Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: q.trung trong 06 Tháng Bảy, 2010, 08:59:42 pm



Tiêu đề: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: q.trung trong 06 Tháng Bảy, 2010, 08:59:42 pm
Trong kháng chiến chống Mỹ vừa qua, trận Núi Thành nổi lên như một trận đánh lịch sử . Nó có ý nghĩa quan trọng để trả lời cho câu hỏi: chúng ta có đánh được Mỹ không? và đánh thì có thắng được không?
 45 năm đã trôi qua và ý nghĩa của trận đầu đánh Mỹ thắng lợi đã thể hiện được ý chí quyết chiến quyết thắng của  quân đội ta. Ngày nay, bài học về trận đánh vẫn còn nguyên giá trị, nó động viên và thôi thúc tinh thần quyết chiến của quân đội ta trước bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào đang lăm le xâm lấn đất đai, hải đảo của tổ quốc thân yêu của chúng ta.
 Tôi mở tôpic này để các bạn có hiểu biết về trận đánh này có dịp ôn lại chiến tích hào hùng của thế hệ cha ông đã một thời xẻ dọc Trường sơn đi đánh Mỹ.
 Mời các bạn đọc lời kể lại trận đánh của ông Hoàng minh Thắng, nguyên bí thư Quảng nam Đà nẵng.

"Từ ngàn đời nay, trong lịch sử quân sự, đánh thắng đòn phủ đầu luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc thắng bại của cuộc chiến. Trận Núi Thành năm 1965 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc chống Mỹ, cứu nước.
Những sự kiện nền tảng
Vào năm 1964, Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ mà trọng tâm có ba mục tiêu phải thực hiện bằng được: Một là, phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch, giành lại và làm chủ nông thôn đồng bằng, chống càn quét, đánh bại âm mưu bình định trọng điểm của địch, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Hai là, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, làm tan rã từng bộ phận quân địch, nhất là quân địa phương. Ba là, củng cố, xây dựng phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tăng cường thực lực kinh tế.
Sau một thời gian thực hiện ba nhiệm vụ này, chính quyền Cách mạng được thành lập ở 115 xã trên tổng số 138 xã trong tỉnh. 380.000 dân vùng giải phóng và vùng tranh chấp thuộc về Cách mạng. Từng đoạn giao thông trên đường số 1, đường 105, đường 16, đường Tam Kỳ - Tiên Phước đều bị ta cắt đứt. Các quận lỵ bị cô lập. Quận lỵ Thăng Bình chỉ còn thôn Hà Lam và một phần thôn Thanh Ly. Lúc này, việc giải phóng những xã ngay sát đường số 1, từ cầu Ông Bộ trở vào An Tân, là nhiệm vụ trước mắt của Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội. Trong tình thế lúc đó, với lực lượng quần chúng và vũ trang hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng từng vùng rộng lớn nông thôn ngay sát các thành phố, thị xã, quận lỵ, kể cả vùng nông thôn sát ngay hai bên đường số 1, làm chủ ban ngày từng đoạn quốc lộ.
Mỹ đổ bộ
Ðầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản không gì cứu vãn nổi. Trước nguy cơ đó, Mỹ bắt buộc phải tính đến nước cờ liều lĩnh, đẩy cuộc Chiến tranh đặc biệt sang cuộc Chiến tranh cục bộ trên toàn miền nam. Sĩ quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến cùng với những phương tiện chiến tranh hiện đại.
Ngày 8-3-1965, Ðại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Ðà Nẵng. Tiếp đó, ngày 7-5-1965, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ đổ bộ lên địa phận xã Kỳ Liên nằm sát cảng Kỳ Hà. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã đưa vào đây năm tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội xe bọc thép M113 và M118, một đại đội pháo tự hành, năm phi đoàn máy bay lên thẳng, một phi đoàn máy bay phản lực tiêm kích. Chúng tiến hành khủng bố đuổi dân hai xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là hai xã Tam Quang và Tam Nghĩa - Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đồng thời triển khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.
Một tình thế mới của cuộc chiến đấu đã đến. Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội đặt ra câu hỏi: Sẽ hành động sao đây? Giữa lúc đó, chúng tôi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu là chuyển hướng từ đánh ngụy sang đối tượng mới là đánh Mỹ. Lúc này, chung quanh các căn cứ của Mỹ ở Ðà Nẵng và Chu Lai đang dần dần hình thành các vành đai diệt Mỹ. Các lực lượng du kích của ta, trong quá trình đụng độ với quân Mỹ, đã đánh những trận nhỏ, tiêu diệt quân Mỹ nống ra khỏi căn cứ.
Khi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ðà và Quảng Nam đưa ra quyết tâm: Chưa giải phóng miền nam ta còn phải chiến đấu, chiến tranh kiểu gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu, lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ xâm lược đến cùng, bằng hai chân ba mũi giáp công, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ðánh Mỹ
Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng. Trận đánh này có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi hồi đó. Trong lúc bọn xâm lược trang bị tận răng những súng đạn, xe tăng, máy bay hiện đại thì những chiến sĩ du kích nhỏ bé của ta, với súng trường và lựu đạn, đã hạ được những tên Mỹ to lớn. Nhiều dũng sĩ diệt Mỹ đã xuất hiện. Ngoài huyện  nam Tam Kỳ, du kích các huyện bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước đều cử đội du kích của mình đến Chu Lai, đưa lực lượng ở vành đai diệt Mỹ này lên đến 400 tay súng. Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao. Sự hoảng loạn tinh thần trong lính Mỹ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 11-4-1965, du kích Hòa Phát đã làm nổ tung kho đạn của Mỹ ở sân bay Ðà Nẵng, làm cho bọn lính thủy đánh bộ thất điên bát đảo, xe cộ của chúng chạy tán loạn. Ngày 14-4, du kích Hòa Quý (Hòa Vang) loại khỏi vòng chiến mười tên Mỹ. Ngày 18-4, du kích xã Hòa Minh loại thêm 12 tên, du kích Ðiện Hòa đánh Mỹ tại Hòa Châu, lấy được súng Mỹ. Ngày 17-5, bọn Mỹ ở Chu Lai nống ra phía tây, dùng lực lượng pháo binh cơ giới để yểm trợ cho một đại đội Mỹ lên chốt Núi Thành, du kích xã Kỳ Sanh đã kịp thời nổ súng diệt bốn tên. Những thắng lợi đầu tiên đó tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc động viên khí thế của bộ đội và nhân dân ta dám đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ..."( còn tiếp)



Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Ngocvancu trong 06 Tháng Bảy, 2010, 10:48:28 pm
"Thu được 2 AR15".Có lộn không?Lúc này Mỹ đang dùng M14 mà.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: q.trung trong 07 Tháng Bảy, 2010, 09:03:17 am
Đây là lời kể của ông Hoàng minh Thắng cựu bí thư Quảng nam Đà nẵng,có thể thời gian đã quá lâu nên ông bị lẫn chi tiết, đúng là năm 1965 quân Mỹ chưa sử dụng A R15, ta tạm tôn trọng lời kể của ông và nên có phản biện, vì riêng trận Núi Thành, trong các ghi chép của người Mỹ không có hoặc rất ít thông tin về trận đánh này, vì vậy các bạn có điều kiện nên tìm hiểu và chia sẻ với mọi người các thông tin này.

Tiếp theo lời kể của ông Thắng:

Ðánh trận Núi Thành

Sau khi đổ bộ vào Chu Lai, bọn Mỹ cho một đại đội Mỹ lên chốt ở Núi Thành, một ngọn đồi cách đường quốc lộ số 1 và đường sắt bắc nam hơn một km về phía tây. Mục đích của bọn Mỹ khi lập cứ điểm này là để bảo vệ vòng ngoài cho căn cứ Chu Lai, từ đó khống chế sâu vào vùng giải phóng của ta. Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đặt ra nhiệm vụ phải diệt cái chốt này, nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là diệt chúng bằng cách nào và vào thời điểm nào thì thuận lợi nhất? Khi đó, với cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chính trị viên tỉnh đội, tôi xuống đại đội 2, tiểu đoàn 70, đơn vị dự kiến sẽ được giao nhiệm vụ đánh Núi Thành tăng cường cho Ðại đội 2 đội đặc công. Anh em đang khẩn trương chuẩn bị cho trận đánh. Trong vài lần trò chuyện với anh em, chúng tôi phát hiện ra những băn khoăn suy nghĩ của một số người vẫn chưa tự tin là có đánh thắng được Mỹ không. Trong khi trò chuyện, một tiểu đội trưởng buột miệng  nói với tôi: "Thằng Mỹ nó to xác vậy, không biết đánh giáp lá cà, mình có vật nổi nó không?", "Hỏa lực nó mạnh như vậy, nếu tiếp cận mà bị lộ, sẽ xử lý tình huống như thế nào để tránh thương vong vì pháo của nó?"... Tất cả những băn khoăn đó đều được chúng tôi cùng ngồi họp bàn và thông suốt cách đánh với anh em.

Núi Thành là một ngọn đồi dài 1.450 m, rộng 900 m, độ cao ở mỏm cao nhất là 50 m. Vì nằm ngay cạnh đường số 1 và đường sắt bắc - nam cho nên việc đi đến Núi Thành đều thuận lợi. Chỉ có hướng tây, vì tiếp giáp với dải đồi thấp của Trường Sơn cho nên việc đi lại có phức tạp hiểm trở hơn. Nếu ta chiếm được Núi Thành sẽ khống chế được cả một vùng rộng lớn từ Dốc Sỏi (ranh giới tiếp giáp tỉnh Quảng Ngãi) đến ga An Tân, uy hiếp trực tiếp căn cứ Chu Lai.

Suốt đêm 25-5, chúng tôi vây quanh tấm bản đồ chiến sự hồi hộp theo dõi các cánh quân tiếp cận các mục tiêu. Ðến 20 giờ, đại đội 2 báo cáo về các mũi đã đưa lực lượng áp sát vào trong hàng rào địch. Mũi xa nhất cách hầm cố thủ của Mỹ ba mét, còn mũi gần nhất chỉ cách một mét.

Nhưng đến 0 giờ ngày 26-5, không nghe tiếng súng nổ, tất cả chúng tôi như ngồi trên đống lửa. Từng giây một trôi qua một cách nặng nề. Các sĩ quan, chiến sĩ thông tin được lệnh bằng mọi cách phải liên lạc cho được các đơn vị, nhất là đơn vị đánh cầu An Tân, hỏi cho ra lý do vì sao không nổ súng đúng giờ G. Rồi chỉ nửa giờ sau đó, tiếng súng nhỏ và tiếng thủ pháo nổ ran trên đỉnh Núi Thành. Không ai bảo ai, chúng tôi đều đứng dậy hướng về phía  những chớp lửa xé đêm tối vụt lên cùng với những chớp giật liên hồi, không phân biệt được tiếng súng nổ là của ta hay của bọn Mỹ. Sau này, khi nhận được báo cáo đầy đủ, trận đánh diễn ra như sau:

Ðúng 0 giờ ngày 26-5, sau khi chờ 30 phút không nghe tiếng súng phát lệnh ở cầu An Tân - bởi lúc đó địch đã đánh hơi - ở khu vực cầu An Tân, sợ ta có chủ trương đánh cầu cho nên bọn chúng tập trung canh phòng cao độ. Chúng liên tục bắn pháo sáng và dùng nhiều lựu đạn thả xuống chân cầu cho nên lực lượng công binh chưa có cách gì tiếp cận được. Không thể kiên trì thêm được, một quyết đoán khá thông minh và táo bạo: Ðại đội trưởng Võ Thành Năm lệnh cho Trần Ngọc Ảnh, mũi trưởng ở hướng chủ yếu đánh quả thủ pháo đầu tiên vào công sự Mỹ. Ngay sau đó, tất cả các mũi nổ súng đánh phủ đầu quân Mỹ. Tiếng súng trên Núi Thành đã thành tiếng súng phát lệnh chung cho các mục tiêu khác như cầu Ông Bộ, cầu An Tân, thị xã Tam Kỳ cùng đồng loạt nổ súng. Từng tổ ba người phát triển theo hình chữ A dùng tiểu liên, thủ pháo lựu đạn lần lượt đánh chiếm từng hầm một từ ngoài vào trong. Sau tám phút, bộ đội ta đã tiêu diệt và chiếm tuyến công sự vòng ngoài. Ðại đội trưởng Năm nhanh chóng bám sát đơn vị. Vận động lên được nửa đường, Năm gặp một tên Mỹ tay không súng, đầu không mũ từ trên cao lao xuống tháo chạy. Anh vừa đưa khẩu súng ngắn lên thì tên Mỹ vồ ngay lấy anh. Phát đạn nổ vụt lên trời. Năm ôm lấy tên Mỹ quật lộn về phía sau. Lúc đó, mũi trưởng Ảnh vừa lao tới sẵn quả lựu đạn chày trong tay, quật thẳng vào mặt tên Mỹ, Năm bắn bồi thêm một phát đạn kết liễu tên Mỹ, rồi anh cùng anh em tiếp tục xông lên.



Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: q.trung trong 08 Tháng Bảy, 2010, 09:55:08 am
Ở mũi thứ yếu hướng tây đồi 50 có độ dốc cao hơn cho nên bị địch dùng hỏa lực để ngăn chặn. Anh em vẫn kiên quyết dùng lựu đạn, thủ pháo, lưỡi lê đánh giáp lá cà. Nhưng hỏa lực địch vẫn bắn mạnh, làm mũi này chưa phát triển được.

Ðại đội trưởng Năm, mũi trưởng Ảnh chỉ huy mũi chủ yếu phát triển nhanh sang chi viện cho mũi thứ yếu. Sau hai mươi phút chiến đấu, quân ta ở hai mũi đã gặp nhau. Bộ đội lần lượt đánh chiếm các hầm và hoàn toàn làm chủ đồi 50.

Lúc đó ở mỏm đồi 49, anh em đã đánh chiếm được tầng công sự thứ hai ở vòng ngoài thì gặp một khẩu đại liên địch bắn tạt ngang đội hình. Ba đồng chí làm nhiệm vụ đột kích bị thương. Ðồng chí mũi trưởng đã kịp thời điều tổ dự bị lên cùng anh em còn lại, mở thêm một hướng đột kích khác từ đông bắc đánh thọc thẳng vào trong, cắt đội hình địch, diệt khẩu đại liên, rồi nhân điều kiện thuận lợi được tạo ra, anh em phát triển đánh chiếm tiêu diệt toàn bộ quân địch, làm chủ trận địa. Trong lúc đó, trận địa hỏa lực của Tiểu đoàn 70 bắn khống chế không cho quân Mỹ còn sống sót chạy về Chu Lai.

Sau 30 phút chiến đấu, quân ta đã diệt gọn một đại đội Mỹ đóng trên Núi Thành, làm chủ toàn trận địa. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược" đã tung bay trên đỉnh đồi 50 của cứ điểm Núi Thành.

Chiến thắng trận Núi Thành là một tất yếu trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta với bọn xâm lược. Nó được hun đúc từ lòng yêu nước, ý chí quả cảm và sự sáng tạo vô bờ bến của toàn Ðảng, toàn dân ta. Mặc dù ở trận Núi Thành, ta chỉ tiêu diệt gọn một đại đội Mỹ nhưng là trận đánh Mỹ đầu tiên cho nên có ý nghĩa rất lớn. Ðiều đó cho thấy rằng, dù bọn xâm lược từ đâu đến, dù tiềm lực mạnh đến mức nào hoặc dù chúng chiếm cứ ở địa danh này hay địa danh khác trên mảnh đất Việt Nam anh hùng thì chúng cũng sẽ bị thất bại thảm hại. Trận đánh phủ đầu thành công diễn ra ở Núi Thành là một minh chứng cụ thể. Không lâu sau đó, trong Ðại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua lần thứ nhất, quân và dân Quảng Nam đã vinh dự được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam tặng tám chữ vàng "Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ".

HOÀNG MINH THẮNG


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: saruman trong 08 Tháng Bảy, 2010, 04:24:40 pm
Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao.

Khẩu trường Hung này có phải chính là SVD Dragunov không các bác. Nếu phải thì nó xuất hiện sớm hơn nhiều so với em vẫn nghĩ


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: q.trung trong 10 Tháng Bảy, 2010, 11:19:39 am
Kỷ niệm 45 năm chiến thắng núi thành - Trận đầu thắng Mỹ (26-5-1965 - 26-5-2010) Bối cảnh trận đánh Núi Thành 26-5-196508:55, 26/5/2010 (GMT+7)
Trong nỗ lực tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, triển khai chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” tại miền Nam đầu năm 1965, ngoài việc củng cố hệ thống phòng thủ bảo đảm an ninh cho các sân bay Đà Nẵng và Phú Bài (Huế), Hoa Kỳ còn chủ trương xây dựng thêm một sân bay có đường bay ngắn ở Chu Lai để thực hiện chương trình “Hỗ trợ chiến thuật” (SATS) cho quân đội Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ ở địa bàn hai tỉnh Quảng Tín (1) và Quảng Ngãi, bảo vệ tốt hơn cho sân bay Đà Nẵng về phía nam.
 
   
Ngày 6-5-1965, Đại đội K thuộc Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ Đà Nẵng được tăng cường vào Chu Lai phối hợp các đơn vị thuộc Sư đoàn 2 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa phụ trách an ninh ven biển chuẩn bị đón lực lượng đổ bộ.

Vào 8 giờ sáng ngày 7-5-1965, các đại đội của Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 thuộc Lữ đoàn 4 Thủy quân lục chiến đổ bộ cả bằng đường biển và máy bay trực thăng từ tàu chiến vào Chu Lai. Các đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhanh chóng triển khai chiếm lĩnh các vị trí để tổ chức phòng thủ quanh tọa độ được chọn xây dựng sân bay chiến thuật. Đến cuối ngày, phạm vi phòng thủ của Lữ đoàn 4 đã kéo dài trong một vòng cung từ bán đảo Kỳ Hà qua các ngọn đồi cao ở phía tây và từ đó hướng ra biển. Sườn phía nam của phòng tuyến được trấn giữ bởi Tiểu đoàn Trinh sát của Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Đến trưa ngày 12-5-1965, hoạt động đổ bộ chính thức chấm dứt. Các đơn vị của Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ từ Okinawa đã thay thế dần các vị trí phòng thủ trên sườn phía nam do Tiểu đoàn Trinh sát thuộc Lữ đoàn 3 trấn giữ (2).

