Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: ngtrunghieuasm trong 28 Tháng Năm, 2010, 09:09:07 pm



Tiêu đề: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngtrunghieuasm trong 28 Tháng Năm, 2010, 09:09:07 pm
"Sau đây em xin mạn phép giới thiệu về tên lửa chống tăng chủ lực của nhà ta, đây là lần đầu em viết bài tham gia diễn đàn có gì sai sót rất mong được chỉ giáo"
Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka, Nato định danh là AT-3, nhà ta gọi là B-72 có lẽ vì nó xuất hiện lần đầu vào năm 1972 trong trận đánh ở Tân Cảnh, Kon Tum.
- AT-3 là bước đột phá mới trong công nghệ tên lửa chống tăng có điều khiển, khối lượng chiến đấu giảm xuống chỉ còn 21kg thích hợp để trang bị rộng rải cho bộ binh chứ không cần phải gắn trên các xe chuyên dụng như các tiền bối AT-1, AT-2 của nó.
- AT-3 có khả năng công kích mục tiêu ở khoảng cách tới 3km, tuy nhiên nó mất tới 25 giây để bay tới vị trí xa nhất. Nhược điểm này khiến các xe tăng hiện đại có đủ thời gian bỏ chạy hoặc tung ra các biện pháp đối phó.
- Để dẫn tên lửa đến mục tiêu trắc thủ phải nằm bất động để điều khiển tên lửa và đòi hỏi họ phải được huấn luyện và ngụy trang rất kỷ nếu không họ sẽ biến thành miếng mồi béo bở cho các loại vũ khí phản công từ xa. Một báo cáo cho biết phải bắn mô phỏng khoảng 2.300 lần thì mới có thể thao tác thành thạo tên lửa cũng như bắn mô phỏng 50 đến 60 lần một tuần để duy trì mức độ kỹ năng.
- AT-3 được điều khiển bằng dây dẫn nên rất dễ bị đứt trong quá trình công kích mục tiêu. Tuy nhiên trong cái rủi có cái may, việc điều khiển bằng dây dẫn khiến nó miễn dịch với tất cả các biện pháp đối phó điện tử của xe tăng hiện đại.
- Đầu nổ lõm nặng 2,6 kg của Malyutka loại cũ chỉ có thể xuyên thủng 400 mm giáp đồng nhất ở góc chạm 60 độ không có khả năng phá cảm ứng nổ. Tuy nhiên với các cải tiến của Malyutka sau này như Malyutka-2, Malyutka-2F và mới nhất là Malyutka-2M, chúng có thể xuyên được 720 mm giáp thép đồng nhất trong trường hợp có giáp phản ứng nổ bảo vệ. Sở dĩ làm được điều này là vì Malyutka được trang bị đầu nổ tandem (đầu nổ phụ để phá giáp phản ứng nổ).
Tuy Nga đã loại bỏ nó ra khỏi trang bị từ rất lâu nhưng với những nước có khả năng tài chính eo hẹp như nhà ta thì nó vẫn còn là một vũ khí chống tăng chủ lực.



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Năm, 2010, 09:24:28 pm
Chủ đề hay, nếu bạn ngtrunghieuasm có thể phát triển chủ đề thành các loại tên lửa chống tăng của "nhà ta" thì càng hay!

Tuy nhiên, góp ý một chút:

- Nên bổ sung các tính năng kỹ, chiến thuật của tên lửa và nếu có thể thì quá trình nghiên cứu, chế tạo và sử dụng của nó, đặc biệt là ở VN ta.

- Nếu đã nói đến tổ hợp tên lửa thì Malyutka là loại 9K-11, còn 9M-14M chỉ là tên lửa nói riêng thôi.

- Khối lượng chiến đấu chỉ 21kg thì có vẻ không chính xác lắm, theo tôi thì Malyutka khi chiến đấu nặng hơn nhiều.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Năm, 2010, 09:45:44 pm
Tặng bạn cái ảnh chụp trong lớp học chuyên ngành PB:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/9M14M.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2010, 12:47:49 pm
Bạn ngtrunghieuasm không thấy tiếp tục nhỉ? Có bạn nào rảnh thì triển khai tiếp chủ đề này đi, tớ góp tài liệu và "ném đá" cho. ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: ngtrunghieuasm trong 29 Tháng Năm, 2010, 02:26:49 pm
Em đang sưu tầm thêm tài liệu về quá trình tác chiến của AT-3 trong chiến tranh Việt Nam khi nào có đủ tài liệu em sẽ post lên cho mọi người tham khảo.
Có Bác nào chỉ dùm em chèn hình vào bài viết như thế nào? Xin chân thành cảm ơn


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Năm, 2010, 02:27:47 pm
Hiệp đồng với bác chủ thớt  ;D Mong các bác góp ý bài nhà em :)
Tên lửa chống tăng có điều khiển «Малютка» (Malyutka)

Malyutka GRAU - 9K11 (tổ hợp) 9M14 (tên lửa) (Tên theo NATO AT-3 Sagger) là tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 1 của Liên Xô
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/37/Maljutka-AT-3-Sagger-batey-haosef.jpg/300px-Maljutka-AT-3-Sagger-batey-haosef.jpg)
Ảnh : tên lửa 9M14 và bộ điều khiển  9S415 trong tổ hợp 9K11 tại bảo tàng Batey ha-Osef (Tel-Aviv, Israel, 2005)

Loại : ATGM
Tình trạng : hiện vẫn trong trang bị quân đội 1 số nước
Phát triển bởi : КБМ
Thiết kế chính : Sergey Pavlovich
Thời gian bắt đầu phát triển : từ 1960
Thời gian thử nghiệm : 1961-1962
Thời gian được chấp nhận đưa vào sản xuất : 16/9/1963
Nơi sản xuất chính : nhà máy Degtyarev
Thời gian sản xuất :    1962-1984
Được trang bị : Quân đội Liên Xô ; Cuba ; Trung Quốc …
Các biến thể : 9K14M ; 9K14P (Malyutka II)

Lịch sử phát triển tổ hợp

Được phát triển bởi КБМ ("Konstruktorskoye Byuro Mashynostroyenia ) vào năm 1960 ; người thiết kế chính là Sergey Pavlovich.16/9/1963 ; nó được chấp nhận đưa vào trang bị . Tại Liên Xô ; nó tiếp tục được sản xuất cho đến năm 1984 ; với số lượng hơn 300.000.Nó cũng được sản xuất tại TQ ; Yugolasvia

Cuối năm những 60 ; tên lửa tiếp tục được hiện đại hóa và phiên bản này có tên 9M14M .Sau này ; КБМ tiếp tục giới thiệu phiên bản hiện đại hóa của tổ hợp dưới tên Malyutka 2.

Mục tiêu của nó là tiêu diệt xe tăng ; các phương tiện kĩ thuật ; công trình quân sự ; cũng như các mục tiêu mặt đất khác.

Đặc tính kỹ thuật

Hệ thống điều khiển : bằng tay qua dây dẫn
Chiều dài : 860mm
Đường kính thân : 125 mm
Sải cánh : 393 mm
Khối lượng tên lửa : 10.9 kg
Tốc độ bay : 120m/s
Tầm xa :500 – 3000 m
Thời gian bay hết tầm xa tối đa: khoảng 26s
Tốc độ quay đầu đạn trong khi bay : 8.5 vòng/phút
Kiểu đầu đạn : HEAT
Khối lượng đầu đạn :2.6 kg
Sức xuyên đầu đạn :
   ở góc 0 độ : 400 mm
   ở góc 60 độ : 200mm
Xác suất trúng mục tiêu : 0.7 (với xe tăng)

Đặc tính kĩ thuật xe chiến đấu 9P110
Khối lượng : 7.2 tấn
Kíp xe : 2 người

Xe chiến đấu 9P110 trang bị tổ hợp 9k14 trong bảo tàng pháo binh St.-Petersburg

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/08/9P110_Malyutka.JPG/180px-9P110_Malyutka.JPG)



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Năm, 2010, 04:55:02 pm
Google thêm thì bên ttvnol.com có đưa 1 clip quân ta bắn atgm fagot
http://ttvnol.com/forum/gdqp/1217107/trang-8.ttvn?v=gq98gw73lfob3chpel17#16047096

Nhà em xin trích dịch 1 chút thông tin về chú fagot này  ;D

"Fagot" ( GRAU - 9K111, tên NATO AT-4 Spigot ) hệ thống tên lửa chống tăng mang vác của Liên Xô/Nga điều khiển bán tự động bởi dây dẫn.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/ba/9M111_AT-4_Spigot.jpg/300px-9M111_AT-4_Spigot.jpg)
Ảnh:Xạ thủ AT-4 đang ngắm bắn
Mục tiêu của nó là các đối tượng được quan trắc trực tiếp ; cố định hay di động với tốc độ lên đến 60km /h (các xe bọc thép ; lô cốt ; cùng các loại hỏa lực khác của đối phương) ở tầm 2km ; và với phiên bản 9M113 là đến 4 km

Được phát triên ở Tula KBP .Hệ thống ra mắt vào năm 1970 .Hiện có phiên bản nâng cấp 9М111-2 với tên lửa 9М111М được cải tiến tăng tầm và tăng khả năng xuyên giáp

Hệ thống gồm :
-Hệ thống đế phóng mang vác tháo lắp được cùng với thiết bị điều khiển
-Tên lửa 9M111 (9M111-2) trong ống phóng
-Các phụ tùng và phụ kiện nhằm sửa chữa ; tháo lắp hệ thống
-Thiết bị kiểm tra ; phụ trợ khác

Hệ thống dễ sử dụng; nó có thể được mang vác bởi 2 người.Khối lượng xạ thủ số 1 mang là 22.5 kg ; phần đế phóng.Xạ thủ số 2 mang ống phóng chứa 2 tên lửa nặng 26.85 kg

Đặc tính kĩ thuật

Tầm xa : 70-2000 m
Tốc độ bắn : 3 phát / phút
Tốc độ tên lửa trung bình : 186 m / s
Tốc độ tên lửa tối đa : 240 m / s
Thời gian tên lửa bay hết tầm xa tối đa : 11s

Với tên lửa : (đơn vị : mm)

Đường kính : 120
Dài : 863
Sải cánh : 369

Với ống phóng (đơn vị : mm)

Dài : 1098
Rộng : 150
Cao: 205

Khối lượng tên lửa và ống phóng : 13 kg
Khối lượng tên lửa : 11.3 kg
Khối lượng đầu đạn : 2.5 kg

Sức xuyên đầu đạn:
   Ở góc 0 độ : 400 mm
   Ở góc 60 đọ : 200 mm

Các biến thể
   
Tên lửa

9M111 Fagot (NATO: AT-4 Spigot and AT-4A Spigot A) :bản đầu tiên ; đưa vào trang bị năm 1970
9M111-2 Fagot (NATO: AT-4B Spigot B): cải tiến hệ thống điều khiển tên lửa . Tăng tầm xa lên đến 2.5 km . Cải tiến đầu đạn ; tăng sức xuyên lên đến 460 mm giáp đồng nhất
9M111M Factoria (NATO: AT-4C Spigot C) : có đầu đạn tandem độ xuyên giáp khoảng 600 mm với giáp phản ứng nổ

Hệ thống phóng và điều khiển

   9P135 : nặng 22.5 kg .Chỉ có thể sử dụng dòng tên lửa 9M111 Fagot.
   9P135M : để phóng và dẫn bắn 9M111 Fagot và 9M113
   9P135M1:Phiên bản hiện đại hóa cuả 9P135
   9P135M2:Phiên bản hiện đại hóa cuả 9P135
   9P135M3:được đưa vào trang bị năm 1990 ; có thêm kính hồng ngoại với tầm dẫn bắn 2500 m (đêm)
   9S451M2:cải tiến hệ thống phóng với kính nhìn đêm và hệ thống tự động làm mờ ; tránh làm chói xạ thủ


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2010, 04:58:59 pm
Đã đổi tên topic nhằm hợp lý hóa các bài viết tiếp theo!


