Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: namluc71 trong 19 Tháng Chín, 2011, 12:47:47 pm



Tiêu đề: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 19 Tháng Chín, 2011, 12:47:47 pm
 Năm 1965 năm cuối cấp của một hoc sinh cấp2.cũng là năm toàn miền bắc hừng hực khí thế thi đua lao động sản xuất ,để góp phần vào công cuộc chống mỹ cứu nước và chống chiến tranh phá hoại miền bấc bằng máy bay của đế quốc mỹ.năm đó,''cậu học sinh''cậu ấy đã lưu luyến tiễn người anh trai của mình theo tiêng gọi thiêng liêng của tổ quốc lên đường nhập ngũ.Tình cảm vui buồn lẫn lộn đã đan sen trên gương mặt của những người thân đi đưa tiễn,biểu cảm nhất vẫn là gương mặt của mấy ''bà chị''có người yêu lên đường.nhìn các anh bộ đội về nhận quân nghiêm chỉnh trong bộ quân phục,trong lòng chợt nghĩ vài năm nữa chắc mình cũng được như thế thôi.9h ba chiếc xe quân sự từ từ chuyển bánh...lúc đó sân đình bỗng náo nhiệt hẳn lên tiếng gọi, tiếng nấc..những bàn tay giơ lên vẫy,níu những người trên xe,ai cũng muốn người thân của mình lưu lại trong giây lát.thế là đã tạm xa người anh cả trong gia đình.người mà lúc ấy đang là chủ lực đi làm cùng bố mẹ nuôi 8 người em. nhớ những hình ảnh khi đi học về anh vội vàng cất sách bút để đến nơi làm việc khi chưa có gì chui vào bụng. nhìn anh,đôi mắt cũng đỏ hoe. đôi măt ấy cứ hiện lên mỗi khi nghĩ đến Anh...



Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: Trongc6 trong 19 Tháng Chín, 2011, 01:58:25 pm
Chào mừng bác Namluc1971, người CCB nhất trong số các CCB thời CMCN tham gia Quân sử với 1 topic riêng.

Háo hức đón chờ các bài viết về thời Mậu Thân 68 của bác.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 03 Tháng Mười, 2011, 01:13:17 pm
Năm 1965 năm cuối cấp của một hoc sinh cấp2.cũng là năm toàn miền bắc hừng hực khí thế thi đua lao động sản xuất ,để góp phần vào công cuộc chống mỹ cứu nước và chống chiến tranh phá hoại miền bấc bằng máy bay của đế quốc mỹ.năm đó,''cậu học sinh''cậu ấy đã lưu luyến tiễn người anh trai của mình theo tiêng gọi thiêng liêng của tổ quốc lên đường nhập ngũ.Tình cảm vui buồn lẫn lộn đã đan sen trên gương mặt của những người thân đi đưa tiễn,biểu cảm nhất vẫn là gương mặt của mấy ''bà chị''có người yêu lên đường.nhìn các anh bộ đội về nhận quân nghiêm chỉnh trong bộ quân phục,trong lòng chợt nghĩ vài năm nữa chắc mình cũng được như thế thôi.9h ba chiếc xe quân sự từ từ chuyển bánh...lúc đó sân đình bỗng náo nhiệt hẳn lên tiếng gọi, tiếng nấc..những bàn tay giơ lên vẫy,níu những người trên xe,ai cũng muốn người thân của mình lưu lại trong giây lát.thế là đã tạm xa người anh cả trong gia đình.người mà lúc ấy đang là chủ lực đi làm cùng bố mẹ nuôi 8 người em. nhớ những hình ảnh khi đi học về anh vội vàng cất sách bút để đến nơi làm việc khi chưa có gì chui vào bụng. nhìn anh,đôi mắt cũng đỏ hoe. đôi măt ấy cứ hiện lên mỗi khi nghĩ đến Anh... thế rồi sau một tuần cũng nhận đươc thư anh.người mừng, vui nhất vẫn là Mẹ bởi vì từ ngày Anh nhập ngũ,đêm đêm vẫn nghe thấy tiếng sụt sùi cua Mẹ.Mẹ đưa lá thư cho tôi bảo: con đọc thư anh cho cả nhà nghe đi tôi cầm lá thư mà lòng đầy súc động,Anh nói Anh đã được biên chế vào đơn vị pháo phòng không57ly bảo vệ vùng trời uông bí.đấy là những năm đầu  toàn miền bắc chống chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân của đế quốc mỹ.Anh gọi từng "đứa''ra một để dặn dò chỉ bảo vì Anh có đông các em mà,các cô cậu mắt tròn mắt dẹt sợ (hư)bố mẹ mách Anh mà...








 


 
 




Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: thaiminhhung trong 03 Tháng Mười, 2011, 04:41:16 pm
     Bác namluc71; khởi đầu câu chuyện của bác rất hay, nhưng mà bác ngâm tôm lâu quá nếu không thì bác nhờ các cháu nó đánh máy và đưa lên cũng không sao ( các bác CCB thông cảm anh tôi "cánh cụp ánh xòe" nên vào được mạng đã là ngon rồi, bây giờ viết thì được nhưng đánh máy hơi khó khăn, nhưng vẫn còn " yêu đời lắm"... :D ;D


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 03 Tháng Mười, 2011, 09:50:02 pm
@namluc: Khó khăn gì đâu. Bác cứ gửi bài cho thaiminhhung kèm theo mật khẩu vào trang mình. thaiminhhung sẽ giúp bác đưa bài lên ngon lành.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: tranphu341 trong 04 Tháng Mười, 2011, 08:56:33 am
        Tranphu341 chúc mừng bác chủ nhà . TP cũng như các ae trong QS đang háo hức chờ đón các bài viết kể chuyện về những năm tháng hào hùng đã qua của bác và của đ/v bác đậy.
                             Chúc bác có nhiều sức khỏe ,niềm vui để chắc tay viết . Cùng ae trong diễn đàn hành quân về quá khứ .Để góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ trong tương lai , phát huy những tinh hoa ,truyền thống rất đáng tự hào của cha ông .


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 26 Tháng Mười, 2011, 03:25:54 pm
   