Trong những ngày tháng 5 và tháng 6-1965, các đơn vị thuộc Lữ đoàn 4 Thủy quân lục chiến tại Chu Lai hết sức bận rộn trong việc tổ chức bố trí lực lượng phòng thủ quanh khu vực xây dựng sân bay. Tiểu đoàn 2 thuộc Lữ đoàn 4 đảm nhận bảo vệ an ninh cho các nhân viên xây dựng sân bay bằng một đại đội trang bị súng ngắn và súng trường dùng xe tuần canh suốt ngày đêm, một đại đội phụ trách bảo vệ sở chỉ huy, một đại đội chịu trách nhiệm phòng thủ căn cứ, trong khi đại đội thứ tư xây dựng tiền đồn phía trước và tiến hành tuần tiễu quanh khu vực. Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn 4 và Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến cũng thực hiện việc bố trí lực lượng tương tự ở vành đai phòng vệ để bảo vệ căn cứ Chu Lai. Quân đội Hoa Kỳ đã tạo nên một khu vực kiểm soát quanh Chu Lai rộng 104 dặm vuông, với 11 xã, 68 thôn, xóm và số dân  hơn 50.000 người (3).

Như vậy, từ chỗ tăng cường một lực lượng gồm hai tiểu đoàn của Thủy quân lục chiến để bảo vệ an ninh sân bay Đà Nẵng, Hoa Kỳ đã ngày càng sa lầy vào việc tăng viện quân sự cho cả sân bay Phú Bài ở Huế và đổ quân xây dựng sân bay “Hỗ trợ chiến thuật” tại Chu Lai, rồi tiến lên ồ ạt đưa quân trực tiếp tham chiến nhiều nơi khác.

Trước diễn tiến nhanh chóng của tình thế, vấn đề đặt ra cho toàn thể nhân dân Việt Nam là phải đối đầu với các lực lượng quân đội tinh nhuệ cùng những phương tiện chiến tranh hiện đại của Hoa Kỳ như thế nào? Liệu chúng ta có khả năng đương đầu và đánh bại được đối phương không? Phải hành động như thế nào để có thể tiêu diệt được lực lượng quân đội Hoa Kỳ hùng mạnh? Câu trả lời có sức thuyết phục nhất về khả năng tiêu diệt đơn vị lớn của quân đội Hoa Kỳ chỉ được thực hiện lần đầu tiên qua trận Núi Thành vào khuya ngày 26-5-1965 bởi bộ đội địa phương Quảng Nam.

Trong hệ thống phòng vệ căn cứ sân bay Hỗ trợ chiến thuật Chu Lai của Hoa Kỳ, Núi Thành có vị trí rất quan trọng do nằm ở điểm cao có thể bao quát tầm nhìn trên một khu vực rộng lớn, lại ở trong tầm chi viện của các đơn vị pháo binh và không quân Hoa Kỳ tại Chu Lai. Nếu để mất Núi Thành, vành đai phòng vệ bị vỡ và sân bay Chu Lai sẽ bị uy hiếp. Chính vì thế, có một đại đội Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được trang bị hỏa lực mạnh chiếm đóng và triển khai việc bố phòng tại đây.

Song, với cách đánh đặc công, cận chiến, bất ngờ và chớp nhoáng, trong vòng chưa đầy 30 phút, đại đội Thủy quân lục chiến tinh nhuệ đầu tiên của Hoa Kỳ với quân số gấp đôi đã bị đánh bại bởi lực lượng bộ đội địa phương ít người hơn.

Thắng lợi ở Núi Thành đã khiến vành đai phòng vệ sân bay Hỗ trợ chiến thuật Chu Lai của địch bị uy hiếp nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang lo lắng cho lính viễn chinh Hoa Kỳ ngay trong những ngày đầu đặt chân đến Việt Nam. Đặc biệt, chiến thắng Núi Thành đã làm nức lòng quân dân miền Nam, tạo niềm tin mãnh liệt cho cả quân và dân ta vào khả năng đánh thắng quân đội Hoa Kỳ, mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà đánh” trên toàn miền Nam.

Phát huy thắng lợi của trận Núi Thành, Quân giải phóng miền Nam đã tiến lên lần lượt đánh bại nhiều đơn vị tinh nhuệ của quân đội Hoa Kỳ, bất chấp cả lúc chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” leo thang và đạt đến đỉnh điểm của sự khốc liệt với hơn nửa triệu quân của Hoa Kỳ và đồng minh hiện diện ở miền Nam giai đoạn 1965-1968.

NGUYỄN QUANG TRUNG TIẾN


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: q.trung trong 15 Tháng Bảy, 2010, 04:19:20 pm

Trên tuyến đầu đánh Mỹ

Quê Gò Nổi - Điện Bàn, sinh tại Hội An, lớn lên ở miền Bắc; năm 1967, ông Nguyễn Đình An được giao nhiệm vụ làm phóng viên thường trú Báo Cờ Giải phóng Khu V ở Mặt trận Quảng Đà. Là cây bút sắc sảo và chịu “xung trận”, nhiều bài báo của ông viết về những trận đánh hào hùng, những tấm gương của sự anh dũng, hi sinh, những bà mẹ kiên cường bám trụ... trên mảnh đất Quảng Đà đã kịp thời đến với đồng bào, chiến sĩ cả nước thông qua Báo Cờ Giải phóng, Thông tấn xã Giải phóng và Đài Giải phóng. Trong những ngày Quảng Nam tưng bừng khí thế chào mừng ngày giải phóng quê hương, Báo Quảng Nam xin giới thiệu bài viết “Trên tuyến đầu đánh Mỹ” (tiêu đề do Tòa soạn đặt) của nhà báo Nguyễn Đình An để bạn đọc hiểu thêm về sự oai hùng trong khói lửa chiến tranh của quân và dân đất Quảng.
Tôi về đến cơ quan Tỉnh ủy Quảng Đà đúng lúc Tỉnh ủy đang họp. Cơ quan đóng ở một khu rừng trên vùng núi Đại Lộc. Rừng nhiều cây dầu rái lớn, ở tầng thấp là rừng cây lá nón. Khu vực này thoáng chứ không rậm rạp, um tùm các loại dây leo như ở căn cứ Khu ủy Khu V. Các đồng chí Văn phòng Tỉnh ủy  nói: “Chắc là anh phải ở đây ngày hôm nay gặp anh Phước, anh Thận, rồi mới về bên Tuyên huấn”. Ngay trưa đó anh Phước (đồng chí Hồ Nghinh) gọi tôi lên chỗ anh. Hồi còn ở Khu ủy, tôi từng được nghe nhiều chuyện về anh Phước, một Bí thư Tỉnh ủy xông xáo, sắc sảo, uyên bác và rất ưu ái cánh báo chí, văn nghệ sĩ. Gặp anh, tôi thấy đúng là một con người cởi mở, chân tình. Anh hỏi tôi quê tỉnh nào ở miền Bắc, làm báo đã bao lâu. Tôi nói tôi là dân chính gốc Gò Nổi - Điện Bàn, cha La Kham, mẹ Bảo An, sinh ở Hội An, nhưng lớn lên ở miền Bắc. Anh cười bảo: “Nghe nói giọng Bắc chuẩn tôi cứ tưởng anh là dân Hà Nội, chứ vùng quê anh mấy năm nay tôi lội suốt. Làm phóng viên thường trú ở Quảng Đà anh sẽ có nhiều dịp về sống làm việc ở quê nhà”.
Tôi nguyên là giáo viên đi B theo kế hoạch chi viện của ngành giáo dục, nhưng do tình hình cuộc chiến nên cấp trên phân công chuyển qua làm báo, là lính mới của làng báo. Khi biết được điều này, anh nói: “Lính mới lại được giao nhiệm vụ thường trú ở chiến trường trọng điểm, vậy là ông Dưỡng (Hồ Dưỡng, Hồ Quốc Phương - Phó ban Tuyên huấn Khu ủy V) tin cậy anh lắm đấy. Ở đây ngòi bút tha hồ tung hoành, có điều ác liệt lắm, phải dựa vào anh em địa phương, mình phải lanh, phải biết cách tránh bom đạn chứ bom đạn chẳng nể ai. Sống được là hoàn thành nhiệm vụ”. Anh còn bảo tôi tranh thủ gặp gỡ khai thác các đồng chí phụ trách địa phương về họp Hội nghị Tỉnh ủy; còn công việc cụ thể anh Thận (Trần Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Tuyên huấn) sẽ trao đổi cụ thể.
Ngay sau bữa cơm chiều hôm đó, anh Thận gặp tôi phân công nhiệm vụ. Tôi về sinh hoạt với bộ phận tuyên truyền báo chí của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Ngoài việc lo tin tức bài vở, tôi còn phải cùng anh em lo công việc của địa phương, trở thành cán bộ địa phương. Anh Thận nhắc tôi: “Mỹ mạnh lắm, ghê gớm lắm, nó thay đổi binh khí, chiến thuật liên tục và có nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý hiểm độc, cho nên công tác tư tưởng của chúng ta phải thật sự sâu sát, hết sức nhạy bén. Rồi đây nhiệm vụ sẽ kéo “nhà báo” đi khắp các nơi do đó phải biết dựa vào địa phương, họ sẽ cung cấp tình hình, bố trí việc ăn ở, bảo vệ khi địch càn..., “nhà báo” phải tranh thủ làm quen với bí thư các địa phương ngay”.
Và đề tài đầu tiên tôi tiếp cận là gặp anh Hoán - Tỉnh đội phó, người vừa trực tiếp chỉ huy trận đánh giải phóng Nhà lao Hội An, để nghe kể lại sự việc: “Lúc bấy giờ, Mỹ đóng quân dày đặc, hình thành mấy lớp bảo vệ Đà Nẵng - Hội An, thêm vào đó có phi cơ, đội trọng pháo cơ động sẵn sàng dập nát đối phương ngay khi cần. Vậy mà một tiểu đoàn của ta đã luồn sâu, bí mật bất ngờ ra đòn, địch trở tay không kịp. Trận đánh càng vang dội hơn khi ta bắt sống được tên thiếu tá Minh - Tiểu đoàn trưởng. Thất bại này làm chính quyền Nguyễn Văn Thiệu “mất mặt” nhưng không thể ém nhẹm được vì nhiều báo ở Sài Gòn liên tục đưa tin trận đánh này”. Ngay đêm đó tôi viết một mạch xong bài báo và nhanh chóng chuyển về khu. Tòa soạn vừa cho đăng báo vừa chuyển điện cho Thông tấn xã Giải phóng. Rồi đài Giải phóng phát đi phát lại mấy lần; ở chiến trường nghe đài phát bài báo của mình, sướng không thể tả được. Anh Thận gặp tôi vui vẻ động viên: “Làm thế nào để mọi tin tức bài vở của Quảng Đà đều được chuyển nhanh để Trung ương phát đi, không phải chỉ là để cả nước biết, động viên cả nước mà chính là để cổ vũ động viên bà con mình. Báo của mình vừa ít vừa chậm, đến với dân có là bao. Đài mà phát là phổ biến nhanh và rộng nhất”.
Sau xuân Mậu Thân (1968), do tầm quan trọng và tính cấp bách của việc đưa tin từ chiến trường trọng điểm, Thông tấn xã Việt Nam và Thông tấn xã Giải phóng (chúng tôi thường gọi là Tổng xã) trang bị cho Quảng Đà một đài minh ngữ để phát nhanh tin tức bài vở ra trung ương công khai bằng hệ thống morse, chứ không dùng mật mã phải qua chuyển dịch của cơ yếu. Cả đặc khu chỉ có một đài minh ngữ của Thông tấn xã (thuộc Ban Tuyên huấn) các đài khác đều là mật ngữ.
Ít lâu sau anh Thận lại trao đổi, hướng dẫn tôi viết một bài về trận Gò Hà (15-10-1965). Anh phân tích, cùng với chiến thắng Núi Thành, hai trận này đều chứng tỏ ta có thể đánh và nhất định đánh thắng Mỹ. Trận Gò Hà có Trung đội trưởng Huỳnh Dạn, người đã nói và cũng là nêu lên phương châm “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”... Thế là tôi viết bài báo về trận đánh Gò Hà và liên hệ trận  đánh này với sự kiện Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh vào ngày 15-10-1964 một năm trước. Sau “cái chết hóa thành bất tử” của anh Trỗi, trên mảnh đất Quảng Đà quê hương anh, rất nhiều hoạt động noi gương tiếp bước đã được triển khai. Cũng như vậy, Trung đội trưởng Huỳnh Dạn cùng các đồng đội đã đưa khí phách Nguyễn Văn Trỗi vào trận đánh Gò Hà.
Và tôi biết, từ ngày tên lính Mỹ đầu tiên đặt chân lên bãi biển Phú Lộc, anh Thận luôn suy tư“Làm thế nào để đem được tinh thần đó, ý chí đó trang bị cho mỗi người dân, mỗi chiến sĩ”.



Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: q.trung trong 18 Tháng Bảy, 2010, 10:43:21 am
Điều mà từng người dân, người chiến sĩ du kích cần ở các anh là tổ chức chỉ đạo để họ hành động đánh Mỹ và đánh thắng Mỹ. Các anh hiểu rõ, dù không có sự giao phó nào của trên nhưng ở cả hai miền Nam - Bắc và biết bao nhiêu đồng chí có trách nhiệm đang dõi theo Quảng Nam Đà Nẵng - nơi Mỹ đổ quân đầu tiên - chờ đợi những tin vui.
Thế là anh Phước, anh Thận và các anh lãnh đạo khác hướng dẫn, động viên anh em ở cơ sở, trụ lại sáp vào Mỹ. Một phòng tuyến không có công sự - tường rào được hình thành (sau này gọi là vành đai diệt Mỹ). Nhiều khẩu hiệu đầy khí phách như “Chụp đầu Mỹ mà đánh”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, “Tìm Mỹ mà diệt, lùng ngụy mà đánh”,... xuất hiện khắp nơi. Rồi các anh yêu cầu địa phương tổ chức cho từng nhóm du kích xã học tập lẫn nhau các phương thức “sáp vào Mỹ, đánh Mỹ”. Phương thức ấy có khi đơn giản nhưng hiệu quả. Ví như bác xích lô chở tên Mỹ đi quanh Đà Nẵng, lựa lúc tên lính sơ hở, bác dùng cái búa đồ nghề của mình đập bể đầu, diệt tên lính Mỹ. Hay như câu chuyện các em thiếu nhi Hòa Hải tìm cách làm quen với Mỹ và lấy được rất nhiều lựu đạn. Đó cũng có thể là trường hợp người mẹ ở Điện Hòa chụp tay tên lính Mỹ ngăn không cho lấy trứng gà trong ổ; là người chị ở Hòa Phong giật cây mồi lửa mà một lính Mỹ định đưa lên mái tranh để đốt nhà. Hoặc kiên cường như người mẹ Điện Ngọc đã dám chặn đầu xe Mỹ, ra hiệu bắt chúng đi lối khác... Những chuyện đó đã được đón nhận và phổ biến rộng khắp.
“Tháng 7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Anh Thận hiểu ngay rằng “Tư tưởng của Bác là vũ khí có sức mạnh vô địch để đánh Mỹ”. Anh cho in dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” trên tờ giấy nhỏ rồi cài ở ngực áo, nơi trái tim mình. Thế là tư tưởng của Bác mau chóng đi vào lòng người”.
(Nhà báo Nguyễn Đình An viết về những tháng ngày cận kề bên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Trần Thận).
Mỹ vào là tiến hành chiến tranh hủy diệt. Chúng muốn bằng sắt và lửa biến vùng giải phóng thành vùng trắng không có sự sống của con người. Các anh động viên: “Phải tìm mọi cách trụ lại. Cái gì là bình thường trong cuộc sống giữ được thì gắng giữ. Chỗ nào có chợ thì gắng đông chợ dù mới đó bị địch càn quét hay dùng bom pháo tàn phá...”. Nhà thơ Cao Phương, cũng là người chỉ huy Tiểu đoàn 2 của Quảng Đà, có một câu thơ rất dễ thương mà cũng đầy khí phách: “Dẫu rằng chẳng bán chẳng mua/Đi cho thằng Mỹ thấy thua dân mình”. Và có lẽ, Quảng Đà là nơi đầu tiên nêu phương châm “ba bám”: dân bám đất, Đảng bám dân, du kích bám địch (về sau thêm “trên bám dưới” thành “bốn bám”).
Giữa những ngày Mỹ ồ ạt đổ quân hết đợt này đến đợt khác, anh Phước, anh Thận và các anh Thường vụ quyết định thành lập Tiểu đoàn 1, đơn vị cấp tiểu đoàn đầu tiên của một địa phương. Tiểu đoàn gồm phần lớn thanh niên từng là du kích, là cơ sở hoạt động trong phong trào sinh viên - học sinh thành phố. Họ trở thành giải phóng quân trong khí thế “Không sợ Mỹ vào đông, chỉ sợ không có Mỹ mà đánh”.
Tiểu đoàn 1 mang biệt danh “R20”, trụ vững ở đồng bằng, sống giữa lòng dân, quần bám đánh địch. Người dân Quảng Đà nhớ mãi và tự hào về trận đánh ở Thành Mỹ (Điện Quang) khi quân Mỹ lọt vào vòng vây của tiểu đoàn. Bà con Thành Mỹ cho đến bây giờ vẫn không quên chuyện lính Mỹ đói quá đã xin cả một nồi cám heo để ăn. Và sau đó không lâu, chỉ cách Thành Mỹ một khúc sông cạn, tại Xuyên Thanh, một Tiểu đoàn Mỹ đã lọt vào trận địa phục kích của R20 và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn... Lúc bấy giờ, trong dân gian xuất hiện câu ca: “Trên trời có phản lực cơ\Ở dưới mặt đất có R hai mươi”. Câu ca ngạo nghễ đó cũng là lời tuyên dương của dân gian về đứa con vũ trang của mình.
Sau một thời gian ngắn được công tác với anh Thận, tôi nhận ra anh là một nhà lãnh đạo đầy suy tư. Anh suy nghĩ tìm cho ra lời đáp của câu hỏi lớn, vấn đề lớn lúc ấy là “Làm thế nào để đánh Mỹ thắng Mỹ?”. Có được lời đáp ấy là cả một quá trình, là công sức của cả một tập thể, là kết tinh sáng tạo và hy sinh của biết bao nhiêu người. Hồi đó anh em cán bộ Ban Tuyên huấn Quảng Đà thường nói với nhau “khi nào thấy ông ngồi một mình, im lặng, bàn tay lâu lâu lại đập nhẹ vào đầu thì chớ hỏi chi, để ông suy nghĩ cho hết mạch”...
Mấy hôm rồi, tôi luôn cùng anh Thận và Ban Tuyên huấn xuống đồng bằng lao vào những công việc mà sau này tôi mới biết đó là sự chuẩn bị cho chiến dịch xuân Mậu Thân. Một lần, chúng tôi men theo con suối lớn ngoằn ngoèo có tên là Khe Chín Khúc để xuống núi. Khi cả đoàn ngồi nghỉ, một người ngẫu hứng khởi xướng: “Anh em đang chuẩn bị cho Báo Giải phóng Quảng Đà (của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng Quảng Đà) ra số 100, đề nghị thủ trưởng Thận cho anh em một bữa liên hoan”. “Sự kiện này đáng liên hoan quá, liên hoan lớn mới được”, anh Thận vui vẻ đồng ý nhưng đưa yêu cầu, “làm gì thì làm, phải đảm bảo tối nay kịp vượt qua đường cái ngang xuống Xuyên Thanh hay sang Gò Nổi”. Một cuộc hội ý chớp nhoáng và đi đến thống nhất: Trên đường xuống sẽ ghé Lộc Thành mua một con chó về làm thịt tổ chức liên hoan.
Hà (cảnh vệ được phân công đi với anh Thận) và tôi nhận phần đi mua chó. Mua được rồi, Hà lấy dây dừa cột vào cổ chó dắt đi. Mới được một quãng thì con chó giở chứng không chịu đi, Hà phải kéo mạnh. Đi thêm đoạn nữa, nó ngã lăn ra vì chết ngạt. Chúng tôi đành phải gùi nó về điểm hẹn. Đến nơi, mọi người mở gùi xem, ai cũng khen con chó béo chỉ tiếc là đã chết rồi không làm được món tiết canh.
Mỗi người một việc, làm lông, thui vàng, làm lòng, xẻ thịt diễn ra nhanh chóng. Anh em xác định trong mấy món chủ lực có thịt nấu ráo, xáo xương cẳng nấu với nước luộc thịt. Cánh đi chợ Phú Thuận mua gia vị cũng đã về với đủ thứ cần thiết từ dầu phụng, ngũ vị hương, đậu phụng, tiêu tỏi, rau thơm rau sống, bánh tráng... Ai đó hỏi tôi “Nhà báo có tham gia món nào không?”. Tôi trả lời: “Để cho một ít thịt đã lóc hết xương, tôi làm món thịt chó nướng lá nghệ”. Bữa liên hoan mừng Báo Giải phóng Quảng Đà ra số 100 vui vẻ, rôm rả, ai cũng khen món thịt chó gói lá nghệ nướng. Anh Thận bảo: “Chưa biết văn chương chữ nghĩa tay này thế nào, riêng món thịt chó nướng hôm nay thì được đấy”...
Với tôi, trong những tháng ngày cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Quảng Đà bám trụ đánh Mỹ, niềm vui lớn nhất là đã mau chóng hòa nhập với đất và người nơi đây - Nơi tôi được sinh ra, tuy không có cơ hội lớn lên nhưng đã cho tôi cơ hội trưởng thành.
Nguyễn Đình An

