Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Tác giả chủ đề:: su22 m4 trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 10:02:57 pm



Tiêu đề: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 10:02:57 pm
 Thưa các bác và các bạn! Hôm nay em mở topic này với mong muốn cùng các bác và các bạn, thảo luận về vũ trang bị của KQNDVN qua các thời kì. Các loại máy báy được giới thiệu trong topic này, được trình bầy theo thứ tự A,B,C... Không phân biệt thời gian chính thức được trang bị cho Không quân ta. Các loại máy bay được giới thiệu trong topic này gồm các loại sau:
   A - 37
 AD - 1
 An - 2
 An - 24
 An - 26
   C - 119                                    
   C - 130
 CH - 47
   F - 5
 Ka - 25
 Ka - 27
 Ka - 32
 HL - 1
  L  - 19
  L  - 29
  L  - 39
 LI  - 2
 M - 28
 Mil - 4
 Mil - 6
 Mil - 8
 Mil - 10
 Mil - 17
 Mil - 24
 Mil - 171
 Mig - 15
 Mig - 17
 Mig - 19
 Mig - 21
 IL   - 14
 IL   - 18
 Su  - 22
 Su  - 27
 Su  - 30
  U  - 17
 UH - 1
 UH - 47
VNS - 41
 Yak - 18
 Yak - 52.
 Em rất mong được các bác ủng hộ và giúp đỡ cho em hoàn thành thắng lợi topic này ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: TimeBreak trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 10:06:56 pm
Nhất trí ủng hộ bác, em chỉ xin bổ sung tí tí : thêm Mil Mi 24 và L-39, hai loại em biết, còn để thật đầy đủ, theo ngu ý của em là bác nhờ một số tay kiệt hiệt trong giới thổ hào liệt kê dùm trước khi khai triển ạ


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 10:54:40 pm
                                                      Máy Bay Ném Bom Hạng Nhẹ Cessna A - 37 Dragonfly
 1) Mô tả: Máy bay Cessna A - 37 là loại máy bay ném bom hạng nhẹ, được Quân đội Mỹ đặt hàng hãng Sessna phát triển từ loại máy bay huẩn luyện phi công 2 chỗ ngồi T - 37Cs, với mục đích tạo ra một loại máy bay ném bom hạng nhẹ có giá thành thấp. Tầm hoạt động và khả năng mang tải ở mức chấp nhận được, phục vụ cho các phi vụ hỗi trợ bộ binh trong các chiến dịch, đồng thời việc phát triển A - 37 Mỹ còn có 1 loại máy bay phù hợp để cung cấp cho các nước bạn bè. A - 37 có khung thân được gia cố so với khung thân của T - 37Cs, nhằm tăng khả năng mang bom và nhiên liệu A - 37 có trọng tải cất cánh là: 5.440 kg. Máy bay cũng được trang bị hệ thống điện tử hàng không mới hơn so với T - 37Cs và để đáp ứng được khả năng mang tải cho nhiệm vụ mới, A - 37 được trang bị 2 động cơ General Electric J85 có công suất lớn hơn so với loại động cơ được trang bị trên T - 37Cs.
                                             (http://ca2.upanh.com/18.405.22838565.tSs0/ta37vl.jpg)  
 Tuy nhiên A - 37 vẫn giữ lai tổ lái 2 người như trên kiểu máy bay gốc T - 37Cs, máy bay A - 37 có khả năng được điều khiển chỉ với 1 phi công trong buồng lái.
                                             (http://ca2.upanh.com/18.405.22838578.mM0/3500826178.jpg)    
 Những thay đổi chính của A - 37 so với máy bay T - 37Cs là: A - 37 được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu ở 2 đầu cánh, 1 súng GAU-2B  minigun cỡ nòng 7,62mm gắn ở khoang mũi của máy bay. Ở 2 bên canh của máy bay A - 37 có 6 giá treo vũ khí, dùng để treo bom và rocket đối đất.
                                             (http://ca9.upanh.com/18.452.22886472.v7Z0/t37b.jpg)
                                                       Máy bay T - 37Cs nguyên mẫu của Máy bay A - 37


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 10:46:44 pm
Hình như VN còn sử dụng cả loại AN-38 nữa!! ;)
Gần đây thấy có cả EC-225 nữa ở SB Gia Lâm thì phải!
Không quân nhân dân Việt Nam không có An - 38, chỉ có M - 28 là máy bay trinh sát mua của Ban Lan, còn EC - 225 bạn thấy ở Sân bay GL là của Công ty bay Bắc thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam.   


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 11:08:13 pm
 2) Thiết kế phiên bản và thồng số kỹ thuật của máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37
 a) Thiết kế: Chương trình máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37, được bắt đầu vào đầu những năm 60 của thế kỉ 20. Nhằm đáp ứng nhu cầu của Không quân Mỹ và Đồng minh trong các chiến dịch hỗi trợ bộ binh đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nguyên mẫu đầu tiên của A - 37 là chiếc Yat-37D được hãng Cessna cho ra đời vào năm 1963, hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi T - 37Cs. Cũng ngay trong năm 1963 nguyên mẫu của máy bay A - 37 được chuyển tới Miền nam Việt Nam để tiến hành các thử nghiệm thực tế trên chiến trường. Với các kết quả thử nghiệm tương đối thành công trên chiến trường, tháng 10 - 1964 nguyên mẫu Yat - 37D chính thức được Không quân Mỹ chấp nhận trang bị với tên gọi A - 37A.
                                          
                                           (http://ca2.upanh.com/18.407.22840846.GTA0/a37h.jpg[/img)  
    
     Chiếc A - 37A được chấp nhân trang bị có các cải tiến đáng kể so với nguyên mẫu như: Được trang bị cặp cánh mạnh mẽ hơn so với nguyên mẫu, trên 2 đầu mút cánh của A - 37 được thiết kế để đặt 2 thùng nhiên liệu có dung tích 360 lít/thùng. Đồng thời máy bay A - 37A cũng được lắp 2 động cơ General Electric J-85-GE-5  mạnh mẽ hơn loại động cơ của nguyên mẫu. Máy bay cũng được trang bị hệ thông điện tử hàng không và hệ thống ngắm bắn mục tiêu đối đất mới, nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ mới. Đồng thời máy bay mới cũng được trang bị hệ thống thông tin liên lạc tầm xa có nhiều kênh nhằm đảm bảo sự chỉ huy tác chiến và phối hợp với các lực lượng mặt đất.
                                          
                                            (http://ca9.upanh.com/18.407.22840848.E2L0/a37panel.jpg)  
                                                                    Buồng lái của Máy bay A - 37A
     Về vũ khí A - 37A Được trang bị 1 khẩu Súng máy Minigun Gatling cỡ nòng 7,62mm với băng đạn 1500 viên tốc độ bắn 300 viên/phút được bố trí trong khoang mũi của máy báy. Ở 2 bên cánh A - 37A được trang bị 6 mấu cứng để treo các loại bom và rocket đối đất, A - 37A có thể mang loại bom Mk.82, bom Napan; tên lửa Mk 4/Mk 40 FFAR đối đất và tên lửa AIM-9 Sidewinde đối không. Tổng trọng lượng lên tới 1230kg vũ khí.

                                           (http://ca2.upanh.com/18.407.22840845.CjW0/a37dragonfly.jpg)  

    A - 37A vẫn giữ lại tổ lái 2 người như trên nguyên mẫu T - 37Cs, 1 phi công làm nhiệm vụ điều khiển máy bay và vũ khí phi công số 2 làm nhiệm vụ hoa tiêu quan sát và tìm kiếm mục tiêu.    
B) Các phiên bản của máy báy A - 37 Máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37 có 2 phiên bạn là A - 37B và OA - 37B. Phiên bản A - 37B được đưa vào sản xuất năm 1966 với các đặc điểm khí động học và trang bị vũ khí được giữ nguyên như A - 37A, điểm khác biệt giữa 2 bản này là A - 37B được gia cố khung thân để kéo dài tuổi thọ của khung thân may bay, đồng thời A-37B được trang bị 2 động cơ J-85-GE-17A có công xuất lơn và tuổi thọ dài hơn động cơ của A - 37A. A - 37B cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không do đó máy bay có tầm hoạt động xa hơn.
    
                                           (http://ca2.upanh.com/18.461.22895326.5v0/3600.jpg)
                                                                                        A - 37B
    
   Phiên bản OA - 37B, về bản chất OA - 37B là máy báy A - 37B được thay đổi để cho phù hợp với nhiệm vụ trinh sát chiến trường, giống như AC - 130 máy bay OA - 37B được phát triển ngay trên chiến trường Việt Nam nhằm thay thế cho máy bay trinh sát Skymaster O-2A đã cũ. OA - 37B được Không quân Mỹ sử dụng cho đến đầu những năm 80 của thế kỉ 20, thì được chuyển giao cho lực lượng Vệ binh Quốc gia của Mỹ dùng làm máy bay dự bị trinh sát.              
                            
                                         (http://ca2.upanh.com/18.461.22895321.9vc0/800pxoa37b1.jpg)
                                                                           OA - 37B
C) Thông số kỹ thuật của máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37
         Năm sản xuất: 1964
         Năm gia nhập quân đội: 1964
         Các phiên bản: A - 37A; A - 37B; OA - 37B
         Phi hành đoàn: 2 người
         Chiều dài: 9m
         Chiều dài sải cánh:11m
         Chiều cao: 2,7m
         Diện tích cánh: 17m2
         Trọng lượng máy bay không tải: 2800kg
         Trọng lượng cất cánh: 6,350Kg
         Trọng lượng vũ khí: 1230kg
         Số lượng động cơ: 02    
         Tốc độ bay tối đa: 816km/h
         Tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu: 780km/h
         Tầm hoạt động: 740km
         Trần bay: 12730m
         Tốc độ lên cao: 35,5m/s    
        


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 09:37:42 pm
3) Lịch sử Tham Chiến của máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37      
  Cuộc chiến tranh mà A - 37 tham gia nhiều nhất là cuộc chiến tranh Việt Nam, từ khi chính thức được đưa tới Miền Nam Việt Nam Tháng 8 - 1967 để tham chiến cho tới khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng ngày 30 - 4 - 1975. Đã có hơn 500 máy bay A - 37 được chế tạo và gửi sang Việt Nam. Máy bay A - 37 của KQM và VNCH đã thực hiện 100.000 phi vụ trên bầu trời Nam Việt Nam, và đã gây ra nhiều tội ác với đồng bào và chiến sỹ ta ở Miền Nam. Nhưng cũng đã có 209 chiếc máy bay A - 37 bị bắn hạ tại chiến trường miền Nam.

                                                (http://ca8.upanh.com/18.512.22946527.oWU0/a37.jpg)
  Cuộc chiến tranh lớn thứ 2 mà A - 37 tham gia là cuộc chiến tranh Cenepa giữa 2 quốc gia Nam Mỹ Peru và Ecuado, cả 2 quốc gia này đều sử dụng máy bay A - 37B của mình để hỗi trợ các chiến dịch mặt đất cho bộ bình của mình. Tháng 2 - 1995 một chiếc máy bay A - 37B của Không quân Peru đã bị bắn hại bởi tên lửa không đối không được bắn từ máy bay chiến đấu của Không quân Ecuado, tháng 12 cùng năm 1 chiếc A - 37B của Không quân Ecuado bị bắn bị thương bởi lực lượng Phòng không của Quân đội Peru.

                                                (http://ca9.upanh.com/18.515.22950008.Lgs0/a37bwarload.jpg)  
                                                                                       Chiếc A - 37B của KQ Peru  
                                                                                


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: Ngocvancu trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 10:17:30 pm
Chiếc này nhìn phù hiệu thấy là của Mỹ mà Su22M4 >:(


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 10:28:52 pm
Chiếc này nhìn phù hiệu thấy là của Mỹ mà Su22M4 >:(
Vâng cháu cảm ơn bác cháu sửa lại ảnh rồi ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 11:05:20 pm
4) Lịch sử hoạt động của máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37 trong Không Quân Nhân Dân Việt Nam
    Thời gian phục vụ của máy bay A - 37 trong Không Quân Nhân Dân Việt Nam không dài chỉ từ tháng 4 - 1975 cho tới cuối thập niên 80 của thế kỉ 20, nhưng cùng với các phi công suất sắc của KQNDVN A - 37 đã lập nên nhiều chiến công đóng góp vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Cũng như tham gia cùng những người lính tình nguyện Việt Nam giải phóng nhân dân Campuachia khỏi nạn diệt chủng của chính quyền Khơ me đỏ.
    Ngày 28 - 4 - 1975, phi đội Quyết thắng của KQNDVN gồm 5 chiếc A - 37B được dẫn đầu bởi Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung suất phát từ SB Thành Sơn đã thực hiện cuộc ném bom SB TSN gây nhiều thiệt hại cho địch.
          
                                                 (http://ca2.upanh.com/18.407.22840958.bex0/201109hha12.jpg)    
                                                        Phi đội Quyết Thắng sau khi ném bom SB TSN  
    Tháng 5 - 1975 lợi dụng tình hình các đảo trên biển Tây Nam của nước ta chưa ổn định, Khơ me đỏ đã đưa quân lên chiếm đóng trái phép nhóm đảo này của nước ta. Trước tình hình đó chấp hành mệnh lệnh của Bộ, trung đoàn Không quân 935 đã sử dụng hàng chục lần chiếc A - 37 ném bom vào các vị trí đóng quân của quân Khơ me đỏ trên đảo Thổ Chu góp phần cùng các lực lượng vũ trang nhân dân ta giải phóng đảo Thổ Chu khỏi sự chiếm đóng của quân Khơ me đỏ.
    Trong thời gian từ năm 1977 - 1979, cùng với những người lính tình nguyện của Sư đoàn Không quân B - 72, những chiếc máy bay ném bom A - 37 đóng góp 1 phần nhỏ bé vào thắng lợi chung của Bộ đội tình nguyện Việt Nam giải phóng nhân dân Campuachia khỏi nạn diệt chủng do chính quyền Khơ me đỏ gây ra. Một số trận đánh tiêu biểu như: Ngày 29 tháng 9, sư đoàn quyết định, sư đoàn quyết định cho 8 lần chiếc A-37 xuất kích đánh phá mãnh liệt vào sở chỉ huy sư đoàn địch ở làng Plông phía nam Xa Mát. Đây là đòn đán quyết định, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn cho máy bay A-37 xuất kích đánh vào đội hình 2 sư đoàn bộ binh địch có xe cơ giới, pháo binh, kho hậu cần đánh chiếm ở khu vực Xa Mát, ấp Cây Tre, cầu Thúc Múc và ấp Bến Trại...

                                         (http://ca9.upanh.com/18.407.22840844.0be0/5161996.jpg[/img)  
                                                         Ảnh 1 chiếc A - 37B của KQNDVN sau khi về hưu
                                                  


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 09:55:19 pm
Máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37 trong KQNDVN tiếp theo và hết
 Ngày 20 - 12 - 1978, Quân khu 9 yêu cầu Sừ đoàn Không quân 372 yểm trợ đánh địch trên sông Rạch Thượng - Huyện Hồng Ngự - Tỉnh Đồng Tháp. Sư đoàn Không quân 372 đã cho 8 lần chiếc A - 37 cất cánh đánh địch. Kết quả ta đánh trúng sở chỉ huy Trung đoàn địch, tiêu diệt 3 tầu địch trên sông và là bị thương 2 tầu khác chở vũ khí của địch.
 Ngày 23 tháng 12 năm 1978, chiến dịch phản công và tiến công chiến lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc bắt đầu. 6 giờ sáng ngày 3 - 1 - 1979, Sư đoàn 372 cho 12 chiếc máy bay A - 37 tổ chức đội hình thành 3 biên đội cất cánh đánh địch tại khu vực bến phà Niếc Lương. Kết quả ta tiêu diệt trận địa pháo của địch tại đây, các biên đội về hạ cánh an toàn xuống sân bay Biên Hòa.
 Ngày 6 - 1 - 1979. Sư đoàn Không quân 372 tổ chức cho 30 lần chiếc A - 37 xuất kích yểm trợ cho Lữ đoàn 126 HQDB đổ bộ lên cảng Công-pông-xom và Pô Am, đây là lần đầu tiện trong lịch sử tác chiến của Quân đội ta có sự hiệp đồng trên quy mô lớn giữa KQ và HQ. Kết quả sau trận đánh ta thu được những thắng lợi nhất định, tiêu dịch và làm tan giã một bộ phận sinh lực địch.   
 Trên đây là một số trận đánh tiêu biểu của máy bay A - 37 trong đội hình Không quân nhân dân Việt Nam, tới cuối những năm 80 của thế kỉ 20. Vì nhiều lí do khác nhau mà máy bay ném bom hạng nhẹ A - 37 đã không còn được sử dụng trong đội hình Không quân nhân dân Việt Nam.
 PM: Trong bài viết của mình em có sử dụng thông tin từ bài viết của bác ptlinh viết bên trang traitimvietnam online, em xin chân thành cảm ơn bác ptlinh ạ .       


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: mrquang trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 10:08:36 pm
                                           (http://ca9.upanh.com/18.407.22840848.E2L0/a37panel.jpg)  
                                                                    Buồng lái của Máy bay A - 37A


Xin phép Su22M4 cho hỏi chen ngang tí. Trong cái mớ hỗn độn này thì cơ cấu ngắm bắn nằm chỗ nào các bác nhỉ, có phải cái khung lơ lửng bên kính trái buồng lái không các bác


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 10:27:42 pm
 Vị trí đặt kính ngắm bắn nằm ở bên phải bảng điều khiển của máy bay, phía trước chỗ ngồi của của Hoa tiêu bác mrquang à.   


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 10:55:22 pm
                                                                  Máy Bay Ném Bom Douglas A-1 (Skyraider)
1) Mô tả và nguyên mẫu: Máy bay ném bom Douglas A - 1 Skyraider hay còn được biết tới với tên gọi là AD - 1, là loại máy bay ném bom, 1 chỗ ngồi cánh bằng chạy bằng động cơ Bis tông được hạng Douglas phát triển trong giai đoạn cuối của chiến tranh Thế giới thứ 2 cho Hải Quân và Không Quân Mỹ. A - 1 Skyraider được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: AD - 1 trong HQ Mỹ; AD - 6 trong KQ Mỹ và AD - 1 khi nó phục vụ trong KQVNCH. Máy bay ném bom A - 1 là loại máy bay ném bom động cơ Bis tông hiếm hoi hoạt động trong thời đại máy bay phản lực, A - 1 Skyraider được hãng Douglas phát triển từ nguyên mẫu XBT2D-1. Nguyên mẫu này cất cánh lần đầu tiên vào tháng 3 - 1945. A - 1 được trang bị 4 pháo cỡ nòng 20mm loại M2 và mang được 3500kg bom, tên lửa không điều khiển.

                                                   (http://ca9.upanh.com/18.486.22919912.lBd0/a1hdimensions.jpg[/img)    
                                                                             Bản vẽ thiết kế của A - 1 Skyraider
 Nguyên mẫu của A - 1 Skyraider Nguyên mẫu đầu tiên của máy bay A - 1 là XBT2D -1, được thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng Mỹ vào tháng 7 - 1944. Nguyên mẫu này được thiết kế bở kỹ sư hàng không Ed Heinemann của hãng Dougalas, ban đầu XBT2D - 1 được thiết kế để làm máy bay cất ném bom và phóng lôi của HQ Mỹ hoạt động trên các tầu SB. Nguyên mâu XBT2D - 1 của máy A - 1 thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 3 - 1945, đến tháng 4 cùng năm nó bắt đầu được HQ Mỹ đánh gia và thử nghiệm tại trung tâm thư nghiệm máy bay của HQ Mỹ và đến tháng 12 - 1946 nó được chấp nhận trang bị cho HQ Mỹ với tên gọi chính thức là AD - 1.

                                                   (http://ca2.upanh.com/18.486.22919921.pYZ0/midway1104b.jpg[/img)        
                                                         Ảnh 1 chiếc AD - 1 của HQ Mỹ chỉ có tính chất minh họa  
        


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: baoleo trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 01:30:30 pm
.... Các loại máy bay được giới thiệu trong topic này gồm các loại sau:
   A - 37
 AD - 1
 An - 2
 An - 24
 An - 26
   C - 119                                    
   C - 130
 CH - 47
   F - 5
 Ka - 25
 Ka - 27
 Ka - 32
 HL - 1
  L  - 19
  L  - 29
  L  - 39
 LI  - 2
 M - 28
 Mil - 4
 Mil - 6
 Mil - 8
 Mil - 10
 Mil - 17
 Mil - 24
 Mil - 171
 Mig - 15
 Mig - 17
 Mig - 19
 Mig - 21
 IL   - 14
 IL   - 18
 Su  - 22
 Su  - 27
 Su  - 30
  U  - 17
 UH - 1
 UH - 47
VNS - 41
 Yak - 18
 Yak - 52.
 Em rất mong được các bác ủng hộ và giúp đỡ cho em hoàn thành thắng lợi topic này ạ.

Đây cũng là 1 chủ đề hay. Cảm ơn bạn.
Baoleo xin bổ xung thêm 2 loại, mà KQ ta được trang bị:
-BE 22: Thủy phi cơ, những năm 8x, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Sân bay căn cứ ở Cát Bi - Hải Phòng
-IL 28: Máy bay ném bom phản lực hạng trung. Năm 1972, đã có 1 trận đánh ra trò bên Lào.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: Ngocvancu trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 09:58:37 pm
Nếu tôi nhớ không lầm thì ta còn 2 chiếc AN 28,và có cả một số chiến lợi phẩm ở Nha Trang là O2 và T41 nữa.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 11:15:33 pm
 2) Thiết kế của máy bay A - 1 Skyraider
     Mặc dù các bên sử dụng máy bay A - 1 Skyraider hoàn toàn trong khoảng thời gian sau chiến tranh Thế giới thứ 2, bắt đầu từ năm 1946 cho đến cuối những năm 80 của thế kỉ 20. Tuy nhiên do A - 1 bắt đầu được thiết kế ở giai đoàn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2, nên máy bay này mang nhiều đặc điểm của 1 máy bay hoạt động trong Thế chiến. Máy bay có thân dạng hình điếu Sì gà với thiết kế cánh đơn đặt thấp. Cánh của A - 1 là loại cánh bằng được đặt vuông góc với thân may bay, giống như các máy bay cùng thời khác. Kiểu thiết kế cánh của máy bay A - 1, giúp làm tăng lực nâng trên cánh chính của máy bay khi nó hoạt động ở độ cao thấp và tốc độ chậm. A - 1 có bộ càng hạ cánh được thiết kế, có dạng 2 càng hạ cánh chính được đặt dưới 2 cánh nâng chính, càng hạ cánh phía sau được đặt ở dưới cụm cánh đuôi đứng và cánh nâng phụ. Ở phía dưới 2 cánh nâng chính của máy bay A - 1 là nơi bố trí 4 khẩu pháo 20mm, mỗi cánh 2 khẩu và 2 bên cánh máy bay cũng là nơi được bố trí 8 mấu cứng để treo bom, tên lửa không điều khiển, và ở giữa thân máy bay là nơi bố trí mấu cứng thứ 9 để treo thùng dầu phụ của máy bay.  

                                               (http://ca8.upanh.com/18.486.22919843.tyE0/a1skyraider002.jpg)
   Trong buồng lái của A - 1 ngoài các thiết bị điện tử hàng không, và thiết bị thông tin liên lạc phục vụ cho việc điều khiển máy bay. Thì còn được bố trí kính ngắm đối đất phụ vụ cho việc ngắm bắn mục tiêu của phi công được thuân lợi hơn.

                                               (http://ca9.upanh.com/18.486.22919824.9Yj0/a1hparade004.jpg)  
                                                               Buồng lái của 1 chiếc AD - 1  
 
   Riêng với phiên bản AD - 1 được HQ Mỹ, sử dụng trên TSB nên máy bay còn được nhà sản xuất thiết kế thêm cụm móc hãm giảm tốc. Có tác dụng hạm tốc độ máy bay khi về hạ cánh trên TSB, cụm móc hãm này được đặt ở phía đuôi máy bay gần với càng hạ cánh thứ 3. Cũng ở phiên bản AD - 1 của HQ này còn có thiết kế cánh gập được vào 2 bên thân máy bay, cánh máy bay kiểu này có cấu tạo 2 phần của cành gắn với thân máy bay được giữ cố định, còn 2 đầu cánh có thể chuyển động được do có bản lề ở giữa 2 phần của cánh. Khi máy bay về hạ cánh trên TSB và được xếp gọn vào vị trí đỗ trên tầu việc này giúp tiết kiệm diện tích trên TSB, cánh của AD - 1 giống như cánh của F - 14 sau này.                                                                                  
  
                                          (http://ca2.upanh.com/18.680.23119961.zk0/dcp01881a1skyraiderl.jpg)
                                                                         Cấu tạo cánh của máy bay AD - 1

  Máy bay A - 1 được thiết kế để trở thành 1 chiếc máy bay ném bom có tầm hoạt động khá xa, để thay thế các máy bay tiên nhiệm trọng Quân đội Mỹ và ĐM như P - 51 (Mustang) và F - 4U Corsair... Nên máy bay được trang bị 1 động cơ có tuổi thọ cao và công xuất lớn, A - 1 Skyraider được trang bị động cơ Wright R-3350. Động cơ Wright R - 3350 là động cơ chạy xăng 18 Xi lanh đặt thẳng hàng làm mát bằng không khí, động cơ Wright R - 3350 cho cộng suất 3,700 mã lực. Máy bay A - 1(Skyraider) được tạo lực đẩy bằng 1 cánh quạt có 4 lá được bố trí ở phía trước của máy bay, cánh quạt này ngoài tác dụng tạo lực đẩy cho máy bay còn có tác dụng làm mát cho động cơ.

                                              (http://ca2.upanh.com/18.632.23070781.yaF0/wright.jpg)        
                                                               Ảnh động cơ Wright R - 3350 của máy A - 1                                                              
      


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 12:31:21 am
Xin phép Su22M4 cho hỏi chen ngang tí. Trong cái mớ hỗn độn này thì cơ cấu ngắm bắn nằm chỗ nào các bác nhỉ, có phải cái khung lơ lửng bên kính trái buồng lái không các bác

Mời bác xem hình sau, nó là hình so sánh giữa bản xuất khẩu của A-37B và bản nội địa của Mỹ, cho thấy rõ vị trí của thiết bị quang học và máy ngắm, ở đây em để HUD là do thói quen, nó là Gun sight của máy bay đấy ạ :D

Hình của bác su-22m4 có lẽ bị chú thích nhầm, thiết bị quang học của A-37A nằm ngay chính giữa bản điểu khiển, kế bên máy ngắm. Bổ sung cho bác su 1 tí nữa, A-37A có đến 8 giá treo vũ khí (pylon) hai bên cánh. A-37A của Mỹ dùng ở giai đoạn đầu cuộc chiến có 3 giá treo vì đó là T-37A được nâng cấp lên chuẩn A-37A

 (http://img526.imageshack.us/img526/272/a37b.png)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 06:02:33 am
Tôi có tham khảo 1 số nguồn tin , đáng tin cậy của Nga nói rằng : Năm 1979 Liên Xô quyết định chuyển giao cho Việt nam 2 máy bay lưỡng cư chống ngầm Be-12. Đồng thời Liên Xô giúp đào tạo phi công cùng nhân viên kỹ thuật cho cho Việt nam. Ở 1 trang khác có nói, Máy bay lưỡng cư chống ngầm Be-12 thuộc biên chế của Hải quân liên Xô/ Nga, Ukraina và Việt nam.

Các nguồn tôi tham khảo :

http://dogswar.ru/voennaia-aviaciia/samolety/1511-protivolodochnyi-sam.html
http://www.luxavia.ru/item/218
http://www.airwar.ru/enc/sea/be12.html

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/005ar4tz.jpg)


Be-12.


Nếu bạn su22m4 cho phép ,tôi xin được đưa tin về  Be-12.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 10:31:02 pm
  Các phiên bản chính của máy bay ném bom A - 1(Skyraider)
  AD - 1 phiên bản máy bay ném bom và phóng lôi của HQ Mỹ hoạt động trên tầu SB, được bắt đầu sản xuất vào năm 1946 và kết thúc sản xuất vào năm 1957 đã có hơn 100 chiếc AD - 1 được sản xuất. Bên cạnh phục vụ cho HQ Mỹ AD - 1 còn hoạt động trong KQVNCH.
  Phiên bản AD - 1Q hay còn được biết đến với tên gọi là EA - 1, EA - 1 có trang bị tương đối giống với máy bay AD - 1, chỉ có điếm khác là máy bay có 2 vị trí ngôi cho 2 phi công. Được bố trí theo kiểu trước sau, ngoài ra máy bay còn được trang bị thêm thiết bị ECM ( tổ hợp thiết bị thực hiện chức năng áp chế điện tử) EA - 1 phục vụ cho cả HQ và KQ Mỹ. Có khoảng hơn 30 chiếc EA - 1 đã được sản xuất và đi vào trang bị cho KQ và HQ Mỹ.

                                                    (http://ca9.upanh.com/18.680.23119964.wlB0/nellis10a1mg5936.jpg)     
                                                                              Ảnh 1 chiếc EA - 1
  Phiên bản A - 1H hay còn được biết đế với tên gọi là AD - 6, AD - 6 là máy bay giữ vai trò máy bay ném bom trong KQ Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ ở BVN cùng với F - 4 và F - 105.
  Phiên Bản AD - 2, AD - 2 là phiên bản được nâng cấp của máy bay AD - 1. Máy bay AD - 2 được trang bị 1 động cơ mới Wright R-3350-26W động cơ này có công suất lớn hơn và tuổi thọ cao hơn so với động cơ được lắp trên AD - 1.

                                                   

                                     



Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Mười Hai, 2010, 12:12:29 am
MÁY BAY LƯỠNG CƯ CHỐNG NGẦM BE-12.





Đầu thập niên 60, tập thế thiết kế đứng đầu là Г.М. Бериевым đã phát triển 1 loại máy bay lưỡng cư(cất, hạ cánh trên cạn hoặc dưới nước) chống ngầm có tên là Be-12.

