Lịch sử Quân sự Việt Nam

Văn hoá - Thể thao - Giao lưu => Quán nước cổng doanh trại => Tác giả chủ đề:: Bí Bếp trong 01 Tháng Bảy, 2008, 10:49:17 pm



Tiêu đề: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 01 Tháng Bảy, 2008, 10:49:17 pm
Thưa các bác:

Rượu chè, một trong mấy thứ " tính tình tinh" nó quấy ta! Ấy... trong đời có mấy ai lại không dính dấp đến " rượu hay chè" nhưng ông bà ta đã từng nhắc nhở chúng ta nên " cẩn thận" ... Đây là bài viết mà Bí Bếp đã tản mạn từ dịp đầu Xuân Quí Mùi, đến với diễn đàn QSVN mong "tán gẫu" cùng các bác lại về "sự cố" rượu chè hén... và để mở đầu câu chuyện, Bí Bếp xin dùng "trà" thay vì "rượu" để gọi là...

Trà đã gắn liền cùng văn hoá "ăn uống" của dân Việt nói riêng, và các dân tộc gốc Á Châu nói chung, đã lâu lắm, lâu lắm rồi! Theo truyền thuyết của mí chú thím Ba (TQ) thì ông tổ của trà bên Tàu là vua Thần Nông (cũng là ông tổ của nghề thuốc Bắc và cũng là ông tổ của nghề nông và dựa theo một số truyền thuyến thì ông ni cũng là "tổ" của người mình!) Tuy nhiên có người cũng " théc méc" là "nhân vật" vua thần Nông có thật hay chỉ là một sáng tác của ai đó chăng.  ::)

Đại khái thì truyền thuyết về Trà được kể như sau: Vua Thần Nông, có tiếng là một trong những ông vua thuộc dạng "minh quân" và có tiếng là " thương dân, mến nước", nhất của người Hoa. Vua Thần Nông đã dạy dân TQ cách thức cày bừa, trị bệnh, và ngay cả một số cách thức "ăn chơi". Vua Thần Nông thường xuyên đi chu du khắp nơi theo dạng "thăm dân cho biết sự tình". Trong một chuyến "công du" ở miền Nam (mạn Lĩnh Nam, hồ Động Đình), vua TN và tùy tùng tạm nghỉ chân dưới một tàng cây nọ. Vua cho người đun nước sôi thì trong lúc có một ít lá khô rơi vào nồi nước. Trong lúc đang mỏi mệt, vua ta vẫn uống nước đấy chứ không chờ đám tùy tùng nấu nồi nước khác. Một lúc sau, nhà vua cảm thấy trong người lâng lâng và sảng khoái nên vua cho lấy giống, trồng lại và phổ biến trong dân gian nên dùng loại cây lá đấy mà làm thức uống, rất tốt cho "xức phẻ"!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/yixingpot.jpg)

Còn một thuyết khác thì trà đã du nhập vào Trung Hoa sau khi theo chân cùng một vị Tu Sỉ Phật Giáo từ Ấn Độ (Bồ Đề Lạt Ma) cũng ngót nghét khoảng 2,000 năm về trước. Trong suốt chín năm "thiền định", Bồ Đề Lạt Ma đã không ăn gì ngoài uống một ít nước và ngậm lá trà để giúp ngài "tịnh thần" chống buồn ngủ trong lúc "thiền". Chuyện ngậm trà hay uống "trà" trong lúc thiền của các tu sĩ Phật Giáo Trung Hoa hay Nhật Bản thì có khá nhiều "tình tiết" hơi giống nhau.

Nếu dựa theo truyền thuyết đầu tiên của mí chú thím Ba thì trà đã lưu truyền trong dân gian Trung Quốc cũng đã ngót nghét 5,000 năm rồi. Thực thế nếu ta dựa vào "sách vỡ" dạng "cổ thư" của họ thì " trà" đã được nhắc đến như là một trong những "vị thuốc" từ phương Nam từ thời hậu "Xuân Thu Chiến Quốc" (200-100 BC). Thế mãi cho đến thế kỷ thứ 8 của thời Đại Đường, ông Lữ Dự, một văn sĩ, hoạ sĩ, thi sĩ và một loạt "sĩ" của TQ mới viết một cuốn sách chuyên bàn trò ăn chơi của "trà" qua tựa đề " Kinh Trà" (Cha Ching]). Lữ Dự rất là tình tiết trong quan niệm trồng trà, hái trà, sấy trà, cất trà, uống trà, v.v. và cuốn "Kinh Trà" vẫn được xem là "mẫu mực" của cách thưởng thức "trà" của người Hoa từ trước đến nay.

Cho dù trà có thể đã có rất lâu đời nhưng dựa theo "sách vỡ" thì trà trở thành một trong những sản vật được trao đổi giữa các dân tộc trong vùng Á châu theo con đường "tơ lụa" trên dưới mười thế kỷ qua. Trà có nơi đã được đúc thành bánh và dùng thế cho "tiền" trong các vụ mua bán, đổi bác giữa các dân tộc, nhất là các sắc dân sống ở miệt tây bắc Trung Hoa.

Trà đã được du nhập và nước Nhật từ thế kỷ thứ 10 (cũng theo chân cùng các tu sỉ Phật Giáo) nhưng rất giới hạn cho đến thế kỷ thứ 15 trở về sau trà mới được phổ biến rộng rãi hơn trong nước Nhật. Từ từ, chúng ta sẽ "mạn đàm" về quan hệ "trà đạo" của người Nhật có quan hệ như thế nào với nghề "trà" của xứ ta hén.

Trà chiếu theo truyền thuyết dân gian của người Việt mình thì cũng đã kéo dài cả 3,000 năm nay. Trà là một giống cây (Camillia sinesis) mà đã mọc "hoang" từ Ấn Độ sang miền nam Trung Hoa, xuống đến mạn Đông Nam Á, nhất là ở các miền Cao Nguyên của Việt Nam, Campuchia, Mã Lai, v.v. Ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, v.v. người ta còn tìm thấy một số cây trà rất cổ vẫn còn sống (chiết tính có thể lên đến 3,000 năm tuổi). Sau 1,000 năm Bắc Thuộc, nước Việt Nam đã giành độc lập sau triều Đại Đường bị nhà Tống lật đổ (từ thế kỷ thứ 10). Dù sao nền văn hoá Việt Nam, ngay cả nghệ thuật " ăn uống" cũng bị ảnh hưởng không ít thì nhiều theo văn hóa Trung Hoa.

Ngược dòng lịch sử một tí thì triều Tống bên Trung Hoa đã thay thế nhà Đại Đường kể từ thế kỷ thứ 10 cho đến lúc họ bị quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hản tiến chiếm mà thiết lập nhà Nguyên gần cả 100 năm vào gần cuối thế kỷ thứ 13. Trong thời cực thịnh của triều Tống cũng là lúc nền văn hoá độc lập của Việt Nam cũng phát triễn khá mạnh (bắt đầu từ Lý Công Uẩn và kéo dài gần suốt cả chín đời vua của triều Lý trong khoảng thời gian nầy). Nước Nhật lúc đấy lại bị triều Tống "cô lập" nên một số tu sĩ Phật Giáo và danh thương người Nhật đã dùng Việt Nam làm ngả du nhập " văn hoá" cho xứ sở của họ. Nghệ thuật uống trà của Việt Nam (điển hình là trà xanh) và trà cụ đã được tiền nhân chúng ta cho xuất cảng sang Nhật trong giai đoạn nầy (từ triều nhà Lý sang đến nhà Trần). Hiện nay tại một bảo tàng viện của người Nhật ở Kyoto (cựu thủ đô của Nhật) vẫn còn lưu giữ và chưng bày một số trà cụ từ Việt Nam mà họ đã nhập vào nước Nhật trong triều đại nhà Lý mà người Nhật vẫn xem là những món đồ "quốc bảo".

Riêng trò chơi "trà" của người Việt chúng ta thì đã được phát triễn cực thịnh, trở thành một bộ môn chơi của giới quan quyền, thượng lưu trong triều nhà Nguyễn của thời cận đại. Điển hình nhất cho bộ môn trà trong thời Nguyễn là sự phát triển của trà ướp sen trong thời vua Tự Đức (cung nữ bơi thuyền ra hồ sen trong buổi chiều, cho trà sấy vào mỗi đoá sen để lấy hương sen qua đêm, rồi bơi thuyền ra lấy trà lại vào buổi sáng ngày hôm sau... cho vua và các quan lớn thưởng thức loại trà ướp sen nầy).

Phổ thông hơn thì trà đã gắn liền cùng đời sống thường ngày của người Việt chúng ta. Trà dùng không những được dùng làm một thức uống tiện dụng hàng ngày mà là một "sính lễ" không thể thiếu trong những dịp lễ trọng đại như " ma chay, cưới hỏi", và dùng để tiếp khách từ dạng "quốc khách" cho đến "thực khách" của hàng dân giả!

Cụ Tú Xương, một trong những thi sĩ có thể nói là "chịu chơi" nhất trong làng văn học Việt Nam cũng đã từng than thở sự yếu kém của mình trước hấp lực của "trà" như sau:

Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà  


Cách thức uống trà phổ thông của người Việt thì thường không cầu kỳ như kiểu uống trà Trà tàu (kungfu trà) hay lề mề như trà Nhật (Trà Đạo)... Trà ta thường gói ghém ở dạng trà xanh mà nổi tiếng nhất là các dạng trà được trồng ở mạn Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Giang, v.v. và sau nầy được trồng ở các vùng của Trung Nguyên (Bảo Lộc, Đà Lạt, v.v.) Trà cũng được bày bán cho tầng lớp dân lao động ngày xưa ở dạng " chè tươi" và sang hơn thì các loại trà tẩm hương (nhài, cúc, sen, quế, v.v.). Sau nầy thì một số dân chơi lại khoái " mode" trà túi (trà Lipton) và phổ thông hiện giờ thì trò " trà sữa" của Đài Loan thì đã mọc như " nấm" ở các thành phố và cộng đồng Việt từ trong cho đến ngoài nước.

Riêng cách uống trà theo " bài bản" của dân "sành điệu" dạng " tao nhân mặc khách" ngày trước thì được gói ghém như sau:

Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh  

Phần chính của trà ngon, phải là nước... nước thường là nước mưa được hứng ở giửa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiểm, rồi được mang về, che đập cẩn thận cho đến khi được "cất" trà.

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/teaware.jpg)

Cách nấu nước cũng hết sức quan trọng. Than, thường được dùng để " đun" nước vì than không bốc mùi làm ô nhiểm " mùi trà" như các loại củi khô, dầu hôi, hay các loại dầu khác. Nhiệt độ cũng rất quan trọng (sôi sủi tăm, đầu nhang, đầu đủa, v.v.) thường là cách mà người trước phân định sức nóng của nước (ngày nay thì ta dùng điều nhiệt kế cho chắc ăn).

Sau đó mới đến loại trà mà ta chọn để " cất" . Trà ta, thì đã nói thường là các loại trà xanh (trà móc câu, trà Thái Nguyên, v.v.) thường được cất ở khoảng sôi sủi tăm (khoảng 80 độ C hay 165-170 độ F). Nếu trà tẩm hương (trà sen, trà nhài, trà cúc, v.v.) thì các cụ thường cất ở độ sôi đầu nhang (khoảng 200 - 205 độ F) như dạng ta " ninh" nước lèo cho nồi phở. [;)] Các cụ tuyệt đối không dùng nước sôi để cất trà vì... nếu dùng nước sôi sẽ là " cháy" trà... và trà trở nên " chát ngắt" vì bị " cháy"!

Phần Bôi (chén) hay Bình trà ở đây thường là dạng chén cỡ hột mít (hay mắt trâu) mà các cụ đề nghị. Bình hay ấm thì có bình chuyên và bình tống. Trước khi pha trà thì các cụ thường dùng nước " sôi" để tráng sơ chén và bình để làm nóng (thật ra đấy là một hình thức tẩy vệ sinh) và rửa trà nước đầu (xong đổ đi)... để cho trà nỡ đều trong nước mà mang ra hương vị đầy đặn nhất của trà. Cho mỗi lần " độc ẩm" , " song ẩm" , " tứ ẩm" , hay " quần ẩm" thì các cụ đều có những loại bình đủ cỡ, đủ kích khác nhau. Như đã nói, nghề và kỹ thuật đồ gốm của người Việt thật ra đã khá phát triễn... từ lúc thủ đô nước ta đã được dời về Thăng Long (Hà Nội) ngày nay. Mới khoảng thời gian rất gần đây, Hà Nội mới khai quật được một số đồ gốm rất tinh xảo trong đời nhà Trần mà trình độ kỹ thuật không thua gì những tác phẩm đặc sắc của Trung Hoa!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/IMG_0286.jpg)
Bộ trà Bí Bếp dùng ở nhà

Phần " ngũ quần anh" thì... " bạn trà" thường khó tìm hơn "bạn rượu". Nghệ thuật uống trà cũng đã được các cụ cho vào hàng chiếu trên của " tao nhân mặc khách" mà điển hình là thú nghe cô đầu hay hát ả đào mà chúng ta nghe đến sau nầy. Mèn, mí cụ ngày xưa nghe Hát Ả Đào dạng ca Trù mà được người đẹp có giọng ca thánh thót cỡ Mỹ Linh hay Ngọc Hạ pha trà, gọt lê, bóc kẹo gương, kẹo đậu phụng cho thưởng thức thì có khác gì thưởng thức trò Gheisa của xứ Phù Tang hén!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/IMG_0284.jpg)
Ấm dùng để "song ẩm"


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 01 Tháng Bảy, 2008, 10:50:47 pm
Thú chơi trà của người mình dù sao cũng bị ảnh hưởng khá nhiều theo bài bản trà tàu của người Hoa, điển hình là cách chơi trà của Lữ Dự đã tình tiết trong cuốn "Kinh Trà" từ thế kỷ thứ 9 mà Bí Bếp đã nhắc sơ vào phần mở đầu của đề mục nầy.

Riêng về bộ môn trà tàu ở Trung Quốc thì đã bị "mất mát" khá nhiều, nhất là sau cuộc cách mạng văn hóa thập niên 60. Tuy nhiên, bộ môn Trà Tàu vẫn được phát triễn khá manh sau khi quân Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan. Môn trà tàu chỉ được "tái sinh" ở Trung Quốc sau khi chính quyền Bắc Kinh cho phép các doanh thương Đài Loan trở lại và phát triển kỹ nghệ trà tàu ở các địa phương. Bí Bếp có mần chuyện ơn nghĩa cùng một vài doanh thương Trà Tàu người Đài Loan nên mí chuyện " hậu trường" Bí Bếp cũng " học lóm" được một ít.

Trà Tàu... chỉ riêng về trà thì người Hoa phân chia ra làm bốn loại chính: bạch trà, lục trà, hồng trà, và hắc trà. Phổ thông hơn cả đa số thường chỉ dùng lục trà và hồng trà (green tea & olong tea). Phân loại trà cho đúng bài bản thì khó mà diễn đạt hết được... nào có khác gì nỗ lực phân định bao loại rượu hay phó mát (cheese) của xứ Phú Lãng Sa! Bí Bếp chỉ gói ghém sơ sài những gì mà Bí Bếp đã " học lóm" về nghề trà từ mấy người bạn Đài Loan.

Bạch trà như dạng trà bạch mao, nơi nào có trà là chúng ta có thể hái và sấy thành bạch trà được cả. Bạch trà nỗi tiếng nhất là loại trà được trồng ở tỉnh Phước Kiến của TQ. Bạch trà chỉ thu hoạch với một số lượng rất ít nên ít khi được bán ra nước ngoài. Bạch trà dạo nầy rất được giá vì theo một số bài bản nghiên cứu thì trong các loại trà, bạch trà tương đối chứa hàm lượng antioxidant cao nhất. Bạch trà thì hương vị rất nhẹ, nhẹ hơn trà xanh rất nhiều. Bạch trà giống như các loại rượu trắng của Tây, càng mới càng tốt... Nếu giữ qua năm thì... "phí của giời!"

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/white_tea1.jpg)
Trà Bạch Mao

Trà xanh (lục trà) thì dĩ nhiên rất phổ thông trong các giới thưởng ngoạn trà từ Trung Quốc đến Đại Hàn, xuống Việt Nam và sang Nhật Bản (sen cha). Trà xanh của Trung Quốc nổi tiếng nhất là trà Long Tĩnh, Bỉ Lộ Xuân, Bạch Hầu, Mao Phong, v.v. Bác Camel có nhắc đến trà Long Tĩnh Hàng Châu... Bí Bếp xin mạo muội bàn thêm loại trà rất nổi tiếng và có giá nầy. Trà Long Tĩnh (Rồng Nằm Trong Giếng => Dragonwell) thì có sự tích như sau. Hàng Châu là một thành phố có tiếng là thơ mộng của Trung Quốc, nơi đã tạo bao nguồn cảm hứng cho thi hào Lý Bạch và bao người " sĩ" khác của TQ để sáng tác bao tác phẩm văn học và nghệ thuật để đời. Khí hậu ẩm ướt nhưng mát mẻ của Hàng Châu thì rất phù hạp cho bao loại trà. Trà ở Hàng Châu mà được trồng ở Tây Hồ thì được tiếng là " tuyệt phẩm". Có điều chúng ta nên ghi nhớ là nội ở Hàng Châu cũng đã có cả 36 cái hồ mang tên là Hồ Tây... thế thì cái Hồ Tây mà thi sĩ Lý Bạch đã tả trong thi văn là cái hồ nào thuộc 36 cái hồ tây tại Hàng Châu đấy.

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/longjingtea.jpg)
Trà long tĩnh

Bí Bếp xin tạm trích đoạn một bài thơ mà Thi Sĩ Tế Hanh, người đã từng viếng Tây Hồ, Hàng Châu vào năm 1956 và cảm hứng vẻ đẹp Tây Hồ đã ghi lại như sau:

Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm
Trời Hàng Châu bốn bề êm ái
Mùa thu đã đi qua còn gửi lại
Một ít vàng trong nắng trong cây
Một ít buồn trong gió trong mây
Một ít vui trên môi người thiếu nữ...
Anh đã đến những nơi lịch sử
Ðường Tô Ðông Pha làm phú
Ðường Bạch Cư Dị đề thơ...  


Trà Long Tĩnh là loại trà xanh mà mỗi đầu trà có dáng giống như lá cờ hình tam giác mà mấy người nghệ sĩ cải lương Hồ Quảng hay gắn sau lưng trên bộ trang phục của họ. Tục truyền, vua Đế Càn Long, thời Mãn Thanh từng viếng Tây Hồ của Hàng Châu và có ghé thăm một vườn trà khá nỗi tiếng của địa phương vào một mùa hè nọ. Thoạt đầu vua Càn Long có thử trà Long Tĩnh thì ngài không có ấn tượng gì đặc sắc cho lắm... nhưng sau một lúc, vua Càn Long mới cảm thấy có hậu thanh ngọt ngấm hoài trong cổ nên ngài truyền lệnh lấy trà Long Tĩnh của Hồ Tây, Hàng Châu làm phẩm vật tiến cung hàng năm... Từ đó, trà Long Tĩnh của Tây Hồ ở Hàng Châu trở thành một thứ trà xanh rất thời thượng của dân uống trà. Người bạn trà của Bí Bếp "bật mí" rằng, đúng trà Long Tĩnh của Tây Hồ, Hàng Châu thì rất khó tìm... nhưng trà Long Tĩnh thuộc dạng hàng " nhãn" thì đầy rẫy... Người bạn nầy có nhập vào Mỹ một ít trà Long Tĩnh, Hàng Châu chính hiệu và bày bán ở khoảng $500USD/lb thì giới tiêu thụ rất ít nên anh ta không còn nhập số hàng trà Long Tĩnh nầy nữa... Đúng hiệu danh trà Long Tĩnh, như đà nói là rất hiếm vì cùng giống trà nhưng nếu trồng ở vùng đất khác thì hương vị trà sẽ không bằng. Trung bình mỗi lb trà Long Tĩnh có khoảng 25,000 đọt trà mà trà phải hái vào buổi sáng. Cách sấy trà Long Tĩnh cũng khác hơn các loại trà khác, người sấy trà không dùng bất kỳ một dụng cụ nào khác ngoài hai bàn tay của họ (nghe tả giống như cách luyện Thiết Sa Chưởng trong truyện kiếm hiệp). Trà Long Tĩnh thì được xếp tám hạng khác nhau. Trà Long Tĩnh ngoại hạng thì vẫn được dùng làm vật tiến cung cho các VIP ở Bắc Kinh. Có ai may ra thì chỉ thử được trà Long Tĩnh hạng 5-7 là cao vì trà LT thượng hạng thì rất khó tìm nếu ta không có sự quan hệ cùng các chủ vườn trà!

Ngoài Long Tĩnh trà, Bỉ Lộ Xuân cũng là một loại trà xanh dùng tiến cung cũng rất nỗi tiếng mà huyền thoại về trà còn có người đặt tên là "Trinh Nữ trà". Vì sao huyền thoại gọi là trinh nữ trà? Tục truyền thì trà Bỉ Lộ Xuân chỉ được hái do các trinh nữ mà họ phải giữ số trà hiếm hoi trong nách họ để lấy mùi "trinh nữ" trước khi họ mang về sấy... để tiến cung! Thực tế thì không có chuyện như thế, giống trà Bỉ Lộ Xuân chính hiệu thì được trồng ở một số trang trại trên dãy Động Đình San gần Động Đình Hồ (hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc --- nơi mà Sùng Lãm gặp Âu Cơ theo truyền thuyết của người Việt chúng ta). Dãy Động Đình San nầy thường có sương mù bao phủ quanh năm, khí hậu ôn hoà cũng rất phù hạp cho các loại cây trà và hoa trái khác. Các trang trại trên dãy Động Đình San còn trồng các loại cây ăn trái nỗi tiếng khác như đào, lê, mơ, táo, v.v. và vào mùa Xuân (mùa hái trà) thì hương của các loại hoa kể trên đồng quyện lấy cùng trà nên khi họ sấy trà Bỉ Lộ Xuân thì trà nầy cũng giữ được mùi hương rất đặc biệt đấy. Trà Bỉ Lộ Xuân thì càng phức tạp hơn trà Long Tĩnh nữa vì mỗi lb trà BLX bao gồm từ 35,000-40,000 đọt nên công hái, sấy, và giữ trà cho đến lúc ta tiêu thụ rất là nhiều công phu. Trà Bỉ Lộ Xuân tuy số lượng ít hơn nhưng vẫn thuộc vào một trong 10 loại trà quí nhất của Trung Quốc.

Cũng nằm trong dạng trà xanh, Hoàng San Mao Phong, cũng được liệt vào "hàng chiếu trên" của các loại trà. Trà Mao Phong trồng ở ngọn Hoàng San thuộc tỉnh Quế Anh (Anhui), TQ thì ít người biết đến hơn hai loại trà kể trên vì số lượng sản xuất hàng năm rất hạn chế. Truyền thuyết chuyện trà Mao Phong ở Hoàng San thì được kể như sau: Có một cặp nhân tình nọ làm cho một trang trại trà ở tỉnh Quế Anh gần ngọn Hoàng San. Họ yêu nhau thắm thiết nhưng vì nghèo nên họ chưa lấy nhau được. Cô gái thì có nhan sắc tuyệt vời và không may bị lọt vào mắt của lão điạ chủ độc ác. Lão ta cho người đến hỏi cô ta làm vợ kế nhưng bị nàng cự tuyệt. Sau đấy, lão ta cho lệnh bắt người tình của cô ta đem giết và vất xác trên núi Hoàng San. Được hung tin, cô gái nọ đi lên núi tìm được xác người yêu. Cô ta xúc động, khóc lóc thảm thương và những giọt nước mắt của nàng đã trở thành những giọt sương ấp ủ bụi trà mà xác người yêu của nàng đã nằm xuống. và từ đó, bụi trà Mao Phong trên đỉnh Hoàng San đã đi vào huyền thoại!

Cũng ở khu vực Động Đình Hồ, có một loại trà tiến cung có tên là trà bạch kim (silver needles) trồng trên đảo Quân San (yunsan) mà người Hoa liệt vào hạng trà xanh. Thực ra thì loại trà bạch kim nầy có nước màu vàng khi ta " cất" trà. Đảo Quân San là một đảo nhỏ ở giữa hồ Động Đình (nơi mà Lão Tử từng ẩn dật, tu tiên) cũng có trồng trà. Vì số lượng quá ít, nên thường dân ít có cơ hội thưởng thức loại trà bạch kim trên đảo Quân San nầy. Trà nầy thì búp lá đều nỡ lớn chứ không còn "búp xanh" như ba loại trà kể trên... tuy nhiên trà được hái và sấy trong vòng 24 giờ nên trà bạch kim (vì lông tơ màu trắng vẫn còn trên lá) không bị oxy hoá như các loại hồng trà.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 01 Tháng Bảy, 2008, 10:52:32 pm
Bàn về trà Tàu, phổ thông nhất là các loại hồng trà (thí dụ như trà Thiết Quan Âm, Đại Hồng Bào, Thiên Lý, Thiên Vũ, A Lý San, Cao San, Động Đình, Đông Phương Mỹ Nhân, Bảo Chung, v.v.) mà ta thường nghe đến. Hồng trà thì rất đa dạng... không thua gì các loại rượu vang đỏ của Tây!

Theo sách vỡ thì kỹ thuật ủ và sấy để làm hồng trà chỉ có từ thế kỷ thứ 18 đến nay. Hồng trà khởi nguồn từ vùng Quế An (Anxi), tỉnh Phước Kiến của Trung Quốc. Sau nầy, hồng trà theo chân quân Quốc Dân Đảng sang Đài Loan nên một số địa danh của đảo nầy cũng đã gắn liền cùng Hồng Trà.

Bạch trà và lục trà thì hoàn toàn không có sự " lên men" (oxy hoá) từ giai trình hái, ủ, và sấy như hồng trà. Hồng trà thường có tỉ lệ " lên men" từ giai trình " hái và ủ" ở khoảng 20 - 80% (thí dụ như trà Bảo Chung - Đông Phương Mỹ Nhân). Hồng Trà ở Trung Quốc thì thường có màu nước rất "hồng" trong khi hồng trà của Đài Loan thì được đặc chế ra nước gần màu "xanh" của lục trà hơn là hồng trà nguyên bản nội địa TQ. Hồng trà đặc chế thường phản phất mùi hương của hoa đào làm chuẩn... hậu vị phải thanh ngọt, đấy thường là đặc điểm của hồng trà từ Đài Loan. Kỹ thuật hái, ủ, cuộn, và sấy của hồng trà rất ư là phức tạp và luôn được bảo quản hết sức bí mật nên rất ít khi các nơi khác tái tạo được các bí mật gia truyền của các loại Hồng Trà TQ! Rõ là "nghề chơi cũng lém công phu" nên người Hoa rất hãnh diện về hồng trà chẵng khác gì mí bác Phú Lãng Sa tự hào về rượu vang của họ!

Riêng về huyền thoại Hồng Trà thì một số người trong chúng ta thường nghe truyện về "Trảm Mã Trà" hay " Hầu Trà" ... Thực tế thì đó vẫn chỉ là huyền thoại nên Bí Bếp xin không "thêu dệt" thêm vào " huyền thoại" của truyện nầy! Bí Bếp chỉ "tản mạn" vài điều về một số hồng trà nổi tiếng mà chúng ta có thể thưởng thức được.

Sự tích về trà Thiết Quan Âm nổi tiếng của miền Quế An tỉnh Phước Kiến thì được kể như sau: Tại một làng nọ ở miền núi huyện Quế An của tỉnh Phước Kiến có tên là Giang Nam, có một ngôi miếu thờ phật bà Quan Âm. Trong thời loạn lạc chiến tranh giữa quân Thanh và nhà Minh, dân tình khổ sở, dân miền nầy cũng không tránh được hiểm hoạ chiến chinh. Trong số dân làng của Giang Nam, có một người thanh niên nọ vẫn rất thành tâm trong việc giữ gìn hương quả cho đền thờ phật bà Quan Âm mà đã bị tàn phá vì chiến tranh. Một hôm chàng trai nọ đã thiếp đi sau khi làm xong việc hương quả và khấn nguyện. Chàng ta mơ thấy Phật Bà hiện về và bảo chàng rằng Phật Bà rất cảm kích lòng thành của chàng ta và bảo ra sau miếu mà lấy "báu vật" về chia sẻ cùng bà con trong làng. Chàng thanh niên tỉnh giấc và đi vào phía sau miếu tìm kiếm mà chẵng thấy gì ngoại trừ một cây trà con đang mọc. Chàng ta vẫn bứng mang về nhà mà trồng thử. Không ngờ sau nầy chàng hái, ủ, sấy và pha uống thì cảm thấy trà nọ có một hương vị rất tuyệt vời. Sau đó ta chàng cho chiết giống mà chia cùng những người còn sống trong làng để trồng và bán đi những nơi khác với tên Thiết Quan Âm. Từ đó trà Thiết Quan Âm của làng Giang Nam, huyện Quế An, tỉnh Phước Kiến bên Trung Quốc đã trở thành một loại trà nổi tiếng. Để tỏ lòng biết ơn cùng Phật Bà Quan Âm, họ đã trùng tu lại cái am nhỏ thành một đền thờ tráng lệ mà đến nay vẫn còn là nơi thờ phượng Phật Bà Quan Âm. Trà Thiết Quan Âm cũng đã theo chân số người Hoa gốc Phước Kiến và gốc Triều Châu sang xứ ta sau nầy. Tên trà Thiết Quan Âm vẫn là thể hồng trà phổ thông nhất từ trước đến nay!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/TiKuanYin.jpg)
Trà Thiết Quan Âm

Sau trà Thiết Quan Âm thì trà Đại Hồng Bào (cũng là một dạng hồng trà nổi tiếng của Phước Kiến) đã được tiến cung của Trung Quốc. Trà Đại Hồng Bào thì có sự tích như sau: Thời vua Khang Hy của triều Thanh, có một anh học trò rất nghèo vác lều chỏng đi thi ở Bắc Kinh. Khi chàng ta trèo qua núi Vũ Di thì bị đói lã người và nằm thiếp đi dưới một tàng cây. Rất may chàng ta được một vị sư đi ngang và hái lá cây đó pha nước cho uống, chàng tĩnh dậy và hồi sức tiếp tục lên đường dự thí ở Bắc Kinh. Sau đó, chàng ta được đỗ làm quan và vua cho về thăm gia đình. Khi chàng ta ghé lại chốn xưa, tìm thăm vị sư nọ để báo ân và chàng hỏi xin một ít "lá" mà sau nầy chàng ta biết là một loại trà ở địa phương đấy. Chàng có mang về Bắc Kinh một ít để dâng lên cho vua. Vua uống thử trong lúc đang lâm bệnh và hồi phục rất chóng. Vua cảm nghĩa và thưởng cho chàng ta một áo choàng đại bào màu đỏ... và truyền lệnh cho dân Phúc Kiến hàng năm dùng giống trà đặc biệt đấy để làm vật tiến cung. Sau nầy giống hồng trà nầy được gọi bằng tên Đại Hồng Bào và nổi tiếng từ đấy!