 _Năm1965 năm cuối cấp của cậu học sinh câp 2.cũng là năm toàn miền bắc hừng hực khí thế thi đua lao động sản xuất để góp phần vào công cuộc chống mỹ cứu nước và chống chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân của đế quốc mỹ. cậu học sinh ấy đã lưu luyến tiễn người anh trai của mình  theo tiêng gọi thiêng liêng của tổ quốc lên đường nhập ngũ. Tháng hai năm ấy…tình cảm vui buồn lẫn lộn đã đan sen trên gương mặt của những người thân đi tiễn đưa.biểu cảm nhất vẫn là gương mặt của mấy “bà chị” có người yêu lên đường đợt này.nhìn các anh bộ đội về tuyển quân nghiêm chỉnh trong bộ quân phục,rạng rỡ trong nụ cười, nét mặt vẫn chăm chú soát lại tên của từng người rồi ân cần chỉ dẫn,dặn dò.thời khắc đó trong lòng chợt nghĩ :chỉ vài năm nữa thôi mình cũng sẽ là”anh bộ đội như ai”.9h sáng ba chiếc xe quân sự chở những tân binh từ từ chuyển bánh…sân đình bỗng náo nhiệt hẳn lên, đầy ắp tiếng cười, tiếng gọi, tiếng nấc ngẹn ngào…anh…anh đi nhé…những bàn tay giơ lên vẫy những người trên xe cùng những chiếc khăn tay thêu hai con chim hòa bình thấm đẫm nước mắt tiễn đưa và hẹn ngày gặp lại.lúc đó ai cũng muốn người thân của mình lưu lại trong giây lát để níu kéo cái gì đó… vô hình.Thế là đã tạm xa người anh cả trong gia đình,người mà lúc ấy đang là lao động chủ lực đi làm cùng bố mẹ nuôi 8 người em,bao gian lao vất vả. ngày ngày  đi học về Anh vội vàng cất sách vở rồi đến nơi làm việc mà khi đó trong bụng chưa có thứ gì.khi bước lên xe hành quân về nơi tập kết, tôi nhìn  vào đôi mắt Anh đôi mắt ấy cũng đỏ hoe.Đôi mắt ấy cứ hiện lên mỗi khi nghĩ đến Anh…thế rồi sau một tuần gia đình cũng nhận được thư Anh.Ôi chao,người mừng nhất,vui nhất vẫn là Mẹ bởi vì từ ngày Anh nhập ngũ,đêm đêm vẫn nghe thấy Mẹ trằn trọc trở mình rồi những tiếng sụt sùi…Tay run run Mẹ đưa lá thư cho tôi và bảo: _con đọc thư Anh cho cả nhà nghe đi.tôi cầm lá thư  mà lòng đầy súc động.trong thư Anh nói Anh đã được biên chế vào đơn vị pháo phòng không 57ly bảo vệ vùng trời Uông Bí.Đấy là những năm đầu tiên quân và dân toàn miền bắc anh dũng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc mỹ.Trong thư Anh kể về tình hình sinh hoạt và học tập của những “ngự lâm pháo thủ canh trời” đặc biệt là ăn uống đầy đủ hơn ở nhà,sinh hoạt đúng giờ giấc.cuối thư Anh  gọi tên từng “đứa’’ra một để dặn dò, chỉ bảo,(vì Anh có nhiều em mà) chắc Anh sợ sót ai đó.Tôi liếc qua gương mặt các em,cô cậu nào cũng “mắt tròn măt dẹt”vì sợ bố mẹ viết thư mách Anh ở nhà mình hư. Song trong những đôi mắt ấy đã thầm hứa với Anh sẽ chăm ngoan,học giỏi.nghe song thư thấy Mẹ vui hẳn lên vì biết anh tiến bộ,khỏe mạnh.Bà không quên bảo tôi khi nào viết thư cho Anh nhớ bảo mẹ để mẹ dặn Anh phải luôn viết thư mỗi tháng cho gia đình để gia đình biết tin,có thiếu thốn gì để mẹ gửi cho.
   Sau hai tháng  đóng quân ở uông bí Anh lại chuyển về khu gang thép thái nguyên. địa danh ấy lúc bấy giờ là trọng điểm đánh phá của máy bay mỹ: khu cán thép gia sàng,trong thư  gửi về Anh  kể chuyện buổi diễn đàn của đoàn viên thanh niên đơn vị viết và đọc “quyết tâm thư” với chủ đề:”vì miền nam ruột thịt” khí thế và sôi nổi lắm,Ai cũng thể hiện quyết tâm sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ tổ quốc,bảo vệ khu công nghiệp của đất nước và đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần. ý của câu này về sau tôi mới hiểu đó là ngòi lửa đầu tiên cho đợt phát động làm đơn tình nguyện đi “B”.Từ khi  Anh lên  đường làm nhiệm vụ thấm thoắt cũng đã được tám tháng,trong tám tháng ấy Anh vừa trực chiến vừa huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu đã tôi luyện Anh từ một thư sinh trở thành một người lính trững trạc oai phong pha chút “đa tình”(vì khi cười đôi mắt cứ tít vào)mà quả thật khi Anh được về phép mới có mấy ngày đã thấy ngồi viết thư cho ai đó,sau này mới biết người ấy là chị Lụa ở xóm núi tiện thôn gia sàng thái nguyên,thế mà lần tôi và Mẹ lên thăm Anh chẳng thấy Anh giới thiệu.Nhớ ngày ấy hai mẹ con ra ga Hàng Cỏ mua vé lên tàu đi thái nguyên thăm Anh(quên mất còn mang theo môt đứa em gái nữa) Mẹ ôm chặt đứa em vào lòng nét mặt đăm chiêu bồn chồn chắc là chỉ mong trời mau sáng để được gặp đứa con thân yêu ngày đêm thương nhớ. lần đầu tiên trong đời tôi được đi tàu hỏa cũng là lần đầu tiên trong đời được chứng kiến tình mẫu tử của mẹ tôi.    
   Tới ga gia sàng Mẹ đi thoăn thoắt chẳng cần hỏi ai,cứ như Mẹ đã biết nơi Anh ở rồi.đi khoảng hơn nửa tiếng, chỉ tay cề phía xa Mẹ bảo:’’nó ở kia kìa” tôi nhìn ra phía xa ấy thấy trên những đỉnh đồi là các ụ pháo phòng không được ngụy trang cẩn thận nòng vươn cao như sẵn sàng ‘nhằm thẳng quân thù mà bắn’.cự ly giữa chúng tôi và trận địa pháo như gần lại, có ai đó như đang hướng tầm nhìn bằng ống nhòm đặt trên vai về phía chúng tôi(sau này mới biết đó là kính đo xa và biết Anh là  lính trinh sát pháo).lúc này Mẹ mới hỏi thăm thì được biết dó đúng là Núi Tiện nơi anh tôi đóng quân.
   Sau một hồi hỏi thăm đơn vị và được sác nhận đây chính là đơn vị của anh.Ba mẹ con được mời vào ngồi trong chiếc lán trên lưng đồi của khẩu đội,lúc sau thấy Anh ở trên đồi đi xuống gọi:”U” tôi gọi:Anh.đôi mắt ngấn lệ của Mẹ sáng bừng lên cùng với nụ cười mãn nguyện,cái buồn,cái mệt nhọc bỗng chốc bay đâu hết.cô em gái ‘’đi’’theo(mà là bế theo) chả hiểu có biết gì không mà cũng thấy nhoẻn miệng cười khi được Anh nựng.trong câu chuyện Mẹ hỏi mẹ lên thăm con liệu có ảnh hưởng gì không?(các mẹ vẫn thế mà, cái gì cũng lo cho con)Anh bảo không sao, cũng đã có người đến thăm anh em rồi.khi đi trong bụng đã dự định nhiều câu hỏi thế mà lúc gặp Anh chẳng biết nói gì,chỉ biết cười và ngắm ‘’căn phòng’’ngăn nắp của các anh còn Mẹ, tình cảm sau bao ngày dồn nén bây giờ mới có dịp bung ra… sau bữa cơm trưa cùng với các cán bộ khẩu đội, nghỉ ngơi một lúc là đến thời khắc chia tay để kịp giờ tàu chạy.Anh em trong khẩu đội ai cũng nắm chặt tay Mẹ và tôi như tiễn người ruột thịt của mình.con đường dẫn ra ga sao lúc này ngắn thế sao không dài ra để tôi được gần Anh thêm chút nữa.Tới ga,Anh đưa ba mẹ con lên tàu,tàu từ từ chuyển bánh chúng tôi vẫy tay tạm biệt Anh qua khung cửa sổ thấy Anh đi trong ránh chiều rực nắng,đoàn tàu bỗng cất tiếng còi tu..tu như gửi lời chào tạm biệt.Mẹ ngồi im lắc lư theo đoàn tàu,mắt nhìn về xa xăm lúc này thì chịu không đoán được tâm lý Mẹ song tôi có linh cảm chắc anh còn giấu Mẹ và tôi điều gì.
   Giáp tết năm1966 Anh được về phép (như nói ở trên)Anh đã nói với bố tôi là Anh đã viết đơn tình nguyện xung phong vào nam chiến đấu với tinh thần của một đoàn viên.(sau đó Anh viết thư về kể,có người cùng xóm,cùng đơn vị khi phát động phong trào đi B thì cáo ốm rồi đau dạ dày ăn cháo hàng tháng.)thế mà bây giờ là trưởng thôn đấy.những ngày nghỉ phép ở nhà Anh tỏ ra rất vui với mọi người và bạn bè và không quên ra ‘’cầu giấy’’chụp một tấm hình làm kỷ niệm cho gia đình,vẫn với dáng thư sinh, oai vệ trong bộ quân phục,cái đầu nghiêng nghiêng và đôi ‘’lon hạ sỹ’’sau này tấm hình đó là tấm hình thờ của một Liệt Sỹ với tấm huy chương chiến công cùng giấy chứng nhận Dũng Sỹ Quyết Thắng.Ngày trả phép, đơn vị cho xe về đón tại Hồ Hoàn kiếm hôm đó Bố đi tiễn Anh. 
   Sau này hành quân tới đâu  được nghỉ Anh lại viết thư về báo tin cho gia đình và kể tinh thần anh em trong đơn vị rất vui vẻ và phấn chấn vì tận mắt được chứng kiến khí thế quyết tâm đánh thắng giặc mỹ xâm lược của nhân dân ta qua các vùng miền,chứng kiến tội ác của giặc mỹ đã gieo giắc đau thương cho nhân dân ta.càng củng cố quyết tâm nam tiến của các Anh.
Lá thư cuối cùng mà gia đình nhận được của Anh là ở tuyến lửa Vĩnh Linh hỏa lực tầm thấp 37ly bắn máy bay cường kích của địch bảo vệ tên lửa đánh chặn B52.lời cuối Anh dặn nếu sau này không thấy thư anh gửi về thì bố mẹ và các em đừng buồn,mà hãy vui lên vì đã có một người con hy sinh cho tổ quốc.và xin bố mẹ tha thứ cho anh vì anh không làm trọn bổn phận của người con.
                