Tháng 10/1960 máy bay Be-12 thực hiện chuyến bay đầu tiên, theo kế hoặch Be-12 sẽ thay thế Be-6. Ngay sau sự kiện Be-12 có chuyến bay đầu tiên, báo chí Phương Tây lập tức đưa tin bài về sự xuất hiện 1 loại máy bay lưỡng cư mới tại Liên xô. Đặc biệt tạp chí thường niên "Fyug revue" xuất bản tại Đức năm 1969 viết : "...Beriev(tên tác giả thiết kế máy bay)đã không những tạo ra 1 chiếc máy bay lưỡng cư mà còn là minh chứng với sự giúp sức của máy móc, trong tương lai nhất định sẽ tạo ra những con tầu biết bay...".

Be-12(hải âu) không còn nghi ngờ gì nữa đã tăng cường sức mạnh cho lực lượng máy bay Hải quân Xô Viết.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/be12_014.jpg)


Be-12 là máy bay cánh đơn 2 xà dọc cánh thuộc type "Hải âu", vật liệu cơ bản để chế tạo thân máy bay là "Duralumin". Đầu cánh máy bay là tầu nhỏ dạng phao, có tác dụng giữ cân bằng cho máy bay khi cất , hạ cánh. Đáy của tầu-phao được vuốt nhọn, cũng như phần bụng của máy bay giúp cho máy bay loại bớt lực cản của nước khi cất cánh. Giống như các con tầu, Be-12 được trang bị mỏ neo chống trôi dạt khi neo đậu trên mặt nước.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/be12_035.jpg)


Be-12 là máy bay lưỡng cư đầu tiên được trang bị 2 động cơ turbin cánh quạt.Động cơ turbin cánh quạt do А.Г. Ивченко thiết kế có tuổi thọ 4000h (Tương tự như động cơ được lắp trên IL-18, IL-38 , AN-10, AN-12 , AN-32 v.v...). Động cơ cánh quạt "tiến bộ" AI-20D(ТВД "Прогресс" АИ-20Д) gồm 4 cánh quạt đường kính 4,5m được lắp bên trên 2 cánh máy bay. Để đảm bảo cho máy bay sống sót khi gặp sự cố trong trường hợp 2 động cơ chính không làm việc, B-12 được lắp động cơ phụ, động cơ tuốc bin khí AI-8.

Trên đầu máy bay Be-12 được lắp 1 rada hình nón dùng tìm kiếm, phát hiện tầu ngầm. Đuôi máy bay với 2 cánh ngang với khả năng triệt tiêu nhiễu động , bộ cảm biến từ tính cũng được lắp ở phần đuôi.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/be12_00.jpg)


Trên máy bay Be-12 được trang bị các thiết bị do thám, máy ảnh hàng không. Trong quá trình hoạt động Be-12 đã lập được 42 kỷ lục thế giới. Be-12 thuộc biên chế của 1 số quốc gia trong hiệp ước Vacsawar trước đây. Ngày nay Be-12 còn trong biên chế của Nga, Ukraina và Việt nam. Theo kế hoặch Nga sẽ dần thay thế Be-12 bằng A-40 cùng chủng loại, nhưng hiện đại hơn.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/be12_2-1.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/be12_05.jpg)


Thông số kỹ thuật :

Năm tiếp nhận trang bị : 1963.
-Sải cánh : 29,71m.
-Chiều dài máy bay : 30,17m.
-Chiều cao máy bay : 7m.
-Diện tích cánh : 105m2.
-Trọng lượng rỗng : 24,500kg.
-Trọng lượng cất cánh (TB) :29,480kg.
-Trọng lượng cất cánh tối đa : 36,000kg.
-Động cơ : 2 động cơ turbin cánh quạt AI-20D.
-Công suất : 2 x 5500hp.
-Tốc độ tối đa : 610km/h.
-Tốc độ TB : 473km/h.
-Bán kính tác chiến : 3200km.
Cự li dùng để cất cánh , đất/nước : 2000/2300m.
Cự li dùng để hạ cánh, đất/nước : 1800/2300m.
Phi hành đoàn : 4 người.

Vũ khí trang bị :

Be-12 có thể mang theo 4000-5000kg vũ khí, gồm ngư lôi chống ngầm AT-1 hoặc AT-2 đường kính 450mm, bom chìm GB, bom chiếu sáng OAB và bom đánh dấu .



Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: baoleo trong 30 Tháng Mười Hai, 2010, 08:09:18 am
Bài trước, baoleo có nói là Hải quân VN, thời 8x có trong trang bị loại BE 22.
Baoleo đã kiểm tra lại, thì thấy trí nhớ là vẫn là BE-22, nhưng chưa tìm được tài liệu nói về điều đó, mà chỉ thấy nói đến BE-12 như bác long trec đã trích dẫn.
Vậy, xin bạn SU22 cứ theo tài liệu được trích dẫn, mà soạn tiếp.
Chúc và mong bạn hoàn thành toppic này.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Mười Hai, 2010, 03:11:50 pm
Bài trước, baoleo có nói là Hải quân VN, thời 8x có trong trang bị loại BE 22.
Baoleo đã kiểm tra lại, thì thấy trí nhớ là vẫn là BE-22, nhưng chưa tìm được tài liệu nói về điều đó, http://www.quansuvn.net/index.php?action=post;quote=280255;topic=20073.20;num_replies=20;sesc=cecb1f3f8a648db7acf49e31b2bea81emà chỉ thấy nói đến BE-12 như bác long trec đã trích dẫn.
Vậy, xin bạn SU22 cứ theo tài liệu được trích dẫn, mà soạn tiếp.
Chúc và mong bạn hoàn thành toppic này.

Em nghĩ đàn anh Baoleo có chút nhầm ở đây!

Em gửi đàn anh danh sách máy bay do Tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng không mang tên G.M Berieva phát triển (Таганрогский авиационный научно-технический комплекс имени Г. М. Бериева). Danh sách này gồm toàn bộ "Be", tất nhiên em không liệt kê những anh bạn "Be" bé đã vào bảo tàng.

-Thủy phi cơ (Гидросамолёты) :  Be-6( Бе-6) .

-Máy bay lưỡng cư ( Амфибии) Be-8(Бе-8) •Be-12/Be-14 (Бе-12/Бе-14)
 
-Máy bay dân sự đa chức năng (Многоцелевые гражданские), Be-101( Бе-101) • Be-103(Бе-103) • Be-112(Бе-112) • Be-114(Бе-114) • Be-200(Бе-200 ).

-Máy bay cất cánh từ đường băng trên đất(Сухопутного базирования) : Be-30/32 (Бе-30/Бе-32) .

-Thủy phi cơ hiệu ứng(гидросамолёт-экранолёт) đang phát triển : Be-2500/Бе-2500


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 30 Tháng Mười Hai, 2010, 11:22:24 pm
                                               Thông số kỹ thuật của máy bay ném bom A - 1 Skyraider

                                           (http://ca9.upanh.com/18.739.23180128.GkG0/800pxdseerimg2389.jpg)

                                                         Hãng sản xuất: Douglas
                                                         Năm bắt đầu sản xuất: 1946
                                                         Năm ra nhập quân đôi: 1946
      
                                                         Số lượng phi công: 1 người
                                                         Chiều dài máy bay: 11.800mm
                                                         Chiều dài sải cánh: 15.050mm
                                                         Chiều cao máy bay: 4000mm
                                                         Diện tích cánh máy bay: 37000mm2
                                                         Trọng lượng máy bay không tải: 5,5 tấn
                                                         Trọng lượng máy bay khi có tải: 8,2 tấn
                                                         Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay: 11,3 tấn
                                                         Động cơ: Wright R-3350-26WA, chạy xăng cộng suất 2700 mã lực  
                                                                        
                                                         Tốc độ tối đa của máy bay là: 500km/h
                                                         Tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là : 300km/h
                                                         Trần bay: 8000m
                                                         Tốc độ lên cao: 14m/s
                                                         Lực nâng trên trọng tải: 200kg/m2    
                                                         Vũ khí của máy bày gồm: 4 súng máy cỡ nòng 20mm M2, cùng 3000kg bom và tên lửa không điều khiển.  
                                                                                        


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 01 Tháng Giêng, 2011, 03:43:48 pm
 Lịch sử tham chiến và quá trình phục vụ trong KQNDVN của máy bay AD - 1(Skyraider)
 A) Lịch sử tham chiến: Trong quá trinh phục vụ của mình cho Quân đội nhiều nước trên thế giới, máy bay ném bom A - 1 đã tham gia vào 3 cuộc chiến tranh trong các vai trò khác nhau. Từ là 1 trong các máy bay ném bom chủ lực trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và cuộc chiến của Pháp ở Algeria, cho tới vai trò thứ yếu trong chiến tranh VN.
 - Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, dù đã có sự có mặt của máy bay phản lực tuy nhiên do lục đó máy bay phản lực gặp nhiều vấn đề về đông cơ và trọng tải do mới được phát triển. Nên AD - 1 vẫn là loại máy bay ném bom tầm trung chủ yếu của Mỹ, trong toàn bộ cuộc chiến tranh này AD - 1 đã gây ra không ít khó khăn cho QDCHDCNDTT. Tuy nhiên nó cũng gặp không ít thất bại, trong toàn bộ cuộc chiến này đã có hơn 100 chiếc AD - 1 của KQHQ và KQ Mỹ bị bắn hạ.
                    
                                         (http://ca9.upanh.com/18.819.23261836.5cX0/800px051123f1234p012.jpg)
                                                                 Ảnh 2 chiếc AD - 6 của KQM
 - Cuộc chiến tranh lớn thứ 2 ma AD - 1 tham gia là cuộc chiến tranh của Pháp ở Algeria, trong cuộc chiến tranh này không quân Pháp được Mỹ viện trợ cho một cơ số máy bay ném bom A - 1 để thay thế các máy bay F - 47.
 - Trong cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mỹ, may bay A - 1 được KQHQ và KQ Mỹ trực tiếp sử dụng cũng như viện trợ cho KQVNCH. Sự kiện nổi bật đầu tiên có liên quan đến loại máy bay này trong chiến tranh VN chính là sự kiện 2 chiếc A - 1 ném bom DDL năm 1962 trong cuộc đảo chính Diệm Nhu lân thứ nhất. Trong suốt cuộc chiến tranh A - 1 đã thực hiện nhiều phi vụ ném bom trên chiến trường miền Nam trong các chiến dịch tìm diệt. Cũng như đóng vai trò tích cực trong cuộc chiến tranh phá hoại MB của KQ và HQ Mỹ và số máy bay A - 1 bị bắn hạ trong chiến tranh VN là hơn 200 chiếc tất cả các phiên bản.
 B) Quá trình phục vụ trong KQNDVN của máy bay A - 1: Cũng như nhiều loại máy bay thuộc hệ 2 khác của KQNDVN, AD - 1 cũng có quá trình phụ vụ không dài chỉ từ sau Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30 - 4 - 1975 cho tới đầu những năm 80 của thế kỉ 20. Do nhiều lí do khác nhau mà AD - 1 trong KQNDVN không tham chiến nhiều, nó chủ yếu phụ vụ huấn luyện phi công sơ cấp ở C - 910 trong suốt quá trình phục vụ KQNDVN. Và đòng góp lớn nhất của AD - 1 đối với KQNDVN là 1 số chi tiết phụ tùng của loại máy bay này đã được sử dụng để sản xuất mẫu thử nghiệm máy bay TL - 1 và HL - 1 trong những năm 80.  
 PM: Bác nào có tài liệu về loại máy bay T - 28 của Mỹ thì cho em xin, em xin chân thành cảm ơn ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: Ngocvancu trong 01 Tháng Giêng, 2011, 08:27:32 pm
Các phiên bản chính của máy bay ném bom A - 1(Skyraider)
  AD - 1 phiên bản máy bay ném bom và phóng lôi của HQ Mỹ hoạt động trên tầu SB, được bắt đầu sản xuất vào năm 1946 và kết thúc sản xuất vào năm 1957 đã có hơn 100 chiếc AD - 1 được sản xuất. Bên cạnh phục vụ cho HQ Mỹ AD - 1 còn hoạt động trong KQVNCH.
  Phiên bản AD - 1Q hay còn được biết đến với tên gọi là EA - 1, EA - 1 có trang bị tương đối giống với máy bay AD - 1, chỉ có điếm khác là máy bay có 2 vị trí ngôi cho 2 phi công. Được bố trí theo kiểu trước sau, ngoài ra máy bay còn được trang bị thêm thiết bị ECM ( tổ hợp thiết bị thực hiện chức năng áp chế điện tử) EA - 1 phục vụ cho cả HQ và KQ Mỹ. Có khoảng hơn 30 chiếc EA - 1 đã được sản xuất và đi vào trang bị cho KQ và HQ Mỹ.

                                                    (http://ca9.upanh.com/18.680.23119964.wlB0/nellis10a1mg5936.jpg)    
                                                                             Ảnh 1 chiếc EA - 1
  Phiên bản A - 1H hay còn được biết đế với tên gọi là AD - 6, AD - 6 là máy bay giữ vai trò máy bay ném bom trong KQ Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ ở BVN cùng với F - 4 và F - 105.
  Phiên Bản AD - 2, AD - 2 là phiên bản được nâng cấp của máy bay AD - 1. Máy bay AD - 2 được trang bị 1 động cơ mới Wright R-3350-26W động cơ này có công suất lớn hơn và tuổi thọ cao hơn so với động cơ được lắp trên AD - 1.

Vị trí của 2 phi công là ngồi ngang nhau chứ không phải là trước sau đâu bạn ạ.phía sau là để có thể chở thêm người,hay hàng hóa.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Giêng, 2011, 11:50:51 pm
                                                       Máy bay vận tải hạng nhẹ Antonov An-2 (Антонов - 2)
 1) Mô tả và thiết kế
 a) Mô tả
: Máy bay vận tải hạng nhẹ Antonov An - 2, là loại máy bay 2 tầng cánh lớn nhất từng được thiết kế và đi vào sản xuất. An - 2 ban đầu được thiết kế để phục vụ nông nghiệp, nó còn có biệt danh là "nông trang viên trồng ngô". Với mục đích sử dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên An - 2 được biết đến là loại máy báy dễ điều khiển và có thể hoạt động tại các sân bay không được chuẩn bị với đường băng làm bằng đất. Đồng thời An - 2 là loại máy bay tương đối tin cậy, an toàn và rất thân thiện với phi công, mắc dù hãng Antonov đã ngừng sản xuất An - 2 từ cuối những năm 60 của thế kỉ trước. Nhưng An - 2 vẫn đang được sản xuất tại Ba Lan và Trung Quốc, máy bay An - 2 hiện đang phục vụ trong KQ và các hãng Hàng không dân dụng ở khoảng 17 quốc gia trên thế giới chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
 
                                              (http://ca8.upanh.com/18.894.23339327.PrT0/an2banking.jpg)  
 b) Thiết kế: Sau chiến tranh Thế giới thứ 2 Phòng thiết kế máy bay Antonov, dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Oleg Antonov. Đã bắt tay vào nhiệm vụ phát triển một loại máy bay mới để thay thế loại máy bay Polikarpov Po-2. Được sản xuất từ trước Thế chiến và đã bị lạc hậu, máy bay mới được đặt tên là An - 2 đây là loại máy bay đầu tiên được thiết kế bởi Phòng thiết kế Antonov. Với phương châm thiết kế "hãy thiết kế 1 máy bay có thể bay ở bất kì nơi nào". An - 2 được thiết kế và chế tạo trong khuôn khổ chương trình maý bay phục vụ Nông nghiệp (Сельское хозяйство), phòng thiết kế Antonov chỉ có 1 khoảng thời gian rất ngắn để hoàn thành thiết kế mẫu máy bay mới. Đây là loại máy bay duy nhất trên Thế giới đi thẳng từ bản vẽ thiết kế đến dây chuyền sản xuất hàng loạt mà không có nguyên mẫu.
 
                                               (http://666kb.com/i/bpsgwtd36kk6ve8cd.jpg)
                                                          Ảnh buồng lái và bảng điều khiển của máy bay An - 2
  An - 2 có hình dáng bề ngoài kiểu cổ điển, nhưng lại rất phù hợp với nhiệm vụ của nó. Máy bay có khung thân được thiết kế vững chắc và có thể dễ dàng thay đổi và nâng cấp cho các biến thể khác ngoài bản phục vụ nông nghiệp, Máy bay được thiết kế 2 tầng cánh giống như các máy bay của thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên với 2 tầng cánh giúp cho máy bay có thêm lực nâng khi bay ở độ cao thấp, nhờ đó máy bay có tốc độ chòng chành rất thấp khoảng dưới 80km/h. (Tốc động chòng chành là tốc độ mà máy bay khi bay ở vận tốc đó sẽ rơi vào tình trạng mất lực nâng của cánh), một điểm đặc biệt nữa là ở đầu mút các cánh của máy bay được trang bị các tấm bằng cao su đàn hồi. Khi máy bay hoạt động ở tốc độ thấp các tấm náy sẽ bung ra giúp cho máy bay có thể hạ cánh an toàn, An - 2 được trang bị động cơ ASh-62R, 9 xilanh chạy xăng công suất 1000 mã lực. Động cơ này dễ dàng có thể bảo dưỡng tại các xưởng cơ khí nhỏ mà không cần các thiết bị đặc biệt. Máy bay được trang bị bộ càng đáp với 2 càng đáp chính nằm dưới cánh nâng chính, càng đáp thứ 3 nằm dưới cánh đuôi đứng và có thể gập vào trong thân được. Nhờ có hệ thống máy nén khí lắp trong máy bay mà các bánh đáp của máy bay và bộ giảm trấn của máy bay luôn được ổn định áp suất. Điểm đặc biệt là trong thiết kế hệ thông phanh, khác với hệ thống phanh của các máy bay hiện đại khác. Hệ thống phanh của An - 2 có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động giống như phanh của xe tải nặng.
 
                                            (http://666kb.com/i/bpsh1977kbbvs9kn1.jpg)
                                                           Bản vẽ của máy bay An - 2
  Ngoài ra máy bay còn được thiết kế để sử dụng nhiều loại ắc quy khác nhau, mà không cần dùng ắc quy dành riêng cho may bay hay xe khởi động điện. Ngoài ra trong thiết kế, các nhà thiết kế đã trang bị cho máy bay hệ thông nạp nhiên liệu được lắp sẵn trong thân máy bay. An - 2 được trang bị cánh quạt tạo lực đẩy bằng gỗ gồm 4 cánh, cùng với vỏ máy bay cũng được làm bằng gỗ bọc vải, đây là điểm rất đặc biệt trong thiết kế và chế tạo của An - 2. Máy bay An - 2 có thể chở theo 1 - 1,5 tấn hàng trong khoang chứa hàng, hoắc có thể chơ được 12 hành khách cùng phi hành đoàn. Nói tóm lại với các điểm đặc biệt trong thiết kế An - 2 là loại máy bay dễ điều khiển, dễ bảo dưỡng, và có độ tin cậy cao trong vận hành.    
                                  
 

                                                                            


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 03 Tháng Giêng, 2011, 11:16:34 pm
2) Các phiên bản của may bay vận tải hạng nhẹ An - 2 và thông số kỹ thuật
 a) Các phiên bản:
Tính từ khi bắt đầu được đưa vào dây chuyền sản xuất đến nay, máy bay vận tải hạng nhẹ An - 2 đã lập kỉ lục là loại máy bay có thời gian sản xuất lâu nhất và có số lượng sản xuất nhiều nhất với gần 13000 chiếc thuộc tất cả các phiên bản được sản xuất ở cả 3 quốc gia: Liên Xô; Ba Lan và Trung Quốc. Các phiên bản chính của máy bay An - 2 là:
 - An - 2F máy bay An - 2F là phiên bản được sản xuất liên sau bản SKh-1, An - 2F được phát triển làm máy bay trinh sát pháo binh của binh chủng pháo binh thuộc Lục Quân Liên Xô. Nó được trang bị động cơ và các thiết bị điện tử hàng không khác tương tự như bản SKH - 1, điểm khác biệt giữa An - 2F và Skh - 1 là An - 2F có vị trí quan sát được bố trí ở dưới thân và 1 khẩu súng máy phòng không được bố trí ở trên thân máy bay, An - 2f được trang bị 2 cánh đuôi đứng.

                                                       (http://666kb.com/i/bpsjc504n11x8mt31.jpg)   
                                                                                        Ảnh An - 2F
 - An - 2P (пассажир), phiên bản máy bay chờ khách tầm cực ngắn hoạt động tại các sân bay hẻo lánh của Liên Xô trước đây, phiên bản này cũng được suất khẩu tới nhiều quốc gia Đông Âu và Châu Á và Châu Phi. An - 2P có thể chở được 12 hành khách cùng phi hành đoàn, về động cơ và các thiết bị điện tử hàng không giống với 2 phiên bản trước đó của An - 2

                                                      (http://666kb.com/i/bpsjl8m9ano77rid9.jpg) 
                                                                                      Ảnh An - 2P
 - An - 2S (скорая помощь) phiên bản máy bay cứu thương của An - 2, máy bay này có thể cất cánh với 1 cáng thương và các nhân viên y tế cùng phi hành đoàn.
 - An - 2LV, đây là thủy phi cơ được phát triển từ An - 2 điểm khác biệt của máy bay nay là được trang bị 2 phao ở cang đáp thay cho bộ bánh đáp thường thấy.

                                                     (http://666kb.com/i/bpsjyulri0lveujlp.jpg)
 - An - 3, phiên bản máy bay thử nghiệm được phát triển tù máy bay An - 2. Hình dáng bề ngoài không khác gì nhau, điềm khác biệt nằm ở động cơ. An - 3 được trang bị động cơ phản lực tuabin cánh quạt thay cho động cơ đốt trong, tuy nhiên phiên bản này chưa bao giờ đi vào sản xuất hàng loạt.
                                                     (http://666kb.com/i/bpsk5wkmz0978vt19.jpg)
                                                                                Ảnh máy bay An - 3
 - An - 4, hay còn được biết đến với tên gọi là An - 2V là máy bay hoạt động trên biển với cấu hình và cách bố trí trên máy bay tương tự như An - 2, điểm khác biệt là An - 4 được trang bị thêm 1 radar định vị mục tiêu.
 - An - 6, phiên bản này được phát triển để làm máy bay trinh sát thời tiết của KQ Liên Xô. An - 6 có thêm một buồng quan sát được bố trí ở gần cánh đuôi đứng của máy bay.

                                                    (http://666kb.com/i/bpskhy7xcuqkj2ksd.jpg)
                                                                               Ảnh máy bay An - 6     
 - Phiên bản Y - 5, Y - 5 là tên định danh trong KQ TQ của máy bay An - 2 được hãng Shijiazhuang sản xuất theo giấy phép do Liên Xô cấp. Máy bay Y - 5 có các phiên bản A,B,C,D. Trong đó phiên bản Y - 5B được cải tiến hệ thống điện tử hàng không và được sử dụng cho mục đích huấn luyện lính dù và thả các nhóm đặc nhiệm dù của QD TQ và phiên bản Y - 5D được lắp thêm hệ thống quan sát mục tiêu và các mấu treo bom để phục vụ cho việc huấn luyện phi công ném bom của KQ TQ.   
b) Thông số kĩ thuật của máy bay vận tải hạng nhẹ An - 2   
         Hãng sản xuất: Antonov, WSK (Ba Lan), Shijiazhuang (Trung Quốc).
         Năm sản xuất: 1947 đến nay
         Năm ra nhập quân đội: 1947
         
         Phi hành đoàn: 3 người
         Sức chở: 12 hành khách
         Trọng lượng rỗng của máy bay: 3000kg
         Trọng lượng cất cánh của máy bay: 5000kg
         Trọng lượng hàng chở theo máy bay: 2000kg
         

         Chiều dài máy bay: 12m
         Chiều cao máy bay: 4m
         Sải cánh máy bay: cánh trên 18m, cánh dưới 14m
         Tổng diện tích cánh: 71m2
         Động cơ máy bay: 1 động cơ bít tông chạy xăng, 9 xilanh, công suất 1000 mã lực Shvetsov ASh-62R

         Vận tốc cực đại của máy bay: 258km/h
         Vận tốc tiết kiệm nhiên liệu của máy bay: 190km/h
         Vận tốc chòng chành của máy bay: dưới 80km/h
         Tầm hoạt động của máy bay: 800km
         Trân bay của máy bay: 4000m
         Vận tốc lên cao: 3,5m/s
                                                       


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 05 Tháng Giêng, 2011, 09:47:00 pm
 3) Máy bay vận tải hạng nhẹ An - 2 trong Không Quân Nhân Dân Việt Nam
     Thưa các bác và các bạn, máy bay An - 2 du được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự. Tuy nhiên thời điểm mà nó ra đời cũng là lúc các cuộc chiến tranh trên lãnh thổ Châu Âu và TQ đã kết thúc dó đó nó không được tham chiến tại quê hương của nó, cuộc chiến tranh mà máy bay An - 2 tham gia và có đóng góp nhiều nhất. Lại chính là cuộc "Kháng chiến chống Mỹ" của nhân dân ta.
     Nếu có 1 giải thưởng trao cho loại máy bay có thời gian hoạt động kỉ lục trong KQNDVN, thì giải thưởng đó phải được trao cho máy bay AN - 2. Theo thông tin từ cuốn "Lịch sử dẫn đường không quân" thì máy bay An - 2 được trang bị cho KQ ta từ năm 1958 như vậy tính đến nay An - 2 đã có 53 năm liên tục hoạt động trong KQNDVN.
                        
                                                   (http://666kb.com/i/bpui77rtzis7t1o1k.jpg)  
                                                           Em mượn lại bức ảnh này của TL dongadoan  
    Một số trận đánh tiêu biểu của máy bay vận tải An - 2
        Ngày 15 tháng 9 năm 1959, nhận lệnh của Cục KQ đoàn KQVT 919 cử 3 tổ bay cùng 2 máy bay An - 2 làm nhiệm vụ thả dù hàng hóa tiếp tế cho các đơn vị làm nhiệm vụ mở đường TS tại thung lũng Vít Thù Lù, sau 2 tuần làm nhiệm vụ, 3 tổ bay cùng 2 máy bay đa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thả hàng chục tấn hàng tiếp tế cho các đơn vị mở đường TS.
       Tháng 12 - 1960, cúng với các máy bay vận tải IL - 14; LI - 2 trực thăng Mil - 1; Mil - 4. An - 2 của đoàn 919 đã hoàn thành nhiệm vụ lập cầu hàng không quốc tế Liên Xô - Việt Nam - Lào, các tổ bay An - 2 đã bay hàng chục chuyến vận chuyển hàng hóa vũ khí và Quân tình nguyện VN sang vùng Thượng Lào giúp các bạn Lào trong lúc cách mạng Lào gặp nhiều khó khăn. Ngày 21 tháng 12 năm 1960 1 tổ bay An - 2 đã thực hiện nhiệm vụ đón các vị khách đặc biệt tại Sen Sủn, cách Văng Viêng 25km, tổ bay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đón 2 vị khách về SB GL hạ cánh an toàn.
      Bên cạnh việc làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa, các tổ bay An - 2 của KQNDVN còn làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu cứu rừng Thông ở Thanh Hóa, và thục hiện hàng chục chuyến bay Báo bão tìm kiếm cứu nạn trên biển.
      Trong thời gian từ năm 1963, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ở MN ngày càng dành được nhiều thắng lợi to lớn. Để đáp ứng một phần nhu câu vật chất cho cuộc kháng chiến, TW Đảng và CP quyết định mở ĐM HCM trên biển. Để bảo vệ các chuyến tầu vận chuyển vũ khí và hàng hóa tránh khỏi sự ngăn chặn của địch. Một số máy bay vận tải An - 2 của KQ ta đã được vũ trang, các tổ bay An - 2 vũ trang đã tham gia nhiều trận đánh giành thắng lợi bắn cháy và đanh đắm nhiều tầu thuyền của địch.  

                                                  (http://666kb.com/i/bpujmib0hpbvt5sl4.jpg)    
                                                          Ảnh lực lượng dù lên máy bay An - 2 của KQNDVN
      Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968, lần đầu tiên An - 2 vũ trang của KQNDVN đã vượt giới tuyến để yểm trợ cho các lực lượng mặt đất đánh địch.
      Ngày nay máy bay An - 2 của KQNDVN vẫn tham gia vào các hoạt động vận tải và huấn luyện lực lượng đặc nhiệm dù cũng như huấn luyện các ban dù thuộc các C Không quân của Quân chủng PKKQVN.
      PM: Trên đây là một vài thông tin sơ lược về quá trình hoạt động của máy bay vận tải hạng nhẹ An - 2 của KQNDVN, thông tin em tổng hợp chưa đầy đủ mong các bác và các bạn bổ sung thêm giúp em. Thông tin trích từ cuốn "Lịch sử dẫn đường Không quân".


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 07 Tháng Giêng, 2011, 10:43:32 pm
                                                       Máy bay chở khách tầm trung Antonov An - 24
 1) Mô tả và thiết kế
 a) Mô tả:
Máy bay chở khách tầm trung An - 24, được biết đến là loại máy bay chở khách, động cơ Tuabin cánh quạt thân hẹp (khoang chở khách chỉ có 2 hàng ghế ở 2 bên và có lối đi ở giữa). Do phòng thiết kế Antonov thiết kế và sản xuất, An - 24 được Nato gọi là "Coke". Máy bay An - 24 được bắt đầu đưa vào sản xuất ở Liên Xô từ năm 1960 đến khoảng cuối thấp niên 60 thì dừng sản xuất và đã có khoảng 1000 chiếc thuộc tất cả các biến thể được sản xuất và đi vào hoạt động ở Liên Xô và xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác ở châu Á và châu Phi, ngoài ra An - 24 cũng được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi là Y - 7. Ngày nay vẫn còn nhiều chiếc An - 24 hoạt động trong các hãng hàng không dân dụng tại châu Phi.