Bàn về Hồng Trà mà không nhắc đến các loại hồng trà từ Đài Loan sẽ là một thiếu sót lớn. Như Bí Bếp có nhắc, sau cuộc "cách mạng Văn Hóa" ở Trung Cộng thì những trò chơi dạng "tao nhân, mặc khách" như trò thưởng thức trà theo thể "trà Kungfu" ở Trung Quốc đã bị liệt vào hành động "phản cách mạng" hay "tiểu tư sản" cần phải phá bỏ... nên rất nhiều trà cụ, vườn trà, và nghệ nhân của nghề trà đã bị huỷ diệt, bắt đi lao động, và phần lớn đã trở nên "mai một" ngay cả ở các xứ trà của miền Nam, Trung Quốc. Trà đã được du nhập và trồng ở Đài Loan kể từ cuối thế kỷ thứ 19 nhưng chỉ được phổ thông và " kỹ nghệ hoá" sau khi quân Quốc Dân Đảng chuyển sang đấy sau năm 1949.

Hồng Trà của Đài Loan thì phổ thông nhất là một loại trà mang tên Động Đình (trà được trồng gần một ngọn núi mang tên "Tung Ting"). Sau nầy, trà đã được trồng tỉa rộng rãi ở các miền cao nguyên của Đài Loan... nổi tiếng hơn cả là các loại hồng trà mang tên Cao San, A Lý San, Thiên Vũ, Thiên Lữ, v.v. Chính quyền Đài Loan đã "kỹ nghệ hoá" và "quốc hữu hoá" mọi nỗ lực phát triễn, thu hoạch, và xuất cảng hầu hết các loại trà của Đài Loan. Công Ty Thiên Hương (Ten Ren), chính là một công ty quốc doanh của chính quyền Đài Bắc đã mở chi nhánh nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay công ty nầy đã có mặt ở đa số thành phố lớn tại Bắc Mỹ mà họ có bán rất nhiều trà từ Đài Loan. Có điều một số loại trà nổi tiếng của Đài Loan đã bị "doctored" (tẩm hương hoá học) nên dân sành điệu cũng bắt đầu né tránh như số rượu vang từ một số công ty rượu của Mỹ như đám Kendall Jackson, chẵng hạn.

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/alishan.jpg)
Trà A Lý San

Công ty Thiên Hương cũng rất nổi tiếng với một số loại trà tẩm sâm (có mang mã số như 103, 403, 719, v.v.) mà một số người cũng rất thích vì các loại trà sâm nầy thường có " hậu trà" khá ngọt. Tuy nhiên, đối với một số người sành điệu dạng " khó tính" thì họ lại chê các thể trà tẩm sâm nầy

Kỹ nghệ trà của Đài Loan đã phát triễn rất nhanh nội trong vòng 20 năm qua. Các "lái buôn" trà Đài Loan cũng đã du nhập đồng thời hiện đại hóa kỹ thuật trồng, hái, ủ, sấy, bọc, và xuất nhập trà vào Trung Quốc ngay cả một vài vùng ở Việt Nam hiện nay. Các loại hồng trà Đài Loan thường được bán ở giá căn bản từ $50-70USD/lb cho đến khoảng $200-300USD/lb. Mới thoáng nghe thì người thường cho là đắc nhưng nếu so với dạng trà sửa (trà trân châu) hay cà phê Starbucks thì các loại trà thể Công Phu vẫn "nhẹ nhàng" hơn nhiều. Giá thành cho một cuộc "tứ ẩm" thì tốn nhiều lắm từ $3-5USD cho bốn người uống... và được ít nhất là hai tuần trà... còn dạng "uống liền" của trà sữa Trân Châu hay cafe Starbucks thì chỉ có "mình ên"! Cách uống trà Tàu có vẻ cầu kỳ, tốn công, tốn tiền, và tốn thì giờ nhưng thật ra nếu ta dùng phương tiện hiện đại thì dễ hơn các cụ ngày xưa nhiều (nước lọc, bình điện, nhiệt kế, đồng hồ, v.v.) Ngày xưa từ lúc quạt than, đun nước, pha trà, v.v. thì làm đúng cũng ngốn hết cả buổi... thời nay ta có thể "đi đường tắt" nhưng thành phẩm thì vẫn không thua các cụ tí nào!


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 01 Tháng Bảy, 2008, 10:54:00 pm
Hắc trà: tên gọi của các loại trà đen, thường bị xem là dạng trà "bẹt" nhất của các loại trà Tàu... thường làm bằng sự tổng hợp từ các thể trà vụn còn thừa lại, ngoại trừ loại trà đen Puerh từ Vân Nam. Trà đen có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% nên có màu thâm đen như mấy vỏ chuối lột phơi khô dưới nắng. Trà đen thường được đúc từng bánh và bán ra cho các sắc tộc ngoại biên " thưởng thức". Vì các loại trà đen không còn hương vị (ngoại trừ cái vị chát ngắt) nên người uống thường phải thêm sữa tươi, bơ (dạng cream), đường, hay ngay cả một số gia vị khác vào để dễ uống hơn...

Trà Puerh thường được sản xuất tại tỉnh Vân Nam, nơi mà họ không có trồng trà... nhưng họ lại " nhập" các loại trà từ vùng Puerh vào để họ "ủ" lâu năm xong họ mới sấy và " xuất" đi các miền khác để bán. Trà Puerh có thể được ủ cả hàng chục năm và theo truyền thuyết thì trà được " ủ" càng lâu thì càng tốt (tương tự như rượu vang của Tây)!
Không biết đối với họ thì thể trà ngon ngọt ra sao chứ Bí Bếp pha và uống thử thì trà nầy có mùi vị gần như là " đất sét" để lâu năm... Người Hoa còn bảo rằng uống loại trà nầy thì tốt cho bao tử, giúp tiêu hoá các loại thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao, v.v... Có một số loại trà Puerh được bày bán có giá không thua gì các loại hồng trà cao cấp.

Các loại trà tẩm hương ở Trung Quốc thì rất đa dạng... phổ thông và nỗi tiếng nhất là loại trà lài (nhài) mà họ thường bày bán khắp nơi. Có loại trà lài họ quấn lại từng viên mà họ đặt tên rất "kêu" là trà lài trân châu (Jasmine Pearl). Có thể trà lài họ bó lại từng bó nhỏ cỡ ngón tay cái... Còn các loại trà tẩm hương khác thì tuỳ theo loại hương từ các loại hoa như hoa quế, sen, cúc, phong lan, đào, v.v. mà họ có thể hái được ở địa phương đó. Sau nầy các loại trà tẩm hương thường bị " doctored" dạng họ dùng các loại hương hoá học để " tẩm" vào nên các loại trà tẩm hương thiên nhiên thì rất ít... Thời vàng thau lẫn lộn, ngay cả trà tẩm hương cũng thế... có biết mối lái, nơi bán trà uy tín thi khó lộn hàng... còn ra mua " trà chợ" thì rõ là " hồn ai nấy giữ"!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/jasminepearl.jpg)
Trà lài trân châu


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 01 Tháng Bảy, 2008, 10:55:48 pm
Đối với những ai đã chơi "trà tàu" thì ấm đất Nghi Hưng hay các loại trà cụ căn bản sẽ là những thứ không thể thiếu được. Mặc dù bộ môn trà đã được phổ biến trong dân gian Trung Quốc từ cuối đời Đại Đường cũng đã ngót nghét cả 1,200 năm rồi nhưng kỹ thuật ấm đất Nghi Hưng thật sự chỉ thịnh thành kể từ thế kỷ thứ 18 mà thôi.

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/IMG_0287.jpg)
Bộ ấm Nghi Hưng của Bí Bếp sưu tập

Nghi Hưng là tên gọi của một thành phố chuyên nghề làm đồ gốm không riêng những bình tách trà mà còn nhiều sản phẩm chạm trổ, điêu khắc mỹ thuật bằng đất sét Nghi Hưng khác nữa. Nghi Hưng nằm sát bờ hồ mang tên Đại Phú chảy ra sông Trường Giang, khoảng 120 cây số về hướng Tây Bắc của Thượng Hải. Đất sét thì có khắp mọi nơi, nhưng loại đất sét đỏ của Nghi Hưng thì có những đặc điểm phù hạp để nắn và nung làm ấm trà và các loại trà cụ khác không cần phải tráng men... mà hương vị trà không những được " bảo quản" mà còn " ngon" hơn nữa là khác!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/yixingcollection.jpg)
ấm Nghi Hưng

Truyền thuyết kể rằng, vào triều Minh (thế kỷ 15), ấm đất Nghi Hưng đã được khởi tác bởi một nho sĩ có tên là Vũ Kỳ Sinh và các nghệ nhân khác mới bắt đầu lấy mẫu mà sáng tạo thêm sau đó. Thực tế thì ấm đất Nghi Hưng chỉ nỗi tiếng kể từ đời Thanh (cuối thế kỷ thứ 17). Những tác phẩm và kiểu mẫu của nghệ nhân mang tên như Huỳnh Mẫn Chương khởi tác cho đến nghệ nhân Trần Minh Quang (1768-1822) đã trở thành "mẫu mực" cho bao nghệ nhân sau nầy.

Ấm đất Nghi Hưng sau nầy trở nên đa dạng, đa hình và được xuất cảng sang khắp nơi. Một số bình tách Nghi Hưng cũng đã được tráng men và chạm trổ tinh vi để "xuất cảng". Ấm đất Nghi Hưng mẫu mã căn bản thì không thay đổi cho mấy trong qui cách thưởng thức trà tàu theo thể công phu. Nếu pha hồng trà dạng trà quấn (cuốn), ấm thường dùng có hình nhủ hoa, không chạm trổ tình tiết chi cả. Dung tích tốt nhất thì pha được 4-6 chén hột mít. Còn pha các loại trà nguyên lá (không cuốn) ví dụ như trà Bảo Chung, Bạch Hầu, hay Đông Phương Mỹ Nhân, thì loại ấm hình oval cỡ nữa nắm tay phụ nữ thì hạp hơn cả. Những loại ấm bình mà có lắm rườm rà, tình tiết thì thường chỉ dùng làm " kiểng" chứ không thực dụng cho việc pha trà tàu.

Nghệ nhân ấm trà Nghi Hưng thường chỉ "đạt" tay nghề sau nhiều "giai trình" khổ luyện rất nhiều năm... mà kỹ năng và kỹ thuật ủ đất, nặng, và nung bình vẫn luôn là những bí truyền trong mỗi gia đình nghệ nhân của vùng Nghi Hưng. Như Bí Bếp đã kể sơ, sau cuộc cách mạng văn hoá ở Trung Quốc vào thời 1960-1970' s... kỹ nghệ ấm trà Nghi Hưng cũng đã bị mai một rất nhiều mà số nghệ nhân " đạt" tay nghề gần như chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết những ấm đất mà chúng ta thấy bày bán ở các chợ tại Trung Quốc, Hồng Kông, ngay cả San Francisco, Vancouver hiện nay là dạng " nhái" hay " mạo" giáng thể của ấm Nghi Hưng ngày trước!

Sau khoảng thời gian gần đây, người Hoa sống ở Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mã Lai lại bắt đầu sưu tập các loại bình tách Nghi Hưng và làm giá thành căn bản " tăng vọt" khủng khiếp. Có một số ấm Nghi Hưng mà tác tạo bởi một số nghệ nhân tên tuổi... thì được bán ở giá từ $5,000-10,000USD một bình cũng không phải là chuyện hiếm có. Bí Bếp cũng mê sưu tập ấm đất Nghi Hưng... nhưng khả năng có hạn và bị một vài biến cố ngoài dự kiến nên...

Bí Bếp đã từng lê la một số vùng hẻo lánh của mạn Tây Bắc xứ Cờ Hoa, truy theo dấu chân của dân "coolies" người Hoa thời trước mà họ đã xây đường sắt từ miệt Oregon/Washington sang miền Đông... nhưng hầu như Bí Bếp vẫn luôn là người đến sau số " lái buôn" và " thợ săn" ấm Nghi Hưng chuyên nghiệp. Bí Bếp về Việt Nam cũng có "săn" thử nhưng đối tác với đám danh thương người Hoa từ Đài Loan hay Singapore lắm tiền, nhiều bạc thì... Bí Bếp chỉ tìm được một ấm đất Triều Châu và một ấm sành Nghi Hưng nhỏ từ Việt Nam... còn phần còn lại đều là ấm "nhái" mẫu sau nầy. Bí Bếp có được một vài người bạn giới thiệu một số mẫu ấm do một nghệ nhân tên tuổi trong nước tạo nên... nhưng Bí Bếp nhận thấy rằng... tay nghề của vị " nghệ nhân" đấy vẫn còn ư là " rất khiêm tốn" nếu so với một số ấm đất Nghi Hưng của thời trước!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/IMG_0280.jpg)
Hai em nầy mua từ Sài Gòn

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/IMG_0288.jpg)
Bộ nầy Bí Bếp dùng ở sở làm

Đã lỡ " tản mạn" chuyện trà mà lơ là " sự cố" trà đạo của xứ Phù Tang có lẽ là thiếu sót khó được ACE chấp nhận hén! Thâu, đã lỡ thì lỡ luôn... mời ACE thông cảm mà nghe nốt nghen..

Như Bí Bếp có nhắc sơ trong mấy mục về trà đã đăng ở trang trước, trà đã theo chân một số tu sĩ Phật giáo và du nhập vào nước Nhật kể từ đầu thế kỷ thứ Tám... nhưng mãi đến khoảng đời Lý/Trần của mình (khoảng thế kỷ thứ 11-13), trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc.

Đạo Phật được du nhập vào xứ Phù Tang dần dà cũng thay đổi theo phái Zen, khác với đạo Phật ở Trung Hoa hay Việt Nam... và cách uống trà cũng thế! Mãi cho đến hậu bán của thế kỷ thứ 16, một tu sĩ người Nhật mang tên Murata Shoukou mới soạn cách uống trà theo thể " Zen" mà ngày nay chúng ta thường biết đến là " Trà Đạo" của người Nhật!

Trước khi " nhập đề" Bí Bếp xin sơ lược một số trà phổ thông của xứ Phù Tang thời nay:

Ấy... như ACE thấy... chỉ trong vòng 50 năm về trước... trà vẫn là một thứ uống thuộc dạng " xa xỉ" của con cháu Thái Dương Thần Nữ... hiếm đến độ họ phải trộn bo bo, phơi rong biển để làm trà giả mà uống, nên chuyện mí món trà cụ của xứ ta đã được họ giữ làm " quốc bảo" nên cũng chẵng có gì là lạ cho lắm nhễ... Bí Bếp có quen với một o Nhật... gốc bản " Samarai" chính hiệu. O Nhật ni là cháu ngoại của vị Đại Sứ Nhật ở Triều Tiên ngày trước (tương đương với chức Đô Hộ Sứ). O người Nhật ni cũng đã được huấn luyện đầy đủ bài bản về "chado" và cả một lô "do" truyền thống của dân Nhật gốc Samurai... Nhưng sau khi người bạn kể trên thưởng thức được bộ môn trà Tàu cùng Bí Bếp thì...

Qui cách uống trà thể "chado" thì bài bản như sau:

Trước nhất là họ xây một cái " chòi" riêng sau một góc vườn, chỉ dùng để uống trà mà họ gọi là cái "sukiya". Theo bài bản thì diện tích bên trong chòi phải rộng đủ chừng hơn 4 tấm chiếu mà họ gọi là tấm tatami (mỗi tấm có chiều dài khoảng 1X2 m) mà đủ cho khoảng năm người ngồi. Lý tưởng thì chòi uống trà được ngăn làm ba phòng. Phòng đầu tiên (yoritsuki là nơi khách ngồi để chờ chủ sửa soạn trà, rửa ráy bình tách, v.v. từ phòng trong (mizuya) trước khi họ được mời vào ngồi (hay đúng hơn thì là được quì gối) trên tấm chiếu tatami để chào qua hỏi lại rồi mới "uống" trà xanh. Bài bản thì họ dạy như thế... nhưng thực tế thì bất kỳ nơi nào mà thanh tịnh và thoáng thì họ đều sửa soạn trà theo lễ nghi để " chào" nhau được cả!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/japteahouse.jpg)
Một trà thất của người Nhật

Theo ý dạy của thầy Shoukou thì uống trà không hẵn là uống trà mà chính là một giai trình "thiền" hay "tịnh" của đạo Phật Zen. Thưởng thức trà kiểu Nhật thì phải luôn tôn trọng ba giai trình như sau: (1) Tinh thần phải "tịnh" và "thoải mái" để thưởng thức trà; (2) Vai vế và sự tương kính giữa khách và chủ phải luôn giữ gìn; (3) Một khi bước vào sukiya để thưởng thức trà thì không có chuyện phân biệt giai cấp.

Bài bản pha trà của "chado" thì họ qui định từng động tác một cụ thể và chắc chắn nhưng phải dịu dàng mà họ gọi là temae (mèn nghe sao giống như là Tỉ Mỉ theo tiếng Việt của ta.) Sau khi người chủ sửa soạn song các cái, anh ta (hoặc o ta) mới mời khách vào ngồi trong phòng sukiya. Để mở màn cách pha trà, người chủ mới lau sạch hộp đựng trà và các thìa gỗ (hay tre) dùng để múc trà bột (matcha). Sau đó, họ mới ngâm bình, tách, và chổi tre khuấy trà vào nước nóng (gần giống như cách người Hoa tưới nước sôi lên bình tách để tẩy). Sau đó, họ mới đổ nước vào một chậu riêng và lau khô bình tách và chổi khuấy bằng một khăn sạch. Sau khi giai đoạn làm sạch bình tách thực hiện xong, người chủ mới bắt đầu pha trà bằng cách múc một ít trà bột cho vào tách (tách cỡ ly café bên Mỹ) xong mới cho vào khoảng 1/4 nước nóng rồi người chủ dùng chổi tre khuấy cho lên nổi bọt xong lại tiếp tục pha trà cho mỗi người khách.

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/japteaceremony.jpg)
Nghi thức trà đạo

Mỗi lần nâng tách, họ phải xoay tách xong mới mời nhau. Họ "ực" xong mới lời qua tiếng lại để khen thưởng với nhau. Uống trà kiểu Nhật như thế nầy thì thật là lề mề, hương vị thì "chát ngắt" nhưng điều chính là sự "thanh tịnh" của chữ " thiền" chứ không phải họ đi tìm hương thơm hay vị ngọt của trà như thể trà tàu. Đối với Bí Bếp, cách uống trà của người Nhật gần giống như người Công Giáo đi lễ nhà thờ... cũng phải qua bao giai trình, cầu nguyện, ca hát, đứng, quỳ, ngồi.... rồi mới được lên rước mình thánh Chúa... và sau đó là "chấm dứt"!

Mèn.... vẫn tản mạn chuyện trà... Bí Bếp lại cám ơn các bác đã cho khá nhiều lộc đầu năm, thật là bất ngờ, nếu có được số bài ni sớm thì Bí Bếp đã phải đỡ tốn công chuyển dịch và "théc méc" cho mớ vốn liếng "Hán ngữ" quá ư là nghèo nàn của bản thân... Bàn lại "sự cố" trà ta... thì nhà nghề trà của dân mình thì còn quá ư là "phôi thai" nếu so với kỹ nghệ trà của Đài Loan, Trung Quốc, hay đám trà "túi" dạng Lipton mà Ấn Độ hay Mã Lai đã phát triển...  ::)

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/trasuoigiang.jpg)
Trà ở Suối Giang

Xứ mình cũng tiếng là xứ sản xuất trà... cũng như bao thứ nông, lâm, ngư sản khác... Cách thức sản xuất, lề lối quản trị, rồi bảo quản, sang tiêu thụ, xuất cảng, v.v. thì lèo tèo vẫn còn sau lưng thiên hạ hay nôm na giọng nẫu là... "ngừ ta" xa lắc, xa lơ... Nào phải vì dân ta thiếu khả năng " mần ăn" hay vốn liếng tư duy hạn chế... mà cũng chỉ vì ??? (I am taking the Fifth according to " phố rùm" policy!)

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/trasapa.jpg)
Trà cho du khách ở Sa Pa

Bí Bếp xin tóm lược chuyện "trà" như thế nầy... Thú uống trà, theo sách vỡ và truyền thống thì được ghi nhận là một tạp tục đã từng phổ thông mà được giới "tao nhân mặc khách" đã đưa vào hàng " chiếu trên" cùng một số bộ môn chơi có tính cách "văn hóa" khác nếu không bị liệt vào hàng "tiểu tư sản hoặc phong kiến"! Về khía cạnh kinh tế, nghề trà Việt Nam vẫn còn lắm " tiềm năng" để phát triễn về khía cạnh tiêu thụ lẫn tạo thêm " công ăn việc làm" cho dân chúng ở trong nước. Về khía cạnh văn hoá ẩm thực... trà không những là một "lễ vật" không thể thiếu cho một lô lễ hội quan trọng (cưới, hỏi, tang chế, cúng kiến, biếu xén, v.v.) mà còn là một trò chơi có tiếng "tao nhã" mà chúng ta không những nên bảo tồn mà hãy "vực dậy" cho "xôm tụ" sau nầy.... Trò chơi trà ngày nay, chúng ta có thể "giản dị" hóa khá dễ dàng (nước lọc, ấm điện, điều nhiệt kế, trà cụ các loại) vì khả năng " kinh tế" trung bình nếu so với bộ môn " tửu" thì vẫn rẻ hơn nhiều... Cách uống trà... tốt nhất thì nên dùng " hồng trà" vào buổi sáng hoặc ban ngày (cho nhẹ tì) và uống " trà xanh" vào buổi tối (cho dễ ngủ)! Còn cho dân " khoái" ăn những thứ béo, bổ... thì những thể trà càng đậm thì càng tốt cho cái bao tử...

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/traviet.jpg)
Bình trà ta

Còn ai " théc méc" chi những " tiểu tiết" khác của " trà" thi Bí Bếp đành xin hẹn lại một lúc khác hén!

TB: Mong các bác thư giản... từ từ Bí Bếp sẽ dán hình bổ sung cho bài tản mạn về trà nầy tiếp...


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Galaxy trong 01 Tháng Bảy, 2008, 11:11:34 pm
Em rất thích bài thơ này, nhưng rất tiếc là đến nay vẫn không biết được chính xác tác giả là ai:

Hàn dạ khách lai trà đương tửu
Trực lô thang phí hoả sơ hồng
Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt
Tài hữu mai hoa tiện bất đồng

Đêm lạnh trà ngon thay rượu quý
Lửa vừa mới bén nước đang sôi
Ánh trăng trước cửa càng đơn lẻ
Hay muốn thay hoa chuốc ngậm ngùi


====
Em rất thích uống trà. Nhưng uống 1 cách "phổ thông" thôi. So với cách uống cầu kỳ mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong "Vang Bóng Một Thời" thì tự nhận thấy là mình "trâu ăn mẫu đơn"  ;D Em có 1 thói quen là hay rót trà ra 1 cái cốc thuỷ tinh trong suốt rồi ... ngắm. Màu của nước trà nóng rất là đẹp.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 02 Tháng Bảy, 2008, 12:03:33 am
Em rất thích bài thơ này, nhưng rất tiếc là đến nay vẫn không biết được chính xác tác giả là ai:

Hàn dạ khách lai trà đương tửu
Trực lô thang phí hoả sơ hồng
Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt
Tài hữu mai hoa tiện bất đồng

Đêm lạnh trà ngon thay rượu quý
Lửa vừa mới bén nước đang sôi
Ánh trăng trước cửa càng đơn lẻ
Hay muốn thay hoa chuốc ngậm ngùi


====
Em rất thích uống trà. Nhưng uống 1 cách "phổ thông" thôi. So với cách uống cầu kỳ mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong "Vang Bóng Một Thời" thì tự nhận thấy là mình "trâu ăn mẫu đơn"  ;D Em có 1 thói quen là hay rót trà ra 1 cái cốc thuỷ tinh trong suốt rồi ... ngắm. Màu của nước trà nóng rất là đẹp.

床前明月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
低頭思故鄉。

Bài thơ về trà mà bác Ngân Hà đã đăng lại tác giả nào là ai khác hơn là ngài Lý Bạch mà các bác của hàng "tao nhân mặc khách" của Trung Hoa + xứ ta đã xếp vào hàng chiếu trên... của lớp "Đại Thi Hào" hén!  :)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Galaxy trong 02 Tháng Bảy, 2008, 12:23:42 am
床前明月光,
疑是地上霜。
舉頭望明月,
低頭思故鄉。

Bài thơ về trà mà bác Ngân Hà đã đăng lại tác giả nào là ai khác hơn là ngài Lý Bạch mà các bác của hàng "tao nhân mặc khách" của Trung Hoa + xứ ta đã xếp vào hàng chiếu trên... của lớp "Đại Thi Hào" hén!  :)

Cảm ơn bác.

Em không thích thơ Đường lắm nên về Lý Bạch cũng chỉ thuộc mỗi bài "Tĩnh Dạ Tư" ở trên thôi. Không ngờ bài thơ mà em biết đến qua đoạn Ân Tố Tố mời trà Trương Thuý Sơn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký cũng là của thi tiên Lý Bạch

Cả hai bài thơ đều có ánh trăng, và đều là ánh trăng lạnh


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 02 Tháng Bảy, 2008, 12:59:48 am
Cảm ơn bác.

Em không thích thơ Đường lắm nên về Lý Bạch cũng chỉ thuộc mỗi bài "Tĩnh Dạ Tư" ở trên thôi. Không ngờ bài thơ mà em biết đến qua đoạn Ân Tố Tố mời trà Trương Thuý Sơn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký cũng là của thi tiên Lý Bạch

Cả hai bài thơ đều có ánh trăng, và đều là ánh trăng lạnh

Ánh trăng lạnh phản chiếu trên giòng nước, tách trà ấm được dâng từ bàn tay ngà, hương trà thoảng nhẹ trong gió, tiếng tì bà thổn thức giữa đêm trăng...; ôi quí  ngài "tao nhân mặc khách" (mờ có lúc mình gọi là thành phần tiểu tư sản) của thời xưa cũng "siêng chơi" hén....  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: motthoang_hn02 trong 02 Tháng Bảy, 2008, 08:22:31 am
Em chỉ thích la cà thôi  ;D

Cũng là 1 trong những đệ tử của sư phụ lưu linh  ;D. Mong được sự thỉnh giáo của các sư huynh  :D

Sau đây em xin được trình bầy bài viết của mình (chắc chỉ vẻn vẹn trên 1 mặt của khổ giấy A4 chứ mấy ) ;D

Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho sự giao ước, hứa hẹn được bền vững. Con quỷ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uống rượu trở về những ngày vàng son. Họ trở nên dịu dàng, chan hoà, vui tươi.
Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu) tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...

Người ta uống nếm; uống thưởng thức; uống lấy say. Uống kiểu chén thù chén tạc là uống hai người: chủ và khách. Bên chủ là bên "tạc" có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên "thù" có nghĩa là uống đáp lại.

Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống... Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát); kỳ (đánh cờ); thi (làm thơ); hoạ (vẽ)... Nhưng lại phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn. Tửu cũng chiếm một địa vị quan trọng.

Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có một không khí phù hợp, người uống với mình phải "ngon", rượu phải ngon, thức nhắm phải ngon...

Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm. Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những áng văn hay. Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương. Họ đưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày. Người nghèo thì uống "suông". Cũng có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong. Gọi là rượu nhạt, rượu suông.

Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, những người có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau. Nhưng khi uống rượu kiểu "chén chú chén anh" thì thật thoải mái, bình đẳng. Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồm nhai, tai nghe... Đó là cái thú dân dã và đặc biệt.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: caytrevietnam trong 02 Tháng Bảy, 2008, 09:22:14 pm
CHuyện trà, nhậu nhẹt thì bác Bí Bếp chắc quá sành. Nhớ ko lầm thì bác là 1 cao thủ ở trang dactrung.net  :D

Ngoài các thông tin về trà, rượu của Tàu, bác có thể cho biết thêm món này của VN và các nước khác ko a?


Tiêu đề: Trà sen - Quốc trà Việt Nam
Gửi bởi: thongdiepthoigian trong 02 Tháng Bảy, 2008, 09:42:12 pm
Trà sen

(http://f3.yahoofs.com/blog/45138510z9820d6b9/17/__sr_/db0a.jpg?mg4i5aIBjM.kfGF8)


Một ly trà cầm trên tay chính là sự hoà quyện của Thuỷ (nước) - Hoả (lửa) - Mộc (trà) - Kim (đồng) - Thổ (gốm) để hướng đến chữ “Hoà” của trà Việt. Thuỷ là hành trội nhất vận động luân chuyển qua Hoả - Mộc - Kim - Thổ, mang trong mình đủ ngũ hành và trở thành trà.

(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Trasenvietnam/Nguhanh.jpg?t=1173006966)



1. Trà nô

Trà nô là người pha trà, là người hoà quyện ngũ hành: Thuỷ - Hoả - Mộc - Kim - Thổ để có một ly trà ngon. Qua việc pha trà, trà nô truyền vào ly trà tình cảm và tinh thần của chính mình với một nguyên tắc: mộc mạc trong hình thức nhưng giàu có về tinh thần.


Ba chữ tạo nên một trà nô

(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Trasenvietnam/Trano.jpg?t=1173007437)


- Tâm: tinh thần thư thái, an nhiên và hướng thượng.

- Trí: thấu hiểu được trà

- Thể: rèn luyện để có trải nghiệm pha trà



2. Trà cụ-tư tưởng ngũ hành

Trà cụ được xây dựng trên tư tưởng triết học ngũ hành truyền thống, kết hợp của ngũ hành: mộc là trà, thủy là nước, hoả là lửa, kim là nồi đồng và thổ là ấm trà. Sự hoà quyện ngũ hành tạo nên sự cân bằng hài hoà. Trong đó hành là thuỷ là chính với màu đen chủ đạo của bộ trà.

(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Trasenvietnam/Tracu.jpg?t=1173007328)



3. Pha trà

Trà như tri kỉ của trà nô, trong pha trà có sự thân thiết nhưng không điêu luyện, mộc mạc không hoa mỹ, thể hiện niềm vui như lần gặp gỡ đầu tiên với trà. Mỗi lần pha là một câu chuyện được kể trên bàn trà.

Trước khi pha trà, trà nô chuẩn bị bàn trà thật chu đáo, ngồi tĩnh lặng cùng hơi thở nhẹ nhàng, ngắm nhìn trà cụ để thưởng ngoạn niềm thích thú và vẻ đẹp từ những vật thể nhỏ bé mộc mạc đó. Thật an nhiên và bắt đầu pha trà.


