Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Tác giả chủ đề:: copbien51 trong 23 Tháng Năm, 2008, 09:14:22 pm



Tiêu đề: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 23 Tháng Năm, 2008, 09:14:22 pm
     
       HOÀNG ĐÌNH ÁI (1527-1607)
     Ông là người huyện Vĩnh Phúc (nay là huyệnVĩnh Lộc , Thanh Hoá ), là con nhà cậu của Lượng Quốc Công Trịnh Kiểm . Ông là người có học thức , thông binh pháp , trong thời gian nhà Lê Trung Hưng ở Thanh Hoá chống Mạc ,lập nhiều công lớn ,được phong Quảng Tây Hầu .
      Năm 1557 , ông được phong Đô đốc chỉ huy sứ Vệ Cẩm y .Năm 1558 , ông được phong tước Vinh Quận Công , lúc ấy ông mới 32 tuổi .
       Năm 1570 , Lượng Quốc Công Trịnh Kiểm mất , Trịnh Cối mưu nổi loạn đầu hàng nhà Mạc , ông cùng với các tướng Hà Thọ Lộc , Nguyễn Hữu Lưu dẹp tan cuộc biến loạn đó . Lợi dụng tình hình rối ren đó , Mạc Kính Điển kéo quân vào đánh . Ông được cử cùng với Đặng Huấn đem quân ra đường bên hữu , đến đâu giặc đều  tan vỡ cả , bình định được các huyện Quảng Xương , Nông Cống , Ngọc Sơn .
        Năm 1573 , đời Lê Thế Tông ông được phong Thái Phó . Cũng trong năm này , quân Mạc do Mạc Kính Điển chỉ huy lại vào đánh phá , ông dự chiến phá tan được ở Cẩm Thuỷ , Đường Sơn .
        Năm 1581 , tướng Mạc Đôn Nhượng thống lĩnh các đạo quân kéo vào đánh phá, chung vượt đường biển đến huyện Quảng Xương , đóng quân ở núi Đường Ngang . Ông được cử thống lĩnh các tướng đem quân chống giữ . Ông họp các tướng chia làm ba đạo , bảo cùng dẫn quân đều tiến , còn mình tự đốc đại quân , ra hiệu lệnh tiến quân đánh nhau với quân Mạc một trận lớn. Quan quân nhuệ khí rất mạnh ,  quân Mạc đại bại , Mạc Đôn Nhượng phải thu tàn binh trốn về Kinh ấp .Sau trận đó , ông được phong Thái Uý (1582 )
        Năm 1591 tình hình đã có nhiều biến chuyển , quân đội đã mạnh nên Trịnh Tùng chủ trương tiến quân ra Bắc , ông được cử chỉ huy đạo quân thứ hai là Dinh hữu khu , đánh tan quân Mạc ở Phấn Thượng ( Sơn Tây ), bắt sống được tương giặc là Nguyễn Quyện , tướng giặc là Bùi Văn Khuê xin hàng . Cuối năm 1592 ông lại đem quân phá tan quân Mạc Kính Chỉ ở Thanh Lâm . Đại quân Mạc bị tiêu diệt
        Năm 1593 khi diêt xong nhà Mạc , lấy lại được kinh đô , lúc bàn công ban thưởng ông được gia phong Hữu tướng , Thái uý , tước Vinh Quốc Công .
        Mấy năm sau đuổi hẳn tàn binh nhà Mạc lên Cao Bằng , ông được phong làm Thái Tể .
        Năm 1599 , Lê Kính Tông lên ngôi , ông được gia phong làm Đồng bjnhf chương sự , cho tham dự việc triều chính .
        Ông mất năm 1607 , thọ 81 tuổi , được truy phong Mậu Nghĩa Công , ban tên thuỵ là Hậu Đức , cho khắc bia '' thần đạo '' để ghi công .


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: tuaans trong 24 Tháng Năm, 2008, 05:54:25 am
Nhà bác cho em xin cái nguồn?


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 24 Tháng Năm, 2008, 10:00:57 am
Này thì nguồn này:
Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc Việt Nam (Trần văn Thịnh, nhà xb khoa học năm 2005)

Đại Việt Sử kí toàn thư (Ngô sĩ Liên, Nhà xuất bản văn hóa thông tin năm 2006)

Võ tướng Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, Nhà xuất bản văn hóa thông tin năm 2007)


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: tuaans trong 24 Tháng Năm, 2008, 10:05:14 am
Bác đừng nóng!
Theo cái nguồn của bác thì cái bài đầu là do bác tổng hợp ra phải không ạh?

Vì chỗ này là thư viện nên chỉ post nguyên văn 1 cuốn sách thôi,bác ạ!


Tiêu đề: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
Gửi bởi: copbien51 trong 26 Tháng Năm, 2008, 06:40:52 pm
             LÊ VĂN AN (? - 1437)
       
       Danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở làng Mục Sơn (nay là xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá),tham dự Hội thề Lũng Nhai (1416). Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra (1418) ông đã chỉ huy quân Thiết Đột, đánh trên trăm trận lớn nhỏ, rất dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Ông đã tham gia một số trận đánh quan trọng như : trận Khả Lưu, trận Tân Bình - Thuận Hoá (1424); vây hãm và dụ hàng giặc ở thành Nghệ An (1425). Năm 1427, ông cùng với tướng Lê Lý (tức Nguyễn Lý) được lệnh đem 3 vạn quân hỗ trợ cho tướng Lê Sát ở Chi Lăng - Xương Giang. Ông đã lập công lớn trong trận đánh Xương Giang (11- 1427).
        Sau ngày toàn thắng, với những công lao nói trên ông được phong Nhập nội tư mã, hàm Suy trung Bảo chính công thần, tước Đình Thượng Hầu.
         Năm 1434, nhân có biến loạn ở Lạng Sơn, ông được cử chức Tư mã Bắc đạo, đem quân đi đánh dẹp. Lập công, tuy được thăng chức Nhập nội Đại tư mã, Đô đốc Tổng quản Bắc đạo nhưng vẫn bị chê trách (vì đã bắt bớ tràn lan, không làm yên lòng dân).
          Năm 1437 ông mất, được truy tặng Tư Không, ban cho tên thuỵ là Trung Hiến.

       Nguồn :
        -  Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (Đinh Xuân Lâm- Trương Hữu Quýnh)-NXB Giáo Dục - 2006
        -   Võ tướng Thanh Hoá trong lịch sử dân tộc (Trần Văn Thịnh)- NXB Khoa học xã hội - 2005         


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 27 Tháng Năm, 2008, 03:48:47 pm
                                                 NGUYỄN ÁNH (1762-1819)

      Vua đầu tiên,sáng lập triều đại nhà Nguyễn,là cháu của chúa Định-Nguyễn Phúc Thuần
Năm 1777,sau khi Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn giết ,con cháu chúa Nguyễn phải trốn tránh để khỏi bị sát hại Nguyễn Ánh là một người quả cảm,có chí lớn .Ông đã tập hợp lục lượng để chống Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của nhà chúa.Năm1780,Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Gia Định,tiếp tục chống quân Tây Sơn.Sau nhiều năm thất bại phải chốn tránh ,hai lần chốn ra đảo Phú Quốc,ông đã cầu viện sự giúp đỡ của ngoại bang mượn năm vạn quân Xiêm sang nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh tan trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1875); cho con là Hoàng Tử Cảnh sang Pháp để cầu viện trợ và kí hiệp ước ngày 28/11/1787, nhưng hiệp ước này đã không được thực hiện.
   Năm 1787 ,nhân khi anh em Tây Sơn  bất hòa ,xung đột , tranh quyền đoạt vị ,Nguyễn Ánh đã đem quân đánh chiếm lại được Gia Định.Khi lực lượng đã mạnh,đến năm 1801 ,Nguyễn ánh đã thu phục lại được thành Phú xuân và năm sau đã chiếm được kinh đô Thăng Long,lật đổ nhà Tây Sơn ,làm chủ cả đất nước lên ngôi vua,đặt niên hiệu là Gia Long.Đổi quốc hiệu là Việt Nam (1804)
    Sau khi lên ngôi ông đã ra lệnh trả thù nhà Tây Sơn một cách tàn bạo.Để đưa đất nước vào thế ổn định, Gia Long đã đặt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh,liên hệ với Xiêm La,Chân Lạc,Ai Lao : chú trọng quy định pháp luật,năm 1815 bộ " Quốc triều hình luật " (còn gọi là "luật Gia Long " ) được ban hành gồm 22 quyển với 398 điều ; cho tổ chức lại nhà nước từ trung ương đến địa phương,lập sổ hộ tịch để dễ kiểm soát, lệnh cho các làng ,xã trong toàn quốc phải lập sổ địa bạ ,định thuế khóa,....
     Đồng thời ông cũng có nhiều hành động nhằm chấn hưng văn hóa giáo dục.Từ năm 1802 ,Nguyễn Ánh đã ra lệnh soạn các bộ sử : "Chính biên" ,"tiền biên ", "Cương mục".Năm 1806 ,sai biên soạn bộ "Nhất thống địa dư chí" gồm 10 quyển,cho lập các văn miếu ở địa phương, phát triển Nho học,mở khoa thi Hương.
     Năm 1819,ông mất,thọ 59 tuổi sau khi đổi ngôi cả chúa và vua tổng cộng 39 năm.



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 27 Tháng Năm, 2008, 06:52:09 pm
            Tôi xin đính chính lại phần viết về Nguyễn ÁNH :
    - Trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1785 chứ không phải 1875.
    - Còn phần dưới là Chân Lạp chứ không phải Chân Lạc.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: tuaans trong 27 Tháng Năm, 2008, 07:35:02 pm
Góp ý (í tốt ;D)

- Dấu câu, dấu ngắt đoạn nên sát ngay sau chữ cuối.
- Chính tả còn sót chữ (trốn tránh # chốn tránh)
 ;D


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 31 Tháng Năm, 2008, 08:32:01 pm
                       PHẠM BÀNH (1827-1887)
       
         Ông quê ở làng Tương Xá (nay thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864), làm quan đến chức án sát tỉnh Nghệ An, nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống nhân dân.
         Năm 1885,hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông bỏ quan về quêcùng với Hoàng Bật Đạt mộ quan khởi nghĩa. Giữa năm 1886 ông được cử cùng với Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung và làm bàn đạp toả đánh địch ở đồng bằng. Căn cứ Ba Đình thuộc địa phận huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Sở dĩ gọi là Ba Đình vì nơi đây gồm 3 làng: Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh ở liền nhau, mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở làng này sẽ nhìn thấy đình ở hai làng bên và có một ngôi nghè chung, Lập căn cứ Ba Đình nghĩa quân có thể kiểm soát và khống chế đường số 1(là con đường đi yết hầu của địch từ Bắc vào Nam), hơn thế nữa địa thế nơi đây rất thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ phòng ngự kiên cố và từ đó nghĩa quân có thể toả ra ngăn chặn những hoạt động của địch ở khu vực giữa Ninh Bình và Thanh Hoá.
           Sau những thất bại nặng nề ở Ba Đình, thực dân Pháp chủ trương tẩp trung đủ mọi binh chủng, có pháo binh yểm trợ đã tiến hành bao vây và mở nhiều đợt tấn công mới hạ nổi được Ba Đình.
           Mặc dù tuổi già sức yếu (lúc này ông đã 60 tuổi) nhưng Phạm Bành luôn có mặt ở trận địa, nơi nguy hiểm nhất để động vên và khích lệ các nghĩa binh chiến đấu.
           Ba Đình thất thủ, ông đưa nghĩa quân rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao (Yên Định) ngay đêm 20-2-1887, rồi lánh về quê. Nhưng sau để cứu mẹ già và con là Phạm Tiêu bị giặc bắt làm con tin, ông đã ra đầu thú và uống thuốc độc tự tử ngay sau khi mẹ và con được thả ngày 18 - 3 năm Đinh Hợi (tức ngày 11 - 4 - 1887) để tỏ rõ khí tiết của mình.


                          NGUYỄN BẶC (924 - 980)

           Danh tướng của Đinh Bộ Lĩnh. Ông quê ở Gia Miêu (nay là xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hoá). Xét trong gia phả, ông là tổ tiên của Nguyễn Kim và dòng họ của vua nhà Nguyễn khởi đầu là Gia Long (Nguyễn ánh). Ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân từ buổi đấu, thường được cử chỉ huy một đạo quân lớn đánh vào sào huyệt các sứ quân. Nhà Đinh thành lập, ông được phong Định Quốc Cồng (971). Năm 979 vua Đinh cùng con là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám hại, ông truy bắt được, chém chết. Sau đó , ông cùng với Lê Hoàn, Đinh Điền đưa con nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toànlên ngôi vua. Do vua nối ngôi còn nhỏ (6 tuổi), Lê Hoàn được cử làm Nhiếp chính. Ông nghi ngờ Lê Hoàn có ý muốn cướp ngôi nên đã cùng với Đinh Điền, Phạm Hạp dấy quân, tiến công vào kinh thành. Quân của Lê Hoàn nhờ chuẩn bị trước đã đánh bại cuộc tiến công. Ông bị bắt và bị xử tử.



                        LƯƠNG ĐẮC BẰNG (1472 - ?)

          Ông quê ở làng Hội Triều, huyện Hoằng Hoá, đỗ Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi (1499) đời Lê Hiến Tông, làm quan đến Tả thị lang bộ Lại dưới triều Lê Tương Dực. Năm 1510, ông dâng ''kế sách trị bình'' 14 điều lên vua yêu cầu sửa sang chính trị. Nhà vua khen ngợi nhưng không thi hành. Sau thăng lên Thượng thư bộ Lại kiêm Đông các đại học sĩ, tước Đôn Trung Bá. Ông xin nghỉ việc lui về ở ẩn. Ông là thân sinh của Lương Hữu Khánh và Lương Khiêm Hanh, tất cả đều nổi tiếng thần đồng từ bé.
          Có tài liệu nói Lương Đắc Bằng tinh thông thuật số, truyến lại cho học trò là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng hiện nay, ngoài bản ''kế sách trị bình'', ông không để lại tác phẩm nào khác.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: trinhlenam_89 trong 01 Tháng Sáu, 2008, 05:18:49 pm
Xin lỗi bác, nhưng bác có nhiều tài liệu như thế liệu bác có thể viết kĩ thêm một  chút được không, em thấy thế này sơ sài quá. Nếu bác có thể mỗi vị tướng bác cho em thêm tài liệu về các trận đánh họ tham gia chẳng hạn, công tội của họ chẳng hạn, bác viết kĩ thêm một chút được không. ;D


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 05 Tháng Sáu, 2008, 02:39:26 pm
                  ĐỖ BÍ (Thế kỉ XV)
 
        Ông quê ở thôn Cung Hoàng (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hoá). Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những buỗi đầu.
        Tháng 4 năm Mậu Tuất (1418), quân Minh vây đánh, bộ chỉ huy bị vây hãm ở núi Chí Linh hơn 3 tháng trời, ông luôn đi sát để bảo vệ Lê Lợi.
        Ông là một vị tướng có tài. Năm 1424, ông được cử tham gia chỉ huy trận Khả Lưu, chặn đứng cuộc hành quân của giặc, không cho chúng đánh chiếm lại Trà Lân- một vị trí hết sức quan trọng án ngữ mạch giao thông phía tây Nghệ An. Trận này ta thắng lớn, làm thay đổi hẳn tình hình theo chiều hướng có lợi cho Lam Sơn.
        Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tiến quân ra Bắc,ông được cử cùng với các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Lý Triện chỉ huy đạo quân thứ nhất gồm 3000 quân và một thớt voi, có nhiệm vụ uy hiếp mặt Nam thành Đông Quan. Khi vừa tiến ra phía Nam thành Đông Quan, đạo quân này đã lập được ba chiến công vang dội: thắng trận Ninh Kiều (9-1426), trận Nhân Mục (9-1426), trận Xa Lộc (10-1426). Ông đã vinh dự được chỉ huy trực tiếphai trận Ninh Kiều và Nhân Mục.
         Tháng 11 năm 1426, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu nguy, đóng ở Đông Quan hòng làm thay đổi tương quan lực lượng. Mặc dù vậy, ông và các tướng chỉ huy cũng hạ quyết tâm chủ động đánh giặc, trận phục kích Tốt Động- Chúc Động thắng lợi đã thể hiện điều đó, buộc Vương Thông phải rút về cố thủ trong thành Đông Quan. Từ đây nghĩa quân vây chặt Đông Quan. Ngày 7 tháng 2 năm Đinh Mùi (tức ngày 4-3-1427), Vương Thông bất ngờ tấn công vào khu vực đóng quân của ông và Lý Triện ở Qủa Động. Trận này, Lý Triện đã anh dũng hy sinh, còn ông thì bị bắt, mãi đến khi Vương Thông đầu hàng mới được trao trả.
          Năm 1428, sau thắng lợi hoàn toàn, lúc luận công ban thưởng, ông được ban quốc tính, tước Huyện hầu (là 1 trong số 14 người được ban tước này).
          Trong suốt 20 năm làm quan trong triều, ông vẫn luôn liêm khiết và được tín nhiệm. Năm 1448, lúc vua Lê Nhân Tông cùng đông đả bá quan văn võ về bái yết Lam Kinh, ông và Nguyễn Thận vinh dự được ở lại coi giữ kinh thành Thăng Long. Sau ông mất vào năm nào, không thấy sử chép.



                         BÙI BỊ (Thế kỉ XV)

           Ông quê ở Hào Lương, huyện Lương Giang (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá). Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. Năm 1418, ông cùng với Trịnh Khả bơi theo thuyền giặc, bí mật giành lại hài cốt của tổ tiên Lê Lợi khi giặc Minh hèn hạ trả thù bằng cách quật mồ mả.
           Khi giặc ồ ạt tiến công vào Lam Sơn, bắt được gia quyến của Lê Lợi, nghĩa quân phải rút về Chí Linh. Sau đó nghĩa quân khiêu chiến, phục binh ở Mường Một, giặc thua to. Trong một loạt trận đánh ở Mường Một, Mường Nanh, Nga Lạc, Mỹ Canh thì trận Mỹ Canh là trận tương đối lớn. Ta bắt được tướng giặc là Nguyễn Sao và giết được hơn một ngàn tên. Trong trận này, ông đã lập công lớn.
          Tháng 4 năm 1427, viện binh của giặcdo Lý An chỉ huy từ Tây Đô vào cứu nguy cho thành Nghệ An. Thấychỗ sơ hở của giặc, Lê Lợi cử Đinh Lễ, Bùi Bị, Lê Sát, Lý Triện, Lưu Nhân Chú đem 2 ngàn quân bất ngờ tiến công thẳng ra Tây Đô. Với cuộc hành quân kiên quyết, táo bạo và cấp tốc, ông và các tướng đã giải phóng hầu hết đất Thanh Hoá, buộc giặc phải co về cố thủ trong thành Tây Đô. Từ đây, miền đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hoá trở vào Nam đã thuộc về Lam Sơn.
          Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi cử một vạn quân tiến ra Bắc, chia làm ba đạo khác nhau. Ông có vinh dự được cùng với các tướng Lưu Nhân Chú, Lê Ninh chỉ huy đạo quân thứ hai tiến ra vùng Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên để giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng và chặn địch từ Nghệ An, Tây Đô tháo chạy ra. Nhiệm vụ đầu tiên ta đã hoàn thành còn nhiệm vụ chặn địch không hoàn thành, hai vạn quân địch vẫn chạy ra được Đông Quan.
          Sau trận Tốt Động-Chúc Động, bộ chỉ huy nghĩa quân chuyển đại bản doanh ra Bắc, đóng tại Tây Phù Liệt (Hà Nội) để uy hiếp thành Đông Quan. Ông và Trần Nguyên Hãn được lệnh đem hơn một trăm chiến thuyền, đánh mạnh vào khu vực Hát Môn. Vương Thông hốt hoảng phải co về cố thủ trong thành Đông Quan.
          Cuối năm 1427, khi Vương Thông đầu hàng, ta tổ chức Hội thề Đông Quan, ông được vinh dự là một trong 13 tướng cùng Lê Lợi tham dự.
          Năm 1428, triều Lê định công ban thưởng, ông được ban quốc tính họ Lê, tước Huyện hầu. Sau không rõ ông mất vào năm nào.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 07 Tháng Sáu, 2008, 02:30:15 pm
                             PHẠM XUÂN BÍCH (1784-1833)

        Ông quê ở xã Định Tiến, huyện Yên Định, Thanh Hoá, đậu cử nhân khoa Tân Tỵ (1821) đời Minh Mạng. Ông đã từng làm Huấn đạo tỉnh Nghệ An, tri huyện Hưng Hoá, tri phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), sau được vời về kinh đô Huếlàm Lang trung bộ Công, rồi Tả thị lang bộ Lại. Năm 1831, tình hình Nam Bộ có nhiều biến loạn, quân Cao Miên thường sang cướp phá, ông được cử làm Hiệp trấn tỉnh Hà Tiên, sau thăng lên Tuần phủ. Năm 1833, quân Cao Miên vào cướp phá, ông cố giữ thành để chống cự, nhưng không có tiếp viện nên thành bị hạ, ông bị sa vào tay giặc. Quân giặc dụ hàng nhưng ông không chịu khuất phục và bị chúng giết hại. Sau đó, quân triều đình đã đánh tan quân giặc.
         Ông được vua Minh Mạng truy tặng Trung phụng Đại phu, hàm Nhị phẩm, được thờ ở đền Trung Liệt tại Huế. Năm 1836, triều đình cho rước hài cốt của ông về táng ở Tràng Lang, Định Tiến tại cánh đồng Đồi Quang.



                              ĐINH BỒ (?-1427)

          Danh tướng cụôc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở Thuỷ Cối (nay thuộc xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá), là em Đinh Lễ, anh Đinh Liệy, là cháu bên ngoại của Lê Lợi. Lúc đầu ông được phân công phụ trách việc quân lương. Sau đó, ông được cử chỉ huy đội quân Thiết Đột. Đội quân Thiết Đột do ông chỉ huy rất giỏi phục kích nên đã từng thắng nhiều trận như: trận Lạc Thuỷ (1418); trận Nga Lạc (1419); trận Thi Lang (1420), trận này đội quân của ông đã tiêu diệt được hơn một ngàn tên địch, Lý Bân và Phương Chính đã thoát chêt trong trận này.
          Khi tiến quân vào Nghệ An,ông đã lập nhiều công trong trận hạ đồn Đa Căng, trận Trà Lân, trận Khả Lưu. Vì vậy ông được phong chức Thượng tướng, hàm Thiếu bảo. Tháng 7 năm ất tỵ (1425), ông được cử chỉ huy một ngàn quân cùng với tướng Doãn Nỗ, Lê Định tiến vào giải phóng Tân Bình-Thuận Hoá để mở rộng địa bàn về phía Nam. Cùng với sự phối hợp của thuỷ quân, vùng Tân Bình-Thuận Hoá được giải phóng. Ông được cử ở lại làm trấn thủ nơi này.
           Cuộc kháng chiến đang chuẩn bị bước vào giai đoạn quyết liệt nhất thì vết thương của ông trong trận Hồ Xá lại tái phát, rất nhiều lương y đã cố giắng chạy chữa nhưng không được. Ông mất vào ngày 15 thàng 7 năm Đinh Mùi (1427). Nghe tin dữ, Lê Lợi đã sai người mang sắc phong quốc tính, tước Thái bảo và áo gấm đỏ vào khâm liệng.
           Năm 1428, khi Lê Looơị lên ngôi đã gia phong cho ông tước Uy dũng Đại vương, Trung đẳng Phúc thần và sai lập đền thờ ở Thuận Hoá.


