Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: Tunguska trong 20 Tháng Tám, 2007, 05:30:06 pm



Tiêu đề: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: Tunguska trong 20 Tháng Tám, 2007, 05:30:06 pm
Chiến trường Việt Nam :


1.   Chiến dịch An Lão (29/11/1964 - 8/12/1964).
2.   Chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 – 3/1/1965).
3.   Chiến dịch Đồng Xoài (10/5/1965-22/7/1965).
4.   Chiến dịch Ba Gia (28/6/1965 - 20/7/1965).
5.   Chiến dịch Plâyme (19/10/1965 – 26/11/1965).
6.   Chiến dịch Bàu Bàng – Dầu Tiếng (12/11/1965 – 27/11/1965).
7.   Chiến dịch Hiệp Đức – Đồng Dương (17/11/1965 – 19/12/1965).
8.   Chiến dịch Bắc Bình Định (28/1/1966 – 21/4/1966).
9.   Chiến dịch Tây Sơn Tịnh 20/2/1966 – 20/4/1966).
10.   Chiến dịch Bắc Phú Yên 16/5/1966 – 24/6/1966).
11.   Chiến dịch Sa Thày 18/10/1966 – 6/12/1966).
12.   Chiến dịch Tây Ninh (3/11/1966 – 25/11/1966).
13.   Chiến dịch Quảng Ngãi (8/1/1967 – 28/3/1967).
14.   Chiến dịch Sa Thày 2 14/2/1967 – 30/4/1967).
15.   Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City của Mỹ (22/2/1967 – 15/4/1967).
16.   Chiến dịch Lộc Ninh (27/10/1967 – 10/12/1967).
17.   Chiến dịch Đắc Tô (3/11/1967 – 22/11/1967).
18.   Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh (20/1/1968 – 15/7/1968).
19.   Chiến dịch Tây Ninh – Bình Long (17/8/1968 – 28/9/1968).
20.   Chiến dịch Đắc Tô 2 (5/5/1969 – 26/6/1969).
21.   Chiến dịch Long Khánh (5/5/1969 – 20/6/1969).
22.   Chiến dịch Búp Răng – Đức Lập (20/10/1969 – 1/12/1969).
23.   Chiến dịch Phước Bình – Bù Đốp (3/11/1969 – 10/12/1969).
24.   Chiến dịch đường 9 – Nam Lào (30/1/1971 – 23/3/1971).
25.   Chiến dịch Trị - Thiên (30/3/1972 – 27/6/1972).
26.   Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (30/3/1972 – 5/6/1972).
27.   Chiến dịch Nguyễn Huệ (1/4/1972 – 19/1/1973).
28.   Chiến dịch Bắc Bình Định (9/4/1972 – 3/5/1972).
29.   Chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long (10/6/1972 – 10/9/1972).
30.   Chiến dịch Quảng Trị (1/9/1972 – 31/1/1973).
31.   Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng (18/12/1972 – 30/12/1972).
32.   Chiến dịch Nông Sơn – Thượng Đức (17/7/1974 – 25/8/1974).
33.   Chiến dịch La Sơn – Mỏ Tàu (28/8/1974 – 28/9/1974).
34.   Chiến dịch Hưng Long (5/12/1974 – 14/1/1975).
35.   Chiến dịch đường 14 – Phước Long (13/12/1974 – 6/1/1975).
36.   Chiến dịch Tây Nguyên (4/3/1975 – 24/3/1975).
37.   Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3/1975 – 29/3/1975).
38.   Chiến dịch Xuân Lộc (9/4/1975 – 21/4/1975).
39.   Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4/1975 – 30/4/1975).


Chiến trường Lào :


1.   Chiến dịch Nậm Thà (2/5/1962 – 12/5/1962).
2.   Chiến dịch 128 (27/1/1964 – 12/2/1964).
3.   Chiến dịch 74A (27/4/1964 – 8/6/1964).
4.   Chiến dịch Nậm Bạc (12/1/1968 – 27/1/1968).
5.   Chiến dịch Mường Xủi (23/6/1969 – 1/7/1969).
6.   Chiến dịch Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (25/10/1969 – 25/4/1970).
7.   Chiến dịch Cánh đồng Chum – Long Chẹng (18/12/1971 – 6/4/1972).
8.   Chiến dịch Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (25/5/1972 – 15/11/1972).


Chiến trường Cam-pu-chia :


1.   Chiến dịch đông bắc Cam-pu-chia (4/2/1971 – 31/5/1971).
2.   Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chen La 2 (27/10/1971 – 4/12/1971).
3.   Chiến dịch Ăng Kor Chey.



Nguồn : Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), NXB QĐND, 2003.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 22 Tháng Tám, 2007, 05:21:19 pm
Viện Lịch sử QS có 2 tập thống kê chiến dịch đấy bác.
Tập 1 là KCCP
Tập 2 là KCCM
Nêu tóm tắt thừoi gian, binh lực, bản đồ...


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 20 Tháng Chín, 2007, 04:13:46 pm
Thống kê các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước - VIện Lịch sử quân sự VN
NXB QDND
Đánh máy phần Mục lục: Ptlinh, hiệu đính: Rongxanh -:)

==========
1.   Chiến dịch Nậm Thà (5-1962).
2.   Chiến dịch 128 (2-1964).
3.   Chiến dịch 74A (Xuân hè 1964).
4.   Chiến dịch Bình Giã (cuối 1964 – đầu 1965).
5.   Chiến dịch Đồng Xoài (hè 1965).
6.   Chiến dịch Ba Gia (hè 1965).
7.   Chiến dịch Plâyme (thu đông 1965).
8.   Chiến dịch Bàu Bàng – Dầu Tiếng (11-1965).
9.   Chiến dịch Đồng Dương (12-1965).
10. Chiến dịch Tây Sơn Tịnh (Xuân 1966).
11. Chiến dịch Tây Ninh (Thu đông 1966).
12. Chiến dịch Sa Thày (Thu đông 1966).
13. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City của Mỹ (Xuân hè 1967) .
14. Chiến dịch Lộc Ninh (Thu đông 1967).
15. Chiến dịch Đắc Tô I (11-1967).
16. Chiến dịch Nậm Bạc (cuối 1967 đầu 1968) 
17. Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh (Xuân hè 1968).
18. Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở Trị-Thiên-Huế
19. Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở Sài Gòn-Gia Định
20. Chiến dịch Tây Ninh (Thu 1968).
21. Chiến dịch Đắc Tô II (hè 1969).
22. Chiến dịch Long Khánh (hè 1969).
23. Chiến dịch Mường Sủi (hè 1969)
24. Chiến dịch Búp Răng – Đức Lập (thu đông 1969).
25. Chiến dịch 139 (cuối 1969 đầu 1970).
26. Chiến dịch Phước Bình – Bù Đốp (cuối 1969).
27. Chiến dịch đường 9 – Nam Lào (xuân 1971).
28. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân “Toàn thắng 1-71” (Xuân hè 1971)
29. Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ đường 22 (thu 1971)
30. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân “Chenla 2” (Thu đông 1971)
31. Chiến dịch Cánh đồng Chum (mùa khô 1971-1972).
32. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (xuân hè 1972).
33. Chiến dịch Trị-Thiên (xuân hè 1972).
34. Chiến dịch Nguyễn Huệ (3.1972 – 1.1973).
35. Chiến dịch Cánh đồng Chum (mùa mưa 1972).
36. Chiến dịch tiến công tổng hợp Quân (hè thu 1972).
37. Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (6.1972 – 1.1973).
38. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Sorya (thu 1972).
39. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Ăng Kor Chay (8-1972)
40. Chiến dịch Nông Sơn – Thượng Đức (hè thu 1974)
41. Chiến dịch Hưng Long (cuối 1974 đầu 1975).
42. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long (cuối 1974 đầu 1975).
43. Chiến dịch Tây Nguyên (3-1975).
44. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (xuân 1975).
45. Chiến dịch Xuân Lộc (4-1975).
46. Chiến dịch Hồ Chí Minh (4-1975).


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ChienV trong 26 Tháng Mười Hai, 2007, 09:39:56 am
Có thống kê các chiến dịch của phía bên kia không Chiangsan???


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Mười Hai, 2007, 04:14:59 pm
Có thống kê các chiến dịch của phía bên kia không Chiangsan???

Em chưa thấy, đang định làm thống kê bằng tay. Có cái hơi lằng nhằng là Mỹ nó không chia rõ như mình. Chiến dịch, đợt hoạt động, hành quân, vận động... lớn bé gì đều gọi là "operation". Nhiều khi trong 1 operation lớn lại còn có đến mấy cái operation con.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 26 Tháng Mười Hai, 2007, 08:28:06 pm
Các bác thử nghé chỗ này:

http://www.virtualarchive.vietnam.ttu.edu/starweb/virtual/operations/servlet.starweb?path=virtual/operations/operations_new.web&id=operationsnew&pass=

Tìm các operation theo ngày tháng...nếu chọn "All Operations" sẽ có danh sách theo vần ABC.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: baovip trong 11 Tháng Năm, 2008, 11:52:12 am
the con chien dich bac Quang Duc dau nhi?
no cung la 1 operation cua minh ma
-----------------------------------------
 Viết tiếng Việt đủ dấu!