Tiến trình pha trà:

a. Làm ấm và đánh thức trà:

- Dùng gáo múc nước vào ấm trà.

- Xoay nước ấm trà, đổ vào 4 chén trà và chuyên trà, đây là bước làm ấm các trà cụ trước khi pha trà.

- Dùng thẻ trà múc vừa đủ trà từ hũ vào ấm trà.

- Đổ nước xấp mặt tràm xoay ấm trên tay và đổ vào bồn trà, thao tác này đánh thức các sợi trà để pha được dậy hương và ngon hơn.


b. Pha trà:

- Đổ nước vào ấm, căn vừa đủ cho 4 chén trà, đậy nắp và đổ nước lên nắp ấm để làm nóng từ bên ngoài, nước che kín mép nắp ấm và tạo mặt nước ngâm đầy ấm.

- Đợi khoảng 3 phút cho trà chín.

- Trong khi đợi trà chín, tráng nước các chén trà và chuyên trà.


c. Mời trà:

- Rót trà vào chuyên cho trà được đều trong chuyên, giảm nhiệt độ vừa uống và gạn được các sơi trà còn sót lại.

- Rót trà từ chuyên vào các chén trà tuần tự.

- Mời trà bằng hai tay cùng một nụ cười thân thiện.


d. Thưởng trà:

- Để chén trà trên lòng bàn tay để cảm nhận cái hơi nóng từ chén trà, một hình ảnh như bóng sen trên mặt hồ, ngắm nhìn chén trà để cảm nhận vẻ đẹp và tinh thần trà.

- Một tay cầm chén trà và một tay đỡ chén trà, đưa ngang để thưởng hương trà.

- Uống trà từng ngụm nhỏ, chậm rãi, đắng chát rồi ngọt nhẹ.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 02 Tháng Bảy, 2008, 09:59:45 pm
CHuyện trà, nhậu nhẹt thì bác Bí Bếp chắc quá sành. Nhớ ko lầm thì bác là 1 cao thủ ở trang dactrung.net  :D

Ngoài các thông tin về trà, rượu của Tàu, bác có thể cho biết thêm món này của VN và các nước khác ko a?

Chào bác Cây Tre:

Vâng, nhà em là Bí Bếp có sinh hoạt ở Dactrung.net ạ; trước giờ nhà em thích tìm học về sử & chuyện ăn uống và như các bác thấy chuyện ăn uống vẫn dễ "khả thi" và thực tế hơn cả.  Nhà em có điều nghiên chuyện trà & rượu ở quê nhà và nước Triều Tiên, v.v. tuy nhiên lý thuyết & thực hành (trà đá, chè tươi... cho đến trà tẩm hóa chất...) thì còn thử thách cho mình nhiều lắm.   Bí Bếp mong đây là dịp mình sẽ bàn xa, tán sâu hơn...  :)

Chào bác TĐT:

Cám ơn sự chia sẻ về thuyết ngũ hành trong nghệ thuật uống trà của người mình. Bí Bếp mong bác kể thêm về những loại trà Việt mà mình có thể tìm mua được hiện giờ.  Bài viết của bác ngắn gọn và rất xúc tích đồng thời gói trọn bao chân tình của bạn uống trà.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Lizzy trong 02 Tháng Bảy, 2008, 10:34:57 pm
Ngày xưa em cũng học chuyên ngành trà (đá) này. Hồi đi thực tập được lên Yên Bái và Lai Châu, vào các công ty chè thực tập.

Trà thì em giới thiệu trà Shan tuyết, đặc sản của vùng Yên Bái. Uống Shan tuyết k chát = trà Thái Nguyên, nhưng cái này hợp vị của em hơn, vì em chỉ khoái trà chát nhẹ nhàng :D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: motthoang_hn02 trong 03 Tháng Bảy, 2008, 08:43:24 am
Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu) tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...

Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghĩa một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, thận trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái. Anh ta lại đặt chai rượu xuống. Tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướm ướm. Chén rượu không có tai. Có thể là chiếc chén Bát Tràng, chén ở lò ông Thiếu hoặc chén cổ có men sáng, dưới đáy có chữ "Nội phủ". Quanh chén có vẽ chút thuỷ mặc và đôi câu thơ Đường.

Anh ta rút nút chai bằng cuộn lá chuối khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén. Thế là rượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt. Có thể là độc ẩm (uống một mình) hoặc là quần ẩm (uống với nhiều người).
Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớp đầu tiên, tớp thứ hai... Người ta thấy tinh thần phấn khởi. Nỗi mệt nhọc được giảm đi. Tâm hồn nhẹ tênh. Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống. Tự biến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do. Người ta chuyển thực tế vào mộng một cách dễ dàng và êm ả.



Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: motthoang_hn02 trong 03 Tháng Bảy, 2008, 08:59:38 am
Bảng phân loại rượu Tây phổ biến trên thế giới

Rượu khai vị :


 1. Dubonnet

 2. Martini Bianco, Italy

 3. Absinth

 4. Martini Dry, Italy

 5. Martini Rosso, Italy

 6. Pimm’s No.1
 
 7. Cinzano (Dry) , France
 
 8. Cinzano (Rosso) , France

 9. Cinzano (Bianco), France
 

Dòng Brandy :

10. Cognac
 
11 Armagnac
 
12 Martell VSOP
 
13 Martell Cordon Blue
 
14 Remy Martin Louis Ⅷ
 
15  Martell XO
 
16 Courvoisier VSOP, France
 
17 Courvoisier XO, France
 
18 Calvados
 
19 Remy Martin VSOP
 
20 Remy Martin XO
 
21 Remy Martin Club
 
22 Club de Remy
 
23 Seagram''''''''s VO
 
24 Hennessy VSOP
 
25 Hennessy XO
 
26 Hennessy Paradis
 
27 Hennessy Choice

Dòng Whiskey

28. Irish Whiskey
 
29. Ballantine''''''''s
 
30. White Horse
 
31. 100 Pipers
 
32. Ballantine''''''''s 12 Years
 
33. Ballantine''''''''s Finest, Scotland
 
34. Glenfiddich 10 Years
 
35. Glenfiddich
 
36. Glenmorangie, Scotland
 
37. Grant''''''''s
 
38. Johnnie Walker Black Label
 
39. Johnnie Walker Red Label
 
40. Crown Royal
 
41. Chivas Royal Salute
 
42. Jack''''''''s Daniel''''''''s
 
43. Canadian Club (12 years)
 
44. Dimple Haig
 
45. Bells Finest, Scotland
 
46. Old Parr 12 years, Scotland
 
47. Long John
 
48. Macallan Highland 12 years, Scotland
 
49. Cutty Sark
 
50. Four Roses
 
51. Scotch Malt Whisky
 
52. Scotch Whisky
 
53. Wild Turkey
 
54. Famous Grouse 15 Years
 
55. Chivas Regal 12 Years, Scotland
 
56. Chivas Regal 18 years, Scotland



Dòng rượu Gin
 
57. Beefeater Gin
 
58. Gordon''''''''s
 
59. Gibeys Special Dry Gin, London, England
 
60. Greenalls Original Dry Gin, London, England
 
Dòng RUM


 61. BacardiRum
 
62. Bacardi 151, Jamaica
 
63. Bacardi 8, Jamaica
 
64. Bacardi Light, Jamaica
 
65. Bacardi Black, Jamaica
 
66. Captain Morgan Light
 
67. Havanan Club7 year
 
68. Dark Rum
 
69. Captain Morgan Black
 

Dòng Vodka

70. ZUBROWKA(Bison Brand Vodka), Poland
 
71. Danzka Vidka, Senmark
 
72. Danzka Currant Vodka, Senmark
 
73. Stolichnaya Vodka
 
74. Moskovskaya Vodka
 
75. Finlandia Lime Vodka, Finland
 
76. Finlandia Vodka, Finland
 
77. Finlandia Cranberry Vodka, Finland
 
78. Finlandia Cranberry
 
79. Ketel One Vodka, Holland
 
80. Smirnoff Vodka
 
81. Absolut
 
82. Absolut Mandarin Vodka, Sweden
 
83. Absolut Citron Vodka, Sweden
 
84. Absolut Kurrant Vodka, Sweden
 
85. Absolut Vanilia Vodka, Sweden


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Galaxy trong 12 Tháng Bảy, 2008, 08:01:33 pm
Nhân ngày 27/7, baogt - bạn viết trên trang, có tặng anh em ta trong diễn đàn 5 lit rượu Shanlung (chuẩn!). ...

Em hóng được chút chuyện của các bác CCB, nhưng mang xuống đây bàn tiếp vì trên đó sợ lạc đề  ;D

Em cũng uống được rượu, nhưng không phải là người sành rượu, chỉ là uống cho nó vui, có không khí với anh em. Nhưng đối với rượu Shanlung (San Lùng), em rất thích cái màu của nó và mùi hương của nó. Màu của nó thì hơi xanh xanh, khi rót vào chén sứ nhìn rất đẹp. Còn mùi hương thì thật sự em chẳng biết diễn tả thế nào  ;D

Cô Thoáng phiêu bạt miền sơn cước nhiều, có biết họ làm rượu San Lùng thế nào không ?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Lizzy trong 12 Tháng Bảy, 2008, 09:40:19 pm
Rượu Sán Lùng theo dân tộc họ đồn thì được làm bằng thóc nương và hạt cao lương đỏ luộc chín.

Trước khi nấu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Rượu được chưng cách thuỷ hai lần,
- Lần thứ nhất là khử tap và lọc cốt.
- Lần thứ hai làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn

Ngoài rượu sán lùng, tui còn khoái rượu Ngô nữa. Khơ ......... khơ ....... tết rồi vừa được tợp 1 ít rượu xịn của bác Du già vác ở tận gốc về, đó là lần bù khú ở Ba Bể :D ke ......ke....

nhắc đến là lại muốn đi :(


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 12 Tháng Bảy, 2008, 10:26:34 pm
Xã Sán Lùng thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai - là nơi có thứ rượu ngon nổi tiếng. Nếu như các loại rượu khác đều cất từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín và ủ men thì rượu Sán Lùng được ủ và cất theo một quy trình độc đáo và công phu.

Nguyên liệu là thóc mẩy đều hạt, đem ủ cho nảy mầm, lúc đó tinh bột được chuyển hóa thành đường ở mức cao nhất. Người Mông đem thóc nảy mầm cho vào chõ đồ chín, tãi ra nong cho nguội, tới nhiệt độ thích hợp mới trộn đều với men, rồi ủ từ năm tới sáu ngày, khi tỏa mùi thơm thì đem cất rượu. Dù quy trình, nguyên liệu như vậy nhưng nếu nấu ở nơi khác, rượu sẽ không ngon bằng ở Sán Lùng. Bởi ngoài những bí quyết truyền đời, có lẽ nguồn nước và tiểu vùng khí hậu là những yếu tố không thể thay thế được đã tạo ra hương vị đặc biệt của rượu Sán Lùng.

Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.

Khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về, xúm quanh đống lửa, người ta nhâm nhi chén rượu Sán Lùng với thịt trâu sấy khô lùi tro nóng, đập tơi ra chấm tương ớt trộn một chút chanh, hoặc nhấm với cá suối sấy khô nướng than thì quả là thi vị.

Source: Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lào Cai: Báo động về rượu San Lùng giả

Lào Cai vốn nổi tiếng có rượu San Lùng được ủ và chưng cất theo một quy trình đặc biệt, nhưng hiện nay mặt hàng này đang bị làm giả một cách tràn lan.

Tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp này không chỉ làm tổn hại cho nhà sản xuất, mà còn gây mất an toàn thực phẩm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

Đâu là San Lùng thật?

Đến thời điểm này ở Lào Cai chỉ có 38 hộ thuộc HTX sản xuất rượu San Lùng do chị Trần Thị Hoa - Nguyên là giáo viên ở thôn San Lùng (Bản Xèo, Bát Xát) nghỉ hưu làm chủ nhiệm.

Rượu San Lùng được chưng cất từ thóc cùng bí quyết gia truyền về men thảo dược của người Dao vùng cao Bát Xát để lại. Sản phẩm rượu San Lùng đã được nhận giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao" tại Hội chợ hàng tiêu dùng toàn quốc năm 2003. Bình quân mỗi tháng HTX nấu rượu của chị Hoa chỉ sản xuất được xấp xỉ 4.000 lít. Hầu hết số rượu trên đã được Cty Du lịch Lào Cai đăng ký bao tiêu.

Nhằm bảo vệ và tôn vinh sản phẩm, được sự đồng ý của chính quyền dịa phương xã Bản Xèo và các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, rượu San Lùng đã dược Cty Du lịch Lào Cai đăng ký với Cục Sở hữu Công nghiệp, và Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam cấp chứng chỉ công nhận về bản quyền thương hiệu và quyền kiểu dáng mẫu mã bao bì, nhãn mác.

Sản phẩm được đóng chai có nhãn mác, mẫu mã đạt tiêu chuẩn và chỉ tiêu thụ theo kênh thuộc ngành du lịch quản lý. Do sản phẩm nổi tiếng về chất lượng được người tiêu dùng ưa chuộng, nên cũng dễ bị những kẻ làm ăn bất chính nhái nhãn mác "đưa rượu mới kém chất lượng vào bình cũ của San Lùng" để kiếm lời.

Ông Chủ tịch UBND huyện Bát Xát rất bất bình về việc này và luôn phàn nàn: "Lạ thật, ở chỗ nào bây giờ cũng thấy treo biển quảng cáo nấu và bán rượu San Lùng đặc sản. Rượu San Lùng thứ thiệt chỉ có một màu trong suốt, thơm dịu đặc trưng của thứ men lá và thóc thóc nương, đằng này lại còn có thứ rượu San Lùng màu vàng bày bán ở một số nhà hàng mà chủ quán cứ cho đó là San Lùng thứ thiệt để bán cho khách không am tường, thật đáng trách và nguy hiểm khi dùng thứ hàng nhái kia".

Có nhiều điểm vẫn ngang nhiên sản xuất rượu "San Lùng vàng"

Hiện nay, ngoài điểm sản xuất rượu San Lùng ở Bát Xát, tại Lào Cai còn có rất nhiều điểm nấu rượu, nhưng ở quy mô "cả làng" thì chỉ có thôn Hoà Lạc  (Gia Phú, Bảo Thắng). Điều đáng nói là chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cũng không thế quản lý được số lượng cũng như chất lượng của trên 30 hộ nấu rượu tại đây.

Ông Đỗ Duy Vinh - Giám đốc Trung tâm Y tế Bảo Thắng, thành viên đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm ATTP của tỉnh - cho biết: Ông đã từng đôi lần uống thử loại rượu của cơ sở này sau đó thấy đau đầu khác thường, ông đem mẫu đi kiểm tra mới biết: nồng độ aldehyt khá cao.

Ông Phạm Liêm - Giám đốc Trung tâm Y học dự phòng - cũng thừa nhận cơ sở của mình chưa đủ điều kiện để xét nghiệm, phân tích nồng độ của loại rượu này.

Đoàn kiểm tra ATTP đã gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm, nhưng vẫn chưa có kết quả trả lời.

Vào nơi sản xuất rượu "San Lùng vàng"

Đoàn kiểm tra ATTP tỉnh Lào Cai đến thôn Hòa Lạc. Trước cửa nhà anh Vũ Văn Triều có khoảng 10 thùng phuy sức chứa 200 lít chứa đầy rượu. Anh nói rượu nhà tự nấu, nhưng thoáng nhìn đã biết ngay với cơ sở đơn giản chỉ một gian bếp và một nồi nấu thủ công không thể cho ra lượng sản phẩm rượu lớn như anh kể 20lít/ngày.

Xung quanh lò nấu và cách thức ngâm ủ rượu không đảm bảo vệ sinh. Đồ ủ rượu chỉ là mấy cái thúng được phủ bằng vỏ chăn chiên cũ nát. Trên sàn bếp chum chóe, can nhựa bày la liệt, không có lối đi. Đối nghịch với sự tuềnh toàng của cơ sở, chúng tôi thấy trên thân 20 can nhựa chứa đầy rượu có dán nhãn ghi tên cơ sở sản xuất rượu San Lùng rất cẩn thận đang chuẩn bị xuất cho khách.

Nhẩm tính qua những đồ đựng hiện có, trong nhà anh Triều đang trữ một lượng rượu khoảng 2.200 lít. Bằng cả lượng rượu của 30 hộ HTX San Lùng sản xuất trong một tháng.

Quan sát kỹ, chúng tôi thấy rượu San Lùng của các cơ sở này đều có màu ngà vàng, mùi thơm hương nếp. Tôi đã từng nghe kể, nấu rượu ngon phụ thuộc vào từng vùng đất. Thiên nhiên ban cho làng San Lùng nguồn nước thì chỉ có nước ở vùng này mới nấu ra được rượu ngon. Tôi cũng lại nghe kể: có nơi dùng rượu sắn bỏ thêm chất phụ gia là lá nếp thơm hái từ trên rừng về chế vào sẽ thơm chẳng kém gì rượu San Lùng, nhưng chỉ tội có màu vàng ngà, không dược trong suốt như San Lùng thât.

Có lẽ cơ sở sản xuất của Hoà Lạc đã làm điều đó nên giá bán mới rẻ như vậy (chị vợ anh Triều chỉ vào can rượu 20 lít chỉ bán 60.000 đồng/can, bình quân 3.000đồng/lít kém rượu San Lùng thật 13.000 đồng/lít).

Các hộ ông Hậu, bà Vanh trong xóm đều làm như vậy. Khi đoàn kiểm tra vào, hộ ông Vanh còn nhanh tay đậy thùng nước có màu vàng sánh lại, tôi dám chắc rằng đó là thứ phụ gia "thần kỳ" hoá phép rượu bình thường thành San Lùng để bán kiếm lời.

Bà con ở đây thật thà: Từ trước đến nay chúng tôi chưa thấy có cơ quan chức năng nào đến kiểm tra nhắc nhở hoặc hướng dẫn gì về an toàn thực phẩm. Rượu của làng làm ra còn người mua thì vẫn tiếp tục sản xuất (!?)

Theo chính quyền địa phương và một số bà con trong vùng, mỗi ngày có hàng chục lượt xe chất chứa đầy can loại 20 lít chở rượu ra khỏi làng. Lượng xuất bán lớn như vậy song chưa có cơ quan chức năng nào xác định được chất lượng nên sản phẩm cứ lưu thông, hậu quả người tiêu dùng chịu, thật là điều đáng lo ngại.

Lục Văn Toán

Source: Tienphongonline


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 12 Tháng Bảy, 2008, 10:37:29 pm
Ngất ngư tiên tửu San Lùng

Có người bảo lời tán dương nào dành cho rượu cũng là dại dột, bởi cái thứ nước tinh tuý của trời đất ấy có “con sâu”, “con ma” làm lụi bại bao người, tan nát bao nhà. Nhưng vô tình, giữa hương xuân ngây ngất, lạc vào chốn tiên giới bồng lai, bản San Lùng (xã Bản Xỡ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), xứ sở của một loại mĩ tửu đã nức tiếng gần xa mà bất cứ kẻ sành cái ngon, cái đẹp nào ở đời cũng đã hơn một lần thưởng thức, tôi chẳng thể vô tình để không nói một lời gì về rượu.

Thêm nữa, một đêm sống cùng những người Dao đỏ, tác giả của thứ nước tiên, nước thánh uống nồng nàn ấy, tôi đã thấu nỗi oan khiên mà mấy chục năm nay rượu và dân bản San Lùng phải gánh chịu. Thôi thì trước nàng xuân mơn mởn, mượn rượu tôi đành giãi bày.

Truyền thuyết về rượu của trời

Dân ở cái bản cao ngất trời bốn bề mây phủ ấy vẫn tự hào gọi đặc sản quê mình là rượu tiên.

Chẳng biết cái tên này ra đời là do hương vị rượu thơm ngào ngạt “một người uống bốn người say”, người phàm trần uống một ngụm bỗng thấy mình như tiên khách hay tại những truyền thuyết mà bất cứ ai ở đất này đều biết, đều thuộc làu làu.


Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, ngày xửa ngày xưa, mặt đất còn nghèo, người trần còn đói. Giàng ở thiên đàng, nhưng thương người trần lắm, Giàng hay hạ thế ngao du khắp bốn phương để ban phát cho trần thế những điều tốt lành.

Đến đất ấy, thấy địa thế đẹp Giàng dừng lại để nghỉ chân. Trưa nắng, khát nước, Giàng đã hoá phép để con suối nhỏ chạy vòng vèo qua bản nước vốn đục ngầu thành suối tiên, nước trong leo lẻo.

Nhấp một ngụm nước suối ấy, cơn khát đang thiêu cháy cổ của Giàng tan biến, người phấn chấn lạ thường.

Về trời đã được mấy mùa mận nở trắng rừng, nhưng chẳng hiểu thế nào, đất ấy người ấy đã làm trái tim Giàng thổn thức.

Làm vua cai quản cõi trời, luật tiên giới khiến Giàng không thể xuống đất đó thăm lại thần dân nơi đó thêm một lần nữa(?)

Để nguôi ngoai những nỗi nhớ mong, hàng ngày Giàng vẫn sai các tiên nữ xuống đất đó để múc nước mang về thiên đình.

Nước ấy Giàng uống hàng ngày và càng uống thì khối tình, khối nghĩa của Giàng với bản làng nằm chót vót trên núi thẳm ấy càng sâu nặng. Và rồi, một hôm tù trường ngôi bản ấy giữa trưa nắng nghỉ lưng trên rẫy, nằm chiêm bao thấy ông lão râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào mách cho cách chiết xuất một thứ nước vừa có tác dụng giải khát vừa làm tăng thêm sức lực của con người.

Khi choàng tỉnh, tù trưởng thấy ngay chỗ mình nằm có mảnh giấy ghi cách thức để tạo ra thứ nước tiên, nước thánh diệu kỳ ấy và ông biết người vừa báo mộng cho ông là Giàng đáng kính.

Nước tiên ấy là tinh tuý của giời và đất, là những hạt thóc do bàn tay một nắng hai sương của dân bản ông tạo ra, và nước để đồ thóc chín được lấy từ dòng suối tiên mà ngày nào Giàng đã phù phép.

Truyền truyết thứ hai kể rằng, khi trời đất mới hết cảnh hỗn mang, bản San Lùng thủa ấy chưa có tên như bây giờ.

Những người Dao đỏ định cư ở đất này vì thấy nơi đây sơn thuỷ hữu tình, có non có suối.

Một lý do nữa khiến những người Dao đỏ vốn thích cuộc sống nay đây mai đó gắn bó với đất này là khi đến đây, những người đầu tiên đi mở đất ấy luôn thấy một chiếc cầu vồng xuất hiện trên đỉnh những quả núi cao chót vót.

Cầu vòng thì luôn có bảy sắc, nhưng cầu vồng ở đây thì chỉ có ba. Đoán là điềm lành, là nơi đất thiêng nên họ đã quyết định ở lại phá đất, lập làng.

Khi đất hoang đã thành làng, thành bản thì cầu vồng ba sắc vẫn luôn xuất hiện, và sau cũng một tù trưởng nằm chiêm bao thấy thần linh báo mộng rằng, dân bản ông đang sống là bình rượu tiên của thiên đàng, cầu vồng ba sắc chính là ba con rồng do trời sai xuống để lấy rượu cho tiên giới.

Giấc mơ tiên vừa dứt, vị tù trưởng ấy quyết định đặt tên cho bản mình theo tiếng người Dao là San Lùng (San Lùng nghĩa là tam long, tức ba con rồng). Dân bản San Lùng trồng cây lúa nương trên đỉnh núi ấy, cây lúa luôn trĩu hạt, gạo thì thơm phưng phức.

Uống nước chảy ra từ khe núi ấy thấy ngọt và thơm mát kỳ lạ. Khi những hạt thóc ấy được đem ra nấu rượu theo cách thức của người Dao đỏ thì rượu có hương vị thơm nồng đặc biệt mà không thứ rượu của vùng nào sánh đựơc.

Không say không về

Trước khi lên với bản, chủ tịch xã Bản Xèo, Lý Díu Thiền, cũng là một người Dao đỏ cảnh báo: “Muốn biết con gì lên núi bằng 2 chân, xuống núi bằng 4 chân thì lên San Lùng. Người Dao đỏ mến khách lắm đó, không say, không đi bằng 4 chân thì đừng nói chuyện về”.

Quả đúng như lời chủ tịch Thiền, người Dao đỏ ở đây quả thật vô cùng mến khách.

Đến nhà nào sự ưu ái cũng được thể hiện bằng những chén rượu thơm nồng.

Dạo bản một vòng đến nhà trưởng bản Lò Láo Tả thì mặt trời cũng vừa đứng bóng. Gặp đúng bữa cơm, thế nên, theo lời trưởng bản thì: “Không uống là không thật cái bụng”, tôi lại phải khăn gói theo hầu đức thánh Lưu Linh.

Rượu từ trong can được rót ra khắp lượt. Hương rượu thơm đến độ kẻ chẳng bao giờ uống lấy một giọt cái hợp chất tê tê say say như ông bạn đồng hành của tôi cũng buồn tay muốn thử.

Trưởng bản Tả ngồi khoanh chân trên nền gạch đá hoa khề khà mời khách. Ông bảo, đến Lào Cai mà không nếm thử hương vị của rượu San Lùng thì coi như chưa đến.

Không uống thì dại và càng dại hơn khi biết rượu nhà trưởng ban Lò Láo Tả ngon nhất nhì bản, nghĩ vậy, nên anh bạn đồng hành của tôi đã quên khuấy mất tửu lượng của mình.

Bản San Lùng có 36 hộ. Nhà nào cũng có nồi nấu rượu. Trưởng bản Lò Láo Tả bảo, người Dao đỏ ở đâu cũng biết nấu rượu thóc nhưng không có rượu nơi nào bì được với rượu San Lùng.

Cách thức nấu rượu thóc cũng đơn giản lắm, thóc sẩy sàng sạch, để nguyên vỏ cho vào chõ đồ, khi nào thấy tất cả mọi hạt nở bung ra trắng xoá thì múc ra mẹt, sau 2 đêm, men ăn thóc làm cả mẹt bốc hơi ngùn ngụt thì cho vào thùng chứa ủ tiếp.

Mùa đông thì ủ từ 5-6 ngày, mùa hè chỉ ủ 4 ngày. Ủ xong, cho vào nồi nấu cách thuỷ (cả trên và dưới đều phải có nước). Khi nấu lửa phải luôn đều. Già lửa một chút, rượu khê. Thiếu lửa thì không được rượu. Thêm một điều quan trọng nữa nước ở phía trên của nồi phải luôn lạnh, nên luôn cần một người túc trực để thay.

Quy trình và kinh nghiệm nấu rượu chỉ có vậy, ai cũng biết, ấy thế mà mấy người nhà cũng người Dao đỏ ở bản Nậm Pốu, nằm ngay sát bản San Lùng đã bao đời áp dụng cái công thức ấy mà rượu của họ vẫn chẳng thể ngon, không hề có hương thơm quyến rũ như rượu San Lùng.

Khi đã ngà ngà hơi men, trưởng bản Lò Láo Tả nói thẳng: “Rượu của bản tôi hơn rượu các nơi khác là do nguồn nước và do do cách thức chế men”. Nguồn nước, tất nhiên không phải lấy từ con suối quanh năm vẫn chảy ào ào qua bản, mà theo ông Tả thì có vài mạch nước ngầm mà chỉ đàn ông, con trai có uy tín trong bản mới biết.

Men nấu rượu là men lá, được làm là gạo nếp thơm nghiền nhỏ cộng với 15 loại lá rừng. Theo ông Tả thì 15 loại lá cây ấy, tất cả đều là vị thuốc đều là vị thuốc và “kẻ ngoại đạo” thì không thể biết tên các thứ lá cây này.

Ngay cả trong 36 hộ, 201 khẩu người Dao đỏ ở bản San Lùng này thì cũng chỉ 36 ông chủ gia đình biết tên, biết mặt những thứ cây ấy.

Nếu có vinh dự được đi theo xem họ hái lá rừng cũng chẳng thể biết được bởi họ rất cảnh giác. Mỗi lần đi rừng, họ hái cả gùi, vì trong cái đống hổ lốn ấy, có cả những cây, những lá mang về chỉ để vứt đi.

Thậm chí nhiều nhà còn cảnh giác đến độ, mang lá về rồi cũng băm, cũng giã xong để đấy chẳng làm gì. Men lá họ giữ kín như bảo bối gia truyền.

Khi người chủ gia đình ấy không còn đảm đương được trọng trách của mình bí quyết chế tạo men lá được truyền cho các con trai.

Trước khi truyền nghề, các người con trai ấy phải làm lễ ăn thề với các vị thần là không được tiết lộ bí quyết ấy cho bất kỳ ai. Ai không giữ được lời thề sẽ bị Giàng trị tội. Con gái theo chồng, tất nhiên, không ai được biết.

Dân bản San Lùng giờ đã có bát ăn bát để, chứ chẳng còn thiếu ăn thiếu mặc như chục năm trước đây. Rượu San Lùng đã thành thương phẩm nên nhà ai cũng có đồng ra đồng vào.

Nhà nào cũng có tivi màu, bắt đài trung ương có rõ mồn một nhờ hệ thống chảo thu mi ni . Trưởng bản Lò Láo Tả phấn khởi khoe: “Bản tôi mỗi tần mang xuống chợ khoảng 1000 lít rượu, tính ra mỗi tuần cũng thu cả chục triệu. Mừng lắm! Vui lắm!” Nhà ông Tả mỗi ngày cho ra lò khoảng 40 lít rượu, thu 450 nghìn đồng. Trừ tiền thóc, tiền củi cũng nhẹ nhàng bỏ túi cả trăm nghìn.

Thật hiếm có nghề nào mang lại lợi nhuận cao như thế. Rượu San Lùng trứ danh, đến bản San Lùng lại được nghe những “thương hiệu” trứ danh khác. San Lùng nhà lò Kim Phù, San Lùng nhà Lò Sài Phin, San Lùng nhà Lò Cao Pà, San Lùng nhà Chảo Cùi Chìu… Đi cùng với những “thương hiệu” ấy là một cuộc sống no đủ, là phơi phới tương lai.

Chén đắng đầu xuân

Trưởng bản San Lùng Lò Táo Trả sửng sốt khi nghe tôi kể đi bất cứ nơi đâu cũng thấy người ta bán rượu San Lùng. Trong cái sửng sốt của ông già gắn cả đời mình với nỗi nấu rượu ấy, tôi chẳng tìm thấy niềm vui vì rượu bản mình nổi tiếng khắp từ bắc chí nam mà chỉ thấy nỗi buồn, nỗi xót xa tràn đầy trên khoé mắt.