                                                  (http://666kb.com/i/bpwjypoxsbnsjbd2k.jpg)  
 2) Thiết kế: Vào cuối thập niên 50 của thế kỉ 20, Hãng hàng không quốc gia Liên Xô cần một loại máy bay chở khách tầm trung có sức chở 50 hành khách. Loại máy bay nay phải hoạt động được ở các sân bay chưa được chuẩn bị, để thay thế cho máy bay IL - 14 đã lạc hậu và không còn hiệu quả khi khai thác thương mại. Nhiệm vụ thiết kế loại máy bay mới này được giao cho Phong thiết kế Antonov dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Oleg Antonov, nguyên mẫu đầu tiên của máy bay An - 24 được cất cánh lần đầu tiên vào năm 1959 và tới năm 1960 bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt.

                                                 (http://666kb.com/i/bpwkpnzlni0aqmcbw.jpg)
                                                                       Bản vẽ thiết kế của máy bay An - 24
 Để phù hợp với các yêu cầu thiết kế của loại máy bay mới do Bộ CNHK Liên Xô yêu cầu, OKB Antonov đã lực chọn hình dáng bên ngoài của máy bay khá kì lạ với các thiết kế máy bay chở khách cùng thời, đó là máy bay có cánh được đặt trên cao thay cho đặt dưới thấp như thường thấy.

                                                 (http://666kb.com/i/bpwloedg1fe07qvos.jpg)
                                                    1 phần khoang hanh khách của máy bay An - 24
 Nhóm thiết kế đã tạo cho An - 24 một bộ khung chắc chắn, tuy nhiên cũng giống như các máy bay chở khách khác do Liên Xô thiết kế và sản xuất. An - 24 cũng có khoang hành khách khá hẹp với các hàng ghế ngồi có khoảng cách hẹp dẫn đến sự thiếu thoải mải trong hành trình cho hành khách, đồng thời máy bay An - 24 cũng được trang bị bộ càng đáp khá đặc biệt. Càng đáp phía trước của máy bay được đặt ngay dưới khoang lái và có thể gập vào trong, 2 càng đáp chính của máy bay được đặt phía dưới 2 động cơ chính của máy báy và nó được gập luôn vào khoang chứa ở dưới 2 động cơ. An - 24 cũng được trang bị 2 động cơ Tubin cánh quạt, đây là một sự cách tân so với các loại máy bay chở khách khác của Liên Xô đang dùng, An - 24 được trang bị loại Ivchenko AI-24A công suất 2000 mã lực mỗi động cơ. Thiết kế cánh và cách đặt động cơ của máy bay An - 24, giúp cho máy bay có thể cất và hạ cánh trên những đường băng xấu, thậm chí là trên cả các đường băng bằng đất nện do tranh được các hạt bụi chui vào động cơ gây hỏng động cơ.  
 
                                                    (http://farm3.anhso.net/upload/20110108/16/o/anhso-161421_an_24_cockpit.jpg)
                                                                  Buồng lái của máy bay An - 24                                                                      
 An - 24 cũng là 1 trong những loại máy bay chở khách đầu tiên trên thế giới có các khoang được điều áp, ngoài ra trong quá trình bay trong trường hợp khẩn cấp hành khách còn có các mặt nạ dưỡng khí dùng để thở. Đây là những điểm hoàn toàn mới trong thiết kế của máy bay An - 24 mà các loại máy bay chở khách trước đó không hề có.  
  


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Giêng, 2011, 08:26:54 pm
Hì, nhìn sơ qua bài đầu topic thì bạn su22m4 thống kê thiếu: Aero45, Trener, Li-4, Mil-1, T28, T41. Viết sai tên: CH47 chứ không có UH47. ;D


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 18 Tháng Giêng, 2011, 09:41:57 pm
Hì, nhìn sơ qua bài đầu topic thì bạn su22m4 thống kê thiếu: Aero45, Trener, Li-4, Mil-1, T28, T41. Viết sai tên: CH47 chứ không có UH47. ;D
Vâng cháu sẽ bổ sung bài viết về các loại máy bay bị thống kê thiếu và bị sai tên ạ. Bài viết của cháu có chỗ nào sai sót, cháu rất mong được các bác bổ sung thêm cho ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 18 Tháng Giêng, 2011, 11:10:27 pm
2) Các phiên bản của máy bay chở khách tầm trung An - 24
 - An - 24B phiên bản này được trang bị động cơ, cũng như các thiết bị điện tử hàng không giống như An - 24 chở khách. Tuy nhiên do An - 24B đước thiết kế để chở hàng nên thay cho các hàng ghế thì có các khay để hàng và máy bay có thêm cửa ở dưới thân gần phía đuôi đứng , cửa này có thể mở được ra trong khi bay để thả hàng trong các chiến dịch không vận.

                                                        (http://666kb.com/i/bq7re6wk0sqeprsp3.jpg)
                                                                                      Ảnh 1 chiếc An - 24B
 - Phiên bản An - 24P, đây là phiên bản được sản xuất để phục vụ trong Không quân LX. Điểm khác biệt của phiên bản này với An - 24 và An - 24B là phiên bản này được trang bị các loại vũ khí, An - 24P được sử dụng để hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất và tiêu diệt các phương tiện vận tải của đôi phương.

                                                       (http://666kb.com/i/bq7rv7y95heojgdfr.jpg)
                                                                        Ảnh 1 chiếc An - 24P của KQLX
 - Phiên bản An - 24V, đây là phiên bản nâng cấp của máy bay An - 24. Phiên bản An - 24V có sức chở 50 hành khách, đồng thời phiên bản này cũng được trang bị động cơ mới, An - 24V được trang bị 2 động cơ tuabin cánh quạt AL - 24A công suất 2550 mã lực mỗi động cơ.

                                                        (http://666kb.com/i/bq7s2fs5q53jvz47b.jpg)   
 - Phiên bản An - 24 được sản xuất tại Trung Quốc dưới tên gọi Y - 7, LX chỉ cấp giấy phép cho TQ sản xuất phiên bản An - 24. Tuy nhiên TQ đã phát triển thêm các phiên bản khác của Y - 7 bao gồm: Y - 7 selri 100; Y - 7 selri 200 bao gồm 2 bản là 200A và 200B.   


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: traitoto trong 20 Tháng Giêng, 2011, 06:12:08 pm
Chào các bạn tôi là thành viên mới gia nhập xin phép được trò chuyện cùng các bạn - Xin hỏi có bạn nào có thông tin về máy bay trực thăng UH1 không ạ , xin pót lên cho mọi người cùng tham khảo tìm hiểu thêm  ;D


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 20 Tháng Giêng, 2011, 06:31:46 pm
Chào các bạn tôi là thành viên mới gia nhập xin phép được trò chuyện cùng các bạn - Xin hỏi có bạn nào có thông tin về máy bay trực thăng UH1 không ạ , xin pót lên cho mọi người cùng tham khảo tìm hiểu thêm  ;D
Trực thăng Bell UH - 1, được hãng Bell của Mỹ phát triển vào năm 1955. và được sử dụng rộng rãi bởi QD Mỹ và đồng mình từ sau chiến tranh TG thứ 2 cho tới nay, UH - 1 trở nên vô cùng nổi tiếng là nhờ chiến tranh VN. Và đây là loại trực thăng đã lập kỉ lục là loại trực thăng được sản xuất nhiều nhất của Mỹ với gần 5000 chiếc đã được sản xuất và sử dụng trên toàn thế giới. Theo nguồn tin giang hồ thì hiện KQNDVN còn sử dụng khoảng XX chiếc. UH - 1 có các phiên bản từ UH - 1A cho tới UH - 1J.

                                         (http://666kb.com/i/bq9mfi4il7cysqw2k.jpg)
                                                                 Ảnh 1 chiếc UH - 1A
PM: Bác chờ em sẽ viết chi tiết về trực thăng UH - 1 ở phần sau của topic này.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 27 Tháng Giêng, 2011, 09:36:19 pm
                                                                      Thông số kỹ thuật của máy bay chở khách tầm trung An - 24

                                             (http://666kb.com/i/bqgu9k4lw60tu1hu3.jpg)
 -  Hãng sản xuất: Antonov
 -  Năm sản xuất:  1960
 -  Sức chở: 44 - 50 hành khách
 -  Phi hành đoàn: 3 người
 -  Chiều dài máy bay: 23m
 -  Chiều dài sải cánh: 29m
 -  Diện tích canh: 75m2
 -  Chiều cao máy bay: 8m
 -  Trọng lượng rỗng của máy bay: 13 tấn
 -  Trọng tải cất cánh tối đa của máy bay: 19 tấn
 -  Động cơ: Máy bay An - 24 được trang bị 2 động cơ phản lực tubin cánh quạt AL - 24 tổng công suất 4000 mã lực.
 -  Tốc độ cao nhất của máy bay: 500km/h
 -  Tốc độ tiết kiệm nhiên liệu của máy bay: 400km/h
 -  Trần bay của máy bay là: 6000m
 -  Tầm hoạt động tối đa của máy bay là: 2500km   


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 27 Tháng Giêng, 2011, 10:37:41 pm
Hì, nhìn sơ qua bài đầu topic thì bạn su22m4 thống kê thiếu: Aero45, Trener, Li-4, Mil-1, T28, T41. Viết sai tên: CH47 chứ không có UH47. ;D
Em biết có loại Li-2 (họ của tổng công trình sư Lisunov) thì có đây ạ.

(http://i736.photobucket.com/albums/xx8/Spetsnaz_VDV/Lisunov_Li-2.jpg)

Còn Li-4 thì em không thấy. Bác xem lại xem ạ.
@ bác su22m4: để căn dòng bác sử dụng thanh công cụ căn giữa/phải/trái cho tiện, kéo phím Space căn giữa khó lắm bác ạ vì căn trên khung viết với lúc post trả lời có thể bị lệch đấy.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: codon73 trong 09 Tháng Hai, 2011, 01:23:22 pm
Theo mình biết thì VN chỉ được thừa kế CH46 thôi, không có CH47 đâu bạn ạ


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: thunderchief trong 09 Tháng Hai, 2011, 05:07:48 pm
Không quân Việt Nam có sử dụng CH-47 do thu được của Quân đội VNCH nhưng thời gian sử dụng ngắn


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 09 Tháng Hai, 2011, 08:52:32 pm
Theo mình biết thì VN chỉ được thừa kế CH46 thôi, không có CH47 đâu bạn ạ
Thực ra thì nhà ta chỉ có và sử dụng máy bay Boeing CH - 47 trong một thời gian rất ngắn, chứ không hề có máy báy CH - 46 đâu bác ạ. Máy bay trực thăng vận tải Boeing - CH-46 (Sea Knight) thì nhà ta không thể có, lí do đơn giản vì nó là loại trực thăng vận tải chuyên dụng của HQ Mỹ bác à.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 09 Tháng Hai, 2011, 09:22:23 pm
Lịch sử hoạt động của máy báy chở khách tầm trung Antonov - 24
  Máy bay chở khách An - 24, từ khi được sản xuất tới nay được rất nhiều các hãng hàng không dân dụng sử dụng. Tại quê hương Liên Xô của nó được sử dụng bởi Hãng hàng không Aeroflot và quân đội Liên Xô, ngoài ra trên thế giới An - 24 được sử dụng bởi Hãng hàng không quốc gia Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba... Ngày nay An - 24 vẫn còn đang được tiếp tục sử dụng bời các hãng hàng không dân dụng tại Châu Phi.

(http://666kb.com/i/bqu06n9lxnd7p63du.jpg)   

1 chiếc An - 24 của KQHG Campuachia
 

  Tại Việt Nam, không có tài liệu cụ thể nói An - 24 sang Việt Nam từ bào giờ. Nhưng có lẽ An - 24 ra nhập KQNDVN vào khoảng năm 1970, cũng giống như tại quê hương của nó, khi sang VN An - 24 được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ vận chuyển hành khách tại các tuyến nội địa cũng như làm nhiệm vụ máy bay chuyên cơ phục vụ các lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước. Chuyến bay chuyên cơ nổi tiếng nhất của An - 24 trong thời gian phục vụ KQNDVN là chuyến bay đưa nguyên Chủ tịch Cộng Hòa Cu Ba Phidencastoro vào thăng khu giải phóng Quảng Trị năm 1972. Khi sang Việt Nam máy bay An - 24 được biên chế cho Trung đoàn KQ vận tải 919, nay là đoàn bay 919 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, An - 24 ngừng phục vụ tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỉ 20.                     


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Hai, 2011, 09:37:47 pm
An-24 còn cùng với Li-2, IL-4 làm nhiệm vụ bay chụp ảnh phục vụ vẽ bản đồ cho mục đích quân sự cũng như dân sự nữa!


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: thunderchief trong 09 Tháng Hai, 2011, 10:02:05 pm
Theo như em được biết thì AN-2 là loại máy bay vận tải và cũng có thể thực hiện nhiệm vụ oanh tạc vậy bác nào biết có thể giải thích rõ hơn phần này cho em được không, kiến thức của em vấn còn rất hạn chế!!!


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 09 Tháng Hai, 2011, 10:55:28 pm
Máy bay vận tải quân sự An - 26 (Antonov - 26 )
I) Nguyên mẫu và thiết kế
a) Nguyễn mẫu: Máy bay vận tải quân sự An - 26 được phòng thiết kế Antonov phát triển dựa trên máy bay chở khách tầm trung An - 24 để phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hóa cứu thương của KQLX cũng nhứ các nước khống Vacsava và các đồng minh khác của Liên Xô. Nguyên mẫu đầu tiên của An - 26 là máy bay An - 24T, được bắt đầu sản xuất và đi vào trang bị cho KQLX vào năm 1959, An - 24T được trang bị động cơ và các thiết bị điện tử hàng không tương tự như bản An - 24 chở khách điểm khác biệt nằm ở khoang chở hàng, thay cho ghế hành khách thì tại khoang sau của máy bay được lắp đặt các giá để hàng và thiết bị bốc xếp hàng hóa. Máy bay An - 24T có thể chở được 4 tấn hàng hoặc 37 quân nhân, hoặc 33 lính dù với đầy đủ trang bị, hoắc là 24 cáng thương cùng 3 nhân viên ý tế. Máy bay An - 26 được Nato gọi là Curl. Mặc dù tại Liên Xô việc sản xuất máy bay An - 26 đã ngừng tại Liên Xô từ năm 1977, nhưng hiện nay phiên bản Trung Quốc của An - 26 vẫn còn tiếp tục được sản xuất, ngoài ra An - 26 còn người anh em song sinh là An - 32 được phát triển và sản xuất riêng cho Ấn Độ.

(http://666kb.com/i/bqu1unzdwv2dj45gi.jpg)   

Máy bay An - 24T Nguyên mẫu của máy bay vận tải An - 26
 

b) Thiết kế
Máy bay An - 26 được phòng thiết kế Antonov bắt tay vào thiết kế theo nghị định số 1417-656 của Hộ đồng bộ trưởng Liên Xô ngày 18 - 12 - 1957. An - 26 là đề án GS-473 của phòng thiết kế Antonov, Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của An - 26 được tiến hành vào ngày 17 tháng 9 năm 1962, các cuộc thử nghiệm còn được tiếp tục cho tới năm 1968 thì An - 26 được chấp nhận trang bị cho lực lượng KQLX.

(http://666kb.com/i/bqu2f55ysmz2lrzxe.jpg)
Ảnh máy bay An - 26
                             
                     
                    Nhìn bề ngoài An - 26 không có nhiều khác biệt so với An - 24T, những thay đổi cơ bản của An - 26 so với An - 24T là trọng tải máy bay được nâng lên nhờ đó được nhiều hàng hóa hơn, An - 26 cũng được trang bị động cơ mới có công suất lớn hơn đó là 2 động cơ tuabin cánh quạt AL - 24W cho tổng công suất gần 5000 mã lực. Đồng thời máy bay cũng được trang bị lốp hạ cánh có chất lượng cao hơn so với lốp của An - 24T đó là lốp CT-157, ngoài ra phần đuối của An - 26 cũng được nâng cao hơn so với An - 24T. Cách bố trí cánh chính cánh đuôi và càng đáp cũng như các cửa  của An - 26 tương tự như An - 24T, Ngoài ra trong khoang mũi của máy bay An - 26 được trang bị 1 radar.

(http://666kb.com/i/bqu2wjhj2ths2x5eq.gif) 
Bản vẽ của máy bay vận tải An - 26


(http://666kb.com/i/bqu2ztlcggcx9ontu.jpg)
Buồng lái của máy bay An - 26


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 09 Tháng Hai, 2011, 11:01:31 pm
Theo như em được biết thì AN-2 là loại máy bay vận tải và cũng có thể thực hiện nhiệm vụ oanh tạc vậy bác nào biết có thể giải thích rõ hơn phần này cho em được không, kiến thức của em vấn còn rất hạn chế!!!
Thực ra trong thiết kế nguyên bản của An - 2 không có phiên bản nào có chức năng oanh tạc, chỉ có An - 2F được trang bị 1 khẩu súng máy ở phía sau của máy bay vì nó được Hồng quân dùng làm máy bay trinh sát pháo binh. Còn bản An - 2 có khả năng ném bom và phong rocket 16 - 57mm là bản An - 2 nguyên bản được bạn viện trợ cho ta và đã được các cán bộ nhân viên kỹ thuật của đoàn 919 cải tiến để phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ đường mòn HCM trên biển và chống tầu chở biệt kích địch tung biệt kiết ra miền Bắc.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Hai, 2011, 11:40:46 pm
An-2 thực hiện nhiệm vụ oanh tạc trong vụ ta tấn công trạm định vị vô tuyến Pa thí.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 11 Tháng Hai, 2011, 10:54:15 pm
2) Các phiên bản của máy bay vận tải An - 26
AN - 26B là máy bay vận tải được Antonov phát triển và nâng cấp tứ An - 26 vào năm 1981 cho KQ LX và sau này được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, An - 26B có thay đổi chủ yếu so với An - 26 nguyên bản là được trang bị 2 động cơ tubin cánh quạt mới có công xuất lớn hơn so với động cơ AL - 24W đó là động cơ AL - 24VT.

(http://666kb.com/i/bqw3gilp9bkfj3lfk.bmp)
An - 26B
An - 26M, phiên bản An - 26M thực chất là An - 26 nguyên bản được trang bị các thiết bị y tế để phục vụ cho nhiệm vụ tải thương ở chiến trường An - 26M có thể chở được 24 cáng thương cùng các nhân viên y tế đi kèm.
 An - 26L được trang bị các thiết bị đo đạc ở trên khoang để làm nhiệm vụ định kích cỡ sân bay, tại các sân bay dã chiến hoặc các sân bay mới chiếm được của địch.

(http://666kb.com/i/bqw3n5e2h932krubk.jpg)
An - 26L
An - 26BTL Phiên bản này được sản xuất đặc biệt cho nhiệm vụ nghiên cứu băng ở vùng lãnh thổ phía Bắc của Liên Xô, phiên bản này không được xuất khẩu ra nước ngoài.
 An - 26RTR hay còn được biết đến với tên gọi là An - 26R, phiên bản này được nâng cấp trực tiếp từ An - 26B và được trang bị các thiết bị để phục vụ cho nhiệm vụ tác chiến điện tử và thu thập thông tin tình báo trên không, An - 26R được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

(http://666kb.com/i/bqw3tzpye1yf13io0.jpg)
An - 26R
  Ngoài các phiên bản của máy bay vận tải An - 26 được Antonov phát triển và sản xuất, An - 26 còn được hãng Tây An của TQ với 2 phiên bản Y -7H và Y -7. 500. Y -7H tương đương với An - 26A của Liên Xô, còn phiên bản Y -7.500 được hãng Tân An sản xuất và cung cấp cho các hãng hàng không dân dụng nội địa của TQ sử dụng.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 12 Tháng Hai, 2011, 04:26:28 pm
Thông số kỹ thuật của máy bay vận tải An - 26


(http://666kb.com/i/bqwuep8lpx8f3awuj.jpg)

                         Hãng sản xuất: Antonov và Tây An
                         Năm sản xuất: 1968 đến nay
                         Năm đưa vào trang bị: 1968

                         Phi hành đoàn: 5 người
                         Chiều dài: 23m
                         Chiều cao: 8m
                         Chiều dài sải cánh: 30m
                         Diện tích cánh 75m2
                         Trọng tải cất cánh tối đa: 24t
                         Trần bay: 7000m
                         Tầm bay: 2500km
                         Vận tốc bay tối đa: 500km/h
                         Vận tốc tiết kiệm nhiên liệu: 400km/h
                         Động cơ: 2 động cơ tuabin cánh quạt AL - 24W hoặc AL - 24VT tùy phiên bản, có tổng công suất động cơ 5000 mã lực hoặc hơn.

 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: OldBuff trong 12 Tháng Hai, 2011, 05:30:33 pm
Máy bay cũng có năm nhập ngũ hả đ/c su22 m4 ;) Nên gọi là năm đưa vào trang bị thì dễ hiểu hơn.

Loại An-26 có cả thảy 3 động cơ: 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko AI-24VT và 1 động cơ tuốc bin phản lực phụ trợ Tumansky RU-19A-300 (ở khối đuôi động cơ cánh phải).


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Hai, 2011, 09:53:58 pm
Thông số kỹ thuật của máy bay vận tải An - 26


(http://666kb.com/i/bqwuep8lpx8f3awuj.jpg)

                         Hãng sản xuất: Antonov và Tây An
                         Năm sản xuất: 1968 đến nay
                         Năm đưa vào trang bị: 1968

                         Phi hành đoàn: 5 người
                         Chiều dài: 23m
                         Chiều cao: 8m
                         Chiều dài sải cánh: 30m
                         Diện tích cánh 75m2
                         Trọng tải cất cánh tối đa: 24t
                         Trần bay: 7000m
                         Tầm bay: 2500km
                         Vận tốc bay tối đa: 500km/h
                         Vận tốc tiết kiệm nhiên liệu: 400km/h
                         Động cơ: 2 động cơ tuabin cánh quạt AL - 24W hoặc AL - 24VT tùy phiên bản, có tổng công suất động cơ 5000 mã lực hoặc hơn.

 

LX không có 2 loại động cơ bôi đỏ ở trên. An-24 sử dụng động cơ AI-24A, còn An-26 sử dụng động cơ AI-24VT.

Động cơ AI-24VT
(http://my.ua.all-biz.info/images/warehouses/62674.jpeg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:07:35 pm
Thông số kỹ thuật của máy bay vận tải An - 26


(http://666kb.com/i/bqwuep8lpx8f3awuj.jpg)

                         Hãng sản xuất: Antonov và Tây An
                         Năm sản xuất: 1968 đến nay
                         Năm đưa vào trang bị: 1968

                         Phi hành đoàn: 5 người
                         Chiều dài: 23m
                         Chiều cao: 8m
                         Chiều dài sải cánh: 30m
                         Diện tích cánh 75m2
                         Trọng tải cất cánh tối đa: 24t
                         Trần bay: 7000m
                         Tầm bay: 2500km
                         Vận tốc bay tối đa: 500km/h
                         Vận tốc tiết kiệm nhiên liệu: 400km/h
                         Động cơ: 2 động cơ tuabin cánh quạt AL - 24W hoặc AL - 24VT tùy phiên bản, có tổng công suất động cơ 5000 mã lực hoặc hơn.

 

LX không có 2 loại động cơ bôi đỏ ở trên. An-24 sử dụng động cơ AI-24A, còn An-26 sử dụng động cơ AI-24VT.

Động cơ AI-24VT
(http://my.ua.all-biz.info/images/warehouses/62674.jpeg)
Vâng đúng là cháu nhầm thật ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 13 Tháng Hai, 2011, 12:43:03 am
Lịch sử hoạt động của máy bay vận tải An - 26
Trên thế giới máy bay vận tải An - 26 được trang bị cho không quân của nhiều nước như Liên Xô; Ba Lan; Trung Quốc... An - 26 đã tham gia vào cuộc chiến tranh tại Apganixtan với vai trò máy bay vận tải chiến thuật của KQ LX, cuộc chiến tranh Iran - Irac trong đội hình KQ của cả 2 nước tham chiến. Ngoài ra An - 26 còn phục vụ trong các hãng hàng không dân dụng như: Lao Airlines;Aerocom;Yakutia Airlines...

(http://666kb.com/i/bqx70315zc5qs0m2z.jpg)

 Tại Việt Nam máy bay vận tải An - 26 được nước bạn viện trợ cho KQNDVN vào khoảng những năm 80 của thế kỉ trước, bao gồm 2 phiên bản là An - 26B và An - 26R. Hiện nay KQNDVN vẫn duy trì sử dụng số lượng XX chiếc An - 26 tại C - 917 và C - 918, Máy bay An - 26 được KQNDVN sử dụng cho các hoạt động vận tải, huấn luyện lực lượng dù và tham gia các chuyến bay báo bão cũng như tìm kiếm cứu nạn ngư dân trên biển. Chiến dịch vận tải lớn nhất mà An - 26 được KQNDVN huy động là cầu hàng không vận tải hàng hóa Hà Nội - Vinh trong trận lũ lụt lịch sử xẩy ra tại các tỉnh Miền Trung năm 1999.  

(http://666kb.com/i/bqx6z4np7fw3g4lvv.jpg)

Máy bay vận tải An - 26B của KQNDVN


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: hoangpilot trong 13 Tháng Hai, 2011, 07:57:30 pm
Tại Việt Nam máy bay vận tải An - 26 được nước bạn viện trợ cho KQNDVN vào khoảng những năm 80 của thế kỉ trước, bao gồm 2 phiên bản là An - 26B và An - 26R. Hiện nay KQNDVN vẫn duy trì sử dụng số lượng XX chiếc An - 26 tại C - 917 và C - 918, Máy bay An - 26 được KQNDVN sử dụng cho các hoạt động vận tải, huấn luyện lực lượng dù và tham gia các chuyến bay báo bão cũng như tìm kiếm cứu nạn ngư dân trên biển. Chiến dịch vận tải lớn nhất mà An - 26 được KQNDVN huy động là cầu hàng không vận tải hàng hóa Hà Nội - Vinh trong trận lũ lụt lịch sử xẩy ra tại các tỉnh Miền Trung năm 1999. 

Phải gọi là E 917 / E 918  hoặc C17 / C 18 mới đúng , E 917 là Đoàn KQ Trực thăng Đồng Tháp bay Uh-1 và các loại Mil-xx bạn ạ !


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: Ngocvancu trong 13 Tháng Hai, 2011, 08:22:52 pm
Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. >:(


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 13 Tháng Hai, 2011, 08:45:57 pm
Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. >:(
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 13 Tháng Hai, 2011, 09:35:57 pm
Máy bay vận tải Douglas C-47 (Skytrain)

1) Thiết kế
Máy bay vận tải C - 47 được hãng Douglas phát triển cho KQ Mỹ và đồng minh trong những năm 40 của thế kỉ 20 trên cơ sở khung thân của máy bay chở khách Douglas DC - 3. C - 47 khi được sử dụng trong KQ của các nước đông minh tại Châu Âu của Mỹ thì mang tên Dakota, ngoài ra C - 47 còn được sản xuất theo giấy phép tại Liên Xô mang tên Li - 2. C - 47 không chỉ được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ 2 mà còn cả trong chiến tranh Triêu Tiên và chiến tranh Việt Nam sau nay nữa.

(http://666kb.com/i/bqy1u559vlcqooges.jpg)
Máy bay C - 47 là máy bay vận tải hạng nhẹ, thân hẹp cánh bằng được thiết kế để làm nhiệm vụ vận tải và phục vụ tác chiến của lính dù, máy bay được lắp 2 động cơ bistong cánh quạt làm mát bằng gió R-1820 hoặc loại động cơ R-2000 có công suất từ 1500 - 2000 sức ngựa tùy vào phiên bản máy bay và loại động cơ được lắp đặt cho máy bay.

(http://666kb.com/i/bqy2nhv0kysclb9ck.gif)  


 C - 47 được thiết kế bộ càng đáp gồm 3 bánh đáp, trong đó 2 bánh đáp chính được đặt ngay dưới 2 động cơ và có thể gập vào được khi máy bay đã ồn định độ cao và trong quá trình bay của máy bay, riêng với bánh đáp thứ 3 thì không thể gập vào được, C - 47 cũng được thiết kế khoang chứa nhiên liệu nằm ngay trong 2 cánh của máy bay. Và máy bay có 2 cửa mở ra ở 2 bên thân máy bay, điểm đặc biệt là C - 47 là 1 trong những loại máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống "Auto pilot" hệ thống lái tự động, cùng các thiết bị liên lác đối đất và đối không giúp cho phi công dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc điều khiển máy bay.

(http://666kb.com/i/bqy2yavwdyg0dn5lg.jpg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: mrquang trong 14 Tháng Hai, 2011, 05:29:22 pm
Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. >:(
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 14 Tháng Hai, 2011, 05:41:16 pm
Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. >:(
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.

(http://666kb.com/i/bqyxdwfc6oern6cr8.jpg)
Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
(http://666kb.com/i/bqyxiia98b2p4yrro.jpg)
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: Ngocvancu trong 14 Tháng Hai, 2011, 07:49:44 pm
Những chiếc AN26 đậu ở Tân Sơn Nhất là một phi đội của 918 chứ không phải của 917 đâu.Trực thăng và Vận tải khác nhau hoàn toàn mà.Cần xem kỹ lại nguồn thông tin mà Su22M4 có được. >:(
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.

(http://666kb.com/i/bqyxdwfc6oern6cr8.jpg)
Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
(http://666kb.com/i/bqyxiia98b2p4yrro.jpg)
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
917 nhiều Mi 24 niêm cất lắm đấy Su22m4 ạ ;D


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2011, 08:24:03 pm
Cả An-2 và An-26 đều được sử dụng làm nhiệm vụ ném bom khá nhiều trên chiến trường K. Trích LS dẫn đường KQ:

Theo yêu cầu nhiệm vụ giúp nhân dân Cam-pu-chia bảo vệ thành quả cách mạng, từ ngày 24 đến 30 tháng 9 năm 1987, lực lượng An-2 của Trung đoàn 918 được dẫn bay cơ động chuyển sân từ Tân Sơn Nhất sang Pô Chen Tông. Ngày 1 tháng 10 năm 1987, tổ bay An-2 do Phi đội trưởng Nguyễn Văn Canh chỉ huy, từ Pô Chen Tông lên Xiêm Riệp. Ngày 2 tháng 10, trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 917 đưa tổ chỉ huy bay và tổ bay An-2 đi quan sát khu vực mục tiêu ở phía tây Xiêm Riệp. Tại đây tàn quân Khơ-me đỏ lập căn cứ gồm 210 nóc nhà cả trong rừng rậm và ở ven hồ. Các đơn vị bộ binh của ta đã bí mật bao vây cách căn cứ khoảng 5km và sẵn sàng chờ lệnh tiến công.