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2010, 10:17:00 pm
Hồi trước tớ cũng đã thử tổng hợp về các loại tên lửa chống tăng của Nga và đang post dở ở đây (http://luutru.nuocnga.net/viewtopic.php?t=2525), bạn tientt82 có thể tiếp tục không?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Năm, 2010, 10:54:40 pm
Báo cáo ; rõ  ;D
Cơ mà thế post bên đây hay nối vào bên kia hả bác dongadoan ?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2010, 10:58:30 pm
Post ở đây ấy chứ, bên kia đóng rồi! ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Năm, 2010, 02:04:27 pm
Nhà em mới xem lại bên ttvnol ; thấy có thông tin về vấn đề nâng cấp at-3 nhà ta ; thấy mừng mừng ; không biết có phải bản Малютка 9K14-2 này không
Hi vọng là đúng  ;D
Bài dịch này còn có thiếu sót ; mong các bác góp ý  :)
Малютка (MALYUTKA) 9K14-2

Tổ hợp tên lửa chống tăng MALYUTKA 9K14-2 là phiên bản hiện đại hóa của biến thể MALYUTKA 9K14 ; nó có nhiều khác biệt với 9K14 vì được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong chế tạo tên lửa và được thay kiểu đầu đạn mới .Được phát triển bởi Kolomna KBM
(http://www.airwar.ru/image/i/weapon/malutka2sh.jpg)
Tổ hợp được thiết kế nhằm tiêu diệt các xe tăng hiện đại và các xe thiết giáp khác ; các công trình kỹ thuật ; các kiểu công sự ; lô cốt ; kể cả trong điều kiện đối phương gây nhiễu hồng ngoại

Phiên bản trước của nó – tổ hợp MALYUTKA ; là 1trong những loại ATGM đầu tiên được trang bị của LX ; trong vòng khoảng 30 năm ; MALYUTKA đã có mặt trong quân đội của hơn 40 nước trên thế giới . Các biến thể của nó được sản xuất ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Bulgaria, Trung Quốc, Iran, Đài Loan và các nước khác. Hiện tại KBM đang đề xuất các giải pháp kéo dài thời gian hoạt động của tất cả các phiên bản của tổ hợp này.Đối với các tên lửa không được họ sản xuất là 1 năm ; còn “hàng chính hãng” là không dưới 10 năm

MALYUTKA 2 sẽ không bỏ rơi các phiên bản trước ; việc nâng cấp chúng sẽ tùy yêu cầu của khách hàng.Khả năng xuyên giáp được cải thiện đáng kể ; việc điều khiển cũng trở nên dễ dàng hơn với hệ thống dẫn bắn bán tự động có khả năng chống nhiễu mới . Tuy nhiên ; không cần đào tạo lại các xạ thủ ; vì các nguyên tắc điều khiển vẫn như cũ . Chi phí cho việc nâng cấp rẻ hơn 2 lần so với việc mua mới các loại ATGM có chức năng tương tự.
(http://www.airwar.ru/image/i/weapon/malutka2.jpg)
Bảng điều khiển tên lửa được đơn giản hóa tối đa ; các chức năng cơ bản được chuyển cho các thiết bị ; bao gồm khối điều khiển của xạ thủ ; bộ nguồn ; khối thu-khuếch đại tín hiệu.

Tín hiệu điều khiển và điện nguồn được dẫn bởi 3 sợi cáp nhỏ chống thấm đặc biệt dài 3200m ; được gia cố chịu lực bởi 36 sợi lụa.

Hệ thống điều khiển là hệ đơn kênh.Cánh và vỏ đầu đạn được làm từ 1 loại nhựa đặc biệt ; động cơ đẩy ; con quay hồi chuyển ; hệ thống điều khiển khí truyền ; mũi đầu đạn ; đều được làm từ kim loại.Điều này giúp hạ giá thành rất nhiều.Dẫn bắn cho tên lửa có 2 chế độ : bán tự động và thủ công (theo nguyên tắc 3 điểm).Tổ hợp đã vượt qua thử nghiệm trong môi trường khí hậu khắc nghiệt trong 3 tháng ; không hề có sự biến dạng dù nhiệt độ lên đến 50 độ C .Nếu được bảo quản tốt trong kho ; thời gian sử dụng lên đến 10 năm.

MALYUTKA 2 đã được gia tăng sức xuyên giáp và vận tốc vận tốc trung bình .Nó có thể được phóng từ các bệ phóng thông thường ; kiểm tra việc điều khiển qua các bộ điều khiển từ các tổ hợp MALYUTKA cũ. Có nhiều kiểu đầu đạn : đạn HEAT ; tandem HEAT ; đạn nhiệt áp .Đầu dò cũng được cải tiến .

Động cơ nhiên liệu rắn 2 buồng đốt của tên lửa cũng được hiện đại hóa trong quá trình bay và khởi động tên lửa


tổ hợp MALYUTKA-2 cũng có phiên bản lắp trên máy bay Mi-8TV3 .


Nhà em có thắc mắc là nhiễu hồng ngoại có liên quan gì đến điều khiển tên lửa bằng dây ạ  ???



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Năm, 2010, 02:34:13 pm
Nhà em có thắc mắc là nhiễu hồng ngoại có liên quan gì đến điều khiển tên lửa bằng dây ạ
------------------------------------
 Liên quan ở cái này:

Dẫn bắn cho tên lửa có 2 chế độ : bán tự động và thủ công (theo nguyên tắc 3 điểm)

 ;D



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Năm, 2010, 03:14:25 pm
À à ; đúng rồi ; cái chế độ bán tự động dùng hồng ngoại bù lệch giống AT-4 phải không bác dongadoan  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Năm, 2010, 03:17:59 pm
Đương nhiên từ MCLOS sang SACLOS là phải có cái gì đó giúp tên lửa tự chỉnh hướng rồi!  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Năm, 2010, 10:19:50 pm
Chính thức là nhà mình chỉ có Malyutka và Fagot thôi hả các bác  :(
Nhà em không tìm được nguồn nào cho thấy mình có loại đời cao hơn
Hì hì ; nhưng mà thêm mấy hình ảnh để các bác nào có hứng độ tên lửa ;D

(http://c.upanh.com/upload/7/453/3L0.11665373_63696_1.jpg)
Tên lửa 9M14
Chú thích :1 - đầu đạn HEAT 2 - động cơ đẩy khởi động 3- ống xả động cơ khởi động 4- Cuộn dây cáp tín hiệu 5 - Động cơ chính 6- Cánh thay đổi được (cánh cụp cánh xòe) 7 - ống xả động cơ chính 8-bộ phận lái  ??? 9 - Con quay

(http://c.upanh.com/upload/7/453/CS0.11665378_63696_1.jpg)
Tên lửa Malyutka 2-M

(http://c.upanh.com/upload/7/453/LN0.11665372_63696_1.jpg)
Tên lửa 9M14 và bệ phóng 9P111

(http://c.upanh.com/upload/7/453/UL0.11665376_63696_1.jpg)
Bảng điều khiển 9S415 và kính ngắm quang học 9SH16 (có khả năng zoom 8x ;D)

À quên ; nguồn mấy bài của nhà em là từ wiki Nga ; airwar.ru ; warfare.ru ; ptyr.narod.ru ...


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: heavenshield92 trong 31 Tháng Năm, 2010, 04:32:15 am
Chính thức là nhà mình chỉ có Malyutka và Fagot thôi hả các bác  :(
Còn Con Cua nữa chứ nhỉ
(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/bmp2.jpg)
Phá lán gà thì không biết bây giờ còn dùng không, nhưng ngày xưa thì có
(http://3.bp.blogspot.com/_2BBc6-JDVWY/R6r3BsokJyI/AAAAAAAACFs/xSehqNunUM8/s400/VIETNAM%2BMI-24A%2BBYN.jpg)
Mi-24A của ta thời đánh Polpot, có thể nhìn thấy 2 quá Phá lán gà và các ống phóng S-8


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: vitính trong 31 Tháng Năm, 2010, 09:20:32 am
Tốc độ quay đầu đạn trong khi bay : 8.5 vòng/phút
Các bạn xem lại thông số này nhé.
Thời gian sống của vũ khí có 25s mà 8,5 vòng/phút thì việc quay này chả có ý nghĩa gì?
Hợp lý hơn, có lẽ là "trong một giây"?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: OldBuff trong 31 Tháng Năm, 2010, 09:31:57 am
Tốc độ quay đầu đạn trong khi bay : 8.5 vòng/phút
Các bạn xem lại thông số này nhé.
Thời gian sống của vũ khí có 25s mà 8,5 vòng/phút thì việc quay này chả có ý nghĩa gì?
Hợp lý hơn, có lẽ là "trong một giây"?

Cũng có thể quay kiểu ấy bác nhé! Như thế nó sẽ quay khoảng 4 vòng nếu bay kịch tầm ;)

Thực tế tài liệu pháo tên lửa B-72 nói đạn của nó quay khoảng 8,5 vòng/giây trong hành trình.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: OldBuff trong 31 Tháng Năm, 2010, 10:05:33 am
Gửi các đ/c và các bạn quan tâm tới quá trình phát triển PTUR của Liên Xô (4 phần)

http://www.youtube.com/watch?v=ufeO-2BKaws&NR=1


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka
Gửi bởi: vitính trong 31 Tháng Năm, 2010, 10:15:23 am
Cũng có thể quay kiểu ấy bác nhé! Như thế nó sẽ quay khoảng 4 vòng nếu bay kịch tầm ;)
Thực tế tài liệu pháo tên lửa B-72 nói đạn của nó quay khoảng 8,5 vòng/giây trong hành trình.
Vấn đề là nó quay để làm gì?
Cái này là nghe đội vũ khí nói:
Đạn B-72 chỉ có một rãnh điều khiển và một đôi cánh lái để đơn giản và giảm trọng lượng mang theo (giảm dây điều khiển, giảm cơ cấu lái). Bởi thế nó phải quay quanh trục để trong một chu kỳ quay quanh trục nó nhận điều khiển tầm và hướng mỗi thứ nửa chu kỳ.
Tín hiệu điều khiển phát liên tục qua dây nhưng quả tên lửa nhận tín hiệu tầm hay hướng để chấp hành là phụ thuộc vào trạng thái cánh lái của nó đang ở ngang (tầm) hay dọc (hướng). Nó tự nhận biết vị trí này nhờ con quay.
Cũng có nghĩa là đạn B-72 chuyển hướng 8 lần /giây. Với vận tốc max. 200m/s thì cứ bay được 25m thì nó mới đổi hướng một lần.
Từ đó có thể tính nếu mục tiêu vận động với vận tốc sao cho trong 1/8 giây chạy được quá kích thước của nó thì khả năng bắn trúng của đạn B-72 là khá thấp dù trắc thủ giỏi.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 31 Tháng Năm, 2010, 02:04:24 pm
Bác  vitính : đúng là theo lập luận của bác thì 8.5 vòng /s hợp lý hơn ; nguyên văn của nó đây ạ ; không biết em dịch sai không Скорость вращения снаряда в полете,об. / мин = 8.5

Bác heavenshield92 : có vẻ hợp lý nếu mình có con cua ; hệ thống phóng  9P135M của fagot dẫn bắn được cho 9M113  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: OldBuff trong 31 Tháng Năm, 2010, 02:21:20 pm
AT-3 lái hướng không dùng cánh bác vitính ạ!

(http://c.upanh.com/upload/7/453/3L0.11665373_63696_1.jpg)
 
Việc điều khiển AT-3 được thực hiện bằng cách đóng mở ống phụt phản lực như sau:

1. Lệnh điều khiển theo thao tác vê cần lái của xạ thủ được chuyển thành dòng điện qua dây truyền lệnh tới bộ thi hành/рулевая машинка ở phần đuôi đạn (trên hình là mục 8' )

2. Bộ thi hành tổ hợp lệnh điều khiển của xạ thủ với tham số hướng trục (ngóc chúi và phải trái) của đạn do bộ con quay hồi chuyển/гироскоп (trên hình là mục 9) cung cấp nhằm tạo lệnh đóng mở ống phụt phản lực/сопло маршевого двигателя (trên hình là mục 7). Bộ thi hành chỉ điều khiển 1 trong số 4 ống phụt phản lực của đạn Malyutka.