Ông buồn, xót xa cũng phải, vì bản ông chỉ có 36 nóc nhà, nấu nhiều thì mỗi tuần chỉ vẹn vẹn trên dưới 1000 lít rượu. Số ấy, bán cho dân Bát Xát còn chẳng đủ, huống chi… Vậy mà nơi nào cũng thấy: “Có bán rượu San Lùng nguyên chất”, hoặc “rượu San Lùng 100%…

Đã có người cố tình gọi chệch rượu San Lùng thành rượu “Sắn Lùng” tức là rượu sắn giả San Lùng, nhưng số này xem ra cũng chẳng thấm vào đâu.

Ông Lý Văn Trình, chủ tịch Hội nông dân xã Bảo Xèo thì khẳng định có nhiều rượu San Lùng trên thị trường là do những kẻ buôn rượu lấy rượu gạo pha vào. Ông quả quyết một công thức pha rượu như sau: ở bản San Lùng thì một lít rượu là một lít rượu, nhưng xuống đến huyện, 1 lít rượu ấy đã hoá thành 10, và đến tỉnh thì 10 lít rượu ấy hoá 100 và đi các tỉnh khác thì 100 hoá 1000. Số lượng rượu San Lùng trên thị trường đã chứng minh cái công thức là hoàn toàn có cơ sở.

Thêm một chén đắng nữa, khi thị trường lên cơn sốt, theo một số tay buôn rượu San Lùng ở thị trường Bát Xát, đã có không ít những gia đình ở bản San Lùng vì lợi nhuận mà bán đi chữ tín của mình. Họ cất rượu từ nơi khác về, và người mua rượu cứ thấy họ mang rượu từ trên bản xuống là mua, không cần biết ấy là rượu gì. Cứ đo đủ độ, nếm thử thấy ngai ngái là mua.

Trước thực trạng trên, ông Lý Dịu Thiền chủ tịch xã cho biết, chính quyền xã đang cố gắng hoàn thành mọi thủ tục để đăng ký thương hiệu cho thứ đặc sản quê mình.

Có vậy, rượu San Lùng sẽ thoát khỏi tiếng nỗi oan mà lâu nay vẫn phải gánh chịu.

Xuân mới, còn gì tuyệt vời hơn khi có chai rượu San Lùng thết khách. Rượu San Lùng nặng (48-520) nhưng êm, ai quá chén, say cũng không thấy đau đầu. Xuân mới, cũng xin gửi tặng dân bản San Lùng những mong ước tốt lành, cùng với một niềm hy vọng, nay mai, rượu San Lùng sẽ đúng là rượu San Lùng như sự kết tinh mong ước của trời và đất.

Thanh Việt

Source: diendanamthuc


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Trungsy1 trong 13 Tháng Bảy, 2008, 06:35:10 am
Bíbếp chính là bác có ốc vòi...dài nhất, mắc áo pul sẫm ngồi trên cái xô úp trong ảnh! Bác có đính chính gì không?
Hôm nay bác đụng vào "nỗi đau" của em rồi ! Nước mình còn rất nhiều loại mỹ tửu khác nữa. Rượu nếp làng Vân, rượu ngang làng Chuồn, Rượu Bàu Đá, đế Gò Đen, ngô Mường Khương, nếp cái hoa vàng Kim Sơn, nếp lật Hoà Binh...Em chỉ biết nếm, còn các thông tin khác thì tịt. Hy vọng bác viết chia sẻ thêm về các loại này.
Shan Lùng đã mang đến nhà Donga doan rồi! Bác viết bài tiên tửu làm em hôm nay muốn qua lần nữa nếm cho nó hao thêm ít nữa. Cám ơn bác! :)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Bảy, 2008, 06:59:08 pm
Shan Lùng đã mang đến nhà Donga doan rồi! Bác viết bài tiên tửu làm em hôm nay muốn qua lần nữa nếm cho nó hao thêm ít nữa.
--------------------------------------
 Hì, em cất kỹ, khóa lại rồi! Bác đến em đãi bác rượu ngán chứ cái 5 lít ấy thì không tơ hào được! ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: motthoang_hn02 trong 14 Tháng Bảy, 2008, 09:09:20 am
Đến nửa năm nay hông uống 1 ngụm rượu nào  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 14 Tháng Bảy, 2008, 11:01:26 pm
Bíbếp chính là bác có ốc vòi...dài nhất, mắc áo pul sẫm ngồi trên cái xô úp trong ảnh! Bác có đính chính gì không?
Hôm nay bác đụng vào "nỗi đau" của em rồi ! Nước mình còn rất nhiều loại mỹ tửu khác nữa. Rượu nếp làng Vân, rượu ngang làng Chuồn, Rượu Bàu Đá, đế Gò Đen, ngô Mường Khương, nếp cái hoa vàng Kim Sơn, nếp lật Hoà Binh...Em chỉ biết nếm, còn các thông tin khác thì tịt. Hy vọng bác viết chia sẻ thêm về các loại này.
Shan Lùng đã mang đến nhà Donga doan rồi! Bác viết bài tiên tửu làm em hôm nay muốn qua lần nữa nếm cho nó hao thêm ít nữa. Cám ơn bác! :)

Chào bác TS1:

Trong bức hình nọ, đó chỉ là các người bạn đi bắt ốc vòi voi thôi. 

Bí Bếp có vài người bạn (dân QK7) cũng rất siêng "sưu tầm" các loại rượu và Bí Bếp cũng học hỏi được khá nhiều.  Nước mắt quê hương như "rượu Bàu Đá (xứ bình điện... quê Bí Bếp), rượu Gò Đen, v.v. và bao đặc sản địa phương khác... có dịp chúng ta cũng sẽ tra cứu lại và rất mong dân địa phương sẽ bảo quản phẩm chất và phát triển tốt hơn. Có dịp Bí Bếp sẽ soạn bài về rượu sake của người Nhật để các bác so sánh và có sự góp ý thực tế hơn ... và điều kiện phát triển của các loại rượu ngon của xứ ta cũng rất "khả thi" ạ (dân mình có tiềm năng... mà khởi tác thành công là điều chúng ta đều mong được như thế).

Gởi tấm hình nầy cho các bác thích Vodka nha...

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/vodka_t.jpg)
Tìm rượu hay tìm gì đây?   ::)




Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Trungsy1 trong 16 Tháng Bảy, 2008, 10:06:50 pm
Cái ảnh hay quá! "Địch" ngồi (đứng) sau lưng mà nhà vua không biết! Cứ đi tìm cái quái gì?
Đôi khi người ta đi tìm một cái chai không, bác nhể?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Ngocvancu trong 16 Tháng Bảy, 2008, 10:16:23 pm
Tôi là tôi bỏ 0 tìm rượu nữa. ::)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Bảy, 2008, 11:41:05 pm
ôi trời ơi ! chẹp ..chẹp


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Bảy, 2008, 05:16:30 pm
Đôi khi người ta đi tìm một cái chai không, bác nhể?
----------------------------------------
 Bác thâm nó vừa thôi, thâm hết phần thiên hạ thế à? ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: caytrevietnam trong 17 Tháng Bảy, 2008, 05:51:44 pm
Tôi là tôi bỏ 0 tìm rượu nữa. ::)
Dạ, bác ko tìm rượu thì tìm "cái gì" thế ?  ;D. Trong một số trường hợp, để tìm "cái gì" được "hiệu quả", người ta trước tiên cũng nên tìm chút rượu để lấy "khí thế"  :D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: liua trong 17 Tháng Bảy, 2008, 06:19:38 pm
 Thấy tụ tập đông vui chuyện rượu chè,cũng nhảy vào đánh dậm một chút.Đâu ngờ nó lại biến tướng sang hệ này ;D.Thôi em bùng đây,sợ lại nghiện thêm khoản này thì chít.Vài hôm nữa lại xách va li đi đóng phim"Làm lại cuộc đời" thì....
 Hay là...vất nốt tấm thân tàn... ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: hoacuc trong 18 Tháng Bảy, 2008, 05:31:56 am
RƯỢU... PHÍA SAU NHÀ VĂN

Horace (65-8 Trước CN, thi sĩ La Mã chuyên viết thơ tình - ND) từng viết rằng, nhà thơ thế kỷ thứ V, thành Athen, tên là Cratinus, trong một lần tự bào chữa cho thói hay quá chén của mình, đã tuyên bố: “Không có câu thơ nào hay, hoặc bất tử, mà lại được viết bởi những người chỉ uống nước lã”. Cratinus hoàn toàn không nói quá, ít ra là với trường hợp riêng cá nhân ông.

Truyền thuyết kể rằng, ông đã chết vì đau buồn sau khi nhìn thấy một thùng rượu nho thơm ngon, đong đầy, bị vỡ nát. Và các văn nhân đời sau đã tạc dạ ghi lòng nỗi niềm khôn giải đó của ông. Bất cứ nơi nào dính dáng đến chuyện bút nghiên, người ta đều coi rượu là biểu tượng của sự linh lợi hoạt bát, của trí tuệ mẫn cảm. Và từ đời này sang đời khác, hành động uống luôn được người đời sùng kính gần được như một tôn giáo.


Vì sao các nhà văn (từ vĩ đại tới xuềnh xoàng) lại cứ luôn coi uống là môn nghệ thuật thứ hai của đời họ? Thứ nhất, bởi rượu khích lệ họ, mớm cung cho họ, thậm chí tặng họ món quà vô giá là cảm hứng. Năm 1714, một đức giáo chủ trẻ xứ Alexander, trong một bức thư tỏ tình gửi một quý cô, đã khởi đầu thế này: “Nữ Thánh linh thiêng nhất của tôi... Xin hãy hiểu cho cái chứng cứ về sự chân thành của tôi với em: Tôi đã phải uống rất nhiều để nói được lên sự thật”. John Keats, nhà thơ lớn của Anh, đã mô tả trong một bức thư viết năm 1819 rằng, rượu vang đỏ “thanh tao” có thể dựng lên “những quả núi trong đầu óc con người”, và biến một người tầm thường thành nhà hùng biện xuất sắc ngang Hermes (một trong những vị thần núi Olympus, có tài thuyết phục - ND). “Một cốc vang nâu ngon”, Falstaff viết (không nghi ngờ gì nữa, ám chỉ Shakespeare, người hay uống món mỹ tửu này) “...sẽ đưa tôi vào cõi trí tuệ, sấy khô tôi ở đó khỏi mọi ngu ngốc và đần độn, đánh đuổi mọi e dè ám ảnh, làm cho tôi nhanh nhẹn, linh hoạt, quên hết ưu phiền, đi đứng ăn nói đáng yêu, và đặc biệt là cái lưỡi như thể được sinh ra mới, uyên bác vô cùng”. Chà, có lẽ vậy.


Rượu hiếm khi khiến nhà văn đánh giá thấp tài năng của mình. Và say sưa chính là lý do thuận tiện nhất: Thăng hoa thì kiểu gì chẳng là thăng hoa, ai đòi hỏi nguồn gốc? Nhưng có bao giờ bạn viết ra một chuỗi những điều tầm bậy? Vâng, có những người tệ như thế đấy.

Hart Crane (1899 -1932) là một thi sĩ Mỹ danh tiếng lẫy lừng. Nhưng ông cũng viết ra rất nhiều những bài thơ ẩm ương mà chúng ta không thể tưởng tượng được trong những ngày bị rượu đánh gục. Vào đầu những năm 1980, nhà văn Norman Mailer (1923-2007, hai lần đoạt giải Pulitzer, được coi là nhà cách tân của tiểu thuyết Mỹ - ND) được giám đốc Sergio Leone đặt viết một kịch bản phim. Mailer thể hiện quyết tâm của mình bằng cách ở lỳ trong một căn phòng khách sạn với một thùng whiskey. Theo lời một nhà chép tiểu sử, một lần Leone được người của khách sạn gọi đến để chứng kiến cảnh Mailer đang hát, nguyền rủa, và la hét giữa đám vỏ chai. Và ông đã ra về, ký quyết định thanh lý hợp đồng với văn sĩ một cách dứt khoát.

Nhưng nói chung thì các nhà văn khôn ngoan thường biết cách tranh thủ những lúc lâng lâng để sáng tác, trước khi Tửu vương nổi cơn túy cuồng. Kingsley Amis (1922 - 1995, nhà thơ, nhà tiểu thuyết Anh quốc, giải thưởng Somerset Maugham - ND), trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 1975, đã thổ lộ: “Một cốc Scotch là một tàu phá băng nguyên tử trong nghệ thuật”. Còn John Mortimer (1923 - kịch tác gia người Anh - ND) thì nói với tờ New York Times rằng, một muỗng sâm banh buổi sáng sớm cũng khiến đầu óc ông lồng được lên như ngựa vía. Một bạn chung dãy nhà của nhà văn Tennessee Williams (tên thật là Thomas Lanier Williams III, 1911-1983, kịch tác gia Mỹ, giải Pulitzer- ND) kể rằng, ông thường dậy sớm, tự rót cho mình một cốc martini, một chai vang đỏ, và một nồi tướng cà phê, rồi sáng tác hối hả, dựng cả người đánh máy của mình dậy khiến anh ta càu nhàu mãi không dứt.

Một số nhà văn thậm chí còn sử dụng chất cồn với những chiêu thức kỳ lạ hơn. Tennyson (1809-1892, nhà thơ được phong tước của Anh - ND), theo hồi tưởng năm 1893 của James Knowles, bạn thân ông, thì vẫn thường ngồi nhìn chằm chằm vào chai pooctô như nhìn một nhà tư vấn sáng suốt. Khi nhận được bức thư báo tin vinh quang tước phong, ông băn khoăn day dứt mãi, rồi quyết định viết sẵn 2 bức thư, một - chấp nhận, và bức kia từ chối. Sau đó, ông úp cả hai bức lên bàn, uống cạn một chai pooctô đầy, rồi trong cơn say rút hú họa lấy một bức. Đó là bức chấp nhận sắc phong của Triều đình Hoàng gia.


Cuộc đời văn nhân thì vẫn cô đơn muôn trùng, nhưng không có cây bút biết uống rượu nào than thở về điều đó. Trong cuốn hồi ký viết năm 1975 Nơi đây, cõi New York, tác giả Brendan Gill (1914-1997, nhà văn nổi tiếng thuộc khuynh hướng giải thần tượng Mỹ- ND) đã mô tả tòa soạn tạp chí Người New York (nơi ông làm việc trong hơn 40 năm) như một xã hội của những vĩ nhân suốt ngày lướt khướt. Một đồng nghiệp của ông cũng phải thừa nhận rằng, sự nôn oẹ, ngất ngưởng đối với các “nhà” tại đây thì cũng giống như cạo râu hay tắm nước nóng buổi sáng, chỉ là thủ tục trước khi đi làm mà thôi. Edmund Wilson (1895-1972, nhà văn, nhà phê bình văn học Mỹ- ND) vẫn thường uống trong bữa trưa đến khi không đứng được lên. Abbott Joseph Liebling (1904-1963, nhà báo nổi tiếng Mỹ với câu nói: “Tôi viết hay hơn những người viết nhanh hơn tôi, và tôi viết nhanh hơn những người viết hay hơn tôi”- ND) từng có lần vất vả lắm mới thoát chết trong một khách sạn đang cháy, mà vẫn không quên vơ lấy chai rượu ngon đang uống dở. Còn Wolcott Gibbs (1902-1958, cây truyện ngắn Mỹ) thì vẫn thường bị vợ phát hiện ra cảnh đi tắm biển với... những chai martini vùi dưới cát.

Nhưng cũng có thể có bóng tối xung quanh những chiếc chai. Theo John Irving (1942-, cây tiểu thuyết Mỹ- ND), sự suy nhược tàn tạ chính là hậu quả của Hemingway và Fitzgerald (hai đại danh trong làng văn Mỹ) sau những năm tháng “rửa óc trong rượu”. Và sự đáng tiếc này cũng đúng với William Faulkner, Eugene ONeill, và Dylan Thomas, những nhà tư tưởng trong lốt các tiểu thuyết gia. “Tôi là một con chiên Thiên Chúa, và tôi không thể tự tử được”, đó là lời của Jack Kerouac, “nhưng tôi đã định rồi, phải uống đến chết”. Điều ông nói đã được chứng thực, sau khi các bác sĩ khám nghiệm gan từ cái tử thi 47 tuổi đó.

Liệu có một nàng thơ (hay nàng văn) nào trong đám chai, lọ, thùng, hũ các kiểu? Christopher Hitchens, một sinh viên được giao nghiên cứu, và cũng rất có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực “bừng thức” này, nói rằng: “Mối liên hệ thì cũng... chẳng biết thế nào. Nhưng tôi thấy, chữ rượu mạnh hàm chứa trực giác ban sơ của khái niệm cảm hứng do người Hy Lạp phát hiện ra” (chơi chữ “spirit”- “tinh thần”, “linh hồn” cũng có nghĩa nữa là “rượu mạnh”- ND).

Tình trạng bung biêng, nếu không phải là nguồn gốc của sáng tạo, thì cũng tạo ra phút tinh hoa phát tiết cho não bộ để con người có những hành động khác thường. Nó lưu lại thứ ánh sáng chói lòa của cuộc sống dưới dạng bảng hòa màu êm ái. Nó làm dịu đi nỗi âu lo thống khổ, và kích thích những suy tư tích cực. Nó sưởi ấm tâm trí và làm tan ra những ý tưởng vốn lâu nay đóng băng trong tăm tối. Thành quả của rượu không cho con người sự thấu cảm, nhưng giúp chúng ta phát hiện ra hang ổ của nó. Và rượu có thể cho phép con người nghe lén được những tiếng nói rất mơ hồ ngay từ trong đáy tim mình.

Vấn đề chỉ còn là làm sao để tìm ra giá trị vàng giữa những cơn bừng tỉnh và chìm đắm lẫn lộn. Niềm tin của Cratinus rằng chỉ có những câu thơ dở mới được viết khi thiếu rượu ngon, thì có vẻ hơi quá phấn khích để tin. Nhưng những vần thơ hay nhất thì, không nghi ngờ gì nữa, sẽ vút lên khi rượu trong chai đang còn ở mức thấp, để thần Dionysus còn đủ vững vàng khiêu vũ theo các giai điệu nhiệm màu của tiếng đàn lia thần Apollo ban ra

JOSEPH TARTAKOVSKY*
 LÃ THANH TÙNG (dịch từ Latimes.com)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 19 Tháng Bảy, 2008, 04:59:00 am
(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/IMG_0337.jpg)
Rượu vang & sim Mỹ


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ChienV trong 19 Tháng Bảy, 2008, 02:59:00 pm
Thấy các bác xa quê hương mà am hiểu quá, quả thực thẹn thùng.

Em vẫn hay bị các ông anh (ngành rượu  ;D) mắng rằng mày "uống rất hỗn".

Nhưng nếu nói về rượu Sán Lùng (phải đi qua Bắc Hà, Si ma cai phải không nhỉ  ???) thì em khẳng định: phải uống ở trên ấy mới ngon, về xuôi nó nặng và mùi rất khó uống (rượu đểu thì em không biết nhá  ;D ;D ;D ;D)

Em cũng may mắn được sang Mường Khương uống rượu ngô trên ấy rồi (uống cách cái lò nấu rượu tối đa là 10m) nên phải nhắc các bác là đừng có dại uống ở cự li như thế, em bị khiêng như cái bị thịt lên xe về HN mà chưa tỉnh nổi (tất nhiên chỉ nói với bác nào dám ăn món thắng cố cực kỳ "man rợ" ở đó) ;D ;D ;D

Rượu vùng đồng bằng Bắc bộ thì em thích nhất rượu làng ... (gì nhỉ  ???) ở Hưng Yên, cách Phố Nối khỏang 20km, hoặc rượu nếp nấu ở Từ Sơn (Bắc Ninh). Trung thì em chưa đi nhiều, chỉ dám nói rượu quê em (nghệ an) có mùi hắc rất lạ, nhưng uống vài bữa quen rồi thì thôi rồi. Hà Tĩnh em mới chỉ được uống ở Kỳ Anh, cũng hơi giống quê em  ;D ;D ;D ;D

Em đương nói trên cơ sở là uống rượu tại lò nhá, rượu bán ngòai đường em chưa bàn tới. Nhưng có lẽ Gò Đen hay Bàu Đá có nhiều rượu "không xịn" nên hồi đi miền Tây bọn em tòan gọi "rượu quê Lò Đúc" thôi  >:(


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: barcarra trong 19 Tháng Bảy, 2008, 07:40:15 pm

Em đương nói trên cơ sở là uống rượu tại lò nhá, rượu bán ngòai đường em chưa bàn tới. Nhưng có lẽ Gò Đen hay Bàu Đá có nhiều rượu "không xịn" nên hồi đi miền Tây bọn em tòan gọi "rượu quê Lò Đúc" thôi  >:(
Hình như là Bầu Đá chứ nhỉ, rượu màu xanh như xăng.

Đố các bác rượu nào nặng nhất VN  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ChienV trong 19 Tháng Bảy, 2008, 07:48:36 pm

Em đương nói trên cơ sở là uống rượu tại lò nhá, rượu bán ngòai đường em chưa bàn tới. Nhưng có lẽ Gò Đen hay Bàu Đá có nhiều rượu "không xịn" nên hồi đi miền Tây bọn em tòan gọi "rượu quê Lò Đúc" thôi  >:(
Hình như là Bầu Đá chứ nhỉ, rượu màu xanh như xăng.

Đố các bác rượu nào nặng nhất VN  ;D ;D ;D

bàu hay bầu cũng như giàu hay giầu mà thôi bác  ;D

Rượu nặng nhất bán ở chợ thì em không biết, chứ rượu nước 1 nào mà chẳng hơn 70 độ hả bác :o


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Galaxy trong 27 Tháng Bảy, 2008, 04:30:03 am
Lang thang trên mạng em vớ được mẩu truyện hài về TRÀ, các bác đọc cho vui  ;D
====

Đổng Trác ục ịch đến gặp Hoa Đà tiên sinh và nói:

- "Ta cần ngươi tư vấn về sức khỏe cho ta."

Khách VIP vậy nên mặc dù đang tiến hành ca phẫu thuật chữa đau đầu cho một bệnh nhân, Hoa Đà cũng vội vàng gác lại. Đổng Trác bắt đầu kể :

- Chắc ngươi đã biết, ta có một con Bồ là Điêu Thuyền xinh đẹp nổi tiếng trong thiên hạ (đến đây, cả người nói và người nghe đều nuốt nước miếng cái ực). Một lần ta đi săn về thì thấy Bồ của ta đang nằm cùng Bố của ta (ý nói "Lã Bố của ta"). Ta giận quá định rút gươm chém chết cả 2 đứa nó nhưng vì Điêu Thuyền quá xinh đẹp nên ta ko nỡ xuống tay. Cuối cùng 3 người ngồi uống trà nói chuyện rồi ta bỏ qua."

Hoa Đà : vâng, thưa ngài ...

Đổng Trác: "Lần 2 ta đi bàn việc quân về thấy Bồ lại nằm với Bố. Ta định giết nhưng vì Bồ quá đẹp nên ta ko nỡ . Rồi 3 ta lại ngồi uống trà và ta lại bỏ qua."

Hoa Đà : yes, sir ...

Đổng Trác: "Lần 3 ta đi họp về lại gặp Bồ nhưng lần này Bồ nằm với Trương Liêu. Ta định giết nhưng Bồ quá đẹp nên lại uống trà nói chuyện rồi bỏ qua."

Hoa Đà : oui, monsieur ...

Đổng Trác: "Lần thứ 4, lần thứ 5, Bồ nằm với Lý Thôi, Quách Dĩ nhưng vì Bồ đẹp quá... nên lại uống trà nói chuyện với Lý, Quách rồi bỏ qua." ...

Hoa Đà hết nhịn nổi, bèn cắt ngang : "Vậy rút cuộc ngài cần hỏi tôi việc gì" ?

Đổng Trác: "À, là ta muốn hỏi: ở tuổi của ta mà uống nhiều trà thế có bị làm sao không?"

====

Nhân tiện em cũng có thắc mắc : "uống nhiều trà thì có những tác hại gì ?"


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: dongminhkh trong 27 Tháng Bảy, 2008, 07:24:20 am
Tốn tiền tốn củi, tốn thời gian...chứ có tác hại gì khác nữa đâu, các bác? ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: barcarra trong 29 Tháng Bảy, 2008, 02:40:29 pm
Hôm rồi có bác nào về Đồng Lộc ko, đi qua Khánh Lộc nhớ mua rượu chứ rượu đó là nhất (nặng, ngon  ;D).


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: motthoang_hn02 trong 30 Tháng Bảy, 2008, 04:30:47 pm


TRÀ XANH

Trà đen, trà xanh đều là sản phẩm từ cây trà có tên khoa học là CAMELLIA SINENSIS. Trà đen được ủ men còn trà xanh thì không (trà ô long được ủ men một phần) trà xanh là thức uống sức khoẻ phổ biến ở Châu Á từ hơn 5000 năm qua.

Bạn pha trà xanh để thưởng thức hương vị hay để đạt được lợi ích sức khoẻ
Pha một tách trà xanh tuyệt hảo không dể dàng như bạn nghĩ. Nếu không được học "trà đạo" cẩn thận những chất polyphenol vốn có ích cho sức khoẻ có thể quay ra phá hỏng hương vị làm cho trà đắng và đầy bọt. Dùng nước nóng tốt hơn là dùng nước sôi ùng ục trên bếp.
Kích thước lá trà tốt nhất là chọn lá trà nhỏ xoăn ít vì nó giúp hãm trà nhanh hơn. Lá trà lớn xoăn tít quá mất nhiều thời gian hãm trà hơn.

Trà lá rời và trà túi lọc: nên dùng trà lá rời hơn là trà túi lọc. Túi lọc nên nhấn chìm, không nên để nổi lều bều trên mặt nước.

Thời gian hãm độ 2-5 phút hàm lượng polyphenol tăng lên với thời gian hãm. Hãm trà nhanh chỉ cho bạn thứ nước nhiều caffeine nhưng lại ít polyphenol.

Tốt nhất là pha theo hướng dẫn của từng hảng sản xuất nhưng dưới đây là nguyên tắc chung để pha trà ngon:

Dùng một túi trà, hay 2-4 gam trà(1-2 muỗng trà lá tuỳ theo từng loại trà xanh bạn đang dùng ) cho mỗi một tách nước
Đun sôi một ấm nước lạnh sau đó tắt bếp để nước nghỉ khoảng 3 phút

+ Đổ nước nóng lên trà lá hay trà túi hãm độ 3 phút.
+ Đợi thêm 3 phút nữa cho trà nguội bớt và thưởng thức.



Tiêu đề: Re: Bên ly cà fê - Cuộc sống nói gì?
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 25 Tháng Chín, 2008, 01:20:41 pm
chả thấy ai nói gì về trà :( :( :( :(


Tiêu đề: Re: Bên ly cà fê - Cuộc sống nói gì?
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Chín, 2008, 02:25:07 pm
..........................

------------


Trà. Có một điều là xương sống của trà đạo Việt Nam, đi đâu cũng thấy, nếu không thự hiện người ta đánh giá ngay là người không biết uống trà, ccó là sự bình đẳng. Xin lỗi các bạn Trung Nam, từ Huế đổ vào không biết đến điều đó.


Các bạn đi lính, thấy bất cứ chàng lính bắc nào đều pha trà buồn cười, hắn ta rót mỗi chén một nửa, rồi mới rót nốt nhưng theo chiều ngược lại. Thàng nào ẩu xị (dân Mông Phụ Đường Lâm Sơn Tây), thì đưa cái vòi chén vẩy vẩy cho cùng lúc rót tất cả các chén.

Có câu "rượu chén đầu, chè chén cuối", hay vắn tắt hơn là "rượu đầu chè cuối", người ta làm thế để thể ai cũng có đầu và có cuối. Bình đẳng, đó là tiên đề của cuộc trà, dù là trà gì. Cái này đặc biệt khác trà đạo Ấn Độ, Nhật Bản, hay tầu.

Đến bi h, dân Bắc mỗi nhà có một bể nước mưa có mục tiêu lớn nhất là trà, việc này đã có từ rất lâu rồi, những nhà cổ kính 200 năm đã có. Ngày xưa, dân Bắc thường uống chè 4 người, chứ không phải trà tma rượu tứ. Nhưng nhiều nhất vẫn là trà tay đôi, khoảng 9-10 giờ sáng, các ông cụ có thằng cháu đi sau, cắp ô đi thăm nhau. Trà hồ đó phải bê lò ra đun nước tại trận, trà không rót từ ấm chuyên ra chén ngay, mà cho vào chén tống, rồi từ chén tống mới rót ra chén quân cho mỗi người. Bộ đồ trà Việt Nam vì vậy có ấm pha, 1 chén tống, 4 chén quân, một khay. Bộ đồ trà này khác hẳn các thứ trà đạo Nhật, Tầu, Ấn.

Lại có việc rồi, lúc nào trà dư tửu hậu tớ lại post tiếp bài về trà.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 25 Tháng Chín, 2008, 04:38:46 pm
Cho em hót tí về trà nhá! đây là món mà em nghiện, ko quá đam mê nhưng không bỏ được. Tản mạn tí.
Có bác nào ở đay tưng biết đến quán trà ông già ở chân cầu thang chung cư khu bê - tông Thanh Xuân ko? Những năm cuối 9x em cùng 1, 2 thằng bạn hay đến đây uống. Quán trông cũ kỹ nhưng rất sạch, thường mở vào buổi tối, khách tối nào cũng nườm nượp mặc dù đồ bán ở quán chỉ có trà, hạt bí + hạt dưa, kẹo lạc mà thôi. Nói về trà, (bọn em hay gọi là trà ông già, do một ông già trông khá trí thức và khó tính làm chủ quán), trà ông pha đặc khiếp, sít cả cổ lại, ko dành cho giải khát hay cho bọn tục uống - nốc một lần hết một chén được, mà một ly trà (nhỏ xíu, lơn hơn ly mắt trâu tí) uống phải 15' mới hết. Trà ông pha, một ấm ông đổ  cả một vốc (em ko phét đâu) nên làm gì mà ko đặc. Mà cái thứ trà này là loại đặc biệt, thấy bảo là chính tay ông lựa và ướp hương, đảm bảo chất lượng. Ly uống trà luôn đc rửa sạch và ngâm trong một nồi nước luôn sôi mắt cua. Uống trà của ông, mới nhấp đầu thấy khó uống vô cùng: đắng, chát xít lại, đặc như mật. nhưng khi nuốt rồi bắt đầu cảm đc cái hậu của trà, ngọt mãi, ngọt mãi... khó tả lắm. Uống trà ở đây, nếu đi một mình có thể ngồi nói chuyện với ông, chuyện thơ văn (nhìn xung quanh thấy ông treo đầy câu đố và đối thơ văn, các bài thơ ông mời hoạ lại...) và nghe ông nói chuyện về cách uống trà (trà lý - em ko dùng từ trà đạo ở đây), thấy hay và thú vị. Ông khó tính lắm, ồn ào hoặc hơi mất lịch sự là ông từ chối bán ngay, trà của ông ai muốn mua về cũng đc, nhưng đắt khiếp (10.000 một lạng, trong khi trà ngon thời đó có 2000đ một lạng), còn uống tại chỗ thì 500 (năm trăm) đồng một ly - trong khi quán cóc toàn 200 ko hà. Đến quán này, mặc dù là người khá sành trà nhưng chưa bao giờ em uống hơn hoặc kém 2 ly, chỉ hai ly thôi, và 1 số điếu thuốc...
Quán này cũng là một kỷ niệm thời SV, xa HN lâu rồi, ko biết bây giờ quán này còn ko


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 26 Tháng Chín, 2008, 03:14:15 am
HP vừa có chuyện không vui với mấy tay quản lý 4r, trong thời gian đợi chúng nó sử lý, mình post tiếp đoạn này, rất có thể sẽ là đoạn cuối cùng của mình trong 4r.