Bài viết này tuy không liên quan trực tiếp đến trận Núi Thành nhưng cũng đã nói lên tinh thần quyết tâm đánh Mỹ của quân dân Quảng Đà, tuy nhiên trong bài viết có nhiều chỗ nói đến việc lính Mỹ xin cám heo ăn, có nơi tiêu diệt gọn hàng tiểu đoàn lính Mỹ v..v.. , điều đó có thể tạo nên một chút nghi ngờ chăng?


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2010, 04:41:30 pm
"Thu được 2 AR15".Có lộn không?Lúc này Mỹ đang dùng M14 mà.
có lộn không đó pa, làm gì có M14. chỉ có M16 hay nói đúng hơn là AR15-M16

M14 là vũ khí cá nhân chính của TQLC Mỹ trong thời gian đầu ở VN (Ảnh chụp trong trận Vạn Tường).

(http://images.asc.ohio-state.edu/is/image/eHistory/books/1965/p079.jpg?wid=600)


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 07 Tháng Tám, 2010, 06:28:38 pm
...Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng.

Em nghĩ là có AR 15

..." Trong năm 1962, Mỹ DoD Cơ quan dự án nghiên cứu nâng cao (ARPA) mua 1.000 súng trường AR-15 từ Colt và gửi những súng trường cho miền Nam Việt Nam, cho lĩnh vực thử nghiệm.  Cùng một năm mang lại cho các báo cáo glowing về "hiệu quả của màu đen " súng trường mới, được sử dụng bởi các lực lượng Việt Nam. "..

(http://i964.photobucket.com/albums/ae123/sudoanbb2/AR15.jpg)

________________________

..." Với phát triển nhanh chóng hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, năm 1966 Chính phủ Hoa Kỳ làm cho lớn mua hàng đầu tiên của súng trường Ar-15 / M16, đặt hàng 840 000 súng trường cho lực lượng Mỹ vũ trang, trị giá gần 92 triệu $, và năm 1967 quân đội Mỹ chính thức thông qua XM16E1 súng trường như là một "tiêu chuẩn Mỹ Rifle, 5.56mm, M16A1". " ...

(http://i964.photobucket.com/albums/ae123/sudoanbb2/M16A1.jpg)

(http://i964.photobucket.com/albums/ae123/sudoanbb2/M16A1-le.jpg)


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 07 Tháng Tám, 2010, 06:47:47 pm
Cám ơn bác OB: Bây giờ mới phân biệt nổi AR15 với M16A1 khác nhau vài điểm ::).
Nhưng mà bài dịch có chỗ khó hiểu, lủng củng quá.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Phan4 trong 01 Tháng Chín, 2010, 02:00:23 am
"Thu được 2 AR15".Có lộn không?Lúc này Mỹ đang dùng M14 mà.
[/quote

Khi xem truyện Mẫn và tôi, có đoạn nhân vật chính giơ con dao rựa lên khỏi công sự, con dao trúng đạn,  sau đó anh ta có khen là súng bắn chính xác vì vết đạn chụm (3 vết)


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: hoanglanvu trong 08 Tháng Chín, 2010, 07:49:12 pm
Năm 1965, tại Chu Lai, lính Mỹ có một số ít được trang bị AR15, còn chủ yếu là xài Ga răng M1, Ga răng M2.
Chú mình cùng đơn vị đã phục kích lấy được 1 cây AR 15 vào thời gian đó.
Theo ông nói tụi nó thay AR 15 bằng M16 vì AR 15 nòng chẻ bị vướng sao đó khi đi lùng trong rừng...
Mình chỉ biết có vậy.
Bác Hoàng Minh Thắng nhớ chắc chắn không sai đâu!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 02 Tháng Ba, 2011, 02:19:12 pm
Trận Núi Thành rạng sáng 26-5-1965 em thấy một số bác bên ttvnol đặt nghi vấn là nó chỉ là huyền thoại,
vì các tư liệu của Mĩ tuyệt đối không có đề cập gì đến trận này, cũng không lên tiếng phủ nhận hay xác nhận gì hết ráo
trong khi phía ta ghi chép rất chi tiết, xây tượng đài chiến thắng NT và vẫn kỉ niệm hàng năm vào ngày 26-5.

Ví dụ ở đây: HỘI THẢO KHOA HỌC - Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử (http://"http://dddn.com.vn/20100526090322321cat118/chien-thang-nui-thanh-va-y-nghia-lich-su.htm")
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam. 


Theo tài liệu của bọn Mĩ thì tiểu đoàn 2, lữ 9 TQLC Mỹ đến ngày 9 tháng 7 năm 1965 mới đổ bộ vào Đà Nẵng ?

(http://i839.photobucket.com/albums/zz319/BoonieratACG/2-9Mar.jpg)


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 02 Tháng Ba, 2011, 02:35:36 pm
Theo kết quả tìm kiếm trong http://thewall-usa.com thì trong hai ngày 25 và 26 tháng 5 1965, chỉ có 4 lính Mỹ tử ẹo,
đều thuộc lực lượng Special Forces của lục quân.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành - trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 03 Tháng Ba, 2011, 05:04:39 am
Mình thú thực là không biết. Chắc bọn Mỹ chúng nó ngượng quá nên tìm cách giấu giếm. Bị mang ra lêu lêu mấy chục năm rồi mà vẫn im thin thít.  :-X

Em cũng theo quan điểm này, vì đến vụ Maddox nó còn fake được, huống chi vụ này. Nhưng ở đây số KIA và WIA có thể không lớn đến mức 139 nên Mỹ nó vẫn có thể giấu được.

Bên VN chưng ra rất nhiều bằng chứng và cả một lít các cụ CCB Núi Thành có tên tuổi hẳn hoi, 1 cụ từng là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, có cả hội thảo khoa học đàng hoàng chứ đâu phải trò trẻ con.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: panphilov trong 03 Tháng Ba, 2011, 06:17:53 am
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam.  

Có sự nhầm lẫn ở đây, chính xác là phải Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 4, Sư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Sau khi tìm hiểu trên mạng thì em thấy có hai đơn vị như sau:

(1) 9th Marine Amphibious Brigade: đây là đơn vị tham gia trận Vạn Tường, một thời gian ngắn sau trận Núi Thành. Trong biên chế của nó có 2nd Battalion 4th Marine

(2) 9th Marine Regiment: trong biên chế của nó có 2nd Battalion. Trung đoàn này tác chiến từ Đà Nẵng ra Bắc.

Như vậy, có thể kết luận tiểu đoàn 2 trong bài tham luận là (1) và nó có mặt ở khu vực Núi Thành vào thời điểm xảy ra trận đánh. Tiểu đoàn 2 của bác là (2).




Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành - trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 03 Tháng Ba, 2011, 06:26:04 am
Bên VN chưng ra rất nhiều bằng chứng

Cụ thể là những gì cơ? Là bài cắt từ báo QĐND hay là gì?

Trích dẫn
và cả một lít các cụ CCB Núi Thành có tên tuổi hẳn hoi, 1 cụ từng là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, có cả hội thảo khoa học đàng hoàng chứ đâu phải trò trẻ con.

Nói thật chứ mang chức ra bảo kê thì mình không thấy hơn được gì.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành - trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 03 Tháng Ba, 2011, 03:53:53 pm
Bên VN chưng ra rất nhiều bằng chứng

Cụ thể là những gì cơ? Là bài cắt từ báo QĐND hay là gì?

Trích dẫn
và cả một lít các cụ CCB Núi Thành có tên tuổi hẳn hoi, 1 cụ từng là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, có cả hội thảo khoa học đàng hoàng chứ đâu phải trò trẻ con.

Nói thật chứ mang chức ra bảo kê thì mình không thấy hơn được gì.
Thế bác thấy bọn Mỹ nó chưng ra được cái j ngoài mấy tài liệu mà bọn nó tự nhận là "tối mật" ?

Bị 1 đứa lải nhải réo đến 46 năm mà vẫn câm như hến kể cũng tài  ;D


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 03 Tháng Ba, 2011, 04:18:24 pm
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam.  

Có sự nhầm lẫn ở đây, chính xác là phải Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 4, Sư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Sau khi tìm hiểu trên mạng thì em thấy có hai đơn vị như sau:

(1) 9th Marine Amphibious Brigade: đây là đơn vị tham gia trận Vạn Tường, một thời gian ngắn sau trận Núi Thành. Trong biên chế của nó có 2nd Battalion 4th Marine

(2) 9th Marine Regiment: trong biên chế của nó có 2nd Battalion. Trung đoàn này tác chiến từ Đà Nẵng ra Bắc.

Như vậy, có thể kết luận tiểu đoàn 2 trong bài tham luận là (1) và nó có mặt ở khu vực Núi Thành vào thời điểm xảy ra trận đánh. Tiểu đoàn 2 của bác là (2).


Chi tiết của bác rất hữu ích, cảm ơn bác !


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: shi_mian_yivi trong 02 Tháng Mười, 2011, 12:37:54 pm

Trên tuyến đầu đánh Mỹ

Quê Gò Nổi - Điện Bàn, sinh tại Hội An, lớn lên ở miền Bắc; năm 1967, ông Nguyễn Đình An được giao nhiệm vụ làm phóng viên thường trú Báo Cờ Giải phóng Khu V ở Mặt trận Quảng Đà. Là cây bút sắc sảo và chịu “xung trận”, nhiều bài báo của ông viết về những trận đánh hào hùng, những tấm gương của sự anh dũng, hi sinh, những bà mẹ kiên cường bám trụ... trên mảnh đất Quảng Đà đã kịp thời đến với đồng bào, chiến sĩ cả nước thông qua Báo Cờ Giải phóng, Thông tấn xã Giải phóng và Đài Giải phóng. Trong những ngày Quảng Nam tưng bừng khí thế chào mừng ngày giải phóng quê hương, Báo Quảng Nam xin giới thiệu bài viết “Trên tuyến đầu đánh Mỹ” (tiêu đề do Tòa soạn đặt) của nhà báo Nguyễn Đình An để bạn đọc hiểu thêm về sự oai hùng trong khói lửa chiến tranh của quân và dân đất Quảng.
Tôi về đến cơ quan Tỉnh ủy Quảng Đà đúng lúc Tỉnh ủy đang họp. Cơ quan đóng ở một khu rừng trên vùng núi Đại Lộc. Rừng nhiều cây dầu rái lớn, ở tầng thấp là rừng cây lá nón. Khu vực này thoáng chứ không rậm rạp, um tùm các loại dây leo như ở căn cứ Khu ủy Khu V. Các đồng chí Văn phòng Tỉnh ủy  nói: “Chắc là anh phải ở đây ngày hôm nay gặp anh Phước, anh Thận, rồi mới về bên Tuyên huấn”. Ngay trưa đó anh Phước (đồng chí Hồ Nghinh) gọi tôi lên chỗ anh. Hồi còn ở Khu ủy, tôi từng được nghe nhiều chuyện về anh Phước, một Bí thư Tỉnh ủy xông xáo, sắc sảo, uyên bác và rất ưu ái cánh báo chí, văn nghệ sĩ. Gặp anh, tôi thấy đúng là một con người cởi mở, chân tình. Anh hỏi tôi quê tỉnh nào ở miền Bắc, làm báo đã bao lâu. Tôi nói tôi là dân chính gốc Gò Nổi - Điện Bàn, cha La Kham, mẹ Bảo An, sinh ở Hội An, nhưng lớn lên ở miền Bắc. Anh cười bảo: “Nghe nói giọng Bắc chuẩn tôi cứ tưởng anh là dân Hà Nội, chứ vùng quê anh mấy năm nay tôi lội suốt. Làm phóng viên thường trú ở Quảng Đà anh sẽ có nhiều dịp về sống làm việc ở quê nhà”.
Tôi nguyên là giáo viên đi B theo kế hoạch chi viện của ngành giáo dục, nhưng do tình hình cuộc chiến nên cấp trên phân công chuyển qua làm báo, là lính mới của làng báo. Khi biết được điều này, anh nói: “Lính mới lại được giao nhiệm vụ thường trú ở chiến trường trọng điểm, vậy là ông Dưỡng (Hồ Dưỡng, Hồ Quốc Phương - Phó ban Tuyên huấn Khu ủy V) tin cậy anh lắm đấy. Ở đây ngòi bút tha hồ tung hoành, có điều ác liệt lắm, phải dựa vào anh em địa phương, mình phải lanh, phải biết cách tránh bom đạn chứ bom đạn chẳng nể ai. Sống được là hoàn thành nhiệm vụ”. Anh còn bảo tôi tranh thủ gặp gỡ khai thác các đồng chí phụ trách địa phương về họp Hội nghị Tỉnh ủy; còn công việc cụ thể anh Thận (Trần Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Tuyên huấn) sẽ trao đổi cụ thể.
Ngay sau bữa cơm chiều hôm đó, anh Thận gặp tôi phân công nhiệm vụ. Tôi về sinh hoạt với bộ phận tuyên truyền báo chí của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Ngoài việc lo tin tức bài vở, tôi còn phải cùng anh em lo công việc của địa phương, trở thành cán bộ địa phương. Anh Thận nhắc tôi: “Mỹ mạnh lắm, ghê gớm lắm, nó thay đổi binh khí, chiến thuật liên tục và có nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý hiểm độc, cho nên công tác tư tưởng của chúng ta phải thật sự sâu sát, hết sức nhạy bén. Rồi đây nhiệm vụ sẽ kéo “nhà báo” đi khắp các nơi do đó phải biết dựa vào địa phương, họ sẽ cung cấp tình hình, bố trí việc ăn ở, bảo vệ khi địch càn..., “nhà báo” phải tranh thủ làm quen với bí thư các địa phương ngay”.
Và đề tài đầu tiên tôi tiếp cận là gặp anh Hoán - Tỉnh đội phó, người vừa trực tiếp chỉ huy trận đánh giải phóng Nhà lao Hội An, để nghe kể lại sự việc: “Lúc bấy giờ, Mỹ đóng quân dày đặc, hình thành mấy lớp bảo vệ Đà Nẵng - Hội An, thêm vào đó có phi cơ, đội trọng pháo cơ động sẵn sàng dập nát đối phương ngay khi cần. Vậy mà một tiểu đoàn của ta đã luồn sâu, bí mật bất ngờ ra đòn, địch trở tay không kịp. Trận đánh càng vang dội hơn khi ta bắt sống được tên thiếu tá Minh - Tiểu đoàn trưởng. Thất bại này làm chính quyền Nguyễn Văn Thiệu “mất mặt” nhưng không thể ém nhẹm được vì nhiều báo ở Sài Gòn liên tục đưa tin trận đánh này”. Ngay đêm đó tôi viết một mạch xong bài báo và nhanh chóng chuyển về khu. Tòa soạn vừa cho đăng báo vừa chuyển điện cho Thông tấn xã Giải phóng. Rồi đài Giải phóng phát đi phát lại mấy lần; ở chiến trường nghe đài phát bài báo của mình, sướng không thể tả được. Anh Thận gặp tôi vui vẻ động viên: “Làm thế nào để mọi tin tức bài vở của Quảng Đà đều được chuyển nhanh để Trung ương phát đi, không phải chỉ là để cả nước biết, động viên cả nước mà chính là để cổ vũ động viên bà con mình. Báo của mình vừa ít vừa chậm, đến với dân có là bao. Đài mà phát là phổ biến nhanh và rộng nhất”.
Sau xuân Mậu Thân (1968), do tầm quan trọng và tính cấp bách của việc đưa tin từ chiến trường trọng điểm, Thông tấn xã Việt Nam và Thông tấn xã Giải phóng (chúng tôi thường gọi là Tổng xã) trang bị cho Quảng Đà một đài minh ngữ để phát nhanh tin tức bài vở ra trung ương công khai bằng hệ thống morse, chứ không dùng mật mã phải qua chuyển dịch của cơ yếu. Cả đặc khu chỉ có một đài minh ngữ của Thông tấn xã (thuộc Ban Tuyên huấn) các đài khác đều là mật ngữ.
Ít lâu sau anh Thận lại trao đổi, hướng dẫn tôi viết một bài về trận Gò Hà (15-10-1965). Anh phân tích, cùng với chiến thắng Núi Thành, hai trận này đều chứng tỏ ta có thể đánh và nhất định đánh thắng Mỹ. Trận Gò Hà có Trung đội trưởng Huỳnh Dạn, người đã nói và cũng là nêu lên phương châm “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”... Thế là tôi viết bài báo về trận đánh Gò Hà và liên hệ trận  đánh này với sự kiện Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh vào ngày 15-10-1964 một năm trước. Sau “cái chết hóa thành bất tử” của anh Trỗi, trên mảnh đất Quảng Đà quê hương anh, rất nhiều hoạt động noi gương tiếp bước đã được triển khai. Cũng như vậy, Trung đội trưởng Huỳnh Dạn cùng các đồng đội đã đưa khí phách Nguyễn Văn Trỗi vào trận đánh Gò Hà.
Và tôi biết, từ ngày tên lính Mỹ đầu tiên đặt chân lên bãi biển Phú Lộc, anh Thận luôn suy tư“Làm thế nào để đem được tinh thần đó, ý chí đó trang bị cho mỗi người dân, mỗi chiến sĩ”.