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: HuuTrang trong 16 Tháng Bảy, 2008, 09:49:59 pm
Các anh cho em hỏi trận mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh là trận nào ạ


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: mig21-58 trong 17 Tháng Bảy, 2008, 10:12:38 am
trận mở màn chiến dịch thì tôi không biết trận nào,nhưng tổng công kích sài gòn thì có lẽ là trận pháo kích vào sân bay tân sơn nhất./..''sáng ngày 29/4/1975,thời điểm toàn mặt trận chuyển sang tổng công kích đã đến.chấp hành mệnh lệnh của bộ chỉ huy chiến dịch ,tư lệnh quân đoànchỉ thị cho các trận địa pháo 130 đặt ở nhơn trạch bắn vao sân bay tân sơn nhất mở đầu cuôc tổng công kích.
4 giờ 30 phútkhẩu đội của nguyễn văn biên vinh dụ bắn quả đầu tiên tiếp đó là 303 quả đạn 130 ly đươc bắn vào sân bay tân sơn nhất trong thời gian ngắn...tiến phao nổ làm rung chuyển đường phố    sài gòn

báo hiệu sư cáo chung cho chế độnguỵ quyền tay sai mỹ./                   
(trích lich sử sư đoàn bb 325)


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: saruman trong 15 Tháng Tám, 2008, 10:37:37 pm
Các anh cho em hỏi trận mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh là trận nào ạ
Trận mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh ở trên hướng đông do Quân đoàn 2 đảm nhiệm. Sư đoàn 304 sử dụng trung đoàn 9 tiến công trường thiết giáp, trung đoàn 24 tiến đánh trường bộ binh ở căn cứ Nước Trong.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Tám, 2008, 10:52:50 pm
công trường thiết giáp,

Hờ, đọc đến đây chợt nhớ đến chuyện quân mình gọi đơn vị là "Công trường, Nông trường". Bên TTVN thấy bác maseo quảng cáo là Công trường với Sư đoàn có nhiều chỗ khác nhau. Bác nào rành có thể cho thêm thông tin về cái biên chế Công Nông này được không ạ?


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: mig21-58 trong 17 Tháng Tám, 2008, 03:21:34 pm
hờ hờ ,chuyện đó là có thật, những cái tên đó có tự bao  giờ? tồn tại đến bao giờ? tôi cũng không bít, năm 1976 tôi ở với các anh linh cũ của sư đoàn 7,sư đoàn 9 nói chuyệnlà trong chiến tranh ,gọi đơn vị là công trường 7,công trường9 còn các đơn vị khác tôi cũng không bít,các đ/c nào rành rẽ chuyện này,cho anh em hay đi./.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: Caodiem1062 trong 26 Tháng Chín, 2008, 08:47:28 pm
Cám ơn bác đã cho biết thứ tự các chiến dịch trong KCCM.
Có điều tôi băn khoăn về mốc hoặc thời khắc lịch sử các bác tính như thế nào?
Ví dụ:
32. Chiến dịch Nông Sơn – Thượng Đức (17/7/1974 – 25/8/1974)..
Theo tôi hoàn toàn thiếu căn cứ! Nếu chiến dịch tính từ khi nhận lệnh từ trung ương thì ngày tháng trên căn bản sai. Nếu tính thời điểm chiến dịch bắt đầu nổ súng thì ngày tháng trên cũng không còn ý nghĩa gì cả vì quá sai!
Mong được các bác giải thích. Cám ơn.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: Tunguska trong 26 Tháng Chín, 2008, 08:54:35 pm
Bác Caodiem,
Theo nguồn từ cuốn Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), NXB QĐND, 2003 thì 8 giờ ngày 17/7/1974 sư đoàn 2 BB tiến công cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước, mở màn cho chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: baovip trong 26 Tháng Chín, 2008, 09:14:52 pm
Sao em thấy thiếu thiếu 1 số chiến dịch nào đó... ???


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: Caodiem1062 trong 26 Tháng Chín, 2008, 09:21:18 pm
Cám ơn thiếu tá đã cho biết.
1 - Chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước - sư đoàn 2 bộ đội địa phương tham chiến.(việc này tôi không rõ lắm)
2 - Hai sư đoàn chủ lực là sư 304 và sư 324 tham gia chiến dịch Thượng Đức - Nổ súng lúc 5g42' ngày 29 tháng 7 năm 1974. Thực tế chỉ có hai trung đoàn là Trung đoàn 66 - F304 và trung đoàn 24 - F324 tham chiến. TĐ 66 là mũi chủ công đánh thẳng vào căn cứ chi khu quận Thượng Đức - TĐ 24 vòng ngoài hộ công...


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Chín, 2008, 09:34:23 pm
2 - Hai sư đoàn chủ lực là sư 304 và sư 324 tham gia chiến dịch Thượng Đức - Nổ súng lúc 5g42' ngày 29 tháng 7 năm 1974. Thực tế chỉ có hai trung đoàn là Trung đoàn 66 - F304 và trung đoàn 24 - F324 tham chiến. TĐ 66 là mũi chủ công đánh thẳng vào căn cứ chi khu quận Thượng Đức - TĐ 24 vòng ngoài hộ công...
-------------------------------------------
 Bác có nhớ nhầm không đấy ạ? Đánh Thượng Đức làm gì có cả f324, chỉ có e3/f324 tăng cường cho f304 (lúc này chỉ có e66)! Với cả e24 là của đơn vị nào ạ?

 Trận Thượng Đức bắt đầu từ 28/7/74 chứ không phải 29/7, nó được tính từ lúc 2d địa phương đánh các chốt ngoại vi quận lỵ Thượng Đức.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: Tunguska trong 26 Tháng Chín, 2008, 09:37:58 pm
Cám ơn thiếu tá đã cho biết.
1 - Chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước - sư đoàn 2 bộ đội địa phương tham chiến.(việc này tôi không rõ lắm)
2 - Hai sư đoàn chủ lực là sư 304 và sư 324 tham gia chiến dịch Thượng Đức - Nổ súng lúc 5g42' ngày 29 tháng 7 năm 1974. Thực tế chỉ có hai trung đoàn là Trung đoàn 66 - F304 và trung đoàn 24 - F324 tham chiến. TĐ 66 là mũi chủ công đánh thẳng vào căn cứ chi khu quận Thượng Đức - TĐ 24 vòng ngoài hộ công...

Theo sách thì trận đánh tiêu diệt chi khu Thượng Đức nằm ở đợt 2 chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức bác ạ.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: HuuTrang trong 26 Tháng Chín, 2008, 10:09:02 pm
Cám ơn thiếu tá đã cho biết.
1 - Chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước - sư đoàn 2 bộ đội địa phương tham chiến.(việc này tôi không rõ lắm)
2 - Hai sư đoàn chủ lực là sư 304 và sư 324 tham gia chiến dịch Thượng Đức - Nổ súng lúc 5g42' ngày 29 tháng 7 năm 1974. Thực tế chỉ có hai trung đoàn là Trung đoàn 66 - F304 và trung đoàn 24 - F324 tham chiến. TĐ 66 là mũi chủ công đánh thẳng vào căn cứ chi khu quận Thượng Đức - TĐ 24 vòng ngoài hộ công...

Theo sách thì trận đánh tiêu diệt chi khu Thượng Đức nằm ở đợt 2 chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức bác ạ.
Ấy ấy, em nhớ cái chiến dịch này có tên là Nông Sơn - Trung Phước mà


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: Caodiem1062 trong 26 Tháng Chín, 2008, 11:40:53 pm
Trên là tôi viết theo trí nhớ - tất nhiên trí nhớ có thể thiếu chính xác thế nhưng ngày giờ nổ súng không thể sai được vì ngày ấy là ngày mà các CCB tụ tập mà và chính ngày đó là ngày giỗ của các bạn tôi đã ngã xuống! (tôi không thích tranh luận). Trong nhóm chúng tôi có một số phóng viên chiến trường lúc bấy giờ, hiện đang còn lưu lại những phóng sự bao gồm bài và ảnh.Tôi tra lại nhật ký của một nhà báo chiến trường: Tham gia chiến dịch Thượng Đức có Sư đoàn 304, một tiểu đoàn công binh thuộc Lữ đoàn 219, tiểu đoàn B72 tên lửa, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Đà, 2 đại đội bộ đội địa phương huyện, 1 tiểu đoàn đặc công và Trung đoàn 3 Sư đoàn bộ binh 324 vừa giải phóng Đắcpet, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Quân khu 5. Quân đoàn 2 lập sở chỉ huy tiền phương, do Phó tư lệnh quân đoàn Hoàng Đan phụ trách. Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 Nguyễn Quý (bác ấy bị thương vào cánh tay trái sau ngày thứ ba đánh quận lỵ Thượng Đức) .
Cám ơn sự nhắc nhở - Rất mong trên tinh thần hiểu biết và thông cảm.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Chín, 2008, 03:49:57 pm
Trên là tôi viết theo trí nhớ - tất nhiên trí nhớ có thể thiếu chính xác thế nhưng ngày giờ nổ súng không thể sai được vì ngày ấy là ngày mà các CCB tụ tập mà và chính ngày đó là ngày giỗ của các bạn tôi đã ngã xuống! (tôi không thích tranh luận)
---------------------------------------
 Hì, còn em thì lấy theo Từ điển Bách khoa quân sự VN và cuốn "Các trận đánh then chốt trong kháng chiến". Có lẽ ở chỗ này chúng ta (em và bác) đang vênh nhau vì:

- Bác tính ngày giờ mở màn bằng trận đánh quân lỵ Thương Đức của f304.
- Em tính ngày giờ mở màn của đợt 2 chiến dịch. ;D Em làm theo đúng tiêu chí của topic thôi ạ!