Mình không đủ trình uống trà, đây là những gì mình đã biết, rất nhỏ trong lý trà, rất mong sau này các bạn kể quan điểm của các bạn, cùng tinh hơn.

Trà quán có cái hay riêng của nó, các bạn ở HN chắc nhiều bạn nhớ quán trà vỉa hè đầu Lý Quốc Sư. Gần đấy có quán phở nổi tiếng, nhưng không liên quan gì đến trà này. Quán trà trước do một ông lão bán, sau này con cái cụ bán, nhưng phong cách vẫn vậy. Cũ như quán trên thôi, có nồi nước sôi mắt cua để làm nóng chén, ngày xưa không biết đó là sát trùng, rất sạch, chỉ biết rằng uống trà cần chén rất nóng. Bạn cũng nói đúng, người Việt không gọi "trà đạo" mà là "trà lý"-hay đúng hơn là "lý trà", chỉ có mấy lão bốc phét vừa dốt vừa kệch mới gọi là trà đạo Việt. Võ con gà chọi không gọi là miếng mà là lối, mỗi thứ mỗi miếng, mỗi nghề, mỗi lối, mỗi lý. Đi xem gà chọi ở miền Bắc mà gọi con này miếng hay, như mấy sách báo kệch hay kể, thì tức là truyền cho người ta biết cái thông điệp: người nói là dân ngoại đạo.

Cái lý cơ bản nhất của chè mạn Việt Nam là bỉnh đẳng, mình đã nói trên rồi, còm một cái lý nữa là giản dị. Kỹ thuật trà Việt Nam cao siêu, nhưng người ta khoe rất kín, che dấu đi những cái dễ nhận. Hai điểm đó mới đầu tưởng khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau. Vì bình đẳng, nên người ta không khoe giầu, sang, đẹp, quý, người nào cất tiếng khoe trình độ uống trà cũng là cũng là thiếu tinh tế, mà người ta khoe thành tích uống trà bằng những dấu vết tuy kín nhưng người biết không thể phủ nhận, người có không thể làm giả. Điểm thứ ba là tôn trọng người được mời, âu cũng là một thể hiện của bình đẳng và giản dị. Lý trà Việt Nam bao gồm từ bộ ấm chén, đến dịp uống, đến cách pha, đến cách mời, đến thứ tự người uống và dĩ nhiên có cái phần nho nhỏ là chọn trà và các động tác uống. Trà đạo Nhật trông rõ ràng động tác, nên dễ học và đánh giá, trà tầu là thứ khoe cao sang. Ở Việt Nam cũng có ấm trà vui của hàng xóm, có thưởng trà người dưới, có dâng trà người trên, nhưng khi uống đều tuân theo trà lý, và cơ bản của trà lý là bình đẳng và giản dị.
Đáng tiếc là thời Nguyễn, trà lý không được dân Kinh Thành Huế tôn sùng, lai căng trà tầu, làm mai một cách uống trà của dân Huế đổ vào Nam, và cũng là một điểm làm dân Bắc Hà không bao giờ tâm phục triều đình ngắn ngủi đó. Trà lý thời Nguyễn càng được phát triển ở Bắc Hà do đã hết cuộc chiến 200 năm, giao lưu văn hóa phát triển.
Hiếm có văn hóa nào thấm nhuần và phổ biến như trà lý, bất cứ người con trai Bắc Hà nào cũng biết giữ cái lý lớn nhất của Trà Việt, tức là không bao giờ có chén đầu chén cuối, hay là ai cũng có thủy có chung. Mình buồn cười, ở cái đất võ biền Đường Lâm, thanh niên pha trà rất ẩu, thế nhưng không quên lắc cái ấm, vẩy vòi để chan hòa.

Hương vị trà.
Người Việt gọi trà xanh là trà tươi, còn ngày nay thương mại Thế Giới dùng trừ green tea để chỉ cách dùng trà Viễn Đông: Tầu, Nhật, Việt. Trà Ấn khác, sau được du nhập sang Âu, người Ấn coi trà là một công cụ tu đạo, không quan tâm nhiều đến hương vị, văn hóa, mà sao cháy đen chỉ giữ chất kích thích, nay được gọi là trà đen.
Điểm đặc biệt khác của trà Việt là nó chát và mang hương vị tự nhiên. Trà Tầu, Trà Nhật đều trồng, hái, sao, bằng những cách đặc biệt để loại bot gần hết vị chát. Các thứ trà danh tiếng của Tầu Nhật về Việt chỉ để uống cho biết, không ai ưa.
Ví dụ, trà Nhật được trồng ở các sường núi lạnh, ẩm, ít nắng, hái rất non, nếu nhập trà nguyên liệu trồng ở Việt cho rẻ, ngày nay người Nhật bắt nông dân phủ lưới che gần hết nắng và phun đậm nước liên tục, thứ chè cớm nắng đó dù chế biến công phu thế nào đối với người Việt cũng nhạt toẹt, mặc dù nồng độ chất kích thích lớn, nước thì loãng tếch như nước lã.
Trà Tầu cũng vậy, ví dụ Ô Long họ che nắng, bón phân, phun nước cho cộng trà dài ra mà rất non, hái cái cộng đến 5-7 lá dài đến 5-7 phân, rồi ủ, mục tiêu là trà hơi mục thối, hết chất tươi, hết chát, rồi lại sao tẩm nhiều để tẩy hết hương và ướp hương khác vào trà, rồi đúng nghĩa đen, tẩm thêm nước trà pha rồi vào cho lúc pha được nước. Vậy nên một cộng trà Ô Long mới cuộn được thành cục to tướng. Đưa Ô Lông cho một cao nhây râu bạc Việt Nam thì sẽ được khen là được nước, nhưng nước đỏ quạch và vô vị !!!.
Còn Thiết Quan Âm thì chỉ còn hương, hương ướp thêm không phải hương trà, dùng cho phụ nữ biểu diễn nết na.
Người Việt lấy trà những mùa sương, nắng, chát, lấy non hơn (3 lá) nhưng chát hơn, so với Tầu sao rất ít chỉ để khô trà, nắng thật to thì phơi cũng đủ, được thứ trà quý. Trà ngon Việt Nam là nước xanh tự nhiên chứ không đỏ như Tầu, không nhạt như trà Nhật, và rất chát nếu so với hai thứ đó. Nước trà Việt sánh hơn, và quan trọng hơn là có hương vị tự nhiên, dù có ướp hương khác đến đâu mà mất hương tự nhiên cũng vứt, ví như Lipton. Đặc trưng của vị trà Việt là ngọt có hậu, uống nuốt nước rồi nhưng vị ngọt đọng lại nơi cổ họng, nên người thiếu tế nhị khen trà mới "khà" một tiếng để báo cái vị ngọt đó. Dù là trà tươi hay trà mạn đều phải giữ cái lý đó. Thiếu cái đó thì các cụ bảo khác gì Lipton, cho các cụ uống Ô Long với trà Nhật thì đúng là .... đồ Lipton nhạt toẹt.
Trà Việt thường là sao cũng phải kết hợp với phơi, không ai ủ một chút trà còn ẩm, vì nó lên tạp vị. Thường loại trà ngon xen kẽ phơi và sao nhẹ vài lần. Trước chỉ có trà nhà nước bao cấp mới sao, chỉ dùng cho dân lấy hương, còn nước lấy từ trà khác.
Trà Việt Nam mà cho Tầu Nhật nó xài thì được vài giọt là nó nhổ toẹt, nó chế chát xít. Có lẽ ba cái thứ "hại ta" chỉ thứ cuối là tắt đèn đâu cũng xơi được.

Đồ trà.
Trà lý Việt Nam có từ rất sớm. Thời cổ, người Việt pha trà xanh trong ấm to, nay con cháu là cái ấm tích ủ. Có thời ấm đồng được dùng nhiều để rót trà xanh. Trà xanh uống bát, không cần rót đều vì pha lâu, đã đủ lý thủy chung.
Từ thời Lý đã có đồ pha trà mạn, nhưng trà tươi pha ấm tích vẫn còn dùng ở các nhà quyền quý cho đến ngày nay. Ngay cả người tầu cũng sản xuất loại "ấm cô tiên", vẽ cô gái áo quần dải lụa thướt tha bay lên, để bán sang Việt Nam.

Đồ trà Việt Nam cấu tạo mày sắc cũng như chạm trổ đề giản dị, chỉ có hình dáng kích thước phải tuân nghiêm ngặt mà thôi. Trong khi các chén rượu Việt Nam rất nhiều mầu và hình, thì bộ đồ trà thường làm bằng sành, loại đất nung rẻ nhất, không men. Những kỹ thuật làm ấm trà Việt Nam rất cao. Bộ ấm trà mạn cổ dân Việt hay dùng có loại sành đỏ "gan gà" hay được nhầm thành Mạnh Thần tầu, điểm khác biệt của Mạnh Thần bề ngoài là Mạnh Thần màu vàng, có mem, cao hơn chút. Còn ấm Việt Nam đỏ quạch và bẹp, vòi dài. Nắp ấm gan gà cũng nhô cao và chọc một lỗ gần giống dáng Mạnh Thần. Chuyện dân gian cũng nói đến việc đó, để chê bai người kệch.
Chuyện rằng, có ông bố vợ thích trà mạn, thường khoe có cái ấm Mạnh Thần, thường ngâm "Thứ nhất Thế Đức gan gà, Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần". Một hôm ông con rể bực mình (chắc uống trà chưa dư nhưng tửu đã hậu), bảo, con cá với bố là cái ấm ấy con làm. Hai bố con cá nhau một hồi, ông bố đập ấm, thấy có cọng rơm làm cốt gắn quai, như ý ông con, đành chịu thua.
Cũng có loại ấm Việt nam làm giả Mạnh Thần, cao hơn, Như Mạnh thần thật, nhưng chất lượng kém xa.
Ấm gan gà đó được làm ở vùng gốm lừng danh thế giới Quảng Ninh, đồ gốm vùng này thời Lý Trần đã đi khắp thế giới. Loại ấm đặc sắc nhất là ấm hai vỏ, cách nhau một khoảng, dùng cách nhiệt. Ấm tuy dầy cộp nhưng nhẹ, ngoài chỉ âm ấm. Không men, nhưng đất nung gan gà cực mịn, đến mức không men mà bóng, có thế mới làm được hai lớp siêu mỏng. Loại gan gà ấn tượng nhất là ấm nhỏ tí, đắp hoa văn nổi (thạch sùng), mình đã được may mắn được chiêm ngưỡng một cái ở Lục Ngạn, ngày nay không thấy ai làm. Nhiều cái gan gà nung quá lửa hay ám khói có vệt đen trông ngộ ngộ. Cả bộ có đủ cả chén tống, chén quân và bình đựng trà. Ngày nay dân vùng này vẫn sản xuất để bán ấm gan gà, giá rẻ bèo. Trước đây là loại ấm chủ lực, thường được gọi là "gan gà", rồi "gan gà Hải Phòng" vì miền đất đó sau về Hải Phòng, Hải Dương.
Sau này có loại ấm da lươn, chén da lươn nhưng lòng trắng hay lam, thành chén đứng, mấy năm trước vẫn là loại chén chính, gọi là "chén da lươn" luôn. Rồi có loại ấm sứ đen nhánh. Da lươn và đen thường là loại to, giá bình dân. Rồi có loại ấm Bát Tràng mem vẽ lam, rồi ngọc rạn, riêng loại ấm men ngọc rạn hình cầu dễ thể hiện "tuổi trà" nên được coi là đồ quý với dân "pro", là thứ đồ đặc sản chỉ có ở Việt Nam. Bộ men vẽ lam đi kèm với điếu bát là bộ đồ phòng khách phổ biến nhất ở nhà khá giả sau này, cùng với khay trầu, ống vôi, ống nhổ. Các ấm màu sáng thường cao hơn, hình cầu hay cao chút. Một cái khác của ấm trà Việt nam là quanh vành miệng ấm thường có viền hơi lõm.
Ngoài ấm pha, trước đây không có bình nước nóng, còn có "siêu" đun. Siêu đun có cán như gáo, cũng có chỗ rót như gáo nhựa ngày nay, có một chố đất nung lồi lên như kim hỏa để dấn nhiệt chóng sủi, cũng gọi là "kim hỏa".
Dù trà tươi hay trà mạn, bàn nước bao giờ cũng có thùng đổ bã trà, một công cụ không thể thiếu khi uống trà, vừa dùng xả điếu cầy, đôi khi nhổ trầu.
Dĩ nhiên, ngày xưa bộ đồ trà có thêm chú tiểu đồng, thường là cháu trưởng hay học trò yêu, đun nước rót trà, thường gọi là "thằng nhỏ".
Ấm trà độc ẩm nhỏ tí không dùng thằng nhỏ, những bao giờ cũng đủ 4 chén. Người độc ẩm uống ấm bé nhưng không thiếu đồ đãi khách. Ấm độc ẩm thường là loại "gan gà" hai lớp, vì nó rất cách nhiệt nên ấm nhỏ không nguội nhanh. Thật ra thì gọi theo thời hiện đại thôi, chứ ngày xưa không có ấm độc ẩm chuyên dùng, mà chỉ là ấm to ấm bé. Uống ấm bé người ta còn tu, không rót ra chén, hưởng trọn hương trà.

Về ấm chén, đồ Việt Nam chỉ khác đồ tầu như vậy. Trà tầu không có lý thủy chung nên không có khái niệm bàn trà quây quần, mỗi người một chén có nắp, sang thì mỗi người một bàn uống riêng. Ô Long thì chén loe, kẻ sỹ uống mà không ngửa cổ mang tiếng ngạo mạn, Thiết Quan Âm thì chén nhỏ cao, phụ nữ dù nết na đến mấy uống cũng phải ngửa cổ để khoe của.
Để thỏa mãn tính bình đẳng, bộ đồ Việt Nam khác biệt với đồ tầu ở chén tống chén quân. Chén uống trà Việt Nam nhỏ xíu (bằng mắt con trâu), không nắp, chén tròn, uống ngửa cúi tùy tâm, lúc uống trà là lúc thoải mái tâm hồn. Bộ đồ trà Việt Nam trước đây bao giờ cũng có bốn chén, không bao giờ uống nhiều người một ấm, nếu trong sân trà thì tối đa 4 người riêng một bàn. Đĩa đựng chén có thể có nhưng đa phần không cần vì ngồi quây quần quanh bàn trà. Chén tống là đặc trưng khác biệt của bộ đồ trà Việt Nam, trà từ ấm pha rót ra chén quân, rót hết ấm, đủ lý thủy chung, rồi mới "chuyên" ra các chén mỗi người là chén quân. Vì chỉ riêng trà Việt có lý thủy chung, nên riêng trà Việt mới có chén tống.

Uống trà.
Người Việt có thưởng trà kẻ dưới, dâng trà người trên, nhưng thường là đãi trà, theo lý trà Việt, đâu cũng là đãi trà, chỉ có cách nói lệch do nguyên nhân khác. Vua có thưởng bầy tôi chén trà, bầy tôi về khoe vua đãi trà thì vua mới vui. Cái lý trà của Việt Nam là bình đẳng, nên trừ "thằng nhỏ" có mời mà không uống, thì người chủ việc mời đều uống.
Khi uống trà, người Việt tỏ lý lớn nhất là thư thái, trog trạng thái minh mẫn nhất đó của con người, các thái độ tôn trọng nhau được thực hiện chặt chẽ và tế nhị nhất. Một điểm khác đặc biệt của trà Việt là bàn trà quây quần, nên mọi người cùng uống theo lẽ, cùng tỏ thái độ khen chê tế nhị.
Một thứ tự đặc biệt của người Việt là người mời trà bao giờ cũng uống trước, điều đó ở nước ngoài có thể mất đầu. Người mời trà nhấc chén, khách mới nhấc chén, nhưng khách lại đợi người mời trà uống trước, rồi mới uống. Người mời trà uống trước là thái độ tôn trọng nhất của ông thể hiện với khách, ông mời khách chân tình, rất Việt, chứ không khách sáo lễ nghi. Đồng thời, trà rót từ một chén tống như nhau, ông uống trước là tỏ thái độ "nếm trước" nếu vạn nhất có độc thủ, hay nếu không cũng là cách thể hiện "trà tôi thường dùng, tôi mời, chứ không phải loại trà cho".
Khi uống trà, ai cũng phải tỏ ra thư thái từ từ, không có chút vẻ vội, nên mọi người đưa chén lên chậm rãi. Mỗi người cầm chén, khẽ gạt vào đĩa đựng hay thành khay để hết nước rỏ, rồi nhấc lên đưa mắt nhìn nhau để uống đúng thứ tự. Động tác gạt cũng làm chậm nhịp uống lại, làm họ không bối rối khi phải đợi bất ngờ, ví như người chủ uống trước mải nói hay phải trả lời ai.
Người uống trà đưa chén ngang mũi, tỏ ý biết thưởng hương trà, rồi nhấp ngụm nhỏ, tỏ ý xem xét vị trà. Ngụm này được nuốt rất điệu bộ: môi mím, mắt chăm chú như vô hồn, miệng ngậm để trà trôi khắp miệng từ từ qua rất cả các giác quan trong miệng, đến cổ họng trà đi qua chậm để biết hậu vị. Hậu vị là biểu hiện cao không thể thiếu của trà ngon, nên nhiều người thấy thế, xong nhịp uống liền "khà" một cái, báo cho chủ biết họng đã khe khé vì hậu vị, trà của ông ngon. Hết ngụm khởi động, người ta đưa mắt nhìn nhau, nhường nhau bình phẩm.
Rồi mới uống chén trà từng ngụm nhỏ.

Khen trà là một lý quan trọng. Vì không như trà Tầu, trà Việt không bao hàm sang giầu quyền quý, nên khen trà ngon, hay, thơm... đều là không lịch. Người biết lý trà được đãi ấm trà ngon làm một câu đầy đủ "trà uống được" là chủ vui nhất, người ngắn gọi thì "được" là vui rồi. Không như Nhật Tầu, văn tốt chữ hay đem nịnh trà. Ở Việt, ai "nịnh trà" liền được chủ khách coi thường. Biếu trà cũng vậy, đem biếu mà bảo "có ấm trà ngon biếu ông", là người ta cười cho. Từ "Trà ngon" chỉ dùng hướng dẫn vợ mua trà đãi khách. Khi ấm trà tàn, tình giao trà đã đậm như người thân, người ta mới nói đến chuyện thơm ngọt hơn kém, nhưng cũng chỉ ý nhịn thôi.

Rửa bộ đồ trà
Chuyện rằng, có cô con dâu đem ấm trà của bố chồng đi rửa, về sạch bóng, liền bị chửi một trận te tua. Ngày trước, bộ đồ trà được rửa rất sạch, vì lúc uống trà là lúc lòng mình trong sạch nhất, ít ra là hình thức. Thế nhưng, tuyệt đối không được rửa vài điểm. Đó là xung quanh miệng ấm (vành lõm nếu có), phần miệng vòi và dưới vòi, phần vỏ đối diện với vòi. Trà đóng lâu ngày thành "cao trà", tuổi uống trà lâu năm liên tục thì "cao trà" đọng dầy hàng ly, khách trà nhìn thấy kinh nể, đó là thể hiện kín đáo.
Bộ "gan gà" và bộ men ngọc rạn đọng cao trà chắc nhất. Riêng gan gà không men, chất trà thấm vào ấm, nên nếu là ấm của cao nhân, rót nước sôi không, cũng có trà. Riêng đặc điểm này thì tầu chỉ có "Tử Sa", tuy nhiên đồ Tử Sa dầy cộp nặng trịch, không nhẹ và càng không thể hai lớp như "gan gà". Nhưng gan gà mầu sậm, cao trà và màu sành hòa nhau, khó nhìn, nên thường dùng làm ấm nhường nhật nói chuyện với tri kỷ. Còn men ngọc rạn, màu men này làm đồ khác đã quý, riêng làm ấm trà thì màu sáng của men làm trội cao trà, vết rạn làm cao trà bám chắc, dễ gây ấn tượng hơn.
Da lươn rất khó nhìn thấy cao trà, cũng khó bám, vì men bóng và nâu đồng màu với cao trà. Sứ hoa lam hoa văn nổi đậm và đẹp, trông sang, nhưng hai thứ này không được dân uống trà pờ-rồ ưa chuộng. Da lươn ý nhị, người được đãi trà thấy lòng chén trắng sạch bong, nhấc chén lên thăm trà mới thấy cao trà, khó nhìn lẫn vào màu vỏ chén, mới biết đã được cao nhân nhìn mắt xanh.



Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 26 Tháng Chín, 2008, 05:03:10 am
Pha trà.
Cách pha trà Việt vẫn còn được dùng đến nay, đó là đảm bảo ấm, chén đều nóng.
Trà đồng rủa sạch tinh ấm chén, đặt lên khay, giữa 4 người, và đun nước suôi già.  Đầu tiên là mở nắp ấm, đổ (gọi là chuyên đầy nước vào ấp rồi đóng lại, rồi lại chuyên đầy nước vào các chén. Tiếp theo, trà đồng đợi một chút, rồi đổ hết nước trong ấm, cho trà đong sẵn vào. Tiểu đồng rót tí nước đủ để ướt hết trà, rồi rót đổ đi, lượt nước này làm trà ngấm đều, mới ra được nước trà đủ hương vị, đổ cạn nước tráng trà rồi mới đổ đầy ấm pha trà. Khi ấm trà gần được, tiểu đồng mới đổ nước chén tống chén quấn đi, các chén này nóng rực, mới rót trà. Nhà sang hay ngoài quán còn có nồi nước sôi mắt cua liên tục để nhúng chén cho nóng.

Ngày xưa người Việt hay dùng hai loại bình, là bình tỳ bà (lọ) và bỉnh tỏi (nậm hay to gọi ngắn là bình). Hai loại bình này đã được xuất khẩu khắp thế giới thừ thời Lý-Trần. Bình tỳ bà hình bầu dục, miệng bé, còn bình tỏi như củ tỏi, cổ như dọc tỏi, bé mà cao. Có người nghiên cứu đồ cổ còn bảo đó là bình đực-cái, tớ chưa thấy sách cổ nào nói vậy. Bình thường đựng chất lỏng, lọ thường đựng đồ khô, trừ lọ nước của sỹ tử cho dễ đeo (lọ có vành miệng dễ buộc dây). Bình tỏi thường giá cao, nên dân thường ít dùng, thường lấy lọ đựng tất các thứ. Chè đựng trong lọ rất khô.
Loại bình nhỏ dễ cầm một tay được dùng để đựng trà khi uống. Người Việt cổ không đong trà cầu kỳ, mà "đong" chỉ là đổ ra tay, người pha trà chuyên nghiệp mắt không cần nhìn cũng biểu đủ thiếu, lọ thường nút là chuối khô. Riêng loại "gan gà" chuyên đựng trà có hai lớp, vào những ngày nóng quá, nó điều hòa nhiệt độ bên trong nên trà để lâu uống vẫn ngon, độ quánh của đất làm đồ này cho phép làm những vách rất mỏng mà chắc, nên thường được nặn những đồ khó như vậy, bình nhỏ dùng lúc pha có nắp gốm. Có rất nhiều bình lọ các dòng da lươn, men hoa lam, men ngọc rạn và một số ít men đen. Bình lọ có thể có nắp, nhưng để lâu thường chỉ nút lá chuối, hay ngoài lớp lá chuối lọ đậy thêm cái nắp chụp như chum. Một cái bình tỏi Lý-Trần men hoa lam được trung bầy ở Thổ Nhĩ Kỳ còn được truy gốc gác đến người vẽ, xưởng làm, cả tiểu sử người vẽ.
Ngày nay người ta vẫn tráng ấm chén, tráng trà, rồi có người cầu kỳ đổ nước xong đậy nắp rồi đổ nước nóng lên nắp, đồ trà đã đổi nhiều nhưng lý trà vẫn thế.

Ngày xưa dân đồng bằng mỗi nhà có một bể nước mưa, nhà giầu đến hàng chục khối, pha trà hàng mùa. Nước đồng bằng nhiều sắt, pha trà tanh, tạp. Bên cạnh bể nước thường có bụi nhài, rửa gì tiện tay hắt nước ra. Buổi chưa sáng, các ông già ra lấy nhài, lúc nhài thơm nhất, rồi thả một bông vào ấm trà. Dân trung du thường có kiểu kiến trúc vườn khá đẹp, một cái vườn phụ hẹp ngay trước sân, trồng cây cảnh và cao, cau cân đối hai bên cao vút, chính giữa là một cây ngâu được tỉa hình cầu tròn vo. Ướp ngâu khá mất công, nhưng cầu kỳ nhất vẫn là ướp sen.

--------------
Trà nhà Nguyễn.
Nhà Nguyễn uống trà khác với Bắc Hà, kém hơn nhiều bậc. Nhà Nguyễn không có khái niệm "thủy chung" trong trà lý, mà đó là cốt lõi của lý trà, nên Triều Đình Nguyễn không có lý trà. Dân quý tộc Huế thường mua ấm chén tầu và dùng trà tầu, có cải tiến đi chút là trà ướp sen, nhưng so với cách ướp sen thời Lê hay dân Tây Hồ vẫn làm thì kém xa.
3 loại bộ đồ trà mà nhà Nguyễn thường đặt về là "Thứ nhất Thế Đức gan gà, Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần". Các loại ấm này phân to nhỏ khác nhau, đều có đĩa chén, khay thường làm lấy ở Việt Nam, kiểu ấm cao, chén to. Thật ra ba hiệu sứ này không lấy gì làm to chuyện bên tầu, và nay có vẻ thất truyền. Huế bi h sở hữu nhiềm món đồ cổ liên quan đến trà giá trị cao, nhưng không phải vì thế mà dân Huế biết uống trà từ cổ. So với gan gà duyên hải nhà ta, "Thế Đức gan gà" là màu nâu xỉn, ta đỏ sậm.  Thế Đức cũng có kiểu ấm độc ẩm hình vuông cao như ấm tích, vì không có hai lớp nên nó dễ tản nhiệt và làm như hình ấm tích cũng để trong giỏ bông như ấm tích ủ nhà ta.
Thật ra, nói thế, chứ loại phổ biến nhất vẫn là Mạnh Thần màu vàng, sáng sang hơn. Mọi người đều công nhận câu trên chỉ là vần, còn không rõ loại nào hơn về chất lượng. Nguyên nhân chính là hàng làm cho giống Di rợ, lại tham nhũng, khó mà ổn chất lượng.

Đồ trà tầu.
Dân sành trà bên Tầu không dùng gốm Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây như là loại đỉnh nhất. Bộ đồ trà họ ưa dùng nhất là "Tử Sa", có màu nâu tím, cấu tạo như bộ đồ trà Việt Nam, nhưng không có chén tống và chén uống cũng to hơn. Tử Sa làm từ một loại đất đặc biệt, trong lòng ấm không tráng men, nên ấm "có tuổi" cũng đổ nước lã thành trà như gan gà ta. Triều Đình Huế phù phiếm không dùng loại đỉnh này. Nay Tử Sa vẫn là hàng đặc sản của Tầu. Tử Sa rất dầy, ấm mỏng dễ tản nhiệt mà, trừ mỗi loại gan gà 2 lớp nằm ngoài quy luật. Nhiều người nhầm "Thế Đức gan gà" với Tử Sa, nhưng màu của chúng hoàn toàn khác nhau, Thế Đức nâu xỉn, còn Tử Sa nâu tím. Dĩ nhiên gan gà ta có 2 lớp bằng loại đất sét siêu mịn quánh, nên có cái dáng bẹp đặc trưng.

Cách uống bằng Tử Sa cũng là trà bàn như ta, chén cũng không có nắp, màu rất hợp với nước Ô Long.

Mình được anh Hùng Kều mời trà Ô Long, rượu Mao Đài hôm anh ấy mới nhận được bộ đồ Tử Sa. Bộ của anh ấy khay cũng làm bằng cùng loại gốm, nặng uỵch. Người ta pha xong, đậy nắp, trút nước nóng lên vỏ ấm, nước chảy xuống khay, có một cái lỗ chảy đi, có một cải tiến là cắm tuy-ô, không biết có phải của nhà phát minh Hùng Kều không (anh ấy cực kỳ thông minh). Anh Hùng rất sành đồ Tầu. Ngay cả câu "Thập tải luân giao cầu cổ kiếm - Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Cao Bá Quát), anh ấy cũng sang tận Bắc Kinh xin chữ treo. À, cái bộ Trung Văn Chi Tinh là chương trình đánh máy tiếng tầu đầu tiên ở Hà Nội, anh ấy cho mình năm 1996 và mình phát tán đầu tiên ở Hà Nội, một thời gian dài đó là công cụ duy nhất, đấy là phiên bản 2.0, các bạn mình trong Viện Hán Nôm còn đem đi cài suốt kiếm ăn .

Một thứ ấm hay được chuộng bên tầu là "Chu Sa", thường ở ta là hiệu "Ngạc Phủ", màu đỏ tươi, nhưng không lừng danh bằng Tử Sa. So với gan gà ta, Ngạc Phủ Chú Sa đỏ tươi sáng hơn, của ta tối. Nhiều ông buôn đồ cổ thường hay nhầm chúng là gan gà, tuy là gan gà tầu lại màu sậm hơn "Chu Sa" và dĩ nhiên không có ấm tầu nào 2 lớp, áo bông khoác ngoài làm gan gà ri nhà ta bẹp ra rất đặc biệt chứ không hình cầu như ấm tầu.