Vì cách điều khiển trên mà đường đạn của Malyutka là một đường xoắn trôn ốc do đạn vừa xoay quanh trục dọc của mình, đồng thời cả đạn cũng xoắn quanh trục đường ngắm thẳng từ bệ tới mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: OldBuff trong 31 Tháng Năm, 2010, 02:32:05 pm
Vậy thì nguồn của bạn tientt82 sai! Các tài liệu đều nói đạn 9M14 xoay quanh trục 8,5 vòng/giây = 8,5 об/с. Việc xoay này bắt đầu từ khi khởi động động cơ phóng và duy trì do thiết kế cánh lệch trong hành trình bay. Bộ con quay hồi chuyển được cấp nguồn chạy trước và sau khi phóng đạn để kiểm soát độ cao và trạng thái các trục của đạn.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 31 Tháng Năm, 2010, 03:32:05 pm
AT-3 lái hướng không dùng cánh bác vitính ạ!
;D Cái bọn vũ khí nó chả nói rõ nên tôi nghĩ là như thế.
Như thế phải hiểu lại là có hai kênh điều khiển nhưng chỉ có một cơ cấu chấp hành nên quả đạn phải quay quanh mình để phân phối điều khiển cho tầm (trên/dưới) và hướng (phải/trái). Cái quỹ đạo xoắn lò xo thì chắc là không ai muốn nhưng vì điều khiển bằng khí phụt lệch nên nó phải thế, bay kiểu ngoáy đít  ;D.
Đơn vị xưa cũ của tôi chuyên nghề khai thác nhằm đối phó khí tài địch và cải tiến khí tài/vũ khí ta nên máu nghề nghiệp là suy luận, đoán và có quyền phát biểu  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tantrao trong 31 Tháng Năm, 2010, 03:36:33 pm
Theo lịch sử BC Pháo binh thì B72 được QĐNDVN nhập và đưa vào huấn luyện từ năm 1971, năm 1972 đưa vào chiến đấu. Trong chiến dịch Quảng Trị 1972 chiến sĩ Lục Vĩnh Tưởng lần đầu ra trận tại mặt trận Đông Hà bắn 10 quả đạn diệt 10 xe tăng và thiết giáp của ngụy Sài Gòn. Quân Ngụy khiếp vía từ đấy gọi là tên lửa có mắt. Tôi muốn biết thêm về thành tích chiến đấu của anh Lục Vĩnh Tưởng và hiệu quả của B72. Mong các bác bổ sung thêm.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 31 Tháng Năm, 2010, 05:06:41 pm
Nhà em xin tiếp tục trình bày 1 chút về cấu tạo chung của at-4 fagot . Mời các bác cùng bình luận ạ  ;D
(http://c.upanh.com/upload/7/489/DX0.11701775_63696_1.jpg)
Tên lửa 9M111 trong ống phóng 1- Tên lửa 9M111 2- Ống phóng 3- bộ phận phát khí khởi động

(http://c.upanh.com/upload/7/489/LT0.11701774_63696_1.jpg)

Tên lửa 9M111 khi đang bay 4 - đầu đạn 5- động cơ chính 6- bộ phận điều khiển bay  7- phần chứa phần cứng  ??? ??? ???

(http://c.upanh.com/upload/7/489/TL0.11701777_63696_1.jpg)

Giá phóng tiêu chuẩn 9P56  ??? cho ATGM thế hệ thứ 2 ; phát triển bởi КБП.

1 - vị trí lắp ông phóng 2 - vị trí lắp bảng điều khiển 3 - thước ngắm cơ khí 4 -cáp 5 - giá 3 chân 6- vít nâng góc tầm 7 - trục xoay góc hướng


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 31 Tháng Năm, 2010, 05:26:24 pm
Nếu so với ảnh này ta có thể thấy khá rõ các cấu phần của tổ hợp fagot
Kính nhờ các bác đính chính nếu có sai sót  :)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 31 Tháng Năm, 2010, 08:46:57 pm
Hì, tặng bạn tientt82 một tấm ảnh AT-4 nhà ta, xem xem có khác biệt gì với ảnh trên mạng không nhé! ;D

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/B-87.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 31 Tháng Năm, 2010, 10:06:40 pm
Xem ảnh của bác thì em thấy em dịch sai mấy chỗ liền   :(
Nga văn của em còn i tờ quá  :(
Nếu không có gì quá ; mong bác bật mí cái hộp ở ngay trên cái tripod có phải hộp điều khiển không ?
Và cái kính ngắm cho xạ thủ ở #27 chỉ thuần quang học thôi hay là tác chiến đêm được ạ  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 31 Tháng Năm, 2010, 10:32:24 pm
Nếu không có gì quá ; mong bác bật mí cái hộp ở ngay trên cái tripod có phải hộp điều khiển không ?
Và cái kính ngắm cho xạ thủ ở #27 chỉ thuần quang học thôi hay là tác chiến đêm được ạ

----------------------------------------
 "Cái hộp" ấy là thiết bị điều khiển HAY (khối lập lệnh) 9C451. ;D

 Trên tên lửa 9M111 có một bộ phận mà bạn chưa đánh số, nếu tìm thấy nó bạn sẽ biết kính ngắm của Fagot có bắn đêm được không ngay! ;D

 P/s: Không có trên hình vẽ của bạn đã post. ;)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 31 Tháng Năm, 2010, 10:36:45 pm
Nhà em xin tiếp tục trình bày 1 chút về cấu tạo chung của at-4 fagot . Mời các bác cùng bình luận ạ  ;D
Cái AT-4 này về điều khiển có khác cái đời trước (3 điểm/2 điểm) không?
Mấy cái cánh nhỏ ở đầu đạn, bộ điều khiển để lên phía trước, liệu có phải nó chuyển hướng bằng cánh mũi?
Đạn có quay quanh trục như trước không?
Có cái gọi là "bộ phận phát khí khởi động" có phải là phóng lạnh, đạn ra khỏi ống phóng mới điểm hỏa động cơ phản lực?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 12:01:15 am
Bác vitính : AT-4 hơn AT-3 là tên lửa khôn hơn bác ạ   ;D Nó tự bù lệch được nên xạ thủ cũng không phải điều khiển 100% nữa .Một số nguồn nêu khả năng trúng mục tiêu tăng từ 0.7 (với at-3) lên đến 0.9 với at-4
Trích dẫn
Có cái gọi là "bộ phận phát khí khởi động" có phải là phóng lạnh, đạn ra khỏi ống phóng mới điểm hỏa động cơ phản lực?
Đúng như bác nói ạ ;D
Tặng bác cái ảnh
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/9/97/ATGM_Fagot.jpg/220px-ATGM_Fagot.jpg)
Nếu bác muốn xem to hơn thì có link này
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/97/ATGM_Fagot.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/97/ATGM_Fagot.jpg)
 Còn các câu còn lại kính nhờ các bác dongadoan hay oldbuff ạ .Dưới đây là em ghi những gì em nghĩ thôi
Có vẻ là kiểu gì cũng phải quay để bung được cánh đuôi (vì trong ống phóng nó bị gập)
Còn trong 1 số tài liệu ;người ta ghi rằng chuyển bộ điều khiển lên trước nhằm tăng tính cơ động tương ứng với hệ thống dẫn bắn ; đồng thời làm giảm kích thước của nó .Không biết có liên quan gì đến việc họ giảm cỡ cánh không ???.Tuy nhiên ; mấy bác nghiên cứu mấy cái này cũng  vất vả vì để đầu đạn sau bộ điều khiển ; thực sự em cũng chưa hiểu họ làm thế nào ; chẳng lẽ bộ điều khiển sẽ tự bung ra khi tên lửa chạm đích  ???
------------------------------------

Bác dongadoan:cái gì chưa đánh số bác nhỉ ? Chỉ có vị trí số 7 lầ có kha khá thứ trong đó : con quay ; đầu dò hồng ngoại ...
Còn về điều khiển em đọc nhưng chưa hiểu lắm .Đại khái nó nói là bộ điều khiển không toàn quyền điều khiển tên lửa ; mà nó chỉ bắt "hình bóng" của mục tiêu vào hồng tâm của 9Ш119 .Đồng thời ; trên máy phóng bộ thiết bị 9С474-1 tự động sinh lệnh điều khiển tên lửa ; hướng nó về mục tiêu  ???

Nguyên văn đây ạ ; mong các bác mở mang cho em
Trích dẫn
 Система управления полуактивная: оператор не управляет собственно ракетой, а только удерживает на силуэте цели перекрестие прицела 9Ш119. При этом размещенной здесь же, на пусковой установке, аппаратурой управления 9С474-1 автоматически вырабатываются



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: heavenshield92 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 01:26:16 am
Các bác có ai biết sợi dây điều khiển của AT-3 làm bằng vật liệu gì không ạ? Ngày xưa có đọc ở đâu đó là làm bằng sợi tơ của Trung Quốc, sau 2 anh cả đánh nhau chuyển sang làm bằng vật liệu tổng hợp gì đấy. Và cấu tạo của sợi cáp đó như thế nào ạ?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 01 Tháng Sáu, 2010, 05:53:50 am
Trích dẫn
Có cái gọi là "bộ phận phát khí khởi động" có phải là phóng lạnh, đạn ra khỏi ống phóng mới điểm hỏa động cơ phản lực?
Đúng như bác nói ạ ;D
Tặng bác cái ảnh
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/9/97/ATGM_Fagot.jpg/220px-ATGM_Fagot.jpg)
Mình dân vũ khí rởm nói chuyện với nhau giống thầy bói xem voi.  ;D Cái ảnh trên không có vẻ ống phóng lạnh, luồng phụt đằng sau như thế cơ mà?

Có vẻ là kiểu gì cũng phải quay để bung được cánh đuôi (vì trong ống phóng nó bị gập)
Cánh đuôi gập thì ra khỏi ống phóng nó có thể bật ra mà không cần quay. Việc quay để phân phối thi hành lệnh điều khiển thôi.

chẳng lẽ bộ điều khiển sẽ tự bung ra khi tên lửa chạm đích  ???
Trúng mục tiêu thì bộ điều khiển không có ảnh hưởng gì đến khả năng xuyên phá của đạn, nó quá mỏng manh mà.

Còn về điều khiển em đọc nhưng chưa hiểu lắm .Đại khái nó nói là bộ điều khiển không toàn quyền điều khiển tên lửa ; mà nó chỉ bắt "hình bóng" của mục tiêu vào hồng tâm của 9Ш119 .Đồng thời ; trên máy phóng bộ thiết bị 9С474-1 tự động sinh lệnh điều khiển tên lửa ; hướng nó về mục tiêu  ???
Điều khiển toàn phần là kiểu điều khiển 3 điểm: trắc thủ (1) nhìn thấy quả đạn (2) nhìn thấy mục tiêu (3) và điều khiển (2) tới (3).
Như trích dẫn trên thì AT-4 điều khiển "bán phần", 2 điểm: trắc thủ (1) nhìn thấy mục tiêu (3) và giữ cho điểm ngắm trong kính trùng vào mục tiêu, hệ thống "tự động lái" sẽ tính toán điều khiển cho đạn tới điểm ngắm. Trắc thủ không cần biết đạn ở đâu trong quá trình tới mục tiêu. Giống TOW của Mỹ. Gọi là "chỉ thị mục tiêu" thì sát nghĩa hơn là điều khiển.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: huyphongssi trong 01 Tháng Sáu, 2010, 08:34:37 am
Huyphong không rõ về tên lửa có điều khiển chống tăng lắm, nhưng có biết nguyên lí chung một chút:

- Tổ hợp tên lửa chống tăng Spigot sử dụng nguyên lí điều khiển bán tự động 3 điểm. Xạ thủ chỉ cần bắt mục tiêu và duy trì đường ngắm thẳng tới mục tiêu.
- Kính ngắm 9Sh119 vừa dùng ngắm bắn mục tiêu, vừa dùng theo dõi đạn
- Hộp điều khiển 9S451 tính toán góc lệch đường bay của đạn với đường ngắm thẳng thu được qua kính ngắm 9Sh119 để lập lệnh điều khiển đạn qua dây dẫn
- Đạn dùng liều phóng phụ để thoát khỏi ống phóng trước khi kích hoạt liều phóng chính. Như vậy đạn Fagot thuộc loại phóng nóng 2 bước chứ không phải phóng nguội.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: heavenshield92 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 09:37:45 am
- Đạn dùng liều phóng phụ để thoát khỏi ống phóng trước khi kích hoạt liều phóng chính. Như vậy đạn Fagot thuộc loại phóng nóng 2 bước chứ không phải phóng nguội.
Phóng nóng 2 bước và phóng nguội thì khác nhau ở chỗ nào ạ?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 09:47:39 am
Bác huyphongssi : hơ ; nhà em vẫn cứ nghĩ là phóng nguội là có 1 liều phụ đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng rồi sau đó động cơ chính mới hoạt động
Còn phóng nóng là khi xạ thủ bóp cò là động cơ chính hoạt động luôn
Hay là khái niệm của em sai ạ  :(
Còn về phần điều khiển tên lửa em đã thông ; cảm ơn bác  ;D
=============
Bác vitính : Nếu các bác nhìn kĩ cái ảnh ; sẽ thấy rõ lửa thoát ra ở đuôi ông phóng ; còn duôi quả tên lửa không có gì (mặc dù nó đã rời ống hoàn toàn).Các tài liệu cũng ghi là nó dùng liều phụ đẩy tên lửa ra ngoài với vận tốc 80m/s ; sau đó động cơ chính tiếp tục gia tốc cho tên lửa lên 186 m/s nhanh chóng; vì vậy khoảng cách chết của at-4 nhỏ hơn so với at-3 khá nhiều ; chỉ vào 70 m  so với 500 m của Malyutka

Thứ 2 là em nghĩ đạn heat rất cần sự chính xác để tạo luồng xuyên đủ mạnh ;sớm hay muộn đều hại;chắc chắn bộ điều khiển không thể sống nếu chạm luồng xuyên ; nhưng khả năng xuyên giáp sẽ giảm ; nên phải có 1 cái gì đó khác .Bản thân các nhà thiết kế cũng đánh giá đây là 1 khâu khó khắn trong quá trình làm việc :(
=====================
Bác heavenshield : nhà em đã ghi ở bài malyutka 2 rồi ; sơ qua là nó thế này
Trích dẫn
Tín hiệu điều khiển và điện nguồn được dẫn bởi 3 sợi cáp nhỏ chống thấm đặc biệt dài 3200m ; được gia cố  bởi 36 sợi lụa.