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: thaiminhhung trong 26 Tháng Mười, 2011, 04:34:28 pm
Hay lắm, đúng như lời hứa ông anh lại tiếp tục lên diễn đàn và chia sẻ những kỷ niệm của " gần 50 năm về trước' càng đọc càng thấy thấm thía


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 26 Tháng Mười, 2011, 07:24:01 pm
   
 …thế rồi sau một tuần gia đình cũng nhận được thư Anh.Ôi chao,người mừng nhất,vui nhất vẫn là Mẹ bởi vì từ ngày Anh nhập ngũ,đêm đêm vẫn nghe thấy Mẹ trằn trọc trở mình rồi những tiếng sụt sùi…Tay run run Mẹ đưa lá thư cho tôi và bảo: _con đọc thư Anh cho cả nhà ....Mẹ vui hẳn lên vì biết anh tiến bộ,khỏe mạnh.Bà không quên bảo tôi khi nào viết thư cho Anh nhớ bảo mẹ để mẹ dặn Anh phải luôn viết thư mỗi tháng cho gia đình để gia đình biết tin,có thiếu thốn gì để mẹ gửi cho.
   ... Mẹ ôm chặt đứa em vào lòng nét mặt đăm chiêu bồn chồn chắc là chỉ mong trời mau sáng để được gặp đứa con thân yêu ngày đêm thương nhớ. lần đầu tiên trong đời tôi được đi tàu hỏa cũng là lần đầu tiên trong đời được chứng kiến tình mẫu tử của mẹ tôi.    
   ...”U” tôi gọi:Anh.đôi mắt ngấn lệ của Mẹ sáng bừng lên cùng với nụ cười mãn nguyện,cái buồn,cái mệt nhọc bỗng chốc bay đâu hết.cô em gái ‘’đi’’theo(mà là bế theo) chả hiểu có biết gì không mà cũng thấy nhoẻn miệng cười khi được Anh nựng.trong câu chuyện Mẹ hỏi mẹ lên thăm con liệu có ảnh hưởng gì không?(các mẹ vẫn thế mà, cái gì cũng lo cho con)...
    
@namluc71,
Thật cảm động về những tình cảm mà người Mẹ của Bạn dành cho người con đi chiến đấu. Và trong cuộc  chiến này , những người lính đã qua bom lửa  cảm phục tấm lòng  thương yêu vô bờ của  những  người Mẹ Việt Nam trong đó có người Mẹ của Bạn.  Vì Tổ Quốc Mẹ đã hiến dâng cả tấm lòng và người con yêu quí không hề tính toán hay đòi hỏi.  Đất nước  Mãi vinh danh các Mẹ !!


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 01 Tháng Mười Một, 2011, 04:16:37 pm
               Tiếp bước chân anh

   Thế là tôi lại là lao động chủ lực thay ‘’chân’’Anh nên không tiếp tục đi hoc nữa.Công việc ‘’chân lấm tay bùn’’cũng đầy háo hức và vất vả nhưng để bù lại, trong đội sản xuất cũng có mấy người cùng trang tuổi nên vui lắm công việc cứ làm băng băng sức của tuổi ‘’mười bảy bẻ gãy sừng trâu’’ mà. Trong mùa vụ cứ 3,4h sáng là bọn tôi lại í,ới gọi nhau đi”múc ánh trăng’’đổ vào ruộng mạ để nhổ.Để đến sáng có mạ cho thợ cấy cấy.Gần hết vụ cấy,mười đầu ngón tay của’’ thợ’’nhổ mạ,anh nào cũng bị nhỏ máu phải lấy vải quấn vào mới làm được song năng xuất giảm,bị bà chi đội trưởng rầy la mấy anh em chỉ biết nhăn nhó nhe răng cười trừ.

