác Bí Bếp vẫn băn khoăn cái vụ tranh ảnh thế. Nếu cái diễn đàn kia bọn tây tàu thảo luận về bức tranh đó thì là họ sai thôi, vì tranh vẽ chỉ là mường tượng, nội dung cốt thể hiện sự kiện, nhân vật chứ làm sao thể hiện được đúng từng tý được (Cũng như những hình về Tứ đại mỹ nhân đấy, toàn vẽ bịa  :D)

Nếu soi như thế thì ko chỉ bức tranh này mà tất cả các họa phẩm khác, tượng đài.v.v.v ở VN cũng đều sai hết vì chúng ta, thế hệ con cháu đời sau đâu có biết chân dung các cụ thế nào, ăn mặc ra sao (trừ triều Nguyễn vì gần và còn để lại nhiều thứ mà ta có thể tìm hiểu). Ngay trên phim, kịch mà người ta  để cho đời nào, triều nào cũng thấy quan đội mũ cánh chuồn, rồi khăn xếp, áo dài...; tất cả đều ko đúng, nhưng muốn đúng thì ta biết dựa vào đâu? Hiện nay chỉ có 1 số nhà nghiên cứu, họa sĩ cất công tìm hiểu nhằm phục dựng lại phần nào trang phục thời xưa, như vừa rồi có ông ra cuốn sách về trang phục nhà Lê đó, cũng là dựa trên các ghi chép lich sử, mô phỏng lại qua các bức tượng ở đình chùa.v.v.v mà thành (giá đâu gần 200 ngàn 1 cuốn)

Vì vậy do điều kiện nên chúng ta tạm chấp nhận thế thôi bác ơi, tất nhiên là cũng ko nên vẽ vời sai lạc quá như cảnh bọn lính tóc đuôi sam như trong tranh. Những chuyện bàn tán thế này đã có nhiều, như về tượng vua Lý thái Tổ ở bên hồ Gươm đó, hoặc như tượng 3 vua ở trong Quốc Tử Giám, mặt mũi na ná, trang phục gần như nhau trong khi các cụ sống cách nhau "hơi bị xa"  ;D

Còn về bài viết của tgiả gì đó mà bác trích dẫn, cũng ko phải là chính xác hết, ví dụ như số lượng nữ tướng của Hai Bà đông hơn nhiều, phải gần 100 cơ, các nam tướng cũng thế chứ ko ít thế kia đâu. Mà quân Hán trước khi vào đất mình cũng đã đụng độ với quân của bà Thánh Thiên ở Hợp Phố, cái địa danh Lãng Bạc có ý kiến khác, ko cho đó là Hồ Tây mà là ở vùng Tiên Du (Bắc Ninh); cái chết của 2 bà cũng có nhiều quan điểm khác nhau...

Nhưng phải công nhận, đọc những lời bình về cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng thấy sướng thật (măc dù các cụ viết trên quan điểm Nho giáo, hơi coi thường phụ nữ  ;)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: caytrevietnam trong 05 Tháng Bảy, 2008, 10:49:20 pm
(http://i15.photobucket.com/albums/a361/stampvn/HBTrung.jpg)

Chúng ta thảo luận về 2 bức tranh này nào  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Bảy, 2008, 12:17:24 am
Về vấn đề lịch sử cần phải chính xác, trung thực (càng gần sự thật càng tốt) thì chẳng phải bàn cãi nữa. Chẳng đã có chuyện một sử quan thà chết chứ không cho phép mình chép sai sự thật đó sao! Thật là một tấm gương để đời sau noi theo.

Nhưng chẳng lẽ vì cái mơ hồ quần áo đó, cái mà chưa ai biết rõ hay chứng minh nó ra sao mà lại bị "bẻ gãy" ư. Mà bẻ gãy cái gì chứ? Chả lẽ lại bẻ gãy sự thật nó mang trong đó! Tất nhiên, càng tiếp cận đến gần sự thật càng quý, nhưng không phải vì thế mà sổ toẹt những cái gần đúng và bảo chúng là lệch lạc... Có những thứ tưởng đơn giản như phép toán 1 + 1 = 2, nhưng vận dụng trong thực tế lại nhiều khi không phải như vậy, và ngay chính bản thân nó cũng có trường hợp kết quả không phải vậy.