ý nghĩa quá.
Không biết thương vong bên ta là bao nhiêu?


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: vmt trong 10 Tháng Chín, 2012, 10:52:14 pm
ý nghĩa quá.
Không biết thương vong bên ta là bao nhiêu?

[/quote]:Trong bài dưới đây có thông tin về tổn thất của ta :
 
                 Chiến công oanh liệt
                 Thứ tư, 25 Tháng 5 2011 07:50
.
Mới đây tôi có dịp hạnh ngộ cùng cựu chiến binh Trần Ngọc Ảnh - nguyên chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 và được ông kể cho nghe về trận đầu đánh Mỹ cách đây 46 năm của ông và đồng đội trên mặt trận Núi Thành.
 
(http://img502.imageshack.us/img502/531/trang4a25.jpg)

Ông Trần Ngọc Ảnh (phải) và đồng đội bên sơ đồ trận đánh Núi Thành.


Lúc đánh Núi Thành tôi mới 18 tuổi, trước đó đã kịp cùng đồng đội “lận lưng” một số chiến công ở các trận đánh trong tỉnh. Khi đại đội lính Mỹ đầu tiên đổ quân vào Núi Thành, làm chốt điểm tiền tiêu bảo vệ mặt tây căn cứ Chu Lai, quyết tâm của Quân khu 5 và của tỉnh là phải đánh chúng ngay từ khi mới đặt chân đến. Tôi được cử đi trinh sát 3 đêm liền cùng với anh Bá và anh Thơ, do Đại đội trưởng Võ Thành Năm trực tiếp chỉ huy. Địch chủ yếu ở công sự, đào nông ven các mỏm đồi, riêng ban chỉ huy địch đóng ở mỏm đồi 50 có cả điện đài. Đại đội chọn cách đánh đặc công hóa, bí mật áp sát mục tiêu, hình thành thế bao vây, bất ngờ đồng loạt nổ súng. Một bộ phận nhỏ bọc lót diệt quân địch tháo chạy.

Tôi còn nhớ, hôm 24.5 không khí làm lễ xuất quân tại thôn 4 xã Kỳ Thạnh thiêng liêng lắm. Các đồng chí Kim Anh - Tỉnh đội trưởng, Hoàng Minh Thắng - Thường vụ Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội giao nhiệm vụ cuối cùng và trao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” của Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam cho Đại đội 2 để sau chiến thắng cắm trên đỉnh Núi Thành. Đại đội trưởng Võ Thành Năm (sau này là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã mất) thay mặt đơn vị lãnh trách nhiệm lịch sử vinh quang với quyết tâm sẽ chiến thắng. Chiều ngày 25, chúng tôi hành quân về vị trí tập kết ở tây nam suối Xương.  23 giờ, các hướng đều có mặt tại vị trí triển khai chiến đấu cách địch 200m, chờ lệnh nổ súng từ phía cầu An Tân. Tôi và Trần Bá, Đoàn Hiểu tự nguyện tham gia vào mũi chủ yếu, đánh “nở hoa trong lòng địch” nên thủ pháo, lựu đạn đầy lưng, khẩu K50 cải tiến chéo sau lưng, lúc này cũng đang nhấp nhổm đợi lệnh. 15 phút trôi qua vẫn im ắng, Đại đội trưởng Năm xác định mũi cầu An Tân gặp khó khăn và quyết định nổ súng. Đó là 0 giờ 30 phút ngày 26.5.1965. Tôi ném quả thủ pháo đầu tiên nặng cỡ một cân vào công sự khai hỏa trận đánh. Địch đang say ngủ nên hoàn toàn bất ngờ. Với mục tiêu đặt ra là chiếm nhanh nhất sở chỉ huy địch nên tôi băng ào ào phía trước, vừa đi vừa đánh dọn đường. Bỗng tôi nghe có tiếng động mạnh phía sau. Quay lại thì thấy một tên Mỹ cao to đang vật lộn với Đại đội trưởng Võ Thành Năm để giành khẩu súng ngắn trên tay anh. Tôi khựng lại trong tích tắc, rồi cũng rất nhanh, dùng quả lựu đạn chày nện vào đầu tên Mỹ, nó choáng váng, ngã lăn ra. Đến công sự thứ 5 thì tôi bị thương, một viên đạn phía sở chỉ huy bắn xuống xuyên vùng xương chậu, máu ra rất nhiều. Tôi nói với Hiểu: “Mi lui ra đi, tau còn lựu đạn đây”. Tôi ném quả lựu đạn cuối cùng lên sở chỉ huy, tạo điều kiện cho Bá và Hiểu chiếm vị trí này. Khi quay lại, chỉ còn mình Hiểu dìu tôi xuống đồi, Bá đã hy sinh. Chúng tôi vượt đồi với rất nhiều bụi gai mắt mèo, quần áo bị cào rách bươm. Qua đồng đội, tôi biết trận đánh đã kết thúc sau 25 phút tấn công. Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 với cách đánh táo bạo đã anh dũng tiêu diệt phần lớn đại đội Mỹ ở Núi Thành, làm chết và bị thương 139 tên, phía ta hy sinh 6 đồng chí và bị thương 20 đồng chí.

Sau khi Đại đội 2 chiếm xong đồi 49 thì địch ở Chu Lai bắt đầu phản ứng, gây khó khăn cho ta trên đường rút quân. Đại đội trưởng Năm quyết định đưa thương binh ra theo hướng vòng chân đồi Long Phú. Điều kỳ lạ là, trời đã sáng, trên đồi có một đại đội bảo an đóng, vậy mà không biết có phải do quá khiếp sợ bởi trận đánh Mỹ của bộ đội ta đêm qua hay không mà chúng không dám tấn công.

Sau trận đánh, khi còn nằm viện, tôi đã được bình chọn là “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Giấy chứng nhận ghi ngày 26.5.1965. Tiểu đoàn 70  đã được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tặng cờ: “Núi Thành oanh liệt, quyết lập chiến công”. Trên chiến trường năm xưa bây giờ đã có Tượng đài chiến thắng Núi Thành uy nghi, chúng tôi vẫn thường về thăm, thắp hương cho đồng đội và kể cho các con cháu nghe về trận đánh lịch sử này. Cách đây không lâu, đoàn cựu chiến binh phường An Hải Bắc, Đà Nẵng đã mời tôi nói chuyện về chiến thắng Núi Thành. Tôi như sống lại một thời tuổi trẻ hào hùng, càng thêm tự hào về quê hương, đất nước mình…

HỒNG VÂN
(Theo lời kể của Cựu chiến binh Trần Ngọc Ảnh)
http://baoquangnam.com.vn/chien-tranh-cach-mang/30756-chien-cong-oanh-liet.html



Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: tung677 trong 10 Tháng Chín, 2012, 11:20:19 pm
Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao.

Khẩu trường Hung này có phải chính là SVD Dragunov không các bác. Nếu phải thì nó xuất hiện sớm hơn nhiều so với em vẫn nghĩ
...Khẩu súng trường bắn tỉa của Hung...bạn có thể hình dung như khẩu súng trường K-44 nhưng nòng dài hơn và không có lưỡi lê,nhưng nó có kính ngắm quang học,nó không phải là SVD Dragunov ! khẩu tỉa Hung này rất phổ biến trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở phía bắc tháng 2-1979...ở cấp tiểu đội bộ binh mỗi tiểu đội thường trang bị một khẩu...anh nào mà lùn vác khẩu này trông ngộ lắm .


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: vmt trong 12 Tháng Chín, 2012, 09:07:00 pm
            Kỷ niệm 47 năm chiến thắng Núi Thành (26.5.1965 - 26.5.2012):

                         Khúc tráng ca bất diệt
                            Thứ sáu, 25 Tháng 5 2012 08:13 .

Cách đây 47 năm, chiến thắng Núi Thành vang dội là hồi kèn xung trận của cách mạng miền Nam, là hồi chuông báo hiệu chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bị phá sản.
 Sau 30 phút chiến đấu anh dũng, ngoan cường, cán bộ,chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 và Phân đội Đặc công V16 lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt gọn Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 9, Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ. Loại khỏi vòng chiến đấu 139 tên, thu 14 súng, phá hủy 2 súng DKZ, 1 cối 81mm, 3 máy thông tin vô tuyến và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Đây là một đòn choáng váng đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam.

(http://img26.imageshack.us/img26/7476/trang525.jpg)
Các cựu chiến binh từng tham gia trận Núi Thành trở lại chiến trường xưa đang xác định vị trí chiến đấu tại mỏm đồi 50.

 Ngày 7.5.1965, Mỹ đưa 6.400 quân cùng 24 xe tăng đổ bộ lên xã Kỳ Liên và Kỳ Hà (nay là xã Tam Nghĩa và Tam Quang), triển khai xây dựng căn cứ liên hợp Chu Lai làm bàn đạp tấn công cách mạng ở miền Nam. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho tỉnh Quảng Nam nhanh chóng phát động bộ đội, du kích từ đánh ngụy sang đánh cả ngụy lẫn Mỹ, lập vành đai chung quanh căn cứ Chu Lai, bao vây, tiêu hao, tiêu diệt địch.

Ngày 17.5.1965, Mỹ cho 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ từ Chu Lai càn quét lên phía tây xã Kỳ Liên, chiếm các điểm cao trên dãy núi Răng Cưa. Chúng sử dụng 1 đại đội (khoảng 140 tên) chốt ở điểm cao Núi Thành. Điểm cao này là một quả đồi thuộc địa phận thôn Tịch Tây, xã Kỳ Liên. Quân Mỹ chia thành 3 cụm chốt có trận địa cối 81mm và trận địa DKZ; trang bị chủ yếu là đại liên M60, Garant M2 và lựu đạn M26.
Sau khi kiểm tra và căn cứ vào kết quả trinh thám thu thập được, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ huy Tỉnh đội Quảng Nam hạ quyết tâm “tiến công diệt gọn đại đội Mỹ ở Núi Thành” và quyết định sử dụng Đại đội 2 Tiểu đoàn 70 làm lực lượng chủ công. Quân số Đại đội 2 có 72 người cùng với phân đội 12 người là lực lượng tăng cường của Đại đội Đặc công V16. Sau thời gian gấp rút làm công tác chuẩn bị, huấn luyện bổ sung, sáng 25.5.1965, tại thôn 2 xã Kỳ Thạnh, đơn vị làm lễ xuất quân. Đồng chí Hoàng Minh Thắng - Thường vụ Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam trao lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh cho Đại đội trưởng Võ Thành Năm. Toàn đơn vị hô vang lời thề “Quyết thắng” và hành quân theo kế hoạch.

21 giờ 20 phút cùng ngày, các mũi đưa lực lượng lót sát hàng rào, nơi cách địch xa nhất là 3m, gần nhất là 1m. Tất cả sẵn sàng chờ lệnh nổ súng.

Theo hợp đồng tác chiến, đúng 0 giờ ngày 26.5.1965, bộ phận công binh tỉnh đánh cầu An Tân bằng thuốc nổ làm hiệu lệnh chung. Nhưng đến 0 giờ 30, từ phía cầu An Tân vẫn chưa nghe động tĩnh gì, Đại đội trưởng Võ Thành Năm quyết định thực hiện phương án 2, lệnh cho Trần Ngọc Ảnh, mũi trưởng hướng chủ yếu đánh quả thủ pháo 1kg TNT vào công sự Mỹ làm hiệu lệnh chung. Mặt đất Núi Thành rung lên, hàng loạt ánh chớp và cột lửa dựng đứng lên bầu trời, tỏa ra các hướng chiến hào, công sự của bọn Mỹ trên cả 3 mõm đồi. Chúng đã bị đánh phủ đầu.

Ở đồi 50, sau 15 phút chiến đấu ta đã chiếm được tuyến ngoài. Quân Mỹ cũng bắt đầu tập trung hỏa lực bắn vào những điểm có hỏa lực của ta phát ra, một số chiến sĩ bị thương. 0 giờ 45 phút, mũi chủ yếu xốc lại đội hình đánh lên tuyến 3. Ở mũi thứ yếu, sau khi chiếm xong 2 dãy chiến hào, mũi trưởng Nguyễn Đắc Thông chỉ huy bộ đội diệt được một số ổ đề kháng, tổ chức cho bộ đội xung phong đánh chiếm tuyến công sự thứ 3 rồi phối hợp với tuyến chủ yếu tấn công địch.

(http://img221.imageshack.us/img221/4264/trang525a.jpg)
Chiến sĩ Tiểu đoàn 72 năm xưa và lá cờ mang dòng chữ “Núi Thành oanh liệt, quyết chiến lập công” của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng.

Ở đồi 49, sau tiếng nổ hiệu lệnh, bộ đội nhất loạt đánh hàng chục quả thủ pháo, lựu đạn vào chiến hào, công sự quân Mỹ. Tiếng nổ vừa dứt, các chiến sĩ lao qua lớp rào bùng nhùng, dùng tiểu liên tiêu diệt địch. Ngay đợt tấn công đầu tiên ta chiếm được 4 công sự, sau đó phát triển đánh lên chiếm thêm 5 công sự ở tầng 2 và đánh tỏa sang 2 bên. Đến lúc này thì địch chống trả quyết liệt. Trung đội trưởng Huỳnh Kim Sơn dẫn 1 tổ vòng qua phía bắc đánh vào bên sườn. Trên 2 mõm đồi 49 và 50, các tổ chiến đấu tìm mọi cách tiến công tiêu diệt lực lượng co cụm nhằm xoay chuyển tình thế bất lợi của ta. Song, dưới những quả pháo sáng, nơi nào bộ đội chồm dậy liền bị địch phát hiện và tập trung hỏa lực bắn xuống dữ dội. Chỉ có mõm phụ phía bắc đồi 50, các chiến sĩ đã diệt gọn được quân Mỹ chốt ở đây.

Trước diễn biến gay go của trận đánh, Ban chỉ huy quyết định đưa lực lượng dự bị tham gia chiến đấu. Được lực lượng dự bị tiếp sức, các hướng yểm trợ cho nhau, toàn lực lượng đồng loạt xung phong đánh chiếm tầng 3 chiến hào, công sự địch. Tại mỏm đồi 50, hầu hết quân Mỹ ở 3 tầng chiến hào bị ta tiêu diệt, một số tên sống sót co cụm trên đỉnh đồi dùng đại liên, súng phóng lựu bắn xuống sườn đồi cố thủ. Mũi trưởng chủ yếu Trần Ngọc Ảnh lợi dụng địa hình tiến lên đánh liên tiếp 2 quả thủ pháo tiêu diệt khẩu đại liên. Chớp thời cơ Đại đội trưởng Võ Thành Năm và các chiến sĩ đánh thẳng vào tung thâm, giáng cho bọn Mỹ đòn sấm sét cuối cùng. Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” được cắm trên đỉnh đồi.

Ở đồi 49, trận chiến đấu càng trở nên ác liệt. Tổ dự bị buộc phải vòng ra phía sau từ hướng tây bắc đánh thẳng vào trung tâm, tiêu diệt các ổ đề kháng, làm cho chúng rối loạn địa hình. Các chiến sĩ dũng mãnh lao thẳng lên đỉnh đồi 49, quân Mỹ chống trả yếu ớt và lần lượt bị tiêu diệt.