    Sang đầu năm1967 tôi được anh cùng xóm giới thiệu vào làm cho một cơ sở sản xuất đúc gang ở ngoài Bưởi công việc nặng nhọc hơn,không vui như làm ruộng, nhưng thu nhập thì có vẻ hơn,  (37đồng tháng) đủ để chi phí trong gia đình.Cũng chính vì tôi làm ở cơ sở đúc gang này nên đã làm đơn gửi sở giáo dục và đào tạo thành phố xin đi hoc chuyên nghiệp vào ngành luyện kim màu,vừa làm vừa phấp phỏng đợi chờ…

   Thế rồi cái ngày ức ao của hai năm về trước đã đến.Hôm đó khi đi làm về gia đình báo tin có giấy báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự,Tôi không bất ngờ,nhưng chợt luyến tiếc, giá mà được ở nhà giúp đỡ gia đình một thời gian nữa thì tốt quá, song lại nghĩ đất nước đang có chiến tranh ‘’ bao tang đang quấn trắng đau thương đang đè nặng’’ không cho phép một ai do dự,toan tính.
Lên đường tòng quân đợt này thật đông vui,có 16 thanh niên tuổi đủ18 và 4 anh là lính nghĩa vụ,tái ngũ.Tất các anh em ở cùng một xã của huyện Từ liêm thành phố HN.                                                                                                                             

    Tối  ngày 25/7/1967 đường làng ngõ xóm tấp nập người đi, bà con rủ nhau tới những gia đình có con em nhập ngũ, để cùng chung vui,thăm hỏi động viên ,tiếng cười nói, ríu rít của các bạn cùng trang lứa, lời chòng gẹo rồi tiêng đấm  thùm thụp của một bạn gái  …đã tạo thành ‘’âm thanh ngày hội tòng quân’’tôi xin mạn phép mượn bài hát Đường ra mặt trận của nhạc sĩ Huy Du lời của Chính Hữu để nói lên tình cảm bà con làng xóm cùng bạn bè dành cho anh em chúng tôi ngày mai lên đường.

mời các bạn click vào đây (http://mp3.zing.vn/bai-hat/Duong-Ra-Mat-Tran-Viet-Hoan/ZWZC9ZE0.html) để nghe bản nhạc này nhé


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 10 Tháng Mười Một, 2011, 09:27:21 pm
 _10h sáng ngày 26/7/1967 20 anh em chúng tôi đã tập trung đầy đủ tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc ,nay là:(học viện Hồ Chí Minh),người đi tiễn tân binh hôm ấy đông như trẩy hội. Có cả các đoàn viên trong chi đoàn xã và  nhà trường đi tiễn. Vẫn không khí ồn ào vội vã,vẫn tiếng nói cười râm ran,vẫn có tiếng sụt sịt và những đôi mắt đỏ hoe như hôm nào tôi tiễn Anh trai tôi lên đường.Chỉ khác là(có cô bạn lớp phó) tôi là lớp trưởng, hôm đó cũng  đi tiễn , giúi vào tay tôi một phong thư và nói: khi nào đến đơn vị hãy mở.Tôi nhìn vào đôi mắt to, sáng long lanh của bạn ấy mà lòng bối rối,chỉ biết gật đầu rồi quay sang các bạn khác nói chuyện.(phong thư đó sau tôi bóc ra thì có một trang giấy thư màu hồng thơm nức và một khăn tay thêu đôi chim bồ câu cùng hai chữ Hùng + Dung.                                                                                               15h chúng tôi đã được biên chế thành các tiểu đội và trung đội,mỗi tân binh được nhận một mũ,giày ba lô trong đó có một bộ quân trang.chúng tôi được thông báo chuấn bị hành quân về nơi tập kết chứ không nói là nơi đóng quân,các ‘gia cát lượng’đoán già đoán non là được đóng quân gần chứ không đi xa,nếu đi xa thì phải đi ô tô chứ.Quả vậy,chúng tôi xuất phát từ chiều cứ lòng vòng rồng rắn lên mây mãi đến 23h gì đó thì đến nơi đóng quân, từ xa chúng tôi đã nghe  thấy tiếng chó sủa và ánh đèn sáng trưng ,đến nơi chúng tôi được các Mẹ và cán bộ địa phương cùng đoàn thanh niên nơi sở tại đón tiếp nhiệt tình,cởi mở, náo nức, những chiếc  bánh mỳ,bát nước chè xanh được trao tận tay cho chúng tôi.’’Đang ngấu” anh em “chiến đấu” rất nhiệt tình, sau đó được các bạn trong chi đoàn địa phương dẫn đến từng nhà dân để ở theo sự phân công của tiểu đội,trung đội,đại đội.Thật cảm động trước tấm lòng của nhân dân xã Minh Khai huyện Từ Liêm,đã coi chúng tôi như người ruột thịt đã cho chúng tôi nơi ăn chốn ở đường hoàng.Thật đúng là quân với dân như cá với nước.Tình cảm đó đã khắc sâu trong mỗi chúng tôi trên bước đường chiến đấu sau này. Nhập ngũ lần này bọn tân binh chúng tôi thuộc quân số  của ba tiểu đoàn, (được thành lập duy nhất của quân khu Thủ Đô bổ xung cho chiến trường Trị Thiên) là tiểu đoàn hai, tiểu đoàn bốn, tiểu đoàn sáu, thuộc quân khu Thủ Đô.Khi đi B mang biệt danh là Đoàn 439.Tôi là lính  B4C10 D6.
   Sau một tuần học chính trị và tập đội ngũ chúng tôi đã dần quen với tác phong của người lính, ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Được giao giữ một súng và phân công làm tổ trưởng tổ ba người nên tôi càng phải gương mẫu nhiều hơn trong sinh hoạt và tập luyện. Ba chúng tôi gồm Hùng_Phương_Triểu . Phương  có biệt danh “Phương trọc” và Triểu biệt danh là “Triểu móm” cùng ở Xuân Đỉnh. Hai làng Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế chỉ cách nhau một cánh đồng nên chúng tôi hiểu và hòa đồng với nhau rất nhanh,những lúc rảnh rỗi chúng tôi hay đùa nhau câu đồng dao:vừa mưa vừa nắng,trâu trắng chết toi kẻ Noi(cổ nhuế)ăn thịt,kẻ Cáo(cáo Đỉnh là Xuân Đỉnh) gặm xương,  Phương ,Triểu thì nói  ngược lại,’’cuộc chiến’’ của chúng tôi bất phân thắng bại.
  Sau nửa tháng sinh hoạt chính trị và đội ngũ,chúng tôi đã nắm vững tình hình và nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn hiện tại và sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.                                                                                                                                  Thời gian ở Phúc lý,Mẹ và “đôi mắt sáng long lanh” đã đến thăm tôi một lần, lần đó chúng tôi đang sinh hoạt tại sân kho thôn Phuc Lý. Tình cảm của Mẹ dành cho tôi vẫn y nguyên như năm nào Mẹ và tôi đi thăm Anh trên thái nguyên, song tôi ý thức được rằng Mẹ đã dồn cả phần thương nhớ Anh sang cho tôi nữa. Còn “ đôi mắt” thì thẹn thùng nấp sau lưng Me , tôi đánh bạo ra nắm tay bạn gái và trêu : ở đây nhé, đừng về, sau câu đó tôi được nhận một “cú lườm rách thịt”.Chúng tôi chuyện trò một lúc, như sực nhớ điều gì Mẹ liền lục túi đưa cho tôi một giấy gọi đi học nghề tại Liên xô, Mẹ nhìn tôi và tôi nghe thấy tiếng Mẹ thở dài. giấy gọi này có trước giấy gọi nhập ngũ,tôi xem xong và cho luôn vào túi. Không hiểu vô tình thế nào mà sau này sẩy ra một chuyện “thật như bịa”. chả là có một ai đó nhặt được tờ giấy báo nhập học ấy,họ đội lốt tên mình đi học ở Liên xô sau này ăn cắp bị bắt,bị trục xuất về nước…một hôm có mấy người C A hỏi thăm đến nhà gặp gia đình hỏi tên tôi và tên bố mẹ tôi thì đều đúng.Sau đó hỏi: “anh Hùng hiện nay ở đâu”?bố tôi chỉ tay lên tấm ảnh của tôi treo trên tường và nói “cháu nó hiện đi B. mấy người C A trao đổi với nhau điều gì đó rồi xin phép cáo lui. Nghe chuyện này,trong đó có cái gì đó thật bất công phải không các bạn?(chuyện đời thường ở Huyện mà). Mẹ và bạn chỉ thăm tôi được vài tiếng đồng hồ rồi về.  tôi thấy tự nhiên trong lòng trống trải.Tôi  nhớ mãi lần gặp ấy, nó đã ghi vào ký ức của tôi.
    Sang tháng thứ hai chúng tôi bắt đầu học xạ kích bài một và hai.Đúng là đau vai mỏi mắt. Cứ mỗi tiếng được nghỉ 15 phút, anh nào anh ấy đều tranh thủ nhắm mắt cho đỡ mỏi.Hết hai tháng chúng tôi bắn đạn thật,tòan đơn vị phát động phong trào thi đua bắn đạt điểm cao ai đạt từ 27 điểm trở lên là loại giỏi được nghỉ 3 ngày phép về thăm nhà,ai cũng háo hức và thể hiện quyết tâm miệt mài luyện tập.Kết quả năm anh em chúng tôi Hùng,Hưởng Phương,Thản,Đống đều bắn giỏi.ai cũng mong ngóng  đến ngày được về quê gặp lại người thân và bạn bè.
   Chúng tôi chuẩn bị bước sang giai đoạn bắn bài ba và làm quen với rừng núi, chính vì vậy không khí trong trung đội, đại đội gấp rút hẳn lên.ngày học tập,đêm báo động thường xuyên,thời gian này chúng tôi được trang bị đầy đủ quân tư trang trong đó có cả súng Ak 47 và CKC. Nhớ tới đây tôi bật phì cười vì , để đối phó với báo động đêm lính tân binh nào chẳng lén lút mặc quần áo, đi giầy mắc màn “thắt quai gio” sẵn để khi còi báo động thao tác cho nhanh.    (còn nữa).
 