5 giờ sáng ngày 4 tháng 10 năm 1987, Tiểu đoàn giang thuyền của ta tiến vào mục tiêu ở cự ly 10 km. 6 giờ, tổ bay An-2 cất cánh và được dẫn chính xác theo đường bay: Xiêm Riệp-bát Tam Băng-mục tiêu. Từ độ cao 800 đến 1 000m, Phi đội trưởng Nguyễn Văn Canh cho An-2 vào bổ nhào và ném hai loạt đạn cối, mỗi loạt 16 quả đều trúng mục tiêu. Sau đó anh vòng ra để nạp thêm 32 quả nữa lên giá cối và vòng trở lại ném tiếp loạt vào mục tiêu, rồi thoát ly về hạ cánh. Tại căn cứ Xiêm Riệp lực lượng quân giới đã chờ sẵn và lắp tiếp 64 quả cối lên máy bay. 7 giờ 30 phút, An-2 cất cánh đánh đợt hai theo đường Xiêm Riệp-Cro Lanh (tây bắc Xiêm Riệp 43km)-mục tiêu. Ngay sau loạt đạn cối cuối cùng của An-2, các đơn vị bộ binh và Tiểu đoàn giang thuyền nhanh chóng tiến công, tiêu diệt địch và làm chủ căn cứ.

Đây là trận đầu ra quân của lực lượng An-2 trong nhiệm vụ mới, trên chiến trường mới, giành thắng lợi giòn giã và lập công xuất sắc. An-2 đã giữ vững truyền thống đánh thắng địch và phát huy truyền thống đó trong chi viện hỏa lực rất hiệu quả cho bộ binh. Đội ngũ dẫn đường trên không đã nắm chắc cách đánh của An-2, thực hiện dẫn bay chính xác, góp phần nâng cao sức mạnh hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và bộ binh.

Tính đến cuối năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không An-2 tham gia dẫn đánh 16 trận, ném 1.460 quả đạn cối. Ngoài ra, làm nhiệm vụ rải truyền đơn và gọi loa địch vận cũng đã được dẫn đường trên không An-2 thực hiện rất hiệu quả.


------
Ngày 8 tháng 3 năm 1984, Trung đoàn 918 đưa 8 An- 26 vào chuẩn bị chiến đấu tại Biên Hòa. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển và Chủ nhiệm Kỹ thuật Đặng Thí trực tiếp kiểm tra lần cuối cùng tất cả các mặt bảo đảm. 7 máy bay được lắp bom, mỗi chiếc mang 27 quả MK-81 và 1 máy bay làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy. 6 giờ sáng ngày 9 tháng 3, tổ bay An-26 của Trung đoàn trưởng chở Tham mưu trưởng Quân chủng Nguyễn Ngọc Độ bay trinh sát thời tiết khu vực chiến đấu. 10 giờ, An-26 nhận lệnh xuất kích, từng chiếc một nối nhau cất cánh. Tổ bay dẫn đầu đội hình do Trung đoàn trưởng chỉ huy, trong đó có dẫn đường trên không Đặng Văn Lự, lập vòng chờ để tập hợp đội hình, sau đó bay lên Buôn Ma Thuột, qua Kamăng Chông (tây bắc Buôn Ma Thuột 85km) và Kaoh Nhek (Kô Nhiếch, tây Kamăng Chông 40km). 6 chiếc bay sau gồm các lái chính: Nguyễn Thành Trung, Trần Văn Quang, Nguyễn Như Nghi, Nguyễn Hồng Sơn, Phan Hữu Hùng và Mai Chí Lưu phụ trách. 1 chiếc bay cuối cùng đội hình để chuyển tiếp chỉ huy do lái chính Trần Tấn Bửu đảm nhiệm. 11 giờ 34 phút, tổ bay dẫn đầu đội hình giữ hướng bay 265 độ, qua Kaoh Nhek, tiếp cận mục tiêu ở phía trước 29km, dẫn đường trên không Đặng Văn Lự ngắm chính xác, Trung đoàn trưởng ra lệnh ném bom. Sau khi bom đã ra hết, Trung đoàn trưởng điều khiển máy bay vòng trở lại quan sát và chỉ huy các máy bay trong đội hình của mình thực hiện hết kế hoạch ném bom đã được Tư lệnh Quân chủng phê duyệt. Đội hình An-26 thoát ly khỏi khu vực chiến đấu, lấy hướng về Tân Sơn Nhất và lần lượt vào hạ cánh an toàn. Cấp trên thông báo bom của An-26 rơi trúng căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ và FULRO.

Tin chiến thắng lan nhanh, ngày 9 tháng 3 năm 1984, được ghi nhận là ngày An-26 của Không quân nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu. Đội ngũ dẫn đường trên không An-26 đã lập thành tích xuất sắc, ghi thêm chiến công mới cho ngành Dẫn đường Quân chủng Không quân: dẫn thành công máy bay vận tải do bạn sản xuất, được ta cải tiến mang bom hệ 2, ném trúng mục tiêu được giao với đội hình chiến đấu mới.

Phát huy các thành tích vừa đạt được, ngày 10 tháng 3 năm 1984, hai trung đoàn 918 và 917 đã tổ chức thực hiện đánh phối hợp, hiệp đồng đạt hiệu suất chiến đấu rất cao vào khu căn cứ quan trọng của tàn quân Khơ-me đỏ và FULRO nằm trên địa bàn vùng đông bắc Cam-pu-chia.

Sáng sớm 10 tháng 3, tổ bay của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 918 chở Tham mưu trưởng Quân chủng và Tổ tham mưu chiến dịch lên Buôn Ma Thuột nhận nhiệm vụ chiến đấu, sau đó bay trinh sát khu vực mục tiêu và thời tiết Phương án đánh địch của An-26 rất nhanh chóng được thông qua: 7 An-26 chia làm hai tốp, tốp thứ nhất 4 chiếc do Trung đoàn trưởng chỉ huy đánh vào sườn phía đông và tốp thứ hai 3 chiếc do lái chính Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy đánh vào cao điểm 208 (tây-tây nam Kaoh Nhek 36km). Đội hình chiến đấu và đường bay đánh địch, cơ bản được giữ nguyên như hôm trước.

Chiều 10 tháng 3, theo lệnh từ Buôn Ma Thuột, lực lượng An-26 cất cánh đúng kế hoạch tác chiến. Khi còn cách mục tiêu vài phút bay, Trung đoàn trưởng ra lệnh tách tốp, đánh đúng phương án. Dẫn đường trên không Đặng Văn Lự dẫn chính tốp thứ nhất và dẫn đường trên không Đỗ Tuấn dẫn chính tốp thứ hai. Cả hai tốp đồng loạt ném bom trúng mục tiêu vào lúc 14 giờ 07 phút. Cách dẫn An-26, lại một lần nữa phục vụ đắc lực cho cách đánh mới đã được nghiên cứu kỹ.

Trong năm 1985, điểm nổi bật trong cách đánh của Trung đoàn 918 là thường xuyên thay đổi đội hình chiến thuật. Ngày 31 tháng 3 năm 1985, trung đoàn sử dụng đội hình 1+2+2, trong đó, 1 chiếc bay trinh sát thời tiết và khu vực mục tiêu trước trận đánh, đôi thứ nhất mang MK-81 và đôi thứ hai mang CBU-49 đánh phá căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ ở đông bắc Bát Tam Băng 24km, làm cho chúng bị thiệt hại nặng cả về người và vũ khí. Ngày 26 tháng 4 năm 1985, trung đoàn áp dụng đội hình 1+1+3 đánh vào vị trí co cụm lực lượng của địch tại khu vực rừng núi ở đông-đông bắc Kra Chie 77km: 1 chiếc làm nhiệm vụ sinh sát thời tiết, 1 chiếc chụp ảnh khu vực mục tiêu, 3 chiếc còn lại đều mang bom MK-81. Ngày 22 tháng 9 năm 1985, trung đoàn lại vận dụng đội hình và phương án mang bom như ngày 31 tháng 3 để đánh 2 mục tiêu tại khu vực núi Chi (bắc-tây bắc Kra Chie 62km). Đến đầu tháng 12 năm 1985, Trung đoàn không quân 918 liên tiếp sử dụng 7 máy bay A-26 đánh nhiều trận với đội hình chiến thuật 1+3+3 hoặc 1+2+2+2, trong đó dùng 1 chiếc vừa trinh sát thời tiết vừa chụp ảnh khu vực mục tiêu cả trước và sau trận đánh.

Đội ngũ dẫn đường trên không An-26 luôn nắm chắc ý định tổ chức đánh địch của Trung đoàn trưởng, tính toán và dẫn bay chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu thay đổi đội hình chiến thuật đã trực tiếp góp phần nâng cao hiệu suất chiến đấu trong từng trận đánh của trung đoàn.

Năm 1986, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 tập trung dẫn bay cho nhiệm vụ chiến đấu là chủ yếu, còn đối với đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 918, ngoài dẫn bay chiến đấu còn phải tham gia thực hiện dẫn bay chuyên chở cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện luân chuyển công tác và đón nhận thương binh về hậu phương.

Mùa khô năm 1986-1987, các đợt truy quét tàn quân Khơ me đỏ bước vào thời kỳ cao điểm. Tháng 1 năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 917 dẫn đánh 4 trận với 25 lần/chiếc, 12 lần/chiếc trinh sát, chỉ thị mục tiêu 3 lần/chiếc yểm hộ khu vực và sẵn sàng cấp cứu, gần 200 chuyến bay chuyên chở gần 800 lượt cán bộ, chiến sĩ đi công tác, đón hơn 300 thương binh và nhận 60 hài cốt liệt sĩ về tuyến sau, vận chuyển 10 tấn hàng quân sự. Tháng 2 năm 1987, đội ngũ dẫn đường trên không Trung đoàn 918 dẫn đánh 3 trận: Trận ngày 16, 3 An-26 đánh vào mục tiêu nằm ở bình độ 1.000m cạnh điểm cao 1.771 giáp ranh 3 tỉnh Cô Công, Pô Xát và Kông Pông Chnăng. Trận ngày 21, hai đôi An-26 đánh 2 mục tiêu ở tây bắc Biển Hồ 30km trong điều kiện trời mù, tầm nhìn rất hạn chế. Trận ngày 22, hai đôi An-26 đánh tiếp 2 mục tiêu còn lại cũng nằm tại khu vực trên, nhưng trong điều kiện thời tiết tốt hơn. Tất cả các trận của An-26 đều đánh trúng mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2011, 08:32:41 pm
Thêm thông tin từ LS e918:

Trong thời gian từ năm 1981 đến năm 1983, Quân chủng Không quân thường xuyên phối hợp với các lực lượng vũ trang Quân khu 5 mở các đợt truy quét bọn phun-rô trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, gây cho chúng những tổn thất lớn và cơ bản làm tan rã các tổ chức chính trị, quân sự của phun-rô. Bị truy quét mạnh và chịu tổn thất lớn về lực lượng, chúng rút vào vùng rừng núi, tập hợp thành các nhóm nhỏ, lén lút hoạt động cướp bóc, gây rối, phá hoại.

Tàn quân phun-rô dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, lập căn cứ tiếp tục hoạt động, câu kết với tàn quân khơ-me đỏ gây khó khăn cho bộ binh ta trong việc truy quét tiêu diệt chúng. Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Không quân sử dụng lực lượng máy bay ném bom và trực thăng vũ trang chi viện hoả lực cho bộ binh Quân khu 5 đánh phá căn cứ phun -rô.

Tư lệnh Không quân quyết định sử dụng một phần lực lượng của hai Trung đoàn không quân 917 và 918 cho chiến dịch truy quét phun-rô. Trung đoàn không quân 917 sử dụng 3 máy bay trinh sát U-17 và ba biên đội trực thăng MI-8, Trung đoàn không quân 918 sử dụng lực lượng lớn AN-26 tham gia chiến đấu.

Vào thời điểm đầu năm 1984, nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trên máy bay AN-26 của Trung đoàn không quân 918 có những bước tiến vững chắc, hầu hết phi công và nhân viên bay đã qua thực hành ném bom thật, có trình độ bay chiến đấu trong đội hình 6 chiếc, 9 chiếc, 12 chiếc ban ngày.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ chiến đấu, Đảng uỷ trung đoàn ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm giành thắng lợi ngay từ trận đầu, đợt đầu và từ loạt bom đầu tiên. Năm năm sau chiến công đầu ngày 28 tháng 12 năm 1979 ở mặt trận Bô-keo, lần này trung đoàn xuất quân với loại máy bay mới, đội hình mới và cách đánh mới. Đây là lần đầu tiên máy bay AN-26 trực tiếp tham gia chiến đấu. Đánh thắng giòn giã để xây dựng truyền thống và củng cố niềm tin là mục tiêu cao nhất của Bộ tư lệnh Quân chủng Không quân và lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn không quân 918.

Đảng uỷ trung đoàn động viên đội ngũ phi công và nhân viên bay, cán bộ, chỉ huy và nhân viên kỹ thuật, hậu cần phát huy tinh thần tiến công, đoàn kết hiệp đồng, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi.

Trung đoàn mở đợt sinh hoạt rộng rãi, giáo dục cho bộ đội về ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ chiến đấu, đồng thời tổ chức các hội nghị dân chủ bàn cách đánh, xây dựng các phương án tác chiến phù hợp với tình hình đơn vị, địa hình và mục tiêu. Kế hoạch tìm kiếm cấp cứu và giải quyết chính sách được xây dựng chi tiết và cụ thể.

Trung đoàn lập kế hoạch sử dụng 8 máy bay AN-26 cho nhiệm vụ, trong đó 7 chiếc mang bom trực tiếp đánh phá mục tiêu (7x27 = 189 quả bom MK-81), chiếc thứ 8 làm nhiệm vụ
chuyển tiếp liên lạc trên không. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Kế hoạch chiến đấu được Tư lệnh Quân chủng phê duyệt.

Ngày 8 tháng 3 năm 1984, cán bộ nhân viên kỹ thuật tiến hành công tác chuẩn bị bay cho 8 máy bay AN-26 số 285, 245, 287, 274, 276, 269, 265 và 257. Cơ số bom được đưa lên khoang máy bay. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển và chủ nhiệm kỹ thuật Đặng Thí trực tiếp kiểm tra lần cuối công tác bảo đảm kỹ thuật cho chiến đấu.

Ngày 9 tháng 3 năm 1984, từ sáng sớm, bãi huấn luyện và khu trực ban chiến đấu của Trung đoàn đã sôi động bởi tiếng xe máy, tiếng rít của động cơ máy bay và tiếng xé gió của cánh quạt Toàn trung đoàn sẵn sàng bước vào một ngày mang dấu ấn lịch sử: Ra quân đánh thắng trận đầu trên máy bay AN-26.

6 giờ sáng, tổ bay Nguyễn Xuân Hiển thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng. Đại tá Nguyễn Ngọc Độ, Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, cùng bay trên chuyến bay trinh sát.

10 giờ sáng, sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội AN-26 xuất kích chiến đấu. Từng chiếc AN-26 nối nhau lăn ra đầu đường băng, chuẩn bị cất cánh. Máy bay số 285 của tổ bay Hiển - Châu - Lự - Minh - Quang làm nhiệm vụ dẫn đội. Máy bay của Nguyễn Thành Trung bay số 2, đồng chí Quang bay số 3, đồng chí Nghi bay số 4, đồng chí Hồng Sơn bay số 5, đồng chí Hùng bay số 6, đồng chí Lưu bay số 7. Máy bay số 257 của tổ bay Trần Tấn Bửu làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không.

Nguyễn Xuân Hiển cho máy bay cất cánh và bay vào khu chờ để tập hợp đội hình; ít phút sau, những máy bay còn lại lần lượt cất cánh, lấy độ cao. Chỉ huy biên đội tập hợp đội hình và dẫn đội bay về phía mục tiêu theo đường bay được xác định trong phương án chiến đấu. Nguyễn Xuân Hiển nhắc các tổ giữ đúng cự ly, bám sát đội hình.

11 giờ 34 phút, máy bay 285 tiếp cận mục tiêu, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh thả bom. Đặng Văn Lự ấn nút cắt bom, từng chùm bom bay ra khỏi bụng máy bay, lao xuống mục tiêu. Nguyễn Xuân Hiển cho máy bay vòng lại quan sát và chỉ huy biên đội lao vào đánh phá mục tiêu. Khói lửa bùng lên dữ dội, bao trùm một khu vực rộng, nơi có căn cứ của quân phỉ phun-rô. Số 7 đánh bom cuối cùng, thoát ly khu vực chiến đấu, biên đội bay về hướng sân bay Tân Sơn Nhất. Cả biên đội lần lượt hạ cánh an toàn. Từ nhà chờ ở bãi huấn luyện, hơn một trăm cán bộ, chiến sỹ ào ra, sung sướng chào đón các đồng chí phi công và nhân viên bay dũng cảm, chiến đấu thắng lợi trở về.

Mặt trận 579 thông báo trận oanh tạc của biên đội máy bay AN-26 đã đánh trúng căn cứ của phun-rô. Ngày 9 tháng 3 năm 1984  được ghi nhận là ngày máy bay AN-26 của Không quân nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu.

Phát huy truyền thống trận đầu ra quân thắng lợi, lực lượng máy bay An-26 liên tục xuất kích chiến đấu, liên tục lập công. Tối 9 tháng 3 năm 1984, thường vụ đảng uỷ và ban chỉ huy trung đoàn họp rút kinh nghiệm trận đánh và thông qua phương án chiến đấu của ngày 10  tháng 3.

Sáng sớm ngày 10 tháng 3 năm 1984, tổ bay của Nguyễn Xuân Hiển đưa đại tá Nguyễn Ngọc Độ, Tham mưu trưởng Quân chủng và tổ tham mưu tác chiến bay lên sân bay Buôn Ma Thuột nhận nhiệm vụ chiến đấu và trinh sát mục tiêu. Phương án chiến đấu nhanh chóng được thông qua: Chia hai tốp đánh vào hai sườn của mục tiêu. Tốp thứ nhất gồm 4 máy bay AN-26 do Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy, đánh vào sườn phía đông; tốp thứ hai gồm 3 máy bay AN-26, do Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy, đánh vào điểm cao 208.

Trận đánh được thực hiện vào buổi chiều ngày 10 tháng 3 năm 1984; đội hình xuất kích giữ như trong trận ngày 9 tháng 3. Nguyễn Chí Cự thay Trần Tấn Bưu bay máy bay số 7, trực tiếp tham gia chiến đấu. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển chỉ huy biên đội bay vào khu vực mục tiêu.

Cách mục tiêu hai phút bay, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh tách tốp theo phương án chiến đấu. Đặng Văn Lự dẫn đường tốp thứ nhất, Đỗ Văn Tuấn dẫn đường tốp thứ hai, cùng ấn nút thả bom xuống mục tiêu lúc 14 giờ 07 phút. Các máy bay nối tiếp nhau vào đánh bom. Khói lửa bao trùm điểm cao 208 và sườn phía đông mục tiêu. Trận đánh diễn ra chóng vánh, biên đội về sân bay Tân Sơn Nhất hạ cánh an toàn.

Bộ chỉ huy Mặt trận 579 thông báo: Không quân đánh bom trúng khu vực co cụm của phun-rô, một số bị thương vong, số còn lại tản ra thành từng tốp nhỏ. Hệ thống thông tin chỉ huy của chúng bị tê liệt hoàn toàn.

Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Không quân tiếp tục sử dụng lực lượng máy bay AN-26 đánh phá, triệt bỏ hoàn toàn các căn cứ mới của phun-rô.

Trung đoàn không quân 918 khẩn trương chuẩn bị lực lượng và lập phương án chiến đấu. Trung đoàn sử dụng 13 máy bay AN-26, chia làm ba tốp, đồng loạt đánh phá căn cứ của lực lượng phun-rô. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển là biên đội trưởng biên đội 1 trực tiếp chỉ huy trận đánh. Biên đội 1 gồm 6 máy bay, do các đồng chí Quý, Nghi, Quyết, Cao và Sáng điều khiển, đánh mục tiêu số 4.

Biên đội 2 gồm 3 máy bay AN-26, do Nguyễn Thành Trung làm biên đội trưởng, đồng chí Hùng số 2 và đồng chí Lưu số 3, đánh mục tiêu số 3.

Biên đội 3 có 4 máy bay AN-26, do Nguyễn Hồng Sơn chỉ huy, đồng chí Tuyên số 2, đồng chí Quang số 3, đồng chí Bửu số 4, đánh mục tiêu số 5.

Vị trí ba mục tiêu 3, 4, 5, cách nhau không xa. Các biên đội thực hiện ném bom theo toạ độ.

Buổi trưa ngày 16 tháng 3 năm 1984, máy bay AN-26 số 278 của tổ bay Cúc - Độ - Liệu - Lưu - Lâm thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng. Trời đẹp, ít mây, rất thuận lợi cho nhiệm vụ đánh bom các vị trí co cụm của Phun-rô. Các biên đội AN-26 bay theo đường bay Biên Hoà - Snoul - ngã ba mục tiêu (tọa độ 106độ 35' 40" – 12độ 36') - Tân Sơn Nhất .
14 giờ 45 phút, ba biên đội AN-26 lần lượt xuất kích. Gần khu vực chiến đấu, các biên đội cải hướng bay, tiếp cận mục tiêu 15 giờ 40 phút, các biên đội đồng loạt cắt bom xuống tọa độ được đánh dấu trên bản đồ bay. Các trạm quan sát mặt đất của bộ binh thông báo: Không quân đánh bom chính xác, trúng mục tiêu của phỉ phun-rô và Sư đoàn 920 Khơ-me đỏ.

Ba biên đội AN-26 thoát ly khu vực chiến đấu, bay về đến căn cứ hạ cánh, chuẩn bị cho trận chiến đấu sau.

Sau nhiều lần bị bộ đội tình nguyện Việt Nam và quân đội cách mạng Cam-pu-chia truy quét, tàn quân Khơ-me đỏ thuộc quân khu Đông Bắc tập trung về vùng rừng núi tỉnh Krachê, đặt cơ quan đầu não cấp tỉnh để chỉ đạo các hoạt động quân sự và gây rối ở vùng biên giới thuộc địa phận Quân khu 5.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2011, 08:33:47 pm
Cuối tháng 3 năm 1984, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch truy quét lớn, đánh sâu vào các căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ, làm tê liệt cơ quan đầu não của chúng. Mặt trận 479 yêu cầu không quân chi viện tích cực, đánh phá các căn cứ trong rừng sâu, triệt phá các nguồn dự trữ vũ khí và lương thực của địch. Trung đoàn không quân 918 nhận lệnh sử dụng lực lượng máy bay AN-26 phối hợp với Trung đoàn không quân 917 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ. Trung đoàn sử dụng ba máy bay AN-26, mang 81 quả bom MK đánh vào cơ quan đầu não địch ở tỉnh Krachê. Máy bay số 185 do tổ bay Hùng - Hồng Sơn - Vận - Đào - Mạc điều khiển. Tổ bay Cao - Hải - Sáng - Thăng - Đông điều khiển máy bay số 274. Máy bay số 268 của tổ bay Rự - Hiền - Thiên - Nghị - Cải làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không. Đồng chí Nguyễn Xuân Hiển chỉ huy toàn bộ lực lượng tham gia chiến đấu.

Sáng ngày 24 tháng 3 năm 1984, tổ bay Nguyễn Xuân Hiển bay chuyến trinh sát mục tiêu ở tọa độ 106 độ 54' 20" – 12 độ 13' 35" trên chiếc AN-26 số 284. Hồi 9 giờ sáng, ba máy bay AN-26 lần lượt cất cánh, bay theo đường bay Biên Hòa - Lộc Ninh - mục tiêu - Tân Sơn Nhất. Vào khu vực có cơ quan đầu não của Khơ-me đỏ, ba chiếc AN-26 lần lượt đánh bom từ độ cao 1.500m. Kết quả các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu, phá hủy căn cứ cơ quan đầu não của tỉnh Krachê của Khơ-me đỏ. Bọn địch tản ra các khu vực lân cận, lập lều trại mới để bám trụ.

Ngày 26 tháng 3 năm 1984 , Trung đoàn không quân 918 tiếp tục sử dụng ba máy bay AN-26 mang bom MK-8 1 đánh phá căn cứ Khơ-me đỏ ở tọa độ 106 độ 59' 40" – 12 độ 15' 30", phá hủy cơ sở 4 đội sản xuất và tiểu đoàn hậu cần Khơ-me đỏ.

Ở khu vực bác Biển Hồ, tàn quân Khơ-me đỏ lợi dụng vùng sông nước để xây dựng các căn cứ, làm bàn đạp quấy phá các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và chính quyền cơ sở của bạn, chờ thời cơ mở rộng căn cứ.

Trung tuần tháng 3 năm 1984, các biên đội trực thăng vũ trang của Trung đoàn không quân 917 hoạt động liên tục , chi viện hỏa lực rất hiệu quả cho bộ binh ta tiến công vào căn cứ của Khơ-me đỏ ở vùng đông bắc. Ngày 26 tháng 3 biên đội ba trực thăng Mi-8T đánh phá khu vực Ba Bay. Ngày 27 tháng 3, biên đội 3 trực thăng Mi-8 đánh hai trận vào sở chỉ huy Sư đoàn 612 Khơ-me đỏ ở khu thành cổ. Tuy bị thiệt hại đáng kể, địch vẫn ngoan cố bám trụ vùng sông hồ, xây dựng căn cứ. Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Không quân sử dụng lực lượng lớn hơn, mạnh hơn, đánh hủy diệt căn cứ của Khơ-me đỏ.

Ngày 28 tháng 3 năm 1984, đồng chí Trần Hanh, Phó tư lệnh Quân chủng Không quân triệu tập trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 918 sang Phnôm Pênh nhận nhiệm vụ chiến đấu.

8 giờ 20 phút ngày 28 tháng 3, đồng chí Nguyễn Xuân Hiển và các tổ bay chiến đấu có mặt tại Phnôm Penh, nghe đồng chí Trần Hanh trực tiếp giao nhiệm vụ chi viện các đơn vị quân tình nguyện của Mặt trận 479 tấn công vào căn cứ Khơ-me đỏ ở khu vực tây bắc Biển Hồ. Ngay trong ngày, công tác chuẩn bị chiến đấu được tổ chức nhanh chóng, chặt chẽ. Trung đoàn không quân 91 8 sử dụng ba máy bay AN-26 số 264, 279, 272, do các đồng chí Hùng, Tuyên, Quý điều khiển, mang theo 81 quả bom MK-81, đánh vào căn cứ địch.

6 giờ ngày 29 tháng 3 năm 1984, biên đội ba máy bay AN-26 sẵn sàng cất cánh. 6 giờ 20 phút, sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội cất cánh theo đường bay Biên Hòa - Biển Hồ - Xiêm Riệp - mục tiêu (tọa độ 103 độ 30' – 13 độ 15').

7 giờ 55 phút, ba chiếc AN-26 tiếp cận mục tiêu, lần lượt đánh bom và tập hợp đội hình bay về sân bay Tân Sơn Nhất hạ cánh an toàn. Các mục tiêu đều bị phá hủy hoàn toàn.

Đầu tháng 4 năm 1984, Mặt trận 479 yêu cầu không quân chi viện hỏa lực cho bộ binh đánh phá các căn cứ của Khơ-me đỏ ở khu vực tây bắc Biển Hồ. Lần này, bộ binh yêu cầu không quân sử dụng kết hợp trực thăng vũ trang và AN-26 đánh liên tục với cường độ vừa phải trong thời gian 45 phút đến 1 giờ. Trung đoàn không quân 918 sử dụng ba máy bay AN-26 số 276, 285, 279 của các tổ bay Cao - Cự - Tiêm mang 81 quả bom MK-81 đánh phá mục tiêu ở tọa độ 12 độ 33' 40" – 104 độ 12'. Ngày 4 tháng 4, tổ bay số 276 đón các đồng chí Cao - Sơn - Mạnh - Minh - Quang - Tiêm - Cự - Địch - Vận, đi trinh sát mục tiêu. Ngày 5 tháng 4, các tổ bay AN-26 cất cánh bay theo đường bay Biên Hòa - Công-pông Chnăng - mục tiêu, lần lượt đánh bom căn cứ của Khơ-me đỏ. Cả ba máy bay đều đánh trúng mục tiêu được giao, gây cho địch nhiều thiệt hại. Tàn quân địch tổ chức di chuyển sang các vị trí mới, tiếp tục co cụm, xây dựng căn cứ.

Ngày 6 tháng 4, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 3 máy bay AN-26, đánh phá ba mục tiêu A1, A2, A3 ở khu vực tọa độ 13 độ 12' 10" – 103 độ 28' 40" trong thời gian 1 giờ 32 phút, từ 8 giờ 31 phút đến 10 giờ 03 phút.

Ngày 9 tháng 4, Trung đoàn không quân 918 tiếp tục sử dụng lực lượng 3 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ ở phum Bát-pha-rút, tây nam Công-pông Thom 22 kilômét, ở tọa độ 12 độ 41' – 104 độ 42'. Thời gian đánh bom từ 9 giờ, chiếc nọ cách chiếc kia 5 phút. Trong trận này, đồng chí Chu Duy Kính, Phó tư lệnh về chính trị Quân chủng Không quân, cùng ngồi trên máy bay số 276 của các đồng chí Rự - Tuyên - Thọ - Vinh - Loan. Cả ba máy bay đều đánh bom bao quanh khu vực mục tiêu.

