Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Bộ đội Cụ Hồ trong 21 Tháng Tám, 2011, 06:57:11 pm



Tiêu đề: Hồi ký về Đoàn
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 21 Tháng Tám, 2011, 06:57:11 pm
HỒI KÝ VỀ ĐOÀN

Nhiều tác giả
Nhà xuất bản Thanh niên giải phóng
Số hóa: doiviendukichmat và Bộ đội Cụ Hồ


(http://sim.edu.vn/web/images/stories/doan1.jpg)

MỤC LỤC

1-   Trên đường đi « học đạo »
2-   Kỷ niệm một nữ thanh niên Xô-viết Nghệ-Tĩnh
3-   Những người nữ sinh cộng sản thành Huế
4-   Cờ Đảng trên núi Bài Thơ
5-   Cộng sản giỏi thật
6-   Về phong trào « Thanh niên dân chủ Nam kỳ »
7-   Đoàn thanh niên dân chủ Huế
8-   Tuổi trẻ thành Huế những năm 1936-1939
9-   Những người bạn tốt, thầy tốt
10-  Vinh dự đoàn viên
11-  Đoàn thanh niên phản đế Triệu Phong
12-  « Nhà in » bí mật báo « Tiền phong » giữa lòng Hà Nội
13-  Đội du kích trẻ tuổi Bắc Sơn
14-  Những người đoàn viên trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
15-  Tiếng súng du kích Ba Tơ
16-  Trước ngày khởi nghĩa
17-  Cùng đứng ở hàng đầu


Tiêu đề: Re: HỒI KÝ VỀ ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 21 Tháng Tám, 2011, 07:22:20 pm
Trên đường đi « học đạo »

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương vinh quang, tôi muốn kể với các đồng chí đoàn viên một chuyến đi học để làm cách mạng của lớp thanh niên chúng tôi hơn 30 năm trước đây. Chuyện không có gì ly kỳ. Nhưng đối với lớp thanh niên chúng tôi lúc ấy, những chuyến đi học đó có ý nghĩa như những chuyến đi « học đạo », học đạo Mác – Lê-nin , học đạo làm người cách mạng do ông thầy kiệt suất Nguyễn Ái Quốc tức Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ngày nay mở trường dạy ở Quảng Châu (Trung Quốc).

(http://images.dailyinfo.vn/archive/images/Nguy%E1%BB%85n%20%C3%81i%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%20XVIII%20c%E1%BB%A7a%20%C4%90%E1%BA%A3ng%20X%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20Ph%C3%A1p%20%E1%BB%9F%20Tua%20(%E1%BA%A3nh%20t%C6%B0%20li%E1%BB%87u).jpg)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua vào cuối tháng 12-1920

Các đồng chí đoàn viên và các bạn thanh niên nguyên cứu lịch sử Đảng, lịch sử Đoàn và tiểu sử Bác đã rõ Bác là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Tháng 12-1920, trong Đại hội Đảng xã hội Pháp ở thành phố Tua, Bác đã bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế tức Quốc tế cộng sản do Lê-nin lập ra, tham gia vào việc thành lập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1924 sau khi dự Đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản họp ở Mạc Tư Khoa. Bác về Quảng Châu để tổ chức và lãnh đạo phong trào cánh mạng ở trong nước được sát hơn. Đến tháng 5-1925, Bác tổ chức ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và lựa chọn những thanh niên tiên tiến nhất trong hội tổ chức ra thanh niên Cộng sản Đoàn. Thanh niên cách mạng đồng chí hội là tổ chức tiền thân của Đảng ta. Tổng bộ của Hội đóng ở Quảng Châu. Ban lãnh đạo của Tổng bộ lúc này, về sau tôi được biết, ngoài Bác ra có các đồng chí Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu…

(http://btxvnt.org.vn/data/upload/file/dn/image/LeHongSon.gif)
Đồng chí Lê Hồng Sơn (1899-1933)

(http://btxvnt.org.vn/data/upload/file/dn/image/LeHongPhong1.gif)
Đồng chí Lê Hồng Phong (1902-1942)

(http://www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn/Hnh%20nh%20bn%20tin/2011-6/Ch%C3%A2n%20dung%20%C4%91%E1%BB%93ng%20ch%C3%AD%20H%E1%BB%93%20T%C3%B9ng%20M%E1%BA%ADu%20%20-%20y%20c%E1%BB%9F%204.5x6cm.jpg)
Đồng chí Hồ Tùng Mậu (1896-1951)

Ngay từ khi chuẩn bị để chính thức thành lập Hội, Bác và các đồng chí trên đã cho người về nước lựa chọn những thanh niên yêu nước, hăng hái đưa sang Quảng Châu huấn luyện cách mạng.

Ở trong nước,lúc này phong trào bãi khoá đòi thả cụ Phan Bội Châu và năm sau, năm 1926 phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh]  sôi nổi, lan rộng từ Bắc chí Nam. Nhiều thanh niên giáo viên và học sinh, sinh viên yêu nước bỏ học đi tìm cách mạng , đi làm cách mạng. Một số không ít trong những thanh niên trí thức đó cùng với nhiều thanh niên công nhân, thanh niên nông dân đã đã dược đưa sang Quảng Châu học được Bác Hồ trực tiếp dạy dỗ, được đào tạo thành cán bộ cách mạng.

Đầu mùa hè năm 1925, tôi được sang Quảng Châu học và rồi được giao nhiệm vụ về nước cùng một số đồng chí khác tổ chức việc đưa các lớp học viên mới sang học. Bản thân tôi có đưa anh em đi mấy chuyến, trong đó chuyến đi mùa thu năm 1925 là một chuyến đi đông.

Chuyến đi mùa thu năm 1925 này, theo tôi biết, có cả anh em ba miền Nam, Trung, Bắc và thanh niên Việt kiều cách mạng ở Thái Lan sang học. Anh em ở Nam bộ và miền Nam Trung Bộ thì đi tàu biển sang thẳng Quảng Châu. Còn anh em từ miền giữa Trung bộ ra Bắc thì được giới thiệu ra Hà Nội liên lạc để đi đường Hà Nội – Đồng Đăng.

Tại Hà Nội, chúng tôi đặt nhiều trạm liên lạc để đón anh em và bàn với anh em kế hoạch đi đường. Tôi còn nhớ có trạm liên lạc ở ngõ Tân Hưng có trạm ở phố chùa Trung Liệt ở Đống Đa, có trạm ở ô chợ Dừa, … và có  cả trạm đặt ngay ở bếp phủ Thống sứ (tức Bắc Bộ phủ, ngày nay là nhà khách ở đại lộ Ngô Quyền của Chính phủ), đồng chí Đỗ Ngọc Du tức Phiếm Chu đã từng ở trạm này. Thật bọn thực dân và tay sai không thể ngờ một trong những tên cầm đầu của chúng lại có tram liên lạc của những người thanh niên cách mạng sẽ đuổi đánh chúng. Trong những người lao động phải làm việc với kẻ địch có nhiều người hăng hái ủng hộ cách mạng. Nhờ đó mà anh em cách mạng đi về ngay trước mắt bọn thực dân và tay sai, bàn bạc việc tiêu diệt chúng mà chúng không hay.

Trước ngày lên đường, chúng tôi bàn với các đồng chí phụ trách các trạm liên lạc và anh em kế hoạnh lên đường. Chuyến đi này đông tới hơn trăm người. Nếu để tất cả  anh em cùng lên một chuyến tàu ở ga Hàng Cỏ thì dễ lộ, nên chúng tôi chia anh em ra làm nhiều toán,mỗi toán lại chia thành nhiều tổ nhỏ, mỗi tổ năm bảy người lên tàu ở các ga khác nhau rải rác từ ga Hàng Cỏ tới ga Kép ; toán này đi cách toán kia một, hai ngày, làm như toán này, tổ này không phải cùng đoàn với toán kia tổ kia, không quen biết nhau, không quan hệ gì với nhau, để bịt con mắt dò xét của bọn mật thám. Đồng chí Phạm Văn Đồng từ Trung Bộ ra cũng đi trong chuyến này.

Tôi cùng một tổ lên tàu ở ga Hàng Cỏ. Trà trộn trong đông hành khách đi tàu, bề ngoài chúng tôi cũng giống nhiều thanh niên khác lúc ấy : người thì quần trúc bâu trắng áo trắng dài hay áo the đen, trông giống như cậu học trò (mà là học trò bãi khoá bỏ học thật), có người trịnh trọng đội thêm chiếc khăn xếp trông ra vẻ một hương sư, một thầy giáo thôn quê hay tỉnh nhỏ, người thì mặt âu phục trông như thầy giáo ở thành phố lớn hay như « ông phán » về quê thăm vợ… có điều giống nhau là người nào cũng đi giầy vải đế cao su để chuẩn bị vượt rừng núi. Hành lý chỉ có cái khăn gói nhỏ hoặc cái cặp da trong có vài cái quần áo củ để thay đổi. Nghĩa là trông bề ngoài anh em không có gì khác hành khách. Nhưng có ai biết được đó là những thanh niên nặng lòng yêu nước ra đi « học đạo » cứu dân cứu nước ? Có ai nhìn được vào tâm trí những người thanh niên yêu nước đó phần đông mới 17, 18 tuổi, 20, 22 tuổi, lần đầu tiên đi xa Tổ quốc, xa gia đình dể học làm cách mạng,mới thấy họ xúc dộng nhường nào khi con tàu chuyển bánh, trên sân ga không bóng người thân yêu, không bạn bè ra tiễn vì họ phải ra đi bí mật, bí mật cả với cha mẹ, với người yêu và người bạn thân nhất. Có đồng chí vừa lập gia đình không lâu cũng tạm biệt người vợ trẻ, theo tiếng gọi của Tổ quốc, của cách mạng ra đi. Con tàu mang họ ra đi  một buổi sớm mùa thu, khi thành phố đang thức dậy. Tàu chạy chầm chậm trong địa phần thành phố, qua cửa sổ họ nhìn lại đường phố một lần nữa khi tàu qua các ngã tư, cố nhìn trong đám đông ùn lại trước cái chắn đường cho tàu qua xem có nét mặt nào quen thuộc, và lắng nghe một lần nữa những tiếng rao quà bánh và rao báo lanh lảnh đặc biệt của các thiếu niên bán báo ở Hà Nội. Đi xa không lâu nhưng cũng là đi xa, đi ra nước ngoài, lại là chuyến xa đầu tiên, ai không hồi hộp, lưu luyến ; họ muốn thu sâu trong tâm trí hình ảnh Thủ đô yêu dấu, muốn ghi sâu trong tâm trí những tiếng động buổi sáng quen thuộc của thành phố, một thành phố Việt Nam. Cũng có người nhìn lơ đãng, tâm trí nghĩ đến một hình ảnh thân thiết nào đó. Tâm trạng chung là lưu luyến đồng thời lại rất phấn khởi. Trong đêm tối của chế độ thực dân và phong kiến, họ ra đi tìm tới nơi chiếu ra ánh sáng giải phóng, con tàu càng đi thì họ càng tới gần với ánh sáng. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, những thanh niên tiên tiến nhất trong lớp chúng tôi đã sớm suy nghĩ về con đường cứu dân, cứu nước. Như bài toán đặt ngay, loay hoay mãi chưa tìm được giải đáp,nay đi tới nơi có người bày cách giải đáp, ai cũng nóng ruột muốn đi cho nhanh. Trong lòng mọi người đều ấp ủ mong ước được gặp ông Nguyễn Ái Quốc mà nhiều người đã biết qua báo « Người cùng khổ » của Người do anh em thuỷ phủ mang về phân phát bí mật từ ba năm trước. Riêng tôi đã được gặp Bác Hồ, được Bác dạy bảo từ lớp học trước, miệng rất muốn nói ra với anh em điều vinh dự lớn sẽ đến với họ là họ sẽ được gặp Bác nhưng vì phải giữ bí mật và cũng giành cho họ niềm vui sướng bất ngờ đó nên tôi không nói lộ cho ai biết.

Tàu đỗ ở mỗi ga lại thêm một tổ lên. Đồng chí liên lạc sau khi bàn giao bằng mật hiện với tôi số anh em mới lên, đến ga sau xuống tàu và trở về Hà Nội và báo cáo với tổ mình đã lên tàu yên ổn . Cứ như thế tới Kép thì các tổ lên hết.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 21 Tháng Tám, 2011, 07:31:50 pm
Quá trưa thì tàu dến ga Tam Lung, một ga nhỏ ở giữa ga Kì Lừa và Đồng Đăng, cách biên giới khoảng hơn mười cây số, chúng tôi xuống tàu. Hồi ấy, người đi lại buôn bán lên xuống ở ga này khá đông, chúng tôi trà trộn trong hành khách nên không ai để ý đến. Tranh thủ lúc nhân viên nhà ga và hành khách đang bận rộn công việc của họ, chúng tôi ra khỏi ga thật nhanh. Tôi đưa anh em ẩn vào một cánh rừng gần đó rồi bắt liên lạc với một đồng bào người Tày họ Trần ở bản Tam Lung mà tôi quen biết từ chuyến trước nhờ đưa đường vượt qua biên giới. Những lượt sau, đã quen thân, tôi đưa anh em vào hẳn nhà anh Trần và cả nhà các tổng đoàn, xã đoàn mà tôi liên lạc nhờ đưa đường. Chúng tôi nói dối họ là đi buôn thuốc phiện lậu. Hồi ấy những người buôn thuốc phiện lậu thường qua lại vùng này và cũng thường nhờ họ đưa đường. Lúc đầu họ cũng tưởng chúng tôi là những người buôn thuốc phiện lậu thật nhưng rồi họ cảm thấy không phải. Họ không biết rõ chúng tôi đi đâu, làm việc gì nhưng họ cảm thấy chúng tôi đi làm một việc bí mật gì đây. Và họ đối xử với chúng tôi tốt hơn hẳn đối với những người khác nhờ họ đưa đường. Họ giúp đỡ khá nhiều cho những chuyến đi của anh em thanh niên sang Quảng Châu học.

(http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/anhtu1/anhtu1/anhtu1/anhtu1/2_tru_x11-400.jpg)
Trụ sở "Thanh niên cách mạng đồng chí Hội" tại số 13-15 (nay là nhà số 248-250) phố Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Chập tối những đồng bào người Tày dẫn đường đưa chúng tôi đi qua rừng núi vượt qua biên giới. Người Tày sống ở rừng núi nên đi đường rừng rất nhanh cả lúc đêm tối. Trái lại, số đông anh em lần đầu tiên mới đặt chân tới vùng rừng núi, đường lạ và khó đi, trời lại tối, nên đi rất chậm và vấp luôn. Chốc chốc người dẫn đường lại phải chờ hoặc anh em chạy theo cho kịp. Một số anh em nghe nói vùng này có đồi cỏ giang thỉnh thoảng có hổ xuất hiện đâm ra hoảng nhưng rồi cũng trấn tĩnh được. Có hổ nhưng nhân dân vẫn đi làm ăn. Người cách mạng mà sợ khó khăn, nguy hiểm thì không làm được cách mạng. Ngay từ trước khi bước chân lên tàu rời Hà Nội mỗi người đã tự nhủ như vậy. Đường đi gặp gềnh theo chiều hướng mỗi lúc một lên cao hơn, khó đi nhưng ai cũng cố không để mình tụt lại. Khoảng hơn chín giờ đêm chúng tôi lên tới đỉnh một ngọn núi khá cao. Người dẫn đường cho biết đây là ranh giới hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Chúng tôi nhìn dước ánh sao : xung quanh cả một vùng rừng núi bát ngát liên tiếp nhau, xa xa sương thu động lại ở lưng chừng các núi cao thành những giải trắng mờ mờ. Không có dấu hiệu gì của biên giới. Nhưng tất cả chúng tôi đều hướng về phương Nam, có người xúc động rưng rưng nước mắt, lòng đau xót nghĩ tới cảnh quân thù chà đạp trên non sông gấm vóc, nhân dân sống lầm than, khổ cực. Đất nước giàu có, đẹp đẽ, hùng vĩ của chúng ta, có thể nào để cho quân thù giày xé mãi ? Có người khẽ hỏi : « Xa xa kia có phải là Chi Lăng ? » Đêm tối không gian cách trở không cho trông thấy Chi Lăng. Nhưng chuyện Lê Lợi chém Liễu Thăng ở Chi Lăng được học từ nhỏ không bao giờ phai nhạt tâm trí thanh niên chúng tôi. Chúng tôi mường tượng tới một trận Chi Lăng mới, và một ngày đất nước ta, từ nơi chúng tôi đang đứng tới mũi Cà Mau, tới đảo Côn Lôn, được giải phóng khỏi ách quân thù. Ngày ấy chúng ta sẽ mở hội giải phóng trong cả nước suốt từ Bắc chí Nam, còn to hơn hồi Tết năm Kỷ dậu ( 1789 ) Quang Trung đánh tan quân xâm lược nhà Thanh ở Đống Đa. Suy nghĩ về tương lai đầy tin tưởng, chúng tôi phấn khởi xuống núi, đặt những bước chân đầu tiên trên đất Trung Quốc rộng lớn và mến khách. Từ đây chúng tôi đàng hoàng đi tới nơi Người ở, chúng tôi yêu mến, mong mỏi dược gặp ; ải Nam Quan ( nay là Hữu Nghị Quan ) ở sau lưng chúng tôi cứ xa dần, xa dần.

Khoảng hơn chín giờ tối, chúng tôi tới  làng Long Nhiêu, một làng Trung Quốc ở gần biên giới. Tới đây người dẫn đưởng giới thiệu chúng tôi với hai người Trung Quốc tên là Tắc Sồi và Thành Chân và một phụ nữ người Việt Nam tên là Tý, bị mẹ mìn bắt bán sang đây từ lúc nhỏ, nhờ đưa tiếp chúng tôi lên Cống Chạp là nơi đặt trạm liên lạc của hai đồng chí Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn để đón thanh niên trong nước sang học. Hai ông Tắc Sồi, Thành Chân và chị Tý rất tốt đã hết lòng giúp đỡ anh em Việt Nam trong tất cả các chuyến đi về.

(http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/anhtu1/anhtu1/anhtu1/anhtu1/2_ng_x11-450.jpg)
Tranh vẽ cảnh đồng chí Nguyễn Ái Quốc giảng bài tại lớp huấn luyện cán bộ Cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc.

(http://vov.vn/Uploaded_VOV/tienhai/20100126/cachmang.jpg)
Lớp học của Tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội được giữ gìn đến tận ngày nay

Tới Cống Chạp hai đồng chí Tùng Mậu và Hồng Sơn đón tiếp anh em rất niềm nở hỏi, thăm sức khoẻ và chuyện đi đường. Anh em toán đi trước nghỉ ngơi tại đây chờ anh em các toán đi sau ra tiếp tục lên đường. Riêng tôi lại trở về Hà Nội đưa các toán sau đi. Về sau có một chị tên là Mai người ở Vinh giúp đỡ thêm trong việc đưa anh em từ Hà Nội đi Cống Chạp. Khi các toán đã ra đông đủ anh em chuẩn bị đi tiếp. Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã chuẩn bị cho anh em mấy bộ quần áo kiểu Trung Quốc để anh em cải trang như học sinh quân Trung Quốc, che mắt bọn chó săn của đế quốc Pháp.

Từ Cống Chạp chúng tôi sếp thành đội ngũ, trương lá cờ màu xanh da trời viết bốn chữ «  nhập ngũ sinh đội » ( nghĩa là đội quân học sinh nhập ngũ) đi bộ lên huyện lỵ Bằng Tường. Đồng chí Hồng Sơn chỉ huy cuộc đi, mặc áo quan ba quốc dân quân Trung Quốc tức quân đội của Chính phủ quốc dân Tôn Dật Tiên.

Trông bề ngoài ai cũng tưởng đó là một lớp học sinh Trung Quốc mới vào bộ đội, có ai ngờ đó là những thanh niên cách mạng Việt Nam chỉ vì mất nước mà phải cải trang như vậy. Đi bộ ba mươi cây số mới tới huyện lỵ Bằng Tường. Nhiều anh em học sinh không quen đi bộ xa, có anh em lại không quen đi giày, da chân phồng rộp lên nhưng không ai kêu đau, kêu rát, trái lại ai cũng phấn khởi.

Tới Bằng Tường, huyện trưởng Bằng Tường đón tiếp tử tế. Lúc này Chính phủ quốc dân đảng Trung Quốc còn theo chính sách của Tôn Dật Tiên là thân Liên Xô và hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc, giúp đở cách mạng các nước Á-Đông, thêm nữa do công tác của Đảng cộng sản Trung Quốc và công tác của Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội nên chính quyền các địa phương và viên chức Trung Quốc đối đãi nói chung là tử tế với những người cách mạng Việt Nam. Kiều bào ta ở đây từ cụ già đến trẻ em đều ra đón tiếp và giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình.

Hôm sau chúng tôi đi mười chiếc xe ngựa đến Ạp Chày Than để xuôi đò đi Long Châu. Đoạn sông này nhiều ghềnh thác nhưng ba chiếc đò lớn chở chúng tôi lướt phăng phăng trên mặt nước, nhanh như ô-tô, không va vấp. Chúng tôi rất khâm phục tài bắt lái của các thủy thủ Trung Quốc. Đò chạy trong khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ thì tới Long Châu.Đoạn sông này nhiều gềnh thác nhưng ba chiếc đò lớn chở chúng tôi lướt phăng phăng trên mặt nước, nhanh như ô tô, không va vấp. Chúng tôi rất khâm phục tài bắt lái cuả các thuỷ thủ Trung Quốc. Đò chạy khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ thì tới Long Châu.