Trận đánh Mỹ đầu tiên thắng lợi trên đỉnh Núi Thành là niềm tự hào của cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 được Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và lá cờ mang dòng chữ “Núi Thành oanh liệt, quyết chiến lập công”. Chiến thắng Núi Thành thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, sự ngoan cường, dũng cảm của lực lượng vũ trang ta dám đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ngay từ khi chúng đặt chân lên đất nước ta. Đồng thời thể hiện sự đúng đắn về đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối quân sự của Đảng ta, sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Nam. Chiến thắng Núi Thành đã trả lời cho câu hỏi của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế “Liệu Việt Nam có đánh được Mỹ không?”.

Chiến thắng Núi Thành là hồi kèn xung trận của quân và dân ta trong cuộc đụng đầu lịch sử, là hồi chuông báo hiệu sự phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam. Với chiến thắng Núi Thành cùng với những chiến công trên vành đai diệt Mỹ Chu Lai, tỉnh Quảng Nam được Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.

Chiến thắng Núi Thành năm xưa, cho đến ngày nay và mai sau sẽ mãi là khúc tráng ca bất diệt.

VĂN PHIN
http://baoquangnam.com.vn/chien-tranh-cach-mang/37802-khuc-trang-ca-bat-diet.html




Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: nkp trong 24 Tháng Chín, 2012, 06:32:48 am
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam.  

Có sự nhầm lẫn ở đây, chính xác là phải Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 4, Sư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Sau khi tìm hiểu trên mạng thì em thấy có hai đơn vị như sau:

(1) 9th Marine Amphibious Brigade: đây là đơn vị tham gia trận Vạn Tường, một thời gian ngắn sau trận Núi Thành. Trong biên chế của nó có 2nd Battalion 4th Marine

(2) 9th Marine Regiment: trong biên chế của nó có 2nd Battalion. Trung đoàn này tác chiến từ Đà Nẵng ra Bắc.

Như vậy, có thể kết luận tiểu đoàn 2 trong bài tham luận là (1) và nó có mặt ở khu vực Núi Thành vào thời điểm xảy ra trận đánh. Tiểu đoàn 2 của bác là (2).


Chi tiết của bác rất hữu ích, cảm ơn bác !
***************
Xin được góp ý những chi tiết đăng ở trên:
(1)   TQLC Hoa Kỳ không có Lữ Đoàn 4. Tên đúng là Trung Đoàn 4. Trong thời gian đổ bộ lên Đà Nẵng, TQLC Mỹ có hai đơn vị có danh xưng lữ đoàn: Lữ Đoàn 9 TQLC Viễn Chinh (9th Marine Expeditionary Brigade/ 9th MEB), đang có mặt ở Đà Nẵng và trên tàu ngoài khơi duyên hải Việt Nam; và, Lữ Đoàn 1 TQLC đang đóng tại bang Hawaii. Nhân lực chánh của Lữ Đoàn 9 và LĐ 1 đến từ Trung Đoàn 9 và Trung Đoàn 4. 9th MEB là một Bộ Tư Lệnh, vì người tư lệnh là một tướng 1 sao (chuẩn tướng Frederick J. Karch). Quân sử TQLC Hoa Kỳ viết rõ, BTL cấp Lữ Đoàn chỉ là một bộ tư lệnh tạm thời, được lập ra cho một chiến dịch hay kế hoạch nào đó. Điều này cũng áp dụng luôn cho BTL trên cao hơn 9th MEB: BTL Quân Đoàn III TQLC Viễn Chinh (III Marine Expeditionary Force/ III MEF).

Nên để ý danh xưng và cấp số của các đơn vị và bộ tư lệnh trong hai lần đổ quân vào ngày 8 tháng 3 ở Đà Nẵng; và 7 tháng 5, ở Chu Lai. 
Ngày 8 tháng 3: BTL 9th MEB cho Tiểu Đoàn Đổ Bộ 3/ Trung Đoàn 9 (Battalion Landing Team BLT3/9) lên bải biển Đà Nẵng. Lữ Đoàn 9 TQLC Viễn Chinh là một bộ tư lệnh tạm thời, trực thuộc Quân Đoàn III TQLC Viễn Chinh (III MEF/ III Marine Expeditionary Force). Ngược lại, III MEF là cũng là một bộ tư lệnh hành quân tạm thời của Quân Đoàn TQLC Thái Bình Dương (Fleet Marine Force Pacific/ FMFP). Hoa Kỳ có hai bộ tư lệnh TQLC có cấp số tương đương một quân đoàn, đóng ở hai đại dương: Quân Đoàn TQLC Thai Bình Dương và Quân Đoàn TQLC Đại Tây Dương (Fleet Marine Force Atlantic/ FMFA). Lý do phải dùng từ “force” để chi một quân đoàn, thay vì từ “corps,” vì chỉ có một U.S. Marine Corps. Một Tiểu Đoàn Đổ Bộ đông quân hơn một tiểu đoàn cơ bản của TQLC Mỹ. Tiểu đoàn đổ bộ có một pháo đội pháo binh, nhiều trung đội cơ giới, hậu cần, truyền tin và công binh yểm trợ, quân số chừng 1.500 người.

Ngày 7 tháng 5: Bộ tư lệnh 9th MEB được lệnh đổ bộ Chu Lai để lập thêm một căn cứ cho một bộ tư lệnh mới. Lực lượng đổ bộ lên Chu Lai là Trung Đoàn Đổ Bộ 4, gồm hai Tiểu Đoàn 1 và 2 của Trung Đoàn 4. Hai ngày trước đó, ngày 5 tháng 5, Ban Tham Mưu Liên Quân cho phép BTL Thái Bình Dương và BTL Fleet Marine Force Pacific thiết lập một BTL TQLC ở Việt Nam với cấp quân đoàn/ sư đoàn/ không đoàn không lực, bao gồm Sư Đoàn 3 TQLC và Không Đoàn 1 Không Lực TQLC (1st Marine Aircraft Wing. một sư đoàn TQLC trong cấp số biên chế lúc nào cũng có một không đoàn không lực đi kèm). Kèm theo chỉ thị của Ban Tham Mưu Liên Quân là đề nghị của Đại Tướng Westmoreland, là thay đổi danh xưng “expeditionary/ viễn chinh” thành “amphinious/ thủy bộ. Lý do Westmoreland đề nghị như vậy, vì từ “viễn chinh” lam cho ngưòi đọc có một ấn tượng xâm lược (như trong nghĩa Quân Đoàn Viễn Chinh Pháp).
Sau khi hoàn tất đổ bộ lên Chu Lai, BTL 9th MEB bị giải giới, và tất cả lực lượng TQLC ở Viet Nam đưọc nằm dươi quyền của III MAF --- Marine Amphibious Force là tên bộ tư lệnh mới của Marine Expeditionary Force (III MEF). Sau khi đổ bộ lên Chu Lai, các đơn vi TQLC Mỹ đóng tại các đĩa điểm sau: Phú Bài: TĐ3/ TrĐ4; Đà Nẵng: TĐ1 và 2/ TrĐ3; TĐ1, 2, và 3/ TrĐ9; Chu Lai: TĐ3/ TrĐ3; TĐ1 và 2/ TrĐ4; TĐ1/ TrĐ7; Qui Nhơn: TĐ2/ TrĐ7; TĐ3/TrĐ7.
(2)   Với tài liệu chúng ta có thể tìm được, trong trận Núi Thành, TĐ2/ TrĐ4,TQLC Mỹ tham dự. Trận Vạn Tường thì do TĐ3/ TrĐ3, và TĐ1/ TrĐ7 tham dự.
Vài ý kiếnn đóng góp với diễn đàn.
NKP


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: nkp trong 24 Tháng Chín, 2012, 07:16:50 am
Trận Núi Thành rạng sáng 26-5-1965 em thấy một số bác bên ttvnol đặt nghi vấn là nó chỉ là huyền thoại,
vì các tư liệu của Mĩ tuyệt đối không có đề cập gì đến trận này, cũng không lên tiếng phủ nhận hay xác nhận gì hết ráo
trong khi phía ta ghi chép rất chi tiết, xây tượng đài chiến thắng NT và vẫn kỉ niệm hàng năm vào ngày 26-5.

Ví dụ ở đây: HỘI THẢO KHOA HỌC - Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử (http://"http://dddn.com.vn/20100526090322321cat118/chien-thang-nui-thanh-va-y-nghia-lich-su.htm")
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam. 



Theo tài liệu của bọn Mĩ thì tiểu đoàn 2, lữ 9 TQLC Mỹ đến ngày 9 tháng 7 năm 1965 mới đổ bộ vào Đà Nẵng ?

(http://i839.photobucket.com/albums/zz319/BoonieratACG/2-9Mar.jpg)
*********
Dựa vào Operations Journal này (Nhật Ký Hành Quân), và so sánh với sử biên niên của TQLC Mỹ ở Việt Nam, thì quả thật, tuần lể đầu tiên của tháng 5, thì Tiểu Đoàn 2 Đổ Bộ (Battalion Landing Team 2, thuộc Trung Đoàn Đổ Bộ 9 (Regimental Landing Team 9) mới hoàn tất di chuyển đến Đà Nẵng bằng may bay.
Tham khảo: U.S. Marines in Vietnam, 1965, trang 57.
NKP


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: nkp trong 24 Tháng Chín, 2012, 08:24:13 am
Trận Núi Thành rạng sáng 26-5-1965 em thấy một số bác bên ttvnol đặt nghi vấn là nó chỉ là huyền thoại,
vì các tư liệu của Mĩ tuyệt đối không có đề cập gì đến trận này, cũng không lên tiếng phủ nhận hay xác nhận gì hết ráo
trong khi phía ta ghi chép rất chi tiết, xây tượng đài chiến thắng NT và vẫn kỉ niệm hàng năm vào ngày 26-5.

Ví dụ ở đây: HỘI THẢO KHOA HỌC - Chiến thắng Núi Thành và ý nghĩa lịch sử (http://"http://dddn.com.vn/20100526090322321cat118/chien-thang-nui-thanh-va-y-nghia-lich-su.htm")
Sau 30 phút anh dũng, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ của ta đã lập nên chiến công vang dội, tiêu diệt ngọn
Đại đội 2 thuộc tiểu Đoàn 2, Lứ đoàn 9, Dư đoàn 3 lính thủy bộ của Mỹ. Đây là một đồn choáng váng
đối với quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Quảng Nam. 

Đinh chánh lỗi typo: Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 7, Tiểu Đoàn 2/ TrĐ 9 và các đơn vị của Trung Đoàn Pháo Binh 12 mới lần lượt đến Đà Nẵng.
NKP

Theo tài liệu của bọn Mĩ thì tiểu đoàn 2, lữ 9 TQLC Mỹ đến ngày 9 tháng 7 năm 1965 mới đổ bộ vào Đà Nẵng ?

(http://i839.photobucket.com/albums/zz319/Boược nieratACG/2-9Mar.jpg)
*********
Dựa vào Operations Journal này (Nhật Ký Hành Quân), và so sánh với sử biên niên của TQLC Mỹ ở Việt Nam, thì quả thật, tuần lể đầu tiên của tháng 5, thì Tiểu Đoàn 2 Đổ Bộ (Battalion Landing Team 2, thuộc Trung Đoàn Đổ Bộ 9 (Regimental Landing Team 9) mới hoàn tất di chuyển đến Đà Nẵng bằng may bay.
Tham khảo: U.S. Marines in Vietnam, 1965, trang 57.
NKP



Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 31 Tháng Mười, 2012, 09:00:48 am
Bên VN chưng ra rất nhiều bằng chứng

Cụ thể là những gì cơ? Là bài cắt từ báo QĐND hay là gì?

Trích dẫn
và cả một lít các cụ CCB Núi Thành có tên tuổi hẳn hoi, 1 cụ từng là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, có cả hội thảo khoa học đàng hoàng chứ đâu phải trò trẻ con.
Thật kỳ lạ,từ hồi còn nhỏ ,rất nhỏ tôi đã nghe đến trận NT này ,thậm trí được đọc trong một số TP VH đáng tiếc thời gian lâu quá tôi không còn nhớ trận này đề cập đến trong TPVH nào.Nhưng có điều chắc chắn những thông tin tôi nghe được về trận NT không hề liên quan đến LTĐB Mỹ.Trong SGK XB trước năm 1975 ở miền Bắc cũng nói trận đầu đánh Mỹ là trận VT.Tôi không nhớ đã đọc ở tác phẩm  nào nói về trận này :Đây là trận QK5 đánh dằn mặt lính HQ (Ngày đó gọi là lính đánh thuê Park chung hy).Và cũng có chi tiết  để trả thù cho đồng bào bị chúng giết hại dã man thì tư tưởng chỉ đạo trong trận này là phải cắm được lưỡi lê vào mục tiêu(Các bậc đàn anh kể lại trận này rất ít nổ súng cả hai phía mà chủ yếu cận chiến bằng vũ thuật) và sau trận này lính HQ rất sợ QGP và chủ yếu về gác các cơ quan CQ hoặc đại diện nước ngoài ở các TP.Vậy đề nghị các bác Admin cùng phối hợp Cục CT QK5 tìm hiểu lại trận này .Phía Mỹ không có ghi chép gì về trận này cũng chứng tỏ trận này không phải đánh Mỹ.Đây là LS, mới chỉ có vài chục năm đã có sự lẹch lạc ,nếu không chỉnh lý thì vĩnh viễn nó chỉ là sự tưởng tượng mà thôi.vậy các bác thử xem tài liệu của bọn Hàn xem.
.
Nói thật chứ mang chức ra bảo kê thì mình không thấy hơn được gì.
Trong kháng chiến chống Mỹ vừa qua, trận Núi Thành nổi lên như một trận đánh lịch sử . Nó có ý nghĩa quan trọng để trả lời cho câu hỏi: chúng ta có đánh được Mỹ không? và đánh thì có thắng được không?
 45 năm đã trôi qua và ý nghĩa của trận đầu đánh Mỹ thắng lợi đã thể hiện được ý chí quyết chiến quyết thắng của  quân đội ta. Ngày nay, bài học về trận đánh vẫn còn nguyên giá trị, nó động viên và thôi thúc tinh thần quyết chiến của quân đội ta trước bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào đang lăm le xâm lấn đất đai, hải đảo của tổ quốc thân yêu của chúng ta.
 Tôi mở tôpic này để các bạn có hiểu biết về trận đánh này có dịp ôn lại chiến tích hào hùng của thế hệ cha ông đã một thời xẻ dọc Trường sơn đi đánh Mỹ.
 Mời các bạn đọc lời kể lại trận đánh của ông Hoàng minh Thắng, nguyên bí thư Quảng nam Đà nẵng.

"Từ ngàn đời nay, trong lịch sử quân sự, đánh thắng đòn phủ đầu luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc thắng bại của cuộc chiến. Trận Núi Thành năm 1965 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc chống Mỹ, cứu nước.
Những sự kiện nền tảng
Vào năm 1964, Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ mà trọng tâm có ba mục tiêu phải thực hiện bằng được: Một là, phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch, giành lại và làm chủ nông thôn đồng bằng, chống càn quét, đánh bại âm mưu bình định trọng điểm của địch, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Hai là, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, làm tan rã từng bộ phận quân địch, nhất là quân địa phương. Ba là, củng cố, xây dựng phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tăng cường thực lực kinh tế.
Sau một thời gian thực hiện ba nhiệm vụ này, chính quyền Cách mạng được thành lập ở 115 xã trên tổng số 138 xã trong tỉnh. 380.000 dân vùng giải phóng và vùng tranh chấp thuộc về Cách mạng. Từng đoạn giao thông trên đường số 1, đường 105, đường 16, đường Tam Kỳ - Tiên Phước đều bị ta cắt đứt. Các quận lỵ bị cô lập. Quận lỵ Thăng Bình chỉ còn thôn Hà Lam và một phần thôn Thanh Ly. Lúc này, việc giải phóng những xã ngay sát đường số 1, từ cầu Ông Bộ trở vào An Tân, là nhiệm vụ trước mắt của Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội. Trong tình thế lúc đó, với lực lượng quần chúng và vũ trang hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng từng vùng rộng lớn nông thôn ngay sát các thành phố, thị xã, quận lỵ, kể cả vùng nông thôn sát ngay hai bên đường số 1, làm chủ ban ngày từng đoạn quốc lộ.
Mỹ đổ bộ
Ðầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản không gì cứu vãn nổi. Trước nguy cơ đó, Mỹ bắt buộc phải tính đến nước cờ liều lĩnh, đẩy cuộc Chiến tranh đặc biệt sang cuộc Chiến tranh cục bộ trên toàn miền nam. Sĩ quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến cùng với những phương tiện chiến tranh hiện đại.
Ngày 8-3-1965, Ðại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Ðà Nẵng. Tiếp đó, ngày 7-5-1965, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ đổ bộ lên địa phận xã Kỳ Liên nằm sát cảng Kỳ Hà. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã đưa vào đây năm tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội xe bọc thép M113 và M118, một đại đội pháo tự hành, năm phi đoàn máy bay lên thẳng, một phi đoàn máy bay phản lực tiêm kích. Chúng tiến hành khủng bố đuổi dân hai xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là hai xã Tam Quang và Tam Nghĩa - Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đồng thời triển khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.
Một tình thế mới của cuộc chiến đấu đã đến. Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội đặt ra câu hỏi: Sẽ hành động sao đây? Giữa lúc đó, chúng tôi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu là chuyển hướng từ đánh ngụy sang đối tượng mới là đánh Mỹ. Lúc này, chung quanh các căn cứ của Mỹ ở Ðà Nẵng và Chu Lai đang dần dần hình thành các vành đai diệt Mỹ. Các lực lượng du kích của ta, trong quá trình đụng độ với quân Mỹ, đã đánh những trận nhỏ, tiêu diệt quân Mỹ nống ra khỏi căn cứ.
Khi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ðà và Quảng Nam đưa ra quyết tâm: Chưa giải phóng miền nam ta còn phải chiến đấu, chiến tranh kiểu gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu, lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ xâm lược đến cùng, bằng hai chân ba mũi giáp công, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ðánh Mỹ
Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng. Trận đánh này có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi hồi đó. Trong lúc bọn xâm lược trang bị tận răng những súng đạn, xe tăng, máy bay hiện đại thì những chiến sĩ du kích nhỏ bé của ta, với súng trường và lựu đạn, đã hạ được những tên Mỹ to lớn. Nhiều dũng sĩ diệt Mỹ đã xuất hiện. Ngoài huyện  nam Tam Kỳ, du kích các huyện bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước đều cử đội du kích của mình đến Chu Lai, đưa lực lượng ở vành đai diệt Mỹ này lên đến 400 tay súng. Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao. Sự hoảng loạn tinh thần trong lính Mỹ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 11-4-1965, du kích Hòa Phát đã làm nổ tung kho đạn của Mỹ ở sân bay Ðà Nẵng, làm cho bọn lính thủy đánh bộ thất điên bát đảo, xe cộ của chúng chạy tán loạn. Ngày 14-4, du kích Hòa Quý (Hòa Vang) loại khỏi vòng chiến mười tên Mỹ. Ngày 18-4, du kích xã Hòa Minh loại thêm 12 tên, du kích Ðiện Hòa đánh Mỹ tại Hòa Châu, lấy được súng Mỹ. Ngày 17-5, bọn Mỹ ở Chu Lai nống ra phía tây, dùng lực lượng pháo binh cơ giới để yểm trợ cho một đại đội Mỹ lên chốt Núi Thành, du kích xã Kỳ Sanh đã kịp thời nổ súng diệt bốn tên. Những thắng lợi đầu tiên đó tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc động viên khí thế của bộ đội và nhân dân ta dám đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ..."( còn tiếp)


Trận NT này có sự nhầm lẫn ở đây chăng?Tôi cũng chỉ " nghe kể".Nhưng lại không giống như thông tin trên mạng về trận này.Đây là trận đánh rất hay ,rất nổi tiếng của QK5 nhưng không phải với LTĐB Mỹ mà với bon Bạch Mã,hay Rồng xanh gì đó của Hàn quốc.Chính vì tụi này đánh cận chiến tốt nên QK5 đã tuyển chọn những bộ đội có võ thuật thành một đơn vị để đánh trận này.Phải chăng chính vì vậy mà không thấy tài liệu Mỹ ghi chép về trận NT? Vậy các Bác thử tìm sang tài liệu của bon Hàn xem?Còn như ghi chép của Mỹ tôi rất tin tưởng ,trên bức tường đó ngoài dân Mỹ còn cả thế giới cũng biết những lính Mỹ tử trận tại VN.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 04:38:38 pm
Bên VN chưng ra rất nhiều bằng chứng

Cụ thể là những gì cơ? Là bài cắt từ báo QĐND hay là gì?