Cuối tháng 4 năm 1984, Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho Quân chủng Không quân sử dụng máy bay AN-26 đánh phá khu vực Núi Chi, tọa độ 105 độ 39' – 12 độ 56’. Đây là vùng rừng núi hiểm trở gần biên giới Thái Lan, nơi Khơ-me đỏ xây dựng tuyến phòng thủ khá vững chắc. Từ tháng 1 năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam và quân đội cách mạng Cam-pu-chia chưa truy quét được tới khu vực này. Tàn quân Pôn-pốt - leng Xary tổ chức khai thác vàng ở khu vực Núi Chi, lấy tiền mua vũ khí.

 Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 của các tổ bay Trung - Quý - Tuyên - Lưu, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Ngày 25 tháng 4, máy bay số 265 đưa các tổ đi trinh sát khu vực mục tiêu, máy bay số 285 bay trinh sát khí tượng.

6 giờ 20 phút ngày 27 tháng 4, bốn máy bay AN-26 lần lượt cất cánh, bay theo đường bay Biên Hòa - Krau ran - Núi Chi.

7 giờ 23 phút, cả 4 máy bay lần lượt đánh bom mục tiêu, phá hủy hoàn toàn căn cứ Khơ-me đỏ và làm ngưng trệ việc khai thác vàng tại Núi Chi.

Trận này là hoạt động chiến đấu kết thúc mùa khô 1983 - 1984 đối với máy bay AN-26.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2011, 08:35:05 pm
Ở vùng đông bắc Cam-pu-chia, sau thất bại nặng nề trong mùa khô 1983 - 1984, quân Khơ-me đỏ bám trụ ngoại vi một số thị xã, gây dựng cơ sở, thu gom lương thực, lập các lán trại trong rừng sâu để bảo toàn lực lượng.

các đơn vị quân tình nguyện với sự chi viện tích cực của không quân, liên tục mở các cuộc vây quét, xóa bỏ các căn cứ của địch trong rừng rậm, làm tan rã lực lượng chiến đấu của
chúng.

Ngày 15 tháng 6 năm 1984, Trung đoàn không quân 918 cho máy bay AN-26 số 271 đưa 4 tổ bay của các đồng chí Dương, Cự, Sáng, Hùng đi trinh sát mục tiêu ở khu vực tọa độ 103 độ 25' – 13 độ 05' đến 103 độ 30' – 13 độ 09' 50".

Ngày 16 tháng 6, biên đội 4 máy bay AN-26 cất cánh, bay theo đường bay Biên Hòa - Núi Đất - mục tiêu. Tiếp cận mục tiêu, biên đội chia làm hai tốp vào đánh bom: Máy bay 271 đánh mục tiêu Ai (tọa độ 103 độ 25' 55" – 13 độ 09' 50"), ba máy bay 272, 275, 269, đánh các mục tiêu A2, A3 và A4. Thời gian đánh bom liên tục trong 10 phút, từ 8 giờ 12 phút đến 8 giờ 22 phút. Kết quả cả hai tốp đều đánh trúng mục tiêu. Các đơn vị Khơ-me đỏ chịu tổn thất nặng nề về người và vũ khí, chúng di chuyển sang các vị trí lân cận, tiếp tục xây dựng căn cứ mới.

Ngày 19 tháng 6, trung đoàn sử dụng máy bay AN-26 số 271 trinh sát khu vực mục tiêu, nhưng do trời nhiều mây, không xác định được vị trí co cụm của địch.

Ngày 20 tháng 6, máy bay số 262 bay 3 chuyến trinh sát; ngày 21 tháng 6, máy bay số 262 bay chuyến trinh sát thứ 4 vào khu vực tọa độ 103 độ 41' – 12 độ 02' (vị trí C1), nhưng kết quả thấp. Tư lệnh Quân chủng quyết định cho Trung đoàn không quân 918 đánh mục tiêu theo phương pháp ném bom tọa độ.

Ngày 21 tháng 6 năm 1984, trung đoàn sử dụng 3 tổ AN-26 mang bom phá MK-81 và 3 chiếc khác mang bom bi CBU đánh vào tọa độ nghi có quân địch. Cả 6 tổ bay AN-26 (lái chính Sơn - Hùng - Cao - Tiêm - Tuyên - Dương) bay theo đường bay Biên Hòa - Pua-sát - Leach - mục tiêu với độ cao 3000 - 3600 mét. Thời gian đánh từ 10 giờ 05 phút, độ cao ném bom là 2500 - 2700 mét. Các đợt ném bom đều trúng mục tiêu.

Ngày 14 tháng 7 năm 1984, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU-49 đánh một trận ở khu vực đông bắc, tọa độ 12 độ 43' 20" – 104 độ 46' 20". Ngày 8 tháng 8, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh 108 quả bom MK-81 vào mục tiêu ở tọa độ 103 độ 27' – 13 độ 11' và 103 độ 25' – 13 độ 11'. Cả bốn máy bay đều quan sát tốt, đánh đúng tọa độ, bom nổ tốt. Máy bay số 285 của Nguyễn Xuân Hiển không thu được cửa, phải hạ cánh xuống sân bay Pô-chen-tông sửa chữa.

Suốt từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 28 tháng 8 năm 1984, không có thông báo kết quả trận đánh, lại có tin đồn đánh lệch mục tiêu tới 16 kilômét. Ngày 28 tháng 8 năm 1984, trung đoàn cử đồng chí Vũ Mạnh, chủ nhiệm dẫn đường, đi cùng với Cục Tác chiến từ trên trực thăng quan sát, xác minh vệt bom và khẳng định đợt bom ngày 8 tháng 8 năm 1984 rất chính xác, trúng mục tiêu.

Trong những ngày tháng 8 mùa thu, song song với nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường Cam-pu-chia, Trung đoàn không quân 918 đẩy mạnh huấn luyện bay, chú trọng các khoa mục ứng dụng chiến đấu, vận chuyển đường dài, huấn luyện bay đêm và bay biển. Kết hợp với huấn luyện đường dài, Trung đoàn liên tục làm nhiệm vụ vận tải quân sự Bắc Nam, chở bộ đội, hàng quân sự và phục vụ kinh tế quốc dân. Trung đoàn động viên cán bộ, chiến sĩ đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, lập thành tích chào mừng cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Cùng với nhân dân Việt Nam, các tầng lớp nhân dân lao động Cam-pu-chia phấn khởi đón mừng quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tình cảm sâu nặng của người anh em cùng chung chiến hào và mong muốn bằng tình cảm chân thành góp phần củng cố tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia. Tập đoàn phản động Pôn Pốt - leng Xary tìm mọi cách phá hoại tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nhà nước, hai dân tộc và hai quân đội Việt Nam và Cam-pu-chia. Càng gần đến ngày 2 tháng 9, các hoạt động phá hoại của Khơ-me đỏ càng tăng. Ở khu vực Núi Đất, tiểu đoàn 370 Khơ-me đỏ co cụm, thường xuyên tập kích vào các phum sóc, gây rối, phá hoại, chuẩn bị cho các hoạt động táo tợn hơn trong dịp Quốc khánh Việt Nam. Các đơn vị quân tình nguyện chuẩn bị mở các đợt truy quét Khơ-me đỏ trước ngày 1 tháng 9 năm 1984. Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 , mang bom MK-81 và CBU-49 đánh vào tọa độ 130 độ 23' 36" – 13 độ 10' 02" và 103 độ 23' 10" – 13 độ 07' 40". Phi đội 2 cử hai tổ bay Quân và Phúc, hai máy bay 279 và 271; phi đội 3 cử hai tổ Lưu và Hùng, hai máy bay 265 và 269. Tổ bay Vương Văn Cao bay trinh sát hai chuyến lúc 6 giờ và 9 giờ. Trận oanh tạc bắt đầu lúc 11 giờ 38 phút, cả bốn tổ bay đều đánh trúng mục tiêu, bom nổ tốt.

Ngày 30 tháng 9, trung đoàn tổ chức trận đánh thứ hai trong tháng vào mục tiêu ở tọa độ 104 độ 22' – 13 độ 48', phía bắc Núi Hồng, nơi tập trung các kho hậu cần của địch. Bốn máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU-49 đánh tan các căn cứ hậu cần Sư đoàn 32- Khơ-me đỏ.

Cuối tháng 11 năm 1984, Bộ Tổng tham mưu tổ chức cuộc diễn tập chiến đấu hiệp đồng binh chủng với các nội dung "Chiến đấu hiệp đồng binh chủng, ngăn chặn và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh phía Bắc". Lực lượng tham gia diễn tập gồm bộ đội Không quân, Phòng không, Thông tin liên lạc, Tăng - Thiết giáp, Pháo binh, Công binh và Sư đoàn bộ binh 308.

Trên khu vực diễn tập, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước trực tiếp theo dõi diễn biến của cuộc diễn tập. Trung đoàn không quân 918 sử dụng lực lượng lớn máy bay AN-26 tham gia diễn tập. Theo kế hoạch, máy bay AN-26 thực hành ném bom trong đội hình 12 chiếc, nhưng do trời mù, không thả ném bom được, phải quay về sân bay hạ cánh và tháo bom. Cuộc diễn tập chiến đấu hiệp đồng binh chủng thành công tốt đẹp đạt được các mục tiêu đề ra.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2011, 08:36:56 pm
Ngay từ đầu năm, các hoạt động bay phục vụ chiến đấu ở chiến trường Cam-pu-chia thường xuyên có cường độ cao. Đây là thời kỳ cao điểm của chiến dịch mùa khô 1984 - 1985, lượng hàng quân sự cung cấp cho mặt trận tăng cao, số lượng thương binh và bộ đội được vận chuyển tương đối lớn. Ngoài các chuyến bay định kỳ theo kế hoạch, Trung đoàn không quân 918 thực hiện hàng chục chuyến bay đột xuất, phục vụ các hướng chủ yếu của mặt trận. Các phương án chiến đấu được tiến hành luyện tập, sẵn sàng tham gia chi viện quân tình nguyện.

Theo yêu cầu của Mặt trận 479, ngày 31 tháng 3 năm 1985 Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ Khơ-me đỏ ở tọa độ 103 độ 22' – 13 độ 13’ và 103 độ 23' – 13 độ 10'. Tổ bay 265 của phi công Hùng thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng và mục tiêu. Hai máy bay số 285 và 267 mang 54 quả bom MK-81, hai chiếc 283 và 246 mang 12 quả bom CBU-49, đánh trúng mục tiêu, gây cho địch thiệt hại nặng về người và vũ khí, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ binh đánh phá căn cứ địch.

Sau các đợt truy quét của quân tình nguyện có sự yểm trợ hỏa lực của Không quân, toàn quân Khơ-me đỏ co cụm lại khu vực rừng núi ở tọa độ 106 độ 41' 55" – 12 độ 41' 55", lập thành căn cứ lớn với âm mưu mở rộng vùng ảnh hưởng khi có thời cơ.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 26 tháng 4 năm 1985, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 3 máy bay AN-26 (285 của Châu - Hiển, 265 của Hùng - Châu, 274 của Hùng - Tuấn) đem 81 quả bom MK-8 1 đánh phá căn cứ địch. Trước trận đánh, máy bay số 283 của đồng chí Mai Chí Lưu tiến hành chụp ảnh khu vực mục tiêu; máy bay của đồng chí Cúc thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng.

Trong trận đánh này, cả ba máy bay đều đánh trúng mục tiêu Theo thông báo của Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, ta diệt 50 tên địch và nhiều cụm hỏa lực, tạo điều kiện cho bộ binh tiến vào giải phóng toàn bộ khu vực này.
...
Tại khu vực Núi Chi, sau trận đánh ngày 27 tháng 4 năm 1984 của Trung đoàn không quân 918, hoạt động khai thác vàng và đá quí của địch bị đình trệ trong thời gian dài; sau đó chúng dần dần tổ chức lại, tiếp tục khai thác vàng làm nguồn tài chính cho các hoạt động quân sự. Vào thời điểm tháng 9 năm 1985, chúng xây dựng khu vực Núi Chi thành một căn cứ lớn, đặt thêm các trạm tiền tiêu để đưa đón người ra vào căn cứ. Trên khu vực giáp ranh hai tỉnh Cra-chê và Công-pông Thom, chúng xây dựng bốn khu lán trại lớn xung quanh cao điểm 687. Ở vị trí M1 có một đại đội địch đóng giữ; ở vị trí M2 có khoảng một tiểu đoàn.

Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU-49 đánh vào hai mục tiêu chính M1 (toạ độ 105 độ 39' 30" -  12 độ 59') ở phía bắc Núi Chi và M2 (toạ 105 độ 37'30"-12 độ 55' ) ở phía tây cao điểm 687.

Lực lượng bộ binh Quân khu 7 đang áp sát căn cứ địch, sẵn sàng tiến công sau đợt đánh bom của Không quân.

Trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 số 285 của Hiển - Châu - Mạnh - Anh - Ninh; số 265 của Hải - Hùng - Định - Minh - Tuấn; số 266 của Tiêm - Ngân - Tống - Đô - Loan; số 262 của Dự - Bính - Thoại – Viến - Mạc - Dũng.

6 giờ sáng ngày 22/9 tổ bay 254 của đồng chí Nghiêm bay trinh sát khí tượng khu vực chiến đấu. Trời tốt, nhìn rõ mục tiêu.

Biên đội AN-26 được lệnh xuất kích bay theo đường bay Biên Hoà – Krachê - Cù Lao Preng vào mục tiêu. 7 giờ 08 phút, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh cho biên đội lần lượt vào đánh bom xuống hai vị trí M1 và M2. Tốp 285-265 đánh vị trí M1. Tốp 256-262 đánh vị trí M2. Từ trên độ cao 3500 mét, phi công nhìn rõ đỉnh Núi Chi, các điểm bom rơi chuẩn xác và nổ tốt, khói lửa bao trùm mục tiêu M1 và M2.
...
Cuối tháng 11 năm 1985, ở khu vực đông nam tỉnh lỵ Công-pông Thom, dọc theo con sông Chi Nít, tàn quân Khơ-me đỏ co cụm thành đơn vị lớn, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại, quấy rối các khu vực xung quanh. Các đơn vị quân tình nguyện mở đợt tiến công, bao vây căn cứ địch. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng Không quân sử dụng lực lượng máy bay AN-26 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tiến công tiêu diệt địch.

Trung đoàn không quân 918 sử dụng 6 máy bay AN-26 chia làm 2 biên đội, mang bom MK-81 đánh phá mục tiêu ở tọa độ 105 độ18’ 30” – 12 độ 26'. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy trận đánh.

Sáng sớm ngày 1 tháng 12 năm 1985, tổ bay AN-26 số 283 của đồng chí Quán bay trinh sát khí tượng và chụp ảnh mục tiêu. Hơn 6 giờ, cả hai biên đội AH-26 được lệnh cất cánh, bay theo đường bay Biên Hoà - phum Dom Nác - Công-pông Thom. Tiếp cận mục tiêu, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh cho hai biên đội lần lượt vào đánh bom từ độ cao 3000 mét. 7 giờ 21 phút, loạt bom đầu rơi trúng mục tiêu. Lần lượt các máy bay sau vào đánh bom theo toạ độ. Từ trên cao, phi công ta nhìn thấy khói lửa bao trùm mục tiêu. Đợt đánh phá chuẩn xác của biên đội AN-26 tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh ta tiến công đánh chiếm các căn cứ của Khơ-me đỏ.

Theo tin trinh sát của ta, tàn quân địch tản ra các khu vực xung quanh, củng cố lán trại với ý đồ bám trụ lâu dài. Bộ binh ta chưa chiếm được hoàn toàn các căn cứ của địch.

Ngày 02 tháng 12, Trung đoàn không quân 918 tiếp tục sử dụng 6 máy bay AN-26 đánh trận thứ hai vào khu vực trú quân của địch. Loạt bom thứ nhất rơi chệch mục tiêu, các tổ bay vòng lại đánh loạt bom thứ hai trúng mục tiêu.

Ngày 9 tháng 12 năm 1985, trung đoàn sử dụng hai biên đội 6 máy bay AH-26 đánh phá hai mục tiêu B4 và B6 ở đông nam Bát-tam-bang. Đây là khu vực rừng rậm lúp xúp và đầm lầy, nơi có tàn quân của một trung đoàn Khơ-me đỏ. Trận đánh bắt đầu lúc 8 giờ 38 phút. Các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu. Mặt trận 479 thông báo ta diệt tên trung đoàn trưởng và tốp tuỳ tùng.

Phía tây nam đồi Chung Ha cao 179 mét nằm ở phía đông thị xã Xiêm Riệp (toạ độ 104 độ 14' 40"- 13 độ 23' 50"), Khơ-me đỏ đặt căn cứ hậu cần chung cho các sư đoàn vùng đông bắc, từ đó chi viện cho các mặt trận. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho không quân đánh huỷ diệt căn cứ hậu cần Chung Ha của Khơ-me đỏ.

Ngày 10 tháng 12 năm 1985 , Trung đoàn không quân 918 sử dụng 6 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá mục tiêu. Theo tin của Cục Tác chiến, ta đã đánh trúng mục tiêu, làm thương vong rất nhiều địch và phá huỷ hầu như hoàn toàn căn cứ hậu cần Chung Ha của Khơ-me đỏ.

Ngày 03 tháng 1 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá lần thứ hai căn cứ hậu cần Chung Ha mới ở sát bờ suối, lệch về phía tây. Từ độ cao 3000m, phi công quan sát thấy rõ đám cháy lớn. Sau khi ta chiếm được căn cứ hậu cần Chung Ha, tù binh địch khai nhận: trong trận oanh tạc của không quân ngày 3 tháng 01 năm 1986, 90 lính Khơ-me đỏ bị tiêu diệt, 10 tên khác bị thương, căn cứ hậu cần bị cháy rụi, buộc địch phải rút bỏ.

Spông-luông nằm ở phía tây nam thị xã Bát-tam-bang là căn cứ của Sư đoàn 1 Khơ-me đỏ, án ngữ đường tiếp tế cho khu vực Biển Hồ, ngăn chặn tuyến giao thông trong khu vực mặt trận của bộ đội tình nguyện Quân khu 9. Lực lượng địch ở đây có khoảng 200 tên, đóng dọc theo bờ suối.

Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho không quân đánh tiêu diệt căn cứ Spông-luông, giải toả con đường giao thông huyết mạch, đồng thời cắt đứt đường giao liên từ Biển Hồ đến biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan.

Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AN-26, mang bom MK-81 đánh phá căn cứ Spông-luông. Các tổ bay của Nguyễn Xuân Hiển (285) Trần Văn Tuyên (265), Đoàn Hồng Quân (247), Vũ Ngọc Rự (287) được giao nhiệm vụ chiến đấu. Tổ bay của đồng chí Đào Hữu Ngoan (283) bay trinh sát khí tượng và mục tiêu. Đồng chí Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy trận đánh từ trên máy bay 285.

8 giờ 08 phút ngày 28 tháng 1 năm 1986, các máy bay AN-26 lần lượt đánh bom các mục tiêu từ độ cao 2800 mét Các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu.

Ngay sau tết Bính Dần, ngày 12  tháng 2 năm 1986  (mùng 4 tết) Trung đoàn không quân 918 sử dụng lực lượng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ địch ở đông bắc thị xã Công-pông Chnăng. Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 48 phút; các loạt bom đều trúng mục tiêu.

Ngày 20 tháng 2 năm 1986, lực lượng AN-26 của Trung đoàn không quân 918 hiệp đồng chặt chẽ với Trung đoàn không quân 917 đánh phá căn cứ của Trung đoàn 405 thuộc Sư đoàn 519 Khơ-me đỏ ở tây bắc Xiêm Riệp. Tại đây có khoảng hơn 200 quân địch đóng dọc hai bên bờ suối Strang-cha.

Từ sáng sớm, máy bay trinh sát U-17 bay quan sát dọc hai bờ suối, phát hiện nhiều lán trại của Khơ-me đỏ, bắn đạn khói chỉ điểm cho trực thăng vũ trang Mi-24 vào bắn phá. Sau hai đợt bắn phá dữ dội; các biên đội trực thăng Mi-24 thoát ly khu vực chiến đấu. Theo kế hoạch, 8 giờ 35, 4 máy bay AN-26 của các đồng chí Hồng Sơn, Phúc, Quang, Va tiếp cận mục tiêu, ném 108 quả bom MK-81. Bom nổ dữ dội hai bên bờ suối, từng quả rơi xuống dòng suối, dựng lên những cột nước trắng xoá.

Trận đánh kết thúc lúc 9 giờ sáng, căn cứ của Trung đoàn 405 Khơ-me đỏ bị phá huỷ hoàn toàn.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2011, 08:38:27 pm
Trong tháng 3 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 tổ chức 6 trận đánh lớn trên chiến trường Cam-pu-chia, chi viện tích cực cho các đơn vị quân tình nguyện tiến công tiêu diệt địch. Ngày 8 tháng 3, trung đoàn sử dụng 6 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và CBU, đánh phá căn cứ địch ở phía tây thị xã Công-pông Thom. Ngày 18 tháng 3, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh 108 quả bom MK-81 xuống căn cứ của Khơ-me đỏ ở khu vực phía đông thị xã Công-pông Chrăng. Ngày 26 tháng 3 biên đội 3 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ cách sân bay Pô-chen-tông 54 km về phía tây. Ngày 31 tháng 3, trung đoàn sử dụng lực lượng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ Khơ-me đỏ ở khu vực tây bắc Pua-sát.

Nửa đầu tháng 4 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 tổ chức đánh ba trận. Ngày 4 tháng 4, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh 108 quả bom MK-81 vào căn cứ Khơ-me đỏ ở Xây-ke, phía đông thị xã Bát-tam-bang. Ngày 8 tháng 4, biên đội 4 máy bay AN-26 đánh phá các vị trí của Khơ-me đỏ ở phía nam thị xã Công-pông Thom. Ngày 11 tháng 4, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh 54 quả bom MK-81 và 12 bom CBU vào các vị
trí mới lập của Khơ-me đỏ ở đông nam thị xã Công-pông Thom.

Các trận đánh của lực lượng AN-26 tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các đơn vị quân tình nguyện tiến công vào các căn cứ của Khơ-me đỏ, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch mùa khô 1985-1986, đẩy Khơ-me đỏ vào thế hết sức nguy khốn trong mùa mưa năm 1986 đang đến gần.
...
Ngày 24 tháng 4 năm 1986, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá căn cứ của tàn quân Khơ-me đỏ ở khu vực đông nam thị xã Bát-tam-bang. Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Sau chuyến bay trinh sát khí tượng, 9 giờ sáng, biên đội AN-26 cất cánh bay theo đường bay Biên Hoà - Bát-tam-bang - mục tiêu. 9 giờ 50 phút, Nguyễn Xuân Hiển ra lệnh chiến đấu và điều khiển máy bay AN-26 số 279 vào đánh bom xuống mục tiêu. Lần lượt các chiếc khác tiếp cận mục tiêu và đánh bom. Các loạt bom đều đánh trúng mục tiêu.

Chiến sự trên chiến trường Cam-pu-chia càng diễn ra ác liệt, cường độ hoạt động của Trung đoàn không quân 918 càng cao. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, trung đoàn hàng tuần thực hiện từ 2 đến 4 chuyến bay chở bộ đội sang chiến trường và đón thương binh từ Cam-pu-chia về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng. Hàng nghìn thương binh, bệnh binh đã được cứu chữa kịp thời nhờ có những chuyến bay của máy bay AN-26. Nhiệm vụ vận chuyển đường dài tuyến Bắc-nam được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch và bảo đảm an toàn. Các chuyến bay chuyên cơ được tổ chức chặt chẽ, đúng qui định và an toàn tuyệt đối.

Mở đầu chiến dịch mùa mưa năm 1986, Trung đoàn không quân 918 tham gia chiến đấu liên tục 3 trận trong các ngày 19, 21 và 26 tháng 5. Ngày 19 tháng 5, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 đánh phá các căn cứ của Khơ-me đỏ ở khu vực đông nam thị xã Bát-tam-bang. Các mục tiêu ở khu vực này bị không quân ta đánh phá nhiều lần, nhưng địch vẫn lợi dụng địa hình rừng núi và sông nước, bám trụ một cách ngoan cố. Ngày 21 tháng 5, biên đội 4 máy bay AN-26 mang bom MK-8 1 tiếp tục đánh phá các căn cứ của địch ở khu vực đông nam Bát-tam-bang; tàn quân Khơ-me đỏ rút chạy lên khu vực giáp Biển Hồ lập căn cứ mới ở vùng đầm lầy. Ngày 26 tháng 5, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 2 máy bay AN-26 mang bom MK-81 và 2 chiếc khác mang bom CBU đánh phá căn cứ của địch. Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút. Các đợt đánh đều đúng mục tiêu, cơ bản xoá sổ căn cứ của Khơ-me đỏ.

Trên khu vực Crô-vanh, dọc hai bờ suối là căn cứ hậu cần của Lữ đoàn 18 Khơ-me đỏ. Ngày 1 tháng 6 năm 1986, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 4 máy bay AH-26, chia làm hai tốp đánh phá hậu cứ Lữ đoàn 18 ở hai vị trí 103 độ 41' - 11 độ 56' và 103 độ 44’ – 11 độ 58'. Hai máy bay số 262 của đồng chí Trung và 269 của đồng chí Phúc đánh mục tiêu số 1, hai máy bay số 269 của Mai Chí Lưu, số 241 của Phạm Văn Va đánh mục tiêu số 2.

Máy bay số 283 của Đoàn Hồng Quân thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng: Khu vực mục tiêu trời có mù nhẹ nhưng nhìn rõ các dãy nhà dọc hai bên bờ suối.

Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 32 phút ngày 01 tháng 6 năm 1986. Từ độ cao 3000 mét, hai tốp AN-26 kết hợp sử dụng bom MK-81 và bom CBU, đánh hai mục tiêu đã được xác định, khói lửa bao trùm khu vực bờ suối. Theo tin của mặt trận, ta đã đánh cháy kho của Lữ đoàn 18 Khơ-me đỏ.

Ngày 16 tháng 6 năm 1986, trung đoàn đánh tiếp một trận vào căn cứ của ba sư đoàn 801, 785 và 612 Khơ-me đỏ ở phía nam Công-pông Thom. Trong trận này, Trung đoàn không quân 918 sử dụng 04 máy bay AN-26 mang bom MK-81 phối hợp với hai biên đội trực thăng Mi-24 của Trung đoàn không quân 917 đánh chi viện hoả lực cho bộ binh trong tiến công căn cứ Khơ-me đỏ.

Trận đánh của biên đội AN-26 bắt đầu lúc 7 giờ 05 phút, kết thúc lúc 7 giờ 15 phút. Bom đánh trúng các lán trại của Khơ-me đỏ, gây ra các đám cháy lớn, địch bị thương vong. Ngay sau loạt bom cuối cùng, các biên đội trực thăng Mi-24 lao đến phóng rốc-két vào khu vực mục tiêu, làm cho quân Khơ-me đỏ hoảng loạn. Các đơn vị bộ binh ém sẵn ào lên tấn công, làm chủ căn cứ của Khơ-me đỏ.
...
Từ cuối tháng 8 năm 1986, ở khu vực tây bắc Công-pông Chàm, khoảng hơn 100 tên thuộc Lữ đoàn dù 185 Khơ-me đỏ lập căn cứ và hoạt động gây rối, cướp bóc, phá hoại. Các đơn vị quân tình nguyện mở đợt vây ráp triệt phá căn cứ và làm tan rã lực lượng Khơ-me đỏ. Tuy nhiên địa hình khu vực này rất phức tạp, việc truy quét không thuận lợi. Mặt trận 479 yêu cầu không quân chi viện hoả lực cho bộ binh ta đánh địch.

Trung đoàn không quân 918 sử dụng 04 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá căn cứ của Khơ-me đỏ ở toạ độ 12 độ 22' – 105 độ 23' 30”. Máy bay số 247 của tổ bay Trung - Ngoan - Mạnh - Thí - Năm. Máy bay 262 của tổ bay Đức - Láng -Thưởng - Dũng - Tuyến. Máy bay số 285 của tổ bay Hùng - Trung - Thắng - Ninh - Đường. Máy bay số 265 của tổ bay Phúc - Quang - Định - Hùng - Tuấn.

Tổ bay Nguyễn Hồng Sơn thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng và mục tiêu. Khu vực mục tiêu trời nhiều mây nhưng phi công vẫn nhận rõ địa hình, xác định đúng toạ độ mục tiêu.

Trận đánh bắt đầu lúc 7 giờ 22 phút ngày 7 tháng 9 năm 1986, 04 máy bay AN-26 đều đánh trúng mục tiêu. Theo thông báo của mặt trận, địch bị tổn thất về người và vũ khí nhưng số còn lại di chuyển sang vị trí mới, tiếp tục dựng lán trại để bám trụ.
...
Đầu tháng 2 năm 1987, một đơn vị Khơ-me đỏ khoảng hơn 100 tên, lập căn cứ trên núi cao ở bình độ 1000 mét, cạnh đỉnh 1771, giữa ranh giới ba tỉnh Cô Công, Pua-sát và Công-pông Chnăng. Ta gọi căn cứ đó là căn cứ 31. Đây là khu vực có địa hình phức tạp, địch lại đóng trên đỉnh núi cao, bộ binh ta gặp khó khăn trong tổ chức vây diệt. Trung đoàn không quân 918 được lệnh sử dụng 3 máy bay AN-26 mang bom MK-81 đánh phá căn cứ 31, diệt các công sự phòng thủ, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công tiêu diệt địch. Máy bay số 262 của đồng chí Cao, máy bay 265 của đồng chí Hùng và máy bay 267 của đồng chí Tiêm làm nhiệm vụ đánh bom; máy bay số 269 bay trinh sát.