Đến Long Châu, chúng tôi vào trụ sở Công hội ở. Các đồng chí Trung Quốc đón tiếp chúng tôi rất niềm nở, thân mật, chuyện trò vui vẻ, thoải mái. Trong bữa cơm có cả tiết canh lợn, một món ăn rất hợp khẩu vị Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 21 Tháng Tám, 2011, 07:46:45 pm
Các đồng chí lãnh đạo đã dặn anh em phải giữ bí mật không nên nói tiếng mẹ đẻ. Nhưng trong lòng phấn khởi quá, nhiều anh em không giữ nổi. Anh em hỏi chuyện này, chuyện khác, hỏi về tổ chức, hỏi về hoạt động, hỏi về phong trào,…và bàn luận với nhau,hình như để bù lại những khi còn ở trong nước dưới áp quân thù, ăn nói phải giữ mồm giữ miệng, nhiều khi phải ra hiệu thay cho lời nói.

Được tin có đoàn thanh niên từ trong nước sang Quảng Châu học đang ở trụ sở Công hội, bà con kiều bào kéo đến thăm hỏi ân cần và đưa tặng anh em bốn gánh thức ăn khô gồm lạp xường, gà quay, vịt  quay…để ăn dường đi Quảng Châu.

Hôm sau Công hội thuê giúp chúng tôi một chuyến tàu thuỷ riêng đi về Tam Thuỷ. Tàu đi được ba hay bốn ngày thì đâm vào một mô đá ngầm. Đáy tàu bị thủng, nước ồ vào, tàu chìm dần xuống, nước tràn vào khoang. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sang anh em đang đang ăn cơm không chạy kịp lên boong bị ướt hết. Quần áo ướt hết, lạp xường còn nhiều (vì anh em chưa ăn bao giờ nên không ăn được ) cũng ướt hết. May mà gần chỗ đó có bến đò và có bãi cát rộng, chúng tôi gọi đò chở lên bãi cát phơi quần áo và ngồi nghỉ chờ vẫy đáp tàu khác. Trời cuối thu, nắng nhẹ, gió cũng nhẹ nên quần áo nhất là quần áo bông, dạ do Tổng bộ cấp phát lâu khô. Mặt trời đã ngã hẳn về Tây, chúng tôi đang lo có lẽ phải vào     làng ngủ đỡ qua đêm thì có tàu qua. Anh em vẫy gọi tàu đáp về Quảng Tây.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/8/8d/Pham_Van_Dong.jpg)
Đồng chí Phạm Văn Đồng (1906-2000), Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Về tới Quảng Tây quần áo vẫn chưa khô hẳn. Đồng chí Phạm Văn Đồng từ khi ở Hà Nội đi, người đã không được khoẻ lắm lại bị ướt vì tàu đắm nên bị cảm. Chúng tôi phải nghỉ lại ở trụ sở Công hội Quảng Tây hai ngày để chạy hai ngày để chạy chữa thuốc thang cho đồng chí Đồng và luôn thể đợi quần áo khô. Rồi lại đáp tàu thuỷ đi Tam Thuỷ.

Từ Tam Thuỷ chúng tôi đáp xe lửa đi Sa Diện. Đồng chí Đồng bị cảm chưa khỏi, người vẫn còn yếu lắm. Anh em phải lấy chăn chiên choàng kín người đồng chí và dìu đồng chí lên tàu và xuống tàu. Qua sông Châu Giang chúng tôi tới Quảng Châu, nơi mơ ước. Đồng chí Đồng, người rất mệt đi không vững nhưng đặt chân lên đất Quảng Châu đồng chí tươi hẳn lên.

(http://c.uploadanh.com/proxy/2/346/18200a1d439cd5ef194cece5f26d1c2a.jpg)
Sách Đường kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các khoá huấn luyện chính trị của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu, sách do Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tại Quảng Châu (Trung Quốc).

Các đồng chí ở Tổng bộ và các đồng chí Trung Quốc đón tiếp anh em rất thân mật, dẫn anh em về nhà nghỉ, chỉ anh em cặn kẽ mọi thứ cần thiết. Nhà ở của học viên một nhà hai tầng rộng rãi nhưng anh em quá đông nên phải nằm giường hai tầng. Sau đó chúng tôi đến thăm trụ sở Tổng bộ và lớp học lúc này thuê ở một nhà ba tầng lớn, bên ngoài có treo biển « Việt Nam đặt biệt huấn luyện bộ » gần đối diện với trường « Trung Sơn đại học ». Trong phòng họp có treo ảnh Mác, Ăng-ghen, Lê-nin một bên tường, ảnh Sta-lin, Tôn Dật Tiên một bên ảnh người liệt sĩ thanh niên Phạm Hồng Thái. Anh em ngắm đi ngắm lại không biết chán như muốn thu những hính ảnh ấy vào tim. Nhiều anh em lần đầu tiên mới được thấy những hình ảnh đó. Ở đây chúng tôi được gặp đông đủ các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Anh em đặc biệt chú ý đến một đồng chí trạc 35, 36 tuổi, người xương xương, dong dỏng, dáng đi nhanh nhẹn, có cái trán rất cao và đôi mắt rất sáng, nói giọng miền Trung, thỉnh thoảng lại ho khúc khắc. Tổng bộ giới thiệu đó là đồng chí Vương, cũng có người gọi là đồng chí Lý. Không thấy Tổng bộ giới thiệu đồng chí nào là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nhưng do cách nói xa xôi, kín kín hở hở của một vái đồng chí đã biết, nhiều anh em đã đoán đồng chí Vương là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Có đồng chí quả quyết : « Đúng là ông Nguyễn Ái Quốc ! ». Dần dần thì anh em đều biết mặt dầu Bác vẫn dấu. Vương chỉ là bí danh lúc này của Bác cũng như Lý là họ Bác đặt ra để ký tên dưới các bài báoTrung Quốc lúc ấy. Viết báo Trung Quốc Bác thường ký là Lý Thụy. Bác và các đồng chí khác ở Tổng bộ hỏi han anh em chuyện đi đường, hỏi tình hình trong nước. Anh em hết sức ngạc nhiên khi thấy Bác biết nhiều việc mà nhiều anh em ở trong nước, ở ngay Hà Nội cũng không biết. Anh em càng thêm khâm phục ông Nguyễn Ái Quốc thật là giỏi.

Ở đây chúng tôi cũng gặp sáu, bảy anh em ta, trong đó có hai thiếu nữ, từ trong nước ra và từ Thái Lan sang được Tổng bộ đưa vào học ở trường « Trung Sơn đại học ». Các thiếu niên, thiếu nữ này đều lấy họ Lý. Có một thiếu niên rất vui tính, hoạt bát, nhanh nhẹn, nói tiếng Trung Quốc khá thạo tên là Tự Trọng. Đó chính là người thanh niên cộng sản anh hùng Lý Tự Trọng sau này.

Hôm sau « Đông phương bị áp bức dân tộc liên hiệp hội » tổ chức cuộc họp hoan nghênh đoàn thanh niên Việt Nam mới sang học. Đại biểu các nước đều phát biểu ý kiến, đại ý là đoàn kết cùng nhau đánh đuổi bọn đế quốc, thực dân xâm lược làm cho các nước đều được độc lập. Một đồng chí học viên Việt Nam thay mặt anh em phát biểu ý kiến hứa cố gắng học tập để mang những điều học tập được về trong nước đẩy mạnh phong trào cách mạng. Trước khi vào học chúng tôi có viết tờ khai lý lịch để giúp ban lãnh đạo dễ theo dõi giúp đỡ trong lúc học tập và công tác sau này.

Chương trình học tập vì lâu ngày quá chúng tôi không nhớ được cụ thể, nhưng đại lược có những vấn đề :

-   Lịch sử cuộc cách mạng lớn trên thế giới.
-   Lịch sử Quốc tế Cộng sản và Quốc tế các giới.
-   Chính sách đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp.
-   Chiến lược và chiến thuật cách mạng.
-   Chương trình và điều lệ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
-    Vận động các giai cấp và các giới công nhân, nông dân thanh niên, học sinh, vận động binh lính, các tổ chức quần chúng.
-   Thời sự chính trị.
-   Tư cách người cách mạng.

Giảng viên là các đồng chí Vương tức là Bác, Trương gầy tức là Lê Hồng Phong, Lương tức Hồ Tùng Hậu, Đỗ tức Lê Hồng Sơn…Một đồng chí cán bộ phụ vận Trung Quốc đến giảng về công tác vận động phụ nữ. Và các đồng chí Bô-rô-đin, cán bộ của Đảng cộng sản Liên Xô làm cố vấn cho chính phủ Tôn Dật Tiên có đến nói chuyện về cách mạng tháng Mười và thời sự chính trị quốc tế.

Bác giảng nhiều bài, lâu ngày tôi không nhớ rõ đề mục các bài và chi tiết những lời Bác giảng. Nhưng mặt dù đã hơn ba mươi năm qua, một số anh em chúng tôi được học lớp đó đôi khi gặp nhau kể lại chuyện cũ đều còn nhớ rõ lần đầu tiên mình được nghe Bác giảng về cụ Mác, về ông Lê-nin, về chủ nghĩa cộng sản, về đảng Cộng sản và Quốc tế Cộng sản « lịch sử cách mạng tháng Mười ».Tôi không nhớ đúng lời Bác nói nhưng ý Bác nói là cách mạng Việt Nam muốn thành công  thì phải đi theo con đường cách mạng tháng Mười, con đường của Nga, phải theo chủ nghĩa cộng sản ; ý đó thấm sâu vào trong một số đông anh em học viên chúng tôi. Trước đây một số đông anh em chúng tôi đã được đọc hai chữ « cộng sản » trên báo « Người cùng khổ » của Bác nhưng chưa rõ cộng sản là như thế nào. Ở lớp học này qua lời giảng của Bác, và của các đồng chí khác, đơn giản, vắn tắt, chúng tôi hiểu được rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ giải phóng cho loài người ách áp bức bóc lột, sẽ xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người. Hai tiếng « cộng sản » hấp dẫn chúng tôi. Tuổi trẻ trong trắng vốn yêu lẽ phải, yêu công bằng, chính nghĩa, yêu cái tốt, cái đẹp nên càng yêu chủ nghĩa cộng sản vì nó sẽ thực hiện những cái mình yêu, mình mơ ước. Tuổi trẻ lại sôi nổi, nhiệt tình, có lòng nghĩa hiệp, sẵng sàn hi sinh cho mục đích cao thượng, cho lý tưởng cao đẹp nên tuổi trẻ dễ dàng tiếp thu chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là đều tự nhiên. Cùng với báo « Thanh niên », cơ quan cuả Tổng bộ, do Bác sáng lập và phụ trách, các lớp huấn luyện ở Quảng Châu đã truyền bá tư tưởng cộng sản trong những người cách mạng, những người thanh niên tiên tiến nhất lúc bấy giờ.

Việc thành lập Đảng mấy năm sau là kết quả tốt đẹp tất yếu cuả việc kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê-nin- mà Bác người có công truyền bá lớn nhất-với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta trong nước. Chi bộ cộng sản đầu tiên của nước ta, thành lập tháng 3-1929 ở nhà số 5 D phố Hàm long, Hà Nội gồm có 7 người đều trẻ tuổi cả. Trong số đó, theo tôi biết, có tới 6 thanh niên đã được dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu được Bác trực tiếp dạy dỗ.

Cũng ở lớp học này chúng tôi được Bác giảng giải về vai trò của công nông trong cách mạng. Bác nói công nông là « gốc của cách mạng ». Thật là một điều rất mới mẻ đối với chúng tôi. Trước đó ở Việt Nam chưa có người cách mạng nào nhận ra điều thoạt nghe tưởng chừng như rất đơn giản ấy. Bác cũng dạy người cách mạng phải hoà mình vào quần chúng. Ở lớp học về, nhiều anh em vốn là trí thức, học sinh đã cố gắng đi sâu vào công nông. Trong quá trình « vô sản hoá » nhiều anh em về sau trở thành những người cộng sản rất tốt.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 21 Tháng Tám, 2011, 09:28:14 pm
Bác giảng rất dễ hiểu, Bác lại hay lấy những ví dụ cụ thể, hay dù ca dao, tục ngữ của dân tộc nên học viên dể tiếp thu lời Bác giảng. Ví dụ như nói làm cách mạng khó hay dễ-cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng cho cả nhân loại ai cũng biết là việc rất lớn, rất khó-nói thế nào cho người nghe tin tưởng là làm được, hăng hái làm ? Bác những lời rất đơn giản, ai cũng nhận ra chân lý và cũng thấy được nhiệm vụ mình. Bác nói đại ý : nhân dân ta thường nói : « Nước chảy đá mòn », lại có câu nói : « Có công mài sắc có ngày nên kim ». Cứng như đá mà nước chảy mãi cũng mòn, rắn đến như sắt mà mài mãi cục sắt cũng thành cái kim. Làm cách mạng cũng thế. Biết nhiệm vụ phải làm, biết cách làm, quyết tâm làm, nhất định sẽ sẽ làm được. Khó dễ cũng ở mình, vấn đề là mình có dám làm hay không,  có quyết chí hay không. Có cái thần tình là nghe Bác giảng xong nhiếu anh em tưởng như trước đó mình cũng nghĩ như thế. Lời nói chân lý của Bác thấm vào từng người để rồi biến thành hành động thực tế trong cách mạng, trong đời sống.

Về mặt tổ chức, chia ra nhiều tổ, có tổ trưởng, tổ phó điều khiển. Lúc đầu chúng tôi thổi cơm lấy, hàng ngày các tổ cử người luân phiên làm trực nhật trong cơm nước và đôn đốc việc chấp hành nội quy. Các giảng viên thay nhau làm tổng trực nhật phụ trách chung mọi việc của lớp. Bác cũng làm tổng trực nhật. Bác ở một nơi khác nhưng hôm nào đến phiên Bác làm tổng trực nhật, Bác đến trước giớ tập thể dục buổi sáng, đôn đốc và hướng dẫn anh em tập. Quả thực có một số ít anh em lúc đầu cũng lười tập thể dục, nhưng bị Bác đôn đốc ráo riết và thấy gương mẫu làm trước nên số anh em đó dần dần cũng tập đều đặn. Người Bác gầy nhưng Bác khoẻ và dai sức, lúc tập Bác thường chạy dẫn đầu anh em. Bác bảo người cách mạng chẳng những phải rèn luyện chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, mà phải rèn luyện cả thân thể để có sức làm cách mạng và phải rèn luyện cho mình những thói quen tốt, trừ bỏ thói quen xấu.

Trong thời gian học, chúng tôi được dự các buổi nói chuyện của Công hội Quảng Châu nói về tin thần đấu tranh của anh chị em công nhân Hương Cảng, và biểu thị tin thần ủng hộ những cuộc bãi công, đình công của anh chị em.

(http://vietluanonline.com/290110/phamhongthai3.jpg)
Phần mộ - Đài tưởng niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại Nghĩa trang Hoảng Hoa Cương

Chúng tôi cũng thường đi thăm Hoàng Hoa Cương nơi chôn 72 liệt sĩ cách mạng Trung Quốc và viếng mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở đó. Lớp học xong, trước khi lên đường về nước, chúng tôi đến viếng mộ người liệt sĩ thanh niên đó lần cuối cùng và thề trước mộ anh, nguyện noi theo tinh thần hi sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của anh.

Thời gian trôi nhanh ; khoá học ba, bốn tháng đã xong, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Tổng bộ bàn công tác với anh em về nước, về địa phương.

Chúng tôi về nước theo các đường hầm khác nhau. Tôi và một số đồng chí khác lại trở về đường Cống Chạp, mang theo nhiều tài liệu để phân phát cho các cấp bộ Hội.

Trường huấn luyện của Tổng bộ hội ở Quảng Châu có thể được gọi là trường Nguyễn Ái Quốc Quảng Châu, còn tiếp tục mở các khoá khác cho đến đầu năm 1927, đào tạo thêm hàng trăm cán bộ cho phong trào cách mạng trong nước, chuẩn bị đề mặt tư tưởng và về mặt cán bộ cho việc thành lập Đảng.

Đó là một chuyến đi của lớp thanh niên chúng tôi sang Quảng Châu « học đạo » cứu nước cứu dân, học « đạo » Mác-Lê-nin ở trường do một thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc mở. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương quang vinh, nhìn lại hơn 35 năm trước đây « đạo » ấy tuy mới chỉ là những tia sáng đầu tiên trong đêm tối thuộc địa và phong kiến nhưng ngày càng phát triển không sức nào dập tắt nổi vì nó có sức mạnh vô địch của chân lý, ngày nay « đạo » ấy đã trở thành lẽ sống của hàng triệu thanh niên ta. Nó rực rỡ như mặt trời chiếu sáng từng bước hàng chục triệu người Việt Nam ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Và toàn Đảng, toàn dân, toàn thể thanh niên đều nhớ đến công lao to lớn của ông thầy vĩ đại của chúng ta : lãnh tự Nguyễn Ái Quốc tức Bác Hồ kính mến.

LÊ HỒNG XUÂN
Và một số đồng chí khác kể   
QUANG THẮNG ghi.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 03 Tháng Chín, 2011, 12:37:29 pm
Kỷ niệm của một nữ thanh niên Xô-viết Nghệ-tĩnh

Tôi giác ngộ cách mạng từ năm hai mươi tuổi. Hơn buốn mươi năm qua, cuộc đời tôi đã có biết bao nhiêu kỷ niệm, nhưng cảm động nhất, sâu sắc nhất vẫn là kỷ niệm những ngày chiến đấu của tuổi trẻ. Các bạn thanh niên có hỏi tôi về những kỷ niệm đó. Thật ra không thể nào kể hết cùng một lúc. Ở đây tôi chỉ có thể nhắc lại một vài hình ảnh của lớp trẻ đầu tiên phất lá cờ búa liềm xông lên, những con người, được sự dẫn dắt của Đảng, của Bác Hồ, đã tìm thấy chân lý tưởng cộng sản, chiến đấu không lùi bước, và khi đã ngã xuống, đã gọi tên vị lãnh tụ kính yêu của mình : « Đồng chí Nguyễn Ái Quốc ».

 
*

*      *

Vào những năm 1925-1926, mới mười bảy mười tám tuổi, tôi đã có những suy nghĩ về cách mạng, về ý tưởng. Nhiều đêm chong đèn nằm đọc những bản chép tay « Hải ngoại huyết lệ thư », « Bài ca gửi bạn thanh niên » của Phan Bội Châu ; « Chiêu hồn trước » của Phạm Tất Đắc… Những dòng thơ thống thiết làm cho tôi nổi giận nóng ran cả mặt, khi thương cảm đến trào nước mắt. Hồi này thầy tôi và anh tôi là những người có chân trong các Đảng cách mạng cũ như Đông Du, Quang Phục, đều đã chết. Nhà tôi vắng dần những cuộc tụ họp, những buổi lui tới rộn rịp của những người cách mạng lớp cũ. Nhưng tôi không thể nào quên được họ, Ông Quyên râu quai nón, súng giương đeo chéo trước ngực, nửa đêm mùa đông vượt luỹ gặp thầy tôi ở phòng đọc sách ; các anh con cậu, con dì tôi Nguyễn Đức Công, Nguyễn Đức Đường giã từ thầy tôi và anh tôi vào tối sáng trăng để lên dưởng đi Đông Du… những hình ảnh đó nung nấu trong lòng tôi ý chí lao vào cuộc chiến đấu. Mặc dầu là thân con gái, tôi không sợ gì cả.

Tôi có người anh họ là Nguyễn Năng Tựu hơn tôi một vài tuổi. Sau khi thầy tôi và anh tôi chết, Tựu là người hay lui nhà tôi. Anh dạy chúng tôi học quốc ngữ, và nhờ anh mà chúng tôi biết được gần hết những bài ca cách mạng hồi đó. Anh truyền cho chung tôi lòng hăng hái cách mạng và mở ra cho chúng tôi một hướng hoạt động cách mạng mới. Nhưng chẳng được bao lâu thì anh được đoàn thể đưa đi xuất dương. Anh sang Thái Lan, tham gia phong trào cách mạng thanh niên bên đó. Nhưng rồi anh bị bắt, và vì kiên quyết không chịu khuất  phục trước mọi dụ dỗ tra tấn của kể địch, nên bị chúng giết vào khoảng năm 1930.

Một kỷ niệm sâu sắc nhất về tình bạn tình đồng chí trong tuổi trẻ của tôi, là anh Trần Bá Giao, con người đã giúp tôi sớm đi vào cuộc chiến đấu có lý tưởng rõ rệt. Cụ Cử Thuỵ-cha Trần Bá Giao và thầy tôi là bạn đồng chí. Hồi nhỏ, Giao thường theo cha về nhà tôi chơi. Chúng tôi dần quen thân nhau, và có lần gia đình đã nói đùa là bao giờ chúng tôi khôn lớn thì hai nhà sẽ kết bạn thông gia…

Vào mùa thu năm 1925, một buổi tối, nhà tôi vừa treo đèn thì người liên lạc toàn thể dẫn một đoàn đến, nhờ mẹ tôi cho tạm trú để chuẩn bị đi xa. Nhà tôi vốn là chỗ nghỉ chân của cán bộ cách mạng, nên chuyện đó chẳng có gì là lạ. Nhưng đoàn người vừa bước vào nhà thì chúng tôi sửng sốt kêu lên, và mẹ tôi thì ôm lấy một người con trai hai mươi tuổi rất khôi ngôi trong đoàn. Đó là anh Trần Bá Giao. Lần này anh ở trong số những người được đưa ra nước ngoài. Qua mấy ngày chờ đợi lên đường, Trần Bá Giao đã nói với chúng tôi nhiều điều về con đường cách mạng sắp tới. Anh giải thích cho chị em tôi những nguyên nhân thất bại của phong trào Đông Du, Quang Phục, đưa ra những kinh ngiệm cách mạng mà cha anh đã đỗ máu mới có được. Anh vạch cái hướng mở ra cho phong trào cách mạng thanh niên. Trong lúc trò chuyện, anh thường nhắc tới cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Lần đầu tiên, cái tên Nguyễn Ái Quốc gây cho chúng tôi nhiều ấn tượng sâu sắc và lúc ấy, hình như tôi đã cảm thấy trước rằng cuộc đời chiến dấu của mình sẽ gắn bó với cái tên đó.