À mà có bác nào tinh mắt nhìn ra at -4 của mình có gì mới không nhỉ ; so với cái sơ đồ cấu tạo nhé các bác ; bác dongadoan đang đố đấy  ;D
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/B-87.jpg)
Nhìn qua ; em thấy : giá 3 chân vẫn thế ; bộ điều khiển ; kính ngắm không khác lắm ; hay là nó khác bên trong cái ruột nhỉ  ???


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tvm303 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 12:17:35 pm
Theo cháu thì phòng nóng 2 bước là dùng liều phóng phụ (vẫn là nóng) phóng đạn ra khỏi nòng, sau đó liều chính của đạn khởi động đẩy đạn đến mục tiêu, tới đây thì tùy cơ cấu phá hủy mục tiêu mà đạn phóng đạn con hay chạm nổ... Phóng lạnh là không dùng liều phóng đạn ra khỏi nòng (lạnh), thường là khí nén. Sau khi phóng ra khỏi nòng thì mới khởi động động cơ nóng của đạn để đẩy đạn đến mục tiêu. Nói chung phóng lạnh hay nóng không những ứng dụng trong tên lửa chống tăng mà con trong rất nhiều loại tên lửa khác.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: OldBuff trong 01 Tháng Sáu, 2010, 12:18:01 pm
- Đạn dùng liều phóng phụ để thoát khỏi ống phóng trước khi kích hoạt liều phóng chính. Như vậy đạn Fagot thuộc loại phóng nóng 2 bước chứ không phải phóng nguội.
Phóng nóng 2 bước và phóng nguội thì khác nhau ở chỗ nào ạ?

Phóng nguội hay phóng nóng là thuật ngữ dùng cho các hệ thống tên lửa đường đạn: động cơ đốt bên trong hay bên ngoài hầm phóng. Mang các thuật ngữ trên sang các hệ thống vũ khí khác thì nội dung của chúng cũng khác.

Ở đạn chống tăng 9M111, quá trình phóng đạn gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đạn phóng khỏi nòng ống phóng bằng liều đẩy/пороховой стартер và giai đoạn đạn bay tới mục tiêu bằng liều phóng trên tầng đạn. Cơ chế phóng này tương tự như cơ chế phóng đạn PG-7 của súng chống tăng RPG-7 (B-41).


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Bodoibucket trong 01 Tháng Sáu, 2010, 12:47:19 pm
Làm sao cái đay điều khiển không bị lửa đốt cháy vậy các bác?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 12:50:04 pm
À thế nhà em hiểu chưa rõ về khái niệm phóng nóng lạnh   :(
Cảm ơn các bác đã đính chính

Nguồn của em bây giờ phải xem lại cẩn thận thôi ; ở đuôi ống phóng nó chú thích стартовый газогенератор ; chứ không phải пороховой стартер


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 12:52:23 pm
Làm sao cái đay điều khiển không bị lửa đốt cháy vậy các bác?

Bác xem lại hình ; dây nó ở phía trước mà bác
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16363.msg228456.html#msg228456


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Bodoibucket trong 01 Tháng Sáu, 2010, 12:59:56 pm
Ý tớ nói là dù dây điều khiển ở trước hay ở bên đi nữa thì khi phóng ra, quả đạn kéo dây dài phía sau ... tất nhiên là người ta sẽ nghĩ ra cách nào đấy để dây không bị luồng lửa rất mạnh của đạn làm cháy. Đấy, tớ hỏi vậy thôi!


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 01:14:50 pm
À ; tại đang mạch nghĩ về cái phóng nóng phóng lạnh nên nhà em ghi như thế

Còn về vấn đề dây ; chưa có tài liệu nên em chưa khẳng định được

Nhưng em nghĩ rằng thời gian sống quá ngắn 11s thì chỉ cần chất cách nhiệt vừa phải và dây dẫn điện bán kính lớn là khắc phục được


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 01 Tháng Sáu, 2010, 02:14:07 pm
"Hầm phóng lạnh" là của tên lửa đạn đạo chiến lược, hình như để nhanh chóng nạp được đạn khác vào hầm sau khi phóng.
Tôi hỏi trong trường hợp này vì thấy có "bộ phận khí khởi động", mới thắc mắc chẳng nhẽ áp dụng vào cả đây?
Sợi dây đ/khiển không cháy, như loại cũ thì do lửa có phụt ở đằng đuôi đâu mà cháy. Khởi động nhờ ống phụt phía trước, hành trình nhờ 4 ống phụt chéo ra ngoài ở phía sau. Xem lại sơ đồ.
Còn ở loại mới này vì để trong ống phóng nên phải có một liều phụ đẩy đít cho thoát ra rồi chắc cũng có mấy ống phụt như kiểu cũ?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Bodoibucket trong 01 Tháng Sáu, 2010, 02:19:56 pm
Xem lại sơ đồ?
Xem thấy 4 ống phụt phía đầu là khởi động; động cơ chính xả phía sau!


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 01 Tháng Sáu, 2010, 02:45:03 pm
(http://c.upanh.com/upload/7/453/3L0.11665373_63696_1.jpg)
Bộ thi hành chỉ điều khiển 1 trong số 4 ống phụt phản lực của đạn Malyutka.
Theo sơ đồ này thì 4 ống phụt sẽ bố trí như cái ống có điều khiển ở 4 góc. Còn dây thì chắc phải rải từ đuôi tên lửa dù nó để ở đâu mới là hợp lý.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 02:50:20 pm
Chắc là vì cách trang nên 2 bác đang hiểu nhầm nhau đấy ạ
AT-3 thì đúng là không có ống phụt nào có trục song song với trục tên lửa ; nên nó vừa bay vừa ngoáy  ;D
At-4 thì có 1 ống phụt chính ở đuôi thôi

Bác vitính nói thêm về Hầm phóng lạnh đi bác ? Nhà em chưa rõ lắm
CŨng 1 phần tại chú thích ghi là стартовый газогенератор thì em mới dịch bộ phận khí khởi động chứ ; lại thêm em hiểu sai về khái niệm phóng lạnh nên lại càng tin tưởng  :(

À các bác với em thảo luận thêm về 1 số vấn đề sau nữa nhé ; xong em sẽ tổng hợp lại 1 bài xong nhờ các bác mod dính link vào đuôi bài đầu tiên của bác ngtrunghieuasm để moị người dễ đọc ; ý đúng của bác nào sẽ ghi của bác ấy vào đàng hoàng ;D
- AT-4 phá hủy mục tiêu như thế nào ? (1)
- Cơ chế điều khiển bay của AT-4 ? (2)

về (1) em chưa rõ . Cụ thể là đầu đạn của AT-4 là đạn xuyên lõm ; vậy nó xuyên giáp thế nào ; có giống b-41 không ; nhất là khi phía trước có vật chắn như thế ?
về (2) chưa có tài liệu khẳng định ; các cánh nhỏ ở đầu chỉ nhằm giữ ổn định cho tên lửa ; hay tham gia tích cực vào quá trình lái ?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 02:52:33 pm
(http://c.upanh.com/upload/7/453/3L0.11665373_63696_1.jpg)
Bộ thi hành chỉ điều khiển 1 trong số 4 ống phụt phản lực của đạn Malyutka.
Theo sơ đồ này thì 4 ống phụt sẽ bố trí như cái ống có điều khiển ở 4 góc. Còn dây thì chắc phải rải từ đuôi tên lửa dù nó để ở đâu mới là hợp lý.

Cuộn dây ở số 4 đấy bác  vitính


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 01 Tháng Sáu, 2010, 02:58:20 pm
At-4 thì có 1 ống phụt chính ở đuôi thôi
Có mỗi ống phụt chính ở đuôi thì nó phải lái bằng cánh nhỉ?
Mà động cơ phụt thẳng kiểu đó cái dây không cháy thì cũng lạ?
Tôi xếp hàng sau bác bục két hỏi việc này  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 03:10:37 pm
Ơ không bác nào hưởng ứng em à  :(
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16363.msg228689.html#msg228689

Nhà em nghĩ về vấn đề dây thì lâu nhất nó cũng bị nung khoảng 11 s nên chỉ cần dây bọc chịu nhiệt tốt thì nó sém không đến lõi đâu bác vi tính ạ
À để em thử lấy dây điện thử phát ; các bác nhé ; sẽ báo kết quả  ;D



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 01 Tháng Sáu, 2010, 03:22:58 pm
Nhà em nghĩ về vấn đề dây thì lâu nhất nó cũng bị nung khoảng 11 s
Làm gì mà nung đến 11s. Nó rải dây mang theo chứ có phải kéo dây từ bệ ra đâu mà nung lâu thế. Chỉ bao nhiêu phần giây thôi. Nhưng nhiệt cao và sức phụt mạnh dây khó chịu đựng.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Sáu, 2010, 03:30:06 pm
À nhà em tính cái phần dây sát đuôi nhất mà bác ; nó sát động cơ chính nhất ; trường hợp xấu nhất là đuôi lửa nó quét thẳng vào dây

Nhưng đang tính cái gì dấy hả bác ? nếu là liều phụ đẩy ra khỏi ống thì dây chả phải chịu mấy đâu .Dây ở trước ; liều phụ ở sau ; đuôi ống thoát lửa . Nhà em nghĩ động cơ chính mới là nguy hiểm chứ ạ  ???


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Sáu, 2010, 07:19:00 pm
Một số thông tin cơ bản:

- AT-4 có phương pháp ngắm bắn bán chủ động (SACLOS) theo nguyên lý 2 điểm: kính ngắm và mục tiêu (tốc độ từ 60km/h trở xuống).

- Đạn 9M111 của AT-4 có động cơ phóng riêng rẽ với động cơ tăng tốc - hành trình, động cơ phóng đặt phía sau đạn 9M111 trong ống phóng ТПК.

- Đạn 9M111 thiết kế theo kiểu "con vịt" nên cánh lái ở trước cánh nâng.

- Sau khi ra khỏi ống phóng, đạn 9M111 quay quanh trục dọc theo chiều kim đồng hồ với tần số 10 vòng/giây nhờ cánh nâng nghiêng một góc 2015' so với trục dọc.

- Đạn 9M111 chỉnh tầm, hướng nhờ hai đôi cánh lái bố trí đối xứng qua trục dọc, nguyên lý lái theo cảm ứng điện từ nhận tín hiệu từ bộ tọa độ và lệnh điều khiển của HAY.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: huyphongssi trong 01 Tháng Sáu, 2010, 11:51:10 pm
Một số thông tin cơ bản:

- AT-4 có phương pháp ngắm bắn bán chủ động (SACLOS) theo nguyên lý 2 điểm: kính ngắm và mục tiêu (tốc độ từ 60km/h trở xuống).

- Đạn 9M111 thiết kế theo kiểu "con vịt" nên cánh lái ở trước cánh nâng.


Tưởng mỗi em nhầm, hóa ra thủ trưởng cũng nhầm ;D

- Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 "Фагот" sử dụng Hệ thống điều khiển bán tự động theo đường ngắm thẳng (Система полуавтоматического наведения на линию прицеливания) hay còn gọi theo tiếng Anh là SACLOS (Semi-Automatic Command to Line of Sight) với phương pháp bắn 3 điểm (Метод трёх точек - Т/Т).