Thật ra gan gà ta rất giản dị, nó là loại ấm pha trà hay, nhưng chỉ quý về mặt trà, còn mặt bạc thì rẻ bèo, đến nay người ta vẫn sản xuất và đi bán đầy. Ngày xưa nặn một ấm gan gà, nhất là hoa văn nổi và hai lớp thì khó lắm, nhưng nay có máy. Loại đất đó thì miền duyên hải dùng cả triệu năm nữa không hết, nó chỉ là sét đồng bằng sông Thái Bình, ngày xưa phải kén sét sạch, chứ nay máy làm sạch bóng. Người xưa truyền lại là ấm quý, các ông ấy tưởng ấm quý là ấm đắt, đúng là lẫn hết cả lộn. Tuy nhiên, các loại ấm hiện nay thì màu sắc không được như cổ đại, rẻ quá nung ẩu chăng, mà làm ở linh tinh cũng nhiều chứ không phải chính thổ. Đến bún Phú Đô còn làm ở Mỹ Đình nữa là gan gà.

Buồn cười, một lần say rượu, thằng bạn cá với mình là cái ấm của mình hai lớp, mình không tin, nó đập ngay ra, 2 lớp thật, nhưng giỗ cái ấm được 12 năm rồi. Đặc trưng tất cả các gan gà là bẹp, trông đĩ đời hơn là hàng tầu.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 26 Tháng Chín, 2008, 10:41:25 am
Đúng gu của mình thấy nó sướng sướng, em làm bài nữa nhá.
Em ko biết và ko thích mấy thứ trà đạo cùng với triết lý về trà cao siêu, những cách uống trà rườm rà khó tính yêu cầu về ấm chén bình tích, chén tống chén quân gì đó, nước mưa với nước bể...
Em càng không ưa cái kiểu uống "phàm phu", uống lấy được như mấy bác miền Nam sau khi uống xong ly cà phê rót thẳng bình trà vào ly và uống tiêp, cái thứ trà Lâm Đồng hình như khi hái họ dùng dao phạt cả cành rồi về chặt khúc, đem sao (xao?), pha ra thứ nước đắng ngòm, chát xít và đậm mùi hương sen hương nhài hoá học.
Em thích uống trà theo kiểu bình dân Bắc Bộ, sáng ngủ dậy làm ấm trà, ăn cơm xong làm ấm trà, coi TV thời sự làm ấm trà, trước khi đi ngủ làm ấm trà. Cái kiểu uống trà bình dân mà vào bất cứ nhà nào ở vùng quê BB cũng có, khách đến pha ấm trà rồi chủ khách ngồi đàm đạo, tán phét, một ấm uống đi lại 2 3 lần. Người BB bọn em uống không quá cầu kỳ nhưng hoàn toàn không dễ dãi. Trà búp, trà móc câu (đố bác nào phân biệt được 2 loại trà này - theo kinh nghiệm chứ đừng dùng sách vở) + nước vừa sôi tơi, nước phích còn mới, đừng dùng nước từ hôm trước pha trà nó nổi lềnh phềnh, uống vô duyên lắm. Cứ thế mà pha là có một ấm trà ngon. Người ta cứ bảo trà búp là ngon, thực ra trà búp chỉ là một dòng trà (phân biệt với trà bồm - trà xanh), còn muốn ngon thì phải tuỳ theo loại búp nào. cái này thì chịu. Khi thử trà, nhón một nhúm nhỏ, bỏ vào miệng nhai, ban đâu thấy lạt tanh vô vị, ngay sau đó thấy đắng nghét, chát, ngọt, và thơm sộc lên mũi theo em đó là trà ngon. Nếu pha lên, rót ra chén, nghiêng chén thấy màu xanh lơ quanh cái vành thì có thể là trà ngon (có thể thôi nhá, nhiều trà được nước nhưng uống chán òm). Còn em, cứ sau tết độ hơn tháng thế nào cũng phải điện cho bầm em gửi vào mấy kí trà, đây là trà xuân, mọc sau tết khi có mưa xuân, uống cực kỳ ngon, bầm em thửa của người quen.
Em có cái đặc biệt là pha trà ko bao giờ tráng, người ta bảo tráng cho sạch, tráng đi uống mới ngon vân vân, nhưng theo em như thế là dở, dù có cho một nắm trà vào ấm mà tráng đi rồi thì nó cứ nhàn nhạt làm sao, mất hẳn vị đậm đà ban đầu. Biết sau này người trồng trà có phun thuốc sâu, nếu ko tráng uống cũng thấy sờ sợ, nhưng có sao đâu, chết cũng chết rùi. Hôm nọ pha trà cho sếp tiếp khách, theo thói quen em cũng không tráng, sếp trợn mắt "sao mày ko tráng". em ngớ người...
Cái bộ ấm chén của em (ấm chén để pha trà đó), bọn bạn chửi mãi: sao ko rửa đi để dơ thế sao uống. chả là nó thấy cao trà dính xung qanh ấm + ly.(cao trà chứ ko phải cặn nha). He he, kệ chúng nó chứ, thằng biết ăn bẩn mới là thằng biết thưởng thức...


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 26 Tháng Chín, 2008, 04:02:29 pm
SAY TRÀ
hờ hờ, say rượu say bia, say thuốc chứ ai nói say trà bao giờ. Vậy mà có đó, những người thích uống trà khẳng định là có say, và những người nghiện trà thì thích cái say lâng lâng này. Say trà đặc biệt ở chỗ không phải uống nhiều là say (uống quá nhiều và quá đặc thì cũng có thể say được). Muốn say, uống lúc đói, lúc bụng hoàn toàn không có gì, hơi cồn cào nữa, làm một ngụm trà thật đặc, say liền. Người nào không quen thấy khó chịu, bứt rứt, hoa mắt, cồn cào đói mà ko muốn ăn, nhưng nếu quen rồi thấy nó lâng lâng, hơi phiêu phiêu hưng phấn mặc dù đầu óc hoàn toàn tỉnh táo (khác với rượu, bia). Cái cảm giác này em khám phá ra lúc còn là SV, cuối tháng hết tiền ăn sáng, qua quán cóc quen "u cho con chén nước chè" rồi vào giảng đường, 15 phút sau tự nhiên thấy khoái khoái, học rất vào và cảm giác này kéo dài hơi lâu lâu (ko giống say thuốc các bác nhỉ). Nhưng chỉ được đến khoảng 10 h là bụng nó hành vừa vì đói, vừa vì trà làm cho xót ruột, vật vã trên bàn để rồi xin thằng bạn mấy đồng kiếm gì bỏ bụng rồi học tiếp hoặc... bùng luôn về nhà. Hôm sau lại điệp khúc cũ tiếp diễn. Cứ thế rồi thành thói quen, lây sang mấy thằng bạn luôn, nên bọn em toàn ăn sáng muộn và có khi khỏi cần ăn trưa (he he, kinh tế)
Cứ tưởng cái khoái lạc con con này (chữ của cụ Nam Cao) chỉ mình mình biết, hoá ra về quê mới nghiệm ra. Đàn ông ở quê,  lại nghiện thuốc lào nữa, sáng mới dậy thế nào cũng phải làm ấm trà, bắn điếu thuốc lào rồi mới đi vệ sinh cá nhân là hưởng thụ cái khoái lạc này, thế mới biết các cụ cũng biết hưởng thụ ra phết.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: haanh trong 26 Tháng Chín, 2008, 11:29:33 pm
hehe , viết thế là tốt ,có tiến bộ, cố phát huy nhá ;D. hồi xưa tui có ở chung với 1 ông C trưởng dân Hà Tây , ông này không bao giờ thấy uống nước ngày chỉ uống ba cử trà mỗi cử chỉ uống nước 2 là xong . Sáng sớm ổng làm 1 ấm rót ra chỉ tráng đủ đít ly rồi chiêu rồi chép chép , mắt thì mơ về nơi xa lắm , tưởng ngon ăn tui quất nữa ly muốn quéo lưỡi , chút xíu thì bụng cồn cào hoa mắt , người vã mồ hôi , muốn ói mà không ói được , sợ tới già . Thôi uống trà kiểu nam bộ cho đã khát  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 30 Tháng Chín, 2008, 04:35:03 pm
hehe , viết thế là tốt ,có tiến bộ, cố phát huy nhá ;D. hồi xưa tui có ở chung với 1 ông C trưởng dân Hà Tây , ông này không bao giờ thấy uống nước ngày chỉ uống ba cử trà mỗi cử chỉ uống nước 2 là xong . Sáng sớm ổng làm 1 ấm rót ra chỉ tráng đủ đít ly rồi chiêu rồi chép chép , mắt thì mơ về nơi xa lắm , tưởng ngon ăn tui quất nữa ly muốn quéo lưỡi , chút xíu thì bụng cồn cào hoa mắt , người vã mồ hôi , muốn ói mà không ói được , sợ tới già . Thôi uống trà kiểu nam bộ cho đã khát  ;D
cám ơn Mr. Luật sư đã có lời khen. Bây giờ em xin phép nói tiếp  về trà hương, mặc dù trà hương e không thích lắm , nhưng cũng biết chút chút, và cũng có uống.
Thường người ta dùng 5 loại hoa ướp trà mà uống, gồm: sen, nhài, cúc, ngâu, sói. Uống trà hương như ông ngoại dem thì kiểu cách phức tạp lắm, như thế này: Hoa không ướp trực tiếp vào trà, trà mạn ngon pha một ấm đặc nóng, chén luộc sôi nóng, đặt hoa lên một đĩa nhỏ (laọi dùng để đít chén), hoa sen thì lấy nhị, hoa cúc to thì lấy vài cánh, sau đó vớt chén ra úp ngược chén lên hoa, khi trà ngấm thì ngửa chén lên và rót trà ngay vào, như vậy hương hoa tươi vừa đọng vào thành chén quyện với trà rất ngon, nhưng mà tốn công và phí lắm. Lại như ông ngoại em nói, muốn ướp trà sen thì không phải lấy nhị mà lấy cái đầu nhị hoa sen, như vậy nó mới thơm và thanh khiết (chữ của chú TRí Nguyễn), như vậy thì tốn quá, ko biết bao nhiêu bông sen mới được ấm trà. Còn như bầm em ướp thì đơn giản hơn, lấy một nụ sen tươi sắp nở, vừa mới ngắt xong (nhớ là vừa mới ngắt song), khéo léo mở từng cánh của nọ sen ra, lấy thìa xúc từng thìa nhỏ vào trong đó, rồi lấy chỉ buộc lại, xong cắm vào lọ nước, để từ sáng đến chiều là uống được. (Một lần e đã thử ướp nhưng lại ngu mua hoa sen ngoài chợ, trông còn tươi nhưng cái nhị bên trong bắt đầu héo rồi, về ướp xong ko uống được.) Còn các hoa khác, đơn giản hơn nhiều, chỉ việc ngắt hoa rồi ném ngay vào trong lọ trà (nhớ đừng rửa, và trà phải thật khô), như vậy từ sáng đến chiều là có ấm trà hương rồi. Chỉ có điều hoa cúc thì ko nên cho nhiều, mùi đậm đà khó uống lắm. Nói vậy nhưng em vẫn thích trà chân hơn, ko hương hoét gì cả.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taisaolainhuvay trong 30 Tháng Chín, 2008, 04:39:30 pm
Các bác cứ hay nói về rượu đông tây kim cổ, san lùng mới chả bàu đá, làng vân mới gò đen. nhưng có một loại rượu ngon cực mà chả thấy bác nào nói đến. Rượu gạo tẻ nấu bằng men ta, nấu trong chõ cổ có con ba ba bằng gỗ mít, bên trên có cái chậu nước lạnh để cô rượu, đây mới là loại quốc lủi nút lá chuối trứ danh, nếu đảm bảo 1 cân gạo 1 lít rượu thì ko có rượu nào ngon bằng (tất nhiên còn phải tuỳ tay người ủ men nữa). Bây giờ em đố bác nào tìm được rượu này nữa đới


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Trungsy1 trong 30 Tháng Chín, 2008, 07:38:19 pm
Cái cách thưởng rượu, thưởng trà của cụ Nguyễn "Vang bóng một thời" với tôi nghe chừng không ăn thua. Rượu chè gì mà phải chờ tuần trăng tròn, hoa lan nở, úp sọt nhốt hương giò lan cho nó tẩm vào viên cuội tráng mạch nha rồi mang ra làm "mồi mút" thì bố ai chờ được? Nhiêu khê quá thể! Mà vớ phải ông bạn thật thà, vốn chẳng phải tao nhân mặc khách gì, nhỡ nhai nhầm thì vỡ răng.
Trà ngon nhất, ấn tượng nhất, sốt sồn sột nhất phải là trà đen mốc B'lao Lâm đồng lính tráng! Tống cả vốc vào ca Inox Mỹ rồi úp cái bình toong nhựa đầy nước sôi lên. Nhấc bình lên từ từ cho nước chảy xuống ca. Nếm thấy quắt lưỡi, se môi thì rót ra bắt sắt. Ba bốn người uống chung một bát. Nhìn anh em mà uống nhé! Làm cả tợp lớn thì vừa bỏng họng rộp môi, vừa nghe chúng nó chửi cho là đồ tục uống. Mà uống trà theo phong cách đó chính ra vừa uống vừa chửi nhau thì mới hợp. "Mày trước khi đi ở cơ quan nào? _ Ờ, ờ....! Cơ quan 202!_ Sao nghe lạ thế? _Ờ...ừ! Cơ quan thuỷ lợi ấy mà! _   Gớm! Th...ô...ôi bố...........! Nói cụ nó là dân bồ cu chân nhện, làm thuỷ lợi vác đất huỳnh huỵch trong đội 202 của xã cho nó rồ...ôi...! Bày đặt cơ quan nọ kia! Gì mà cơ quan....202 ??? Hô hô!"-_"Thì loại mày ở nhà hơn chó gì tao? ông nội xỏ nhầm giày Tây, bố lộn xích xe tăng, mẹ lau dầu bom nguyên tử. Thành phần chuyên ném đá hội nghị với bóc trộm khẩu hiệu! Tưởng giề...?"_ Mày nói ai bóc trộm khẩu hiệu?_ Thằng nào nghe là nói thằng đó đó!_Thế là "Uỵch! Uỵch" lao vào tương nhau chí chết.... Uống trà như thế mới đã chớ! Ba bốn lần chế nước sôi đầy bình toong, thằng gác ca đầu hết phiên đã xách súng vào mà nghe chừng ca trà vẫn chưa nguội, chuyện vẫn chưa nhạt. Chén rượu hâm nóng Tào A man thưởng cho Quan Vũ lúc chém bay đầu Hoa Hùng chỉ là chuyện nhỏ!
Khi có xe nhu yếu phẩm ở nước nhà sang, lính sẽ có trà, có thuốc. Những lần uống trà như thế, thường rất lâu mới ngủ được. Nhiều khi trắng đêm đợi trăng hạ huyền. Cả trung đội mắt cứ thao láo dù mồm vẫn lẩm nhẩm khúc tự ru :" Ngủ ngon A Cay ơ ơ i...!"
Nhớ trà thì ít, nhớ quê thì nhiều...!


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: lonesome trong 01 Tháng Mười, 2008, 01:04:38 pm
SAY TRÀ
hờ hờ, say rượu say bia, say thuốc chứ ai nói say trà bao giờ. Vậy mà có đó, những người thích uống trà khẳng định là có say, và những người nghiện trà thì thích cái say lâng lâng này. Say trà đặc biệt ở chỗ không phải uống nhiều là say (uống quá nhiều và quá đặc thì cũng có thể say được). Muốn say, uống lúc đói, lúc bụng hoàn toàn không có gì, hơi cồn cào nữa, làm một ngụm trà thật đặc, say liền. Người nào không quen thấy khó chịu, bứt rứt, hoa mắt, cồn cào đói mà ko muốn ăn, nhưng nếu quen rồi thấy nó lâng lâng, hơi phiêu phiêu hưng phấn mặc dù đầu óc hoàn toàn tỉnh táo (khác với rượu, bia). Cái cảm giác này em khám phá ra lúc còn là SV, cuối tháng hết tiền ăn sáng, qua quán cóc quen "u cho con chén nước chè" rồi vào giảng đường, 15 phút sau tự nhiên thấy khoái khoái, học rất vào và cảm giác này kéo dài hơi lâu lâu (ko giống say thuốc các bác nhỉ). Nhưng chỉ được đến khoảng 10 h là bụng nó hành vừa vì đói, vừa vì trà làm cho xót ruột, vật vã trên bàn để rồi xin thằng bạn mấy đồng kiếm gì bỏ bụng rồi học tiếp hoặc... bùng luôn về nhà. Hôm sau lại điệp khúc cũ tiếp diễn. Cứ thế rồi thành thói quen, lây sang mấy thằng bạn luôn, nên bọn em toàn ăn sáng muộn và có khi khỏi cần ăn trưa (he he, kinh tế)
Cứ tưởng cái khoái lạc con con này (chữ của cụ Nam Cao) chỉ mình mình biết, hoá ra về quê mới nghiệm ra. Đàn ông ở quê,  lại nghiện thuốc lào nữa, sáng mới dậy thế nào cũng phải làm ấm trà, bắn điếu thuốc lào rồi mới đi vệ sinh cá nhân là hưởng thụ cái khoái lạc này, thế mới biết các cụ cũng biết hưởng thụ ra phết.

Từ lúc em lang thang bỏ xứ đi làm đến nay mới biết cái cảnh say trà. No cũng như đói, lúc nào cũng có thể say. Muốn thế, điều kiện cần và đủ là bác pha trà Bắc trong 1 cái bình cách nhiệt (như cái phích con loại 200ml ý). Pha kiểu ấy thì chỉ cần sau 10 phút là bao nhiêu tinh túy của trà nó tiết ra hết. Nước cốt lúc đấy nó vàng quánh như mật ong, mùi nồng nồng, uống thì thấy chát xít lưỡi lại. Trong công ty em bác nào cao thủ lắm cũng chỉ dám pha loãng theo tỷ lệ 1 trà 3 nước. Em thì cứ nốc cái nước thánh đấy để chống buồn ngủ nên không say mới là lạ (Xin lỗi em dùng từ thô nhưng uống trà kiểu này thì chả dùng từ thế nó mới xứng).
Uống kiểu đấy thì ruột gan có cồn cào thật nhưng riết quen, không thấy lạ nữa. Chỉ lạ 1 điều là nếu cả ngày bác uống trà thì rất khó buồn ngủ nhưng hết giờ làm, leo lên xe đưa rước là bác sẽ có thể ngủ tít cung trăng luôn. Thế mới lạ chứ


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 13 Tháng Mười, 2008, 08:25:09 am
chuyện về trà của các bác hay lắm . tôi nói thật vẫn thích hưong vị của trà bắc hơn trà trong nam. uống thì chát đắng trong miệng, nhưng uống xong lại thấy ngọt ở lữoi mới lạ , em cũng thuộc dạng nghiện trà nhưng cũng vẫn bị say khi uống trà pha theo kiểu bắc. nhưng có chuyện này tôi kô hiêử tại sao: khi trà bắc pha đặc vậy lúc đổ vào ly đá để uống như trà đá trong nam thì lại có màu trắng đục, thậm chí có cả chất gì như bột màu trắng dưới đáy ly, bác thử rồi chỉ dùm tôi cái


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: china trong 13 Tháng Mười, 2008, 09:51:18 am
Bác huyphuc: giọng văn đốp chát, như muốn phủ đầu người đọc, nhưng có lý lẽ riêng chứng tỏ người viết rất có hiểu biết về trà, em nghi bác có cả gia đình tham gia nick huyphuc, em không tin một người có quá nhiều kiến thức như vậy, nếu có thì phải nổi tiếng rồi, hình như Bác chưa nổi tiếng ;D
Bác Trungsi ơi, đến trà mà cũng nhớ tới chuyện lính, hình như chất lính đi theo Bác đậm quá rồi, nhưng trong chất lính lại có chất văn, như thơ Lý Bạch nghe đầy tửu hứng, đầy kỷ niệm, đầy thu hút, biết đâu ngày sau con em đọc được tác phẩm của nhà văn quân đội bút danh TS thì sao?! mong lắm


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Galaxy trong 13 Tháng Mười, 2008, 09:58:47 am
Bác huyphuc: giọng văn đốp chát, như muốn phủ đầu người đọc, nhưng có lý lẽ riêng chứng tỏ người viết rất có hiểu biết về trà, em nghi bác có cả gia đình tham gia nick huyphuc, em không tin một người có quá nhiều kiến thức như vậy, nếu có thì phải nổi tiếng rồi, hình như Bác chưa nổi tiếng ;D

Em thì lại tin là có nhiều người như vậy: có nhiều kiến thức nhưng không (hoặc chưa) nổi tiếng ngoài đời

(còn trên mấy diễn đàn về quân sự, thảo luận thì bác HuyPhuc đã xây dựng được thương hiệu riêng từ rất lâu rồi  ;D)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Majin Buu trong 26 Tháng Năm, 2009, 11:19:51 pm
Em còn mấy lít gụ Hà Tĩnh vẫn để ở Hải Dương,ngon tuyệt mỹ để bao giờ em ra em xach đi off với QKTD,em nút lá chuối dể gần 10 năm rùi.

Mấy bác chuyên gia rượu cho em hỏi là tại sao rượu để lâu thì ngon hơn? Và có phải loại rượu nào để lâu cũng ngon hơn?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 27 Tháng Năm, 2009, 01:48:01 pm
SAY TRÀ
hờ hờ, say rượu say bia, say thuốc chứ ai nói say trà bao giờ. Vậy mà có đó, những người thích uống trà khẳng định là có say, và những người nghiện trà thì thích cái say lâng lâng này. Say trà đặc biệt ở chỗ không phải uống nhiều là say (uống quá nhiều và quá đặc thì cũng có thể say được). Muốn say, uống lúc đói, lúc bụng hoàn toàn không có gì, hơi cồn cào nữa, làm một ngụm trà thật đặc, say liền. Người nào không quen thấy khó chịu, bứt rứt, hoa mắt, cồn cào đói mà ko muốn ăn, nhưng nếu quen rồi thấy nó lâng lâng, hơi phiêu phiêu hưng phấn mặc dù đầu óc hoàn toàn tỉnh táo (khác với rượu, bia). Cái cảm giác này em khám phá ra lúc còn là SV, cuối tháng hết tiền ăn sáng, qua quán cóc quen "u cho con chén nước chè" rồi vào giảng đường, 15 phút sau tự nhiên thấy khoái khoái, học rất vào và cảm giác này kéo dài hơi lâu lâu (ko giống say thuốc các bác nhỉ). Nhưng chỉ được đến khoảng 10 h là bụng nó hành vừa vì đói, vừa vì trà làm cho xót ruột, vật vã trên bàn để rồi xin thằng bạn mấy đồng kiếm gì bỏ bụng rồi học tiếp hoặc... bùng luôn về nhà. Hôm sau lại điệp khúc cũ tiếp diễn. Cứ thế rồi thành thói quen, lây sang mấy thằng bạn luôn, nên bọn em toàn ăn sáng muộn và có khi khỏi cần ăn trưa (he he, kinh tế)
Cứ tưởng cái khoái lạc con con này (chữ của cụ Nam Cao) chỉ mình mình biết, hoá ra về quê mới nghiệm ra. Đàn ông ở quê,  lại nghiện thuốc lào nữa, sáng mới dậy thế nào cũng phải làm ấm trà, bắn điếu thuốc lào rồi mới đi vệ sinh cá nhân là hưởng thụ cái khoái lạc này, thế mới biết các cụ cũng biết hưởng thụ ra phết.

Từ lúc em lang thang bỏ xứ đi làm đến nay mới biết cái cảnh say trà. No cũng như đói, lúc nào cũng có thể say. Muốn thế, điều kiện cần và đủ là bác pha trà Bắc trong 1 cái bình cách nhiệt (như cái phích con loại 200ml ý). Pha kiểu ấy thì chỉ cần sau 10 phút là bao nhiêu tinh túy của trà nó tiết ra hết. Nước cốt lúc đấy nó vàng quánh như mật ong, mùi nồng nồng, uống thì thấy chát xít lưỡi lại. Trong công ty em bác nào cao thủ lắm cũng chỉ dám pha loãng theo tỷ lệ 1 trà 3 nước. Em thì cứ nốc cái nước thánh đấy để chống buồn ngủ nên không say mới là lạ (Xin lỗi em dùng từ thô nhưng uống trà kiểu này thì chả dùng từ thế nó mới xứng).
Uống kiểu đấy thì ruột gan có cồn cào thật nhưng riết quen, không thấy lạ nữa. Chỉ lạ 1 điều là nếu cả ngày bác uống trà thì rất khó buồn ngủ nhưng hết giờ làm, leo lên xe đưa rước là bác sẽ có thể ngủ tít cung trăng luôn. Thế mới lạ chứ
Về uống trà thì các cụ nhà mình tinh túy lắm,một người thì pha ấm nào,2 người thì pha ấm nào,ba người thì pha ấm nào,còn pha như bác Lông Sồm thì chỉ để bán quán nước thui bác ạ  ;D
Gụ càng để lâu càng ngon nhất là chôn dưới đất thì tuyệt...! nhưng chôn dưới đất thì phải nuts lá chuối thì nó không mất mùi(kỳ vậy đó em cũng thấy khó hiểu)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taupaypay trong 27 Tháng Năm, 2009, 03:32:17 pm
Để rượu nó "thở" bác ạ. Một cách tách andehit theo kiểu cổ truyền. Trong hầm rượu vang toàn phải để chai nghiêng cho rượu nó hô hấp qua nút bần.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: hanoixanh trong 27 Tháng Năm, 2009, 05:45:26 pm
Wow bác Bí có nhiều ấm sành quá....lại thêm cái bàn uống nứoc kiểu Nhựt bủn lại thêm bao nhiêu loại trà. Hồi làm thêm ở quán Nhật có loại trà  nước xanh như phẩm xanh uống cũng hay lắm ! (1 cốc em uống pha được chục cốc cho khách ). Sau này co điều kiện thử nhiều loại trà Tq ,ấn,Gluzia...mỗi cái có 1 cái hay riêng nhưng em lại hợp nhất là trà Việt . Em dùng chủ yếu là loại trà Thái nguyên ,Trà tuyết Hà giang búp dài có lông trắng và trà Tuyên quang ( các cụ  đặt riêng để gửi cho ). Buổi sáng làm ấm trà trước khi đi làm và buổi trưa còn chiều về thì uống....gụ.   Và từ ngày uống trà thường xuyên thì hiện tượng dị ứng phấn hoa giảm hẳn...Em có 2 bộ ấm để uống trà : 1 bộ dùng cho khách có cả chén tống lẫn chén quân còn bộ dùng cho mình thì chỉ còn 2 cái chén nguyên nhưng mà chảng hiểu sao cái ấm sứt ấy uống rất ngon ;D                                                                         


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ngocbao_88 trong 27 Tháng Năm, 2009, 10:01:25 pm
em nghe người lớn nói là nước trà để qua đêm phát sinh độc tố không được uống,có phải vậy không các bác


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: matkieng trong 27 Tháng Năm, 2009, 10:03:45 pm
Bác Bíbep, tấm ảnh bác chụp những cánh trà Long tỉnh tôi thấy rất đúng, năm 2007 tôi có qua Hàng Châu dự hôi chợ 4 ngày, có thăm thú 1 số nơi như: Miếu Nhạc phi, nơi sản xuất tơ lụa HC, du ngoạn tây hồ và lên đồi trà vùng đất trồng trà LT, có tấm bia khắc lại bài thơ vua Càn long đề tặng sau khi uống trà, có nhiều ảnh lảnh tụ các nước chụp lưu niệm khi đến thăm. Trà LT nổi tiếng vì có nước giếng dùng pha trà cũng chỉ có ở vùng đồi này. trà khi pha cánh trà nở xòe như vủ công đang múa uống vào hồi sau có vị ngọt hậu. Không biết là chúng tôi được uống là trà hạng mấy nhưng cũng thấy ngon, nên móc tiền ra mua mổi người 1 kg với giá 2200NDT. Đem về VN pha uống thì không còn vị ngọt hậu nửa mặc dù cánh trà vẩn xòe và nước xanh xanh lấp lánh. Điện qua hỏi bạn thì nó cười bảo là trà LT chỉ pha với nưới giếng đồi LT thì mới là trà LT.Bó tay, bác chỉ giúp em với.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: khanhhuyen trong 27 Tháng Năm, 2009, 10:40:44 pm
Vậy bác phải liên hệ ngay với dân Phong Châu những nhà có giếng nước đồi sâu 15 đến 20 mét,nước trong vắt vì lạch nước ngầm dưới tầng đá ong,uống không cũng thấy ngọt.Pha trà uống nước xanh rất đẹp,có mùi thơm tinh khiết nhấp miệng ngọt rất nhẹ nhàng.Thật đó nha,bác liên hệ ngay và đặt đặc quyền mua hết nước ở đấy,tránh bị cạnh tranh...chúc bác thành công..hê..hê.. ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Majin Buu trong 28 Tháng Năm, 2009, 12:57:56 am
Tết Đoan Ngọ rồi, làm chút rượu nếp giết sâu bọ các bác ơi.

(http://bp3.blogger.com/_zJIpPnF4epA/Rmu3vib0k0I/AAAAAAAAAxA/glwX_e-HKBM/s400/DSC00148.JPG)


Chẳng biết ăn cùng với sữa chua thì có giết được sâu bọ không, nhưng em thích món này lắm  :P

(http://mevabe.net/Images/2008/2/8-2008/vuisong/sua/nepcam.jpg)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Lizzy trong 28 Tháng Năm, 2009, 08:18:07 am
Ôi trời, sữa chua nếp cẩm  :'( :'( :'( :'( :'( :'( :'( :'(


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: bouzou trong 28 Tháng Năm, 2009, 08:34:11 am
Năm nay có 2 tết Đoan ngo (nhuận tháng 5) nên bày ra cả hai cốc.
Không hiểu mình nên ăn tết nào?
Hay là ăn cả hai nhỉ ?  ???
Chén tất!  :D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: hanoixanh trong 28 Tháng Năm, 2009, 05:36:57 pm
Ăn cả 2 là tốt nhất các bác ạ  ;D .Sau khi xem ọp lai của các bác Nam bộ em thấy ăn....Bưởi rất hay .
Đọc thêm bài thơ bánh trôi của bà huyện thanh quan là có 1 tết đoan ngọ đáng nhớ
Ông Giới tử Thôi cũng thấy mát mẻ....


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: bouzou trong 28 Tháng Năm, 2009, 05:47:57 pm
Ăn cả 2 là tốt nhất các bác ạ  ;D .Sau khi xem ọp lai của các bác Nam bộ em thấy ăn....Bưởi rất hay .
Đọc thêm bài thơ bánh trôi của bà huyện thanh quan là có 1 tết đoan ngọ đáng nhớ
Ông Giới tử Thôi cũng thấy mát mẻ....