                             NGUYỄN HỮU CẢNH (KÍNH) (1650-1700)

          Danh tướng của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, người có công thành lập các dinh Trấn Biên (Đồng Nai), Phiên Trấn (Gia Định). Ông là con của Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật. Ông là người Gia Miêu, huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hoá). Năm 1692, ông làm Tổng binh đánh dẹp cuộc nổi dậy của Bà Tranh và lập trấn Thuận Thành (thuộc Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), sau đó lại dẹp cuộc nổi dậy của A Ban câu kết với ốc Nha Thát. Nhờ đó ông được cử làm trấn thủ dinh Bình Khang (vùng Khánh Hoà-Bình Thuận). Năm 1698, ông được chúa Nguyễn cử làm Thống suất chưởng cơ kinh lược vùng Gia Định (đồng bằng sông Cửu Long). Hơn một năm sau, ông đã tổ chức được các đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền các dinh, huyện, xã và chiêu tập dân nghèo khai hoang định cư lập làng xóm. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn phong tặng là Hiệp trấn công thần, đặc tiến Chưởng cơ dinh Tướng quân, Lễ Tài hầu, an táng tại Cù Lao Phố (Biên Hoà, Đồng Nai). Nhiều làng, ấp oỏơ Gia Định thờ ông làm thành hoàng.



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: UyenNhi05 trong 24 Tháng Sáu, 2008, 08:03:18 pm
                           ĐINH LỄ  (?-1427)

  Là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam.

  Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình nói rằng ông là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn con vua Đinh Tiên Hoàng.

  Đinh Lễ là cháu gọi Lê Lợi bằng cậu. Ông là người dũng cảm, nhiều mưu lược, võ nghệ hơn người, khi còn trẻ thường làm cận vệ cho Lê Lợi. Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn ông theo Lê Lợi chiến đấu vùng núi chí Linh trải qua nhiều gian khổ.
  Năm 1424, quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An, đánh nhau to với quân Minh ở Khả Lưu. Đinh Lễ cùng Lê Sát xông lên phía trước, các tướng sĩ thấy vậy cùng tiến theo, đánh bại quân Minh, đuổi Trần Trí, Sơn Thọ, bắt được nhiều tù binh. Sau trận đó ông được Lê Lợi phong chức Tư không.
  Năm 1425, quân Lam Sơn vây Lý An, Phương Chính ở Nghệ An, Đinh Lễ được sai đi tuần ở Diễn châu. Ông đặt phục binh ngoài thành, đón đánh tướng Minh là Trương Hùng vận 300 thuyền lương từ Đông Quan (Hà Nội) tới. Hùng bỏ chạy, Đinh Lễ cướp được thuyền lương, thừa thế đuổi đánh quân Minh đến tận Tây Đô (Thanh Hoá).
  Lê Lợi sai Lê Triện, Lê Sát tiếp ứng cho ông, đánh tan quân Minh buộc địch rút vào thành. Đinh Lễ chiêu dụ dân cư Tây Đô, chọn người khoẻ mạnh đầu quân vây thành.
  Tháng 8 năm 1426, sau khi làm chủ từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.
  Lê Triện tiến đến gần Đông Quan đánh bại TrầnTrí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan (Thăng Long, Hà Nội).
  Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Vua Minh lại sai Vương Thông mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Đinh Lễ, Nguyễn Xí.
  Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Nhân bắt được thám tử của Vương Thông, hai tướng biết Thông định chia dường, hẹn nhau khi pháo nổ thì quân mặt trước mặt sau cùng đánh úp Lê Triện. Ông và Nguyễn Xí bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động, rồi đốt pháo giả làm hiệu cho quân Minh tiến vào. Quân Vương Thông mắc mưu rơi vào ổ phục kích, bị đánh thua to. Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân Minh bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.
  Lê Lợi được tin thắng trận liền tiến đại quân ra bắc, vây thành Đông Quan. Đinh Lễ được lệnh cùng Nguyễn Xí mang quân vây phía nam thành.
  Tháng 2 năm 1427, tướng Minh là Phương Chính đánh úp Lê Triện ở Từ Liêm, Triện bị tử trận. Tháng 3 Vương Thông đánh trại quân Lam Sơn ở Tây Phù Liệt. Tướng Lê Nguyễn cố thủ rồi cầu viện binh. Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí được lệnh mang 500 quân thiết đột tiếp viện, đánh đuổi quân Minh đến My Động. Hậu quân Lam Sơn không theo kịp, Vương Thông thấy vậy bèn quay lại đánh, hai tướng cưỡi voi bị sa xuống đầm lầy, bị quân Minh bắt mang về thành. Đinh Lễ không chịu hàng nên bị địch giết. Lê Lợi nghe tin ông mất rất thương tiếc.
  Năm 1428, khi Lê Lợi lên ngôi vua truy tặng ông làm Nhập nội kiểm hiệu tư đồ. Năm 1484, Lê Thánh Tông gia phong làm thái sư Bân quốc công, về sau tấn phong Hiển Khánh vương.
  Em Đinh Lễ là Đinh Liệt cũng là một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Cả hai anh em ông đều được đặt tên phố ở trung tâm Hà Nội ngày nay.



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: UyenNhi05 trong 24 Tháng Sáu, 2008, 08:13:18 pm
                        ĐINH LIỆT (?-1471)

  Là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam.
  Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình nói rằng ông là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn con vua Đinh Tiên Hoàng.
  Đinh Liệt cùng anh ruột là Đinh Lễ là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu. Ông khi còn trẻ thường đi theo cận vệ cho Lê Lợi.
  Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn, ông theo Lê Lợi chiến đấu vùng núi chí Linh trải qua nhiều gian khổ.
  Năm 1424, quân Lam Sơn chiếm được thành Trà Lân, sắp đánh thành Nghệ An. Các tướng Minh mang quân thuỷ bộ cùng đến. Lê Lợi chia cho Đinh Liệt 1000 quân sai đi theo đường tắt chiếm trước huyện Đỗ Gia (nay là huyện Hương Sơn). Lê Lợi nhử địch vào ổ phục kích để Đinh Liệt đánh tập hậu, quân Minh thua to.
  Năm 1427, quân Lam Sơn vây Đông Quan (Hà Nội), anh ông là tướng Đinh Lễ bị tử trận. Lê Lợi bèn phong ông làm Nhập nội thiếu uý Á hầu.
  Cuối năm 1427, Liễu Thăng mang viện binh sang, ông được lệnh cùng Lê Sát mang quân lên Chi Lăng, góp sức diệt địch, chém được Liễu Thăng, đánh tan đạo viện binh.
  Đầu năm 1428 ông được xếp vào chức thủ quân thiết đột. Trong số những công thần theo Lê Lợi từ hội thề Lũng Nhai thì Đinh Liệt được xếp hàng đầu, phong làm Suy trung Tán trị hiệp mưu bảo chính công thần Vinh lộc đại phu tả kim ngô đại tướng quân, tước Thượng tri tự.
  Năm 1429, khi khắc biển công thần, Đinh Liệt được phong làm Đình Thượng hầu.
  Năm 1432, ông được phong làm Nhập nội tư mã, tham dự triều chính.
  Tháng 5 năm 1434 đời Lê Thái Tông có quân Chiêm Thành vào cướp phá, ông được lệnh lĩnh các quân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá đánh địch. Quân Lê đi đến Hoá Châu, vua Chiêm vội rút về.
  Năm 1444 đời Lê Nhân Tông, vua còn nhỏ, có người vu cáo ông, thái hậu Nguyễn Thị Anh cầm quyền nhiếp chính sai giam cả nhà ông dưới hầm. Nhờ có người trong hoàng tộc là Lê Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan xin hộ, đến tháng 6 năm 1448 ông mới được tha ra, nhưng vợ con vẫn bị giam. Đến tháng năm 1450 gia đình ông mới được thả.
  Trong niên hiệu Diên Ninh của Lê Nhân Tông (1454-1459), ông được giữ chức thái bảo.
  Năm 1459, anh vua Nhân Tông là Lê Nghi Dân giết vua cướp ngôi. Ông cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng cầm đầu các tướng làm binh biến lật đổ Nghi Dân đưa hoàng tử Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông. Tháng 6 năm 1460 ông được phong chức Khai phủ nghi đồng tam ty, Bình chương quân quốc trọng sự, Nhập nội thái phó Á quận hầu. Trong năm đó ông liên tiếp được gia phong.
  Tháng 12 năm 1460, ông cùng Lê Lăng đi đánh tù trưởng họ Cầm làm loạn, được thăng lên chức thái sư phụ chính.
  Năm 1465, Nguyễn Xí mất, Đinh Liệt làm quan đầu triều, từ đó thường quyết định nhiều việc lớn của triều đình, được vua và các quan lại rất tôn trọng.
  Năm 1470, Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, ông làm chức Chinh lỗ tướng quân, cùng Lê Niệm (cháu nội Lê Lai) làm tiên phong đi trước, đánh chiếm kinh thành Đồ Bàn, bắt vua Chiêm là Trà Toàn.
  Năm 1471, ông mất, được truy phong là Trung Mục vương. Ông là một trong những công thần khai quốc sống lâu nhất sau khi nhà Hậu Lê thành lập, sống tới tận thời Hồng Đức. Con cháu Đinh Liệt sau tiếp tục nối đời làm quan cho nhà Hậu Lê và thời Lê-Trịnh.
  Theo gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình, Đinh Liệt còn để lại một số bài thơ nói về Vụ án Lệ Chi Viên đương thời. Ông cùng anh là Đinh Lễ đều được đặt tên phố ở trung tâm Hà Nội ngày nay.



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: haclua trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 01:04:50 am
Tại sao làm về các nhân vật lịch sử của Thanh hóa mà bác lại để những người này lên đầu nhỉ ! Trong khi tôi thấy có nhiều nhân vật còn vẻ vang hơn như là : Bà Triệu , các vua đầu tiên của 2 triều Lê , chúa Trịnh , Đào Duy Từ ....

Sao bác không sắp xếp theo kiểu những nhân vật nổi tiếng trước , hoặc theo vần A B C , hoặc theo trình tự thời gian thì có lẽ sẽ có ích hơn !!!!


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: ledoninh trong 16 Tháng Mười Hai, 2008, 12:57:58 pm
                  ĐỖ BÍ (Thế kỉ XV)
 
        Ông quê ở thôn Cung Hoàng (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hoá). Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những buỗi đầu.
        Tháng 4 năm Mậu Tuất (1418), quân Minh vây đánh, bộ chỉ huy bị vây hãm ở núi Chí Linh hơn 3 tháng trời, ông luôn đi sát để bảo vệ Lê Lợi.
        Ông là một vị tướng có tài. Năm 1424, ông được cử tham gia chỉ huy trận Khả Lưu, chặn đứng cuộc hành quân của giặc, không cho chúng đánh chiếm lại Trà Lân- một vị trí hết sức quan trọng án ngữ mạch giao thông phía tây Nghệ An. Trận này ta thắng lớn, làm thay đổi hẳn tình hình theo chiều hướng có lợi cho Lam Sơn.
        Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tiến quân ra Bắc,ông được cử cùng với các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Lý Triện chỉ huy đạo quân thứ nhất gồm 3000 quân và một thớt voi, có nhiệm vụ uy hiếp mặt Nam thành Đông Quan. Khi vừa tiến ra phía Nam thành Đông Quan, đạo quân này đã lập được ba chiến công vang dội: thắng trận Ninh Kiều (9-1426), trận Nhân Mục (9-1426), trận Xa Lộc (10-1426). Ông đã vinh dự được chỉ huy trực tiếphai trận Ninh Kiều và Nhân Mục.
         Tháng 11 năm 1426, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu nguy, đóng ở Đông Quan hòng làm thay đổi tương quan lực lượng. Mặc dù vậy, ông và các tướng chỉ huy cũng hạ quyết tâm chủ động đánh giặc, trận phục kích Tốt Động- Chúc Động thắng lợi đã thể hiện điều đó, buộc Vương Thông phải rút về cố thủ trong thành Đông Quan. Từ đây nghĩa quân vây chặt Đông Quan. Ngày 7 tháng 2 năm Đinh Mùi (tức ngày 4-3-1427), Vương Thông bất ngờ tấn công vào khu vực đóng quân của ông và Lý Triện ở Qủa Động. Trận này, Lý Triện đã anh dũng hy sinh, còn ông thì bị bắt, mãi đến khi Vương Thông đầu hàng mới được trao trả.
          Năm 1428, sau thắng lợi hoàn toàn, lúc luận công ban thưởng, ông được ban quốc tính, tước Huyện hầu (là 1 trong số 14 người được ban tước này).
          Trong suốt 20 năm làm quan trong triều, ông vẫn luôn liêm khiết và được tín nhiệm. Năm 1448, lúc vua Lê Nhân Tông cùng đông đả bá quan văn võ về bái yết Lam Kinh, ông và Nguyễn Thận vinh dự được ở lại coi giữ kinh thành Thăng Long. Sau ông mất vào năm nào, không thấy sử chép.
Xin chào copbien51 !
Tôi mới đăng ký làm thành viên diễn đàn, vì rất quan tâm đến quân sử, đặc biệt quan tâm đến nhân vật lịch sử Đỗ Bí. Lý do là thế này. Cụ Tổ nhà tôi (trong gia phả) là một tướng của Lê Lợi, vốn họ Đỗ, được phong Bình Ngô Khai Quốc Công Thần. Nhưng trong Gia phả chỉ ghi tên mới ( sau khi dược mang họ vua - http://www.ledoninh.com/giapha ). Tôi tìm khắp mà không có gì rõ ràng hơn. Khi tìm thông tin về cụ Đỗ Bí thì lại không ai nói đến hậu duệ. Copbien51 có thể có thông tin thêm về Cụ hay không ?
Chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: thanhdol trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 04:04:47 pm
Thêm:
Nguyễn Chích: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ch%C3%ADch
Thiều Thốn: http://www.vietnamgiapha.com/XemChiTietTungNguoi/75/5/Thi%E1%BB%81u%20Th%E1%BB%91n.html
Tạm thêm thế đã


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 01 Tháng Mười Một, 2009, 04:47:57 pm
Trần Khát Chân (1370-1399)
   Danh tướng cuối thời Trần. Ông quê ở Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), xuất thân từ một gia đình quý tộc, ba đời làm Thượng tướng quân, thuộc dòng dõi của Trần Bình Trọng.
   Cuối thời Trần, triều đình suy yếu, quân Chiêm Thành lợi dụng tình hình đó đã liên tiếp kéo quân ra đánh phá, cướp bóc, chiếm cả kinh thành, vua tôi nhà Trần phải bỏ thành chạy trốn.
   Mùa đông năm 1389, quân Chiêm do Chế Bồng Nga chỉ huy lại đem quân ra đánh phá Thanh Hóa, Hồ Quý Ly không chống nổi, bỏ trốn về kinh sư, quân Chiêm được thể đánh ra. Trước tình hình nguy cấp đó, ông được …… cử làm tướng chỉ huy quân Long Tiệp đi đánh giặc, ông đem quân đến đóng chốt sông Hải (tức sông Luộc, thuộc địa phận huyện Hưng Hà, Thái Bình bây giờ). Đầu năm 1390, vua Chiêm Chế Bồng Nga được hàng tướng là Nguyên Diệu chỉ dẫn đem hơn một trăm chiến thuyền định tấn công trận địa Hải Triều của ta. Khi đó có một tướng của Chế Bồng Nga là Ba Lậu Kê có tội, sợ bị giết liền chạy trốn sang doanh trại quân ta xin hàng. Hắn đã báo cho Trần Khát Chân biết chiếc thuyền chở vua Chiêm. Ông đã ra lệnh cho tập trung có súng nhất loại bắn vào chiếc thuyền đó, Chế Bồng Nga trúng đạn chết ngay tại trận, sau đó ông cắt lấy thủ cấp mang về hành tại của Thượng Hoàng ở Bình Than đi báo tin thắng trận. Sau chiến thắng đó, quân Chiêm không còn dám đem binh tấn công vào Đại Việt nữa.
   Với công lao trên, ông được phong làm Long Tiệp bổng thần nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ tiết quan nội hầu, ban cho thái ấp riêng ở vùng Kẻ Mơ (Hà Nội ngày nay).


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 01 Tháng Mười Một, 2009, 04:53:39 pm
Nguyễn Vĩnh Lộc (TK XV)   Thủ lĩnh phong trào yêu nước ở Bắc Nghệ An, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là người Cổ Sách (nay thuộc huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Khi giặc Minh xâm lược, ông vào Nghệ An tổ chức khai hoang, lập thôn Trang Niên (nay là Mĩ Thành, Yên Thành, Nghệ An). Ông cùng người trong thôn chống giặc bảo vệ xóm làng, uy tín lan rộng khắp Nghệ An. Cuối năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn vào miền Tây Nghệ An, ông theo Lê Lợi góp nhiều mưu kế giúp Lê Lợi giải phóng Nghệ An. Khởi nghĩa thành công, ông được giao nhiệm vụ quản lĩnh quân ở Nghệ An, tiếp tục tổ chức khai hoang, lập thêm nhiều làng mới.


Ngô Kinh, Ngô Từ (TK XV)   Danh thần của khởi Lam Sơn. Hai cha con quê ở Đông Bàng (nay thuộc huyện Yên Định), thuộc dòng dõi Ngô Quyền, xuất thân nghèo khổ. Ngô Kinh đã đến Lam Sơn xin làm gia nô cho hào trưởng Lê Khoáng (cha Lê Lợi). Sau đó Ngô Từ là gia nô của Lê Lợi. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, hai cha con được giao ở lại Lam Sơn phụ trách trang trại, sản xuất, lo việc cung cấp lương thực, quân nhu cho nghĩa quân và giúp Lê Lợi tiếp nhận những người đến xin gia nhập nghĩa quân. Ngày toàn thắng, Ngô Kinh được phong Hưng Quốc công, Ngô Từ được phong Chương Khánh công, ban họ vua. Sau con gái của Ngô Từ (là Ngô Thị Ngọc Dao) lấy vua Thái Tông, sinh ra hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông).

Nguyễn Quán Nho (1638-1708)   Danh thần đời Lê Trung hưng, ông quê ở Văn Hà, huyện Thuỵ Nguyên (nay là huyện Thiệu Hoá). Ông đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1667) khi ông 29 tuổi.
   Năm 1684, ông giữ chức Phó Đô ngự sử, sau thăng Tả thị lang Bộ Lại. Năm 1692, ông được thăng Thượng thư Bộ Binh, vào phủ Chúa làm Tham tụng. Sau vì để lộ đề thi nên bị chúa Trịnh Căn giáng chức làm Tả thị lang, rồi sang làm Ngự sử.
   Năm 1702, ông lại được phục chức, rồi thăng Thượng thư Lễ Bộ, tước Hương Giang bá. Ông là người tính tình khoan hoà, làm việc đúng phép tắc nên được người đương thời ngợi ca. Khi mất, ông được truy phong Thượng thư Bộ Lại, tước Quận công.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 01 Tháng Mười Một, 2009, 04:59:21 pm
Nguyễn Thu (Bảo) (1799-1855)
   Ông vốn tên là Bảo, do kiêng húy tên hoàng tử thời Thiệu Trị, nên đổi là Thu, tự Định Phủ và Tịnh Quất, hiệu Cửu Chân và Tĩnh Sơn, quê ở Hương Khê (nay thuộc huyện Nông Cống), đỗ cử nhân năm 1821, ông giữ chức Biên tu ở Quốc sử quán, sau thăng thị giảng học sĩ, rồi làm Án sát Hải Dương. Năm 1848, ông được cử làm Phó sứ sang Bắc Kinh, khi về được bổ Thị lang bộ lại, sau lần lượt làm Bố chính ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và mất khi đang tại chức năm 1855.
   Ông xuất thân từ một dòng họ khoa bảng nổi tiếng: tổ 4 đời là Nguyễn Thiệu, tiến sĩ (1700), tước Nông quận công, ông nội là Nguyễn Hoãn, tiến sĩ (1743), tước  Hoàn quận công. Hai cha con đều đỗ Hội nguyên, đều làm Tham tụng cấp Tể tướng. Ông viết: Việt thi lục biên (bổ sung công trình Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn); Kinh môn phủ chí; Thanh Hà địa chí. Ông đã chủ trì việc lập đền thờ Chu Văn An và viết cuốn Phượng Sơn từ chí lược. Ông cũng là nhà sử học đã soạn các sách  Sử cục loại biên (1833), Thiên Nam tiệp chú ngoại kỉ sử lược (1848) và cuốn Lê Quý kỉ sự. Ngoài ra, ông còn có tập thơ Tinh Thiều tùy bút gồm 239 bài thơ.
 ;D


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: menthuong trong 01 Tháng Mười Một, 2009, 05:35:35 pm
                     
                        LƯƠNG ĐẮC BẰNG (1472 - ?)

          Ông quê ở làng Hội Triều, huyện Hoằng Hoá, đỗ Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi (1499) đời Lê Hiến Tông, làm quan đến Tả thị lang bộ Lại dưới triều Lê Tương Dực. Năm 1510, ông dâng ''kế sách trị bình'' 14 điều lên vua yêu cầu sửa sang chính trị. Nhà vua khen ngợi nhưng không thi hành. Sau thăng lên Thượng thư bộ Lại kiêm Đông các đại học sĩ, tước Đôn Trung Bá. Ông xin nghỉ việc lui về ở ẩn. Ông là thân sinh của Lương Hữu Khánh và Lương Khiêm Hanh, tất cả đều nổi tiếng thần đồng từ bé.
          Có tài liệu nói Lương Đắc Bằng tinh thông thuật số, truyến lại cho học trò là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng hiện nay, ngoài bản ''kế sách trị bình'', ông không để lại tác phẩm nào khác.

Chép về thầy dạy của Trang Trình như vậy là quá sơ sài và thiếu tương xứng với các nhân vật khác. Trên cơ sở bài đăng ở http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_%C4%90%E1%BA%AFc_B%E1%BA%B1ng  và đọc các tư liệu khác tôi xin bổ sung như sau:
Lương Đắc Bằng 梁得朋 (1472 - 1522), danh thần đời Lê sơ, người làng Hội Triều (Hoằng Hoá, Thanh Hoá).  

Năm Kỷ Mùi 1499, ngày 10/7, mới 28 tuổi, trong khi ứng chế với đề 五王帐”Ngũ Vương trướng”  được ưu hạng, được thưởng bậc nhất đỗ Bảng nhãn (榜眼, tức là Trạng nguyên 狀元 dưới triều Lê) đời Cảnh Thống 景統 Lê Hiến Tông. Từng cùng các đại nho: Đông các học sĩ Nguyễn Nhân Thiếp, Lê Ngạn Tuấn, Lê Mậu Thưởng, Nguyễn Xung Xác, Hàn lâm viện thị thư Nguyễn Tôn Miệt, Đông các hiệu thư Đặng Tòng Củ, Đặng Minh Khiêm, Lương Đắc Bằng, Hàn lâm viện hiệu lý Nguyễn Viên, Vũ Châu, Hiệu thảo Nguyễn Mẫn hoạ lại bài thơ ngự chế: 觀架亭中秋玩月 Quan Giá đình trung thu ngoạn nguyệt  15 vần của Vua.

Sau đó được bổ làm Tả thị lang Bộ Lễ 禮部左侍郎 (như Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin-Giáo dục nay), sau làm Tả thị lang Bộ Lại 吏部左侍郎 (như Thứ trưởng Bộ Nội vụ nay). Tháng 11 Kỷ Tỵ 1509, được Giản Tu Công Dinh (trá xưng là Cẩm Giang Vương) sai viết hịch dụ đại thần và các quan tố cáo Đoan Khánh Uy Mục đế và kêu gọi mọi người khởi binh đánh đổ Uy Mục (1505-1509), lập Tương Dực làm vua (1509-1516).

Thời Tương Dực, làm Thượng thư Bộ Lại 吏部尚書 (như Bộ trưởng Nội vụ nay), tước Đôn trung bá. Những năm làm quan thấy tình hình đất nước trong cảnh rối ren, giặc bên ngoài chưa yên, quyền thần đánh lẫn nhau, chém giết nhau dưới cửa khuyết, chốn Kinh sư đẫm máu, cái điềm vận nước ngày một suy đã xuất hiện, tháng 10 năm Canh Ngọ (1510) Lương Đắc Bằng đã dâng bài sách “Trị Bình” 14 mục lên vua 洪 順 Lê Tương Dực .