Anh Giao chia tay chúng tôi vào một đêm tối trời. Anh ân cần dặn mẹ tôi là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên cho chị em tôi học tập thêm. Còn nói với chúng tôi, anh căn dặn cặn kẻ mọi điều. Tôi còn nhớ lời anh :

-Các em đừng để cho dòng máu của cha ông phải tủi nhục. Hãy giữ cho tròn cái khí phách tuổi thanh xuân. Sự thể cách mạng mới, con người mới, ta phải hoạt động theo con đường mới.

Ở cổng ngoài, lúc từ giã tôi, anh đọc khẽ một câu kiều : « Nhớ ước nguyện ba sinh ».

Thế rồi lâu lắm chúng tôi không nhận được tin tức gì của anh Giao. Mãi về sau này, sau khi đã tham Đảng, hoạt động, tôi bị bắt vào tù mới gặp đồng chí kể lại là anh Giao đã bị địch bắt vào đầu năm 1930 ở Thái Lan, và sau những ngày kiên quyết đấu tranh anh đã bị địch giết chết. Lần đầu tiên tôi khóc trong bóng nhà ngục.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 03 Tháng Chín, 2011, 01:09:18 pm
*

*    *

(http://d3.violet.vn/uploads/previews/blog/447/nguyen_thi_minh_khai.jpg)
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)

(http://phunutoday.vn/dataimages/201104/original/images435593_44320375879_images463629_tuonggiapvabathais.jpg)
Đồng chí Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944) và chồng - Đại tưởng Võ Nguyên Giáp

Phiên chợ Vinh hôm đó tôi và em gái tôi là Thiu làm như đi chợ ra chuyến tàu sớm lên Vinh. Một người bạn dẫn chúng tôi dến nhà ga chị Khai. Đó là một ngôi nhà hai tầng gần ga Vinh cũ, trở mặt về hướng đông. Bố chị Khai đã mất, nhà còn mẹ và em gái là Quang Thái đang đi học. Được tin, chị Khai đang bán vải ở chợ, vội về gặp chúng tôi. Lấn đầu gặp mặt mà chị tỏ ra vẻ vồn vã, thân thiết tưởng như quen biết từ bao giờ. Chị dẫn chúng tôi lên phòng riêng-Tôi còn nhớ trước của có một cây phượng vĩ nở hoa đỏ như lửa. Sau khi hỏi chuyện gia đình, nhà cửa,chị Khai vào chuyện cách mạng. Chị hỏi chúng tôi đã đọc những sách báo nào. Chúng tôi kể : « Cường quốc chính thể », « Thực dân chủ nghĩa », «  Thần chung »… Nhưng khi nói đến nhận thức sau khi đọc những sách báo đó thì chúng tôi đâm lúng túng. Chị Khai đi tới góc tường, vén bức màn lên cho chúng tôi thấy nhiều cuốn sách sắp xếp trật tự :

-Đấy các chị muốn đọc thì cứ tha hồ chọn, nhưng theo tôi, nên đọc những cuốn này trước… mà đọc sách muốn hiểu được sách thì phải có phương pháp, tôi sẽ giúp đỡ các chị.

Khi tiễn chúng tôi ra tận cửa, chị Khai nói :

-Chị em ta sinh ra là phận gái, bị chế độ phong kiến thực dân kìm hãm nên phải thất học. Giờ muốn vươn lên bằng nam giới, muốn tự giải phóng mình, phải chịu khó học. Việc học cần lắm Có học mới hiểu nhiều hơn lẽ thiệt…

Từ đó, cách một vài phiên chợ, chúng tôi lại vờ làm người buôn bán trên Vinh. Mỗi lần tới nhà chị Khai, chúng tôi mang sách cũ giả và mượn sách mới. Theo chị Khai hướng dẫn, cứ đọc xong mỗi quyển sách, chúng tôi lại làm tóm tắt nội dung, chủ đề, và ghi cả nhận thức cuả mình đối với vấn đề nêu trong sách. Chị Khai xem xong, giảng giải thêm cho chúng tôi những điều cần thiết. Có thể nói việc học tập sách vở này đã mở mang sự hiểu biết về chính trị cho chúng tôi nhiều lắm.

Sau ba tháng gần gũi như thế, chị Khai hẹn chúng tôi ngày ra thăm mẹ tôi. Chiều hôm đó, tôi vờ đi mua dâu, đứng chờ chị ở lề đường phía đông nhà ga xép Quán Sen. Lúc chị mang tay nải xuống xe, tôi đưa mắt ra hiệu. Rồi không  nói một câu nào, tôi đi trước chị đi sau. Tới gần nhà , tôi vào nhà trước cất dâu, và chị ngồi bên gốc đa làm người bán vải rong. Bà con làm đồng quanh đấy xúm xít bên chị hỏi giá vải. Mẹ tôi hỏi mua một vài tấm. Thấy chị hàng vải lịch sự, nói chuyện có duyên, mẹ tôi rất thích, và nhân trời đã tối, mẹ tôi mời chị nghỉ lại một đêm.

Đêm đó mẹ tôi trò chuyện với chị Khai tưởng không dứt ra được. Hỏi đến đời tư, chị bảo :

-Chồng đi làm thợ Hải Phòng ít khi về. Ở nhà với mẹ chồng, nghèo, chuyên đi bán hàng tấm rong ở các chợ quê.

Mẹ tôi là người thích văn thơ chị Khai đọc cho mẹ tôi nghe các bài « Vợ khuyên chồng  »,
« Chồng khuyên vợ ». Mẹ tôi đọc cho chị nghe « Quốc Sử diễn ca » - và những bài ca cách mạng đương thời. Mãi đến khuya, mẹ tôi mới ngủ.Mẹ tôi ngủ rồi, chúng tôi đưa nhau vào buống trò chuyện. Chị Khai khen mẹ tôi là người đàn bà yêu nước, có tin thần cách mạng, có kiến thức. Chị xem lại những sách vở chúng tôi đã đọc từ trước đến nay, hỏi han quan hệ gia đình và sự giao du của chúng tôi. Đêm đó, lần đầu tiên chị Khai nói về nước Nga cộng sản. Danh từ « cộng sản » đến với chúng tôi là từ miệng chị Khai. Chị nói : Chế độ nước Nga là chế độ tốt đẹp nhất, không còn người bóc lột người.

Sau đó, chị Khai còn đến nhà tôi mấy lần. Mẹ tôi ngày càng yêu quý chị coi chị như người nhà. Mẹ bảo :

-Phải học tập chị ấy, thật là một người hiếm có.

Ngoài sách báo để chúng tôi đọc, chị Khai còn giao sách báo để chúng tôi hướng dẫn quần chúng đọc, và cả sách báo để mẹ tôi đọc. Chị nói :

-Mỗi lớp quần chúng có những yêu cầu bồi dưỡng cho họ. Có họ thì mới có chúng ta. Người làm cách mạng phải dựa vào giác ngộ của quần chúng, nhất là quần chúng lao khổ.

Bốn tháng sau, chị Khai giới thiệu với chúng tôi chị cả Thìn, một phụ nữ trên hai mươi tuổi có chồng người Hoa. Từ đó, chúng tôi khi thì gặp chị Khai khi thì gặp chị cả. Và cũng từ đấy chị Khai đã nói với chúng tôi rất rõ ràng về việc tham gia phong trào cách mạng trong nước. Tôi vẫn nhớ những lời chị :

-Hiện nay trong nước ta có hai phong trào. Một phong trào có tính chất cải lương không thay đổi chế độ cũ, mà chỉ đem vào mội ít cái mới cho khá hơn cái cũ. Một phong trào cách mạng thật sự là thay hẳn chế độ cũ bằng chế độ mới hoàn toàn, như nước Nga chẳng hạn.

Và lần đầu tiên, chị nói với tôi về  « một nhà cách mạng thật sự »là ông Nguyễn Ái Quốc : hiện ông đang ở nước ngoài, có liên lạc chặt chẽ với các nhà cách mạng trong nước. Ông là người chủ trương làm cách mạng phải thay thế hẳn cái cũ, chẳng những thủ tiêu chế độ thực dân mà còn thủ tiêu cả chế độ phong kiến, dựng lên một nhà nước kiểu mới của công nông. Rồi chị nói :

-Chị em ta nghĩ kỹ đi. Nêu theo phong trào cách mạng nào ? Nên ủng hộ ai ?

Thế rồi bốn tháng sau, trong một ngôi nhà ở Bến Đền là một xóm thợ nghèo của thành phố Vinh, tôi được kết nạp vào Đảng Tân Việt cùng với Thiu ( em gái tôi ) và chị Nhã. Buổi lễ kết nạp có chị Khai, chị cả Thìn và một đồng chí thay mặt cất trên bí danh là  Ga – Hôm đó là ngày 27-7-1928. Được gia nhập vào một tổ chức cách mạng, tôi hăng hái lao vào hoạt động : tổ chức các phường hội ở vùng quê tôi, đấu tranh hợp pháp với bọn cường hào giành quyền lợi cho nhân dân… Bọn địch đánh hơi thấy, đã hai lần khám nhà, truy bắt chúng tôi. Còn chị Khai, vì nhiệm vụ hoạt động nặng nề, từ đấy ít khi gặp chúng tôi, thường sinh hoạt tổ Đảng của chúng tôi chỉ có cả chị Thìn tham gia. Rồi chị Khai phải thoát ly gia đình hoạt động bí mật, vì bọn địch dò biết, lùng bắt chị ráo riết.



Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 03 Tháng Chín, 2011, 01:19:54 pm
Một buổi tối năm 1929, đang thời kỳ địch khủng bố dữ dội, chị Phúc từ Vinh về, rẽ vào nhà tôi, đưa một mảnh giấy rút từ trên cặp tóc. Dưới ánh đèn, tôi nhận ra nét chữ của chị Khai :

« Hai chị - Tình đồng chí, nghĩa chị em, trước phút chia tay, xin chào hai chị. Kẻ ở người đi cùng chung nhiệm vụ - Xem xong đốt ngay ».

Phúc nói thêm :

-Đoàn thể đã đưa chị xuất  dương, đi được hai tuần nay.

Từ đấy tôi không bao giờ gặp chị Minh Khai nữa.

*

*     *

Bước sang năm 1930, những đảng viên Tân Việt như chúng tôi gia nhập Đảng cộng sản thì phong trào cách mạng càng rầm rộ. Tôi còn nhớ đồng chí Nguyễn Đức Mẫn tức Kinh thay mặt cấp trên về xã tôi tổ chức chi bộ cộng sản đầu tiên, đã nói trong buổi lễ tuyên thệ :

-Đây là bước phát triển mới của cách mạng. Tương lai Đông Phương và sự sụp đỗ của chủ nghĩa thực dân Pháp, sự tiêu diệt của chế độ phong kiến ngàn đời, đều là do sự phát  triển của tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ở Đông Phương.

Mẫn lại nói với tôi về « người cộng sản Việt Nam đầu tiên » là đồng chí Nguyễn Ái Quốc : đồng chí có chân trong Quốc tế cộng sản, hiện đã về gần biên giới nước ta triêu tập một cuộc hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước.

Biết thêm nhiều điều mới lạ, tôi càng tin tưởng và hăng say hoạt động.

Địch khủng bố gắt gao cũng không ngăn được phong trào cách mạng. Biểu tình rầm rộ khắp nơi. Từ tháng giêng tới tháng năm 1930, đã có vụ phá đồn điến Ký Viễn, bao vây huyện lỵ Thanh Chương bắt tân tri huyện gian ác Phan Sĩ Phàng, biểu tình đố máu ở Thái Lão ( Hưng Nguyên ), biểu tình 1-5 ở Nghi Lộc, quần chúng thị uy bao vây huyện lỵ và đưa yêu sách cách mạng, làm cho tên tri huyện đại ác Tôn Thất Toàn phải run sợ.

(http://baodaklak.vn/dataimages/201009/original/images378095_xo_viet.jpg)
Xô Viết Nghệ - Tĩnh, đỉnh cao của các phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Tiếp đó chúng tôi quyết định tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 1-8 tại bãi Ma Nừng xã Kỳ Trân. Chi bộ Kỳ Trân – Đông Chữ chúng tôi đăng cai tổ chức các mặt bảo vệ, canh gác, tình báo… Sáng  sớm, khi quần chúng ba tồng miền biển từ các ngã đỗ về bãi Ma Nừng thì tôi vờ làm người đi chợ Sen lên tận huyện lỵ Nghi Lộc thăm dò dộn tĩnh. Tôi được biết là từ nửa đêm, tên bang Ngân, một tên chỉ điểm khét tiếng ở xã tôi, đã chạy lên báo huyện, và từ lờ mờ sáng, trên tri huyện đã kéo theo đề lại, đội lệ cùng mười ba lính khổ lục đi về bãi Ma Nừng. Tôi vội theo đường tắt về báo cáo cho đồng chí lãnh đạo cuộc biểu tình là Hoàng Văn Tâm. Chúng tôi bàn nhau : sẽ giữ vững cuộc biểu tình của quần chúng cho đến phút chót, đồng thời lấy khí thế uy hiếp tên tri huyện. Tôi đi thẳng ra cuộc biểu tình. Quần chúng đông nghìn nghịt. Ở vòng ngoài là anh em Xích vệ ta, tay gậy tay giáo, lưng thắt dây lụa đỏ. Đồng chí trưởng ban tuyên truyền vừa rời bục diễn đàn thì quần chúng bỗng thấy xuất hiện một thiếu nữ tươi cười cử chỉ đường hoàng mạnh bạo. Tiếng reo hò nổi lên. Diễn giả bắt đầu nói. Giọng hùng hồn và đanh thép, lý lẽ rõ ràng và sắc bén, làm cho mọi người bị thu hút vào diễn đàn.

Tới chiều cuộc biểu tình mới giải tán.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 03 Tháng Chín, 2011, 01:28:22 pm
*

*        *

Trong thời kỳ chỉ đạo phong trào huyện Anh Sơn, vào cuối năm 1930, một hôm, về họp ở chi bộ Đa Thọ, tôi gặp thiếu niên mặt mũi khôi ngô, nói năng hoạt bát, lý luận vừa sắc vừa văn hoa. Các đồng chí địa phương giới thiệu với tôi :

-Đồng chí trẻ ấy là Cao Xuân Quế, phụ trách Đoàn thanh niên cộng sản vùng này. Đồng chí chưa kịp kết nạp Đảng vì mới 16 tuổi, nhưng đồng chí hoạt động rất hăng hái, đậc biệt chữ viết rất đẹp.

Bố đồng chí Quế là Cao Xuân Hoạnh, đảng viên Thanh niên cách mạng đồng chí hội, bị bắt năm 1929 và bị đày đi Ban Mê Thuột. Anh Quế là Cao Xuân Tùng được đoàn thể đưa đi xuất dương. Quế sống với mẹ và mấy em nhỏ. Nhà nghèo lắm, mẹ đi bán dầu ở chợ Day để nuôi con. Sau mấy buổi trò chuyện, tôi và Quế trở nên thân thiết. Những lần qua Đa Thọ, tôi đều ghé thăm Quế.

Hồi này, cơ quan huyện uỷ cần ấn loát để có truyền đơn đưa lên các xã. Tôi xin với chi bộ Đa Thọ điều Quế lên cơ quan huyện uỷ vì chữ em rất đẹp.

Tháng 4-1931, cơ quan huyện uỷ chủ trương rút bộ phận đầu não vào rừng Vĩnh Giang lập chiến khu, vì lúc này địch khủng bố rất dữ dội. Rừng Vĩnh Giang còn có tên là Động chôn người vì rậm rạp, hẻo lánh, khí hậu độc, lại lắm thú dữ như voi, hổ, báo, lợn rừng, trăn, rắn… Cơ quan huyện đóng ở khe nước nóng, ngoài ra còn rất nhiều lánh trại dự bị phòng rút chạy. Ngoài rừng có xích vệ thanh niên gác. Nội quy ra vào liên lạc rất chặt chẽ.

Những chiều rỗi việc, Quế và tôi ngồi trên phiến đá bên bờ khe nói chuyện. Quế đọc cho tôi nghe  những bài thơ mà Quế đã làm. Em rất hay ghi nhật ký, nhưng không có giấy trắng, em phải ngâm tờ giấy cũ vào nước tro rồi phơi cho bay chữ đi. Tôi bảo Quế :

-Em có thể lấy một ít giấy in truyền đơn mà.

Quế trả lời :

-Đấy là xương máu của đoàn thể. Em không thể vì cái thích riêng mà làm hại đến của công.

Sau vụ quần chúng cách mạng nổi dậy giết chết tên đồn trưởng Đa Phúc là Ba-ri-ê (12-5-1931), địch khủng bố hết sức tàn bạo, bắn hằng loạt người, đốt nhà hết xã này sang xã khác. Các trại giam Nhân Trung, Đô Lương chật ních những người. Tên Bi-e đích thân lên Anh Sơn lập một phòng mật thám để tra tấn tù cộng sản. Quần chúng tránh khủng bố cũng chạy vào rừng Vĩnh Giang rất đông. Chúng tôi biết là cơ sở dễ bị lộ, đã họp bàn kế hoạch dời đi một chỗ khác xa hơn để tiếp tục chỉ đạo phong trào. Nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì địch đã ập đến chỗ chúng tôi. Sáng hôm đó, theo sự phân công, các đồng chí vẫn làm việc như thường. Tam và Viển đi lấy măng. Quế và tôi rủ nhau xuống khe giặt quần áo. Đang giặt, tôi ngước nhìn lên, bỗng thấy một tốp phụ nữ nông thôn đang đứng lấp ló sau vòm lá. Quế nhận ra là bọn địch cải trang phụ nữ đã lọt vào cơ sở.

-Giặc, có giặc trốn mau.

Tôi nhảy vọt lên bờ. Địch nổ súng tứ tung. Tôi thấy đau nhói ở bắp chân, ngã lăn ra, nhưng vẫn tiếp tục bò lên phía trước. Hai tên lính khố xanh cao lớn nhảy xổ ra, lấy báng súng cán vào cổ tôi rồi trói gô tôi lại. Tôi trông về phía dốc, thấy Quế cũng đã bị trói. Quế la lớn :

-Chị Chính bị đạn rồi. Chúng nó giết mất chị Chính. Quân dã man!

Một tên lính mặt mũi hung ác, tát em một cái thật mạnh làm em lăn ra bờ khe. Chúng lại sốc em dậy và lôi đi.

Tất cả chúng tôi bị giải lên đồn Nhân Trung, và ngay tối hôm đó đưa lên đồn Yên Lĩnh, ở đó đã tụ tập tất cả bọn mật thám và đồn trưởng khét tiếng gian ác. Chúng kháo nhau :

-Đã bắt được con Chính trùm cộng sản Anh Sơn.

Cuộc hỏi cung bắt đầu. Chúng xếp bốn người ngồi một hàng ngang. Tên đồn trưởng Yên Lĩnh vụt rút súng lục bắn thẳng vào đầu đồng chí Thạch. Đồng chí Thạch rung rung, gục xuống, óc và máu bắn tung tóe lên mặt lên người chúng tôi. Tên đồn trưởng cười đểu cáng và hất hàm hỏi đồn dập :

-Lên đây làm gì ? Ai làm huyện ủy, xứ ủy, tỉnh ủy ? Vào rừng Vĩnh Giang bao lâu rồi ?

Tôi không trả lời một câu nào.

Đêm đó chúng treo Quế và tôi lên sàn nhà, như hai gói hàng lủng lẳng, máu ở miệng chúng tôi cứ rỉ ra, rỏ giọt xuống nền nhà. Ngày hôm sau, chúng hạ hai người xuống, dùng giày đá cho lăn lóc trong phòng. Sau mỗi cái đá, Quế lại lăn theo tôi như muốn che chở cho tôi. Thỉnh thoảng Quế hỏi :

-Chị Chính ơi, chị có sau không ?

-Không sau đâu em ạ - Chúng chỉ có thể giết thể xác chị em ta nhưng không mua được linh hồn ta đâu.

Quế gầm lên với bọn địch :

-Bay cứ đánh đi, đánh nữa đi, đánh tao thành bụi đi. Nhưng đừng có hòng cạy được bí mật trong lòng tao. Sống vì Đảng, chết cũng vì Đảng.

Tên đồn trưởng dựng Quế dạy quát :

-Tao sẽ giết chết mày cho hết nòi cộng sản. Chính tao đây đã tra tấn cha mày, và bây giờ… thằng ranh con, liều mà giữ mồm.

-Mày cứ giết đi. Cha tao cộng sản, anh tao cộng sản, tao cộng sản, và đàn em tao cũng sẽ là cộng sản, tất cả nhân dân Việt Nam là cộng sản. Mày không giết hết được đâu. Tao thách mày đấy.