Ơ! Em tưởng "bánh trôi" là của bà Hồ Xuân Hương và mình được múc vào tết Hàn thực chứ?
Em cũng thích nặn bánh trôi.  :D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 29 Tháng Năm, 2009, 11:04:04 am
TAISAOLAINHUVAY@:Các bác cứ hay nói về rượu đông tây kim cổ, san lùng mới chả bàu đá, làng vân mới gò đen. nhưng có một loại rượu ngon cực mà chả thấy bác nào nói đến. Rượu gạo tẻ nấu bằng men ta, nấu trong chõ cổ có con ba ba bằng gỗ mít, bên trên có cái chậu nước lạnh để cô rượu, đây mới là loại quốc lủi nút lá chuối trứ danh, nếu đảm bảo 1 cân gạo 1 lít rượu thì ko có rượu nào ngon bằng (tất nhiên còn phải tuỳ tay người ủ men nữa). Bây giờ em đố bác nào tìm được rượu này nữa đới
===============================
 Về công cụ chưng cất thì ko còn được  như ngày xưa . Công nghệ và chất lượng đảm bảo 100 % . Thứ này cho vào vò sành gắn xi - măng chôn gốc chuối 100 ngày . Dám chắc ít rượu nào sánh được . Bác có muốn nếm tí ko ?
 Tiện đây em đố các đệ tử Lưu Linh : Tại sao các cụ hạ thổ rượu ở giọt gianh hướng Đông hoặc cạnh bụi chuối ?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 29 Tháng Năm, 2009, 09:19:18 pm
BOUZU @Ơ! Em tưởng "bánh trôi" là của bà Hồ Xuân Hương và mình được múc vào tết Hàn thực chứ?
Em cũng thích nặn bánh trôi. 
====================================
Đúng . Bài ''bánh trôi nước '' là của nữ sĩ họ Hồ .
Tôi thích nặn bánh bao hay bánh dầy hơn bác ạ .


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: quyenkh trong 29 Tháng Chín, 2009, 04:37:55 pm
Nghe tin chính xác , tại nhà Đại Trưởng hiện nay Mực Tàu đang chế biến món Cổ Hủ dừa với Cá M gì đó , Liên Lạc Đại Trưởng vừa thái Cổ Hủ Dừa vừa càu nhàu , Thủ Trưởng không uống được Gụ lại bắt mình uống Trà Đá luôn , Đại Trưởng nói rõ khổ không phải anh ...mà là Chỉ...T ...H..Ị ...


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 30 Tháng Chín, 2009, 12:08:57 am
Sẵn dịp, có bác nào ở QK7 muốn thưởng thức ít "tuyệt trà" từ xứ Đài (Formosa).


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: danngoc trong 30 Tháng Chín, 2009, 11:42:08 am
Hu hu, em nhớ có hồi bác Bí mời em nhậu khi về SG, vậy là chờ hoài...


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tuvanvu trong 17 Tháng Mười, 2009, 04:17:34 am
KINH GUI BAC BI BEP

LAN TRUOC EM CO DOC BAI VIET CUA BAC VE MON GOI CA HONG(RED SNAPPER) EM THAY NGON WA. EM MUON HOI BAC MUA CA HONG SONG O DAU HA BAC. EM VUA MOVE VE SEATTLE

CAM ON BAC NHIEU.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 17 Tháng Mười, 2009, 07:51:10 am
Món độc Quảng Ngãi quê em! Kính các bác nào yêu yếu! ;D

VIAGRA QUẢNG NGÃI


Trong những năm gần đây, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) thêm nổi danh với các loại cá ngựa khô, cá ngựa tươi, hải long (đánh bắt tại vùng biển nước sâu). Ngoài ra còn các loại đẳng biển, bào ngư, ốc kèn…

Tại đại lý Kim Mỹ Hoà nằm ở trung tâm Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, một chủ đại lý giới thiệu với mấy ông khách người Hà Nội sưu tầm “hàng độc”, loại cá ngựa vàng Indo dài khoảng 30 cm, được chào hàng với giá 1 triệu đồng/con, loại nhỏ hơn giá hơn 700 ngàn đồng/con. Đó là những món hàng khách Tây ví như viagra thiên nhiên vì vậy dù giá cao nhưng luôn đắt đỏ và khan hiếm.
 
 (http://i624.photobucket.com/albums/tt326/lamyen-70/images259637_cangua.jpg)
 
Khách ta thì người chịu chơi mới dám bỏ tiền mua một cặp về ngâm rượu uống để mong bổ ngang, bổ dọc mà vùng vẫy. Giá cá ngựa sống hiện nay là 1,2 triệu đồng một kg (khoảng 40 con), cá khô là 3 triệu đồng một kg. Trước đây người tiêu dùng chỉ xài cá khô, nhưng rồi có chuyện cá dỏm đã bị dân nhậu vớt trong hũ rượu sau khi đánh chén no say ra bán lại, trong khi việc phân biệt cá đã ngâm rượu rất khó. Vì vậy cá ngựa sống có vẻ được khách hàng tin, chuộng hơn.

Đứng kế sau cá ngựa là đẳng biển. Tiêu chuẩn phải là đẳng kim, loại đầu nhỏ như đầu đũa, đuôi to hơn đầu. Nếu ham đẳng cá có thân hình to, trông đẹp mắt thì không giá trị. Vì đẳng kim cực độc, theo tài liệu nghiên cứu thì gấp 40 lần rắn hổ mang trên bờ.
 
Một thời dân biển lão luyện thấy nó phải lè lưỡi lắc đầu lạy ông đừng chui vào lưới rồi kéo ga chạy. Nhưng bây giờ thì ngược lại, nó phải thè lưỡi nằm trong hũ rượu. Khoảng sáu chú đẳng kim cộng với vài con sao biển, cá ngựa. Hũ rượu đã gác giá 800 – 1,2 triệu đồng. Dân dùng sành hàng kháo nhau tác dụng chống nhức mỏi như thần. Vì vậy hai món này đã trở thành mặt hàng được ưa chuộng số một, thị trường chạy ngược ra các tỉnh phía Bắc.

Món ốc kèn tưởng chừng chỉ để luộc chấm muối tiêu. Nhưng ở đây lại  là hàng có giá trị, được dân quen dùng truyền miệng “chống được bệnh đau lưng, nhức mỏi”, giá 500 ngàn đồng đối với loại nặng một kg trở lên.

 "Bác nào có nhu cầu, đến Quảng Ngãi ới một tiếng, em tình nguyện đưa đò" ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 17 Tháng Mười, 2009, 09:24:33 pm
Hì. Hôm nay lang thang, em mới mò vào được mục này; thấy cũng khá phù hợp với "chuyên môn" của mình. Cảm ơn Bác chủ topic.
- Em nghe nói ở Trung Quốc có loại trà được chế biến theo kiểu .. man rợ thế này: Sáng sớm đưa ngựa lên núi ăn 1 loại lá thuốc, khi ngựa xuống thì giết Ngựa lấy lá thuốc trong bao tử để chế biến thành trà.
- Muốn bồi bổ cơ thể, ở Trung Quốc người ta lấy dao sắc phạt ngang đầu khỉ (phần ót), sau đó múc ăn sống. Quả là man rợ.

Chẳng biết bổ ngang, bổ dọc gì nhưng với kiểu chế biến man rợ vậy thì em chịu.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: rongxanh trong 17 Tháng Mười, 2009, 10:28:30 pm
Hì. Hôm nay lang thang, em mới mò vào được mục này; thấy cũng khá phù hợp với "chuyên môn" của mình. Cảm ơn Bác chủ topic.
- Em nghe nói ở Trung Quốc có loại trà được chế biến theo kiểu .. man rợ thế này: Sáng sớm đưa ngựa lên núi ăn 1 loại lá thuốc, khi ngựa xuống thì giết Ngựa lấy lá thuốc trong bao tử để chế biến thành trà.
- Muốn bồi bổ cơ thể, ở Trung Quốc người ta lấy dao sắc phạt ngang đầu khỉ (phần ót), sau đó múc ăn sống. Quả là man rợ.

Chẳng biết bổ ngang, bổ dọc gì nhưng với kiểu chế biến man rợ vậy thì em chịu.

Bạn nghe thế nào chứ???

Bạn đã nghe Trảm mã trà chưa? Người ta cho ngựa ăn lá trà, rồi đợi 1 thời gian nhất định mới xuống tay.

Chắc bạn chưa nghe đến Cafe chồn rồi!


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 17 Tháng Mười, 2009, 11:06:57 pm
Hì. Hôm nay lang thang, em mới mò vào được mục này; thấy cũng khá phù hợp với "chuyên môn" của mình. Cảm ơn Bác chủ topic.
- Em nghe nói ở Trung Quốc có loại trà được chế biến theo kiểu .. man rợ thế này: Sáng sớm đưa ngựa lên núi ăn 1 loại lá thuốc, khi ngựa xuống thì giết Ngựa lấy lá thuốc trong bao tử để chế biến thành trà.
- Muốn bồi bổ cơ thể, ở Trung Quốc người ta lấy dao sắc phạt ngang đầu khỉ (phần ót), sau đó múc ăn sống. Quả là man rợ.

Chẳng biết bổ ngang, bổ dọc gì nhưng với kiểu chế biến man rợ vậy thì em chịu.

Bạn nghe thế nào chứ???

Bạn đã nghe Trảm mã trà chưa? Người ta cho ngựa ăn lá trà, rồi đợi 1 thời gian nhất định mới xuống tay.

Chắc bạn chưa nghe đến Cafe chồn rồi!

Nhữn kiểu ăn chơi man di như thế thì có nghe rồi, nhưng "cà phê chồn" thì đâu có  gì liên quan đâu? chồn chọn ăn quả chín, quả ngon...ta lấy sản phẩm của "quá trình dị hóa" của nó đãi lấy hạt kia mà?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 17 Tháng Mười, 2009, 11:20:25 pm
KINH GUI BAC BI BEP

LAN TRUOC EM CO DOC BAI VIET CUA BAC VE MON GOI CA HONG(RED SNAPPER) EM THAY NGON WA. EM MUON HOI BAC MUA CA HONG SONG O DAU HA BAC. EM VUA MOVE VE SEATTLE

CAM ON BAC NHIEU.

Ra Pike market xem. Đọc recipe của bác Bí thì coi hay, nhưng làm theo...chưa chừng...không ăn được đâu. ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: _new trong 17 Tháng Mười, 2009, 11:45:30 pm
Nghe nói .... Món trà trảm mã nghe nói phải chém một phát rời luôn, chứ để "dây dưa" là kém vị. Rồi món óc khỉ, con khỉ đó phải cho ăn uống tẩm bổ, tắm táp kỳ cọ thơm tho nhưng tuyệt đôi không được tăm gội đầu nó....  :o


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tuvanvu trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:17:51 am
cam on bac SUKHOI da chi giao, nhan tien hoi bac cung o SEATTLE ha?
thanks.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:25:32 am
cam on bac SUKHOI da chi giao, nhan tien hoi bac cung o SEATTLE ha?
thanks.
Bác Sukhoi là chủ tịch Hội nguời Việt ở Seattle đó.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 18 Tháng Mười, 2009, 11:05:56 am
Bạn nghe thế nào chứ???
Bạn đã nghe Trảm mã trà chưa? Người ta cho ngựa ăn lá trà, rồi đợi 1 thời gian nhất định mới xuống tay.
Chắc bạn chưa nghe đến Cafe chồn rồi!

Dạ, ý em nói đúng món Trảm mã trà đấy Bác ạ. Trà ngon hay không tùy thuộc vào "thời gian nhất định". Nếu Trảm Ngựa kịp thời thì tiết dịch của bao tử ngựa vừa kịp ngấm; còn trảm Ngựa không kịp thời thì trà đã chuyển hóa thành chất khác rồi.
Bác Su 47 nói đúng đó: Ở Buôn Ma Thuột có trang trại nuôi Chồn để cho ăn hạt cà phê, sau đó người ta lấy cái chất mà nó tống ra ngoài chế biến thành cà Phê Chồn.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: matkieng trong 18 Tháng Mười, 2009, 07:17:16 pm
Tôi có nghe 1 người bạn TQ nói về trảm mã trà là : ở Vân nam, Tứ xuyên có 1 giống trà mọc trên các đỉnh núi cao, cheo leo hiểm trở, nhưng là đệ nhất danh trà, khi trời sang đông là thu hoạch, con đường lên các đỉnh núi rất gian nan vất vả, mùa thu hoạch nào cũng có rất nhiều dân phu chết . Nhưng vì là trà tiến vua  cho nên bắt buộc phải làm ,khi thu hoạch xong phải có 1 giống ngựa núi, có thể leo lên núi cao để tải xuống, một hôm trong đoàn ngựa thồ có mấy con khi về đến trại bị sụp hố chết, dân phu mới xẻ thịt để ăn, khi mổ  thì thấy trong mấy con chết có 1 con trong bao tử đầy xác trà chưa phân hủy có mùi thơm, thấy lạ cho đem xác trà đó sao lên pha uống thì hương vị trà thơm ngon lạ thường, hơn hẳn trà thu hái bình thường, thì ra mặc dầu quản lý chặc nhưng vẩn có con ăn trộm lá trà, phát hiện ra điều này cho nên kể từ đó, tới mùa thu hoạch người ta cho lựa giống ngựa núi tốt cho nhịn ăn hàng tuần, sau đó lùa bầy ngựa đói lên núi ăn trà, lạ 1 điều là lủ ngựa chỉ lựa lá trà non mà ăn, sau đó về nơi tái chế mổ ngựa lấy xác trà từ bao tử, thêm vào kỷ thuật sao tẫm mà có trảm mả trà, trà này chỉ có vua quan nhà giàu mới uống nổi. Chuyện nghe bạn kể không biết có đúng không có gì các bác bổ sung.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: vitính trong 18 Tháng Mười, 2009, 08:17:34 pm
Bác Su 47 nói đúng đó: Ở Buôn Ma Thuột có trang trại nuôi Chồn để cho ăn hạt cà phê, sau đó người ta lấy cái chất mà nó tống ra ngoài chế biến thành cà Phê Chồn.
Minh họa bằng Lâm Hoa Cà phê Chồn, Đà Lạt.


Tiêu đề: Phong phú trong cách đặt tên Trà và Rượu
Gửi bởi: menthuong trong 18 Tháng Mười, 2009, 08:38:02 pm
Nhân loại kể cũng giỏi trong cách đặt tên các sản vật do mình tạo ra hay tìm thấy. Riêng Rượu, như chúng ta biết:
- Rượu mật gấu là rượu ngâm với Mật gấu,
- Rượu rắn là Rượu ngâm con Rắn với,
- Rượu Thuốc là Rượu ngâm với các vị thuốc,
- Rượu gao là Rượu nấu bằng gạo,
- Rượu Bắc Hà là rượu ngô nấu ở Bắc Hà,
- Rượu San Lùng là rượu thốc nấu ở San Lùng (Mường Khương)...
Thế còn " Rượu Minh Mạng", "Rượu Amgông"... mà các đấng nam nhi đang tìm uống không hiểu nấu hay ngâm bằng gì?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ov10 trong 18 Tháng Mười, 2009, 08:56:25 pm
Bác Su 47 nói đúng đó: Ở Buôn Ma Thuột có trang trại nuôi Chồn để cho ăn hạt cà phê, sau đó người ta lấy cái chất mà nó tống ra ngoài chế biến thành cà Phê Chồn.
Minh họa bằng Lâm Hoa Cà phê Chồn, Đà Lạt.

Chồn trong tự nhiên nó chọn trái cafe ngon để ăn rồi ị ra thì cách nào đó còn có sự chọn lọc, chứ cho chồn ăn cafe rồi chờ nó ị ra thì có khi mua cafe thường rồi cho c... chồn vào cho nhanh.

Thế mà cũng có chú nghĩ ra được. Pó tay. Nhà cháu xin uống cafe bắp. ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ov10 trong 18 Tháng Mười, 2009, 08:59:00 pm
Tôi có nghe 1 người bạn TQ nói về trảm mã trà là : ở Vân nam, Tứ xuyên có 1 giống trà mọc trên các đỉnh núi cao, cheo leo hiểm trở, nhưng là đệ nhất danh trà, khi trời sang đông là thu hoạch, con đường lên các đỉnh núi rất gian nan vất vả, mùa thu hoạch nào cũng có rất nhiều dân phu chết . Nhưng vì là trà tiến vua  cho nên bắt buộc phải làm ,khi thu hoạch xong phải có 1 giống ngựa núi, có thể leo lên núi cao để tải xuống, một hôm trong đoàn ngựa thồ có mấy con khi về đến trại bị sụp hố chết, dân phu mới xẻ thịt để ăn, khi mổ  thì thấy trong mấy con chết có 1 con trong bao tử đầy xác trà chưa phân hủy có mùi thơm, thấy lạ cho đem xác trà đó sao lên pha uống thì hương vị trà thơm ngon lạ thường, hơn hẳn trà thu hái bình thường, thì ra mặc dầu quản lý chặc nhưng vẩn có con ăn trộm lá trà, phát hiện ra điều này cho nên kể từ đó, tới mùa thu hoạch người ta cho lựa giống ngựa núi tốt cho nhịn ăn hàng tuần, sau đó lùa bầy ngựa đói lên núi ăn trà, lạ 1 điều là lủ ngựa chỉ lựa lá trà non mà ăn, sau đó về nơi tái chế mổ ngựa lấy xác trà từ bao tử, thêm vào kỷ thuật sao tẫm mà có trảm mả trà, trà này chỉ có vua quan nhà giàu mới uống nổi. Chuyện nghe bạn kể không biết có đúng không có gì các bác bổ sung.

Cũng là giai thoai nghe vui vui thôi, ngựa mà ăn chừng kí búp trà tươi thì nó cũng quay quay bác ạ.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trungdoangiadinh trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:21:11 pm
Bác Su 47 nói đúng đó: Ở Buôn Ma Thuột có trang trại nuôi Chồn để cho ăn hạt cà phê, sau đó người ta lấy cái chất mà nó tống ra ngoài chế biến thành cà Phê Chồn.
Minh họa bằng Lâm Hoa Cà phê Chồn, Đà Lạt.

Chồn trong tự nhiên nó chọn trái cafe ngon để ăn rồi ị ra thì cách nào đó còn có sự chọn lọc, chứ cho chồn ăn cafe rồi chờ nó ị ra thì có khi mua cafe thường rồi cho c... chồn vào cho nhanh.

Thế mà cũng có chú nghĩ ra được. Pó tay. Nhà cháu xin uống cafe bắp. ;D
 Hi! Về cafe chồn thì mình có xem sách và nghe kể nhiều, nhưng chưa thấy, vừa rồi..mình định qua 1 công ty cafe làm, nên có tiếp xúc với một anh chàng là chuyên viên về pha chế cafe của công ty có giải thích và mời mình uống thử 1 ly cafe .."cứt chồn" !!! Giải thích theo cách đơn giản là bây giờ người ta nuôi chồn Hương và chồn Mốc ( trong bao tử chúng có tiết ra chất dịch có mùi thơm đặc trưng và khi ăn vào nó thẩm thấu vào hạt cafe nên gọi là cafe chồn..người ta thu hoạch lại hạt cafe thải ra rồi sử dụng!!!...và qua phân tích thành phần hiện nay người ta đã tạo ra mùi hương gần giống như thế và tẩm vào cafe để bán đại trà như hình ghi trên bao bì ta đã thấy..!!! Đương nhiên là mùi hương nhân tạo không thể nào hoàn hảo như mùi chính thức từ dịch tiết ra từ bao tử con chồn, và cũng không có nhiều để bán..đại trà bên ngoài..
  Nhưng thú thật, mình thì uống cafe khá nhiều, nhưng khi uống được ly cafe chính thống.." cứt chồn " thì thật sự thất vọng vì nó không như trong trí tưởng tượng lâu nay về lời đồn của nó...chỉ thấy nó có vẻ đậm đà hơn với mùi cafe ..thế thôi!!!  


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ov10 trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:33:05 pm
Bác đã nghe pha cafe người ta có nơi cho thêm vài đầu tăm nước mắm chưa?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trungdoangiadinh trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:43:49 pm
Bác đã nghe pha cafe người ta có nơi cho thêm vài đầu tăm nước mắm chưa?
Có nghe, và mỗi nơi bán có một cách pha chế riêng bác ạ ( bơ, mè, muối, rượu v.v...nhiều thứ lắm !!! ) Ngày xưa, mẹ mình cũng có thời gian bán cafe trên Pleiku có bà bạn thân cũng bán quán trên đó truyền cho cách cô đặc cafe lại với hỗn hợp như mè, bơ v.v...khi pha chỉ cần cho một ít vào ly cafe là hương vị nó đậm đặc khác liền..


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 18 Tháng Mười, 2009, 10:13:22 pm
cam on bac SUKHOI da chi giao, nhan tien hoi bac cung o SEATTLE ha?
thanks.
Bác Sukhoi là chủ tịch Hội nguời Việt ở Seattle đó.

Hehe,
Bác Tây này tỉ đểu anh em đấy, Tuvanvu à. Dưng mà mình cũng được đến 2 cái chợ cá lớn ở đó, thấy có từ cua vua đến tôm hùm...không thiếu gì...nhưng bi giờ hàng ngày mình đi chợ...cóc ở VN hàng ngày... ;D.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Mười, 2009, 10:15:35 pm
Ngoài này, em nghe có bác kể, cafe người ta còn thêm hạt muồng muồng (điền thanh) rang, xay nữa. CHắc cho đậm đà?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: dksaigon trong 18 Tháng Mười, 2009, 10:22:43 pm
Chuyện cà phê c... chồn, mình nghe đồn là vậy nhưng cũng nghĩ là có chăng gặp phải của con chồn hương thì nó mới có cái mùi thơm của loại chồn này chứ chồn hôi, chồn...  ;D thì không biết nó ra làm sao ?! vậy theo giai thoại phải là chồn hương thì nó mới " quý hiếm " ! mà cũng có khi chủ vườn thù lũ chồn xơi của mình làm thất bát, tiếc của quyết không bỏ sót nên nâng tầm sản phẩm trong lúc trà dư tửu hậu, chuyện " đường rừng " ! ;D
Có lần được đãi ly cà phê " chồn " Trung Nguyên, thấy cũng chẳng có gì hơn loại thường ! chỉ bị chém đẹp ! ;D
Mà chồn đâu mà lắm để có " hàng " tính bằng tấn để bán ! :D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 18 Tháng Mười, 2009, 10:28:20 pm
Chuyện cà phê c... chồn, mình nghe đồn là vậy nhưng cũng nghĩ là có chăng gặp phải của con chồn hương thì nó mới có cái mùi thơm của loại chồn này chứ chồn hôi, chồn...  ;D thì không biết nó ra làm sao ?! vậy theo giai thoại phải là chồn hương thì nó mới " quý hiếm " ! mà cũng có khi chủ vườn thù lũ chồn xơi của mình làm thất bát, tiếc của quyết không bỏ sót nên nâng tầm sản phẩm trong lúc trà dư tửu hậu, chuyện " đường rừng " ! ;D
Có lần được đãi ly cà phê " chồn " Trung Nguyên, thấy cũng chẳng có gì hơn loại thường ! chỉ bị chém đẹp ! ;D
Mà chồn đâu mà lắm để có " hàng " tính bằng tấn để bán ! :D

Hehe, bác em ạ, cái chữ chồn ở đây chẳng có tí gì thần thánh, chỉ là lũ chồn biết chọn các quả chín, quả ngon để ăn, chứ không như ta thu hoạch đồng loạt cả xanh, chín. Người ta lấy "kít" nó đãi lấy hạt.
Bác ơi, không có chồn hương đâu, nếu ai đó có, bác mua không mặc cả cái...xạ của nó nhé...vô cùng hiệu nghiệm đấy...đẹp trai, tán dẻo...không là cái gì so với bác nào có cái xạ nhét túi... ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 19 Tháng Mười, 2009, 07:15:37 am
Chuyện cà phê c... chồn, mình nghe đồn là vậy.......Mà chồn đâu mà lắm để có " hàng " tính bằng tấn để bán ! :D
Bác ơi, không có chồn hương đâu.........

Các Bác cứ không tin đi; có đị chỉ cụ thể đây: ".... Chồn hương, còn gọi là cầy vòi đốm, thuộc họ Cầy (Viverridae), phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á. Một trong những thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê. Người ta cho rằng, dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày của chồn hương, hạt cà phê được hấp thụ bớt protein nên khi rang xay, cà phê ít đắng hơn, mùi vị cũng đặc trưng và rất lạ so với các loại cà phê thông thường. Đó chính là lý do khiến loại cà phê này trở thành loại đặc sản có giá cao."
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200922/20090525231856.aspx


Tiêu đề: Re: Phong phú trong cách đặt tên Trà và Rượu
Gửi bởi: taydoc711 trong 19 Tháng Mười, 2009, 09:16:55 am
Nhân loại kể cũng giỏi trong cách đặt tên các sản vật do mình tạo ra hay tìm thấy. Riêng Rượu, như chúng ta biết:
- Rượu mật gấu là rượu ngâm với Mật gấu,
- Rượu rắn là Rượu ngâm con Rắn với,
- Rượu Thuốc là Rượu ngâm với các vị thuốc,
- Rượu gao là Rượu nấu bằng gạo,
- Rượu Bắc Hà là rượu ngô nấu ở Bắc Hà,
- Rượu San Lùng là rượu thốc nấu ở San Lùng (Mường Khương)...
Thế còn " Rượu Minh Mạng", "Rượu Amgông"... mà các đấng nam nhi đang tìm uống không hiểu nấu hay ngâm bằng gì?

 Thì cũng như các loại gụ bác kể ở trên thôi.Gụ ngâm với thang thuốc bốc cho Minh Mạng dùng kêu là gụ"Minh Mang".Còn Amagong thì em không dành vì em không uống gụ gì ngoài gụ nấu từ gạo.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 19 Tháng Mười, 2009, 09:33:05 am
Rượu Minh Mạng là rượu ngâm cho vua Minh Mạng ngự trước khi hành sự ;tương truyền khi uống rượu này thì ": Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử :" ...tạm dịch là ":...một đêm đánh nhau với ...năm bà sinh ra ...sáu người con :" . Rượu này ngâm với chủ yếu là thuốc bắc hầm bà lằng ,hiện nay có đầy trong các siêu thị ; đi du lịch Huế thì bán đầy . Còn rượu Amakong thì ngâm bằng 01 loại cây rừng và vài loại cây khác mọc ở Tây Nguyên ,vua voi Amakong uống rượu này mà 90 tuổi vẫn còn lấy vợ út tỉnh bơ . Đi du lịch buôn Đôn Ban Mê Thuộc sẽ được tham quan nhà vua Amakông và nói chuyện với vợ út vua voi ,mua những gói thuốc này về ngâm . Cái quan trọng là sau khi uống....không có vật thí nghiệm để biết công hiệu của toa thuốc ra sao  ???


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 19 Tháng Mười, 2009, 09:37:15 am
Cái quan trọng là sau khi uống....không có vật thí nghiệm để biết công hiệu của toa thuốc ra sao  Huh

============================================================

Trần đại hiệp đừng ném đá em vậy.Em "tủi thân" lắm đấy.  ;)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tuvanvu trong 19 Tháng Mười, 2009, 02:45:01 pm
hic, em cu nghi bac Sukhoi o Seattle , dinh ru bac hom nao lai rai cho vui, em moi move ve day, la nuoc la cai, buon rach ca nguoi ra. may ma co qsvn. Thinh thoang vao xem cac bac tan au cung do va~.


Tiêu đề: Re: Phong phú trong cách đặt tên Trà và Rượu
Gửi bởi: trucngon trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:04:39 pm
Nhân loại kể cũng giỏi trong cách đặt tên các sản vật do mình tạo ra hay tìm thấy. Riêng Rượu, như chúng ta biết:
- Rượu mật gấu là rượu ngâm với Mật gấu,
- Rượu rắn là Rượu ngâm con Rắn với,
- Rượu Thuốc là Rượu ngâm với các vị thuốc,
- Rượu gao là Rượu nấu bằng gạo,
- Rượu Bắc Hà là rượu ngô nấu ở Bắc Hà,
- Rượu San Lùng là rượu thốc nấu ở San Lùng (Mường Khương)...
Thế còn " Rượu Minh Mạng", "Rượu Amgông"... mà các đấng nam nhi đang tìm uống không hiểu nấu hay ngâm bằng gì?
Rượu của A ma Công bạn ơi! Thang thuốc của vua săn voi được tìm ra do ông í bắt gặp voi khi vào mùa sin sản thường ăn một số loại củ, rễ cây nào đó cho...ác liệt. Ông ben đào về ngâm rượu(May quá cũng hợp gu nên cụ hiện cũng khỏe và con cháu nhiều ra phết! ;D.
Minh Mạng thì rượu ngâm thuốc chứ gì! Ông vua này nhờ loại rượu này mà con nhiều không kể hết(Chắc gì đã nhớ tên được khoảng 1/10) ;D.
Ngoài ra các đại gia còn tòi ra nhiều loại không biết bổ thật hay bổ...ngửa vì đắt tiền: Huyết lìn, tay gấu, bào thai các loại.....Vô thiên lủng.
Nói về rượu ngâm thì dân mình có cái hay là cái gì cũng đem...ngâm rượu và uống được tất(Không cần biết bổ....như thế nào) ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ov10 trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:14:33 pm
Các bác tin vớ vỉn, dân da đen hay dân da trắng nó cọ rượu thuốc đâu mà đố ông da vàng nào địch lại?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:21:06 pm
Các bác tin vớ vỉn, dân da đen hay dân da trắng nó cọ rượu thuốc đâu mà đố ông da vàng nào địch lại?

Bậy nào!Đàn ông trắng hay đen đến tuổi 55 là đi đến ngã 6 Phù Đổng thôi,chứ chưa đến chợ Bến Thành đâu,là túi không còn đồng nào rồi.Đàn ông VN vẫn vào chợ BT mua sắm thoải mái đấy chú 10 ạ.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:26:42 pm
Các bác tin vớ vỉn, dân da đen hay dân da trắng nó cọ rượu thuốc đâu mà đố ông da vàng nào địch lại?
10 sao nói chắc như đinh vậy? Phải có dẫn chứng à nghe! ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:30:09 pm
Tư ti dân tộc rồi  ???, trắng- đen đâu bằng Vịt ,thuốc nó đầy . Bữa nào tổ chức cuộc thi xem ,trắng đen với Vịt do Tây độc đại diện coi ai thắng...hay là mình sao thì tưởng người khác cũng vậy  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:37:37 pm
Chí lí! Chí lí! ;D ;D ;D. Hình như Trần tiên sinh là bác sĩ tâm lý? ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ov10 trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:37:59 pm
Mới nhá một cái mà nhiều bác bức xúc quá... hế hế!