Mở đầu Trị bình thập tứ sách 治平十四冊, Lương Đắc Bằng chỉ rõ “Thánh quân ngày xưa không cho thiên hạ thịnh trị mà quên lòng răn ngừa; hiền thần ngày xưa không thấy vui thành công mà quên lòng can gián. Vì thế thời Ngu Thuấn đã thịnh trị mà Bá Ích vẫn can vua: “Chớ ham nhàn rỗi, chớ đắm vui chơi, không trễ không lười, để công việc quốc gia bê trễ”. Đế Thuấn nghe lời mà ngăn ngừa những việc đáng răn, do đó đã trở thành bậc thánh lớn. Đời Văn Hán Đế (179-163 tCn) dân đã giàu có đông đúc rồi mà Giả Nghị vẫn dâng kế sách nói rằng đất nước đang ở trong tình trạng “để lửa gần củi” Văn Đế nghe lời can này mà lo nghĩ việc đáng lo, do đó nên bậc vua hiền”. Lương Đắc Bằng chỉ rõ tình hình đất nước từ khi vua lên ngôi: “Khí hòa thuận chưa điều tiết, việc binh đao chưa dẹp yên, triều cương chưa cất nhấc, quân chính chưa sửa sang, tai dị thường xuất hiện, đạo trời chưa được thuận, đạo đất chưa được yên, kẻ gian phi lén phát, bọn nghịch tặc manh lòng, lòng người chưa yên ổn...”. Từ tình hình thực tế của đất nước, của bản triều, Lương Đắc Bằng đã dâng lên vua 14 kế sách như sau:

“1. Hết lòng răn sợ để dập tắt biến cố tai dị.
2. Dốc lòng làm điều hiếu thảo để khuyến khích lòng trung hậu.
3. Xa bỏ con hát, sắc đẹp để giữ vững căn bản lòng người.
4. Trừ bỏ gian nịnh để nguồn gốc phong hóa được trong sạch.
5. Dè sẻn trong việc ban đặt quan chức để cẩn thận việc khuyên răn.
6. Công bằng trong việc bổ dụng để trong sạch đường làm quan.
7. Tiết độ trong việc dùng tiền tài để khuyến khích thói kiệm phác.
8. Khen thưởng người tiết nghĩa để trọng đạo cương thường.
9. Cấm ăn của đút để trừ bỏ thói tham ô.
10. Sửa võ bị để nước mạnh thế chống giữ.
11. Lựa chọn người can ngăn ở Ngự sử đài để cổ vũ chí khí người mạnh dạn dám nói lời ngay thẳng.
12. Giảm nhẹ việc lực dịch để nuôi dưỡng sức dân.
13. Ban hành pháp luật đúng đắn để thống nhất tâm chí bốn phương.
14. Cẩn thận pháp độ để mở đời thịnh trị thái bình”.

Với tất cả tài trí, tâm huyết của mình, Lương Đắc Bằng đã khái quát được tất cả các việc cần làm để ổn định triều chính, ổn định xã tắc, quan tâm đến dân tình. Tuy kế sách trên không thể thực hiện đầy đủ do hạn chế của thời cuộc, song lịch sử vẫn ghi nhận Lương Đắc Bằng là một nhà cải cách xuất sắc gần hồi thế kỷ XVI. Những đề xuất của Lương Đắc Bằng mà ngày nay suy ngẫm ta vẫn thấy nhiều điều còn mang tính thời sự nóng hổi.

Vua xem khen nhưng không dùng. Nhận thấy dù đem hết tâm sức ra giúp nước cũng không thể vãn hồi được tình thế. Chính cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim đã viết như sau : “Giữa thời biến loạn, giặc giã nổi lên, vua thì xa xỉ vô độ. Triều đình tuy có các ông Lê Trung, Lương Đắc Bằng v.v... nhưng người thì già chết, người thì xin thôi quan về...”. Do vậy Cụ Lương Đắc Bằng cáo quan về nhà, mở trường dạy học và nghiên cứu lý số. Nguyên khi làm quan, Cụ thường được vua cử đi sứ Trung Hoa và làm tròn sứ mệnh ngoại giao và trong một dịp đi sứ, cụ có mang về bộ Thái Ất Thần Kinh để tham khảo. Cụ rất thanh liêm và trọng đạo đức, dù làm quan mà gia cảnh rất nghèo, con phải đi gặt thuê để sống. Vừa dạy học, Cụ vừa tiếp tục nghiên cứu cuốn sách trên cho nên tinh nghề lý số, việc gì cũng tính biết được trước. Nghe tiếng và mến mộ Cụ nên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) tìm vào Thanh Hóa theo học. Nhận thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm tính tình khoáng đạt và thích lý số, nên Cụ truyền dạy và trao cho toàn bộ Thái Ất Thần Kinh. Sau này cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên 狀元, làm quan đến chức Lại bộ Thượng Thư 吏部尚書, tước Trình Quốc Công, người đời thường gọi là Trạng Trình, cụ có truyền lại cuốn “sấm Trạng Trình” 狀程讖 tiên đoán việc đời sau. Khi mất, Lương Ðắc Bằng dặn lại Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau phải trông nom con mình là Lương Hữu Khánh. Cụ Trạng đã làm theo lời dặn của thầy. Đại Việt sử ký viết cụ mất năm Bính Tuất, 1526 đời Lê Cung Hoàng vào dịp Trần Cao đã kéo quân uy hiếp kinh thành.

 Lương Đắc Bằng được một số chi họ suy tôn là Thượng Thủy Tổ dòng họ Lương. Làng Hội Triều có 14 dòng họ  cộng cư chung sống. Làng chia làm 7 xóm: xóm Nghè, xóm Trường, xóm Trung Lương, xóm Quán, xóm Đá, xóm Đình và xóm Sau và họ Lương là dòng họ đến làng Hội Triều đầu tiên. Tiếp theo là họ Trương, họ Lường, họ Hoàng Đình. Đồng thời họ Lương là họ có nhiều vị đỗ đạt nhất và cũng là họ danh giá nhất làng. Họ Lương Hội Triều nổi tiếng với Lương Đắc Bằng, Lương Hữu Khánh, Lương Khiêm Hanh, Lương Đạt đều là Tiến sĩ. Ngày xưa các cụ cho đất Hội Triều là: “Song long đáo hải; Lưỡng phượng trình tường”.

Về mối quan hệ giữa Lương Đắc Bằng và Trạng Lương Lương Thế Vinh xin tham khảo tại http://holuongduclaocai.blogspot.com/2009/10/tuong-niem-uc-vien-to-luong-vinh.html





Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 06:59:05 pm
Nguyễn Chích (1382-1448)
Danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở thôn Mạc  Xá, Vạn Lộc (nay thuộc xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn).
Ông mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Ông là người ít nói, ít cười, hiền lành, trung thực, có chí lớn.
Năm 1407, giặc Minh xâm lược, ông đã dựng cờ khởi nghĩa ở quê nhà. Phạm vi hoạt động của ông ở vùng Đông Sơn, Thiệu Hoá, Yên Định, Nông Cống ngày nay. Sau, ông chuyển căn cứ lên vùng núi Hoàng Nghiêu nằm giáp giữa ba huyện Đông Sơn, Nông Cống và Triệu Sơn, ông dựa vào thế núi sông hiểm trở xây thêm thành luỹ, làm bãi tập quân, mở rộng lực lượng, phạm vi hoạt động ra khắp vùng phía Nam Thanh Hoá và bắc Nghệ An.
Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hoá), nghe thanh thế của ông, Lê Lợi đã sai người mang thư đến mời ông về cùng tham gia quân Lam Sơn. Ông đồng ý theo Lê Lợi, nhưng thời gian đầu ông vẫn ở căn cứ Hoàng Nghiêu. Từ Hoàng Nghiêu, ông mang quân ra đánh Lương Nhữ Hốt ở đồn Cổ Vô, được Lê Lợi phong chức Vinh lộc đại phu Lân hổ vệ tướng quân. Sau đó, Lê Lợi lại phong ông làm Đô đốc đạo phủ quản tổng đô đốc quân dân, tước Quan nội hầu.
Cuối năm 1420, ông mang toàn bộ lực lượng gia nhập với Lê Lợi – lúc đó đóng ở Mường Nanh, được Lê Lợi phong làm Thiết đột hữu vệ Đồng tổng đốc chủ quân sự.
Từ năm 1421 đến 1423, ông tham gia nhiều trận đánh như trận Ba Lẫm (12/1421) và trận Sách Khôi (2/1422) đánh bại 10 vạn quân Minh của Trần Trí. Ông được Lê Lợi thăng lên chức thiếu uý.
Năm 1424, do từ khi khởi nghĩa cho đến giờ địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong miền thượng du Thanh Hoá nên Lê Lợi đã mở một cuộc họp bàn tính kế hoạch để mở rộng địa bàn hoạt động, ông đã đề nghị tiến xuống Nghệ An: “Nghệ An - là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông. Tôi đã từng qua lại Nghệ An nên rất thông thuộc đường đất. Nay hãy đánh trước lấy Trà Lân, chiếm cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Quan thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ.”.
Kế hoạch sáng suốt đó của ông được Lê Lợi và bộ tham mưu chấp nhận.
Đầu năm 1427, ông cùng tướng Bùi Quốc Hưng mang quân bao vây, hạ thành Tiêu Diêu (Gia Lâm, Hà Nội), Thị Cầu (Bắc Ninh), quân Minh trong hai thành này phải mở cửa ra hàng.
Cuối năm 1427, ông cùng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lê Khuyển đánh tan đạo quân viện binh do Mộc Thạnh chỉ huy ở ải Lê Hoa (Hà Giang).
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi, lập ra nhà Hậu Lê. Năm 1429, ông được phong Bảo chính công thần, tước Đình thượng hầu, ban quốc tính. Từ đó ông được gọi là Lê Chích.
Thời gian đầu, ông được tham gia triều chính nhưng sau đó bị Lê Lợi cách chức. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sử không chép rõ về tội lỗi của ông, việc ông bị cách chức do sự nghi ngại công thần của Lê Lợi.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi, ông được phục chức làm Đồng tổng quản châu Hoá, trấn thủ Thát Ải.
Quân Chiêm Thành hai lần cướp phá, ông đều chặn đánh tan, giữ yên biên giới phía nam. Sau đó, Lê Chích còn lập công trong 2 lần đi đánh Chiêm Thành, được phong tước Đình hầu.
Tháng Chạp năm 1448, ông mất, thọ 67 tuổi, được truy tặng làm Nhập nội tư không bình chương sự, Hiến quốc công, thuỵ hiệu là Trinh Vũ.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 07:00:05 pm
Nguyễn Hữu Dật (1604-1681)
Danh tướng thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ông là người có công phó tá nhiều đời chúa Nguyễn, đánh lui nhiều cuộc nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững lãnh thổ Đàng Trong, được phong chức Chiêu Vũ hầu.
Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người thông minh lanh lợi. Năm 16 tuổi ông đã sớm bộc lộ tài năng cả văn lẫn võ, thi đỗ khoa thi Hoa văn do chúa Nguyễn Phúc Nguyên tổ chức, rồi được bổ vào chức Tham cơ vụ. Ông tỏ ra là người nhiều cơ mưu, đã dâng nhiều mẹo hay cho chúa Nguyễn đánh lui các đợt tấn công của quân Trịnh.
Năm 1627, chúa Trịnh Tráng mang quân nam tiến lần thứ nhất. Nguyễn Hữu Dật được làm chức Giám chiến, cùng tướng Phúc Vệ mang quân ra đóng ở nam sông Gianh. Khi hai bên đang giằng co, ông sai người phao tin phía bắc Trịnh Gia, Trịnh Nhạc sắp dấy loạn. Trịnh Tráng nghi ngờ trong họ sinh biến nên hạ lệnh rút quân về.
Năm 1631, ông theo Đào Duy Từ đắp luỹ Nhật Lệ (tục gọi là luỹ Thày). Năm 1635, Đào Duy Từ mất, ông tiếp tục trùng tu Luỹ Thày và luỹ Trường Dục. Sau đó, tiếp tục xây dựng thêm luỹ Động Cát (tức luỹ Trường Sa) để củng cố tuyến phòng thủ.
Năm 1648, ông lĩnh quân bộ, đánh thắng quân Trịnh một trận lớn, được chúa Nguyễn thăng chức Cai cơ, làm Ký lục dinh Bố Chính.
Năm 1650, ông định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn Thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam ông. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng.
Năm 1661, ông được thăng làm Chưởng cơ, trấn thủ dinh Bố Chính. Cuối năm đó, chúa Trịnh lại mang quân vào đánh. Ông dùng kế “vườn không nhà trống”, sai dồn hết dân vào trong luỹ nên ít bị tổn hại.
Năm 1662, ông cùng Nguyễn Hữu Tiến lại đắp thêm luỹ Trấn Ninh và Sa Phụ, làm thế ỷ dốc cứu ứng lẫn nhau cả đường thuỷ và đường bộ. Năm 1664, Hữu Tiến bị bệnh, ông được cử làm chưởng dinh kiêm Tiết chế đạo Lưu Đồn.
Năm 1672, chúa Trịnh Tạc tấn công luỹ Trấn Ninh hàng tháng không hạ được, đành rút quân về bắc. Từ đó hai bên đình chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới.
Năm 1681, Nguyễn Hữu Dật mất tại đạo Lưu Đồn, thọ 78 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng ông là Chiêu quận công, thuỵ là Cần Tiết. Nhân dân quanh vùng cảm đức độ của ông gọi ông là Phật Bồ Tát, lập đền thờ ở Xóm Bến, Vạn Xuân (huyện Phong Lộc), gọi là đền Tĩnh Quốc công.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 07:02:38 pm
Lê Phụng Hiểu (TK XI)
Danh tướng thời Lý. Ông quê ở làng Băng Sơn (làng Bưng) xã Dương Sơn (nay thuộc huyện Hoằng Hóa). Thời trẻ ông nổi tiếng là người có sức khỏe phi thường, nên khi được tuyển vào Túc vệ quân (quân cấm vệ), ông được Lý Thái Tổ thăng làm Võ Vệ tướng quân. Khi vua Lý Thái Tổ mất, có di chiếu cho Thái tử Lý Phật Mã nối ngôi, nhưng các hoàng tử khác là: Dực Thánh vương, Võ Đức vương, Đông Chinh vương không chấp nhận, đem quân làm phản (Loạn ba vương năm Mậu Thìn - 1028). Theo lệnh vua Lý Thái Tông, ông đem quân cấm vệ đi dẹp loạn và thành công. Vua Thái Tông phong cho ông chức Đô Thống thượng tướng quân.
Năm 1044, ông làm tướng tiên phong, theo vua Thái Tông vào đánh Chiêm Thành, chiến thắng, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Vũ. Trở về, ông được vua phong tước hầu và thưởng ruộng đất lập ấp. Ông xin vua lên núi Băng sơn quăng dao xuống núi để xác định vị trí lập ấp. Từ đó có tên gọi " thác đao điền" (ruộng thác đao), để chỉ ruộng đất vua ban cho các công thần.
Ông mất vào năm ông 73 tuổi, được tôn làm Phúc thần.


Nguyễn Hữu Tiến (1602-1666)
Là một tướng tài của chúa Nguyễn ở đàng trong.
Ông quê ở làng Văn Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoá (nay là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá).
Năm 1631, ông được Đào Duy Từ gả con gái cho và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
Năm 1648, ông làm chưởng cơ, đánh thắng quân Trịnh ở cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) rồi được giao phòng thủ đạo Lưu Đồn.
Năm 1655, ông cùng Nguyễn Hữu Dật đánh ra Nghệ An đến dọc lưu vực sông Lam, vì bất đồng ý kiến với Nguyễn Hữu Dật nên rút về Nhật Lệ phòng thủ.
Được chúa Nguyễn truy tặng nhiều chức tước cao như: Tả quân đô đốc phủ chưởng phụ sự, Thuận quận công, Tiết chế


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 07:07:34 pm
Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
Ông tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, là con trai cả của Hồ Quý Ly, anh của Hồ Hán Thương.
Hồ Nguyên Trừng là một tướng tài có công trình quân sự lỗi lạc và là người phát minh Thần cơ hỏa sang, một loại súng trường nhưng không được phổ biến. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng giữ chức Tả tướng quốc thời nhà Hồ.
Sau thất bại trong cuộc chiến chống quân nhà Minh, ông cùng cha bị bắt ở Hà Tĩnh mang về Trung Quốc năm 1407. Hồ Quý Ly bị đồ làm lính còn Hồ Nguyên Trừng vì có tài đúc súng nên được cho làm quan trong triều đình Trung Quốc.



Đào Duy Từ (1572-1634)
Danh thần thời chúa Nguyễn lập nghiệp mở mang bờ cõi về phía Nam, quê làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa).
Ông thông kinh sử, tinh thâm lí số và binh thư đồ trận. Nhưng vì thân phụ ông là Đào Tá Hán xuất thân là quản giáp trong nghề ca hát mà luật lệ thì nghiêm cấm không cho con nhà xướng ca ra thi cử, nên ông không tiến thân được. Bất đắc chí ông bỏ Đông Kinh (Hà Nội) lần vào miền Nam, định theo phò chúa Nguyễn.
Trong lúc bơ vơ nơi phủ Hoài Nhơn (nay là phủ Bồng Sơn) tỉnh Bình Định, ông tạm khuất thân ở ẩn, chăn trâu cho nhà giàu Chúc Trịnh Long ở thôn Tòng Châu.
Tăm tiếng ông dần dần được sĩ phu biết đến, Khán lí Trần Đức Hòa ở Qui nhơn mến tài, gả con gái cho ông và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
Được chúa Sãi trọng dụng phong là Nội tán, ông tận tụy giúp chúa Nguyễn về quân sự, chính trị và văn hóa, đương đầu với chúa Trịnh đến thắng lợi.
Năm Canh Ngọ 1630, ông xướng xuất việc đắp lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.
Qua năm sau (Tân vị 1631), ông lại đắp thêm một lũy nữa từ cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), cao một trượng, dài hơn 200 trượng (tục gọi là lũy Thầy. Đến đời Thiệu Trị mang tên là "Định Bắc trường thành")
Năm Giáp Tuất 1634, ngày 17-10 ông mất thọ 62 tuổi, được phong tặng hàm Tán trị dực vận công thần, Kim tử vinh lộc đại phu, Đại lí tự khanh, tước Lộc Khê Hầu. Đến triều Minh Mạng, truy phong tước Hoằng Quốc Công.
Đào Duy Từ còn để lại một bộ binh thư: Hổ trướng khu cơ và hai khúc ngâm: Ngọa Long cương văn, Tư Dung văn


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 06:05:44 pm
các bác có bác nào có tài liệu về Lê Hữu Lập không chỉ em với ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 08:52:15 am
Lê Tán Tương (1482-?)Văn thần đời Lê Hiển Tông (1740-1786), quê làng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá).
Năm Kỷ Mùi (1499), ông đỗ nhị giáp tiến sĩ mới 17 tuổi. Tuổi trẻ tài cao lại có khí tiết nên được sĩ phu yêu kính, làm quan đến Thượng thư bộ Công, thập nhị kinh diên, tước Văn Phú Hầu.
Em ông là Lê Tán Thiện cũng đỗ tam giáp tiến sĩ cùng khoa với ông, làm quan đến Thượng thư bộ Hình, cháu ông là Lê Trạc Tú cũng là danh sĩ đương thời.


Lê Trắc (?-?)
Sử gia Lê Trắc, tên thật là Lê Tắc người đời Trần Thái Tông, tự là Cảnh Cao, hiệu Đông Sơn, quê ở Ái Châu (nay là tỉnh Thanh Hóa). Ông nguyên là họ Nguyễn, được người cậu là Lê Phụng nuôi, nên mới đổi thành họ Lê.
Thời trẻ tuổi ông làm tham mưu cho Chương Hiến Hầu Trần Kiện cháu nội Trần Thái Tông, sung chức trấn thủ Nghệ An. Năm Ất Dậu 1285, quân Nguyên xâm lược nước ta, Trần Kiện đầu hàng về Bắc Kinh, ông đi theo. Khi đoàn xe tù đi gần tới Lạng Sơn, gặp quân Trần chận đánh, Trần Kiện bị bắn chết, ông chạy sang Trung Quốc theo giặc. Từ đó được vua Nguyên cho làm quan, ngụ ở Hán Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Tại đây ông soạn bộ An Nam chí lược gồm 20 quyển, bài tựa đề mùa xuân Quý Dậu (1333). Nội dung bộ sử này, lời lẽ xu phụ giặc ngoại xâm, nên bị sĩ phu nước ta khinh miệt cho ông là tiểu nhân nho, phản bội tổ quốc...
Ông cũng làm nhiều thơ. Trong Việt Âm thi tập của Phan Phu Tiên soạn năm 1433, có phụ lục thơ của Lê Tắc.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 08:54:45 am
Mai Thế Châu (?-?)
Danh sĩ đời Lê Hiển Tông (1740 – 1786), không rõ năm sinh, năm mất, quê huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Ông có tài văn, võ, dày công sửa sang chính trị, mở mang văn hóa giáo dục, từng có công yên dân ở nhiều nơi, được nhân dân xưng tụng nhiều công đức. Vua Lê rất trọng vọng ông, phong tước là Toàn Quận Công, lãnh chức Đốc trấn Nghệ An.
Con ông là Mai Thế Uông cũng là một nhân tài đương thời, đỗ hương cống, làm quan đến Trấn thủ Hưng Hóa. Khi nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc, Lê Mẫn đế tức Lê Chiêu Thống bỏ ngai vàng tháo chạy sang Trung Quốc, Thế Uông mù quáng chạy theo, tập hợp một số quân sĩ ở mạn ngược quanh vùng sông Đà, sông Mã chống nhau với Tây Sơn, đến lúc cùng thì tự sát.


Ngô Từ (?-?)
Thái phó Ngô Từ là cha ruột Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, không rõ năm sinh, năm mất, cha vợ vua Lê Thái Tông (1423-1442), ông ngoại vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497). Quê xã Động Bàng, huyện Yên Định, lộ Thanh Hoa (nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa).
Thân phụ ông là Ngô Kinh, xuất thân nghèo khổ, nên cha ông từng làm người giúp việc của Lê Khoáng (cha Lê Lợi) còn ông thì theo hầu Lê Lợi. Đến khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát động, Lê Lợi được tôn làm Bình Định vương, cha con ông tận tụy theo phục vụ, phụ trách trang trại sản xuất lương thực, quân nhu và tiếp nhận người đến tham gia khởi nghĩa.
Đuổi xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi tức Lê Thái Tổ (1385-1433), phong cho cha ông làm Thái phó, ông là Thái bảo. Về sau con gái ông là Ngô Thị Ngọc Dao được tuyển vào cung làm Tiệp dư, hầu hạ Lê Thái Tông, sinh hoàng tử Tư Thành. Đến khi Tư Thành lên ngôi tức Lê Thánh Tông, con gái ông là Hoàng thái hậu, có xây dựng tòa đền đặt tên là Thuần Mậu Đường hay còn gọi là đền Phúc Quang để thờ phụng tổ tiên họ Ngô.


Nguyên Hiệu (1674-1735)
Văn thần đời Lê Hy Tông, quê xã Lan Khê, huyện Nông Cống, Thanh Hoá.
Năm Canh Thìn 1700 ông đỗ Đồng Tiến sĩ, 26 tuổi (có sách chép 22 tuổi) được vua Lê và Chúa Trịnh đều tín trọng. Ông làm Bồi tụng, Tả tư giảng, rồi sung Tả Thị lang (1717). Đến Canh Tý 1720 thăng Thượng thư bộ Binh, gia Thiếu bảo, rồi đổi làm Thượng thư bộ Lễ, coi sóc cả việc ở Hàn Lâm.
Năm Nhâm Tý 1732 làm Tham tụng, bị chúa Trịnh ngờ vực, giáng làm Thượng thư bộ Hình, không lâu nhập Tham tụng như cũ, kiêm thượng thư bộ Lại.
Năm Ất Mão 1735 ông mất, thọ 61 tuổi, truy tặng Thái bảo, Đại tư đồ, gia phong phúc thần. Con là Nguyễn Hàm cũng là bậc có danh vọng đương thời.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 08:56:45 am
Phạm Vấn (?-1435)
Danh tướng đời Lê Thái Tổ, quê làng Nguyên Xá, huyện Lương Giang (nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá).
Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi đầu, lập nhiều chiến công hiển hách : trong trận Bồ Mộng (thuộc vùng thượng du Thanh Hoá) phá vỡ đạo quân của Lý Bân, Phương Chính năm Canh Tý 1420; trận phá vây ở Khôi Sách (1422) chém tướng giặc Phùng Quý; trận Nghệ An (1424) chiến thắng ở Trà Lâm, Khả Lưu; trận đán Xương Giang (1427), ông cùng Trần Nguyên Hãn, Lê Sát, vậy chặt toán quân của tướng giặc Thôi Tụ, Hoàng Phúc, khiến Vương Thông phải xin hoà.
Kháng chiến thành công (1428) ông được phong Đại tướng quân, tước Thượng Tứ Tự, rồi ít lâu thăng Tể phụ, Nhập nội Kiểm hiệu, Bình chương quân quốc trọng sự. Năm 1429, tấn phong ông tước Huyện Thượng Hầu, khắc tên ông đứng hàng đầu trên bia công thần. Năm 1431, ông được thăng Kiểm Hiệu Đô đốc, Quận Hầu.
Lê Thái Tổ mất (1433) ông và Lê Sát phụ chính Lê Thái Tông, hai năm sau Ất Mão 1435 ông mất, được tặng Thái phó, thụy Tuyên Võ.
Đến đời Lê Thánh Tông (1442–1497), Giáp Thìn 1484, truy phong ông tước Trấn Quận Công.