Tên giặc tát mạnh vao mặt Quế, em lăn vào góc tường, máu từ miệng trào ra, người giật giật như lên kinh, hàm dưới vẹo về một bên. Tôi chồm dậy, lăn vào em và hét lớn :

-Quân dã man ! Chúng giết chết cả thiếu niến, đồng bào ơi!

Một tên mật thám lao tới, đánh mạnh vào người tôi, tôi lăn vào một góc và ngất đi.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 03 Tháng Chín, 2011, 01:46:58 pm
Ngày hôm sau, Quế lên cơn sốt mê man. Trong cơn sốt em vẫn luôn mồm hát những bài hát cách mạng.

« Hỡi tất cả công nông đứng dậy-Xô Nga kia đã phất cờ đầu… »

Tiếng hát của em đã làm một số lính canh cảm động, và nhất là động viên tinh thần nhiều đồng chí cùng bị bắt giam :

-Các đồng chí ơi! Hãy giữ vững như Cao Xuân Quế!

Hai ngày sau tôi bị giải về tòa mật thám Đô Lương. Rồi tôi được tin :Khi bọn địch biết chắc là Quế sẽ chết, chúng lại bèn giao Quế lại cho gia đình. Nhưng ngày mẹ đến nhận em, em đã chết trên cánh tay mẹ. Mẹ em đã kể lại trong hấp hối, em đã gọi tên tôi…

*

*          *

Trong phong trào mặt trận nhân dân 1938, cán bộ và quần chúng cách mạng thành phố Vinh-Bến Thủy thường nhắc tới một cuốn sách có giá trị là sách « Phòng thủ Đông Dương và họa chiến tranh ». Cuốn sách ấy không được xuất bản, và bọn cầm quyền thực dân ra sức lùng kiếm bản thảo để đem hủy đi. Nhưng bản thảo vẫn được chép lại làm nhiều bản, truyền từ tay người này sang người khác, truyền vào cả nhà lao làm tài liệu nghiên cứu cho cán bộ bị giam.

Tác giả cuốn sách đó là bí thư Đoàn thanh niên dân chủ thành phố Vinh-Bến Thủy biệt hiệu là Siêu Hải, tên thật anh là Nguyễn Nhật Tân. Đó là nột thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi, da trắng như con gái, nói năng vừa mềm mõng vừa hoạt bát. Hải học hết đệ nhị niên trung học thì bỏ học tham gia cách mạng. Ngoài hoạt động thanh niên, Hải còn viết bài cho các tờ báo của Đảng thời Mặt trận nhân dân, viết một số sách vạch trần những âm mưu nham hiểm của bọn đế quốc.

(http://btxvnt.org.vn/data/upload/file/dn/Image/nguyen%20ngoc%20uyen%20(sieu%20hai).jpg)
Đồng chí Nguyễn Nhật Tân, biệt hiệu là Siêu Hải (1915-1939)

Tôi biết Hải từ nhỏ. Chị ruột Hải, chị Nguyễn Thị Nhuận, là bạn đồng chí của tôi. Trước đây, mỗi lần đến nhà chị Nhuận, tôi vẫn gặp Hải. Tuy mới 13, 14 tuổi, Hải đã có chân trong Sinh Đội Đỏ, và hăng hái làm liên lạc cho cách mạng. Vì vậy, em bị mật bắt thám. Ở tòa mật thám, chúng dọa dẫm và dụ dỗ đến mấy Hải cũng chỉ có một mực nói :

-Tôi mới 13 tuổi, tôi chỉ biết đi học, đi học rồi về giúp đỡ bà. Tỉnh thoảng có đi chơi với bạn bè. Các ông nghi ngờ tôi lạ quá. Chẳng lẽ một thằng bé con như tôi lại đánh nổi các ông hay sao. Các ông có phải là lũ trèo me trèo sấu như chúng tôi đâu.

Bọn giặc lúng túng không tìm ra cớ gì, đành thả Hải ra.

Sau lần bị bắt, gặp tôi Hải chỉ cười. Tôi hỏi :

-Em không sợ thằng Bi-e à ?

-Cả thằng công sứ Mác-ti, cà khâm sai Nguyễn Khoa Kỳ, cả thượng thư Phạm văn Thổ, em cũng chả sợ. Chúng nó như lũ du côn, chỉ ưa dọa dẫm mà em thì chẳng sợ ai dọa.

Cha mẹ chết sớm, chị em Hải được bà nội nuôi nấng. Chính bà nội là người truyền thụ lòng yêu nước cho hai chị em. Chồng bà trước kia tham gia phong trào Văn thân. Gia đình trước sau vẫn là cơ sở cán bộ cách mạng. Khi chị Nhuận đi hoạt động cách mạng, bà nói :

 -Mày cứ an tâm mà đi với chị em đồng chí. Việc nhà có tao, đừng lo. Có nước thì mới có nhà, đó là lời mà ông mày lúc chết đi dặn lại đấy.

Làm công tác thanh niên, Hải đi vào mọi tầng lớp người trong thành phố, chú trọng tới tầng lớp nghèo khổ, nhất là thanh niên trong các xóm thợ. Anh có hàng trăm bạn thân ở các nhà máy xe lửa Trường Thi, điện Bến Thủy, Đê-pô-ga … Anh em thanh niên rất thích anh vì anh vui vẻ, chan hòa, và đặc biệt giải đáp những thắc mắc của thanh niên. Trong cuộc họp Đoàn thanh niên dân chủ ờ xóm Bắc-kỳ (Xóm thợ Trường Thi) một số thanh niên hỏi anh :

-Ở đây, tương lai ai là chủ nhà máy này ?
-Các đồng chí, ngay bây giờ chúng ta cũng là chủ rồi. Bọn xếp, chúng ta coi như tạm thời.
-Anh biết bao giờ thì chúng nó sẽ cút tất ?
- Khi cách mạng nổ ra, thì chúng nó sẽ cút tất.
-Anh có nghe tin gì về đồng chí Nguyễn Ái Quốc không ?
-Đồng chí hiện ở trong ta, trong lòng ta đây, và đang bắt tay bắt chân cho chúng ta hoạt động. Tất cả con đường cách mạng Việt Nam ngày nay đều do đồng chí chỉ đạo cả.

Cuộc biểu tình đón Gô-đa, đại diện Mặt trân nhân dân Pháp sang thanh tra Đông Dương, đã được Hải cùng Đoàn thanh niên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức rầm rộ ở Vinh. Anh đã đi diễn thuyết liên tiếp ở khắp các cơ sở thanh niên trong thành phố. Bọn địch gọi anh lên hỏi mấy lần để hâm dọa. Anh dựa vào những chiêu bài giả hiệu của bọn thực dân đã buộc phải đưa ra phong trào Dân chủ để cải lý với chúng. Chúng đành chịu thua.

Phong trào thanh niên thành phố càng lên, bọn địch càng lo sốt vó. Tên mật thám Om-be không ăn không ngủ được. Nó sang gặp tên Sứ và kêu :

-Tên Siêu Hải là một người tối nguy hiểm. Nó có lý luận và rất khôn khéo. Bọn vô sản tin vào nó lắm.

Mấy tên quan lại Nam triều cũng lo lắng, cứ đề nghị với tên Sứ ra lệnh bắt Siêu Hải. Nhưng tên Sứ bảo :

-Ông nên nhớ bọn nghị viện cộng sản ở Pa-ri to mồm lắm đấy. Và bọn cộng sản ở đây cũng rất ghê gớm, ta chỉ sơ hở một tí là chúng đã thông báo tới Pa-ri và có thể làm ta rầy rà. Ông có biết lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc của chúng hiện nay ở đâu không ? Đối thủ ghê gớm của chế độ ta ở Đông Dương đấy.

Nhưng tên Om-be vẫn tìm hết mọi cớ bắt cho được Hải. Nó vu cho Hải ba « Tội » :

-Kích động thanh niên làm rối trị an.
-Viết sách báo chống chính quyền.
-Có nhiều hiện tượng phá hoại


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 03 Tháng Chín, 2011, 01:53:04 pm
Chúng ta tấn Hải rất dã man, hòng mong lấy ở anh nhiều tài liệu. Nhưng chẳng được cái gì cả. Ngược lai, anh vận dụng lý lẽ công khai đập lại chúng, phản đối chúng. Ở ngoài, nổi lên phong trào quần chúng, nhất là thanh niên biểu tình, đưa đơn phản đối việt bắt Hải trái phép. Tên công sứ phải bảo tên Om-be thà anh ra. Nhưng tên Om-be thật nham hiểm, nó cố tình thủ tiêu anh, nên trong ba tháng bắt giam anh, nó đánh dập anh dữ dội, gây ra nhiều vết thương trong người. Hai tháng sau khi ra tù thì anh chết.

Đám tang của Siêu Hải thành một cuộc biểu tình khổng lồ tố cáo tội ác của chính quyền thực dân Vinh. Đông đảo thanh niên trong thành phố và thanh niên các huyện quanh thành như Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn đều kéo về dự đám tang.

Anh em ở nhà lao Vinh hồi đó có gửi ra một bài văn tế, tôi vẩn nhớ :

Tôi đã biết anh hai lần hạ gục
Vì lợi quyền anh chẳng quản xông pha
Còn đấu tranh anh vân cứ vào ra
Chốn  ngục thất với nụ cười ngạo nghễ.

Bệnh tình anh ngày một ăn sâu
Là vết tích những trận đòn tra khảo
Tinh thần anh như luồng gió bão
Thổi cho tan hết độ hun tàn


Đồng chí Siêu hải đã hy sinh. Nhiều đồng chí khác đả hy sinh trong phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh. Nhưng máu họ đổ xuống càng nhuộm đỏ thắm lá cờ của Đảng ta, của đoàn ta. Lớp lớp thanh niên noi gương họ, không ngừng tiến lên kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng, đứng đầu là Bác Hồ kính yêu.

Đồng chí NGUYỄN THỊ XÂN kể
LÊ NGỌC QUỲ ghi.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 24 Tháng Mười, 2011, 02:00:07 am
Những người nữ sinh cộng sản thành Huế

Lục chồng báo cũ bản công khai trước cách mạng tháng Tám nhất là vào những năm 1931-1932, 1939-1940 chúng ta thường đọc thấy những tin tức bọn thực dân và tay sai bắt bớ và kết án những người cộng sản. Có những tin đăng vắn tắt vài dòng nhưng gây nhiều xúc động, như tin tòa khâm sứ Trung-kỳ và viện Cơ-mật triều đình Huế kết án một lúc 80 người cộng sản, đăng trên tờ « Đông tây » số ra ngày 30-5-1931. Trong số 80 người Cộng sản đó có 11 người là con gái thành Huế tuổi từ 16, 17 đến 20, 21 là 7 nữ sinh. Có hai người bị án 4 năm tù, 3 năm quản thúc là Nguyễn Thị Quang Thái, 16 tuổi, nữ học sinh, và Nguyễn Thị Lài, 19 tuổi, nữ học sinh ; những người khác, người thì 2 năm rưỡi tù, 2 năm quản thúc, người thì 2 năm phạt giam, chỉ có một người có án nhẹ nhất là 2 năm tù án treo.

Tờ báo không bình luận gi về cái tin xúc động đó và không đưa ra một chi tiết nào có ích cho việc tìm hiểu hoạt động của những người con gái đó. Một sự tình cờ đã giúp tôi gặp một trong số những người nữ sinh cách mạng thành Huế 30 năm trước đây, đồng chí Nguyễn Thị Lý, hiện nay làm cống tác hộ sinh tại Hà Nội. Và qua câu chuyện trao đổi tôi hiểu được một phần các hoạt động của người con gái đáng yêu đó của đất sông Hương núi Ngự.

Trong số 11 con gái trên có người xuất thân trong gia đình lao động, có người xuất thân ở gia đình viên chức, giáo học, tiểu thương và có người xuất thân trong gia đình quan lại, làm việc ngay trong Triều. Và không phải tất cả 11 người đều là Cộng sản, có người là Đảng viên cộng sản như chị Quang Thái, chị Lài… có người là hội viên hội học sinh và có người là hội viên hội giải phóng phụ nữ. Xuất thân khác nhau, trình độ giác ngộ khác nhau, ở trong các tổ chức khác nhau, nhưng những người con gái thành Huế ấy cùng chung một lòng yêu nước yêu dân. Vì thế họ đều bị đế quốc và phong kiến kết vào một tội là cộng sản.

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, năm 1930 sau ngày Đảng thành lập, dưới sự lãnh đạo và cổ vũ của Đảng, phong trào cách mạng ở Huế phát triển mạnh mẽ. Có truyền thống từ phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh và đòi thả Phan Bội Châu những năm 1925-1926, phong trào học sinh ở Huế được Đảng lãnh đạo ngày càng phát triển. Phong trào học sinh ở trường nữ học Đồng Khánh khá mạnh. Bảy nữ sinh bị thực dân và phong kiến kết «  tội » hoạt động cộng sản nói trên đều là học sinh trường Đồng Khánh.

(http://3.bp.blogspot.com/_gBmPjl9dPHQ/TNoERwC8zBI/AAAAAAAAAPY/LtP1v2QGvRE/s400/dk1.jpg)
Trường nữ sinh Đồng Khánh (hiện nay là trường trung học phổ thông Hai Bà Trưng), một trong những cái nôi của phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên, học sinh thành phố Huế

Nữ sinh trường Đồng Khánh, cũng như các học sinh khác ở Huế và trong cả nước, rất kính phục cụ Phan Bội Châu. Nhờ phong trào dấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và thanh niên nên bọn thực dân phải trả tự do cho cụ Phan ; sau khi được thả ra, cụ về ở tại Huế. Mùa hè cụ thường sống trong chiếc thuyền con thả trên sông Hương, các mùa khác cụ ở một căn nhà gianh ba gian ở dốc Bến Ngự. Công việc chính của các cụ lúc này và cho đến khi mất là viết sách để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ đang lớn lên. Những nữ sinh tiến bộ trường Đồng Khánh thường rủ nhau, vài người một, đến thăm cụ Phan, hỏi chuyện cụ và nghe cụ nói chuyện. Cụ rất yêu mến thanh niên, cụ đặt cả biệt hiệu cho những nữ sinh mà cụ đặc biệt yêu mến, như cụ đặt cho chị Lài  cái tên rất đẹp-Liên Hương, nghĩa là hoa sen trên sông Hương. Cụ hay nói chuyện giải phóng phụ nữ với chị em đến thăm. Cụ có viết một quyển sách có tên là «  Vấn dề phụ nữ », trong đó cụ nói quan điểm của mình về công tác giải phóng phụ nữ. Sau những buổi đi thăm cụ Phan, chị em thường bàn bạc về việc cứu nước, chuyện giải phóng phụ nữ. Ai cũng muốn cứu nước, muốn giải phóng phụ nữ  nhưng không biết làm gì để cứu nước, để giải phóng phụ nữ. Nữ thanh niên Huế bị lễ giáo phóng kiến kìm hãm rất khắt khe ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày. Họ sống, bề ngoài trầm lặng nhưng trong lòng rất bực bội. Để « phá vỡ lòng kìm hãm », để gây phong trào « giải phóng phụ nữ » một số nữ sinh hăng hái của trường bí mật tập đi xe đạp-xe đạp nam giới, lúc này Huế chưa có xe đạp nữ giới-rồi công khai đi xe đạp qua phố, gây phong trào nữ sinh tập đi xe đạp, một diều mà dư luận ngay cả trong nữ giới cho là « đĩ thõa », đáng phỉ thổ. Họ mạnh bạo vượt qua dư luận phong kiến khác nhưng không biết để làm gì khác. Họ muốn được giải phóng nhưng không có hướng đi tới giải phóng.

(http://bee.net.vn/dataimages/201008/original/images461098_T4_co_2.jpg)
Nhà cách mạng Phan bội Châu (1867 - 1940)

Từ khi mới thành lập, Đảng đã chỉ toàn dân ta con giải phóng đồng thời chỉ ra cho con đường tự giải phóng : đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về nhân dân. Tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng được xây ngay ở lòng thành phố Huế khá nhiều. Tại trường Đồng Khánh chi bộ Đảng và Hội học sinh được thành lập vào năm 1930.

Các đảng viên và hội viên Hội học sinh phân công nhau đi giác ngộ các bạn bè. Họ khơi gợi cho chị em suy nghĩ về tình cảnh khổ cực, nỗi nhục nhã của người dân mất nước phải làm nô lệ, suy nghĩ về nhiệm vụ của người thanh niên, về những khẩu hiệu của Đảng cộng sản trong các truyền đơn thỉnh thoảng thấy xuất hiện trong thành phố mà một số chị em đã được đọc. Họ phân công nhau đi sát những chị em nào tỏ ra không sợ hãi khi nghe nói đến các tiếng yêu nước, cách mạng, cộng sản, kết bạn với những chị em đó và dần dà đưa cho những chị em đó xem báo chí và tài liệu tuyên truyền của Đảng-lúc đầu Hội học sinh ở Huế chưa ra được báo riêng. Tài liệu lúc đó ở Huế chưa có nhiều, chỉ có các quyển « A, B, C về chủ nghĩa cộng sản » bằng tiếng Pháp, « Bạo động Quảng Châu » (nói về Quảng Châu công xã) bằng tiếng Việt… Nhận báo và tài liệu của Đảng là thử thách bước đầu. Trải qua những thử thách khác, như tham gia cuộc đấu tranh phản đối việc kiểm soát thư của học sinh, làm một nhiệm vụ liên lạc nào đó, … chị em nào tỏ ra có tinh thần hăng hái thì được kết nạp vào Hội học sinh. Muốn được kết nạp vào Hội học sinh còn phải có ba điều không : không rượu chè, cờ bạc, trai gái trụy lạc làm hỏng người và hỏng việc cách mạng. Được giáo dục và rèn luyện trong Hội học sinh, một số học viên có tinh thần hăng hái nhất, kiến quyết nhất trong công tác cách mạng được kết nạp vào Đảng.

Chi bộ Đảng ở trường Đồng Khánh còn chú trọng giáo dục cho học sinh ý thức đoàn kết với công nông. Khi được tin công nhân Bến Thủy bãi công (5-1930), theo chủ trương của xứ ủy và tỉnh ủy, chi bộ và Hội học sinh ở trường đã tổ chức lạc quyên trong học sinh để ủng hộ các đồng chí Bến Thủy. Có những anh chị em còn bao nhiêu tiền trong túi đem ủng hộ hết, có những chị nhịn quà ăn sáng cả tháng để tiền ủng hộ. Theo gương công nhân Bến Thủy và hưởng ứng cuộc đấu tranh của anh em Bến Thủy, công nhân nhà máy điện Huế và công xưởng vôi Long Thọ đấu tranh với bọn chủ tư bản. Bọn chủ nhà máy điện Huế bắt công nhân làm việc cả ngày chủ nhật, trừ một vài ngày lễ còn quanh năm suốt tháng không được nghỉ. Một ngày tháng 8-1930 anh em kéo lên bàn giấy tên chủ đưa yêu cầu được nghỉ ngày chủ nhật.Tên chủ không chịu giải quyết, anh em cứ nghỉ ngày chủ nhật. Trước sự đoàn kết của tất cả công nhân, tên chủ đành chịu. Và từ đó công nhân được nghỉ ngày chủ nhật. Bị bóc lột thậm tệ, công nhân xưởng vôi Long Thọ, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, bãi công đòi tăng lương, anh em đấu tranh kiên quyết bọn chủ buộc phải nhượng bộ một phần. Nhưng cuối cùng chúng đã tìm bắt một đồng chí lãnh đạo và những công nhân đấu tranh kiến quyết nhất, trong số đó có đồng chí Thanh. Đồng chí Thanh là một học sinh năm thứ hai trung học, được Đảng giác ngộ và theo đường lối vô sản hoá của Đảng, theo yêu cầu của công tác, bỏ học vào làm công nhân ở xưởng vôi Long Thọ. Bị địch bắt và bị tra tấn dã man, đồng chí không hề khai nửa lời, cuối cùng bị chúng bắt đi đày. Chi bộ Đảng và Hội học sinh trường Đồng Khánh đã nêu tinh thần đoàn kết đấu tranh của công nhân tinh thần bất khuất của đồng chí Thanh cho đảng viên, hội viên và chị em học sinh trong trường học tập.

Theo gương công nông Nghệ-Tĩnh, nông dân làng Truồi ở ngoại vi thành Huế đoàn kết đấu tranh đòi chia lại ruộng công. Chính quyền thực dân và phong kiến ở Huế bắt một nông dân mà chúng nghi là cầm đầu cuộc đấu. Hơn một trăm anh chị em nông dân làng Truồi bèn kéo lên Huế biểu tình đòi thả người bị bắt. Chị em tiểu thương và nhân dân ở chợ An-Hòa bãi thị để ủng hộ cuộc đấu tranh của nông dân. Công nhân và học sinh cũng tỏ thái độ ủng hộ. Sức mạnh đoàn kết đấu tranh đó đã buộc địch phải thả người bị bắt. Chi bộ Đảng và Hội học sinh trường Đồng Khánh lấy việc giáo dục tinh thần đấu tranh cách mạng cho học sinh.