7 giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 1987, tổ bay 269 cất cánh và quan sát khu vực mục tiêu, cho biết: Trời đầy mây không xác định chính xác mục tiêu. Sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội 3 chiếc AN-26 mang bom tạm thời chờ. 10 giờ 30 phút khí tượng tốt lên; lúc 12 giờ sở chỉ huy ra lệnh cho biên đội xuất kích, bay theo đường bay Biên Hoà - Công-pông Spư vào tiếp cận mục tiêu. Đến khu vực chiến đấu, phi công không nhìn rõ mục tiêu do trời còn nhiều mây, phải vòng 3 vòng. 12 giờ 10 phút, cả biên đội cắt bom, từ độ cao 2000m. Máy bay 267 thả bom không ra, phải bay vòng thứ 4 mới thả khẩn cấp được. Theo xác minh của mặt trận 479, cả ba máy bay đều đánh chính xác, bom nổ đúng vị trí 31, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều địch, tạo điều kiện cho bộ binh giải quyết trận đánh.

Ở khu vực rừng núi giữa hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát-tam-bang, đầu tháng 2 năm 1987, Khơ-me đỏ tập trung một lực lượng lớn gồm 4 sư đoàn và 7, 8 lữ đoàn bộ binh. Mặt trận 479 và Bộ Tổng Tham mưu quyết định mở một đợt hoạt động lớn (mang mật danh T6), hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh, không quân và pháo binh, đánh tiêu diệt địch, xoá bỏ căn cứ và ngăn chặn địch rút chạy về phía biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan.

Trung đoàn không quân 918 được giao nhiệm vụ sử dụng máy bay AN-26 đánh phá 6 mục tiêu từ B1 đến B6. Trung đoàn chọn hai mục tiêu B1 và B3 cho ngày hoạt động thứ nhất của 4 máy bay AN-26. Máy bay 287 của Nguyễn Xuân Hiển và 269 của đồng chí Nghi đánh mục tiêu B1. Máy bay 261 của Vương Văn Cao và 267 của đồng chí Tiêm đánh mục tiêu B3.

Sáng sớm ngày 21 tháng 2 năm 1987, Nguyễn Hồng Sơn thực hiện chuyến bay trinh sát khí tượng. Trời mù, tầm nhìn hạn chế, nhưng sở chỉ huy quyết tâm đánh.

Tốp thứ nhất Hiển (285) - Nghi (269) đánh mục tiêu B1 lúc 9 giờ 48 phút. Tốp thứ hai Cao (261) - Tiêm (267) đánh mục tiêu B3 lúc 9 giờ 53 phút. Cả 4 máy bay đều đánh bom trúng mục tiêu, địch chịu thiệt hại nặng nề về lực lượng.

Ngày 22 tháng 2, trung đoàn sử dụng 4 máy bay AN-26 của các đồng chí Hiển, Nghi, Sơn, Tiêm đánh vị trí B4 và B5. Trận đánh bắt đầu lúc 8 giờ 57 phút, các loạt bom đều trúng mục tiêu.

Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch mùa khô 1986- 1987 trên chiến trường Cam-pu-chia.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: hellboy139 trong 14 Tháng Hai, 2011, 09:40:40 pm
Dạ trước nay các trang mạng đều nói E - 917 có cả máy bay An - 26, nên nhà cháu cũng tưởng vậy giờ cháu mới biết là không phải ạ. Cháu cảm ơn bác Ngocvancu và bạn hoangpilot ạ.
E-917 trước chuyên về Mi-35 với Mi-8/17 . Sau này có cả Mi-171 mới bay hôm 1000 năm TL, Mi-35 nghe nói hết hạn sử dụng rồi thì phải. Không thấy các bác nhà mình sắm thêm ít Mi-35 secondhand nhỉ.

(http://666kb.com/i/bqyxdwfc6oern6cr8.jpg)
Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
(http://666kb.com/i/bqyxiia98b2p4yrro.jpg)
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
Mi 35 nào là phiên bản xuất khẩu của Mi 28 vậy bác, 2 loại này khác nhau bác nhé, Mi 35 là bản xuất khẩu Mi 24 hind E bác ạ


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 14 Tháng Hai, 2011, 10:13:59 pm
Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
(http://666kb.com/i/bqyxiia98b2p4yrro.jpg)
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
Bác xem lại hộ em cái đoạn màu đỏ. Mi-35 là bản xuất khẩu của Mi-24V chứ ạ? Còn Mi-24D có phiên bản xuất khẩu là Mi-35P. Em nghĩ có thể ở đây bác nhầm lẫn vì theo phân loại, Mi-24 và Mi-28 đều xếp vào dòng trực thăng yểm trợ hỏa lực. Mi-24 có thêm chức năng vận tải.
Mil là họ của Tổng công trình sư đứng đầu tập thể các công trình sư chế tạo ra dòng trực thăng mà viết tắt là Mi. Khi viết, không ai viết là Mil đâu bác ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 14 Tháng Hai, 2011, 10:45:35 pm
Bạn mrquang cho xin nguồn nói NC có Mil - 35 cái nhỉ, Mil - 35 là bản xuất khẩu của trực thăng vũ trang Mil - 28. Không có nhiều nước trên thế giới có Mil - 35 đâu, nhà em mới chỉ biết NC có Mil - 24A mà cũng chỉ trang bị cho C - 16 thôi
(http://666kb.com/i/bqyxiia98b2p4yrro.jpg)
Loại trực thăng vũ trang nhà ta có tương tự như em này bạn mrquang à.
Bác xem lại hộ em cái đoạn màu đỏ. Mi-35 là bản xuất khẩu của Mi-24V chứ ạ? Còn Mi-24D có phiên bản xuất khẩu là Mi-35P. Em nghĩ có thể ở đây bác nhầm lẫn vì theo phân loại, Mi-24 và Mi-28 đều xếp vào dòng trực thăng yểm trợ hỏa lực. Mi-24 có thêm chức năng vận tải.
Mil là họ của Tổng công trình sư đứng đầu tập thể các công trình sư chế tạo ra dòng trực thăng mà viết tắt là Mi. Khi viết, không ai viết là Mil đâu bác ạ.
À ừ! Vấn đề Mi - 35 là bản xuất khẩu của Mi - 28 thì tớ nhầm thật, còn Mi - 24 và Mi - 28 được phân loại là trực thăng yểm trợ thì tớ cũng biết điều đó. Nhưng ở NC nhà mình quen dùng là trực thăng vũ trang, nên tớ cũng gõ vậy bàn DesantnhikVDV và bạn hellboy à. 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: GiangNH trong 15 Tháng Hai, 2011, 08:00:46 pm
Đọc cái tài liệu của chú Chang, toàn thấy An-26 ném bom nhỉ? Loại này to vật vã dễ dính đòn phòng không lắm, rất may là Pốt nó chỉ thích dùng...cuốc xẻng.

 Ông anh tôi, không quân 1977-1981, thợ sửa chữa máy bay của sân bay Nha trang, Cần thơ, ngày ấy toàn dùng UH-1(nhiều như quân Nguyên) đi...mua cá, mua rượu ngoài chợ,rồi ra...Phú quốc hóng mát, rồi vào U minh...bắt cá. Thỉnh thoảng cũng ngồi máy bay sang K lấy tử sĩ. Anh ta luôn khẳng định:
-Trực thăng ta bay trên bầu trời K, chưa bao giờ bị cao xạ địch bắn. Nhưng khi nào thấy súng bộ binh bắn lên thì con UH-1 vòng lại, khẩu "Mi li gân" 4 nòng(?) nhả đạn tứ tung và cũng...chẳng nhìn thấy thằng nào?
-Đánh Pốt bằng A37, có lúc đeo tới...8 bom, "thằng" Mic 21 chỉ "lăng xăng" hộ tống A37, chẳng tích sự gì.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 15 Tháng Hai, 2011, 09:56:00 pm
Các phiên bản của máy bay vận tải nhẹ C - 47
  Ngoài các phiên bản vận tải và phục vụ lính dù được phát triển từ trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh Triều Tiến, bước vào cuộc chiến tranh VN. Để chống lại các hoạt động vận tải của ta trên đường Trường Sơn, KQ Mỹ đã đặt hàng hãng Douglas phát triển phiên bản vũ trang trên cơ sở khung sườn của máy bay vận tải C - 47, phiên bản này được gọi là AC - 47. Các thiết bị điện tử hàng không và thông tin liên lạc cũng như cách bố trí trên máy bay tương tự như trên phiên bản C - 47 vận tải, tuy nhiên AC - 47 được trang bị mới động cơ. AC - 47 dùng loại động cơ Pratt & Whitney R-1830 tổng công suất động cơ là 2400 mã lực, máy bay được trang bị 3 khẩu súng máy 7,62mm loại GAU-2, cùng 2 khẩu súng máy 12,7mm được bố trí ở 2 cửa 2 bên thân máy bay đồng thời AC - 47 còn có khả năng mang bom MK - 81

(http://666kb.com/i/br040p128sd7bz04r.jpg)
  Năm 1962 để phục vụ cho việc chuẩn bị mở chiến tranh phá hoại bằng không quân ra MB, KQ Mỹ đã phát triển mẫu máy bay tác chiến điện tử EC - 47, về các phương tiện điện tử hàng không, thông tin liên lạc EC - 47 sử dụng chung với mẫu AC - 47. Điểm khác biệt nằm ở chỗ trong khoang máy bay có bố trí các thiết bị ECM để thực hiện các phương án tác chiến điện tử, đồng thời ở phía trên nóc máy bay là nơi bố trí các anten của khối thiết bị ECM trong khoang máy bay.
(http://666kb.com/i/br04ckx29bmmlqa23.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 16 Tháng Hai, 2011, 11:15:13 pm
Thống số kỹ thuật của máy bay vận tải nhẹ C - 47

(http://666kb.com/i/br169i07faetv6ncg.jpg)
                                           Hãng sản xuất: Douglas
                                           Năm sản xuất: 1941
                                           Năm đưa vào trạng bị: 1941
                                           Tổ bay: 3 người
                                           Chiều dài máy báy: 19m
                                           Chiều cao máy bay: 5m
                                           Chiều dài sải cánh: 29m
                                           Diện tích cánh: 91m2
                                           Trần bay: 8000m
                                           Trọng tải cất cánh tối đa: 15T
                                           2 động cơ pistong làm mát bằng gió R - 1830 tổng công xuất 2500 mã lực
                                           Tốc độ tối đa: 300km/h
                                           Tốc độ tiết kiệm nhiên liệu: 250km/h
                                           Tầm hoạt động của máy bay: 2000km
                                               


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 20 Tháng Hai, 2011, 10:00:00 pm
Lịch sử tham chiến của máy bay vận tải nhẹ C - 47

(http://666kb.com/i/br55ej5erk8r5bjj2.jpg)
   Trên thế giới máy C - 47 được sử dụng phổ biến trong chiến tranh thế giới thứ 2 với vai trò máy vận tải và trinh sát trong quan đội Mỹ và các nước ĐM. C - 47 được sử dụng trong các chiến dịch lớn như cuộc đổ bộ lên bở biển Nocmangdi năm 1945, cuộc đổ bộ của Mỹ vào các quốc gia ĐNA và cuộc đổ bộ lên đảo Okinawa năm 1945. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 máy bay C - 47 còn được sử dụng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 và trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Xâm lược của Pháp tại VN... Trong các cuộc chiến tranh đã có 1 số lượng đang kể máy bay C - 47 của Mỹ và ĐM bị bắn hạ. Tại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại miên Nam VN, máy bay C - 47 ban đầu được CIA sử dụng như công cụ để đổ lực lượng biệt kích ra phá hoại miền Bắc VN, sau này nó được QLVNCH sử dụng tích cực trong các chiến dịch quân sự và cũng được KQ Mỹ sử dụng trong các trận đánh phá tuyến đường vận tải chiến lược của ta. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại VN đã có 1 số lượng đáng kể máy bay C - 47 đi gây tội ác với đồng bào và chiến sĩ miến Nam.
   
(http://666kb.com/i/br571nwpyd3ltiavy.jpg)
Ảnh chỉ có tính chất minh họa
   Sau Khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ta thu được 1 số máy bay C - 47 và các cơ sơ vật chất phục vụ cho hoạt động của chúng. Số máy bay C - 47 này đã được làm lại lí lích và được trang bị cho C - 17 của KQNDVN, ngoài nhiệm vụ vận tải và trinh sát trong thời gian hoạt động trong biến trế KQNDVN máy bay C - 47 còn được không quân ta sử dụng tích cực trong các chiến dịch hỗi trợ bộ đội tiễu phỉ ở Tây Nguyên và trong cuộc chiến giải phóng nhân dân khỏi nạn diệt chủng của Ponpot. Vào cuối những năm 80 của thế kỉ 20 vì nhiều lí do khác nhau máy bay C - 47 đã được KQNDVN cho nghi hưu.
 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 22 Tháng Hai, 2011, 05:22:37 pm
Máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Aero - 45
I) Mô tả và thiết kế
a) Mô tả: Máy bay huấn luyện Aero - 45 là máy bay đầu tiên của ngành công nghiệp hàng không Tiệp Khắc nay là CH Séc, đây là loại máy bay 2 chỗ ngồi 2 động cơ bistong cánh quạt làm mát bằng gió. Máy bay có kiểu dáng cổ điển và có buồng lái giống như buồng lái của máy bay chiến đấu được làm bằng kính.

(http://666kb.com/i/br716o8tqx0f1q5js.jpg)
b) Thiết kế: Máy bay Aero - 45 được bắt đầu thiết kế bới 2 nhà thiết kế Ondřej Němec và František Vik vào năm 1946 tức chưa đầy 1 năm sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Aero - 45 thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 7 - 1947 và đi vào sản xuất hàng loạt năm 1948. Máy bay đước thiết kế với hình dáng khí động học giống như các máy bay của thế chiến thứ 2, cánh của máy bay là cánh bằng, cặp cánh phụ được đặt ăn vào đuôi đứng và hơi nhô ra phía trước của đuôi đứng. Vật liệu sử dụng để sản xuất máy bay là thép nên máy bay có trong lượng tương đối nặng, máy bay được trang bị 2 động cơ bistong mỗi động cơ 4 xilanh sử dụng nhiêu liệu xăng loại Walter Minor, tổng công suất 105 mã lực. Máy bay cũng được trang bị bộ càng đáp với 3 bánh đáp, trong đó 2 bánh đáp chính được đặt dưới 2 cánh chính và bánh đáp phụ đặt dưới cánh đuôi đứng các càng đáp chính của máy bay có thể gập lên khi máy bay đã ổn định độ cao. Máy bay được tạo lực đẩy nhờ 2 cánh quạt được đặt phía trước động cơ mỗi cánh quạt gồm 2 lá cánh. Điểm đặc biệt trong thiết kế của Aero - 45 là máy bay được trang bị buồng lái được làm hoàn toàn bằng kính và có cửa được mở sáng ngang giống như cửa buồng lái của Mig - 21P. Máy bay có 2 phi công ghế của 2 phi công được đặt ngồi ngang nhau và máy bay có thể được điều khiển chỉ với 1 phi công trên khoang lái, Aero - 45 có khả năng thao diễn khá tốt và có khả năng hoạt động tương đối ổn định ở độ cao thấp. Hệ thống điện tử hàng không và hệ thống liên lạc của máy bay là loại được trang bị cho các máy bay của thế chiến thứ 2.

(http://666kb.com/i/br71bewqmjobco908.jpg)
       


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 22 Tháng Hai, 2011, 09:13:13 pm
II) Các phiên bản của máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Aero - 45
Phiên bản Aero - 45s hay còn được biết đến với tên gọi Super Aero, phiên bản này được đưa vào sản xuất năm 1954. Về cơ bản mọi trang bị trên máy bay của phiên bản này vẫn được giữ nguyên như máy bay gốc, phiên bản này có 1 cải tiến duy nhất đó là thiết bị dẫn đường của máy bay được nâng cấp.

(http://666kb.com/i/br76i3xm5pwdyfj2i.jpg)

 Phiên bản Aero - 145, Aero - 145 được sản xuất từ năm 1959 - 1963 thì kết thúc sản xuất, đã có tất cả 100 chiếc Aero - 145 được sản xuất. Phiên bản này được nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc cũng như hệ thống dẫn đường của máy bay, phiên bản này cũng được trang bị động cơ thế hệ mới đó là động cơ Avia M332s cho công suất và lực đẩy tốt hơn so với động cơ cũ.
 2 phiên bản Aero - 245 và 345 là hai phiên bản thử nghiệm không được sản xuất hàng loạt, ngoài ra Aero - 45 còn có 1 phiên bản được sản xuất không có giấy phép tại TQ đó là phiên bản Sungari-1. Phiên bản này tương đương với Aero - 45 đời đầu.

(http://666kb.com/i/br76peq271wvxzbyi.jpg)  
 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 23 Tháng Hai, 2011, 10:02:08 pm
Thông số kỹ thuật của máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Aero - 45

(http://666kb.com/i/br88bj5i5o6phte8v.jpg)
Nước sản xuất: Tiệp Khắc và Trung Quốc
Năm sản xuất: 1948
Năm đưa vào trang bị: 1948

Phi hành đoàn: 2 người
Chiều dài máy bay: 7m
Chiều cao máy bay: 2m
Chiều dài sải cánh: 12m
Diện tích cánh: 17m2
Trọng tải cất cánh tối đa: 1500kg
Động cơ: 2 động cơ Walter Minor chạy xăng tổng công xuất 100 mã lực
Tốc độ tối đa của máy bay: 250km/h
Tốc độ tiết kiệm nhiên liệu: 200km/h
Trần bay của máy bay: 4000m

 
                                         


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 25 Tháng Hai, 2011, 05:27:10 pm
Lịch sử hoạt động của máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi Aero 45

(http://666kb.com/i/bra22t8gticq43vbz.jpg)
  Trên thế giới máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Aero - 45 được sử dụng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Như tại Tiệp Khắc; Đông Đức; Italia; Liên Xô... Loại máy bay này được sử dụng làm máy bay huấn luyện phi công, máy bay biểu diễn thể thao. Ngày nay Aero - 45 vẫn còn được sử dụng làm máy bay tư của các nhà sưu tập tại nhiều quốc gia. Aero - 45 trong thời gian phục vụ nhiệm vụ quân sự chủ yếu dùng vào mục đích huấn luyện và cứu thương tuy nhiên thời điểm nó ra đời là sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở các nước sử dụng nó cho mục đích quân sự tại châu Âu không có chiến tranh nên Aero - 45 không có thành tích đáng kể nào trong hoạt động quân sự của mình. 
  Tại Việt Nam Aero - 45 nằm trong số những máy bay đầu tiên được nước bạn viện trợ cho chúng ta năm 1956 để thành lập nên lực lượng máy bay của KQNDVN. Khi sang Việt Nam Aero - 45 được biên chế cho đoàn không quân 910 để làm nhiệm vụ huấn luyện bay sơ cấp trong thời gian trường này mới được thành lập, Aero - 45 hoạt động trong KQNDVN tới cuối những năm 60 thì dần được thay thế bằng loại máy bay YAK - 18 và đây cũng là thời điểm Aero - 45 được KQNDVN cho nghi hưu. Thành tích đóng góp của Aero - 45 cho KQNDVN chính là đã đào tạo nên nhiều phi công sơ cấp sau này được cửa đi LX, TQ học chuyển loại và trở thành các phi công có thành tích chiến đầu xuất sắc trong cuộc kháng chiến trống Mỹ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 26 Tháng Hai, 2011, 09:55:45 pm
Máy bay vận tải C - 119
  Mô tả và thiết kế Máy bay vận tải C - 119 là sản phẩm của dự án phát triển máy bay vận tải thế hể mới của HQ Mỹ, C - 119 được biết đến là loại máy vận tải 2 động cơ cánh quạt chạy xăng làm mát nhờ gió có kết cấu thân khả đặc biệt, máy bay được sử dụng cho mục đích vận tải, thả dù, cứu thương. C - 119 được sử dụng chủ yếu bởi KQ và KQHQ Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ trong Nato và các nước bạn bè của Mỹ, trong thời gian từ năm 1955 cho tới khoảng cuối những năm 70 của thế kỉ 20.

(http://666kb.com/i/brb8b5wmkx85jzg02.jpg)
  C - 119 được HQ Mỹ đặt hàng phát triển vào năm 1945, các cuộc thử nghiệm nguyên mẫu của máy bay được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 1945 - 1948. Chuyến bay đầu tiên của C - 119 được tiến hành vào tháng 11 - 1947, máy bay đi vào sản xuất năm 1948 và ngừng sản xuất năm 1955.  C - 119 có hình dáng khí động học rất đặc biệt mà trước nó cũng như sau nó không có loại máy bay nào khác, C - 119 có thân rộng được dùng làm khoang chứa hàng và buồng lái. Buồng lái của C - 119 được bố trí ở phía trước, phía sau buồng lái là khoang chở hàng. Phần mũi của may bay là nơi được dùng để bố chí các thiết bị điện tử hàng không của máy bay, cánh nâng chính của máy bay được bố chí ở phía trên của thân may bay tương tự như các máy bay vận tải được phát triển về sau này.

(http://666kb.com/i/brb8pat98y0gcp22q.jpg)
  Trên thân chính của máy bay được bố chí 3 cửa 2 cửa bên hông máy bay và 1 cửa ở phía đuôi máy bay, đây là cửa khoang chở hàng đồng thời cũng là cầu dẫn hàng khi hàng hóa được xếp lên máy bay. Phần đuôi khoang động cơ của máy bay được kéo dài và nối với gốc của cánh đuôi đứng, máy bay được trang bị 2 cánh đuối đứng được bố chí ở 2 bên của máy bay. Máy bay được trang bị 1 thay vì 2 cánh nâng phụ như trên các loại máy bay khác, cánh nâng phụ của C - 119 được bố chí để nối vào 2 gốc còn lại của đuôi đứng máy bay.

(http://666kb.com/i/brb9u3gknie0zt58i.jpg)
  2 cánh nâng chính của máy bay đồng thời cũng là khoang chứa nhiên liệu của máy báy, C - 119 được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney R-4360. Đồng thời máy bay cũng được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc đối không và đối đất hiện đại, máy bay con được trang bị hệ thống lái tự động. C - 119 được trang bị 3 càng đáp, trong đó càng đáp phụ được bố chí ở dưới khoang lái, 2 càng đáp chính được bố chí ngay dưới 2 cánh chính của máy bay và ca 3 càng đáp của máy bay đều có thể gập vào khoang chứa khi máy bay đã ổn định độ cao.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 01 Tháng Ba, 2011, 08:59:50 pm
Các phiên bản của máy bay vận tải C - 119
  Ngoài các phiên bản từ C - 119A đến C - 119L là máy bay vận tải và tất cả các bản trên không có thay đổi đáng kể nào về mặt cấu trúc cũng như trang thiết bị của máy bay. Thì C - 119 có 2 phiên bản đặc biệt đó là phiên bản vũ trang AC - 119 và phiên bản XC - 120 thủy phi cơ.

(http://666kb.com/i/brea0zklgd9ibozjg.jpg)
AC - 119 được KQ Mỹ phát triển vào đầu những năm 1967 để phục vụ cho các trận không kích trên đường Trường Sơn vào ban ngày. AC - 119 được phát triển trên khung thân của máy bay C - 119G, ngoại hình của máy bay không có nhiều khác biệt so với các bản C - 119 khác. Các thay đổi chính của AC - 119 nằm ở hệ thông thông tin liên lạc được nâng cấp, máy bay cũng được thay động cơ. AC - 119 sử dụng 2 động cơ Wright R-3350-85 tổng công xuất 3000 mã lực, AC - 119 được trang bị vũ khí bao gồm: 4 khẩu GAU-2 cỡ nòng 7,62mm cùng 1500 viên đạn; 2 khẩu M - 61 Vulcan  cỡ nòng 20 mm cùng rocket Mk - 24

(http://666kb.com/i/bre9weqc98tpcq8do.jpg)

XC - 120 được HQ Mỹ phát triển dựa trên khung thân của máy bay vận tải C - 119B, XC - 120 được thiết kế lại phần thân trước, thân trước được thiết kế làm 2 tầng. Tầng 1 có dụng hình chiếc thuyền vừa được dùng làm khoang chở hàng đồng thời cũng là phao giúp máy bay hại cánh dưới nước, tầng 2 là nơi bố trí khoang lai cùng các thiết bị khác của máy bay. Kết cấu đuôi và các bộ phận khác của máy bay được giữ nguyên như trên các phiên bản C - 119 khác. Chỉ có duy nhất 1 chiếc XC - 120 được sản xuất và đây là dự án thử nghiệm không được sản xuất hàng loạt.

(http://666kb.com/i/breaivdx5zfbdmo6k.jpg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 04 Tháng Ba, 2011, 11:00:45 pm
Thông số kỹ thuật của máy bay vận tải C - 119

(http://666kb.com/i/brhe7rodf6ll62vga.jpg)
Máy bay vận tải: C - 119
Năm sản xuất: 1955
Năm đưa vào trang bị: 1955

Phi hành đoàn: 5 người
Chiều dài máy bay: 25m
Chiều cao máy bay: 8m
Chiều dài sải cánh: 30m
Diện tích cánh: 130m2
Động cơ: 2 động cơ Pratt & Whitney R-4360 chạy xăng tổng công suất 3000 mã lực
Trọng tải cất cánh tối đa: 30T

Vận tốc độ bay tối đa: 400km/h
Vận tốc tiết kiệm nhiên liêu: 300km/h
Trân bay: 6500m
Tầm bay tối đa: 3000km


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 05 Tháng Ba, 2011, 11:16:23 pm
Lịch sử tham chiến của máy bay vận tải C - 119

(http://666kb.com/i/brieolcd3m3sc6vgk.jpg)
   Máy bay vận tải C - 119 kể từ khi ra đời đã phục vụ trong lực KQ của nhiều nước như: Mỹ; Pháp; Úc; Đài Loan... Cuộc chiến tranh đầu tiên mà C - 119 tham gia ra cuộc chiến tranh xâm lược VN của Pháp, trong trận ĐBP một phiên bản thử nghiệm của C - 119 đã được các phi công Mỹ điều khiển tham gia vào cầu hàng không HN - ĐBP thả lính dù và hàng hóa cho quân đội Pháp. Khi chính thức được đưa vào trang bị ngay lập tức C - 119 được KQ Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược VN, C - 119 của KQ Mỹ và VNCH đã tham gia các chiến dích lớn như cầu hàng không cho căn cứ Khe Sanh khi căn cứ này bị ta bao vây cô lập, chiến dịch xâm lược Campuachia của Mỹ Ngụy hay chiến dịch đường 9 Nam Lào trong các chiến dịch đã có 1 số lượng lớn máy bay C - 119 bị quân dân ta tiêu diệt. Đặc biệt trong thời gian để ngăn chặn tuyến đường vận chuyển huyết mạch của ta Mỹ đã phát triển phiên bản máy bay vũ trang AC - 119 trên cơ sở máy bay vận tải C - 119 những chiếc C - 119 thường hoạt động trên tuyến đường TS và tấn công các đoàn xe vận tải của ta vao băn ngày. Nhưng kết qua thủ được không đáng là bao và số máy bay AC - 119 bị cán bộ chiến sĩ ta bắn hạ không là không phải là ít.
   Sau chiến thăng 30 - 4 - 1975 ta thu được 1 số máy bay C - 119 và AC - 119 rải rác tại các căn cứ không quân cũ của địch, các máy bay nay sau đó được các cán bộ chiến sĩ nhân viên kỹ thuật của đoàn 917 làm lại lý lịch cũng như phục hồi khả năng chiến đấu của chúng, C - 119 và AC - 119 chính thức phụ vụ trong đội hình KQNDVN từ năm 1976. Các máy bay này đã tham gia tích cực vào các trận đánh hiệp đồng của C - 17 với các lực lượng bộ binh ta trong các chiến dịch tiễu trừ Fulro tai Tây Nguyên và giải phóng nhân dân Campuachia khỏi nạn diệt chủng của chế độ Khơ Me Đỏ. May bay C - 119 và AC - 119 phục vụ trong KQNDVN tới cuối những năm 80 của thế kỉ 20 thì dừng phục vụ do các máy bay hết hạn bay và nhiều lí do khác nữa.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 07 Tháng Ba, 2011, 01:36:10 pm
Máy bay vận tải hạng trung C - 130 (Hercules)
Mô tả và thiết kế Máy bay vận tải hạng trung C - 130, do tập đoàn sản xuất máy bay Lockheed Martin của Mỹ phát triển. C - 130 là loại máy bay vận tải thân rộng 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt được phát triển cho nhiệm vụ vận tải chiến lược, cứu thương, tác chiến điện tử và tiếp dầu trên không... C - 130 được sử dụng chủ yếu bởi không quân Mỹ và đông minh.

(http://666kb.com/i/brk0afa5ph8z7n6cq.jpg)
   Sau chiến tranh thế giới thứ 2, KQ và KQHQ Mỹ nhận thấy cần phải thay thế các máy bay vận tải cũ như C - 47 vì chúng không đáp ứng được các nhu câu không vận của KQ Mỹ nữa. Năm 1954 BQP Mỹ đã lựa chọn nhà thầu Lockheed cho việc phát triển một loại máy bay vận tải mới, nguyên mẫu đầu tiên của C - 130 có tên là YC - 130 được tiến hành thử nghiệm vào tháng 8 - 1954. Các cuộc thử nghiệm tiếp theo được kéo dài cho tới 1956 thì kết thúc, C - 130 được chính thức chấp nhận đưa vào trang bị cho KQ và KQHQ của Mỹ.
   C - 130 là loại máy bay vận tải hạng trung, thân rộng với cánh nâng chính được bố trí ở phía trên thân may báy. Đồng thời cánh chính cũng là nơi thùng chứa nhiên liệu và cũng là nơi đặt 4 động cơ của máy bay. Ở khoảng giữa 2 động cơ của máy bay ở mỗi bên cánh còn có 2 móc treo các móc treo này dùng để treo 2 thùng nhiên liệu phụ hoặc thiết bị ECM , C - 130 được trang bị 1 cánh đuôi đứng lớn và cánh thăng băng đơn được bố trí ở phía trên phần đuôi của máy bay. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt với cánh quạt 3 hoặc 4 lá tuy theo phiên bản máy bay, C - 130 được trang bị 3 bộ càng đáp với càng đáp phụ được đặt ngay dưới khoang lái của máy bay, 2 càng đáp chính được bố trí tại phía dưới của gốc cánh. C - 130 có tất 14 bánh đáp với 2 ở càng trước và 12 ở 2 càng sau, điểm đặc biệt là độ cao của thân máy bay so với mặt đất có thể điều chỉnh được việc này tao ra thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa lên máy bay.