Lê Quát (TK IV)
Là danh sĩ, tác giả đời Trần Minh Tông (1300-1357), có sách chép là Bá Đạt, hiệu Mai Phong, dòng dõi Thái sư Lê Văn Thịnh. Ông quê ở  làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Ông là học trò xuất sắc của Chu Văn An, thi đỗ Thái học sinh, làm Tử tư lang kiêm Hàn lâm viện phụng chỉ. Ít lâu, thăng Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển (như Thủ tướng).
Ông cùng Phạm Sư Mạnh nổi tiếng văn chương ngang nhau, và cùng một ý chí tôn sùng học thuật chân chính, bài bác những điều mê tín không tưởng.
Ông đã để lại một số tác phẩm như
- Tống Phạm Sư Mạnh Bắc sứ
- Thư hoài, Nhạn túc đăng và một số thơ in trong: Toàn Việt thi lục,
Tinh tuyển thi gia luật thi


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 09:00:50 am
Lương Hữu Khánh (TK XVI)  
Ông quê ở làng Hội Triều, nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hoá. Ông đậu cử nhân năm 12 tuổi, đậu thứ 2 thi hội, không thi đình dưới triều Mạc Ðăng Doanh.
Ông có công trong việc khôi phục nhà  Lê, được thăng tới Thượng thư bộ Binh, tước Đạt Quận công. Ông đã để lại các tác phẩm như: Quan sử, Tân quan văn kê phú…

Danh sĩ Lương Hữu Khánh đời Lê Anh Tông (1556-1573), con cụ Bảng nhân Lương Đắc Bằng. Không rõ năm sinh, năm mất, quê làng Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ông nổi tiếng thông minh từ thuở bé. Vâng lời cha, ông theo học với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguyên là học trò của cha ông khi trước nên cũng giỏi văn học và lí số.
Năm Mậu Tuất 1538, đời nhà Mạc, ông đỗ thứ hai thi Hội nhưng lại không vào thi Đình, vì được tin nhà Lê đang chấn chỉnh lại ở Thanh Hóa. Ông lẻn vào Thanh, được Trịnh Kiểm tiếp đón ân cần, đưa vào ra mắt vua Lê. Từ ấy ông dốc lòng phò Lê chống Mạc, hiến kế, công lao rất dày, được vua Lê, chúa Trịnh đều trọng đãi. Sau làm đến Thượng thư bộ Binh, tước Đạt Quận Công, nghiễm nhiên là trọng thần trong đời Trung Hưng nhà Lê.
Con ông là Khiêm Hanh về sau cũng là vị Hoàng giáp có danh vọng.


Lại Thế Khanh (?-1597)
Võ Tướng đời Lê Anh Tông (1556–1573), quê huyện Tống Sơn, Thanh Hóa (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hoá).
Khoảng năm Chính Trị (1558 - 1571), ông cùng Võ Sư Thước đem binh chia trấn các cửa biển, khiến thủy quân nhà Mạc và bọn cướp biển đều sợ oai, ông xông pha trận mạc hàng trăm phen. Ít lâu, được lệnh rút quân về đóng giữ phủ An Trường. Được phong tước An Quận Công, chức Thái phó vào năm Tân Mùi 1571.
Năm Đinh Dậu (1597) ông mất, được truy tặng là Khiêm Quốc Công


Dương Tam Kha (TK X)
Con Dương Diên Nghệ, anh Dương Hậu (vợ Ngô Vương Quyền) không rõ năm sinh, năm mất. Người làng Dương Xá, huyện Đông Sơn.
Năm Giáp Thìn (944), Ngô Vương Quyền mất, ông được Ngô Vương ủy thác phù dực con lớn là Ngô Xương Ngập, nhưng ông thừa dịp đoạt lấy quyền của cháu, tự xưng Bình Vương.
Ngô Xương Ngập trốn sang Nam Sách, thuộc tỉnh Hải Dương, được Phạm Lịnh Công ở Trà Hương huyện Kim Thành nuôi giấu. Không tìm được Xương Ngập, Dương Tam Kha lập em Xương Ngập là Xương Văn làm con nuôi.
Năm Canh Tuất (950), có biến ở hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn, Dương Tam Kha sai hai tướng Dương Khiết Lợi và Đỗ Cảnh Thạc cùng Xương Văn đi đánh dẹp. Đi đến Từ Liêm, Xương Văn ướm ý hai tướng Dương, Đỗ, được cả hai tình nguyện quay về đảo chính.
Ông bị bắt và bị giáng làm Trương Dương công. Hai anh em Xương Ngập và Xương Văn nối nghiệp nhà Ngô như cũ.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 09:02:55 am
Bùi Công Kế (Nguyễn Kế)
Võ tướng đời Nguyễn Phúc Thuần (1753-1777). Quê ông ở huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hoá).
Ông tướng mạo khôi ngô, có sức mạnh, giỏi võ nghệ, làm cai đội, dần dần thăng đến chức Chưởng cơ, lãnh Trấn thủ Bình Khang.
Năm Ất Tỵ (1775), Tây Sơn dấy binh, ông vâng mạng tiết chế Tống Phúc Hiệp đem binh chống cự, bại trận bị bắt và bị giết chết. Ông được triều Nguyễn truy tặng Chưởng dinh, liệt thờ vào hai miếu Hiển Trung và Trung Tiết công thần của nhà Nguyễn.


Lê Hy (1646-1702)

Danh sĩ, sử gia thời Lê Trung Hưng tự Trạm Khê, quê xã Thạch Khê, huyện Đông Sơn.
Năm Giáp Thìn (1664), ông đỗ đồng tiến sĩ, năm 18 tuổi, làm đến Thượng thư bộ Binh, rồi Tham tụng, coi sóc cả Trung thư giám, tước Lai Sơn Bá.
Ông có lần đi sứ Trung Quốc, và từng làm thơ tiễn Đặng Đình Tướng đi sứ.
Năm Nhâm Ngọ (1702), ông mất, hưởng dương 56 tuổi (có sách chép thọ hơn 80 tuổi), được truy tặng thượng thư bộ Lại, tước Lai Quận Công, rồi đổi là Sách Quận Công.
Khoảng năm 1697, ông nhận lệnh của Lê Hy Tông (1676- 1704) và chúa Trịnh Căn soạn nối bộ sử Đại Việt sử kí bản kỉ tục biên, phần ông cùng Nguyễn Quý Đức và nhóm biên soạn chỉ viết tiếp từ đời Lê Huyền Tông đến Lê Gia Tông (1663-1675).
Đại Việt sử kí tục bản kỉ biên (10 quyển) do ông và Nguyễn Quý Đức soạn, vào khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680-1705). Sách chép tiếp các sự thực lịch sử khoảng 13 năm, từ niên hiệu Cảnh Trị thứ nhất 1662 đời Lê Huyền Tông đến niên hiệu Đức Nguyên năm thứ hai 1675, cũng gọi tên là Bản kỉ tục biên.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 09:05:17 am
Hoàng Thiều Hoa (TK I)
Nữ tướng đời Trưng vương, không rõ năm sinh, năm mất. Bà quê ở huyện Gia Hưng, (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, bà nhiệt thành đóng góp công lao, tận tụy phụng sự dân tộc. Chính bà và bà Lê Chân nhận nhiệm vụ huấn luyện đoàn Nương tử quân và thường tổ chức môn thể thao “Đánh phết” còn lưu truyền đến nay.
Kháng chiến thành công, Trưng vương phong bà là Đông cung tướng quân. Khi được phong tặng bà khiêm tốn: “Tôi là người con gái cô đơn có cần chức tước làm chi. Quý hồ làm hết phận sự mình đối với đất nước là đủ vui rồi”.
Tại làng Hiếu Quan, huyện Tam Nông, còn có đền thờ bà, hàng năm ngày 12-13 tháng giêng là ngày hội giỗ long trọng tưởng nhớ bà.


Tống Phúc Hiệp (?-1776)  
Hay Tống Phước Hiệp, Tống Phúc Hợp, Tống Phúc Hạp là danh tướng thời chúa Nguyễn.
Ông quê ở huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Ông là cháu Quận công Tống Phúc Trị. Đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), ông làm Lưu thủ Long Hồ dinh, được tiếng là giỏi việc trị an và biết thương dân.
Đầu năm Bính Thân (1776), Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ mang quân theo đường thuỷ vào đánh Gia Định, Tống Phước Hiệp chống cự được hơn một tháng thì lâm bệnh mất vào tháng 6 Âm lịch.
Thương tiếc, Định vương Nguyễn Phúc Thuần truy tặng ông tước Hữu phủ Quốc Công, cho lập miếu thờ tại dinh Long Hồ, xã Long Châu (nay thuộc thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Năm Gia Long thứ 9 (Canh Ngọ 1810), nhà vua cho thờ ông nơi miếu Trung tiết công thần. Ngày 24 tháng 9 năm Minh Mạng thứ ba (1823), lại truy phong làm Trung đẳng thần, cho thờ tại Miếu Hội Đồng.
Em ông là Tống Phước Hòa cũng là một danh tướng của chúa Nguyễn. Năm 1777, trong một trận đánh nhau với quân Tây Sơn ở Ba Vát, gặp lúc tình thế nguy nan, ông đã trở gươm tự sát, được chúa Nguyễn truy tặng Chưởng dinh Quận Công. Hiện ở Sa Đéc, có ngôi đình thờ ông Tống Phước Hòa và đông đảo con cháu ông.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 09:14:39 am
Lê Thì Hiến (1610-1675)
Danh tướng, còn gọi là Lê Thời Hiến đời Lê Thần Tông (1619-1643), quê làng Phú Hào, huyện Lôi Dương, (nay là thôn Phú Hào, xã Phú Thọ, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá).
Năm 1653 ông làm thuộc tướng ở dinh trấn Kì Hoa, bị binh chúa Nguyễn kéo đến đánh úp, thua to, ông bị cách chức. Năm 1655, Phạm Công Trứ tiến cử ông cho Ninh Quận Công Trịnh Toàn, ông được dùng lại. Sau nhiều trận thắng quân chúa Nguyễn, ông được phong làm Đô đốc Đồng tri, tước Hào Quận Công, rồi thăng Hữu Đô đốc.
Năm 1659, ông được phong Thiếu bảo, trấn thủ ở Nghệ An, Sơn Tây, Tuyên Quang.
Năm 1674, ông được thăng Thái phó, ông mất tháng 9 năm Bính Thìn 1676, thọ 65 tuổi. Sau khi mất được tặng Thái tể thụy là Nghiêm Trí.
Các con ông là Lê Thì Liêu, Lê Thì Kinh, Lê Thì Hải cũng là những sĩ phu có danh tiếng đương thời.


Lê Thì Hải (1639-1716)Danh tướng đời Lê Gia Tông, con Hầu Quận Công Lê Thì Hiến, quê làng Phú Hào, huyện Lôi Dương (nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá).
Ông cùng với anh là Lê Thì Kinh giúp vua Lê, chúa Trịnh trong việc chống với chúa Nguyễn. Ông làm quan trải các chức Trấn thủ các đạo Cao Bằng, Thái Nguyên, Sơn Tây, được phong chức Thự Phủ sự, tước Thạc Quận Công, Anh ông là Thì Kinh được phong tước Trinh Tường Hầu.
Năm Bính Thìn (1716) ông mất, thọ 77 tuổi.


Lê Thì Liêu (1647-1723)
Danh tuớng còn có tên gọi khác là Lê Thời Liêu đời Lê Huyền Tông  (1662-1671), con Hào Quận Công Lê Thì Hiến, em Trinh Tường Hầu Lê Thì Kinh, và Thạc Quận Công Lê Thì Hải. Quê làng Phú Hào, huyện Lôi Dương (nay thuộc huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá).
Ông cùng với hai anh giúp vua Lê, chúa Trịnh trong việc đánh dẹp các cuộc phản loạn và chống nhau với chúa Nguyễn. Nhiều lần làm trấn thủ Sơn Tây, Nghệ An và thăng Đô đốc. Gần 20 năm làm quan được quân dân mến phục.
Năm Quý Mão 1723, ông mất, thọ 76 tuổi, được truy tặng Thái tể và truy phong phúc thần.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 09:18:02 am
Doãn Tử Tư (?-?)
Ông quê làng Cổ Định xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, là một nhà ngoại giao lớn của Việt Nam trong buổi đầu xây dựng nền độc lập tự chủ. Ông làm quan nhà Lý, dưới triều vua Lý Anh Tông, tới chức Trung vệ đại phu. Năm Giáp Thân (1164), ông được nhà vua cử làm đại sứ dẫn đầu một đoàn sứ bộ gồm có ông cùng Thừa nghị lang Lý Bang Chính (làm chánh sứ) và Trung dực lang Nguyễn Văn Hiến (phó sứ), sang thành Hàng Châu (kinh đô của Nam Tống) để triều cống đồng thời đòi vua nhà Tống công nhận vua nhà Lý là An Nam Quốc Vương, và đã thành công. Đây là lần đầu tiên hoàng đế Trung Hoa công nhận Việt Nam với tên là "An Nam quốc", thay vì trước đây chỉ xem Việt Nam là "Giao Chỉ quận", mặc dù Việt Nam (lúc đó có tên là Đại Việt) đã độc lập với Trung Quốc hơn hai, ba trăm năm trước đó. Tới năm 1173, ông lại được cử đi sứ sang Tống một lần nữa đem voi mừng vua Tống mới lên ngôi.


Trần Văn Bảo (1524 - 1610)  
Ông đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông. Ông sinh giờ Dần ngày 7 tháng Giêng năm Giáp Thân (1524) tại làng Cổ Chử, huyện Giao Thủy, (nay thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định).
Quê hương ông gốc làng Đại Bối, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, trước thuộc dòng dõi họ Lê. Thân sinh ông là Lê Minh Triết, húy Văn Linh, tự Minh Đạt, làm quan triều nhà Lê tước Hán Quận Công, lấy bà Trần Thị Từ Huệ người làng Cổ Chử, sinh ra Lê Minh Bảo, sau đổi ra Trần Văn Bảo.
Ông đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất (1550) niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3, đời Mạc Phúc Nguyên, thi đỗ khi 27 tuổi. Ông giữ các chức như: Lại Bộ Thượng Thư, Nhập Thị Kinh Diên; đi sứ Trung Quốc đời Minh Thế Tông. Ông được phong tước Nghĩa Sơn Bá, Hồng Xuyên Hầu. Ông làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, được phong tước Nghĩa Quận Công. Sau ba lần dâng sớ xin vua Mạc cải cách chính sự, nhà vua chấp thuận nhưng không thi hành, ông xin từ quan về trí sĩ, năm đó ông 63 tuổi.
Khi nhà Lê trung hưng, vời ông ra làm quan nhưng ông từ chối, giữ lòng trung với nhà Mạc, theo truyền thống của kẻ sĩ không thờ hai triều.
Ngày 1 tháng 2 năm Bính Tuất (1586), ông từ biệt gia đình, di cư về làng Phù Tải, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (nay là thôn Giải Đông, xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) để ở ẩn dật. Ông mất ngày 5 tháng 12 năm Canh Tuất (1610) niên hiệu Hoằng Định nhà Lê, thọ 86 tuổi. Mộ táng ở làng Phù Tải, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông được sắc phong Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần, gia tặng Đoan Túc Tướng Công Tôn Thần. Tại Phù Tải có đền thờ Trạng nguyên rất khang trang, có đủ đồ thờ tự, như: kiệu, bát biểu, võng lọng, v.v.
Sử sách ghi chép rất nhiều về Trạng nguyên Trần Văn Bảo. Riêng sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, mục "Nhân Vật Chí", sử gia Phan Huy Chú đã xếp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trạng nguyên Trần Văn Bảo vào bậc “Đức Nghiệp chi Nho”.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:46:21 am
Lê Văn Diệm (1925-1999)
Giáo sư Lê Văn Diệm, quê ở tỉnh Thanh Hóa, con cử nhân Lê Tấn cựu án sát Quảng Ngãi và bà Trương Thị Kính, anh ruột Thiếu tướng kĩ sư Lê Văn Chiểu cục phó cục Quân giới Bộ Quốc Phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thuở nhỏ ông học ở trường Quốc học Huế, tốt nghiệp Tú tài triết học. Năm 1953 du học Hoa Kỳ, đến năm 1960 đậu Tiến sĩ (Ph.D) Văn chương Anh Mỹ (ông là một trong vài người Việt Nam đỗ Ph.D đầu tiên tại Mỹ).
Năm 1961, về nước giảng dạy và giữ chức khoa trưởng Đại học Văn khoa Huế. Đến năm 1966 ông là một trong những người góp công xây dựng và điều hành viện Đại học Cần Thơ, giữ chức khoa trưởng Đại học Văn khoa và Sư phạm trường Cần Thơ từ lúc mới thành lập. Tại đây ông là người cho áp dụng chương trình Đại học theo học chế Tín chỉ (Credit) đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1970.
Năm 1972 ông chuyển về làm giáo sư tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, giữ chức Trưởng ban Anh văn cho đến năm 1975. Sau năm 1975 ông vẫn giảng dạy môn Anh ngữ tại trường Đại học Tổng hợp TP.HCM cho đến ngày nghỉ hưu (1990).
Năm 1992 ông được trường Đại học Massachuchett và Bộ Giáo dục Việt Nam mời sang Hòa Kì làm việc để soạn bộ giáo trình sau Đại học (Anh ngữ) cho Việt Nam.
Ngày 25-3-1999 ông mất tại bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 74 tuổi.
Phần lớn tác phẩm ông đều viết bằng Anh ngữ và một số chuyên đề đăng trên Tạp chí Đại học Huế (1957-1965) và các sách:
- British Poetry and Fiction introduction Reading I, II, 1997 (Phương pháp hướng dẫn tìm hiểu thơ ca và văn học giả tưởng Anh).
- American Fiction and poetry annotated selection I, II (Cách dẫn giải thơ ca và văn học giả tưởng Mỹ).


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:49:35 am
Lê Thiếu Dĩnh (TK XV)
Danh sĩ đời Lê Thái Tổ (1428 -1433), tự là Tử Kỳ, hiệu là Tiết Trai. Tổ tiên ông người Thuần Lộc, trấn Thanh Hoa (nay thuộc huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá), sau dời về làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương).
Khi quân Minh sang xâm chiếm nước ta, cha của ông là Lê Cảnh Tuân và anh trai là Lê Thái Điệp bị bắt về Trung Quốc. Ông cùng với em là Lê Thúc Hiển vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc. Kháng chiến thành công ông được bổ làm Thẩm hình viện sự, sau đó được thăng Hàn Lâm thị chế. Năm sau đi sứ nhà Minh Trung Quốc, ông bị vua Minh giữ lại một thời gian mới cho về. Nhân dịp ấy, ông đi tìm nơi cha ông cư ngụ, nhưng không được.
Vua Lê rất trọng vọng ông, nhân việc can gián vua Lê, ông bị giáng chức làm Viên ngoại lang bộ Lễ. Ít lâu sau, ông cáo quan về hưu ở quê nhà.
Ông là tác giả của bài Tiết Trai thi tập được đời truyền tụng và một số bài in trong Hoàng Việt thi tuyển Toàn Việt thi lục. Phan Huy Chú có trích mấy bài thơ của ông vào sách mình như bài Đăng Lễ Để sơn, Sơn tự... và khen rằng thơ “Lê Thiếu Đĩnh giản dị, cổ kinh, dễ ưa... lời và ý sâu xa, nói lên được ý thú ở ngoài lời thơ”.


Tô Vĩnh Diện (1924-1953)
Là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.
Anh  quê ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá; nhập ngũ năm 1949, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi hy sinh anh là khẩu đội trưởng pháo phòng không, đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367. Để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 3 năm 1953, Tô Vĩnh Diện và đồng đội kéo pháo ra đến đoạn Dốc Chuối. Lúc đó, anh và pháo thủ Ty xung phong cầm càng lái pháo. Khi dây tời chính bị đứt, pháo lao nhanh và khó điều khiển, pháo thủ Ty bị càng pháo đánh bật ra, Tô Vĩnh Diện vẫn bám lấy càng, điều khiển hướng lao của pháo, bất chấp nguy hiểm lấy thân mình đẩy càng pháo vào vách núi cho pháo dừng lại, Tô Vĩnh Diện hy sinh. Anh được trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 01:49:40 am
Trần Xuân Soạn (1849-1923)
Người tổ chức phong trào Cần vương kháng Pháp ở Thanh Hoá. Ông quê ở làng Thọ Hạc (nay là phường Đông Thọ, Tp. Thanh Hoá).
Ông sinh trong gia đình nông dân nghèo, tòng quân thay cho con một phú hào trong làng để lấy tiền nuôi gia đình. Trong thời gian đi lính, ông lập được nhiều chiến công, được thăng Đề đốc.
Sau khi Hàm Nghi lên ngôi (1885), được điều về Huế để cùng phái kháng chiến lo giữ kinh thành. Tham gia tổ chức cuộc nổi dậy ở kinh đô Huế đêm 4 rạng 5/7/1885 và đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị. Cùng Phạm Bành, Đinh Công Tráng xây dựng cứ điểm Ba Đình (Thanh Hoá), trực tiếp chỉ huy cánh quân ở Quảng Hoá (thuộc huyện Vĩnh Lộc) để hỗ trợ các căn cứ Ba Đình và Mã Cao (Yên Định, Thanh Hoá). Cuối năm 1886, Ba Đình, Mã Cao thất thủ, ông rút quân lên Điềm Lư, châu Quan Hoá (nay là huyện Bá Thước) xây dựng lại lực lượng. Ít lâu sau, ông sang Trung Quốc gặp Tôn Thất Thuyết để bàn chuyện xin viện trợ, rồi bị mắc kẹt luôn ở đó.
Năm Qúi Hợi (1923) ông mất tại Long Châu (Trung Quốc), thọ 74 tuổi.
Khi ông kháng chiến ở Thanh Hóa, quân địch đào mồ lấy cốt thân phụ ông xếp vào ở giữa đường để thiêu hủy, cốt lung lạc để ông về đầu thú, nhưng ông vẫn bất khuất. Em ông là Trần Xuân Huấn cũng hi sinh trong cuộc kháng chiến, con trai thứ hai của ông là Trần Xuân Kháng cũng hi sinh vì nước.