- Đạn chống tăng 9M111 có cánh lái mũi còn gọi là cánh vịt ("Утка")

Trích dẫn từ: tientt82
À thế nhà em hiểu chưa rõ về khái niệm phóng nóng lạnh   
Cảm ơn các bác đã đính chính

Nguồn của em bây giờ phải xem lại cẩn thận thôi ; ở đuôi ống phóng nó chú thích стартовый газогенератор ; chứ không phải пороховой стартер

Phóng như đạn 9M111 được gọi là "phóng mềm" ;D

"стартовый газогенератор" có thể hiểu là buồng đốt liều phóng, còn "пороховой стартер" là tầng chứa thuốc phóng

(http://c.upanh.com/upload/7/453/3L0.11665373_63696_1.jpg)
Bộ thi hành chỉ điều khiển 1 trong số 4 ống phụt phản lực của đạn Malyutka.
Theo sơ đồ này thì 4 ống phụt sẽ bố trí như cái ống có điều khiển ở 4 góc. Còn dây thì chắc phải rải từ đuôi tên lửa dù nó để ở đâu mới là hợp lý.

Cuộn dây ở số 4 đấy bác  vitính

Số 4 là cuộn dây nhưng không phải dây dẫn lệnh.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: vitính trong 02 Tháng Sáu, 2010, 08:43:25 am
Một số thông tin cơ bản:
- AT-4 có phương pháp ngắm bắn bán chủ động (SACLOS) theo nguyên lý 2 điểm: kính ngắm và mục tiêu (tốc độ từ 60km/h trở xuống).
- Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 "Фагот" sử dụng Hệ thống điều khiển bán tự động theo đường ngắm thẳng với phương pháp bắn 3 điểm (Метод трёх точек - Т/Т).
Phóng như đạn 9M111 được gọi là "phóng mềm" ;D
"стартовый газогенератор" có thể hiểu là buồng đốt liều phóng, còn "пороховой стартер" là tầng chứa thuốc phóng
Số 4 là cuộn dây nhưng không phải dây dẫn lệnh.
Điều khiển bắn 3 điểm là đúng theo chức năng của hệ thống điều khiển. Nói 2 điểm là từ thao tác của trắc thủ.
Trắc thủ bám điểm ngắm vào mục tiêu (chỉ thị mục tiêu), còn hệ thống điều khiển phải đọc được "đèn hồng ngoại" (là điểm thứ ba) ở đuôi đạn để tính ra lượng điều khiển đưa đạn đến mục tiêu do trắc thủ chỉ thị. Bản chất vẫn là 3 điểm nhưng một điểm đã chuyển cho hệ thống đảm nhiệm còn trắc thủ chỉ quan tâm 2 điểm thôi.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Sáu, 2010, 06:44:26 pm
@ huyphongssi: tớ nói "ngắm bắn theo nguyên lý 2 điểm" chính là ý nhắm vào việc phân biệt giữa AT-4 và anh trai nó là AT-3 đấy! ;D 


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: huyphongssi trong 02 Tháng Sáu, 2010, 07:10:26 pm
@ huyphongssi: tớ nói "ngắm bắn theo nguyên lý 2 điểm" chính là ý nhắm vào việc phân biệt giữa AT-4 và anh trai nó là AT-3 đấy! ;D 

Ra là thủ trưởng bảo ngắm bắn chứ không phải điều khiển. Vậy mà em cứ tưởng bở ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngtrunghieuasm trong 08 Tháng Sáu, 2010, 07:24:53 pm
Tìm kiếm mãi mới ra được một loại tên lửa chống tăng có điều khiển nữa của  nhà ta đó là loại 3M11 Fleyta  Nato định danh là AT-2 Swatte, loại được trang bị khá hạn chế không biết bây giờ còn sử dụng không. Chủ yếu trang bị cho trực thăng Mi-24A.
[img border="1" src="http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:AT-2c_Swatter.JPG"[/img]
+AT-2 Swatter là một loại tên lửa chống tăng có điều khiển của Liên Xô, sử dụng hệ điều khiển bằng vô tuyến MCLOS.

+Tên lửa được phát triển tại phòng thiết kế OKB-16, nó được phát triển là một loại ATGM hạng nặng cùng thời với loại AT-1 nhằm trang bị cho cả trực thăng và lực lượng mặt đất, tuy nhiên nó quá nặng để trang bị cho bộ binh cơ động.

+ Tên lửa sử dụng hệ điều khiển bằng vô tuyến thay cho dây dẫn, điều này giúp tên lửa bay nhanh hơn, tuy nhiên việc điều khiển bằng vô tuyến rất dể bị gây nhiễu đặc biệt khi công kích các xe tăng có hệ thống gây nhiễu điện tử  hiện đại.

+ AT-2 Swatter gặp phải nhiều vấn đề về kỷ thuật như loại AT-1 như tên lửa có tầm bắn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu đề ra, vấn nữa là tên lửa có độ tin cậy trong chiến đấu khá kém. Về sau một phiên bản cải tiến của 3M11 là 9M17 (AT-2B) được phát triển, tên lửa có vẽ bề ngoài rất giống nhau nhưng tầm bắn đạt đến 3.5km.Tên lửa được chấp nhận trang bị rộng rải cho quân đội vào năm 1968.

+ Thông số kỷ thuật: Dài 1160mm, đường kính:148mm, khối lượng chiến đấu: 29kg (từ phiên bản AT-2B), tầm bắn từ hiệu quả từ 500-3500 mét, tốc độ:150-170m/s, khả năng xuyên giáp: 500mm với giáp RHA.

Tại Việt Nam AT-2 Swatter tham chiến lần đầu  trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979 cùng với sự xuất hiện tham chiến của trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24A.Với trang bị hỏa lực hạng nặng AT-2 cùng với Mi-24A đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt rất nhiều xe tăng, xe thiết giáp, xe cơ giới, củng như các tiền đồn của Khơ me đỏ cho đến tận năm 1986 khi lực lượng Khơ me đỏ bị đẩy lùi tới  biên giới Thái Lan.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Sáu, 2010, 07:46:56 pm
Tại Việt Nam AT-2 Swatter tham chiến lần đầu  trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979 cùng với sự xuất hiện tham chiến của trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24A.Với trang bị hỏa lực hạng nặng AT-2 cùng với Mi-24A đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt rất nhiều xe tăng, xe thiết giáp, xe cơ giới, củng như các tiền đồn của Khơ me đỏ cho đến tận năm 1986 khi lực lượng Khơ me đỏ bị đẩy lùi tới  biên giới Thái Lan.

Viết văn nghe hay đấy, mỗi tội đơn vị Mi-24 đầu tiên của KQNDVN được thành lập năm 1980 và lần đầu xuất trận năm 1984 ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: heavenshield92 trong 09 Tháng Sáu, 2010, 01:20:20 pm
Tìm kiếm mãi mới ra được một loại tên lửa chống tăng có điều khiển nữa của  nhà ta đó là loại 3M11 Fleyta  Nato định danh là AT-2 Swatte, loại được trang bị khá hạn chế không biết bây giờ còn sử dụng không. Chủ yếu trang bị cho trực thăng Mi-24A.
[img border="1" src="http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:AT-2c_Swatter.JPG"[/img]
Hehe, cái này là quả Phá Lán Gà tớ nói ở bài #16 đấy thôi  ;D. Sao mà phải kiếm mãi thế?
Đúng như bác Sơn nói, Mi của ta đến tận sau này mới vào Cam, đánh cũng hạn chế lắm.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 07:43:08 am
Trích dẫn
Các moss ai có điều kiện hay thời gian thì viết giùm 1 chủ đề về các loại vũ khí chống tăng với.
Em bổ xung thêm về tên lửa chóng tăng B72, mong các thủ trưởng và các bạn góp ý ,hiệu đính.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 07:54:13 am
 Để các bài viết có hệ thống em chia ra các đề mục bắt đầu từ cách phân loại,
+ Cấu tạo chung của tên lửa chống tăng,
+Một số loai tên lửa chống tăng trên thế giới,
+ trình bày chi tiết hơn về tên lủa B72.

I.Phân loại tên lửa chống tăng có điều khiển
- Theo nguyên lý điều khiển;
- Theo ổn định tương đối với trục dọc của đạn;
- Theo dạng động cơ
- Theo dạng khí động.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 08:17:29 am
1. Theo nguyên lý điều khiển :
- Điều khiển hữu tuyến hoặc vô tuyến (dùng dây hoặc dùng sóng điện từ)
- Điều khiển tổng hợp;
- Tự đông điều khiển;
2. Theo dạng ổn định theo trục dọc của đạn:
- Dùng con quay có kích thước lớn, có tốc độ quay lớn;
- Dùng con quay cỡ nhỏ để đo độ lớn góc lệch sau đó tạo tín hiệu điện về máy lại
- Dùng 2 con quay
3. Theo dạng động cơ
- Động cơ phản lực rắn;
- Động cơ phản lực nhiên liệu lỏng;
- Dộng cơ phản lực dùng khí
4. Phân loại theo sơ đồ khí động:
- Sơ đồ con vịt
-Sơ đồ thường
- Sơ đồ  không có đuôi
-Kiểu cánh lái.

II.Cấu tạo chung cảu tên lửa

 Tên lửa chống tăng gồm những phần chính sau:
-Phần chiến đấu: đại đa số là loại đầu đạn lõm;
Phần chiến đấu phải được tháo rời với các bộ phận khác trong mọi trường hợp , chỉ lắp vào trước khi bắn.
- Thân đạn: lặp động cơ, cơ quan điều khiển, lắp cánh, cơ cấu ổn định....thăn đạn thường là hợp kim nhẹ hoặc chất dẻo.
- Động cơ : gồm động cơ suất phát và động cơ hành trình.


Một số loại tên lửa trên thế giới



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: thuhuongtn trong 11 Tháng Tám, 2011, 08:39:35 am
Ý em muốn là có cả RPG, B 40, B 41, Stinger. Nói chung là cả tây lẫn liên xô. Nhưng quan trọng nhất là cách bắn.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 08:52:29 am
Ý em muốn là có cả RPG, B 40, B 41, Stinger. Nói chung là cả tây lẫn liên xô. Nhưng quan trọng nhất là cách bắn.
Nếu cần mấy cái đó thì bạn đọc trong topic cuả anh Longtrec có đủ rồi. Về cách bắn B41 bạn tìm những bài của bác tươcB41 ,và trong topic cuả bác binhyen1960 về chiến tranh biên giới tây nam. Theo tôi không cần phải tổng hợp lại trong một topic riêng.
Topic nay các bác đã bàn về  tên lửa chống tăng của NC. tôi muốn bổ xung cho phong phú thông tin. ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 09:19:08 am
 Hình ảnh cấu tạo một số loại tên lửa trong bảng :

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hnh1.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hnh2.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hnh3.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 09:23:44 am
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hnh4.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hinh5.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hinh6.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hnh7.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/hnh8.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 03:25:31 pm
Tổ hợp TLCT 9K11 (B72)

1.1. Công dụng, các thành phần
  a. Công dụng

   Tổ hợp 9K11 được đưa vào chiến trường B năm 1972 nên còn được gọi là tổ hợp B72.

   Tổ hợp được dùng để tiêu diệt các mục tiêu bằng thép, cơ động và không cơ động ở cự ly 500 - 3000  

        mét. Ngoài ra nó còn dùng để tiêu diệt các ổ phục kích và công sự nổi của địch

b. Các thành phần tổ hợp 9K11 bao gồm:

+Bệ điều khiển 9C415 và kính ngắm 9Ш16
+Ba lô (va li) bệ phóng và đạn 9M14M.
+Ắc quy 11ФГ - 400 và một phụ tùng đi kèm  (ЗИП).

+Khi hành quân bộ B72 được đặt trong các ba lô:
+Ba lô số 1: 9C415, 9Ш16, 11ФГ - 400  và bộ phụ tùng đi kèm.
+Ba lô số 2, 3: bệ phóng và 1 quả đạn đã được tháo rời phần chiến đấu với phần thân.