Trích dẫn
và cả một lít các cụ CCB Núi Thành có tên tuổi hẳn hoi, 1 cụ từng là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, có cả hội thảo khoa học đàng hoàng chứ đâu phải trò trẻ con.
Thật kỳ lạ,từ hồi còn nhỏ ,rất nhỏ tôi đã nghe đến trận NT này ,thậm trí được đọc trong một số TP VH đáng tiếc thời gian lâu quá tôi không còn nhớ trận này đề cập đến trong TPVH nào.Nhưng có điều chắc chắn những thông tin tôi nghe được về trận NT không hề liên quan đến LTĐB Mỹ.Trong SGK XB trước năm 1975 ở miền Bắc cũng nói trận đầu đánh Mỹ là trận VT.Tôi không nhớ đã đọc ở tác phẩm  nào nói về trận này :Đây là trận QK5 đánh dằn mặt lính HQ (Ngày đó gọi là lính đánh thuê Park chung hy).Và cũng có chi tiết  để trả thù cho đồng bào bị chúng giết hại dã man thì tư tưởng chỉ đạo trong trận này là phải cắm được lưỡi lê vào mục tiêu(Các bậc đàn anh kể lại trận này rất ít nổ súng cả hai phía mà chủ yếu cận chiến bằng vũ thuật) và sau trận này lính HQ rất sợ QGP và chủ yếu về gác các cơ quan CQ hoặc đại diện nước ngoài ở các TP.Vậy đề nghị các bác Admin cùng phối hợp Cục CT QK5 tìm hiểu lại trận này .Phía Mỹ không có ghi chép gì về trận này cũng chứng tỏ trận này không phải đánh Mỹ.Đây là LS, mới chỉ có vài chục năm đã có sự lẹch lạc ,nếu không chỉnh lý thì vĩnh viễn nó chỉ là sự tưởng tượng mà thôi.vậy các bác thử xem tài liệu của bọn Hàn xem.
.
Nói thật chứ mang chức ra bảo kê thì mình không thấy hơn được gì.
Trong kháng chiến chống Mỹ vừa qua, trận Núi Thành nổi lên như một trận đánh lịch sử . Nó có ý nghĩa quan trọng để trả lời cho câu hỏi: chúng ta có đánh được Mỹ không? và đánh thì có thắng được không?
 45 năm đã trôi qua và ý nghĩa của trận đầu đánh Mỹ thắng lợi đã thể hiện được ý chí quyết chiến quyết thắng của  quân đội ta. Ngày nay, bài học về trận đánh vẫn còn nguyên giá trị, nó động viên và thôi thúc tinh thần quyết chiến của quân đội ta trước bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào đang lăm le xâm lấn đất đai, hải đảo của tổ quốc thân yêu của chúng ta.
 Tôi mở tôpic này để các bạn có hiểu biết về trận đánh này có dịp ôn lại chiến tích hào hùng của thế hệ cha ông đã một thời xẻ dọc Trường sơn đi đánh Mỹ.
 Mời các bạn đọc lời kể lại trận đánh của ông Hoàng minh Thắng, nguyên bí thư Quảng nam Đà nẵng.

"Từ ngàn đời nay, trong lịch sử quân sự, đánh thắng đòn phủ đầu luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc thắng bại của cuộc chiến. Trận Núi Thành năm 1965 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc chống Mỹ, cứu nước.
Những sự kiện nền tảng
Vào năm 1964, Tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ mà trọng tâm có ba mục tiêu phải thực hiện bằng được: Một là, phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch, giành lại và làm chủ nông thôn đồng bằng, chống càn quét, đánh bại âm mưu bình định trọng điểm của địch, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Hai là, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, làm tan rã từng bộ phận quân địch, nhất là quân địa phương. Ba là, củng cố, xây dựng phát triển mạnh mẽ lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tăng cường thực lực kinh tế.
Sau một thời gian thực hiện ba nhiệm vụ này, chính quyền Cách mạng được thành lập ở 115 xã trên tổng số 138 xã trong tỉnh. 380.000 dân vùng giải phóng và vùng tranh chấp thuộc về Cách mạng. Từng đoạn giao thông trên đường số 1, đường 105, đường 16, đường Tam Kỳ - Tiên Phước đều bị ta cắt đứt. Các quận lỵ bị cô lập. Quận lỵ Thăng Bình chỉ còn thôn Hà Lam và một phần thôn Thanh Ly. Lúc này, việc giải phóng những xã ngay sát đường số 1, từ cầu Ông Bộ trở vào An Tân, là nhiệm vụ trước mắt của Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội. Trong tình thế lúc đó, với lực lượng quần chúng và vũ trang hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng từng vùng rộng lớn nông thôn ngay sát các thành phố, thị xã, quận lỵ, kể cả vùng nông thôn sát ngay hai bên đường số 1, làm chủ ban ngày từng đoạn quốc lộ.
Mỹ đổ bộ
Ðầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản không gì cứu vãn nổi. Trước nguy cơ đó, Mỹ bắt buộc phải tính đến nước cờ liều lĩnh, đẩy cuộc Chiến tranh đặc biệt sang cuộc Chiến tranh cục bộ trên toàn miền nam. Sĩ quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến cùng với những phương tiện chiến tranh hiện đại.
Ngày 8-3-1965, Ðại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Ðà Nẵng. Tiếp đó, ngày 7-5-1965, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ đổ bộ lên địa phận xã Kỳ Liên nằm sát cảng Kỳ Hà. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã đưa vào đây năm tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội xe bọc thép M113 và M118, một đại đội pháo tự hành, năm phi đoàn máy bay lên thẳng, một phi đoàn máy bay phản lực tiêm kích. Chúng tiến hành khủng bố đuổi dân hai xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là hai xã Tam Quang và Tam Nghĩa - Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đồng thời triển khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.
Một tình thế mới của cuộc chiến đấu đã đến. Tỉnh ủy và Ban cán sự tỉnh đội đặt ra câu hỏi: Sẽ hành động sao đây? Giữa lúc đó, chúng tôi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu là chuyển hướng từ đánh ngụy sang đối tượng mới là đánh Mỹ. Lúc này, chung quanh các căn cứ của Mỹ ở Ðà Nẵng và Chu Lai đang dần dần hình thành các vành đai diệt Mỹ. Các lực lượng du kích của ta, trong quá trình đụng độ với quân Mỹ, đã đánh những trận nhỏ, tiêu diệt quân Mỹ nống ra khỏi căn cứ.
Khi nhận được chỉ thị của Khu ủy và Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ðà và Quảng Nam đưa ra quyết tâm: Chưa giải phóng miền nam ta còn phải chiến đấu, chiến tranh kiểu gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu, lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ xâm lược đến cùng, bằng hai chân ba mũi giáp công, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ðánh Mỹ
Bắt đầu từ đó, các lực lượng du kích tại chỗ của ta đánh thắng nhiều trận nhỏ, tiêu diệt một số lính Mỹ nống ra khỏi căn cứ. Riêng ở vành đai Chu Lai, ngay trong trận đầu, anh em đã loại khỏi vòng chiến một tiểu đội Mỹ, thu được hai khẩu AR 15 và một số quân trang quân dụng. Trận đánh này có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi hồi đó. Trong lúc bọn xâm lược trang bị tận răng những súng đạn, xe tăng, máy bay hiện đại thì những chiến sĩ du kích nhỏ bé của ta, với súng trường và lựu đạn, đã hạ được những tên Mỹ to lớn. Nhiều dũng sĩ diệt Mỹ đã xuất hiện. Ngoài huyện  nam Tam Kỳ, du kích các huyện bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước đều cử đội du kích của mình đến Chu Lai, đưa lực lượng ở vành đai diệt Mỹ này lên đến 400 tay súng. Hồi đó, từ hậu phương miền bắc đã chi viện kịp thời loại súng trường nòng dài, có kính ngắm của nước bạn Hung-ga-ri. Từ công sự ngoài hàng rào, các tay súng thiện xạ của ta bắn tỉa bất cứ tên lính Mỹ nào di động trong căn cứ của chúng, bảo đảm độ chính xác rất cao. Sự hoảng loạn tinh thần trong lính Mỹ đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 11-4-1965, du kích Hòa Phát đã làm nổ tung kho đạn của Mỹ ở sân bay Ðà Nẵng, làm cho bọn lính thủy đánh bộ thất điên bát đảo, xe cộ của chúng chạy tán loạn. Ngày 14-4, du kích Hòa Quý (Hòa Vang) loại khỏi vòng chiến mười tên Mỹ. Ngày 18-4, du kích xã Hòa Minh loại thêm 12 tên, du kích Ðiện Hòa đánh Mỹ tại Hòa Châu, lấy được súng Mỹ. Ngày 17-5, bọn Mỹ ở Chu Lai nống ra phía tây, dùng lực lượng pháo binh cơ giới để yểm trợ cho một đại đội Mỹ lên chốt Núi Thành, du kích xã Kỳ Sanh đã kịp thời nổ súng diệt bốn tên. Những thắng lợi đầu tiên đó tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc động viên khí thế của bộ đội và nhân dân ta dám đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ..."( còn tiếp)


Trận NT này có sự nhầm lẫn ở đây chăng?Tôi cũng chỉ " nghe kể".Nhưng lại không giống như thông tin trên mạng về trận này.Đây là trận đánh rất hay ,rất nổi tiếng của QK5 nhưng không phải với LTĐB Mỹ mà với bon Bạch Mã,hay Rồng xanh gì đó của Hàn quốc.Chính vì tụi này đánh cận chiến tốt nên QK5 đã tuyển chọn những bộ đội có võ thuật thành một đơn vị để đánh trận này.Phải chăng chính vì vậy mà không thấy tài liệu Mỹ ghi chép về trận NT? Vậy các Bác thử tìm sang tài liệu của bon Hàn xem?Còn như ghi chép của Mỹ tôi rất tin tưởng ,trên bức tường đó ngoài dân Mỹ còn cả thế giới cũng biết những lính Mỹ tử trận tại VN.
Đề nghị các bác Admin tìm phương pháp thẩm định lại trận này ,tôi tìm trên mạng thì tụi Hàn Quốc vào ĐN sau T5/65 gồm 3 đợn vị Ngựa trắng,Rồng xanh và Mãnh cọp vì vậy nếu trận này diễn ra 26/5 thì không đụng độ với lính Hàn được.Nhưng tôi đồng ý với ý kiến của bạn Gấu Moscow nói bên TTVOL:58000 lính mỹ tử trận trong 10 năm tức mỗi ngày khoảng 15 tên .Thực ra Lính Mỹ chỉ tham chiến nhiều trong CT Cục bộ (65-70)Sau đó đên CT VN hoá Mỹ chỉ làm cố vấn tuy cũng tử trận nhưng không nhiều.Trong số 1948 quân nhân Mỹ mất ích trong chiến tranh có một số là Pilot trong hai đợt không kích Miền bắc,cũng dễ nhận thấy những QN mất tích này thuộc đơn vị nào ,đóng quân ở đâu ?ta sẽ có mối liên hệ với các trận đánh cùng thời.Nếu trên bức tường tại thủ đô Mỹ ghi danh những lính Mỹ và ngày tháng,nơi họ tử trận chúng ta sẽ có cơ sở đối chiếu với thông tin phía VN đưa ra.Vì vậy nếu trận Núi Thành chỉ diệt 14 hoặc 2 tên thì những lính Mỹ kia tử trận ở đâu?Thuỷ quân LC Mỹ tổn thất 14.840 mạng.Vậy chỉ cần xem những vị trí TQLC Mỹ đứng chân ở đâu thì sẽ dễ dàng đối chiếu với các trận đánh trên địa phương ấy.Tài liệu thống kê về CT VN trên mạng ghi số lính Mỹ tử trận năm 65:1.863 lính;năm 66 là 6.143;năm 67 là 11.153,năm 68 là 16.592;năm 69 :11.616...Cũng theo cách bạn Gấu Moscow thì cứ chia ra  mỗi ngày họ tổn thất bao nhiêu?sau đó xét xem ngày nào xảy ra đụng độ lớn?ngày nào không đụng độ đần dần sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm.Cũng theo cách này có thể tìm được các chi tiết liên quan cả 2 phía!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 02:06:17 am
Đề nghị các bác Admin tìm phương pháp thẩm định lại trận này

Theo nhận định cá nhân của tôi thì phương pháp thẩm định rất dễ. Ngày tháng ghi rõ rành rành ra rồi, chỉ việc đối chiếu xem hai bên nói gì. Ta bảo có, Mỹ bảo không. Bằng chứng loại "không thể phủ nhận" không có. Vậy bên nào nói bên đấy nghe thôi.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: quangcan trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 08:46:47 am
Đề nghị các bác Admin tìm phương pháp thẩm định lại trận này

Theo nhận định cá nhân của tôi thì phương pháp thẩm định rất dễ. Ngày tháng ghi rõ rành rành ra rồi, chỉ việc đối chiếu xem hai bên nói gì. Ta bảo có, Mỹ bảo không. Bằng chứng loại "không thể phủ nhận" không có. Vậy bên nào nói bên đấy nghe thôi.

hơ hơ, bác này tham gia chiến trường E nhiều nên kinh nghiệm đầy mình có khác, em vừa nhảy vào đã bị ném đá tơi bời nên rút .... lẹ,  ;D; hổng chơi. Không chỉ Núi Thành đâu, nhiều vụ cũng vậy; thế mới biết cứ động đến "thành tích" là ai cũng như ai,  ;D


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 11:10:47 am
Theo số liệu thống kê năm 1965 có 1.863 lính Mỹ tử trận tại VN.Tức là mỗi ngày 5 chiến sỹ ,nhưng Mỹ thực sự đổ quân vào VN từ T5/65,vì vậy số này chủ yếu là từ t5-12/65(Trước đó năm nào cũng có lính Mỹ tử trận -từ 1956, nhưng rất ít ).Nếu chỉ tính từ T5/65 thì mỗi ngày họ tổn thất đến 8 chiến binh.Vậy năm 65 Mỹ đã hành quân đến những vùng nào?Tại những nơi họ đi qua đã xảy ra đụng độ lớn cỡ Núi Thành không?Nếu trận NT không xảy ra hoặc số lính Mỹ bị tử trận rất ít thì số còn lại tử trận ở đâu?.Ở đây người Mỹ đã ghi chép Vt 45 lính,Trận pleyme là 240,vây ngoài 2 trận này còn 1578(cũng có tài liệu ghi trận Pleyme Mỹ tổn thất khoảng 300 ,đây là con số của phía Mỹ để lọc xem năm 65 họ tổn thất nhiều nhất ở trận nào).các bác Admin cứ soi theo kiểu này có lẽ sẽ tìm được số 1578 lính Mỹ kia bị ở trận nào ,không chừng tìm ra được kẽ hở thông tin của Mỹ.Rất mong các bác thành công trả lại cho NT sự thực vốn có của nó!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 02 Tháng Mười Một, 2012, 11:27:50 am
  Ngoài các trận đụng độ với Mỹ các bác Admin cũng nên tìm hiểu xem các trận đụng độ với lính Hàn Quốc.Tôi còn rất nhớ chi tiết được kể lại có nói đến lính HQ trong trận NT ,Cũng không loại trừ thời điểm xảy ra trận này không đúng,hoặc có 2 trận NT chăng?
  Riêng cá nhân tôi vẫn nghiêng về giả thuyết trận NT là đụng độ với lính HQ chứ không phải với TQLC Mỹ!Có tài liệu nươc ngoài bằng tiếng Anh cho thấy lính HQ vào Vn từ tháng 3 năm 1965.Nếu thời điểm trận NT xảy ra vào 26/5 thì rất có thể đối phương là lính HQ.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 09:31:21 am
Tình hình chiến sự năm 1965 tại VN phía  Mỹ không hề có hđ QS nào ở NT,nhưng số lính tử trận của họ lại có vẻ rõ ràng:Tổn thất 1.863 quân.
 - Ngày 6/2/65 NVA(Quân đội bắc Việt-theo cách gọi của họ)đánh căn cứ không quân Pleyku giết 8 Mỹ.
 - Ngày 16/3 lực lương Hàn Quốc vào VN.(Như vậy trước t5 đã có lính HQ ở VN).
 - Ngày 6/5 Lữ đoàn thứ 3 TQLC đến ĐN.
 - 10-15/5 Trận Sông Bé (VNCH vs QGP MN).5 Mỹ chết.
 - 28/5-1/6:Trận Ba Gia((VNCH vs QGP MN).Chưa tìm thấy sl Mỹ.Theo lời của một Sĩ quan VNCH thì có 2 CV Mỹ Tử trận!
  -10-11/6 Trận Đồng Xoài( VNCH vs QGP MN) không rõ số tử trận chỉ thấy ghi 13 Mia,20 chết và bị thương.
  -17-24/8  Hoạt động Starlite(Vạn Tường) Mỹ chết 45(46).
 - 19-25/10 Trận Pleyme:240 chết.
 - 5/11 Hoạt động Hump;48 tử trận.
 - 8/11 Trận Gang Toi(Quân Úc và VC).
  -14-18/11 Ia drank Số thiệt mạng đã được tính vào trận Pleyme.