Về chuyện đền thờ bên hồ Động Đình (mà có khi chỉ là cái am, miếu) thì cũng chỉ biết theo cách như của bác Bí Bếp mà thôi, nhưng từ nguồn của các tác giả Trần Ngọc Thêm hay Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Và tất nhiên cũng chưa có điều kiện để kiểm chứng được điều đó. Bác Bí Bếp đã từng bôn ba hải ngoại trên dưới 30 năm nay chắc là dễ tới đó để xác thực hơn nhỉ.

Không biết cái ông Trần Đại Sĩ có tự trào mà nói rằng mình "lê la" để tìm hiểu đền thờ Hai Bà, hay là bác Bí Bếp phát biểu như vậy!? Nếu đó là ý riêng của bác thì như thế có phải là cách nói gần với sự thật lịch sử về việc nghiên cứu nghiêm túc của người khác không nhỉ?

Còn về chuyện của bức tranh thì cần có sự tham gia của các nhà sử học để đạt một hiệu quả cao hơn nữa. Cơ sở từ người Mường cũng là một ý rất hay, vì trước kia Kinh và Mường gần như là anh em một nhà nên không khác nhau lắm. Nếu cho rằng người Mường không thay đổi mấy so với thời cổ sử đó thì chỉ cần thay tông mầu và một vài chi tiết là có thể tạm ổn. Nhưng có lẽ trang phục ra trận khác với quần áo sử dụng sinh hoạt hàng ngày thì sao nhỉ. Thật cũng vẫn chỉ là đoán, và nhiệm vụ là phải đoán cho nó đúng nhất  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: tuaans trong 06 Tháng Bảy, 2008, 02:36:25 am
Bức tranh vẽ quân phương bắc đang bị đánh đuổi!

Hoàn toàn đúng, kể cả khi nó vẽ quân lính có đuôi tóc dài, thời 2 Bà ;D

Bác Bí có biết ngày xưa mấy trường nữ sinh tại Miền Nam dựng các hoạt cảnh 2 bà đánh đuổi quân phương Bắc, sinh viên dựng hoạt cảnh Quang Trung Nguyễn Huệ,  không nhỉ?
Các ngày lễ có diễu hành của quần chúng cũng có cảnh 2 Bà cưỡi xe hoa xịt khói, chống nạnh vung gươm. Dân chúng trầm trồ khen đẹp, chị em phụ nữ tự hào xen lẫn ghen tị  ;D

Tóm lại bức tranh đó vẽ hoàn toàn không sai. Nếu không hiểu được điều đó thìf cũng không sao.
Chẳng hạn như bác Bí lo là con cháu người Việt tại nước ngoài nó hỏi mấy cái chi tiết đó thì bác "bí" chăng?

Còn tụi nước ngoài có thắc mắc (dùng từ tụi cho nó thân mật) bắ Bí cứ nói tụi mày thiếu gì mấy cái tranh vẽ đời xưa như vậy đó chứ hả!

Xem bức tranh này để cảm nhận được lịch sử chống ngoại xâm, khẳng định quyền tự chủ đáng tự hào của dân Việt (Nam và Tây).
Xem tranh này không phải để soi mấy cái chi tiết đó có đúng như khi nó xảy ra hay không, nếu dùng mấy cái chi tiết đó để đánh giá lịch sử thì lại càng bậy bạ.  ;D

PS: Mod _New phát hiện ra voi châu Phi lai Ma-mút, trong khi tranh Đông Hồ là voi châu Á, ha ha.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Bảy, 2008, 09:12:21 am
Vào cái link của bác Bí Bếp thấy họ nói thế này:

Trích dẫn
No, no, you are correct in believing that the images in this are too advanced to accurately depict the times. This is common throughout the world though--for example, the Chinese Three Kingdoms period is commonly imagined with Ming dynasty weapons and armor, and the play Julius Caesar was once done using Elizabethan dress.