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/Balo1.jpg)

Bên trong balo 1
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1312470733_malutka_pu2.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1312470618_malutka_pu.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 03:38:56 pm
Balo 2,3
1. Thân; 2. Nắp; 3. Dây đeo vai; 4. Tay xách
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/balo2.jpg)
 Bên trong balo 2,3
Đạn
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1312470798_malutka2_3.jpg)
Bệ và đạn :
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/malutka.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 03:44:50 pm
c. Biên chế của tổ hợp
   Khẩu đội được biên chế theo tổ hợp bao gồm 3 người: người điều khiển chính (là khẩu đội trưởng) và hai điều khiển viên.
   Số 1 của khẩu đội là khẩu đội trưởng, mang ba lô số 1.
   Số 2 và số 3 là các điều khiển viên, họ mang các ba lô tương ứng 2 và 3

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1312470769_maljutka_foto-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 03:50:56 pm
2. Một số tính năng chiến - KT cơ bản

Xmax:   3000m;      Xmin:   500m

Tốc độ bắn ở tầm bắn xa nhất      2 phát/phút

Vùng bắn thiết bị phóng ở một vị trí
   + Tầm bắn 500m      
   + Tầm bắn 1000-3000m   
Vận tốc bay trung bình của đạn trong điều kiện bình thường 120m/s
Thời gian triển khai, thu tổ hợp:
   + Từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu   1ph40s
   + Từ trạng thái chiến đấu sang trạng thái hành quân   2ph
Trọng lượng:
   + Đạn         10,9kg
   + Ba lô số 1         12,4kg
   + Ba lô số 2 (3)      18,1kg

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/t05-1.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/t_maljutkhgfhha-1.jpg)




Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 05:35:57 pm
* Kính ngắm 9Ш16:

   + Loại kính ngắm: kính ngắm một mắt
   + Độ phóng đại      8X
   + Trường quan sát      11độ 30'
   + Trọng lượng         1,7kg
Ắc qui:
   + Điện áp định mức      12v
   + Dung lượng ắc qui mới nạp ở điều kiện bình thường 1,25Ah
   + Trọng lượng         2,4kg
Thời hạn sử dụng thiết bị phóng theo ba lô:    Không ít hơn 5 phát bắn (kiểm tra sau mỗi lần bắn)

* Thiết bị điều khiển mặt đất

   Ở trạng thái chiến đấu

   1. Tay điều khiển;
        2. Cọc kính ngắm;
   3. Kính ngắm 9Ш16;
        4. Nút phóng (ПУСК);
        5. Đèn tín hiệu (ИЗДЕЛИЕ УСТ);
        6. Công tắc chuyển mạch ПУСКОВАЯ УСТ.

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/knhngm.jpg)

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090602/t03.jpg)




Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 09:00:02 pm
Thiết bị điều khiển mặt đất bao gồm: đài điều khiển 9C415 với kính ngắm 9Ш16, ắc qui 11ФГ- 400 và một bộ phụ tùng thay thế đơn.

HAY dùng để phóng và điều khiển quá trình bay của đạn, do khẩu đội trưởng tiến hành khi quan sát theo mục tiêu và đạn khi có hoặc không sử dụng kính ngắm.

 Đài điều khiển 9C415

Mặt trên gồm có:
+ Tay điều khiển 1,
+ Núm phóng 4,
+ Đèn báo hiệu thông mạch 5;
+ Công tắc chuyển mạch 6;
+ Chân giá máy ngắm ở thế chiến đấu 2;
+ Giá gắn máy ngắm ở thế hành quân.
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ik.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1312470733_malutka_pu2-1.jpg)



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 11 Tháng Tám, 2011, 09:21:35 pm
Mặt sau :

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/AT-3_Sagger_missile_control_box-1.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/mtngsau.jpg)

9. Vôn kế
10. Công tắc kiểm tra điện áp ắc qui
11. Công tắc chuyển điện áp
12. Cấu chì (1, 2)
Ш1,2,3,4 : vị trí cắm cáp điện


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Tám, 2011, 08:29:08 am
Mặt trước:

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/trc.jpg)

13. Ổ cắm Ш5 (nối ắc qui)
14. Công tắc chuyển K, Л
15. Ổ cắm Ш6 (nối TB kiểm tra)
16. Tay khóa (để giữ ắc qui)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Tám, 2011, 08:57:36 am
Ba lô đeo có đạn và thiết bị phóng

1. Ba lô đeo;
2. Thân đạn;
3. Đầu đạn;
4. Thiết bị phóng.

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/baldn.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1312470798_malutka2_3-1.jpg)



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Tám, 2011, 09:02:57 am
Ba lô bệ phóng
Thiết bị phóng ở trạng thái chiến đấu
1. Thanh định hướng;
2. Chân trước;
3. Đầu nối trên khoang;
4. Nắp;
5. Dây căng;
6. Mực thăng bằng.
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/bphong.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/malutka.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/IMG_1288.jpg?t=1313052629)





Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Tám, 2011, 09:12:13 am
Đạn 9M14
1. Phần chiến đấu;
 2. Khoang động cơ;
3. Khoang cánh;
4. Khối thiết bị;
5. Ống vạch đường.


(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/Dntngqut.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/3-1.jpg)
Hình bổ từng phần quả đạn 9М14М:
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1312470740_maljutka_r-1.jpg)

1 - khoang chứa ngòi nổ cận đích, 2 - Phần tử áp điện ; 3 - Tích lũy lõm (phễu hình nón), 4 - Thuốc nổ;
5 - Castle của đầu đạn, 6 - Tấm ngăn, 7 - cầu chì, 8 -động cơ  khởi động , 9 - Thuốc phóng, 10 - dây điện, 11 - cánh ổn định, 12 - thiết bị, 13 - hệ thống điều khiển, 14 - con quay hồi chuyển.




Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Tám, 2011, 09:38:23 am
Phần chiến đấu

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ddaaudn.jpg)
1. Thân;
 2. Thuốc nổ;
3. Ngòi nổ;
4. Khoá;
5. Phễu;
 6. Lò xo;
 7. Nắp chụp;
 8. Chóp;
 9. Phần tử áp điện;
 10. Lớp cách điện;
 11. Tấm chắn sóng
Phần chiến đấu dùng phá huỷ mục tiêu, bao gồm thân 1, thuốc nổ 2 và ngòi nổ 3.
Thân làm bằng nhựa tổng hợp. Ở phần trước có ren bên trong để lắp ráp với đầu ngòi nổ, phần đuôi có hai chốt 4 để lắp đầu đạn với động cơ, rãnh để đầu cắm dây dẫn dùng truyền xung lượng điện đến hạt nổ của ngòi nổ. Phần đuôi thân có hốc để ngòi nổ và lỗ vít để lắp ngòi, bề mặt trong thân phủ lớp bạc, để tạo thành mạch điện, trong thân nhồi chặt thuốc nổ với phần đầu và ngòi nổ.

 Thuốc nổ gồm phễu hình nón bằng đồng 5 với lò xo 6, hai khối thuốc nổ 2, lớp cách điện 10 và tấm chắn sóng 11. Thuốc nổ là hợp chất paraphin với xeredin.

 Ngòi nổ kiểu ngòi nổ áp điện, tác động tức thời, mở bảo hiểm tầm xa. Ngòi nổ được mở bảo hiểm cách thiết bị phóng 70-200m. Phần đầu ngòi nổ (áp điện) là cảm biến năng lượng điện, biến đổi năng lượng va đập cơ khí khi đạn gặp vật cản thành năng lượng điện. Phần đầu ngòi nổ gồm nắp chụp với chi tiết áp điện và thân. Nắp chụp 7 với chóp 8 để giảm lực cản không khí và tạo năng lượng cho chi tiết áp điện. Trong nắp chụp có 16 chi tiết áp điện 9.

Thân thiết kế để lắp tất cả các chi tiết của đầu đạn và ngòi nổ

(http://rbase.new-factoria.ru/sites/default/files/missile/malutka/don_9e236.gif)
Hình này nhiều chi tiết cơ khí quá em ngại dịch:-колпачок; 2-колпачок; 3-взрывчатое вещество; 4-колпачек; 5-колпачек; 6-крышка; 7- искровой электродетонатор; 8-колпак; 9-пружина движка; 10-планка; 11-втулка; 12-трубка; 13,40,54,58,61-пиротехнический состав; 14-прокладка; 15-прокладка; 16-гайка; 17-контакт; 18-корпус; 19-контакт; 20-кольцо; 21-пружина; 22-колпачек; 23-движок; 24-втулка; 25-прокладка; 26-чашечка; 27-гайка; 28-втулка; 29-контакт; 30-ось; 31,43-шарик; 32-большой рычаг; 33-ось; 34-малый рычаг; 35-штифт; 36-ось; 37-шпилька; 38-гайка; 39-контакт; 41-капсюль-детонатор; 42-шайба; 44-пружина; 45-втулка; 46-винт; 47-баланс; 48-гильза; 49-жало; 50-капсюль-воспламенитель; 51-пружина; 52-ныряло; 53-пружина; 55-втулка; 56-заглушка; 57,60-стопор; 59,62-втулка.
Nguồn http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/malutka/9m14p.shtml (http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/malutka/9m14p.shtml)



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 12 Tháng Tám, 2011, 09:57:08 am
Khoang động cơ
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/kobit1.jpg)

1. Buồng đốt ĐCHT;
 2. Buồng đốt ĐCP;
 3. Loa phụt;
 4. Thuốc phóng;
5. Đế;
 6. Đáy;
 7. Vấu;
 8. Thuốc phóng ĐCHT;
9. Liều mồi ĐCHT;
10. Thân liều mồi;
11. Ống nhánh;
12. Thân loa lái;
13. Bi;
 14. Thân tấm lót;
 15. Thân loa lái;
16. Bộ lọc;
17. Bộ làm xoáy;
18. Bầu lọc bằng gốm;
19. Tiết lưu đủ bộ;
20. Lưới;
 21. Đáy;
 22. Thân bộ giữ chậm;
 23. Van khí;
 24. Êcu;
 25. màng chắn;
 26. Màng chắn



Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 12 Tháng Tám, 2011, 09:11:18 pm
 Bác NGOCDAN-LEP , kết cấu của quả tên lửa nầy phức tạp thật . Cái nầy phải ngâm cứu , không biết hiểu hết chưa ?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 13 Tháng Tám, 2011, 08:54:11 am
Bác NGOCDAN-LEP , kết cấu của quả tên lửa nầy phức tạp thật . Cái nầy phải ngâm cứu , không biết hiểu hết chưa ?
Thưa bác, cháu đang tìm hiểu, tổng hợp lại từ các nguồn trên mạng cùng một số nguồn khác nên để hiểu hết được nó cần phải có thời gian dài dài ! Cháu hiểu tới đâu trình bày tới đó rất mong bác và các bác đã từ tiếp xúc với loại vũ khí này bổ xung và hiệu đính những vấn đề cháu hiểu sai và thiếu  ạ !  :D!

Nguồn ảnh cháu lấy chủ yếu trong cuốn này , thuyết minh thì google dịch  ;D :
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/1292506615_pamyatka-raschetu-kompleksa-9k11-1969-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Tám, 2011, 09:24:57 am

tiếp theo

Các loa phụt của ĐCP nghiêng so với đường trục đạn một góc 15độ và để đảm bảo tốc độ quay cho tên lửa, các loa phụt này quay lệch đi một góc 0độ50'.
Hoạt động:
Quá trình làm việc của động cơ như sau: Khi cấp  xung  điện vào các tiếp điểm ĐCP, bộ mồi điện làm việc, làm cháy chất mồi, thuốc phóng được mồi cháy. Khí thải sinh ra phụt qua bốn loa phụt, tạo thành phản lực. Dưới tác dụng của phản lực, đạn bắt đầu chuyển động theo định hướng của thiết bị phóng, bay được một đoạn, cấp điện bộ mồi  động cơ hành trình và ngòi nổ,  đốt cháy chất mồi và sau đó cháy thuốc phóng ĐCHT. Khí thuốc qua 2 loa phụt tạo thành phản lực đẩy đạn bay.
Một phần khí thuốc từ ĐCHT đi qua bộ giảm áp và bộ lọc đến máy lái.

Máy lái tạo các chuyển động cho loa lái với góc lệch +_14độ và tần số phù hợp với tần số của tín hiệu lệnh điều khiển từ đài điều khiển mặt đất. Máy lái làm việc ở chế độ rơ le. Năng lượng làm việc sử dụng khí của động cơ hành trình, được lọc sạch qua hệ lọc khí với áp suất khoảng 20kg/cm2.

 Động cơ máy lái là dạng điện-khí nén: xử dụng tín hịêu điện để điều khiển luồng khí nén tạo lực cơ học làm chuyển động loa lại.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Tám, 2011, 09:41:19 am
Ống dây:
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/12346.jpg)
Trên ống cuốn dây cáp nhỏ độ dài 3100+_25m. Cáp nhỏ gồm ba sợi dây đồng bọc lớp cách điện, đường kính mỗi sợi 0,12mm, xung quanh sợi đồng bện dây sợi để tăng độ bền. Dây cuốn trên cốt theo từng lớp, các vòng  sát nhau . Đường kính ngoài của cáp 0,5mm


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Tám, 2011, 09:45:06 am
Con quay 3 bậc tự do
Con quay ba bậc  để xác định vị trí góc của đạn khi bay. Bắt đầu tính góc quay của đạn từ vị trí hãm con quay, nghĩa là từ vị trí ở đó tương ứng với vị trí đạn trên thiết bị phóng.