Trong những ngày đấu tranh thống nhất  trong cả nước chống đế quốc nhân dịp những ngày kỷ niệm lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế như 1-5, 1-8, 7-11… các đảng viên và hội viên Hội học sinh trường Đồng Khánh thường tổ chức việc rải truyền đơn ở trong trường và tham gia việc rải truyền đơn ở các phố. Các đồng chí nam giới ở các cơ sở khác cũng rải truyền đơn và phụ trách việc treo cờ Đảng ở các nơi. Có lần không biết làm cách nào mà anh em treo được cờ Đảng ngay trên cột cờ thành phố và cả trên cổng thành : Ngày 1-8-1930, ngày phản đối chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Quốc, các đảng viên và Hội học sinh trường Đồng Khánh đã rải truyền đơn khắp các lớp trong trường ; ngăn kéo bàn cô giáo, vở học sinh, đâu cũng có truyền đơn. Đốc trường, giám thị và một số cô giáo lo sợ xanh mắt, còn học sinh thì vừa ngạc nhiên vừa khâm phục. Ở các trường khác cũng có rải truyền đơn như vậy. Sau ngày đó bọn cầm quyền thực dân và tay sai phong kiến ra lệnh đuổi một số học sinh mà chúng cho là những « phần tử khả nghi ». Học sinh trường Đồng Khánh đã họp mít tinh phản đối việc đuổi học sinh không có duyên cớ. Các chị Quang Thái , Lài…là những người đứng đầu cuộc đấu tranh ; trước sức đoàn kết chặt chẽ của học sinh toàn trường, bọn địch chưa dám khủng bố ngay. Nhưng từ sau đó chúng cho mật thám theo dõi chị em sát hơn. Có một số chị em học sinh ra lo lắng. Gia đình đoán biết chị em đọc báo cộng sản, tham gia đấu tranh nên chửi mắng, đánh đập chị em, ngăn cấm không cho chị em hoạt động. Các Đảng viên và hội viên vững vàng của Hội học sinh đi sát giữ vững tinh thần cho từng người. Tờ báo của Hội học sinh : « Người học trò » (từ tháng 7-1930 với sự giúp đỡ của Đảng, Hội học sinh được ra báo riêng của mình)- cũng góp phần củng cố và cổ vũ tinh thần đấu tranh của chị em. Một số báo sau ngày đấu tranh lớn 1-8 và lúc địch tăng cường khủng bố viết : « Chúng (bọn đế quốc và phong kiến) đã quyết sống chết tìm cho ra anh em cộng sản… Nhưng anh chị em chúng ta… vẫn một mực tiến theo con đường cách mạng, vẫn hành động như thường »… « Có hy sinh cho lợi ích chung thởi ta mới có lợi ích riêng ». Các bài báo lúc đó đều ngắn, gọn, dễ hiểu. Cán bộ, đảng viên và quần chúng nhớ rất kỹ, rất lâu những điều nói trong bài báo và làm theo những điều đó. Mọi người đều coi những lời báo viết là lời của Đảng, của toàn thể. Lời Đảng, lời toàn thể nói rất chí tình, chí lý. Nhưng với người cách mạng khi cần thiết phải hy sinh và có tinh thần hy sinh vì lợi ích chung. Vì lợi ích của cách mạng thỉ hy sinh không phải là việc khó. Đối với học sinh trường Đồng Khánh và các trường khác ở Huế, tinh thần bất khuất của đồng chí Thanh, người học sinh – công nhân xưởng vôi Long Thọ là một tám gương gần gũi về tinh thần hy sinh của người học sinh cách mạng.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 30 Tháng Mười, 2011, 12:27:16 am
Cũng như lúc trước, các tổ Đảng và các Hội học sinh trường Đồng Khánh vẫn sinh hoạt đều đặn và không ngừng công tác trong học sinh. Đến ngày sinh hoạt tổ - thường định vào thứ năm hay chủ nhật – là những ngày nam nữ học sinh và thanh niên thành phố hay đi thăm các thắng cảnh thuộc thành phố. Chị em trong tổ (tổ thường gồm 3, 4 người) hẹn nhau đi thăm chùa Thiên Mụ lúc tới lăng Minh Mệnh hay lăng Tự Đức, nhưng thường là trên núi Ngự Bình. Có lúc họ mang theo thẻ hương làm như người đi viếng mộ trên núi. Nhưng bên trong thẻ hương hay bên trong tờ báo « Tiếng dân » (báo xuất bản công khai ở Huế lúc đó) có dấu rất nhiều tài liệu cộng sản. Kể họ cũng bạo gan, song là nữ sinh, ăn mặc như những nữ sinh khác, cũng áo tím dài tha thướt, cũng nón bài thơ duyên dáng, hòa lẫn trong đám người đi chơi núi co ai đoán được công việc họ lúc này. Núi Ngự Bình không reo quanh năm suốt tháng và rải rác nơi nay nơi khác có những nấm mộ. Xây ẩn núp dưới các lùm cây. Tùy tình hình, khi thì họ tới bên một góc thông già xung quanh không có người, khi thì tới bên một ngôi mộ vấng, thì thầm trao đổi tình hình, bàn bạc công việc hay đọc báo Đảng, bên mùi hương phản phất. Nhưng bọn mật thám chó săn vẫn theo sát họ và sau này khi họ bị bắt mới biết chúng chụp được ảnh họ họp trên núi Ngự.

(http://baodanang.vn/dataimages/201103/original/images614230_Untitled_1.jpg)
Nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng (1867-1947) và báo Tiếng Dân do ông chủ bút. Báo Tiếng Dân là cơ quan ngôn luận đầu tiên của miền Trung, là tiếng nói của nhân dân miền Trung. Những bài viết trên báo nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, giác ngộ ý thức chính trị cho các tầng lớp nhân dân nhất là trí thức, học sinh miền Trung thời bấy giờ. Đồng thời báo Tiếng Dân còn là diễn đàn chính trị tố cáo, vạch trần âm mưu thủ đoạn chính trị của đế quốc tay sai.

Do thiếu tinh thần chịu đựng tra tấn của địch, một kẻ ở trong tổ chức cách mạng đã hèn nhát phản bội khai ra tổ chức của mình. Kẻ địch từ đó lần ra đầu mối tổ chức và bắt hàng loạt người cách mạng ở Huế, trong số đó có 7 nữ sinh trường Đồng Khánh. Khác với các nơi khác, ở Huế thực dân Pháp không ra mặt bắt bớ và tra tấn những người cách mạng mà chúng dùng bộ máy cai trị của triều đình Huế làm việc đó. Những người bị bắt bị đưa vào phủ Thừa để lấy cung. Không ai chịu khai, chúng đưa họ sang bên Hộ Thành để tên đầu lao bên Hộ Thành tra tấn. Tên đề Hộ Thành hồi ấy tên là Mậu, gọi là đề Mậu, một tên rất gian ác, mặt đen, mắt long sòng sọc. Nó bắt lính Hộ Thành dùng đủ các thứ roi gậy những người bị bắt đến bật máu. Chị em nữ sinh bị bắt khi gặp nhau trong nhà giam đã nhắc nhụ nhau không khai, cắn răng chịu đựng. Nó bắt chị em đeo gông và quỳ trên sỏi. Gông thì đè nặng trên vai, sỏi thì đâm vào đầu gối, chị em bị ép giữa hai sức nặng, đau đớn, nhức nhối. Mặc, không ai khai. Nó dùng điện tra tấn. Dòng điện như con dao nhọn khoáy vào óc, vào tim, vào toản thân, nhiều chị ngất đi. Vẫn không một lời khai nào có hại cho cách mạng. Không có chứng cớ gì, tòa khâm sứ Trung-kỳ và viện Cơ-mật triều đình Huế vẫn kết án chị em cũng như những người cách mạng khác. Chúng không đưa chị em ra tòa xét xử gì, chỉ sau khi định án chúng mới gọi từng người một lên phủ Thừa để ký nhận án. Được một người lính báo cho biết trước, chị em bàn nhau và quyết định không ai ký nhận án cả, mà trái lại, viết lên bản án khẩu hiệu : Đả đảo đế quốc Pháp ! Đả đảo Nam triều phong kiến ! Ở phủ Thừa có tên chúa tỉnh Kiều Hủ Hỷ, một con dê già, rất mê chị H.T.L. Nó dụ dỗ chị lấy nó, nó sẽ cho chị trắng án. Chị người đẹp, nước da trắng, mặt trái xoan, mắt bồ câu, miệng cười rất xinh, có thể gọi là một trong số « hoa khôi » của trường Đồng Khánh. Chị mắng vào mặt tên Thừa phủ khốn nạn đó và chịu ngồi tù cùng chị em đồng chí.

Cùng với những người cách mạng khác, chị em bị giam ở lao Thừa phủ. Mười một người trong một phòng chật hẹp. Ăn uống rất thiếu thốn, bẩn thỉu, chế độ nhà tù rất vô nhân đạo nhưng không ảnh hưởng đến tinh thần cách mạng. Trong tù anh chị em vẫn tiếp tục công tác cách mạng. Để biều thị lòng căm thù đế quốc và tinh thần kiên quyết đấu tranh, chị Lài đã cắn ngón tay lấy máu viết lên tường nhà lao khẩu hiệu : « Đả đảo đế quốc Pháp ! ». Những cuộc la ó phản đối khủng bố trắng ở Nghệ-Tĩnh, phản đối việc tra tấn đến chết một số người cách mạng bị bắt, những cuộc làm reo đòi cải thiện nhà tù,… luôn luôn nổ ra.

Anh chị em rất chú trọng công tác vận động binh lính. Người dân Huế thường xem lính Hộ Thành là hạng lính rất ác vì họ chuyên lam việc bắt bớ và tra tấn những người cách mạng. Nhưng chị em nữ sinh bị tù và các đồng chí khác nhận định rằng phần đông trong bọn họ vốn là nông dân lao động bị áp bức bóc lột, vào lính cũng bị áp bức bóc lột, họ chẳng qua vì không hiểu biết mà trở thành công cụ của bọn thực dân và phong kiến mà thôi, có thể giác ngộ họ được. Và anh chị em kiên trì giác ngộ họ chỉ cho họ thấy gia đình họ bị áp bứ bóc lột, bản thân họ bị tên đề Hộ-thành và bọn quan trên áp bức bóc lột, khinh liệt. Nhiều người nghe ra lẽ phải đối đãi tốt hơn với anh chị em cách mạng bị cầm tù. Một số hăng hái còn giúp cả việc liên lạc giữa anh em bị giam ở các gian, các dãy khác nhau và có khi cả với các đồng chí qua việc nhắn tin cho gia đình những người bị tù. Có người lính biết anh chị em cách mạng bị tù vẫn viết thư cho các đồng chí mình ở ngoài nhưng tảng lờ như không biết, nhờ đó trong ngoài vẫn liên lạc được với nhau. Anh chị em trong tù và ở ngoài viết thư công tác cho nhau bằng lối chữ đặc biệt, trật tự các chữ cái đảo ngược, ví dụ viết chữ t thì có nghĩa là đ, viết chữ v thì có nghĩa là c vân vân. Thư đề ở lỗ thứ ba chân tường nhà lao, vào một giờ vắng người qua lại, anh chị em ở ngoài cứ việc đến đó giả vờ đi tiểu cúi xuống lấy thư và để thư của mình lại.Trên chòi cao lính canh có trông thấy cũng quay mặt đi nơi khác làm như không biết. Tiến lên một bước, anh chị em cách mạng bị tù còn hướng dẫn cho lính Hộ thành cách đấu tranh chống bọn chỉ huy tàn ác. Họ đã vận động nhau tất cả cùng ký vào là đơn vạch 22 tội của tên đội Mậu và đòi hỏi thải hồi tên đó. Trướng sự đoàn kết của lính Hộ thành bọn thực dân và phong kiến cuối cùng cũng phải đổi tên đề Mậu đi nơi khác.

(http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/61816_154768491208129_152086658142979_386394_5654471_n.jpg)
Nhà lao Thừa Phủ, nơi này nguyên là trại thuỷ sư (đơn vị đồn trú của Thuỷ binh nhà Nguyễn). Năm 1899 thực dân Pháp và chính quyền tay sai biến nơi đây thành nhà giam chính của Phủ Thừa Thiên và Nhà lao Thừa Phủ ra đời từ đó. Tại đây, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai đã giam giữ, tra tấn dã man nhiều thế hệ nhà cách mạng tiền bối, những đảng viên cộng sản trung kiên, học sinh, sinh viên và đồng bào yêu nước như các đồng chí: Tố Hữu (1920-2002), Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), vợ chồng Võ Nguyên Giáp (1910) - Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944), Lê Viết Lượng (1905-1987), Lê Tự Nhiên (1912-1970), Hải Triều (1908-1954), Lê Chưởng (1914-1973) và hàng ngàn anh hùng chiến sỹ vô danh khác... Ngay tại địa ngục tội ác này ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần đoàn kết đấu tranh niềm tin son sắt của các chiến sỹ luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, vào Đảng vào Bác Hồ, là vũ khí sắc bén, làm cho kẻ thù phải kính nể và khiếp sợ. Nơi này cũng đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Võ Quê sáng tác bài thơ "Thừa Phủ ơi lòng ta hồng biển lửa" khi ông bị tạm giam tại đây trước khi bị đày ra Côn Đảo vào tháng 05 năm 1972. Tác phẩm này sau đó được nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên phổ nhạc và trở thành một ca khúc quen thuộc của phong trào sinh viên, học sinh đấu tranh yêu nước ở các thành phố lớn như Huế, Sài Gòn...trong Kháng chiến chống Mỹ.

Một công tác khác được tổ chức Đảng trong lao Thừa phủ đặc biệt chú trọng là công tác giáo dục đảng viên và quần chúng ; tổ chức Đảng đã biến nhà tù đế quốc và phong kiến thành nơi rèn luyện người cách mạng cả về tinh thần lẫn lý luận. Trong gian, các nữ chính trị phạm, dưới sự hướng dẫn của chị Lài, chị em thảo luận về chủ nghĩa cộng sản, củng cố và mở rộng những hiểu biết của mình qua cuốn “A, B, C, về chủ nghĩa cộng sản” và các tài liệu khác được đọc trước khi bị bắt, rút kinh nghiệm công tác ở trường. Sinh hoạt trong nhà lao đối vớ thường phạm thường âm thầm nhưng đối với người cách mạng thì vẫn vui vẻ. Chị em làm thơ, đặt bài hát. Chị Quang Thái đã làm bài thơ dưới đây trong nhà lao Thừa phủ “

   “Mười sáu năm nay sống ở đời,
   Nhân tình nghĩ đến lệ đầy vơi.
   Trông phường đế quốc, lòng ngao ngán,
   Nghĩ đến lao tù, dạ rối bời.
   Quyết chí hy sinh lòng tận tuỵ
   Dốc lòng phấn đấu, mặc đầu rơi.
   Ngọn cờ vô sản bao giờ phất
   Chín suối hồn ta mỉm miệng cười”


Không chỉ có chị Quang Thái làm thơ mà tất cả anh chị em đều làm thơ. Khi hay tin sớm mai có đồng chí bên dãy nam giới lên đường đi đày, chị em đã cùng làm một bài hát tiễn theo điệu nam bằng, mỗi người làm một vài câu tiếp nhau. Bài hát có những câu :
   
   “Tiếng người rầm rộ bên lao,
   Bóng người sao ?
   Giựt mình nghe ngóng,
   Lòng những nao nao… Sao chống nổi phong trào
   Nọ lo chi,
   Đây rồi cũng có ngày
   Nhân dân vùng dậy đấu tranh
   Diệt tan quân thù…”


Và đồng chí bị đi đày đó hôm lên đường có làm bài thơ dặn vợ là mình vì cách mạng mà phải hy sinh tình chăn gối, nay phải đi đày đành lỗi hẹn vợ chồng, vợ ở nhà cứ đi lấy chồng khác. Và nếu người vợ còn nhớ tình cũ nghĩa xưa thì hãy tham gia cách mạng, đi theo cong đường của chồng đang đi, góp phần giải phóng nhân dân (Bài thơ dặn vợ của đồng chí Lê Viết Quang). Bài thơ này nói lên lòng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa của người cách mạng được phổ biến rộng rãi cho chị em cách mạng ở Huế lúc ấy.

Trong lao anh chị em còn tổ chức được cả giải trí. Họ đánh cờ, đánh bài và đặt ra các trò chới. Thú vị nhất là trò chơi “thú tội” : một người đóng vai bề trên, những người khác lần lượt đến “thú tội với bề trên và xin bề trên giúp đỡ. Có hai cặp đã thú “tội” yêu thầm trộm nhớ nhau, đó là anh N.G. yêu chị Đ.T, anh H.T yêu chị L.T. Xét ra “tội” đó là chính đáng, anh chị em đã giúp đỡ cho họ thực hiên điều ước mong ấp ủ trong lòng.

Chị em nữ sinh còn trao đổi với nhau về những vấn đề ở trường, về học tập và bàn bạc lúc ra khỏi nhà tù thì làm gì. Mỗi người có dự định riêng của mình nhưng tất cả đều cùng một ý kiến sẽ tiếp tục công tác cách mạng trên cương vị của mình.

Hơn 30 năm đã qua kể từ khi báo chí đăng cái tin bọn thực dân và phong kiến kết án những người nữ sinh yêu nước và cộng sản thành Huế. Từ đó đến nay trên đất nước ta đã diễn ra biết bao sự kiện quan trọng, biết bao sự biến đổi lịch sử to lớn. Những người cộng sản cùng với nhân dân đã quét sạch bọn thực dân và xoá bỏ chế độ phong kiến trên một nửa đất nước.

(http://www.vietstamp.net/data%5C2008%5C05%5C24%5C16583467_product.jpg)
Tổng khởi nghĩa ở Huế trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

Hơn một nửa dân tộc Việt Nam, hơn một nửa số phụ nữ Việt Nam đã được hoàn toàn giải phóng đang cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, hạnh phúc trên miền Bắc. Trong số những người nữ sinh và con gái cách mạng thành phố Huế bị bọn thực dân và phong kiến cầm tù năm 1930-1931, có những người đã mất như chị Quang Thái, chị Lài… không được thấy quang cảnh Huế những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945, không được thấy cảnh tượng giải phóng, tự do ở miền Bắc, không được thấy thời kỳ lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, ý chí cộng sản trở thành những điều mà nhân dân và chính quyền hết sức ca ngợi, cổ vũ. Cũng như bao nhiêu liệt sĩ, tử sĩ khác,họ đã chết cho sự giải phóng của nhân dân, cho lẽ phải và vinh dự của con người. Có những người hiện sống ở miền Nam đang cùng nhân dân hăng hái đấu tranh chống quân thù Mỹ - Diệm, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà họ đã tham gia từ hơn 30 năm trước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có những người sống trên miền Bắc đang mang hết sức mình ra góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mơ ước từ những ngày tuổi trẻ. “Cờ vô sản” đã và đang phất mạnh mẽ trên đất nước ta và sẽ phất mạnh mẽ, vững vàng cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa cộng sản trên cả nước ta và toàn thế giới. Các liệt sĩ của chúng ta có thể “mỉm cười nơi chín suối”. Thế hệ thanh niên ngày nay đã không để cho mình phải thẹn với lớp thanh niên cộng sản tiền bối.

(http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRjqtLI-Odx5IyT5CfPSfCMihUoEXuEifpyJ4S9rq7Vth--6OLnEe1-ZwdZ)
Nữ sinh trường trung học phổ thông Hai Bà Trưng (trường nữ sinh Đồng Khánh cũ), Huế ngày nay

Đồng chí NGUYỄN THỊ LÝ kể
HIỀN NHƯ ghi


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: BOM BI trong 27 Tháng Giêng, 2012, 08:12:43 pm
Cờ Đảng trên núi Bài Thơ

Ai đến đấ mỏ cũng biết núi Bài Thơ. Đó là ngọn núi đứng án giữa thị xã Hòn Gai và vịnh biển. Từ đỉnh đến chân núi có nhiều mợp đá lởm chởm, trông xa như những cái gai khổng lồ, nên người ta gọi đây là Hòn Gai. Nghe nói hồi thế kỷ 18, chúa Trịnh đi qua đây, thấy núi đẹp, trèo lên chơi và đề thơ vào vách núi. Từ đấy núi mang tên là Bài Thơ.

Sau khi Đảng ra đời, phong trào công nhân vùng mỏ ngày một lên cao. Một số chi bộ đã được thành lập. Đâu đâu cũng sôi sục bàn chuyện đấu tranh.

Gần đến ngày 1-5-1930, chi bộ Đảng Hòn Gai chúng tôi họp bàn ở lán Đạo trên Ba Đèo, quyết nghị : Nhân ngày 1-5 này, phải dùng nhiều hình thức phát động ý thức giác ngộ của giai cấp công nhân mỏ, làm cho mọi người hiểu biết thêm về Đảng, thấy rằng được Đảng luôn luôn ở giữa những người thợ mỏ bất chấp đàn áp khủng bố. Tôi được giao nhiệm vụ treo cờ Đảng trên núi Bài Thơ và tắt điện cho các đồng chí rải truyền đơn, dán áp phích vào đêm trước ngày kỷ niệm. Nhà tôi ở chân núi Bài Thơ, và tôi là tài xế ô-tô, có biết ít nhiều về điện. Tuổi thanh niên thật là hăng hái. Nhận nhiệm vụ, tôi biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng lòng tôi rất hồ hởi. Ngày đêm tôi nghĩ cách để làm tròn nhiệm vụ.