Hoàng Tạo (?-1867)
Văn thần đời Nguyễn, quê ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
Năm Nhâm Dần (1842), ông đỗ cử nhân, từng làm Tri huyện, Tri phủ, có tiếng thanh liêm, chính trực.
Đời Tự Đức (1829–1883), ông làm đến Giám sát ngự sử, ít lâu sau, sung chức Bang biện quân vụ Thái Nguyên.
Năm Giáp Tý (1867), ông làm Án sát sứ Cao Bằng, tỉnh thành có loạn, lại bị bọn Nguyễn Tứ, Trương Thập Nhị phản bội làm nội tuyến, ông bị bắt, bèn rút dao đâm cổ tự tử, chúng giựt dao giữ ông lại. tuyệt thực đến chết. Ông được thờ trong đền Trung nghĩa.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 01:52:38 am
Tống Duy Tân (1837-1892)
Nhà yêu nước cận đại, quê xã Đông Biện, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
Năm Canh Ngọ 1870 đỗ cử nhân, năm 1875 đỗ tiến sĩ. Bước đầu làm tri phủ Vĩnh Tường, rồi Đô đốc học Thanh Hóa. Về sau làm Thương biện Tỉnh vụ, đổi sang Chánh sứ Sơn phòng tỉnh Thanh Hóa.
Từ năm 1885, ông hưởng ứng phong trào Cần Vương tham gia khởi nghĩa chống Pháp, trở thành thủ lĩnh kháng chiến tỉnh Thanh Hóa.
Năm Nhâm Thìn 1892, tháng 9 Âm lịch, ông rút quân về hang Nhâm Kỉ (nay thuộc xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) được một thời gian thì bị học trò cũng là cháu ruột ông là Cao Ngọc Lễ báo cho Pháp vây bắt ông. Chúng kết án tử hình và giết ông ngày 5-10 Âm lịch năm 1892, hưởng dương 55 tuổi.
Trước ngày mất, ông có đôi câu đối:
Nhị kim thuỷ liễu tiên sinh trái
Tự cổ do truyền bất tử danh

Nghĩa:
Món nọ tiên sinh nay mới trả
Cái danh bất tử trước còn truyền
”.


Lê Thận (?-1448)
Danh tướng  cuộc  khởi  nghĩa  Lam Sơn, quê huyện Thụy Nguyên, Thanh Hóa.
Ông xuất thân làm nghề chài lưới, nhưng giỏi võ nghệ. Một hôm đánh lưới ở sông Lam, bắt được một thanh kiếm xưa. Chợt có Lê Lợi đến xem, trò chuyện giờ lâu, ông cảm phục tặng thanh kiếm ấy cho Lê Lợi, và sau đó theo Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa, đánh đuổi quân cướp nước. Ông trải qua hàng trăm trận quyết chiến và có nhiều chiến công.
Sau khi đuổi được giặc Minh, ông được Lê Thái Tổ phong làm Bắc Đạo chư vệ quân sự, rồi thăng Tư không Bình chương sự. Ít lâu, lại lãnh nhiệm vụ Đô đốc đi đánh Chiêm Thành.
Sau khi mất, ông được tặng tước Huyện Thượng Hầu.
Đến đời Lê Thánh Tông (1460–1497), khoảng năm Đinh Tỵ 1497, truy tặng ông là Thái phó, tước Hoằng Quận công.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 01:57:57 am
Thôi Hữu (Nguyễn Đắc Giới) (1919-1950)
Nhà thơ, bút danh là Thôi Hữu. Ông cũng có tên riêng là Trần Văn Tấn với bút hiệu Tân Sắc, quê huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa.
Ông học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế. Từ năm 1939, ông bắt đầu sáng tác văn chương, có thơ đăng ở báo Bạn Đường (Thanh Hóa). Giác ngộ cách mạng ông bỏ học từ năm 1940 làm nghề thợ điện, tích cực hoạt động trong đoàn Thanh niên Dân chủ. Năm 1943 tham gia các tổ chức bí mật hoạt động ở Hà Nội, năm sau ông bị bắt, rồi vượt ngục, tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc.
Sau Cách mạng tháng Tám ông cộng tác các báo Sự Thật, Thủ Đô của Liên khu I, Vệ Quốc quân của Quân đội Nhân dân.
Ngày 16-12-1950 ông hi sinh trên đường đi công tác trong vụ oanh tạc của máy bay Pháp, hưởng dương 31 tuổi.
Thơ văn ông được hoan nghinh qua các bài:
.  Lên Cấm Sơn,
•  Xe trâu,
•  Lời cô lái đò,
•  Đi tuần,
•  Sau lũy tre xanh
.
Và các phóng sự:
•Đi vào sau địch,
•   Tù binh đường số 4...



Hoàng Đình Thể (?-1786)
Hoàng Đình Thể tức Thể Quận công là phó tướng trấn giữ thành Phú Xuân dưới thời Thịnh Vương Trịnh Sâm. Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến đánh Phú Xuân được thuộc tướng là Nguyễn Hữu Chỉnh dùng kế ly gián khiến cho chủ tướng trấn giữ thành là Phạm Ngô Cầu -vốn là một kẻ nhút nhát, đa nghi- làm phản. Trước hết Phạm Ngô Cầu bàn với ông bàn bạc cách chống giữ thành: Phạm Ngô Cầu ở lại giữ thành còn Hoàng Đình Thể cùng hai con trai ra ngoài thành cự địch. Ông đánh nhau với quân Tây Sơn từ sáng đến trưa thì tên, đạn hết sạch liền cho người vào xin thêm nhưng Phạm Ngô Cầu không cấp cho, cũng không cho vào thành. Ông nổi giận định phá cổng thành giết Phạm Ngô Cầu nhưng Phạm Ngô Cầu đã kéo cờ trắng đầu hàng khiến cho quân Lê - Trịnh tan vỡ, hai con trai Hoàng Đình Thể đều bị giết, ông chạy trốn thì bị quân Tây Sơn đuổi theo bắn chết trên bành voi.



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 02:01:30 am
Hồ Hán Thương (?-1407)
Ông là con thứ của Hồ Quý Ly, em Hồ Nguyên Trừng, không rõ năm sinh năm mất.
Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quí Ly lật đổ Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua. Ông được lập làm Thái tử (1400). Cuối năm ấy (1400), Quí Ly nhường ngôi cho Hán Thương để làm Thái thượng hoàng.
Vừa lên ngôi ông sai sứ sang cống nhà Minh và xin phong. Dù thế, ông vẫn ngầm chống đối nhà Minh; mặt khác lo sửa sang việc nội trị nhằm đương đầu với các phe nhóm không phục tùng.
Năm Đinh Hợi (1407), ông và cha, anh của ông đều sa vào tay giặc Minh ở cửa biển Kì La. Giặc Minh giải cha con ông về Kim Lăng. Con ông là Hồ Nhuế cùng chung số phận. Sau đó, ông và cha bị giặc giết, chỉ còn anh và con ông được chúng thu dụng.
Ông ở ngôi được 6 năm, đổi niên hiệu hai lần: Thiệu Thánh (1401-1402); Khai Đại (1403-1407).


Nguyễn Đôn Tiết  (1836-1886)
Ông quê ở làng Thọ Vực xã Hoằng Ðức (Hoằng Hoá).
Năm Kỷ Mão (1879), ông đỗ Phó bảng, làm Tri phủ một thời gian. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông đă mộ quân phối hợp với nghĩa quân Hoàng Bật Ðạt tấn công đồn Pháp ở Bút Sơn. Con trai ông là Nguyễn Hiệu Tri cũng chỉ huy một cánh quân tiếp ứng chiến đấu ở Ba Đình, và hi sinh trong ngày 20-1-1887.
Ông bị bắt trong tháng 3-1886. Khi nghe tin chiến hữu của ông là Phạm Bành tử tiết, ông có đôi câu đối khóc bạn:
Quân tử nhất sinh tâm khả bạch,
Tướng quân tuy tử diện do hồng.
Nghĩa:
Quân tử trọn đời lòng trong trắng,
Tướng quân dù chết mặt còn hồng.
Ông bị chúng đày đi Lao Bảo và chết ở đấy. Một người con trai nữa của ông là Nguyễn Đôn Dự đỗ giải nguyên, tham gia phong trào Đông du, chuẩn bị ra nước ngoài thì bị bắt đày đi Côn Đảo.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 02:10:49 am
Mai Anh Tuấn (1815-1851)
Ông quê ở làng Thanh Giản, Nga Sơn, Thanh Hóa nhưng sinh tại thôn Hoàng Cầu, giáp Đông Các, huyện Vĩnh Thuận - Hà Nội (nay là Ô Chợ Dừa - Đống Đa). Cụ thân sinh ra ông là Mai Thế Trinh, tri huyện Thanh Trì và bà Dương Thị Lan, người làng Thịnh Hào. Cụ tổ bốn đời của ông là Hương Lĩnh hầu, tiến sĩ Mai Thế Chuẩn, một văn thần xuất thân khoa bảng mà trở thành võ tướng bảo vệ Tổ quốc.
Ông thi đỗ Đình nguyên Thám hoa vào năm 1843, như thế là kể từ khi nhà Nguyễn mở thi Đình, năm 1822, đến lúc đó mới có ông là người đầu tiên đỗ Đình nguyên Thám hoa, kể cũng là người khai khoa Tam khôi của triều Nguyễn. Ông được bổ làm Hàn lâm Thị độc, làm việc trong tòa Nội các. Sau này, ông dâng sớ can vua không nên phái đoàn quan chức đem thuyền nhà nước tiễn viên quan nhà Thanh, vì quá tốn kém, mà chỉ nên gửi họ theo thuyền buôn. Vua Tự Đức không hài lòng, kết tội ông “khi quân bất kính” và hạ chức, phái đi làm án sát tỉnh Lạng Sơn. Đến nhiệm sở mới, ông lo dẹp thổ phỉ để giữ gìn trị an. Năm 1851, phỉ nhà Thanh tràn sang cướp phá vùng Tiên Yên, tiến sâu vào tận Lạng Sơn. Ông cùng Chưởng vệ Nguyễn Đạc đem quân đuổi đánh, bước đầu thắng lớn. Rồi không may, ông Đạc bị thương, tiền quân ở thế bất lợi. Mai Anh Tuấn đem quân tiếp cứu nhưng gặp địa hình hiểm trở, cả ông và Nguyễn Đạc đều hy sinh.
Nghe tin ông mất, vua Tự Đức thương tiếc, lệnh cho đem thi hài về an táng tại Hoàng Cầu. Triều đình, trí thức, nhân dân Thịnh Hào vô cùng xúc động.
Theo lệnh của nhà vua, tỉnh Lạng Sơn và Thanh Hóa lập đền thờ ông. Dân vùng Hoàng Cầu xây miếu thờ ngay nơi có phần mộ. Linh vị và bát hương thờ được đặt ở đền Trung Nghĩa tại Hoàng thành Huế, bên cạnh các danh thần.


Đào Duy Từ (1572-1634)
Danh thần thời chúa Nguyễn lập nghiệp mở mang bờ cõi về phía Nam, quê làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa).
Ông thông kinh sử, tinh thâm lí số và binh thư đồ trận. Nhưng vì thân phụ ông là Đào Tá Hán xuất thân là quản giáp trong nghề ca hát mà luật lệ thì nghiêm cấm không cho con nhà xướng ca ra thi cử, nên ông không tiến thân được. Bất đắc chí ông bỏ Đông Kinh (Hà Nội) lần vào miền Nam, định theo phò chúa Nguyễn.
Trong lúc bơ vơ nơi phủ Hoài Nhơn (nay là phủ Bồng Sơn) tỉnh Bình Định, ông tạm khuất thân ở ẩn, chăn trâu cho nhà giàu Chúc Trịnh Long ở thôn Tòng Châu.
Tăm tiếng ông dần dần được sĩ phu biết đến, Khán lí Trần Đức Hòa ở Qui nhơn mến tài, gả con gái cho ông và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
Được chúa Sãi trọng dụng phong là Nội tán, ông tận tụy giúp chúa Nguyễn về quân sự, chính trị và văn hóa, đương đầu với chúa Trịnh đến thắng lợi.
Năm Canh Ngọ 1630, ông xướng xuất việc đắp lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.
Qua năm sau (1631), ông lại đắp thêm một lũy nữa từ cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), cao một trượng, dài hơn 200 trượng (tục gọi là lũy Thầy. Đến đời Thiệu Trị mang tên là "Định Bắc trường thành")
Năm Giáp Tuất 1634, ngày 17-10 ông mất thọ 62 tuổi, được phong tặng hàm Tán trị dực vận công thần, Kim tử vinh lộc đại phu, Đại lí tự khanh, tước Lộc Khê Hầu. Đến triều Minh Mạng, truy phong tước Hoằng Quốc Công.
Đào Duy Từ còn để lại một bộ binh thư: Hổ trướng khu cơ và hai khúc ngâm: Ngọa Long cương văn, Tư Dung văn


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 02:30:18 am
Đào Tá Hán (?-?)
Là Thân phụ Đào Duy Từ, không rõ năm sinh, năm mất, quê làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tỉnh Gia, Thanh Hóa (nay là xã Hải Nhân, huyện Tỉnh Gia, Thanh Hoá).
Thuở trai tráng ông đầu quân nhà Lê, chống nhau với quân nhà Mạc, ít lâu ông sơ suất phạm tội bị phạt 20 roi và đuổi ra khỏi quân ngũ, buồn tình, ông theo một gánh hát chèo để học hát. Thông minh, đẹp trai, chỉ trong hai năm ông trở thành kép nổi tiếng đương thời.
Một hôm, hát đám hội làng Ngọc Lâm, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông vào ở trọ nhà ông tiên chỉ là Võ Đạm. Con gái Võ Đạm là Võ Kim Chi 19 tuổi, quê làng Mỹ Du Sa cùng huyện, cảm tiếng hát của ông. Từ đó hai người trở thành vợ chồng. Được hơn một năm thì sinh ra Đào Duy Từ có tài liệu viết mẹ Đào Duy Từ là bà Nguyễn Thị Mạch cảm tiếng hát của ông mà kết thành vợ chồng.
Sau, ông làm quản giáp trong nghề ca hát, rồi làm chức linh quan coi đội nữ nhạc trong Đại nội, dưới triều Lê Anh Tông (1556–1573).


Đỗ Xuân Cát (?-?)
Ông là danh sĩ đời Thiệu Trị, hiệu Châu Tân cư sĩ, quê huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Năm Tân Sửu 1841, ông đỗ Cử nhân nhưng không ra làm quan, ở thôn quê, vui nghề dạy học. Ngoài kinh sách ra, các môn thiên văn, luật, lịch, ông đều nghiên cứu tìm tòi và phát kiến được nhiều điều mới mẻ.
Ông thờ mẹ rất hiếu, khi mẹ mất, ông làm nhà bên mộ chịu tang suốt ba năm.
Đến đời Tự Đức (1829–1883), nhân miền Bắc thường bị vỡ đê, ông có soạn ra năm đề án ngăn giữ nước sông, tỏ ra sành khoa kinh tế. Gặp khi triều đình tuyển chọn nhân tài, các đại thần dâng sớ tiến ông vào triều, nhưng ông cáo bịnh xin về.
Lại khi giặc quấy nhiễu, ông thẳng tới Nghệ An quan sát, dâng sớ tâu bày về các biện pháp tiến thủ. Triều đình khen ngợi, toan nạp dụng ông và các người mà ông đã tiến cử, song ông từ chối không chịu lụy về công danh.
Đến khi ông mất, được vua Tự Đức truy tặng là Hàn Lâm viện biên tu.
Ông có soạn các sách: Châu tân văn tập, Gia phả tự lệ, Lâm hành tạp lục. Em ông là Đỗ Xuân Vĩnh cũng đỗ Cử nhân, làm Tri huyện Thanh Chương nổi tiếng thanh liêm.



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 12:09:03 pm
Độc Cước  
Là một vị thần Việt Nam, nơi thờ chính đặt tại đền Độc Cước ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Theo đạo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi, thần có hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị ma quỷ gian ác… và được vua phong bốn chữ: Độc Cước sơn triều.
Chuyện kể rằng thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là 'Một chân'.
Tưởng nhớ công ơn của Độc Cước, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ thần ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng. Về sau miếu trở thành đền Độc Cước.


Nguyễn Đức Trung (1404-1477)  
Là công thần nhà Hậu Lê, người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa.
Ông là con của công thần khai quốc nhà Hậu Lê Nguyễn Công Duẩn. Ông nối chí cha làm quan từ đầu thời nhà Lê. Thời Lê Nhân Tông, ông giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ.
Tháng 10 năm 1459, anh Nhân Tông là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân giết vua lên ngôi, đặt niên hiệu Thiên Hưng.
Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, ông cùng các đại thần Nguyễn Xí, Lê Niệm, Lê Lăng phát động binh biến, chém bầy tôi thân cận của Nghi Dân là Phạm Đồn, Phan Ban ở nghị sự đường, nắm lấy cấm binh, đóng chặt cửa thành, sai Lê Ninh Thuận bắt vây cánh và phế vua Thiên Hưng làm Lệ Đức hầu, rước con út của Thái Tông là Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1467, Nguyễn Đức Trung mang quân đi dẹp loạn ở vùng An Bang (Quảng Ninh) thắng lợi.
Năm 1471, ông theo Lê Thánh Tông cầm quân bộ đi đánh Chiêm Thành, thắng lớn, mở rộng đất đai phía nam nước Đại Việt. Khi trở về ông được phong chức Thái uý, Trình quốc công, làm Đô ty thừa tuyên Quảng Nam.
Năm 1472, vì tuổi già sức yếu, ông xin cáo lão về nghỉ.
Tháng 8 âm lịch năm 1477, ông mất, thọ 74 tuổi. Mộ táng ở quê nhà.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 12:13:39 pm
Lê Hữu Kiều (1915-1989)  
Ông có tên tự là Nam Mộc, sinh ra tại xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.Ông tốt nghiệp trường Quốc học Quy Nhơn. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông là chủ bút báo Bạn Đường tại Thanh Hóa (1939).
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ông từng là bí thư xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ.
Sau cách mạng, ông là giám đốc nhà xuất bản Sự Thật,
Ông là một nhà phê bình văn học với những tác phẩm để lại như: - Noi theo đường lối văn nghệ Mác-Lênin của Đảng (1968); - Văn học miền Nam trong lòng miền Bắc (chủ biên, 1969); - Mấy vấn đề lý luận văn học (chủ biên, 1970); - Văn học, cuộc sống, nhà văn (viết chung, 1978); - Luyện thêm chất thép cho ngòi bút (tiểu luận, phê bình, 1979).





Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: panphilov trong 10 Tháng Mười Hai, 2009, 03:53:54 pm

Thái phó Ngô Từ là cha ruột Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, không rõ năm sinh, năm mất, cha vợ vua Lê Thái Tông (1423-1442), ông ngoại vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497). Quê xã Động Bàng, huyện Yên Định, lộ Thanh Hoa (nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa).

Thân phụ ông là Ngô Kinh, xuất thân nghèo khổ, nên cha ông từng làm người giúp việc của Lê Khoáng (cha Lê Lợi) còn ông thì theo hầu Lê Lợi. Đến khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát động, Lê Lợi được tôn làm Bình Định vương, cha con ông tận tụy theo phục vụ, phụ trách trang trại sản xuất lương thực, quân nhu và tiếp nhận người đến tham gia khởi nghĩa.

Đuổi xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi tức Lê Thái Tổ (1385-1433), phong cho cha ông làm Thái phó, ông là Thái bảo. Về sau con gái ông là Ngô Thị Ngọc Dao được tuyển vào cung làm Tiệp dư, hầu hạ Lê Thái Tông, sinh hoàng tử Tư Thành. Đến khi Tư Thành lên ngôi tức Lê Thánh Tông, con gái ông là Hoàng thái hậu, có xây dựng tòa đền đặt tên là Thuần Mậu Đường hay còn gọi là đền Phúc Quang để thờ phụng tổ tiên họ Ngô.


Cụ Ngô Từ là tổ nhà em ạ  ;D

Trong gia phả không không có ghi rõ ngày sinh ngày mất của cụ Ngô Kinh, nhưng ngày sinh ngày mất của cụ Ngô Từ ghi rất rõ. Theo đó thì cụ Ngô Từ:

- Sinh giờ Dần, ngày mùng 3 tháng 2, năm Canh Tuất (1370)
- Mất ngày 8 tháng 3, năm Quý Dậu (1454).

Ngoài ra cụ còn được gia phong là bảo chính công thần, tả kim ngô vệ tướng quân chỉ nội đại hành khiển thượng tướng quân, chương khánh công phụ quốc chính , duyên ý Dụ Vương, tên thuỵ là Bàng Khê thượng sĩ.

Cũng trong gia phả thì cụ Ngô Kinh là người giúp việc cho Lê Khoáng (tức bố của Lê Lợi), nhưng Lê Lợi lại nhận cụ Ngô Từ (tức là con cụ Ngô Kinh) làm con nuôi. Điều này là rất hợp lý vì trong dùng binh thì việc chăm lo lương thảo, bảo vệ căn cứ, tuyển quân là những việc tối quan trọng (nhưng lại ít được nhắc đến). Phải những người đáng tin cậy (thường là trong gia đình) mới được giao phó những việc như vậy.

Mời các bác xem thêm: http://www.vietnamgiapha.com/XemChiTietTungNguoi/232/19/Ng_F4+T_26_237915_3B.html


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 14 Tháng Mười Hai, 2009, 11:40:52 am
Lê Văn Linh (1376-1448)
Là Khai quốc công thần đời Lê, Danh tướng của Bình Định vương Lê Lợi, quê ở Thanh Hóa.
Ông là người từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu và là một trong 18 người dự lễ tuyên thệ ở Lũng Nhai.
Tháng 1-1425 vây đánh thành Nghệ An. Tháng 9 bọn Lý An, Phương Chính bỏ lại một lực lượng rồi vượt biển ra Bắc, vua sai ông cùng nhiều tướng khác ở lại vây đánh. Tháng 1-1426 quân Minh trong thành ra hàng. Ông được phong Nhập nội Thiếu phó.
Sau khi kháng chiến thành công, ông được xếp vào hàng thứ ba công thần, được phong Hương thượng hầu. Qua triều Lê Thái Tông (1423-1442), ông được thăng Nhập nội Hữu bật. Năm 1435 ông được cử làm tham đốc cùng Lê Bôi đi đánh Cầm Quý ở châu Ngọc Ma.
Sau vì ông bênh vực Lê Sát, nên bị tước bỏ công thần và chức tước, xuống làm Tả bộc xạ. Sang triều Lê Nhân Tông (1441-1459), ông được khôi phục chức tước và phong đến Thái phó. Lúc mất ông được truy tặng Khai phủ, tên thụy là Trung Hiến