(http://www.webs1.uidaho.edu/ENGR220/images/gyroscope.jpg)

http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=5083 (http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=5083)
http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=4145 (http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=4145)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Tám, 2011, 09:55:57 am
Khoang cánh

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/khicnhui.jpg)

Gồm có:
thân1, bốn cánh 4, hãm cánh và gá  cố định ống vạch sáng .  
Đạn quay khi bay do cánh lệch góc 3độ15'  với trục dọc  đạn.
Các cánh được gập lại  khi vận chuyển. Cơ cấu hãm cánh gồm chốt hãm 7, trục 8 với vòng đệm 9 và lò xo 10.

Ống vạch đường

Ống vạch đường bảo đảm quan sát được khi đạn bay và dẫn hướng đạn đến mục tiêu trong quá trình đạn bay trong mọi điều kiện thời thiết cho phép quan sát được mục tiêu. Ống vạch đường cố định trên khoang cánh .
Quá trình cháy của ống vạch đường  đồng thời với động cơ phóng, với ;laọi chất cháy đặc biệt  bảo đảm quan sát được quỹ đạo bay ở tầm bắn 3000m mà trắc thủ không bị chói mắt.
 Ống vạch đường hình trụ tròn nhỏ sát thân đạn : góc 2h trên ảnh
Đuôi đạn được bọc cao su  bảo vệ các chi tiết bên trong , phía cuối có W cắm cáp từ HAY.

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/9M14Mfjyt.jpg?t=1313397079)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/P1520260-1.jpg)
Đuôi đạn khi bỏ nắp cao su:

(http://thumbs.valka.cz/attachments/12663/thumbs/Mal-KS.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Tám, 2011, 05:36:31 pm
II.Điều khiển và phương pháp dẫn

Đạn 9M14M được điều khiển bằng dây, theo phương pháp 3 điểm
PP 3 điểm:
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/pp3d.jpg)

Khi dẫn hướng đạn đến mục tiêu, người điều khiển quan sát độ lệch của đạn theo đường ngắm .

Trên cơ sở quỹ đạo bay của đạn trong khoảng thời gian ngắn và độ lệch khỏi mục tiêu, người điều khiển dùng thiết bị mặt đất phát tín hiệu lệnh tương ứng truyền tới đạn. Do mục tiêu chuyển động nên đường ngắm là đường thẳng di động.
 Chỉ có mắt người điều khiển là cố định: Hai điểm kia (đạn và mục tiêu) là những điểm di động  nên để dẫn hướng đạn tới mục tiêu theo phương pháp ba điểm có hiệu quả, người điều khiển phải trải qua một thời gian luyện tập chuyên môn trên bộ luyện điện tử (bắn "điện tử")  khá dài mới có khả năng đk đạn:

Hệ thống điều khiển trên Tên lửa bao gồm:
Thiết bị điều khiển trên khoang: dùng để điều khiển các cơ quan chấp hành (động cơ điện khí nén máy lái); tạo và truyền tín hiệu thông tin về đài điều khiển mặt đất.
Bao gồm
Mạng dây 3 lõi;
Các nam châm điện từ:
Bộ nắn dòng;
Con quay cùng bộ đóng ngắt.
Các cơ quan chấp hành dùng để điều khiển tên lửa trên quỹ đạo bay bao gồm: máy lái và 2 loa lái.
Các loa lái bố trí đối xứng qua trục đạn; góc lệch loa lái ‡ 140; thời gian dịch chuyển 11 - 16ms;

Máy lái hoạt động ở chế độ rơle;

Hệ thống điều khiển của tổ hợp 9K11 là điều khiển một kênh, lợi dụng sự quay của tên lửa để điều khiển bay. Đạn quay với tốc độ 8.5 vòng /giây  nên tín hiệu điều khiển đạn cũng phải có chu kỳ lặp lại (tần số) trùng với tần số quay của đạn để lật "bản lề" loa phụt +_14 độ(cả 2 loa phụt ) đúng thời điểm cho từng mặt phẳng điều khiển, tín hiệu này lấy từ con quay và được truyền về HAY tạo lệch điều khiển.
 





Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 15 Tháng Tám, 2011, 06:12:04 pm
Em mượn hình của thủ trưởng Dongadoan:
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/9M14M-1.jpg)

Nửa trên ảnh là toàn bộ phần điện trong quả đạn : bao gồm các cuộn từ (nam châm điện), bộ nắn dòng , các đi ốt(phân dòng âm dương tín hiệu điều khiển đạn) , tụ điện , bộ tạo tín hiệu theo tần số quay đạn (lấy tín hiệu từ con quay) .......


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 15 Tháng Tám, 2011, 08:40:41 pm
 Bộ máy phức tạp quá , mình cũng chưa hiểu được là bao nhiêu . Không biết có phải là động cơ dùng để đẩy tên lửa chính lại là 4 loa phụt ở phía trên gần đầu nổ quả đạn , còn một loa phụt nghiêng + - 14 độ ở sau đuôi , chỉ làm nhiệm vụ lái tên lửa thôi . Nhưng không hiểu sau nhìn thấy khoan thuốc phóng của loa lái lại có vẻ nhiều hơn phần khoan thuốc phóng của 4 loa phụt chính . Một thắc mắt nữa là khi chuyển động thì quả tên lửa xoay vòng , như vậy để chỉnh hướng bay theo yêu cầu của người điều khiển là phải điều chỉnh loa phụt đuôi sau cho trùng với tần số quay của tên lửa theo vị trí góc quay . Còn điều khiển theo phương pháp ba trục , đúng là mình chưa hiểu gì hết . Có lẽ nhờ bạn Ngoc dan lep giải thích rỏ thêm . Còn con quay hồi chuyển lại đặt ở khoan đuôi tên lửa , nhưng chưa thấy bản vẽ thể hiện vị trí con quay nằm đâu ?


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Tám, 2011, 07:10:20 am
Trích dẫn
động cơ dùng để đẩy tên lửa chính lại là 4 loa phụt ở phía trên gần đầu nổ quả đạn
Thưa bác 4 động cơ này là động cơ phóng  tên lửa ! Tác dụng của nó là đưa tên lửa rời bệ và tạo ra tốc độ quay ban đầu cho quả đạn ! Thời gian làm việc của động cơ phóng  chưa đên 1 giây , ( khoảng 0,6-0,8 giây ) ??

Trích dẫn
còn một loa phụt nghiêng + - 14 độ ở sau đuôi , chỉ làm nhiệm vụ lái tên lửa thôi . Nhưng không hiểu sau nhìn thấy khoan thuốc phóng của loa lái lại có vẻ nhiều hơn phần khoan thuốc phóng của 4 loa phụt chính

Động cơ chính (hành trình) có 2 loa phụt như trên hình vẽ (đoạn ký hiệu từ 12-15) hình phía dưới là ký hiệu 7!
2 loa lái (15) có thể lật góc +_14 độ so với trục của quả đạn, cháu ví dụ trong mặt phẳng phương vị (2 loa phụt cùng nằm trên mặt phẳng ngang ,) muốn lái đạn sang phải thì 2 loa phụt này lệch sang phải 1 góc 14 độ , còn khi muốn lái đạn sang trái thì 2 loa phụt lệch sang trái goc -14 độ (góc âm dương là do ta lấy trục đạn làm chuẩn ), tương tự như vậy với điều khiển đạn trong mặt phẳng đứng.
Thời gian hoạt độngc của động cơ hành trình là 30 giây!
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/kobit1.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/fgfgghgtr-1.jpg)

Trích dẫn
Một thắc mắt nữa là khi chuyển động thì quả tên lửa xoay vòng , như vậy để chỉnh hướng bay theo yêu cầu của người điều khiển là phải điều chỉnh loa phụt đuôi sau cho trùng với tần số quay của tên lửa theo vị trí góc quay . Còn điều khiển theo phương pháp ba trục ,
Cái này là do cấu tạo của quả đạn , đạn tl B72 là loại điều khiển 1 kênh, nghĩa là :

 Nếu như 2 kênh thì đông cơ hành trình phải có 4 loa phụt, có 2 hệ thống máy lái cho 2 mặt phẳng , còn B72 chỉ có 2 loa phụt và 1 máy lái  cho nên để điều khiển được thì đạn phải xoay để luân phiên sử dụng  cơ cấu lái này cho 2 mặt phẳng. Trên đạn con quay 3 bậc tự do đo góc lệch để đưa về Hay tạo lệnh điều khiển theo đúng tần số quay của đạn ,
 -Phương pháp 3 điểm :
 Trong quá trình điều khiển , mắt trắc thủ, đạn, mục tiêu luôn nằm trên 1 đường thằng !

Trích dẫn
Còn con quay hồi chuyển lại đặt ở khoan đuôi tên lửa , nhưng chưa thấy bản vẽ thể hiện vị trí con quay nằm đâu ?
Con quay hồi chuyển là vị trí 9 trên hình ạ!
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/3-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 16 Tháng Tám, 2011, 07:38:00 pm
 Cám ơn Ngoc dan lep , mình đã hiểu ra rồi vì nhìn vào hình chụp thì một bên loa phụt bị tháo phần sau ra nên mình nhầm lẫn , cứ nghĩ là chỉ có một loa phụt thì làm sao nó đối xứng được . Còn bộ lọc của loa phụt , mình cũng chưa biết Nga chế tạo để có công dụng gì , rủi vì bộ lọc đó mà làm nghẻn ống phụt thì động cơ tên lửa sẽ bị nổ ngay , vì toàn bộ tên lửa nầy dùng nguyên liệu rắn làm thuốc phóng .


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 17 Tháng Tám, 2011, 07:15:34 am
Bộ lọc khí dùng để tạo ra một lượng khí với áp suất khoảng 20kg/cm2 , thay vì việc ta lắp một bình khí nén lên trên đạn. Bộ lọc khí đưa khí vào máy lái , dùng năng lượng khí để điều khiển loa phụt  lật góc bác ạ. bộ lọc  không đặt trong loa phụt cho loa phụt.Dùng bộ lọc để tạo lượng khí sạch ,không có cặn ,nên khi đưa vào hệ pitong, xi lanh sẽ hoạt động tốt , không bị kẹt .
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/Mal-KS2-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 17 Tháng Tám, 2011, 11:04:16 am
 Cảm ơn Ngoc Dan Lep . Bây giờ mình đã hiểu rồi , bộ lọc chỉ trích một phần khí thoát để tạo ra áp lực ở pit tong làm nhiệm vụ tạo lực lái đẩy chuyển hướng hai ống phụt . Hay !


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 27 Tháng Tám, 2011, 11:37:04 pm
Tổ chức chiến đấu, các vấn đề cần lưu ý!
- Có một vấn đề em google dịch , nghĩa của nó có thể hiểu là :
+ Nếu ba lô đạn bị rơi từ độ cao 0.5m thì phải kiểm tra lại thật kỹ  sau đó mới đưa cào chiến đấu;
+ Nếu ba lô đạn bị rơi từ độ cao > 3m thì phải hủy đạn.
 Trong khi cơ cấu bảo hiểm mở ngòi nổ khi đạn đã rời bệ khoảng 70-200m ???.như vậy có quá cẩn thận không.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tuananhdjhanoi trong 23 Tháng Sáu, 2012, 10:23:29 pm
Không hề. Khi rơi từ độ cao 3m các linh kiện điện tử bên trong có thể không hoạt động, hủy đạn là đương nhiên thôi bác ạ

Vài năm trở lại đây đơn vị em có tham gia sản xuất cụm cơ khí của pg9. Em thấy các bác ở trên về quán triệt ghê lắm. Nhất là khâu vận chuyển giữa các giây truyền tuyệt đối không được va chạm mạnh, sẽ gây xước, bẹp méo, hỏng các linh kiện truyền dẫn bên trong
-----------------------------------------------------
Đọc lại Nội quy Diễn đàn.
Bài viết quá nhiều lỗi.
Yêu cầu không tái phạm lần thứ hai!