 





Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: Trinhsat trong 10 Tháng Mười Một, 2011, 09:45:57 pm
Chào bác Namluc71.

       Hóa ra bác là lứa đầu của trung đoàn huấn luyện của BTL Thủ đô (D6 thuộc 1 trong 3 tiểu đoàn đầu tiên).

       Lúc bọn em đi, trung đoàn huấn luyện này gọi là Trung đoàn 59 của BTL Thủ đô. Nhưng cũng có nhiều người nói tên gốc của nó là Trung đoàn 1867 (Thành lập ngày 1/8/1967). Trung đoàn này toàn lấy phiên hiệu các tiểu đoàn theo số chẵn (2, 4, 6, ...). Bác là D6 nên là nhóm các D đầu tiên.

       Đến đầu năm 1972 thì các tiểu đoàn đã lên đến D54, D56 rồi.

        Mạch chuyện của bác bắt đầu trơn rồi đấy. Chúc bác khỏe và chờ tiếp bài của bác.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: sudoan5 trong 10 Tháng Mười Một, 2011, 10:36:15 pm
Chào bác Namluc71.

       Hóa ra bác là lứa đầu của trung đoàn huấn luyện của BTL Thủ đô (D6 thuộc 1 trong 3 tiểu đoàn đầu tiên).

       Lúc bọn em đi, trung đoàn huấn luyện này gọi là Trung đoàn 59 của BTL Thủ đô. Nhưng cũng có nhiều người nói tên gốc của nó là Trung đoàn 1867 (Thành lập ngày 1/8/1967). Trung đoàn này toàn lấy phiên hiệu các tiểu đoàn theo số chẵn (2, 4, 6, ...). Bác là D6 nên là nhóm các D đầu tiên.

       Đến đầu năm 1972 thì các tiểu đoàn đã lên đến D54, D56 rồi.

        Mạch chuyện của bác bắt đầu trơn rồi đấy. Chúc bác khỏe và chờ tiếp bài của bác.


    Bác nói đúng, tôi cũng nghĩ như vậy, ba D 2-4-6 là ba tiểu đòan đầu tiên của E 59-BTLTĐ . Trong cuộc KCCM đến cuối năm 74 thì đã có đến D 76-78 vào miền Tây Nam bộ.
    Chào anh namluc71 , lâu rồi hôm nay mới thấy anh, chúc anh và gia đình mạnh khỏe và thường xuyên có hồi ức của mình để bọn em hiểu thêm được những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: thaiminhhung trong 11 Tháng Mười Một, 2011, 09:31:49 am
.Thật cảm động trước tấm lòng của nhân xã Phúc Lý huyện Từ Liêm,đã coi chúng tôi như người ruột thịt đã cho chúng tôi nơi ăn chốn ở đường hoàng.Thật đúng là quân với dân như cá với nước.Tình cảm đó đã khắc sâu trong mỗi chúng tôi trên bước đường chiến đấu sau này.
  



@ Bác namluc:
Từ Liêm chỉ có thôn Phúc Lý; hình như không có xã Phúc Lý ( bác sửa lại cho nó chuẩn)
Mạch chuyện của Bác hay lắm, lại có nhắc đến những vùng đất xa xưa " Kẻ Noi", "Kẻ Cáo" thuộc huyện Từ Liêm. Mong bác tiếp tục đừng để ngắt quãng để cho liền mạch.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 11 Tháng Mười Một, 2011, 08:50:28 pm
Nhớ tới đây tôi bật phì cười vì , để đối phó với báo động đêm lính tân binh nào chẳng lén lút mặc quần áo, đi giầy mắc màn “thắt quai gio” sẵn để khi còi báo động thao tác cho nhanh.

     Bác namluc7, chuyện của bác rất hay. Chúc mừng màn mở đầu của bác. Hóng chuyện bác !