Lê Trung Mãn (?-1786)
Võ tướng Lê Trung Mãn trước vốn tên Lê Trung Nghĩa, sau ra làm quan đổi tên là Lê Trung Mãn, quê làng An Thạnh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Ông làm tướng đời Lê Hiển Tông (1740-1786), được phong tước Mãn Quận Công, giao du thân mật với Phan Huy Ích nhất là từ năm Quý Mão 1783. Huy Ích lấy cớ bịnh tật xin từ chức mà không được, thường sống trên một chiếc thuyền, ông hay lui tới thăm Phan.
Đến tháng 9 năm Ất Tỵ 1785, ông cùng Phan Huy Ích, Võ Thành Đạo đem quân chống giặc ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Trong cơn xung trận ông ngã ngựa bị giặc bắt, bị thương nặng đến nửa đường thì chết.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 14 Tháng Mười Hai, 2009, 11:45:52 am
Lê Ngân (?-1437)
Danh tướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên (nay là huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá).
Năm 1418, Lê Lợi phát động khởi nghĩa Lam Sơn. ông tham gia khởi nghĩa từ đầu. Quân khởi nghĩa mới tập hợp nên chưa đủ mạnh, thường bị quân Minh đánh bại.
Ngày 13/4 âm lịch năm 1418, Mã Kỳ tiến đánh quân Lam Sơn, ông cùng các tướng Lê Thạch, Nguyễn Lý đặt phục binh, dụ quân Minh vào rồi đổ ra đánh, chém được 3000 quân địch và thu nhiều khí giới.
Năm 1425, ông cùng Lê Văn An mang 70 chiến thuyền vượt biển vào tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn. Quân Minh bị đánh bại, phải rút vào thành cố thủ. Làm chủ đất Tân Bình và Thuận Hóa, quân Lam Sơn huy động thêm được quân và voi trận ra bắc.
Mùa thu năm 1426, Lê Lợi tiến quân ra bắc, sai ông trở về thay Lê Sát vây thành Nghệ An. Đầu năm 1427, khi các cánh quân Lam Sơn đang vây Đông Quan và vây đánh nhiều thành ở Bắc bộ thì Lê Ngân hạ được thành Nghệ An. Tướng giữ thành là Thái Phúc chịu đầu hàng nộp thành.
Năm 1428, cuộc khởi nghĩa toàn thắng, ông được phong chức Nhập nội tư mã, tham gia việc triều chính. Năm 1429, khi Lê Thái Tổ sai khắc biển công thần, Lê Ngân xếp hàng thứ tư, được phong làm Á hầu.
Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông còn nhỏ lên thay. Năm 1434, ông được phong làm Tư khấu, Đô tổng quản hành quân Bắc đạo, cùng Đại tư đồ Lê Sát làm phụ chính. Con gái ông là Lê Thị Lệ được đưa vào cung làm vợ vua Thái Tông, phong làm Chiêu nghi.
Ông làm phụ tướng (Ất Mão 1435) nhưng được ít lâu thì bị ghép vào tội nặng, buộc phải tự tử. Tài sản của ông cũng bị tịch thu; con gái ông là Huệ phi Lê Thị Lệ bị giáng làm Tu dung, con trai Lê Ngân là Lê Nho Tông phải đi làm lính, nhiều năm không được cất nhắc.
Năm 1453, Lê Nhân Tông đại xá, cấp cho con cháu ông 100 mẫu ruộng quan điền. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông truy tặng ông chức Thái phó, Hoằng quốc công.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 09:55:16 am
Lê Lý (Nguyễn Lý) (?-1443)
Là tướng quân Lam Sơn, công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Ông là người thôn Dao Xá, huyện Thủy Nguyên (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu. Năm 1416, ông tham dự Hội thề Lũng Nhai.
Tháng 5 năm 1418, Lê Lợi phải lui toàn quân về Lạc Thủy. Tướng Minh là Mã Kỳ mang quân đuổi đánh. Ông cùng Lê Thạch, Đinh Bồ, Lê Ngân được lệnh mang quân mai phục đánh địch. Ngày 18 tháng 5 năm 1418, quân Minh tiến đến Lạc Thủy bị mai phục. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trận đó ông chém 3000 quân địch và thu được nhiều quân khí.
Năm 1420, ông cùng các tướng Lam Sơn chống lại một đợt tấn công mạnh của quân Minh vào Mường Thôi. Ông cùng Lý Triện, Phạm Vấn được lệnh mang quân mai phục ở xứ Bồ Mộng, đánh cho quân Minh bị tổn thất nhiều. Sau đó trong các trận đánh ở Khả Lưu, Nghệ An, ông đều tham gia lập công và được Lê Lợi phong làm Thái úy.
Cuối năm 1426, ông cùng Lê Sát mang quân đi vây thành Xương Giang. Đầu năm 1427, khi thành chưa hạ được, ông được lệnh về cầm quân vây cửa nam thành Đông Quan.
Tháng 8 năm 1427, ông cùng Trần Nguyên Hãn trở lại công phá Xương Giang và đến tháng 9 âm lịch thì phá được thành đó, làm viện binh của Liễu Thăng mất đi điểm tựa khi tràn qua biên giới.
Cũng trong tháng 9 năm 1427, Lê Sát đã chém được Liễu Thăng ở Chi Lăng nhưng quân Minh vẫn đông và mạnh. Nguyễn Lý được lệnh cùng Lê Văn An mang 3 vạn quân lên tiếp ứng cho Lê Sát, giết được tướng Minh là Lương Minh.
Tháng 10 âm lịch, ông cùng các tướng Lam Sơn tổng tấn công giết và bắt sống toàn bộ số quân Minh còn lại của đạo viện binh dưới quyền Thôi Tụ. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, tức là Lê Thái Tổ, ông được phong làm Nhập nội tư mã, Suy trung tán trị Hiệp mưu công thần, được ban quốc tính.
Năm 1429, Lê Thái Tổ sai khắc bảng tên 93 công thần, tên ông đứng hàng thứ 6, được phong làm Hương thượng hầu.
Năm 1430, ông được phong làm Nhập nội kiểm hiệu tư không.
Năm 1434, ông bị đưa đi làm Tổng đốc Thanh Hóa. Đến tháng 6 năm đó lại đổi làm đồng Tổng quản lộ Bắc Giang hạ.
Năm 1437, Lê Sát lộng quyền bị Lê Thái Tông giết, ông được gọi về làm Nhập nội hiệu úy, tham tri việc quân ở các vệ thuộc Tây đạo.
Năm 1443, ông mất. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng ông làm Thái bảo, Phúc quốc công.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:26:29 am
Trần Oanh (1942 – 1985)
Là vận động viên bắn súng Việt Nam. Năm 2000, ông được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận là Vận động viên xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Việt Nam theo đề xuất của Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam.
Ông quê ở miền biển Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Từ năm 17 tuổi, trong bối cảnh cuộc chiến tranh Đông Dương, ông gia nhập bộ đội địa phương. Ông nổi tiếng với bộ môn bắn súng, thường tham dự các giải thể thao của quân đội các nước Xã hội chủ nghĩa hằng năm và thường xuyên xếp thứ nhất.
Tháng 7 năm 1962, tại Plezen (Tiệp Khắc), trong giải bắn súng quân đội các nước XHCN với sự tham dự của hàng trăm tay súng đến từ 15-16 nước trên thế giới, ông chiếm giải nhất khi bắn được 587 điểm trong bộ môn súng ngắn ổ quay, vượt kỷ lục thế giới lúc đó. Nhờ thành tích này, ông được thăng cấp thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1966, tại giải Ganefo châu Á (giải thể thao của các nước mới phát triển) ông đoạt Huy chương vàng môn súng ngắn bắn chậm với thành tích 574 điểm. Năm 1967, tại giải bắn súng hữu nghị quốc tế mở rộng tại Bắc Kinh, cũng trong bộ môn súng ngắn bắn chậm, ông đọat giải nhất khi bắn được 554 điểm, vượt kỷ lục châu Á lúc bấy giờ.
Năm 1974, ông về hưu và sống cuộc đời nghèo khổ, thiếu thốn, cho đến khi qua đời năm 1985.
Năm 2000, ông được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận là Vận động viên xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Việt Nam theo đề xuất của Ủy ban Thể dục Thể thao VN.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:31:07 am
Kỹ sư vũ khí Nguyễn Trinh Tiếp (1924-1967)
Là người chủ trì nghiên cứu thiết kế và chế tạo súng SKZ (súng không giật) thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quân giới Việt Nam, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Ông quê ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Năm 1946, ông tốt nghiệp khoá kĩ sư công chính đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
•   Tháng 4 năm 1947, ông là trưởng phòng xạ thuật của Nha nghiên cứu Quân giới (Cục quân giới, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội).
•   1948- tháng 4, 1949 : Trưởng ban SKZ, chủ trì việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công loại súng SKZ 60mm, đưa vào sản xuất hàng loạt, kịp thời đáp ứng nhu cầu chính trường; tiếp theo là 1 số loại SKZ cỡ 50.8mm, 80mm, 120mm.
•   Năm 1950-1953, ông là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quân giới.
•   Tháng 3-1953 - 1967, chuyển ngành sang bộ giao thông vận tải, giữ các chức vụ: Cục phó cục đường thuỷ kiêm giám đốc nhà máy đóng tàu Bạch Đằng; Viện Phó : Viện thiết kế thuỷ lợi, Viện thiết kế giao thông; Phó ban đảm bảo giao thông; Cục Phó cục quản lí đường bộ.
•   Ông hi sinh khi làm nhiệm vụ tại Thanh Hoá (24-6-1967)
•   Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu (1996) về "công trình nghiên cứu chế tạo súng SKZ".
•   Kĩ sư Nguyễn Trinh Tiếp là người có đóng góp rất lớn cho ngành quân giới trong những năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu chống Mỹ. Sự ra đi đột ngột của ông đã để lại nhiều tiếc thương cho đồng nghiệp, gia đình về một con người tận tuỵ, hết lòng cống hiến cho dân tộc, một người con ưu tú của quê hương Thanh Hoá.
Ông được Nhà nươc phong tặng 3 Huân Chương Lao Động Hạng Nhì.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:39:25 am
Đinh Thì Trung (?-?)
Là danh sĩ đời Lê Ý Tông, một thần đồng thời Hậu Lê, có sách chép là Đinh Trung, quê huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Thuở bé ông nổi tiếng thông minh, năm 14 tuổi đỗ Hương cống, rồi vào học ở Quốc tử giám. Lúc bấy giờ Lê Quý Đôn, Hà Tông Huân và Lê Như Quyền đều nổi tiếng văn học, đương thời xưng tặng là “Hổ thần”.
Đến khi ông tranh tài với ba người ấy, danh tiếng vang khắp kinh đô nên được gọi là “Tứ hổ”. Ông đứng đầu, kế đến là Lê Quý Đôn, Hà Tông Huân, Lê Như Quyền.
Sau khoa thi Đình, ông gà văn cho con Lê Quý Đôn là Quý Kiệt, việc phát giác, ông bị phát phối ra Quảng Yên. Dư luận đương thời có lời truyền tụng: “Thì Trung phát phối, chấn Đông hải chi văn ba” (Thì Trung đi đày, làm tung ngọn sóng văn ở bể Đông). Bấy giờ nhằm năm Ất Mùi (1775).
Ít lâu, ông được ân xá, rồi được lệnh dụ giặc cướp; giặc bắt giữ ông lại không cho về, ông nhảy xuống sông Bạch Đằng tự tử.
Thuở nhỏ khi mới lên 4, lên 5 ông đã nổi tiếng thông minh, người đương thời tặng ông danh hiệu là Bột sinh ví với Vương Bột đời Đường. Đến lúc ông chết non, người ta càng tin tưởng rằng chính ông là hậu thân của Vương Bột Trung Quốc.


Thiền sư Đạo Dung (?-1174)
Đời Lý, không rõ năm sinh, thiền sư trụ trì chùa Hương Nghiêm thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đương thời gọi sư là Pháp Dung (vì kiêng húy Trần Hưng Đạo).
Đạo Dung là pháp hiệu, không rõ tên, hiệu là Tăng Phán, tên là Huyền Nghi.
Năm Đinh Mão (1087) sư Đạo Dung được vua Lý Nhân Tông (1066-1127) triệu tới kinh, lập đạo trong hoàng cung.
Năm Nhâm Dần (1122) sư trở về thăm quê cũ, dựng chùa để ở đến lúc tuổi già.
Sư Đạo Dung là một cao tăng đời Lý và có những liên hệ tình cảm thắm thiết với Lưu Khánh Đàm và Lý Thường Kiệt, Bia chùa Hương Nghiêm có ghi rõ hành trạng, công nghiệp của sư và danh tướng kiệt xuất Lý Thường Kiệt.
Ông mất ngày 5-2 năm Giáp Ngọ 1174. Sau khi sư mất, học trò là cao tăng Tăng Đạo Lâm làm lễ hỏa táng, xây tháp ở núi Lân Ni thuộc tỉnh Thanh Hóa.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:41:32 am
Ngô Thị Ngọc Dao (1421-1496)
Thái phi Ngô Thị Ngọc Dao sinh năm Tân Sửu (1421), quê xã Động Bàng, huyện An Định (nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là cháu nội của Thái phó Ngô Kinh, con Thái bảo Ngô Từ, vợ Lê Thái Tông (1423 – 1442), mẹ Lê Thánh Tông (1442 – 1497).
Vì có chị là Xuân - cung tần của Lê Thái Tông, Ngọc Dao theo chị vào nội đình nên cũng được tuyển làm cung tần. Thái Tông rất yêu mến bà. Năm Canh Thân (1440), Thái Tông sắc phong bà làm Tiệp dư ở cung Khánh Phương. Khi bà có thai, nằm mộng thấy thượng đế cho Kim Đồng giáng sinh. Hoàng phi Nguyễn Thị Anh ghen ghét nên vu hãm buộc tội bà. Nhờ có Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ giúp đỡ che chở nên bà không bị cảnh tù đày mà chỉ bị giam ở chùa Hoa Văn trong khu vực kinh thành.
Về sau bà sinh con trai đặt tên là Lê Tư Thành, vì sợ hoàng phi Nguyễn Thị Anh tiếp tục ám hại bà ôm con trốn biệt ra miền An Bang.
Đến khi con của Nguyễn Thị Anh là Lê Bang Cơ được lên ngôi, lấy hiệu là Lê Nhân Tông (1441 – 1459), Nguyễn Thị Anh (sau được phong là Tuyên từ thái hậu) cho người tìm mẹ con bà về Kinh phục vị và phong cho Tư Thành làm Bình Nguyên vương, sau đổi là Gia vương.
Năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân mưu giết Lê Nhân Tông, tự lập làm vua chẳng bao lâu thì bị lật đổ. Năm Canh Thìn (1460), triều đình có nhiều biến cố, con bà - Gia vương Lê Tư Thành được các công thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt tôn lên làm vua. Gia vương Tư Thành lên ngôi lấy hiệu là Lê Thánh Tông. Phong cho mẹ (Ngô Thị Ngọc Dao) là Quang Thục hoàng thái hậu. Năm Bính Thìn (1496), bà mất. Vua Lê Thánh Tông cho dựng Thuần Mậu Đường hay còn gọi là chùa Phúc Quang để thờ tổ tiên bà.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:51:49 am
Phan Ngọc Lãm (1506-1584)
Tự Văn Dụng, hiệu Phước Tâm, là tổ nghề gốm làng Phước Tích tại Châu Ô, quê ở huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hoá).
Khi Nguyễn Hoàng vào Châu Ô, ông theo thân phụ là Phan Ngọc Phổ vào khai nghiệp, lập làng Phước Tích, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại đây, ông cùng cha và đoàn di dân đi theo chúa Nguyễn vào đến huyện Hương Trà rồi xuống Cồn Dương (nay là làng Phước Tích) khai hoang đất đai, xây dựng nhà cửa, tổ chức nghề gốm. Từ đó, con cháu của ông ngày càng có sản nghiệp, dân chúng an cư lạc nghiệp tại vùng đất mới này.
Sau khi qua đời, ông được triều đình phong “Dực Bảo trung hưng linh phò chi thần” và thờ tại đình làng.
Ông được nhân dân xưng tụng và tôn là ông tổ nghề gốm xứ Đàng Trong.



Lê Lai (?-1418)
Danh tướng trung dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh (1418 - 1427). Quê làng Dựng Tú (Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hoá), dân tộc Mường.
Ông tính tình cương trực, dung mạo khác thường, có chí khí. Đã cùng các em và con tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người đứng tên thứ hai trong danh sách hội thề Lũng Nhai (1416) chuẩn bị khởi nghĩa, ông cùng Bình Định vương Lê Lợi và 17 tướng lãnh tâm phúc thề sống chết có nhau, được Lê Lợi trao chức Đô tổng quản, tước quan Nội Hầu. Cuối năm 1418, nghĩa quân bị bao vây ở núi Chí Linh (miền Tây Thanh Hoá). Ông đóng giả làm Lê Lợi xông ra phá vòng vây để Lê Lợi và nghĩa quân được giải thoát, ông xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.
Nhớ công ơn Lê Lai, sau khi lên ngôi, Lê Lợi truy tặng ông là Đệ nhất công thần. Năm 1429, được truy phong là Thái úy. Đời Nhân Tông, truy tặng là Bình chương quân quốc trọng sự (1443). Đời Thánh Tông, được truy tặng Thái phó, truy phong Trung túc vương. Lê Lợi thường nói: "Sau này ta mất đi, khi đến lễ giỗ ta, thì một ngày trước đó, phải cúng tế Lê Lai". Trong dân gian còn truyền tụng câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Giêng, 2010, 03:32:03 pm
Phạm Thị Ngọc Trần (?-1425)
Bà người huyện Lôi Dương, Thanh Hoá, là một trong những bà phi theo Lê Lợi từ khi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn (1418). Năm thứ 6 của cuộc khởi nghĩa (1423) bà hạ sinh Lê Nguyên Long.
Trong một lần chuyển quân vào Nghệ An (1425), Lê Lợi nằm mộng thấy một vị thần đến xin một người thiếp và hứa sẽ phù hộ cho Lê Lợi đập tan quân nhà Minh. Lê Lợi bèn đem chuyện này ra nói với các bà phi của mình, ai cũng đắn đo, duy chỉ có Phạm Thị Ngọc Trần khẳng khái xin dâng mình cho thần nhân, chỉ xin Lê Lợi khi thành nghiệp lớn hãy lập con của bà làm thái tử. Lê Lợi đồng ý rồi truyền quân mở đàn tế lễ, đem bà tế cho thần. Khi đó Lê Nguyên Long chỉ mới ba tuổi, và được giao cho người hầu thân cận của bà nuôi nấng.
Khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lại lập con trưởng là Lê Tư Tề làm giám quốc lo triều chính mà quên mất Lê Nguyên Long. Theo truyền thuyết, một hôm vua đang ngủ, bà Phạm quay về báo mộng trách cứ vua quên công lao của mình, vua choàng tỉnh rồi truyền thân cận ra chiếu chỉ lập Nguyên Long làm Hoàng thái tử, phế Tư Tề xuống làm Quận vương. Tuy nhiên sử chép rằng vua Lê Thái Tổ bỏ Tư Tề vì cho rằng Tư Tề làm nhiều điều trái ý.
Năm 1433 Lê Lợi qua đời, Lê Nguyên Long lên ngôi vua, tức là vua Lê Thái Tông. Năm Đinh Tỵ (1437), vua Thái Tông truy tôn mẹ mình làm Hoàng thái hậu, thờ phụng ở Thái Miếu.



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 20 Tháng Ba, 2010, 08:31:41 am
Lê Ngọc Bình (? - 1810)  
Là công chúa nhà Hậu Lê, hoàng hậu nhà Tây Sơn, vợ của Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản và sau đó là vợ vua Gia Long Nguyễn Ánh.
Bà là con gái út (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều. Bà là em gái công chúa Lê Ngọc Hân, còn bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều là người cùng làng với bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Lê Ngọc Hân.
Năm 1795, sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn.
Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân say mê trước sắc đẹp của bà, mặc cho quyền thần can ngăn, đã phong cho bà làm đệ tam cung. Bà trở thành Đức phi nhà Nguyễn.
Sau này bà sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (sinh năm 1809), Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (sinh năm 1810) và 2 công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn.
Bà mất năm 1810, khi tuổi đời còn khá trẻ.
Bà cùng với Dương Vân Nga là hai người phụ nữ làm vợ của hai vị vua thuộc hai triều đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 20 Tháng Ba, 2010, 08:44:25 am
Nguyễn Phúc Cảnh (1780-1801)
Thường được gọi là Hoàng tử Cảnh, là con của Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) và bà Tống Thị Lan.
Ông sinh ngày 6 tháng 4 năm Canh Tí (1780) tại Gia Định.
Mùa hạ năm Quý Mão (1783), Nguyễn Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine tục gọi là Cha Cả) sang Pháp cầu viện, Hoàng tử Cảnh (khi đó mới 3 tuổi) theo làm con tin.
Tháng 7-1789, ông cùng Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn. Cùng theo có một số người Pháp, như: Philippe Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng)...
Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Ánh lập ông làm Đông Cung (tức thái tử, nhưng người đời vẫn quen gọi là Hoàng tử Cảnh), được phong là Nguyên Súy Quận công, được dựng phủ Nguyên Súy, được ban ấn Đông cung chi ấn. Cử các danh sĩ đương thời là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tùng Châu lo việc giảng học cho Nguyễn Phúc Cảnh.
Trong thời gian ở ngôi Đông cung, ông từng được giao trấn giữ những nơi trọng yếu như Gia Định, Diên Khánh.
Mùa Xuân năm Tân Dậu (1801), ông bị bệnh đậu mùa và mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (20-3-1801), hưởng dương 21 tuổi.
Ngày Hoàng tử Cảnh mất, chúa Nguyễn Vương Ánh đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được.
Ông được an táng tại Bình Dương (Gia Định). Năm Ất Sửu (1805), ông được truy phong là Anh Duệ Hoàng thái tử.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 20 Tháng Ba, 2010, 09:02:32 am
Lưu Đình Chất (1566 - 1627)
Danh thần đời Lê Kính Tông (1599 – 1619). Con Lâm Quốc Công Lưu Đình Thưởng. Quê làng Quỳ Chử, huyện Hoằng Hóa.
Năm Đinh Mùi (1607), ông đỗ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên, 41 tuổi, làm Đô cấp sự trung, rồi thăng Tự khanh, tước Nhân Linh Bá.
Năm Quý Sửu (1613), ông làm chánh sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), khi về thăng Tả thị lang bộ Lại, tước Hầu.
Ông cùng Lê Bật Tứ từng can ngăn vua chúa trong những việc sai trái, bộc lộ rõ lòng lo nước thương dân. Ông nhiều công lao với nước, được vua tin dùng, thăng làm Đô ngự sử, tiến phong Tá lí công thần, Tham tụng ở phủ chúa. Rồi thăng đến Thượng thư bộ Hộ, Thiếu bảo, tước Phúc Quận Công (Đăng khoa lục chép là Lộc Quận Công).
Năm Đinh Mão (1627), ông mất thọ 61 tuổi, được truy tặng Thiếu sư.


Hà Nhân Chính (?-?)
Võ  tướng đời Lê Trang Tông (1533-1548), quê ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoá.
Gặp lúc nước nhà rối ren, ông tận tâm tận lực giúp nước, có công rất nhiều trong thời Trung hưng nhà hậu Lê, được phong tước Thụy Quận Công.
Con của ông là đại thần Hà Thọ Lộc triều Lê Anh Tông (1556-1573).


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: sakura trong 05 Tháng Năm, 2010, 05:37:53 pm
  NGUYỄN ÁNH (1762-1819) đây đâu phải là nhân vật LS Thanh hóa đâu???
 ???


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: caytrevietnam trong 06 Tháng Năm, 2010, 04:19:18 pm
  NGUYỄN ÁNH (1762-1819) đây đâu phải là nhân vật LS Thanh hóa đâu???
 ???

Ông quê gốc Thanh Hóa mà  ;)


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 07 Tháng Tám, 2010, 09:44:33 am
Đinh Chương Dương (1885-1972)Là chí sĩ hiện đại, quê xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc.
Ông tham gia cách mạng từ khi còn trẻ, từng xuất dương hoạt động nhiều năm ở Trung Quốc, bị giặc bắt tù đày nhiều lần, ông vẫn kiên trung bất khuất.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I. Đến năm 1954, vì già yếu, ông về an dưỡng tại Hà Đông và mất năm 1972, thọ 87 tuổi.
Ông sáng tác nhiều thơ văn yêu nước và cách mạng. Năm 1946, có lục đăng một số trên tờ báo Tiến, cơ quan của Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thanh Hóa.
Ông có bài tự thuật:
Tang bồng nghĩa dặm chí nam nhi
Tai mắt cùng nhau chẳng khác chi.
Sương tuyết chạy qua cầu thệ thủy,
Gió mưa ngồi rủ điếm tà huy.
Ô hay! Tạo cũng cay chua lắm,
Không lẽ mình xưa tội vạ gì!
Nước có ta, thì ta có nước,
Nước non ước hẹn cứ đi đi.





Nguyễn Phong Di (?-?)
Vốn tên thật là Nguyễn Thái Bạt, người gốc Thanh Hóa. Thưở trẻ ông từng theo phong trào Đông Du, sang Nhật Bản học ở Đồng văn học hiệu. Khi phong trào Đông Du bị đàn áp, Phan Bội Châu phải lánh về Trung Quốc, chính ông là người hộ tống Hoàng thân Cường Để cùng Phan Bội Châu về hoạt động ở Quảng Đông. Sau này vì các phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại, ông trở về nước và ra trình diện chính quyền thực dân. Sống ở quê nhà, tự thấy phải có chức danh thì mới giúp được dân địa phương, vì vậy ông đành theo đòi lối học cử tử, mặc dù bấy giờ nho học đã suy tàn. Ông đã lần lượt thi đỗ Cử nhân rồi Tiến sỹ khoa thi cuối cùng Nho học (khoa Kỷ Mùi - 1919).