Tham gia chiến dịch Thượng Đức có Sư đoàn 304, một tiểu đoàn công binh thuộc Lữ đoàn 219, tiểu đoàn B72 tên lửa, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Đà, 2 đại đội bộ đội địa phương huyện, 1 tiểu đoàn đặc công và Trung đoàn 3 Sư đoàn bộ binh 324 vừa giải phóng Đắcpet, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Quân khu 5. Quân đoàn 2 lập sở chỉ huy tiền phương, do Phó tư lệnh quân đoàn Hoàng Đan phụ trách.
----------------------------------------
 Không có d tên lửa B72 đâu ạ, trận này f304 được tăng cường 1 c B72, 1 c A72 và một số đơn vị khác như bác đã nêu trên.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: Caodiem1062 trong 27 Tháng Chín, 2008, 07:57:14 pm
Cũng có thể như vậy dongadoan ạ, nhưng các xạ thủ B72 và A72 A72 (hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7) thật tuyệt vời, đặc biệt các xạ thủ A72 khi mà chiếc C130 bắn xối xả đạn 20mm vào khu vực bộ đội ta đang di chuyển, áp sát hàng rào cửa mở. 1 quả phóng lên, rồi 2 quả nữa đỏ rực - lừ lừ đuổi theo chiếc C130. Do bay tầm cao nên A72 chỉ có tác dụng "doạ" C130 mà thôi.; Chí ít nó cũng hoảng sợ và biến ngay trong vòng bay thứ hai...
Còn vấn đề thời điểm như bác nói theo tiêu chí của topic - như vậy cũng ổn thôi mà ;D


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: SAM 2 trong 31 Tháng Mười Hai, 2008, 07:46:11 am
Các bác ơi, giờ G và ngày N chính xác của chiến dịch Hồ Chí Minh là lúc nào vậy. Các tài liệu bên ngoài cái thì ghi 17h, cái ghi 23h.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: khikho007 trong 12 Tháng Bảy, 2009, 02:38:23 am
Trận Sa Huỳnh đầu năm 1974, theo sách vở phía VNCH là một trận đánh lớn, cấp sư đoàn từ cả hai phía.  Nhưng hình như rất ít thấy phía QĐNDVN đề cập. Trong danh sách các chiến dịch ở trang đầu cũng không thấy nó. Tôi đã nhiều lần tìm hiểu về trận này nhưng chưa bao giờ tìm được một thông tin nào từ báo chí trong nước. Các bạn có thông tin gì không?


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 12 Tháng Bảy, 2009, 03:05:22 am
Chào mừng bác Khỉ đã đến với QSVN!

Trong khi chờ đợi, bác thấy sách vở bên bển có gì "nổi bật" về trận này bác cứ ra chiêu trước đi.  ;)


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 12 Tháng Bảy, 2009, 08:18:42 pm
Nếu đó là 1 chiến dịch của QUân đội nhân dân VN thì đuơng nhiên sẽ được thống kê bác ạ.

Em e đó là cách gọi của phía bên kia thôi, hoặc giả bên kia phát động chiến dịch.

Bác nói rõ hơn về địa điểm, thời gian, đơn vị của 2 bên tham gia được không?  :D


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: khikho007 trong 13 Tháng Bảy, 2009, 12:16:12 am
To Altus: Cảm ơn bạn, tuy lần đầu post bài nhưng tôi vẫn thường vào đây đọc bài.  Tuy nhiên, không cần phải dùng lời lẽ khiêu khích nhau.

To Rồng Xanh:

Trận Sa Huỳnh nổ ra vào tháng Giêng năm 1973.  Bên QĐNDVN gồm có Sư Đoàn 3 Sao Vàng và 1 trung đoàn của Sư Đoàn 2 (không kiểm chứng được), phía VNCH có 2 Trung Đoàn của SĐ 2 BB ở phía Bắc, 1 trung đoàn của SĐ 22 BB ở phía Nam, sau tăng cường thêm Liên Đoàn 1 BĐQ, và 1 tiểu đoàn pháo binh.  Phía QĐNDVN tấn công và chiếm Sa Huỳnh với nổ lực cắt rời Vùng 1 và Vùng 2 ở thời điểm Hiệp Định Paris.  VNCH phản công và tái chiếm để vùng 1 khỏi bị chia cắt.  Đó là tất cả những gì tôi biết về trận Sa Huỳnh.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ahuuls trong 13 Tháng Bảy, 2009, 12:28:29 am
khikho007@:
-Trận Sa Huỳnh nổ ra vào tháng Giêng năm 1973
-Trận Sa Huỳnh đầu năm 1974
.................
cái này là cùng 1 trận hay là 2 trận riêng biệt hả bác ?


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: khikho007 trong 13 Tháng Bảy, 2009, 12:34:20 am
Hmmm, tôi cũng đang lò mò về vụ này đây, lúc trước tôi đọc là đầu năm 1974, hôm qua đọc bài của một tay đại đội trưởng BĐQ thì đầu năm 1973.  Là 1 trận bạn ạ.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ahuuls trong 13 Tháng Bảy, 2009, 01:30:47 am
Có cái này cho bác tham khảo:
 "...Trong 40 ngày đêm sau hiệp định. quân số thương vong lên tới gần 250 người. Địch khai thông được đường số 1, chiếm tại cửa biển Tam Quan. Bên kia đèo Bình Đê (nam Quảng Ngãi), sau những trận đánh đẫm máu với trung đoàn 141 sư đoàn 2 của ta, bọn lính thủy đánh bộ và sư đoàn 2 ngụy chiếm cửa biển Sa Huỳnh..."
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=235.70
Chính xác là tháng giêng 1973 bác ạ vì có mặt sư 3 Sao vàng tham chiến còn chiến dịch Nông sơn-Thượng đức là tháng 7-1974 cơ.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: _new trong 13 Tháng Bảy, 2009, 01:34:48 am
Xin chào bác Khikho_007. :D

Đó là đầu năm 1973. Theo ký sự Sư đoàn Sao vàng thì chiến dịch mở rộng vùng kiểm soát (trước thời điểm Hiệp định) là chiến dịch X.10. Chiến dịch phản công của Sư 22 VNCH (em chưa xem kỹ, có thể là) chiến dịch An Dân là nằm trong gói Kế hoạch Lý Thường Kiệt. Như đã biết, kế hoạch này bắt đầu thực thi vào sáng 28/1/1973. Lực lượng gồm Sư 22, Liên đoàn 6 BĐQ và quân bảo an địa phương.
Trận Sa Huỳnh này (tiếp tục theo Ký sự Sư đoàn Sao Vàng) không phải sư Sao Vàng, mà chỉ có trung đoàn 141
Ps: Bác Atus chắc không có ý khích bác đâu. Em thấy ông này nháy mắt với bác mà.  ;)


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: _new trong 13 Tháng Bảy, 2009, 01:46:15 am
Góp thêm cái bìa cho xôm, tiện thể khoe luôn.  :D

(http://i84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/linh%20tinh/bia-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ahuuls trong 13 Tháng Bảy, 2009, 10:51:05 pm
Hmmm, tôi cũng đang lò mò về vụ này đây, lúc trước tôi đọc là đầu năm 1974, hôm qua đọc bài của một tay đại đội trưởng BĐQ thì đầu năm 1973.  Là 1 trận bạn ạ.
.....................
Hay còn trận Sa huỳnh 1974 vì sau khi bị địch tái chiếm ta lại phải chiếm lại khi chiến dịch Nông sơn- Thượng đức nổ ra ?


Tiêu đề: Re: Hỏi nhỏ, đáp khẽ về các vấn đề quân sự - Phần 6
Gửi bởi: engtilldie trong 30 Tháng Chín, 2010, 11:33:31 am
Theo gợi ý của bác trucngon em đưa câu hỏi của em sang đây.

Các bác đọc lịch sử F2 có phần nào miêu tả chiến dịch hè năm 1969 ở khu vực tây nam Tam Kỳ không. Chiến dịch bắt đầu vào quảng đầu tháng 5/1969. Ta đánh và hạ núi Yon, khi đó do các chú VNCH đóng đồng thời triển khai phục kích các đơn vị Mỹ từ Tam Kỳ lên ứng cứu. E1 là nòng cốt của F2 đánh trận này.

Các bác có trang web nào có viết về chiến dịch này, hay có tóm tắt nào cho em xem tí. À, chỉ là câu chuyện từ phía quân ta thôi nhá, quân địch không tính. Do điều kiện em không có được tư liệu nào cả. Mà đọc hồi ký cụ Chơn cũng không thấy nhắc tới. Thời điểm này e trưởng là bác (Trần) Quang Lập người Hải Dương hay Hải Phòng gì đó.

Cảm ơn các bác.



Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ngoduythiet trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:03:11 pm
Các bác cho em hỏi tí . Năm 75 trong khi ta đánh ở đất liền thì ta đánh luôn ở TS & HS sao không thấy nhắc đến. Hay là không phải chiến dich.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 09:22:35 pm
Các bác cho em hỏi tí . Năm 75 trong khi ta đánh ở đất liền thì ta đánh luôn ở TS & HS sao không thấy nhắc đến. Hay là không phải chiến dich.
Đỏ 1:

Kỷ niệm 35 năm giải phóng Trường Sa
9h ngày 29/4/1975, quần đảo Trường Sa được hoàn toàn giải phóng, bộ đội Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Quân uỷ Trung ương giao.

Trong dịp cả nước tưng bừng kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tại đảo Nam Yết, quân và dân huyện đảo Trường Sa vừa long trọng tổ chức kỷ niệm 35 năm giải phóng (29/4/1975 -29/4/2010). Dự lễ có Thượng tướng Bùi Văn Huấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng); đại diện các Bộ, Ban, ngành cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Cách đây 35 năm, trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, sau chiến thắng vang dội của quân và dân ta ở mặt trận Buôn Mê Thuột, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà và một số tỉnh khác, vào rạng sáng ngày 14/4/1975, quân chủng Hải quân đã sử dụng lực lượng tàu HQ 673, HQ 674, HQ 675 của Lữ đoàn 125 chở bộ đội đặc công hải quân cùng một bộ phận lực lượng đặc công quân khu 5 bí mật đổ bộ giải phóng đảo Song Tử Tây. Sau 30 phút chiến đấu, đến 5h15’ ngày 14/4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ đảo Song Tử Tây.