(http://666kb.com/i/brk1287xr0m4cx4ve.gif)
   C - 130 được bố trí 3 cửa, 2 cửa bên thân máy bay và 1 cửa ở phía đuôi may bay đồng thời cũng là cầu dân tạo thuận tiện cho các xe nâng hàng và các vũ khí tự hành có thể cơ động vào trong khoang chứa hàng của máy bay. Khoang chứa hàng của máy bay có chiều rộng 3m, phía trong được bố trí cần cẩu gi động để bốc xếp hàng hóa cũng như các thiết bị điều khiển phục việc đóng mở cầu dẫn.
   Ngoài thiết bị lái cơ khí, C - 130 còn được trang bị hệ thống lái điện tử (fly-by-wire). Hệ thống bay tự động (Auto pilot), cùng ra đa dẫn đường Doppler, hệ thông cảm biến cảnh báo khi bị hệ thống PK đối phương bắt bám. Máy bay được trang bị hệ thống máy tính hàng không tương tự hoặc kỹ thuật số tùy vào phiên bản của máy bay ngoài ra C - 130 còn được trang bị các hệ thống phụ trợ cho việc chỉ huy dẫn đường tác chiến điện tử và điều khiển UAV hệ thống tiếp dầu và vũ khí đối đất trên các phiên bản chuyên dùng. Máy bay cũng được trang bị hệ thống thông tin liên lạc đối đất đối không và cả thiết bị liên lạc vệ tinh, ngoài ra máy bay còn được trang bị thiết bị nhận diện địch ta. Trên phiên bản hiện đại hóa C - 130J khoang lái của máy bay các đồng hồ cơ khí và màn hình CRT đơn sắc được thay bằng các màn hình hiển thị đa chức năng LCD.

(http://666kb.com/i/brk1q33gdt6nk8may.jpg)
 

   


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 09 Tháng Ba, 2011, 12:40:51 am
Các phiên bản của máy bay vận tải tầm trung C - 130
     Máy bay vận tải tầm trung C - 130 bao gồm các phiên bản B; E;G;H; J là máy bay vận tải chiến lược của KQ và KQHQ Mỹ cũng như các nước đồng minh. Ngoài ra còn các phiên bản AC - 130 máy bay vũ trang; DC - 130 máy bay điều khiển UAV; EC - 130H Máy bay tác chiến điện tử; EC - 130J máy bay chiến tranh tâm lý; C - 130D máy bay được trang bị ván trượt tuyết phục vụ trong bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ; KC - 130 máy bay tiếp dầu; VC - 130 máy bay chở Vip; WC - 130 máy bay trinh sát thời tiết và 2 phiên bản dân sự là L - 100 - 20 và L - 100 - 30.

(http://666kb.com/i/brlhbu985xnz6h5i5.jpg)
 

    Phiên bản C - 130B được hãng Lockheed Martin giới thiệu vào năm 1959, về hình dáng khí động học của phiên bản này không có gì khác biệt so với phiên bản trước đó. Điểm khác biệt nằm ở cánh máy bay, C - 130B được trang bị 1 bộ cánh nâng mới nhỏ hơn phiên bản đầu tiên nhưng có sức chịu tải lớn hơn cánh của C - 130 đời đầu tiên. Đồng thời bộ cánh mới của C - 130B cũng cho lực nâng tốt hơn, bộ cánh mới này có lực nâng 3.000 so với 2.050 lbf/mm2 của cánh máy bay C - 130 đời đầu. Đồng thời C - 130B cũng được trang bị bộ cánh quạt tạo lực đẩy 4 lá thay vì 3 lá trên C - 130 đời đầu, bộ cánh quạt tạo lực đẩy 4 là cho hiệu xuất lực đẩy tăng lên và cũng hoạt động ổn định hơn bộ cánh quạt 3 lá. Cũng trên phiên bản C - 130B này máy bay được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu phụ đặt dưới cánh nâng chính.

(http://666kb.com/i/brlhomeenhujmi7fh.jpg)
       
    Về cơ bản C - 130D là máy bay C - 130B, tuy nhiên C - 130D được thiết kế để hoạt động trong điều kiên Băng tuyết vì nó được sử dụng trong bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ phiên bản này được thay các bánh đáp bằng các ván trượt tuyết, giúp cho máy bay có thể cất và hạ cánh trên các tảng băng ở vùng cực. Đặc biệt là bay tiếp vận cho tram radar cảnh giới tại đảo Greenland nơi gần như quanh năm đóng băng.
     C - 130E, phiên bản này được bắt đầu sản xuất vào năm 1962. Phiên bản này đặc biệt nhấn mạnh tới việc tăng tầm hoạt động của máy bay, C - 130E được trang bị thêm 2 thùng dầu phụ lớn hơn 2 thùng dầu phụ của C - 130B. 2 thùng dầu phụ của C - 130E có tổng sức chứa lên tới 5000l, đồng thời C - 130E cũng được trang bị 4 động cơ phản lực tubo Allison T-56-A-7A cho công xuất lớn hơn so với 2 phiên bản trước đó. C - 130E cũng được cải tiến hệ thống điện tử hàng không đặc biệt là hệ thống radar dẫn đường, thiết bị cánh báo bị hệ thống PK đối phương bám bắt... Máy bay còn được trang bị thêm hệ thống bẫy nhiệt có tác dụng đánh lừa đầu dò của tên lửa không đối không và đất đối không tầm nhiệt.

(http://666kb.com/i/brlia4t3eelqhdycd.jpg)
     C - 130G là một nhánh của C - 130E được gia cố khung thân để tăng sức chở các loại hàng hóa hạng nặng, máy bay được thiết kế đặc biệt như vậy là vì nó chuyên dùng cho các không đoàn vận tải của KQHQ Mỹ.
     C - 130H bắt đầu được sản xuất và năm 1964, phiên bản này được thiết kế lại cánh nâng chính cũng như được trang bị động cơ mới Allison T56-A-15 đông cơ này không chỉ tăng hiệu xuất mà tuổi thọ làm việc của động cơ cũng cao hơn so với các phiên bản động cơ cũ. C - 130H cũng được nâng cấp các thiết bị trong buồng lái và được trang bị radar xung dupler APN-241  với màn hình hiện thị là màn hình CRT mầu, đầy là lần đầu tiên loại màn hình hiển thị này được áp dụng cho công nghiệp hàng không. Chiếc C - 130H cuối cùng được sản xuất và chuyển giao cho KQ Mỹ vào năm 1996.

(http://666kb.com/i/brlisl7r9lr093i8t.jpg)

    C - 130J hay còn được biết đến với tên gọi là Super Hercules. Trong gia đình nhà C - 130 thì đây là phiên bản máy bay mới nhất và vẫn tiếp tục được sản xuất. C - 130J có hình dang khí động học không khác gì so với các phiên bản C - 130 trước đó, tuy nhiên nó được nâng cấp toàn diện về mặt điện tử hàng không. Máy bay được trang bị máy tính số hóa, hệ thống hiển thị trung tâm HUD cùng các màn hình hiển thị thông tin bay đa chức năng LCD, cùng các hệ thống lái điện tử fly-by-wire kỹ thuật số, hệ thống thông tin liên lạc đối không và đối đất kỹ thuật số ngoài ra máy bay còn được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS. Hệ thống tác chiến điện tử ECM, C - 130J sử dụng động cơ Rolls-Royce Allison AE2100 và được trang bị các cánh tà bằng vật liệu Compodit.

(http://666kb.com/i/brlj418f0dp0mkahp.jpg)
   



Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 11 Tháng Ba, 2011, 02:12:38 pm
Các phiên bản của may bay vận tải tầm trung (C - 130 tiếp)
    AC - 130, AC - 130 là phiên bản vũ trang của C - 130, phiên bản nay được Mỹ phát triển ngay tại chiến trường Việt Nam nhằm phục vụ ngăn chặn tuyến đường vận tại chiến lược của ta. AC - 130 được hãng Lockeed sản xuất về khung thân máy bay cũng như lắp đặt động cơ, phần vũ khí và các thiết bị điều khiển hỏa lực của AC - 130 do Boeing lắp đặt và hoàn thiện. Mẫu thử nghiệm của AC - 130 được đưa tới Việt Nam vào năm 1967, kết quả thử nghiệm đã đạt được những kết quả nhất định. AC - 130 được các chiến sĩ lái xe Trường Sơn đặt cho biệt danh xin thùng.

(http://666kb.com/i/bro33sv8v5zrdjsmz.jpg)
    AC - 130 chính thức được trang bị cho KQ Mỹ vào năm 1968, cấu hình cơ bản của AC - 130 là máy bay vận tải C - 130B. AC - 130 là loại máy bay chuyên đánh đêm khi hoạt động tác chiến nó được hộ tống bởi 2 máy bay tim kích bom F - 4, AC - 130 được trang bị thiết bị thí bị nhìn đêm có khả năng khuếch đại ánh sáng mờ (khuếch đại tối đa lên đến 4000 lần), ngoài ra AC - 130 còn được trang bị thị nhìn hồng ngoại, thiết bị phát hiện tia lửa điện khi Oto đang hoạt động. Trên AC - 130 được trang bị máy tính điều khiển hỏa lực, vũ khí chính của AC - 130 được trang bị tùy theo phiên bản AC - 130. Trên AC - 130A vũ khí bao gồm: 4 khẩu súng máy 7,62mm loại GAU-2/A miniguns được điều khiển bằng máy tính; 2 khẩu súng máy 20mm loại M61 Vulcan 6-barreled gatling cannon; 2 pháo 40mm loại L/60 Bofors cannon.      

(http://666kb.com/i/bro469ko6r51sugu3.gif)

    Vũ khí trên AC - 130E và H bao gồm: 2 khẩu súng máy 20mm loại M61 Vulcan 6-barreled gatling cannon; 1 pháo 40mm loại L/60 Bofors cannon và 1 pháo loại M - 102 cỡ nòng 105mm. Trong chiến tranh Việt Nam ban đầu máy bay AC - 130 cũng gây ra khá nhiều khó khăn cho ta, nhưng sau khi nghiên cứu quy luật hoạt động và trang bị của AC - 130 ta đã có những thay đổi phủ hợp như lắp pháo cao xạ 37mm lên khung xe vận tải Zil - 157 để đi vào hộ tống đội hình đoàn xe vận tải nên đã hạn chế được khá nhiều thiệt hại do AC - 130 gây ra.
    Hiện nay trên 1 số diễn đàn ở hải ngoại có đưa tin về việc trong trận An Lộc địch dùng AC - 130 để bắn cháy xe tăng của ta, nhưng với các trang bị và vũ khí như đã nêu ở trên thì việc này được chứng minh là không thể.

(http://666kb.com/i/bro4o7te3yx4c1vaz.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 01 Tháng Tư, 2011, 04:12:11 pm
Máy bay điều khiển máy bay trinh sát không người lái DC - 130

(http://666kb.com/i/bs9en7ilisvb5ql9v.jpg)
   Trong những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ 20, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tên lửa diễn ra tại Cu Ba năm 1961 vai trò của máy bay trinh sát trở nên vô cùng quan trọng đối trong cách tác chiến của Mỹ. Tuy nhiên cũng trong cuộc khủng hoảng này nổi lên 1 vấn đề đó là các loại máy bay trinh sát có người lái, dù hoạt động ở độ cao nào thì vẫn có thể bị bắn hạ bời hệ thống PK đối phương dẫn đến sự mất an toàn cho phi công điều khiển máy bay. Trước tình hình đó KQ và KQHQ Mỹ đã phát triển một loại máy bay trinh sát thế hệ mới dựa trên nền tảng là máy bay mục tiêu tập bắn, đó là máy bay trinh sát không người lái UAV. Tuy nhiên thời đó các hệ thống vệ tinh thông tin chưa phát triển dó đó tầm hoạt động của các máy bay trinh sát UAV này bị giới hạn, để tăng thêm tầm hoạt động của các UAV trinh sát. Bộ quốc phòng Mỹ đã đặt hàng hãng Lockheed Martin phát triển một loại máy bay có khả năng mang và điều khiển các UAV trinh sát này, sau 1 thời gian phát triển và thử nghiệm Lockheed Martin đã cho ra đời loại máy bay mang và điều khiển UAV trinh sát với tên gọi là DC - 130, DC - 130 được phát triển trên khung thân của máy bay vận tải C - 130B. Chuyến bay đầu tiên của DC - 130 được tiến hành vào năm 1965 bởi phi đội số 6514, tại căn cứ không quân Hill bang Utah.

(http://666kb.com/i/bs9gxvz2a268wjkmr.jpg)

Máy bay trinh sát không người lái: BQM - 34 1 trong các loại UAV do DC - 130 mang và điều khiển
   DC - 130 được đừa vào sử dụng cho KQ và KQHQ Mỹ từ năm 1965, loại máy bay nay được sử dụng phổ biến cho các nhiệm vụ thả và điều khiển máy bay trinh sát các vị trí phòng không và đánh giá các thiệt hại sau các cuộc không kích của KQ và KQHQ Mỹ trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam, ngoài ra DC - 130 còn được sử dụng trong việc do thám không phân LX; TQ và BTT trong thời kì chiến tranh lạnh. DC - 130 không được xuất khâu cho bất kì quốc gì đồng mình nào của Mỹ, DC - 130 ngừng phục vụ trong KQ và KQHQ Mỹ vào cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 khi các máy bay trinh sát không người lái của Mỹ được điều khiển thông qua hệ thông vệ tinh thông tin và hệ thống định vị toàn cầu GPS.

(http://666kb.com/i/bs9h7ldop6frfmblf.jpg)
DC - 130 của KQHQ Mỹ mang dưới cánh UAV BQM - 34 trên đường làm nhiệm vụ


  DC - 130 được phát triển dựa trên khung thân và các trang bị khác của máy bay vận tải C - 130B, nó được trang bị 4 động cơ Tuabin phản lực cánh quạt 4 cánh loại: Allison T56-A-15. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không công nghệ tương tự các đồng hồ hiển thị thông tin dạng cơ khí, hệ thống liên lạc đối không và đối đất. Ngoài ra DC - 130 còn được trang bị 1 radar định vị và màn hình hiển thị đơn sắc trên buồng lái, về sau này các phiên bản nâng cấp của DC - 130 được nâng cấp về cấu hình động cơ và thiết bị điều khiển theo tiêu chuẩn của máy bay vận tải C - 130H.

(http://666kb.com/i/bs9hw8pnjv1n8vktv.jpg)

  Bên trong khoang chở hàng của máy bay được bố trí các thiết bị điều khiển máy bay trinh sát không người lái, hệ thống máy phát sóng truyền lệnh điều khiển của nhân viên điều khiển tới UAV. Máy tính điều khiển trung tâm, hệ thống màn hình quan sát của nhân viên điều khiển và bảng điều khiển máy bay trinh sát. Lệnh điều khiển được đưa từ bảng điều khiển tới máy tính xử lí sáu đó được chuyển thành tín hiệu điện từ và đưa tới máy phát sóng, trên máy bay trinh sát có hệ thống anten thu cũng như thiết bị xử lí và giải mã tín hiệu điều khiển, ngoài ra các UAV này còn được trang bị các Camera quan sát và máy chụp ảnh tin hiệu từ hệ thống Camera quan sát của máy bay được truyền trực tiếp về phòng điều khiển đặt trên DC - 130 và từ đó được xử lí tiếp. DC - 130 có thể màng và điều khiển cùng 1 lúc 4 máy bay trinh sát không người lái trên các mấu treo cứng đặt dưới cánh máy bay, các loại máy bay trinh sát không người lái được mang và điều khiển bời DC - 130 bao gôm: Q-2C; 147A và BQM - 34.   


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 02 Tháng Tư, 2011, 09:55:40 pm
Máy bay chiến tranh tâm lí EC - 130H (Compass Call)

(http://666kb.com/i/bsap3cyh9p7yhximx.jpg)
  Trong các cuộc chiến tranh gần đây, như cuộc chiến Apganixtan; Iraq; và Libya KQ Mỹ và đồng minh đưa vào sử dụng một phương tiện chiến tranh tâm lí mới đó là máy bay chiến tranh tâm lí EC - 130H. Nhiệm vụ chính của loại máy bay này là phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh có nội dung tuyên chuyền có lợi cho Mỹ và liên quân cũng như gửi các tin nhắn chiêu hồi tới tướng lĩnh sĩ quan của bên kháng chiến.
  Máy bay chiến tranh tâm lí EC - 130H, là loại máy bay được phát triển trên khung thân của máy bay vận tải C - 130H. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt loại Allison T56-A-15, các thiết bị bay gồm hệ thống lái tự động. Hệ thống điều áp trong khoang, máy bay cũng được trang bị hệ thống hiển thị thông tin bay tiên tiên với các màn hình hiển thị tinh thể lỏng, máy bay được trang bị máy tính kiểm soát và điều khiển bay kỹ thuật số. Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống radar cảnh báo và các cảm biến cảnh báo bị PK đối phương bắt bám kĩ thuật số. Trên máy bay có hệ thống nguồn phát điện cung cấp điện cho các thiết bị phát tín hiệu phát thanh và truyền hình khi các thiết bị này hoạt động độc lập với nguồn cung cấp cho các thiết bị điều khiển bay của máy bay.

(http://666kb.com/i/bsaqcu9h6t39mbcp2.jpg)
  EC - 130H được ví như 1 đài truyền hình di động, trong khoang của nó được trang bị các thiết bị như đầu thu tín hiệu vệ tinh, trường qua phòng dựng hậu kì với các thiết bị dựng tiên tiến vào bậc nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra nó còn được trang bị các máy phát sóng truyền hình công suất lớn và hệ thống tổng đài gửi và nhận tin nhắn tự động. Phía ngoài máy bay có hệ thống Angten của các máy phát sóng PTTH, phi hành đoàn của EC - 130H gồm 12 người 2 phi công và 10 người vận hành các thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng.

(http://666kb.com/i/bsar5mz0e1cg3b3wi.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 05 Tháng Tư, 2011, 11:34:44 pm
Máy bay tác chiến điên tử EC - 130J

(http://666kb.com/i/bsdtvy2y4v8p6jrs8.jpg)
   EC - 130J là 1 phiển bản của máy bay vận tải tầm trung C - 130 do Lockeed Martin cùng các nhà thầu phụ phát triển cho KQ Mỹ, EC - 130j ra đời nhằm thay thế và kế thừ nhiệm vụ từ loại máy bay tác chiến điện tử EC - 121 được KQ Mỹ sử dụng phổ biến trong các chiến chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ của EC - 121 và sau này là EC - 130J là tiến hành gây nhiễu hệ thống radar cánh báo sớm và radar bắt bám mục tiêu của hệ thống phòng không đối phương trong các chiến dịch không kích do KQ và KQHQ Mỹ tiến hành.

(http://666kb.com/i/bsdu09q7w8f4z6cfg.jpg)
  EC - 130J ra đời vào năm 1980 và được phát triển trên khung thân của của C - 130J, nó được trang bị 4 động cơ tuabin phản lực cánh quạt loại: AE2100D3 EC - 130J cũng được trang bị máy tính điều khiển trung tâm kỹ thuật số tiên tiến, các khoang của máy bay đều được điều áp, mặt khác khoang chứa các thiết bị chiến đấu được làm mát bởi hệ thống làm mát không khí. EC - 130J được điều khiển bởi 2 phi công, bảng hiển thị trung tâm được trang bị các màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng, máy bay được trang bị ghế phóng thoát hiểm cho tất cả các vị trí của phi hành đoàn. EC - 130J được trang bị hệ thông lái tự động, hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS, cùng các hệ thống bổ trợ khác, như hệ thống cảnh báo địa hình nguy hiểm hệ thống cánh báo bị bám bắt và hệ thống thông tin liên lạc đối không đối đất và nội đàm kỹ thuật số. Điểm đặc biệt trong ngoại hình của EC - 130J là ở phía trên đuôi đứng của máy bay có 4 anten đây là hệ thống anten phát tín hiệu của các thiết bị tác chiến của máy bay.
    
    Hệ thống tác chiến điện tử của EC - 130J được đặt trong khoang hàng của máy bay, hệ thống này bao gồm bộ phận thu tín hiệu từ các đài radar mặt đấy của đối phương. Tín hiệu này sau đó được đưa vào máy tính phân tích và máy tính đưa ra các thông số trên màn hình để sĩ quan tác chiến ra quyết định lựa chọn dải tần; công xuất và hình thức gây nhiễu các hệ thống radar mặt đất của đối phương các tham số này được nạp vào trong máy tính và sau đó được đưa ra các máy phát nhiễu tín hiệu của đặt trên máy bay để phát sóng gây nhiễu, máy tính và nguồn điện của hệ thống tác chiến này hoàn toàn độc lập với máy tính và nguồn điện cung cấp cho các thiết bị điều khiển của máy bay. Thiết bị gây nhiễu của EC - 130J hoạt động trên các dải tần AM; FM; HF; G; H; X...  

(http://666kb.com/i/bsdwvht62pnvki4j0.jpg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: hellboy139 trong 06 Tháng Tư, 2011, 02:10:55 pm
Bác su22m4 này, bác đang viết về phần lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập đến nay, thì em thấy bác nên tập trung viết về những máy bay đã và đang phục vụ trong KQNDVN chứ không phải đi giới thiệu máy bay của Mĩ, ví dụ loại máy bay C 130 này, bác có thông tin gì về AC 130 từng biên chế trong KQNDVN không? Rồi cả EC 130J, EC 130H, DC 130 có thuộc biên chế KQNDVN không? Hay có lẽ bác nên đổi tiêu đề thành lược sử các loại máy bay từng tham chiến ở Việt Nam có lẽ hợp lý hơn


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 24 Tháng Tư, 2011, 09:49:27 pm
Thông số kỹ thuật của máy bay vận tải C - 130

(http://666kb.com/i/bsx1qydkfcbbijrx1.jpg)

Máy bay vận tải tầm trung C - 130
Hãng sản xuất: Lockeed Martin
Năm sản xuất: 1956 tới nay
Năm đưa vào trang bị: 1956

Phi hành đoàn: 4 người
Chiều dài máy bay: 29m
Chiều cao máy bay: 11m
Chiều dài sải cánh: 40m
Trọng lượng cất cánh tối đa: 65T trong đó trọng tải hàng 20T hoặc 64 lính dù với đầy đủ trang bị
Động cơ: 4 động cơ phản lực tua bin cánh quạt 3 hoặc 4 lá loại T - 56A công suất 3000 mã lực mỗi chiếc.

Tốc độ bay tối đa: 550km/h
Tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu: 500km/h
Trần bay: 10000m
Tầm hoạt động tối đa: 3000km
Chiều dài chạy đà cất cánh: 2500m
Chiều dài chạy đà hạ cánh: 2000m
 
 


Trích dẫn
Bác su22m4 này, bác đang viết về phần lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập đến nay, thì em thấy bác nên tập trung viết về những máy bay đã và đang phục vụ trong KQNDVN chứ không phải đi giới thiệu máy bay của Mĩ, ví dụ loại máy bay C 130 này, bác có thông tin gì về AC 130 từng biên chế trong KQNDVN không? Rồi cả EC 130J, EC 130H, DC 130 có thuộc biên chế KQNDVN không? Hay có lẽ bác nên đổi tiêu đề thành lược sử các loại máy bay từng tham chiến ở Việt Nam có lẽ hợp lý hơn

Mình rất cảm ơn bạn hellboy139! Đã góp ý cho mình mình sẽ rút kinh nghiệm ở các loại máy bay sau.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 24 Tháng Tư, 2011, 11:38:10 pm
Lịch sử tham chiến của máy bay vận tải C - 130

   Trên thế giới kể từ khi ra đời tới nay, máy bay vận tải C - 130 đã được sử dụng bởi nhiều lực lượng không quân khác nhau. Và cùng với các lực lượng không quân này C - 130 đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh khác nhau. Cuộc chiến tranh lớn đầu tiên mà C - 130 tham gi vào là chiến tranh VN, tại miền Nam VN KQ Mỹ và VNCH đã sử dụng C - 130 vào nhiệm vụ vận tải và chống xe vận tải của ta trên đường Trường Sơn. Trong cuộc chiến tranh VN Mỹ và đồng minh đã sử dụng C - 130 vào các chiến dịch lớn như chiến dịch Lam Sơn - 719; chiến dịch Khe Sanh... Cùng với đó C - 130 còn được sử dụng trong các chiến dịch rải chất độc mầu da cam và đã có số lượng kha khá  máy bay C - 130 của địch bị quân và dân ta ở miền Nam bắn rới.

   Ngoài cuộc chiến tranh VN, C - 130 còn cùng với KQ và KQHQ Mỹ và các nước đồng minh tham gia vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh I năm 1991 và chiến tranh Iraq năm 2003 cũng như chiên dịch không kích của Mỹ và liên quân vào Nam Tư năm 1999 và chiến dịch Bình Minh Odese đang diễn ra tại Libya hiện nay... 

(http://666kb.com/i/bsx3m727xozjdvqqd.jpg)

  Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 - 04 - 1975, ta thu khoảng 7 chiếc máy bay C - 130 và AC - 130 của KQVNCH tại sân bay TSN. Số máy bay này sau đó mau tróng được làm lại lí lịch và đã được cán bộ chiến sĩ C - 18 sử dụng tích cực và hiệu quả trong các chiến dịch hỗ trợ bộ binh ta trong các trận đánh truy kích phỉ funro cũng như trong cuộc chiến giải phóng nhân dân Campuachia khỏi nạn diệt chủng Pôn pốt.   

  Đêm 24 rạng sáng ngày 25 - 09 - 1977 Khmer đỏ cho 2 Sư đoàn tấn công vào khu vực biên giới Tây Nam thuộc tỉnh Tây Ninh, trước tình hình đó BTL sư đoàn đã chỉ thị cho C - 18 sử dụng 2 chiếc EC - 47 và 1 chiếc C - 130 bay làm nhiệm vụ trinh sát trên chiến trường. C - 130 của KQ ta đã bay trinh sát dọc tuyên biên giới Tây Ninh và chụp hàng nghìn bức không ảnh phát hiện nhiều vị trí đóng quân của địch cũng như các trận địa pháo và chỉ thị chính xác mục tiêu cho C - 35 sử dụng máy bay ném bom A - 37 và F - 5E ném bom hỗ trợ cho bộ binh ta phản công tiêu diệt lực lượng địch.   

  Lúc 22 giờ ngày 3 tháng 1 - 1979, sư đoàn lệnh tiếp cho máy bay C-130 số 4 cất cánh từ sân bay Biên Hoà hướng về bến phà Niếc Lương, trên đường bay, thời tiết xấu, mây nhiều, tổ bay được rada mặt đất dẫn vào khu vực chiến đấu, giữ độ cao 4.000m. Qua ánh trăng mờ, phi công nhìn lấp lánh ánh bạc của dòng sông, dẫn đường bật rada, nhìn rõ mục tiêu hơn, phi công điều khiển máy bay thả hơn 40 quả bom xuống mục tiêu, tạo ra những tiếng nổ kinh hoàng và nhiều đám cháy dữ dội. Các trận đánh của không quân đều trúng mục tiêu, ngăn chặn địch tổ chức rút quân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ binh phát triển tiến công. Quân đoàn 4 áp sát phát triển thế tấn công vây chặt 2 phía, còn 1 phía giao cho không quân đánh phá quyết liệt không cho địch vượt sông.
 
 Trong hai ngày 28 và 29 tháng 12 - 1979 trên hướng tấn công của các đơn vị của QK - 5, được máy bay U-17 chỉ thị mục tiêu, máy bay trinh sát điện tử EC-47, các máy bay MiG-21, MiG-19, MiG-17 bảo vệ đội hình, máy bay ném bom C-130 của C - 918 đã đánh trúng sở chỉ huy Sư đoàn 801, hai khu tập trung quân, xe pháo, một tuyến phòng ngự kiên cố gây cho chúng thiệt hại nặng nề, địch phải bỏ chạy. Sư đoàn tiếp tục sử dụng máy bay UH-1, U-17 yểm hộ đội hình bộ binh đột phá tấn công thuận lợi. Đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt trước những đòn đánh mạnh của ta, địch tiếp tục rút chạy, thành lập hai tuyến phòng thủ trên hai cầu nối ở sông Mê Công và khu vực Stung Treng.

 Trong những ngày 7, 8, 9 tháng 1, sư đoàn sử dụng 5 lần chiếc máy bay C-130, có máy bay MiG-21 yểm hộ đánh trúng vào đường băng và một số khu vực trung tâm và kho bom trong sân bay Xiêm Riệp và Bát-đom-boong. Các trận oanh tạc của máy bay C-130 gây hoảng loạn trong hàng ngũ địch, khiến chúng phải rút chạy vào rừng núi trước sức tiến công của các binh đoàn chủ lực của ta và bộ đội cách mạng Campuchia gây cháy lớn dữ dội.