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 07 Tháng Tám, 2010, 09:47:24 am
Mai Thế Châu (?-?)Danh sĩ đời Lê Hiển Tông (1740 – 1786), không rõ năm sinh, năm mất, quê huyện Nga Sơn.
Ông có tài văn, võ, dày công sửa sang chính trị, mở mang văn hóa giáo dục, từng có công yên dân ở nhiều nơi, được nhân dân xưng tụng nhiều công đức. Vua Lê rất trọng vọng ông, phong tước là Toàn Quận Công, lãnh chức Đốc trấn Nghệ An.
Con ông là Mai Thế Uông cũng là một nhân tài đương thời, đỗ hương cống, làm quan đến Trấn thủ Hưng Hóa. Khi nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc, Lê Mẫn đế tức Lê Chiêu Thống bỏ ngai vàng tháo chạy sang Trung Quốc, Thế Uông mù quáng chạy theo, tập hợp một số quân sĩ ở mạn ngược quanh vùng sông Đà, sông Mã chống nhau với Tây Sơn, đến lúc cùng thì tự sát.


Chu Đạt (? - 160)  
Là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa tại Cửu Chân chống ách thống trị nhà Đông Hán.
Ông là người ở Cư Phong, Cửu Chân (nay là Thiệu Hóa, Thanh Hóa).
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhà Hán tăng cường áp bức bóc lột người Việt. Năm 157, ông đứng lên kêu gọi nhân dân nổi dậy giết viên huyện lệnh Cư Phong (vùng đất các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Như Xuân, Như Thanh thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay). Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, ông cho đánh huyện Cửu Chân và giết thái thú Nghê Thức, giải phóng huyện Cửu Chân. Triều đình nhà Hán cho quân từ Giao Chỉ vào đàn áp. Ông lui quân về Nhật Nam (nay là vùng Bình Trị Thiên). Tại đây nghĩa quân tiếp tục lớn mạnh do được sự ủng hộ của nhân dân. Nhà Hán cử thứ sử Hạ Phương sang đàn áp. Năm 160, nghĩa quân hoàn toàn thất bại, ông bị chết.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 07 Tháng Tám, 2010, 09:50:33 am
Hoàng Bật Đạt (1820-1887)Là một trong những người chỉ huy tài giỏi, kiên cường của nghĩa quân Ba Ðình trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Ông quê ở làng Bộ Đầu, huyện Hậu Lộc.
Sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, ông hưởng ứng phong trào Cần vương, tập hợp nghĩa quân nổi dậy cùng với Đinh Công Tráng và Phạm Bành lập chiến lũy Ba Đình, cương quyết kháng Pháp đến cùng.
Khi Ba Đình bị phá vỡ ông tạm lánh về quê và tìm đường sang Trung Quốc với tùy tướng là Lãnh binh Lê Văn Cộc, định thu thập binh tàn tổ chức du kích chiến. Nhưng bị một tên thuộc hạ phản bội, báo với Pháp, ông bị bắt ở Chi Nê, đưa về giam ở nhà lao Thanh Hoá. Vì bất khuất, ông bị Pháp giết và chặt đầu cắm trên ngọn sào dài đưa về bêu ở quê ông để uy hiếp tinh thần nhân dân.
Con ông là Hoàng Xuân Viễn sau tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
Khi ông khởi nghĩa có làm một đôi câu đối để nói chí mình:
“Cố ý cứu sinh ư phục Việt;
Cam tâm thệ tử bất thần Tây”.

Nghĩa:
"Chí cứu muôn dân nên phục Việt
Lòng thề một chết chẳng hàng Tây". 






Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 07 Tháng Tám, 2010, 09:56:41 am
Triệu Quốc Đạt (?-248)
Là một huyện lệnh, hào trưởng - thủ lĩnh vùng đất thuộc Cửu Chân (nay thuộc tỉnh Thanh Hoá), anh ruột của Triệu Thị Trinh (hay Bà Triệu).
Khi Bà Triệu còn nhỏ được ông nuôi nấng do cha mẹ mất sớm. Năm 246, ông tụ binh khởi nghĩa chống lại nhà Đông Ngô bấy giờ đang đô hộ Việt Nam.
Về sau ông bị tử trận, quân của ông tôn bà Triệu lên làm thủ lĩnh chống lại quân Ngô. Cuộc khởi nghĩa thất bại khi thứ sử Giao Châu là Lục Dận đem quân sang đánh.



Lưu Khánh Đàm (TK XI)
Thái uý thời Lý. Ông là người gốc An Lãng, Ngũ Huyện Giang (nay thuộc tỉnh Thanh Hoá). Cha mất sớm, mẹ ông phải đưa các con chạy ra trú ngụ ở Lưu Xá (nay thuộc Hưng Hà, Thái Bình). Đời Lý Thái Tông (1028-1054), ông được tuyển làm nội thị. Nhờ làm việc chăm chỉ, giỏi cả văn lẫn võ, ông đã từng được cử làm Đại tướng quân dưới triều Lý Thánh Tông (1054-1072). Trong kháng chiến chống Tống xâm lược, ông cùng với em trai tham gia, lập được nhiều công. Đất nước yên bình, ông được phong Thái uý, Thượng trụ quốc, Khai quốc công.


Phạm Đốc (1514-1559)

Danh tướng đời Lê Trang Tông, quê ở làng Thổ Sơn, (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc).
Ông có tài văn võ, khi điều động binh sĩ, ông giàu mưu lược, hiệu lệnh rất nghiêm, quân dân đều tuân phục. Triều đình trọng dụng ông và phong tước Dương Nghĩa Hầu.
Nhà Mạc dấy lên đối lập với nhà Lê, ông từng khiến các tướng Mạc như Phạm Đức Trung phải quy thuận nhà Lê. Năm Ất Mão (1555), ông cùng Hoàng Đình Ái nhiều lần chống nhau với Mạc Kính Điển và dẹp yên, rồi được thăng hàm Thượng thư bộ Binh, tước Quảng Quận Công.
Năm Mậu Ngọ (1558), ông được thăng thái phó, tước Đức Quận Công. Năm sau Kỷ Mùi (1559), ông mất, hưởng dương 45 tuổi, truy tặng là Thái úy, tước Đức Quốc Công, thụy Trung Nghị.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 07 Tháng Tám, 2010, 09:59:30 am
Lê Tất Đắc (1906-2000)
Nhà hoạt động cách mạng, quê làng Thọ Vực, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa.
Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, cháu ngoại nhà yêu nước Nguyễn Đôn Tiết (1836-1886) hy sinh trong phong trào văn thân chống Pháp hồi Pháp chiếm kinh thành Huế và các tỉnh Trung, Bắc Kỳ.
Từ năm 1927-1928 tham gia đảng Phục Việt (sau đổi là Tân Việt, một bộ phận tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương) bị Pháp bắt ba lần, hai lần ông vượt ngục về hoạt động tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ông từng có chân trong xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư tỉnh Ủy Thanh Hóa kiêm chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Thanh Hóa trong năm 1946, chủ nhiệm báo Sao vàng sau đổi là Vệ Quốc quân, tiền thân của báo Quân đội Nhân dân  ngày nay.
Ngoài một nhà hoạt động, nhà báo, chính khách, ông còn là một nhà thơ có nhiều thi đề giàu nghệ thuật, như bài thơ Vượt ngục có câu:
Phương trời xa mới ta nhìn theo,
Đạp phăng chông gai vượt suốt đèo.
Nắng cháy, mây mù sông núi rạng,
Lòng ta, hồn nước tưng bừng reo.”.
Các chức vụ ông đã kinh qua: Chủ nhiệm báo Sao Vàng, Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Thứ trưởng Bộ Nội vụ…
Tác phẩm: Báo Sao Vàng, Hiệu triệu phản đế (1940), Gửi các bà mẹ (1941), Chim vượt gió (1985)
Ông mất ngày 19-3-2000 tại Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:39:38 am
Nguyễn Văn Cung (Đội Cung) (?-1941)
Ông quê ở xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn (nay thuộc Tp. Thanh Hoá), giữ chức đội trưởng lính khố xanh, nên thường gọi là Đội Cung.
Từ đầu năm 1940, đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng ngày càng lan rộng và có ảnh hưởng đến các binh lính trong quân đội Pháp. Tiếp theo tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn) (9/1940) và Nam Kỳ (11/1940), vào ngày 13/1/1941, ông đã cầm đầu binh sĩ đồn Chợ Rạng (Thanh Chương, Nghệ An), rồi tiến sang chiếm đồn Đô Lương (Anh Sơn). Sau đó cùng nhau kéo về Vinh định chiếm tỉnh lị Nghệ An. Nhưng giặc Pháp đã kịp thời phản công, dồn quân đàn áp nhanh chóng cuộc binh biến. Sau một thời gian trốn tránh, ông bị bắt và đưa về Vinh xử tử cùng mười người khác. Nhiều người khác đều bị đưa đi dùng biệt xứ.


Nguyễn Hữu Độ (1813-1888)
Đại thần đời vua Đồng Khánh, tự Hi Bùi, hiệu Tông Khê, dòng dõi nhà thơ Nguyễn Trãi, quê xã Nguyệt Viên, (nay thuộc huyện Hoằng Hóa).
Ông đỗ cử nhân năm 1837, đỗ tiến sĩ năm 1883. Làm quan từ Thượng thư đến Phụ Chính đại thần, Cơ mật viện đại thần.
Ông là người học thức uyên bác, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều vua Đồng Khánh. Năm 1880 - 1883 ông giữ chức Kinh lược Bắc Kì khi quân Pháp chiếm Hà Nội. Sau này ông là người giữ một vai trò quyết định cho việc Đồng Khánh lên ngôi (vì con gái ông là chánh phi của vua Đồng Khánh) nên được phong làm cố mạng lương thần gia hàm Thái sư, Cần chánh điện Đại học sĩ kiêm Cơ mật đại thần.
Dư luận đương thời cho rằng ông là người có liên hệ mật thiết với Pháp, nhất là Champeaux (Thượng thư bộ Hình), nên lời nói ông được Pháp nghe hơn cả và chính ông và Đồng Khánh cố ý thảm sát Phụ chánh đại thần Phan Đình Bình sau khi ông làm Phụ chánh cho vua Đồng Khánh.
Ngày 18-12-1888, ông mất tại Hà Nội, thọ 75 tuổi, di hài đưa về chôn ở Huế.
Tác phẩm của ông: Đại Nam thực lục Chính biên, Tống Khê tấu nghị tập.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:42:38 am
Lê Giác (?-1378)
Ông là con danh sĩ Lê Quát, quê ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Đời Trần Duệ Tông (1372-1377), ông làm Ninh phủ sứ ở Nghệ An. Bấy giờ, Duệ Tông thân chinh Chiêm Thành, tử trận, Trần Hiệp hàng giặc.
Năm Đinh Tỵ (1377), người Chiêm đưa Hiệp về Nghệ An lập làm vua, ông phản kháng quyết liệt, liền dàn quân đóng giữ ở yếu điểm Đại Hoàng. Giặc chiêu dụ, ông lớn tiếng mạt sát. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga tiến đánh, ông sa cơ bị bắt, không khuất phục và mắng chửi thẳng vào mặt quân thù: "Ta là trọng thần nước lớn, há đi quì lạy ngươi là dân rợ nhỏ sao?".
Giặc giết ông chết (năm 1378). Về sau quân dân ta bình được Chiêm Thành, vua Trần tưởng niệm ông, xưng tặng là “Mạ tặc Trung Võ Hầu”, sắc truy phong làm Phúc thần, có miếu thờ ven sông Đại Hoàng.


Nguyễn Hữu Hào (?-1713)

Là danh sĩ, danh tướng thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ngoài vai trò cầm quân và an dân, ông còn là tác giả tác phẩm Song Tinh Bất Dạ (Truyện Song Tinh) và một số thơ Nôm.
Ông quê gốc ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa.
Ông là cháu chín đời của danh thần Nguyễn Trãi (1380-1442), cháu nội Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn Hầu, phò triều Lê và Nguyễn sơ), con trưởng Chiêu Võ Hầu Nguyễn Hữu Dật (1603-1681), anh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700).
Năm 1609, ông nội ông theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam và cuối cùng định cư ở Thừa Thiên.
Ngay từ trai trẻ, ông thường theo cha dự các trận đánh lớn, bộc lộ nhiều dũng lược và tài dùng binh; cho nên vào năm Kỷ Tỵ (1689), ông được bổ làm Cai cơ, Thống binh.
Cũng vào năm trên, có tướng Mai Vạn Long, sau khi đánh đuổi vào Hoàng Tiến nhưng bình Chân Lạp không thành, ông được cử làm Đốc suất vào thay. Khiếp sợ quân hùng tướng mạnh, vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu sai sứ đến qui hàng, các tham mưu muốn thừa cơ đánh úp, nhưng ông không đồng ý.
Theo vài sử liệu, thì ông cũng như Mai Vạn Long đều bị trúng đòn "mỹ nhân kế" của một cô gái Chân Lạp gốc Chiêm Thành rất đẹp, giỏi biện thuyết tên là Chiêm Dao Tân (hoặc Chiêm Dao Luật).Vì thế cả hai ông đều bị gièm là cố ý làm trễ việc quân, rồi đều bị chúa Nguyễn lột hết chức tước.
Tháng 8 năm Tân Mùi (1691), chúa Nguyễn Phúc Trăn mất, Nguyễn Phúc Chu nối nghiệp, ông được phục chức Cai cơ. Tháng 10 năm Giáp Thân (1704) được thăng Chưởng cơ, làm Trấn thủ Quảng Bình.
Năm Quí Tỵ (1713), ông mất, được truy tặng là Đôn Hậu công thần trấn thủ, tên thụy là Nhu Từ.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:48:47 am
Hồ Dzếnh (1916-1991)
Nhà văn, thi sĩ Hà Triệu Anh, bút hiệu Lưu Thị Hạnh, Hồ Dzếnh (phiên âm theo tiếng Quảng Đông là Hà Anh), quê ở làng Đông Bích, xã Hoà Trường, huyện Quảng Xương. Thân phụ của ông là Hà Kiến Huân, người Quảng Đông (Trung Quốc), thân mẫu là bà Đặng Thị Văn (người Việt), lái đò ở bên sông Ghép, Quảng Xương, Thanh Hoá.
Năm 1924, ông học trường Tiểu học Quảng Xương, năm 1930 đậu bằng Tiểu học (Primaire), năm sau ra Hà Nội học Trung học và đi dạy thêm, vào thời điểm này ông bắt đầu bước vào làng văn, làng báo, cộng tác với các báo Trung Bắc chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội), Thần Chung (Sài Gòn).
Năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, kháng chiến bùng nổ ông về sống ở Thanh Hoá, năm 1953 về Hà Nội, sau đó vào Sài Gòn làm phóng viên cho báo Thần Chung ở Hồng Kông và Nhật Bản. Cuối năm 1954, ông về lại Hà Nội tham gia Hội văn Việt Nam.
Từ năm 1958-1975, ông làm công nhân tại nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) đến năm 1983 mới trở lại nghề văn.
Ông mất ngày 13-8-1991, tại Hà Nội.
Tác phẩm: Một chuyện tình mười lăm năm về trước (1942), Quê ngoại (1943), Cô gái Bình Xuyên (1946), Hoa Xuân đất Việt (1946), Người cứu thương Trung Hoa (1947), Những vành khăn trắng, Dĩ vãng, Hai mối tình (1918), Đường Kế Mã (1943), Nhà nhiều con...
Văn xuôi Hồ Dzếnh "tất cả đều được viết lại đúng những gì nhà văn còn giữ trong trí nhớ" của tác giả cũng như trong cuộc sống vô vàn thương yêu đối với người thân.
Thơ ông buồn man mác như mối sầu vạn cổ của nghìn xưa vọng lại.
Đã trở thành những câu “kinh ngữ” bất hủ của văn chương Quốc ngữ Việt Nam.
Chân trời cũ là một tập truyện ngắn của ông (xuất bản năm 1942) do Thạch Lam viết tựa, đến năm 1946 được tái bản.
Sự pha trộn của hai giòng máu chi phối nhiều sáng tác của tác giả. Tập thơ Quê Ngoại gây được nhiều ấn tượng nhất với những lời thơ êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, và những cảm xúc đằm thắm chân thành dành riêng cho "quê ngoại" thân thương.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:51:05 am
Hà Tông Huân (1697-1766)
Danh sĩ  đời  Lê  Trung Hưng, ông đỗ Bảng nhãn khoa thi đình năm Giáp Thìn (1724) đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729). Vì khoa thi này không có trạng nguyên và thám hoa, nên ông đỗ thủ khoa (Đình nguyên Bảng nhãn). Người đương thời vẫn quen gọi ông là ông Bảng Vàng, tức là bảng nhãn làng Vàng. Quê ông ở làng Kim Vực (nay thuộc xã Yên Thịnh, huyện Yên Định).
Ông được triều đình cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như tham gia soạn sử, dạy học ở trường Quốc Tử Giám, làm Đốc Đồng, Đốc trấn, Hiến sát, rồi làm ngoại giao thu xếp việc biên giới với nhà Thanh, đã giữ đúng quốc thể, giữ cho người ngoài phải kính nể. Ông từng giữ chức Thượng thư, rồi làm tể tướng, đứng đầu triều đình. Sự nghiệp văn võ song toàn, tài đức trọn vẹn, ông được giới sĩ phu cùng thời hết sức ca ngợi.
Ông mất tháng Giêng năm Bính Tuất (1766), thọ 70 tuổi. Sau khi ông mất nhân dân lập đền thờ ông. Trong có đôi câu đối của người xưa ca tụng tài đức của ông.
"Sự nghiệp tam khôi thần báo trước"
"Văn chương bậc nhất được vua khen".



Lê Văn Hưu (1230-1322)

Là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Ông người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn (nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa).
Năm Đinh Mùi (1247), ông đi thi, đỗ Bảng nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu Tam khôi. Nguyễn Hiền 12 tuổi đỗ trạng nguyên. Đặng Ma La 14 tuổi đỗ thám hoa. Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ bảng nhãn.
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải.
Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, ông đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Đến nay bộ Đại Việt sử ký của ông không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 29 đoạn ghi rõ: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi."
Ông mất ngày 23 tháng ba năm Nhâm Tuất (1322), thọ 92 tuổi. Ông được an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm, thuộc địa phận xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông. Ở xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, có nhà thờ Lê Văn Hưu.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 08 Tháng Tám, 2010, 09:12:24 am
Lê Khôi (? - 1446)  
Danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, người làng Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân). Ông là con trai Lê Trừ - anh thứ hai của Lê Lợi, tức là cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu và lập được rất nhiều công lao.
Năm 1425, ông cùng với nghĩa quân lập nên trận Khả Lưu.
Năm 1427, ông hợp lực cùng Phạm Vấn chỉ huy một cánh quân, góp phần vào chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang quyết định chiến cục, kết thúc thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, ông được ban chức Kì Lân Hổ Vệ Tướng Quân, quyền Hành Tổng Quản, hàm Nhập Nội Thiếu Úy, sau thăng hàm Tư Mã, được đem Kim Phù.
Năm Canh Tuất (1430), ông lãnh mạng vào trấn giữ Hóa Châu (đất Thuận Hóa), triệu tập lưu dân, tội đồ, khuyến khích việc canh nông, huấn luyện binh sĩ. Người Chiêm Thành rất kính mộ ông, mỗi khi vào sứ cống triều đình, đều đến vấn an ông trước. Ít lâu, ông lại trấn giữ Cao Bằng.
Năm 1437, ông được phong làm Nhập nội tư mã, Tham trị chính sự, kiểm quản Tây Đạo.
Năm 1440, ông được thăng làm Nhập Nội Đô đốc. Sau, chưa rõ vì lý do gì, ông bị giáng chức.
Năm 1443, ông được làm Nhập Nội Thiếu Úy, trấn thủ Nghệ An.
Năm Bính Dần (1446), ông được lệnh vua cùng Lê Thận, Lê Xí (tức Nguyễn Xí) cầm quân đánh Chiêm Thành. Khi quân ông tới nơi, địch bắt loa kêu to: “có phải Quan Tư mã đã đến đấy không?” Ông nhận, lột mão cho quân Chiêm nom thấy, chúng có vẻ nao núng. Nhân đó, ông tiến đánh vào thành Đồ Bàn, bắt chúa Chiêm là Bí Cai.
Trên đường đem quân về, ông bị bệnh và mất ở dưới núi Long Ngâm (có sách chép là núi Nam Giới ở Hà Tĩnh) được truy tặng là Nhập nội Đại hành khiển, Thái úy, Tán Quốc Công.
Dân chúng Hà Tĩnh truy niệm công đức ông, lập đền thờ ở dưới núi Long Ngâm. 


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 08 Tháng Tám, 2010, 09:16:16 am
Lê Lai (?-1418)  
Danh tướng trung dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh (1418 - 1427). Quê làng Dựng Tú (nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc), dân tộc Mường.
Ông tính tình cương trực, dung mạo khác thường, có chí khí. Đã cùng các em và con tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người đứng tên thứ hai trong danh sách hội thề Lũng Nhai (1416) chuẩn bị khởi nghĩa, ông cùng Bình Định vương Lê Lợi và 17 tướng lãnh tâm phúc thề sống chết có nhau, được Lê Lợi trao chức Đô tổng quản, tước quan Nội Hầu. Cuối năm 1418, nghĩa quân bị bao vây ở núi Chí Linh (miền Tây Thanh Hoá). Ông đóng giả làm Lê Lợi xông ra phá vòng vây để Lê Lợi và nghĩa quân được giải thoát, ông xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.
Nhớ công ơn Lê Lai, sau khi lên ngôi, Lê Lợi truy tặng ông là Đệ nhất công thần. Năm 1429, được truy phong là Thái úy. Đời Nhân Tông, truy tặng là Bình chương quân quốc trọng sự (1443). Đời Thánh Tông, được truy tặng Thái phó, truy phong Trung túc vương. Lê Lợi thường nói: "Sau này ta mất đi, khi đến lễ giỗ ta, thì một ngày trước đó, phải cúng tế Lê Lai". Trong dân gian còn truyền tụng câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".

Đỗ Khuyển (1400-1459)
Danh tướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông người làng Đa Mĩ, huyện Cổ Lôi (nay thuộc Thịnh Mĩ, huyện Thọ Xuân), xuất thân từ một gia đình nghèo, cha thuộc quân ngũ của nhà Hồ, hi sinh trong một trận đánh giặc Minh ở cửa biển Giao Thuỷ (Nam Định). Ông xin làm gia thần cho Lê Lợi, rồi khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1418, sau trận Lạc Thuỷ (Cẩm Thuỷ), ông bị giặc bắt đưa ra Đông Quan. Trong dịp này ông điều tra tình hình địch ở ngoài Bắc rồi trốn về Lam Sơn báo cáo với chủ tướng Lê Lợi. Cuối năm 1425, ông chỉ huy một vệ quân đánh tan tướng Vi Lượng chỉ huy quân Minh ở Nghệ An. Cuối năm 1426, ông cùng các tướng Nguyễn Chích, Bùi Quốc Hưng bao vây dụ hàng các thành Điêu Hào, Thị Cầu (Bắc Ninh). Cuối năm 1427, ông cùng Trịnh Khả, Phạm Văn Xảo đánh tan quân Mộc Thạnh ở cửa ải Lê Hoa. Đất nước được giải phóng, Lê Lợi lên ngôi vua, ông được xếp loại công thần, tước Huyện hầu, ban quốc tính. Trong mấy chục năm dưới thời Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, ông giữ chức Đại đô đốc, giữ cấm binh, phụ trách công việc bảo vệ Hoàng thành.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 08 Tháng Tám, 2010, 09:28:53 am
Ngô Chân Lưu (933-1011)
Tức Khuông Việt thiền sư đời Đinh. Ông quê ở Cát Lợi, huyện Thường Lạc (khoảng huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngày nay).
Ông tinh thông tam giáo. Khi xuất gia học với sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc, thành Đại La nay là chùa Trấn Quốc (Hà Nội). Ông được truyền tâm ấn, đứng vào thế hệ thứ tư, dòng thiền Quan Bích.
Năm Quý Dậu (973), ông được Đinh Tiên Hoàng trọng vọng, ban cho hiệu là Khuông Việt đại sư, phong chức Tăng thống.
Đời Tiền Lê, ông được tham dự triều chính. Năm Bính Tuất (986), ông và sư Đỗ Pháp Thuận phụng mạng tiếp sứ nhà Tống là Lý Giác.
Ngày 15-2 năm Tân Hợi (tức 22-3-1011) vào năm Thuận Thiên thứ 2, ông mất, thọ 78 tuổi.
Ông có  các  tác phẩm: Thuyền uyển tập anh ngữ lục, Truyền đăng lục, Thơ tiễn sứ Tống... Bài Vương Lang quy nổi tiếng của ông cũng có tên là Ngọc Lang quy.