  -18/12 Chiến dịch Warden:39 thiệt mạng,9 MIA.
Đây là những hđ QS quan trọng nhất của Mỹ năm  trong 1965.
Như vậy tổng số thiệt mạng và bị thương trong các hoạt động QS như Mỹ công bố thì mới có 407 quân nhân.Vậy còn 1.456 quân nhân kia chết trong trận nào?Rõ ràng số liệu "Họp báo" sau mỗi trận đánh là con số không thể tin được của cả hai bên.Điều này cũng không có gì lạ.Nhưng con số 1.863 lính Mỹ thiệt mạng năm 1965 là con số có thể tin được.Như vậy số 139 quân Mỹ thiệt mạng trong Trận NT hoàn toàn có thể xảy ra.Quan trọng nhất vẫn là những chứng cứ cụ thể!
  Trong tháng 5/65 có 2 trận đánh là Bagia(Sơn Tịnh Quảng Ngãi) và Sông Bé nhưng 2 trận này Mỹ tham gia với tư cách cố vấn nên không thiệt mạng nhiều,Bác nào đã đến Mỹ có thể cho biết tháng 5và 6/65 có bao nhiêu lính Mỹ thiệt mạng,thực ra tôi chỉ tin tưởng số quân nhân Mỹ chết như họ công bố trên bức tường kia nhưng thời gian thì không đủ độ tin cậy ,VD trong trận VT số lính Mỹ thiệt mạng chắc chắn phải nhiều hơn 45(46) quân nhân.Nên những người "không chết" hôm ấy sẽ được công bố để "chết hợp lý" vào các ngày sau.Còn nếu họ tôn trọng ngày tháng tử trận của quân nhân thì thật tuyệt ,chúng ta dễ liên hệ với các trận đánh cùng thời điểm!Trong các tháng 5,6,7 quân Mỹ không có hđ gì lớn,chỉ hành quân di chuyển ,nếu trong các tháng này có lính Mỹ thiệt mạng thì chắc chắn có liên quan đên VT hoặc NT.Nhưng đây cũng chỉ là phỏng đoán ,với 1.863 qn tử trận người Mỹ cũng chẳng dại gì công bố tập trung vào T8,hoặc T11 vì 2 tháng này xảy ra hai trận đánh lớn .Vì làm như vậy người ta dễ liên hệ các dữ kiện với nhau.Tôi phỏng đoán ngoài con số "họp báo' ở trên thì người Mỹ sẽ chia đều ra mỗi ngày một vài qn tử trận.Cũng thật khó!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 03 Tháng Mười Một, 2012, 03:31:09 pm
Đã không tin số liệu của nhau thì "thẩm định" chắc vô ích thôi bác.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 11:59:33 am
Đồng ý với bác Altus,việc thẩm định có lẽ vô ích vì chúng ta không phải là những nhân chứng,mà những nhân chứng lại chỉ có một phía ,nhưng tôi thấy có một vài căn cứ :Thứ nhất 1.863 qn mỹ tử trận,họ chắc chắn có danh sách ,ngày tháng tử trận.Thứ 2 Núi Thành chỉ liên quan đến TQLC Mỹ,các bác có được nhật ký HQ thì cũng dễ dàng tìm hiểu được các ĐV TQLC Mỹ đừng chân nơi đâu,năm 1965 họ thiệt mạng bao nhiêu?Tôi chỉ tìm được tổng số TQLC Mỹ thiệt mạng trong toàn cuộc chứ riêng 1965 không tìm được,tôi là người ưa thích LS nhưng cần tôn trọng LS.Thật đáng tiếc ngay cuộc CT BG Tây nam và phía Bắc gần đây nhất cũng bị mai một rất nhiều ,các thế hệ sau sẽ không hiểu được tiền nhân đã làm gì ,lại cãi nhau như vụ xe tăng 390 thì thật buồn.
   VN có rất nhiều các GS sử học nhưng họ toàn nghiên cứu những cái mà rất xa xưa rồi ,chẳng ai cãi được họ.Còn LS hiện đại của chúng ta tôi thấy họ cũng chẳng viết được gì nhiều,có lẽ LS hiện đại có nhiều người biết,nhiều người cãi nên họ ngại viết chăng?Giai đoạn CT VN 1954-1975 chủ yếu được thể hiện qua các tác phẩm VH của các nhà văn quân đội.Sau năm 1975 chúng ta có cơ hội tiếp cận với những ghi chép về CT ở "phía bên kia".Còn những GS Sử học kia họ sẽ không tranh luận có Trận NT không ? Lực lượng HQ (Park chung hye) là lực lượng rất quan trọng trong CT VN (Là 1 trong 3 LL chính:Mỹ,VNCH và Hàn quốc).Nhưng những ghi chép về họ trong VNWar thì thế nào?chủ yếu vẫn là qua các lời kể của dân,của các quân nhân đã từng đụng độ.Tại sao các nhà Sử học không đi tìm hiểu ,nghiên cứu những cái còn "mới" này?Nếu không có nhà báo nước ngoài thì vĩnh viễn sách GK khẳng định xe tăng 843 chứ không phải tăng 390 lao đổ cổng dinh ĐL trưa 30/4 năm 75.Lúc đó các GS Sử học và những nhà SH đáng kính của chúng ta ở đâu?và họ viết những gì?Theo số liệu TK người Hàn tổn thất 5.099 nhân.nhưng đáng tiếc là các ghi chép về họ quá ít .nên không rõ họ bị ở những trận nào?
 Khi vào trang web này tôi c hú ý ngay Trận NT ,trận này thực tế có được phản ánh trong một vài TP văn học ,có điều lâu quá tôi không còn nhớ là TP nào,của ai,vì hồi đó còn rất nhỏ.Nhưng tôi khẳng định SGK (lại SGK) xuất bản ở miền Bắc trước 1975 vẫn khẳng định trận VT mới là trận đầu đánh Mỹ.Còn trận NT nghe kể nhiều hơn và chỉ được đọc qua vài dòng rất ngắn ngủi trong một tp nào đó.Trận này không được phản ánh trong SGK.Nay thấy rất rùm beng ,hội thảo ,tượng đài... tôi liền nghĩ nó lại là sự kiện "tăng 390" mới chăng?Chính vì vậy mới nhiều lời ,mong các Sử gia và các huyn đệ bỏ quá.
  Thiết nghĩ nếu trận NT xẩy ra với TQLC Mỹ thì đây là đụng độ đầu tiên giữa 2 bên,ngoài trận VT TQLC Mỹ không đánh trận nào nữa trong năm 1965.Nếu số thương vong của TQLC Mỹ lớn hơn nhiều con số công bố trong trận VT thì chúng ta có quyền nghi ngờ về một đụng độ khác (như NT).nhưng nếu số thương vong của họ không sai lệch nhiều so công bố thì chắc chắn trận NT chỉ là tưởng tượng.Hoặc giả có xảy ra thì với bọn Đại Hàn.Vì vậy có lẽ chỉ cần các bác có được số liệu thương vong của TQLC Mỹ trong năm 1965 lập tức vấn đề được sáng tỏ!
 


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 05:12:29 am
Vì vậy có lẽ chỉ cần các bác có được số liệu thương vong của TQLC Mỹ trong năm 1965 lập tức vấn đề được sáng tỏ!

Ơ, thế không phải bác bảo là Mỹ họ có thể ngụy tạo dữ liệu bằng cách "rải" ngày chết của lính Mỹ sang các ngày khác à? Mò ra số liệu xong bác lại phang cho chưởng ấy thì bố Mỹ nó cũng chả cãi được bác.  ;)


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:12:44 am
Altus thân mến ,con số 1.863 quân nhân tử trận kia hoàn toàn có tên trên bức tường tại Mỹ.Con số này là con số chính thức mà người Mỹ xác nhận tổn thất tại VN năm 1965.Còn con số họ tuyên bố sau trận VT hay bất kỳ trận nào đó với báo giới thì thực sự không thể tin được.Kể cả số liệu bên ta cũng vậy,đó là số liệu rất tượng trưng và bên nào cũng muốn chứng tỏ mình thiệt hại ít.Trong chiến tranh điều này rất bt.
 Trở lại trận NT của chúng ta:Người Mỹ không có một ghi chép nào,thậm chí báo giới chiến trường cả hai phía cũng không nhắc đến(Tôi xin nhắc lại là trận NT tôi chỉ được đọc qua vài dòng ngắn trong một TP nào đó và được nghe kể lại chứ tuyệt cũng chưa thấy các báo nào thời đó nói đến,hoặc có nhưng tôi chưa được đọc?).Trong năm 1965 TQLC Mỹ chỉ tham chiến trận VT như toàn thế giới được biết.Họ tuyên bố tử trận 45 qn.Ta tập hợp số liệu thương vong của TQLC Mỹ năm 65 sẽ biết được thực tế họ thiệt mạng bao nhiêu.Chúng ta có vài căn cứ để thu hẹp phạm vi tìm kiếm:Số lính mỹ thiệt mạng năm 1965 ,đơn vị cần tìm: TQLC,tôi dám chắc con số thiệt hại của TQLC Mỹ năm 65 sẽ >45 rất nhiều.Trong trận VT thì tướng N Chơn của chúng ta nói diệt 915 Mỹ(?Ông tướng này nổi tiếng trong chiến trận vì dùng rất nhiều sinh mạng cs để đổi lấy chiến thắng).Đây là con số trẻ con cũng không tin được,ngoài những lí do tôi nói trên thì còn lí do rất thực tiễn là trận này ta không làm chủ chiến trường mà là Mỹ(Bộ đội ta rút khỏi kv tham chiến) vậy ai đi đếm xác?Nếu theo như chính người Mỹ nói trong phim "Chiến tranh VN những điều chưa biết"thì thường các báo cáo của người Mỹ về tổn thất là tỷ ẹệ 1/10 hoặc hơn nên họ tuyên bố có 614 xác QGP trên 45 xác Mỹ cũng là bt.
  Nếu TQLC chỉ đánh 1 trận VT mà số thương vong lớn hơn nhiều 45 thì rõ ràng có 2 giải thích:1 là họ giấu số thương vong trận VT ,2 là có trận đánh khác làm họ thiệt hại.
  Theo quan điểm cá nhân của tôi thì không cần phải tra xem ngày tháng tử trận của Mỹ ,chỉ cần xem trong năm 65 họ thiệt hại bao nhiêu.Nếu thương vong của TQLC mỹ khoảng 4-500 thì gần như chắc chắn có trận NT.
 


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 11:14:10 pm
Theo quan điểm cá nhân của tôi thì không cần phải tra xem ngày tháng tử trận của Mỹ ,chỉ cần xem trong năm 65 họ thiệt hại bao nhiêu.Nếu thương vong của TQLC mỹ khoảng 4-500 thì gần như chắc chắn có trận NT.

Tôi thì tôi lại nghĩ TQLC Mỹ trấn một địa bàn cũng tương đối rộng thế, vài ngày họ bị một trận phục kích chết vài mạng, rồi cả năm bị pháo cối nện vài chục vụ mỗi vụ chết một ít nữa, thỉnh thoảng chạm súng lẻ tẻ chết một ít nữa. Thế thì con số 4-500 nó chẳng đưa đến kết luận gì về trận Núi Thành cả bác ạ.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:47:15 am
  ALTus nghĩ cũng đúng ,4-500 quân tử trận cũng chưa nói lên được gì,thực ra tôi tin có trận NT nhưng với HQ chứ không phải TQLC Mỹ.Chúng ta không phải là các nhà viết sử,cũng chẳng phải những nhân chứng của cuộc chiến,kết quả chúng ta có tìm thấy gì là để chính chúng ta hiểu và trải nghiệm.CT đã qua đi quá lâu,nhiều người tham gia những trận đánh ấy không còn nữa,có những người còn sống thì cũng đã già ,lẫn...Nếu bạn tìm ra được số thương vong của TQLC mỹ (ĐV tham gia trận VT)> 45 rất nhiều thì rõ ràng là Mỹ đã tự giảm số thương vong trong trận đó.Còn đv được cho là tham gia trận NT ngoài số 139(Con số này độ tin cậy cũng như con số Mỹ đưa ra trong trận VT-Trận này tạm coi ta làm chủ CT)thì từ t5/65 đến hết 12/65 họ tổn thất bao nhiêu?Tôi nghĩ đây là cách tìm gần đúng duy nhất có thể làm được!
  Nếu chiến tranh thực sự như bạn nghĩ:vài ngày lại bị cối chụp,đụng độ lẻ tẻ,phục kích,...gây thương vong thì tôi khẳng định chiến tranh không kéo đến 10 năm,và đánh Mỹ dễ quá!Khi người lính ra trận ,tư tưởng chỉ đạo đầu tiên là "Quyết tâm tiêu diệt kẻ thù" .và chỉ có làm được như vậy mới đảm bảo cho mình an toàn và chiến thắng,người Mỹ cũng vậy.nếu bị phục,bắn tỉa hoặc chỉ cần phát hiện thấy có sự uy hiếp là lập tức phải giải quyết.Và như vậy lại hoả lực các loại chụp vào vị trí nghi ngờ.Tất nhiên cũng có trường hợp này xảy ra nhưng không thể vài ngày hay cách ngày hay ngày nào cũng bị và đối với một đv cụ thể như đại đội,tiểu đoàn lại càng không.Rất mong các bác tìm được các số liệu càng chi tiết càng tốt.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 01:37:09 pm
Rất mong các bác tìm được các số liệu càng chi tiết càng tốt.

Bác Nguyễn Ngọc mến,

Số liệu cụ thể cho từng trường hợp, tên tuổi, chết ngày nào, trong hoàn cảnh nào, bên Mỹ họ công bố cả rồi. Ai cần có thể vào lưu trữ quốc gia Mỹ để xem tài liệu, báo cáo gốc. Bác không tin những số liệu chi tiết này, bác cho là họ có thể ngụy tạo dữ liệu có hệ thống để giữ thể diện. Mặt khác bác lại cố tìm những dữ liệu tổng hợp như con số TQLC Mỹ chết cả năm, có giá trị kém hơn các thông tin chi tiết, để suy diễn kiểu "vậy chắc là" theo thiên kiến của bác.

Tôi nghĩ kể cả nếu Mỹ họ đã có ý xóa dấu vết một cách có hệ thống thì mấy cái số liệu tổng hợp ấy họ cũng chế biến thích hợp rồi, nên truy theo hướng này sẽ chẳng đi đến đâu cả.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: baoleo trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 02:12:38 pm
Bác Nguyễn Ngọc mến,

Số liệu cụ thể cho từng trường hợp, tên tuổi, chết ngày nào, trong hoàn cảnh nào, bên Mỹ họ công bố cả rồi. Ai cần có thể vào lưu trữ quốc gia Mỹ để xem tài liệu, báo cáo gốc. Bác không tin những số liệu chi tiết này, bác cho là họ có thể ngụy tạo dữ liệu có hệ thống để giữ thể diện. Mặt khác bác lại cố tìm những dữ liệu tổng hợp như con số TQLC Mỹ chết cả năm, có giá trị kém hơn các thông tin chi tiết, để suy diễn kiểu "vậy chắc là" theo thiên kiến của bác.