     Em là lính Hà Nội cày đường nhựa, thực tình không biết cái "nút quai gio" nó như thế nào, đoán là một kiểu nút buộc mà có thể cới rất nhanh. Em chỉ biết hai kiểu là buộc thắt nút và buộc múi. Buộc múi thì giật một cái là ra.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 17 Tháng Mười Một, 2011, 01:06:31 pm
   Hết một ngày tập tành mệt nhoài, về nhà, sau khi tắm rửa nghỉ ngơi, chúng tôi lục tục kéo  nhau đi ăn cơm sau tiếng kẻng của nhà bếp đại độivà tiếng còi của trung đội, trong bữa cơm, đồng chí trung đội trưởng phổ biến :tối nay,toàn trung đội tập trung tại nhà trunh đội để nghe phổ biến công tác ngày mai, thay cho buổi sinh hoạt đoc báo. Các ‘’gia cát lượng” lại được dịp bàn  nghị sự, đoán già đoán non,cuối cùng tất cả đều sai bét, không ai đoán đúng. Hóa ra, chúng tôi được hướng dẫn làm giá đeo gạch bằng tám thanh tre hoặc gỗ, dài ngắn khác nhau, cùng giây thừng và vật liệu mềm để xếp được 8 đến 10 viên gạch vào rồi đeo trong các buổi tập hành quân giã ngoại.
  Chúng tôi không phải chờ đợi lâu,ngay tối hôm sau,cuộc hành quân ‘’đeo gạch’’ bắt đầu,cu cậu nào cũng háo hức,Phương trọc lách tách(vì người nhỏ bé hơn tôi và Triểu)bê hẳn 10 viên gạch vào xếp rồi đeo thử…á…à hai giây đeo thiết chặt vào vai,mặt cu cậu nhăn nhó mồm thì xuýt xoa.Tôi nói: thế ‘’ông’’ không nhớ trung đội phổ biến,ngày đầu chỉ xếp sáu đến tám viên là nhiều thôi à ? hay ông muốn “lập thành tích’’ cho bọn này ‘’ vỡ mồm’’ đây?
Hắn “ nhe bộ nhá ra cười trừ’’.Tôi xêp có sáu viên . Tám giờ tối ,chúng tôi xuất phát từ sân kho thôn phúc lý, hành quân qua Tây Tịu ,dốc Kẻ rồi rẽ trái thẳng bờ đê đi lên tận Gốc Ngô rồi quay về. Nghe như vậy là hết buổi hành quân...không phải thế đâu các ‘’bố’’ạ!đau lưng lắm, mỏi vai lắm, tức thở lắm, khát nước lắm, à còn được vừa đi và hát cho vui nữa chứ !?.Cứ thế mỗi tuần một buổi ‘’ giã…gạch’’rồi cũng thấy quen quen,trọng lượng được tăng dần theo tỷ lệ thuận cùng chặng đường và thời gian.C10 chúng tôi có một ‘’kỷ lục gia’’tên : Gội với biệt danh ‘người khổng lồ’ cao 1 m 90,nặng hơn 80kg mang tới 15 viên gạch, một khẩu trung liên RPD.(người khổng lồ) sau này vào chiến trường, đánh Huế xong lên miền tây thừa thiên, ở khu vực A-Bia ,A-Lưới đi gùi gạo, bị rắn xanh cắn vào đùi, chân sưng như cái cột nhà phải lấy lá thuốc của đồng bào Fa- Cô đắp lên vết thương rồi vào bệnh xá mới qua cơn hoạn nạn.
 Sau một thời gian tập mang vác đã thuần thục, Đơn vị chúng tôi được lệnh chuyển quân. Hôm ấy  chúng tôi đươc nghỉ một buổi sáng để làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, và nơi  nhà ở của mình. Song công việc rồi chúng tôi gặp mặt ,chia tay cùng gia đình và bà con hàng xóm. Nói sao cho hết tình cảm của buổi chia chia tay đầy xúc động  ấy, chỉ biết rằng chúng tôi đã khóc,mọi người trong gia đình cũng khóc, Nước mắt đã thấm ướt những bàn tay xiết chặt, những vai áo bạc màu, những tình cảm đó như đã nói lên  lời thầm chúc,  : Các con đi chân cứng đá mềm, và lời thầm hứa quyết tâm : giết hết giặc Mỹ mới về Quê Hương ! . chúng tôi đã ý thức được rằng, chúng tôi đã thực hiện đúng lời thề thứ 9 của quân đội nhân dân Việt Nam ….Đi dân nhớ,ở dân thương…
   Mười ba giờ đơn vị chúng tôi xuất phát theo hướng tây, đi trên quốc lộ 32. Đoàn quân lặng lẽ đi, không ai nói với ai câu nào, chỉ nghe thấy tiếng bước chân rầm rập,tiếng lách cách của súng AK đeo trước ngực, đập vào khóa thắt lưng theo nhịp bước. Song trong tâm tư của mỗi người lính chúng tôi lúc này đều biết ơn nhân dân xã Minh Khai,đã yêu thương, đùm bọc chúng tôi trong những ngày đóng quân tại địa phương.
   Gần tối,chúng tôi đi qua vùng đất bãi sông đà qua làng dệt,(vì từ xa chúng tôi đã nghe thấy tiếng thoi đưa nhộn nhịp) thật bất ngờ,khi đi trên con đường gạch dẫn qua làng, phút chốc đã nhộn nhịp hẳn lên, ánh đèn pin, ánh đèn dầu, soi sáng đường để cho bộ đội đi, các Mẹ,các chị đứng chật cả ven đường vẫy chào, náo nhiệt nhất vẫn là các em nhỏ,  chúng chạy theo chúng tôi nói cười ầm ĩ . Những bát nước chè xanh được rót ra và những tiếng mời chào:  các con uống nước đi ,các anh uống đi… nào là bưởi, na, chuối được giúi vào tay chúng tôi, không kịp nhận lời cảm ơn. Cuộc hành quân lên vùng núi Hòa Bình chúng tôi đã qua những xóm làng như thế. Lúc này mới thấm thía câu thơ của Tố Hữu:’’xa Bầm con lại có bao nhiêu Bầm’’.                 
Đêm hành quân đầu tiên chúng tôi nghỉ chân tại một làng Công giáo.Các đ/c   đảng viên trong chi bộ và các đoàn viên thanh niên dẫn chúng tôi đi các nhà dân để ở, thật ái ngại,chúng tôi đã làm thức giấc ngủ của dân. Mọi người giao tiếp với nhau rất khẽ khàng, các em nhỏ thì bấu chặt lấy mẹ, các em nhỡ nhỡ thì ngồi ngáp vặt. Chúng tôi bảo nhau thu xếp nhanh chóng để bà con ngủ,may quá tiểu đội tôi không phải gác… Đang ngủ say tôi bỗng tỉnh giấc, vì tiếng cầu kinh lầm rầm, nhìn đồng hồ mới 4h sáng, tất cả: già, trẻ, gái, trai đều ngồi dậy đọc kinh. Tôi trạnh lòng chắc ẩn vì có một em nhỏ vừa đọc vừa‘’gật’’. Vẫn như thường lệ, 6h sáng chúng tôi dậy tập thể dục và vệ sinh cá nhân,7h ăn sáng  sau về tập trung toàn trung đội họp rút kinh nghiệm buổi hành quân hôm trước và chuẩn bị cho cuộc hành quân tối nay.
  Chúng tôi hành quân đúng ba ngày thì đến nơi đóng quân mới. Nơi ấy là vùng núi thuộc huyện lạc thủy tỉnh Hòa Bình cách thị trấn huyện 2h đi bộ(sau đi lấy gạo bấm giờ mới biết). ‘’còn tiếp.’’



















Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: Trongc6 trong 17 Tháng Mười Một, 2011, 09:43:33 pm
Kính chào bác Namluc71:

Chuyện bác viết vào mạch rồi, rất rõ ràng, hay chẳng kém ai đâu.

Nếu bác viết theo trình tự thời gian thì mọi người rất dễ theo dõi.

Bác nhắc đến anh Gội là em dần nhận ra bác rồi, nhưng để theo mạch chuyện của bác đã rồi em sẽ bám theo.