(http://farm6.static.flickr.com/5288/5239820557_258ebdd5a6_z.jpg)
Ngọn cờ Đảng trên núi Bài Thơ

Lúc còn bé, nhiều lần tôi thường rủ mấy người bạn trèo lên núi Bài Thơ chơi. Dần dần tôi thuộc đường lên, đường xuống, biết chắc có một chỗ khó vượt qua nhất, thường phải đạp chân vào mấy mợp đá rồi đưa hai tay vít lên. Tôi cũng đã nhắm được chỗ cắm cờ là một mặt đá rộng bằng chiếc chiếu có những kẽ hở. Rồi tôi tìm sẵn một cái cây làm cán cờ và một cuộn dây. Lúc đầu, chúng tôi định may cờ ở nhà một anh thợ may vốn là cơ sở quàn chúng tốt. Nhưng cửa hàng anh đông người ra vào, chúng tôi sợ lộ, nên phải giao cho chị cả Khương may cờ. Chị cả Khương rất khéo tay, may ngay được là cờ bằng mặt bàn, có hình búa liềm rất cân xứng. - Chuẩn bị cho việc tắt điện của nhà máy điện cọc 5, tôi đã để sẵn ở dưới cầu Kinh Liêm, cạnh cột điện cao thế, hai sợi dây đồng đành thành móc và hai cuộn dây gai.

Chiều 30-4

Cơm nước xong, tôi vẫn mặc nguyên bộ quần áo anh lao động, đi thơ thẩn trước nhà. Dưới lần áo, tôi đã giấu sẵn cuộn dây và lá cờ.Trời nhá nhem, tôi lần đến chân núi Bài Thơ và bắt đấu trèo. Tôi đã quen đường, lại vẫn nom rõ cái bờ đá, kẽ núi, nên trèo rất nhanh. Màu áo xanh lẫn với màu cây núi, chẳng ai nom rõ tôi. Qua chỗ nguy hiểm đã biết trước, tôi đu người một cách nhẹ nhàng. Tôi mỉm cười tự hỏi : biết mấy anh bạn đã từng trèo núi chơi với tôi có biết rằng những cuộc đi chơi đó có ích cho tôi biết chừng nào !

Chẳng mấy chốc, tôi đã lên đến mặt bằng trên đỉnh núi. Tôi rút lá cờ dưới lần áo ra, luồn ngay vào cái cây làm cán đã có sẵn, rồi lấy dây gai buộc chặt hai đầu. Một thoáng là tôi đã cắm được cán cờ vào một kẽ đá. Trên núi cao này nhiều gió lắm, lá cờ vừa mới cắm tung bay phần phật. Tôi đứng một lúc, lặng nhìn xuống chân núi. Cả Hòn Gai đang sáng đèn và tấp nập người đi lại. Xe lửa phụt khói, nhà sàng chạy ầm ầm, cân trục trên bến cảng chuyền mình rót than xuống tàu. Ngày mai, cả Hòn Gai, cả khu mỏ, và bọn địch nữa sẽ thấy là cờ Đảng này phấp phới trên đỉnh cao nhất của núi Bài Thơ. Đảng ra đời, Đảng đến với giai cấp ta, Đảng mãi mãi còn đây. Nghĩ thế, tôi thấy lòng phấn chấn vô cùng, một mình mỉm cười vươn vai trong đêm tối.

Đường xuống khó khăn hơn đường lên nhiều, vì lúc này trời đã tối mù tối mịt, lối núi dốc lắm, đi xuống bao giờ cũng dễ trượt chân. Tôi phải nằm bẹp mà bò lùi, hai chân đạp xuống phía dưới tìm lối, hai tay vẫn bíu lấy những mợp đá phía trên, bụng cứ lo không may ngã mà mất mạng. Nhưng tôi lại nghĩ : Dẫu có chết lúc này cũng đã làm xong nhiệm vụ treo cờ, trước sau đều vì Đảng, vì cách mạng, chẳng có gì đáng phàn nàn cả.

Cuối cùng tôi xuống dưới chân núi Bài Thơ, thở phào một cách khoan khoái. Tôi còn ngoái nhìn lên đỉnh núi một lần nữa, rồi chạy về trụ sở bí mật của Đảng, báo cáo với ban cán sự của Đảng. Tôi được lệnh phải đi tắt điện ngay để đồng chí rải truyền đơn, dán áp phích có điều kiện hoạt động.

(http://farm6.static.flickr.com/5009/5239819693_50dd39770b_z.jpg)
Núi Bài thơ với ngọn cờ đã được nhạc sĩ Hoàng Vân dùng làm câu kết trong bài “Tôi là người thợ lò” (“Phất cao ngọn cờ trên núi Bài Thơ năm xưa ta đi tới”)

Tôi vội theo đường sát mé chân đồi ra cầu Kinh Liêm. Đường tối, vắng,hai bên là lau lách, cũng chẳng tên lính tuần nào biết mà lần theo. Tới cầu Kinh Liêm, tôi tháo cuộn dây gai ra, một đầu buộc vào hai móc đồng, một đâu buộc hòn đá. Tôi lấy hết sức mình ném hòn đá vòng qua phía trên những dây điện. Chỉ nghe một tiếng bụp ở đằng kia, không ai hay biết gì cả. Tôi chạy sqang bên kia đường, tìm đầu dây có buộc hòn đá mà kéo cho hai cái móc đồng lên tới những đâu dây điện. Bỗng : một tiếng nổ xoẹt, một ánh lửa xanh lòe lên. Và tất cả trăm ngàn ngọn điện từ Hòn Gai đến cọc 5 tắt ngấm. Khu mỏ ven biển chìm trong bóng tối. Đứng trong bãi sú ẩm ướt và đen như mực tại câu Kinh Liêm, tôi sung sướng tưởng tượng ra cảnh các đồng chí tôi giờ này ở khắp nơi, cổng nhà máy, bến tàu, rạp hát, cửa kho, đường xe, đang hối hả tung truyền đơn, dán áp phích, mà bọn địch chịu bó tay, có mắt như mù…

Ngày mai, tiếng nói của Đảng sẽ đến với hàng ngàn, hàng vạn người thợ mỏ - ngày 1-5 bất diệt của nhân dan lao động toàn thế giới !

Sáng hôm sau, bọn địch lồng lộn lên. Chủ nhất gắt chủ nhì, chủ nhì quất đốc công, đốc công quát cai ký. Mật thám tủa ra khắp đường khắp ngõ. Lính tuần sục sạo mọi nơi. Mặt những tên đội Pháp hầm hầm, đỏ gay. Nhưng đã muộn rổi ! Mọi người dân mỏ trong ngoài thị xã Hòn Gai đã trông thấy lá cờ Đảng trên đỉnh cao của núi Bài Thơ. Người ta sung sướng nhìn nhau và nhìn lên đỉnh núi, bàn tán :

- Làm sao mà tài thế hở anh ?

- Chẳng tài mà lại làm được cộng sản

Qua sự việc này, chúng tôi hiểu rằng : Đảng luôn luông sống giữa lòng ngưới thợ mỏ và người thợ mỏ luôn luôn hướng về Đảng.

Đồng chí NGUYỄN VĂN THÀNH kể
QUYẾT SINH ghi


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: BOM BI trong 27 Tháng Giêng, 2012, 08:18:24 pm
Cộng sản giỏi thật

Cuối năm 1931 đầu năm 1932, khi phong trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh và phong trào đấu tranh ở nhiều nơi trong nước bị đàn áp dã man tạm lắng xuống, hàng vạn cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, cộn sản, tự vệ, và những người yêu nước bị bắt, bị tù đày, kẻ địch tuyên bố : “Cộng sản đã bị tiêu diệt”. Chính quyền tên toàn quyền Pi-e Pa-ski-ê trong hội nghị của chính phủ thực dân Đông Pháp đầu tháng 12-1931cũng huyênh hoang nói là tất cả cán bộ Đảng đã bị bắt, chỉ còn một nhúm Đảng viên thường, trung thành với học thuyết của Lê-nin nhưng đã mất tinh thần, không hoạt động gì có hiệu quả.

Chúng lầm, Đảng cộng sản Đông dương của chúng ta không bị tiêu diệt và không thể bị tiêu diệt.

Ở Cao Bằng, trong những năm 1930 – 1931, thanh niên chưa có hoạt động gì lớn lắm, nhưng được sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng bộ - tổ chức Đảng đầu tiên ở Cao Bằng, thanh niên đã có những cuộc đấu tranh lẻ tẻ. Thanh niên công nhân mả thiếc Tĩnh Túc tham gia rải truyền đơn, treo cờ đỏ ở mỏ nhân những ngày kỷ niệm quốc tế ; thanh niên nông thôn chống các tệ tục, chống nạn hà lạm, sách nhiễu của cường hào ; thanh niên người Tày ở trường tiểu học thị xã Cao Bằng bãi khoá bỏ học để phản đối giáo dục nô dịch và nhồi sọ. Được Đảng giáo dục lòng yêu nước, chúng tôi ghét bọn đế Pháp cướp nước ta, chúng tôi không muốn học cả chữ Pháp.

Thi hành các nghị quyết của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (tháng 10-1930) và hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai (tháng 3-1931) về công tác vận động thanh nie6 và tổ chức đoàn thanh niên cộng sản, Đảng bộ Cao Bằng từ giữa năm 1931 tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn ở Cao Bằng. Khoảng tháng 7, tháng 8-1931, Đảng cử sáu thanh niên sang Long Châu (Trung Quốc), (Đảng bộ Cao Bằng có sự liên lạc mật thiết với Đảng bộ Đảng cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây và được Đảng anh em giúp đỡ nhiều) dự lớp huấn luyện chính trị do một số cán bộ Đảng ta công tác ở đó mở, để về tổ chức Đoàn thanh niên. Lớp do hai đồng chí Hoàng Văn Thụ và Hoàng Đình Rong tức Văn Tư phụ trách. Đến cuối năm 1931 đầu năm 1932 thì tồ chức Đoàn thanh niên cộng sản chính thức được thành lập ở Cao Bằng, đầu tiên là ở huyện Hoà An. Một số thanh niên nông dân và học sinh người Tày chúng tôi sau khi được tuyên truyền và thử thách đều được kết nạp vào Đoàn trong dịp này. Trong số những thanh niên đầu tiên được kết nạp vào Đoàn có cả mấy nữ thanh niên 16,17 tuổi. Bản thân tôi được đồng chí Sầm Sơn, một đảng viên và bạn cùng học, tuyên truyền và thử thách công tác. Tôi nhớ lần đầu tiên được làm một công tác cách mạng là ngày 1-5-1931. Hôm đó đồng chí Sầm Sơn giao cho tôi việc cắm cờ trên đồn lính tây ở thị xã. Lòng hồi hộp và thích thú, tôi đã cắm được ở nơi Đảng yêu cầu. Mấy tháng sau khi được kết nạp vào Đoàn, do hoạt động hăng hái, tôi được kết nạp vào Đảng và được Đảng giao cho công tác thanh niên.

Tổ chức Đoàn ở Cao Bằng lúc ấy như thế nay : thôn có tổ, các tổ ở mấy thôn gần nhau họp lại thành liên tổ, xã có chi bộ đoàn, tổng có tổng uỷ đoàn, huyện có huyện uỷ đoàn… huyện uỷ đoàn Hoà An được thành lập năm 1932. Tôi được Đảng cử vào huyện uỷ và được phân công cùng một số đồng chí khác phụ trách công tác giao thông liên lạc của Đảng, đồng thời phụ trách phong trào ở một số xã. Trong phạm vi tôi được phân công, có thị xã Cao Bằng. Tấ cả các cán bộ huyện uỷ đoàn lúc bấy giờ đều bán thoát ly, vừa tham gia sản xuất với gia đình, vừa tham gia công tác Đoàn.

Tôi còn nhớ hôm được kết nạp vào Đoàn, chúng tôi đã thề không ngại khó khăn, nguy hiểm, hết sức làm tròn nhiệm vụ, tận tuỵ, hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, của Đoàn. Đảng bảo chúng tôi : “Thanh niên cộng sản phải xung phong trong mọi công tác”. Đảng rất tin cậy thanh niên. Bây giờ các bạn thanh niên được kết nạp vào Đoàn không thể như chúng tôi ngày trước nhưng có hứa trước Đảng, trước Đoàn. Nội dung, theo chỗ tôi biết, cũng tương tự như lời thề của lớp đoàn thanh niên chúng tôi năm xưa. Lời thề hy lời hứa đều là lời nói danh dự của thanh niên cộng sản Cao Bằng chúng tôi đã cố gắng làm như lời thề của chúng tôi lúc mới vào Đảng.

Nguyên tắc bí mật lúc ấy rất chặt chẽ, bí mật với cả người thân nhất nếu không có quan hệ công tác. Anh thứ hai tôi là đảng viên nhưng tôi không được biết, Anh tôi cũng không biết tôi là đqàn viên, đảng viên và làm công tác gì. Không bí mật để kẻ địch mò ra được tổ chức sẽ bị chúng khủng bố ngay. Do đó cán bộ cũng chỉ được biết công việc trong phạm vi mình phụ trách, những việc mình được tham gia hay bàn bạc, cho nên tôi không biết được nhiều và cụ thể công tác của các đồng chí đoàn viên, cán bộ khác trong huyện, trong tỉnh. Nhưng biết chắc là mỗi người lúc ấy đều có một hai công tác cụ thể do Đảng, do Đoàn giao cho. Nhiều sự việc do lâu ngày quá cũng không nhớ được rõ ràng, nhất là ngày tháng.

Nhiều đoàn viên chúng tôi được Đảng giao cho việc dạy chữ quốc ngữ cho những thanh niên chưa biết chữ qua lớp học mà tuyên truyền giác ngộ học. Ban ngày mọi người đều làm đồng hoặc đi lên rừng lấy lâm sản. Lớp học phải mở vào buổi tối. Vận động nam thanh niên đi học tương đối dễ hơn, mặc dù một số anh em lúc đầu cũng hơi ngần ngại, có anh em nói : “Chịu thôi 16, 17 tuồi đầu mà đi học a, bê, xê  (a, b, c) thì ngượng lắm”. Cái ngượng đó dễ vượt qua vì căn bản là anh em thích học. Có anh em bị nhà ngăn trở, đi học nhưng nói dối là đi chơi, các cụ không nói gì nữa. Hồi ấy thật là lạ, con đi tán gái thì không cấm nhưng đi học thì lại không đồng ý. Vận động nữ thanh niên đi học mới khó, nhất là vấp phải sự ngăn trở của một số cụ già cũ kỹ. Các cụ bảo : “Con gái đi học biết chữ để viết thư cho giai à ?”. Đoàn viên phải kiên trì giải thích cho chị em hiểu cái lợi của việc học, đồng thời thuyết phục các cụ. Chị em nghe ra, có cụ cũng nghe ra, nhưng có cụ vẫn khăng khăng không cho con gái đi học, lại có cả những ông anh còn trẻ tuổi mới 30, 35 tuổi tưởng dễ tiếp thu cái mới thế nào mà cũng không cho em gái đi học. Đến bực ! Có đoàn viên bàn với chị em tối cứ trốn đi học. Có chị em vì thế mà bị bố mẹ đánh thâm tím cả người thật là tội ! Ở lớp học, các “cậu giáo” đoàn viên vừa dạy học,vừa tuyên truyền cách mạng. Có nhiều “học trò” sau được kết nạp vào Đoàn. Các lớp học buổi tối đó mở được một thời gian thì bị địch cấm. Kẻ địch không muốn cho thanh niên ta được học. Còn có thể là chúng đã đánh hơi thấy ta có tuyên truyền cách mạng trong lớp học mà điều này chúng lại sợ hơn hết, sợ như cú sợ ánh sáng.

Đoàn viên cũng thường được Đảng giao cho công tác giao thông liên lạc. Để che mắt địch, đoàn viên đi liên lạc thường phải cải trang luôn, lần này mặc bộ quần áo này, lần sau mặc bộ khác, có khi cần đến quần áo diện nữa. Nhưng lấy đâu ra lắm thế ? Nam nữ thanh niên người Tày, người Nùng chúng tôi thường chỉ có quần áo chàm thôi, mà may một kiểu giồng nhau, có đổi cho nhau cũng không khác gì, có khác chăng chỉ là ở cũ mới. Kết hợp với yêu cầu cần tiền để hoạt động của Đảng, một số đoàn viên bàn nhau góp vốn vay thêm tiền đi buôn lấy lãi cung cấp cho Đảng hoạt động, còn một phần dùng may quần áo các kiểu, cả quần áo lình dõng, để cho các đồng chí liên lạc dùng cải trang khi cần thiết. Tôi là một trong số đoàn viên được làm nhiệm vụ giao thông liên lạc cho Đảng và đã từng đội nón lính dõng đi qua các đổn bốt của địch.

Lần ấy vào tháng chạp âm lịch tôi và đồng chí Khoát được Đảng giao cho nhiệm vụ đón một đồng chì cán bộ Đảng từ biên giới Trung Quốc về nước. Đường phải đi qua các bốt gác của địch ở Gạm Ngần quãng cây số 15 trên đường Cao Bằng – Đông Khê. Bốt này không phải bốt gác thường xuyên của địch, chỉ đến tháng mới có lính dõng gác. Khi đến gần bốt gác, đồng chí Khoát bàn giao các đồng chí cán bộ cho tôi, bảo tôi đóng vai lính dõng giải kẻ không có thẻ để đưa đồng chí cán bộ qua bốt gác. Tôi, tay cầm roi, đầu đội nón lính dõng, còn đồng chí cán bộ thì mặc quần áo chàm cũ như một thanh niên địa phương. Khi đi tới gần bốt gác tôi trói hờ hai tay đồng chí cán bộ lai thỉnh thoảng lại quát giục đi nhanh. Thấy chú lính dõng giải một người bị trói đi qua, bọn lính hỏi :

- Có phải nó ăn trộm không? – Tháng củ mật dạo ấy trộm cướp như rươi, nhất là nạn trộm trâu luôn luôn xảy ra.

- Không phải, nó không có thẻ, lý trưởng bảo tôi giải nó lên tỉnh ngay, không được chậm - Chỗ này thuộc địa phận tỉnh Hoà An mà tôi đi đường Đông KHê thuộc huyện Đông Khê nên phải nói là lên tỉnh. Nếu nói là giải lên huyện thì sẽ lộ ngay vì lên huyện Đông khê phải đi ngược trở lại.

Có tên lính uqen thói đánh người bèn bảo :

- Thế thì phải nện cho nó một trận mới được.

Tôi chưa kịp trả lời thì may quá có anh lính khác đã bảo :

- Không được đánh nó đâu. Có khi lên tỉnh nó được tha thôi. – Và giục – thôi, giải nó đi cho nhanh mà về, kẻo tối vợ ở nhà nó mong.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: BOM BI trong 27 Tháng Giêng, 2012, 08:20:27 pm
Anh lính này chắc hẳn không thích cái nghề khổ sai đi gác cho Tây những ngày đông tháng giá này, và chắc đang nhớ cảnh gia đình sum họp bên bếp lửa hồng nên không muốn nhiễu sự.

Thế là tôi đàng hoàng đi qua bốt gác, miệng lại quát anh chàng không có thẻ đáng tình nghi bị trói giải lên quan : “Đi nhanh lên để tao còn về !”.

Cứ thế tôi dẫn đồng chí cán bộ đi đến thị xã Cao Bằng và đi qua thị xã. Qua bốt lính cơ ở thị xã, bọn lính lại hỏi như lính gác ở Gạm Ngần. Tôi bảo chúng : “Bố tôi là lính dõng ở xã bị ốm, lý trưởng bảo tôi đi thay giải nó lên phủ”.

Thị xã Cao Bằng thuộc địa phận tỉnh Hoà An cho nên tôi lại nói là giải lên phủ, phủ đóng ở Nước Hai. Việc của phủ, bọn lính cơ không hơi đâu dâu vào nên cho đi.

Đi đến quãng cây số 3 đường Cao Bằng - Nước Hai, chỗ này váng vẻ, tôi cởi trói cho đồng chí cán bộ, giấu nón lính dõng đi, hai người vội qua sông Bằng Giang về xã tôi. Tôi đưa đồng chí cán bộ lên ẩn ở đền Kỳ Sầm, hôi này còn um tùm, rậm rạp. Tối đến, tôi đưa tiếp đồng chí đến tram liên lạc, vô sự.

Trong công tác giao thông liên lạc, tôi thường đưa công văn, chỉ thị, thư từ của Đảng đến hòm thư đặt ở Cao Bình. Công văn, thư từ quấn lại nhỏ như đầu đũa giắt vào chỗ nào trong người cũng được. Không phải là giao công văn tận tay cho một đồng chí nào mà chỉ đem đến “hộp thư” rồi lấy báo cáo, thư từ đồng chí khác đã để ở đó đem về. Khi thì hộp thư đặt ở gốc cây đa trước cửa chùa Đống Lân, khi thì đặt dưới bát hương trong miếu thổ công ở Cao Bình. Đồng chí giao thông nào phụ trách đoạn đường nào thì biết những thùng thư ở đoạn đường đó, tuyệt đối không được cho người khác biết.

Trong công tác giao thông liên lạc, các đồng chí nữ đoàn viên có tinh thần trách nhiệm rất cao. Có nữ đoàn viên vì làm công tác giao thông liên lạc của Đảng mà phải chịu tiếng oan một thời gian nhưng không vì điều tiếng này mà chán nản hay nhụt tinh thần công tác. Có khi nữ đồng chí liên lạc của chúng ta uất ức phát khóc nhưng không biện bạch được lòng trong trắng của mình, đành âm thầm chịu đựng tai tiếng. Vì nói ra thì việc lộ, đồng chí cán bộ kia sẽ bị bắt, mình cũng bị bắt, tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn có thể bị phá vỡ. Chịu đựng điều đau xót đó, nữ đồng chí liên lạc chỉ có một điều an ủi : “Có Đảng, có Đoàn biết cho mình”. Về sau sự thật rõ ra, mọi người khâm phục và thêm yêu mến nữ đồng chí liên lạc của chúng ta.