Hà Thọ Lộc (?-1599)
Võ tướng đời Lê Anh Tông (1556 - 1573), quê ở làng Cổ Lũng, huyện Cẩm Thủy. Thân phụ của ông là quan Tư đồ Thụy Quận Công Hà Nhân Chính. Ông xuất thân trong một gia đình vọng tộc, khi vào đời được trọng dụng và cho nắm giữ binh quyền, được phong tước Lân Quận Công.
Khi Trịnh Cối gây biến, ông cùng Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu lo việc đánh dẹp, được phong làm phó tướng dinh hữu quân.
Đến đời Lê Thế Tông (1573 - 1599), sau mười mấy năm ra sức chống nhau với quân nhà Mạc, ông được tiến phong làm Tư mã, sau đổi Thiếu bảo, rồi thăng Thiếu úy.
Năm Kỷ Hợi (1599), ông mất, được phong Thái úy.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Tám, 2010, 08:47:01 am
Bùi Khắc Nhất (1533-1609)
Ông quê ở Bột Thái, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa).
Ông thi đỗ Hương Cống năm Giáp Tý (1564). Năm Ất Sửu (1565)  ông thi đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa cập đệ Đệ nhị danh (tức Bảng Nhãn), đời vua Lê Anh Tông (1556-1573), năm 22 tuổi.
Ông trải qua nhiều chức vụ: Hàn lâm viện hiệu lý, giám khảo trường thi Thanh Hoa, Thị giảng ở trong cung... Đến năm 49 tuổi, ông giữ chức Hình Bộ Hữu thị lang rồi đổi sang Công Bộ Hữu thị lang năm 1592. Năm 1600 ông được phong Hộ Bộ Thượng thư, rồi Binh Bộ thượng thư.
Năm Quí Mão (1603) ông được triều đình ban thưởng công thần. Ông mất năm 1609, thọ 77 tuổi.
Do có nhiều công lớn, sau khi mất, ông vẫn được các triều đại sau phong tặng, năm 1610 được phong Thái bảo tước Văn Phú hầu; năm 1629 được phong Phú Quận công; năm Cảnh Hưng 43 (1782) được phong Thượng đẳng phúc thần Tuy dụ Hùng lược đại vương; năm đầu niên hiệu Gia Long triều Nguyễn (1802) ông được xếp bậc nhì công thần Trung hưng.

Nguyễn Bá Nhạ (1822-1848)  
Ông quê xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.
Ông tên hiệu là Long Châu, con của tri huyện An Lạc Nguyễn Thận Tuyển. Lúc 22 tuổi, ông đã đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân thứ nhất (tức Hoàng Giáp) khoa thi năm Quý Mão (1843), đời Thiệu Trị (1840-1847).
Khoảng năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Hàm Thuận. Năm Mậu Thân (1848), ông mất đột ngột vì trọng bệnh khi vừa 27 tuổi. Vua Tự Đức thương tiếc người tuổi trẻ tài cao, đã gửi viếng ông đôi câu đối:
"Nhân sinh bách tuế vi kỳ, bán chi bán lân quân mệnh bạc
Nhữ thiếu tam nguyên cập đệ, kỳ cách kỳ sử ngã tâm bi"
Nghĩa là:
"Người sinh trăm tuổi định kỳ, nửa trong nửa thương người mệnh bạc
Người trẻ ba lần đậu nhất, tài trên tài khiến trẫm thương tâm".


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 18 Tháng Tám, 2010, 08:49:53 am
Đinh Xuân Nguyên (1924-1990)
Ông là giáo sư văn học, còn có tên khác là Thanh Lãng. Ông quê ở làng Tam Tổng, nay thuộc huyện Nga Sơn.
Thuở nhỏ học ở Thanh Hóa, Hà Nội, cựu chủng sinh tại chủng viện Xuân Bích ở Hà Nội, được thụ phong linh mục những năm 1950.
Sau toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), ông du học Thụy Sĩ, đỗ cử nhân Thần học và Tiến sĩ văn chương. Năm 1958, về nước làm giáo sư tại Chủng viện, Đại học văn khoa Sài Gòn suốt nhiều năm liền (1958-1975). Trong việc giảng dạy, ông còn đảm nhận các công tác về văn hóa, giáo dục với các chức vụ tại Sài Gòn.
Ông từng là: Trưởng ban Việt văn tại Đại học văn khoa Sài Gòn; Hội viên Ủy ban điển chế văn tự; Hội viên Hội đồng Văn hóa, Giáo dục; Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam (Sài Gòn).
Sau năm 1975, ông thôi công tác giảng dạy, rồi công tác với viện KHXH tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đến năm 1990, ông qua đời tại Sài Gòn.
Ông đã để lại nhiều tác phẩm như: Văn chương chữ Nôm (1953); Văn chương bình dân (1953); Biểu nhất lãm văn học hiện đại (1957); Apport française dans le Litérature Vietnamiene (1962); Bảng lược đồ văn học Việt Nam I, II (1967); Lịch sử phê bình văn học (1965); Sách sổ sang chép các việc (1968); Văn học đối kháng Trung Hoa (1969); Văn học dấn thân yêu đời (1969); 13 năm tranh luận văn học (1994)... và một số bản thảo khác .


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: linhtapsu trong 26 Tháng Tám, 2010, 02:07:38 pm
Sao không có chúa Trịnh hả bác , các chúa Trịnh cũng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước ta đấy chứ , và có rất nhiều người tài như Trịnh Tùng , Trịnh  Căn


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 26 Tháng Tám, 2010, 08:40:14 pm
Có.hj. tôi đang cố gắng hoàn chỉnh để đưa tất cả các nhân vật lịch sử xư Thanh. Hiện tại mới thống kê được hơn 200 nhân vật, trong đó sẽ có tất cả các đời chúa Trịnh, kể cả các chúa chưa được làm chúa (chết trước khi lên ngôi chúa). ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: caytrevietnam trong 26 Tháng Tám, 2010, 11:55:17 pm
Sao không có chúa Trịnh hả bác , các chúa Trịnh cũng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước ta đấy chứ , và có rất nhiều người tài như Trịnh Tùng , Trịnh  Căn

Bác có ở Hà Nội không, em dẫn đến gặp cháu chính dòng của chúa Trịnh Sâm, cụ này đang tích cực in ấn sách vở về các đời chúa


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: linhtapsu trong 27 Tháng Tám, 2010, 09:03:39 pm
Sao không có chúa Trịnh hả bác , các chúa Trịnh cũng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước ta đấy chứ , và có rất nhiều người tài như Trịnh Tùng , Trịnh  Căn

Bác có ở Hà Nội không, em dẫn đến gặp cháu chính dòng của chúa Trịnh Sâm, cụ này đang tích cực in ấn sách vở về các đời chúa

Cám ơn bác nhé , em ở SG bác ạ !


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 12 Tháng Chín, 2010, 10:13:21 am
MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG HỌ TRỊNH TÔN THẤT ĐỖ TẠO SĨ THỜI LÊ
1. Trịnh Điền
Đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.

2. Trịnh Hoành
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.

3. Trịnh Tông
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757), đời vua Lên Hiển Tông.

4. Trịnh Liêm
Họ Tôn thất, hàng thứ 2 thân với chúa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

5. Trịnh Chung
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Thủ hiệu.
Em của Trịnh Thuyên, anh của Trịnh Tư, Trịnh Tiêm.

6. Trịnh Thự
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) đời vua Lê Hiển Tông.

7. Trịnh Thuyên (1724-?)
37 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ. Chết vì việc nước.
Anh của Trịnh Chung, Trịnh Tư và Trịnh Tiêm.

8. Trịnh Chử (1743-?)
24 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ tưu trúng hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Anh Trịnh Bích, Trình Thì.

9. Trịnh Tiêm
Biền sinh hơp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Em Trịnh Thuyên, Trịnh Chung, Trịnh Tư, anh em đỗ cùng khoa.

10. Trịnh Nhuận (1748-?)
Biền sinh hợp thức, 25 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

11. Trịnh Liêm
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

12. Trịnh Quyền
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

13. Trịnh Thì
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Trịnh Chử, Trịnh Bích.

14. Trịnh Bích
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Trịnh Chử, anh Trịnh Thì.

15. Trịnh Bàn
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

16. Trịnh Đĩnh
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước năm Bính Ngọ.

17. Trịnh Thiều
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng thịnh khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời vua Lê Hiển Tông.

18. Trịnh Giai
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:02:19 am
Lê Ngọc (?-?)
Cuộc khởi nghĩa Lê Ngọc diễn ra vào đầu thế kỷ VII, từ năm 608 đến năm 618, do Lê Ngọc (còn gọi là Lê Cốc) cùng 4 người con lật đổ quan cai trị của nhà Tùy (Trung Quốc) đóng đô ở Đông Phố (tức Đồng Pho, nay là xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), gọi là kinh đô Trường Xuân, tự quản Cửu Chân chống lại nhà Đường cho đến đầu thế kỷ VII.
Lê Ngọc và các con của ông đã được nhân dân nhiều nơi trong vùng Đông Sơn lập đền thờ:
•   Làng Viên Khê, xã Đông Anh thờ thành hoàng làng là Cao Hoàng (tức Lê Ngọc) và Long thần (thần rắn cụt đuôi). Ngoài ra còn có đền thờ Chàng Cả đại vương là con Lê Ngọc.
•   Xã Đông Hòa có đền thờ Hoàng đế Lê Ngọc.
•   Xã Đông Ninh có đền thờ Hoàng đế Lê Ngọc.
•   Xã Đông Phú có đền thờ Hoàng Lạp là con trai thứ hai của Lê Ngọc.
•   Xã Đông Tiến có nghè Tòng Tân thờ Chàng Hai là con trai của Lê Ngọc.



Cao Ngọc Lễ (?-?)
Là quan nhà Nguyễn và là cộng sự của thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam. Người xã Đông Trung, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Thanh Hóa.
Ông vừa là cháu vừa là học trò của tiến sĩ Tống Duy Tân (1837-1892), người đã cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm 1886.
Trước đây, khi vua Hàm Nghi chạy ra Cam Lộ (Quảng Trị) ban bố dụ Cần Vương ngày 13 thàng 7 năm 1885, như bao sĩ phu khác, Cao Ngọc Lễ liền ứng nghĩa. Nhưng sau đó, ông trở về làm việc cho triều đình thân Pháp, được bổ làm tri huyện rồi thăng lên chức án sát tỉnh Hà Tĩnh.
Nhiều người cho rằng chính Cao Ngọc Lễ vì hám lợi đã làm chỉ điểm cho quân Pháp bắt được Tống Duy Tân, khi vị lãnh tụ này ẩn náu tại hang Niên Kỷ (nay thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) năm 1892. Cho nên ông đã bị Ngô Đức Kế hài tội bằng hai câu thơ:
Vô địa khả mai Cao Ngọc Lễ
Hữu tiền nan thục Tống Duy Tân
.
Tạm dịch nghĩa:
Không có đất chôn Cao Ngọc Lễ,
Có tiền không chuộc được Tống Duy Tân.

Cao Ngọc Lễ là ông ngoại nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa Ti gôn.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:06:59 am
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010)
Là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (còn có thông tin ông sinh năm 1914) tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).

Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt.

Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà.

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:
•   Cũng những thằng nịnh hót
•   Đèo Cả
•   Đêm
•   Màu tím hoa sim
•   Hoa lúa
•   Ngày mai
•   Thánh mẫu hài đồng
•   Tình Thủ đô
•   Yên mô



Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:11:40 am
Trần Công Lại (?-1824)
Là võ tướng từ thời chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long). Ông  quê ở ở huyện Thụy Nguyên, Thanh Hóa.

Khoảng cuối đời Hậu Lê, ông đầu quân, nhưng sau bỏ về quê, làm nghề buôn bán hoa quả để kiếm sống.

Không rõ năm nào ông di cư vào ở Vĩnh Bình, trực thuộc dinh Long Hồ (Vĩnh Long). Nhưng theo tài liệu thì nhân có việc bất bình với người anh rể, ông bèn bỏ nhà đi đầu quân chúa Nguyễn Phúc Ánh vào năm Bính Thân (1776).

Nhờ có học, ông được bổ chức cai đội trong quân ngũ của tướng Châu Văn Tiếp, và năm sau (1777) thì ông được giữ đồn Giác Ngư bên bờ sông Sài Gòn.
Ông tham gia nhiều trận đánh nhau với quân Tây Sơn, lập được nhiều công, thăng dần đến chức Đô thống chế, tòng sự dưới quyền của Tả quân Lê Văn Duyệt.

Năm 1801, ông theo Lê Văn Duyệt ra tấn công Thị Nại, lập được công to.

Năm 1802, chúa Nguyễn Phúc Ánh tiêu diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Tổ chức việc cai trị, nhà vua cử ông làm trấn thủ Sơn Nam Hạ, rồi đổi vào Nghệ An. Lãnh nhiệm bảo an dân chúng, ông lo việc tảo trừ trộm cướp, trừng trị cường hào ác bá, nên rất được lòng dân.
Năm 1810, Lê Chất làm hiệp tổng trấn Bắc Thành, ông được cử ra phụ việc.

Năm 1913, ông lại trở vào làm trấn thủ Thanh Hóa, vì phạm lỗi buộc phải xin từ chức.

Năm 1822, vua Minh Mạng cứu xét công lao, bổ ông làm Vệ úy trấn Vĩnh Thanh (lúc bấy giờ gồm An Giang và Vĩnh Long). Làm việc siêng năng, tận tụy, lại có công đốc suất việc đào kênh Vĩnh Tế, ông được nhà vua cho phục chức thống chế như cũ.
Năm Giáp Thân (1824), ông mất tại chức, được truy tặng chức Đô thống.

Mộ phần ông hiện vẫn còn trong khuôn viên nhà dòng họ đạo Cái Nhum (ông theo đạo Công giáo, mang tên thánh Nicolas), thuộc xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: copbien51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:17:47 am
Hoàng Lê Kha (1917-1960)
Là một nhà hoạt động cách mạng, tỉnh ủy viên Đảng bộ Tây Ninh. Ông là người Việt Nam cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém.

Trong một số tài liệu còn ghi tên ông là Hoàng Lệ Kha. Ông tên thật là Hoàng Lê Cần, sinh tháng 2 năm 1917, tại làng Trang Các, nay thuộc xã Hà Phong, huyện Hà Trung.

Thời thanh niên, ông lên Hà Nội vào học trường Trường Bách nghệ Hà Nội và được giới thiệu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936. Sau khi tốt nghiệp, ông về làm việc tại Sở Đạc điền Hà Nội và tham gia các phong trào Hướng đạo sinh, truyền bá quốc ngữ và các hoạt động yêu nước trong phong trào Mặt trận Bình dân thời bấy giờ.

Năm 1938, Mặt trận Bình dân đổ. Chính quyền thực dân Pháp thực hiện các biện pháp cứng rắn đối với phogn trào dân chủ ở Đông Dương. Năm 1939, ông cũng như nhiều đảng viên Cộng sản khác ở thời kỳ này phải rút vào hoạt động bí mật. Bí danh Nguyễn Văn Lòng có lẽ ra đời tỏng thời gian này. Tuy nhiên, đến năm 1940, do cơ sở bị lộ, ông phải chuyển vào hoạt động tại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động trong phong trào hướng đạo sinh, văn nghệ của học sinh sinh viên yêu nước tại đây, tham gia xây dựng Đoàn Thanh niên Cứu quốc, một tổ chức của Việt Minh.

Năm 1945, ông là một lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cứu quốc tham gia giành chính quyền tại Sài Gòn và trở thành một trong những cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Định, phụ trách báo Thống Nhất của Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Gia Định.

Trong kháng chiến chống Pháp ông từng giữ chức vụ: Tổng thư ký Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Gia Định, Trưởng Ty Thông tin Gia Định, Tỉnh đội trưởng Dân quân Gia Định, Tỉnh ủy viên Gia Định Ninh, phụ trách Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch huyện Châu Thành (Tây Ninh), Bí thư huyện Dương Minh Châu, sau đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh phụ trách vùng Tòa Thánh Tây Ninh.

Sau Hiệp định Genève, 1954, ông được chỉ định làm Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, trực tiếp phụ trách thị xã Tây Ninh và huyện Châu Thành. Ngày 5 tháng 8 năm 1959, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt với tội danh chống phá chính quyền theo luật 10/59. Ngày 2 tháng 10 năm 1959, ông bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Nhiều tờ báo Sài Gòn, ngày hôm sau đồng loạt đăng tải tin tức và bài vở về sự kiện này đều chung nhận xét: "Hoàng Lê Kha rất bình tĩnh, trả lời rành mạch, không từ chối việc làm của mình”.

Sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, ông bị hành quyết bằng máy chém tại Tây Ninh. Bị dư luận trong nước cũng như trên thế giới lên án, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã chấm dứt việc sử dụng máy chém làm công cụ hành quyết.

Năm 1962, Tỉnh ủy Tây Ninh đã lấy tên ông đặt cho một ngôi trường và một xưởng in trong vùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát. Sau năm 1975, để vinh danh ông, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chù nghĩa Việt Nam đã truy tặng cho ông bằng Tổ quốc ghi công, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất.

Hiện nay, ở Thanh Hóa, quê hương ông, có trường THPT Hoàng Lệ Kha mang tên ông. Trường chuyên của tỉnh Tây Ninh hiện nay cũng mang tên Hoàng Lê Kha.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: menthuong trong 13 Tháng Hai, 2011, 09:49:08 pm
Lương Hữu Khánh (TK XVI)  
Ông quê ở làng Hội Triều, nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hoá. Ông đậu cử nhân năm 12 tuổi, đậu thứ 2 thi hội, không thi đình dưới triều Mạc Ðăng Doanh.
Ông có công trong việc khôi phục nhà  Lê, được thăng tới Thượng thư bộ Binh, tước Đạt Quận công. Ông đã để lại các tác phẩm như: Quan sử, Tân quan văn kê phú…

Danh sĩ Lương Hữu Khánh đời Lê Anh Tông (1556-1573), con cụ Bảng nhân Lương Đắc Bằng. Không rõ năm sinh, năm mất, quê làng Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ông nổi tiếng thông minh từ thuở bé. Vâng lời cha, ông theo học với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguyên là học trò của cha ông khi trước nên cũng giỏi văn học và lí số.
Năm Mậu Tuất 1538, đời nhà Mạc, ông đỗ thứ hai thi Hội nhưng lại không vào thi Đình, vì được tin nhà Lê đang chấn chỉnh lại ở Thanh Hóa. Ông lẻn vào Thanh, được Trịnh Kiểm tiếp đón ân cần, đưa vào ra mắt vua Lê. Từ ấy ông dốc lòng phò Lê chống Mạc, hiến kế, công lao rất dày, được vua Lê, chúa Trịnh đều trọng đãi. Sau làm đến Thượng thư bộ Binh, tước Đạt Quận Công, nghiễm nhiên là trọng thần trong đời Trung Hưng nhà Lê.
Con ông là Khiêm Hanh về sau cũng là vị Hoàng giáp có danh vọng.

Cuộc đời và công tích cụ thể của Lương Khiêm Hanh?


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: menthuong trong 19 Tháng Tư, 2011, 06:22:20 pm
                     
                        LƯƠNG ĐẮC BẰNG (1472 - ?)

          Ông quê ở làng Hội Triều, huyện Hoằng Hoá, đỗ Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi (1499) đời Lê Hiến Tông, làm quan đến Tả thị lang bộ Lại dưới triều Lê Tương Dực. Năm 1510, ông dâng ''kế sách trị bình'' 14 điều lên vua yêu cầu sửa sang chính trị. Nhà vua khen ngợi nhưng không thi hành. Sau thăng lên Thượng thư bộ Lại kiêm Đông các đại học sĩ, tước Đôn Trung Bá. Ông xin nghỉ việc lui về ở ẩn. Ông là thân sinh của Lương Hữu Khánh Lương Khiêm Hanh, tất cả đều nổi tiếng thần đồng từ bé.
          Có tài liệu nói Lương Đắc Bằng tinh thông thuật số, truyến lại cho học trò là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng hiện nay, ngoài bản ''kế sách trị bình'', ông không để lại tác phẩm nào khác.

1. Lương Đắc Bằng chỉ sinh 1 Nam là Lương Hữu Khánh còn Lương Khiêm Hanh là cháu nội ông, chứ không phải con!

2, Về tiểu sử Lương Đắc Bằng, theo những gì tôi đọc được thì thấy có sự không nhất quán về năm sinh, năm mất cũng như công trạng của ông. Cụ thể:

- Theo “Giới thiệu sơ lược về họ Lường Phủ làng Hội Triều” thì Lương Đắc Bằng sinh năm 1472, năm 12 tuổi thì cha mất và theo lời cha dặn, ông ra Cao Phương học trạng nguyên Lương Thế Vinh. Năm 24 tuổi đậu giải Nguyên. Năm 28 tuổi đậu Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi (1499) đời Lê Cảnh Thống. dịp này vua ban tên mới là Lương Đắc Bằng.
Ông mất ngày 5 tháng 7 năm Bính Tý (1516) tại quê nhà.

- Còn “Họ Lương Hội triều Bổn đường gia phổ” lại chép về lương Đắc Bằng hơi khác: Năm 22 tuổi đậu Giải nguyên, Năm Kỷ Mùi (1499) niên hiệu Cảnh thống vua Lê Hiến Tông, thi Hội đậu Tiến sĩ...., nhưng khi vào chầu tạ ơn vua, theo ý hoàng hậu trì Trạng nguyên phải là người trọng trấn, vì ông mới 22 tuổi nên vua mới khiến hạ bảng cho  đậu Bảng nhãn, lấy ông Đỗ lý Khiêm ở xã Ngoại lãng huyện Thơ trì đậu Trạng nguyên...
Đến năm Bính Tý (1516) Trần Cảo giết Trịnh Duy Sản đem quân hãm kinh thành. Ông thống lãnh các dinh đem quân đánh Trần Cảo thu phục kinh thành, cùng các quần thần lập vua Chiêu tông. Trong những năm Quang Thiện (1516- 1522) Ông khiến các tướng truy bắt đảng giặc, Trần tướng, Hà Phi Cao bắt được Lê Quảng Độ tướng của Trần Cảo, đóng cũi giải về kinh sư. Lúc này ông làm Ngự Dinh Tổng ký lục, nội Tri kinh diên, ngoại tham triều chính, thiên hạ có cơ phục hưng, nhưng ngày 5 tháng 7 ông bị bệnh nặng mất 59 tuổi, thiên hạ đều tiếc.

Theo suy đoán của tôi:

Như ta đã biết danh hiệu Giải nguyên là giành cho người đỗ đầu kỳ thi Hương. Mà kỳ thi sơ khởi này thường tổ chức vào mùa Thu các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Ai đỗ thi Hương thì mùa Xuân năm sau  (Sửu, Thìn, Mùi, Tuất) mới được dự thi kỳ thi Hội, giành danh hiệu Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Do vậy nếu Lương Đắc Bằng thi Hội khoa Kỷ Mùi 1499 thì ông phải dự kỳ thi Hương năm trước tức năm Mậu Ngọ 1498. Như thế không có chuyện 24 tuổi đỗ Giải nguyên, 28 tuổi đỗ Bảng nhãn hoặc 22 tuổi cùng đỗ cả 2 kỳ được!

Do vậy có thể Lương Đắc Bằng sinh năm 1477, năm 21 tuổi đỗ Giải nguyên, năm 22 tuổi đỗ Bảng nhãn. Ông mất năm Bính Tuất 1526, chứ không phải Bính Tý 1516.


Tiêu đề: Re: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa
Gửi bởi: trungdoan95c trong 12 Tháng Mười, 2014, 06:24:29 am
Ông tổ Bùi Khấc Nhất nhà em cũng là thần hoàng làng.