Đảo Song Tử Tây được giải phóng làm cho hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa lâm vào thế khủng hoảng nghiêm trọng. Đến 2h30’ ngày 25/4/1975, lực lượng của ta giải phóng đảo Sơn Ca; 10h30’ ngày 27/4/1975 làm chủ đảo Nam Yết; 10h ngày 28/4/1975 giải phóng đảo Sinh Tồn; đến 9h ngày 29/4/1975 giải phóng đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa hoàn toàn được giải phóng, bộ đội Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Quân uỷ Trung ương giao.

Từ năm 1975 đến nay, huyện đảo Trường Sa đổi mới từng ngày. Các công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng phục vụ dân sinh ngày càng nhiều như sân bay, âu tàu, cầu cảng, trạm hải đăng, đài khí tượng thuỷ văn, trạm thu phát truyền hình vệ tinh, trạm thu phát tín hiệu Viettel, hệ thống năng lượng sạch, máy phát điện gió… Ngoài ra, các công trình như nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà khách Thủ đô, chùa Trường Sa, chùa Song Tử, Sinh Tồn… trở thành nơi giao lưu, sinh hoạt văn hoá tinh thần, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho quân và dân huyện đảo.

Nhiều tập thể và cá nhân cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo đã lập được những thành tích vẻ vang, tô thắm thêm truyền thống huyện đảo Trường Sa anh hùng. Nhiều đảo được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân; Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua; Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ đơn vị huấn luyện giỏi; Đơn vị Quyết thắng; nhiều cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân và những phần thưởng cao quý khác.
http://vovnews.vn/Home/Ky-niem-35-nam-giai-phong-Truong-Sa/20104/141060.vov

Trích:

Thần tốc giải phóng Trường Sa

Ngày 9/4/1975, biên đội gồm 3 tàu giả dạng tàu đánh cá nhận lệnh hành quân cấp tốc từ Hải Phòng vào căn cứ Đà Nẵng tiếp nhận lương thực, phương tiện, vũ khí thực hiện nhiệm vụ giải phóng Trường Sa.
 
Ngày 11/4/1975, tàu 673 do đồng chí Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng, tàu 674 do đồng chí Nguyễn Văn Đức làm thuyền trưởng và tàu 675 do đồng chí Phạm Duy Tam làm thuyền trưởng đã được lệnh đạp sóng hướng ra đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

Nhiệm vụ cấp trên giao cho toàn biên đội là phải phát hiện và phân biệt các đảo của quân Ngụy Sài Gòn vào khoảng 2 - 3 giờ sáng. “Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn vì chiều cao của các đảo ở Trường Sa rất thấp, ban ngày phát hiện đã khó huống hồ ban đêm. Máy móc hàng hải hồi đó quá thô sơ, chỉ là một cái la bàn để chỉ hướng đi, một máy 1/6 để đo mặt trời, mặt trăng, một quả bầu trời sao, một đồng hồ thiên văn và một bộ tài liệu tính thiên văn”, đại tá Tam nhớ lại.
 
Sau ba ngày hành quân liên tục vượt 500 hải lý mặc sóng to gió lớn, biên đội của ông đã phát hiện được đảo Song Tử Tây và thực hiện đúng ý định mệnh lệnh trên giao. Chỉ sau 15 phút chiến đấu, 4h45 ngày 14/4/1975, đảo Song Tử Tây - đảo đầu tiên của quần đảo Hoàng Sa - hoàn toàn được giải phóng.
 
Đêm 23, rạng sáng 24/4/1975, tàu 641 của Đoàn 125 Tàu Không Số chở phân đội đặc công nước, đoàn 126 đổ bộ giải phóng đảo Sơn Ca chỉ trong ít phút nổ súng.
 
Lúc này, trên đất liền quân ta liên tục tiến công và thắng lớn. Quân Ngụy hoang mang không thể cố thủ các đảo còn lại nên quân giải phóng đã thừa thắng xông lên. Đến 2h sáng ngày 29/4/1975, ta kéo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, giải phóng 6 đảo còn lại do Mỹ - Ngụy chiếm giữ.
 
Sau ngày giải phóng, ông Tam vẫn tiếp tục chọn hải quân và làm việc ở nhiều vị trí. Ông về hưu năm 2004 khi ở cương vị phó tham mưu Quân chủng Hải quân.
http://dantri.com.vn/c20/s20-393118/nguoi-dap-song-giai-phong-truong-sa-35-nam-truoc.htm

Trên diễn đàn cũng có, bác tự tìm hộ em nhé!

Đỏ 2: Không hiểu ý bác là gì ???


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ngoduythiet trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 09:26:31 pm
Cam ơn bác đã cho em biết về việc quân ta giải phóng biển đảo.Còn Đỏ 2 là em muốn hỏi về Hoàng Sa đó mà bac.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:35:09 pm
Theo hồi ký Tổng Hành Dinh trong Mùa Xuân Toàn Thắng của cụ Giáp thì hồi đó ta có tiến hành giải phóng 02 quần đảo là Tây Sa và Nam Sa.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ngoduythiet trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 12:05:07 am
Tây Sa mà Nam Sa có phải Trường Sa và Hoàng Sa không bác.2 Cái tên này hình như chỉ có TQ mới dùng còn mình em chưa thây bao giờ. ???


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ahuuls trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:07:54 pm
Đúng đấy bác ạ đấy là cách gọi cũ theo cách của anh bạn lớn phương Bắc đấy.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: ngoduythiet trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:19:53 pm
Em hiểu rồi.Sang nay em lục lại đống tài liệu ghi chép về việc giải phóng TS&HS năm 75 nhận ra rồi.Hồi đó do TQ đánh TS&HS trước ta sợ mất hêt về tay nó nên mới tiến hành giải phóng biên đảo cùng lúc với giải phóng miền nam.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: naturo trong 04 Tháng Ba, 2012, 06:30:14 pm
Em có câu hỏi ? Vào năm 1975, khí thế quân ta thắng như chẻ trẻ, ở địa phận Đà Nẵng, đèo Hải Vân có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào ạ ? em hơi thắc mắc ngụy quân có tổ chức phòng thủ kĩ không, vì đèo hải vân địa thể hiểm trở, ngoằn nghèo cực kì khó khăn cho quân ta hành quân số lượng lớn chứ ạ, theo em được biết lúc đó không vận, thủy vận của ta cũng chưa hoàn toàn là ưu thế


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:24:12 pm
Trên giấy tờ và mong muốn thì chắc chắn có, còn trên thực tế thì thực tế chính là câu trả lời.

Ngoài ra cũng nên nhớ rằng Đà Nẵng bị tấn công từ cả 2 phía bắc-nam.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: panphilov trong 04 Tháng Ba, 2012, 10:23:35 pm
Em có câu hỏi ? Vào năm 1975, khí thế quân ta thắng như chẻ trẻ, ở địa phận Đà Nẵng, đèo Hải Vân có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào ạ ? em hơi thắc mắc ngụy quân có tổ chức phòng thủ kĩ không, vì đèo hải vân địa thể hiểm trở, ngoằn nghèo cực kì khó khăn cho quân ta hành quân số lượng lớn chứ ạ, theo em được biết lúc đó không vận, thủy vận của ta cũng chưa hoàn toàn là ưu thế

Có chứ. Thiệu đã chỉ thị cho Trưởng, nếu có thể, làm sao lập tuyến "trì hoãn chiến" tại Hải Vân để bảo vệ Đà Nẵng, làm chậm bước tiến của Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên từ phía Bắc vào. Cụ thể, đèo Hải Vân do Lữ đoàn dù 2 (sau được thay thế bằng Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258) cùng 3 tiểu đoàn bảo an và địa phương quân trấn giữ. Chưa kể có sự yểm trợ của 1 hải đội và 2 giang đội ở cửa Tư Hiền. Bạn có thể đọc nhật ký của tướng Hoàng Đan để hiểu rõ thêm, vì tướng Hoàng Đan đã chỉ huy mũi tiên phong của Quân đoàn 2 đập tan tuyến phòng thủ trên đèo Hải Vân.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 04 Tháng Ba, 2012, 10:58:02 pm
Em có câu hỏi ? Vào năm 1975, khí thế quân ta thắng như chẻ trẻ, ở địa phận Đà Nẵng, đèo Hải Vân có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào ạ ? em hơi thắc mắc ngụy quân có tổ chức phòng thủ kĩ không, vì đèo hải vân địa thể hiểm trở, ngoằn nghèo cực kì khó khăn cho quân ta hành quân số lượng lớn chứ ạ, theo em được biết lúc đó không vận, thủy vận của ta cũng chưa hoàn toàn là ưu thế

Có chứ. Thiệu đã chỉ thị cho Trưởng, nếu có thể, làm sao lập tuyến "trì hoãn chiến" tại Hải Vân để bảo vệ Đà Nẵng, làm chậm bước tiến của Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên từ phía Bắc vào. Cụ thể, đèo Hải Vân do Lữ đoàn dù 2 (sau được thay thế bằng Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258) cùng 3 tiểu đoàn bảo an và địa phương quân trấn giữ. Chưa kể có sự yểm trợ của 1 hải đội và 2 giang đội ở cửa Tư Hiền. Bạn có thể đọc nhật ký của tướng Hoàng Đan để hiểu rõ thêm, vì tướng Hoàng Đan đã chỉ huy mũi tiên phong của Quân đoàn 2 đập tan tuyến phòng thủ trên đèo Hải Vân.