Những năm 1932, 1933 và nhất là từ năm 1934 trở đi, ở Cao Bằng và ở Lạng Sơn, vào dịp những ngày kỷ niệm trong nước và quốc tế có truyền đơn cộng sản và cở đỏ xuất hiện ở nhiều nơi kêu gọi và cổ vũ nhân dân đấu tranh đòi quyền lơi hàng ngày khiến kẻ địch phải hoảng sợ. Cùng với các đảng viên, đoàn viên chúng tôi đã tham gia tích cực vào các việc đó. Đoàn viên chúng tôi cùng với các bạn học sinh hăng hái đã thực hiện có kết quả việc dán truyền đơn và treo cờ đỏ những ngày kỷ niệm ở thị xã. Sáng sáng chúng tôi đi bộ vào thị xã học, đi cùng thường có bà con trong làng vào thị xã mua bán. Ở đầu thị xã có bốt lính gác. Làm thế nào mang được truyền dơn vào thị xã ? Cho vào sách ư ? Nhỡ giữa đường có thằng bạn nào hỏi mượn quyển sách, quyển vở gì thì phiền, mà cho cả tập truyền đơn vào sách sao được, sách sẽ phồng tướng lên, lỡ lính gác sinh nghi hay chỉ tò mò hỏi xem thì nguy. Gửi người đi chợ thị xã ư ? Không được. Không thể gửi chút cái nguy cho người khác. Và cũng chẳng ai dám nhận. Tôi nảy ra ý nghĩ gánh hộ các bà già trong làng, khi thì gánh thóc, khi gánh chổi, khi lại gánh thóc vào chợ thị xã để nhét truyền đơn xuống đáy gánh. Thỉnh thoảng học sinh chúng tôi cũng gánh giúm các bà như thế nên không ai nghi ngờ gì cả, còn cảm ơn nữa là khác. Tôi gánh chạy lên trước, tới quãng vắng nhét truyền đơn vào gánh rồi đàng hoàng đi qua bốt gác cùng với những người khách đi chợ. Nhiều lần trót lọt, nhưng lần tôi gánh thóc thì sinh chuyện. Hôm ấy, một tên đội khố đỏ dẫn lính đi mua thóc. Hàng năm cứ sau vụ gặt, Tây lại cho lính đi càn mua thóc của nhân dân. Chúng cân mua thóc những người khác và đòi cân mua thóc của tôi. Hai lưng thúng thóc giá không bao nhiêu nhưng quan trọng là dười đáy thúng có truyền đơn. Nguy quá, không hiểu lúc ấy sắc mặt tôi có biến đổi gì không chứ tim thì đập mạnh. Nhưng tôi trấn tĩnh ngay được. Hoảng sợ thì sẽ lộ. Tôi bảo tên đội là không bán. Nó nhất định không nghe cứ đòi cân mua. Sau tôi bảo nó là không phải thóc của tôi, tôi gánh hộ một bà, bà ta đi trước rồi. Nó vẫn không nghe. Thế là tôi vùng vằng bỏ ganh1 thóc đấy, vẻ mặt bực tức bước đi, miệng bảo nó : “Thầy đội lằng nhằng làm tôi trễ học”. Nó bèn tát tôi một cái là rơi cả khăn - Học sinh người Tày chúng tôi khi ấy vẫn quấn khăn chàm đi học. Vin cớ bị đánh, tôi khóc tướng bỏ đi. Thấy không có chủ bán thóc, lính bèn gọi tôi lại trả gánh thóc. Lúc này kẻ địch chưa biết những truyền đơn ở thị xã do từ nông thôn chuyển vào nên chúng không nghi ngờ khám xét những người vào chợ thị xã. Bị lính bạt tai mấy cái, tôi rất tức, có nói vài câu phản đối, nhưng lại rất sung sướng vì được trả lại gán thóc trong có truyền đơn. Tôi phăng phăng gánh thóc vào thị xã.

Cũng như những lần gánh đỗ, gánh chổi, lần này tôi đã hẹn trước một học sinh tốt nhà ở thị xã, gọi hỏi mua gánh thóc. Tôi gánh thóc vào nhà, nhân lúc nhà vắng người, moi truyền đơn ra đưa cho anh bạn đó cất giấu đi, rồi gánh thóc ra chợ trả cho bà con người làng. Bà cảm ơn, tôi chỉ nói “không dám” bụng nghĩ “chính là cháu phải cảm ơn bà mới đúng”.

Hôm ấy cũng như mọi bận tôi vẫn đến lớp như thường nhưng không bụng nào nghe lời thầy giáo giảng bài cả. ngồi trong lớp, nghĩ lại chuyện vừa xảy ra, miệng muốn cười. Và nghĩ đến việc tối nay sẽ đi dán truyền đơn.

Tối đến, cũng như những lẩn khác, tôi giả vờ vào thị xã xem hát tuồng như những thanh niên các xã lân cận vào xem. Thị xã Cao Bằng cũng như nhiều thành phố, thị trấn khác trước Cách mạng tháng Tám được bọn Pháp cho mở nhiều sòng bạc lớn. Bọn chủ sòng mở một rạp hát tuồng câu người đến xem để dụ dỗ đánh bạc. Cạnh sòng bạc và ngay trong sòng bạc là tiệm rượu ; bàn đèn thuốc phiện và gái điếm. Một số thanh niên bị dụ dỗ đi vào con đường sa ngã, truỵ lạc tiêu phí cả tuổi xuân. Vào thị xã, tôi lấy truyền đơn ở nhà anh bạn học sinh, chia cho một nữ thanh niên hăng hái cảm tình đoàn đi dán ở một khu vực, còn tôi phụ trách dán một khu vực khác. Anh bạn học sinh tốt, ủng hộ cách mạng nhưng chưa đủ can đảm đi dán truyền đơn. Về sau tôi hiểu hoàn cảnh gia đình khá giả, bố mẹ nuông chiều đã kìm hãm lòng hang hái của anh.

Thị xã Cao Bằng lúc này chưa có đèn điện, những cột đèn dầu lửa ánh sáng vàng khè yếu ớt soi chẳng rõ đường phố chỉ tạo nêm những đám bóng tối xen lẫn chỗ sáng mờ mờ, rất thuận tiện cho việc lẩn tránh. Hơn nữa, từ 9 giờ đêm đèn đã tắt, đường phố tối om, có thể nói mình muốn làm gì thì làm địch cũng không biết. Tôi mua mấy quả chuối tiêu dùng làm hồ dán. Tối chỗ tối tôi miết chuối lên tường và dán truyền đơn, truyền đơn dính chặt vào tường, vào cánh cửa, dính chặt hơn cả hồ dán. Gặp người đi lại, tôi bóc chuối ăn thật như những thanh niên học sinh lúc ấy đi chơi vẫn ăn chuối, ăn kẹo, có gì lạ đâu. Kinh nghiệm này sau được phổ biến cho anh chị em.

Hôm sau tôi đi học thật sớm, đến chỗ truyền đơn chính tay mình dán đêm qua kẻ địch chưa thấy chưa kịp bóc. Làm như vô tình trông thấy tờ giấy dán ở tường, không biết gì tôi đứng lại đọc, kéo những người đi đường đứng lại cùng xem. Có người sau khi đọc sợ lôi thôi đến mình vội vã lảng đi nhưng cũng có người còn ngó tờ truyền đơn lần nữa, miệng lẩm bẩm : “ Cộng sản giỏ thật!”. Người này nói chuyện với người kia, người kia lại nói chuyện với người khác, phút chốc đạ thánh cái tin “truyền đơn cộng sản dán đầu thị xã”. Bọn mật thám, lính tráng hốt hoảng chạy đi tìm bóc và xua đuổi những người đứng chỗ có truyền đơn dán. Tôi cười thầm, nghĩ bụng : “Mày có bóc đi thì nhân dân cũng đã biết có truyền đơn của Đảng, nhiều người đã được đọc hay nghe lời Đảng kêu gọi rồi”.

Những ngày kỷ niệm, đoàn viên chúng tôi còn làm nhiệm vụ treo cờ Đảng nữa. Việc này khó khăn hơn nhưng cũng thích thú hơn. Thanh niên vui vẻ, hăng hái làm mọi việc Đảng giao cho nhưng tuổi thanh niên cũng thích làm những việc khó khăn, mạo hiểm hơn. Tôi nhớ một năm có “hai tuần lễ kỷ niệm ba L.” - Tức kỷ niệm V. Lê-nin, C. Li-ép-ních và R. Luých-xăm-bua từ ngày 6 đến ngày 21-1, Đảng giao cho tôi việc treo cờ Đảng ở thị xã. Đồng chí cán bộ bảo tôi phải tìm cách treo như thến nào để đông đảo đồng bào được nhìn thấy cờ Đảng và địch lâu mới hạ được. Treo cờ cũng không phải là việc khó lắm nhưng treo như yêu cầu của Đảng mới thật khó. Tôi suy nghĩ mãi chưa biết treo ở đâu. Tôi thuộc thị xã như trong lòng bàn tay mình nhưng trong những ngày này tôi vẫn đi đến mọi xó xỉnh để tìm chỗ treo cờ. Một tuần lễ đã qua đi. Một hôm tha thẩn đi tìm địa điểm treo cờ, tôi ngồi trên ghế dựa ở bến Nà Toán trên sông Hiến ở đầu thị xã, nhìn dòng sông suy nghĩ. Khi đó trên sông Hiến chưa có cầu như hiện nay mà ở bến phà Nà Toán đó chỉ có một dây cáp chăng ngang sông để kéo phà và trên cao có dây điện tín. Sáng nào người hai bên bờ sông cũng đứng đông chờ phà qua lại. Nhìn dây điện tín lửng lơ trên không, tôi bỗng bật lên : “Đây rồi, chỗ treo cờ đây rồi !”. Tôi quyết định sẽ treo cờ Đảng trên dây điện tín chỗ giữa dòng sông.

Về nhà, đêm đến chờ người nhà đi ngủ hết, tôi lấy cờ ra cặm cụi chuẩn bị dây treo. Tôi buộc hai góc trên của lá cờ vào một sợi dây, giữa dây buộc một vòng dây thép nhỏ, một đêm tối trời cuối thời gian kỷ niệm tôi trèo lên cột dây điện tín ở bờ sông, móc vỏng dây thép vào dây điện tín ở bờ sông, móc vòng dây thép vào dây điện tín rồi lẳng ra nhưng cờ không ra xa, thế mới bực. Tôi tụt xuống ngồi dười cột suy nghĩ cách làm thế nào cho cờ lẳng được ra xa. Nghĩ không ra, tôi phải leo lên tháo cờ mang về. Về nhà thao thức mãi không ngủ được, - nhiệm vụ Đảng giao cho chưa làm tròn, trong bụng tự nhiên cứ áy náy không yên, - tôi suy nghĩ cách này cách khác. Gần sáng bỗng nghĩ ra là cờ lẳng không xa vì cờ nhẹ quá, phải buộc cái gì ở dưới cờ cho cờ nặng, sức nặng sẽ kéo cờ theo dây điện tín chạy ra xa. Đêm sau tôi tháo trộm những hòn chì ở lưới đánh cá của bố và khâu chì vào hai góc dưới của cờ. Chuẩn bị đầy đủ, tôi lần ra chỗ cột điện tín và lấy hết sức lẳng ra thật xa.Cờ nặng theo vòng dây thép móc vào dây điện tín chạy ra đến chỗ giữa dòng sông dây điện tín võng xuống thì đứng lại.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: BOM BI trong 27 Tháng Giêng, 2012, 08:27:41 pm
Sáng hôm sau tôi ra xem cờ từ sớm. Nhân dân đi chợ thị xã, chờ phà qua sông, nhìn thấy cờ thốt lên vừa ngạc nhiện vừa sung sướng : “Cờ đỏ ! Cờ đỏ giữa  dòng sông!”. Cờ trải thẳng nhờ những viên chì khâu ở hai góc dưới giữ cho gió không thổi cuộn lên được. Cờ rung rinh trước gió cuối sớm mùa đông. Hình búa liềm mầu vàng nổi bật trên nền đỏ thắm, soi bóng xuống dòng nước sông Hiến lững lờ, chiếu sáng một góc sông và chiếu sáng nét mặt những người dân đứng hai bên bờ, rọi niềm hy vọng và tin tưởng vào tâm trí những người thanh niên đang đi tìm cách mạng, tìm Đảng. Ai cũng trầm trồ : “Cộng sản giỏi thật!”. Người ta cũng bàn tán với nhau không biết cộng sản làm thế nào treo được cờ ở dây điện tín cao như thế ở giữa dòng sông. Nghe nhân dân nói những lời khâm phục Đảng, lỏng tôi tràn ngập vui sướng : tôi đã làm được nhiệm vụ Đảng giao cho.

Thằng chánh mật thám La-da-rê “mặt khỉ” - người dân Cao Bằng gọi nó là thằng “mặt khỉ” - nhớn nhác kéo lũ lâu la và lính tráng hộc tốc chạy đến. Nó giậm chân quát tháo inh ỏi, trông lại càng giống con khỉ ăn phải gừng. Nó ra lệnh cho lính tráng xua đuổi mọi người mỗi lúc một đông thêm để nhìn cờ Đảng nhưng mọi người lấy lý do chờ phà đi chợ để đứng lại ngắm cờ Đảng. Là đoàn viên thanh niên cộng sản, là đảng viên cộng sản, công tác đã mấy năm, tự tay mình đi cắm cờ Đảng nơi này nơi khác những ngày trước kỷ niệm nhưng thật lần này tôi cũng mới được đàng hoàng ban ngày ban mặt ngắm kỹ lá cờ thân yêu. Hình búa chắc, khoẻ, hình liềm cong cong với mũi nhọn sắc cùng với nàu đỏ rực của nền cờ từ đó in sâu trong tâm trí tôi.

Khong phải như mọi khi cờ cắm trên đồi, trên ngọn cây, kẻ địch lấy được dễ dàng, lần này kẻ địch loay hoay mãi vẫ chưa hạ được cờ. Thằng chánh mật thám ra lệnh bọn lính lấy đò chở ra giữa sông tìm cách tháo cờ. Dây điện tín cao, tay chúng với không tới, chúng lấy sào khều, khều không rơi. Sau chúng lấy súng bắn cờ, cờ chỉ bị thủng chứ không rôi. Không làm thế nào lấy được cờ xuống mà để cờ treo lâu phút nào thì càng thêm được nhiều người trông thấy cờ, lá cờ cộng sản, chúng càng lo, cuối cùng bọn Tây hạ lệnh cắt đứt dây điện tín chúng mới hạ được cờ.

Bọn lính bị quan trên la mắng vừa sợ vừa bực, nhưng cũng phải thốt ra : “Bọn cộng sản giỏi thật!”. Có tên tỏ ra thành thạo nói : “Thì ra ở đâu cũng có cộng sản. Đến như cái vùng rừng núi xa xôi này, cái vùng Thổ, Mán` cũng có cộng sản, nói gì ở Hà Nội với Sài Gòn, Nghệ An với Hà Tỉnh… Mẹ cái thằng Tây chỉ nói láo, bào cộng sản đã bị tiêu diệt, giờ chẳng giương mắt ra nhìn cờ cộng sản. Không khéo nhân dân Việt Nam đến làm cộng sản tuốt…”.

Cả thị xã Cao Bằng và vùng lân cận nấy hôm liền còn thì thào bàn tán về việc cờ cộng sản treo trên sông Hiến.

Ở mỏ thiếc Tĩnh Túc, anh em công nhân có lần treo được cờ Đảng trên các nóc cổng nhà thằng quan tư ở mỏ, trên nóc nhà máy và trên dây tời cao ngất ở lưng chừng núi. Thật là tài !

Những năm 1934, 1935 không dịp kỷ niệm nào mà Đảng viên đoàn viên chúng tôi không treo cờ và rải truyền đơn ở các nơi. Kẻ địch hoảng sợ phải ra lệnh giới nghiêm những ngày đó và bặt bớ nhiều người bị chúng tình nghi.

Từ năm 1927 đến năm 1932, thực dân Pháp bắt nhiều người dân phủ Hoà An đi đắp đường. Chúng không trả tiền công còn đánh đập những người phu đắp đường. Năm 1932 Đảng bộ đã lãnh đạo anh em đấu tranh đòi tên tri phủ Hoà An phải giảm việc bắt phu. Nó hứa sang năm sẽ giảm. Năm 1933 không những bọn thống trị không giảm mà còn bắt nhiều phu hơn. Chúng bắt nhân dân lấy đá, lấy cát đắp con đường Nước Hai – Cao Bính để tiện cho chúng hành quân. Ngày mưa chúng cũng bắt mọi người làm. Chúng vẫn không trả tiền công cho anh em. Theo chủ trương của Tỉnh uỷ, đảng viên và đoàn viên đã vận động được ba trăm dân phu tập trung ở cầu bản Sẩy dưới Nước Hai kéo lên phủ biểu tình đòi trả tiền công kêu đói không làm được, nếu không trả tiền công anh em sẽ bỏ về. Trước sức mạnh đoàn kết của anh em, tên tri huyện không dám khủng bố mà hứa đề đạt yêu cầu anh em lên tỉnh để giải quyết. Nhưng sau đó nó bắt một số người đi đầu cuộc biểu tình và hăng đòi tiền công. Nó nghi những người này là những người cầm đầu. Đúng vậy, đó là một số đảng viên và đoàn viên lãnh đạo cuộc biểu tình. Kết hợp đấu tranh bất hợp pháp với đấu tranh hợp pháp, theo chủ trương của Đảng bộ, đảng viên và đoàn viên đã tổ chức về tận Hà Nội kiện tên tri phủ và bọn quan lại ở tỉnh đã vào bè với tên tri phủ ức hiếp dân. Cuộc đấu tranh thắng lợi : bọn quan lại phải trả tiền công cho những người đắp đường, những người đồng chí bị bắt sau được thả. Để xoa diệu tinh thần đấu tranh của quần chúng, bọn thống trị thời ấy đã đổi tên tri phủ, tên công sứ và cả tên tuần phủ đi nơi khác. Nhân dân rất phấn khởi tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, càng thêm yêu mến đảng viên và đoàn viên. Thắng lợi của những cuộc đấu tranh này đã có ảnh hưởng tốt đến nhiều nơi khác.

Đảng bộ Cao Bằng lúc ấy còn định lập xưởng đúc vũ khí. Đảng bộ giao cho đoàn viên trách nhiệm thu nhặt và tìm kiếm kim khí. Nhiều đoàn viên chúng ta đã lén lút lấy lưỡi cày cũ, dao cùn, lưỡi cày mẻ của nhà mang góp vào kho nguyên liệu của Đảng. Quá hăng hái và thích thú khi nghe đến việc chuẩn bị đúc vũ khí, có đồng chì lấy cả lư hương bằng đồng mang góp nhưng bị Đảng phê bình. Tôi đã lấy lưỡi cày để mang góp.
Cày để ở dưới sàn nhà. Đêm tối tôi lần mò tháo lưỡi nhưng lưỡi cày gắn chặt vào đế cày, lay mãi không tháo được. Phải gõ thì nó mới long ra nhưng làm như thế sẽ lộ. Suy nghĩ, tôi thấy phải làm cách nào cho tiếng gõ không vang mới được. Đêm sau tôi lấy một cái dùi đục quấn giẻ vào cho tiếng gõ được êm. Tôi lại lấy cành trà thỉnh thoảng chọc con trâu đánh sừng vào cột nhà sàn làm như trâu bị muỗi đốt và đánh sừng như mọi khi, để cho tiếng gõ tháo lưỡi cày lẫn vào tiếng trâu đánh sừng. Thế là tôi gõ tháo được lưỡi cày.

Đường mang lưỡi cày đến nơi tập trung phải qua sông Bằng Giang. Không có đò, mà có đò cũng không dám đi, tôi phải bơi qua sông. Cầm lưỡi cày ở tay mà bơi thì không được, lưỡi cày nặng sẽ rơi mất - lưỡi cày ở vùng tôi to bản hơn lưỡi cày ở dưới xuôi, nặng có bốn ki-lô. Tôi bèn buộc lưỡi cày úp vào lưng như kiểu các bà mẹ địu con, để bơi qua sông. Lúc đứng ở trên bờ, lưỡi cày nằm dọc theo lưng cũng chưa sao cả. Nhưng càng bơi ra thì cử động chân tay và thân mình càng nhiều và sóng đánh càng mạnh làm lưỡi cày ở trên lưng cứ đưa lên đưa xuống rồi bỗng nó đâm vào gáy vì đầu mình ngẩng lên. Choáng váng cả người, nhưng không thể tháo vứt bỏ lưỡi cày xuống dòng sông. Tôi xoay ra bơi úp thỉnh thoảng mới nghiêng mặt thở phì phì để lấy hơi. Đến quá giữa sông thì đuối sức. Không thể bỏ lưỡi cày ! Tôi cố bơi. Gần đến bờ thì kiệt sức, tưởng không vào được đến bờ thì may vớ được cành cây cơi là là trên mặt nước. Vớ được cành cây cơi mà mãi không lên được, lá cơi bị tuột thế là tuột tay, tôi bị trôi đi đến mấy chục thước. Tưởng phen này bị ngụp vì cái lưỡi cày thì may sao nước đưa người miệt vào bờ, tôi tóm ngay được đám lau, sậy nhưng mệt quá không lên bờ được, phải chịu ngâm mình dưới nước một lúc để lấy lại sức rồi mới bò lên. Từ trước tôi vẫn tự hào là mình bơi cừ, một tay cầm quần áo, một tay bơi qua sông dễ như chơi. Vào việc mới thấy mình còn thiếu tập luyện. Người mệt lử nhưng trong bụng rất vui vì đã cùng với anh chị em được góp phần nhỏ vào kho nguyên liệu của Đảng.