Họ cũng đâu có phê phán gì đâu ;D

Với mấy tranh, truyện, phim... không nên quá khắt khe. Nếu tìm sạn thì ngay phim LS của Hollywood về thời hiện đại mà cũng có nhiều lỗi còn ngớ ngẩn hơn, từ phục trang, vật dụng đến sự kiện, tình tiết LS.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: mig21-58 trong 06 Tháng Bảy, 2008, 10:46:09 am
theo tôi được biết một vài công trình ngâm cứu gần đây của một số sử gia có uytín thì việt nam ta không phải 4000 năm  ,mà chỉ khoảng 2500 năm thôi,  còn s ử tàu viết sớm nhất về việt nam ta ,là tư mả tử trường ,thơì hán vủ đế,chỉ  có vài dòng, như sau''ở phía tây nươc âu lạc ở truồng ,củng xưng làvương''.''quan giám quận quế lâm .của việt tên là cư ông dụ dân  âu lạc đi theo nhà hán ''. âu lạc đánh nhau làm rung động nước nam việt'' .theo toi hiểu đây là nhửng dòng sử tàu đầu tiên viêt về nước ta;/còn việcnước ngoài hiểu ta đ/c'' bí'' thơ ơi ở đây chỉ nói về lòng ái quốc thôi../thánh kíu đ/c ''bí ''thơ chủ nhật vui vẻ nha./.


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Bảy, 2008, 12:36:40 pm
theo tôi được biết một vài công trình ngâm cứu gần đây của một số sử gia có uytín thì việt nam ta không phải 4000 năm  ,mà chỉ khoảng 2500 năm thôi,  ....

Không phải 2500 năm mà gấp đôi số đấy - 5000 năm! Cũng là của một số nhà nghiên cứu có tiếng!

Mời các bác xem thêm chi tiết ở đây:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Thoi-Hung-Vuong-qua-truyen-thuyet-va-huyen-thoai---Chuong-IX---Loi-ket/8/522/ (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Thoi-Hung-Vuong-qua-truyen-thuyet-va-huyen-thoai---Chuong-IX---Loi-ket/8/522/)


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: nguyend trong 08 Tháng Chín, 2009, 06:45:03 am
Xin lỗi các chú các bác cho cháu xen ngang một tí, cháu rất quan tâm về vấn đề trang phục người Việt thuộc nhiều tầng lớp ở những thời đại cổ xưa mà vẫn chưa tìm ra tư liệu hình ảnh hay mô tả chi tiết : ví dụ cách để tóc, kiểu trang phục, hoa văn trang phục, hình ảnh và cấu trúc nhà cửa, đền đài ... Nhân đây các chú các bác đang bàn về đề tài này xin cho cháu hỏi thời đại Trưng Vương đúng ra trang phục là như thế nào ? Nếu có hình ảnh minh họa cụ thể cho cháu xin để tham khảo luôn cho biết, xin cám ơn. (thu thập đủ tư liệu cháu sẽ cố gắng vẽ lại cảnh minh họa Hai Bà Trưng đánh giặc và post lên xem như một lời cảm ơn)
Ngoài ra cháu nghĩ cũng có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến hình ảnh dân tộc mình ngày xưa như thế nào nhưng vẫn còn rất ít tài liệu hình ảnh để học, hoặc có mà không biết tìm ở đâu, sách giáo khoa thì chỉ nói chung chung mà cháu lên google search từ "trang phục người Việt cổ" thì lại ra toàn fashion hiện đại   :-\


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: lonesome trong 08 Tháng Chín, 2009, 05:25:28 pm
Xin lỗi các chú các bác cho cháu xen ngang một tí, cháu rất quan tâm về vấn đề trang phục người Việt thuộc nhiều tầng lớp ở những thời đại cổ xưa mà vẫn chưa tìm ra tư liệu hình ảnh hay mô tả chi tiết : ví dụ cách để tóc, kiểu trang phục, hoa văn trang phục, hình ảnh và cấu trúc nhà cửa, đền đài ... Nhân đây các chú các bác đang bàn về đề tài này xin cho cháu hỏi thời đại Trưng Vương đúng ra trang phục là như thế nào ? Nếu có hình ảnh minh họa cụ thể cho cháu xin để tham khảo luôn cho biết, xin cám ơn. (thu thập đủ tư liệu cháu sẽ cố gắng vẽ lại cảnh minh họa Hai Bà Trưng đánh giặc và post lên xem như một lời cảm ơn)
Ngoài ra cháu nghĩ cũng có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến hình ảnh dân tộc mình ngày xưa như thế nào nhưng vẫn còn rất ít tài liệu hình ảnh để học, hoặc có mà không biết tìm ở đâu, sách giáo khoa thì chỉ nói chung chung mà cháu lên google search từ "trang phục người Việt cổ" thì lại ra toàn fashion hiện đại   :-\