Theo em thì đèo Đà Nẵng cũng hiểm đấy, nhưng cái cụ thể và quan trọng hơn đánh trên đèo lại là ở chân đèo phía bắc cơ, chỗ đoạn cầu Lăng Cô đấy. Đánh trên đèo thì cụ Hoàng Đan cho cơ giới hóa hết, tăng trước - bộ binh sau - 12,7 đánh máy bay là xong trong 1 ngày. 325 của các bác lính sinh viên đánh đấy chứ ai,  ;).

Thật ra phía nam Đà Nẵng bọn nó còn sợ hơn vì F304 thiếu từ Thượng Đức - hướng tây nam Đà Nẵng lao về; sư đoàn 2 (4 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn đặc công) của cụ Chơn thì bỏ hết, vận động chiến theo đường 1 lao thẳng về từ phía nam. Về kế hoạch tác chiến chỗ này còn có lữ đoàn 52 nữa cơ nhưng không cơ động kịp. Hai phía này chả có cái gì chặn được cả vì cứ thẳng đường mà tiến, đánh địch mà đi nên chúng nó lao hết ra biển là phải.

Kết luận lại là có chặn được ở Đèo hải vân thời điểm đó thì cũng chả ích chi khi đà nẵng vẫn bị mất từ phía sau lưng. :D :D :D


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: naturo trong 06 Tháng Ba, 2012, 04:52:19 pm
Qua bình luận của các bác, em thấy trận Đà Nẵng cũng có bắn nhau chí tử đấy chứ, tuy chưa đến mức độ như Xuân Lộc hay Cầu Sài Gòn nhưng tại sao trong sách vở của ta vẫn ghi là không tốn một viên đạn nào ?. Các bác sử gia chỉ xét số lượng quân địch ra hàng trong nội thành thôi hay sao ạ ?


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: panphilov trong 06 Tháng Ba, 2012, 05:05:57 pm
Qua bình luận của các bác, em thấy trận Đà Nẵng cũng có bắn nhau chí tử đấy chứ, tuy chưa đến mức độ như Xuân Lộc hay Cầu Sài Gòn nhưng tại sao trong sách vở của ta vẫn ghi là không tốn một viên đạn nào ?. Các bác sử gia chỉ xét số lượng quân địch ra hàng trong nội thành thôi hay sao ạ ?

Bạn có vấn đề về đọc hiểu. Trong bình luận của mình ở trên không hề nói đến "bắn nhau chí tử", còn trong bình luận của bác quancan thì nó như thế này "...Hai phía này chả có cái gì chặn được cả vì cứ thẳng đường mà tiến, đánh địch mà đi nên chúng nó lao hết ra biển là phải.". Thẳng đường mà tiến bạn nhé. Còn bạn đọc sách nào thì có thể kể ra không, chứ từ nhỏ đến giờ mình chưa bao giờ đọc thế, chỉ đọc là chiến dịch Đà Nẵng đánh nhanh, thắng nhanh trong khi đây là một căn cứ hải lục không quân lớn của ngụy.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: daulephuoc trong 21 Tháng Ba, 2012, 10:23:20 pm
Với mục đích tạo thêm kỷ niệm về chiến trường đường 9 - trong những ngày đáng nhớ mình xin góp nhặt một số mẩu chuyện có liên quan để các bác cựu chiến binh nhớ đến. :D - cũng mong các bác có ghi chép nhật ký đường 9 bổ xung thêm cho sinh động, đặc biệt là bản đồ.
Trận tiến công cứ điểm 723trong chiến dịch đường 9 - nam lào từ ngày 12 -> 18/3/1971
Mặt trận B70 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn bộ binh số 2 tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt cứ điểm 723 ở phía nam đường 9, đánh quỵ sư đoàn 1 ngụy, tạo điều kiện cho chiến dịch đánh trận then chốt quyết định và kết thúc thắng lợi.
Mục đích:
Trận tiến công cứ điểm 723 còn gọi là Phu Rệp là trận đánh then chốt. diệt gọn trung đoàn 1 và các lực lượng tăng cường của quân ngụy.
Vị trí:
Điểm cao 723- Phu rệp nằm trên dãy điểm cao thấp dần xuống phía nam, ở phía nam đường 9 cách sông Sê pôn về phía nam 3,5km.
Dãy núi này có các cao điểm 680,723,748,639 và 657, cách Lao Bảo về phía Tây nam khoảng tù 15 đến 17km cùng với dãy núi phía bắc chạy song song với đường số 9 và sông Sê Pôn. Lúc này đường số 9 đoạn qua đây trở thành con đường độc đạo.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: vh5599 trong 28 Tháng Tư, 2012, 10:32:14 pm
Ngày mai (chủ nhât 29/4/2012) 37 năm sau trận đánh vào cửa mở hướng tây bắc căn cứ đồng dù (huyện Củ chi ,Sài gòn- Tp ; Hồ chí minh ngày nay) có biết bao gia đình đó là ngày giỗ của các liệt sỹ .Cùng với bao trận quyết chiến khác ,bất giác tôi nhớ về đồng đội của mình những người đã trở về và những người  mãi mãi ko thể trở về,họ đã nằm lại ở các chiến trận trước ngày toàn thắng  . Nếu như giờ phút đó, moi người có măt trong các trận đánh chúng ta ko gắng sức ; hỏa lưc b40, b41 do chiên sỹ Nguyễn tiến Ngọ và LS Lê xuân Huy,cối 60 của anh Đăng văn Liền (quê; Vĩnh hảo, Bắc quang,Hà giang) ko tìm mọi cách bắn áp đảo kẻ thù thì đâu chúng ta mở được cửa mở ,cái giá của sự hy sinh của các anh là vô cùng trân trọng.  Các anh ngã xuống để có được ngày toàn thắng trên toàn miền nam .Nhưng 37 năm còn đó, hài cốt các anh chưa đươc trở về trên quê hương Mẹ.Ở cửa mở hướng tây bắc căn cứ Đồng dù (Tháng 4 năm 1975)ai là Ls đã có tên, ai ko tên?các anh còn nằm đâu đó, chúng ta, hơn cả là những người có trách nhiệm hãy ,,,gắng sức .Như 37 năm trươc các anh đã gắng sức.Hãy tìm lại và đưa các anh trở về quê Mẹ.Mọi chúng ta khi sinh ra ko ai là vô danh .Hãy tìm lại tên đích thực cho các anh .Với chúng ta đó là trách nhiệm sống .nếu ai đó nghĩ rằng ;biết đâu ngày mai đó... sẽ có môt cuộc chiến tranh xảy ra,,,!


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: luckyluke trong 29 Tháng Tư, 2012, 12:28:34 pm
Hôm nay là ngày 29 tháng 4,xin tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống trong ngày hôm nay, ngày buồn nhất.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Sáu, 2012, 08:16:25 am
Xin giới thiệu diễn biến chiến dịch Tây Sơn Tịnh năm 1966. Tài liệu tham khảo chủ yếu: Từ Điện Biên Phủ tới Sài Gòn (Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh năm 2005) và Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 2 (năm 1989).

Quảng Ngãi là một trong ba hướng phản công của Mỹ - ngụy ở chiến trường Khu 5 trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966. Chúng đã tập trung tại đây một lực lượng gồm 5 tiểu đoàn bộ binh Mỹ, 8 tiểu đoàn quân ngụy cùng lực lượng lớn của các đơn vị hỏa lực(1), nhằm trong một thời gian ngắn, tập trung binh hỏa lực, bất ngờ tập kích, tiêu diệt một bộ phận lực lượng ta, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân càn quét, thu hồi những vùng đất đã bị mất hoặc lấn chiếm những vùng giải phóng. Đội hình hành quân “tìm diệt” là kết hợp giữa quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu… Nhưng quân Mỹ đóng vai trò chủ yếu. Khả năng tập trung quân của địch rất lớn, hỏa lực chi viện mạnh, sức cơ động nhanh và lực lượng dự bị dồi dào.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết 12 (tháng 12 năm 1965) của Trung ương Đảng và chỉ thị của Bộ Tư lệnh Miền: “… Các đơn vị, địa phương kiên quyết giữ thế chủ động, không cho địch tập trung lực lượng đánh vào 1 hướng, buộc địa phải phân tán đối phó”. Tháng 1 năm 1966, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định sử dụng sư đoàn bộ binh 2 cùng lực lượng địa phương(2), mở chiến dịch tiến công quân địch ở tây Sơn Tịnh nhằm tiêu diệt sinh lực địch, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, rèn luyện bộ đội, phối hợp với các chiến trường phá tan kế hoạch phản công mùa khô lần thứ nhất của địch.

Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Đồng chí Nguyễn Năng (tức Việt), Sư đoàn trưởng sư đoàn 2 làm Tư lệnh; đồng chí Phạm Thanh Biền, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi làm Chính ủy; đồng chí Lê Hữu Trữ (tức Thạch), Sư đoàn phó sư đoàn 2 làm Phó tư lệnh; đồng chí Nguyễn Huy Chương, Chính trị viên tỉnh đội Quảng Ngãi làm Phó tư lệnh; đồng chí Nguyễn Minh Đức (tức Đạo), Chính ủy sư đoàn 2 làm Phó chính ủy chiến dịch.