(http://666kb.com/i/bsx459f8wxw0kwqhh.jpg)

Máy bay C - 130 của KQNDVN sau khi được nghỉ hưu

 Trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 vì nhiều lí do khác nhau mà số máy bay C - 130 trong đội hình C - 18 đã được KQNDVN cho nghỉ hưu sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và lập nên được nhiều thành tích trong chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: thangct trong 01 Tháng Năm, 2011, 11:02:56 pm
f5-e  của mẽo nhà ta đã dùng nè
(http://i1239.photobucket.com/albums/ff501/maihuythangct/Hnhnh0826.jpg)
còn đây là mig21fm
(http://i1239.photobucket.com/albums/ff501/maihuythangct/Hnhnh0875.jpg)
uh1 đây
(http://i1239.photobucket.com/albums/ff501/maihuythangct/Hnhnh0836.jpg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 21 Tháng Năm, 2011, 02:28:17 am
Trực Thăng Vận Tải Boeing CH - 47 (Chinook)

  Nửa cuối thập niên 50 của thế kỉ 20 Quân đội Mỹ cần có 1 loại máy báy trực thăng có khả năng vận chuyển lớn, dễ vận hành và bảo trì trong điều kiện chiến trường. Để đáp ứng yêu cầu đó của QĐ BQP Mỹ đã mời thầu các nhà sản xuất máy bay, cuối cùng vào năm 1956 nhà thầu Boeing với nguyên mẫu CH - 37 đã trúng thầu. Nguyên mẫu CH - 37 được tiến hành thử nghiệm cho tới năm 1962 thì chính thức được chấp nhận trang bị và đưa vào sản xuất hàng loạt , và được biết tới với tên gọi là trực thăng CH - 47 và CH - 46 khi được trang bị trong KQ, KQHQ của Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ.

(http://666kb.com/i/btnknxnl4qzcemfge.jpg)
   
 Trực thăng CH - 47 được thiết kế để trở thành loại trực thăng vận tải hạng nặng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Vận tải hàng hóa; đổ bộ đường không; cứu thương; cứu hỏa... CH - 47 được thiết kế để chở được tối đa 30 quân nhân với đầy đủ vũ khí, nó cũng được bố trí móc cẩu dưới bụng máy bay với móc cẩu này nó có thể cẩu được 1 khẩu pháo M - 102 hoặc 1 máy bay trực thăng UH - 1. Trực thăng CH - 47 được bố trí 2 cửa bên và 1 cửa đồng thời cũng là cầu nâng hàng hóa được bố trí dưới bụng máy bay và lui về phía sau. CH - 47 được bố trí thùng nhiên liệu ở 2 bên sườn máy bay, bên trong CH - 47 được chia làm 2 khoang khoang phía trước là buồng lái nơi làm việc của phi hành đoàn. Ở khoang phía sau là khoang chứa hàng hoặc được bố trí 2 băng ghế dành cho lực lượng đổ bộ đường không.       


(http://666kb.com/i/btnlnbaddy3mf44am.jpg)

  CH - 47 được thiết kế đặc biệt so với các mẫu trực thăng đương thời, nó được trang bị 2 đông cơ phản lực tua bin đặt trên nóc máy bay và bỏ đi phần cánh đuôi và trong tróng nhỏ ở phía sau máy bay, động cơ phía sau của CH - 47 được đặt cao hơn so với động cơ phía trước, 2 bên sườn của động cơ thứ 2 được bố trí 2 họng xả khí phản lực tạo lực đẩy cho máy bay. phía trên 2 động cơ máy bay được gắn 2 trong tróng nâng 3 lá với sải cánh là 18m. 2 trong tróng nâng của máy bay được thiết kế quay ngược chiều nhau, việc thiết kể kiểu này giúp triệt tiêu mô men xoắn do các trong tróng nâng này gây ra giúp cho máy bay không bi xoay tròn mà không cần dùng đến trong trong đuôi như trên các máy bay trực thăng khác. Cặp trong tróng nâng của máy bay cũng có thể được điều khiển 1 cách linh hoạt hướng về phía trước; sang phải; sang trái giúp cho máy bay có thể thực hiện nhiều kiểu bay khác nhau: Như bay treo; và bay lùi. CH - 47 được bố trí 3 càng đáp với các bánh đáp bằng cao sau, 2 càng đáp chính được bố trí phía trước và càng đáp phụ được bố trí ở phía sau.

  Trực thăng CH - 47 được trang bị hệ thống lái cơ khí, ở các phiên bản sản xuất về sau nay CH - 47 được trang bị thêm hệ thống lái điện tử, ngoài ra máy bay còn được trang bị hệ thống cân bằng bằng con quay hồi chuyển. CH - 47 được bố trí 1 radar tìm kiếm mục tiêu ở phía mũi, trên 1 số phiên bản đặc biệt CH - 47 được trang bị thêm hệ thống hỗ trợ nhìn đêm. Máy bay được trang 2 động cơ phản lực Lycoming T55-GA-712 công suất 2000 mã lực, máy bay cũng được trang bị hệ thống thông tin liên lạc đối không và đối đất hoạt động ở các băng tần sóng trung và sóng ngắn.


(http://666kb.com/i/btnm5d5nr8slisywu.jpg)

   

       


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 01:53:45 pm
Các phiên bản của trực thăng vận tải CH - 47

  Trực thăng vận tải CH - 47 cơ rất nhiều phiên bản như: Ch - 47A/B/C/D/E/F/G/J... tuy nhiên trong chiến tranh Việt Nam Mỹ chỉ sử dụng các phiên bản A/B/C và sau khi chiến tranh kết thúc các nguồn tin cũng không rõ là KQNDVN tiếp quản phiên bản nào trong số 3 phiên bản trên. Nên em xin phép chỉ dịch về 3 phiên bản trên của trực thăng Ch - 47 còn các phiên bản khác thì em xin thôi không dịch tranh lạc chủ đề của topic này.
  
(http://666kb.com/i/bzcupk0wtoiiajygw.jpg)

  Ch - 47A được Boeing phát triển từ các mẫu thử đầu tiên của dòng trực thăng vận tải năng Ch - 47, và được sản xuất hàng loạt vào năm 1962 và đây cũng là năm nó được chấp nhận trang bị cho không quân Mỹ. Các đặc điểm về ngoại hình cũng như cách bố trí thiết bị bên trong buồng lái và khoang chở lính và móc treo cẩu hàng được bố trí dưới thân máy bay vẫn được giữ nguyên như các mẫu thử trước đó.
  
  Điểm khác biệt giữa Ch - 47A với nguyên mẫu nằm ở phần động cơ và vũ khí được lắp đặt cho máy bay. Về động cơ Ch - 47A được trang bị 2 động cơ Lycoming T55-L5 có công suất 2000 sức ngựa mỗi động cơ, hoặc được trang bị 2 động cơ T55 - l7/l7c có công suất 2500 sức ngựa mỗi động cơ. Nhờ được trang bị các động cơ có công xuất lớn nên Ch - 47 có thể chở được tới gần 10000kg khi bay, ngoài ra do là máy bay hoạt động trên chiến trường nên Ch - 47 cũng được trang bị kính có khả năng chống đạn con phi công chính có áo giáp chống đạn. Hệ thống điện tử trang bị trên máy bay là các cảm biến công nghệ tương tự trên buồng lái các thông tin bay được hiển thị bởi các đồng hồ cơ khí. Ch - 47A được trang bị hệ thông lái cơ khí, thông tin về việc Ch - 47A được trang bị các thiết bị nội đàm giữa các thanh viên trong kíp bay. Máy bay cũng được trang bị máy liên lạc vô tuyến băng tần HF và UHF.

(http://666kb.com/i/bzcuv917wwjkfyq0w.jpg)

 Về vũ khí Ch - 47A được trang bị một khẩu pháo M - 5 cỡ nòng 40mm được đặt ở phía trước máy bay dưới khoang lái của phi công, và 2 giá phóng rocket loại XM - 159b/c cỡ 20mm mỗi giá gồm 20 quả được treo ở 2 bên sườn máy bay canh 2 bánh đáp trước. Trong thân nó còn được bố trí 5 súng máy loại: M60D cỡ nòng 7,62mm 4 ở 2 bên sườn máy bay và 1 ở phía sau gần cửa bốc hàng.  


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 09:31:38 pm
Các phiên bản của trực thăng vận tải CH - 47 (tiếp)

 Năm 1964 quân đội Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là khi Mỹ đổ ngày càng nhiều quân chiến đấu vào chiến trường. Khiến nhu cầu vận tải vũ khí trang bị cũng như tiếp tế hậu cần cho việc xây dựng các căn cứ đồn trú ở vùng xa ngày càng tăng lên, các loại máy bay trực thăng vận tải như Uh - 1 hay ngay cả Ch - 47A không đáp ứng được yêu cầu này.

 Trước tình hình đó quân đội Mỹ đã yêu cầu hãng Boeing phát triển 1 phiên bản mới, có năng lực vận chuyển cũng như mang được nhiều vũ khí hơn của trực thăng vận tải hạng nặng Ch - 47. Trong khi chờ đợi sự ra đời của phiên bản mới này, Boeing đã đưa ra 1 số nâng cấp cho Ch - 47A và được quân đội Mỹ chấp nhận trang bị, các máy bay Ch - 47A sau khi được nâng cấp được gọi là Ch - 47B.

(http://farm3.anhso.net/upload/20111210/21/o/anhso-21236_ch47_chinook_2.jpg)

  Về bản chất thì Ch - 47B vẫn là Ch - 47A nên các trang bị về động cơ cũng như các thiết bị hàng không của máy bay vẫn được giữ nguyên, điểm khác biệt là động cơ phía sau của Ch - 47B được nâng cao hơn so với động cơ phía trước. Việc nâng cao động cơ phía sau giúp cho máy bay hoạt động tốt hơn khi bay ở độ cao thấp, đặc biệt là khi bay treo, trong khoang chở hàng Ch - 47 được trang bị thêm 1 móc treo giúp cho việc bốc xếp hàng hóa được dễ dàng hơn.

(http://farm3.anhso.net/upload/20111210/21/o/anhso-21223_CH-47DF_DVD-1100-2.jpg)


 Về vũ khí Ch - 47B được trang bị 1 súng máy M - 60D cỡ nòng 7,62mm, ngoài ra nó có thể mang và phóng được các loại rocket M - 24 hoặc M - 41. Cũng như bom khói và bom Napan. Rocket và bom được treo trên 2 giá treo ở 2 bên sườn của máy bay, ngoài ra Ch - 47B có thể mang được 10T hàng hóa hoặc 20 lính đổ bộ được trang bị đầy đủ. 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:59:45 pm
Trực thăng vận tải hạng năng Ch - 47C

 Mặc dù nhận được yêu cầu của quân đội Mỹ về việc phát triển phiên bản mới của trực thặng vận tải hạng nặng Ch - 47 từ năm 1964, nhưng phải mãi tới năm 1970 Boeing mới đưa ra được phiên bản mới này với tên định danh là Ch - 47C, về ngoại hình thì Ch - 47C không khác biệt với 2 phiên bản trước nhưng Ch - 47C được trang bị hoàn toàn mới về động cơ cũng như các hệ thống hỗ trợ khác.

(http://farm3.anhso.net/upload/20111211/13/o/anhso-131536_CH-47_Chinook.jpg)


 Ch - 47C được trang bị hệ thống ổn định theo trục dọc của máy bay PSA, hệ thống này giúp cho máy tăng cường sự ổn định khi mang tải nặng đặc biệt là khi treo hàng hóa ở móc treo dưới bụng máy bay. Ch - 47C cũng được trang bị máy tính kiểm soát hành trình bay có khả năng hỗ trợ phí công điều khiển máy bay và sao lưu dữ liệu, máy bay cũng được trang bị các thiết bị nhìn đêm ở bước sóng hồng ngoại và thiết bị phóng đạn mồi nhiệt chống các loại vũ khí pk dùng đầu do hồng ngoại được bố trí ở phần nóc của máy bay dọc theo thân. Ch - 47 cũng có hệ thống lái tự động với nhiều chế độ bay khác nhau được lập trình sẵn.  Ch - 47C được trang bị 2 động cơ tuabin phản lực Lycoming T55-L-11 với tổng công suất lên tới 7500 sức ngựa, nhờ đó máy bay có thể cất cánh với tổng trọng tải lên tới 21T trong đó trọng lượng hàng hóa là 11T. Hoặc 30 lính đổ bộ được trang bị đầy đủ. Ch - 47C hoạt động trong cả quân đội lẫn bên dân sự.   

 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 02:17:06 pm
Thông số kĩ thuật của máy bay vận tải hạng năng Ch - 47

Hãng sản xuất: Boeing
Nước sản xuất: Hoa Kỳ
Năm sản xuất: 1962
Năm chấp nhận đưa vào trang bị: 1962

Tổ lái: 4 người
Chiều dài máy bay: 15m
Chiều dài cánh quạt nâng: 18m
Trọng lượng rỗng: 10t
Trọng tải cất cánh tối đa: 21t

Động cơ: 2 x 2 động cơ tuabin phản lực T55-L7/7C/11 tùy theo phiên bản
Tốc độ bay tối đa: 350km/h
Tốc độ tiết kiệm nhiên liệu: 200km/h
Tầm bay tôi đa: 1000km
Bán kính chiến đấu: 500km
Trần bay: 5000m
Máy bay có thể chơ được 30 lính đổ bộ trang bị đầy đủ hoặc 11t hàng hóa
Vũ khí: 1 pháo M - 5 cỡ nòng 40mm, 4 súng máy M - 60D cỡ nòng 7,62mm, ngoài ra máy bay còn có thể mang theo rocket; bom khói; bom napan tùy theo nhiệm vụ.



Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 05:07:37 pm
Lịch sử tham chiến của máy bay vận tải hạng năng Ch - 47

  Trên thế giới Ch - 47 được sử dụng bởi lực lượng KQM và các nước đồng minh, đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhỏ khác nhau như: Chiến tranh Việt Nam; chiến tranh Iran - Iraq; cuộc chiến tại đảo Falklands giữa Anh và Argentine; cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991; và gần đây là 2 cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tai Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003. 

  Trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam của Mỹ và tay sai, Ch - 47 xuất hiện ngay từ những năm đầu của cuộc chiến và ngày càng nhiều hơn trong giai đoạn từ 1965 trở về sau. Tại Việt Nam Ch - 47 được sử dụng bởi quân đội Mỹ, quân đội VNCH và quân đội Úc, Ch - 47 tham gia vào nhiều chiến dịch lớn của cuộc chiến mà điển hình là cuộc hành quân vào vùng Đông Bắc Campuachia năm 1970 và cuộc hành quân Làm Sơn 719 năm 1971. Đặc biệt trong cuộc tháo chạy toàn loạn của Mỹ và đông minh mang tên "Kẻ Liều Mạng" những ngày cuối cùng của cuộc chiến Ch - 47 được sử dụng rất nhiều làm phương tiện di tản. Đã có khoảng hơn 600 chiếc Ch - 47 được sử dụng trong chiến tranh VN, và đã có khoảng 200 chiếc bị quân và dân ta bắn hạ.

  Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, Ch - 47C được sử dụng làm phương tiên cơ động quân chính của quân đội hoàng gia Iran. Và đã có nhiều chiếc bị bắn hạ bởi tên lửa Pk của quân đội Iraq. Trong cuộc chiến tại đảo Falklands Ch - 47 được sử dụng bởi cả 2 bên tham chiến.

(http://farm3.anhso.net/upload/20111211/13/o/anhso-131541_E_Model_2.jpg)

  Sau khỉ giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, trong số chiến lợi phẩm ta thu được của địch có 5 chiếc máy bay vận tải hạng nặng Ch - 47. Số máy bay này được biến chế cho C - 17 mới được thành lập. Sau khi được làm lại lí lịch bay cũng như hoàn thành công tác đồng bộ và huấn luyện chuyển loại cho phi công, Ch - 47 đã được các phi công của Ch - 17 điền khiển tham gia vào các chiến dịch đánh bật quân Bôn bốt tại các đảo của ta bị chúng chiếm giữ trái phép. Ch - 47 đã cùng với các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tham gia giải phóng nhân dân Campuachia khỏi họa diệt chủng, các máy bay Ch - 47 trong biên chế của KQNDVN hoạt động tới những năm giữa của thập niên 80 thì được cho nghỉ hưu dần vì thiếu phụ tùng bảo dưỡng máy bay và máy bay hết tuổi bay.   

   


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 08 Tháng Hai, 2012, 06:29:33 pm
May Bay Tiêm Kích Hạng Nhẹ F - 5

 Máy bay F - 5 là mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ, có giá thành rẻ được hãng Northrop Grumman phát triển cho Không quân Mỹ và đồng minh. Chương trình F - 5 được bắt đầu vào cuối những năm 50 của thế kỉ 20, và chính thức nhận được tài trợ của Quân đội Mỹ từ năm 1962, mặc dù F - 5 không được không quân Mỹ sử dụng cho mục đích chiến đấu nhưng F - 5 vẫn là mẫu máy bay rất thành công về mặt thương mại khi nó được xuất khẩu tới nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ. Không quân Mỹ chỉ sử dụng máy bay F - 5 làm máy bay huân luyện phi công chiến đấu trong vai trò đóng giả Mig, ngoài ra F - 5 cũng được phát triển thành máy bay huấn luyện T - 38 được Nasa dùng để huấn luyện phi hành gia.


(http://666kb.com/i/c12w4dc1lzwpc6pno.jpg)

Bản vẽ của máy bay F - 5
     
 Nguyên mẫu đầu tiên của F - 5 là chiếc N - 156 được Northorop Grumman chế tạo vào cho bay thử vào khoảng năm 1958, mẫu thử N - 156 có bước tiến đáng kể về mặt hình dáng khi động của máy bay so với các máy chiến đấu cùng thời. N - 156 có thân rộng được bố trí 2 khe lấy khi động cơ ở 2 bên thân máy bay, máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực đốt phụ trội J - 85 của hãng General Electric. Động cơ J - 85 nguyên bản là động cơ được trang bị cho máy bay không người lái. N - 156 được trang bị cặp cánh nâng chính bố trí nghiêng 45 độ xuôi theo thân máy bay, dưới mỗi bên cánh được bố trí 3 mấu treo vũ khí với tải trọng vũ khí khoảng 2T gồm các loại pháo, bom rocket không điều khiển và tên lửa đối không sử dụng đầu dò hồng ngoại. Máy bay đạt tốc độ cực đại 1,6M và bán kính chiến đấu 1000km, tuy nhiên điểm yếu của nó là nó không được trang bị radar phục vụ cho việc theo dõi mục tiêu phi công chỉ cỏ thể xác định theo dõi và ngắm bắn mục tiêu nhờ hệ thống kính ngắm quang học được bố trí ở mũi máy bay. Sau khi hoàn thành các bước thử nghiệm, năm 1962 mẫu thử N - 156 chính thức được đưa vào sản xuất hàng loại với mã trang bị là F - 5, khi được đưa vào sản xuất F - 5 có 2 phiên bản là phiên bản 1 chỗ ngồi được gọi là F - 5A và phiên bản 2 chỗ ngồi được gọi là F - 5B cả 2 phiên bản này đều được biết đến bằng biệt danh "Freedom Fighter".

(http://666kb.com/i/c12wo1aijyhwcye04.jpg)

Bản vẽ cấu tạo của F -5A


         


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: pvnaf trong 20 Tháng Sáu, 2012, 06:26:26 pm
Nhân có topic này nói về các máy bay trang bị trong KQNDVN từ khi thành lập đến nay, em muốn hỏi một chút về dòng máy bay An-2 ở Hà Nội. Hồi còn nhỏ chừng năm 1983-1986, em ở khu vực Trúc Bạch và Phó Đức Chính thường hay nhìn thấy một chiếc máy bay An-2 hay bay vòng quanh Hồ Tây. em cũng không nhớ rõ nó là thủy phi cơ nữa hay không.

Do vậy, có bác nào có thông tin về những chiếc An-2 hay bay quanh Hồ Tây thời đó thì chia sẻ cho em, nhất là về hình ảnh và số hiệu máy bay. Ngoài ra em ko nhớ rõ là chiếc này có phải thủy phi cơ không, có bác nào đã từng gặp và biết thôgn tin về em nó xin nhờ các bác viết về nó giúp em.

Xin cảm ơn các bác.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: su22 m4 trong 21 Tháng Sáu, 2012, 09:06:25 pm
Nhân có topic này nói về các máy bay trang bị trong KQNDVN từ khi thành lập đến nay, em muốn hỏi một chút về dòng máy bay An-2 ở Hà Nội. Hồi còn nhỏ chừng năm 1983-1986, em ở khu vực Trúc Bạch và Phó Đức Chính thường hay nhìn thấy một chiếc máy bay An-2 hay bay vòng quanh Hồ Tây. em cũng không nhớ rõ nó là thủy phi cơ nữa hay không.

Do vậy, có bác nào có thông tin về những chiếc An-2 hay bay quanh Hồ Tây thời đó thì chia sẻ cho em, nhất là về hình ảnh và số hiệu máy bay. Ngoài ra em ko nhớ rõ là chiếc này có phải thủy phi cơ không, có bác nào đã từng gặp và biết thôgn tin về em nó xin nhờ các bác viết về nó giúp em.

Xin cảm ơn các bác.

   An - 2 là máy bay 2 tầng cánh do Cục thiết kế Antonov của LX thiết kế và sản xuất, An - 2 không phải là thủy phi cơ bạn ạ. Ban đầu An - 2 được thiết kế dành cho mục đích nông nghiệp và vận tải nhẹ. Nhưng do An - 2 có các ưu điểm là có thể cất hạ cánh trên đường băng ngắn, máy bay có độ bộc lộ radar thấp do nó được làm gần như hoàn toàn bằng gỗ. Ngoài ra An - 2 còn có tốc độ tròng trành thấp nên hệ số an toàn của nó rất cao đặc biệt khi bay ở độ cao thấp do đó sau này người ta dùng nó cho mục đích vận tải quân sự, trinh sát pháo binh và còn dùng cho việc thả các nhóm đặc công dù vào sâu trong đất địch. An - 2 cùng với Li - 2 là 2 loại máy bay đầu tiên có trong trang bị của KQNDVN vào năm 1956, và An - 2 đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Ngày nay trong đội hình của C - 18 KQNDVN vẫn duy trì An - 2 trong trang bị chủ yếu dùng cho mục đích huấn luyện dù và chụp không ảnh địa hình toàn quốc.

Ps: Bạn muốn tìm hiểu về An - 2 thì xem lại phần đầu của topic này mình đã viết đầy đủ về máy bay An - 2. 


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: pvnaf trong 23 Tháng Sáu, 2012, 04:45:15 pm
Cảm ơn bác về thông tin An-2... em vẫn thường xuyên chụp An-2 ở bên GL nên cũng không xa lạ gì chiếc này. Ngoài ra cũng bổ sung thôgn tin cho bác để bác nghiên cứu thêm về dòng máy bay này An-2V là phiên bản thủy phi cơ của An-2, và nó có tên gọi khác là An-4. Hình ảnh chiếc An-2V/An-4 như sau:

(http://www.ctrl-c.liu.se/misc/ram/an-4-sh2p376.jpg)

(http://www.emodels.co.uk/plastic-kits/images/products_images/VAL48004.jpg?osCsid=8d029c27e819c9d8407c305046917982)

(http://www.aero-auktion.com/lots/bilder/915/bild2.jpg)

(http://www.aero-auktion.com/lots/bilder/915/bild9.jpg)

Vấn đề em muốn hỏi là, hồi nhỏ tầm năm 1983-1988, em có nhìn thấy nhiều lần máy bay An-2 bay rất thấp trên mặt hồ Tây, lúc đó em không còn nhớ rõ nó chỉ bay qua mặt hồ Tây hay còn hạ cánh xuống nước nữa... Vì vậy em muốn hỏi xem có ai còn nhớ hoặc có liên quan đến những chiếc AN-2 bay ở Hồ Tây thì cho em thêm thông tin về những chiếc máy bay này và đặc biệt nó có phải là loại An-2V/An-4 có thể hạ cánh xuống nước không? Thực sự lúc đó còn nhỏ chưa ý thức được về các loại máy bay và quá lâu để nhớ chính xác nữa.

Em còn nhớ mang máng hình như những chiếc An-2 này có màu vàng...

Vậy kính mong bác nào biết về chiếc máy bay này cho em biết thêm thôgn tin về nhiệm vụ bay, số hiệu máy bay, màu sơn, v.v... có phải là Thực ra em muốn làm 1 mô hình máy bay tỉ lệ 1/48 cho chiếc máy bay hồi nhỏ em nhìn thấy, thành ra cũng muốn tìm hiểu thật kỹ để làm cho giống thật.

Trân trọng cảm ơn các bác.

PS:

 Ngày nay trong đội hình của C - 18 KQNDVN vẫn duy trì An - 2 trong trang bị chủ yếu dùng cho mục đích huấn luyện dù và chụp không ảnh địa hình toàn quốc.

Ps: Bạn muốn tìm hiểu về An - 2 thì xem lại phần đầu của topic này mình đã viết đầy đủ về máy bay An - 2.  

C18 thực ra là viết tắt của CHÍN 18 vì vậy em nghĩ nó không có gạch C-18 đâu bác ạ... cũng giống như C18 thuộc Sư đoàn B71 (371)



Tặng bác Su-22M4 một số ảnh An-2 em chụp ở HN. Ngoài ra Su-22M4 cũng là dòng máy bay mà em yêu thích, và cũng thường xuyên săn ảnh em nó ở một sân bay tại Hà Nội :D ...

Ảnh do em chụp up lên Jetphotos và Airliners.net
http://www.jetphotos.net/members/photostats.php?photog_id=38406
http://www.airliners.net/search/photo.search?photographersearch=PG%20Son&distinct_entry=true

(http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/4/6/5/1569564.jpg)

(http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/4/6/8/1580864.jpg)

(http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/6/0/7/1590706.jpg)

(http://cdn-www.airliners.net/aviation-photos/photos/7/1/5/1587517.jpg)

(http://images3.jetphotos.net/img/2/8/8/8/52938_1254423888.jpg)

(http://images3.jetphotos.net/img/2/0/3/4/68242_1253095430.jpg)

(http://images3.jetphotos.net/img/2/3/1/0/22568_1252076013.jpg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: anmig21 trong 07 Tháng Tám, 2012, 12:42:55 am
Có bác nào biết mấy cái c130 nghỉ hưu bây giờ ở đâu không ạ ???



Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: selene0802 trong 07 Tháng Tám, 2012, 03:39:55 pm
Có bác nào biết mấy cái c130 nghỉ hưu bây giờ ở đâu không ạ ???


Sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực cảng hàng hóa
(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/111.jpg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: BOM BI trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 11:23:13 am
Một số hình ảnh cũ về các loại máy bay Mỹ được trang bị trong KQNDVN.

Xe thiết giáp Type 63 của QDNDVN tuần tra ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày 09 tháng 05 năm 1975, bên trái là các máy bay vận tải C 47 của VNCH. Trên cơ cở những chiếc C 47 này, trung đoàn không vận số 918 đã được thành lập ngày 05 thàng 07 năm 1975.
(http://img2.imageshack.us/img2/8036/97812333.jpg)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: cafengocanh trong 13 Tháng Giêng, 2013, 12:04:30 pm
.... Các loại máy bay được giới thiệu trong topic này gồm các loại sau:
   A - 37
 AD - 1
 An - 2
 An - 24
 An - 26
   C - 119                                    
   C - 130
 CH - 47
   F - 5
 Ka - 25
 Ka - 27
 Ka - 32
 HL - 1
  L  - 19
  L  - 29
  L  - 39
 LI  - 2
 M - 28
 Mil - 4
 Mil - 6
 Mil - 8
 Mil - 10
 Mil - 17
 Mil - 24
 Mil - 171
 Mig - 15
 Mig - 17
 Mig - 19
 Mig - 21
 IL   - 14
 IL   - 18
 Su  - 22
 Su  - 27
 Su  - 30
  U  - 17
 UH - 1
 UH - 47
VNS - 41
 Yak - 18
 Yak - 52.
 Em rất mong được các bác ủng hộ và giúp đỡ cho em hoàn thành thắng lợi topic này ạ.

Đây cũng là 1 chủ đề hay. Cảm ơn bạn.
Baoleo xin bổ xung thêm 2 loại, mà KQ ta được trang bị:
-BE 22: Thủy phi cơ, những năm 8x, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Sân bay căn cứ ở Cát Bi - Hải Phòng
-IL 28: Máy bay ném bom phản lực hạng trung. Năm 1972, đã có 1 trận đánh ra trò bên Lào.
BE 12 Thủy phi cơ của LX viện trợ cho VN chứ ko phải BE 22 bác ạ.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: cafengocanh trong 13 Tháng Giêng, 2013, 06:02:32 pm
(http://[img][img])[/img][/img]
Thưa các bác và các bạn! Hôm nay em mở topic này với mong muốn cùng các bác và các bạn, thảo luận về vũ trang bị của KQNDVN qua các thời kì. Các loại máy báy được giới thiệu trong topic này, được trình bầy theo thứ tự A,B,C... Không phân biệt thời gian chính thức được trang bị cho Không quân ta. Các loại máy bay được giới thiệu trong topic này gồm các loại sau:
   A - 37
 AD - 1
 An - 2
 An - 24
 An - 26
   C - 119                                    
   C - 130
 CH - 47
   F - 5
 Ka - 25
 Ka - 27
 Ka - 32
 HL - 1
  L  - 19
  L  - 29
  L  - 39
 LI  - 2
 M - 28
 Mil - 4
 Mil - 6
 Mil - 8
 Mil - 10
 Mil - 17
 Mil - 24
 Mil - 171
 Mig - 15
 Mig - 17
 Mig - 19
 Mig - 21
 IL   - 14
 IL   - 18
 Su  - 22
 Su  - 27
 Su  - 30
  U  - 17
 UH - 1
 UH - 47
VNS - 41
 Yak - 18
 Yak - 52.
 Em rất mong được các bác ủng hộ và giúp đỡ cho em hoàn thành thắng lợi topic này ạ.
Em góp thêm 1 con nữa là An 14 do LX viện trợ cho VN và chuyên chở Bác Hồ đi công tác.
em có hình con này mà em ko post lên đc.các bác chỉ em cách post với.ko thì làm cách nào để em gửi hình rồi post hộ em.


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: anmig21 trong 26 Tháng Sáu, 2014, 09:43:07 pm
Có cách nào vào được chỗ để c 130 trong tsn không các bác
 :)


Tiêu đề: Re: Lược sử trang bị của KQNDVN từ khi thành lập tới nay
Gửi bởi: traitoto trong 20 Tháng Năm, 2015, 01:00:53 pm
C 130 có 1 cái đang trưng bày ở sân bay Tàcơn ( khe sanh - Quàng Trị ), còn đa số bán ve chai hết rồi  :)