Chúc bác khỏe.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: tranphu341 trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:23:02 am
           Tranphu341 chào bác Namluc71. Chúc mừng bác lại tiếp tục hành quân. Tiếp tục mạch chuyện của những ngày đầu nhập ngũ và huấn luyện hành quân mà bất cứ người lính nào cũng phải trải qua. Nay bác viết lại, kể lại, mộc mạc và rất hay. Làm cho TP và các ae hứng thú, hồi hộp được sống lại những ngày đầu tiên ấy.

            Chúc bác cùng gia đình manh khỏe đều tay viết, để TP cùng ae được thửng thức!


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: trevn trong 22 Tháng Mười Một, 2011, 07:51:50 pm
Chú Namluc71 ơi, mong chú tranh thủ tiếp tục hành quân đi ạ


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: hatuyenha trong 23 Tháng Mười Một, 2011, 06:52:15 am
 Xin chào lão trai Hà nội Namluc71@ , lại đồng năm nhập ngũ nữa chứ _ lính 1967 . Đọc bài của bạn lại nhớ quay quắt những năm ấy , khí thế hừng hực , dân thương bộ đội từng đoàn từng đoàn quân tiến về phía nam . Mình may mắn hơn bạn , sau nhập ngũ _ 1/8/1967 được vào học tại khóa hai DHKTQS . Học trong điều kiện gian khổ nhưng chẳng thấm vào đâu so với các bạn ở chiến trường . Mãi 5 năm sau  khi đã thành cô lính kỹ sư mới tham gia cuộc chiến .
 Trí nhớ của bạn thật tuyệt vời , từng những chi tiết nhỏ thẫm đẫm kỷ niêm của cái thời sục sôi ấy . Chúc bạn khỏe , ghi lại nhiều các hồi ức , cũng như các bạn khác trong trang mình rất muốn được đọc để nhớ lại một thời của tuổi trẻ chúng mình hòa vào cái thời rực lửa của đất nước.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: Trongc6 trong 23 Tháng Mười Một, 2011, 09:28:36 am
Kính chào bác Namluc71,

Em đã nhận được tin nhắn của bác. Rất cảm phục và thương bác.

Bác mới viết có một ít nên các thành viên trên trang này chưa thể nhận ra được một điều mà em đã phát hiện ra. Đó là: Bác là đàn anh và là người lính cựu trong chính cái trung đoàn 9b của em chứ không phải ở một chiến trường Nam Lào hay Tây Nguyên chung chung nào khác.

Em đang hồi hộp để chờ bác kể chuyện "hai mươi sau ngày đêm giữ thành Huế kiên cường"

Em là lính K18, cùng tiểu đoàn với anh Gội trong cái B tân binh huấn luyện của bác đấy.

Bác xem thêm bài em viết bên "ngày này 34 năm trước" để chỉnh sửa thêm cho nội dung bài viết của em nhé.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: hungqs trong 23 Tháng Mười Một, 2011, 01:36:39 pm
chào bác namluc71 đọc diển đàn cùa bác tôi nhớ đến mẹ tôi.năm 78 mẹ và em tôi tiển tôi dống câu chuyện bác kể,nhửng bà mẹ yêu quý nhất trên đời suốt đởi lo cho con,nay mẹ tôi không còn nửa.bác viết hay lắm chúc bác và GD khỏe bác tiếp tục đi ,em chờ bác đó`


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 24 Tháng Mười Một, 2011, 12:09:57 pm
chao Hùng qs trong bài viết nhớ những năm tháng đã qua. Mình viết về Mẹ vì mình nhớ đến người Mẹ sinh ra anh em chúng tôi Bà đã mất năm 89. để khi  tôi,bạn cùng những anh em khác khi xem, sẽ nhớ đến người Mẹ của riêng mình... Mẹ cũng như bao bà Mẹ Việt Nam khác, đã yêu thương che chở các con...các Mẹ Bất Tử trong lòng người lính!chúc bạn và gia đình vui khỏe.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: Trongc6 trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 11:33:21 am
   
  ...C10 chúng tôi có một ‘’kỷ lục gia’’tên : Gội với biệt danh ‘người khổng lồ’ cao 1 m 90,nặng hơn 80kg mang tới 15 viên gạch, một khẩu trung liên RPD.(người khổng lồ) sau này vào chiến trường, đánh Huế xong lên miền tây thừa thiên, ở khu vực A-Bia ,A-Lưới đi gùi gạo, bị rắn xanh cắn vào đùi, chân sưng như cái cột nhà phải lấy lá thuốc của đồng bào Fa- Cô đắp lên vết thương rồi vào bệnh xá mới qua cơn hoạn nạn.
 

      Chào bác Namluc71:

      Chuyện về anh Gội ở C8 - K18 thời gian ở Nam Lào, tôi cũng đã kể trong phần này:

       Chợt có tiếng chào rộ lên xôn xao hàng quân. Tôi nghển cổ nhìn. Không phải thủ trưởng to nào đâu mà là anh Gội, lính Hà Nội nhà ở phố Trần Hưng Đạo. Anh là lớp lính vào trung đoàn từ năm 1967, đã từng tham gia đánh Huế hồi Mậu Thân. Đám lính Hà nội đợt chúng tôi trong cùng tiểu đoàn ai cũng biết rõ vì nghe danh anh vang khắp cả trung đoàn chứ không chỉ trong tiểu đoàn. Chả là anh có tầm vóc phi thường. Cao một mét tám, nặng gần chín chục ký lô, vạm vỡ nhất trung đoàn. Loại như tôi trọng lượng bằng nửa anh ấy nên đứng gần thấy anh lừng lững lắm. Tôi cũng không hiểu sao giữa chiến trường thiếu thốn vậy mà anh ấy vẫn sống bình thường được, vì lính tráng có suất có phần, nhất là suất và phần ấy lại có định lượng rất khiêm tốn. Sức vóc ấy thì mang vác vô tư nếu ăn đủ no. Có một truyền thuyết trong toàn trung đoàn về anh Gội. Dạo mới vào trung đoàn không hiểu sao quân lực lại xếp anh vào bộ binh. Đứng giữa hàng quân, anh ấy nổi lên như người khổng lồ. Trèo đèo lội suối thì vô tư, nhưng khoản đào hầm hơi khốn khổ vì kích thước. Một trận anh ấy bị thương vào đùi ngay giữa hàng rào, tuy là vào phần mềm, nhưng vẫn không đi được. Phải mất bốn lính chui vào vừa buộc vừa kéo vừa đẩy mất hơn tiếng đồng hồ mới lôi được anh ấy ra ngoài. Lôi ra ngoài xong thì bốn thằng ấy mất sức chiến đấu không thể tiếp tục làm gì được nữa. Đoạn đường 6 tiếng đồng hồ về trạm xá trung đoàn phải cử 6 lính khác thay nhau khiêng anh ấy và cả đồ đoàn cùng súng đạn của 7 người. Không phải sau 6 tiếng mà mất đứt cả ngày trời mới đưa được anh ấy về đến đích. Sau vụ đó, trong số những thằng khiêng anh ấy có 2 thằng lăn ra ốm phải nằm  luôn lại trạm xá, bốn thằng còn lại về nhà mệt mỏi và suy nhược phải sau một tuần mới trở lại công tác được bình thường. Vụ đó gây tiếng vang toàn trung đoàn và mười thằng lính bộ binh còm cõi trong đại đội tham gia vụ giải cứu anh Gội lần ấy sau này cứ nhắc đến tên anh là tim đập chân run. Còn anh Gội sau khi lành vết thương được chuyển ngay về C8 hỏa lực. To xác vậy nhưng anh Gội hiền khô và rất tốt tính. Anh ấy coi bọn lính Hà Nội đợt chúng tôi là những đứa em mầm non và rất thương nên chúng tôi cũng quý anh ấy lắm. Cứ gặp là lại xôn xao chào hỏi.