Chiến dịch diễn ra trên địa bàn các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa và Mộ Đức. Chủ yếu là ở khu vực phía tây Sơn Tịnh, cách thị xã Quảng Ngãi 10km và cách căn cứ Chu Lai 20km. Địa hình vùng tây Sơn Tịnh làng mạc xen kẽ đồi núi và ruộng đồng; nhiều điểm cao có giá trị về chiến thuật như núi Tròn, núi Võ, An Điềm, Hòn Một, điểm cao 62…; có quốc lộ 1 và đường sắt chạy song song từ Bắc vào Nam, sông Trà Bồng ở phía bắc và sông Trà Khúc ở phía nam. Nếu ta đánh vào khu vực sẽ uy hiếp trực tiếp tuyến phòng thủ và con đường huyết mạch từ Chu Lai đi Quảng Ngãi của địch.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của quân Mỹ, Bộ tư lệnh chiến dịch đề ra phương châm tác chiến là đánh điểm diệt viện; đánh tiêu diệt từng đơn vị, đánh địch ngoài công sự là chính. Chủ động tiến công địch, có lực lượng dự bị mạnh để diệt viện binh Mỹ và chủ lực ngụy. Bố trí lực lượng có trọng điểm ở bên sườn và sau lưng địch, vận dụng linh hoạt các thủ đoạn bao vây chia cắt, vu hồi, đánh gần, đánh nhanh và di chuyển nhanh.

Bộ Tư lệnh xác định hai hướng đánh địch. Hướng chủ yếu ở khu vực Phước Bình - Khánh Mỹ - Bình Đông, sử dụng sư đoàn bộ binh 2 gồm 2 trung đoàn 21 và 1(3), tiểu đoàn súng cối 120mm và ĐKZ 75mm, tiểu đoàn đặc công (thiếu), tiểu đoàn súng máy phòng không 12,8mm cùng lực lượng địa phương trong khu vực. Hướng thứ yếu của chiến dịch ở khu vực đông Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, bắc Mộ Đức và đông Sơn Tịnh, Bình Sơn, sử dụng 2 tiểu đoàn 48 và 83, đại đội đặc công tỉnh cùng bộ đội, dân quân du kích địa phương.

Về công tác đảm bảo, ngay từ đầu cán bộ hậu cần của sư đoàn và các đơn vị cùng các đồng chí cấp phó phụ trách chính trị đã đi cùng với đoàn chuẩn bị chiến trường; đồng thời tổ chức thu mua và đưa một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm ở vùng địch ra, đảm bảo 3 tháng lương thực cho toàn sư đoàn được lót sẵn ở khu chiến. Từ đầu tháng 1 năm 1966, các đơn vị vận tải của quân khu và sư đoàn đã tập trung sức người vận chuyển hàng vào các kho chiến dịch ở Tân An, Đá Nẻ, Đá Sơn, ngoài ra còn phân tán ở cá khu vực Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa, Khánh Mỹ. Trước khi nổ súng, vũ khí, đạn dược đã đảm bảo được 2 phần 3 nhu cầu, số còn lại được đảm bảo tiếp trong quá trình chiến dịch. Quân y đã tổ chức được 1 bệnh xá và các đội điều trị đi theo hướng chủ yếu của chiến dịch.

Chiến dịch diễn ra theo 4 đợt. Đợt 1: từ 20 tháng 3 đến ngày 3 tháng 3, ta dùng lực lượng nhỏ đánh cắt đường 1, khêu ngòi chiến dịch.

Đêm 20 tháng 2, các đơn vị tổ chức bí mật chiếm lĩnh trận địa. 24 giờ, công binh của trung đoàn 21 cùng du kích phá quốc lộ 1 (nam núi Võ), đánh mìn ở núi Đất, mở màn chiến dịch. Ngày 21, 1 đại đội ngụy thuộc trung đoàn 5 từ Châu Ổ ra giải tỏa, bị một bộ phận thuộc tiểu đoàn 33 trung đoàn 21 chặn đánh, diệt 1 trung đội và tiêu hao 1 trung đội khác. Sau đó 1 đoàn xe 99 chiếc của địch từ Quảng Ngãi ra Chu Lai bị một bộ phận của trung đoàn 21 phục kích, bắn cháy 3 xe và bắn hỏng 5 xe khác. Từ ngày 22 đến 28 tháng 2, quân ta vẫn uy hiếp đoạn đường này buộc địch phải đưa 1 tiểu đoàn ngụy có thiết giáp hộ tống ra giải tỏa. Trung đoàn 21 thiếu quyết tâm nên không đánh được địch.

Bộ Tư lệnh chiến dịch điều trung đoàn 21 ra phục kích trên đoạn núi Võ – Thế Lợi để diệt cho được 1 tiểu đoàn ngụy, buộc quân Mỹ phải ứng cứu, giải tỏa. Ngày 2 tháng 3,1 đại đội ngụy ra chốt ở Thế Long và Thế Lợi, sát quốc lộ 1. Ngày 3, tiểu đoàn 3 dù ngụy và 2 đại đội biệt kích ra chiếm núi Hương, điểm cao 95, đồng thời tập trung 4 tiểu đoàn Mỹ, 7 tiểu đoàn ngụy cùng xe tăng, xe thiết giáp, máy bay ở Chu Lai và Quảng Ngãi thiết lập trận địa pháo ở dốc Sỏi, chuẩn bị mở cuộc hành quân giải tỏa quốc lộ 1 và khu vực tây Sơn Tịnh. Nắm chắc tình hình địch, Bộ tư lệnh chiến dịch điều trung đoàn 21 đến Nam Bình – Hòa Vinh, trung đoàn 1 đến Vĩnh Khánh - Phước Lộc và lệnh cho các đơn vị tập trung lực lượng chuẩn bị diệt viện đường không của quân Mỹ ở khu vực trọng điểm Khánh Mỹ - Đông Giáp - Phước Bình.


(1) Cụ thể: quân Mỹ có 5 tiểu đoàn thuộc 2 trung đoàn 4 và 7 của sư đoàn 1 thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn công binh và 5 phi đoàn máy bay phản lực ở căn cứ Chu Lai, ngoài khơi còn có một số tàu chiến thuộc hạm đội 7 hình thành cụm hỏa lực di động luôn sẵn sàng chi viện cho chiến trường Quảng Ngãi và Quảng Nam. Quân ngụy có tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn 5 bộ binh đóng ở nam Bình Sơn, 4 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 4 bộ binh đóng ở nam và tây nam Quảng Ngãi, tiểu đoàn 37 biệt động quân ở Châu Ổ, 2 tiểu đoàn thuộc chiến đoàn B thủy quân lục chiến ở Mộ Đức và Đức Phổ và 24 đại đội bảo an; mỗi thôn, xã cũng có một hoặc hai trung đội dân vệ.
(2) Hai tiểu đoàn 48 và 83 và đại đội đặc công của tỉnh cùng với bộ đội và du kích của các huyện, xã.
(3) Trung đoàn 21: Trung đoàn trưởng Phan Viễn; Chính ủy: Nguyễn Ngọc Tiến. Trung đoàn 1: trung đoàn trưởng: Lưu Thành Đức; Chính ủy: Nguyễn Đình Trọng.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Sáu, 2012, 08:21:48 am
Đợt 2: Từ ngày 4 đến 5 tháng 3, ta tiến công tiêu diệt quân Mỹ đổ bộ sâu trong vùng giải phóng.

Sau khi chốt giữ những vị trí quan trọng và cho máy bay ném bom dọn bãi suốt trong đêm, sáng ngày 4 tháng 3, địch bắt đầu tiến quân “tìm diệt” chủ lực ta. Tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ xuống tây điểm cao 62, tiểu đoàn 2 thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ xuống Gò Cát, bắc điểm cao 97. Cùng lúc, 1 cánh quân ngụy có 15 xe M113 hộ tống tiến theo đường 1 từ Thế Lợi lên chiếm Đại Lộc. Từ Châu Ổ, tiểu đoàn 37 biệt động quân và một bộ phận quân Mỹ có xe M113 hộ tống tiến chiếm Gò Chồng, núi An Điềm.

Tình hình hết sức khẩn trương, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng bộ đội địa phương và du kích ngăn chặn 2 cánh quân ngụy ở hướng Đại Lộc và An Điềm, tập trung lực lượng sư đoàn 2 tiêu diệt địch ở điểm cao 62 và Gò Cát. Trung đoàn 21 được giao nhiệm vụ vận động tiến công tiêu diệt địch ở điểm cao 62. Đúng 10 giờ ngày 4, trung đoàn bắt đầu tiến công. Tiểu đoàn 22 tổ chức xung phong từ phía bắc (hướng chủ yếu) chiếm được mỏm đồi phía bắc và một phần ba điểm cao. Tiểu đoàn 33 tiến theo phía đông nam (hướng thứ yếu) bị pháo địch ngăn chặn phải lùi lại. Tiểu đoàn 2 Mỹ ở Gò Cát cho một bộ phận tăng cường cho tiểu đoàn 1 ở điểm cao 62. Trận đánh diễn ra ác liệt, đến chiều tối ta vẫn chưa giải quyết xong. Trong lúc tiểu đoàn 1 Mỹ đang bị vây chặt ở điểm cao 62, thì tiểu đoàn 2 Mỹ đổ xuống Gò Cát cũng bị tiểu đoàn 90 của trung đoàn 1 đánh liên tục. Sau khi đổ quân, tiểu đoàn 2 Mỹ hình thành hai cụm đóng quân ở tây Đồi Chùa và cánh đồng Đông Giáp. 16 giờ 20 phút, tiểu đoàn 90 hình thành hai mũi tiến công địch ở cả Đông Giáp và tây Đồi Chùa. Bị bất ngờ, đội hình địch rối loạn, phần lớn bị tiêu diệt, một bộ phận chạy sang điểm cao 62 bị máy bay của chúng ném bom trúng đội hình, một bộ phận khoảng 1 đại đội cụm lại ở xóm nhỏ phía bắc Đồi Chùa. 17 giờ 20 phút, tiểu đoàn 90 chiếm được Đồi Chùa, diệt 2 đại đội và ban chỉ huy tiểu đoàn 2 thủy quân lục chiến Mỹ, bắn rơi 4 máy bay lên thẳng, thu 18 súng. Nắm được tin tiểu đoàn 2 Mỹ bị diệt, đêm ngày 4, trung đoàn 21 đưa tiểu đoàn 11 vào chiến đấu vào tăng cường hỏa lực chi viện, tiến công và tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở điểm cao 62, sau đó lui quân về Hòa Vinh.