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tuoithotoi trong 24 Tháng Sáu, 2012, 10:24:46 pm
Các bác cho em hỏi là như AT 3 này được điều khiển bằng dây dẫn thì nếu trong quá trình bay dây dẫn đứt tên lửa sẽ như thế nào ạ? Và khả năng đứt dây của tên lửa có cao không vì em thấy tên lửa bay nhanh mà dây dẫn thì mỏng manh quá.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: TrangChoconov trong 17 Tháng Giêng, 2013, 02:12:21 pm
không biết chủ đề này còn được quan tâm nữa k nhỉ? Hiện nay bên chỗ cơ quan em đang có phần khảo sát cơ cấu áp điện trong cụm ngòi của B72 và cơ cấu gây nổ nữa. Nhưng em lại là ngach dân sự :( k có điều kiện dc vào thư viện của Học viện KTQS, không biết bác nào có thể cho em 1 con đường sáng, như tìm những sách nào để e nhờ bạn tìm hộ, hay đã từng nghiên cứu qua về vấn đề ấy chỉ điểm cho em với :X
------------------------------------------------------------------------
Đọc Nội quy diễn đàn, chú ý lỗi chính tả tiếng Việt khi viết bài!


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 17 Tháng Giêng, 2013, 03:07:47 pm
không biết chủ đề này còn được quan tâm nữa k nhỉ? Hiện nay bên chỗ cơ quan em đang có phần khảo sát cơ cấu áp điện trong cụm ngòi của B72 và cơ cấu gây nổ nữa. Nhưng em lại là ngach dân sự :( k có điều kiện dc vào thư viện của Học viện KTQS, không biết bác nào có thể cho em 1 con đường sáng, như tìm những sách nào để e nhờ bạn tìm hộ, hay đã từng nghiên cứu qua về vấn đề ấy chỉ điểm cho em với :X
Cái gạch chân không hợp lý bạn ạ!
Nếu bạn ở trong nhóm nghiên cứu đó thì còn lo gì không có tài liệu tham khảo!  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: TrangChoconov trong 17 Tháng Giêng, 2013, 03:15:17 pm
em xin lỗi mod, sau sẽ không viết tắt nữa. Trước giờ bên mình làm đề tài, dự án toàn là tự thân trong nhóm đi kiếm :) Hiện nay làm khảo sát viên gốm áp điện trong cụm ngòi B72 gần như là mới toanh. Vậy nên mình đang tìm chuyên gia, hay người nào đã từng đọc qua cho 1 con đường sáng :D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 17 Tháng Giêng, 2013, 04:19:55 pm
em xin lỗi mod, sau sẽ không viết tắt nữa. Trước giờ bên mình làm đề tài, dự án toàn là tự thân trong nhóm đi kiếm :) Hiện nay làm khảo sát viên gốm áp điện trong cụm ngòi B72 gần như là mới toanh. Vậy nên mình đang tìm chuyên gia, hay người nào đã từng đọc qua cho 1 con đường sáng :D
Mình không phải chuyên gia nên hóng hớt tí chút ... bạn thử tìm tài liệu về gốm áp điện trong dân sự có lẽ dễ hơn. Nói ra cái này không biết có đúng không nha ... gốm áp điện trong cái bật lửa 3k/cái có được không bạn!  ;D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: TrangChoconov trong 18 Tháng Giêng, 2013, 01:32:49 pm
Hi, cảm ơn anh Quocngoaicu đã quan tâm, về vấn đề vật liệu áp điện thì bên em cũng nắm tương đối đủ dùng :D Em chỉ muốn tìm hiểu về vấn đề gây nổ trong ngòi đạn B72, vì phần áp điện của đạn B72 nó có tác dụng cả khi đạn va chạm không vuông gócvới xe tăng  ( trong ngôn ngữ bọn em dùng là va chạm sượt :D ) còn để va chạm vuông góc thì nó lại như đạn B41 :(


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: DanViet2011 trong 18 Tháng Giêng, 2013, 03:36:44 pm
Học theo bác Quocngoaicu hóng hớt một chút. Lấy điểm mau lên lon.
Bạn TrangChoconov mà muốn biết cơ cấu chính xác, cũng như vật liệu chi tiết thì tôi nghĩ là cực kỳ khó. Sách vỡ thường sẽ không nói tới, dù sách chi tiết cấu trúc xài trong quân xưởng. Phải là loại xử dụng cho kỷ sư quân sự chế tạo tham khảo mà thôi. Mà bạn lại không nằm trong nghạch quân sự. Mấy bác trong này có biết chưa chắc đã nói ra, thuộc kỷ thuật "quốc phòng" rồi.

Nhưng theo như bạn diễn tả: gốm áp điện (piezoelectric ceramic) và góc 'tấn công' nhỏ hoặc lớn hơn 90 độ.
Tôi có hai giải pháp 'mù', vì không biết bạn chế cái gì.
1. Nếu không sợ nhiệt, thì có thể dùng loại áp điện mềm (Flexible piezoelectric transducer)
2. Nếu phải chịu nhiệt cao. Xài gốm áp điện chịu nhiệt, loại này thường phải "chạm vuông góc". Vì vậy chúng ta phải kết hợp với cơ cấu chuyển lực. Thí dụ xài nữa viên bi sắt, để ở trên gốm áp điện, quay mặt cắt về hướng chịu lực. Khi có lực tác động nữa viên bi sẽ nghiên đi, và lực cosin() sẽ tác động thẳng góc lên gốm áp điện. Khỏi sợ trượt, sướt, sượt nữa... :D


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tiensqct trong 03 Tháng Sáu, 2013, 10:48:12 pm
Tên lửa B72 là tên lửa chống tăng thế hệ 1 điều khiển theo nguyên lý 3 điểm (mắt trắc thủ, quả đạn và mục tiêu sao cho bao giờ cũng nằm trên một đường thẳng). Tên lửa chống tăng (và có thể không chống tăng chẳng hạn) B72 có 2 động cơ đó là động cơ phóng (mục đích đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng với sơ tốc khoảng 100m/s) và động cơ bay. Động cơ bay khởi động khi động cơ phóng hoạt động hết. Động cơ bay có tác dụng cung cấp động lực cho suốt quá trình bay còn lại của tên lửa thông qua cơ cấu 2 vòi phun (tầm và hướng). Để ổn định tên lửa trên đường bay, B72 có 4 vây cánh phía sau giúp nâng tên lửa và tránh cho tên lửa bị lật nhào bởi lực hút của quả đất. Tên lửa được dẫn lái qua dây dẫn nối quả tên lửa với bàn điều khiển của trắc thủ như ta thả diều. Thông qua cần lái của trắc thủ, tín hiệu qua dây dẫn được truyền từ bàn điều khiển đến con quay 3 bậc của tên lửa để điều khiển vòi phun lên xuống hoặc sang phải sang trái. Tên lửa B72 có độ chính xác tương đối cao, có thể bắn trúng 100% mục tiêu nếu là trắc thủ giỏi, trong chiến dịch Quảng Trị 1972, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Trung của d371/Binh chủng Pháo binh bằng 15 quả đạn tiêu diệt 14 xe tăng và xe cơ giới địch. Ưu điểm của tên lửa thế hệ 1 đó là nó miễn nhiễm với tất cả các hệ thống phòng thủ thụ động (hồng ngoại, laser), tuy nhiên việc huấn luyện trắc thủ đòi hỏi trình độ và thời gian tập luyện (theo quy định trắc thủ B72 phải bắn trúng 3000 phát trên xe luyện B72 mới được bắn đạn thật)


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tiensqct trong 03 Tháng Sáu, 2013, 11:16:20 pm
Xin được viết tiếp về phần tên lửa B72
Tên lửa B72 sử dụng đầu nổ theo nguyên lý nổ lõm, thuốc nổ là thuốc nổ mạnh hexogien, dùng ngòi nổ điện nắp đáy, bộ phận sinh điện là những phần tử thạch anh gắn ở đầu tên lửa, khi quả đạn chạm mục tiêu, các phần tử thạch anh bị dồn nén, ma sát và sinh điện, điện truyền tới ngòi nổ và gây nổ quả đạn. Với nguyên lý nổ lõm, nhiệt độ sinh ra rất cao (khoảng 1200 độ C) và áp xuất khoảng 4000 atmotphe trong một thời gian cực ngắn (khoảng 1/4 s). Luồng nhiệt do quả đạn sinh ra sẽ phá vỡ mục tiêu theo một hướng nhất định, xuyên thủng và đốt cháy mục tiêu. Sức xuyên của quả đạn không phụ thuộc vào cư ly bắn của tên lửa mà phụ thuộc vào góc chạm của quả đạn với mục tiêu. Với góc chạm 90 độ, sức xuyên của tên lửa B72 là 400mm thép đồng nhất (chứ không phải thép xây dựng đâu). Với góc chạm <45 độ quả đạn sẽ không phá hủy được mục tiêu. Do vậy các xe tăng hiện đại tháp pháo thường chế tạo với nhiều cạnh vát để tránh độ bám của đạn chống tăng. Trong trường hợp quả đạn không đánh trúng mục tiêu (hoặc đầu nhọn không đam vào mục tiêu) thì thông qua cơ cấu tự hủy của quả đạn (thông qua dây dẫn sẽ tự gây nổ mục tiêu) để đảm bảo an toàn.


Tiêu đề: Re: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC
Gửi bởi: tiensqct trong 05 Tháng Sáu, 2013, 11:23:29 am
Hôm nay tôi xin tiếp tục được góp mặt về tên lửa chống tăng thế hệ 2 hiện đang có trong biên chế quân nhà ta:
TÊN LỬA CHỐNG TĂNG FAGOT 9K111
Đây là tên lửa chống tăng thế hệ 2 mà Liên Xô (cũ) viện trợ cho ta vào thập kỷ 80 của Thế kỷ XX.
Sơ bộ về tên lửa thế hệ 2:
- Tên lửa chống tăng thế hệ 2 là tên lửa được điều khiển theo nguyên lý 2 điểm (mắt trắc thủ và mục tiêu). Các loại tên lửa chống tăng hiện đang sử dụng tại quân đội các nước phần lớn là tên lửa thế hệ 2 như TOW của Mĩ; MILAN của Tây Âu, FAGOT của Liên xô (cũ) và hiện nay là Nga... Nó được phát triển trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX nhằm khắc phục những nhược điểm của tên lửa chống tăng thế hệ 1 đó là cơ chế điều khiển phức tạp. Nguyên lý 2 điểm sử dụng một nguồn bức xạ Hồng ngoại hoặc laser chiếu liên tục vào mục tiêu, đầu tự dẫn của tên lửa theo nguồn bức xạ được chiếu vào sẽ tự động lái quả đạn đến mục tiêu.
Ưu điểm thứ nhất của phương pháp này đó là độ chính xác cao, huấn luyện trắc thủ đơn giản (Trắc thủ trong quá trình huấn luyện chỉ cần đưa đường tin chữ thập của ống ngắm vào mục tiêu, sao đó ấn nút phóng. Nếu mục tiêu cố định thì tên lửa và mục tiêu và đã bị khóa. Nếu mục tiêu di động thì dùng cơ cấu tầm, hướng di chuyển sao cho đường tin chữ thập của ống ngắm luôn bám sát mục tiêu).
Ưu điểm thứ hai của Tên lửa chống tăng thế hệ 2 đó là ăn lệnh điều khiển, nếu tên lửa thế hệ 1 ngoài 500m mới ăn lệnh điều khiển (khi động cơ phóng cháy hết, lúc này động cơ bay mới làm việc) thì tên lửa CT thế hệ 2 ăn lệnh ngay khi rời bệ phóng. Do vậy nó có thể cận chiến mà không hề ảnh hưởng đến tính năng kỹ, chiến thuật của tên lửa.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì tên lửa  CT thế hệ 2 cũng bộc lộ điểm yếu chết người của nó đó là do sử dụng nguồn bức xạ để điều khiển tên lửa do vậy khi trắc thủ chiếu nguồn bức xạ vào mục tiêu (nhất là mục tiêu xe tăng, thiết giáp hiện đại) sẽ nhanh chóng bị phát hiện. Để chống lại nó, các phương tiện xe tăng, thiết giáp sẽ phóng các mồi bẫy (trên tháp pháo các xe tăng hay thiết giáp thường có những ống phóng gắn vào thành xe đây chính là phương tiện chống tên lửa thế hệ 2)dẫn đên tên lửa sẽ nhầm mục tiêu hoặc khi phát hiện trắc thủ tên lửa chiếu nguồn laser vào, các xe tăng chủ lực hiện đại (như T90, TYPE 99) sẽ chiếu nguồn laser vào nơi trắc thủ làm mù trắc thủ.