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6323.480.html

        Đúng là anh Gội huyền thoại trong chuyện kể trên của bác đấy.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 08:54:21 pm
C10 chúng tôi đóng quân hai bên bờ suối trên địa giới xã An Bình, dân cư thưa thớt đa phần là đồng bào Mường , sinh sống bằng nghề nông và trồng cây công nghiệp.
  Chúng tôi phải mất hai ngày vừa làm vừa tìm vật liệu như : cây rừng, tre, lá cọ… để làm lán ở mới song. Đang ở đồng bằng,được phóng tầm mắt thoải mái đi các hướng, nay ‘‘ở trong rừng’’ cảm súc đầu tiên là tầm nhìn bị hạn chế, bước chân ra khỏi lán là gặp rễ cây, gặp dốc,nhưng để bù lại, được hít thở một không khí trong lành,được đắm mình trong bản hợp xướng qua tiếng suối, tiếng chim,tiếng vượn…đúng là: “ bản hợp xướng rừng xanh ” mà thiên nhiên đã ban tặng cho những người lính trẻ.
   Khi đã ổn định “doanh trại” nói thế cho oai chứ, thực tình là ổn định lán trại, chúng tôi bắt đầu luyện tập bắn bài 3,bia số 7,bia số 8, bia thằng còm, bắn tà âm, tà dương, ném lựu đạn, đánh lô cốt,bắn ban đêm..hơi bị “chính quy” phải không các bạn.
   Tuy tập tành  mệt nhọc, nhưng chúng tôi vẫn có thời gian để  nhớ về gia đình,người thân và bạn bè.Hàng tháng tôi vẫn nhận được thư nhà,qua thư tôi biết cuộc sống của gia đình có khó khăn hơn vì cả nước đang có chiến tranh nên Mẹ và các em phải làm việc bằng hai, bằng ba để ổn định cuộc sống. “Phương trọc” là người yếu đuối nhất tiểu đội, nhận được thư nhà vui là thế,nhưng đến đêm,tôi nghe thấy tiếng thút thít…tôi phải động viên mãi mới thôi. Nghĩ lại mình cũng chẳng hơn gì Phương.

Thấm thoắt thoi đưa, thời gian huấn luyện đã xong, chúng tôi được nghỉ luyện tập, bước vào đợt học chính trị hai ngày, với nội dung : những bước leo thang sâm lược của đế quốc mỹ và tình hình nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay, để sác định tư tưởng sẵn sàng chi viện cho chiến trường miền nam. Những ngày đó, toàn đơn vị được “ăn tươi”. Lính trẻ chúng tôi thì háo hức, tò mò ,giờ giải lao túm năm tụm ba tranh luận, bàn cãi… gương mặt mỗi người thoáng chút ưu tư, còn riêng tôi, phóng  ngay một bức “tối hậu thư” về cho”đôi mắt” thăm dò đối phương. song kết quả là đã nhận được một bài “chính trị” rồi lời “hò tam hẹn tứ “khiến tôi đã quyết tâm đi B , nay càng vững tâm hơn với hy vọng, tới chiến trường sẽ tìm được người anh trai của mình , để rồi sát cánh bên nhau, chiến đấu cho độc lập tự do,cho Bắc Nam thống nhất hát khải hoàn ca .

  Hết phần một.









               


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: sudoan5 trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 10:05:42 pm
   Cố gắng viết đều tay nhé anh. Chúc anh mạnh khỏe !


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: linh1989 trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 11:21:04 am
Mấy ngày nay chờ bài bác Nam Luc sao không thấy bác viết tiếp ,giáng sinh gần kề chúc bác vui vẻ


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: thaiminhhung trong 07 Tháng Hai, 2012, 09:18:33 am
     Năm nay vào ngày 14 tháng Giêng Năm Nhâm Thìn, theo thường lệ chúng tôi những người em lại về quê anh, Thượng Phúc, Bắc Hồng, Đông Anh , Hà Nội để dự lễ hội làng. Nhưng cảnh và lễ hội thì còn chỉ có Anh Hậu là vắng, anh đã đi vào cõi vĩnh hằng để lại nối nhớ cho gia đình, anh em và bạn bè

              (http://img138.imageshack.us/img138/5585/img8192e.jpg)

              (http://img594.imageshack.us/img594/3391/img8174ho.jpg)

              (http://img28.imageshack.us/img28/4039/img8190t.jpg)


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: sudoan5 trong 07 Tháng Hai, 2012, 10:36:47 am
   Không thấy anh Hùng “cụt” đâu bác Thaiminhhung nhỉ ? Tôi và BY đã có dịp ghé thăm anh (Ngọc khánh). Khi tôi hỏi đến “namluc” anh chọn làm nick, anh kể về cái tên Nậm lực một kỷ niệm bi hùng lúc nào cũng hiện hữu trong lòng, rồi anh kể về mẹ trong những bài viết của mình với giọng nói trầm lắng đôn hậu như ngày nào và hàng my đẫm lệ. anh là một TB nặng cánh tay phải đã để lại chiến trường. “thương bình tàn nhưng không phể” về cuộc đời thường cũng như những TB khác anh vượt lên những khó khăn của thương tật của mình phấn đấu cho bản thân và góp ích cho xã hội, là tấm gương sáng cho chúng mình noi theo. Anh nghỉ hưu với chức danh giám đốc một Cty điện thoại, các con được anh dạy dỗ nên người và thành đạt, mừng và tự hào về anh. Kính chúc anh và gia đình mạnh khỏe.


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: namluc71 trong 28 Tháng Tư, 2012, 04:30:56 pm
(http://nl9.upanh.com/b4.s26.d2/664f04b62a592691346c051c07ca67ca_44029919.13082011083small.jpg) (http://www.upanh.com/13082011083__small__upanh/v/3roc4o1adgp.htm)

(http://nl6.upanh.com/b1.s29.d4/8c222f3ddcd61beb9f6a5733afd12b48_44030116.06122011052small.jpg) (http://www.upanh.com/06122011052__small__upanh/v/droadocmani.htm)


(http://nl1.upanh.com/b5.s28.d2/98b4d7e53782964803b4e1c3b3b7698f_44029921.061220110431small.jpg) (http://www.upanh.com/06122011043_1__small__upanh/v/4roe6o7a5yb.htm)

những người đồng đội yêu quý, trân trọng của tôi.

(http://nl4.upanh.com/b5.s27.d2/0cc78fd290bd82c4f683b6bdb6cf2056_44029924.06122011051small.jpg) (http://www.upanh.com/06122011051__small__upanh/v/3ro6foda9yq.htm)


Tiêu đề: Re: Nhớ những năm tháng đã qua.
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tám, 2015, 10:19:40 am
Nhầm, xin lỗi!