Sáng ngày 5, ở khu vực Khánh Mỹ, địch tăng quân chiếm lại điểm cao 62, sau đó tổ chức tiến công vào làng Hòa Vinh, tiểu đoàn 22 phòng ngự tại đây đã đánh lui 5 đợt xung phong của địch, diệt 150 tên, thu 6 súng, giữ vững trận địa. Ở khu vực Vĩnh Lộc, lúc 7 giờ ngày 5, sau khi dùng phi pháo bắn phá khu vực Phước Bình – Núi Nón, 70 lần chiếc máy bay lên thẳng chở tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến Mỹ đổ xuống nam đồi Chóp Nón bị hỏa lực phòng không của sư đoàn và trung đoàn 1 bắn rơi 4 máy bay và bị 1 tiểu đội của tiểu đoàn 40 trung đoàn 1 chốt tại đây diệt 50 tên. Sau nhiều lần tiến công không chiếm được Chóp Nón, địch hành quân về hướng Bình Đồng. Từ 15 giờ 30 phút, tiểu đoàn 40 cùng 2 đại đội của trung đoàn 60 và 90 trung đoàn 1 chặn đánh địch ở Phước Bình và Bình Đông. Sau 1 giờ chiến đấu, tiểu đoàn 40 chiếm được Phước Bình, quân địch bị đánh bật ra cụm lại giữa cánh đồng. 22 giờ 45 phút, trung đoàn 1 sử dụng tiểu đoàn 40 và 90 được tăng cường 4 khẩu ĐKZ 75mm và 6 khẩu súng máy phòng không 12,8mm tập kích diệt đại bộ phận quân địch, còn một số tháo chạy về làng Bình Đông cố thủ. Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến Mỹ bị tiêu diệt gần hết. Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 3, địch đổ quân xuống lấy xác và rút ra khỏi khu chiến. Như vậy bằng một loạt các trận đánh liên tiếp với hiệu suất chiến đấu cao, ta đã đập tan cuộc hành quân của 7 tiểu đoàn địch, tỏng đó có 5 tiểu đoàn Mỹ, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn và diệt gọn 2 đại đội Mỹ.

Trên hướng thứ yếu, đêm 20 tháng 3, tiểu đoàn 83 của tỉnh và đại đội địa phương huyện Nghĩa Hành tiến công diệt 1 đại đội thuộc trung đoàn 4 ngụy đóng ở Hành Thịnh. Ngày 5 tháng 3, tiểu đoàn 48 của tỉnh diệt đại đội ngụy ở An Phong (xã Đức Chánh) và phối hợp với du kích đánh vào hội đồng xã, diệt 40 tên dân vệ.

Đợt 2 của chiến dịch kết thúc thắng lợi. Nhận thấy trong đợt 2, quân Mỹ bị đánh đau, nhưng sẽ tiếp tục đỡ đòn cho quân ngụy và tìm diệt chủ lực ta, Bộ tư lệnh chiến dịch càng quyết tâm thực hiện như phương án đã đề ra, chỉ bổ sung một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 21 cùng lực lượng vũ trang huyện Sơn Tịnh đánh ấp Sơn Trung để thu hút địch và hỗ trợ cho phong trào địa phương.

(http://img685.imageshack.us/img685/9026/taysontinh.jpg)

Bản đồ: trích từ sách Operations in the US resistance war


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Sáu, 2012, 08:23:51 am
Đợt 3: Từ ngày 19 đến 29 háng 3, ta tiến công cứ điểm Chóp Tối và tổ chức diệt quân ứng cứu giải tỏa.

Bước vào đợt 3, rạng sáng ngày 19, ta sử dụng đại đội đặc công 1 và 1 đại đội của trung đoàn 1 tập kích diệt gọn đại đội bảo an 936, 1 trung đội biệt kích, 2 tiểu đội dân vệ ở Chóp Tối. Địch phản ứng ngay, suốt trong ngày 19 địch ném bom dọn bãi và 2 lần địch đổ quân ứng cứu nhưng bị các đơn vị dùng súng phòng không bắn trả (bị rơi 2 máy bay), không thực hiện được ý định. Ngày 20 tháng 3, lúc 8 giờ, địch đổ tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ và tiểu đoàn 5 dù ngụy xuống Nhân Hòa, cùng lúc đó tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 5 ngụy, 1 chi đoàn thiết giáp M113 và 4 pháo 105mm hành quân từ Châu Ổ về An Điềm. 14 giờ, địch ở Nhân Hòa chia làm 2 cánh tiến xuống Vĩnh Tuy và An Hòa. Do nắm địch không chắc nên ta không đánh phục kích được. Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định địch sẽ đánh ra khu vực An Hòa – Vĩnh Tuy – Phú Thánh – An Điềm, do đó chủ trương chuyển trung đoàn 1 về Phương Đình, ngã ba Phú Thành để đánh địch từ Vĩnh Tuy xuống, dùng trung đoàn 21 đánh địch từ An Điềm vào Phú Thành.

8 giờ ngày 21 tháng 3, địch đổ thêm 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ xuống đồng trống tây bắc làng Hội Đức 300m, sau đó một cánh quân tiến vào làng Hội Đức. Tiểu đoàn bộ binh 60 chặn cánh quân này, diệt 218 tên, bắn rơi 3 máy bay lên thẳng. Suốt ngày hôm đó, địch ném hàng ngàn tấm bom và bắn trên 300 quả đạn pháo vào làng Hội Đức, nhưng tiểu đoàn 60 vẫn giữ vững trận địa, 15 giờ, 1 cánh quân địch tiến công vào làng Phú Thành gặp đại đội 2 của tiểu đoàn 40, chặn đánh, diệt 150 tên và đánh bật chúng ra khỏi làng. Đến 15 giờ 30 phút, địch lại đổ thêm 1 tiểu đoàn Mỹ và tiểu đoàn 37 biệt động quân xuống cánh đòng nam Phú Sơn, bị đại đội súng máy phòng không 12,8mm của sư đoàn và bộ phận hậu phương của trung đoàn 1 nổ súng diệt 100 tên, bắn rơi 10 máy bay lên thẳng, địch phải co cụm lại ở cánh đồng, không vào được làng.

Trên hướng An Điềm, chiều ngày 21, 1 cánh quân có cả xe thiết giáp M113 tiến ra Trà Bình – Khánh Mỹ - Phú Thành và 1 cánh quân từ An Hòa tiến ra Thạch An Nội, 2 cánh quân này gặp nhau rồi tiến vào cao điểm 97. Tiểu đoàn 11 thuộc trung đoàn bộ binh 21 vận động ra quân đánh, diệt 140 tên, bắn rơi 4 máy bay lên thẳng, bắn cháy 23 xe M113; đến tối, cánh quân này trú lại cánh đồng khu vực Phú Thành. Trong đêm 21, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương cho trung đoàn 1 tập kích địch ở Hội Đức, trung đoàn 21 tập kích địch ở cánh đồng Phú Thành nhưng địch di chuyển liên tục, 2 trung đoàn không thực hiện được trận đánh. Bộ tư lệnh chiến dịch điều cả 2 trung đoàn lui về đứng chân ở Lộc Thọ - An Phước – Phước Lộc.

Ngày 22 tháng 3, địch chuyển hướng giải tỏa khu vực Sơn Trung, điểm cao 97, điểm cao 62. Đến 16 giờ, địch dùng máy bay lên thẳng bốc tiểu đoàn Mỹ ở Phương Đình đổ xuống điểm cao 47, 17 giờ, địch tiến vào đông bắc làng Phước Lộc bị 1 tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh 1 chặn đánh, diệt 150 tên, chúng phải quay lại điểm cao 47. Từ ngày 23 đến 25 tháng 5, địch tiếp tục càn quét ở Sơn Trung - Diêm Hòa - Lộc Thọ và đến chiều ngày 25 địch rút hết quân. Đêm 26 tháng 3, trung đoàn 21 và cơ quan chiến dịch chuyển xuống khu vực: Lộc Thọ và Phước Lộc, Vĩnh Khánh.

4 giờ ngày 28 tháng 3, tiểu đoàn 11 tập kích tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 5 bộ binh ngụy tại Lâm Lộc, Sơn Trung, 8 giờ, 1 tiểu đoàn ngụy lên chiếm lại Lâm Lộc. 11 giờ, 1 tiểu đoàn Mỹ đổ bộ xuống điểm cao 47, đồi Mã Tổ, Chóp Nón và tiến về Vĩnh Khánh bị tiểu đoàn 33 và các đơn vị trực thuộc của trung đoàn 21 diệt hàng trăm tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng. Ngày 29 tháng 3, địch đổ tiếp 1 tiểu đoàn Mỹ xuống Đông Giáp - Vĩnh Khánh nhặt xác và lui quân khỏi khu chiến.

Trên hướng thứ yếu, từ ngày 14 đến 18 tháng 3, tiểu đoàn 48 của tỉnh cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích các huyện tiến công địch ở Quán Hồng, cầu Măng Giang, xã Nghĩa Hiệp, hai thị trấn Đông Cát và Thu Xà, phá cầu Dập và cầu Giắt Dây, phối hợp chặt chẽ với hướng chủ yếu.