Về trang phục thời Hai Bà thì không có sử liệu trực tiếp đâu bạn ạ. Bạn chỉ có tham khảo qua 1 số tài liệu gián tiếp:
- Hình vẽ trên trống đồng, thạp đồng
- Các hình tượng trên các hiện vật khảo cổ.
- Tài liệu dân tộc học so sánh
Là tại liệu gián tiếp nên không thể đòi hỏi chính xác 100% được đâu bạn nhé.

Về bức hình của bác Bí Bếp, rõ là nó được vẽ theo hình mẫu thời nảo thời nào chứ không phải thời năm 40 sau CN. Về mặt tuyên truyền thì OK thôi nhưng đúng là nếu dùng hình ảnh đó để tự hào với các đối tượng khác thì nên chua thêm 1 câu (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, chi tiết có thể khác với thực tế)
 ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: menthuong trong 30 Tháng Mười, 2009, 04:20:08 pm
(http://i15.photobucket.com/albums/a361/stampvn/HBTrung.jpg)

Chúng ta thảo luận về 2 bức tranh này nào  ;D
Tranh trên rõ là tranh dân gian tôi thấy gần gũi và đáng tin cậy hơn.
Tranh thứ hai không biết của ai nhưng chắc là được vẽ mới đây. Voi thì khá lớn hơn voi VN hiện tại và không hiểu thời đó khi ra trận trên bành voi có lộng không nhỉ? Nếu có chắc khó cơ động lắm!


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: danngoc trong 30 Tháng Mười, 2009, 04:36:24 pm
(http://i15.photobucket.com/albums/a361/stampvn/HBTrung.jpg)

Chúng ta thảo luận về 2 bức tranh này nào  ;D
Tranh trên rõ là tranh dân gian tôi thấy gần gũi và đáng tin cậy hơn.
Tranh thứ hai không biết của ai nhưng chắc là được vẽ mới đây. Voi thì khá lớn hơn voi VN hiện tại và không hiểu thời đó khi ra trận trên bành voi có lộng không nhỉ? Nếu có chắc khó cơ động lắm!

Vậy thì bác phải có nguồn xác định rõ tranh dân gian nói trên vẽ vào thời gian nào, bởi ai, căn cứ theo tài liệu nào, dưới các tác động nào. Nửa cái bánh xèo vẫn chén tốt, nhưng 1 nửa sự thật thì ...  ;D


Tiêu đề: Re: Thảo luận về đánh giá và cảm nhận sử
Gửi bởi: menthuong trong 31 Tháng Mười, 2009, 07:42:07 am
Chúng ta thảo luận về 2 bức tranh này nào  ;D
Tranh trên rõ là tranh dân gian tôi thấy gần gũi và đáng tin cậy hơn.
Tranh thứ hai không biết của ai nhưng chắc là được vẽ mới đây. Voi thì khá lớn hơn voi VN hiện tại và không hiểu thời đó khi ra trận trên bành voi có lộng không nhỉ? Nếu có chắc khó cơ động lắm!

Vậy thì bác phải có nguồn xác định rõ tranh dân gian nói trên vẽ vào thời gian nào, bởi ai, căn cứ theo tài liệu nào, dưới các tác động nào. Nửa cái bánh xèo vẫn chén tốt, nhưng 1 nửa sự thật thì ...  ;D

Cái này thì tiểu nhân xin chịu, bởi:

Dân gian thì là của chung,
Quen rồi chẳng rõ biết ông nào mần.
Tra sách, sách cứ lần khân,
Hỏi thầy thầy bảo chẳng cần tìm đâu.
Nay "Quân sử" hỏi lẫn nhau,
Mong bậc tiền bối chỉ mau cho tường.