Tôi nghĩ kể cả nếu Mỹ họ đã có ý xóa dấu vết một cách có hệ thống thì mấy cái số liệu tổng hợp ấy họ cũng chế biến thích hợp rồi, nên truy theo hướng này sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Với sự hiểu biết của 1 người đã làm cho sở Tây gần 20, tôi cho rằng: một khi đã có "Số liệu cụ thể cho từng trường hợp, tên tuổi, chết ngày nào, trong hoàn cảnh nào, bên Mỹ họ công bố cả rồi. Ai cần có thể vào lưu trữ quốc gia Mỹ để xem tài liệu, báo cáo gốc.", thì trường hợp giấu số liệu (nếu có) của trận núi Thành là không tưởng.
Dân chủ kiểu Mỹ, giúp cho người dân không sợ cầm quyền. Nghĩa là: nếu tôi có bạn cùng đơn vị, hy sinh tại trận Núi Thành, mà nay lại phịa ra ở 1 địa điểm khác, 1 thời gian khác, thì tôi có thể kiện chính phủ Mỹ, và chính phủ Mỹ có mà đền sặc máu.
Thôi, nói như các bác ở trên đã nói, trận núi Thành, ta nói, ta nghe, đừng cố chứng minh với quốc tế.. Những chuyện như thế này, sách báo tuyên truyền của ta đầy.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:51:29 pm
  Rất cám ơn bác Altus và Báo leo đại tá.
  Đúng là theo thiển ý của tôi,chẳng qua tôi cố đi tìm một sự liên hệ nào đó trong CT.các bác cũng vậy những nghi ngờ,những mâu thuẫn khi bắt gặp tự nhiên khiến chúng ta tò mò,trước một vđ chưa thống nhất thì ai cũng có chính kiến của mình,mong các bác thông cảm.Theo như các bác nói tài liệu Mỹ rất rõ ràng.Tôi thừa nhận số thương vong của họ rất rõ ràng và chính xác,còn như thời điểm thương vong và địa điểm tôi vẫn nghi ngờ:Tại sao họ lại chịu thương vong trong những đụng độ nhỏ lẻ trong khi những trận đánh quy mô thì tỷ lệ thương vong lại thấp nhất?Tại sao họ không mở những trận đánh lớn để hạn chế thương vong?Phải chăng do phải đối phó với CT du kích và CT toàn dân của ta mà họ không mở được những chiến dịch lớn để hạn chế thương vong?
  Một vấn đề nữa tôi tò mò:Ta có những trận đánh nào với quân Hàn?các bác cũng biết HQ có số lính đứng thứ 3 sau VNCH và US chẳng lẽ ta không đánh chúng?
  Các bác Admin nên mời những chiến binh đã chiến với tụi này tham luận trước khi quá muộn.
 Còn như trận NT tôi lại có cảm giác có nhưng là với HQ chứ không phải với MỸ.
 Chúc các bác khoẻ,thành công!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:11:44 pm
Có một cách kiểm tra nữa:
- Gọi điện hỏi tòa soạn địa chỉ, số điện thoại các CCB có tên trong các bài báo của Việt Nam.
- Sau đó đến tận nơi hỏi các cụ CCB về trận đánh đó xem các cụ chiến đấu với loại lính xâm lược nào.
Bác Nguyễn Ngọc làm thử xem.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 11:55:26 am
   Cảm ơn bác Qtdc.Em chỉ đặt vđ thế thôi,em cũng không có bản lãnh làm được như bác dạy.Thôi thì em cũng chẳng dám là phiền những năm tháng cuối của các cụ ấy ,và không quấy rầy vong linh của các LS trong trận NT(nếu có) nữa .Giờ em chuồn chuồn đây.Chúc bác vui khoẻ!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 06:14:28 pm
Bác altus thử liên hệ với mấy ông cựu binh Mỹ bên ACG đang đi phượt dài hạn ở TP HCM xem có dám gặp mặt đối chất với CCB trận Núi Thành không. Em nhờ được mấy đứa trẻ trâu ở hoangsa.org liên lạc được với 1 bác của trận Núi Thành đang sống ở TP HCM (theo như bác này tự giới thiệu là người cho nổ quả bộc phá mở màn trận này). Em chưa nc với bác này lần nào nhưng có ảnh offline ở quán cà-phê.

Còn lại thì các bác có thực tâm tin rằng trận Núi Thành 5/1965 này có thật ko ạ ?!







Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 06:42:14 pm
Dân chủ kiểu Mỹ, giúp cho người dân không sợ cầm quyền. Nghĩa là: nếu tôi có bạn cùng đơn vị, hy sinh tại trận Núi Thành, mà nay lại phịa ra ở 1 địa điểm khác, 1 thời gian khác, thì tôi có thể kiện chính phủ Mỹ, và chính phủ Mỹ có mà đền sặc máu.
Thôi, nói như các bác ở trên đã nói, trận núi Thành, ta nói, ta nghe, đừng cố chứng minh với quốc tế.. Những chuyện như thế này, sách báo tuyên truyền của ta đầy.


Vậy sự kiện tàu Ma-đốc ngày 4/8/1964 thì bác nghĩ thế nào ạ ?, ngay cả Rô-bớt Mắc-Na-ma-ra đến tận năm 95 gặp tướng Giáp ở HN vẫn còn nghĩ rằng hôm đó Ma-đốc thực sự bị HQVN táng ở vịnh BB vào ngày 4/8/1964.
http://vi.uh.edu/pages/buzzmat/world198_4.html

Hơn 300 con người bằng xương bằng thịt trên tàu Ma-đốc hôm đó sao không ai lên tiếng ?!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 05:46:30 am
Bác altus thử liên hệ với mấy ông cựu binh Mỹ bên ACG đang đi phượt dài hạn ở TP HCM xem có dám gặp mặt đối chất với CCB trận Núi Thành không.

Đối chất kiểu gì? Mấy vị ấy có phải thuộc cái đơn vị mà ta bảo là ta đánh ở Núi Thành đâu, có gặp nhau thì biết nói gì? Bên tôi thắng to, các ông ỉm. Các ông bịa, không có trận ấy. Trao đổi chừng hai ba vòng như thế hoặc ít hơn rồi bái bai hở?

Tài liệu chép thế biết thế. Tin hay không tin thì là phạm trù khác rồi.

Trích dẫn
ngay cả Rô-bớt Mắc-Na-ma-ra đến tận năm 95 gặp tướng Giáp ở HN vẫn còn nghĩ rằng hôm đó Ma-đốc thực sự bị HQVN táng ở vịnh BB vào ngày 4/8/1964. Hơn 300 con người bằng xương bằng thịt trên tàu Ma-đốc hôm đó sao không ai lên tiếng ?!

Đêm tối như thế bản thân thủy thủ đoàn cũng không chắc là có cuộc tấn công hay không. Chính vì thủy thủ đoàn hoang báo nên các cấp trên của Mỹ mới phản ứng thế chứ có phải chỉ thị từ trên xuống là phải báo cáo láo đâu. Thuyền trưởng Maddox trong báo cáo cũng không khẳng định 100%.



Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: tranphu341 trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 05:25:16 pm
       Chào các bác! Hôm nay Tranphu341 mới đọc topic này nói về trận Núi Thành. Đây là một trận đánh và thắng đầu tiên của Quân Giải phóng Miền Nam đối với quân Mỹ. Về bối cảnh thì cũng như các bạn đã nói. Khi quân Mỹ dùng chiến tranh Cục bộ, đưa quân Mỹ vào Miền Nam. Với binh hùng Tướng mạnh vũ khí quân sự, máy bay hiện đại. Theo Tranphu nhớ thì hồi đó các cơ quan tuyên truyền của ta nói là: Khi quân Mỹ đi tới đâu thì hầu như lực lượng của ta đều phải rút. Vì chúng quá mạnh, quá hiện đại. Các nước trong phe XHCN cũng khuyên ta:" không nên đánh Mỹ"

       Chính vì thế nên Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh được cử vào trong đó để tìm cách đánh Mỹ. Rồi cùng với Tỉnh Uỷ Quảng Nam xây dựng đánh thí điểm trận Núi Thành để lấy lại quyết tâm và lòng tin ta sẽ đánh thắng Mỹ.

        Nhưng theo Tranphu được học tập và nghe kể thời sự, thì trận Núi Thành xẩy ra lúc 5 h sáng. Lúc mà bọn Mỹ đang tập thể dục sáng. Lực lượng đặc công đã tiền nhập xung phong đánh giáp lá cà. Chính vì thế nên bài hát chiến thắng Núi Thành có câu : "Chiến sỹ ta nhằm thắng mà đâm" .

       Thực sự số lính Mỹ chết bao nhiêu thì cũng không có số liệu nào cụ thể. Nhưng đại loại theo tuyên truyền thì đây là trận đánh mở màn của quân giải phóng tiêu diệt Mỹ.

        Rồi từ đấy đã dấy lên tinh thần đánh Mỹ, Không sợ Mỹ cho các lực lượng vũ trang giải phóng.
       
         Theo Tranphu thì ta cũng không nên tìm hiểu về số quân Mỹ Chết trong trận này. Vì công tác tuyên truyền nói chung thì các bạn đã biết rồi. LIỆU CÓ EM BÉ ĐUỐC SỐNG? Như chúng ta đã học và ca ngợi? Hoặc như trong bài viết trên nói:" các chiến sỹ của ta ào lên băng qua hàng rào bùng nhùng". Theo Tranphu đã là hàng rào bùng nhùng thì không thể băng qua đơn giản như thế được. Dù ý chí cao thê nào đi nữa nếu không có các công cụ hỗ trợ thì không thể qua đơn giản như thế. Vì vậy tính trung thực ở đây cũng cần xem lại.

          Vài dòng mong chúc các bác vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 05:34:18 pm
Chào chú tranphu341 ạ,

Theo Tranphu thì ta cũng không nên tìm hiểu về số quân Mỹ Chết trong trận này. Vì công tác tuyên truyền nói chung thì các bạn đã biết rồi. LIỆU CÓ EM BÉ ĐUỐC SỐNG? Như chúng ta đã học và ca ngợi?

Theo cháu thì cũng có khác. Cụ Lê Văn Tám không có xuất hiện trên Người Đương Thời để kể là hôm ấy đổ xăng như thế như thế, lúc lửa cháy nó thế này đau thế kia mà vẫn chạy được thế nọ... Trong khi trận Núi Thành thấy thường xuyên tổ chức hội thảo, các cụ đăng đàn kể lại, chúng tôi trực tiếp tham gia như thế như thế, mật tập như thế như thế, diệt Mỹ nhanh nhiều triệt để như thế như thế. Trong khi bên kia họ vò đầu bứt tai sao có trận to thế mà bên chúng tôi không ai biết nhỉ? Vậy mới có cái để phân vân ạ.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:42:27 am
Trong khi trận Núi Thành thấy thường xuyên tổ chức hội thảo, các cụ đăng đàn kể lại, chúng tôi trực tiếp tham gia như thế như thế, mật tập như thế như thế, diệt Mỹ nhanh nhiều triệt để như thế như thế. Trong khi bên kia họ vò đầu bứt tai sao có trận to thế mà bên chúng tôi không ai biết nhỉ? Vậy mới có cái để phân vân ạ.

Bác có biết chiêu dụ rắn ra khỏi hang để đánh cho dập đầu không ?! Bên ACG bác có uy tín rất to. Sao bác không thử mở tô-bích ngỏ lời mời mấy ông CCB Mỹ gặp mặt CCB Núi Thành ở TP HCM xem sao. Cái con rắn săm chữ Vietnam Magazine trên trán ấy.  ;D

Bên đó hình như có ông Doug Reese là đang ở TPHCM.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 13 Tháng Mười Hai, 2012, 04:12:33 am
Các bác đang ở VN mà cứ đùn cho tôi là sao?

Tôi đã nói rồi, hội kiến với thành phần như thế vô ích. Bao giờ tìm được CCB Mỹ ở cái đơn vị mà ta tuyên bố diệt sạch ở Núi Thành ấy rồi tính.

Nhà bác đi chiêu bị rắn nó cắn cho hy sinh có hệ thống không biết bao nhiêu nick thế mà vẫn không rút được kinh nghiệm gì hử?  ;)


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:43:48 pm
Các bác đang ở VN mà cứ đùn cho tôi là sao?

Tôi đã nói rồi, hội kiến với thành phần như thế vô ích. Bao giờ tìm được CCB Mỹ ở cái đơn vị mà ta tuyên bố diệt sạch ở Núi Thành ấy rồi tính.

Nhà bác đi chiêu bị rắn nó cắn cho hy sinh có hệ thống không biết bao nhiêu nick thế mà vẫn không rút được kinh nghiệm gì hử?  ;)

Không nhất thiết cứ phải đúng mấy ông cựu Mỹ ở đơn vị chốt Núi Thành đó, vì nếu một khi nó đã rắp tâm xóa sạch dấu vết thì ko gì là ko thể. Ví dụ: mấy chục chú còn sống lê lết về trại được cho uống thuốc trị thương nói là thuốc chống nhiễm trùng nhưng thực ra là thuốc lú ===> xóa sạch kí ức trong vòng 72h đồng hồ. Loại này CIA rất sẵn trong việc tra khảo tù binh thời chiến tranh đặc biệt.

Còn đống tử thi muốn hô biến vào cái số 1600 MIA hiện nay lại càng dễ. Dân Tàu chợ lớn có truyền nhau một loại thuốc gọi là "Hóa cốt phong thủy", chỉ cần rắc lên tử thi trong vòng 48h là biến hết thành hơi nước. Tàu còn làm được huống hồ Mẽo ko làm được.

Tóm lại muốn chứng minh rằng ta đúng thì cần có những cuộc gặp đầy đủ thành phần của cả hai phía rồi họp báo với phóng viên quốc tế. Chứ tự ta nói, ta nghe, ta họp mặt CCB NT kỉ niệm rồi xây tượng đài hoành tráng thì không ăn thua.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: china trong 29 Tháng Giêng, 2013, 07:24:23 am
Các bác đang ở VN mà cứ đùn cho tôi là sao?

Tôi đã nói rồi, hội kiến với thành phần như thế vô ích. Bao giờ tìm được CCB Mỹ ở cái đơn vị mà ta tuyên bố diệt sạch ở Núi Thành ấy rồi tính.

Nhà bác đi chiêu bị rắn nó cắn cho hy sinh có hệ thống không biết bao nhiêu nick thế mà vẫn không rút được kinh nghiệm gì hử?  ;)

Không nhất thiết cứ phải đúng mấy ông cựu Mỹ ở đơn vị chốt Núi Thành đó, vì nếu một khi nó đã rắp tâm xóa sạch dấu vết thì ko gì là ko thể. Ví dụ: mấy chục chú còn sống lê lết về trại được cho uống thuốc trị thương nói là thuốc chống nhiễm trùng nhưng thực ra là thuốc lú ===> xóa sạch kí ức trong vòng 72h đồng hồ. Loại này CIA rất sẵn trong việc tra khảo tù binh thời chiến tranh đặc biệt.

Còn đống tử thi muốn hô biến vào cái số 1600 MIA hiện nay lại càng dễ. Dân Tàu chợ lớn có truyền nhau một loại thuốc gọi là "Hóa cốt phong thủy", chỉ cần rắc lên tử thi trong vòng 48h là biến hết thành hơi nước. Tàu còn làm được huống hồ Mẽo ko làm được.

Tóm lại muốn chứng minh rằng ta đúng thì cần có những cuộc gặp đầy đủ thành phần của cả hai phía rồi họp báo với phóng viên quốc tế. Chứ tự ta nói, ta nghe, ta họp mặt CCB NT kỉ niệm rồi xây tượng đài hoành tráng thì không ăn thua.
Cái này chỉ có trong truyện kiếm hiệp. không có trong Chợ Lớn, nếu có thì nó gọi là Acide


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 19 Tháng Hai, 2013, 02:32:35 am
Đây ạ, g7mart - Thành viên Danh dự

Trích dẫn
thời tớ đánh Mỹ còn nhiều tin vịt nghe còn vô lý hơn nữa.
    Lúc Mỹ mới tham chiến lần đầu ở VN , quân ta chưa đánh với Mẽo lần nào thế mà lại có tin đồn lính Mẽo đạn bắn không chết, nhưng nghe nói chúng giết hại đồng bào miền Nam mình dã man lắm làm cho lính ta căm lắm,tuy thế mà trong bụng cũng đánh lô tô
    Trận Núi thành là trận đầu tiên quân ta đánh Mẽo ,tổ đặc công của tớ 3 người bò vào đặt bộc phá rồi nằm chờ hỗ trợ đại đội
    còn 3 phút nữa là tới giờ điểm hỏa thế quái nào một thằng Mẽo chột bụng bò ra ngay chỗ tớ đặt bộc phá ngồi lì tâm sự .
    lúc ấy tớ chợt nghĩ rằng mình nên điểm hỏa một phát xem sao, nhỡ nó không chết thì quân ta rút lui kịp lúc để bảo toàn lực lượng,có hy sinh thì hạn chế đến mức tối đa (là tổ đặc công) Thế là tớ ENTER luôn
    Ầm 1 cái thằng Mẽo bỗng dưng biến mất,cái chốt tiền tiêu đổ sập,tớ mừng quá gào lên trong bộ đàm : xung phong đi các đồng chí ơi,haha nó cũng chết như...ta thôi mà
    Trận đó đại đội tớ ( chính quy) diệt được 180 chú AMERICAN
    NGỒI TRÊN QUẢ BỘC PHÁ 8KG ẤY TỚ NGHĨ HÌNH NHƯ CHÚ AMERICAN ẤY LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN LÊN VŨ TRỤ TRƯỚC Armstrong 4 NĂM

http://www.hoangsa.net/forum/showthread.php?t=8768&page=4&p=81659#post81659

Có 3 bác tuổi nhàng nhàng nhau cùng dùng chung ních g7mart bên hoangsa.org. Một bác to béo, một bác gầy, một bác nhơ nhỡ, hình như trước cả 3 cùng làm quản lý ở siêu thị g7mart gì đấy trong TPHCM. Bác béo hay đi phượt miệt vườn miền tây với bọn trẻ châu bên đấy.

Các bác có thể liên hệ với tụi quản trị web hoangsa.org khu vực trong nam, nhờ hỏi xem trong 3 bác g7mart đấy ai mới là CCB Núi Thành trận đầu diệt Mỹ. Rồi nhờ họ bố trí sẵn quán cafe để ọp ẹp. Rồi mời mấy tay cựu Mỹ đến nói chuyện Núi Thành cho phải quấy. Nhớ đem sẵn camera + đồ nghề hành sự đề phòng bất chắc  ;D


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Hai, 2013, 03:38:00 am
Ơ thế không phải nhà Véc Mắc là admin sếp sòng bên hoàngsa.org à? Sao cứ sang bên này khều "các bác" là sao?  ;D


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: xinbattn trong 28 Tháng Ba, 2013, 03:48:07 pm
Chào các bác, em may mắn có bác hàng xóm là lính đặc công đã đánh trận Núi Thành đây ạ.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: altus trong 29 Tháng Ba, 2013, 05:15:44 am
Chào các bác, em may mắn có bác hàng xóm là lính đặc công đã đánh trận Núi Thành đây ạ.

Bác làm ơn nhắn bác hàng xóm nhà bác là người Mỹ họ nói trận Núi Thành hoàn toàn không có để bác ý có xuất phát điểm nhé.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 12 Tháng Bảy, 2013, 12:02:16 am
Em có nghe một cụ từng hoạt động gần chục năm ở khu V kể lại thì theo những gì rất nhiều người dân Núi Thành thời điểm ấy nói lại trực tiếp với cụ thì trận Núi Thành này hoàn toàn có thật chứ không phải là sản phẩm hư cấu, và họ kể cho cụ rất chi tiết, tỉ mỉ ngay tại trận chứ ko phải trong trường hợp sau 75 đi thăm lại chiến trường.