Đợt 3 chiến dịch kết thúc. Tuy địch đổ quân không theo dự kiến, ta không đánh được trận then chốt, nhưng do các đơn vị cơ động linh hoạt, ta đã diệt được nhiều sinh lực địch chủ yếu là Mỹ và bảo toàn được lực lượng.

Đợt 4: Tư ngày 10 đến ngày 20 tháng 4, ta chuyển hướng về Nghĩa Hành, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng.

Sau 1 tháng liên tục chiến đấu với địch, lực lượng ta có bị tổn hao, nhưng Bộ tư lệnh chiến dịch vẫn duy trì đúng kế hoạch thực hiện đợt 4. Sử dụng đại đội địa phương huyện Nghĩa Hành đánh ấp Ô Bầu để nhử địch từ Quảng Ngãi ra; bố trí trung đoàn 1 ở An Định - Trung Hòa để diệt viện và hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Đêm 10 tháng 4, đại đội địa phương Nghĩa Hành tập kích Ô Bầu, diệt 1 trung đội dân vệ; địch bỏ vị trí này, không ứng cứu. Trung đoàn 1 chờ đánh viện không được, đến ngày 14 tháng 4, tập kích tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 4 ngụy đóng ở Gò Huỳnh, diệt 124 tên. 6 giờ ngày 16 tháng 4, trung đoàn lui về An Mỹ Nam - Nam Phước. 8 giờ địch sử dụng 2 tiểu đoàn ngụy chia làm 2 cánh tiến theo đường 1 và đổ bộ xuống Núi Bé - An Mỹ Nam. Do trung đoàn lui quân chậm, bị phi pháo địch đánh trúng đội hình nên triển khai đánh địch theo phương án không kịp mà chỉ sử dụng một bộ phận nhỏ đánh tiêu hao diệt địch, diệt 85 tên.

Trên hướng chủ yếu, ngày 9 tháng 4, tiểu đoàn 48 tập kích vào Long Phung, diệt 1 đại đội bảo an. Một đại đội của tiểu đoàn 83 tập kích vào Kỳ Thọ (xã Hành Đức), diệt 23 trung đội biệt kích. Du kích tập kích vào 4 tiểu đội Mỹ đóng dã ngoại ở đông Bình Sơn. Ngày 19 tháng 4, tiểu đoàn 48 tập kích lần 2 vào Long Phụng, diệt 1 đại đội bảo an. Vì thực hành chiến đấu ở đợt này còn nhiều gượng ép nên kết quả bị hạn chế.

Chiến dịch kết thúc vào ngày 20 tháng 4. Ta đã đánh 69 trận, loại khỏi vòng chiến 7.665 tên địch. Đánh tiêu diệt và tiêu hao nặng 3 tiểu đoàn và 5 đại đội Mỹ; 2 tiểu đoàn, 12 đại đội, 22 trung đội, 2 tiểu đội ngụy; bắn rơi và phá hủy 102 máy bay các loại, phá hủy 27 xe quân sự (có 11 xe M13), đánh sập 95 cầu cống, thu 823 súng các loại, giải phóng 47.680 dân, phối hợp đưa được 35.000 lượt người tham gia đấu tranh chính trị với địch.

Thắng lợi của chiến dịch tiến công tây Sơn Tịnh thể hiện tinh thần quyết tâm dám đánh Mỹ và quyết thắng Mỹ, góp phần cùng với quân và dân toàn miền đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của địch (1965-1966). Qua chiến dịch đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về tổ chức và thực hành chiến dịch tác chiến với đối tượng là quân Mỹ; về rèn luyện và nâng cao trình độ chiến đấu của các lực lượng vũ trang; về việc vận dụng các hình thức chiến thuật trước một đối tượng tác chiến mới; đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của lực lượng vũ trang của ta trong những năm đầu đánh Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch đã góp phần thúc đẩy phong trào du kích và đấu tranh chính trị của nhân dân Quảng Ngãi.

Nét nổi bật về nghệ thuật chiến dịch trước hết là: Nghệ thuật nắm thời cơ mở chiến dịch. Trong lúc đại bộ phận quân địch ở Chu Lai và Quảng Ngãi đang phải tập trung vào hướng phản công ở nam Quảng Ngãi (từ 28-1 đến 18-2, quân Mỹ vừa mở cuộc hành quân Double Eagle - Diều hâu đôi đánh vào Nam Quảng Ngãi, chủ yếu là Đức Phổ và vùng phía đông huyện Ba Tơ), ta quyết định mở chiến dịch tiến công địch ở tây Sơn Tịnh, do đó khi chúng quay lại đối phó thì chậm, lực lượng chúng huy động được trên địa bàn không quá 10 tiểu đoàn, vì thế tương qua giữa ta và địch tương đương nhau về lực lượng.

Khêu ngòi chiến dịch cũng là một thành công của ta trong chiến dịch. Do nắm vững thủ đoạn các cuộc hành quân “tìm diệt” của địch và các thủ đoạn về chiến thuật của chúng, Bộ tư lệnh chiến dịch đã vận dụng tốt phương châm đánh điểm, diệt viện sử dụng một lực lượng nhỏ đánh cắt đường số 1A, uy hiếp trực tiếp đến việc vận chuyển đến an ninh các căn cứ của địch ở quận lị và thị xã Quảng Ngãi, buộc địch phải hành quân giải tỏa, trong khi đó bộ đội chủ lực của ta đã bố trí sẵn ở các khu vực dự kiến địch đổ bộ để tiêu diệt. Đồng thời tổ chức cho bộ đội địa phương và du kích ngăn chặn các cánh quân giải tỏa, ứng cứu bằng đường bộ của địch, tập trung chủ lực cơ động linh hoạt tiêu diệt các cánh quân giải tỏa, ứng cứu bằng đường không của chúng. Sau đó quay lại tập trung lực lượng diệt từng mũi tiến quân bằng đường bộ của địch, nhanh chóng bẻ gãy các cuộc hành quân giải tỏa của chúng, thực hiện được ý đồ chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: nkp trong 27 Tháng Chín, 2012, 11:53:48 am
Có thống kê các chiến dịch của phía bên kia không Chiangsan???

Em chưa thấy, đang định làm thống kê bằng tay. Có cái hơi lằng nhằng là Mỹ nó không chia rõ như mình. Chiến dịch, đợt hoạt động, hành quân, vận động... lớn bé gì đều gọi là "operation". Nhiều khi trong 1 operation lớn lại còn có đến mấy cái operation con.

Chuyện này có thể làm đựoc. Với điều kiện sau:
1. Bốn hợp tác viên rành Anh ngữ và quân sử Mỹ;
2. Cần một thời gian hai (2) năm phân công và liên lạc nhau hàng tháng; và,
3. Xếp trang (layout), bỉnh bút (edit), và, in thử từng chương.
Sẽ làm được.
NKP


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Chín, 2012, 06:20:41 pm
Vâng, nhưng có lẽ nên để Trung tâm Quân sử Mỹ họ làm (mà hình như là làm rồi). Ta đá lấn sân làm gì? :-)


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Chín, 2012, 07:49:18 pm
Hồi trước Boonie bên ACG đã làm đến năm 67, từ đó đến giờ không biết đã thêm được phần nào chưa.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: nkp trong 27 Tháng Chín, 2012, 11:34:07 pm
Vâng, nhưng có lẽ nên để Trung tâm Quân sử Mỹ họ làm (mà hình như là làm rồi). Ta đá lấn sân làm gì? :-)

Nên lưu ý một điều:  Sách quân sử của Mỹ đựơc soạn thảo riêng theo từ quân binh chủng: Lục Quân viết
về các cuộc hành quân (operations) và trận liệt (oder of battle) của họ; Không Quân, Hải Quân và TQLC ...
cũng viết rieng nhau. Chúng ta phải thu góp lại, từ đó soạn lại bang tiếng Việt và chú thich.

Sách bắt đầu bằng 1 thoi điểm nhất định (e.g.: tháng 3, 1965); tiếp theo là trận liệt (đến khi người Mỹ và VNCH thất thủ; Rồi đến Chiến Dịch (campaigns); rồi đến hành quân (giới hạn lại cẩp tiểu đoàn).
Nếu chuyện soạn các cuộc hành quân quá lớn, thì chỉ soạn bảng trận liệt trước. Đại khái như, Trận Liệt của Quân Đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, 1965-1973.
Nghĩ chỉ dể nghỉ mà thôi, vì chuyện này phải có nhân sự --- và sự kiên trì --- thì mới làm được. Tóm lại chỉ là "Nửa đêm mơ thấy làm khăn gói/ Để sáng mai rồi lại quẩn quanh."
NKP


Tiêu đề: Re: Danh sách các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: kiennc trong 31 Tháng Ba, 2013, 04:00:49 pm
Viện Lịch sử QS có 2 tập thống kê chiến dịch đấy bác.
Tập 1 là KCCP
Tập 2 là KCCM
Nêu tóm tắt thừoi gian, binh lực, bản đồ...

Các bác ơi, xem giúp em với. Chiến dịch Kỷ Dậu 1969 của Mặt trận 144 của Quân và dân Quảng Đà có được liệt kê trong này không? Hay đóc chỉ là một trận đánh thôi.

Các bác giúp em với nhé.


Tiêu đề: Re: Các chiến dịch trong KCCM
Gửi bởi: kiennc trong 08 Tháng Mười Một, 2013, 07:17:42 pm
Không bác nào biết về chiến dịch Kỷ Dậu của quân và dân Quảng Đà sao?