Công tác phát triển đòi hỏi Đảng bộ phải có một tờ báo làm cơ quan tuyên truyền, cổ động quần chúng và chỉ đạo phong trào. Tôi được Đảng giao nhiệm vụ sang Long Châu nhận phiến đá in li-tô và vật liệu in do Đảng bộ Đảng cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây giúp. Từ Cao Bằng sang Long Châu có hai đường đi : một sang Thuỷ Khẩu theo đường lờn qua Thoòng Khéo rồi lên Long Châu, tôi đã đi đường này một hai lần. Đường thứ hai sang Bó Cục theo đường mòn cũng qua Thoòng Khéo rồi lên Long Châu, đường này tuy có khó đi nhưng lại ít bị kiểm soát hơn. Tôi chọn đường qua Bó Cục. Tôi đi vào ngày hội Đông Khê mồng hai tháng hai âm lịch. Hôm đó trai gái các nơi kéo về dự hội rất đông. Họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, những bộ quần áo diện cất kỹ trong rương mỗi năm chỉ giở ra mặc một hai lần vào dịp tết và hội hè. Để dễ trà trộn vào đám con trai đi xem hội, tôi đóng vai “công tử” bảnh : trong áo đoạn ngoài áo the, quần trắng là ống sớ, giày đế cơ-rết vàng, ô lục soạn, khăn xếp mới, trông rõ ra một chàng trai diện đi hội để chim gái. Đến Bó Cục, thuộc địa phận Trung Quốc tôi lại thay, mặc quần áo Trung Quốc. Từ đó, trong bộ quần áo người dân thuộc địa phương Trung Quốc, toi6 theo con đường mòn qua Thoòng Khéo rồi lên Long Châu.

Tới Long Châu, tôi gặp một đồng chí tên là Năm, người tầm thước hơi gầy, có cái sẹo ở sống mũi giữa hai lông mày.

Tôi nhớ tới đồng chí Năm nói về thanh niên. Khi đồng chí xem giấy giới thiệu, thấy tên tôi là Lạc Hậu – Lạc Hậu là bí danh của tôi do một đồng chí khác đặt cho, khi ấy tôi không hiểu hai chữ “lạc hậu” - đồng chí cười và nói “Thanh niên tiên tiến sao lại lấy tên là Lạc Hậu. Thanh niên không được lạc hậu. Thanh niên phải đấu tranh chống mọi cái lạc hậu, ủng hộ mọi cái tiến bộ, phải đi đầu thực hiện mọi công tác của Đảng đề ra. Như thế mới là thanh niên cách mạng, thanh niên cộng sản…”. Và đồng chí giải thích cho tôi thế nào gọi là lạc hậu, thế nào là tiên tiến. Từ đó tôi bỏ cái bí danh “Lạc Hậu” và lấy một bí danh khác. Tôi luôn luôn tự bảo mình : “Không phải chỉ là việc đơn giản thay một cái tên mà phải cố gắng nhiều hơn nữa để thực sự xứng đáng là người thanh niên cộng sản”.

Tôi ở lại Long Châu, cơ quan đồng chí Năm tám ngày. Cơ quan đóng tại một ngôi nhà nhỏ hai tầng thấp, ngay thị trấn Long Châu. Đồng chí Năm ở một căn buồng hẹp, tầng dưới. Tôi và vài thanh niên khác ở gian trên. Ván sàn hở tôi nhìn được xuống dưới. Đêm nào tôi cũng thấy đồng chí Năm làm việc rất khuya dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu tù mù. Sáng nào tôi cũng dậy rất sớm nhưng dù dậy sớm đến thế nào cũng không thấy đồng chí Năm ở nhà nữa, không hiểu đồng chí dậy từ lúc nào. Khoảng 6 giờ mới thấy đồng chí về. Tôi đoàn có lẽ đồng chí ra rừng tập thể dục hoặc vào thôn xóm công tác, gặp gỡ những người nông dân và cán bộ Trung Quốc, trước lúc họ ra đồng làm việc. Trong những ngày ở Long Châu tôi được đồng chí giảng cho nghe những nghị quyết của Đảng và công tác vận động quần chúng.


Tiêu đề: Re: Hồi ký về ĐOÀN
Gửi bởi: BOM BI trong 27 Tháng Giêng, 2012, 08:30:55 pm
Ở nhà dân, đồng chí rất ít nói nhưng mỗi khi đi với chúng tôi ra đồng, ra rừng đồng chí nói cười vui vẻ, thẳng thắn nhưng cũng rất ý nhị. Có một bữa tôi và hai thanh niên nữa cùng tên là Tùng cùng ngồi nói chuyện với đồng chí dưới gốc thông. Hai anh chàng Tùng này hay cãi nhau. Đồng chí lấy cây thông để giáo dục hai anh đó. Đồng chí chỉ bảo : “Ở đây có ba tùng – tùng chữ hán nghĩa là thông - một tùng thực vật (tức là thông) và hai tùng động vật (chỉ hai chàng Tùng kia), tùng thực vật thì suốt ngày lạc quan vui vẻ - đồng chí muốn nói là cây thông reo suốt ngày – còn hai tùng động vật thì suốt ngày cau có cãi nhau, chẳng hoá ra động vật, lại không bằng thực vật ư ?”. Hai anh chàng Tùng suy nghĩ về lời đồng chí nói lấy làm hổ thẹn.
Ngày tôi lên đường về nước, đồng chí hỏi : từ Long Châu về thị xã đi mất mấy ngày đường, tôi nói là ba ngày : một ngày từ Long Châu về Bó Cục, một ngày từ Bó Cục về Đông Khê và một ngày từ Đông Khê về Cao Bằng. Tôi thấy đồng chí lấy ra một đồng hào ván (đồng hai mươi xu bằng bạc pha kền), tay mân mê đồng hào miệng lẩm bẩm : “Ba ngày, mỗi bữa cơm hai xu, sáu bữa một hào hai”. Do một bữa được đồng chí chỉ cho xem, tôi được biết trong cặp đồng chí còn khá nhiều đồng hào ván và đồng một hào nhưng lại không có tiền xu, tôi đoán chừng là đồng chí không muốn đưa cho tôi cả hai hào vì như thế nhiều quá mà đưa một hào thì lại không đủ tiền ăn đường. Cuối cùng đồng chí đưa cho tôi đồng hào ván và dặn : “Ăn uống nên tiết kiệm còn thừa thì để giúp đỡ anh em khác”. Trước hôm lên đường, đồng chí đã định cử đồng chí Nhỏ - Nhỏ là bí danh của đồng chí Hoàng Sâm lúc ấy, vì đồng chí Hoàng Sâm đóng vai anh Nhỏ giúp việc trong nhà, nơi anh Năm làm việc nên lấy tên là Nhỏ - cùng về nước với tôi nhưng đồng chí Nhỏ đi công tác chưa kịp về. Vừa lúc đồng chí Năm đưa cho tôi đồng hào ván thì đồng chí Nhỏ về đến cơ quan. Đồng chí Năm cử luôn nhỏ cùng về với tôi, đưa thêm cho Nhỏ một hào và bảo chúng tôi : “Đấy, hai đồng chí có ba hào tiền ăn đường”. Mấy đồng xu tuy nhỏ nhưng thái độ của đồng chí Năm là bài học rất lớn đối với tôi về tinh thần tiết kiệm từng đồng một của Đảng, cho Đảng. Mỗi lần nhớ đến đồng chí Năm tôi không sao quên được chuyện đồng hào ván ấy. mãi về sau tôi mới biết đồng chí năm chính là anh Hoàng Văn Thụ của chúng ta. Tuy anh không còn nữa nhưng những lời dạy bảo của anh vẫn còn mãi mãi ghi sâu trong tâm trí tôi.

Phiến đá in li-tô và các vật liệu khác chuyển về đến Thuỷ Khẩu để ở nhà ông Hợp Xướng, một người Trung Quốc cảm tình với Đảng cộng sản Trung Quốc, làm nghề thợ may. Nhà ông Hợp Xướng là một trạm liên lạc của cán bộ ta từ trong nước sang Long Châu và từ Long Châu về trong nước qua đường Thuỷ Khẩu.

Từ Thuỷ Khẩu về đến nơi đặt cơ quan in, Đảng giao cho bốn tốp đảng viện và đoàn viên chuyển tiếp nhau. Trong bốn chặng đường đó thì chặng đầu đi đường sông và chặng thứ tư đi đường núi và vất vả nhất.
Chặng đầu từ Thuỷ Khẩu về Gia Cung do các đồng chí ở Gia Cung phụ trách. Anh em giả làm người đánh cá đi mảnh xuôi dòng nước Bằng Giang sang Thuỷ Khẩu nhận đá. Ở quãng biên giới này nhân dân hai nước ăn mặc gần giống nhau, biết nói tiếng của nhau, có họ hàng, bè bạn ở hai bên, những người đánh cá lại cùng đánh trên một dòng sông chảy qua hai nước, nhân dân ta lại thường sang Thuỷ Khẩu mua bán nên lính gác của thực dân Pháp ở bên này và lính gác của bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch ở bên kia đều khó kiểm soát, Việc qua lại tương đối được dễ dàng. Để che giấu sự kiểm soát của địch ở hai bên, các đồng chí ta buộc đá ở dưới mảnh và ngược dòng sông Bằng Giang trở về. Vượt qua biên giới rồi anh em phải chờ mảng ban đêm – đi ban ngày sợ gặp lính đoan và lính gác của Pháp kiểm soát. Ban đêm trời rét, dòng sông ở quãng Phục Hoà lại nhiều ghềnh thác, thật là vất vả. Đi đến Sông Luông gần làng Ngườm Cuông thuộc huyện Phục Hoà mảng bị dòng thác chảy xiết làm lật. Dây buộc phiến đá bị đứt, phiến rơi chìm lỉm xuống dòng sông. Bụng đói, người rét, dòng nước lại chảy mạnh, anh em phải vật lộn giờ lâu với nước mới mò được phiến đá lên.
Đá chở về đến Gia Cung được giao cho tốp thứ hai, ban đêm chuyển đường bộ tới Tả Váng.
Từ Tả Váng, tốp thứ ba ban đêm chuyển lên Nà Lữ.
Từ Nà Lữ, tốp thứ tư chuyển đến hang Tốc Rù, nơi đặt cơ quan in báo. Đoạn đường này rất gian khổ. Cũng như hai đoạn trước, anh em đều phải đi ban đêm vì đi ban ngày thì sẽ lộ. Là những người ở miền núi quen đi đường núi rừng mà anh em phải lần từng bước mà đi. Vì không dám đi theo đường mòn, anh em phải vòng núi tìm lối mà đi. Núi đá gập ghềnh, đêm tối không đèn đuốc đi được một cây số thật là vất vả. Có lúc lên đến đỉnh núi lại phải dò xuống lũng sâu để rồi lại cõng phiến đá in trèo lên một ngọn núi khác. Hang Tốc Rù ở lưng chừng một quả núi đá trong dãy núi Lam Sơn. Đường lên hang rất dốc. Thật là khó nhọc mới điệu được hòn đá lên đến cửa hang, chưa đến 500 thước mà anh em phải nghỉ đến mười bận. Cửa hang là một lỗ nhỏ, anh em phải nằm ngửa xuống cho chân đi trước để dò đường trườn dần vào hang, lần lượt từng người một.

Hang tối âm u. Vách đá nhớp nháp dựng đứng ngay trên miệng thác nước chảy xiết. Lở xảy chân một cái là rơi luôn xuống thác, người chết, đá mất. Anh em phải đốt đuốc lên soi đường đi. Đi bộ hai trăm thước trong lòng hang mới tới chổ đặt phiến đá. Nền hang ẩm ướt, anh em lại phải ra ngoài hang đẵn gỗ mang vào bắt thành sàn để đặt đá lên và lấy chổ làm việc, chỗ ăn, chỗ ngủ. Hang có một lỗ thông hơi lên đỉnh núi, lỗ thông hơi nhỏ vàngoeo2a82n ngoèo nên ban ngày ánh sáng cũng lọt vào rất ít, làm việc vẫn phải đốt đuốc. Đó là “nhà in” của báo “Cờ đỏ”, cơ quan của Đảng bộ Cao Bằn, do một số đảng viên và đoàn viên thiết lập nên. Đồng chí Văn Tư là người phụ trách báo và nhà in. Biên tập viên và công nhân in là một số đảng viên và đoàn viên. Chữ tôi đẹp nên được Đảng phân công cùng một hai anh em khác viết bài vào đá để in.
Trong hang thiếu ánh sáng, thiếu không khí, anh em đều cảm thấy tức thở. Lúc nào bí hơi quá, tức ngực quá, anh em lạ trèo lên lỗ thông hơi hít thở một lúc rồi lại lần xuống làm việc. Mỗi lần mưa to, nước thác dâng lên là một lần anh em lo ngập sàn làm việc. Điều kiện làm việc đã như thế, ăn uống lại rất thiếu thốn vì tiếp tế khó khăn. Anh em phải vừa viết vừa in lại vừa phải phân công nhau đêm đêm về bản lấy thức ăn, nhập tin tức và giấy in. Có một dạo địch thấy báo và truyền đơn tung ra khắp nơi bèn lùng ráo riết và chặn mất đường tiếp tế từ dưới làng lên hang. Anh em phải nhịn đói mất hai ngày. Đã đói lại lạnh, anh em đều mệt phờ. Trong hang có nhiều rắn, có đêm rắn bò lên rúc vào ngủ với người cho ấm. Rắn hang phần nhiều lành không cắng người. Anh em bèn nảy ra ý bắt rắn ăn thịt. Tối đến anh em đốt lửa, đốt nhỏ không dám đốt to vì sợ ánh sán lọt và khói toả ra ngoài, địch đang đi lùng sẽ biết. Đốt lửa rồi anh em lên sàn nằm, vờ như đã ngủ để rình rắn ra sưởi. Khi lửa tàn rắn ở các ngóc ngách trong hang bò ra nằm cạnh đống tro nóng, cuộn tròn lại để sưởi ấm. Thế là anh em vùng dậy lấy gậy nện chết rối kéo tít xuống dưới đáy hang đốt lửa làm thịt luộc không mắm, không muối, để lấy sức làm việc.

Làm việc và ăn ở trong những điều kiện như vậy nhưng ai cũng vui vẻ. Mỗi lần in xong một tờ báo hay một truyền đơn, - lúc đầu chưa có kinh nghiệm, mỗi lần chỉ in được ít bản, về sau in được mỗi lần 400, 500 bản, - là một lần hân hoan vui sướng đối với tất cả anh em, từ đồng chí công nhân in đá, đồng chí “sắp chữ” (viết bài vào đá), đồng chí viết bài, đến đồng chí tổng biên tập, kiêm giám đốc nhà in. Ai cũng như mừng tưởng thấy được tờ báo đến tay quần chúng sẽ thổi vào quần chúng một luồng gió khích lệ, cổ vũ mới, nâng cao thêm tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.Đêm đêm các đồng chí biên tập viên và công nhân lại trườn ra khỏi hang, mang báo hay truyền đơn về trạm liên lạc. Từ trạm anh chị em giao thông phân phát báo đi khắp các nơi trong tỉnh. Đảng viên, đoàn viên, quần chúng mong đợi tờ báo hơn mong đợi cả người thân. Tờ báo nói lên yêu cầu, nguyện vọng của họ, mang đến cho họ tình hình ta, địch, đường lối, chủ trương của Đảng, kinh nghiệm hoạt động của các nơi khác, chỉ cho họ cách đấu tranh, kêu gọi họ, khuyến khích họ cũng như phê bình những thiếu sót của họ. Có tờ báo, như có đồng chí cán bộ ở bên mình, cho nên mỗi khi tờ báo gặp khó khăn phải ra chậm, họ sốt ruột và lo lắng. Lo lắng cho báo, cho cán bộ, cho Đảng. Tờ baó gắn liền Đảng với quần chúng.

Báo “Cờ đỏ” ra được một thời gian thì đình bản vì gặp khó khăn về giấy, mực.

Đến cuối năm 1935 đầu năm 1936, được sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ Đảng, trên cơ sở nhà in của báo “Cờ đỏ” cũ, Tỉnh uỷ Đoàn Cao Bằng ra một tờ báo của Đoàn. Lúc này Đảng bộ Cao Bằng không tiếp tục ra báo nữa vì đã có báo từ Trung ương và Xứ uỷ gửi về. Tờ báo Đoàn ở Cao Bằng tên là “Chuông giải phóng”. Ban biên tập ở hang Roỏng Loỏng và “nhà in” thì ở hang Tu Luyền, trong dãy núi Lam Sơn. Lúc này phong trào phát triển khá. Điều kiện làm việc và ăn ở của ban biên tập và nhà in báo “Chuông giải phóng” không quá khổ cực như thời kỳ “Cờ đỏ”, nhưng vẫn rất thiếu thốn, khó khăn. Tờ báo ra, mang lại một niềm phấn khởi và tin tưởng trong toàn thể đoàn viên và thanh niên trong tỉnh. Nhưng báo ra được hai số thì đình bản, cũng vì gặp khó khăn về giấy, mực.

Lúc này, trước những điều kiện mới, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, phong trào đấu tranh ở Cao Bằng cũng như trong cả nước đang chuyển sang một thời kỳ mới, rầm rộ công khai, hợp pháp : thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương. Những tờ báo công khai của Đảng như : “Lao động” (tiếng Pháp), “Tin tức” ; báo của thanh niên như “Bạn dân”, “Thế giới” xuất bản ở Hà Nội đưa về tới tận Cao Bằng, hướng dẫn nhân dân và thanh niên cả nước đấu tranh. Doàn thanh niên Cao Bằng không có điều kiện tiếp tục ra báo, coi những tờ báo của Đảng của Đoàn xuất bản ở Hà Nội là tờ báo của mình, tích cực cổ động cho nó.

Là cán bộ Đảng, tôi vẫn tiếp tục hoạt động trong phong trào thanh niên ở Cao Bằng trong thời kỳ Mặt trận nhân dân. Và bị bắt hai lần trong thời kỳ này. Lần thứ nhất vào đầu năm 1937 cùng một số đồng chí khác sau cuộc biểu tình đưa dân nguyện cho Gô-đa và vì mang bản mẫu điều tra tình hình dân cày của đồng chí Võ Nguyên Giáp về Cao Bằng. Sự việc như thế này : Được tin Gô-đa, phái viên của chính phủ Mặt trận nhân dân ở Pháp sang thăm Đông Dương lên mỏ thiếc Tĩnh Túc, Tỉnh uỷ vận động dân chúng đón đường đưa dân nguyện. Bọn mật thám đến phá cuộc biểu tình và bắt một số người trong đó có tôi, giam giữ đến tối thì thả. Được thả ra, tôi và các đồng chí cán bộ Đoàn khác xin ý kiến của Tỉnh uỷ về cách đối phó. Tỉnh uỷ cho tôi với tám đồng bảo tôi về Hà Nội đến báo “Lao động” liên lạc với đồng chí Võ Nguyên Giáp nhờ dư luận báo chí ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Cao Bằng. Báo “Lao động” đăng tin này và phản đối thực dân đàn áp, bắt bớ những người biểu tình. Sau đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp giao cho tôi một bản mẫu điều tra tình hình dân cày để về Cao Bằng tiến hành điều tra. Nó là một bản viết tay trên bốn trang giấy học tró. Tôi gập tư lại lót vào mũ đội lên đầu. Tóc tôi hôm ấy chải bri-ăng-tin, bri-ăng-tin thấm qua bốn lầ giấy nhưng chữ vẫn còn đọc được. Về Cao Bằng tôi phổ biến cho cán bộ Đoàn khác bản mẫu điều tra và do thiếu cảnh giác để lọt bản chính của anh Giáp vào tay một kẻ đã có thái độ nghi ngờ. Thế là tôi bị bắt. Tôi bị địch tra tấn 29 ngày đêm liền, gãy mất mấy cái xương sườn. Nó đưa bản mẫu điều tra tình hình dân cày của anh Giáp viết ra hỏi, tôi nhìn thấy bốn vết bri-ăng-tin thấm trên giấy, lúc ấy mới biết rõ kẻ phản bội thì đã muộn. Nhưng tôi nhất định không nhận một điều nào. Chúng đánh chán phải thôi. Không khai thác được gì, sau hai tháng giam giữ chúng phải thả tôi ra. Lần thứ hai vào cuối năm 1939 khi chiến tranh thế giới đã xảy ra, địch bắt hàng loạt ngươi cách mạng ở Đông Dương. Lần đó tôi bị đày đi Sơn La. Cả hai lần, nhờ quá trình rèn luyện, giáo dục của Đảng, của Đoàn cũng như nhiều cán bộ đảng viên, đoàn viên khác, tôi đã giữ trọn lời thế lúc vào Đoàn, vào Đảng ; hết lòng trung thành với Đảng.

Nhìn lại thời kỳ hoạt động trong Đoàn thanh niên cộng sản và phong trào thanh niên, tôi thấy đó là một trong những thời kỳ đẹp đẽ nhất, quý báu nhất không gì đổi được của cuộc đời một người cách mạng.

Đồng chí HỒNG KỲ kể
HỒNG LIÊN ghi