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: haanh trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:44:48 pm
huhu , ai có cá ngụa cho em xin 1 con


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:46:19 pm
Nhá 01 cái ...chí mạng  :o, đụng vô ...tinh thần dân tộc của trai Vịt hahahaha :P.
 May mà cử Tây Độc chứ cử nhầm haanh thì .... :'(


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: ov10 trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:57:13 pm
Đánh địch nên chọn hai cách: Cánh 1 làm cho ta mạnh lên còn cách 2 là làm cho địch yếu đi chứ ta và địch cùng mạnh thì thương vong lớn lắm các bác ạ.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: haanh trong 19 Tháng Mười, 2009, 03:58:25 pm
Nhá 01 cái ...chí mạng  :o, đụng vô ...tinh thần dân tộc của trai Vịt hahahaha :P.
 May mà cử Tây Độc chứ cử nhầm haanh thì .... :'(
hehe ..thì phải kèm theo 1 rổ rau răm chứ không thôi lại xảy ra án mạng  ;D nói nhỏ mình anh nghe thôi ku taydoc sợ ăn rau răm lắm vì món này dễ rớt máy bay  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:01:55 pm
Nhá 01 cái ...chí mạng  :o, đụng vô ...tinh thần dân tộc của trai Vịt hahahaha :P.
 May mà cử Tây Độc chứ cử nhầm haanh thì .... :'(
hehe ..thì phải kèm theo 1 rổ rau răm chứ không thôi lại xảy ra án mạng  ;D nói nhỏ mình anh nghe thôi ku taydoc sợ ăn rau răm lắm vì món này dễ rớt máy bay  ;D

Các đàn anh cứ tủi thân rồi nghẹn ngào làm giề.Phấn cứ bì với vôi   ;) ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: BiaSG trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:11:05 pm
Các bác nói nhiều làm giề, cứ xẻ thịt em ra là hưng phấn liền, nhưng cảnh cáo là làm ít thôi nhe 4,5 ve thôi. Các bác không thấy mấy vụ hấp diêm là từ rượu bia mà ra à.  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: haanh trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:13:11 pm
Các bác nói nhiều làm giề, cứ xẻ thịt em ra là hưng phấn liền, nhưng cảnh cáo là làm ít thôi nhe 4,5 ve thôi. Các bác không thấy mấy vụ hấp diêm là từ rượu bia mà ra à.  ;D
hehe 4,5 ve quắt cần câu rồi thì ăn nhậu gì nữa  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:23:53 pm
Các bác tin vớ vỉn, dân da đen hay dân da trắng nó cọ rượu thuốc đâu mà đố ông da vàng nào địch lại?

Hehe,
Nói ra thì một số bác tự ái...cơ mà em là em nhất trí với bác 10.
Tạo hóa sinh ra con người bình đẳng tuyệt: hạnh phúc vô điều kiện,..chuyện ấy cũng vô điều kiện nốt. Các bác ngẫm mà...siem, chưa chừng những cặp rất giàu sang, vợ chồng đẹp như diễn viên mà chuyện ấy thì...rất chán, ngược lại, các bác hai lúa nhà em, vợ chồng sớm tối lam lũ bên nhau mà hương lửa...đam mê đến lụi tàn...như này:
"...Cỗ máy sắt son chàng ép xuống,
Khối tình tròn trịa thiếp xin mang,..."
(Thơ vịnh vợ chồng làm nghề...đóng than tổ ong... ;D)
Chả ai chứng minh được những bác uống...riệu ngâm lại tốt hơn những bác không.
Khỏe nhất trên thế giới này? đàn ông các nước Hồi giáo. Có một bài phân tích về xu hướng TD của các nước, trong đó cho thấy đàn ông HG tốt nhất, đơn giản: PN cả ngày họ đóng kín trong bộ choàng toàn thân, đàn ông ít bị...khích. Chứ ở những nước PN ăn mặc sexy, đàn ông luôn bị...hé hé...nhưng đến lúc hành quân là...hỏng.
Chốt lại là uống có thể có tác dụng..tâm lý, vậy bác nào thế nào xin cứ tiếp tục...hé hé.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:25:30 pm
Rượu Minh Mạng là rượu ngâm cho vua Minh Mạng ngự trước khi hành sự ;tương truyền khi uống rượu này thì ": Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử :" ...tạm dịch là ":...một đêm đánh nhau với ...năm bà sinh ra ...sáu người con :" . Rượu này ngâm với chủ yếu là thuốc bắc hầm bà lằng ,hiện nay có đầy trong các siêu thị ; đi du lịch Huế thì bán đầy . Còn rượu Amakong thì ngâm bằng 01 loại cây rừng và vài loại cây khác mọc ở Tây Nguyên ,vua voi Amakong uống rượu này mà 90 tuổi vẫn còn lấy vợ út tỉnh bơ . Đi du lịch buôn Đôn Ban Mê Thuộc sẽ được tham quan nhà vua Amakông và nói chuyện với vợ út vua voi ,mua những gói thuốc này về ngâm . Cái quan trọng là sau khi uống....không có vật thí nghiệm để biết công hiệu của toa thuốc ra sao  ???
Dạ, theo hàng xóm nhà em đồn thổi thì rượu cho cụ Minh Mạng uống là phải bốc theo ngày, tùy theo thể trạng từng ngày của vua mà bốc mà sắc mà pha. Tương truyền rượu  này cũng có nhiều mức hiệu quả:
- "Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử" và
- "Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử"
Hai câu trên chẳng biết ai nói ai truyền nhưng cũng là cách khẳng định hiệu suất thành công của thuốc: xui thì trong số mấy lần đấy sẽ bị rớt 1 lần khong có.

Nhưng nhìn vào danh sách con cái thì Minh Mạng cũng chỉ có 78 con trai và 64 con gái, hơi ít so với công hiệu được quẳng kéo của Minh Mạng Thang, các bác nhỉ

Danh sách con trai vua Minh Mạng (Hoàng tử)
    * 01. Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (vua Thiệu Trị)
    * 02. Hoàng tử Chánh
    * 03. Thọ Xuân Vương
    * 04. Ninh Thuận Quận Vương
    * 05. Vĩnh Tường Quận Vương
    * 06. Phú Bình Quận Vương
    * 07. Nghi Hoà Quận Vương
    * 08. Phú Mỹ Quận Vương
    * 09. Hàm Thuận Quận Vương
    * 10. Tùng Thiện Vương
    * 11. Tuy Lý Vương
    * 12. Tương An Quận Vương
    * 13. Tuân Quốc Công
    * 14. Hoàng tử Hưu
    * 15. Lạc Hoá Quận Vương
    * 16. Hà Thành Quận Công
    * 17. Hoàng tử Thành
    * 18. Nghĩa Quốc Công
    * 19. Tảo thương
    * 20. Tảo thương
    * 21. Hoàng tử Nghi
    * 22. Hoàng tử Long
    * 23. Trấn Mang Quận Công
    * 24. Tảo thương
    * 25. Tảo thương
    * 26. Sơn Định Quận Công
    * 27. Tân Bình Quận Công
    * 28. Hoàng tử Trạch
    * 29. Quí Châu Quận Công
    * 30. Quản Ninh Quận Công
    * 31. Sơn Tịnh Quận Công
    * 32. Quản Biên Quận Công
    * 33. Lạc Biên Quận Công
    * 34. Hoàng tử Hoan
    * 35. Ba Xuyên Quận Công
    * 36. Kiến Tường Công
    * 37. Hoà Thạnh Vương
    * 38. Tảo thương
    * 39. Tảo thương
    * 40. Hoà Quốc Công
    * 41. Tuy An Quận Công
    * 42. Hải Quốc Công
    * 43. Hoàng tử Tịnh
    * 44. Tây Ninh Quận Công
    * 45. Trấn Tịnh Quận Công
    * 46. Tảo thương
    * 47. Quảng Trạch Quận Công
    * 48. An Quốc Công
    * 49. Tịnh Gia Công
    * 50. Tảo thương
    * 51. Trấn Biên Quận Công
    * 52. Điện Quốc Công
    * 53. Tuy Biên Quận Công
    * 54. Quế Sơn Quận Công
    * 55. Phong Quốc Công
    * 56. Trấn Định Quận Công
    * 57. Hoài Đức Quận Vương
    * 58. Duy Xuyên Quận Công
    * 59. Cẩm Giang Quận Công
    * 60. Quản Hoá Quận Công
    * 61. Nam Sách Quận Công
    * 62. Hoàng tử Tru
    * 63. Hoàng tử Khê
    * 64. Hoàng tử Ngử
    * 65. Trấn Quốc Công
    * 66. Hoàng Hoá Quận Công
    * 67. Hoàng tử Thất
    * 68. Tân An Quận Công
    * 69. Bảo An Quận Công
    * 70. Hậu Lộc Quận Công
    * 71. Kiến Hoà Quận Công
    * 72. Kiến Phong Quận Công
    * 73. Vĩnh Lộc Quận Công
    * 74. Phù Cát Quận Công
    * 75. Cẩm Xuyên Quận Công
    * 76. An Xuyên Vương
    * 77. Hoàng tử Sách
    * 78. An Thành Vương


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:29:43 pm

Dạ, theo hàng xóm nhà em đồn thổi thì rượu cho cụ Minh Mạng uống là phải bốc theo ngày, tùy theo thể trạng từng ngày của vua mà bốc mà sắc mà pha. Tương truyền rượu  này cũng có nhiều mức hiệu quả:
- "Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử" và
- "Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử"
Hai câu trên chẳng biết ai nói ai truyền nhưng cũng là cách khẳng định hiệu suất thành công của thuốc: xui thì trong số mấy lần đấy sẽ bị rớt 1 lần khong có.

Nhưng nhìn vào danh sách con cái thì Minh Mạng cũng chỉ có 78 con trai và 64 con gái, hơi ít so với công hiệu được quẳng kéo của Minh Mạng Thang, các bác nhỉ

Danh sách con trai vua Minh Mạng (Hoàng tử)
    * 01. Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (vua Thiệu Trị)
    * 02. Hoàng tử Chánh
    * 03. Thọ Xuân Vương
    * 04. Ninh Thuận Quận Vương
    * 05. Vĩnh Tường Quận Vương
    * 06. Phú Bình Quận Vương
    * 07. Nghi Hoà Quận Vương
    * 08. Phú Mỹ Quận Vương
    * 09. Hàm Thuận Quận Vương
.............


Hé hé,
Vấn đề ở chỗ: có thèng Lao Ái nào trong cung không chứ? Bí giờ chưa có công nghệ ADN...


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:31:19 pm
Đàn ông đạo Hồi không bao giờ uống rượu dù chỉ 01 hớp ,mình có người làm ăn chung quốc tịch Tiểu Vương Quốc Á Rập nói rượu là nước của quỷ dữ ,hút thuốc thì okê ,ăn ớt nhiều để....phục vụ nhiều bà ,công nhận trai đạo Hồi dữ dội lắm...Mình cũng thích vô đạo Hồi vì...luật đạo cho phép đa .... :P nhưng ... :'( .Chắc kỳ này phải cãi đạo vô đạo Hồi của Bin quá


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:32:11 pm
Đúng là vấn đề nhầy củm có khác  ;D topic nóng dễ sợ  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:33:07 pm
Đàn ông đạo Hồi không bao giờ uống rượu dù chỉ 01 hớp ,mình có người làm ăn chung quốc tịch Tiểu Vương Quốc Á Rập nói rượu là nước của quỷ dữ ,hút thuốc thì okê ,ăn ớt nhiều để....phục vụ nhiều bà ,công nhận trai đạo Hồi dữ dội lắm...Mình cũng thích vô đạo Hồi vì...luật đạo cho phép đa .... :P nhưng ... :'( .Chắc kỳ này phải cãi đạo vô đạo Hồi của Bin quá

Nhưng luật cũng ghi rõ là bác phải chu cấp cho 4 bà đều như nhau thì mới được đấy bác ạ. Khoản ấy cũng phải đều như nhau mới OK nhé bác  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:36:57 pm

Đàn ông đạo Hồi không bao giờ uống rượu dù chỉ 01 hớp ,mình có người làm ăn chung quốc tịch Tiểu Vương Quốc Á Rập nói rượu là nước của quỷ dữ ,hút thuốc thì okê ,ăn ớt nhiều để....phục vụ nhiều bà ,công nhận trai đạo Hồi dữ dội lắm...Mình cũng thích vô đạo Hồi vì...luật đạo cho phép đa .... :P nhưng ... :'( .Chắc kỳ này phải cãi đạo vô đạo Hồi của Bin quá

Nhưng luật cũng ghi rõ là bác phải chu cấp cho 4 bà đều như nhau thì mới được đấy bác ạ. Khoản ấy cũng phải đều như nhau mới OK nhé bác  ;D

Thế thì chỉ một tháng Trần đại hiệp đi thi Paragame à?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:40:00 pm
Đàn ông đạo Hồi không bao giờ uống rượu dù chỉ 01 hớp ,mình có người làm ăn chung quốc tịch Tiểu Vương Quốc Á Rập nói rượu là nước của quỷ dữ ,hút thuốc thì okê ,ăn ớt nhiều để....phục vụ nhiều bà ,công nhận trai đạo Hồi dữ dội lắm...Mình cũng thích vô đạo Hồi vì...luật đạo cho phép đa .... :P nhưng ... :'( .Chắc kỳ này phải cãi đạo vô đạo Hồi của Bin quá
Trần Tiên sinh ơi! Nói trai đạo Hồi không uống rượu không hoàn toàn đúng đâu! Dân tộc Chăm ở Ninh Thuận vẫn theo đạo Hồi đó thôi! Nhưng có một phái là cấm dùng nước có cồn, còn một thì nhậu chí chết. Em công tác ở đó hơn một năm, sống với bà con ở đó, nhậu lên bờ xuống ruộng, không thấy đường về rồi! ;D ;D. Nhưng đỡ cái là chuyện nhiều vợ thì không có thôi! ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 19 Tháng Mười, 2009, 04:41:26 pm
Tất nhiên ,vật chất thì có luật pháp nó theo rồi ,mua 04 cái đồng hồ cho 04 bà giá phải bằng nhau ,không thì bị kiện . Còn vụ kia thì địch bị nhịn thèm nên dữ dội lắm ,mình thì cứ ngày nghỉ ngày đánh ,còn địch thì tám ngày mới đến tua ( lời lão ấy chứ mình chưa vô đạo ) hahahaha.
 Người Chăm của ta đạo Hồi nhánh khác ,nhiều nhánh lắm ...nhánh thờ Thánh Ala ,kinh Coran kìa.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 20 Tháng Mười, 2009, 08:06:51 am
huhu , ai có cá ngụa cho em xin 1 con

- Trẻ dùng sức, già dùng mưu Bác ạ.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 20 Tháng Mười, 2009, 08:10:48 am
huhu , ai có cá ngụa cho em xin 1 con

- Trẻ dùng sức, già dùng mưu Bác ạ.
Có khi nào ngược lại không đồng chí? ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 20 Tháng Mười, 2009, 08:21:22 am
- Trẻ dùng sức, già dùng mưu Bác ạ.
Có khi nào ngược lại không đồng chí? ;D
[/quote]

- Không thể khác được Bác ạ. Quy luật mà. Già mà "gân" thì dễ bị "tẩu hỏa nhập ma" đấy Bác.
- Nếu Bác thuộc diện đặc biệt thì kết hợp cả sức với mưu thì nhất Bác rồi. Hì


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 20 Tháng Mười, 2009, 09:20:21 am
Nếu Bác thuộc diện đặc biệt thì kết hợp cả sức với mưu thì nhất Bác rồi. Hì
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Xong rồi ruồi bâu đầy mép cũng mặc kệ?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:04:01 am
Hì, Em đọc được cái này:
Hỏi: Năm nay tôi đã 70 tuổi còn vợ kém tôi 2 tuổi. Gần 10 năm nay, vợ tôi hầu như không có nhu cầu trong chuyện chăn gối. Nhưng tôi thì ngược lại, tôi vẫn có nhu cầu trong "chuyện ấy". .. Tôi là người có trí thức nên nếu giải quyết chuyện tình dục ở bên ngoài rất có thể ảnh hưởng đến thanh danh. Nhưng khi nhìn các cô gái xinh đẹp tôi cũng không thể chịu được. Xin hỏi, tôi có bị làm sao không?

Trả lời: Nhu cầu sinh lý của ông không phải là xấu mà xét về sinh lý con người thì lại là tốt nữa. Vì khi người ta không còn nhu cầu sinh lý có nghĩa là người ta đã trên đà xuống dốc của tuổi già. Điều đó có nghĩa là ông còn rất "trẻ", khoẻ.

Nhưng để điều chỉnh về nhu cầu sinh lý của mình cho phù hợp với thanh danh, ông nên trao đổi với vợ để cả hai cũng cố gắng sắp xếp một tần suất phù hợp. Ngoài ra, ông có thể "tự sướng" nếu muốn. Chúc ông có được giải pháp tốt nhất cho mình!

Bác nào có giải pháp hay hơn không ?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: pain trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:10:23 am
Em thấy bác 5 nghìn cân than thở bên chuyện phiếm văn hóa là bác và một số công chức trẻ làm bục mặt ra mà sao bên này em thấy bác toàn xuất hiện trong giờ hành chính và bàn chuyện gụ chè, đàn bà là sao hả bác ;D ;D ;D Bác ' lao động' năng suất quá hay qua xuất sắc hoàn thành công việc sớm vậy? :D Chung qui là bác " nghỉ" hay "lao động" vậy ::) ::) ::)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:14:23 am
Chuyện này có đàn anh PQ chứng kiến này :

2 ông già ngồi nói chuyện với nhau bên mâm gụ,1 ông 88 tuổi nhưng vai em,1 ông 82 tuổi ở USA về.Ông 88 tuổi hỏi ông 82:IEm hỏi thật bác nhé,cái khoản kia hồi này bác ra làm sao?chứ iem là 3 năm nay iem chịu rồi đấy  :D

 (chuyện thật 100%)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:38:36 am
... bác toàn xuất hiện trong giờ hành chính và bàn chuyện gụ chè, đàn bà là sao hả bác ;D ;D ;D Bác ' lao động' năng suất quá hay qua xuất sắc hoàn thành công việc sớm vậy? :D Chung qui là bác " nghỉ" hay "lao động" vậy ::) ::) ::)

Hì, bà xã mua cho loại dầu gội gì mà đầu hôm nay ngứa quá, cứ gãi roàn roạt. Bác nói nhỏ cho tôi nhờ tí chứ không thì cơ quan người ta biết hết bây giờ.

Em làm việc trên máy tính Bác ạ, công việc căng thẳng quá nên thi thoảng cũng phải xả Stress lấy lại khí thế; Thủ trưởng giao cho em chịu trách nhiệm thiết kế, lập trình, xếp lịch công tác của cơ quan; điều xe, lịch họp ..... nên cũng tiện. Thôi thì cũng phải ngụy biện: "Một người lo bằng kho người làm", không có em đố các ông ấy họp được, công việc cơ quan sẽ "rối như canh hẹ" ngay. Với lại em thường xuyên làm vào những lúc người ta nghỉ, cho đầu óc tập trung thím ạ.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:42:30 am
Hì, Em đọc được cái này:
Hỏi: Năm nay tôi đã 70 tuổi còn vợ kém tôi 2 tuổi. Gần 10 năm nay, vợ tôi hầu như không có nhu cầu trong chuyện chăn gối. Nhưng tôi thì ngược lại, tôi vẫn có nhu cầu trong "chuyện ấy". .. Tôi là người có trí thức nên nếu giải quyết chuyện tình dục ở bên ngoài rất có thể ảnh hưởng đến thanh danh. Nhưng khi nhìn các cô gái xinh đẹp tôi cũng không thể chịu được. Xin hỏi, tôi có bị làm sao không?

Trả lời: Nhu cầu sinh lý của ông không phải là xấu mà xét về sinh lý con người thì lại là tốt nữa. Vì khi người ta không còn nhu cầu sinh lý có nghĩa là người ta đã trên đà xuống dốc của tuổi già. Điều đó có nghĩa là ông còn rất "trẻ", khoẻ.

Nhưng để điều chỉnh về nhu cầu sinh lý của mình cho phù hợp với thanh danh, ông nên trao đổi với vợ để cả hai cũng cố gắng sắp xếp một tần suất phù hợp. Ngoài ra, ông có thể "tự sướng" nếu muốn. Chúc ông có được giải pháp tốt nhất cho mình!

Bác nào có giải pháp hay hơn không ?
Chuyện này có đàn anh PQ chứng kiến này :

2 ông già ngồi nói chuyện với nhau bên mâm gụ,1 ông 88 tuổi nhưng vai em,1 ông 82 tuổi ở USA về.Ông 88 tuổi hỏi ông 82:IEm hỏi thật bác nhé,cái khoản kia hồi này bác ra làm sao?chứ iem là 3 năm nay iem chịu rồi đấy  :D

 (chuyện thật 100%)
.
 Đó là 01 sự thật 100% .Nỗi đau thầm kín của cánh đàn ông lấy vợ ....bằng ...hoặc hơn chỉ vài tuổi với vợ . Cách nào giãi quyết đây  ??? ??? . Mình từng nghe tâm sự của 01 bác kỹ sư 73t rằng bác ấy bị ...bắn máy bay như hồi thanh niên vì...bác gái ...lụ khụ rồi mà...bác ấy thì....


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:44:02 am
 Sao mà Trần đại hiệp nghẹn ngào thổn thức thía  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: 5tan trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:56:40 am
Sao mà Trần đại hiệp nghẹn ngào thổn thức thía  ;D
Em nghe nói, tàu sân bay của Mỹ có phòng GIẢI TRÍ, trong đó có các loại hình nộm phụ nữ khỏa thân để cho lính tráng đang tuổi "bẻ gãy sừng trâu" xả Stress các Bác ạ (quy định 1 tuần được vào phòng 5-7 lần). Nhịn cái gì chứ nhịn cái đó thì không thổn thức sao được. Ông Phơ rớt (nhà sinh lý học người Áo) là người kịch liệt phản đối cái sự "nhịn sinh lý" của con người; ông ấy thừa nhận: Nếu không có cái khoản đó thì ông ấy chẳng sáng tác được cái gì cả.
Bác nào coi phim: Sự phẫn nộ của người mẹ (VTV3, lúc 18 giờ) thì sẽ hiểu được tâm lý của các Cụ.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 20 Tháng Mười, 2009, 11:02:45 am
Thổn thức dùm cho...đồng đội  ;D . Mình rút kinh nghiệm chuyện này cách đây 15 năm lận nên ....gấu trúc cách mình 01 con giáp lận hahahaha. Nhưng than ôi....được cái này mất cái kia ;).Thằng nhóc út mới 6 tuổi nên....già rồi mà còn làm bò cho con nó cưỡi  :'( huhuhu.


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: lonesome trong 20 Tháng Mười, 2009, 12:04:43 pm
Thổn thức dùm cho...đồng đội  ;D . Mình rút kinh nghiệm chuyện này cách đây 15 năm lận nên ....gấu trúc cách mình 01 con giáp lận hahahaha. Nhưng than ôi....được cái này mất cái kia ;).Thằng nhóc út mới 6 tuổi nên....già rồi mà còn làm bò cho con nó cưỡi  :'( huhuhu.

Bác vẫn còn sức làm bò cho con nó cưỡi thì tức là sức bác còn khỏe lắm dố


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: haanh trong 20 Tháng Mười, 2009, 01:00:18 pm
Thổn thức dùm cho...đồng đội  ;D . Mình rút kinh nghiệm chuyện này cách đây 15 năm lận nên ....gấu trúc cách mình 01 con giáp lận hahahaha. Nhưng than ôi....được cái này mất cái kia ;).Thằng nhóc út mới 6 tuổi nên....già rồi mà còn làm bò cho con nó cưỡi  :'( huhuhu.
hehe , ai biểu ham zui  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 20 Tháng Mười, 2009, 01:03:20 pm
Thổn thức dùm cho...đồng đội  ;D . Mình rút kinh nghiệm chuyện này cách đây 15 năm lận nên ....gấu trúc cách mình 01 con giáp lận hahahaha. Nhưng than ôi....được cái này mất cái kia ;).Thằng nhóc út mới 6 tuổi nên....già rồi mà còn làm bò cho con nó cưỡi  :'( huhuhu.

Bác vẫn còn sức làm bò cho con nó cưỡi thì tức là sức bác cònkhoer lắm dố

Ối xời!còn tải nặng được hơn thế nhiều cơ.


Tiêu đề: Re: Phong phú trong cách đặt tên Trà và Rượu
Gửi bởi: menthuong trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 10:31:22 am
Thế còn " Rượu Minh Mạng", "Rượu Amgông"... mà các đấng nam nhi đang tìm uống không hiểu nấu hay ngâm bằng gì?
Ngoài ra các đại gia còn tòi ra nhiều loại không biết bổ thật hay bổ...ngửa vì đắt tiền: Huyết lìn, tay gấu, bào thai các loại.....Vô thiên lủng.
Nói về rượu ngâm thì dân mình có cái hay là cái gì cũng đem...ngâm rượu và uống được tất(Không cần biết bổ....như thế nào) ;D

Nhưng khiếp nhất là khi vào quán thấy những bỉnh thủy tinh tổ bố ngâm nguyên cả bao tử và bộ "Tamahốc" của các loài vật chưng ngay quầy lễ tân. Nếu bình ngâm bao tử đó là khỉ thì bạn có gan liều mình uống không?


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 11:13:05 am
Thế bác uống rượu ngâm nguyên con chưa? Một con gấu ngồi trong thẩu rượu! Khi thò ly vào múc, thấy lông nó nhảy theo sóng rượu mà còn nhắm mắt nuốt!  ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 12:04:20 pm
Thế bác uống rượu ngâm nguyên con chưa? Một con gấu ngồi trong thẩu rượu! Khi thò ly vào múc, thấy lông nó nhảy theo sóng rượu mà còn nhắm mắt nuốt!  ;D

Chưa bằng nguyên một con tu hú toàn tính...cả lông lá rũ rượi, kèm thêm dăm "cỗ tam sự" loại hàng khủng của dê, ngựa...thèng bạn mời mà em...xanh mắt. ???


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 02:45:39 pm
Rượu ngâm các con ...tầm bậy không có tác dụng đâu . Theo mình chỉ có rượu và con...là lạ là có tác dụng nhất . ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 03:12:30 pm
Trần tiên sinh nói rõ hơn đi! ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 03:16:31 pm
Nói vậy ,ai hiểu thì kiếm mà ngâm...rồi nhậu . Bí mật quân sự quốc gia  ;D . Mình mà kiếm được con đó...ngâm ...uống thì ..ngu gì chỉ  ;D ;D . Kiếm đỏ con mắt bên trái ,đen con mắt bên phải mới được 01 con chứ bộ  ;D ;D .


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 03:20:14 pm
Phấn khởi một mình thường thì không....khoái đâu! Nhưng thôi, Trần tiên sinh đã giấu thì không tra nữa. ;)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: menthuong trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 04:55:00 pm
Tại khu Cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai đang có hội chợ Quốc tế đó (khai mạc tối nay, lúc 20 giờ ngày 02.11.2009), tôi vừa ngó qua: đầy rẫy, mời các đệ tử Lưu Linh!
(Không phải tui mần quảng cáo đâu nên QTV chớ có xoẹt nghe!)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 02:43:25 pm
Bác nhớ nhậu...hộ em cái, uống ba ly cho đủ lễ cũng được! Em ở xa quá! ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: menthuong trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:44:50 pm
Gì cũng hộ được, riêng nhậu thì không!
Úi gừi! Túi qua trên đó nhều quân ta và cũng lăm quân tầu!


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:48:08 pm
Thì mình la cà chuyện rượu đó thôi! Lúc ấy ta hay Tàu gì cũng chân nam đá chân xiêu hết! Thế mới vui! ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: taydoc711 trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 09:57:53 pm
Em có con là lạ trong bài thuốc của Trần đại hiệp.Bác nào muốn có gặp em(em không tiếp qua điện thoại hoặc PM)


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: menthuong trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 10:34:58 pm
Rượu Sán Lùng theo dân tộc họ đồn thì được làm bằng thóc nương và hạt cao lương đỏ luộc chín.

Trước khi nấu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Rượu được chưng cách thuỷ hai lần,
- Lần thứ nhất là khử tap và lọc cốt.
- Lần thứ hai làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn

Ngoài rượu sán lùng, tui còn khoái rượu Ngô nữa. Khơ ......... khơ ....... tết rồi vừa được tợp 1 ít rượu xịn của bác Du già vác ở tận gốc về, đó là lần bù khú ở Ba Bể :D ke ......ke....

nhắc đến là lại muốn đi :(

Bạn đã sai cả tên gọi, quy trình nấu và nơi nấu ra loại rượu này. Bởi loại rượu này ở quê tôi mà,

San Lùng có nghĩa là "Tam Long", tức 3 con rồng. Địa thế bản San Lùng ở trên đỉnh núi 3 ngọn giữa đại ngàn Tây Bắc Lào Cai. Nơi ấy có những người dân cần cù chất phác, theo truyền thuyết dân tộc Dao bản địa thì rượu San Lùng nấu để cúng thần tiên, trời đất, vì vậy rượu được nấu hết sức công phu, những giọt rượu ngon không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa.

Có truyền thuyết rằng nguồn nước để chưng cất ra loại rượu này chính là nơi các tiên nữ xuống tắm!

Không tin bạn cứ đến đây mà xem: http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/Ruou-San-Lung-gia-tri-tu-mach-nguon-dan-gian/80100090/150/

Còn về tên gọi có thể tìm ở đây: http://www.vatgia.com/hoidap/detail.php?iCat=3914&iPro=10253


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 09:39:52 am
Uống rượu mà nấu từ nước tiên tắm thì có nước lùng...đến sáng! ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: tran479 trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 09:53:26 am
Em có con là lạ trong bài thuốc của Trần đại hiệp.Bác nào muốn có gặp em(em không tiếp qua điện thoại hoặc PM)
.
Đừng có mà dại xin con là lạ từ Tâydoc .Cứ tưởng tượng dùng đuôi chuột lắc mà ngoáy lọ mỡ to đùng thì ... ??? ;D ;D .Con mồi nào mà Tây doc ...bàn giao thì chỉ có ...đem vào viện bảo tàng chứ đem ngâm rượu thì nước nhạt thếch ... ;D ;D ;D . Hưởng xái ai thì được chứ hưởng xái Taydoc cái vụ ngâm rượu bằng ...con là lạ thì ...xài đồ nhà chắc hơn... >:( ;D ;D ;D .


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 10:03:58 am
Em thì xin kíu các bác! Do từ lạ mà ra thôi! ;D. Thú thật đồ nhà xài không hết nên lâu lâu lại xung phong đi công tác xa mừa! ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: lucxanh trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 11:36:13 am
Uống rượu mà nấu từ nước tiên tắm thì có nước lùng...đến sáng! ;D

Bác LLac ngay với bác vutrieuduong, nước tiên tắm chưa bằng nguồn nước Q.Nam ( chổ 3 cái kỳ ). ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!
Gửi bởi: trucngon trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 02:22:04 pm
Rượu Hồng Đào em cũng say được vài mươi bận rồi! Có chi mô nơ! ::)